Ngày 21-02-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật VII Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
00:47 21/02/2019
I Samuen 26: 2, 7-9, 12-13, 22-23; Tv 102; I Cor. 15: 45-49; Luca 6: 27-38

Một phụ nữ nói khi cô ta còn nhỏ cô ta nghe bài Phúc âm hôm nay và nghĩ "Điều đó thật là khó thực hiện. Cho nên, trong giáo xứ tôi không ai làm cả, vậy thì tôi không cần phải làm". Nếu tôi có thể thay đổi bài Phúc âm, thì đây có thể sẽ là một bài được lựa chọn để thay thế bằng bài Phúc âm khác mà tôi sẽ chọn bằng một bài khác dễ hơn. (Thật ra, không có đoạn Phúc âm nào "dễ" cả. Nhưng, có vài bài ít đòi hỏi sự cố gắng trong việc đấu tranh với chình bản thân của người rao giảng).

Trong vùng Brooklyn ở New York, nơi tôi khôn lớn, bài Phúc âm hôm nay nói ngay về tư cách chúng ta được dạy dỗ lúc còn niên thiếu. Bạn có thể bị người ta cười nhạo ngay trước mặt nếu bạn đề nghị: "hãy thương yêu kẻ thù, hành xử thật tốt cho kẻ ghét mình, chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình". Và lẽ cố nhiên, không ai đề nghị "đưa má bên kia cho người ta vả". Chúa Giêsu nói là ngay cả nếu chú ý đến thì có ai đáp lại "À, đó là nói về thời trước, bây giờ thì không". Hay hoặc "À, người đó có thể làm như vậy vì đó là Thiên Chúa. Thiên Chúa không thể nghĩ rằng chúng ta, phàm nhân cũng làm như vậy". Và vì đó là vùng Brooklyn, nên một số người sẽ thêm "Bạn làm điều đó là không bình thường!".

Các bạn thấy vì sao người rao giảng nầy muốn tìm một bài phúc âm khác. Ai lại không muốn như thế? Có nhiều người ngây thơ bị áp bức bởi những người độc tài trên thế giới để làm cơ sở cho bài phúc âm này được chấp nhận ngay từ đầu. Chúng ta có thể là những "người không bình thường" nghĩ như vậy. Nhưng rồi, sau đó: khi xem xét tình trạng thế giới chúng ta, dường như không có điều gì khác tốt hơn đang hoạt dộng cả. Vậy chúng ta hãy bỏ qua đoạn phúc âm này một cách dẽ dàng. Chúng ta hãy để đoạn phúc âm này có dịp nói niềm tin giải thoát với chúng ta.

Chúa Giêsu đòi hỏi rất nhiều, quá nhiều thật!. Rõ ra là Ngài không chỉ đưa ra một cách sống dễ dàng hơn đôi chút, một quy tắc về đạo đức gồm một hoặc hai điều hơn các điều khác. Ngài không chỉ đề nghị một thái độ tích cực mà người tốt có thể cố gắng làm: "Hãy tốt bụng hơn một chút... hãy cắn răng tha thứ một lần nữa... "Nếu chúng ta làm như thế, chúng ta chẳng cần Ngài. Với chút ít cố gắng, chúng ta có thể tự chúng ta làm và rồi sẽ được Thiên Chúa thưởng.

Chúa Giêsu đưa ra một điều hoàn toàn mới lạ. Không chỉ là một quy tắc đạo đức mới, nhưng là cả một đời sống mới với một thái độ hoàn toàn mới để chúng ta sống với nhau. Những ai bằng lòng nhận thái độ sống mới, và triều đại mới này, sẽ cảm thấy được ơn phúc đầy đẩy bởi một Thần Khí khác. Đời sống của họ sẽ thay đổi, ngay tận thâm tâm. Bây giờ họ nhìn vào cuộc sống qua một nhãn quan khác. Điều đó làm như trái ngược với sự khôn ngoan thông thường của con người. Và bây giờ là như với bản tính thứ hai của công dân của Nước Thiên Chúa. Những công dân của triều đại mà Chúa Giêsu loan báo. Họ trông thấy họ và những người khác qua ánh sáng mà Chúa Giêsu đưa đến cho thế gian.

Tôi không nhìn thấy những điều Chúa Giêsu dạy như những điều tôi phải làm để làm đẹp lòng Thiên Chúa, để hưởng phần thưởng, hay để được vào thiên đàng. Trái lại, trước hết tôi tin tưởng là Ngài đã làm điều gì trong thâm tâm đời sống của tôi, và gây nên một đời sống mới trong tôi thôi thúc và khuyến khích tôi sống một đời hoàn toàn mới mẻ. Vì tôi có đời sống mới này như dẫn dắt tôi đến một cách suy nghỉ khác về đời sống tôi và đời sống của những người khác xung quanh tôi. Qua nhãn quan và đôi tai của phúc âm tôi nghe và thấy thế gian một cách khác, và đáp lại thế gian một cách khác. Khi nào tôi bị đối xử không tốt tôi sẽ cố gắng đáp lại một cách phản chiếu sự hiên diện của Chúa Giếsu đang sống trong tôi. Tôi biết là tôi không thể tiếp tục hành động và đáp ứng như những người khác. Vì như thế có nghĩa là Chúa Giêsu đã chết, và sự sống lại của Ngài không bao giờ đã xãy ra và Thần Khí Ngài không hiện diện trong thế gian. Trái lại, đời sống của Chúa Giêsu cũng là một phương thế giúp tôi. Điều gì có thể là một thái độ không xãy ra được, dựa vào ý nghĩ phàm nhân, bây giờ đã xãy ra. Và bây giờ tôi có thể yêu thương, tha thứ như Chúa Giêsu đã làm.

Điều khó khăn nhất trong lời Chúa Giêsu dạy là nghĩ đến hậu quả cho những người đã bị áp bức, những nạn nhân. Có người có thể hiểu sai về lời giáo huấn của Chúa Giêsu và khi nghe Ngài nói là họ vẫn tiếp tục là nạn nhân của sự áp bức. Chúa Giêsu không nói là chúng ta phải là nạn nhân (trong đoạn này, tôi dùng ý nghĩ của cha Fred Craddock và Robert Schrecter). Cha Craddock nhắc chúng ta là những thính giả nghe Chúa Giêsu là những người nghèo khổ tận cùng, là nạn nhân của chế độ cai trị La mã và đang bị bóc lột bởi những người giàu có địa chủ. Cha Craddock giải thích là lời Chúa Giêsu dạy phương cách làm sao để không trở thành nạn nhân.

Trong phần thư nhất bài Phúc âm hôm nay (câu 27-31) Chúa Giêsu nói: anh em hãy điều khiển đời sống mình và hoàn cảnh bằng cách chủ động bày tỏ lòng yêu thương, lo lắng và chia sẻ. Phần thứ nhì của đoạn sách (32-36) giồng như phần thứ nhất: Chúa Giêsu dạy không nên đối đáp lại. Nhưng, nếu những điều phần thứ nhất được áp dụng cho những người áp bức chúng ta, thì phần thứ hai sẽ được áp dụng cho những người hòa thuận với chúng ta. Trong cả hai hoàn cảnh, thái độ chúng ta không phải là thái độ của một người bạn hay một kẻ thù. Chúng ta hành động như thế vì Thiên Chúa mà chúng ta thờ kính ("hãy tỏ lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ"). Thiên Chúa không giữ lại lòng tha thứ của Ngài đối với người trước kia không muốn làm bạn với Thiên Chúa. Và Ngài cũng không cư xử khắc nghiệt với những ai trước kia không yêu mến Ngài – Vì Ngài là Thiên Chúa chứ không là con người. Nếu Thiên Chúa là tiêu chí cho hành vi của chúng ta thì chúng ta dựa vào lòng khoan hồng của Thiên Chúa để giúp chúng ta thực hiện lời giáo huấn của Ngài.

Phần thứ ba (câu 36-38) nhấn mạnh là Thiên Chúa đẫ rộng lượng với chúng ta "Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đỏ vào vạt áo anh em". Câu văn này như tràn đầy phần câu trước nói về đáp trả những điều chúng ta đã cho kẻ khác. Thiên Chúa bận rộn hành động, thay đổi và khuyến khích chúng ta đối xử với người khác như Ngài đối xử với chúng ta. Chúa Giêsu không cho phép chúng ta chỉ nghĩ đến trong vòng gia đình, bạn bè và hàng xóm tốt với chúng ta để yêu thương họ. Chúa Giêsu không để chúng ta quyết định ai là người "đáng" được chúng ta yêu thương. Ngài sắp xếp lại trong chúng ta khái niệm về các thành phần thân thuộc chúng ta để yêu thương vượt ngoài khuynh hướng tự nhiên và giúp chúng ta khi bày tỏ sự yêu thương là phản ảnh sự hiện diện của Ngài trong tấm lòng của chúng ta.

Nói về hoàn cảnh của những người là nạn nhân. cha Robert Schreider nói "... Thiên Chúa tự Ngài định việc hòa giải trong đời sống những nạn nhân". Thường khi, chúng ta nghĩ sự hòa giải bắt đầu với sự ăn năn thồng hối của những người áp bức kẻ khác. Nhưng, kinh nghiêm cho thấy là những người áp bức kẻ khác thường ít khi tự họ bằng lòng chấp nhận điều sai họ đã làm. Nếu sự hòa giải phụ thuộc vào sáng kiến của những người áp bức, thì sẽ không bao giờ có hòa giải đâu.

Thiên Chúa bắt đầu với những người là nạn nhân. Đem những nạn nhân đó trở lại tình loài người mà những người áp bức muốn phá hủy. Sự phục hồi tình loài người có thể được xem là kinh nghiêm nhờ ơn thánh sủng - là sự phục hồi cho tình loài người bị phá hủy trong liên hệ cộng sinh với Thiên Chúa (Sáng Thế 1:26). Đấy là hình ảnh cho thấy loài người là hình ảnh của Thiên Chúa. Bởi đó loài người liên hệ với Thiên Chúa và được bồi bổ lại. Đó là việc Thiên Chúa bắt đầu với nạn nhân, chứ không với người áp bức, và đó là hành động luôn luôn của Thiên Chúa trong lịch sử. Thiên Chúa đứng về phía người nghèo khó, người góa phụ, người mồ côi, người bị áp bức, và người bị tù tội. Thiên Chúa bắt đầu hành động làm cho muôn vật được hòa giải với Ngài qua Chúa Kitô Con của Thiên Chúa là nạn nhân tuyệt đối, (Colossê 1:20).

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


7th SUNDAY -C-
I Samuel 26: 2, 7-9, 12-13, 22-23; Ps 103; I Cor. 15: 45-49; Luke 6: 27-38

A friend said that when she was a girl she heard today’s Gospel in church and thought, "That’s awfully hard! But no one does it in my church so I don’t have to do it." If ever I were tempted to change the Gospel reading, this would be one of those Sundays I would give in and look for an easier one. (Actually, there are no "easy" passages, but some seem to require less of a gut-wrenching struggle for the preacher.)

In the Brooklyn neighborhood where I grew up this Gospel flies in the face of the behavior we learned from earliest childhood. You would be laughed to scorn if you suggested, "love you enemies, do good to those who hate you, bless those who curse you, pray for those who mistreat you." And, of course, no would have suggested, "turn the other cheek." Even if it were noted, "Jesus said it," someone wold surely have retorted, "Yeah, well that was back then, this is now." Or, "Well he could do it because he was God, he can’t expect us mere humans to do that." And since it was Brooklyn, some kid would certainly have added, "Whada ya nutz?"

You can see why this preacher would be tempted to find another reading. Who wouldn’t? There are just too many innocent people suffering at the hands of tyrants in the world to make this passage acceptable at first glance. Maybe we would be "nutz" to take it seriously. But then again, considering the condition of our world, nothing else seems to be working. Let’s not dismiss this passage too handily. Let’s give it a chance to speak its liberating message to us.

Jesus is asking a lot, a whole lot! It’s perfectly clear that he isn’t just presenting a slightly improved way to live, an ethical code a notch or two above other such codes. He’ not just proposing a way of behaving that good people, with extra effort, might try. "Be just a bit kinder...bite your lip and forgive one more time...." If he were doing that, we wouldn’t need him, we could, with effort, manage it on our own and then collect our hard earned reward from God.

Jesus is introducing something entirely new. Not just a new code of ethics; but a whole new age with an entirely new way to live with one another. Those who enter this "new way," this new reign, find themselves animated by a different Spirit. Their whole lives are changed, down to the very core. They now look at life through a different lens. What seems so contrary to ordinary human wisdom, now comes, as if, by second nature, for the citizen of God’s dominion. The members of the reign whose presence Jesus announces, see themselves and others, by the light Jesus has introduced into the world.

I don’t look upon Jesus’ teachings as things I must do to please God, to earn merit, or to get to heaven. Rather, I first believe that he has done something radically new in my life, as a result, a new life in me urges and motivates me to an entirely new way to live. It is because I have this new life that I can receive these teachings as a guide to another way of interpreting my life and the life of those around me. Through my Gospel eyes and ears I take in the world differently and I respond to it differently. When wronged I try to respond in a way that reflects Jesus’ ongoing presence living in me. I know that I cannot continue to act and react as everyone else does. That would mean Jesus is dead, that his resurrection never took place and that his Spirit does not live in the world. Rather, the life he lived has become a possibility for me too. What would seem impossible behavior, based on the usual human reckoning, now is possible. Now it is possible to love and forgive in the way Jesus did.

The most difficult part of Jesus’ teaching is to consider its consequences for those who have suffered abuse, who have been victimized. Some people might misinterpret Jesus and hear him saying that they are to remain victims and suffer abuse. Jesus isn’t telling us to be victims. (I am helped in interpreting this passage by the insights of Fred Craddock and Robert Schreiter, C.PP.S.). Craddock reminds us that the people to whom Jesus is speaking are the most poor, victims of abusive Roman power and wealthy land owners. He suggests Jesus’ teachings are about how not to be a victim.

In verses 27-31 Jesus is saying: take charge of your life and the situation, by taking the initiative in loving, caring and giving. The second section of this passage (32-36) is like the first, telling us not to reciprocate. But where the former was applied towards those who mistreat us, this section is applied to those who treat us favorably. In both cases, our behavior is not determined by either a friend or an enemy. We act the way we do because of the God we worship ("be merciful as your Father is merciful"). God does not hold back forgiveness from those who have previously not been friends with God. Nor does God treat harshly those who have not previously loved God. Our norm is God – not society. If God is the criteria for our behavior, then how dependent we are on God’s graciousness to help us fulfill this teaching!

The third section (verses 32-36) underlines just how generous God has been to us – "a good measure, packed together, shaken down and overflowing will be poured into you lap." This verse seems to overflow and dominate the last one that speaks of getting back to the extent that we give others. God is busy at work, transforming and encouraging us to be to others what God has been to us. Jesus doesn’t allow us to draw a circle around family, friends and good neighbors, placing only them under the umbrella of our love. He won’t let us be the determinant of who is "deserving" of our beneficence. He bursts through our categories and beyond our natural inclinations to love and enables us to reflect the divine presence at work in us.

In addressing the case of victims, Robert Schrieter says, "... God initiates the work of reconciliation in the lives of the victims." Ordinarily we would expect reconciliation to begin with the repentance of the wrongdoers. But experience shows that wrongdoers are rarely willing to acknowledge what they have done or to come forward of their own accord. If reconciliation depended entirely upon the wrongdoers’ initiative, there would be next to no reconciliation at all.

God begins with the victim, restoring to the victim the humanity which the wrongdoer has tried to wrest away or to destroy. This restoration of humanity might be considered the very heart or reconciliation. The experience of reconciliation is the experience of grace – the restoration of ones’ damaged humanity in a life-giving relationship with God (Gen 1:26). It is that image by which humanity might mirror divinity, by which humanity comes into communion with divinity, that is restored. That God would begin with the victim, and not the evildoer, is consistent with divine activity in history. God takes the side of the poor, the widowed and the orphaned, the oppressed and the imprisoned. It is in the ultimate victim, God’s son Jesus Christ, that God begins the process that least to the reconciliation of the whole world in Christ (Col; 1:20)".
 
Bài giảng: Hãy Yêu Thương Kẻ Thù, Chúa Nhật 7 Quanh Năm Năm C
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:34 21/02/2019
Chúa Nhật VII THƯỜNG NIÊN
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
1 Sm 26.2.7-9.12-13.23-23; 1 Cr 15,45-49; Lc 6, 27-38

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề nghị chúng ta thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại của Tin Mừng là tha thứ, yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. Dưới hình thức những câu danh ngôn, Chúa Giêsu cho chúng ta một khuôn vàng thước ngọc để hành xử và qua đó Người nói cho chúng ta biết rằng yêu thương kẻ thù là cách thế để “chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa.”

1- Yêu thương kẻ thù, thước đo và động lực
Thước đo của cách hành xử bao gồm hai phần: phần một liên quan đến tình yêu đối với kẻ thù, và phần hai là sự thấu hiểu huynh đệ. Trước hết là yêu kẻ thù: lý tưởng này được khai triển dựa trên những ví dụ cụ thể: ai vả má phải thì đưa cả má trái, ai lột áo ngoài thì nhường cả áo trong, ai xin thì hãy cho và cho vay mà không đòi lại. Tiếp theo là sự thấu hiểu để tránh xét đoán người khác. Khía cạnh này ngắn hơn. Chúa Giêsu dạy chúng ta thực hành những điều đó theo mẫu gương của Chúa Cha: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.” Người kết luận: “Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
Quả thật, giáo huấn của Chúa Giêsu về việc yêu thương kẻ thù phải trở thành quy luật hành xử của mỗi người môn đệ Chúa. Với khái niệm “kẻ thù,” có nhiều mức độ thù địch khác, ví dụ: từ sự ác cảm tự nhiên và từ việc không hợp tính khí, đến sự ganh đua bên trong hay thể hiện ra ngoài, từ thái độ thô lỗ và tính kiêu căng, sự xảo trá và lừa lọc, tà ý và phản bội, cuối cùng là sự thù oán và thù ghét, dẫn tới sự bách hại và giết chết.
Thứ đến động lực của tình yêu này đối với kẻ thù được tìm thấy trong việc noi gương bắt chước tình yêu nhưng không của Thiên Chúa đối với loài người: “Và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.” Lý do này kết hợp với lý do thần học “nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ,” nó làm dội lại lý do phổ quát khác: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Quả thế, những tiêu chuẩn này phải là nền tảng của cách hành xử chúng ta đối với tha nhân, đặc biệt đối với kẻ thù: đó là phải có lòng tốt, thương xót và sự thánh thiện của Thiên Chúa.
Khi chúng ta yêu hết mọi người với thái độ bao dung và nhân ái này, chúng ta trở nên giống Thiên Chúa và hình ảnh con người mới trong Chúa Kitô được tái hiện trong chúng ta. Yêu thương kẻ thù là giáo huấn cao thượng nhất giúp chúng ta đạt tới sự viên mãn và trưởng thành nhân bản, xét như là hữu thể được tạo dựng để yêu thương và được yêu thương. Chỉ khi nào yêu thương một cách vô vị lợi, con người mới có thể đạt tới hạnh phúc, và với tư cách là Kitô hữu, chúng ta đạt tới tầm mức con người mới trong Chúa Kitô. Như thế, chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, Đấng yêu thương tất cả mọi người.

2- Một thông điệp “chói tai”
Tin Mừng hôm nay rất cao thượng, nhưng rất khó để sống, và dường như đôi khi là không thể thực hiện. Chúng ta có cảm tưởng “chói tai” khi nghe đoạn Tin Mừng này. Chúng ta khó chấp nhận tính cao thượng này vì bản thân luôn yếu đuối và giới hạn. Bởi lẽ, trong thực tế, người ta đối xử với nhau rất khác so với lý tưởng này. Chúng ta bị cám dỗ khi nghĩ rằng Chúa Giêsu chỉ là người xa rời thực tế, không hiểu thấu con tim con người. Có lẽ Người không biết rằng chúng ta mang trong mình một quy luật bẩm sinh về sự trả thù mà Cựu Ước nói tới: “Mắt đền mắt, răng đền răng.” Xin thưa rằng: không! Nhưng chính vì điều này mà Chúa Giêsu đề nghị chúng ta tiến đến một con đường giải thoát và hạnh phúc, không bằng bạo lực thù oán, nhưng bằng sức mạnh của tha thứ và yêu thương. Đây cũng là sự vĩ đại nhân bản mà Đavít đã thể hiện khi tha thứ cho kẻ thù đáng phải chết của mình là vua Saul, một người được xức dầu của Thiên Chúa (bài đọc I).
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống yêu thương kẻ thù luôn mãi, bởi vì chúng ta luôn bị thúc đẩy báo thù vì sự bất công và thù hận. Những cuộc tranh chấp và báo thù xảy ra hằng ngày không chỉ ở phạm vi cá nhân, gia đình mà còn ở phạm vi quốc gia và quốc tế nữa, con người thù địch lẫn nhau, quốc gia này thù địch với quốc gia kia.
Nếu không hành xử theo tình yêu và tha thứ mà Chúa Giêsu dạy, chúng ta không thể là Kitô hữu chính danh. Chúng ta được mời gọi đối xử với những kẻ thù của mình với lòng nhân từ mà Chúa Giêsu dạy. Mặc dầu chúng ta biết rằng việc thực hành những điều trên không dễ dàng chút nào.
Hơn nữa, chúng ta cũng cần biết rằng điều xem ra không thể đối với con người lại là điều có thể đối với Thiên Chúa. Nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta có thể thực hiện được những điều vĩ đại và cao cả trong đời sống mình, nếu chúng ta biết cộng tác với ơn Chúa.

3- Yêu thương không cần đền đáp
Bởi thế, Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta: “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa?” Điều này những người khác đều làm, cả người xấu xa và kẻ vô đạo. Đối với các môn đệ, Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều hơn: yêu thương cả những kẻ thù ghét mình, những kẻ không chào hỏi mình, những kẻ thô lỗ, những kẻ phản bội, làm hại và vu khống chúng ta, tóm lại, những kẻ thù của chúng ta.
Điều làm cản trở chúng ta khi sống giới răn yêu thương này đó là sự ích kỷ, toan tính và vụ lợi. Đặc biệt, khi đối diện với những người bị loại trừ, người nghèo, người già, người tàn tật, những nạn nhân xã hội, hay kẻ thù của mình..., chúng ta đặt câu hỏi: tôi kiếm được gì với những người này? Và câu trả lời: không gì cả!

Như thế, chúng ta khép lòng lại thay vì phải sống theo Lời Chúa dạy là quảng đại, nhân ái, thấu hiểu, đón tiếp, gần gũi, vui vẻ chia sẻ, yêu thương tha thứ cho họ.

Như thế, yêu thương kẻ khác với tấm lòng bao dung và phổ quát phải là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống chúng ta đối với tha nhân. Yêu thương kẻ thù là tình yêu lớn nhất và là dấu chứng khả tín nhất về việc chúng ta nên giống Chúa trong cách hành xử của mình. Amen!
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:13 21/02/2019
39. TRƯỚC KHI THÁNH NHÂN SINH RA

Nhà đạo học Chu Hy đời Tống nói:

- “Trời đất trước khi Khổng Phu tử sinh ra thì lịch sử văn minh rất tối, tựa như một đêm đen dài lâu vậy.”

Hàn lâm Lưu Hài đời Minh thì không cho là như thế, cười nhạo nói:

- “Ồ, chả trách người thời ông Phục Hy còn sống thì từ sáng đến tối đều đốt nến mà đi !”

(Hài Tùng)

Suy tư 39:

Trước khi Khổng tử sinh ra thì văn minh của nhân loại tối mò mò (!), đó là người ta quá đề cao Khổng tử ấy mà thôi, cho nên chẳng ai tin điều ấy...

Nhưng trước khi Đức Chúa Giê-su sinh ra thì nhân loại không những đang đi trong bóng tối tội lỗi, mà còn bị ma quỷ thống trị, nhưng sau khi Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người thì một kỷ nguyên mới xuất hiện, kỷ nguyên ánh sáng cứu chuộc và sự sống, như lời của Ngài nói:

“Tôi là ánh sáng thế gian.

Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối,

Nhưng sẽ nhận được

ánh sáng đem lại sự sống.”


Thánh Phao-lô gọi những người Ki-tô hữu là thánh nhân vì họ đã tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng rất thánh, cho nên có thể nói như thế này: trước khi những vị thánh –là chúng ta- sinh ra trong bí tích Rửa Tội thì chúng ta đi trong đêm tối, là con cái sự tối, nhưng sau khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội thì chúng ta đã trở nên con cái sự sáng, con cái của Thiên Chúa, do đó mà chúng ta phải sống như thế nào để cho mọi người không cười nhạo chúng ta, khi chúng ta tin vào Đức Chúa Ki-tô ?

Có cách này:

Trước kia chúng ta đi trong bóng tối và sống trong tội lỗi nên mọi hành vi ngôn ngữ của chúng ta đều bày tỏ sự bất chính; nay chúng ta đã được đi trong ánh sáng, sống trong ánh sáng thì ngôn hành của chúng ta phải đổi mới, phải cải thiện cho phù hợp với ánh sáng Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su, đó chính là kính mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận như chính mình vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:15 21/02/2019

87. Không có Đức Chúa Giê-su thì đều là âu sầu hỏa ngục; có Đức Chúa Giê-su thì đều là thiên đàng ngọt ngào.

(sách Gương Đức Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chấp thuận bốn ưu tiên mục vụ của Dòng Tên trong thập kỷ tới
Đặng Tự Do
03:02 21/02/2019
Tập trung vào việc hòa giải, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận bốn ưu tiên mục vụ của Dòng Tên (UAP) trong thập kỷ tới vừa được công bố hôm 19 tháng 2.

Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên, là người Venezuela, nói rằng UAP sẽ hướng dẫn Dòng Tên tiến tới năm 2029 dựa trên truyền thống phân định, quan tâm đến những người bên lề xã hội, chăm sóc môi trường và đồng hành cùng những người trẻ tuổi.

Trong bức thư gửi tới 15,536 thành viên Dòng Tên trên toàn thế giới, Cha Sosa đã giải thích thêm về bốn nguyên tắc dẫn đạo nói trên.

Những nguyên tắc quan trọng này bao gồm một lời khích lệ các thành viên tham dự các chương trình Linh Thao [Spritual Exercises – là thực hành do Thánh Ignatiô Loyola khởi xướng bao gồm việc thiền định, cầu nguyện và chiêm niệm để đào sâu mối quan hệ với Chúa], và một lời kêu gọi “đồng hành với người nghèo, những người bị ruồng bỏ trên thế giới, những người có nhân phẩm bị chà đạp, trong sứ mệnh đi tìm sự hòa giải và công lý.”

Đức Thánh Cha nói rằng các ưu tiên mục vụ của Dòng Tên, được hình thành trong hai năm qua, “phù hợp với các ưu tiên hiện tại của Giáo hội như được thể hiện thông qua huấn quyền của Đức Giáo Hoàng, giáo huấn của đấng bản quyền trong Thượng Hội Đồng Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới.”

Cha Sosa cho biết kế hoạch tông đồ phổ quát khó có thể tính đến tất cả các yếu tố cơ sở của các tu sĩ Dòng Tên trong vô số nhiệm vụ của họ trên khắp thế giới do “các nhu cầu khác nhau của Giáo hội trong các lãnh thổ cụ thể với các điều kiện cụ thể”.

Đức Thánh Cha Phanxicô, chính ngài cũng là một tu sĩ Dòng Tên, đã nhấn mạnh rằng ưu tiên mục vụ đầu tiên là “căn cơ vì nó giả định như một điều kiện cơ bản mối quan hệ của người tu sĩ Dòng Tên với Chúa, với đời sống cầu nguyện và phân định trong bối cảnh cá nhân và cộng đoàn của người tu sĩ ấy.”

“Không có thái độ cầu nguyện này, phần còn lại sẽ không hoạt động”, ngài nói thêm trong lá thư tiếng Tây Ban Nha gửi cho cha Sosa ngày 6 tháng Hai.

Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên đã trả lời bằng văn bản cho Đức Thánh Cha rằng “chúng con nhận ra rằng trừ khi chúng con sống các chương trình Linh Thao - nếu chúng con không phải là người tham gia vào việc phân định - chúng con không thể giúp đỡ người khác hoặc đóng góp cho người khác trong sự phân định của họ. Chúng con phải sống sâu sắc.”


Source:La Croix
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh vế Bảo Vệ Trẻ Em tại Vatican
Vũ Văn An
05:06 21/02/2019
Theo tin Reuters, Đức Giáo Hoàng cam đoan có các biện pháp ‘cụ thể’ tại hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tình dục trẻ em. Ngài nói rằng Giáo hội phải ‘lắng nghe tiếng khóc của những người bé nhỏ tìm công lý’.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mạc một hội nghị mang tính dấu mốc của Vatican về việc lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục vào ngày 21 tháng Hai, 2019; ngài nói rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ “lắng nghe tiếng khóc của những đứa trẻ đang tìm kiếm công lý”.

Các nạn nhân mong đợi “các biện pháp cụ thể và hữu hiệu” để giải quyết vấn đề lạm dụng và tai tiếng chứ không chỉ lên án, Đức Giáo Hoàng nói như thế trong một tuyên bố khai mạc ngắn. Ngài nói: “Sự ác” lạm dụng tình dục trẻ em bởi các linh mục phải biến thành một “cuộc thanh tẩy” Giáo Hội.

Sau khi ngài lên tiếng, Đức Hồng Y Luis Tagle của Philippines, người đã bật khóc khi đọc bài diễn văn quan trọng, thừa nhận rằng “các vết thương đã do chúng ta, các giám mục, gây ra cho các nạn nhân”.

Hội nghị kéo dài bốn ngày quy tụ những vị đứng đầu các giám mục Công Giáo quốc gia, các viên chức Vatican, các chuyên gia và những vị đứng đầu các dòng tu nam và nữ.

Một số nhóm nạn nhân bị lạm dụng đã lên tiếng tỏ vẻ hoài nghi, gọi biến cố này là một trò giật gân tuyên truyền nhằm mục đích rửa sạch hình ảnh của giáo hội gồm 1,3 tỷ thành viên đã bị hoen ố nghiêm trọng bởi vụ tai tiếng đã hơn ba thập niên nay.

CNN thì trích dẫn như sau lời phát biểu của Đức Phanxicô: “Đứng trước đại họa lạm dụng tình dục vi phạm bởi người của Giáo Hội gây hại cho các vị thành niên, tôi nghĩ tôi phải triệu tập anh chị em, để tất cả chúng ta cùng vểnh tai lắng nghe Chúa Thánh Thần... và tiếng kêu khóc của những người nhỏ bé tìm kiếm công lý”.

Ngài nói thêm: “Dân thánh của Thiên Chúa đang nhìn vào chúng ta và mong chờ ở chúng ta không chỉ là việc kết án, mà là đưa ra các biện pháp cụ thể và hữu hiệu. Chúng ta cần phải cụ thể”.

Sau đó, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã làm một danh sách các hướng dẫn do các hội đồng giám mục khắp thế giới soạn để phân phối cho hội nghị suy nghĩ

Đức Phanxicô nói thêm: “Đứng trước đại họa lạm dụng tình dục vi phạm bởi người của Giáo Hội gây hại cho các vị thành niên, tôi nghĩ tôi phải triệu tập anh chị em, để tất cả chúng ta cùng vểnh tai lắng nghe Chúa Thánh Thần... và tiếng kêu khóc của những người nhỏ bé tìm kiếm công lý”.

Ngài nói thêm: “Dân thánh của Thiên Chúa đang nhìn vào chúng ta và mong chờ ở chúng ta không chỉ là việc kết án, mà là đưa ra các biện pháp cụ thể và hữu hiệu. Chúng ta cần phải cụ thể”.

Sau đó, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã làm một danh sách các hướng dẫn do các hội đồng giám mục khắp thế giới soạn để phân phối cho hội nghị suy nghĩ.
 
Diễn từ khai mạc của Đức Thánh Cha trong Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội
J.B. Đặng Minh An dịch
07:02 21/02/2019
Sáng thứ Năm 21 tháng Hai, tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Thánh Cha đã khai mạc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội trước 190 tham dự viên trong đó có 115 vị là chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới.

Trong diễn từ khai mạc, Đức Thánh Cha nói:


Anh em thân mến, chào buổi sáng!

Trước các tác hại kinh hoàng đối với các trẻ vị thành niên gây ra bởi tai ương lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, tôi muốn hỏi ý kiến các anh em là các Thượng Phụ, Hồng Y, Tổng giám mục, Giám mục, và Bề trên và các nhà Lãnh đạo các dòng tu, để cùng nhau chúng ta lắng nghe Chúa Thánh Thần và trong sự ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Ngài, chúng ta hãy nghe tiếng khóc của những trẻ thơ cầu xin công lý. Trong cuộc họp này, chúng ta cảm nhận được sức nặng của trách nhiệm mục vụ và giáo hội bắt buộc chúng ta phải thảo luận cùng nhau, một cách đồng đoàn, thẳng thắn và sâu sắc, làm thế nào để đối đầu với cái ác đang gây hại cho Giáo hội và nhân loại. Dân thánh của Thiên Chúa nhìn vào chúng ta, và mong đợi từ chúng ta không phải là những lời lên án đơn giản và có thể dự đoán được, nhưng là các biện pháp cụ thể và hiệu quả sẽ được thực hiện. Chúng ta cần phải cụ thể.

Vì vậy, chúng ta bắt đầu tiến trình này với đức tin và một tinh thần thật thẳng thắn, can đảm và cụ thể.

Để giúp vào tiến trình này, tôi sẽ chia sẻ với bạn một số tiêu chí quan trọng được xây dựng bởi các Ủy ban và Hội Đồng Giám Mục khác nhau - những tiêu chí ấy đến từ anh em và tôi đã tổ chức lại phần nào. Chúng là những hướng dẫn để hỗ trợ cho những suy tư của chúng ta và giờ đây chúng sẽ được trao cho anh em. Chúng đóng vai trò là một điểm khởi hành đơn giản xuất phát từ anh em và giờ đây trở lại với anh em. Chúng không có ý muốn làm mất đi tình thần sáng tạo rất cần thiết trong cuộc họp này.

Thay mặt cho anh em, tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, Bộ Giáo lý Đức tin và các thành viên của Ban tổ chức vì đã làm việc xuất sắc và tận tâm trong việc chuẩn bị cho cuộc họp này. Cảm ơn rất nhiều!

Cuối cùng, tôi xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta trong suốt những ngày này, và giúp chúng ta biến điều xấu xa này thành cơ hội để nhận thức và thanh tẩy. Xin Đức Trinh Nữ Maria soi sáng cho chúng ta khi chúng ta tìm cách chữa lành vết thương nghiêm trọng mà tai tiếng ấu dâm này đã gây ra, cả ở những người trẻ thơ và giữa các tín hữu. Cảm ơn anh em.


Source: Libreria Editrice Vaticana
 
Hỏi đáp tóm tắt về Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội
Đặng Tự Do
15:12 21/02/2019
Dưới đây là những hỏi đáp tóm tắt về Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội theo tài liệu Tòa Thánh dành cho các ký giả tham gia tường thuật về hội nghị này

1. Những mốc thời gian dẫn đến Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội

Một ngày trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, hôm 14 tháng 8 năm 2018, bồi thẩm đoàn Pennsylvania công bố một phúc trình cho thấy 301 linh mục bị buộc tội lạm dụng tình dục hơn 1,000 trẻ em trong sáu giáo phận trực thuộc tổng giáo phận Pennsylvania.

Cố nhiên, nếu mình không làm gì sai thì không ai nói gì được. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng việc chọn ngày công bố, việc truy ngược thời gian đến 70 năm, việc cố tình lờ đi thực tế là chỉ có hai trường hợp phạm tội xảy ra sau Hiến Chương Dallas và cả hai trường hợp ấy đã được Giáo Hội báo cáo với các nhà chức trách cho thấy mầu sắc ý thực hệ của phúc trình này.

Báo cáo làm rúng động không phải chỉ tại Hoa Kỳ, mà còn trên toàn thế giới. Vào ngày 16 tháng 8, phát ngôn viên của Vatican, lúc bấy giờ là ông Greg Burke đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến báo cáo này: “Tòa Thánh xem xét với những quan tâm nghiêm trọng công việc của bồi thẩm đoàn Pennsylvania và báo cáo tạm thời rất dài vừa được công bố. Tòa Thánh lên án một cách dứt khoát việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Các nạn nhân nên biết rằng Đức Giáo Hoàng đứng về phía họ”. Tuyên bố của Tòa Thánh cũng chỉ ra rằng: “Qua việc tìm thấy hầu như chẳng có trường hợp nào sau năm 2002, kết luận của bồi thẩm đoàn là nhất quán với những nghiên cứu cho thấy những cải cách của Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ lạm dụng trẻ em của hàng giáo sĩ.”

Vào ngày 20 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một lá thư gởi cho người Công Giáo trên thế giới thảo luận về báo cáo của bồi thẩm đoàn.

Đức Thánh Cha viết:

Trong những ngày gần đây, một báo cáo đã được công bố trình bày chi tiết những kinh nghiệm của ít nhất là một ngàn nạn nhân của lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và lương tâm dưới tay của các linh mục trong khoảng thời gian khoảng bảy mươi năm. Mặc dù có thể nói rằng hầu hết các trường hợp này xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên theo dòng thời gian, chúng ta nhận ra nỗi đau của nhiều nạn nhân. Chúng ta nhận ra rằng những vết thương này không bao giờ biến mất và đòi hỏi chúng ta phải mạnh mẽ lên án những tội ác này và hiệp lực trong việc nhổ tận gốc cái nền văn hóa sự chết tạo ra những vết thương không bao giờ biến mất này. Nỗi đau đớn quặn lòng của những nạn nhân, những nỗi đau thấu đến trời cao, từ lâu đã bị phớt lờ, chìm trong im lặng hoặc bị buộc phải câm nín. Nhưng tiếng kêu kịch liệt của chúng mạnh mẽ hơn tất cả các biện pháp nhằm làm câm nín, hoặc thậm chí tìm cách giải quyết chúng bằng các quyết định khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn và phức tạp hơn. Chúa nghe tiếng kêu đó và một lần nữa cho chúng ta thấy Ngài đứng về phía nào. Bài ca [“Ngợi Khen” (Magnificat)] của Đức Maria không bị sai lạc và tiếp tục lặng lẽ vang vọng trong suốt lịch sử. Chúa luôn nhớ lại lời hứa mà Ngài đã làm cho tổ phụ chúng ta: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng.” (Lc 1: 51-53). Chúng ta cảm thấy xấu hổ khi chúng ta nhận ra rằng phong cách sống của chúng ta đã phủ nhận, và tiếp tục phủ nhận, những lời chúng ta đọc thuộc lòng.

Với sự xấu hổ và ăn năn, chúng ta thừa nhận trong tư cách một cộng đồng giáo hội rằng chúng ta đã không đứng nơi chúng ta lẽ ra nên đứng, rằng chúng ta đã không hành động kịp thời, đã không nhận ra tầm quan trọng và trọng lực của những thiệt hại gây ra cho rất nhiều cuộc sống. Chúng ta không tỏ ra quan tâm đến những người nhỏ bé; chúng ta đã bỏ rơi họ. Tôi xin lấy lại lời của Đức Hồng Y Ratzinger vào lúc đó, trong Đàng Thánh Giá Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 2005, khi ngài chỉ ra với tiếng kêu đau đớn của nhiều nạn nhân và thốt lên rằng: “Bao nhiêu những dơ bẩn trong Giáo Hội và ngay cả nơi những người trong thiên chức linh mục, lẽ ra phải hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô! Bao nhiêu sự kiêu căng, bao nhiêu điều tự phụ! Bao nhiêu những phản bội lại Chúa Kitô bởi chính những môn đệ Người, bao nhiêu người đón nhận Mình Máu Thánh Chúa bất xứng, chắc chắn là sự đau khổ cực độ nhất mà Đấng Cứu Chuộc phải chịu; nó đâm thấu trái tim Người. Chúng ta chỉ có thể kêu cầu đến người từ đáy lòng của chúng ta: Kyrie eleison- Lạy Chúa xin thương xót chúng con (x Mt 8: 25)” (Chặng thứ Chín)

Ngày 12 tháng 9 năm 2018

Hội đồng Hồng Y tuyên bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định triệu tập một cuộc họp với Chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục về chủ đề Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội

Ngày 23 tháng 11 năm 2018

Đức Thánh Cha chỉ định các thành viên trong Ban tổ chức và những người tham gia

Ngày 18 tháng 12 năm 2018

Thông báo và thư mời được gửi đến những người tham gia với yêu cầu gặp gỡ những người đã từng bị lạm dụng tại địa phương

Ngày 16 tháng 1 năm 2019

Cha Federico Lombardi, nguyên Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh được chỉ định là người điều phối các phiên họp khoáng đại trong Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội.

2. Tại sao Đức Thánh Cha đề xuất cuộc họp này

Đức Thánh Cha đã giải thích ý định của ngài rất rõ ràng trên chuyến bay trở về từ Panama. Ngài muốn giúp các giám mục hiểu rõ những gì các ngài phải làm. Chính trong ý nghĩa này, ngài đã nói về một khoá “giáo lý”. Chương trình “giáo lý” này sẽ được bắt đầu với các chủ tịch của các Hội Đồng Giám Mục.

Thứ nhất, Đức Thánh Cha muốn họ nhận thức được bi kịch, những đau khổ của các nạn nhân. Từ đó sẽ nảy sinh ý thức trách nhiệm mạnh mẽ về phía cá nhân các giám mục, về phía các giám mục nói chung và về phía cộng đồng rộng lớn hơn, đó là Giáo hội.

Thứ hai, ngài muốn các giám mục biết những gì họ cần làm: các thủ tục là gì, những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành ở nhiều cấp độ khác nhau (giám mục giáo phận, giám mục tổng giáo phận, Hội Đồng Giám Mục, Tòa thánh Vatican). Điều này sẽ dẫn đến việc chịu trách nhiệm với nhau và nhiệm vụ mà mỗi người phải làm trong mối tương quan với các giám mục khác trong Giáo hội và những người khác trong xã hội.

Điều này giả định trước sự minh bạch liên quan đến các nhiệm vụ, thủ tục và cách thức thực hiện chúng.

Theo cách này, uy tín của Giáo hội và niềm tin của người dân vào Giáo hội có thể được phục hồi.

3. Các tham dự viên

Đức Thánh Cha sẽ có mặt trong suốt thời gian Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội cùng với

• 114 vị Chủ tịch của các Hội Đồng Giám Mục ( 36 từ Phi Châu; 24 từ Bắc và Nam Mỹ; 18 từ Á châu, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh của tổng giáo phận Huế đại diện cho Giáo Hội Việt Nam; 32 từ Âu Châu; 4 từ Châu Đại Dương)

• 14 nhà lãnh đạo của các Giáo Hội Công Giáo phương Đông

• 15 vị bản quyền không thuộc về các Hội Đồng Giám Mục (như trường hợp Đức Hồng Y Cupich của Chicago)

• 12 Bề trên tổng quyền các dòng nam

• 10 Bề trên tổng quyền các dòng nữ

• 10 vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh

• 4 thành viên trong giáo triều Rôma

• 5 Thành viên của Hội đồng Hồng Y Cố vấn

• 5 nhà tổ chức, người điều phối và phát ngôn viên

• Tổng cộng: 190 vị

4. Cuộc họp đã được chuẩn bị như thế nào?

Thông báo về cuộc họp đã diễn ra trong cuộc họp của Hội đồng Hồng Y Cố vấn vào ngày 12 tháng 9 năm ngoái. Vào cuối tháng 11, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm một Ban tổ chức gồm 4 người là Đức Hồng Y Blase Cupich, Đức Hồng Y Oswald Gracias, Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, Cha Hans Zollner Dòng Tên, phối hợp với Gabriella Gambino và Linda Ghisoni thuộ Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống.

Vào tháng 12, Ban tổ chức đã gửi thư cho những người tham gia. Kèm theo bức thư là một bảng câu hỏi với thời hạn trả lời cuối tháng Giêng và một lời mời gọi mỗi tham dự viên gặp một vài nạn nhân bị lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ.

Số lượng câu trả lời nhận được từ bảng câu hỏi rất cao (gần 90%) và là một nguồn thông tin phong phú. Vì hầu hết các câu hỏi đều để ngỏ, không thuộc dạng chọn các câu trả lời sẵn nên sẽ mất thời gian để đánh giá các câu trả lời. Thông tin sẽ hữu ích trong việc tìm hiểu các phương pháp cụ thể đối với việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các thành viên trong hàng giáo sĩ ở các nền văn hóa khác nhau. Đây sẽ là chủ đề của các nghiên cứu diễn ra sau cuộc họp này.

5. Cấu trúc của Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội

Các yếu tố cơ bản của cuộc họp là: cầu nguyện và lắng nghe; thuyết trình và đặt câu hỏi; thảo luận theo nhóm; kết luận của Đức Giáo Hoàng.

Cầu nguyện: Sẽ có những giây phút cầu nguyện vào đầu và cuối mỗi ngày làm việc của Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội. Sẽ có một buổi Phụng vụ Sám hối vào chiều thứ Bảy, và một Thánh Lễ đồng tế vào ngày Chúa Nhật.

Các bài thuyết trình: Tổng cộng có chín bài thuyết trình: 3 bài mỗi ngày. Hai vào buổi sáng và một vào buổi chiều. Tất cả sẽ được tiếp theo với một khoảng thời gian đặt câu hỏi và trả lời.

Làm việc nhóm: Sẽ có hai lần cho công việc thảo luận nhóm mỗi ngày: một vào buổi sáng và một vào buổi chiều.

Đức Thánh Cha sẽ phát biểu khai mạc và khi cần thiết, ngài sẽ phát biểu vào cuối ngày. Ngài sẽ một bài diễn văn kết thúc vào sáng Chúa Nhật.

6. Các chủ đề của cuộc họp là gì?

Mỗi ba ngày có một chủ đề: Ngày thứ nhất là “Tinh Thần Trách nhiệm”; ngày thứ hai là “Trách Nhiệm Giải Trình”; và ngày thứ ba là “Tính minh bạch”.

Mỗi chủ đề này sẽ được thể hiện sâu sắc trong ba bài thuyết trình. Mỗi bài thuyết trình sẽ tập trung vào chủ đề có liên quan đến: cá nhân vị giám mục và các trách nhiệm của ngài; mối quan hệ của một giám mục với các giám mục khác; mối quan hệ của các giám mục với dân Chúa và xã hội.

Những vị thuyết trình đã được chọn để có thể đại diện cho nhiều châu lục, văn hóa và tình huống trong Giáo hội.

Sẽ có một thời gian ngắn cho các câu hỏi và câu trả lời vào cuối mỗi bài thuyết trình. Sau đó, những người tham gia sẽ gặp nhau trong các nhóm ngôn ngữ của họ để thảo luận về các bài thuyết trình. Mỗi nhóm sẽ xây dựng một bản tóm tắt ngắn gọn về cuộc thảo luận của họ để chia sẻ với hội nghị vào buổi tối.

7. Gặp gỡ các nạn nhân tại Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội

Lắng nghe những người đã bị lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ khi họ còn là các trẻ vị thành niên và hiểu nỗi đau khổ của họ là điểm khởi đầu cần thiết cho bất kỳ dấn thân nghiêm chỉnh nào nhằm chống lại lạm dụng tình dục. Lời khai của họ, do đó, cũng được đưa vào cuộc họp này. Tuy nhiên, việc lắng nghe như vậy đòi hỏi thời gian thích hợp, rất hạn chế trong cuộc họp.

Vì thế, các tham dự viên được mời gọi lắng nghe chính các nạn nhân tại địa phương trong quá trình chuẩn bị cho cuộc họp này. Các vị được yêu cầu làm điều này để có thể nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề trong lãnh thổ của chính các vị.

Trong cuộc họp tại Vatican, có 2 khoảnh khắc cho lời khai của các nạn nhân: một video lời khai của nạn nhân khi bắt đầu cuộc họp; trong mỗi lần cầu nguyện buổi tối, một nạn nhân sẽ nói đôi điều về trường hợp của họ.

Ngoài ra, Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội dự định thúc đẩy nhận thức rằng cần phải liên tục lắng nghe các nạn nhân.

8. Tài liệu cuối cùng

Một tài liệu cuối cùng có thể có nhưng cũng có thể không. Kết luận, trong bối cảnh của cuộc họp, sẽ là bài diễn văn của Đức Thánh Cha trong thánh lễ bế mạc vào sáng Chúa Nhật.


Source:Holy See Press Office
 
Bài thuyết trình của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle trong Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên
J.B. Đặng Minh An dịch
18:33 21/02/2019
Sáng 21 tháng Hai, sau bài phát biểu khai mạc của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, Phi Luật Tân đã đọc bài thuyết trình đầu tiên, trong đó có lúc quá xúc động ngài đã bật khóc.

Bài thuyết trình của ngài có nhan đề “Mùi chiên: Biết được nỗi đau và chữa lành vết thương của họ là cốt lõi trong sứ vụ người mục tử”.

Mở đầu bài thuyết trình Đức Hồng Y nói:

“Sự lạm dụng trẻ vị thành niên của những thừa tác viên từng được phong chức đã gây ra vết thương không chỉ cho các nạn nhân, mà còn cho gia đình của họ, cho hàng giáo sĩ, Giáo hội, xã hội rộng lớn hơn, chính các thủ phạm và các giám mục.

Nhưng, một sự thật mà chúng ta phải thừa nhận một cách khiêm nhường và đau buồn, rằng đã có những vết thương do các giám mục của chúng ta gây ra cho các nạn nhân và trên thực tế là toàn bộ cơ thể của Chúa Kitô. Chúng ta hờ hững trước sự đau khổ của các nạn nhân, thậm chí đến mức khước từ họ và che đậy các tai tiếng để bảo vệ thủ phạm và cơ chế đã làm tổn thương người dân của chúng ta, để lại vết thương sâu sắc trong mối quan hệ của chúng ta với những người mà chúng ta được sai đến phục vụ.

Người dân đang hỏi rất đúng: ‘Những mục tử được kêu gọi có mùi chiên trên người có bỏ chạy không khi thấy mùi hôi thối quá nồng nặc của những trẻ em và những người dễ bị tổn thương mà các vị lẽ ra phải bảo vệ?’ Những vết thương đòi hỏi phải được chữa lành. Nhưng việc chữa lành như thế bao gồm những gì?

Làm thế nào để chúng ta trong tư cách là giám mục, như những người từng là một phần của vết thương ấy, giờ đây thúc đẩy sự chữa lành trong bối cảnh cụ thể này? Chủ đề chữa lành vết thương đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu liên ngành. Và tôi không thể giả vờ là biết tất cả những phát hiện của khoa học xã hội và nhân văn về chủ đề này, nhưng tôi tin rằng chúng ta cần phục hồi và duy trì một niềm tin và một quan điểm giáo hội để hướng dẫn chúng ta. Tôi nhắc lại: một quan điểm đức tin và giáo hội để hướng dẫn chúng ta, như đã nhấn mạnh nhiều lần bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.”

Đức Hồng Y đã thuật lại trình thuật Tin Mừng việc Chúa hiện ra với Tông Đồ Tôma.

“Tin Mừng Thánh Gioan đã tường thuật một cuộc hiện ra của Chúa Phục sinh với các môn đệ vào buổi tối của ngày thứ nhất trong tuần. Các cánh cửa đã được khóa lại vì các môn đệ co rúm lại trong sợ hãi, tự hỏi liệu họ có phải là người tiếp theo bị bắt và bị đóng đinh hay không. Chính trong khoảnh khắc bất lực hoàn toàn này, Chúa Giêsu sống lại và vẫn còn bị thương đang đứng giữa họ. Sau khi chào họ với thông điệp phục sinh ‘Bình an cho anh em’, Ngài đã cho họ thấy bàn tay và cạnh sườn Người, được ghi dấu bằng những vết thương vẫn còn đang mở. Chỉ bằng cách đến gần vết thương của Ngài, họ mới có thể được sai đi trong một sứ vụ hòa giải và tha thứ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ông Tôma đã không ở với họ tại thời điểm đó. Bây giờ chúng ta hãy nghe kể về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Phục sinh và Tôma.

Lúc ấy, một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác nói với ông: ‘Chúng tôi đã được thấy Chúa!’ Ông Tôma đáp: ‘Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.’ Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em.’ Rồi Người bảo ông Tôma: ‘Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.’ Ông Tôma thưa Người: ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!’”

Từ trình thuật Tin Mừng này, Đức Hồng Y nhận xét rằng:

“Chúng ta hãy lưu ý cách Chúa Giêsu mời họ một lần nữa nhìn vào vết thương của Người. Người thậm chí còn khăng khăng bảo ông Tôma hãy đặt ngón tay vào vết thương ở tay Người và đưa tay vào vết thương cạnh sườn Người. Hãy thử tưởng tượng Tôma cảm thấy như thế nào. Nhưng từ việc nhìn thấy vết thương của Chúa phục sinh, ông đã đưa ra lời tuyên xưng đức tin tối cao về Chúa Giêsu là Chúa và Thiên Chúa. Nhìn thấy và chạm vào vết thương của Chúa Giêsu là nền tảng cho hành động và cho việc tuyên xưng đức tin. Chúng ta có thể học được gì từ cuộc gặp gỡ thân mật này? Bằng cách lặp lại hành động này hai lần, vị Thánh Sử nói rõ rằng những người được sai đi để công bố cốt lõi của đức tin Kitô của chúng ta, là sự chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô, chỉ có thể làm như vậy với tính xác thực nếu họ liên tục tiếp xúc với những vết thương của nhân loại. Đó là một trong những dấu ấn của sứ vụ chúng ta. Điều này đúng với Tôma, và cũng đúng với Giáo hội của mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại chúng ta. Đức Cha Tomas Halik đã từng viết: Chúa Kitô đến với Tôma và cho ông thấy vết thương của Người. Điều này có nghĩa là sự phục sinh không phải là sự ‘mờ dần’ hay ‘nhạt nhòa’ của thập giá. Vết thương vẫn còn là vết thương. Vết thương của Chúa Kitô vẫn còn trong vết thương của thế giới chúng ta. Và Đức Cha Halik nói thêm ‘thế giới của chúng ta đầy những vết thương. Tôi tin chắc rằng những người nhắm mắt trước những vết thương trong thế giới của chúng ta không có tư cách để nói ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!’ Đối với Đức Cha Halik, nhìn thấy và chạm vào vết thương của Chúa Kitô trong vết thương của nhân loại là điều kiện để có một đức tin đích thực. Ngài còn nói thêm ‘Tôi không thể tin cho đến khi tôi chạm vào những vết thương, và sự khổ đau của thế giới - vì tất cả những vết thương đau đớn, tất cả sự khốn khổ của thế giới và của loài người là những vết thương của Chúa Kitô! Tôi không có quyền tuyên xưng Chúa trừ khi tôi nghiêm chỉnh trước nỗi đau của người lân cận. Đức tin mà chỉ muốn nhắm mắt lại với đau khổ của mọi người chỉ là một ảo ảnh.’ Đức tin chỉ có thể được sinh ra và tái sinh từ vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh và Phục sinh được nhìn thấy và động chạm nơi vết thương của loài người. Chỉ có một đức tin bị tổn thương là đáng tin cậy (Halik). Làm sao chúng ta có thể tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô khi chúng ta nhắm mắt trước tất cả những vết thương do lạm dụng gây ra?”

Bàn về tầm mức của cuộc khủng hoảng hiện nay, Đức Hồng Y nói:

“Thưa các anh chị em, đây là những gì đang bị đe doạ tại thời điểm khủng hoảng này do việc lạm dụng trẻ em và cách giải quyết kém cỏi của chúng ta đối với những tội ác này. Người dân của chúng ta cần chúng ta đến gần vết thương của họ và thừa nhận lỗi lầm của chúng ta nếu chúng ta muốn làm chứng xác thực và đáng tin cậy cho niềm tin của chúng ta vào Chúa Phục sinh. Điều này có nghĩa là mỗi chúng ta và anh chị em của chúng ta ở nhà phải có trách nhiệm cá nhân trong việc mang lại sự chữa lành vết thương này trong nhiệm thể Chúa Kitô và cam kết làm mọi việc trong khả năng và quyền hạn của chúng ta sao cho trẻ em được an toàn, được chăm sóc trong cộng đồng của chúng ta.

Các anh chị em thân mến, chúng ta cần gạt bỏ mọi do dự để đến gần vết thương của người dân chúng ta vì sợ chính mình bị thương. Vâng, phần lớn những vết thương mà chúng ta sẽ phải chịu là một phần của sự phục hồi ký ức mà chúng ta phải trải qua, cũng như những môn đệ của Chúa Giêsu. Những vết thương của Chúa Phục sinh đã nhắc nhở các môn đệ về sự phản bội, sự phản bội của chính họ, việc họ bỏ rơi Chúa Giêsu để cứu mạng mình trong nỗi sợ hãi. Họ đã chạy trốn ngay giây phút đầu tiên gặp nguy hiểm, sợ phải trả giá cho việc làm môn đệ, và trong trường hợp của Phêrô, thậm chí còn phủ nhận rằng ông chẳng hề biết Chúa. Vết thương của Chúa Giêsu, cũng nhắc nhở họ và chúng ta rằng những vết thương thường bị gây ra bởi sự mù quáng của tham vọng, sự mù lòa luật pháp và lạm dụng quyền lực đến mức kết án một người vô tội phải chết như một tên tội phạm. Những vết thương của Chúa Kitô Phục sinh mang theo ký ức về sự đau khổ của người vô tội, nhưng chúng cũng mang theo ký ức về sự yếu đuối và tội lỗi của chúng ta.

Nếu chúng ta muốn trở thành những tác nhân chữa lành, chúng ta hãy từ chối mọi khuynh hướng là một phần của suy nghĩ trần tục, trong đó từ chối nhìn và chạm vào vết thương của người khác. Đó là vết thương của Chúa Kitô trong những người bị thương. Những người bị thương vì lạm dụng và tai tiếng này cần chúng ta phải mạnh mẽ trong đức tin trong thời điểm hiện nay. Thế giới cần những nhân chứng xác thực cho sự phục sinh của Chúa Giêsu, những người dám gần gũi với vết thương của Ngài như là hành động đức tin đầu tiên. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một hành động của đức tin.”

Một cách cụ thể, Đức Hồng Y bàn đến vấn đề khi xảy ra các cáo buộc, các giám mục và các vị bề trên nên đứng về phía nào, người được cho là bị hại và đang kêu đòi công lý hay người bị cáo buộc là thuộc cấp gần gũi của mình?

“Cuối cùng, chúng ta lo ngại rằng trong một số trường hợp, các giám mục và các vị bề trên nhà dòng bị cám dỗ - thậm chí đôi khi còn bị áp lực - phải lựa chọn giữa nạn nhân và hung thủ. Chúng ta nên giúp đỡ ai? Ai nên được giúp đỡ? Giờ đây, việc tập trung vào công lý và sự tha thứ cho chúng ta câu trả lời: Chúng ta phải tập trung vào cả hai. Về phía nạn nhân, chúng ta cần giúp họ bày tỏ nỗi đau sâu sắc và chữa lành cho họ. Về phía thủ phạm, chúng ta cần phục vụ công lý, cần giúp họ đối mặt với sự thật không che đậy biện giải, đồng thời không bỏ qua thế giới nội tâm của họ, và những vết thương của chính họ.

Đôi khi, chúng ta bị cám dỗ để nghĩ theo luận lý ‘hoặc là’: Chúng ta hoặc là cố gắng đứng về công lý, hoặc là chúng ta cố gắng đưa ra sự tha thứ. Chúng ta cần thay đổi sang lập trường ‘cả hai’ khi chúng ta cố tình hỏi những câu hỏi như sau: Làm thế nào chúng ta có thể phục vụ cả công lý và đồng thời nuôi dưỡng sự tha thứ khi đối mặt với vết thương lạm dụng tình dục này? Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn một sự tha thứ bị bóp méo đến mức đánh đồng với việc cứ để cho bất công xảy ra, tiếp tục và chúng ta phủ nhận sai lầm? Làm thế nào chúng ta có thể giữ một cái nhìn chính xác về sự tha thứ trong khi đưa ra một sự thương xót bất ngờ xuất phát từ tình yêu vô điều kiện đối với những người đã làm sai, đồng thời, làm mọi cách phục vụ công lý? Làm thế nào chúng ta có thể canh tân Giáo hội bằng cách quyết liệt sửa chữa sai lầm và bước đi với người bị lạm dụng, kiên nhẫn và liên tục cầu xin sự tha thứ của họ, với nhận thức rằng những gì chúng ta trao ra có thể chữa lành cho họ nhiều hơn?”


Source:Holy See Press Office

 
Tóm lược bài thuyết trình của Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez
Đặng Tự Do
19:59 21/02/2019
Trong ngày đầu tiên của “Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội” khai mạc hôm 21 tháng Hai tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican, sau lời khai mạc của Đức Thánh Cha Phanxicô, hội nghị đã nghe 3 bài thuyết trình.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, Phi Luật Tân đã đọc bài thuyết trình đầu tiên có nhan đề “Mùi chiên: Biết được nỗi đau và chữa lành vết thương của họ là cốt lõi trong sứ vụ người mục tử”.

Tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, Đồng Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin và cũng là Tổng Giám Mục Malta đã trình bày bài thứ hai nhan đề: “Gánh lấy trách nhiệm giải quyết các trường hợp khủng hoảng lạm dụng tình dục và phòng chống lạm dụng.”

Ban chiều hội nghị đã nghe bài thuyết trình thứ ba của Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez, Tổng Giám Mục thủ đô Bogotá của Colombia và cũng là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Latinh (CELAM).

Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez nói rằng không có lời nào khả dĩ biện minh được cho việc không tố cáo và mạnh mẽ đối đầu với bất kỳ sự lạm dụng nào xuất hiện trong Giáo hội.

Tiêu đề bài thuyết trình của ngài là “Giáo Hội trong thời điểm khủng hoảng - Đối mặt với những xung đột và căng thẳng và hành động dứt khoát”

Theo Đức Hồng Y Salazar chủ nghĩa giáo sĩ trị là một trong những gốc rễ của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ.

Chủ nghĩa giáo sĩ trị

Theo Đức Hồng Y, chủ nghĩa giáo sĩ trị phát sinh ra cách thức đáp trả thông thường cuộc khủng hoảng này: “chúng ta gặp phải một sự hiểu lầm về cách thực thi chức vụ đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về thẩm quyền làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này. Điều này được mệnh danh là chủ nghĩa giáo sĩ trị.”

Trích dẫn bức thư Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho dân Chúa vào tháng 8 năm ngoái, Đức Hồng Y Salazar nói rằng: “Nói ‘không’ với lạm dụng là nói một lời nói ‘không’ nhấn mạnh đối với tất cả các hình thức của chủ nghĩa giáo sĩ trị”.

Theo ngài, đây là những lời rõ ràng thúc giục chúng ta đi đến gốc rễ của vấn đề ngõ hầu có thể đối mặt với nó một cách hiệu quả.

Thành ra, theo Đức Hồng Y Salazar, cần phải “vạch trần chủ nghĩa giáo sĩ trị ẩn bên dưới và mang lại sự thay đổi về tâm lý một cách chính xác hơn.” Sự thay đổi này, ngài gọi là hoán cải.

Ngài kêu gọi tất cả các giám mục phải gánh lấy trách nhiệm của mình trong việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói và hành động. “Não trạng đằng sau lời nói của chúng ta phải trải qua một sự xét mình kỹ lưỡng để lời nói và hành động của chúng ta tương ứng với thánh ý của Chúa cho Giáo hội vào lúc này.”

Cốt lõi trong bài phát biểu của Đức Hồng Y là niềm tin rằng “Thực tế rằng việc lạm dụng xảy ra ở cả các tổ chức và các nhóm khác không bao giờ có thể biện minh cho sự xuất hiện của sự lạm dụng trong Giáo hội, bởi vì nó mâu thuẫn với chính bản chất của cộng đồng giáo hội và tạo thành một sự biến dạng ghê tởm của thừa tác vụ tư tế mà tự bản chất của sứ vụ ấy đòi hỏi phải tìm kiếm sự tốt lành của các linh hồn như là mục đích tối cao của nó. Không thể biện minh cho việc không tố cáo, không vạch mặt, không can đảm và mạnh mẽ đối đầu với bất kỳ sự lạm dụng nào xuất hiện trong Giáo hội của chúng ta.”

Các Giám Mục đa đoan nhiều công việc nhưng đều là những trách nhiệm không thể lẩn tránh được

Đức Hồng Y Salazar đã trình bày các suy tư của ngài về trách nhiệm của các giám mục. Trước hết, ngài là một mục tử, và sau đó là thành viên của hàng giáo phẩm dưới thẩm quyền tối cao của Giáo hội, và chỉ ra rằng các giám mục không đơn độc đối phó với cuộc khủng hoảng này vì sứ vụ của ngài là một sứ vụ thuộc đoàn thể tính.

Ngài cũng tập trung vào trách nhiệm của các giám mục đối với các linh mục và những người tận hiến, nêu bật trách nhiệm của giám mục đối với các linh mục lạm dụng.

“Là một giám mục, chúng ta phải hoàn thành nghĩa vụ của mình là đối diện ngay với tình huống phát sinh từ một đơn tố cáo. Mỗi đơn tố cáo phải kích hoạt ngay các thủ tục được quy định cả trong giáo luật và luật dân sự của mỗi quốc gia, theo các hướng dẫn được thiết lập bởi mỗi Hội Đồng Giám Mục. Ngày nay, điều rõ ràng với chúng ta là bất kỳ sơ suất nào từ phía chúng ta đều có thể dẫn đến các hình phạt giáo luật, bao gồm việc loại bỏ khỏi thừa tác vụ và cả các hình phạt dân sự thậm chí có thể dẫn đến tù tội vì che giấu hoặc đồng lõa.”

Tuy nhiên, ngài cũng nhấn mạnh về quyền của bị cáo được xét xử khách quan và công bằng, và cách thức thực thi công lý một cách cụ thể, nhấn mạnh đến thực tế là các quyền của thủ phạm không bao giờ có thể được ưu tiên trên các quyền của những nạn nhân, đặc biệt là những người yếu thế, và dễ bị tổn thương nhất.

Để kết luận, Đức Hồng Y Salazar đã hướng sự chú ý của hội nghị đến trách nhiệm của các giám mục đối với dân thánh Chúa, và nói rằng Giáo hội phải gần gũi với các nạn nhân bị lạm dụng và nhiệm vụ đầu tiên của các giám mục là lắng nghe các nạn nhân.

Ngài lưu ý rằng một trong những tội lỗi đầu tiên phạm phải khi bắt đầu cuộc khủng hoảng chính xác là thái độ không lắng nghe với một con tim cởi mở trước những người cáo buộc rằng họ đã bị các giáo sĩ lạm dụng.

“Trách nhiệm của giám mục rất bao la và bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng đều là những trách nhiệm không thể tránh né,” Đức Hồng Y kết luận.


Source:Vatican News
 
Bài thuyết trình của ĐTGM Charles J Scicluna, Tổng Giám Mục Malta, Đồng Tổng thư ký của Bộ Giáo Lý Đức Tin
Vũ Văn An dịch
20:34 21/02/2019
Trong ngày đầu tiên của Hội Nghị Thượng đỉnh Bảo Vệ Trẻ Em Trong Giáo Hội, Đức Tổng Giám Mục Charles J Scicluna, một trong 4 vị trong Ban Tổ Chức Hội Nghị, đã có bài phát biểu sau đây:

Lãnh Trách nhiệm Cứu xét các Trường hợp của Cuộc Khủng hoảng Lạm dụng Tình dục và Ngăn ngừa Lạm dụng

Nhập đề

Cách các Giám mục chúng ta thực thi thừa tác vụ của mình để phục vụ công lý trong các cộng đồng của chúng ta là một trong những thử nghiệm căn bản của sự quản lý của chúng ta và, quả thực, của lòng trung thành của chúng ta. Xin trích dẫn Lời Chúa trong Lu-ca 12:48: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn”. Chúng ta được trao phó chăm sóc giáo dân của chúng ta. Nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta là bảo vệ giáo dân của chúng ta và đảm bảo công lý khi họ bị lạm dụng. Trong bức thư gửi dân Chúa ở Ái Nhĩ Lan, công bố ngày 19 tháng 3 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói điều này: “Chỉ bằng cách khảo sát cẩn thận nhiều yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay, cuộc chẩn đoán rõ ràng các nguyên nhân của nó mới được thực hiện và các biện pháp khắc phục hữu hiệu mới được tìm thấy. Chắc chắn, trong số các nhân tố đóng góp, chúng ta có thể kể: các thủ tục không hỏa đáng để xác định sự thích hợp của các ứng viên vào chức linh mục và đời sống tu dòng; việc đào tạo về nhân bản, đạo đức, trí tuệ và thiêng liêng không đầy đủ trong các chủng viện và tập viện; xu hướng trong xã hội ưu đãi các giáo sĩ và các nhân vật có thẩm quyền khác; và mối quan tâm không đúng chỗ về danh tiếng của Giáo hội và tránh tai tiếng, dẫn đến việc không áp dụng các hình phạt giáo luật hiện có và bảo vệ phẩm giá của mọi người. Cần có hành động khẩn cấp để giải quyết những nhân tố này, các nhân tố đã gây ra hậu quả bi thảm đến thế trong cuộc sống các nạn nhân và gia đình họ, và đã che khuất ánh sáng Tin mừng đến độ thậm chí nhiều thế kỷ bách hại cũng đã không làm thành công như vậy) http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/letters/2010/document/hf_benxvi_let_20100319_ecl-ireland.html

Bài nói của tôi sáng nay có ý định lướt qua các giai đoạn chính của diễn trình cứu xét các trường hợp cá nhân lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các thành viên của hàng giáo sĩ với một số gợi ý thiết thực được hình thành bởi sự thận trọng, bởi việc thực hành tốt nhất và bởi mối quan tâm hàng đầu đối với việc bảo vệ sự vô tội của trẻ em và người trẻ của chúng ta.

Báo cáo hành vi sai trái về tình dục

Giai đoạn đầu tiên là Báo cáo hành vi sai trái về tình dục. Điều chủ yếu là cộng đồng nên được thông báo rằng họ có nghĩa vụ và quyền báo cáo hành vi sai trái về tình dục cho một người liên lạc trong giáo phận hoặc dòng tu. Những chi tiết về người liên lạc này nên được đăng tải công khai. Nên khuyến cáo việc này: nếu và khi một trường hợp có hành vi sai trái được trình trực tiếp cho Giám mục hoặc Bề trên dòng tu, các vị này phải chuyển thông tin cho người liên lạc được chỉ định. Trong mọi trường hợp và trong mọi giai đoạn xử lý các trường hợp này, hai điểm này phải luôn được tuân thủ: i) các qui thức (protocols) được thiết lập phải được tôn trọng. ii) luật dân sự hoặc trong nước phải được tuân theo. Điều quan trọng là mọi cáo buộc đều được điều tra với sự giúp đỡ của các chuyên gia và cuộc điều tra được kết thúc không chậm trễ một cách không cần thiết. Sự biện phân của thẩm quyền giáo hội phải có tính hợp đoàn. Trong một số hội đồng duyệt xét hoặc bảo vệ của các giáo hội địa phương, các ủy ban đã được thành lập và kinh nghiệm này đã được chứng minh là có lợi. Thật là một sự nhẹ lòng cho các giám mục khi chúng ta có thể chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau và sự thất vọng của mình khi phải đối diện với những hậu quả khủng khiếp của hành vi sai trái nơi một số linh mục. Lời khuyên của chuyên gia mang lại ánh sáng và an ủi và giúp chúng ta đạt được các quyết định dựa trên năng lực khoa học và chuyên môn. Xử lý các trường hợp khi chúng phát sinh trong một khung cảnh đồng nghị hoặc hợp đoàn sẽ đem lại năng lực cần thiết cho các giám mục để vươn tay mục vụ ra với các nạn nhân, các linh mục bị buộc tội, cộng đồng tín hữu và thực sự với cả xã hội nói chung. Tất cả những người này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và vị Giám mục và Bề trên dòng cần phải mở rộng sự ân cần mục vụ của mình đối với họ hoặc trực tiếp hoặc thông qua các đại diện của mình. Là các mục tử của đoàn chiên Chúa, chúng ta không nên đánh giá thấp sự cần thiết phải đối đầu với những vết thương sâu gây ra cho nạn nhân bị lạm dụng tình dục bởi các thành viên của hàng giáo sĩ. Chúng là những vết thương có bản chất tâm lý và tâm linh cần được săn sóc cẩn thận. Trong nhiều cuộc gặp gỡ với các nạn nhân trên khắp thế giới, tôi đã tiến đến chỗ nhận ra rằng đây là mảnh đất thánh thiêng nơi chúng ta gặp Chúa Giêsu trên Thập giá. Đây là một Via Crucis (Đàng Thánh Giá) mà các giám mục và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội không thể bỏ lỡ. Chúng ta cần phải là Simon Xirênê giúp các nạn nhân, những người mà Chúa Giêsu đã đồng hóa với (Mt 25), vác thập giá nặng nề của họ.

Điều tra các trường hợp sai trái về tình dục

Theo Tự Sắc Sacramentorum Sanctitatis tutela, kết quả cuộc điều tra về hành vi sai trái tình dục của giáo sĩ với trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi nên được trình cho Bộ Giáo lý Đức tin. Trong những trường hợp này, vị bản quyền được Giáo luật cho phép áp dụng các biện pháp phòng ngừa (điều 1722) nhằm hạn chế hoặc ngăn cấm việc thi hành thừa tác vụ. Vị bản quyền nên tham khảo ý kiến các chuyên gia giáo luật của mình trong tất cả các trường hợp về hành vi sai trái tình dục để việc chuyển trình được thực hiện khi cần thực hiện và các thủ tục thích đáng được áp dụng ở cấp địa phương khi vụ việc không được dành riêng cho Tòa thánh (ví dụ, khi xảy ra hành vi sai trái giữa người lớn thuận tình). Ngoài ra, các chuyên gia sẽ giúp Giám mục hoặc Bề trên dòng chia sẻ mọi thông tin cần thiết với Bộ Giáo Lý Đức Tin và sẽ giúp ngài bày tỏ ý kiến cố vấn của mình về giá trị của các lời cáo buộc và các thủ tục phải theo. Nên khuyến cáo việc này: Vị bản quyền nên theo dõi trường hợp với Bộ Giáo Lý Đức Tin. Giám mục hoặc Bề trên dòng là người có vị thế tốt nhất để biện phân tác động có thể có do kết quả của vụ kiện gây ra cho cộng đồng của mình. Bộ Giáo Lý Đức Tin rất coi trọng ý kiến cố vấn của Giám mục và luôn có mặt để thảo luận về các trường hợp cá nhân với các thẩm quyền giáo hội có năng quyền.

Diễn trình hình phạt giáo luật

Trong hầu hết các trường hợp được trình cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, một diễn trình hình phạt giáo luật được Tòa Thánh cho phép. Phần lớn các diễn trình hình phạt giáo luật thuộc loại ngoại tòa (extra-judicial) hoặc hành chánh (điều 1720). Diễn trình hình phạt tư pháp được cho phép trong một số ít trường hợp hơn. Trong cả hai loại diễn trình, vị bản quyền có nhiệm vụ đề cử các Thụ ủy (delegate) và Hội thẩm (assessor) hoặc Thẩm phán và Chưởng lý (promoter of juctice) là những người khôn ngoan, có trình độ học vấn và nổi tiếng về ý thức công bằng. Trong hệ thống của chúng ta, như được thu lượm hiện nay, vai trò của nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong tố tụng giáo luật bị hạn chế. Sự ân cần mục vụ của vị bản quyền sẽ giúp bù đắp sự thiếu thốn này. Người chịu trách nhiệm Bảo vệ An toàn trong Giáo phận hoặc Dòng tu nên có khả năng chia sẻ thông tin về tiến độ tố tụng với nạn nhân hoặc các nạn nhân trong vụ án. Trong diễn trình hình phạt tư pháp, nạn nhân có quyền khởi tố vụ án gây thiệt hại trước thẩm phán giáo hội của tòa Sơ thẩm. Trong trường hợp diễn trình xử phạt hành chánh, sáng kiến này nên được thực hiện bởi vị bản quyền thay mặt cho nạn nhân, yêu cầu thụ ủy bồi thường thiệt hại có lợi cho nạn nhân như hậu quả chờ quyết định kết tội cuối cùng. Yếu tính của một diễn trình công bằng đòi hỏi điều này: bị cáo được trình bày mọi lập luận và bằng chứng chống lại họ; bị cáo được dành trọn vẹn lợi ích của quyền được trình bày việc bênh vực mình; phán quyết được đưa ra dựa trên các sự kiện của vụ án và pháp luật áp dụng cho vụ án; một phán quyết hoặc quyết định hợp lý được truyền đạt bằng văn bản cho bị cáo và bị cáo được hưởng quyền đòi sửa lại một phán quyết hoặc một quyết định có hại cho mình. Một khi vị bản quyền, theo hướng dẫn của Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã chỉ định một thụ ủy và Hội thẩm của mình trong diễn trình hành chánh hoặc chỉ định các thành viên của tòa án trong diễn trình xử phạt tư pháp, ngài nên để những người được đề cử làm công việc của họ và không nên can thiệp vào diễn trình. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngài vẫn là đảm bảo để diễn trình được thực hiện kịp thời và đúng theo giáo luật. Một diễn trình hình phạt giáo luật, dù là tư pháp hay hành chánh, đều kết thúc với một trong ba kết quả có thể xảy ra: một decisio condemnatoria (quyết định lên án, trong đó bị cáo bị kết tội là có tội theo giáo luật) một decisio dimissoria (quyết định bác bỏ, trong đó, những lời buộc tội không được chứng minh); hoặc một decisio ansolutoria (quyết định tha bổng, trong đó, bị cáo được tuyên bố vô tội). Một decisio dimissoria có thể tạo ra một vấn đề nan giải. Giám mục hoặc bề trên dòng vẫn có thể không thoải mái với việc tái bổ nhiệm bị cáo vào thừa tác vụ trong trường hợp các cáo buộc là đáng tin cậy nhưng vụ việc không được chứng minh. Lời cố vấn của chuyên gia rất chủ yếu trong những trường hợp này và vị bản quyền nên sử dụng thẩm quyền của mình để bảo đảm ích chung và bảo đảm an toàn hữu hiệu cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Giao diện với quyền tài phán dân sự

Một khía cạnh chủ yếu của việc thi hành quyền quản lý trong những trường hợp này là giao diện thích đáng với quyền tài phán dân sự. Chúng ta đang nói về hành vi sai trái cũng là một tội ác trong mọi quyền tài phán dân sự. Năng quyền của các cơ quan nhà nước cần được tôn trọng. Luật Báo cáo cần được tuân thủ cẩn thận và tinh thần hợp tác sẽ có lợi cho cả Giáo hội và xã hội nói chung. Các Tòa án dân sự có thẩm quyền trừng phạt tội phạm và thẩm quyền khác để bồi thường thiệt hại theo luật liên quan đến các vấn đề dân sự. Các định mức dân sự hoặc các tiêu chuẩn về bằng chứng có thể khác với những điều này trong thủ tục tố tụng của giáo luật. Sự khác biệt về kết quả cho cùng một trường hợp không phải là điều hiếm khi xảy ra. Trong một số thủ tục tố tụng giáo luật, các hành vi được trình bày hoặc đưa ra trong diễn trình tố tụng dân sự được trình bày như một yếu tố bằng chứng. Điều này xảy ra khá thường xuyên trong các trường hợp tạo mãi, sở hữu hoặc phổ biến văn hóa phẩm khiêu dâm liên quan đến trẻ vị thành niên, trong đó, các thẩm quyền Nhà nước sở hữu các phương tiện tốt hơn trong việc phát hiện, giám sát và tiếp cận bằng chứng. Sự khác biệt trong các luật lệ liên quan đến thời hiệu (statute of limitations or prescription) là một động lực khác tạo nên sự đa dạng về kết quả trong cùng một trường hợp được quyết định theo các phạm vi tài phán khác nhau. Quyền của Bộ Giáo Lý Đức Tin hạ thấp thời hiệu hai mươi năm vẫn được viện dẫn trong việc xử các vụ lâu năm (historical caes), nhưng dĩ nhiên đây không nên là tiêu chuẩn mà chỉ là ngoại lệ. Lý do pháp lý (ratio legis) ở đây là việc thiết lập sự thật và bảo đảm công lý đòi hỏi khả năng được thực thi quyền tài phán tư pháp có lợi cho lợi ích chung ngay trong các trường hợp tội phạm đã lâu.

Thực hiện các quyết định giáo luật

Giám mục và Bề trên dòng có nhiệm vụ giám sát việc thi hành và chấp hành các kết quả chính đáng của thủ tục tố tụng hình sự. Phải dành cho bị cáo quyền được sử dụng các biện pháp tu chính được pháp luật cho phép chống lại một quyết định khiến anh ta phải buồn phiền. Một khi giai đoạn kháng cáo đã hết, bổn phận vị bản quyền là phải thông báo cho Cộng đồng về kết quả cuối cùng của diễn trình. Các quyết định tuyên bố tội lỗi của bị cáo và hình phạt được áp dụng nên được thực hiện không chậm trễ. Các quyết định tuyên bố sự vô tội của bị cáo cũng cần được công bố công khai thích đáng. Chúng ta thẩy đều biết rằng rất khó khôi phục danh tiếng của một linh mục từng bị buộc tội một cách bất công. Vấn đề chăm sóc sau đó trong các trường hợp này cũng bao gồm cả việc chăm sóc các nạn nhân đã bị phản bội trong các khía cạnh căn bản và thiêng liêng nhất trong nhân cách và hữu thể của họ. Gia đình họ cũng bị ảnh hưởng sâu xa và cả cộng đồng nên chia sẻ gánh nặng đau buồn của họ và cùng với họ hướng tới sự hàn gắn.

Những lời của Đức Bênêđíctô XVI gửi cho các Giám mục Ái Nhĩ Lan vào ngày 28 tháng 10 năm 2006 nghe có vẻ tiên tri hơn ngày hôm nay: “Trong khi thi hành thừa tác mục vụ của anh em, anh em đã phải giải đáp trong nhiều năm gần đây nhiều trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Những trường hợp này càng bi thảm hơn nữa khi kẻ lạm dụng là một giáo sĩ. Các vết thương gây ra bởi các hành vi như vậy đâm thật sâu, và nhiệm vụ khẩn cấp là xây dựng lại niềm tin và niềm tín thác nơi những điều này đã bị tổn hại. Trong các cố gắng liên tiếp của anh em trong việc giải quyết hữu hiệu vấn đề này, điều quan trọng là phải thiết lập sự thật về những gì đã xảy ra trong quá khứ, thực hiện bất cứ bước cần thiết nào để ngăn chặn nó xảy ra lần nữa, để đảm bảo rằng các nguyên tắc công lý được tôn trọng đầy đủ và, trên hết, để mang lại sự hàn gắn cho các nạn nhân và cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi những tội ác nghiêm trọng này. Nhờ cách này, Giáo hội ở Ái Nhĩ Lan sẽ ngày càng lớn mạnh hơn và có khả năng làm chứng cho quyền năng cứu chuộc của Thập giá Chúa Kitô. Tôi cầu xin để nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, lần thanh tẩy này sẽ làm cho tất cả dân thiên Chúa ở Ái Nhĩ Lan “duy trì và hoàn thiện trong cuộc sống họ sự thánh thiện mà họ đã nhận được từ Thiên Chúa” (Lumen Gentium, 40).

Công việc tốt đẹp và sự cống hiến vị tha của đại đa số các linh mục và tu sĩ ở Ái Nhĩ Lan không nên bị che khuất bởi sự vi phạm của một số anh em của họ. Tôi chắc chắn rằng mọi người hiểu điều này, và tiếp tục nhìn hàng giáo sĩ của họ một cách âu yếm và quý trọng. Anh em hãy khuyến khích các linh mục của anh em luôn biết tìm kiếm sự đổi mới tâm linh và khám phá được niềm vui phục vụ đoàn chiên của họ trong đại gia đình Giáo hội”.

http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2006/oc/10/document/hf_ben-xvi_spe_20061028_ad-limina-ireland.html

Phòng chống lạm dụng tình dục

Việc Quản lý của chúng ta cũng nên nắm được vấn đề cấp bách và lâu dài về phòng ngừa hành vi sai trái tình dục nói chung và lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên nói riêng. Bất kể hiện đang thiếu các ứng viên cho chức linh mục ở một số nơi trên thế giới, nhưng cũng có cơ sở nở rộ ơn gọi ở những người khác, vấn đề sàng lọc các ứng viên tương lai vẫn là điều cốt yếu. Các văn kiện gần đây hơn của Bộ Giáo sĩ về các chương trình đào tạo nhân bản cần được nghiên cứu và thực thi một cách kỹ lưỡng. Xin trích dẫn văn kiện mới gần đây hơn là văn kiện Ratio Fundamentalis (8 tháng 12 năm 2016): “Chú ý lớn nhất phải được dành cho chủ đề bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, cảnh giác rằng những người tìm cách được nhận vào Chủng viện hoặc Nhà đào tạo, hoặc những người đã kiến nghị được nhận các Chức thánh, không can dự bất cứ cách nào với bất cứ tội ác hoặc hành vi có vấn đề nào trong lĩnh vực này. Các nhà đào tạo phải bảo đảm rằng những người đã có kinh nghiệm đau đớn trong lĩnh vực này nhận được sự đồng hành đặc biệt và thích đáng. Các bài học, hội thảo hoặc khóa học chuyên biệt về bảo vệ trẻ vị thành niên sẽ được đưa vào các chương trình đào tạo ban đầu và liên tục sau đó. Thông tin thỏa đáng phải được cung cấp một cách thích đáng, một điều cũng chú ý đến các lĩnh vực xử lý việc có thể bị bóc lột và bạo lực, chẳng hạn như buôn bán trẻ vị thành niên, lao động trẻ em và lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hoặc người lớn dễ bị tổn thương” (số 202).

Một sự hiểu biết chính đáng và cân bằng về các yêu cầu của việc sống độc thân và khiết tịnh trong chức linh mục cần được củng cố bằng một sự đào tạo sâu sắc và lành mạnh trong tự do nhân bản và học thuyết luân lý lành mạnh. Các ứng viên vào chức linh mục và đời sống tu dòng nên nuôi dưỡng và phát triển trong tình phụ tử thiêng liêng, một tình phụ tử vẫn sẽ là động lực căn bản cho sự hiến mình quảng đại cho cộng đồng đức tin theo gương của Chúa Giêsu Mục tử nhân lành.

Giám mục và Bề trên dòng nên thực thi quyền làm cha thiêng liêng của mình đối với các linh mục được giao phó cho mình chăm sóc. Tình phụ tử này được chu toàn nhờ sự đồng hành với sự giúp đỡ của các linh mục khôn ngoan và thánh thiện. Phòng ngừa được phục vụ tốt hơn khi các quy thức (Protocols) rõ ràng và Quy tắc ứng xử được biết rõ. Phản ứng với hành vi sai trái phải công bằng và vô tư. Các kết quả phải rõ ràng ngay từ đầu. Trên hết, vị bản quyền có trách nhiệm trong việc bảo đảm và cổ vũ phúc lợi bản thân, thể chất, tinh thần và thiêng liêng của các linh mục của mình. Các văn kiện của huấn quyền về vấn đề này nhấn mạnh sự cần thiết phải đào tạo thường xuyên và phải có các biến cố và cơ cấu huynh đệ trong hàng linh mục.

Một người quản lý tốt sẽ tăng lực cho cộng đồng của mình thông qua việc thông tin và đào tạo. Đã có những trường hợp thực hành tốt nhất ở một số quốc gia nơi toàn bộ cộng đồng giáo xứ đã được đào tạo chuyên biệt về phòng ngừa. Kinh nghiệm giá trị và tích cực này cần phát triển trong khả năng tiếp cận và mở rộng trên toàn thế giới. Một dịch vụ khác đối với cộng đồng là việc sẵn sàng được truy cập một cách thân thiện với người dùng các cơ chế báo cáo để nền văn hóa phát hiện không chỉ được cổ vũ bằng lời nói mà còn được khuyến khích bằng việc làm. Các quy thức để bảo vệ an toàn nên dễ dàng được truy cập bằng một ngôn ngữ rõ ràng và trực tiếp. Cộng đồng đức tin dưới sự chăm sóc của chúng ta nên biết rằng chúng ta thực sự muốn làm sự việc. Họ nên tiến tới chỗ biết chúng ta như những người bạn đối với sự an toàn của họ và sự an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên của họ. Chúng ta sẽ liên kết với họ một cách thẳng thắn và khiêm tốn. Chúng ta sẽ bảo vệ họ bằng mọi giá. Chúng ta sẽ hy sinh mạng sống của mình cho đoàn chiên được giao phó cho ta.

Một khía cạnh khác của việc quản lý phòng ngừa là việc lựa chọn và giới thiệu các ứng cử viên cho sứ mệnh Giám mục. Nhiều người yêu cầu diễn trình này phải cởi mở hơn đối với sự đóng tóp của giáo dân trong cộng đồng. Chúng ta, các Giám mục và bề trên dòng, có bổn phận thánh thiêng phải giúp Đức Thánh Cha đạt được một sự biện phân thích đáng liên quan đến các ứng viên có thể lãnh đạo trong tư cách Giám mục. Là một tội lỗi nghiêm trọng chống lại sự chính trực của thừa tác vụ giám mục khi che giấu hoặc đánh giá thấp các sự kiện có thể chỉ ra các thiếu sót trong lối sống hoặc việc làm cha thiêng liêng các linh mục đang chịu sự điều tra của Đức Giáo Hoàng về sự thích đáng của họ để đảm nhận chức Giám mục.

Ở điểm này, tôi muốn đưa ra một trích dẫn khác từ Thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI gửi cho dân Chúa ở Ái Nhĩ Lan, ngày 19 tháng 3 năm 2010, lần này được minh nhiên gửi cho các Giám mục: “không thể chối cãi rằng một số hiền huynh và các tiền nhiệm của các hiền huynh đã thất bại, nhiều lần một cách đầy đau buồn, trong việc áp dụng các quy tắc lâu đời của giáo luật vào tội ác lạm dụng trẻ em. Các sai lầm nghiêm trọng đã được thực hiện khi giải đáp các cáo buộc. Tôi thừa nhận rất khó nắm được phạm vi và tính phức tạp của vấn đề, có được thông tin đáng tin cậy và đưa ra các quyết định đúng đắn dưới ánh sáng các lời khuyên chuyên gia mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng nhiều sai lầm nghiêm trọng trong phán quyết đã được thực hiện và nhiều thất bại về lãnh đạo đã xảy ra. Tất cả điều này đã làm suy yếu nghiêm trọng uy tín và sự hữu hiệu của qúy hiền huynh. Tôi đánh giá cao các cố gắng mà qúy hiền huynh đã thực hiện để khắc phục các sai lầm trong quá khứ và để bảo đảm chúng sẽ không xảy ra lần nữa. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn của giáo luật trong việc giải quyết các trường hợp lạm dụng trẻ em, qúy hiền huynh hãy tiếp tục hợp tác với các cơ quan dân sự trong lĩnh vực năng quyền của họ. Rõ ràng, các bề trên dòng nên làm như vậy. Họ cũng đã tham gia vào các cuộc thảo luận gần đây tại Rôma nhằm mục đích thiết lập một cách tiếp cận rõ ràng và nhất quán các vấn đề này. Điều bắt buộc là các tiêu chuẩn an toàn trẻ em của Giáo hội ở Ái Nhĩ Lan phải liên tục được tái duyệt và cập nhật và chúng phải được áp dụng đầy đủ và vô tư phù hợp với giáo luật.

Chỉ có hành động cương quyết được thực hiện một cách hoàn toàn trung thực và minh bạch mới khôi phục được sự kính trọng và thiện chí của người dân Ái Nhĩ Lan đối với Giáo hội mà chúng ta đã tận hiến cuộc sống của mình cho. Điều này, trước nhất và quan trọng nhất, phải phát sinh từ việc tự xét mình, việc thanh lọc nội tâm và đổi mới thiêng liêng của các hiền huynh. Người Ái Nhĩ Lan mong đợi một cách chính đáng, các hiền huynh là người của Chúa, trở nên thánh thiện, sống đơn giản, theo đuổi việc hồi tâm bản thân hàng ngày. Đối với họ, theo lời của Thánh Augustinô, các hiền huynh là giám mục; nhưng với họ, các hiền huynh được mời gọi trở thành môn đệ của Chúa Kitô (x. Bài giảng 340, 1). Do đó, tôi khuyên các hiền huynh hãy đổi mới ý thức trách nhiệm của mình trước Thiên Chúa, phát triển tình liên đới với người của các hiền huynh và sâu sắc hóa mối quan tâm mục vụ của các hiền huynh đối với mọi thành viên trong đoàn chiên của các hiền huynh. Đặc biệt, tôi yêu cầu các hiền huynh phải chú ý đến đời sống tiêng liêng và luân lý của mỗi một linh mục của các hiền huynh. Hãy nêu gương cho họ bằng chính cuộc sống của các hiền huynh, gần gũi với họ, lắng nghe những lo lắng của họ, khích lệ họ vào thời điểm khó khăn này và khơi dậy ngọn lửa tình yêu của họ đối với Chúa Kitô và cam kết phục vụ anh chị em của họ.

Giáo dân cũng vậy, nên được khuyến khích đóng vai trò riêng của họ trong đời sống của Giáo hội. Hãy xem xét để họ được đào tạo theo cách họ có thể đưa ra một giải trình rõ ràng và thuyết phục về Tin Mừng giữa xã hội hiện đại (x. 1 Pr 3:15) và hợp tác trọn vẹn hơn trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Điều này, đến lượt nó, sẽ giúp các hiền huynh một lần nữa trở thành những nhà lãnh đạo và nhân chứng đáng tin cậy cho sự thật cứu chuộc của Chúa Kitô.

http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/letters/2010/document

Kết luận

Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong Thư gửi dân Chúa (20 tháng 8 năm 2018): “Điều chủ yếu là chúng ta, trong tư cách một Giáo hội, có thể thừa nhận và kết án, một cách buồn rầu và xấu hổ, sự hung ác vi phạm bởi các người tận hiến, giáo sĩ và tất cả những người được giao nhiệm vụ canh chừng và chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta hãy cầu xin sự tha thứ cho tội lỗi của chính mình và tội lỗi của người khác. Nhận thức về tội lỗi giúp chúng ta nhận ra lỗi lầm, tội ác và các vết thương gây ra trong quá khứ và cho phép chúng ta, trong hiện tại, cởi mở hơn và dấn thân hơn trong hành trình hồi tâm đổi mới”. http: //m.vatican. va / content / francescomobile / en / Letters / 2018 / Documents / papa-francesco_20180820_lettera-popolo-didio.html


Source:Holy See Press Office
 
Đức Thánh Cha chia buồn về tai nạn sạt lở đất tại một khu vực mỏ tại Gbanipea, Liberia
Đặng Tự Do
21:32 21/02/2019
Hôm 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi trận sạt lở đất tại một khu vực mỏ tại Gbanipea, Liberia, khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi trận sạt lở đất bi thảm ở một một khu vực mỏ Gbanipea đã chôn sống ít nhất 44 người.

Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, gởi thay mặt cho ngài đến Đức Cha Anthony Fallah Borwah, Giám Mục Gbarnga, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người được báo cáo vẫn còn mất tích, ở vùng mỏ Gbanipea.

Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần cho các thân nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan dân sự và các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ.

Theo nguồn tin địa phương đến nay đã có 65 người bị bắt vì lai vãng đến khu vực bị nhà cầm quyền phong tỏa. Họ là những phu mỏ liều mạng làm việc để kiếm tiền bất chấp lệnh cấm của nhà chức trách địa phương.


Source:Catholic Herald
 
Các giám mục Venezuela tố cáo các hành động phi pháp của Biệt đội Tử thần
Đặng Tự Do
22:05 21/02/2019
Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Venezuela vừa đưa ra lời kêu gọi các lực lượng an ninh phải tôn trọng các nguyên tắc được ghi trong Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền chính đáng của các công dân.

Các giám mục Venezuela Venezuela đã lên án những gì các ngài gọi là sự vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản của con người bởi lực lượng cảnh sát và an ninh mật và kêu gọi các Công tố viên thực thi quyền lực của mình nhân danh công lý.

Bất kể nguyện vọng chính đáng của người dân Venezuela được thể hiện qua hàng loạt các cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người trở lên, tên độc tài Nicolas Maduro đã cố gắng bám víu quyền lực bằng bạo lực. Hắn cho Biệt đội Cảnh sát Hành động gọi tắt là FAES ban đêm đến nhà những người tham gia vào các cuộc biểu tình để đe dọa và trong nhiều trường hợp đã giết hại những người này. Người dân Venezuela gọi FAES là “Biệt đội Tử thần”. Chúng đeo mặt nạ và giết người trong đêm khuya.

Một tuyên bố được đưa ra bởi Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Venezuela đã tố cáo các cuộc đột kích vào ban đêm, những vụ bắt giữ, giam giữ và thủ tiêu gần đây do lực lượng an ninh thực hiện chống lại các thành viên của các tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền.

Tuyên bố nhấn mạnh các vi phạm liên tục từ phía cảnh sát, đặc biệt là về các quyền liên quan đến sức khỏe con người, đặc biệt là việc từ chối cung cấp thuốc cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính và nghiêm trọng.

Tuyên bố chỉ ra rằng một phần lớn các loại thuốc này đã được các nhà tài trợ quốc tế quyên góp trong nỗ lực hỗ trợ người dân dễ bị tổn thương trong tình trạng khẩn cấp về nhân đạo.

Ủy ban nói rằng lời kêu gọi của mình được gởi đến các công tố viên dựa trên Tin Mừng và Học thuyết xã hội của Giáo hội, cũng như Hiến pháp Venezuela.

Quyền được ghi trong Hiến pháp

Các giám mục nói rằng các ngài “phản đối và lên án các hành vi vi phạm các nhân quyền cơ bản theo Điều 83 và 84 của Hiến Pháp” và chỉ ra rằng những Điều khoản đó buộc nhà nước phải thực thi nghĩa vụ của mình là bảo đảm mọi quyền của công dân.

Tiêu đề trong tuyên bố của Ủy ban Công lý và Hòa bình Venezuela được linh hứng từ Tám Mối Phúc Thật “Phúc cho ai chịu bách hại vì thực thi điều ngay thẳng, vì nước Trời là của họ”

Tuyên bố được ký bởi Đức Tổng Giám Mục Robert Luckert là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Venezuela, và là Tổng Giám mục tổng giáo phận Coro, và vị Tổng Thư Ký Ủy ban là Cha Saul Ron Braasch.


Source:Vatican News
 
Tổng Giám Mục Madagascar tố cáo cảnh sát cho cướp thuê vũ khí đi cướp bóc, giết chết một linh mục
Đặng Tự Do
22:54 21/02/2019
Trong bản tin đánh đi từ Madagascar hôm 20 tháng Hai, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Đức Cha Odon Marie Arsène Razanakolona, Tổng Giám mục Antananarivo, đã bày tỏ sự tức giận của ngài trước cái chết thương tâm của Cha Nicolas Ratodisoa, nạn nhân của một vụ tấn công tàn bạo vào ngày 9 tháng 2 và chết vào ngày 14 tháng 2 do vết thương quá nặng của ngài.

Đức Tổng Giám Mục Odon Razanakolona tuyên bố sẽ nộp đơn khiếu nại về cái chết của vị linh mục làm việc tại trung tâm đào tạo Soanavela.

Cha Ludovic Rabenatoandro, Tổng Đại Diện của Tổng Giáo Phận Antananarivo, là người đã thu thập lời khai của Cha Nicolas vài ngày trước khi vị linh mục qua đời, cho biết như sau: Vào ngày 9 tháng Hai, khoảng 6h30 tối, khi đang đi xe máy tại khu vực Mahitsy trên đường về trung tâm đào tạo Soanavela sau khi trao Mình Thánh Chúa cho một bệnh nhân tại một thị trấn nông thôn nằm cách thủ đô chỉ 30 km, Cha Nicolas bị một số tên cướp chặn lại.

Cha cố thoát thân nhưng bị bọn tội phạm bắn ngài từ sau lưng. Khi ngài đã ngã gục trên mặt đất, chúng bước lên người ngài và đá thêm ngài vài cú trước khi bắn thêm lần thứ hai.

Đức Tổng Giám Mục Odon Razanakolona đã nộp đơn khiếu nại cảnh sát về sự thiếu hiệu quả trong việc bảo vệ an ninh cho một khu vực chỉ cách thủ đô chưa đầy 30 km.

Ngài đòi hỏi lực lượng cảnh sát phải tiến hành rà soát lại lực lượng của mình và bài trừ nạn thm nhũng. Thực thế, một số cảnh sát viên đã đồng lõa với bọn tội phạm. Khi bị bắt một số tên cướp khai rằng chúng thuê vũ khí của cảnh sát và một số cảnh sát viên đã bị giam giữ chung với bọn cướp về tội này.

Trong vụ phục kích mà Cha Nicolas là nạn nhân, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng các lực lượng an ninh đã không đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của dân chúng, và đã đến nơi phục kích với sự chậm trễ đáng kể. Người dân trong khu vực Mahitsy đã phàn nàn về sự thiếu phản ứng của lực lượng cảnh sát trong các cuộc tấn công khác trong vùng lân cận thành phố của họ.

Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Madascar cũng kêu gọi cảnh sát thực hiện các biện pháp để chống lại sự bất an đang gia tăng trong nước.

Tám người đã bị bắt liên quan đến vụ giết Cha Nicolas. Bộ trưởng Tư pháp đã cách chức viên chỉ huy trưởng cảnh sát Mahitsy và một số cảnh sát viên trong khu vực hiện đang bị điều tra về tội cho cướp thuê vũ khí đi cướp bóc.


Source:Fides
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Bông Tuyết Trắng
Joseph Ngọc Phạm
22:10 21/02/2019
NHỮNG BÔNG TUYẾT TRẮNG
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Đêm qua tuyết phủ sân nhà
Ngắm bông tuyết trắng thật là bình an
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 21/2/2019: Những nổ lực bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo Hội
VietCatholic Network
03:14 21/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 20 tháng 2, 2019.

2- Hội nghị thượng đỉnh về việc chống lạm dụng và bảo vệ trẻ em cần phải tạo ảnh hưởng mạnh.

3- 190 người tham dự khóa họp bảo vệ trẻ em trong Giáo Hội.

4- Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha tái nhóm.

5- Các Bề trên dòng tu sát cánh với Đức Thánh Cha chống nạn lạm dụng.

6- Những nổ lực bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo Hội.

7- Người anh em ở đâu trong trái tim chúng ta?

8- Văn bằng các trường đại học giáo hoàng được công nhận ở châu Âu.

9- Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản.

10- Kitô hữu châu Phi đang thay đổi Trung Quốc.

11- Giới thiệu Thánh Ca: Thầm Khóc Cho Tội Con.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Trước tội lỗi lạm dụng tính dục, Hồng Y Phi Luật Tân bật khóc trong Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:35 21/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội khai mạc hôm 21 tháng Hai tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican.

Trong chương trình này, Kim Thúy hân hạnh giới thiệu với quý vị và anh chị em bài thuyết trình đầu tiên của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle diễn ra ngay sau lời khai mạc của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Bài thuyết trình của ngài có nhan đề “Mùi chiên: Biết được nỗi đau và chữa lành vết thương của họ là cốt lõi trong sứ vụ người mục tử”.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, Phi Luật Tân đã đọc bài thuyết trình này trước Đức Thánh Cha và 190 tham dự viên, trong đó có lúc quá xúc động ngài đã bật khóc.

Mở đầu bài thuyết trình Đức Hồng Y nói:

“Sự lạm dụng trẻ vị thành niên của những thừa tác viên từng được phong chức đã gây ra vết thương không chỉ cho các nạn nhân, mà còn cho gia đình của họ, cho hàng giáo sĩ, Giáo hội, xã hội rộng lớn hơn, chính các thủ phạm và các giám mục.

Nhưng, một sự thật mà chúng ta phải thừa nhận một cách khiêm nhường và đau buồn, rằng đã có những vết thương do các giám mục của chúng ta gây ra cho các nạn nhân và trên thực tế là toàn bộ cơ thể của Chúa Kitô. Chúng ta hờ hững trước sự đau khổ của các nạn nhân, thậm chí đến mức khước từ họ và che đậy các tai tiếng để bảo vệ thủ phạm và cơ chế đã làm tổn thương người dân của chúng ta, để lại vết thương sâu sắc trong mối quan hệ của chúng ta với những người mà chúng ta được sai đến phục vụ.

Người dân đang hỏi rất đúng: ‘Những mục tử được kêu gọi có mùi chiên trên người có bỏ chạy không khi thấy mùi hôi thối quá nồng nặc của những trẻ em và những người dễ bị tổn thương mà các vị lẽ ra phải bảo vệ?’ Những vết thương đòi hỏi phải được chữa lành. Nhưng việc chữa lành như thế bao gồm những gì?

Làm thế nào để chúng ta trong tư cách là giám mục, như những người từng là một phần của vết thương ấy, giờ đây thúc đẩy sự chữa lành trong bối cảnh cụ thể này? Chủ đề chữa lành vết thương đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu liên ngành. Và tôi không thể giả vờ là biết tất cả những phát hiện của khoa học xã hội và nhân văn về chủ đề này, nhưng tôi tin rằng chúng ta cần phục hồi và duy trì một niềm tin và một quan điểm giáo hội để hướng dẫn chúng ta. Tôi nhắc lại: một quan điểm đức tin và giáo hội để hướng dẫn chúng ta, như đã nhấn mạnh nhiều lần bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.”

Đức Hồng Y đã thuật lại trình thuật Tin Mừng việc Chúa hiện ra với Tông Đồ Tôma.

“Tin Mừng Thánh Gioan đã tường thuật một cuộc hiện ra của Chúa Phục sinh với các môn đệ vào buổi tối của ngày thứ nhất trong tuần. Các cánh cửa đã được khóa lại vì các môn đệ co rúm lại trong sợ hãi, tự hỏi liệu họ có phải là người tiếp theo bị bắt và bị đóng đinh hay không. Chính trong khoảnh khắc bất lực hoàn toàn này, Chúa Giêsu sống lại và vẫn còn bị thương đang đứng giữa họ. Sau khi chào họ với thông điệp phục sinh ‘Bình an cho anh em’, Ngài đã cho họ thấy bàn tay và cạnh sườn Người, được ghi dấu bằng những vết thương vẫn còn đang mở. Chỉ bằng cách đến gần vết thương của Ngài, họ mới có thể được sai đi trong một sứ vụ hòa giải và tha thứ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ông Tôma đã không ở với họ tại thời điểm đó. Bây giờ chúng ta hãy nghe kể về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Phục sinh và Tôma.

Lúc ấy, một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác nói với ông: ‘Chúng tôi đã được thấy Chúa!’ Ông Tôma đáp: ‘Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.’ Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em.’ Rồi Người bảo ông Tôma: ‘Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.’ Ông Tôma thưa Người: ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!’”

Từ trình thuật Tin Mừng này, Đức Hồng Y nhận xét rằng:

“Chúng ta hãy lưu ý cách Chúa Giêsu mời họ một lần nữa nhìn vào vết thương của Người. Người thậm chí còn khăng khăng bảo ông Tôma hãy đặt ngón tay vào vết thương ở tay Người và đưa tay vào vết thương cạnh sườn Người. Hãy thử tưởng tượng Tôma cảm thấy như thế nào. Nhưng từ việc nhìn thấy vết thương của Chúa phục sinh, ông đã đưa ra lời tuyên xưng đức tin tối cao về Chúa Giêsu là Chúa và Thiên Chúa. Nhìn thấy và chạm vào vết thương của Chúa Giêsu là nền tảng cho hành động và cho việc tuyên xưng đức tin. Chúng ta có thể học được gì từ cuộc gặp gỡ thân mật này? Bằng cách lặp lại hành động này hai lần, vị Thánh Sử nói rõ rằng những người được sai đi để công bố cốt lõi của đức tin Kitô của chúng ta, là sự chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô, chỉ có thể làm như vậy với tính xác thực nếu họ liên tục tiếp xúc với những vết thương của nhân loại. Đó là một trong những dấu ấn của sứ vụ chúng ta. Điều này đúng với Tôma, và cũng đúng với Giáo hội của mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại chúng ta. Đức Cha Tomas Halik đã từng viết: Chúa Kitô đến với Tôma và cho ông thấy vết thương của Người. Điều này có nghĩa là sự phục sinh không phải là sự ‘mờ dần’ hay ‘nhạt nhòa’ của thập giá. Vết thương vẫn còn là vết thương. Vết thương của Chúa Kitô vẫn còn trong vết thương của thế giới chúng ta. Và Đức Cha Halik nói thêm ‘thế giới của chúng ta đầy những vết thương. Tôi tin chắc rằng những người nhắm mắt trước những vết thương trong thế giới của chúng ta không có tư cách để nói ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!’ Đối với Đức Cha Halik, nhìn thấy và chạm vào vết thương của Chúa Kitô trong vết thương của nhân loại là điều kiện để có một đức tin đích thực. Ngài còn nói thêm ‘Tôi không thể tin cho đến khi tôi chạm vào những vết thương, và sự khổ đau của thế giới - vì tất cả những vết thương đau đớn, tất cả sự khốn khổ của thế giới và của loài người là những vết thương của Chúa Kitô! Tôi không có quyền tuyên xưng Chúa trừ khi tôi nghiêm chỉnh trước nỗi đau của người lân cận. Đức tin mà chỉ muốn nhắm mắt lại với đau khổ của mọi người chỉ là một ảo ảnh.’ Đức tin chỉ có thể được sinh ra và tái sinh từ vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh và Phục sinh được nhìn thấy và động chạm nơi vết thương của loài người. Chỉ có một đức tin bị tổn thương là đáng tin cậy (Halik). Làm sao chúng ta có thể tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô khi chúng ta nhắm mắt trước tất cả những vết thương do lạm dụng gây ra?”

Bàn về tầm mức của cuộc khủng hoảng hiện nay, Đức Hồng Y nói:

“Thưa các anh chị em, đây là những gì đang bị đe doạ tại thời điểm khủng hoảng này do việc lạm dụng trẻ em và cách giải quyết kém cỏi của chúng ta đối với những tội ác này. Người dân của chúng ta cần chúng ta đến gần vết thương của họ và thừa nhận lỗi lầm của chúng ta nếu chúng ta muốn làm chứng xác thực và đáng tin cậy cho niềm tin của chúng ta vào Chúa Phục sinh. Điều này có nghĩa là mỗi chúng ta và anh chị em của chúng ta ở nhà phải có trách nhiệm cá nhân trong việc mang lại sự chữa lành vết thương này trong nhiệm thể Chúa Kitô và cam kết làm mọi việc trong khả năng và quyền hạn của chúng ta sao cho trẻ em được an toàn, được chăm sóc trong cộng đồng của chúng ta.

Các anh chị em thân mến, chúng ta cần gạt bỏ mọi do dự để đến gần vết thương của người dân chúng ta vì sợ chính mình bị thương. Vâng, phần lớn những vết thương mà chúng ta sẽ phải chịu là một phần của sự phục hồi ký ức mà chúng ta phải trải qua, cũng như những môn đệ của Chúa Giêsu. Những vết thương của Chúa Phục sinh đã nhắc nhở các môn đệ về sự phản bội, sự phản bội của chính họ, việc họ bỏ rơi Chúa Giêsu để cứu mạng mình trong nỗi sợ hãi. Họ đã chạy trốn ngay giây phút đầu tiên gặp nguy hiểm, sợ phải trả giá cho việc làm môn đệ, và trong trường hợp của Phêrô, thậm chí còn phủ nhận rằng ông chẳng hề biết Chúa. Vết thương của Chúa Giêsu, cũng nhắc nhở họ và chúng ta rằng những vết thương thường bị gây ra bởi sự mù quáng của tham vọng, sự mù lòa luật pháp và lạm dụng quyền lực đến mức kết án một người vô tội phải chết như một tên tội phạm. Những vết thương của Chúa Kitô Phục sinh mang theo ký ức về sự đau khổ của người vô tội, nhưng chúng cũng mang theo ký ức về sự yếu đuối và tội lỗi của chúng ta.

Nếu chúng ta muốn trở thành những tác nhân chữa lành, chúng ta hãy từ chối mọi khuynh hướng là một phần của suy nghĩ trần tục, trong đó từ chối nhìn và chạm vào vết thương của người khác. Đó là vết thương của Chúa Kitô trong những người bị thương. Những người bị thương vì lạm dụng và tai tiếng này cần chúng ta phải mạnh mẽ trong đức tin trong thời điểm hiện nay. Thế giới cần những nhân chứng xác thực cho sự phục sinh của Chúa Giêsu, những người dám gần gũi với vết thương của Ngài như là hành động đức tin đầu tiên. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một hành động của đức tin.”

Một cách cụ thể, Đức Hồng Y bàn đến vấn đề khi xảy ra các cáo buộc, các giám mục và các vị bề trên nên đứng về phía nào, người được cho là bị hại và đang kêu đòi công lý hay người bị cáo buộc là thuộc cấp gần gũi của mình?

“Cuối cùng, chúng ta lo ngại rằng trong một số trường hợp, các giám mục và các vị bề trên nhà dòng bị cám dỗ - thậm chí đôi khi còn bị áp lực - phải lựa chọn giữa nạn nhân và hung thủ. Chúng ta nên giúp đỡ ai? Ai nên được giúp đỡ? Giờ đây, việc tập trung vào công lý và sự tha thứ cho chúng ta câu trả lời: Chúng ta phải tập trung vào cả hai. Về phía nạn nhân, chúng ta cần giúp họ bày tỏ nỗi đau sâu sắc và chữa lành cho họ. Về phía thủ phạm, chúng ta cần phục vụ công lý, cần giúp họ đối mặt với sự thật không che đậy biện giải, đồng thời không bỏ qua thế giới nội tâm của họ, và những vết thương của chính họ.

Đôi khi, chúng ta bị cám dỗ để nghĩ theo luận lý ‘hoặc là’: Chúng ta hoặc là cố gắng đứng về công lý, hoặc là chúng ta cố gắng đưa ra sự tha thứ. Chúng ta cần thay đổi sang lập trường ‘cả hai’ khi chúng ta cố tình hỏi những câu hỏi như sau: Làm thế nào chúng ta có thể phục vụ cả công lý và đồng thời nuôi dưỡng sự tha thứ khi đối mặt với vết thương lạm dụng tình dục này? Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn một sự tha thứ bị bóp méo đến mức đánh đồng với việc cứ để cho bất công xảy ra, tiếp tục và chúng ta phủ nhận sai lầm? Làm thế nào chúng ta có thể giữ một cái nhìn chính xác về sự tha thứ trong khi đưa ra một sự thương xót bất ngờ xuất phát từ tình yêu vô điều kiện đối với những người đã làm sai, đồng thời, làm mọi cách phục vụ công lý? Làm thế nào chúng ta có thể canh tân Giáo hội bằng cách quyết liệt sửa chữa sai lầm và bước đi với người bị lạm dụng, kiên nhẫn và liên tục cầu xin sự tha thứ của họ, với nhận thức rằng những gì chúng ta trao ra có thể chữa lành cho họ nhiều hơn?”