Ngày 20-02-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dùng Lời Chúa Để Thắng Cám Dỗ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:35 20/02/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

Chúa nhật 1 Mùa Chay- C (21-02-10)

Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn

Chủ đề: DÙNG LỜI CHÚA ĐỂ THẮNG CÁM DỖ

A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ (Reflections, live out and share):

Bài đọc 1: Đệ Nhị Luật (26:4-10). “Anh sẽ đặt lễ trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh, rồi anh phủ phục trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh.” (câu 10)

1/ Chia sẻ những ơn phúc tôi đã được lãnh nhận làm người Tín hữu?

2/ Đời sống đầu phục Chúa trong Gia đình cụ thể là những việc gì?

Bài đọc 2: Thư Rôma (10: 8-13). Kinh Thánh nói: “Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng…” (câu 8)

1/ Điều gì đã giúp tôi thấy Chúa hiện diện và tuyên xưng Đức Tin?

2/ Cho biết Lời Chúa ở gần bạn, trên miệng và ngay trong lòng bạn?

Tin Mừng: Luca (4:1-13). “Người phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người…” (câu 8)

1/ Nhờ đâu mà Đức Giêsu nói được với ma quỉ câu Kinh Thánh trên?

2/ Tôi đã làm những gì sau khi chịu phép bởi Nước và Thánh Thần?

3/ Lời Chúa có sức mạnh để thắng mọi chước cám dỗ? Tại sao ?

B- Bài học Đức Giêsu dạy bạn và tôi Sống Đức Tin hôm nay:

1- Thực hiện chức năng của Tín hữu: Sau khi chịu phép Rửa bởi Nước và Chúa Thánh Thần, với 3 chức vụ: Tư tế, Tiên tri và Vương đế, tôi cần bước ngay vào sa mạc cuộc đời, với nhiều cám dỗ và sóng gió để chiến đấu với ba thù là: Thế gian, Ma quỉ và Xác thịt. (x. Luca 4: 1-13)). Bạn và tôi hãy nhờ quyền năng Thánh Thần, dùng Lời Chúa để đầu phục Thiên Chúa và chống lại ma quỉ cám dỗ:

a/ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh. (câu 4)

b/ Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi…(câu 8)

c/ Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.(câu 12)

2- Bí quyết thắng cám dỗ: Khi ma quỉ cám dỗ bạn, bạn có thể đánh bại chúng nhờ quyền năng của Lời Chúa ngay trong miệng và trong lòng bạn, đừng bao giờ sợ hãi và nghi ngờ:

a/ Ai tin vào con Người thì được sự sống đời đời. (x.Ga 3, 36)

b/ Trong Ngài bạn vượt trên quyền lực của kẻ thù. (x.Rm 8,38-39)

c/ Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống đời đời. (x.1Ga 5, 11-12)

C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:

SUỐT BỐN MƯƠI NGÀY, NGƯỜI ĐƯỢC THÁNH THẦN DẪN ĐI TRONG HOANG ĐỊA VÀ CHỊU QUỈ CÁM DỖ (câu 2)

1/ Tôi luôn nhờ Đấng nào dẫn dắt trong cuộc đời để thắng cám dỗ.?

2/Thư thánh Gicôbê đoạn 4, câu 7 và 8 khuyên bạn giữ các điều gì ?

3/ Trong thư Rôma 10, 8-13. Câu nào Phaolô chỉ bạn để thắng cám dỗ? Tại sao?

D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: (Pray in action)

Hãy cầu nguyện liên tục như hơi thở và xếp ra một thì giờ nhất định cho việc đọc Lời Chúa và cầu nguyện khi buổi sáng sau lúc vừa thức dậy và tối trước khi đi ngủ và chung với gia đình là tốt nhất.

* Lạy Cha! Đức Giêsu đã dạy: người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh. Xin Thánh Thần Chúa nhắc nhở con dùng Lời Chúa ngay trên miệng và trong lòng con để thắng lướt cám dỗ trong mọi nơi mọi lúc. Vì Lời Chúa là sức mạnh, là Thần Khí và là sức sống của con.

* Đức Mẹ đã làm gương cho chúng con việc suy niệm và thực hành Lời Chúa. Xin Mẹ chỉ dạy cho các giaó sĩ, tu sĩ và giáo dân luôn đặt Lời Chúa lên hàng đầu trong tất cả các việc đạo đức như Giáo hội đã dạy theo Công đồng Vatican 2. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con…

Hoa thơm cỏ lạ: HÃY MỞ THÁNH KINH RA TRONG TINH THẦN CẦU NGUYỆN, ĐỌC CẨN THẬN VÀ VUI LÀM THEO!

Open your Bible prayerfully, read it carefully, obey it joyfully !

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)

Phó tế: GB Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Dùng lời Chúa để thắng cám dỗ
Pt. Nguyễn Văn Định
09:15 20/02/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

Chúa nhật 1 Mùa Chay- C (21-02-10)

Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn

Chủ đề: DÙNG LỜI CHÚA ĐỂ THẮNG CÁM DỖ

A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ (Reflections, live out and share):

Bài đọc 1: Đệ Nhị Luật (26:4-10). “Anh sẽ đặt lễ trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh, rồi anh phủ phục trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh.” (câu 10)

1/ Chia sẻ những ơn phúc tôi đã được lãnh nhận làm người Tín hữu?

2/ Đời sống đầu phục Chúa trong Gia đình cụ thể là những việc gì?

Bài đọc 2: Thư Rôma (10: 8-13). Kinh Thánh nói: “Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng…” (câu 8)

1/ Điều gì đã giúp tôi thấy Chúa hiện diện và tuyên xưng Đức Tin?

2/ Cho biết Lời Chúa ở gần bạn, trên miệng và ngay trong lòng bạn?

Tin Mừng: Luca (4:1-13). “Người phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người…” (câu 8)

1/ Nhờ đâu mà Đức Giêsu nói được với ma quỉ câu Kinh Thánh trên?

2/ Tôi đã làm những gì sau khi chịu phép bởi Nước và Thánh Thần?

3/ Lời Chúa có sức mạnh để thắng mọi chước cám dỗ? Tại sao ?

B- Bài học Đức Giêsu dạy bạn và tôi Sống Đức Tin hôm nay:

1- Thực hiện chức năng của Tín hữu: Sau khi chịu phép Rửa bởi Nước và Chúa Thánh Thần, với 3 chức vụ: Tư tế, Tiên tri và Vương đế, tôi cần bước ngay vào sa mạc cuộc đời, với nhiều cám dỗ và sóng gió để chiến đấu với ba thù là: Thế gian, Ma quỉ và Xác thịt. (x. Luca 4: 1-13)). Bạn và tôi hãy nhờ quyền năng Thánh Thần, dùng Lời Chúa để đầu phục Thiên Chúa và chống lại ma quỉ cám dỗ:

a/ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh. (câu 4)

b/ Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi…(câu 8)

c/ Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.(câu 12)

2- Bí quyết thắng cám dỗ: Khi ma quỉ cám dỗ bạn, bạn có thể đánh bại chúng nhờ quyền năng của Lời Chúa ngay trong miệng và trong lòng bạn, đừng bao giờ sợ hãi và nghi ngờ:

a/ Ai tin vào con Người thì được sự sống đời đời. (x.Ga 3, 36)

b/ Trong Ngài bạn vượt trên quyền lực của kẻ thù. (x.Rm 8,38-39)

c/ Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống đời đời. (x.1Ga 5, 11-12)

C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:

SUỐT BỐN MƯƠI NGÀY, NGƯỜI ĐƯỢC THÁNH THẦN DẪN ĐI TRONG HOANG ĐỊA VÀ CHỊU QUỈ CÁM DỖ (câu 2)

1/ Tôi luôn nhờ Đấng nào dẫn dắt trong cuộc đời để thắng cám dỗ.?

2/Thư thánh Gicôbê đoạn 4, câu 7 và 8 khuyên bạn giữ các điều gì ?

3/ Trong thư Rôma 10, 8-13. Câu nào Phaolô chỉ bạn để thắng cám dỗ? Tại sao?

D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: (Pray in action)

Hãy cầu nguyện liên tục như hơi thở và xếp ra một thì giờ nhất định cho việc đọc Lời Chúa và cầu nguyện khi buổi sáng sau lúc vừa thức dậy và tối trước khi đi ngủ và chung với gia đình là tốt nhất.

* Lạy Cha! Đức Giêsu đã dạy: người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh. Xin Thánh Thần Chúa nhắc nhở con dùng Lời Chúa ngay trên miệng và trong lòng con để thắng lướt cám dỗ trong mọi nơi mọi lúc. Vì Lời Chúa là sức mạnh, là Thần Khí và là sức sống của con.

* Đức Mẹ đã làm gương cho chúng con việc suy niệm và thực hành Lời Chúa. Xin Mẹ chỉ dạy cho các giaó sĩ, tu sĩ và giáo dân luôn đặt Lời Chúa lên hàng đầu trong tất cả các việc đạo đức như Giáo hội đã dạy theo Công đồng Vatican 2. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con…

Hoa thơm cỏ lạ: HÃY MỞ THÁNH KINH RA TRONG TINH THẦN CẦU NGUYỆN, ĐỌC CẨN THẬN VÀ VUI LÀM THEO!

Open your Bible prayerfully, read it carefully, obey it joyfully !

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)

Phó tế: GB Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Đàng Thánh Giá Theo Chân Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lm. Phêrô Nguyễn Quang Vinh
10:52 20/02/2010
Đàng Thánh Giá Theo Chân Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Dẫn nhập

Hướng dẫn: "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Ta" (Mt 16,24). Cuộc đời của mỗi một người chúng ta cũng tràn ngập thánh giá. Những khổ đau chồng chất lên thân phận thụ tạo như những gánh nặng mà Thiên Chúa gởi đến như những phương tiện thánh hoá bản thân trên con đường nên thánh. Các thánh Tử đạo Việt Nam đã không đi ra ngoài số mệnh nghiệt ngã đó, và còn hơn thế nữa: các ngài đã noi gương Thầy chí thánh đổ máu đào ra như là chặng cuối cùng của một tình yêu "thí mạng cho người mình yêu." (Gioan 15,13).

Cùng với các tiền nhân Tử đạo, chúng ta hãy đi lại con đường khổ nạn của Đức Kitô để cùng chia sẻ nỗi thống khổ của Chúa, những đớn đau xé nát trái tim hiền dịu của Mẹ Maria. Rồi từ đó chúng ta nguyện sống xứng đáng hơn với tình yêu của Đấng Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình cho đàn chiên yêu dấu (Gioan 10,11) và xứng đáng là hậu duệ của các anh hùng Tử Đạo Việt nam.

Chặng thứ nhất
Chúa Giêsu bị xử án

Hướng Dẫn: Đứng trước mặt Philatô, Chúa đã mạnh mẽ tuyên xưng: Ngài đến thế gian để làm chứng cho sự Thật (Gioan 18, 37). Và dưới áp lực của những kẻ, trước đây không lâu đã lớn tiếng tung hô Đấng nhân danh Chúa mà đến (Mt 21,8-10), Philatô đã hèn nhát tuyên án tử cho Ngài.

Suy niệm: Chúa đã nói trước về số phận của những môn đệ trung kiên với Chúa. "Họ sẽ nộp các con cho các hội đường và ở đó sẽ đánh đập các con. Các con sẽ bị điệu ra trước mặt các vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và dân ngoại được biết. ." (Mt 10, 17-18). Các thánh tử đạo Việt Nam của chúng con cũng đã không thoát khỏi cảnh bị đem ra tuyên án, chỉ vì đã tin vào Chúa và sống trọn đạo làm người môn đệ của Chúa. Thánh Tôma Thiện đã mạnh dạn trả lời với quan: "Tôi sẵn sàng bị chém đầu chứ không chịu bỏ đạo."

Cầu Nguyện: Xin cho chúng con luôn sống trung thành với đức Tin đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội, không sờn lòng trước những bách hại tinh thần lẫn thể xác, không nhường bước trước những cám dỗ thế tục khiến chúng con sống như những người không tin có Chúa. Và luôn tôn trọng sự thật, không gian dối đảo điên, lường gạt nhưng luôn sống thật với chính lương tâm ngay chính của mình.

Chặng thứ hai
Chúa Giêsu vác thập giá


HD: Như Isaac xưa gánh củi lên núi để bị hiến tế (St 22,6-7), Chúa Giêsu cũng đã phải vác suốt con đường tử nạn cây thập tự oan khiên. Đám dông hò reo chung quanh, cổ võ những quân lính roi đang quất những lằn roi chí tử vào thân mình Ngài và lên cả trên đầu đang mang gai nhọn.

SN: "Ai không vác thập giá mình mà theo Ta thì không xứng với Ta." (Mt 10,37). Số phận mỉa mai của tội nhân trên đường ra pháp trường của các tiền nhân Tử đạo cũng tràn đầy gian nan khốn khó. Các ngài cũng đã mang gông cùm, xiềng xích nặng nề, lê chân bước đi dưới cặp mắt cú vọ của quân lính. Con đường thập giá của các ngài cũng dài hun hút như trường hợp các thánh bị án lưu đày đến những vùng rừng thiêng nước độc, xa quê hương và gia đình yêu dấu.

CN: Xin Chúa giúp chúng con luôn biết chấp nhận hy sinh vì là môn đệ Chúa, biết tìm an ủi trong tình yêu của Chúa mỗi khi thánh giá cuộc đời trở nên nặng nề. Và xin Chúa cũng luôn nhắc nhở chúng con đừng bao giờ trở nên thánh giá mà người khác phải mang vì tính ích kỷ, tự cao tự đại và lòng đố kỵ của chúng con.

Chặng thứ ba
Chúa Giêsu ngã xuống lần thứ nhất


HD: "Hãy đến cùng Ta, hỡi tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề. Ta sẽ bổ sức cho các con." (Mt 11,28). Qua một đêm dài tưởng chừng như vô tận, không chịu nổi sức nặng của cây gỗ giá, Chúa đã ngã quỵ xuống.

SN: Gánh nặng gia đình, con cái thân thương cũng đã chồng chất trên vai của các thánh tử đạo Đạt, Huy và Thể và đã làm chùng bước các ngài trên con đường đi tuyên xưng đạo thánh. Nhưng các ngài đã can đảm chỗi dậy để ra đi lãnh nhận triều thiên hằng sống qua cái chết anh dũng nơi pháp trường.

CN: Xin cho chúng con cũng biết luôn chỗi dậy sau mỗi lần quỵ nga,õ muốn bỏ cuộc vì cuộc đời quá đau thương, vì bổn phận quá nặng nề. Xin giúp chúng con luôn biết chạy đến bí tích Thánh thể để múc lấy nguồn sinh lực cho mỗi ngày chúng con sống.

Chặng thứ bốn
Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ


HD: "Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà, để tâm tư nhiều người được tỏ lộ." (Lc 2, 35). Người mẹ đau đớn dõi theo từng bước con trên đường thập tự. Này khách qua đường, có nỗi đau nào cùng cực hơn nỗi đau của người mẹ thấy con mang gỗ giá trên vai đi chịu chết?

SN: Trên con đường đi hoàn tất sứ vụ của Chúa Giêsu, Mẹ Maria luôn ở bên cạnh. Mẹ đã hằng giây hằng phút theo dõi những bước chân của người Con đi rao truyền tình yêu của Thiên Chúa và ơn cứu độ. Mẹ cũng đã luôn hiện diện với cha ông chúng ta ngày xưa trong các thời cấm cách như ở La Vang.

CN: Xin Mẹ tiếp tục an ủi chúng con trong những lúc đau khổ, nâng đỡ chúng con trong những khi tuyệt vọng. Và cũng xin nhắc nhở chúng con rằng: mỗi lần chúng con phạm tội là mỗi lần con tim của Mẹ cũng đau đớn như bị gươm đâm thấu.

Chặng thứ năm
Ông Si-mong vác thập giá đỡ cho Chúa Giêsu


HD: Chúa đã kiệt sức. Quân lính bắt một người qua đường tên là Si-mong vác phụ thập giá cho Chúa. Vô tình ông đã góp phần vào con đường tử nạn của Đấng Cứu Thế khi ghé mình vác khúc gỗ nặng nề trên vai.

SN: Trong lao tù, dầu chính mình cũng đang chịu đau đớn vì cực hình tra tấn, thánh Luca Mỹ đã nhiều lần xin chịu đòn thay cho người thân trong tù vì tuổi già sức yếu.

CN: Lạy Chúa, thánh giá ai cũng có và cũng nặng. Xin cho chúng con luôn sẵn sàng ghé vai giúp những người đang cần nơi chúng con một lời nói khích lệ hay một hành động nhân đạo nào, hầu cho mọi người được sống trong tình thương thân tương ái và biết giúp đỡ lẫn nhau.

Chặng thứ sáu
Bà Vêrônica trao khăn lau mặt cho Chúa Giêsu


HD: "Ai cho một trong những bé mọn nầy uống, dù chỉ là một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là mộn đệ của Ta, thì Ta bảo thật, kẻ ấy sẽ không mất phần thưởng đâu." (Mt 10,42). Giữa những khuôn mặt hung dữ của đám đông hò hét, chế nhạo, vẫn có những cử chỉ hiền dịu từ nhân. Bà Vêrônica đã can đảm tiến ra để lau sạch những vết bụi đường pha lẫn máu đào trên khuôn mặt của Đấng Cứu Thế.

SN: Nhiều thánh Tử Đạo Việt Nam đã chấp nhận hy sinh mạng sống và những mối ràng buộc thân thiết của gia đình trong khi tìm cách giúp các nhà truyền giáo có chỗ nương thân. Các ngài sẵn sàng đối diện với quan quân truy lùng và can đảm đứng ra chịu trách nhiệm công việc mình làm.

CN: Xin cho chúng con biết giang rộng cánh tay đến những anh chị em đang bị dằn vặt vì những đau thương của cuộc đời, biết tìm cách lau đi những giọt nước mắt của những anh chị em đang gặp những thảm kịch đời sống cá nhân và gia đình. Xin đừng để chúng con tháo lui trước những cặp mắt xoi mói của kẻ xấu mà bỏ qua cơ hội làm một việc bác ái cho người anh em đang cần đến chúng con.

Chặng thứ bảy
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai


HD: Kiệt sức vì những cơn hành hạ thâu đêm và cây gỗ giá nặng đè trên vai, Chúa lại ngã xuống đất một lần nữa. Nhưng người tử tội can trường ấy đã chỗi dậy để tiếp tục con đường đã chọn.

SN: Sa đi ngã lại trong cuộc sống là chuyện thường tình của bản tính con người. Các thánh Tử đạo ngày xưa cũng đã hơn một lần nao núng và có người đã quỵ ngã trước viễn ảnh những cơn bách hại dữ tợn. Nhưng các ngài đã can trường chỗi dậy để hân hoan ra đi nhận lãnh triều thiên sự sống.

CN: Xin cho chúng con đừng bao giờ chán nản vì con người yếu đuối để rồi buông xuôi, mặc cho tội lỗi chồng chất, nhưng biết nhìn lên Thầy Chí Thánh trên đường thập giá để chỗi dậy và nếu cần, thì làm lại từ đầu. (xx Luca 15, 11-32)

Chặng thứ tám
Chúa Giêsu an ủi những phụ nữ


HD: "Hỡi các chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương Ta làm chi. Nhưng hãy khóc cho phận mình và con cháu các chị em." Những lời khuyên nhủ ân cần của một tử tội đã nói lên lòng vị tha của Đấng Cứu Thế.

SN: "Con chớ khóc làm gì.. .. Cứ về chăm sóc cửa nhà, lo giữ đạo và cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá đến cùng." Lời trối cuối cùng của thánh nữ Anê Thành cho người con gái chính là tiếng vọng của Chúa Giêsu xưa.

CN: Xin cho chúng con luôn biết vị tha, không chỉ biết đóng khung trong cuộc sống ích kỷ mà quên những nỗi đau của kẻ khác. Xin cũng cho chúng con luôn biết rằng có biết bao người trên dương thế này đang chịu bao nhiêu cảnh đọa đày nặng gấp trăm lần cái đau khổ mà chúng con đang chịu và họ vẫn luôn tin tưởng vào tình yêu của Chúa.

Chặng thứ chín
Chúa ngã xuống đất lần thứ ba


HD: Đỉnh núi Sọ đã gần đến. Người tử tội trông lên nhưng vẫn thấy còn cao và đã ngã xuống một lần nữa. Con đường thập giá thật gay go, tưởng chừng như vô tận.

SN: Những cuộc bách hại liên miên dai dẳng dài hun hút suốt mấy trăm năm. Bao nhiêu người đã ngã quỵ vì yếu đuối, sợ hãi. Nhưng cũng không thiếu gương anh hùng đã hào hùng tiếp tục đứng lên đi nốt chặng đường còn lại.

CN: Sau những lần sa ngã, dù đã lún sâu trong tội, xin giúp chúng con hằng ý thức rằng không bao giờ trễ cả nhưng luôn biết chỗi dậy, dù bao phen sức kiệt, hơi tàn để tiếp tục con đường Chúa đã định cho con.

Chặng thứ mười
Chúa Giêsu bị lột áo


HD: Đau đớn khi bị lột hết những gì che thân xác, Chúa đã chấp nhận thân phận trơ trụi của người tôi tớ hèn mọn ngay từ khi sinh ra trong máng cỏ chuồng rơm cho đến giây phút này trên đồi Cal-vê.

SN: Trong số các anh hùng tử đạo, không thiếu những vị đã có một cuộc sống vật chất đầy đủ, thậm chí có kẻ đang làm quan, như quan đại thần Hồ Đình Hy. Và cũng có những vị, như Tôma Thiện, được hứa hẹn vợ đẹp, chức cao nếu bằng lòng bỏ đạo. Nhưng các ngài đã can đảm chịu lột trần hết những vinh hoa phú quý trần gian để đổi lấy triều thiên vĩnh cửu trên trời.

CN: Xin giúp chúng con, không vì bả phù vân của công danh, lợi lộc mà quên đi rằng: vinh dự làm con Chúa mới là cao trọng nhất, thiên đàng cao sang mới là phần thưởng đích thực và vĩnh cửu mà mỗi một người chúng con nhắm đến.

Chặng thứ mười một
Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá


HD: "Khi nào bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi sự lên cùng ta." (Gioan 12,32). Giây phút cực điểm đã đến. Đấng ngày xưa đã giang tay cứu chữa các bệnh nhân, tha tội cho người nữ ngoại tình, đưa người chết về lại kiếp sống; Đấng ngày xưa đã oai nghiêm giảng dạy trong các hội đường, ngoài thiên nhiên hùng vĩ, nay đã phải nằm xuống, bất lực trước lý kẻ mạnh. Tiếng đinh đóng như chọc thủng màng tang, xoáy tận con tim. Chúa vẫn im lặng chấp nhận, không phản kháng, thầm thỉ cầu xin cho được đi trọn con đường.

SN: Đau khổ thể xác chỉ là không so với những đau khổ tinh thần. Các thánh Tử Đạo ngày xưa cũng đã đau khổ không kém khi không thể thay lòng đổi dạ được những kẻ cầm quyền, hầu chỉ cho họ con đường sự thật. Các ngài đã phải lụy thân vì sức mạnh trần thế nhưng thật ra, đã chiến thắng vì trung thành với Thầy Chí Thánh Giêsu.

CN: Xin giúp chúng con luôn giữ lòng trung nghĩa vẹn toàn với đức tin mà chúng con đã lãnh nhận cho dù phải chịu bao cảnh đọa đày, cho dù phải hy sinh thật nhiều trong cuộc sống.

Chặng thứ mười hai
Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá


HD: "Mọi sự đã hoàn tất!" Thế là xong cuộc hiến tế của Con Thiên Chúa. Thụ tạo phạm tội để cho Thiên Chúa mang lấy thân phận con người chịu chết thay.

SN: Những cái chết vinh quang trong máu đào đổ ra vì Chúa Cả trời đất của các thánh Tử Đạo, trên giải giang sơn gấm vóc Việt Nam suốt bao thế kỷ, là bảo chứng muôn đời phản ảnh lòng trung nghĩa của những những bậc tiền bối tràn đầy sĩ khí. Nhưng đó cũng là lời réo gọi cho nhân gian ý thức được hậu quả kinh khủng của tội kiêu ngạo và bất trung đối với Đấng trên cao,

CN: Xin cho chúng con biết sẵn sàng dẹp bỏ những đòi hỏi xác thịt để mỗi ngày chết cho cho tội và chấp nhận đóng đinh bản tính con người yếu đuối bằng những hy sinh, hãm mình ngay trong những biến cố nhỏ nhặt của cuộc sống.

Chặng thứ mười ba
Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá


HD: Ngày xưa, vỗ về con trong nôi. Ngày nay ôm ấp con đầy máu. Mẹ Maria đã im lặng nhận lấy thân xác chết tức tưởi của Con mình và chắc chắn trong thâm tâm, Mẹ đang dâng Con lên cho Chúa Cha một lần nữa như của lễ đền tội thay cho nhân loại.

SN: Gần hai ngàn năm sau, tại một nơi trên đất Việt Nam xa xôi ngàn dặm, cũng có một người mẹ ôm lấy đầu con vừa bị chém và đem đi chôn: mẹ của thánh Anrê Trông. Bà đã can đảm đi theo bước chân của người con yêu độc nhất trên đường đến pháp trường, và trong đức tin vào phần thưởng mai hậu, bà đã âm thầm dâng hiến của lễ hy sinh lên Thiên Chúa.

CN: Xin Chúa ban ơn an ủi cho các bậc cha mẹ đang đau khổ vì con cái đang chìm đắm trong tội lỗi, bỏ quên Chúa và tình nghĩa gia đình, bỏ quên những lời dạy dỗ của các bậc phụ huynh. Và xin cho chúng con luôn biết sống trọn đạo làm con, làm cháu đối với cha mẹ, ông bà và các bậc bề trên như Chúa ngày xưa đã sống "trong ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và loài người." (Lc 2,52)

Chặng thứ mười bốn
An táng xác Chúa Giêsu trong huyệt đá


HD: Thân xác vô hồn của Đấng Cứu Thế đã năm yên trong ngôi mộ lạnh lẽo. Ai nấy ra về trong lặng lẽ, âm thầm thương tiếc người ra đi. Một con người sống vĩ đại và chết đau thương đã không còn nữa, để lại ngơ ngác cho bao người.

SN: "Máu đào các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh các Kitô hữu" (Tertulianô). Các ngài đã nằm xuống như những hạt lúa mục nát để từ đó, giáo hội Việt Nam đã lớn mạnh như những chồi non sau cơn nắng hạn. Các ngài đã ra đi bình yên trong Chúa để lại sau lưng tấm dư đồ tổ quốc mà con cháu có nhiệm vụ gieo vãi Tin Mừng.

CN: Xin cho chúng con luôn nhớ đến những người đã ra đi trước chúng con, không chỉ là ông bà, cha mẹ và những người thân, nhưng tất cả những sinh linh đã sống trên dương thế này. Họ là những người đã kinh qua những hạnh phúc cũng như những đau khổ như chúng con hiện tại. Xin cho họ được bình an trong cõi chết và xin cho chúng con tiếp tục sống những giá trị cao quý mà họ, đặc biệt là các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đã bồi đắp khi còn sinh tiền, để chúng con xứng đáng là những thành phần của đại gia đình nhân loại mà Chúa đã xuống thế để thánh hóa và cứu chuộc bằng cái chết trên cây thập tự.

Kết thúc chặng đàng thánh giá
Chờ ngày phục sinh


HD: Ngài đã sống lại và đã hiện ra với các môn đệ và đã cùng chia sẻ thức ăn với họ. (xx 1 Cor 15, 3-8). Con Thiên Chúa đã xuống thế chia sẻ thân phận con người như chúng ta, đã sống như chúng ta và cũng đã chết theo thân phận con người hữu hạn. Nhưng Chúa đã sống lại như bảo chứng tối hậu trong cuộc chiến thắng tội lỗi, hậu quả của sự chết, và như là của lễ đầu mùa cho tất cả những ai đã chết cho tội qua nước rửa sạch của bí tích Thanh Tẩy.

CN: Xin nhắc nhở chúng con ý thức rằng cuộc sống đời này, dù hạnh phúc hay gian truân, vẫn chỉ là chóng qua. Con đường dương thế chỉ là một cuộc hành hương ngắn ngủi về Nước Trời vĩnh cửu. Từ đó, xin giúp chúng con luôn biết sống trong vui mừng và hy vọng. Vui mừng vì Thầy Chí Thánh đã phục sinh; hy vọng vì một ngày nào đó, cùng với Mẹ La Vang từ ái và các thánh tiền nhân Tử Đạo, chúng con cũng sẽ được thông phần vinh quang với Chúa Cả trên thiên đàng. Amen.


1. Vẫn dùng các kinh thường đọc khi đi đàng Thánh Giá (Ăn năn tội, Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh) và các lời thưa đáp: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô, vì Chúa đã dùng thánh giá mà cứu chuộc thiên hạ.
2. Giữa các chặng, hát từng câu của bài Stabat Mater (hay một bài Đức Mẹ)

Stabat Mater

1. Mẹ xưa đứng bên Thánh Giá thảm thương, Thấy con đớn đau Mẹ nát gan vàng, Đôi giòng nước mắt tuôn ròng ròng.
2. Lòng thân mẫu như gươm sắt thâu qua, Biết bao đắng cay cùng Chúa chan hoà, Ôi Mẹ đau khổ suy nào cùng!
3. Mẹ thương Con Một Thiên Chúa chí nhân, Đã cưu mang xưa vinh phúc vô ngần, Nay Người đau đớn hơn mọi người.
4. Nào ai chẳng cùng than khóc thảm thương, Với Maria, Mẹ Chúa thiên đường, Trong giờ Con Chúa mang cực hình?
5. Người ơi, hãy trông Mẹ Chúa Giêsu, Dưới cây khổ đau tâm trí thảm sầu,, Sao lòng chai đá không buồn rầu?
6. Giờ đây ngắm suy Con Chúa chí nhân, Hiến thân hy sinh chuộc lỗi nhân trần, Cam chịu bao đớn đau nhục hình.
7. Mẹ Maria là suối yêu thương, Hãy xin cho con đau đớn cùng Người, Gây nhiều công phúc trên đường đời
8. Nguyện xin lửa yêu nung đốt tâm con, Biết yêu mến Chúa trọn cả tâm hồn, Cho dù sao cũng không sờn lòng.
9. Mẹ Maria, xin hãy giúp con, Khắc sâu vết thương của Chúa nhân lành, Trong lòng con chẳng khi nào sờn
10. Nguyện xin khóc than với Đức Nữ Trinh, Đớn đau thảm thương chung với Chúa mình, Bao ngày con sống trên phàm trần.
11. Mẹ Maria trinh khiết vô song, Hãy xin cho con chung nỗi u buồn, Không hề than trách, không ngại ngùng
12. Lòng con nhớ luôn ơn Chúa cứu con, Hiến dâng lên Chúa toàn thể xác hồn, Cho dù đau đớn không hề sờn.
13. Lòng con ước được thương tích Chúa ban, Biết thiết tha mến yêu Chúa muôn loài, Vui lòng khi chết đi vì Ngài
14. Nguyện xin Giêsu thương đến chúng tôi, Khấng ban Mẫu Thân thương giúp linh hồn, Công toàn danh thắng khi lià trần.
15. Kìa khi chúng con sau phút lâm chung, Cúi xin Chúa thương ban phúc linh hồn, Thiên đàng vinh phúc muôn ngàn trùng.

Bài Ca Ngàn Trùng

ĐK: Đây bài ca ngàn trùng, dâng về Thiên Chúa. Bài ca thắm nhuộm máu hồng. Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu.

TK1: Không có tình yêu nào trọng đại cho bằng chết vì yêu. Nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao, từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường.

TK2: Ai chối từ xác phàm trần lụy sẽ được sống hiển vinh. Vì Đấng phán xét trong quyền linh đã tự nhận đau đớn với muôn khổ hình.

TK3: Tay Chúa hằng che chở phù hộ: quân thù sẽ phải lui. Họ chiến thắng hát ca mừng vui, dù người trần chê trách lãng quên suốt đời.


Vết Tử Hùng

ĐK: Kìa ai còn lưu tiếng thiên thu, Cương quyết vì đạo Chúa hiến thân. Lời ai hòa trong gió âm u! Máu ai còn tiếng vang xa gần! Dù kiếm sắt: cần chi! Dù gông mang: sá gì! Treo gương cho khắp thế soi chung, Trong đau thương chí khí anh hùng. Lòng vàng đá không hề phai. Mặc đòn đánh, mặc gươm chém hay đầu rơi. Lòng vàng đá không hề phai. Rầy cùng Chúa được vinh sáng trên cõi trời.

1/ Càng nung nấu nhiều, vàng thêm trong, thêm sáng tươi. Gươm dáo kia ai chứng lòng sắt son. Càng đau đớn nhiều, càng thêm hoa trên đường mới. Dắt lên chốn trời cao: còn hạnh phúc nào hơn.
2/ Đời bao tháng ngày, lòng cao siêu không vướng chi. Sung sướng như mây bay, bóng đời tối tăm. Tìm nơi phúc thật hiền nhân xưa kia bền chí. Bước cay đắng trần gian, đường vinh phúc ngàn năm.
3/ Lòng tin Chúa Trời, tinh thần yêu khăng khít liên. Trong gió mưa tân toan vững niềm kính tin. Còn thêm suối lành, đoàn hậu sinh nay tìm đến, Dám dâng các tiền nhân lời tha thiết cầu xin.

Khải Hoàn Ca

ĐK: Tiếng nhạc oai hùng! Vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tấm lòng yêu mến! Con thiết tha hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh, ta hát khen mừng: bao Đấng anh hùng, xưa đã thắng gian nan, tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh, ta hát khen mừng: bao Đấng anh hùng, nay chiến thắng khải hoàn trên chốn phúc vinh sáng ngời.
Hãy lắng nghe tiếng con nài xin: cho quê hương thoát cơn đau thương, tới ngày bình an tươi sáng. Hãy lắng nghe tiếng con nài xin: qua gian nan Giáo Hội vinh quang, tới ngày hạnh phúc thanh nhàn.

1/ Kìa gương hiếu trung! Xưa đã nêu cao tinh thần chiến đấu. Đau đớn gian nan, không thở than qua một lời. Ngày nay hiển vinh: khắp trời Việt Nam ngàn thu nêu dấu. Muôn giới hỉ hoan mừng hát vang khắp trời.
2/ Một lòng sắt son! Xưa chịu gươm đao, gông cùm trăn trói. Lướt thắng gian lao, ghi chiến công để muôn đời. Ngày nay hiển vinh! Trên trời mừng vui triều thiên chói lói. Muôn kiếp vẻ vang hạnh phúc trên cõi trời.

Anh Hùng Việt Nam

ĐK: Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời, Giòng máu thắm tô đẹp cuộc đời, còn lưu danh thiên thu. Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo bước Chúa Kitô. Gươmg đao: thêm dũng chí. Nhục hình: thêm can trường. Từng lớp lớp tiến lên pháp trường.

1/ Hân hoan khi lao tù, mừng rỡ lúc gươm vung. Nguyện theo Chúa đến cùng, dù thịt tan xương nát. Bao nhiêu gian nan khốn khó, dệt thành chiến thắng quang vinh. Triều thiên Thánh Tử Đạo lấp lánh soi thiên đình.
2/ Đi gieo trong châu lệ, về chiến thắng reo vui. Hạt hư thối chôn vùi, rầy trổ sinh hoa trái. Bao con dân nay biết Chúa, nhờ giòng máu rắc gieo xưa. Và ca khúc khải hoàn sẽ tiếp liên vang hòa.

Lòng Trung Nghĩa

1/ Hồi chuông dứt tiếng, đầu rơi chốn pháp trường. Hồn thiêng lâng lâng về thiên quốc xa vời. Từ nay thôi những ngày tân khổ u buồn, về quê phúc vinh hưởng nhan Chúa muôn đời.

ĐK: Muôn ngàn đau đớn nay đã theo ngày tháng trôi. Hy sinh vì lòng tin, son sắt giữ câu đoan nguyền. Quyết tình trung tín lao khổ không hề dám phai. Giữ tấm lòng hiếu trung lời thề xưa lẽ nào quên.

2/ Nhẹ quên đau thương bền vững tấm can trường. Ngày đêm khấn ước chờ dâng trái tim hồng. Lòng trung nghĩa ấy nghìn thu sáng tưng bừng, ngàn năm chiếu soi và in vết huy hoàng.

Ngày Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Cha ông đó: máu Tử Đạo muôn đời tươi thắm mãi,
Cháu chắt đây: lòng tin yêu vạn kiếp sáng ngời luôn.
Ngày Tử Đạo chúng con đồng quyết
Nói lên câu tâm huyết sắt son:
"Dù cho sông cạn núi mòn
Đức Tin vững mạnh trên muôn nẻo đường."
Để tiếp tục noi gương các Đấng
Đã hy sinh chính mạng sống riêng,
Giương cao Thánh Giá linh thiêng,
Quyết tâm theo Chúa trung kiên vững bền.
Ngày Tử Đạo, cầu xin các Đấng
Giúp chúng con giữ vững cơ đồ
Máu thiêng đổ xuống điểm tô
Chói loà rực rỡ ngọn cờ Đức Tin.
Giáo Hội Việt trung trinh một dạ
Kính thờ Thiên Chúa cả trên trời.
Ước mong con Việt nơi nơi
Quyết tâm theo Chúa muôn đời không phai.


 
''Chúa vào hoang địa chịu cám dỗ''
Tuyết Mai
15:00 20/02/2010
"Chúa vào hoang địa chịu cám dỗ"

Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. (Lc 4, 1-13).

Bước vào 40 ngày Chay Thánh của năm 2010, tất cả chúng ta không nhiều thì ít bắt đầu cũng chuẩn bị để cùng ăn chay, hãm mình, thống hối tội lỗi của mình, và cùng bắt chước để chịu cám dỗ với Thầy Chí Thánh của chúng ta là Đức Chúa Giêsu, gần 2000 năm trước đây. Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng ăn chay và hãm mình là việc rất khó làm và khó mà thực hành được theo ý muốn của mình!? Nhất là khi bụng của chúng ta đói cồn đói cào. Đói như muốn lả người ra. Đói như cầm lòng chẳng đặng. Đói như có thể xui khiến chúng ta làm bất cứ điều gì có thể, để có được miếng ăn, dù việc làm của chúng ta có tệ hại như thế nào!? Giết người ư!? Hại người ư!? Đủ mọi việc làm không chân chính, do ma quỷ chúng xui khiến chúng ta!? Hồi sau năm 75 tất cả mọi sĩ quan của nhiều binh chủng bị đi cải tạo một thời gian rất lâu dài, ai cũng hiểu cái đói nó hoành hành cơ thể ra làm sao!? Chính vì cái đói mà việt cộng, chúng nghĩ rằng sẽ dễ sai khiến mọi người làm theo ý của chúng. Mà thật vậy! Có một số không chịu nổi cái đói mà đã trở thành nội tuyến cho chúng, để được chúng tuyển mà làm tay sai cho chúng. Có một số thì anh hùng hơn, nhất quyết hơn, chẳng muốn quy hàng và chịu thua để cho chúng hiểu rằng cộng sản và cộng hòa không cùng chung một con đường, nên đã bị chúng tra khảo, hành hạ, và hỏi cung mỗi ngày. Ăn đòn là chuyện thường tình. Bỏ đói cũng là chuyện thường tình. Cho nên nhiều sĩ quan anh dũng một lòng vì danh dự của tổ quốc, đã bỏ mình tại trại tù cải tạo những năm sau 75, mà trong số người ấy có anh rể của tôi. Tấm thân của anh thật cao và to lớn, đã không chịu nổi sự bỏ đói, nên anh ăn tầm bậy tầm bạ, và đã bị tiêu chảy mà chết. Trại cải tạo trong những năm liền sau năm 75 thì làm gì có thuốc để cầm, nên anh đã chết vì đói.

Con người của chúng ta thật yếu đuối, nếu không được ơn Chúa tiếp sức!? Trong bài Phúc Âm trên đây đã cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu đã được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, và Người được Chúa Thánh Thần đưa Ngài vào sa mạc để chịu ma quỷ cám dỗ. Thưa anh chị em, vì sao lại đưa Chúa vào sa mạc để chịu cám dỗ mà không là ở thành thị, trên núi cao, hay thung lũng có hoa vàng đẹp đẽ, mà là sa mạc hoang vu, ban ngày thì nhiệt độ thật nóng, ban đêm thì thật lạnh, chúng ta có thể chết được trong cả hai nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá đó! Tôi thiết nghĩ Thiên Chúa của chúng ta khi làm việc gì và hành xử điều chi, cũng phải có đầy ý nghĩa, để cốt ý dậy dỗ con cái của Ngài mà thôi!

Việc Chúa Giêsu được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần và đưa Chúa vào sa mạc trong thời gian suốt 40 ngày đêm, thứ nhất có phải nơi ấy rất hoang vu không một tiếng động, không một bóng người, chung quanh chỉ có ta và những sa mạc của núi cát. Trong suốt 40 ngày đêm, Chúa Giêsu đã không làm gì hết ngòai những giờ Ngài dành để cầu nguyện cùng với Thiên Chúa Cha. Ngài đã cầu nguyện thật nhiều để xin với Cha Ngài ban thêm cho sức mạnh để có thể chống trả và lướt thắng được mọi sự cám dỗ, những đòi hỏi mà cơ thể chúng rất cần để sống như cần ăn, cần uống, cần quân bình cho cả hai thể lý và thể chất, cần nghỉ ngơi, và cần bao nhiếu thứ khác nữa!?? Anh chị em cứ thử tưởng tượng xem, nếu có một ngày nào đó! Chúng ta bị cướp rồi quân cướp đem bỏ chúng ta vào sa mạc, với ý nghĩ là để chúng ta chết dần chết mòn mà họ không phải mắc tội giết chết anh chị em, thì anh chị em nghĩ sao!? Thưa có phải là khủng hỏang lắm không!? Hay ngược lại, nếu tinh thần và Đức Tin của chúng ta cũng được mạnh mẽ và cũng được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng sẽ không phải chịu chết?? Có phải chúng ta cũng sẽ bình tĩnh và cầu nguyện cùng Chúa, ban thêm sức mạnh cho chúng ta, để tìm cách sống hằng ngày và quan sát mọi sự việc trong hoàn cảnh của hiện tại. Nếu biết cậy trông và phó thác cho Chúa tất cả, tôi tin rằng chúng ta sẽ không bị chết vì có Chúa!? Chúa sẽ lo liệu tất cả cho chúng ta mà!? Và nếu ý Chúa, Ngài sẽ đem chúng ta về Thiên Quốc của Ngài, lại không sung sướng quá sao!?

Còn chúng ta trong Mùa Chay Thánh này, không được Chúa Thánh Thần đưa vào sa mạc để tĩnh tâm và để cho ma quỷ cám dỗ thì chúng ta giữ chay, hãm mình, đền tội, cầu nguyện, bằng cách nào đây, thưa anh chị em!? Chúng ta sám hối bằng cách nào, khi mà thành thị thì luôn luôn ồn ào, đông người, chạm trán với những con người mà chúng ta không ưa nhưng cũng không ghét lắm!?? Không biết anh chị em ra sao, nhưng tôi cũng có cố gắng xin Chúa Thánh Thần ban ơn thêm cho tôi, để trong suốt 40 ngày chay này, được dâng cho Chúa những việc lành mà Chúa muốn cho tôi làm. Không gì khó nhất cho tôi bằng là giữ được cái miệng hay nói để nói ít đi.

Tôi có cái tánh rất xấu là luôn luôn nghĩ mình "rất tốt lành", để hay nói móc nói mỉa anh chị em mình. Y như dân pharisêu cho mình là đạo đức, đứng ngạo nghễ thong dong ở hàng ghế đầu, nói chuyện phân bua với Chúa trong Nhà Thờ? Nào là con cúng cho Chúa 10% hằng năm; nào là con giữ 10 điều răn của Chúa? Nào là con bố thí cho người nghèo? Chứ con không giống như cái phường thu thuế quỳ dưới kia tội lỗi và không xứng đáng trước Nhan Thánh Chúa??? Và có phải đó là tánh kiêu ngạo mà Chúa không ưa thích không?

Còn nữa! Tôi không thích "mắt" phải nhìn thấy những gì thật gai mắt, mà không nhúng miệng vào bởi tôi không chịu nổi!? Có những điều tôi thấy mà chẳng phải như vậy phải không thưa anh chị em? Và có phải đó là những điều mà con người hay vấp phải và lên án hay kết án anh chị em mình một cách gắt gao và vu oan giá họa cho người ta, đành lòng rằng nếu mắt mình trông thấy thật sự nhưng 10 lần thấy thì cũng có 2 hay 3 lần mình nhìn thấy trật?? Như nhìn lầm người, mắt thì cận, thấy người ta hao hao giống người, thì cho rằng mình hoàn toàn là thấy đúng, thưa không phải đâu anh chị em! Cho nên trong tòa án có rất nhiều vụ xử con người ta rất oan mạng, bỏ tù lầm người, mà cả mấy chục năm mới tìm thấy đúng kẻ giết người. Tiền bồi thường sau khi thả người ta ra cũng gần hết một đời người rồi! Thế thì chúng ta có ác độc quá hay không?? Có đôi khi vì tham một chút tiền mà chúng ta cũng làm chứng gian cho người nữa đấy! Cầm một ít tiền trong tay xài bậy xài bừa trong vài ngày là hết, thế mà nỡ lòng nào đi làm chứng gian cho anh chị em chúng ta bị giam cầm, bị tù tội, bị đánh đập, bị hành xử một cách rất ư là oan uổng, bị chết một cách thật vô tội vạ?? Và đây có phải cũng là cái Tội mà Chúa rất ghét hay không?

Tôi cũng rất ghét khi đứng hay ngồi gần ai mà nghe những lời nói thật chói tai, không chịu nổi, mà không làm cho cái miệng của tôi phải nói gióng lên một vài câu cho bõ ghét?? Chưa nói là những người mà tôi không ưa, chắc tôi cũng phải chửi gióng lên một câu chửi cho bõ tức rồi bỏ đi!?? Ấy cái “tai” của tôi cũng làm cho tôi nên bao nhiêu thứ tội, mà tôi cố tình làm như không biết!? Lắng tai nghe chi những lời nói tục tĩu, giỡn hớt quá trớn, để cũng trả lời lại những danh từ tục tĩu như thiên hạ hay nói chơi là "nói tục mà là thanh, nói thanh mà là tục" không hữu ích và làm cho lưỡi của chúng ta ra nhơ nhớp??

Và sau cùng là cái "lưỡi" không xương nhiều đường lắt léo. Cái lưỡi là cái Tội vô cùng tai hại, nó có thể đưa chúng ta về Quê Trời, hay nó cũng có thể dẫn đưa chúng ta đến thẳng hỏa ngục, thưa anh chị em! Bởi hình như hằng ngày chúng ta dùng cái lưỡi để chê bai người này và chỉ trích người khác, ngoài cái hay thích ăn nhậu, và ăn vặt lung tung, không chừng mực, không biết dằn dụm, nên chúng ta mới có câu "ăn không, trái núi cũng phải lở" là vậy! Tôi thấy cái lưỡi nó tội lỗi vô cùng.

Ước gì trong suốt 40 ngày Chay Thánh này, chúng ta tất cả đều được Chúa Thánh Thần ban ơn, thêm sức mạnh, để chúng ta hãm bớt lại tất cả mọi thứ từ con mắt, lỗ tai, và cái lưỡi hung hăng đầy tội lỗi này, để cùng hiệp thông với Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc năm xưa. Giúp cho chúng ta có nhiều thời giờ để cầu nguyện, để ăn năn sám hối tội lỗi của chúng ta trong một con người luôn yếu đuối và luôn phạm tội. Giúp cho chúng ta tăng thêm lòng Bác Ái để đây là cơ hội giúp cho chúng ta mở lòng và mở trái tim, biết chia sẻ cho những anh chị em có nhu cầu. Họ là những người khuyết tật, bệnh nan y, già nua neo đơn không ai giúp đỡ thiếu tình thương, trẻ thơ không cha không mẹ, người tù không người thăm nom, thanh thiếu niên thiếu tình thương của cha mẹ và người thân thương, sống cạnh bên chúng ta trong xóm, làng, xã, giáo xứ, v.v.v.....

Xin Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành và ban bình an cho chúng ta. Amen.

Tuyết Mai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Niên giám mới 2010 của Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh, OP
13:52 20/02/2010
Niên giám mới 2010 của Tòa Thánh

VATICAN. Hôm 20-2-2010, Niên Giám mới 2010 của Tòa Thánh đã được ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đệ trình lên ĐTC Biển Đức 16.

Hiện diện tại buổi đệ trình, còn có Đức TGM Fernando Filoni, Phụ tá quốc vụ khanh, Đức Ông Vittorio Formenti, Đặc trách Văn phòng thống kê trung ương của Giáo Hội, cùng với nhiều cộng tác viên khác.

ĐTC nhiệt liệt cám ơn các vị đã góp phần vào việc soạn thảo và xuất bản ấn bản mới cuốn Niên Giám Tòa Thánh.

Theo Niên Giám mới, trong năm 2009 vừa qua, Tòa Thánh đã bổ nhiệm 169 GM mới, thành lập thêm 8 giáo phận, 1 giám hạt và 3 địa phận diện tông tòa. Như thế, tổng số các đơn vị hành chánh của Giáo Hội Công Giáo hiện nay là 2.945, hầu hết là các giáo phận chính tòa. Số GM trên thế giới là 5.002 vị, tức là tăng thêm 56 vị so với con số công bố năm ngoái.

Số tín hữu Công Giáo tính đến năm 2008 là 1 tỷ 166 người, tức là tăng thêm 19 triệu so với năm trước đó, và chiếm 17,4% trên tổng số 6 tỷ 700 triệu dân trên thế giới.

Số LM trong Giáo Hội tiếp tục gia tăng và năm 2008 có 409 ngàn 166 vị, tức là tăng thêm 1142 linh mục so với năm trước đó. Số linh mục tại Âu Châu vẫn có tỷ lệ cao nhất với 47,1%, Mỹ châu 30%, Á châu 13,2%. Tuy nhiên, trong khi số LM tại Á, Phi và Mỹ châu gia tăng, thì số LM tại Âu Châu giảm bớt, từ 51,5 xuống còn 47,1%.

Năm 2008, số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Giáo Hội là 117.024 thầy, tăng thêm 1115 thầy, tức là tăng 1% với với năm trước đó.

Số nữ tu trong toàn Giáo Hội tiếp tục giảm sút. Năm 2008 chỉ còn 739 ngàn chị, tức là giảm gần 62.120 chị so với tình trạng năm 2000, tương đương với 7,8%. Số nữ tu giảm nhiều nhất tại Âu châu (-17,6%), Mỹ châu (-12,9%), Úc châu (-14,9%), trong khi đó số nữ tu gia tăng tại Phi châu (+21,2%) và Á châu (+16,4%). (SD 20-2-2010).
 
Năm thành viên của Giáo Hoàng Học viện yêu cầu thay thế viện trưởng
Bùi Hữu Thư
20:30 20/02/2010
VATICAN (CNS) – Nhiều thành viên của Giáo Hoàng Học Viện về Đời Sống đã đề nghị thay thế Tổng Giám Mục Rino Fisichella, viện trưởng, vì ngài “không hiểu những đòi hỏi về sự tuyệt đối tôn trọng đời sống là gì.”

Lồi yêu cầu này được phổ biến trong một tài liệu được phổ biến cho một vài giới truyền thông, năm ngày sau khi viện kết thúc Đại Hội Thường Niên tại Vatican. Lá thư này được năm trong số 159 thành viện của viện ký tên.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh cho giới báo chí hay ngày 19 tháng 2 là nhóm này chưa gửi một bản sao của lá thư cho Đức Thánh Cha Benedict XVI hay Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone.

Cha Lombardi nói: "Đây là một điều kỳ lạ khi một số thành viên của viện đã làm một yêu cầu như vậy mà lại không gửi đến giới chức có thẩm quyền. Điều này lại còn ngạc nhiên hơn nữa và có vẻ sai trái khi một tài liệu như vậy lại được phổ biến cho quần chúng.

Cha Lombardi cũng nói, "nơi chốn thích nghi để thảo luận về một vấn đề như vậy đúng ra phải là chính trong buổi họp khoáng đại của viện chứ không phải là nơi công cộng.”

Việc chỉ trích Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella là do một bài viết của ngài năm ngoái, trong đó có đề cập đến phản ứng của một Tổng Giám Mục người Ba Tây trước một vụ phá thai được thực hiện với một em bé gái 9 tuổi đã cho thấy có sự thiếu sót về chăm sóc mục vụ và có lòng xót thương.
 
Đức Giáo hoàng chọn Ngày 17 tháng 10 để phong thánh cho Chân Phước Mary MacKillop và Chân Phước Andre Bessette
Trần Mạnh Trác
22:15 20/02/2010
VATICAN CITY - ĐGH Benedict XVI đã công bố sáng 19-2-10 rằng ngài sẽ phong thánh cho Chân Phước Mary MacKillop của Úc và Chân Phước Andre Bessette của Canada, cùng với bốn vị khác, tại Vatican ngày 17 Tháng Mười tới.

Thông báo được đưa ra sau một công̣ nghị "bình thường", là một buổi lễ rất trang nghiêm có sự tham dự của các hồng y đang hiện diện tại Rome.

Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, bộ trưởng Bộ Phong Thánh (Congregation for the Causes of Saints), đọc tiểu sử của các đấng bằng tiếng Latin. Và, vẫn dùng tiếng Latin, ngài yêu cầu Đức Giáo hoàng chính thức ghi tên sáu vị vào danh sách "các thánh."

Đức Giáo hoàng trả lời bằng tiếng Latin, yêu cầu các hồng y hiện diện phát biểu sự đồng thuận. Sau đó, ngài tuyên bố bằng tiếng Latin - là lễ phong thánh sẽ là ngày 17 tháng 10.

Chân Phước MacKillop là vị sáng lập dòng Sisters of st. Joseph of the Sacred Heart, sinh Ngày 15 tháng 1 năm 1842, gần Fitzroy Melbourne; mất tại Sydney 8 tháng 8 năm 1909.

Mặc dù nỗ lực xin phong thánh của chân phước đã được khởi xướng từ năm 1927, nhưng gặp nhiều trở ngại nghiêm trọng, trong số đó là việc chân phước đã từng bị dứt phép thông công một thời gian và nhà dòng đã bị giải tán tạm thời.

Chân phước MacKillop và các sĩ tử khác của nhà dòng đã cam kết di dân theo những người lao động nghèo vào vùng sâu vùng xa để giáo dục con cái của họ. Nhưng các đấng thẩm quyền địa phương không chấp thuận việc các nữ tu sống trong các cộng đồng bị cô lập, thường không nhận được các phép bí tích.

Sau khi bị dứt phép thông công một vài tháng, vị giám mục ra hình phạt đã tha vạ và sau này một ủy ban cuả giáo hội đã minh oan cho chân phước.

Chân phước Bessette là vị xây dựng đền thánh St Joseph's of Mount Royal ở Montreal. Ngài nổi tiếng vì lòng sốt mến, nổi tiếng chữa bệnh thần kỳ và được ca tụng vì các công trình xây dựng đền thờ để tôn vinh Thánh Giuse.

Chân phước Alfred Bessette sinh ngày 9 tháng tám năm 1845, tại Saint-Gregoire d'Iberville, Quebec, ngài bị bệnh dạ dày mãn tính làm cho ngài phải nghỉ học và thường không thể làm việc.

Ở tuổi 25, Chân phước Andre không biết đọc và sức khỏe yếu ớt, bề trên phân công cho ngài làm gác cổng trường Cao đẳng Notre Dame tại Montreal, nơi nhà dòng vừa khai trương một tập viện. Ngài có lần đuà rằng, "Lúc tôi xin vào nhà dòng, thì bề trên đã chỉ cho tôi cửa đi ra."

Ngài qua đời ngày 6 Tháng 1 năm 1937, ở tuổi 91.

Những vị khác cũng được phong thánh ngày 17 tháng 10 là:

- Chân phước Stanislaw Soltys Kazimierczyk, sinh tại Ba Lan, tu dòng Canons Regular of the Lateran, sống năm 1433-1489. Ngài nổi tiếng là một nhà truyền giáo và giải tội.

- Chân phước Juana Josefa Cipitria Barriola của Tây Ban Nha, nữ tu, qua đời năm 1912, thành lập dòng Daughters of Jesus.

- Chân phước Giulia Salzano, người Ý, sáng lập dòng Catechetical Sisters of the Sacred Heart of Jesus; mất năm 1929.

- Chân phước Camilla Battista Varano, nữ tu dòng Poor Clare, sống năm 1458-1524.

Con đường phong thánh của chân phước Camilla Battista Varano là rất bất thường vì ngài không hề có một thể thức chính thức phong thánh. Năm 1843, ĐGH Gregory XVI xét những việc tôn kính đã có từ nhiều thế kỷ cho nên công nhận vị nữ tu dòng Poor Clare này là chân phước. Năm 2005, Đức Giáo hoàng Benedict đã điền vào sự thiếu sót trong qui trình phong thánh bằng cách công nhận ngài đã sống một cuộc đời anh hùng - thường là bước đầu tiên trước khi phong chân phước và phong thánh - và trong tháng 12 vừa qua ĐGH đã ban hành nghị định công nhận một phép lạ nhờ sự bầu cử cuả ngài.
 
Top Stories
The Downfall of Human Rights
Joshua Kurlantzick / Newsweek
10:11 20/02/2010
The Downfall of Human Rights

From the magazine issue dated Mar 1, 2010

Touring Asia in November, Barack Obama hit all the usual presidential themes, including free trade, investment, and strategic alliances, except for one: human rights. During a scripted press conference in Beijing, Obama barely mentioned it. In Shanghai he offered only mild criticism of China's Internet blocks, saying he was a "big supporter of noncensorship." Obama's nonstatements amount to a clear break from nearly three decades of U.S. policy. From its engagement with the brutal Burmese junta to its decision to avoid the Dalai Lama when he first visited Washington during Obama's tenure to its silence over the initial outbreak of protests in Iran, Obama's administration has taken a much quieter approach to rights advocacy than his predecessors George W. Bush and Bill Clinton. "Conceding to China upfront doesn't buy you better cooperation further down the track," says Sophie Richardson of Human Rights Watch.

Obama's waffling was hardly unique. Across Europe, Asia, and Latin America, many democracies have abandoned global human-rights advocacy, trotting it out only for occasional speeches or events like International Human Rights Day. With the prominent exception of Canada, the developed world has fallen mum. Earlier this year European nations handed the chairmanship of the Organization for Security and Cooperation in Europe, one of the major organizations tasked with promoting human rights in Eurasia, to Kazakhstan, a country accused by human-rights groups of arbitrary arrest, detention, and torture. In Japan, Prime Minister Yukio Hatoyama has promised a new dialogue with North Korea, rather than pressuring Pyongyang to first release alleged Japanese abductees. In contrast to predecessors such as Junichiro Koizumi, Hatoyama prefers a soft approach to China as well, calling for far closer ties while all but ignoring the growing climate of repression under the government of Hu Jintao. The Australian government, once known for stinging critiques of China, Burma, and other autocratic regimes, now collaborates with Indonesia and other neighbors to prevent refugees from Sri Lanka and elsewhere from entering the country, instead detaining the migrants in a Guantánamo-like camp on remote Christmas Island. Australian Prime Minister Kevin Rudd has refrained from criticizing China, even for the arrest of an Australian mining executive on what many observers see as a trumped-up spying charge. In France, President Nicolas Sarkozy has failed to deliver on his campaign promise to champion human rights and end the country's old ties to African dictators. Instead of the "new relationship" with Africa that Sarkozy promised, his government has backed the new ruler of Gabon, Ali Bongo Ondimba, despite widespread claims of fraud in his election, and offered a state welcome to Mohamed Ould Abdel Aziz, the general who launched a coup in Mauritania. Foreign Minister Bernard Kouchner, the cofounder of Médecins Sans Frontières, a unique kind of human-rights organization, admitted in an interview, "There is a permanent contradiction between human rights and the foreign policy of a state."

In the developing world, too, young democracies that once seemed ready to stand up for human rights have beat a retreat. After apartheid ended, many activists had high hopes for South Africa's ruling African National Congress, which had benefited from a global pressure movement when it was fighting white rule. Yet the ANC has used its influence at the United Nations to protect not only the brutal regime in Zimbabwe—where South Africa has security and economic interests—but tyrants as far afield as Burma. In December, Thailand, which during the Vietnam War era sheltered tens of thousands of Indochinese refugees, forced some 3,000 Hmong back to Laos, where they could face persecution. Cambodia deported a group of Uighurs back to China, despite the fact that Uighurs previously returned to China have been executed.

The age of global human-rights advocacy has collapsed, giving way to an era of realism unseen since the time of Henry Kissinger and Richard Nixon. In the West, the failure of George W. Bush's moralizing style of democracy promotion, combined with the pragmatism inspired by the global financial crisis, has made leaders far more reticent to assert a high profile on rights issues. In private, Obama officials say that they deliberately took a humbler tone because of the global rejection of Bush's claim that he was fighting in Iraq to advance the cause of democratic rights. But such a strategy, initially appreciated by countries tired of Bush, can go too far. "The administration wanted to send the message that the U.S. is listening to the world again, that they are the anti-Bush," says one former senior State Department official, who did not want to be quoted by name criticizing his old colleagues too harshly. "Rather than saying, 'OK, we have made some mistakes, but we are correcting them, and that doesn't mean we are going to ignore what's going on in Russia, or China, or Iran,' instead they've just gone silent."

And in hard times, human-rights advocacy starts to look like a luxury, particularly when some of the countries whose cooperation is critical to rebuilding the global economy, such as China and oil-rich Kazakhstan, also rank among the worst human-rights abusers. In the flush early 2000s, Tony Blair could afford to make improving governance in Africa a British government priority, but his successor, Gordon Brown, spends most of his time trying to fix Britain's debt morass. In the U.S., the Obama administration's domestic agenda makes it leery of alienating potential partners abroad. As Hillary Clinton said during her first visit to China as secretary of state, "Our pressing on those issues [human rights] can't interfere with the global economic crisis."

The changing global balance of power may now prevent human rights from ever gaining the international attention it did in the 1990s and early 2000s. At that time, leaders and techno-evangelists argued that new technologies would give human-rights campaigners an edge over repressive governments. President Clinton warned Beijing that controlling the Internet would prove as tough as "trying to nail Jell-O to a wall." Well, consider the Jell-O nailed: even though Twitter, Facebook, and other tools have helped Iranian protesters bring their stories to the world, authoritarian governments have figured out how to monitor and block the Internet and other new tools. China's "Great Firewall" is now so extensive that many Chinese Internet users have no idea how much information they are actually missing out on, and countries such as Saudi Arabia and Vietnam have brought in Chinese Internet specialists to learn how to build their own Great Firewalls. And in a tough business climate, few Western technology companies—or Western governments—seem willing to stand up to this Internet censorship. Google's public condemnation of Beijing's alleged hacking drew headlines, but another story got far less notice: no other Silicon Valley giant publicly supported Google's stance.

Many current world leaders also happen to have strongly realist instincts, low-key demeanors, and little inclination to push the cause. Brown, Hatoyama, and Indian Prime Minister Manmohan Singh do not have the idealistic instincts and charisma of a Blair or Koizumi. While Bill Clinton's dynamism helped him make a strong case for human rights in places such as Vietnam and China—the likes of the dour Brown cannot follow that act. In the office of the U.N. secretary-general, Ban Ki-moon is no Kofi Annan. He cuts a retiring pose, meekly leaving Burma last July after the regime refused to allow Ban to meet opposition leader Aung San Suu Kyi. The one leader who has the popularity and flair to press the case for human rights does not have the inclination. Obama's desire to be a consensus builder, even when dealing with brutal governments, also pushes him toward nonconfrontation. He seems to think he can find common ground with anyone, even Sudan's Omar al-Bashir and North Korea's Kim Jong Il. As the historian Walter Russell Mead notes in a lengthy essay in Foreign Policy magazine, the president falls into the Jeffersonian tradition of American leaders, in that he wants to "reduce America's costs and risks overseas by limiting U.S. commitments." He believes "that the United States can best spread democracy and support peace by becoming an example of democracy at home." In contrast, the heirs of Woodrow Wilson, such as John F. Kennedy, Paul Wolfowitz, and, in many ways, Bill Clinton, believed that promoting democratic values abroad helps global stability.

In most democracies, the public has also become far less interested in global human rights. In 2005 crowds around the world attended the Live 8 concerts designed to increase support for aid to Africa; though aid is not solely a human-rights issue, the concerts were a sign of the rich world's international engagement. Don't expect to see any Live 9. With unemployment skyrocketing, the residents of democracies have turned inward, fighting against immigration, rethinking free trade—and paying far less attention to what happens in Iran or Sudan or North Korea. One poll by the Pew Research Center, released in December, found that 49 percent of Americans believe that the U.S. should "mind its own business" internationally, leaving other nations to work out their problems themselves. That was the highest percentage of Americans expressing isolationist sentiment in four decades.

Today the lack of interest in human rights has been virtually institutionalized in Washington and other capitals. A decade ago, policymakers could move up the ladder within bureaucracies like the U.S. State Department, the British Foreign Office, or Germany's Foreign Ministry by focusing on human rights, but today advocating for global freedom will get you nowhere. In many Western democracies, increasingly partisan politicians apply far greater scrutiny to every detail of diplomats' records, and human-rights work requires aggressive, often controversial statements and actions—just the types of activities that could get a promotion blocked by elected legislators. When Britain's ambassador to Uzbekistan, Craig Murray, criticized that regime's abuses (and Britain's tolerance of them), he was recalled to London and removed from his post. Britain's relationship with Uzbekistan was deemed critical to the war on terror, and Murray's bosses apparently thought he was freelancing too much with his opinions. As a result, government bureaus that focus on human rights often have become dumping grounds for the weakest diplomats and places "where Foreign Service officers don't want to serve," according to one former staffer in that bureau.

Other structural changes bode poorly for human-rights advocacy. While the major democracies dominated the world stage in the 1990s, today autocracies like Russia and China have found that economic success can co-opt the middle class, normally the main source of support for human rights. In China, the government has boosted salaries for opinion leaders like professors, opened up membership in the Communist Party to entrepreneurs, and taken other steps to ensure that the regime's success enriches the middle class as well. This strategy works: in polls conducted by the Pew research organization, Chinese respondents had a higher level of satisfaction with conditions in their country than almost any other people in the world. Now the autocracies are effectively exporting this model. Growing aid from China makes it easier for lesser autocracies to dismiss Western pressure on human rights. In December, Cambodian Prime Minister Hun Sen, who has ruled for three decades and stands accused of creating a climate of fear for political opponents, praised China for building roads and bridges with "no complicated conditions."

China and Russia have started to twist the concept of human rights in ways that gut its meaning. In a paper issued in June, Freedom House notes that Chinese President Hu Jintao's report to the 17th Party Congress in 2007 used the words "democracy" and "democratic" some 60 times, without ever explaining how China qualifies as a democracy. "Russia and China are working to muddy the waters abroad as well," wrote Freedom House. Indeed, the Kremlin backs organizations operating in Central Asia and the Caucasus that mimic Western groups like Amnesty International or America's National Endowment for Democracy, but work to promote Putin-style "managed democracy," essentially authoritarianism with a thin veneer of social freedoms. Similarly, China now runs training programs for as many as 15,000 foreign officials annually, including many legal specialists and local authorities, who learn how China has managed to open its economy without allowing real political liberalization.

It's possible that the old idealism will return, just as Jimmy Carter followed Gerald Ford and Richard Nixon. The yearning for freedom remains, and after a slow start, Obama's administration has begun making human-rights advocacy a higher priority, finally meeting with the Dalai Lama, stepping up its criticism of Zimbabwe and Iran, appointing a special envoy for human rights in North Korea, more aggressively condemning Internet censorship in China, and taking China to task for its alleged attacks on Google. But the fact is that the past year has been one of the toughest in decades for prominent dissidents. Freedom House's report "Freedom in the World," released in January, revealed a global decline in political freedoms and civil liberties for the fourth year in a row, the longest drop in the almost 40 years that the survey has been produced. The decline stems from repressive governments cracking down harder, and leading democracies apparently "losing their will" to speak out in response. A recent string of major dissident cases—including China's rounding up signers of the Charter 08 call for rule of law, and sentencing activist Liu Xiaobo to 11 years in jail, as well as crackdowns in Vietnam and Central Asia—has received what Chris Walker of Freedom House considers "astonishingly little attention and support from the democracies."

It's only going to get tougher. The global recession may give way to a long period of slow growth, particularly in the leading democracies. If China can stymie democracy today, how much more influential will it be when its economy is the world's largest? Though Obama may be focusing more on rights now, the president's power is decreasing after his first, honeymoon year in office, and has taken a hit from the recent loss of the Democrats' super-majority in the Senate. New and potential future leaders in other major democracies—Jacob Zuma, David Cameron—haven't demonstrated much interest in international human-rights advocacy. And realism and isolationism, once ingrained, can be hard to shake off. In the past, it has required cataclysmic historic events to spark idealism, like the fall of the Berlin Wall or the 9/11 attacks, to shake Western populations out of their torpor.

Kurlantzick is a fellow at the Council on Foreign Relations.

Find this article at http://www.newsweek.com/id/233914
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giảng Lễ An Táng cố Linh mục Giuse Dương Đức Toại, Giám Đốc Caritas Tổng Giáo Phận Huế
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
09:31 20/02/2010
Giảng Lễ An Táng cố Linh mục Giuse Dương Đức Toại, Giám Đốc Caritas Tổng Giáo Phận Huế (20-02-2010)

Kính lạy Đức Giám Mục Chủ Tế,
Kính lạy Đức Đan Viện Trưởng Thiên An,
Kính thưa Quý linh mục đồng tế,
Kính thưa Ông Bà,
Thưa Anh Chị,
Và các em thân mến.


Linh mục nào, cũng như mọi người, đều phải chết, nếu không chết trong năm nầy, thì cũng chết trong trong năm khác. Nhưng không phải linh mục nào cũng được chết trong Năm Linh Mục, là Năm đầy hồng phúc cho linh mục, Năm mà linh mục được Chúa ban đầy tràn hồng ân hơn những năm khác, Năm mà Giáo Hội trên thiên đàng gồm các Thánh Nam Nữ, cũng như Giáo Hội dưới trần gian, gồm hằng tỷ người công giáo, ngày nào cũng cầu nguyện cho linh mục được sống thánh và chết lành. Chúa nhậm lời cầu nguyện, và đã cho Cố linh mục Giuse được qua đời trong Năm Linh Mục hồng phúc nầy.

Cố linh mục Giuse: sinh ngày 13.06.1941 tại An Ninh, Cửa Tùng, Quảng Trị. Ngài đã trải qua Tiểu Chủng Viện Phú Xuân Huế, Đại Chủng Viện Phú Xuân Huế và Đại Chủng Viện Thị Nghè Saigon.

Năm nổi bật thứ nhất trong cuộc đời của cố linh mục Giuse là năm 1968: đây là Năm Mậu Thân đau khổ, nhưng đối với cố linh mục Giuse, đây là năm ngài được hồng phúc lãnh chức linh mục dưới chân Đức Mẹ La Vang ngày 22-8.

Năm nổi bật thứ hai trong cuộc đời của cố linh mục Giuse là năm 1995. Sau khi làm cha phó giáo xứ Tân Thuận 01 năm (1968-1969), làm giáo sư Trường Thiên Hựu 03 năm (1969-1972), làm quản xứ Quy Lai 03 năm (1972-1975), làm quản xứ Sịa Thạch Bình 20 năm (1975-1995), năm 1995, ngài làm quản nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang 11 năm (1995-2006).

Năm nổi bật thứ ba trong cuộc đời của cố linh mục Giuse là năm 2006, khi ngài làm Giám Đốc Cơ Quan Caritas Bác Ái-Xã Hội của Tổng Giáo Phận Huế 05 năm (2006-2010), chuyên lo cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới được ăn mặc.

Và giờ đây, đối với cố linh mục Giuse, không còn là những năm nổi bật nửa, mà là Ngày nổi bật: ngày mà Chúa Giêsu đưa ngài vào cõi sống bất diệt (vì ngài là linh mục đời đời của Chúa Giêsu, đã tận tình phục vụ Chúa Giêsu trong 42 năm làm linh mục), ngày mà Đức Mẹ Maria đưa ngài vượt qua biển trần gian đến bến thiên đàng (vì ngài đã lo rất nhiều cho Đức Mẹ trong vòng 11 năm ở Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang), ngày mà Thánh Cả Giuse đưa người con của mình về với Chúa (vì ngài rất sùng kính Thánh Cả Giuse, Bổn Mạng kẻ mong sinh thì): ngày nổi bật đó, là ngày ngài qua đời tạm nầy để về Quê Trời vĩnh viễn: ngày Mồng Bốn Tết Canh Dần, ngày 17/02/2010 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, hưởng thọ 69 tuổi.

Cộng Đoàn Phụng Vụ thân mến!

Linh mục là người chết trong Chúa, như lời sách Khải Huyền: “Tôi lại nghe có tiếng phán từ trời: Hãy viết: Phúc cho các kẻ từ nay được chết trong Chúa” (Kh 14,13).
Linh mục là người chết theo thánh ý Chúa, như gương Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha”. (Lc 23,46)
Linh mục là người chết trong an bình, như lời cụ Ximêon thốt ra: “Giờ đây, lạy Chúa, xin cho tôi tớ Chúa ra đi bằng an như lời Chúa đã hứa.” (Lc 2,9)
Linh mục là người chết trong sự yêu thương tha thứ, như gương thánh Têphanô cầu nguyện trước khi bị quân nghịch ném đá chết: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội của họ!” (Cv 7,60)
Linh mục là người chết trong đức tin kiên cường như lời thổ lộ tâm huyết của thánh Phaolô: “Giờ chết của thầy đã gần kề. Thầy đã chiến đấu anh dũng, thầy đã chạy đến cùng đường và thầy đã giữ vững được đức tin.” (2 Tm 4,6)
Linh mục là người chết hạnh phúc. Khi sống, linh mục không có gì: không vợ, không con, không của cải, không tài sản; và nếu linh mục có gì, là để phục vụ Giáo Hội và tha nhân. Nhưng lạ thay, khi chết, linh mục lại có tất cả, vì linh mục luôn có kho tàng quý báu nhất trên trần gian nầy để trao ban cho kẻ khác và để cho mình được hưởng, đó là Chúa (vì được Chúa là được tất cả, vì có Chúa là có mọi sự). Trong cuộc đời mình, lời linh mục thốt ra nhiều nhất, là lời “Chúa ở cùng anh chị em” – Và giáo dân xác tín linh mục có “đầy Chúa”, nên nhanh nhẹn đáp lại ngay: “Và ở cùng Cha.”
Linh mục là người, sau khi chết, được Chúa Giêsu hứa thưởng đặc biệt trên nước Trời: “Thầy về trời dọn chỗ cho các con để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó với Thầy”. (Ga 14,3)

Là con người, không ai mà không có lỗi: nhân vô thập toàn; lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Linh mục cũng là người, bởi thế, không có linh mục nào mà không có lỗi.

Ngày ngày, trong Thánh Lễ, linh mục dẫn đầu cộng đoàn phụng vụ trong nghi thức sám hối: “Xin Chúa thương xót chúng con!”

Con Thiên Chúa xuống thế làm người, mang danh Giêsu, nghĩa là Đấng Cứu Thoát Dân mình khỏi Tội.

Chúa Giêsu và Mẹ Maria của Ngài, cũng là Mẹ của chúng ta, rất thương mọi người chúng ta là kẻ có tội, đặc biệt rất thương linh mục là người được Ngài chọn để tha tội cho kẻ khác.

Linh mục là người sống với tội nhân (đặc biệt trong Bí Tích Giải Tội, trong Bí Tích Xức Dầu), và khi chết, linh mục cũng chết trong hàng ngũ của tội nhân (cầu cho con là kẻ có tội khi nầy và trong giờ lâm tử).

Nhưng chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu thương linh mục hơn những người khác. Đức Mẹ Maria cũng thương linh mục hơn những người khác. Vì thế, Thánh lễ An Táng Cố Linh mục Giuse hôm nay, là một nguồn an ủi và hy vọng lớn lao, cho những ai đang còn sống để cầu nguyện cho Cố linh Mục Giuse, và cho chính Cố Linh mục Giuse được chóng về với Chúa, với Mẹ, và với Thánh Cả Giuse trên nước thiên đàng. Amen.

 
Thánh lễ an táng Lm Giuse Dương Đức Toại
Trương Trí
09:41 20/02/2010
THÁNH LỄ AN TÁNG CỐ LINH MỤC GIUSE DƯƠNG ĐỨC TOẠI.

Cựu Quản nhiệm Trung Tâm Thánh mẫu toàn quốc LaVang.

Nguyên Giám đốc Trung tâm Caritas, Đặc trách Ban Bác ái Xã hội Tổng giáo phận Huế.

ĐÔI ĐIỀU TÂM TÌNH VỀ CỐ LINH MỤC:

Khi nghe tin Linh mục Giuse Dương Đức Toại qua đời vào chiều mùng 4 tết, đúng vào ngày thứ tư lễ Tro mở đầu mùa Chay Thánh, rất nhiều người bất ngờ. Lúc còn quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu toàn quốc LaVang, Ngài đã bị tai biến mạch máu nảo rất nặng, nhưng cũng nhờ niềm tin vào Đức Mẹ, nhờ vào tràng chuổi Mân côi, Ngài đã qua khỏi mặc dù vẫn bị di chứng nửa người, Ngài vẫn hăng say nhiệt tình trong việc kiến thiết xây dựng LaVang càng ngày càng khang trang, tổ chức thành công bao kỳ Đại hội với số lượng khách hành hương lên đến nửa triệu người. Đặc biệt, Ngài rất quan tâm đến việc truyền thông quảng bá về Đức Mẹ LaVang, nhiều lần diễn ra đại hội, chính Ngài đã đích thân dẫn tôi lên Lễ Đài hoặc lên Linh Đài Đức Mẹ để có thể chụp những tấm hình chuẩn nhất và đẹp nhất làm tư liệu cho bài viết.

Trong thời gian Ngài Đặc trách Ban Bác Ái Xã Hội của giáo phận, Ngài đã liên hệ với biết bao ân nhân trong và ngoài nước mà Ngài quen biết, cũng như nhiều tổ chức từ thiện quốc tế để xin trợ giúp cho những công tác xã hội mà Ngài đảm trách. Nhất là sau những trận thiên tai bão lủ, biết bao nơi réo gọi cứu trợ khẩn cấp, Ngài không quản ngại lầy lội gió mưa để kịp thời đưa hàng cứu đói về tận nơi cho bà con hoạn nạn. Cũng chỉ cách đây mấy tháng, cơn bão số 9 tàn phá kèm theo lủ lớn, Ngài đã lặn lội đến từng nơi thăm hỏi động viên và tặng quà cho bà con. Những nơi thiệt hại nặng nề, Ngài đã đích thân mang hàng cứu trợ về nhiều lần. Nhìn dáng đi liêu xiêu của Ngài, không ai có thể ngờ được Ngài đã trên từng cây số với bà con thiếu đói sau khi thiên tai xảy ra, Ngài lại phải kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của bà con phương xa, qua Thông tấn xã Công giáo ( Vietcatholic ) nhiều ân nhân đã gởi về giúp đở cho những nạn nhân.

Biết bao dự án mà Ngài đang ấp ủ, ý tưởng giúp bà con phục hồi cuộc sống luôn đau đáu trong tâm tư. Giờ đây những dự án ấy đành dở dang, bà con nghèo khổ mất đi một mục tử nhân lành, một ông tiên cứu đói lúc lâm nguy.

THÁNH LỄ AN TÁNG:

Từ lúc 5 giờ sáng, trong tiết trời giá lạnh, hầu hết các linh mục trong Tổng giáo phận Huế đều có mặt để di quan cố linh mục Giuse từ Nhà Chung lên nhà thờ chính tòa Phủ cam, các tu sĩ nam nữ và rất đông giáo dân từ khắp nơi về tham dự thánh lễ tiễn đưa linh cửu Ngài về nơi an nghỉ.

Xem hình lễ an táng Lm Dương Đức Toại

Thánh lễ đồng tế trang trọng do Đức Giám mục Phụ tá F.X. Lê Văn Hồng chủ tế, thay mặt Đức Tổng giám mục giáo phận cùng toàn thể linh mục đoàn, Đức cha chủ tế đã nói:” Trong bầu khí trầm lắng và bình an của thánh lễ an táng, chúng ta cúi đầu đón nhận và vâng phục Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chuá trước sự ra đi của người anh em linh mục thân yêu, với niềm tin sắt đá vào sự phục sinh ngày sau.Bên quan tài của cha Giuse, tôi tin rằng Đức Tổng giám mục giáo phận cũng như linh mục đoàn và cộng đồng dân Chúa, xin chia sẽ nỗi thương tiếc sâu xa với thân nhân và bằng hữu xa gần của cha Giuse, xin dâng lên Thiên Chúa cái chết của cha như một hiến lễ tình yêu để ngợi khen và cảm tạ những hồng ân mà Ngài đã ban xuống cho cha Giuse khi còn sống, xin cám ơn cha vì tất cả những gì cha đã phục vụ giáo phận cũng như cho cộng đoàn mà cha đã được giao phó trong suốt 42 năm linh mục. Nhờ lời cầu bàu của Mẹ LaVang, Người Mẹ mà cha đã gắn bó trong suốt 11 năm tại Trung tâm Thánh mẫu, xin Thiên Chúa là Cha nhân lành giàu lòng thương xót tha thứ mọi lỗi lầm thiếu sót để cha được hưởng hạnh phúc trên trời.”

Với lòng thương yêu vô hạn, đại diện các giáo xứ mà cha Giuse đã từng phục vụ, các dòng tu nam nữ, cộng đoàn dân Chúa sốt sắng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho ngài. Nhiều linh mục nghĩa tử cùng thân nhân với vành khăn tang trên đầu, ngậm ngùi xúc động nhưng vẫn được an ủi trước bài giảng hùng hồn của cha Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang, minh chứng cho cái chết đầy hồng ân của cha Giuse:” Linh mục nào cũng như mọi người đều phải chết, không chết trong năm này thì cũng chết trong năm khác. Nhưng không phải linh mục nào cũng được chết trong năm Linh Mục, là năm đầy hồng phúc cho linh mục, năm mà linh mục được Chúa ban đầy Hồng Ân hơn những năm khác, năm mà giáo hội trên thiên đàng gồm các Thánh nam nữ, cũng như giáo hội dưới trần gian, gồm hàng tỷ người công giáo, ngày nào cũng cầu nguyện cho linh mục được sống thánh và chết lành. Chúa nhậm lời cầu nguyện và cho cố linh mục Giuse được qua đời trong năm Linh mục hồng phúc này...Linh mục là người chết theo thánh ý Chúa, như gương Chúa Giêsu trên thập giá: `` Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay cha’’.Linh mục là người chết trong an bình, như lời cụ Ximêon thốt ra:`` Giờ đây, lạy Chúa, xin cho tôi tớ Chúa ra đi bình an như lời Chúa hứa.’’ Linh mục là người chết trong sự yêu thương tha thứ, như gương thánh Têphanô cầu nguyện trước khi bị quân nghịch ném đá:``Lạy Chúa xin đừng chấp tội họ’’. Linh mục là người chết trong đức tin kiên cường như lời thổ lộ tâm huyết của thánh Phaolô:``Giờ chết của tôi đã gần kề. Tôi đã chiến đấu anh dũng, tôi đã chạy đến cùng đường và tôi đã giữ vững được đức tin’’.Linh mục là người chết hạnh phúc: khi sống linh mục lhông có gì, không vợ không con, không của cải vật chất, không tài sản; và nếu linh mục có gì là để phục vụ giáo hội và tha nhân; nhưng lạ thay khi chết linh mục lại có tất cả, vì linh mục luôn có kho tàng quý giá nhất trên trần gian này để trao ban cho kẻ khác và cho mình được hưởng đó là Chúa. Trong cuộc đời mình, lời linh mục thốt ra nhiều nhất là lời:” Chúa ở cùng anh chị em”. Linh mục là người sau khi chết được Chúa Giêsu hứa thưởng đặc biệt trên nước trời:” Thầy về trời dọn chổ cho các con để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó với Thầy”.

Cha Giuse được nhận thiên chức linh mục dưới chân Mẹ LaVang, với một lòng sùng kính Mẹ đăc biệt, với công lao suốt 11 năm phục vụ dưới chân Mẹ, nhờ lời cầu bầu của Mẹ, xin cho cha Giuse sớm hưởng vinh phúc trên trời.

TRƯƠNG TRÍ.
 
Lễ giỗ và tảo mộ hai vị khai canh làng Dương Sơn
Trương Trí
09:48 20/02/2010
LỄ GIỔ VÀ TẢO MỘ HAI VỊ TỔ KHAI CANH LÀNG DƯƠNG SƠN.

Giaó xứ Dương sơn thuộc Tổng giáo phận Huế là một giáo xứ lâu đời có bề dày lịch sử hơn 300 năm, địa danh hành chính là làng Dương sơn, xã Hương toàn huyện Hương trà,tỉnh Thừa thiên Huế. Là một làng công giáo hoàn toàn, các con đường làng dẫn về từng xóm được mang tên một vị Thánh tử đạo Việt nam. Làng Dương sơn cũng đã từng trải qua biết bao đau thương của những cuộc bách đạo, phân sáp. Thế nhưng, mọi người vẫn một lòng trung kiên với Chúa, bền vững Đức tin để tồn tại và phát triển tốt đẹp đến ngày nay.

VÀI NÉT SƠ LƯỢC GIÁO XỨ DƯƠNG SƠN :

Dưới thời vua Trần anh Tông, công chúa Huyền Trân được gả cho vua Chiêm là Chế Mân, với lễ vật là 2 châu Ô và Rí. Năm 1307, sau khi nhận đất, triều đình nhà Trần đổi tên lại thành Hóa châu và Thuận châu, đồng thời cử tướng Đoàn Nhữ Hài thiết lập guồng máy cai trị và cho di dân từ các Thanh Nghệ Tĩnh và bắc Quảng trị vào sinh sống lập nghiệp ở miền đất này. Trong đó có hai vị họ Phan và họ Trần khai canh khai khẩn làng Dương sơn. Về sau này, nhiều họ tộc khác đến sinh sống và cùng nhau đồng cam cộng khổ xây dựng và phát triển làng Dương sơn cho đến ngày nay. Hiện nay dân số làng Dương sơn có khoảng 1100 người, trên 1 ngàn người là con cháu đang sinh sống ở các tỉnh khác và trên 100 người ở hải ngoại.

Ngay từ những năm đầu tiên, khi các vị thừa sai Pháp và Ý đến truyền giáo tại Việt nam, và khi các ngài đến Huế thì Dương sơn là một trong những vùng được đón nhận đức tin trước tiên. Trong đó có cha Emmanuel Bổn là người đã có công thành lập họ đạo Dương sơn, vì theo giáo sử thì vào năm 1696 họ đạo Dương sơn đã có tên chính thức trong bản báo cáo mà cha Labbe’, cha chính địa phận đệ trình về tòa Thánh. Trãi qua biết bao biến cố tang thương của thời cuộc, bao cuộc tàn sát bách đạo dưới các triều đại nhà Tây sơn và nhà Nguyễn, giáo dân Dương sơn đã có nhiều vị tử đạo, bị mang án “Thảo tượng”(án phạt cắt cỏ cho voi suốt đời, trên trán bị khắc hai chữ tả đạo). Chủng viện Dương sơn cũng một thời tồn tại cùng với dòng Mến Thánh giá dưới thời cha Jaccard năm 1829. Tu viện Mến Thánh giá Dương sơn vãn còn tồn tại cho đến ngày nay. Dưới thời Minh mạng, vụ án tranh chấp ruộng đất với làng Cổ lão, một làng lương dân, trở thành vụ án tôn giáo, có 72 người bị xử trong đó có ông cựu lý trưởng bị xử tử giam hậu, ông lý trưởng tân và một số lính bị khổ sai chung thân. Sắc dụ” Phân sáp “ dưới triều Tự đức dẫn đến việc giáo dân Dương sơn bị khắc chữ “Tả đạo “ trên má và bị phân tán vào các làng lương, nhà cửa ruộng vườn bị tịch thu. Sau hòa ước Nhâm tuất mới được tha về, mọi người vẫn một lòng trung kiên giữ vững đức tin.

Có lẻ cũng nhờ thấm đượm dòng máu tử đạo anh hùng đó, giáo xứ Dương sơn đã có 17 linh mục và nhiều tu sĩ nam nữ cho giáo hội công giáo Việt nam.

LỄ GIỔ TỔ VÀ TẢO MỘ:

Thường lệ hàng năm, ngày mùng 8 tết âm lịch, toàn bộ con cháu làng Dương sơn đều qui tụ về tham dự lễ giổ tổ 2 vị tổ khai canh họ Phan và họ Trần. Cho dù ở bất cứ nơi đâu, con cháu đều một lòng hướng về quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rún. Sau lễ giổ tổ, con cháu các họ, các chi phái mới được phép tổ chức lễ giổ các chi tộc của mình. Nhưng ai bất tuan lệ làng đều bị phạt.

Xem hình giỗ và tảo mộ hai vị tổ khai canh làng Dương Sơn

Lễ giổ các vị tổ khai canh khai canh làng Dương sơn năm nay nhằm vào Chúa nhật thứ nhất mùa chay nên được dời lại ngày thứ bảy mùng 7 tết. Từ sáng sớm, tất cả dân làng đều có mặt tại Đất Thánh làng Dương sơn để tham dự thánh lễ. Trước khi vào thánh lễ, các bô lão đại diện cho dân làng cúng mâm cau trầu rượu trước mộ tổ, niệm hương và dâng hoa, tỏ lòng thành kính và tri các vị đã có công khai khẩn thành lập làng, tạo phúc cho con cháu đời sau.

Thánh lễ đồng tế do linh mục ĐaMinh Phan Hưng, giám đốc Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Huế chủ tế. Ngài là một người con ưu tú, là niềm tự hào của làng Dương sơn. Cùng đồng tế có linh mục quản xứ, linh mục cựu quản xứ, linh mục Antôn Huỳnh Đầy Bề trên tổng quyền dòng Thánh tâm Huế cũng là con cháu Dương sơn và các linh mục con cháu khác.

Trong bài giảng lễ, linh mục chủ tế Đaminh Phan Hưng đã bày tỏ lòng tri ân đến các vị khai canh, các linh mục đã coi sóc và gầy dựng nên giáo xứ Dương sơn ngày nay, các vị tiền nhân đã một lòng trung kiên với đạo Chúa. Con chim có tổ, nước có nguồn, con người có cha có mẹ, có ông bà tổ tiên. Đạo làm con phải hiếu, khi ông bà cha mẹ còn sống thì tết, khi các vị chết đi thì ngày tết cũng chạp mộ. Nhưng quan trọng hơn hết của chữ hiếu là khi cha mẹ còn sống thì cho cha mẹ ăn, chứ không phải đợi đến khi cha mẹ chết mới làm văn tế ruồi.

Có thể nói không nơi nào, không có một làng công giáo nào có một lệ tục giổ mộ tổ long trọng như làng Dương sơn, nhắc nhủ con cháu đạo làm người, tạo tình đoàn kết yêu thương. Dù đi xa mấy cũng luôn nhớ đến ngày giổ tổ, ông bà tổ tiên. Tri ân các bậc tiền nhân đã dành phúc đức cho con cháu về sau:

Tổ công tôn đức thiên niên thuận

Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.


(công đức tổ tiên ngàn năm thịnh, hiếu hiền con cháu vạn đời ngay)

Sau lễ giổ, mọi người ai nấy đều tập trung tại nhà Hiệp nhất của giáo xứ dự tiệc, những người con xa quê có dịp cùng lúc hàn huyên tâm sự với nhiều người, tay bắt mặt mừng, tạo một tình đoàn kết yêu thương.
 
Lễ khánh thành đền kính thánh Phaolô Lê Bảo Tỉnh tại làng Trinh Hà Thanh Hóa
Teresa Avila Thùy Chi
10:03 20/02/2010
NGÔI ĐỀN NHỎ KÍNH THÁNH PHAOLÔ LÊ BẢO TỊNH TRONG LÀNG TRINH HÀ

Sáng ngày 18.2.2010, cũng là ngày mồng 5 tháng Giêng năm Canh Dần âm lịch, tôi đi hành hương giáo xứ Trinh Hà, quê hương của thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Làng Trinh Hà đông vui trong ngày xuân năm mới với sự có mặt của trên 2.000 giáo dân từ các giáo hạt, đặc biệt là Giáo hạt Mỹ Điện thuộc Giáo phận Thanh Hoá, giáo dân đã tề tựu về đây để mừng Lễ Khánh thành Nhà Hành Hương Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh (khởi công xây dựng ngày 18.1.2009 và hoàn thành ngày 15.12.2009). Ngay từ sáng sớm, khi tôi đến giáo xứ Trinh Hà thì đã thấy tiếng xe cộ, tiếng nói cười trò chuyện về Nhà Hành Hương, và ai cũng vui khi được biết vị cha chung của Giáo phận là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cùng với quý cha, quý tu sĩ và quý vị ân nhân cùng quý khách sẽ đến giáo xứ lúc 8h30' để cắt băng khánh thành Nhà Hành Hương Lê Bảo Tịnh. Và trên khuôn mặt của những giáo dân giáo xứ Trinh Hà với người dân trong làng Trinh Hà biểu lộ niềm vui mừng phấn khởi trước sự kiện này.

Làng Trinh Hà thuộc xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa có vị trí kề sát trục đường Quốc lộ 1A cách Tòa Giám Mục Thanh Hóa ở trung tâm thành phố Thanh Hóa 15km và từ đường QL 1A vào Nhà thờ đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh chưa đến 500m. Ngôi nhà thờ nhỏ bé có khoảng 100 chỗ ngồi được xây dựng năm 1987 và khánh thành ngày 30.6.1997 thời Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm nay là Đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Số giáo dân của giáo xứ Trinh Hà là 397 nhân danh ở trong Trinh Hà có 209 giáo dân, hai giáo họ Linh Xá có 135 giáo dân và giáo họ Vĩnh Gia có 53 giáo dân. Trong lúc đợi đến giờ ra ngoài đình làng đón Đức cha, quí cha và quí khách, cha chính xứ Micheal Trịnh Ngọc Tứ trò chuyện với tôi ít phút. Nghe cha xứ kể thì tôi được biết con cháu trong dòng họ gia đình cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh vẫn đang sinh sống trong làng Trinh Hà nhưng chỉ một số rất ít là người Công giáo, phần nhiều là lương dân. Tôi cảm thấy chạnh lòng và thầm dâng lời cầu nguyện cho những người thân trong gia đình của cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Giáo dân từ khắp nơi đang đi vào đường làng, xe máy xe đạp để chật kín các đường ngõ xung quanh Nhà thờ Đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh và Nhà Hành Hương, ai ai cũng nhường nhịn nhau và vui cười phấn khởi. Trong số đông những giáo dân đang đi vào Nhà Hành Hương, tôi thấy thấp thoáng bóng một nữ tu già trong tu phục của
dòng Mến Thánh Giá đang đứng bên cổng Đền thánh đưa mắt ngóng đợi đoàn của Đức cha và quí cha đi vào đây. Dì có dáng người nhỏ và gầy, trên gương mặt già nua ấy hiện lên nhiều nếp nhăn nhưng nụ cười của hàm răng đen nhánh như làm cho dì trẻ lại. Tôi hiểu là dì đã cao tuổi nên chủ động tới chào dì và tôi nhận ra ngay, dì là người nữ tu mà trong bao năm qua vẫn âm thầm lặng lẽ phục vụ đèn nến hương trong Nhà thờ Đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Đó là nữ tu Maria Đỗ thị Liên, năm nay dì 76 tuổi, dì phục vụ trong giáo xứ từ năm 1964. Một cử chỉ thân ái của dì khi dì cầm tay tôi dẫn ra ngoài đình làng để đi đón Đức cha. Phấp phới trong gió đồng nội và mưa xuân nhè nhẹ là những lá cờ màu sắc xanh đỏ vàng trong tay của giáo dân, những bộ áo quần màu đỏ màu hồng của các em thiếu nhi và những tà áo dài của các bà các chị. Ngoài sân Nhà Hành Hương đội kèn trống Đông Quan y phục chỉnh tề cũng đang tiến ra đình làng theo sự hướng dẫn của cha chính xứ Micheal Trịnh Ngọc Tứ cùng đi đón Đức cha, quí cha và quí khách vào Nhà thờ Đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh.

Đúng 8h45’, đoàn rước Đức cha và quí cha từ Đền thánh tiến sang Nhà Hành Hương Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Theo sự hướng dẫn của Ban tổ chức, giáo dân đứng thành hai hàng hai bên đường làng chào đón đoàn rước Đức cha đi qua và tôi thấy những người lương dân trong làng cũng ra ngõ xem đoàn rước, xem lễ cắt băng khánh thành Nhà Hành Hương. Cha xứ Micheal Trịnh Ngọc Tứ đã thay mặt cộng đoàn giáo xứ tri ân Đức cha, quí cha, quí tu sĩ và quí vị ân nhân cùng quí khách, ngài tâm sự: “Có lẽ đã hơn một lần rồi, có những cha, những thày, các nam nữ tu sĩ và giáo dân phàn nàn với con rằng Cha Thánh Tịnh chẳng làm lấy vài phép lạ để cho dân Làng Hà theo đạo. Cha Thánh khiêm tốn quá! Âm thầm quá! Nhưng con thiết nghĩ rằng Cha Thánh Tịnh đã làm nhiều phép lạ nhãn tiền. Thật vậy, một trong những phép lạ lớn nhất đó là ngày hôm nay, giáo xứ Trinh Hà bắt đầu lại bước sang một trang sử mới trong dòng lịch sử của giáo phận Thanh Hóa. Quả thật, những điều mà mọi người ai ai cũng cảm thấy khó có thể hoặc không thể xảy ra tại quê hương của vị thánh tử đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh, thì hôm nay đã trở thành hiện thực.

của Thiên Chúa trong từng giây phút của cuộc đời.Thật vậy, ai dám nghĩ rằng làng Trinh Hà sẽ có ngày hôm nay? Cách đây ngót ngét một năm, nơi đây chỉ là một cái ao sình lầy bẩn thỉu, ô nhiễm môi trường. Nhưng giờ đây tất cả đã được đổi thay. Chính Thiên Chúa đã an bài và biến đổi mọi sự nhờ lời cầu bầu của cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Thật là chẳng có gì mà Thiên Chúa không có thể làm được!”

Nghi thức đầu tiên trong lễ làm phép Nhà Hành Hương Lê Bảo Tịnh đó là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cùng với cha Micheal Trịnh Ngọc Tứ, đã đến niệm hương trước bàn thờ thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, phía trước lư hương là quách đựng xương thánh cũng như bức tượng ngài tạc lại chân dung cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh hiền hậu, giản dị và khiêm tốn. Trong giờ phút linh thiêng, Đức cha Giuse đã thân thưa với ngài: “Chúng con là Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân và quan khách khắp nơi đổ về đây để thắp lên nén hương tượng trưng cho tấm lòng của giáo phận, của quê hương Trinh Hà của cha thánh. Cùng với làn hương đang bay lên, chúng con xin dâng lên cha thánh sự ngưỡng mộ của chúng con. Cha thánh chính là niềm kiêu hãnh của Giáo phận Thanh Hóa, của quê hương Hoằng Hóa và làng Trinh Hà. Chúng con xây dựng công trình này để tưởng niệm công chức của ngài đã để lại cho Giáo Hội Việt Nam, cho Giáo phận Thanh Hóa và cho giáo xứ quê hương của cha thánh. Với làn hương này, chúng con cũng xin dâng lên cha thánh lời cầu xin. Xin ngài hãy bầu cử cho giáo phận, cho quê hương được luôn luôn thăng tiến trên con đường đức tin theo mẫu gương mà cha thánh đã để lại. Xin cha thánh hãy nhận nén hương này như tất cả tâm tình của chúng con của ngày hôm nay”.

Sau nghi thức làm phép Nhà Hành Hương Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh diễn ra trong vòng bốn mươi lăm phút đồng hồ do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh Giám mục Giáo phận chủ sự, đoàn rước đã trở lại Nhà thờ Đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh trong tiếng kèn trống vang dội chuẩn bị cho một thánh lễ trọng thể tạ ơn Thiên Chúa và thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh sẽ bắt đầu lúc 10h đúng.

Đoàn đồng tế gồm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh và khoảng 28 linh mục trong Giáo phận, cùng đông đảo giáo dân đến tham dự, tất cả tề tựu hết trong nhà thờ và ngoài sảnh, ngoài sân nhà thờ.

Trong bài giảng lễ, vị cha chung của giáo phận đã nhắc nhở mọi người hãy quan tâm đến lòng sùng kính đối với các thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, vị thánh nổi tiếng nhất với tài trí thông minh, sự thánh thiện và cái chết anh dũng của ngài tại pháp trường Bảy Mẫu, Đức cha Giuse giải thích: “Khi quyết định phong thánh cho 117 vị, Tòa thánh đã chọn Thánh Anrê Dũng Lạc đứng đầu sổ là vì thánh Anrê Dũng Lạc là vị thánh của tử đạo của Tổng Giáo phận Hà Nội – Việt Nam, cho nên Tòa thánh trân trọng vị trí của Tổng Giáo phận Hà Nội nên đã để vị thánh Anrê Dũng Lạc lên đầu sổ, đáng lý ra phải là “Phaolô Lê Bảo Tịnh và các bạn tử đạo”. Nhắc đến điều đó, tôi không cố ý xem thường thánh Anrê Dũng Lạc hay là các vị thánh khác hay là chúng ta tự tôn dân tộc một cách quá đáng. Nhắc như thế, chúng ta sẽ thấy phấn khởi vì chúng ta có một bậc tiền bối anh hùng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta. Cùng với cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, chúng ta còn có thánh Gioan Đạt, thánh Đỗ Mai Năm, cha thánh Ngân và cũng có một vị thánh nổi tiếng không kém gì cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, đó là bà thánh Đê, cũng sinh trưởng ở Thanh Hóa. Nhưng lịch sử của Giáo phận Thanh Hóa diễn ra trong đau thương, từ khi mới được thành lập và cho mãi đến ngày nay. Bao nhiêu người ước mong sẽ biến nơi sinh trưởng của các thánh tử đạo quê hương thành trung tâm hành hương, thành Đền thánh Giáo phận nhưng hoàn cảnh lịch sử khó khăn phức tạp. Tuy bao nhiêu thế hệ ước mơ nhưng vẫn chưa làm được gì hết”. Đức Cha Giuse mong muốn mọi người hãy chung tay chung lòng để biến ngôi đền thờ bé nhỏ này trở thành trung tâm hành hương cho mọi người trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngài nói:

Ngày hôm nay, với công trình Đền thánh, nhất là Nhà Hành Hương mà chúng ta làm phép hôm nay phần nào chúng ta cũng thể hiện được nguyện vọng của các Kitô hữu Thanh Hóa của chúng ta. Tuy giấc mơ chưa được thực hiện trọn vẹn nhưng ít ra chúng ta đã làm được một cái gì đó để nói lên nỗi lòng của chúng ta. Sự tôn kính, hiếu thảo của chúng ta đối với các bậc cha ông trong đức tin. Cho nên ngày hôm nay là một ngày vui mừng mặc dù chúng ta đang ở trong mùa chay thánh của Giáo Hội. Chúng ta vui mừng vì chúng ta có một nơi xứng đáng cho cha thánh Tịnh cảm thấy được lòng hiếu thảo của chúng ta. Chúng ta vui mừng vì con cái giáo phận sẽ có nơi lui tới quen biết nhau, cầu nguyện với nhau và nhất là xin ơn bầu cử của cha thánh Tịnh cho giáo phận được bình yên, cho giáo xứ Trinh Hà thân yêu được tìm thấy ánh sáng đức tin cho muôn người tại đây. Chúng ta cũng vui mừng, vì nhờ công đức của cha thánh Tịnh, bạn bè của chúng ta ở khắp nơi, từ mọi nẻo đường của Việt Nam hay từ hải ngoại thì thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh sẽ là người giới thiệu giáo phận của chúng ta qua các vị khách hành hương đến từ bốn phương thiên hạ. Chúng ta cũng sẽ cảm thấy yên lòng hơn vì cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh chắc chắn là sẽ quan tâm tới đồng hương Thanh Hóa của ngài”.

Tôi nghe thấy tiếng thì thầm của các bà nói chuyện với nhau là Đức cha Giuse giảng lễ hay quá. Mỗi người trong tôi cũng cảm thấy được đánh động ít nhiều qua bài giảng của Đức cha. Trong cuộc sống, có bao nhiêu phép lạ mà chúng ta không ngờ. Con người thời đại là con người chạy theo tiền bạc, kinh tế, hưởng thụ và họ cứ nghĩ rằng chỉ những gì khoa học chứng minh được thì đó mới là sự thật. Không phải thế, con người sống, và ai cũng vậy, đều khát vọng một cái gì đó cao hơn cuộc sống vật chất, cao hơn kinh tế. Con người chờ đợi một cái gì đó, một vị thần sẽ giải phóng con người khỏi tất cả nỗi gian truân thử thách cay cực của cuộc sống này. Bao nhiêu người có tiền bạc như nước nhưng mấy ai đã tìm thấy hạnh phúc, và vì thế, cũng là con người, ai trong chúng ta cũng khát vọng một cõi bình yên. Cõi bình yên đó, chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta được, chỉ có các thánh mới khám phá ra được. Chúng ta hãy nhìn lại cuộc đời của cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, ngài đã đón nhận phép lạ trong đời của ngài của ngài như thế nào? Cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh sinh năm 1793 trong một gia đình Công Giáo tại làng Trinh Hà. Khi mới mười hai tuổi đã ra đi khỏi ngôi làng Trinh Hà và cuộc đời của ngài là một cuộc hành trình không ngừng. Làm đại chủng sinh, ngài đã vào rừng Bạch Bát (nay thuộc về giáo xứ Bạch Liên, giáo phận Phát Diệm) sống ẩn tu. Ra đi và đi vào cõi cô quạnh để tìm Chúa, để thấy cuộc đời này thực sự được giải thoát. Nhưng Đức cha Jacq Benjamin Longer (1752; 1789 – 1831) cho đó là lối tu vị kỷ, chỉ lo cho phần rỗi của mình, cho nên muốn thày Tịnh trở ra để thày phải phục vụ cho bao nhiêu người khác nữa cùng lúc với ơn cứu độ của Ngài, thày đã vâng lời trở về. Và từ đó, cuộc đời của thày Tịnh không ngừng là một cuộc xuất hành, thày được sai phái sang Macao; thày được sai sang truyền giáo ở Lào; thày được sai làm Bề trên Chủng viện Latinh Vĩnh Trị (Giáo phận Tây Đàng Ngoài); thày bị lưu đầy mãi miền Trung Việt Nam cho đến khi thày làm Linh mục lại bị trảm quyết (06.04.1857) tại pháp trường Bảy Mẫu, tỉnh Nam Định. Lúc nào thày cũng lên đường. Lên đường bởi một tiếng gọi thần thiêng, lên đường chỉ vì thấy cuộc sống tại thế này là cuộc sống tầm thường, phải có một ơn thần lực kỳ diệu khiến cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh sẵn sàng lên đường như thế. Đó cũng là điều mà ngày hôm nay mỗi tín hữu đang hiện diện nơi Đền thờ có giây phút suy niệm về sự hiện diện của cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh trong ngôi làng quê hương của ngài. Chúng ta cũng hãy làm như ngài: Hành hương về đây để rồi chúng ta cũng sẽ lên đường. Lên đường trở về đời thường của mình; lên đường đến với những người đang cần chúng ta, đến những nơi xa xôi hẻo lánh để chúng ta chia sẻ niềm vui hạnh phúc mà Chúa ban cho con người chúng ta. Đó là bí quyết cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh thánh hóa để định hướng cho cuộc đời, đó cũng là một tiếng gọi, một sứ điệp ngài gửi cho chúng ta mỗi lần chúng ta đến đây hành hương.

Trước khi Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh ban phép lành trọng thể cuối lễ Đại Triều, ngài nhắn nhủ thân thương với cộng đoàn: “Ngày hôm nay khánh thành ngôi nhà hành hương, chúng ta hãy tập thói quen đến đây với ngài, đến để trút hết tất cả những âu lo phiền não cho ngài. Chúng ta xin ngài sức mạnh tinh thần mà ngài đã tiếp thu từ Thiên Chúa. Ngài có thể thắng vượt tất cả những gì là chông gai, thử thách trên cõi đời này. Và cuộc hành hương nào về đây, chắc chắn cũng là cuộc hành hương đón nhận tất cả tinh thần của ngài. Vậy thì ước gì, kể từ ngày hôm nay Nhà Hành Hương Phaolô Lê Bảo Tịnh sẽ được đón tiếp nhiều khách hành hương hơn, sẽ cứu vãn được nhiều cuộc đời hơn, sẽ sai những người hành hương đi chu toàn sứ mệnh Kitô hữu của mình một cách tốt đẹp hơn để trung tâm hành hương Lê Bảo Tịnh trở thành một trung tâm truyền giáo mặc dù rất nhỏ bé. Cho nên chúng ta phải có trách nhiệm của khách hành hương đó là chúng ta phải làm ấm giáo xứ Trinh Hà. Chúa Giêsu đã nhờ con người cộng tác vào sự nghiệp của ngài. cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh cũng nhờ các khách hành hương là chính chúng ta đây cộng tác công việc rao giảng Tin Mừng của ngài, cách riêng là giáo xứ Trinh Hà, chắc chắn rằng chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui mỗi khi chúng ta trở lại đây để chúng ta thân thưa với cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh và để chúng ta cam kết tiếp tục sự nghiệp của ngài”.

Và điều mà Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh rất tha thiết mong sớm thực hiện trong sự cộng tác của tất cả mọi người yêu kính cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, ngài kêu gọi cộng đoàn qua lời chia sẻ về Đền thánh: “Trong tương lai, Nhà thờ Đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh hiện nay không đủ sức chứa lượng khách hành hương cho nên chúng ta cùng cầu nguyện để sớm có Đền thánh rộng rãi đáp ứng được nhu cầu của khách hành hương đến đông hơn.”

Trong tâm tình yêu mến đối với cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, tôi chưa vội sang Nhà Hành Hương dùng tiệc khánh thành làm phép Nhà Hành Hương vì tôi muốn được cùng cầu nguyện ít phút. Trong lúc cầu nguyện, tôi thấy dì Liên, người nữ tu già, làm công việc phục vụ của mình đó là tắt nến, gấp khăn, cất sách, chỉnh sửa lẵng hoa... càng làm tôi thấy ấp áp trong lòng một niềm tin của tình Chúa yêu thương con người, niềm tin vào Thiên Chúa cầu mong cho Nhà thờ Đền thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh có Đền thánh mới rộng rãi và hoành tráng. Tôi thầm cầu nguyện với cha thánh cầu bầu cùng Chúa cho Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, quí cha và quí tu sĩ nam nữ cùng quí vị ân nhân theo gương cha thánh Phaolô Lê Bảo Tinh luôn luôn mạnh sức làm chứng nhân đức tin cho tín hữu noi theo. Tôi cũng thầm cầu nguyện cho những người thân trong gia đình dòng họ của cha thánh được ơn đức tin và những người dân đang sống tại làng Trinh Hà được ơn trở về với Chúa xum vầy trong Đền cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh mỗi dịp lễ phụng vụ của Giáo Hội và ngày lễ kính cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Và thêm một lời cầu nguyện, tôi nhớ tới những ai còn đang đau khổ, bệnh tật nhờ lời cầu bầu của cha thánh Tịnh họ sẽ luôn cảm thấy sự hiện diện
 
Đức Giám Mục Bắc Ninh Mang Tết Đến Khắp Giáo Xứ Trong Giáo Phận
Nguyễn Xuân Trường
16:30 20/02/2010
Tết Nguyên Đán luôn là những ngày lễ lớn đối với nhiều dân tộc Á Châu, đặc biệt là đối với người Việt Nam. Tết là dịp để mọi người trở về quây quần bên cha mẹ, họ hàng, để chúc tết nhau như người Việt thường nói: Mùng một tết cha, mùng ba tết thày. Thế nhưng tết năm nay tại giáo phận Bắc Ninh thì lại khác. Ba ngày tết, tín hữu không đến tết đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, mà ngược lại, đức cha lại đi khắp giáo phận dâng lễ và chúc tết cho mọi thành phần dân Chúa. Thật là một sự đảo ngược theo cấp bậc tôn ti trật tự, nhưng đó lại chính là sự chảy xuôi của tình thương. Khắp các giáo xứ ai cũng trào dâng niềm cảm kích, cảm phục và cảm ơn đức cha. Cộng đoàn dân Chúa nơi đâu cũng hân hoan chào đón vị cha chung kính yêu của giáo phận về ăn tết với mình. Hình ảnh đức cha rời tòa giám mục đi dâng lễ và chúc tết các giáo xứ đúng là hình ảnh sống động của những cây đào, cây quất bứng rễ, rời khỏi khu vườn êm ấm để mang hương tết sắc xuân cho khắp mọi nhà.

Trong ba ngày tết đức cha đã đi dâng lễ và chúc tết từ giáo xứ nhà thờ chính tòa cho tới các giáo xứ miền núi thuộc giáo hạt Tây Bắc như Vĩnh Yên, Đồng Chương, Yên lãng, Thái Nguyên, Ngọc Lâm, rồi lại đi ngang sang các giáo xứ thuộc vùng đông bắc như Bắc Giang, Thanh Dã, Nguyệt Đức. Chưa hết, những ngày liền trước tết, đức cha đã đi các giáo xứ: Xuân Hòa, Cẩm Giang, và những ngày sau tết đức cha tiếp tục tới các giáo xứ Bâm, Tân An, Mỹ Lộc, Hữu Bằng. Có thể nói rằng: thay vì đón tết tại nhà, thì đức cha lại đón tết trên Ôtô.

Mùa xuân là mùa mang lại sự sống, mang lại niềm vui. Tết đến mọi người cầu chúc cho nhau hưởng Phúc Lộc Thọ. Và tết năm nay, dân Chúa nhiều giáo xứ trong giáo phận Bắc Ninh thực sự được hưởng dồi dào Phúc Lộc Thọ. Bởi lẽ, còn Phúc Lộc Thọ nào lớn hơn là Tình thương và Sự sống của Thiên Chúa mà Tết năm nay đức cha đem đến cho đoàn chiên của Ngài. Thế nên, khi nói vui như tết đã là vui lắm rồi, nhưng ngày tết mà có đức cha tới, thì niềm vui đã trào dâng lai láng, phải nói rằng: Vui hơn tết.

Tạ ơn Thiên Chúa đã ban đức cha Cosma như một cành đào xuân độc đáo, quí giá cho cộng đoàn dân Chúa giáo phận Bắc Ninh. Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành hồn xác cho đức cha và tiếp tục dùng đức cha như máng chuyển ơn lành cho Bắc Ninh. Để rồi, qua vị chủ chăn kính yêu, chúng ta tin rằng:

“Phúc Lộc Ơn Trời tuôn đổ mãi,

An bình, hạnh phúc chẳng hề vơi”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vững một niềm tin
Người Viễn Xứ
09:28 20/02/2010
Vững một niềm tin

“Sau ngày giải tỏa quá buồn thương như ngày di tản chạy giặc năm nào, mẹ tôi về sống với gia đình em tôi trong môt căn gác đợi ngày được cấp đất tái định cư để làm nhà. Một hôm, em tôi điện lên bảo tôi về gấp vì mẹ đau nặng. Tôi thu xếp công chuyện gấp rút về địa chỉ mới của em tôi là một căn gác xếp quá chật chội so với ngôi nhà từ đường thênh thang ngày trước. Em tôi bảo từ ngày về đây ngày nào mẹ cũng đứng tựa cửa trông về làng, ngâm nga mấy câu trong bài hát ru con:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Đêm qua thắp đỉnh hương trầm

Khói lên nghi ngút âm thầm nhớ quê

Mẹ tôi từ nhỏ lớn lên tại làng. Làng quê là lẽ sống của mẹ. Bây giờ bị cưỡng bức xa quê, xóm làng tan nát. Tôi hiểu được tại sao sức khỏe mẹ tôi mau suy sụp đến thế. Tôi nhờ đứa cháu chở tôi về thăm làng cũ lúc ấy đã như một bãi chiến trường hoang phế thê thảm. Những chiếc xe ủi, xe cần cẩu đi hết nhà này sang nhà kia đập phá như những con thú dữ khát máu. Từng đoàn ‘bên’ chở đất đổ xối xả trên những vườn rau, ao cá, ruộng nương quê nhà. Bất giác tôi thấy trong đám tài xế xe tải kia đứa cháu gọi tôi bằng cậu đến chào tôi. Tôi không nói gì cả, một lúc tôi hỏi nó: Cháu có biết cháu đang làm gì đó không? Nó im lặng rồi lủi thủi bỏ về. Mấy hôm sau, tôi nghe nói nó hủy hợp đồng cho dự án….”

Người Cồn Dầu chống lệnh giải tỏa là điều bình thường bởi lẽ họ đang đứng trước một viễn cảnh quá u ám, không biết tương lai sẽ đi về đâu. Con người ta ngoài những nhu cầu vật chất còn có những nhu cầu tinh thần, xã hội để có thể sống cho ra một con người. Nói theo Maslow, ai cũng có năm nhu cầu cơ bản có thể xếp theo hình năm nấc thang, tính từ dưới lên như sau:

- Bậc thấp nhất là những nhu cầu vật chất như đồ ăn thức uống, nhà cửa, không khí.

- Bậc thứ hai là nhu cầu được an toàn, bình yên, không bị quấy phá.

- Bậc thứ ba là nhu cầu yêu và được yêu, được kết nối trong gia đình, xã hội, dòng tộc, quốc gia, giống nòi.

- Bậc thứ tư là nhu cầu được tôn trọng nhân cách, phẫm giá.

- Bậc thứ năm là nhu cầu được tỏa sáng về nhân cách, có cống hiến, sáng tạo giúp ích cho đời.

Hiện nay trong dự án Khu Sinh Thái Hòa Xuân, mức đền bù chưa thỏa đáng. Nhưng dù có thỏa đáng đi nữa thì cũng chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu vật chất ở bậc dưới cùng. Xứ đạo thân yêu bị phân sáp. Sau giải tỏa, nhà thờ hiu quạnh, vắng vẻ. Khi đó bao nhiêu trẻ em còn học giáo lý, còn mấy thanh niên nam nữ còn chịu khó tham dự vào những sinh hoạt giới trẻ ít oi tại các giáo xứ nơi mình đi tới? Đoàn thể bị giải thể. Những người già, những người sùng đạo hằng ngày tới nhà thờ nay không còn cơ hội đó nữa. Rời khỏi làng, những người dân quê mùa ít học sống khuất lấp, vất vưởng, … không quê hương, không xứ đạo, trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình. Khi đó, chuyện giả tưởng trên đây có lẽ sẽ không còn xa sự thật bao nhiêu!

Đất làng đã được chia lô cắt bán trên bản vẽ và chắc hẳn không thiếu những ‘địa tặc’ đã săn tìm được những cục thịt nạc trong hàng thịt khu sinh thái đó. Có lời đe dọa rằng sau Tết sẽ tiếp tục có một đợt kiểm định nữa và lần này sẽ mạnh tay hơn. Với ai khác, ‘tháng giêng là tháng ăn chơi’ thì với người Cồn Dầu, ‘tháng giêng là tháng lao đao.’

Ra Tết, Giáo Hội bước vào Mùa Chay, mùa chiến đấu thiêng liêng. Riêng với người Cồn Dầu, ngay từ Tết này, họ đã chuẫn bị để vào mùa Thương Khó, mùa chiến đấu cho quyền lợi của người nghèo, của công bằng xã hội. Nếu hiểu trình bày nguyện vọng chính đáng của mình với chính quyền là ‘đối thoại’ thì ở đây tiếng nói của họ quá yếu ớt. Nếu hiểu đó là cuộc đọ sức thì ở đây là ‘trứng chọi đá,’ ‘châu chấu đá xe.’ Dẫu vậy vì sự sống còn của mình và của các làng lân cận, họ phải lên tiếng, phải đương đầu. Họ không cậy dựa vào sức của loài người nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Trong lúc sợ hãi vì thấy dân làng như thể bó tay, tôi đọc thấy lời này của thánh nữ Maria Faustina Kowalska ghi trong tập Nhật ký của ngài:

“Nếu không nhờ Mẹ Thiên Chúa, tất cả cố gắng của chúng ta cũng chẳng ích lợi bao nhiêu. Tôi gia tăng những kinh nguyện và hi sinh cho quê hương yêu dấu của chúng tôi, nhưng thấy rằng tôi chỉ là một giọt nước sánh với một triều sóng sự dữ. Làm thế nào một giọt nước có thể chặn đứng một cơn sóng? A được! Một giọt nước tự nó không là gì, nhưng với ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu, con sẽ hiên ngang đứng lên trước cơn sóng dữ và cả toàn thể hỏa ngục. Quyền toàn năng của Chúa có thể làm được mọi sự.”

Cầu xin cho những người nghèo luôn vững vàng tin tưởng vào Chúa vì trong suốt dòng lịch sử thánh, Thiên Chúa luôn yêu thương người nghèo và Thánh Giá là đường đưa đến vinh quang Phục Sinh. Cùng hướng về ngày tất cả những người nghèo ở Hòa Xuân sẽ cùng hát vang khúc ca ‘Allêluia! Chúc tụng Thiên Chúa!’

Người Viễn Xứ
 
Giáo Dân Nam Dư Hành Hương Và Chúc Tết Cha Xứ Đồng Chiêm Bị Công An Ném Đá
Thanh Hoa ctv chuacuuthe.com
16:49 20/02/2010
Hôm 19/02 nhằm ngày mùng 06 Tết Canh Dần. Một đoàn Giáo dân thuộc giáo xứ Nam Dư khoảng hơn 10 người đi Hành Hương đầu năm và chúc Tết Cha xứ tại Đồng Chiêm đã bị một nhóm công an ném đá.

Khi đang trên đường về, qua cây cầu Xây, đoàn Giáo dân này đã bị một nhóm công an ném đá vào xe ô tô ZACE hiệu Toyota. Những cục đá lớn mà công an sử dụng đã làm kính xe bị vỡ tan, chiếc xe bị méo mó.

Ngoài chiếc xe bị hư hỏng, một số Giáo dân cũng bị trúng đòn ném đá. Theo lời nạn nhân kể lại, vì ngồi trên xe bị ném tới tấp những cục đá to, những hòn đá nhỏ nên tránh không kịp. Rất may là không bị thương nặng.

Khi chiếc xe và đoàn Hành Hương thoát hiểm tại Đồng Chiêm, trên đường về tới Thị trấn Tế Tiêu, một số công an huyện biết chuyện và thấy chiếc xe bị nạn tại Đồng Chiêm đã tỏ vẻ "khoái trá và cười sung sướng".

Đầu năm đi Hành Hương khấn nguyện Thiên Chúa, Mẹ Maria cho một năm an lành, thánh đức mà đã bị ma quỉ quấy phá nhưng không nghiêm trọng lắm. Tạ ơn Chúa và Mẹ Công Lý đã gìn giữ chở che. Đoàn Giáo dân về Thái Hà đứng dưới chân Mẹ Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình tạ ơn Mẹ.

Xin tạ Ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban ơn thêm sức cho đoàn chiên bé nhỏ đang bị kìm kẹp nhưng vẫn hiên ngang làm chứng cho ĐỨC TIN, làm chứng cho Sự Thật, Công Lý và Hòa Bình.

Từng đoàn người vẫn tiến về Núi Thánh Giá Đồng Chiêm.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khủng hoảng khu vực đồng Euro
Hà Minh Thảo
16:30 20/02/2010
KHỦNG HOẢNG KHU VỰC ÐỒNG EURO

I. Khủng hoảng ngân sách từ Hy lạp.

Các số liệu thống kê Hy lạp cho thấy quốc gia này có bách phân khiếm hụt ngân sách lên đến 12,70%, năm 2009, và 9,40% tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) thường được gọi là GDP (Gross Domestic Product, tiếng Anh hay Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp, năm 2010. Ngoài ra, công nợ cao tới 113,40% (410 tỷ mỹ kim), năm 2009, và 120,80% TSLNĐ, năm 2010.

Khu vực Euro gồm 16 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu (Bỉ, Hòa-lan, Pháp, Ý-đại-lợi, Đức, Lục-xâm-bảo, Ái-nhỉ-lan, Bồ-đào-nha, Tây-ban-nha, Áo-quốc, Phần-lan, Hy-lạp, Slovénie, Chypre (phần Hy-lạp), Malte, Cộng-hòa Tiệp (01.01.2009). Hy Lạp (357.547 triệu mỹ kim, năm 2008) chỉ chiếm khoảng 3% của tổng sản lượng nội địa khu vực đồng euro.

Trước khi gia nhập ngày 01.01.2001, Chính phủ Hy-lạp đã cam kết tuân theo các điều kiện qui định trong Hiệp ước Maastricht để tham gia khu vực đồng Euro:

- Lạm phát không vượt quá 1,5 điểm trên tỉ xuất thấp nhất của 3 quốc gia thành viên;

- Khiếm hụt tài chánh công phải dưới 3% TSLNĐ;

- Công nợ phải thấp hơn 60% TSLNĐ;

- Lãi xuất dài hạn không cao 2% hơn lãi xuất trung bình áp dụng tại 3 quốc gia thành viên thấp nhất;

- Phải tham gia hệ thống tiền tệ Âu châu ít nhất là 2 năm.

Ngày 12 và 13.09.2003 các tổng trưởng kinh tài trong khu Euro đã họp tại Streta (Ý) để thảo luận về tình trạng Tài chính công của các quốc gia thành viên, nhất là Pháp và Đức, hai quốc gia đã đòi các nước khác phải cam kết tuân giữ các điều kiện cần phải có để gia nhập Đồng tiền duy nhất Âu châu trong văn kiện mang tên 'Pacte de stabilté et de croissance' (Thỏa ước ổn định và tăng trưởng, Stability and Growth Pact, tiếng Anh).

Ngày 04.10.2009, Đảng Xã hội của ông George Papandreou thắng cuộc bầu cử Quốc hội. Trong tháng 10 này, các số liệu cho tài chính công cho thấy mức thâm hụt ngân sách 12% và công nợ đến 113,4% TSLQN, năm 2009. Đây là một bất ngờ đối với tân chánh phủ vì họ chờ một sự thâm hụt ngân sách chỉ 6% TSLNĐ. Do đó, Ủy ban Âu châu đòi hỏi một điều tra "toàn diện" để giải thích sự khác biệt này.

Tuy nhiên, sự bất ngờ này có thật không khi người ta tin rằng thâm hụt ngân sách Hy lạp trung bình từ 1991 đến 2007 là 6,8% TSLNĐ, chứ không là 3% để gia nhập Euro, đồng tiền chung Âu châu. Ngay đến bây giờ, các con số này vẫn còn giả!

Ngày 07.12.2009, Cơ quan đánh giá (rating agency, tiếng Anh và agence de notation, tiếng Pháp) Standard và Poor's đặt các tín dụng Hy lạp dưới sự giám sát của họ, với một nhìn tiêu cực. Hôm sau, Cơ quan đánh giá Pháp Fitch xếp hạng càng thấp hơn các khoản nợ này từ A- còn BBB+. Tại Athens, thị trường chứng khoán giảm 6% so với hôm trước.

Ngày 16.12.2009, Standard & Poor's đánh giá hạ xuống, ngang với Fitch vì tình hình tài chính Hy lạp xấu đi. Ngày 17.12, vài ngàn công nhân xuống đường theo lời kêu gọi của ngiệp đoàn theo Đảng Cộng sản để chống kế hoạch khắc khổ của Chính phủ.

Ngày 24.12.2009, Quốc hội đã thông qua bởi một đa số lớn ngân sách năm 2010, bằng một giảm thâm hụt còn 9,1% TSLNĐ vào năm 2010.

Ngày 06 đến 08.01.2010, các chuyên gia từ Ủy ban Âu châu và Ngân hàng Trung ương Âu châu (Eropean Central Bank, tiếng Anh và Banque centrale européenne, tiếng Pháp) để kiểm tra tài chính công Hy lạp. Ngày 13.01.2010, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, theo lời yêu cầu của Hy lạp, nghiên cứu những khả năng hỗ trợ kỹ thuật để giúp xây dựng lại nền tài chính của mình.

Ngày 14.01.2010, Chính phủ công bố kế hoạch khắc khổ của Hy lạp, mà mục tiêu là củng cố tài chính thông qua việc giảm chi tiêu công cộng tới 47,7% TSLNĐ năm 2013, so với 52% trong năm 2009.

Ngày 15.01.2010, Chính phủ Hy lạp nạp chương trình khắc khổ (austerity program, tiếng Anh và programme d'austérité, tiếng Pháp) cho Ủy ban Âu châu. Trong đó, để giảm thâm hụt ngân sách 4% TSLNĐ năm 2010, công chức sẽ bị cắt 25% tiền lương, ngưng tuyển nhân viên, bãi bỏ các ưu đãi về thuế. Ngày 19.01.2010, Tổng trưởng Tài chính Hy lạp George Papaconstantinou trình bày với các đồng nghiệp Âu châu các biện pháp để giảm thâm hụt nước ông.

Ngày 25.01.2010, Bộ Tài chính Hy lạp phát hành trái phiếu đầu tiên trong năm đã đạt được thành công lớn, với năm lần cao hơn dự kiến, thu được 25 tỷ euro. Ngày 27.01, một bài báo Financial Times nói rằng Hy lạp ước muốn Trung Quốc muốn mua 25 tỷ euro trái phiếu, nhưng chánh phủ Hy lạp từ đính chánh.

Ngày 28.01.2010, năng suất các trái phiếu Hy lạp tăng cao tới mực chưa từng thấy từ ngày nước này gia nhập khu vực Euro là 7,15%. Tại Diễn đàn Davos (Thụy sĩ) vừa qua, Thủ tướng Hy lạp Georges Papandréou lên án những cuộc tấn công so với euro. Một vài quốc gia (Hy lạp, Tây ban nha, với thâm hụt ngân sách 11,40% TSLNĐ, và Bồ đào nha, 9,30% TSLNĐ…) được xem như là những nước yếu kém và đang bị nhắm vào để đánh phá.

Ngày 03.02.2010, Ủy ban Âu châu chấp thuận kế hoạch tiết kiệm ngân sách của Hy lạp, đồng thời đặt Hy lạp dưới sự giám sát và mở một cuộc điều tra những vi phạm vì số liệu thống kê không đáng tin cậy.

Ngày 05.02.2010, đồng euro đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn tám tháng qua: chỉ cần 1,3586 mỹ kim để mua 1 euro, bởi những tấn công đầu cơ, trước những lo ngại về sự vững mạnh của khu vực Euro. Ngoài ra, kinh tế thế giới cho thấy có những dấu hiệu bất trắc. Kinh tế Hoa kỳ có số thất nghiệp cao, lại bị bội chi quá nặng. Kinh tế Nhật bản chưa ra khỏi suy trầm. Bất trắc nhất là ở Âu châu vì khủng hoảng Hy lạp có thể lan ra cả khu vực Euro và gây hậu quả cho toàn Liên hiệp Âu Châu. Do đó, các thị trường chứng khoán thế giới đều tuột giá nặng (Paris, chỉ số CAC40 sụt 3,40%, Athène 3,73% so với hôm trước…).

Ngày 09.02.2010, Chính phủ Hy lạp đề xuất trì hoãn do hai năm tuổi trung bình về hưu ở tuổi 63. Hôm sau, ngày 10.02, một ngày đình công của các công chức Hy lạp chống lại các biện pháp trong chương trình khắc khổ của chính quyền xã hội.

II. Nguyên nhân khủng hoảng.

A. Nước Hy lạp

1. Trách nhiệm người dân.

Nước Hy lạp nghèo, nhưng 11 triệu người dân Hy lạp thì không nghèo. Lý do là vì không một ai chịu trả thuế… Người giàu say mê chơi trò trốn thuế. Ngân hàng Thế giới ước lượng 35% của nền kinh tế Hy lạp vận hành một cách không hợp pháp, bán không hóa đơn để người mua không trả thuế Trị giá gia tăng. Do đó, Nhà nước sạt nghiệp… Những người vẫn xuống đường biểu tình không có vẻ sẵn sàng chấp nhận làm những cố gắng để cứu Hy lạp ra khỏi tình trạng phá sản. Trong khi đó, trách nhiệm của Nhà nước lâu nay đã che giấu thực trạng kinh tế Hy lạp đối với các thành viên khác trong Liên Hiệp Âu châu bằng đưa ra những con số thống kê hàng năm không phù hợp với thực tế về nền kinh tế Hy lạp.

2. Trách nhiệm của nạn đầu cơ.

Năm 2008, chánh phủ các quốc gia Bắc Mỹ và Tây Âu đã chi ra những món tiền khổng lồ, tương đương với 25% TSLNĐ, theo ước tính Ngân hàng Trung ương Âu châu, để giúp các ngân hàng mang nợ, thì giờ đây chính các ngân hàng này lại tấn công các quốc gia đang bị gánh nặng công nợ bằng cách đầu cơ trên những khó khăn của chính quyền để thanh toán nợ. Những nhà đầu cơ đó là một ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu cơ (hedge funds).

B. Các quốc gia khác.

1. Khó khăn về Tài chính

Năm 2008, Âu châu phạm đã sai lầm cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính sang phần đất họ từ Hoa kỳ trong khi, thực chất, tích lũy từ đã lâu trong cơ chế kinh tế Âu châu. Nền kinh tế tại đây cũng có hệ thống tài chính ngân hàng với bong bóng đầu tư về địa ốc, có nạn tín dụng thứ cấp đầy rủi ro.

Để giúp thổi phòng bong bóng đầu tư về địa ốc, các ngân hàng cấp phát tín dụng với lãi suất rẻ để phát triển những quốc gia vừa thoái khỏi thãm họa cộng sản ở Đông Âu (Lỗ–ma-ni, Hung-gia-lợi,…) bằng đồng euro mạnh nhờ vào Mark nước Đức.

Sau khi vào khu vực Euro, nhiều quốc gia yếu kém đã bắt chước Đức bảo trợ các tín dụng, nay các ngân hàng vỡ nợ và bị phá sản, như Ái nhĩ lan (Ireland, năm 2009), Hy lạp (Greece, hiện nay), có thể kể đến Bồ đào nha (Portugal), Tây ban nha (Spain) và Ý đại lợi (Italia). Một sự trùng hợp, trong các bài kinh tế Anh ngữ, chử đầu bằng tiếng Anh của bốn quốc gia này ghép lại thành chữ’ PIGS có nghĩa là ‘những con heo’.

Hiện nay, người ta nói đến hiện tượng domino khi lo ngại những khó khăn kinh tế và tài chính nầy có thể sang các nước khác như Pháp và Bỉ.

2. Khó khăn do chi về xã hội.

Các nước Âu châu có tinh thần ‘xã hội chủ nghĩa’ [Vì tinh thần xã hội chủ nghĩa thật sự, họ đã mở rộng cửa đón người Việt tị nạn và chia sẻ ‘bánh mì’ cùng áo mặc trong nhiều thập niên. Cám ơn.] vẫn dành những phúc lợi xã hội cho dân chúng. Các khoản chi xã hội ấy đã tạo ra những chi lớn cho công chi quốc gia (Pháp chi tới 17,5%, Ý đến 17,7% TSLNĐ mỗi nước).

Để điền khuyết vào khiếm hụt ngân sách thì Chánh phủ phải đi vay và càng vay nhiều thì càng phải trả lãi suất càng cao vì khả năng hoàn trái càng giảm.

III. Vấn đề đặt ra: Phải hành động để cứu Hy lạp hay không ?

Đây là cuộc trắc nghiệm đầu tiên về sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên khối Euro, sau khi ra đời cách đây hơn 11 năm (ngày 01.01.1999. Phải cứu Hy lạp đang bên bờ phá sản khi do chính lỗi của người dân và chính quyền nước họ? Hai khuynh hướng:

a. Không vì ‘không thể thưởng cho học trò lười, nếu không sẽ chẳng còn kỷ luật nữa.’

b. Kinh nghiệm cho thấy: năm 2008, khi ngân hàng Mỹ Lehman Brothers lâm vào tình trạng phá sản, Chính phủ Hoa kỳ không tiếp cứu ? Sự phá sản của ngạn hàng này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính và kế hoạch đối phó với khủng hoảng đã tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra để cứu vớt ngay từ đầu. Do đó, cần cứu Hy lạp hôm nay để tránh chi tiêu nhiều hơn ngày mai.

IV. Cứu giúp thế nào ?

1. Song phương hỗ trợ.

Về mặt kỹ thuật, các quốc gia của Liên minh Âu châu phải tôn trọng Điều 123 của Hiệp ước Lisbon, theo nguyên tắc, cấm một quốc gia thành viên trợ giúp một nước khác.

Vì thế, người ta đã phải nghĩ đến các giải pháp khác:

a.- Những khoản vay song phương. Các quốc gia liên quan chủ yếu như Pháp và Đức được lưu ý. Hiệp ước Lisbon cấm các Ngân hàng Trung ương âu châu cho các quốc gia thành viên vay tiền, nhưng các quốc gia thành viên vẫn có thể hỗ trợ tài chính cho các đối tác khác trong khu vực Euro, cá nhân hay tập thể.

- Chấp thuận khoản tín dụng chờ (standby facility, tiếng Anh và lignes de crédit hay crédit en lignes, tiếng Pháp) như áp dụng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Một quốc gia thuận mở một khoản tín dụng cho các nước đang gặp khó khăn, với những điều kiện nghiêm ngặt để rút ra.

- Bảo đảm vay nợ. Các quốc gia thành viên bảo đảm để Hy lạp vay nợ hay hức sẽ mua trái phiếu Hy lạp phát hành.

- Sự can thiệp của Ngân hàng Đầu tư Âu châu. Ngân hàng này có thể vay trên thị trường tài chính để tài trợ các dự án nhằm hiện đại hoá nền kinh tế.

b- Trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo khu vực Euro phản đối.

Trong quá khứ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã từng yểm trợ tài chính cho Lỗ–ma-ni, Hung-gia-lợi và Lát-via, nhưng cả ba nước vừa kể không nằm trong khu vực Euro. Hy lạp, một quốc gia thành viên khu vực Euro phải nhờ cậy đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế là một mối nhục nhã cho cả khu vực.

V. Hành động cuối cùng.

Ngày 11.02.2010, giới kinh tài toàn cầu, nói chung, và tại các quốc gia thành viên khu vực Euro, nói riêng đều hướng chờ quyết định của Hội đồng Âu châu (lãnh đạo, Tổng thống và Thủ tướng, 27 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu) lần đầu tiên họp dưới sự điều khiển của Chủ tịch Herman Van Rompuy(1) tại Bruxelles (Vương quốc Bỉ).

[Chủ tịch Herman Van Rompuy(1) có nhiệm kỳ 2,5 năm chủ tọa các phiên họp Hội đồng Âu châu khi họp ngoài Tây ban nha. Nếu Hội đồng Âu châu họp tại Tây ban nha, Chủ tịch luân phiên 6 tháng José Luis Rodriguez Zapatero sẽ chủ tọa trong sáu tháng đầu năm 2010.]

Kết quả phiên họp thượng đỉnh chỉ là một tuyên bố chính trị, xác định quyết tâm giúp đỡ Hy lạp của Liên hiệp Âu châu:

- Hy lạp luôn có chỗ đứng trong Liên hiệp Âu châu và không bao giờ bị Liên hiệp bỏ rơi;

- Thủ tướng Hy lạp không ngừng đưa ra những cam kết đầy thiện chí, chấp nhận chế độ bảo hộ của Ủy ban Âu châu và Ngân hàng Trung ương Âu châu và chấp thuận để Ủy ban Âu châu xem xét hàng tháng việc thực hiện chương trình khắc khổ.

Đây như là một thông điệp chính trị mạnh mẽ của Liên hiệp Âu châu nói lên quyết tâm trợ giúp Hy lạp và, đồng thời để làm nản chỉ giới đầu cơ tài chính, đã liên tục tấn công đồng Euro từ một tuần qua.

Tuy nhiên, khi Euro mất giá, trong giới hạn hợp lý, so với mỹ kim thì hàng hóa và dịch vụ xuất cảng của các quốc gia khu Euro dễ cạnh tranh hơn. Nếu việc xuất cảng triến triển tốt, thì hy vọng phục hồi kinh tế khu vực Euro sớm trở thành sự thật.

Ngày 18.02.2010, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa kỳ tăng lãi suất chiết khấu 0,25%, từ 0,50% lên 0,75% vì kinh tế nước này đã tăng trong hai quý liên tiếp khiến thẩm quyền bắt đầu tính đến khả năng giới hạn tín dụng. Mức lãi suất chỉ đạo, từ cuối 2008 đến nay, vẫn được duy trì với mức giao động từ 0 đến 0,25%. Tuy nhiên, hành động đó của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa kỳ đã làm đồng euro rơi xuống mức một euro chỉ đổi lấy 1,34 mỹ kim, mức thấp nhất kể từ 9 tháng qua.

HÀ–MINH THẢO