Ngày 17-02-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Venezuela: Hai tu sĩ Salesian bị thảm sát
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
06:21 17/02/2014
Venezuela: Hai tu sĩ Salesian bị thảm sát
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb

Lm Jesus Erasmo Plaza bị thảm sát ngày 15/2/2014
Ngày 17/2/2014 tại Thành phố Caracas, một thành phố lớn thứ ba của đất nước Venezuela thuộc Nam Mỹ Châu, cha Giám tỉnh Luciano Stefani đã loan báo là vào đêm 15/2/2014 vừa qua hai tên cướp trẻ võ trang đã đột nhập vào trường Trung học Don Bosco Valencia ở về phía tây cách Thành phố Caracas khoảng 170 cây số. Chúng đã giết chết hai tu sĩ Salesian và gây thương tích trầm trọng cho cha Giám đốc trường.
Trường Don Bosco Valencia là một ngôi trường cổ kính với 118 năm tuổi và là một công cuộc tiên khởi của dòng Salesian tại đất nước Venuzuela. Cha Giám tỉnh nói: Giáo Hội tại Venuzuela đã mất đi hai tu sĩ Salesian suốt đời tận hiến giáo dục cho giới trẻ cho đất nước này. Cha kể tiếp thật là hãi hùng vào đêm 15/2/2014 hai tên cướp trẻ, võ trang đột nhập vào trường Don Bosco ở Valencia. Trong khi cướp chúng đã tàn bạo giết Linh mục Jesús Plaza 80 tuổi và thày Luis Sánchez 84 tuổi. Trong khi cố gắng bảo vệ hai tu sĩ của mình, Linh mục David Marín là bề trên Giám đốc cộng thể cũng bị đả thương trầm trọng phải mang vào bệnh viện cấp cứu, cho tới hôm nay ngài đã được hồi tỉnh thoát nguy hiểm tử vong.

Hai tên cướp đã vào nhà nguyện đổ tung toé Mình thánh để lấy những chén thánh và cướp đi nhiều thứ …

Linh mục Jesús Erasmo Plaza sinh ngày 2/6/1934, tại La Mesa de Ejido tiểu bang Mérida State. Ngài khấn dòng ngày 8/9/1952 và thụ phong Linh mục ngày 15/8/1962 tại Thành phố Guatemala, nơi Ngài học Thần học. Cha đã thừa hành thiên chức Linh mục một cách đơn thành, đầy tình thương hynh đệ và hiến mình cho các việc mục vụ của nhiều giáo xứ.
Còn thày Luis Edilberto Sánchez Morantes sinh tại Boavita (Boyacá), nước Colombia ngày 23/10/1929. Thày khấn dòng vào ngày 16/8/1956 tại Los Teques. Thày tốt nghiệp với văn bằng kỹ thật và thương mại. Cả cuộc đời thày chuyên dậy học trong các trường trung học ở Sarría, Puerto La Cruz và Don Bosco ở Valencia.

Trong lúc thương tiếc về sự ra đi tất tưởi của hai tu sĩ Salesian, chúng ta cũng rất cảm thương hai người trẻ vì hư hỏng đã hạ sát hai mạng người mà suốt cuộc đời đã làm việc không biết mệt mỏi cho giới trẻ. Tất cả mọi thành viên trong đại gia đình Salesian vô cùng thương tiếc hai tu sĩ và cực lực kêu gọi chính phủ phải nỗ lực cho công lý và hòa bình, bởi vì trong nhiều năm qua chính phủ đã làm ngơ cho những bất công và bạo lục.
Ước mong hai cái chết của Linh mục Plaza và Thày Sánchez là lời cảnh tỉnh cho mọi người Venezuela biết phản hồi và tha thiết góp phần xây dựng hòa bình mà kiến tạo một xã hội hoài hòa cho dân nước Venuzuela nói riêng và thế giới nói chung.
Lễ nghi an táng cho cha và thày được cử hành vào trức hôm nay 17/2/2014 tại trường Trung học Don Bosco Valenica.
 
Biến cố ĐTC Biển Đức XVI từ nhiệm giáo hoàng và cuộc sống hiện nay của ngài trong nội thành Vatican
Linh Tiến Khải
10:55 17/02/2014
Phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi Giám đốc Phòng báo chí kiêm Phát ngôn viên của Tòa Thánh

Cách đây đúng một năm ngày 11 tháng 2 năm 2013 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã loan báo cho các Hồng Y biết ngài từ nhiệm giáo hoàng, trong mật nghị thường với 40 Hồng Y tham dự về việc tôn phong hiển thánh cho
813 chân phước. Tin này đã được tiếp nhận với sự kinh ngạc lớn trên toàn thế giới chứ không phải chỉ trong Giáo Hội. Hầu như không ai được chuẩn bị trước một quyết định có tầm quan trọng như thế. Báo chí toàn thế giới đều đưa các hàng tít lớn: ”Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ chức”. Và trong các bài tường thuật giới truyền thông cũng nhân tiện khơi lại những khó khăn và các vấn đề của Giáo Hội như: vụ đánh cắp tài liệu mật của Tòa Thánh Vatileaks, các vụ nhân viên của Giáo Hội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, cuộc khủng hoảng đức tin của các Giáo Hội Tây Phương, số ơn gọi giảm sút, tín hữu đánh mất đức tin và không thực hành đạo, các phong trào cổ võ phá thai ngừa thai, ly dị ly thân, sống chung không làm phép cưới, chấp nhận hôn nhân đồng phái, chấp nhận trợ tử, chống lại các giáo huấn luân lý của Giáo Hội, bầu khí chính trị xã hội duy đời cực đoan muốn bịt miệng Giáo Hội và gạt bỏ Kitô Giáo ra ngoài lề xã hội vv... Và các nhà báo cũng đoán mò tìm đưa ra giả thuyết này giả thuyết nọ nhằm giải thích quyết định này của Đức Biển Đức XVI.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí kiêm Phát ngôn viên của Tòa Thánh, dành cho phóng viên Alessandro Gisotti ngày mùng 10-2-2014 về biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm giáo hoàng và cuộc sống hiện nay của ngài trong nội thánh Vaticăng.

Hỏi: Thưa cha Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha nghĩ gì về biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm giáo hoàng cách đây một năm?

Đáp: Trong nhiều thế kỷ đã không có vị Giáo Hoàng nào từ nhiệm, vì thế đối với đại đa số đây là một cử chỉ bất thường và gây kinh ngạc. Trên thực tế, đối với những ai theo dõi và gần gũi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, thì người ta đã hiểu ngay rằng ngài đã suy tư chín chắn về đề tài này. Và ngài đã nói điều này một cách rõ ràng trong cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Peter Seewald ít lâu trước đó và nhiều lần trước đó. Vì thế, đây là điều đã khiến cho ngài cầu nguyện, suy tư lượng định, và làm một cuộc phân định tinh thần. Đó là điều ngài đã thông báo và tóm tắt như là một bản tường trình đúc kết trong ngày ngài loan báo việc từ nhiệm, với những lời ngắn gọn, nhưng rất súc tích, giải thích một cách tuyệt đối thích hợp và rõ ràng các tiêu chuẩn, dựa trên đó ngài đưa ra quyết định này. Điều tôi nói và tôi đã nói khi đó là xem ra đối với tôi đây đã là một cử chỉ cai quản vĩ đại, nghĩa là một quyết định tự do, thực sự đánh dấu trong một tình trạng và trong Lịch sử của Giáo Hội. Trong nghĩa này nó là một cử chỉ cai trị vĩ đại, được làm với một tinh thần sâu sắc lớn, một sự chuẩn bị lớn từ bình diện suy tư và cầu nguyện; một sự can đảm lớn, bởi vì thực sự nó là một quyết định bất thường, có thể có trong đó mọi vấn đề và mọi nghi ngờ trên ”cái ý nghĩa nào” như là các phản ánh, như là các hậu qủa đối với tương lai, như là phản ửng từ phía dân Chúa hay của dân chúng. Sự rõ ràng với nó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chuẩn bị cho cử chỉ này và đức tin với nó ngài đã chuẩn bị cử chỉ ấy, đã trao ban cho ngài sự thanh thản và sức mạnh cần thiết để thực hiện nó, bằng cách tiến bước với lòng can đảm và sự thanh thản, với một cái nhìn thực sự của đức tin và chờ đợi Chúa, là Đấng liên tục đồng hành với Giáo Hội Người, gặp gỡ tình hình mới này, mà chính Đức Biển Đức XVI là người đầu tiên đã sống nó, rồi trong nhiều tuần khác nhau, và rồi Giáo Hội đã sống với sự việc diễn ra và biến cố bầu vị Tân Giáo Hoàng, như tất cả mọi người đã biết. Đó, như vậy đã được hiện thực ý nghĩa của việc Thần Khí Chúa đồng hành với Giáo Hội đang tiến bước.

Hỏi: Chính liên quan tới điểm cuối cùng này: cách đây một năm nhiều người tự hỏi việc chung sống chưa từng có giữa hai vị Giáo Hoàng sẽ ra sao. Ngày nay người ta thấy rằng biết bao sợ hãi có lẽ là của các ”chuyên viên” hơn là của dân chúng, đã là các sợ hãi quá đáng, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, đúng vậy, từ quan điểm này thì xem ra đối với tôi, thật rõ ràng là đã không có sự sợ hãi nào cả. Tại sao vậy? Bởi vì vấn đề đó là sự kiện chức giáo hoàng là một việc phục vụ, chứ không phải là một quyền bính. Nếu người ta sống các vấn đề trong chìa khóa của quyền bính, thì rõ ràng là hai người có thể gặp các khó khăn chung sống, bởi vì sự kiện từ bỏ một quyền bính và chung sống với người kế vị có thể là một khó khăn. Nhưng nếu người ta sống tất cả một cách triệt để như một việc phục vụ, thì khi đó một người đã hoàn thành việc phục vụ của mình trước mặt Chúa, và trong ý thức hoàn toàn trao chứng nhân phục vụ này lại cho một người khác, với thái độ phục vụ và lương tâm hoàn toàn tự do chu toàn nhiệm vụ này, thì khi đó một cách tuyệt đối vấn đề không được đặt ra. Có một sự liên đới tinh thần sâu xa giữa hai vị Tôi tớ của Thiên Chúa, tìm thiện ích của dân Thiên Chúa trong việc phục vụ Chúa.

Hỏi: Khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói rằng ngài sẽ tiếp tục phục vụ Giáo Hội bằng lời cầu nguyện: đây là một đóng góp thực sự ngoại thường mà ngài đã và còn đang trao ban cho Giáo Hội, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Đúng thế, tôi có một kỷ niệm cá nhân rất nhỏ với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, nhất là trong các thời gian đầu triều đại của ngài. Mỗi lần có tiếp kiến chung tôi đi ngang và chào ngài, và thường thì ngài cho một cỗ Tràng Hạt, bởi vì Đức Giáo Hoàng thường tặng một tấm hình, hay một tràng chuỗi, một chiếc mề đai vv. Và mỗi khi ngài tặng tràng hạt thì ngài nói: ”Cả các linh mục cũng phải nhớ cầu nguyện nhé”. Tôi đã không bao giờ quên câu nói này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bởi vì ngài biểu lộ như thế một cách rất đơn sơ xác tín và sự chú ý ngài dành cho lời cầu nguyện trong cuộc sống của chúng ta, và đặc biệt trong cuộc sống của những người có các bổn phận và trách nhiệm phục vụ Chúa. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chắc chắn đã luôn luôn là một người cầu nguyện, trong suốt cuộc đời ngài, và chắc hẳn ngài đã ước ao có thời gian để sống chiều kích này của lời cầu nguyện với nhiều khoảng trống hơn, với sự toàn vẹn và sâu xa hơn. Và giờ đây đó là thời gian của ngài.

Hỏi: Đàng khác, cuộc sống cầu nguyện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVi cũng không thiếu các lúc gặp gỡ, cả với Đức Thánh Cha Phanxicô, như chúng ta đều biết. Cha có thể nói gì về chiều kích ẩn dật nhưng không cô lập này của Đức Joseph Ratzinger?

Đáp: Tôi tin là đúng đắn, khi nhận thức được rằng ngài đang sống một cách kín đáo, không có một chiều kích công cộng nào, nhưng điều này không có nghĩa là ngài sống hoàn toàn cô lập, khép kín như trong một dòng kín nhặt phép. Đức Biển Đức XVI sống một sinh hoạt bình thương đối với một người cao niên, một vị tu sĩ lớn tuổi, và như thế nó là một cuộc sống cầu nguyện, suy tư, đọc sách, viết lách, trong nghĩa ngài trả lời các thư từ nhận được, nói chuyện, gặp gỡ những người sống bên cạnh ngài, mà ngài thích gặp gỡ, và đối thoại vì thấy nó ích lợi, hay vì họ xin lời khuyên hoặc sự gần gũi tinh thần của ngài. Nghĩa là cuộc sống của một người phong phú về mặt tinh thần, có kinh nghiệm lớn, trong một tương quan kín đáo với người khác.

Điều không có, đó là chiều kích công cộng, mà chúng ta có thói quen sống. Vì là Giáo Hoàng nên ngài đã luôn luôn ở trên màn hình, trước sự chú ý của toàn thế giới. Điều này không có nữa, nhưng còn lại là một cuộc sống với các tương quan bình thường. Và trong các tương quan này có tương quan với người kế vị ngài, tương quan với Đức Thánh Cha Phanxicô, mà như chúng ta biết đã có các lúc gặp gỡ cá nhân và đối thoai với Đức Biển Đức XVI, vị này tới nhà vị kia và ngược lại. Thế rồi, còn có các hình thức tiếp cận khác nữa, có thể là điện thoại, hay các sứ điệp đựơc gửi đi: một tình hình liên hệ hoàn toàn bình thường và liên đới. Đối với tôi và tất cả chúng ta, xem ra là điều thật đẹp các hình ảnh hiếm hoi của hai vị Giáo Hoàng ở bên nhau: Đức nguyên Giáo Hoàng và Đức đương kim Giáo Hoàng cùng cầu nguyện với nhau. Nó là một dấu chỉ rất đẹp và rất khích lệ, dấu chỉ của sự tiếp nối trong sứ vụ Phêrô và trong việc phụng sự Giáo Hội.

Hỏi: Còn một câu hỏi cuối cùng. Thưa cha Lombardi, cha đã theo Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong tất cả triều đại của ngài. Riêng đối với cá nhân cha, giờ đây Đức Biển Đức XVI đang cho cha điều gì trên bình diện tinh thần, kể từ ngày 11 tháng 2 năm ngoái tới nay?

Đáp: Tôi rất cảm nhận được sự hiện diện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, như là một sự hiện diện tinh thần mạnh mẽ, đồng hành và trao ban sự thanh thản. .. Tôi nghĩ tới các gương mặt của những vị cao niên vĩ đại trong lịch sử Giáo Hội và trong lịch sử thánh. Một cách đặc biệt chúng ta tất cả đều nghĩ tới cụ già Simeong tiếp nhận Chúa Giêsu trong Đền Thờ, tươi vui nhìn số phận vĩnh cửu của mình, và tương lai của cộng đoàn tiếp tục lữ hành trên trần gian này. Tất cả chúng ta đều biết giá trị rất to lớn của việc có những người già sống với chúng ta, những người già giầu sự khôn ngoan, giầu đức tin, thanh thản, họ thật là một sự trợ giúp rất lớn cho những người trẻ hơn, giúp họ tiến bước và tin tưởng nhìn vào tương lai. Đối với tôi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là thế, và tôi tin rằng ngài là thế đối với Giáo Hội nữa: là Vị Bô Lão cao cả, khôn ngoan, thánh thiện, thanh thản mời gọi chúng ta; và người cũng đẹp nữa khi người ta nhìn ngài: ngài thực sự trao ban một cảm tưởng của sự thanh thản tinh thần lớn lao. Ngài đã duy trì được nụ cười quen thuộc với chúng ta, trong những lúc chúng ta gặp ngài, và ngài mời gọi chúng ta tiến bước với lòng tin tưởng và niềm hy vọng.(RG 10-2-2014)
 
Kinh Angelus: Đức Giêsu đến để kiện toàn Lề Luật
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
10:35 17/02/2014
VATICAN. Trưa Chúa Nhật, 16.2, hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về quảng trường Thánh Phêrô, Vatican để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc Kinh Truyền Tin và nhận phép lành từ ngài.

Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã dựa vào nội dung đoạn Tin Mừng Mt 5,17-37, để triển khai những giáo huấn của Giêsu liên quan đến luật mới và luật cũ. Trước hết, ngài tóm tắt ý tưởng chính của đoạn Tin Mừng. Ngài nói:

“Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay nằm trong của cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi", bài giảng lớn đầu tiên của Đức Giêsu... Ngài nói rằng: "Các con đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật hay Lời các Ngôn Sứ; Thầy không đến để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn" (Mt 5,17). Vì thế, Đức Giêsu không muốn xóa bỏ các giới răn mà Thiên Chúa đã ban qua Môsê, nhưng là muốn mang nó đến sự kiện toàn. Và ngay sau đó, Ngài thêm rằng "sự kiện toàn Lề Luật" này đòi hỏi một sự công chính trỗi vượt hơn, một sự tuân thủ chân thực hơn. Ngài nói với các môn đệ rằng:" Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và kinh sư, các con sẽ chẳng thể vào được Nước Trời" (Mt 5,20)

Sau đó, Đức Thánh Cha giải thích:

“Nhưng sự "kiện toàn Lề Luật" này có nghĩa là gì? Và sự công chính trỗi vượt hơn bao hàm điều gì? Chính Đức Giêsu đã trả lời chúng ta bằng một vài ví dụ, khi so sánh luật cũ với luật mới của Ngài. Đức Giêsu rất thực tế, Ngài luôn giải thích bằng những ví dụ để người ta có thể hiểu được. Bắt đầu từ điều răn thứ 5 trong Mười Điều Răn: "Anh em đã nghe luật người xưa dạy rằng: Chớ giết người;... còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: hễ ai giận ghét anh em mình, người đó đáng bị đưa ra xét xử rồi" (cc 21-22). Về điều này, Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng lời nói cũng có thể giết người! Vì thế, chưa cần nói đến việc xâm phạm mạng sống người thân cận, việc trút lên họ sự căm phẫn và những lời hàm oan cũng đã phạm tội rồi.”

Đức Thánh Cha dừng lại đôi chút, và chia sẻ với mọi người về những điều xấu xa do chuyện ngồi lê đôi mách mang lại. Sau đó, ngài chia sẻ tiếp:

“Đức Giêsu đề xuất với những ai theo Ngài về một tình yêu hoàn hảo: một tình yêu mà thước đo duy nhất là chẳng có thước đo, là đi xa vượt trên sự tính toán. Tình yêu dành cho người thân cận là một thái độ sâu sắc đến độ Đức Giêsu đã đến để xác nhận rằng tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thành nếu chúng ta không muốn có sự hòa bình với người anh em: "Vì thế, nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ là đang có điều bất hòa với người anh em, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã" (cc. 23-24). Thế nên, chúng ta được mời gọi để làm hòa với anh chị em của chúng ta trước khi biểu lộ lòng sùng kính của chúng ta với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.”

Từ những gì đã chia sẻ ở trên, Đức Thánh Cha đi đến chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa. Ngài nhấn mạnh, điều hệ trọng không phải là những gì ta thể hiện bên ngoài, nhưng là ý hướng thâm thúy bên trong, vì đó là nơi sẽ quyết định những gì ta làm là tốt hay xấu. Ngài chia sẻ:

“Từ những điều vừa nói, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu không coi trọng chỉ đơn thuần những việc tuân thủ quy luật hay những hành vi bên ngoài. Ngài đi đến tận cội rễ của Luật, chú ý trước hết đến ý hướng và con tim của con người, nơi phát sinh những hành vi tốt hay xấu của chúng ta. Để có được lối hành xử tốt đẹp và chân thực, những quy định của lề luật thôi thì chưa đủ, nhưng cần động lực bên trong, diễn tả một sự khôn ngoan ẩn tàng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà chỉ có thể nhận được nhờ Thánh Thần. Về phía chúng ta, nhờ đức tin nơi Đức Kitô, chúng ta có thể mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, Ngài có thể giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đi đến kết luận là mọi giới răn đều quy về một giới răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người. Ngài nói:

“Dưới ánh sáng những lời giáo huấn của Đức Kitô, mỗi điều luật đều cho thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó như là đòi hỏi của tình yêu và tất cả nối kết với nhau trong một giới răn cao cả nhất: yêu mến Thiên Chúa với trọn con tim và yêu mến người thân cận như chính mình.”

Như thường lệ, sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, các hội đoàn, nhóm đang hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô.
 
Đức Thánh Cha bắt đầu nhóm họp với các Hồng Y
LM. Trần Đức Anh OP
10:36 17/02/2014
VATICAN. Hôm 17-2-2014, Đức Thánh Cha đã bắt đầu khóa họp thứ 3 kéo dài 3 ngày với Hội đồng Hồng Y cố vấn, giúp ngài cải tổ giáo triều Roma và cai quản Giáo Hội hoàn vũ.

Khóa họp tiến hành liền trước hai ngày họp của Hồng Y đoàn, 20 và 21-2 tới đây, và lễ tấn phong 19 Hồng Y mới vào ngày thứ bẩy 22-2.

ĐTC tham dự các phiên họp do ĐHY Oscar Rodriguez Maradiaga, SDB, TGM giáo phận Tegucigalpa, Honduras, làm điều hợp viên. Ngoài ra, ĐHY tân cử Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cũng tham dự các phiên họp này.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết các HY đã đồng tế thánh lễ với ĐTC vào lúc 7 giờ ở Nhà Trọ Thánh Marta. Và cuộc họp sau đó cũng diễn ra trong một phòng tại Nhà trọ này.

Trong phiên họp sáng ngày 17-2-2014, ĐTC và các HY đã nghe đại diện của Ủy ban tham vấn về việc tổ chức kinh tế tài chánh của Tòa Thánh tường trình về kết quả hoạt động trong 7-8 tháng qua. Theo chương trình, trong phiên họp ngày 18-2-2014, các vị sẽ nghe sẽ tường trình kết quả hoạt động của Ủy ban tham vấn về Viện Giáo Vụ hay Ngân hàng Vatican.

Hai Ủy ban này có chức năng giới hạn và có nhiệm vụ tường trình cho ĐTC ý kiến về ngân hàng Vatican cũng như làm thế nào để giảm chi cho Tòa Thánh. Vì thế việc nghe tường trình về hoạt động của hai Ủy ban có mục đích giúp ĐTC và các Hồng Y cố vấn đi tới những kết luận cụ thể nhắm cải tiến trình trạng kinh tế và tài chánh của Tòa Thánh cũng như về cơ cấu và hoạt động của “ngân hàng Vatican”.

Chiều thứ tư, 19-2-2014, theo dự kiến sẽ có một cuộc gặp gỡ giữa các Hồng Y cố vấn và Hội đồng 15 Hồng Y quốc tế về các vấn đề quản trị, và kinh tế của Tòa Thánh.

Sáng thứ năm, 20-2-2014, Công nghị ngoại thường của Hồng Y đoàn sẽ bắt đầu. Tất cả các Hồng Y đều được mời tham dự khóa họp 2 ngày tại Hội trường mới của Thượng HĐGM ở Nội thành Vatican.

Công nghị Hồng Y như thường lệ sẽ bắt đầu lúc 9.30 sáng với kinh giờ Ba, rồi lời chào của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn; lời chào của ĐTC và phát biểu ngắn của ngài với các Hồng Y. Tiếp đến là bài thuyết trình dẫn nhập của ĐHY Walter Kasper người Đức nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, về đề tài gia đình, vì Công nghị Hồng Y này bàn về các thách đố của gia đình, trong viễn tượng Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt tháng 10 năm nay về gia đình.

Sau đó là phần tự do phát biểu của các Hồng Y. Cả phiên họp ban chiều cùng ngày và hôm sau, 21-2 cũng vậy.
Thời biểu của hai ngày họp là 9.30 đến 12.30, và 16.30 đến 19.00.

Thứ bẩy, 22-2, ĐTC sẽ phong 19 Hồng Y mới và sáng Chúa Nhật 23-2, ngài sẽ đồng tế thánh lễ với các vị tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Trong hai ngày 24 và 25-2-2014, sẽ có khóa họp của Hội đồng 15 Hồng Y về tài chánh và tổ chức của Giáo Hội, và Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 17-2-2014, trả lời câu hỏi của 1 ký giả, Cha Lombardi cho biết hiện thời cha không được thông báo vào về việc ĐTC có thể đưa ra quyết định nào trong tuần lễ này hay không.
 
Trong thánh lễ đồng tế với các Hồng Y cố vấn, ĐTC nói: Sự kiên nhẫn của dân Chúa giúp Giáo Hội tiến bước
Nguyễn Việt Nam
17:07 17/02/2014
Dân Chúa chịu đựng những thách thức của cuộc sống hàng ngày với niềm tin và sự kiên nhẫn. Đó là những gì giúp cho Giáo Hội tiến bước.

Sáng thứ Hai 17 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã đồng tế với các Hồng Y cố vấn tại nhà nguyện Santa Marta. Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét về Thư Thánh Giacôbê, trong đó có đoạn viết: “Bất cứ khi nào anh em phải đối mặt với các thử thách đủ loại, hãy coi đó đơn thuần chỉ là một niềm vui”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng sự kiên nhẫn không có nghĩa là thối lui; và đó là điều làm chúng ta trưởng thành khi chúng ta can đảm đối mặt với các thử thách bằng đức tin của chúng ta.

Ngài nói:

“Những ai muốn có mọi sự ngay lập tức, những kẻ không biết đến sự khôn ngoan của đức nhẫn nại và sự bền đỗ thì không khác gì một đứa trẻ hư hỏng. Loại người như thế chưa trưởng thành, và không có khả năng đối mặt với cuộc sống đang diễn ra trong thực tế.”

Một cám dỗ khác cho những ai không có đức nhẫn nại là sự lung lay đức tin hay thái độ bất tín khi họ không có được những gì họ muốn ngay lập tức, như trong trường hợp của những người Biệt Phái là những kẻ đã xin Chúa Giêsu cho một dấu lạ trên trời: họ muốn Thiên Chúa thực hiện một điềm lạ để cho thấy rằng Thiên Chúa đã sai Ngài đến.

"Họ nhầm lẫn cách hành xử của Thiên Chúa với cách thức của một thầy phù thủy. Nhưng Thiên Chúa không hành xử giống như một thầy phù thủy, Thiên Chúa có cách riêng của Ngài. Và Thiên Chúa rất kiên nhẫn. Mỗi lần chúng ta nhận Bí Tích Hòa Giải là chúng ta hát một bài thánh ca tán tụng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Chúa vác chúng ta trên vai Ngài đầy kiên nhẫn! Kitô hữu phải sống cuộc đời mình với âm nhạc của sự kiên nhẫn, vì đó là âm nhạc của cha ông chúng ta, của dân Thiên Chúa, của những kẻ tin vào Lời Người, là những người giữ trọn điều Chúa đã truyền cho tổ phụ Abraham của chúng ta: ‘hãy tiến bước thiên nhan Ta không chút tì ố’"

Trích dẫn Thư Thánh Giacôbê gửi tín hữu Do Thái, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Dân Thiên Chúa đã phải chịu đựng và đã bị bách hại - nhưng họ có niềm vui khi trông đợi những lời hứa của Thiên Chúa. Đây là một hình thái của sự kiên nhẫn mà chúng ta phải có khi phải đối mặt với thử thách và gian truân: đó là sự kiên nhẫn của một người trưởng thành, sự kiên nhẫn khi Thiên Chúa mang vác chúng ta trên vai Ngài.”

Đức Thánh Cha đã hướng suy nghĩ của ngài đến những người ngài đã gặp gỡ khi thăm các giáo xứ, những người phải đối mặt với các vấn đề và chịu đựng. Những người có con em tàn tật, hoặc đau yếu, những người đang tiến về phía trước trong cuộc sống của họ với sự kiên nhẫn.

"Họ không đòi dấu lạ nào cả. Họ biết cách đọc các dấu chỉ thời đại: họ biết khi cây vả nở hoa thì mùa xuân đang đến. Những người muốn có một dấu lạ từ trời không biết làm sao đọc được các dấu chỉ thời đại, đó là lý do tại sao họ không nhận ra Chúa Giêsu".

Kết luận bài giảng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi những người "đau khổ nhưng không héo hắt nụ cười đức tin, những ai vẫn đang hân hoan trong đức tin: đó là dân Thiên Chúa, trong các giáo xứ, trong các tổ chức của chúng ta - rất nhiều trong số họ đang giữ cho Giáo Hội tiếp tục tiến bước với sự thánh thiện hàng ngày của họ. Hỡi anh em bất cứ khi nào anh em phải đối mặt với các thử thách đủ loại, hãy coi đó đơn thuần chỉ là một niềm vui vì anh em biết rằng thử thách đức tin sản sinh sự bền đỗ. Hãy kiên trì hoàn thành công việc của mình để anh em có thể trưởng thành và hoàn thiện, không chút tì ố. "
 
Đức Thánh Cha thăm giáo xứ Thánh Tôma tại Rôma
Đặng Tự Do
13:55 17/02/2014
Chiều Chúa Nhật 16 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm giáo xứ Thánh Tôma Tông đồ trong khu Infernetto ở ngoại ô Rome nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ này. Đây là một giáo xứ lớn hiện có khoảng 20,000 người.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khích lệ anh chị em tín hữu thường xuyên nhìn vào con tim mình, từ cảm xúc đến các ý hướng.

Ngài nói:

“Chúng ta nên có một cái nhìn vào nội tâm để xem chúng ta cảm thấy thế nào vì cảm xúc bên trong của chúng ta cuối cùng sẽ thể hiện ra và nếu đó là những cảm xúc xấu, chúng sẽ gây ra thiệt hại. Ngược lại những cảm xúc tích cực sẽ đem lại những điều thiện. Thật đẹp để nói thật với chúng ta về chính mình, và cảm thấy xấu hổ khi chúng ta đang ở trong những tình huống trái với thánh ý Chúa, hay đang muốn đưa ra một quyết định xấu xa. Khi con tim của ta đầy lòng thù hận, đầy những ước muốn trả thù, hoặc những suy nghĩ tội lỗi, chúng ta hãy tự hỏi mình, lúc đó con tim ta trông giống như cái gì?”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng bước đầu tiên là không tự lừa chính mình. Người ta phải học để nhận biết con tim mình đầy tình thương hay lòng ghen ghét. Muốn được vậy phải xin Chúa ban ơn biết phân định. Sau đó, ngài nói tiếp rằng những hành vi gian ác của chúng ta luôn có những hậu quả thực sự.

“Đôi khi chúng ta nghe người này nói xấu người khác, có vẻ như chúng ta quên đi rằng vu khống và phỉ báng là những tội lỗi. Làm như những từ này đã bị loại bỏ khỏi từ điển. Nhưng nói xấu người khác là một tội lỗi. Tại sao tôi nói xấu cho người ta? Thưa, bởi vì trong tôi có sự thù hận, có ác cảm, không có tình yêu.”

Lịch trình của chuyến thăm của Đức Thánh Cha bao gồm: một cuộc gặp gỡ với các trẻ em và thanh thiếu niên của giáo xứ, là những em đang chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu và chịu Phép Thêm Sức; gặp gỡ các anh chị em giáo dân trong giáo xứ tại sân nhà thờ; gặp gỡ các trẻ em mới được rửa tội trong những tháng gần đây và với cha mẹ các em; gặp gỡ với người già người bệnh, và với Hội bảo trợ cho các gia đình có trẻ em khuyết tật. Đức Thánh Cha cũng giải tội cho một số người trước khi cử hành Thánh Lễ, lúc 6:00 giờ chiều.
 
Đức Thánh Cha: Hãy kiên nhẫn chịu đựng những khó khăn trong đời sống
Bùi Hữu Thư
18:55 17/02/2014
Suy tư về Nhân Đức Kiên Nhẫn trong Thánh Lễ buổi sáng

VATICAN, Ngày 17 tháng 2, 2014 (Zenit.org) – Những ai giúp cho Giáo Hội thăng tiến là những người biết gánh chịu với lòng kiên trì và hân hoan những thách đố của đời sống hàng ngày. Đây là tâm tình Đức Thánh Cha Phanxicô chia xẻ sáng nay trong Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Thánh Mác-Ta.

Đức Thánh Cha suy niệm về bài đọc thứ nhất trích Thư của Thánh Gia-cô-bê, chú trọng vào lời mời gọi của Thánh tông đồ này là “Hãy coi như có niềm vui khi bạn gặp gỡ các thử thách khác nhau.”

Niềm vui này, Đức Thánh Cha nói, có nghĩa là kiên nhẫn gánh chịu những thử thách trong đời chúng ta không muốn phải nhận, nhưng giúp chúng ta “trưởng thành trong đời.” Ai không thể kiên nhẫn chịu đựng trở nên như một đứa trẻ bốc đồng, không chín chắn, chỉ chú tâm đến những gì mình mong muốn. Ngài lưu ý, một cám dỗ khác là tự cho mình có quyền tuyệt đối là có thể muốn có một cái gì tức khắc sẽ được, như những người Pharisêu trong Phúc Âm đã xin cho có một dấu chỉ.

Đức Thánh Cha nói về người Pharisêu: “Họ lầm tưởng hành động của Thiên Chúa như là của một phù thủy.“ Nhưng Thiên Chúa không hành động như một phù thủy, Thiên Chúa có cách để tiến tới. Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa. Người cũng có lòng kiên nhẫn. Bất cứ khi nào chúng ta đến với Bí Tích Hòa Giải, là chúng ta hát bài ca vịnh lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa!”

“Nhưng Chúa đã kiên nhẫn biết bao, biết bao nhiêu khi Người cõng chúng ta trên lưng! Đời sống Ki-tô phải được sống trong điệu nhạc kiên nhẫn này, vì chính đây là âm nhạc của các tổ phụ của chúng ta, của Dân Chúa, của những ai tin vào Lời Chúa, biết tuân theo những gì Thiên Chúa đã ban cho tổ phụ Abraham của chúng ta: ‘Hãy đi trước Ta và hãy hành xử để không có gì phải bị chê trách.’”

Tuy nhiên Ngài nhận xét, Dân Chúa đã chịu đau khổ quá nhiều và phải gánh chịu biết bao nhiêu sự đàn áp, nhưng vẫn chịu đựng một cách kiên nhẫn. Đức kiên nhẫn là đức tính chúng ta phải có.

“Dân ta đã kiên nhẫn biết bao! Ngay cả bây giờ! Khi chúng ta đến với các giáo xứ và thấy có những người đang chịu đau khổ, họ có vấn đề, họ có con cái tật nguyện hay bệnh hoạn, nhưng vẫn kiên nhẫn tiến bước trong đời.”

“Họ không xin cho có những dấu chỉ, như những người được nêu ra trong Phúc Âm! Những người này nói: “Xin ban cho tôi một dấu chỉ!’ Không, họ không đòi hỏi, nhưng họ biết các đọc các dấu chỉ của thời gian: họ biết khi cây vả nẩy mầm, là mùa xuân đang đến; họ biết cách phân biệt điều này. Vậy mà những người nóng tính trong Phúc Âm hôm nay, muốn có dấu chỉ, họ không biết đọc các dấu chỉ của thời gian, và vì lý do này, họ không nhận biết Chúa Giêsu.”

Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu noi theo gương của Dân Chúa, là những người thánh thiện và kiên nhẫn khi gặp các khó khăn trong đời, họ “giúp cho Giáo Hội tiến bước.”

“Xin Chúa ban cho chúng ta lòng kiên nhẫn, một lòng kiên nhẫn hân hoan, kiên nhẫn trong việc làm, trong an bình, xin Chúa ban cho chúng ta lòng kiên nhẫn của Chúa, vì chính Người là đấng kiên nhẫn, và xin Chúa ban cho chúng ta đức kiên nhẫn của những người Dân Chúa trung thành, là những người noi gương sáng cho chúng ta.”
 
Ngày tổng thống và ngày giáo hoàng
Vũ Văn An
19:16 17/02/2014
Ngày sinh của Washington, còn gọi là Ngày Tổng Thống, là ngày nghỉ toàn liên bang tại Hoa Kỳ. Từ năm 1971, ngày này được định vào thứ hai, tuần thứ ba, của tháng Hai. Năm nay, nó rơi vào ngày 17 tháng Hai hôm nay.

Thực ra, Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, sinh vào ngày 22 tháng Hai, 1732. Ngày này trong Giáo Hội Công Giáo vốn được dành mừng Ngai Tòa Phêrô, nghĩa là mừng Ngày Giáo Hoàng, vì quả tình tập chú của lễ này là thừa tác vụ của Giám Mục Rôma. Chính vì thế, ngày này thường là ngày để trao mũ cho các vị tân Hồng Y, như Đức Phanxicô sẽ làm vào thứ Bẩy này, đúng 13 năm sau ngày chính ngài nhận chiếc mũ ấy từ tay Đức Gioan Phaolô II.

Rocco Palmo, nhân dịp Ngày Tổng Thống năm nay đã nhắc lại Lời Kinh cho Quốc Gia được viết và đọc lần đầu năm 1791 bởi vị giám mục tiên khởi của cả nước Mỹ, đó là Đức Cha John Carroll, giám mục Baltimore, đồng minh của Washington, anh em họ của người Công Giáo duy nhất ký vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ là Charles Carroll, và là em của người Công Giáo duy nhất ký vào cả hai văn kiện Các Điều Khoản Liên Bang (Articles of Federation) và Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc, là Daniel Carroll.

Lạy Thiên Chúa Toàn Năng và Hằng Hữu, nhờ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã mạc khải vinh quang Chúa cho mọi quốc gia, chúng con cầu xin Chúa gìn giữ các công trình của lòng thương xót Chúa, để Giáo Hội Chúa, vốn lan tràn khắp thế gian, tiếp tục giữ vững đức tin bất biến trong việc tuyên xưng Danh Chúa.

Chúng con cầu xin Chúa, Đấng duy nhất tốt lành và thánh thiện, ban sự hiểu biết từ trời, lòng nhiệt thành chân thực, và sự thánh thiện trong cuộc sống cho vị giám mục hàng đầu của chúng con là Đức Giáo Hoàng…, Đấng Đại Diện của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để ngài cai trị Giáo Hội của Chúa Kitô; cho vị giám mục của chúng con… cho mọi giám mục, giám chức, và mọi mục tử của Giáo Hội; nhất là cho những vị được chỉ định thi hành giữa chúng con thừa tác vụ thánh, và chăn giắt Dân Chúa vào đường cứu rỗi.

Chúng con cầu xin Chúa, lạy Thiên Chúa uy quyền, khôn ngoan và công lý! Nhờ Chúa, uy quyền đã được phân phối đúng đắn, luật pháp đã được ban bố, và phán quyết đã được qui định, xin Chúa dùng Thần Trí bảo ban và sức mạnh của Chúa trợ giúp Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc, để chính phủ của ông được điều hành một cách chính trực, và trở nên hữu ích một cách tuyệt vời cho dân Chúa, những người được ông chỉ huy; qua việc khuyến khích mọi người tôn trọng nhân đức và tôn giáo cách thích đáng; qua việc trung thành thi hành luật pháp cách hợp công lý và xót thương; và qua việc kiềm chế thói hư và sự vô luân. Xin cho ánh sáng đức khôn ngoan thần thánh của Chúa điều hướng mọi bàn luận tại Quốc Hội, và rạng chiếu mọi thủ tục và luật lệ được đưa ra cho việc cai trị và quản trị chúng con, để hết thẩy hướng về việc duy trì hòa bình, thăng tiến hạnh phúc quốc gia, gia tăng tính cần cù, sự nghiêm túc và hiểu biết hữu dụng; và xin Chúa duy trì mãi mãi ơn phúc tự do bình đẳng cho chúng con.

Chúng con cầu xin cho vị thống đốc của tiểu bang này, các các thành viên của quốc hội, mọi chánh án, quan tòa, và các viên chức khác được cử nhiệm để duy trì phúc lợi chính trị của chúng con, xin cho họ, nhờ sự che chở của Chúa, có khả năng chu toàn các bổn phận trong các chức vụ liên hệ của họ một cách trung thực và đầy năng lực.

Chúng con cũng xin phó thác vào lòng nhân từ vô biên của Chúa mọi anh chị em và đồng công dân của chúng con trên khắp Hiệp Chúng Quốc, xin cho họ được phúc hiểu biết và được thánh hóa để tuân giữ lề luật thánh thiện nhất của Chúa; xin gìn giữ họ trong hợp nhất và bình an mà thế gian vốn không thể ban; và sau khi vui hưởng các ơn phúc ở đời này, họ được nhận vào số những người được sự sống đời đời.

Sau cùng, lạy Chúa từ nhân, chúng con xin Chúa nhớ tới linh hồn các tôi tớ Chúa đã ra đi trước chúng con trong dấu đức tin và đang an nghỉ bình yên; linh hồn cha mẹ, thân nhân, và bạn hữu; linh hồn những ai, lúc còn sống, vốn là thành viên của cộng đoàn này, nhất là những người vừa qua đời; linh hồn mọi ân nhân, với các tặng dữ và di sản, từng chứng tỏ lòng nhiệt thành đối với sự tao nhã trong phụng vụ thánh và xứng đáng được chúng con tưởng nhớ trong biết ơn và tình bác ái.

Lạy Chúa, chúng con khẩn khoản nài xin Chúa ban cho những người trên và mọi người an nghỉ trong Chúa Kitô một chỗ mát mẻ, đầy ánh sáng và bình an, nhờ cùng một Chúa Giêsu Kitô, Chúa và là Đấng cứu vớt chúng con. Amen.


Sức mạnh thống nhất hóa quốc gia

Phần Washington, năm 1790, đã gửi một lá thư cho người Công Giáo Hoa Kỳ, bày tỏ niềm hy vọng “rằng các đồng công dân của qúy vị không quên phần đóng góp đầy yêu nước của qúy vị vào việc hoàn thành cuộc Cách Mạng của họ, và việc thành lập chính phủ của qúy vị, hay sự trợ giúp quan yếu họ nhận được từ một quốc gia [tức Pháp] trong đó đức tin Công Giáo Rôma vốn được tuyên xưng”.

Được khuyến khích bởi sự đóng góp của Giáo Hội tiên khởi trên mảnh đất này, một cộng đoàn chỉ gồm 25,000 người, do 22 linh mục coi sóc, khắp trên 13 tiểu bang, vị Tổng Tư Lệnh đầu hết nói như sau: “Dưới nụ cười tươi của Đấng Quan Phòng, sự che chở của một chính phủ tốt, và việc vun sới phong thái, luân lý và lòng đạo đức, Hoa Kỳ không thể nào không đạt được mức độ trổi vượt phi thường về văn chương, thương mại, nông nghiệp, thăng tiến trong nước và được kính nể tại ngoại quốc”.

Vị cha già khai sáng dân tộc này thêm lời cầu nguyện sau: xin cho “mọi thành viên trong thánh hội của quý vị tại Hoa Kỳ này, được tinh thần khôi nguyên Kitô Giáo duy nhất sinh động hóa, và luôn hành xử như những công dân trung tín của chính phủ tự do của chúng ta, được hưởng mọi hạnh phước trần thế và thiêng liêng”.

Mặc dù, từ năm 1971, Ngày Tổng Thống là ngày để tưởng niệm mọi tổng thống của Hiệp Chúng Quốc, nhưng người bình dân Hoa Kỳ vẫn coi đây là Ngày Sinh Nhật của vị tổng thống đầu tiên của họ. Washington được tôn kính vì những thành quả tuyệt vời của ông. Ông được coi là “cha già dân tộc” nhờ tài lãnh đạo trổi vượt của ông trong thời khai sáng đất nước Hoa Kỳ. Nhờ thế ông được toàn thể cử tri đoàn nhất trí bầu làm tổng thống đầu tiên năm 1788. Ông được coi là sức mạnh thống nhất hóa của nền tân cộng hòa và là người nêu gương cho các vị tổng thống kế tiếp.

Sức mạnh thống nhất hóa trên quả đã phản ảnh đầy đủ giấc mơ của Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu vì từ năm 1776, khi chọn con dấu cho Hiệp Chúng Quốc này, người ta đã chấp nhận khẩu hiệu sau đây E pluribus unum (từ nhiều trở nên một) do Pierre Eugene du Simitiere đề nghị. Khẩu hiệu này vốn được khắc trên con dấu chính thức của Hoa Kỳ, cho tới năm 1952, khi Quốc Hội quyết định chọn khẩu hiệu In God We Trust (Chúng ta tin tưởng Thiên Chúa) thay thế.

Các sử gia sau này hết lời ca ngợi Washington hồi ông còn chỉ huy lực lượng cách mạng Hoa Kỳ, qua tài tuyển lựa và giám sát các tướng lãnh, tài khuyến khích tinh thần binh sĩ và tài giữ cho quân đội gắn bó với nhau, tài phối hợp với các thống đốc và các đơn vị dân quân tiểu bang, tài giao dịch với Quốc Hội và lưu tâm tới các vấn đề tiếp liệu, hậu cần, và huấn luyện. Đáng phục nơi ông hơn cả còn là điều này: năm 1783, khi đã toàn thắng trong chiến dịch dành độc lập, ông đã từ chức Tổng Tư Lệnh thay vì lợi dụng dịp đó để nắm quyền!

Sau đó, năm 1787, chỉ vì sự bất lực của Quốc Hội Địa Lục, ông phải đứng ra chủ tọa Hội Nghị Lập Hiến để thành lập tân chính phủ liên bang của Hiệp Chúng Quốc. Được nhất trí bầu làm tổng thống đầu tiên, ông cố gắng đem mọi phe phái chống đối nhau ngồi lại với nhau để thống nhất hóa đất nước. Sau hai nhiệm kỳ, ông nhất định từ chức. Bài diễn văn từ chức của ông là sách vỡ lòng đầy ảnh hưởng nói về đức hạnh cộng hòa và là lời cảnh cáo chống lại óc phe phái, bè đảng.

Củng cố hợp nhất

Xem ra Washington không xa lắm đối với triết lý bao quanh Ngôi Tòa Phêrô mà ngày lễ kính trùng với ngày sinh của ông.

Rocco Palmo nhận định rằng: dù đã kinh qua nhiều biến cố, nhiều thay đổi, người ngồi trên tòa kia, về bản chất, vẫn như ngày nào, vẫn có “thẩm quyền thông thường tối cao, đầy đủ, tức khắc và phổ quát” để giảng dạy, để quản trị và để thánh hóa Dân Thiên Chúa, một vai trò “ngài luôn có khả năng thừa hành một cách tự do”. Dù mỗi người chiếm giữ nó đều mang tới một câu định nghĩa riêng về việc sử dụng xâu chìa khóa ra sao.

Đức Phanxicô, với rất nhiều lời nói và cử chỉ đang gây chú ý khắp thế giới và nâng cao nhiều hoài mong đối với việc cải tổ, vẫn nhìn Ngôi Tòa Phêrô bằng cái nhìn của Vị Tiền Nhiệm Tiên Khởi. Ngài nói: “tôi muốn đưa ra ba tư tưởng về thừa tác vụ Phêrô, được hướng dẫn bởi chữ củng cố (confirm). Giám mục Rôma được kêu gọi củng cố điều gì?

1. Thứ nhất, củng cố đức tin. Tin Mừng nói tới lời tuyên xưng của Phêrô: ‘Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống' (Mt 16:16), một lời tuyên xưng không phát xuất từ ngài mà là từ Chúa Cha trên thiên đàng. Vì lời tuyên xưng này, Chúa Giêsu đáp lại: ‘Con là Phêrô, và trên đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy' (Mt 16:18). Vai trò phục vụ Giáo Hội của Phêrô xây dựng trên lời tuyên xưng đức tin của ngài vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, một lời tuyên xưng có được là nhờ ơn thánh từ trời ban xuống. Trong phần thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay [ngày lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô], ta thấy cái nguy hiểm của việc suy nghĩ theo thế gian. Khi Chúa Giêsu nói tới cái chết và việc sống lại của Người, tới việc đường lối Thiên Chúa không song hành với đường lối quyền lực nhân bản, xác thịt và máu huyết lại nổi lên nơi Phêrô: ‘ông đem Chúa Chúa Giêsu ra một nơi và bắt đầu quở mắng Người… điều này không bao giờ xẩy tới với Thầy' (Mt 16:22). Câu trả lời của Chúa Giêsu thật chát chúa: ‘Hãy lui khỏi Ta, hỡi Satan! Ngươi là trở ngại của Ta' (câu 23). Bất cứ khi nào ta để cho các suy nghĩ, các cảm nghĩ của ta hoặc luận lý quyền lực con người thắng thế, và không để đức tin, không để Thiên Chúa dạy dỗ và hướng dẫn ta, ta trở thành chướng ngại vật. Đức tin vào Chúa Kitô là ánh sáng đời ta, trong tư cách Kitô hữu và thừa tác viên của Giáo Hội.

2. Củng cố tình yêu. Trong bài đọc hai, ta nghe được những lời cảm động của Thánh Phaolô: ‘tôi đã đánh trận đánh tốt, tôi đã hoàn tất cuộc chạy đua, tôi đã giữ vững đức tin’ (2Tm 4:7). Trận đánh này là trận đánh nào? Nó không phải là một trong các trận đánh bằng vũ khí con người là các trận đánh, buồn thay, đang tiếp tục gây đổ máu khắp trên thế giới; đúng hơn, nó là trận đánh của tử đạo. Thánh Phaolô chỉ có một vũ khí: sứ điệp Chúa Kitô và việc hiến thân hoàn toàn của ngài cho Chúa Kitô và cho người khác. Chính sự sẵn sàng đích thân hiến mình này, để được hao mòn vì chính nghĩa Tin Mừng, để biến mình thành mọi sự cho mọi người, một cách theo bản năng, đã đem lại sự khả tín cho ngài và xây dựng được Giáo Hội. Giám mục Rôma được kêu gọi sống và củng cố anh chị em mình trong tình yêu này đối với Chúa Kitô và đối với mọi người, không phân biệt, không giới hạn hay rào cản.

3. Củng cố hợp nhất. Ở đây, tôi muốn suy niệm một lát về nghi thức tôi vừa cử hành. Dây pallium là biểu tượng hiệp thông với người kế vị Phêrô, vốn là ‘nguồn và nền tảng bền vững và hữu hình của hợp nhất cả trong đức tin lẫn hiệp thông’ (Lumen Gentium, số 18). Và thưa các hiền huynh, sự hiện diện của các hiền huynh hôm nay là dấu hiệu cho thấy: việc hiệp thông của Giáo Hội không có nghĩa là độc dạng. Khi nói tới cấu trúc phẩm trật của Giáo Hội, Vatican II tuyên bố rằng Chúa ‘đã thiết lập các tông đồ như một hợp đoàn hay một hội đồng thường trực, mà để đứng đầu, Người đã đặt Phêrô, chọn trong số họ’ (Lumen Gentium, số 19). Và Công Đồng nói tiếp: ‘hợp đoàn này, bao lâu còn gồm nhiều thành viên, là biểu thức nói lên tính đa dạng và tính phổ quát của Dân Chúa’ (Lumen Gentium, số 22). Trong Giáo Hội, tính đa dạng, tự nó vốn là một kho báu, luôn đặt cơ sở trên sự hài hòa của hợp nhất, giống bức tranh ghép vĩ đại trong đó mỗi mảnh ghép nhỏ với mảnh khác đều là một phần trong kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa. Điều này nên gợi hứng để ta luôn cố gắng thắng vượt mọi tranh chấp từng gây thương tích cho nhiệm thể Giáo Hội. Hợp nhất trong đa dạng của ta: đó là phương thức của Chúa Giêsu! Dây pallium, vốn là dấu hiệu hiệp thông với Giám Mục Rôma và với Giáo Hội hoàn vũ, cũng cam kết mỗi hiền huynh trở thành người đầy tớ của hiệp thông.

Tuyên xưng Chúa bằng cách để Thiên Chúa dạy dỗ ta; để mình hao mòn vì tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với Tin Mừng; làm đầy tớ cho hợp nhất. Thưa qúy hiền huynh giám mục, đó là các trách vụ mà các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô ủy thác cho mỗi người trong chúng ta, ngõ hầu mỗi Kitô hữu đều sống chúng. Xin Mẹ Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta và đồng hành với chúng ta luôn mãi bằng lời cầu bầu của ngài. Nữ vương các thánh tông đồ, cầu cho chúng con. Amen.
 
Mẫu gương sống đạo: Vô địch trượt băng quốc tế Kim Yuna làm dấu Thánh Giá mỗi khi tranh tài.
Trần Mạnh Trác
19:17 17/02/2014

Cô làm dấu Thánh Giá không phải vì thói quen hoặc để cầu may, cô đã đoạt nhiều giải vô địch trước khi gia nhập đạo Công Giáo và trước khi biết đến dấu Thánh Giá là gì.

Kim Yuna, 24 tuổi, đã từng là một cái tên ưa chuộng trong mọi gia đình Hàn Quốc vào năm 2007 khi cô bị gẫy xuơng đầu gối sau một tai nạn tranh tài. Vị bác sĩ điều trị cho cô là một người Công Giáo và chính ông này đã giới thiệu cô với các Sơ đang phục vụ tại đó.

Cô đã trở lại đạo, cô lấy tên Thánh bằng chữ Latin là "Stella Maris" có nghĩa là Đức Mẹ Sao Biển.

Sau khi theo đạo, cô luôn luôn đeo ảnh Đức Mẹ Ban Ơn trên trang phục, đeo vòng nhẫn Tràng Hạt Mân Côi trên ngón tay (mà nhiều người hâm mộ đã lầm tưởng đó là chiếc nhẫn đính hôn,) và cô luôn làm dấu Thánh Giá trước và sau mọi cuộc biểu diễn.

Những dấu hiệu tôn giáo như vậy thường tạo ra ác cảm và không đem lại lợi lộc gì trong nền văn hoá thế tục hiện nay. Trong cuộc thi Olympic đang diễn ra ở Sochi, người ta đã ra luật không cho phép đeo bất kỳ thứ gì có tính cách quảng bá. Nhiều người nghĩ rằng qui luật mới này nhắm vào chính cô.

Những qui luật chống đạo như vậy không phải là hiếm, ngay chính ở Hoa Kỳ đã từng có một qui luật nhắm vào ngôi siêu sao Foot Ball Tim Tebow không cho anh viết bất kỳ số ký hiệu Thánh Kinh nào trên quầng mắt, và ngày nay Tim Tebow đã không còn được chơi cho đội banh nào nữa.

Riêng cô Kim Yuna, cô vẫn thắng giải. Cô đã giành được huy chương vàng Olympic 2010 tại Canada, trở thành lực sĩ Hàn Quốc đầu tiên chiếm giải trượt băng nghệ thuật Thế vận hội. Cô lập nhiều kỷ lục Olympic mới. Cô hiện là quán quân giải trượt băng Thế Giới.

Cô đang hy vọng sẽ chiếm một huy chương vàng Olympic thứ hai nữa trước khi vê hưu và trở thành một quan chức cho Olympic muà Đông năm 2018, sẽ tổ chức ở Hàn Quốc.

Nhắc lại Hàn Quốc đã nhận được vinh dự làm chủ nhà cho Olympic năm 2018 một phần là nhở ở sự vận động và tên tuổi cuả cô.

Với Á Châu, Kim Yuna là hiện thân cuả nghệ thuật trượt băng. Trước muà Thế Vận Hội, vào ngày 17 tháng 6 năm 2012 cô Kim đã trình diễn cho chương trình Artistry On Ice ở Trung Quốc và bà Li Sheng, chủ tịch ban tổ chức, cho biết đã phải bỏ ra hai năm trời để thuyết phục cô Kim tham dự. Bà nói thêm: "Sự tham dự cuả cô tạo ra một bước đột phá cho Artistry On Ice, và cho lịch sử trượt băng nghệ thuật của Trung Quốc, mặc dù cô chỉ tham gia một phần rất nhỏ ở Thượng Hải mà thôi."

Sự danh tiếng và tiền bạc không làm cho cô Kim quên đi những người nghéo khổ, tính đến năm 2009 thì cô đã đóng góp hơn 2.0 tỷ won ($1.7 triệu Mỷ Kim) cho các công việc từ thiện.

Riêng năm 2012 cô đã tặng một số tiền là 70 triệu won (59,300 mỹ kim) cho một tổ chức từ thiện Công Giáo để xây dựng 100 trường ở Nam Sudan.

Cách sống đức tin công khai cuả cô cũng đã là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Môt chủng sinh cuả Tổng Giáo Phận Detroit là Phạm Evan đã viết cho CNA/EWTN News rằng 'Thầy' đã rất ấn tượng bởi hành động cầu nguyện cuả cô.

Gương sống chứng nhân một cách công khai này, Thầy Phạm nói , gợi cảm hứng cho Thầy cởi mở hơn với việc chia sẻ niềm tin với người khác.

Thấy giải thích thêm rằng khi lớn lên, Thầy đã "rất lo lắng về đức tin của mình " Đặc biệt là cầu nguyện ở nơi công cộng . " Tôi không muốn 'người ta nghĩ rằng tôi là một người kỳ lạ,' " Thầy nói thêm rằng việc công khai bày tỏ niềm tin thường " tạo ra một mục tiêu để nhắm bắn ngay trên trán của bạn" cho những ý kiến tiêu cực, cười nhạo và đàn áp.

Khi nhìn thấy cô Kim cầu nguyện trên băng, sự sợ hãi cuả Thầy đã bị thách thức.

"Đó là một hành động thường xuyên cuả cô ấy ", Thầy nói. " Wow . Thật đúng là một cách của một chứng nhân, " hành động đó khiến Thầy tự hỏi mình :" Nếu cô ấy làm được điều này , tại sao tôi không thể làm được như vậy ? "

"Yuna Kim đã dạy tôi về 'các cơ hội thể hiện đức tin Công Giáo một cách công khai,'" Thầy Phạm nói.
 
Top Stories
Pope opens critical week for reform, family issues
Nicole Winfield /AP
10:39 17/02/2014
VATICAN CITY (AP) — Pope Francis on Monday opened the most critical week of his year-old papacy: Two commissions of inquiry on Vatican finance are reporting their recommendations for reform and preparations get underway for a summit on family issues that will deal with the widespread rejection by Catholics of church teaching on contraception, divorce and gay unions.

In between, Francis will preside over his first ceremony to formally welcome 19 new cardinals into the elite club of churchmen who will eventually elect his successor. In typical Francis style, the new cardinals hail from some of the poorest places on earth, including Haiti, Burkina Faso and Ivory Coast.

The first half of Francis' busy week is being devoted to the third meeting of his "Group of Eight" advisers, the senior cardinals representing every continent who Francis appointed to help him govern the church and overhaul the antiquated and inefficient Vatican bureaucracy.

On Monday, the G8, the pope and his No. 2 heard recommendations from a panel of experts on rationalizing the Holy See's overall financial and administrative structures. On Tuesday, they will hear from the commission of inquiry studying how to reform the troubled Vatican bank.

Francis was elected with a mandate to reform the Roman Curia, as the Holy See administration is known, to make it more responsive to the needs of the 21st-century Catholic Church. He wants to make the curia more of a support to bishops trying to spread the faith rather than an obstacle, and this week's meetings are a clear indication that improving the Vatican's financial structures is a core piece of that reform.

Francis has placed particular priority on overhauling the scandal-marred Vatican bank, long accused by Italian authorities as being an off-shore tax haven for well-connected Italians and, more recently, a place where money could be laundered.

On the eve of the G8 meeting, the head of the Vatican bank pleaded his case to Francis' hometown newspaper, telling Argentina's La Nacion daily that his process of reform hadn't yielded any "systematic violations" of the Vatican's anti-money laundering laws but just some "black sheep."

One of those black sheep is Monsignor Nunzio Scarano, an accountant in the Vatican's finance ministry who is currently on trial for allegedly trying to smuggle 20,000 euro ($26,000) from Switzerland to Italy, and is also accused in another case of using his Vatican bank accounts to launder money. The bank's top two managers resigned in July after Scarano was arrested.

"We're in a crucial moment," the bank president, Ernst Von Freyberg, told La Nacion. "The (bank) commission will hand in its report in the coming days, as will the commission on the economic affairs, and then the Holy Father will decide what to do."

Von Freyberg, Benedict XVI's last major appointment before resigning, outsourced his reform to the U.S. consulting firm Promontory Group. The other commission of inquiry, tasked with advising the Holy See on more structural reforms in its overall financial and administrative sphere, also brought in outside experts, tapping McKinsey & Co. to help modernize its communications operations and KPMG to bring its accounting up to international standards.

The Vatican spokesman, the Rev. Federico Lombardi, cautioned against expectations that any decisions would be made this week or even in the near term.

On a slightly more accelerated timetable are plans for the October meeting of bishops at the Vatican on family issues. A broader group of cardinals are expected to discuss the summit, or synod, in the second half of the week and then the main planning group gets down to work early next week.

Francis called the synod late last year and took the unusual step of commissioning surveys from bishops conferences around the world to ask ordinary Catholics about how they understand and practice church teaching on marriage, sex and other issues related to the family.

The results, at least those reported by bishops in Europe and the United States, have been an eye-opener: The church's core teachings on sexual morals, birth control, homosexuality, marriage and divorce were rejected as unrealistic and outdated by the vast majority of Catholics, who nevertheless said they were active in parish life and considered their faith vitally important.

German Cardinal Walter Kasper has been tasked with delivering an opening speech to the group on Thursday — an indication that the cardinals and pope will get an unfiltered view of this reality when it comes up for discussion this week.

Germany's bishops delivered some of the most startlingly blunt results from the survey, saying: "The church's statements on premarital sexual relations, on homosexuality, on those divorced and remarried and on birth control ... are virtually never accepted, or are expressly rejected in the vast majority of cases."

Francis greatly admires Kasper, who was the Vatican's chief ecumenical officer for nearly a decade. During his first Sunday noon blessing as pope, Francis praised Kasper by name, saying he was a terrific theologian who had just written a great book on mercy.

Lombardi declined to say why Kasper had been asked to open Thursday's meeting. He said Kasper was an esteemed, experienced cardinal and that he would wait to hear what Kasper had to say before commenting further.

(Source: http://news.yahoo.com/pope-opens-critical-week-reform-family-issues-114157303.html;_ylt=AwrBJR81OgJTxBMAD0LQtDMD)
 
Pope's third meeting with the Council of Cardinals began
VIS
12:51 17/02/2014
Vatican City, 17 February 2014 (VIS) – This morning in the Domus Sanctae Marthae the Pope's third meeting with the Council of Cardinals began. The Council was created on 13 April 2013 and confirmed by Pope's chirograph of 28 September, to assist in the governance of the Universal Church and to draw up a plan for the revision of the Apostolic Constitution “Pastor bonus” on the Roman Curia. The meeting will conclude on 19 February. Following the morning session, a press conference was held in which Fr. Federico Lombardi S.J., director of the Holy See Press Office, presented information on the meeting which begins ten days of intense activity on the part of the cardinals.

“As usual the Cardinals initiated their work with a Holy Mass concelebrated this morning at 7 a.m. in the Sanctae Marthae chapel, after which they began their meetings in a nearby room. Archbishop Pietro Parolin, secretary of State and future cardinal, was and will continue to be present”.

He continued, “The morning was dedicated to hearing the representatives of the Commission for Reference on the the Organisation of the Economic-Administrative Structure of the Holy See (COSEA). Three members of the Commission were present, rather than the entire Commission: the president Josef F.X. Zahra, the secretary Msgr. Lucio Vallejo Balda and Joachim Messemer, who is also the international revisor for the Prefecture of Economic Affairs of the Holy See. The work carried out during the eight months since the creation of this body was presented, but no decision was made. Following the meeting, the cardinals dined together with Cardinal Giuseppe Bertello, president of the Governorate of Vatican City State, and this afternoon they will continue their meeting, but without the attendance of the COSEA representatives”.

“Tomorrow, Tuesday 18 February, the Commission for Reference on the Institute for Works of Religion (IOR) will be heard. On Wednesday, Pope Francis will hold the usual general audience in St. Peter's Square, while the cardinals will continue their work in his absence and, in the afternoon, the cardinals of the so-called “Council of Fifteen” instituted by John Paul II and responsible for the general consolidated financial statement of the Holy See and the Governorate of Vatican City State will meet with the “Council of Eight”, the cardinals who are participating in the meetings held from 17 to 19 February”.

The extraordinary consistory of cardinals, dedicated to the family, is scheduled to begin at 9.30 a.m. on Thursday 20 February in the New Synod Hall. The work of the consistory will begin with a greeting from the dean of the College of Cardinals, Cardinal Angelo Sodano, and there will be an address from Cardinal Walter Kasper. The participants will meet in the morning session from 9.30 a.m. to 12.30 p.m., and in the afternoon from 16.30 to 19.30. The meeting will conclude on Friday.

On Saturday, 22 February in St. Peter's Square there will be a consistory during which the Pope will create sixteen new cardinals, and on Sunday 23 February the Holy Father will concelebrate Mass with the new cardinals. On Monday 24 and Tuesday 25 February, a meeting of the Secretariat of the Synod and the Council of Fifteen will take place.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Hùng
Lê Trị
22:12 17/02/2014
TRANH HÙNG
Ảnh của Lê Trị
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
(Ca dao)