Ngày 16-02-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/02: Từ bỏ chính bản thân – Lm. Phêrô Nguyễn Doãn Khôi, MSC
Giáo Hội Năm Châu
02:06 16/02/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình? Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người.”

Đức Giê-su còn nói với họ: “Tôi bảo thật các người: trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên Chúa đến, đầy uy lực.”

Đó là lời Chúa
 
Từ Bỏ và Gánh Vác - Mark 8:34 - 9:1
Nguyễn Trung Tây
06:47 16/02/2023
Nguyễn Trung Tây
Từ Bỏ và Gánh Vác - Mark 8:34 - 9:1


Nếu phải nói đến chữ từ bỏ, người phụ nữ Việt Nam của dòng lịch sử bốn ngàn năm đã phải từ bỏ nhiều điều. Khi thành gia thất, phụ nữ Việt Nam phải từ bỏ bố mẹ, anh chị em và mái nhà thân thương một thời con gái, sang bến thuyền mới.

Riêng việc gách vác, còn ai kinh nghiệm và từng trải bằng người phụ nữ Việt. Thời con gái, phụ nữ gách vác giang sơn của bố mẹ. Khi lập gia đình, người vợ được giao trên đôi vai nhỏ bé cả một giang sơn nhà chồng. Có chồng là phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Chồng thành công, cơ nghiệp phát triển, người vợ được tiếng thơm. Ngược lại, lời ong tiếng ve nổi lên đổ lỗi lên đầu người vợ.

Suy Niệm 1
Đức Giêsu đã từ bỏ thiên đàng, sinh xuống trần gian làm người. Bởi thế Mầu Nhiệm Nhập Thể vĩ đại đã từng xảy ra tại phố nhỏ Bethlehem. Mặc dù Người vô tội, nhưng bởi yêu con người, Người gách vác tội lỗi trần gian và thánh giá đời lên đôi vai.

Đức Giêsu yêu cầu người đi theo Ngài, những người ước muốn trở thành môn đệ của Ngài cũng phải từ bỏ. Từ bỏ gia đình, sự nghiệp, tất cả. Bởi thế Ngài khẳng định, “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (8:35).

Suy Niệm 2
Nghe ra thì có vẻ nghịch nhĩ. Nhưng hạt lúa mà không chết đi, thì không có cây lúa mới. Bởi Đức Giêsu từ bỏ thiên tính, bởi Ngài vác thập giá, chết đi, một kỷ nguyên mới của trang sử cứu độ đã được viết lên, một mùa xuân mới đã bắt đầu.

Bởi phụ nữ Việt Nam, Mẹ tôi từ bỏ và gánh vác, ngày hôm nay mới có “tôi” ở trên đời.

Có nhiều điều bình thường xảy ra hằng ngày ngay trước mắt, nhưng nếu để ý và suy niệm dù chỉ trong một vài phút, nhờ ơn trời mở mắt, và “tôi” thấy.□
(Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta)
 
Ước tất cả những gì Ngài ước
Lm Minh Anh
14:12 16/02/2023

ƯỚC TẤT CẢ NHỮNG GÌ NGÀI ƯỚC
Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Tôi!”.

Gordon H. Taggart nói, “Tôi ước tôi đủ trung thực để thừa nhận mọi khuyết điểm của mình; đủ thông minh để chấp nhận những lời tâng bốc mà không khiến tôi trở nên kiêu ngạo; đủ cao để đứng lên trên sự dối trá; đủ mạnh mẽ để trân trọng tình yêu; đủ dũng cảm để đón nhận những lời chỉ trích; đủ từ bi để hiểu những yếu đuối của kẻ khác; đủ sáng suốt để nhận ra lỗi lầm; đủ khiêm tốn để đánh giá cao sự vĩ đại; đủ công chính để tận hiến cho tình yêu Thiên Chúa; và đủ quảng đại để nên giống Chúa Kitô, hầu có thể ‘ước tất cả những gì Ngài ước!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Những ý tưởng ước mong của ước muốn của Taggart được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Nó đặt cho chúng ta một câu hỏi căn bản, “Bạn có muốn theo Chúa Giêsu không?”; nói cách khác, “Bạn có ‘ước tất cả những gì Ngài ước?’”. Trừ khi câu hỏi này được trả lời trước, phần còn lại của những gì Chúa Giêsu nói sẽ không ảnh hưởng gì đến tôi và bạn!

Một cách hiểu biết, tất cả những ai đọc câu hỏi này đều đã có thể trả lời cách khẳng định “Vâng” nhiều lần. Mỗi khi tham dự Thánh Lễ, mỗi khi dành thời gian để cầu nguyện hoặc đọc Thánh Kinh… bằng cách này hay cách khác, bạn đang nói, “Vâng! con muốn theo Chúa!”. Nhưng đàng sau khẳng định đó, chúng ta nên thấy nhiều hơn!

Cụm từ, “Ai muốn theo” tiết lộ rằng, ước muốn đi theo Chúa Kitô thường không phải là bước đầu tiên trong tiến trình, mà là bước cuối cùng! Bước đầu tiên là hiểu biết về sự thật và tuyên xưng nó; bước thứ hai, phải làm theo những gì chúng ta đã chọn; và bước thứ ba, một khi ân sủng của Chúa Kitô bắt đầu tác động để biến đổi chúng ta, chúng ta bắt đầu ‘ước tất cả những gì Ngài ước’ và tất cả những gì Ngài kêu gọi chúng ta nắm lấy. Vậy, bạn và tôi sẽ thấy mình “ước” điều gì một khi đã quyết định đi theo Chúa Kitô bằng cả con người mình? Chúng ta sẽ ước muốn cả những gì Chúa Giêsu tiết lộ tiếp theo; điều Ngài tiết lộ là, khao khát từ bỏ chính mình, vác thập giá mình và theo Ngài. Bạn có thực sự ước được điều đó không?

Thật dễ dàng để khao khát yêu và được yêu, ít nhất ở mức độ không mấy nồng nàn, nếu không nói là hời hợt. Hy vọng tất cả chúng ta đều thích những lời tử tế và quan tâm, cả cho và nhận chúng. Nhưng một khi tình yêu đích thực của Chúa Kitô đòi hỏi chúng ta một ước muốn về sự vị tha và hy sinh ở một cấp độ cao hơn, hoặc cao nhất, thì đây chính là sự hoàn hảo của tình yêu! Nói cách khác, chúng ta được mời gọi để yêu thương mà không cần cân nhắc đến giá phải trả hay những đòi hỏi mà tình yêu Chúa Kitô đặt ra; nói khác đi, chúng ta được mời gọi yêu thương cả những gì đau đớn và khó khăn một khi đó là ý muốn của Chúa Kitô. Ý muốn của Ngài chắc chắn bao gồm các hành động hy sinh, ngay cả cái chết. Và như thế, tình yêu đích thực của chúng ta với Chúa Kitô, cuối cùng, là ‘ước tất cả những gì Ngài ước!’.

Anh Chị em,

“Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Tôi!”. Như vậy, việc theo Chúa Kitô của bạn đòi hỏi một sự sẵn sàng đón nhận; thậm chí khao khát tất cả những gì ‘việc theo Ngài’ đòi hỏi! Bạn hãy đưa ra chọn lựa! Chính Chúa Kitô và Thánh Thần của Ngài sẽ đặt ước muốn tốt lành ấy trong bạn. Hãy nói “Có” với Ngài và cả Thánh Giá của Ngài. Cuối cùng, bạn sẽ mãi mãi biết ơn chính mình về những gì đã làm! Và như thế, bạn đã đạt đến mức độ yêu thương mà qua đó, bạn ước muốn hiến thân hoàn toàn cho Ngài, không tính toán giá phải trả; thậm chí ước muốn những hành vi đòi hỏi hy sinh cao cả như Ngài, Đấng đã ôm lấy thập giá đời mình mà không do dự vì tình yêu Chúa Cha và tình yêu nhân loại; trong đó, có bạn và tôi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con được nên giống Chúa, bắt chước gương toàn hiến của Ngài. Để được vậy, cho con một chỉ ‘ước tất cả những gì Ngài ước!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 16/02/2023
VẾT THƯƠNG THÁNH

“Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đâm thâu” (Gn 19, 37)

1. Vết thương của Đức Chúa Giê-su sẽ mở toang những tâm hồn cứng cỏi, có thể đốt cháy những tâm hồn nguội lạnh.

(Thánh Wenceslaus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 16/02/2023
64. GỖ ƯỚT LÀM NHÀ

Cao Dương chuẩn bị làm nhà, thợ mộc khuyên:

- “Tạm thời không thể thi công, gỗ chưa khô mà lấy bùn trét lên nhất định sẽ bị ép cong. Gỗ ướt mà làm nhà, mặc dù nhìn thấy đẹp, nhưng trước sau cũng bị đổ nhào”.

Cao Dương nói:

- “Theo như anh nói thì nhà càng khó mà bị hư, bởi vì sau này gỗ càng khô thì càng cứng, bùn càng khô thì càng nhẹ. Lấy gỗ càng ngày càng rắn chắc để gánh chịu bùn càng ngày càng nhẹ, thì căn nhà làm thế nào mà hư hại được chứ?”

Thợ mộc không còn lời để nói, chỉ miễn cưỡng mà nghe, nhà làm xong, mới nhìn thì rất đẹp, quả nhiên qua một vài ngày sau thì bị đổ nhào.

(Lữ thị xuân thu)

Suy tư 64:

Về vấn đề quy mô thì không ai qua mặt các chuyên gia, bởi vì họ đã bỏ ra cả cuộc đời để học tập nghiên cứu về ngành học của họ, cho nên công việc càng khó, càng hóc búa, thì người ta càng tìm đến các chuyên gia.

Về vấn đề tâm linh cũng cần phải có chuyên gia, mà chuyên gia vĩ đại nhất chính là Thiên Chúa, Ngài không cần một ai cố vấn cho Ngài trong công việc Ngài làm, Ngài cũng không cần ai phải chỉ bảo Ngài nên làm như thế này, nên làm như thế nọ, nhưng nhân loại phải cần đến Ngài, bằng không thì nhân loại phải bị diệt vong.

“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.” (Cv 5, 29b), thật vậy, nếu không nghe và không tuân giữ lời Thiên Chúa, thì không ai được cứu độ; nhưng nếu nghe mà không tuân giữ thì chẳng khác chi xây nhà trên cát hoặc làm nhà bằng gỗ ướt, trước sau gì cũng bị chết đời đời, không thể nào được phục sinh trong ngày sau hết.

Lời Chúa là lời của vị chuyên gia vĩ đại để chúng ta được sống đời đời, nghe và giữ Lời Chúa thì hạnh phúc hơn, bởi vì được làm anh em chị em và mẹ của Đức Chúa Giê-su. ( Mt 12, 50)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Khác Biệt
Lm Vũđình Tường
20:22 16/02/2023
Hành động ác độc, hại người chính là hành động ma quỉ âm thầm, dấu mặt xúi dục kẻ phục vụ chúng ra tay đàn áp, đả thương người khác. Ma quỉ dùng tay con người dùng bạo động, tra tấn, đả thương, áp bức người. Hành động hung ác này núp bóng xung khắc tư tưởng, kì thị thể hiện dưới nhiều hình thức, từ ngôn ngữ đến tư tưởng, hành động. Ma quỉ hoành hành từ ngàn xưa tới nay, và còn tiếp tục tồn tại trong xã hội loài người. Một khi công lí bị lạm dụng, bình an biến mất, liên hệ tình cảm con người sứt mẻ, đau khổ khi ẩn, khi hiện trên khuôn mặt nạn nhân, trong khi con tim nạn nhân sống thoi thóp, uất hận, căm thù. Để mang lại công lí cho nạn nhân, đồng thời tái lập bình an cho xã hội. Thời xưa trưởng lão đứng làm trung gian hoà giải; thời nay toà án đóng vai trò cầm cán cân công lí, giải quyết vấn đề xung khắc, bạo động. Toàn án cần công minh, phân minh, trung lập, bênh vực nạn nhân bị bách hại đúng mức và trừng phạt kẻ áp bức đúng mực. Hình phạt không thể quá nhẹ cũng như không thể quá nặng.

Từ xưa đến nay người ta vẫn quan niệm 'răng đền răng, mắt đền mắt' và như thế coi như công bằng. Thực tế một khi sự việc đã xảy ra thì rất khó có thể giải quyết vấn đề công bằng tuyệt đối, bởi khác biệt tuổi tác, phái tính, tài năng, cộng thêm nghề nghiệp. Không phải 'răng, mắt' nào cũng quan trọng như nhau, nhưng đây là điều xã hội có thể thực hiện được. Hình phạt thể chất mang lại ít nhiều công lí cho nạn nhân, nhưng hình phạt này ảnh hưởng rất ít đến đời sống tâm linh con người.

Đức Kitô biết rõ mưu kế ma quỉ dùng gây xung đột, kì thị, lợi dụng quyền hành gây bạo động, ức hiếp kẻ yếu, thế cô, trong xã hội loài người. Vấn đề phức tạp, nhiêu khê này không dễ giải quyết cách ổn thoả bởi ma quỉ núp bóng dưới nhiều dạng thức khác nhau. Bạo động xảy ra do khác biệt về suy nghĩ, cách hành xử, lạm quyền, sợ hãi, sợ sự việc ra ngoài vòng kiểm soát nên cần đánh phủ đầu mong kiềm chế hoàn cảnh. Đức Kitô kêu gọi môn đệ hành xử cách khôn ngoan trong trường hợp xảy ra xung đột. Ngài đưa ra hai cách giải quyết. Một là giải quyết tức thời và hai là giải quyết vĩnh viễn. Cách giải quyết tức thời xem ra có vẻ hèn nhát, thua thiệt, yếu thế bởi Đức Kitô kêu gọi môn đệ tránh chống lại kẻ lạm quyền, tốt nhất nên chấp nhận, đáp ứng điều kẻ ác đòi hỏi. Lối giải quyết này xem ra có vẻ thua thiệt, nhưng thực tế rất lợi, bởi chấp nhận thua giải toả phần nào nỗi bực dọc trong tay kẻ lạm quyền và họ sẽ bớt bạo động hơn. Kẻ ác cảm thấy sự việc tạm lắng đọng và sẽ nhẹ nhàng hơn khi hành xử với nạn nhân. Có người cho là chấp nhận và đáp ứng là biểu hiệu của nhu nhược, yếu vể quyền thế. Về mặt tinh thần, về tâm linh, đây là bằng chứng của kẻ mạnh về tinh thần, có í chí vững mạnh đến độ đủ khả năng kiềm chế tính nóng giận trong lòng, không cho bực dọc làm chủ cõi lòng. Làm được công việc kiềm chế tính nón nảy chính là do có sức mạnh nội tâm. Người có sức mạnh nội tâm là người tự chủ, làm chủ hoàn cảnh, thắng ma quỉ không để cho chúng lạm dụng họ. Chỉ những ai có í chí cao, tinh thần vững chắc mới có thể thực hiện được điều đó.

Để giải quyết vấn đề cách vĩnh viễn, Đức Kitô kêu gọi môn đệ hãy yêu kẻ thù. Không dễ gì yêu thương kẻ thù. Để thực hiện việc yêu thương kẻ thù, Kitô hữu trước tiên cần cầu nguyện cho chính mình. Xin ơn tha thứ, khi nhận biết chính mình nhận được ơn tha thứ Chúa ban, lúc đó ta mới chấp nhận tha cho kẻ thù. Tha thứ không thể thực hiện suông một mình, mà cần được thực hiện chung với cầu nguyện. Đức Kitô nói với môn đệ

'Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ làm hại anh em' 5,44.

Yêu thương, cầu nguyện và tha thứ là điều Đức Kitô kêu gọi môn đệ làm cho kẻ làm hại mình. Làm những điều trên chính là triệt tiêu bạo động, phá tan mưu ma, chước quỉ làm hại con người. Cầu nguyện cho kẻ làm hại mình chính là cậy trông vào sức mạnh của cầu nguyện. Hình phạt dù khắc nghiệt đến đâu, cộng thêm với biệt giam, lưu đầy khổ sai, tập trung đều không thay đổi được con tim kẻ ác. Tuy nhiên, ơn Chúa ban qua lời ta cầu xin, có khả năng thay đổi được con tim sỏi đá.

Tha thứ đóng vai trò quan trọng trong cầu nguyện bởi chính tha thứ mang ơn thay đổi, và biến lời cầu thành lời tâm sự chân thành, thiết tha yêu mến. Ơn Chúa giúp tội nhân nhìn vào đời sống nội tâm mình, tự nhận điều sai trái, hoán cải, sửa đổi. Nhận thức trên giúp tội nhân thay đổi để trở thành con người yêu bình an, trọng công bình, mến bác ái và thương tha nhân. Một khi con tim hoán cải, con tim đó không còn thuộc về xã hội nữa mà thuộc về Chúa. Họ trở thành con cái Chúa và là anh chị em với mọi Kitô hữu khác. Làm như thế

'Anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời' Mt 5,45.

Cầu nguyện cho con tim hoán cải, chính là xin ơn hoà giải và cũng là việc truyền giáo. Chấp nhận yếu đuối, nhu nhược để có bình an, để truyền giáo là hàng động khôn ngoan. Tình yêu Chúa không tiêu diệt, nhưng tha thứ và cứu rỗi. Chúa không ghét bỏ ai, Kitô hữu cũng học từ Đức Kitô, yêu đồng loại. Chính mỗi người trong chúng ta có kinh nghiệm bản thân nhận ơn tha thứ. Vì thế Kitô thực hành tha thứ cho người bách hại mình.

Ma quỉ không dễ gì đầu hàng. Chúng luôn tìm dịp, lợi dụng cơ hội trở về nơi chúng phải ra đi. Vì thế cần liên tục, siêng năng cầu nguyện, nhờ ơn Chúa, Kitô hữu tránh dịp tội. Ơn thánh thiện là do Chúa ban; cầu nguyện xin ơn sống thánh thiện. Cầu nguyện tăng sức mạnh nội tâm và nhận ơn khôn ngoan, kiên trì trong cầu nguyện.

TiengChuong.org

Differences

Evil is real. It happens in thoughts, words, and actions. It exists within us and is deeply rooted in our hearts. Evil is so obvious that everyone knows it. It exists both in ancient times and in modern society. When justice is violated, peace is destroyed, human relationships are broken, and hurt remains in the heart of the people. There is a real need to ease the pain of the victim; and to restore harmony and peace to society. Justice is upheld to protect life and deter further violence. Tribal court or public court of justice is held to resolve disputes, differences and bring justice for the victim, and punish the oppressor. Justice is done when the punishment is not too lenient or too severe that out-weights the crime that has been committed. For a long time, people considered that 'an eye for an eye and a tooth for a tooth' is fair justice. It is impossible to measure exact vengeance, because of differences in age and wisdom and talents, but that is all the wisdom of this world can do. This physical approach would ease the tension and balm the pain, but it would have little effect on improving the spiritual life of the parties involved. Jesus recognizes the complexity of human relationships, and the need to have a peaceful solution in dealing with acts of evil. Violence often associates with either conflict of interest, fear of being out of control, or non-compliance. Jesus told his disciples what to do when they are being confronted. He first instructed them to avoid confrontation, but to be submissive and accept the humiliation right on the spot. This approach aims to defuse hostile situations, and prevent further acts of violence. When the oppressor feels that he is in control of the situation, he might calm down and is more lenient in his action. Submission and compliance is not a sign of weakness, but rather inner strength, the power of self-control.

Jesus gave the second instruction, and that is the permanent solution. This approach is not simply to deter further acts of violence, but rather to change the inner life, and the heart of a person. It is the conversion of a heart. This solution requires love, pray and forgiveness. 'Love your enemies' 5,43 is his teaching. This loving attitude is most effective when it is done in a prayerful spirit. Jesus tells his disciples to 'pray for those who hurt you' 5,44.

The trio: loving, praying for, and forgiving one's enemy is Jesus' way of combating violence and the forces of evil. The strength of his teaching is the power of prayer. Punishment and correctional services would not change the heart of a person, but God's grace-filled love can. Christians change the hearts of others by relying on the power of prayers. It is God who changes the heart of a person through our petitions. Forgiveness is needed in prayers because it makes our prayer more fervent and more trusting. Prayers have the power to make people reflect and see how wrong they were in relationships with God and others. This recognition would change the heart of a person: from violent relationships to calm and peaceful ones.

When there is a conversion of the heart; that person turns away from the world, and belongs to God. S/he is no longer your enemy, but rather your brother and sister in Christ. This permanent solution is not aiming to punish the oppressor but make him recognize, we are all 'Children of your Father who is in heaven' 5,45.

God's way is not to punish, but to forgive and save the lost ones. God discriminates against no one and so do his children. Everyone is our neighbour. As God's children, we each have personal experiences of being forgiven.

The evil spirits would not give up; but would love to win people back; and make a home in people's hearts. Holiness comes from God, we gain it through prayers. In praying we receive inner strength to combat temptation, and the wisdom to be resilient in prayer.
 
Nên thánh là đích điểm của mỗi người ki-tô hữu
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
22:34 16/02/2023
Nên thánh là đích điểm của mỗi người ki-tô hữu

(Suy niệm Chúa Nhật VII TNA)

Tổng thống Abraham Lincoln đã bị những người thân cận phê bình là tỏ ra quá lịch thiệp vui vẻ cả đến những kẻ thù chính trị đã từng lăng nhục ông. Nhưng ông thường trả lời họ như sau: “Với thái độ thân thiện, tôi đã loại được kẻ thù và biến họ thành bạn của tôi. Các anh không thấy sao?”

Đó là ý tưởng mà chính Đức Giê-su cũng mời gọi hết thảy mỗi người ki-tô hữu chúng ta trong Tin mừng Chúa nhật hôm nay: “anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5,48). Tại sao chúng ta phải nên hoàn thiện? Chúng ta nên hoàn thiện như thế nào? Sống thánh thiện phải là đích đến của đời sống ki-tô hữu. Mỗi ki-tô, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy là chúng ta lãnh nhận Thánh Thần, là được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo; là trở nên thụ tạo mới, thần khí mới; là trở nên chi thể trong thân thể mầu nhiệm là Giáo Hội mà đầu là Đức Ki-tô. Đức Ki-tô là Đấng Thánh đến từ Thiên Chúa Cực Thánh, Ba lần Thánh. Khi thuộc trọn về Đức Ki-tô, chúng ta, ki-tô hữu phải cố gắng trở nên giống Đức Ki-tô mỗi giây phút của cuộc đời, đó là nên hoàn thiện, nên thánh thiện công chính trước nhan Chúa.

Đức Ki-tô là Thiên Chúa hữu hình, là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng nhân loại. Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài là nguồn mạch mọi sự thánh thiện. Ai thuộc về Ngài thì được mời gọi trở nên thánh thiện như Ngài. Vì là Đấng Thánh Thiện, nơi Ngài không có chút bợn nhơ, không có hận thù, không ghen ghét, không vết nhăn và tỳ ố nhưng luôn bao dung và đầy yêu thương, nhận hậu và từ bi, tha thứ và đón nhận, tinh tuyền và thanh sạch,… Nơi bài đọc I, tác giả sách Lê-vi mời gọi dân Israel nói riêng cũng là mời gọi mọi thành phần dân Chúa: “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh, là Thiên Chúa các ngươi”. (Lv 19,2) Nên thánh bằng cách nào? Thưa đó là “đừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Đừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương các bạn hữu như chính mình”. (Lv 19, 2.17-18). Quả thật, ngay từ đầu trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dạy con người phải biết yêu luật Chúa và thương yêu tha nhân như chính mình rồi chứ không phải đợi sang Tân ước, Đức Giê-su mới giảng dạy. Nơi Tân Ước, Đức Giê-su muốn gộp lại một giới răn duy nhất mà không thể tách lìa, đó là: Mến Chúa và yêu người. Như vậy, phải chăng lời mời gọi trở nên hoàn thiện là lời mời gọi mến Chúa và yêu người nơi mỗi người ki-tô hữu?

Nơi bài đọc II, Thánh Phaolô mời gọi mọi ki-tô hữu phải trở nên thánh thiện vì mọi người được dựng nên bởi Thiên Chúa. Ngài chỉ rõ tại sao chúng ta phải trở nên hoàn thiện và trở nên giống Chúa là vì “nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em.” (1Cr 3, 16-17). Như vậy, vì thân thể của mỗi ki-tô hữu là Đền Thờ của Thiên Chúa, là Đền thờ của Chúa Thánh Thần nên phải liệu làm sao để ‘Đền thờ’ đừng vướng víu và dính bén tội lỗi hoặc những gì làm hoen ố và xấu xa. Là những viên gạch, người ki-tô hữu cũng là những thành phần của Đền Thờ Thiên Chúa. Những chi thể tội lỗi sẽ ảnh hưởng đến toàn thân thể của Giáo Hội; những viên gạch hư hại sẽ ảnh hưởng đến toàn thể Đền Thờ của Thiên Chúa. Vì thế, nếu các ki-tô hữu muốn ở trong thân thể của Đức Kitô hay Đền Thờ của Thiên Chúa, chúng ta phải trở nên thánh thiện; nếu không Thiên Chúa sẽ gạt chúng ta ra ngoài.

Nơi bài Tin mừng, Đức Giê-su đã chỉ ra những cách thức cụ thể để “trở nên hoàn thiện như Chúa Cha, là Đấng Hoàn Thiện”. Ngang qua bài giảng trên núi, Đức Giê-su đã chỉ ra con đường nên thánh cho mỗi ki-tô hữu. Con đường nên thánh hay hoàn thiện nơi mỗi ki-tô hữu là yêu thương và sống sự thật. Chính Đức Giê-su, Thiên Chúa tình yêu đã trở nên gương mẫu qua lời nói và những hành vi cử chỉ của Ngài trong sứ vụ công khai. Ngài đến trần gian cũng vì để giới thiệu về một Thiên Chúa Tình Yêu và đem ơn cứu độ đến cho nhân loại bằng con đường yêu thương. Cho nên, Ngài đã kiện toàn Luật Cựu Ước từ chuyện “mắt đền mắt, răng đền răng” thành thái độ sống “đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.” (Mt 5, 38-42). Và Ngài nhấn mạnh thêm “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?” (cc.43-48).

Như vậy, theo Đức Giê-su, con đường hoàn thiện giống Thiên Chúa là con đường yêu thương. Ai yêu thương thì nên giống Thiên Chúa. Ai yêu thương thì được Thiên Chúa Ba Ngôi ở cùng. Nên hoàn thiện là nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô từ trong mọi sự: không chỉ nơi môi nơi miệng mà ngay cả toàn bộ con người, cả thể xác lẫn tâm hồn. Quả thật, càng yêu thương, càng trở nên giống Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Hơn nữa, sống sự thật cũng chính là yếu tố giúp ki-tô hữu nên giống Thiên Chúa. Ngược lại, chúng ta không thể trở nên thánh thiện hay hoàn thiện giống Thiên Chúa, nếu nơi đời sống chúng ta còn chất chứa những gian tham, những hận thù ghen ghét, những ích kỷ giận hờn, nhưng mưu mô xảo quyệt, nhưng xấu xa tội lỗi, những yếu đuối bất toàn, những giả dối sai lầm,… Hay nói cách khác, mỗi ki-tô hữu muốn trở nên thánh thiện hay nên giống Chúa thì phải đi theo lối sống khôn ngoan của Thiên Chúa chứ không chạy theo sự khôn ngoan của loài người. Lối sống theo thế gian và loài người là lối sống mau qua, lối sống giả tạo và đưa đến đau khổ và sự chết, còn lối sống theo đường lối của Thiên Chúa là lối sống đời đời và đưa đến sự sống không chỉ đời sau nhưng ngay cả đời này dẫu biết rằng muốn có vinh quang phải trải qua đau khổ, hay muốn được phục sinh thì phải trải qua thập giá đau thương.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Nhu thắng cương
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
23:21 16/02/2023


Qua trích đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy : “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.”

Thoạt nghe lời dạy nầy, nhiều người tỏ ra khó chịu và cho rằng hành xử như thế là nhu nhược, hèn nhát, không thể chấp nhận…

Thế mà ông Mahatma Gandhi, là một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Ấn Độ, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Ấn chống lại sự cai trị của Đế quốc Anh, bằng phương thức ôn hòa bất bạo động nầy và đã giành độc lập cho Ấn Độ vào năm 1947.

“Gandhi nói rằng ông chịu ảnh hưởng lớn bởi giáo lý bất kháng cự và "đưa má thứ hai" ra (khi bị đánh một bên má) của Chúa Giê-su và ông nói là nếu Thiên Chúa giáo được áp dụng như trong Bài giảng trên núi thì ông là một tín đồ Thiên Chúa giáo. ”

Khoảng 10 năm sau, mục sư Martin Luther King, một người Mỹ da đen, cũng đã áp dụng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động nầy để đòi quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen đối với người da trắng và đã thành công tốt đẹp.

Nhu thắng cương

Khi người ta quai búa tạ vào tảng đá cứng, đá sẽ dùng sự cứng rắn của mình để kháng cự lại búa, hậu quả là đá sẽ nứt vỡ ra. Thế là đá thua!

Nhưng khi người ta quai búa giáng mạnh xuống hồ nước, nước sẽ dùng sự mềm mại của mình để vô hiệu hoá sức mạnh của búa. Nước không hề hấn gì nhưng búa thì sẽ bị chìm lĩm xuống tận đáy hồ. Thế là nước thắng!

Khi gặp bão táp cuồng phong, những cây cổ thụ cao lớn cứng cáp dùng sự cứng rắn mạnh mẽ của mình để kháng cự lại bão tố. Hậu quả là chúng bị gãy cành, trốc gốc. Trong khi đó, những rặng tre, những cây lau sậy không hề kháng cự lại bão tố, nhưng dùng sự mềm dẻo của mình để uốn theo chiều gió nên chúng được an toàn.

Hiểu được quy luật nầy nên Lão tử đã dạy môn sinh từ mấy ngàn năm trước: “Nhu thắng cương, nhược thắng cường.” Và vị sư tổ của môn phái Judo của Nhật cũng đã dựa vào quy luật nầy để sáng lập nên môn võ thuật lấy mềm dẻo để chiến thắng tính hung bạo cứng rắn.

Tha thứ đem lại bình an cho tâm hồn

Khi oán ghét, giận hờn, căm thù người khác, ta cảm thấy tâm hồn mình như một mặt hồ đang yên bình bỗng nhiên nổi sóng. Ta cảm thấy bực bội, cay cú và muốn phát khùng. Thế là ta đánh mất sự bình an trong tâm hồn: ăn không ngon, ngủ không yên, huyết áp lên cao, bệnh tật phát sinh và nếu cứ lặp lại tình trạng nầy nhiều lần thì tổn thọ.

Như thế, khi nuôi lòng giận ghét căm hờn người khác là ta tự phạt mình, tự hành hạ và gây thêm bệnh tật cho mình. Làm như thế thì chẳng phải là thiếu khôn ngoan sao!

Vậy ta hãy thôi đày đoạ và tự làm khổ mình bằng cách tha thứ, xoá bỏ và quên đi lầm lỗi của người khác. Bằng cách nầy, ta sẽ tìm lại được bình an cho tâm hồn, tìm được hạnh phúc cho cuộc sống.

Lạy Chúa Giê-su,

Hình ảnh đẹp nhất, cao cả nhất trên đời là hình ảnh của Chúa năm xưa trên đồi Can-vê, dù đang bị đám đông bạo ngược phỉ báng, hành hạ, đóng đinh vào thập giá mà vẫn tha thiết cầu xin Thiên Chúa Cha thứ tha cho bao kẻ xúc phạm đến Ngài.

Xin ban cho chúng con lòng yêu thương, bao dung để sẵn sàng tha thứ cho những người xúc phạm đến chúng con và cầu nguyện cho họ như Chúa đã nêu gương.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sét đánh vào tượng Chúa Cứu Thế ở Brazil
Đặng Tự Do
05:03 16/02/2023


Trong một diễn biến khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, sét đã đánh vào tượng đài Chúa Cứu thế mang tính biểu tượng của Rio de Janeiro, một trong Bảy kỳ quan thế giới, và một nhiếp ảnh gia đã cố gắng chụp được khoảnh khắc chính xác.

Tia sét đánh vào chiều 10 tháng Hai và nhiếp ảnh gia Fernando Braga đã chia sẻ bức ảnh trên Instagram.

Theo nhiếp ảnh gia Fernando Braga, đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra, chỉ là lần đầu tiên anh ta chụp được.

“Không nản chí. Không bao giờ bỏ cuộc. Nhiều nỗ lực thất bại để chụp tia sét rơi xuống tượng Chúa Kitô. Nhiều ngày mưa trôi qua. Tôi đã gần chụp được một vài lần, nhưng tôi chưa bao giờ chụp được,” nhiếp ảnh gia viết.

“Đó là nơi mà tôi thích chụp ảnh! Tôi đã có một bức ảnh rất đặc biệt đối với tôi đó là mặt trăng được Chúa ban phước và bây giờ tôi có tia sét thần thánh!” Braga kêu lên.

Tượng Chúa Cứu thế ở Rio de Janeiro được cung hiến vào ngày 12 tháng 10 năm 1931, lễ Đức Mẹ Aparecida, bổn mạng của Brazil.

Nó được làm bằng bê tông cốt thép và lót bằng đá xà phòng. Nó cao 125 feet và đứng trên bệ 26 feet. Các cánh tay dang ra rộng 92 feet.

Năm 2006, nhân kỷ niệm 75 năm ngày cung hiến, Đức Hồng Y Oscar Scheidt, khi đó là tổng giám mục của Rio, đã thành lập Đền thờ Chúa Kitô Cứu thế của Tổng giáo phận Corcovado.

Năm 2007, tượng Chúa cứu thế được chọn là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới trong một chiến dịch bỏ phiếu toàn cầu do Quỹ 7 kỳ quan mới tài trợ.

Nhiều người coi hiện tượng sét đánh này chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, diễn biến này xảy ra ngay sau khi Hiệp thông Anh giáo thông qua quyết định chúc lành cho các kết hiệp đồng tính nên một Giám Mục Anh Giáo cho rằng đó không phải là chuyện tình cờ, xảy ra sau khi các Giám Mục trong khối Hiệp thông Anh giáo cãi nhau với Chúa.
Source:Catholic News Agency
 
Trật đường ray xe lửa ở Ohio: Giáo phận Công Giáo cầu nguyện khi lo ngại về khói độc hại gia tăng
Đặng Tự Do
05:06 16/02/2023


Một vụ trật đường ray xe lửa vào đầu tháng 2 ở vùng nông thôn Ohio đã dẫn đến một thảm họa sinh thái lớn sau khi các vật liệu nguy hiểm gây ra đám cháy và khói lớn, khiến phải di tản trên diện rộng.

Chuyến tàu Norfolk Southern khoảng 150 toa trật đường ray gần thị trấn Đông Palestine, cách Pittsburgh khoảng một giờ về phía tây bắc, vào ngày 3 tháng 2. 20 toa chở các vật liệu nguy hiểm, bao gồm vinyl clorua, đã bốc cháy, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường

The Cincinnati Enquirer đưa tin, mặc dù chưa có thương tích nào được báo cáo do tai nạn này, nhưng vào ngày 6 tháng 2, một cuộc “giải phóng khói độc có kiểm soát” đã được tiến hành dẫn đến một cột khói đen khổng lồ được giải phóng vào bầu khí quyển,. Các quan chức cho biết trong số các loại khí thải ra có phosgene không màu, một loại khí có độc tính cao, có mùi nồng nặc, có thể gây nôn mửa và khó thở, từng được sử dụng làm vũ khí trong Thế chiến thứ nhất.

Do đó, khu vực xung quanh vụ tai nạn đã được di tản và mặc dù các nhà chức trách hiện đã cho phép người dân quay trở lại, nhưng các câu hỏi về chất lượng không khí và nước gần nơi xảy ra vụ tai nạn vẫn còn.

Đức Giám Mục David Bonnar của Giáo phận Youngstown địa phương kêu gọi cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa và lưu ý rằng khu vực di tản bao gồm lãnh thổ của một giáo xứ Công Giáo địa phương.

“Những lời cầu nguyện của Giáo phận Youngstown dành cho tất cả những người bị ảnh hưởng và phải di dời do trật đường ray xe lửa ở Đông Palestine, Hạt Columbiana. Chúng ta ghi nhận với lòng biết ơn những nỗ lực anh dũng của những người phản ứng đầu tiên và các cơ quan đã hỗ trợ trong tình huống khó khăn này,” Bonnar cho biết trong một tuyên bố ngày 5 tháng 2.

Lãnh thổ của Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Lộ Đức, nằm ở Đông Palestine, nằm trong khu vực di tản, Đức Cha Bonnar nói.

“Với mức độ nghiêm trọng của sự kiện này, thật kỳ diệu là không có trường hợp tử vong hay thương tích nào. Tôi không thể không nghĩ rằng Đức Mẹ đang dõi theo cộng đồng này. Tôi xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho sức khỏe và sự an toàn của tất cả những người liên quan,” Đức Cha Bonnar kết luận.

Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức đã chia sẻ trên trang Facebook của mình rằng họ sẽ tổ chức một bữa ăn cộng đồng miễn phí, mở cửa cho tất cả mọi người vào ngày 18 tháng 2, từ 11:30 sáng đến 12:30 chiều

“Mời toàn thể anh em công an, cứu hỏa, EMS, xin mời mọi người. Hãy nghỉ ngơi và đến tận hưởng thời gian nghỉ ngơi. Xin chuyển lời!” giáo xứ đã viết trên Facebook.

Nhà thờ cũng chia sẻ vào ngày 11 tháng 2 rằng hội trường nhà thờ sẽ mở cửa cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ trật đường ray từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và 6 giờ chiều đến 8 giờ tối từ Thứ Bảy đến Thứ Tư. Giáo xứ cho biết họ có thức ăn, nước uống, dụng cụ vệ sinh và tã lót để cung cấp cho những người có nhu cầu.
Source:Catholic News Agency
 
20 Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang kêu gọi điều tra bản ghi nhớ chống Công Giáo của FBI
Đặng Tự Do
05:07 16/02/2023


Các quan chức thực thi pháp luật hàng đầu từ 20 tiểu bang đã ký một lá thư gửi Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Merrick Garland lên án một bản ghi nhớ nội bộ bị rò rỉ có tính chất “chống Công Giáo” đã bị rút lại do văn phòng FBI tại Richmond đưa ra.

Được công bố vào ngày 8 tháng 2 bởi trang web UncoverDC, bản ghi nhớ thảo luận về việc khởi động một cuộc điều tra đối với những người Công Giáo “theo chủ nghĩa truyền thống cực đoan” vì có thể có mối liên hệ với “phong trào dân tộc chủ nghĩa da trắng cực hữu”.

Bản ghi nhớ, có tựa đề “Sự quan tâm của những kẻ cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc hoặc sắc tộc trong hệ tư tưởng Công Giáo truyền thống- cực đoan gần như chắc chắn không có những cơ hội giảm thiểu mới,” được đề ngày 23 Tháng Giêng và được báo cáo là đã bị rò rỉ bởi một đặc vụ FBI tại văn phòng Richmond. Tác giả giấu tên của nó chỉ ra rằng những người Công Giáo quan tâm đến Thánh lễ Latinh truyền thống và là thành viên của một số nhóm truyền thông xã hội đang đưa ra “những cơ hội mới để tăng thêm các mối đe dọa”.

FBI đã xác nhận với CNA vào ngày 9 tháng 2 rằng tài liệu đến từ văn phòng tại Richmond và đưa ra tuyên bố rút lại nó.

“Mặc dù thông lệ tiêu chuẩn của chúng tôi là không bình luận về các sản phẩm tình báo cụ thể, nhưng sản phẩm cụ thể này - chỉ được phổ biến trong FBI - liên quan đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc hoặc sắc tộc không đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác của FBI,” tuyên bố viết.

Trong thư gửi cho Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Tư Pháp của 20 bang, tất cả đều là đảng viên Đảng Cộng hòa, bày tỏ mối quan ngại của họ về bản ghi nhớ:

“Chúng tôi viết với sự phẫn nộ và báo động về bản ghi nhớ nội bộ chống Công Giáo do Văn phòng Richmond Field của FBI đưa ra vào ngày 23 Tháng Giêng 1 năm 2023, được công bố ra công chúng trong tuần này”.

“FBI phải ra lệnh ngay lập tức và dứt khoát cho nhân viên cơ quan không tấn công vào người Mỹ dựa trên niềm tin và thực hành tôn giáo của họ. Chúng tôi cũng yêu cầu FBI công khai tất cả các tài liệu liên quan đến bản ghi nhớ và quá trình sản xuất nó,” bức thư viết.

Tài liệu được yêu cầu bao gồm tất cả các tài liệu thực hiện các khuyến nghị của báo cáo, tóm tắt đầy đủ về quy trình soạn thảo báo cáo và thông tin về việc liệu FBI có xâm nhập vào các nhà thờ hay không, cùng những thông tin khác.

“Việc FBI xóa tài liệu khỏi các hệ thống của họ và 'xem xét' có chủ đích quá trình tạo ra nó không có cách nào bảo đảm với chúng tôi rằng bản ghi nhớ này không phản ánh một chương trình do thám bí mật rộng lớn hơn đối với người Công Giáo Mỹ hoặc các tín hữu tôn giáo khác, và sự xâm nhập vào những nơi thờ phượng của họ,” các vị Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang viết. “Điều đó chỉ bảo đảm với chúng tôi rằng FBI cảm thấy xấu hổ khi tiết lộ công khai nội dung của bản ghi nhớ.”

Bức thư nói thêm rằng các Bộ Trưởng Tư Pháp “kinh hoàng” trước “sự việc chống Công Giáo dường như đang bùng phát trong FBI” và cáo buộc cơ quan này “coi người Công Giáo như những kẻ khủng bố tiềm năng vì niềm tin của họ”.

Những người ký bức thư bày tỏ mối quan ngại của họ với ý định đã bày tỏ của cơ quan là bắt đầu điều tra bên trong các nhà thờ cử hành Thánh lễ Latinh và bên trong các cộng đồng trực tuyến Công Giáo có “truyền thống cực đoan”, như đã nêu trong bản ghi nhớ.

Bản ghi nhớ bị rò rỉ đặc biệt chỉ ra Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, và Hiệp hội Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX, là những điểm liên lạc tiềm năng để tiếp cận cộng đồng. Cả hai đều cử hành Thánh lễ Latinh trong khu vực trách nhiệm của FBI Richmond.

Các vị Bộ Trưởng Tư Pháp viết: “Nói cách khác, bản ghi nhớ đề xuất tuyển dụng người Công Giáo để đi vào một ngôi nhà thờ phượng thiêng liêng, nói chuyện với những người Công Giáo đồng đạo của họ và báo cáo những cuộc trò chuyện đó lại cho FBI để chính phủ liên bang có thể theo dõi những người Công Giáo.”

Liên minh cũng chỉ trích FBI vì đã trích dẫn danh sách các nhóm thù địch của Trung tâm Luật Nghèo đói Miền Nam trong bản ghi nhớ “rõ ràng là không có bất kỳ sự kiểm tra độc lập nào từ FBI.”

Bộ Trưởng Tư Pháp Virginia Jason Miyares, tác giả chính của bức thư, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 10 tháng 2, trong đó ông nói rằng ông sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người Công Giáo trong khối thịnh vượng chung.

Miyares viết: “Virginia là nơi sản sinh ra tự do tôn giáo và có lịch sử lâu dài trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm để sống theo đức tin của bạn mà không bị chính phủ can thiệp hoặc đe dọa.”

“Bản ghi nhớ bị rò rỉ từ văn phòng FBI ở thủ phủ bang của chúng ta là không thể chấp nhận được, vi hiến và phi Hoa Kỳ. Thành thật mà nói, đó là những gì tôi mong đợi từ Cuba cộng sản. Với tư cách là Bộ Trưởng Tư Pháp, tôi chịu trách nhiệm bảo vệ các quyền của người dân Virginia và tự do tôn giáo là nền tảng của Hiến pháp Hoa Kỳ và của Virginia. Người dân Virginia không nên và sẽ không bị chính phủ của họ dán nhãn là 'những kẻ cực đoan bạo lực' vì cách họ thờ phượng hoặc vì tín ngưỡng của họ.”

Bức thư đề cập đến “một xu hướng nguy hiểm trong FBI và Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ là gán cho những người có quan điểm trái ngược với chính quyền là những kẻ cực đoan hoặc khủng bố bạo lực.”

Nó trích dẫn cụ thể lệnh của Bộ Trưởng Tư Pháp Garland vào tháng 10 năm 2021 yêu cầu FBI giải quyết các mối đe dọa đối với hội đồng nhà trường do phụ huynh và người giám hộ đưa ra khi họ phản đối việc “đi ngược lại các giá trị cốt lõi của quốc gia chúng ta.” Bức thư nói rằng đây là “một xu hướng đáng báo động cần phải được ngăn chặn ngay lập tức.”
Source:Catholic News Agency
 
Khai mạc Phiên họp Thượng Hội đồng Châu lục của các Giáo Hội Công Giáo Trung Đông tại Libăng
Vu Van An
16:38 16/02/2023

Theo tin của văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, Phiên họp cấp châu Lục của Thượng Hội đồng về Tính Đồng nghị của các Giáo Hội Công Giáo Trung Đông đã bắt đầu vào sáng Thứ Hai 13.02.2023 tại Bethany – Harissa (Libăng).



Sau lời cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất xảy ra ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Cha Khalil Alwan, tổng thư ký của Hội đồng Thượng phụ Công Giáo Đông phương và là tổng điều hợp viên của Thượng Hội đồng, đã khai mạc phiên họp bằng cách nhắc lại Sứ điệp Mục vụ năm 1992 mà Các Thượng phụ Công Giáo ở phương Đông đã gửi đến các tín hữu của họ ở Trung Đông và những người sống rải rác trên khắp thế giới, tựa đề: “Sự hiện diện của Kitô giáo ở phương Đông, nhân chứng và thông điệp”. Đối với Cha Alwan, “bức thư này vạch ra con đường của các Giáo Hội Công Giáo ở Đông phương và tóm tắt bản sắc và tương lai của họ bằng từ ‘hiện diện’. 'Sự hiện diện' này được thể hiện một cách hữu hiệu và chân thực, theo gương Chúa Kitô và Giáo hội của Người, bằng ngôn ngữ và di sản Ả Rập mà chúng ta là những người xây dựng và trong nền văn minh Ả Rập mà chúng ta đã giúp thiết lập. Sự hiện diện của chúng ta cũng là sự hiện diện phục vụ con người mà không có sự phân biệt hay kỳ thị. Đó là một sự hiện diện đại kết cho sự hợp tác chung; đó là sự hiện diện đối thoại với những người thiện chí, người Hồi giáo và người Do Thái giáo; và cuối cùng, đó là sự hiện diện có tính cách hoàn cầu, nhờ con cái của chúng ta sống rải rác trên khắp thế giới, bởi vì đó là sự hiệp thông của đức tin, tình yêu và sự thuộc về về phương diện công dân ở bất cứ nơi nào chúng ta sinh sống”.

Ngài nói tiếp: “Ba mươi năm sau ‘lộ trình’ này, bảy Giáo Hội Công Giáo đã nhóm họp ngày hôm nay: Copts, Syriacs, Maronites, Melkites, Chaldeans, Armenians và Latins. Chúng ta đến từ Đất Thánh, Jordan, Lebanon, Syria, Ai Cập, Iraq và Armenia, để lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần nói với các Giáo hội và để cầu nguyện và suy tư cùng nhau về những mối quan tâm chung của chúng ta và chia sẻ những nguyện vọng tương lai của chúng ta với niềm hy vọng không làm thất vọng. Nhiều điều đoàn kết chúng ta, chúng ta đoàn kết bằng các điều kiện ở đất nước của chúng ta, nơi tất cả chúng ta thường thiếu tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do cho phụ nữ và tự do cho trẻ em. Tất cả chúng ta đều cố gắng, theo năng lực của mình, để chống tham nhũng trong chính trị và kinh tế. Tất cả chúng ta đều tìm cách thực hiện sự minh bạch trong các tổ chức tôn giáo và xã hội của mình, đồng thời mong muốn thực hành trách nhiệm công dân và chống lại nghèo đói và thiếu hiểu biết. Tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự di cư của con cái chúng ta, những người đã nhìn thấy chân trời của chúng về một cuộc sống đàng hoàng đang bị thu hẹp lại, dẫn đến sự suy giảm các cộng đồng và chứng tá của chúng ta trên vùng đất mà Chúa đã chọn làm nơi cư ngụ của Người.

Tuy nhiên, chúng ta, những người con của Giáo hội, không chỉ liên kết với nhau bởi những trăn trở và khó khăn của cuộc sống, mà chúng ta còn được liên kết với nhau bởi một phép rửa, một đức tin, một tình yêu và một niềm hy vọng. Trên cơ sở này, vốn hợp nhất chúng ta, chúng ta triệu tập Thượng hội đồng của chúng ta vào tuần này để kết thúc giai đoạn thứ hai của việc ‘Cùng nhau bước đi’ của chúng ta, giai đoạn lục địa. Chúng ta bảo đảm để Phiên họp của chúng ta sẽ diễn ra như Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn”.

Sau đó, Cha Alwan kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách lặp lại điều mà các Thượng Phụ đã viết cách đây ba mươi năm trong lá thư mục vụ của họ và vẫn còn nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục này ngày nay. “Các Giáo hội của chúng ta ở Đông phương nổi bật bởi sự cổ kính, di sản phong phú, sự đa dạng trong các biểu thức phụng vụ, tính độc đáo của linh đạo và các chân trời thần học, và sức mạnh của chứng tá qua nhiều thế kỷ, và đôi khi dẫn đến mức anh dũng tử đạo, và điều này chúng ta mang trong tim mình và nó là nguồn kích thích niềm hy vọng lớn lao, là nguồn kích thích niềm tự tin và kiên định để hướng tới tương lai. Tính đa dạng là đặc điểm chính của giáo hội hoàn vũ và của Kitô giáo ở phương Đông. Sự đa dạng này luôn là nguồn phong phú cho toàn thể Giáo hội khi chúng ta sống nó trong sự hiệp nhất của đức tin và trong tinh thần yêu thương.

Nhưng, thật không may, nó đã trở thành sự chia rẽ và chia rẽ vì tội lỗi của con người và vì họ xa rời Thần Khí của Chúa Kitô. Tuy nhiên, điều đoàn kết chúng ta quan trọng hơn điều ngăn cách chúng ta và không ngăn cản chúng ta gặp gỡ và cộng tác. Kitô giáo Đông phương, mặc dù có nhiều chia rẽ, nhưng trên nền tảng của nó hình thành một sự thống nhất đức tin không thể chia cắt. Chúng ta là những Kitô hữu cùng nhau trong thời điểm tốt và trong thời điểm xấu. Một ơn gọi, một chứng tá, một định mệnh. Vì vậy, chúng ta được kêu gọi cộng tác với nhau, bằng nhiều cách thức và phương tiện khác nhau, để củng cố gốc rễ của các tín hữu đã được trao phó cho chúng ta, trong tinh thần huynh đệ và yêu thương, trong nhiều lãnh vực khác nhau mà lợi ích chung của tất cả các Kitô hữu thúc đẩy chúng ta đi tới, cũng như nguyện vọng của tất cả các tín hữu của các Giáo hội Kitô giáo đa dạng, những người đặt hy vọng cao nhất vào sự hợp tác và gần gũi của chúng ta. Ở phương Đông, hoặc chúng ta cùng là Kitô hữu hoặc không. Và nếu quan hệ giữa các Giáo hội Đông phương không phải lúc nào cũng tốt đẹp vì nhiều lý do, bên trong và bên ngoài, thì đã đến lúc chúng ta phải thanh tẩy ký ức Kitô giáo của mình về những ký ức tiêu cực của quá khứ, dù chúng có thể đau đớn đến đâu, để cùng nhau nhìn về tương lai theo tinh thần của Chúa Kitô và dưới sự hướng dẫn của Tin Mừng và giáo huấn của các Tông đồ của Người.

Sau đó, Phiên họp tiếp tục với bài phát biểu của Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng tường trình viên của Phiên họp Toàn thể thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, người đã nhắc lại các giai đoạn của hành trình cho đến nay. “Tôi đặc biệt vinh dự được hiện diện ở Trung Đông, nơi mà tính đồng nghị có truyền thống lâu đời, và tôi mong muốn được trải nghiệm và học hỏi từ anh chị em. Nhờ sự đóng góp quý báu của anh chị em, tôi hoàn toàn tin chắc rằng Giáo hội hoàn vũ có thể trở nên đồng nghị hơn, và Giáo hội có thể mở rộng không gian lều trại của mình”.

Đức Hồng Y Hollerich nói tiếp, “Như chúng ta đã biết –– Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã biến tính đồng nghị, được hiểu là ‘cùng nhau bước đi’ bằng cách lắng nghe Thần Khí, trở thành tâm điểm của triều giáo hoàng của ngài. Và nếu bây giờ chúng ta tập trung ở đây tại Beirut, chúng ta sẽ đóng góp, với sự cộng tác của các Phiên họp châu lục khác và trên cơ sở tài liệu làm việc và các truyền thống công đồng lâu đời ở Trung Đông, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi căn bản hướng dẫn toàn bộ hành trình thượng hội đồng: Việc 'Bước Đi Cùng Nhau' này sẽ giúp Giáo Hội loan báo Tin Mừng, theo sứ mạng được ủy thác cho Giáo Hội, và là sứ mệnh phải được hoàn thành ngày nay ở các bình diện khác nhau, sẽ được hoàn thành như thế nào? Những bước nào khác mà Chúa Thánh Thần kêu gọi chúng ta thực hiện để phát triển như một Giáo hội đồng nghị?”

Đức Hồng Y Hollerich nói thêm: “Chúng ta biết rằng ‘đồng hành với nhau’ là một khái niệm dễ diễn đạt bằng lời, nhưng không dễ thực hành. Việc 'đồng hành cùng nhau' này là cần thiết ở Trung Đông, nơi tôn vinh thực tại của nhiều tôn giáo và niềm tin tôn giáo, và sự đa dạng này tự nó là một sự phong phú và một cơ hội tuyệt vời giúp cho tính đồng nghị có thể diễn ra, bởi vì đó là vấn đề cùng nhau đồng hành chứ không phải cuốc bộ một mình". Tổng tường trình viên của Phiên họp Toàn thể Thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách bày tỏ niềm xác tín rằng “hành trình của Thượng hội đồng Giám mục là công việc của Chúa, và chúng ta phải để cho Thần Khí của Người hướng dẫn chúng ta, Người là nhân vật chính thực sự của Thượng Hội đồng Giám mục. Tôi cũng muốn mời gọi chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong các cuộc họp khác nhau của Phiên họp này ở Beirut, để tinh thần đồng nghị có thể được biểu lộ nơi chúng ta như là 'phong cách tông đồ' của Giáo hội, để đối đầu với các thách thức của thế giới đương thời”.

Sau đó, Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã tập trung vào hai điều kiện cần thiết để tiến trình Thượng Hội Đồng thành công. Điều kiện thứ nhất liên quan đến sự cần thiết phải có sự tham gia tích cực của dân Chúa và các mục tử, “bởi vì cách thực hành đúng đắn của Thượng Hội đồng không bao giờ đặt hai chủ đề này cạnh tranh với nhau, nhưng giữ chúng trong mối liên hệ thường xuyên, cho phép cả hai hoàn thành chức năng của mình. Việc tham khảo ý kiến trong một số Giáo hội đã cho phép dân Chúa thực hiện cách thức đúng đắn đó để tham gia vào chức vụ ngôn sứ của Chúa Kitô, vốn được thể hiện trong cảm thức đức tin của tất cả những người đã chịu phép rửa. Thật vậy, chúng ta có thể coi tính năng động của sự hiệp thông này là hoa trái của một kinh nghiệm tập thể giúp xua tan nhiều hơn một vài mối bận tâm ban đầu. Sự tham gia tích cực của dân Chúa vào đời sống của Giáo hội không lấy đi điều gì khỏi thừa tác vụ phẩm trật, trái lại, nó củng cố và chứng tỏ chức năng không thể thiếu của thừa tác vụ này trong đời sống Giáo hội”.

Đức Hồng Y Grech nói tiếp, điều kiện thứ hai có liên quan đến tầm quan trọng của việc lắng nghe. Đó là vấn đề lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói với Giáo hội. “Câu nói ‘Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội lắng nghe’ không thể và không được giản lược thành một cụm từ chỉ có tính tu từ. Trong tài liệu chuẩn bị, chúng ta đã yêu cầu lắng nghe tất cả mọi người, ngay cả những người ở xa, bởi vì chúng ta hiểu mọi người là tất cả mọi người, không loại trừ ai. Về vấn đề này, tôi cảm thấy cần phải nhấn mạnh rằng, bắt đầu từ giai đoạn lục địa đặc biệt này, chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến những tiếng nói ‘bên trong’ Giáo hội, đặc biệt là những tiếng nói thường làm xáo trộn cơ thể giáo hội. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi, một cách đầy ý thức, đưa ra câu trả lời của mình: từ những người tin tưởng sâu sắc đến những người vẫn còn nghi ngờ và những người công khai không đồng ý. Không ai bị cấm nói. Đó là lý do tại sao chúng ta phải xin Chúa Thánh Thần thêm can đảm để nói, để làm cho niềm tin của chúng ta hoàn toàn rõ ràng, nhưng cũng để lắng nghe tiếng nói của người khác một cách trọn vẹn. Và các Phiên họp Châu lục, vốn là một hành động thâm hậu hóa giáo hội hơn nữa, có thể đóng một vai trò quyết định trong việc này. Đây là nhận định mà văn phòng Thư ký Thượng Hội đồng chờ đợi từ giai đoạn lục địa để có thể, trên cơ sở các văn kiện do bảy Phiên họp châu lục ban hành, tập hợp lại thành một công cụ làm việc cho Phiên họp Toàn thể vốn thực sự là một biểu hiện của sự hiệp thông giáo hội”.

Để kết luận, Đức Hồng Y Mar Bechara Boutros Al-Rahi, Thượng phụ Giáo hội Maronite, đã nhắc nhở cam kết “sống như một Giáo Hội đồng nghị” có nghĩa là dấn thân ra sao để trở thành “một Giáo hội học hỏi từ việc lắng nghe lời Chúa và đọc các dấu chỉ của thời đại để canh tân sứ mệnh của mình bằng cách loan báo Tin Mừng và loan báo mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô để cứu độ thế giới".

Thượng phụ Maronite tiếp tục nói rằng “chúng ta không được quên câu hỏi căn bản về con đường đồng nghị, vốn có hai mặt: làm thế nào việc 'đồng hành cùng nhau' này, một việc giúp Giáo hội công bố Tin Mừng theo sứ điệp đã được truyền đạt với Giáo Hội, hôm nay được thể hiện, ở bình diện địa phương và hoàn cầu? Và sau đó, Chúa Thánh Thần thúc giục chúng ta thực hiện những bước nào nữa để phát triển như một Giáo hội đồng nghị? Tuy nhiên, tôi xin nói ngay rằng chủ đề này không thuần túy có tính học thuật, nhưng dựa trên việc cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa và tinh thần sám hối và hoán cải, và do đó dựa trên sự lắng nghe, đối thoại và biện phân lẫn nhau. Nhiệm vụ của chúng ta trong Phiên họp châu lục này là xác định các ưu tiên sẽ được nghiên cứu trong Phiên họp Tòan thể tiếp theo. Chúng ta đặt công việc của Phiên họp này dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần và sự chuyển cầu của Mẹ chúng ta, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội và Đức Bà của Libăng, và cầu xin để Phiên họp này sẽ thành công và sinh hoa trái nhờ ân sủng Thiên Chúa, trong việc làm nên trọn những mong muốn và ý định của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bài giảng của Thượng phụ Al-Rahi trong Thánh lễ khai mạc Phiên họp Thượng Hội đồng cấp châu lục của các Giáo hội Trung Đông 13 Tháng hai, 2023

Với tiêu đề “Tại sao các con lại sợ hãi như vậy? Và tại sao các con không có đức tin?” Đức Hồng Y Thượng phụ Mar Bechara Boutros Al-Rahi đã có bài giảng khi chủ tọa thánh lễ trong ngày đầu tiên của Phiên họp Thượng Hội Đồng cấp Lục địa của các Giáo hội Trung Đông tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Libăng ở Harissa.

Đức Thượng phụ nói: “Chúa Giêsu đã khuyên nhủ các môn đệ, khi các ông kinh hoàng trước cảnh gió và sóng dữ ập vào tàu mình, và các ông cảm thấy mình có nguy cơ bị chìm, nên các ông đã đánh thức Người dậy với nỗi sợ hãi lớn. Ngài khiến gió và biển yên lặng, rồi nói với họ: “Sao các con sợ hãi như vậy? Tại sao các con không có đức tin?” Chúa Giêsu muốn chứng tỏ tính ưu việt của đức tin. Đức tin là nền tảng của mọi phép lạ Chúa thực hiện. Không có niềm tin thì không có chỗ cho phép lạ. Đã bao nhiêu lần Chúa Giêsu tuyên bố đức tin là tác nhân chính trong việc thực hiện các lần chữa lành của Người?

Thượng phụ Al-Rahi tiếp tục nói, trong khi Chúa Giêsu quở trách các môn đệ vì họ thiếu đức tin, và họ đã sống với Người, nghe lời Người, chứng kiến phép lạ của Người, thì ngược lại, Người ca ngợi đức tin của những người không cùng đức tin với Người, cũng không phải là những người sống chung với Người, cũng không phải là các đệ tử của Người. Giống như người đàn bà Canaan đến từ hướng Tia và Xiđôn, tuyệt vọng cầu xin Người chữa lành cho con gái bà. Sau khi thử thách đức tin của bà một cách nghiêm khắc, Người nói với bà: ‘Hỡi người đàn bà kia, đức tin của bà thật lớn, bà muốn gì thì được nấy’. Và từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.

Và dụ ngôn viên đại đội trưởng La Mã ngoại giáo, người từng đến gặp Chúa Giêsu, mong Người chữa lành cho người đầy tớ của mình, đã kể lại câu nói của ông: “Lạy Chúa, xin đừng mệt mỏi làm chi vì tôi không xứng đáng được Chúa bước vào nhà tôi... nhưng xin nói một lời thì đầy tớ của tôi sẽ được chữa lành”... nên Chúa Giêsu ngạc nhiên về ông và nói với đám đông: “Ngay trong dân Israel tôi cũng không thấy có đức tin nào như vậy!” Và khi ông trở về thì thấy người nô lệ bị bệnh đã bình phục.

Đức Hồng Y nói thêm, “Đức tin là một món quà từ Thiên Chúa, và là một nhân đức siêu nhiên.” Đức tin, muốn sống động, cần ân sủng vĩnh cửu của Thiên Chúa. Nhờ cầu nguyện, thực hành các bí tích và lắng nghe lời Chúa, chúng ta làm tươi mới và nuôi dưỡng nó, và sống nó qua các hành động, tác phong và lối sống của chúng ta. Nó không chỉ là một phân tích trí thức hợp lý. Đức tin là cơ sở để biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta thấy biết bao nhiêu người mù chữ sống đức tin hơn các nhà thần học! Muốn sống dấu lạ làm cho sóng yên biển lặng, vì Tin Mừng không chỉ là chuyện kể trong quá khứ, mà là một thực tại chúng ta đang sống với sự thay đổi con người, nơi chốn, hoàn cảnh và thời gian, trong khi “ Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi không hề thay đổi”, việc đọc bản văn Tin Mừng một cách tượng trưng là điều cần thiết.

Thượng phụ Maronite tiếp tục nói rằng con tàu là Giáo Hội, và về mặt dân sự là nhà nước. Các môn đệ là những mục tử của giáo hội, và về mặt dân sự là các viên chức chính trị. Biển là thế giới ở cả khía cạnh rộng lớn và hạn chế của nó. Sóng gió là khó khăn, hoạn nạn, bắt bớ, cách mạng, phản đối. Trong thực tại giáo hội và dân sự này, không có sự cứu rỗi nào cho chúng ta ngoại trừ qua Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Rỗi của thế giới và Đấng Cứu Chuộc loài người. Và đây là điều Thánh Phêrô đã mạnh dạn tuyên bố trước các nhà lãnh đạo dân chúng và các kỳ mục Israel, sau khi phục hồi một người què tại đền thờ Giêrusalem, khi ngài nói: “Hết thảy anh em hãy biết rằng chính nhân danh Chúa Giêsu thành Nazareth, Đấng đã bị các ông đóng đinh nhưng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết, mà người đàn ông này được mạnh khỏe đứng trước mặt các ông… Không có con người nào khác, và không có ai dưới bầu trời đã làm việc này.”...

Giáo hội Công nghị là con tàu đang giương buồm trên biển cả thế giới bị hoành hành bởi các cuộc khủng hoảng của chiến tranh và những tai họa của chúng, những bi kịch của người nghèo, người di tản và di cư, và những cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa vô thần, ý thức hệ, và tinh thần duy vật và tiêu thụ đang bóp méo đức tin và bóp nghẹt nó trong trái tim của các tín hữu, và các cuộc khủng hoảng về giáo dục thần học và luân lý trái ngược với giáo huấn của Giáo hội.

Đức Thượng phụ Al-Rahi kết thúc bài giảng của mình bằng cách nói rằng tất cả diễn trình Thượng Hội Đồng này, ở bình diện tham vấn trên thế giới bằng tài liệu chuẩn bị, và hôm nay ở bình diện châu lục với tài liệu riêng của mình, và vào tháng 10 ở bình diện Phiên họp Toàn thể do Đức Thánh Cha Phanxicô đứng đầu, tìm cách củng cố các mối dây hiệp thông và tham gia, với mục đích đạt được sứ mệnh của mình thông qua một tuyên bố tốt nhất và toàn diện nhất về Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Xin Thiên Chúa giúp chúng ta nhờ lời chuyển cầu của Mẹ chúng ta, Đức Trinh Nữ Maria, Đức Bà Libăng và Mẹ Giáo Hội.
 
Tổng Giám Mục Welby đề xuất rút Canterbury ra khỏi các công cụ hiệp thông của Anh giáo
Đặng Tự Do
17:01 16/02/2023


Tổng giám mục của Canterbury sẽ từ bỏ quyền lực của mình với tư cách là người đầu tiên bình đẳng trong số các giáo chủ của khối Hiệp thông Anh giáo sau khi Thượng hội đồng chung của Giáo hội Anh thông qua việc chúc lành đồng tính.

Phát biểu tại lễ khai mạc cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Anh giáo tại Accra, Ghana vào ngày 12 tháng 2 năm 2023, Đức Cha Justin Welby đã tuyên bố “Tôi sẽ không bám víu vào vị trí Khí cụ Hiệp thông.”

Sự nhượng bộ của ngài diễn ra một ngày trước khi 12 trong số các giáo chủ liên kết với Hiệp hội Anh giáo Nam bán cầu gặp nhau để đưa ra phản ứng thống nhất cho cuộc bỏ phiếu tuần trước trong Thượng hội đồng. Quyết định giới thiệu việc chúc lành đồng giới mà không tìm kiếm nền tảng Kinh thánh hoặc thần học cho quyết định này, và cũng chẳng tôn trọng các thỏa thuận của Giáo Hội với các tỉnh Anh giáo khác đã khiến các tỉnh lớn nhất: Nigeria, Rwanda, Uganda và Kenya rút lui khỏi khối Hiệp thông Anh giáo.

Cựu Tổng Giám mục Alexandria, Đức Cha Mouneer Anis của Ai Cập, đã lập luận rằng trước các diễn biến gần đây, nhà lãnh đạo của Giáo hội Anh không còn nghiễm nhiên trở thành nhà lãnh đạo của thế giới Anh giáo.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng Giám mục Welby đã bảo vệ quyền tự trị của Giáo hội Anh trước những yêu cầu của các tỉnh hiệp thông khác theo đó Giáo Hội Anh phải tuân theo giáo lý Kitô giáo truyền thống. Để bảo vệ quyền tự trị của Giáo hội Anh, ông sẵn sàng rút lui khỏi vai trò là công cụ của sự hiệp thông với tư cách là trung tâm của quyền lực hoặc ảnh hưởng trong 42 giáo hội hiệp thông. Công cụ của sự hiệp thông là một trong bốn tổ chức được đề xuất bởi Báo cáo Virginia năm 1997, nhưng chưa bao giờ được khối Hiệp thông Anh giáo chính thức thông qua.

Đức Tổng Giám Mục nói:

“Vai trò của Tổng Giám mục Canterbury, đã là một vai trò lịch sử. Các Công cụ phải thay đổi theo thời gian.”

“Tôi sẽ không bám víu vào vị trí này. Tôi rất coi nhẹ, miễn là các Khí cụ Hiệp thông khác chọn hình thức mới, rằng chúng ta không bị người ta sai khiến, tống tiền, mua chuộc để làm những gì người khác muốn chúng ta làm, nhưng chúng ta hành động với lương tâm tốt trước mặt Chúa để tìm kiếm một phán xét không phải vì sức mạnh của chúng ta, mà tồn tại vì thế giới mới với những mối đe dọa phi thường và đáng sợ. Để loan báo Chúa Kitô và biến những cơ hội của chúng ta thành hiện thực để chúc lành cho thế giới.

“Đó là bài kiểm tra.”

“Chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng thế giới thực sự, trong đó phía nam bán cầu mặc dù nghèo hơn về kinh tế nhưng về nhiều mặt lại giàu có hơn về văn hóa và cộng đồng.”

“Các Công cụ có thể thay đổi. Tội lỗi phải bị lên án. Chúng ta phải tìm kiếm Chúa Kitô và vâng lời.”

“Nhưng đó là chỗ chúng ta gặp khó khăn, bởi vì Thượng Hội Đồng Chung người Anh lịch sự nhưng cực kỳ thô bạo đã nói đùa vào tuần trước rằng chúng ta bất đồng sâu sắc, không phải vì thiếu liêm chính, tham nhũng, dối trá hay đầu hàng văn hóa mà vì chúng ta giải thích Kinh thánh theo cách khác, chúng ta hiểu công việc của Thánh Linh theo cách khác, và chúng ta nhìn những điều này bằng lăng kính văn hóa khác. Và do đó, tất cả đều luôn sai ở một mức độ nào đó.”
Source:anglican.ink
 
Đức Giám Mục Nigeria nói: Giáo hội Anh cãi nhau với Chúa
Đặng Tự Do
17:02 16/02/2023


Vào ngày 9 tháng 2 năm 2023, Thượng hội đồng của Giáo hội Anh đã bỏ phiếu ủng hộ các đề xuất của Hạ viện về việc chấp thuận chúc lành cho các cuộc hôn nhân đồng giới đồng thời tuyên bố rằng Giáo hội không thay đổi học thuyết truyền thống của mình theo đó hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Sự vận dụng ngôn ngữ một cách không thành thật này để che giấu ý định thực sự của họ và việc không sẵn sàng tuân theo các quan điểm nguyên tắc và chân lý trong Kinh thánh đã đặc trưng cho hành vi và tuyên bố của Giáo hội Anh trong một thời gian.

Các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc kêu gọi ra lệnh và kỷ luật 'Nhà thờ Tân giáo Hoa Kỳ', Canada, v.v., khi họ vi phạm Nghị quyết 1.10 của Lambeth 1998 khi thánh hiến các Giám mục Đồng tính và công nhận việc chúc lành cho quan hệ đồng giới. Cho đến nay, họ vẫn ngồi trên hàng rào khi cuộc khủng hoảng xé nát sự hiệp thông. Họ đã thất bại trong việc thực hiện chức năng 'Những người bảo vệ Đức tin' và 'Công cụ của sự Thống nhất' trong Cộng đồng Anh giáo toàn cầu.

Quyết định gần đây của Giáo hội Anh không gây ngạc nhiên cho những bộ óc sáng suốt vì đó là kết quả hợp lý của con đường mà họ đã kiên định và siêng năng thực hiện trong thập kỷ qua.

Quyết định định nghĩa lại hôn nhân khác với lời dạy của Kinh thánh và đề xuất thay đổi giới tính nam được sử dụng cho Chúa sang một ngôn ngữ trung lập hoặc bao hàm là một sự xa rời sự thật rõ ràng. Lời nói của con người không đủ để diễn tả chiều sâu của chân lý khôn lường và quyền năng của Thiên Chúa hoặc ngôi vị của Ngài. Tất cả những điều này khiến tâm trí con người trở nên điên rồ khi đặt câu hỏi về thẩm quyền của Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra loài người có nam và nữ. Giáo hội Anh, theo quyết định này, tốt nhất có thể được mô tả là đang 'cãi nhau với Chúa'.

Trong sách Tiên Tri Isaia 45:9, Thiên Chúa phán: “Khốn thay kẻ chỉ là mảnh sành giữa đồ sành đồ gốm mà lại muốn tranh cãi với Đấng nặn ra mình! Đất sét mà dám nói với thợ nhào nặn mình: ‘Ông làm cái gì vậy? Tác phẩm của ông làm không khéo tay!” Quyết định chúc phúc cho hôn nhân đồng tính mà không thay đổi giáo lý Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là 'lời nói ba phải'. Hồi chuông báo tử là bổ nhiệm gần đây với sự tán thành của Justin Welby đối với một linh mục cấp cao, người có quan hệ đối tác đồng tính, với tư cách là Chưởng ấn của Canterbury! Trụ sở tinh thần của Cộng đồng Anh giáo đã bị thỏa hiệp một cách có chủ ý bởi bổ nhiệm này, và tương lai của toàn Cộng đồng Anh giáo đang gặp nguy hiểm.

Giáo hội Anh là một trong số 42 Giáo tỉnh trong Hiệp thông, trải rộng trên 165 quốc gia trên thế giới.
Source:anglican.ink
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Hà Tĩnh bắt đầu làm mặt bằng Công trình Nhà Chung
Linh mục Phêrô Nguyễn Đoài,
22:27 16/02/2023
Giáo phận Hà Tĩnh bắt đầu làm mặt bằng Công trình Nhà Chung

WGPHT (14.02.2023) - Vào ngày 13/02 vừa qua, Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn đã chủ sự giờ cầu nguyện để bắt đầu làm mặt bằng cho công trình Nhà Chung của Giáo phận Hà Tĩnh. Sau đây là thư của cha Phêrô Nguyễn Đoài, Thư ký Toà Giám mục, miêu tả về sự kiện này.

Kính thưa quý Cha và cộng đoàn Giáo phận Hà Tĩnh,

Sau một thời gian dài chờ đợi, ngày 09/01/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 31/QĐ-UBND giao 55.000 m2 đất cho Toà Giám mục Hà Tĩnh xây dựng Nhà Chung. Đến ngày 07/02/2023, Sở Tài nguyên & Môi trường cùng các cơ quan liên quan đã bàn Giao đất tại thực địa cho Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn và ký các giấy tờ liên quan. Trong buổi làm việc này, Đức Cha đã thay lời cho Giáo phận cám ơn đến chính quyền các cấp, nhất là UBND tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ hơn nữa trong công việc xây dựng sắp tới.

Ngày 13/02/2023 vừa qua, lúc 7h15’, với sự tham dự của một số quý Cha, quý Tu sĩ, Giáo dân và đội ngũ kỹ sư cùng công nhân xây dựng, Đức Cha Louis đã chủ sự giờ cầu nguyện cho việc khởi đầu công trình hiệp nhất đầy tín thác: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công (Tv 26)… Chúng con nài xin Chúa cho những gì chúng con đang khởi sự làm vinh danh Chúa và mưu ích cho chúng con được ngày càng tiến triển và kết thúc tốt đẹp, đúng thời đúng lúc, nhờ sự khôn ngoan vĩnh cửu của Chúa”.

Ngay sau khi kết thúc nghi thức cầu nguyện này, đội thi công đã bắt đầu tiến hành làm mặt bằng để san lấp. Được biết, diện tích 5,5ha này là đất ruộng và hồ ao trũng thấp nên cần ít nhất khoảng 250.000 m3 đất cát san lấp mới có thể tiến hành xây dựng bình thường được.

Đây là một bước rất quan trọng của tiến trình xây dựng Nhà Chung Giáo phận, là tin vui đầu năm của toàn thể dân Chúa. Chúng con xin thông tin để các Cha và mọi thành phần Giáo phận hân hoan tạ ơn Chúa, tiếp tục cầu nguyện và tích cực góp phần xây dựng công trình hiệp nhất của Giáo phận, minh chứng cho đức tin sống động của Kitô hữu Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Nguyện xin Chúa chúc lành và hoàn thành công việc khó nhọc của chúng ta!

Linh mục Phêrô Nguyễn Đoài,

Thư ký Toà Giám mục
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm Hiểu Lá Thư Của Đức Cha Lambert Gửi Cho Hai Chị Nữ Tu Mến Thánh Giá Tiên Khởi
LM Giuse Đào Quang Toản
22:45 16/02/2023
Tìm Hiểu Lá Thư Của Đức Cha Lambert Gửi Cho Hai Chị Nữ Tu Mến Thánh Giá Tiên Khởi

WHĐ (16.02.2023) – Đức cha Lambert viết “Thư gửi Bà Anê và Bà Paula” bằng tiếng Pháp, hiện còn lưu giữ được ba bản tại Paris[1] và một bản tại Rôma[2]. Lá thư này đã được xuất bản tại Paris ngay từ năm 1674[3]. Sau cùng, cha Adrien Launay đã tái bản năm 1927, vẫn tại Paris.[4] Về bản dịch tiếng Việt, chúng ta có bản dịch của cha Đỗ Quang Chính[5] và bản Nhóm Nghiên Cứu (các bản năm 1995, 1998 và 2017)[6].

1. Hoàn cảnh

2. Tại sao gọi là “Bà”?

3. Lời chào đầu tiên

4. Chị Anê và chị Paula là ai?

5. “Lời khấn cách công khai”

6. Đời nữ tu Mến Thánh Giá

7. Nữ tu Mến Thánh Giá và Giáo Hội Việt Nam

8. Các tập sinh

9. “Thay cho Chúa Giêsu Kitô”

10. Tinh thần trung gian là gì?

11. “Cao trọng ơn gọi”



1. Hoàn cảnh
Ngày 30/08/1669, Đức cha Lambert tới Đàng Ngoài. Ngài sẽ sớm cho các giáo hữu tại đây biết rằng “ngài sẽ chăm sóc các thiếu nữ và các quả phụ nào muốn giữ tiết dục suốt đời mình vì tình yêu họ dành cho Chúa Giêsu Kitô”[7]. Và theo dự định đó, ngài đã gửi cho các thiếu nữ và các quả phụ này một Lá Thư Luân Lưu và bản Luật Dòng Mến Thánh Giá. Đó là nền tảng để lập dòng Mến Thánh Giá. Rồi sau cùng, thứ Tư Lễ Tro ngày 19/02/1670, ngài nhận lời khấn của chị Anê và chị Paula. Và cùng ngày đó, con tàu ông Junet chở ngài rời Phố Hiến, nhưng tàu không ra biển được vì “không gặp gió thuận để rời cảng sau khi đã thử ba lần”[8]. Mãi tới ngày 14 tháng 3 tàu mới căng buồm ra khơi được.

Trong thời gian ở trên tàu chờ gió, Đức cha Lambert đã viết “Thư gửi Bà Anê và Bà Paula”, đề “Tại cửa khẩu xứ Đàng Ngoài, ngày 26/02/1670”.

2. Tại sao gọi là “Bà”?
Đức cha Lambert đã ghi lại bức thư này trong tập Ký Sự Chuyến Đi Đàng Ngoài của ngài với tựa đề “Thư gửi Bà Anê và Bà Paula” (Lettre à Madame Agnès et à Madame Paule).

Lá thư này, ngài đã viết bằng tiếng Pháp và nhất là ngài viết theo văn hóa của người Pháp là văn hóa của chính ngài. Theo văn hóa Pháp, người ta gọi các nữ tu bề trên là “Madame la Supérieure” (Bà Bề Trên) hay “Madame la Mère supérieure” (Bà Mẹ Bề Trên).[9]

Trước danh xưng “Bà” mà Đức cha Lambert sử dụng theo văn hóa người Pháp của ngài, chúng ta nghĩ được rằng chị Anê và chị Paula là hai chị bề trên. Và như vậy, đương nhiên là có hai cộng đoàn nữ tu lúc đó tại Đàng Ngoài. Nhưng căn cứ theo sử liệu, chúng ta không thể biết chắc chắn là hai cộng đoàn tại nơi nào.

Xét về con người Đức cha Lambert, ngài thật đáng phục khi gọi hai chị bằng tước vị “bà” đầy kính trọng như vậy. Vì về bình diện tự nhiên và thuần túy con người, ngài là người giới quý tộc, giầu sang và quyền quý, lại là giám mục, tức là một vương công của Giáo Hội. Trong khi đó, hai chị nữ tu xứ Đàng Ngoài có lẽ chỉ là hai nữ bổn đạo miền quê, có thể không biết đọc biết viết như tuyệt đại đa số các phụ nữ Việt Nam thời đó nữa. Nhưng Đức Cha đã đối xử với hai chị với tất cả sự kính trọng và quý mến.

Tại sao thái độ của ngài như vậy?

Thưa, tại vì ngài sống theo ánh sáng đức tin của ngài. Theo ánh sáng đó, ngài nhìn thấy đây là hai người đã được Thiên Chúa tuyển chọn để khởi sự thực hiện một chương trình của Người tại Giáo Hội Đàng Ngoài. Hai chị là hai người “thuộc trọn về Chúa Giêsu Kitô” rồi. Đã rất lâu trước, khi suy nghĩ về chuyến đi không thành sang Quảng Châu, Đức cha Lambert đã viết ra nguyên tắc sống này trong Ký Sự của ngài rằng:

“Nếu một người sống theo bản tính tự nhiên hoặc theo lý trí thuần tuý, không thể gọi là một Kitô hữu đích thực”.[10]

Trọn lá “Thư gửi Bà Anê và Bà Paula”, Đức cha Lambert đã viết hoàn toàn trong cái nhìn bằng đức tin của ngài.

3. Lời chào đầu tiên
Bức thư khởi đầu như sau:

“Pierre Lambert, nhờ ơn Thiên Chúa và Toà Thánh tông truyền, là Giám Mục Bêrite, đại diện tông toà, gửi lời chào và phép lành đến quý chị Anê và Paula thân mến, hai người nữ đầu tiên đã gia nhập hội dòng các chị em Mến Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô.”

Đúng là một lời chào rất trang trọng. Có lẽ không thể nào trang trọng hơn trong thể loại thư chung của một vị giám mục. Nhưng một lần nữa, thái độ và lời nói trang trọng này thể hiện ra sự kính trọng của Đức cha Lambert đối với hai nữ tu, theo cái nhìn đức tin của ngài.

Điều rất quý cho lịch sử là người ta được biết chị Anê và chị Paula là hai nữ tu đầu tiên của dòng Mến Thánh Giá. Nhưng lòng chúng ta sẽ không bao giờ được mãn nguyện vì chúng ta không biết gì hơn về hai chị này. Trước sự thật quá nghèo nàn của lịch sử ở đây, chúng ta sẽ luôn thắc mắc: ngoài hai tên thánh Anê và Paula ra, các chị là thiếu nữ hay quả phụ? tên gọi tiếng Việt các chị là gì? quê quán nơi nào? bao nhiêu tuổi đời? sống chết ra sao? vân vân và vân vân.

4. Chị Anê và chị Paula là ai?
Vì bản tính con người vốn không chấp nhận được khoảng trống[11], nên trước cái im lặng của lịch sử, người ta đã đưa ra những truyền thuyết về hai nữ tu đầu tiên này.

Truyền thuyết lâu đời nhất có lẽ là truyền thuyết do cố Ravier Khánh (+1899) tường thuật liên quan tới “nhà mụ Bái Vàng trong tỉnh Hà Nội”[12]. Rồi năm 1970, tác giả Đoá Hoa Tu Nữ lập lại tường thuật của cố Ravier Khánh và thêm rằng: “Vào năm 1667, đã có hai nhà nữ tu bản quốc trong giai đoạn thành lập. “Nhà Mụ” Bái Vàng nói ở trên là một chăng? Rất có thể”[13]. Truyền thuyết dân gian này rất sống động đến nỗi ngày nay người ta vẫn còn nói rằng “nữ tu Anê là bề trên tu viện Bái Vàng, nữ tu Paula là bề trên tu viện Kiên Lao”[14]. Đương nhiên, truyền thuyết đó có cái giá trị đạo đức, nhưng xét về giá trị lịch sử thì phải nói như cha Đỗ Quang Chính rằng:

“Thực ra chúng tôi chưa được thấy các tư liệu ghi trong thế kỷ XVII nơi nào viết rõ ràng Bái Vàng là nhà Mến Thánh Giá đầu tiên.”[15]

Nhưng vị sử gia nổi tiếng lại hơi vội vàng khi giới thiệu nữ tu Paula[16] như bà bề trên nhà dòng Kiên Lao, vì thiếu căn cứ và nhầm lẫn khi dẫn chứng.[17]

Hai chị là ai? Chẳng ai biết gì hơn.[18]

5. “Lời khấn cách công khai”
Sau lời chào trang trọng, Đức cha Lambert nói:

“Ta đã ao ước nói chuyện với các con sau khi các con tuyên các lời khấn cách công khai vào ngày lễ Tro, trước sự hiện diện của ta, để nói thêm với các con vài điều về sự cao trọng của bậc sống các con và sự hoàn thiện mà lòng thương xót Thiên Chúa gọi các con đến, nhưng ta buộc phải ra đi vào ngày hôm đó để trở về.”

Ngoài những chi tiết lịch sử rất đáng quý trong câu nói trên, chúng ta lưu ý tới “các lời khấn cách công khai” (mà nếu dịch từng chữ thì sẽ là: “sau các lời khấn của các con mà các con đã tuyên một cách công khai ngày lễ Tro với sự hiện diện của ta”). Đây không phải là các lời khấn công theo nghĩa giáo luật.

Theo giáo luật, lời khấn công là lời khấn được Giáo Hội nhìn nhận như lời khấn tu sĩ. Trái lại, là lời khấn tư. Lời khấn của hai chị Anê và Paula không phải là lời khấn công, nhưng là lời khấn tư. Bởi vì vào thời đó, giáo luật chỉ nhìn nhận những lời khấn của các nữ tu sống kín cổng cao tường, suốt đời khép mình trong nội vi, mới là lời khấn nữ tu, tức lời khấn công. Đó không phải là trường hợp của hai nữ tu Anê và Paula.

Mặt khác, bản văn không viết “những lời khấn công mà chúng con tuyên” (vœux publics que vous fîtes), nhưng “những lời khấn mà chúng con tuyên cách công khai” (vœux que vous fîtes publiquement).

6. Đời nữ tu Mến Thánh Giá
Hiệu quả của lời khấn là làm người tuyên khấn “thuộc trọn về Chúa Giêsu Kitô”. Do vậy, Đức cha Lambert nói:

“Ta có ý tưởng là viết cho các con lời này để chỉ bảo các con rằng các con không còn thuộc về các con nữa, nhưng thuộc trọn về Chúa Giêsu Kitô. Các con đã tự dâng mình hoàn toàn cho Chúa Giêsu Kitô để từ nay chỉ còn chuyên tâm hiểu biết Chúa và yêu mến Chúa, bằng việc suy niệm và bắt chước cuộc đời đau khổ của Người và bằng việc thực hành những nhiệm vụ của hội dòng các con.”

Đó là mục đích chính của dòng Mến Thánh Giá mà Đức cha Lambert, đấng sáng lập, đã quy định trong bản luật dòng đã ban:

“Mục đích của hội dòng này là tuyên giữ đặc biệt việc nhớ lại và bắt chước cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô mỗi ngày, như phương cách tuyệt hảo nhất để đạt tới sự hiểu biết và yêu mến Người.”[19]

Với mục đích và những nhiệm vụ của hội dòng, người nữ tu biết được cách thức phải sống phù hợp với ơn gọi đã nhận lãnh từ Thiên Chúa. Chúng ta gọi cách thức sống đó là linh đạo dòng Mến Thánh Giá.

7. Nữ tu Mến Thánh Giá và Giáo Hội Việt Nam
Dòng Mến Thánh Giá luôn có quyền hãnh diện một cách chính đáng là đã đồng hành cùng Giáo Hội Việt Nam từ ngày dòng được thành lập. Thật vậy, các nữ tu đã cộng tác rất nhiều vào mọi hoạt động mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam. Đây cũng là điều mà Đức cha Lambert đã nhìn thấy ngay từ lúc lập dòng khi nói:

“Ta hết sức khuyến khích các con trung thành với những việc trên, vì ta biết rõ ích lợi to lớn mà các con và toàn thể Giáo Hội này sẽ nhận được từ đó.”

Sống theo linh đạo của đấng sáng lập, các nữ tu đã kết hiệp được với Chúa Giêsu Kitô, trở nên hạt lúa mì rơi xuống lòng đất mà chết đi để sinh nhiều bông hạt (Gioan 12, 24).

8. Các tập sinh
Đức cha Lambert viết:

“Ta cũng căn dặn các con một cách rất đặc biệt hãy hết lòng chăm sóc các tập sinh của các con, phải xem họ như những kho thánh mà Thiên Chúa đã đặt trong tay các con. Các con hãy nhớ khắc ghi thường xuyên vào lòng họ mục đích chính của hội dòng các con là tiếp tục cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu Kitô nơi họ và mọi ngày, bằng cầu nguyện, nước mắt, công việc và hy sinh, xin Chúa ơn trở lại cho kẻ ngoại và cho các Kitô hữu xấu.”

Về đoạn thư này, trước tiên chúng ta nhớ lại rằng trong bản luật đã ban, Đức cha Lambert đã quy định thời gian nhà tập là hai năm (điều 1).

Các tập sinh phải được coi như của quý báu mà Thiên Chúa gửi gắm nơi các nữ tu hữu trách. Thiên Chúa không phó thác hay trao ban cho ai, vì các tập sinh luôn thuộc về Thiên Chúa, không ai có quyền sở hữu các tập sinh. Đúng vậy, ơn gọi đời sống thánh hiến là từ Thiên Chúa mà đến, các bề trên không phải là tác giả ơn gọi này. Và cũng qua đó, đấng sáng lập mời các nữ tu sống đức khiết tịnh và khó nghèo từ trong nội tâm mình, nghĩa là không yêu mến, không chiếm đoạt và không sở hữu vật gì hay người nào, ngoài Thiên Chúa ra.

Việc huấn luyện các tập sinh hệ tại vào việc chỉ dẫn và tập luyện họ sống theo linh đạo riêng của hội dòng mà mục đích là “nhớ lại và bắt chước cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô mỗi ngày”. Tiếp theo, công việc đầu tiên là mục vụ và truyền giáo bằng cách “cầu nguyện, nước mắt, công việc và hy sinh, xin Chúa ơn trở lại cho kẻ ngoại và cho các Kitô hữu xấu”.

9. “Thay cho Chúa Giêsu Kitô”
Tư tưởng quan trọng và là niềm xác tín thần học của Đức cha Lambert về đời sống thánh hiến của các nữ tu Mến Thánh Giá được diễn tả như sau:

“Nhưng điều cực kỳ quan trọng là thực hành tất cả mọi sự thay cho Chúa Giêsu Kitô. Người ao ước chính mình làm những điều ấy mà không thể được, nên Người đã dùng vài kẻ được tuyển chọn mà ban đầy tinh thần trung gian của mình, để tiếp tục cuộc sống lữ thứ và hiến tế của Người cho đến tận thế.”

Theo Đức cha Lambert, Chúa Giêsu Kitô nay đã phục sinh. Người không còn ở trong không gian và thời gian này và thân xác Người không còn khả năng chịu đau khổ nữa. Mà công cuộc cứu thế của Người chỉ thực hiện được bằng đời sống hy sinh, khổ chế, thương khó và cái chết. Do đó, Người cần tới những ai còn mang thân xác có khả năng cảm nhận đau khổ và cái chết, tức “thân xác thụ cảm”[20], để tiếp tục việc cứu độ của Người.

Theo Đức cha Lambert, các nữ tu Mến Thánh Giá là những người được Chúa Giêsu tuyển chọn và Chúa mượn con người của họ để tiếp tục cuộc thương khó hầu cứu chuộc trần gian. Các nữ tu là những người làm “thay cho Chúa Giêsu Kitô”[21].

10. Tinh thần trung gian là gì?
Chúa Giêsu Kitô là vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. “Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu” (1 Tm 2, 5).

Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Giêsu Kitô, nhận được từ Người tinh thần trung gian, thuộc vào “hàng tư tế vương giả» (1 Pr 2, 4). Nghĩa là Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta “chia sẻ chức vụ tư tế khi thực hành việc phượng tự thiêng liêng để làm vinh danh Chúa Cha và cứu rỗi nhân loại” (Công đồng Vaticanô II, Lumen Gentium 34).

Người nữ tu nhận được tinh thần trung gian của Chúa Giêsu Kitô khi được Rửa Tội cũng như mọi tín hữu. Nhưng với đời sống thánh hiến bằng ba lời khấn, người nữ tu sống tinh thần trung gian một cách triệt để hơn các tín hữu khác hầu làm vinh danh Chúa và cứu rỗi nhân loại.

Nhờ sống triệt để hay trọn vẹn tinh thần trung gian, tức tinh thần Chúa Giêsu Kitô cứu thế, đời sống nữ tu là một đời sống cao trọng. Đó là điều mà Đức cha Lambert đã nhắc nhở.

11. “Cao trọng ơn gọi”
Đức cha Lambert chấm dứt lá thư bằng những lời sau:

“Các con thân mến, qua đó, các con thấy được sự cao trọng của ơn gọi các con và thấy được rằng các con đã chết cho thế gian, nghĩa là cho các giác quan, cho bản tính tự nhiên và cho lý trí con người, để từ nay trở đi chỉ sống theo những lời dạy, việc làm và cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô. Ta xin các con hãy thường xuyên suy nghĩ về điều đó và xin các con đừng quên ta trước mặt Thiên Chúa.”

Được gọi bởi Chúa Giêsu Kitô, được chọn bởi Chúa Giêsu Kitô, được cho Chúa Giêsu Kitô mượn thân xác và linh hồn mình để Người tiếp tục việc cứu thế của Người, các nữ tu Mến Thánh Giá sẽ nhận ra đó là cái cao trọng nơi ơn gọi của mình. Và để sống xứng đáng ơn gọi đã lãnh nhận, Thiên Chúa lại đã ban cho các nữ tu Đức cha Lambert làm đấng sáng lập. Ngài dạy một cách sống xứng hợp, một linh đạo đặc thù mà điểm chính, nói như thánh Phaolô, là “tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Đó là nguyên tắc sống mà Đức cha Lambert đã viết ra năm 1663, tức 7 năm trước khi ngài lập dòng Mến Thánh Giá: “Nếu một người sống theo bản tính tự nhiên hoặc theo lý trí thuần tuý, không thể gọi là một Kitô hữu đích thực”.

Nay ngài diễn tả nguyên tắc đó cho hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên bằng lời sau:

“Các con đã chết cho thế gian, nghĩa là cho các giác quan, cho bản tính tự nhiên và cho lý trí con người, để từ nay trở đi chỉ sống theo những lời dạy, việc làm và cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô.”

* * *

Sau “Thư luân lưu gửi các chị em đã khấn đức khiết tịnh và đang sống chung với nhau từ nhiều năm nay” và bản luật “Hội Dòng Chị Em Mến Thánh Giá Con Thiên Chúa”, “Thư gửi Bà Anê và Bà Paula” là bản văn thứ ba và cuối cùng của Đức cha Lambert viết trực tiếp cho các nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Ba bản văn trên là nền móng của dòng Mến Thánh Giá. Các nữ tu và bất kỳ ai muốn tìm hiểu về dòng Mến Thánh Giá đều phải học hỏi kỹ ba bản văn này để khám phá ra linh đạo mà đấng sáng lập đưa ra khi lập dòng.

“Thư gửi Bà Anê và Bà Paula” là một bản văn ngắn gọn, súc tích, trang trọng, tình cảm, đầy đức tin sống động và là một bài giảng dạy tu đức cho các nữ tu Mến Thánh Giá. Tác giả tập tiểu sử đầu tiên của Đức cha Lambert đã nhận định về lá thư này như sau:

“Cả đến khi sắp dong buồm ra khơi, ngài [Đức cha Lambert] còn ngồi trên thuyền viết cho họ một bức thư cảm động, tràn trề tình phụ tử, và nhiều dặn dò quan trọng để khuyến khích họ yêu quý gìn giữ ơn sủng Chúa ban cho họ cũng như gìn giữ tinh thần sống của họ.”[22]

Đã hơn 350 năm trôi qua, lá thư này vẫn hoàn toàn giữ được giá trị tu đức cho các nữ tu Mến Thánh Giá ngày hôm nay.



[1] AMEP, tập 677, trang 184-185; tập 677, trang 216; tập 855, trang 178.

[2] APF, SOCP, tập 3, trang 547v.

[3] Relations des missions des evesques françois aux royaumes de Siam, de la Cochinchine, de Cambodge, et du Tonkin, Paris, P. Le Petit et C. Angot, 1674, tr. 302-303.

[4] Histoire de la Mission du Tonkin. Documents historiques, (1658-1717), Paris, Maisonneuve, 1927, (rééditions en 2000), tr. 104-105.

[5] Đỗ Quang Chính, Dòng Mến Thánh Giá Những Năm Đầu, Tp.Hochiminh, 2003, tr. 68-69.

[6] Nhóm Nghiên Cứu, Đức cha Phêrô Maria Lambert de la Motte, Đấng Sáng Lập Dòng Mến Thánh Giá, 1995, trang 60-61; Tiểu Sử Bút Tích…, 1998, tr. 126-127; Tuyển tập bút tích, 2017, tr. 40-41.

[7] Đức cha Lambert, Ký Sự, AMEP, tập 677, tr. 203.

[8] Đây là điều chính Đức cha Lambert cho biết trong Ký Sự của ngài (AMEP, tập 677, tr. 216). Phần cha Đỗ Quang Chính, ngài nói : “Tới cửa khẩu, tàu đã cố gắng ba lần mà không dám ra khơi vì gió to sóng cả” (sđd, tr. 67). Lời giải thích này có vẻ không có căn cứ và hơi vô lý, vì con tàu đã phải neo lại tới 22 ngày, chẳng lẽ “gió to sóng cả” suốt 22 ngày.

[9] Nhóm Nghiên Cứu giải thích rằng : “Chữ Bà có thể hiểu là Bà Mụ, một danh xưng trân trọng dành cho những mệnh phụ trong xã hội và Bề Trên trong các Dòng nữ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong các thế kỷ đầu” (Tuyển Tập Bút Tích, sđd, tr. 33, ghi chú 30). Nhưng giải thích theo văn hóa Việt Nam này thì không thể nào thích hợp với lá thư của vị giám mục người Pháp được.

[10] “Il est vrai qu’un homme vivant naturellement, ou dans la pure raison, ne peut pas être dit un véritable chrétien” (AMEP, tập 121, tr. 652).

[11] Triết gia Aristote (+322 trước công nguyên) người Hy Lạp đã nói : “Thiên nhiên ghê tởm khoảng trống” (la nature a horreur du vide).

[12] Marcel-Henri Ravier, Sử Ký Thánh Yghêrêgia, quyển thứ III, in tại Ninh Phú Đường, 1895, tr. 147-148.

[13] Phạm Đình Khiêm, Đóa Hoa Tu Nữ, nxb Mẫu Tâm, Gia Định, 1970, tr. 13-14.

[14] Nhóm Nghiên Cứu, Tiểu Sử Bút Tích…, 1998, tr. 30.

[15] Dòng Mến Thánh Giá Những Năm Đầu, sđd, tr. 23.

[16] Cha Đỗ Quang Chính gọi chị Anê (Agnès) là Inê và chị Paula (Paule) là Phaola.

[17] Xem Đào Quang Toản, Lịch Sử Hội Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao Bùi Chu, 2017, tr. 21, chú thích 12.

[18] Xem Đào Quang Toản, Tìm Hiểu Lịch Sử Dòng Mến Thánh Giá, 2013, tr. 157.

[19] Bản tiếng Latinh được trình lên Tòa Thánh (APF, SOCP, tập 3, fol. 544). Hay bản tiếng Pháp trong Ký Sự của Đức cha Lambert: “Mục đích của hội dòng này sẽ là tuyên giữ đặc biệt việc suy niệm mỗi ngày những đau khổ của Chúa Giêsu Kitô, như phương thế hữu ích nhất để đạt tới sự hiểu biết Người và yêu mến Người” (AMEP, tập 677, tr. 179).

[20] “thân xác thụ cảm” (le corps passible) là thân xác có khả năng cảm nhận được đau khổ. Đây là từ ngữ của Đức cha Lambert, ví dụ trong AMEP, tập 121, tr. 756.

[21] “en la place de Jésus-Christ” = “làm thay Đức Giêsu Kitô” (Đỗ Quang Chính, sđd, tr. 69), “thay cho Chúa Giêsu Kitô” (Tuyển Tập Bút Tích, sđd, tr. 41).

[22] Jacques-Charles de Brisacier, AMEP, tập 122, tr. 144.
 
Văn Hóa
Biến Đổi Dung Nhan
Nguyễn Trung Tây
23:50 16/02/2023
Quán Nước Đầu Làng: Niềm Tin Việt Nam
Chuyện ÔNG TƯ DÌ TƯ: Biến Đổi Dung Nhan


Dì Tư nhai nhai miếng trầu, miệng hỏi chồng,
— Ông còn nhớ cái tuồng Chúa biến hình ở trên núi Tabo hay không?
Ông Tư càm ràm vợ,
— Bà! Sao lại có cái vụ tuồng tích ở đây. Bài Phúc Âm Chúa Biến Hình mà bà làm như là tuồng Võ Tòng Đả Hổ hay là Tiếng Trống Mê Linh không bằng.
— (Cười, cười) Ừ, ừ, thì bài Phúc Âm… Tôi nhớ hồi còn nhỏ đó ông, nghe dì phước dậy nếu mình chịu khó siêng năng đi lễ Misa, lần chuỗi Mân Côi, ngoan ngoãn với tía má thì áo rửa tội của mình lúc nào cũng trắng tinh như là áo Chúa Giêsu lúc Ngài biến hình trên núi vậy đó. Ông biết không, nghe vậy tui khoái quá, tui te te đi lễ Misa ngày hai bận. Sáng tinh mơ, chuông nhà thờ vừa đổ là tui lục đục ngồi dậy đi lễ với tía má. Còn chiều đó nghen, tui hấp tấp nấu cơm cho lè lẹ để còn kịp đi lễ. Còn tối khuya, nhiều khi tui còn nhắc nhở tía má lần chuỗi Mân Côi đó ông. Trời ơi, hồi đó tía má cứ nói mai rày lớn lên con nhỏ này sẽ đi tu cho mà coi. Nghe nói vậy, tui cũng khoái tê tê trong bụng, tui tính đi tu thiệt tình đó ông…
— Nè, bà đừng có đổ ngang là tại bà lậm tui cho nên mất đi cơ hội làm dì phước đó nghen…
Dì Tư mặt đỏ tuồng như người nhai trầu thuốc,
— Á! Ông quỷ đa! Nói năng lảm nhảm không à.
Ông Tư bập bập hơi thuốc,
— Bà làm tui nhớ chuyện ông họa sĩ vẽ tranh Bữa Tiệc Ly đó.
— Chuyện làm sao?
— Thì ổng họa sĩ chọn vẽ người đầu tiên là Chúa Giêsu. Người làm mẫu cho Chúa Giêsu, ông ấy nghĩ phải kiếm cho ra người có khuôn mặt nhân hậu nè, từ bi nè. Chỉ trong vòng một thời gian, ổng ấy đã kiếm ra người mẫu cho Chúa Giêsu. Rồi sau đó, ổng lại đi kiếm mười một người mẫu khác cho mười một vị tông đồ. Sau cùng, ổng mới đi kiếm người mẫu cho Giuđa, là một người mà theo như ổng là phải có cái khuôn mặt nham hiểm bất lương. Nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian ông họa sĩ mới kiếm ra được người mẫu cho Giuđa đang ngồi ăn xin ở chợ. Thì mang ông ăn mày về nhà, chỉ vô bức tranh, ông họa sĩ giải thích cho người ăn mày biết công trình ông đang thực hiện. Thì thiệt là bất ngờ…
— Sao?
— Thì khi nhìn thấy Chúa Giêsu trong bức tranh, người ăn mày bật khóc, và nói, “Ông biết sao không? Người mẫu cho Chúa Giêsu trong bức tranh chính là tôi đây nè”.
Ông Tư chậm rãi,
— Bà còn nhớ câu chuyện bà Evà ăn trái cấm hay không?
— Chuyện đó thì ai còn lạ gì. Nhưng mà ông lôi chuyện bà Evà vào trong đây để làm cái gì?
Ông Tư trợn mắt,
— Để làm cái gì? Bà nói nghe thấy mắc cười à. Bộ bà không thấy rõ ràng là bà Evà có cái chọn lựa hay sao? Hoặc ăn hoặc không ăn. Nhưng mà cuối cùng, bả ấy cũng chọn, một cái chọn lựa khờ dài, và bởi cái chọn lựa khờ dại này, mà hai vợ chồng mất đi khuôn mặt thiên đàng. Tệ hơn nữa, từ cái chọn lựa nghèo nàn của bà Evà, trần gian mới nảy sinh ra khuôn mặt hung thủ Cain và khuôn mặt nạn nhân Abel, nối tiếp theo sau là những khuôn mặt xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng nước Đại Hồng Thủy. Đó, bà thấy chưa?
Dì Tư rạng ngời nét mặt,
— Thôi, tui hiểu rồi. Tui nhớ đâu có lần tụi tui thắc mắc hỏi cha linh hướng Hội Legio về sự khác nhau giữa tội nhẹ với tội nặng. Có người còn hỏi, “Ơ, thưa cha, nếu khai thuế hơi quá tay một chút, rồi lấy số tiền đó gửi về cho các trại mồ côi ở bên Việt Nam, làm như vậy có được hay không?”.
— Rồi cha linh hướng nói làm sao?
— Ờ, tui nhớ đâu ổng nói in đâu như là, “Nếu cứ sống với những cái chọn lựa nghèo nàn, chẳng mấy chốc từ người làm mẫu cho Chúa Giêsu, mình sẽ trở thành người mẫu tuyệt vời cho Giuđa”. Đúng rồi đó…
— Thì đấy, vậy là bà hiểu chuyện rồi đó.

Suy Niệm
Chọn lựa nghèo nàn dẫn ra đời sống nghèo nàn, khuôn mặt bần hàn.
Chọn lựa thánh thiện dẫn tới đời sống bình an, khuôn mặt an bình.
Ước chi trần gian ngày càng xuất hiện thêm nhiều khuôn mặt an bình.

Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin sửa lại những đường nét hư hỏng bởi những cái chọn lựa nghèo nàn trên khuôn mặt chúng con.□
 
VietCatholic TV
Chấn động Moscow: Dùng toàn thứ độc, cả tiểu đoàn Nga nổ tung. Nga đã tung 97% quân đội vào Ukraine
VietCatholic Media
03:03 16/02/2023


1. Nga dùng hỏa tiễn quá độc. Cả một tiểu đoàn pháo binh Nga tử trận vì hỏa tiễn của chính họ.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 16 tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, xác nhận pháo binh Ukraine đã bắn trúng một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt bên ngoài thành phố Vuhledar. Điều đáng nói là hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt này dùng để phóng hỏa tiễn nhiệt hạch. Tác động kinh hoàng của vụ nổ đã khiến cả tiểu đoàn pháo binh của Trung Đoàn 72 Súng Trường Cơ Giới của Tập Đoàn Quân Số 3 của Nga tử trận.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Rare Thermobaric Rocket Launcher Taken Out by Ukraine, Video Shows”, nghĩa là “Video cho thấy: Bệ phóng hỏa tiễn nhiệt áp quý hiếm của Nga bị Ukraine loại bỏ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Một đoạn video mới đã ghi lại khoảnh khắc một hệ thống phóng hỏa tiễn nhiệt áp đa năng của Nga bốc cháy sau khi bị nhắm trúng mục tiêu ở miền đông Ukraine.

Đoạn video được hãng tin Nexta của Belarus chia sẻ trên Telegram, cho thấy sự phá hủy bệ phóng TOS-1 hoặc TOS-1A của Nga ở khu vực Donbas.

Các lực lượng Nga được tường trình đã sử dụng TOS-1A trong cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa. Oksana Markarova, đại sứ Ukraine tại Mỹ, cho biết trong vài ngày sau cuộc xâm lược rằng vũ khí nhiệt áp, còn được gọi là “bom chân không”, đã được sử dụng ở Ukraine. Trong vòng vài tuần kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, các bộ quốc phòng phương Tây đã xác nhận việc Nga sử dụng hệ thống TOS-1A ở Ukraine.

Vào đầu tháng 2 năm 2023, dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng cho biết các lực lượng Nga đã sử dụng hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A trên tiền tuyến Donetsk.

Việc sử dụng các hệ thống pháo binh như vậy gần thị trấn tranh chấp Vuhledar cho thấy “ưu tiên của các lực lượng Nga đối với khu vực này”. Vào cuối năm 2022, cảnh quay cũng xuất hiện về các bệ phóng hỏa tiễn TOS-1 được cho là đang được sử dụng xung quanh thành phố Bakhmut của Donetsk.

Vũ khí nhiệt áp sử dụng oxy để tạo ra vụ nổ nhiệt độ cao. Theo Bộ Quốc phòng Anh, vụ nổ thứ hai sẽ đốt cháy không khí sau vụ nổ ban đầu và có thể gây ra tác động “tàn khốc”.

Chuyên gia công nghệ quốc phòng và quân sự David Hambling nói với Newsweek rằng chất nổ tạo ra một “vụ nổ cầu lửa mở rộng nhanh chóng” mà không có mảnh đạn. TOS-1 gây ra một “sóng xung kích cực mạnh có thể phá hủy các tòa nhà”, điều này thường giúp xác định khi nào nó được sử dụng, ông nói thêm.

Các hệ thống pháo TOS-1 và TOS-1A 220 ly có thể phóng từ 24 đến 30 hỏa tiễn nhiệt áp và được đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực. Tổ chức quốc phòng nhà nước Nga, Rosoboronexport, tuyên bố trên trang web của mình rằng TOS-1A “được thiết kế để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu có mái che và lộ thiên bằng hỏa tiễn nhiệt áp”.

“TOS-1A sử dụng hỏa tiễn nhiệt áp, tạo ra hiệu ứng cháy và nổ,” Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào ngày 9 tháng 3 năm 2022.

Theo Rosoboronexport, một “vũ khí cực kỳ nguy hiểm với khả năng chiến đấu tuyệt vời”, nó có thể sẵn sàng chiến đấu trong vòng 90 giây, với tầm bắn ngắn nhất là 600m, theo tổ chức liên kết với nhà nước. Nó có tầm bắn tối đa 5,6 dặm hay 9m, theo truyền thông nhà nước Nga.

Được quân đội Nga phân loại là súng phun lửa chứ không phải hệ thống pháo, chức năng của TOS-1 và TOS-1A là ném một khối lượng thuốc nổ khổng lồ trong một phạm vi ngắn. Hambling cho biết chúng được thiết kế để sử dụng chống lại các chiến hào, boongke và công sự.

Ông nói thêm rằng chúng là một “mặt hàng ưu tiên cao” đối với quân đội Nga và chứng tỏ “hiệu quả cao” đối với quân phòng thủ trong các hầm trú. Hambling nhấn mạnh sẽ là bất thường hơn nếu chúng được sử dụng để chống lại xe tăng hoặc bộ binh ngoài trời và Nga chỉ có “một số lượng nhỏ” các bệ phóng này.

Sức mạnh hủy diệt của vũ khí nhiệt áp có nghĩa là TOS-1 “không thể được sử dụng trong khu vực có người ở nếu không nguy cơ thương vong dân sự là rất cao,” Hambling nói.

“Luật nhân đạo quốc tế yêu cầu chỉ sử dụng vũ lực tương xứng; một nhà vận động nhân quyền gọi TOS-1 là 'tội ác chiến tranh',” ông nói thêm.

TOS-1A đã được sử dụng ở Afghanistan và được triển khai cùng lực lượng Nga ở Chechnya.

Hambling nói: “Cách hiệu quả duy nhất để chống lại chúng là xác định vị trí và loại bỏ các bệ phóng trước khi chúng có thể hoạt động.

2. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg: Ukraine trở thành đồng minh NATO sau khi giành chiến thắng

NATO mong muốn nhìn thấy Ukraine trong hàng ngũ của mình, nhưng điều kiện là nước này phải chiến thắng trong cuộc chiến do Liên bang Nga gây ra.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết điều này trong một cuộc họp báo hôm 15 tháng 2, khi bế mạc cuộc họp về trợ giúp quân sự cho Ukraine.

“Về vấn đề Ukraine, lập trường của NATO không thay đổi. Chúng ta đã nhắc lại nhiều lần rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của Liên minh, nhưng trọng tâm hiện nay là bảo đảm rằng Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến”, Tổng thư ký cho biết.

Ông lưu ý rằng để đạt được mục tiêu này, Liên minh phải giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền của mình.

Cách duy nhất để bảo đảm rằng Ukraine có thể tiến tới hợp tác Âu Châu-Đại Tây Dương chặt chẽ hơn “là bảo đảm rằng Ukraine chiếm ưu thế với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền”.

Ông nhấn mạnh rằng: “Vì vậy, trọng tâm chính của các đồng minh là bảo đảm rằng Ukraine có được vũ khí, đạn dược, nguồn cung cấp mà họ cần để đẩy lùi quân xâm lược Nga”.

Ngoài ra, NATO đang làm việc trên một quan hệ đối tác dài hạn “để giúp Ukraine chuyển từ các vũ khí, học thuyết, tiêu chuẩn thời Liên Xô sang các tiêu chuẩn của NATO, để cải thiện khả năng tương tác về an ninh và quốc phòng,” tất cả sẽ đưa Ukraine đến gần hơn với Liên minh.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ hiệu quả là “tiến bộ trên chiến trường” của Ukraine. “Và các đồng minh tất nhiên đang liên tục làm việc với chính quyền Ukraine để bảo đảm rằng tất cả số tiền, tất cả các khoản tài trợ sẽ đến đúng nơi cần đến.”

Tổng thư ký lưu ý rằng cánh cửa của Liên minh vẫn mở, nhắc lại rằng Montenegro và Bắc Macedonia gần đây đã trở thành thành viên NATO mặc dù Nga tích cực phản đối việc gia nhập của họ, trong khi Thụy Điển và Phần Lan thực sự gần tham gia và đã tham gia vào các quá trình khác nhau, ngày càng tích hợp nhiều hơn vào các cấu trúc của NATO.

Như đã đưa tin trước đó, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương đã họp tại Brussels vào ngày 15 tháng 2, với sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng NATO. Phần Lan và Thụy Điển cũng được mời tham gia.

3. Nga vội vàng tấn công ở phía đông trước khi Ukraine bắt đầu phản công

Đến nay, nhiệm vụ hoạt động chính của quân xâm lược Nga là hoạt động ở phía đông Ukraine.

Theo Andrii Yusov, đại diện của Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, “không nên so sánh việc tăng cường các hoạt động quân sự hiện tại của quân đội Nga với cuộc xâm lược toàn diện vào đầu năm 2022”

“Chúng ta thấy rằng họ không thể thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra nhưng điều này không có nghĩa là sẽ không có những nỗ lực tiếp theo. Đối phương có lực lượng dự trữ, nhân lực tích lũy, tuy nhiên, đồng thời lại có vấn đề về trang thiết bị và đạn dược”.

“Người Nga hiểu rằng việc Ukraine tiếp tục phản công và tiến hành các hoạt động giải phóng lãnh thổ của chúng ta là không thể tránh khỏi. Các lực lượng vũ trang Ukraine đã sẵn sàng và kế hoạch này sẽ được thực hiện”.

“Đó là lý do tại sao đối phương đang vội vàng và hiện đang tiếp tục phát động các cuộc tấn công mạnh mẽ vào Vuhledar và Bakhmut, nhận ra rằng cuộc tấn công của lực lượng Ukraine sắp xảy ra và cố gắng ngăn chặn chúng ta bằng cách nào đó,” Yusov nói.

Như đã đưa tin, theo thông tin mà cơ quan đặc nhiệm của một số nước phương Tây nhận được, Nga đang triển khai các máy bay chiến đấu và trực thăng gần biên giới với Ukraine, chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn.

4. Vương quốc Anh cho rằng Nga đã đẩy 97% lực lượng quân đội của họ vào Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Has 97 Percent of Army Deployed in Ukraine: U.K.”, nghĩa là “Vương quốc Anh cho rằng Nga đã triển khai 97% lực lượng quân đội vào Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace, Nga đã triển khai gần như toàn bộ quân đội tại Ukraine.

“Hiện chúng tôi ước tính 97% quân đội Nga, gần như toàn bộ Quân đội Nga, đang ở Ukraine”

Wallace đã đưa ra những bình luận từ Brussels, nơi ông có mặt trong một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tham dự cuộc họp, nói với các phóng viên tập trung ở đó rằng ông đã thúc giục các thành viên liên minh tăng chi tiêu quốc phòng vì cuộc chiến ở Ukraine đã cắt giảm chi tiêu quân sự của NATO.

Phát biểu với các phóng viên báo chí, Wallace cho biết sự hỗ trợ của Anh dành cho Ukraine sẽ không gây phương hại cho quốc phòng của chính đất nước ông.

“Nếu 97% Quân đội Nga hiện có mặt ở Ukraine, với tỷ lệ tiêu hao rất, rất cao và có khả năng hiệu quả chiến đấu của họ giảm chỉ còn 40%, và gần 2 phần 3 số xe tăng của họ bị phá hủy hoặc hỏng hóc, điều đó sẽ có tác động trực tiếp về an ninh của Âu Châu,” Wallace nói thêm.

Bộ trưởng Quốc phòng cũng nói về những thất bại mà ông cho rằng quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phải đối mặt, bao gồm cả việc chịu tổn thất lớn về nhân sự trong khi cố gắng đạt được tiến bộ trên nhiều mặt trận ở Ukraine.

Wallace nói: “Chúng ta chưa thực sự chứng kiến một lực lượng tập trung đông đảo như thế này đột phá trong một cuộc tấn công lớn. Chúng ta vừa chứng kiến một nỗ lực tiến lên, nhưng Quân đội Nga phải trả giá đắt”.

Trước đó vào thứ Tư, Wallace cũng đã xuất hiện trên chương trình truyền hình Bữa sáng của BBC và nói về việc Vương quốc Anh có thể sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu cho quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong tương lai gần.

“Tôi không nghĩ rằng trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm tới, chúng ta nhất thiết phải bàn giao các máy bay chiến đấu,” Wallace nói, đồng thời lưu ý rằng các máy bay chiến đấu cần một “phi hành đoàn đáng kể” để vận hành.

Ông nói: “Các máy bay cần đến hàng trăm kỹ sư và phi công, và đó không phải là thứ bạn có thể tạo ra trong vài tháng. Bạn biết đấy, chúng ta sẽ không triển khai 200 nhân viên Không quân Hoàng gia Anh vào Ukraine trong thời điểm chiến tranh.”

Wallace cho biết Vương quốc Anh đang thực hiện nhiều đường lối toàn cảnh hơn về viện trợ cho Ukraine.

Ông nói: “Chúng ta không chỉ lập kế hoạch cho cuộc chiến vào lúc này, nơi chúng ta giúp Ukraine ngăn chặn cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga, mà chúng ta còn phải giúp Ukraine có khả năng phục hồi lâu dài”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Anh và Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.

5. Nhà báo Maria Ponomarenko, một phụ nữ Nga can đảm

Nhà báo Maria Ponomarenko đã bị kết án 6 năm tù ở Nga vì tội “phát tán thông tin sai lệch về quân đội Nga” sau khi cô đăng trên mạng xã hội về vụ tấn công nhà hát kịch ở Mariupol. Cô cũng đã bị cấm làm báo trong 5 năm.

Cô bị bắt giam lần đầu vào tháng 4 năm 2022, sau đó bị quản thúc tại gia kể từ tháng 11. Ban tiếng Nga của BBC đưa tin rằng cô ấy đã đăng trên kênh Telegram, nói về cái chết của những người trốn trong Nhà hát Mariupol. Nga đã nhiều lần phủ nhận rằng cuộc không kích của họ đã đánh trúng nhà hát ở Mariupol.

Reuters trích dẫn các nhà báo của RusNews nơi Pnomarenko làm việc, cho biết trước tòa, cô ấy nói “Lòng yêu nước là tình yêu tổ quốc, và tình yêu quê hương không nên được thể hiện bằng cách khuyến khích tội ác.”

Ponоmarenko nhấn mạnh rằng “Tấn công hàng xóm của bạn là một tội ác. Nếu đó là một cuộc chiến - thì hãy gọi nó là một cuộc chiến. Đây là một tội ác của nhà nước đối với quân đội Nga – nó giống như nhổ nước miếng vào mộ của các cựu chiến binh.”

6. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hăm dọa Liên Hiệp Âu Châu

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói rằng phương Tây đã đạt đến “điểm không thể quay lại” khi biến Ukraine thành “một chỗ dựa quân sự bài người Nga”, và tương lai của chính sách đối ngoại của Nga là chấm dứt sự thống trị của phương Tây trong đời sống quốc tế.

Hãng thông tấn Tass thuộc sở hữu nhà nước trích lời ông nói rằng chính sách của phương Tây bao gồm “nhiều năm ngăn chặn Nga” bao gồm việc mở rộng biên giới của NATO và “biến Ukraine anh em thành quốc gia chống Nga, thành một chỗ dựa quân sự bài Nga”.

Ông cáo buộc Đức, Pháp và Ba Lan đã khuyến khích “một cuộc đảo chính đẫm máu ở Kyiv vào tháng 2 năm 2014 dưới những khẩu hiệu phân biệt chủng tộc của Đức Quốc xã.”

Giải thích về chính sách của Nga, ông nói: “Trong khái niệm chính sách đối ngoại cập nhật của chúng ta, chúng ta sẽ nói về sự cần thiết phải chấm dứt sự độc quyền của phương Tây trong việc hình thành khuôn khổ đời sống quốc tế, mà từ nay về sau sẽ được xác định không phải vì lợi ích ích kỷ của phương Tây, mà trên cơ sở công bằng, phổ quát của sự cân bằng lợi ích giữa các bên, theo yêu cầu của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia.”

7. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan về triển vọng gia nhập NATO

Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Mikko Savola cho biết sẽ tốt hơn cho tất cả các nước Nato nếu Thụy Điển và Phần Lan cùng tham gia liên minh chứ không phải lần lượt từng nước một.

“Sẽ tốt hơn cho Phần Lan, tốt hơn cho Thụy Điển và cả Nato nếu cả hai chúng tôi đều trở thành thành viên càng sớm càng tốt,” ông Savola cho biết như trên trong cuộc gặp gỡ các nước Nato và Thụy Điển tại Brussels.

“Điều đó tốt hơn cho việc lập kế hoạch, chúng tôi có sự hợp tác thực sự chặt chẽ với Thụy Điển, đối tác thân thiết nhất của chúng tôi.”

Hôm qua, tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, nói rằng điều quan trọng hơn là hai quốc gia phải nhanh chóng tham gia, thay vì nhất thiết phải tham gia cùng nhau.

Hồ sơ ghi danh thành viên đã được tất cả các thành viên của Nato phê chuẩn, ngoại trừ Hung Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã yêu cầu cả hai nước phải có đường lối cứng rắn hơn đối với đảng Công nhân người Kurd, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Âu Châu coi là một nhóm khủng bố.

8. Binh sĩ Ukraine tại Ba Lan tham gia khóa huấn luyện trên xe tăng Leopard 2

Vadym Khodak rạng rỡ và rướn người về phía trước. Anh ấy gần như đứng trên những ngón chân của mình.

“Những người lính của tôi rất thích nó,” anh nói và gật đầu với hàng xe tăng Leopard 2 phiên bản 4 của Ba Lan phía sau anh. “Các xe tăng này phẩm chất rất tốt.”

Nụ cười của anh ấy nói lên nhiều điều, để lộ những nếp nhăn sâu mà một năm chiến đấu ở tiền tuyến đã khắc sâu trên khuôn mặt anh ấy. “Tôi 57 tuổi,” anh nói. “Tôi là một cựu lính lái xe tăng và tôi tình nguyện chiến đấu vào ngày Nga xâm lược.”

Đó là gần một năm trước. Bây giờ anh ấy là một thiếu tá quân đội và đang chỉ huy khóa huấn luyện xe tăng mới của Ukraine ở miền tây Ba Lan. Nhóm của anh là những người đầu tiên chạm tay vào xe tăng Leopard 2 mới mà các đồng minh NATO đã dành nhiều tháng tranh luận trước khi cuối cùng đồng ý cung cấp cho Ukraine vào tháng Giêng.

Cho đến nay, các binh sĩ của Khodak đang học các kỹ năng bắn súng trên thiết bị mô phỏng và lái xe chiến đấu. Lao qua những đám khói mù mịt, những chiếc xe tăng nặng 60 tấn lao qua lớp đất rừng mềm tại trường bắn xe tăng chính của Ba Lan, ở Swietoszow, gần biên giới Đức.

Ẩn mình trong một nhà chứa máy bay hiện đại, thoáng mát gần đó là các thiết bị mô phỏng nơi 21 tổ lái trong nhiệm vụ huấn luyện có thể học cách sử dụng khả năng quan sát, tìm kiếm mục tiêu và kỹ thuật sử dụng hiệu quả cao các máy móc. Kyiv hy vọng rằng số vũ khí này sẽ giáng một đòn mạnh vào lực lượng Nga và giành lại lãnh thổ đã mất.
 
Anh Giáo chúc lành tội lỗi, hiện tượng khủng khiếp xảy ra: Sét đánh vào tượng Chúa Cứu Thế ở Brazil
VietCatholic Media
05:01 16/02/2023


1. Sét đánh vào tượng Chúa cứu thế ở Brazil

Trong một diễn biến khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, sét đã đánh vào tượng đài Chúa Cứu thế mang tính biểu tượng của Rio de Janeiro, một trong Bảy kỳ quan thế giới, và một nhiếp ảnh gia đã cố gắng chụp được khoảnh khắc chính xác.

Tia sét đánh vào chiều 10 tháng Hai và nhiếp ảnh gia Fernando Braga đã chia sẻ bức ảnh trên Instagram.

Theo nhiếp ảnh gia Fernando Braga, đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra, chỉ là lần đầu tiên anh ta chụp được.

“Không nản chí. Không bao giờ bỏ cuộc. Nhiều nỗ lực thất bại để chụp tia sét rơi xuống tượng Chúa Kitô. Nhiều ngày mưa trôi qua. Tôi đã gần chụp được một vài lần, nhưng tôi chưa bao giờ chụp được,” nhiếp ảnh gia viết.

“Đó là nơi mà tôi thích chụp ảnh! Tôi đã có một bức ảnh rất đặc biệt đối với tôi đó là mặt trăng được Chúa ban phước và bây giờ tôi có tia sét thần thánh!” Braga kêu lên.

Tượng Chúa Cứu thế ở Rio de Janeiro được cung hiến vào ngày 12 tháng 10 năm 1931, lễ Đức Mẹ Aparecida, bổn mạng của Brazil.

Nó được làm bằng bê tông cốt thép và lót bằng đá xà phòng. Nó cao 125 feet và đứng trên bệ 26 feet. Các cánh tay dang ra rộng 92 feet.

Năm 2006, nhân kỷ niệm 75 năm ngày cung hiến, Đức Hồng Y Oscar Scheidt, khi đó là tổng giám mục của Rio, đã thành lập Đền thờ Chúa Kitô Cứu thế của Tổng giáo phận Corcovado.

Năm 2007, tượng Chúa cứu thế được chọn là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới trong một chiến dịch bỏ phiếu toàn cầu do Quỹ 7 kỳ quan mới tài trợ.

Nhiều người coi hiện tượng sét đánh này chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, diễn biến này xảy ra ngay sau khi Hiệp thông Anh giáo thông qua quyết định chúc lành cho các kết hiệp đồng tính nên một Giám Mục Anh Giáo cho rằng đó không phải là chuyện tình cờ, xảy ra sau khi các Giám Mục trong khối Hiệp thông Anh giáo cãi nhau với Chúa.
Source:Catholic News Agency

2. Trật đường ray xe lửa ở Ohio: Giáo phận Công Giáo cầu nguyện khi lo ngại về khói độc hại gia tăng

Một vụ trật đường ray xe lửa vào đầu tháng 2 ở vùng nông thôn Ohio đã dẫn đến một thảm họa sinh thái lớn sau khi các vật liệu nguy hiểm gây ra đám cháy và khói lớn, khiến phải di tản trên diện rộng.

Chuyến tàu Norfolk Southern khoảng 150 toa trật đường ray gần thị trấn Đông Palestine, cách Pittsburgh khoảng một giờ về phía tây bắc, vào ngày 3 tháng 2. 20 toa chở các vật liệu nguy hiểm, bao gồm vinyl clorua, đã bốc cháy, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường

The Cincinnati Enquirer đưa tin, mặc dù chưa có thương tích nào được báo cáo do tai nạn này, nhưng vào ngày 6 tháng 2, một cuộc “giải phóng khói độc có kiểm soát” đã được tiến hành dẫn đến một cột khói đen khổng lồ được giải phóng vào bầu khí quyển,. Các quan chức cho biết trong số các loại khí thải ra có phosgene không màu, một loại khí có độc tính cao, có mùi nồng nặc, có thể gây nôn mửa và khó thở, từng được sử dụng làm vũ khí trong Thế chiến thứ nhất.

Do đó, khu vực xung quanh vụ tai nạn đã được di tản và mặc dù các nhà chức trách hiện đã cho phép người dân quay trở lại, nhưng các câu hỏi về chất lượng không khí và nước gần nơi xảy ra vụ tai nạn vẫn còn.

Đức Giám Mục David Bonnar của Giáo phận Youngstown địa phương kêu gọi cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa và lưu ý rằng khu vực di tản bao gồm lãnh thổ của một giáo xứ Công Giáo địa phương.

“Những lời cầu nguyện của Giáo phận Youngstown dành cho tất cả những người bị ảnh hưởng và phải di dời do trật đường ray xe lửa ở Đông Palestine, Hạt Columbiana. Chúng ta ghi nhận với lòng biết ơn những nỗ lực anh dũng của những người phản ứng đầu tiên và các cơ quan đã hỗ trợ trong tình huống khó khăn này,” Bonnar cho biết trong một tuyên bố ngày 5 tháng 2.

Lãnh thổ của Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Lộ Đức, nằm ở Đông Palestine, nằm trong khu vực di tản, Đức Cha Bonnar nói.

“Với mức độ nghiêm trọng của sự kiện này, thật kỳ diệu là không có trường hợp tử vong hay thương tích nào. Tôi không thể không nghĩ rằng Đức Mẹ đang dõi theo cộng đồng này. Tôi xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho sức khỏe và sự an toàn của tất cả những người liên quan,” Đức Cha Bonnar kết luận.

Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức đã chia sẻ trên trang Facebook của mình rằng họ sẽ tổ chức một bữa ăn cộng đồng miễn phí, mở cửa cho tất cả mọi người vào ngày 18 tháng 2, từ 11:30 sáng đến 12:30 chiều

“Mời toàn thể anh em công an, cứu hỏa, EMS, xin mời mọi người. Hãy nghỉ ngơi và đến tận hưởng thời gian nghỉ ngơi. Xin chuyển lời!” giáo xứ đã viết trên Facebook.

Nhà thờ cũng chia sẻ vào ngày 11 tháng 2 rằng hội trường nhà thờ sẽ mở cửa cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ trật đường ray từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và 6 giờ chiều đến 8 giờ tối từ Thứ Bảy đến Thứ Tư. Giáo xứ cho biết họ có thức ăn, nước uống, dụng cụ vệ sinh và tã lót để cung cấp cho những người có nhu cầu.
Source:Catholic News Agency

3. 20 Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang kêu gọi điều tra bản ghi nhớ 'chống Công Giáo' của FBI

Các quan chức thực thi pháp luật hàng đầu từ 20 tiểu bang đã ký một lá thư gửi Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Merrick Garland lên án một bản ghi nhớ nội bộ bị rò rỉ có tính chất “chống Công Giáo” đã bị rút lại do văn phòng FBI tại Richmond đưa ra.

Được công bố vào ngày 8 tháng 2 bởi trang web UncoverDC, bản ghi nhớ thảo luận về việc khởi động một cuộc điều tra đối với những người Công Giáo “theo chủ nghĩa truyền thống cực đoan” vì có thể có mối liên hệ với “phong trào dân tộc chủ nghĩa da trắng cực hữu”.

Bản ghi nhớ, có tựa đề “Sự quan tâm của những kẻ cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc hoặc sắc tộc trong hệ tư tưởng Công Giáo truyền thống- cực đoan gần như chắc chắn không có những cơ hội giảm thiểu mới,” được đề ngày 23 Tháng Giêng và được báo cáo là đã bị rò rỉ bởi một đặc vụ FBI tại văn phòng Richmond. Tác giả giấu tên của nó chỉ ra rằng những người Công Giáo quan tâm đến Thánh lễ Latinh truyền thống và là thành viên của một số nhóm truyền thông xã hội đang đưa ra “những cơ hội mới để tăng thêm các mối đe dọa”.

FBI đã xác nhận với CNA vào ngày 9 tháng 2 rằng tài liệu đến từ văn phòng tại Richmond và đưa ra tuyên bố rút lại nó.

“Mặc dù thông lệ tiêu chuẩn của chúng tôi là không bình luận về các sản phẩm tình báo cụ thể, nhưng sản phẩm cụ thể này - chỉ được phổ biến trong FBI - liên quan đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc hoặc sắc tộc không đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác của FBI,” tuyên bố viết.

Trong thư gửi cho Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Tư Pháp của 20 bang, tất cả đều là đảng viên Đảng Cộng hòa, bày tỏ mối quan ngại của họ về bản ghi nhớ:

“Chúng tôi viết với sự phẫn nộ và báo động về bản ghi nhớ nội bộ chống Công Giáo do Văn phòng Richmond Field của FBI đưa ra vào ngày 23 Tháng Giêng 1 năm 2023, được công bố ra công chúng trong tuần này”.

“FBI phải ra lệnh ngay lập tức và dứt khoát cho nhân viên cơ quan không tấn công vào người Mỹ dựa trên niềm tin và thực hành tôn giáo của họ. Chúng tôi cũng yêu cầu FBI công khai tất cả các tài liệu liên quan đến bản ghi nhớ và quá trình sản xuất nó,” bức thư viết.

Tài liệu được yêu cầu bao gồm tất cả các tài liệu thực hiện các khuyến nghị của báo cáo, tóm tắt đầy đủ về quy trình soạn thảo báo cáo và thông tin về việc liệu FBI có xâm nhập vào các nhà thờ hay không, cùng những thông tin khác.

“Việc FBI xóa tài liệu khỏi các hệ thống của họ và 'xem xét' có chủ đích quá trình tạo ra nó không có cách nào bảo đảm với chúng tôi rằng bản ghi nhớ này không phản ánh một chương trình do thám bí mật rộng lớn hơn đối với người Công Giáo Mỹ hoặc các tín hữu tôn giáo khác, và sự xâm nhập vào những nơi thờ phượng của họ,” các vị Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang viết. “Điều đó chỉ bảo đảm với chúng tôi rằng FBI cảm thấy xấu hổ khi tiết lộ công khai nội dung của bản ghi nhớ.”

Bức thư nói thêm rằng các Bộ Trưởng Tư Pháp “kinh hoàng” trước “sự việc chống Công Giáo dường như đang bùng phát trong FBI” và cáo buộc cơ quan này “coi người Công Giáo như những kẻ khủng bố tiềm năng vì niềm tin của họ”.

Những người ký bức thư bày tỏ mối quan ngại của họ với ý định đã bày tỏ của cơ quan là bắt đầu điều tra bên trong các nhà thờ cử hành Thánh lễ Latinh và bên trong các cộng đồng trực tuyến Công Giáo có “truyền thống cực đoan”, như đã nêu trong bản ghi nhớ.

Bản ghi nhớ bị rò rỉ đặc biệt chỉ ra Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, và Hiệp hội Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX, là những điểm liên lạc tiềm năng để tiếp cận cộng đồng. Cả hai đều cử hành Thánh lễ Latinh trong khu vực trách nhiệm của FBI Richmond.

Các vị Bộ Trưởng Tư Pháp viết: “Nói cách khác, bản ghi nhớ đề xuất tuyển dụng người Công Giáo để đi vào một ngôi nhà thờ phượng thiêng liêng, nói chuyện với những người Công Giáo đồng đạo của họ và báo cáo những cuộc trò chuyện đó lại cho FBI để chính phủ liên bang có thể theo dõi những người Công Giáo.”

Liên minh cũng chỉ trích FBI vì đã trích dẫn danh sách các nhóm thù địch của Trung tâm Luật Nghèo đói Miền Nam trong bản ghi nhớ “rõ ràng là không có bất kỳ sự kiểm tra độc lập nào từ FBI.”

Bộ Trưởng Tư Pháp Virginia Jason Miyares, tác giả chính của bức thư, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 10 tháng 2, trong đó ông nói rằng ông sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người Công Giáo trong khối thịnh vượng chung.

Miyares viết: “Virginia là nơi sản sinh ra tự do tôn giáo và có lịch sử lâu dài trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm để sống theo đức tin của bạn mà không bị chính phủ can thiệp hoặc đe dọa.”

“Bản ghi nhớ bị rò rỉ từ văn phòng FBI ở thủ phủ bang của chúng ta là không thể chấp nhận được, vi hiến và phi Hoa Kỳ. Thành thật mà nói, đó là những gì tôi mong đợi từ Cuba cộng sản. Với tư cách là Bộ Trưởng Tư Pháp, tôi chịu trách nhiệm bảo vệ các quyền của người dân Virginia và tự do tôn giáo là nền tảng của Hiến pháp Hoa Kỳ và của Virginia. Người dân Virginia không nên và sẽ không bị chính phủ của họ dán nhãn là 'những kẻ cực đoan bạo lực' vì cách họ thờ phượng hoặc vì tín ngưỡng của họ.”

Bức thư đề cập đến “một xu hướng nguy hiểm trong FBI và Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ là gán cho những người có quan điểm trái ngược với chính quyền là những kẻ cực đoan hoặc khủng bố bạo lực.”

Nó trích dẫn cụ thể lệnh của Bộ Trưởng Tư Pháp Garland vào tháng 10 năm 2021 yêu cầu FBI giải quyết các mối đe dọa đối với hội đồng nhà trường do phụ huynh và người giám hộ đưa ra khi họ phản đối việc “đi ngược lại các giá trị cốt lõi của quốc gia chúng ta.” Bức thư nói rằng đây là “một xu hướng đáng báo động cần phải được ngăn chặn ngay lập tức.”
Source:Catholic News Agency
 
Nổ long trời: Ukraine tấn công Crimea, bất kể Mỹ cản. Quan chức Quốc Phòng Nga rơi từ lầu 16 xuống
VietCatholic Media
16:56 16/02/2023


1. Ukraine tấn công vào Crimea, nổ long trời, bất kể Mỹ cảnh báo một cuộc tấn công như thế có thể vượt qua lằn ranh đỏ đối với Putin

Sáng sớm thứ Năm, còi báo động đã vang lên khắp thành phố Sevastopol là thành phố lớn nhất ở bán đảo Crimea, nơi có Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải. Nhiều tiếng nổ dữ dội kéo dài trong nhiều giờ. Quân Nga đã rào một số con đường để tin tức không lọt ra ngoài, và hủy bỏ các chuyến phà trong suốt cả ngày.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Attacks Crimea as U.S. Warns of Crossing Red Line”, nghĩa là “Ukraine tấn công Crimea bất kể Mỹ cảnh báo vượt qua lằn ranh đỏ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..

Theo thống đốc của một thành phố ở Crimea, máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn hạ ở Sevastopol. Diễn biến này xảy ra sau một báo cáo cho thấy Hoa Kỳ coi bán đảo mà Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014 là một lằn ranh đỏ đối với Vladimir Putin.

Mikhail Razvozhayev, thống đốc thành phố cảng không được quốc tế công nhận, đã đăng trên kênh Telegram của mình rằng hai máy bay không người lái đã “bị bắn hạ trên biển” và rằng “lực lượng phòng thủ của chúng ta tiếp tục đẩy lùi các cuộc tấn công”.

Ngoài ra còn có các báo cáo trên mạng xã hội về việc rào lại một số con đường và tạm dừng dịch vụ phà từ thành phố sau vụ việc. Bài đăng của Razvozhayev vào sáng thứ Năm cho biết: “Một số máy bay không người lái khác đã bị bắn hạ trên không phận, phía trên Crimea” và rằng “mọi thứ đều yên bình trong thành phố”, bài đăng của Razvozhayev cho biết diễn biến này đã xảy ra vào sáng thứ Năm, đồng thời bổ sung rằng người dân “chỉ tin tưởng vào thông tin chính thức”.

Sevastopol là thành phố lớn nhất ở Crimea, và là một hải cảng lớn, là căn cứ của Hạm đội Hắc Hải của Nga, là một địa điểm có ý nghĩa chiến lược.

Vào Tháng Giêng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhắc lại cam kết giành lại bán đảo do Nga kiểm soát. Ông nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos rằng đó là “vùng đất của chúng tôi, lãnh thổ của chúng tôi”.

Trong khi Mỹ là nhà tài trợ thiết bị quân sự lớn nhất thế giới cho Ukraine, Ngoại trưởng Antony Blinken được tường trình đã bày tỏ sự miễn cưỡng trước việc Kyiv cố gắng chiếm lại bán đảo.

Trong một cuộc gọi qua Zoom với các chuyên gia, Blinken nói rằng một nỗ lực như vậy có thể có nguy cơ gây ra phản ứng rộng rãi hơn từ Mạc Tư Khoa, Politico đã đưa tin trong một bài báo hôm thứ Tư với tiêu đề, “Crimea là 'lằn ranh đỏ' đối với Putin.” Những lo ngại về việc liệu Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân hay không một phần xoay quanh những gì có thể xảy ra liên quan đến Crimea.

Không trích dẫn nguyên văn câu trả lời của Blinken, Politico báo cáo rằng ông đã truyền đạt trong cuộc gọi rằng ông không xem xét một động thái chiếm lại bán đảo là “sự khôn ngoan vào thời điểm này.”

Mùa hè năm ngoái, các căn cứ quân sự của Nga ở Crimea đã bị tấn công liên tục mặc dù Ukraine không trực tiếp chịu trách nhiệm, nhưng điều đó cho thấy ý định của Kyiv đối với bán đảo này. Kyiv đã được khích lệ tinh thần rất nhiều với cuộc tấn công vào Cầu Kerch, là cầu nối Crimea với lục địa Nga và là một biểu tượng của sự xâm lược.

Nhưng các quan chức cấp cao của Ngũ Giác Đài đã nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện vào đầu tháng này rằng Ukraine sẽ không thể tái chiếm bán đảo trong thời gian sắp tới.

Quan điểm này được lặp lại bởi Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, người nói rằng sẽ “rất, rất khó” để đẩy quân đội Nga ra khỏi toàn bộ các vùng đất của Ukraine do Mạc Tư Khoa tạm chiếm, bao gồm cả Crimea.

Blinken sẽ thảo luận về hỗ trợ an ninh trong tương lai của Mỹ cho Ukraine với các quan chức nước ngoài, bao gồm cả các quan chức Ukraine, tại Hội nghị An ninh Munich tuần này.

Tuy nhiên, trước thông báo dự kiến về một đợt hỗ trợ quân sự khác, một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Mỹ nói với The Washington Post rằng “chúng ta không thể làm bất cứ điều gì và mọi thứ mãi mãi.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để xin bình luận.

2. Đại Tướng Valerii Zaluzhnyi cập nhật vụ tấn công xuyên đêm của Nga: 16 trên 36 hỏa tiễn bị bắn hạ

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv vào chiều 16 tháng Hai, qua cầu truyền hình Đại Tướng Valerii Zaluzhnyi, Tư Lệnh quân Ukraine cho biết rạng sáng ngày 16 tháng 2, Lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hủy 16 trong số 36 hỏa tiễn do quân đội Nga bắn.

Ông cho biết: “Trong khoảng thời gian từ 01:40 sáng đến 03:45 sáng, ngày 16 tháng 2, đối phương đã bắn hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không và trên biển, hỏa tiễn phòng không và hỏa tiễn chống hạm có điều khiển”.

Nhìn chung, Nga đã sử dụng 36 hỏa tiễn, cụ thể là 12 hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Kh-101 và Kh-555, 8 hỏa tiễn hành trình phóng từ biển loại Kalibr, 12 hỏa tiễn chống hạm phóng từ trên không Kh-22, 3 hỏa tiễn dẫn đường Kh-59 và Kh-31, hỏa tiễn phòng không, và một hỏa tiễn chống hạm Oniks.

Các hỏa tiễn của Nga đã được bắn bởi máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và Tu-95ms từ gần Kursk và Biển Caspi, cũng như máy bay Su-35 từ thành phố Melitopol bị tạm chiếm và các tàu sân bay mang hỏa tiễn hành trình từ Hắc Hải.

Zaluzhnyi lưu ý Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bắn hạ 14 hỏa tiễn hành trình và 2 hỏa tiễn phòng không dẫn đường của đối phương.

Hỏa tiễn Nga đã đánh trúng các cơ sở hạ tầng ở vùng Kirovohrad, Lviv, Poltava.

Cũng trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 16 tháng 2, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết giao tranh ác liệt đã diễn ra tại thành phố Bakhmut, và tại Karmazynivka và Bilohorivka, gần thành phố Kreminna.

Ở phía Bắc thành phố Bakhmut, giao tranh với quân Wagner diễn ra ác liệt khi hai bên cố giành quyền kiểm soát xa lộ E40. Trong 24 giờ qua, quân Nga được pháo binh, xe tăng yểm trợ đã cố gắng ngăn chặn các cuộc phản công của quân Ukraine. Bốn xe tăng, và sáu xe thiết giáp của Nga đã bị bắn cháy.

Quân Nga cũng tấn công ở phía Nam và phía Đông thành phố Bakhmut. Chỉ trong 24 giờ qua, ở hai mặt trận phía Bắc và phía Nam thành phố Bakhmut, quân Nga và quân Ukraine đã giao tranh với nhau 22 lần.

Trên kênh Telegram, quân Wagner phàn nàn là bị quân chính quy Nga đẩy lên trước làm bia đỡ đạn. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của họ. Một số lính đánh thuê Wagner tìm cách bỏ trốn bất kể nếu họ bị bắt lại, họ sẽ bị hành quyết.

Điều đáng lo ngại là quân phòng thủ Ukraine sống sót được là nhờ pháo binh bắn yểm trợ. Số lượng đạn sử dụng quá nhiều, có nguy cơ cạn kiệt đạn pháo, nhất là các loại đạn pháp phương Tây. Tuy nhiên, ông bày tỏ lạc quan là thành phố Bakhmut sẽ đứng vững và các cuộc giao tranh sẽ dịu lại. Giải thích lý do cho hy vọng này ông nói rằng trước đây quân Nga có thể chứa đạn dược và hỏa tiễn cách xa tiền tuyến hơn 100km để tránh pháo binh Ukraine. Tuy nhiên, trong điều kiện lầy lội của mùa Đông, xe cộ thường bị lún sâu trong sình lầy, quân Nga đã phải đưa đạn dược đến gần tiền tuyến hơn và dễ bị tấn công.

Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra dữ dội dọc theo xa lộ P66 nối Svatove và Kreminna.

Trong 24 giờ qua, 690 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 6 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 3 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không và một máy bay trực thăng.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 16 Tháng Hai, 140.460 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của đối phương còn bao gồm 3.296 xe tăng, 6.517 xe thiết giáp, 2.306 hệ thống pháo, 466 hỏa tiễn phóng hàng loạt hệ thống, 239 hệ thống tác chiến phòng không, 298 máy bay, 287 trực thăng, 2.012 máy bay không người lái, 857 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.167 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 219 đặc biệt đơn vị thiết bị.

3. Na Uy và Estonia nhất trí rằng Nga sẽ không sớm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Norway And Estonia Agree: Russia Isn’t Going To End Its War On Ukraine”, nghĩa là “Na Uy và Estonia nhất trí rằng Nga sẽ không sớm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Doorstep statement by the Defence Minister of Estonia Hanno Pevkur at the NATO Defence Ministers meeting on 14 February 2023 (Day 1)

Defence Minister of Norway Bjørn Arild Gram arrives at NATO HQ for the meeting of NATO Defence Ministers on 15 February 2023 (Day 2)

Các cơ quan tình báo của Estonia và Na Uy trong những ngày gần đây đều đã công bố các báo cáo chiến lược. Cả hai đều đi đến cùng một kết luận về cuộc chiến ở Ukraine.

Vâng, các lực lượng Nga đã thể hiện rất tệ trong 11 tháng đầu tiên của cuộc giao tranh rộng lớn hơn. Vâng, người Nga đã phải chịu thương vong đáng kinh ngạc.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Điện Cẩm Linh sắp ra lệnh rút lui. Mọi dấu hiệu cho thấy quân đội Nga sẽ tuyển mộ thêm binh lính, tân trang lại nhiều xe tăng cũ hơn... và tiếp tục chiến đấu vô thời hạn.

Và không có ai ở Nga có thể ngăn chặn nó.

“Cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ tiếp tục vào năm 2023 do Nga cho đến nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến các cuộc đàm phán hòa bình, vì những điều này sẽ không bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Điện Cẩm Linh”.

“Nga tin rằng thời gian đang đứng về phía họ trong cuộc chiến ở Ukraine,” người Estonia nói thêm. “Lực lượng dự bị động viên của Điện Cẩm Linh đang được huấn luyện, thiết bị quân sự bị phá hủy hay bắt giữ đang được thay thế bằng vũ khí được cất giữ trong kho, đồng thời, Nga đang phá hủy một cách có hệ thống cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng của Ukraine, với hy vọng bẻ gãy ý chí phòng thủ của người Ukraine.”

Lịch sử đã rõ ràng về triển vọng Nga có thể làm sụp đổ Ukraine hay không. Bắn phá các thành phố hầu như không bao giờ phá vỡ ý chí của người dân ở các thành phố đó. Thật vậy, các cuộc tấn công đô thị thường nâng cao tinh thần của thường dân sống dưới các cuộc tấn công bừa bãi. Ý chí kháng cự của họ chỉ lớn lên.

Vì vậy, khả năng Nga bỏ cuộc cao hơn khả năng Ukraine đầu hàng. Và điều đó có nghĩa là, nếu không có một động thái quân sự quyết định nào của cả hai bên, cuộc chiến có thể sẽ tiếp tục. Và hơn thế nữa. Và hơn thế nữa. Tình báo Na Uy giải thích: “Tham vọng kiểm soát Ukraine của Điện Cẩm Linh vẫn không thay đổi.”

Có tới 270.000 người Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương trong 11 tháng đầu tiên của cuộc chiến mở rộng ở Ukraine. Người Ukraine đã phá hủy hoặc bắt giữ 9.000 xe tăng, xe chiến đấu, pháo binh và xe tải của Nga. Đó là trang bị nặng hơn hầu hết các quân đội có trong toàn bộ kho của họ.

Mặc dù những tổn thất này đã làm suy giảm sức mạnh chiến đấu của Nga, nhưng chúng không làm tê liệt nó. Đúng là nhóm nam giới khỏe mạnh, trong độ tuổi quân sự ở Nga không nhiều, nhưng Điện Cẩm Linh dường như hài lòng với việc tuyển chọn những người đàn ông trung niên, không đủ sức khỏe để thay vào đó — ngay cả khi những người đàn ông này trở thành những người lính vừa đánh vừa run rẩy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thận trọng thực hiện tất cả các bước pháp lý cần thiết để mở rộng tiêu chí nhập ngũ. Về phần mình, công ty lính đánh thuê của Nga Tập đoàn Wagner đã tập trung vào việc tuyển dụng những người bị kết án từ các nhà tù của Nga.

Nước Nga cuối cùng có thể cạn kiệt đàn ông. Nhưng nó sẽ không xảy ra sớm. Nga cũng sẽ không sớm cạn kiệt xe tăng và pháo binh. Người Na Uy báo cáo: “Nga có kho dự trữ lớn về thiết bị quân sự, đặc biệt là các loại cũ hơn. “Phần lớn trong số này sẽ được kích hoạt lại.”

Tất nhiên, thiết bị cũ không phải lúc nào cũng là thiết bị tốt. Chúng ta đã thấy bằng chứng rõ ràng về sự chuyển giao công nghệ trong lực lượng vũ trang Nga. Các lô xe tăng T-80 và T-72 dự trữ chiến tranh được tái kích hoạt đầu tiên đang đến mặt trận với kính ngắm của xạ thủ tầm nhiệt 1PN96MT-02 đã lỗi thời, gần tương đương với kính ngắm của phương Tây... từ những năm 1970.

Đồng thời, các lực lượng của Nga đang xuống cấp, các lực lượng của Ukraine đang được nâng cấp - với pháo và xe tăng do phương Tây sản xuất và có khả năng là cả máy bay chiến đấu. Những xu hướng trái ngược này có thể nghiêng lợi thế chiến trường về phía Ukraine. Nhiều người Nga có thể chết nếu chỉ duy trì các vị trí hiện tại của Nga ở Ukraine - chưa nói gì đến việc mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ của Mạc Tư Khoa.

Thương vong và tổn thất thiết bị của Ukraine rõ ràng nhẹ hơn nhiều so với Nga. Chúng ta không thể nói chắc chắn có bao nhiêu binh sĩ Ukraine đã bị thương hoặc thiệt mạng, nhưng thiệt hại về phương tiện của Ukraine - 3.000 xe bọc thép, súng và xe tải - bằng một phần ba của Nga. Có lý do là thương vong về người của Ukraine cũng có thể bằng một phần ba của Nga. Đó là, khoảng 90.000 người chết và bị thương.

Hy vọng rằng tỷ lệ tổn thất của Ukraine - về vũ khí và con người - sẽ vẫn ổn định hoặc thậm chí chậm lại, và tỷ lệ tổn thất của Nga sẽ tăng lên. Tuy nhiên, các nhà phân tích người Estonia nhấn mạnh rằng những tổn thất ngày càng sâu sắc có lẽ sẽ không buộc Nga phải tự nguyện rời bỏ Ukraine.

Nếu các lực lượng Ukraine xoay sở để đánh bật các lực lượng Nga và đẩy họ ra khỏi Ukraine, Putin có thể mất uy tín bên trong Điện Cẩm Linh. Thay đổi chế độ có thể xảy ra. Nhưng ngay cả điều đó cũng chỉ có nghĩa là một ân xá tạm thời cho Ukraine.

“Một cuộc chuyển giao quyền lực đột ngột ở Nga có thể xảy ra trong trường hợp thất bại quân sự ở Ukraine trở nên không thể tránh khỏi,” người Estonia viết. “Tuy nhiên, khả năng xảy ra kịch bản này là rất thấp.”

Nhưng hãy nói rằng có một cuộc đảo chính. Có một sự thật hiển nhiên trong các tổ chức cực đoan—các nhóm khủng bố, băng đảng ma túy, chế độ Nga—việc loại bỏ một thủ lĩnh thường khuyến khích một thủ lĩnh cực đoan hơn thế chỗ. Nếu thất bại ở Ukraine dẫn đến sự sụp đổ của Putin, hoàn toàn có khả năng một người nào đó tồi tệ hơn Putin sẽ lên thay. Trong trường hợp đó, một cuộc chiến mới có thể xảy ra.

Các nhà phân tích Estonia cảnh báo: “Trong những năm tới, chế độ hiện tại do Putin lãnh đạo, hoặc một phiên bản cập nhật được sửa đổi đôi chút nhưng không kém phần phi dân chủ và cưỡng chế, rất có thể sẽ tiếp tục nắm quyền ở Nga”.

Vì vậy, điều chỉnh kỳ vọng của bạn. Cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine có thể sẽ kéo dài... trong nhiều năm.

4. Ba Lan đã chế tạo một chiếc xe tăng kiểu Nga tốt hơn và tặng nó cho Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Poland Made A Better Russian-Style Tank—And Gave It To Ukraine”, nghĩa là “Ba Lan đã chế tạo một chiếc xe tăng kiểu Nga tốt hơn và tặng nó cho Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 đã đẩy quân đoàn xe tăng của quân đội Ba Lan vào một tình thế bấp bênh. Các binh sĩ thiết giáp của Ba Lan từ lâu đã cưỡi trên xe tăng của Liên Xô. Một công ty Ba Lan, Bumar-Labedy, thậm chí còn sản xuất một bản sao được cấp phép của T-72, loại xe tăng chủ lực của Liên Xô khi đó.

Nhưng sự hỗ trợ của Liên Xô - hay Nga - sắp kết thúc. Ba Lan đang tiến về phía Tây và sẽ sớm gia nhập NATO. Đoán trước được sự chia tay này, quân đội Ba Lan và các ngành công nghiệp hỗ trợ của nó đã nghĩ ra một kế hoạch. Mục tiêu của nỗ lực kéo dài 14 năm trị giá hàng tỷ đô la đó là biến Ba Lan trở thành một cường quốc xe tăng độc lập.

Xe tăng đầu tiên của Ba Lan thời hậu Xô Viết là PT-91 Twardy. Một phiên bản nhanh hơn, được bảo vệ tốt hơn của T-72M1 của Nga, quan trọng nhất, và đáng tự hào là nó có hệ thống điều khiển hỏa lực mới với quang học cao cấp.

27 năm sau khi PT-91 đi vào phục vụ trong quân đội Ba Lan, chiếc xe tăng này lần đầu tiên tham chiến... chống lại người Nga. Vào mùa hè năm 2022, chỉ vài tháng sau khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine, Warsaw bắt đầu chuyển giao cho Kyiv nhiều trong số khoảng 230 khẩu Twardy trong kho vũ khí của Ba Lan.

Những chiếc PT-91 mà Ba Lan tặng cho Ukraine chỉ là một phần nhỏ trong hỗ trợ quân sự trên diện rộng của Warsaw dành cho Kyiv. Ba Lan đã tặng cho Ukraine, hoặc cam kết tặng, không dưới 330 xe tăng. Những chiếc T-72M1 cũ. PT-91. Thậm chí một số lượng nhỏ Leopard 2 do Đức thiết kế.

Cam kết mới nhất được đưa ra vào thứ Hai. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki xác nhận Ukraine đã nhận được khoảng 250 xe tăng kiểu T-72, dường như bao gồm cả những chiếc PT-91. Và Warsaw sẽ gửi thêm 60 chiếc T-72 và PT-91 được hiện đại hóa “trong tương lai gần,” Morawiecki nói.

Việc Ba Lan sẵn sàng cho đi một phần ba số xe tăng của mình trước khi nước này có thể triển khai sản xuất tại địa phương những chiếc M-1 mới của Mỹ và K-2 của Hàn Quốc nói lên quyết tâm của Ba Lan trong việc giúp Ukraine đánh bại Nga.

Việc nhiều xe tăng cũ của Ba Lan là một trong số những xe tăng tốt nhất mà Ukraine nhận được từ các đồng minh nói lên thành công của quân đội và ngành công nghiệp Ba Lan trong việc giải phóng họ khỏi sự phụ thuộc trước đây vào Liên Xô.

Để sản xuất một chiếc PT-91, Bumar-Labedy bắt đầu với một chiếc T-72M1 nặng 45 tấn—một biến thể của chiếc T-72A Liên Xô đời 1983 đã bị hạ cấp xuống trước khi xuất khẩu —và thay thế động cơ, hộp số, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống quang học và bộ nạp tự động và thêm gạch giáp phản ứng nổ Erawa do Ba Lan sản xuất.

Kết quả là một chiếc xe tăng trông vẫn rất giống T-72. Cùng một hình bóng. Cùng pháo chính 2A46 125 ly. Cùng một phi hành đoàn ba người. Nhưng nó có một động cơ diesel 850 mã lực thay cho kiểu cũ 780 mã lực—làm cho nó nhanh hơn vài dặm một giờ. Áo giáp phản ứng nổ được trang bị gọn gàng giúp bảo vệ tốt hơn trước các loại đạn có sức nổ cao.

Tuy nhiên, hệ thống điều khiển hỏa lực mới là tính năng quan trọng nhất của PT-91. Bộ ổn định trên T-72M1 còn thô và cần hiệu chỉnh lại thường xuyên, hạn chế độ chính xác của xe tăng khi bắn lúc đang di chuyển. Twardy bổ sung tính năng ổn định hai trục mới, mạnh mẽ hơn.

T-72M1 của Nga có kính nhìn ban ngày TPD-K1 và kính nhìn đêm hồng ngoại TPN-1-49-23. Các loại kính này là tầm thường ngay cả theo tiêu chuẩn của những năm 1980.

Đặc biệt, tầm nhìn ban đêm có vấn đề, vì nó là một tầm nhìn hồng ngoại chủ động. Điều đó có nghĩa là, nó yêu cầu tổ lái phải chiếu sáng mục tiêu bằng đèn chiếu hồng ngoại. Trên chiến trường hiện đại, đèn chiếu hồng ngoại làm lộ vị trí của chiếc T-72.

Một xạ thủ được đào tạo nhìn qua thiết bị quan sát ban ngày TPD-K1 có thể xác định được mục tiêu cách xa 3.000 thước. Vào ban đêm, khi nhìn qua TPN-1-49-23 được hỗ trợ bởi ánh đèn hồng ngoại, anh ta bị mù ở khoảng cách 730 mét.

Bản nâng cấp cơ bản của PT-91 bổ sung hệ thống điều khiển hỏa lực SKO-1M Drawa-1T mới thay thế kính ngắm hồng ngoại chủ động bằng kiểu thụ động—nghĩa là không cần đèn rọi—và tăng gần gấp đôi phạm vi nhận dạng. PT-91M và PT-91MA1 sau này có hệ thống điều khiển hỏa lực Savan thậm chí còn tốt hơn.

Quân đội Ukraine rõ ràng sẽ thích những lô hàng lớn xe tăng mới nhất do phương Tây thiết kế. Challeger 2s. Leopard 2s. M-1. Nhưng chính trị xung quanh xe tăng phương Tây đầy rủi ro. Ngược lại, việc có được những chiếc PT-91 của Ba Lan - có thể là rất nhiều - khá dễ dàng đối với Ukraine.

Vì vậy, trong khi người Ukraine chờ đợi những chiếc Challenger 2, Leopard 2 và M-1, họ sẽ tham chiến trên những chiếc xe tăng kiểu Liên Xô. PT-91 có thể là loại tốt nhất trong số đó.

5. Putin thể hiện bộ mặt thản nhiên trước thảm họa Vuhledar

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Puts on a Brave Face over Vuhledar Disaster”, nghĩa là “Putin thể hiện bộ mặt thản nhiên trước thảm họa Vuhledar.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ thể hiện một bộ mặt thản nhiên khi quân đội của ông tiếp tục hứng chịu “thương vong thảm khốc” xung quanh khu vực Vuhledar ở tỉnh Donetsk phía đông Ukraine, một tổ chức tư vấn của Mỹ cho biết.

Vuhledar đã chứng kiến những cuộc đụng độ dữ dội trong những tuần gần đây, khi quân đội Nga cố gắng chiếm thị trấn, là điều mà một quan chức do Điện Cẩm Linh chỉ định cho biết có thể khiến cuộc chiến có lợi cho Mạc Tư Khoa.

Quân đội Ukraine hôm 9 tháng Hai cho biết lực lượng Nga đã mất hàng chục xe tăng và xe thiết giáp trong nỗ lực thất bại nhằm chiếm thị trấn miền đông Ukraine.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington DC, đã lưu ý trong đánh giá hàng ngày về cuộc xung đột hôm thứ Hai rằng Putin đã nói trên một chương trình truyền hình nhà nước của Nga được ghi lại vào ngày 9 tháng 2 và phát sóng vào ngày 12 tháng 2 rằng “Thủy Quân Lục Chiến Nga đang hoạt động bình thường ngay lúc này.” Ông nói thêm rằng các hạm đội Thái Bình Dương và Phương Bắc đang “anh dũng chiến đấu”.

Theo nhóm chuyên gia cố vấn, Putin “có thể đã cố tình ca ngợi các hạm đội Thái Bình Dương và Phương Bắc của mình trong bối cảnh những tổn thất đáng kể và được công bố rộng rãi khi các đơn vị cơ giới của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương tấn công vào Vuhledar.”

ISW cho biết Bộ Quốc phòng Nga đã im lặng về những tổn thất của Nga ở Vuhledar. Tổ chức cố vấn nói thêm rằng bình luận của Putin được đưa ra sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu vào ngày 7 tháng 2 rằng các lực lượng Nga đang “phát triển thành công một cuộc tấn công” vào thị trấn.

“Putin có khả năng cố tình nhân đôi mô tả cực kỳ lạc quan quá mức của Bộ Quốc phòng Nga về tiền tuyến Vuhledar để duy trì tường thuật về một cuộc tấn công lớn sắp xảy ra và càn quét của Nga ở tình Donetsk,” tổ chức tư vấn nhận xét.

Tổng thống Nga cũng có khả năng “kiềm chế không đứng về phía các blogger chỉ trích, những người ngày càng cáo buộc Bộ Quốc phòng Nga và bộ chỉ huy quân sự đã không rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đây của họ khi tiến hành các cuộc tấn công cơ giới hóa”.

Theo Oleksiy Dmytrashkivskyi, người đứng đầu trung tâm báo chí thống nhất của quận Tavriskiy thuộc lực lượng phòng vệ Ukraine, Nga đã chịu tổn thất cực kỳ nặng nề ở Vuhledar.

“Trong hai tuần của cái gọi là 'cuộc tấn công vĩ đại', quân đội Nga đã mất một lượng lớn thiết bị ở hướng Vuhledar,” Dmytrashkivskyi cho biết hôm thứ Hai, trên Pravda. “Chỉ trong tuần trước, 130 đơn vị thiết bị đã bị phá hủy, 36 trong số đó là xe tăng. Đây là cả một tiểu đoàn xe tăng.”

Trong khi đó, Grey Zone, một kênh Telegram liên kết với Tập đoàn Wagner, một tổ chức bán quân sự của Nga tham gia vào các cuộc tấn công ở khu vực phía đông Ukraine, cho biết cuộc tấn công mới nhất của Putin vào Vuhledar là một nỗ lực nhằm thể hiện một chiến thắng có thể sánh ngang với thành công của Wagner ở Soledar. Tuy nhiên, nó đã phản tác dụng.

Căng thẳng gia tăng khi Putin quy kết thành công ở Soledar cho bộ quốc phòng của ông, không đề cập đến Tập đoàn Wagner. Người sáng lập của nó, Yevgeny Prigozhin, đã cáo buộc Bộ Quốc Phòng Nga cố gắng hạ thấp vai trò của nhóm trong việc chiếm Soledar và coi thường thành tích của nó.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận.

6. Quan chức Quốc phòng Nga, ngã từ cửa sổ xuống đất qua đời đầy bí ẩn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Marina Yankina, Russian Defense Official, Falls From Window to Her Death”, nghĩa là “Marina Yankina, Quan chức Quốc phòng Nga, Ngã từ Cửa sổ qua đời.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Truyền thông địa phương đưa tin một quan chức quốc phòng Nga đã thiệt mạng sau khi rơi từ cửa sổ của một tòa nhà ở St. Petersburg.

Fontanka đưa tin, thi thể của bà Marina Yankina, 58 tuổi, người đứng đầu Cục Hỗ trợ Tài chính của Bộ Quốc phòng Nga tại Quân khu phía Tây của St. Petersburg, đã được tìm thấy vào sáng thứ Tư.

Cảnh sát tìm thấy thi thể của bà dưới cửa sổ của một tòa nhà cao tầng trên đường Zamshina ở quận Kalininsky của St. Petersburg.

Fontanka báo cáo rằng dựa trên thông tin sơ bộ, bà ấy sống trong tòa nhà nơi bà ấy ngã xuống và các cơ quan thực thi pháp luật không loại trừ khả năng bà ấy đã tự kết liễu đời mình.

Dịch vụ báo chí của Quân khu phía Tây xác nhận rằng người phụ nữ đã làm việc với sở.

Kênh Telegram của Nga Mash đưa tin rằng các tài liệu thuộc về Yankina đã được phát hiện trên tầng 16 của tòa nhà.

Newsweek đã không thể xác minh độc lập các báo cáo đó.

Theo Fontanka, Yankina trước đây làm việc tại Dịch vụ Thuế Liên bang và từng là phó chủ tịch Ủy ban Quan hệ Tài sản của St. Petersburg.
 
Cuộc đảo chính lớn trong khối Hiệp Thông Anh Giáo sau quyết định chúc lành cho tội lỗi
VietCatholic Media
17:00 16/02/2023


1. Tổng Giám Mục Welby đề xuất rút Canterbury ra khỏi các công cụ hiệp thông của Anh giáo

Tổng giám mục của Canterbury sẽ từ bỏ quyền lực của mình với tư cách là người đầu tiên bình đẳng trong số các giáo chủ của khối Hiệp thông Anh giáo sau khi Thượng hội đồng chung của Giáo hội Anh thông qua việc chúc lành đồng tính.

Phát biểu tại lễ khai mạc cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Anh giáo tại Accra, Ghana vào ngày 12 tháng 2 năm 2023, Đức Cha Justin Welby đã tuyên bố “Tôi sẽ không bám víu vào vị trí Khí cụ Hiệp thông.”

Sự nhượng bộ của ngài diễn ra một ngày trước khi 12 trong số các giáo chủ liên kết với Hiệp hội Anh giáo Nam bán cầu gặp nhau để đưa ra phản ứng thống nhất cho cuộc bỏ phiếu tuần trước trong Thượng hội đồng. Quyết định giới thiệu việc chúc lành đồng giới mà không tìm kiếm nền tảng Kinh thánh hoặc thần học cho quyết định này, và cũng chẳng tôn trọng các thỏa thuận của Giáo Hội với các tỉnh Anh giáo khác đã khiến các tỉnh lớn nhất: Nigeria, Rwanda, Uganda và Kenya rút lui khỏi khối Hiệp thông Anh giáo.

Cựu Tổng Giám mục Alexandria, Đức Cha Mouneer Anis của Ai Cập, đã lập luận rằng trước các diễn biến gần đây, nhà lãnh đạo của Giáo hội Anh không còn nghiễm nhiên trở thành nhà lãnh đạo của thế giới Anh giáo.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng Giám mục Welby đã bảo vệ quyền tự trị của Giáo hội Anh trước những yêu cầu của các tỉnh hiệp thông khác theo đó Giáo Hội Anh phải tuân theo giáo lý Kitô giáo truyền thống. Để bảo vệ quyền tự trị của Giáo hội Anh, ông sẵn sàng rút lui khỏi vai trò là công cụ của sự hiệp thông với tư cách là trung tâm của quyền lực hoặc ảnh hưởng trong 42 giáo hội hiệp thông. Công cụ của sự hiệp thông là một trong bốn tổ chức được đề xuất bởi Báo cáo Virginia năm 1997, nhưng chưa bao giờ được khối Hiệp thông Anh giáo chính thức thông qua.

Đức Tổng Giám Mục nói:

“Vai trò của Tổng Giám mục Canterbury, đã là một vai trò lịch sử. Các Công cụ phải thay đổi theo thời gian.”

“Tôi sẽ không bám víu vào vị trí này. Tôi rất coi nhẹ, miễn là các Khí cụ Hiệp thông khác chọn hình thức mới, rằng chúng ta không bị người ta sai khiến, tống tiền, mua chuộc để làm những gì người khác muốn chúng ta làm, nhưng chúng ta hành động với lương tâm tốt trước mặt Chúa để tìm kiếm một phán xét không phải vì sức mạnh của chúng ta, mà tồn tại vì thế giới mới với những mối đe dọa phi thường và đáng sợ. Để loan báo Chúa Kitô và biến những cơ hội của chúng ta thành hiện thực để chúc lành cho thế giới.

“Đó là bài kiểm tra.”

“Chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng thế giới thực sự, trong đó phía nam bán cầu mặc dù nghèo hơn về kinh tế nhưng về nhiều mặt lại giàu có hơn về văn hóa và cộng đồng.”

“Các Công cụ có thể thay đổi. Tội lỗi phải bị lên án. Chúng ta phải tìm kiếm Chúa Kitô và vâng lời.”

“Nhưng đó là chỗ chúng ta gặp khó khăn, bởi vì Thượng Hội Đồng Chung người Anh lịch sự nhưng cực kỳ thô bạo đã nói đùa vào tuần trước rằng chúng ta bất đồng sâu sắc, không phải vì thiếu liêm chính, tham nhũng, dối trá hay đầu hàng văn hóa mà vì chúng ta giải thích Kinh thánh theo cách khác, chúng ta hiểu công việc của Thánh Linh theo cách khác, và chúng ta nhìn những điều này bằng lăng kính văn hóa khác. Và do đó, tất cả đều luôn sai ở một mức độ nào đó.”
Source:anglican.ink

2. Đức Giám Mục Nigeria nói: Giáo hội Anh “cãi nhau với Chúa”

Vào ngày 9 tháng 2 năm 2023, Thượng hội đồng của Giáo hội Anh đã bỏ phiếu ủng hộ các đề xuất của Hạ viện về việc chấp thuận chúc lành cho các cuộc hôn nhân đồng giới đồng thời tuyên bố rằng Giáo hội không thay đổi học thuyết truyền thống của mình theo đó hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Sự vận dụng ngôn ngữ một cách không thành thật này để che giấu ý định thực sự của họ và việc không sẵn sàng tuân theo các quan điểm nguyên tắc và chân lý trong Kinh thánh đã đặc trưng cho hành vi và tuyên bố của Giáo hội Anh trong một thời gian.

Các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc kêu gọi ra lệnh và kỷ luật 'Nhà thờ Tân giáo Hoa Kỳ', Canada, v.v., khi họ vi phạm Nghị quyết 1.10 của Lambeth 1998 khi thánh hiến các Giám mục Đồng tính và công nhận việc chúc lành cho quan hệ đồng giới. Cho đến nay, họ vẫn ngồi trên hàng rào khi cuộc khủng hoảng xé nát sự hiệp thông. Họ đã thất bại trong việc thực hiện chức năng 'Những người bảo vệ Đức tin' và 'Công cụ của sự Thống nhất' trong Cộng đồng Anh giáo toàn cầu.

Quyết định gần đây của Giáo hội Anh không gây ngạc nhiên cho những bộ óc sáng suốt vì đó là kết quả hợp lý của con đường mà họ đã kiên định và siêng năng thực hiện trong thập kỷ qua.

Quyết định định nghĩa lại hôn nhân khác với lời dạy của Kinh thánh và đề xuất thay đổi giới tính nam được sử dụng cho Chúa sang một ngôn ngữ trung lập hoặc bao hàm là một sự xa rời sự thật rõ ràng. Lời nói của con người không đủ để diễn tả chiều sâu của chân lý khôn lường và quyền năng của Thiên Chúa hoặc ngôi vị của Ngài. Tất cả những điều này khiến tâm trí con người trở nên điên rồ khi đặt câu hỏi về thẩm quyền của Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra loài người có nam và nữ. Giáo hội Anh, theo quyết định này, tốt nhất có thể được mô tả là đang 'cãi nhau với Chúa'.

Trong sách Tiên Tri Isaia 45:9, Thiên Chúa phán: “Khốn thay kẻ chỉ là mảnh sành giữa đồ sành đồ gốm mà lại muốn tranh cãi với Đấng nặn ra mình! Đất sét mà dám nói với thợ nhào nặn mình: ‘Ông làm cái gì vậy? Tác phẩm của ông làm không khéo tay!” Quyết định chúc phúc cho hôn nhân đồng tính mà không thay đổi giáo lý Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là 'lời nói ba phải'. Hồi chuông báo tử là bổ nhiệm gần đây với sự tán thành của Justin Welby đối với một linh mục cấp cao, người có quan hệ đối tác đồng tính, với tư cách là Chưởng ấn của Canterbury! Trụ sở tinh thần của Cộng đồng Anh giáo đã bị thỏa hiệp một cách có chủ ý bởi bổ nhiệm này, và tương lai của toàn Cộng đồng Anh giáo đang gặp nguy hiểm.

Giáo hội Anh là một trong số 42 Giáo tỉnh trong Hiệp thông, trải rộng trên 165 quốc gia trên thế giới.
Source:anglican.ink

3. Đức Giám Mục Sebastian Francis, tân Chủ tịch Văn phòng Truyền thông Xã hội trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á châu

Đức Cha Sebastian Francis, Giám mục giáo phận Penang, Malaysia, vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Văn phòng Truyền thông Xã hội trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á châu với nhiệm kỳ ba năm.

Thư bổ nhiệm với ấn ký của Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Tổng giáo phận Yangon, Miến Điện, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, ghi rằng: “Thay mặt Liên Hội đồng Giám mục Á châu, tôi vui mừng bổ nhiệm Đức Cha làm Chủ tịch Văn phòng Truyền thông Xã hội trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á châu, với nhiệm kỳ ba năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng Giêng năm 2023”.

Trong thư bổ nhiệm, Đức Hồng Y Chủ tịch FABC khẳng định: “Vị Chủ tịch Văn phòng Truyền thông Xã hội được ủy thác sứ mạng làm cho Văn phòng này trở thành dụng cụ hữu hiệu và sinh động để thăng tiến sứ vụ của các giám mục tại Á châu trong việc phục vụ Tin mừng qua các mạng truyền thông xã hội”.

Đức Hồng Y Bo cũng chia sẻ với vị tân Chủ tịch rằng: “Một trong những trách nhiệm hàng đầu mà Liên Hội đồng Giám mục Á châu ủy thác cho văn phòng truyền thông xã hội là điều hành và quản trị hữu hiệu Đài Chân Lý Á Châu. Tôi tin rằng với kinh nghiệm và năng lực của mình, Đức Cha có thể điều hành và hướng dẫn Đài Chân Lý Á Châu trong sứ vụ loan báo Tin mừng cho các dân tộc tại Á châu”.

Đức Cha Sebastian Francis sinh ngày 11 tháng Mười Một năm 1951 tại Johor, Bahru, Johor, sau này trở thành một phần của Bang Malaya, Malaysia.

Từ năm 1967 đến năm 1970, ngài gia nhập Tiểu chủng viện thánh Phanxicô Xavier ở Singapore, trước khi theo học tại Đại học Tổng hợp Penang, từ năm 1972 đến năm 1976. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 28 tháng Bảy năm 1977, thuộc Giáo phận Malacca-Johor.

Từ năm 1981 đến năm 1983, cha Sebastian Francis hoàn thành Cao học Thần học Tín lý tại Đại học thánh Tôma Aquinô, Roma, Italia. Cha cũng học và tốt nghiệp văn bằng về Công lý và Hòa bình, tại Trường Thần học Maryknoll ở New York, Hoa Kỳ, năm 1991.

Năm 2003, cha Sebastian Francis được bổ nhiệm làm linh mục Tổng đại diện Giáo phận Malacca-Johor. Cha Sebastian Francis phục vụ giáo phận trong nhiệm vụ này cho đến khi được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Penang, ngày 07 tháng Bảy năm 2012. Thánh lễ tấn phong Giám mục cho Đức Cha Sebastian Francis được cử hành vào ngày 21 tháng Tám năm 2012, tại Nhà thờ Thánh Anna ở Bukit Mertajam.
 
Tiết lộ gây sốc: Tìm ra nhiều ănten trên khí cầu TQ để do thám Hawaii. Diễn từ đáng âu lo của Biden
VietCatholic Media
22:11 16/02/2023


1. Tiết lộ gây sốc: Khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc cố tình do thám các căn cứ ở Guam và Hawaii nhưng bị thổi bay chệch đi

Tờ New York Post có bài tường trình nhan đề “Downed Chinese spy balloon aimed for Hawaii, blown off course: official”, nghĩa là “Quan chức cho biết: Khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc bị bắn hạ cố tình nhằm vào Hawaii nhưng bị thổi bay.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Khinh khí cầu do thám Trung Quốc bị bắn hạ bằng hỏa tiễn ngoài khơi Nam Carolina ban đầu có quỹ đạo bay qua đảo Guam và Hawaii nhưng đã bị thổi bay lệch hướng, một quan chức chính phủ tiết lộ.

Khinh khí cầu, mà Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng cho hoạt động gián điệp và Trung Quốc nói là khí cầu nghiên cứu thời tiết dân sự, đã bị gió làm lệch hướng trong khi đang nhắm tới các đảo Guam và Hawaii, một quan chức Mỹ nói với Reuters.

Khinh khí cầu trôi dạt qua Quần đảo Aleutian của Alaska, sau đó vào Canada và miền trung Hoa Kỳ trước khi bị một hỏa tiễn bắn từ máy bay chiến đấu F-22 bắn hạ vào ngày 4 tháng 2.

Quân đội Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Hai họ đã phục hồi các thiết bị điện tử quan trọng từ khinh khí cầu cũng như các phần lớn của chính con tàu.

Vụ việc đã làm căng thẳng thêm quan hệ Mỹ-Trung và khiến Ngoại trưởng Antony Blinken phải hủy chuyến thăm dự kiến tới Bắc Kinh vào tuần trước.

Các cơ quan quân sự và tình báo Hoa Kỳ đã theo dõi khinh khí cầu từ khi nó cất cánh từ đảo Hải Nam gần bờ biển phía nam của Trung Quốc, Washington Post đưa tin hôm thứ Ba.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân đã không trả lời câu hỏi liệu khinh khí cầu có định bay qua đảo Guam và Hawaii trước khi nó bị gió thổi lệch hướng hay không, thay vào đó nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng Washington không nên “phản ứng thái quá”.

Trong cuộc họp báo ngày hôm trước, Vương Văn Bân đã đe dọa trả đũa các thực thể của Hoa Kỳ và cáo buộc Hoa Kỳ phá hoại chủ quyền của Trung Quốc.

“Mỹ đã lạm dụng vũ lực, phản ứng thái quá, leo thang tình hình và sử dụng điều này như một cái cớ để trừng phạt bất hợp pháp các công ty và tổ chức Trung Quốc,” ông Vương nói.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này và sẽ có biện pháp đối phó với các thực thể có liên quan của Hoa Kỳ làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc theo luật pháp.”

Trung Quốc sẽ “kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, ông Vương nói thêm.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại và đầu tư đối với Lockheed Martin và Raytheon vì đã cung cấp vũ khí cho Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của họ.

Hiện chưa rõ liệu các biện pháp trừng phạt nhắm vào các nhà thầu quân sự của Mỹ có liên quan đến hậu quả từ sự việc khinh khí cầu hay không.

Trong khi Trung Quốc phủ nhận khinh khí cầu là tài sản quân sự, họ vẫn chưa cho biết cơ quan chính phủ hoặc công ty nào chịu trách nhiệm về hoạt động của nó.

Sau khi ban đầu bày tỏ sự hối tiếc về việc khinh khí cầu xâm nhập không phận Hoa Kỳ mà không được phép, Trung Quốc đã leo thang những lời lẽ chống lại Washington, tuyên bố vào đầu tuần này rằng Hoa Kỳ đã bay hơn 10 khinh khí cầu tầm cao trong không phận của mình trong năm qua.

Phát ngôn nhân an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc là “hoàn toàn không đúng sự thật”.

2. Joe Biden để lại bí ẩn quan trọng về UFO không giải thích được

Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu với giới truyền thông về các diễn biến gần đây liên quan đến khinh khí cầu Trung Quốc và ba vật thể lạ, gọi tắt là UFO. Bài phát biểu của ông được thiết kế để trấn an dư luận nhưng xem ra đang làm người dân Mỹ sợ hơn trước viễn cảnh một cuộc tấn công khủng bố như đã xảy ra vào ngày 11 tháng 9, 2001.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Joe Biden Leaves Crucial Mystery About UFOs Unexplained”, nghĩa là “Joe Biden để lại bí ẩn quan trọng về UFO không giải thích được”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thống Joe Biden đã phát biểu trước giới truyền thông hôm thứ Năm về một số vật thể bay không xác định bị quân đội Hoa Kỳ bắn hạ trong vài tuần qua, sau nhiều ngày bị đặt câu hỏi từ báo chí và các thành viên Quốc hội.

Trong khoảng tám phút của bài phát biểu, Biden đã hướng dẫn các phóng viên về cách ba vật thể — một ở Alaska, một ở Canada và một ở Hồ Huron — được theo dõi và cuối cùng bị bắn hạ. Ông cũng đề cập đến những lo ngại về khả năng do thám của chúng.

Và ông dứt khoát phủ nhận rằng các vật thể — mỗi vật thể có kích thước gần bằng một chiếc xe hơi nhỏ hoặc SUV — có bất kỳ mối liên hệ nào với Trung Quốc, quốc gia đã gây ra một cơn bão lửa ngoại giao sau khi một khinh khí cầu do thám cao 200 foot hay 61 mét trôi qua không phận Hoa Kỳ trước khi bị bắn hạ ở bờ biển Nam Carolina vào ngày 4 tháng 2.

Nhưng điều mà Biden không giải thích là những UFO đó là gì hoặc ai đã gửi chúng đến. Chính quyền đã nói rằng chính phủ tin rằng chúng có khả năng xuất phát từ các công ty tư nhân hoặc các tổ chức nghiên cứu.

Biden cho biết: “Chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có sự gia tăng đột ngột về số lượng vật thể trên bầu trời. Chúng ta chỉ nhìn thấy chúng nhiều hơn một phần là do các bước chúng ta đã thực hiện để tăng cường, tinh chỉnh các radars của chúng ta. Và chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh đường lối của mình để đối phó với những thách thức này”.

“Đừng nhầm lẫn. Nếu bất kỳ đối tượng nào gây ra mối đe dọa cho người dân Mỹ, tôi sẽ hạ gục nó”.

Newsweek đã liên hệ với Văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc để bình luận.

Nhận xét được đưa ra vài ngày sau một cuộc họp báo mật với các thành viên Quốc hội thông báo cho họ về mọi thứ mà chính quyền biết, và nhiều thành viên — đặc biệt là đảng viên Đảng Cộng hòa — công khai chỉ trích Biden và đội an ninh quốc gia của ông vì đã để lại cho họ nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, không chỉ về những đối tượng là gì, nhưng quá trình suy nghĩ của Biden là gì khi bắn hạ chúng.”

“Sự thiếu minh bạch của Tổng thống Joe Biden là đáng âu lo và đáng lo ngại sâu sắc,” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Utah Mike Lee đã viết trên Twitter hôm thứ Ba. “Sau cuộc họp báo, vẫn chưa rõ liệu những sự việc này là một chuỗi các sự kiện cực kỳ quan trọng đang bị Tòa Bạch Ốc xem nhẹ hay là những sự việc vụn vặt bị phóng đại và thổi phồng.”

“Thật khó hiểu và bực bội khi những 'vật thể' này phải bị máy bay chiến đấu và hỏa tiễn hạ gục, nhưng chúng ta vẫn không biết gì về chúng và vẫn chưa tóm được chúng. Chúng ta phải tìm ra sự thật về những gì đang xảy ra và giải thích cho người dân Mỹ. Nếu không có thông tin quan trọng này, chúng ta không thể đánh giá những mối đe dọa về an toàn và bảo mật mà chúng ta có thể phải đối mặt.”

3. Mike Pence chỉ trích hành động của tổng thống Biden đối với khinh khí cầu do thám Trung Quốc là 'Quá ít và quá muộn'

Tờ Washington Examiner có bài tường trình nhan đề “'Too little too late': Mike Pence scorches Biden over Chinese spy balloon”, nghĩa là “Mike Pence chỉ trích hành động của tổng thống Biden đối với khinh khí cầu do thám Trung Quốc là 'Quá ít và quá muộn'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Joe Biden, nói rằng bài phát biểu của ông về khinh khí cầu được đưa ra hôm thứ Năm là “quá ít và quá muộn.”

Pence bày tỏ sự hoang mang về lý do tại sao chính quyền Biden lại cho phép khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đi qua không phận Hoa Kỳ trong gần một tuần và sau đó mất nhiều tuần hơn để giải quyết vấn đề này trước quốc dân đồng bào”.

“Tôi cho rằng cuộc họp báo của Tổng thống hôm nay là quá muộn. Ý tôi là, tổng thống đã đề cập đến vấn đề này hai tuần sau khi điều này thu hút sự chú ý của cả nước với khinh khí cầu đầu tiên. Điều đó thật không thể chấp nhận được,” Pence nói với Fox News hôm thứ Năm.

Biden đã công khai phát biểu trước toàn quốc vào hôm thứ Năm, tìm cách xoa dịu sự tức giận của công chúng về khinh khí cầu do thám, và thề rằng, “Nếu bất kỳ vật thể nào đe dọa đến sự an toàn, an ninh của người dân Mỹ, tôi sẽ hạ gục nó.”

Trong bài phát biểu của mình, tổng thống lưu ý rằng có nhiều vật thể trên không mà chính quyền của ông đã bắn hạ có thể không liên quan đến Trung Quốc và thay vào đó “có khả năng” liên quan đến các tổ chức tư nhân.

Theo CBS, tình báo Mỹ đã theo dõi khinh khí cầu Trung Quốc kể từ khi nó cất cánh từ Trung Quốc. Sau đó, quân đội đã quan sát khi nó xâm nhập không phận Alaska vào cuối Tháng Giêng cho đến khi bắn hạ nó ngoài khơi bờ biển Carolina vào ngày 4 tháng 2.

Các quan chức quân sự sau đó tuyên bố rằng nhiều khinh khí cầu đã vi phạm không phận dưới thời chính quyền Trump. Theo các quan chức, công nghệ phát hiện của những thiết bị đó đã được cải thiện kể từ thời chính quyền Trump.

Pence phản đối các luận điệu về các cuộc xâm nhập dưới thời Trump và khẳng định rằng ông chưa bao giờ được thông báo về một vụ việc như vậy. Ông cũng từ chối tiết lộ chi tiết về chương trình gián điệp bị cáo buộc của Trung Quốc liên quan đến khinh khí cầu tầm cao, nhấn mạnh rằng ông không thể tiết lộ thông tin mật.

“Tôi nghĩ rằng nếu bạn có một cuộc xâm nhập vào không phận của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong chính quyền của chúng tôi, thì chúng tôi đã ở trong phòng tình huống khẩn cấp,” Pence nói trước khi nhấn mạnh rằng.

“Tôi đang nói với bạn, theo hiểu biết của tôi, chứ không phải chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi. Và hãy nhớ rằng... tôi nhận được Bản tóm tắt hàng ngày của Tổng thống mỗi ngày,” Pence nói.

Hậu quả từ sự việc khinh khí cầu càng làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc và khiến Ngoại trưởng Antony Blinken phải hủy bỏ chuyến đi đã lên kế hoạch tới nước này. Trung Quốc đã tuyên bố rằng khinh khí cầu là dành cho mục đích khí tượng dân sự và đã đi chệch hướng. Trung Quốc lên án vụ bắn rơi khinh khí cầu.

“Tôi mong được nói chuyện với Chủ tịch Tập,” Biden tuyên bố trong bài phát biểu của mình. “Nhưng tôi không xin lỗi vì đã hạ khinh khí cầu đó.”

4. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin giữ các đường dây liên lạc mở với Trung Quốc sau vụ tấn công khinh khí cầu

Tờ Washington Examiner có bài tường trình nhan đề “Lloyd Austin keeps lines of communication open with China after balloon incursion”, nghĩa là “Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin giữ các đường dây liên lạc mở với Trung Quốc sau vụ tấn công khinh khí cầu” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc đối thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi hậu quả từ khinh khí cầu do thám Trung Quốc mà quân đội Mỹ bắn hạ vẫn tiếp diễn.

Bình luận của ông được đưa ra khoảng một tuần sau khi phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Chuẩn Tướng Pat Ryder đã thông báo rằng vài ngày trước đó, “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã từ chối yêu cầu của chúng ta” về việc đối thoại với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.

“Khi có điều gì đó xảy ra, bằng cách nào đó, họ có xu hướng tắt các kênh liên lạc quân sự của mình. Tôi nghĩ điều đó thật nguy hiểm, nhưng điều đó sẽ không ngăn cản tôi tiếp tục khuyến khích họ mở rộng các đường dây liên lạc. Tôi nghĩ đó là điều nên làm.”

Phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài từ chối bình luận về việc liệu các quan chức quốc phòng có yêu cầu liên lạc với Trung Quốc hay không kể từ khi yêu cầu đầu tiên bị từ chối “ngay sau khi thực hiện hành động hạ khinh khí cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc lần đầu tiên đi vào không phận Hoa Kỳ vào ngày 28 Tháng Giêng trên Quần đảo Aleutian của Alaska trước khi đi vào không phận Canada và sau đó quay trở lại không phận Hoa Kỳ phía bắc Idaho vào ngày 31 Tháng Giêng. Sau đó, khí cầu này bay ngang qua đất nước cho đến khi bay đến Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển Carolinas, đó là khi một chiếc F-22 bắn hạ nó vào ngày 4 tháng 2.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vương Văn Bân nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng Hoa Kỳ “không nên phản ứng thái quá,” và các quan chức Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ thả những khinh khí cầu tương tự vào không phận Trung Quốc, một tuyên bố mà các quan chức Hoa Kỳ đã bác bỏ.

“Không đúng. Chúng ta không làm điều đó. Hoàn toàn không đúng sự thật,” điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby cho biết vào đầu tuần này. “Chúng ta không thả bóng bay qua Trung Quốc.”

Kể từ đó, Mỹ đã bắn hạ thêm 3 vật thể nữa, nhưng chưa có vật thể nào được xác định là có liên quan đến Trung Quốc. Họ đã bắn hạ các vật thể khác ngoài khơi bờ biển Alaska gần Vòng Bắc Cực vào hôm thứ Sáu, ở Rockies Canada trong vùng Yukon vào hôm thứ Bảy và trên Hồ Huron vào hôm Chúa Nhật.

Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng “Một lần nữa, chúng tôi không thể nói dứt khoát, những vật thể này cho đến nay là gì, mà không phân tích các mảnh vỡ, và tôi muốn nhấn mạnh cụm từ 'cho đến nay', chúng tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu hay bất cứ điều gì chỉ ra cụ thể ý tưởng rằng ba vật thể này là một phần của chương trình khinh khí cầu gián điệp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc chúng chắc chắn có liên quan đến các nỗ lực thu thập thông tin tình báo”.

Austin nói với các phóng viên rằng ông không biết về bất kỳ “vật thể mới nào được báo cáo là đang hoạt động trong không gian này trong 48 giờ qua hoặc lâu hơn”.

5. Tại sao Trung Quốc cảm thấy áp lực toàn cầu đặc biệt đối với vụ khinh khí cầu do thám?

Tờ Washington Examiner có bài tường trình nhan đề “Why China feels particular global pressure over balloongate?”, nghĩa là “Tại sao Trung Quốc cảm thấy áp lực toàn cầu đặc biệt đối với vụ khinh khí cầu do thám?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trung Quốc có nhiều điều để cảm thấy khó xử trong các giao dịch quốc tế của mình. Các vấn đề thu hút sự phẫn nộ chung của quốc tế bao gồm hành vi bắt nạt của Bắc Kinh đối với Đài Loan, yêu sách đế quốc của họ đối với Biển Đông, hoạt động gián điệp toàn cầu, thao túng thương mại, sự kết hợp giữa các chính sách nội địa mang tính đàn áp và diệt chủng, chính sách ngoại giao nợ nần và việc bòn rút các khu vực đánh bắt cá.

Tuy nhiên, vì hai lý do, hậu quả do khinh khí cầu gián điệp đặc biệt khó chịu đối với Bắc Kinh.

Đầu tiên, những khinh khí cầu mang theo một mối đe dọa cụ thể có thể nhìn thấy được, hoàn toàn phù hợp với nhận thức quốc tế tồi tệ nhất về Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những khinh khí cầu lớn, đáng ngại và chủ yếu được che đậy bay phía trên chúng ta. Đôi khi, họ được nhìn thấy. Đôi khi, không. Mục đích của chúng, mặc dù được các cơ quan tình báo hiểu rõ, nhưng hầu hết dân thường lại không biết. Do đó, những khinh khí cầu này dường như đe dọa đến quyền riêng tư và bảo mật của mọi người và mọi thứ, không chỉ đơn giản là các mục tiêu mà chúng theo dõi. Theo nghĩa này, chúng dường như đang trôi nổi trong một thứ mê cung tàn bạo được mô tả trong cuốn Big Brothers của George Orwell vào năm 1984.

Thứ hai, những khinh khí cầu về cơ bản đã phơi bày chính sách đối ngoại trung tâm của Tập Cận Bình. Cụ thể, lời khẳng định yêu thích của nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Bắc Kinh tìm kiếm “sự hợp tác cùng có lợi” với cộng đồng quốc tế. Các quan chức Trung Quốc không ngừng tuyên bố rằng tất cả những gì họ muốn từ thế giới là hợp tác và tôn trọng các vấn đề nội bộ cũng như chủ quyền. Trung Quốc đang phải vật lộn để giải thích làm sao “sự ủng hộ kiên định của họ” đối với chủ quyền bất khả xâm phạm của các quốc gia, lại có thể cùng tồn tại song song với sự ủng hộ cũng kiên định không kém của họ, đối với cuộc chiến của Nga chống lại chủ quyền của Ukraine. Tuy nhiên, giờ đây, Hoa Kỳ đang cung cấp cho hàng chục quốc gia khác bằng chứng cho thấy khinh khí cầu của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của chính nước Mỹ, khiến Trung Quốc phải chịu áp lực lớn trước quy mô rộng lớn và bản chất vô liêm sỉ của trò hề khinh khí cầu. Phản ứng với tai tiếng này, Trung Quốc dường như đã mở rộng sự thù địch của mình đối với Mỹ ra toàn thế giới. Lời hùng biện “đôi bên cùng có lợi” của Bắc Kinh nghe có vẻ sáo rỗng.

Trung Quốc hoàn toàn không biết phải làm gì với thảm họa quan hệ công chúng này. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chứng minh điều đó vào hôm thứ Tư. Nhấn mạnh rằng chuyến bay vào Hoa Kỳ của chiếc khinh khí cầu là hoàn toàn là “ngoài ý muốn, bất ngờ và chỉ là một trường hợp đơn lẻ”, Vương Văn Bân đả kích Nhật Bản vì lo ngại về các chuyến bay khinh khí cầu trên lãnh thổ của chính họ. Ông Vương cho biết, Nhật Bản “không có bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào, đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ nhằm bôi nhọ và tấn công Trung Quốc”.

Vấn đề đối với Vương và các bậc thầy của ông ta là chương trình khinh khí cầu, thay vì là một mối quan tâm “đơn lẻ”, giờ đây đã phù hợp với một khuôn mẫu. Chẳng hạn, Vương cũng được hỏi vào thứ Tư về việc triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Phi Luật Tân trong tuần này. Việc triệu tập đó diễn ra sau khi một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc chiếu tia laser vào thủy thủ đoàn của một tàu Phi Luật Tân đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Tuyên bố vô cớ rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với vùng biển, Vương tuyên bố rằng việc chiếu tia laser là hợp pháp và “phía Phi Luật Tân đã biết trước được những gì thực sự đã xảy ra”.

Hành động ngạo mạn thiếu ăn năn này không phải là một cái nhìn tốt đẹp đối với Bắc Kinh, nhưng đặc biệt là bây giờ khi những khinh khí cầu đã công khai phơi bày thái độ coi thường của Trung Quốc đối với chủ quyền của các quốc gia khác.

Điểm mấu chốt là những khinh khí cầu đã giáng một đòn chí tử vào uy tín chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đối với các quốc gia trên toàn thế giới, độ tin cậy trong lời nói của Bắc Kinh và bản chất thực sự của chương trình nghị sự của nó giờ đây đáng bị xem xét kỹ lưỡng hơn.