Ngày 16-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:11 16/02/2009
VĂN TỰ

N2T


Các đệ tử hăng say thảo luận câu danh ngôn của Lão tử: “Trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí.”

Vừa lúc ấy đại sư đi vào, các đệ tử thỉnh giáo ông ta hàm ý của lời này.

Đại sư nói: “Ai trong các con biết được mùi hương của hoa hồng ?”

Mọi người đều biết.

Ông ta nói tiếp: “Dùng văn tự bày tỏ.”

Các đệ tử đều trầm mặc lại.

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Ở đời, thường những người ít học hoặc biết một chút chữ nghĩa thì thường hay nói nhiều, thường hay tranh biện, thường hay phê bình cái hay của người khác, tại sao vậy ? Thưa, dễ ợt à, là bởi vì họ muốn chứng tỏ mình là người trí thức chữ nghĩa đầy mình, là bởi vì họ muốn dùng nhiều lời nói để che lấp cái dốt chữ nghĩa nửa vời của mình, mà người ta thường nói đó là sự tự ti mặc cảm.

Có một vài linh mục trẻ làm cha sở, vì để tỏ ra mình là người học thức biết nhiều hiểu rộng, nên thường làm ra vẻ bề trên ta đây với giáo dân, mở miệng ra là luật này luật nọ, mở miệng ra là chê bai giáo dân không biết gì, mà những giáo dân “không biết gì đó” lại là những vị giáo sư đại học của các trường đại học danh tiếng, họ đã vì Chúa mà hy sinh đến phục vụ giáo xứ dưới quyền một cha sở trẻ mà tuổi đời chỉ như hàng con cháu của họ mà thôi. Các vị linh mục trẻ này không hiểu câu nói của Lão tử: “trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí”, nghĩa là người có trí thì không nhiều lời, người nhiều lời thì không có trí.

Đừng nói nhiều, nhưng hãy dùng hành động của mình để làm thành văn tự dạy dỗ người khác; đừng nói nhiều, nhưng hãy suy tư ngẫm nghĩ nhiều hơn.

Đó là “trí giả (知者)” vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:12 16/02/2009
N2T


82. Nếu tâm của người tu sĩ không thu góp là họ tự phạt mình, là thánh giá của bề trên, là gương xấu của các tu sĩ trong cộng đoàn.

(Thánh Silas linh mục)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:13 16/02/2009
N2T


26. Khi chúng ta khiêm tốn là lúc chúng ta bước gần sự vĩ đại.

 
Ngày tình yêu: chia sẻ với các bạn trai & bạn gái (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:18 16/02/2009
Hạnh phúc và đau khổ

Không có tình yêu nào mà không có đau khổ, những đau khổ này có khi đến từ con trai, và có khi đến từ con gái.

Mối tình đầu của con trai thì không tính toán, không đề phòng, nhưng hồn nhiên và tin tưởng, cho nên họ (con trai) cảm thấy tình yêu là tất cả, nàng là tất cả của mình, cuộc sống lúc này của con trai thì tuyệt vời, con trai cảm thấy không có gì hạnh phúc cho bằng khi đang yêu, những lời nói nhỏ nhẹ dễ thương của nàng hơn cả những phương thuốc bổ gan bổ tim làm cho con trai ngụp lặn trong hạnh phúc của tình đầu. Vì hạnh phúc này mà thỉnh thoảng con trai tự mĩm cười với mình và khen mình quả là người diễm phúc vì được nàng yêu, chàng dệt mộng và những mộng đẹp ấy tuy chưa thành hiện thực, nhưng đã kết thành những bài thơ lãng mạn dễ thương, rằng:

Ví rằng mình đã yêu nhau

Khung trời thơ mộng cùng nhau đồng hành,

Nầy đây gió mát trăng thanh

Nầy đây sóng biển trời dành cho ta,

Từ Sài-gòn đến Thanh Đa

Bờ sông gió thổi, là đà trúc xanh,

Dập dìu nữ tú nam thanh

Dìu nhau sóng bước như tranh gợi tình,

Đưa em đến quán bên đình

Chè xanh, chè đỏ, thắm tình quê hương.

Ví rằng mình đã yêu thương

Anh đưa em đến con đường đầy me,

Nơi đây me rụng bên lề

Để em tìm lại mùa hè học sinh,

Mình qua quán nhỏ (tên) Xinh Xinh

Ăn kem nghe nhạc cho tình tràn lan.

Sài Gòn đường dọc đường ngang

Xe to, xe nhỏ lấn càn lối đi,

Ví rằng đường nhỏ mình đi

Ví rằng mình đã nhâm nhi rượu tình...? (Trích trong tập thơ “Trong Chúa mình yêu nhau” cùng một tác giả. http://www.vietcatholic.net/nhantai)


Hạnh phúc của mối tình đầu là như thế, con trai sống mà như trong mơ, mà mơ thì cũng đúng thôi, bởi vì khi tình yêu được đáp trả thì cũng có nghĩa là mở ra một khung trời thơ mộng cho con trai và con gái.

Tuy nhiên, hoa hồng nào cũng có gai, tình yêu nào cũng có những nhức nhối của nó mà nếu con trai không vượt qua được thì hạnh phúc sẽ trở thành đau khổ, cuộc sống của con trai sẽ chuyển qua “gam” khác bi ai hơn và cũng sẽ chững chạc hơn, nếu con trai có nghị lực và dám nhìn thẳng vào sự thật của tâm hồn.

Trong tình yêu có những giận hờn, những hiểu lầm nho nhỏ giữa con trai và người yêu, những giận hờn này –xét cho cùng- nó không đáng để cho con trai phải bận tâm, nhưng nó chính là những đồ gia vị nêm vào cho nồi canh càng thêm ngon hơn mà thôi. Một ngày nào đó, tự nhiên người yêu tỏ ra phụng phịu, dỗi hờn, con trai hỏi gì cũng không nói và có khi làm mặt giận hờn, làm con trai “sợ hãi” lo sốt vó không hiểu tại sao nàng giận !

Các bạn con trai thân mến,

Đừng vội lo âu sốt vó cuống cuồng lên, nhưng hãy tìm nguyên nhân của sự giận hờn ấy nó đến từ đâu, có khi vì hôm nay bạn vô ý thân thiện với một bạn học nữ trong nhóm, hoặc hôm qua bạn vô tình quên lời nàng dặn dò gì đó mà nàng giận chăng !!! Tất cả những giận hờn ấy của con gái không phải là chuyện to lớn và sợ hãi như trời sắp sập đâu, nhưng –có khi- đó là cái cớ nho nhỏ tinh khôn của nàng để chàng chú ý và chăm sóc nâng niu nàng thêm mà thôi, cho nên nếu đã tự xét mình mà không tìm ra được mình đã làm gì cho nàng giận thì hãy vui lên, “can đảm” nói với nàng rằng khi nàng giận thì rất dễ thương và quyến rũ nữa, tôi bảo đảm với các bạn con trai rằng, không một người yêu nào tiếp tục giận hờn khi bạn nói như thế, bởi vì con gái được Thiên Chúa dựng nên hoàn toàn khác với con trai, nghĩa là nàng thiên về con tim hơn là lý trí.

Tình yêu đầu đời có những vị ngọt và đắng cay của nó, bởi vì hình như tạo hóa muốn làm cho con người trưởng thành hơn và phát huy tất cả khả năng vốn có của mình để góp sức cho đời hơn, nên hình như ít có mối tình đầu nào trở thành mối tình cuối, có nghĩa là trở thành vợ chồng của nhau, và do đó đã có rất nhiều người trở thành những bậc vĩ nhân, những người thời danh của thế giới vì mối tình đầu của họ đã tan vỡ !

Tình đầu luôn luôn là mối tình đẹp nhất của con người, và nó in đậm sâu sắc nhất những hương vị của tình yêu mà hai người –con trai con gái- đã trao cho nhau mà –hình như- suốt cuộc đời họ không bao giờ quên được, dù bây giờ họ đã lập gia đình con cháu đầy nhà, dù bây giờ họ đang là tuổi U80 lưng còng chân run, cho nên có những con trai vì mối tình đầu tan vỡ mà trở nên thất tình, có người vì mối tình đầu tan vỡ đã trở nên thù hận đàn bà con gái, có người mối tình đầu tan vỡ đã trở thành người có nghị lực và thành danh trong xã hội. Cho nên có thể nói tình yêu đầu đời là động lực làm cho con người ta như được chấp cánh bay lên cao hơn trong cuộc sống, yêu đời hơn và nhất là có tấm lòng quảng đại với mọi người hơn.

Tình yêu trọn vẹn

Con người ta có tinh thần và thân xác.

Có thân xác để bày tỏ tình cảm của mình qua những hành vi và lời nói yêu thương, có tinh thần để như bệ đỡ làm cho tình yêu của hai người nam nữ vững vàng, như đôi cánh để tình yêu của họ được bay lên, thanh thoát và cao thượng. Một tình yêu trọn vẹn của đôi trai gái không thể tách lìa tinh thần và thể xác ra làm hai, nhưng được kết hợp với nhau, bởi vì tình yêu chỉ có thể xác mà thôi thì tình yêu biến thành trò chơi nhục dục thỏa mãn thú tính vốn có trong con người, cũng vậy, tình yêu chỉ có tinh thần mà thôi thì đi ngược với những gì mà Thiên Chúa đã đặt để nơi con người, để họ thay quyền Ngài làm cho con người đông đúc trên mặt đất, đó là sinh sãn và dưỡng dục con cái của mình.

Tình yêu thân xác.

Tình yêu nam nữ không phải tự nhiên mà có, nó cũng không phải có từ tinh thần trước nhưng là từ thể xác trước, tức là từ nụ cười, giọng nói, vóc dáng đi đứng.v.v...của đối tượng. Đột nhiên nhìn thấy cô nàng có nụ cười dễ thương thì để ý, tự nhiên thấy cô nàng có mái tóc thề hiền thục thì để ý, tự nhiên thấy nàng có giọng hát thanh thót thì để ý, và từ để ý cho đến tình yêu thì ngắn chỉ bằng một...gang tay mà thôi, cho nên nếu có ai đó nói rằng họ nhìn thấy được tinh thần của nàng trước rồi mới yêu, thì có lẽ là họ nói láo hết 99% rồi đó, chúng ta nên tôn họ và “mời” họ lên làm những thiên thần ở trên thiên đàng.

Vì tình yêu được “bật đèn xanh” từ thể xác trước –và nhất là con trai- cho nên nó có một sức hút mãnh liệt, và càng mãnh liệt hơn khi đã có tinh thần nhúng tay vào, sức mạnh này chúng ta có thể thấy mỗi ngày trên báo chí, trên truyền hình, đó là vì thất tình nên chàng trai này nhảy lầu, cô gái kia uống thuốc rầy tự tử...

Thân xác con người được Thiên Chúa tạo dựng bởi bùn đất, nhưng nó không lọ lem xấu xí như bùn đất, mà trái lại, nó là một hình hài đẹp đẽ của một thiếu nữ, là vóc dáng khỏe mạnh của một thanh niên, cho nên thân xác hấp dẫn nhau giữa con trai và con gái thì không có gì là tội lỗi, nhưng nó sẽ là tội lỗi khi lợi dụng thân xác của đối tượng để thỏa mãn dục tính của mình mà không có tình yêu, hoặc lợi dụng tình yêu của đối tượng để đạt mục đích chiếm đoạt thân xác, bởi vì con trai càng khỏe mạnh thì tình dục càng cao, con gái càng đẹp thì tính hấp dẫn càng nhiều...

Từ ánh mắt đen láy, từ giọng nói nhỏ nhẹ, từ mái tóc dài, từ dáng đi dáng đứng của nàng và cả con người của nàng đều toát lên nét đáng yêu, làm cho người con trai choáng váng mặt mày khi mới gặp, hoặc nhiều đêm trộm nhớ thầm thương, tất cả đều bởi thân xác mà ra.

Tình yêu tâm hồn

Cũng có những trường hợp –rất ít- con trai con gái thấy tâm hồn của đối tượng trước để yêu, điều này thật khó nói, bởi vì tâm hồn là cái không thấy thì làm sao nói yêu tâm hồn của anh (của nàng) trước được ! Cho nên, xét cho cùng, thể xác chính là động lực, là cửa ngõ để cho con trai con gái nhìn thấy tâm hồn của nhau để yêu nhau (hoặc ghét nhau) hơn.

Thiên Chúa rất công bằng Ngài không để cho một ai phải thiệt thòi cả, bởi vì tất cả đều được dựng nên giống hình ảnh của Ngài, cho nên mặc dù không nhìn thấy được tâm hồn, nhưng tâm hồn có thể biểu hiện qua những hành động bên ngoài, những lời nói của con người, và nhờ đó mà con người biết được tâm hồn cá tính của nhau, dù rất khiếm khuyết. Tâm hồn là thế, khi đã thấy đã nhìn hành vi của đối tượng thì tự nhiên cũng có thể cảm nhận được một chút gì đó xao xuyến trong lòng, một cảm xúc khó diễn biến phức tạp trong tâm hồn của mình, đó gọi là bước đầu khai mào của tình cảm nam nữ trong đời sống của người con trai.

Người ta thường đề cao đến tình yêu tâm hồn, tức là coi trọng tình yêu vị tha thành thật của đối phương, chứ không coi trọng dáng vẻ bên ngoài của họ, cho nên mới có những anh chàng đẹp trai yêu và lấy bà vợ đẹp dưới mức trung bình, bởi vì “tốt gỗ hôn tốt nước sơn”, bởi vì ”cái nết đánh chết cái đẹp” là tiêu chuẩn “truyền thống” của người Việt Nam chúng ta.

Con trai, tuy là thích làm quen và kết bạn cũng như chọn người yêu là những cô gái có hình dáng diện mạo bên ngoài đẹp nhí nhảnh, nhưng khi chọn vợ cho mình thì chắc chắn là họ chọn những cô gái tuy không đẹp nhưng có tâm hồn vị tha, biết thông cảm và đảm đang trong cuộc sống.

Trong một xã hội mà vật chất là tiêu chuẩn để đánh giá con người, thì việc tìm kiếm những tình yêu có thế lực và có tiền là chuyện không hiếm của các chàng trai, do đó, mà có nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cưới nhau được vài năm, thậm chí được vài tháng thì đã ly dị đường ai nấy đi. Bởi vì, dù sống thực tế đến đâu thì tình yêu vợ chồng và hạnh phúc gia đình cũng luôn đặt trên nền tảng của vẻ đẹp tâm hồn, tức là của tình yêu chân thật phát xuất từ con tim mà không có sự đắn đo lựa chọn vì tiền hay vì quyền lợi cá nhân.

Như vậy, tình yêu trọn vẹn (cả con trai và con gái) là tình yêu được cấu thành bởi sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, tức là khi con trai chọn vợ cho mình thì yếu tố đẹp xấu vóc dáng của người bạn đời tuy không quan trọng nữa, nhưng không phải vì thế mà họ -những chàng trai- kiếm cho mình những cô vợ xuềnh xòang quá bê bối hoặc quá cầu kỳ trong cách ăn mặc, bởi vì khi một cô gái quá bê bối trong cách ăn mặc, thì cũng có nghĩa là họ không chú trọng gì đến việc “nâng khăn sửa...áo” cho người chồng tương lai, hoặc ngược lại, cô gái quá cầu kỳ trong cách ăn mặc thì họ sẽ bỏ ra nhiều thời gian cho việc trang điểm hơn là lo việc nội trợ...

Trên đây là những nét chấm phá về con trai với những cá tính làm nên con trai, mà tôi muốn chia sẻ với các bạn con trai con gái, không ngoài mục đích là sống làm sao để có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và cho xã hội. Bởi vì một thanh niên không có dự tính cho tương lai mình, thì sẽ sống như những con thuyền không bánh lái, lông bông gặp chăng hay chớ, và như thế cũng có nghĩa là họ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.

(còn tiếp)

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chữa người bại liệt
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:03 16/02/2009
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN, năm B

Mc 2, 1-12

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta càng ngày càng hiểu được lòng nhân từ của Chúa. Ngài đến trần gian để đem an bình và hạnh phúc cho nhân loại. Ngài luôn chạnh thương những người đau yếu, bệnh tật, những người bị ma quỷ ám hại và những người thấp cổ bé họng. Đức Giêsu Kitô quả thực là Đấng cứu thế đến để phục vụ, chứ không phải để được hầu hạ. Do đó, tình thương của Ngài thật bao la, Ngài thương yêu mọi người và muốn con người được hạnh phúc. Ngài đã làm nhiều phép lạ chữa lành. Những người đón nhận phép lạ của Ngài là những người có lòng tin. Chính nhờ lòng tin của người bệnh mà Chúa Giêsu ra tay chữa lành. Phép lạ Chúa chữa cho người bại liệt hôm nay là một minh chứng đặc biệt Chúa làm cho ai có lòng tin.

LÒNG TIN TẬP THỂ.LÒNG TIN CỦA NGƯỜI BẠI LIỆT ĐÃ GIÚP KẺ BẠI LIỆT ĐƯỢC CHỮA LÀNH: Đọc đọn Tin Mừng của thánh Marcô 2, 1-12, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về lòng tin của những người khiêng người bại liệt đến với Chúa Giêsu. Tin Mừng ở đây cho hay, dân chúng tụ tập nghe Chúa Giêsu rao giảng rất động đứng kín cả chỗ vào nhà. Do đó, họ không còn phương cách nào để có thể đưa kẻ bại liệt vào gặp Chúa Giêsu được. Họ đã có một sáng kiến hay nói đúng hơn, lòng tin đã thúc bách họ, lên nhà dỡ mái ra và rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống ( Mc 2, 4 ). Đây có thể gọi được là lòng tin tập thể, lòng tin hợp nhất. Người bại liệt và các người khiêng đều có lòng tin. Đức Giêsu thấy họ có lòng tin như vậy thì nói:” Này con, tội con đã được tha rồi “ ( Mc 2, 5 ).Khi Chúa Giêsu nói lời tha tội, hẳn người bại liệt cảm thấy bình an, thanh thản vì biết rằng mình đã được Chúa cứu. Đời của người bại liệt trước khi gặp Đức Giêsu, tưởng đã tàn, đã lụi, nhưng khi gặp được Chúa thì một sức sống mới thực sự đã bao trùm dâng cao. Người bại liệt cảm thấy đã trút nhẹ được gánh nặng của bệnh tật và trút được gánh nặng của tội lỗi, bởi vì theo quan niệm của người Do Thái bệnh tật do tội lỗi gây ra. Sau khi tuyên bố tha tội, Chúa Giêsu đã cho người bại liệt được lành bệnh.Việc chữa lành người bất toại chính là bằng chứng lời tha tội có hiệu quả. Và khi người bại liệt chấp nhận lời tha tội của Chúa Giêsu thì đồng thời anh cũng tin nhận Người là Đấng cứu thế, là Thiên Chúa thật, là Đấng Thiên sai, là “ Con Người “ mà ngôn sứ Đaniel đã loan báo.

CHÚA VỪA CHỮA BỆNH VỪA THA TỘI: Đối với người Do Thái bệnh là do tội. Bệnh càng nặng thì tội càng nặng. Tội nặng mới bị Thiên Chúa phạt ra bên ngoài bằng bệnh tật như thế. Chúa Giêsu không đồng ý quan niệm này. Đối với Ngài bệnh là bệnh và tội là tội. Cái gì ra cái nấy. Có người có thể vừa có bệnh vừa có tội. Có người có bệnh mà không có tội và ngược lại. Do dó, khi Chúa nói “ Này con, tội con được tha rồi “, Chúa chỉ có ý minh chứng Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội, vì đối với người Do Thái: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Tuy nhiên, tha tội mà không khỏi bệnh, người Do Thái không tin, mà khỏi bệnh không thôi thì lại rất là bình thường. Chính vì thế, để giải quyết vấn đề, Chúa Giêsu đã thực cả hai: vừa tha tội, vừa chữa bệnh. Đây là hành động của Thiên Chúa toàn năng, đầy thương xót cả hồn lẫn xác.

BÀI HỌC CHÚA GIÊSU DẠY MỌI NGƯỜI :

Người bệnh hoạn và người tội lỗi, cả hai thật đáng thương. Chúa Giêsu luôn dạy mọi người: ” Hãy yêu thương nhau “. Ngài đã thực hiện tình thương của Ngài qua cử chỉ Ngài quì chân xuống rửa chân cho các môn đệ. Ngài đã lui tới, đồng bàn với những người tội lỗi, yếu đuối. Ngàiđã đi đến với mọi thành phần xã hội và sống gần gũi với họ. Ngài đã nói: ” Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em “. Do đó, chúng ta nếu không động viên, an ủi, khích lệ những người bệnh hoạn, tội lỗi thì cũng đừng nói những lời hoặc có những cử chỉ làm cho họ buồn phiền và đau khổ thêm.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ :

Hãy mau mắn đến với Chúa Giêsu nơi tòa giải tội, để lắng nghe và được ơn tha thứ như Ngài đã nói với người bại liệt: ” Này con, tội của con đã được tha “ ( Mc 2, 5 ). Khi nghe lời tha tội, chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thấy tâm hồn được bình an, thư thái như người bại liệt đã cảm nhận sau khi được chúa chữa lành và tha thứ tội lỗi. Chúng ta hãy mở lòng để đón nhận sự tha thứ vô biên của Thiên Chúa. Đón nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có thái độ nhân từ và khoan dung đối với người khác hơn.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ tội lỗi chúng con, xin cho mỗi người chúng con cảm nghiệm được phúc bình an của lòng thương xót của Chúa. Amen.
 
Cho dù cả thế gian, cũng không bằng một Mẹ.
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
16:14 16/02/2009

Cho dù cả thế gian, cũng không bằng một Mẹ.



BÀI GIẢNG LỄ AN TÁNG BÀ CỐ MATTA LÊ THỊ THANH THỌ

MẸ SR. ANÊ HOÀI HƯƠNG DÒNG MTG NHA TRANG.

GIÁO XỨ MẸ VÔ NHIỄM


Ngày 16.2.2009

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, 84 tuổi, đã qua đời tại nhà nghỉ của Ngài trong sự thanh thản và bình an, vào lúc 9 giờ 37 phút ( giờ Rôma) đêm Thứ Bảy ngày 2/04/2005, tức vào lúc 2 giờ 37 phút sáng Chúa Nhật 3/04/2005 (giờ Việt Nam), kết thúc 26 năm, 5 tháng và 17 ngày trong cương vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần thế.

Trước khi giã từ cuộc sống trần thế, trên giường bệnh Đức Giáo Hoàng đã thì thào với vị thư ký riêng: “Cha đang vui mừng, ước gì các con cũng vậy.” Ước mong, lời trăn trối này là “một di chúc” dành cho tất cả mọi tín hữu trên toàn thế giới.

Bà cố Matta Hồ Thị Thanh Thọ được Chúa gọi về lúc 10giờ ngày 14.2, ngày lễ tình yêu. Bà về với Chúa an bình nhẹ nhàng. Bà ra đi lặng lẽ một mình thanh thản.

Những tháng ngày vừa qua, căn bệnh ung thư bao tử hành hạ thân xác bà đau đớn. Tìm thầy chạy thuốc khắp mọi nơi, y học đành chịu thua trước bệnh tật và cái chết. Bà cố ra đi mang theo bao nổi ưu tư khắc khoải của một người mẹ còn nhiều đứa con chưa yên bề gia thất.

Trước Tết hai tuần, bà kiệt sức, gia đình lo lắng sợ bà chết trong dịp Tết. Tôi đến xức dầu, mọi người cầu nguyện xin Chúa khoan cất bà về. Chúa nhậm lời để đến hôm thứ bảy 20 Tết, bà lặng lẽ xuôi hồn về với tổ tiên. Bà cố chết trong Chúa như lời sách Khải huyền đã nói: ngay từ bây giờ, phúc thay những người đã chết mà được chết trong Chúa. Thần khí phán: phải, họ sẽ được nghĩ ngơi, không còn vất vả nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ (Kh 14,13).

Bà Matta chết trong Chúa, từ nay hết đau khổ nhọc nhắn, giả từ cuộc sống trần gian để về với Chúa. Cụ bà 80 tuổi, mẹ bà cố run rẩy khóc thương con “là xanh rụng xuống, lá vàng trên cây”. Quả thật, cuộc sống con người ở đời chỉ là tạm bợ. Trần gian chỉ là nơi ta sống đợ ở nhờ. Tất cả mọi người sinh ra nơi trần thế đều là lữ khách hành hương đi về cội nguồn của mình. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói lên tâm sự lữ khách ấy qua lời ca: Con chim ở trọ cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn, tôi nay ở trọ trần gian, mai sau về chốn xa xăm với người. Cuộc sống trần gian chỉ là quán trọ. Ai ai cũng phải trải qua một cuộc hành trình ngắn dài tương đối. Để đi về đâu? Không ai xác định được điều ấy, người ta chỉ nói tử quy, thác về. Đối với chúng ta, chết là về với Chúa. Thành ngữ: về với Chúa rất thích hợp với người Việt Nam Công giáo chúng ta, vì một mặt nó diễn tả đúng ý nghĩa Thánh kinh, đúng với niềm tin của Giáo hội nhưng mặt khác nó cũng rất gần gũi với niềm khát vọng của người Việt là được về với ông bà cha mẹ tổ tiên mà “Cha trên trời chính là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất “ (Ep 3,14).

Khi nói về cái chết của mình Chúa Giêsu cũng dùng kiểu nói: Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha. Cái chết như vậy có nghĩa là một sự hội ngộ khiến chúng ta đựơc quy tụ về với Đấng đã sinh thành ra mình. Đây là một cuộc trở về nhà Cha thật sự. Con người có sinh có tử, đó là luật của Đấng Tạo Hoá đã an bài, không ai biết được mình sẽ ra đi vào ngày giờ tháng năm nào và ở đâu. Con người không chọn và không định được ngày giờ ra đi. Sự sống và sự chết đều là kỳ công của Tạo Hoá, con người không thể làm ra sự sống cũng không tài nào cản ngăn được sự chết.

Những ngày này đang đi dần về cuối mùa xuân, bên linh cửu của bà cố đây, chúng ta nghe như lời tâm sự của Ns. Trịnh Công Sơn.

Vừa tàn mùa xuân rồi vào mùa hạ,
Rọi xuống trăm năm một või đi về.
Mấy che trên đầu và nắng trên vai,
Đôi chân ta đi sông còn ở lại.
Còn tình yêu thương vô tình chợt gọi.
Rọi xuống trăm năm một cõi đi về
.

Những người thân trong tang quyến, bà con làng xóm, cộng đoàn giáo xứ lại thấy đâu đây hình bóng của bà vẫn còn hiện hữu, hình bóng lung linh như ánh sáng những ngọn nến nhạt nhoà như khói sương toả vào ký ức những kỷ niệm nhớ thương dấu ái.

Hình ảnh cảm động nhất đối với tôi và bà con trong giáo xứ chúng ta là suốt cả tuần lễ, Ông Hai cõng bà Hai đi lên nhà thờ đọc kinh cầu nguyện bên đài Đức Mẹ. Mỗi tối tôi ng8ám nhìn hình ảnh ông cõng bà nhạt dần phía cổng Nhà thờ, lại thấy xót xa. Mấy ngày gần đây không thấy ông cõng bà nữa, tôi mới hỏi thăm, ông bảo là bà yếu quá không bám tay vào cổ để ông cõng, ông đi một mình đến cầu nguyện với Đức Mẹ. Nhìn bóng ông một mình lủi thủi đi về, tôi nghĩ từ nay, đời ông đi một mình thiếu vắng người vợ yêu dấu. Ông ngắt mấy cọng lá đi nhanh về cho bà uống, ông nói uống lá thuốc đài Đức Mẹ giúp bà giảm cơn đau hành hạ. Mấy lần đến thăm nói chuyện với bà. Bà nói trong nước mắt là bà không muốn chết. Tám đứa con, mới có hai đứa lập gia thất, một đứa đi tu dâng cho Chúa, còn một đàn con nhỏ chưa có gia đình, không có mẹ thì ai chăm sóc cho chúng nó hả cha?. Nghe bà tâm sự thều thào trong hơi thở nhẹ như gió thoảng, tôi bùi ngùi xúc động. Tôi chỉ biết động viên an ủi bà, hãy dâng cho Chúa cho Đức Mẹ tất cả để các ngài lo liệu. Hành trình 54 tuổi đời của bà còn biết bao gánh nặng gia đình chưa lo toan trọn vẹn. Nhiều người đến thăm, ai cũng cảm động đến rơi lệ khi nghe bà bày tỏ những thổn thức về đàn con nhỏ. Nhạc sĩ Y Vân là người đã được cái cảm nhận xuất thần khi ông khai triển đề tài mẹ qua nhạc phẩm bất hủ “Lòng Mẹ”: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào. Lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào”; và Thiền Sư Nhất Hạnh cũng rất thổn thức khi viết: “mẹ là dòng suối dịu hiền”. Thiếu dòng suối ấy, thiếu đại dương tình thương ấy, người con không thể nào sống hạnh phúc.

Có một người con viết cho mẹ những vần thơ đầy xúc cảm.

Đời Mẹ chưa bao giờ nở một Mùa Xuân
từ thuở đôi mươi đến hôm nay mái đầu bạc trắng
Chỉ biết hy sinh thầm lặng
nhận về mình bao phần cay đắng
gánh trên vai bao vất vả nhọc nhằn…
Những tháng-năm-khoai-sắn
Mẹ chạy ngược chạy xuôi
Buôn thúng bán bưng, phơi lưng cuốc rẫy
lượm lặt cho con từng hạt gạo hiếm hoi
để ngoài bữa sắn khoai còn thấy màu cơm trắng…
Căn chòi nhỏ mong manh những đêm mưa lạnh
Tám Mẹ con co ro…
chăn màn chắp vá
chỗ khô ráo cho con, nơi dột ướt Mẹ nằm.
Những đêm Giao thừa
cả nhà đi ngủ sớm
giờ phút thiêng liêng, nghe tiếng Mẹ thở dài
Không áo mới cho con
chẳng thịt thà bánh trái
mặc thời gian cứ thế trôi đi…
Vậy mà đàn con vẫn lớn khôn
giờ mỗi người mỗi ngả
Đứa lấy vợ, đứa theo chồng
đứa đang theo đại học
Mẹ vẫn chưa thôi tháng ngày khó nhọc
Đôi mắt nhạt nhoà dòng nước mắt thương con
Chưa được nhìn con đứng vững giữa đời
vẫn một mình nơi quê nghèo còm cõi
hố mắt rưng vui nghe con cháu tụ về
rồi lại đứng thẫn thờ đầu ngõ
lúc cháu con lần lượt chào Mẹ đi…
Cả đời Mẹ cho con đôi cánh
Con bay đi góp mặt với đời
Chưa nuôi Mẹ được một ngày
Lúc ốm đau đâu dễ về chăm sóc
Vẫn có đứa làm buồn lòng, Mẹ khóc!
Nổi lo oằn trên vai Mẹ chưa thôi…
Để xấu hổ cho tôi
mỗi khi nghe con trẻ hát
“Em sẽ là Mùa Xuân của Mẹ…”
Tôi lại cảm thấy mình có lỗi
bởi quá nửa đời người
tôi vẫn chưa là Mùa Xuân cho Mẹ
Mẹ ơi!
Người con ấy nhắn gởi rằng:
Xin những ai còn mẹ
Hãy về để thăm mẹ, Ôm mẹ và hôn mẹ
Vì một ngày nào, Mẹ sẽ mãi ra đi
Con muôn đời hối tiếc, Nhưng đã mất mẹ rồi
Cho dù cả thế gian, cũng không bằng một mẹ.


Ca dao VN có viết: cây có gốc mới nở nghành sanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu, người ta có gốc từ đâu có cha có mẹ rồi sau có mình. Lòng thảo hiếu biết ơn của con cháu đối với ông bà cha mẹ rất quan trọng đối với người Việt nam chúng ta. Tình cảm này không những được thể hiện qua cách đền ơn đáp nghĩa của con cháu đối với ÔBCM khi còn sống mà cả khi các ngài đã qua đời. Bởi vì đối với người việt: con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn. Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Con người sinh ra ở đời chẳng có ai thân yêu gần gũi bằng cha mẹ của mình. Công ơn sinh thành, công lao dạy dỗ, tình yêu thương ấp ủ khiến con cháu lo sao cho tròn chữ hiếu. Đạo hiếu là lòng biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn cha mẹ. Nói đến công ơn cha mẹ người ta nói đến ơn chín chữ, đức cù lao, ơn võng cực biển trời: ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực. Con cái có bổn phận kính trọng yêu mến, hiếu thảo.

Người Việt nam sống chết đều gắn bó với quê hương, vì lá rụng về cội. Khi sinh ra cái nhau của ta được chôn nơi sân trong vườn nhà mình, có khi là dưới viên đá lát lối đi. Khi ta chết,ta cũng muốn được chết tại quê hương, được chôn cất trong đất của tổ tiên, đất Thánh Giáo xứ. Quê hương là đất nước là nơi chôn nhau cắt rốn, vì vậy người Việt nam suốt đời gắn bó với quê hương, với tổ tiên, ÔBCM.

Thi sĩ Chế Lan Viên đã viết về miền đất quê hương ấy qua hai câu thơ ý nghãi: khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hoá tâm hồn. Bà cố Matta đã ra đi về nhà Cha, nhưng mảnh đất Tân Hà này đã hoá thành tâm hồn của bà vì ở đó còn có mẹ già 80 tuổi, có chồng, có đàn con cháu, có bà con lối con, có cộng đoàn giáo xứ, hàng ngày vẫn luôn nhớ cầu nguyện cho ông trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo hội. Bà ra đi trong lòng mến chúng ta ở lại trong lòng tin. Cái chết như một huyền nhiệm, như nhịp cầu đưa bà ra đi về nhà Cha, nơi yên nghĩ muôn đời, một cõi đi về đợi ngày tái ngộ trong cõi vĩnh hằng. Chúng ta tin rằng bà cố đã an giấc ngàn thu, nhưng vẫn có ngày chỗi dậy, đó là ngày Chúa quang lâm. Và chúng ta có thể hát lên với Ông Gióp: tôi tin rằng đấng cứu chuộc tôi hằng sống, và ngày tận thế,từ bụi đất, tôi sẽ đứng lên, một ngày kia chính trong trong thân xác này tôi sẽ được nhìn thấy Chúa, Đấng cứu độ tôi. Bà cố ra đi trong niềm hạnh phúc và hy vọng sống trong sự sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh. Bà về với tổ tiên, về với cội nguồn của mình. Trong niềm khát vọng ấy, thi sĩ Tagore đã viết lời kinh tha thiết:

Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).


Lời nguyện cầu của cộng đoàn là lễ vật là hương thơm bay lên chốn huyền siêu trước tôn nhan Đấng Tối Cao. Xin Chúa đoái thương đón nhận và dẫn đưa bà cố về dự tiệc vui muôn đời. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của Quốc gia Thành Vatican
LM Trần Đức Anh, OP
02:23 16/02/2009
VATICAN.- ĐTC đề cao vai trò của Quốc gia thành Vatican trong việc giúp Tòa Thánh và Giáo Hội chu toàn sứ mệnh do Chúa Kitô trao phó, độc lập khỏi mọi quyền bình nhân trần.

Trong buổi tiếp kiến sáng 14-2-2009, dành cho các tham dự viên Hội nghị kỷ niệm 80 năm thành lập Quốc gia thành Vatican, với chủ đề ”Một lãnh thổ nhỏ cho một sứ mạng lớn”, ĐTC nhắc đến sự sáng suốt, nhìn xa trông rộng của Đức Giáo Hoàng Piô 11 khi xúc tiến việc ký hiệp định Laterano với Italia khai sinh Quốc gia thành Vatican. Đây là một phương tiện để bảo đảm sự độc lập cần thiết khỏi mọi quyền bính nhân trần, để mang lại cho Giáo Hội và vị Mục Tử tối cao của Giáo Hội khả thể chu toàn trọn vẹn sứ mạng đã nhận lãnh từ Chúa Kitô. Quốc gia bé nhỏ này hữu ích thế nào cho Tòa Thánh, cho Giáo Hội, cho Roma và toàn thế giới, người ta thấy rõ điều đó chỉ 10 năm sau đó, tức là ngày 11-2 năm 1939, khi thế chiến thứ hai bùng nổ, một cuộc chiến tranh với những bạo lực và đau khổ lan đến cửa ngõ thành Vatican”.

ĐTC ghi nhận rằng trong 8 thập niên qua, Quốc gia Thành Vatican đã chứng tỏ mình là một phương tiện uyển chuyển và luôn đáp ứng những đòi hỏi được đề ra cho mình và tiếp tục phục vụ sứ mạng của ĐGH, của Giáo Hội, cũng như đáp ứng những điều kiện luôn thay đổi của xã hội.

Sau cùng, ĐTC nhận xét rằng ”tuy Quốc gia thành Vatican là một điểm hầu như không thấy được trên các bàn đồ thế giới, một quốc gia bé nhỏ vô phương thế tự vệ, không có quân đội đáng sợ và có vẻ chẳng có gì đáng kể trong các chiến lược địa chính to lớn của thế giới, nhưng quốc gia này, biểu tượng sự độc lập tuyệt đối của Tòa Thánh, đã và là trung tâm chiếu tỏa hoạt động bênh vực tình liên đới và công ích.. Ước gì Thành Vatican ngày càng là ”một thành trên núi” chiều tỏa rạng ngời nhờ những xác tín và lòng tận tụy quảng đại của những người đang hoạt động, phục vụ sứ mạng hướng dẫn Giáo Hội của Người Kế Vị Thánh Phêrô”.

Quốc gia thành Vatican là nước nhỏ nhất trên thế giới, rộng 44 hécta, với số công dân hiện nay là 565 người, nhưng chỉ có một nửa cư ngụ trong Nội Thành Vatican. Ngoài ra có hàng trăm người khác không có quốc tịch Vatican nhưng cư ngụ trong thành này vì lý do công vụ. (SD 14-2-2009)
 
Cổ vũ Văn hóa là điều nằm trong huyết quản Giáo Hội
Vũ Văn An
07:46 16/02/2009
Cổ Vũ Văn Hóa Là Điều Nằm Trong Huyết Quản Giáo Hội

Đức Hồng Y Bertone công du Mễ Tây Cơ từ ngày 15 tới ngày 19 tháng 1 năm nay để thay mặt Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chủ toạ cuộc Gặp Mặt Các Gia Đình Thế Giới. Trở về Vatican, ngài đã dành cho Đài Phát Thanh Vatican, nhật báo L’Osservatore Romano và Trung Tâm Truyền Hình Vatican một cuộc phỏng vấn.

Mục vụ và chính trị

Được hỏi: ngoài vai trò làm đặc sứ của Đức Giáo Hoàng để chủ toạ cuộc Gặp Mặt Các Gia Đình Thế Giới, hình như cuộc công du này cũng để đánh dấu một khởi đầu mới trong quan hệ ngoại giao với Mễ Tây Cơ, Đức Hồng Y cho hay: Cuộc công du này có tính mục vụ sâu sắc nhưng cũng có mục tiêu chính trị qua việc gặp gỡ Tổng Thống Mễ và nhiều thẩm quyền khác.

Ta nên nhớ gần đây Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti cũng đã tới Mễ Tây Cơ, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày tái lập các liên hệ ngoại giao giữa Nước này và Tòa Thánh, một biến chuyển rất có ý nghĩa đối với Mễ Tây Cơ, có được là nhờ sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II, nhân dịp ngài qua dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.

Quốc vụ khanh Toà Thánh tới Mễ Tây Cơ lần này trong tư cách đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng trong tư cách là quốc vụ khanh nữa, điều này cho thấy nhiều khía cạnh tích cực. Không hẳn vì tại Mễ Tây Cơ đã có một tính thế tục tích cực ( positive secularism), nhưng quả đã có nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều mối liên hệ tích cực xẩy ra giữa Giáo Hội và nhà nước.

Giáo hội tại đó hiện đang tự đảm nhiệm lấy mình, một Giáo Hội tử đạo đã đành. Và đây là một dịp hết sức đặc biệt để Đức Giáo Hoàng hiện diện với hai sứ điệp: lời chúc lành thu thanh và sứ điệp trực tiếp truyền thanh truyền hình được quần chúng Mễ hoan hô vang dội. Lời hoan hô ấy cho thấy lòng mong ước của dân Mễ được thấy tận mắt vị đại diện của Chúa Giêsu đã đành mà còn nói lên cảm thức hiệp thông toàn diện với Giám Mục Rôma nữa.

Gia đình và văn hóa

Được hỏi tại sao ĐHY nhấn mạnh cùng một lúc tới hai chủ đề gia đình và văn hóa, ngài trả lời: Vì trên thực tế, gia đình là người đầu tiên chuyển giao các giá trị và nền văn hóa cho các thế hệ mới; đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn lên, gia đình là người chuyển giao các giá trị.

Đó là một sự kiện đã được chứng minh hẳn hòi bất chấp các khó khăn hiện gặp phải dù ở Âu Châu hay ở Mỹ Châu La Tinh. Đức HY cho hay ngài nhớ tới một hội nghị, đúng hơn một cuộc tranh luận diễn ra ngay tại Rôma, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêrô, với Giáo Sư Barbiellini Amidei, cũng về gia đình, về khả năng hay bất khả năng của nó trong việc xử lý các giai đoạn xã hội hóa khác trong trách vụ chuyển giao các giá trị.

Cuối cùng, người ta nhất trí rằng gia đình là giai đoạn đầu tiên trong diễn trình chuyển giao giá trị, và đó cũng là xác tín của các Đức GH: của Đức Gioan Phaolô và nhất là của Đức Bênêđíctô XVI như đã thấy trong hai sứ điệp gửi cho cuộc đại hội tại Mễ Tấy Cơ: gia đình là giai đoạn đầu tiên trong diễn trình đào tạo nhân bản và Kitô Giáo. Gia đình chuyển giao bản sắc, bản sắc riêng của gia đình, và bản sắc văn hóa cũng như tâm linh của một dân tộc.

Rồi nhà nước được khai sinh nhờ việc tụ tập, hiệp thông giữa các gia đình. Đó là lý do tại sao nhà nước phải có sứ mệnh củng cố bản sắc dân tộc vốn dựa cơ sở trên gốc rễ, nguồn cội của mình, một nguồn cội sau này sẽ xác định việc triển khai ra cả hai cộng đồng chính trị và giáo hội.

Nền văn hóa Công Giáo Mễ Tây Cơ

Được hỏi: xem ra ĐHY có vẻ như muốn khuyến khích việc đặt lại nền tảng cho một nền văn hóa Công Giáo Mễ Tây Cơ, việc ấy nhằm mục đích gì? Đức HY Bertone cho hay: Hiện Mễ Tây Cơ có nhiều truyền thống văn hóa vĩ đại: nhiều trường đại học và định chế giáo dục, nhưng vì chỉ vừa mới được tái sinh sau khi Giáo Hội ở đó được hưởng đôi chút tự do, nên các thực tại này có nguy cơ rút mình vào trong góc.

Hiện nay, khuynh hướng thế tục hóa đang khá mạnh, có những lực lượng chống lại Giáo Hội, chống lại sứ mệnh giáo hóa và đào luyện của Giáo Hội, chống lại chức năng phát triển văn hóa của Giáo Hội. Nhưng ta phải nhớ rằng Giáo Hội là người đã sáng lập ra các đại học, các đại học đã được phát sinh giữa lòng Giáo Hội và tại Mễ Tây Cơ, người ta nói hiện có 2,000 trường đại học, kể cả của chính phủ lẫn của tư nhân, trong đó có nhiều trường của Giáo Hội, cũng như của các tu hội.

Hiện đang có cả một nguồn tài nguyên bao la cần được khai thác, cần làm cho nó trở thành hiện hữu và tác động, để nó gây ảnh hưởng tới nền văn hóa của dân tộc và, đây là vấn đề phúc âm hóa nền văn hóa, phải làm cho nó chứng tỏ được rằng các đại học có bản chất Công Giáo hay có hoài bão Công Giáo có khả năng chú tâm tới khoa học, tạo tiến bộ cho khoa học và do đó, tạo ra được nhiều ranh giới và hình thức mới cho việc phát triển văn hóa, để phục vụ thiện ích của quốc gia Mễ Tây Cơ. Đó chính là lý do khiến Đức Hồng Y tìm cách khuyến khích và kích thích loại phát triển này.

Một phán đoán khắc nghiệt

Được hỏi: khi nhấn mạnh rằng trong thế kỷ qua, nền văn hóa Mễ Tây Cơ chỉ gặt hái được những thành công hết sức hạn chế, lời phán đoán ấy có quá nghiêm khắc không, khi ta biết rằng Giáo Hội Mễ Tây Cơ từng chịu bách hại đẫm máu? Đức HY Quốc Vụ Khanh cho hay: nó quả là một phán đoán khắc nghiệt. Chỉ xin trích dẫn một tác giả, ông Gabriel Zaid, người nhắc lại có lần được một vị giám mục Âu Châu chất vấn: “Ở Mễ Tây Cơ, liệu có thể có được một nền văn hóa Công Giáo hay không? Liệu Giáo Hội Công Giáo có gây được một ảnh hưởng văn hóa nào đó trên xứ sở hay không?”. Một cách rõ hơn, vị giám mục người Hòa Lan này hỏi ông: ta có thể chờ mong gì nơi Mễ Tây Cơ, thì Zaid buồn rầu cho hay “Tôi chả đem lại cho ngài một mối hy vọng nào. Ở Mễ Tây Cơ, ngoài các phế tích của thời vàng son và nền văn hóa bình dân, văn hóa Công Giáo đã kết thúc từ lâu rồi”. Bạn nên hiểu chúng ta đang nói tới thập niên 1970, nền văn hóa ấy vẫn nằm bên lề, trong một thế kỷ nổi tiếng nhất của văn hóa Mễ Tây Cơ, tức thế kỷ 20. Làm sao môt việc như thế đã có thể xẩy ra được? Zaid bảo: “Chính tôi cũng đang tự hỏi như thế!”.

Bắt mạch như trên quả có bi quan yếm thế thật: tôi nói như thế vì quả tình đã và đang có nhiều sáng kiến, nhiều khía cạnh tích cực hết sức có ý nghĩa, đến nỗi quả là hết sức bất công khi quá nhấn mạnh tới điều tiêu cực và hoàn toàn chấp nhận lối bắt mạch trên.

Tuy nhiên, nhận định của tác giả và câu hỏi của vị giám mục trên đòi có câu trả lời; nhận định và câu hỏi ấy có tính kích thích ta.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong bài diễn văn vĩ đại của ngài tại UNESCO đã cho rằng văn hóa rất cần thiết trong việc làm của Giáo Hội. Ngài lớn iếng quả quyết: “Tương lai của nhân loại tùy thuộc nơi văn hóa! Hòa bình thế giới tùy thuộc tính tối thượng của Tinh Thần! Tương lai hòa bình của nhân loại tùy thuộc vào tình yêu!”. Như thế, ngài đã nối kết hòa bình, văn hóa và tình yêu lại với nhau.

Đối với Giáo Hội, cổ vũ văn hóa là một thực tại bẩm sinh, được khắc ghi vào chínhhuyết quản, vào chính hệ DNA của mình, vào chính lịch sử của mình: Nó là một mệnh lệnh khẩn cấp và thiết yếu. Do chính sự kiện: Phúc Âm tự nó sáng tạo ra văn hóa, nên công bố Phúc Âm là một sáng tạo có tính văn hóa. Sự thật là tại Mễ Tây Cơ, Giáo Hội từng bị bách hại và đã trổ sinh nhiều vị tử đạo. Đức HY cho hay ngài đã nhận được và từng tôn kính hài cốt một thiếu niên 15 tuổi, trông bề ngoài già dặn hơn tuổi đời, tên là José Sánchez del Río, người từng tham gia một nhóm văn hóa trong Công Giáo Tiến Hành. Bất chấp tuổi còn nhỏ, cậu đã bị bắt và sau đó bị giết. Trước khi chết, cậu viết hàng chữ “Vạn tuế Vua Kitô” vốn là khẩu hiệu của các vị tử đạo Mễ Tây Cơ. Đó chính là lý do tại sao Giáo Hội Mễ Tây Cơ trăm phần trăm là một Giáo Hội Tử Đạo, nhưng chính vì thế mà Giáo Hội ấy bị đẩy ra bên lề. Giáo Hội này luôn luôn thực hành một tôn giáo vĩ đại nặng về thờ phượng, hết sức có ý nghĩa, làm nguồn suối cho lòng tín trung của mình đối với Chúa Kitô và cho lòng hứng khởi của mình đối với đức tin, nhưng đôi chút rụt rè trong quan điểm văn hóa. Đó chính là lý do tại sao trước đây và bây giờ ta cần phải phát động lại toàn bộ việc cổ vũ văn hóa, một công việc, như vừa nói, vốn bẩm sinh đối với sứ mệnh của Giáo Hội, nhất là tại Mễ Tây Cơ.

Hòa nhập các nền văn hóa

Về nhu cầu phải mở rộng và tìm lại ý niệm “mestizaje" [hoà nhập liên văn hóa vốn tạo ra nền văn hóa mới], phải chăng ý niệm này không những cần thiết đối với Mễ Tây Cơ mà còn cần thiết cho nhiều nước Phương Tây khác, nơi ý niệm này ít được chấp nhận? Về câu hỏi này, ĐHY Bertone phát biểu như sau: "Mestizaje" là một lối suy nghĩ, một thực tại hết sức tốt đẹp cho ta thấy sự biến hóa của văn hóa, một biến hóa được kiểm nghiệm qua cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, một gặp gỡ không được loại trừ ai.

Ở Mễ Tây Cơ, và điều này cũng áp dụng cho các nước khác ở Phương Tây nữa, qui luật của văn hóa phải là Phúc Âm và Thánh Kinh. Tuy nhiên, ở Âu Châu và ở Phương Tây, qui luật văn hóa, tức Phúc Âm và Thánh Kinh, hay nói đúng hơn, gốc rễ Kitô Giáo của nó, đôi khi bị gạt qua một bên, không được coi là qui luật sống, qui luật cảm nghiệm và qui luật của biến hóa văn hóa. Ở Mễ tây Cơ, nghệ thuật Ba-rốc (Baroque) và trọn bộ sức gợi hứng pha trộn cả Âu Châu lẫn thổ địa (mestizo inspiration) nơi Đức Bà Guadalupe, đang có nguy cơ bị chia rẽ bởi những người chỉ biết bảo vệ văn hóa bản địa và ở phía kia, những người chỉ biết đề cao tính tối thượng, có thể nói như thế, của văn hóa Âu Châu, vứt đi mọi thứ gốc rễ trong văn hóa bản địa.

Chính vì vậy, ta đang có nguy cơ đặt kình chống giữa hai nền văn hóa bản địa và Âu Châu, mà không chịu thực sự đối thoại cũng như hợp năng (synergy) hai nền văn hóa ấy, và đưa ra một tổng hợp cả hai nền văn hóa ấy để tạo nên một nền văn hóa mới làm đặc điểm cho dân tộc Mễ Tây Cơ và cho nhiều dân tộc khác tại Mỹ Châu Latinh.

Sự chia rẽ này, cuộc ly dị vĩ đại này, hiện đang là cuộc ly dị lớn xẩy ra giữa nền văn hóa bình dân và nền văn hóa thượng lưu vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Âu Châu. Cho nên, để đối phó với cuộc ly dị đó, nghệ thuật Ba-rốc vĩ đại và cuộc tổng hợp Âu Châu và bản địa (mestizo synthesis) phải là dấu chỉ bản sắc của người Mễ Tây Cơ. Phải tránh cho được sự chia rẽ này và phải thực hiện cuộc tổng hợp giữa các nền văn hóa bằng đối thoại hữu hiệu, phong phú và có hoa trái. Tại Mễ Tây Cơ, cuộc đối thoại này được đại biểu bởi nghệ thuật, nhưng cũng nhờ sự hiện diện đầy huyền nhiệm, ngoại thường được Đức GH Gioan Phaolô II nhấn mạnh nơi khuôn mạo Đức Mẹ Guadalupe, khi ngài nói rằng Đức Mẹ là biểu tượng của việc bản vị hóa việc phúc âm hóa (inculturation of evangelization). Kể từ đầu lịch sử Tân Thế Giới, khuôn mặt “Âu Châu và bản địa” của Đức Mẹ Guadalupe cho thấy rằng có một tính đơn nhất nơi con người giữa nhiều hình thức văn hóa đa dạng và trong cuộc giao thoa giữa các nền văn hóa ấy.

Gặp Tổng Thống Mễ Tây Cơ

Nhận định về cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Mễ Tây Cơ, Đức HY Bertone cho đây là một cuộc gặp gỡ thân tình, rất tốt đẹp và phong phú, kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Theo ĐHY, Tổng Thống Mễ là một người Công Giáo ngoan đạo, sẵn sàng tìm lại căn rễ Kitô giáo của nền văn hóa Mễ, nhưng cũng không tha đặt ra nhiều câu hỏi khúc chiết đối với Giáo Hội. Ông muốn nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa tôn giáo và cuộc sống, tới nhu cầu cần phải có sự gắn bó rõ ràng khi ta làm người Công Giáo. Nên nhớ: theo thống kê gần đây, 87% người Mễ tự cho mình là người Công Giáo, nhưng không may, tại nhiều nơi, sự kiện tuyên bố mình là người Công Giáo chẳng hề có nghĩa là sống phù hợp với Phúc Âm và các giáo huấn của Giáo Hội.

Đó chính là lý do tại sao Đức HY và Tổng Thống Mễ đã rất thành thực lên tiếng và đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, như chủ đề giáo dục tại Mễ, chủ đề các trường Công Giáo mà ĐHY tin hiện chiếm 5% các trường Mễ, một tỷ lệ quá thấp. Hai vị cũng đề cập tới việc dạy giáo lý Công Giáo để đào tạo toàn diện các trẻ em và thiếu niên cũng như để phát triển nhân cách các đối tượng này…

Nhận định về Giáo Hội Mễ Tây Cơ

Theo ĐHY Bertone, Giáo Hội tại Mễ tây Cơ là một giáo hội rất sinh động, không hẳn là một định chế đang gặp khủng hoảng vì ở đó có một đoàn ngũ giám mục tuyệt vời. Đức HY đã gặp gỡ nhiều vị giám mục để thảo luận thành thực với họ. Nhờ thế, ngài nhìn ra một giáo hội đang lớn mạnh về nhiều phương diện, dĩ nhiên là có khó khăn, những khó khăn của thời hiện đại và của những nước Mỹ Châu Latinh gặp phải: thí dụ, vấn đề gây hấn của các giáo phái chẳng hạn.

Tuy nhiên, đó vẫn là một giáo hội đang lớn mạnh, một giáo hội biết trao vai trò cho giáo dân, và giáo dân rất mong ước được hợp tác, cả trong ranh giới văn hóa lẫn thương trường, vốn là sở trường của họ, và cả chính trị nữa. Họ yêu cầu được các dự án của Giáo Hội chỉ đạo, khuyến khích để có thể tham gia và chia sẻ. Mới tháng Mười Một năm ngoái, các giám mục đã tổ chức một phiên họp của hội đồng giám mục với sự tham dự của 120 giáo dân từng được chuẩn bị kỹ và có ý hướng tốt và vì thế, có khả năng hợp tác và củng cố được sự hiện diện của Giáo Hội trong xã hội Mễ Tây Cơ.

Ơn kêu gọi tiếp tục tăng số, các chủng viện tiếp tục đông đảo các chủng sinh, dù con số chủng sinh có khác nhau giữa các giáo phận với nhau, nhưng có giáo phận có tới hàng trăm chủng sinh. Tuy vẫn còn phải giải quyết các vấn đề về đào tạo, nhưng nói chung, vấn đề ơn kêu gọi hết sức vững vàng. Nên nhớ Mễ Tây Cơ có 92 giáo phận, bởi thế, nước này có thể trở thành nguồn cung cấp các nhà truyền giáo cho các nước lân bang.

Tầm nhìn của Đức Bênêđíctô XVI

Các can thiệp của Đức HY Bertone và của Đức GH Bênêđíctô XVI hết sức ăn ý với nhau trong cuộc đối thoại với Giáo Hội tại Mễ tây Cơ. Điều ấy có ý nghĩa gì và nhằm mục đích nào? Đức HY Bertone trả lời: trước nhất phải nhận rằng Đức Thánh Cha biết tường tận về Giáo Hội Mễ Tây Cơ, nhờ hội đồng giám mục và sau đó các giám mục Mễ Tây Cơ đã mau mắn đến thăm “ad limina” chỉ ít tháng sau ngày ngài đăng quang. Đối với bất cứ cuộc viếng thăm nào loại này, Đức Bênêđíctô XVI đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng, rất chi tiết. Ngài nghiên cứu các phúc trình của các giáo phận, của vị khâm sứ và của hội đồng giám mục, lại còn nói truyện cụ thể với từng vị giám mục nữa. Dĩ nhiên, điều ấy giúp ngài bắt mạch rất chính xác nhịp sống của Giáo Hội tại từng quốc gia một.

Đàng khác, người cộng tác hàng đầu của Đức Giáo Hoàng đương nhiên phải hoàn toàn cùng một đường lối suy nghĩ như ngài. Cho nên, quốc vụ khanh nắm rất rõ các ngôn từ của Đức Giáo Hoàng và chuẩn bị chuyến đi của mình phù hợp với các đóng góp và chủ đề vốn được Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh hết sức quan tâm.

Các chủ đề về gia đình và văn hóa, nhất là trong cuộc gặp mặt giới văn hóa tại Queretaro, là các chủ đề được Đức Giáo Hoàng luôn canh cánh bên lòng. Thực ra ai trong chúng ta cũng biết rõ Đức Thánh Cha suy nghĩ ra sao, nên hòa điệu với các suy nghĩ của ngài là điều không mấy khó, chắc chắn đó là các chủ đề: hỗ trợ các giám mục, hỗ trợ thế giới Công Giáo và hàng ngũ giáo dân Mễ Tây Cơ trong sự hiệp thông trọn vẹn và cụ thể này, không những chỉ bằng cầu nguyện, mà còn bằng tình âu yếm, vừa công khai vừa đầy phấn chấn đối với Đức Thánh Cha, đồng thời chia sẻ các dự án văn hóa và mục vụ mà ngài hằng quan tâm.

ĐHY Bertone cho hay: ngài hết sức cố gắng khuyến khích quốc gia Công Giáo vĩ đại này trở thành một quốc gia quyến rũ, một quốc gia tiêu biểu cho Mỹ Châu Latinh và vùng Caribbean. Vì trên hết, quốc gia này có đủ sức mạnh, có đủ các tài nguyên lớn lao, cũng như vốn liếng nhân bản vĩ đại lại có tài nguyên lớn về vật chất, tinh thần và văn hóa. Chính vì thế, Mễ Tây Cơ là mũi nhọn dẫn đầu mọi quốc gia khác của Mỹ Châu Latinh. Đức HY cho hay đó là niềm hy vọng của ngài sau chuyến đi Mễ Tây Cơ vừa qua, một niềm hy vọng mà ngài đã đặt dưới chân Đức Mẹ Guadalupe.
 
Thăm viếng Israel là một quyết tâm “can trường” của Đức giáo hoàng
Phụng Nghi
15:43 16/02/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Người phát ngôn của Tòa thánh Vatican gọi quyết tâm du hành tới Giêrusalem của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI là một “quyết định can đảm”.

Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng Báo chí Tòa thánh, trong phiên chót chương trình truyền hình "Octava Dies" của Đài Vatican, đã phân tích quyết định đi thăm viếng vùng Đất Thánh sắp tới của Đức giáo hoàng.

Theo các nguồn tin từ Roma và Giêrusalem, Đức giáo hoàng sẽ du hành tới Jordan, Israel và lãnh địa Palestine vào tuần lễ thứ hai của tháng 5 sắp tới.

Chính Đức giáo hoàng Bênêđictô, trong một buổi triều yết của Hội nghị Chủ tịch các Tổ chức người Mỹ gốc Do thái, cũng đã đích thân loan báo rằng ngài đang chuẩn bị cho cuộc hành trình này.

Cha Lombardi nói: “Đó là một tin mừng. Mọi người Do thái cũng như tín hữu Kitô giáo đều ao ước được tới Giêrusalem. Người Do thái thời xưa đến thành thánh vừa đi vừa ca hát, còn Chúa Giêsu quyết tâm đi đến Giêrusalem để hoàn thành ý muốn của Chúa Cha.”

Cha giải thích rằng khi viếng thăm Thánh địa, người hành hương thăm viếng “nơi thánh thiêng nhất, nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người, đánh dấu lịch sử ơn cứu độ của chúng ta.”

“Đức giáo hoàng cũng có niềm ao ước như thế. Mặc dầu trước đây ngài đã tới đó rồi, nhưng ngài cảm thấy tầm quan trọng trong việc trở lại nơi này với cương vị thủ lãnh của một cộng đồng tín hữu, những người có thể hành hương, trong sự hiệp nhất tinh thần cùng với ngài và qua ngài, đến những nơi là căn cội niềm tin của họ.”

“Chẳng phài ngẫu nhiên mà Đức giáo hoàng Phaolô VI đã tới vùng Đất Thánh trước khi bắt đầu một loạt những cuộc tông du quốc tế, và Gioan Phaolô II đã noi theo bước chân đó, cung hiến những dấu hiệu hoà giải và ước vọng hòa bình không ai quên lãng được. Bây giờ thì đến lượt Bênêđictô. Đây là một quyết định can trường.”

Cha Lombardi giải thích rằng hiện nay “có tình trạng chính trị bất ổn, nhiều sự chia rẽ nội bộ giữa các phe phái. Tiếp tục có các mối căng thẳng trong vùng đất tràn đầy xung đột này, và mới đây nhất, là hiện trường của một cuộc chiến tranh đã tàn phá Giải Gaza và làm cho dân chúng vùng này bị thương tổn nặng nề.”

“Tiến trình hòa bình khó đạt được tiến bộ quyết định nào. Bóng tối hoặc thiếu tin tưởng thường trở lại làm đen tối cuộc đối thoại khởi đầu tốt đẹp giữa thế giới Do thái và Giáo hội Công giáo.”

“Nhưng dù sao đi nữa cũng cần phải đi tới. Quả thực, có lẽ vì tất cả những lý do đó mà phải cấp bách đi tới. Để cầu nguyện ở những nơi chốn hiểm nghèo nhất trong cuộc đối đầu giữa hận thù và yêu thương: Nơi xét theo quan điểm của con người, thấy dường như không thể có được hòa giải.

“Để nhắc nhở cho chúng ta rằng tên gọi của Giêrusalem là “thị trấn hòa bình”, nơi gặp gỡ của các dân tộc nhân danh một đấng Thiên Chúa cứu độ, ban an bình và yêu thương cho hết cả mọi người.”
 
Chuyến đi Do Thái của Đức Thánh Cha được coi là “can đảm”
Bùi Hữu Thư
18:00 16/02/2009

Chuyến đi Do Thái của Đức Thánh Cha được coi là “can đảm”



Phát ngôn viên Toà Thánh giải thích nội dung

VATICAN ngày 15, tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Một phát ngôn viên Tòa Thánh đã nói quyết định tông du Do Thái của Đức Thánh Cha rất “can đảm.”

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh phân tích quyết định của Đức Thánh Cha đi thăm Đất Thánh trong đoạn cuối của chương trình truyền hình Vatican "Octava Dies."

Theo các nguồn tin từ Rôma và Giêrusalem, Đức Thánh Cha sẽ đi Gio-đan, Do Thái và Palétin trong tuần lễ thứ hai của tháng 5.

Chính Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố tin này ngày 12 tháng 2 là ngài đang chuẩn bị cho chuyến đi này khi ngài tiếp kiến Hội Nghị các chủ tịch các Tổ Chức Do Thái lớn tại Hoa Kỳ.

Cha Lombardi nói, "Đây là một tin vui. Đây là ước nguyện của tất cả người Do Thái và Kitô hữu là được đến Giêrusalem. Các người Do Thái khi xưa tiến về Thánh Đô vừa đi vừa ca hát, Chúa Giêsu tiến về Giêrusalem với quyết định hoàn tất thánh ý của Chúa Cha."

Cha giải thích là khi viếng thăm Đất Thánh, khách hành hương được thăm “các nơi chốn lành thánh nhất, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người và đánh dấu lịch sử cứu chuộc của chúng ta."

Cha Lombardi nói, "Đức Thánh Cha cũng có ước nguyện này. Mặc dầu ngài đã đến đây, ngài cảm nghiệm tầm quan trọng phải trở lại như vị lãnh tụ của cộng đồng các tín hữu, là những người có thể tham dự chuyến hành hương thiêng liêng trong tinh thần hiệp thông với ngài và qua ngài được đến những nơi là nguồn gốc của đức tin của họ."

Cha nói, "Không phải là tình cờ mà Đức Thánh Cha Pholô VI đã bắt đầu một loạt các chuyến tông du quốc tế của các Giáo Hoàng tới Đất Thánh, và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đi theo bước chân ấy, để bầy tỏ những dấu hiệu quý báu về hòa giải và hy vọng cho hòa bình. Bây giờ đến lượt Đức Thánh Cha Benedict. Quyết định của ngài thật can đảm."

Cha Lombardi giải thích là hiện nay, “vẫn còn tình trạng chính trị bất ổn, vẫn còn những phân rẽ nội bộ bên trong nhiều phe phái. Có những căng thẳng liên tục trong vùng vì các vụ tranh chấp và mới đây khung cảnh của một cuộc chiến tàn phá Giải Gaza và làm tổn thương sâu xa đến người dân tại đây.

"Thể thức cho hòa bình phải có các tiến triển rõ rệt. Bóng tối và những dị biệt thường trở lại để đe dọa cuộc đối thoại đã được khởi sự giữa thế giới Do Thái và Giáo Hội Công Giáo."

Vị phát ngôn viên tiếp, "Tuy nhiên chúng ta vẫn phải tiến tới. Thật vậy, có lẽ chính vì những lý do này mà việc tiến tới trở nên khẩn cấp. Phải cầu nguyện ngay tại những điạ điểm thiết yếu cho sự đối chọi giữa thù hận và yêu thương: Nơi các sự hòa giải khả dĩ có thể đạt được theo quan điểm con người.

"Để nhắc nhở chúng ta là danh hiệu và ơn gọi của Giêrusalem phải là ‘thánh đô của hòa bình,’ của nơi các dân nước gặp gỡ nhau nhân danh Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc, Thiên Chúa của hòa bình và yêu thương tất cả mọi người."
 
Top Stories
Vatican delegation concelebrates Mass at Hanoi Cathedral
Emily Nguyen
05:29 16/02/2009
Despite of being under a tight schedule, the Holy See delegation concelebrated Sunday Mass with Vietnamese bishops at Hanoi Cathedral. Thousands attended the festive, funfilled ceremony.

Hanoi's Priests
Young children's traditional straw hat dance
Msgr. Pietro Parolin & Vietnamese bishops
Just hours after arriving Hanoi on Sunday Feb. 15, Msgr. Pietro Parolin, Msgr. Francis Cao Minh Dung, and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong concelebrated Sunday Mass at St. Joseph Cathedral with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and Auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh of Hanoi, Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, Bishop Cosme Hoang Van Dat of Bac Ninh, Bishop Anthony Vu Huy Chuong of Hung Hoa, and hundreds of priests. Thousands attended the ceremony.

One of the highlights of the Mass was young children's traditional straw hat dance which is rarely seen being performed during regular mass celebration, where young girls clad in ao-dai - Vietnamese for traditional clothing- and dance to the music while forming different artistic figures with their straw hats.

VietCatholic News has learned that days before, Bishops has informed Catholics in Vietnam about the visit asking specifically for intensive prayers for its success. The visit is understood by Catholics as a difficult one as it occurs at the time when Vietnam government has shown an increasing hostility toward Catholics as a result of series of conflicts over the ownership of Church properties that have been systematically seized by local authorities.

In a letter dated Feb 13, 2009, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, Chairman of the Conference informed that the visit “will involve a series of meetings with the government authorities at the Foreign Ministry and the Central Committee on Religious Affairs on the diplomatic relation between Vietnam and the Holy See.”

“Also on agenda will be its meeting with the Executive Committee of the Vietnam Conference of Catholic Bishops and with Vietnamese archbishops. Last but not least will be its visits to Thai Binh and Bui Chu dioceses of North Vietnam,” he continued.

Foreseeing difficulties in this 16th annual visit of the Holy See, the Conference Chairman specifically asked Vietnamese Catholics for intensive prayers and sacrifices as "a sign of solidarity and the love for the Church.”

“May all of us through this Holy See visit can perceive Jesus’ fervent desire as He prays earnestly to His Father for us 'to be in one' (Ga 17,21)," he concluded.

His conclusion reminds the presence of the Vietnam Committee for Solidarity of Catholics, a state-run organization established by the Communists in an attempt to create a “Patriotic Church” in Vietnam after the Communist takeover of South Vietnam. The atheist government has recently promoted it after a series of Catholic protests in Hanoi, Hue, Vinh Long and other dioceses.

A day before, Vietnam's government had announced that meetings would be held on next Monday and Tuesday in Hanoi between representatives of Vietnam and Vatican to "discuss the possibility of establishing 'diplomatic relations' with the Holy See", Foreign Ministry spokesperson Le Dung was quoted as saying by VNA - the country's official news agency.

After the Church has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of properties that have been seized by the government, Vietnamese Catholics both at home and abroad alike are watching closely the development with much interest. Despite all less than perfect outcome in the past from dialogues being held between the two states, many still hope that the Holy Spirit will be upon the Holy See delegates during this negotiation process so that they will not only be able to convey to the state of Vietnam its Christian/citizens legitimates aspiration on their land issue but also to reiterate the Church and its faithful's right to live in dignity and freedom to practice their religion without being like puppets under the maneuver of an atheist government in the name of national security and unity as if Catholicism is an evil religion of violence and anti-nationalism.
 
La délégation du Saint-Siège est arrivée à Hanoi où elle a été accueillie par l’archevêque et de très nombreux catholiques du diocèse
Eglises d'Asie
13:56 16/02/2009
Une délégation romaine de trois membres, conduite par Mgr Pietro Parolin, sous-secrétaire à la section de la Secrétairerie d’Etat chargée des relations avec les Etats, est arrivée dans la matinée du dimanche 15 février à l’aéroport de Hanoi pour une visite qui commence officiellement le 16 février et s’achèvera le 21 du même mois. Hôtes du gouvernement vietnamien, les membres de la délégation ont été accueillis dans un hôtel à proximité de la cathédrale et de l’archevêché. Dans l’après-midi, les représentants du Saint-Siège ont été reçus avec beaucoup de chaleur à l’archevêché par Mgr Joseph Ngo Quang Kiêt. De très nombreux fidèles étaient venus de tout le diocèse à cette occasion. Ils ont participé à 18 heures à la messe célébrée dans la cathédrale et, à la sortie, ont salué les prélats romains par des applaudissements très fournis.

La visite avait été d’abord officiellement annoncée par le porte-parole du ministère vietnamien des Affaires étrangères, Lê Dung, dans un communiqué publié par l’Agence vietnamienne d’information, le 11 février dernier (1). Deux jours plus tard, le 13 février, une lettre adressée à toutes les composantes de l’Eglise du Vietnam par le président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, apportait un certain nombre de précisions et de modifications aux informations obtenues jusqu’ici. Le responsable de la Conférence des évêques du Vietnam transmettait dans sa lettre les renseignements que venait de lui communiquer le chef de la délégation, Mgr Pietro Parolin. Celui-ci annonçait qu’il serait accompagné par Mgr Francisco Cao Minh Dung, chargé des pays de l’Asie du Sud-Est à la Secrétairerie d’Etat, et par Mgr Barnabé Nguyên Van Phunong, de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, qui, contrairement à ce qui avait été dit précédemment, fait aussi partie du groupe romain. Mgr Parolin en est à son quatrième voyage au Vietnam en qualité de chef de délégation. Mgr Phuong participe à ce déplacement annuel pour la 16ème fois. Mgr Dung accomplit son premier voyage au Vietnam au sein de la délégation. D’origine vietnamienne, il a été formé à Rome à l’école de diplomatie du Saint-Siège. Pendant vingt ans, il a travaillé en diverses nonciatures et représentations du Saint-Siège dans le monde. Il vient d’être nommé responsable de la section des pays de l’Asie du Sud-Est à la Secrétairerie d’Etat.

Dans sa lettre, Mgr Nhon précisait ensuite que la délégation participerait à des séances de travail avec une délégation des Affaires étrangères vietnamiennes et avec des membres du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses (ce point n’était pas précisé dans le communiqué du porte-parole gouvernemental). La discussion portera sur les relations entre l’Etat vietnamien et le Saint-Siège. Les représentants du pape rencontreront le Bureau permanent de la Conférence épiscopale du Vietnam et iront rendre visite aux évêques des deux diocèses de Thai Binh et de Bui Chu.

La lettre du président de la Conférence épiscopale se terminait avec une invitation à la prière, signe de l’esprit d’union des catholiques vietnamiens et de leur amour de l’Eglise.

(1) Voir dépêche diffusée le 12 février 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 16 février 2009)
 
Coree du Sud: Avec le décès du cardinal Kim disparaît un des « géants » de l’Eglise catholique en Asie
Eglises d'Asie
14:33 16/02/2009
Agé de 87 ans, le cardinal Stephen Kim Sou-hwan, archevêque émérite de Séoul, est décédé le 16 février 2009. L’annonce de sa mort a été diffusée par l’archidiocèse de Séoul: le cardinal est mort à 18h12 (heure locale), à l’hôpital Sainte-Marie de Kangnam, à Séoul. Il est prévu que la dépouille du cardinal soit transportée à la cathédrale Myeongdong, où elle sera veillée jusqu’à ses funérailles – dont la date n’a pas encore été fixée. Avec le décès du cardinal, le premier évêque coréen à accéder au cardinalat, disparaît un des géants de l’Eglise catholique en Asie, une personnalité qui a marqué l’histoire de son Eglise et de son pays.

Stephen Kim a vu le jour le 8 mai 1922 dans la ville de Taegu, à une époque où son pays était colonie du Japon. Après avoir été contraint, alors séminariste, de servir sous le drapeau japonais, il sera ordonné prêtre le 15 septembre 1951, alors que la guerre de Corée faisait rage (1950-1953). Il deviendra évêque de Masan en 1966. Le pape Paul VI le transfère sur le siège de Séoul en 1968, avant de l’élever au cardinalat l’année suivante. Le cardinal Kim devient ainsi le premier cardinal coréen et, à 46 ans, il est aussi, à l’époque, le plus jeune cardinal de l’Eglise catholique dans le monde.

A la fin des années 1960, l’Eglise catholique achève de voir ses structures « coréanisées » et le cardinal Kim va imprimer sa marque personnelle à l’Eglise en Corée. Il choisit de l’engager concrètement dans la société pour répondre aux grands problèmes sociaux: développement économique, justice sociale et démocratisation politique. En 1968, lors de son message inaugural en tant qu’archevêque de Séoul, Mgr Kim appelle l’Eglise en Corée « à abattre les hauts murs derrière lesquels elle est enfermée pour se porter au cœur de la société », afin d’être une Eglise au service des pauvres en fidélité à l’enseignement du concile Vatican II.

Les choses n’iront pas d’elles-mêmes car le corps épiscopal et le clergé coréens ne forment pas un front uni sur ces questions. Plus la position des militaires, alors au pouvoir, se durcit, plus la démocratie et les droits de l’homme seront menacés. Au sein de l’Eglise, des groupes de prêtres vont émerger, qui forceront le gouvernement à modérer ses atteintes aux droits de l’homme et, surtout contribueront à sensibiliser l’opinion publique. Plus tard, une fois la démocratie politique acquise, le cardinal Kim saura garder l’unité de l’Eglise catholique en Corée en accompagnant les luttes sociales qui marqueront la fin des années 1980 et les années 1990 pour un meilleur partage des fruits de la croissance économique. Le parvis de la cathédrale Myeongdong est ainsi resté dans les mémoires comme le lieu-symbole des manifestations populaires, un parvis très longtemps occupé par des manifestants de tout genre, le plus souvent sans appartenance chrétienne mais désireux d’organiser là leurs luttes.

A l’âge de 76 ans, le cardinal Kim démissionnera de ses responsabilités en 1998. A la tête d’une Eglise réunissant aujourd’hui 9 % de la population du pays, le cardinal était perçu, dans l’esprit des Coréens, comme le gardien des droits de l’homme et de la démocratie.

Attentif aux autres Eglises en Asie, le cardinal Kim a été parmi ceux qui ont contribué à fonder la FABC, la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie, et il s’est attaché plus particulièrement à renouer les fils du dialogue entre les peuples japonais et coréen, notamment par le biais de rencontres entre les deux épiscopats. En 1998, lors du Synode des évêques pour l’Asie, à Rome, il était l’un des trois cardinaux à présider les échanges.

Le cardinal Kim a rédigé de nombreux ouvrages, dont Justice sociale, Prières pour la paix, Dieu est Amour, La paix pour cette terre, Vivre comme un être humain, et ses mémoires Aimons-nous les uns les autres.

(Source: Eglises d'Asie, 16 février 2009)
 
Une délégation du Saint-Siège se rendra au Vietnam le 16 février 2009 pour y rencontrer la communauté catholique et négocier avec les autorités civiles
Églises d'Asie
18:48 16/02/2009
Une délégation du Saint-Siège se rendra au Vietnam le 16 février 2009 pour y rencontrer la communauté catholique et négocier avec les autorités civiles

Selon des sources romaines autorisées, en lien avec Hanoi 55, les dates du 16e voyage au Vietnam de la délégation du Saint-Siège chargée des négociations avec les autorités civiles ont été arrêtées. La visite aura lieu du 16 au 21 février 2009. Le groupe de représentants romains sera conduit par Mgr Pietro Parolin, de la secrétairerie l’État. Il est prévu que le groupe romain participe à des séances de négociation avec le ministère des Affaires étrangères et le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses.

Il rencontrera aussi des représentants de la Conférence épiscopale du Vietnam. Les membres de la délégation du Saint-Siège effectueront également la visite de deux diocèses du Nord, Thai Binh et Bui Chu, autrefois administrés par les dominicains.

Comme à l’accoutumée, les thèmes qui seront abordés au cours de ces rencontres bipartites n’ont pas été révélés à l’avance. On peut cependant penser que la question de l’établissement de liens diplomatiques entre le Vietnam et l’État du Vatican sera posée, sinon traitée. Lors du voyage de 2008, au cours de la rencontre avec le Vice-Premier ministre Pham Gia Kiem, les deux parties avaient convenu que des organes compétents (non déterminés avec précision) proposeraient un programme de travail.

Il semble que, jusqu’ici, les négociations aient peu avancé. En tout cas, au cours de l’année écoulée, aucune annonce officielle n’est venue apporter d’informations complémentaires à ce sujet. Pour sa part, ces douze derniers mois, le Saint-Siège a multiplié les signes de sa volonté d’améliorer les relations entre les deux États. Le plus éclatant est la lettre écrite par le cardinal Bertone, le 20 janvier 2008, proposant l’archevêque de Hanoi de mettre un terme aux manifestations de prière des catholiques de Hanoi pour la récupération de l’ancienne Délégation apostolique. La lettre avait désamorcé pour un temps une affaire qui menaçait d’être explosive.

Il faut remarquer que les autorités vietnamiennes n’ont exprimé aucune forme de réaction à ce sujet et que le Saint-Siège n’a pas renouvelé son initiative lorsque les affaires se sont envenimées à nouveau à partir du 15 août 2008. Les réunions entre les représentants de Rome et ceux du gouvernement vietnamien ne pourront vraisemblablement pas ignorer les deux affaires qui ont défrayé la chronique en 2008, à savoir les manifestations de catholiques pour la récupération des terrains de l’ancienne Délégation apostolique et celles de la paroisse de Thai Ha. La lettre du Saint-Siège écrite le 20 janvier n’aura eu aucune influence sur le comportement des autorités civiles vietnamiennes. Contrairement aux voeux exprimés par le cardinal Bertone, les deux affaires se sont achevées sans négociations ni dialogue, par une mesure autoritaire et violente du gouvernement vietnamien. En transformant les terrains de l’Église réclamés en jardins publics, celui-ci est passé en force. De plus, les médias officiels, entre les mains du pouvoir ont, à cette occasion, présenté une image calomnieuse de la communauté catholique de Hanoi, de son pasteur, Mgr Ngo Quang Kiêt, et des religieux rédemptoristes de la paroisse de Thai Ha. Le 8 décembre dernier, un procès a condamné huit des catholiques impliqués dans les manifestations de Thai Ha à des peines, certes légères. Lors de la venue des ecclésiastiques romains à Hanoi, le 16 février prochain, le procès en appel sera sur le point d’être jugé. Il est probable qu’il en sera question dans les débats. De bruits circulent à Hanoi selon lesquels, pendant les négociations, le gouvernement, par l’intermédiaire des Affaires étrangères et du Bureau des affaires religieuses, ferait pression sur la délégation du Saint-Siège, pour que celui-ci écarte l’archevêque de Hanoi de son siège actuel. Le 23 septembre 2008, une proposition dans ce sens avait été faite par la municipalité de Hanoi à la Conférence épiscopale, laquelle avait refusé avec éclat 56. Comme d’habitude, les problèmes posés par la nomination de nouveaux évêques occuperont une large part des débats entre les deux parties. Deux sièges épiscopaux sont encore vacants: à Phat Diêm, Buôn Ma Thuôt. Des évêques, comme ceux de Thai Binh et de Vinh, ayant dépassé l’âge de la retraite depuis longtemps, ont remis leur démission au Saint-Père, mais ils n’ont pas encore de remplaçants.
 
Vatican delegation warmly greeted by Hanoi Catholics
Asia-News
20:02 16/02/2009
Vatican delegation warmly greeted by Hanoi Catholics

Many faithful welcome the representatives of the Holy See. Their first meeting is in the Archbishopric, whose chief the government wants out. Plans include meetings at the Foreign Ministry to discuss diplomatic relations but also at the Central Committee on Religious Affairs.

Hanoi (AsiaNews) – A Vatican delegation arrived in Hanoi yesterday afternoon and was warmly welcomed by local Catholics. Led by Mgr Pietro Parolin, undersecretary for Relations with States, the delegation includes Mgr Francis Cao Minh Dung, head of the Bureau of South East Asian Affairs at the Secretariat of State, and Mgr Barnabé Nguyên Van Phunong, bureau chief at the Congregation for the Evangelisation of Peoples. A guest of the Vietnamese government, the delegation officially starts a visit today that will last till next Saturday.

Upon their arrival the Vatican representatives (pictured) went to the Hanoi Archbishopric where they were warmly greeted by many faithful. There they also held their first meeting with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, eventually ending their day with a Mass at St Joseph Cathedral, crowded with worshippers.

Vietnam’s government had announced the 16th visit by a Vatican delegation last Thursday. According to the statement released on that day by Vietnam’s official news agency VNA, the visit is an opportunity for “discussions” concerning “diplomatic relations” with the Holy See, Foreign Ministry spokesman Le Dung was quoted as saying.

In letter, released subsequently, the chairman of the Catholic Bishops’ Conference of Vietnam (CBCV) Bishop Peter Nguyen Van Nhon said that the Vatican delegation would meet officials from Vietnam’s Foreign Ministry as announced by Vietnamese authorities, but also officials from the Central Committee on Religious Affairs.

In the latter case the delicate issue of clashes between authorities and the Church over the past year is likely to be a topic of discussion. It concerns the seizure of Church-owned properties like the compound of the former apostolic delegation in Hanoi and land owned by the Thai Ha parish, also in the capital, as well as other issues like the Vinh Long convent.

Talks over such issues come in the wake of a directive issued by Vietnam’s prime minister earlier this year stating that none of the 2,250 properties seized from Vietnam’s Church will be returned to their owners.

Discussions will also take place against a background that includes the trial and conviction of some Catholics for protesting against the takeover of Church property as well as a request made by the authorities to Vietnam’s bishops that they replace Mgr Joseph Ngo Quang Kiet as archbishop of Hanoi, a request always rejected by the bishops.

Local sources suggest that Vietnamese leaders are likely to repeat such a demand when they meet the representatives of the Holy See.

During its visit the Vatican delegation is expected to meet the Executive Committee of the Bishops’ Conference as well as travel to the northern dioceses of Thai Binh and Bui Chu.

In his letter the CBCV chairman said that the Vatican delegation specifically asked Vietnamese Catholics for “intense prayers” as a token of their “love for the Church.”

In a veiled reference to the Vietnam Committee for Catholic Solidarity (VCCS), the letter also mentioned the need for Christian unity.

Since 1955 the government has in fact tried to use the VCCS to create a ‘patriotic Church’ faithful to the Communist Party and not the Pope

Although this attempt has had little success, it has not stopped the authorities from trying to re-launch the VCCS last November because of rising Church-State tensions.
 
Accoglienza calorosa dei cattolici di Hanoi alla delegazione vaticana
Asia-News
20:04 16/02/2009
I rappresentanti della Santa Sede accolti da numerosi fedeli. Il primo incontro dedicato all’arcivescovo di Hanoi, del quale il governo vuole la rimozione. In programma incontri col Ministero degli esteri, per parlare di rapporti diplomatici, ma anche con l’Uffico per gli affari religiosi.

Hanoi (AsiaNews) – Accoglienza molto calda dei cattolici di Hanoi alla delegazione della Santa Sede, giunta ieri pomeriggio nella capitale. Il gruppo è guidato da mons. Pietro Parolin, sottosegretario per i rapporti con gli Stati, e composto da mons. Francisco Cao Minh Dung, che in Segreteria di Stato si occupa dei Paesi del sudest asiatico e da mons. Barnabé Nguyên Van Phunong, della Congregazione per l’evangelizzazione dei popoli.

La visita della delegazione, ospite del governo, comincia ufficialmente oggi e proseguirà fino al 21. Al loro arrivo, i rappresentanti del Vaticano (nella foto) si sono recati all'arcivescovado, davanti al quale erano raccolti numerosi fedeli, e hanno avuto un incontro, descritto come molto caloroso, con l’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet.

La giornata si è conclusa con la celebrazione della messa nella cattedrale di San Giuseppe, ricolma di fedeli.

La visita della delegazione vaticana, per la 16ma volta a Hanoi, è stata annunciata dal governo vietnamita il 12 febbraio. A quanto riferito in quell’occasione dall’agenzia ufficiale VNA, il portavoce del Ministero degli esteri, Le Dung, ha precisato che nell’occasione ci saranno “discussioni” sulle “relazioni diplomatiche” con la Santa Sede.

Una successiva lettera del presidente dell’episcopato vietnamita, Peter Nguyen Van Nhon, ha reso noto che la delegazione vaticana ha in programma sia gli incontri con il Ministero degli esteri, come annunciato dalle autorità vietnamite, sia con l’Ufficio per gli affari religiosi. Quest’ultima occasione, in particolare, dovrebbe servire per affrontare la delicata questione dei contrasti cominciati lo scorso anno tra le autorità e la Chiesa, che hanno preso avvio per alcuni beni ecclesiastici, in particolare il complesso della ex delegazione apostolica ed i terreni della parrocchia di Thai Ha, entrambi a Hanoi, ma anche altre situazioni, come il convento di Vinh Long. All’inizio di quest’anno, poi, una direttiva del primo ministro afferma che nessuna delle 2250 proprietà requisite alla Chiesa vietnamita sarà restituita ai proprietari. Le controversie hanno visto processati e condannati alcuni cattolici e le autorità hanno a più riprese chiesto la rimozione dell’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, già respinta dai vescovi vietnamiti. Fonti locali ipotizzano che la richiesta verrà avanzata anche ai rappresentanti della Santa Sede.

Nel programma della delegazione vaticana figurano anche, naturalmente, incontri con l’Ufficio permanente dell’episcopato ed anche una visita alle diocesi di Thai Binh e Bui Chu, nel nord.

La lettera del presidente dei vescovi del Vietnam, contiene anche un invito a “intense preghiere come segno dell’amore per la Chiesa” e un accenno alla unità dei cristiani, che sembra un riferimento al Comitato vietnamita per la solidarietà dei cattolici, ultima edizione dei tentativi che il governo di Hanoi porta avanti dal 1955 per creare una”Chiesa patriottica” fedele al Partito comunista e non al Papa. Tutti falliti, ma che il governo, nel nuovo clima di tensioni, ha tentato di rilanciare nel novembre scorso.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân Hà Nội nồng nhiệt và vui mừng mong được gặp và đón chào Phái đoàn Tòa Thánh
Hương Giang
06:29 16/02/2009
HÀ NỘI - Chiều ngày 15/02/2009, Phái đoàn Tòa Thánh Vatican do Đức ông Pietro Parolin – thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh làm trưởng đoàn đã tới Việt Nam, chuẩn bị cho hành trình làm việc với chính phủ Việt Nam, gặp gỡ Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như thăm hai giáo phận ở miền Bắc là Thái Bình và Bùi Chu trong những ngày tiếp theo. Ngay khi Phái đoàn vừa tới Hà Nội đã được Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cùng bà con Giáo dân đón tiếp rất nồng nhiệt.

Vui mừng khi được gặp Phái đoàn Tòa Thánh

Được tin Phái đoàn Tòa Thánh sẽ sang Việt Nam và sẽ dâng Thánh lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội vào hồi 18h ngày 15/02/2009, Giáo dân khắp nơi đã chuẩn bị hành trang trở về Nhà Thờ Chính Tòa để dự lễ cũng như để được chiêm ngắm các thành viên trong phái đoàn.

Mấy cô cậu sinh viên thuộc giáo phận Thái Bình, trọ tại Hà Đông, cách Nhà Thờ Lớn tới 15km cũng chuẩn bị mọi thứ như: mượn xe máy, ăn cơm thật sớm... để đến Nhà Thờ Chính Tòa cho kịp giờ đón tiếp Phái đoàn.

Bạn Trang cho biết: “Từ bé đến nay em chưa có dịp được được chiêm ngắm các Cha bên Tòa Thánh sang, có lẽ đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời em được tham gia tiếp đón Phái đoàn Tòa Thánh cũng như được dự lễ do các Cha bên Tòa Thánh cử hành. Vì mấy năm Đại học của em sắp kết thúc, sau này đi làm sẽ rất bận rộn chứ đâu được rảnh rang như thời sinh viên. Hơn nữa, đâu phải năm nào Phái đoàn Tòa Thánh cũng có thể sang thăm Việt Nam chúng ta. Vì thế, nhóm chúng em đã đi hỏi mượn xe máy từ mấy hôm trước, và chiều nay bọn em còn ăn cơm thật sớm để ra Nhà Thờ Lớn cho kịp giờ đón tiếp Phái đoàn. Em còn chuẩn bị cả máy ảnh để chụp mấy kiểu làm kỷ niệm”.

Cô Nền, một người đang làm thuê cho một nhà chủ gần Nhà Thờ Lớn, hôm nay cũng xin nhà chủ cho đi lễ buổi chiều vì nay có Phái đoàn Tòa Thánh tới dâng thánh lễ. Mặc dù mọi tuần, cô chỉ được đi lễ vào buổi sớm để về nhà làm công việc của mình. Cô cho biết: “nay cô phải chu tất mọi việc từ sớm để xin nhà chủ cho đi lễ vào buổi chiều. Vì nay có Phái đoàn của Tòa Thánh dâng lễ ở Nhà Thờ Lớn. Phái đoàn Tòa Thánh là những người cận kề với Đức Thánh Cha nên gặp phái đoàn cũng chẳng khác gì được gặp Đức Thánh Cha và cuộc gặp này có thể mang lại nhiều may mắn cho gia đình cũng như bản thân mình. Cô tin như vậy nên bằng mọi giá nay phải tới dự lễ do Phái đoàn Tòa Thánh cử hành”.

Khi được gặp Phái đoàn tại Nhà Thờ Chính Tòa ai nấy đều ánh lên niềm vui mừng, hãnh diện và luôn sẵn sàng nổ những tràng pháo tay ròn rã để chào mừng Phái đoàn.

Khắc ghi những lời huấn dụ của Đức ông Pietro Parolin

Trong bài giảng hôm nay Đức ông Pietro Parolin đã nhấn mạnh tới tinh thần yêu thương con người, đặc biệt những người bất hạnh trong xã hội của Đức Giêsu. Cụ thể là trong bài Tin Mừng hôm nay, vì tình yêu thương mà Ngài đã chữa lành cho người bị bệnh phong cùi. Trong thời Đức Giêsu, những người bị bệnh phong cùi là “những người bị bỏ rơi, những người khổ hạnh nhất”, vì họ bị mọi người xung quanh ruồng bỏ, sợ hãi. Nhưng Đức Giêsu đã “dừng lại, tới gần, yêu thương” và chữa lành họ. Vì thế, để noi gương Đức Giêsu mỗi người chúng ta cần hi sinh, làm những việc lành phúc đức để tôn vinh danh Chúa Cả Sáng. Đó cũng chính là mục tiêu chính yếu của Giáo Hội, mục tiêu cao nhất trong tất cả các mục tiêu là “làm thế nào để nước Chúa được vinh quang và làm thế nào để tất cả mọi người được đến gặp Chúa”. Muốn được như vậy, chúng ta hãy “cầu xin Thiên Chúa ban sức cho mỗi người chúng ta” để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống để làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống của mỗi người.

Đại diện Phái đoàn Tòa Thánh đã gửi lời chúc tết tới toàn thể cộng đoàn dân Chúa và cám ơn sự hiện diện đông đảo của bà con Giáo dân tại Nhà Thờ Chính Tòa hôm nay, sự hiện diện này đã thể hiện tinh thần “hiệp thông trong Giáo hội chúng ta”.

Sau khi kết thúc thánh lễ cũng như kết thúc chương trình “hái lộc đầu xuân”, Phái đoàn đã được dòng người tiếp đón nồng nhiệt bằng những tràng pháo tay ròn rã và những nụ cười rạng rỡ. Cả đoàn người đã nô nức, cố chen chân sao cho thấy được các Đức ông trong Phái đoàn. Được chiêm ngưỡng các Đức ông trong Phái đoàn Tòa Thánh là niềm vinh hạnh cho mỗi người Giáo dân chúng con. Xin Chúa luôn ban sức khỏe, sự bình an cho các Ngài để các Ngài luôn thông minh, sáng suốt để lãnh đạo “con thuyền Giáo Hội” ngày một thăng tiến. Đặc biệt, xin Chúa luôn đồng hành và hướng dẫn các Ngài trong những ngày làm việc sắp tới với Bộ Ngoại giao Việt Nam.
 
Thư mời tham dự Đại Hội Tu Sĩ toàn quốc Việt Nam lần thứ III
+ GM Giuse Hoàng Văn Tiệm
06:51 16/02/2009
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN TU SĨ


Bùi Chu, ngày 12 tháng 12 năm 2008

THƯ MỜI

Trọng kính các Cha Đặc trách Tu sĩ các giáo phận,
Trọng kính các vị Bề Trên các Cộng đoàn Tu sĩ nam nữ,

Trước tiên con xin gửi đến quí vị lời chào thăm và lời cầu chúc sức khoẻ.

Nhân dịp Năm Thánh Phaolô, kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của thánh nhân và chuẩn bị cho Công Nghị năm 2010, kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Tu Sĩ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ tổ chức ĐẠI HỘI TU SĨ TOÀN QUỐC LẦN THỨ III để học hỏi về hai biến cố trên.

* Địa điểm: Toà Giám Mục Bùi Chu
* Thời gian: Ngày 10 và 11 tháng 3 năm 2009
* Thành phần tham dự:
- 2 đại biểu của mỗi giáo phận
- 2 đại biểu của mỗi Dòng Tu, Tu Hội và Tu Đoàn.
Chúng con hân hạnh được đón tiếp và chân thành cảm ơn.

+ Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm
Chủ tịch UBTS


N.B.
* Xin vui lòng hồi âm trước ngày 1.3.2009, theo địa chỉ:
Toà Giám Mục Bùi Chu
Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Tel: 0350 3887 514 (Văn Phòng); 0122 3348 085 (Lm Văn Phòng)
Email: tgmbc@hn.vnn.vn
* Xe đón tại sân bay Nội Bài: ngày 9.3.2009 (lúc 11g sáng và 3g chiều).
Xin liên hệ với Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Tính, mobile: 0984 435 150.

 
Chương trình Họp vòng I Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican
Cục Lễ Tân
08:25 16/02/2009




 
Phái đoàn Tòa Thánh thăm Tòa TGM và dâng lễ tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội
TGP Hà Nội
14:02 16/02/2009
HÀ NỘI - 18 giờ chiều ngày 15 tháng 2 năm 2009, Phái đoàn Tòa Thánh Vatican đã dâng Thánh Lễ trọng thể tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, tham dự Thánh lễ có sự hiện diện của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức TGM ngoại quốc, Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh - giám mục phụ tá Hà Nội, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương - giám mục Hưng Hóa, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân - giám mục Lạng Sơn Cao Bằng, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt - giám mục Bắc Ninh, và quý Cha trong miền Hà nội. Hàng ngàn giáo dân đã hiệp thông sốt sắng trong Thánh lễ đặc biệt này.

Hà Nội-Chiều 15/2/2009, khoảng 14 h 45 Đức cha Phụ tá Lôrenxô Chu Văn Minh và cha Chánh Văn phòng, Gioan Lê Trọng Cung đã đón Phái đoàn Toà Thánh từ nhà khách Chính phủ ở số 2 Lê Thạch.

Khoảng 15 h Phái đoàn Toà Thánh đã đến Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quý trong trong thành phố Hà Nội, quý thầy chủng sinh và chị em nữ tu MTG Hà Nội đã đón tiếp phái đoàn.

Xem ảnh tại đây

Khoảng 17 h 30, giáo dân và tu sĩ nam nữ đã tràn ngập khu vực Toà Tổng Giám Mục và Nhà thờ Chính Toà để chào mừng phái đoàn và tham dự thánh lễ. Họ đến từ nhiều giáo xứ khác nhau trong ngoài thành phố Hà Nội, có những nhóm đến từ giáo phận Bắc Ninh.

Hiện diện và tham dự thánh lễ còn có Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hoá, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Bắc Ninh và Đức cha Lorenxo Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội. Còn có cả một Đức Giám Mục người Guatemala và một Đức Ông người Đức đang tham gia hội thảo khoa học tại Việt Nam cũng đến đồng tế.

Đoàn rước đi từ nhà nguyện Toà TGM sang Nhà Thờ Chính Toà giữa các tràng vỗ tay liên tục của cộng đoàn tín hữu, bên cạnh quý Đức Ông Phái Đoàn Toà Thánh, người đặc biệt được giáo dân mến mộ và nhiệt thành bày tỏ tình cảm là Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Các bước đi của ngài luôn bị chậm lại và đoàn rước luôn bị gián đoạn từ chỗ ngài vì giáo dân già trẻ lớn bé muốn tặng hoa cho ngài, muốn được hôn kính tay ngài và được ngài chúc lành.

Tại quảng trường Nhà thờ Chính Toà, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã giới thiệu quý Đức Ông trong Phái đoàn Toà Thánh và quý Đức Cha hiện diện và thay mặt cộng đoàn nói lên nỗi vui mừng được đón tiếp Phái đoàn Toà Thánh. Đội văn nghệ thiếu nhi của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô đã trình diễn một màn văn nghệ độc đáo, đầy mầu sắc để chào mừng Phái đoàn Toà Thánh ngay tại sân khấu Nhà Thờ Chính Toà.

Thánh lễ do Đức Ông Pietro Parolin chủ tế, Đức ông Nguyễn Văn Phương và Đức Ông Cao Minh Dung đồng tế. Trong lời chia sẻ với cộng đoàn, Đức Ông Pietro đã chuyển lời thăm của Đức Thánh Cha và phép lành của ngài cho mọi người hiện diện. Đức Ông cũng nói lên sự xúc động và niềm vui lớn khi Phái đoàn Toà Thánh được đến Việt Nam và dâng thánh lễ đầu tiên với cộng đoàn tại Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội.

Kết thúc phần chia sẻ nội dung phụng vụ lời Chúa ngày chủ nhật, Đức Ông nói: “Mỗi người phải đặt câu hỏi: Tôi phải làm gì cho danh Chúa cả sáng và làm lợi cho Giáo Hội và cho Đất Nước? Mục tiêu của Giáo Hội làm làm thế nào để Chúa được vinh quang và cho người khác được lợi ích. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta biết mang Chúa đến cho người khác và mang người khác đến gặp Chúa”.

Bài giảng của Đức Ông khá dài và luôn bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay nồng nhiệt của cộng đoàn.

Cuối thánh lễ cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, Quản hạt Hà Nội và ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Chính Toà đã lần lượt chúc mừng và cám ơn Phái đoàn Ngoại giao Toà Thánh. Phái đoàn cũng được mời rút lộc lời Chúa nhân dịp đầu năm. Khi câu lời Chúa của các thành viên trong phái đoàn được đọc lên, mọi người vỗ tay cổ vũ vang trời vì thấy nội dung ám hợp với hoàn cảnh và công việc của các ngài.

Thánh lễ kéo dài hơn 2 tiếng. Đức Ông Pietro Parolin cám ơn Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và mọi người đã góp phần làm nên thánh lễ cảm động và sốt sắng hôm nay. Kết thúc ngài mời gọi: “Xin anh chị em hy sinh, cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi cần ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để chu toàn sứ vụ của mình, làm lợi ích cho mọi người, nhất là làm sáng danh Chúa trên đất nước Việt Nam này".
 
Vài nhận xét về cuộc Họp vòng I Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican
PV VietCatholic Hà Nội
14:27 16/02/2009
Sáng thứ hai 16/02/2009 phái đoàn ngoại giao Toà Thánh Vatican do Đức ông Pietro Parolin thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia làm trưởng Phái đoàn; Cùng Đức ông Phanxico Cao Minh Dung đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh; Và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương vụ trưởng Bộ Truyền Giáo đã bắt đầu vòng đàm phán với chính phủ Việt Nam ở cấp thứ trưởng.

Trước khi chính thức hội đàm vào buổi chiều ngày 16/2, thì sáng ngày 16/2 bộ ngoại giao cùng ban tôn giáo chính phủ Việt Nam xếp lịch mời phái đoàn đi thăm bảo tàng lịch sử Việt Nam. Một động thái với người cộng sản là để nhắc nhở về lịch sử 4000 năm của một dân tộc Việt Nam anh hùng với phái đoàn Toà Thánh… Nhưng với giới phân tích chính trị độc lập thì là một việc làm nực cười, vì Vatican không thiếu hiểu biết, cũng không thiếu tài liệu về lịch sử dân tộc Việt. Hơn nữa chỉ có người cộng sản mới đồng hoá họ với lịch sử dân tộc Việt - Phần còn lại của thế giới chưa bao giờ đánh đồng lịch sử đảng cộng sản Việt Nam với lịch sử dân tộc Việt. Lại càng không có chuyện ai đó nhầm lẫn giữa tính chất anh hùng bất khuất trước ngoại xâm của dân tộc Việt, với những gì người cộng sản gọi là chủ nghĩa anh hùng cánh mạng… Đương nhiên vì tính chất ngoại giao, phái đoàn toà thánh vẫn đi thăm bảo tàng lịch sử - Trước đây là bảo tàng viễn đông Bác Cổ.

Lúc này đang là buổi chiều 16/2 theo giờ Hà Nội, phái đoàn ngoại giao Toà Thánh đang có cuộc hội đàm đầu tiên trong chuyến viếng thăm được giới chức Việt Nam loan tin là để tiến hành các bước thiết lập ngoại giao với Vatican. Người Công Giáo tại Hà Nội cũng như trên cả nước rất quan tâm đến cuộc hội đàm này, nhưng không mong đợi gì nhiều bởi họ hiểu biết thực tế tình hình cũng như bản chất của nhà nước cộng sản Việt Nam. Đồng thời họ cũng biết chính sách mong muốn đối thoại hoà bình để giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.

Thông tin bên lề của giới chức ngoại giao cộng sản Việt Nam về chuyến viếng thăm này được tiết lộ: Bộ chính trị cộng sản đã chỉ đạo cho nhà nước phải chủ động các cuộc tiếp xúc ngoại giao với Vatican ghi nhận các ý kiến, đưa ra các quan điểm, giải pháp thăm dò thái độ của Vatican… Nhưng không đi đến một cam kết cụ thể nào, kể cả cam kết về lịch gặp gỡ và chương trình làm việc lần sau. Chính sách ngoại giao này này nằm trong chiến lược ngoại giao đa phương hoá, đa dạng hoá của cộng sản Việt Nam kể từ sau khi hệ thống cộng sản Đông Âu sụp đổ. Theo một nguồn tin từ từ văn phòng bộ ngoại giao, giới chức ngoại giao Trung Quốc cũng quan tâm và theo dõi các cuộc tiếp xúc này, nhưng họ không gửi tín hiệu gì cho nhà nước Việt Nam bởi họ biết các chính sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn mang tính cháp vá, dựa dẫm… Theo kiểu Thử - Sai - Điều chỉnh; Đồng thời phụ thuộc nhiều vào các chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Một quan ngại của nhiều người, đặc biệt là người Việt hải ngoại về việc cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách tác động tới Vatican để thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Hà Nội như xưa họ từng làm với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Tuy nhiên nếu có hiểu biết về Luân lý Ki Tô Giáo, người ta sẽ thấy rằng: Vatican tuy là một nhà nước, nhưng không phải là một nhà nước thế tục, các việc làm của Vatican dù là ngoại giao hay phụng vụ, đều trên cơ sở Luân Lý Kitô Giáo. Đến tận ngày nay, khi Vatican loan báo mở án điều tra thu thập tài liệu để phong Chân Phước cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người ta mới dần hiểu được ý nghĩa nhân bản, sâu sa của việc Vatican chấp nhận để Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận phục vụ tại Toà Thánh, sau khi cộng sản việt nam cho Ngài xuất ngoại rồi loan báo việc không cho Ngài quay về quê hương.

Chúa Giêsu xưa dạy các Tông Đồ: Các con hay đi thì sẽ đến, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì cửa sẽ mở cho – Không có cha mẹ nào con cái xin bánh m à lại cho con rắn cả. Vatican là hình bóng của Chúa Giêsu dưới trần gian. Cho nên không bao giờ có chuyện Toà Thánh chiều theo một chính sách đánh đổi nào đó với nhà nước thế tục. Người Công Giáo, và bất cứ người Việt có lương tri nào, hãy hành động trong hy vọng vì nếu không đi thì sẽ không bao giờ đến cả.
 
Phái đoàn Tòa Thánh thăm dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
TGP Hà Nội
14:32 16/02/2009
HÀ NỘI - Sáng ngày thứ hai, 16-2-2009, các nữ tu của dòng Mến Thánh Giá Hà Nội đã vui mừng chào đón các Đức Ông trong phái đoàn của Tòa Thánh đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam

Mặc dù bận rộn với nhiều công việc trong chuyến công tác này, thêm vào đó việc khác biệt về thời tiết, múi giờ… nhưng phái đoàn Tòa Thánh vẫn dành thời gian để thăm viếng các cộng đoàn dòng tu và cử hành thánh lễ với họ.

Đúng 6 giờ, Phái đoàn đã cử hành thánh lễ tại Nhà Nguyện của Hội Dòng với sự tham dự của cha giáo Giuse Nguyễn Trấn Hưng và 200 chị em trong cộng đoàn.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng trong thánh lễ, Đức Ông Pietro Parolin đã bày tỏ niềm vui khi được đến thăm lại cộng đoàn các nữ tu Mến Thánh Giá. Bởi vì, “mỗi lần Phái Đoàn Toà Thánh đến Hà Nội đều dâng thánh lễ tại Nhà Nguyện này là một truyền thống rồi, dâng lễ để cầu nguyện cho mọi chị em, cho mọi tín hữu”. Đức ông cũng chia sẻ với cộng đoàn về tấm lòng yêu thương, sự quan tâm và lo lắng của Đức Thánh Cha Bênedicto XVI đối với giáo hội Việt Nam, Ngài luôn mong sao cho mọi người giáo hữu ở đất nước này biết yêu thương nhau trong đức tin vào Đức Kitô. Để đáp lại tình yêu của Ngài, Đức ông mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và cho chuyến viếng thăm – làm việc của đại diện Tòa Thánh được thành công tốt đẹp, trong ơn Chúa; đồng thời cầu nguyện cho đức tin của mỗi người, đức tin của con người Việt Nam ngày một ăn sâu và cầu nguyện cho Giáo Hội toàn cầu trong tìnhhiệp thông sâu xa với Đức Thánh Cha.

Đức ông bày tỏ lòng cảm phục và cám ơn sự hiến thân phục vụ của các chị em, mặc dù sự hiến thân phục vụ đó trong âm thầm nhưng chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho giáo hội và mưu ích cho tha nhân.

Soeur Tổng Phụ Trách đã thay mặt các nữ tu trong Hội Dòng bày tỏ niềm vui lớn lao và niềm biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, ưu ái cách đặc biệt của phái đoàn Tòa Thánh. Thật đặc biệt khi ngôi nhà nguyện này đã trở thành điểm thăm viếng quen thuộc trong mỗi chuyến làm việc tại Việt Nam của các vị đại diện ngoại giao Tòa Thánh. Trong tâm tình cảm mến và biết ơn, các nữ tu cùng cầu nguyện và chúc cho chuyến làm việc của Tòa Thánh với chính phủ Việt-nam lần này thu được nhiều kết quả tốt đẹp trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Sau khi dùng bữa sáng và gặp gỡ với cộng đoàn, các Đức ông đã trở về nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên trong chuyến viếng thăm Việt-nam này.

Được biết, theo chương trình do chính phủ Việt-nam sắp đặt, trong ngày hôm nay, 16 tháng 2, buổi sáng, phái đoàn sẽ đến thăm Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam (số 1-Tràng Tiền, nguyên là viện Viễn Đông Bác Cổ), buổi chiều sẽ họp phiên thứ nhất giữa hai nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican tại Bộ Ngoại giao./.
 
Phái đoàn Tòa Thánh thăm Việt Nam: Những hy vọng và mong ước
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
21:04 16/02/2009

PHÁI ĐOÀN TOÀ THÁNH THĂM VIỆT NAM: NHỮNG HY VỌNG VÀ MONG ƯỚC



Ngày 15/2/2009, phái đoàn Bộ Ngoại giao Toà Thánh Vatican đã đến Việt Nam theo lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đoàn do Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Toà Thánh Vatican làm trưởng đoàn, cùng đi có Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á của phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Thư ký Bộ Truyền Giáo.

Đây là sự kiện rất được quan tâm của 1/10 dân số Việt Nam là người công giáo. Nhưng thông tin về cuộc thăm viếng này hầu như rất ít trên phương tiện nhà nước. Báo chí nhà nước đưa tin ngắn: “theo đề nghị của Vatican”. Nhiều người thắc mắc: Về ngoại giao, hầu như những thông tin về cuộc thăm viếng nào cũng được mở đầu bằng: Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc của ông, bà nào đó.

Riêng các phái đoàn của Vatican thì chắc vì các vị ở Vatican cứ thế mà sang chứ chẳng ai thèm mời? Cũng như trước đây, khi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Tòa Thánh thì được báo chí Việt Nam đưa tin bằng tựa đề: “Vatican muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam” kèm nội dung: “Trong chuyến thăm Cộng hòa Italia cuối tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Tòa Thánh và có cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Benedict XVI. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận ý kiến của Vatican về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và việc Giáo hoàng và Thủ tướng Vatican sang thăm Việt Nam”.

Như vậy, qua cách đưa tin, báo chí nhà nước muốn người ta hiểu rằng: Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên Việt Nam và Vatican, chủ yếu là do Vatican muốn là chính. Còn Việt Nam không cần thiết lắm? Việc ông Dũng đến thăm Vatican chỉ là chuyến ông đi chơi qua đó và được Giáo Hoàng quá mong muốn nên đón tiếp mà thôi? Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là do Vatican cần thiết nêu lên và “được” Việt Nam “ghi nhận”?

Nhiều người đọc mẩu tin này cười nửa miệng, rằng: “Đúng thôi, Trung Quốc đã mời đoàn nào của Toà Thánh đâu, đã có quan chức chính phủ nào dám đến thăm Toà Thánh đâu? Cứ xem những hành động của Trung Quốc, thì biết Việt Nam sẽ làm gì, người ta nói câu này từ lâu: “Nếu thấy Hà Nội cầm ô, thì lúc đó Bắc Kinh đang mưa”, kể ra hành động này của ông Dũng cũng đã là dũng cảm”.

Phái đoàn Toà Thánh và nguyện ước của Giáo dân

Chiều 15/2, phái đoàn Toà Thánh đã thăm Tòa Giám mục và dâng lễ tại Nhà thờ Lớn Hà Nội. Bên ngoài, dù không được thông báo chính thức nhưng giáo dân vẫn nô nức kéo về Nhà thờ Lớn đông như hội.

Gặp Đức ông Pietro Parolin và hai Đức ông đi cùng trước giờ ra dâng lễ, tôi nhận thấy ở đây sự ấm áp và thân thiện, dù mới lần đầu được tường mặt các Ngài. Khi được tiếp chuyện với Đức ông Thứ trưởng, tôi cảm nhận sâu sắc được sự hiệp nhất của người tín hữu đem đến cho ta những gì. Chỉ mới gặp mặt đã trở thành tin cậy và thân mến. Ngài đề nghị cùng cầu nguyện cho Giáo hội Hoàn vũ và Giáo hội Việt Nam, đặc biệt cách riêng cho Tổng Giáo phận Hà Nội và Đức Tổng Giuse. Những lời của Ngài làm tôi thật sự xúc động. Đó là tâm tình của một người cha lo lắng cho đàn chiên của Chúa nơi xa xôi này.

Các đoàn thể thiếu nhi, thanh niên, hội kèn đồng Hàm Long và các đoàn thể đã tập trung đội hình thật đẹp đón phái đoàn. Một Thánh lễ trọng thể đã được cử hành. Trong nhà thờ không còn một chỗ trống. Ngoài sân và hai bên nhà thờ, người người chen chúc dự lễ.

Trong Thánh lễ, Đức ông Pietro Parolin, qua lời dịch trực tiếp của Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, kêu gọi sự hiệp thông trong Giáo hội để Giáo hội ngày càng có sức mạnh và vượt lên những khó khăn.

Từng hồi vỗ tay vang lên không dứt trong quá trình Đức ông Trưởng Phái đoàn giảng lễ và cảm ơn cuối lễ.

Giáo dân Hà Nội đã dành cho phái đoàn tất cả sự yêu mến để nói lên lòng hiệp nhất, thông công với Toà Thánh Vatican, nhất là với Đức Thánh Cha.

Giáo hội Việt Nam, dù qua bao sóng cồn bão nổi, vẫn hướng tới một mục đích và đi theo con đường tông truyền, thông công và hiệp nhất với giáo hội Hoàn vũ. Dù có những khi tưởng chừng như dưới cả hai cuộc chiến bằng bom đạn và đồng thời là cuộc chiến về ý thức, tư tưởng đã làm tan nát Giáo hội. Nhưng không, Giáo hội Việt Nam vẫn đứng vững và kiên cường.

Được đón phái đoàn Toà Thánh lần này, khi mà cả Giáo hội Việt Nam vừa qua cơn sóng dữ của trận đòn hội chợ truyền thông gây sự thù hằn, kích động chia rẽ, kỳ thị tôn giáo, người ta càng thấm hơn giá trị của sự nâng đỡ, sự hiệp thông của Giáo hội có sức mạnh to lớn biết nhường nào.

Khắp cả Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng, và cả Giáo hội Việt Nam nói chung đang chú ý những bước đi của quan hệ hai bên: Nhà nước Việt Nam và Toà Thánh Vatican.

Là cộng đồng tôn giáo có số lượng giáo dân đông thứ 2 ở Đông Nam Á, tín hữu Việt Nam luôn mong muốn đất nước này có mối quan hệ tốt đẹp với Toà Thánh, để đất nước được mở mày mở mặt với thế giới bên ngoài hòng học hỏi được điều gì tốt hơn, và bản thân họ thì có sự thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt tôn giáo của mình.

Toà Thánh Vatican đã có quan hệ ngoại giao với phần lớn các nước trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế lớn. Việt Nam trong quá trình hội nhập vào thế giới chung sau khi bỏ qua thời kỳ “là trí tuệ nhân loại” nhưng đói kém đến kiệt cùng. Con đường hội nhập đã đem đến những thay đổi lớn. Nhân dân Việt Nam bất kể tôn giáo, dân tộc thành phần nào đều mong muốn đất nước, dân tộc này tiến bộ đuổi kịp văn minh nhân loại, đem lại cuộc sống ấm no, dân chủ, hạnh phúc.

Con đường đó, không phải đơn giản mà đã gặp vô vàn chướng ngại. Người tín hữu Việt Nam, từ trong thẳm sâu của tim mình, mong muốn cho đất nước và Giáo hội vững mạnh và phát triển. Những điều đó thể hiện qua tâm tư của những tín hữu mà chúng tôi gặp xung quanh cuộc đón tiếp này.

Người ta cứ thầm hỏi nhau và dự đoán về kết quả của chuyến thăm lần này mà theo họ được biết là để bàn việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican.

Tuy nhiên, tuỳ mức độ thông tin và nhận thức, mỗi người chỉ có thể dự đoán một kiểu. Tại một quán nước vỉa hè, đám giáo dân đang ngồi bán tán, một người quả quyết: “Nhất định là đợt này chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ đặt vấn đề với phái đoàn Toà Thánh để thuyên chuyển Đức Tổng của chúng ta. Tôi tin là họ đã nhầm, chắc chắn Toà Thánh sẽ không nghe vì chẳng có lý do gì để chuyển Ngài đi theo yêu cầu của cái ông Thảo mà chính ông ấy đã vi phạm pháp luật khi tự nhiên làm công văn cảnh cáo Đức Tổng vô căn cứ. Ở nước ngoài người ta không làm ăn kiểu quan chức thích thế nào thì được thế đâu, quan chức vi phạm pháp luật cũng phải xử lý”.

Một người đáp lại: “Kể cả việc Toà Thánh có thể không đủ thông tin, muốn những vấn đề khác tốt đẹp hơn mà di chuyển Đức Tổng, thì đừng có nói chuyện giáo dân Hà Nội chấp nhận sự thoả hiệp hay im lặng, chúng tôi đã lớn lên nhiều. Đức Tổng đến bất cứ đâu, ở đó sẽ là nơi giáo dân được nâng đỡ và sẽ vững vàng hơn. Tôi tin là Chúa Thánh Thần sẽ lo liệu việc đó”.

Một người khác thì vung tay: “Tôi thì không tin là lần này chính quyền Việt Nam có thể bàn bạc được vấn đề gì về quan hệ ngoại giao, họ đang nhìn sang thằng Tàu xem nó làm gì. Nó chưa làm thì Việt Nam chắc còn lâu. Nhưng nếu chuyển Đức Tổng đi nơi khác, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối”.

Một người có vẻ bình tĩnh hơn: “Tôi lại nghĩ rằng nếu nhà nước mình khôn ngoan, thì kỳ này đừng khơi cái chuyện nhục nhã kia ra nữa, như vậy càng thối tha thêm. Vatican đâu phải trẻ con. Tốt nhất là dũng cảm gác lại những điều không hay, để tiến tới một mối quan hệ tốt đẹp mà chúng ta là người Việt Nam thừa biết là chỉ có lợi mà thôi. Nhưng nếu họ không nghe, cứ đặt vấn đề Đức Tổng Giám mục, có nghĩa là họ đang tiếp tục lấn sâu vào con đường không có lối thoát”.

Thật là lòng dân, mỗi người một ý, chẳng biết đường nào mà lần. Nhưng trong đó nổi lên một ý lớn: Tất cả đồng yêu mến Đức Tổng Giám mục của họ.

Nghe chuyện của họ, tôi mới hiểu được lòng kính yêu Đức Tổng Giám mục Giuse nơi họ lớn lao chừng nào. Từ khi hệ thống truyền thông cố tình bịa đặt, bôi nhọ, bóp méo để kết tội Ngài một cách bất nhân, tạo nên cơn lên đồng tập thể cuồng tín nhằm vào Ngài, tất cả giáo dân luôn đứng bên cạnh Ngài trong từng ý nghĩ và hành động.

Còn Đức Tổng thì vẫn bình thản và tươi cười, mỗi khi Ngài đi đến đâu, từng đoàn người níu kéo lại, muốn gần Ngài lâu hơn, muốn được hôn lên chiếc nhẫn của Ngài. Những em bé, những bà mẹ luôn dõi theo bước Ngài đi với nụ cười hân hoan đã nói lên tấm lòng của giáo dân Hà Nội dành cho vị chủ chăn đáng kính đã hết lòng vì họ.

Khi biết phái đoàn Toà Thánh sẽ đến dâng lễ tại Nhà thờ Lớn, giáo dân đã tự in hàng trăm tờ giấy với nội dung: “Chúng con yêu mến Đức Tổng Giuse của chúng con”, “Chúng con kiên quyết đứng bên cạnh Đức Tổng bất cứ nơi nào” “Xin Chúa chở che, quan phòng giữ gìn Đức Tổng Giám mục của chúng con” để đón chào phái đoàn và nói lên mong muốn của mình.

Nhưng Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã giải thích với họ: “Đừng để Phái đoàn Toà Thánh có cách nghĩ khác thường trong việc này. Đừng nên gây bất cứ sự áp lực hoặc sự chú ý nào về vấn đề đó để phái đoàn làm việc vì lợi ích của Giáo hội” và Ngài đã cho thu lại tất cả những tờ giấy đó.

Những mong ước của giáo dân, nguyện vọng và ý chí của họ luôn là những vấn đề thường trực. Họ hi vọng một ngày nào đó, khi quan hệ ngoại giao hai bên được thiết lập, việc bổ nhiệm các chủ chăn không buộc phải qua nhà nước như hiện nay, để không xảy ra việc thiếu chủ chăn trầm trọng trong giáo hội Công giáo Việt Nam.

Điều đó cũng để giáo hội có một hàng giáo phẩm kiên vững, sống và làm việc đúng chức năng, phận sự và chu toàn nhiệm vụ của Chúa đã giao phó: Chăn dắt đoàn chiên ngày càng trở nên thánh thiện.

Chúng ta hiệp cùng tất cả nỗi lòng, nguyện vọng của cộng đồng dân Chúa Hà Nội và toàn thể Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung, cầu chúc cho phái đoàn được lãnh nhận ơn khôn ngoan, sáng suốt, được sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh để mở đường và dẫn dắt Giáo hội Việt Nam đi tới bến bờ vinh quang của sự hi vọng trên nền Sự thật – Công lý – Hoà bình.

Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2009

• J.B Nguyễn Hữu Vinh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiệp Thông Nhân Vị và Quản Lý Tạo Vật (7)
Nguyễn Kim Ngân
16:40 16/02/2009
CHƯƠNG BA:

Tạo Dựng Giống Hình ảnh Thiên Chúa: Quản Lý các tạo vật hữu hình



56. Chủ đề lớn trước tiên trong nền thần học về ‘imago Dei’ liên hệ đến việc thông phần vào đời sống hiệp thông của Thiên Chúa. Như ta đã thấy, khi được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người trở thành các hữu thể chia sẻ thế giới này cùng với các hữu thể khác, cũng mang xác thể nhưng lại nổi bật ở chỗ có trí năng, tình yêu và tự do, và chính vì thế, tự bản chất, con người phải sống hiệp thông với nhau. Bằng chứng hùng hồn đầu tiên của việc thông hiệp này chính là sự kết hiệp có tính sinh sản giữa người nam và người nữ, điều này phản chiếu sự hiệp thông tình yêu sáng tạo của Chúa Ba Ngôi. Chính cuộc khổ nạn, cái chết, và phục sinh của Chúa Kitô đã vượt thắng sự bóp méo hình ảnh Thiên Chúa do tội lỗi gây nên cùng với các hậu quả tác hại trên đời sống cá nhân và liên cá nhân. Ân sủng cứu độ từ việc thông phần vào mầu nhiệm vượt qua phục hồi lại ‘imago Dei’ theo khuôn mẫu của ‘imago Christi.’

57. Trong chương này, ta sẽ đề cập đến chủ đề chính thứ hai trong nền thần học về ‘imago Dei.’ Vì được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa để chia sẻ cuộc hiệp thông tình yêu của Chúa Ba Ngôi, thế nên, theo ý định của Chúa, con người phải nắm giữ một vị trí độc đáo trong vũ trụ: đó là hưởng đặc ân chia sẻ với Thiên Chúa quyền cai quản tạo vật hữu hình. Đặc ân này được ban cho con người từ bàn tay Tạo Hóa, là Đấng cho phép tạo vật được dựng nên giống hình ảnh mình, hầu có thể thông phần vào công trình của Chúa, đó là ý định tình yêu và cứu độ, cũng chính là thông phần vào việc cai quản vũ trụ. Do bởi vai trò quản cai của con người chính là thông phần vào việc cai quản vũ trụ của Thiên Chúa, cho nên ở đây ta nói đến một hình thức quản lý.

58. Theo ‘Gaudium et Spes’: “Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã nhận mệnh lệnh chinh phục trái đất cùng tất cả những gì chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công bình và thánh thiện; và khi nhìn nhận Thiên Chúa là Ðấng tạo dựng mọi loài, nó qui hướng về Người chính bản thân mình cũng như muôn vật: như thế, khi con người chinh phục tất cả thì danh Chúa được tôn vinh khắp địa cầu” (34). Ý niệm con người quản cai hoặc thống trị (địa cầu) đóng một vai trò quan trọng trong thần học Kitô giáo. Thiên Chúa chỉ định con người làm việc quản lý theo cung cách người chủ trong các dụ ngôn của Tin Mừng (x. Luke 19:12). Chỉ duy một loài thụ tạo được chính Thiên Chúa minh nhiên ưng thuận mới chiếm lĩnh được vị trí độc hữu trên chóp đỉnh tạo vật hữu hình (Gen 1:26; 2:20; Tv 8:6-7; Kn 9:2-3).

59. Thần học Kitô giáo dùng cả hai hình ảnh thông thường và vương đế để mô tả vai trò độc đáo này. Với hình ảnh vương đế, con người được kêu mời cai trị theo nghĩa nắm quyền thống lĩnh toàn thể thế giới hữu hình, y như phong cách của một hoàng đế. Thế nhưng ý nghĩa sâu kín bên trong của tư cách đế vương này, như Chúa Giêsu đã nhắc nhở các môn đệ, chính là phục vụ: bởi lẽ, chính vì tự nguyện chịu đau khổ như một nạn nhân hy sinh mà Chúa Kitô đã trở thành vua vũ trụ, với thập giá là ngai vàng. Với hình ảnh thông thường, thần học Kitô giáo đề cập đến con người như là người quản gia được Thiên Chúa tín cẩn trao phó cho việc trông coi nhà cửa (x. Mt 24:45). Con người có thể xử dụng toàn thể của cải tài nguyên có trong vũ trụ hữu hình tùy sở thích, và hành xử quyền thống trị này trên vũ trụ qua khoa học, kỹ thuật, và nghệ thuật.

60. Ở trên, và ở tận trong cõi thân mật của lương tâm mình, con người khám phá ra sự hiện hữu của một thứ luật mà truyền thống gọi là “luật tự nhiên.” Luật này phát xuất từ Thiên Chúa, và chính cái ý thức của con người về thứ luật này đã là sự thông phần vào lề luật của Thiên Chúa. Nó quy chiếu con người về các nguồn gốc chân thật của vũ trụ cũng như của chính nó (‘Veritatis Splendor’ số 20). Luật tự nhiên này thúc bách tạo vật có lý trí tìm về sự thật và điều thiện hảo trong khi thống lĩnh vũ trụ. Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người hành xử quyền thống lĩnh tạo vật hữu hình này chỉ nhờ ở đặc ân Thiên Chúa ban cho. Nó noi theo luật Chúa, nhưng không thể thay đổi luật ấy được. Thánh Kinh đã từng cảnh báo về thứ tội danh tiếm quyền Thiên Chúa. Là một sai lầm nghiêm trọng về mặt luân lý khi con người quản cai vũ trụ hữu hình này mà lại tách mình khỏi lề luật cao cả của Chúa. Họ hành động như là quản gia thay quyền gia chủ (x. Mt 25:14 ff) để tự do và dùng sáng kiến táo bạo hầu đem những nén bạc gia chủ giao cho mà sinh lợi.

61. Người quản gia phải tính sổ về cách quản lý của mình, và Thiên Chúa trong vai gia chủ sẽ phán định các hành động của người quản gia này. Cách thức người quản gia sử dụng các phương tiện có hợp luật và kiến hiệu về mặt luân lý hay không chính là tiêu chuẩn cho việc phán định này. Khoa học cũng như kỹ thuật tự chúng đều không phải là cùng đích; cái khả hữu xét về mặt kỹ thuật không nhất thiết sẽ trở thành hữu lý hay hợp với đạo đức. Khoa học và kỹ thuật phải dùng để phục vụ kế hoạch Thiên Chúa đã an bài cho toàn thể công trình tạo dựng và cho hết mọi tạo vật. Kế hoạch này đem lại ý nghĩa cho vũ trụ và cho các công trình của con người nữa. Việc con người quản lý vũ trụ này chính là cách cai quản bằng thông phần vào quyền cai trị của Chúa, và lúc nào cũng phải phụ thuộc quyền này. Con người hành xử việc quản lý này bằng cách thủ đắc kiến thức khoa học về vũ trụ, bằng cách dùng tinh thần trách nhiệm mà chăm lo cho thế giới tự nhiên này (bao gồm cả thú vật và môi sinh), và bằng cách bảo vệ tính liêm khiết sinh học của chúng.

I. Khoa Học và Quyền Quản Lý Tri Thức

62. Nỗ lực thấu hiểu vũ trụ đã đánh dấu nét văn hóa của con người mọi thời và trong mọi xã hội. Trong bối cảnh niềm tin Kitô giáo, nỗ lực này chính là một bằng chứng quyền quản lý mà con người thực hành theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa. Không hề tuân theo chủ nghĩa thỏa hiệp bất tín, các Kitô hữu có trách nhiệm định vị tri thức khoa học về vũ trụ trong bối cảnh của nền thần học tạo dựng. Vị trí của con người trong lịch sử vũ trụ tiến hoá này, như khoa học tân thời phác họa, chỉ có thể được nhìn thấy một cách toàn vẹn trong ánh sáng đức tin, như là một lịch sử cá biệt của việc Thiên Chúa Ba Ngôi can thiệp vào thế giới con người.

63. Theo lý thuyết khoa học đã được công nhận rộng rãi, vũ trụ này được khai sinh cách đây 15 tỉ năm từ một cơn bùng nổ gọi là “vụ Nổ Lớn” (Big Bang) khiến nó phồng giãn ra rồi nguội lại. Sau đó dần dần nẩy ra các điều kiện cần thiết tạo thành các nguyên tử, rồi kết tụ lại thành các giải ngân hà và tinh tú, để rồi khoảng 10 tỉ năm sau tạo thành các hành tinh. Trong thái dương hệ và quả đất chúng ta (thành hình khoảng 4.5 tỉ năm trước đây), các điều kiện thuận lợi đã làm nẩy sinh sự sống. Cho dù các khoa học gia ít đồng ý về cách lý giải nguồn gốc của mầm sống đầu tiên xẩy đến như thế nào, nhưng đại đa số đều đồng ý rằng sinh vật đầu tiên xuất hiện trên hành tinh này vào khoảng 3.5 đến 4 tỉ năm trước đây. Khoa học đã minh chứng rằng mọi sinh vật trên địa cầu, xét về mặt di truyền học, đều có tương quan với nhau, do đó, hiển nhiên là mọi sinh vật đều phát xuất từ sinh vật đầu tiên này. Nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu trong khoa vật lý và sinh học đã hỗ trợ cho một vài lý thuyết về tiến hóa xét về mặt phát triển và đa dạng hóa sự sống trên trái đất, cho dù vẫn có tranh cãi về tiến độ và cơ giới tính của tiến hóa. Trong khi vấn đề nguồn gốc con người mang tính phức tạp và cần nhiều nghiên cứu và duyệt xét, thì tổng hợp kết quả của khoa nhân học vật lý và khoa sinh học phân tử đã đem lại các kết luận vững chắc về nguồn gốc nhân loại tại Phi Châu vào khoảng 150 ngàn năm trước đây, trong một tập thể con người mang cùng dòng giống di truyền chung. Tuy nhiên, cần phải giải thích thêm rằng yếu tố quyết định nguồn gốc con người chính là việc kích thước não bộ liên tục tăng triển, đạt cao điểm nơi ‘homo sapiens’ (con người thông thái). Với việc phát triển não bộ, bản chất và mức độ tiến hóa đã vĩnh viễn thay đổi: với việc du nhập các yếu tố nhân bản độc đáo như ý thức, chủ ý tính, tự do và sáng tạo tính, cuộc tiến hóa sinh học đã được đúc kết lại như là cuộc tiến hóa về xã hội và văn hóa.

64. Vài năm trước đây, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Gioan Phaolô II đã nói rằng “tri thức thời mới dẫn đến việc nhìn nhận rằng: lý thuyết tiến hoá có tính chất cao hơn là một giả thuyết. Điều đáng chú ý là lý thuyết này đã dần dần được các nhà nghiên cứu thừa nhận tiếp theo sau một chuỗi những khám phá trong nhiều lãnh vực tri thức khác nhau” (‘Sứ điệp gửi cho Hàn lâm viện khoa học giáo hoàng về Tiến Hoá’ 1996). Nối tiếp giáo huấn của Giáo Hoàng trong thế kỷ 20 về tiến hoá (nhất là Thông Điệp ‘Humani Generis’ của ĐGH Piô XII), sứ điệp của ĐGH Gioan Phaolô II nhìn nhận rằng có “nhiều lý thuyết tiến hoá mang tính duy vật, duy giản lược và duy linh” và do đó, không phù hợp với đức tin Công giáo. Chính vì thế mà ta không thể coi sứ điệp của ĐGH Gioan Phaolô II như là sự tán thành theo kiểu trùm mền trên tất cả mọi lý thuyết về tiến hoá, bao gồm cả chủ nghĩa tân-Darwin vốn minh nhiên chối bỏ sự quan phòng của Thiên Chúa, coi đó không phải là nguyên nhân phát triển sự sống trong vũ trụ. Quan ngại chủ yếu đối với thuyết tiến hoá chính là vì nó có “liên quan đến vấn đề con người,” tuy nhiên, sứ điệp của ĐGH Gioan Phaolô II đã cực lực phê phán lối lý giải duy vật về nguồn gốc con người, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết của khoa triết học và thần học hầu có được một tri thức tương đối đầy đủ về “bước nhẩy vọt hữu thể học” hướng đến con người, vốn không thể nào dùng các từ ngữ thuần túy khoa học mà giải thích được. Mối quan tâm chính của Hội Thánh về thuyết tiến hoá tập chú vào “quan niệm về con người,” là nhân vật đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, thành ra “không thể được coi như chỉ là phương tiện hay cách thức nhằm phục vụ chính nòi giống mình hoặc phục vụ xã hội.” Là ngôi vị được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người có khả năng thiết lập các mối tương quan hiệp thông với các ngôi vị khác và với Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng như hành xử quyền thống lĩnh và quản lý trong vũ trụ. Các nhận định này hàm ý rằng các lý thuyết về tiến hoá và về nguồn gốc vũ trụ đều trĩu nặng nỗi trăn trở của thần học khi chạm đến giáo lý về việc tạo dựng ex nihilo--từ hư vô, và việc tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa.

65. Ta đã thấy con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa hầu trở thành kẻ thông chia bản tính của Ngài (x. 2 Pet 1:3-4) và nhờ thế, chia sẻ cuộc hiệp thông đời sống Chúa Ba Ngôi cũng như việc Thiên Chúa thống trị trên tạo vật hữu hình. Trọng tâm hành vi sáng tạo của Thiên Chúa chính là thánh ý Ngài muốn dành chỗ cho con người thụ tạo được sống thông hiệp với các Ngôi Vị không-được-tạo-dựng là Chúa Ba Ngôi qua ơn làm nghĩa tử nhờ Chúa Kitô. Hơn thế nữa, việc có chung tổ tiên và tính duy nhất tự nhiên của loài người đã trở thành nền tảng cho sự hiệp nhất trong ân sủng của những con người đã được cứu chuộc dưới quyền thủ lãnh của Adam Mới trong niềm hiệp thông mang tính Hội thánh của các nhân vị hợp nhất với nhau và với các Đấng không-được-tạo-dựng là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Món quà đời sống tự nhiên chính là nền tảng của món quà đời sống ân sủng. Chính vì thế, ở đâu có sự thật chính yếu liên quan đến một nhân vị hoạt động tự do, thì ở nơi ấy không thể nói đến tính thiết yếu hoặc quyết lệnh sáng tạo, rốt cuộc là, nếu nói về Tạo Hoá như một quyền lực, hoặc năng động lực, hoặc nền móng thì chẳng hề thích hợp chút nào. Sáng tạo từ hư vô chính là hành động của một tác nhân siêu việt, hoạt động tự do và đầy chủ đích, với cái nhìn hướng về các mục tiêu bao trùm của việc dấn thân cá nhân. Trong truyền thống Công giáo, giáo lý về nguồn gốc con người biểu tỏ chân lý mạc khải về sự hiểu biết Thiên Chúa và con người, một sự hiểu biết tận căn bản đã mang tính tương giao và nhân vị. Việc loại trừ chủ trương phiếm thần và duy xuất phát (emanationism) trong giáo lý về tạo dựng có thể được lý giải như một phương cách để bảo vệ chân lý mạc khải. Giáo lý về việc tạo dựng trực tiếp hay đặc biệt của mỗi linh hồn con người không chỉ nêu lên tính bất liên tục hữu thể học giữa thể chất và tinh thần, mà còn thiết lập nền tảng cho mối dây thân mật xuất phát từ Thiên Chúa phủ trùm lên từng mỗi con người khởi đi từ khoảnh khắc hiện hữu đầu tiên của họ.

(còn tiếp)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Thu
Lm. Tâm Duy
06:08 16/02/2009

TÌNH THU



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Đất trời bao kiếp nhân sinh

Thấu tình lá mãi trung trinh sắc vàng

Dệt thơ mộng bước thu sang

Để đời xanh cũng tan vào phù du…

(Trích thơ của Vy Vy)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền