Ngày 12-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:20 12/02/2014
NGƯỜI ĐIẾC THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC
N2T

"Trước đây khi tôi hoàn toàn bị điếc, chỉ nhìn thấy người ta đứng dậy và làm nhiều động tác xoay tròn toàn thân, cái đó gọi là “vũ đạo”, trong mắt tôi việc đó thật nực cười.
Cho đến một hôm khi tôi nghe được âm nhạc thì mới biết rằng vũ đạo thật là kỳ diệu."

Suy tư:
Âm nhạc không phải ai cũng có thể thưởng thức, không phải ai cũng có thể hiểu được sự thanh thoát của những cung điệu ngân nga, người điếc thì lại càng không thể thưởng thức được…
Cũng vậy, không ai thưởng thức được tiếng nói dịu hiền của Thiên Chúa trong tâm hồn của mình nếu không có một tâm hồn biết lắng nghe; cũng không ai có thể nhìn thấy được thong điệp yêu thương của Thiên Chúa qua hoàn cảnh cuộc sống nếu họ không từng giây phút kết hợp với Thiên Chúa.
Thiên Chúa là nhà vũ đạo tuyệt vời, Ngài điều khiển vạn vật mặt trời mặt trăng, tinh tú, tứ thời bát tiết luân chuyển xoay vòng để cho con người vui sống tận hưởng những gì Ngài tạo dựng trên mặt đất này...
Nhờ đức tin mà chúng ta không bị điếc để nghe những âm thanh dịu ngọt của Thiên Chúa; nhờ đức tin mà chúng ta nhìn thấy được những điệu múa của vũ trụ để ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:23 12/02/2014
N2T

4. Khi cầu xin Thiên Chúa ân huệ gì, thì không gì tốt hơn bằng cầu xin trong thánh lễ.

(Thánh John Chrysostom)
---------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Bí tích Thánh Thể phải đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái quảng đại và tha thứ
Linh Tiến Khải
10:59 12/02/2014
Qua bí tích Thánh Thể Chúa Kitô muốn bước vào cuộc sống chúng ta, thấm nhuần nó với ơn thánh của Ngài, và dẫn đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái, quảng đại, thứ tha và hòa giải.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-2-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong số hàng trăm nhóm hiện diện cũng có một phái đoàn tín hữu Việt Nam đến từ Đan Mạch.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý tương quan giữa bí tích Thánh Thể và cuộc sống chúng ta như là Giáo Hội và như là tín hữu kitô riêng rẽ. Ngài nói: Bí tích Thánh Thể dẫn đưa chúng ta vào sự hiệp thông thực sự với Chúa Giêsu và mầu nhiệm phục sinh của Ngài bằng cách canh tân toàn tình yêu và ơn thánh nảy sinh từ cuộc khổ nạn cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, như suối nguồn vô tận cho chúng ta. Như thế chúng ta phải tự hỏi: chúng ta sống bí tích Thánh Thể như thế nào? Bí tích Thánh Thể là gì đối với chúng ta? Nó chỉ là một lúc lễ hội, một truyền thống được củng cố vững vàng, một dịp để gặp gỡ nhau hay cảm thấy mình yên ổn, hay một cái gì hơn nữa? Việc tưởng niệm Chúa đã yêu thương chúng ta chừng nào và để cho chúng ta được Người nuôi dưỡng bời Lời và Mình Người có thực sự đánh động con tim và cuộc sống chúng ta hay không, và có khiến cho chúng ta giống Chúa hơn không, hay chỉ là một dấu ngoặc, một lúc riêng rẽ không lôi cuốn và không thay đổi chúng ta? Đức Thánh Cha đề cập đến các dấu chỉ cụ thể cho biết tín hữu sống bí tích Thánh Thể như thế nào, tốt hay không tốt mấy. Ngài nói:

Dấu chỉ thứ nhất là kiểu chúng ta nhìn và qúy mến người khác. Trong bí tích Thánh Thể Chúa Kitô luôn khiến cho sự tận hiến đã thực hiện trên thập giá trở thành thời sự. Toàn cuộc sống của Ngài là một cử chỉ chia sẻ hoàn toàn chính mình vì tình yêu. Vì thế Ngài yêu thích ở với các môn đệ và các người Ngài quen biết. Điều này đối với Ngài có nghĩa là chia sẻ các ước mong, các vấn đề của họ, những điều khuấy động tâm hồn và cuộc sống của họ. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ chúng ta tìm thấy các người nam nữ đủ loại: người trẻ, người già, trẻ em, người nghèo người khá giả, dân địa phương, người ngoại quốc, cùng đi với thân nhân hay đi một mình...

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đưa ra một loạt câu hỏi như sau: Nhưng bí tích Thánh Thể mà tôi cử hành, có đưa tôi tới với tất cả mọi người như anh chị em thực sự hay không? Nó có làm lớn lên trong tôi khả năng vui với người vui, khóc với người khóc hay không? Nó có thúc đẩy tôi tới với người nghèo, người bệnh, người bị gạt bỏ bên lề xã hội hay không? Nó có giúp tôi nhận ra nơi họ gương mặt của Chúa Giêsu hay không? Chúng ta tất cả đều đi Lễ, bởi vì chúng ta yêu mến Chúa Giêsu và muốn chia sẻ cuộc Khổ Nạn và sự Phục sinh của Ngài trong bí tích Thánh Thể. Nhưng chúng ta có yêu mến các anh chị em túng thiếu cần giúp đỡ như Chúa Giêsu yêu họ hay không? Chẳng hạn ở Roma, trong các ngày này, chúng ta đã trông thấy biết bao nhiêu khó khăn xã hội, hay vì mưa gây thiệt hại cho nhiều khu phố, hoặc do thiếu công ăn việc làm vì cuộc khủng hoảng xã hội trên toàn thế giới. Tôi tự hỏi, chúng ta tất cả tự hỏi: ”Tội đi lễ đấy, nhưng tôi sống điều này như thế nào? Tôi có lo lắng trợ giúp họ, tới gần họ và cầu nguyện cho họ là nhữn người đang có vấn đề hay không? Hay tôi hơi thờ ơ với họ? Hay tôi lo bép xép: ”Bạn có thấy bà ấy ông ấy mặc đẹp không?” Đôi khi chúng ta làm điều đó sau Thánh lễ, đúng không? Nhưng không được làm như vậy. Chúng ta phải lo lắng cho các anh chị em khác đang có một nhu cầu, một căn bệnh, một vấn đề. Hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến các anh chị em có vấn đề đó ở Roma này, vì mưa, vì thảm cảnh mưa, và các vấn đề xã hội của việc làm, và chúng ta hãy xin điều đó với Chúa Giêsu mà chúng ta lãnh nhận trong bí tích Thánh Thể, xin Ngài giúp chúng ta và giúp họ. Đề cập tới dấu chỉ thứ hai Đức Thánh Cha nói:

Dấu chỉ thứ hai rất quan trọng là ơn thánh cảm thấy mình được tha thứ và sẵn sàng tha thứ. Đôi khi có người hỏi: ”Tại sao lại phải đi nhà thờ, xét vì người thường tham dự Thánh Lễ cũng là kẻ tội nhân như những người khác?”. Thật ra, ai cử hành bí tích Thánh Thể không làm điều đó vì cho rằng hay muốn tỏ ra mình tốt lành hơn các người khác, mà chính bởi vì nhận biết mình luôn cần được tiếp đón và tái sinh bởi lòng xót thương của Thiên Chúa, nhập thể nơi Đức Giêsu Kitô. Nếu mỗi người trong chúng ta không cảm thấy mình là kẻ có tội, thì tốt hơn đừng đi Lễ! Chúng ta đi lễ, bởi vì chúng ta là những người tội lỗi, và chúng ta muốn lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu, tham dự vào ơn cứu đỘ của Ngài, tham dự vào vào ơn tha thứ của Ngài.

Kinh ”tôi cáo mình” mà chúng ta đọc đầu lễ không phải là ”hình thức”, mà là một cử chỉ sám hối thật sự. Tôi là người tội lỗi và tôi xưng thú tội lỗi của tôi. Thánh Lễ bắt đầu như thế. Chúng ta không bao giờ được quên rằng Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu đã xảy ra ”trong đêm ngài bị trao nộp” (1 Cr 11,23). Trong bánh và rượu, mà chúng ta dâng và chung quanh đó chúng ta tụ tập nhau, được canh tân mỗi lần ơn Mình và Máu của Chúa Kitô cho việc cứu chuộc tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phải đi tham dự Thánh Lễ một cách khiêm tốn, như những kẻ có tội và Chúa giảng hòa chúng ta. Điều này tóm tắt cách tốt đẹp nhất ý nghĩa sâu xa nhất hiến tế của Chúa Giêsu Kitô, và đến lần nó nới rộng con tim của chúng ta cho sự tha thứ cho các anh em khác và cho sự hòa giải.

Dấu chỉ qúy báu cuối cùng được cống hiến cho chúng ta giữa buổi cử hành Thánh Thể và cuộc sống của các cộng đoàn kitô của chúng ta. Cần luôn luôn lưu ý rằng Thánh Thể không phải là một cái gì chúng ta làm; không phải là một tưởng niệm của chúng ta về điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Không. Nó chính là một hành động của Chúa Kitô. Chính Chúa Kitô làm cho chúng trở thành thời sự trên bàn thờ. Và Đức Kitô là Chúa. Nó là một ơn của Chúa Kitô, tự hiện diện và quy tụ chúng ta quanh Ngài, để dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời và bằng chính sự sống của Ngài. Điều này có nghĩa là sứ mệnh và căn cước của chính Giáo Hội vọt lên từ đó, từ bí tích Thánh Thể và luôn luôn thành hình tại đó. Vì thế chúng ta phải để ý: một buổi cử hành có thể không chê trách vào đâu được, rất đẹp trên bình diện bề ngoài, nhưng nếu nó không đưa chúng ta tới chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu, thì nó có nguy cơ không đem lại sự dưỡng nuôi nào cho con tim và cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha tóm tắt tương quan giữa bí tích Thánh Thể và cuộc sống tín hữu như sau:

Trái lại, qua bí tích Thánh Thể Chúa Kitô muốn bước vào cuộc sống chúng ta, thấm nhuần nó với ơn thánh của Ngài, và như thế trong mỗi cộng đoàn kitô có sự trung thực giữa phụng vụ và đời sống.

Các bạn thân mến, con tim chúng ta được tràn đầy tin tưởng và hy vọng khi nghĩ tới các lời của Chúa Giêsu được ghi lại trong Phúc Âm thánh Gioan: ”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta có sự sống đời đời và Ta sẽ cho người đó sống lại ngày sau hết” (Ga 6,54). Chúng ta hãy sống bí tích Thánh Thể với tinh thần của đức tin và cầu nguyện, tha thứ, sám hối, tươi vui cộng đoàn, lo lắng cho những người thiếu thốn và cho nhu cầu của biết bao anh chị em khác, trong xác tín rằng Chúa sẽ thành toàn điều Ngài đã hứa ban cho chúng ta: đó là cuộc sống vĩnh cửu.

Đức Thánh Cha đã chào mọi người hiện diện và cầu mong chuyến hành hương Roma củng cố đức tin của họ. Ngài đã đặc biệt chào Đức Hồng Y Vlk, các Giám Mục Tchèques đang viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Ngài gọi Đức Hồng Y Vlk là vị chiến đấu lão thành và là người bảo vệ đức tin của Cộng hòa Tchèques. Ngài xin các vị chuyển lời chào thăm và phép lành Tòa Thánh tới các linh mục, tu sĩ và giáo dân toàn nước. Ngài bảo đảm cầu nguyện cho các vị và cho họ. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ sáu tới đây là lễ nhớ hai thánh Cirillo và Metodio, tông đồ của các dân tộc Slave và Bổn Mạng châu Âu. Ngài cầu mong chứng tá của các vị giúp các bạn trẻ trở thành môn đệ thừa sai trong các môi trường sống của họ, cũng như khích lệ người đau yếu dâng các khổ đau cầu nguyện cho ơn hoán cải của những người tội lỗi, và là mẫu gương cho các cặp vợ chồng mới cưới lấy Phúc Âm làm luật nền tảng cho cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Top Stories
Pontifical Academy for Life focuses on Aging and Disability
Vatican Radio
12:10 12/02/2014
2014-02-12 Vatican - The Pontifical Academy for Life celebrates its 20th Anniversary next week with a General Assembly and Workshop entitled “Aging and Disability”.

The event is scheduled to take place at the Augustinianum Institute from 19 to 22 February 2014.

Rome, 19-22 February 2014

On this occasion the Academy will also celebrate the 20th anniversary of its foundation by Blessed Pope John Paul II by means of the Motu Proprio Vitae Mysterium(11 February 1994).

Please find below the full text of the communiqué:

During the General Assembly, there will be a Workshop (from the afternoon of Thursday, February 20th, through Friday, February 21 st) open to the public and catering particularly to researchers, scholars, health care workers and students who intend to deepen their understanding of this topic.

The experts will be reflecting on practical application of the philosophical and theological, scientific and medical, ethical, social and cultural perspectives.

As explained by the President of the Pontifical Academy for Life, H. E. Msrg. Ignacio Carrasco de Paula, “Coming of age brings new challenges in the area of physical and intellectual abilities. These disabilities often alter the lives and autonomy of the human person, increasing the challenges for the individual, their family and all of society. The Church is motivated to contribute a renewed reflection on this reality in order to provide a more noteworthy and leading support”.

During the three sessions of the Workshop – “Disability and the Human Condition”, “Aging and Disability: Statistics and Concerns”, “Aging and Disability: Ethical Questions and Solutions” – the most relevant topics and problems will be considered, including: the social and cultural problem of disabled elderly persons, the international documents which defend the dignity of the elderly, the diseases that could lead to disability and the necessary health care, the anthropological dimensions together with the ethical principles to be adopted by health care workers and institutions, the spirituality of the elderly disabled persons and the particular attention that the Church gives to the elderly who are sick and disabled. Speakers will be renowned professors coming from well known Universities and advanced research and study centers: A. Borovecki, R. Buchanan, F. Caretta, R. Colombo, R. Dell'Oro, V. Di Lazzaro, J.J. Garcia, S. Krajcik, M. Leonardi, E. Pérez Bret, A. Pessina, M. Petrini, A. Serani, M.-J. Thiel and Mr. P. Marchiori (President of the Amyotrophic Lateral Sclerosis (ALS) Italian Association– Brescia). H.E. Msgr. Zygmunt Zimowski, President of the Pontifical Council for Health Care Workers, will be presenting at the conclusion of the Workshop.

The full program of the Assembly and the Workshop along with registration forms are available on the website of the Academy. Simultaneous translations will be provided in English, Italian Spanish and French. Journalists, photographers and cameramen are kindly asked to request the necessary accreditation directly through the Holy See Press Office following the procedure explained on the Press Office’s website.
 
Vietnam: Genève : le Vietnam à l’épreuve des droits de l’homme
Eglises d'Asie
14:17 12/02/2014
Le 5 février dernier fut une journée d’épreuve pour les autorités vietnamiennes. Ce jour-là, en effet, l’Etat vietnamien présentait devant le Conseil des droits de l’homme de l’ONU, à Genève, un rapport sur la situation des droits de l’homme sur son territoire. C’était pour lui un exercice difficile mais obligatoire dans le cadre de l’« Examen périodique universel » (UPR), auquel doivent se soumettre les membres du Conseil. Le rapport présenté a été largement et vivement contesté par un ensemble de délégations nationales et d’organisations internationales. Diverses associations issues de la diaspora vietnamienne ont organisé des manifestations marquant leur désaccord avec le rapport présenté par le gouvernement vietnamien.

La délégation vietnamienne venue à Genève présenter ce compte-rendu était conduite par le vice-ministre des Affaires étrangères Ha Kim Ngoc. Ce rapport de 20 pages avait été envoyé au secrétariat du Conseil des droits de l’homme le 31 octobre 2013. Le Vietnam était l’une des 14 rations devant se soumettre à cet exercice au cours de cette 18e session du Conseil qui avait débuté le 27 janvier et s’est achevé le 7 février 1014.

Le compte-rendu (1), présenté par le vice-ministre des Affaires étrangères, se voulait un tableau exhaustif de la situation des droits de l’homme ; en fait, il s’agissait d’un plaidoyer pro domo donnant une image plutôt idyllique de la situation humanitaire en ce pays. Il met en valeur les efforts de l’Etat vietnamien pour enrayer la pauvreté, secourir les handicapés. Il souligne les efforts du Vietnam pour mettre en œuvre les injonctions et les recommandations du Conseil des droits de l’homme.

Le rapport parcourt ensuite l’ensemble des droits de l’homme et affirme que chacun d’eux est respecté au Vietnam, y compris ceux qui sont notoirement violés comme la liberté d’opinion, la liberté de presse… et quelques autres. Plusieurs pages sont consacrées à la liberté des citoyens vietnamiens dans le domaine religieux. Le rapport présente d’étranges statistiques : dans un pays décrit comme « pluri-religieux », 95 % de ses habitants (90 millions environ) mèneraient une vie marquée par les croyances religieuses ; mais sur ce nombre, précise le compte-rendu, seulement 24 millions adhéreraient à l’une des religions présentes au Vietnam.

Après avoir affirmé que la seule politique pratiquée par le gouvernement consiste à créer des conditions favorables à la liberté religieuse de tous, le rapport fait l’éloge de la législation édictée par le gouvernement, en particulier la fameuse Ordonnance sur les croyances et la religion (mise en vigueur en 2004) et son récent décret d’application. Le rapport continue en mettant au crédit du gouvernement les immenses rassemblements religieux qui ont eu lieu et vont avoir lieu, aussi bien chez les catholiques chez les bouddhistes, la formation des dignitaires ecclésiastiques dans le pays et à l’étranger, ou bien encore la multiplication des lieux de culte.

Après la lecture du rapport, les représentants de plus de 100 nations ont participé à la séance de questions, commentaires et recommandations. Les intervenants ont relevé certains progrès dans l’élimination de la pauvreté et la mise en œuvre des recommandations émanant des instances internationales des droits de l’homme.

Cependant, de nombreuses critiques ont été émises, certains très vigoureuses. Elles ont concerné l’exercice de la liberté d’expression et de la liberté de la presse, l’internement de nombreux prisonniers politiques. Les critiques sont venues des délégations de pays comme les Etats-Unis, le Canada, l’Australie, le Royaume-Uni, la France, l’Allemagne, la Suisse, l’Irlande, la Pologne, la Finlande, ainsi que d’ONG internationales.

Le représentant de Reporters sans frontières a ainsi formulé son jugement : « Je voudrais dire que Hanoi ne peut plus continuer à tromper ainsi les Nations Unies et le monde. Plus que tout autre, les dirigeants de Hanoi savent clairement ce qu’ils sont en train de faire, les politiques oppressives qu’ils appliquent. La vérité est clairement exposée à la vue de tous, par exemple dans les condamnations à de longues peines de prison qu’ils infligent aux dissidents et aux blogueurs coupables d’avoir exprimé une opinion différente de la leur, ou encore dans l’utilisation de plus en plus commune de la violence pour harceler les blogueurs exaltant de la démocratie et agresser même leurs parents. C’est une vérité qui ne veut plus être cachée ! »

Le 7 février, le groupe de travail chargé de l’examen des rapports transmettait au Vietnam une liste de 227 recommandations. Certains points étaient plus particulièrement soulignés. Les autorités vietnamiennes ont été priées de respecter la liberté d’opinion, la liberté de presse sur le réseau Internet et ailleurs. Mention était faite de la liberté de rassemblement. Certaines recommandations concernaient l’exercice de la liberté religieuse au sein des minorités ethniques. Plusieurs autres proposaient au Vietnam d’abandonner la peine de mort ou de la réserver pour les crimes de gravité exceptionnelle. Quelques pays ont demandé au Vietnam la révision de nombreux articles de son Code pénal, en particulier de ceux qui sont utilisés pour la répression des dissidents.

(Source: Eglises d'Asie, le 12 février 2014)
 
Văn Hóa
Món quà Valentine năm nay cho em
Sơn Ca Linh
18:29 12/02/2014
MÓN QUÀ VALENTINE NĂM NAY CHO EM

(Tặng các bạn trẻ sinh viên giáo phận Qui Nhơn)

Nầy cô em bé nhỏ,
Cứ mỗi lần đến lễ hội Tình Nhân,
Anh vô cùng mõi mệt !
Có năm,
Em đòi anh phải mang đến hộp sô-cô-la nhập ngoại,
Mà bất phước,
anh lại chẳng còn một xu dính túi !
Có năm,
Em đòi anh một chuyến chơi xa,
Nhưng khách sạn phải là 5 sao thứ thiệt !
Trong khi anh chỉ còn độc một chiếc xe đạp cà tàng,
Để mỗi ngày còng lưng,
Kiếm thu nhập thêm bằng những tờ vé số.
Có năm,
Em muốn đích thân chọn,
Một bộ jumpsuit mà phải là hàng xịn nhập từ Pháp, Ý,
Phần riêng anh chỉ việc chi tiền.
Nhưng em thấy đó,
Cả tuần, anh cày như con trâu điên,
Mà lương tháng chỉ vừa đủ gạo ăn và trả tiền phòng trọ.
Có năm,
Nhẹ nhàng hơn một chút,
Em đòi anh bữa điểm tâm phở thịt bò Kobe.
Mà hình như anh nghe nói mỗi tô
Giá cũng phải non non nửa triệu !
Trong khi em biết đó,
Cả tuần anh bữa có bữa không,
Mà hầu hết là bánh xèo “dỏ” hay khoai lang luộc.
Và có năm,
Anh hoảng hồn,
Khi em mạnh miệng đòi quà là hãy cùng em “làm chuyện đó”.
Và thật là may khi anh đã kịp “nói không”….
Và có lẽ,
Em đã thất vọng vì anh,
Khi chưa một lần đáp ứng món quà Valentine em muốn.
Nên năm nay,
Anh chờ mãi mà chẳng thấy em lên tiếng.
Thôi thì đích thân anh sẽ mang quà đến cho em…
Món quà nầy,
Anh đã chuẩn bị từng năm, từng tháng, từng ngày, từng đêm,
Bằng nước mắt, mồ hôi và cả máu…
Bằng bàn tay lao động, chăm chuyên cày xới,
Cho mảnh đất vườn nhà anh màu mỡ tốt tươi…
Vâng, cây hồng của anh nay đã mĩm cười,
Cho dù giá lạnh vẫn đơm một cánh hồng tươi rực rỡ,
Mà lại là một bông hồng sắc đỏ,
Thật đúng nghĩa là “quà tặng tình yêu”.
Cho dù anh không là một chú họa mi,
Trong truyện của Oscar Wide,
Lấy máu tim mình để làm nên hoa hồng tuyệt mỹ.
Nhưng cánh hoa nầy,
Là kết quả của cả tình yêu và ý chí,
Của hy sinh nhỏ nhặt đời thường,
Của phấn đấu vượt qua những đam mê và cám dỗ vô lương,
Để giữ mãi một tình yêu thủy chung trong sáng.
Của những lời kinh là ước mơ tỏa rạng,
Cho tương lai mái ấm của chúng mình,
Có giọng cười trẻ thơ với đôi mắt xinh xinh
Trong vòng tay má ba hạnh phúc…
Nầy cô em bé nhỏ,
Vâng, quà tặng Lễ Tình Nhân của anh năm nay cho em,
Chỉ một đóa hồng, không có gì thêm.
Một đóa hồng tươi sắc đỏ !

Sơn Ca Linh (Valentine 2014)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đan Áo
Joseph Ngọc Phạm
22:19 12/02/2014
ĐAN ÁO
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Em đan chiếc áo mấy mùa qua
Sưởi ấm tình đông nắng ấm hòa
Từng mũi kim đan từng nỗi nhớ
Tay so tay móc mộng tình hoa.
(Trích thơ của Hồng Liên)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 06/02 - 12/02/2014 - Phim ''Dưới bầu trời đầy sao''
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:53 12/02/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Những gì chúng ta có thể để lại cho cõi đời này

Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Năm 6 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Martha, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về mầu nhiệm cái chết, mời gọi chúng ta cầu xin Chúa ban ơn được chết trong hy vọng, trong lòng Giáo Hội và biết rằng chúng ta đã để lại cho cõi đời này một di sản là chứng tá đẹp đẽ của một Kitô hữu.

Dựa trên câu chuyện về cái chết của Vua Đa-Vít, Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù ông là kẻ có tội, ông không phải là một kẻ phản bội đất nước và vẫn được hoài niệm trong lòng người Israel, dân riêng của Thiên Chúa. Chúng ta cũng nên xin Chúa ban cho ân sủng được chết trong ngôi nhà tinh thần của chúng ta, tức là trong lòng Giáo Hội. Như tôi đã nói, chúng ta tất cả là những người tội lỗi, nhưng Giáo Hội cũng giống như một người mẹ chấp nhận chúng ta bất kể thân phận tội lỗi của chúng ta, và làm cho chúng ta được thanh sạch.

Đức Thánh Cha cũng ghi nhận là Vua Đa-Vít được chết trong hòa bình, trong niềm xác tín rằng sau cái chết nhà vua sẽ được xum họp với tổ tiên của mình. Đây là một ân sủng, chúng ta có thể cầu xin được chết trong niềm hy vọng là ở thế giới bên kia gia đình và người thân của chúng ta sẽ chờ đợi chúng ta ở đó. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ đến Thánh Têrêxa thành Lisieux. Khi tiếp cận cái chết, vị thánh nữ này đã trải qua cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong chập chùng những ý tưởng ma quỷ muốn gieo vào lòng cô là không có gì ngoài bóng tối mịt mù đang chờ đợi cô. Ma quỷ không muốn cô tin tưởng vào Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng thừa biết cuộc sống là một cuộc tranh đấu và phải xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng được chết trong hy vọng. Để làm điều này, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tin tưởng Thiên Chúa trong mọi khó khăn lớn nhỏ gặp phải hàng ngày, để hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa được phát triển và chúng ta quen thuộc với việc tín thác vào Chúa trong thịnh vượng cũng như lúc gian truân, khi này và trong giờ lâm tử.

Nhận xét cuối cùng của Đức Thánh Cha liên quan đến di sản Vua Đa-Vít để lại cho hậu thế sau 40 năm cai trị và chăm sóc dân Israel. Ông để lại di sản này cho con mình khi nói với chúng hãy tuân giữ luật Chúa, theo đường lối Chúa, và tuân giữ huấn lệnh Chúa. Đức Thánh Cha nhắc đến một ngạn ngữ theo đó “di sản tốt nhất chúng ta để lại cho con cháu là trồng một cây và viết một cuốn sách”. Đức Thánh Cha đặt câu hỏi, “phần chúng ta, chúng ta để lại những gì cho con cháu? Chúng ta có mang đến cho đời sự khôn ngoan, có trồng cho đời một cây nào? Chúng ta có làm được những điều tốt lành để hậu thế có thể xem chúng ta như một người cha hay một người mẹ hay không?”

Di sản của chúng ta là chứng tá Kitô chúng tôi đưa ra cho người khác, như các thánh nhân đã mạnh dạn sống Tin Mừng và đã để lại cho chúng ta một con đường để noi theo trong cuộc sống của chúng ta.

2. Ánh sáng thế gian

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về bài Phúc Âm kể lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Các con là muối đất... Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,3.14).

Đức Thánh Cha nói:

Điều này khiến cho chúng ta hơi ngạc nhiên một chút, nếu chúng ta nghĩ tới những người đang đứng trước Chúa Giêsu là ai. Họ là những người đánh cá, những người đơn sơ. Nhưng Chúa nhìn họ với con mắt của Thiên Chúa, và người ta hiểu khẳng định của Ngài như là hậu qủa của các Mối Phúc Thật. Ngài muốn nói rằng: nếu các con có tinh thần nghèo khó, có con tim trong sạch, có lòng thương xót... thì các con sẽ là muối đất và ánh sáng thế gian. Để hiểu các hình ảnh này một cách tốt đẹp hơn. chúng ta chú ý tới Luật Lệ Do thái truyền phải bỏ một chút muối trên mọi lễ vật dâng cho Thiên Chúa, như dấu chỉ của giao ước.

Bàn về ánh sáng, Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Thế rồi ánh sáng, đối với dân Israel, là biểu tượng của mạc khải cứu thế chiến thắng bóng tối của dân ngoại. Như vậy các kitô hữu, là dân Israel mới, nhận lãnh một sứ mệnh đối với tất cả mọi người: với đức tin và với tình bác ái họ có thể hướng dẫn, thánh hóa và làm cho nhân loại trở thành phong phú. Tất cả chúng ta là những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi trở thành một phúc âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban “hương vị” cho các mội trường khác nhau, và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. Nhưng nếu các kitô hữu chúng ta đánh mất đi hương vị và tắt ngúm, chúng ta dập tắt sự hiện diện là muối và ánh sáng, bởi vì chúng ta đánh mất đi sự hữu hiệu. Sứ mệnh trao ban ánh sáng cho thế giới đẹp đẽ biết bao! Đó là sứ mệnh được trao cho chúng ta. Nó đẹp đẽ. Và cũng thật đẹp khi duy trì ánh sáng mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Giêsu, gìn giữ nó và duy trì nó. Kitô hữu phải là một người chiếu sáng, mang ánh sáng, luôn luôn trao ban ánh sáng. Một ánh sáng không phải của mình, nhưng là món qùa của Thiên Chúa, là món qùa của Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha khẳng định thêm:

Nếu kitô hữu dập tắt ánh sáng này, cuộc sống của họ không có ý nghĩa; đó là một tín hữu kitô chỉ có danh thôi, mà không mang ánh sáng, một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng bây giờ tôi muốn hỏi anh chị em, anh chị em muốn sống thế nào? Như một cái đèn cháy sáng hay một cái đèn tắt? Cháy sáng hay tắt? Anh chị em muốn sống thế nào?

Anh chị em đồng thanh trả lời “cháy sáng”, nhưng hơi nhỏ, Đức Thánh Cha nói “ở đây người ta chả nghe gì cả”. Tín hữu la to hơn: “cháy sáng”. Ngài nói tiếp: Đèn cháy sáng nhé! Chính Thiên Chúa cho chúng ta ánh sáng này và chúng ta trao nó cho ngườkhác. Đèn cháy sáng đó là ơn gọi kitô của chúng ta.

3. Nghĩa vụ rao giảng Tin Mừng của các tín hữu Kitô

Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu 7 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Martha, Đức Thánh Cha nói tất cả mọi Kitô hữu đều được kêu gọi rao giảng Tin Mừng với sự khiêm nhường.

Lấy ý từ Tin Mừng kể lại cái chết bi thảm của Gioan Tẩy Giả, Đức Giáo Hoàng nói Thánh Gioan là người Thiên Chúa đã gửi đến dọn đường cho Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã phải ra trước triều đình của vua Hê-rô-đê đầy những bọn tham quan và những luật sĩ luôn thúc bách tất cả mọi người tuân theo những thứ luật lệ xa cách lề luật Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha ca tụng cách thế tuyệt vời mà vị thánh này đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô. Trước đông đảo đoàn lũ dân chúng tuôn đến với ngài, Gioan Tẩy Giả đã có cơ hội để tự xưng mình chính là đấng Messiah, nhưng thánh nhân đã không làm như thế. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Gioan Tẩy Giả là con người của chân lý”.

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng thánh nhân đã bắt chước Chúa Giêsu trong sự khiêm nhường, trong đau khổ và nhục nhã của mình.

Cũng như những vị thánh nhân khác, Chân phước Têrêxa thành Calcutta, chẳng hạn; Thánh Gioan Tẩy Giả cũng đã phải kinh qua những khoảnh khắc đen tối, những khoảnh khắc đau khổ và nghi ngờ. Vì thế ngài đã gửi các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu: "Hãy cho tôi biết, ngài là ai, hay tôi đã sai lầm và còn phải chờ một đấng khác nữa?"

Đức Thánh Cha nói thánh Gioan Tẩy Giả là "hình ảnh biểu tượng của một môn đệ Chúa Giêsu" vì ngài là "người công bố Chúa Giêsu Kitô và theo con đường của Chúa Giêsu Kitô"

Kết thúc bài giảng Đức Thánh Cha nói chúng ta không nên xem tình trạng là Kitô hữu của chúng ta như thể đó là một đặc ân. Thay vào đó chúng ta được mời gọi rao giảng sứ điệp Tin Mừng với lòng khiêm nhường.

4. Ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng Thứ Tư 12 tháng 2, Đức Thánh Cha đã trình bày cách thế chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể trong cuộc sống hàng ngày.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo, tôi muốn suy tư về cách chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể trong cuộc sống hàng ngày, trong tư cách cá nhân người Kitô hữu cũng như toàn thể Giáo Hội. Đầu tiên, Thánh Thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn những người khác. Trong cuộc sống của Đức Kitô, tình yêu của Ngài biểu lộ bằng cách gần gũi với mọi người, và chia sẻ những khát vọng cũng như những khó khăn của họ .

Cũng thế, Thánh Thể mang chúng ta lại với nhau và với người khác – cả người trẻ lẫn người già, cả người nghèo lẫn người giàu có, cả láng giềng lẫn những người lần đầu gặp gỡ. Bí Tích Thánh Thể mời gọi chúng ta nhìn nhận họ là những anh chị em của chúng ta, và nhìn thấy nơi họ khuôn mặt Chúa Kitô. Thứ hai, trong Bí tích Thánh Thể chúng ta cảm nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa và lời mời gọi để thứ tha.

Chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể không phải vì chúng ta xứng đáng, nhưng vì chúng ta biết chúng ta cần đến lòng thương xót Thiên Chúa, thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô. Trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta canh tân ân sủng Mình và Máu Chúa Kitô để tẩy sạch tội lỗi, và làm cho con tim chúng ta có thể mở rộng ra để tiếp nhận và thể hiện lòng thương xót. Thứ ba, trong việc cử hành Thánh Thể, chúng ta là cộng đồng Kitô hữu được nuôi dưỡng bằng Lời và sự sống của Chúa Kitô.

Chính là từ Thánh Thể mà Giáo Hội liên tục đón nhận căn tính và sứ vụ của mình. Chính là từ việc cử hành của chúng ta mà Chúa Kitô tuôn đổ ân sủng của Ngài trên chúng ta, để cuộc sống chúng ta đi đôi với việc thờ phượng Thiên Chúa trong Phụng Vụ. Chúng ta hãy sống Thánh Thể trong thần khí của đức tin và lời cầu nguyện, với niềm xác tín rằng Chúa sẽ thực hiện tất cả những gì Ngài đã hứa .

5. Tái khám phá ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Lễ

Tái khám phá ý nghĩa thiêng liêng, mầu nhiệm của sự hiện diện thật sự của Chúa trong Thánh Lễ: đó là lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Hai 10 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về bài đọc thứ Nhất trích từ sách các Vua quyển thứ Nhất: “Khi các tư tế ra khỏi Cung Thánh, thì có đám mây toả đầy Ðền Thờ Ðức Chúa. Các tư tế không thể tiếp tục thi hành nhiệm vụ được vì đám mây: quả thật, vinh quang Ðức Chúa đã tràn ngập Ðền Thờ Ðức Chúa.”

Đức Thánh Cha nói rằng Thiên Chúa nói với dân Ngài bằng nhiều cách thông qua các tiên tri các tư tế, và Kinh Thánh. Nhưng trong các cuộc hiện ra, Ngài nói với dân Ngài một cách khác với Lời: đó là một sự hiện diện gần hơn, không cần trung gian. Đó là sự hiện diện của chính Ngài. Và điều này diễn ra trong cử hành phụng vụ. Các cử hành phụng vụ không phải là một hành động xã hội, nó không phải là sự tập hợp các tín hữu cầu nguyện chung với nhau. Thật vậy, trong phụng vụ, Thiên Chúa thực sự hiện diện”.

"Khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, không phải chúng ta diễn lại một hình ảnh tiêu biểu của Bữa Tiệc Ly: Không, đó không phải là một hình ảnh tiêu biểu. Thực sự chúng ta sống một lần nữa cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa. Chúa thực sự đang hiện diện trên bàn thờ”.