Phụng Vụ - Mục Vụ
11/2: Tám mối phúc thật – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:13 10/02/2021
Phúc Âm: Mt 5, 1-12
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ".
"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời. Người ta cũng đã từng bắt bớ các tiên tri trước các con như vậy".
Một Thiên đàng rất mong manh
Lm. Minh Anh
05:40 10/02/2021
MỘT THIÊN ĐÀNG RẤT MONG MANH
“Đều ở trong mà ra”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, đã đành, bài đọc Sáng Thế hôm nay nói đến thiên đàng; nhưng Tin Mừng hôm nay cũng nói đến thiên đàng, dẫu là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Bài đọc thứ nhất cho biết, Thiên Chúa, như một người làm vườn, tạo nên chốn bồng lai Eden; nơi ngôi vườn của chính tay mình, Người lấy bụi từ đất nặn ra vật thể, thổi sinh khí vào đó. Nhờ sinh khí Thiên Chúa, vật thể ấy trở nên con người; như thế, trong mỗi người, với thân xác bên ngoài, sự sống Thiên Chúa đã hoạt động bên trong. Mỗi sinh linh là một đền thờ của Thiên Chúa, và đó là thiên đàng. Người đặt nguyên tổ giữa vườn Eden, kèm theo một cảnh báo, “Ngươi chớ ăn trái cây biết lành dữ, vì ngày nào ăn nó, ngươi sẽ phải chết”. Chuyện gì đã xảy ra? Ai trong chúng ta cũng biết, và như vậy, thiên đàng của nguyên tổ quả là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã từng tuyên bố, “Nước Trời ở trong các ngươi”, nghĩa là Vương Quốc của Thiên Chúa, Thiên Đàng của Người ở trong mỗi chúng ta; hôm nay, Ngài lại răn đe, “Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế”. Và như thế, một lần nữa, thiên đàng trong chúng ta quả là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Tại sao nó mong manh? Nó mong manh vì lẽ, tất cả những cuộc chiến chống lại Vương Quốc Thiên Chúa cũng ở trong chúng ta. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 405 cho biết, tội nguyên tổ chính là căn nguyên “tước đoạt sự thánh thiện và công chính nguyên thủy”; bản chất con người đã “thương tổn trong những khả năng tự nhiên”, phải chịu “sự ngu dốt, đau khổ, sự thống trị của cái chết; và nghiêng chiều về tội”, một khuynh hướng chiều theo điều ác vốn được gọi là ‘ham muốn nhục dục’. Chính điều này đã gây ra bao khuynh hướng xấu xa và rối loạn bên trong. Nếu con người chiều theo chúng, như Chúa Giêsu nói hôm nay, ấy chính là điều làm cho con người ra ô uế. ‘Một thiên đàng rất mong manh’ là vậy!
Và như thế, chúng ta hiểu được điều Thánh Phaolô nói, “Điều tôi muốn, tôi đã không làm; điều tôi không muốn, tôi lại làm”. Cám dỗ này đến từ đâu? Phaolô nói, nó không đến từ Thiên Chúa nhưng đến từ những đam mê, yếu đuối, từ những vết thương mà nguyên tội đã để lại trong mỗi người; cám dỗ lớn lên âm thầm như một làn gió yên tĩnh và ai đó nếu không ngăn cản, nó sẽ chiếm cứ tất cả và như thế, tâm hồn con người chỉ còn là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Vậy thì làm sao để nó bớt mong manh? Tạ ơn Thiên Chúa, đã có Đức Giêsu Kitô. Thư Rôma quả quyết, “Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người”. Đúng là sự chết và tội lỗi ngự trị trong chúng ta; thế nhưng, hẳn là chúng ta đã có sẵn mọi phương tiện cần thiết để loại bỏ tội lỗi và sống một cuộc sống mới trong Chúa Kitô, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Với ân sủng Ngài, chúng ta có thể chinh phục chúng. Đừng nhìn lại, nhưng hãy cất bước trên con đường của Vương Quốc Thiên Chúa trong chúng ta. Thú vị biết bao! Bấy giờ, điều xuất phát từ bên trong cũng là điều làm cho con người nên thánh thiện! ‘Một thiên đàng rất mong manh’ nay trở nên một thiên đàng đáng ‘mong mỏi’, ‘mộng mơ’, ‘mê mẫn’; một thiên đàng ‘mạnh mẽ’, ‘miên man’, ‘mải miết mời mọc’ trong Đức Giêsu Kitô.
Người Bajau của Malaysia có một cuộc sống hoàn toàn trên nước; với nghề đánh cá, họ sống trong những lều tranh nổi trên mặt hồ. Những đứa trẻ từ 4 tuổi đã có thể bắt cá, bạch tuộc và tôm hùm ngoài khơi, bờ biển phía đông Sabah. Nhiếp ảnh gia Chrysler Ng Choo đã tham gia cùng với người Bajau trên những chiếc thuyền độc mộc của họ, đó là những chiếc xuồng dài hẹp, đẽo từ những thân cây, lướt trên mặt hồ trong vắt tựa pha lê, khác nào chốn cực lạc thiên đàng. Ông ghi lại cuộc sống thanh khiết của những người nghèo khó này trong một loạt ảnh; một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông có tên là “Fragile Paradise”, “Thiên Đàng Mong Manh”.
Anh Chị em,
Cuộc sống của người Bajau thật mong manh dẫu những du khách nghĩ rằng, họ may mắn được ở chốn thiên đàng; người khác có thể cho rằng, chúng ta rất hạnh phúc, đang khi chỉ chúng ta biết mình bất hạnh nhất trần gian. Cũng thế trong đời sống thiêng liêng, những cuộc chiến đang xảy ra trong mỗi người nào ai biết. Nếu không có Chúa Kitô, cõi lòng mỗi người cũng chỉ là ‘một thiên đàng rất mong manh’; nhưng với sự hiện diện của Ngài, thì đó là thiên đàng đích thực.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, những ngày cuối năm, xin cho con biết nhìn lại bản thân để xem coi Vương Quốc của Chúa trong lòng con làm sao; đó là một thiên đàng đích thực hay cũng chỉ là ‘một thiên đàng rất mong manh’. Xin giải phóng con, đừng để con yêu bất cứ điều gì hơn Chúa; để Chúa có thể tự do đưa ra những đòi hỏi đối với cuộc sống của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Đều ở trong mà ra”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, đã đành, bài đọc Sáng Thế hôm nay nói đến thiên đàng; nhưng Tin Mừng hôm nay cũng nói đến thiên đàng, dẫu là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Bài đọc thứ nhất cho biết, Thiên Chúa, như một người làm vườn, tạo nên chốn bồng lai Eden; nơi ngôi vườn của chính tay mình, Người lấy bụi từ đất nặn ra vật thể, thổi sinh khí vào đó. Nhờ sinh khí Thiên Chúa, vật thể ấy trở nên con người; như thế, trong mỗi người, với thân xác bên ngoài, sự sống Thiên Chúa đã hoạt động bên trong. Mỗi sinh linh là một đền thờ của Thiên Chúa, và đó là thiên đàng. Người đặt nguyên tổ giữa vườn Eden, kèm theo một cảnh báo, “Ngươi chớ ăn trái cây biết lành dữ, vì ngày nào ăn nó, ngươi sẽ phải chết”. Chuyện gì đã xảy ra? Ai trong chúng ta cũng biết, và như vậy, thiên đàng của nguyên tổ quả là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã từng tuyên bố, “Nước Trời ở trong các ngươi”, nghĩa là Vương Quốc của Thiên Chúa, Thiên Đàng của Người ở trong mỗi chúng ta; hôm nay, Ngài lại răn đe, “Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế”. Và như thế, một lần nữa, thiên đàng trong chúng ta quả là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Tại sao nó mong manh? Nó mong manh vì lẽ, tất cả những cuộc chiến chống lại Vương Quốc Thiên Chúa cũng ở trong chúng ta. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 405 cho biết, tội nguyên tổ chính là căn nguyên “tước đoạt sự thánh thiện và công chính nguyên thủy”; bản chất con người đã “thương tổn trong những khả năng tự nhiên”, phải chịu “sự ngu dốt, đau khổ, sự thống trị của cái chết; và nghiêng chiều về tội”, một khuynh hướng chiều theo điều ác vốn được gọi là ‘ham muốn nhục dục’. Chính điều này đã gây ra bao khuynh hướng xấu xa và rối loạn bên trong. Nếu con người chiều theo chúng, như Chúa Giêsu nói hôm nay, ấy chính là điều làm cho con người ra ô uế. ‘Một thiên đàng rất mong manh’ là vậy!
Và như thế, chúng ta hiểu được điều Thánh Phaolô nói, “Điều tôi muốn, tôi đã không làm; điều tôi không muốn, tôi lại làm”. Cám dỗ này đến từ đâu? Phaolô nói, nó không đến từ Thiên Chúa nhưng đến từ những đam mê, yếu đuối, từ những vết thương mà nguyên tội đã để lại trong mỗi người; cám dỗ lớn lên âm thầm như một làn gió yên tĩnh và ai đó nếu không ngăn cản, nó sẽ chiếm cứ tất cả và như thế, tâm hồn con người chỉ còn là ‘một thiên đàng rất mong manh’.
Vậy thì làm sao để nó bớt mong manh? Tạ ơn Thiên Chúa, đã có Đức Giêsu Kitô. Thư Rôma quả quyết, “Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người”. Đúng là sự chết và tội lỗi ngự trị trong chúng ta; thế nhưng, hẳn là chúng ta đã có sẵn mọi phương tiện cần thiết để loại bỏ tội lỗi và sống một cuộc sống mới trong Chúa Kitô, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Với ân sủng Ngài, chúng ta có thể chinh phục chúng. Đừng nhìn lại, nhưng hãy cất bước trên con đường của Vương Quốc Thiên Chúa trong chúng ta. Thú vị biết bao! Bấy giờ, điều xuất phát từ bên trong cũng là điều làm cho con người nên thánh thiện! ‘Một thiên đàng rất mong manh’ nay trở nên một thiên đàng đáng ‘mong mỏi’, ‘mộng mơ’, ‘mê mẫn’; một thiên đàng ‘mạnh mẽ’, ‘miên man’, ‘mải miết mời mọc’ trong Đức Giêsu Kitô.
Anh Chị em,
Cuộc sống của người Bajau thật mong manh dẫu những du khách nghĩ rằng, họ may mắn được ở chốn thiên đàng; người khác có thể cho rằng, chúng ta rất hạnh phúc, đang khi chỉ chúng ta biết mình bất hạnh nhất trần gian. Cũng thế trong đời sống thiêng liêng, những cuộc chiến đang xảy ra trong mỗi người nào ai biết. Nếu không có Chúa Kitô, cõi lòng mỗi người cũng chỉ là ‘một thiên đàng rất mong manh’; nhưng với sự hiện diện của Ngài, thì đó là thiên đàng đích thực.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, những ngày cuối năm, xin cho con biết nhìn lại bản thân để xem coi Vương Quốc của Chúa trong lòng con làm sao; đó là một thiên đàng đích thực hay cũng chỉ là ‘một thiên đàng rất mong manh’. Xin giải phóng con, đừng để con yêu bất cứ điều gì hơn Chúa; để Chúa có thể tự do đưa ra những đòi hỏi đối với cuộc sống của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nhớ Cầu Cho Bậc Tổ Tiên
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:59 10/02/2021
SUY NIỆM LỄ MÙNG HAI TẾT 2021
Theo tập tục vẫn có từ đời cha Đắc Lộ, để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh đã chỉ định Ngày Mồng Một Tết, là Ngày cầu cho thế giới được hòa bình, cho quốc thái dân an, cho gia đình ấm êm hạnh phúc. Hôm nay Ngày Mồng Hai Tết, ngày kính nhớ tổ tiên ông bà, cha mẹ, theo tinh thần của Đạo Hiếu, hướng chúng ta về với cội nguồn là những đấng cộng tác với Thiên Chúa để sinh thành, dưỡng dục chúng ta thành người.
Ý tưởng của Lời ca nhập lễ : “Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân. Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa. Trải qua bao nhọc nhằn vất vả, giờ đây họ xứng đáng nghỉ ngơi. Vì công đức xưa kia vẫn còn theo họ mãi”. Lời nguyện tiến lễ mới đẹp làm sao : “Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận mà tuôn đổ hồng ân xuống trên tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để chúng con cũng được thừa hưởng phúc ấm của các ngài”.
Chúa truyền phải thảo cha kính mẹ
Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa: ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa. Vì thế, bổn phận của cháu con, ngoài việc phụng dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ: luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào: “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 13, 6).
Ơn phúc đến từ việc tôn kính mẹ cha
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng. Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng và cũng là bổn phận của kẻ làm con. Ai thực hành Lời Chúa dạy sẽ được Chúa ban dư tràn phúc lành.
Ước muốn sống lâu, sống hạnh phúc trên địa cầu này là lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới, bởi ai cũng mơ sống hạnh phúc, khang an và trường thọ. Chúa dạy : “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3,6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Ngoài việc sống vui sống hạnh phúc, kẻ tôn kính mẹ cha còn được tha thứ tội lỗi : “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm” (Hc 3,2). Được nhận lời khi cầu xin: “Ai hiếu thảo với cha mẹ, khi cầu xin họ sẽ được lắng nghe” (Hc 3,5b). Được con cái báo đền : “Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái” (Hc 3,5a). Vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau theo đấy”. Người bất hiếu với cha mẹ sẽ bị con cái đối xử tàn tệ hơn. Người có hiếu với cha mẹ cũng sẽ được con cái đối xử tốt đẹp. Được ơn lành tích trữ trong kho tang : “Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu” (Hc 3,4).
Phận làm con cho tròn chứ Hiều
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.
Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sánh với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.
“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có mẹ, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.
Tôn kính
Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân.”
Phụng dưỡng
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời
Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Thực hành chữ hiếu
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm. (Ca dao)
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Theo tập tục vẫn có từ đời cha Đắc Lộ, để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh đã chỉ định Ngày Mồng Một Tết, là Ngày cầu cho thế giới được hòa bình, cho quốc thái dân an, cho gia đình ấm êm hạnh phúc. Hôm nay Ngày Mồng Hai Tết, ngày kính nhớ tổ tiên ông bà, cha mẹ, theo tinh thần của Đạo Hiếu, hướng chúng ta về với cội nguồn là những đấng cộng tác với Thiên Chúa để sinh thành, dưỡng dục chúng ta thành người.
Ý tưởng của Lời ca nhập lễ : “Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân. Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa. Trải qua bao nhọc nhằn vất vả, giờ đây họ xứng đáng nghỉ ngơi. Vì công đức xưa kia vẫn còn theo họ mãi”. Lời nguyện tiến lễ mới đẹp làm sao : “Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận mà tuôn đổ hồng ân xuống trên tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để chúng con cũng được thừa hưởng phúc ấm của các ngài”.
Chúa truyền phải thảo cha kính mẹ
Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa: ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa. Vì thế, bổn phận của cháu con, ngoài việc phụng dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ: luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào: “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 13, 6).
Ơn phúc đến từ việc tôn kính mẹ cha
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng. Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng và cũng là bổn phận của kẻ làm con. Ai thực hành Lời Chúa dạy sẽ được Chúa ban dư tràn phúc lành.
Ước muốn sống lâu, sống hạnh phúc trên địa cầu này là lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới, bởi ai cũng mơ sống hạnh phúc, khang an và trường thọ. Chúa dạy : “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3,6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Ngoài việc sống vui sống hạnh phúc, kẻ tôn kính mẹ cha còn được tha thứ tội lỗi : “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm” (Hc 3,2). Được nhận lời khi cầu xin: “Ai hiếu thảo với cha mẹ, khi cầu xin họ sẽ được lắng nghe” (Hc 3,5b). Được con cái báo đền : “Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái” (Hc 3,5a). Vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau theo đấy”. Người bất hiếu với cha mẹ sẽ bị con cái đối xử tàn tệ hơn. Người có hiếu với cha mẹ cũng sẽ được con cái đối xử tốt đẹp. Được ơn lành tích trữ trong kho tang : “Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu” (Hc 3,4).
Phận làm con cho tròn chứ Hiều
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.
Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sánh với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.
“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có mẹ, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.
Tôn kính
Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân.”
Phụng dưỡng
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời
Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Thực hành chữ hiếu
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm. (Ca dao)
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:11 10/02/2021
3. Tôi thà nhảy vào trong hầm lửa chứ không muốn phạm một tội nhỏ.
(Thánh Nicola)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 10/02/2021
61. MỤ TÚ BÀ BỊP BỢM
Có một thương nhân ngoài tỉnh, trọ trong một kỷ viện, nhìn quầng trăng trên bầu trời thì nói với kỷ nữ:
- “Ngày mai có gió”.
Chẳng may mụ tú bà nghe được, trong lòng nảy ra tà ý, vội vàng chạy đến chỗ của phú thương và nắm vạt áo của ông ta quát lên:
- “Quan phủ ở đây đang truy nã người viết sách yêu quái và nói chuyện yêu quái.”
Nói xong thì đẩy ông ta ra ngoài phố, phú thương hai ba lần cầu khẩn và ngầm xuất ra năm mươi lạng bạc mới khỏi bị hại.
Ngày thứ hai, mụ tú bà lại thấy quầng trăng trên trời, bèn hỏi người thương gia:
- “Anh rể, anh rể, anh coi ngày mai có gió hay có mưa?”
Thương nhân trả lời:
- “Không phải gió, không phải mưa, mà là một thòng lọng lớn dọa người bịp tiền”.
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 61:
Lầu xanh, kỷ nữ và tú bà (ba trong một) trở thành cái thòng lọng vừa dọa khách làng chơi vừa bịp tiền của họ, ai cũng biết điều ấy, nhưng vẫn có người bị dọa đến tính mạng và bị bịp mất tiền mất bạc mất danh dự, bởi vì...ham vui.
Thời nay có những lầu xanh trá hình bằng khách sạn cao cấp, kara-oke ôm, trá hình bằng tiệm hớt tóc mát-xa, trá hình bằng quán cà phê thơ mộng; thời nay có những kỷ nữ trá hình là học sinh đại học, trá hình bằng nhân viên phục vụ nhà hàng, trá hình bằng người mẫu; thời nay có những mú tú bà trá hình là chủ tiệm hớt tóc, là ca sĩ điều khiển kỷ nữ bằng điện thoại di động.v.v...họ trở thành cái thòng lọng thắt chặt những ai có đời sống tâm linh không rõ ràng ươn ươn dở dở, nó cũng trở thành cái ngục tù nhốt tuổi thanh xuân của thanh niên...
Người Ki-tô hữu có nhà thờ, có thánh lễ và có các sinh hoạt tôn giáo để chống lại với “cái thòng lọng” chết người ấy, bởi vì khi người Ki-tô hữu không muốn đến nhà thờ thì những lầu xanh trá hình ấy sẽ là chốn dừng chân của họ, và chính nơi đây những kỷ nữ sẽ là người dẫn đường cho họ đi xuống nơi mà họ không muốn, đó là hỏa ngục.
Ai có đức tin thì biết điều này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thương nhân ngoài tỉnh, trọ trong một kỷ viện, nhìn quầng trăng trên bầu trời thì nói với kỷ nữ:
- “Ngày mai có gió”.
Chẳng may mụ tú bà nghe được, trong lòng nảy ra tà ý, vội vàng chạy đến chỗ của phú thương và nắm vạt áo của ông ta quát lên:
- “Quan phủ ở đây đang truy nã người viết sách yêu quái và nói chuyện yêu quái.”
Nói xong thì đẩy ông ta ra ngoài phố, phú thương hai ba lần cầu khẩn và ngầm xuất ra năm mươi lạng bạc mới khỏi bị hại.
Ngày thứ hai, mụ tú bà lại thấy quầng trăng trên trời, bèn hỏi người thương gia:
- “Anh rể, anh rể, anh coi ngày mai có gió hay có mưa?”
Thương nhân trả lời:
- “Không phải gió, không phải mưa, mà là một thòng lọng lớn dọa người bịp tiền”.
(Tiếu Hải Thiên Kim)
Suy tư 61:
Lầu xanh, kỷ nữ và tú bà (ba trong một) trở thành cái thòng lọng vừa dọa khách làng chơi vừa bịp tiền của họ, ai cũng biết điều ấy, nhưng vẫn có người bị dọa đến tính mạng và bị bịp mất tiền mất bạc mất danh dự, bởi vì...ham vui.
Thời nay có những lầu xanh trá hình bằng khách sạn cao cấp, kara-oke ôm, trá hình bằng tiệm hớt tóc mát-xa, trá hình bằng quán cà phê thơ mộng; thời nay có những kỷ nữ trá hình là học sinh đại học, trá hình bằng nhân viên phục vụ nhà hàng, trá hình bằng người mẫu; thời nay có những mú tú bà trá hình là chủ tiệm hớt tóc, là ca sĩ điều khiển kỷ nữ bằng điện thoại di động.v.v...họ trở thành cái thòng lọng thắt chặt những ai có đời sống tâm linh không rõ ràng ươn ươn dở dở, nó cũng trở thành cái ngục tù nhốt tuổi thanh xuân của thanh niên...
Người Ki-tô hữu có nhà thờ, có thánh lễ và có các sinh hoạt tôn giáo để chống lại với “cái thòng lọng” chết người ấy, bởi vì khi người Ki-tô hữu không muốn đến nhà thờ thì những lầu xanh trá hình ấy sẽ là chốn dừng chân của họ, và chính nơi đây những kỷ nữ sẽ là người dẫn đường cho họ đi xuống nơi mà họ không muốn, đó là hỏa ngục.
Ai có đức tin thì biết điều này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Sáu 12/2: Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
22:34 10/02/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 11-February-2021 theo giờ Việt Nam
Mt 6,25-34
Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
25 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo lắng cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26 Hãy xem chim trời : chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27 Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?
28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30 Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin !
31 Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn văn của Đức Phanxicô với Ngoại Giao đoàn, ngày 8 Tháng Hai, 2021
Vũ Văn An
00:42 10/02/2021
Thưa Qúy vị,
Thưa Qúy bà và qúy ông,
Tôi cảm ơn Niên Trưởng, Ngài George Poulides, Đại sứ Cyprus, vì những lời nhân ái và cầu chúc tốt đẹp mà ngài đã bày tỏ nhân danh qúy vị, và tôi xin qúy vị thứ lỗi cho bất cứ sự bất tiện nào do việc hủy bỏ cuộc họp dự kiến ban đầu của chúng ta vào ngày 25 tháng 1 vừa qua. Tôi biết ơn vì sự kiên nhẫn và thông cảm của qúy vị, và vì qúy vị đã chấp nhận lời mời có mặt ở đây sáng nay, bất chấp các khó khăn, cho cuộc gặp gỡ truyền thống của chúng ta.
Cuộc gặp gỡ của chúng ta sáng nay diễn ra trong Phòng Phước lành rộng rãi hơn, để tôn trọng nhu cầu gián cách cá nhân lớn hơn do đại dịch đòi hỏi. Tuy nhiên, sự gián cách này chỉ có tính thể lý. Cuộc gặp gỡ hôm nay nói về một điều rất khác: đó là dấu hiệu của sự gần gũi và tương trợ lẫn nhau mà gia đình các quốc gia nên mong muốn. Trong thời đại dịch như hiện nay, nhu cầu gần gũi như vậy càng quan trọng hơn, vì rõ ràng là virus không biết gì đến rào cản cũng như không thể dễ dàng bị cô lập. Vì vậy, vượt qua nó là nhiệm vụ hiện nay của mỗi chúng ta, cũng như các quốc gia của chúng ta.
Tôi rất biết ơn các nỗ lực hàng ngày của qúy vị trong việc cổ vũ mối liên hệ giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế mà qúy vị đại diện và Tòa thánh. Chúng ta đã có thể trao đổi nhiều dấu hiệu gần gũi của chúng ta với nhau trong suốt những ngày tháng qua, cũng nhờ vào việc triển khai các kỹ thuật mới giúp chúng ta khắc phục những hạn chế do đại dịch gây ra.
Tất cả chúng ta chắc chắn mong được nối lại các tiếp xúc bản thân nhanh nhất bao nhiêu có thể và cuộc tụ họp của chúng ta ở đây hôm nay có nghĩa là một dấu hiệu hy vọng về phương diện này. Bản thân tôi mong muốn nối lại các chuyến Tông du của mình, bắt đầu bằng chuyến thăm Iraq dự kiến vào tháng Ba sắp tới. Những cuộc viếng thăm này là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sự quan tâm của Người kế vị Thánh Phêrô đối với dân Chúa lan rộng khắp thế giới và cuộc đối thoại của Tòa thánh với các quốc gia. Chúng cũng thường xuyên tạo cơ hội cổ vũ, trên tinh thần chia sẻ và đối thoại, các mối liên hệ tốt đẹp giữa các tôn giáo khác nhau. Trong thời đại của chúng ta, đối thoại giữa các tôn giáo là một thành tố quan trọng của cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc và các nền văn hóa. Khi nó được coi không phải như làm tổn hại đến bản sắc riêng của chúng ta mà là một cơ hội để hiểu và làm giàu lẫn nhau, thì đối thoại có thể trở thành cơ hội cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người theo các tuyên tín khác nhau, và có thể hỗ trợ các nỗ lực có trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị nhằm vổ vũ ích chung.
Một điều quan trọng không kém là các thỏa thuận quốc tế nhằm cổ vũ sự tin cậy lẫn nhau và cho phép Giáo hội hợp tác hữu hiệu hơn vì phúc lợi tinh thần và xã hội của đất nước qúy vị. Về phương diện này, tôi muốn đề cập đến việc trao đổi các văn kiện phê chuẩn Hiệp định khung giữa Tòa thánh và Cộng hòa Dân chủ Congo, và Hiệp định về địa vị pháp lý của Giáo Hội Công Giáo ở Burkina Faso, cũng như việc ký kết Thỏa thuận bổ sung thứ bảy của Công ước ngày 23 tháng 6 năm 1960 Quy định các Liên hệ Di sản giữa Tòa thánh và Cộng hòa Áo. Ngoài ra, vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, Tòa thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đồng ý gia hạn thêm hai năm Thỏa thuận tạm thời liên quan đến việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc, ký kết tại Bắc Kinh vào năm 2018. Thỏa thuận này, trong yếu tính, mang tính mục vụ, và Tòa thánh tin tưởng rằng diễn trình bắt đầu lúc này có thể được theo đuổi trong tinh thần tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, và do đó góp phần hơn nữa vào việc giải quyết các vấn đề có lợi ích chung.
Các Đại sứ than mến,
Năm vừa kết thúc đã để lại đàng sau nó nỗi sợ hãi, bất an và tuyệt vọng, cũng như đau buồn vì mất mát lớn về nhân mạng. Nó dẫn đến tinh thần cô lập và nghi ngờ lẫn nhau khiến các quốc gia phải dựng lên các rào cản. Thế giới được kết nối qua lại với nhau mà chúng ta từng quen thuộc đã nhường chỗ cho một thế giới một lần nữa bị phân mảnh và chia cắt. Tuy nhiên, tác động của đại dịch cũng mang tính hoàn cầu, tác động đến tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống chúng ta, và làm trầm trọng thêm “các cuộc khủng hoảng có liên quan sâu xa đến nhau như khí hậu, lương thực, kinh tế và di dân” [1]. Vì lý do này, tôi nghĩ việc thành lập Ủy ban Covid-19 của Vatican là phù hợp, vì lợi ích của việc điều hợp đáp ứng của Tòa thánh và toàn thể Giáo hội trước những yêu cầu từ các giáo phận trên toàn thế giới nhắm đáp ứng cuộc khủng hoảng sức khỏe và những nhu cầu nghiêm trọng do đại dịch đặt ra.
Ngay từ đầu, điều dường như hiển nhiên là đại dịch sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với phong cách sống mà chúng ta đã quen thuộc, cũng như đối với những tiện ích và sự chắc chắn mà chúng ta vẫn cho là đương nhiên. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng, vì nó cho chúng ta thấy bộ mặt của một thế giới đang bệnh hoạn nặng nề, không chỉ do virus mà còn trong môi trường tự nhiên, các diễn trình kinh tế và chính trị của nó, và còn hơn thế nữa trong các mối liên hệ nhân bản của nó nữa. Đại dịch làm sáng rõ các rủi ro và hậu quả vốn có trong một lối sống bị thống trị bởi tính ích kỷ và văn hóa lãng phí, và nó đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn: một là tiếp tục con đường chúng ta đã từng theo cho đến nay, hai là bắt đầu đi một nẻo đường mới.
Tôi muốn đề cập ngắn gọn một số cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra hoặc đưa ra ánh sáng, nhưng cũng xem xét những cơ hội mà chúng mang lại cho việc xây dựng một thế giới nhân đạo, công bằng, hỗ trợ và hòa bình hơn.
Khủng hoảng sức khỏe
Đại dịch buộc chúng ta phải đối đầu với hai chiều kích không thể tránh khỏi của nhân sinh: bệnh tật và cái chết. Khi làm như vậy, nó nhắc chúng ta nhớ giá trị của sự sống, sự sống của mỗi cá nhân và phẩm giá của nó, trong mọi khoảnh khắc của cuộc hành hương trên trần thế, từ khi thụ thai trong bụng mẹ cho đến khi kết thúc tự nhiên. Tuy nhiên, thật là đau đớn khi nhận thấy rằng lấy cớ bảo đảm các quyền được cho là chủ quan, ngày càng nhiều hệ thống pháp luật trong thế giới của chúng ta dường như đang rời xa nghĩa vụ bất khả nhượng của họ là bảo vệ sự sống con người ở mọi giai đoạn của nó.
Đại dịch cũng đã nhắc chúng ta nhớ đến quyền lợi – quyền lợi! - của mỗi con người được chăm sóc xứng đáng, như tôi đã nhấn mạnh trong Thông điệp của tôi cho Ngày Thế giới Hòa bình được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 năm nay. Vì “mỗi con người là một mục đích trong chính họ, và không bao giờ chỉ là một phương tiện được đánh giá nguyên bởi tính hữu ích của họ mà thôi. Người ta được tạo ra để sống với nhau trong các gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Các nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của con người, như trách nhiệm chào đón và giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật, những người bị loại trừ ” [2]. Nếu chúng ta tước đi quyền sống của những người yếu nhất trong chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể bảo đảm một cách hữu hiệu sự tôn trọng đối với mọi quyền khác?
Do đó, tôi xin lặp lại lời kêu gọi của tôi, rằng mọi người nhận được sự chăm sóc và trợ giúp mà họ yêu cầu. Để đạt được mục tiêu này, điều nhất thiết là các nhà lãnh đạo chính trị và chính phủ phải làm việc trước nhất để bảo đảm quyền phổ quát được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe căn bản, việc tạo ra các phòng khám y tế địa phương và cơ cấu chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân cũng như sự sẵn có các phương pháp điều trị và cung cấp thuốc men. Mối quan tâm về lợi nhuận không nên hướng dẫn một lĩnh vực nhạy cảm như chăm sóc sức khỏe.
Điều cũng chủ yếu là những tiến bộ y tế và khoa học đạt được trong những năm qua – làm nó có khả năng tạo ra loại vắc-xin nhanh chóng hứa hẹn hữu hiệu trong việc chống lại Coronavirus - mang lại lợi ích chung cho toàn thể nhân loại. Tôi khuyến khích tất cả các quốc gia đóng góp tích cực vào các cố gắng quốc tế đang được thực hiện để bảo đảm việc phân phối vắc xin một cách công bằng, không dựa trên các tiêu chuẩn kinh tế thuần túy mà dựa trên nhu cầu của tất cả mọi người, đặc biệt là của những người túng thiếu nhất.
Mặc dù vậy, trước một kẻ thù ranh ma và khó lường như Covid-19, việc tiếp cận vắc-xin phải đi kèm với hành vi trách nhiệm bản thân nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, sử dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết mà chúng ta đã quen thuộc trong những tháng ngày này. Sẽ là điều tai hại nếu chỉ đặt niềm tín thác vào vắc-xin mà thôi, như thể nó là liều thuốc chữa bách bệnh miễn cho mọi cá nhân khỏi phải thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của mình và sức khỏe của người khác. Đại dịch một lần nữa cho chúng ta thấy rằng, trong câu phát biểu nổi tiếng của nhà thơ người Anh John Donne, “không ai là một hòn đảo”, và “cái chết của bất cứ người nào cũng làm giảm bớt tôi, bởi vì tôi có liên lụy đến nhân loại” [3].
Khủng hoảng môi trường
Mà cũng không phải chỉ có con người mới mắc bệnh. Đại dịch đã một lần nữa chứng minh rằng chính trái đất cũng rất mong manh và cần được chăm sóc.
Chắc chắn, có những khác biệt sâu xa giữa cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch gây ra và cuộc khủng hoảng sinh thái do khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi mà có. Loại thứ hai phức tạp và lâu dài hơn nhiều, và yêu cầu các giải pháp dài hạn chung. Tác động của biến đổi khí hậu, chẳng hạn, dù trực tiếp, chẳng hạn như các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt và hạn hán, hoặc gián tiếp, chẳng hạn như việc suy dinh dưỡng hoặc bệnh hô hấp, đều kéo theo những hậu quả tồn tại trong một thời gian đáng kể.
Vượt qua những khủng hoảng này đòi sự hợp tác quốc tế trong việc chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta. Do đó, tôi hy vọng rằng Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (COP26) tiếp theo, diễn ra tại Glasgow vào tháng 11 tới, sẽ dẫn đến một thỏa thuận hữu hiệu trong việc giải quyết các hậu quả của việc biến đổi khí hậu. Bây giờ là lúc để hành động, vì chúng ta đã cảm thấy hiệu quả của việc không hành động trong một thời gian dài.
Chẳng hạn, tôi nghĩ tới hậu quả của biến đổi khí hậu đối với nhiều hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đang có nguy cơ biến mất dần. Thảm kịch này không chỉ gây ra sự tàn phá toàn bộ nhiều ngôi làng, mà còn buộc nhiều cộng đồng địa phương, đặc biệt là các gia đình, liên tục phải di dời, mất đi bản sắc và nền văn hóa của họ. Tôi cũng nghĩ đến các trận lũ lụt ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam và Philippines, đã khiến nhiều người thiệt mạng và khiến toàn bộ nhiều gia đình không còn phương tiện sống còn. Tôi cũng không thể không đề cập đến việc trái đất ngày một nóng hơn lên, một điều đã gây ra những đám cháy kinh hoàng ở Úc và California.
Ở châu Phi cũng vậy, biến đổi khí hậu, trầm trọng hơn do những can thiệp thiếu thận trọng của con người - và bây giờ là do đại dịch - là một nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng. Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng mất an ninh lương thực, mà trong năm ngoái đã đặc biệt ảnh hưởng đến Burkina Faso, Mali và Niger, với hàng triệu người lâm cảnh đói. Ở Nam Sudan cũng có nguy cơ xảy ra nạn đói và thực sự là một tình trạng khẩn cấp về nhân đạo nghiêm trọng và dai dẳng: hơn một triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng, trong khi các hành lang nhân đạo thường bị phong tỏa và sự hiện diện của các cơ quan nhân đạo trên lãnh thổ bị hạn chế. Đối phó với tình trạng này một cách không ít, chính quyền Nam Sudan hết sức cần khẩn trương khắc phục những hiểu lầm và theo đuổi đối thoại chính trị nhằm mục tiêu hòa giải dân tộc hoàn toàn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội
Sự cần thiết phải ngăn chặn coronavirus đã khiến nhiều chính phủ áp dụng các hạn chế đối với quyền tự do đi lại. Trong vài tháng, những điều này đã dẫn đến việc đóng cửa các doanh nghiệp và suy giảm sản xuất nói chung, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các công ty, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ, về việc làm và hậu quả là cuộc sống của các gia đình và toàn bộ các khu vực của xã hội, đặc biệt là những khu vực mong manh nhất.
Cuộc khủng hoảng kinh tế do đó mà ra đã làm nổi bật một căn bệnh khác của thời đại chúng ta: đó là căn bệnh của một nền kinh tế dựa trên việc khai thác và lãng phí cả con người lẫn tài nguyên thiên nhiên. Quá thông thường là việc chúng ta đã lãng quên tình liên đới và các giá trị khác vốn làm cho nền kinh tế có khả năng phục vụ sự phát triển toàn diện con người hơn là các quyền lợi riêng. Chúng ta cũng đã đánh mất ý nghĩa xã hội của hoạt động kinh tế và đích đến phổ quát của hàng hóa và tài nguyên.
Do đó, cuộc khủng hoảng hiện tại cung cấp một cơ hội hữu ích để suy nghĩ lại mối liên hệ giữa các cá nhân và nền kinh tế. Cần có một loại “cách mạng Copernicus mới” có thể đặt nền kinh tế vào việc phục vụ con người nam nữ, chứ không phải ngược lại. Nói tóm lại, “một loại nền kinh tế khác: một loại kinh tế mang lại sự sống chứ không phải cái chết, một nền kinh tế bao gồm chứ không độc quyền, nhân đạo chứ không phi nhân hóa, một nền kinh tế biết quan tâm đến môi trường chứ không hủy hoại nó” [4].
Để đối phó với những hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng này, nhiều chính phủ đã chuẩn bị các sáng kiến khác nhau và phân bổ nguồn vốn đáng kể. Tuy nhiên, không phải không thường xuyên, các nỗ lực này đã được thực hiện để tìm kiếm các giải pháp địa phương cho một vấn đề trên thực tế có tính hoàn cầu. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta không còn có thể nghĩ đến việc chỉ hành động một mình. Các sáng kiến chung và được chia sẻ cũng cần thiết ở bình diện quốc tế, đặc biệt là hỗ trợ việc làm và bảo vệ các khu vực dân cư nghèo nhất. Về phương diện này, tôi cho là rất quan trọng cam kết của Liên hiệp châu Âu và các quốc gia thành viên của nó. Bất chấp nhiều khó khăn, họ đã chứng minh được rằng có thể làm việc siêng năng để đạt được những thỏa hiệp thỏa đáng vì lợi ích của mọi công dân. Việc phân bổ quỹ do Kế hoạch phục hồi Thế hệ mới của Liên hiệp châu Âu đề xuất có thể là một điển hình có ý nghĩa về cách thức hợp tác và chia sẻ nguồn lực trong tinh thần liên đới không những đáng mong ước mà còn là các mục tiêu có thể đạt được.
Ở nhiều nơi trên thế giới, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng chủ yếu đến những người làm việc phi chính thức, những người đầu tiên thấy sinh kế của họ biến mất. Sống bên ngoài nền kinh tế chính thức, họ không được tiếp cận với mạng lưới an sinh xã hội, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bị thúc đẩy bởi sự tuyệt vọng, nhiều người đã tìm kiếm các hình thức thu nhập khác và có nguy cơ bị bóc lột qua lao động bất hợp pháp hoặc cưỡng bức, mãi dâm và các hoạt động tội phạm khác nhau, kể cả buôn bán người.
Mặt khác, mọi con người đều có quyền được hưởng “những phương tiện cần thiết cho sự phát triển thích hợp cuộc sống”, và phải được cung cấp những phương tiện để làm điều đó [5]. Thật vậy, sự ổn định kinh tế phải được bảo đảm cho tất cả mọi người, để tránh tai họa bóc lột và chống lại nạn cho vay nặng lãi và tham nhũng vốn gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với nhiều bất công khác diễn ra hàng ngày dưới cái nhìn mệt mỏi và thiếu tập trung của xã hội đương đại của chúng ta.
Thời gian ở nhà tăng lên cũng dẫn đến sự cô lập nhiều hơn khi người ta phải dành nhiều giờ hơn trước máy tính và các phương tiện truyền thông khác, gây hậu quả nghiêm trọng cho những người dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là người nghèo và người thất nghiệp. Họ trở thành con mồi dễ dàng hơn cho tội phạm trên mạng ở các khía cạnh phi nhân hóa nhất của nó, kể cả lừa đảo, buôn người, khai thác mãi dâm, bao gồm mãi dâm trẻ em và văn hóa khiêu dâm trẻ em.
Việc đóng cửa biên giới do đại dịch, kết hợp với khủng hoảng kinh tế, cũng đã làm trầm trọng thêm một số trường hợp khẩn cấp nhân đạo, cả ở các khu vực xung đột lẫn các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và hạn hán, cũng như tại các trại tị nạn và di dân. Tôi đặc biệt nghĩ đến Sudan, nơi hàng nghìn người chạy khỏi vùng Tigray đi tìm nơi tị nạn, cũng như các quốc gia khác ở hạ Sahara Phi Châu, hoặc ở vùng Cabo Delgado ở Mozambique, nơi nhiều người đã buộc phải rời bỏ quê hương của họ và hiện đang ở trong tình trạng vô cùng bấp bênh. Suy nghĩ của tôi cũng hướng đến Yemen và đất nước Syria thân yêu, nơi, ngoài những trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng khác, một bộ phận lớn dân số phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực và trẻ em đang bị suy dinh dưỡng.
Trong nhiều trường hợp khác nhau, các cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên trầm trọng hơn do các lệnh trừng phạt kinh tế, những trừng phạt thường ảnh hưởng chủ yếu đến các bộ phận dân cư dễ bị tổn thương hơn là các nhà lãnh đạo chính trị. Dù hiểu rõ lý do của việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, Tòa thánh không coi chúng là hữu hiệu, và hy vọng rằng chúng sẽ được nới lỏng, ít nhất là để cải thiện dòng viện trợ nhân đạo, đặc biệt là thuốc men và thiết bị y tế, rất cần thiết trong thời đại dịch này.
Cũng mong tình hình hiện tại có thể trở thành chất xúc tác để tha thứ, hoặc ít nhất là giảm bớt khoản nợ đang gây gánh nặng cho các nước nghèo hơn và thực tế ngăn cản sự phục hồi và phát triển đầy đủ của họ.
Năm ngoái cũng chứng kiến sự gia tăng hơn nữa những người di cư, do việc đóng cửa biên giới, họ phải sử dụng các tuyến đường nguy hiểm hơn bao giờ hết. Dòng người ồ ạt này cũng dẫn đến việc ngày càng có nhiều hành vi từ chối nhập cảnh bất hợp pháp, thường được sử dụng để ngăn cản người di cư xin tị nạn, vi phạm nguyên tắc không từ chối (non-refoulement). Nhiều người trong số những người không chết khi vượt biển và các biên giới tự nhiên khác đã bị chặn lại và đưa trở lại các trại tạm giữ và giam giữ, nơi họ phải chịu đựng tra tấn và vi phạm nhân quyền.
Các hành lang nhân đạo được thực hiện trong những năm qua chắc chắn sẽ giúp đương đầu một số vấn đề này và đã cứu sống nhiều người. Tuy nhiên, phạm vi của cuộc khủng hoảng khiến việc giải quyết tận gốc các nguyên nhân khiến các cá nhân phải di cư càng trở nên cấp thiết hơn. Nó cũng đòi hỏi một nỗ lực chung để hỗ trợ các quốc gia chào đón đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ đạo đức để cứu sống con người. Về phương diện này, chúng ta mong đợi việc đàm phán Hiệp ước mới về Di dân và Tầm trú của Liên hiệp châu Âu, đồng thời lưu ý rằng các chính sách và cơ chế cụ thể sẽ không hữu hiệu trừ khi chúng được hỗ trợ bởi ý chí và cam kết chính trị cần thiết của mọi bên liên hệ, kể cả xã hội dân sự và chính các di dân.
Tòa thánh đánh giá cao mọi nỗ lực đã thực hiện để hỗ trợ người di cư và ủng hộ cam kết của Cơ quan Di dân Quốc tế (IOM), hiện đang tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập, trong việc tôn trọng đầy đủ các giá trị được phát biểu trong Hiến pháp của nó và nền văn hóa của các nước thành viên nơi Cơ quan hoạt động. Tòa thánh, trong tư cách thành viên của Ban chấp hành Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR), cũng vẫn trung thành với các nguyên tắc được quy định trong Công ước Geneva năm 1951 về quy chế của người tị nạn và trong Nghị định thư năm 1967, cả hai đều đưa ra định nghĩa pháp lý về người tị nạn, các quyền lợi của họ và nghĩa vụ pháp lý của các nước trong việc bảo vệ họ.
Kể từ sau Thế Chiến hai, thế giới của chúng ta chưa trải nghiệm sự gia tăng đáng kể về số lượng người tị nạn. Do đó, cần phải có cam kết đổi mới để bảo vệ họ, cùng với những người di tản trong nước và nhiều người dễ bị tổn thương buộc phải chạy trốn khỏi sự bách hại, bạo lực, xung đột và chiến tranh. Về phương diện này, bất chấp các nỗ lực quan trọng của Liên hiệp quốc trong việc tìm kiếm các giải pháp và đề xuất cụ thể nhằm giải quyết một cách nhất quán vấn đề cưỡng bức di tản, Tòa thánh bày tỏ quan ngại sâu xa về tình trạng của những người phải di tản ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Tôi nghĩ chủ yếu tới khu vực trung tâm của Sahel, nơi mà trong vòng chưa đầy hai năm, số lượng người di cư trong nước đã tăng gấp hai mươi lần.
Phần 2
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân thiên tai ở Ấn Độ và chúc mừng Năm mới Tân Sửu cho các quốc gia mừng Tết ở Châu Á.
Thanh Quảng sdb
18:44 10/02/2021
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân thiên tai ở Ấn Độ và chúc mừng Năm mới Tân Sửu cho các quốc gia mừng Tết ở Châu Á.
Trong lời chào mừng tại buổi triều yết hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi của ngài với các nạn nhân của trận lũ lụt kinh hoàng ở miền bắc Ấn Độ, và gửi lời chúc mừng Năm mới tới cho hàng triệu triệu người trên khắp thế giới, nhân dịp Tết Nguyên đán.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Thảm họa lũ lụt
Một thảm họa đã xảy ra vào Chủ nhật (7/2/2021) khi một phần bờ sông ở Himalaya bị vỡ gây ra một trận lũ lụt kinh hoàng khiến ít nhất 31 người chết và 165 người mất tích.
Hàng trăm nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm các khe núi và thung lũng đầy bùn ở bang Uttarakhand để tìm kiếm những người sống sót. Một trong những nỗ lực cứu hộ tập trung vào con đường hầm dẫn vào nhà máy thủy điện, nơi hơn ba chục công nhân đã mất liên lạc kể từ khi lũ lụt xảy ra.
Nhiều ngôi làng đã phải sơ tán khi nước lũ, bùn và đá cuồn cuộn tràn xuống dọc theo con sông Alaknanda và Dhauliganga, làm vỡ đập, cuốn trôi cầu cống và một công trình thủy điện nhỏ và làm hư hại một công trình lớn hơn.
Tết Nguyên Đán
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng gửi lời chúc mừng đến với hàng triệu triệu người ở vùng Đông Nam Á và ở nhiều nơi trên thế giới đang chuẩn bị đón Tết Nguyên đán vào thứ Sáu, ngày 12 tháng Hai này.
“Với tất cả ông bà anh chị em và quí quyến, tôi muốn gửi lời chúc chân thành của tôi, cùng với mong muốn Năm mới trong tình huynh đệ và tình đoàn kết”.
ĐTC nói rằng “tại thời điểm đặc biệt này, trong đó chúng ta đang quan tâm đến việc đối diện với những thách đố của đại dịch ảnh hưởng trên con người cả thể chất lẫn tinh thần, và cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội,” hy vọng của ông bà anh chị em “mà mọi người có thể vui hưởng sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy cầu nguyện xin Chúa Xuân ban cho chúng ta được hòa bình và mọi điều tốt lành.
Trong lời chào mừng tại buổi triều yết hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi của ngài với các nạn nhân của trận lũ lụt kinh hoàng ở miền bắc Ấn Độ, và gửi lời chúc mừng Năm mới tới cho hàng triệu triệu người trên khắp thế giới, nhân dịp Tết Nguyên đán.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Thảm họa lũ lụt
Một thảm họa đã xảy ra vào Chủ nhật (7/2/2021) khi một phần bờ sông ở Himalaya bị vỡ gây ra một trận lũ lụt kinh hoàng khiến ít nhất 31 người chết và 165 người mất tích.
Hàng trăm nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm các khe núi và thung lũng đầy bùn ở bang Uttarakhand để tìm kiếm những người sống sót. Một trong những nỗ lực cứu hộ tập trung vào con đường hầm dẫn vào nhà máy thủy điện, nơi hơn ba chục công nhân đã mất liên lạc kể từ khi lũ lụt xảy ra.
Nhiều ngôi làng đã phải sơ tán khi nước lũ, bùn và đá cuồn cuộn tràn xuống dọc theo con sông Alaknanda và Dhauliganga, làm vỡ đập, cuốn trôi cầu cống và một công trình thủy điện nhỏ và làm hư hại một công trình lớn hơn.
Tết Nguyên Đán
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng gửi lời chúc mừng đến với hàng triệu triệu người ở vùng Đông Nam Á và ở nhiều nơi trên thế giới đang chuẩn bị đón Tết Nguyên đán vào thứ Sáu, ngày 12 tháng Hai này.
“Với tất cả ông bà anh chị em và quí quyến, tôi muốn gửi lời chúc chân thành của tôi, cùng với mong muốn Năm mới trong tình huynh đệ và tình đoàn kết”.
ĐTC nói rằng “tại thời điểm đặc biệt này, trong đó chúng ta đang quan tâm đến việc đối diện với những thách đố của đại dịch ảnh hưởng trên con người cả thể chất lẫn tinh thần, và cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội,” hy vọng của ông bà anh chị em “mà mọi người có thể vui hưởng sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy cầu nguyện xin Chúa Xuân ban cho chúng ta được hòa bình và mọi điều tốt lành.
Diễn văn của Đức Phanxicô với Ngoại Giao đoàn, ngày 8 Tháng Hai, 2021, kỳ cuối
Vũ Văn An
19:04 10/02/2021
Phần 1
Cuộc khủng hoảng chính trị
Những vấn đề quan trọng mà tôi vừa đề cập làm nổi bật một cuộc khủng hoảng sâu xa hơn nhiều, một cuộc khủng hoảng, một cách nào đó, nằm ở gốc rễ của những cuộc khủng hoảng khác, và sức mạnh lớn lao của nó đã được chính đại dịch làm nổi bật. Tôi đề cập đến cuộc khủng hoảng chính trị đã và đang ảnh hưởng đến nhiều xã hội trong một thời gian và các hậu quả đau đớn của nó đã xuất hiện trong đại dịch.
Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng này là sự gia tăng các xung đột chính trị và sự khó khăn, nếu không thực sự là thiếu khả năng, tìm kiếm các giải pháp chung và được chia sẻ cho các vấn đề đang gây khốn khổ cho thế giới của chúng ta. Đây là một xu hướng đang lớn mạnh, một xu hướng đang ngày càng trở nên lan tràn hơn ở cả các nước có truyền thống dân chủ lâu đời. Tạo sức sống cho các nền dân chủ là một thách thức trong thời điểm lịch sử hiện nay [6], một thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia, dù nhỏ hay lớn, kinh tế tiên tiến hay đang trong diễn trình phát triển. Trong những ngày này, suy nghĩ của tôi đặc biệt hướng đến người dân Myanmar, những người tôi xin bày tỏ tình cảm và sự gần gũi của tôi. Con đường dẫn đến nền dân chủ được đi theo trong những năm gần đây đã bị gián đoạn sống sượng bởi cuộc đảo chính tuần trước. Điều này đã dẫn đến việc bỏ tù các nhà lãnh đạo chính trị khác nhau, những người, tôi hy vọng sẽ mau chóng được thả tự do như một dấu hiệu khích lệ cho một cuộc đối thoại chân thành nhằm lợi ích của đất nước.
Về vấn đề đó, như Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trong Thông điệp Truyền thanh đáng nhớ của ngài vào Lễ Giáng sinh năm 1944: “Bày tỏ quan điểm riêng của họ về những bổn phận và hy sinh đặt ra cho họ, và không bị buộc phải tuân theo mà không được lắng nghe - đây là hai quyền công dân tìm thấy biểu thức của chúng trong nền dân chủ, như tên gọi của nó hàm nghĩa” [7]. Dân chủ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dựa trên khả thể mỗi người có thể đóng góp vào lợi ích của xã hội, và dựa trên việc xem xét này là các ý kiến khác nhau không đe dọa quyền lực và an ninh của các quốc gia, nhưng qua tranh luận trung thực cùng làm giàu lẫn nhau và giúp nhau tìm ra giải pháp thích hợp hơn cho các vấn đề cấp bách. Diễn trình dân chủ kêu gọi việc theo đuổi con đường đối thoại bao gồm, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa mọi thành tố của xã hội dân sự ở mọi thành phố và quốc gia. Như tôi đã đề cập, những sự kiện mà nhiều cách và bối cảnh khác nhau, từ Đông sang Tây, đã đánh dấu năm vừa qua, cả ở các nước có truyền thống dân chủ lâu đời, đã cho thấy rõ thách thức này không thể tránh khỏi ra sao và chúng ta không thể tránh khỏi thế nào bổn phận tinh thần và xã hội phải giải quyết nó một cách tích cực. Sự phát triển của một ý thức dân chủ đòi phải vượt qua việc nhấn mạnh tới nhân cách cá nhân và phải dành ưu tiên cho việc tôn trọng pháp quyền. Thật vậy, luật pháp là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để thực thi mọi quyền lực và phải được bảo đảm bởi các cơ quan cai trị có trách nhiệm, bất kể quyền lợi chính trị trổi vượt.
Đáng buồn thay, cuộc khủng hoảng về chính trị và các giá trị dân chủ cũng được phản ảnh ở bình diện quốc tế, với những tác động đối với toàn bộ hệ thống đa phương và hậu quả hiển nhiên là các Cơ Quan được thiết kế để cổ vũ hòa bình và phát triển - trên cơ sở luật pháp chứ không phải trên “luật của kẻ mạnh nhất”- thấy tính hiệu năng của họ bị tổn hại. Chắc chắn, chúng ta không thể bỏ qua điều này là hệ thống đa phương, trong những năm gần đây, cũng bộc lộ một số hạn chế. Đại dịch là một cơ hội quý giá để đề ra và thực hiện các cải cách cơ cấu để các Cơ Quan quốc tế có thể khám phá lại thiên chức thiết yếu của họ là phục vụ gia đình nhân loại bằng cách bảo vệ cuộc sống và hòa bình của cá nhân.
Một trong những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng chính trị chính là sự miễn cưỡng thường gặp đối với việc chấp nhận các con đường cải cách. Chúng ta không được sợ hãi trước những cải cách, ngay cả khi chúng đòi ta phải hy sinh và thông thường phải thay đổi trong cách suy nghĩ của ta. Mọi cơ thể sống động đều cần được cải cách liên tục, và những cải cách đang diễn ra ở Tòa thánh và Giáo triều Rôma cũng thích hợp với quan điểm này.
Dù sao, có một số dấu hiệu đáng khích lệ, chẳng hạn như Hiệp ước cấm Vũ khí Hạt nhân có hiệu lực vài ngày trước và việc gia hạn thêm một thời hạn 5 năm nữa của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (“New START”) giữa Liên bang Nga và Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Như tôi đã lưu ý trong Thông điệp Fratelli Tutti gần đây của tôi, “nếu chúng ta xem xét các mối đe dọa chính đối với hòa bình và an ninh với nhiều chiều kích của chúng trong thế giới đa cực của thế kỷ XXI này… thì không ít nghi ngờ nảy sinh về tính không thỏa đáng của khả năng răn đe hạt nhân như một đáp ứng hữu hiệu đối với những thách thức như vậy ” [8]. Thực thế, “một sự ổn định dựa trên nỗi sợ hãi, khi nó thực sự làm gia tăng nỗi sợ hãi và phá hoại các mối liên hệ tin cậy giữa các dân tộc” [9] là điều không bền vững.
Các nỗ lực trong lĩnh vực giải giới và không phổ biến vũ khí hạt nhân mà, bất chấp các khó khăn và miễn cưỡng, cần được tăng cường, cũng nên được thi hành đối với vũ khí hóa học và vũ khí qui ước. Thế giới của chúng ta có quá nhiều vũ khí! Như Thánh Gioan XXIII đã nhận xét vào năm 1963, “công lý, lý trí đúng đắn, và sự công nhận phẩm giá con người không ngừng kêu gọi việc ngưng chạy đua vũ trang. Các bên liên quan phải giảm bớt kho dự trữ vũ khí đã được xây dựng ở nhiều nước khác nhau” [10]. Khi bạo lực gia tăng ở mọi bình diện cùng với sự phổ biến vũ khí lan tràn, và chúng ta thấy xung quanh mình một thế giới bị giằng xé bởi chiến tranh và chia rẽ, chúng ta cảm thấy nhu cầu hòa bình ngày càng lớn hơn bao giờ hết, một nền hòa bình “không những là vắng bóng chiến tranh mà còn là sự sống giàu ý nghĩa, bắt nguồn từ và sống nhờ sự thành toàn cá nhân và sự chia sẻ huynh đệ với người khác” [11].
Tôi mong ước năm 2021 sẽ là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc! Để điều này xảy ra, cộng đồng quốc tế cũng cần có sự quan tâm đổi mới để giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột một cách trung thực và dũng cảm và tìm kiếm các giải pháp mà theo đó mọi người, bất kể thống thuộc sắc tộc và tôn giáo nào, đều có thể đóng góp với tư cách công dân vào tương lai của Quốc gia.
Mong muốn hòa bình của tôi hiển nhiên muốn ngỏ cùng Đất Thánh. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa người Israel và người Palestine phải là cơ sở cho cuộc đối thoại trực tiếp đổi mới giữa các bên nhằm giải quyết một cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại trực tiếp như thế, mà không có ý định đặt để các giải pháp không nhằm mục đích tốt cho mọi bên. Người Palestine và người Israel - tôi chắc chắn về điều này - chia sẻ mong muốn được sống trong hòa bình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng về một cam kết chính trị đổi mới, cả trong nước lẫn quốc tế, nhằm cổ vũ sự ổn định của Liban, một quốc gia đang trải qua cuộc khủng hoảng nội bộ và có nguy cơ mất bản sắc và thấy mình bị cuốn hút thậm chí nhiều hơn vào các căng thẳng trong khu vực. Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì được bản sắc độc đáo của họ, đặc biệt là để bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng, trong đó cộng đồng Kitô giáo có thể đóng góp thích đáng và không bị giản lược thành một thiểu số cần được bảo vệ. Các Kitô hữu, với nhiều công trình giáo dục, y tế và bác ái, là một phần nội tại của kết cấu lịch sử và xã hội của Liban và họ phải được bảo đảm khả thể tiếp tục các nỗ lực của họ vì lợi ích của đất nước mà họ vốn là những người sáng lập. Sự suy yếu hiện diện của các Kitô hữu có nguy cơ phá hủy sự cân bằng nội tại và chính thực tại của Liban. Về phương diện này, sự hiện diện của người tị nạn Syria và Palestine cũng phải được giải quyết. Hơn nữa, nếu không có một diễn trình phục hồi và tái thiết kinh tế rất cần thiết, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm hướng tới chủ nghĩa chính thống cực đoan. Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ các quyền lợi bản thân và dấn thân theo đuổi công lý và thực thi các cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm đối với các hành động của mình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng vào hòa bình ở Libya, chính họ cũng bị tàn phá bởi một cuộc xung đột kéo dài và tôi tin tưởng rằng “Diễn đàn Đối thoại Chính trị Libya” gần đây, được tổ chức tại Tunisia vào tháng 11 năm ngoái dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, sẽ cho phép một cách hữu hiệu việc khai mở diễn trình hòa giải xứ sở từng được chờ đợi từ lâu.
Các khu vực khác trên thế giới cũng là một nguyên nhân lo ngại. Trước hết, tôi xin đề cập đến những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi và những căng thẳng ảnh hưởng đến Châu Mỹ Latinh nói chung, vốn bắt nguồn từ những bất bình đẳng sâu xa, những bất công và nghèo đói xúc phạm đến phẩm giá con người. Tôi cũng đặc biệt theo dõi sự xấu đi của các mối liên hệ ở Bán đảo Triều Tiên, mà đỉnh điểm là việc phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều Tiên ở Kaesong, và tình hình ở phía Nam dẫy Caucasus, nơi một số xung đột tiếp tục âm ỉ, một số trong đó bùng lên trong năm qua, phá hoại sự ổn định và an ninh của toàn khu vực.
Cuối cùng, tôi không thể không nhắc đến một tai họa nghiêm trọng khác của thời đại chúng ta: chủ nghĩa khủng bố, hàng năm giết chết rất nhiều nạn nhân trong số những thường dân không có khả năng tự vệ trên khắp thế giới. Khủng bố là một sự ác từng phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, mà đỉnh điểm là các cuộc tấn công xảy ra tại Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 khiến gần ba nghìn người thiệt mạng. Bi thảm thay, số lượng các cuộc tấn công khủng bố đã gia tăng trong hai mươi năm qua, ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhau ở mọi lục địa. Tôi nghĩ đến các cuộc tấn công khủng bố trước hết ở hạ Sahara châu Phi, và cả ở châu Á và châu Âu nữa. Suy nghĩ của tôi hướng đến mọi nạn nhân và gia đình của họ, những người đã mất người thân của họ vì bạo lực mù quáng được các bóp méo có tính ý thức hệ tôn giáo cổ vũ. Vì vậy, mục tiêu của các cuộc tấn công này thường là chính các nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung để cầu nguyện. Về phương diện này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ phượng là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ đặt ra cho các thẩm quyền dân sự, bất kể họ thống thuộc nền chính trị hay tôn giáo nào.
Thưa quý vị, quý bà và qúy ông,
Ở phần cuối các suy sét này, tôi muốn tập chú vào một cuộc khủng hoảng cuối cùng, có lẽ là nghiêm trọng nhất: đó là cuộc khủng hoảng về các mối liên hệ nhân bản, như một biểu thức của cuộc khủng hoảng nhân học tổng quát, xử lý chính quan niệm về con người và phẩm giá siêu việt của họ.
Đại dịch, một thứ vốn buộc chúng ta phải chịu đựng những tháng dài cô lập và thường là cô đơn, đã làm nảy sinh nhu cầu của mọi cá nhân muốn có các mối liên hệ nhân bản. Tôi nghĩ trước hết tới các sinh viên không thể đến trường hoặc đại học cách thường xuyên. “Nhiều nỗ lực đã được thực hiện ở khắp nơi để cung ứng đáp ứng nhanh chóng qua các cương lĩnh giáo dục trực tuyến. Những điều này đã đưa ra ánh sáng sự chênh lệch rõ rệt trong các cơ hội giáo dục và kỹ thuật, nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhận ra rằng, do tình trạng cấm cửa và nhiều nhu cầu hiện có khác, một số lượng lớn trẻ em và thanh thiếu niên đã bị tụt về phía sau trong diễn trình đi học tự nhiên ” [12]. Hơn nữa, sự gia tăng trong việc học từ xa cũng dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn của trẻ em và thanh thiếu niên vào Internet và các hình thức truyền thông ảo nói chung, khiến tất cả các em trở nên dễ bị tổn thương hơn và bị phơi bầy quá mức cho các hoạt động tội phạm trực tuyến.
Chúng ta đang chứng kiến một loại “thảm họa giáo dục” – xin cho phép tôi nhắc lại điều này: một loại thảm họa giáo dục - mà chúng ta phải phản ứng vì lợi ích của các thế hệ đang đến và của toàn xã hội. “Ngày nay, cần có một cam kết đổi mới đối với một nền giáo dục biết mời gọi xã hội ở mọi bình diện tham gia vào” [13]. Thực thế, giáo dục là “liều thuốc giải độc tự nhiên cho nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa đôi khi biến chất thành sự sùng bái bản thân thực sự và tính ưu việt của sự thờ ơ. Tương lai của chúng ta không thể là một tương lai chia rẽ, làm nghèo tư tưởng, trí tưởng tượng, sự chăm chú, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau ” [14].
Đồng thời, những khoảng thời gian dài của việc cấm cửa cũng khiến các gia đình có thể dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Đối với nhiều gia đình trong số này, đó là một cơ hội quan trọng để làm mới lại các mối liên hệ sâu sắc nhất của họ. Hôn nhân và gia đình “lập thành một trong những giá trị quý giá nhất của con người” [15] và là nền tảng của mọi xã hội dân sự. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại, người mà kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ngài mà chúng ta đã cử hành vào năm ngoái, đã nhận định trong giáo huấn sâu sắc của ngài về gia đình rằng, “ngày nay, vì chiều kích hoàn cầu của các vấn đề xã hội khác nhau, gia đình thấy vai trò của mình trong sự phát triển xã hội đã mở rộng một cách hoàn toàn mới mẻ… bằng cách giới thiệu cho con cái của họ một mô hình sống dựa trên các giá trị chân lý, tự do, công lý và tình yêu ” [16]. Mặc dù vậy, không phải ai ai cũng có thể sống thanh thản trong chính ngôi nhà của mình và một số hình thức sống thử đã biến chất và dẫn đến bạo lực gia đình. Tôi khuyến khích mọi người, các thẩm quyền dân sự và công cộng, hãy hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình: thật không may, như chúng ta đều biết, phụ nữ, thường với con cái, là những người phải trả giá đắt nhất.
Nhu cầu ngăn chặn sự lây lan của vi-rút cũng có nhiều hệ luận đối với một số quyền tự do căn bản, bao gồm tự do tôn giáo, hạn chế việc thờ phượng công cộng và các hoạt động giáo dục và từ thiện của các cộng đồng tín ngưỡng. Tuy nhiên, cần phải công nhận rằng tôn giáo là một khía cạnh căn bản của con người và của xã hội, và không thể bị loại bỏ. Ngay cả khi chúng ta tìm cách bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của vi rút, chúng ta vẫn không thể coi chiều kích tinh thần và đạo đức của con người là kém quan trọng hơn sức khỏe thể lý.
Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Trong yếu tính, nó phát khởi từ quyền tự do tôn giáo, vốn là quyền đệ nhất đẳng và căn bản của con người. Do đó, quyền này phải được các thẩm quyền dân sự tôn trọng, bảo vệ và bênh vực, giống như quyền có sức khỏe thân xác và thể lý. Đối với vấn đề này, việc chăm sóc hợp lý cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc cho linh hồn.
Trong thư gửi Cangrande della Scala, Dante Alighieri nói rằng mục đích cuốn Comedy của ông là “loại bỏ những người sống ở đời này khỏi tình trạng khốn cùng và đưa họ đến tình trạng hạnh phúc” [17]. Đây cũng là công việc của cả các thẩm quyền tôn giáo và dân sự, trong các lĩnh vực và trách nhiệm khác nhau của họ. Cuộc khủng hoảng trong các mối liên hệ nhân bản và, do đó, những khủng hoảng khác mà tôi đã đề cập, không thể được vượt qua, trừ khi chúng ta bảo vệ được phẩm giá siêu việt của mỗi con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa.
Khi đề cập đến nhà thơ vĩ đại của Florence, mà lễ kỷ niệm bảy trăm năm ngày mất của ông xảy ra vào năm nay, tôi cũng muốn nói lên một suy nghĩ đặc biệt đối với người dân Ý, những người đầu tiên ở châu Âu đối phó với những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch. Tôi thúc giục họ đừng ngã lòng giữa những khó khăn hiện tại, mà hãy hợp tác trong việc xây dựng một xã hội, trong đó không ai bị vứt bỏ hay lãng quên.
Các Đại sứ thân mến,
Năm 2021 là khoảng thời gian không nên lãng phí. Và nó sẽ không bị lãng phí nếu chúng ta biết cùng nhau làm việc một cách quảng đại và cam kết. Về phương diện này, tôi tin chắc rằng tình huynh đệ là phương thuốc thực sự cho đại dịch và nhiều sự ác đã và đang ảnh hưởng đến chúng ta. Cùng với vắc-xin, tình huynh đệ và lòng hy vọng, có thể nói, là phương thuốc chúng ta cần trong thế giới ngày nay.
Với mỗi người trong qúy vị và quốc gia tương ứng của qúy vị, tôi cầu khẩn những phước lành dồi dào trên trời, và thêm vào đó những lời cầu chúc tốt lành của tôi rằng năm nay sẽ là một dịp hữu hiệu để thâm hậu hóa mối liên hệ huynh đệ vốn thống nhất toàn thể gia đình nhân loại.
Cảm ơn qúy vị!
Ghi Chú
[1] Thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới 2021, 8 tháng 12 năm 2020, 1.
[2] Đã dẫn. 6.
[3] Các Việc Sùng kính nhân Những dịp Khẩn cấp (1623), Suy Gẫm XVII.
[4] Thư gửi Sáng kiến “Nền kinh tế Francesco” (ngày 1 tháng 5 năm 2019).
[5] Thánh Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4 năm 1963), ed. Carlen, số 11.
[6] Xem Diễn văn trước Nghị viện Châu Âu, Strasburg (25 tháng 11 năm 2014).
[7] Thông điệp Truyền thanh cho Nhân dân Toàn Thế giới, ngày 24 tháng 12 năm 1944.
[8] Thông điệp gửi tới Hội nghị Liên hiệp quốc để Đàm phán về Một Công cụ có Tính Ràng buộc Hợp pháp Ngăn cấm Vũ khí Hạt nhân (23 tháng 3 năm 2017): AAS 109 (2017), 394-396; Thông điệp Fratelli Tutti, 262.
[9] Đã dẫn.
[10] Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4, 1963), ed. Carlen, 112.
[11] Kinh Truyền Tin, ngày 1 tháng 1 năm 2021.
[12] Thông điệp Video nhân cuộc họp “Hiệp ước toàn cầu về giáo dục. Cùng nhau nhìn xa hơn” (15 tháng 10 năm 2020).
[13] Đã dẫn.
[14] Đã dẫn.
[15] Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio (22 tháng 12 năm 1981), 1.
[16] Đã dẫn, 48.
[17] Thư XIII, 39.
Cuộc khủng hoảng chính trị
Những vấn đề quan trọng mà tôi vừa đề cập làm nổi bật một cuộc khủng hoảng sâu xa hơn nhiều, một cuộc khủng hoảng, một cách nào đó, nằm ở gốc rễ của những cuộc khủng hoảng khác, và sức mạnh lớn lao của nó đã được chính đại dịch làm nổi bật. Tôi đề cập đến cuộc khủng hoảng chính trị đã và đang ảnh hưởng đến nhiều xã hội trong một thời gian và các hậu quả đau đớn của nó đã xuất hiện trong đại dịch.
Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng này là sự gia tăng các xung đột chính trị và sự khó khăn, nếu không thực sự là thiếu khả năng, tìm kiếm các giải pháp chung và được chia sẻ cho các vấn đề đang gây khốn khổ cho thế giới của chúng ta. Đây là một xu hướng đang lớn mạnh, một xu hướng đang ngày càng trở nên lan tràn hơn ở cả các nước có truyền thống dân chủ lâu đời. Tạo sức sống cho các nền dân chủ là một thách thức trong thời điểm lịch sử hiện nay [6], một thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia, dù nhỏ hay lớn, kinh tế tiên tiến hay đang trong diễn trình phát triển. Trong những ngày này, suy nghĩ của tôi đặc biệt hướng đến người dân Myanmar, những người tôi xin bày tỏ tình cảm và sự gần gũi của tôi. Con đường dẫn đến nền dân chủ được đi theo trong những năm gần đây đã bị gián đoạn sống sượng bởi cuộc đảo chính tuần trước. Điều này đã dẫn đến việc bỏ tù các nhà lãnh đạo chính trị khác nhau, những người, tôi hy vọng sẽ mau chóng được thả tự do như một dấu hiệu khích lệ cho một cuộc đối thoại chân thành nhằm lợi ích của đất nước.
Về vấn đề đó, như Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trong Thông điệp Truyền thanh đáng nhớ của ngài vào Lễ Giáng sinh năm 1944: “Bày tỏ quan điểm riêng của họ về những bổn phận và hy sinh đặt ra cho họ, và không bị buộc phải tuân theo mà không được lắng nghe - đây là hai quyền công dân tìm thấy biểu thức của chúng trong nền dân chủ, như tên gọi của nó hàm nghĩa” [7]. Dân chủ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dựa trên khả thể mỗi người có thể đóng góp vào lợi ích của xã hội, và dựa trên việc xem xét này là các ý kiến khác nhau không đe dọa quyền lực và an ninh của các quốc gia, nhưng qua tranh luận trung thực cùng làm giàu lẫn nhau và giúp nhau tìm ra giải pháp thích hợp hơn cho các vấn đề cấp bách. Diễn trình dân chủ kêu gọi việc theo đuổi con đường đối thoại bao gồm, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa mọi thành tố của xã hội dân sự ở mọi thành phố và quốc gia. Như tôi đã đề cập, những sự kiện mà nhiều cách và bối cảnh khác nhau, từ Đông sang Tây, đã đánh dấu năm vừa qua, cả ở các nước có truyền thống dân chủ lâu đời, đã cho thấy rõ thách thức này không thể tránh khỏi ra sao và chúng ta không thể tránh khỏi thế nào bổn phận tinh thần và xã hội phải giải quyết nó một cách tích cực. Sự phát triển của một ý thức dân chủ đòi phải vượt qua việc nhấn mạnh tới nhân cách cá nhân và phải dành ưu tiên cho việc tôn trọng pháp quyền. Thật vậy, luật pháp là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để thực thi mọi quyền lực và phải được bảo đảm bởi các cơ quan cai trị có trách nhiệm, bất kể quyền lợi chính trị trổi vượt.
Đáng buồn thay, cuộc khủng hoảng về chính trị và các giá trị dân chủ cũng được phản ảnh ở bình diện quốc tế, với những tác động đối với toàn bộ hệ thống đa phương và hậu quả hiển nhiên là các Cơ Quan được thiết kế để cổ vũ hòa bình và phát triển - trên cơ sở luật pháp chứ không phải trên “luật của kẻ mạnh nhất”- thấy tính hiệu năng của họ bị tổn hại. Chắc chắn, chúng ta không thể bỏ qua điều này là hệ thống đa phương, trong những năm gần đây, cũng bộc lộ một số hạn chế. Đại dịch là một cơ hội quý giá để đề ra và thực hiện các cải cách cơ cấu để các Cơ Quan quốc tế có thể khám phá lại thiên chức thiết yếu của họ là phục vụ gia đình nhân loại bằng cách bảo vệ cuộc sống và hòa bình của cá nhân.
Một trong những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng chính trị chính là sự miễn cưỡng thường gặp đối với việc chấp nhận các con đường cải cách. Chúng ta không được sợ hãi trước những cải cách, ngay cả khi chúng đòi ta phải hy sinh và thông thường phải thay đổi trong cách suy nghĩ của ta. Mọi cơ thể sống động đều cần được cải cách liên tục, và những cải cách đang diễn ra ở Tòa thánh và Giáo triều Rôma cũng thích hợp với quan điểm này.
Dù sao, có một số dấu hiệu đáng khích lệ, chẳng hạn như Hiệp ước cấm Vũ khí Hạt nhân có hiệu lực vài ngày trước và việc gia hạn thêm một thời hạn 5 năm nữa của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (“New START”) giữa Liên bang Nga và Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Như tôi đã lưu ý trong Thông điệp Fratelli Tutti gần đây của tôi, “nếu chúng ta xem xét các mối đe dọa chính đối với hòa bình và an ninh với nhiều chiều kích của chúng trong thế giới đa cực của thế kỷ XXI này… thì không ít nghi ngờ nảy sinh về tính không thỏa đáng của khả năng răn đe hạt nhân như một đáp ứng hữu hiệu đối với những thách thức như vậy ” [8]. Thực thế, “một sự ổn định dựa trên nỗi sợ hãi, khi nó thực sự làm gia tăng nỗi sợ hãi và phá hoại các mối liên hệ tin cậy giữa các dân tộc” [9] là điều không bền vững.
Các nỗ lực trong lĩnh vực giải giới và không phổ biến vũ khí hạt nhân mà, bất chấp các khó khăn và miễn cưỡng, cần được tăng cường, cũng nên được thi hành đối với vũ khí hóa học và vũ khí qui ước. Thế giới của chúng ta có quá nhiều vũ khí! Như Thánh Gioan XXIII đã nhận xét vào năm 1963, “công lý, lý trí đúng đắn, và sự công nhận phẩm giá con người không ngừng kêu gọi việc ngưng chạy đua vũ trang. Các bên liên quan phải giảm bớt kho dự trữ vũ khí đã được xây dựng ở nhiều nước khác nhau” [10]. Khi bạo lực gia tăng ở mọi bình diện cùng với sự phổ biến vũ khí lan tràn, và chúng ta thấy xung quanh mình một thế giới bị giằng xé bởi chiến tranh và chia rẽ, chúng ta cảm thấy nhu cầu hòa bình ngày càng lớn hơn bao giờ hết, một nền hòa bình “không những là vắng bóng chiến tranh mà còn là sự sống giàu ý nghĩa, bắt nguồn từ và sống nhờ sự thành toàn cá nhân và sự chia sẻ huynh đệ với người khác” [11].
Tôi mong ước năm 2021 sẽ là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc! Để điều này xảy ra, cộng đồng quốc tế cũng cần có sự quan tâm đổi mới để giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột một cách trung thực và dũng cảm và tìm kiếm các giải pháp mà theo đó mọi người, bất kể thống thuộc sắc tộc và tôn giáo nào, đều có thể đóng góp với tư cách công dân vào tương lai của Quốc gia.
Mong muốn hòa bình của tôi hiển nhiên muốn ngỏ cùng Đất Thánh. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa người Israel và người Palestine phải là cơ sở cho cuộc đối thoại trực tiếp đổi mới giữa các bên nhằm giải quyết một cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại trực tiếp như thế, mà không có ý định đặt để các giải pháp không nhằm mục đích tốt cho mọi bên. Người Palestine và người Israel - tôi chắc chắn về điều này - chia sẻ mong muốn được sống trong hòa bình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng về một cam kết chính trị đổi mới, cả trong nước lẫn quốc tế, nhằm cổ vũ sự ổn định của Liban, một quốc gia đang trải qua cuộc khủng hoảng nội bộ và có nguy cơ mất bản sắc và thấy mình bị cuốn hút thậm chí nhiều hơn vào các căng thẳng trong khu vực. Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì được bản sắc độc đáo của họ, đặc biệt là để bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng, trong đó cộng đồng Kitô giáo có thể đóng góp thích đáng và không bị giản lược thành một thiểu số cần được bảo vệ. Các Kitô hữu, với nhiều công trình giáo dục, y tế và bác ái, là một phần nội tại của kết cấu lịch sử và xã hội của Liban và họ phải được bảo đảm khả thể tiếp tục các nỗ lực của họ vì lợi ích của đất nước mà họ vốn là những người sáng lập. Sự suy yếu hiện diện của các Kitô hữu có nguy cơ phá hủy sự cân bằng nội tại và chính thực tại của Liban. Về phương diện này, sự hiện diện của người tị nạn Syria và Palestine cũng phải được giải quyết. Hơn nữa, nếu không có một diễn trình phục hồi và tái thiết kinh tế rất cần thiết, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm hướng tới chủ nghĩa chính thống cực đoan. Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ các quyền lợi bản thân và dấn thân theo đuổi công lý và thực thi các cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm đối với các hành động của mình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng vào hòa bình ở Libya, chính họ cũng bị tàn phá bởi một cuộc xung đột kéo dài và tôi tin tưởng rằng “Diễn đàn Đối thoại Chính trị Libya” gần đây, được tổ chức tại Tunisia vào tháng 11 năm ngoái dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, sẽ cho phép một cách hữu hiệu việc khai mở diễn trình hòa giải xứ sở từng được chờ đợi từ lâu.
Các khu vực khác trên thế giới cũng là một nguyên nhân lo ngại. Trước hết, tôi xin đề cập đến những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi và những căng thẳng ảnh hưởng đến Châu Mỹ Latinh nói chung, vốn bắt nguồn từ những bất bình đẳng sâu xa, những bất công và nghèo đói xúc phạm đến phẩm giá con người. Tôi cũng đặc biệt theo dõi sự xấu đi của các mối liên hệ ở Bán đảo Triều Tiên, mà đỉnh điểm là việc phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều Tiên ở Kaesong, và tình hình ở phía Nam dẫy Caucasus, nơi một số xung đột tiếp tục âm ỉ, một số trong đó bùng lên trong năm qua, phá hoại sự ổn định và an ninh của toàn khu vực.
Cuối cùng, tôi không thể không nhắc đến một tai họa nghiêm trọng khác của thời đại chúng ta: chủ nghĩa khủng bố, hàng năm giết chết rất nhiều nạn nhân trong số những thường dân không có khả năng tự vệ trên khắp thế giới. Khủng bố là một sự ác từng phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, mà đỉnh điểm là các cuộc tấn công xảy ra tại Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 khiến gần ba nghìn người thiệt mạng. Bi thảm thay, số lượng các cuộc tấn công khủng bố đã gia tăng trong hai mươi năm qua, ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhau ở mọi lục địa. Tôi nghĩ đến các cuộc tấn công khủng bố trước hết ở hạ Sahara châu Phi, và cả ở châu Á và châu Âu nữa. Suy nghĩ của tôi hướng đến mọi nạn nhân và gia đình của họ, những người đã mất người thân của họ vì bạo lực mù quáng được các bóp méo có tính ý thức hệ tôn giáo cổ vũ. Vì vậy, mục tiêu của các cuộc tấn công này thường là chính các nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung để cầu nguyện. Về phương diện này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ phượng là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ đặt ra cho các thẩm quyền dân sự, bất kể họ thống thuộc nền chính trị hay tôn giáo nào.
Thưa quý vị, quý bà và qúy ông,
Ở phần cuối các suy sét này, tôi muốn tập chú vào một cuộc khủng hoảng cuối cùng, có lẽ là nghiêm trọng nhất: đó là cuộc khủng hoảng về các mối liên hệ nhân bản, như một biểu thức của cuộc khủng hoảng nhân học tổng quát, xử lý chính quan niệm về con người và phẩm giá siêu việt của họ.
Đại dịch, một thứ vốn buộc chúng ta phải chịu đựng những tháng dài cô lập và thường là cô đơn, đã làm nảy sinh nhu cầu của mọi cá nhân muốn có các mối liên hệ nhân bản. Tôi nghĩ trước hết tới các sinh viên không thể đến trường hoặc đại học cách thường xuyên. “Nhiều nỗ lực đã được thực hiện ở khắp nơi để cung ứng đáp ứng nhanh chóng qua các cương lĩnh giáo dục trực tuyến. Những điều này đã đưa ra ánh sáng sự chênh lệch rõ rệt trong các cơ hội giáo dục và kỹ thuật, nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhận ra rằng, do tình trạng cấm cửa và nhiều nhu cầu hiện có khác, một số lượng lớn trẻ em và thanh thiếu niên đã bị tụt về phía sau trong diễn trình đi học tự nhiên ” [12]. Hơn nữa, sự gia tăng trong việc học từ xa cũng dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn của trẻ em và thanh thiếu niên vào Internet và các hình thức truyền thông ảo nói chung, khiến tất cả các em trở nên dễ bị tổn thương hơn và bị phơi bầy quá mức cho các hoạt động tội phạm trực tuyến.
Chúng ta đang chứng kiến một loại “thảm họa giáo dục” – xin cho phép tôi nhắc lại điều này: một loại thảm họa giáo dục - mà chúng ta phải phản ứng vì lợi ích của các thế hệ đang đến và của toàn xã hội. “Ngày nay, cần có một cam kết đổi mới đối với một nền giáo dục biết mời gọi xã hội ở mọi bình diện tham gia vào” [13]. Thực thế, giáo dục là “liều thuốc giải độc tự nhiên cho nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa đôi khi biến chất thành sự sùng bái bản thân thực sự và tính ưu việt của sự thờ ơ. Tương lai của chúng ta không thể là một tương lai chia rẽ, làm nghèo tư tưởng, trí tưởng tượng, sự chăm chú, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau ” [14].
Đồng thời, những khoảng thời gian dài của việc cấm cửa cũng khiến các gia đình có thể dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Đối với nhiều gia đình trong số này, đó là một cơ hội quan trọng để làm mới lại các mối liên hệ sâu sắc nhất của họ. Hôn nhân và gia đình “lập thành một trong những giá trị quý giá nhất của con người” [15] và là nền tảng của mọi xã hội dân sự. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại, người mà kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ngài mà chúng ta đã cử hành vào năm ngoái, đã nhận định trong giáo huấn sâu sắc của ngài về gia đình rằng, “ngày nay, vì chiều kích hoàn cầu của các vấn đề xã hội khác nhau, gia đình thấy vai trò của mình trong sự phát triển xã hội đã mở rộng một cách hoàn toàn mới mẻ… bằng cách giới thiệu cho con cái của họ một mô hình sống dựa trên các giá trị chân lý, tự do, công lý và tình yêu ” [16]. Mặc dù vậy, không phải ai ai cũng có thể sống thanh thản trong chính ngôi nhà của mình và một số hình thức sống thử đã biến chất và dẫn đến bạo lực gia đình. Tôi khuyến khích mọi người, các thẩm quyền dân sự và công cộng, hãy hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình: thật không may, như chúng ta đều biết, phụ nữ, thường với con cái, là những người phải trả giá đắt nhất.
Nhu cầu ngăn chặn sự lây lan của vi-rút cũng có nhiều hệ luận đối với một số quyền tự do căn bản, bao gồm tự do tôn giáo, hạn chế việc thờ phượng công cộng và các hoạt động giáo dục và từ thiện của các cộng đồng tín ngưỡng. Tuy nhiên, cần phải công nhận rằng tôn giáo là một khía cạnh căn bản của con người và của xã hội, và không thể bị loại bỏ. Ngay cả khi chúng ta tìm cách bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của vi rút, chúng ta vẫn không thể coi chiều kích tinh thần và đạo đức của con người là kém quan trọng hơn sức khỏe thể lý.
Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Trong yếu tính, nó phát khởi từ quyền tự do tôn giáo, vốn là quyền đệ nhất đẳng và căn bản của con người. Do đó, quyền này phải được các thẩm quyền dân sự tôn trọng, bảo vệ và bênh vực, giống như quyền có sức khỏe thân xác và thể lý. Đối với vấn đề này, việc chăm sóc hợp lý cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc cho linh hồn.
Trong thư gửi Cangrande della Scala, Dante Alighieri nói rằng mục đích cuốn Comedy của ông là “loại bỏ những người sống ở đời này khỏi tình trạng khốn cùng và đưa họ đến tình trạng hạnh phúc” [17]. Đây cũng là công việc của cả các thẩm quyền tôn giáo và dân sự, trong các lĩnh vực và trách nhiệm khác nhau của họ. Cuộc khủng hoảng trong các mối liên hệ nhân bản và, do đó, những khủng hoảng khác mà tôi đã đề cập, không thể được vượt qua, trừ khi chúng ta bảo vệ được phẩm giá siêu việt của mỗi con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa.
Khi đề cập đến nhà thơ vĩ đại của Florence, mà lễ kỷ niệm bảy trăm năm ngày mất của ông xảy ra vào năm nay, tôi cũng muốn nói lên một suy nghĩ đặc biệt đối với người dân Ý, những người đầu tiên ở châu Âu đối phó với những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch. Tôi thúc giục họ đừng ngã lòng giữa những khó khăn hiện tại, mà hãy hợp tác trong việc xây dựng một xã hội, trong đó không ai bị vứt bỏ hay lãng quên.
Các Đại sứ thân mến,
Năm 2021 là khoảng thời gian không nên lãng phí. Và nó sẽ không bị lãng phí nếu chúng ta biết cùng nhau làm việc một cách quảng đại và cam kết. Về phương diện này, tôi tin chắc rằng tình huynh đệ là phương thuốc thực sự cho đại dịch và nhiều sự ác đã và đang ảnh hưởng đến chúng ta. Cùng với vắc-xin, tình huynh đệ và lòng hy vọng, có thể nói, là phương thuốc chúng ta cần trong thế giới ngày nay.
Với mỗi người trong qúy vị và quốc gia tương ứng của qúy vị, tôi cầu khẩn những phước lành dồi dào trên trời, và thêm vào đó những lời cầu chúc tốt lành của tôi rằng năm nay sẽ là một dịp hữu hiệu để thâm hậu hóa mối liên hệ huynh đệ vốn thống nhất toàn thể gia đình nhân loại.
Cảm ơn qúy vị!
Ghi Chú
[1] Thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới 2021, 8 tháng 12 năm 2020, 1.
[2] Đã dẫn. 6.
[3] Các Việc Sùng kính nhân Những dịp Khẩn cấp (1623), Suy Gẫm XVII.
[4] Thư gửi Sáng kiến “Nền kinh tế Francesco” (ngày 1 tháng 5 năm 2019).
[5] Thánh Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4 năm 1963), ed. Carlen, số 11.
[6] Xem Diễn văn trước Nghị viện Châu Âu, Strasburg (25 tháng 11 năm 2014).
[7] Thông điệp Truyền thanh cho Nhân dân Toàn Thế giới, ngày 24 tháng 12 năm 1944.
[8] Thông điệp gửi tới Hội nghị Liên hiệp quốc để Đàm phán về Một Công cụ có Tính Ràng buộc Hợp pháp Ngăn cấm Vũ khí Hạt nhân (23 tháng 3 năm 2017): AAS 109 (2017), 394-396; Thông điệp Fratelli Tutti, 262.
[9] Đã dẫn.
[10] Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4, 1963), ed. Carlen, 112.
[11] Kinh Truyền Tin, ngày 1 tháng 1 năm 2021.
[12] Thông điệp Video nhân cuộc họp “Hiệp ước toàn cầu về giáo dục. Cùng nhau nhìn xa hơn” (15 tháng 10 năm 2020).
[13] Đã dẫn.
[14] Đã dẫn.
[15] Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio (22 tháng 12 năm 1981), 1.
[16] Đã dẫn, 48.
[17] Thư XIII, 39.
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Cầu nguyện trong cuộc sống hàng ngày
Vũ Văn An
22:05 10/02/2021
Buổi yết kiến chung diễn ra lúc 9 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 2, năm 2021 tại Thư viện Tông tòa, trong đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về cầu nguyện, hôm nay, ngài nhấn mạnh tới việc cầu nguyện trong cuộc sống hàng ngày.
Sau khi tóm lược bài giáo lý bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Đức Giáo Hoàng đã ngỏ những lời thăm hỏi đặc biệt tới các tín hữu. Sau đó, ngài phát động lời kêu gọi tới các nạn nhân thiên tai diễn ra tại Bắc Ấn Độ và ngỏ lời cầu chúc tốt đẹp đối với nhân dân các nước Viễn Đông và nhiều nơi khác trên thế giới sẽ cử hành Tết Âm Lịch vào thứ Sáu tới.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, dựa vào bản Tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy việc cầu nguyện của Kitô hữu được “thả neo” trong Phụng vụ ra sao. Hôm nay, chúng ta sẽ làm sáng tỏ cách Phụng vụ luôn đi vào đời sống hàng ngày như thế nào: trên đường phố, trong văn phòng, trên các phương tiện giao thông công cộng… Và ở những nơi đó, nó tiếp tục cuộc đối thoại với Thiên Chúa: người cầu nguyện giống như người đang yêu, luôn mang người họ yêu trong trái tim họ bất cứ họ đi đâu.
Trong yếu tính, mọi thứ đều trở thành một phần của cuộc đối thoại này với Thiên Chúa: mọi niềm vui đều trở thành lý do để ngợi khen, mọi thử thách là cơ hội để xin sự giúp đỡ. Cầu nguyện luôn sống động trong cuộc sống của chúng ta, như than hồng, dù miệng không nói nhưng trái tim nói. Mọi ý nghĩ, ngay cả những suy nghĩ có vẻ “phàm trần”, đều được lời cầu nguyện thấm nhiễm. Thậm chí còn có một khía cạnh cầu nguyện trong trí hiểu của con người; thực thế, nó là chiếc cửa sổ nhìn vào mầu nhiệm: nó soi sáng một số bước ở phía trước chúng ta và sau đó mở ra toàn bộ thực tại, một thực tại vốn đi trước nó và vượt qua nó. Mầu nhiệm này không có vẻ mặt thất vọng hay lo lắng. Không, sự hiểu biết về Chúa Kitô khiến chúng ta tin tưởng rằng bất cứ điều gì mắt thường và mắt tâm trí của chúng ta không thể thấy, thay vì không có gì ở đó, một ai đó vẫn đang chờ đợi chúng ta, một ơn thánh vô hạn vẫn đang ở đó. Và do đó, lời cầu nguyện của Kitô hữu gieo vào trái tim con người một niềm hy vọng bất diệt: bất cứ trải nghiệm nào chúng ta gặp trong cuộc hành trình của mình, tình yêu của Thiên Chúa đều có thể biến nó thành điều tốt đẹp.
Về điều này, Sách Giáo lý viết: “Chúng ta học biết cầu nguyện vào một số thời gian nhất định, bằng cách lắng nghe Lời Chúa và tham dự mầu nhiệm Vượt Qua của Người; Người còn ban Thánh Thần để giúp chúng ta cầu nguyện trong mọi lúc, trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày... Thời gian là của Cha; chúng ta gặp được Người trong hiện tại, không phải hôm qua hay ngày mai, nhưng chính hôm nay”
(số 2659). Hôm nay tôi gặp Thiên Chúa, hôm nay luôn là ngày gặp gỡ.
Không có ngày nào tuyệt vời hơn ngày mà chúng ta đang sống. Những người sống luôn nghĩ về tương lai, tương lai: “Nhưng nó sẽ tốt hơn…”, nhưng không chấp nhận mỗi ngày như nó diễn ra: đó là những người sống trong mộng tưởng, họ không biết phải đối phó ra sao với thực tại cụ thể. Và hôm nay là có thật, hôm nay là cụ thể. Và lời cầu nguyện phải được thực hiện ngày hôm nay. Chúa Giêsu đến gặp chúng ta hôm nay, ngày chúng ta đang sống. Và chính lời cầu nguyện biến ngày này thành ơn thánh, hay tốt hơn, nó biến đổi chúng ta: xoa dịu cơn giận, nâng đỡ tình yêu, nhân thừa niềm vui, truyền sức mạnh để tha thứ. Đôi khi dường như không còn là chúng ta đang sống nữa, nhưng ơn thánh đó sống và hoạt động trong chúng ta qua việc cầu nguyện. Đó là ơn thánh đang chờ đợi, nhưng luôn luôn là điều này, đừng quên: hãy đón nhận ngày hôm nay như nó xẩy đến. Và hãy nghĩ đến khi một ý nghĩ tức giận đến với anh chị em, về sự bất hạnh khiến anh chị em phải chịu đựng sự cay đắng, anh chị em hãy dừng lại. Và hãy thưa với Chúa: "Chúa đang ở đâu vậy? Và con sẽ đi đâu đây?” Và Chúa ở đó, Chúa sẽ cho anh chị em lời đúng đắn, lời khuyên để anh chị em đi tiếp mà không phải nếm mùi cay đắng, tiêu cực đó. Vì, nói theo ngôn ngữ phàm trần, việc cầu nguyện luôn luôn tích cực. Luôn luôn. Nó sẽ đưa anh chị tiến lên phía trước. Mỗi ngày bắt đầu sẽ được đi kèm với lòng can đảm nếu nó được chào đón trong lời cầu nguyện. Như vậy, các vấn đề chúng ta gặp phải dường như không còn là trở ngại cho hạnh phúc của chúng ta nữa, mà là những lời kêu gọi từ Thiên Chúa, những cơ hội để gặp gỡ Người. Và khi ai đó được Chúa đồng hành, họ sẽ cảm thấy can đảm hơn, tự do hơn và thậm chí hạnh phúc hơn.
Vì vậy, chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho mọi người, cho cả kẻ thù của chúng ta nữa. Chúa Giêsu khuyên chúng ta làm điều này: "Hãy cầu nguyện cho kẻ thù của các con". Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người thân yêu của chúng ta, cả cho những người chúng ta không quen biết. Chúng ta hãy cầu nguyện cho cả các kẻ thù của chúng ta, như tôi đã nói, như Kinh Thánh thường mời gọi chúng ta thực hiện. Lời cầu nguyện hướng chúng ta đến một tình yêu cực kỳ phong phú. Trên hết, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang buồn rầu, cho những người đang khóc trong cô đơn và tuyệt vọng để vẫn có thể có một người yêu thương họ. Cầu nguyện làm phép lạ; và lúc đó, những người nghèo sẽ hiểu ra rằng, nhờ ơn thánh của Thiên Chúa, ngay trong hoàn cảnh bấp bênh của họ, lời cầu nguyện của một Kitô hữu làm cho lòng cảm thương của Chúa Kitô hiện diện. Thật vậy, Người hết sức âu yếm nhìn đám đông mệt mỏi và lạc lõng như bầy chiên không người chăn dắt (xem Mc 6:34). Chúng ta đừng quên Chúa là Chúa của lòng cảm thương, của sự gần gũi, của sự âu yếm dịu dàng: ba hạn từ không bao giờ được quên liên quan đến Chúa. Vì đó là phong cách của Chúa: cảm thương, gần gũi, âu yếm dịu dàng.
Cầu nguyện giúp chúng ta yêu thương người khác, bất chấp lỗi lầm và tội lỗi của họ. Con người luôn quan trọng hơn các hành động của họ, và Chúa Giêsu đã không phán xét thế gian, nhưng Người cứu vớt nó. Cuộc đời kinh khủng xiết bao là cuộc đời của một người luôn phán xét người khác, luôn kết án, phán xét… Đó là một cuộc đời kinh khủng, bất hạnh, khi Chúa Giêsu đến để cứu rỗi chúng ta. Anh chị em hãy mở lòng ra, tha thứ, dành cho người khác phần đúng khi nghi ngờ, hiểu biết, gần gũi với người khác, cảm thương, âu yếm dịu dàng, giống như Chúa Giêsu. Chúng ta cần phải yêu thương từng người và mọi người, ghi nhớ trong lời cầu nguyện rằng tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi và đồng thời được Thiên Chúa yêu thương từng người một. Yêu thế giới cách này, yêu nó bằng sự âu yếm dịu dàng, chúng ta sẽ khám phá ra rằng mỗi ngày và mọi sự đều mang trong nó một mảnh của mầu nhiệm Thiên Chúa.
Một lần nữa, Sách Giáo Lý viết: “Cầu nguyện trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày, là một trong những điều bí ẩn của Nước Trời được mặc khải cho những kẻ bé mọn, những người tôi tớ của Đức Kitô, những người nghèo theo các Mối Phúc. Cầu nguyện cho Nước công lý và bình an tác động vào diễn tiến của lịch sử, là việc chính đáng và tốt đẹp; nhưng phải đem những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống hằng ngày vào kinh nguyện. Mọi hình thức cầu nguyện đều có thể là thứ men cần thiết được Chúa nói đến trong dụ ngôn về Nước Trời” (số 2660).
Con người - nam và nữ, tất cả chúng ta, - con người giống như hơi thở, như ngọn cỏ (xem Tv 144: 4; 103: 15). Nhà triết học Pascal đã từng viết: “Không cần cả vũ trụ phải cầm vũ khí để nghiền nát anh ta: một hơi nước, một giọt nước cũng đủ giết chết anh ta” [1]. Chúng ta là những sinh vật mong manh, nhưng chúng ta biết cách cầu nguyện: đó là phẩm giá lớn nhất của chúng ta và cũng là sức mạnh của chúng ta. Anh chị em hãy can đảm. Anh chị em hãy cầu nguyện trong mọi thời điểm, trong mọi hoàn cảnh để Chúa ở gần chúng ta. Và khi một lời cầu nguyện được ngỏ theo lòng Chúa Giêsu, thì điều đó sẽ nhận được các phép lạ.
[1] Pensées, 186
Văn Hóa
Chuyện Ông Tư Dì Tư - Ba Mươi Tết: Lễ Vật Tiến Dâng
Lm. Nguyễn Trung Tây
00:04 10/02/2021
□ Ông Tư dì Tư, một đôi vợ chồng người miền Nam, định cư tại Quận Cam từ những ngày cuối năm 75. Ông Tư hồi xưa người trong thôn gọi cậu Tư Cường, răng cậu Tư bịt vàng sáng chóe.
Sáng 30 Tết, không khí Xuân rộn ràng thổi về Quận Cam. Tết về, thương xá Phước Lộc Thọ, bánh tét, bánh chưng, dưa hấu, kẹo mứt đủ loại san sát cạnh kề bên nhau. Tết về, chợ hoa xếp lớp những chậu lan, Hoàng Lan hình cô gái mặc đầm xòe đang nhảy múa trên sàn nhảy, Hồng Huyết Lan mầu đỏ bầm hương thơm hăng hắc, Hổ Lan vằn nâu nâu đen như ông ba mươi! Tết về, cửa hàng bán tranh vừa đốt đỏ trời xong một tràng pháo dài, chủ nhân tiệm ăn bên cạnh mặc khăn đống áo dài truyền thống bước ra sân ngập tràn xác pháo. Sau những lời khấn vái cho một năm mới buôn may bán đắt trước bàn thờ Ông Địa, ông chủ bật quẹt đốt liền tràng pháo đỏ gắn kèo theo những viên pháo đùng. Thế là Tạch! Tạch! Tạch! Đùng! Pháo đỏ nổ rộn vang một cõi hồn và một cõi trần. Pháo đỏ phố Việt như người lính thú tay cầm loa thông báo bản tin, “Loa! Loa! Tết về!”
Tết về, tiếng chim ríu rít chuyền cành rộn ràng. Nắng vàng chiếu sáng một khoảng sân vườn nhà dì chú Tư. Dưới hàng hiên, dì chú Tư ngồi uống trà ăn thèo lèo mứt dừa. Nhìn bầu trời xanh lơ Nam Cali gió mát thổi hây hây lòng người, ông Tư tâm sự,
— Chà! Lục đục loay hoay, lại một năm nữa trôi qua rồi. Hôm nay Ba Mươi Tết rồi bà ơi...
Dì Tư vừa nhai miếng trầu vừa góp chuyện,
— Ừ, không nhắc thì thôi, nhắc tới Giao Thừa mới thấy thời gian trôi qua thiệt lẹ. Tối nay cúng Giao Thừa rồi. Giờ bên Việt Nam chắc phố xá đang tưng bừng đón Tết. Không biết đình làng mình năm nay, mấy ông hương chức hội tề cúng con gì đây?
Ông Tư nói ngay,
— Thì còn cúng con gì? Năm nay Tân Sửu, họ cúng con trâu.
Dì Tư gật đầu,
— Ừ hén, năm Sửu, làng cúng con trâu.
Dì Năm mặt tươi như hoa,
— Làng mình có phong tục cúng Giao Thừa nghĩ thấy cũng lạ hén. Năm ngựa, cúng con ngựa. Năm gà, làng cúng con gà trống thiến. Năm mèo, thì có mèo mun nằm gọn trong mâm bạch ngọc. Năm con rồng, họ lấy nếp nặn nguyên hình con rồng vờn đôi châu cúng thần.
Dì Tư nhai nhai miếng trầu thuốc,
— Ông à! Tại sao làng mình lại có phong tục cúng gà năm con gà, năm dê cúng con dê vậy hả ông?
Ông Tư góp chuyện,
— Ừ, thì đâu…hồi đó tui có nghe ông Hương Chủ Hội ổng nói, làng mình thời tân lập, đêm đêm có ông ba mươi hay về, bắt bò bắt heo. Sau hội hương tề họp, làm biên bản trình lên tổng. Quan tổng mới phái hai ông thợ săn ở chợ quận về. Họ rình nguyên cả tuần mới hạ gục được ông ba mươi. Bà nhớ bộ da hổ vằn xếp trong lồng kiếng ngay trên bệ thờ của đình làng không? Đó, bộ da của ổng đó. Rồi từ đó, làng mới lập ra cái đình gọi đình Ông Ba. Tối Giao Thừa, làng cúng cho Ổng thoạt tiên con heo sữa, năm sau con nghé. Cuối cùng, làng mới quyết định, năm con nào, làng cúng Ông con đó. Thì bà cũng vừa nói rồi đó, gặp năm rồng, làng nấu nếp, nặn hình con rồng cúng Ổng…
Dì Tư thắc mắc,
— Ủa, tui tưởng hồi đó có ông đạo Dừa đi ngang nói làng có cá sấu chuyên ăn thịt người, cho nên ổng mới bày cho làng tục cúng Ông Sấu năm nào, vật đó...
Ông Tư lắc đầu,
— Hổng phải, chuyện bà nói tui cũng có nghe qua. Nhưng ông Chủ Hội hồi đó khẳng định với tui chuyện hổng phải là như vậy... Mà bà biết ông Chủ Hội rồi đó, ông nội của ổng hồi đó tham gia hội kín đánh tây. Sau phải đổi tên họ, bỏ tới cù lao lập nghiệp. Làng mình, hồi ổng đặt chân tới chỉ là cái cù lao bỏ hoang, có ai ở. Ông Chủ nói trên bờ muỗi kêu nghe như sáo diều…
Ông Tư hưỡn đãi kể chuyện thời xưa,
— Rồi tới cái thời cố đạo ghé làng mình. Thoạt tiên làng chỉ là họ đạo nhỏ của xứ đạo Cù Lao Giềng. Sau làng ngày càng đông người rửa tội. Chèo thuyền đi lễ bên nhà thờ Cù Lao Giềng xa xôi quá, ở trên Đức Giám Mục mới cử cha xứ về cất nhà thờ. Từ đó, mình mới thành xứ đạo Cù Lao Mộc. Cái năm 75, trước khi mình di tản, nhà thờ Cù Lao Mộc là nhà thờ Hạt trưởng, bà còn nhớ không?…
Dì Tư nhận xét,
— Ừ! Tôi nhớ! Mà tôi còn nhớ tối Giao Thừa, đình Ông Ba thì rộn ràng cúng Giao Thừa, nhà thờ thì giật chuông Lễ Giao Thừa. Rồi ông cha xứ cũng lập cái bàn thờ gia tiên đốt nhang tưởng niệm ông bà tổ tiên...
Dì Tư xuống giọng thì thào, tuồng như sợ người ngoài nghe thấy,
— Ông là người có ăn học, chắc cái tuồng này ông rành hơn tui. Hồi đó thấy ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên ở trong nhà thờ. Cái rồi ổng còn đốt nhang cúi cúi lạy lạy ba cái, người ta xì xào nói cha xứ mình sao mà…kỳ cục! Ai đời cha cụ mà lại lập bàn thờ cúng ngay trong nhà thờ, rồi lại còn đốt nhang xì xụp khấn vái. Nhìn không ra đâu vào với đâu. Có mấy người còn thì thào bàn với nhau viết thư lên tòa Tổng báo Đức Giám Mục biết ông cha xứ mình…lạc đạo…
Ông Tư lắc lắc đầu,
— Thiệt tình! Ta nói học không thông, vác gối bông không xong là vậy…
Ông Tư nói năng mạch lạc tuồng như thầy đồ ngồi trên sạp tre,
— Ta nói hồi đó công đồng Va-ti-căng II họp...
Ông Tư dừng lại, nhìn dì Tư,
— Cái chuyện công đồng Va-ti-căng II bà chắc rành sáu câu vọng cổ rồi chớ gì? Có cần tui phải nói thêm không?
Dì Tư nhai miếng trầu thuốc đỏ tươi gật gật đầu,
— Ừa, chiện đó tôi biết mà. Ông cứ nói tiếp đi…
Ông Tư an tâm, nhẩn nha nói,
— Ờ! Công đồng Va-ti-căng hồi đó kêu gọi người tín hữu hội nhập văn hóa. Sau công đồng, các vị Giáo Hoàng kế vị cũng kêu gọi người Công Giáo diễn tả niềm tin Kitô trong nền văn hóa riêng biệt của mình. Cho nên bà mới thấy mình không có lễ tiếng La Tinh sau công đồng nữa, mà cử hành thánh lễ Misa trong tiếng Việt. Đặc biệt người Việt mình có phong tục từ cả ngàn năm rồi. Vào đêm Giao Thừa, nhà nhà xum họp. Rồi người gia trưởng mi đốt nhang bàn thờ gia tiên kính mời ông bà về lại trần gian ăn Tết với con cháu.
Ông Tư giọng chắc nịch,
— Cho nên bà mới thấy, ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên trong nhà thờ ngay trong đêm thánh lễ Giao Thừa…
Ông Tư hỏi vợ,
— Chớ bà nghĩ coi, Mười Tám đời Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Vua Lý, Vua Trần, Vua Lê, họ có phải tổ tiên của người Việt mình hay không?
Di Tư nhai dập miếng trầu thuốc, gật gật đầu,
— Ừ, thì ông nói cũng đúng!
Ông Tư tiếp,
— Cho nên, giờ Giao Thừa, hoặc ba ngày Tết, người Công Giáo Việt Nam mới lập bàn thờ gia tiên, đốt nhang tưởng nhớ công ơn của tổ tiên ông bà. Đó cũng là lẽ thường tình. Làm sao lại dám nói đó là lạc đạo! Còn chuyện thờ phượng, đương nhiên mình chỉ có thờ Chúa. Chúa là trên hết, là thủy là chung. Chứ đâu phải thấy ông cha hoặc chủ nhà lập bàn thờ gia tiên, mặc khăn đống áo dài thắp nhang cúng vái, rồi đứng bên ngoài dè bỉu nói lạc đạo, Chúa không thờ, mà lại đi thờ lạy tổ tiên.
Dì Tư nhai dập dập miếng trầu thuốc, e hèm cần cổ,
— Ừ, thì ai biết đâu. Cái này cũng là chỉ tui nghe người ta nói, rồi tiện đây, hai vợ chồng mình ngồi nói chuyện ăn Tết, tui vui miệng thuật lại cho ông nghe mà thôi.
Dì Tư dường như muốn đổi đề tài,
— Ông! Nhắc tới cái vụ cúng kiến tui mới chợt nhớ. Ta nói hồi đó Giao Thừa bên Việt Nam sao mà vui. Từ sau cái bữa cúng Ông Táo, làng dựng cây nêu ở sân đình Ông Ba, hàng xóm bắt đầu rộn ràng đốt pháo, tui đã thấy nao nao cái bụng. Sáng nào cũng vậy, tui với mấy đứa bạn dẫn nhau ra chợ làng sắm đồ Tết. Ta nói ôi thôi hoa mai, mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, thèo lèo, bánh tét, bánh chưng, ê hề, tui mua về, xách nặng cả tay.
Dì Tư xuýt xoa,
— Nhắc tới bỗng dưng mắc thèm, muốn bay về Việt Nam ăn Tết liền ngay bây giờ...
Ông Tư nhắc nhở,
— Mần gì phải về Việt Nam mới thấy cảnh đón Tết. Bây giờ bà rảo rảo dưới phố Việt một vòng mà coi... Ta nói hôm qua có chuyện xuống phố, tui thấy trước cửa thương xá, người ta bầy cơ man là những chậu hoa. Hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa nào cũng có, đủ kiểu đủ loại. Còn nếu bà muốn thử thời vận năm mới hên xui hả, có nguyên mấy cái sòng bầu cua họp ngay cửa chợ. Thấy vui vui, tui cũng dừng xe lật đật ghé vào chợ nhặt mấy hộp thèo lèo, mấy đòn bánh tét mang về ăn Tết...
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Chứ không phải ông dừng lại sòng bầu cua…
Ông Tư cự nự,
— Bà! Ở đâu mà chui ra cái vụ tui mê cờ bạc đỏ đen ở đây…
Dì Tư ăn nói lơ lửng con cá vàng,
— Tui biết đâu! Cậu Tư Cường nhà mình mà…
Nghe vợ ăn nói mát mẻ, tưởng ông Tư sẽ khó chịu mở miệng cự nự, nhưng không, ông Tư cười toe toe,
— Chà! Bà cũng nhớ dai dữ đa!
Ông Tư kể chuyện thời xưa,
— Ta nói cái thời tui đi học trên Sài Gòn, năm đó tía cho phép tui về quê ăn Tết, bởi năm đầu tiên xa nhà, tui than với tía tui nhớ nhà. Tía mới gật đầu sai người đánh xe ô tô lên Sài Gòn chở tui về quê ăn Tết. Xe mới dừng ngay cửa sân đình, thấy sòng bầu cua vui quá, tui nhào vào liền. Thiệt tình cũng thua một mớ bạc. Tối hôm đó, trước giờ cúng Giao Thừa, tía “cúng” cho tôi một trận… Tía nói, “Tư Cường chứ không phải công tử Bạc Liêu mà đòi đốt tiền luộc trứng… Tiền của ông bà là tiền mồ hôi nước mắt, chứ không phải trong nhà trồng được cây tiền mà xài phung phí, thiên hạ người ta cười chê!”
Ông Tư lại cười,
— Rồi tía đóng cửa phòng khách lại, bắt tui nằm dài ra trên phản chân ngựa. Ổng dợt tui mấy hèo. Sau đó, tui mới được mặc khăn đống áo dài đại diện tía má cúng ông bà gia tiên…
Dì Tư cười tủm tỉm,
— Chà! Cậu Tư Cường…cũng… cũng ngoan quá ta!
Ông Tư tâm sự,
— Bà ở với tui bao nhiêu năm rồi. Bà biết rồi đó, má thì không sao. Chớ tía đã buông lời nói một câu, có ai dám cản ổng. Ờ, mà thôi, đang nói chuyện sắm đồ Tết…
Dì Tư liếc liếc nhìn chồng, dừng nhai miếng trầu,
— Ừ đúng đó! Chà! Biết ông sắm đồ Tết, tui nhắc ông mua mấy thứ trái cây dâng lên bàn thờ Chúa ngày đầu năm.
Ông Tư khoát tay,
— Tưởng chuyện chi, mấy thứ trái cây dâng Chúa ngày Tết tui sắm đầy đủ hết rồi. Bà đừng có lo...
Dì Tư mắt thòm lõm, nhìn chồng hỏi,
— Ông mua thứ chi vậy? Ông nói tui nghe coi…
Ông Tư hỏi cắc cớ,
— Đâu! Bà đoán thử coi?
Dì Tư liếc xéo chồng,
— Ông nói chiện lạ! Ông mua chi làm sao mà tui rành. Nhưng đừng có dâng lên bàn thờ Chúa nguyên nải chuối đó nghen.
Ông Tư cự nự vợ,
— Bà! Mình người Công Giáo, tin vào Chúa không tin. Ai lại mê tín dị đoan, tin chuyện nhảm nhí...
Dì Tư bĩu môi,
— Ông đừng có tài lanh. Có kiếng có lành... Mà ông đừng có làm bộ lơ lơ! Ông chưa có trả lời câu hỏi của tui đó nghen...
Ông Tư buông giọng,
— Ừa! Thì tui cũng ghé vào chợ mua Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và Xoài. Mỗi thứ một cặp...
Dì Tư thắc mắc,
— Lạ kỳ chưa? Lựa chi không lựa lại lựa Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và “Xài”?
Ông Tư cười móm xọm,
— Có dzậy mà bà cũng không hiểu. Ngày đầu năm mình dâng lên Chúa bốn thứ trái cây: Cầu, Dzừa, Đủ, “Xài”. Tâm ý của tui là sang năm mới, “cầu” xin Chúa ban cho hai vợ chồng mọi thứ “dzừa” “đủ” “xài”. Vậy là mãn nguyện rồi. Bà nghĩ tui nói có đúng hay không?
Dì Tư lườm chồng,
— Ông già! Thiệt tình là hết chiện nói! Chuyện tào lao khú đế như thế mà cũng ngồi nghĩ ra cho đặng! Sao ông không mua trái "xài" với cái líp ba ga xe đạp…cho tiện?
Tới phiên ông Tư cộ mắt ếch,
— Bà! Ăn nói lãng xẹt không à! Hên là hôm nay Ba Mươi Tết, chứ gặp ngày Mùng Một là xui cả năm rồi...
Ông Tư hỏi lợi,
— Mà mần chi bà xúi tui mua cái líp ba ga?... Ở bên này đi đâu một bước thì cũng leo lên xe hơi. Xe gắn máy tui còn chưa dám lái, nói chi xe đạp… Mà tui có đạp xe đạp bao giờ đâu mà bà xúi tui mua cái líp ba ga để mần chi?
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Ông đó! Ông mới cự tui là mê tín dị đoan... Còn ông, ông cũng kém chi... Ba Mươi với Mùng Một! Mà thôi... Tui nhắc ông mua trái "xài" với cái líp ba ga bởi ông nói ông năm mới ông xin với Chúa cầu dzừa đủ xài...
Dì Tư kết luận,
— Còn tui, tui khác ông, tui là tui khoái “xài” líp ba ga, xài thả dàn...
Ông Tư trợn mắt nhìn vợ, đứng dậy, lắc lắc đầu, bỏ đi,
— Bà này! Già rồi sao mà còn ham hố quá! Thiệt tình!
Lời Chúa
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày (Matt 6:11).
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong không khí rộn ràng của Giao Thừa Ba Mươi Tết, chúng con xin dâng lên Chúa một năm mới. Xin Thiên Chúa chúc lành chúng con, gia đình yêu mến, và bạn bè thân thương một năm mới bình an và sức khỏe.
□ Nguyễn Trung Tây
Sáng 30 Tết, không khí Xuân rộn ràng thổi về Quận Cam. Tết về, thương xá Phước Lộc Thọ, bánh tét, bánh chưng, dưa hấu, kẹo mứt đủ loại san sát cạnh kề bên nhau. Tết về, chợ hoa xếp lớp những chậu lan, Hoàng Lan hình cô gái mặc đầm xòe đang nhảy múa trên sàn nhảy, Hồng Huyết Lan mầu đỏ bầm hương thơm hăng hắc, Hổ Lan vằn nâu nâu đen như ông ba mươi! Tết về, cửa hàng bán tranh vừa đốt đỏ trời xong một tràng pháo dài, chủ nhân tiệm ăn bên cạnh mặc khăn đống áo dài truyền thống bước ra sân ngập tràn xác pháo. Sau những lời khấn vái cho một năm mới buôn may bán đắt trước bàn thờ Ông Địa, ông chủ bật quẹt đốt liền tràng pháo đỏ gắn kèo theo những viên pháo đùng. Thế là Tạch! Tạch! Tạch! Đùng! Pháo đỏ nổ rộn vang một cõi hồn và một cõi trần. Pháo đỏ phố Việt như người lính thú tay cầm loa thông báo bản tin, “Loa! Loa! Tết về!”
Tết về, tiếng chim ríu rít chuyền cành rộn ràng. Nắng vàng chiếu sáng một khoảng sân vườn nhà dì chú Tư. Dưới hàng hiên, dì chú Tư ngồi uống trà ăn thèo lèo mứt dừa. Nhìn bầu trời xanh lơ Nam Cali gió mát thổi hây hây lòng người, ông Tư tâm sự,
— Chà! Lục đục loay hoay, lại một năm nữa trôi qua rồi. Hôm nay Ba Mươi Tết rồi bà ơi...
Dì Tư vừa nhai miếng trầu vừa góp chuyện,
— Ừ, không nhắc thì thôi, nhắc tới Giao Thừa mới thấy thời gian trôi qua thiệt lẹ. Tối nay cúng Giao Thừa rồi. Giờ bên Việt Nam chắc phố xá đang tưng bừng đón Tết. Không biết đình làng mình năm nay, mấy ông hương chức hội tề cúng con gì đây?
Ông Tư nói ngay,
— Thì còn cúng con gì? Năm nay Tân Sửu, họ cúng con trâu.
Dì Tư gật đầu,
— Ừ hén, năm Sửu, làng cúng con trâu.
Dì Năm mặt tươi như hoa,
— Làng mình có phong tục cúng Giao Thừa nghĩ thấy cũng lạ hén. Năm ngựa, cúng con ngựa. Năm gà, làng cúng con gà trống thiến. Năm mèo, thì có mèo mun nằm gọn trong mâm bạch ngọc. Năm con rồng, họ lấy nếp nặn nguyên hình con rồng vờn đôi châu cúng thần.
Dì Tư nhai nhai miếng trầu thuốc,
— Ông à! Tại sao làng mình lại có phong tục cúng gà năm con gà, năm dê cúng con dê vậy hả ông?
Ông Tư góp chuyện,
— Ừ, thì đâu…hồi đó tui có nghe ông Hương Chủ Hội ổng nói, làng mình thời tân lập, đêm đêm có ông ba mươi hay về, bắt bò bắt heo. Sau hội hương tề họp, làm biên bản trình lên tổng. Quan tổng mới phái hai ông thợ săn ở chợ quận về. Họ rình nguyên cả tuần mới hạ gục được ông ba mươi. Bà nhớ bộ da hổ vằn xếp trong lồng kiếng ngay trên bệ thờ của đình làng không? Đó, bộ da của ổng đó. Rồi từ đó, làng mới lập ra cái đình gọi đình Ông Ba. Tối Giao Thừa, làng cúng cho Ổng thoạt tiên con heo sữa, năm sau con nghé. Cuối cùng, làng mới quyết định, năm con nào, làng cúng Ông con đó. Thì bà cũng vừa nói rồi đó, gặp năm rồng, làng nấu nếp, nặn hình con rồng cúng Ổng…
Dì Tư thắc mắc,
— Ủa, tui tưởng hồi đó có ông đạo Dừa đi ngang nói làng có cá sấu chuyên ăn thịt người, cho nên ổng mới bày cho làng tục cúng Ông Sấu năm nào, vật đó...
Ông Tư lắc đầu,
— Hổng phải, chuyện bà nói tui cũng có nghe qua. Nhưng ông Chủ Hội hồi đó khẳng định với tui chuyện hổng phải là như vậy... Mà bà biết ông Chủ Hội rồi đó, ông nội của ổng hồi đó tham gia hội kín đánh tây. Sau phải đổi tên họ, bỏ tới cù lao lập nghiệp. Làng mình, hồi ổng đặt chân tới chỉ là cái cù lao bỏ hoang, có ai ở. Ông Chủ nói trên bờ muỗi kêu nghe như sáo diều…
Ông Tư hưỡn đãi kể chuyện thời xưa,
— Rồi tới cái thời cố đạo ghé làng mình. Thoạt tiên làng chỉ là họ đạo nhỏ của xứ đạo Cù Lao Giềng. Sau làng ngày càng đông người rửa tội. Chèo thuyền đi lễ bên nhà thờ Cù Lao Giềng xa xôi quá, ở trên Đức Giám Mục mới cử cha xứ về cất nhà thờ. Từ đó, mình mới thành xứ đạo Cù Lao Mộc. Cái năm 75, trước khi mình di tản, nhà thờ Cù Lao Mộc là nhà thờ Hạt trưởng, bà còn nhớ không?…
Dì Tư nhận xét,
— Ừ! Tôi nhớ! Mà tôi còn nhớ tối Giao Thừa, đình Ông Ba thì rộn ràng cúng Giao Thừa, nhà thờ thì giật chuông Lễ Giao Thừa. Rồi ông cha xứ cũng lập cái bàn thờ gia tiên đốt nhang tưởng niệm ông bà tổ tiên...
Dì Tư xuống giọng thì thào, tuồng như sợ người ngoài nghe thấy,
— Ông là người có ăn học, chắc cái tuồng này ông rành hơn tui. Hồi đó thấy ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên ở trong nhà thờ. Cái rồi ổng còn đốt nhang cúi cúi lạy lạy ba cái, người ta xì xào nói cha xứ mình sao mà…kỳ cục! Ai đời cha cụ mà lại lập bàn thờ cúng ngay trong nhà thờ, rồi lại còn đốt nhang xì xụp khấn vái. Nhìn không ra đâu vào với đâu. Có mấy người còn thì thào bàn với nhau viết thư lên tòa Tổng báo Đức Giám Mục biết ông cha xứ mình…lạc đạo…
Ông Tư lắc lắc đầu,
— Thiệt tình! Ta nói học không thông, vác gối bông không xong là vậy…
Ông Tư nói năng mạch lạc tuồng như thầy đồ ngồi trên sạp tre,
— Ta nói hồi đó công đồng Va-ti-căng II họp...
Ông Tư dừng lại, nhìn dì Tư,
— Cái chuyện công đồng Va-ti-căng II bà chắc rành sáu câu vọng cổ rồi chớ gì? Có cần tui phải nói thêm không?
Dì Tư nhai miếng trầu thuốc đỏ tươi gật gật đầu,
— Ừa, chiện đó tôi biết mà. Ông cứ nói tiếp đi…
Ông Tư an tâm, nhẩn nha nói,
— Ờ! Công đồng Va-ti-căng hồi đó kêu gọi người tín hữu hội nhập văn hóa. Sau công đồng, các vị Giáo Hoàng kế vị cũng kêu gọi người Công Giáo diễn tả niềm tin Kitô trong nền văn hóa riêng biệt của mình. Cho nên bà mới thấy mình không có lễ tiếng La Tinh sau công đồng nữa, mà cử hành thánh lễ Misa trong tiếng Việt. Đặc biệt người Việt mình có phong tục từ cả ngàn năm rồi. Vào đêm Giao Thừa, nhà nhà xum họp. Rồi người gia trưởng mi đốt nhang bàn thờ gia tiên kính mời ông bà về lại trần gian ăn Tết với con cháu.
Ông Tư giọng chắc nịch,
— Cho nên bà mới thấy, ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên trong nhà thờ ngay trong đêm thánh lễ Giao Thừa…
Ông Tư hỏi vợ,
— Chớ bà nghĩ coi, Mười Tám đời Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Vua Lý, Vua Trần, Vua Lê, họ có phải tổ tiên của người Việt mình hay không?
Di Tư nhai dập miếng trầu thuốc, gật gật đầu,
— Ừ, thì ông nói cũng đúng!
Ông Tư tiếp,
— Cho nên, giờ Giao Thừa, hoặc ba ngày Tết, người Công Giáo Việt Nam mới lập bàn thờ gia tiên, đốt nhang tưởng nhớ công ơn của tổ tiên ông bà. Đó cũng là lẽ thường tình. Làm sao lại dám nói đó là lạc đạo! Còn chuyện thờ phượng, đương nhiên mình chỉ có thờ Chúa. Chúa là trên hết, là thủy là chung. Chứ đâu phải thấy ông cha hoặc chủ nhà lập bàn thờ gia tiên, mặc khăn đống áo dài thắp nhang cúng vái, rồi đứng bên ngoài dè bỉu nói lạc đạo, Chúa không thờ, mà lại đi thờ lạy tổ tiên.
Dì Tư nhai dập dập miếng trầu thuốc, e hèm cần cổ,
— Ừ, thì ai biết đâu. Cái này cũng là chỉ tui nghe người ta nói, rồi tiện đây, hai vợ chồng mình ngồi nói chuyện ăn Tết, tui vui miệng thuật lại cho ông nghe mà thôi.
Dì Tư dường như muốn đổi đề tài,
— Ông! Nhắc tới cái vụ cúng kiến tui mới chợt nhớ. Ta nói hồi đó Giao Thừa bên Việt Nam sao mà vui. Từ sau cái bữa cúng Ông Táo, làng dựng cây nêu ở sân đình Ông Ba, hàng xóm bắt đầu rộn ràng đốt pháo, tui đã thấy nao nao cái bụng. Sáng nào cũng vậy, tui với mấy đứa bạn dẫn nhau ra chợ làng sắm đồ Tết. Ta nói ôi thôi hoa mai, mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, thèo lèo, bánh tét, bánh chưng, ê hề, tui mua về, xách nặng cả tay.
Dì Tư xuýt xoa,
— Nhắc tới bỗng dưng mắc thèm, muốn bay về Việt Nam ăn Tết liền ngay bây giờ...
Ông Tư nhắc nhở,
— Mần gì phải về Việt Nam mới thấy cảnh đón Tết. Bây giờ bà rảo rảo dưới phố Việt một vòng mà coi... Ta nói hôm qua có chuyện xuống phố, tui thấy trước cửa thương xá, người ta bầy cơ man là những chậu hoa. Hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa nào cũng có, đủ kiểu đủ loại. Còn nếu bà muốn thử thời vận năm mới hên xui hả, có nguyên mấy cái sòng bầu cua họp ngay cửa chợ. Thấy vui vui, tui cũng dừng xe lật đật ghé vào chợ nhặt mấy hộp thèo lèo, mấy đòn bánh tét mang về ăn Tết...
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Chứ không phải ông dừng lại sòng bầu cua…
Ông Tư cự nự,
— Bà! Ở đâu mà chui ra cái vụ tui mê cờ bạc đỏ đen ở đây…
Dì Tư ăn nói lơ lửng con cá vàng,
— Tui biết đâu! Cậu Tư Cường nhà mình mà…
Nghe vợ ăn nói mát mẻ, tưởng ông Tư sẽ khó chịu mở miệng cự nự, nhưng không, ông Tư cười toe toe,
— Chà! Bà cũng nhớ dai dữ đa!
Ông Tư kể chuyện thời xưa,
— Ta nói cái thời tui đi học trên Sài Gòn, năm đó tía cho phép tui về quê ăn Tết, bởi năm đầu tiên xa nhà, tui than với tía tui nhớ nhà. Tía mới gật đầu sai người đánh xe ô tô lên Sài Gòn chở tui về quê ăn Tết. Xe mới dừng ngay cửa sân đình, thấy sòng bầu cua vui quá, tui nhào vào liền. Thiệt tình cũng thua một mớ bạc. Tối hôm đó, trước giờ cúng Giao Thừa, tía “cúng” cho tôi một trận… Tía nói, “Tư Cường chứ không phải công tử Bạc Liêu mà đòi đốt tiền luộc trứng… Tiền của ông bà là tiền mồ hôi nước mắt, chứ không phải trong nhà trồng được cây tiền mà xài phung phí, thiên hạ người ta cười chê!”
Ông Tư lại cười,
— Rồi tía đóng cửa phòng khách lại, bắt tui nằm dài ra trên phản chân ngựa. Ổng dợt tui mấy hèo. Sau đó, tui mới được mặc khăn đống áo dài đại diện tía má cúng ông bà gia tiên…
Dì Tư cười tủm tỉm,
— Chà! Cậu Tư Cường…cũng… cũng ngoan quá ta!
Ông Tư tâm sự,
— Bà ở với tui bao nhiêu năm rồi. Bà biết rồi đó, má thì không sao. Chớ tía đã buông lời nói một câu, có ai dám cản ổng. Ờ, mà thôi, đang nói chuyện sắm đồ Tết…
Dì Tư liếc liếc nhìn chồng, dừng nhai miếng trầu,
— Ừ đúng đó! Chà! Biết ông sắm đồ Tết, tui nhắc ông mua mấy thứ trái cây dâng lên bàn thờ Chúa ngày đầu năm.
Ông Tư khoát tay,
— Tưởng chuyện chi, mấy thứ trái cây dâng Chúa ngày Tết tui sắm đầy đủ hết rồi. Bà đừng có lo...
Dì Tư mắt thòm lõm, nhìn chồng hỏi,
— Ông mua thứ chi vậy? Ông nói tui nghe coi…
Ông Tư hỏi cắc cớ,
— Đâu! Bà đoán thử coi?
Dì Tư liếc xéo chồng,
— Ông nói chiện lạ! Ông mua chi làm sao mà tui rành. Nhưng đừng có dâng lên bàn thờ Chúa nguyên nải chuối đó nghen.
Ông Tư cự nự vợ,
— Bà! Mình người Công Giáo, tin vào Chúa không tin. Ai lại mê tín dị đoan, tin chuyện nhảm nhí...
Dì Tư bĩu môi,
— Ông đừng có tài lanh. Có kiếng có lành... Mà ông đừng có làm bộ lơ lơ! Ông chưa có trả lời câu hỏi của tui đó nghen...
Ông Tư buông giọng,
— Ừa! Thì tui cũng ghé vào chợ mua Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và Xoài. Mỗi thứ một cặp...
Dì Tư thắc mắc,
— Lạ kỳ chưa? Lựa chi không lựa lại lựa Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và “Xài”?
Ông Tư cười móm xọm,
— Có dzậy mà bà cũng không hiểu. Ngày đầu năm mình dâng lên Chúa bốn thứ trái cây: Cầu, Dzừa, Đủ, “Xài”. Tâm ý của tui là sang năm mới, “cầu” xin Chúa ban cho hai vợ chồng mọi thứ “dzừa” “đủ” “xài”. Vậy là mãn nguyện rồi. Bà nghĩ tui nói có đúng hay không?
Dì Tư lườm chồng,
— Ông già! Thiệt tình là hết chiện nói! Chuyện tào lao khú đế như thế mà cũng ngồi nghĩ ra cho đặng! Sao ông không mua trái "xài" với cái líp ba ga xe đạp…cho tiện?
Tới phiên ông Tư cộ mắt ếch,
— Bà! Ăn nói lãng xẹt không à! Hên là hôm nay Ba Mươi Tết, chứ gặp ngày Mùng Một là xui cả năm rồi...
Ông Tư hỏi lợi,
— Mà mần chi bà xúi tui mua cái líp ba ga?... Ở bên này đi đâu một bước thì cũng leo lên xe hơi. Xe gắn máy tui còn chưa dám lái, nói chi xe đạp… Mà tui có đạp xe đạp bao giờ đâu mà bà xúi tui mua cái líp ba ga để mần chi?
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Ông đó! Ông mới cự tui là mê tín dị đoan... Còn ông, ông cũng kém chi... Ba Mươi với Mùng Một! Mà thôi... Tui nhắc ông mua trái "xài" với cái líp ba ga bởi ông nói ông năm mới ông xin với Chúa cầu dzừa đủ xài...
Dì Tư kết luận,
— Còn tui, tui khác ông, tui là tui khoái “xài” líp ba ga, xài thả dàn...
Ông Tư trợn mắt nhìn vợ, đứng dậy, lắc lắc đầu, bỏ đi,
— Bà này! Già rồi sao mà còn ham hố quá! Thiệt tình!
Lời Chúa
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày (Matt 6:11).
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong không khí rộn ràng của Giao Thừa Ba Mươi Tết, chúng con xin dâng lên Chúa một năm mới. Xin Thiên Chúa chúc lành chúng con, gia đình yêu mến, và bạn bè thân thương một năm mới bình an và sức khỏe.
□ Nguyễn Trung Tây
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúc Tết
Nguyễn Đức Cung
13:02 10/02/2021
CHÚC TẾT
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mặc cho Covid-19
Bên tôi có Chúa niềm tin vững vàng
Trên thềm năm mới Tân Sửu.
Gia đình Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm /Thiền
kính chúc quí độc giả.Bình an
trong sự quan phòng của Chúa và Mẹ Maria
Trân trọng;
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mặc cho Covid-19
Bên tôi có Chúa niềm tin vững vàng
Trên thềm năm mới Tân Sửu.
Gia đình Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm /Thiền
kính chúc quí độc giả.Bình an
trong sự quan phòng của Chúa và Mẹ Maria
Trân trọng;
VietCatholic TV
Bão nổi lên rồi: Các tín hữu Công Giáo Cuba kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài
Giáo Hội Năm Châu
02:17 10/02/2021
Video sẽ bắt đầu từ 6g tối ngày 10-February-2021 theo giờ Việt Nam
1. Chỉ thị của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích về việc cử hành Thứ Tư Lễ Tro trong năm nay
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Công văn số 17/21
Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro
Việc xức tro trong thời gian xảy ra đại dịch
Vị Linh mục đọc lời nguyện làm phép tro. Ngài rảy nước thánh lên tro, không nói gì cả. Sau đó, ngài nói với tất cả những người hiện diện chỉ một lần duy nhất công thức như được ghi trong Sách Lễ Rôma, áp dụng công thức ấy cho tất cả mọi người nói chung:
“Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, hoặc “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về với cát bụi”.
Sau đó, vị Linh mục rửa tay, đeo khăn che mặt và xức tro cho những ai đến với mình, hoặc nếu thích hợp, ngài sẽ đến với những người đang đứng tại chỗ. Vị Linh mục lấy tro và rắc lên đầu mỗi người mà không nói gì cả.
Từ Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 12 tháng Giêng năm 2021.
+ Đức Hồng Y Robert Sarah
Tổng trưởng
+ Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche
Tổng Thư Ký
2. Các tín hữu Công Giáo Cuba kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa độc tài
“Đã đến lúc phải trở về với Chúa!"
Đã có hàng trăm người Công Giáo Cuba, từ linh mục cho đến giáo dân, vạch ra tình trạng khủng hoảng sâu sắc tại đất nước họ, và kêu gọi một cuộc đối thoại toàn quốc nhằm dẫn đến những thay đổi về mặt chính trị.
Trong một lời kêu gọi công khai, được đưa ra vào ngày 24 tháng Giêng, người Công Giáo Cuba đã chỉ trích gay gắt hệ thống chính trị và xã hội cộng sản ở đất nước của họ, kêu gọi cho những canh tân và cải cách cơ bản. Trong lời kêu gọi của họ, được cung cấp cho tổ chức Aid to the Church in Need - viết tắt là ACN, tức là tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, những vị đồng tác giả trên đã phác hoạ một bức tranh ảm đạm về tình hình trên đảo quốc này.
Bản tuyên bố viết: “Chúng ta đang trải qua sự sụp đổ của một mô hình kinh tế, chính trị và xã hội “ và thêm vào đó: “Cuba cần những thay đổi về chính trị. Chúng ta cần vượt thắng chủ nghĩa độc tài “.
Đồng thời, lời kêu gọi cũng đề cập đến ước mơ về một “nền cộng hòa, nơi phẩm giá toàn vẹn của mỗi con người, nam cũng như nữ, được tôn trọng.” Các tác giả bày tỏ sự “ tận hiến về chính trị-kinh tế-xã hội” của chính họ, điều “xuất phát từ đức tin, sẽ đưa chúng ta vào đời để biến đổi nó, để nhân bản hoá nó theo hình ảnh của con người trọn vẹn, mà chúng ta có thể thấy nơi Chúa Kitô.”
Các tác giả tranh luận rằng, hệ thống xã hội hiện tại, hiện hữu kể từ khi có cuộc cách mạng Cộng sản cuối thập niên 1950, đã không còn cải cách được nữa. Vì nó được “dựa trên một triết lý làm ngơ sự thật về những gì mang lại ý nghĩa toàn vẹn về con người”, hệ thống này “không có khả năng tiến hoá”.
Cụ thể, lời kêu gọi phàn nàn về tình hình kinh tế khó khăn ở Cuba, khi công ăn việc làm của người dân”không cho họ tiếp cận” với những gì họ cần có để sống “với phẩm giá”. Họ sống “trong mối đe dọa liên tục của tình trạng thiếu hụt, của giá cả thực tế nằm ngoài tầm với.”
“Việc gần như không thể sống, mà không tham gia vào chuyện bất hợp pháp, đã khiến thị trường chợ đen trở thành đồng minh không thể thiếu cho sự tồn tại, và một môi trường bị chi phối nặng nề bởi nạn trộm cắp, hối lộ, và thậm chí là tống tiền. Bầu không khí ‘ai cũng vì chính mình’, bất cứ điều gì cũng có thể xảy, cho thấy sự thối nát đã tràn ngập hầu hết các tầng lớp xã hội “.
Các tác giả nói, “Thêm vào đó là cảm giác chúng ta liên tục bị theo dõi.Thật vậy, ngay cả khi không có bất kỳ tội lỗi gì, người ta vẫn có thể cảm thấy sợ hãi, với sự kiểm soát quá mức của các cơ quan an ninh nhà nước”, “ngay cả việc can thiệp khắc nghiệt vào đời sống cá nhân của mọi người.”
Lời kêu gọi cũng nêu rõ tác động của tình hình đối với gia đình người Cuba. “Nhiều gia đình bị mất ổn định bởi sự chia cách” gây ra bởi nạn di cư, thế nhưng “phương tiện duy nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, lại đòi hỏi những người trong cùng gia đình phải xa cách nhau” “Sự thất vọng về kinh tế và cuộc vật lộn đến kiệt sức hàng ngày để được sống còn” cũng đã “làm mất đi ranh giới đạo đức”, vì vậy, không hiếm khi “việc thông báo về việc một đứa trẻ ra đời, lẽ ra là một động cơ cho niềm vui và hy vọng, lại trở thành nguyên nhân cho sự bất ổn, lo lắng, và kết thúc bằng hành động phá thai. “
Các tác giả của lời kêu gọi đề ra một số biện pháp để vượt thắng cuộc khủng hoảng đó, đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng ta cần gấp một hệ thống pháp lý tốt hơn.” Họ giải thích: “Thực tại là do không có công ty luật nào hoạt động độc lập trước sự kiểm soát của nhà nước, đã khuyến khích sự miễn chấp đối với một bộ phận xã hội gắn liền với nhà nước, trong lúc lại gây nguy hại cho bất kỳ cuộc phát động nào có tính cách đa dạng về mặt chính trị và được đưa ra một cách ôn hoà.”
Họ cũng kêu gọi một cuộc đối thoại bao gồm “sự công nhận quyền công dân toàn vẹn của những người Cuba đang định cư ở nước ngoài,” để “họ cũng có thể tích cực tham gia vào những quyết định về xã hội Cuba.”
Họ viết tiếp rằng điều thiết yếu là phải “chọn chân lý. Sống trong chân lý đôi khi phải trả giá đắt, nhưng nó làm cho chúng ta tự do trong tâm hồn, vượt ra khỏi sự ép buộc từ bên ngoài. Sống trong sự dối trá là sống trong xiềng xích “. “Lựa chọn cơ bản” để sống trong chân lý và tự do này “cho thấy quyền lực thực sự của chúng ta, trong tư cách một công dân. Chúng ta là một gã khổng lồ đang ngủ có thể khiến Cuba thay đổi”, các tác giả tuyên bố.
Đề cập đến hệ tư tưởng vô thần do nhà nước áp đặt trên đất nước, họ nói thêm: “Dân tộc này, nhiều năm trước, đã quay lưng lại với Chúa, và khi một dân chúng quay lưng lại với Chúa, họ không thể tiến bước”.
Các tác giả kết thúc thông điệp của mình bằng một lời kêu gọi thay đổi: “Chúng tôi, trong tư cách là những người tín hữu, cho rằng đã đến lúc trong tư cách của một dân tộc, phải trở về với Thiên Chúa”
Tính đến ngày 1 tháng 2 năm nay, đã có hơn 725 công dân Cuba, gồm nhiều giáo sĩ, công khai ký tên vào lời kêu gọi.
Tổ chức ACN International hiện hỗ trợ một loạt các dự án mục vụ tại Cuba, nhằm giúp Giáo Hội Công Giáo hoàn thành sứ mệnh mục vụ khó khăn của mình. Các dự án này bao gồm việc tu bổ các nhà thờ tại các giáo xứ, sửa chữa những xe cộ cũ kỹ và hư hỏng, cũng như các dự án thăng tiến đời sống gia đình.
Thực hư câu chuyện Trận đại hồng thuỷ ngày tận thế và những trận mưa máu ở Indonesia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 10/02/2021
1. Trận đại hồng thuỷ ngày tận thế ở Indonesia chỉ có 50% là sự thật
Đài truyền hình số 7 của Úc Đại Lợi cho biết các videos về trận đại hồng thủy tại Indonesia, hay còn gọi là Nam Dương, đang lan nhanh trên Internet. Tuy nhiên, chính quyền Indonesia khẳng định đây chỉ là tin giả, hay fake news.
Lụt lội lớn, nước đỏ như máu là có thực như trong video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Cảnh lụt lội siêu thực này đã làm ngập lụt ngôi làng Jenggot của Indonesia từ hôm thứ Bẩy 6 tháng Hai.
Hàng nghìn người dùng trên Twitter đã chia sẻ hình ảnh và video về ngôi làng Jenggot, phía nam thành phố Pekalongan, miền Trung Java bị ngập trong nước màu đỏ thẫm, với nhiều giải thích rất rùng rợn. Những câu chuyện gây sợ hãi về những dấu chỉ ngày tận thế, mưa máu… tràn ngập trên các mạng xã hội.
Một người Indonesia dùng Twitter là anh Ayah Arek cho biết: “Tôi rất sợ nếu những bức ảnh như thế này lọt vào tay kẻ xấu của những kẻ phát tán trò lừa bịp”.
Pekalongan là thành phố nổi tiếng với việc sản xuất batik, một phương pháp truyền thống của Indonesia sử dụng sáp để chống lại sự phai nhạt màu sắc của thuốc nhuộm, và duy trì các sắc màu của các hoa văn và hình vẽ, thường là trên vải.
Nước màu đỏ được cho là sẽ biến mất khi nó kết hợp với nước mưa. Người đứng đầu tổ chức cứu trợ thảm họa Pekalongan, là ông Dimas Arga Yudha, xác nhận những bức ảnh đang được lan truyền là có thật, nhưng nhấn mạnh rằng:
“Nước có màu đỏ là do thuốc nhuộm batik, bị lũ cuốn. Nó sẽ biến mất khi nó kết hợp với mưa sau một thời gian,” ông nói.
Nước xanh tươi bao phủ một ngôi làng khác ở phía bắc thành phố trong trận lụt tháng trước.
“Đôi khi cũng có những trận lụt màu tím,” ông Dimas nói.
Source:Seven News
2. Các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng khi lực lượng quân sự siết chặt Internet
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết sau cuộc đảo chính quân sự, các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng ở Miến Điện. Từ sáng Chúa Nhật 7 tháng Hai đến nay, hàng nghìn người biểu tình, tất cả đều trẻ tuổi, đã tuần hành trên một con đường gần Đại học Yangon, hô vang khẩu hiệu chống lại “chế độ độc tài quân sự” và yêu cầu thả nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi.
Giống như ở Thái Lan, những người biểu tình giơ ba ngón tay chào, biểu tượng cho sự phản kháng lại các chế độ độc tài quân sự. Rất đông cảnh sát đặc nhiệm với xe phun nước đã chặn các con đường gần đó, nhưng không xảy ra đụng độ.
Trong khi đó, một số tổ chức phi chính phủ đã báo cáo tình trạng mất Internet trên toàn quốc, đặc biệt là vào buổi tối. Sau Facebook, cả Twitter và Instagram đều bị chặn trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng các hashtag chống chế độ.
Càng ngày càng có nhiều cuộc biểu tình hơn. Tại Đại học Sư Phạm Yangon, các nhà giáo dục và sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình, kêu gọi mọi người, đặc biệt là các công chức, tham gia vào một phong trào “bất tuân dân sự”.
Ở một số thành phố, những người trẻ tuổi đi xe máy lang thang trên đường phố giơ ba ngón tay chào.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc, trong cố gắng đảo ngược cuộc đảo chính, đã cử một đặc phái viên, là ông Christine Schraner Burgener, đến gặp quân đội.
Cộng đồng quốc tế cũng đang tìm cách để chính quyền tham gia đối thoại.
Tối qua, các nhà chức trách Miến Điện đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với đại diện của một số đại sứ quán nước ngoài, cố gắng trấn an họ và thúc giục họ làm việc với chính quyền mới.
Source:Asia News
3. Tóm lược diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô với các nhà ngoại giao cạnh Tòa Thánh ngày 8/2/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà ngoại giao tại Vatican hôm thứ Hai rằng ngài “đau đớn” khi thấy nhiều quốc gia rời bỏ “nghĩa vụ bất khả nhượng của họ là bảo vệ sự sống con người” từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.
Diễn biến này diễn ra chỉ ba tuần sau khi ông Joe Biden ký hàng loạt các sắc lệnh hành pháp để đảo ngược các chính sách phò sinh của Tổng thống Trump, và cho phép dùng tiền thuế dân để trả cho các ca phá thai theo yêu cầu trong nước, cũng như tài trợ cho các chương trình phá thai ở hải ngoại.
“Đại dịch buộc chúng ta phải đối mặt với hai chiều kích không thể tránh khỏi trong cuộc sống con người: bệnh tật và cái chết. Khi làm như vậy, nó nhắc nhở chúng ta về giá trị của cuộc sống, của sinh mạng và phẩm giá mỗi cá nhân, tại mọi thời điểm của cuộc hành hương trần thế, từ khi thụ thai trong bụng mẹ cho đến khi kết thúc tự nhiên”. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu hàng năm trước các nhà ngoại giao cạnh Tòa thánh vào ngày 8 tháng Hai.
“Tuy nhiên, thật đau đớn, khi lưu ý rằng với chiêu bài bảo đảm các quyền được giả định chủ quan, ngày càng có nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới của chúng ta dường như đang tách ra khỏi nghĩa vụ bất khả nhượng của họ là bảo vệ cuộc sống con người ở mọi lúc trong các giai đoạn của nó”, Đức Thánh Cha nói.
Phát biểu từ hội trường Chúc Lành của Tòa Thánh, Đức Thánh Cha nói với đại diện của 183 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh rằng “quyền được sống” là một quyền cơ bản của con người.
“Mỗi con người đều là cùng đích nơi chính người ấy, chứ không bao giờ chỉ đơn giản là một phương tiện để được đánh giá qua sự hữu ích của mình. Con người được tạo ra để sống cùng nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của con người, như trách nhiệm chào đón và trợ giúp người nghèo, người bệnh tật, những người bị loại trừ,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Nếu chúng ta tước đi quyền sống của những người yếu nhất trong chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể bảo đảm một cách hiệu quả việc tôn trọng các quyền khác của họ?”
Trong bài phát biểu gần một giờ của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng thế giới đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng do đại dịch, biến đổi khí hậu, kinh tế và chính trị gây ra. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng trong suốt bài phát biểu. Đó là bài phát biểu đã bị hoãn lại so với dự kiến ban đầu do những cơn đau do chứng đau thần kinh tọa của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới làm việc để bảo đảm “khả năng tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản”. Ngài cũng cho rằng các sáng kiến chia sẻ là cần thiết ở bình diện quốc tế ‘để hỗ trợ và bảo vệ các khu vực nghèo nhất’ sau khi toàn bộ thế giới phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ những tác động kinh tế của đại dịch coronavirus.
“Sự ổn định kinh tế phải được bảo đảm cho tất cả mọi người, để tránh tai họa bóc lột và chống lại nạn tham ô, lạm thu gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với nhiều bất công khác xảy ra hàng ngày dưới cái nhìn mệt mỏi và mất tập trung của những người đương thời trong xã hội”.
Ngài cũng cảnh báo rằng “lượng thời gian ở nhà tăng lên cũng dẫn đến sự cô lập nhiều hơn khi mọi người trải qua nhiều giờ hơn trước máy tính và các phương tiện truyền thông khác, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo và người thất nghiệp”.
“Họ trở thành con mồi dễ dàng hơn cho tội phạm trên mạng ở các khía cạnh nhân bản nhất, bao gồm lừa đảo, buôn người, bóc lột mại dâm, bao gồm mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ cho một số hiệp ước quốc tế và các cam kết đa phương, đặc biệt là nhắc đến hiệp ước vũ khí hạt nhân được gọi là “BẮT ĐẦU MỚI” giữa Hoa Kỳ và Nga.
“Thế giới chúng ta có quá nhiều vũ khí,” Đức Giáo Hoàng than thở, và nói thêm rằng giải trừ quân bị cũng nên được áp dụng cho vũ khí hóa học và các vũ khí truyền thống.
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi một cam kết chính trị mới trong việc thúc đẩy sự ổn định của Li Băng, mà ngài nói “có nguy cơ đánh mất bản sắc của nó và thấy mình bị cuốn vào căng thẳng khu vực nhiều hơn” do cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của quốc gia này.
“Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì bản sắc độc đáo của nó, và không kém phần quan trọng là phải bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng hóa, trong đó cộng đoàn Kitô hữu có thể đóng góp xác đáng, và không bị giản lược đến mức chỉ còn là một thiểu số cần được bảo vệ,” ngài nói.
“Một sự suy yếu trong sự hiện diện Kitô giáo có nguy cơ phá hủy cân bằng nội bộ và thực tại của Li Băng. Hơn nữa, nếu không có một quá trình phục hồi và tái thiết kinh tế cần thiết khẩn cấp, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm đối với chủ nghĩa cực đoan”.
“Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ lợi ích cá nhân của họ và cam kết theo đuổi công lý và thực hiện những cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm về hành động của mình”.
Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 10 năm bắt đầu chiến tranh Syria và kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 nhằm vào Hoa Kỳ, vì thế Đức Thánh Cha Phanxicô nêu rõ rằng.
“Tôi ước rằng năm 2021 có thể là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc.” Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế “giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột bằng sự trung thực và can đảm”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án chủ nghĩa khủng bố, mà ngài nói đã gia tăng trong hai mươi năm qua kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đặc biệt là ở Phi châu cận Sahara.
Ngài nói: “ Mục tiêu của các cuộc tấn công này thường chính là những nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung cầu nguyện. Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ tự là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ của các cơ quan dân sự, bất kể xu hướng chính trị hay tôn giáo của họ”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cũng đặc biệt chú ý theo dõi sự suy đồi quan hệ trên Bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Nam Caucasus, và những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi.
Ngài cũng bày tỏ quan ngại về cuộc đảo chính gần đây ở Miến Điện, tình trạng mất an ninh lương thực ở Yemen và sự di dời của người dân ở khu vực Sahel của Phi châu.
“Việc đóng cửa biên giới do đại dịch, kết hợp với khủng hoảng kinh tế, cũng đã làm trầm trọng thêm một số tình trạng khẩn cấp nhân đạo, cả ở các khu vực xung đột và các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và hạn hán, cũng như trong các trại tị nạn và di cư”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Tôi đặc biệt nghĩ đến Sudan, nơi hàng nghìn người chạy khỏi vùng Tigray đã tìm nơi ẩn náu, cũng như các quốc gia khác ở Phi châu cận Sahara, hoặc ở khu vực Cabo Delgado ở Mozambique, nơi nhiều người buộc phải rời bỏ vùng đất của mình và bây giờ thấy mình trong điều kiện rất bấp bênh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hy vọng rằng Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow vào tháng 11 này sẽ dẫn đến một thỏa thuận hiệu quả về giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngài nói rằng ngài không thể không đề cập đến “sự ấm lên ngày càng tăng của trái đất, đã gây ra hỏa hoạn kinh hoàng ở Úc và California” và lũ lụt ở Việt Nam và Phi Luật Tân.
“Ở Phi châu cũng vậy, biến đổi khí hậu, trầm trọng hơn do sự can thiệp thiếu thận trọng của con người - và bây giờ là do đại dịch - là một nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng. Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng mất an ninh lương thực, mà trong năm ngoái đã đặc biệt ảnh hưởng đến Burkina Faso, Mali và Niger, với hàng triệu người bị đói. Ở Nam Sudan cũng vậy, có nguy cơ xảy ra nạn đói,” Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Giáo Hoàng kết thúc bài phát biểu của mình trước các nhà ngoại giao trên khắp thế giới bằng một lưu ý về tác động của đại dịch đối với tự do tôn giáo.
“Ngay cả khi chúng ta tìm mọi cách để bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của virus, chúng ta không thể xem các chiều kích tâm linh và đạo đức của con người, như ít quan trọng hơn sức khỏe thể chất”.
“Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Thực chất nó xuất phát từ quyền tự do tôn giáo, là quyền cơ bản và chủ yếu của con người. Do đó, quyền này phải được các cơ quan dân sự tôn trọng, bảo vệ và đề cao, giống như quyền được chăm sóc sức khỏe thể chất”.
“Đối với vấn đề đó, việc chăm sóc lành mạnh cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc tâm hồn”.
Source:Catholic News AgencyPope Francis tells diplomats 'right to life' is a foundational human right
Diễn biến này diễn ra chỉ ba tuần sau khi ông Joe Biden ký hàng loạt các sắc lệnh hành pháp để đảo ngược các chính sách phò sinh của Tổng thống Trump, và cho phép dùng tiền thuế dân để trả cho các ca phá thai theo yêu cầu trong nước, cũng như tài trợ cho các chương trình phá thai ở hải ngoại.
“Đại dịch buộc chúng ta phải đối mặt với hai chiều kích không thể tránh khỏi trong cuộc sống con người: bệnh tật và cái chết. Khi làm như vậy, nó nhắc nhở chúng ta về giá trị của cuộc sống, của sinh mạng và phẩm giá mỗi cá nhân, tại mọi thời điểm của cuộc hành hương trần thế, từ khi thụ thai trong bụng mẹ cho đến khi kết thúc tự nhiên”. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu hàng năm trước các nhà ngoại giao cạnh Tòa thánh vào ngày 8 tháng Hai.
“Tuy nhiên, thật đau đớn, khi lưu ý rằng với chiêu bài bảo đảm các quyền được giả định chủ quan, ngày càng có nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới của chúng ta dường như đang tách ra khỏi nghĩa vụ bất khả nhượng của họ là bảo vệ cuộc sống con người ở mọi lúc trong các giai đoạn của nó”, Đức Thánh Cha nói.
Phát biểu từ hội trường Chúc Lành của Tòa Thánh, Đức Thánh Cha nói với đại diện của 183 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh rằng “quyền được sống” là một quyền cơ bản của con người.
“Mỗi con người đều là cùng đích nơi chính người ấy, chứ không bao giờ chỉ đơn giản là một phương tiện để được đánh giá qua sự hữu ích của mình. Con người được tạo ra để sống cùng nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của con người, như trách nhiệm chào đón và trợ giúp người nghèo, người bệnh tật, những người bị loại trừ,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Nếu chúng ta tước đi quyền sống của những người yếu nhất trong chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể bảo đảm một cách hiệu quả việc tôn trọng các quyền khác của họ?”
Trong bài phát biểu gần một giờ của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng thế giới đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng do đại dịch, biến đổi khí hậu, kinh tế và chính trị gây ra. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng trong suốt bài phát biểu. Đó là bài phát biểu đã bị hoãn lại so với dự kiến ban đầu do những cơn đau do chứng đau thần kinh tọa của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới làm việc để bảo đảm “khả năng tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản”. Ngài cũng cho rằng các sáng kiến chia sẻ là cần thiết ở bình diện quốc tế ‘để hỗ trợ và bảo vệ các khu vực nghèo nhất’ sau khi toàn bộ thế giới phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ những tác động kinh tế của đại dịch coronavirus.
“Sự ổn định kinh tế phải được bảo đảm cho tất cả mọi người, để tránh tai họa bóc lột và chống lại nạn tham ô, lạm thu gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với nhiều bất công khác xảy ra hàng ngày dưới cái nhìn mệt mỏi và mất tập trung của những người đương thời trong xã hội”.
Ngài cũng cảnh báo rằng “lượng thời gian ở nhà tăng lên cũng dẫn đến sự cô lập nhiều hơn khi mọi người trải qua nhiều giờ hơn trước máy tính và các phương tiện truyền thông khác, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo và người thất nghiệp”.
“Họ trở thành con mồi dễ dàng hơn cho tội phạm trên mạng ở các khía cạnh nhân bản nhất, bao gồm lừa đảo, buôn người, bóc lột mại dâm, bao gồm mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ cho một số hiệp ước quốc tế và các cam kết đa phương, đặc biệt là nhắc đến hiệp ước vũ khí hạt nhân được gọi là “BẮT ĐẦU MỚI” giữa Hoa Kỳ và Nga.
“Thế giới chúng ta có quá nhiều vũ khí,” Đức Giáo Hoàng than thở, và nói thêm rằng giải trừ quân bị cũng nên được áp dụng cho vũ khí hóa học và các vũ khí truyền thống.
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi một cam kết chính trị mới trong việc thúc đẩy sự ổn định của Li Băng, mà ngài nói “có nguy cơ đánh mất bản sắc của nó và thấy mình bị cuốn vào căng thẳng khu vực nhiều hơn” do cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của quốc gia này.
“Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì bản sắc độc đáo của nó, và không kém phần quan trọng là phải bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng hóa, trong đó cộng đoàn Kitô hữu có thể đóng góp xác đáng, và không bị giản lược đến mức chỉ còn là một thiểu số cần được bảo vệ,” ngài nói.
“Một sự suy yếu trong sự hiện diện Kitô giáo có nguy cơ phá hủy cân bằng nội bộ và thực tại của Li Băng. Hơn nữa, nếu không có một quá trình phục hồi và tái thiết kinh tế cần thiết khẩn cấp, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm đối với chủ nghĩa cực đoan”.
“Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ lợi ích cá nhân của họ và cam kết theo đuổi công lý và thực hiện những cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm về hành động của mình”.
Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 10 năm bắt đầu chiến tranh Syria và kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 nhằm vào Hoa Kỳ, vì thế Đức Thánh Cha Phanxicô nêu rõ rằng.
“Tôi ước rằng năm 2021 có thể là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc.” Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế “giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột bằng sự trung thực và can đảm”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án chủ nghĩa khủng bố, mà ngài nói đã gia tăng trong hai mươi năm qua kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đặc biệt là ở Phi châu cận Sahara.
Ngài nói: “ Mục tiêu của các cuộc tấn công này thường chính là những nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung cầu nguyện. Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ tự là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ của các cơ quan dân sự, bất kể xu hướng chính trị hay tôn giáo của họ”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cũng đặc biệt chú ý theo dõi sự suy đồi quan hệ trên Bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Nam Caucasus, và những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi.
Ngài cũng bày tỏ quan ngại về cuộc đảo chính gần đây ở Miến Điện, tình trạng mất an ninh lương thực ở Yemen và sự di dời của người dân ở khu vực Sahel của Phi châu.
“Việc đóng cửa biên giới do đại dịch, kết hợp với khủng hoảng kinh tế, cũng đã làm trầm trọng thêm một số tình trạng khẩn cấp nhân đạo, cả ở các khu vực xung đột và các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và hạn hán, cũng như trong các trại tị nạn và di cư”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Tôi đặc biệt nghĩ đến Sudan, nơi hàng nghìn người chạy khỏi vùng Tigray đã tìm nơi ẩn náu, cũng như các quốc gia khác ở Phi châu cận Sahara, hoặc ở khu vực Cabo Delgado ở Mozambique, nơi nhiều người buộc phải rời bỏ vùng đất của mình và bây giờ thấy mình trong điều kiện rất bấp bênh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hy vọng rằng Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow vào tháng 11 này sẽ dẫn đến một thỏa thuận hiệu quả về giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngài nói rằng ngài không thể không đề cập đến “sự ấm lên ngày càng tăng của trái đất, đã gây ra hỏa hoạn kinh hoàng ở Úc và California” và lũ lụt ở Việt Nam và Phi Luật Tân.
“Ở Phi châu cũng vậy, biến đổi khí hậu, trầm trọng hơn do sự can thiệp thiếu thận trọng của con người - và bây giờ là do đại dịch - là một nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng. Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng mất an ninh lương thực, mà trong năm ngoái đã đặc biệt ảnh hưởng đến Burkina Faso, Mali và Niger, với hàng triệu người bị đói. Ở Nam Sudan cũng vậy, có nguy cơ xảy ra nạn đói,” Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Giáo Hoàng kết thúc bài phát biểu của mình trước các nhà ngoại giao trên khắp thế giới bằng một lưu ý về tác động của đại dịch đối với tự do tôn giáo.
“Ngay cả khi chúng ta tìm mọi cách để bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của virus, chúng ta không thể xem các chiều kích tâm linh và đạo đức của con người, như ít quan trọng hơn sức khỏe thể chất”.
“Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Thực chất nó xuất phát từ quyền tự do tôn giáo, là quyền cơ bản và chủ yếu của con người. Do đó, quyền này phải được các cơ quan dân sự tôn trọng, bảo vệ và đề cao, giống như quyền được chăm sóc sức khỏe thể chất”.
“Đối với vấn đề đó, việc chăm sóc lành mạnh cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc tâm hồn”.
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Tâm tình Tạ Ơn – Sáng tác: Dấu Chân – Trình bày: Đình Trinh
Đình Trinh
22:39 10/02/2021