Ngày 10-02-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Mẹ Lộ Đức và Thánh Nữ Bernadette
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:32 10/02/2017
Đức Mẹ Lộ Đức và Thánh Nữ Bernadette

Lộ Đức là trung tâm hành hương quốc tế. Cách đây mấy năm, tôi có đi hành hương Đức Mẹ Lộ Đức. Từ Rôma qua hướng Tây Ban Nha, vượt đỉnh Pyrênê đến miền Nam nước Pháp. Lộ Đức nằm ở một vị trí khá hẻo lánh, thuộc một tỉnh nhỏ. Nơi đây, từng giờ từng phút, khách thập phương tấp nập đổ về để dâng lễ, cầu nguyện và xin ơn với Đức Mẹ.

Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: "Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous, ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần, trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức; rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn. Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhượng sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đóan của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách guồng lái Giáo Hội hoàn vũ ".

Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858.

Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle. Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.

Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện. Sau 4 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực. Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.

Đức Thánh Cha Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Thánh Cha Piô X cho phép toàn thể Giáo Hội mừng lễ này vào ngày 11.2 hàng năm.

Chúng tôi dâng lễ tại Hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra. Cạnh bàn thờ dâng lễ là mạch nước chảy không ngừng từ trong Hang Đá. Ngày nay, mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp để khách hành hương tới lấy nước và uống nước suối này. Tôi uống liền mấy ly và đem về 5 lít nước để tặng cho bà con giáo dân.

Hành hương về Lộ Đức, tôi được hiểu biết thêm nhiều về lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua thánh nữ Bernadette.

Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức. Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam.Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân. Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ.

Theo lời kể của Bernadette. Hôm đó là ngày thứ năm, 11.02.1858, được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi. Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô. Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu. Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle. Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle. Theo lời mô tả của cô, thì người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi. Bernadette tưởng mình như đang mơ. Cô bước thêm bước nữa. Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười. Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi mân côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn. Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.

Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô. Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa. Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.

Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa.

Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”.

Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều. Cô kể : “Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà 3 lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’”. Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng pháp là: ‘Je suis l’Immaculée Conception’, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội’.

Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần. Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa. May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn. Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái đô khiêm tốn lịch sự.

Ngày 25.2.1858, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống. Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô cúi xuống lấy tay cào đất. Một dòng nước vọt lên. Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.

Ông biện lý cho gọi Bernadette tới. Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa. Cuối cùng ông kết luận :
- Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?
Nhưng Bernadette bình tĩnh trả lời cách rõ ràng.
- Thưa ông, cháu không hứa như vậy.
Cha sở tỏ ra nghi ngại, ngài cấm các linh mục không được tới hang. Khi Bernadette tới gặp ngài và thuật lại "“người thiếu nữ diễm lệ” nói : Ta muốn mọi người tổ chức rước kiệu tại đây".
Cha sở liền quở trách và gằn từng tiếng :
- Con hãy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ Đức, phải nói cho rõ rệt. Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à ? Trước hết Bà phải cho biết Bà tên là gì và làm một phép lạ đã chứ.
Dòng nước vẫn chảy thành suối. Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước.
Đã có những phép lạ nhãn tiền :
- Một người thợ đẽo đá mù lòa đã thấy được ánh sáng.
- Một phụ nữ bại tay sáu năm nay bình phục.
- Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ. Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đã dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài : - Nó chết rồi.
Người mẹ chỗi dậy. Không nói một lời nào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, dìm nó vào trong dòng nước giá lạnh. Dân chúng cho rằng bà khổ quá hóa điên. Sau khi tắm cho bé khoảng 15 phút, bà ẵm con về nhà. Sáng hôm sau, bé hết bệnh. Ba bác sĩ đã chứng thực chuyện lạ này.

Báo chí công kích dữ dội và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng. Bernadette vẫn giản dị vui tươi tự nhiên. Hàng ngày cô trở lại hang đá.

Ngày 25.3, cô quì cầu nguyện và khuôn mặt bỗng rỡ nên rạng rỡ. Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt : - Bà nói : Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội.

Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ được truyền từ miệng người này sang người khác. Đám đông cất cao lời cầu khẩn:
- Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.

Ngày 8.12.1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus. Hơn ba năm sau, trong lần hiện ra ngày 25.3. 1858, Đức Mẹ tự xưng là: "Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội."

Vào năm 1866, Bernadette được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers. Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại. Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị. Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15.4.1879, khi mới 35 tuổi. Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933. Lễ kính thánh nữ vào ngày 16.4 hàng năm.

Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của mẹ Người.

Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức. Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim "Song of Bernadette": "Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích. Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ.".

Sứ điệp Đức Mẹ trao cho Bernadette có thể tóm lược trong ba lời mời gọi sau đây:
- Mời gọi cầu nguyện: Khi hiện ra lần thứ nhất, Mẹ đã dạy Bernadette làm dấu Thánh Giá và lần hạt cách sốt sắng. Mỗi lần hiện ra Mẹ đều làm như vậy. Mẹ còn dạy riêng cho Bernadette một kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
- Mời gọi sám hối: Đức Trinh Nữ lập lại với Bernadette ba lần: ‘Hãy sám hối, sám hối, sám hối’. Ngày 25-2-1858, Mẹ nói với Bernadette: ‘Con hãy đến uống và rửa ở suối này’. Mẹ chỉ cho cô tìm ra một giòng suối. Suối nước này ban đầu rất đục, sau đó bùn lắng xuống rồi trở thành suối nước trong lành. Đó là dấu hiệu cho sự sám hối. Nó tượng trưng cho sự lắng đọng trong tâm hồn tất cả những gì là vẩn đục hầu nên thanh sạch hơn.
- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện:“Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây. Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu”. Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa và cử hành nhiệm tích Thánh Thể. Để đáp lại nguyện vọng của Đức Maria mà ba đại giáo đường và 2 Nhà thờ khá lớn lần lượt được xây dựng ở đây.“Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất lớn” , cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette như thế khi cô đến trình bày về lời yêu cầu của Đức Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh Thể và rước kiệu. Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử hành rất long trọng. Lộ Đức xứng với danh hiệu “Thành phố của nhiệm tích Thánh Thể”.

Hai buổi chiều, tôi dành thời giờ ngồi bên dòng sông Pau, đối diện với Hang Đá, ngắm nhìn Vương Cung Thánh Đường uy nghi xây vách đá, nơi Đức Mẹ hiện ra, nhìn dòng người không ngớt cầu nguyện dưới chân Mẹ. Tôi hiểu tại sao Giáo Hội, trong dọc dài thời gian hơn hai ngàn năm qua vẫn luôn vững bền và phát triển cho dù trải biết bao thăng trầm dâu bể của lịch sử nhân loại. Nhờ Mẹ Maria luôn chở che Giáo Hội như Mẹ đã bao bọc nâng đỡ các Tông Đồ sau Lễ Ngũ Tuần. Mẹ là dòng sông tưới mát cho nhân loại đang trên hành trình tìm về nguồn hạnh phúc bên Chúa.
Lộ Đức là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm. Tạ ơn Đức Mẹ và xin Mẹ thương ban ơn cho các bệnh nhân.

 
Kiện toàn luật cũ bằng luật mới yêu thương
Lm Đan Vinh
06:38 10/02/2017
Chúa nhật 6 Thường niên A
Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37

Kiện toàn luật cũ bằng luật mới yêu thương

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 5, 17-37.

(17) "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. (20) "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (21) "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. (22) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. (23) Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, (24) thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (25) Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. (26) Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. (27) "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. (28) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. (29) Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (30) Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (31) "Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. (32) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình ; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. (33) "Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. (34) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (35) Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. (36) Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

2. Ý CHÍNH:

Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại các lời dạy của Đức Giê-su trong nhiều thời điểm khác nhau liên quan đến Tám Mối Phúc Thật làm thành một bài giảng dài gọi là Bài Giảng Trên Núi. Qua đọan này Người dạy dân chúng về tương quan giữa Người với Luật Mô-sê: Người đến không phải để hủy bỏ, nhưng để kiện tòan Luật Cũ của Mô-sê bằng Luật Mới của Người là mến Chúa yêu người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 17-19: + Luật Mô-sê: Gồm 5 cuốn đầu của bộ Kinh Thánh Cựu Ước gọi là Ngũ Kinh như sau: Sáng Thế, Xuất hành, Lêvi, Dân số, Đệ Nhị Luật. + Lời các ngôn sứ: Là các sách ghi những lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Kiểu nói Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Kinh Thánh Cựu Ước. + Thầy đến không phải là để bãi bỏ…: Vì Đức Giê-su dạy một số điều xem ra không giống như Luật Mô-sê và lời giáo huấn của các ngôn sứ mà các Luật sĩ vẫn giải thích khi giảng dạy trong các hội đường Do thái. Chẳng hạn: Rượu mới bình mới (x Lc 5,37-39), Con Người làm chủ ngày sa-bát (x Mt 12,8), Con Người có quyền tha tội (x Mt 9,6), Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền (x Mt 7,29)… nên nhiều người nghĩ rằng Đức Giê-su đã hủy bỏ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ. Do đó, trong đọan này Đức Giê-su khẳng định Người đến không phải để hủy bỏ mà để kiện tòan Luật Mô-sê, bằng cách dạy người ta giữ Luật với tinh thần yêu mến Thiên Chúa thay vì vụ vào Luật theo nghĩa đen trong từng chi tiết. + nhưng là để kiện toàn: Đức Giê-su kiện tòan bằng cách Người thực hiện các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai (x Mt 2,23); Người rút lại điều khoản Luật cho phép ly hôn (x Mc 10,5-12); Người cố ý chữa bệnh trong ngày sa-bát, nhằm dạy môn đệ phải làm các việc tốt là chia sẻ phục vụ tha nhân, thay vì không được làm bất cứ việc gì (x Mc 2,27-28); Người cố ý không rửa tay trước khi dùng bữa nhằm dạy phải tẩy rửa tội lỗi trong lòng thay vì chỉ rửa tay chân hay tắm rửa ngoài thân xác mà thôi (x Mt 15,1-9.10-20)… + Một chấm một phết trong Lề Luật: Sau khi đã loại bỏ những điều Luật không phù hợp hoặc những điều nhỏ nhặt vụ hình thức, Đức Giê-su dạy môn đệ phải tôn trọng mọi điều khoản còn lại trong từng chi tiết của Luật Mô-sê (x Mt 9,17). + Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời: Nhỏ hay lớn ở đây không phải về cấp bậc cao thấp, mà về lối sống được chấp nhận hay không trong Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập.

- C 20-26: + Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời: Sự công chính theo các kinh sư và người Pha-ri-sêu dạy là do sự tuân giữ Luật Mô-sê trong từng chi tiết, bất kể chỉ ở hình thức bề ngòai và thiếu mất tâm tình bên trong. Còn sự công chính Đức Giê-su đòi môn đệ phải giữ Luật vì lòng yêu mến và nhằm tôn vinh Thiên Chúa. + Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Đức Giê-su nêu ra 6 điều được Người kiện tòan trong Luật Mô-sê. + Chớ giết người… Ai giận anh em mìn…. Ai mắng anh em mình… Còn ai chửi anh em mình…: Luật Mô-sê chỉ cấm giết người thực sự. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan bằng việc cấm gây đau khổ tinh thần như không được mắng chửi anh em, vì cũng có tội giống như thực sự đã giết hại và làm đổ máu người anh em mình. + đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng… đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt: Tuy những lời mắng chửi anh em là “ngốc, khùng” không đáng bị phạt nặng, nhưng chính sự giận ghét căm thù anh em mới đáng bị kết án và trừng phạt ở đời sau. + Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ: Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất chính là một cuộc sống mến Chúa yêu người. Do đó, trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ, phải lo hòa giải với những ai đang bất hòa với mình. Việc làm hòa là điều kiện để lễ vật dâng lên xứng đáng được Chúa vui nhận. + Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công…: Cần làm hòa ngay khi còn sống. Đừng đợi đến lúc chết mà vẫn còn giận ghét anh em, vì bấy giờ họ sẽ bị kết án và phải đền tội cân xứng là “trả hết đồng xu cuối cùng”.

-C 27-32: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình…Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết:…: Luật Mô-sê cấm ngọai tình (x Xh 20,14; Ds 5,18). Tuy nhiên người ngọai tình thực sự bằng hành động mới có tội. Còn những việc trong đầu như ước muốn ngọai tình mà thôi thì chưa thành tội. Đức Giê-su kiện tòan bằng lời dạy: Ước muốn tà dâm trong tâm trí mà thôi cũng là phạm tội giống như đã phạm thực sự rồi. Do đó, người ta phải tránh mọi tư tưởng xấu và phải xa lánh dịp tội là những nguyên nhân dẫn đến hành động phạm tội. + Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi… Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã…: Kiểu nói cường điệu “móc mắt, chặt tay” ở đây nhằm nhấn mạnh phải tránh mọi dịp tội, thà chết chẳng thà phạm tội, thà hy sinh một phần thân thể mà được ơn cứu độ còn hơn có đầy đủ các phần thân thể mà toàn thân phải sa vào hỏa ngục. + Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị vợ bằng cách trao cho vợ tờ giấy ly thư (x Đnl 24,1). Nhưng Đức Giê-su đã rút lại điều khoản này. Theo Người, sở dĩ Luật Mô-sê phải tạm thời cho phép ly hôn là do lòng dạ chai đá của người đương thời (x Mt 19,8-9). Đức Giê-su kiện tòan điều này qua lời dạy: Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình và ai cưới người đàn bà bị bỏ kia, cũng phạm tội ngoại tình”. + Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp: Câu này không có trong Tin mừng Mác-cô (Mc 10,11-12) và Lu-ca (Lc 16,18). Hội Thánh không chấp nhận ly hôn vị muốn bảo vệ đặc tính vĩnh hôn như Lời Chúa dạy: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly” (Mt 19,6b). Người Tin lành và Chính Thống giải thích Chúa cho phép ly hôn nếu một bên ngọai tình. Còn các nhà chú giải Kinh Thánh Công Giáo giải thích trường hợp nói đây là hôn nhân bất hợp pháp, nghĩa là kết hôn trái với luật Chúa nên không được Hội Thánh công nhận. Do đó hai người không được tiếp tục chung sống như vợ chồng. Nếu Đức Giê-su cho phép vợ chồng ly dị vì lý do ngọai tình thì giáo lý của Người cũng đâu có gì khác và trổi vượt so với Luật Mô-sê. Thánh Phao-lô cũng cấm sự ly hôn và chỉ cho hai vợ chồng sống “ly thân”, nghĩa là không còn sống chung với nhau nhưng đồng thời cũng không được kết hôn với người khác (x 1 Cr 7,10-11).

-C 33-37: + Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả: Luật Mô-sê cho phép thề với điều kiện phải giữ trọn lời đã thề hứa. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan điều này khi dạy không được thề. Tuy nhiên đậy chỉ là lời khuyên chứ không cấm vì lý do sau: Một là chính thánh Phao-lô cũng đã nhiều lần lấy danh Chúa mà thề như:” Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống mà thề rằng: …”(2 Cr 1,23; Rm 1,9; Gl 1,20…). Hai là Đức Giê-su có lần mặc nhiên chấp nhận lời thề của Thượng tế khi ông ta nói: “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: Ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không ?” Đức Giê-su trả lời: “Chính ngài nói đó…” (Mt 26,63-64). Ngày nay trong một vài trường hợp đặc biệt không biết rõ thực hư, Hội Thánh cũng đòi các tín hữu phải đặt tay trên Sách Thánh Kinh để thề, và phải tôn trọng tuân giữ lời đã thề (Sách GLCG Tân Định số 309 về điều răn thứ II).

4. CÂU HỎI:

1) Hãy trưng dẫn Đức Giê-su đã kiện tòan Luật Mô-sê trong những trường hợp nào ? 2) Phải chăng Đức Giê-su cho phép vợ chồng được ra tòa ly hôn để lấy người khác khi một trong hai người phạm tội ngọai tình ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHIẾC NHẪN KỲ DIỆU:
Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau: Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho vị Đại vương một chiếc nhẫn thần kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp lánh. Ngoài ra chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ: Người nào đeo nó mà làm điều tốt thì chiếc nhẫn đang đeo trên ngón tay sẽ vừa khít và viên các kim cương sẽ phát ra ánh sáng lấp lánh. Nhưng nếu người đeo nhẫn làm điều gì thất nhân ác đức, thì chiếc nhẫn sẽ xiết chặt lại làm ngón tay đeo nó sưng to đau đớn. Từ ngày có đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được nhẫn cảnh báo nên đã trở thành một vị vua anh minh nhân hậu, khiến thần dân kính phục yêu mến, và đất nước ngày một cường thịnh.
Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn kỳ diệu và quý giá là Lời Chúa và sự cáo trách của lương tâm. Nếu chúng ta làm điều thiện thì lương tâm sẽ bình an hạnh phúc. Nhưng nếu ta phạm tội có lòng thù ghét tha nhân thì dù không có ai khác hay biết, nhưng tiếng lương tâm vẫn cáo trách chúng ta. Tiếng ấy chính là tiếng Chúa khuyên ta làm lành lánh dữ.

2) SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ KHIÊM TỐN:
Gần đây tạp chí Reader’s Digest có đăng một câu truyện cảm động về tình yêu giữa hai vợ chồng như sau:
Có đôi vợ chồng nhà kia thường tranh cãi hơn thua với nhau. Lần kia, trong lúc đang to tiếng tranh cãi thì người chồng đột nhiên im lặng và ôn tồn nói với vợ rằng: “Thôi, chúng ta đã cãi nhau nhiều lần rồi mà đâu có ai chiến thắng. Vậy bây giờ thay vì cãi nhau, mỗi người chúng ta hãy lấy giấy bút viết ra những lỗi lầm của nhau trong một thời gian mười phút, xem ai có nhiều sai lỗi hơn nhé”. Người vợ liền đồng ý. Sau đó anh chồng lấy giấy ra và bắt đầu ngồi viết. Thấy vậy, cô vợ không chịu thua cũng ngồi xuống viết liên hồi. Cô kể ra mọi sai lỗi của chồng trong quá khứ mà cô vẫn còn nhớ. Cô cảm thấy rất hả hê khi trang giấy của cô mỗi lúc một nhiều thêm những sai lỗi của chồng. Sau mười phút, hai người trao bản cáo trạng cho nhau. Nhưng rồi sự lạ xảy ra là khi cầm đọc tờ giấy của chồng, nét mặt cô vợ từ vẻ hả hê đã biến đổi vì hối hận. Cô vội chạy lại giật lấy tờ giấy vừa trao cho chồng và ôm choàng lấy anh mà khóc. Sở dĩ kết quả bất ngờ tốt đẹp như vậy là do trên tờ giấy của anh chồng, cô chỉ đọc thấy dòng chữ như sau: “Anh rất yêu em và nhiều lần đã có lỗi với em. Anh rất hối hận và ngàn lần xin lỗi em. Hãy tha thứ cho anh nhé em yêu!”.

3) PHẢI NÊN THÁNH TOÀN DIỆN:
Một hôm, một người tín hữu gặp một người bạn vô tín. Người bạn vô tín lên tiếng hỏi:
- Anh mới đi đâu về vậy?
- Tôi vừa từ nhà thờ về.
- Hôm nay, ở nhà thờ anh nghe giảng về đề tài gì?
- Giảng về vấn đề người tín hữu phải nên thánh.
- Vậy anh đã nên thánh chưa?
Anh tín hữu đáp:
- Anh cứ coi mặt tôi đây thì sẽ biết.
- À để tôi coi thử.
Nói rồi, anh ta tát một cái thật mạnh vào mặt anh tín hữu. Anh này liền nổi giận chửI mắng anh bạn vô tín kia và còn muốn đánh lại. Anh bạn vô tín liền nói:
- Anh nên thánh thì lẽ ra đã phải nên giống như Chúa Giê-su để có lòng từ bi thương xót và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình mới phải. Thế tại sao anh lại chửi mắng và còn muốn đánh tôi khi tôi mới chỉ tát anh có một cái? Anh tín hữu trả lời:
- Tôi đã nói với anh là tôi mới chỉ nên thánh ở trên mặt. Còn cái miệng và tay chân thì vẫn chưa nên thánh, nên tôi có quyền đánh anh được.
Anh bạn vô tín liền vui vẻ nói:
- Ôi, tôi tưởng anh đã nên thánh trọn vẹn. Chứ nếu anh mới nên thánh nửa vời như vậy thì anh đâu có hơn gì tôi ? Tôi đề nghị nếu đã quyết tâm nên thánh thì anh đã phải nên thánh cả hồn lẫn xác, nên thánh từ trong tư tưởng đến lời nói và việc làm nữa mới đúng.

4) HẬU QUẢ CỦA SỰ THIẾU KHOAN DUNG:
Trong một trường nội trú kia, một số học sinh thường hay to tiếng cãi lộn và đánh nhau làm mất trật tự và gây náo loạn trong trường. Một hôm thầy giám thị yêu cầu mỗi học sinh phải đeo một chiếc túi ny-lông và nhà trường sẽ cung cấp một bao đầy các củ khoai tây nhỏ để ở sọt cuối hành lang. Sau đó, thầy giám thị yêu cầu các em mỗi khi bị bạn bè xúc phạm, thay vì tranh cãi hoặc đánh lộn nhau như trước, thì hãy lẳng lặng đến sọt cuối hành lang lấy ra một củ khoai, lột vỏ và viết ngày giờ cùng tên người kia trước khi bỏ củ khoai đó vào túi ny-lông đeo luôn bên mình. Trong ngày các em phải luôn đeo túi ny-lông: khi đi học, ăn cơm hay cả lúc đi ngủ… Sau vài ngày, túi của nhiều em học sinh đã có nhiều khoai tây. Sự phiền phức khi phải mang vác túi khoai khiến các em cảm nghiệm được gánh nặng tinh thần đang phải chịu đựng. Sau mấy ngày, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ nhầy nhụa hôi hám và các em chỉ muốn mau vứt được nó đi.
Bấy giờ, thầy giám thị mới tập trung và nói: Các em thấy đó. Sự giận dữ một ai đó chỉ là một gánh nặng cho bản thân chúng ta, nó làm chúng ta mất nhiều thời gian để quan tâm tới nó; Nhiều khi còn gây cho người chung quanh chúng ta phải bực bội nữa… Như vậy tha thứ chính là cách làm cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, giúp cuộc sống của chúng ta luôn bình an, và là phương thế mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng làm thật không dễ chút nào. Vì tính tự ái, vì thiếu lòng quảng đại, nên chúng ta thường nuôi dưỡng sự hận thù và như vậy là ta đã tự làm khổ mình và tha nhân bên cạnh.

5) THẾ NÀO LÀ MỘT VỊ THÁNH HOÀN HẢO ?
Có một thanh niên đến xin tu học với một vị ẩn sĩ trên núi nổi tiếng nhân đức thánh thiện. Sau vài năm theo học, một hôm anh ta đến xin thầy cho xuống núi hành đạo, vì thấy mình đã trở thành một người thánh thiện. Bấy giờ vị thầy mới hỏi: "Từ ngày lên núi ở với thầy đến nay con đã đạt được mức độ thánh thiện thế nào rồi?". Anh tu sĩ nhanh nhảu khoe: "Con đã sống rất khổ hạnh, đã làm nhiều việc hành xác như: không ăn thịt cá mà chỉ ăn rau cỏ, kiêng cữ uống rượu, các lạc thú xác thịt và tránh những món ăn ngon. Ban đêm con nằm ngủ trên nền đất lạnh giá và còn đánh tội 3 lần mỗi ngày!". Nghe vậy, vị thầy liền mỉm cười và ôn tồn nói: "Sự thánh thiện của con cũng khá đó. Tuy nhiên, con hãy nhìn ra sân sau nhà mà quan sát con lừa của chúng ta: Ban ngày nó cũng chỉ ăn cỏ ngoài cánh đồng, ban đêm cũng chỉ nằm ngủ trên nền đất lạnh giá. Nó cũng không uống rượu không hưởng lạc thú xác thịt. Thân thể của nó cũng bị người chăn đánh đòn ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thầy nói thật cho con biết: Hiện giờ sự thánh thiện của con chỉ ở mức thấp nhất, và đừng nói là đã trở nên một vị thánh! ».
Anh tu sĩ nghĩ lầm rằng: khi anh tuân giữ một số hình thức tu đức là đã đạt được một mức độ thánh thiện cao, đang khi theo thầy thì sự thánh thiện của anh mới chỉ bằng con lừa mà thôi!

3. SUY NIỆM:

1) ĐỨC GIÊ-SU LUÔN TUÂN GIỮ LUẬT MÔ-SÊ:
-Trong thời thơ ấu, khi mới sinh được 8 ngày, Hài Nhi Giê-su đã được cha mẹ tổ chức lễ cắt bì như Luật Mô-sê dạy và đã được cha nuôi là thánh Giu-se đặt tên là Giê-su (x Lc 2,21). Rồi bốn mươi ngày sau, cha mẹ lại đem Hài Nhi Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa như đã chép trong Lụật Chúa (x Lc 2,22-24). Năm 12 tuổi, trẻ Giê-su đã theo cha mẹ hành hương đi lên Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua theo tập tục ngày Đại lễ (x Lc 2,41-42).
-Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su tiếp tục tuân giữ Luật Mô-sê: Người đã giới thiệu Lề Luật như là điều kiện để gặp gỡ Chúa Cha: “Nếu anh muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn.” (Mt 19, 17). Người tóm lại Lề Luật trong hai điều là mến Chúa hết lòng và yêu người như mình (x Lc 10,25-28). Người ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ theo Luật Mô-sê truyền trước cuộc khổ nạn (x Lc 22,7-8).

2) ĐỨC GIÊ-SU KHÔNG HỦY BỎ NHƯNG KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ:
Luật Mô-sê tuy đã có sự tiến bộ nhiều vào thời đại bấy giờ, nhưng vẫn còn thiếu sót cần phải được Đức Giê-su kiện toàn như Người đã nói: “Tôi không đến để bãi bỏ Lề Luật, nhưng là để kiện toàn”. Đức Giê-su đã kiện toàn Luật Mô-sê như sau:
- Luật Mô-sê chỉ kết tội khi có sự giết người thực sự. Còn Đức Giê-su kiện toàn Luật Mô-sê bằng cách cấm cả sự tức giận, nói lời chửi rủa xúc phạm đến tha nhân. Người còn đòi người đi dâng lễ phải về nhà làm hòa với kẻ đang có sự bất bình với mình, để xứng đáng dâng lễ vật cho Thiên Chúa.
- Luật Mô-sê chỉ phạt tội đã ngoại tình thực sự. Còn Đức Giê-su kiện toàn bằng việc cấm cả việc nhìn xem người nữ và ước ao phạm tội với họ trong lòng.
- Luật Mô-sê cấm phản bội lời đã thề với Thiên Chúa. Còn Đức Giê-su kiện toàn bằng lời dạy phải luôn nói thật và tránh sự thề thốt, trừ trường hợp đặc biệt giáo luật buộc phải thề.

3) KIỆN TOÀN LUẬT CŨ BẰNG LUẬT MỚI YÊU THƯƠNG:
- Luật được lập ra vì ích lợi cho lòai người: khi có đối lập giữa một bên là giữ Luật Cũ của Mô-sê với bên kia là Luật Mới yêu thương của Đức Giê-su. Người dạy các môn đệ phải ưu tiên thực hành giới luật yêu thương. Trong Tin Mừng hôm nay, khi vào ngày sa-bát Luật buộc nghỉ việc, nhưng Đức Giê-su vẫn chữa bệnh cho một người đàn bà bị còng lưng suốt mười tám năm. Ông trưởng hội đường thấy vậy đã hạch Đức Giê-su sao không chữa trong sáu ngày Luật cho phép làm việc mà lại chữa trong ngày sa-bát Luật buộc nghỉ việc? Bấy giờ Người đã trả lời như sau: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này, là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sa-bát sao ?” Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng, vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện (Lc 13,15-17).
- Phải vượt qua Luật Cũ của Mô-sê vì Luật Mới Bác Ái cao trọng hơn: Thánh Phao-lô cũng dạy giữ luật bác ái là chu toàn Luật Chúa: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu tòan Luật Đức Ki-tô” (Gl 6,2). Thánh Gia-cô-bê cũng đồng quan điểm khi nói: “Đức tin không có hành động (đức ái) thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17). Từ khi ra giảng đạo, Đức Giê-su đã thay Luật Cũ của Mô-sê bằng Luật Mới yêu thương của Người: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
- Luật Mới yêu thương gồm tóm trong Tám Mối Phúc: Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã công bố ý hướng ban đầu của Thiên Chúa là lấy tình yêu làm nền tảng mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân như yêu chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”.
- Ngày nay sự công chính hay thánh thiện không hệ tại ở việc tuân giữ Luật Mô-sê, mà hệ tại ở đức tin vào Đức Giê-su thể hiện qua việc thực hành đức cậy và đức mến. Tông đồ Phao-lô đã viết: “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” (Rm 3,28). Nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hóa ra Đức Ki-tô đã chết vô ích hay sao? “(Gl 2,21). Thánh Au-gus-ti-nô cũng dạy: “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm” (Ama et fac quod vis). Vì “Ai yêu người thì đã chu tòan Lề Luật” (Rm 13,8), và tình yêu thương là dấu chỉ chúng ta là môn đệ đích thực của Đức Giê-su như Người đã dạy: “Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

4) PHẢI YÊU THƯƠNG THA NHÂN CỤ THỂ THẾ NÀO?
Trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời trao cho ông Mô-sê có điều thứ Năm: “Chớ giết người. Ai giết người là phạm tội nặng và sẽ phải đền tội” (x. Lv 24,17).
- Còn Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ khi cấm cả sự giận ghét và mắng chửi tha nhân: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt” (Mt 5, 22-23). Người dạy chúng ta hãy yêu thương và tôn trọng nhau bằng thái độ bao dung nhân hậu, cảm thông thứ tha, lịch sự hòa nhã, không la mắng chửi rủa…, nhưng sẵn sàng đi bước trước tha thứ và giơ tay ra làm hòa trước khi dâng lễ tại nhà thờ.
- Nhìn thực tế cuộc sống hôm nay, hầu như mọi người chúng ta đều vẫn giữ luật « Chớ giết người ». Nhưng chúng ta còn chưa biết tôn trọng tha nhân. Nhiều người tín hữu viết chửi bới nhau trên các phương tiện truyền thông như internet, facebook… Những lời bình luận của chúng ta nhiều khi gay gắt phê phán, đánh giá hồ đồ chủ quan đã gây hậu quả khó lường... Khiến những kẻ ghét đạo reo mừng: « Xem kìa, bọn chúng thù ghét nhau dường nào ! ». Tuy chúng ta không ra tay giết người, nhưng do sự không tôn trọng phẩm giá của con người là tạo vật cao quý của Thiên Chúa, một số người chúng ta đã cho người khác uống một viên thuốc, nói ra một lời kích động, lời tư vấn về sức khỏe, sắc đẹp, hạnh phúc gia đình… là chúng ta cũng có thể đã giết hại hằng trăm thai nhi phải chết trong bụng mẹ, mà kẻ thủ ác có thể là cha mẹ giết con, vợ chồng giết nhau, chủ giết tớ, quan trên giết nhân viên cấp dưới hoặc làm hại dân đen thấp cổ bé miệng…

4. THẢO LUẬN:

1) Có hai lọai thước đo lòng đạo đức: Thước đo của người Biệt phái dựa vào việc có tuân giữ Luật trong từng chi tiết, và dấu chỉ người môn đệ của Chúa dựa vào việc sống tình mến Chúa yêu người. Vậy bạn cần chọn lọai thước đo nào?
2) Đức Giê-su coi việc làm hòa với tha nhân trọng hơn việc dâng của lễ trên Đền thờ. Vậy chúng ta cần làm gì khi đi dâng lễ mà còn để lòng giận hờn ganh ghét tha nhân ?

5. NGUYỆN CẦU:

-LẠY CHA LÀ Thiên Chúa TÌNH YÊU. Xin cho chúng con gia tăng lòng tin yêu Cha và nhìn thấy Chúa Giê-su Con Cha đang bị bỏ rơi nơi những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh đang sống bên chúng con. Xin Chúa cũng giúp chúng con thực hành lời Chúa Giê-su hôm nay là biết tha thứ, sẵn sàng làm hòa với những người đang bất thuận với chúng con, để chúng con nên con thảo luôn đẹp lòng Chúa Cha và nên môn đệ đích thực của Chúa Giê-su.
-LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong Tin Mừng hôm nay bằng việc thực thi Đức Ái cụ thể theo Lời Chúa dạy. Xin cho chúng con sẵn sàng tuân giữ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời và 5 Điều Luật Hội Thánh trong tâm tình yêu mến. Nhờ đó việc giữ Luật của chúng con sẽ làm vinh danh cho Thiên Chúa và giúp nhiều người được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
-X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

 
Tình Chúa trong con
Lm Vũđình Tường
19:33 10/02/2017
Tuần trước Phúc Âm nói về muối và ánh sáng và cuối bài Phúc Âm Đức Kitô cho biết người ta nhìn vào việc tốt lành của Kitô hữu để tôn vinh Thiên Chúa. Như thế muối và ánh sáng trong Kinh Thánh là muối ướp cuộc đời, ánh sáng chỉ đường công chính. Kitô hữu dùng muối nước trời và ánh sáng Lời Chúa hướng dẫn cuộc đời, cổ võ, khuyến khích và bảo vệ sự sống, kiến tạo hoà bình và sống công tâm, liêm chính, hài hoà với mọi người. Muối nước trời ướp muối sa đoạ, đánh tan mùi thối tội lỗi và làm mắm tật xấu. Ánh sáng Lời Chúa chỉ lối vào chốn truờng sinh, hướng dẫn ta đi đúng đường hành hương về nước trời. Cuộc đời thiếu muối nước trời và ánh sáng Lời Chúa, đời trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Nếu có làm việc tốt cũng chỉ tìm vinh danh cho chính mình. Dùng Lời Chúa giải thích cho mục đích riêng tư, phe nhóm gây tai hại cho thiên nhiên và con người. Khi đất quá nhiều muối đất đó thành đất hoang. Một con tim không tình yêu Chúa con tim đó khô cằn như đất hoang, cỏ cháy. Khối óc thiếu ánh sáng Lời Chúa khối óc đó mù mờ về công lí. Bởi lu mờ về công lí, phán quyết của họ thường thiên lệch, bất công.

Xã hội nào cũng có luật lệ, phong tục, tập quán hướng dẫn con người sống công bằng hầu giữ cho xã hội an bình, cuộc sống hài hoà và thịnh vuợng. Đức Kitô cho biết Kitô hữu cần ơn Chúa huớng dẫn để trở nên tốt lành, thánh thiện. Xã hội luôn có cạnh tranh về mọi mặt. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh tốt, cạnh tranh xảo quyệt là cạnh tranh tồi tệ, đáng khinh tởm. Kitô hữu có một cạnh tranh duy nhất đó là thi đua sống đức hạnh. Giúp nhau sống tốt lành, nhân đức qua yêu thương, tha thứ. Khi Lời Chúa hời hợt trong tâm hồn, niềm tin cũng hời hợt, nhạt đạo đức, kém việc lành, khó yêu thương, nghèo tha thứ. Sống như thế bị lung lạc bởi cạm bẫy trần thế và ma quỷ lợi dụng. Bác ái, yêu thương trên môi miệng. Đó là Kitô hữu có danh, không phải tông đồ chính danh bởi thiếu hành động bác ái, yêu thương.

Người Công Giáo tốt chắc chắn sẽ là người công dân tốt nhưng không thể hiểu ngược lại bởi người đó có thể không có đức tin Kitô giáo. Có những Kitô hữu rất tốt với đời nhưng xấu với đạo bởi giá trị tốt xấu ở đời rất khác biệt giữa xã hội này với xã hội khác, giữa lí thuyết này với lí thuyết khác, vì thế đẹp đời chưa chắc đã đẹp đạo. Chúng ta có thể cả quyết người Công Giáo tốt sẽ là người tốt cho toàn thể nhân loại bởi hành động của họ được hướng dẫn bởi tình yêu Chúa. Tình yêu Chúa được hiểu giống nhau trên toàn thế giới, không ranh giới hay thời gian. Đạo gây ảnh hưởng đời bằng tình yêu, tha thứ; đời gây ảnh hưởng đạo bằng luật lệ, trói buộc, kết án và bỏ tù.

Đức Kitô xuống trần gian để chỉ cho nhân loại biết tình yêu Thiên Chúa và những ai sống trong tình yêu Chúa, cuộc sống của họ sẽ thay đổi, thành tốt hơn, tâm tình thư thái hơn và yêu đời hơn. Chính tình yêu Chúa trong ta thay đổi cuộc sống ta và khi cuộc sống ta thay đổi ta sẽ nhìn đời với con mắt yêu thương, tha thứ. Yêu thương và tha thứ là muối và ánh sáng thay đổi môi trường xã hội ta đang sống. Thực hiện yêu thương tha thứ sẽ làm sáng danh Chúa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Hãy nên chứng nhân trong cuộc sống
Lm Jude Siciliano OP
19:41 10/02/2017
Chúa Nhật VI Thường niên - A
Huấn ca 15: 15-20; 1 Côrintô 2: 6-10; Matthêu 5: 17-37

Hãy nên chứng nhân trong cuộc sống

Chúng ta, những người cùng nhau phụng vụ hôm nay đều khác nhau: khác nhau về văn hoá, về quê quán, về chủng tộc v.v... Nhưng, điều gì gắn kết chúng ta với nhau là bí tích rửa tội trong Chúa Giêsu. Mặc dù chúng ta khác nhau, nói những ngôn ngữ khác, chúng ta đều cùng nhau nói lên "chúng ta tin Chúa Giêsu và đường lối Ngài đi là đường lối của chúng ta". Bản tính căn bản của chúng ta là, chúng ta là một cộng đoàn theo chân Chúa Giêsu và chúng ta yêu mến Ngài. Bởi thế, tình thương yêu kêu gọi chúng ta sống như Chúa Giêsu.

Nhưng, có phải vì việc nghe Bài Giảng Trên Núi trong Chúa Nhật này làm cho chúng ta cảm thấy yếu thế hay không? Làm sao chúng ta có thể sống nhủ̃ng lỏ̀i dạy bảo ấy? Làm sao chúng ta có thể biết đủọ̉c chúng ta phải sống nhủ̃ng lỏ̀i dạy bảo ấy nhủ thế nào? Vì nhủ̃ng phép lạ và nhủ̃ng lỏ̀i dạy bảo của Chúa Giêsu thu hút đám đông quần chúng. Để có thể dạy bảo nhủ̃ng ngủỏ̀i thân cận, Chúa Giêsu đủa họ lên núi. Cách đây hai Chúa Nhật chúng ta nghe Các Mối Phúc. Đó là mỏ̉ đầu cho biết bao nhiêu lỏ̀i giảng dạy mà chúng ta gọi là Bài Giảng Trên Núi. Các Mối Phúc tả sụ̉ thay đổi tủ̀ bên trong của nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu. Các sụ̉ thay đổi đó diễn tả nhủ̃ng lỏ̀i giảng dạy tiếp theo.

Khi chúng ta nghe Bài Giảng của Chúa Giêsu, thì lỏ̀i thánh Phaolô nói trong thỏ gỏ̉i giáo hủ̃u thành Côrintô là đúng: chúng ta đủọ̉c gọi không theo lẽ khôn ngoan của thế gian, nhủng theo lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô nhắc chúng ta là lẽ khôn ngoan ấy đã đủọ̉c mặc khải cho chúng ta trong đỏ̀i sống Chúa Giêsu "nhỏ̀ Thần Khí".

Nhỏ̀ ỏn Thần Khí chúng ta chấp nhận Chúa Giêsu Kitô là sụ̉ mặc khải của Thiên Chúa trong sụ̉ nhập thể. Hôm nay chúng ta cần nhắc lại là cũng Thần Khí đó giúp chúng ta có thể sống theo lỏ̀i giảng dạy của Chúa Giêsu. Nghĩ cho cùng, Chúa Giêsu không phải chỉ dạy chúng ta nhủ̃ng điều khó khăn hỏn để sống theo đạo đủ́c. Đó không phải là điều làm cho lỏ̀i giảng dạy của Chúa Giêsu đặc biệt. Thật ra, qua phép rủ̉a và vỏ́i ỏn Thần Khí, chúng ta đủọ̉c ỏn ham muốn và đủọ̉c năng lụ̉c thiêng liêng để sống nhủ̃ng điều chúng ta nghe giảng dạy hôm nay. Thần Khí mỏ́i đó trong chúng ta là ỏn giúp chúng ta có thể sống nhủ Chúa Giêsu dạy bảo là chúng ta sống vỏ́i "sụ̉ công chính hỏn các kinh sủ và các ngủỏ̀i Pharisêu". Tôi không muốn cộng đoàn nghe tất cả nhủ̃ng điều về việc nên và không nên làm, nên tôi chọn phần ngắn của phúc âm hôm nay. Nhủng, dù vậy, vỏ́i phần ngắn chúng ta vẫn nghe nhủ̃ng lỏ̀i Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta không nên sống qua loa, sỏ sài giủ̃ các điều răn, nhủng phải sống sâu đậm đáp lại tủ̀ bên trong, và thay đổi tận đáy lòng để chúng ta có thể sống nhủ Chúa Giêsu dạy bảo.

Nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu có thể bị thất vọng khi Chúa Giêsu dạy bảo họ nhủ thế. Thật ra, tất cả nhủ̃ng ngủỏ̀i Pharisêu đều đủọ̉c xem là nhủ̃ng ngủỏ̀i công chính và thánh thiện. Sụ̉ thách đố của chúa Giêsu không phải chỉ cho các đệ tủ̉ theo Ngài, nhủng cho cả nhủ̃ng ngủỏ̀i Pharisêu và các Kinh sủ. Đỏ̀i sống tôn giáo của họ phải sâu đậm hỏn là nhủ̃ng việc làm bên ngoài - mục đích chính thật phải là nguồn gốc của hành động công chính. Lỏ̀i Chúa Giêsu đòi hỏi hỏi cao thật. Hình nhủ khó mà thụ̉c hiện đủọ̉c.

Các ngủỏ̀i Pharisêu mất nhiều thì giỏ̀ và năng lụ̉c để theo lề luật. Họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i trong tầng lỏ́p trung cấp của xã hội, và không nhủ phần đông nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu là nhủ̃ng nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo khó yếu hèn. Ngủỏ̀i Pharisêu có học thủ́c và có thì giỏ̀ sống trong sạch theo lề luật. Còn nhủ̃ng ngủỏ̀i vô học thủ́c, nhủ̃ng ngủỏ̀i làm lụng vất vả, sống khó nghèo theo Chúa Giêsu thì có may mắn gì đâu? Bỏ̉i thế, chúng ta có may mắn gì thi hành nhủ̃ng lỏ̀i giảng dạy của Chúa Giêsu phải không? Dù vậy Chúa Giêsu vẫn kêu gọi chúng ta sống đỏ̀i sống thánh thiện, công chính hỏn đỏ̀i sống của các ngủ̉ỏ̀i Kinh sủ và Pharisêu.

Theo bài phúc âm hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu muốn rút gọn ngay tủ̀ đầu đủỏ̀ng lối có thể đủa đến sụ̉ giết hại nhau. Bỏ̉i thế Ngài nói vỏ́i các môn đệ là họ nên kiềm hãm sụ̉ oán thù. Trong trủỏ̀ng họ̉p ngoại tình, gia đình có thể kiếm cách trả thù vì sụ̉ xấu hổ xúc phạm đến gia đình, nhất là vỏ́i gia đình ngủỏ̀i chồng. Để tránh ngoại tình có thể gây giết hại nhau, Chúa Giêsu dạy bảo các môn đệ đủ̀ng nên nghĩ đến nhủ̃ng điều đó, không nên thèm muốn ngủỏ̀i khác, và hỏn nủ̃a, thành phần trong cộng đoàn nên liên kết tốt đẹp vỏ́i nhau, nhất là các tín hủ̃u. Nếu các thành phần sống ngay thật vỏ́i nhau, tín nhiệm nhau, và nhỏ̀ thế không nói dối vỏ́i nhau.

Chúa Giêsu gọi các môn đệ sống một đỏ̀i sống gủỏng mẫu. Lối sống nhủ thế đối vỏ́i nhau, không nhủ̃ng gây liên hệ mật thiết trong cộng đoàn, mà còn có thể làm ngủỏ̀i khác không nhủ̃ng chú trọng đến cộng đoàn, mà còn chú ý đến lỏ̀i ngủỏ̀i dạy bảo cộng đoàn là Chúa Giêsu. Hôm nay Chúa Giêsu cho thí dụ cụ thể nhủ̃ng điều Ngài dạy bảo Chúa Nhật vủ̀a qua. Họ phải là "muối cho đỏ̀i", "ánh sáng cho trần gian", và "một thành xây trên núi".

Hãy để ý lỏ̀i dạy bảo, mỗi lỏ̀i bắt đầu vỏ́i "Anh em đã nghe luật dạy….", rồi Chúa Giêsu tiếp tục "còn Thầy, Thầy bảo anh em…" Chúa Giêsu nhấn mạnh lỏ̀i dạy của luật bằng cách cho thí dụ cụ thể, kêu gọi các môn đệ sống đỏ̀i sống công chính hỏn, sống lề luật chính đáng hỏn, "một lề luật mỏ́i".

Chúng ta, các Kitô hủ̃u, đủọ̉c kêu gọi sống một lối sống khác, trong sụ̉ liên hệ vỏ́i nhau và vỏ́i thế gian. Chúng ta tìm sụ̉ hòa giải nỏi có hận thù và xa cách. Chúng ta kiềm hãm sụ̉ ham muốn mặc dù thế gian xung quanh chúng ta cho phép. Chúng ta sống trung thành vỏ́i nhau, và hỏn thế nủ̃a, mỗi khi chúng ta hủ́a điều gì thì chúng ta giủ̃ lỏ̀i hủ́a.

Điều gì giúp chúng ta sống nhủ̃ng thách đố Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta? Chắc hẵn là chúng ta không thể thi hành nhủ̃ng lỏ̀i dạy đó bằng cách nghiến răng chịu đụ̉ng. Trái lại, chúng ta nhắm vào Chúa Giêsu, và chúng ta nhìn nhau trong tình thủỏng yêu và nâng đò̉ nhau. Nghe có vẽ lý tủỏ̉ng quá phải không? Vâng, thật thế, nhủng, Chúa Giêsu không đòi hỏi chúng ta thụ̉c hành nhủ̃ng điều mà Ngài không giúp chúng ta làm đâu.

Thảo nào bài sách Huấn Ca đủọ̉c chọn đọc ngày hôm nay. Đó là một phần của sách Khôn Ngoan trong Kinh Thánh Do thái. Theo tục truyền, thì việc làm của nhân loại có phần cụ thể. Chúng ta đủọ̉c tụ̉ do sống theo đủỏ̀ng lối chính đáng của Thiên Chúa hay không. Trong bài đọc hôm nay, mặc dù ngắn gọn, nhủng cụm tủ̀ "con muốn" đủọ̉c nhắc đến 3 lần. Bài sách Khôn Ngoan này nhấn mạnh sụ̉ tụ̉ do lụ̉a chọn và bỏ̉i thế khuyến khích chúng ta hãy dùng sụ̉ tụ̉ do đó để lụ̉a chọn theo sụ̉ khôn ngoan của Thiên Chúa. Nhủ̃ng sụ̉ lụ̉a chọn đó mặc dù có thể khó khăn, nhủng, ngủỏ̀i tín hủ̃u nghe lỏ̀i sách Huấn Ca nhủ là lỏ̀i khuyến khích "trung tín làm theo lời mời gọi của Thiên Chúa, con sẽ đủọ̉c sống". Chúng ta đủọ̉c cam đoan là giủ̃ lệnh truyền sẽ đủọ̉c sống và mắt Thiên Chúa đặt trên nhủ̃ng ngủỏ̀i trung tín.

Chúa Giêsu thụ̉c hành lỏ̀i Bài Giảng trong đỏ̀i sống Ngài: trong lỏ̀i nói và việc làm. Chúa Giêsu bây giỏ̀ là thầy dạy khôn ngoan cho chúng ta, chỉ lối cho chúng ta sống, và ban cho chúng ta Thần Khí giúp chúng ta chọn đủỏ̀ng lối sụ̉ sống. Các môn đệ Chúa Giêsu rồi sẽ tiếp tục thụ̉c hiện lỏ̀i giảng dạy của Bài Giảng trong đỏ̀i sống họ. Mặc dù chúng ta ỏ̉ trong hoàn cảnh nào đi nủ̃a, nhủ̃ng ngủỏ̀i chủa bao giỏ̀ nghe Bài Giảng Trên Núi sẽ học hỏi nội dung Bài Giảng qua sụ̉ họ xem xét đỏ̀i sống của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


6th Sundayin Ordinary Time (A)
Sirach 15: 15-20; 1 Corinthians 2: 6-10; Matthew 5: 17-37

Those of us gathered for worship today are very diverse people, from different cultural backgrounds, countries of origins, races, etc. But what binds us together is our baptism in Jesus. Whatever our differences and in whatever language we speak, we all say together, "We believe in Jesus Christ and so his way is our way." Our basic identity is that we are a community of Jesus’ followers and we love him. Therefore, our love for him urges us to live like him.

But doesn’t hearing the Sermon on the Mount these Sundays leave you weak in the knees? How can we ever live these teachings? How will we even know how to live them? Because of his miracles and teachings Jesus had attracted great crowds. In order to teach those closest to him. he took them up a mountain. Two Sundays ago we heard the Beatitudes, the introduction to a collection of his teachings which we call the Sermon on the Mount. The Beatitudes described the profound inner change that would characterize Jesus’ followers. That kind of change is spelled out in his subsequent teachings.

When we hear Jesus’ sermon, what Paul says in 1 Corinthians today is true: we are called to live, not according to the wisdom of this age, but according to God’s wisdom. That wisdom, Paul reminds us, has been revealed to us in the life of Jesus made known to us, "through the Spirit."

Through the gift of the Spirit we have come to accept Jesus Christ as God’s full revelation in the flesh. We need to remind ourselves today that the same Spirit makes it possible for us to live according to Jesus’ teaching. After all, Jesus isn’t just giving us a stricter, higher code of ethics. That’s not what makes his teachings special. Rather, through our baptism and the gift of his Spirit, we have the desire and divine power to live what we are being taught again today. That new Spirit in us is what enables us to live, as Jesus tells us, with a "holiness that surpasses that of the scribes and Pharisees.
I’m choosing the short form of the gospel today. The longer offering (5:17 – 37) just seems like a lot. I don’t want to overwhelm the congregation with a long list of "do’s and don’ts." But even in the shorter version we can hear that Jesus is calling us, not to a superficial, exterior performance of commandments, but to a far more profound response–a deeper, interior change that will enable us to do as he instructs.

How discouraged his followers must have been when Jesus taught in this way! After all, the Pharisees were considered the righteous and holy ones. Jesus’ challenge though was not only to his followers, but to the Pharisees and scribes as well. Their religion was to go deeper than exterior works – the right motives had to support right behavior. His demands are high indeed! They seem impossible to achieve.

The Pharisee spent a lot of time and energy fulfilling the Law. They were of the middle class and unlike the desperately poor, who comprised most of Jesus’s followers, the Pharisees had the education and leisure to pursue purity of observance. What chance did the illiterate, overworked and burdened poor followers of Jesus have? For that matter, what chance do we have in fulfilling these teachings? And yet, Jesus calls for a holiness that surpasses those scribes and Pharisees!

From today’s gospel selection, we hear that Jesus wants to cut short, at its inception, a path that might lead to murder. So, he says to his disciples they are to control their anger. In cases of adultery, families would seek retaliation on the couple because of the shame brought down on those families, especially on the husband. To prevent adultery and the subsequent blood feud that would erupt, Jesus tells his disciples not even to think such a thing – no lusting after another. In addition, good community relations, especially among believers, would be possible if people behaved honestly with one another; if they could trust each other’s words. So, no lying.

Jesus called his disciples to exemplary behavior. Such ways of being with one another, besides forming loving relationships in the community, would also draw attention to that community and to the teachings of the one they followed – Jesus. Today Jesus is giving concrete examples of what we heard him say to his disciples last week. They are to be "salt of the earth," "light of the world" and a "city set on a mountain."

Note the structure for the sayings. Each begins: "You have heard of the commandment…." Then Jesus presents his unique teaching, "But I say to you…." He credits the former teaching and by giving specific examples, calls his disciples to a greater righteousness, a more exacting "law." A "new law."

We Christians are called to a different way of living, in our relations to each other and then to the world. We seek reconciliation where there is anger and alienation. We tame our desires despite the license of the world around us. We are faithful to one another and so, when we make promises, we keep them.

What will help us live the challenges Jesus places before us? Certainly we can’t do it merely by gritting our teeth and putting our nose to the grindstone. Instead, we fix our eyes on Jesus and we turn to each other in mutual love and support. Sound idealistic? Yes it does, but Jesus wouldn’t ask us to fulfill something he wouldn’t help us accomplish.

It is no wonder that our Sirach reading was chosen today. It’s part of the Wisdom tradition in the Hebrew Scriptures. According to that tradition human actions have specific consequences. We are free to conform our lives to God’s ordered ways, or not. In today’s reading, though short, the word "choose(s)" is mentioned three times. This Wisdom reading underlines our freedom and so encourages us to use it to make choices in accord with God’s wisdom. As difficult as these choices may be at times, the believer hears Sirach’s words of encouragement: "trust in God, you too will live." We are assured that making these choices will be life-giving, for God’s eyes rest on the faithful ("The eyes of God are on those who fear God....")

Jesus’ enfleshed the Sermon in his life – in words and deeds. He is now our wise teacher who shows us the way to life and gives us his Spirit to help us to choose those life-giving ways. He teaches us the ways that will help us choose life not death. His disciples are to continue putting flesh on the Sermon in their lives. Whatever our circumstances, people who may never read the Sermon on the Mount, should be able to learn its content by examining our lives
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:41 10/02/2017
13. ĐỔI SÁCH LẤY CỔ VẬT

Có một người rất thích đồ cổ.
Năm nọ, trong nhà đã đến giai đoạn ăn ngày nay lo ngày mai, thế là liền đem tài sản của gia đình được hơn một ngàn đồng đi mua sách, rồi lại gồng gánh đi bán.
Đi được nửa đường, có một thư sinh rất thích mấy quyển sách ấy nhưng trong tay không có tiền, liền muốn bán một vài thứ đồ vật cổ bằng đồng trong nhà.
Sau khi nhìn thấy đồ cổ, người ấy liền cùng với thư sinh hai bên trao đổi giá cả, khi người bán sách khiêng đồ đồng cổ kêu leng keng về nhà, bà vợ bèn mắng cho một trận, nói:
- “Ông đổi những thứ này về, đến lúc nào thì có thể biến thành cơm để ăn ?”
Người ấy giận dữ, nói:
- “Hắn ta đổi những thứ ấy của tôi, thì đến bao giờ có thể biến thành cơm để hắn ăn chứ ?”
(Đạo Sơn Thanh thoại)

Suy tư 13:
Đời sống con người ta cũng có những lúc đem cái danh dự để đổi lấy cái nhục nhã, có những lúc đem cái sở trường để đổi cái sở đoản, mà không nghĩ hậu quả xảy đến cho mình, cho anh em chị em.
Có rất nhiều lần chúng ta đem cái phúc trường sinh trên trời để đổi lấy cái hoạ đời đời trong hoả ngục, đó là khi chúng ta vì quá bon chen với đời mà đánh mất đức tin của mình; có những lúc chúng ta đem Bánh Hằng Sống để đổi lấy của ăn chóng qua khi chúng ta vì -mãi lo cơm bánh cho phần xác- mà không màng đến việc đón nhận lương thực bởi trời là chính Mình Máu Thánh Đức Ki-tô, ít nữa là trong ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng.
Tất cả những của cải, danh dự, địa vị, học lực ở trần gian đều không thể trở thành Bánh Hằng Sống để cho chúng ta ăn, nhưng nhờ ăn Bánh Hằng Sống mà chúng ta có thể thánh hoá chúng nó trong đức tin của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:45 10/02/2017
Chúa Nhật VI THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 5, 20-22a.27-28.33-34a.37
“Anh em đã nghe luật dạy người xưa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết.


Bạn thân mến,
Đã có nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta khen ngợi các linh mục là những người tài giỏi đáng để chúng ta học hỏi, nhưng Đức Chúa Giê-su lại bảo cho chúng ta biết, nếu chúng ta không ăn ở công chính hơn những người kinh sư và biệt phái thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
a/ Công chính thì khác với tài giỏi.
Có những linh mục rất tài giỏi đa năng, vừa viết nhạc vừa hát hay lại vừa làm diễn viên thu hình, những tài hoa này không làm cho những linh mục ấy trở nên người công chính, những tài hoa này không làm cho các ngài được vào Nước Trời, nếu các ngài không có đời sống kết hợp sâu xa với Thiên Chúa, bằng không thì chỉ thêm gây phiền phức cho đời sống nội tâm của các ngài mà thôi, bởi vì chính đời sống nội tâm của người linh mục mới làm cho họ trở nên người công chính trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa.
Người công chính là người tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách trọn hảo dù cho tài năng của mình xuất chúng, nhưng không vì tài năng, không vì tiêng khen ngợi của mọi người mà quên đi bổn phận mục tử của mình. Tài hoa là phương tiện giúp cho mục đích của đời mục tử, chứ không phải tài hoa là mục đích của đời sống linh mục.
b/ Luật cũ và luật mới chỉ khác nhau chữ Tâm.
Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu cũng biết giữ lề luật của Môi-sê, nhưng họ không dùng cái tâm để giữ và thực hành, họ chỉ dùng cái vẻ đạo mạo bên ngoài để làm cho người khác phải ca ngợi mình với áo thụng dây tua, với cung cách bệ vệ mà thôi, cho nên họ không không thể dẫn dắt người khác vào Nước Trời.
Thời nay có những mục tử cũng biết giữ luật Chúa như những kinh sư và người Pha-ri-siêu, tức là họ không dùng cái tâm để giữ, mà chỉ dùng cái mã tốt tướng đạo mạo bên ngoài để giữ, những mục tử này thì rất dễ thấy trong xã hội ngày nay, đó là sống thiếu nhân bản và tinh thần tu đức thì càng xa rời các ngài.
Bạn thân mến,
Sự công chính được phát xuất từ một tâm hồn biết yêu thương thật sự, chứ không phải phát xuất từ tài năng, thông luật hay giỏi Thánh kinh. Bởi vì nếu không yêu thương thật sự, thì tất cả chỉ là hình thức giả tạo đáng ghét bên ngoài mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 10/02/2017

27. Lợi ích lớn nhất trong việc suy niệm chính là xin ơn thánh sủng của Thiên Chúa.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 25 - RV
LM. Trần Đức Anh, OP
09:38 10/02/2017
Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 25 - RV

VATICAN. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đặc Sứ của ĐTC, sẽ chủ sự thánh lễ trọng thể quốc tế lúc 10 giờ sáng ngày 11-2-2-17 tại Vương cung Thánh Đường Thánh Piô 10 ở Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 25.

Thánh lễ được đài truyền hình Lộ Đức và nhiều đài phát thanh Công Giáo tiếng Pháp trực tiếp truyền đi.

Ban chiều cùng ngày, vào lúc 3 giờ rưỡi, sẽ có buổi lần hạt Mân Côi bằng tiếng Pháp trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, và lúc 6 giờ chiều có kinh Mân Côi bằng tiếng Ý. Sau cùng, vào lúc 9 giờ tối sẽ có cuộc rước đuốc kính Đức Mẹ.

Trước đó, trong hai ngày 9 và 10-2-2017, có Hội nghị thường niên của các ban tổ chức các cuộc hành hương Lộ Đức, cũng như các chủ nhà trọ đón tiếp các khách hành hương tại Trung Tâm Thánh Mẫu quốc tế này. Trong hai ngày hội nghị, ngoài các buổi thuyết trình và chia sẻ, còn có những buổi cầu nguyện và thánh lễ. Đặc biệt tối ngày 9-2-2017, có buổi chiếu cuốn phim mới với tựa đề ”Các cuộc khỏi bệnh và phép lạ ở Lộ Đức”.

ĐTC Phanxicô cũng đặc biệt quan tâm đến việc cử hành Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 25 tại Lộ Đức năm nay. Trong thư bổ nhiệm ĐHY Parolin làm Đặc Sứ, ngài chào thăm các bệnh nhân trên toàn thế giới và bày tỏ sự gần gũi với những người đang chịu đau khổ, đồng thời mời gọi các tín hữu kiên trì cầu xin sự chuyển đầu của Mẹ Maria, là Sức Khỏe của các bệnh nhân, để Mẹ xin Con của Mẹ dồi dào ân sủng, nhất là ơn kiên nhẫn trong sầu muộn, lòng tín thác nơi Thiên Chúa, và lòng biết ơn vì những ơn lành đã nhận lãnh cũng như lòng yêu mến đối với tất cả mọi người.

Ngoài ra, ĐTC cũng đã công bố một sứ điệp để chuẩn bị các tín hữu thế giới cử hành Ngày Thế Giới các bệnh nhân sốt sắng và chân thành. Sau đây là toàn văn sứ điệp của ĐTC.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến,

Ngày 11 tháng 2 tới đây trong toàn Giáo Hội, đặc biệt tại Lộ Đức, sẽ cử hành Ngày Thế Giới các bệnh nhân về đề tài: 'Kinh ngạc vì điều Thiên Chúa thực hiện: ”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại” (Lc 1,40). Ngày này do vị Tiền Nhiệm của tôi, Thánh Gioan Phaolô 2, thành lập năm 1992, và được cử hành lần đầu tiên chính tại Lộ Đức ngày 11 tháng 2 năm 1993. Ngày này là cơ hội để đặc biệt quan tâm đến tình cảnh các bệnh nhân, và nói chung là những người đau khổ; và đồng thời mời gọi những người đang xả thân vì họ, bắt đầu từ các thân nhân, các nhân viên y tế và những người thiện nguyện, hãy cảm tạ vì ơn gọi nhận lãnh từ Chúa để đồng hành các anh chị em bệnh nhân. Ngoài ra, dịp kỷ niệm này canh tân trong Giáo Hội sức mạnh tinh thần để ngày càng thi hành tốt đẹp hơn phần cơ bản trong sứ mạng của Giáo Hội, trong đó có việc phục vụ những người rốt cùng, các bệnh nhân, những người đau khổ, những người bị loại trừ và người bị gạt ra ngoài lề xã hội (Xc Gioan Phaolô 2, Tự Sắc ”Dolentium hominum, 11-2-1985,1). Chắc chắn những lúc cầu nguyện, cử hành Thánh Lễ và xức dầu bệnh nhân, chia sẻ với người bệnh và những đào sâu về đạo đức sinh học và thần học mục vụ diễn ra tại Lộ Đức trong những ngày này sẽ công hiến một đóng góp quan trọng cho việc phục vụ này.

Ngay từ bây giờ tôi đặt mình trong tinh thần nơi Hang Đá Massabielle, trước ảnh Đức Mẹ Vô Nhiễm, nơi Mẹ Đấng Toàn Năng đã làm những điều trọng đại để cứu chuộc nhân loại, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với tất cả anh chị em đang trải qua kinh nghiệm đau khổ, và với gia đình anh chị em; và tôi cũng bày tỏ lòng quí mến đối với tất cả những người, trong những vai trò khác nhau và trong tất cả các cơ cấu y tế rải rác trên thế giới, đang hoạt động theo khả năng chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và lòng tận tụy, để thoa dịu đau khổ, săn sóc và mang lại an sinh hằng ngày cho anh chị em. Tôi muốn khích lệ tất cả mọi người, các bệnh nhân, người đau khổ, các bác sĩ, y tá, thân nhân, người thiện nguyện, hãy chiêm ngắm nơi Mẹ Maria, là Sức Khỏe của các bệnh nhân, Người bảo đảm sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với mỗi người và là mẫu gương lòng phó thác cho thánh ý Chúa; và luôn tìm được trong đức tin, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các Bí Tích, sức mạnh để yêu mến Thiên Chúa và anh chị em cả trong kinh nghiệm bệnh tật.

Chúng ta ở dưới cái nhìn của Mẹ Maria như thánh nữ Bernadette. Thiếu nữ khiêm hạ ở Lộ Đức kể lại rằng Đức Trinh Nữ, mà thánh nữ gọi là ”Bà Đẹp”, nhìn thánh nữ như nhìn một người. Những lời đơn sơ này mô tả sự sung mãn của một quan hệ. Bernadette, một thiếu nữ nghèo, không biết chữ và đau yếu, cảm thấy được Mẹ Maria nhìn đến như một người. Bà Đẹp nói với cô bé với lòng tôn trọng, không phải với sự thương hại. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng mỗi bệnh nhân là và sẽ luôn luôn là một người, và cần phải được đối xử như vậy. Các bệnh nhân, trong tư cách là những người mang bệnh tật, kể cả những bệnh tất rất nặng, có phẩm giá bất khả nhượng và có sứ mạng riêng trong cuộc sống và không bao giờ trở thành những đồ vật, cho dù nhiều khi có thể họ dường như là người bất động, nhưng thực tế không bao giờ như vậy.

Bernadette, sau khi ở Hang Đá, nhờ kinh nguyện, đã biến đổi sự mong manh của mình thành sự nâng đỡ cho những người khác, nhờ tình yêu trở nên có thể làm cho tha nhân được phong phú, và nhất là dâng hiến cuộc sống để cứu độ nhân loại. Sự kiện Bà Đẹp bảo thánh nữ cầu nguyện cho những người có tội, nhắc nhớ chúng ta rằng các bệnh nhân, những người đau khổ, không phải chỉ mang trong mình ước muốn được chữa lành, nhưng cả ước muốn sống theo tinh thần Kitô, đến độ dâng hiến cuộc sống của mình như những môn đệ thừa sai đích thực của Chúa Kitô. Mẹ Maria đã chỉ cho Bernadette ơn gọi phục vụ các bệnh nhân và kêu gọi chị trở thành Nữ Tu Bác Ái, một sứ mạng mà chị diễn ra ở mức cao đến độ trở thành mẫu gương mà mỗi nhan viên y tế có thể tham chiếu. Vì vậy chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ Vô Nhiễm ơn biết mình luôn có liên hệ với bệnh nhân như với một người chắc chắn cần được giúp đỡ, nhiều khi cần cả những điều sơ đẳng nhất, nhưng họ cũng mang trong mình món quà chia sẻ với những người khác.

Cái nhìn của Mẹ Maria, là Đấng An ủi những người sầu muộn, soi sáng khuôn mặt của Giáo Hội trong sự dấn thân hằng ngày săn sóc những người túng thiếu và đau khổ. Những hoa trái quí giá của sự quan tâm ân cần như thế của Giáo Hội đối với thế giới đau khổ và bệnh tật chính là lý do để cảm tạ Chúa Giêsu, Đấng đã liên đới với chúng ta, trong niềm vâng phục Chúa Cha cho đến đến trên thập giá, để nhân loại được cứu chuộc. Tình liên đới của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh bởi Đức Maria, là sự biểu lộ toàn năng thương xót của Thiên Chúa, Đấng tự biểu lộ trong đời sống chúng ta, nhất là khi sự sống ấy mong manh, bị tổn thương, bị tủi nhục, bị gạt ra ngoài lề, chịu đau khổ - đổ tràn vào cuộc sống ấy sức mạnh của niềm hy vọng làm cho chúng ta trỗi dậy và nâng đỡ chúng ta.

ĐTC viết tiếp:

”Bao nhiêu phong phú của tình người và của đức tin không được phân tán mất, nhưng đúng hơn phải giúp chúng ta đương đầu với những yếu đuối con người, và đồng thời, với những thách đố trong lãnh vực y tế và kỹ thuật. Nhân dịp Ngày Thế giới các bệnh nhân chúng ta có thể tìm được một đà tiến mới để góp phần phổ biến một nền văn hóa tôn trọng sự sống, sức khỏe và môi trường; một động lực được canh tân để chiến đấu cho sự tôn trọng đặc tính toàn vẹn và phẩm giá của những người, qua một lối tiếp cận đúng đắn đối với những vấn đề đạo đức sinh họ, bảo vệ những người yếu thế nhất và chăm sóc môi trường.

Nhân dịp Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 25, tôi tái bày tỏ sự gần gũi trong kinh nghiệm và khích lệ các bác sĩ, y tá, những người thiện nguyện và tất cả những người thánh hiến, nam cũng như nữ đang dấn thân phục vụ các bệnh nhân và những người gặp khó khăn; các tổ chức của Giáo Hội và dân sự, đang hoạt động trong lãnh vực này; và các gia đình đang yêu thương chăm sóc những người thân yêu bệnh tật. Tôi cầu chúc tất cả luôn là những dấu chỉ vui mừng về sự hiện diện và tình thương của Thiên Chúa, noi gương chứng tá rạng ngời của bao nhiêu bạn hữu của Thiên Chúa trong đó có thánh Gioan Thiên Chúa, thánh Camillo de Lellis, bổn mạng các nhà thương và các nhân viên y tế, thánh Têrêsa Calcutta, thừa sai về dịu dàng của Thiên Chúa.

Tất cả anh chị em, các bệnh nhân, các nhân viên y tế, những người thiện nguyện, cùng nhau chúng ta dâng lời khẩn nguyện lên Mẹ Maria, xin sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ nâng đỡ và đồng thành đức tin của chúng ta và xin Chúa Kitô Con của Mẹ ban cho chúng chúng ta niềm hy vọng trong hành trình chữa lành và sức khỏe, ý thức về tình huynh đệ và trách nhiệm, sự dấn thân phát triển nhân bản toàn diện và niềm vui biết ơn mỗi lần nó làm cho chúng ta kinh ngạc vì lòng trung thành và từ bi của Chúa.

Lạy Mẹ Maria là Mẹ chúng con, trong Chúa Kitô Mẹ đón nhận mỗi người chúng con làm con của Mẹ, xin Mẹ nâng đỡ sự chờ đợi tín thác của tâm hồn chúng con , xin cứu giúp chúng con trong tình trạng bệnh tật và đau khổ của chúng con, xin hướng dẫn chúng con đến cùng Chúa Kitô Con của Mẹ và là Anh chúng con và xin giúp chúng con tín thác nơi Chúa Cha Đấng thực hiện những điều cao cả.

Tôi hứa nhớ đến tất cả anh chị em trong kinh nguyện và tôi thành tâm ban Phép lành Tòa Thánh cho anh chị em.

Vatican ngày 8 tháng 12 năm 2016

Phanxicô Giáo Hoàng
 
Giáo Hội Công Giáo chăm lo sức khoẻ cho người nghèo
Nguyễn Long Thao
14:58 10/02/2017
Hiện tình Giáo Hội Công Giáo đang chăm lo cho người nghèo

Vatican Trong buổi tiếp kiến khách hành hương hàng tuần vào ngày thứ Tư vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố: Ngày 11 tháng 2 tới đây, trong ngày lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, Giáo Hội sẽ cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ 25. Buổi lễ sẽ sẽ diễn ra tại Lộ Đức Pháp Quốc do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ tọa. Cha xin mọi ngưòi cầu nguyện để nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ Maria, Chúa ban ơn cho các bệnh nhân và những người săn sóc họ.

Giáo Hội Công Giáo điều hành rất nhiều cơ sở y tế, từ trạm y tế nhỏ đến các bệnh viện lớn, các trung tâm săn sóc bệnh tật. Nhân viên làm việc ở đây có khả năng chuyên môn, có tinh thần dấn thân,và bác ái Kitô giáo. Họ thường xuyên phải làm việc trong những điều kiện khó khăn, để săn sóc y tế cho những người bị thua thiệt nhất trong xã hội.

Có rất nhiều dòng tu đặc trách chăm lo sức khoẻ cho người nghèo.

Niên Giám Thống Kê mới nhất của Giáo Hội Công Giáo cho biết những cơ sở y tế của Công Giáo trên toàn thế giới như sau:

Về bệnh viện: Trên toàn thế giới Giáo Hội Công Giáo điều hành 5158 bệnh viện được phân chia như sau:

- 1501 bệnh viện ở Mỹ Châu

- 1221 bệnh viện ở Phi Châu

- 1159 bệnh viện ở Á Châu

-1042 bệnh viện ở Âu Châu

-235 bệnh viện ở Đại Dương Châu;

Về trạm y tế Giáo Hội Công Giáo điều hành 16,523 trạm xá trên toàn thế giới, chủ yếu là ở châu Phi

- Phi Châu: 5230 trạm xá

- Mỹ Châu: 4667 trạm xá

- Á Châu: 3584 trạm xá

Về trung tâm săn sóc người bệnh phong, Giáo Hội Công Giáo điều hành 612 trung tâm, chủ yếu ở châu Á và châu Phi

- Châu Á: 313 trung tâm

- Châu Phi: 174 trung tâm

Về cơ sở nuôi người già, bệnh kinh niên và tàng tật, Giáo Hội Công Giáo điều hành 15,679 cơ sỏ trên toàn thế giới. Chủ yếu là ở Âu Châu:

- Âu Châu: 8304 cơ sở

- Mỹ Châu: 3726 cơ sở

- Á Châu: 3584 cơ sở

- Phi Châu: 648 cơ sở

- Đại Dương Châu: 437 cơ sở
 
Kẻ chủ mưu sát hại linh mục Hamel tại Pháp vừa bị lực lượng đồng minh bắn hạ
Lê Đình Thông
16:38 10/02/2017
KẺ CHỦ MƯU SÁT HẠI LINH MỤC HAMEL VỪA BỊ LỰC LƯỢNG ĐỒNG MINH BẮN HẠ

Theo nguồn tin thân cận Tổng Nha An ninh Quốc ngoại của Pháp, viết tắt DGSE, tội phạm Rachid Kassim vừa bị máy bay do thám đồng minh bắn hạ tại Mossoul, thủ phủ của phiến quân hồi giáo cực đoan E.I. Tin tức này do CIA thông báo cho cơ quan gián điệp của Pháp.

Rachid Kassim
Rachid Kassim, 29 tuổi, là thành phần hồi giáo cực đoan, quốc tịch Pháp, từ nhiều tháng qua là mục tiêu truy nã của Paris và Washington. Chính Kassim tự nhận chủ mưu nhiều vụ khủng bố, được nói đến nhiều nhất là vụ Kassim ra lệnh cho hai tiên khủng bố hồi giáo sát hại linh mục Hamel trong khi ngài đang cử hành thánh lễ tại thánh đường Saint-Etienne-du-Rouvray vào mùa hè 2016. Ngoài ra còn nhiều vụ khủng bố tại Pháp, vụ tấn công bất thành Vương cung Thánh đường Paris, việc sử dụng các thiếu niên ám hại các quân nhân v.v.

Sau vụ khủng bố tại Nice vào ngày 14/07/2016, Kassim ra lệnh quay phim việc chặt đầu các con tin. Kassim còn đe dọa tính mạng tổng thống François Hollande và loan báo còn tiếp tục nhiều vụ khủng bố khác.

Cũng vào thời điểm này, tòa thị chính Saint-Étienne-du-Rouvray xúc tiến việc dựng bức tượng linh mục Hamel bằng đá, cao 2 mét rưỡi, để tán dương sự hy sinh cao cả của vị tử đạo và lòng hiếu hòa của các giáo dân. Bức tượng sẽ được dựng trước ngôi thánh đường từng nhuốm máu đào tử đạo. Thị trưởng Hubert Wulfranc đã xin ý kiến Đức tổng giám mục Dominique Lebrun (giáo phận Rouen) về việc dựng tượng. Ngoài ra, một tấm lưu niệm bằng cẩm thạch, tưởng niệm cố linh mục Hamel cũng sẽ được gắn vào bức tường trong thánh đường. Đức TGM Dominique Lebrun còn cho biết thủ tục phong chân phước cho cha Hamel có triển vọng hoàn tất trong vòng hai năm.

Các tín hữu Saint-Étienne-du-Rouvray hoan nghênh sáng kiến dựng thánh tượng : ‘‘Chúng tôi mong đợi ngày khánh thành. Đây là một ý kiến tuyệt vời, cần thiết. Chúng tôi luôn ghi nhớ công đức của ngài’’.

Giáo xứ Paris, ngày 10/02/2017

Lê Đình Thông
 
Đức Hồng Y John Tong: tương lai cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Tòa Thánh theo quan điểm giáo hội học
Vũ Văn An
19:01 10/02/2017
Trái với vị tiền nhiệm của mình, Đức Hồng Y John Tong, Tổng Giám Mục Hồng Kông, khá lạc quan về tương lai cuộc đối thoại giữa chế độ cộng sản Bắc Kinh và Tòa Thánh Vatican. Ngài từng tỏ thái độ lạc quan này hồi tháng Tám, năm 2016 [xem bài Đức Hồng Y John Tong: sự hiệp thông của Giáo Hội Trung Hoa với Giáo Hội Hoàn Cầu, Vietcatholic 26/8/2016]. Ngày 25 tháng Giêng vừa qua, ngài lại lên tiếng một lần nữa dưới hình thức một lá thư mục vụ với tiêu đề: “tương lai cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Tòa Thánh theo quan điểm Giáo Hội học”. Dưới đây, chúng tôi xin lược dịch lá thư của ngài:

Kể từ khi bài viết cuối cùng của tôi về Sự Hiệp Thông Giáo Hội tại Trung Quốc với Giáo Hội Hoàn Vũ, được công bố trên các tuần báo của giáo phận Hồng Kông vào tháng 8 năm 2016, đã có rất nhiều phản ứng tích cực. Tôi tạ ơn Chúa và những người đã nhận định về nó. Điều này gây cảm hứng để tôi tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người hằng quan tâm tới Giáo Hội tại Trung Quốc, ở cả trong lẫn ngoài nước, để tôi đẩy xa hơn nữa cuộc thảo luận thần học của mình. Sau nhiều tháng cầu nguyện và suy nghĩ, giờ đây, tôi xin đưa ra quan điểm của tôi về một số vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc đối thoại Trung Quốc - Vatican theo viễn tượng Giáo Hội học. Xin anh chị em hãy tiếp tục cầu nguyện cho cuộc đối thoại Trung Hoa - Vatican.



Vấn đề cốt lõi: việc bổ nhiệm các giám mục

Trong năm qua, đã có các cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa các đại diện của Trung Quốc và Tòa Thánh. Một nhóm công tác đã được thiết lập, qua đó hai bên đã cố gắng giải quyết các vấn đề tích lũy. Vấn đề cốt lõi cần giải quyết là việc bổ nhiệm các giám mục. Sau nhiều vòng đối thoại, một sự đồng thuận sơ bộ được thông báo đã đạt được, và điều này sẽ dẫn đến một thỏa hiệp về việc bổ nhiệm các giám mục. Theo tín lý Công Giáo, Đức Giáo Hoàng vẫn là thẩm quyền cuối cùng và cao nhất trong việc chỉ định một giám mục.

Nếu Đức Giáo Hoàng có lời cuối cùng về sự xứng đáng và phù hợp của một ứng cử viên giám mục, thì các cuộc bầu cử của các Giáo Hội địa phương và đề nghị của Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc sẽ chỉ đơn giản là một cách nói lên các đề nghị mà thôi.

Người ta nói rằng mối quan tâm chính của chính phủ là liệu các ứng viên có yêu nước hay không, chứ không phải liệu họ có yêu mến và trung thành với Giáo Hội hay không. Vì vậy, sẽ là một điều thích đáng khi nói rằng thỏa hiệp sẽ không vượt quá thực hành hữu hiệu hiện nay.



Theo dõi các vấn đề

Thỏa hiệp Trung Quốc-Vatican về vấn đề bổ nhiệm các giám mục sẽ là mấu chốt của vấn đề và là một mốc quan trọng trong diễn trình bình thường hóa liên hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, nó không hề có nghĩa là kết thúc vấn đề. Cả hai bên sẽ vẫn cần phải tiếp tục đối thoại dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau đã có phát triển, tiếp tục giải quyết các vấn đề khác, từng vấn đề một, một cách kiên nhẫn và tin tưởng. Những vấn đề này đã tích lũy hàng nhiều thập niên qua. Sẽ là điều không thực tiễn, nếu không muốn nói là bất khả, khi mong chúng được giải quyết xong trong một đêm. Sau đây là một số trong các vấn đề chưa được giải quyết. Đầu tiên là làm thế nào để giải quyết vấn đề Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước (CCPA). Thứ hai là làm thế nào để xử lý bảy giám mục tự đề cử và tự tấn phong bất hợp pháp, vốn vi phạm Giáo Luật.

Thứ ba là làm thế nào để xử lý vấn đề hơn 30 giám mục của cộng đồng không chính thức không được chính phủ công nhận. Trung Quốc và Tòa Thánh có những quyền lợi khác nhau. Chính Phủ Trung Quốc quan tâm tới các vấn đề thuộc bình diện chính trị, trong khi đối với Tòa Thánh, các vấn đề thuộc bình diện tôn giáo và mục vụ.

Do đó, Trung Quốc và Tòa Thánh sẽ xử lý các vấn đề này một cách khác nhau theo tính cấp thiết của chúng. Có thể nói rằng, để giải quyết ba vấn đề này một cách có thiện ý, cần phải thực hiện mà không hại chi tới các nguyên tắc và sự chân thành của chúng ta.

Tương lai của Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước

Nhiều người biết quan tâm tới mối liên hệ giữa Trung Quốc và Tòa Thánh nghĩ rằng vấn đề Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước giống như một ngọn núi đứng chắn giữa không thể nào di chuyển được.

Ngoài ra, có những người của Giáo Hội đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại cho rằng vấn đề Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước không được nhắc tới trong cuộc đối thoại Trung Hoa -Vatican và thậm chí còn nghĩ rằng Rôma đã từ bỏ tín lý đức tin của mình. Lý luận của họ dựa trên nguyên tắc một "Giáo Hội độc lập, tự chủ và tự quản" của Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước (1) và việc thực hiện nguyên tắc "tự đề cử, tự tấn phong" các giám mục (2). Do đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tuyên bố trong Thư gửi người Công Giáo ở Trung Quốc rằng Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước là một cơ quan chính phủ và một thực tại như thế không tương hợp với tín lý Công Giáo (3). Có thể nói rằng mối liên hệ giữa các khái niệm Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước về một "Giáo Hội độc lập, tự chủ và tự quản" và "tự đề cử và tự tấn phong" các giám mục là một mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành. Cả hai, trong thực tế, đều là sản phẩm của một môi trường và áp lực chính trị riêng biệt. Chúng không đi vào các phẩm tính nội tại của Giáo Hội Trung Quốc, mà cũng không đi vào việc theo đuổi bên trong của Giáo Hội này. Cả hai cộng đồng không chính thức và chính thức của Giáo Hội tại Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm và tỏ bày sự hiệp thông và hiệp nhất hoàn toàn với Giáo Hội hoàn vũ. Như vậy, mặc dù một số giám mục đã được thụ phong mà không có phép của Đức Giáo Hoàng, các ngài vẫn cố gắng hết sức để giải thích sau đó với Đức Giáo Hoàng và cầu xin sự hiểu biết và chấp nhận của ngài. Dĩ nhiên, nếu tất cả các yêu cầu được đáp ứng, các ngài sẽ được xá giải, được chấp nhận và có thể được uỷ quyền cai quản các giáo phận. Cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Tòa Thánh hàm ý rằng nhiều thay đổi đã và đang diễn ra trong chính sách của Bắc Kinh đối với Giáo Hội Công Giáo. Hiện nay, họ đã để Đức Giáo Hoàng đóng một vai trò trong việc đề cử và tấn phong các giám mục Trung Quốc. Bắc Kinh cũng sẽ công nhận quyền phủ quyết của Đức Giáo Hoàng và ngài là thẩm quyền cao nhất và cuối cùng trong việc quyết định ai là ứng cử viên làm giám mục tại Trung Quốc. Do đó, chính thỏa hiệp Trung Hoa -Vatican sẽ cho phép nguyên tắc "tự đề cử và tự tấn phong" đi vào lịch sử. Thiếu nguyên tắc "tự đề cử và tự tấn phong", Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước sẽ biến thành một hiệp hội yêu nước đúng nghĩa, theo nghĩa đen của nó: một tổ chức tự nguyện, vô vị lợi, yêu nước và yêu Giáo Hội, bao gồm hàng giáo sĩ và các giáo dân từ khắp nơi trong nước (4). Do đó, theo ý kiến của tôi, tương lai của Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước có thể tự tái định hướng "để khuyến khích các giáo sĩ và giáo dân thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội, tích cực khởi diễn các dịch vụ xã hội, và thực hiện những việc gây lợi ích cho xã hội" (5).

Vấn đề bảy giám mục bất hợp pháp

Một trở ngại khác cho mối liên hệ Trung Hoa -Vatican là các giám mục bất hợp pháp. Bảy giám mục này (Bài trước viết là tám, nhưng có một vị chết đầu năm 2017), theo Bộ Giáo Luật, ở trong hoàn cảnh bị vạ tuyệt thông. Trong số này, có ba vị bị Vatican đặc biệt thông báo rằng họ đang chịu vạ tuyệt thông, nhưng những vị khác cũng bị vạ tuyệt thông. Chỉ có Đức Giáo Hoàng mới tha được vạ này mà thôi. Theo quan điểm của Tòa Thánh, các khó khăn trong việc chấp nhận bảy giám mục bất hợp pháp này là, thứ nhất, việc họ "tự đề cử và tự tấn phong" vi phạm nghiêm trọng Điều 1382 của Bộ Giáo Luật, trong đó quy định: "Một giám mục tấn phong cho ai đó làm giám mục mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng và người nhận sự tấn phong từ giám mục ấy đều phải chịu vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae)”; và thứ hai, một số bị cáo buộc có các vấn đề thuộc tác phong luân lý.

Các tội "tự đề cử và tự tấn phong" và "các vấn đề thuộc tác phong luân lý" rất khác nhau. Các bằng chứng cần thiết để thiết lập các vi phạm cũng khác nhau. Hành vi "tự đề cử và tự tấn phong" là điều hiển nhiên đối với mọi người và việc vi phạm là điều rõ ràng. Tuy nhiên, việc buộc tội về tác phong luân lý đòi các bằng chứng hiển nhiên hơn. Vì mối liên hệ bất ổn giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, nên Tòa Thánh không thể cử viên chức của mình sang Trung Quốc để điều tra trực tiếp.

Thay vào đó, Tòa Thánh có thể yêu cầu các định chế chính thức của Trung Quốc điều tra. Hiển nhiên, việc này cần nhiều thời gian. Có tin đồn cho rằng Tòa Thánh và Bắc Kinh đã thỏa thuận sẽ tự mình xử lý riêng rẽ các việc làm sai trái của bảy giám mục -trước hết, vấn đề tấn phong bất hợp pháp và thứ hai, các vi phạm khác có thể có. Chắc chắn, chiến thuật này đúng.

Như một điều kiện tiên quyết để ân xá một giám mục được tấn phong bất hợp pháp, là các người tham gia vào việc tấn phong bất hợp pháp (bao gồm cả những người tấn phong và được tấn phong) phải ăn năn hối cải.

Hành vi tấn phong bất hợp pháp thách thức nguyên tắc căn bản định rằng Đức Giáo Hoàng phải là thẩm quyền cao nhất và cuối cùng trong việc quyết định các ứng cử viên giám mục của các Giáo Hội địa phương.

Do đó, như một điều kiện tiên quyết để ân xá một vụ tấn phong bất hợp pháp, là người phạm tội phải có sáng kiến nộp đơn lên Đức Giáo Hoàng và chứng tỏ sự sẵn lòng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, xin sự tha thứ của Đức Giáo Hoàng.

Theo nguồn tin đáng tin cậy, tất cả bẩy giám mục được tấn phong bất hợp pháp đã gửi thư lên Đức Giáo Hoàng. Các vị đã bày tỏ sự sẵn lòng tuân phục Đức Giáo Hoàng vô điều kiện và xin được tha thứ. Với một thái độ ăn năn như thế, việc ân xá hình phạt tấn phong bất hợp pháp là một kết quả rất có thể có. Tuy nhiên, có một điều cần làm rõ. Ân xá việc đề cử và tấn phong bất hợp pháp không tương đương với việc thừa nhận quyền hành chính quản trị một giáo phận. Ban cấp hoặc cầm giữ quyền quản trị một giáo phận phụ thuộc vào các yêu cầu khác. Ví dụ, đã có một vị giám mục được Tòa Thánh bổ nhiệm tại giáo phận đó chưa? Sai sót về luân lý của bất cứ vị nào trong các giám mục bị tố cáo cũng cần được xem xét. Chỉ những ai sống hợp với đức tin, luân lý và Giáo Luật mới được ban cấp quyền quản trị giáo phận mà thôi. Xem xét tất cả các khía cạnh này sẽ cần đến nhiều thời gian và kiên nhẫn hơn của Trung Quốc và Tòa Thánh trước khi vấn đề bảy giám mục tấn phong bất hợp pháp cuối cùng có thể được giải quyết.

Các giám mục của cộng đồng không chính thức cần được chính phủ công nhận

Vấn đề khó khăn nhất trong cuộc đối thoại Trung Quốc -Vatican có lẽ là phải xử lý ra sao vấn đề hơn 30 giám mục của các cộng đồng không chính thức. Tính hợp pháp của Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội tại Trung Quốc được chính phủ thừa nhận tùy thuộc ở việc bao gồm mọi giám mục được tấn phong hợp pháp trong toàn Giáo Hội tại Trung Quốc, chứ không phải chỉ một số vị mà thôi. Vì vậy, để xây dựng một hội đồng giám mục đầy đủ tính hợp pháp và thẩm quyền, đã có đề nghị cho rằng tất cả các giám mục của các cộng đồng không chính thức cũng phải được tuyển lựa. Đương nhiên, điều này đòi Bắc Kinh công nhận danh tính và quyền cai quản giáo phận của họ trong tư cách giám mục. Chắc chắn, Tòa Thánh sẽ đưa ra yêu cầu như vậy. Tuy nhiên, không ai dám chắc Bắc Kinh sẽ sẵn sàng như thế nào trong việc công nhận danh tính và quyền quản trị các giáo phận của các giám mục thuộc các cộng đồng không chính thức. Vì thế, từ nay trở đi, đây sẽ là một chủ đề chính của cuộc đối thoại đối với cả hai bên.

Vấn đề các giám mục thuộc các cộng đồng không chính thức không phải là một bế tắc. Cộng đồng Giáo Hội không chính thức là kết quả của một giai đoạn chính trị và lịch sử đặc biệt. Trước đây, vốn không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, và điều này gián tiếp dẫn đến việc thiếu tin tưởng giữa chính phủ và các giám mục của cộng đồng không chính thức; các vị này luôn nhấn mạnh tới các nguyên tắc của Giáo Hội. Nếu có một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục, một việc hàm nghĩa có sự tin cậy lẫn nhau đáng kể giữa các bên, thì các giám mục của cộng đồng không chính thức sẽ không còn bị coi là phe đối lập cứ khăng khăng nhấn mạnh đến các nguyên tắc tôn giáo. Ấn tượng của chính phủ đối với các ngài sẽ được cải thiện. Hơn nữa, các giám mục trong cộng đồng không chính thức của Giáo Hội tại Trung Quốc, trên thực tế, đều là các điển hình công dân yêu nước. Các ngài chỉ quyết định hành động khác với các đối tác của các ngài trong cộng đồng Giáo Hội chính thức theo sự hiểu biết của các ngài về tín lý Công Giáo. Cũng trên thực tế, thái độ của chính phủ đối với các cộng đồng không chính thức đã thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây so với thập niên 1980. Đối với hầu hết các vị này, chỉ danh tính và quyền hành chính quản trị giáo phận của các vị là không được công nhận thôi. Chứ các vị vẫn có thể toàn tâm toàn trí cống hiến cho công việc mục vụ. Khi sự tin tưởng lẫn nhau giữa Rôma và Bắc Kinh được ổn định và củng cố, thì sự tin tưởng giữa các chính phủ và các giám mục của các cộng đồng Giáo Hội không chính thức sẽ phát triển.

Chìa khóa để giải quyết vấn đề các giám mục không chính thức là sự tin tưởng giữa các giám mục này và chính phủ. Bắc Kinh có lẽ sẽ yêu cầu họ minh nhiên tuyên bố chủ trương của các ngài đối với Hiến Pháp Trung Quốc, luật pháp và các chính sách của nó. Bao lâu chính phủ không yêu cầu một "Giáo Hội độc lập, tự chủ, và tự quản", cũng như các việc "tự đề cử, tự tấn phong" giám mục nữa, thì tất cả những điều này không thành vấn đề đối với các ngài, vì mọi giám mục của các cộng đồng Giáo Hội không chính thức đều là các công dân tốt và yêu nước. Các ngài dạy tín đồ của mình cũng hành xử theo cùng một cách như thế. Vì vậy, kể từ khi chính Rôma thiết lập được sự tin tưởng lẫn nhau với Bắc Kinh, nó cần cố gắng giúp phát triển sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên dựa vào những gì đã đạt được. Cần có thời gian và kiên nhẫn mới thiết lập được sự tin tưởng lẫn nhau. Nó cần được thể hiện cả bằng hành động nữa. Chúng ta nên dành cho Tòa Thánh, các giám mục của cộng đồng không chính thức và Bắc Kinh đủ thời gian để xử lý vấn đề này trong các liên hệ Trung Hoa -Vatican.

Chờ đợi để được tự do hoàn toàn hay giữ vững sự tự do cốt yếu

Sau nhiều năm đối thoại và thương thảo, cả Trung Quốc và Tòa Thánh sẽ đạt đến một sự đồng thuận về vấn đề bổ nhiệm các giám mục. Các đoạn trên cho thấy: thỏa hiệp về vấn đề bổ nhiệm các giám mục giữa Tòa Thánh và Trung Quốc có thể được xem như một cột mốc quan trọng về phương diện phát triển các mối liên hệ giữa hai bên kể từ năm 1951. Dựa vào thỏa hiệp này, các vấn đề về tương lai của Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước, tính hợp pháp của các giám mục bất hợp pháp trong cộng đồng Giáo Hội chính thức, sự công nhận các giám mục hầm trú từ phía Bắc Kinh và việc thành lập Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội tại Trung Quốc sắp sửa được giải quyết. Từ nay trở đi, sẽ không có thêm cuộc khủng hoảng chia rẽ giữa các cộng đồng công khai và hầm trú trong Giáo Hội tại Trung Quốc nữa. Ngược lại, hai cộng đồng này sẽ dần dần tiến tới việc hòa giải và hiệp thông về các khía cạnh pháp luật, chăm sóc mục vụ và các mối liên hệ. Giáo Hội tại Trung Quốc sẽ làm việc với nhau để rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu trên đất Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện đang có một giọng nói không lạc quan về việc đạt được thỏa hiệp Trung Hoa -Vatican. Quan điểm này tuyên bố rằng vấn đề Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc không phải là một vấn đề cá thể; nó có liên quan chặt chẽ với các vấn đề của các nhóm sắc tộc và tôn giáo khác; ví dụ, các vấn đề của Tây Tạng, Tân Cương và quyền tự chủ của các dân tộc. Chính Phủ Trung Quốc sẽ không và không thể bỏ qua các vấn đề này và chỉ xử lý các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo. Nếu chính phủ Trung Quốc không đưa ra một kế hoạch toàn diện để giải quyết các vấn đề này, nó sẽ rất khó khăn trong việc chỉ xử lý với Giáo Hội Công Giáo hay đạt được bất cứ thỏa thuận chủ yếu nào với Tòa Thánh để bảo vệ quyền tự do tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo. Vì vậy, căn cứ vào tình hình xã hội và chính trị của Trung Quốc ngày nay, quả không dễ để chính phủ Trung Quốc đảm bảo các quyền tự do tôn giáo cho người dân ở Trung Quốc, xét vì không có hình ảnh rõ ràng nào về việc đảm bảo và thực thi một dấu hiệu thực sự về tự do tôn giáo, như sự tự do rao giảng, tự do điều hành các định chế giáo dục và các quyền sở hữu tài sản. Cho dù thỏa hiệp Trung Hoa -Vatican có diễn ra đi chăng nữa, thì loại thỏa hiệp này vẫn vô nghĩa. Vì vậy, Tòa Thánh không nên hành động một cách vội vàng để làm điều đó.

Có một số hồ đồ về sự khẳng định nêu trên. Trước hết, đúng là tự do tôn giáo cho các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc có liên hệ chặt chẽ với sự tự do và thực hành của toàn bộ xã hội Trung Quốc. Việc cải thiện tự do của người dân Trung Quốc chắc chắn có lợi cho việc mở rộng quyền tự do tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sẽ không thích đáng nếu ta pha trộn các vấn đề của người Công Giáo với các vấn đề liên quan đến Tây Tạng và Tân Cương. Các vấn đề mà Giáo Hội Công Giáo gặp phải ở Trung Quốc hết sức khác với các vấn đề ở Tây Tạng và Tân Cương. Tây Tạng và Tân Cương không đơn giản chỉ là vấn đề tự do tôn giáo, vì phần lớn là những vấn đề nghiêm trọng của phong trào ly khai, những người có cái hiểu về lãnh thổ và phạm vi chủ quyền cũng như các giải thích về các mối liên hệ giữa các nhóm sắc tộc rất khác với các giải thích của chính phủ trung ương Trung Quốc.

Do đó, họ theo đuổi việc ly khai và độc lập. Việc biến đổi dân chủ của xã hội Trung Quốc, đến một mức độ nào đó, có lẽ sẽ làm suy yếu ý chí của một số người ly khai muốn theo đuổi việc ly khai và độc lập. Tuy nhiên, nó không lái vấn đề ra khỏi các nguồn gốc của họ. Các nước phương Tây, như Tây Ban Nha, Tô Cách Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan không có vấn đề tự do. Tuy nhiên, họ có cấn vấn đề ly khai sắc tộc và cũng đang phải đối diện với mối đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố. Các vấn đề của người Công Giáo không phải về lãnh thổ và chủ quyền. Các tín hữu Công Giáo Trung Quốc nói chung là các công dân yêu nước, các công dân tốt, những người không muốn tham gia các hoạt động chính trị. Họ là những người không đe dọa sự ổn định chính trị và xã hội, và các nhà cai trị Trung Quốc hoàn toàn hiểu điều này. Do đó, họ sẽ không đặt các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo và các vấn đề của Tây Tạng và Tân Cương vào với nhau trên cùng một bình diện. Những người Công Giáo Trung Quốc cũng không nên so sánh các vấn đề của họ với Tây Tạng và Tân Cương. Vì vậy, sẽ không hợp lý khi quả quyết rằng việc giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc phụ thuộc vào việc liệu các vấn đề của Tây Tạng và Tân Cương có thể được giải quyết hay không.

Là một định chế tôn giáo, Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc không phải là một định chế chính trị và không hề có khát vọng chính trị. Giáo Hội không có ý định tham gia vào bất cứ định chế chính trị nào, tham dự hoặc thúc đẩy sự tiến bộ chính trị nào của xã hội Trung Quốc. Giáo Hội tìm cách sống và làm chứng cho niềm tin của mình trên lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, mối quan tâm của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc là xét xem liệu có chỗ nào dành cho tự do tôn giáo để mình thực hành niềm tin của mình hay không thôi.

Giáo Hội Công Giáo có hệ thống hành chính đặc thù riêng của mình, tức hàng giáo phẩm. Những vấn đề mà Giáo Hội Công Giáo đang gặp phải và những vấn đề của các tôn giáo khác ở Trung Quốc có cả các tương đồng lẫn khác biệt. So sánh với các nước phương Tây khác, thì đối với mọi tôn giáo ở Trung Quốc (bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc), các cách truyền bá đức tin, lập trường học hoặc thực hiện quyền sở hữu tài sản của Giáo Hội khá không thỏa đáng. So sánh với các tôn giáo khác ở Trung Quốc, Giáo Hội Công Giáo có một tính năng khác biệt, đó là việc bổ nhiệm các giám mục. Đây là điều các tôn giáo khác không có. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã không mấy tin tưởng vào Tòa Thánh, vì vậy họ đã không cho phép Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục cho các giáo phận địa phương của Giáo Hội tại Trung Quốc và đã cho thi hành chính sách "tự đề cử và tự tấn phong".

Các tôn giáo khác ở Trung Quốc không có chung tính năng này. Khi Bắc Kinh xử lý vấn đề độc đáo này của Giáo Hội Công Giáo, họ sẽ không lôi kéo các tôn giáo khác vào trong đó. Họ sẽ không thay đổi chính sách cụ thể của họ đối với các tôn giáo khác. Vấn đề này chỉ là một vấn đề mà Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc muốn giải quyết khẩn trương, trong khi các tôn giáo khác không quan tâm đến nó. Vì vậy, quả là bất hợp lý khi trộn lẫn các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo với những vấn đề của các tôn giáo khác. Chúng vốn không có những hệ luận chung.

So sánh với sự tự do trong các khía cạnh khác, "sự tự do để Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm giám mục" là một phần của sự tự do tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo, vốn bắt nguồn từ các tín lý nền tảng của Giáo Hội. Việc thiếu phương cách để truyền bá đức tin, để thành lập các định chế giáo dục và sở hữu tài sản Giáo Hội sẽ không đe dọa hoặc gây tổn hại cho bản chất của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, và cũng sẽ không gây thiệt hại lớn lao cho bản chất của Giáo Hội Công Giáo.

Nếu nay Bắc Kinh đã sẵn sàng đạt tới một thỏa hiệp về việc bổ nhiệm các giám mục với Tòa Thánh, thì Giáo Hội tại Trung Quốc sẽ được hưởng một sự tự do cốt yếu, dù chưa phải là tự do hoàn toàn.

Vì Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc có thể duy trì được các truyền thống Công Giáo của mình và là một Giáo Hội Công Giáo theo đúng nghĩa, thì làm thế nào có thể nói được rằng sự tự do để Tòa Thánh bổ nhiệm các giám mục lại không phải là một "tự do tôn giáo thực sự”? Và làm thế nào có thể nói được rằng vì môi trường chính trị không thuận lợi cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, không cho phép nó hưởng sự tự do hoàn toàn trong phương cách truyền bá đức tin, lập trường học và phục hồi các tài sản của mình, nên Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc nên chờ đợi một thời gian dài và Tòa Thánh cần phải từ bỏ thỏa hiệp hiện tại với Bắc Kinh? Nếu từ bỏ sự tự do cốt yếu hiện nay, Giáo Hội rất có thể không đạt được nhiều điều hơn, trái lại có thể sẽ mất hết sự tự do của mình. Các lựa chọn trước mắt chúng ta, một là nắm bắt sự tự do cốt yếu vào lúc này và trở thành một Giáo Hội không hoàn hảo, nhưng là một Giáo Hội thực sự, sau đó đấu tranh cho sự tự do hoàn toàn với hy vọng tiến tới một Giáo Hội hoàn hảo, hoặc từ bỏ sự tự do cốt yếu và không được gì cả, rồi sau đó chờ đợi để được tự do hoàn toàn, nhưng không ai biết khi nào nó sẽ xảy ra. Trong thực tế, các nguyên tắc luân lý của Giáo Hội dạy chúng ta, trong hai điều xấu, phải chọn điều ít xấu hơn. Do đó, dưới lời dạy của nguyên tắc hiện thực lành mạnh mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn dạy chúng ta, điều rõ ràng là Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc nên theo con đường nào.

25 tháng Giêng năm 2017

Ngày Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại

___________________________________________________________________________________________

Ghi chú

[1] Qui Chế của Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước (thông qua tại Đại Hội Bẩy Các Đại Biểu Công Giáo tại Trung Quốc tháng Bẩy băm 2004), Điều 3 Chương 1; trên trang mạng của Cơ Quan Tôn Giáo Vụ của Nhà Nước, công bố năm 2004, http://www.sara.gov.cn/zcfg/qgxzjttxgjgzd/6427.htm

[2] Các Qui Định về việc Lựa Chọn và Phong Chức Giám Mục tại Trung Quốc dưới quyền Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc do chính phủ kiểm soát, trên trang mạng của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, công bố năm 2013. http://www.chinacatholic.cn/html1/report/1405/570-1.htm

[3] Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Thư gửi các giám mục, linh mục, người thánh hiến và tín hữu giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, 2007, số 7.

[4] Qui Chế của Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước (thông qua tại Đại Hội Bẩy Các Đại Biểu Công Giáo tại Trung Quốc tháng Bẩy băm 2004), Điều 2 Chương 1; trên trang mạng của Cơ Quan Tôn Giáo Vụ của Nhà Nước, công bố năm 2004.

[5] Qui Chế của Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước (thông qua tại Đại Hội Bẩy Các Đại Biểu Công Giáo tại Trung Quốc tháng Bẩy băm 2004), Điều 4 Chương 2; trên trang mạng của Cơ Quan Tôn Giáo Vụ của Nhà Nước, công bố năm 2004.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của đồng hương Thái Bình tại giáo xứ Tân Phú và Martinô Sàigòn
Phương Nga
09:19 10/02/2017
LỄ TẠ ƠN VÀ CẦU NGUYỆN HIỆP NHẤT CỦA ĐỒNG HƯƠNG THÁI BÌNH GIÁO XỨ TÂN PHÚ – MARTINO

“ Con người có Tổ có Tông –như cây có Cội như sông có Nguồn “ (ca dao VN)

Với mục đích muốn quy tụ các con dân Đồng hương Thái Bình về cùng một đại gia đình hiệp nhất; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ Giám mục Giáo phận Thái Bình đã nhiều lần vào Nam thăm các gia đình gốc Thái Bình ở nhiều giáo xứ và hôm nay vào lúc 17g ngày 07-02-2017,một buổi họp mặt Đồng Hương Thái Bình của hai xứ Tân Phú và Martino cùng Đức Cha Phêrô được tổ chức tại gx Tân Phú.

Xem hình

Từ 16g30,ông Nguyễn Thế Đạt đại diện BTC đã có mặt ở cổng nhà thờ để ân cần đón tiếp từng thành viên trong Đồng hương Thái Bình;đến dự lễ có Đức Cha Phêrô chủ chăn giáo phận Thái Bình,Cha Giuse Trịnh Tiến Thành GP Thái Bình),Cha Phêrô Nguyễn Quốc Túy (Trưởng ban Đồng hương Thái Bình ) Cha Phanxico Assisi Lê Quang Đăng (Phó ban ) Cha Phêrô Phan Khắc Từ (Tổng biên tập báo Công Giáo Dân tộc) Cha Phêrô Võ Hải Điền ( VK Lào –Con dân xứ Tân Phú ) Cha Giuse Vũ Minh Thùy (Đồng hương TB) Cha Phêrô Nguyễn Quốc Hoàng (Dòng Cát Minh) Cha Giuse Kiều Hoàng An (gx Tân Phú ) Cha Giuse Nguyễn Văn Lãnh (Phó xứ Hòa Hưng ) Quý HĐMV trong ĐHTB ) Các Bà mẹ CG, Ca đoàn Giuse,Ban Truyền Thông cùng Cộng đoàn ĐHTB giáo xứ Tân Phú và Martino.

Cha Chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh đã đón tiếp Đức Cha Phêrô,Quý Cha ĐHTB,Quý Cha Khách và CĐ tại văn phòng gx Tân Phú, cùng trao đổi, thăm hỏi về quê quán Thái Bình và chụp hình lưu niệm,lúc 17g15 Hội Các Bà mẹ CG có giờ cầu nguyện và sau đó một số chị em trong y phục cổ truyền cùng CĐ Thái Bình đã rước đoàn đồng tế lên bàn thánh.

Ca đoàn Giuse hát Ca nhập lễ “Về nơi đây”với những tiết điệu thiết tha tăng thêm sự ấm cúng và ý nghĩa cho thánh lễ. Đức Cha Phêrô chia sẻ

Tôi rất vui mừng có mặt cùng Quý Cha và CĐ trong thánh đường này,nhưng phải xin lỗi vì sức khỏe không tốt,tôi bị khan tiếng nên sẽ nhờ Cha Phêrô TB cùng chủ sự thánh lễ,xin gửi lời chúc Năm Mới đến Cha Xứ Tân Phú Giuse đã cho phép tổ chức buổi lễ và Quý Cha đồng tế đã đến hiệp dâng thánh lễ đặc biệt cho ĐHTB hôm nay,cách riêng những người con ĐHTB tại miền Nam,với 7 năm phục vụ giáo phận Thái Bình,ngày nào tôi cũng cầu nguyện cho Bà con.cám ơn CĐ cũng đã đến hiệp dâng thánh lễ cho ĐHTB.

Theo bài Tin mừng Thánh Marco,Đức Cha diễn giảng: Hôm nay là ngày đầu năm, chúng ta hướng lòng về cội nguồn,tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho sự hiệp nhất của chúng ta;như CĐ đã biết,một số gia đình Phật giáo thờ cúng Tổ tiên và mời ông bà cha mẹ về ăn Tết, trong suốt thời gian ba ngày đó họ không đi đâu mà chỉ quanh quẩn ở nhà vì nghĩ rằng người khuất mặt đang ở bên cạnh họ.khi ăn uống họ cũng đặt thức ăn lên bàn thờ cúng với ý nghĩ mời Tổ tiên ăn trước rồi họ mới ăn sau,dù họ biết rõ người khuất mặt không thể ăn được,nhưng họ vẫn làm như vậy.

Hiếu kính với Tổ tiên là giới răn Chúa đã truyền,nhưng đạo Công Giáo chúng ta không thể hiện như người Lương mà chúng ta có những cách khác như xin lễ,đọc kinh cầu nguyện cho người đã qua đời nhất là Ông bà cha mẹ;tuy nhiên theo tôi nhận thấy,chúng ta còn thiếu sót về việc tưởng nhớ vì một số gia đình CG bàn thờ làmTổ tiên rất sơ sài,nhiều khi chỉ đặt di ảnh Tổ tiên,còn trang trí thì không có gì cả,từ đó Lương dân suy nghĩ là người CG không hiếu kính với Tổ tiên và cha mẹ như họ.

Có những Lương dân cúng từng bậc,từ cao xuống thấp như Trời, Phật và Tổ tiên nhưng cũng có nhiều người chỉ thờ ông bà cha mẹ; họ chưa nhận ra Cha mẹ của đầu tiên của nhân loại là Thiên Chúa,nên ta phải gợi ý cho họ về điều này,rồi chính chúng ta cũng phải có ý niệm rằng: Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài,quyền năng sáng tạo;nhưng đồng thời Chúa cũng là Cha mẹ đầu tiên của chúng ta.Nếu nghĩ như vậy ta sẽ cảm nhận Chúa rất gần với chúng ta,còn nếu ta chỉ coi Chúa là Đấng cao sang và uy quyền thì ta sẽ thấy Chúa rất xa cách chúng ta;với những người gần đất xa trời thì họ dễ có tâm tình này vì họ biết mình sắp về với Chúa là Cha mẹ đầu tiên khi họ cảm nhận được rằng khoảng cách với thế gian ngày càng ngắn lại.

Xin Chúa ban cho Tổ tiên chúng ta được sớm về Nước trời,xin Cha mẹ đầu tiên chúc lành cho Cộng đoàn chúng ta được một Năm mới bình an và từng giây phút chúng ta luôn nhớ về Cha mẹ đầu tiên của mình cũng như Ông bà cha mẹ và sống sao cho đẹp lòng Chúa và hiếu kính với Tổ tiên trong lúc chúng ta còn tại thế.

Cuối thánh lễ,ông Trùm Phán đại diện Gia đình Đồng hương Thái Bình dâng lời tri ân lên Đức Cha Phêrô chủ chăn Thái Bình,Quý Cha Đồng tế đã dành những thời giờ quý báu đến giảng dạy và họp mặt với con cái ĐHTB,tri ân Cha Chánh xứ Tân Phú Giuse,HĐMV, Quý đoàn thể, Hội các BMCG,Ca đoàn Giuse,ban Truyền Thông,cùng CĐ dân Chúa gx đã cùng chia sẻ niềm vui,Ông cũng kính chúc Đức Cha Phêrô,Quý Cha Đồng hương,Quý Cha đồng tế,Cha Chánh xứ Tân Phú cùng CĐ một Năm mới an khang thịnh vượng trong tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ Maria,cùng với một bó hoa tươi thắm kính dâng lên Đức Cha,vị chủ chăn như Chúa Giêsu mục tử đã bỏ 1 con chiên trong chuồng để vào tận miền Nam tìm 99 con chiên Thái Bình tản mác ở các gx dù đôi khi các con chiên này là những con chiên chưa ngoan và chưa tốt như lòng Đức Cha mong ước.

Sau bài kết lễ “Nhớ ơn Cha mẹ” Đại gia đình ĐHTB và CĐ đã tranh thủ chụp hình với Đức Cha Phêrô và Quý Cha,vì tình yêu thương trước khi bay ra Thái Bình, Đức Cha đã nán lại dự bữa cơm thân mật cùng ĐHTB và chúc lành cho mọi người;được biết người gợi ý tổ chức buổi họp mặt này là ông Giuse Trần Bình Đình (Đương nhiệm Trùm chánh họ Thăng Thiên) gx Tân Phú.

Phương Nga
 
Thánh lễ dành cho bệnh nhân tại giáo xứ Tân Phú Hoà, Sàigòn
Martino Lê Hoàng Vũ
19:38 10/02/2017
Giáo xứ Tân Phú Hòa Sàigòn: Thánh lễ bệnh nhân

Chiều nay ngày 10.2.2017 tại Giáo xứ Tân Phú Hòa,hạt Phú Thọ đã diễn ra thánh lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cử hành ngày thế giới bệnh nhân.

Xem hình

Lúc 18 g,cha chánh xứ Tân Phú Hòa Giuse Nguyễn Văn Trọng đã chủ sự thánh lễ.Tham dự có đông đảo cộng đoàn giáo xứ, đặc biệt là các cụ cao tuổi,cùng với các bệnh nhân.

Trong lời mở đầu,cha chánh xứ mời gọi các anh chị em đang đau bệnh hãy chạy đến với Đức Mẹ.Xin Mẹ ban ơn bình an trong lúc đang phải chịu những đau đớn về thể lý và tinh thần. Chúng ta đến với Mẹ Maria như tại Lộ Đức hằng ngày có trên cả trăm ngàn người đến để xin ơn chữa lành từ dòng suối của Mẹ Maria.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha chánh xứ nói đến sự can thiệp của Mẹ Maria trước tòa Chúa để cầu xin ơn trợ giúp cho những người đau bệnh,già yếu. Dựa theo trình thuật Tin Mừng Gioan kể chuyện Đức Giêsu thực hiện phép lạ tại Cana qua sự thỉnh cầu của Mẹ Maria.Quý ông bà,các anh chị em già yếu đang đau bệnh chắc chắn ai cũng cảm nghiệm lợi ích của việc lần hạt Mân Côi.Chúng ta không còn làm được gì nữa, nhưng lại có thời gian để lần hạt cầu xin với Mẹ Maria,xin Mẹ nâng đỡ chỉ dạy chúng ta luôn sống đẹp lòng Chúa.Đó cũng là con đường đưa dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giê su.Cuộc đời Mẹ Maria luôn có Chúa ở cùng,cuộc đời mỗi người chúng ta cũng phải luôn có Chúa ở cùng.Có thể chúng ta không còn nhanh nhẹn,không còn minh mẫn,không còn đi lại được,không còn sức khỏe nhưng chúng ta phải ý thức mỗi phút giây là một hồng ân Chúa ban.Chúng ta trân trọng cuộc sống và cũng xem mỗi một ngày trong đời mình là ngày cuối cùng,để khi qua một đêm nếu Chúa gọi chúng ta về, chúng ta mau mắn đáp lại trong thái độ tỉnh thức vì biết mình như người đầy tớ chu toàn bổn phận chủ giao.Cha chánh xứ chia sẻ những kinh nghiệm khi trải qua đau bệnh vì ngài cũng lớn tuổi.Cha cũng có những lúc cơn đau bệnh lên nguy kịch tưởng chết.Cha kết luận,có đau bệnh mới hiểu và thông cảm với người bệnh.Chúng ta xin cho mình được ơn bình an trong lúc tuổi già,đang khi đau bệnh.

Sau bài giảng,cha chánh xứ ban bí tích Xức dầu bệnh nhân cho các cụ và những người đau bệnh.

Thánh lễ đươc tiếp tục như thường lệ.

Kết thúc thánh lễ cha chánh xứ làm phép những phần quà được tặng cho các bệnh nhân và người già.Có tất cả 173 phần quà cho các cụ từ 70 tuổi trở lên được các ông trùm mang đến từng gia đình.

Xin Mẹ Maria luôn ở bên cạnh những ông bà anh chị em đau bệnh để họ cảm nghiệm được lòng từ ái che chở của Mẹ,để họ có thể chịu đựng mọi đau đớn bệnh tật gây ra như kết hiệp với những đau khổ trên thập giá của Chúa Giêsu, mà sinh ơn ích cho các linh hồn.Xin Mẹ ban ơn bình an và trợ lực cho những ai đang đau khổ thể xác và tinh thần.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Văn Hóa
Tản mạn về Tình Yêu
Lm. Bosco Dương Trung Tín
09:23 10/02/2017
Tản mạn về Tình Yêu

Nói đến tình yêu thì trên đời có nhiều thứ để yêu, như “yêu tổ quốc, yêu đồng bào”; yêu thiên nhiên, yêu thú cưng; yêu cha mẹ, yêu bạn bè; yêu nghề nghiệp; yêu Thiên Chúa, yêu con người. Đặc biệt là tình yêu Nam Nữ. Tình yêu này rất hấp dẫn và li kỳ, làm cho con người hạnh phúc. Xin bàn về tình yêu đầy hấp dẫn và li kỳ này.

Trong sách sáng thế có kể sau khi Chúa dựng nên A-đam, Chúa rút xương sườn của ông và tạo nên E-và. Đem tời cho A-đam, Ông liền nói: Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi(x.St2,23). Và “người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, cả hai nên một xương một thịt”(xSt2,24). Người Việt mình có phong tục gọi vợ chồng là “mình ơi”. Mình là “tôi”, là “cái nửa của tôi”. Thật là chí lý! Tình yêu là Thế; thật đẹp; thật hấp dẫn; thật li kỳ và thật là tuyệt vờ

Đức Giê-su nói: “Anh em là muối đất; muối mà nhạt thì lấy cái gì làm cho nó mặn lại được”(x.Mt5,13). Tôi liên tưởng đến tình yêu của vậy. Tình yêu đẹp đẽ đấy, tuyệt vời đấy, nhưng khi tình yêu mà nhạt đi thì lấy gì làm cho nó mặn mà lại được? Một khi tình yêu đã mất thì không thể lấy lại. Nó như thời gian trôi qua, không bao giờ trở lại. Bởi đó mà ta phải trân trọng và gìn giữ tình yêu của mình. Vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa; tình yêu là hồng ân Chúa ban(x.1Ga4,7) và Tình yêu là Thiên Chúa; Thiên Chúa là tình yêu(x.1Ga4,8).

Trân trọng Tình Yêu.

Đó là món quá quí hiếm trên trần gian, vì đâu có phải ai đến tuổi yêu là yêu và có người yêu đâu. Có người chẳng yêu ai và cũng chẳng ai yêu cho đến già, cho đến chết. Có người thì với cái nhìn đâu tiên đã yêu chết mê chết mệt. Người ta gọi đó là tiếng sét ái tình. Nếu người đó đã có gia đình thì thật là đau khổ và khốn khổ. Tình yêu đơn phương. Nếu người đó là người chưa lập gia đình thì thật là diễm phúc. Nếu người đó chấp nhận tình yêu đó thì không có hạnh phúc nào bằng; vì người ta nói “yêu và được yêu là hạnh phúc nhất” mà. Nếu người đó là tu sĩ hay linh mục thì phải cẩn trọng, để đón nhận tình yêu đó cũng như thánh hóa tình yêu đó; sao cho yêu nhau trong Chúa; cùng nâng đỡ và giúp nhau sống trọn ơn gọi của mỗi người. Chứ không bỏ tu để sống với nhau.

Vì tình yêu đến từ Thiên Chúa và cho hết mọi người, dù già hay trẻ. Có U70, vẫn yêu được như thường. Có người cho rằng, già rụng hết răng rồi mà còn yêu chi nữa? Yêu đâu phải để cắn nhau đâu mà cần có răng. Khi nào con người còn thở thì vẫn có khả năng yêu như thường. Tình yêu li lỳ là ở chỗ đó. Hấp dẫn ở chỗ đó. Tình yêu không phải muốn là có hay không muốn là thôi. Cho nên ai đang có tình yêu thì không được bỏ và ai không có thì không được tìm; không được ép, không được mua chuộc.

Có khi tình yêu xuất phát từ một biến cố nào đó hay một sự tình cờ giúp đỡ nào đó, để rồi hai người gặp nhau, quen nhau và yêu nhau. Có những người mãi mãi vẫn chỉ là bạn. Tình yêu thật kỳ diệu và luôn luôn bất ngờ; không thể ép buộc cũng không thể mua chuộc.

Tình yêu cũng không là một sự lựa chọn ai hơn ai; ai đẹp hơn ai; ai giỏi hơn ai. Tình Yêu là yêu con người, chứ không yêu cái đẹp; không yêu tiền, không yêu của, không yêu khả năng. Tình yêu là bất biến; cái đẹp, tiền của có người sẽ qua đi. Cũng chưa chắc nhiều tiền nhiều của, giỏi dang mà hạnh phúc.

Có một câu hỏi thú vị là : Đẹp mới yêu hay yêu mới đẹp, chọn cái nào?

Nếu đẹp mới yêu thì khi hết đẹp thì hết yêu và bỏ nhau à? Con người đâu có đẹp mãi được. Nếu chọn cách này thì hơi phiêu lưu và chắc chắn sẽ không tồn tại lâu bền được. Còn yêu rồi thì cái gì cũng đẹp, cũng vừa lòng hết. Cách này thì OK. Người khác thấy không được, nhưng anh ta, cô ta thấy được thì OK, có sao đâu; sẽ rất hạnh phúc.

Có người bảo, nó xấu thế mà cũng lấy. Thật là Vô duyên! Người ta lấy chứ mình lấy đâu mà nói. Rồi lại tự cao nữa chứ: Người đó có gì hơn tôi; đẹp gì bằng tôi; giỏi gì bằng tôi? Nói như thế là không hiểu biết tí gì về tình yêu cả. Tình yêu là sự cảm nhận của hai trái tim, chứ không lệ thuộc vào tiền của hay sắc đẹp. Tình yêu là yêu trọn con người, yêu cái nết, chứ không yêu sắc, yêu tiền. Đẹp mà dữ như chằng tinh; giỏi mà luôn khó chịu, mưu mô; giàu mà kênh kiệu thì ai mà thương, ai mà lấy, ai mà yêu.

Tình yêu là để có nhau và sống trong hạnh phúc. Mà kinh nghiệm cho thấy tình và tiền không bao giờ đi đôi với nhau. Có tình thì không có tiền; có tiền thì không có tình. Tiền của và hạnh phúc cũng không đi với nhau. Hạnh phúc đây là hạnh phúc trong tình yêu. Không ai có tiền của mà hạnh phúc bao giờ; cũng không ai hạnh phúc mà giàu có bao giờ. Trong hai chỉ chọn một và chỉ có một mà thôi. Giàu thì không có hạnh phúc và có hạnh phúc thì chỉ có đủ tiền hoặc đủ ăn hằng ngày thôi.

Có lắm tiền nhiều của lại sinh tật, của mày, của tao chứ không còn là của chung nữa.

Đức Giê-su nói: Anh em là ánh sáng cho trần gian(x.Mt5,14). Theo tôi, ánh sáng cũng có thể hiểu là tình yêu. Tình yêu như chiếc đèn tỏa sáng. Chiếc đèn tỏa sáng thì cần phải có dầu hay có điện và tất nhiên phải châm dầu và sạc điện thường xuyên, nếu không sẽ có ngày đèn tắt. Cũng vậy, ta cũng phải gìn giữ tình yêu của mình, đừng để cho nó hết dầu, hết pin, tình yêu sẽ tắt. Chẳng cần phải làm gì cao sang hay cao cả, để cho tình yêu mãi còn và thăng hoa ta chỉ cần làm những việc bình thường hàng ngày thôi. Nhưng ta làm, ta giúp đỡ, ta tương trợ trong tình yêu; ta trao đổi với nhau để tìm cái hay nhất, đúng nhất; có sự đồng thuận; có sự hiệp nhất, không có chuyện hơn thua; cao thấp: “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” mà.

Rồi cũng phải tôn trọng sự riêng tư của nhau, đó là tin tưởng tuyệt đối. Nếu có nghi ngờ gì thì phải hỏi để hiểu cho rõ và thêm tin tưởng. Nếu không, sự nghi ngờ sẽ sói mòn và làm sụp đổ tất cả. Ánh sáng tình yêu sẽ nhanh chóng lụi tàn. Tình yêu là “Anh nói, em nghe; Em nói Anh nghe”, còn gì hạnh phúc bằng. Nếu “anh nói Anh nghe; Em nói Em nghe” thì đường ai nấy đi.

Tình yêu cũng không nên ép buộc hay mua chuộc, chiếm cho bằng được. Nếu có chiếm được đi nữa cũng chỉ chiếm được “cái xác” không hồn thôi. Chiếm được cái xác không hồn thì như “khúc cây” vậy; rồi sẽ vỡ mộng, chán trường và bất hạnh. Tình yêu cần sự tự do và tự nguyện: “Ép dầu ép mỡ, ai lỡ ép duyên”.

Ta phải làm gì để có tình yêu; để có người yêu mình đây? Ta cứ sống tốt lành, khiêm tốn, chân tình, chân thành; chăm chỉ học hành; kiên trì luyện tập và siêng năng làm việc, sẽ có người yêu, sẽ có người thương. Chẳng cần thổi loa; cũng chẳng cần ga lăng, sẽ có người chết mê chết mệt. Chúa nói: “Người ta sẽ thấy công việc tốt đẹp của anh em làm mà ngợi khen Cha anh em Đấng ngự trên trời”(x.Mt5,16). Họ ca rằng: Cám ơn Chúa đã ban người đó cho con và những gì Chúa ban cho con, xin Chúa gìn giữ và đừng lấy lại. Có thể nói: Người ta sẽ thấy những việc tốt đẹp anh em làm mà yêu thương anh em.

Rồi khi có tình yêu rồi thì phải có sự hy sinh. Yêu là hy sinh; yêu nhau thì hy sinh cho nhau: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người thí mạng vì người mình yêu”(x.Ga15,13).

Đã yêu thì vô điều kiện: yêu thì hoàn toàn tự do và tự nguyện; yêu thì không nề hà; yêu thì vô tư. Cả tính mạng còn hy sinh huống hồ là những thứ khác. Yêu là tha thứ tất cả; tin tưởng tất cả; hy sinh tất cả cho người mình yêu. Như thế mới tuyệt vời chứ.

Lời kết.

Tình yêu quí lắm ai ơi,

Không thấy tận mắt, không sờ tận tay.

Thế nhưng quan trọng lắm thay,

Cho ta hạnh phúc cơ may vui mừng.

Thương thương, nhớ nhớ vô chừng,

Yêu đời yêu Chúa vang lừng muôn năm.
 
Đảo Tobago nằm cuối phía Nam vịnh Caribbean
John
13:44 10/02/2017
Scarborough, Tobago - Hòn đảo Tobago được coi như người em gái của Trinidad, hai đảo họp thành đảo quốc Trinidad-Tobago mà thủ đô là Port of Spain nằm trên đảo Trinidad mà chúng tôi vừa thăm hôm qua.

Hình ảnh

Hai đảo này cách xa nhau chừng 30 kilometers tức 19 miles. Đảo Tobago rất nhỏ chỉ có 300 cây số vuông với dân số có 60.000 người. Và chính thù đô Scarborough chì có 1.000 người sống ở đây.

Dân chúng trên đảo Tobago đa phần cảm thấy họ như ở một quốc gia riêng biệt. Họ nói ngôn ngữ riêng và 90% dân chúng tại đảo này có nguồn gốc từ Phi châu hơn là dân hỗn hợp như ở bên đảo Trinidad.

Không giống như ở Trinidad đã rất phát triển về kỹ nghệ, dân Tobago sống nhờ phục dịch cho ngành du lịch, nông sản, đánh cá.

Về phương diện thực phẩm và thức ăn thì hai hòn đảo có những món ăn tương tự, như roti phong cách Ấn Độ, hay bánh mì dẹp ăn kèm với tất cả mọi thứ khác. Nhưng món Cà-ri cua, và bánh bao là đặc biệt Tobago. Đây là món ăn phổ biến (tuy rất hỗn tạp đủ thứ) có bầy bán khắp nơi, món này mọi du khách đều nên ăn và nếm thử cho biết.

Âm nhạc chơi trên đàn tambrin tạo ra âm thanh bạn sẽ không nghe được ở đâu khác. Trống căng bằng da dê cũng tương tự như đàn tambourine được người nô lệ phát minh ở Tobago bằng cách sử dụng vật liệu mà họ có ở đây.

Tobago là ít phát triển hơn Trinidad, vì thế mà những ai hâm hộ thiên nhiên tìm đến đây nghỉ ngơi. Có nhiều loài chim quý hiếm sống tại các thảm thực vật chạy suốt chiều dài của đảo theo sườn núi lửa. Đảo có cả một chương trình bảo vệ thiên nhiên các giống chim, thú vật, nhất là rùa và cây cối và các loại hoa.

Những người khao khát các môn thể thao dưới nước cũng tìm đến các bãi biển ở Tobago, ở vịnh và cả đảo ngoài khơi.

Chúng tôi đã theo một tour du lịch đi một vòng vùng miền Nam của Đảo. Trước tiên là đến khu du lịch và bãi biển Milford Bay, sau đến bãi tắm Bucco Bay, rồi tiếp tục đi dọc bờ biển đường Windward, đi qua nhiều làng mạc. Quan sát cách xây nhà cửa và lối sống thì thấy dân chúng còn sống trong nghèo nàn. Nhìn những nhà lợp tôn và những cụm tre xanh, tôi nhớ tới năm 1954 khi dư cư vào Miền Nam gia đình định cư trên miền rừng Gia Kiệm cũng với những nhà mái tôn và những con đường vòng veo qua những cành rừng quen thuộc…

Tiếp đến chúng tôi lên núi Mt Irvine Bay nhìn toàn cảnh và nơi đây có sân golf rộng rãi thỉnh thoảng là những nhóm cây dừa có quả cao chót vót (chứ không như ở Việt Nam thân dừa thấp nhưng to).

Chúng tôi đi thăm hai địa danh lịch sử trên đảo là Pháo đài James thành lập năm 1650 và Pháo đài King George. Pháo đài King George lớn được xây dựng vào thập niên 1770 và được chiếm đóng và sử dụng cho đến năm 1800. Bảo tàng viện thành phố còn lưu trữ các vũ khí và hiện vật thời tiền Columbo.

Lái xe đi một vòng thành phố Scarborough, thủ đô của Tobago và trở về tầu du lịch.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bừng Sáng Đầu Ngày
Nguyễn Bá Khanh
19:05 10/02/2017
BỪNG SÁNG ĐẦU NGÀY
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngày mới
Nắng mới
Niềm tin phơi phới.!
(nbk)