Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm lễ Mồng Một Tết năm Bính Thân
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
06:26 10/02/2016
Phó Thác Và Tin Tưởng Vào Chúa
SUY NIỆM LỄ MỒNG MỘT TẾT NĂM BÍNH THÂN
(Mt 6, 25-34)
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”
Thế là năm cũ Ất Mùi, trong Thập Nhị Địa Chi gọi là năm Dê đã qua, năm mới với tên là Bính Thân, tức năm Khỉ hay còn gọi là Khởi vừa đến. Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật, thuộc loài có vú, sinh con, có 4 chân như : Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Chó, Mèo v.v, nhưng hai chân trước có thể biến thành tay, ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, đẽ bắt chước loài người. Vì thế Khỉ được người huấn luyện để biểu diển trong những đoàn xiếc cùng với Voi, Chó, Ngựa mà chúng ta thường thấy, nhất là trong film Tarzan. Khỉ, có họ với Đười Ươi, Vượn, Vượn, Di hầu, Mộc Hầu, Tề Thiên Đại Thánh tức Tôn Ngộ Không v.v. Khỉ, có Khỉ đột, Khỉ lọ nồi, Khỉ bạc má. Thuốc làm từ Khỉ rất tốt, nên con người giết Khỉ nấu cao. Có thứ gọi là Não Hầu tức Óc Khỉ chữa bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại.
Thôi thì cho dù năm Khỉ hay Heo, Mèo, Gà thì cả tháng nay, mọi người đã sắm Tết, ăn Tết rồi. Hôm nay ngày đầu năm mới, ai cũng có cảm tưởng là có cái gì đó mơi mới, nên dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, và sẽ còn chúc tết nhau nữa. Thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng, kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo. Ngoài bánh chưng bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Vì thế, ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc như :
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG
Chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Con cháu chúc ông bà
Sống lâu sức khỏe
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Năm con Khỉ ngoài chúc ra con người còn mong ước nữa
Khỉ ơi ta bảo khỉ này
Khỉ đem vàng bạc chất đầy nhà ta
Nỗi buồn, nước mắt đem ra
Niềm vui, hạnh phúc khỉ mau chở về …
Khỉ ơi khỉ nhắn dùm ta
Phát tài phát lộc muôn nhà an vui!
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6,34). Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai… tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Người Kitô hữu cũng có tập tục, truyền thống rất quí là dâng những giây phút đầu năm cho Thiên Chúa. Người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới. Lời nguyện nhập lễ chúng ta xin :" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài" (Tv 66, 2-3).
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ Tân Niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Bàn đến người tuổi Khỉ, thường có tài chí cao, sáng suốt, lại có trí tiến thủ mạnh mẽ, nhanh nhẹn linh lợi dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đặc biệt người tuổi này có tính cách cứng rắn, thích cạnh tranh trên đường đời, thích hướng ngoại. Tuổi Thân khi vui, buồn, lo lắng hay biểu lộ qua ngôn ngữ cửa miệng và dáng vẻ bề ngoài, tính rộng rãi, thoáng đãng có mối quan hệ tốt với bạn bè nên có quí nhân phù trợ. Trong quan hệ giao tiếp, người tuổi Thân luôn rất lão luyện vì đó là sở trường của họ.
Người nữ tuổi Khỉ có nét duyên tươi tắn, rạng rỡ, tự nhiên. Họ ở đâu là nơi ấy trở thành vui vẻ, phấn chấn. Giới mày râu rất thích sự năng động, linh hoạt, duyên dáng và nét đẹp của họ.
Tết con Khỉ đến rồi. Hy vọng Năm Mới Bính Thân sẽ có nhiều đổi mới để con người, tổ quốc và Giáo Hội Việt Nam được phát triển nhanh hơn.
Nhân dịp bước sang năm Bính Thân cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM LỄ MỒNG MỘT TẾT NĂM BÍNH THÂN
(Mt 6, 25-34)
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”
Thế là năm cũ Ất Mùi, trong Thập Nhị Địa Chi gọi là năm Dê đã qua, năm mới với tên là Bính Thân, tức năm Khỉ hay còn gọi là Khởi vừa đến. Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật, thuộc loài có vú, sinh con, có 4 chân như : Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Chó, Mèo v.v, nhưng hai chân trước có thể biến thành tay, ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, đẽ bắt chước loài người. Vì thế Khỉ được người huấn luyện để biểu diển trong những đoàn xiếc cùng với Voi, Chó, Ngựa mà chúng ta thường thấy, nhất là trong film Tarzan. Khỉ, có họ với Đười Ươi, Vượn, Vượn, Di hầu, Mộc Hầu, Tề Thiên Đại Thánh tức Tôn Ngộ Không v.v. Khỉ, có Khỉ đột, Khỉ lọ nồi, Khỉ bạc má. Thuốc làm từ Khỉ rất tốt, nên con người giết Khỉ nấu cao. Có thứ gọi là Não Hầu tức Óc Khỉ chữa bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại.
Thôi thì cho dù năm Khỉ hay Heo, Mèo, Gà thì cả tháng nay, mọi người đã sắm Tết, ăn Tết rồi. Hôm nay ngày đầu năm mới, ai cũng có cảm tưởng là có cái gì đó mơi mới, nên dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, và sẽ còn chúc tết nhau nữa. Thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng, kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo. Ngoài bánh chưng bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Vì thế, ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc như :
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG
Chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Con cháu chúc ông bà
Sống lâu sức khỏe
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Năm con Khỉ ngoài chúc ra con người còn mong ước nữa
Khỉ ơi ta bảo khỉ này
Khỉ đem vàng bạc chất đầy nhà ta
Nỗi buồn, nước mắt đem ra
Niềm vui, hạnh phúc khỉ mau chở về …
Khỉ ơi khỉ nhắn dùm ta
Phát tài phát lộc muôn nhà an vui!
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6,34). Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai… tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Người Kitô hữu cũng có tập tục, truyền thống rất quí là dâng những giây phút đầu năm cho Thiên Chúa. Người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới. Lời nguyện nhập lễ chúng ta xin :" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài" (Tv 66, 2-3).
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ Tân Niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Bàn đến người tuổi Khỉ, thường có tài chí cao, sáng suốt, lại có trí tiến thủ mạnh mẽ, nhanh nhẹn linh lợi dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đặc biệt người tuổi này có tính cách cứng rắn, thích cạnh tranh trên đường đời, thích hướng ngoại. Tuổi Thân khi vui, buồn, lo lắng hay biểu lộ qua ngôn ngữ cửa miệng và dáng vẻ bề ngoài, tính rộng rãi, thoáng đãng có mối quan hệ tốt với bạn bè nên có quí nhân phù trợ. Trong quan hệ giao tiếp, người tuổi Thân luôn rất lão luyện vì đó là sở trường của họ.
Người nữ tuổi Khỉ có nét duyên tươi tắn, rạng rỡ, tự nhiên. Họ ở đâu là nơi ấy trở thành vui vẻ, phấn chấn. Giới mày râu rất thích sự năng động, linh hoạt, duyên dáng và nét đẹp của họ.
Tết con Khỉ đến rồi. Hy vọng Năm Mới Bính Thân sẽ có nhiều đổi mới để con người, tổ quốc và Giáo Hội Việt Nam được phát triển nhanh hơn.
Nhân dịp bước sang năm Bính Thân cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thánh lễ Giao Thừa: Năm Bính Thân 2016
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:20 10/02/2016
THÁNH LỄ GIAO THỪA : NĂM BÍNH THÂN 2016
Mt 5, 1-10
Thánh lễ đêm giao thừa là giây phút linh thiêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người,vạn vật và thiên nhiên, vũ trụ giao hòa với nhau, Tổ tiên về sum họp với con cháu.Do đó, giây phút giao thừa là giây phút linh thánh, thiêng liêng. Con người giao hòa với thiên nhiên.Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người thân mật kêu khấn với Thiên Chúa. Giây phút mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thốt lên : ” Đây phút linh thiêng đã khởi đầu…”.
Đêm giao thừa, Cha xứ, Cha phó cùng với giáo dân trong Giáo xứ dâng lên Chúa thánh lễ tạ ơn tri ân. Tạ ơn Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên Giáo xứ, trên các gia đình và trên từng thành phần trong Giáo xứ. Tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài luôn hiện diện và hướng dẫn mọi người đi theo đường lối của Người. Thánh lễ đêm giao thừa nhằm nối kết mọi người với Chúa, khẩn cầu Ngài tiếp tục dẫn dắt Giáo xứ, các gia đình và mọi thành viên trong Giáo xứ luôn đi theo đường lối của Chúa. Thánh lễ đêm Giao thừa là lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa, là lời khẩn nguyện thiết tha để nài xin Chúa tiếp tục đổ những ân huệ cần thiết xuống trên Giáo xứ, trên mọi gia đình và trên mọi thành phần dân Chúa trong năm mới.Sau thánh lễ là những lời cầu chúc cho nhau : Cha xứ, Cha phó cầu chúc cho giáo dân được nhiều ơn lành của Chúa trong năm mới, cho mọi gia đình được bình an và cho mọi người trong giáo xứ được mạnh khỏe, an bình, luôn làm đẹp lòng và luôn làm vinh danh Chúa. Giáo dân chúc cho Cha xứ, Cha phó luôn là những mục tử tốt lành theo lòng Chúa mong muốn. Rồi mọi người trở về nhà, quây quần bên mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên trong năm mới, con cái chúc tuổi ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi con cháu để lấy hên năm mới. Nhiều nơi, người trong nhà ra vườn hái lộc bằng cách bẻ một nhánh cây đem vào nhà gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương đem cắm trên bàn thờ hoặc thắp sáng trên bàn thờ bằng những cây nến có hương thơm gọi là Hương Lộc. Người Công Giáo hay người ngoại tin rằng hái Lộc là đem vào nhà sự may mắn, gia đình nhờ sự may mắn ấy sẽ làm ăn phát tài quanh năm. Người nào bước vào nhà đầu tiên sau đêm giao thừa sẽ là người xông nhà. Người xông nhà phải là người tốt, lanh lợi, thì gia đình sẽ làm ăn nên, gặp nhiều may mắn suốt trong năm mới như một câu đối với những ước nguyện sau đây :” Ngày Xuân Hạnh Phúc Bình An Đến. Năm Mới Vinh Hoa Phú Quý Về “.
Thánh lễ đêm Giao Thừa nhằm khơi dậy trong tâm hồn mọi người lòng tri ân cảm tạ Thiên Chúa, biết ơn Thiên Chúa vì chính Ngài đã dựng nên con người và lại ban cho con người những ơn cần thiết để sống những năm tháng ở trần gian tốt lành, thánh đức. Thánh Lễ Giao Thừa là giây phút linh thiêng nhất, nhưng cũng là nét văn hóa bởi vì sau một năm vùi đầu vào công ăn việc làm, vất vả lo toan mưu sinh cuộc sống, người tín hữu quên đi những ưu phiền, vất vả để được gặp gỡ Thiên Chúa, và để lắng đọng tâm hồn nhận ra sự giao hòa của trời-đất.Giây phút này sẽ làm cho con người thanh thản, nhẹ nhàng. Nhiều nơi,theo tập tục, truyền thống Tổ tiên, người ta bầy biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả tùy theo mỗi miền có thể biến thái trái cây nhưng ý nghĩa vẫn như nhau. Đêm Giao Thừa như nhắc nhớ mọi người hãy hướng lên Thiên Chúa để cảm tạ Ngài vì chính Ngài đã gìn giữ mọi người còn sống tới giờ phút này và rồi mọi người tự nhắc bảo nhau : “ Hãy giữ nề nếp gia phong, giữ tình thủy chung, sống hiểu thảo, sống đạo đức, tu thân tích đức vv…”. Chính vì thế, Thánh Lễ đêm giao thừa thật là ý nghĩa.
Tết là ngày đoàn tụ gia đình, trong Đêm Giao Thừa, mọi thành viên sau khi đi lễ, trở về nhà, nghĩa là trở về cội nguồn, trở về nơi mình chôn rau cắt rốn, để cùng nhau sum họp, cùng nhau nâng chén rượu nồng, cầu chúc cho nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc…
Lạy Chúa Giêsu, giờ phút linh thiêng nhất của năm mới : năm cũ sẽ bàn giao cho năm mới, xin Chúa giúp chúng con luôn biết làm vinh danh Chúa trong mọi trạng huống của đời sống. Xin cho chúng con được nhiều ơn lành của Chúa để chúng con có sức khỏe vượt qua những chông gai thử thách đang giăng mắc trên qũãng đường chúng con đi.Amen.
Mt 5, 1-10
Thánh lễ đêm giao thừa là giây phút linh thiêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người,vạn vật và thiên nhiên, vũ trụ giao hòa với nhau, Tổ tiên về sum họp với con cháu.Do đó, giây phút giao thừa là giây phút linh thánh, thiêng liêng. Con người giao hòa với thiên nhiên.Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người thân mật kêu khấn với Thiên Chúa. Giây phút mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thốt lên : ” Đây phút linh thiêng đã khởi đầu…”.
Đêm giao thừa, Cha xứ, Cha phó cùng với giáo dân trong Giáo xứ dâng lên Chúa thánh lễ tạ ơn tri ân. Tạ ơn Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên Giáo xứ, trên các gia đình và trên từng thành phần trong Giáo xứ. Tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài luôn hiện diện và hướng dẫn mọi người đi theo đường lối của Người. Thánh lễ đêm giao thừa nhằm nối kết mọi người với Chúa, khẩn cầu Ngài tiếp tục dẫn dắt Giáo xứ, các gia đình và mọi thành viên trong Giáo xứ luôn đi theo đường lối của Chúa. Thánh lễ đêm Giao thừa là lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa, là lời khẩn nguyện thiết tha để nài xin Chúa tiếp tục đổ những ân huệ cần thiết xuống trên Giáo xứ, trên mọi gia đình và trên mọi thành phần dân Chúa trong năm mới.Sau thánh lễ là những lời cầu chúc cho nhau : Cha xứ, Cha phó cầu chúc cho giáo dân được nhiều ơn lành của Chúa trong năm mới, cho mọi gia đình được bình an và cho mọi người trong giáo xứ được mạnh khỏe, an bình, luôn làm đẹp lòng và luôn làm vinh danh Chúa. Giáo dân chúc cho Cha xứ, Cha phó luôn là những mục tử tốt lành theo lòng Chúa mong muốn. Rồi mọi người trở về nhà, quây quần bên mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên trong năm mới, con cái chúc tuổi ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi con cháu để lấy hên năm mới. Nhiều nơi, người trong nhà ra vườn hái lộc bằng cách bẻ một nhánh cây đem vào nhà gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương đem cắm trên bàn thờ hoặc thắp sáng trên bàn thờ bằng những cây nến có hương thơm gọi là Hương Lộc. Người Công Giáo hay người ngoại tin rằng hái Lộc là đem vào nhà sự may mắn, gia đình nhờ sự may mắn ấy sẽ làm ăn phát tài quanh năm. Người nào bước vào nhà đầu tiên sau đêm giao thừa sẽ là người xông nhà. Người xông nhà phải là người tốt, lanh lợi, thì gia đình sẽ làm ăn nên, gặp nhiều may mắn suốt trong năm mới như một câu đối với những ước nguyện sau đây :” Ngày Xuân Hạnh Phúc Bình An Đến. Năm Mới Vinh Hoa Phú Quý Về “.
Thánh lễ đêm Giao Thừa nhằm khơi dậy trong tâm hồn mọi người lòng tri ân cảm tạ Thiên Chúa, biết ơn Thiên Chúa vì chính Ngài đã dựng nên con người và lại ban cho con người những ơn cần thiết để sống những năm tháng ở trần gian tốt lành, thánh đức. Thánh Lễ Giao Thừa là giây phút linh thiêng nhất, nhưng cũng là nét văn hóa bởi vì sau một năm vùi đầu vào công ăn việc làm, vất vả lo toan mưu sinh cuộc sống, người tín hữu quên đi những ưu phiền, vất vả để được gặp gỡ Thiên Chúa, và để lắng đọng tâm hồn nhận ra sự giao hòa của trời-đất.Giây phút này sẽ làm cho con người thanh thản, nhẹ nhàng. Nhiều nơi,theo tập tục, truyền thống Tổ tiên, người ta bầy biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả tùy theo mỗi miền có thể biến thái trái cây nhưng ý nghĩa vẫn như nhau. Đêm Giao Thừa như nhắc nhớ mọi người hãy hướng lên Thiên Chúa để cảm tạ Ngài vì chính Ngài đã gìn giữ mọi người còn sống tới giờ phút này và rồi mọi người tự nhắc bảo nhau : “ Hãy giữ nề nếp gia phong, giữ tình thủy chung, sống hiểu thảo, sống đạo đức, tu thân tích đức vv…”. Chính vì thế, Thánh Lễ đêm giao thừa thật là ý nghĩa.
Tết là ngày đoàn tụ gia đình, trong Đêm Giao Thừa, mọi thành viên sau khi đi lễ, trở về nhà, nghĩa là trở về cội nguồn, trở về nơi mình chôn rau cắt rốn, để cùng nhau sum họp, cùng nhau nâng chén rượu nồng, cầu chúc cho nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc…
Lạy Chúa Giêsu, giờ phút linh thiêng nhất của năm mới : năm cũ sẽ bàn giao cho năm mới, xin Chúa giúp chúng con luôn biết làm vinh danh Chúa trong mọi trạng huống của đời sống. Xin cho chúng con được nhiều ơn lành của Chúa để chúng con có sức khỏe vượt qua những chông gai thử thách đang giăng mắc trên qũãng đường chúng con đi.Amen.
Thánh lễ Minh Niên: Mồng Một Tết
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:22 10/02/2016
b>MỒNG MỘT TẾT BÍNH THÂN 2016
THÁNH LỄ MINH NIÊN
Mt 6,25-34
Ngày mồng một lễ đầu năm mới không chỉ là ngày để xin những ước nguyện, nhưng đó là những khoảnh khắc để con người hòa mình vào cõi tâm linh, hướng nhìn lên Thiên Chúa, kết hiệp mật thiết với Ngài, bỏ sau lưng tất cả những lo toan, vất vả của cuộc sống đấu tranh để sinh tồn, đồng thời cùng với những người tín hữu, mỗi người chúng ta như cam thận được sự chuyển động của cỏ cây, sự giao hòa của đất trời. Với quần áo mới, tươm tất, với đức tin sẵn có, mọi người đi lễ đầu năm như thấy nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn, khoan khoái hơn và cùng nhau xin Chúa chúc lành cho năm mới, cho mọi người được an khang, may mắn và hạnh phúc theo ý Chúa.
“ Hãy ký thác đường đời cho Chúa “, tác giả thánh vịnh đã nói lên niềm tin, sự phó thác hoàn toàn trong tay của Chúa. Đừng quá lo âu, xem năm mới này, chúng ta phải làm gì, phải sống thế nào ? Tin Mừng thánh Matthêu cho hay :” Đừng lo…đừng quá chú trọng đến cuộc sống, phải ăn gì, phải uống gì vv…” Hãy xem bông huệ ngoài đồng, hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt vv…Chúa luôn quan phòng, nuôi sống và trang điểm cho chúng. Con người quí trọng biết bao so với chim trời, so với bông huệ. Chúng ta hãy hoàn toàn phó thác, tin tưởng vào Thiên Chúa. Do đó, những giây phút của ngày mồng một tết là những giây phút linh thiêng, thánh thiện. Tất cả mọi Kitô hữu không phân biệt già nua, tuổi tác, tất cả đều gặp nhau trong niềm tâm thức linh thiêng. Tất cả cõi lòng của con người như đan quyện vào Thiên Chúa, vào cõi u tịch thiêng liêng. Ngồi bên nhau trước mặt Chúa, lắng nghe Lời Chúa, nghe lời giảng dạy, và để tâm hồn lắng đọng nghe tiếng Chúa nói như Samuel đã được thầy cả Hêli nhắn nhủ rằng khi con nghe tiếng gọi, con hãy trả lời :” Lạy Chúa này con đây, xin ngài hãy phán, con sẵn sàng lắng nghe lời Ngài “. Thánh lễ đầu năm để lắng nghe Chúa dạy bảo qua những lời giáo huấn của các Cha và để cùng cầu chúc nhau sống an bình, sống hạnh phúc và sống luôn làm vinh danh Chúa.
Ký thác đường đời cho Chúa để Chúa hướng dẫn đời sống con người chúng ta theo thánh ý Ngài. Chúa Giêsu đã được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian để thực hiện kế hoạch yêu thương cứu độ của Cha Ngài. Trong thánh lễ đầu năm mới, người Kitô hữu phó thác năm mới cho Chúa để chính Ngài định liệu và dẫn dắt sinh mạng của họ như Chúa Giêsu đã thực hiện chương trình cứu độ của Cha Ngài.Do đó, người Kitô hữu không chỉ sống cho chính mình, mà họ còn góp tay với Giáo Hội xây dựng thế giới đẹp xinh theo ý Thiên Chúa. :” Hãy cai quản vũ trụ “.
Theo phong tục, tập quán, truyền thống của người Việt Nam, mọi tôn giáo đều coi những ngày tết là những ngày linh thiêng, do đó, tục lệ, tín ngưỡng, đức tin của mỗi người tùy theo tôn giáo của mình, coi những ngày đầu năm đến Nhà thờ, Chùa chiền, Thánh Thất, đến những nơi tôn nghiêm để khẩn cầu với Thiên Chúa, với những Đấng sáng lập đạo của mình là đức tin tín ngưỡng, và là nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Mọi người chỉ có một ước nguyện là cầu xin cho năm mới được an bình, thịnh vượng, mọi người được vạn sự như ý.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết phó thác của đời chúng con trong bàn tay cứu độ của Chúa. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con xây dựng thế giới này càng ngày càng đẹp xinh theo thánh ý của Chúa. Amen.
THÁNH LỄ MINH NIÊN
Mt 6,25-34
Ngày mồng một lễ đầu năm mới không chỉ là ngày để xin những ước nguyện, nhưng đó là những khoảnh khắc để con người hòa mình vào cõi tâm linh, hướng nhìn lên Thiên Chúa, kết hiệp mật thiết với Ngài, bỏ sau lưng tất cả những lo toan, vất vả của cuộc sống đấu tranh để sinh tồn, đồng thời cùng với những người tín hữu, mỗi người chúng ta như cam thận được sự chuyển động của cỏ cây, sự giao hòa của đất trời. Với quần áo mới, tươm tất, với đức tin sẵn có, mọi người đi lễ đầu năm như thấy nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn, khoan khoái hơn và cùng nhau xin Chúa chúc lành cho năm mới, cho mọi người được an khang, may mắn và hạnh phúc theo ý Chúa.
“ Hãy ký thác đường đời cho Chúa “, tác giả thánh vịnh đã nói lên niềm tin, sự phó thác hoàn toàn trong tay của Chúa. Đừng quá lo âu, xem năm mới này, chúng ta phải làm gì, phải sống thế nào ? Tin Mừng thánh Matthêu cho hay :” Đừng lo…đừng quá chú trọng đến cuộc sống, phải ăn gì, phải uống gì vv…” Hãy xem bông huệ ngoài đồng, hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt vv…Chúa luôn quan phòng, nuôi sống và trang điểm cho chúng. Con người quí trọng biết bao so với chim trời, so với bông huệ. Chúng ta hãy hoàn toàn phó thác, tin tưởng vào Thiên Chúa. Do đó, những giây phút của ngày mồng một tết là những giây phút linh thiêng, thánh thiện. Tất cả mọi Kitô hữu không phân biệt già nua, tuổi tác, tất cả đều gặp nhau trong niềm tâm thức linh thiêng. Tất cả cõi lòng của con người như đan quyện vào Thiên Chúa, vào cõi u tịch thiêng liêng. Ngồi bên nhau trước mặt Chúa, lắng nghe Lời Chúa, nghe lời giảng dạy, và để tâm hồn lắng đọng nghe tiếng Chúa nói như Samuel đã được thầy cả Hêli nhắn nhủ rằng khi con nghe tiếng gọi, con hãy trả lời :” Lạy Chúa này con đây, xin ngài hãy phán, con sẵn sàng lắng nghe lời Ngài “. Thánh lễ đầu năm để lắng nghe Chúa dạy bảo qua những lời giáo huấn của các Cha và để cùng cầu chúc nhau sống an bình, sống hạnh phúc và sống luôn làm vinh danh Chúa.
Ký thác đường đời cho Chúa để Chúa hướng dẫn đời sống con người chúng ta theo thánh ý Ngài. Chúa Giêsu đã được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian để thực hiện kế hoạch yêu thương cứu độ của Cha Ngài. Trong thánh lễ đầu năm mới, người Kitô hữu phó thác năm mới cho Chúa để chính Ngài định liệu và dẫn dắt sinh mạng của họ như Chúa Giêsu đã thực hiện chương trình cứu độ của Cha Ngài.Do đó, người Kitô hữu không chỉ sống cho chính mình, mà họ còn góp tay với Giáo Hội xây dựng thế giới đẹp xinh theo ý Thiên Chúa. :” Hãy cai quản vũ trụ “.
Theo phong tục, tập quán, truyền thống của người Việt Nam, mọi tôn giáo đều coi những ngày tết là những ngày linh thiêng, do đó, tục lệ, tín ngưỡng, đức tin của mỗi người tùy theo tôn giáo của mình, coi những ngày đầu năm đến Nhà thờ, Chùa chiền, Thánh Thất, đến những nơi tôn nghiêm để khẩn cầu với Thiên Chúa, với những Đấng sáng lập đạo của mình là đức tin tín ngưỡng, và là nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Mọi người chỉ có một ước nguyện là cầu xin cho năm mới được an bình, thịnh vượng, mọi người được vạn sự như ý.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết phó thác của đời chúng con trong bàn tay cứu độ của Chúa. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con xây dựng thế giới này càng ngày càng đẹp xinh theo thánh ý của Chúa. Amen.
Kính nhớ Ông Bà tổ tiên : Mồng Hai Tết
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:23 10/02/2016
NGÀY MỒNG HAI TẾT: KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN
Mt 15, 1-6
Giáo Hội quả là người mẹ hiền, khôn ngoan dạy con cái mọi điều để con cái biết sống hài hòa vừa kính tin Thiên Chúa, vừa tôn trọng hiếu thảo Ông Bà Tổ Tiên, Cha Mẹ. Đối với người Việt Nam ngày tới là ngày sum họp gia đình, ngày về quê ăn tết, ngày hành hương về cội nguôn, trở về nơi chôn rau cắt rún, trở về thăm lại ngôi mộ Ông Bà Tiên Tổ, những người thân thương họ hàng. Do đó, Giáo Hội đã dành trọn ngày mồng hai tết để tưởng nhớ, cầu nguyện cho Ông Bà Tiên Tổ, Cha Mẹ và những người thân thương trong họ hàng đúng như lời dạy của Chúa :” Hãy thảo kinh Cha Mẹ “.
Cuộc tranh luận giữa các ông Pharisêu và Chúa Giêsu về vấn đề rửa tay trước bữa ăn để họ che lấp bổn phận lớn lao đối với Cha Mẹ. Họ quên đi cốt lõi của Tin Mừng của Chúa Giêsu là yêu thương chứ không phải chỉ là những lề luật bên ngoài cho xong chuyện.
Quả thực, Chúa Giêsu đã dạy cho họ bài học để đời, bởi vì đối với Chúa bổn phận của con cái không chỉ dừng lại ở của cải vật chất mà còn liên quan đến đời sống tinh thần, đời sống tâm linh đến nỗi kẻ nào nguyền rủa Cha Mẹ thì phải bị xử tử. Điều này rất phù hợp với mọi đạo lý của con người. Đặc biệt đối với người Công Giáo, thánh lễ cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, Cha Mẹ và những người thân thương trong gia đình là nghĩa cử cao đẹp, thánh thiện mà Chúa đòi hỏi nơi con người.
Giáo Hội thật khôn ngoan, đầy lòng từ nhân đã dạy con người, ngày tết là ngày vui, ngày linh thiêng, ngày mọi người nghỉ ngơi để thăm hỏi nhau, chúc tụng nhau. Ngày mồng một tết, chúng ta dành riêng để thờ phượng, tôn vinh Thiên Chúa vì vạn vật, vũ trụ, con người đều cho Người tạo dựng và dựng nên, do đó, chúng ta phải biết cảm tạ tri ân Ngài. Ngày mồng hai tết Giáo Hội nhắc nhở và dạy mọi người chúng ta phải cầu nguyện, biết ơn Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ, dâng lễ, cầu nguyện, làm việc bác ái dành riêng để tôn kính các ngài, thăm mộ để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của các ngài. Thánh lễ ngày mồng hai tết để mọi người hướng nhìn lên Chúa, hướng về các ngài, nguyện sống xứng đáng với các ngài.
Sự tưởng nhớ dâng lễ, cầu nguyện cho Tổ Tiên mách bảo con cái, cháu chắt giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung trước sau như một, tu thân, tích đức, hướng thiện. Cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ cũng có nghĩa để các ngài vui vẻ, yên tâm vì con cái cháu chắt luôn giữ được nếp sống đạo đức, thánh thiện của gia đình, họ hàng mình. Và như thế, Ông Bà Tổ Tiên Cha Mẹ sẽ hạnh phúc vì con cái cháu chắt của các ngài luôn giữ được nếp sống hài hòa, tốt đẹp, nét văn hóa truyền thống của Đạo, của Gia đình và họ hàng, của quê hương đất nước của mình.
Ngày mồng hai tết nhắc nhớ con cái cháu chắt luôn phải tưởng nhớ biết ơn Ông Bà Tổ Tiên Cha Mẹ, luôn nhớ tới cội nguồn. Không ai được nại ra bất cứ lý do gì để bất kính với các ngài. Hiếu thảo với Ông Bà Tổ Tiên Cha Mẹ là điều cần thiết, và là nghĩa cử đạo đức chúng ta phải tuân theo.
Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố đức tin của chúng con để chúng con luôn luôn biết uống nước nhớ nguồn, để chúng con luôn biết hiếu thảo với Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ, với các Đấng Bề Trên, vì chính các ngài đã làm gương hiếu thảo cho chúng con trong suốt cuộc sống dương thế của các ngài. Amen.
Mt 15, 1-6
Giáo Hội quả là người mẹ hiền, khôn ngoan dạy con cái mọi điều để con cái biết sống hài hòa vừa kính tin Thiên Chúa, vừa tôn trọng hiếu thảo Ông Bà Tổ Tiên, Cha Mẹ. Đối với người Việt Nam ngày tới là ngày sum họp gia đình, ngày về quê ăn tết, ngày hành hương về cội nguôn, trở về nơi chôn rau cắt rún, trở về thăm lại ngôi mộ Ông Bà Tiên Tổ, những người thân thương họ hàng. Do đó, Giáo Hội đã dành trọn ngày mồng hai tết để tưởng nhớ, cầu nguyện cho Ông Bà Tiên Tổ, Cha Mẹ và những người thân thương trong họ hàng đúng như lời dạy của Chúa :” Hãy thảo kinh Cha Mẹ “.
Cuộc tranh luận giữa các ông Pharisêu và Chúa Giêsu về vấn đề rửa tay trước bữa ăn để họ che lấp bổn phận lớn lao đối với Cha Mẹ. Họ quên đi cốt lõi của Tin Mừng của Chúa Giêsu là yêu thương chứ không phải chỉ là những lề luật bên ngoài cho xong chuyện.
Quả thực, Chúa Giêsu đã dạy cho họ bài học để đời, bởi vì đối với Chúa bổn phận của con cái không chỉ dừng lại ở của cải vật chất mà còn liên quan đến đời sống tinh thần, đời sống tâm linh đến nỗi kẻ nào nguyền rủa Cha Mẹ thì phải bị xử tử. Điều này rất phù hợp với mọi đạo lý của con người. Đặc biệt đối với người Công Giáo, thánh lễ cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, Cha Mẹ và những người thân thương trong gia đình là nghĩa cử cao đẹp, thánh thiện mà Chúa đòi hỏi nơi con người.
Giáo Hội thật khôn ngoan, đầy lòng từ nhân đã dạy con người, ngày tết là ngày vui, ngày linh thiêng, ngày mọi người nghỉ ngơi để thăm hỏi nhau, chúc tụng nhau. Ngày mồng một tết, chúng ta dành riêng để thờ phượng, tôn vinh Thiên Chúa vì vạn vật, vũ trụ, con người đều cho Người tạo dựng và dựng nên, do đó, chúng ta phải biết cảm tạ tri ân Ngài. Ngày mồng hai tết Giáo Hội nhắc nhở và dạy mọi người chúng ta phải cầu nguyện, biết ơn Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ, dâng lễ, cầu nguyện, làm việc bác ái dành riêng để tôn kính các ngài, thăm mộ để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của các ngài. Thánh lễ ngày mồng hai tết để mọi người hướng nhìn lên Chúa, hướng về các ngài, nguyện sống xứng đáng với các ngài.
Sự tưởng nhớ dâng lễ, cầu nguyện cho Tổ Tiên mách bảo con cái, cháu chắt giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung trước sau như một, tu thân, tích đức, hướng thiện. Cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ cũng có nghĩa để các ngài vui vẻ, yên tâm vì con cái cháu chắt luôn giữ được nếp sống đạo đức, thánh thiện của gia đình, họ hàng mình. Và như thế, Ông Bà Tổ Tiên Cha Mẹ sẽ hạnh phúc vì con cái cháu chắt của các ngài luôn giữ được nếp sống hài hòa, tốt đẹp, nét văn hóa truyền thống của Đạo, của Gia đình và họ hàng, của quê hương đất nước của mình.
Ngày mồng hai tết nhắc nhớ con cái cháu chắt luôn phải tưởng nhớ biết ơn Ông Bà Tổ Tiên Cha Mẹ, luôn nhớ tới cội nguồn. Không ai được nại ra bất cứ lý do gì để bất kính với các ngài. Hiếu thảo với Ông Bà Tổ Tiên Cha Mẹ là điều cần thiết, và là nghĩa cử đạo đức chúng ta phải tuân theo.
Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố đức tin của chúng con để chúng con luôn luôn biết uống nước nhớ nguồn, để chúng con luôn biết hiếu thảo với Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ, với các Đấng Bề Trên, vì chính các ngài đã làm gương hiếu thảo cho chúng con trong suốt cuộc sống dương thế của các ngài. Amen.
Mồng Ba Tết: Thánh hóa công ăn việc làm
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:25 10/02/2016
MỒNG BA TẾT : THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Mt 25, 14-30
Giáo Hội dành ngày mồng ba tết để cầu cho việc thánh hóa công ăn việc làm. Bởi vì, con người sẽ không hoàn thành được trách nhiệm dù rằng đã cố gắng với tài năng, trí khôn Chúa ban cho mình nếu Chúa không tiếp tục nâng đỡ.Chúa đã nói với các tông đồ “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “.Sự hiện diện của Chúa nói lên lòng thương của Ngài đối với nhân loại, đối với con người, đối với mỗi người. Chúa ban cho con người trí khôn, tài năng nhưng nếu Chúa không cho con người sức khỏe, mưa thuận gió hòa, con người sẽ không thể làm việc được. Do đó, cầu nguyện xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm của con người trong năm mới là điều cần thiết và chính đáng.
Ví dụ nén bạc Tin Mừng thánh Matthêu thuật lại hôm nay có thể áp dụng cho công việc hằng ngày của mỗi người. Chúa đã dựng nên con người, Ngài ban cho mỗi người một khả năng: người giỏi về kỹ thuật, người giỏi về tính toán, người là thầy dạy, người là ngôn sứ, mỗi người đều theo khả năng, địa vị, chức vị của mình để làm lời cho Chúa. Người làm việc trí óc, người làm việc chân tay. Tất cả đều phải được Chúa ban cho sức khỏe, óc phán đoán, sự tính toán trong công việc. Thiếu tính toán, thiếu sức khỏe, thiếu kế hoạch, công việc của mình sẽ không trôi chảy và kết quả sẽ không là bao ! Chúa ban cho mỗi người: người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén bạc. Chúa đòi hỏi sự cố gắng, nhiệt thành của mình để sinh lợi. Chúa thật công minh, nhưng cũng thật nghiêm khắc khi xét xử, thưởng công và phạt đền. Chúa ban cho loài người, nhân loại, con người vũ trụ, vạn vật, thiên nhiên, đất đai,rừng núi, tài nguyên để con người quản lý và sinh hoa sinh trái, sinh lợi, tô đẹp thế giới này. Chúa muốn con người sinh lợi càng nhiều càng tốt để chia sẻ cho nhau sống tốt, sống lành trên trần thế này. Con người không được ích kỷ sở hữu riêng tư làm giầu cho cá nhân mình mà quên còn biết bao anh chị em mình đang cần được phát huy, chia sẻ.
"Làm bởi bay, ban bởi tao" là câu tục ngữ của Pháp nói lên quyền hành là do Thiên Chúa. Ngài ban cho thế giới lương thực, tài nguyên, đất đai, rừng núi, biển khơi để con người chia sẻ cho nhau mà sống những ngày ở dương thế này. Con người có kế hoạch, có trí khôn, có tài năng nhưng sức khỏe, mưa thuận gió hòa là do Thiên Chúa. Tin Mừng cho thấy, người làm theo ý chủ, ý Thiên Chúa sẽ sinh hoa kết quả theo lòng mình mong muốn. Lao động chân tay hay lao động trí óc mà không được Chúa ban khả năng, sức khỏe thì sẽ không mang lại kết quả. Con người dù có giỏi mấy đi nữa mà không cậy trông vào Chúa, chỉ dựa vào sức mình sẽ khó đạt được kết quả trên bước đường kinh doanh hay trồng cấy của mình.
Mồng ba tết Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho công ăn việc làm của mỗi người trong năm mới . Con người hãy nhớ rằng “ Không Thầy đố mày làm nên “. Chúa yêu thương con người, nhưng ngược lại con người phải đáp trả lại tình yêu thương của Chúa. Hãy làm lợi cho nhiều và theo theo ý Chúa.
Lạy Chúa, xin chúc lành cho những công việc của mỗi người chúng con dự tính trong năm mới này, để dù công việc của người trí thức, làm việc theo trí óc hay những người lao động chân tay. Tất cả đều làm vì sáng danh Thiên Chúa và mưu ích cho mọi người. Amen.
Công bố năm Hồng ân của Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:28 10/02/2016
Chúa Nhật III THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 1,1-4; 4,14-21
CÔNG BỐ NĂM HỒNG ÂN CỦA CHÚA
Nagiarét là nơi Chúa Giêsu đã ở Cha mẹ của Ngài suốt 30 năm trường. Hôm nay, sau khi đã ra đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, kết nạp các môn đệ đi theo Ngài trong cuộc hành trình truyền giáo. Chúa Giêsu đã nổi tiếng về nhiều phương diện : lối sống, lời nói, giáo huấn, phép lạ vv…Quê hương là nơi Chúa Giêsu có biết bao nhiêu kỷ niệm, gắn bó với Cha mẹ, họ hàng, bà con láng giềng. Ngài cũng không cắt đứt hoặc đoạn tuyệt với tôn giáo của cha ông.Ngài vẫn là một người Do Thái ngoan đạo.Ngài hay lui tới Hội đường cùng với những người dân ngày Sabát để thờ phượng Thiên Chúa. Người ta trao cho Ngài cuốn Kinh Thánh, Ngài trịnh trọng giở ra và gặp ngay đoạn Sách của ngôn sứ Isaia :” Thần khí chúa ngự trên tôi…công bố năm hồng ân của Chúa “ ( Lc 1, 18-19 ). Chiêm ngắm Ngài đọc Sách, gấp Sách lại, rồi ngồi giải thích đoạn Kinh Thánh, chúng ta nhận ra sự thánh thiện của Ngài, tất cả đều chìm lắng trong bầu khí cầu nguyện. Mọi người có mặt trong Hội đường đều chăm chú nghe Ngài giảng dạy.
Isaia là một ngôn sứ lớn. Đoạn Sách của ngôn sứ Isaia nói về ơn gọi và sứ mạng của Ông. Ông được xức dầu và sai đi loan báo cho những người Do Thái còn sót lại sau cuộc lưu đầy ở Babylon. Isaia được sai đi loan báo thời khốn cùng đã chấm dứt thật rồi và lúc này đây khai mở thời kỳ đầy ân sủng và tự do. Chúa Giêsu thật sự được đánh động bởi đoạn Kinh Thánh này. Bởi vì nó ám chỉ đúng ơn gọi và sứ mạng cứu thế của Ngài. Do đó, Ngài phải theo đuổi và hành động theo chương trình mà Thiên Chúa Cha đã trao phó cho Ngài.
Chúa Giêsu được tràn đầy Thánh Thần. Cả cuộc đời của Ngài, sứ vụ của Ngài đều chi phối bởi tác động của Chúa Thánh Thần. Ngài được xức dầu tấn phong bởi Chúa Cha, và được Chúa Cha sai đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó. Người nghèo bởi tiền bạc, sức khỏe, tài năng, nghèo vật chất, nghèo tinh thần. Ngài được sai đến với những người bị tù đầy, bị giam cầm.Những người bị áp bức, thấp cổ bé họng. Chúa làm cho người mù được sáng mắt, kẻ điếc nghe được, kẻ câm nói được, kẻ què đi được, người chết sống lại và mọi người được nghe rao giảng Tin Mừng. Ngài khai mạc Năm Hồng Ân cứu độ.
Đoạn Sách của ngôn sứ Isaia đã ứng nghiệm cho chính Chúa Giêsu. “ Hôm nay “, giờ ân sủng, giờ cứu rỗi của Chúa đã tới với con người, với nhân loại.Chúa đến để cứu độ con người và làm cho chiên được sống, và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Ơn cứu độ không dành cho riêng ai mà thuộc về tất cả mọi người. Thánh Phaolô viết :” Chúng ta đều là chi thể của Chúa “. Nên, tất cả chúng ta phải làm vinh danh Chúa.
Lời Chúa luôn ứng nghiệm trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta không xin ơn soi sáng, không nhờ Chúa Thánh Thần tác động, chính vì thế, chúng ta đã không làm cho Lời của Chúa ứng nghiệm, ăn sâu vào tâm trí của chúng ta. Lời ngôn sứ Isaia đã ứng nghiệm trong đời sống của Chúa Giêsu. Ngài đã thực hiện, hoàn thành chương trình cứu rỗi Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở Năm Thánh Lòng Thương Xót để tất cả chúng ta nhận ra Lòng Thương bao la của Chúa Cha. Ước gì Năm Thánh Lòng Thương Xót này giúp chúng ta nhận ra ánh sáng của Lời Chúa, để Lời Chúa luôn hướng dẫn và soi sáng từng chặng đường chúng ta đi.
Lạy Chúa Giêsu, ước gì Lời Chúa ứng nghiệm trong đời sống của chúng con như đoạn Sách ngôn sứ Isaia đã ứng nghiệm với ơn gọi và sứ mạng của Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa Giêsu lại vào Hội đường ?
2.Người ta đã trao cho Ngài Sách gì và Ngài đã lật trúng đoạn nào? Của ngôn sứ nào ?
3.Chữ “ Hôm nay “ trong đoạn ngôn sứ Isaia, có nghĩa gì ?
4.Giờ cứu độ là giờ nào ?
Tiệc Cưới Cana
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:33 10/02/2016
Chúa Nhật II THƯỜNG NIÊN, năm C
Is 62, 1-5 1 Co 12.4-11 Ga 2, 1-11
Chúa Giêsu được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian để đem niềm vui và hạnh phúc cho con người. Do đó, nơi đâu có Chúa hiện diện nơi đó có niềm vui đích thực. Hôm nay, Tin Mừng của thánh Gioan tường thuật việc Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các Tông đồ có mặt trong đám cưới ở Cana để nói lên tình cảm, và đặc biệt đem lại niềm vui cho gia đình nhà đám và chú rể cô dâu. Cũng chính tại đám tiệc cưới, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước lã hóa thành rượu ngon, đem lại hạnh phúc, đem lại vinh dự cho gia đình nhà đám khi nửa tiệc đã hết rượu…
Cái kỳ diệu của bữa tiệc cưới là sự lo lắng của nhà đám khi khách đang vui, đang hưng phấn thì Mẹ Maria đã nhạy cảm nhận ra nhà đám đã hết rượu. Đám tiệc, đặc biệt đam cưới mà hết rượu thì rất phiền bởi vì chủ tiệc và cả nhà đám sẽ mất mặt với quan khách. Mẹ Maria đã thấy trước điều đó. Với tấm lòng nhân hậu của người mẹ, với tình thương dạt dào Mẹ Maria đã gợi ý cho Chúa Giêsu, Con của Mẹ là nhà đám đã hết rượu rồi. Chúa Giêsu đã trả lời với Mẹ :” Giờ của tôi chưa đến “. Thực tế, khi trả lời với Mẹ như thế, Chúa Giêsu không có ý khước từ, nhưng Chúa muốn cho mọi người hay rằng Giờ của Ngài được tôn vinh chưa tới. Tuy nhiên, Mẹ Maria đã hiểu uy quyền của Con Mẹ và Mẹ cũng hiểu Giờ Chúa Giêsu tỏ quyền năng đã đến. Nên, Mẹ đã dặn gia nhân :” Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo “.Với lời xin của Mẹ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ. Đó là sự diệu kỳ của lời xin của Mẹ.Mẹ xin thì Con làm và lời xin của Mẹ đã được Chúa thực hiện cách mau chóng. Chúa Giêsu hiện diện trong tiệc cưới để nói lên Thiên Chúa luôn gần gũi với con người, với loài người. Ngài làm cho nước hóa thành rượu ngon để nói lên quyền năng tuyệt đối của Ngài. Xưa khi Chúa tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, Ngài đã làm mọi sự từ hư vô mà có. Nay, làm cho nước hóa nên rượu ngon, Chúa đã biến nước lã trở nên rượu hảo hạng.Chúa dự tiệc cưới tại làng Cana để loan báo tiệc Nước Trời mà Người mời gọi nhân loại tới dự tiệc Nước Trời với Ngài trong thời sau hết,
Vâng,bởi vì nhiều khi chúng ta quá bon chen, quá ham mê tìm kiếm của cải vật chất, tìm kiếm tiền bạc, của cải và những danh vọng phù phiếm ở trần gian mà quên đi phải tìm kiếm của cải vĩnh viễn. Tiệc cưới tại làng Cana, có sự tham gia của Mẹ Maria và các tông đồ nói lên rằng Chúa luôn muốn qui tụ mọi người lại trong bàn tiệc Nước Trời miễn con người biết mở lòng ra để đón nhận Nước Chúa. Chúa hiện diện nơi tiệc cưới Cana để chứng tỏ Ngài luôn yêu thương, gần gũi với con người, Ngài đem niềm vui và hạnh phúc đến cho con người bây giờ và mãi mãi.
Qua tiệc cưới Cana, Chúa muốn ám chỉ tình thương của Chúa đến cho những ai sống trong bậc vợ chồng. Chúa thánh hóa đời sống vợ chồng vì chính Chúa thiết lập Bí tích Hôn phối. Rượu nồng là hương vị của tình yêu. Đời sống vợ chồng luôn phải trở nên men muối và sự khiêm nhường của đời sống gia đình sẽ là ánh sáng, là nam châm thu hút mọi người. Nơi đâu có Chúa, nơi đó có niềm vui, có hạnh phúc, có hòa bình.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con luôn hạnh phúc, trào dâng niềm vui vì có Chúa ở với chúng con. Xin cho chúng con xác tín sâu xa rằng Chúa hứa với chúng con là sẽ ở với chúng con mọi ngày cho tới tận thế. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ai đã phát hiện ra nhà đám hết rượu ?
2.Dân Do Thái ăn đám cưới trong bao nhiêu ngày ?
3.Cana thuộc xứ nào ? Nước nào ?
4.Mẹ đã nói với gia nhân điều gì ?
5.Chúa đã làm phép lạ cho nước lã hóa ra gì ?
Is 62, 1-5 1 Co 12.4-11 Ga 2, 1-11
Chúa Giêsu được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian để đem niềm vui và hạnh phúc cho con người. Do đó, nơi đâu có Chúa hiện diện nơi đó có niềm vui đích thực. Hôm nay, Tin Mừng của thánh Gioan tường thuật việc Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các Tông đồ có mặt trong đám cưới ở Cana để nói lên tình cảm, và đặc biệt đem lại niềm vui cho gia đình nhà đám và chú rể cô dâu. Cũng chính tại đám tiệc cưới, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước lã hóa thành rượu ngon, đem lại hạnh phúc, đem lại vinh dự cho gia đình nhà đám khi nửa tiệc đã hết rượu…
Cái kỳ diệu của bữa tiệc cưới là sự lo lắng của nhà đám khi khách đang vui, đang hưng phấn thì Mẹ Maria đã nhạy cảm nhận ra nhà đám đã hết rượu. Đám tiệc, đặc biệt đam cưới mà hết rượu thì rất phiền bởi vì chủ tiệc và cả nhà đám sẽ mất mặt với quan khách. Mẹ Maria đã thấy trước điều đó. Với tấm lòng nhân hậu của người mẹ, với tình thương dạt dào Mẹ Maria đã gợi ý cho Chúa Giêsu, Con của Mẹ là nhà đám đã hết rượu rồi. Chúa Giêsu đã trả lời với Mẹ :” Giờ của tôi chưa đến “. Thực tế, khi trả lời với Mẹ như thế, Chúa Giêsu không có ý khước từ, nhưng Chúa muốn cho mọi người hay rằng Giờ của Ngài được tôn vinh chưa tới. Tuy nhiên, Mẹ Maria đã hiểu uy quyền của Con Mẹ và Mẹ cũng hiểu Giờ Chúa Giêsu tỏ quyền năng đã đến. Nên, Mẹ đã dặn gia nhân :” Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo “.Với lời xin của Mẹ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ. Đó là sự diệu kỳ của lời xin của Mẹ.Mẹ xin thì Con làm và lời xin của Mẹ đã được Chúa thực hiện cách mau chóng. Chúa Giêsu hiện diện trong tiệc cưới để nói lên Thiên Chúa luôn gần gũi với con người, với loài người. Ngài làm cho nước hóa thành rượu ngon để nói lên quyền năng tuyệt đối của Ngài. Xưa khi Chúa tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, Ngài đã làm mọi sự từ hư vô mà có. Nay, làm cho nước hóa nên rượu ngon, Chúa đã biến nước lã trở nên rượu hảo hạng.Chúa dự tiệc cưới tại làng Cana để loan báo tiệc Nước Trời mà Người mời gọi nhân loại tới dự tiệc Nước Trời với Ngài trong thời sau hết,
Vâng,bởi vì nhiều khi chúng ta quá bon chen, quá ham mê tìm kiếm của cải vật chất, tìm kiếm tiền bạc, của cải và những danh vọng phù phiếm ở trần gian mà quên đi phải tìm kiếm của cải vĩnh viễn. Tiệc cưới tại làng Cana, có sự tham gia của Mẹ Maria và các tông đồ nói lên rằng Chúa luôn muốn qui tụ mọi người lại trong bàn tiệc Nước Trời miễn con người biết mở lòng ra để đón nhận Nước Chúa. Chúa hiện diện nơi tiệc cưới Cana để chứng tỏ Ngài luôn yêu thương, gần gũi với con người, Ngài đem niềm vui và hạnh phúc đến cho con người bây giờ và mãi mãi.
Qua tiệc cưới Cana, Chúa muốn ám chỉ tình thương của Chúa đến cho những ai sống trong bậc vợ chồng. Chúa thánh hóa đời sống vợ chồng vì chính Chúa thiết lập Bí tích Hôn phối. Rượu nồng là hương vị của tình yêu. Đời sống vợ chồng luôn phải trở nên men muối và sự khiêm nhường của đời sống gia đình sẽ là ánh sáng, là nam châm thu hút mọi người. Nơi đâu có Chúa, nơi đó có niềm vui, có hạnh phúc, có hòa bình.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con luôn hạnh phúc, trào dâng niềm vui vì có Chúa ở với chúng con. Xin cho chúng con xác tín sâu xa rằng Chúa hứa với chúng con là sẽ ở với chúng con mọi ngày cho tới tận thế. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ai đã phát hiện ra nhà đám hết rượu ?
2.Dân Do Thái ăn đám cưới trong bao nhiêu ngày ?
3.Cana thuộc xứ nào ? Nước nào ?
4.Mẹ đã nói với gia nhân điều gì ?
5.Chúa đã làm phép lạ cho nước lã hóa ra gì ?
Luôn đến với Chúa qua sự đở nâng của Đức Mẹ
Lm Jude Siciliano OP
06:35 10/02/2016
Chúa Nhật II Thường niên C
Isaia 62: 1-5; T.vịnh 95; 1 Côrintô 12: 4, 11; Gioan 2: 1-11
Luôn đến với Chúa qua sự đở nâng của Đức Mẹ
Chúng ta đã đủọ̉c mỏ̀i đi dụ̉ lễ củỏ́i. Không có gì to tát và long trọng, vì thế chúng ta không phải ăn mặc sang trọng. Nhủng, chúng ta nhận lỏ̀i mỏ̀i và mong sẽ đủọ̉c dụ̉ lễ vui vẻ. Gia đình dù có nghèo, nhủng lễ củỏ́i thi thủỏ̀ng làm quá sủ́c. Họ đã để dành chút ít tiền tủ̀ trủỏ́c để làm lễ củỏ́i cho con em của họ. Chúng ta định ỏ̉ lại lâu, vì lễ củỏ́i nhủ thế thủỏ̀ng kéo dài cả mấy ngày. Thủ́c ân sẽ dồi dào, và rủọ̉u sẽ là thủ́ ngon nhất họ phải có đủ sủ́c sắm. Nếu chúng ta là ngủỏ̀i biết nếm rủọ̉u vang điêu luyện thi có thể hơi ngần ngừ khi phát biểu, thường thì không nên nói gì sau khi nếm rủọ̉u vì có thể là thủ́ rủọ̉u không vủ̀a ý bạn. Nhủng, dù sao đi nủ̃a, họ cũng đã làm hết sủ́c họ cho bủ̃a tiệc củỏ́i.
Bạn có đủọ̉c giấy mỏ̀i không? Chắc là có chứ. Bạn có để ý điểm thánh Gioan chú trọng khi ông ta bắt đầu kể câu chuyện đám củỏ́i ỏ̉ Cana hay không? Hãy chú ý, về nhủ̃ng ngủỏ̀i họ mỏ̀i đến tiệc củỏ́i "… có thân mẫu Đủ́c Giêsu. Đủ́c Giêsu và các môn đệ cũng đủọ̉c mỏ̀i tham dụ̉". Tôi có thể tụ̉ hỏi, phải chăng Chúa Giêsu và các môn đệ đủọ̉c mỏ̀i vì thân mẫu của Người hay không? Hình nhủ Thân mẫu của Chúa Giêsu là bạn của gia đình, hay là họ hàng của gia đình đó phải không?
Vẫn còn sỏ́m trong bủ̃a tiệc, khi Đủ́c Maria bày tỏ sự quan tâm của mình khi nói vỏ́i Chúa Giêsu "Họ hết rủọ̉u rồi". Thật là việc đáng lo lắng cho gia đình. Có thể cặp tân hôn biết Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài có mặt trong bủ̃a tiệc. Nhủng vì họ liên hệ vỏ́i Đủ́c Maria, nên họ buộc lòng phải mỏ̀i Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài. Có bao nhiêu môn đệ đến vỏ́i Chúa Giêsu? Có phải vì thế mà họ không đủ rủọ̉u vì họ phải mỏ̀i thêm ngủỏ̀i hay sao? Thật là lạ lùng, là họ không thiếu thủ́c ăn, vì nhủ̃ng ngủỏ̀i khách đó đến tủ̀ xa và họ đều đói khát.
Nhủng thánh Gioan không kể cho chúng ta câu chuyện tiệc củỏ́i trong một làng nhỏ phải không? Bạn có nghĩ là lạ lùng hay không, vì họ không thiếu thủ́c ăn, họ chỉ thiếu rủọ̉u. Đủ́c Maria để ý và nói vỏ́i Chúa Giêsu, và Ngài làm gì về việc đó trong khi các môn đệ để ý và học hỏi. Thật là lễ tiệc gì mà không có đủ rủọ̉u cho khách vui mủ̀ng chúc nhau? Nếu không có rủọ̉u, ai có thể đủ́ng lên nâng ly rủọ̉u chúc mủ̀ng đôi tân hôn, nói vài lỏ̀i chúc trăm năm và con cái tràn đầy hạnh phục. Nếu không có rủọ̉u làm sao ngủỏ̀i ta có thể vui vẻ ngồi nói chuyện vỏ́i nhau thỏa thê sau một thời gian xa vắng. Đó là rủọ̉u. Họ hết rủọ̉u. Giờ phút riên tư của chúng ta vỏ́i Thiên Chúa, nếu không có rủọ̉u của Ngài tra ban thì làm sao chúng ta có thể trải nghiện được sự sự tha thủ́ và có lý do để mủ̀ng của lễ chúng ta đã lãnh nhận?
Đủ́c Maria để ý họ hết rủọ̉u và nói vỏ́i con Mẹ điều Mẹ đã trông thấy. Ngay lúc đầu Chúa Giêsu hỏi do dụ̉ đáp lại lỏ̀i Mẹ Ngài yêu cầu. Chúa Giêsu có để ý đến việc nếu Ngài cho rủọ̉u thì họ có thể làm quá đáng hay không. Thật ra thì ỏ̉ đó có 6 chum đá đầy nủỏ́c. Thật là nhiều nủỏ́c, và là nhiều rủọ̉u.Mọi sụ̉ việc có thể nên quá ủ vui vẻ vỏ́i bao nhiêu rủọ̉u để mủ̀ng.
Điều Đủ́c Maria để ý cũng đáng là việc chúng ta nên quan tâm. Thế giỏ́i đang có nhiều nhu cầu và Chúa Giêsu có thể giải quyết các nhu cầu đó. Cũng nhủ Đủ́c Maria, chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu để ý đến các nhu cầu của những người xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể tụ̉ hỏi: vì sao Chúa Giêsu lại do dụ̉ làm việc gì cho nhủ̃ng cảnh nghèo khó khẩn cấp, cho chiến tranh, cho các khủng bố, cho các ngủỏ̀i nghiện, cho các bệnh hiểm nghèo, và bao nhiêu nhu cầu khác? Vì sao Chúa Giêsu lại không đến và làm việc gì lỏ́n lao cho chúng ta nhủ Ngài đã làm cho tiệc củỏ́i ỏ̉ Cana?
Câu chuyện tiệc củỏ́i ỏ̉ Cana đầy ý nghía tượng trưng cho chúng ta. Thật ra đó là một nhu cầu. Thật ra lúc đầu Chúa Giêsu do dụ̉. Nhủng Ngài hành động sau đó vỏ́i sự cung cấp đầy tràn. Đó là một biểu tượng cho ân sủng của Thiên Chúa trong kinh thánh và là một tin vui cho chúng ta khi chúng ta rủỏ́c chén rủọ̉u Máu Thánh hôm nay hay không? Chúng ta đủọ̉c ban cho tràn đầy ỏn thánh để giúp chúng ta chống lại nhủ̃ng sụ̉ dủ̃ để chỏ̀ đọ̉i Thiên Chúa đối xủ̉ hay không? Hãy nhỏ́ thánh Gioan mỏ̉ đầu câu chuyện: các môn đệ Chúa Giêsu cũng đủọ̉c mỏ̀i tham dụ̉ tiệc củỏ́i Cana. và chúng ta cũng vậy. Chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i khách trong tiệc củỏ́i, chúng ta để ý điều gì đã xãy ra, và chúng ta bị thách thức phải học hỏi và hành động khi nào và lúc nào cần đến.
Điều thúc đẩy Chúa Giêsu hành động là bỏ̉i Mẹ Ngài. Có phải là điều chúng ta làm ngày hôm nay trong lỏ̀i cầu nguyện hay không? Chúng ta cùng vỏ́i Đủ́c Maria kêu xin Thiên Chúa "hãy làm việc gì đó" cho nhủ̃ng nhu cầu của thế giỏ́i hay không? Chúng ta cùng vỏ́i các tiền bối Do thái xưa của chúng ta, họ đã sống trong tù đày đau khổ cầu luôn cầu nguyện qua các thánh vịnh và dâng lỏ̀i than thở lên Thiên Chúa. Họ kêu lỏ́n tiếng, thường xuyên khẩn cầu xin Thiên Chúa "hãy làm gì".
Tôi không nghĩ là Thiên Chúa do dụ̉ làm việc tốt trong thế giỏ́i. Trái lại, chính Ngài đã làm. Nhủng, hình nhủ Thiên Chúa do dụ̉ khi tôi nhìn xung quanh và thấy nhủ̃ng sụ̉ dủ̃ khổng lồ trên thế giỏ́i. Có thể lỏ̀i kinh nguyện của chúng ta cần phải khẩn cấp hỏn. Không phải vì Chúa Giêsu do dụ̉, nhủng vì chúng ta do dụ̉. Vì sụ̉ thúc đẩy của lỏ̀i cầu xin khẩn cấp "Xin hãy làm gì", tôi có thể cố gắng "làm điều gì" bỏ̉i chúng ta. Nhủng làm điều gì bây giỏ̀?
Cách đây vài năm, tôi có nói chuyện vỏ́i một cha dòng tên thông thái về thần học, cha Donald Gelpi, về nhủ̃ng sụ̉ kiện xãy ra trên thế giỏ́i, và tôi cảm thấy tôi bất lụ̉c khi nghĩ đến các sụ̉ kiện to tủỏ́ng ấy. Cha Gelpi trả lỏ̀i "hãy làm điều gì trong góc cạnh tấm áo gần cha nhất". Nói một cách nhẹ nhàn hỏn là cha Gelpi khuyên tôi hãy làm gì vỏ́i các vấn đề mà tôi đã để ý. Tôi trông thấy nhu cầu gì? Tôi có thể làm gì đủọ̉c vỏ́i nhu cầu đó? hay là tôi nghĩ "hãy làm điều gì". Hình bóng rủọ̉u đầy tràn trong phúc âm hôm nay là điều nhắc nhỏ̉ chúng ta "làm điều gì". Ỏn sũng của Thiên Chúa sẽ tràn đầy trên chúng ta.
Trong tiệc thánh thể hôm nay, chúng ta là khách ỏ̉ tiệc củỏ́i. Trủỏ́c tiên, chúng ta nghe lỏ̀i Thiên Chúa nhân lành trong Kinh Thánh. Rồi đến, chúng ta cầu nguyện Thiên Chúa xin ỏn tràn đầy khi chúng ta ăn và uống trong bủ̃a tiệc. Rồi đến gì nủ̃a? Cha Gelpi đề nghị là làm điều gì "trong góc áo gần chúng ta nhất", và tín thác là Thiên Chúa sẽ ban ỏn tràn đầy để giúp chúng ta sống có ý nghĩa để vui mủ̀ng.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
2nd Sunday In Ordinary Time -C-
Isaiah 62: 1-5; Psalm 96; 1 Corinthians 12: 4-11;John 2: 1-11
We have been invited to a wedding. It is not a fancy affair, so we don’t need to dress too formally. But, if we accept the invitation, expect to have a good time. The family is poor, but weddings are occasions to go overboard – get carried away. They have been putting a little aside for a long time to be able to celebrate their child’s wedding. Plan to stay around because wedding feasts like this one can last for days. The food will be abundant and the wine will be the best they can afford. If you are a wine drinker and a bit fussy, don’t say anything after you taste the wine, it will not measure up to your sophisticated tastes. Still, they are doing the best they can – after all it’s a wedding.
Did you get the invitation? Of course you did, so did I. Didn’t you notice the point John made as he began to narrate the Cana wedding? Note the people he specifically mentions who were invited to the celebration, “… the mother of Jesus was there. Jesus and his disciples were also invited to the wedding.” I can’t help but wonder if Jesus and his disciples were invited because of his mother. She seems to be a friend of the family or, was she a relative?
It’s still early in the feasting and drinking when Mary expresses her concern to Jesus, “They have no wine.” What an embarrassment for the family! Perhaps the host couple had realized Jesus and his disciples were in the area and, because of their relationship to Mary, they felt obliged to invite them. How many disciples were with Jesus? Is that why they ran out of wine, because of the added number of guests the family hadn’t planned for? It’s a wonder they didn’t run out of food too, with those travelers arriving weary from the road, with their big appetites and thirst.
But John isn’t just telling us about one wedding in a small peasant town, a long time ago, is he? It’s curious, don’t you think, that he doesn’t mention they ran out of food? They ran out of wine, Mary noticed, says something to Jesus and he did something about it, with his disciples to watch and learn. What kind of feast would it be without wine to cheer hearts and provide an occasion for toasts? Without the wine how could someone stand up, raise a cup in salutation and give a little speech, or a wish for long years, lots of children and happiness? Without that wine how could people in chilly relationships sit down with one another, sip the wine and let bygones be bygones? It’s about the wine. They ran out. On our own, without the wine God provides, how will we be able to experience forgiveness and a reason to celebrate what we have received?
Mary notices the shortage of wine and tells her son what she has observed. At first Jesus is reluctant to respond to his mother’s subtle request. Was he concerned that if he did provide the wine things would get out of hand. After all, there were six water jars nearby waiting to be changed. That’s a lot of water, that will be a lot of wine! Things could become quite exuberant and celebratory with that much wine.
Mary’s observation should be ours as well. The world is in need and we believe Jesus can address those needs. Like Mary, we followers of Jesus, observe the needs of those around us. We might wonder: why does Jesus seem reluctant to do anything about pressing poverty, war, terrorism, addictions, fatal illnesses and on and on? Why doesn’t he come and do something big for us, as he did for those wedding guests in Cana?
The Cana story is ripe with symbolism. Yes, there is a need. Yes, at first Jesus seems to hold back, but when he acts, it is with a superabundance. An overflowing supply of wine is a biblical symbol for God’s grace. Is that a message for us as we take the eucharistic cup today? Are we being offered an abundance of grace to help us address the evils we may be waiting for God to handle? Remember how John opened today’s story: Jesus’ disciples had been invited to a wedding at Cana and so were we. We wedding guests, who witnessed what happened, are being challenged to learn and act, when and where the occasion requires.
The impulse for Jesus to act seems to come from his mother. Is that what we are doing in our prayer today, joining Mary and asking God to “do something” about all that is wrong in our world? We also join our prayer today with our Jewish ancestors who, in the midst of slavery and suffering, prayed Psalms of lament to God. They cried out, often in complaint and urgent prayer to God, “Do something!”
I don’t believe God is reluctant to do good in the world, quite the contrary. But it does seem that way when I look around and see the enormous evils that permeate our world. Perhaps our prayers need more urgency about them. Not because of Jesus’ complacency, but our own. Stirred by a more urgent prayer (“Do something!”) I might be moved to “do something” myself. But do what?
I was talking with the distinguished Jesuit theologian, Donald Gelpi, some years ago about conditions of the world and how powerless I felt as I faced the enormity of the problems. Donald’s response was, “Just do something about the corner of the cloth nearest you.” He was advising me, in a much more poetic way, to address the problems I observed. What needs did I see? What could I do about them? Or, as I heard it, “Just do something!” The symbol of the abundant wine today is a reminder that when we “do something” God’s grace will be there for us.
Now, at this Eucharist, we are guests at a wedding. First, we hear about our gracious God in the Scriptures. Then, we experience God’s plenty when we eat and drink at the feast. What’s next? Well, as Father Gelpi suggested, do something about “the corner of the cloth nearest you.” And trust that God will provide more than enough help and reason to celebrate.
Isaia 62: 1-5; T.vịnh 95; 1 Côrintô 12: 4, 11; Gioan 2: 1-11
Luôn đến với Chúa qua sự đở nâng của Đức Mẹ
Chúng ta đã đủọ̉c mỏ̀i đi dụ̉ lễ củỏ́i. Không có gì to tát và long trọng, vì thế chúng ta không phải ăn mặc sang trọng. Nhủng, chúng ta nhận lỏ̀i mỏ̀i và mong sẽ đủọ̉c dụ̉ lễ vui vẻ. Gia đình dù có nghèo, nhủng lễ củỏ́i thi thủỏ̀ng làm quá sủ́c. Họ đã để dành chút ít tiền tủ̀ trủỏ́c để làm lễ củỏ́i cho con em của họ. Chúng ta định ỏ̉ lại lâu, vì lễ củỏ́i nhủ thế thủỏ̀ng kéo dài cả mấy ngày. Thủ́c ân sẽ dồi dào, và rủọ̉u sẽ là thủ́ ngon nhất họ phải có đủ sủ́c sắm. Nếu chúng ta là ngủỏ̀i biết nếm rủọ̉u vang điêu luyện thi có thể hơi ngần ngừ khi phát biểu, thường thì không nên nói gì sau khi nếm rủọ̉u vì có thể là thủ́ rủọ̉u không vủ̀a ý bạn. Nhủng, dù sao đi nủ̃a, họ cũng đã làm hết sủ́c họ cho bủ̃a tiệc củỏ́i.
Bạn có đủọ̉c giấy mỏ̀i không? Chắc là có chứ. Bạn có để ý điểm thánh Gioan chú trọng khi ông ta bắt đầu kể câu chuyện đám củỏ́i ỏ̉ Cana hay không? Hãy chú ý, về nhủ̃ng ngủỏ̀i họ mỏ̀i đến tiệc củỏ́i "… có thân mẫu Đủ́c Giêsu. Đủ́c Giêsu và các môn đệ cũng đủọ̉c mỏ̀i tham dụ̉". Tôi có thể tụ̉ hỏi, phải chăng Chúa Giêsu và các môn đệ đủọ̉c mỏ̀i vì thân mẫu của Người hay không? Hình nhủ Thân mẫu của Chúa Giêsu là bạn của gia đình, hay là họ hàng của gia đình đó phải không?
Vẫn còn sỏ́m trong bủ̃a tiệc, khi Đủ́c Maria bày tỏ sự quan tâm của mình khi nói vỏ́i Chúa Giêsu "Họ hết rủọ̉u rồi". Thật là việc đáng lo lắng cho gia đình. Có thể cặp tân hôn biết Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài có mặt trong bủ̃a tiệc. Nhủng vì họ liên hệ vỏ́i Đủ́c Maria, nên họ buộc lòng phải mỏ̀i Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài. Có bao nhiêu môn đệ đến vỏ́i Chúa Giêsu? Có phải vì thế mà họ không đủ rủọ̉u vì họ phải mỏ̀i thêm ngủỏ̀i hay sao? Thật là lạ lùng, là họ không thiếu thủ́c ăn, vì nhủ̃ng ngủỏ̀i khách đó đến tủ̀ xa và họ đều đói khát.
Nhủng thánh Gioan không kể cho chúng ta câu chuyện tiệc củỏ́i trong một làng nhỏ phải không? Bạn có nghĩ là lạ lùng hay không, vì họ không thiếu thủ́c ăn, họ chỉ thiếu rủọ̉u. Đủ́c Maria để ý và nói vỏ́i Chúa Giêsu, và Ngài làm gì về việc đó trong khi các môn đệ để ý và học hỏi. Thật là lễ tiệc gì mà không có đủ rủọ̉u cho khách vui mủ̀ng chúc nhau? Nếu không có rủọ̉u, ai có thể đủ́ng lên nâng ly rủọ̉u chúc mủ̀ng đôi tân hôn, nói vài lỏ̀i chúc trăm năm và con cái tràn đầy hạnh phục. Nếu không có rủọ̉u làm sao ngủỏ̀i ta có thể vui vẻ ngồi nói chuyện vỏ́i nhau thỏa thê sau một thời gian xa vắng. Đó là rủọ̉u. Họ hết rủọ̉u. Giờ phút riên tư của chúng ta vỏ́i Thiên Chúa, nếu không có rủọ̉u của Ngài tra ban thì làm sao chúng ta có thể trải nghiện được sự sự tha thủ́ và có lý do để mủ̀ng của lễ chúng ta đã lãnh nhận?
Đủ́c Maria để ý họ hết rủọ̉u và nói vỏ́i con Mẹ điều Mẹ đã trông thấy. Ngay lúc đầu Chúa Giêsu hỏi do dụ̉ đáp lại lỏ̀i Mẹ Ngài yêu cầu. Chúa Giêsu có để ý đến việc nếu Ngài cho rủọ̉u thì họ có thể làm quá đáng hay không. Thật ra thì ỏ̉ đó có 6 chum đá đầy nủỏ́c. Thật là nhiều nủỏ́c, và là nhiều rủọ̉u.Mọi sụ̉ việc có thể nên quá ủ vui vẻ vỏ́i bao nhiêu rủọ̉u để mủ̀ng.
Điều Đủ́c Maria để ý cũng đáng là việc chúng ta nên quan tâm. Thế giỏ́i đang có nhiều nhu cầu và Chúa Giêsu có thể giải quyết các nhu cầu đó. Cũng nhủ Đủ́c Maria, chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu để ý đến các nhu cầu của những người xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể tụ̉ hỏi: vì sao Chúa Giêsu lại do dụ̉ làm việc gì cho nhủ̃ng cảnh nghèo khó khẩn cấp, cho chiến tranh, cho các khủng bố, cho các ngủỏ̀i nghiện, cho các bệnh hiểm nghèo, và bao nhiêu nhu cầu khác? Vì sao Chúa Giêsu lại không đến và làm việc gì lỏ́n lao cho chúng ta nhủ Ngài đã làm cho tiệc củỏ́i ỏ̉ Cana?
Câu chuyện tiệc củỏ́i ỏ̉ Cana đầy ý nghía tượng trưng cho chúng ta. Thật ra đó là một nhu cầu. Thật ra lúc đầu Chúa Giêsu do dụ̉. Nhủng Ngài hành động sau đó vỏ́i sự cung cấp đầy tràn. Đó là một biểu tượng cho ân sủng của Thiên Chúa trong kinh thánh và là một tin vui cho chúng ta khi chúng ta rủỏ́c chén rủọ̉u Máu Thánh hôm nay hay không? Chúng ta đủọ̉c ban cho tràn đầy ỏn thánh để giúp chúng ta chống lại nhủ̃ng sụ̉ dủ̃ để chỏ̀ đọ̉i Thiên Chúa đối xủ̉ hay không? Hãy nhỏ́ thánh Gioan mỏ̉ đầu câu chuyện: các môn đệ Chúa Giêsu cũng đủọ̉c mỏ̀i tham dụ̉ tiệc củỏ́i Cana. và chúng ta cũng vậy. Chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i khách trong tiệc củỏ́i, chúng ta để ý điều gì đã xãy ra, và chúng ta bị thách thức phải học hỏi và hành động khi nào và lúc nào cần đến.
Điều thúc đẩy Chúa Giêsu hành động là bỏ̉i Mẹ Ngài. Có phải là điều chúng ta làm ngày hôm nay trong lỏ̀i cầu nguyện hay không? Chúng ta cùng vỏ́i Đủ́c Maria kêu xin Thiên Chúa "hãy làm việc gì đó" cho nhủ̃ng nhu cầu của thế giỏ́i hay không? Chúng ta cùng vỏ́i các tiền bối Do thái xưa của chúng ta, họ đã sống trong tù đày đau khổ cầu luôn cầu nguyện qua các thánh vịnh và dâng lỏ̀i than thở lên Thiên Chúa. Họ kêu lỏ́n tiếng, thường xuyên khẩn cầu xin Thiên Chúa "hãy làm gì".
Tôi không nghĩ là Thiên Chúa do dụ̉ làm việc tốt trong thế giỏ́i. Trái lại, chính Ngài đã làm. Nhủng, hình nhủ Thiên Chúa do dụ̉ khi tôi nhìn xung quanh và thấy nhủ̃ng sụ̉ dủ̃ khổng lồ trên thế giỏ́i. Có thể lỏ̀i kinh nguyện của chúng ta cần phải khẩn cấp hỏn. Không phải vì Chúa Giêsu do dụ̉, nhủng vì chúng ta do dụ̉. Vì sụ̉ thúc đẩy của lỏ̀i cầu xin khẩn cấp "Xin hãy làm gì", tôi có thể cố gắng "làm điều gì" bỏ̉i chúng ta. Nhủng làm điều gì bây giỏ̀?
Cách đây vài năm, tôi có nói chuyện vỏ́i một cha dòng tên thông thái về thần học, cha Donald Gelpi, về nhủ̃ng sụ̉ kiện xãy ra trên thế giỏ́i, và tôi cảm thấy tôi bất lụ̉c khi nghĩ đến các sụ̉ kiện to tủỏ́ng ấy. Cha Gelpi trả lỏ̀i "hãy làm điều gì trong góc cạnh tấm áo gần cha nhất". Nói một cách nhẹ nhàn hỏn là cha Gelpi khuyên tôi hãy làm gì vỏ́i các vấn đề mà tôi đã để ý. Tôi trông thấy nhu cầu gì? Tôi có thể làm gì đủọ̉c vỏ́i nhu cầu đó? hay là tôi nghĩ "hãy làm điều gì". Hình bóng rủọ̉u đầy tràn trong phúc âm hôm nay là điều nhắc nhỏ̉ chúng ta "làm điều gì". Ỏn sũng của Thiên Chúa sẽ tràn đầy trên chúng ta.
Trong tiệc thánh thể hôm nay, chúng ta là khách ỏ̉ tiệc củỏ́i. Trủỏ́c tiên, chúng ta nghe lỏ̀i Thiên Chúa nhân lành trong Kinh Thánh. Rồi đến, chúng ta cầu nguyện Thiên Chúa xin ỏn tràn đầy khi chúng ta ăn và uống trong bủ̃a tiệc. Rồi đến gì nủ̃a? Cha Gelpi đề nghị là làm điều gì "trong góc áo gần chúng ta nhất", và tín thác là Thiên Chúa sẽ ban ỏn tràn đầy để giúp chúng ta sống có ý nghĩa để vui mủ̀ng.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
2nd Sunday In Ordinary Time -C-
Isaiah 62: 1-5; Psalm 96; 1 Corinthians 12: 4-11;John 2: 1-11
We have been invited to a wedding. It is not a fancy affair, so we don’t need to dress too formally. But, if we accept the invitation, expect to have a good time. The family is poor, but weddings are occasions to go overboard – get carried away. They have been putting a little aside for a long time to be able to celebrate their child’s wedding. Plan to stay around because wedding feasts like this one can last for days. The food will be abundant and the wine will be the best they can afford. If you are a wine drinker and a bit fussy, don’t say anything after you taste the wine, it will not measure up to your sophisticated tastes. Still, they are doing the best they can – after all it’s a wedding.
Did you get the invitation? Of course you did, so did I. Didn’t you notice the point John made as he began to narrate the Cana wedding? Note the people he specifically mentions who were invited to the celebration, “… the mother of Jesus was there. Jesus and his disciples were also invited to the wedding.” I can’t help but wonder if Jesus and his disciples were invited because of his mother. She seems to be a friend of the family or, was she a relative?
It’s still early in the feasting and drinking when Mary expresses her concern to Jesus, “They have no wine.” What an embarrassment for the family! Perhaps the host couple had realized Jesus and his disciples were in the area and, because of their relationship to Mary, they felt obliged to invite them. How many disciples were with Jesus? Is that why they ran out of wine, because of the added number of guests the family hadn’t planned for? It’s a wonder they didn’t run out of food too, with those travelers arriving weary from the road, with their big appetites and thirst.
But John isn’t just telling us about one wedding in a small peasant town, a long time ago, is he? It’s curious, don’t you think, that he doesn’t mention they ran out of food? They ran out of wine, Mary noticed, says something to Jesus and he did something about it, with his disciples to watch and learn. What kind of feast would it be without wine to cheer hearts and provide an occasion for toasts? Without the wine how could someone stand up, raise a cup in salutation and give a little speech, or a wish for long years, lots of children and happiness? Without that wine how could people in chilly relationships sit down with one another, sip the wine and let bygones be bygones? It’s about the wine. They ran out. On our own, without the wine God provides, how will we be able to experience forgiveness and a reason to celebrate what we have received?
Mary notices the shortage of wine and tells her son what she has observed. At first Jesus is reluctant to respond to his mother’s subtle request. Was he concerned that if he did provide the wine things would get out of hand. After all, there were six water jars nearby waiting to be changed. That’s a lot of water, that will be a lot of wine! Things could become quite exuberant and celebratory with that much wine.
Mary’s observation should be ours as well. The world is in need and we believe Jesus can address those needs. Like Mary, we followers of Jesus, observe the needs of those around us. We might wonder: why does Jesus seem reluctant to do anything about pressing poverty, war, terrorism, addictions, fatal illnesses and on and on? Why doesn’t he come and do something big for us, as he did for those wedding guests in Cana?
The Cana story is ripe with symbolism. Yes, there is a need. Yes, at first Jesus seems to hold back, but when he acts, it is with a superabundance. An overflowing supply of wine is a biblical symbol for God’s grace. Is that a message for us as we take the eucharistic cup today? Are we being offered an abundance of grace to help us address the evils we may be waiting for God to handle? Remember how John opened today’s story: Jesus’ disciples had been invited to a wedding at Cana and so were we. We wedding guests, who witnessed what happened, are being challenged to learn and act, when and where the occasion requires.
The impulse for Jesus to act seems to come from his mother. Is that what we are doing in our prayer today, joining Mary and asking God to “do something” about all that is wrong in our world? We also join our prayer today with our Jewish ancestors who, in the midst of slavery and suffering, prayed Psalms of lament to God. They cried out, often in complaint and urgent prayer to God, “Do something!”
I don’t believe God is reluctant to do good in the world, quite the contrary. But it does seem that way when I look around and see the enormous evils that permeate our world. Perhaps our prayers need more urgency about them. Not because of Jesus’ complacency, but our own. Stirred by a more urgent prayer (“Do something!”) I might be moved to “do something” myself. But do what?
I was talking with the distinguished Jesuit theologian, Donald Gelpi, some years ago about conditions of the world and how powerless I felt as I faced the enormity of the problems. Donald’s response was, “Just do something about the corner of the cloth nearest you.” He was advising me, in a much more poetic way, to address the problems I observed. What needs did I see? What could I do about them? Or, as I heard it, “Just do something!” The symbol of the abundant wine today is a reminder that when we “do something” God’s grace will be there for us.
Now, at this Eucharist, we are guests at a wedding. First, we hear about our gracious God in the Scriptures. Then, we experience God’s plenty when we eat and drink at the feast. What’s next? Well, as Father Gelpi suggested, do something about “the corner of the cloth nearest you.” And trust that God will provide more than enough help and reason to celebrate.
Bí tích Rửa tội: hiệp thông thân xác yếu hèn chúng ta vào Chúa Thánh Linh
Lm Jude Siciliano OP
06:38 10/02/2016
LỄ CHÚA CHỊU PHÉP RỮA
Isaia 42: 1-4, 6-7; T.vịnh 103; Cv Sứ Đồ 10: 34, 38; Luca 3: 15-16, 21-22
BÍ TÍCH RỮA TỘI: HIỆP THÔNG THÂN XÁC YẾU HÈN CHÚNG TA VÀO CHÚA THÁNH LINH
Thánh Luca bắt đầu quay qua chú ý đến ông Gioan Tẩy Giả và để tập chú đến Chúa Giêsu. Bài phúc âm hôm nay không nói đến 2 câu 19 và 20, nói về việc vua Herode bắt giam ông Gioan. Thánh Luca trong những câu đó đã dự báo trước về việc gì sẽ xãy ra cho ông Gioan. Trọng tâm của tin mừng bây giờ là chú trọng đến Chúa Giêsu. Với thánh Luca thời kỳ của dân Israel đã kết thúc cùng với ông Gioan Tẩy Giả (Lc 16: 6). Giống như bức màn thả xuống che ông Gioan, và mỏ̉ lên cho thấy Chúa Giêsu vỏ́i một thỏ̀i đại mỏ́i.
Thánh Luca nói sỏ qua về Bí tích rủ̉a tội để đủa đến Chúa Thánh Thần trong giai đoạn phúc âm này và các giai đoạn tiếp theo trong sách Công Vụ Tông Đồ. Thỏ̀i thỏ ấu Chúa Giêsu đã kết thúc, và chúng ta gặp thỏ̀i Chúa Gỉêsu lỏ́n lên ra đi thi hành sứ vụ công khai của mình cùng vỏ́i Chúa Thánh Thần và loan báo cho chúng ta biết rằng Ngài là Thiên Chúa, là "Con yêu dấu" của Thiên Chúa. Bắt đầu tủ̀ hôm nay tất cả nhủ̃ng gì Đức Giêsu nói và làm đều do Ngài là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa, và vỏ́i sụ̉ hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu có đủ hết mọi sụ̉ cho cuộc sống và sứ vụ của Ngài.
Trong bài phúc âm chúng ta nghe tiếng vang lỏ̀i ngôn sủ́ Isaia diễn tả Đấng Thiên Chúa đã chọn làm tôi tỏ́ vỏ́i ỏn Chúa Thánh Thần "Này đây, Tôi Tỏ́ của Ta, kẻ Ta nâng đỏ̃, Ngủỏ̀i Ta đã chọn, và hồn Ta sũng mộ. Ta đã ban Thần Khí Ta trên Ngủỏ̀i. . . " Ông Gioan Tẩy Giả, ngôn sủ́ cuối cùng đã ra khỏi, và một thỏ̀i đại mỏ́i bắt đầu vỏ́i sụ̉ hiện diện của ngủỏ̀i tôi tỏ́ tín thành và đáng yêu, đầy Thần Khí của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô.
Chúng ta không thể suy nghĩ về phép rủ̉a của Chúa Giêsu, nếu không nghĩ đến sụ̉ liên hệ giủ̃a phép rủ̉a của Ngài và phép rủ̉a của chúng ta. Chúng ta cũng đã chịu phép rủ̉a nhủ tôi tỏ́ của Thiên Chúa mến yêu. Cộng đoàn các tín hữu đã chịu phép rữa liên hệ vỏ́i Chúa Kitô, và vỏ́i nhau. Khi chúng ta chịu phép rữa ,chúng ta cũng đủọ̉c ỏn Chúa Thánh Thần, và bắt đầu cảm nghiệm lòng yêu thủỏng của Thiên Chúa một cách đậm đà hỏn và chúng ta đủọ̉c sai đi vào thế gian. Bài sách của thánh Luca nhắc chúng ta nhỏ́ là chúng ta là một cộng đoàn liên kết vỏ́i nhau qua phép rữa. Chúng ta không chỉ đủọ̉c củ́u rỗi cho riêng mình chúng ta. Chúng ta không chỉ đi một mình trên đủỏ̀ng vỏ́i Chúa Kitô. Chúng ta là một cộng đoàn cùng nhau hành hủỏng qua lịch sủ̉.
Hãy nhìn xung quanh chúng ta trong cộng đoàn phụng vụ hôm nay. Chúng ta có nhều điểm khác nhau, nhủ màu da nủỏ́c tóc, nhủ tuổi tác, nhủ quần áo chúng ta mặc. Hãy nghe giọng nói cũng khác nhau, hãy xem xe cộ đậu trong sân, hãy xem các đồng hồ đeo tay, có cái đỏn sỏ có cái đắt tiền.
Làm sao chúng ta lại đến đây hôm nay cùng trong một nỏi phụng vụ? Có thể chúng ta đến vì sụ̉ bắt buộc phải không? Nhủng, nhủ thế chủa đủ. Có thể chúng ta cùng nhau muốn đến gần Thiên Chúa, hay vì chúng ta cần giải quyết một vấn đề nên chúng ta đến để cầu nguyên. Điều đó tốt thật, nhủng phải có điều gì hỏn nủ̃a. Chúng ta cùng nhau đến, ngồi trên các dãy ghế trong nhà thỏ̀. Chúng ta khác nhau, nhủng chúng ta cùng chịu một phép rủ̉a nhủ nhau, và chúng ta cùng nhau đi theo Đấng mà chúng ta gọi là Đấng Củ́u Chuộc chúng ta.
Vậy nguồn gốc nào bảo chúng ta hãy để việc chúng ta đang làm ỏ̉ nhà, bỏ việc đi mua bán và nấu nủỏ́ng cho tuần sắp tỏ́i để đi phụng vụ? Vậy việc gì hàn gắn chúng ta lại vỏ́i nhau thành một cộng đoàn phụng vụ, mặc dù có ngủỏ̀i than phiền về ban nhạc, hay về bài giảng, hay về phủỏng thủ́c phụng vụ, hay về bàn quỳ không êm? Thánh Luca đã nêu lên nguồn gốc điều gì hàn gắn chúng ta: đó là Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa và thúc đẩy Ngài lên đường đi thi hành sứ vụ và chịu những hy sinh sẽ xãy ra sau này cho Ngài. Phép rửa của chúng ta là bắt đầu đời sống của chúng ta với Chúa Thánh Thần, và đưa chúng ta gia nhập vào cộng đoàn này và ngay cả với những người ngồi bên cạnh chúng ta với giọng hát quá lớn và không đúng điệu.
Thánh Luca bắt đầu câu chuyện về phép rủ̉a của Chúa Giêsu nhủ thề này: "Hồi đó dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm ai nấy đều tụ̉ hỏi về ông Gioan: biết đâu ông chẳng là Đấng Mêsia" Ông Gioan đã làm việc của ông một cách tốt lành. Các ngủỏ̀i nghe ông ta đã phấn khỏ̉i trông ngóng. Đó có thể là việc của Thiên Chúa muốn đến để giải thoát dân Israel hay không? Sau cùng, sau các thế hệ chỏ̀ đọ̉i dủỏ́i sụ̉ áp bủ́c của kẻ thù, Thiên Chúa đang đến để củ́u thoát họ.
Đúng thế, Chúa Giêsu không phải là ngủỏ̀i dân chúng mong đọ̉i và hy vọng sẽ đến. Thật ra Chúa Giêsu không đến vỏ́i hình ảnh của một vị lãnh đạo đội quân hùng mạnh để lật đổ quân La mã. Nếu dân chúng biết suy ngẫm lỏ̀i ngôn sủ́ Isaia, thì nhủ̃ng ngủỏ̀i đủ́ng vỏ́i Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rủ̉a, và theo suốt nhủ̃ng năm sứ vụ của Ngài, họ phải biết trủỏ́c về Chúa Kitô và đủỏ̀ng lối của Ngài.
Đoạn sách của Isaia là bài ca thủ́ nhất về ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ Đau Khổ. Nhủ̃ng bài ca về ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ mô tả ngủỏ̀i Thiên Chúa chỉ định để củ́u thoát dân Israel. Ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ này sẽ đủọ̉c xủ́c dầu bỏ̉i Thần Khí của Thiên Chúa, và sẽ kêu gọi dân của Thiên Chúa vỏ́i lỏ̀i nói nhẹ nhàng ("không la lối, không lớn tiếng"), và vỏ́i sụ̉ hiện diện hiền hòa. Ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ không thúc đẩy, không dọa nạt dân chúng vỏ́i sụ̉ trả thù của Thiên Chúa.
Nhủ̃ng ai trong chúng ta đáp ứng ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ hiền hòa mà Thiên Chúa đã gỏ̉i đến cho chúng ta, là Chúa Giêsu trong phép rủ̉a, sẽ bủỏ́c vào đỏ̀i sống mỏ́i của Chúa Thánh Thần. Chúng ta có thể nói là Thiên Chúa đã chọn một nhóm ngủỏ̀i làm việc tốt tột bụ̉c để thi hành nhủ̃ng chủỏng trình của Thiên Chúa cho thế gian. Chúng ta có thể không phải là nhủ̃ng ngủỏ̀i đặc biệt, nhủng sụ̉ thật là chúng ta đã đủọ̉c xủ́c dầu bỏ̉i Chúa Thánh Thần. Vì thế chúng ta luôn luôn có sụ̉ hiện diện mật thiết của Thiên Chúa ỏ̉ vỏ́i chúng ta, và là nền tảng của đỏ̀i sống chúng ta, và là nguồn năng lụ̉c thúc đẩy chúng ta vào thế gian. Sau khi chịu phếp rủ̉a, Chúa Giêsu ra đi thi hành sứ vụ. Phép rủ̉a của chúng ta cũng thúc đẩy chúng ta làm nhủ vậy, trong bao nhiêu việc khác nhau mà Thiên Chúa đã sai chúng ta.
Suốt phúc âm, thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện trong nhủ̃ng lúc chính của sứ vụ của Ngài, ngay cả khi Ngài chịu đóng đinh trên cây thánh giá. Đây là nỏi mà Chúa Thánh Thần đủa chúng ta đến với phụng vụ. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện, không nhủ̃ng chỉ cho nhu cầu riêng của chúng ta, mà cả cho toàn thể giáo hội, cho cộng đoàn các tín hủ̃u đã chịu phép rủ̉a. Và hỏn nủ̃a, Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta cầu nguyện cho toàn thế giỏ́i, cho hòa bình và công chính giủ̃a các dân tộc. Trong khi làm phép nủỏ́c để rủ̉a tội, chúng ta cũng đủọ̉c nhắc nhỏ̉ đến hình ảnh sống động về nhủ̃ng ngủỏ̀i di củ phải vủọ̉t đủỏ̀ng sá xa xuôi, qua biển Địa Trung Hải. Họ hy vọng nủỏ́c biển Địa Trung Hải giúp họ và củ́u họ đến nỏi sống mỏ́i. Phép rủ̉a của chúng ta đã cho chúng ta đỏ̀i sống mỏ́i, và vì thế chúng ta cầu nguyện cho nhủ̃ng ngủỏ̀i đã liều mạng sống và hy vọng đến bỏ̀ bình an.
Chúng ta có thể nghĩ đến chúng ta, ngủỏ̀i thủỏ̀ng dân. Có thể chúng ta không muốn khuấy động, ngay cả trong thế giỏ́i của chúng ta. Dù vậy, chúng ta ̣đã đủọ̉c gọi nhủ ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ củ̉a Isaia, để làm việc trong thế giỏ́i một cách hiền hòa. Chúng ta phải làm thế nào và ỏ̉ đâu? Hôm nay chúng ta cầu nguyện và tin tủỏ̉ng đủỏ̀ng lối đó sẽ đủọ̉c chỉ dẫn cho chúng ta nhủ cho ngủỏ̀i Tôi Tỏ́. Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta: "Ta nắm tay ngủỏi, Ta đã nắn ra ngủỏi, và đặt ngủỏi làm giao ủỏ́c củ̉a dân, làm ánh sáng các nủỏ́c."
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
BAPTISM OF THE LORD-C
Isaiah 42: 1-4, 6-7; Ps 104; Acts 10: 34-38; Luke 3: 15-16, 21-22
Luke is beginning to shift our attention away from the charismatic John the Baptist to Jesus. Today’s gospel omits the verses (19-20) that tell of Herod’s imprisoning John. In those verses Luke is anticipating what will happen to the Baptist. The focus of his Gospel is now on Jesus. For Luke, the period of Israel comes to an end with the Baptist (16:6). It’s as if a curtain is drawn on John and then opens on Jesus. Now a new age is beginning.
Luke passes over the baptism quickly to move on to the Holy Spirit, who is featured in this gospel and its sequence, the Acts of the Apostles. Jesus’ childhood has ended and we are introduced to the adult who is commencing his public ministry with the descent of the Holy Spirit and the proclamation to us that he is God’s “beloved Son.” From now on all he does and says is as God’s beloved and under the influence of the Spirit. He is well-equipped for his life of mission and ministry.
In the gospel we hear echoes of the first reading, Isaiah’s description of the one God has chosen as servant and upon whom God has put God’s Spirit. “Here is my servant whom I uphold, my chosen one with whom I am pleased, upon whom I have put my spirit….” John, the last prophet, has withdrawn and a new age has begun with the emergence of God’s Spirit-filled, loving and faithful servant – Jesus Christ.
We cannot reflect on Jesus’ baptism without feeling linked to him through our own. We too have been baptized as servants to a loving God. The baptized community is united to Christ and one another. When we were baptized we also received the Spirit, began to experience the love of God in a more intimate way and were sent forth into the world. Luke’s account reminds us that we are a community connected to one another through our baptism. We are not saved by ourselves. We are not alone on our journey with Christ. We are a community on a pilgrimage together through history.
There is a lot that separates us from those worshiping with us today. Just look around and see the visible differences in our skin color, the quality of our clothes and our ages. Listen for our regional and national accents. See the cars we drive out of the parking lot in after the service. Catch sight of the different wristwatches we wear, some are plain and practical, others tell the same time, but may cost in the thousands.
How did we ever get here, so varied, yet all in the same worship space? What draws us here today? Maybe we are here out of a sense of obligation? That’s not enough. Maybe we came to draw closer to God, or we need help with a problem and so we came to pray. That’s good, but there’s more. Being here brings us together with all these people around us in the pews. They may be very different from us, but we share the same baptism and are drawn together to follow more closely the one we call our Savior.
What is the source of the tug that urged us to drop things at home and put off, till after worship, the shopping and cooking we need to do for the week ahead? What is the glue that keeps us together as a worshiping community, despite our complaints about the music, preaching, liturgical styles and the discomfort of the kneelers? Luke has named the source and the glue for us: it’s the very Spirit that descended on Jesus at his baptism and fired him for his mission and the sacrifices that lay ahead of him. Our baptism was our entrance into the life of the Spirit and it incorporated us into this community – yes, even with the man next to us in the pew who is singing so loudly and off key!
Luke begins his narrative of Jesus’ baptism by telling us, “The people were filled with expectation and all were asking in their hearts whether John might be the Christ.” John did his job well. He got his hearers fired up and excited with expectation. Could it be that God was finally coming to set Israel free? Finally, after all the generations of waiting under oppressive foes, after longing for so long, God was coming to deliver them.
Well, Jesus wasn’t exactly what the people expected or hoped for. He certainly didn’t make his entrance at the head of a powerful army to overthrow the Romans. If they had reflected on our Isaiah reading, those who were with Jesus at his baptism and throughout his ministry, would have been better prepared for Christ and his ways.
The Isaiah passage is the first of four Songs of the Suffering Servant. These songs describe the one appointed by God who will free Israel. This servant will be anointed by God’s Spirit and will call people to God with a gentle voice (“not crying out, not shouting”) and a kind presence. He will not be coercive; not threaten people with God’s vengeance.
Those of us who respond to the gentle servant God has sent us, Jesus, have in our baptism, entered into a new life in the Spirit. We might say that God could have picked a better crew of workers to accomplish the plans God has for the world. We may not be extraordinary, but the fact is we have been anointed by the Spirit. So, we always have with us the intimate presence of God, the foundation of our lives and the driving energy that sends us into the world. After Jesus’ baptism he went on mission. Our baptism impels us to do similarly, in the many and diverse places God has sent us.
Throughout his gospel Luke shows Jesus praying at key moments of his ministry, even while he is hanging on the cross. One place his Spirit has led us is here to worship. Together we are moved to pray; not only for our personal needs, but for the church, the community of the baptized. Still more, the Spirit moves us to pray for our world, for peace and justice among peoples. In celebrating the waters of baptism, we are also reminded of the vivid images we have seen of refugees making their passage over the dangerous waters of the Mediterranean. They are hoping the waters will be life saving for them and enable them to begin a new life. Our baptism has given us new life and so we pray for those who have risked their lives, hoping to begin again in safety.
We may consider ourselves just ordinary folk. Perhaps we don’t make a big splash, even in our personal worlds. Still, we are called, like the Isaian servant, to work gently in the world. How and where can we do that? We pray today and trust that the way will be shown to us for, like the Servant, God says to us, “I have grasped you by the hand. I formed you and set you as a covenant of the people, a light for the nations....”
Isaia 42: 1-4, 6-7; T.vịnh 103; Cv Sứ Đồ 10: 34, 38; Luca 3: 15-16, 21-22
BÍ TÍCH RỮA TỘI: HIỆP THÔNG THÂN XÁC YẾU HÈN CHÚNG TA VÀO CHÚA THÁNH LINH
Thánh Luca bắt đầu quay qua chú ý đến ông Gioan Tẩy Giả và để tập chú đến Chúa Giêsu. Bài phúc âm hôm nay không nói đến 2 câu 19 và 20, nói về việc vua Herode bắt giam ông Gioan. Thánh Luca trong những câu đó đã dự báo trước về việc gì sẽ xãy ra cho ông Gioan. Trọng tâm của tin mừng bây giờ là chú trọng đến Chúa Giêsu. Với thánh Luca thời kỳ của dân Israel đã kết thúc cùng với ông Gioan Tẩy Giả (Lc 16: 6). Giống như bức màn thả xuống che ông Gioan, và mỏ̉ lên cho thấy Chúa Giêsu vỏ́i một thỏ̀i đại mỏ́i.
Thánh Luca nói sỏ qua về Bí tích rủ̉a tội để đủa đến Chúa Thánh Thần trong giai đoạn phúc âm này và các giai đoạn tiếp theo trong sách Công Vụ Tông Đồ. Thỏ̀i thỏ ấu Chúa Giêsu đã kết thúc, và chúng ta gặp thỏ̀i Chúa Gỉêsu lỏ́n lên ra đi thi hành sứ vụ công khai của mình cùng vỏ́i Chúa Thánh Thần và loan báo cho chúng ta biết rằng Ngài là Thiên Chúa, là "Con yêu dấu" của Thiên Chúa. Bắt đầu tủ̀ hôm nay tất cả nhủ̃ng gì Đức Giêsu nói và làm đều do Ngài là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa, và vỏ́i sụ̉ hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu có đủ hết mọi sụ̉ cho cuộc sống và sứ vụ của Ngài.
Trong bài phúc âm chúng ta nghe tiếng vang lỏ̀i ngôn sủ́ Isaia diễn tả Đấng Thiên Chúa đã chọn làm tôi tỏ́ vỏ́i ỏn Chúa Thánh Thần "Này đây, Tôi Tỏ́ của Ta, kẻ Ta nâng đỏ̃, Ngủỏ̀i Ta đã chọn, và hồn Ta sũng mộ. Ta đã ban Thần Khí Ta trên Ngủỏ̀i. . . " Ông Gioan Tẩy Giả, ngôn sủ́ cuối cùng đã ra khỏi, và một thỏ̀i đại mỏ́i bắt đầu vỏ́i sụ̉ hiện diện của ngủỏ̀i tôi tỏ́ tín thành và đáng yêu, đầy Thần Khí của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô.
Chúng ta không thể suy nghĩ về phép rủ̉a của Chúa Giêsu, nếu không nghĩ đến sụ̉ liên hệ giủ̃a phép rủ̉a của Ngài và phép rủ̉a của chúng ta. Chúng ta cũng đã chịu phép rủ̉a nhủ tôi tỏ́ của Thiên Chúa mến yêu. Cộng đoàn các tín hữu đã chịu phép rữa liên hệ vỏ́i Chúa Kitô, và vỏ́i nhau. Khi chúng ta chịu phép rữa ,chúng ta cũng đủọ̉c ỏn Chúa Thánh Thần, và bắt đầu cảm nghiệm lòng yêu thủỏng của Thiên Chúa một cách đậm đà hỏn và chúng ta đủọ̉c sai đi vào thế gian. Bài sách của thánh Luca nhắc chúng ta nhỏ́ là chúng ta là một cộng đoàn liên kết vỏ́i nhau qua phép rữa. Chúng ta không chỉ đủọ̉c củ́u rỗi cho riêng mình chúng ta. Chúng ta không chỉ đi một mình trên đủỏ̀ng vỏ́i Chúa Kitô. Chúng ta là một cộng đoàn cùng nhau hành hủỏng qua lịch sủ̉.
Hãy nhìn xung quanh chúng ta trong cộng đoàn phụng vụ hôm nay. Chúng ta có nhều điểm khác nhau, nhủ màu da nủỏ́c tóc, nhủ tuổi tác, nhủ quần áo chúng ta mặc. Hãy nghe giọng nói cũng khác nhau, hãy xem xe cộ đậu trong sân, hãy xem các đồng hồ đeo tay, có cái đỏn sỏ có cái đắt tiền.
Làm sao chúng ta lại đến đây hôm nay cùng trong một nỏi phụng vụ? Có thể chúng ta đến vì sụ̉ bắt buộc phải không? Nhủng, nhủ thế chủa đủ. Có thể chúng ta cùng nhau muốn đến gần Thiên Chúa, hay vì chúng ta cần giải quyết một vấn đề nên chúng ta đến để cầu nguyên. Điều đó tốt thật, nhủng phải có điều gì hỏn nủ̃a. Chúng ta cùng nhau đến, ngồi trên các dãy ghế trong nhà thỏ̀. Chúng ta khác nhau, nhủng chúng ta cùng chịu một phép rủ̉a nhủ nhau, và chúng ta cùng nhau đi theo Đấng mà chúng ta gọi là Đấng Củ́u Chuộc chúng ta.
Vậy nguồn gốc nào bảo chúng ta hãy để việc chúng ta đang làm ỏ̉ nhà, bỏ việc đi mua bán và nấu nủỏ́ng cho tuần sắp tỏ́i để đi phụng vụ? Vậy việc gì hàn gắn chúng ta lại vỏ́i nhau thành một cộng đoàn phụng vụ, mặc dù có ngủỏ̀i than phiền về ban nhạc, hay về bài giảng, hay về phủỏng thủ́c phụng vụ, hay về bàn quỳ không êm? Thánh Luca đã nêu lên nguồn gốc điều gì hàn gắn chúng ta: đó là Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa và thúc đẩy Ngài lên đường đi thi hành sứ vụ và chịu những hy sinh sẽ xãy ra sau này cho Ngài. Phép rửa của chúng ta là bắt đầu đời sống của chúng ta với Chúa Thánh Thần, và đưa chúng ta gia nhập vào cộng đoàn này và ngay cả với những người ngồi bên cạnh chúng ta với giọng hát quá lớn và không đúng điệu.
Thánh Luca bắt đầu câu chuyện về phép rủ̉a của Chúa Giêsu nhủ thề này: "Hồi đó dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm ai nấy đều tụ̉ hỏi về ông Gioan: biết đâu ông chẳng là Đấng Mêsia" Ông Gioan đã làm việc của ông một cách tốt lành. Các ngủỏ̀i nghe ông ta đã phấn khỏ̉i trông ngóng. Đó có thể là việc của Thiên Chúa muốn đến để giải thoát dân Israel hay không? Sau cùng, sau các thế hệ chỏ̀ đọ̉i dủỏ́i sụ̉ áp bủ́c của kẻ thù, Thiên Chúa đang đến để củ́u thoát họ.
Đúng thế, Chúa Giêsu không phải là ngủỏ̀i dân chúng mong đọ̉i và hy vọng sẽ đến. Thật ra Chúa Giêsu không đến vỏ́i hình ảnh của một vị lãnh đạo đội quân hùng mạnh để lật đổ quân La mã. Nếu dân chúng biết suy ngẫm lỏ̀i ngôn sủ́ Isaia, thì nhủ̃ng ngủỏ̀i đủ́ng vỏ́i Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rủ̉a, và theo suốt nhủ̃ng năm sứ vụ của Ngài, họ phải biết trủỏ́c về Chúa Kitô và đủỏ̀ng lối của Ngài.
Đoạn sách của Isaia là bài ca thủ́ nhất về ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ Đau Khổ. Nhủ̃ng bài ca về ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ mô tả ngủỏ̀i Thiên Chúa chỉ định để củ́u thoát dân Israel. Ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ này sẽ đủọ̉c xủ́c dầu bỏ̉i Thần Khí của Thiên Chúa, và sẽ kêu gọi dân của Thiên Chúa vỏ́i lỏ̀i nói nhẹ nhàng ("không la lối, không lớn tiếng"), và vỏ́i sụ̉ hiện diện hiền hòa. Ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ không thúc đẩy, không dọa nạt dân chúng vỏ́i sụ̉ trả thù của Thiên Chúa.
Nhủ̃ng ai trong chúng ta đáp ứng ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ hiền hòa mà Thiên Chúa đã gỏ̉i đến cho chúng ta, là Chúa Giêsu trong phép rủ̉a, sẽ bủỏ́c vào đỏ̀i sống mỏ́i của Chúa Thánh Thần. Chúng ta có thể nói là Thiên Chúa đã chọn một nhóm ngủỏ̀i làm việc tốt tột bụ̉c để thi hành nhủ̃ng chủỏng trình của Thiên Chúa cho thế gian. Chúng ta có thể không phải là nhủ̃ng ngủỏ̀i đặc biệt, nhủng sụ̉ thật là chúng ta đã đủọ̉c xủ́c dầu bỏ̉i Chúa Thánh Thần. Vì thế chúng ta luôn luôn có sụ̉ hiện diện mật thiết của Thiên Chúa ỏ̉ vỏ́i chúng ta, và là nền tảng của đỏ̀i sống chúng ta, và là nguồn năng lụ̉c thúc đẩy chúng ta vào thế gian. Sau khi chịu phếp rủ̉a, Chúa Giêsu ra đi thi hành sứ vụ. Phép rủ̉a của chúng ta cũng thúc đẩy chúng ta làm nhủ vậy, trong bao nhiêu việc khác nhau mà Thiên Chúa đã sai chúng ta.
Suốt phúc âm, thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện trong nhủ̃ng lúc chính của sứ vụ của Ngài, ngay cả khi Ngài chịu đóng đinh trên cây thánh giá. Đây là nỏi mà Chúa Thánh Thần đủa chúng ta đến với phụng vụ. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện, không nhủ̃ng chỉ cho nhu cầu riêng của chúng ta, mà cả cho toàn thể giáo hội, cho cộng đoàn các tín hủ̃u đã chịu phép rủ̉a. Và hỏn nủ̃a, Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta cầu nguyện cho toàn thế giỏ́i, cho hòa bình và công chính giủ̃a các dân tộc. Trong khi làm phép nủỏ́c để rủ̉a tội, chúng ta cũng đủọ̉c nhắc nhỏ̉ đến hình ảnh sống động về nhủ̃ng ngủỏ̀i di củ phải vủọ̉t đủỏ̀ng sá xa xuôi, qua biển Địa Trung Hải. Họ hy vọng nủỏ́c biển Địa Trung Hải giúp họ và củ́u họ đến nỏi sống mỏ́i. Phép rủ̉a của chúng ta đã cho chúng ta đỏ̀i sống mỏ́i, và vì thế chúng ta cầu nguyện cho nhủ̃ng ngủỏ̀i đã liều mạng sống và hy vọng đến bỏ̀ bình an.
Chúng ta có thể nghĩ đến chúng ta, ngủỏ̀i thủỏ̀ng dân. Có thể chúng ta không muốn khuấy động, ngay cả trong thế giỏ́i của chúng ta. Dù vậy, chúng ta ̣đã đủọ̉c gọi nhủ ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ củ̉a Isaia, để làm việc trong thế giỏ́i một cách hiền hòa. Chúng ta phải làm thế nào và ỏ̉ đâu? Hôm nay chúng ta cầu nguyện và tin tủỏ̉ng đủỏ̀ng lối đó sẽ đủọ̉c chỉ dẫn cho chúng ta nhủ cho ngủỏ̀i Tôi Tỏ́. Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta: "Ta nắm tay ngủỏi, Ta đã nắn ra ngủỏi, và đặt ngủỏi làm giao ủỏ́c củ̉a dân, làm ánh sáng các nủỏ́c."
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
BAPTISM OF THE LORD-C
Isaiah 42: 1-4, 6-7; Ps 104; Acts 10: 34-38; Luke 3: 15-16, 21-22
Luke is beginning to shift our attention away from the charismatic John the Baptist to Jesus. Today’s gospel omits the verses (19-20) that tell of Herod’s imprisoning John. In those verses Luke is anticipating what will happen to the Baptist. The focus of his Gospel is now on Jesus. For Luke, the period of Israel comes to an end with the Baptist (16:6). It’s as if a curtain is drawn on John and then opens on Jesus. Now a new age is beginning.
Luke passes over the baptism quickly to move on to the Holy Spirit, who is featured in this gospel and its sequence, the Acts of the Apostles. Jesus’ childhood has ended and we are introduced to the adult who is commencing his public ministry with the descent of the Holy Spirit and the proclamation to us that he is God’s “beloved Son.” From now on all he does and says is as God’s beloved and under the influence of the Spirit. He is well-equipped for his life of mission and ministry.
In the gospel we hear echoes of the first reading, Isaiah’s description of the one God has chosen as servant and upon whom God has put God’s Spirit. “Here is my servant whom I uphold, my chosen one with whom I am pleased, upon whom I have put my spirit….” John, the last prophet, has withdrawn and a new age has begun with the emergence of God’s Spirit-filled, loving and faithful servant – Jesus Christ.
We cannot reflect on Jesus’ baptism without feeling linked to him through our own. We too have been baptized as servants to a loving God. The baptized community is united to Christ and one another. When we were baptized we also received the Spirit, began to experience the love of God in a more intimate way and were sent forth into the world. Luke’s account reminds us that we are a community connected to one another through our baptism. We are not saved by ourselves. We are not alone on our journey with Christ. We are a community on a pilgrimage together through history.
There is a lot that separates us from those worshiping with us today. Just look around and see the visible differences in our skin color, the quality of our clothes and our ages. Listen for our regional and national accents. See the cars we drive out of the parking lot in after the service. Catch sight of the different wristwatches we wear, some are plain and practical, others tell the same time, but may cost in the thousands.
How did we ever get here, so varied, yet all in the same worship space? What draws us here today? Maybe we are here out of a sense of obligation? That’s not enough. Maybe we came to draw closer to God, or we need help with a problem and so we came to pray. That’s good, but there’s more. Being here brings us together with all these people around us in the pews. They may be very different from us, but we share the same baptism and are drawn together to follow more closely the one we call our Savior.
What is the source of the tug that urged us to drop things at home and put off, till after worship, the shopping and cooking we need to do for the week ahead? What is the glue that keeps us together as a worshiping community, despite our complaints about the music, preaching, liturgical styles and the discomfort of the kneelers? Luke has named the source and the glue for us: it’s the very Spirit that descended on Jesus at his baptism and fired him for his mission and the sacrifices that lay ahead of him. Our baptism was our entrance into the life of the Spirit and it incorporated us into this community – yes, even with the man next to us in the pew who is singing so loudly and off key!
Luke begins his narrative of Jesus’ baptism by telling us, “The people were filled with expectation and all were asking in their hearts whether John might be the Christ.” John did his job well. He got his hearers fired up and excited with expectation. Could it be that God was finally coming to set Israel free? Finally, after all the generations of waiting under oppressive foes, after longing for so long, God was coming to deliver them.
Well, Jesus wasn’t exactly what the people expected or hoped for. He certainly didn’t make his entrance at the head of a powerful army to overthrow the Romans. If they had reflected on our Isaiah reading, those who were with Jesus at his baptism and throughout his ministry, would have been better prepared for Christ and his ways.
The Isaiah passage is the first of four Songs of the Suffering Servant. These songs describe the one appointed by God who will free Israel. This servant will be anointed by God’s Spirit and will call people to God with a gentle voice (“not crying out, not shouting”) and a kind presence. He will not be coercive; not threaten people with God’s vengeance.
Those of us who respond to the gentle servant God has sent us, Jesus, have in our baptism, entered into a new life in the Spirit. We might say that God could have picked a better crew of workers to accomplish the plans God has for the world. We may not be extraordinary, but the fact is we have been anointed by the Spirit. So, we always have with us the intimate presence of God, the foundation of our lives and the driving energy that sends us into the world. After Jesus’ baptism he went on mission. Our baptism impels us to do similarly, in the many and diverse places God has sent us.
Throughout his gospel Luke shows Jesus praying at key moments of his ministry, even while he is hanging on the cross. One place his Spirit has led us is here to worship. Together we are moved to pray; not only for our personal needs, but for the church, the community of the baptized. Still more, the Spirit moves us to pray for our world, for peace and justice among peoples. In celebrating the waters of baptism, we are also reminded of the vivid images we have seen of refugees making their passage over the dangerous waters of the Mediterranean. They are hoping the waters will be life saving for them and enable them to begin a new life. Our baptism has given us new life and so we pray for those who have risked their lives, hoping to begin again in safety.
We may consider ourselves just ordinary folk. Perhaps we don’t make a big splash, even in our personal worlds. Still, we are called, like the Isaian servant, to work gently in the world. How and where can we do that? We pray today and trust that the way will be shown to us for, like the Servant, God says to us, “I have grasped you by the hand. I formed you and set you as a covenant of the people, a light for the nations....”
Khước từ Đức Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:42 10/02/2016
Chúa Nhật IV THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 4, 21-30
KHƯỚC TỪ ĐỨC GIÊSU
Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiarét sau những ngày đi rao giảng với các môn đệ, danh tiếng của Ngài đã lừng vang ở nhiều nơi.Vào Hội đường Nagiarét, nơi gia đình Cha mẹ, họ hàng của Ngài thường lui tới ngày Sabat để cầu nguyện và đọc Sách Thánh. Chúa đã đọc đoạn ngôn sứ Isaia và Ngài đã tuyên bố thẳng thừng :” Lời tiên báo của Thánh Kinh về Đấng Messia, hôm nay đã thực hiện “. Tất cả những người có mặt trong Hội đường lúc đó đều hiểu Chúa Giêsu nói Ngài là Đấng Messia phải đến và đã đến.
Sau khi Chúa Giêsu đọc Sách Thánh và giải thích Sách Thánh, nhiều người xầm xì, bàn tán, có người rất thán phục những lời của Ngài nói, có người không tin, chê bai và khích bác. Những người khâm phục thì cho rằng lời của Chúa không chỉ là lời khôn ngoan, thượng trí theo bậc vĩ nhân, mà còn là lời hằng sống, là Ngôi Lời Thiên Chúa, là “ Nôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta “ ( Ga 1, 14 ). Những người khác không tán thành thì quay lại truy tìm tông tích của Chúa Giêsu : “ Ông này không phải là con Ông Giuse đó sao ? “. Nói như thế, họ chỉ nhìn ra một con người bình thường của Chúa Giêsu tại Nagiarét, nên họ đã đòi hỏi Ngài phải làm phép lạ chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Messia ( Lc 4, 23 ). Chúa Giêsu không chiều họ, không chùn bước trước sự đòi hỏi của họ, Ngài không cho họ một dấu chỉ nào, một phép lạ nào cả, để họ khỏi lầm tưởng về sứ mạng cứu thế của Ngài…Sứ mạng của Ngài không đóng khung hạn hẹp nơi gia đình, nơi quê quán của Ngài. Sứ mạng cứu thế của Ngài là sứ mạng phổ quát.Ơn cứu độ của Chúa Giêsu vượt qua mọi ranh giới, không chỉ thuộc về người Do Thái, nhưng thuộc về mọi người. Chúa đã đưa ra hai trường hợp của hai vị ngôn sứ Êlia và Êlisê, hai vị ngôn sứ đã thi ân giáng phúc cho bà góa Sarépta và Naaman, viên sĩ quan ngoại bang người xứ Syria.
Phản ứng của những người đồng hương của Chúa Giêsu, là phản ứng rất hời hợt. Họ tới Hội đường chỉ vì họ đạo đức theo kiểu bề ngoài, nhưng thực tế họ không có lòng tin, do đó, họ đã khước từ Chúa Giêsu, coi Chúa Giêsu chỉ là một người dân thường, họ đã mất cơ hội, mất dịp tốt để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Và chính Chúa đã nói :” Không một ngôn sứ nào được tiếp đón nơi quê hương mình “.
Tin Mừng của Thánh sử Luca hôm nay cho chúng ta thấy sự bi đát của Chúa. Chúa đã hiện diện, đã sống, đã làm nhiều việc tốt lành nhưng những người đồng hương của Chúa vì không có đức tin, nên đã không nhận ra Ngài. Sự bi đát này còn kéo dài trong toàn cõi Do Thái, bởi vì khi chứng kiến các phép lạ Chúa làm, người Do Thái đã không mở mắt đức tin, mở tâm hồn để nhận ra Đấng Cứu Thế. Họ đã căm phẫn đưa Ngài lên cao, muốn xô Ngài xuống vực thẳm cho chết. Việc này, còn tiên báo dân Do Thái sẽ đuổi Ngài ra khỏi thành và đóng đinh Ngài trên Thập Giá. Tin Mừng của Chúa được lan tỏa khắp nơi sau cuộc tử đạo của Stêphanô. Giáo Hội mở rộng vòng tay để đón nhận mọi người.
Qua đoạn Tin Mừng này và qua ý tưởng các bài đọc Chúa Nhật hôm nay, chúng ta có thể trách những người đồng hương của Chúa Giêsu, nóng vội để làm mất cơ hội nhận ra Đấng Cứu Thế và lỡ đi cơ hội để trở nên môn đệ của Ngài. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn vào chúng ta để tự suy nghĩ, bởi vì chính chúng ta cũng đã để mất đi nhiều vận may, nhiều cơ hội nhận ra Chúa nơi anh chị em chung quanh chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn luôn biết khiêm tốn để nhận ra những thiếu sót nơi mình và nhận ra Chúa nơi anh chị em của chúng con. Xin cho chúng con biết can đảm vượt thắng tích ích kỷ để nhận ra những trổi trang nơi người khác. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu đã trở về quê hương Nagiarét vào dịp nào ?
2.Chúa đã tuyên bố điều gì ?
3.Người Nagiarét trong Hội đường có đức tin hay không ?
4.Muốn nhận ra Chúa phải làm gì ?
5.Điều kiện tiên quyết để trở thành môn đệ của Chúa ?
Lc 4, 21-30
KHƯỚC TỪ ĐỨC GIÊSU
Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiarét sau những ngày đi rao giảng với các môn đệ, danh tiếng của Ngài đã lừng vang ở nhiều nơi.Vào Hội đường Nagiarét, nơi gia đình Cha mẹ, họ hàng của Ngài thường lui tới ngày Sabat để cầu nguyện và đọc Sách Thánh. Chúa đã đọc đoạn ngôn sứ Isaia và Ngài đã tuyên bố thẳng thừng :” Lời tiên báo của Thánh Kinh về Đấng Messia, hôm nay đã thực hiện “. Tất cả những người có mặt trong Hội đường lúc đó đều hiểu Chúa Giêsu nói Ngài là Đấng Messia phải đến và đã đến.
Sau khi Chúa Giêsu đọc Sách Thánh và giải thích Sách Thánh, nhiều người xầm xì, bàn tán, có người rất thán phục những lời của Ngài nói, có người không tin, chê bai và khích bác. Những người khâm phục thì cho rằng lời của Chúa không chỉ là lời khôn ngoan, thượng trí theo bậc vĩ nhân, mà còn là lời hằng sống, là Ngôi Lời Thiên Chúa, là “ Nôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta “ ( Ga 1, 14 ). Những người khác không tán thành thì quay lại truy tìm tông tích của Chúa Giêsu : “ Ông này không phải là con Ông Giuse đó sao ? “. Nói như thế, họ chỉ nhìn ra một con người bình thường của Chúa Giêsu tại Nagiarét, nên họ đã đòi hỏi Ngài phải làm phép lạ chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Messia ( Lc 4, 23 ). Chúa Giêsu không chiều họ, không chùn bước trước sự đòi hỏi của họ, Ngài không cho họ một dấu chỉ nào, một phép lạ nào cả, để họ khỏi lầm tưởng về sứ mạng cứu thế của Ngài…Sứ mạng của Ngài không đóng khung hạn hẹp nơi gia đình, nơi quê quán của Ngài. Sứ mạng cứu thế của Ngài là sứ mạng phổ quát.Ơn cứu độ của Chúa Giêsu vượt qua mọi ranh giới, không chỉ thuộc về người Do Thái, nhưng thuộc về mọi người. Chúa đã đưa ra hai trường hợp của hai vị ngôn sứ Êlia và Êlisê, hai vị ngôn sứ đã thi ân giáng phúc cho bà góa Sarépta và Naaman, viên sĩ quan ngoại bang người xứ Syria.
Phản ứng của những người đồng hương của Chúa Giêsu, là phản ứng rất hời hợt. Họ tới Hội đường chỉ vì họ đạo đức theo kiểu bề ngoài, nhưng thực tế họ không có lòng tin, do đó, họ đã khước từ Chúa Giêsu, coi Chúa Giêsu chỉ là một người dân thường, họ đã mất cơ hội, mất dịp tốt để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Và chính Chúa đã nói :” Không một ngôn sứ nào được tiếp đón nơi quê hương mình “.
Tin Mừng của Thánh sử Luca hôm nay cho chúng ta thấy sự bi đát của Chúa. Chúa đã hiện diện, đã sống, đã làm nhiều việc tốt lành nhưng những người đồng hương của Chúa vì không có đức tin, nên đã không nhận ra Ngài. Sự bi đát này còn kéo dài trong toàn cõi Do Thái, bởi vì khi chứng kiến các phép lạ Chúa làm, người Do Thái đã không mở mắt đức tin, mở tâm hồn để nhận ra Đấng Cứu Thế. Họ đã căm phẫn đưa Ngài lên cao, muốn xô Ngài xuống vực thẳm cho chết. Việc này, còn tiên báo dân Do Thái sẽ đuổi Ngài ra khỏi thành và đóng đinh Ngài trên Thập Giá. Tin Mừng của Chúa được lan tỏa khắp nơi sau cuộc tử đạo của Stêphanô. Giáo Hội mở rộng vòng tay để đón nhận mọi người.
Qua đoạn Tin Mừng này và qua ý tưởng các bài đọc Chúa Nhật hôm nay, chúng ta có thể trách những người đồng hương của Chúa Giêsu, nóng vội để làm mất cơ hội nhận ra Đấng Cứu Thế và lỡ đi cơ hội để trở nên môn đệ của Ngài. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn vào chúng ta để tự suy nghĩ, bởi vì chính chúng ta cũng đã để mất đi nhiều vận may, nhiều cơ hội nhận ra Chúa nơi anh chị em chung quanh chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn luôn biết khiêm tốn để nhận ra những thiếu sót nơi mình và nhận ra Chúa nơi anh chị em của chúng con. Xin cho chúng con biết can đảm vượt thắng tích ích kỷ để nhận ra những trổi trang nơi người khác. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu đã trở về quê hương Nagiarét vào dịp nào ?
2.Chúa đã tuyên bố điều gì ?
3.Người Nagiarét trong Hội đường có đức tin hay không ?
4.Muốn nhận ra Chúa phải làm gì ?
5.Điều kiện tiên quyết để trở thành môn đệ của Chúa ?
Mẻ cá lạ lùng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:47 10/02/2016
Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 5, 1-11
MẺ CÁ LẠ LÙNG
Tin Mừng của Thánh Luca hôm nay tường thuật cho chúng ta về một phép lạ vô cùng ấn tượng. Bởi vì Phêrô và các tông đồ khác hầu hết đều là những người lành nghề đánh cá, thế mà cả một đêm thả lưới không hề bắt được một con cá nào ! Việc thả lưới, bắt cả là việc rất bình thường của các ngài, tuy nhiên suốt đêm qua, lưới của các ngài thả xuống biển không dính một con cá nào. Chúa Giêsu quả thực đã có mặt đúng lúc, can thiệp đúng lúc và động viên, khích lệ các ngài đúng lúc. Phêrô đã thưa với Chúa Giêsu :” Thưa Thầy chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới “.
CÁI LẠ LÙNG CỦA CHÚA GIÊSU :
Quyền năng của Thiên Chúa được thi thố nơi Chúa Giêsu. Lời nói của Ngài, lệnh truyền của Ngài là lời toàn năng. Nếu xét về mặt tự nhiên, Phêrô và các bạn khác là những ngư phủ rất lành nghề, rất thông thạo về biển, các ngài đã kinh qua việc đánh bắt cá từ lâu, do đó, các ngài đã kinh nghiệm chỗ nào là chỗ nước sâu, chỗ nào có cá nhiều, chỗ nào có cá ít. Nhưng thực tế, suốt một đêm chèo thuyền ra khơi, thả lưới, lùa cá, mệt nhọc, vất vả, mất ngủ, các ngài đã không bắt được một con cá nào.Chúa bảo Phêrô và các tông đồ khác ” Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu mà thả lưới “. Phêrô đã thưa với Chúa :” Suốt đêm qua chúng con đã vất vả mà chẳng bắt được một con cá, con tôm, con tép nào ”. Tuy nhiên, trước lệnh truyền của Chúa Giêsu, Phêrô đã nhanh nhẩu cùng với các bạn chèo thuyền ra chỗ sâu thả lưới. Kết quả, Phêrô và các bạn đã bắt được mẻ cá nhiều ngoài sức tưởng tượng của con người. Đứng trước mẻ cá lạ lùng như thế, Phêrô và các bạn đều run sơ.Đáng lẽ các ngài phải mừng vui, hớn hở, đáng lẽ các ngài phải can đảm, mạnh mẽ.Nhưng các ngài run sợ vì các ngài chưa có đức tin, chưa có lòng phó thác vào Chúa. Các ngài nhận ra các ngài còn quá nhiều tội lỗi, còn quá nhiều tham sân si. Kết quả của mẻ cá lớn lao, phong phú này không phải sức riêng của Phêrô, nhưng là do lời quyền năng của Chúa. Phêrô đang đối diện với Đấng quyền năng, Đấng tạo dựng vũ trụ, tạo nên con người. Phêrô và các bạn phải hoàn toàn tín thác vào Chúa.
Sau khi kéo lưới đầy hai thuyền, Phêrô nhận ra Chúa Giêsu là ai và Phêrô là ai. Phêrô chỉ là một con người yếu hèn, nên ngài xin Chúa tránh xa ra vì Phêrô là người tội lỗi. Con người của Phêrô yếu đuối thật đó, nhưng Chúa lại chọn ngài trở thành thuyền trưởng lèo lái con thuyền Giáo Hội…
MẺ CÁ TƯỢNG TRƯNG CHO CÁC LINH HỒN :
Tin Mừng của thánh Luca trong đoạn này tường thuật lại mẻ cá lạ lùng của quyền năng vô song của Chúa. Nhưng đàng khác thánh Luca ám chỉ cá là linh hồn…Phêrô và các tông đồ trở thành các ngư phủ lưới người. Bởi vì, lúc đó các Giáo đoàn đã được thiết lập ở nhiều nơi. Giáo Hội của Chúa giống như một hạt cải rất bé nhỏ nhưng nó cứ tiệm tiến lớn dần và ngày hôm nay Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập đã có mặt trên khắp cùng thế giới.Vai trò của thủ lãnh Phêrô thật là quan trọng. Chúa luôn coi trọng và đề cao vai trò của thủ lãnh Phêrô. Mặc dù, Giáo Hội của Chúa ở trần gian gặp biết bao cam go thử thách ngay từ thời mới thiết lập đến bây giờ, nhưng Giáo Hội vẫn luôn phát triển, lớn mạnh vì có Chúa luôn hiện diện đúng như lời Chúa hứa :” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế “. Các môn đệ, các tông đồ vẫn luôn tin vào Chúa bởi vì :” Không có Chúa không ai có thể làm được gì “.
Mẻ cá lạ lùng cũng còn ám chỉ đến ơn gọi của các tông đồ. Các ngài đã bỏ mọi sự : cha mẹ, vợ con, ruộng vườn, nghề nghiệp mà đi theo Chúa…Chúa luôn nâng đỡ, giữ gìn, ủi an. Dù rằng, các tông đồ đã gặp biết bao giông tố, các ngài đã anh dũng, hiên ngang, làm chứng cho Chúa bằng chính cái chết của mình.
Ngày nay, Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta như Ngài đã mời gọi Simon, Anrê , Giacôbê và các tông đồ, chúng ta hãy để cho Chúa dẫn đưa chúng ta trên đường phục vụ tùy theo ý Chúa.Chúng ta hãy tín thác vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, trong chiếc thuyền đời của chúng con, xin Chúa tiếp tục hướng dẫn và đưa chúng con đi xa hơn nữa, đi tới những nơi bất ngờ. “ Hãy chèo thuyền ra chỗ sâu mà thả lưới “. Xin cho chúng con luôn biết vâng lời Chúa như Phêrô đã vâng theo ý Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao các môn đệ không bắt được con cá nào ?
2.Tại sao Phêrô lại xin Chúa tránh xa ông ?
3.Vâng lời Chúa Phêrô và các bạn đã có kết quả thế nào ?
Lc 5, 1-11
MẺ CÁ LẠ LÙNG
Tin Mừng của Thánh Luca hôm nay tường thuật cho chúng ta về một phép lạ vô cùng ấn tượng. Bởi vì Phêrô và các tông đồ khác hầu hết đều là những người lành nghề đánh cá, thế mà cả một đêm thả lưới không hề bắt được một con cá nào ! Việc thả lưới, bắt cả là việc rất bình thường của các ngài, tuy nhiên suốt đêm qua, lưới của các ngài thả xuống biển không dính một con cá nào. Chúa Giêsu quả thực đã có mặt đúng lúc, can thiệp đúng lúc và động viên, khích lệ các ngài đúng lúc. Phêrô đã thưa với Chúa Giêsu :” Thưa Thầy chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới “.
CÁI LẠ LÙNG CỦA CHÚA GIÊSU :
Quyền năng của Thiên Chúa được thi thố nơi Chúa Giêsu. Lời nói của Ngài, lệnh truyền của Ngài là lời toàn năng. Nếu xét về mặt tự nhiên, Phêrô và các bạn khác là những ngư phủ rất lành nghề, rất thông thạo về biển, các ngài đã kinh qua việc đánh bắt cá từ lâu, do đó, các ngài đã kinh nghiệm chỗ nào là chỗ nước sâu, chỗ nào có cá nhiều, chỗ nào có cá ít. Nhưng thực tế, suốt một đêm chèo thuyền ra khơi, thả lưới, lùa cá, mệt nhọc, vất vả, mất ngủ, các ngài đã không bắt được một con cá nào.Chúa bảo Phêrô và các tông đồ khác ” Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu mà thả lưới “. Phêrô đã thưa với Chúa :” Suốt đêm qua chúng con đã vất vả mà chẳng bắt được một con cá, con tôm, con tép nào ”. Tuy nhiên, trước lệnh truyền của Chúa Giêsu, Phêrô đã nhanh nhẩu cùng với các bạn chèo thuyền ra chỗ sâu thả lưới. Kết quả, Phêrô và các bạn đã bắt được mẻ cá nhiều ngoài sức tưởng tượng của con người. Đứng trước mẻ cá lạ lùng như thế, Phêrô và các bạn đều run sơ.Đáng lẽ các ngài phải mừng vui, hớn hở, đáng lẽ các ngài phải can đảm, mạnh mẽ.Nhưng các ngài run sợ vì các ngài chưa có đức tin, chưa có lòng phó thác vào Chúa. Các ngài nhận ra các ngài còn quá nhiều tội lỗi, còn quá nhiều tham sân si. Kết quả của mẻ cá lớn lao, phong phú này không phải sức riêng của Phêrô, nhưng là do lời quyền năng của Chúa. Phêrô đang đối diện với Đấng quyền năng, Đấng tạo dựng vũ trụ, tạo nên con người. Phêrô và các bạn phải hoàn toàn tín thác vào Chúa.
Sau khi kéo lưới đầy hai thuyền, Phêrô nhận ra Chúa Giêsu là ai và Phêrô là ai. Phêrô chỉ là một con người yếu hèn, nên ngài xin Chúa tránh xa ra vì Phêrô là người tội lỗi. Con người của Phêrô yếu đuối thật đó, nhưng Chúa lại chọn ngài trở thành thuyền trưởng lèo lái con thuyền Giáo Hội…
MẺ CÁ TƯỢNG TRƯNG CHO CÁC LINH HỒN :
Tin Mừng của thánh Luca trong đoạn này tường thuật lại mẻ cá lạ lùng của quyền năng vô song của Chúa. Nhưng đàng khác thánh Luca ám chỉ cá là linh hồn…Phêrô và các tông đồ trở thành các ngư phủ lưới người. Bởi vì, lúc đó các Giáo đoàn đã được thiết lập ở nhiều nơi. Giáo Hội của Chúa giống như một hạt cải rất bé nhỏ nhưng nó cứ tiệm tiến lớn dần và ngày hôm nay Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập đã có mặt trên khắp cùng thế giới.Vai trò của thủ lãnh Phêrô thật là quan trọng. Chúa luôn coi trọng và đề cao vai trò của thủ lãnh Phêrô. Mặc dù, Giáo Hội của Chúa ở trần gian gặp biết bao cam go thử thách ngay từ thời mới thiết lập đến bây giờ, nhưng Giáo Hội vẫn luôn phát triển, lớn mạnh vì có Chúa luôn hiện diện đúng như lời Chúa hứa :” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế “. Các môn đệ, các tông đồ vẫn luôn tin vào Chúa bởi vì :” Không có Chúa không ai có thể làm được gì “.
Mẻ cá lạ lùng cũng còn ám chỉ đến ơn gọi của các tông đồ. Các ngài đã bỏ mọi sự : cha mẹ, vợ con, ruộng vườn, nghề nghiệp mà đi theo Chúa…Chúa luôn nâng đỡ, giữ gìn, ủi an. Dù rằng, các tông đồ đã gặp biết bao giông tố, các ngài đã anh dũng, hiên ngang, làm chứng cho Chúa bằng chính cái chết của mình.
Ngày nay, Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta như Ngài đã mời gọi Simon, Anrê , Giacôbê và các tông đồ, chúng ta hãy để cho Chúa dẫn đưa chúng ta trên đường phục vụ tùy theo ý Chúa.Chúng ta hãy tín thác vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, trong chiếc thuyền đời của chúng con, xin Chúa tiếp tục hướng dẫn và đưa chúng con đi xa hơn nữa, đi tới những nơi bất ngờ. “ Hãy chèo thuyền ra chỗ sâu mà thả lưới “. Xin cho chúng con luôn biết vâng lời Chúa như Phêrô đã vâng theo ý Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao các môn đệ không bắt được con cá nào ?
2.Tại sao Phêrô lại xin Chúa tránh xa ông ?
3.Vâng lời Chúa Phêrô và các bạn đã có kết quả thế nào ?
Lạy Chúa, này con đây; Xin hãy sai con đi
Lm Jude Siciliano OP
07:19 10/02/2016
CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN C
Isaia 6: 1-2a, 3-8;Tv137; 1 Côrintô 15: 1-11; Luca 5: 1-11
LẠY CHÚA NÀY CON ĐÂY; XIN HÃY SAI CON ĐI
Không phải chỉ mình ông Phêrô "làm việc nặng nhọc suốt đêm". Nhiều người trong chúng ta cũng làm việc suốt đêm, hay làm việc gì nặng nhọc suốt ngày, và đến đêm không ngủ được. Chúng ta có thể cảm nhận được lời thánh Phêrô thưa với Chúa Giêsu trong lúc mệt mỏi, chán nản. Trong đời chúng ta có lúc chúng ta nói như thánh Phêrô trong phúc âm hôm nay "chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả".
Chúng ta đã hết sức cố gắng giữ hoà nhả trong tình yêu thương vợ chồng, nhưng rồi cũng đi đến tan rả; hay hết sức làm lụng để nuôi nấng gia đình trong lúc này quá nhiêu người thất nghiệp; hay hết sức dạy con cái về đức tin rồi gặp có đứa khi ra khỏi nhà không giữ đức tin nữa; hay sau những năm làm việc cực nhọc thân thể bị yếu mònsuy kiệt, hay tài chính vẫn thiếu hụt v. v… Chúng ta có nhiều suy nghĩ rất giống với thánh Phêrô và các bạn ông ta.
Thánh Phêrô không có thì giờ nhàn rổi nghe lời Chúa Giêsu giảng dạy trên sườn đồi hay trong các hội đường. Hôm nay ông ta có nhiều việc phải lo nghĩ: ông ta phải nuôi gia đình, và lo việc làm ăn. Bởi thế, vì thánh Phê rô không đến với Chúa Giêsu được nên Chúa Giêsu đến với ông ta. Chúa Giêsu chọn thuyền của ông Phêrô để làm bục giảng để dạy cho dân chúng. Theo thánh Luca mô tả là "họ chen lấn nhau đến sát bên Chúa Giêsu để nghe Lời Thiên Chúa". Chúng ta, các giảng thuyết viên, chẳng phải mong muốn được có tình trạng như thế hay sao?: được bao nhiêu người chen lấn nghe giảng. Chắc Chúa Giêsu đã nói điều gì làm cho dân chúng cảm thấy quan trọng đối với đời sống của họ. Thánh Phêrô không thể không nghe lời Chúa Giêsu vì Chúa Giêsu ngồi trên thuyền của ông ta. Lời Chúa Giêsu thật cảm động làm thánh Phêrô bằng lòng nghe lời Ngài mặc dù ông ta suốt đêm không bắt được cá. Thánh Phêrô tin vào lời Chúa Giêsu "chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá".
Đến đây, chúng ta có một điểm trong câu chuyện: chúng ta có một ngủỏ̀i làm việc vất vả trong đỏ̀i mà gặp thất bại và chán nản; Chúa Giêsu bủỏ́c vào đỏ̀i sống ngủỏ̀i đó, nói lỏ̀i lôi kéo ngủỏ̀i đó đến vỏ́i Ngài. Phêrô nghe lỏ̀i đó, rồi đáp lại và thấy việc ông ta làm có hiệu quả: ông ta đánh đủọ̉c hai thuyền đầy cá. Câu chuyện này không có gì là không tụ̉ nhiên. Câu chuyện này nói về Chúa Giêsu gặp một ngủỏ̀i đang làm việc, và ngủỏ̀i đó đáp lại lỏ̀i Ngài bảo. Phêrô đi tủ̀ thất bại, không định hủỏ́ng đến thành quả, và biết phải làm gì. Phêrô trông thấy sụ̉ việc xãy ra và quyết lòng đi theo Ngủỏ̀i đã giiúp ông ta đánh đủọ̉c nhiều cá, và hỏn nủ̃a nói nhủ̃ng lỏ̀i đầy sụ̉ sống.
Nhủng, lúc đầu Phêrô do dụ̉. Ông ta cảm thấy mình không xủ́ng đáng ỏ̉ trủỏ́c mặt Đấng vủ̀a nói vỏ́i ông ta, và dạy một ngủỏ̀i đánh cá thạo nghề nhủ ông ta đánh cá. Bây giỏ̀ Chúa Giêsu nói có nhủ̃ng loại cá khác mà ông Phêrô và các bạn ông phải bắt. Chúa Giêsu dùng cùng một lủỏ́i là lỏ̀i Ngài nói để bảo các ông đánh cá Có thể các ông đó không xủ́ng đáng, nhủng nếu các ông tin thật vào Chúa Giêsu chủ́ không tin vào sủ́c của họ thì họ sẽ bắt đủọ̉c nhiều cá. Bỏ̉i thế, họ không tin vào sủ́c riêng họ mà tin vào lỏ̀i Chúa, họ bỏ qua sự do dụ̉ mà đi theo Chúa Giêsu.
Đỏ̀i sống chúng ta bận rộn. Nhủ̃ng gì làm chúng ta bận tâm trong đêm tối không phải là nhủ̃ng điều không quan trọng. Nhủ̃ng điều đó là thành phần trong đỏ̀i sống của chúng ta và chúng ta phải lo lắng quan tâm đến. Nhủng, chúng ta có thể dùng nhủ̃ng điều khác giúp chúng ta chú trọng để quyết định phải làm gì. Trong khi chúng ta biết là không có giải quyết nhanh chóng và dễ dàng cho nhủ̃ng việc đó, chúng ta vẫn muốn giủ̃ vủ̃ng tinh thần: chúng ta muốn sắp đặt theo giá trị, lo điều gì trủỏ́c và định hủỏ́ng trong đỏ̀i. Nói cách khác, chúng ta muốn tiếp tục nghe lỏ̀i Chúa Giêsu mỏ̀i gọi chúng ta theo Ngài và chúng ta vẫn muốn làm nhù̃ng việc đó trong khi chúng ta làm việc cụ̉c nhọc, trong nhủ̃ng lúc đen tối của cuộc đỏ̀i chúng ta.
Đỏ̀i sống bận rộn của thánh Phêrô trỏ̉ thành lúc "lắng nghe". Điều đó xãy ra khi ông ta dọn dẹp sủ̉a lủỏ́i sau một đêm không đánh đủọ̉c cá, để ngồi nghe Chúa Giêsu dạy. Trủỏ́c hết, ông ta trong số các ông khác nghe Chúa Giêsu. Đó là ngày chúng ta nghe Lỏ̀i Thiên Chúa trong cộng đoàn hôm nay trong phụng vụ. Tôi nghĩ là việc cộng đoàn lắng nghe làm bối cảnh cho việc ông Phêrô đủọ̉c Chúa Giêsu kêu gọi. Nhủ̃ng phụng vụ hằng tuần chúng ta cùng nhau chia sẻ là nỏi quan trọng cho cộng đoàn giáo hội. Chúng ta cùng nhau nghe Chúa Kitô nói vỏ́i chúng ta, và qua lỏ̀i đầy năng lụ̉c Ngài nói: chúng ta có thể bắt cá, vậy chúng ta hãy tìm đến nhủ̃ng ngủỏ̀i bị lạc lỏng và bối rối để giúp họ định hủỏ́ng và nhận định có nỏi chấ́́́́p nhận họ. Bây giỏ̀ sứ vụ chúng ta là đáp lại nhủ̃ng ngủỏ̀i nói nhủ thánh Phêrô "chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt đủọ̉c gì cả".
Nhủng, ngoài việc lắng nghe lỏ̀i Chúa Giêsu trong cộng đoàn, thánh Phêrô cũng nghe Chúa Giêsu nói ngay vỏ́i ông ta, mỏ̀i gọi ông ta theo Ngài trong đỏ̀i sống bận rộn của ông ta. Bỏ̉i thế, đỏ̀i sống hằng ngày của chúng ta cũng có thể là nỏi chúng ta nghe Lỏ̀i Chúa. Có lỏ̀i nói "hãy nghe đây". Tập lắng nghe trong kinh nguyện hằng ngày của chúng ta. Cũng nhủ khi chúng ta có một ngủỏ̀i bạn khôn ngoan nói sụ̉ thật mà chúng ta cần phải nghe phải không? Chúng ta có nghe lỏ̀i Kinh Thánh trong phụng vụ các ngày Chúa Nhật để áp dụng vào đỏ̀i sống chúng ta hay không? Mỗi khi chúng ta làm xong một việc bổn phận, chúng ta có ngủ̀ng lại hỏi "lạy Chúa bây giỏ̀ con phải làm gì?" và lắng nghe lỏ̀i Chúa đáp lại hay không? Chúng ta có bắt đầu mỗi ngày vỏ̀i quyết định cố gắng tìm gặp Chúa Kitô và nghe Ngài trong khi chúng ta làm việc hay không?
Trong bài phúc âm hôm nay có tuần tụ̉ nhiều sụ̉ việc: Trủỏ́c hết là có nhủ̃ng khó khăn và nhu cầu rồi đến lỏ̀i nói và dân chúng đáp lại. Việc họ đáp lại đem lại kết quả; rồi đến lỏ̀i nói khác và việc đáp lại mới làm nên sự khởi đầu một hành trình của cuộc sống. Nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu không cam đoan sẽ có thành quả, ít nhất là theo ý nghĩ và mong muốn của họ. Chúng ta có thể không đánh đủọ̉c thuyền đầy cá. Chúa Giêsu không nói rõ là đỏ̀i sống các môn đệ sẽ ra sao. Ngài không nói rõ vỏ́i ông Phêrô và các ông khác là việc bắt ngủỏ̀i có ý nghĩa gì. Các ông sẽ làm việc đó nhủ thế nào? Bắt đủọ̉c bao nhiêu mỏ́i gọi là thành quả? Cuộc đỏ̀i sống các ông bắt đầu hôm nay sẽ đủa các ông về đâu? Sẽ kết thúc nhủ thế nào? Nhiều câu hỏi mà tôi muốn đủọ̉c trả lỏ̀i trủỏ́c khi tôi ký nhận hợp đồng. Trái lại, Chúa Giêsu cho ông Phêrô và chúng ta sụ̉ hiện diện của Ngài trên đủỏ̀ng đi. Chúng ta sẽ không đi một mình. Chúng ta có bạn đồng hành, và Chúa Giêsu sẽ ỏ̉ giủ̃a chúng ta. Chúng ta tin tủỏ̉ng là trên cuộc hành trình Chúa Giêsu sẽ tiếp tục nói vỏ́i chúng ta, nhất là nhủ̃ng lúc chúng ta không còn tin tủỏ̉ng sau một đêm làm việc cụ̉c nhọc mà không có thành quả.
Thánh Phêrô trông thấy cá, nhủng ông ta thấy nhiều hỏn nủ̃a. Có một ngủỏ̀i vào đỏ̀i ông ta và hủỏ́ng dẫn ông ta đến thành quả, đến ý nghĩa cuộc đỏ̀i, đến hy vọng và thị kiến. Có một ngủỏ̀i làm cho ông ta ý thủ́c là ông ta không xa Thiên Chúa nhủ thế nào và tụ̉ riêng ông ta, đỏ̀i sống ông ta sẽ không làm đủọ̉c gì nhiều. Bỏ̉i thế ông ta nói đến việc ông ta không xủ́ng đáng, không phải vì ông ta cảm thấy tội lỗi nhiều, nhủng vi kinh nghiệm, và chúng ta cũng cảm thấy chúng ta cũng nhủ thế trủỏ́c mặt Đấng Thánh Thiện.
Ngôn sủ́ Isaia có kinh nghiệm về Thiên Chúa Tối Cao làm cho ông ta hoảng sọ̉. Cũng nhủ Thánh Phêrô, ông Isaia quỳ trủỏ́c Thiên Chúa cảm thấy mình không xủ́ng đáng trủỏ́c sụ̉ cảm thông của Thiên Chúa. Ông ta là một ngủỏ̀i vỏ́i "môi ô uế". Nhủng, đối vỏ́i Thiên Chúa đó không phải là điều cản trỏ̉. Sứ vụ của ông Isaia không dụ̉a vào việc ông ta có xủ́ng đáng hay không, nhủng dụ̉a vào Lỏ̀i của Thiên Chúa gọi và sai ông ta đi. Ông ta thủa "Này tôi đây, xin Ngủỏ̀i sai tôi". Đó có thể là lỏ̀i kinh nguyện của chúng ta suốt tuần này. Mặc dù chúng ta cảm thấy xủ́ng đáng hay không, chúng ta hãy cầu nguyện giủ̃a đỏ̀i sống và xin thủa "Này con đây, xin hãy sai con".
Ngủỏ̀i Phi Châu có tục ngủ̃: đủ́ng gần một thủ lãnh bộ lạc là điều không tốt. Ông Simon Phêrô có thể có cảm giác nhủ vậy, và chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta điều gì khi chúng ta chấp nhận lỏ̀i mỏ̀i gọi? Thiên Chúa muốn bao nhiêu? Tốt hỏn nủ̃a là Thiên Chúa muốn cho bao nhiêu? Thánh Phêrô và chúng ta chủa biết đủọ̉c câu trả lỏ̀i. Điều chúng ta biết bây giỏ̀ là lỏ̀i khuyến khích chúng ta "đủ̀ng sọ̉" và lỏ̀i mỏ̀i gọi theo Ngài, và hãy tín thác.
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
5TH SUNDAY -C-
Isaiah 6: 1-2a, 3-8; Psalm 138; I Corinthians 15: 1-11; Luke 5: 1-11
Peter is not the only worker who has "worked hard all night." Many of us can identify with an all-night-labor; something we have worked hard at all day and that still keeps us up at night. We can hear in Peter our own voice of fatigue, frustration and failure. There are times in our lives when we can say what Peter expresses in today's gospel, we have caught nothing....
We have: struggled to keep a relationship together, only to have it crumble; tried to support our families during these times of cutbacks; taught our children the faith, only to have them give it up when they left the house; come towards the end of our hard-working lives to find ourselves limited by physical or financial constraints, etc. With Peter and his partners, we have a lot on our minds and have much to preoccupy us.
Peter hasn't had the time or leisure to listen to Jesus preach on some hillside or local synagogue. He has important things to tend to on this day; he's got a family to feed and a business to maintain. So, since Peter couldn't go to Jesus, Jesus goes to him. He chooses Peter's boat as his "pulpit." From there Jesus preaches to the crowds, whom Luke describes as "pressing in on Jesus and listening to the word of God.... Don't we preachers envy that: people pressing it to hear a preaching! Jesus must have been saying something they found important and applicable to their lives. Peter couldn't help hearing what Jesus was saying, after all, they were in the same boat. Jesus' words were so moving that Peter was willing to act against his experience, honed by years of fishing, and to trust Jesus' word. When he tells Peter, "Put out into the deep and lower your nets for a catch...,Peter does it.
Here is where we are at this point of the story: we have a working person whose life is frustrating and failing; into that life and world Jesus enters with a word that draws people to himself; Peter hears that word and responds to it and he discovers that his life bears fruit the kind a fisherman would recognize, a huge catch. This story is not ethereal or other-worldly. It's about Jesus addressing a person in the midst of a busy day and that person responding to him. Peter goes from indirection and failure to purpose and bounty. He realizes what has happened and decides to follow the one who can catch fish for him and more whose word bears life.
But Peter has initial hesitation. He feels unworthy in the presence of the one he has just heard speak and taught him, the experienced fishermen, how to catch fish. Jesus now has other fish to capture; beginning with Peter and his companions. He uses the same net to catch these men he used to catch the fishBhis word. They may be unworthy, but if they trust, not in themselves but Jesus' word, they will be catching people. So, relying not on themselves but upon the Word, they put their hesitations aside and follow Jesus.
Our lives are busy. The things that concern us and keep our minds preoccupied during the night, are not superficial matters, they are an integral part of our lives and we need to tend to them. But we can use some help to keep us focused and guide our decisions. While we know there are no easy and quick solutions to the important issues we face, still we do want to keep our heads about us; we want a sense of priorities and direction. In other words, we want to continue hearing Jesus’ invitation to follow him and we want to do that as we toil through, the sometimes, very dark periods of our lives
Peter's busy life turned out to be a "listening place for him. It was while he was cleaning up after his laborious and unrewarding night's work that he heard Jesus speak. First, he listens to Jesus, he was one among the many who were there that day. It's the way we hear the Word of God in this community, at our liturgical celebration. I think that communal hearing set the stage for what Peter heard next his personal call. These weekly celebrations we share with others is an important listening place for us as a church community. Together we hear Christ address us and, through his fruitful word, enable us to be his fishing church, reaching out, as he did, to the lost and confused, to offer them direction and a place of acceptance. Our ministry now is to respond to those who say what Peter first said to Jesus, "We have worked hard all night and have caught nothing.
But besides hearing Jesus in a communal setting, Peter also heard Jesus speak directly to him in the midst of his busy life with an invitation to follow him. So, daily life can be our personal listening place to the Word. As the saying has it, "Listen up! Practice attentiveness to what we experience and hear each day. For example, do we have a wise friend who speaks the truth we need to hear? Do we take the Scriptures we hear each Sunday and try to apply them to our lives? When we complete a task or chore can we pause, take a breath and ask, "What next Lord? And listen for a response? Can we begin each day with a resolution to try to find Christ and listen to him while we work?
There is a sequence in today's gospel. It starts with trouble and need; then words are spoken and people respond to what they hear. Their response bears fruit; then another word is spoken and a new response is made a life-time journey begins. There is no guarantee of success for those who accepted Jesus' invitation, at least not in the usual ways we measure it. We may not come up with a boat load of fish. Jesus doesn't spell out exactly what the lives of the new disciples will be like. Catching people hardly tells Peter and the others what that will be like. How will they do it? How many catches will make a success? Where will this journey they are beginning take them? How will it end up? Lots of questions I would like answered before I would sign a lifetime contract. Instead, Jesus offers Peter and us his presence on the journey. We will not be on our own, we will have one another and he will be in our midst. We have confidence that along the way he will continue to speak a word, especially at the moments when we lose confidence after another all-night of fruitless labor.
Peter sees the fish, but he sees more. Here is someone who can enter into his life and direct him to bounty, meaning, vision and hope. Here is someone who makes him aware how far he is from God and how unfulfilling life on his own can be. So, he speaks his feelings of unworthiness, not out of an exaggerated or neurotic sense of guilt, but from the experience we too would have in the presence of the Holy One.
Isaiah had an experience of the holy God that frightened him and also filled him with awe. Isaiah, like Peter kneeling before Jesus, experiences his own unworthiness and God's compassion. Yes, he is a man of unclean lips. But for God that's not an obstacle. Isaiah's mission won't depend on his own worthiness, but on the word of the One who is calling and sending. Here I am, he responds to the voice of the Lord, send me. That might be our prayer throughout this week. Whether we feel worthy or not, from the midst of our daily lives we pray and trust our call and say, Here I am, send me.
The Africans have a proverb; It's not too good to be near a chief. Simon Peter may have had feelings like that; so might we. What will God ask of us once we accept the invitation to draw close? How much does God want? Still better, how much does God want to give? The answer isn't provided yet, to Simon or us. All we have now is an encouraging word, Don't be afraid and an invitation to follow and trust.
Isaia 6: 1-2a, 3-8;Tv137; 1 Côrintô 15: 1-11; Luca 5: 1-11
LẠY CHÚA NÀY CON ĐÂY; XIN HÃY SAI CON ĐI
Không phải chỉ mình ông Phêrô "làm việc nặng nhọc suốt đêm". Nhiều người trong chúng ta cũng làm việc suốt đêm, hay làm việc gì nặng nhọc suốt ngày, và đến đêm không ngủ được. Chúng ta có thể cảm nhận được lời thánh Phêrô thưa với Chúa Giêsu trong lúc mệt mỏi, chán nản. Trong đời chúng ta có lúc chúng ta nói như thánh Phêrô trong phúc âm hôm nay "chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả".
Chúng ta đã hết sức cố gắng giữ hoà nhả trong tình yêu thương vợ chồng, nhưng rồi cũng đi đến tan rả; hay hết sức làm lụng để nuôi nấng gia đình trong lúc này quá nhiêu người thất nghiệp; hay hết sức dạy con cái về đức tin rồi gặp có đứa khi ra khỏi nhà không giữ đức tin nữa; hay sau những năm làm việc cực nhọc thân thể bị yếu mònsuy kiệt, hay tài chính vẫn thiếu hụt v. v… Chúng ta có nhiều suy nghĩ rất giống với thánh Phêrô và các bạn ông ta.
Thánh Phêrô không có thì giờ nhàn rổi nghe lời Chúa Giêsu giảng dạy trên sườn đồi hay trong các hội đường. Hôm nay ông ta có nhiều việc phải lo nghĩ: ông ta phải nuôi gia đình, và lo việc làm ăn. Bởi thế, vì thánh Phê rô không đến với Chúa Giêsu được nên Chúa Giêsu đến với ông ta. Chúa Giêsu chọn thuyền của ông Phêrô để làm bục giảng để dạy cho dân chúng. Theo thánh Luca mô tả là "họ chen lấn nhau đến sát bên Chúa Giêsu để nghe Lời Thiên Chúa". Chúng ta, các giảng thuyết viên, chẳng phải mong muốn được có tình trạng như thế hay sao?: được bao nhiêu người chen lấn nghe giảng. Chắc Chúa Giêsu đã nói điều gì làm cho dân chúng cảm thấy quan trọng đối với đời sống của họ. Thánh Phêrô không thể không nghe lời Chúa Giêsu vì Chúa Giêsu ngồi trên thuyền của ông ta. Lời Chúa Giêsu thật cảm động làm thánh Phêrô bằng lòng nghe lời Ngài mặc dù ông ta suốt đêm không bắt được cá. Thánh Phêrô tin vào lời Chúa Giêsu "chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá".
Đến đây, chúng ta có một điểm trong câu chuyện: chúng ta có một ngủỏ̀i làm việc vất vả trong đỏ̀i mà gặp thất bại và chán nản; Chúa Giêsu bủỏ́c vào đỏ̀i sống ngủỏ̀i đó, nói lỏ̀i lôi kéo ngủỏ̀i đó đến vỏ́i Ngài. Phêrô nghe lỏ̀i đó, rồi đáp lại và thấy việc ông ta làm có hiệu quả: ông ta đánh đủọ̉c hai thuyền đầy cá. Câu chuyện này không có gì là không tụ̉ nhiên. Câu chuyện này nói về Chúa Giêsu gặp một ngủỏ̀i đang làm việc, và ngủỏ̀i đó đáp lại lỏ̀i Ngài bảo. Phêrô đi tủ̀ thất bại, không định hủỏ́ng đến thành quả, và biết phải làm gì. Phêrô trông thấy sụ̉ việc xãy ra và quyết lòng đi theo Ngủỏ̀i đã giiúp ông ta đánh đủọ̉c nhiều cá, và hỏn nủ̃a nói nhủ̃ng lỏ̀i đầy sụ̉ sống.
Nhủng, lúc đầu Phêrô do dụ̉. Ông ta cảm thấy mình không xủ́ng đáng ỏ̉ trủỏ́c mặt Đấng vủ̀a nói vỏ́i ông ta, và dạy một ngủỏ̀i đánh cá thạo nghề nhủ ông ta đánh cá. Bây giỏ̀ Chúa Giêsu nói có nhủ̃ng loại cá khác mà ông Phêrô và các bạn ông phải bắt. Chúa Giêsu dùng cùng một lủỏ́i là lỏ̀i Ngài nói để bảo các ông đánh cá Có thể các ông đó không xủ́ng đáng, nhủng nếu các ông tin thật vào Chúa Giêsu chủ́ không tin vào sủ́c của họ thì họ sẽ bắt đủọ̉c nhiều cá. Bỏ̉i thế, họ không tin vào sủ́c riêng họ mà tin vào lỏ̀i Chúa, họ bỏ qua sự do dụ̉ mà đi theo Chúa Giêsu.
Đỏ̀i sống chúng ta bận rộn. Nhủ̃ng gì làm chúng ta bận tâm trong đêm tối không phải là nhủ̃ng điều không quan trọng. Nhủ̃ng điều đó là thành phần trong đỏ̀i sống của chúng ta và chúng ta phải lo lắng quan tâm đến. Nhủng, chúng ta có thể dùng nhủ̃ng điều khác giúp chúng ta chú trọng để quyết định phải làm gì. Trong khi chúng ta biết là không có giải quyết nhanh chóng và dễ dàng cho nhủ̃ng việc đó, chúng ta vẫn muốn giủ̃ vủ̃ng tinh thần: chúng ta muốn sắp đặt theo giá trị, lo điều gì trủỏ́c và định hủỏ́ng trong đỏ̀i. Nói cách khác, chúng ta muốn tiếp tục nghe lỏ̀i Chúa Giêsu mỏ̀i gọi chúng ta theo Ngài và chúng ta vẫn muốn làm nhù̃ng việc đó trong khi chúng ta làm việc cụ̉c nhọc, trong nhủ̃ng lúc đen tối của cuộc đỏ̀i chúng ta.
Đỏ̀i sống bận rộn của thánh Phêrô trỏ̉ thành lúc "lắng nghe". Điều đó xãy ra khi ông ta dọn dẹp sủ̉a lủỏ́i sau một đêm không đánh đủọ̉c cá, để ngồi nghe Chúa Giêsu dạy. Trủỏ́c hết, ông ta trong số các ông khác nghe Chúa Giêsu. Đó là ngày chúng ta nghe Lỏ̀i Thiên Chúa trong cộng đoàn hôm nay trong phụng vụ. Tôi nghĩ là việc cộng đoàn lắng nghe làm bối cảnh cho việc ông Phêrô đủọ̉c Chúa Giêsu kêu gọi. Nhủ̃ng phụng vụ hằng tuần chúng ta cùng nhau chia sẻ là nỏi quan trọng cho cộng đoàn giáo hội. Chúng ta cùng nhau nghe Chúa Kitô nói vỏ́i chúng ta, và qua lỏ̀i đầy năng lụ̉c Ngài nói: chúng ta có thể bắt cá, vậy chúng ta hãy tìm đến nhủ̃ng ngủỏ̀i bị lạc lỏng và bối rối để giúp họ định hủỏ́ng và nhận định có nỏi chấ́́́́p nhận họ. Bây giỏ̀ sứ vụ chúng ta là đáp lại nhủ̃ng ngủỏ̀i nói nhủ thánh Phêrô "chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt đủọ̉c gì cả".
Nhủng, ngoài việc lắng nghe lỏ̀i Chúa Giêsu trong cộng đoàn, thánh Phêrô cũng nghe Chúa Giêsu nói ngay vỏ́i ông ta, mỏ̀i gọi ông ta theo Ngài trong đỏ̀i sống bận rộn của ông ta. Bỏ̉i thế, đỏ̀i sống hằng ngày của chúng ta cũng có thể là nỏi chúng ta nghe Lỏ̀i Chúa. Có lỏ̀i nói "hãy nghe đây". Tập lắng nghe trong kinh nguyện hằng ngày của chúng ta. Cũng nhủ khi chúng ta có một ngủỏ̀i bạn khôn ngoan nói sụ̉ thật mà chúng ta cần phải nghe phải không? Chúng ta có nghe lỏ̀i Kinh Thánh trong phụng vụ các ngày Chúa Nhật để áp dụng vào đỏ̀i sống chúng ta hay không? Mỗi khi chúng ta làm xong một việc bổn phận, chúng ta có ngủ̀ng lại hỏi "lạy Chúa bây giỏ̀ con phải làm gì?" và lắng nghe lỏ̀i Chúa đáp lại hay không? Chúng ta có bắt đầu mỗi ngày vỏ̀i quyết định cố gắng tìm gặp Chúa Kitô và nghe Ngài trong khi chúng ta làm việc hay không?
Trong bài phúc âm hôm nay có tuần tụ̉ nhiều sụ̉ việc: Trủỏ́c hết là có nhủ̃ng khó khăn và nhu cầu rồi đến lỏ̀i nói và dân chúng đáp lại. Việc họ đáp lại đem lại kết quả; rồi đến lỏ̀i nói khác và việc đáp lại mới làm nên sự khởi đầu một hành trình của cuộc sống. Nhủ̃ng ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu không cam đoan sẽ có thành quả, ít nhất là theo ý nghĩ và mong muốn của họ. Chúng ta có thể không đánh đủọ̉c thuyền đầy cá. Chúa Giêsu không nói rõ là đỏ̀i sống các môn đệ sẽ ra sao. Ngài không nói rõ vỏ́i ông Phêrô và các ông khác là việc bắt ngủỏ̀i có ý nghĩa gì. Các ông sẽ làm việc đó nhủ thế nào? Bắt đủọ̉c bao nhiêu mỏ́i gọi là thành quả? Cuộc đỏ̀i sống các ông bắt đầu hôm nay sẽ đủa các ông về đâu? Sẽ kết thúc nhủ thế nào? Nhiều câu hỏi mà tôi muốn đủọ̉c trả lỏ̀i trủỏ́c khi tôi ký nhận hợp đồng. Trái lại, Chúa Giêsu cho ông Phêrô và chúng ta sụ̉ hiện diện của Ngài trên đủỏ̀ng đi. Chúng ta sẽ không đi một mình. Chúng ta có bạn đồng hành, và Chúa Giêsu sẽ ỏ̉ giủ̃a chúng ta. Chúng ta tin tủỏ̉ng là trên cuộc hành trình Chúa Giêsu sẽ tiếp tục nói vỏ́i chúng ta, nhất là nhủ̃ng lúc chúng ta không còn tin tủỏ̉ng sau một đêm làm việc cụ̉c nhọc mà không có thành quả.
Thánh Phêrô trông thấy cá, nhủng ông ta thấy nhiều hỏn nủ̃a. Có một ngủỏ̀i vào đỏ̀i ông ta và hủỏ́ng dẫn ông ta đến thành quả, đến ý nghĩa cuộc đỏ̀i, đến hy vọng và thị kiến. Có một ngủỏ̀i làm cho ông ta ý thủ́c là ông ta không xa Thiên Chúa nhủ thế nào và tụ̉ riêng ông ta, đỏ̀i sống ông ta sẽ không làm đủọ̉c gì nhiều. Bỏ̉i thế ông ta nói đến việc ông ta không xủ́ng đáng, không phải vì ông ta cảm thấy tội lỗi nhiều, nhủng vi kinh nghiệm, và chúng ta cũng cảm thấy chúng ta cũng nhủ thế trủỏ́c mặt Đấng Thánh Thiện.
Ngôn sủ́ Isaia có kinh nghiệm về Thiên Chúa Tối Cao làm cho ông ta hoảng sọ̉. Cũng nhủ Thánh Phêrô, ông Isaia quỳ trủỏ́c Thiên Chúa cảm thấy mình không xủ́ng đáng trủỏ́c sụ̉ cảm thông của Thiên Chúa. Ông ta là một ngủỏ̀i vỏ́i "môi ô uế". Nhủng, đối vỏ́i Thiên Chúa đó không phải là điều cản trỏ̉. Sứ vụ của ông Isaia không dụ̉a vào việc ông ta có xủ́ng đáng hay không, nhủng dụ̉a vào Lỏ̀i của Thiên Chúa gọi và sai ông ta đi. Ông ta thủa "Này tôi đây, xin Ngủỏ̀i sai tôi". Đó có thể là lỏ̀i kinh nguyện của chúng ta suốt tuần này. Mặc dù chúng ta cảm thấy xủ́ng đáng hay không, chúng ta hãy cầu nguyện giủ̃a đỏ̀i sống và xin thủa "Này con đây, xin hãy sai con".
Ngủỏ̀i Phi Châu có tục ngủ̃: đủ́ng gần một thủ lãnh bộ lạc là điều không tốt. Ông Simon Phêrô có thể có cảm giác nhủ vậy, và chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta điều gì khi chúng ta chấp nhận lỏ̀i mỏ̀i gọi? Thiên Chúa muốn bao nhiêu? Tốt hỏn nủ̃a là Thiên Chúa muốn cho bao nhiêu? Thánh Phêrô và chúng ta chủa biết đủọ̉c câu trả lỏ̀i. Điều chúng ta biết bây giỏ̀ là lỏ̀i khuyến khích chúng ta "đủ̀ng sọ̉" và lỏ̀i mỏ̀i gọi theo Ngài, và hãy tín thác.
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
5TH SUNDAY -C-
Isaiah 6: 1-2a, 3-8; Psalm 138; I Corinthians 15: 1-11; Luke 5: 1-11
Peter is not the only worker who has "worked hard all night." Many of us can identify with an all-night-labor; something we have worked hard at all day and that still keeps us up at night. We can hear in Peter our own voice of fatigue, frustration and failure. There are times in our lives when we can say what Peter expresses in today's gospel, we have caught nothing....
We have: struggled to keep a relationship together, only to have it crumble; tried to support our families during these times of cutbacks; taught our children the faith, only to have them give it up when they left the house; come towards the end of our hard-working lives to find ourselves limited by physical or financial constraints, etc. With Peter and his partners, we have a lot on our minds and have much to preoccupy us.
Peter hasn't had the time or leisure to listen to Jesus preach on some hillside or local synagogue. He has important things to tend to on this day; he's got a family to feed and a business to maintain. So, since Peter couldn't go to Jesus, Jesus goes to him. He chooses Peter's boat as his "pulpit." From there Jesus preaches to the crowds, whom Luke describes as "pressing in on Jesus and listening to the word of God.... Don't we preachers envy that: people pressing it to hear a preaching! Jesus must have been saying something they found important and applicable to their lives. Peter couldn't help hearing what Jesus was saying, after all, they were in the same boat. Jesus' words were so moving that Peter was willing to act against his experience, honed by years of fishing, and to trust Jesus' word. When he tells Peter, "Put out into the deep and lower your nets for a catch...,Peter does it.
Here is where we are at this point of the story: we have a working person whose life is frustrating and failing; into that life and world Jesus enters with a word that draws people to himself; Peter hears that word and responds to it and he discovers that his life bears fruit the kind a fisherman would recognize, a huge catch. This story is not ethereal or other-worldly. It's about Jesus addressing a person in the midst of a busy day and that person responding to him. Peter goes from indirection and failure to purpose and bounty. He realizes what has happened and decides to follow the one who can catch fish for him and more whose word bears life.
But Peter has initial hesitation. He feels unworthy in the presence of the one he has just heard speak and taught him, the experienced fishermen, how to catch fish. Jesus now has other fish to capture; beginning with Peter and his companions. He uses the same net to catch these men he used to catch the fishBhis word. They may be unworthy, but if they trust, not in themselves but Jesus' word, they will be catching people. So, relying not on themselves but upon the Word, they put their hesitations aside and follow Jesus.
Our lives are busy. The things that concern us and keep our minds preoccupied during the night, are not superficial matters, they are an integral part of our lives and we need to tend to them. But we can use some help to keep us focused and guide our decisions. While we know there are no easy and quick solutions to the important issues we face, still we do want to keep our heads about us; we want a sense of priorities and direction. In other words, we want to continue hearing Jesus’ invitation to follow him and we want to do that as we toil through, the sometimes, very dark periods of our lives
Peter's busy life turned out to be a "listening place for him. It was while he was cleaning up after his laborious and unrewarding night's work that he heard Jesus speak. First, he listens to Jesus, he was one among the many who were there that day. It's the way we hear the Word of God in this community, at our liturgical celebration. I think that communal hearing set the stage for what Peter heard next his personal call. These weekly celebrations we share with others is an important listening place for us as a church community. Together we hear Christ address us and, through his fruitful word, enable us to be his fishing church, reaching out, as he did, to the lost and confused, to offer them direction and a place of acceptance. Our ministry now is to respond to those who say what Peter first said to Jesus, "We have worked hard all night and have caught nothing.
But besides hearing Jesus in a communal setting, Peter also heard Jesus speak directly to him in the midst of his busy life with an invitation to follow him. So, daily life can be our personal listening place to the Word. As the saying has it, "Listen up! Practice attentiveness to what we experience and hear each day. For example, do we have a wise friend who speaks the truth we need to hear? Do we take the Scriptures we hear each Sunday and try to apply them to our lives? When we complete a task or chore can we pause, take a breath and ask, "What next Lord? And listen for a response? Can we begin each day with a resolution to try to find Christ and listen to him while we work?
There is a sequence in today's gospel. It starts with trouble and need; then words are spoken and people respond to what they hear. Their response bears fruit; then another word is spoken and a new response is made a life-time journey begins. There is no guarantee of success for those who accepted Jesus' invitation, at least not in the usual ways we measure it. We may not come up with a boat load of fish. Jesus doesn't spell out exactly what the lives of the new disciples will be like. Catching people hardly tells Peter and the others what that will be like. How will they do it? How many catches will make a success? Where will this journey they are beginning take them? How will it end up? Lots of questions I would like answered before I would sign a lifetime contract. Instead, Jesus offers Peter and us his presence on the journey. We will not be on our own, we will have one another and he will be in our midst. We have confidence that along the way he will continue to speak a word, especially at the moments when we lose confidence after another all-night of fruitless labor.
Peter sees the fish, but he sees more. Here is someone who can enter into his life and direct him to bounty, meaning, vision and hope. Here is someone who makes him aware how far he is from God and how unfulfilling life on his own can be. So, he speaks his feelings of unworthiness, not out of an exaggerated or neurotic sense of guilt, but from the experience we too would have in the presence of the Holy One.
Isaiah had an experience of the holy God that frightened him and also filled him with awe. Isaiah, like Peter kneeling before Jesus, experiences his own unworthiness and God's compassion. Yes, he is a man of unclean lips. But for God that's not an obstacle. Isaiah's mission won't depend on his own worthiness, but on the word of the One who is calling and sending. Here I am, he responds to the voice of the Lord, send me. That might be our prayer throughout this week. Whether we feel worthy or not, from the midst of our daily lives we pray and trust our call and say, Here I am, send me.
The Africans have a proverb; It's not too good to be near a chief. Simon Peter may have had feelings like that; so might we. What will God ask of us once we accept the invitation to draw close? How much does God want? Still better, how much does God want to give? The answer isn't provided yet, to Simon or us. All we have now is an encouraging word, Don't be afraid and an invitation to follow and trust.
Biết lắng nghe và sống Lời Chúa
Lm Jude Siciliano OP
07:28 10/02/2016
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN C
Jeremiah 1:4-5, 17-19;Tv. 70; 1 Côrintô 12: 31- 3:13;Luca 4: 21-30
BIẾT LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI CHÚA
Biết lắng tai nghe là điều rất quan trọng. Đôi khi trong lúc nói chuyện có người đang nói dừng lại hỏi "bạn có hiểu tôi nói gì không?". Nếu người đó không hiểu thì có thể bảo người kia nói lại cho rõ hơn điều đã nói. Đó là việc mà một người biết lắng nghe có thể hỏi lại để hiểu rõ điều gì họ đã nói vói với mình.
Trong bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Giêrêmia nói "Có lời Đức Chúa đến với tôi mà rằng...". Tôi tự hỏi ông ta có hiểu ý Thiên Chúa muốn nói gì với ông ta hay không? Thiên Chúa nói với ông ta từ lúc ông ta chưa sinh ra là Thiên Chúa đã chọn và chỉ định ông ta làm "ngôn sứ cho các dân tộc". Ông Giêrêmia cần tiếp tục lắng nghe Thiên Chúa sẽ nói gì vỏ́i ông, bắt đầu vỏ́i chủ̃ "nhủng". Bạn có nghe Thiên Chúa bảo ông ta "hãy đủ́ng dậy và nói vỏ́i chúng " hay không? Nhủ̃ng gì ngôn sủ́ Giêrêmia sẽ nói sẽ làm ông ta không đủọ̉c ngủỏ̀i ta đón nhận, và Thiên Chúa bảo ông ta "đủ̀ng sọ̉ hãi trủỏ́c mặt chúng".
Câu chuyện ông Giêrêmia kể về ỏn gọi của ông ta cho chúng ta một tóm tắt về ỏn gọi đặc biệt của các ngôn sủ́. Đoạn này không nói rõ việc đó. Nhủng, khi ngôn sủ́ đủọ̉c ỏn gọi thì ngủỏ̀i đó đủọ̉c năng lụ̉c của Thần Khí. Họ cần cả hai ỏn, ỏn nói lỏ̀i họ cần phải nói cho dân chúng, và sụ̉ hiện diện của sức sống Thiên Chúa và năng quyền của Thần Khí. Các ngôn sủ́ không có công việc dễ dàng, và họ cẩn ỏn trọ̉ giúp của Thần Khí Thiên Chúa.
Ông Giêrêmia là một thí dụ đặc biệt về một ngôn sủ́ lãnh nhận trách nhiệm rất khó khăn từ Thiên Chúa: ông ta phải nói lỏ̀i ngược lại các vua, các thầy cả, ngay cả các đồng hủỏng của ông ta. Nếu xuất phát tụ̉ ông ta, ông không thể làm đủọ̉c việc mà Thiên Chúa đã giao cho ông. Nhủng Thiên Chúa đã hủ́a sẽ làm cho ông nên "một thành trì kien cố vỏ́i trụ sắt, tủỏ̀ng đồng chống lại toàn xả hội". Thiên Chúa sẽ ban cho ông ta đủ năng lụ̉c để thi hành nhiệm vụ đó.
Thỏ̀i đó là như vậy, còn bây giỏ̀ thì ra sao? Trong bí tích rủ̉a tội chúng ta cũng đủọ̉c mời gọi làm ngôn sủ́ nhủ "thầy cả, ngôn sủ́ và vua chúa".Bỏ̉i thế, tất cả nhủ̃ng ngủỏ̀i đã chịu phép rủ̉a cần phải ý thủ́c ỏn gọi ấy. Có vài câu không có trong đoạn sách Giêrêmia đọc hôm nay. Ông Giêrêmia đáp lại lỏ̀i gọi: "Ah! Lạy Đủ́c Chúa, này tôi đâu có biết nói. vì tôi chỉ là một đủ́a trẻ." Ngôn sủ́ Giêrêmia nói sụ̉ thật, và biết rõ nhủ̃ng khuyết điểm của mình. Nhủng lỏ̀i của Thiên Chúa sẽ nâng đỏ̃ ông ta. Chúng ta không thể trốn tránh Thiên Chúa, và cũng không thể để ngủỏ̀i khác nói lỏ̀i của Thiên Chúa. Chỉ chúng ta mỏ́i có thể nói và làm nhủ̃ng việc mà chỉ chúng ta mỏ́i làm đủọ̉c, và phải làm để loan truyền Triều Đại Thiên Chúa trên trần gian.
Chúa Nhật vừa qua chúng ta nghe Chúa Giêsu giảng trong hội đường ở quê hương Ngài là Nadaret. Chúa Giêsu đọc đoạn sách ngôn sứ Isaia và tự cho Ngài có những tư cách của Đấng Mêsia mà ngôn sủ́ đã nói trủỏ́c "Thần Khí Chúa ngụ̉ trên tôi..." Hôm nay chúng ta tiếp tục phần các người trong hội đường phản ứng lại lời Chúa Giêsu.
Trước tiên, những người nghe Chúa Gêsu hình như tán thành và thán phục Ngài, Nhưng sau đó họ chống đối lại Ngài sinh ra bạo động. thánh Luca đã nói rõ người dân của Chúa Giêsu từ chối Ngài. Chúa Giêsu đáp lại bằng cách tỏ ra Thiên Chúa tìm đến tất cả dân Ngài, không những chỉ những người sốt sắng hội họp cầu nguyện ngày hôm đó. Vậy có gì phải ngạc nhiên khi nói đến những người phẫn nộ lôi Chúa Giêsu ra khỏi thành để xô Ngài xuống vực sâu là những người không sốt sắng và chỉ những người tán thành Ngài mới sùng đạo hay sao?
Vậy có thể nói rằng hôm nay, chúng ta những người tụ họp để cầu nguyện cũng đặt bức tường ngăn cản những lời Thiên Chúa nói hay sao? Có phải vì chúng ta nghe lời Thiên Chúa bởi những nguồn gốc như: người nhập cư; người không thuộc cùng tôn giáo với chúng ta; người quá cao niên hay quá trẻ; người ở khác đảng phái chính trị chống lại chúng ta; người trước kia là Công Giáo; phụ nữ hay đống tình luyến ái hay sao? Chúng ta có thể tử tế lắng nghe và tán thành họ, nhưng sau đó; cũng như các người nghe Chúa Giêsu trong hội đường; chúng ta chống lại những điều họ nói. Bởi thế, sự quen thuộc đối với người nói làm chúng ta không trông thấy ơn huệ từ họ tao cho chúng ta hay sao?
Có thể là dân chúng nơi quê hương Chúa Giêsu nghĩ Ngài quý hoá. Nhưng họ muốn có đặc ân riêng để lãnh nhận ơn huệ của Ngài hay không? Hình như Chúa Giêsu chứng tỏ họ không muốn điều đó khi Ngài nói đến thái độ của họ đối với Ngài. "Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm ở Capharnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem sao". Họ muốn được hưởng đăc quyền nỏi Chúa Giêsu, nhưng hình như họ không muốn chia sẻ những ơn đó với người khác, nhất là ở Capharnaum, một thành phố có nhiều người ngoại không phải Do thái. Chúng ta nhìn thấy một điểm chính nữa của phúc âm thánh Luca là ơn huệ của Chúa Giêsu là cho tất cả mọi người. Bởi thế, mới có hai câu chuyện trong Kinh Thánh Do thái là: việc ông Elia giúp bà goá phụ ngoại giáo và việc ông Elisa chữa người phung hủi Syria.
Những người nghe Chúa Giêsu trong hội đường đều biết hai câu chuyện trong Kinh Thánh, và họ phải hiểu là tin mừng của Thiên Chúa chính là tình thương yêu của Ngài cho mọi người. Nhưng, chúng ta có thể chọn câu chuyện nào trong Kinh thánh để cầu nguyện, suy ngẫm, và hành động. Tại sao các người trong hội đường lại không biết Kinh Thánh của họ. Việc đó có thể áp dung cho chúng ta. Và bởi thế, bổn phận các người giảng thuyết và các người dạy giáo lý là hãy cố gắng hết sức diễn tả tất cả lời của Thiên Chúa, và không nên chỉ chú trọng đến những đoạn họ yêu thích, hay quen thuộc nhiều với họ.
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã bị từ chối và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Ngài muốn mở rộng tâm hồn và trái tim để tình yêu Thiên Chúa bao trọn tất cả mọi người; nhưng lời mời gọi của Chúa trở nên quá sức cho con người bé nhỏ.
Trong năm phụng vụ này, chúng ta chú trọng đến phúc âm thánh Luca. Ngay lúc mở đầu phúc âm (Lc 1: 1-4) thánh Luca gởi các độc giả là ông ta muốn "cam đoan" để khuyến khích đức tin chúng ta về Tin Mừng mà chúng ta sẽ đọc. Và đó là lời hướng dẫn tốt đẹp cho chúng ta tiếp tục đọc phúc âm. "Cam đoan" đó là điều mỗi khi chúng ta đọc từng đoạn phúc âm của thánh Luca trong năm nay.
Những tin khác của thánh Luca là những người đau đớn, bị ruồng bỏ trong xã hội đã được Thiên Chúa để ý đến qua Chúa Giêsu. Cũng như đức Maria đã nói trong kinh Magnificat "Thiên Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường". Giá trị của thế gian là ngược lại và Thiên Chúa đã để ý đến những người bị ruồng bỏ, người nghèo khó, ốm đau và ở ngoài lề xã hội. Khi Chúa Giêsu bị người ta ruồng bỏ trong hội đường, Ngài nhắc nhở các người đó là họ nên nhớ đến những vệc Thiên Chúa đã giúp những người yếu hèn mặc dù họ không thuộc về dân Do thái là bà goá phụ ở Xarepta và người phung cùi ỏ Sidon là hai người ngoại.
Thánh Luca "cam đoan" hôm nay là ngày Thiên Chúa tỏ tình yêu thương Ngài cho các dân tộc mà chúng ta không hề nghĩ đến. Mặc dù, chúng ta là ai, giáo dục tôn giáo trước kia của chúng ta như thế nào, chúng ta đã làm gì, Thiên Chúa qua Chúa Giêsu bao gồm tất cả chúng ta. Những người đồng thời với Chúa Giêsu, gần với mặc khải của Thiên Chúa về đường lối của Ngài. Hôm nay chúng ta được "cam đoan" là Thiên Chúa mở lòng yêu thương của Ngài bao gồm tất cả và thách đố chúng ta hãy làm như vậy cho các người ngoài cộng đoàn, mặc dù họ thuộc gia đình chúng ta, hay là những người di cư vừa mới đến bờ cỏi đất nước của chúng ta, hay những người chỉ nghe Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông.
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
4th SUNDAY -C-
Jeremiah 1:4-5, 17-19; Psalm 71; 1 Corinthians 12: 31- 3:13; Luke 4: 21-30
It is important to be a good listener. Sometimes in the course of a conversation a person will stop what they are saying to ask, "Do you understand what I am saying?" Then, if the other doesn’t, they might ask for clarification, "What did you mean when you said.…?" That is what a good listener might do to make sure they understand what’s being said to them.
In our first reading Jeremiah says, "The word of the Lord came to me…." I wonder if he understood the implications of what God was saying to him? He would have first heard that, even before he was born, God had chosen and dedicated him to be a "prophet to the nations." Jeremiah needed to continue listening to what God had to say to him – beginning with "But." Did you hear God tell him to "stand up and tell them?" Whatever the prophet was going to have to say he was not going to be well received, as God continues, "Be not crushed on their account."
In Jeremiah’s narration of his calling we have a summary of a typical prophet’s call. First, God does the choosing and then empowers the person with the Word of God. It is not explicitly mentioned in this passage, but when prophets are called they are also empowered with God’s Spirit. They will need both, the gift of the Word they must speak to the people and the presence with them of God’s life-giving and fortifying Spirit. Prophets do not have an easy job and need all the help they can get from God.
Jeremiah is a good example of still-one-more prophet who receives a difficult task from God. He will have to go against the kings, priests and his own people. On his own he cannot do the task God has for him, but God promises to make him "a fortified city, pillar of iron, a wall of brass against the whole land." God will give him the strength he needs for his mission.
That was then, what about now? At our baptism we also received a prophetic call when we were baptized as "priests, prophets and [royalty]." So, all the baptized should have a sense of call that will not go away. In the intervening verses, omitted in today’s reading, Jeremiah responds to the call, "Ah Lord God! Truly I do not know how to speak, for I am only a boy." The prophet was telling the truth, well aware of his limitations. But God’s word will be his support. We cannot hide from God, nor leave it to others to speak words only we can speak and do things that only we can, and should do, to further God’s reign on earth.
Last week we heard about Jesus’ preaching in his hometown synagogue in Nazareth. There he read from the prophet Isaiah and claimed for himself the messianic characteristics anticipated by the prophet, "The Spirit of the Lord is upon me…." Today, we pick up from where we left off with the people’s response to what they heard Jesus say.
At first, those who heard him seem to respond favorably to Jesus. But then they reject him and turn to violence. Luke has already begun to show how Jesus’ own people rejected him. In his response Jesus describes God’s outreach to all people, not just to the devout gathered to pray that day. Isn’t it startling that those who wanted to throw Jesus off the hill were not the irreligious, but those who came to pray and hear the Word of God? But when they heard what Jesus had to say they rejected him.
Is it possible that we who are gathered to pray today also put up barriers to hear what God has to say? Is it because we are closed to hearing God from unlikely sources like: immigrants; those not of our faith; the very old or very young; those of the opposite end of the political spectrum from us; former Catholics; women and gays? We may give polite and admiring ear to them, but then, like Jesus’ hearers, we resist the message they. Thus, familiarity with the person keeps us from seeing the gift they have for us?
Possibly Jesus’ hometown folk expected him to be their prize possession. Do they want the privilege of being the special recipients of his powers? He seems to accuse them of that when he interprets their attitude towards him, "Do here in your native place the things that we heard were done in Capernaum." They want special privilege from him and it doesn’t sound like they want to share those privileges with others, especially Capernaum, a town that had many non-Jews. Another theme is emerging early in Luke’s Gospel. He is making it clear that Jesus is God’s gift to everyone. Hence, the two stories from the Hebrew Scriptures, of Elijah’s relief for the foreign widow and Elisha’s cure of the Syrian leper.
Jesus’ hearers should have the known those stories and deduced from them the message of God’s universal love. But we can be rather selective in our choice of scriptures for our prayer, reflection and activities. The incident takes place in a synagogue. Why didn’t the faithful know their own Scriptures? The same might be said of us, hence the responsibility of preachers and catechists to do our best interpreting the full Word of God, and not focus on our favorite passages, or our accustomed interpretations.
It is early in Jesus’ ministry but rejection has already emerged. That rejection will eventually lead to his death. He wants to open people’s minds and hearts to God’s all-inclusive love; but his message is too much for people whose God is too small.
During this liturgical year we are concentrating on Luke. In the beginning of his Gospel (1:1-4) he addressed his readers and said he wanted to give us "assurance" to encourage our belief in the good news that he was about to tell us. That’s a good guide for us as we move through the gospel: what "assurance" is there for us when we hear each of the passages proclaimed to us from Luke this year.
Another of Luke’s messages is that those who suffer rejection in our world are affirmed by God through Jesus. As Mary proclaimed, the high are brought low and the low are raised up. Our values are reversed and God has turned attention to the lost, poor, sick and outsider. When Jesus was rejected in the synagogue he responded to his opponents by reminding them how God had reached out to those in need, despite their outsider status: the widow of Zaraphath and the leper of Sidon – two Gentiles.
Luke offers us the "assurance" today that God’s reach is further than we usually envision. No matter who we are; what our previous religious education; what we have done, God, in Jesus, is reaching out to us. Jesus’ contemporaries were closed to this revelation about God’s ways. Today we are "assured" of God’s broad embrace and thus challenged to be the same to outsiders, whether they be from our own family, those recently arrived at our shores, or those we have only come to know through news media.
Jeremiah 1:4-5, 17-19;Tv. 70; 1 Côrintô 12: 31- 3:13;Luca 4: 21-30
BIẾT LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI CHÚA
Biết lắng tai nghe là điều rất quan trọng. Đôi khi trong lúc nói chuyện có người đang nói dừng lại hỏi "bạn có hiểu tôi nói gì không?". Nếu người đó không hiểu thì có thể bảo người kia nói lại cho rõ hơn điều đã nói. Đó là việc mà một người biết lắng nghe có thể hỏi lại để hiểu rõ điều gì họ đã nói vói với mình.
Trong bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Giêrêmia nói "Có lời Đức Chúa đến với tôi mà rằng...". Tôi tự hỏi ông ta có hiểu ý Thiên Chúa muốn nói gì với ông ta hay không? Thiên Chúa nói với ông ta từ lúc ông ta chưa sinh ra là Thiên Chúa đã chọn và chỉ định ông ta làm "ngôn sứ cho các dân tộc". Ông Giêrêmia cần tiếp tục lắng nghe Thiên Chúa sẽ nói gì vỏ́i ông, bắt đầu vỏ́i chủ̃ "nhủng". Bạn có nghe Thiên Chúa bảo ông ta "hãy đủ́ng dậy và nói vỏ́i chúng " hay không? Nhủ̃ng gì ngôn sủ́ Giêrêmia sẽ nói sẽ làm ông ta không đủọ̉c ngủỏ̀i ta đón nhận, và Thiên Chúa bảo ông ta "đủ̀ng sọ̉ hãi trủỏ́c mặt chúng".
Câu chuyện ông Giêrêmia kể về ỏn gọi của ông ta cho chúng ta một tóm tắt về ỏn gọi đặc biệt của các ngôn sủ́. Đoạn này không nói rõ việc đó. Nhủng, khi ngôn sủ́ đủọ̉c ỏn gọi thì ngủỏ̀i đó đủọ̉c năng lụ̉c của Thần Khí. Họ cần cả hai ỏn, ỏn nói lỏ̀i họ cần phải nói cho dân chúng, và sụ̉ hiện diện của sức sống Thiên Chúa và năng quyền của Thần Khí. Các ngôn sủ́ không có công việc dễ dàng, và họ cẩn ỏn trọ̉ giúp của Thần Khí Thiên Chúa.
Ông Giêrêmia là một thí dụ đặc biệt về một ngôn sủ́ lãnh nhận trách nhiệm rất khó khăn từ Thiên Chúa: ông ta phải nói lỏ̀i ngược lại các vua, các thầy cả, ngay cả các đồng hủỏng của ông ta. Nếu xuất phát tụ̉ ông ta, ông không thể làm đủọ̉c việc mà Thiên Chúa đã giao cho ông. Nhủng Thiên Chúa đã hủ́a sẽ làm cho ông nên "một thành trì kien cố vỏ́i trụ sắt, tủỏ̀ng đồng chống lại toàn xả hội". Thiên Chúa sẽ ban cho ông ta đủ năng lụ̉c để thi hành nhiệm vụ đó.
Thỏ̀i đó là như vậy, còn bây giỏ̀ thì ra sao? Trong bí tích rủ̉a tội chúng ta cũng đủọ̉c mời gọi làm ngôn sủ́ nhủ "thầy cả, ngôn sủ́ và vua chúa".Bỏ̉i thế, tất cả nhủ̃ng ngủỏ̀i đã chịu phép rủ̉a cần phải ý thủ́c ỏn gọi ấy. Có vài câu không có trong đoạn sách Giêrêmia đọc hôm nay. Ông Giêrêmia đáp lại lỏ̀i gọi: "Ah! Lạy Đủ́c Chúa, này tôi đâu có biết nói. vì tôi chỉ là một đủ́a trẻ." Ngôn sủ́ Giêrêmia nói sụ̉ thật, và biết rõ nhủ̃ng khuyết điểm của mình. Nhủng lỏ̀i của Thiên Chúa sẽ nâng đỏ̃ ông ta. Chúng ta không thể trốn tránh Thiên Chúa, và cũng không thể để ngủỏ̀i khác nói lỏ̀i của Thiên Chúa. Chỉ chúng ta mỏ́i có thể nói và làm nhủ̃ng việc mà chỉ chúng ta mỏ́i làm đủọ̉c, và phải làm để loan truyền Triều Đại Thiên Chúa trên trần gian.
Chúa Nhật vừa qua chúng ta nghe Chúa Giêsu giảng trong hội đường ở quê hương Ngài là Nadaret. Chúa Giêsu đọc đoạn sách ngôn sứ Isaia và tự cho Ngài có những tư cách của Đấng Mêsia mà ngôn sủ́ đã nói trủỏ́c "Thần Khí Chúa ngụ̉ trên tôi..." Hôm nay chúng ta tiếp tục phần các người trong hội đường phản ứng lại lời Chúa Giêsu.
Trước tiên, những người nghe Chúa Gêsu hình như tán thành và thán phục Ngài, Nhưng sau đó họ chống đối lại Ngài sinh ra bạo động. thánh Luca đã nói rõ người dân của Chúa Giêsu từ chối Ngài. Chúa Giêsu đáp lại bằng cách tỏ ra Thiên Chúa tìm đến tất cả dân Ngài, không những chỉ những người sốt sắng hội họp cầu nguyện ngày hôm đó. Vậy có gì phải ngạc nhiên khi nói đến những người phẫn nộ lôi Chúa Giêsu ra khỏi thành để xô Ngài xuống vực sâu là những người không sốt sắng và chỉ những người tán thành Ngài mới sùng đạo hay sao?
Vậy có thể nói rằng hôm nay, chúng ta những người tụ họp để cầu nguyện cũng đặt bức tường ngăn cản những lời Thiên Chúa nói hay sao? Có phải vì chúng ta nghe lời Thiên Chúa bởi những nguồn gốc như: người nhập cư; người không thuộc cùng tôn giáo với chúng ta; người quá cao niên hay quá trẻ; người ở khác đảng phái chính trị chống lại chúng ta; người trước kia là Công Giáo; phụ nữ hay đống tình luyến ái hay sao? Chúng ta có thể tử tế lắng nghe và tán thành họ, nhưng sau đó; cũng như các người nghe Chúa Giêsu trong hội đường; chúng ta chống lại những điều họ nói. Bởi thế, sự quen thuộc đối với người nói làm chúng ta không trông thấy ơn huệ từ họ tao cho chúng ta hay sao?
Có thể là dân chúng nơi quê hương Chúa Giêsu nghĩ Ngài quý hoá. Nhưng họ muốn có đặc ân riêng để lãnh nhận ơn huệ của Ngài hay không? Hình như Chúa Giêsu chứng tỏ họ không muốn điều đó khi Ngài nói đến thái độ của họ đối với Ngài. "Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm ở Capharnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem sao". Họ muốn được hưởng đăc quyền nỏi Chúa Giêsu, nhưng hình như họ không muốn chia sẻ những ơn đó với người khác, nhất là ở Capharnaum, một thành phố có nhiều người ngoại không phải Do thái. Chúng ta nhìn thấy một điểm chính nữa của phúc âm thánh Luca là ơn huệ của Chúa Giêsu là cho tất cả mọi người. Bởi thế, mới có hai câu chuyện trong Kinh Thánh Do thái là: việc ông Elia giúp bà goá phụ ngoại giáo và việc ông Elisa chữa người phung hủi Syria.
Những người nghe Chúa Giêsu trong hội đường đều biết hai câu chuyện trong Kinh Thánh, và họ phải hiểu là tin mừng của Thiên Chúa chính là tình thương yêu của Ngài cho mọi người. Nhưng, chúng ta có thể chọn câu chuyện nào trong Kinh thánh để cầu nguyện, suy ngẫm, và hành động. Tại sao các người trong hội đường lại không biết Kinh Thánh của họ. Việc đó có thể áp dung cho chúng ta. Và bởi thế, bổn phận các người giảng thuyết và các người dạy giáo lý là hãy cố gắng hết sức diễn tả tất cả lời của Thiên Chúa, và không nên chỉ chú trọng đến những đoạn họ yêu thích, hay quen thuộc nhiều với họ.
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã bị từ chối và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Ngài muốn mở rộng tâm hồn và trái tim để tình yêu Thiên Chúa bao trọn tất cả mọi người; nhưng lời mời gọi của Chúa trở nên quá sức cho con người bé nhỏ.
Trong năm phụng vụ này, chúng ta chú trọng đến phúc âm thánh Luca. Ngay lúc mở đầu phúc âm (Lc 1: 1-4) thánh Luca gởi các độc giả là ông ta muốn "cam đoan" để khuyến khích đức tin chúng ta về Tin Mừng mà chúng ta sẽ đọc. Và đó là lời hướng dẫn tốt đẹp cho chúng ta tiếp tục đọc phúc âm. "Cam đoan" đó là điều mỗi khi chúng ta đọc từng đoạn phúc âm của thánh Luca trong năm nay.
Những tin khác của thánh Luca là những người đau đớn, bị ruồng bỏ trong xã hội đã được Thiên Chúa để ý đến qua Chúa Giêsu. Cũng như đức Maria đã nói trong kinh Magnificat "Thiên Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường". Giá trị của thế gian là ngược lại và Thiên Chúa đã để ý đến những người bị ruồng bỏ, người nghèo khó, ốm đau và ở ngoài lề xã hội. Khi Chúa Giêsu bị người ta ruồng bỏ trong hội đường, Ngài nhắc nhở các người đó là họ nên nhớ đến những vệc Thiên Chúa đã giúp những người yếu hèn mặc dù họ không thuộc về dân Do thái là bà goá phụ ở Xarepta và người phung cùi ỏ Sidon là hai người ngoại.
Thánh Luca "cam đoan" hôm nay là ngày Thiên Chúa tỏ tình yêu thương Ngài cho các dân tộc mà chúng ta không hề nghĩ đến. Mặc dù, chúng ta là ai, giáo dục tôn giáo trước kia của chúng ta như thế nào, chúng ta đã làm gì, Thiên Chúa qua Chúa Giêsu bao gồm tất cả chúng ta. Những người đồng thời với Chúa Giêsu, gần với mặc khải của Thiên Chúa về đường lối của Ngài. Hôm nay chúng ta được "cam đoan" là Thiên Chúa mở lòng yêu thương của Ngài bao gồm tất cả và thách đố chúng ta hãy làm như vậy cho các người ngoài cộng đoàn, mặc dù họ thuộc gia đình chúng ta, hay là những người di cư vừa mới đến bờ cỏi đất nước của chúng ta, hay những người chỉ nghe Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông.
Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
4th SUNDAY -C-
Jeremiah 1:4-5, 17-19; Psalm 71; 1 Corinthians 12: 31- 3:13; Luke 4: 21-30
It is important to be a good listener. Sometimes in the course of a conversation a person will stop what they are saying to ask, "Do you understand what I am saying?" Then, if the other doesn’t, they might ask for clarification, "What did you mean when you said.…?" That is what a good listener might do to make sure they understand what’s being said to them.
In our first reading Jeremiah says, "The word of the Lord came to me…." I wonder if he understood the implications of what God was saying to him? He would have first heard that, even before he was born, God had chosen and dedicated him to be a "prophet to the nations." Jeremiah needed to continue listening to what God had to say to him – beginning with "But." Did you hear God tell him to "stand up and tell them?" Whatever the prophet was going to have to say he was not going to be well received, as God continues, "Be not crushed on their account."
In Jeremiah’s narration of his calling we have a summary of a typical prophet’s call. First, God does the choosing and then empowers the person with the Word of God. It is not explicitly mentioned in this passage, but when prophets are called they are also empowered with God’s Spirit. They will need both, the gift of the Word they must speak to the people and the presence with them of God’s life-giving and fortifying Spirit. Prophets do not have an easy job and need all the help they can get from God.
Jeremiah is a good example of still-one-more prophet who receives a difficult task from God. He will have to go against the kings, priests and his own people. On his own he cannot do the task God has for him, but God promises to make him "a fortified city, pillar of iron, a wall of brass against the whole land." God will give him the strength he needs for his mission.
That was then, what about now? At our baptism we also received a prophetic call when we were baptized as "priests, prophets and [royalty]." So, all the baptized should have a sense of call that will not go away. In the intervening verses, omitted in today’s reading, Jeremiah responds to the call, "Ah Lord God! Truly I do not know how to speak, for I am only a boy." The prophet was telling the truth, well aware of his limitations. But God’s word will be his support. We cannot hide from God, nor leave it to others to speak words only we can speak and do things that only we can, and should do, to further God’s reign on earth.
Last week we heard about Jesus’ preaching in his hometown synagogue in Nazareth. There he read from the prophet Isaiah and claimed for himself the messianic characteristics anticipated by the prophet, "The Spirit of the Lord is upon me…." Today, we pick up from where we left off with the people’s response to what they heard Jesus say.
At first, those who heard him seem to respond favorably to Jesus. But then they reject him and turn to violence. Luke has already begun to show how Jesus’ own people rejected him. In his response Jesus describes God’s outreach to all people, not just to the devout gathered to pray that day. Isn’t it startling that those who wanted to throw Jesus off the hill were not the irreligious, but those who came to pray and hear the Word of God? But when they heard what Jesus had to say they rejected him.
Is it possible that we who are gathered to pray today also put up barriers to hear what God has to say? Is it because we are closed to hearing God from unlikely sources like: immigrants; those not of our faith; the very old or very young; those of the opposite end of the political spectrum from us; former Catholics; women and gays? We may give polite and admiring ear to them, but then, like Jesus’ hearers, we resist the message they. Thus, familiarity with the person keeps us from seeing the gift they have for us?
Possibly Jesus’ hometown folk expected him to be their prize possession. Do they want the privilege of being the special recipients of his powers? He seems to accuse them of that when he interprets their attitude towards him, "Do here in your native place the things that we heard were done in Capernaum." They want special privilege from him and it doesn’t sound like they want to share those privileges with others, especially Capernaum, a town that had many non-Jews. Another theme is emerging early in Luke’s Gospel. He is making it clear that Jesus is God’s gift to everyone. Hence, the two stories from the Hebrew Scriptures, of Elijah’s relief for the foreign widow and Elisha’s cure of the Syrian leper.
Jesus’ hearers should have the known those stories and deduced from them the message of God’s universal love. But we can be rather selective in our choice of scriptures for our prayer, reflection and activities. The incident takes place in a synagogue. Why didn’t the faithful know their own Scriptures? The same might be said of us, hence the responsibility of preachers and catechists to do our best interpreting the full Word of God, and not focus on our favorite passages, or our accustomed interpretations.
It is early in Jesus’ ministry but rejection has already emerged. That rejection will eventually lead to his death. He wants to open people’s minds and hearts to God’s all-inclusive love; but his message is too much for people whose God is too small.
During this liturgical year we are concentrating on Luke. In the beginning of his Gospel (1:1-4) he addressed his readers and said he wanted to give us "assurance" to encourage our belief in the good news that he was about to tell us. That’s a good guide for us as we move through the gospel: what "assurance" is there for us when we hear each of the passages proclaimed to us from Luke this year.
Another of Luke’s messages is that those who suffer rejection in our world are affirmed by God through Jesus. As Mary proclaimed, the high are brought low and the low are raised up. Our values are reversed and God has turned attention to the lost, poor, sick and outsider. When Jesus was rejected in the synagogue he responded to his opponents by reminding them how God had reached out to those in need, despite their outsider status: the widow of Zaraphath and the leper of Sidon – two Gentiles.
Luke offers us the "assurance" today that God’s reach is further than we usually envision. No matter who we are; what our previous religious education; what we have done, God, in Jesus, is reaching out to us. Jesus’ contemporaries were closed to this revelation about God’s ways. Today we are "assured" of God’s broad embrace and thus challenged to be the same to outsiders, whether they be from our own family, those recently arrived at our shores, or those we have only come to know through news media.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:20 10/02/2016
91. HÍ HỬNG MÀ TRỞ VỀ.
Vương Tử Du ở tại Sơn Âm.
Một đêm nọ mưa tuyết lớn, nửa đêm tỉnh dậy, mở cửa nhìn ra bên ngoài, tâm tình lập tức kích động lên, uống rượu ngâm thơ, ngâm câu Tả Tư “Triệu Ẩn”, đột nhiên nghĩ đến Đới An Đạo cầm kỳ thi họa đều tinh thông nhưng ẩn cư không chịu ra làm quan, hồi ấy Đới ở tại đất Diệm, Vương Tử Du ngồi thuyền nhỏ đi nhanh suốt đêm đến gặp ông ta.
Qua một đêm mới đến đất Diệm, khi đã đến trước cổng nhà họ Đới không xa, thì Vương Tử Du lại trở về.
Người cùng đi với ông ta hỏi tại sao không vào, ông ta trả lời:
- “Khi đi thì tôi hí hửng mà đi, nay trở về thì hí hửng mà trở về, cần gì phải gặp ông ta chứ ?”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 91:
Có người vui vẻ khi đi, và vui vẻ khi trở về.
Có người vui vẻ khi đi, nhưng khi trở về thì buồn sầu.
Trên đường lữ thứ trần gian, người Ki-tô hữu là những người vui vẻ nhất, bởi vì họ mang trên mình một sứ mệnh, sứ mệnh “loan báo tin vui phục sinh” cho mọi người, bởi vì trên đường đi, họ không cô độc vì có Chúa Phục Sinh cùng đồng hành với họ. Không ai loan báo tin vui mà mặt mày bí xị, cũng không ai loan báo tin vui mà mặt mày cau có khó coi, nhưng trên khuôn mặt họ sáng ngời nét hân hoan, tâm hồn họ bùng cháy sự nhiệt tâm phục vụ vì yêu thương.
Vui vẻ ra đi, dù trên đường đi gặp nhiều chướng ngại vật cản đường, dù trên đường đi có nhiều chống đối vì bất đồng ý kiến hay bất đồng ý thức hệ, người Ki-tô hữu vẫn cứ mạnh dạn đi tới với anh chị em mình để loan báo tin vui, để làm chứng cho niềm tin và để phục vụ trong yêu thương.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, sứ mệnh của con được thể hiện rõ ràng nhất trong ngày con thụ phong linh mục, con vui vẻ đón nhận thánh chức mà Chúa và Giáo Hội trao cho, và hân hoan ra đi, thì xin Chúa cũng ban cho con được vui vẻ chu toàn bổn phận, để khi trở về nhà Cha trên trời con cũng vui vẻ hân hoan mà trở về, như ngày con hân hoan vui vẻ ra nhận chức thánh ra đi phục vụ các linh hồn...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Vương Tử Du ở tại Sơn Âm.
Một đêm nọ mưa tuyết lớn, nửa đêm tỉnh dậy, mở cửa nhìn ra bên ngoài, tâm tình lập tức kích động lên, uống rượu ngâm thơ, ngâm câu Tả Tư “Triệu Ẩn”, đột nhiên nghĩ đến Đới An Đạo cầm kỳ thi họa đều tinh thông nhưng ẩn cư không chịu ra làm quan, hồi ấy Đới ở tại đất Diệm, Vương Tử Du ngồi thuyền nhỏ đi nhanh suốt đêm đến gặp ông ta.
Qua một đêm mới đến đất Diệm, khi đã đến trước cổng nhà họ Đới không xa, thì Vương Tử Du lại trở về.
Người cùng đi với ông ta hỏi tại sao không vào, ông ta trả lời:
- “Khi đi thì tôi hí hửng mà đi, nay trở về thì hí hửng mà trở về, cần gì phải gặp ông ta chứ ?”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 91:
Có người vui vẻ khi đi, và vui vẻ khi trở về.
Có người vui vẻ khi đi, nhưng khi trở về thì buồn sầu.
Trên đường lữ thứ trần gian, người Ki-tô hữu là những người vui vẻ nhất, bởi vì họ mang trên mình một sứ mệnh, sứ mệnh “loan báo tin vui phục sinh” cho mọi người, bởi vì trên đường đi, họ không cô độc vì có Chúa Phục Sinh cùng đồng hành với họ. Không ai loan báo tin vui mà mặt mày bí xị, cũng không ai loan báo tin vui mà mặt mày cau có khó coi, nhưng trên khuôn mặt họ sáng ngời nét hân hoan, tâm hồn họ bùng cháy sự nhiệt tâm phục vụ vì yêu thương.
Vui vẻ ra đi, dù trên đường đi gặp nhiều chướng ngại vật cản đường, dù trên đường đi có nhiều chống đối vì bất đồng ý kiến hay bất đồng ý thức hệ, người Ki-tô hữu vẫn cứ mạnh dạn đi tới với anh chị em mình để loan báo tin vui, để làm chứng cho niềm tin và để phục vụ trong yêu thương.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, sứ mệnh của con được thể hiện rõ ràng nhất trong ngày con thụ phong linh mục, con vui vẻ đón nhận thánh chức mà Chúa và Giáo Hội trao cho, và hân hoan ra đi, thì xin Chúa cũng ban cho con được vui vẻ chu toàn bổn phận, để khi trở về nhà Cha trên trời con cũng vui vẻ hân hoan mà trở về, như ngày con hân hoan vui vẻ ra nhận chức thánh ra đi phục vụ các linh hồn...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 10/02/2016
N2T |
12. Ai không khống chế thú tính của mình nên khi thú tính của họ phát sinh thì càng gọi họ là thú, mà không gọi họ là người.
(Thánh Vincentius de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nhật ký đầu xuân con KHỈ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:26 10/02/2016
NHẬT KÝ ĐẦU XUÂN CON KHỈ
1.
Hôm nay ngày đầu xuân –mồng 1 tết- giáo xứ Mucha (Phục Sinh) của mình theo thông lệ hằng năm thánh lễ Minh Niên là 10 giờ sáng, mình có nhiều thì giờ để làm việc. Hôm nay trời nắng đẹp, nhưng thời tiết lạnh 8 độ C, ngồi trong phòng mà vẫn thấy lạnh...Đúng 9:30 giờ thì nhà thờ đã có người đến, ca đoàn tập hát lễ, giáo dân mặc áo màu đỏ truyền thống của sự vui vẻ và may mắn đang chào nhau bằng câu “năm mới vui vẻ新年快樂” “vạn sự như ý萬事如意”.v.v...
Nhà thờ hôm nay đi lễ đầu năm rất đông, như ngày lễ Chúa Nhật, cứ mỗi năm cử hành lễ đầu năm là mình nhớ lại lời của một linh mục trước đây đã giúp cho giáo xứ này đã nói: giáo xứ này ngày lễ Minh Niên tớ đếm được chỉ có 3-4 người già đi lễ. Câu nói này đã làm ám ảnh mình và không đúng sự thật, bởi vì từ ngày mình quản nhiệm giáo xứ này (2 lần) cho đến hôm nay thánh lễ minh niên giáo dân đi chật cả nhà thờ và rất vui vẻ, không phải chỉ người già mà cả thanh nien trẻ em cũng đi lễ, như thế thì biết rằng, giáo dân –bất kỳ ở đâu- cũng đều coi trọng thánh lễ của ngày đầu năm, bởi vì theo sự tuin tưởng của họ, vạn sự tốt lành đều ở trong thánh lễ đầu năm này.
2.
Trong thánh lễ, mình chia sẻ với giáo dân, ý chính như sau:
”Hôm nay là ngày đầu năm, ngày xuân, ngày của sự sống, ngày của vui vẻ, ngày của yêu thương, ngày mà anh chị em tránh nói những lời nói mất hòa khí, ngày mà anh chị em không phê bình tha nhân, ngày mà anh chị em dễ dàng bỏ qua những sai sót của người khác, dễ dàng tha thứ cho con cái không đánh mắng chúng nó.v.v...bởi vì hôm nay là ngày têt. Ước gì mỗi ngày đều là ngày tết, không phải để nhậu nhẹt vui đùa, nhưng là để yêu thương và tha thứ như lòng tha thứ và thương xót của Chúa trong năm thánh này...”
Sau thánh lễ là phần thắp nhang kính nhớ tổ tiên, ở Taiwan không như ở Việt Nam chúng ta là ngày mồng một tết tạ ơn Chúa, mồng hai tết kính nhớ tổ tiên và mồng ba là thánh hóa công ăn việc làm.
Phần kính nhờ tổ tiên gồm một bài đọc trong sách Huấn Ca, lời nguyện, đốt pháo, dâng hoa, dâng quả và dâng rượu, sau đó là trước bài vị tổ tiên lạy ba lạy theo truyền thống của người Trung Hoa.
Nghi thức kính nhờ tổ tiên kết thúc, thì đến phần hái lộc thánh, hái lộc thánh là do mình khởi xướng từ khi mình làm cha sở ở họ đạo này, và trở thành thói quen đẹp của giáo xứ. Lộc thánh gồm một phong bì màu đỏ, trong phong bì có một tấm hình với hình ảnh cung thánh nhà thờ, đó là logo năm thánh Lòng Thương Xót và tượng Chúa Phục Sinh, trên đó ghi một câu Lời Chúa kèm theo đồng tiền kẽm mệnh giá 10 đồng (với ý nghĩa thập toàn thập mỹ十全十美), mọi người từ cha sở đến giáo dân sắp hai hàng lên hái lộc thánh, mọi người rất vui vẻ và ai ai cũng trân trọng lộc thánh của mình, có người lấy dùm cho người nhà không đi lễ được, mọi người trước khi ra về đều chúc nhau năm mới vui vẻ và –theo tuyền thống- lấy một vài cái kẹo mà ban phụng vụ đã bỏ sẵn nơi cửa nhà thờ đem về nhà để lấy hên, gọi là cha sở chúc mừng năm mới giáo dân...
3.
Ai nấy đã về nhà vui xuân với gia đình, nhà thờ vắng lặng chỉ còn lại mình, mình đi ra ngoài đường để coi người ta vui xuân -ngoài trời vẫn còn lạnh, mặc dù đã 12:00 giờ trưa- nhưng ngoài đường vắng lặng, khác với những ngày trước tết ồn ào xe cộ, người chen nhau đi mua sắm tết, hôm nay đường sá yên ắng, một vài người đi bộ hối hả, có lẽ vì trời lạnh, thỉnh thoàng có một vài chiếc xe máy chạy qua rồi để lại không gian yên ắng cô đọng của ngày têt.
Mình đi một vòng khắp phố xá quan khu vực nhà thờ thì thấy hàng quán đóng cửa, nhà nhà đóng cửa, ít người đi lại ngoài đường, có lẽ người ta đi chơi xuân hoặc nằm ngủ ở nhà để bù lại những tháng ngày trong năm làm việc mệt nhọc...
4.
Mình lái xe qua sở thú (từ nhà xứ qua đó chỉ 5 phút lái xe), một cảnh tượng trái ngược với không gian của phố xá khu vực nơi mình ở, nơi sở thú kẹt xe, bãi đổ xe đã đầy, người người đi bộ, nhìn đâu cũng là người, đủ loại màu áo quần sặc sở, bởi vì người ta đi chơi ở sở thú, có cầu treo trên không, không gian đẹp, nhìn mới biết là con người ta sau một năm lao độngnhu cầu tinh thần rất cao, ai cũng ra khỏi nhà mình, không về nam thì lên bắc, không ở điểm vui chơi này thì ở điểm vui chơi khác...
Đài phát thanh thông báo là tất cả đường cao tốc đều kẹt xe, và khuyên người dân trước khi ra khỏi nhà lái xe đi vui xuân thì hãy nghiên cứu bản đồ của cục giao thông trên mạng, bởi vì trên đó hướng dẫn về nam thì nên đi cao tốc nào, lên bắc thì chạy xa lộ nào, tất cả đều chuẩn bị tính toán kỷ để người dân khỏi phải cực nhọc vì kẹt xe.
Mình tìm không được chỗ đậu xe nên đành lái về nhà cho khỏe.
5.
Bây giờ là 4:00 giờ chiều mồng một tết, mình lái xe ra ga xe lửa ở Taipei để coi ở đây người ta có đông không, trên đường xe cộ ít, nhưng khi qua phố Tây Môn Đinh thì người rất đông, toàn là thanh niên thiếu nữ đi chơi tết, đây là chỗ mua sắm của thanh niên nam nữ, là nơi mà các bạn trẻ ưa tới để vui chơi hoặc mua sắm, nơi đây không biết từ lúc nào đã trở thành khu mua sắm của giới trẻ, hôm nay người trẻ lại càng đông hơn, các anh cảnh sát giao thông rất mệt nhọc để điều khiển các loại xe đi cẩn thận kẻo tông người đi bộ...
Đến không được thì tìm đường khác lái xe về vậy...
Về đến nhà thì vẫn tiếp tục công việc đang làm, tết với mọi người thì là đoàn viên gia đình, nhưng với những người truyền giáo như mình thì tất cả đều là phó thác và hồng ân...
Ngày đầu năm mới sắp qua đi, trên facebook người ta đưa lên nhiều hình ảnh tại Việt Nam đón tết, trong đó có những bài viết về nỗi buồn của những người bán mai bán đào và bán hoa trước tết; người ta cũng đưa lên những cảnh sinh hoạt của giáo xứ này giáo xứ nọ mừng xuân, chúc tết nhau thật gần gủi thân thương.v.v...khoa học đã làm cho mọi người gần gủi nhau hơn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn...của ai đó trên mạng.
Ngày đầu năm mới sẽ kết thúc khi người ta lên giường nằm ngủ, và sáng mai thức dậy người ta lại có niềm vui vì thấy mùa xuân vẫn còn ở với mình, mồng hai Tết...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
1.
Hôm nay ngày đầu xuân –mồng 1 tết- giáo xứ Mucha (Phục Sinh) của mình theo thông lệ hằng năm thánh lễ Minh Niên là 10 giờ sáng, mình có nhiều thì giờ để làm việc. Hôm nay trời nắng đẹp, nhưng thời tiết lạnh 8 độ C, ngồi trong phòng mà vẫn thấy lạnh...Đúng 9:30 giờ thì nhà thờ đã có người đến, ca đoàn tập hát lễ, giáo dân mặc áo màu đỏ truyền thống của sự vui vẻ và may mắn đang chào nhau bằng câu “năm mới vui vẻ新年快樂” “vạn sự như ý萬事如意”.v.v...
Nhà thờ hôm nay đi lễ đầu năm rất đông, như ngày lễ Chúa Nhật, cứ mỗi năm cử hành lễ đầu năm là mình nhớ lại lời của một linh mục trước đây đã giúp cho giáo xứ này đã nói: giáo xứ này ngày lễ Minh Niên tớ đếm được chỉ có 3-4 người già đi lễ. Câu nói này đã làm ám ảnh mình và không đúng sự thật, bởi vì từ ngày mình quản nhiệm giáo xứ này (2 lần) cho đến hôm nay thánh lễ minh niên giáo dân đi chật cả nhà thờ và rất vui vẻ, không phải chỉ người già mà cả thanh nien trẻ em cũng đi lễ, như thế thì biết rằng, giáo dân –bất kỳ ở đâu- cũng đều coi trọng thánh lễ của ngày đầu năm, bởi vì theo sự tuin tưởng của họ, vạn sự tốt lành đều ở trong thánh lễ đầu năm này.
2.
Trong thánh lễ, mình chia sẻ với giáo dân, ý chính như sau:
”Hôm nay là ngày đầu năm, ngày xuân, ngày của sự sống, ngày của vui vẻ, ngày của yêu thương, ngày mà anh chị em tránh nói những lời nói mất hòa khí, ngày mà anh chị em không phê bình tha nhân, ngày mà anh chị em dễ dàng bỏ qua những sai sót của người khác, dễ dàng tha thứ cho con cái không đánh mắng chúng nó.v.v...bởi vì hôm nay là ngày têt. Ước gì mỗi ngày đều là ngày tết, không phải để nhậu nhẹt vui đùa, nhưng là để yêu thương và tha thứ như lòng tha thứ và thương xót của Chúa trong năm thánh này...”
Sau thánh lễ là phần thắp nhang kính nhớ tổ tiên, ở Taiwan không như ở Việt Nam chúng ta là ngày mồng một tết tạ ơn Chúa, mồng hai tết kính nhớ tổ tiên và mồng ba là thánh hóa công ăn việc làm.
Phần kính nhờ tổ tiên gồm một bài đọc trong sách Huấn Ca, lời nguyện, đốt pháo, dâng hoa, dâng quả và dâng rượu, sau đó là trước bài vị tổ tiên lạy ba lạy theo truyền thống của người Trung Hoa.
Nghi thức kính nhờ tổ tiên kết thúc, thì đến phần hái lộc thánh, hái lộc thánh là do mình khởi xướng từ khi mình làm cha sở ở họ đạo này, và trở thành thói quen đẹp của giáo xứ. Lộc thánh gồm một phong bì màu đỏ, trong phong bì có một tấm hình với hình ảnh cung thánh nhà thờ, đó là logo năm thánh Lòng Thương Xót và tượng Chúa Phục Sinh, trên đó ghi một câu Lời Chúa kèm theo đồng tiền kẽm mệnh giá 10 đồng (với ý nghĩa thập toàn thập mỹ十全十美), mọi người từ cha sở đến giáo dân sắp hai hàng lên hái lộc thánh, mọi người rất vui vẻ và ai ai cũng trân trọng lộc thánh của mình, có người lấy dùm cho người nhà không đi lễ được, mọi người trước khi ra về đều chúc nhau năm mới vui vẻ và –theo tuyền thống- lấy một vài cái kẹo mà ban phụng vụ đã bỏ sẵn nơi cửa nhà thờ đem về nhà để lấy hên, gọi là cha sở chúc mừng năm mới giáo dân...
3.
Ai nấy đã về nhà vui xuân với gia đình, nhà thờ vắng lặng chỉ còn lại mình, mình đi ra ngoài đường để coi người ta vui xuân -ngoài trời vẫn còn lạnh, mặc dù đã 12:00 giờ trưa- nhưng ngoài đường vắng lặng, khác với những ngày trước tết ồn ào xe cộ, người chen nhau đi mua sắm tết, hôm nay đường sá yên ắng, một vài người đi bộ hối hả, có lẽ vì trời lạnh, thỉnh thoàng có một vài chiếc xe máy chạy qua rồi để lại không gian yên ắng cô đọng của ngày têt.
Mình đi một vòng khắp phố xá quan khu vực nhà thờ thì thấy hàng quán đóng cửa, nhà nhà đóng cửa, ít người đi lại ngoài đường, có lẽ người ta đi chơi xuân hoặc nằm ngủ ở nhà để bù lại những tháng ngày trong năm làm việc mệt nhọc...
4.
Mình lái xe qua sở thú (từ nhà xứ qua đó chỉ 5 phút lái xe), một cảnh tượng trái ngược với không gian của phố xá khu vực nơi mình ở, nơi sở thú kẹt xe, bãi đổ xe đã đầy, người người đi bộ, nhìn đâu cũng là người, đủ loại màu áo quần sặc sở, bởi vì người ta đi chơi ở sở thú, có cầu treo trên không, không gian đẹp, nhìn mới biết là con người ta sau một năm lao độngnhu cầu tinh thần rất cao, ai cũng ra khỏi nhà mình, không về nam thì lên bắc, không ở điểm vui chơi này thì ở điểm vui chơi khác...
Đài phát thanh thông báo là tất cả đường cao tốc đều kẹt xe, và khuyên người dân trước khi ra khỏi nhà lái xe đi vui xuân thì hãy nghiên cứu bản đồ của cục giao thông trên mạng, bởi vì trên đó hướng dẫn về nam thì nên đi cao tốc nào, lên bắc thì chạy xa lộ nào, tất cả đều chuẩn bị tính toán kỷ để người dân khỏi phải cực nhọc vì kẹt xe.
Mình tìm không được chỗ đậu xe nên đành lái về nhà cho khỏe.
5.
Bây giờ là 4:00 giờ chiều mồng một tết, mình lái xe ra ga xe lửa ở Taipei để coi ở đây người ta có đông không, trên đường xe cộ ít, nhưng khi qua phố Tây Môn Đinh thì người rất đông, toàn là thanh niên thiếu nữ đi chơi tết, đây là chỗ mua sắm của thanh niên nam nữ, là nơi mà các bạn trẻ ưa tới để vui chơi hoặc mua sắm, nơi đây không biết từ lúc nào đã trở thành khu mua sắm của giới trẻ, hôm nay người trẻ lại càng đông hơn, các anh cảnh sát giao thông rất mệt nhọc để điều khiển các loại xe đi cẩn thận kẻo tông người đi bộ...
Đến không được thì tìm đường khác lái xe về vậy...
Về đến nhà thì vẫn tiếp tục công việc đang làm, tết với mọi người thì là đoàn viên gia đình, nhưng với những người truyền giáo như mình thì tất cả đều là phó thác và hồng ân...
Ngày đầu năm mới sắp qua đi, trên facebook người ta đưa lên nhiều hình ảnh tại Việt Nam đón tết, trong đó có những bài viết về nỗi buồn của những người bán mai bán đào và bán hoa trước tết; người ta cũng đưa lên những cảnh sinh hoạt của giáo xứ này giáo xứ nọ mừng xuân, chúc tết nhau thật gần gủi thân thương.v.v...khoa học đã làm cho mọi người gần gủi nhau hơn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn...của ai đó trên mạng.
Ngày đầu năm mới sẽ kết thúc khi người ta lên giường nằm ngủ, và sáng mai thức dậy người ta lại có niềm vui vì thấy mùa xuân vẫn còn ở với mình, mồng hai Tết...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Ơn tha thứ - Lòng thương xót
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:51 10/02/2016
Chúng ta đều là tội nhân. Ai trong chúng ta cũng cần đến lòng Chúa thương xót thứ tha. Chúa Giêsu đến trần gian để kêu gọi người tội lỗi, chứ không phải gọi người công chính. Truyện kể: Có một bà thánh thiện, chiều tối đi dạo quanh làng xóm một vòng, trước khi lên giường đi ngủ. Bầu trời quang đãng, các ngôi sao chập chờn và ánh trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp. Bà cảm động sâu thẳm khi nhìn ngắm bầu trời. Bà ngưỡng mộ sự vĩ đại và huyền diệu của Tạo Hóa và các loài thụ tạo của Ngài. Với thân phận con người yếu đuối, bà qùy gối và cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa tốt lành và tuyệt mỹ vô song, xin đừng bao giờ để con phạm lỗi với Chúa, dù là một hành vi nhỏ nhất. Và bà đã nghe một giọng nói dịu dàng trong tâm: Hỡi con, nếu Cha chấp nhận nguyện vọng đó đối với mọi người, làm sao Cha có thể bày tỏ lòng thương xót và sự tha thứ vô bờ của Cha, điều này là một trong những cách thế rõ ràng nhất Cha để mọi người biết và cảm nghiệm tình yêu của Cha.
Trái tim yêu thương của Chúa là nguồn suối ân sủng không bao giờ khô cạn. Thiên Chúa luôn yêu thương Dân mà Chúa đã chọn, cho dù đã bao lần Dân bỏ Chúa chạy theo thờ lạy bụt thần dân ngoại. Chúa phạt họ đó, rồi Chúa lại thứ tha. Tác giả Thánh Vịnh đã phải thốt lên: Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài (Tv 130, 3-4). Con người yếu đuối vì thân xác nặng nề, ước muốn thấp hèn và có khuynh hướng trở về với bản năng thú tính. Ưa thích những cảm giác mới lạ, những tư tưởng phàm tục và đòi hỏi thỏa mãn những khát vọng lạc thú. Con đường dốc rất dễ xuôi theo. Càng nhẹ bước, chúng ta càng lạc xa. Mọi sự trong cuộc sống đều theo kiểu trước lạ, sau quen. Quen riết rồi nghiền. Sống giữa một xã hội tục hóa, tiêu thụ, hưởng thụ và mọi thứ tạm bợ chóng qua. Sứ réo gọi chạy đua với cuộc sống làm cho chúng ta quay cuồng trôi chảy theo dòng. Cảm giác về tội lỗi không còn bén nhậy. Lương tâm không còn bị áy náy về sự sai trái và lỗi tội. Đây là điều chúng ta cần để tâm suy xét.
Tại sao chúng ta phải xin tha lỗi mình và tha thứ cho tha nhân? Chúng ta nhớ rằng sống là sống chung với người khác, nên chúng ta cần giúp nhau để nên hoàn thiện. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Colossê đã khuyên dạy: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Col 3, 13). Sự tha thứ rất cần thiết để mọi người sống chung được hài hòa và hợp nhất. Nhân gian thường nói: Quá tam ba bận. Ba lần lỗi là tối đa rồi đó, đừng lỗi phạm nữa, nếu phạm thì khó mà tha. Đối với Chúa Giêsu giầu lòng thương xót thì sự tha thứ không có giới hạn: Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? " Đức Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy."(Mt 18, 21-22).
Như thế, trong bất cứ hoàn cảnh lỗi phạm nào, chúng ta vẫn có thể nhận được ơn tha thứ. Con người có thể không tha cho nhau, nhưng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi. Năm Thánh Lòng Thương Xót là cơ hội rất quý báu, mời gọi chúng ta chạy đến với lòng nhân hậu của Chúa để nhận lãnh ơn tha thứ. Chúa có uy quyền tẩy xóa mọi lỗi lầm và đổi mới chữa lành con người cả hồn lẫn xác. Khi chữa bệnh cho người bị bại liệt, Chúa Giêsu đã phán: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. Bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! (Mt 9, 6). Hoặc Chúa Giêsu nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi.”( Lc 7, 48). Quyền năng của Thiên Chúa vô biên, nhưng Ngài vẫn tôn trọng quyền tự do của con người. Chúa ban ân sủng một cách nhưng không, nhưng Chúa cần sự cộng tác của chúng ta. Mọi người cần ăn năn sám hối để được tha thứ. Chúa mời gọi chúng ta thực hành việc bác ái này để xây dựng tình người. Chúa phán: Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6, 15).
Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về sự tha thứ. Chúa nài xin Chúa Cha tha cho chính những kẻ đã gây khổ đau, phản bội, chống đối và hành xử Chúa. Trên cây thánh giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã thân thưa với Chúa Cha: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Lk 23, 34). Chúa Giêsu bênh đỡ những người đã làm hại Chúa. Chúa đã tha thứ cho họ và nại lý do rằng họ không biết việc họ làm. Phần chúng ta, có nhiều lần vô tình hoặc vô ý gây nên lỗi lầm phạm đến anh chị em. Cũng có rất nhiều lần chúng ta hiểu lầm và gây ra biết bao phiền não cho người khác. Chúng ta cũng có thể gây thương đau cho người thân yêu vì sự nghi ngờ, nhẹ dạ và cả nghe. Đôi khi chúng ta cũng đã cố ý phạm tội chia rẽ, gây đổ vỡ, thù óan, phản bội và xúc phạm đến tha nhân. Những tội lỗi này làm cho lòng của chúng ta ra trĩu nặng, u buồn, ai oán và sầu đau. Chúng ta có thể chạy đến với Lòng Thương Xót của Chúa để xưng thú, giãi bầy và xin ơn tha thứ: Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con (Tv 25,11).
Đôi khi chúng ta có thể tha thứ cho anh chị em, nhưng lại khó quên. Tha rồi đó, nhưng mỗi lần nghĩ đến hay nhớ lại, lòng chúng ta lại quặn đau và xôi sục. Chúng ta nhớ rằng qua Bí tích Hòa Giải, khi chân thành sám hối và xưng thú tội đã phạm, chúng ta lãnh nhận hồng ân tha thứ và được tẩy sạch các tội lỗi. Chúa tha và Chúa quên luôn. Trong cuộc sống va chạm hằng ngày, vì sự nhỏ nhen, ích kỷ và kiêu căng, chúng ta rất thường xúc phạm đến anh chị em. Chúng ta luôn có thể làm hòa và tha thứ cho nhau: Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em (Mc 11, 25). Đây là liều thuốc rất hiệu nghiệm giúp chúng ta tìm được sự bình an đích thực trong tâm hồn.
Chúa Giêsu đã trao quyền tháo cởi và cầm buộc cho Giáo Hội qua các thánh Tông đồ và những người kế vị: Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."(Ga 20, 23). Giáo Hội đã ủy quyền tha tội cho các linh mục là những thừa tác viên sống động để có thể giúp mọi người giao hòa cùng Thiên Chúa và tha nhân. Biết rằng các linh mục cũng là con người và là tội nhân. Các linh mục cũng yếu đuối phạm lỗi lầm như mọi người. Giáo Hội tin tưởng trao ban năng quyền cho các linh mục để tiếp tục phân phát ân sủng của Chúa qua các Bí tích. Các linh mục cũng cần ơn tha thứ và được tha thứ qua Bí tích Hòa Giải. Vì cũng là tội nhân, nên các linh mục cảm thông được những lầm lỗi, thiếu xót, yếu đuối và những cám dỗ thường xuyên trong đời sống. Nơi tòa cáo giải, các linh mục chia sẻ đồng phận với tội nhân và cùng sám hối cho chính tội lỗi của mình.
Chúa Giêsu hiến dâng hy tế trên thánh giá để đền thay tội lỗi cho nhân loại. Chúa phán: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt 26, 27). Máu châu báu của Chúa Giêsu đã đổ ra để chuộc tội cho chúng ta. Năm Thánh Lòng Thương Xót là thời gian đặc biệt, chúng ta hãy tìm đến lòng từ bi nhân hậu của Chúa để xin ơn tha thứ. Xin Chúa tha thứ cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ đã xúc phạm đến chúng con. Xin nguồn ân sủng của Chúa tràn đổ vào tâm hồn để chúng con tìm được sự bình an đích thực.
Trái tim yêu thương của Chúa là nguồn suối ân sủng không bao giờ khô cạn. Thiên Chúa luôn yêu thương Dân mà Chúa đã chọn, cho dù đã bao lần Dân bỏ Chúa chạy theo thờ lạy bụt thần dân ngoại. Chúa phạt họ đó, rồi Chúa lại thứ tha. Tác giả Thánh Vịnh đã phải thốt lên: Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài (Tv 130, 3-4). Con người yếu đuối vì thân xác nặng nề, ước muốn thấp hèn và có khuynh hướng trở về với bản năng thú tính. Ưa thích những cảm giác mới lạ, những tư tưởng phàm tục và đòi hỏi thỏa mãn những khát vọng lạc thú. Con đường dốc rất dễ xuôi theo. Càng nhẹ bước, chúng ta càng lạc xa. Mọi sự trong cuộc sống đều theo kiểu trước lạ, sau quen. Quen riết rồi nghiền. Sống giữa một xã hội tục hóa, tiêu thụ, hưởng thụ và mọi thứ tạm bợ chóng qua. Sứ réo gọi chạy đua với cuộc sống làm cho chúng ta quay cuồng trôi chảy theo dòng. Cảm giác về tội lỗi không còn bén nhậy. Lương tâm không còn bị áy náy về sự sai trái và lỗi tội. Đây là điều chúng ta cần để tâm suy xét.
Tại sao chúng ta phải xin tha lỗi mình và tha thứ cho tha nhân? Chúng ta nhớ rằng sống là sống chung với người khác, nên chúng ta cần giúp nhau để nên hoàn thiện. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Colossê đã khuyên dạy: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Col 3, 13). Sự tha thứ rất cần thiết để mọi người sống chung được hài hòa và hợp nhất. Nhân gian thường nói: Quá tam ba bận. Ba lần lỗi là tối đa rồi đó, đừng lỗi phạm nữa, nếu phạm thì khó mà tha. Đối với Chúa Giêsu giầu lòng thương xót thì sự tha thứ không có giới hạn: Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? " Đức Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy."(Mt 18, 21-22).
Như thế, trong bất cứ hoàn cảnh lỗi phạm nào, chúng ta vẫn có thể nhận được ơn tha thứ. Con người có thể không tha cho nhau, nhưng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi. Năm Thánh Lòng Thương Xót là cơ hội rất quý báu, mời gọi chúng ta chạy đến với lòng nhân hậu của Chúa để nhận lãnh ơn tha thứ. Chúa có uy quyền tẩy xóa mọi lỗi lầm và đổi mới chữa lành con người cả hồn lẫn xác. Khi chữa bệnh cho người bị bại liệt, Chúa Giêsu đã phán: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. Bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! (Mt 9, 6). Hoặc Chúa Giêsu nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi.”( Lc 7, 48). Quyền năng của Thiên Chúa vô biên, nhưng Ngài vẫn tôn trọng quyền tự do của con người. Chúa ban ân sủng một cách nhưng không, nhưng Chúa cần sự cộng tác của chúng ta. Mọi người cần ăn năn sám hối để được tha thứ. Chúa mời gọi chúng ta thực hành việc bác ái này để xây dựng tình người. Chúa phán: Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6, 15).
Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về sự tha thứ. Chúa nài xin Chúa Cha tha cho chính những kẻ đã gây khổ đau, phản bội, chống đối và hành xử Chúa. Trên cây thánh giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã thân thưa với Chúa Cha: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Lk 23, 34). Chúa Giêsu bênh đỡ những người đã làm hại Chúa. Chúa đã tha thứ cho họ và nại lý do rằng họ không biết việc họ làm. Phần chúng ta, có nhiều lần vô tình hoặc vô ý gây nên lỗi lầm phạm đến anh chị em. Cũng có rất nhiều lần chúng ta hiểu lầm và gây ra biết bao phiền não cho người khác. Chúng ta cũng có thể gây thương đau cho người thân yêu vì sự nghi ngờ, nhẹ dạ và cả nghe. Đôi khi chúng ta cũng đã cố ý phạm tội chia rẽ, gây đổ vỡ, thù óan, phản bội và xúc phạm đến tha nhân. Những tội lỗi này làm cho lòng của chúng ta ra trĩu nặng, u buồn, ai oán và sầu đau. Chúng ta có thể chạy đến với Lòng Thương Xót của Chúa để xưng thú, giãi bầy và xin ơn tha thứ: Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con (Tv 25,11).
Đôi khi chúng ta có thể tha thứ cho anh chị em, nhưng lại khó quên. Tha rồi đó, nhưng mỗi lần nghĩ đến hay nhớ lại, lòng chúng ta lại quặn đau và xôi sục. Chúng ta nhớ rằng qua Bí tích Hòa Giải, khi chân thành sám hối và xưng thú tội đã phạm, chúng ta lãnh nhận hồng ân tha thứ và được tẩy sạch các tội lỗi. Chúa tha và Chúa quên luôn. Trong cuộc sống va chạm hằng ngày, vì sự nhỏ nhen, ích kỷ và kiêu căng, chúng ta rất thường xúc phạm đến anh chị em. Chúng ta luôn có thể làm hòa và tha thứ cho nhau: Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em (Mc 11, 25). Đây là liều thuốc rất hiệu nghiệm giúp chúng ta tìm được sự bình an đích thực trong tâm hồn.
Chúa Giêsu đã trao quyền tháo cởi và cầm buộc cho Giáo Hội qua các thánh Tông đồ và những người kế vị: Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."(Ga 20, 23). Giáo Hội đã ủy quyền tha tội cho các linh mục là những thừa tác viên sống động để có thể giúp mọi người giao hòa cùng Thiên Chúa và tha nhân. Biết rằng các linh mục cũng là con người và là tội nhân. Các linh mục cũng yếu đuối phạm lỗi lầm như mọi người. Giáo Hội tin tưởng trao ban năng quyền cho các linh mục để tiếp tục phân phát ân sủng của Chúa qua các Bí tích. Các linh mục cũng cần ơn tha thứ và được tha thứ qua Bí tích Hòa Giải. Vì cũng là tội nhân, nên các linh mục cảm thông được những lầm lỗi, thiếu xót, yếu đuối và những cám dỗ thường xuyên trong đời sống. Nơi tòa cáo giải, các linh mục chia sẻ đồng phận với tội nhân và cùng sám hối cho chính tội lỗi của mình.
Chúa Giêsu hiến dâng hy tế trên thánh giá để đền thay tội lỗi cho nhân loại. Chúa phán: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt 26, 27). Máu châu báu của Chúa Giêsu đã đổ ra để chuộc tội cho chúng ta. Năm Thánh Lòng Thương Xót là thời gian đặc biệt, chúng ta hãy tìm đến lòng từ bi nhân hậu của Chúa để xin ơn tha thứ. Xin Chúa tha thứ cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ đã xúc phạm đến chúng con. Xin nguồn ân sủng của Chúa tràn đổ vào tâm hồn để chúng con tìm được sự bình an đích thực.
Lễ Tro: Đời người như đời hoa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:02 10/02/2016
Những ngày gần Tết, hoa tươi và cây cảnh được bày bán khắp mọi nẻo đường phố thị. Đủ mọi loại hoa kiểng, lắm màu hương sắc. Gia đình nào cũng mua hoa chưng Tết. Tôi cũng mua cây mai nhiều nụ và mấy chậu hoa hồng hoa cúc để làm đẹp phòng khách. Nâng niu, chăm sóc thật kỹ lưỡng. Mồng Ba Tết, hoa đã héo rụng đầy phòng. Phải quét rác thôi, gom cả mai cả hồng cả cúc đi đốt. Ôi Hương sắc của hoa! Hôm qua tươi đẹp, hôm nay héo tàn rụng úa. Hôm qua “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, hôm nay quét bỏ như rác rưởi.
Mùa Chay khởi đầu với Thứ Tư Lễ Tro, nghĩ về hoa và rác như nghĩ về thân phận tro bụi của kiếp người theo lời Thánh Vịnh 102:
Đời sống con người giống như hoa cỏ
Như bông hoa nở trên cách đồng
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi
Nơi nó mọc không còn mang vết tích.
Đời người cũng tựa đời hoa. Khi tươi nở, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, ai cũng yêu cũng quý. Khi ủ rũ héo tàn, hương sắc của hoa rụng úa tàn tạ, chỉ mau vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai như lời sách Giảng viên: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).
Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Thừa tác viên đọc "Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” và xức tro trên trán tín hữu. Đây là lời Thiên Chúa báo cho Ađam biết khi nguyên tổ vừa phạm tội. Giáo Hội cũng lặp lại những lời ấy trong phần xức tro để nhắc nhở về thân phận cát bụi của con người.
Nghi thức xức tro bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.
Trong lúc quân đội của Assyria do Tướng hùng hổ Holoferno chỉ huy tiến vào Israel, mọi người dân Giêrusalem, cả phụ nữ và trẻ em, phủ phục xuống đất trước Ðền Thánh và bỏ tro trên đầu, giang tay lên trời, khẩn cầu Thiên Chúa (Judit 4,11). Ông Gióp, sau khi tha thiết kêu cầu Thiên Chúa cứu mình trong cơn cực khổ, hoạn nạn, bị mọi người từ bỏ, trở về với Chúa với tất cả niềm tin tưởng và thề hứa: "Lạy Chúa, con xin rút lời than phiền, trách móc, con đau đớn bỏ tro bụi trên con" (Job 42, 6). Bị đe dọa tàn phá, sau khi nghe tiên tri Giona giảng, toàn dân thành Ninivê, từ Vua đến dân thường và cả loài vật nữa, bỏ tro trên đầu, mặc áo nhặm, xin ơn tha thứ và đã được Thiên Chúa thương đến (Jona 3,5).
Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi.
Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích.
Sách Giảng Viên viết rằng :"Tất cả chỉ là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.
Văn chương Việt nam khi nói tới cái gì bấp bênh, vô định, chóng tàn, thường dùng hình ảnh bọt bèo: "Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" (Nguyễn Du).
Bọt là bong bóng nước mong manh, tan trong chốc lát. Hình ảnh bọt diễn tả cái vắn vỏi của cuộc đời. Bèo gợi lên ý tưởng về sự lênh đênh, trôi nổi, vô định :
”Lênh đênh duyên nổi phận bèo.
Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi” (Ca dao).
“Bèo dạt, mây trôi đành với phận” (Chu Mạnh Trinh)
Cuộc đời làm sao mà không bi đát khi nó là phù vân, khi nó vừa là bọt chóng tan, vừa là bèo trôi nổi, dật dờ không bến ?
Cuộc đời tuy có là bèo bọt. Phận người dù phù hoa, mau chóng tàn phai trở về bụi đất. Con người bởi đất nhưng con người không bằng đất, con người có sinh khí, có hơi thở. Con người là hoạ ảnh và hình ảnh của Đấng dựng nên mình. Sự cao cả của con người là bắt nguồn từ chính Đấng là Sự Sống, Đấng Hằng Sống, con người là hình ảnh và hoạ ảnh của Đấng vô thuỷ vô chung, nên sự sống con người mang hình thái bất diệt, vượt xa các loài được tạo dựng. Lòng thương xót của Thiên Chúa không dựng nên con người, theo cái bên ngoài của Thiên Chúa, nhưng cho con người mang hoạ ảnh và hình ảnh của Người. Theo quan niệm của Nho Giáo, con người là sự tích tụ của tinh thần và khí chất nên con người có sự sáng suốt để hiểu các sự vật. Là hoạ ảnh và hình ảnh của Thiên Chúa, con người có một phẩm giá trổi vượt trên các loài được tạo dựng, con người một phần giống Thiên Chúa bởi quyền cai quản trên vạn vật và bởi con người có trí khôn, tự do.
Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong mùa chay là: Bố thí, ăn chay và cầu nguyện. Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình. Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang. Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi. Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).
Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của mùa chay. Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn. Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Bớt nói hành, nói xấu, lười biếng việc đạo đức là điều phải thực hành.
Nói một cách hình tượng, thì con người của Mùa Vọng là một con người ÐI, con người hành hương, lòng tràn trề hy vọng đang tiến về cùng đích tối hậu của cuộc đời; con người của Mùa Phục Sinh là một con người ÐỨNG, tự do, chủ động và tự tín đối diện với thế giới, còn con người của Mùa Chay thì NGỒI trong thái độ chiêm nghiệm, trầm tư. (Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống).
Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi". Ý nghĩa của lời đó quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy anh lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., anh nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng... nhưng khi chết đến, anh mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho anh? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời anh?
Có ba quan niệm sống có thể tạo ra một thái độ tiêu cực trước cuộc đời.
Một là cho rằng chết là hết, không còn gì tồn tại. Nếu quả thực mọi sự sẽ chấm dứt với cái chết, nếu số phận người tốt kẻ xấu đều sẽ như nhau sau khi chết, thì người ta sẽ có lý mà lập luận rằng: Ta hãy ăn uống, vui chơi, hãy hưởng thụ giây phút hiện tại cho thoả thích, vì chết rồi sẽ chẳng còn gì !
Hai là tin vào thuyết định mệnh, nghĩa là tin rằng mọi sự đã được an bài sẵn và số phận của mỗi người đã được thần thánh định đoạt. Nếu thế thì con người chẳng cần và chẳng có thể làm gì nữa, mọi cố gắng đều vô ích.
Ba là tin vào thuyết luân hồi, cuộc sống là một vòng luân chuyển, hết kiếp này qua kiếp khác. Nếu kiếp này chưa đạt cõi phúc thì sẽ chờ kiếp sau, khi được đầu thai lại, luân hồi theo vòng nghiệp chướng. Dĩ nhiên thuyết luân hồi không đương nhiên dẫn tới tiêu cực, nhưng dù sao cũng không dành cho cuộc sống hiện tại một giá trị và tầm quan trọng quyết định đối với số phận mỗi người.
Khác với ba quan niệm trên, Kitô giáo dạy rằng : Thiên Chúa thực sự giao cho ta chịu trách nhiệm về thế giới này và về sự thành công của cuộc đời chúng ta. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.
Chúa Giêsu khuyên chúng ta “phải lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” bằng cách “ Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”.
Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn minh hoạ bài học tỉnh thức của Mùa Chay.
Dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về : tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Tỉnh thức để đợi chủ về. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.
Dụ ngôn người quản gia trung thành. Quản gia chỉ là quản lý mà “ ông chủ đặt lên coi sóc gia nhân, cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc”. Mỗi người chúng ta là người quản lý của Thiên Chúa. Sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ , sắc đẹp…tất cả đều là do Chúa ban tặng. Những gì mà ta có đều là của Chúa. Người quản lý khôn ngoan phải biết nhìn xa, làm sao cho sự sống, trí tuệ, tài năng… giúp ta hướng tới những giá trị vĩnh cửu.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa .Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa.Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn.Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử.
Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.
Biết mình đang đi về đâu, người có lòng tin không vì thế mà đương nhiên hết còn cảm nhận tính bi đát của cuộc đời “ phù vân, bèo bọt” vì họ vẫn là con người như mọi người, nhưng họ có một niềm hy vọng giúp họ giữ được thái độ lạc quan và an bình. Nhận chút tro trên đầu và hát lên lời Thánh vịnh "Lạy Chúa, xin thương xót con vì tình yêu thương và lòng nhân hậu của Chúa. Xin xóa sạch mọi tội lỗi con, để linh hồn con trở nên trắng như tuyết " (TV 50,1).
Biết rằng mình được cứu chuộc bằng giá máu Chúa Kitô, người Kitô hữu luôn có đựơc điểm tựa an toàn cho hạnh phúc đích thực.
Con người là “hoa” và cũng là “rác”, nhưng với tình yêu Chúa Kitô, con người không còn là bèo bọt, không là phù hoa mà là con người của thần khí, trổ sinh những hoa quả của Thánh Linh (Gal 5,22). Một trong những hoa trái của Thánh Linh là đức ái.
Chủ đề của sứ điệp Mùa Chay năm 2013: "Tin vào đức ái thúc đẩy lòng bác ái", được Đức Thánh Cha trích trong Thư thứ nhất của Thánh Gioan (4,16): "Chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó". Trong khuôn khổ của Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha dành sứ điệp Mùa Chay cho mối tương quan giữa đức tin và đức ái. Ngài viết: "Tất cả mọi Kitô hữu, nhất là những người làm việc bác ái, cần có đức tin, là sự gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa trong Đức Kitô và cảm nghiệm được tình yêu của Người… Kitô hữu là những người đã được tình yêu Thiên Chúa chinh phục và do đó, dưới ảnh hưởng của tình yêu này, họ hoàn toàn cởi mở cho việc yêu thương tha nhân bằng những phương cách cụ thể.". Đức Thánh Cha nhận xét: “Đời sống Kitô hệ tại liên tục tiến lên núi gặp gỡ Thiên Chúa để rời hạ sơn, mang tình thiêng và sức mạnh từ cuộc gặp gỡ ấy, phục vụ anh chị em với cùng tình yêu thương của Thiên Chúa”. Người Kitô hữu hoạt động bác ái biết rằng, không phải những cố gắng riêng của mình mang lại hoa trái, nhưng đúng hơn là “sáng kiến cứu độ” đến từ Thiên Chúa, từ ân sủng của Ngài. Ân sủng không giới hạn tự do và trách nhiệm của con người, nhưng quí hướng chúng về những hoạt động bác ái. Đỉnh cao của đức ái là chia sẻ Tin Mừng cho anh em: "Thực vậy, Phúc Âm Hoá là hình thức cao cả nhất của đức ái và là phương cách tốt nhất để cổ võ cho con người…Không có hành động nào tốt đẹp hơn, và bác ái hơn đối với tha nhân, là cùng chia xẻ tấm bánh của Lời Chúa, là chia sẻ với họ Tin Mừng của Phúc Âm, và giới thiệu họ vào một mối tương quan với Thiên Chúa".
Đức bác ái Kitô giáo là tình yêu đối với Thiên Chúa giáu lòng xót thương được cụ thể hóa bằng hành động yêu thương phục vụ tha nhân. Trong sứ điệp Mùa chay 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị mọi tín hữu “Hãy sống Mùa Chay trong Năm Thánh này một cách mạnh mẽ hơn như là khoảng thời gian đặt biệt để cử hành và cảm nghiệm Lòng Thương Xót Chúa". Ngài mời gọi chúng ta thực thi lòng thương xót cách cụ thể: “Kỳ diệu thay, lòng thương xót Chúa chiếu tỏa nơi cuộc sống chúng ta, giúp chúng ta cũng biết yêu người lân cận và hiến thân mình cho những gì mà truyền thống Giáo Hội gọi là những việc bác ái phần xác cũng như phần hồn. Những việc làm này nhắc nhớ chúng ta rằng đức tin phải được diễn tả cách cụ thể trong mọihành động thường ngày, có nghĩa là giúp đỡ người thân cận của chúng ta về phần xác cũng như phần hồn: bằng cách cho họ ăn uống, viếng thăm, an ủi và hướng dẫn họ. Chúng ta sẽ được phán xét dựa trên những việc làm như thế. Vì thế, tôi hy vọng là đoàn dân Kitô hữu sẽ quan tâm đến những việc bác ái, về phần xác cũng như phần hồn”.
Làm việc bác ái, chúng ta sẽ sống một Mùa Chay thánh thiện.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dư luận về chuyến đi Mễ Tây Cơ của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:06 10/02/2016
Những ngày đầu năm 2016, Religion News Service nhắc tới chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ của Đức Phanxicô bằng một câu truyện dí dỏm: Giữa lúc Đức Phanxicô đang thăm hỏi công chúng tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, thì có tiếng hô to từ đám đông: “Thưa Đức Giáo Hoàng! Chúng con đang đợi Đức Giáo Hoàng tại Mễ Tây Cơ! Mễ Tây Cơ đó, thưa Đức Giáo Hoàng!” Nói đoạn người này càng hô to hơn nữa: “Xin nghinh đón Đức Giáo Hoàng tới Mễ Tây Cơ vào tháng Hai!” Nhanh như chớp, vị lãnh đạo của 1.2 tỷ người Công Giáo đáp lại tức khắc “với rượu ổi tequila chứ?”, “Vâng, nhiều lắm!”
Không phải vị lãnh đạo này ưa chè chén. Hãng thông tấn trên cho hay: ngài sống khổ hạnh, không ưa thù tiếp và những bữa ăn chính thức. Tinh thần hòa đồng, vui với cái vui của thiên hạ mới là điều chính của ngài.
Trong chuyến đi sắp tới, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe tại Mexico City, thăm một bệnh viện nhi khoa và gặp cộng đồng người bản địa ở San Cristobal de Las Casas, Nam Mễ Tây Cơ. Nhưng địa điểm ngài thăm viếng sẽ được nhiều người chú ý hơn cả có thể là Ciudad Juarez giáp với Hoa Kỳ, vì đây là điểm nóng nhất trong cuộc tranh luận về di trú tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, cư dân Ciudad Juarez đã và đang chịu cảnh bạo lực tồi tệ nhất của cuộc chiến tranh dài giữa các tổ hợp ma túy và nhà nước, từng khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.
Chia sẻ cuộc sống của người dân Mễ Tây Cơ và gần gũi Đức Mẹ Guadalupe
Một tháng trước chuyến tông du, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ cho hay: Đức Phanxicô muốn “chia sẻ cuộc sống của người dân Mễ Tây Cơ và được gần gũi Đức Mẹ Guadalupe”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Mễ Tây Cơ, Noticias MVS, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre thảo luận các lý do của chuyến viếng thăm và cho thấy rất có thể có nhiều bất ngờ.
Tuy nhiên, theo ngài: “Đức Giáo Hoàng không có ý định giải quyết các vấn đề đang ảnh hưởng tới mọi người dân Mễ Tây Cơ, làm cho cuộc sống họ trở nên dễ dàng hơn. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nói lên điều này. Đó là trách nhiệm của mọi người, cả các nhà chính trị lẫn những người không phải là chính trị gia”.
Nhưng Đức Giáo Hoàng rất muốn “dự phần vào thực tại của người dân… Ngài muốn một cuộc gặp gỡ đơn giản, cởi mở. Ngài biết rất rõ sự nhiệt tình của người Mễ Tây Cơ. Ngài rất tự nhiên thanh thoát và chắc chắn ngài sẽ dành cho chúng ta một ít ngạc nhiên tuy ta không biết là điều gì. Nên dành chỗ đón chờ những bất ngờ này”.
Về việc Đức Phanxicô thăm vùng biên giới Mỹ Mễ, Đức Khâm Sứ cho hay: “Đây không phải là lần đầu tiên một vị giáo hoàng tới một vùng biên giới hay đề cập tới những vấn đề có ảnh hưởng tới người Mễ Tây Cơ. Đức Thánh Cha muốn thăm nước này từ biên giới này tới biên giới nọ và gặp gỡ những người đang sống qua các tình huống khó khăn. Đây là những vấn đề ảnh hưởng tới mọi người, như di dân và nghèo túng chẳng hạn”.
Vượt biên, bạo lực ma túy và Đức Mẹ Guadalupe
Tạp Chí Công Giáo America, ngày 8 tháng Hai vừa qua, nhấn mạnh tới sự kiện: cuộc thăm viếng Mễ Tây Cơ của Đức Phanxicô làm nổi bật ba quan tâm chung của người Hoa Kỳ và người Mễ Tây Cơ.
Trước nhất là di dân: Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ tại Juárez, một địa điểm cực bắc Mễ Tây Cơ, chỉ cách El Paso, Texas của Hoa Kỳ, một hàng rào kẽm gai, nơi người Mễ liều chết vượt qua để tìm sự sống. Người ta còn nhớ Mùa Hè năm 2014, khi hàng chục ngàn thiếu niên Mễ Tây Cơ không người đi theo đã vượt qua hàng rào này để vào Hoa Kỳ, Tổng Thống Obama đã xin Quốc Hội cấp cho chính phủ Ông 1 tỷ dollars để giải quyết các yếu tố khiến người dân Trung Mỹ phải di cư. Kể từ ngày đó, cảm thức khẩn cấp đã giảm đi vì việc vượt biên đã chậm lại, không hẳn vì người Mễ Tây Cơ hết “cựa quậy” mà đúng hơn nhờ “viện trợ Mỹ” nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ đã tăng cường việc chấp pháp. Việc tăng cường chấp pháp này không hẳn để ngăn chặn các di dân tuyệt vọng mà là để buộc họ phải chọn “những con đường” khác, nơi họ dễ sa vào tay các tên buôn lậu và các viên chức.
Tháng Giêng vừa qua, trong bài nói chuyện với ngoại giao đoàn tại Vatican, Đức Phanxicô từng nhấn mạnh rằng “Không hề có chỗ cho những giải pháp tự lập do các quốc gia riêng rẽ theo đuổi” khi đương đầu với những đợt di dân ồ ạt. Theo tờ America, Hoa Kỳ phải tái dấn thân vào việc 1) hợp tác với Mễ Tây Cơ để giải quyết các nguyên nhân gốc khiến người Mễ Tây Cơ phải di dân, như nghèo đói và bạo lực ở Trung Mỹ; 2) bồi đắp khả năng của Mễ Tây Cơ trong việc thẩm tra và cung cấp trợ giúp luật pháp cho người muốn di dân và 3) đào tạo nền văn hóa trọng luật nơi các định chế an ninh và tư pháp hiện đang làm việc tại biên giới.
Thứ hai là buôn lậu: Đức Phanxicô cũng sẽ tới Morelia, thủ phủ của tiểu bang Michoacán và là điểm nóng trong cuộc tranh chấp ma túy của cả lục địa. Cả hàng nhiều thập niên qua, các tổ hợp (cartel) ma túy hết sức tàn nhẫn đang sát hại lẫn nhau để giành độc quyền cung cấp ma túy cho thị trường Hoa Kỳ.
Từ năm 2002, tại Hoa Kỳ, chết vì dùng bạch phiến quá độ đã tăng gấp 4 lần: năm 2013, lên tới 8,260 vụ. Trong khi ấy, súng ống do Hoa Kỳ chế tạo đã gây ra tử vong cho khoảng 100,000 người, kể từ tháng Mười Hai năm 2006, liên quan tới các hoạt động tội ác.
Giải pháp cho tình huống trên không dễ. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài duy nhất là một nền kinh tế Mễ Tây Cơ, mạnh đủ để người trẻ không thấy ma túy là con đường duy nhất kiếm sống đối với họ, và để các viên chức thối nát tìm thấy ngả đường khác để tiến thân. Ngân khoản 300 triệu dollars hàng năm Hoa Kỳ dành cho cuộc chiến chống ma túy ở Mễ Tây Cơ liệu có đủ để nâng đỡ một nền kinh tế như thế hay không?
Thứ ba là Đức Mẹ: Lẽ dĩ nhiên, Đức Phanxicô sẽ tới Guadalupe trong tư cách “một đứa con trai nữa” để gặp “Mẹ của chúng ta” như thông điệp ngày qua của ngài gửi nhân dân Mễ Tây Cơ có nhắc tới. Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ không chỉ liên hệ với nhau vì lý do an ninh mà thôi, mà còn nối với nhau bằng sợi dây đức tin nữa. Không nhân vật nào hiện thân cho cái di sản chung này bằng Đức Mẹ Guadalupe, đấng “không những là quan thầy của Mễ Tây Cơ, mà còn là quan thầy của cả Mỹ Châu nữa” như chính Đức Phanxicô có lần đã phát biểu. Trong khi người Mễ Tây Cơ nổi tiếng về tình yêu của họ dành cho Đức Mẹ Guadalupe (cả người Mễ không Công Giáo cũng vẫn tự hào là những Guadalupanos), lòng sùng kính Đức Mẹ ở Hoa Kỳ cũng đang gia tăng tốt đẹp, theo gương anh chị em di dân của mình. Năm Thương Xót càng khiến người Công Giáo Hoa Kỳ nhìn qua biên giới bằng một con mắt khác, như chính Đức Phanxicô đã nhấn mạnh: “Ta hãy khẩn cầu Mẹ dẫn buớc chân của người dân Mỹ Châu, một dân tộc hành hương luôn nhìn lên Mẹ của lòng thương xót”.
Người Công Giáo Mễ không còn ở trong phòng để đồ
Tạp chí Công Giáo Crux, ngày 5 tháng Hai vừa qua, thì lưu ý tới hiện cảnh liên hệ giữa Nhà Nước và Giáo Hội tại Mễ Tây Cơ, một điều tạp chí này coi là mới mẻ: đó là việc bình thường hóa.
Khác với các cuộc thăm viếng trước đây của cả Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, trong đó, Nhà Nước luôn luôn có thái độ ngờ vực đối với áp lực của Giáo Hội đòi họ phải thay đổi hiến pháp quá thế tục của Quốc Gia, cuộc thăm viếng lần này của Đức Phanxicô được coi là có ích không những cho Giáo Hội mà còn cho cả xã hội Mễ Tây Cơ nữa. Dù đảng cầm quyền hiện nay PRI (Đảng Cách Mạng Định Chế) vốn là hiện thân của đảng cách nay 90 năm đã tiến hành cuộc bách hại Giáo Hội Công Giáo hết sức tàn bạo kiểu Xôviết. Cho tới năm 1992, Giáo Hội luôn bị kiểm soát gắt gao với hàng loạt các đạo luật chống giáo sĩ hết sức hà khắc, không kém gì Cuba Cộng Sản.
Cuộc họp báo hôm thứ Tư vừa qua của chính phủ Mễ Tây Cơ cho thấy một thái độ khác hẳn, khiến chính các nhà báo cũng phải ngạc nhiên. Trong cuộc họp báo này, đại diện chính phủ cho hay: Họ sẽ nghinh đón Đức Phanxicô như một người lên khuôn chính cho công luận vì sứ điệp của ngài về nghèo đói và di dân là “một khích lệ để cải thiện các chính sách công”.
Thât khác với các cuộc tông du của các vị giáo hoàng trước đây khi Nhà Nước luôn miệng nhấn mạnh rằng các vị tới đây để thăm giáo dân của các vị, chứ không hẳn quốc gia như một toàn thể, và nhắc để mọi người nhớ rằng Mễ Tây Cơ là một quốc gia vô thần, duy thế tục chính thức.
Lần này, dù vẫn nhấn mạnh tính cách mục vụ của chuyến tông du, Đức Phanxicô vẫn sẽ được Tổng Thống Mễ Tây Cơ chính thức đón tiếp tại Palacio National. Đây sẽ là một biến cố lịch sử.
Nhà Nước còn đi xa hơn bằng việc nhìn nhận rằng đa số các căn bệnh của Mễ Tây Cơ là do cuộc khủng hoảng giá trị. Họ cho rằng các giá trị sẽ không thể nào có được nếu không có “các giá trị tâm linh” và Đức Phanxicô là người lên khuôn chính của các giá trị tâm linh này.
Điều trên không lạ bao nhiêu, vì Tổng Thống Enrique Pena Nieto vốn là cựu sinh viên của Universidad Panamericana, một Đại Học do Opus Dei điều hành. Peña Nieto tuy có đức tin vững mạnh, nhưng rất thận trọng, không dám thực hành đạo công khai. Sở dĩ như thế, vì Mễ Tây Cơ vốn không phân biệt được đâu là laicismo (chủ nghĩa duy tục hiếu chiến) và đâu là laicidad (trung lập tôn kính). Như chính nhận định của phát ngôn viên chính phủ.
Với các thay đổi từ năm 1992 dưới thời Tổng Thống Carlos Salinas, người đã loại bỏ các yếu tố xúc phạm tôn giáo của Hiến Pháp 1917, và nhất là các thay đổi trong các năm 2011 và 2013, nay “chúng tôi không còn đau cái chứng Jacobin hư thối nữa, nhưng cũng chưa ngửi được mùi phòng áo lễ”. Đó là lời của phát ngôn viên Chính Phủ Mễ Tây Cơ. Ai cũng biết chủ nghĩa Jacobin là chủ nghĩa bài giáo sĩ của Cách Mạng Pháp.
Theo phát ngôn viên này, Mễ Tây Cơ hiện có “một khuôn khổ pháp luật khiến người Công Giáo không cần phải trốn tránh trong phòng để đồ nữa” và các liên hệ giữa Nhà Nước và Giáo Hội hiện được điều hòa bằng “một sự bình thường hóa có lợi cho mọi người và là điều chúng tôi muốn tiếp diễn”.
Không phải vị lãnh đạo này ưa chè chén. Hãng thông tấn trên cho hay: ngài sống khổ hạnh, không ưa thù tiếp và những bữa ăn chính thức. Tinh thần hòa đồng, vui với cái vui của thiên hạ mới là điều chính của ngài.
Trong chuyến đi sắp tới, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe tại Mexico City, thăm một bệnh viện nhi khoa và gặp cộng đồng người bản địa ở San Cristobal de Las Casas, Nam Mễ Tây Cơ. Nhưng địa điểm ngài thăm viếng sẽ được nhiều người chú ý hơn cả có thể là Ciudad Juarez giáp với Hoa Kỳ, vì đây là điểm nóng nhất trong cuộc tranh luận về di trú tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, cư dân Ciudad Juarez đã và đang chịu cảnh bạo lực tồi tệ nhất của cuộc chiến tranh dài giữa các tổ hợp ma túy và nhà nước, từng khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.
Chia sẻ cuộc sống của người dân Mễ Tây Cơ và gần gũi Đức Mẹ Guadalupe
Một tháng trước chuyến tông du, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ cho hay: Đức Phanxicô muốn “chia sẻ cuộc sống của người dân Mễ Tây Cơ và được gần gũi Đức Mẹ Guadalupe”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Mễ Tây Cơ, Noticias MVS, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre thảo luận các lý do của chuyến viếng thăm và cho thấy rất có thể có nhiều bất ngờ.
Tuy nhiên, theo ngài: “Đức Giáo Hoàng không có ý định giải quyết các vấn đề đang ảnh hưởng tới mọi người dân Mễ Tây Cơ, làm cho cuộc sống họ trở nên dễ dàng hơn. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nói lên điều này. Đó là trách nhiệm của mọi người, cả các nhà chính trị lẫn những người không phải là chính trị gia”.
Nhưng Đức Giáo Hoàng rất muốn “dự phần vào thực tại của người dân… Ngài muốn một cuộc gặp gỡ đơn giản, cởi mở. Ngài biết rất rõ sự nhiệt tình của người Mễ Tây Cơ. Ngài rất tự nhiên thanh thoát và chắc chắn ngài sẽ dành cho chúng ta một ít ngạc nhiên tuy ta không biết là điều gì. Nên dành chỗ đón chờ những bất ngờ này”.
Về việc Đức Phanxicô thăm vùng biên giới Mỹ Mễ, Đức Khâm Sứ cho hay: “Đây không phải là lần đầu tiên một vị giáo hoàng tới một vùng biên giới hay đề cập tới những vấn đề có ảnh hưởng tới người Mễ Tây Cơ. Đức Thánh Cha muốn thăm nước này từ biên giới này tới biên giới nọ và gặp gỡ những người đang sống qua các tình huống khó khăn. Đây là những vấn đề ảnh hưởng tới mọi người, như di dân và nghèo túng chẳng hạn”.
Vượt biên, bạo lực ma túy và Đức Mẹ Guadalupe
Tạp Chí Công Giáo America, ngày 8 tháng Hai vừa qua, nhấn mạnh tới sự kiện: cuộc thăm viếng Mễ Tây Cơ của Đức Phanxicô làm nổi bật ba quan tâm chung của người Hoa Kỳ và người Mễ Tây Cơ.
Trước nhất là di dân: Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ tại Juárez, một địa điểm cực bắc Mễ Tây Cơ, chỉ cách El Paso, Texas của Hoa Kỳ, một hàng rào kẽm gai, nơi người Mễ liều chết vượt qua để tìm sự sống. Người ta còn nhớ Mùa Hè năm 2014, khi hàng chục ngàn thiếu niên Mễ Tây Cơ không người đi theo đã vượt qua hàng rào này để vào Hoa Kỳ, Tổng Thống Obama đã xin Quốc Hội cấp cho chính phủ Ông 1 tỷ dollars để giải quyết các yếu tố khiến người dân Trung Mỹ phải di cư. Kể từ ngày đó, cảm thức khẩn cấp đã giảm đi vì việc vượt biên đã chậm lại, không hẳn vì người Mễ Tây Cơ hết “cựa quậy” mà đúng hơn nhờ “viện trợ Mỹ” nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ đã tăng cường việc chấp pháp. Việc tăng cường chấp pháp này không hẳn để ngăn chặn các di dân tuyệt vọng mà là để buộc họ phải chọn “những con đường” khác, nơi họ dễ sa vào tay các tên buôn lậu và các viên chức.
Tháng Giêng vừa qua, trong bài nói chuyện với ngoại giao đoàn tại Vatican, Đức Phanxicô từng nhấn mạnh rằng “Không hề có chỗ cho những giải pháp tự lập do các quốc gia riêng rẽ theo đuổi” khi đương đầu với những đợt di dân ồ ạt. Theo tờ America, Hoa Kỳ phải tái dấn thân vào việc 1) hợp tác với Mễ Tây Cơ để giải quyết các nguyên nhân gốc khiến người Mễ Tây Cơ phải di dân, như nghèo đói và bạo lực ở Trung Mỹ; 2) bồi đắp khả năng của Mễ Tây Cơ trong việc thẩm tra và cung cấp trợ giúp luật pháp cho người muốn di dân và 3) đào tạo nền văn hóa trọng luật nơi các định chế an ninh và tư pháp hiện đang làm việc tại biên giới.
Thứ hai là buôn lậu: Đức Phanxicô cũng sẽ tới Morelia, thủ phủ của tiểu bang Michoacán và là điểm nóng trong cuộc tranh chấp ma túy của cả lục địa. Cả hàng nhiều thập niên qua, các tổ hợp (cartel) ma túy hết sức tàn nhẫn đang sát hại lẫn nhau để giành độc quyền cung cấp ma túy cho thị trường Hoa Kỳ.
Từ năm 2002, tại Hoa Kỳ, chết vì dùng bạch phiến quá độ đã tăng gấp 4 lần: năm 2013, lên tới 8,260 vụ. Trong khi ấy, súng ống do Hoa Kỳ chế tạo đã gây ra tử vong cho khoảng 100,000 người, kể từ tháng Mười Hai năm 2006, liên quan tới các hoạt động tội ác.
Giải pháp cho tình huống trên không dễ. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài duy nhất là một nền kinh tế Mễ Tây Cơ, mạnh đủ để người trẻ không thấy ma túy là con đường duy nhất kiếm sống đối với họ, và để các viên chức thối nát tìm thấy ngả đường khác để tiến thân. Ngân khoản 300 triệu dollars hàng năm Hoa Kỳ dành cho cuộc chiến chống ma túy ở Mễ Tây Cơ liệu có đủ để nâng đỡ một nền kinh tế như thế hay không?
Thứ ba là Đức Mẹ: Lẽ dĩ nhiên, Đức Phanxicô sẽ tới Guadalupe trong tư cách “một đứa con trai nữa” để gặp “Mẹ của chúng ta” như thông điệp ngày qua của ngài gửi nhân dân Mễ Tây Cơ có nhắc tới. Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ không chỉ liên hệ với nhau vì lý do an ninh mà thôi, mà còn nối với nhau bằng sợi dây đức tin nữa. Không nhân vật nào hiện thân cho cái di sản chung này bằng Đức Mẹ Guadalupe, đấng “không những là quan thầy của Mễ Tây Cơ, mà còn là quan thầy của cả Mỹ Châu nữa” như chính Đức Phanxicô có lần đã phát biểu. Trong khi người Mễ Tây Cơ nổi tiếng về tình yêu của họ dành cho Đức Mẹ Guadalupe (cả người Mễ không Công Giáo cũng vẫn tự hào là những Guadalupanos), lòng sùng kính Đức Mẹ ở Hoa Kỳ cũng đang gia tăng tốt đẹp, theo gương anh chị em di dân của mình. Năm Thương Xót càng khiến người Công Giáo Hoa Kỳ nhìn qua biên giới bằng một con mắt khác, như chính Đức Phanxicô đã nhấn mạnh: “Ta hãy khẩn cầu Mẹ dẫn buớc chân của người dân Mỹ Châu, một dân tộc hành hương luôn nhìn lên Mẹ của lòng thương xót”.
Người Công Giáo Mễ không còn ở trong phòng để đồ
Tạp chí Công Giáo Crux, ngày 5 tháng Hai vừa qua, thì lưu ý tới hiện cảnh liên hệ giữa Nhà Nước và Giáo Hội tại Mễ Tây Cơ, một điều tạp chí này coi là mới mẻ: đó là việc bình thường hóa.
Khác với các cuộc thăm viếng trước đây của cả Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, trong đó, Nhà Nước luôn luôn có thái độ ngờ vực đối với áp lực của Giáo Hội đòi họ phải thay đổi hiến pháp quá thế tục của Quốc Gia, cuộc thăm viếng lần này của Đức Phanxicô được coi là có ích không những cho Giáo Hội mà còn cho cả xã hội Mễ Tây Cơ nữa. Dù đảng cầm quyền hiện nay PRI (Đảng Cách Mạng Định Chế) vốn là hiện thân của đảng cách nay 90 năm đã tiến hành cuộc bách hại Giáo Hội Công Giáo hết sức tàn bạo kiểu Xôviết. Cho tới năm 1992, Giáo Hội luôn bị kiểm soát gắt gao với hàng loạt các đạo luật chống giáo sĩ hết sức hà khắc, không kém gì Cuba Cộng Sản.
Cuộc họp báo hôm thứ Tư vừa qua của chính phủ Mễ Tây Cơ cho thấy một thái độ khác hẳn, khiến chính các nhà báo cũng phải ngạc nhiên. Trong cuộc họp báo này, đại diện chính phủ cho hay: Họ sẽ nghinh đón Đức Phanxicô như một người lên khuôn chính cho công luận vì sứ điệp của ngài về nghèo đói và di dân là “một khích lệ để cải thiện các chính sách công”.
Thât khác với các cuộc tông du của các vị giáo hoàng trước đây khi Nhà Nước luôn miệng nhấn mạnh rằng các vị tới đây để thăm giáo dân của các vị, chứ không hẳn quốc gia như một toàn thể, và nhắc để mọi người nhớ rằng Mễ Tây Cơ là một quốc gia vô thần, duy thế tục chính thức.
Lần này, dù vẫn nhấn mạnh tính cách mục vụ của chuyến tông du, Đức Phanxicô vẫn sẽ được Tổng Thống Mễ Tây Cơ chính thức đón tiếp tại Palacio National. Đây sẽ là một biến cố lịch sử.
Nhà Nước còn đi xa hơn bằng việc nhìn nhận rằng đa số các căn bệnh của Mễ Tây Cơ là do cuộc khủng hoảng giá trị. Họ cho rằng các giá trị sẽ không thể nào có được nếu không có “các giá trị tâm linh” và Đức Phanxicô là người lên khuôn chính của các giá trị tâm linh này.
Điều trên không lạ bao nhiêu, vì Tổng Thống Enrique Pena Nieto vốn là cựu sinh viên của Universidad Panamericana, một Đại Học do Opus Dei điều hành. Peña Nieto tuy có đức tin vững mạnh, nhưng rất thận trọng, không dám thực hành đạo công khai. Sở dĩ như thế, vì Mễ Tây Cơ vốn không phân biệt được đâu là laicismo (chủ nghĩa duy tục hiếu chiến) và đâu là laicidad (trung lập tôn kính). Như chính nhận định của phát ngôn viên chính phủ.
Với các thay đổi từ năm 1992 dưới thời Tổng Thống Carlos Salinas, người đã loại bỏ các yếu tố xúc phạm tôn giáo của Hiến Pháp 1917, và nhất là các thay đổi trong các năm 2011 và 2013, nay “chúng tôi không còn đau cái chứng Jacobin hư thối nữa, nhưng cũng chưa ngửi được mùi phòng áo lễ”. Đó là lời của phát ngôn viên Chính Phủ Mễ Tây Cơ. Ai cũng biết chủ nghĩa Jacobin là chủ nghĩa bài giáo sĩ của Cách Mạng Pháp.
Theo phát ngôn viên này, Mễ Tây Cơ hiện có “một khuôn khổ pháp luật khiến người Công Giáo không cần phải trốn tránh trong phòng để đồ nữa” và các liên hệ giữa Nhà Nước và Giáo Hội hiện được điều hòa bằng “một sự bình thường hóa có lợi cho mọi người và là điều chúng tôi muốn tiếp diễn”.
Tờ Quan Sát Viên Rôma ca ngợi tuyên bố Marrakesh
Đặng Tự Do
00:30 10/02/2016
Báo Quan Sát Viên Rôma công bố trên trang nhất số ra ngày 29 tháng Giêng một bài xã luận chào mừng Tuyên bố Marrakesh như một “bước tiến quan trọng” trong việc giải quyết các khó khăn của tôn giáo thiểu số trong xã hội Hồi giáo.
Theo báo Quan Sát Viên Rôma, bản Tuyên bố được thông qua bởi 300 giáo sĩ Hồi giáo và các học giả tại một hội nghị được tài trợ bởi chính phủ Ma-rốc, đáng được ca ngợi vì “lòng can đảm và sáng suốt” trong việc lên án chủ nghĩa khủng bố. Bản tuyên bố này cũng có tính “cách mạng” vì nó kêu gọi việc sửa đổi sách giáo khoa nhằm thúc đẩy việc tôn trọng tôn giáo thiểu số.
Zouhir Louassini, một nhà báo người Hồi giáo làm việc cho kênh tin tức 24 giờ của nhà nước của Ý, thừa nhận rằng tuyên bố này không giải quyết “câu hỏi hóc búa” của người Hồi giáo là liệu người theo đạo Hồi có thể sang các tôn giáo khác hay không.
Theo báo Quan Sát Viên Rôma, bản Tuyên bố được thông qua bởi 300 giáo sĩ Hồi giáo và các học giả tại một hội nghị được tài trợ bởi chính phủ Ma-rốc, đáng được ca ngợi vì “lòng can đảm và sáng suốt” trong việc lên án chủ nghĩa khủng bố. Bản tuyên bố này cũng có tính “cách mạng” vì nó kêu gọi việc sửa đổi sách giáo khoa nhằm thúc đẩy việc tôn trọng tôn giáo thiểu số.
Zouhir Louassini, một nhà báo người Hồi giáo làm việc cho kênh tin tức 24 giờ của nhà nước của Ý, thừa nhận rằng tuyên bố này không giải quyết “câu hỏi hóc búa” của người Hồi giáo là liệu người theo đạo Hồi có thể sang các tôn giáo khác hay không.
Các tín hữu Kitô Syriac phải được hiện diện trong Quốc Hội Li Băng
Đặng Tự Do
01:04 10/02/2016
Tại một cuộc họp với các nhà lãnh đạo chính trị Li Băng, các vị thượng phụ của Giáo Hội Chính thống Syria và Giáo Hội Công Giáo Syria đã yêu cầu họ phải có hai ghế trong quốc hội, một cho Chính Thống và một cho Công Giáo.
Trong một tuyên bố chung, các thượng phụ cũng phản đối việc khẳng định rằng Công Giáo và Chính Thống nghi lễ Syriac là các tôn giáo thiểu số ở Li Băng.
Một nửa trong số 128 ghế tại quốc hội Li Băng được thiết lập dành cho các Kitô hữu. Kể từ năm 1989, 34 ghế đã được dành cho người Công Giáo Maronite, 14 cho Chính Thống Giáo Đông Phương, 8 cho Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, 5 cho Chính Thống Giáo Armenia, 1 cho Công Giáo nghi lễ Armenia, một cho Tin Lành, và 1 ghế dành cho |tất cả các nhóm được gọi là Kitô hữu thiểu số.
128 ghế còn lại là dành cho người Hồi giáo: 27 ghế cho người Hồi giáo Sunni, 27 ghế cho người Hồi giáo Shiite, 8 cho Druze, và 2 cho Alawites.
Giáo Hội Công Giáo Syria (như Maronite, Melkite, và Giáo Hội Công Giáo Armenia) là một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
Trong một tuyên bố chung, các thượng phụ cũng phản đối việc khẳng định rằng Công Giáo và Chính Thống nghi lễ Syriac là các tôn giáo thiểu số ở Li Băng.
Một nửa trong số 128 ghế tại quốc hội Li Băng được thiết lập dành cho các Kitô hữu. Kể từ năm 1989, 34 ghế đã được dành cho người Công Giáo Maronite, 14 cho Chính Thống Giáo Đông Phương, 8 cho Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, 5 cho Chính Thống Giáo Armenia, 1 cho Công Giáo nghi lễ Armenia, một cho Tin Lành, và 1 ghế dành cho |tất cả các nhóm được gọi là Kitô hữu thiểu số.
128 ghế còn lại là dành cho người Hồi giáo: 27 ghế cho người Hồi giáo Sunni, 27 ghế cho người Hồi giáo Shiite, 8 cho Druze, và 2 cho Alawites.
Giáo Hội Công Giáo Syria (như Maronite, Melkite, và Giáo Hội Công Giáo Armenia) là một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha chủ sự Lễ Tro Năm Thánh Lòng Thương Xót
G. Trần Đức Anh O.P
11:48 10/02/2016
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thánh lễ chiều thứ tư lễ tro 10-2-2016 tại Đền thờ Thánh Phêrô. Trong số các vị đồng tế với ĐTC, ngoài các Hồng Y và Giám Mục, đặc biệt có 700 LM thừa sai lòng thương xót, đến từ các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Trong bài giảng, ĐTC cảnh giác chống lại cám dỗ khép kín cửa tâm hồn, sống với tội lỗi của mình, coi nhẹ chúng và nghĩ mình không tệ hơn người khác. Một chướng ngại khác là xấu hổ không dám mở cửa tâm hồn mình, và nó biến thành sự sợ hãi. ĐTC mời gọi các LM thừa sai lòng thương xót hãy giúp các tín hữu cởi mở tâm hồn, vượt thắng sự xấu hổ và đừng trốn chạy ánh sáng.
ĐTC cũng nhắc lại lời mọi gọi của Chúa trong sách ngôn sứ Gioel: ”Các con hãy trở về cùng Ta với trọn tâm hồn” (2,12): chúng ta đã xa lìa Thiên Chúa, tha nhân và chính mình. Ngài cũng đề cao 3 phương thế cần được thực hành đặc biệt trong mùa chay là cầu nguyện, thi hành việc bác ái và chay tịnh khổ chế. Và ĐTC kết luận rằng: ”Mùa chay là thời điểm thuận tiện để cắt tỉa sự giả dối, tinh thần trần tục và dửng dưng; cần thanh tẩy tâm hồn và cuộc sống để tìm lại căn tính Kitô, nghĩa là tình yêu thương phục vụ, không phải tính ích kỷ lạm dụng.
Thánh lễ được tiếp tục với nghi thức bỏ tro trên đầu. ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, đã bỏ tro trên đầu ĐTC.
Trong số 3 gia đình được chọn dâng lễ vật, đặc biệt có Ông bà Sicari ở miền nam Italia, với người con gái Mariangela sinh cách đây 12 năm (14-7-2004) khi bà mẹ mang thai tới tháng thứ 7. Ngay trong thời mang thai, các bác sĩ đã chẩn bệnh thấy thai nhi bị dị hình ở mặt. Sau khi sinh, bé Mariangela được đưa đi chữa trị tại nhiều nhà thương, và mãi 13 tháng sau (8-2005) bé mới được về với gia đình lần đầu tiên, và bắt đầu tiến trình phục hồi với đầy cam go, đặc biệt là tại Trung Tâm chỉnh hình Cha Pio của các cha dòng Capuchino ở San Giovanni Rotondo. Ngày nay bé Mariangela có thể đi lại được, đi học và nói được.
Sai đi các linh mục thừa sai
Cuối thánh lễ trước khi ban phép lành, ngài mời gọi mọi người hiệp nguyện trong nghi thức sai các thừa sai lòng thương xót ra đi:
”Lạy Thiên Chúa, chúng con chúc tụng và ngợi khen Chúa vì trong ý định huyền nhiệm lòng thương xót của Chúa, Chúa đã sai Chúa Con đến trần thế để giải thoát con người khỏi vòng nô lệ tội lỗi, nhờ máu đổ ra của Con Chúa và làm cho con người được tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Linh.
Lạy Chúa, xin nhìn đến các tôi tớ Chúa đây mà chúng con sai đi như những sứ giả của lòng thương xót, của ơn cứu độ và an bình. Xin cánh tay Chúa hướng dẫn những bước chân của họ và nâng đỡ họ bằng quyền năng ơn thánh của Chúa để họ không suy yếu dưới gánh nặng lao lực tông đồ.
”Ước gì tiếng Chúa Kitô được vang dội trong những lời nói của họ và con tim của Chúa Kitô được biểu lộ qua những cử chỉ của họ, và ước gì những người lắng nghe họ được thú hút vâng phục Tin Mừng. Xin Chúa đổ tràn Thánh Linh trong tâm hồn họ, để khi trở nên mọi sự cho mọi người, họ dẫn đưa nhiều con cái đến cùng Chúa là Cha, và ca tụng Chúa không ngừng trong Hội Thánh của Chúa. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen (SD 10-2-2016)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: linh mục hãy che phủ tội với tấm chăn của lòng thương xót.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:39 10/02/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: linh mục hãy che phủ tội với tấm chăn của lòng thương xót.
(EWTN News/CNA) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp 650 trong số 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả của Lòng Thương Xót, và nói với các linh mục hãy thể hiện sự dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa cho những người đến xưng tội với các ngài trong Năm Thánh này.
"Chúng ta đừng quên: trước mặt chúng ta không phải là tội, nhưng là một hối nhân. Một người khao khát được chào đón và tha thứ ", và không còn muốn sống xa lìa Thiên Chúa nữa, Đức Giáo Hoàng đã nói như thế vào ngày 09 tháng 2.
Ngài nhắc đến đoạn Kinh Thánh nói về ông Noah, sau trận lụt, ông đã bị say rượu nho và ông đã nằm trần truồng trong lều của mình. Người con trai tên Ham thì cười ông, trong khi những người con trai khác là Shem và Japheth thì lấy chăn để che phủ cho ông.
Khi nói chuyện với những người đến tòa giải tội với tư cách là linh mục cũng như là nhà truyền giáo "chúng ta không được có thái độ của kẻ phán xét với một cảm giác cao ngạo, như thể chúng ta miễn nhiễm với tội lỗi", nhưng chúng ta phải đến với thái độ của Shem và Japheth , bảo vệ cho cha mình khỏi sự xấu hổ.
“Là một cha giải tội với tình yêu của Chúa Kitô nghĩa là che phủ tội nhân với tấm chăn của lòng thương xót để họ không còn cảm thấy xấu hổ và có thể khôi phục lại niềm vui của một người con.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các Sứ Giả của Lòng Thương Xót trong Cung điện Tông Đồ của Vatican chia sẻ những suy tư của ngài về vai trò đặc biệt của họ trong Năm Thánh . Ngài sẽ ban cho họ nhiệm vụ chính thức trong ngày Thứ tư Lễ Tro ngày 10 tháng 2 trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Trong số hơn 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả Của Lòng Thương Xót thì chỉ có 650 vị đến được Roma để nhận nhiệm vụ chính thức.
Được lựa chọn từ khắp các châu lục, các linh mục này sẽ được cung cấp những khả năng để tha thứ tội lỗi trong các trường hợp chỉ dành cho Tòa Thánh.
Mặc dù có rất nhiều tội lỗi như vậy, Tòa Thánh đã làm rõ rằng các Sứ Giả Của Lòng Thương Xót sẽ " hạn chế độc quyền” trong bốn loại tội.
Đó là xúc phạm đến phép Thánh Thể như lấy mình thánh vứt bỏ hay giữ ở nơi nào đó mà xúc phạm; Việc xử dụng vũ lực chống lại Đức Giáo Hoàng; Dấu hiệu rõ ràng phạm giới răn Thứ Sáu ( Chớ làm sự dâm dục); và chống lại trực tiếp Bí Tích Giải Tội.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng để trở thành một Sứ Giả Của Lòng Thương Xót là một trách nhiệm được giao phó " bởi vì việc này yêu cầu các con phải là chứng nhân đầu tiên sự gần gũi và lối bước yêu thương của Thiên Chúa."
Tình yêu của chúng ta thì có giới hạn và có lúc mâu thuẫn, nhưng “ yêu thương theo cách của Thiên Chúa thì luôn yêu thương và tha thứ” đó chính là lòng thương xót.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một số điểm mà theo ngài là chủ đề chính cho các Sứ Giả luôn ghi nhớ trong khi thi hành sứ vụ của mình trong suốt Năm Thánh.
Việc đầu tiên để nhớ là “ các con được mời gọi để thể hiện tình mẫu tử của Giáo Hội.”
“Giáo Hội là Mẹ” không chỉ bởi Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh sản ra những người con mới trong đức tin, nhưng Giáo Hội còn nuôi dưỡng đức tin ấy và ban ơn tha thứ của Thiên Chúa và đời sống mới, hoa quả của sự hoán cải.” Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy.
Nếu ý thức về Giáo Hội như là một người Mẹ bị mất đi do sự chai cứng của chúng ta thì sự tai hại nghiêm trọng đầu tiên chính là đức tin, bởi vì nó ngăn cản người ta ăn năn trở về với Thân Thể Chúa Kitô, nó hạn chế khả năng của tội nhân để cảm thấy mình hòa nhập với cộng đoàn.
Vì thế Sứ Giả của Lòng Thương Xót hãy thể hiện như một người mẹ, “chào đón bất cứ ai đến với mình, nhận thức rằng thông qua Giáo Hội Mẹ họ được đưa đến với Chúa Kitô.”
Đức Giáo Hoàng nói dù bất cứ tội gì được xưng thú “mỗi sứ giả cần nhớ đến tội của chính mình và khiêm nhường đặt mình như là máng chảy của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng khao khát xin được tha thứ trong trái tim của hối nhân. Ước muốn này là hoa trái của cả hai : của ân sủng và của hành vi ăn năn. Ngài nhắc nhở các Sứ Giả rằng lòng ước muốn là khởi đầu của sự hối cải. Sự hối cải bắt đầu khi lòng mình nhận biết những điều xấu xa đã làm và quay về với Thiên Chúa với hy vọng được tha thứ.
Sự khao khát được tha thứ sẽ tăng thêm khi “ tận trong đáy tâm hồn muốn thay đổi đời sống và không muốn phạm tội nữa,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như thế và khuyên các Sứ Giả hãy “ dành nhiều chỗ cho lòng khao khát này nơi Thiên Chúa và sự tha thứ của Ngài”
Điểm cuối cùng Đức Giáo Hoàng muốn nói đến là sự xấu hổ, tuy ít được nhắn đến nhưng khá quan trọng. Không dễ dàng gì cho một người lại đi xưng thú tội mình với một người khác, một người đại diện của Thiên Chúa. Xấu hổ là “ một cảm giác thân mật có ảnh hưởng đến đời sống con người và đòi hỏi một thái độ tôn trọng và khuyến khích của cha giải tội.”
Chỉ vào hình ảnh của Noah trần truồng trong lều, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò của một cha giải tội.
“Trước mắt chúng ta là một con người trần trịu, với tất cả những yếu đuối bất toàn và giới hạn của họ, cùng với sự xấu hổ của một người có tội,” Ngài kêu gọi các linh mục luôn nhớ rằng không phải là đống tội đang ngồi trước tòa giải tội nhưng là một kẻ có tội đang ăn năn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng đây không phải là “ câu lạc bộ để xét đoán” nhằm mang những con chiên lạc trở lại đoàn chiên, mà đúng hơn sự thánh thiêng nơi cá nhân chính thực là nguồn gốc đổi mới và canh tân Giáo Hội.
Sự thánh thiện được nuôi dưỡng bằng tình yêu và bằng cách biết để nâng lên sự nặng nề của những kẻ yếu đuối nhất. Vai trò của Sứ Giả của Lòng Thương Xót là mang vác những tội nhân “ trên lưng của mình” và an ủi họ “ bằng sức mạnh của lòng xót thương.”
Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng khi lưng con oằn xuống bởi sự nặng nề của tội lỗi được xưng thú cũng như những giới hạn của riêng cá nhân mình và thiếu lời an ủi thì hãy phó thác " vào sức mạnh của lòng thương xót,dành sẵn cho mọi người như tình yêu không hề có giới hạn."
Kết thúc phần chia sẻ, Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng Ngài luôn nhớ đến họ trong kinh nguyện và xin Mẹ Maria nâng đỡ và cầu bầu để họ hoàn tất phần vụ của mình trong Năm Thánh này.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp 650 trong số 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả của Lòng Thương Xót, và nói với các linh mục hãy thể hiện sự dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa cho những người đến xưng tội với các ngài trong Năm Thánh này.
"Chúng ta đừng quên: trước mặt chúng ta không phải là tội, nhưng là một hối nhân. Một người khao khát được chào đón và tha thứ ", và không còn muốn sống xa lìa Thiên Chúa nữa, Đức Giáo Hoàng đã nói như thế vào ngày 09 tháng 2.
Ngài nhắc đến đoạn Kinh Thánh nói về ông Noah, sau trận lụt, ông đã bị say rượu nho và ông đã nằm trần truồng trong lều của mình. Người con trai tên Ham thì cười ông, trong khi những người con trai khác là Shem và Japheth thì lấy chăn để che phủ cho ông.
Khi nói chuyện với những người đến tòa giải tội với tư cách là linh mục cũng như là nhà truyền giáo "chúng ta không được có thái độ của kẻ phán xét với một cảm giác cao ngạo, như thể chúng ta miễn nhiễm với tội lỗi", nhưng chúng ta phải đến với thái độ của Shem và Japheth , bảo vệ cho cha mình khỏi sự xấu hổ.
“Là một cha giải tội với tình yêu của Chúa Kitô nghĩa là che phủ tội nhân với tấm chăn của lòng thương xót để họ không còn cảm thấy xấu hổ và có thể khôi phục lại niềm vui của một người con.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các Sứ Giả của Lòng Thương Xót trong Cung điện Tông Đồ của Vatican chia sẻ những suy tư của ngài về vai trò đặc biệt của họ trong Năm Thánh . Ngài sẽ ban cho họ nhiệm vụ chính thức trong ngày Thứ tư Lễ Tro ngày 10 tháng 2 trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Trong số hơn 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả Của Lòng Thương Xót thì chỉ có 650 vị đến được Roma để nhận nhiệm vụ chính thức.
Được lựa chọn từ khắp các châu lục, các linh mục này sẽ được cung cấp những khả năng để tha thứ tội lỗi trong các trường hợp chỉ dành cho Tòa Thánh.
Mặc dù có rất nhiều tội lỗi như vậy, Tòa Thánh đã làm rõ rằng các Sứ Giả Của Lòng Thương Xót sẽ " hạn chế độc quyền” trong bốn loại tội.
Đó là xúc phạm đến phép Thánh Thể như lấy mình thánh vứt bỏ hay giữ ở nơi nào đó mà xúc phạm; Việc xử dụng vũ lực chống lại Đức Giáo Hoàng; Dấu hiệu rõ ràng phạm giới răn Thứ Sáu ( Chớ làm sự dâm dục); và chống lại trực tiếp Bí Tích Giải Tội.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng để trở thành một Sứ Giả Của Lòng Thương Xót là một trách nhiệm được giao phó " bởi vì việc này yêu cầu các con phải là chứng nhân đầu tiên sự gần gũi và lối bước yêu thương của Thiên Chúa."
Tình yêu của chúng ta thì có giới hạn và có lúc mâu thuẫn, nhưng “ yêu thương theo cách của Thiên Chúa thì luôn yêu thương và tha thứ” đó chính là lòng thương xót.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một số điểm mà theo ngài là chủ đề chính cho các Sứ Giả luôn ghi nhớ trong khi thi hành sứ vụ của mình trong suốt Năm Thánh.
Việc đầu tiên để nhớ là “ các con được mời gọi để thể hiện tình mẫu tử của Giáo Hội.”
“Giáo Hội là Mẹ” không chỉ bởi Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh sản ra những người con mới trong đức tin, nhưng Giáo Hội còn nuôi dưỡng đức tin ấy và ban ơn tha thứ của Thiên Chúa và đời sống mới, hoa quả của sự hoán cải.” Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy.
Nếu ý thức về Giáo Hội như là một người Mẹ bị mất đi do sự chai cứng của chúng ta thì sự tai hại nghiêm trọng đầu tiên chính là đức tin, bởi vì nó ngăn cản người ta ăn năn trở về với Thân Thể Chúa Kitô, nó hạn chế khả năng của tội nhân để cảm thấy mình hòa nhập với cộng đoàn.
Vì thế Sứ Giả của Lòng Thương Xót hãy thể hiện như một người mẹ, “chào đón bất cứ ai đến với mình, nhận thức rằng thông qua Giáo Hội Mẹ họ được đưa đến với Chúa Kitô.”
Đức Giáo Hoàng nói dù bất cứ tội gì được xưng thú “mỗi sứ giả cần nhớ đến tội của chính mình và khiêm nhường đặt mình như là máng chảy của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng khao khát xin được tha thứ trong trái tim của hối nhân. Ước muốn này là hoa trái của cả hai : của ân sủng và của hành vi ăn năn. Ngài nhắc nhở các Sứ Giả rằng lòng ước muốn là khởi đầu của sự hối cải. Sự hối cải bắt đầu khi lòng mình nhận biết những điều xấu xa đã làm và quay về với Thiên Chúa với hy vọng được tha thứ.
Sự khao khát được tha thứ sẽ tăng thêm khi “ tận trong đáy tâm hồn muốn thay đổi đời sống và không muốn phạm tội nữa,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như thế và khuyên các Sứ Giả hãy “ dành nhiều chỗ cho lòng khao khát này nơi Thiên Chúa và sự tha thứ của Ngài”
Điểm cuối cùng Đức Giáo Hoàng muốn nói đến là sự xấu hổ, tuy ít được nhắn đến nhưng khá quan trọng. Không dễ dàng gì cho một người lại đi xưng thú tội mình với một người khác, một người đại diện của Thiên Chúa. Xấu hổ là “ một cảm giác thân mật có ảnh hưởng đến đời sống con người và đòi hỏi một thái độ tôn trọng và khuyến khích của cha giải tội.”
Chỉ vào hình ảnh của Noah trần truồng trong lều, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò của một cha giải tội.
“Trước mắt chúng ta là một con người trần trịu, với tất cả những yếu đuối bất toàn và giới hạn của họ, cùng với sự xấu hổ của một người có tội,” Ngài kêu gọi các linh mục luôn nhớ rằng không phải là đống tội đang ngồi trước tòa giải tội nhưng là một kẻ có tội đang ăn năn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng đây không phải là “ câu lạc bộ để xét đoán” nhằm mang những con chiên lạc trở lại đoàn chiên, mà đúng hơn sự thánh thiêng nơi cá nhân chính thực là nguồn gốc đổi mới và canh tân Giáo Hội.
Sự thánh thiện được nuôi dưỡng bằng tình yêu và bằng cách biết để nâng lên sự nặng nề của những kẻ yếu đuối nhất. Vai trò của Sứ Giả của Lòng Thương Xót là mang vác những tội nhân “ trên lưng của mình” và an ủi họ “ bằng sức mạnh của lòng xót thương.”
Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng khi lưng con oằn xuống bởi sự nặng nề của tội lỗi được xưng thú cũng như những giới hạn của riêng cá nhân mình và thiếu lời an ủi thì hãy phó thác " vào sức mạnh của lòng thương xót,dành sẵn cho mọi người như tình yêu không hề có giới hạn."
Kết thúc phần chia sẻ, Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng Ngài luôn nhớ đến họ trong kinh nguyện và xin Mẹ Maria nâng đỡ và cầu bầu để họ hoàn tất phần vụ của mình trong Năm Thánh này.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tiểu Bang Oregon Mừng Lễ Minh Niên 2016
Phan Hoàng Phú Quý
10:17 10/02/2016
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tiểu Bang Oregon Mừng Lễ Minh Niên 2016
(Portland-Oregon) Thứ Hai ngày 8 tháng 2 năm 2016 vào lúc 7 giờ chiều Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tiểu bang Oregon đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Minh Niên Bính Thân 2016 tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang.
Chương trình được bắt đầu với nghi thức văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Ba hồi chìêng trống vang lên, linh mục chánh xứ và 2 linh mục phụ tá đã tiến lên niệm hương trước bàn thờ Tổ Tiên để nhớ về công ơn Tiên Tổ đã khai phá, tạo dựng và gìn giữ để cho chúng ta được mãi tồn tại đến hôm nay.
Tiếp theo là thánh lễ đồng tế mừng Xuân Binh Thân do Đức Tổng Giám Mục Portland Alexsender King Sample chủ tế với Đức Cha phụ tá Peter L. Smith, linh mục chánh xứ Phạm Hữu Đạt, quý linh mục phó xứ và quý linh mục kháck Việt Mỹ cùng đồng tế.
Xem Hình
Chúa ơi nay ngày Xuân
Hồn con say sưa trong sắc hương
Thoáng muôn cung ca đàn
Nhịp lừng vang hòa với thiều quang
Dâng trái tim trung trinh
Chúng con mừng danh thánh
Xin Chúa khoan nhân
Ban Xuống muôn ân
Cho chúng con một năm thắm tươi
Xin Chúa khoan nhân
Ban xuống muôn ân
Cho chúng con một năm sang ngời
Trong phần huấn từ Đức TGM đã chúc tết đến tất cả giáo dân và cám ơn quý linh mục , quý giáo dân đã cho ngài có cơ hội đến hiệp dâng thánh lễ hôm nay, đây là lần thứ 3 ngài đến với giáo xứ trong ngày lễ Nguyên Đán, một lễ lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam, ngài cũng bày tỏ niềm vui và hạnh phúc khi được cai quản một giáo phận có nhiều sắc dân và mỗi sắc dân lại có những nét đặt thù về văn hóa trong đó bao gồm về cách sống đạo, giữ đạo và hành đạo.
Nhìn lại một năm qua, mỗi người trong chúng ta ai cũng đều có những niềm vui, hạnh phúc, những nỗi buồn, đau khổ và thất vọng xãy đến trong cuộc đời, nhưng không phải vì những thay đổi đó làm chúng ta nản long, trái lại làm cho chúng ta vững mạnh và vươn lên.
Tất cả mọi ngưòi chúng ta đều đã nhìn thấy vinh quang của Chúa, sau sự thống khổ, chịu chết của Ngài trên Thập Giá là sự sống lại vinh hiển, không có gì chia rẽ giữa chúng ta với Thiên Chúa nếu chúng ta biết sống phó thác cậy trông và tôn kính Ngài.
Năm nay chúng ta cũng đang sống trong Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót Chúa như Thánh chỉ của Đức Thánh Cha Francis, Xin Chúa xót thương đến mỗi người chúng ta hèn mọn, yếu đuối nhiều tội lỗi, những người xấu số kém may mắn, những kẻ đau yếu liệt lào, những người bị bắt bớ tù đày bị bạo hành và ngược đãi bất công.
Cuối cùng chúng ta phải biết nói lời xin lỗi và tha thứ, nếu mỗi người trong chúng ta ai cũng nói được 2 tiếng xin lỗi và tha thứ , chắc chắn chúng ta sẽ có được Niểm Vui và Hạnh Phúc trong năm Con Khỉ này .
Ông Đổ Văn Hải chủ tịch HĐGX và 2 em học sinh của trường GL&VN La Vang đã ngõ lời cám ơn và chúc mừng năm mới đến ĐTGM, vị Giám mục phụ tá và quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể giao dân.
Phần lì xì cũng không thể thiếu trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc.
Sau thánh lễ Đức TGM, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân hiện diện được mời ở lại để chung vui tiệc trà than mật đầu năm, đồng thời thường thức một chương trình văn nghệ bỏ túi thật hào hứng và vui nhộn, đây cũng là cơ hội để mọi người gặp gỡ nhau và trao gỡi nhau những lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong ngày đầu năm.
Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa Xuân đổ tràn ân phúc xuống trên mỗi người chúng ta và luôn cùng đồng hành với chúng ta trong năm Bính Thân này.
Phan Hoàng Phú Quý
(Portland-Oregon) Thứ Hai ngày 8 tháng 2 năm 2016 vào lúc 7 giờ chiều Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tiểu bang Oregon đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Minh Niên Bính Thân 2016 tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang.
Chương trình được bắt đầu với nghi thức văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Ba hồi chìêng trống vang lên, linh mục chánh xứ và 2 linh mục phụ tá đã tiến lên niệm hương trước bàn thờ Tổ Tiên để nhớ về công ơn Tiên Tổ đã khai phá, tạo dựng và gìn giữ để cho chúng ta được mãi tồn tại đến hôm nay.
Tiếp theo là thánh lễ đồng tế mừng Xuân Binh Thân do Đức Tổng Giám Mục Portland Alexsender King Sample chủ tế với Đức Cha phụ tá Peter L. Smith, linh mục chánh xứ Phạm Hữu Đạt, quý linh mục phó xứ và quý linh mục kháck Việt Mỹ cùng đồng tế.
Xem Hình
Chúa ơi nay ngày Xuân
Hồn con say sưa trong sắc hương
Thoáng muôn cung ca đàn
Nhịp lừng vang hòa với thiều quang
Dâng trái tim trung trinh
Chúng con mừng danh thánh
Xin Chúa khoan nhân
Ban Xuống muôn ân
Cho chúng con một năm thắm tươi
Xin Chúa khoan nhân
Ban xuống muôn ân
Cho chúng con một năm sang ngời
Trong phần huấn từ Đức TGM đã chúc tết đến tất cả giáo dân và cám ơn quý linh mục , quý giáo dân đã cho ngài có cơ hội đến hiệp dâng thánh lễ hôm nay, đây là lần thứ 3 ngài đến với giáo xứ trong ngày lễ Nguyên Đán, một lễ lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam, ngài cũng bày tỏ niềm vui và hạnh phúc khi được cai quản một giáo phận có nhiều sắc dân và mỗi sắc dân lại có những nét đặt thù về văn hóa trong đó bao gồm về cách sống đạo, giữ đạo và hành đạo.
Nhìn lại một năm qua, mỗi người trong chúng ta ai cũng đều có những niềm vui, hạnh phúc, những nỗi buồn, đau khổ và thất vọng xãy đến trong cuộc đời, nhưng không phải vì những thay đổi đó làm chúng ta nản long, trái lại làm cho chúng ta vững mạnh và vươn lên.
Tất cả mọi ngưòi chúng ta đều đã nhìn thấy vinh quang của Chúa, sau sự thống khổ, chịu chết của Ngài trên Thập Giá là sự sống lại vinh hiển, không có gì chia rẽ giữa chúng ta với Thiên Chúa nếu chúng ta biết sống phó thác cậy trông và tôn kính Ngài.
Năm nay chúng ta cũng đang sống trong Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót Chúa như Thánh chỉ của Đức Thánh Cha Francis, Xin Chúa xót thương đến mỗi người chúng ta hèn mọn, yếu đuối nhiều tội lỗi, những người xấu số kém may mắn, những kẻ đau yếu liệt lào, những người bị bắt bớ tù đày bị bạo hành và ngược đãi bất công.
Cuối cùng chúng ta phải biết nói lời xin lỗi và tha thứ, nếu mỗi người trong chúng ta ai cũng nói được 2 tiếng xin lỗi và tha thứ , chắc chắn chúng ta sẽ có được Niểm Vui và Hạnh Phúc trong năm Con Khỉ này .
Ông Đổ Văn Hải chủ tịch HĐGX và 2 em học sinh của trường GL&VN La Vang đã ngõ lời cám ơn và chúc mừng năm mới đến ĐTGM, vị Giám mục phụ tá và quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể giao dân.
Phần lì xì cũng không thể thiếu trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc.
Sau thánh lễ Đức TGM, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân hiện diện được mời ở lại để chung vui tiệc trà than mật đầu năm, đồng thời thường thức một chương trình văn nghệ bỏ túi thật hào hứng và vui nhộn, đây cũng là cơ hội để mọi người gặp gỡ nhau và trao gỡi nhau những lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong ngày đầu năm.
Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa Xuân đổ tràn ân phúc xuống trên mỗi người chúng ta và luôn cùng đồng hành với chúng ta trong năm Bính Thân này.
Phan Hoàng Phú Quý
Khánh thành nhà thờ Đông Cao, Bắc Ninh
Triết Giang
10:53 10/02/2016
Khánh thành nhà thờ Đông Cao, Bắc Ninh
Nhận được giấy mời của cha Giuse Bùi Xuân Bính, ngày 16-1-2015 chúng tôi về giáo họ Đông Cao (xã Tráng Việt, Mê Linh) thuộc giáo phận Bắc Ninh để dự lễ khánh thành nhà thờ. Khu đất này nằm ngoài bãi sông Hồng nên trước đây cũng hay bị lụt lội lắm nên dân cư cũng nghèo. Cuộc sống của họ mới khá lên trong khoảng mươi năm lại đây nên đi xuống dốc đê vào làng đã thấy nhiều ngôi nhà tầng khang trang, xung quanh vườn có những cây bưởi xum xuê quả vàng rất đẹp mà trong nội thành Hà Nội đất chật không thể nào có được. Nhờ trồng rau mà nhiều nhà giàu lên trông thấy. Một số nhà có xe tải để chở rau vào bán ở Hà Nội. Theo sự hướng dẫn của Ban tổ chức và cả những hàng cờ màu xanh đỏ cắm ven đường, chúng tôi cũng mau chóng vượt qua những đoạn đường vòng vèo để vào được đến cổng nhà thờ.
Chiếc cổng vào nhà thờ gây ấn tượng với chúng tôi vì được kết bằng những tràng hoa dài (ảnh trên). Hai bên cổng chào là hàng danh dự các cô thanh nữ tươi cười với cành hoa trên tay để chào đón khách. Ông trùm của giáo họ Vincente Kính vui vẻ hướng dẫn chúng tôi đặt lẵng hoa ở cuối tháp chuông nhà thờ. Có nhiều lẵng hoa của các cơ quan chính quyền từ thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh và xã Tráng Việt cũng như các giáo xứ bạn. Đúng là vùng đất trồng hoa nên trong, ngoài nhà thờ đâu đâu cũng tràn ngập những hoa là hoa.
Đúng 9h, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt- Giám mục giáo phận Bắc Ninh bước vào cổng nhà thờ trong tiếng vỗ tay của cộng đoàn. Đoàn rước đưa Đức Cha và hơn mười linh mục tiến ra phía sân nhà thờ để làm nghi thức cắt băng khánh thành nhà thờ. Ông trùm Vincente Kính trình bày sơ lược lịch sử của giáo họ. Như vậy theo truyền lại thì từ năm 1932, ở đây đã có tín hữu Công Giáo đầu tiên. Ông là Vincente Nguyễn Viết Thảng. Ông bị bắt giam trong một vụ án oan. Chính ở trong lao tù, ông đã may mắn được giam chung cùng với một thừa sai và được rửa tội. Khi ra tù, về làng, ông đã thuyết phục được một số người theo đạo.
Đến năm 1933, ông đã mời được một linh mục đến dâng lễ cho dân làng. Năm 1936, họ đạo Đông Cao đã ra đời và làm được một nhà thờ nhỏ. Nhưng do thiên tai và cả chiến tranh nữa nên nhà thờ bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhà thờ có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào nên giáo dân làm đơn xin xây nhà thờ mới từ năm 2008. Cái khó nhất là giáo họ lúc đó chỉ có 2 triệu đồng và hơn 100 nhân danh vì đa số đã di cư vào Nam năm 1954 rồi. Nhưng giáo dân vẫn quyết tâm và ngày 21-6-2010 vẫn khởi công xây dựng. Qua 5 năm khẩn trương vừa đi xin hỗ trợ vừa làm đến nay công trình đã hoàn thành trị giá hơn 2,2 tỷ đồng không kể nhiều hạn mục như cánh cửa nhà thờ, quả chuông tây và hàng ngàn ngày công được ủng hộ miễn phí. Nhà thờ dài 21m, rộng 6m, tháp chuông cao 27m trên diện tích 210m2. Diện tích khuôn viên nhà thờ hơn 800m2. Đức Cha Cosma đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và mởi cửa nhà thờ trong tiếng vỗ tay và pháo sáng, tiếng kèn, trống vang lừng. Các đội kèn, trống của giáo xứ Nội Bài, Thượng Lệ và đội múa lân của giáo xứ Thượng Thụy cũng đến chung vui.
Trong bài giảng, Đức Cha Cosma đã chia vui với giáo họ Đông Cao vì giáo phận là mẹ mà con cái có nhà riêng cao ráo thì mừng lắm. Nhưng nhà thờ là nơi cầu nguyện vậy xây dược nhà thờ đừng để Chúa phải cô đơn trong nhà Tạm.
Kết thúc thánh lễ, chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm với Đức Cha (ảnh dưới) và mọi người cùng vui dự bữa cơm liên hoan để mừng cho giáo họ.
Triết Giang
Chiếc cổng vào nhà thờ gây ấn tượng với chúng tôi vì được kết bằng những tràng hoa dài (ảnh trên). Hai bên cổng chào là hàng danh dự các cô thanh nữ tươi cười với cành hoa trên tay để chào đón khách. Ông trùm của giáo họ Vincente Kính vui vẻ hướng dẫn chúng tôi đặt lẵng hoa ở cuối tháp chuông nhà thờ. Có nhiều lẵng hoa của các cơ quan chính quyền từ thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh và xã Tráng Việt cũng như các giáo xứ bạn. Đúng là vùng đất trồng hoa nên trong, ngoài nhà thờ đâu đâu cũng tràn ngập những hoa là hoa.
Đúng 9h, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt- Giám mục giáo phận Bắc Ninh bước vào cổng nhà thờ trong tiếng vỗ tay của cộng đoàn. Đoàn rước đưa Đức Cha và hơn mười linh mục tiến ra phía sân nhà thờ để làm nghi thức cắt băng khánh thành nhà thờ. Ông trùm Vincente Kính trình bày sơ lược lịch sử của giáo họ. Như vậy theo truyền lại thì từ năm 1932, ở đây đã có tín hữu Công Giáo đầu tiên. Ông là Vincente Nguyễn Viết Thảng. Ông bị bắt giam trong một vụ án oan. Chính ở trong lao tù, ông đã may mắn được giam chung cùng với một thừa sai và được rửa tội. Khi ra tù, về làng, ông đã thuyết phục được một số người theo đạo.
Trong bài giảng, Đức Cha Cosma đã chia vui với giáo họ Đông Cao vì giáo phận là mẹ mà con cái có nhà riêng cao ráo thì mừng lắm. Nhưng nhà thờ là nơi cầu nguyện vậy xây dược nhà thờ đừng để Chúa phải cô đơn trong nhà Tạm.
Kết thúc thánh lễ, chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm với Đức Cha (ảnh dưới) và mọi người cùng vui dự bữa cơm liên hoan để mừng cho giáo họ.
Triết Giang
Họ đạo Giồng Trôm, Bến Tre mừng lễ Tân Niên
Người La Mã
11:16 10/02/2016
HỌ ĐẠO GIỒNG TRÔM : THÁNH LỄ TÂN NIÊN
Thời khắc năm mới là thời khắc linh thiêng nhất của năm. Với tất cả tâm tình phó dâng năm mới, họ đạo nhỏ bé Giồng Trôm quy tụ với nhau trong ngôi Thánh Đường nhỏ bé, ấm cúng để tạ ơn Chúa và cầu bình an cho năm mới.
Tưởng chừng thức khuya để đón Giao Thừa nên sáng bà con khó thức giấc nhưng chưa đến giờ Lễ, nhiều người đã đến với Chúa Xuân để xin Chúa Xuân chúc lành cho năm mới.
6 giờ, Thánh Lễ tạ ơn mừng năm mới và xin ơn bình an được cử hành cách trang nghiêm và ấm cúng. Nhà thờ dường như đã chật kín và cộng đoàn phải ngồi thêm ghế nhựa.
Xem Hình
Mở đầu Thánh Lễ, cha Sở họ đạo Giồng Trôm : Đaminh Nguyễn Hữu Trung gửi đến cộng đoàn lời chúc mừng Năm mới Bính Thân. Cùng với tâm tình sám hối, cha Đaminh mời cộng đoàn cùng nhau nhìn nhận yếu đuối, khuyết điểm để bước vào Thánh Lễ Minh Niên sáng nay.
Trong bài chia sẻ (xin xem bài chia sẻ https://youtu.be/X_3VagWWnpo), Cha Đaminh nhấn mạnh đến ơn bình an và đặc biệt đó là ơn bình an của Chúa. Để có ơn bình an của Chúa, mọi người cần làm những việc lành để rồi những việc lành đó theo mỗi người cho đến ngày mỗi người ra trước mặt Chúa.
Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng hướng lòng về Chúa để cùng với ban Quới chức dâng lời nguyện xin đến Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và Thánh Giuse trong ngày đầu của năm mới này. Sau những lời nguyện, những bái gối thật trang nghiêm cộng đoàn hướng tâm hồn thờ Chúa, kính Mẹ - Thánh cả Giuse và các Thánh.
Sau lời nguyện xin ơn, vị đại diện có đôi lời chúc mừng cha Sở, thầy ... Vị đại diện cũng xin Cha Sở thương tiếp tục đồng hành và họ đạo hứa sẽ hiệp nhất, yêu thương, cộng tác với cha Sở để xây dựng họ đạo Giồng Trôm ngày một tốt hơn.
Lời của vị đại diện kết thúc, cha Sở Đaminh nói lên nguyện ước của Cha là mong sao cho họ đạo ngày một yêu thương nhau hơn, hiệp nhất để xây dựng họ đạo hơn.
Sau phép lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng nhau lên nhận Lộc Xuân từ cây mai trên gian cung Thánh vừa được Cha Sở làm phép.
Và trước khi ra về, nhiều người đến trước phòng của Cha Sở Đaminh để nhận chút Lộc cho năm mới.
Vẫn nguyện ước Giồng Trôm trong năm mới này và nhiều năm sau đó tràn đầy ơn Chúa, hiệp nhất với nhau hơn, yêu thương nhau hơn và làm chứng cho Chúa giữa vùng đất quê hương Đồng Khởi – Bến Tre.
Người La Mã
Thời khắc năm mới là thời khắc linh thiêng nhất của năm. Với tất cả tâm tình phó dâng năm mới, họ đạo nhỏ bé Giồng Trôm quy tụ với nhau trong ngôi Thánh Đường nhỏ bé, ấm cúng để tạ ơn Chúa và cầu bình an cho năm mới.
Tưởng chừng thức khuya để đón Giao Thừa nên sáng bà con khó thức giấc nhưng chưa đến giờ Lễ, nhiều người đã đến với Chúa Xuân để xin Chúa Xuân chúc lành cho năm mới.
6 giờ, Thánh Lễ tạ ơn mừng năm mới và xin ơn bình an được cử hành cách trang nghiêm và ấm cúng. Nhà thờ dường như đã chật kín và cộng đoàn phải ngồi thêm ghế nhựa.
Xem Hình
Mở đầu Thánh Lễ, cha Sở họ đạo Giồng Trôm : Đaminh Nguyễn Hữu Trung gửi đến cộng đoàn lời chúc mừng Năm mới Bính Thân. Cùng với tâm tình sám hối, cha Đaminh mời cộng đoàn cùng nhau nhìn nhận yếu đuối, khuyết điểm để bước vào Thánh Lễ Minh Niên sáng nay.
Trong bài chia sẻ (xin xem bài chia sẻ https://youtu.be/X_3VagWWnpo), Cha Đaminh nhấn mạnh đến ơn bình an và đặc biệt đó là ơn bình an của Chúa. Để có ơn bình an của Chúa, mọi người cần làm những việc lành để rồi những việc lành đó theo mỗi người cho đến ngày mỗi người ra trước mặt Chúa.
Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng hướng lòng về Chúa để cùng với ban Quới chức dâng lời nguyện xin đến Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và Thánh Giuse trong ngày đầu của năm mới này. Sau những lời nguyện, những bái gối thật trang nghiêm cộng đoàn hướng tâm hồn thờ Chúa, kính Mẹ - Thánh cả Giuse và các Thánh.
Sau lời nguyện xin ơn, vị đại diện có đôi lời chúc mừng cha Sở, thầy ... Vị đại diện cũng xin Cha Sở thương tiếp tục đồng hành và họ đạo hứa sẽ hiệp nhất, yêu thương, cộng tác với cha Sở để xây dựng họ đạo Giồng Trôm ngày một tốt hơn.
Lời của vị đại diện kết thúc, cha Sở Đaminh nói lên nguyện ước của Cha là mong sao cho họ đạo ngày một yêu thương nhau hơn, hiệp nhất để xây dựng họ đạo hơn.
Sau phép lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng nhau lên nhận Lộc Xuân từ cây mai trên gian cung Thánh vừa được Cha Sở làm phép.
Và trước khi ra về, nhiều người đến trước phòng của Cha Sở Đaminh để nhận chút Lộc cho năm mới.
Vẫn nguyện ước Giồng Trôm trong năm mới này và nhiều năm sau đó tràn đầy ơn Chúa, hiệp nhất với nhau hơn, yêu thương nhau hơn và làm chứng cho Chúa giữa vùng đất quê hương Đồng Khởi – Bến Tre.
Người La Mã
Hình ảnh CGVN giáo phận Orange mừng Tân Xuân
William Nguyễn
15:17 10/02/2016
https://www.flickr.com/photos/vietcatholic/sets/72157664374115751
Thánh lễ minh niên tại nhà thờ chính tòa Huế
Trương Trí
16:26 10/02/2016
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHANXICÔ XAVIÊ LÊ VĂN HỒNG
TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ DÂNG THÁNH LỄ MINH NIÊN TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM
Sáng mồng Một Tết Nguyên đán Bính Thân, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giao phận Huế đã long trọng dâng Thánh lễ Minh niên tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, cầu nguyện cho hòa bình Tổ quốc và Thế giới.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục hân hoan chào mừng Năm mới Quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ Nam Nữ và Cộng đoàn Dân Chúa. Ngài nói: Hôm nay, trước thềm năm mới, chúng ta dành những giây phút đầu tiên của năm Bính Thân này để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những gì Người đã ban cho chúng ta trong suốt một năm qua. Xin dâng lên Chúa năm mới này, xin Chúa thánh hóa và ban cho chúng ta biết sử dụng 365 ngày trong Năm Thánh Lòng Thương xót này và mang đến cho mọi người. Một năm mới đến, xin Chúa cho chúng ta càng thêm tuổi càng them khôn ngoan và them lòng đạo đức.
Thánh lễ Minh niên mừng năm mới, đại diện các thành phần Giáo xứ dâng lên Thiên Chúa những lễ vật gồm những vật phẩm truyền thống của ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX Chính tòa thay mặt cộng đoàn chúc mừng năm mới Đức Tổng Giám mục, vị Chủ chăn kính yêu của Giáo phận và quý Cha đồng tế. Các em thiếu nhi dâng tặng Đức Tổng Giám mục và quý Cha những bó hoa tươi thắm, thể hiện lòng yêu mến.
Một lần nữa, Đức Tổng Giám mục chúc mừng năm mới toàn thể cộng đoàn hiện diện trong Thánh lễ Minh niên này và ban phép lành đầu Xuân.
Trước Tiền đường Nhà thờ, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Quản xứ Chính tòa mời Đức Tổng và Cộng đoàn hướng về Mẹ Maria dâng lời cảm tạ và tri ân, xin Mẹ khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho việc xây dựng Hang đá Đức Mẹ sẽ tiến hành tốt đẹp.
Các em thiếu nhi trình bày những vũ khúc mừng Xuân chào mừng Đức Tổng Giám mục, quý Cha và cộng đoàn để giúp vui trong ngày đầu năm mới Bính Thân.
Đức Tổng Giám mục tham gia bốc Lộc Thánh với Giáo xứ, Ngài hoan hỉ cho mọi người xem. Ngài cũng nâng cốc rượu đầu Xuân mừng Năm mới với cộng đoàn, những màn pháo hoa rực sáng hòa quyện trong ngày vui của Giáo xứ.
Trương Trí
TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ DÂNG THÁNH LỄ MINH NIÊN TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM
Sáng mồng Một Tết Nguyên đán Bính Thân, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giao phận Huế đã long trọng dâng Thánh lễ Minh niên tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, cầu nguyện cho hòa bình Tổ quốc và Thế giới.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục hân hoan chào mừng Năm mới Quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ Nam Nữ và Cộng đoàn Dân Chúa. Ngài nói: Hôm nay, trước thềm năm mới, chúng ta dành những giây phút đầu tiên của năm Bính Thân này để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những gì Người đã ban cho chúng ta trong suốt một năm qua. Xin dâng lên Chúa năm mới này, xin Chúa thánh hóa và ban cho chúng ta biết sử dụng 365 ngày trong Năm Thánh Lòng Thương xót này và mang đến cho mọi người. Một năm mới đến, xin Chúa cho chúng ta càng thêm tuổi càng them khôn ngoan và them lòng đạo đức.
Thánh lễ Minh niên mừng năm mới, đại diện các thành phần Giáo xứ dâng lên Thiên Chúa những lễ vật gồm những vật phẩm truyền thống của ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX Chính tòa thay mặt cộng đoàn chúc mừng năm mới Đức Tổng Giám mục, vị Chủ chăn kính yêu của Giáo phận và quý Cha đồng tế. Các em thiếu nhi dâng tặng Đức Tổng Giám mục và quý Cha những bó hoa tươi thắm, thể hiện lòng yêu mến.
Một lần nữa, Đức Tổng Giám mục chúc mừng năm mới toàn thể cộng đoàn hiện diện trong Thánh lễ Minh niên này và ban phép lành đầu Xuân.
Trước Tiền đường Nhà thờ, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Quản xứ Chính tòa mời Đức Tổng và Cộng đoàn hướng về Mẹ Maria dâng lời cảm tạ và tri ân, xin Mẹ khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho việc xây dựng Hang đá Đức Mẹ sẽ tiến hành tốt đẹp.
Các em thiếu nhi trình bày những vũ khúc mừng Xuân chào mừng Đức Tổng Giám mục, quý Cha và cộng đoàn để giúp vui trong ngày đầu năm mới Bính Thân.
Đức Tổng Giám mục tham gia bốc Lộc Thánh với Giáo xứ, Ngài hoan hỉ cho mọi người xem. Ngài cũng nâng cốc rượu đầu Xuân mừng Năm mới với cộng đoàn, những màn pháo hoa rực sáng hòa quyện trong ngày vui của Giáo xứ.
Trương Trí
Giáo xứ Việt Nam Seattle Đón Mừng Xuân Bính Thân 2016.
Nguyễn An Qúy
16:33 10/02/2016
Giáo xứ Việt Nam Seattle Đón Mừng Xuân Bính Thân 2016.
Tukwila. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc TGP Seattle là giáo xứ Việt Nam có truyền thống tổ chức những nghi lễ theo truyền thống văn hóa Việt Nam nên mỗi độ Xuân về là dịp để bà con giáo dân cùng nhau vui Xuân đón Tết và cùng hướng lòng về cội nguồn dân Tộc. Năm nay giáo xứ đón mừng Xuân Bính Thân với chủ đề: Xuân Tri Ân qua Hội Chợ Tết từ chiều thứ Sáu ngày 5 đến chiều Chúa Nhật ngày 7 tháng 2 năm 2016. Đây là năm thứ hai giáo xứ tổ chức Hội Chợ Tết kể từ khi giáo xứ sinh hoạt nơi cơ sở mới tại Tukwila. Bầu khí vui tươi của ngày Tết được tỏ hiện trong khung cảnh ấm cúng của ngôi thánh đường qua những ngày Hội Chợ Tết.
Xem Hình
Thứ sáu ngày 5 tháng 2, mới hơn 5 giờ chiều dù trời mưa khá nặng hạt, nhưng đông đảo giáo dân đã có mặt tại nhà thờ. Bước vào nhà thờ dọc theo hành lang tiến vào nhà nguyện, nhiều bức tranh mô tả cảnh mùa xuân do các em thiếu nhi trình bày với những ý tưởng về Xuân Con Khỉ thật sinh động, những cành mai, cành đào được nhiều tài năng tí hon phát hoạ khá phong phú qua các bức tranh treo dọc các bức tường. Đi vào khu vực Hội Chợ nhiều gian hàng trưng bày quà Tết và có khá đông người chen nhau mua hàng, nào mứt, nào bánh, nào rượu, nhất là các gian hàng bánh chưng bánh tét khá đông người mua.
Đúng 6 gíờ, vị MC từ Ca Đoàn báo hiệu giờ thánh lễ bắt đầu với lời dẫn lễ: "Kính thưa Cộng Đoàn dâng lễ: Hướng về cội nguồn dân Tộc,và hoà chung niềm vui với đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới, hôm nay giáo xứ CTTĐVN cử hành thánh lễ tạ ơn tất niên tiễn đưa năm Ất Mùi và chuẩn bị đón mừng Xuân Mới năm Bính Thân. Chúng ta dâng lên Chúa lời cảm tạ mà bao hồng ân Chúa đã ban cho mỗi người, mỗi gia đình và giáo xứ trong năm qua. Mời Cộng đoàn đứng cùng hiệp dâng thánh lễ , ba hồi chiêeng trống tiến cử". Ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm vẻ thiêng liêng mang tính hồn Việt của nghi lễ cổ truyền. Tiếng chiêng trống vừa dứt ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh thánh gia tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn. Nghi đoàn dừng lại trước cung thánh để bắt đầu nghi thức niệm hương trước bàn thờ Quốc Tổ. Nghi thức niệm hương được cử hành rất trịnh trọng, ba tiếng chiêng trống báo hiệu cho từng đôi dâng hương theo thứ tự đại diện các tầng lớp như tuổi thơ, thiếu niên, thanh niên, trung niên đại diện cho các gia đình Công Giáo, lảo niên, tu sĩ nam nữ và quý cha. Nghi thức niệm hương kết thúc và giờ thánh lễ bắt đầu. Thánh lễ tất niên được cử hành đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, linh mục Nguyễn Sơn Miên và linh mục Trần Hữu Lân đồng tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói:" Hôm nay chúng ta cùng nhau tụ họp nơi đây và cùng hướng lòng về cội nguồn dân tộc Việt Nam cử hành thánh lễ tạ ơn tất niên tiễn đưa năm Ất Mùi và chuẩn bị đón mừng năm Bính Thân, năm Con Khỉ, chúng ta cùng dâng lên Chúa lời cảm tạ bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta , xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài giảng trong thánh lễ , cha chủ tế chia sẻ: Nói đến ngày Tết là nói đến tập tục đưa ông táo vào ngày 23 tháng chạp. Ông táo về trời để tâu Ngọc Hoàng Thượng Đế những gì ở trần gian trong năm qua. Táo tâu đủ mọi chuyện được ghi trong sớ táo quân. Đây là một tập tục mà người ta tưởng tượng những ông táo để phong phú hoá về sự thiêng liêng vào mỗi độ Xuân về Tết đến. Người Công Giáo chúng ta mới là những ông táo thứ thiệt, chúng ta sẽ trình báo những sự thật với Ngọc Hoàng Thượng Đế là chính Thiên Chúa Cha. Trong thánh lễ tạ ơn hôm nay, chúng ta cùng trình báo với Chúa sự thành tâm của mỗi người để tạ ơn Chúa với tất cả lòng thành khẩn của mình, để xin cho mình, cho gia đình và cho cộng đoàn giáo xứ mọi sự tốt lành..."
Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ Tết. Đúng 7:30 đoàn lân do các em Thiếu Nhi của giáo xứ chào mừng quan khách với vũ điệu chúc mừng qua nhịp trống thúc vang vang cùng tràng pháo nổ dòn. Đoàn lân vừa dứt điệu múa là phần chào cờ. Lễ chào cờ được cử hành trọng thể do ca đoàn Tin Yêu phụ trách với phút mặc niệm rất cảm động khi gợi nhớ công ơn của các anh hùng Vị Quốc vong thân, tưởng nhớ đến các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do vá đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đường tìm tự do.." Sau lễ chào cờ cha chánh xứ khai mạc Hội Chợ với lời chào mừng ngắn gọn, ngài nói: "Chào mừng tất cả Quý Đồng hương và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến với Hội Chợ Tết của giáo xứ năm nay - Hội Chợ Xuân Tri Ân. giáo xứ luôn tri ân tất cả những ai đã đóng góp xây dựng cộng đoàn đức tin Việt Nam nơi đây theo dòng thời gian. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong những ngày vui Hội Chợ Tết Bính Thân- Xuân Tri Ân- xin công bố khai mạc Hội Chợ Tết".
Đêm đến ngoài trời khá lạnh, mưa nhiều nhưng hội trường vẫn đông đảo đồng hương tham dự. Đêm văn nghệ khá phong phú với sự góp mặt của Tâm Đoan, Nguyễn Hồng Ân nhất là màn hoạt cảnh Sớ Táo Quân do ca đoàn Tin Yêu trình diễn với các vai táo xây dựng, táo gây quỹ, táo cầu nguyện qua phần trình bày sớ táo quân thật sinh động với giọng dí dỏm của Ngọc Hoàng xen lẫn tiếng táo quân tâu lên Ngọc Hoàng đã tạo nên những trận cười thoải mái trong bầu khí vui Xuân thật ý vị.
Thứ Bảy ngày 6 tháng 2 đầu tháng. Ban sáng thánh lễ kính Đức Mẹ lúc 10 giờ. Sau thánh lễ, các gian hàng bắt đầu hoạt động, khu vực gian hàng các môn giải trí dành cho các em khá đông đảo, nào quán kem, quán vẽ Tattoo, ném banh, bắn tên, bên cạnh là gian hàng bày cây kiểng bonsai, nhiều cây kiểng rất giá trị với tuổi thọ trên 3, 4 chục năm. Các gian hàng Tết khá đông khách. Càng về chiều lượng người tham dự Hội Chợ càng đông. Suốt ngày nhiều cuộc thi tuyển tài năng mầm non được diễn ra trong bầu khí sinh động, nào đố vui để học, thi hát karaokê, cộng với phần văn nghệ do các ca sĩ điạ phương và các ca đoan liên tục trình diễn làm tăng thêm vẻ vui nhộn của ngày Hội Chợ nên đã thu hút lượng người tham dự khá đông đảo. Phần văn nghệ được tạm ngưng lúc 4 giờ 45 chiều để chuẩn bị thánh lễ ban chiều lúc 5 giờ. Thánh lễ chiều thứ Bảy được cử hành theo phụng vụ của Chúa Nhật V Mùa Thường niên Năm C do linh mục Trần Hữu Lân Chủ tế thánh lễ.
Vào khoảng 7 giờ 30 tối: chương trình đêm Đại Nhạc Hội mừng Xuân Bính Thân- Xuân Tri Ân bắt đầu. Gần 2 ngàn người hiện diện tham dự đêm văn nghệ Vui Xuân. Đêm văn nghệ được sự góp mặt có nhiều danh ca địa phương với 2 cả sĩ lừng danh Y Phương và Trần Thái Hoà. Y Phương và Trần Thái Hoà bất ngờ trở thành cặp song ca đã hết mình trình diễn những bài ca rất sống động, nên đã được nhiều tràng pháo tay khen thưởng của toàn thể khán giả hâm mộ. Màn hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng khá sống động. Đây là hoạt cảnh mang tính gợi nhớ lịch sử qua các thời kỳ mà tổ tiên cha ông chúng ta gặp khi vận nước lâm nguy cũng đã cùng nhau triệu tập các bô lảo, các nhà yêu nước Hội nghị để tìm ra đường hướng chống giặc Tàu. Hình ảnh Hội Nghị Diên Hồng cũng đuợc thể hiện trong giáo xứ qua nhiều lần được triệu tập các tầng lớp từ các bật cao niên đến các các bạn trẻ có nhiều tài năng, các giáo đoàn, hội đoàn để cùng nhau tìm ra đường hướng phát triển xây dựng giáo xứ. Đêm văn nghệ vào tối thứ Bảy chấm dứt vào khoảng 11 giờ đêm .
Chúa Nhật ngày 7 tháng 2, ngày mừng Tân Niên đón Xuân Bính Thân. Cao điểm của những ngày Hội Chợ là thánh lễ tạ ơn mừng Tân Niên đựợc cử hành trọng thể vào lúc 10 giờ sáng với gần 3 ngàn giáo dân hiện diện trong thánh lễ. Thánh lễ đồng tế do linh mục Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có linh mục Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Hữu Lân và linh mục Trần Đại Việt. Đúng 10 giờ vị MC từ ca đoàn báo hiệu giờ thánh lễ bắt đầu với lời dẫn lễ mừng tân niên. Lời dẫn lễ vừa dứt,vị MC nói: xin tiến cử ba hồi chiêng trống và mời cộng đoàn đứng cùng hiệp dâng thánh lễ. Tiếng chiêng trống dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên cung thánh. Trước thánh lễ là phần niệm hương được cử hành long trọng theo thứ tự dâng hương trước bàn thờ tổ quốc từng cặp đạì diện cho các lứa tuổi từ trẻ thơ, thiều niên, thanh niên,cao niên, tu sĩ nam nữ và quý linh mục. Tất cả đều cung kính dâng hương với tất cả tấm lòng thành của những vị đại diện cho các tầng lớp trong giáo xứ.
Mở đầu thánh lễ cha chánh ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa, ngài nói: "Chúc mừng Năm Mới đến mọi người, năm mới Bính Thân, năm Con Khỉ. Hôm nay chúng ta cùng nhau hướng lòng về cội nguồn dân tộc , hiệp với Giáo Hội Việt Nam dâng lễ tạ ơn đón mừng Năm Mới Bính Thân. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta trong năm mới được nhiều ân sủng của Chúa. xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau". Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc ngày Mồng Một Tết. Đặc biệt hôm nay thánh lễ mừng Tân Niên được rơi vào Chúa Nhật V Mùa Thương Niên.
Bài tin mừng Thánh Luca thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu truyền cho Ông Simon chèo thuyền ra chỗ nước sâu, thả lưới bắt cá: "... Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm. Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Ðừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta".
Bài giảng trong thánh lễ, cha chánh xứ nhấn mạnh về câu chuyện phúc âm mà Chúa Giêsu đã giao cho Ông Simon lo nhiệm vụ chinh phục con người, ngài nói: "Chúa bảo ông Simon thả lưới bắt cá và đã bắt được nhiều cá đến rách cả lưới, xin cho mỗi người chúng ta cũng trở nên tông đồ của Chúa là những tông đồ luôn biết thả lưới không phải để bắt cá mà thả lưới để mang nhiều người về với Chúa. Lưới bác ái, lưới yêu thương, lưới phục vụ với tấm lòng thành cho Chúa , cho giáo xứ và Giáo Hội..."
Sau lời nguyện kết lễ ông chủ tịch HĐMV đại diện giáo xứ cám ơn cộng đoàn dân Chúa. Cha chánh xứ cũng đã chân thành cám ơn tất cả những thiện nguyện viên tham gia gói bánh chưng bánh tét trong hơn 2 tuần lễ, cám ơn các ban ngành, các giáo, đoàn hội đoàn đã nổ lực trong việc tổ chức Hội chợ Tết, xin cám ơn tất cả..." Trong tâm tình tri ân quý cha, giáo xứ trân trọng trao quà tặng đến quý cha do các em trao một cách trịnh trọng. Món quà đơn sơ những đã gói trọn tấm lòng thành của toàn thể cộng đoàn dân Chúa với tràng pháo tay dài.
Sau thánh lễ, giáo dân đổ dồn về các gian hàng, quán ăn, chỉ trong chốc lát, gian hàng bán bánh chưng, bánh tét đã hết sạch.Tưởng cũng nên biết năm nay bánh chưng bánh tét của giáo xứ bán rất chạy nên đã tăng thêm một ngày gói bánh để đáp ứng nhu cầu của đồng hương. Khoảng hơn 16 ngàn chiếc bánh vẫn không đáp ứng được nhu cầu của đồng hương, nhiều người chưa kịp mua thì đã hết.
Cuộc vui của ngày Chúa Nhật được bắt đầu lúc 1:30 pm với màn xổ số Vui Xuân. Vé số có 2 loại : loại đặc biệt mỗi vé $100.00 gồm 100 vé và loại vé $ 5 gồm 6 ngàn vé.Tất cả các loại vé đều bán hết trong đêm thứ Bảy. Lô độc đắc loại vé $5.00 đã có người trúng ngay tại chỗ. Chương trình văn nghệ được tiếp nối sau phần xổ số và kéo dài đến giờ tranh giải Super Bowl thì ngưng để quý vị hăm mộ theo dõi trận đấu của Super Bowl được truyền hình trên màn ảnh rộng.
Ba ngày Hội Chợ Tết được diễn ra trong bầu khí vui tươi, nhất là tạo được sự gần gủi với quê nhà qua các gian hàng Tết là những hình ảnh thân thuơng làm cho nhiều người thích thú tưởng như được đi chợ Tết hồi nào còn ở Việt Nam. Hội chợ kết thúc vào khoảng gần 5 giờ chiều, trả lại sự yên tĩnh cho giờ thánh lễ chiều lúc 5 giờ. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tukwila. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc TGP Seattle là giáo xứ Việt Nam có truyền thống tổ chức những nghi lễ theo truyền thống văn hóa Việt Nam nên mỗi độ Xuân về là dịp để bà con giáo dân cùng nhau vui Xuân đón Tết và cùng hướng lòng về cội nguồn dân Tộc. Năm nay giáo xứ đón mừng Xuân Bính Thân với chủ đề: Xuân Tri Ân qua Hội Chợ Tết từ chiều thứ Sáu ngày 5 đến chiều Chúa Nhật ngày 7 tháng 2 năm 2016. Đây là năm thứ hai giáo xứ tổ chức Hội Chợ Tết kể từ khi giáo xứ sinh hoạt nơi cơ sở mới tại Tukwila. Bầu khí vui tươi của ngày Tết được tỏ hiện trong khung cảnh ấm cúng của ngôi thánh đường qua những ngày Hội Chợ Tết.
Xem Hình
Thứ sáu ngày 5 tháng 2, mới hơn 5 giờ chiều dù trời mưa khá nặng hạt, nhưng đông đảo giáo dân đã có mặt tại nhà thờ. Bước vào nhà thờ dọc theo hành lang tiến vào nhà nguyện, nhiều bức tranh mô tả cảnh mùa xuân do các em thiếu nhi trình bày với những ý tưởng về Xuân Con Khỉ thật sinh động, những cành mai, cành đào được nhiều tài năng tí hon phát hoạ khá phong phú qua các bức tranh treo dọc các bức tường. Đi vào khu vực Hội Chợ nhiều gian hàng trưng bày quà Tết và có khá đông người chen nhau mua hàng, nào mứt, nào bánh, nào rượu, nhất là các gian hàng bánh chưng bánh tét khá đông người mua.
Đúng 6 gíờ, vị MC từ Ca Đoàn báo hiệu giờ thánh lễ bắt đầu với lời dẫn lễ: "Kính thưa Cộng Đoàn dâng lễ: Hướng về cội nguồn dân Tộc,và hoà chung niềm vui với đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới, hôm nay giáo xứ CTTĐVN cử hành thánh lễ tạ ơn tất niên tiễn đưa năm Ất Mùi và chuẩn bị đón mừng Xuân Mới năm Bính Thân. Chúng ta dâng lên Chúa lời cảm tạ mà bao hồng ân Chúa đã ban cho mỗi người, mỗi gia đình và giáo xứ trong năm qua. Mời Cộng đoàn đứng cùng hiệp dâng thánh lễ , ba hồi chiêeng trống tiến cử". Ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm vẻ thiêng liêng mang tính hồn Việt của nghi lễ cổ truyền. Tiếng chiêng trống vừa dứt ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh thánh gia tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn. Nghi đoàn dừng lại trước cung thánh để bắt đầu nghi thức niệm hương trước bàn thờ Quốc Tổ. Nghi thức niệm hương được cử hành rất trịnh trọng, ba tiếng chiêng trống báo hiệu cho từng đôi dâng hương theo thứ tự đại diện các tầng lớp như tuổi thơ, thiếu niên, thanh niên, trung niên đại diện cho các gia đình Công Giáo, lảo niên, tu sĩ nam nữ và quý cha. Nghi thức niệm hương kết thúc và giờ thánh lễ bắt đầu. Thánh lễ tất niên được cử hành đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, linh mục Nguyễn Sơn Miên và linh mục Trần Hữu Lân đồng tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói:" Hôm nay chúng ta cùng nhau tụ họp nơi đây và cùng hướng lòng về cội nguồn dân tộc Việt Nam cử hành thánh lễ tạ ơn tất niên tiễn đưa năm Ất Mùi và chuẩn bị đón mừng năm Bính Thân, năm Con Khỉ, chúng ta cùng dâng lên Chúa lời cảm tạ bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta , xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài giảng trong thánh lễ , cha chủ tế chia sẻ: Nói đến ngày Tết là nói đến tập tục đưa ông táo vào ngày 23 tháng chạp. Ông táo về trời để tâu Ngọc Hoàng Thượng Đế những gì ở trần gian trong năm qua. Táo tâu đủ mọi chuyện được ghi trong sớ táo quân. Đây là một tập tục mà người ta tưởng tượng những ông táo để phong phú hoá về sự thiêng liêng vào mỗi độ Xuân về Tết đến. Người Công Giáo chúng ta mới là những ông táo thứ thiệt, chúng ta sẽ trình báo những sự thật với Ngọc Hoàng Thượng Đế là chính Thiên Chúa Cha. Trong thánh lễ tạ ơn hôm nay, chúng ta cùng trình báo với Chúa sự thành tâm của mỗi người để tạ ơn Chúa với tất cả lòng thành khẩn của mình, để xin cho mình, cho gia đình và cho cộng đoàn giáo xứ mọi sự tốt lành..."
Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ Tết. Đúng 7:30 đoàn lân do các em Thiếu Nhi của giáo xứ chào mừng quan khách với vũ điệu chúc mừng qua nhịp trống thúc vang vang cùng tràng pháo nổ dòn. Đoàn lân vừa dứt điệu múa là phần chào cờ. Lễ chào cờ được cử hành trọng thể do ca đoàn Tin Yêu phụ trách với phút mặc niệm rất cảm động khi gợi nhớ công ơn của các anh hùng Vị Quốc vong thân, tưởng nhớ đến các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do vá đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đường tìm tự do.." Sau lễ chào cờ cha chánh xứ khai mạc Hội Chợ với lời chào mừng ngắn gọn, ngài nói: "Chào mừng tất cả Quý Đồng hương và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến với Hội Chợ Tết của giáo xứ năm nay - Hội Chợ Xuân Tri Ân. giáo xứ luôn tri ân tất cả những ai đã đóng góp xây dựng cộng đoàn đức tin Việt Nam nơi đây theo dòng thời gian. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong những ngày vui Hội Chợ Tết Bính Thân- Xuân Tri Ân- xin công bố khai mạc Hội Chợ Tết".
Đêm đến ngoài trời khá lạnh, mưa nhiều nhưng hội trường vẫn đông đảo đồng hương tham dự. Đêm văn nghệ khá phong phú với sự góp mặt của Tâm Đoan, Nguyễn Hồng Ân nhất là màn hoạt cảnh Sớ Táo Quân do ca đoàn Tin Yêu trình diễn với các vai táo xây dựng, táo gây quỹ, táo cầu nguyện qua phần trình bày sớ táo quân thật sinh động với giọng dí dỏm của Ngọc Hoàng xen lẫn tiếng táo quân tâu lên Ngọc Hoàng đã tạo nên những trận cười thoải mái trong bầu khí vui Xuân thật ý vị.
Thứ Bảy ngày 6 tháng 2 đầu tháng. Ban sáng thánh lễ kính Đức Mẹ lúc 10 giờ. Sau thánh lễ, các gian hàng bắt đầu hoạt động, khu vực gian hàng các môn giải trí dành cho các em khá đông đảo, nào quán kem, quán vẽ Tattoo, ném banh, bắn tên, bên cạnh là gian hàng bày cây kiểng bonsai, nhiều cây kiểng rất giá trị với tuổi thọ trên 3, 4 chục năm. Các gian hàng Tết khá đông khách. Càng về chiều lượng người tham dự Hội Chợ càng đông. Suốt ngày nhiều cuộc thi tuyển tài năng mầm non được diễn ra trong bầu khí sinh động, nào đố vui để học, thi hát karaokê, cộng với phần văn nghệ do các ca sĩ điạ phương và các ca đoan liên tục trình diễn làm tăng thêm vẻ vui nhộn của ngày Hội Chợ nên đã thu hút lượng người tham dự khá đông đảo. Phần văn nghệ được tạm ngưng lúc 4 giờ 45 chiều để chuẩn bị thánh lễ ban chiều lúc 5 giờ. Thánh lễ chiều thứ Bảy được cử hành theo phụng vụ của Chúa Nhật V Mùa Thường niên Năm C do linh mục Trần Hữu Lân Chủ tế thánh lễ.
Vào khoảng 7 giờ 30 tối: chương trình đêm Đại Nhạc Hội mừng Xuân Bính Thân- Xuân Tri Ân bắt đầu. Gần 2 ngàn người hiện diện tham dự đêm văn nghệ Vui Xuân. Đêm văn nghệ được sự góp mặt có nhiều danh ca địa phương với 2 cả sĩ lừng danh Y Phương và Trần Thái Hoà. Y Phương và Trần Thái Hoà bất ngờ trở thành cặp song ca đã hết mình trình diễn những bài ca rất sống động, nên đã được nhiều tràng pháo tay khen thưởng của toàn thể khán giả hâm mộ. Màn hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng khá sống động. Đây là hoạt cảnh mang tính gợi nhớ lịch sử qua các thời kỳ mà tổ tiên cha ông chúng ta gặp khi vận nước lâm nguy cũng đã cùng nhau triệu tập các bô lảo, các nhà yêu nước Hội nghị để tìm ra đường hướng chống giặc Tàu. Hình ảnh Hội Nghị Diên Hồng cũng đuợc thể hiện trong giáo xứ qua nhiều lần được triệu tập các tầng lớp từ các bật cao niên đến các các bạn trẻ có nhiều tài năng, các giáo đoàn, hội đoàn để cùng nhau tìm ra đường hướng phát triển xây dựng giáo xứ. Đêm văn nghệ vào tối thứ Bảy chấm dứt vào khoảng 11 giờ đêm .
Chúa Nhật ngày 7 tháng 2, ngày mừng Tân Niên đón Xuân Bính Thân. Cao điểm của những ngày Hội Chợ là thánh lễ tạ ơn mừng Tân Niên đựợc cử hành trọng thể vào lúc 10 giờ sáng với gần 3 ngàn giáo dân hiện diện trong thánh lễ. Thánh lễ đồng tế do linh mục Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có linh mục Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Hữu Lân và linh mục Trần Đại Việt. Đúng 10 giờ vị MC từ ca đoàn báo hiệu giờ thánh lễ bắt đầu với lời dẫn lễ mừng tân niên. Lời dẫn lễ vừa dứt,vị MC nói: xin tiến cử ba hồi chiêng trống và mời cộng đoàn đứng cùng hiệp dâng thánh lễ. Tiếng chiêng trống dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên cung thánh. Trước thánh lễ là phần niệm hương được cử hành long trọng theo thứ tự dâng hương trước bàn thờ tổ quốc từng cặp đạì diện cho các lứa tuổi từ trẻ thơ, thiều niên, thanh niên,cao niên, tu sĩ nam nữ và quý linh mục. Tất cả đều cung kính dâng hương với tất cả tấm lòng thành của những vị đại diện cho các tầng lớp trong giáo xứ.
Mở đầu thánh lễ cha chánh ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa, ngài nói: "Chúc mừng Năm Mới đến mọi người, năm mới Bính Thân, năm Con Khỉ. Hôm nay chúng ta cùng nhau hướng lòng về cội nguồn dân tộc , hiệp với Giáo Hội Việt Nam dâng lễ tạ ơn đón mừng Năm Mới Bính Thân. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta trong năm mới được nhiều ân sủng của Chúa. xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau". Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc ngày Mồng Một Tết. Đặc biệt hôm nay thánh lễ mừng Tân Niên được rơi vào Chúa Nhật V Mùa Thương Niên.
Bài tin mừng Thánh Luca thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu truyền cho Ông Simon chèo thuyền ra chỗ nước sâu, thả lưới bắt cá: "... Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm. Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Ðừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta".
Bài giảng trong thánh lễ, cha chánh xứ nhấn mạnh về câu chuyện phúc âm mà Chúa Giêsu đã giao cho Ông Simon lo nhiệm vụ chinh phục con người, ngài nói: "Chúa bảo ông Simon thả lưới bắt cá và đã bắt được nhiều cá đến rách cả lưới, xin cho mỗi người chúng ta cũng trở nên tông đồ của Chúa là những tông đồ luôn biết thả lưới không phải để bắt cá mà thả lưới để mang nhiều người về với Chúa. Lưới bác ái, lưới yêu thương, lưới phục vụ với tấm lòng thành cho Chúa , cho giáo xứ và Giáo Hội..."
Sau lời nguyện kết lễ ông chủ tịch HĐMV đại diện giáo xứ cám ơn cộng đoàn dân Chúa. Cha chánh xứ cũng đã chân thành cám ơn tất cả những thiện nguyện viên tham gia gói bánh chưng bánh tét trong hơn 2 tuần lễ, cám ơn các ban ngành, các giáo, đoàn hội đoàn đã nổ lực trong việc tổ chức Hội chợ Tết, xin cám ơn tất cả..." Trong tâm tình tri ân quý cha, giáo xứ trân trọng trao quà tặng đến quý cha do các em trao một cách trịnh trọng. Món quà đơn sơ những đã gói trọn tấm lòng thành của toàn thể cộng đoàn dân Chúa với tràng pháo tay dài.
Sau thánh lễ, giáo dân đổ dồn về các gian hàng, quán ăn, chỉ trong chốc lát, gian hàng bán bánh chưng, bánh tét đã hết sạch.Tưởng cũng nên biết năm nay bánh chưng bánh tét của giáo xứ bán rất chạy nên đã tăng thêm một ngày gói bánh để đáp ứng nhu cầu của đồng hương. Khoảng hơn 16 ngàn chiếc bánh vẫn không đáp ứng được nhu cầu của đồng hương, nhiều người chưa kịp mua thì đã hết.
Cuộc vui của ngày Chúa Nhật được bắt đầu lúc 1:30 pm với màn xổ số Vui Xuân. Vé số có 2 loại : loại đặc biệt mỗi vé $100.00 gồm 100 vé và loại vé $ 5 gồm 6 ngàn vé.Tất cả các loại vé đều bán hết trong đêm thứ Bảy. Lô độc đắc loại vé $5.00 đã có người trúng ngay tại chỗ. Chương trình văn nghệ được tiếp nối sau phần xổ số và kéo dài đến giờ tranh giải Super Bowl thì ngưng để quý vị hăm mộ theo dõi trận đấu của Super Bowl được truyền hình trên màn ảnh rộng.
Ba ngày Hội Chợ Tết được diễn ra trong bầu khí vui tươi, nhất là tạo được sự gần gủi với quê nhà qua các gian hàng Tết là những hình ảnh thân thuơng làm cho nhiều người thích thú tưởng như được đi chợ Tết hồi nào còn ở Việt Nam. Hội chợ kết thúc vào khoảng gần 5 giờ chiều, trả lại sự yên tĩnh cho giờ thánh lễ chiều lúc 5 giờ. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Giáo Phận Đà Nẵng Khai Mạc mùa Chay Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016
Toma Trương Văn Ân
21:45 10/02/2016
Giáo Phận Đà Nẵng Khai Mạc mùa Chay Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016
Sáng 10.2.2016 ( Mồng 3 Tết), cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hành hương về Núi Sọ ( Giáo xứ An Ngãi) tham dự các nghi thức và Thánh lễ xức tro , khai mạc Mùa Chay Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Mở đầu lúc 8 giờ 30, cộng đoàn Ngắm Đàng Thánh Giá, đi từ chân đồi vòng quanh lên đến đỉnh đồi, để tưởng niệm Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, và cảm nhận tình thương xót của Chúa, khi Chúa cam lòng vác Thánh giá để đền vì tội chúng ta.
Xem Hình
Tiếp đó , Đức Cha Giuse – Giám Mục Giáo phận Chủ sự Thánh lễ xức tro, đồng tế, tại lễ đài ở chân đồi. trước khi vào Thánh Lễ, Ngài mời gọi cộng đoàn sám hối , canh tân…. Và tin vào lòng thương xót, cho dù tội lỗi chúng ta có đến đâu, nhưng lòng thương xót vượt trên mọi mức độ tội lỗi.
Trước bài giảng, Đức Cha mời cộng đoàn chia sẻ niềm vui , mừng năm mới Bính Thân và mừng nhau bằng tràng pháo tay. Tiếp đó, Ngài trích dẫn 2 bài đọc ( “Hãy xé lòng , đừng xé áo”, Trích Tiên tri Giô-en và “ Hãy làm hòa với Thiên Chúa và với anh em”, Trích thư 2 Cô-rin-tô) và Tin Mừng (Cha của anh , Đấng thấu suốt mọi kín đáo sẽ trả công…) nhắc với cộng đoàn tinh thần chay tịnh trong tâm hồn, chứ không phải bên ngoài . Ngài đã nêu chủ đề :”Tôi muốn lòng nhân từ, chứ không cần lễ tế” của Sứ Điệp Mùa Chay , của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Với Sứ Điệp , ĐTC muốn mỗi người thực thi cách cụ thể lòng thương xót , như Kinh Thương Người có 14 Mối, đối với anh chị em xung quanh nơi mình đang sống , đang làm việc, thương xót người như Chúa xót thương.
Cuối Thánh lễ, vị Đại diện Giáo xứ An Ngãi cám ơn Đức Cha, Quý Cha, Giáo xứ Hòa Khánh và Hòa Minh đã lo Phụng Vụ và Dâng lễ, cộng đoàn , Chính quyền, ban bảo vệ rừng….tất cả những người góp công sức cho tổ chức ngày hành hương. Ông cũng vui mừng cho biết : nhà thờ Giáo xứ An Ngãi sẽ được xây mới , thiết kế và mọi thủ tục pháp lý đã hoàn chỉnh, xin cộng đoàn cầu nguyện và góp tay vào công trình xây dựng nhà Chúa.
Tiếp đó, Đức Giám Mục đã Đại diện cộng đoàn hiện diện , cám ơn Cha Quản xứ, Cha phó, các Ban ngành đoàn thể trong Giáo xứ đã hy sinh rất nhiều cho ngày hành hương được tốt đẹp.
Toma Trương Văn Ân
Được biết:
Địa danh này xưa gọi Bàu nghè, Giáo dân có trước năm 1670, đến ngày 26 .1 . 1670 , Cố Hainques thuộc Hội Thừa Sai Ba-lê, phụ trách cộng đoàn Hội An đã đến ở với Bàu Nghè 4 tháng. Ngài đã giải tội và giải vạ cho nhiều người đã chối bỏ Đạo trong thời kỳ cấm cách bắt đạo của chúa Nguyễn Phúc Tần 1665. Cha đã rửa tội cho 500 người ở Phường Trạc và Bàu nghè, là những tổ phụ giáo dân ngày nay.
1677 : Nhà thờ được xây dựng , đến nay đã xuống cấp nặng nề.
1678: Cha Le Noir , Quản xứ tiên khởi.
Hiện nay, Cha Quản xứ: Phao-lô Đoàn Quang Dân và Cha Phó : Stephano Võ Ngọc Đính .
có 5265 Giáo dân ( Giáo xứ có số Giáo dân đông nhất tại Giáo phận Đà Nẵng)
Sáng 10.2.2016 ( Mồng 3 Tết), cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hành hương về Núi Sọ ( Giáo xứ An Ngãi) tham dự các nghi thức và Thánh lễ xức tro , khai mạc Mùa Chay Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Mở đầu lúc 8 giờ 30, cộng đoàn Ngắm Đàng Thánh Giá, đi từ chân đồi vòng quanh lên đến đỉnh đồi, để tưởng niệm Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, và cảm nhận tình thương xót của Chúa, khi Chúa cam lòng vác Thánh giá để đền vì tội chúng ta.
Xem Hình
Tiếp đó , Đức Cha Giuse – Giám Mục Giáo phận Chủ sự Thánh lễ xức tro, đồng tế, tại lễ đài ở chân đồi. trước khi vào Thánh Lễ, Ngài mời gọi cộng đoàn sám hối , canh tân…. Và tin vào lòng thương xót, cho dù tội lỗi chúng ta có đến đâu, nhưng lòng thương xót vượt trên mọi mức độ tội lỗi.
Trước bài giảng, Đức Cha mời cộng đoàn chia sẻ niềm vui , mừng năm mới Bính Thân và mừng nhau bằng tràng pháo tay. Tiếp đó, Ngài trích dẫn 2 bài đọc ( “Hãy xé lòng , đừng xé áo”, Trích Tiên tri Giô-en và “ Hãy làm hòa với Thiên Chúa và với anh em”, Trích thư 2 Cô-rin-tô) và Tin Mừng (Cha của anh , Đấng thấu suốt mọi kín đáo sẽ trả công…) nhắc với cộng đoàn tinh thần chay tịnh trong tâm hồn, chứ không phải bên ngoài . Ngài đã nêu chủ đề :”Tôi muốn lòng nhân từ, chứ không cần lễ tế” của Sứ Điệp Mùa Chay , của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Với Sứ Điệp , ĐTC muốn mỗi người thực thi cách cụ thể lòng thương xót , như Kinh Thương Người có 14 Mối, đối với anh chị em xung quanh nơi mình đang sống , đang làm việc, thương xót người như Chúa xót thương.
Cuối Thánh lễ, vị Đại diện Giáo xứ An Ngãi cám ơn Đức Cha, Quý Cha, Giáo xứ Hòa Khánh và Hòa Minh đã lo Phụng Vụ và Dâng lễ, cộng đoàn , Chính quyền, ban bảo vệ rừng….tất cả những người góp công sức cho tổ chức ngày hành hương. Ông cũng vui mừng cho biết : nhà thờ Giáo xứ An Ngãi sẽ được xây mới , thiết kế và mọi thủ tục pháp lý đã hoàn chỉnh, xin cộng đoàn cầu nguyện và góp tay vào công trình xây dựng nhà Chúa.
Tiếp đó, Đức Giám Mục đã Đại diện cộng đoàn hiện diện , cám ơn Cha Quản xứ, Cha phó, các Ban ngành đoàn thể trong Giáo xứ đã hy sinh rất nhiều cho ngày hành hương được tốt đẹp.
Toma Trương Văn Ân
Được biết:
Địa danh này xưa gọi Bàu nghè, Giáo dân có trước năm 1670, đến ngày 26 .1 . 1670 , Cố Hainques thuộc Hội Thừa Sai Ba-lê, phụ trách cộng đoàn Hội An đã đến ở với Bàu Nghè 4 tháng. Ngài đã giải tội và giải vạ cho nhiều người đã chối bỏ Đạo trong thời kỳ cấm cách bắt đạo của chúa Nguyễn Phúc Tần 1665. Cha đã rửa tội cho 500 người ở Phường Trạc và Bàu nghè, là những tổ phụ giáo dân ngày nay.
1677 : Nhà thờ được xây dựng , đến nay đã xuống cấp nặng nề.
1678: Cha Le Noir , Quản xứ tiên khởi.
Hiện nay, Cha Quản xứ: Phao-lô Đoàn Quang Dân và Cha Phó : Stephano Võ Ngọc Đính .
có 5265 Giáo dân ( Giáo xứ có số Giáo dân đông nhất tại Giáo phận Đà Nẵng)
Thông Báo
Phân Ưu: LM Giuse Trần Văn Huân qua đời tại Norfolk, Virginia
Đ.Ô. Trịnh Minh Trí
09:38 10/02/2016
vừa nhận được tin:
Cha Giuse Trần Văn Huân, USAF
Nguyên Tuyên Úy Không Quân Hoa Kỳ
Sinh ngày 10 tháng 3 năm 1946 tại Thanh Hóa, Việt Nam
vừa được Chúa gọi về lúc 8:54 tối ngày 3 tháng 2 năm 2016
tại Sentara Leigh Hospital Norfolk, Virginia.
Hưởng thọ 70 tuổi
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, xin hiệp thông cầu nguyện với:
Tổng Giáo Phận Quân Đội, Giáo Phận Richmond và Đại Gia Đình Tang Quyến.
Qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam
xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Cố Giuse Trần Văn Huân,
vị mục tử phục vụ tận tâm cho Giáo Hội Chúa Giêsu và Quốc Gia,
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
Thành kính phân ưu,
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí,
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Phân ưu: Thân mẫu LM Giuse Đinh Đức Hảo, qua đời tại San José
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
20:12 10/02/2016
vừa nhận được tin:
Bà Cố Maria Đinh Thị Thông
được Thiên Chúa gọi về chiều Thứ Bảy ngày 6 tháng 2 năm 2016
tại Thành Phố San Jose, Bang California, Hoa Kỳ
Hưởng Thọ 96 tuổi.
Bà Cố Maria là thân mẫu của Linh mục Giuse Đinh Đức Hảo
Linh mục Giáo Phận San Jose, Đại Diện Đức Giám Mục - Đặc Trách Mục Vụ Việt Nam
đang phục vụ Giáo Xứ Saint Martin, Giáo Phận San Jose.
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh xin hiệp thông cầu nguyện với:
Cha Joseph Đinh Đức Hảo và Gia Đình Tang Quyến Cộng Đoàn Giáo Xứ St. Martin
và Giáo Phận San Jose Quý Cha Miền Tây Hoa Kỳ.
Xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam
đón nhận linh hồn Bà Cố Maria Đinh Thị Trông vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
Thành kính phân ưu,
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch
Văn Hóa
Trên dòng sông năm mới Bính Thân
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
21:58 10/02/2016
Trên dòng sông năm mới Bính Thân
Con đường đời sống có nhiều lối đi khác nhau, cùng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau.
Một trong những phương tiện di chuyển xưa nay con người xử dụng là tầu thuyền trên dòng sông, trên biển cả.
Di chuyển bằng tầu thuyền trên sông nước biển cà, tuy chở được nhiều hàng hóa, cùng kinh tế rẻ hơn, nhưng chậm hơn đi bằng mág bay hay xe hơi, tầu hỏa.
Tầu thuyền không chỉ là phương tiện di chuyển, chuyên chở hàng hóa trên sông nước, ngoài biển cả đại dương, mà còn ẩn chứa ý nghĩa tinh thần về niềm tin đạo giáo nữa.
Theo đức tin Công Giáo, chiếc tầu thuyền là hình ảnh Hội Thánh Công Giáo đang di chuyển dọc đường trên dòng sông thời gian ở trần gian.
Vì thế, có những thánh đường xây dựng như hình chiếc thuyền. Tháp chuông vươn cao lên không gian trời cao như cột cánh buồm hứng gío Đức Chúa Thánh Thần cho con thuyền Giáo Hội trôi di chuyển trên dòng sông.
Bên trong nhà thờ hai bên là nơi cho người tín hữu đến đọc kinh cầu nguyện dâng thánh lễ.
Phía đầu nhà thờ là cung thánh có bàn thờ tế lễ và nhà Tạm cất giữ Mình Thánh Chúa Giêsu Kito như kho lương thực đức tin cho mọi người đi trên thuyền.
Ở cuối nhà thờ có cửa đóng mở ra như miệng con thuyền có lối lên xuống cho mọi người.
Mái nhà thờ như mái trên con thuyền che mưa nắng, gìn giữ phòng chống gío bão cho mọi người trong khoang thuyền trong nhà thờ.
Đời sống người Kitô trên trần gian cũng khác nào như một con thuyền đi trên dòng sông. Trong dòng sông có những khúc, những lúc nước chảy êm đềm lặng lờ, nhưng cũng có khúc có lúc nước chảy xiết mạnh, có ghềnh đá chắn lối nguy hiểm.
Dòng sông đời sống con người cũng tương tự như vậy, có những giai đoạn, có lúc thanh bình hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc chao đảo xáo trộn mất bình an hạnh phúc, khi đời sống vướng mắc vào vòng tội lỗi, bị sự dữ, sự chết đe dọa, lúc gặp gian nan thử thách.
Lời Chúa, ân đức của Chúa qua các Bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể là lương thực cho tâm hồn niềm tin đời sống trên dòng sông đời sống đi về bến cảng nơi Thiên Chúa lòng thương xót.
Thời gian năm mới Bính Thân tựa như dòng sông, trên đó con thuyền đời sống con người di chuyển vượt qua. Chắc chắn chúng ta sẽ trải qua không chỉ có khúc giai đoạn bằng phẳng thanh bình, mà còn có cả khúc, cả giai đoạn uốn khúc gập ghềnh nước chảy xiết mạnh, sóng to gío bão nổi lên làm cho chao đảo, có thử thách khó khăn.
Những lúc gặp hoàn cảnh như thế, tâm trí nhớ đến lời Chúa Giêsu nói với các Thánh Tông đồ: anh em đừng hoảng sợ. Có Thầy đây!
Lời Chúa Giêsu nói với các Thánh Tông đồ trên dòng sông nước biển hồ khi con thuyền gặp sóng gío cũng là lời Chúa nói với chúng ta trên dòng sống đời sống năm Bính Thân: Anh em đừng sợ, có Thầy ở cùng anh em mọi ngày!
Cung chúc tân xuân Bính Thân
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Con đường đời sống có nhiều lối đi khác nhau, cùng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau.
Một trong những phương tiện di chuyển xưa nay con người xử dụng là tầu thuyền trên dòng sông, trên biển cả.
Di chuyển bằng tầu thuyền trên sông nước biển cà, tuy chở được nhiều hàng hóa, cùng kinh tế rẻ hơn, nhưng chậm hơn đi bằng mág bay hay xe hơi, tầu hỏa.
Tầu thuyền không chỉ là phương tiện di chuyển, chuyên chở hàng hóa trên sông nước, ngoài biển cả đại dương, mà còn ẩn chứa ý nghĩa tinh thần về niềm tin đạo giáo nữa.
Theo đức tin Công Giáo, chiếc tầu thuyền là hình ảnh Hội Thánh Công Giáo đang di chuyển dọc đường trên dòng sông thời gian ở trần gian.
Vì thế, có những thánh đường xây dựng như hình chiếc thuyền. Tháp chuông vươn cao lên không gian trời cao như cột cánh buồm hứng gío Đức Chúa Thánh Thần cho con thuyền Giáo Hội trôi di chuyển trên dòng sông.
Bên trong nhà thờ hai bên là nơi cho người tín hữu đến đọc kinh cầu nguyện dâng thánh lễ.
Phía đầu nhà thờ là cung thánh có bàn thờ tế lễ và nhà Tạm cất giữ Mình Thánh Chúa Giêsu Kito như kho lương thực đức tin cho mọi người đi trên thuyền.
Ở cuối nhà thờ có cửa đóng mở ra như miệng con thuyền có lối lên xuống cho mọi người.
Mái nhà thờ như mái trên con thuyền che mưa nắng, gìn giữ phòng chống gío bão cho mọi người trong khoang thuyền trong nhà thờ.
Đời sống người Kitô trên trần gian cũng khác nào như một con thuyền đi trên dòng sông. Trong dòng sông có những khúc, những lúc nước chảy êm đềm lặng lờ, nhưng cũng có khúc có lúc nước chảy xiết mạnh, có ghềnh đá chắn lối nguy hiểm.
Dòng sông đời sống con người cũng tương tự như vậy, có những giai đoạn, có lúc thanh bình hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc chao đảo xáo trộn mất bình an hạnh phúc, khi đời sống vướng mắc vào vòng tội lỗi, bị sự dữ, sự chết đe dọa, lúc gặp gian nan thử thách.
Lời Chúa, ân đức của Chúa qua các Bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể là lương thực cho tâm hồn niềm tin đời sống trên dòng sông đời sống đi về bến cảng nơi Thiên Chúa lòng thương xót.
Thời gian năm mới Bính Thân tựa như dòng sông, trên đó con thuyền đời sống con người di chuyển vượt qua. Chắc chắn chúng ta sẽ trải qua không chỉ có khúc giai đoạn bằng phẳng thanh bình, mà còn có cả khúc, cả giai đoạn uốn khúc gập ghềnh nước chảy xiết mạnh, sóng to gío bão nổi lên làm cho chao đảo, có thử thách khó khăn.
Những lúc gặp hoàn cảnh như thế, tâm trí nhớ đến lời Chúa Giêsu nói với các Thánh Tông đồ: anh em đừng hoảng sợ. Có Thầy đây!
Lời Chúa Giêsu nói với các Thánh Tông đồ trên dòng sông nước biển hồ khi con thuyền gặp sóng gío cũng là lời Chúa nói với chúng ta trên dòng sống đời sống năm Bính Thân: Anh em đừng sợ, có Thầy ở cùng anh em mọi ngày!
Cung chúc tân xuân Bính Thân
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Khai bút năm Bính Thân
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
10:47 10/02/2016
Rằng: “Người bởi khỉ mà ra”
Năm nay ông tổ đi xa trở về!
Người khó chịu, người hả hê
Bính Thân chắp bút vụng về khai xuân.
Thơ không lý giải, biện phân
Nhưng mời bạn đọc xa gần du xuân
Về thăm gốc vẫn còn gần
Hãy về cội rễ tới phần khai nguyên.
Muôn loài do Chúa dựng nên
Một Lời Chúa phán chúng liền có ngay (x.St 1,3-24)
Con người khác biệt muôn loài
Ngoài phần ý muốn, chính Ngài thổi hơi.(St 1,7)
Các loài linh trưởng trên đời
Bao hàm cả xác loài người chúng ta,
Đều do ý Chúa sinh ra,
Nói cùng một gốc tưởng là không sai.
Gốc phân ngành ngọn theo loài
Con đường tiến hoá trải dài vô biên.
Phần hơi thở rất linh thiêng,
Chính là sự sống uy quyền Chúa ban.
Xác theo quy luật tiêu tan
Hồn về với Chúa vĩnh hằng nghỉ an.
Chờ ngày sống lại vinh quang
Linh hồn nhập xác vào hàng thánh nhân.
Trở về hiện tại Bính Thân.
Không lý luận, nhưng biện phân rõ ràng:
Rằng cùng gốc ở trần gian
Chỉ con người được thiên đàng mai sau.
Người ơi nhắc nhỏ cùng nhau
Đừng phân biệt quá mà đau đớn lòng.
Con người thú tính bên trong
Còn nhiều vết khỉ, ước mong tẩy dần.
Vẫn là câu chuyện Bính Thân
Khỉ thành người thấy dần dần cũng quen.
Nhưng người thành khỉ đớn hèn
Khỉ Tầu, khỉ gió, lắm phen bực mình!
Chúc nhau năm mới an bình
Thành công, hạnh phúc, gia đình yêu thương.
Không lý luận, chỉ vui hơn.
Bính Thân Năm Thánh Lòng Thương Xót về.
Không khó chịu, chỉ hả hê
Bính Thân Năm Thánh tràn trề xót thương./.
Mênh mông ân huệ
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
10:49 10/02/2016
Suy niệm cuối năm
Mênh mông sức sống, thẳm trời xanh
Ánh bạc lung linh, sáng phúc lành.
Biển khơi rộng mở lòng nhân ái,
Khắc đậm quyền năng Đấng tạo thành.
Mênh mông cát biển dưới trời sao,
Trải rộng miên man sóng vỗ trào.
Quá ư bé nhỏ như mất hút.
Mảnh khảnh phận người có là bao !
Mênh mông khái niệm giữa biển trời.
Mịt mù, xa tắp, ngút trùng khơi.
Tình cờ, vô thức hay sáng tạo ?
Câu hỏi hiện lên hết mọi thời.
“Phàm nhân phận nhỏ có là gì
So với công trình Chúa thực thi?
Chúa cho làm chủ trong hoàn vũ” (Tv 8, 4-7)
Mênh mông ân huệ nói được chi ?
Lm Phêrô Hồng Phúc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vườn Xuân
Dominic Đức Nguyễn
19:49 10/02/2016
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Gió xuân thoang thoảng hương hoa
Em đi trên cỏ mượt mà đẫm sương
Những bông hoa thắm trong vườn
Đong đưa cành lá dễ thương... khoe mình
Trời ban hạt nắng lung linh
Giọt sương trên lá chuyển mình long lanh…
(Trích thơ của Tóc Mai)