Ngày 09-02-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muói đất và ánh sáng thế gian
Linh Tiến Khải
12:30 09/02/2014
Ơn gọi của kitô hữu môn đệ thừa sai là muối đất và là ánh sáng thế gian, là đén cháy sáng để cuộc sống thánh thiện của chúng ta trao ban ”hương vị” cho các môi trường sống khác nhau và bảo vệ chúng khỏi bị hư thối.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9-2-2014 với hàng chục ngàn tín hữu tự tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Đề cập tới bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm qua kể lại lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: ”Các con là muối đất... Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,3.14), Đức Thánh Cha nói: Điều này khiến cho chúng ta hơi ngạc nhiên một chút, nếu chúng ta nghĩ tới những người đang đứng trước Chúa Giêsu là ai. Họ là những người đánh cá, những người đơn sơ. Nhưng Chúa nhìn họ với con mắt của Thiên Chúa, và người ta hiểu khẳng định của Ngài như là hậu qủa của các Mối Phúc Thật. Ngài muốn nói rằng: nếu các con có tinh thần nghèo khó, có con tim trong sạch, có lòng thương xót... thì các con sẽ là muốn đất và ánh sáng thế gian. Để hiểu các hình ảnh này một cách tốt đẹp hơn. chúng ta chú ý tới Luật Lệ Do thái truyền phải bỏ một chút muối trên mọi lễ vật dâng cho Thiên Chúa, như dấu chỉ của giao ước. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa ánh sáng như sau:

Thế rồi ánh sáng, đối với dna Israel, là biểu tượng của mạc khải cứu thế chiến thăng bóng tối của dân ngoại. Như vậy các kitô hữu, là dân Israel mới, nhận lãnh một sứ mệnh đối với tất cả mọi người: với đức tin và với tình bác ái họ có thể hướng dẫn, thánh hóa và làm cho nhân loại trở thành phong phú. Tất cả chúng ta những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi trở thành một phúc âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban ”hương vị” cho các mội trường khác nhau, và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. Nhưng nếu các kitô hữu chúng ta đánh mất đi hương vị và tắt ngúm, chúng ta dập tắt sự hiện diện là muối và ánh sáng, bởi vì chúng ta đánh mất đi sự hữu hiệu. Sứ mệnh trao ban ánh sáng cho thế giới đẹp đẽ biết bao! Đó là một sứ mệnh mà chúng ta có. Nó đẹp. Và cũng thật đẹp duy trì ánh sáng mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Giêsu, gìn giữ nó và duy trì nó. Kitô hữu phải là một người chiếu sáng, mang ánh sáng, luôn luôn troa ban ánh sáng. Một ánh sáng không phải của mình, nhưng là món qùa của Thiên Chúa, là món qùa của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha khẳng định thêm:

Nếu kitô hữu dập tắt ánh sáng này, cuộc sống của họ không có ý nghĩa; đó là một tín hữu kitô chỉ có danh thôi, mà không mang ánh sáng, một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng bây giờ tối muốn hỏi anh chị em, anh chị em muốn sống thế nào? Như một cái đèn cháy sáng hay một cái đèn tắt? Cháy sáng hay tắt? Anh chị em muốn sống thế nào? Tín hữu trả lời ”cháy sáng”, nhưng hơi nhỏ, Đức Thánh Cha nói ”ở đây người ta chả nghe gì cả”. Tín hữu la to hơn: ”cháy sáng”. Ngài nói tiếp: Đèn cháy sáng nhé! Chính Thiên Chúa cho chúng ta ánh sáng này và chúng ta trao nó cho người khác. Đèn cháy sáng đó là ơn gọi kitô của chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhăc cho mọi người biết ngày 11 tháng 2 này là lễ Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ”Ngày quốc tế các bệnh nhân”. Đức Thánh Cha nói đây là địp thuận tiện để đặt các anh chi em bệnh tật vào trung tâm của cộng đoàn, cầu nguyện cho họ và với họ, gần gũi họ. Sứ điệp cho ngày này được gợi hứng bởi một kiểu nói của thánh Gioan: Đức tin và tình bác ái: ”Cả chúng ta nữa chúng ta cũng phải hiến mạng sống cho các người anh em” (1 Ga 3,16). Một cách đặc biệt chúng ta có thể noi gương Chúa Giêsu đối với mọi loại người đau yếu: Chúa săn sóc tất cả, chia sẻ nỗi khổ đau của họ và rộng mở con tim cho niềm hy vọng. Rồi Đức Thánh Cha cam ơn các nhân viên y tế trên toàn thế giới. Ngài nói công việc của anh chị em thật qúy báu! Xin cám ơn công việc qúy báu của anh chị em rất nhiều. Họ gặp gỡ nơi các bệnh nhân mỗi ngày không phải chỉ các thân xác ghi dấu sự giòn mỏng, nhưng các bản vị con người mà họ cống hiến sự chú ý và các câu trả lời thỏa đáng. Phẩm giá con người không bao giờ bị giản lược vào các khả thể hay năng khiếu của nó, và nó không giảm thiểu, khi chính con người yếu đuối, tàn tật và cần giúp đỡ. Tôi cũng nghĩ tới các gia đình, nơi việc săn sóc ai đau yếu là điều bình thường; nhưng đôi khi các tình hình có thể nặng nề hơn... Có rất nhiều người viết thư cho tôi và hôm nay tôi muốn bảo đảm một lời cầu nguyện cho tất cả các gia đình đó, và tôi nói với họ: Anh chị em đừng sợ hãi sự giòn mỏng! Đừng sợ hãi sự giòn mỏng. Hãy giúp đỡ nhau với tình yêu thương và anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện ủi an của Thiên Chúsa.

Thái độ quang đại và kitô đối với các bệnh nhân là muối đất và ánh sáng thế gian. Xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta thực thi điều đó, và xin Mẹ chiếm được an bình và an ủi cho mọi người đang đau đớn.

Trong những ngày này Thế Vận Hội mùa đông cũng đang diễn ra tại Sochi bên Nga. Tôi muốn gửi lời chào tới các người tổ chức và tất cả các lực sĩ tham dự với lời cầu chúc nó là một lễ hội của thể thao và tình bạn. Tiếp đến ngài chào nhiều nhóm khác nhau hiện diện tại quảng trường, trong đó có nhóm các nữ thần học gia đang tham dự một đại hội tại Roma. Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự gần gũi của ngài và cầu nguyện cho những người đang khổ đau vì các thiên tai tại nhiều nước khác nhau, kể cả ở Roma. Trước khi kết thúc buoi đọc Kiinh Truyền Tin Đức Thánh Cha còn lập lại câu hỏi tín hữu muốn là đèn cháy sàng hay đèn bị tắt rồi nói: Kitô hữu đem ánh sáng. Họ là một chiếc đèn cháy sáng. Hãy luôn tiến bước với ánh sáng của Chúa Giêsu.
 
Quan điểm của Tòa Thánh về bình đẳng, nhất là về bình đẳng của phụ nữ
Vũ Văn An
17:26 09/02/2014
Việc tranh đấu cho nữ quyền đã gặt hái được nhiều thành quả lớn lao trong mấy thập niên qua. Ngày nay, càng ngày người ta càng thừa nhận rằng các quốc gia khó lòng hưng thịnh nếu một nửa dân số không được giáo dục và học hành tốt hay không được bao gồm trong diễn trình đưa ra quyết định. Luật lệ đã được đưa ra nhằm thừa nhận quyền nữ giới được an tòan trong và ngoài gia đình, được hưởng mức lương bằng nhau tại sở làm và được bình đẳng dưới pháp luật, đồng thời đã có nhiều thay đổi trong thái độ đối với phụ nữ.

Nữ Quyền

Hai mươi năm qua đã chứng kiến hai thỏa hiệp quốc tế đáng lưu ý về nữ quyền. Tháng 9 năm 1994, Hội Nghị Quốc Tế Về Dân Số và Phát Triển, họp tại Cairo, đã chuyển chú mục khỏi việc kiểm soát sinh sản để lưu tâm hơn tới việc lên quyền cho phụ nữ và cải thiện cuộc sống của họ. Hội nghị khảo sát các vấn đề như quyền được hưởng các dịch vụ y tế sinh sản, quyền được cố vấn và trợ giúp về y tế tính dục và việc loại bỏ các tập tục nguy hại như cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và hôn nhân cưỡng ép.

Năm sau, Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư Về Phụ Nữ, họp tại Bắc Kinh, cam kết thực hiện được sự bình đẳng phái tính bằng cách loại bỏ các cản trở từng hạn chế việc phụ nữ can dự vào sinh hoạt công và tư và ngăn cản họ không được tham dự đồng đều vào diễn trình đưa ra quyết định.

Trên thực tế, phụ nữ vẫn còn đang chịu nhiều thiệt thòi. Một trong ba phụ nữ vẫn còn bị đánh đập hoặc cưỡng hiếp ít nhất một lần trong đời họ, và hơn 140 triệu phụ nữ và trẻ gái đang phải sống với các hiệu quả của việc cắt bỏ bộ phận sinh dục.

Năm nay kỷ niệm lần thứ 20 Hội Nghị Cairo. Ngày 6 tháng Hai vừa qua, nhân phiên họp thứ tám của của Nhóm Làm Việc Công Khai về Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững với chủ đề “Cổ vũ bình đẳng, bao gồm công bằng xã hội, bình đẳng phái tính, và lên quyền lực cho phụ nữ”, Đức TGM Francis A. Chullikatt, Sứ Thần Tòa Thánh và là Quan Sát Viên Thường Trực Của Tòa Thánh cạnh LHQ, đã đọc một tham luận.

Bình đẳng

Ngài nhấn mạnh tới điểm: phát triển bền vững không bao giờ được tách biệt với nhiệm vụ phải bảo đảm rằng việc phát triển này mang lại lợi ích đồng đều cho mọi thành viên của gia đình nhân loại. Thành ra, ưu tiên hàng đầu là: không người nào bị diễn trình phát triển của hòan cầu bỏ rơi.

Vào thời điểm này của lịch sử nhân loại, các con số thống kê vẫn cho thấy các bất quân bình giữa người với người cao hơn bao giờ hết. Thực vậy, các con số về bất quân bình kinh tế do Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới cung cấp nhấn mạnh tới thực tại nghèo đói, bị đẩy ra bên lề và đau khổ một cách gây sững sờ. Việc thiếu chú ý tới các bất quân bình này, thậm chí ngay trong Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ, đã càng củng cố sự bất lợi và đang kêu gọi sửa lại chính sách này trong khuôn khổ phát triển sau năm 2015.

Trong cái vòng lẩn quẩn trên, các bất quân bình xuất hiện vừa như nguyên nhân vừa như hậu quả của việc phân hóa xã hội. Như Cuộc Hội Ý Hòan Cầu Theo Chủ Đề về Phúc Trình Tổng Hợp Nghị Trình Phát Triển Sau Năm 2015 từng nhận định, trong khi các nhân tố thuộc cơ cấu sản sinh ra bất quân bình hiện hết sức bao quát, gồm nhiều phương diện: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và môi sinh (1), thì các hậu quả của chúng đã trở thành phổ quát. Bất quân bình đang loại con người ra ngoài việc tham gia đầy đủ vào đời sống cộng đoàn, không cho họ hưởng đầy đủ các nhân quyền của họ cũng như các cơ hội kinh tế nền tảng mà nhân phẩm cố hữu của họ vốn đòi hỏi.

Sự bất quân bình có tính hoàn cầu này không phải chỉ là một quan tâm vô ích về kinh tế hay pháp lý, mà là một cuộc khủng hoảng có tính nhân bản trọn vẹn đang đe dọa ích chung của toàn thể xã hội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận diện bất bình đẳng như gốc rễ của mọi xấu xa xã hội, tạo nền cho bạo động, tội ác, và tranh chấp (2). Sản phẩm tối hậu của bất bình đẳng không phải chỉ là nghèo đói và thất nghiệp, tội ác, bất ổn xã hội, và tuyệt vọng, mà còn từ từ phá hoại chính cơ cấu của xã hội, đe dọa phúc lợi của mọi người.

Đức TGM Chullikatt cho rằng muốn thực sự bao gồm mọi người và công bằng, khuôn khổ phát triển sau năm 2015 phải tránh phương thức hầm trú khi giải quyết các nguyên nhân gốc rễ gây ra bất bình đẳng, nghèo khó và loại trừ. Phải theo phương thức phổ quát để không loại bỏ một ai, phải có một nghị trình phát triển nhằm mục đích nòng cốt sau: đạt được sự phát triển vì lợi ích của mọi người, mọi dân tộc: ai cũng có quyền được thừa hưởng các thành quả của nó. Phải tạo được sự hợp tác giữa các chính phủ và xã hội dân sự, kể cả các tổ chức tôn giáo, ngõ hầu vươn tới cả những người sống bên lề xã hội.

Phụ nữ

Riêng đối với phụ nữ và trẻ gái, ngài cho rằng nhân phẩm của họ đang bị lăng nhục hơn cả. Sự lăng nhục này thấy rõ nhất khi các trẻ gái bị nhắm như là mục tiêu để phá thai có chọn lựa; hay là nạn nhân của sát nhi hay bị bỏ rơi, không cho tới trường, chịu cắt bỏ bộ phận sinh dục, bị cưỡng bức kết hôn, hay buôn bán. Sự kinh hoàng của bạo lực gia đình, cưỡng hiếp, buộc phải triệt sản và phá thai đang đe dọa sức khỏe và mạng sống của phụ nữ. Tuổi già khiến họ cô đơn và nghèo khổ, không một chút an toàn về xã hội hay kinh tế. Những vấn đề bao quát về bất bình đẳng như thế đòi một phương thức bảo đảm được sự bình đẳng của phụ nữ trong khuôn khổ phát triển hòan cầu.

Tuy nhiên, Đức TGM Chullikatt cho rằng sẽ ngây thơ hết sức khi người ta đồng hóa bình đẳng với việc giống như nhau. Phương thức đối với phụ nữ trong Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững phải thừa nhận và giúp phụ nữ vượt thắng được các rào cản không cho phép họ bình đẳng nhưng không được phép bắt buộc họ phải từ bỏ những điều thuộc yếu tính của họ. Phụ nữ khắp thế giới không sống biệt lập, nhưng hiện hữu trong mạng lưới liên hệ đem lại cho họ ý nghĩa, sự phong phú, căn tính, và tình yêu nhân bản. Các liên hệ này, nhất là vai trò bên trong gia đình, trong tư cách mẹ, vợ, người săn sóc, có những hiệu quả sâu sắc đối với các chọn lựa của họ và việc họ ưu tiên hóa các quyền lợi trong suốt đời sống của họ.

Khi lên khuôn Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững, cộng đồng thế giới phải từ bỏ chủ trương giản dị thái quá cho rằng các thiếu sót trong các thành quả kinh tế và công cộng của phụ nữ chỉ cần bác bỏ các khả năng sinh sản của họ là điều chỉnh lại được. Một phương thức để tạo bình đẳng cho phụ nữ, đặt căn bản đúng đắn trên quyền lợi, đòi xã hội và các định chế xã hội phải loại bỏ các rào cản xã hội và kinh tế bất công từng đặt ra sự lưỡng phân giả tạo giữa các mối liên hệ nhằm thăng tiến đời sống và sự tham dự của họ, và những thành quả trong các nhân quyền khác. Phát triển đối với phụ nữ chỉ thực sự bền vững khi nó biết tôn trọng và giúp phụ nữ chọn lựa và ưu tiên hóa các hành động của họ theo các cơ hội đồng đều bên trong bối cảnh mối liên hệ gia đình là mối liên hệ lên khuôn cho đời sống họ, chứ không bất chấp bối cảnh này.

Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững phải tạo cơ hội để đương đầu với sự bất bình đẳng qua việc cổ vũ phụ nữ tham gia vào xã hội trên căn bản bình đẳng, nhưng không được bác bỏ hoàn toàn mối liên hệ gia đình trong đó người đàn bà hiện hữu. Các chính sách lao động phải đi quá bên kia việc chỉ làm dễ các cơ hội đồng đều để có việc làm mà thôi, mà còn phải bảo đảm có sự nhịp nhàng giữa việc làm có lương và các trách nhiệm gia đình: qua các chính sách về gia đình và hộ sản, phải bảo đảm rằng tiền lương bình đẳng, các phúc lợi thất nghiệp, và tiền hưu trí phải đầy đủ cho cuộc sống gia đình ổn định. Quyền được hưởng giáo dục và huấn luyện nghề nghiệp đồng đều phải đi song hành với các biện pháp nhằm điều chỉnh sao cho ăn khớp nhịp nhàng với việc làm trong gia đình và nhu cầu chăm sóc. Cần có các cố gắng nghiêm túc để trợ giúp phụ nữ trong các chọn lựa gia đình của họ. Việc tham gia dân chính phải được thiết trí ra sao để thích ứng việc tham gia của mọi phụ nữ, gồm cả những người đang có trách nhiệm gia đình. ____________________________________________________________________________________________
(1) Qũy Nhi Đồng LHQ và Phụ Nữ LHQ, 2013. Addressing Inequalities: Synthesis Report of Global Public Consultation.
(2) Tông Huấn của Đức Phanxicô Evangelii gaudium, n. 202.
 
Top Stories
Catholics support Francis, but many split on teachings: poll
AFP
12:46 09/02/2014
Washington (AFP) - Catholics believe Pope Francis is doing a good job, but many disagree with Church doctrine on hot-button issues, especially contraceptives, according to a global poll out on Sunday.

The survey by the US-based Spanish-language network Univision of Catholics in 12 countries found that those most likely to support Church teachings are married men and women 55 years and older who attend mass frequently and live in rural areas.

For the rest, opinions on issues such as gay marriage, abortion, divorce and female priests vary by region, age, geographic location and income.

According to the poll, 87 percent of Catholics believe that Francis is doing a good or excellent job as his papacy reaches its first anniversary in March.

Yet 78 percent favor using contraceptives, a violation of Church doctrine.

On other issues there are marked regional differences: for example 80 percent of Catholics in Africa and 76 percent in the Philippines support the ban on female priests, but only 30 percent in Europe and 36 percent in the United States are in favor.

The most controversial subject is gay marriage: opposition to such unions is overwhelming in Africa at 99 percent, compared with 40 percent in the United States.

"On average, five percent more women, 18 percent more young people and 10 percent more upper and upper middle class members are in favor of gay marriage compared to their counterparts," the pollsters said.

Catholics in Spain -- which for centuries enforced Church doctrine through the Holy Inquisition -- are among the most liberal in the world, according to the survey, along with those in France.

Catholics in Africa and the Philippines are the most conservative, while those in Argentina and Brazil are mostly liberal.

The poll by Bendixen & Amandi International for Univision surveyed 12,036 Catholics in Argentina, Brazil, Colombia, Democratic Republic of Congo, France, Italy, Mexico, Philippines, Poland, Spain, Uganda and the United States.

The countries represent 61 percent of the world’s 1.2 billion Catholics, and pollsters say the survey has a 0.9 percent overall margin of error.

(An interactive presentation of the poll is available at http://www.univision.com/interactivos/openpage/2014-02-06/la-voz-del-pueblo-portada-en
Source: http://news.yahoo.com/catholics-support-francis-many-split-teachings-poll-134201090.html)
 
How religion in the US today tracks closely with geography
Brad Knickerbocker /Christian Science Monitor
20:05 09/02/2014
A bare majority of Americans still call themselves Protestant as other religions gain ground. But the millennial generation is more likely to reject any formal religion, and this could have political import.

Tell me where you live, and there’s a good chance I’ll know your religion.

Mississippi or Alabama? Protestant. Rhode Island or New Jersey? Roman Catholic. Mormon? That’s easy: Utah, although a substantial minority in Idaho is Mormon too. Vermont or Oregon? You could well be "unchurched."

Demography isn’t exactly spiritual destiny. But for most Americans, their religious identity tracks closely with where they live.

If they’re Protestant, they’re more likely to live in the South. Seven of the ten most-Catholic states, on the other hand, are in the Northeast – although California and New Mexico, with heavily Hispanic populations, have large numbers of Catholics as well.

These are some of the findings in a new Gallup survey.

“All 10 of the most Protestant states are located in the South,” Gallup reported this week. “Nine of these states are at least 70 percent Protestant, including the two most highly Protestant states, Mississippi and Alabama, each with a 77 percent Protestant population.”

“Two other religious groups that are much smaller constitute about 2 percent of the population each, with Mormons concentrated in Utah and Idaho, and Jewish Americans most likely to be found in several Middle Atlantic and New England states, plus the District of Columbia,” according to Gallup.

But what about the degree of fervency or devoutness?

Vermont has the smallest percentage of those who identify themselves as “very religious” (just 22 percent) with other New England states – New Hampshire, Maine, and Massachusetts – not far behind.

Mississippi has the highest percentage of “very religious” (61 percent), with Mormon Utah and other Protestant southern states – Alabama, Louisiana, and South Carolina – not far behind.

Increasing numbers of Americans refer to themselves as “spiritual but not religious,” and this shows up in the number of unaffiliated adults queried by Gallup and the Pew Research Center’s Religion and Public Life Project – a figure that’s risen to nearly 20 percent in the most recent Pew survey (2012).

It’s a figure that’s likely to grow as the generations move on.

“A third of adults under 30 have no religious affiliation (32 percent), compared with just one-in-ten who are 65 and older (9 percent),” Pew reported. “And young adults today are much more likely to be unaffiliated than previous generations were at a similar stage in their lives.”

A key question: Will today’s “millennials” retain that attitude later in life, or will they “find religion” – at least a generally accepted denomination – as they advance in years?

There may be an important political dimension paralleling if not attributable to shifting religious attitudes.

“In the 2008 presidential election, [the religiously unaffiliated] voted as heavily for Barack Obama as white evangelical Protestants did for John McCain,” according to Pew. “More than six-in-ten religiously unaffiliated registered voters are Democrats (39 percent) or lean toward the Democratic Party (24 percent). They are about twice as likely to describe themselves as political liberals than as conservatives, and solid majorities support legal abortion (72 percent) and same-sex marriage (73 percent).”

Meanwhile, two-thirds of Americans – affiliated and unaffiliated alike – say religion is losing its influence in Americans’ lives, Pew reported last year.

At the same time, the US – founded by those looking for a religious freedom they had not known in Europe, and despite the growth in atheism and agnosticism – remains more religious than most other western countries.

A majority continues to say that religion is very important in their lives – much higher than Britain (17 percent), France (13 percent), Germany (21 percent), or Spain (22 percent). And 76 percent say that prayer is an important part of their daily life – the same level as in 1987, Pew finds.

Self-described Protestants may still be a majority of religious Americans (although that percentage has slipped to barely more than half). But their influence at the top levels of government continues to wane.

Between 1961 and 2014, the percentage of Protestants in Congress dropped from 75 percent to 56 percent. Over the same period, the percentage of Catholic lawmakers in Washington rose from 19 percent to 31 percent, and the percentage of Jewish members tripled from 2 percent (in line with the overall US population) to 6 percent.

The current Congress also includes the first Buddhist to serve in the Senate, the first Hindu to serve in either chamber and the first member of Congress to describe her religion as “none.”

On the US Supreme Court, in its early days a largely WASP institution, there are no Protestant justices today. Six are Catholic and three are Jewish.

(Source: http://news.yahoo.com/religion-us-today-tracks-closely-geography-150650847.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Phú Hòa, Sài gòn : Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân
Martin Lê Hoàng Vũ
10:37 09/02/2014
Chiều thứ bảy ngày 8.2.2014, đông đảo cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Tân Phú Hòa đã tham dự thánh lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cầu nguyện cho các bệnh nhân trong giáo xứ.

Hình ảnh

Thánh lễ được cử hành vào lúc 18 giờ do Đức Cha An phong Nguyễn Hữu Long, Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Giuse Nguyễn Văn Trọng chánh xứ Tân Phú Hòa, cha Giuse Nguyễn Văn Thanh chánh xứ Bình Thuận hạt Tân Sơn Nhì, và một số quý cha gốc thuộc giáo xứ Tân Phú Hòa.

Lời mở đầu thánh lễ, Đức Cha An phong chào thăm cộng đoàn giáo xứ Tân Phú Hòa, nơi đây chính là giáo xứ nhà của ngài.Kế đó, ngài nói đến ý nghĩa của thánh lễ, qua sự kiện Đức Mẹ đã hiện ra với chị Bernadette tại Lộ Đức, nước Pháp vào ngày 11.2.1858.Từ đó cho đến nay, Lộ Đức trở thành điểm hẹn niềm tin và cầu nguyện cho các bệnh nhân.

Bài đọc 1 thánh lễ hôm nay do một chị khiếm thị đọc, cha chánh xứ Tân Phú Hòa công bố bài Tin Mừng tường thuật câu chuyện tiệc cưới Cana,Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha nói đến ý nghĩa của bệnh tật trong đời sống và trong Thánh Kinh.Thiên Chúa là Đấng giải thoát con người một cách toàn diện, mọi bệnh tật đau khổ của con người Chúa đã mang lấy trong mình.Trong cuộc đời tại thế, Chúa Giêsu đã chữa lành cho các bệnh nhân, Ngài làm cho người chết được sống lại.Chúa luôn an ải và nâng đỡ những người bệnh tật già cả đau yếu.Bên cạnh đó, cộng đoàn giáo xứ trong tư cách là gia đình con cái Chúa, cùng nhau chia sẻ và cầu nguyện cho những người già cả và đau bệnh, để họ thêm niềm tin tưởng và nhận ra Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu. Mẹ Maria cũng là người Mẹ đồng hành với con cái trong mọi hoàn cảnh khổ đau.Như trong bài Tin Mừng, Mẹ Maria đã xin với Chúa Giêsu, bằng sự tinh tế của tình mẫu tử, Mẹ thấy được gia đình đôi tân hôn đang lúng túng vì thiếu rượu.Ngày nay, Mẹ Maria can thiệp để chuyển cầu với Chúa Giêsu nâng đỡ cuộc sống của những người bệnh, để xin Chúa chữa lành bệnh tật thân xác và linh hồn.

Sau bài giảng, Đức Cha và quý cha ban bí tích Xức dầu Bệnh nhân cho những người già cả và các người bệnh đang hiện diện.Bí tích này mang lại ơn sức mạnh cho các bệnh nhân vượt qua những cơn đau bệnh và chấp nhận bệnh tật và bí tích này cũng ban ơn tha tội cho họ.

Trước khi kết thúc thánh lễ, đại diện cho cộng đoàn giáo xứ, cha chánh xứ Tân Phú Hòa cám ơn Đức Cha đã yêu mến về thăm giáo xứ nhân dịp đầu năm.Cha vui mừng vì sự hiện diện của Đức Cha và quý cha trong ngày cầu nguyện cho các bệnh nhân, nhất là quý cha là con cái của giáo xứ Tân Phú Hòa.Cha ước mong mỗi năm một lần, Đức Cha và quý cha có dịp về thăm giáo xứ quê nhà của mình.

Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân kết thúc,Đức Cha trao cho mỗi người già cả và bệnh tật một tràng chuỗi Mân côi để họ cầu nguyện với Mẹ Maria.

Sau thánh lễ, Đức Cha đi giữa cộng đoàn chúc lành cho các trẻ nhỏ được các bà mẹ bế trên tay. Như vậy, vị mục tử với khẩu hiệu “mang vào mình mùi chiên”đã làm cho cộng đoàn phụng vụ thấy được hình ảnh Đức Kitô Mục Tử đang dang tay chúc lành và ôm ấp tất cả các con chiên bằng tình yêu thương, từ các cụ già đến những người bệnh và các trẻ em, ai cũng thấy một sự nâng đỡ an ủi của chính Đức Kitô.
 
Chợ Tết Tổng hội Sinh viên Nam Cali 2014
Đỗ Thị Thuận
10:41 09/02/2014
CHỢ TẾT TỔNG HỘI SINH VIÊN NAM CALI 2014

Ngày 7, 8, và 9 tháng Hai, 2014, Hội Tết Sinh Viên do Tổng Hội Sinh Viên (THSV) tổ chức hằng năm tại Quận Cam sẽ lại tiếp tục mang cộng đồng đến với nhau để cùng vui Xuân và gìn giữ những truyền thống văn hoá Việt tại hải ngoại. Trong lần thứ 35 này, Hội Tết Sinh Viên sẽ được tổ chức tại OC Fair & Event Center, 88 Fair Dr., Costa Mesa, CA 92626. Để có thêm chi tiết, xin quý đồng hương tham khảo trang nhà http://www.tetfestival.org/, hoặc liên lạc (714) 890-1418,contact@uvsa.org.

Hình ảnh

Chắc chắn rất nhiều đồng hương sẽ háo hức đi dự Hội Tết Sinh Viên. Trong bài viết này, Ban Tổ Chức (BTC) sẽ ‘bật mí’ một số điều rất đặc biệt về Hội Xuân năm nay, và sự ‘bật mí’ này chắc chắn sẽ tạo thêm nô nức trong lòng quý vị.

Trước hết, Hội Tết Sinh Viên có giá vào cửa đặc biệt chỉ 1 đôla cho những ai có vé đi xe buýt ngày hôm đó, hoặc mua trên mạng theo dạng gia đình chỉ $20 lại được đến 5 vé, và có giảm giá vé vào cửa cho quân nhân.

Năm nay, Hội Tết Sinh Viên có nhiều thay đổi lớn, nhất là về địa điểm. Nói về những yếu tố giúp cho THSV vượt qua những khó khăn trong thời gian vừa qua, Billy Vũ Lê, Trưởng Ban Tổ Chức Hội Tết Sinh Viên 2013 & 2014, trình bày, “ Hơn 30 năm trôi qua, THSV đã gặp nhiều thử thách và khó khăn khác nhau. Nhưng qua mỗi năm thì lại rút được nhiều kinh nghiệm mới để rồi mỗi ngày mỗi cải tiến công việc của mình một cách tốt đẹp hơn.

Sự thương yêu của các anh chị cựu sinh viên đã làm cho chúng em có thêm tinh thần để tiếp tục phục vụ cộng đồng như từ khi những ngày đầu tiên thành lập THSV. Chúng em cũng rất biết ơn tất cả những vị cố vấn và đồng hương đã giúp cho chúng em trên đoạn đường dài này.”

Cộng Đồng Trợ Lực

Dù gặp nhiều trở ngại nhất định, nhưng việc chuẩn bị cho Hội Xuân đã tiến triển rất tốt đẹp.

Nina Phương Châu Trần, Chủ tịch đương nhiệm của THSV và Phó Ban Tổ Chức Hội Tết Sinh Viên 2014, chia sẻ tâm tình biết ơn của mình đối với mọi người. Cô nói, “Trong vai trò chủ tịch, Phương Châu rất cảm kích khi thấy những khuôn mặt quen thuộc trở về trong những lúc Tổng Hội cần giúp đỡ. Sự thành công của Hội Tết Sinh Viên là nhờ vào mồ hôi và sự hy sinh hết mình của các anh chị em sinh viên, và nhờ vào sức mạnh cũng như sự đoàn kết trong cộng đồng nói chung. THSV đã trải qua rất nhiều thử thách trong những tháng vừa qua, nhưng nhờ có sự đoàn kết nên mới có sự thành công như vậy.”

THSV cũng vượt qua nhiều thử thách về nguồn bảo trợ, và tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các vị mạnh thường quân từ các năm trước cũng như những ân nhân bảo trợ mới. Thảo Chi Phạm, Trưởng Ban Bảo Trợ của Hội Tết Sinh Viên 2014, bày tỏ, “Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các nhà tài trợ đã tiếp tục ủng hộ Hội Tết Sinh Viên, các thế hệ trẻ, và cộng đồng Việt Nam.

Chúng em rất xúc động trước những đóng góp của quý vị bảo trợ mới. Dù quý vị mới tham gia Hội Xuân năm nay, nhưng quý vị đã rất hăng hái đến chung vui và nâng đỡ với chúng em.

Sự đóng góp của quý vị bảo trợ không những gây ấn tượng riêng cho THSV, mà còn mang đến những ảnh hưởng thiết thực cho hàng trăm chương trình và hội đoàn mà chúng em yểm trợ. Xin cám ơn quý vị từ đáy lòng của chúng em.”

Mùa Xuân Mới

Billy Vũ Lê, Trưởng Ban Tổ Chức, đã chia sẻ cái nhìn của THSV về ý nghĩa của chủ đề “Mùa Xuân Mới” cho Hội Xuân 2014, “Từ 1982, Hội Tết Sinh Viên đã tổ chức tại nhiều nơi như Công Viên Centennial thuộc thành phố Santa Ana, đến những trường đại học Golden West, Santa Ana, rồi về khu đất trống nay là Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, và gần đây nhất là Công Viên Garden Grove. Sau gần một chu kỳ 12 con giáp, chủ đề “Mùa Xuân Mới” đánh dấu một sân nhà mới với một đoạn đường mới cho các anh chị em học sinh sinh viên bước vào để phát triển trong tương lai.”

Về những thú vị mới tại Hội Xuân năm nay, Arlene Hồ Phương Quỳnh, Thư Ký của THSV và Trưởng Ban Gian Hàng, tiết lộ, “Mỗi năm chúng em cố gắng giới thiệu một điều mới cho quý đồng hương tới tham gia Hội Tết Sinh Viên thưởng thức.

Năm nay, cùng với địa điểm mới của Hội Tết Sinh Viên với chủ đề “Mùa Xuân Mới”, chúng em muốn giới thiệu các cuộc thi mới như thi ăn phở và thi vẽ trẻ em. Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu cùng với Tổng Hội Sinh Viên và các hội đoàn trong cộng đồng cũng sẽ xây dựng cái cổng chính mới luôn.”

Nói về tầm vóc và uy tín của Hội Tết Sinh Viên, Lý Vĩnh Phong, một cựu Chủ Tịch của THSV và Trưởng Ban Biên Tập của Đặc san Non Sông 2014, cũng là Đại Diện Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, nhấn mạnh, “Trong suốt 38 năm cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, THSV đã liên tục tổ chức Hội Chợ Tết được 34 năm, và là Hội Chợ Tết duy nhất có chiều dài lịch sử như thế tại hải ngoại này.

Sự thành công đó đến từ tất cả những thương yêu, yểm trợ và tin tưởng của đồng hương dành cho THSV nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung.

Đã có bao nhiêu Hội Tết tương tự được tổ chức và đã có lúc THSV phải đối diện với những lời lẽ không trung thực về Hội Tết Sinh Viên. Tuy nhiên, đồng hương Việt Nam luôn có một cái nhìn trong sáng và sẽ tiếp tục ủng hộ THSV vì tương lai của cộng đồng.”

Đặc san Non Sông

Như hằng năm, Đặc san Non Sông vẫn được phát hành tại Hội Tết Sinh Viên. Lý Vĩnh Phong nhắc lại sứ mệnh của Đặc San, “Tạp Chí Non Sông là tiếng nói chính thức của THSV miền Nam California, đã liên tục hoạt động trong suốt 30 năm qua, với chủ trương nhằm góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam, là một diễn đàn để giới trẻ có dịp chia sẻ những suy tư, tình cảm; và là một tiếng nói trung thực của giới trẻ Việt tại hải ngoại.”

Riêng về Đặc San Xuân Giáp Ngọ 2014, Lý Vĩnh Phong bật mí thêm, “Đặc San Xuân Non Sông năm nay bao gồm những bài viết về sinh hoạt của các hội đoàn giới trẻ tại Nam California trong năm 2013, tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, những bài viết về Hội Tết Sinh Viên, chương trình và chi tiết Hội Chợ Tết năm nay, chuyện tranh Thánh Gióng, bài viết về những người trẻ đấu tranh trong quốc nội, lịch kỷ niệm các anh hùng dân tộc, và nhiều bài viết ý nghĩa khác.”

Hẹn gặp quý đồng hương, quý mạnh thường quân, các bạn sinh viên học sinh, và quý phụ huynh trong một “Mùa Xuân Mới” tại Hội Tết Sinh Viên 2014 ở OC Fair.

(Nguồn: http://vulep-books-links.blogspot.com/2014/02/cho-tet-tong-hoi-sinh-vien-nam-cali-2014.html)
 
Hội Khuyến Học giáo xứ Thuận Nghĩa họp mặt đầu Xuân
Pv Xuân Thu
19:41 09/02/2014
VINH - Chiều ngày 9/2/2014 tại Giáo xứ Thuận Nghĩa, Hội Khuyến Học Giáo xứ đã trang trọng tổ chức buổi gặp mặt đầu năm . Hội vui mừng được đón Cha quản xứ tham dự và chỉ đạo buổi gặp mặt. Buổi gặp mặt theo truyền thống đã khơi gợi nhiều lắng đọng ở nơi các hội viên và các ân nhân tham dự.

Hình ảnh

Tham dự buổi gặp mặt có hơn 200 thành viên, hội trường của Giáo xứ Thuận Nghĩa rộng rãi đã không có một chỗ trống. Mở đầu buổi gặp mặt, Cha quản xứ đã chia sẻ Huấn từ, Ngài đã có lời chúc mừng tới những thành công của hội trong năm qua, Ngài cũng đánh giá cao sự hoạt động của ban điều hành và Ngài đã định hướng cho những hoạt động tiếp theo của hội theo điều lệ.

Tiếp theo, ông Chủ tịch hội khuyến học Nguyễn Đức Thanh đã báo cáo hoạt động của hội trong năm 2013, những việc đã làm được, những vấn đề còn tồn tại. Theo đó từ ngày thành lập hội 1/6/2013 hội đã tập hợp được gần 340 triệu đồng, đã tổ chức phát quà cho các em học sinh giỏi các cấp trong giáo xứ, các em đã đạt kết quả cao trong kỳ thi giáo lý các cấp. Ngày 3/2/2014 ( mồng 4 tết Giáp Ngọ) hội đã phát quà cho các Thầy thi đậu Đại Chủng Viện, các Thầy các Xơ khấn trọn năm 2013, các em học sinh thi đậu đại học, cao đẳng năm 2013, các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tổng các lần trao giải và phát quà gần 150 triệu đồng.

Sau đó là phần tham luận của các thành viên thông qua chủ đề được gợi mở từ Cha Antôn, các thành viên đã đưa ra nhiều ý kiến hay để đóng góp cho Hội và với kết luận của cha Quản xứ tất cả các thành viên đã hoàn toàn đồng thuận với các kết luận của Cha. Ngoài các nội dung như điều lệ quy định, các phương hướng được mở rộng thêm:

- Bổ sung thăm hỏi ốm đau và qua đời cho vợ hoặc chồng của hội viên.
- Quà cho các thầy các xơ về nghỉ dịp tết.
- Trích phần quỹ để hỗ trợ cho các thầy, các xơ, sinh viên tham gia giảng dạy các lớp học hè cho các học sinh trong dịp hè.
- Các việc làm Bác ái khác khi đủ điều kiện.

Niềm vui của ngày gặp mặt được nhân lên khi hội tiếp tục đón thêm 15 thành viên mới và cũng nhận được sự ủng hộ của các ân nhân với số tiền là 36 triệu đồng.

Kết thúc buổi gặp mặt, hội đã thân mật dự tiệc vui đầu năm cùng Cha Xứ trong không khí ấm áp tình Cha- con, tình anh- em huynh đệ của hội.

Năm 2014, năm Tân-Phúc Âm- Hóa Gia đình đã được ghi ấn bằng buổi gặp mặt đầu xuân rất đáng nhớ. Xin chúc cho Cha Quản xứ, Ban điều hành cùng toàn thể Hội viên một năm mới an lành hạnh phúc và có nhiều lộc Thánh. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha toàn năng tuôn đổ nhiều hồng ân tới Cha và Hội Khuyến học. Chúc cho những dự định của Hội Khuyến Học Giáo xứ Thuận Nghĩa tiếp tục thành công.
 
Lễ tạ ơn và khánh thành nhà nguyện giáo họ Mỹ Lợi, Mỹ Tho
Huyền Trang
20:34 09/02/2014
LỄ TẠ ƠN VÀ KHÁNH THÀNH NHÀ NGUYỆN GIÁO HỌ MỸ LỢI

Ngày 08.02.2014 (mồng 9 Tết), giáo họ Mỹ Lợi long trọng tổ chức Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà nguyện của họ đạo, một dấu ấn đi vào lịch sử chưa từng có sau hơn tám thập kỷ qua.

Giáo họ Mỹ Lợi được đặt tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thuộc Giáo phận Mỹ Tho. Một vùng sâu và xa có nhiều chứng tích chiến tranh. Vì thế, nhà thờ đã không còn khi chiến tranh đi qua…Một chứng tích chiến tranh điển hình mà Mỹ Lợi đã thiếu đi rất nhiều các điều kiện cần có của một giáo họ, điều này đã ăn sâu vào ký ức của giáo dân nơi đây. Vì thế, niềm mơ ước được nhìn thấy một nguyện đường mới thay cho nguyện đường đã bị xóa dấu trước đây dường như không thể.

Điều không thể ngờ, giáo dân nơi đây và các vùng lân cận đã được tận mắt chứng kiến “những điều kỳ diệu” mà Thiên Chúa đã muốn và thực hiện nơi giáo họ qua Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà nguyện mới này. Niềm vui của giáo dân nơi đây thể hiện thấy rõ qua việc chuẩn bị và tổ chức Thánh lễ. Khuôn viên nhà nguyện trước giờ lễ đã được chuẩn bị cách kỹ lưỡng và chu đáo, từ khâu đón tiếp, sắp đặt bài trí bàn thánh đến mọi vị trí trong khuôn viên đều nói lên sự hân hoan vui mừng, đã sẵn sàng và chờ đợi Thánh lễ được diễn ra.

Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà nguyện được diễn ra lúc 9h30, do Đức Cha Phaolo Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Phó Giáo phận Saigon chủ sự, cùng đồng tế với Ngài trong Thánh lễ còn có Cha Tổng đại diện Phaolo, Cha sở Giáo xứ Mỹ Trung kiêm quản nhiệm giáo họ Mỹ Lợi-Cha Phero Nguyễn Ngọc Long và quý Cha khách đến từ các giáo xứ trong và ngoài giáo phận. Ngoài ra, còn có sự hiện hiện của quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, thân nhân, giáo dân trong giáo họ và các giáo xứ khắp nơi xa gần.

Đức Cha Phaolo luôn dành cho giáo họ sự ưu ái đặc biệt, Ngài luôn ưu tư về vùng truyền giáo mới này, vì thế trong bài giảng của Ngài, Ngài cũng luôn hướng mọi người đến sứ vụ truyền giáo, truyền giáo ngày nay sẽ khác truyền giáo xưa, không chỉ là truyền giáo theo cách mục vụ bảo vệ mà là mục vụ rao giảng. Không những bảo vệ các công trình Công Giáo sẵn có mà còn phải biết xây dựng và rao giảng. Sau phần lời nguyện chung, Ngài dâng lời tạ ơn và thực hiện nghi thức làm phép nhà nguyện: Xin cho bàn thờ nên nơi tập trung lời ca tụng và tạ ơn Chúa.

Trước kết lễ, đại diện của giáo họ cám ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân và quý khách đã đến tham dự Thánh lễ. Vị đại diện không kìm nén được sự xúc động trước những lời cảm ơn vị chủ chăn yêu quý của mình: “Chúng con thật hạnh phúc và may mắn khi có Cha đồng hành. Cha luôn tận tâm, dấn thân, hy sinh, luôn kiên trì vượt qua mọi khó khăn để tái thiết xây dựng công trình nhà nguyện được như ngày nay. Cha mãi là tấm gương của tình yêu thương, hy sinh, quảng đại và lòng nhiệt thành truyền giáo cho chúng con”. Nếu không có quý ân nhân, sẽ không hoàn tất được công trình xây dựng nhà nguyện như mong ước. Đó cũng là tâm tình cảm ơn sâu sắc mà vị đại diện gửi đến quý ân nhân.

Giáo họ Mỹ Lợi đã được hình thành và đi vào lịch sử. Việc duy trì và phát triển cần đến sứ vụ truyền giáo của mỗi người Kitô hữu. Với sự phát triển về dân số cũng như nhu cầu sống đạo và rao giảng của chúng con ngày càng gia tăng, chúng con vẫn đang ấp ủ những dự định về nguyện đường được mở rộng hơn nữa. Chúng con xin Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ, quý ân nhân tiếp tục đồng hành, yêu thương và nâng đỡ họ đạo chúng con ngày một nhiều hơn.

Huyền Trang
 
Văn Hóa
Mong mãi trần gian là tiệc cưới
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:18 09/02/2014
MONG MÃI TRẦN GIAN LÀ TIỆC CƯỚI

Mến tặng các đôi vợ chồng mừng kỷ niệm Hôn Phối trong năm 2014

Kể từ buổi địa đàng đóng lại,
A-đam, E-và lầm lũi bước đi,
Đường đời bổng trỗ sinh gai góc,
Thay nụ cười lệ đẫm bờ mi !

Đâu còn những chiều thương sớm nhớ,
Bước ai về tâm sự hàn huyên !
Chúa ở trên cao, người dưới đất,
Đời hoang vu bóng tối triền miên !

Tưởng đâu nhờ máu xương ruột thịt,
Ca-in sẽ đùm bọc A- ben.
Nhưng tình thương hóa thành thù hận,
Máu oan khiên nhuộm thắm gia đình.

Dù cố xây “Ba-ben tổ ấm”,
Anh và em ngôn ngữ bất đồng,
Nên mái ấm đời đời dang dở,
Có còn chăng hồng thủy mênh mông !

Nhưng tình yêu chính là Thiên Chúa,
Từ cội nguồn “Tổ ấm Ba Ngôi”.
Đã đến lúc đất trời xa lạ,
Mối duyên xưa đã nối lại rồi !

Dẫu chẳng phải lầu son gác tía,
Chỉ là hang súc vật tối tăm,
Người đã đến xây lại tổ ấm,
Chia phận cùng con cháu A-đam.

Từ độ ấy râm ran khắp chốn,
Sa mạc cuộc đời bổng trỗ hoa,
Nầy rượu mới chan hòa tiệc cưới,
Hạnh phúc thay đôi bạn Ca-Na !

Từ ấy rượu Tin Mừng tuôn chảy,
Trên mọi nẻo đường cõi dương gian.
Rượu Bát Phúc, Rượu Tình Yêu phục vụ,
Rượu khoan dung, tha thứ, trao ban…

Rượu chảy trong tim bà mẹ góa
Đã mất rồi có lại con yêu.
Rượu biến gia đình ai tội lỗi,
Nay trở thành mái ấm Gia-Kêu.

Rượu đến với què, câm, đui điếc,
Những mảnh đời bất hạnh cùi phung,
Những thân phận bên bờ cuộc sống,
Từ hôm nay hạnh phúc muôn trùng !

Rượu trong chén hy sinh thập giá,
Bàn Tiệc Ly mãi mãi còn đây.
Rượu mở lối ai vào Nước Chúa,
Chiều Can-vê loang máu đường dài.

Rượu là gió Thánh Linh huyền diệu,
Là Nước thiêng, là ngọn lửa hồng,
Hơi thở Phục Sinh ngày thứ nhất,
Mang về ơn cứu độ mênh mông…

Mong mãi trần gian là tiệc cưới,
Gia đình là tổ ấm Ca-Na,
Để rượu mới Tin Mừng tuôn chảy,
Và niềm vui mở hội muôn nhà !

08/02/2014







 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đại Chủng Viện HàNội
Giuse Nguyễn Cao Hoàn
22:27 09/02/2014
ĐẠI CHỦNG VIỆN HÀNỘI
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Đồng lúa chín mênh mông đòi thợ gặt
Đàn chiên con ngơ ngác đợi chủ chăn
Bạn dâng hiến suốt cả một cuộc đời
Cho tiếng gọi tha thiết vời vợi
Cho tôi hôn những bước chân thiên thần
Cho tôi hôn đôi bàn tay ân cần
Đi gieo rắc hạt giống vàng chân lý.
(Trích thơ của Ngô Xuân Tịnh)