Ngày 09-02-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kiện toàn lề luật
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:01 09/02/2011
Chúa Nhật Thứ 6 Mùa Thường Niên, Năm A

Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, người ta nhận thấy có một số nguyên nhân thuộc phía nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Đó là sự ganh tương đố kỵ, vì dân chúng lũ lượt đi theo một người giảng dạy như Đấng có uy quyền và đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó, khiến họ mất tầm ảnh hưởng (x.Mc 1,22; Cvtđ 10,38). Đó là sự tức tối, oán giận, vì bị Chúa Giêsu thẳng thừng vạch mặt chỉ tên những bất cập, sai sót và cả lầm lẫn trong lời dạy và nhất là cuộc sống của họ khiến họ mất sự tín nhiệm nơi quần chúng (x.Mt 23). Ngoài ra phải cần kể đến những xung đột giữa họ với Chúa Giêsu về các chủ đề lớn như Lề luật, Đền Thờ và niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất (x.GLCG Chung số 574 đến 591).

“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Một điều gì đó cần phải được kiện toàn thì chắc chắn nó chưa hoàn hảo. Cái nét chưa hoàn hảo có thể trong quan niệm về luật lệ, cũng có thể trong cách thế giữ luật, cũng có thể trong chính việc làm luật và giải thích luật… Không gì hơn, xin cùng xem Chúa Kitô đã kiện toàn lề luật như thế nào mà các trang Tin Mừng đã tường thuật.

1. Đặt lề luật vào đúng vị trí của nó: Lề luật là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. “Ngày Sabbát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabbát” (Mc 2,27). Đã là phương tiện thì phải nhằm phục vụ mục đích. Để đạt một mục đích thì không chỉ có một phương tiện duy nhất. Hơn nữa, khi không thể đạt mục đích hay đang đi lệch mục đích thì phương tiện không còn cần thiết và nhiều khi phải từ bỏ nó. Luật giao thông có ra là nhằm giúp những người tham gia giao thông được đi lại dễ dàng, thuận lợi và nhất là được an toàn. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới quy định “đi phía bên phải”. Giả dụ một người đang lái xe máy đang đi bên phải mà bỗng có một em bé từ lề phải chạy, người lái xe khi ấy vì không thắng kịp nên đã lái xe qua phía bên trái. Chắc chắn không một ai quy kết người kia lỗi luật giao thông. Cái phương tiện là luật đi bên phải lúc bấy giờ cần phải bỏ qua vì không thể đạt mục đích mà thậm chí còn trái với mục đích là bảo đảm an toàn giao thông.

Khi có ngưòi đến hỏi Chúa Giêsu rằng tại sao các môn đệ ông Gioan Tẩy Giả và các môn đệ người Pharisiêu ăn chay mà các môn đệ Người không ăn chay thì chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ họ về mục đích của việc ăn chay (x.Mc 2,18-22). Vì sao ta ăn chay hay ta ăn chay để làm gì? Có người ăn chay là để sám hối ăn năn tội lỗi đã phạm, có người ăn chay để hãm mình hầu làm chủ các tham muốn vô độ, có người ăn chay chỉ vì để giảm béo… Khi đã xác định rõ mục đích thì chúng ta sẽ biết ăn chay khi nào và ăn chay thế nào, nghĩa là biết sử dụng một phương tiện đúng thời điểm và đúng cách thế.

2. Đặt lề luật vào đúng thứ tự trên dưới và mức độ hoàn bị cũng như bó buộc, xét theo nguồn gốc của lề luật: Thiên luật là luật do Thiên Chúa ban thì trên hết và mọi người đều phải tuân giữ, còn nhân luật là luật do con người làm ra thì có tình tương đối vì bị điều kiện hoá bởi các hoàn cảnh thời gian, không gian, nền văn hoá… Luật của con người thì có thể thay đổi và cần được thay đổi, nhưng luật của Thiên Chúa thì bất biến. Chính vì thế cần phải ưu tiên tuân giữ luật của Thiên Chúa. Trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta có thể nói rằng luật của con người có ra là nhằm phục vụ cho luật của Thiên Chúa. Do đó luật của con người cần phải lấy luật của Thiên Chúa làm điểm quy chiếu và nhất là không được trái với luật của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã từng sữa sai nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ về việc họ bỏ qua luật của Thiên Chúa mà bo bo giữ các tập tục nhân loại chẳng hạn như việc họ dạy người ta về luật Corban: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Người hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa”(Mt 15,3-6). Khi người ta nói đến chuyện Môsê cho phép ly dị thì Chúa Giêsu đã khẳng định sự bất cập của nhân luật và Người tái khẳng định sự bất biến và tính bó buộc của thiên luật về hôn nhân bất khả phân ly (x.Mt 19,1-9; Mc 10,1-12).

3. Việc tuân giữ lề luật phải khởi đi từ thái độ chân thành bên trong tâm hồn. Cái bên ngoài là cách thế hữu hình rõ nét biểu lộ cái bên trong. Tuy nhiên không phải luôn luôn có sự đồng nhất về ý nghĩa giữa tâm tình bên trong và điều biểu lộ bên ngoài. Chuyện “khẩu phật, tâm xà” là chuyện xưa nay không hiếm. Hơn nữa điều cần lưu ý đó là chính tâm tình bên trong mới quyết định giá trị cũng như ý nghĩa của cái biểu lộ bên ngoài. Rất nhiều lần Chúa Giêsu phê phán thái độ giữ luật bằng hình thức bên ngoài mà thiếu sự chân thành bên trong tâm hồn. Người đã dùng hình ảnh “mả tô vôi”, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì tanh hôi, để ví nhiều người giữ luật theo kiểu này. Ngưòi cũng đã dùng lời sứ ngôn Isaia để nhắc nhớ họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (x.Mt 15,7-8).

Loài người chúng ta trong thân phận hữu hình thì các hành vi bên ngoài luôn có tính cần thiết như tất yếu. Tuy nhiên chính cái tấm lòng, cái ý hướng bên trong mới chủ yếu quyết định giá trị tốt xấu các hành vi bên ngoài. Đã nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định rằng không phải những gì bên ngoài vào trong con người thì làm cho họ ra nhơ uế mà chính là những gì từ bên trong phát xuất ra (x.Mc 7,14-23). Nhiều khi dù chưa thực hiện bằng hành vi bên ngoài như giết người hay ngoại tình, nhưng đã quyết định loại bỏ người anh em ngay trong lòng mình, hoặc đã quyết định làm điều bất chính với một phụ nữ thì đã đáng tội rồi (x.Mt 5,21-28).

4. Luật yêu thương là luật tối thượng. Chúa Giêsu đã nhiều lần minh định về giới răn: Kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình (x.Mt 22,34-40; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28). Dù xác đinh là giới răn trọng nhất, nhưng chúa Giêsu đã phân thành hai điều trên dưới khác nhau là mến Chúa và yêu người. Chính nhờ biết kính mến Thiên Chúa nên chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân vượt quá cảm tính thường tình để rồi có thể yêu thương cả kẻ thù, yêu thương người bắt bớ, làm hại mình (x.Mt 5,43-48). Tuy nhiên, tương tự như các bậc mẹ cha thường đón nhận việc con cái yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là cách thế báo hiếu mẹ cha tuyệt vời nhất thì Thiên Chúa đã đoái nhận việc con người yêu thương nhau thật tình là cách thể tỏ bày lòng mến Chúa tuyệt hảo. Sau khi giảng dạy dân chúng nhiều điều thì Chúa Giêsu đã tóm gọn: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12; x.Lc 6,31).

Trong tình yêu, khi bỏ qua, không làm một điều tích cực trong khả năng và hoàn cảnh thì đã làm một điều tiêu cực mà thậm chí là xấu xa. Nhiều lần Chúa Giêsu dùng kiểu chất vấn: Ngày Sabbat được làm điều lành hay làm điều dữ, nên cứu sống hay là giết chết? Có thể xác đinh ở đây hỏi tức là đã trả lời. Rất nhiều khi không cứu sống là đã giết chết, không làm điều lành là đã làm điều dữ. Dụ ngôn về ngày phán xét mà Chúa Giêsu kể, cho chúng ta xác tín chân lý này. Nhiều người phải trầm luân đời đời vì khi còn sống đã không làm những việc lành, việc tốt, việc phải làm cho một trong những kẻ bé mọn (x.Mt 25,31-46).

Để kết thúc những dòng chia sẻ này, xin có một vài nhận định nhỏ. Là Kitô hữu, ít có ai dám mạo phạm đến luật của Thiên Chúa. Cũng có thể nói rằng ít có sự xung đột hay bất đồng giữa những người có lòng thành về nội hàm của thiên luật. Nhiều vấn nạn nảy sinh thường là do bởi luật của con người. Trong thực tế thì dường như chúng ta quá đặt nặng luật của con người hơn là luật của Thiên Chúa. Chuyện gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà là chuyện vẫn đang tồn tại đó đây (x.Mt 23,23-24). Có nhiều truyền thống đạo đức của một thời dù hiện nay có vẽ không còn phù hợp nhưng ít có ai can đảm bỏ nó đi như các Tông đồ ngày xưa đã bỏ lễ nghi “cắt bì”. Chuyện luật Chúa thì dễ còn luật cha thì quá khó; hay chuyện luật giáo hội chung thì thường là mở ngõ còn luật các hội dòng thì quá khắt khe và khép chặt…là một hiện thực khá phổ biến. Nhiều người biện minh cho tình trạng trên là vì mục tiêu đào tạo, là phải biết phòng xa…Tuy nhiên phải chăng chúng ta có thể vô tình biến Kitô hữu trở thành những người vụ luật của một thời đã qua khiến cho việc kiện toàn lề luật của Chúa Kitô như đang giậm chân tại chỗ, thậm chí là đang đi giật lùi chăng? Chúa Kitô đã đổ Thần Khí vào lòng chúng ta để chúng ta thân thưa với Thiên Chúa: “Abba!”, Cha ơi. Thế nhưng, trong thực tế thử hỏi xem đã có sự tự nhiên trong tình thân gần gủi giữa tín hữu giáo dân với các linh mục quản xứ, giữa các tu sĩ nam nữ với bề trên của mình, giữa các linh mục với giám mục của mình như thế nào? Xin lặp lại: Hỏi là một cách thế trả lời vậy. Và xin cùng nhắc nhớ lời minh định Chúa Giêsu để thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”(Mt 5,20).

Ban Mê Thuột
 
Luật của Chúa Giêsu
PM.Cao Huy Hoàng
11:04 09/02/2011
Chúa Nhật Thứ 6 Mùa Thường Niên, Năm A

Thiên Chúa ban cho con người có tự do và để con người tự do định đoạt số phận của đời mình:“Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước, con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy. Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử, ai thích gì, sẽ được cái đó”. (Hc 15, 16-17).

Tuy nhiên, vì không muốn con người phải hư mất, Thiên Chúa ban Lề Luật để hướng dẫn con người sử dụng tự do của mình mà đi vào cõi sống: cửa sinh “Người để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người, và biết rõ tất cả những gì người ta thực hiện. Người không truyền cho ai ăn ở thất đức, cũng không cho phép ai phạm tội”. (Hc 15, 19-20)

Mười điều răn Môisê đã nhận lãnh để truyền cho dân, là một chuẩn bị xa để con người sống công chính mà đón nhận Tin Mừng Cứu Chuộc, Tin Mừng của Cõi Sống.

Chúa Giêsu đến, Ngài kiện toàn lề luật tích cực hơn chỉ trong một luật duy nhất: “yêu thương”, như thánh Phaolô xác quyết: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10)

Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu làm hoàn hảo điều răn thứ 5, điều răn thứ 6 và thứ 9. Ngài nói với các môn đệ hai ngàn năm trước, mà nghe như đang nói với mỗi người chúng ta, trong thế giới nầy, trong đất nước nầy, trong xã hội và giáo hội hôm nay…

Yêu thương và tôn trọng nhau

Điều răn thứ 5 dạy “chớ giết người”. Giết người là có tội. Luật của Chúa Giêsu thì chi tiết hơn: giận ghét, mắng chửi người khác đã là xúc phạm đến người khác, đã là lỗi luật rồi. “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt”(Mt 5, 22-23)

Chúa Giêsu dạy chúng ta biết yêu thương và tôn trọng nhau. Yêu thương thì bao dung nhân hậu, thứ tha cảm thông, hòa nhã lịch sự. Yêu thương thì không giận không ghét, không mắng chửi. Ngài cụ thể đức công chính của chúng ta là làm hòa với tha nhân trước, dâng lễ cho Thiên Chúa sau. Như thế, lễ dâng cho Thiên Chúa chỉ có giá trị khi lòng chúng ta ngập tràn niềm yêu mến và tôn trọng tha nhân. Không đợi đến mức giết người mới thành khung tội nặng, khung án nặng, mà theo Chúa Giêsu thì chỉ cần giận ghét chửi mắng anh em là đã liệt vào khung hình phạt cao nhất rồi.

Vâng, Luật của Chúa Giêsu thật chí lý. Vì nếu, con người ta giữ được lòng yêu thương, tôn trọng, không giận ghét, không mắng chửi thì không có nguyên nhân dẫn đến việc giết người.

Nhìn thực tế cuộc sống đạo hôm nay, có thể chúng ta vẫn giữ luật điều răn thứ năm thật nghiêm túc là không giết người. Nhưng hình như chưa giữ luật yêu thương tôn trọng anh em. Chúng ta đang trách mắng nhau, chửi bới nhau thậm tệ trên các phương tiện truyền thông? Một bên mắng là “đồ ngốc”. Bên kia mắng lại là “quân phá đạo, quân phản đạo”. Thực ra, không thấy có ai dám mắng anh em là “đồ ngốc”, nhưng ý nghĩa các bài viết, các bản tin còn thậm tệ hơn cái “đồ ngốc” ấy nữa, nhất là đối với các những người lớn hơn mình về vai trò nhiệm vụ trong xã hội và giáo hội. Không ai dám kết án chúng ta đã xem thường nhau, rồi xúc phạm đến nhau tới mức nào, nhưng tự thâm tâm chúng ta có thể trả lời được, nếu không, hãy mở to mắt nhìn những hậu quả. Kìa, những phê phán, những đánh giá đầy tính chủ quan lại được tung ra trên diện rộng đã gây nên những hậu quả khó lường. Có cả những hậu quả thảm khốc là làm cho người bị mắng là đồ ngốc lẫn người bị chửi là quân phản đạo, vẫn sống nhưng là như đã chết rồi. Người chết cái uy tín, kẻ chết cái niềm tin, cái nhiệt tình. Người thứ ba đứng bên ngoài vỗ tay reo hò rằng: chúng nó tàn sát lẫn nhau.

Chúng ta không giết người, vì không có gươm giáo, súng đạn, nhưng vì thiếu chân thành, chỉ cần một chữ ký, một quyết định, một bài báo, một bản tin, một tờ rơi, một cái búng tay ra mật lệnh, một cú phone, một cái enter.. dễ chưa từng có… Người anh em ta sẽ chết ngay dưới lưỡi gươm công luận, dưới búa rìu comments phê phán, dưới họng súng truyền thông.

Cũng vậy, chúng ta không giết người, nhưng vì không tôn trọng con người là tuyệt phẩm của Thiên Chúa, nên chỉ cần một viên thuốc, một lời kích động, một phút tư vấn (về sức khỏe, về sắc đẹp, về hạnh phúc) là có hằng trăm con người đỏ hon hỏn phải tức tưởi tắt thở lúc chưa kịp sinh ra. Những can phạm, không ai khác, chính những người thân thiết nhất của con người: cha giết con, chồng giết vợ, mẹ giết con, vợ giết chồng, chủ giết tớ, cấp quan cấp trên có quyền hành giết cấp dân đen cấp dưới không phương tiện chống cự, không tiếng nói…

Giữ tâm hồn trong sạch, xứng đáng là đền thờ Chúa Thánh Thần

Điều răn thứ sáu dạy: “Chớ dâm dục”, và điều răn thứ 9 dạy: “chớ ngoại tình”. Chúa Giêsu dạy tích cực hơn: Giữ tâm hồn trong sạch, cả cho mình lẫn cho người.

Không đợi đến lúc vở lỡ, không đợi phải bắt quả tang những chuyện tình vụng trộm thì tội mới thành danh tội “dâm dục” hay “ngoại tình”, nhưng ngay khi nhìn người phụ nữ mà thèm muốn làm chuyện xác thịt mây mưa thì, theo Chúa Giêsu, đã thành tội rồi.

Chúa Giêsu rất có lý, vì nếu không giữ cho tâm hồn trong sạch, không kềm chế những ước muốn thấp hèn, thì sớm muộn, con người ta cũng không tránh khỏi cái vòng tục lụy kia nó cuốn vào chỗ phạm tội làm mất đi nhân phẩm cao quí là con cái của Thiên Chúa, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

Trước đây, người phụ nữ Á Đông rất kín đáo, rất đoan trang… Tại sao chỉ sau ba bốn chục năm, các thiếu nữ bây giờ không còn đoan trang như trước nữa? Có người cho là hội nhập văn hóa Tây Phương. Có người cho là đó là nét đẹp của Thượng Đế cần phải phô trương. Có người còn cho là không có gì là tội lỗi. Nhưng cũng có câu trả lời rằng: kẻ chống Chúa Giêsu biết cách làm cho người ta không giữ lời Chúa Giêsu dạy! Như vậy là đỗ thừa cho hoàn cảnh xã hội sao? Không, thiết tưởng, người phụ nữ không còn kín đáo nữa là do họ không những không còn quí trọng đức trinh khiết của mình và của người khác, mà còn thích thú làm cớ cho mình và người khác vấp phạm.

Cách đây 8 năm, tôi lên Sài gòn, ghé thăm anh bạn bán thuốc tây trước BV Bình Dân. Vừa nói chuyện vừa xem anh bán thuốc. Tôi thắc mắc không biết các em học sinh mang bảng tên lớp 10, lớp 11 vào mua thuốc gì mà anh bạn tôi lấy tiền rồi trao cho các em cái gì đó đựng trong túi xốp đen, đi ra. Chỉ ngồi chơi một tiếng mà có ít là 6 học sinh vào mua hàng rồi ra như vậy. Thấy tôi ngẩn ngơ, không đợi tôi lên tiếng hỏi, anh bạn tôi nói: “Mình không bán thì mấy tiệm kia cũng bán cho chúng nó thôi. Bạn lấy làm lạ phải không?” “Vâng, mình chẳng hiểu gì cả”. “Chúng nó mua que thử thai đấy. Học sinh bây giờ lớp 9 lớp 10, tụi nó thử cả rồi! Có trời mới biết chúng nó ngoan như thế nào. Khổ nỗi, Cha Mẹ thì chỉ biết “Con tôi nó học ngày học đêm! Tội nghiệp quá!” ….

Ấy là chuyện con nít. Còn chuyện người lớn thì “không chỉ nhìn phụ nữ, phụ nam cách thèm thuồng, mà còn đưa phụ nữ về nhà mình, hoặc đưa người tình nam về nhà mình sống chung bất hợp pháp thì còn gì để nói”. Cuộc sống không công chính vì lỗi đức trong sạch của người lớn ở bậc độc thân suốt đời, cũng như của người sống bậc hôn nhân đã làm niềm tin và lòng yêu mến của bậc bề dưới, của con cái chết dần chết mòn rồi đến giai đoạn tử vong không cứu kịp.

Giá trị hôn nhân công giáo hệ tại ở tính đơn hôn và vĩnh hôn. Vì vậy, những lạc thú ngoài hôn nhân làm mất giá trị đời sống công chính của hôn nhân công giáo. Biết thế, âm mưu của người chống lại Thiên Chúa là những chủ trương thành văn hoặc bất thành văn về việc tự do quan hệ, khuyến khích phá thai, còn tạo điều kiện tốt cho những cuộc ly hôn ly dị có pháp luật bảo đảm.

Từ đó, thế hệ những đứa con vất vưởng do những cuộc ly hôn, hoặc của những đứa con vô thừa nhận làm thay đổi cách nhìn truyền thống và giá trị của chữ Hiếu. Thế hệ trẻ của những con người nầy không còn yêu thương, kính trọng cha mẹ mình, vì cha mẹ đã không chu toàn đức công chính. “Tết em muốn về với Mẹ, mà không biết phải nói gì với chồng của Mẹ. Tết, em muốn về với Ba, cũng không biết phải nói sao với vợ của Ba”. Hoặc là, đã để lại cho chúng một dấu ấn không đẹp về cách hành xử của người lớn khi chúng không biết ba chúng nó là ai. Có trường hợp đáng tiếc, khi lớn lên nó biết ba của nó là một ông lớn trong xã hội. Thiên Chúa mà ông lớn không nhìn nhận thì huống chi là con ông.

Chúa Giêsu thật chí lý khi dặn dò chúng ta giữ tâm hồn thanh sạch. Nếu đức trong sạch được trân quí nơi ý thức của mỗi cá nhân, nơi giáo dục của mỗi gia đình, nơi chủ trương của xã hội thì ắt hẳn sẽ có một xã hội đầy nhân tính, xứng nhân phẩm, trọn vẹn nhân ái đúng nghĩa mà Thiên Chúa muốn.

Ngay chính thật thà

Chúa Giêsu còn dạy thêm về sự ngay chính thật thà: "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra”(Mt 5,37)

Lòng ngay chính thật thà có thể nói sẽ hỗ trợ tốt cho việc chu toàn luật yêu thương, tôn trọng tha nhân. Và yêu thương chân thành sẽ là nền tảng vững chắc ngăn chận mọi âm mưu gian tà của những lạc thú xác thịt, của những âm mưu chia rẻ, âm mưu gây hận thù, oán trách.

Con người thời nay vẫn đồng hóa tình yêu với tính dục và cho là đó là tình yêu chân thành, mà không ngộ ra rằng đó là sự xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm của người mình yêu. Những người yêu nhau một cách xác thịt, không tin là họ đang lừa dối nhau, và mãi sống trong sự nhầm lẫn đáng tiếc vì ai cũng đang yêu chính mình.

Người công giáo phải được giáo dục tốt từ trong gia đình về đức tính thật thà. Vì nếu nơi Thiên Chúa không có gì là gian dối, thì Ngài cũng không thể chấp nhận con cái Ngài sống cách gian tà, quỷ quyệt. Cũng vậy Thiên Chúa tôn trọng sự thật, bênh vực công lý, trung tín lời hứa, và cũng muốn con cái Ngài như vậy.

Con rắn ngày xưa phỉnh gạt bà Eva ăn trái cấm. Con rắn ngày nay còn quỷ quyệt tinh xảo hơn: không cần phỉnh gạt ai cả, nhưng mở đường gian tà thênh thang cho con người đi lên tới đỉnh danh vọng, tới đích tỷ phú, tới hạnh phúc trần gian thừa mứa chán chê! Ai không đi theo đường của nó, thì nó nhẹ nhàng quyến rủ mời mọc lịch sự chưa từng có! Ai đã theo con đường của nó, tự động sẽ phát sinh những chuyện gian tà, gây nên những hỗn độn: chê bai chỉ trích điều công chính lẫn điều không công chính, làm cho không ai phân biệt được phải trái nữa. Cái nào cũng phải. Cái nào cũng trái. Lúc ấy, nó sẽ đắc thắng.

Chuyện không đáng kể, mà cũng phải kể. Đó là chuyện có vài người không đáng kể, thích thêm mắm muối ớt tỏi làm lệch lạc sự thật đáng quí, ảnh hưởng tới một số người đáng kể. Trong khi đó, đức công chính Chúa Giêsu dạy là "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra”(Mt 5, 37)

Có anh bạn từ rất xa, phone cho tôi thăm hỏi: “Lâu nay làm gì mà vắng bóng thế?” Tôi trả lời “Vẫn thế thôi mà”. Anh hỏi tiếp: “Bệnh hay là định gác bút rồi?” “Không, vẫn bình thường mà?”- “Mình chả thấy bài ông đâu cả?” “Có mà. Ông đọc trang nào?” “Mình chỉ đọc độc một trang “Nhân Viên Công Lực” thôi ! Chửi nghe sướng!”. “Ồ, thế thì làm sao được! Phải đọc dăm bảy trang mới khách quan ra được chứ!”. Anh bạn tôi cúp máy!

Lạy Chúa, Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi chúng con dùng tự do Chúa ban mà đi vào đường lối của Chúa là yêu thương và tôn trọng nhau. Và khi đã yêu thương tôn trọng nhau xin cho chúng con không giận ghét mắng chửi nhau, mà còn giữ cho nhau tâm hồn trong sạch cao quí xứng đáng là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự trị. Xin giúp chúng con tránh xa lối gian tà, nhờ tuân hành lề luật của Chúa Giêsu, Đấng là Đường, Là Sự Thật, và là Sự Sống của chúng con. A men.

09-02-2011
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:32 09/02/2011
NGHIẾN RĂNG

N2T


Có một mẹ chồng cùng với nàng dâu cả hai đều góa bụa, mẹ chồng thường hay dạy con dâu: “Làm quả phụ cần phải nghiến răng cho chặt mà sống qua ngày”.

Không lâu sau đó, mẹ chồng tư thông với người khác, con dâu bèn dùng câu nói ấy để trách cứ mẹ chồng. Mẹ chồng há to miệng cho nàng dâu nhìn, rồi nói:

- “Con coi, nếu mẹ có răng thì mới nghiến được chứ !”

Suy tư:

Cũng có một câu chuyện cười như sau:

“Cha sở giải thích tình trạng trong hỏa ngục, ngài nói: những người phạm tội ở trong hỏa ngục phải nghiến răng khóc lóc suốt đời”.

Có một bà già móm mém nói với cha sở: thưa cha, như vậy thì con không sợ vào trong hỏa ngục ạ, bởi vì con không có răng để nghiến…!”

Mẹ chồng không có răng để nghiến cho chặt, nên bà tư thông với người khác phạm tội dâm dục, nhưng “hàm răng” của lễ giáo thì sẽ nghiến bà suốt đời; bà già móm mém không sợ vào trong hỏa ngục, vì bà không có răng để nghiến, nhưng những “hàm răng” đau khổ thiếu vắng tình thương của Thiên Chúa sẽ nghiến bà đời đời trong hỏa ngục.


Tuy là câu truyện cười, nhưng là nụ cười của con dao cắt xé tâm can của người công chính, và cười ra nước mắt của người biết suy tư về đời sau…

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 09/02/2011
N2T


23. Thời gian Thiên Chúa đợi con người ta hối cải càng nhiều, mà khi họ không muốn hối cải thì sự trừng phạt của Thiên Chúa càng nghiêm trọng.

(Thánh Gregory)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican chuẩn bị đưa các tài liệu lên mạng lưới toàn cầu cho việc huấn luyện tại các chủng viện
Bùi Hữu Thư
07:57 09/02/2011
VATICAN (CNS) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Mạng lưới toàn cầu có thể là một công cụ quý giá cho việc giáo dục Công Giáo và Phúc Âm hóa, và việc sử dụng phương tiện này đúng cách cần được khuyến khích trong các chủng viện cũng như tại các cơ sở khác của giáo hội.

Đức Thánh Cha nói trong diễn từ gửi các thành viên của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo trong phiên họp khoáng đại của họ tại Vatican từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 2: "Mạng lưới toàn cầu với khả năng bao trùm những khoảng cách thật rộng lớn và liên kết mọi người, cung cấp những phương tiện rất hữu ích cho giáo hội và sứ mênh của giáo hội.

Đức Thánh Cha nói: Thánh Bộ này đang soạn thảo một tài liệu mang tên “Mạng Lưới Toàn Cầu và việc Đào Tạo trong các Chủng Viện,” nhưng ngài không nói bao giờ tài liệu này sẽ được phổ biến.

Đức Thánh Cha nói: Khi được sử dụng cách cẩn trọng và biết nhận định, mạng lưới toàn cầu có thể hữu ích cho các linh mục tương lai, không những trong việc nghiên cứu học hỏi mà còn trong việc mục vụ về các lãnh vực tông đồ, hoạt động truyền giáo, giáo lý, các dự án giáo dục và điều hành các cơ sở khác nhau nữa.

Ngài nói: Vì vậy Giáo Hội cần có những giảng viên được chuẩn bị kỹ lưỡng để giúp cho các chủng sinh được cập nhật hóa về việc sử dụng kỷ thuật vi tính “đúng đắn và tích cực.

Đức Thánh Cha nói với các thành viên của thánh bộ: Việc giảng dậy và đào tạo các linh mục tương lai trong các chủng viện là “một trong những thách đố khẩn cấp nhất” của giáo hội ngày nay, vì nền văn hóa theo chủ thuyết tương đối đang thống trị xã hội đương thời.

Đức Thánh Cha nói: "Vì lý do này, dịch vụ do biết bao nhiêu cơ sở đào tạo trên thế giới đang cung cấp, và được gợi hứng bởi viễn cảnh Kitô giáo về con người và thực tại, ngày nay lại trở nên hết sức quan trọng.”
 
Không thể xưng tội qua iPhone
LM Trần Đức Anh OP
09:30 09/02/2011
VATICAN. Hôm 9-2-2011, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi nhắc nhở rằng không thể xưng tội qua điện thoại di động iPhone.

Trả lời câu hỏi của giới báo chí, cha Lombardi nói: ”Cần hiểu rõ rằng bí tích giải tội nhất thiết đòi phải có quan hệ đối thoại đích thân giữa hối nhân và cha giải tội, cũng như sự xá giải từ phía cha giải tội hiện diện.

”Điều này không thể thay thế bằng bất kỳ phương tiện tin học nào. Cần nhấn mạnh điều này để tránh những ngộ nhận. Không thể nói về việc xưng tội qua điện thoại di động iPhone bằng bất cứ cách nào”.

Tuy nhiên, Cha Lombardi nói thêm rằng: ”Trong một thế giới có nhiều người dùng các phương tiện tin học để đọc và suy tư, ví dụ như những văn bản để cầu nguyện, chúng ta không thể loại trừ sự kiện có những người, khi suy tư để chuẩn bị xưng tội, họ dùng các phương tiện kỹ thuật số, giống như trong quá khứ có những người dùng những văn bản và những câu hỏi viết trên giấy, để giúp xét mình. Trong trường hợp này, đó là một trợ giúp mục vụ bằng kỹ thuật số mà một số người có thể thấy là hữu ích, tuy biết rằng điều này không phải là một sự thay thế bí tích giải tội. Dĩ nhiên điều quan trọng là phải có một sự hữu ích thực sự về mục vụ chứ không phải chỉ là một sự kinh doanh được nuôi dưỡng bằng một thực tại tôn giáo và tinh thần quan trọng như một bí tích”.

Hôm 9-2-2011, đài BBC loan tin trong tuần lễ trước đó, người ta bắt đầu bán ứng dụng ”Confession: a Roman Catholic App” dành cho iTunes: người sử dụng chỉ cần trả khoảng 1,99 USD (1,59 Euro) để chuẩn bị xưng tội. Thảo chương (phần mềm) này cho đến nay chỉ có bằng tiếng Anh. Đài còn cho biết thảo chương được Đức Cha Kevin Rhoades, GM giáo phận Fort Wayne, bang Indiana, xác nhận sự an toàn về giáo luật với hãng chế tạo Little iApps ở Mỹ. Tờ quảng cáo cho biết thảo chương này giúp đỡ những người chuẩn bị xưng tội xét mình dựa theo danh sách các thứ tội (SD 9-2-2011)

Dự án thay đổi thẩm quyền cứu xét hôn phối thành sự nhưng chưa hoàn hợp

Trả lời một câu hỏi khác của giới báo chí, LM Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh xác nhận rằng từ lâu Tòa Thánh đang cứu xét dự án ban hành một Tự Sắc của ĐTC để chuyển giao thẩm quyền kỹ thuật-pháp lý từ Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích sang Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, ví dụ việc chuẩn chước các hôn nhân đã kết ước thành sự nhưng đôi vợ chồng chưa hoàn hợp (ratum non consumatum).

Cha Lombardi bác bỏ quan niệm cho rằng sự chuyển giao thẩm quyền như thế là nhắm kiểm soát và thu hẹp thẩm quyền của Bộ Phụng tự. Cơ quan này có chức năng thực thi sự canh tân phụng vụ như Công đồng chung 2 đã muốn”.

Theo giáo luật (1697-1706), Bí tích hôn nhân có tính chất bất khả phân ly, nhưng khi có lý do chính đáng, ĐTC có thể miễn chuẩn hôn nhân đã kết ước thành sự nhưng chưa hoàn hợp. Trong tiến trình này, Đức GM sở tại điều tra trước khi gửi hồ sơ về Bộ Phụng tự và kỷ luật để cứu xét, rồi đệ lên ĐTC để ngài quyết định. Từ lâu Tòa Thánh nghiên cứu dự án chuyển thẩm quyền cứu xét các hôn phối này về mặt chuyên môn và pháp luật từ Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích sang Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, cũng là cơ quan cứu xét từ cấp hai trở lên các đơn xin tuyên bố xác nhận hôn nhân vô hiệu.

Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích hiện do ĐHY Antonio Canizares Llovera người Tây ban nha làm Tổng trưởng. Cho đến nay, mỗi năm Bộ này cứu xét khoảng 500 đơn xin miễn chuẩn hôn phối kết ước thành nhưng chưa sống chung. Nhiều đơn thuộc loại này đến từ Á châu nơi thường có những cuộc hôn nhân với những trẻ vị thành niên được cha mẹ thu xếp. (SD 9-2-2011)
 
Vị giảng thuyết của Đức Thánh Cha và Giáo Triều trong kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm nay
Thiên Phong
11:15 09/02/2011
Lời giới thiệu: Cha François-Marie Léthel, linh mục người Pháp, Dòng Cát Minh, giáo sư thường trú tại Pontificia Facoltà Teologica / Pontificio Istituto di Spiritualità TERESIANUM, mới được chọn làm vị giảng thuyết cho kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của Đức Thánh Cha và Giáo Triều. Sau đây là tâm sự của ngài.

(Người dịch)


Quí thân hữu, anh em, chị em thân mến,

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chọn tôi làm người giảng thuyết cho kỳ linh thao Mùa Chay của ngài và của Giáo Triều Rôma năm nay, từ 13 đến 19 tháng ba. Tôi đã thưa vâng, trong niềm vâng phục Chúa Giêsu qua vị Đại Diện Ngài, và trong niềm tín thác vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần và sự phù trợ từ mẫu của Mẹ Maria, để đảm nhận một sứ mạng hết sức quan trọng và thật lớn lao đối với tôi.

Vì thế, tôi xin tất cả thân hữu và anh chị em nâng đỡ bằng lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các cộng tác viên thân cận nhất của ngài, và cho tôi, để tôi trở thành một dụng cụ ngoan ngoãn, khiêm tốn và sắc bén trong “đôi bàn tay của Chúa Cha,” là Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần (T. Irênê), hầu phục vụ cho công cuộc canh tân Giáo Hội, một Giáo Hội luôn luôn cần mang tính Tin Mừng nhiều hơn, nên tinh tuyền hơn, có sức chiếu sáng hơn và nên nguồn khích lệ hơn cho thế giới hôm nay – một thế giới đang mang trong mình quá nhiều thương tích và quá nhiều đau khổ.

Có biết bao hình thức bách hại các Kitô hữu, nhưng theo lời Đức Bênêđictô XVI, “sự bách hại ác liệt nhất đối với Giáo Hội không đến từ kẻ thù bên ngoài, mà phát xuất từ tội lỗi ngay trong lòng Giáo Hội, vì thế Giáo Hội cần khẩn thiết học lại bài học sám hối, cần chấp nhận sự thanh luyện (...); tuy nhiên Giáo Hội vẫn luôn có sức mạnh của sự thiện, và bao giờ Chúa cũng mạnh hơn sự dữ - đồng thời chúng ta có Đức Mẹ là mối bảo đảm hữu hình, là Mẹ tốt lành của Thiên Chúa, vị Thiên Chúa giữ tiếng nói cuối cùng trong lịch sử” (11.5.2010, dịp hành hương Fatima). Thật vậy, Công Đồng đã tuyên bố: “Giáo Hội vừa thánh thiện vừa không ngừng cần sự thanh luyện” (Sancta simul et semper purificanda, LG, số 8).

Vì thế, trong tinh thần của Mùa Chay, tôi tin tưởng đó là thời gian đặc biệt cho tất cả chúng ta hoán cải nội tâm, khi chúng ta hiệp nhất với Phêrô, với các Tông Đồ và với tất cả các môn đệ nam nữ của Chúa Giêsu trong Phòng Tiệc Ly, kiên trì cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong lắng nghe Lời Chúa và trong đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng là Ngọn Lửa Hiện Xuống luôn đốt nóng trong Trái Tim Giáo Hội, “Ngọn Lửa cháy bỏng Tình Yêu” (T. Têrêsa Lisieux).

Cách riêng, chúng ta cầu nguyện, cùng với toàn thể Giáo Hội và toàn thế giới, cho cuộc tuyên phong Chân Phước Gioan Phaolô II, mà Đức Bênêđictô đã quyết định sẽ diễn ra vào ngày 01 tháng 5 sắp tới, tức Tuần Bát Nhật Phục Sinh, nhằm lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa (cũng là ngày Lễ Thánh Giuse Lao Động). Ánh Sáng tuyệt vời của Chúa Kitô Phục Sinh “Đấng Cứu Độ Con Người” sáng lên trong Trái Tim Giáo Hội qua các Thánh, trên trời cũng như dưới đất! Tất cả chúng ta cần chuẩn bị tâm hồn cho cuộc lễ phong Chân Phước này, sự kiện sẽ là một hồng ân lớn lao cho chính Giáo Hội, để phản chiếu Ánh Sáng của Chúa Kitô, Ánh Sáng cho Thế Gian, “Ánh Sáng thật chiếu soi mọi người” (cf. Ga 1,9). Đề tài được chọn cho kỳ linh thao này là: Ánh Sáng Chúa Kitô trong Trái Tim Giáo Hội: Gioan Phaolô II và thần học về các Thánh.

Với tinh thần Totus Tuus của vị Chân Phước sắp được tôn phong, chúng ta sẽ có Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế, hiện diện cách riêng với mình trong kỳ tĩnh tâm này – kỳ tĩnh tâm sẽ kết thúc vào ngày 19 tháng 3, Lễ Thánh Giuse, Người Bạn Đường của Mẹ, Đấng Dưỡng Nuôi Chúa Cứu Thế, Đấng Bổn Mạng của Giáo Hội Hoàn Vũ, và cũng là vị Bổn Mạng rửa tội của Đức Thánh Cha Ratzinger. Là tu sĩ Cát Minh, tôi cũng thấy đây là một dấu chỉ rất tuyệt vời, trong khi Dòng chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị mừng kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Mẹ Thánh Têrêsa Avila. Lời hứa của Chúa Giêsu đối với tu viện đầu tiên mà ngài thành lập (ngôi nhà nhỏ mang Thánh hiệu Giuse Avila) nay mở rộng ra cho Ngôi Nhà Lớn là toàn Giáo Hội: Đó là Ngài, chính Chúa Giêsu, sẽ luôn luôn ở giữa, còn Mẹ Maria và Thánh Giuse sẽ chăm nom hai cửa (cf. Vita, 32/11). Trong khi ngày càng bận tâm phục vụ các gia đình trong thế giới hôm nay, Giáo Hội gặp lại chỗ tốt nhất của mình nơi Thánh Gia Nadarét.

Cuối cùng, tôi ý thức mạnh mẽ rằng mình đảm nhận sứ mạng này không phải với tư cách cá nhân, mà trong tư cách thành viên của Nhiệm Thể, trong tư cách là Linh Mục của Chúa Kitô, và là thành viên của Dòng Cát Minh (cụ thể là của cộng đoàn tôi ở Teresianum Roma), cũng như trong tư cách là thành viên của Hàn Lâm Viện Thần Học Giáo Hoàng trợ giúp Đức Thánh Cha.

Trong mối hiệp nhất và hiệp thông huynh đệ, chúng ta xác tín lời của Chúa Giêsu: “Ở đâu có hai hay ba người họp lại vì Danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20).

Rôma, 4 tháng 2, 2011

Thiên Phong dịch từ “P. François-Marie Léthel, OCD: Predicatore del Papa per gli Esercizi Spirituali” trong http://www.teresianum.org/
 
Sau một năm tranh luận, hiệp hội CHA chấp nhận thẩm quyền của Giám Mục
Trần Mạnh Trác
17:04 09/02/2011
Qua một số văn thư được công bố ngày 31 Tháng 1 gửi cho Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, Sơ Carol Keehan, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp Hội các Bệnh Viện Công Giáo (Catholic Health Association,) (CHA,) tỏ ý sẽ tuân phục thẩm quyền Luân Lý của các GM địa phương.

Đây là một dấu hiệu tích cực trong cuộc tranh luận giữa nhà các nhà điều hành của khỏang 600 bệnh viện thuộc Hiệp Hội CHA và các đấng bản quyền của giáo hội trên vấn đề luân lý của dịch vụ y tế.

Năm ngóai, Sơ Keehan đã bất đồng với HĐGM HK về đạo luật cải cách Y Tế và về một ca giải phẫu đã lọai bỏ một thai nhi tại bệnh viện St Joseph ở Arizona. Đức GM Thomas Olmsted của Phoenix coi trường hợp đó là phá thai, ngài phạt vạ tuyệt thông người đã cho phép ca giải phẫu đó là Sơ Margaret McBride và sau đó đã tước bỏ danh hiệu Công Giáo của Bệnh viện St Joseph.

Sơ Keehan đã lên tiếng ủng hộ bệnh viện trong cuộc tranh chấp, cho rằng bệnh viện đã thi hành đúng những chỉ dẫn (ERDs) của Hội Đồng Giám mục HK về dịch vụ Chăm sóc Y tế, là cứu lấy mạng sống của người duy nhất họ có thể cứu được.

Cách giải thích của CHA đi ngược với quan điểm của hội đồng giám mục HK, và hơn nữa cũng đi ngược với ý kiến của Hiệp Hội các Y Sĩ Công Giáo (Catholic Medical Association) (CMA.)

Hiệp hội Y Sĩ CMA ủng hộ quan điểm của ĐGM Olmsted vì trong trường hợp trên, thai nhi tỏ ra bình thường, chỉ có người mẹ là có bệnh, thai nhi chỉ là nguyên nhân gián tiếp của căn bệnh, do đó phận sự của một bệnh viện là phải tìm cách bảo vệ người lành mạnh (thai nhi,) trong khi chữa chạy cho người bệnh (mẹ.) Bệnh viện St Joseph đã không hề tìm giải pháp chữa trị nào cả và đã hấp tấp lọai bỏ thai nhi.

Được biết, Hiệp Hội các Y Sĩ Công Giáo (CMA) là đại diện cho các nhà chuyên môn Công Giáo về vấn đề y khoa, còn hiệp hội các bệnh viện Công Giáo (CHA) là đại diện cho các quản trị gia của 600 bệnh viện thuộc tổ chức này.

Là quản trị gia (Hiệp hội CHA,) ngòai việc phát huy tinh thần Công Giáo, họ còn phải lo tài chánh để cạnh tranh và sống còn, kể cả việc tìm nguồn tài trợ của Medicare. Riêng bệnh viện St Joseph mỗi năm trông đợi 2 tỷ đô la từ các thân chủ Medicare. Do đó mà mỗi khi có mâu thuẫn giữa thực tế lợi nhuận và lợi ích đạo đức thì họ tìm một lối đi dung hòa.

Hiệp hội CHA còn coi mình là một tổ chức có tầm cỡ quốc gia và do đó các bệnh viện họ điều hành cần được hưởng một qui chế đứng ngòai các thể lệ địa phương. Với quan niệm đó họ đã mời một số giáo sư thần học có tinh thần cấp tiến để biện hộ cho những quan điểm 'tế nhị' của họ mỗi khi có tranh chấp. Tác phong này không những tạo thêm tranh cãi nhiều hơn, mà còn có một hậu quả khôn lường là tạo ra tiền lệ bất tuân thẩm quyền của các giám mục, là những vị có quyền trên các vấn đề luân lý đạo đức tại địa phương.

Qua những bức thư nói trên, Sơ Keehan hầu như đã nhận ra sự sai lầm của mình, Sơ cho biết đã thông cáo với các nhà tài trợ, các thành viên hội đồng quản trị và các bác sĩ rằng "vị giám mục có quyền giải thích những chỉ dẫn của HĐGM (ERDs) và cũng có quyền phát triển những hướng dẫn luân lý và tôn giáo cho riêng địa phận của mình nếu ngài muốn."

Đức Tổng Giám Mục Dolan hoan nghênh sự đổi hướng của CHA, nhất là mới đây Sơ Keelan còn nhập cuộc trong công việc chống phá thai bằng cách ủng hộ dự luật Bảo vệ cuộc sống của dân biểu Cộng Hòa Joe Pitts, Pa, nhằm sửa đổi luật cải cách y tế để đảm bảo không có kinh phí dành cho phá thai hoặc dành cho bảo hiểm phá thai. Trước đây Sơ Keelan cho rằng một dự luật như thế là không cần thiết.

ĐTGM Dolan nhấn mạnh một lần nữa rằng "Trong trường hợp có xung đột, thì giám mục là vị có thẩm quyền giải quyết vấn đề vì ngài có năng quyền giảng dạy."

"Khi đã có sự giải quyết của vị Giám Mục rồi, thì sẽ không còn là một câu hỏi lý thuyết về đạo đức hoặc về các dữ liệu y tế nữa", ĐTGM Dolan nói.

Đây là kết quả của nhiều cuộc hội thoại giữa Sơ Keehan, ĐTGM Dolan, Đức Giám Mục Robert Lynch của St Petersburg, Florida, (một thành viên của ban giám đốc Hiệp Hội CHA,) và Đức Giám Mục Kevin Vann của Fort Worth, Texas, (ủy viên liên lạc giữa HĐGM HK và hiệp hội CHA.)

ĐTGM Dolan cho biết, hiệp hội CHA và HĐGM HK sẽ cùng làm việc trong công cuộc cải tiến những luật pháp hiện hành để có thể đảm bảo rằng tiền thuế liên bang sẽ không sử dụng cho việc phá thai và sự bảo vệ lương tâm cho các nhân viên y tế Công giáo được thực thi.

Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với tờ báo National Catholic Reporter ngày 31 tháng 1, Đức Tổng Giám Mục Dolan nói Sơ Carol "cảm thấy rất mạnh mẽ rằng quyết định thu hồi danh hiệu Công Giáo của bệnh viện St Joseph là khủng khiếp, nhưng Sơ hiểu rằng ý kiến của vị giám mục sở tại là lời giải thích xác thực về những chỉ dẫn của HĐGM."

Đây là một bước tiến dài cho việc hợp nhất các nỗ lực Y tế của giáo hội Công Giáo HK, nhất là trong bối cảnh mà luật pháp và xã hội dân sự đang cố gắng bóp nghẹt những căn bản luân lý đạo đức cổ truyền của người Công Giáo. Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phài đi ngược với nguyên tắc luân lý thì Giáo hội có vẻ sẽ chấp nhận sự thiệt thòi chứ không nhượng bộ sự liêm chính của mình.

Đức Tổng giám mục nói rằng để "bảo vệ sự toàn vẹn" của đạo đức trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, có thể nhiều cơ sở y tế Công Giáo khác sẽ bị cắt đứt quan hệ với Giáo Hội.

Ngài cho biết là "các bệnh viện Công Giáo của chúng ta hiện nay có vẻ đang rời xa giáo hội giống như những năm 1980 khi mà các trường đại học của chúng ta đã từ từ trôi ra khỏi quỹ đạo Công giáo."
 
Top Stories
Catholic Priest Risks Being Returned To Prison
Human Rights Watch
16:37 09/02/2011
Vietnamese human rights activist and Catholic priest Father Nguyen Van Ly is at risk of being returned to prison in mid-March despite his fragile health. He suffered from a stroke in prison in November 2009 which left him partially paralyzed, after being held in solitary confinement. He did not receive adequate medical treatment.

Father Ly, now aged 64, was granted a 12 month “temporary suspension” of his eight year prison sentence on 15 March 2010 so that he could receive medical treatment after also being diagnosed with a brain tumour. Since his release, he has been living under surveillance at a house for retired priests in the diocese of the Archbishop of Hue, in central Viet Nam.

Whilst in prison, Father Ly was held mainly in solitary confinement, and suffered from several periods of ill-health over a seven month period before having a stroke. He received neither a proper diagnosis nor adequate medical care. The authorities sent him to Prison Hospital 198 in mid-November 2009, but returned him to prison on 11 December while he was still partially paralyzed.

Father Ly was sentenced to eight years’ imprisonment in 2007 for spreading "propaganda" against the state. Amnesty International considers him to be a prisoner of conscience, arrested and convicted for the peaceful dissemination of his views on democracy and human rights.

Father Ly was first jailed for his criticism of government policies on religion in the late 1970s, and has already spent 17 years as a prisoner of conscience, for calling for respect for human rights and freedom of expression. He is one of the founders of the internet-based pro-democracy movement Bloc 8406, and has helped to set up other political groups, which are banned by the Vietnamese authorities. He also secretly published a dissident journal, To Do Ngon Luan (Freedom and Democracy).

Additional Information

Father Nguyen Van Ly is one of more than 30 dissidents imprisoned in Viet Nam, as part of the authorities’ aim to suppress any criticism of government policies and allegations about human rights violations. The authorities use vaguely-worded articles of the Penal Code to stifle and criminalize freedom of expression, in breach of international treaties that Viet Nam has ratified. At least 22 pro-democracy and human rights activists have been convicted and sentenced to long prison terms since October 2009.

In 2009 Viet Nam rejected important recommendations made by states under the UN Universal Periodic Review process, including recommendations to amend or repeal national security provisions of the Penal Code inconsistent with international law; to remove other restrictions on dissent, debate, political opposition, and freedom of expression and peaceful assembly; and to release prisoners of conscience.

PLEASE WRITE IMMEDIATELY in English or your own language:
  • Calling on the authorities to release Father Ly immediately and unconditionally, as he is a prisoner of conscience, arrested solely for the peaceful expression of his non-violent beliefs.
  • Requesting that Father Ly is not returned to prison when the 12 months suspension of his sentence expires in March 2011.
  • >


PLEASE SEND APPEALS BEFORE 23 MARCH 2011 TO:

Minister of Foreign Affairs

Pham Gia Khiem

Ministry of Foreign Affairs

1 Ton That Dam Street

Ba Dinh district, Ha Noi

Viet Nam

Fax: + 8443 823 1872

Email: bc.mfa@mofa.gov.vn

Salutation: Dear Minister

Minister of Public Security

Le Hong Anh

Ministry of Public Security

44 Yet Kieu Street

Ha Noi

Viet Nam

Fax: 8443 942 0223

Salutation: Dear Minister

And copies to:

Apostolic Nuncio to Viet Nam

(Diplomatic Vatican representative to Viet Nam)

Archbishop Leopoldo Girelli

55 Waterloo Street 6,

Singapore 0718
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tết Nguyên Đán trên miền Tây Nguyên
Trương Trí
12:20 09/02/2011
BAN MÊ THUỘT - Dọc theo đường quốc lộ 14 lên thành phố Ban Mê Thuột, cách 24 km, ngôi nhà thờ nằm giữa một khu dân cư khá sầm uất. Đó là nhà thờ giáo xứ Công Chính, một giáo xứ chỉ mới được thành lập vừa tròn hai năm, nhưng lại có số lượng giáo dân rất đáng nể: 5151 người, thuộc xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ. Họ sống chan hòa giữa một cộng đồng gồm người kinh và người Ê Đê. Cha quản xứ Giuse Đổ Minh Hiển là vị quản xứ đầu tiên kể từ khi thành lập đến nay. Đây là một cộng đoàn quy tụ nhau sau ngày giải phóng, một vùng kinh tế mới tự túc lập nghiệp. Những ngày đầu mới hình thành, cộng đoàn được sự coi sóc của cha sở Vinh Quang cách 8 km. Dần dần, với sự phát triển mạnh mẻ, nhà thờ được xây mới và giáo xứ được thành lập. Là những người dân từ thành phố, nên khi nền kinh tế vững vàng, mọi người đều xây dựng nhà cửa khang trang, sắm sửa những vật dụng tiện nghi để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Từ đó cùng đất này nhanh chóng thay da đổi thịt.

Xem hình ảnh

Đời sống vật chất ngày càng phồn thịnh, nhưng về mặt tâm linh, việc thờ phượng Chúa và tôn kính ông bà tổ tiên đối với họ lại càng sốt sắng hơn. Trong những ngày Tết Nguyên Đán, mặc dù vui chơi, nhưng tất cả đều luôn chu toàn bổn phận của một tín hữu, một người con.

Buổi chiều 30 Tết, thánh lễ tạ ơn được tổ chức long trọng, hầu như tất cả mọi người đều tham dự, tạ ơn Tiên Chúa vì những gì Người đã ban cho trong suốt một năm qua.

Ngày mùng một Tết, thánh lễ minh niên lúc 5giờ30 sáng, trong tiết trời lạnh giá. Mọi người đứng tràn ra cả bên ngoài sân vẫn sốt sắng hiệp dâng tâm tình tri ân Thiên Chúa và cầu nguyện một năm mới na bình thịnh vượng. Sau thánh lễ, giáo xứ tổ chức nhận Lộc Thánh đầu năm, với những lời Chúa ứng hợp với tâm tình của mỗi gia đình. Sau đó, cha chủ tế long trọng ban phép lành đầu năm mới.

Sáng mùng hai Tết, ngày báo hiếu đối với ông bà cha mẹ và những người đã khuất. Thánh lễ này do các tu sĩ nam nữ và sinh viên học sinh xa nhà đảm trách phụng vụ. Dịp Tết cũng là dịp gia đình đoàn tụ với gia đình. Trong niềm cảm xúc dâng trào, các em bày tỏ lòng tri ân đối với cha mẹ đã hy sinh biết bao khó nhọc, để dành cho con cái được yên tâm theo con đường học hành và tu tập. Những bông hồng tươi thắm tỏ chút lòng thành được chính cha quản xứ gắn trên áo những người cha người mẹ, đại diện cho tất cả những bậc làm cha mẹ trong giáo xứ. Trên 50 cụ già từ 80 tuổi trở lên được tặng vòng hoa tươi để tỏ lòng thành kính với những bậc cao niên thượng thọ. Đồng thời, giáo xứ cũng trao tặng 26 em sinh viên vừa thi đổ vào các trường đại học và cao đẳng trong năm học vừa qua, đây là kinh phí được trích từ quỹ khuyến học của giáo xứ để động viên con em hằng năm càng có đông người thi đổ.

Cũng trong thánh lễ này, cha quản xứ cũng thay mặt cộng đoàn nói lời cảm ơn các em đã tổ chức thánh lễ long trọng và sốt sắng. Bày tỏ được tấm lòng của những người con xa nhà không giúp đở gì cho cha mẹ và gia đình trong những tháng ngày lao động mệt nhọc. Đó cũng chính là tâm trạng của chính ngài đối với ông bà cha mẹ.

Buổi chiều mùng hai Tết, thánh lễ cầu cho Tổ tiên, Ông bà cha mẹ và những người đã khuất tại Đất Thánh của giáo xứ. Mặc dù đã tham dự thánh lễ ban sáng, nhưng vẫn rất đông người tham dự thánh lễ buổi chiều. Trong khuôn viên nghĩa trang, muôn hoa khoe sắc tươi thắm, khói hương nghi ngút. Cây có cội, nước có nguồn, con người có cha có mẹ. Cha quản xứ và đại diện giáo xứ dâng lên những nén hương trầm để tưởng nhớ và tri ân những người đã khuất, đồng thời dâng lời cầu nguyện xin Chúa ban cho họ sớm được hưởng vinh quang của Chúa đời đời.

Trong những ngày Tết Nguyên Đán, cha quản xứ và HĐGX còn tổ chức những trò chơi dân gian như: hò lô tô, vé số gây quỹ khuyến học. Đông nhất vẫn là những vòng đu quay được nhiều em nhỏ hưởng ứng nồng nhiệt suốt ngày đêm. Với mục đích hạn chế những vui chơi quá độ của thanh thiếu niên, dẫn đến những điều đáng tiếc xảy ra. Vì thế, những trò vui chơi rất nhiều người tham gia.

Đối với xã hội công nghiệp và quá thực dụng hiện nay, tổ chức được những ngày Tết với đầy đủ ý nghĩa cũng như những nét đẹp truyền thống như thế thật không phaỉo dễ dàng.
 
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle Mừng Xuân Tân Mão
Nguyễn An Quý
17:26 09/02/2011
SEATTLE -Tết Tân Mão đến với những người Công Giáo Việt Nam cư ngụ chung quanh thành phố vốn nổi tiếng là thành phố mưa buồn và các vùng phụ cận thật vui nhộn với truyền thống mang tính cổ truyền đúng với ý nghĩa vui như ba ngày Tết. Thật vậy, sau hơn hai tuần lễ nhiều giáo dân đã quây quần bên nhau trong hội trường Giáo Xứ để lo chuyện gói bánh đón xuân. Đêm Giao Thừa rơi vào tối thứ tư, dù là ngày làm việc trong tuần nhưng có hơn cả ngàn giáo dân đã tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ Chánh Toà do TGM Peter Sartain chủ tế và nhiều linh mục Việt Nam cùng Đồng tế, đó là ngày vui thứ nhất.

Xem hình ảnh

Ngày vui thứ hai là Thánh lễ Mừng Thượng Thọ theo thông lệ hằng năm để tạ ơn Chúa và chúc mừng các vị cao niên trong Giáo xứ còn đang hiện diện và cùng đồng hành với Giáo xứ từ tinh thần đến công sức và vật chất. Thánh lễ mừng thượng thọ đã được cử hành trọng thể vào tối mồng ba Tết taị nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với gần sáu trăm giáo dân tham dự trong đó có hơn 100 vị cao niên tuổi từ 70, 80, và 90 trở lên. Bây giờ là ngày vui thứ ba được cử hành trọng thể tại một trường học cách nhà thờ Giáo Xứ khoảng 4 dặm có tên là Aki Kurose. Được biết Thánh lễ sẽ bắt đầu lúc 11 giờ, sau Thánh lễ là chương trình văn nghệ vui Xuân gồm có đốt pháo, múa lân, lì xì và văn nghệ với sự hợp tác của nhiều đoàn thể trong Giáo Xứ, có thêm sự hiện diên của ca sĩ Tâm Phương Anh đến từ California.

Tôi có mặt tại hội trường lúc 10 giờ, nơi cử hành chào đón ngày Tân Niên Năm Tân Mão của Giaó xứ Viẹt Nam Seattle, nhiều hàng ghế chính diện trong hội trường đã đầy kín, đến khi Thánh lễ bắt đầu thì đã có trên 3 ngàn người hiện diện. Trên lễ đài, một tấm phông khá đẹp mang chủ đề Xuân yêu thương với tinh thần “HIỆP NHẤT-YÊU THƯƠNG-PHỤC VỤ”. Dưới chủ đề là hình ảnh của những bàn tay đang siết chặt vào nhau từ bốn phương trong Tổng Giáo Phận Seattle như một lời mời gọi hãy đến để cùng nhau xây dựng ngôi nhà mẹ là nhà thờ và Giáo Xứ Các Thánh Tử đạo Việt do một linh mục trẻ, đầy nhiệt huyết và có tinh thần dân tộc làm Chánh Xứ đầu tiên khi Cộng Đồng được trở thành Giáo Xứ tòng nhân vào ngày 19-11-2010 vừa qua. Đó là Linh mục Gioakim Đào Xuân Thành.

Đúng 11 giờ, ba hồi chiêng trống được ngân vang để báo hiệu giờ Thánh Lễ bắt đầu. Khi tiếng chiêng trống vừa dứt thì ca đoàn Tổng hợp hát bài ca nhập lễ và toàn thể nghi đoàn cùng linh mục đoàn tiến lên lễ đài. Chủ tế Thánh lễ là cha Chánh Xứ Đào Xuân Thành, cùng Đồng tế gồm cha phó xứ Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Tài Việt thuộc TGM Seattle, và cha Nguyễn Ngọc Thảo thuộc Dòng Tên. Nghi thức niệm hương trước bàn thờ tổ tiên đã tạo nên giây phút thiêng liêng đầy cảm động, khiến mọi người hiện diện đều cảm thấy lâng lâng một cảm giác khá đặc biệt nói lên niềm tưởng nhớ đến tổ tiên nơi quê nhà khi xa xứ. Buổi niệm hương do các vị đại diện cho miền Bắc, miền Trung, miền Nam, người Việt Hải ngoại và các linh mục. Khi các đại diện dâng hương, những lời diễn nguyện được xướng lên chậm rãi để nói lên ước vọng của mỗi miền qua những trăn trở khi hướng về quê hương Việt Nam. Đặc biệt khi linh mục đoàn niệm hương với lời diễn nguyện đã lôi cuốn lòng người hiện diện trở về với giây phút đầy cảm động khi nghe một giọng nữ được vang lên: Giây phút linh thiêng này, chúng con không quên niệm nhớ đến các linh hồn tổ tiên ông bà, các linh hồn trong giáo phận đã ra đi trước chúng con. Cùng hiệp nhớ đến các linh hồn đã bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu khi đi tìm hai chữ “Tự Do”, cùng vong linh các chiến sĩ đã hy sinh đấu tranh cho lý tưởng tự do, dân chủ. Buổi niệm hương chấm dứt qua giây phút thinh lặng với điệu nhạc hồn tử sĩ được vọng lên đã tạo nên giây phút đầy thiêng liêng và trang trọng.

Sau phần niệm hương Thánh lễ bắt đầu với lời chào mừng đầu Xuân của cha chủ tế. Cha chủ tế Đào Xuân Thành cũng đã phụ trách phần giảng thuyết trong Thánh lễ.Xin tóm tắt phần bài giảng của cha chủ tế, sau lời chào mừng và chúc Xuân đến với mọi người hiện diện trong Thánh Lễ cha chủ tế nói:

“Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Hôm nay, chúng ta về đây để nói rằng con tim của chúng ta được rộng mở với tâm tình Hiệp Nhất-Yêu Thương- Phục vụ, đó là ý nghĩ của chúng ta về những gì trong năm mới này. Niềm vui của chúng ta là niềm vui tràn đầy, niềm vui cởi mở, niềm vui chia sẻ. Với niềm vui, chúng ta thấy niềm vui luôn phải là lây lan. Chúng ta thấy niềm vui đã đưa chúng ta đến những ngày đầu năm, đó là niềm vui thấy được tình thương của Chúa, niềm vui mà chúng ta thấy qua bộ aó, thấy từ hào quang, niềm vui được lây lan đến chúng ta khi chúng ta trình bày một mùa Xuân mới trong cuộc đời, một năm mới chúng ta khám phá một cái gì mới và chúng ta đổi mới lại cái tình thương của chúng ta đối với nhau, như cha mẹ đối với con, đối với các cha, các soeur như trong một gia đình, chúng ta gọi là gia đình giáo xứ. Chúng ta thấy tình thương sẽ trở nên một cộng đoàn, một gia đình với mái ấm. Tình thương hôm nay cảm thấy rất là lớn, và Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hôm nay đem tình thương đó mà chiếu giải cho thế giới này. Các con là ai, khi nói rằng: tôi là một y tá, tôi là một bác sĩ, một thương gia, tôi là một tu sĩ linh mục, nhưng phải tự hỏi thật sự: ta là ai? Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: Các con là muối đất để mà ướp cho đời này nên hương vị, nên tình thương, nên hiệp nhất, đó là căn tính của chúng ta. Chúng ta thấy ánh sáng luôn là lý giải và soi đường chỉ sá, niềm vui cũng vậy, niềm vui luôn luôn là để nâng mọi người lên trong cùng một tình thương, trong một sự hợp nhất. Muối đất làm cho hương vị đồ ăn của chúng ta ngày Tết ngon. Nhưng mà muối đất của lòng chúng ta có những cái đức tin, với những cái giá trị cổ truyền Việt Nam, làm nên hương vị cho đời sống đức tin và văn hoá cổ truyền này. Chúng ta suy nghĩ lại, mỗi người chúng ta trong thời gian qua, chúng ta đã được nên ánh sáng, nên muối đất, nên tình thương, nên niềm vui của người Việt Nam với nhau chưa? Cách đây mấy hôm, trước lễ giao thừa, tôi có đến thăm một số ông bà ở trại dưỡng lão, khi nhìn những hoàn cảnh khác nhau, thấy rất là tội nghiệp. Có một cụ bà nói rằng: con có một số con ở đây, đôi khi con cũng cảm thấy buồn lắm, vì con của con không còn giữ đạo nữa, lập gia đình với người khác tôn giáo rồi lơ đi nhà thờ luôn. Nhưng rồi sau đó bà lại mĩm cười và nói: nhưng con lại vui, bởi vì con thấy cháu chắt của con nó không theo cha mẹ nó, nó lại thích con vì thấy con sống vui, sống đạo đức, rồi nó nói là muốn đi lễ, đi học giáo lý, rồi nó đòi cha mẹ nó đưa nó vào nhà thờ, đưa đi học giáo lý, bà lại nói tiếp: thế là nó thay đổi nhiều lắm, từ đứa con nhìn vào gương của bà, nó đã biến đổi cha mẹ nó trở nên đạo đức hơn và bà thốt nên lời với sự vui mừng: như vậy con vui mừng lắm. Thật cảm động, bởi vì niềm vui của bà đã như có một cái gì nằm sâu trong lòng bà.

Ngày hôm qua trong Thánh Lễ chúc thọ, thấy các ông bà đi lễ để được xức dầu thánh trong đó có cha Miên của chúng ta nữa. Nhìn các vị tiến lên để được mang mề đay, chắc khi về nhà, con cháu cũng sẽ rất là vui mừng, có nhiều bà đã thốt lên lời rất là sung sướng: hôm nay con được đến để xức dầu…Rồi nhìn cảnh con cháu lên chụp ảnh chung để kỹ niệm với những vui mừng hớn hở, thật sự trong lòng con cháu cũng rất vui mừng, bởi vì ông bà đến tuổi này rồi mà vẫn còn được như vậy. Rồi mỗi khi đến nhà thờ, mình cũng cảm nghiệm rằng ông bà mình đã thương mình và làm gương về đời sống đạo đức, rồi mình thấy có một cái gì đặc biệt trong đôi mắt, trong con tim cũng như là trong nếp sống của ông bà mình làm cho như cái men dậy lên trong lòng niềm vui sướng, và niềm vui này không chỉ là niềm vui bên ngoài, mà là một niềm vui đã được truyền từ đời nọ đến đời kia, nhất là truyền niềm tin về Thiên Chúa.

Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta nhìn vào niềm vui đó, ngày xưa khi các Tông đồ đi trừ quỷ xong trở về thì các ngài rất là vui mừng và nói: Lạy Chúa, nhờ Chúa mà chúng con làm công việc sốt sắng, Chúa nói rằng: các con hãy vui hơn nữa khi nhìn các con được đi ở trên trời…. Niềm vui của chúng ta càng sâu xa hơn khi niềm vui đó được đặt vào trong cung lòng của Chúa, Chúa ghi nhớ tất cả những gì chúng ta làm, Chúa vui mừng khi thấy chúng ta làm những việc tốt. TGM Peter, trong bài giảng của ngài vào thánh lễ Giao thừa vừa qua, ngài đã nói rằng: ngài trân trọng những ông bà của mình, mặc dù khi ngài nhìn vào những tấm hình dù ngài chưa trực tiếp gặp ông bà của mình trước đây, nhưng mà cảm thấy có một cái gì đó tốt lành, đạo đức nơi ông bà để lại, ngài cảm nghiệm như vậy, ngài nói rằng khi ông bà nhìn vào con cái cháu chắt mà mĩm cười, giống như Chúa trên trời cũng nhìn xuống mỗi người chúng ta và mĩm cười. Bởi vì tình thương đó rất là gần gủi, tình thương của Chúa, tình thương trên trời. Niềm vui trên trời là niềm vui no thỏa.

Trong năm mới này chúng ta cầu chúc cho nhau được luôn luôn mang lấy niềm vui như ngày hôm nay, như những ngày đầu xuân, một niềm vui mà chúng ta có thể đem ra chia sẻ qua cuộc sống của chúng ta, của đạo đức qua những giá trị tốt lành để từ đó chúng ta lấy niềm vui đem cho người khác mùa Xuân mới, đem cho giáo xứ một mùa Xuân được sống lại nhiều hơn trong đời sống đức tin và phục vụ trong hiệp nhất. Chúng ta cầu nguyện cho nhau để được niềm vui no đầy, niềm vui trọn vẹn trong tình yêu của Chúa…”

Sau bài giảng là phần phụng vụ Thánh lễ thông thường với lời nguyện giáo dân đã tạo nên những giây phút thiêng liêng qua những lời nguyện cầu thiết tha như: cầu cho toàn thể dân Chúa trong giáo hội luôn biết chọn lựa sự khôn ngoan của nước Thiên Chúa hơn sự khôn ngoan của thế trần, cầu cho các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm biết tôn trọng công lý và sự thật khi điều hành quốc gia để mọi người dân được sống trong hạnh phúc, an bình, cầu cho giáo xứ qua tiến trình ghi danh vào Giáo xứ đạt được thành quả tốt đẹp để xây dựng Giáo xứ Việt Nam ngày càng thêm triển nở tốt đẹp. Thánh lễ được kết thúc lúc 12 giờ 45 phút qua lời cám ơn của cha Chánh xứ và sau đó là chương trình Vui Xuân. Trong lúc chờ đợi Ban tổ chức sửa soạn lại lễ đài để chuẩn bị cho một buổi văn nghệ vui xuân, giáo dân rời khỏi hội trường để thưởng thức vài món ăn nhẹ bày bán ở trước hội trường như bánh mì, cà phê, chè…

Lúc 1giờ 45 phút, một giọng nam được vọng lên từ sân khấu: Trân trọng kính mời quý vị vào vị trí chỗ ngồi để chương trình văn nghệ đón xuân Tân Mão được bắt đầu, lời mời gọi vừa dứt trong chốc lát thì tiếng pháo đã nổ dòn với đoàn múa lân chào mừng khách tham dự buổi văn nghệ vui xuân. Chương trình văn nghệ hết sức phong phú, ngoài phần trình diễn khá phong phú của ca sĩ Tâm Phương Anh còn có nhiều vũ khúc của các em thiếu nhi, mục sớ táo quân trình bày khá hấp dẫn, thêm đội kèn đồng do nhóm tài nghệ của Hội Đức Mẹ Hằng Giúp trình diễn khá ngoạn mục, gần về chiều buổi văn nghệ càng thu hút khán giả khi linh mục phó xứ Nguyễn Sơn Miên xuất hiện trong bộ quân phục rằn ri trông khá ngầu. " Tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường khi cha Nguyễn Sơn Miên xuất hiện và cùng hát với cô Tuyền một huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng: Nói đến cha Miên là nói đến một vị linh mục tuy đã trọng tuổi, (ngoài cổ lai rồi), nhưng luôn có tâm hồn rất trẻ, thích hoạt động, ngài đang là trụ cột của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trong Giáo Xứ, và mỗi khi trong Cộng Đồng Giáo xứ có lễ hội, có những cuộc vui là có ngài ca hát vui chơi. Sau phần trình diễn của đôi song ca vừa nêu trên, là một tiết mục khác khá độc đáo được trình diễn khi cha Đào Xuân Thành hát bài: “Xuân này con không về” với sự phụ diễn của cha Nguyễn Sơn Miên. Cha Miên đã đóng vai người lính trận từ miền xa trong bộ quân phục tác chiến đang âm thầm hướng về quê nhà khi mùa Xuân đến. Qua giọng ca đầm ấm, ngọt ngào của cha Chánh Xứ Đào Xuân Thành cùng với cách diễn tả các điệu bộ như người lính đang cầu nguyện cho quê hương đất nước được sớm chấm dứt chiến tranh để mỗi độ Xuân về, ai cũng được vui xuân trong sum họp, đã tạo nên bầu khí của buổi văn nghệ thêm tuyệt vời. Buổi văn nghệ Vui Xuân Tân Mão khá phong phú được kết thúc lúc 4giờ 40 phút với màn Xổ số vui xuân sau bài đồng ca Ly Rượu Mừng do ban đồng ca không chuẩn bị trước gồm nhiều giáo dân còn lại đến phút chót đã cùng nhau ca hát với cha chánh xứ, tất cả đã lên sân khấu cùng hát khá nhịp nhàng dù chưa tập trước. Mọi người ra về trong niềm hân hoan với tâm tình tạ ơn và mang trong lòng niềm vui bất tận.

Seattle, những ngày đầu Xuân Tân Mão 2011
 
Nhận và chia lửa mùa xuân của nhóm giáo lý viên Tuy Hòa tại giáo xứ Trà Kê
M. Trần
21:29 09/02/2011
NHẬN VÀ CHIA LỬA MÙA XUÂN

(Cuộc du Xuân mục vụ của nhóm giáo lý viên Tuy Hòa tại giáo xứ Trà Kê)

Như một sự trùng phùng trong ơn thánh Chúa, giáo lý viên Tuy Hòa lại có dịp đến thăm giáo xứ Trà Kê trong tâm tình chia sẻ niềm vui nho nhỏ với người già cả ốm đau, những gia đình gặp bất hạnh, đặc biệt là những đồng bào dân tộc thiểu số…nhân ngày đầu xuân.

Như lời của người đi trước nói: muốn đến được Trà Kê phải trải qua một đoạn đường vất vả và khó khăn, đi xe mà cứ như cỡi ngựa vì toàn gặp những ụ đất cứng nhô lên. Mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt. Mùa nắng thì ghồ ghề lồi lõm, cứ mỗi chiếc xe đi qua kéo theo một luồng bụi đất tung lên dày đặc. Hãy nếm thử và nghiệm xem cho biết công tác mục vụ nơi các xứ đạo nhà quê khó khăn như thế nào. Các cha xứ phải thường xuyên gồng mình để đi làm công tác mục vụ trên những nẻo đường như vậy đó.

Những gì chúng tôi cho đi thì ít, nhưng nhận lại thì nhiều hơn. Nhận được sự hiếu khách của người giáo dân ở đây, nhận được bài học về tình người, về sự hy sinh vì nhà Chúa…Một hình ảnh mà làm cho chúng tôi hết sức ngưỡng mộ đó là giáo dân lì xì cho cha sở. Cầm túi càn khôn đựng những phong bao lì xì trên tay, cha cười nói, vẫn còn nguyên vẹn chưa bóc tem. Tò mò xin cha xem thử, có người cho ít nhưng có người cho cũng rất nhiều, tùy vào mức thu nhập của gia đình. Cha sung sướng và tự hào rằng: người dân ở đây thật thà và dễ thương lắm. Ở thành phố chúng tôi thì lại khác, cứ tết đến thì lại chờ cha sở lì xì cho mình, chỉ muốn nhận mà không muốn cho.

Khi chúng tôi được cha Phanxicô đưa đi thăm các gia đình giáo dân sống gần nhà thờ mới thấy được sự yêu mến mà họ đã dành cho cha. Hầu như nhà nào cũng đặt một tấm hình của cha xứ ở một vị trí thật xứng hợp. Chỉ một câu nói của những giáo dân ở đây khi nói về cha sở của mình: “Người thì siêu mỏng vậy chứ lúc nào cần là ngài có mặt ngay”. Thì ra qua cách sống của cha đã gây được sự thiện cảm rất lớn đối với họ. Quả đúng như thế vì “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại, Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”.

Chắc chắn đời sống đức tin của họ sẽ ngày một phát triển vì họ đã có một chỗ dựa tinh thần kiên vững như vậy.

Trong cuộc hành trình mùa Xuân, chúng tôi may mắn được tận mắt nhìn thấy, được chạm tay vào mảnh đất thiêng Cây Da, nơi cha cố F. Chatelet và một số tín hữu nhận phúc tử đạo. Giờ đây, nền nhà thờ cũ chỉ còn lại những hòn đá to chồng lên vây quanh để lớp hậu thế còn nhận ra dấu tích lịch sử. Đứng trên đất thánh này, được nghe kể lại: trước đây có rất nhiều người ngoại đến thuê vùng đất này để trồng trọt canh tác nhưng tất cả đều thất bại, cuối cùng một người tân tòng đã đến gieo trồng và anh đã được mùa bội thu, có thể nói “lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Anh là một trong những giáo dân luôn sẵn sàng đóng góp khi nhà thờ cần đến.

“Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa bài ca thắm nhuôm máu hồng, từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu” được cất lên trên miệng chúng tôi. “Nguyện xin các ngài chuyển cầu cho chúng con là con cháu, được noi gương các ngài, biết đem lòng bác ái mà dấn thân phục vụ.”

Cám ơn cha sở và các anh chị giáo lý viên Trà Kê đã đón tiếp tạo cơ hội để chúng con được mang đến một chút ấm áp của mùa Xuân với các gia đình trong giáo xứ. Tuy rằng thời gian chỉ có hai ngày nhưng cũng đủ để cảm nhận được cái nắng nóng của ban ngày, cái lạnh cắt da, cắt thịt vào ban đêm, cái rã rời xương cốt khi phải vượt suối, hoặc qua những đoạn đường ngoằn ngoèo dốc đá nguy hiểm, sự chia sẻ chân tình trong buổi giao lưu quanh đống lửa. Ước gì mỗi một người luôn là đốm lửa bùng cháy to lan tỏa đem tình yêu Chúa đến với mọi người chung quanh.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kitô Giáo và sinh hoạt chính trị hiện đại
Vũ Văn An
19:05 09/02/2011
Một cách tinh tế nhưng rõ ràng, chủ nghĩa tự do triết học đang sói mòn sinh hoạt luân lý, chính trị và tâm linh của chính chế độ mà nó đã góp phần tạo ra. Thực vậy, trong khi nó chứng minh tính chính đáng và tính đáng mong ước của nền dân chủ hiện nay cũng như các sự thiện của nền dân chủ này như hoà bình dân sự, tự do tôn giáo, tự trị, và chủ nghĩa hiến pháp, thì đồng thời, quan điểm tự do của nó đã khiến nhiều người dần dần xa lìa các sự thiện mà họ đã thừa hưởng được từ trước như tôn giáo và luân lý tính, những sự thiện thực sự nền chính trị nào cũng cần có nếu muốn thành công theo nghĩa nhân bản chân chính. Ngày nay, cái hiểu về tự do này thường được đồng hóa với quan điểm triệt để về tính tự chủ của con người. Nó ghê tởm không những các giới hạn tự nhiên và luân lý nhưng cả các giới hạn chính trị mà nền dân chủ tự do hiện nay đang càng ngày càng đặt lên những con người nhân bản. Tư tưởng chính trị Kitô Giáo có thể giúp các nhà dân chủ hiện nay, cả Kitô Giáo lẫn không Kitô Giáo, tái khám phá ra sự cần thiết, sự đáng mong ước, và sự cao đẹp của các giới hạn vốn có mục đích nhân bản hóa kia.

Nhưng khi làm việc này, tư tưởng chính trị Kitô Giáo phải cưỡng lại sự cám dỗ muốn mô phỏng xã hội hiện đại. Trái lại, nó phải đưa ra được giải pháp riêng cho điều Benedict Spinoza gọi là vấn đề thần học chính trị. Nó phải tìm ra phương cách khôn khéo để đương đầu với các bất mãn của nền dân chủ cũng như hiện tượng hết cảm kích (disenchatment) thế giới của nền triết lý ngày nay. Max Weber cho rằng gốc rễ của hiện tượng hết cảm kích này chính là nền khoa học hiện đại và sự thành công của nó trong việc loại trừ một cách có hệ thống bất cứ cảm thức nào về ý nghĩa hay tính huyền nhiệm nơi thế giới con người. Kết luận của Weber là: con người cuối thời hiện đại nghĩ rằng lý trí không có cách chi khám phá ra bất cứ cảm thức chủ yếu nào về ý nghĩa hay giá trị nơi thế giới (1).

Đối với Đức Gioan Phaolô II, thì sự hết cảm kích kia là do cuộc “khủng hoảng sâu xa của văn hóa đã sản sinh ra chủ nghĩa hoài nghi đối với chính các nền tảng của nhận thức và đạo đức học, và càng ngày càng làm ta khó có thể nắm được ý nghĩa thực sự của con người” (2). Nhưng ngài không rơi vào chủ nghĩa định mệnh luân lý và tâm linh của Weber. Ngài chủ trương rằng để trả lời cho cảm nghiệm vỡ mộng của con người cuối thời hiện đại, nền thần học luân lý phải khởi đầu “hướng về một đạo đức học triết lý là nền đạo đức học nghiên cứu sự thật của sự thiện, một nền đạo đức học không duy chủ quan mà cũng không duy thực dụng” (3). Tuy nhiên việc lên công thức cho thứ đạo đức học ấy đòi hỏi trước nhất ta phải đưa ra được “một nền nhân học triết lý và một nền siêu hình về sự thiện” (4). Muốn giải quyết các vấn đề đặc trưng của luân lý, chính trị, tri thức, và tâm linh từng lên đặc điểm cho thời cuối hiện đại, nền thần học luân lý phải trước nhất hướng về và dựa vào sự trợ giúp của suy tư triết học cổ điển. Đức Gioan Phaolô II cho rằng chỉ khi đó, nền thần học luân lý mới có thể thương lượng một cách thích đáng với thời hiện đại và những bất mãn của nó.

Nhưng để giải đáp các bất mãn của thời hiện đại, tư tưởng luân lý và chính trị Kitô Giáo không nên cố gắng biến đổi hay chỉ vượt quá tính hiện đại. Thay vào đó, nó nên khôn ngoan tìm cách duy trì các thành quả chân chính về xã hội, về chính trị và khoa học mà thời hiện đại đã góp công thực hiện. Nhờ thế, nó chứng tỏ được sự công bằng đối với sự thật toàn diện về con người và bản chất thực tại. Ta có thể gọi thái độ này là “chủ nghĩa hậu hiện đại bảo thủ” (conservative postmodenism) như Peter Lawler đề nghị (5).

Cái nhìn phi thời gian

Tư tưởng chính trị Kitô Giáo có thể bênh vực được điều thiện chân thực trong hiện tại vì nó có khả năng nhìn hiện tại từ góc nhìn ở bên ngoài tính hiện đại. Xin đơn cử một thí dụ: Từ góc nhìn phi thời gian và mở rộng này, tư tưởng chính trị Kitô Giáo có thể nhận ra sự thực trong ý niệm công lý và sự cao đẹp trong việc tự trị (self-rule) của nền dân chủ hiện đại. Đồng thời, nó có thể nhắc để nền dân chủ tự do nhớ các bất bình đẳng cũng như các phẩm trật tự nhiên vẫn luôn có mặt trong các xã hội nhân bản và nhờ thế, khẳng định được các điểm mạnh của cả chế độ quí tộc lẫn chế độ dân chủ. Cũng nhờ thế, nó mời gọi được người ta để ý một cách có phê phán tới các nhu cầu hay các khả thể của cả hai loại chế độ kia trong lòng các xã hội dân sự hiện đại.

Chắc chắn tư tưởng chính trị Kitô Giáo có cái ưu thế phê phán của nó. Rõ ràng nó tìm cách vạch trần các hậu quả phi nhân hóa trong chủ nghĩa duy lý hiện đại là chủ nghĩa đề cao sự dửng dưng căn để đối với các cùng đích luân lý, tri thức và tâm linh từng sinh động hóa con người nhân bản. Nó cũng vạch trần các hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa duy tự do triết học là chủ nghĩa giản lược con người nhân bản hiện thực thành những cá thể trừu tượng. Tư tưởng chính trị Kitô Giáo vì thế đã đặt con người hiện đại vào một vị thế có thể nhìn thấu mưu toan của chủ nghĩa duy lý hiện đại muốn xây dựng một thế giới nhằm tiêu hủy các nghịch lý (antinomies) vốn lên đặc điểm cho cuộc nhân sinh chân chính. Đàng khác, nó giúp con người nhân bản biết đánh giá hàng ức triệu những sự thiện mà thiên nhiên đã mang lại cho họ. Tuy nhiên, việc đánh giá đó cũng cho ta thấy điều này: “bất chấp mọi điều thiên nhiên ban cho ta cũng như mọi điều ta tự làm cho chính mình, có thể nói ta vẫn là những con người tha hóa” và do đó ta có lý để tin rằng “Nơi cư trú thực sự của ta tọa lạc tại một nơi khác hẳn và trong bản nhiên ta, có cả một hoài mong về một Thiên Chúa bản vị” (6). Đúng thế, việc nhận ra “sự thật lạ lùng về linh hồn ta” này, như kiểu nói của Lawler, là một đặc điểm có tính yếu tính trong tư tưởng chính trị của Kitô Giáo (7).

Nhận ra đặc điểm tha hóa của cuộc nhân sinh là một phần nhận ra cơ sở trong giáo huấn đặc trưng của Kitô Giáo về sự cao cả và khốn cùng của con người. Pascal từng nhận định một cách sắc sảo rằng “Kitô Giáo khá lạ lùng” (8). Vì một đàng nó bảo cho con người nhân bản hay: họ là những tạo vật sa đọa và lầm than. Nhưng mặt khác, nó bảo họ chỉ là khách trú ở trên đời và khuyên họ nên sống một cuộc sống mô phỏng Chúa Kitô. Ấy thế nhưng, khi khẳng định sự nghịch lý về luân lý và tâm linh của nhân loại, Kitô Giáo cứu vớt con người nhân bản khỏi chính họ bằng cách mời gọi họ bước vào hiệp thông với Thiên Chúa. Pascal thấy rất rõ rằng trừ phi nhìn nhận sự cao cả và khốn cùng của nhân loại, con người nhân bản không tránh khỏi trở thành một là “vênh vang một cách khủng khiếp hai là nhục nhã một cách khiếp đảm”. Cả Pascal lẫn Lawler đều cho ta thấy tính cách lạ lùng của chủ nghĩa hiện thực Kitô Giáo quả đã phản ảnh được và do đó đã giải thích được tính cách lạ lùng của chính những con người nhân bản.

Việc Kitô Giáo đánh giá một cách hiện thực sự tha hóa của con người sa đọa đi ngược hẳn lại việc chủ nghĩa duy tự do trừu tượng hóa đời thực bằng cách cô lập nó về luân lý và tâm linh, biến con người nhân bản thành các cá thể của quyền lợi (rights-bearing individuals). Nói cho đúng, các cá thể tự do và bình đẳng theo mô tả của chủ nghĩa duy tự do triết học, tự bản chất, không hề hiện hữu. Ây thế nhưng nhờ việc mạnh miệng bác bỏ bất cứ giới hạn tiền bản nhiên và có tính thần thiêng nào vốn đặt lên con người nhân bản cũng như khẳng định rằng ta chủ yếu là những hữu thể phi xã hội, lý thuyết của chủ nghĩa duy tự do đã cho phép loại con người nhân bản ấy xuất hiện.

Chủ nghĩa duy cá nhân

Vì con người dân chủ hiện đại coi mình chỉ là các cá thể, nên họ tin rằng xét từ trong yếu tính, họ không bị trói buộc bởi bất cứ ràng buộc gia đình, xã hội, chính trị hay tôn giáo nào. Ý niệm cá thể của quyền lợi đã thành công đáng kể trong việc thay đổi cách con người nhìn chính mình và thế giới. Theo ý niệm này, mọi hành vi nhân bản phải được giải thích là hành vi ưng thuận. Cá nhân là nguồn duy nhất tạo ra sự hợp pháp; bất cứ điều gì thêm vào cá nhân, đều chỉ là những cần thiết ít nhiều đáng tiếc, không hề có ý nghĩa nhân bản thực sự (9).

Quan điểm ấy hiển nhiên tạo ra nơi các công dân dân chủ một cảm thức xa cách (detachment) đối với các xã hội chính trị nơi họ sinh sống. Nó cũng giải thích một phần lý do tại sao các công dân dân chủ thích coi ích chung không phải như “tài sản” (weal) chung của cộng đồng chính trị mà chỉ là tổng số các sản phẩm vật chất và kinh tế mà mọi công dân đều có quyền hưởng dụng. Nhưng hậu quả của lối nhìn này không chỉ hạn chế trong phạm vi chính trị. Ngày nay, trong thế giới Tây Phương, càng ngày, người ta càng có khuynh hướng hiểu gia đình không phải là một xã hội tự nhiên phát sinh từ ý chí của những con người nhân bản muốn kết đôi để sinh sản, mà chỉ là những lối hùn hạp (partnership) do những người lớn đồng tình tạo ra để tìm sự thoả mãn hỗ tương. Điều này giúp người ta hiểu lý do tại sao các nhà lập pháp trong các nền dân chủ tự do hiện khó mà tìm ra được một cách thuận lý, không dựa vào Thánh Kinh, để bác bỏ các đòi hỏi của các cá nhân dân chủ đòi được quyền kết hôn giữa những người đồng phái tính. Hơn thế nữa, khuynh hướng này còn đang đòi Giáo Hội Công Giáo có phẩm trật phải được tái tổ chức theo lối dân chủ và các tín điều của Giáo Hội, nhất là các tín điều có liên quan đến luân lý, phải đặt cơ sở trên sự đồng thuận của “Dân Chúa”.

Chủ nghĩa duy cá nhân nhất thiết sẽ sói mòn cái hiểu của con người nhân bản về chính họ, không còn là các hữu thể xã hội và chính trị nữa, và do đó, sẽ san bằng cái hiểu của họ về tính huyền nhiệm của linh hồn con người. Ngày nay, càng ngày người ta càng tin rằng các cá nhân của quyền lợi có khả năng xây dựng được hạnh phúc riêng của mình qua việc tự thể hiện bản thân và tự quyết định lấy mình. Niềm tin vào các khả năng sáng tạo ấy đang làm suy yếu hẳn cảm thức nền tảng của con người nhân bản về món ‘nợ’ của mình đối với gia đình, bằng hữu, xứ sở, và Thiên Chúa. Như thế, một cách ngấm ngầm, niềm tin ấy đang cô lập hóa cá nhân khỏi các hữu thể nhân bản khác và cuối cùng với chính bản thân anh ta hay cô ta. Trái với sự tha hóa không thoải mái nhưng một phần lại thoải mái, được Kitô Giáo đề cập, chủ nghĩa duy cá nhân, theo cách trình bày của cả Tocqueville lẫn Nietzsche, đã vun sới một cảm thức về tự chủ bề ngoài có vẻ giải phóng mà bên trong thì thực sự làm tê liệt.

Nhưng bất chấp các hậu quả trông thấy của lối suy nghĩ trên, những con người nhân bản hiện thực đang sống trong các nền dân chủ tự do vẫn là những hữu thể không đơn thuần chỉ là cá thể. Dù càng ngày họ có thể càng nghĩ đến mình như những cá thể, họ vẫn sống, và nghĩ về mình, như những người con, những người chồng, những người bạn, những người công dân, và những tín hữu. Và bất chấp khuynh hướng hiện nay của nền dân chủ tự do muốn cổ vũ một quan điểm có tính giả tạo về nhân sinh, những con người nhân bản vẫn cảm thấy khó có thể hiểu được, chứ đừng nói tới chuyện giải thích, ý nghĩa lối sống mà họ tự nhiên cảm thấy muốn sống. Vì lý do đó, tư tưởng chính trị Kitô Giáo hiện nay phải bảo vệ và giúp vun sới điều được Daniel Mahoney gọi là “nền tảng luân lý” của dân chủ (10).

Cái hiểu sai về nhân phẩm

Các nền tảng này đang bị ý niệm nhân phẩm và tự trị sói mòn một cách tinh vi và mạnh mẽ. Các lý thuyết về nhân phẩm đang thịnh hành ngày nay có khuynh hướng trở thành các dịch bản thông tục hóa của học thuyết Kant về luân lý. Việc tuân thủ một nền luân lý thực sự thuận lý và do đó có tính phổ quát, mà theo Kant vốn là biểu thức tối hậu của nhân phẩm, dựa trên định đề phải có sự hiện hữu của Thiên Chúa, của tự do và của tính bất tử. Nhưng, các lý thuyết hiện đại nhất về nhân phẩm lại chỉ thấy sự cần thiết của định đề về sự hiện hữu của tính tự trị nhân bản. Làm thế, họ không những tước bỏ luân lý tính trong các đòi hỏi gay gắt nhất mà Kant vốn đặt lên tính tự trị nhân bản mà họ còn dành cho ý niệm tự trị nhân bản một tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với hệ thống luân lý của Kant. Bị dốc sạch cả nội dung lẫn tiêu chuẩn, một mình tính tự trị nhân bản phải gánh lấy cả sinh hoạt lẫn tư duy luân lý và chính trị. Nhân phẩm được coi là điều kiện để tính tự trị nhân bản hành động, và hành động của tính tự trị nhân bản được coi là luận chứng dứt khoát cho nhân phẩm. Tóm lại, một vòng luẩn quẩn hoàn hảo nhất đã được tạo ra ở đây.

Khi phối hợp chủ trương về nhân phẩm với ý niệm triệt để về tính tự trị nhân bản, quan điểm trên nhất thiết coi các hạn chế do trật tự luân lý đặt lên nhân loại là bất hợp pháp. Các giới hạn của luật tự nhiên và của thiên luật đặt lên tự do con người không được coi như nền tảng vũ trụ của tự do nhân bản nhưng như một lăng mạ trực tiếp đối với nhân phẩm. Thành thử, mọi giới hạn như thế phải được giải thích như những hạn chế tùy tiện đối với quyền căn bản của con người nhân bản được tự chủ và tự trị lấy mình. Quan điểm triệt để về nhân phẩm này hiện đang được nhiều tư tưởng gia tự nhận là ôn hòa cổ vũ, như nhà xã hội học Alan Wolfe. Tác giả này phát biểu trong cuốn “Tự Do Luân Lý: Đi Tìm Đức Hạnh Trong Một Thế Giới có Chọn Lựa” (Moral Freedom: The Searh for Virtue in a World of Choice) (11) của mình rằng nhân phẩm bao hàm quyền được nói lên cá tính chân thực của mình. Bằng cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng căn bản của việc con người tự quyết định ra giá trị luân lý cho các hành động của mình, Wolfe cho rằng chiếc thắng duy nhất có thể áp dụng vào tự do luân lý là việc con người cân nhắc các hành vi có thể có của mình trước khi hành động. Người ta có thể dùng quan điểm về các đòi hỏi của nhân phẩm này, một quan điểm cố tình cắt đứt trật tự luân lý ra khỏi mọi cùng đích siêu việt, vào việc biện minh cho hầu hết mọi sự, dĩ nhiên trừ lý do căn bản tại sao phải hiểu nhân phẩm như một sự thiện cần được nhìn nhận và bênh vực.

Một cách quan trọng có thể phản công lại các hậu quả sói mòn về luân lý và chính trị của quan điểm về nhân phẩm nói trên là nhắc nhở để các công dân và các chính khách dân chủ nhớ rằng nền dân chủ tự do nhất thiết phải dựa vào cấu trúc luân lý của tự do con người nếu muốn lành mạnh và sống còn. Xét vì họ vốn khẳng định một cách mạnh mẽ các điều như sự bình đẳng về luân lý của mọi người, sự công bằng và cao đẹp của việc tự trị, và tính không thể miễn chước của luật hiến pháp, nền dân chủ hiện đại quả có phong phú về nội dung luân lý. Ấy thế nhưng, chính cái luận lý của quan điểm thiếu gốc rễ trong chủ nghĩa duy tự do triết lý về bản nhiên nói chung và về bản tính con người nói riêng cuối cùng đã cho thấy nội dung ấy chỉ là một thứ vòng luẩn quẩn, tự lặp đi lặp lại dư thừa (tautology). Bởi thế, các nền dân chủ tự do có khuynh hướng nói không ngơi về các đòi hỏi có tính định chế và thủ tục của nhân quyền và việc tự trị, nhưng lại hoàn toàn im lặng không nói chi tới việc những điều ấy ứng xử ra sao với bản tính con người và sinh hoạt chính trị, chứ đừng nói tới việc làm cho các thực tại này trở nên cao đẹp hơn.

Mahoney đã làm ta chú ý tới một số tư tưởng gia chính trị và chính khách Kitô Giáo như Charles de Gaulle, Aleksandr Solzhenitsyn, và Bertrand de Jouvenel, những người từng nhấn mạnh tới các thái quá tiêu cực của giáo điều dân chủ tự do (12). Nhưng xét về nhiều phương diện, chính tác phẩm của ông về một triết gia Công Giáo người Hung Gia Lợi ít nổi tiếng, là Aurel Kolnai, đã minh họa tuyệt nhất các thiếu sót nội tại lâu dài về luân lý và triết lý của nền dân chủ hiện đại. Tư tưởng triết học của Kolnai đã hỗ trợ và đem lại sự sâu sắc cho luận điểm của Đức Gioan Phaolô II khi ngài cho rằng: dân chủ “là phương tiện chứ không phải là cùng đích; giá trị ‘luân lý’ của nó không tự động, nhưng tùy thuộc việc nó phù hợp với luật luân lý… [và] với tính luân lý của các cùng đích được nó theo đuổi và các phương tiện được nó sử dụng” (13).

Theo Mahoney, khuynh hướng của nền dân chủ tự do là giúp con người thoát ly “những gì cao cả nhất nơi con người và cao cả hơn chính con người”. Ông cho rằng khuynh hướng này đã tiêu hủy mọi biểu thức chính trị chân chính của “đa nguyên, cá thể tính, và bất cứ ý niệm gắn bó nào về Ích Chung” (14). Muốn chống lại khuynh hướng này, các công dân và các chính khách trong các xã hội dân chủ tự do cần phải biết đánh giá lại “sự thật căn bản này là đáp ứng chứ không phải vâng theo mới là tác phong hàng đầu của con người nhân bản” (15). Chủ yếu nhất trong việc đánh giá này là việc nhìn nhận rằng con người nhân bản luôn tham dự vào một trật tự tự nhiên có phẩm trật mà chính họ không tạo ra.

Việc nhìn nhận trên, vì thế, mặc nhiên xác nhận có những giới hạn có tính nhân bản hóa được đặt lên con người nhân bản trong tư cách tạo vật, ngược với quan điểm của thứ tôn giáo nhân bản hay cái đạo thờ một bản ngã phóng túng vốn coi con người nhân bản là hóa công toàn năng của mọi sự, kể cả chính anh ta hay chị ta. Không khẳng định được một trật tự siêu hình và tự nhiên làm cơ sở, khuôn khổ và hướng đi cho con người thi hành tự do của mình, thì các ý niệm bình đẳng và tự do mà nền dân chủ tự do vốn tự hào đã nói lên sẽ trở thành bất khả niệm và bất khả bênh đỡ. Thực vậy, chỉ khi nào tự do chính trị bén rễ trong và phản ảnh một trật tự luân lý tự nhiên, nó mới có khả năng làm cao đẹp đời sống công dân là người thực thi tự do ấy. Sự cao đẹp (nobility), một sự thiện mà nền dân chủ tự do vẫn thừa nhận, không ngừng nhắc người ta nhớ tới “đặc tính khách quan và phẩm trật của giá trị và cả đặc tính nhất thời và hữu hạn của mọi tầng lớp và chủ trương chỉ có tính nhân bản” (16).

Hình ảnh về cấu trúc của tự do nhân bản này đã bổ túc cho luận điểm của Đức Gioan Phaolô II trong thông điệp “Veritatis Splendor”. Thông điệp này nhấn mạnh rằng con người nhân bản không sở hữu tự do cũng như khả năng xác định ra bản chất sự thiện sự ác. Đúng hơn, họ nhận lãnh khả năng suy luận và hành động theo một trật tự luân lý, là trật tự được nối kết và được hướng dẫn bởi “chân lý siêu việt”. Vì thế, tự do của con người tự nó không phải là một cùng đích mà chỉ là một sự thiện. Nó cần được điều hướng bởi luật tự nhiên và thiên luật nếu muốn phục vụ chân lý về Chúa và chân lý về con người. Như Đức Gioan Phaolô từng biện luận, chỉ lúc hướng về chân lý, việc thực thi quyền tự do của con người mới góp phần làm họ trở nên hoàn thiện trong tư cách nhân vị.

Kiềm chế từ bên trong

Khi ngỏ cho các nền dân chủ hiện đại các luận chứng hữu ích trên, các tư tưởng gia Kitô Giáo đừng nên quên rằng dân chủ tự do, từ bản chất, vốn đặt quyền lợi của cá nhân ở thế đối nghịch với nhu cầu chính trị cần một thứ tự do dưới quyền Thiên Chúa. Nhiệm vụ của họ nhất thiết phải khó khăn và lâu dài. Họ phải suy nghĩ theo lối chính trị, chứ đừng dễ dãi tin rằng chỉ cần trình bày và được ‘đối thủ’ chấp nhận luận chứng lý thuyết là vấn đề dân chủ tự do đã được giải quyết vĩnh viễn! Tin như thế là lặp lại cái sai lầm của triết lý chính trị hiện đại, vốn cho rằng chỉ một mình “lý trí đơn thuần” đã đủ để tạo ra và hướng dẫn sinh hoạt chính trị. Các tư tưởng gia chính trị Kitô Giáo phải tìm cách kiềm chế các chế độ hiện đại từ bên trong, khôn ngoan cố gắng kiềm chế, chứ đừng mong nhổ tận gốc, các khuynh hướng và các thái quá của chúng, không ngừng nhắc cho chúng nhớ: song song với việc tuyên xưng và cổ vũ các đòi hỏi về nhân quyền, chúng nên nhìn nhận các đòi hỏi về luân lý, chính trị và tâm linh của luật tự nhiên.

Ngay từ đầu, chủ nghĩa duy tự do triết học đã có khuynh hướng muốn phân chia đời sống chính trị thành hai lãnh vực cá nhân và xã hội, hay đúng hơn thành hai thực tại tự nhiên là cá nhân và nhân loại. Ngày nay, vì người ta nhấn mạnh nhiều tới các đòi hỏi về nhân quyền phổ quát, nên ý niệm “nhân loại thống nhất”, một ý niệm được phác thảo quanh việc thừa nhận nhân quyền, càng ngày càng được người Tây Phương cuối thời hiện đại ưa chuộng. Họ ưa chuộng điều đó vì ký ức của họ không quên được các chế độ toàn trị đầy tàn bạo của thế kỷ 20, và việc càng ngày bạo lực càng leo thang do sự va chạm của các nền văn minh. Mong ước về một thế giới thống nhất ấy được thể hiện qua các tòa án quốc tế cũng như những cơ phận luật pháp khác, nhằm theo đuổi phúc lợi vật chất và tinh thần cho một nhân loại phổ quát và trừu tượng. Khát vọng về một thế giới như thế cũng từng được người ta nhìn ra trong ý niệm chủ yếu nằm phía sau một Âu Châu thống nhất. Ta cũng không nên quên nhiều người tại Tây Phương đang đặt kỳ vọng vào một Liên Hiệp Quốc có khả năng chế tài và quản trị việc sử dụng lực lượng quân sự một cách chính đáng.

Sự căng thẳng giữa điều được Manent miêu tả như “trật tự tự nhiên của chính trị và dự án cũng như hy vọng của trật tự mới có tính siêu chính trị (metapolitical) và hậu chính trị” (17) đã phản ảnh niềm khát vọng khôn nguôi của nhân loại muốn tìm nơi trú ẩn trong những thể trừu tượng như ‘cá nhân’ và

‘nhân loại’ hòng vượt qua các trói buộc của tự nhiên và của sinh hoạt chính trị. Giấc mộng về một thế giới được tổ chức quanh việc thừa nhận các quyền của con người là một kết luận hợp luận lý của triết lý chính trị hiện đại về cá nhân. Cá nhân trong tư cách cá nhân không có bất cứ liên hệ tự nhiên nào với một gia đình, một dân tộc đặc thù và trên hết với bất cứ cộng đồng chính trị đặc thù nào.

Nói một cách chính thức, cá nhân hiện hữu trong một thế giới trừu tượng nơi có những cá nhân của quyền lợi khác đang cư ngụ. Hiểu như thế, phải để các cá nhân này được quyền tự khẳng định mình một cách trừu tượng nghĩa là không bị phiền hà gì bởi bất cứ một đòi hỏi đặc thù nào của bất cứ bộ phận hay thẩm quyền chính trị nào. Xét cho cùng, điều ấy hàm nghĩa: ý niệm con người nhân bản phải được ưa chuộng hơn ý niệm công dân. Quan điểm này đã giải thích một phần khuynh hướng hiện nay muốn bác bỏ sự trói buộc tập thể vốn có liên hệ với ý niệm công dân.

Văn minh tình yêu, quá lý tưởng về chính trị?

Có người cho rằng khát mong của thời cuối hiện đại muốn trốn thoát các thực tại cụ thể và có tính hạn chế của chức phận công dân và của sinh hoạt chính trị gần giống một ý niệm khác trong Kitô Giáo. Ý niệm này chính là ý niệm “văn minh tình yêu”, một ý niệm hội đủ cả tính xã hội, tính chính trị và tính cánh chung. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện dưới ngòi bút của Đức Phaolô VI. Đối với vị giáo hoàng này, việc xây dựng “nền văn minh tình yêu” nhất quán liên hệ với việc thiết lập một nền hòa bình vững chắc và lâu dài bên trong một trật tự quốc tế. Trong thông điệp Cử Hành Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 1977, ngài nói rằng nền hòa bình do văn minh tình yêu dựng nên “đã tạo ra lý tưởng văn minh riêng của nó”. Nhưng cũng trong thông điệp này, ngài nhấn mạnh lý tưởng ấy “không phải là mơ mộng, hão huyền, không tưởng”. Nó có thể thực hiện được và nhân loại có bổn phận thiết lập ra nó.

Đức Gioan Phaolô II đã đem tới cho thuật ngữ này một ý nghĩa đặc thù hơn, tuy nhiên phần lớn vẫn là ý nghĩa có tính ý niệm. “Thư Gửi Các Gia Đình” của ngài năm 1994 trình bày đầy đủ nhất về ý nghĩa và các đòi hỏi của nền văn minh tình yêu. Ngài bảo: thuật ngữ này có nguyên lai từ thời các giáo phụ Hy Lạp và La Tinh khi các ngài nói tới “giáo hội tại gia” (domestic church). Nhưng trong khi các giáo phụ sử dụng hạn từ này theo nghĩa giáo hội học, thì Đức Gioan Phaolô II lại nhấn mạnh rằng “nó có ý nghĩa đặc thù cho thời hiện tại”. Theo ngài, ý nghĩa đó có thể tìm thấy trong nguyên ngữ của hạn từ “văn minh”. Hạn từ này khởi đầu được dùng để mô tả các chiều kích công dân hay chính trị của cuộc nhân sinh, nhưng ngày nay nó đã được mở rộng để bao gồm trọn phạm vi của “văn hóa nhân bản… mà nếu phân tích đến cùng thì không là gì khác hơn là việc nhân bản hóa thế giới”. Nhìn dưới ánh sáng này, văn minh đồng nghĩa với văn hóa. Bởi thế, ngày nay ta có thể nói tới một “văn hóa tình yêu”. Bắt nguồn “từ mạc khải Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu”, nền văn hóa này vượt quá các giới hạn đặc thù, hữu hình của cộng đồng chính trị và của giáo hội tại gia để bao gồm và hợp nhất toàn bộ nhân loại (18). Quan điểm của Đức Gioan Phaolô II về văn minh tình yêu này đã đem lại một sửa chữa bổ ích và rất cần thiết cho chủ nghĩa duy cá nhân trắng trợn thời hiện đại.

Tuy nhiên, các khuynh hướng phi chính trị hóa ẩn tàng trong các quan điểm trên về nền văn minh tình yêu càng trở nên hiển nhiên hơn nữa trong Thông Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2004. Ở phần kết luận Thông Điệp này, ngài bảo: nền hòa bình chân thực đòi hỏi “công lý phải được hoàn thành trong đức ái” (35). Một mình công lý không đủ, đức ái phải “lên men mọi phần của sinh hoạt nhân bản và mở rộng ra khắp trật tự quốc tế”. Chỉ một thế giới được khuôn đúc bằng văn minh tình yêu mới có khả năng hưởng một nền hòa bình chân chính và lâu bền.

Những tuyên bố ấy đòi ta phải quan tâm tới những bất toàn vẫn luôn nhất thiết quấn lấy và sẽ còn tiếp tục quấn lấy cuộc sống trên trần gian. Thánh Augustinô luôn nhắc ta nhớ rằng công lý chân thực chỉ có trong Kinh Thành Thiên Chúa. Tuy thế, vấn đề thực tiễn của công lý bất toàn trong sự việc nhân bản không giải quyết được qua việc siêu việt hóa các lãnh vực công lý chính trị và sinh hoạt chính trị. Khi điều hướng trật tự chính trị và quốc tế theo chân trời cánh chung, nghĩa là chân trời trong đó công lý được bác ái hoàn thiện, thì các tuyên bố ấy nhất thiết đã đặt những gánh nặng và hoài vọng không thực tiễn lên trên một sự thiện hữu hạn nhưng chân thực, một sự thiện người ta có thể thực hiện được trong sinh hoạt chính trị. Nói cho cùng, thật khó mà thấy được làm cách nào một xã hội, xét trong nền tảng, vốn có tính tâm linh và vượt lên trên chính trị (transpolitical), được liên kết với nhau bằng đức ái và việc thờ phượng Thiên Chúa, lại có thể làm mẫu mực cho nền chính trị quốc gia hay quốc tế. Điều này càng đúng nếu ta xét tới giáo huấn truyền thống của Kitô Giáo về những hậu quả gây rối loạn mà tội lỗi đã đem tới cho con người nhân bản và các cộng đồng chính trị do họ lập ra.

Đôi lúc, người ta có thể thực hiện được một nền hòa bình tạm bợ giữa các dân tộc, nhờ các chính khách biết vận dụng khôn ngoan cũng như nhờ việc tạo ra và nhìn nhận các đạo luật quốc tế hợp lý. Nhưng yêu thương giữa các dân tộc là điều khó tưởng tượng. Dĩ nhiên, công lý mà thôi thì chưa đủ. Vì một mình nó, công lý không thể hoàn thiện được con người nhân bản trong tư cách con người nhân bản, chứ đừng nói đến chuyện thay thế đời sống đức tin, đức cậy và đức ái, là những nhân đức góp phần vào sự hoàn thiện hóa cũng như hạnh phúc tối hậu của các con người nhân bản ấy. Ấy thế nhưng, công lý thực sự là nhân đức tối cần và thích đáng nhất của sinh hoạt chính trị, cả bên trong lẫn giữa các dân tộc. Việc nhìn nhận cùng đích chân thực của nền văn minh tình yêu chắc chắn cho ta thấy các giới hạn khó chữa của cuộc sống trong kinh thành trần gian. Ấy thế nhưng cũng chính vì vậy, nó không bao giờ có thể trở thành mục tiêu cho kinh thành trần gian này.

Chiều kích xã hội của đức ái

Gần đây, vấn đề trên được Đức Bênêdíctô XVI nhắc lại một lần nữa trong thông điệp “Deus Caritas Est” của ngài. Trong thông điệp này, ngài viết: “toàn bộ sinh hoạt của Giáo Hội là nói lên đức ái, một đức ái kiếm tìm sự thiện toàn diện cho con người” (số 19).

Đặt cơ sở trên tình yêu Thiên Chúa, đức ái Kitô Giáo thấm nhiễm và hướng dẫn “việc phục vụ mà Giáo Hội đang tiến hành nhằm không ngừng chăm sóc các đau khổ của con người và các nhu cầu của họ, kể cả các nhu cầu vật chất” (cùng số). Lệnh Chúa Kitô truyền cho ta phải yêu người lân cận như chính mình, do đó, là trách nhiệm của mỗi cá nhân Kitô Hữu và của “toàn bộ cộng đồng giáo hội ở mọi cấp bậc” (cùng số). Ấy thế nhưng, nhờ được thực hiện qua những con người nam nữ đặc thù kết hợp với nhau trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, việc “phục vụ xã hội” đầy bác ái mà Giáo Hội tiến hành trên khắp thế giới đúng là một thực tại tâm linh và cụ thể. Mô phỏng theo luận điểm của Thánh Augustinô về trật tự đức ái trong khảo luận “Về Học Thuyết Kitô Giáo”, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng việc làm trên nói lên một cách cụ thể tình yêu người lân cận được sắp xếp hoàn bị (số 21). Việc sắp xếp có trật tự ấy kết

hợp mọi thành viên trong Giáo Hội với Chúa Kitô và với nhau và sau cùng nhằm mục đích đem mọi người nam nữ vào sự hiệp thông chân thực và lâu dài với Thiên Chúa trong cuộc sống vĩnh cửu.

Đồng thời, trong thông điệp này, Đức Bênêđíctô XVI cũng thận trọng chỉ rõ mối tương quan giữa công lý và đức ái. Điều quan trọng cần lưu ý là: khi làm thế, ngài đã thừa nhận việc “các nhà lãnh đạo Giáo Hội rất chậm chạp trong việc hiểu ra rằng vấn đề lên cơ cấu công chính cho xã hội cần phải được tiếp cận một cách mới mẻ” (số 27). Việc xuất hiện các nhà nước hiện đại đã nêu lên nhiều “tình thế và vấn đề mới” (cùng số). Thực vậy, toàn bộ giáo huấn xã hội Công Giáo đã được khai triển từ từ chính là để đáp ứng các tình thế mới về xã hội, kinh tế và chính trị này.

Việc thay đổi từ trật tự chính trị qua trật tự xã hội trong tư tưởng xã hội Công Giáo không đánh dấu bất cứ thay đổi nền tảng nào trong cái hiểu truyền thống của Giáo Hội về mối tương quan của sinh hoạt chính trị đối với sinh hoạt xã hội. Giáo Hội tiếp tục dạy rằng trong khi mỗi “cộng đồng nhân bản sở hữu một ích chung khiến nó được nhìn nhận như vậy” thì “trong cộng đồng chính trị người ta tìm được sự thể hiện hoàn hảo nhất cho ích chung ấy”. Nói cách khác, việc thay đổi lối nhấn mạnh này phản ảnh cố gắng đầy khôn ngoan của Giáo Hội nhằm đề cập tới lối cai trị mới là nền dân chủ hiện đại, một hình thức cai trị cố gắng sắp xếp cuộc sinh hoạt theo những đường lối đa dạng của xã hội dân sự.

Đức Bênêđíctô XVI, căn cứ vào việc Kitô Giáo, từ can bản, vốn phân biệt hai lãnh vực khác biệt nhưng có liên hệ với nhau là Xêda và Thiên Chúa, nên đã quả quyết ở đây rằng “việc sắp xếp xã hội cách công chính là trách nhiệm trung tâm của chính trị” (số 28). Vì công lý là “cả mục tiêu lẫn tiêu chuẩn nội tại của chính trị”, nên ta không thể rút gọn cộng đồng chính trị thành bộ máy hành chánh chỉ có nhiệm vụ phân phối các của cải vật chất cần thiết cho sự sống nhân bản. Và ta cũng không thể giản lược nó thành một cơ phận pháp chế (cùng số). Vì cộng đồng chính trị có trách nhiệm duy trì và vun sới ích chung và lãnh đạo các công dân tới cuộc sống đạo hạnh. Hơn thế nữa, nó còn có nhiệm vụ đạt tới một thứ phán xử hay trọng tài hợp lý nào đó cho một số yêu sách đối với công lý “phát sinh từ nhiều lực lượng xã hội khác nhau” bên trong cộng đồng chính trị ấy”, dù chỉ là một thứ phán xử hay trọng tài không hoàn hảo (cùng số). Như Manent đã chỉ rõ, chính vì lý do đó, cộng đồng chính trị trong tư cách cộng đồng chính trị chính là “trung gian vĩ đại hay trung gian của các trung gian” (19). Trong tư cách ấy, nó giúp các lực lượng xã hội khác nhau bên trong cộng đồng chính trị thông đạt với nhau và nhờ thế ngăn chặn được bất cứ lực lượng nào trong số ấy tự tuyệt đối hóa chính mình.

Giáo Hội chắc chắn không ngồi yên chỉ để chứng kiến việc làm trung gian vĩ đại nói trên. Giáo Hội có nhiều điều để nói về bản chất công lý, ngay cả bản chất công lý trong công việc nhân bản. Trên căn bản lý trí và luật tự nhiên, Giáo Hội có thể (và phải) nói lên các nguyên tắc căn bản, bất biến của công lý cần được bất cứ xã hội chính trị chính đáng nào nhìn nhận. Nhưng khi dấn thân vào nhiệm vụ sư phạm này, Giáo Hội không nhận vơ cho mình “nhiệm vụ làm cho giáo huấn này nổi bật trong đời sống chính trị… Đúng hơn, Giáo Hội muốn giúp việc đào tạo lương tâm trong đời sống chính trị và kích thích sự hiểu biết thông sáng hơn đối với các đòi hỏi chân chính của công lý cũng như sự sẵn sàng hơn nữa để hành động theo các hiểu biết ấy” (số 28).

Không nên quên rằng Đức Bênêđíctô XVI trình bày các suy tư này về bản tính công lý và đời sống chính trị trong thông điệp “Deus Caritas Est”. Nhờ suy tư về bản chất của eros (tình dục) và agape (tình yêu) và mối tương quan qua lại giữa chúng, Đức Giáo Hoàng dần dần tiến tới chỗ đề cập tới mối tương quan thích đáng giữa đức tin, triết học, luân lý và chính trị. Khi suy tư về ý nghĩa của sự kiện: nhờ đức tin, các Kitô Hữu “đã đạt tới việc nhận biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho họ”, Đức Thanh Cha tự nhiên tiến tới chỗ nêu ra được những câu hỏi đụng tới chính tâm điểm của vấn đề thần học chính trị. Hơn nữa, việc tìm hiểu các vấn đề này cuối cùng dẫn ta tới kết luận này là Kitô Giáo không đưa ra giải pháp đúng nghĩa cho vấn đề thần học chính trị mà chính con người không giải quyết được. Ấy thế nhưng sở dĩ nó làm được điều đó chính là vì trong khi khẳng định tính không thể thiếu và tính đáng ước ao hết sức tự nhiên của cuộc sống nhân bản bên trong kinh thành trần gian, giải pháp ấy vẫn là giải pháp siêu chính trị xét trong căn bản. Giải pháp này tối hậu sẽ được tìm thấy nơi Kinh Thành Thiên Chúa.

Ghi Chú

(1) Max Weber, "Science as a Vocation," Max Weber: Sociological Writings, ed. Wolf Heydebrand (NewYork: Continuum, 1994), 290.

(2) Đức Gioan Phaolô II, Phúc Âm Sự Sống (The Gospel of Life, Boston, MA: Pauline Books and Media, 1995), 11.

(3) Đức Gioan Phaolô II, Đức Tin và Lý Trí (Fides et Ratio, Boston MA: Pauline Books and Media, 1998), 98.

(4) Ibid.

(5) Xem chương 2, "Postmodern Conservatism, Conservative Postmodernism" trong Stuck With Virtue: The American Individual and Our Biotechnological Future của Peter Lawler (Wilmington, DF: ISI Books, 2005), 23-44.

(6) Ibid., 42.

(7) Peter Augustine Lawler, Aliens in America: The Strange Truth about Our Souls (Wilmington, DF: ISI Books, 2002), 270.

(8) Blaise Pascal, Pensées, do Roger Ariew hiệu đính và dịch (Indianapolis, IN: Hackett Publishing Company, 2005), 103.

(9) Pierre Manent, "On Modern Individualism" trong Modern Liberty and Its Discontents (Lanham, MD: Rowman & Littlefield, 1998), 155.

(10) Daniel J. Mahoney, "The Moral Foundations of Liberal Democracy" trong Public Morality, Civic Virtue, and the Problem of Modern Liberalism, do T. William Boxx & Gary M. Quinlivan chủ biên (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Publishing Company, 2000), 24-39.

(11) Alan Wolfe, Moral Freedom: The Search for Virtue in a World of Choice (New York: Simon & Schuster, 2001).

(12) Xem Daniel J. Mahoney, De Gaulle: Statesmanship, Grandeur, and Modern Democracy (Westport, CT: Praeger Publishers, 1996); Aleksandr Solzhenitsyn: The Ascent for Ideology (Lanham, MD: Rowman & Littlefield, 2001); Bertrand De Jouvenel: The Conservative Liberal and the Illusions of Modernity (Wilmington, DF: ISI Books, 2005).

(13) Đức Gioan Phaolô II, Phúc Âm Sự Sống (The Gospel of Life, Boston: Pauline Books & Media, 1995), 70. Xem Mahoney, "The Moral Foundations of Liberal Democracy," 37-39.

(14) Daniel J. Mahoney, "Liberty, Equality, Nobility: Kolnai, Tocqueville, and the Moral Foundations of Democracy" trong Democracy and Its Friendly Critics: Tocqueville and Political Life Today, do Peter Augustine Lawler chủ biên (Lanham, MD: Lexington Books, 2004), 22-23.

(15) Aurel Kolnai, "Privilege and Liberty" trong Privilege and Liberty and Other Essays in Political Philosophy, do Daniel J. Mahoney chủ biên (Lanham, MD: Lexington Books, 1999), 26.

(16) Mahoney, "Liberty, Equality, Nobility," 28.

(17) Pierre Manent, A World Beyond Politics? A Defense of the Nation-State, Marc Lepain dịch sang tiếng Anh (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2006), 186.

(18) Đức Gioan Phaolô II, "Letter to Families," (1994) 13.

(19) Manent, A World Beyond Politics? 201.

Viết theo Marc D. Guerra, Logos, 06 February 2011
 
Tin Đáng Chú Ý
Ông Christian Marchant nhận giải nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Bill Robinson
19:38 09/02/2011
Kể từ khi nhận trách nhiệm tùy viên chính trị thuộc Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2007, ông Christian Marchant đã cổ võ mạnh mẽ và không ngừng nghỉ cho các nhà đối kháng cũng như cho quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tôn giáo, và chống lại chính sách tra tấn tại nước cộng sản này. Đây là nước từng có chiến tranh với Hoa Kỳ dài cả một thập niên.

Những đóng góp của Marchant đã được cấp trên của ông tại Washington ghi nhận, và vào cuối tháng 2 sắp tới, ông Marchant, tốt nghiệp trường Model Laboratory School vào năm 1992, sẽ nhận giải thưởng về Nhân quyền và Dân chủ do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao tặng.

Ông Christian Marchant, con của Tiến sĩ Marlow và bà Kristy Marchant, đã có lần lấy thân mình đứng chắn giữa một nhóm công an và một nhà đối kháng tại Hà Nội, vì ông thấy họ sắp đánh và bắt bà.

Dù công an ra lệnh cấm nhưng ông Marchant vẫn tiếp tục thăm viếng các linh mục Công Giáo và giáo dân để tìm hiểu tận mắt cách giải quyết của nhà nước đối với vấn đề tranh chấp đất đai tại Hà Nội.

Ông cũng đã tham dự cuộc xử án tám giáo dân, theo đó họ bị kết tội "làm rối loạn trật tự công cộng" vì đã dựng tạm một tượng đài trên phần đất tranh cãi. Tượng đài này sau đó đã bị nhà nước phá hủy đi.

Trả lời một cuộc phỏng vấn điện thoại từ nhà riêng của gia đình ông - với vợ và 3 con - tại Hà Nội, nhà ngoại giao đầy khiêm tốn này nói rằng các sự việc đó chỉ là một phần trách nhiệm công việc của ông mà thôi.

Một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao cho biết là ông Marchant được "tuyên dương vì các đóng góp xuất sắc trong việc gia tăng sự hợp tác để ngăn chận các hành vi tra tấn, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, củng cố cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền, thiết kế một lộ đồ về Tự Do Internet và bênh vực các quyền của những nhà đối kháng Việt Nam giữa lúc đang có các cuộc đàn áp rộng lớn đối với quyền tự do ngôn luận.

Thông cáo báo chí cũng ghi là ông Marchant “là người hỗ trợ đắc lực cho các nhà đối kháng đang bị bao vây tại Việt Nam. Ông nhận làm người liên lạc không mệt mỏi giữa những nhà đối kháng trong tù ngục với gia đình họ và với thế giới bên ngoài”.

Khi được hỏi giải thưởng cho ông có phải là một hình thức khiển trách thẳng thừng đối với nước sở tại không, ông Marchant trả lời rằng công việc ông làm chỉ là một phần trong nỗ lực của cả ngoại giao đoàn Hoa Kỳ nhằm đối thoại đều đặn và dài hạn với chính phủ Việt Nam về nhân quyền”.

Cuộc đối thoại đó bao gồm những cuộc nói chuyện của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton trong hai lần viếng thăm Việt Nam vào năm ngoái, và các giới chức Toà Đại Sứ Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam trong các công việc hàng ngày.

Bà Clinton sẽ trao giải thưởng cho ông Marchant trong một buổi lễ tại Washington. Mỗi năm Bộ Ngoại Giao trao 3 giải Nhân Quyền. Một giải giành cho các tổ chức phi chính phủ (NGO), một giải giành cho cấp đại sứ, và một giải giành cho cấp tuỳ viên sứ quán. Ông Marchant sẽ cùng nhận giải năm nay với bà Holly Lindquist Thomas thuộc toà đại sứ Hoa Kỳ tại Uzbekistan.

Nói về công việc của ông tại Việt Nam, Marchant cho biết: "Chúng tôi lên tiếng thường xuyên và mạnh mẽ về những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố tìm những lãnh vực mà chúng tôi có thể đồng ý và hợp tác” với chính phủ chủ nhà.

Những cuộc thảo luận lúc ban đầu liên quan đến những nhân viên người Mỹ vẫn còn nằm trong danh sách tù nhân chiến tranh hay bị mất tích khi công tác. Những trao đổi sau đó liên quan đến vấn đề nhân quyền trong một quốc gia mà ông Marchant nói là vẫn còn "chế độ toàn trị".

Ông Marchant nói trong lãnh vực ngoại giao vẫn có thể nói thẳng thừng như vậy.

Ông Marchant cho biết mỗi năm hai quốc gia có cuộc đối thoại chính thức về nhân quyền, mà gần đây nhất là vào ngày 13 Tháng 12 vừa qua. Một phần của công việc của Ông là làm việc với thượng cấp tại Washington để hoạch định những vấn đề cần nêu lên trong các cuộc đối thoại đó.

Ông Marchant nói: "Trong quá khứ những cuộc đối thoại không mang lại kết quả, tuy nhiên, chúng tôi đã thay đổi những cuộc đối thoại đó để không còn chỉ là những cuộc chỉ trích lẫn nhau mà để tìm ra những lãnh vực cụ thể, chi tiết mà chúng tôi có thể hợp tác như: áp dụng Công Ước Chống Việc Tra Tấn, làm việc với nhau về những tranh chấp quyền sở hữu đất đai, làm việc với nhau về việc cải tổ điều kiện lao động để bảo đảm là luật pháp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".

Từ phiá họ thì Việt Nam cũng nêu lên vấn đề Hoa Kỳ đối xử với các nghi can khủng bố tại Guantanamo Bay, và cáo buộc việc quân nhân Hoa Kỳ tại trại tù Abu Ghraib ở Iraq tra tấn tù nhân, và những trường hợp cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ.

Ông Marchant nói: "Chúng tôi là những người đầu tiên nhìn nhận là chúng tôi không toàn hảo" và cho phía Việt Nam biết là chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ tù những quân nhân đã phạm tội tra tấn tù nhân tại Abu Ghraib.

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ này nói tiếp: "Khác biệt lớn giữa hai quốc gia là nếu những người ở vị trí quyền lực tại Hoa Kỳ mà lạm dụng ức hiếp người khác, họ vẫn đi tù như thường".

Ông Marchant cho biết trong năm ngoái đã có 25 người Việt Nam bị bỏ tù vì chỉ trích chính phủ, và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã khẳng định rằng cách hành xử đó không thể chấp nhận được nếu muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Ông Marchant gặp gỡ gia đình của những nhà đối kháng bị cầm tù và đã nộp những kháng thư liên quan đến việc đối xử tệ hại đối với tù nhân.

(Trích từ báo Richmond Register)
 
Văn Hóa
Tình yêu cao diệu vợi là …
Tuyết Mai
15:02 09/02/2011
Cảm tác Lời Chúa CN 6TN, năm A


Tình yêu cao diệu vợi là …

Như Mẹ yêu Chúa hải hà vô biên

Thương con mọi mối ưu phiền

Mẹ hy sinh để gắn liền cùng con



Bởi vì Chúa Cha vẫn còn

Người yêu nhân loại ngày trông tháng đợi

Trao ban Con trẻ xuống đời

Hy sinh Cứu Chuộc cứu người lầm than



Chúa yêu người như bản thân

Nên đành ban tặng thế nhân Con Trời

Ma-ri-a đẹp tuyệt vời

Chúa Trời tuyển chọn người người chúc khen



Thánh Cả Giu-se là tên

Người hiền đức độ nổi trên mọi người

Chúa chọn ông làm bạn đời

Làm bạn cùng Mẹ sống đời bên nhau



Cuộc sống dù có bể dâu

Trách nhiệm bổn phận phải mau chu toàn

Nuôi nấng dậy dỗ Con ngoan

Để Con khôn lớn lo toan việc đời



Khi thời gian kỳ hạn tới

Chúa Giê – su đi tìm tới mọi người

Ngài bắt đầu lưới cá người

12 tông đồ được Người tuyển chọn



Từ đó người người khắp chốn

Đến để lắng nghe tiếng đồn về Người

Người dậy họ về Nước Trời

Biết bao nhiêu kẻ được Người chữa cho



Chữa họ sống chớ lắng lo

Của cải trần thế nên cho thật nhiều

Chúa dậy người rất nhiều điều

Phải ăn năn tội phải nhiều nguyện kinh



Rồi Chúa dậy người đọc kinh

Lậy Cha chúng con sùng kính trên Trời

Nguyện Danh Cha được sáng ngời

Nước Cha trị đến trên trời dưới đất ….



Chúa dậy mọi người Sự Thật

Ăn ở làm sao đừng mất lòng nhau

Đừng nói những lời nặng đau

Đừng nên khinh rẻ làm nhau tủi hờn



Chớ nên phẫn nộ lên cơn

Gọi người ta ngốc lại còn gọi điên

Ngươi bị phạt thật nhãn tiền

Công nghị, hỏa ngục, tòa liền nghiêm minh



Đừng để anh em giận mình

Bỏ lại của lễ để tình thỏa giao

Rồi trở lại xin dâng trao

Của Lễ đẹp đẽ xiết bao dâng Người



Đừng nhìn phụ nữ không rời

Mà ao mà ước tội người chẳng tha

Hỏa ngục chẳng có ngày ra

Cho ai chìm đắm bẩy ba là thường



Chúa răn vì Ngài xót thương

Con người trần thế luôn vương tội đời

Phải có Con Chúa xuống đời

Chỉ Ngài Cứu Chuộc con người được thôi!



Ai ơi tìm đến Ba Ngôi!

Tìm Lời Chúa để phục khôi Nước Trời

Nước Trời là Nơi sống đời

Là Nơi ta phải trọn đời khát khao



Cùng về với Đấng Tối Cao

Hằng ngày ca hát cao rao Chúa Trời

Nước Trời ta đến người ơi!

Chớ dại sao lãng những Lời Chúa ban



Suy gẫm cho kỹ Lời vàng

Lời Chúa ta phải thực hành cho nên

Sống cho Chúa cho anh em

Mai này hết thảy cùng lên Trên Trời





 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Nhỏ Sau Vườn
Lê Trị
22:10 09/02/2011
CHIM NHỎ SAU VƯỜN

Ảnh của Lê Trị

Kiếp sau làm chim xanh

Chờ áo em lộng gió

Thơm thơm hương lụa trắng

Nhớ mấy lần hội xuân.

(Trích thơ của Gs Lưu Văn Vịnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền