Ngày 08-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng ?”
LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm
04:37 08/02/2014
CN 5A TN : “Muối mất mặn là muối nào ?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng ?”

“Anh em là muối của đất. Anh em là ánh sáng của trần gian”. Chắc Chúa cũng có một liên kết nào đó khi đưa cặp muối và ánh sáng này đi đôi với nhau. Chúng ta cũng thường nghe cặp đôi : “muối và men,” nhưng tìm khắp 4 cuốn Phúc Âm chẳng thấy có cặp này, mà chỉ thấy men đi riêng, còn muối thì đi cặp kè với ánh sáng. Vậy muối này là muối nào ? Nếu muối đi với men, ta thấy được liên kết giữa đôi bạn này là liên quan tới thực phẩm, muối là gia vị của đồ ăn, men làm đồ uống có hương nồng, hoặc men đưa thực phẩm biến thành món ăn đặc biệt. Tóm là, cả hai liên quan tới ẩm thực, và chắc ta cũng nghe giảng rất nhiều, nếu không nói là gần trăm phần trăm về muối liên quan tới thực phẩm : muối là gia vị, và muối bảo tồn đồ ăn không hư. Giảng về muối thực phẩm tương đối dễ. Nhưng hôm nay Chúa có ý nói về muối thực phẩm không ? Nếu có, thì sẽ có 2 thắc mắc :

-Ta có bao giờ thấy muối thực phẩm ra nhạt chưa, và thấy người ta đổ muối này ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân chưa ?

-Tại sao muối lại đi cặp đôi với ánh sáng, nếu chúng không liên quan gì đến nhau nhiều ?

1. Có thấy muối lạt chưa.

Bản thân tôi chưa thấy, chỉ thấy muối tan ra, nhưng tan ra, nó vẫn mặn, mặn đắng luôn. Còn muối để ngoài trời, hoà trộn với nước mưa tan thành nước, đâu còn là muối hột nữa, đâu thể vất ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân. Vậy chắc phải có một thứ muối ra nhạt, hoặc chơi chữ 3 “m” : “muối mất mặn.” Chúng ta tìm cho ra thứ muối này, và khi tìm ra được thứ muối này, ta giải được thắc mắc thứ hai, tại sao lại cắp đôi muối với ánh sáng.

2. Cặp đôi muối và ánh sáng

Nhắc tới ánh sáng là nhắc tới lửa. Thời Chúa Giêsu làm gì đã có dầu lửa, thời Chúa làm gì đã có bóng đèn (điện). Vậy là, lửa cho sức nóng nhưng lửa cũng cho ánh sáng. Khi nhắc đến ánh sáng do lửa, ta hơi nhận ra cặp đôi “muối và ánh sáng” mà Chúa muốn cho chúng đi với nhau như cặp bài trùng !

Chúa Giêsu phán : nếu muối mất mặn thì chỉ đáng quăng ra ngoài và bị người ta chà đạp. Trong tác phẩm “Chúa Giêsu của Palestine” Bishop kể lại một lời giải thích của cô Newton : tại Palestine bếp lò thường ở ngoài trời và làm bằng đá trên nền (đế) bằng ngói. Trong các lò lộ thiên như vậy muốn giữ sức nóng người ta đổ một lớp muối dày ở dưới nền ngói. Sau một thời gian, muối mất mặn, người ta lật những miếng ngói lên, lấy muối ra, đổ trên đường ngoài cửa lò. Nó đã mất năng lực làm cho tấm ngói nóng lên, nên bị quăng ra ngoài cho người ta chà đạp dưới chân. Chúng ta tìm thêm cứ liệu :

Cách đây hơn 60 năm một nhà xã hội học Thuỵ Sĩ nghiên cứu về phong tục thì thấy từ Biển Chết, người dân lấy ra một thứ muối gọi là muối lò, muối để đốt, giàu chất clorua manhêsium. Ta đã thấy có liên kết giữa muối và lửa tức ánh sáng. Khi dùng xong, muối lò trở thành nhạt, muối mất mặn, chỉ còn việc đổ ra đường cho người ta dày đạp dưới chân, y như khí đá sau khi ủ trái cây, mất hết sức nóng, cũng chỉ còn cách đổ ra đường cho người ta chà đạp dưới đất.

Do đó ta mới phần nào hiểu được câu trong Mc 9,49-50 : “Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.” Cha Thuấn dịch: “hết thảy sẽ được muối bằng lửa.” dịch sát sẽ là : “muối để được đốt cháy”

Muối này là chất xúc tác làm cho lửa mau bắt, đỡ tốn củi. Có đại lễ người ta giết và thiêu 12 bò mộng một lúc, củi đâu cho xuể, cần có muối cho đỡ tốn củi. Sách Edêkien 43,24 ghi : “Phải rắc muối lên mới thiêu chúng.” Còn sách Xuất Hành 30,35 nói : “Ngươi sẽ lấy các thứ hương chất đó chế thành hương để đốt : hợp chất các hương này sẽ là sản phẩm của thợ làm hương ; hương đó sẽ là hương pha muối, nguyên chất, và là hương thánh.”

Vậy là muốn trở thành ánh sáng bền lâu, tức lửa không vội tắt, cần cho thêm muối vào lò. Muối làm cho lửa củi cháy lâu. Và muối này phải mặn, chứ khi đã thiêu trong lò, muối mất mặn, tuy vẫn còn dạng hột đó, nhưng chất mặn đã không còn.

Có một điều đáng lưu ý nữa là đôi khi Hội Thánh tiên khởi áp dụng câu này cách rất lạ. Trong hội đường, người Do Thái có một tục lệ : nếu một người Do Thái bỏ đạo, nhưng rồi lại trở về với đức tin, trước khi được thâu nhận lại, người ấy phải ăn năn bằng cách nằm ngang cửa hội đường và mời gọi mọi người bước lên mình mà vào. Ở một số nơi, Hội Thánh cũng nương theo tục lệ đó. Một Kitô hữu bị đuổi khỏi Hội Thánh vì kỷ luật, trước khi được thâu nhận lại, buộc phải nằm trước cửa nhà thờ và mời người bước vào :"Hãy dẵm lên tôi là muối mất mặn".

Cách đây ít lâu, trong một cuộc hội thảo của giới trẻ về đề tài "Truyền giáo năm 2000," nhiều bạn trẻ đề nghị phải sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông tân tiến trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, gồm sách vở báo chí, phim ảnh, cả internet nữa, có phẩm chất và hấp dẫn, để rao giảng Tin Mừng cho mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Một số bạn trẻ khác nhấn mạnh đến công tác xã hội và bác ái. Một số khác nữa đi xa hơn bằng cách đề nghị Giáo Hội chống lại những bất công xã hội, những chà đạp quyền con người, để xây dựng công lý và hòa hợp.

Trong lúc mọi người đang hăng hái đưa ra những chương trình to lớn và đề nghị những hoạt động vĩ đại, thì một thiếu nữ da màu giơ tay xin phát biểu: "Tại Phi Châu nghèo nàn và chậm tiến của chúng tôi, chúng tôi không gửi, hay đúng hơn không có khả năng gửi đến những làng chúng tôi muốn truyền giáo những sách vở, báo chí, phim ảnh, máy vi tính… kết mạng, nối phône… Chúng tôi chỉ gửi đến đó một gia đình tốt, để dân làng thấy thế nào là đời sống Kitô giáo.

Một gia đình tốt tức là những con người tốt. Con người là ngọn lửa sáng và sáng lâu nhờ muối lò vẫn còn mặn. Anh em là muối mặn, anh em là ánh sáng, chứ không phải phim ảnh là ánh sáng, sách vở là ánh sáng.

Sáng ngày 1-2-2014 tại Đại thính đường Phaolô 6 dành cho 8 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi 414 gia đình thuộc Con đường Tân Dự Tòng đi truyền giáo tại nhiều nước trên thế giới. Trong đó có 174 gia đình sẽ thuộc 40 cứ điểm mới truyền giáo cho dân ngoại, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mông Cổ, Đông Âu và Bắc Âu, thêm vào số 52 cứ điểm đã hiện hữu. Trong buổi tiếp kiến còn có 900 người con của tất cả các gia đình hiện diện. Ngoài ra cũng có hơn 100 gia đình đã đi truyền giáo ở nhiều nơi trên thế giới.

Phần lớn các gia đình được ĐTC sai đi hôm 1-2-2014 là người Tây Ban Nha và Italia. Mỗi cứ điểm truyền giáo gồm 4 gia đình, một LM và 1 phụ tá tháp tùng, thường là một giáo dân hoặc một chủng sinh, một nữ tu cao niên và 3 chị trẻ cộng tác vào sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại.

Giáo Hội Việt Nam lấy năm 2014 là Năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Gia Đình. Ta không cần gửi gia đình đi truyền giáo đâu xa, mà mỗi gia đình là ánh sáng do lửa nhiệt tình nung đốt, nhờ muối mặn làm cho ngọn lửa cháy lâu, tức nhiệt tình truyền giáo bền vững, không nản lòng, thì sẽ (tân) phúc âm hoá được những người lương dân bên cạnh vậy.

LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm

(lấy một số gợi ý từ cha Hàm)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:55 08/02/2014
GIÀU CÓ

Chồng nói: “Em yêu, anh cố gắng làm việc để sau này chúng ta trở nên giàu có.”

Vợ nói: “Anh yêu, chúng ta cùng nhau chung sống đã là giàu có rồi, sau này có lẽ sẽ có tiền đó.”

Suy tư:

Vợ cHồng Yêu thương nhau thì đó chính là sự giàu có tinh thần, sự giàu có này sẽ làm cho gia đình lắm tiếng cười hạnh phúc; cố gắng làm việc để thêm giàu có về vật chất, sự giàu có này sẽ làm cho tiếng cười hạnh phúc ngày càng ít đi...

Tình yêu là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tiền bạc chỉ là những nét chấm phá của hạnh phúc ấy mà thôi, nó không thể thay thế cho nền móng hạnh phúc gia đình được.

----------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:47 08/02/2014
Chúa Nhật 5 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 5, 13-16.
“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”.


Anh chị em thân mến,
Người Ki-tô hữu được gọi là ánh sáng cho đời và là muối ướp đời, bởi vì chính những người Ki-tô hữu –qua bí tích Rửa Tội- đã trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su, đó là cùng chết cho tội lỗi và cùng sống lại với Ngài.

Đốt đèn lên thì đặt trên cao để soi sáng cho cả nhà, và nhờ có ánh sáng mà người ta mới nhìn thấy mọi sự để hoàn tất công việc mình đang làm, cũng như mới thấy đường mà đi, đó là một sự thật mà ai cũng biết.

Ánh sáng chính là hành động bác ái.
Người Ki-tô hữu là ánh sáng cho đời khi chúng ta biết hành động theo lương tâm, và hết lòng yêu mến tha nhân trong cuộc sống của mình, chúng ta không đốt đèn rồi đội trên đầu để chiếu sáng mọi người, nhưng chúng ta thắp đèn bằng lửa yêu mến của Đức Chúa Giê-su ở trong lòng chúng ta, rồi từ tấm lòng nhân hậu ấy mà mọi hành động và thái độ của chúng ta khi tiếp xúc trò chuyện với tha nhân, chính là ngọn đèn sáng chiếu soi cho mọi người thấy rõ Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc đời.

Có nhiều loại ánh sáng: ánh sáng mặt trăng, ánh sáng mặt trời và ánh sáng của các vì sao; có loại ánh sáng bằng đèn điện cũng như có loại ánh sáng bằng đèn dầu, nhưng tất cả những loại ánh sáng ấy được sáng lên theo thời theo gian của ban ngày hoặc ban đêm. Nhưng ánh sáng phát xuất từ tâm hồn của người Ki-tô hữu thì không phân biệt ngày đêm, giàu nghèo, thời tiết lạnh nóng.v.v... bất kỳ ở đâu và lúc nào, thì người Ki-tô hữu cũng có thể chiếu sáng tinh thần Phúc Âm cho mọi người thấy, để qua ánh sáng là việc làm bác ái cụ thể ấy, mà người ta nhận ra được khuôn mặt của Thiên Chúa cũng như tình yêu của Ngài trên con người chúng ta...

Muối là bảo quản và chữa thương.
Muối cũng vậy, rất cần thiết cho thân thể của con người, cũng như rất cần thiết cho việc bảo quản thịt cá tươi, bởi vì nó mặn.

Người Ki-tô hữu chúng ta không chỉ là muối ướp cho tình cảm giữa người với nhau thêm mặn nồng, nhưng còn có bổn phận bảo quản gìn giữ những tình cảm ấy ngày càng gắn chặt hơn, bởi vì sẽ không có gì bảo đảm cho một tình cảm, nếu không có sự chân thành và sự tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa.

Muối thì rất mặn, và vì mặn nên mới có thể giữ cho thịt cá được tươi, cuộc sống của người Ki-tô hữu vốn là bác ái và phục vụ, tức là muối mặn vừa giữ cho tình cảm giữa người với nhau được đầm ấm, vừa là rửa sạch vết thương lòng của tha nhân khi họ bị người khác hiểu lầm, vu cáo, hãm hại. Là mẫu gương làm cho người tội lỗi phải xét lại đời sống phóng túng của mình, bởi vì đời sống yêu thương và phục vụ của người Ki-tô hữu chính là muối xát mạnh rát tận tâm hồn của họ.

Anh chị em thân mến,
Ở đời, ai cũng mong được làm lãnh đạo chỉ huy người khác, nhưng ít người muốn trở thành ánh sáng và muối cho tha nhân, bởi vì ai cũng thích ánh sáng nhưng không thích làm ánh sáng, ai cũng thích ăn thịt cá tươi ngon nhưng không ai muốn làm muối ướp đời...

Chúng ta là Ki-tô hữu, nghe theo lời của Đức Chúa Giê-su dạy bảo, chúng ta phải trở nên ánh sáng cho đời và nên muối mặn ướp tình tha nhân, bằng chính cuộc sống bác ái, hy sinh và phục vụ của chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:49 08/02/2014
N2T

3. Phàm là tất cả các ân huệ cầu khẩn trong thánh lễ mà không được, thì dù cho dùng phương thế gì cũng không thể cầu được.

(ThánhAlphonsus de Liguori)
---------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:51 08/02/2014
NGHỈ TẾT
Ngày đưa ông táo về trời (23 tháng chạp), cha sở nói với 2 thầy giúp xứ của mình:
- “Tết nhứt đến rồi, hai thầy sắp xếp công việc mục vụ của mình rồi về nhà ăn tết với gia đình, chiều 30 tết các thầy về với gia đình và mồng 4 tết thì về lại nhà xứ… ”
Cha sở vui vui trong bụng, nhớ lại hồi đi giúp xứ, ngài cũng mong muốn về nhà ăn tết như các thầy hôm nay vậy.
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
HĐGM Hoa Kỳ phê bình Ủy ban Nhi Quyền Liên hợp quốc
Nguyễn Việt Nam
03:24 08/02/2014
Sơ Mary Ann Walsh, Giám đốc quan hệ truyền thông cho Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ phê bình một báo cáo gần đây của một Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em, và mô tả báo cáo này như là một "cơ hội bị đánh mất"

Báo cáo của Liên Hợp Quốc đã chỉ trích gay gắt việc xử lý các trường hợp lạm dụng trẻ em của Giáo Hội. Sơ Walsh nói: "Lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là một tội lỗi và một tội phạm mà không một tổ chức có thể coi là mãn nguyện khi đề cập đến nó". Tuy nhiên, Sơ nhấn mạnh "Chắc chắn Giáo Hội Công Giáo đã làm nhiều hơn bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác để đối mặt với vấn đề và Giáo Hội sẽ tiếp tục tiến theo chiều hướng đó."

Sơ cũng nhấn mạnh đến những nỗ lực tại Hoa Kỳ và tại Vatican để loại bỏ các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và đưa người phạm tội ra trước công lý. Sơ cũng chỉ ra những nỗ lực của Giáo Hội để hỗ trợ các nạn nhân của lạm dụng.

Theo Sơ Walsh báo cáo của Liên Hợp Quốc, "bị mất giá trị khi những người soạn thảo ra nó cố đưa ra những phản đối giáo huấn Công Giáo về vấn đề hôn nhân đồng tính, phá thai và ngừa thai." Những phản đối này, "vi phạm nghĩa vụ của Liên Hợp Quốc từ những ngày đầu tiên đó là bảo vệ tôn giáo tự do."

Sơ Walsh nói thêm Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em "rất đúng khi họ nói lên mối quan ngại về lạm dụng tính dục", và hoan nghênh những nỗ lực của họ. Tuy nhiên, Ủy ban này sẽ có uy tín hơn nếu nó bảo vệ các quyền cơ bản nhất của một đứa trẻ: đó là quyền được sống ...

Sơ Walsh nói:

“Khi Ủy ban này của Liên Hợp Quốc sa đà vào các cuộc chiến tranh văn hóa để thúc đẩy việc phá thai, ngừa thai và hôn nhân đồng tính, nó đang làm xói mòn chính nghĩa cao quý của nó dành cho trẻ em, và bán đứng mối quan tâm cho trẻ em cho các chương trình nghị sự khác. Thật là một cơ hội bị đánh mất. "
 
Đức Thánh Cha công bố ý định thăm Sri Lanka
Đặng Tự Do
13:08 08/02/2014
Đền thánh kính Đức Mẹ Lanka
Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục Colombo
Hôm thứ Bẩy 08 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một nhóm anh chị em người Sri Lanka di dân sang Ý do Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục Colombo dẫn đầu. Nhóm đã đến Rôma vào dịp kỷ niệm lần thứ 75 lễ cung hiến đền thờ Đức Mẹ Lanka tại Tewatte cho Đức Trinh Nữ Maria.

Đức Thánh Cha chào đón Đức Hồng Y Francis Ranjith, và cảm ơn ngài vì lời mời tới thăm Sri Lanka. Ngài nói: "Tôi hoan nghênh lời mời này, và tôi nghĩ rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta đặc ân đó."

Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến các tình huống dẫn đến việc thánh hiến Sri Lanka cho Đức Trinh Nữ Maria.

Giữa những nguy hiểm của chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm 1940, Đức Tổng Giám Mục của Colombo thời bấy giờ là Đức Cha Jean-Marie Masson tuyên bố sẽ xây dựng một ngôi đền kính Đức Mẹ nếu đảo quốc này không bị nước ngoài xâm lược. Sau chiến tranh, thực hiện chí nguyện này, Giáo Hội tại Sri Lanka đã xây dựng đền Đức Mẹ Lanka tại Tewatte, bên ngoài thủ đô Colombo.

"Mẹ luôn luôn gần gũi chúng ta," Đức Giáo Hoàng nói, "Mẹ âu yếm nhìn mỗi người chúng ta với lòng từ mẫu và luôn luôn tháp tùng trong cuộc lữ hành của chúng ta. Đừng ngần ngại dâng lên Mẹ mọi nhu cầu, đặc biệt là khi chúng ta cảm nhận những gánh nặng của cuộc sống với tất cả những vấn đề của nó."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những cuộc xung đột mà Sri Lanka đã phải đối mặt trong những năm gần đây. "Quê hương của anh chị em được gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương, vì vẻ đẹp tự nhiên và hình dạng của nó. Người ta nói rằng ngọc trai được hình thành từ những giọt nước mắt của con hàu. Thật không may, nhiều nước mắt đã đổ ra trong những năm gần đây, vì các cuộc xung đột nội bộ với biết bao nạn nhân và những thiệt hại to lớn"

Đức Thánh Cha đã nói về nhu cầu phải hòa giải:

"Tôi biết là không phải là dễ dàng để chữa lành những vết thương và hợp tác với các kẻ thù trong quá khứ để xây dựng tương lai với nhau, nhưng đó là con đường duy nhất có thể mang đến niềm hy vọng cho tương lai, cho sự phát triển và hòa bình. "

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với những người hành hương về lời cầu nguyện của ngài, và phó thác dân nước Sri Lanka "cho việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, Đức Mẹ Lanka."
 
124 vị tử đạo Hàn quốc có thể được tôn phong trong chuyến viếng thăm Hán Thành của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
13:31 08/02/2014
Bộ Phong Thánh cho biết trong buổi triều yết dành cho Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Thánh Bộ, hôm thứ Sáu 7 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã chuẩn y các án phong thánh tử đạo cho

1) Tôi tớ Chúa Francesco Zirano, linh mục của Dòng Anh Em Hèn Mọn. Ngài sinh năm 1564 tại Sassari, Ý, đã bị giết vì lòng căm thù đức tin tại thủ đô Algiers của Algeria vào ngày 25 tháng 1 năm 1603.

2) Tôi Tớ Chúa là anh Phaolô Yun Ji -chung, giáo dân, cùng với 123 bạn tử đạo Họ đã bị giết vì hận thù đức tin tại Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1791 đến 1888.

Có nhiều khả năng Đức Thánh Cha sẽ tôn phong cho các vị trong khoảng từ ngày 10 đến 17 tháng Tám năm 2014 khi ngài tham dự Ngày Giới Trẻ Á Châu tại Daejeon.

Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha đã chuẩn y việc công nhận các nhân đức anh hùng của

1) Tôi tớ Chúa là Giêsu Maria Echavarría Aguirre, Giám Mục giáo phận Saltillo, Mexico, đấng sáng lập của Hội Dòng Nữ Tử Giáo Lý Viên Guadalupe. Ngài sinh tại Real de San Pedro de Bacubirito, Mexico ngày 06 tháng 7 năm 1858, và đã qua đời tại Saltillo, Mexico vào ngày 05 Tháng Tư năm 1954.

2) Tôi tớ Chúa là Faustino Ghilardi (tên khai sinh là Guglielmo Giacomo), linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn. Ngài sinh tại Pieve a Nievole, Ý ngày 6 tháng năm 1858, và đã qua đời ở San Vivaldo thuộc miền Monaione, Ý vào ngày 25 tháng 10 1937.

3) Tôi tớ Chúa là Maria Giuseppa Rodríguez Xuárez de la Guardia, một nữ tu Hội Dòng Nữ Tu tình yêu của Thiên Chúa. Ngài sinh ra ở Colmenar, Tây Ban Nha vào ngày 16 Tháng Năm 1923 và qua đời tại Roma ngày 30 tháng 3 năm 1956.
 
Sáng kiến gặp gỡ các đôi uyên ương trong ngày lễ Tình Nhân của Đức Thánh Cha được chào đón nhiệt liệt
Đặng Tự Do
13:45 08/02/2014
Hàng ngàn đôi uyên ương sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào Ngày Valentine Thứ Sáu 14 tháng 2. Theo dự trù ban đầu buổi gặp gỡ với chủ đề “Niềm vui của lời ưng thuận là muôn đời” sẽ diễn ra tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican. Tuy nhiên, do số người ghi danh quá đông, buổi gặp gỡ sẽ diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong một thông báo, Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình nói có hơn 17,000 người trẻ đã ghi danh. Ban tổ chức cho rằng số đôi uyên ương thực sự sẽ tham dự buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha là "không thể đoán trước".

Cuộc gặp gỡ này đã được chào đón nhiệt liệt bởi các đôi uyên ương đang chuẩn bị cho hôn nhân ở Ý và tại các giáo phận trên toàn thế giới.

Quảng trường Thánh Phêrô sẽ mở cửa từ 9:00 sáng. Lúc 11:00 giờ sẽ có một khoảng thời gian suy tư, cầu nguyện và trình bày các chứng từ để chuẩn bị cho sự xuất hiện của Đức Thánh Cha, dự kiến là vào lúc 12.00 trưa.

Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng đầu tiên về nhiều lĩnh vực. Với biến cố này, ngài sẽ có thêm danh hiệu mới là Đức Giáo Hoàng đầu tiên gặp gỡ những người hứa hôn.
 
Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo Pakistan phản đối vụ bắt cóc cô gái 16 tuổi và cưỡng ép hôn nhân
Đặng Tự Do
13:47 08/02/2014
Các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Pakistan đang cầu xin chính phủ cứu giúp cho gia đình của một cô gái 16 tuổi bị bắt cóc, bị buộc cải sang đạo Hồi, và buộc phải kết hôn với một người đàn ông cao niên đã có nhiều vợ.

AsiaNews cho biết trong thực tế việc bắt cóc phụ nữ trẻ để kết hôn là "phổ biến" ở Pakistan. Cảnh sát địa phương thừa nhận Samariya Nadeem đã bị bắt cóc và bị buộc cải sang đạo Hồi trái với ý muốn của mình.

Tuy nhiên, cảnh sát đã không can thiệp vì “người đàn ông cao niên đã có nhiều vợ” đang bắt cóc cô là một người có quyền thế trong xã hội, và một giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan khích lệ chuyện này. "Bắt cóc và cải đạo một phụ nữ theo Hồi giáo là một điều đáng làm, không có gì là bất hợp pháp cả". Nhà lãnh đạo Hồi Giáo này nói.
 
Họp Mục Vụ Á châu và Thái Bình Dương tại Hoa Kỳ
Lm Peter Võ Sơn
17:27 08/02/2014
NAM CALIFORNIA - Từ Thứ Hai, ngày 3 tháng 2 đến Thứ Tư ngày 5 tháng 2 năm 2014, các Đức Giám Mục và Linh mục Á Châu họp tại Howard Johnson Hotel And Conference Center Thành Phố Fullerton, Tiểu Bang California.

Hình ảnh

Thành phần gồm có: Đức Cha Randolph R. Calvo (Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Đa Văn Hóa - Châu Á Thái Bình Dương , Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Giáo Phận Reno), Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương (Thành Viên của Ủy Ban, Giáo Phận Orange). Đức Cha Oscar Azarcen Solis (Thành Viên Ủy Ban, Tổng Giáo Phận Los Angeles), Lm Alex K. Kim (Giáo Phận Orange, California), Lm Paul D. Lee ( Tổng Giáo Phận Washington), Mr Peter Choe (Executive Director of Korean Community, New Jersey ), Lm Engelbert Gammad (Chủ Tịch Hội Đồng Linh Mục Toàn Quốc -Fillipino - Giáo Phận San Jose), Lm Melanloviuya, MJ (Tổng Giáo Phận Los Angeles), Lm Michael Mai Khải Hoàn (Chủ Tịch Miền Tây Nam Hoa Kỳ - Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Giáo Phận Orange), Lm Peter Võ Sơn (Tổng Thư Ký LĐCGVNHK).

Mục đích các cuộc họp lần này để hiểu biết nhiều hơn về mục mụ USCCB Subcommittee on Asian Pacific Island Affair (Tiểu Ban Châu Á Thái Bình Dương) hơn là các sinh hoạt của mỗi sắc dân, mỗi cộng đồng. Đây cũng là cơ hội cho mỗi Linh mục trong Liên Đoàn chia sẻ sự bắt đầu các công việc mục vụ làm thế nào và lí do tại sao Thiên Chúa mời gọi tham gia vào các sinh hoạt trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Quý Đức Cha và quý Cha muốn có được một tiếng nói chung cho người Á Châu và Các Đảo Thuộc Thái Bình Dương khi trình bày các nhu cầu và quan tâm lên Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Làm sao mục vụ tốt cho các sắc dân Á Châu: nhìn lại trong quá khứ, đánh giá các sinh hoạt hiện tại và những dự định cho các nhu cầu trong tương lai để việc thờ phượng Thiên Chúa, và các sinh hoạt tôn giáo được thuận lợi. Ví dụ: các thánh Lễ theo ngôn ngữ, phong tục, truyền thống, các nhu cầu về Linh mục, Nhà Thờ, các Trung Tâm sinh hoạt. Làm sao để quảng bá có thêm các linh mục Á Châu, đặc biệt có thêm các giám mục người Á Châu trong Giáo Hội Hoa Kỳ.

Được biết, có khoảng 200 Cha người Nam Hàn đang phục vụ tại Giáo Hội Hoa Kỳ. Hầu hết các ngài đến từ Nam Hàn, và phục vụ tại các Cộng Đoàn, Giáo Xứ từ 3 đến 5 năm là trở về lại Nam Hàn. Văn Phòng Linh Mục của quý Cha Nam Hàn được đặt tại Thánh Phố Garden Grove, California. Có 2 người giáo dân làm việc : 1 làm full time và 1 lam part time. Liên Đoàn Công Giáo Người Phi Luật Tân có khoảng 800 Cha được hình thành bắt đầu năm 2008; chính thức thành lập theo Luật của Tiểu Bang California vào ngày 17 tháng 10 năm 2013. Ngày 8 - 11 tháng 11 năm 2011, quý Cha Filippino đã tổ chức Đại Hội tại Westin Los Angeles Airport Hotel, có 355 Linh mục tham dự. Đại Hội Linh mục 3 năm 1 lần; năm nay quý Cha Fillipino sẻ tổ chức Đại Hội từ ngày 4-7 tháng 11 tại Thành Phố Orlando, Tiểu Bang Florida.

Các uỷ viên của Tiểu Ban Mục Vụ Châu Á Thái Bình Dương (HĐGMHK) là các giám mục. Các Linh mục được mời tham gia vào Tiểu Ban như là Consultants (người cố vấn).

Trong những ngày họp, qúy Đức Cha và quý Cha dâng Lễ tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam của Giáo Phận Orange ở Thành Phố Santa Ana; tại Trung Tâm Saint Thomas Korean Catholic Center ở Thành Phố Anaheim.

Xin quý Đức Ông, quý Cha, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ, quý Ông Bà và Anh Chị Em cầu nguyện cho công việc mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cách riêng cho Tiểu Ban Châu Á Thái Bình Dương.
 
Top Stories
Cardinal O'Malley responds to UN report
Vatican Radio
12:11 08/02/2014
2014-02-08 Vatican - Cardinal Seán O’Malley of Boston has added his voice to those speaking out about the recent report on child protection by a United Nations committee.

In a blog post, Cardinal O’Malley said, “I was surprised to read the accounts of the report issued this week by U.N. Committee on the Rights of the Child, because I would have thought that the competency of this commission is to examine the policies and practices of their member nations, of which includes the Holy See.”

Had the commission focused on that mandate, the Cardinal said “they would have been able to make what I would consider a valuable contribution, because the Holy See needs to model policies for child protection for the rest of the dioceses in the world.”

Instead, he said, “they extrapolated to the life of the Church, which is not their competency, and interjected many of their own ideological preferences. They also appear to have not taken into account the hard work that has been done in many parts of the world. It is very easy to get the headlines when you criticize the church, however, I do not think the commission’s report has been either fair or particularly helpful.”

Cardinal O’Malley said he hoped that the report would lead to “greater resolve by those in the Holy See to be more proactive on this issue and to cooperate with the new commission on child protection that the Holy Father is establishing, which is of such paramount importance for the life of the Church.”

Cardinal Seán O’Malley’s comments can be read at "Cardinal Seán's Blog" at www.cardinalseansblog.org .
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ thêm sức giáo xứ Bình Khánh Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:19 08/02/2014
Sáng thứ Bảy 08/02/2014 Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc về dâng lễ ban phép bí tích thêm sức cho các em trong giáo xứ Bình Khánh và làm phép khởi công xây dựng nhà thờ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, giáo phận Xuân Lộc.

Hình ảnh

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha ngỏ lời với cộng đoàn: “Kính thưa quý ông bà anh chị giáo xứ Bình Khánh, chúng ta hôm nay hết sức vui mừng tụ họp nhau nơi đây để dâng thánh lễ ban phép thêm sức cho các em và hai người lớn trong giáo xứ của chúng ta, cũng là ngày chúng ta làm phép cho khu đất chúng ta sẽ xây nhà thờ để tôn kính Chúa, để có nơi phụng thờ Chúa, gặp gỡ nhau trong tình thân ái của con cái Chúa.

Niềm vui mừng của giáo xứ chúng ta được tăng lên gấp bội vì có sự hiện diện của Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha trong Tòa Giám mục đại chủng viện, Quý Cha trong giáo hạt cũng như ngoài giáo hạt, của quý khách, của quý ân nhân, của giáo xứ có mặt ở đây, cho nên niềm vui của chúng ta được tăng lên rất nhiều.

Chúng ta cùng nhau tất cả có mặt ở đây thành cộng đoàn của Chúa cầu nguyện cho các em hôm nay sẽ lãnh bí tích thêm sức để cho cuộc đời của các em được vững mạnh trong đức tin, và trở thành chứng nhân của tình yêu Chúa trong cuộc đời của các em.

Hôm nay cũng là ngày thăm viếng mục vụ của giáo xứ, cho nên chúng ta nhớ đến tất cả mọi người trong giáo xứ này, cách riêng những người hiện giờ có mắt ở đây, chúng ta cầu nguyện lẫn cho nhau, cầu nguyện cho gia đình của nhau, nhưng chúng ta cũng nhớ cùng nhau cầu nguyện cho tất cả mọi người thuộc giáo xứ của chúng ta mà không thể hiện diện với chúng ta hôm nay trong giây phút hết sức vui mừng thân thương này, và không phải chỉ anh chị em giáo hữu của chúng ta, mà chúng ta cầu nguyện cho tất cả mọi người sống trong địa bàn của giáo xứ chúng ta, họ cũng là con cái Chúa, cũng là anh chị em với chúng ta, cho dù họ chưa biết, nhưng trong tình thương yêu Chúa họ cũng là con cái của Chúa và anh chị em của chúng ta.

Chúng ta cầu nguyện cho tất cả, đặc biệt cho quý cụ già neo đơn, cho những người đau ốm bệnh tật, cho các gia đình đang chịu thử thách phần hồn phần xác, cho tất cả những ai cần thiết đến sự hiện diện, sự nâng đỡ của Chúa, chúng ta cầu xin Chúa cho tất cả những người đó.

Và chúng ta sống trong tình hiệp thông của giáo phận, hôm nay chúng ta nhắc nhở nhau là giáo phận của chúng ta trong năm thứ tư này, trong hành trình chuẩn bị Kim khánh Thành lập Giáo phận, năm nay với chủ đề là ‘Gia Đình Sống và Loan Báo Tin Mừng’.

Chúng ta cầu nguyện trước tiên cho các gia đình trong giáo xứ của chúng ta, và mọi gia đình giáo phận của chúng ta, được dấn thân thăm hỏi sống đức tin và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa trước mặt những anh chị em chưa biết Chúa, để nhờ đó từ mảnh đất của giáo phận Xuân Lộc của chúng ta sẽ bốc lên một ngọn lửa tình thương yêu, ngọn lửa đức tin chiếu soi tất cả mọi hang cùng ngõ hẻm ở trong giáo phận của chúng ta lan truyền ra tất cả Giáo Hội Việt Nam, Giáo Hội Hoàn Vũ và trên tất cả thế giới này, và chúng ta dâng lên Thiên Chúa tất cả những ý chỉ này qua lời cầu bầu của các Thánh Tử Đạo là Quan Thầy của Giáo xứ chúng ta”.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha nhắc nhở mọi người hãy sống trong tình yêu Chúa, yêu tha nhân, biết trao cho nhau những nụ cười khởi đi từ tâm hồn chân thành của mình, hãy nâng đỡ giúp nhau trong mọi hoàn cảnh, hãy biết làm cho gia đình của mình thành gia đình yêu thương sống Loan Báo Tin Mừng của Chúa cho anh chị, cho bà con lối xóm, trong giáo xứ, trong môi trường, hoàn cảnh hiện tại của mình.

Sau bài giảng, Đức Cha cử hành nghi thức ban bí tích thêm sức cho 37 em thiếu nhi và 2 người lớn.

Kế đến, trong phần dâng lễ vật là hai vị đại diện cộng đoàn giáo xứ dâng lên Đức Cha viên đá xây dựng Thánh Đường cũng như quý vị ân nhân xa gần trong ngoài giáo xứ, tượng trưng cho những hy sinh đóng góp của mọi người.

Sau lời nguyện hiệp lễ, vị Trưởng Ban hành giáo đại diện cộng đoàn dâng lời cảm ơn hai Đức Cha Giáo phận, Đức Ông Vinh sơn, Quý Cha Quản Hạt Xuân Lộc và Hố Nai, Quý Cha, nhất là Cha xứ Phêro Phan Khắc Giữa, Quý Tu sĩ nam nữ, Ca đoàn giáo xứ Bắc Hải, Ban nam nhạc Hội Am, quý vị Ban âm thanh, quý khách, quý cộng đoàn trong ngoài giáo xứ, quý ân nhân xa gần, và tất cả mọi người đã cầu nguyện góp phần giúp đỡ giáo xứ tinh thần cũng như vật chất.

Đức Cha ban huấn từ xong, Ngài cử hành nghi thức làm phép diện tích đất xây nhà thờ, làm phép những viên đá và chính thức khởi công xây dựng Thánh Đường trong niềm vui bởi những tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn, những tia pháo bông hướng lên trời trông vui mắt.

Trong dịp này, Ngài chuyển lời thăm hỏi và chúc mừng của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận đến cha xứ, và tất cả mọi người mọi gia đình trong giáo xứ Bình Khánh, Ngài cầu chúc bình an và mong sớm hoàn thành ngôi Thánh Đường của giáo xứ, nhân dịp này, hiệp thông cùng với giáo phận, Đức Cha Đaminh, vị chủ chăn của giáo phận cũng gởi đến giáo xứ một phong thư trị giá 100 triệu đồng để góp phần với mọi người xây dựng nhà Chúa.

Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Phụ tá giám mục kêu gọi mọi người trong ngoài giáo xứ, nhất là các em thiếu nhi cũng hay biết tiết kiệm bớt tiền quà bé nhỏ của mình, góp phần cùng mọi người để làm nhà thờ chung của giáo xứ.

Ngài cũng tha thiết kêu gọi quý vị ân nhân xa gần, trong ngoài nước xin mở lòng quảng đại giúp đỡ giáo xứ Bình Khánh. Ngoài phần đông lương dân, nơi đây có khu công nghiệp đang hình thành, chắc hẳn một ngày không xa, sẽ có nhiều anh chị em di dân các nơi sẽ hội tụ về đây sinh sống.

Nhận phép lành kết lễ, cộng đoàn mỗi người chia vui với giáo xứ bằng hộp bánh ngọt và chai nước khoáng.

Người dân xứ Bình Khánh hiền hòa dễ thương, tiếp đón khách chu đáo, niềm nở vui tươi, mọi người ai cũng vui khi đến với Giáo xứ Bình Khánh, Bình Lợi, Long Khánh.

Xin Chúa ban cho có nhiều người gần xa, trong ngoài nước tiếp tục thương cầu nguyện giúp đỡ Giáo xứ Bình Khánh mau sớm có Ngôi Thánh Đường nơi vùng đất truyền giáo mênh mông này.
 
Giáo xứ Dương Sơn duy trì nét đẹp văn hóa đầu năm
Phêrô Nguyễn
10:39 08/02/2014
Vui Tết và tảo mộ đầu năm giờ đây đã trở nên nổi tiếng của người dân làng Công Giáo Dương Sơn. Những lễ hội này đã giúp người dân làng đoàn kết, xây dựng nếp sống văn minh tình thương và phát triển nhân tài.

Ông Heronimo Phan Bôn, chủ tịch hội đồng giáo xứ cho biết, Giáo xứ Dương Sơn được chia thành tám xóm, mỗi xóm mang tên một vị Thánh Công Giáo Việt Nam, hằng năm từ chiều 27 trước Tết, các ngõ vào thôn xóm, được giáo dân quét dọn sạch sẽ, treo đèn, băng rôn mừng Xuân, kết hoa.

Riêng tại Đất Thánh từng ngôi mộ được làm cỏ, trồng hoa, sơn mới, tượng đài Chúa Giê su, bàn thờ đá được lau chùi cẩn thận vì thông lệ đón tết ở đây từ mồng Một tết và kết thúc với những ngày giỗ Họ tộc, Nhánh, Phái và Chi tộc cho đến mồng Mười tháng Giêng âm lịch.

Ông Bôn, cũng cho biết đêm giao thừa người dân tựu về nhà thờ là trung tâm của làng để dâng lễ tạ ơn cuối năm và canh thức đến khi hồi chuông giáo đường ngân vang báo tin vui phút giây giao thừa, Năm mới đến để cầu cho đất nước thái bình, mọi nhà no ấm.

Ngày Tết Nguyên Đán, sau khi hái lộc Lời Chúa Xuân về, giáo dân cùng các vị chức sắc và những người cao tuổi mặc những chiếc áo dài truyền thống xanh, đỏ, vàng đi cùng trẻ con đến ngôi nhà Hiệp Nhất cạnh nhà thờ để chúc tết, mừng tuổi, tặng hoa và ăn tết cùng cha quản xứ, trong khi ở nhà các bà mẹ chuẩn bị bánh tét, dưa hành, mứt gừng, rượu gạo để đón bà con đến nhà chúc tết.

Trong những ngày từ mồng Hai, đến mồng Năm tết, trong làng vẫn diễn ra những lễ hội như Dâng Đức Chúa Giêsu Vào Trong Đền Thánh bằng những buổi liên hoan văn nghệ hát mừng bổn mạng giáo xứ, hoặc xuất hành đầu năm bằng cuộc đi kiệu Minh niên tại linh địa Đức Mẹ La Vang.

Tảo mộ đầu năm

Không như truyền thống tảo mộ tháng Chạp của người dân các làng lân cận ở hai huyện Hương Trà và Quảng Điền. Người dân làng Dương Sơn chọn ngày mồng Tám tết Âm lịch hằng năm để tảo mộ hai vị khai canh, theo lời kể một vị bô lão trong làng cho biết, trước đây khi Đạo Chúa chưa đến làng Dương Sơn thì tổ tiên hai họ Phan, Trần đều là những Lương dân sống hiền hòa bên bờ sông Bồ của Thừa Thiên Huế.

Thời đó, mỗi khi tết về, theo lời kể của vị bô lão cho biết, ban đêm trước hiên nhà nào cũng thắp sáng những cây đuốc làm bằng tre nhờ vậy mà đường làng, ngõ xóm nào cũng sáng rực lên, các gia đình còn dựng thêm một cây nêu, trên cây nêu có treo giỏ đựng cau trầu, dưới cây nêu là chiếc bàn đặt vài ly rượu, hoa, nải chuối vài ba cây nhan nhằm xin Thượng Đế xua trừ ma quỷ, giúp dân làng an tâm vui tết cho đến mồng Bảy tháng Giêng, cây nêu được hạ xuống và người dân bắt đầu ra đồng làm việc như mọi ngày.

Để ghi nhớ công đức hai vị khai canh lập làng, người dân làng Dương Sơn chọn ngày mồng Tám tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày “ Nhớ về cội nguồn”.

Đêm trước ngày tảo mộ, tức đêm mồng Bảy tết, gọi là “Đêm tĩnh nguyện”, giáo dân tựu về Đất Thánh, mỗi người mang theo hoa, cây đuốc, bó nhan, để cắm lên các phần mộ hai vị tiền nhân và mộ tiên tổ, mộ các Linh mục được mai táng trên đất Thánh của làng.

Khu nghĩa trang Thánh này rộng chừng 30.000 mét vuông, được thắp sáng bởi hơn 500 ngọn đuốc từ tay các cụ già đến trẻ em, con cháu nội ngoại ở xa về, các em bé cũng được cha mẹ hay ông bà bồng bế đi dự đêm tĩnh nguyện và ngày tảo mộ. Họ vừa đi vừa hát bài “Thắp Sáng Lên” rồi tiến về các phần mộ cắm nhan, đốt đưốc, dâng hoa, lần chuỗi cầu cho các linh hồn.

Công việc chính của ngày tảo mộ là dâng lễ tại lễ đài cho hai vị khai canh với mâm trầu cau, hai chai rượu gạo, hai vòng hoa cúc trắng, giỏ trái cây ngũ quả, nến hồng, bầu rượu, hương trầm, Hôm 7-2, tức mồng Tám tết trong số tám linh mục đồng tế, có sáu linh mục là con cháu nội ngoại thuộc dòng dõi hai vị khai canh.

Trong thánh lễ, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, kêu gọi giáo dân “hãy noi gương các vị tiền nhân sống đùm bọc, yêu thương, hiền hòa, lễ nghĩa, hiếu trung và bắt chướt các ngài đã hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Đức Tin.

“Tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài là bổn phận của đạo làm con vì sống Đạo Hiếu là cách truyền giáo có hiệu quả nhất của người Công Giáo tại vùng đất này” -- Cha Chánh nhấn mạnh.

Trong các dịp tảo mộ hằng năm, làng Dương Sơn đều có phát thưởng cho học sinh và sinh viên, mỗi phần thưởng là 1.000.000 đồng. Năm nay có chín sinh viên thi đỗ vào các trường Y khoa, Luật, Kiến trúc, Sư phạm, Khoa học và Môi trường đều được phần thưởng và một tiến sĩ y khoa được làng vinh danh.

Cha Chánh, 65 tuổi, chánh xứ Dương Sơn nói rằng tinh thần đoàn kết và hiếu học của giáo dân Dương Sơn trong những năm gần đây tăng cao nhờ thân nhân và con cháu của làng sau khi thành đạt đã tự quyên góp, ủng hộ giúp quỹ khuyến học của giáo xứ phát triển.

Một trong những giáo dân thành đạt, Anh Giuse Trần Công Chính, là bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện Huế phát biểu, hằng năm về tảo mộ làng, anh Chính đều chuẩn bị một số tiền từ ba đến năm triệu đồng để làm quà cho những tân sinh viên.”Tôi rất hạnh phúc vì nhờ công ơn cha mẹ và các vị tiền nhân phù hộ và bà con trong giáo xứ đã từng giúp đỡ tôi trong thời tôi còn đi học” - anh nói.

Giáo xứ Dương Sơn, thuộc giáo phận Huế hiện có 1200 giáo dân, trong số đó có 17 linh mục, 22 nam nữ tu sĩ, Giáo dân Dương Sơn sồng bằng nghề canh tác, nấu rượu và nuôi heo.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam bị LHQ khuyến nghị 227 điểm về quyền con người
Phạm Trần
04:40 08/02/2014
VIỆT NAM BỊ LHQ KHUYẾN NGHỊ 227 ĐIỂM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Chiều Thứ Sáu ngày 07/02/2014, Nhóm Công tác (the Working Group) thuộc “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review), chu kỳ II của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họp tại Geneve, Thụy Sỹ đã trao cho Việt Nam 227 Điểm khuyến nghị yêu cầu xem xét để để bảo vệ Quyền Con Người, trong đó có 5 lĩnh vực quan trọng cần được thực thi là :

1) Tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí trên Internet và bên ngòai, tự do hội họp .

2) Quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt của các sắc dân thiểu số.

3) Hủy bỏ án Tử hình hoặc xét lại hình phạt qúa nặng này đối với các tội phạm Kinh tế vá các tội không nghiệm trọng khác.

4) Hủy bỏ hoặc Tu chính các Điều 79, 88 and 258 mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do của Bộ Luật hình sự như yêu cầu của Gia Nã Đại, Pháp, Hòa Lan ((Netherlands)

(Đại diện Pháp viết: “Repeal or modify the Penal Code relating to national security particularly Articles 79, 88 and 258, in order to prevent those articles from being applied in an arbitrary manner to impede freedom of opinion and expression, including on the Internet (France). Gia Nã Đại: “Amend the provisions concerning offences against national security which could restrict freedom of expression, including on the internet, particularly articles 79, 88 and 258 of the Penal Code, to ensure its compliance with Viet Nam’s international obligations, including the ICCPR ( Chú thích :International Covenant on Civil and Political Rights, Công ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị) “

5) Một số nước khác, trong đó có Phần Lan (Finland), Hòa Lan (Netherlands) và Tân Tây Lan (New Zealand) yều cầu sửa lại hai Nghị định 72 và 174 đã hạn chế và kiểm soát hoạt động của Truyền thông Xã hội và các Tổ chức Phi Chính phủ.

Đại biểu Úc Đại Lợi yêu cầu sớm có Luật để quy định quyền tự do hội họp và biểu tình ôn hòa phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị. (Enact laws to provide for and regulate freedom of assembly and peaceful demonstration in line with the ICCPR (Australia).

Riêng Hy Lạp đã thẳng thắn yêu cầu Việt Nam áp dụng những biện pháp chấm dứt truy tố những công dân thực thi quyền phản đối hòa bình. ( Adopt measures to end prosecution of peaceful protesters (Greece)

Cũng có những khuyến nghị như Việt Nam cần “đình chỉ tịch thu tài sản, đuổi dân thiểu số ra khỏi nơi cư trú của họ, phải bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và các quyền khác của công dân, đồng thời tạo điều kiện bình đẳng và tôn trọng pháp luật cho mọi người.

Riêng Hoa Kỳ đã công khai yêu cầu Việt Nam sửa những Luật mơ hồ về “an ninh” để đàn áp dân và trả tự do “vô điều kiện” cho các tù nhân chính trị Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Nhà báo tự do Điếu Cầy và ông Trần Huỳnh Duy Thức.

(Revise vague national security laws that are used to suppress universal rights, and unconditionally release all political prisoners, such as Dr. Cu Huy Ha Vu, Le Quoc Quan, Dieu Cay and Tran Huynh Duy Thuc (United States of America)

Đặc biệt Nhật Bản đã đề nghị Việt Nam hãy thi hành những biện pháp để “bảo đảm quyền tự do tư tưởng và quyền tự do, độc lập của báo chí và Internet (Actively promote steps to guarantee freedom of expression, as well as the freedom and independence of the press, including on the internet (Japan)

Vào năm 2009, trong Chu kỳ I của “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review) năm 2009 chỉ có 123 yêu cầu của 60 nước tham dự. Việt Nam chỉ chấp nhận thi hành 96 đề nghị.

Ngược lại, tại phiên họp ngày 05/02/2014, có tới 106 Quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn Phái đòan Việt Nam do Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu.

Sau đó, Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận tới 227 yêu cầu của các nước thành viên gửi cho Việt Nam.

Theo Văn phòng Báo chí của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào Kỳ họp thứ 26 của Hội đồng trong Tháng 6/2014.

Chúng tôi sẽ có bài phân tích chi tiết về 227 Khuyến nghị vào tuần tới.-/-

Phạm Trần

(02/014)
 
Việt Nam bị LHQ hỏi tội Nhân Quyền
Việt Báo
13:12 08/02/2014
Tình hình Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc để trả lời về nhân quyền ra sao?

Bản tin VOA ghi rằng, phía Việt Nam nói hầu hết các nước tại buổi báo cáo nhân quyền của Hà Nội trước Liên hiệp quốc đánh giá cao thành tựu bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, chỉ một số ít nước chỉ trích vì không có thông tin chính xác.

Thực tế, là có vài nước ca ngợi Việt Nam hoàn toàn như Trung Quốc và Cuba.

Tuy nhiên, VOA ghi nhận, theo nhận xét của phái đoàn đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước có mặt, tham dự buổi UPR tại Geneva lần này, Hà Nội đã đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong báo cáo và ngụy biện, lảng tránh trọng tâm câu hỏi khi trả lời các chất vấn về những lĩnh vực nhân quyền bị quốc tế lưu ý.

Buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR lần thứ nhì của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc diễn ra hôm 5/2 ở Geneva (Thụy Sĩ).

Sau báo cáo trình bày thành tích nhân quyền của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc là phần chất bình luận, chất vấn, và khuyến nghị của hơn 100 quốc gia.

Trong khi được nhận xét tốt về các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo hay tham gia nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, Hà Nội vẫn bị chỉ trích mạnh trong các vấn đề chủ yếu bôi đen thành tích nhân quyền Việt Nam trước nay như tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tù nhân lương tâm tại buổi kiểm điểm.

Trong số các nước đưa ra những chất vấn gay gắt về nhân quyền Việt Nam có Mỹ, Canada, Australia, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật, Thụy Sĩ, Ireland, Ba Lan, Phần Lan.

Bản tin VOA cũng ghi lời Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Phóng viên không biên giới dự khán buổi kiểm điểm UPR của Việt Nam nói:

“Tôi muốn nói rằng Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên hiệp quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn bạo mà họ đang thực hiện. Sự thật đã được phơi bày rõ ràng, chẳng hạn như qua các bản án tù dài hạn họ dành cho những nhà bất đồng chính kiến và các blogger thể hiện quan điểm ôn hòa trái ý với họ, chẳng hạn như tình trạng càng ngày nhà cầm quyền càng dùng bạo lực để đối phó, sách nhiễu các blogger cổ súy dân chủ và tấn công cả thân nhân của họ nữa. Không thể che giấu sự thật được đâu.”

(Nguồn" vietbao.com)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tuyển cử Nghị viên thành phố tại Pháp 2014
Hà Minh Thảo
17:35 08/02/2014
TUYỂN CỬ NGHỊ VIÊN THÀNH PHỐ TẠI PHÁP 2014

Để phát huy tinh thần dân chủ, Bộ Nội vụ Pháp tổ chức và mời cử tri tham gia ba kỳ đầu phiếu khác nhau trong năm 2014, để trao quyền làm chủ Đất Nước cho những ứng cử viên mình tin chọn :

a. Hai lần phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín:
- Tuyển cử nghị viên thành phố và nghị viên thị xã,
- Tuyển cử dân biểu, đại diện Pháp tại Nghị viên Âu châu.

b. Một lần đầu phiếu gián tiếp để bầu các Thượng nghị sĩ.

I.- TUYỂN CỬ NGHỊ VIÊN THÀNH PHỐ.

Lãnh thổ Cộng hòa Pháp được chia thành 36.670 thành phố (communes). Đây là những tổ chức công quyền địa phương thấp nhất. Trong đó, Paris được đặc biệt gọi là Thủ đô, nơi tọa lạc các định chế công quyền trung ương. Thành phố nhỏ nhất ở Pháp là Rochefourchat [thuộc Département (Tỉnh) Drôme] chỉ có 1 dân cư thường trú, Hội đồng thành phố gồm 9 thành viên bầu với 12 dân cư không thường trú (résidents secondaires) khác. Trong lúc đó, thành phố lớn nhất là Paris có 2,16 triệu dân cư. Thành phố trung bình có khoảng 380 dân cư. Có 31.994 thành phố dưới 2.000 dân cư; 3.894 từ 2.001 đến 10.000 dân cư; 782 từ 10.001 đến 50.000 dân cư; 102 từ 50.001 đến 200.000 dân cư và 10 hơn 200.001. Ngoài ra, 31.927 thành phố có dưới 200 dân cư. Danh từ ‘municipalité’ hay ‘conseil municipal’ được phiên dịch là Hội đồng Thành phố.

Chúa Nhật ngày 23.03.2014, 44,10 triệu cử tri Pháp và những công dân Liên hiệp Âu châu cư ngụ tại Pháp sẽ tham gia đầu phiếu bầu các nghị viên thành phố (conseiller municipal). Các nam nữ nghị viên đắc cử sẽ bầu Thị trưởng và Đô trưởng. Nhiệm kỳ nghị viên là 6 năm. Nếu kết quả vòng một không đạt kết quả như luật định thì cử tri được mời tham gia vòng hai vào ngày 30.03.2014. Đồng thời, lần đầu tiên, do áp dụng luật ngày 16.12.2010, trong những thành phố có trên 1.000 dân cư, cử tri sẽ tuyển chọn các nghị viên thị xã (conseiller communautaire), đại diện thành phố trong những công sở hợp tác liên thành phố.

Thị trưởng hay Đô trưởng hành xử thẩm quyền đôi :
- quyền hành pháp trong thành phố hay Paris ;
- viên chức Nhà nước hành xử nhiệm vụ hộ tịch, trật tự công cộng, tổ chức bầu cử và cấp phát các chứng từ luật định.

Số nghị viên tại mỗi Hội đồng thành phố được tính theo số cư dân : từ 100 cư dân trở xuống có 7 nghị viên; từ 101 đến 499: 11; từ 500 đến 1.499: 15; …; từ 200.000 đến 299.999: 61; từ 300.000 trở lên: 69; Lyon : 73; Marseille: 101 và Paris: 163.

II.- THÀNH PHẦN THAM DỰ TUYỂN CỬ.

A. Các Cử tri.
- công dân mang quốc tịch Pháp, tức có liên hệ pháp lý để một thể nhân thủ đắc tính cách công dân một Quốc gia hay công dân Liên hiệp Âu Châu cư ngụ tại Pháp ;
- hưởng dụng toàn quyền dân sự và chính trị ;
- có tên ghi trong danh sách cử tri.

B. Các Ứng cử viên.
Các nghị viên thành phố được tuyển chọn trong một cuộc bầu cử tự do và công bình mở ra cho mọi Ứng cử viên:
- đủ 18 tuổi hay hơn trong ngày bầu cử vòng một;
- công dân mang quốc tịch Pháp hay công dân Liên hiệp Âu Châu có liên hệ với thành phố nơi ứng cử ;
- không giữ vài chức vụ [đại biểu chính phủ (préfet), viên chức thành phố…] hay có liên hệ gia đình trực hệ hay bàng hệ (trong thành phố có hơn 500 dân cư, số ứng cử viên bị giới hạn là hai của một nghị viên thành phố).

III. NHỮNG THỂ THỨC BẦU CỬ.

Thể thức bầu cử nghị viên thành phố khác nhau tùy thuộc vào số lượng dân cư thành phố.

A. Tại các thành phố dưới 1.000 dân cư (trước đây là 3.500, sửa đổi do luật ngày 17.05.2013), cuộc bầu cử được tổ chức tuân theo những nguyên tắc sau :

- đa số hai vòng, có thể được tuyên bố đắc cử vòng nhất ;
- các danh sách có thể trộn lẫn bằng thêm hay bớt ứng cử viên ;
- Các liên danh được thiết lập không buộc phải có số ứng cử viên nam nữ xen kẽ nhau.

Ở vòng đầu phiếu một, những ứng cử viên đạt được đa số tuyệt đối số phiếu bầu hợp lệ và số phiếu phải hơn 25% số cử tri ghi danh sẽ được tuyên bố đắc cử. Số phiếu bầu được tính riêng cho từng ứng cử viên, chứ không theo liên danh. Những ghế còn lại phải tranh cử qua vòng hai. Ở vòng nhì, các ứng cử viên đạt được số phiếu cao nhất (đa số tương đối) được tuyên bố thắng cử.

B. Tại các thành phố từ 1.000 dân cư trở lên.

1. Nguyên tắc.

- phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín;
- đa số hai vòng, kết hợp thể thức đa số và tỉ lệ;
- liên danh với số ứng cử viên đúng với số ghế tại Hội đồng thành phố. Mọi phiếu bầu có thay đổi, trộn lẫn bằng thêm hay bớt ứng cử viên được tuyên bố phiếu bầu bt hợp lệ;
- từ cuộc tuyển cử năm 2001, luật số 2000-493 được áp dụng số ứng cử viên nam nữ bằng nhau (làm sao bằng nhau được khi tất cả các liên danh đều có số ứng cử viên là số lẻ ?). Năm nay, số ứng cử viên nam nữ phải xen kẽ nhau.

2. Thể thức bầu cử.

a. Vòng một. Liên danh đạt được đa số tuyệt đối số phiếu bầu hợp lệ chiếm 50% số ghế bầu. Số còn lại chia cho các liên danh (kể cả liên danh đa số tuyệt đối) đạt được ít nhất là 5% số phiếu bầu hợp lệ, tỉ lệ theo số phiếu đạt được.

Thí dụ: Thành phố Ville có 17.764 cử tri ghi danh đầu phiếu; 13.293 cử tri đi bầu và có 13.142 phiếu hợp lệ.

i - Bốn Liên danh tham dự tuyển cử và kết quả như sau: Liên danh A thu được 7.751 phiếu; Liên danh B: 4.042 phiếu; Liên danh C: 174 phiếu và Liên danh D: 1.175 phiếu.

ii - Hội đồng thành phố Ville có 33 ghế Nghị viên và sự phân chia sẽ thực hiện như sau:
- Liên danh A thu được 7.751 phiếu hay 58,91% số phiếu hợp lệ tức hơn đa số tuyệt đối {[(13.142/2)+1] = 6.572 phiếu}, chiếm ngay 50% tổng số ghế, tức 16 ghế.
- Liên danh C bị loại vì chỉ được 174 phiếu, hay 1,32% số phiếu hợp lệ, tức dưới 5% số phiếu hợp lệ (= 657 phiếu).
- Sau khi Liên danh A nhận 16 ghế, còn lại 17 ghế phải chia. Mỗi ghế tương đương với số phiếu trung bình là: 13142/17 = 773 phiếu.
• Liên danh A chiếm thêm: 7751/773 = 10 ghế và còn lại 21 phiếu;
• Liên danh B chiếm: 4042/773 = 5 ghế và còn lại 177 phiếu;
• Liên danh D chiếm: 1175/773 = 1 ghế và còn lại 402 phiếu.
- Như vậy, chúng ta đã chia được 33 ghế và còn 1 ghế được chia thêm cho liên danh D và có số còn lại 402 cao hơn hai liên danh kia.

iii - Kết quả chung cuộc: Liên danh A chiếm 26 ghế; Liên danh B: 5 ghế và Liên danh D: 2 ghế.

- Nếu không có liên danh đa số tuyệt đối, phải bầu vòng hai.

b. Vòng hai. Chỉ những liên danh đạt được ít nhất 10% số phiếu bầu hợp lệ được tham gia tranh cử vòng này. Những liên danh đạt được ít nhất 5 % số phiếu bầu hợp lệ có thể kết hợp thành liên danh với một trong những liên danh đạt được 10 % số phiếu bầu hợp lệ.

- Liên danh đạt được số phiếu cao nhất chiếm 50% số ghế bầu. Số còn lại chia cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu bầu hợp lệ, tỉ lệ theo số phiếu đạt được.

C. Qui chế riêng cho Paris, Marseille và Lyon.

Việc điều hành Paris, Marseille và Lyon được đảm trách bởi hai cấp Hội đồng :
- Hội đồng Đô thành cho Paris và Hội đồng thành phố cho Marseille hay Lyon,
- Hội đồng Quận (Consei d’arrondissement) gồm các nghị viên được bầu trong các khu bầu cử (secteur électoral) được qui định bởi luật ngày 31.12.1982.

PARIS chia thành 20 Quận, tương đương 20 khu bầu cử. Thành viên Hội đồng Đô thành đồng thời cũng là Nghị viên Tỉnh (conseiller général) vì Paris cũng là Tỉnh (département). Tuyển cử được tổ chức để bầu 354 nghị viên và chính họ sẽ bầu Quận trưởng và các Phó (Maire d'arrondissement et les ajoints). Thành viên các Hội đồng Quận bầu 163 thành viên Hội đồng Paris. Hội đồng Paris sẽ bầu Đô trưởng (‘Maire de Paris’ hay ‘Maire de la capitale’).

MARSEILLE chia thành 16 Quận, nhưng chỉ 8 có khu bầu cử tức 2 Quận tương đương một khu bầu cử. Thành phố có 174 nghị viên bầu chọn 16 Quận trưởng và các Phó Quận trưởng. Thành viên các Hội đồng Quận bầu 101 hội viên Hội đồng Marseille sẽ bầu Thị trưởng Marseille.

LYON được tổ chức thành 9 Quận tương đương 9 khu bầu cử, gồm có 148 nghị viên chọn các Quận trưởng và các Phó Quận trưởng. Thành viên các Hội đồng Quận bầu 73 hội viên Hội đồng Lyon sẽ bầu Thị trưởng Lyon.

IV. BẦU CỬ THỊ TRƯỞNG (MAIRE) VÀ CÁC PHÓ THỊ TRƯỞNG.

Sau khi có kết quả tuyển cử đầy đủ, Hội đồng thành phố sẽ họp trong thời gian ngắn nhất để bầu thành phố và các phó thị trưởng. Hội đồng thành phố có nhiệm vụ thảo luận và biểu quyết các việc công thành phố và quyền hành pháp đãm nhiệm bởi thị trưởng và các phó thị trưởng.

Thị trưởng, được bầu bởi các nghị viên thị xã trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Thành phố và là người duy nhất trách nhiệm về hành chánh. Thị trưởng được bầu bằng phiếu kín và theo đa số tuyệt đối. Nếu không ứng cử viên nào đạt được đa số tuyệt đối thì phải bầu lại và phải hội đủ đa số tuyệt đối. Không thành công, phải bầu lại lần thứ ba và, lần nầy, chỉ cần hội đủ đa số tương đối. (Trường hợp này rầt khó có thể xảy ra khi Luật đã qui định liên danh về đầu chiếm 50% số ghế, trước khi 50% còn lại được chia theo tỷ lệ). Thị trưởng có thể, dưới sự giám sát và trách nhiệm của mình, bằng nghị định, ủy nhiệm một phần quyền cho một hay nhiều phó thị trưởng mà tổng số không cao hơn 30% thành viên Hội đồng thành phố. Những sự ủy nhiệm này, được ấn định rỏ ràng và nằm trong giới hạn thẩm quyền, có thể thu hồi bất cứ lúc nào.

Chức vụ Thị trưởng gần như bất cứ lúc nào cũng vào tay ứng cử viên đứng đầu liên danh đắc cử, trừ khi vị nầy là Tổng Trưởng hay Bộ Trưởng.

Người dân Pháp rất chú trọng đến tuyển cử Hội đồng Thị xã và Thành phố vì Thị xã (Thành phố) có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Thị trưởng, chức vụ ngày càng quan trọng vì Pháp quốc phát triển rất mạnh về chế độ địa phương tản quyền từ giáo dục tiểu học, an toàn giao thông cho đến tư pháp, hộ tịch (hình ảnh đẹp khi Thị trưởng, đại diện quốc gia, chấp nhận lời kết hôn và trao nhẫn cưới cho đôi tân hôn) v.v.. Do đó, họ thường bầu phiếu bằng nhắm vào uy tín cho ứng cử viên Trưởng liên danh hơn là xu hướng chánh trị.