Ngày 08-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:04 08/02/2009
N2T


75. Tu đức tiến tới bao nhiêu, thì nhìn toàn bộ chí hướng của chúng ta như thế nào; ai muốn tiến bộ lâu dài thì phải nổ lực phấn chấn.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:05 08/02/2009
N2T


19. Không nên đợi người khác đồng tình, nên dựa vào sức lực của mình để giải quyết vấn đề.

 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
01:29 08/02/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (69)

681. Cầu nguyện rất cần thiết

Cầu nguyện là của ăn nuôi sống linh hồn. Linh hồn nào không cầu nguyện sẽ chết đói, giống như thân xác chết đói vì thiếu lương thực.
Cầu nguyện là thành lũy kiên cố bảo vệ linh hồn. Linh hồn nào không cầu nguyện, ma quỷ sẽ bao vây, tấn công và chiếm đoạt, giống như kinh đô kia không có thành lũy bao bọc thì sớm muộn cũng bị quân nghịch xâm chiếm dễ dàng.
Cầu nguyện là nền móng làm cho linh hồn đứng vững. Không cầu nguyện, linh hồn ngã quỵ dễ dàng, giống như ngôi nhà kia thiếu nền móng nên sụp đổ mau lẹ khi gió bão nổi lên.
Muốn sống được, chim phải bay trong không khí. Linh hồn, muốn sống được, phải bay trong sự cầu nguyện.
Muốn sống được, cá phải bơi lội trong nước. Linh hồn, muốn sống được, phải bơi lội trong sự cầu nguyện.

682. Giá trị vô song của sự cầu nguyện

Lưu lạc một mình trong rừng vắng, không có linh mục để được giải tội, để được rước Chúa Giêsu Thánh Thể, và chết mà không được linh mục xức Dầu Thánh, tôi vẫn có thể được rỗi vì tôi vẫn có thể luôn luôn cầu nguyện.
Quân nghịch đạo có thể triệt hạ mọi nhà thờ, cấm tất cả mọi hình thức giữ đạo bên ngoài, tôi vẫn giữ vững được đức tin, vì họ chỉ tiêu diệt được những gì bên ngoài, còn sự cầu nguyện bên trong của tôi, thì không ai có thể nào tiêu diệt được. Bao lâu tôi chết, tôi mới hết cầu nguyện.
Theo thánh Climacô, cầu nguyện không phải là một nhân đức, nhưng là nguồn gốc của tất cả mọi nhân đức.
Cầu nguyện có giá trị tuyệt vời như thế, nên thánh nào cũng say mê cầu nguyện. Thánh Gioan Vianê nói:
- “Cầu nguyện, đó là tất cả hạnh phúc của con người trên mặt đất nầy.”
Cầu nguyện có gí trị lớn lao như thế, nên nữ thánh Têrêxa Avila ao ước:
- “Nếu tôi làm được linh mục và có thể đi đó đi đây, tôi sẽ luôn giảng đi giảng lại đề tài: Hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện!”

683. Sự cầu nguyện bên ngoài và bên trong

Sự đọc kinh ngoài miệng là tốt. Chúa Giêsu không lên án việc đọc kinh đâu. Chính Ngài đã cầu nguyện bằng những ca vịnh và tuân giữ phụng vụ của dân Israen. Chính Ngài dạy đọc kinh Lạy Cha do Ngài đưa ra. Chính Ngài nói khi hai hoặc ba người họp nhau đọc kinh cầu nguyện thì có Thiên Chúa ngự giữa họ.
Ngay từ đầu, Giáo Hội cũng quen dùng sự đọc kinh và ca hát. Nhưng điều mà Chúa Giêsu lên án chúng ta là khi chúng ta chỉ đoc kinh ngoài miệng, mà trong lòng thì không có tâm tình: “Dân nầy kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng thì xa Ta.”

684. Giải pháp cầu nguyện

Để cải thiện đời sống con người, để tha tội cho con người, để cho con người được bằng an hạnh phúc, Thiên Chúa có thể chọn nhiều giải pháp: nào là làm những phép lạ cả thể để người ta thấy mà tin và trở lại, nào là đưa ra những hình phạt nặng nề để cảnh cáo và tiêu diệt loài người ngỗ nghịch, v.v… Nhưng Thiên Chúa đã không chọn những giải pháp. Ngài đã chọn giải pháp cầu nguyện: thúc giục mọi người cầu nguyện để ăn năn trở lại với Ngài.
685. Chức linh mục do lời cầu nguyện của Chúa Giêsu mà có.
Trong khi cầu nguyện lâu giờ với Thiên Chúa Cha trong Nhà Tiệc Ly trước khi ra đi chịu chết, Chúa Giêsu lập chức linh mục.
Chúa Giêsu muốn cho hàng linh mục biết rằng: chức linh mục được xuất phát từ sự cầu nguyện, được bén rễ sâu trong sự cầu nguyện, được liên kết chặt chẽ với sự cầu nguyện.
Vì thế, linh mục phải là con người của sự cầu nguyện thì mới sản xuất được những thành quả siêu nhiên theo ý Chúa muốn.

686. Bề trên hãy ủy quyền càng nhiều càng tốt.

Hãy ủy quyền càng nhiều càng tốt.
Việc ủy quyền sẽ giúp bạn thoải mái với những khoảng thời gian riêng và nguồn lực riêng của mình, trong khi vẫn cho phép bản thân mình duy trì một số trách nhiệm vì công việc.
Những người có lòng tự trọng cao, thường tạo ra những sự ủy quyền tốt nhất. Họ không lấy làm phiền vì phải từ bỏ một số quyền kiểm soát.
Cần đảm bảo một số thông tin có hiệu quả khi bạn ủy quyền. Hãy yêu cầu người thực hiện công việc phải báo cáo lại những gì được trông đợi.
Cần làm rõ trách nhiệm cho từng giai đoạn công việc. (Thuật Thư Giãn)

687. Hãy sống nhẫn nại!

Người nông phu dầm mưa, dãi nắng, cực nhọc trăm chiều để thu hoạch mùa màng tốt đẹp, nuôi sống nhân dân, hằng ngày cho ta mục kích tấm gương nhẫn nại quý giá, thật đáng khâm phục.
Muốn nhẫn nại, phải giữ ý chí cho bền vững, không để cho một sức lực cản trở nào có thể lay chuyển được, dẫu thiên nan vạn nan cũng kiên tâm, trì chí, nhất định không bỏ dở việc làm của mính, quả quyết đi tới mục tiêu mình đã vạch ra, theo đuổi. (Ý Chí - Quyền Lực Sinh Tồn)

688.Tinh thần trách nhiệm

Người có tinh thần trách nhiệm nhất định sẽ nỗ lực, chăm chỉ làm việc.
Người có tinh thần trách nhiệm nhất định sẽ công tác tinh tế, kỹ lưỡng, nghe theo sự sắp đặt, sẵn sàng hợp tác.
Người có tinh thần trách nhiệm làm bất cứ việc gì cũng kiên trì đến cùng, không đầu voi đuôi chuột, hoặc giữa đường đứt gánh, nói được làm được.
Người có tinh thần trách nhiệm sẽ hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết vấn đề đúng thời hạn, bảo đảm cả chất lượng lẫn số lượng, có khả năng chủ động giải quyết được những công việc tương quan thuộc trong hoặc ngoài bổn phận của mình, có nguồn kiểm tra hay không, đều tự giác, chủ động gánh vác trách nhiệm, không bao giờ từ chối hoặc thoái thác trách nhiệm.
Trên thế giới nầy, chẳng có ai là không gánh trách nhiệm công tác.
Chức vụ càng cao, quyền lực càng lớn thì trách nhiệm hai vai gánh vác càng nặng. (Tài và Đức)

689. Hãy chơi thật hay với những quân bài xấu!

Thành công trong cuộc đời không phải ở chỗ bạn lấy được một quân bài đẹp, mà là ở chỗ chơi thật hay với những quân bài xấu.
Tục ngữ có câu: cuộc đời biến đổi khôn lường.
Mọi sự việc trên đời luôn luôn thay đổi. Biết đâu quân bài đẹp mà bạn đã từng có, đến một lúc nào đó, lại sẽ trở thành một quân bài xấu. Nhưng ngay cả như thế, thì cũng không có nghĩa là bạn cầm chắc thất bại. Chỉ cần bạn luôn có quyết tâm và niềm tin trước trước tất cả các quân bài dù xấu dù đẹp, chắc chắn bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn và giải quyết thuận lợi mọi vấn đề của cuộc sống. (Chi Tiết Nhỏ - Thành Công Lớn)

690. Làm thế nào để người khác tôn trọng bạn?

Làm thế nào để người khác tôn trọng bạn? Cách tốt nhất, là hãy tôn trọng người ta.
Khi bạn thể hiện sự tôn trọng hay kính phục người khác, họ cũng sẽ cảm thấy tôn trọng và phục bạn hơn. Trong quan hệ của con người, chúng ta gọi đó là có đi có lại.
Mỗi khi bạn làm một cái gì đó tốt cho người khác, người đó sẽ muốn đáp trả bằng cách làm một cái gì đó tốt cho bạn.
Hầu hết sự hữu nghị và lãng mạn của chúng ta là dựa trên quy tắc nầy. (Quyết Tâm – Thành Công Sẽ Tới)
 
Nhờ tình thương bao la của cha mẹ
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
14:43 08/02/2009
Ngày 2-9-1985, bé Leah Marie Church chào đời, giữa niềm vui khôn tả của đôi vợ chồng trẻ Sandy và Tim. Năm ấy Tim 36 tuổi và Sandy 20 tuổi. Cả hai sống tại Billings, thuộc bang Montana, Hoa Kỳ. Leah là đứa con gái đầu lòng, hoa quả của mối tình ”cú sét”! Thật thế. Tim là thanh niên cao lớn vạm vỡ, làm công trong nông trại nuôi súc vật. Sandy là thiếu nữ thị thành, sống tại New York. Định mệnh an bài, hai người gặp nhau, yêu nhau trong chớp nhoáng và quyết định lấy nhau. Một năm sau ngày cưới, bé Leah Marie Church chào đời. Thế nhưng niềm vui chuyển nhanh thành ác mộng.

Khi giúp bé Leah lọt lòng mẹ, bác sĩ Wood đã buộc miệng thốt lên:

- Ồ, không!

Leah dài 46 centimét và cân nặng 3 kílô. Nhưng điều khác lạ là bé có cái đầu to tướng. Các y tá vội bọc bé trong khăn và mang đi tức khắc. Bé Leah được đặt nơi phòng chăm sóc đặc biệt.

Sau khi chụp hình, các bác sĩ thấy trong đầu bé Leah, thay phần não bộ, chỉ toàn là nước. Bé bị bệnh não-thủy-thũng. Ở trung tâm não bộ, nơi điều khiển các cơ quan thính giác, thị giác và tư tưởng, thì trống không. Trong trường hợp này, hoặc là bé sẽ chết hoặc là bé sẽ lớn lên và sống như loài thảo mộc.

Lời tuyên bố của bác sĩ gieo vào lòng đôi vợ chồng trẻ Sandy và Tim một nỗi thất vọng mênh mông. Ba ngày sau khi sinh con, Sandy khẩn khoản xin cô y tá đưa mình đến thăm con lần thứ hai. Nàng đau đớn và kinh hãi nhìn đứa con yêu dấu bé bỏng nằm trong lồng kính, với cái đầu dị-dợm to tướng. Nhưng rồi, tình mẫu tử thắng vượt tất cả. Sandy vừa tự nhủ với lòng, vừa thầm thì như thề hứa với con:

- Mẹ sẽ không bao giờ bỏ rơi con, Leah ạ!

Sandy rụt rè giơ tay định mở lồng kính, nhưng rồi nàng sợ hãi rút tay lại. Nàng giải thích với Paul Franko, y tá đang săn sóc cho bé Leah:

- Tôi sợ làm bé đau đớn.

Nhưng Franko nói ngay:

- Không đâu! Trái lại, bé Leah đang cần sự trìu mến. Bà hãy chạm đến bé và vuốt ve bé.

Nghe lời khuyên của y tá, Sandy mạnh dạn cho tay vào lồng kính và vuốt ve cái bụng nhỏ xíu đỏ hồng của Leah. Leah phản ứng tức khắc. Bé xoay hướng về phía Sandy như tìm kiếm sự đụng chạm của nàng. Franko tươi cười nói:

- Bà thấy chưa! Đúng như tôi nói phải không?

Như bị sức thần thu hút, Sandy giơ ngón tay vuốt ve nắm tay nhỏ xíu của Leah. Nhanh như chớp, bé nắm chặt ngón tay của mẹ. Sandy cảm động thì thầm với con:

- Cưng nhận ra mẹ phải không?

Sandy chiêm ngắm con. Bé Leah có cùng màu lông mày của cha. Đôi mắt, cái mũi và cái miệng thật xinh xắn dễ thương. Nếu không có cái đầu dị hình, thì bé Leah trông giống như con búp bê bằng porcelaine duyên dáng. Chưa hết. Leah cử động và xoay chuyển tứ phía trong lồng kính. Sandy nói với y tá:

- Người ta có cảm tưởng bé xin tôi giúp bé chiến đấu để sống còn. . Nhưng các bác sĩ nói là không có hy vọng nào hết!

Paul Franko không đồng ý với tư tưởng này. Với kinh nghiệm của y tá chăm sóc cho Leah, chàng giải thích cho Sandy biết là bé Leah có phản ứng bình thường như mọi trẻ em khác:

- Bé có thể nghe, thấy và hiểu những gì đang xảy ra chung quanh.

Sandy hy vọng tràn trề với lời giải thích của người y tá.

Thế nhưng khi đối diện với các bác sĩ và nghe giải thích, đôi vợ chồng trẻ Sandy và Tim lại tiêu tan mọi hy vọng. Đối với các bác sĩ, không có phương thế chữa trị nào hữu hiệu hết. Buông tay đầu hàng là chuyện dĩ nhiên. Nhưng Sandy và Tim phản ứng khác. Cả hai quyết định đưa con về nhà và cả hai thay phiên nhau làm theo lời dạy của bác sĩ, nghĩa là, dùng máy hút nước trong đầu bé ra. Phải bơm máy này 100 lần cứ mỗi 2 tiếng đồng hồ và liên tục 24 giờ trên 24 giờ.

Tim nói với vợ:

- Chúng ta không có chọn lựa nào khác ngoài chọn lựa giúp Leah sống. Leah là con chúng ta. Bé không hề xin sinh ra. Chính chúng ta quyết định đưa bé vào cuộc đời. Vậy thì cả hai chúng ta chịu trách nhiệm trên cuộc đời bé, và chỉ chúng ta mà thôi. Bé chỉ có chúng ta và chúng ta có nhiệm vụ yêu thương chăm sóc bé đến cùng, cho đến khi bé chết!

Lời nói được cả hai vợ chồng Sandy và Tim thi hành từng chữ, từng câu.

Ngoài những lần đem con đến nhà thương tái khám và chữa chạy định kỳ với máy móc tối tân, phần chăm sóc còn lại hoàn toàn thuộc về Sandy và Tim. Cứ thế trong hơn một năm trời. . Và Tình Thương đã chiến thắng. Cơn bệnh của Leah bắt đầu thuyên giảm. Não bộ của bé từ từ thành hình. Chiếc đầu của bé trở lại trạng thái bình thường như bao đứa trẻ khác.

Năm 1995 bé Leah lên 10 tuổi. Với mái tóc vàng óng ả phủ bờ vai, Leah là bé gái tinh nghịch và nhanh nhẹn. Ngoài vài khuyết điểm như mắt kém và bị bệnh não bộ nhưng cuộc sống của bé không bị đe dọa. Đó là nhờ công lao và tình thương vô biên của Cha Mẹ, ông bà Tim và Sandy Church.

... ”Người hèn mọn mà khôn ngoan vẫn có thể ngẩng đầu, và được ngồi giữa những người làm lớn. Đừng khen một người đàn ông vì người ấy đẹp, và đừng gớm ghét ai vì vẻ bên ngoài. Trong các loài có cánh, ong là bé hơn cả, thế mà nó làm ra chất ngọt hảo hạng. Chớ khoe khoang vì bộ áo bên ngoài, cũng đừng tự cao trong ngày được vinh dự. Công trình của THIÊN CHÚA thật lạ lùng, nhưng vẫn là bí ẩn đối với phàm nhân. Nhiều bậc đế vương phải ngồi xuống đất, còn kẻ không ai ngờ lại được mang vương miện. Lắm người quyền thế bị nhục nhã ê chề, và nhiều kẻ cao sang bị nộp vào tay người khác” (Sách Huấn Ca 11, 1-6).

(”Reader's Digest Sélection”, Juin/1995, trang 157-182)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:03 08/02/2009
BIỂU TƯỢNG

N2T


Đối với những việc mới mẻ thì đại sư không mảy may chú ý. Ông ta rất rõ ràng: thánh đức chân chính thường trong một tâm hồn bình thường.

Nghe nói đại sư đã nói với một vị đệ tử khổ tu gần như kỳ quái những lời ấy: “Thần thánh là chuyện mầu nhiệm, nó càng vĩ đại thì càng ít được người chú ý.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Vì thần thánh là chuyện mầu nhiệm, cho nên có rất nhiều người không tin vào chuyện thần thánh, chuyện ma quỷ, thậm chí có người còn nói tôn giáo tín ngưỡng là chuyện của đàn bà con nít; thần thánh là chuyện mầu nhiệm nên trí óc con người không thể suy tới, tuy nhiên con người nhờ co trí khôn mà có thể suy ra được chuyện có thần thánh, có Đấng tạo dựng vũ trụ...

Thiên Chúa thường dùng những người có tâm hồn đơn sơ bé mọn để mặc khải những điều mà Ngài muốn nói cho nhân loại biết; Chúa Giê-su chọn mười hai tông đồ mà đa số là những người chất phác nghèo hèn làm nghề chài lưới, để rồi Tin Mừng của Nước Trời được lan rộng trên khắp cùng bờ cõi trái đất, và kéo dài cho đến ngày tận thế.

Có một vài người Ki-tô hữu coi chuyện những ông bà già đọc kinh lần hạt là chuyện xưa rồi, nên ra mặt phê bình là thờ Chúa bằng môi bằng miệng, đọc kinh như vẹt. Những người ấy không biết rằng, Thiên Chúa rất thích những lời kinh đơn sơ chân thành cất lên để ca tụng Ngài.

Bình dị chân thành và sống chan hòa với hết mọi người là biểu tượng của người có thánh đức vậy...
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vấn Đề Truyển Thông Tại Giáo Triều
Vũ Văn An
01:22 08/02/2009
Vấn Đề Truyền Thông Tại Giáo Triều

Theo sau các hiểu lầm quanh việc rút lại vạ tuyệt thông cho bốn giám mục theo phe của Đức Cha Lefèbre, giám đốc phòng báo chí của Toà Thánh là cha Lombardi cho hay phần lớn các hiểu lầm ấy đáng lẽ ra đã có thể tránh được.

Lên tiếng với nhật báo La Croix của Pháp ngày 4 tháng Hai vừa qua, Cha Lombardi nhận rằng đôi khi, Giáo Triều cũng gặp vấn đề về truyền thông. Cha đơn cử trường hợp mới nhất xẩy ra nhân dịp vạ tuyệt thông đối với bốn giám mục của Hội Thánh Piô X được rút lại bằng sắc lệnh ngày 21 tháng 1 của Bộ Giám Mục, theo lệnh của chính Đức Giáo Hoàng. Sắc lệnh này được Vatican tuyên bố công khai ba ngày sau, tức ngày 24 tháng 1.

Tuy nhiên, việc rút lại vạ tuyệt thông này đã gây xôn xao trong dư luận vì gần như cùng một lúc với việc công bố sắc lệnh trên, cuộc phỏng vấn hồi tháng Mười Một với một trong các vị giáo phẩm này, tức Đức Cha Richard Williamson, được đài truyền hình Thụy Điển cho phát hình. Trong cuộc phỏng vấn này, vị giám mục kia cho rằng không có chứng cớ lịch sử chi xác nhận việc dùng hơi ngạt sát hại sáu triệu người Do Thái trong các trại tập trung của Quốc Xã. Do đó, việc rút lại vạ tuyệt thông, một việc trong ý nghĩ của Đức Thánh Cha chỉ để phục vụ chính nghĩa hợp nhất, đã bị người ta chỉ trích như một hành vi phỉ báng mối liên hệ giữa Công Giáo và Do Thái.

Trong tuần này, một văn thư của Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng không hề biết gì về quan điểm của Đức Cha Williamson và một lần nữa tái xác nhận quan điểm riêng của Đức Giáo Hoàng luôn liên đới với người Do Thái.

Hôm nay, Cha Lombardi cho biết: sắc lệnh rút lại vạ tuyệt thông “đã được thương thảo vào phút chót” và “nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ. Nó chưa phải là kết cục của một diễn trình, nhưng chỉ là một giai đoạn; do đó, nó chưa đem lại kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, thông cáo kèm theo việc công bố nó đã để lại quá nhiều yếu tố gây hoài nghi, khiến người ta có chỗ để đưa ra các giải thích khác nhau”.

Theo Cha Lombardi, tình thế càng trở nên phức tạp hơn vì đây là việc thương thảo với một phía ở bên ngoài Giáo Triều, và do đó, tin tức về tài liệu đã được loan truyền trước khi Vatican chính thức công bố.

Các thách đố về tổ chức

Dù sao, Cha Lombardi cũng nhìn nhận rằng “đối với Giáo Hội, vấn đề truyền thông không dễ dàng gì. Vấn đề ở đây là câu hỏi “Có nên việc gì cũng công bố và công bố ngay tức khắc hay không?”. Theo Cha, đôi khi tốt hơn không nên nói. Truyền thông quá cởi mở, nhất là đối với diễn trình thương lượng quá phức tạp như thế, nhiều khi chỉ tổ làm nó bế tắc hoặc gây trở ngại cho nó mà thôi. Cha cho hay: “Nhưng trong trường hợp cụ thể này, điều gây hại hơn hết chính là việc trùng hợp giữa vấn đề vạ tuyệt thông và việc công bố quan điểm có tính duy bác khước, một quan điểm không thể biện minh được, của đức giám mục Williamson”.

Thành thực mà nói, điểm tế nhị là biết ai đã biết các ý kiến về vị này. Khi đưa ra đề nghị rút lại vạ tuyệt thông cho bốn giám mục, thì đây đâu phải là con số lớn, như thể 150 vị. Hiển nhiên, những vị quán xuyến vấn đề này không biết gì về tính trầm trọng trong quan điểm của Đức Cha Williamson. Và sự thực là các cuộc thương lượng đều được đảm nhiệm bởi Đức Cha Fellay, bề trên cả của Hội Thánh Piô X. Tuy thế, Cha Lombardi vẫn thừa nhận rằng quan điểm của các giám mục còn lại đã không được xem sét đầy đủ.

Vai trò của báo chí

Phát ngôn viên Tòa Thánh tỏ ý tin rằng vai trò của báo chí trong các hiểu lầm này “không tốt hơn mà cũng không tệ hơn các dịp khác. Nó chỉ phản ảnh thế giới ta đang sống mà thôi. Ta nên hiểu rõ điều này: có những trào lưu chống lại Giáo Hội, coi Giáo Hội như người hủy diệt tự do. Sứ điệp của Giáo Hội thường đi ngược lại luồng dư luận của đa số, mà báo chí đương nhiên là phát ngôn viên. Nhưng các phản ứng cũng có khi tích cực. Ta có thể thấy điều ấy trong dịp Đức Gioan Phaolô II qua đời. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tông du của Đức Bênêđíctô XVI tới Mỹ, Úc và Pháp, những nơi mà bất kể dư luận lúc ban đầu, công luận vẫn không thuận lợi, và điều ấy cho thấy sứ điệp đã được thông truyền ra sao qua báo chí”.

Đạt tới hòa điệu

Cha Lombardi cũng đề cập tới các khó khăn chính người Công Giáo đôi khi gặp phải trong việc hiểu rõ các tài liệu của Giáo Hội, và Cha cho hay đó là bản chất của vấn đề. “Một số tài liệu dành cho các chuyên viên giáo luật, số khác dành cho các giám mục, số khác nữa dành cho người Công Giáo nói chung, lại có những tài liệu dành cho mọi người. Nhưng ngày nay, bất kể tới bản chất tài liệu, hết thẩy đều có sẵn nơi công trường. Và diều đó quả thật là khó mới quán xuyến nổi”.

Thí dụ trong trường hợp sắc lệnh rút vạ tuyệt thông, phát ngôn viên Tòa Thánh nhìn nhận rằng sau các cuộc thương thảo, đã không có thì giờ để tiên liệu và giải thích cho các vị giám mục hoàn cầu. Mà đó không phải là thông lệ. Cha Lombardi cho hay: “Đôi khi, một tài liệu đã nằm gọn trong tay một vị giám mục địa phương, trước khi đến tay chúng tôi. Tôi nghĩ ta vẫn cần phải tạo ra một nền văn hóa về truyền thông ngay giữa Giáo Triều này”. Vì Cha cho hay: hiện nay mỗi thánh bộ đều ‘tự trị’ trong việc truyền thông mà không nghĩ đến việc “nhất thiết phải thông qua phòng báo chí, cũng chẳng cần đưa ra lời giải thích nào trong trường hợp tín liệu đó có tính phức tạp. Nếu các lời giải thích của Văn Phòng Quốc Vụ Khanh ngày 4 tháng Hai được đưa ra vào lúc công bố sắc lệnh [rút lại vạ tuyệt thông], thì ta đã tránh được nhiều ngày xáo trộn rồi. Khi có những chủ đề ‘nóng bỏng’, tốt hơn ta nên soạn sẵn mấy lời giải thích”.

Tuy nhiên, Cha Lombardi nhấn mạnh: “nhưng quả tình không thể tránh được hết mọi khó khăn. Ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận may rủi. Nên ta đã không thể nghĩ được rằng mình có thể thăng tiến con đường hòa giải mà không cần phải khai quang các điểm mù mờ”

Theo Zenit, ngày 6 tháng 2
 
ĐTC nói khi đọc Kinh Truyền tin Chúa Nhật 8-2-09: ''căn bệnh đích thực và sâu xa nhất của con người nằm ở sự thiếu vắng Thiên Chúa
Bình Hòa
21:18 08/02/2009
VATICAN - Bài huấn dụ trưa Chúa Nhật hôm qua dựa theo đoạn Tin mừng thánh Marcô chương 1 câu 29-39, được công bố trong Thánh lễ. Đoạn văn này được vài học giả đặt tên là “nhật ký của Đức Giêsu”, mô tả những sinh hoạt trong một ngày, từ sáng sớm thức dậy cầu nguyện, rồi sau đó ra đi giảng dạy và chữa bệnh. Tuy nhiên, đức thánh cha chỉ dừng lại ở công tác chữa bệnh, để từ đó khám phá ra ý nghĩa của bệnh tật và đau khổ. Đề tài này cũng gần với ngày cầu nguyện cho các bệnh nhân, được cử hành hằng năm vào ngày 11 tháng 2, kính nhớ Đức Mẹ hiện ra tại Lộ đức. Vào chiều thứ 4 sắp tới, đức hồng y Lozano Barragán, chủ tịch hội đồng Toà thánh về mục vụ sức khoẻ, sẽ chủ sự thánh lễ dành cho các bệnh nhân tại đền thánh Phêrô, và vào cuối lễ, đức Bênêđictô XVI sẽ đến gặp gỡ họ. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Bài Tin mừng hôm nay (xc. Mc 1,29-39) – liên hệ chặt chẽ với Chúa Nhật tuần trước – giởi thiệu cho chúng ta thấy Đức Giêsu, sau khi đã giảng dạy trong hội đường Capharnaum vào ngày sabát, đã chữa bệnh cho nhiều người đau ốm, bắt đầu từ bà nhạc của ông Simon. Khi vào nhà của bà, Người thấy bà bị sốt, và lập tức Người đã cầm lấy tay bà, chữa cho bà được lành và bà chỗi dậy. Lúc mặt trời lặn, Người chữa cho rất nhiều người mắc đủ mọi chứng bệnh. Kinh nghiệm về những cuộc chữa bệnh đã chiếm một chỗ lớn trong sứ vụ công khai của đúc Giêsu, và mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ một lần nữa về ý nghĩa và giá trị của bệnh tật dưới mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Cơ hội này cũng trùng hợp với ngày Quốc tế dành cho các bệnh nhân, sẽ được cử hành vào thứ tư sắp tới, 11 tháng 2, kính nhớ Đức Mẹ hiện ra ở Lộ đức.

Tuy rằng bệnh tật trở thành kinh nghiệm thường tình của cuộc đời, nhưng chúng ta không thể nào làm quen với nó, không những bởi vì nó trở nên nặng nề khó chịu, nhưng bởi vì bản tính chúng ta là muốn sống và sống dồi dào. Bản năng tự nhiên của chúng ta nghĩ đến Thiên Chúa như là sức sống sung mãn, và thậm chí như là sự sống bất tận và toàn hảo. Khi chúng ta bị thử thách bởi sự dữ và những lời cầu nguyện của chúng ta xem ra không hiệu quả, lập tức nảy lên nỗi nghi ngờ, và chúng ta âu lo tự hỏi: “đâu là ý Chúa?”. Đó là câu hỏi mà chúng ta tìm câu trả lời trong Tin mừng. Chẳng hạn như trong bài hôm nay, chúng ta đọc thấy rằng “Đức Giêsu đã chữa cho nhiều người mắc các thứ bệnh khác nhau và xua đuổi nhiều tà thần” (Mc 2,24); và một đoạn khác của Tin mừng Matthêu (4,23) nói rằng: “Đức Giêsu đã rảo hết miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường của họ, loan báo Tin mừng về Vương triều Thiên Chúa, và chữa hết mọi thứ bệnh tật yếu liệt của dân chúng”. Thật không còn nghi ngờ gì nữa: đức Giêsu đã bày tỏ khuôn mặt của Thiên Chúa: Thiên Chúa là chủ tể sự sống, Ngài giải thoát chúng ta khỏi mọi thứ sự dữ. Dấu hiệu của quyền năng tình thương của Thiên Chúa là những việc chữa bệnh, chúng cho thấy rằng Vương triều Thiên Chúa đã đến gần, qua sự phục hồi tình trạng toàn vẹn hồn xác cho con người. Tôi nói rằng các việc chữa bệnh là những dấu hiệu: chúng không dừng lại ở chính sự việc nhưng hướng đến sứ điệp của Chúa Kitô, chúng hướng chúng ta đến Thiên Chúa, và cho chúng ta biết rằng căn bệnh đích thực và sâu xa nhất của con người nằm ở sự thiếu vắng Thiên Chúa, là nguồn của chân lý và tình thương. Duy chỉ có sự giao hoà với Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta sự lành mạnh đích thực, sự sống đích thực, bởi vì một cuộc sống thiếu tình thương và thiếu chân lý thì không còn là sự sống nữa. Vương triều của Thiên Chúa chính là sự hiện diện của chân lý và tình thương, và là sự chữa lành sâu xa nhất của cuộc đời. Bởi thế ta hiểu được rằng vì sao lời giảng và sự chữa bệnh của đức Giêsu luôn liên kết với nhau, bởi vì cả hai tạo nên một sứ điệp duy nhất của niềm hy vọng và cứu rỗi.

Nhờ tác động của Thánh Linh, công trình của đức Giêsu được kéo dài trong sứ mạng của Hội thánh. Nhờ các bí tích, Chúa Giêsu chuyển thông sự sống của Người cho biết bao nhiêu anh chị em, và nâng đỡ vô số những bệnh nhân qua các hoạt động y tế mà các cộng đoàn Kitô hữu đang cỗ võ với tình bác ái huynh đệ, nhờ đó họ đã biểu lộ khuôn mặt của Thiên Chúa, và Tình thương của Ngài. Thật vậy, biết bao nhiêu Kitô hữu, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân trên khắp thế giới, đã và đang cống hiến những bàn tay, những đôi mắt, những tấm lòng cho Chúa Kitô, là lương y của các thân xác và linh hồn.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là những người bệnh nặng, không thể nào chăm sóc chính mình và hoàn toàn dựa vào sự săn sóc của người khác: mong sao nhờ sự ân cần của người gần gũi, họ được cảm nhận được quyền năng tình thương của Thiên Chúa, sự phong phú của ân sủng cứu độ. Xin Mẹ Maria, là sự cứu chữa các bệnh nhân, chuyển cầu cho chúng ta.
 
Top Stories
''Ancient'' Syriac bible found in Cyprus
Michele Kambas and Paul Casciato
01:51 08/02/2009
NICOSIA (Reuters Life!) – Authorities in northern Cyprus believe they have found an ancient version of the Bible written in Syriac, a dialect of the native language of Jesus.

Photo released to Reuters February 6, 2009
The manuscript was found in a police raid on suspected antiquity smugglers. Turkish Cypriot police testified in a court hearing they believe the manuscript could be about 2,000 years old.

The manuscript carries excerpts of the Bible written in gold lettering on vellum and loosely strung together, photos provided to Reuters showed. One page carries a drawing of a tree, and another eight lines of Syriac script.

Experts were however divided over the provenance of the manuscript, and whether it was an original, which would render it priceless, or a fake.

Experts said the use of gold lettering on the manuscript was likely to date it later than 2,000 years.

"I'd suspect that it is most likely to be less than 1,000 years old," leading expert Peter Williams, Warden of Tyndale House, University of Cambridge told Reuters.

Turkish Cypriot authorities seized the relic last week and nine individuals are in custody pending further investigations. More individuals are being sought in connection with the find, they said.

Further investigations turned up a prayer statue and a stone carving of Jesus believed to be from a church in the Turkish held north, as well as dynamite.

The police have charged the detainees with smuggling antiquities, illegal excavations and the possession of explosives.

Syriac is a dialect of Aramaic - the native language of Jesus - once spoken across much of the Middle East and Central Asia. It is used wherever there are Syrian Christians and still survives in the Syrian Orthodox Church in India.

Aramaic is still used in religious rituals of Maronite Christians in Cyprus.

"One very likely source (of the manuscript) could be the Tur-Abdin area of Turkey, where there is still a Syriac speaking community," Charlotte Roueche, Professor of Late Antique and Byzantine Studies at King's College London told Reuters.

Stories regarding the antiquity of manuscripts is commonplace. One case would be the Yonan Codex, carbon dated to the 12th century which people tried to pass off as earlier.

After further scrutiny of photographs of the book, manuscripts specialist at the University of Cambridge library and Fellow of Wolfson College JF Coakley suggested that the book could have been written a good deal later.

"The Syriac writing seems to be in the East Syriac script with vowel points, and you do not find such manuscripts before about the 15th century.

"On the basis of the one photo...if I'm not mistaken some words at least seem to be in modern Syriac, a language that was not written down until the mid-19th century," he told Reuters.

(Editing by Michele Kambas and Paul Casciato)

(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20090206/lf_nm_life/us_cyprus_bible)
 
Bishop celebrates Mass on the land in dispute despite threats
J.B. An Dang
03:13 08/02/2009
The Church in Vietnam clashes again with the communist government over the ownership of a historic church in the central of the country.

Tam Toa church
Thousands attending Mass on Feb. 2,2009
Despite threats from the government, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen and 14 priests of the diocese of Vinh (334 km South of Hanoi), on Feb 2, 2009, concelebrated Mass at the church of Tam Toa which has been seized by the government since 1997. Thousands of Catholics attended the Mass to support the brave decision of the diocese to reclaim the church, one of many properties seized at the liberty of the Communist government since they came to power.

The church of Tam Toa, built in Portuguese architecture with a typical large bell, inaugurated in 1887, was known to be one of the most beautiful churches in Vietnam. Unfortunately in 1968, it became the casualty of US Air Force's bombing in which most of its parts were destroyed except the entrance and the bell tower which still stands firm today.

Long after the U.S. bombardment ended, parishioners in this congregation were so impoverished that they could not rebuild their church. However, mass had still been celebrated on the ground of the bombed church on a regular basis until March 1996 when the People's Committee of Quang Binh province confiscated the church stating that it was chosen a "site of War Memorial" and "must be preserved and protected for future generations to remember American War Crimes."

The archdiocese of Hue immediately protested the decree but in no vain. In May 2006, the parish was transferred to Vinh diocese. Bishop Paul Maria Cao has since then repeatedly asked for the requisition of the church. All of his petitions have gone into deaf ears.

Recently, tensions between the Church and the government have boiled over after rumors on plans to convert the church into a tourist resort.

For Vietnamese Catholics, Tam Toa is a historic parish. It can trace its origins back to 1631 in early years of the Church in Vietnam. The parish had grown up quickly during the 17th century and was the largest parish in the region called Sao Bun with up to 1200 Catholics. There had once been an orphanage and a school being operated by the Sisters of Cross Lovers.

In 1886, a group of cultured men, who were highly anti Westerners, calling themselves "Van Than", attacked the parish of Tam Toa killing 52 parishioners for what it considered retaliation against the French presence in Vietnam. Many Christians who survived the massacre by fleeing to take shelter in Dong Hoi. Tam Toa church was erected a year later to fulfil the spiritual needs for a growing number of faithful.

Tam Toa today is home parish to more than a thousand parishioners, many of whom are eager to renovate their church and to involve more people with religious activities as the way to foster their faith. But this effort has been stalled indefinitely by the government's interference with the usage of Tam Toa church. Their shepherd, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen understood that and he has come to show them his support. The final decision is in God's hand, for now the only thing they can start with is prayers.
 
Galileo put us in our place
Jeffrey Bennett/ LA Times
18:29 08/02/2009
The astronomer proved we're not the center of the universe -- now we need to start acting like it.

The revolution was not his alone. The idea was actually an ancient one, and other scientists had embraced it along the way. But it took Galileo and the telescope he built to prove the truth to the masses: Earth is not the center of the universe.

This year marks the 400th anniversary of the year Galileo turned his first crude telescope to the heavens. Through it, he observed spots on the sun and shadow patterns proving that the moon had mountains and valleys. These visible "imperfections" helped overturn thousands of years of traditional belief that everything in the heavens must be smooth, perfect and unchanging.

Galileo also watched Venus over many months, observing phases that proved it was actually orbiting the sun and not, as had previously been believed, orbiting Earth. He observed Jupiter night after night, discovering that it was always accompanied by four "stars" that clearly orbited the planet. We now know these "stars" to be Jupiter's four largest moons, and their existence offered definitive proof that Earth was not the center of everything.

Revolutionary change is never easy. Clear as the case may seem to us now, many of Galileo's contemporaries put up fierce resistance. Some refused his invitations to look through the telescope for fear of what they would see. The pope summoned Galileo to Rome, where an inquisition found him "vehemently suspect of heresy." He lived the rest of his life under house arrest.

Time and the passage of generations gradually weakened resistance to Galileo's observations, and new discoveries strengthened his case. Today, we know not only that Earth is a planet orbiting the sun, but that our sun is just one among more than 100 billion stars orbiting in the vast Milky Way galaxy, and that our galaxy, in turn, is only one of about 100 billion galaxies in the observable universe. In total, there are as many stars in the universe -- and very likely, as many planets -- as there are grains of sand on all the beaches on Earth combined.

The United Nations has declared 2009 the International Year of Astronomy, hoping to provide millions of people with the opportunity to learn more about the universe and about the discoveries of Galileo and others. This is a good thing. But astronomy is not just about science, and Galileo's revolution was not just about knowing Earth's physical place in the universe. It also was about human perspective -- our cosmic perspective -- and about how we should understand our place and purpose in the universe.

One need not be religious to see that a cosmic perspective gives some universal meaning to our lives. We may be only a tiny part of a vast universe, but we are here, and as a species, we have accomplished great things. We have created staggeringly beautiful works of art and music, we have performed acts of love and generosity that make even the most cynical among us quake with emotion, and we have developed mathematics and science that have enabled us to learn our place in the universe.

These are achievements of consequence. But the cosmic perspective also should teach us some humility, because the central lesson of Galileo's discoveries is that we humans are no more central to the universe than our planet or star. Future generations and alien civilizations may enjoy our human creations, but no one will come running to our rescue if we choose to destroy rather than to create.

Sadly, this lesson in humility seems not to have taken hold, despite the 400 years we have had to absorb it. Nearly everyone is now aware that we are not the center of the universe. But emotionally and behaviorally, our species still acts as though the whole of creation somehow revolves around each of us personally. How else can we explain tyrants and dictators? Or religious fanatics who believe that their God actually wants them to kill those who think differently? And before you let yourself off the hook, ask yourself honestly if you don't at least sometimes think that those who are poorer, sicker or otherwise less fortunate than you are also somehow a bit less central to the universe than you are.

As we think about science during the International Year of Astronomy, let's also show that we can finally absorb the lesson that we are not the center of the universe. This year, try extending a little more kindness to your fellow human beings, in recognition that we are all equally important. Try to demonstrate an understanding of the fact that we all share the same small planet by taking a better care of it. And perhaps most important, especially as we confront a time of crisis both for the economy and for international peace and security, remember that we must create our own legacy.

We can continue to act as though we are the center of the universe, but in that case we will suffer the consequences of our ignorance. Or we can develop a true cosmic perspective and set our civilization on a course to a better future for all, a future that will someday take our descendants to the stars.

Galileo once said, "You cannot teach a man anything; you can only help him find it within himself." In this 400th anniversary year of Galileo's greatest discoveries, let's hope that we can finally find their meaning within ourselves.

(Source: By Jeffrey Bennett, Los Angles Times, February 8, 2009 -- Jeffrey Bennett is an astrophysicist and the author of numerous books including "Beyond UFOs" and the children's book "Max Goes to Jupiter.")
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những đối thoại
+ GM JB Bùi Tuần
03:54 08/02/2009
Giữa tháng 02/2009 này, Phái đoàn Toà Thánh sẽ sang Việt Nam. Được biết đây là tổ hỗn hợp của Toà Thánh sẽ gặp tổ hỗn hợp của Việt Nam, để làm việc về vấn đề thiết lập bang giao.

Đối với tôi, đây là sự kiện hứa hẹn mừng vui và hy vọng. Người ta có quyền coi đây là một dấu hiệu tích cực cho những bước đầu của một lộ trình dài.

Đối với những người canh thức của Nước Trời, thì sự kiện này không xảy tới lẻ loi, nhưng xen kẽ vào nhiều vui mừng và hy vọng đang có tại Việt Nam hôm nay. Đối thoại sắp tới chỉ là một sự kiện nổi. Còn có nhiều đối thoại khác đang hằng ngày diễn ra âm thầm, mà hiệu quả thì rất lớn.

Ở đây, tôi xin phép nhắc tới vài đối thoại âm thầm.

1/ Đối thoại bằng đời sống phục vụ

Tại Việt Nam hôm nay, Giáo Hội chú ý nhiều đến phục vụ yêu thương. Nhiều cá nhân và nhiều cộng đoàn đã và đang thực hiện tốt sứ vụ đó. Những việc phục vụ và đời sống yêu thương, tự nó sẽ là những tiếng nói. Tiếng nói tuy âm thầm, nhưng đầy thuyết phục.

Xưa, thánh Gioan Baotixita sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu xem Người có phải là Đấng phải đến không. "Đức Giêsu trả lời: Các anh cứ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" (Mt 11,4-5).

Hôm nay, tại nhiều nơi, qua việc bác ái của nhiều người, Giáo Hội Việt Nam cũng có thể nói tương tự như thế. Cuộc đối thoại kiểu đó dựa vào những phục vụ bác ái yêu thương về nhiều mặt. Hiệu quả mang tính cách cứu người, cả về vật chất lẫn tinh thần, ở nhiều mức độ khác nhau.

Người công giáo sống bác ái, làm việc bác ái, đó là một cách đối thoại tuy âm thầm, nhưng đã mang lại niềm vui và hy vọng không nhỏ cho đồng bào Việt Nam.

2/ Đối thoại bằng sống đức tin dưới hình thức bé nhỏ, khiêm tốn, hiền hoà

Trong Phúc Âm Chúa dạy: "Các con hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường" (Mt 11,29).

Người hiền hậu và khiêm nhường là dấu chỉ của Chúa Cứu thế. Bao người đang sống như thế trong nếp sống bé nhỏ âm thầm. Trong một xã hội cạnh tranh, giữa những phong trào phô trương và loại trừ, họ là những người sẵn sàng đón nhận những người khổ đau cô đơn, để chia sẻ, để băng bó, để cùng đồng hành âm thầm với nhau.

Họ giống như những tia sáng nhỏ trong mênh mông bóng tối. Họ tìm đến nhau, làm nên một sức sống thiêng liêng, mang lại tươi mát cho cuộc đời lữ khách.

Cách sống của họ là một đối thoại không lời. Xưa Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong con người khiêm hạ của Đức Kitô, thì nay, Chúa cũng đang tỏ mình ra trong những thân phận bé nhỏ, bị chôn vùi trong lớp người hèn yếu. Tuy nhiên, họ vẫn mang mừng vui và hy vọng. Bởi vì họ có Chúa trong họ.

3/ Đối thoại bằng đời sống cầu nguyện, bí tích và Lời Chúa

Tại Việt Nam hôm nay, phần đông người công giáo rất siêng cầu nguyện, lui tới các bí tích và học hỏi Lời Chúa. Những việc đó là những việc trở về với Chúa, gắn bó với Chúa. Qua những việc ấy, người công giáo cảm nghiệm được phần nào Thiên Chúa là tình yêu. Họ được Chúa biến đổi dần dần thành những con người mới.

Biết bao người đã nhận rằng: Nhờ cầu nguyện, Lời Chúa và các bí tích, họ đã được ủi an, được giải cứu, được chữa lành các bệnh tật linh hồn.

Đời sống của họ là một cuộc đối thoại với Chúa, nhờ đó họ xây dựng liên hệ bác ái với mọi người, trở nên người biết phục vụ công ích.

Người cầu nguyện, sống Lời Chúa, lui tới các bí tích có nhiều khả năng mang nhiều mừng vui và hy vọng cho những ai họ gặp gỡ. Đó là những đối thoại phong phú.

4/ Đối thoại bằng đời sống tham gia xây dựng lịch sử Đất Nước

Cũng như mọi nơi, tại Việt Nam, đạo và đời xen lẫn vào nhau. Người có đạo không tách mình ra khỏi đời. Trái lại, họ hân hoan tham gia vào việc xây dựng lịch sử Đất Nước. Tham gia bằng sự hiện diện tích cực và bằng những hoạt động tốt trong mọi lãnh vực, mà họ được làm và làm được. Trong tham gia, họ biết phân định thiện ác, phát triển điều thiện, đẩy lùi điều ác. Như vậy, nhờ đức tin, họ sẽ là những người khám phá những giá trị cao đẹp, cả ngay trong những chặng đường suy thoái và khó khăn nhất.

Đối thoại của họ với xã hội là chân thành. Họ được chấp nhận và kính trọng. Một đối thoại tế nhị sẽ có sức đưa tâm hồn người ta về với chân lý của Chúa.

Bốn cách đối thoại trên đây đang được thực hiện tại Việt Nam. Đối thoại thường xuyên, đối thoại khắp nơi, đối thoại thiết thực, đối thoại gần gũi.

Những đối thoại này vì thế phải được coi là rất quan trọng. Đây không phải là thời sự của vài ngày, nhưng là thời sự của suốt dòng lịch sử.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho phép tôi nhìn cuộc đối thoại sắp tới giữa Toà Thánh Vatican và Việt Nam là sự kiện quan trọng khác thường.

Chúng ta đợi chờ với tâm hồn cầu nguyện và lạc quan.

Mừng vui và hy vọng sẽ được truyền đi từ cuộc đối thoại lịch sử sắp tới.

Mừng vui và hy vọng cũng đã và đang được toả ra tại nhiều nơi từ những cuộc đối thoại chân thành thường xuyên giữa Đạo và Đời trên quê hương chúng ta.

Mọi đối thoại đều là dụng cụ của Chúa. Chúa mới là chính. Người dùng mọi sự để phát triển Nước Trời. Nước Trời gồm tất cả những ai yêu chuộng hoà bình, chân lý và yêu thương. Nước Trời phát triển một cách huyền nhiệm, không lệ thuộc vào thành tích, thống kê, dư luận và ý riêng của con người. Vì Chúa đối thoại với từng người trong thẳm sâu tâm hồn họ.
 
Năm Toàn Xá tại Đan viện Cát Minh Huế
Nt Nguyễn Thị Nhạn, ocd
12:24 08/02/2009
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
ĐAN VIỆN CÁT MINH


THÔNG BÁO NĂM TOÀN XÁ TẠI ĐAN VIỆN CÁT MINH HUẾ

Kính gửi: Quý Linh mục, quý Tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em Giáo dân.

Nhân Dịp Đan Viện Cát Minh Huế Mừng Kỷ Niệm 100 Năm Thành lập, Đức Cha Têphanô Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã đệ đơn xin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, qua Tòa Ân Giải Tối Cao, ban phép mở Năm Toàn Xá cho các Nữ Đan sĩ thuộc Đan Viện và tất cả các Tín hữu đến kính viếng Đan Viện, kể từ ngày 19.03.2009 đến ngày 19.03.2010. Ngày 21.07.2008 Tòa Ân Giải Tối Cao đã gởi Văn thư cho phép mở Năm Toàn Xá. Vậy Đan Viện xin thông báo như sau:

I. Những ngày lễ đặc biệt sẽ cử hành Phụng vụ để lãnh Ơn Toàn Xá tại Đan Viện Cát Minh Huế:

1. Lễ Thánh Giuse 19.03.2009 (Khai mạc)
2. Lễ Truyền Tin 25.03.2009
3. Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 19.04.2009
4. Lễ Thánh Tâm 19.06.2009
5. Lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh 16.07.2009
6. Lễ Thánh Êlia 20.07.2009
7. Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ 08.09.2009
8. Lễ Thánh Têrêxa HĐGS 01.10.2009
9. Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ 02.10.2009 (Ngày thành lập Đan Viện)
10. Lễ Thánh Têrêxa Avila 15.10.2009
11. Lễ Các Thánh Dòng Cát Minh 14.11.2009
12. Lễ Thánh Gioan Thánh Giá 14.12.2009
13. Lễ Mẹ Thiên Chúa 01.01.2010
14. Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu 02.02.2010
15. Lễ Thánh Giuse 19.03.2010 (Bế mạc)

II. Ngoài ra cũng được lãnh Ơn Toàn Xá:

1. Nếu tham dự cuộc hành hương được tổ chức đông đảo tại Đan Viện
2. Nếu cá nhân hoặc đoàn thể kính viếng Đan Viện mừng kỷ niệm.

Để lãnh ơn Toàn Xá cần có những điều kiện thông thường là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, mỗi ngày một lần, khi sốt sắng tham dự một nghi lễ phụng vụ, hoặc một buổi cử hành đạo đức công cộng, hoặc ít là đọc một Kinh Lạy Cha, một Kinh Tin Kính cùng với lời kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse trong Nhà Nguyện của Đan Viện mừng kỷ niệm.

Đối với các nữ Đan sĩ thuộc Đan Viện bị ngăn trở vì đau yếu hoặc vì những lý do khác không đến Nhà Nguyện của Đan Viện vào những ngày nói trên, có thể lãnh Ơn Toàn Xá tại nơi mình đang ở, nếu có lòng xa lánh mọi tội lỗi và có ý thực hiện sớm nhất khi có thể, ba điều kiện thông thường với lòng ước muốn thực hiện việc kính viếng Nhà Nguyện của Đan Viện cách thiêng liêng và nhờ Mẹ Maria dâng lên Thiên Chúa nhân lành lời cầu nguyện và những đau đớn của mình.

Vậy xin quý Cha thông báo cho các thành phần dân Chúa biết để họ có thể hành hương cá nhân hoặc theo đoàn thể kính viếng Nhà Nguyện Đan Viện, hầu được lãnh nhận muôn vàn ơn ích thiêng liêng.

Nguyện xin Thiên Chúa nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria Nữ Vương Dòng Cát Minh ban muôn phúc lành cho quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em Giáo dân.

Hiệp nhất trong Chúa Kitô.

Huế, ngày 02 tháng 02 năm 2009
Thay mặt Cộng Đoàn Đan Viện Cát Minh Huế
Nt. Marie Ange Chúa Giêsu Thánh thể Nguyễn Thị Nhạn, ocd.
Bề Trên
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư gửi bạn người Công Giáo
Người Buôn Gió
01:21 08/02/2009
Anh thân mến.

Đầu thư tôi xin cảm ơn số phận đã cho chúng ta gặp nhau. Nếu không suy nghĩ của tôi về những người Công Giáo vẫn như bao nhiêu năm trước tôi từng nghĩ.

Ngày nhỏ bọn trẻ con chúng tôi hát.

- Chúa Giê Xu ngồi trong hang đá thò cu ra ngoài.

Để chế nhạo gia đình hàng xóm theo đạo. Gia đình duy nhất trong cái ngõ đầy thành phần phức tạp của chúng tôi. Gia đình đó im lặng mỗi khi bọn trẻ chúng tôi đứng trước của nhà họ gào lên đúng câu hát duy nhất đó. Chẳng ai mắng chúng tôi cả. Người lớn họ còn cười, thế là chúng tôi thấy câu hát đó cũng như bài hát có câu.

- bộ đội chạy lon ton, nhân dân chui xuống hố, tiên sư bố thằng Nich Xơn.

Nghĩa là nhạo báng Chúa Gie Xu cũng như chửi thằng tổng thống Mỹ đã ra lệnh ném bom xuống miền Bắc. Khi đọc những câu chuyện của Nhà xuất bản CAND viết về Lê Hữu Từ, Phạm Quỳnh. ..và những chuyện người lớn kể. Tôi hình dung bọn theo đạo Thiên Chúa là bọn phản động, một ổ nhóm giết người, phá hoại đất nước...Tôi nhìn người Công Giáo với cái nhìn dè bỉu, ác cảm.

Năm tháng qua đi, tôi lớn dần lên. Hiểu nhiều về lẽ đời. Ác cảm với người Công Giáo không còn, nhưng tôi nhìn họ cũng chả thân thiện gì. Đối với tôi họ là một đám người xa lạ, một chút khinh khỉnh khi nhìn thấy họ. Có lẽ đó là cảm tính từ xa xưa còn sót lại trong suy nghĩ mà không mấy ai để ý. Như dạng một tiềm thức, một định kiến thưở ấu thơ. Bạn bè tôi nhiều người bây giờ cũng vậy. Thậm chí hôm VTV1 trích lời phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt. Chị gái tôi đang ghi đề quẳng bút nói.

- Đm bọn khốn nạn, nó dám nói thế bao giờ.

Chị tôi sinh ra trước tôi, cái nhìn về người Công Giáo của chị qua những gì ở lứa tuổi chị được học có lẽ còn mạnh mẽ hơn tôi. Có lẽ vậy nên định kiến của chị về người Công Giáo cũng ác liệt hơn tôi.

Rồi tôi gặp anh và các bạn anh, gặp vợ và con các anh, gặp cả mẹ già các anh. Các bà mẹ sùng kính Chúa cũng như mẹ tôi sùng kính Phật. Tôi đến nhà anh, chứng kiến cuộc sống của gia đình các anh. Từ thái độ, cư xử của con các anh, vợ các anh. Tôi quan sát rất nhiều và kỹ. Và tôi chợt hiểu ra vì sao tỉ lệ phạm nhân giam giữ trong các trại cải tạo ở Việt Nam, con số người theo đạo Thiên Chúa chiếm cực kỳ thấp. Thấp đến mực độ có thế nói bói cũng không ra.

Không biết quá khứ của những người theo đạo Thiên Chúa có đúng như những gì tôi đã đọc và được nghe hồi thơ ấu hay không. Ngày hôm nay tận mắt, tận tai tôi chứng kiến. Những người Công Giáo mà tôi đã tiếp xúc đều là những người bình thường như những người không Công Giáo. Và những người Công Giáo mà tôi gặp đều là người nếu so sánh, tôi xấu hổ vì con người họ có nhiều đức tính tốt hơn tôi rất nhiều.

Thú thật với anh, từ khi gặp anh và gia đình anh. Tôi thấy lạnh người. Vì bao nhiêu năm qua, đến lúc ở cái lúc gần hết tuổi Tam thập nhi lập, tôi mới thấy mình đã nhìn không đúng về 1/10 dân số Việt Nam mình. Một kẻ từng đọc cả ngàn cuốn sách mà hiểu sai về gần 10 triệu người dân ở chính nước mình sống. Không những là con vẹt sách, mà là cả một tội lỗi với lương tâm mình, với đất nước, với dân tộc mình. Từng ấy con người Việt Nam mà một người luôn có tile '' yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn'' như tôi mà còn nghĩ họ là những kẻ thù địch với dân tộc, hay nhẹ hơn nữa là họ không song hành trong công cuộc phát triển đất nước này. Liệu tôi còn xứng để tile ấy nữa không.

Nhưng tôi tin anh sẽ tha thứ cho những gì mà quá khứ để khắc dấu ấn lên tôi cũng như người chị gái của tôi. Như kinh Thánh Mattheu Chương 6 câu 14 có dạy.

- "Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em"

Xin cầu chúc các anh một năm mới đầy tràn Hồng ân và được sự quan phòng của Thiên Chúa.
 
Người Cộng sản Việt nam và Tôn giáo
Trương Phú Thứ
01:22 08/02/2009
Đoàn chúc Tết cựu Tổng bí thư Tết Kỷ Sửu
Những tấm hình chụp từ tư gia của cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu cho thấy người cộng sản đã “bất trung” với lý thuyết và chủ nghĩa cộng sản. Nhìn những vật dụng sang trọng trưng bầy trong nhà và một bàn thờ Phật với đầy đủ kinh kệ chuông mõ và có cả một ni-cô trẻ trung trong đoàn chúc Tết cựu tổng bí thư, thì lý thuyết cộng sản chủ trương vô sản và vô thần đã bị chính người cộng sản từ bỏ. Thực tế thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là một vũ khí đấu tranh và kìm kẹp quần chúng trong một gọng kìm để đảng cộng sản chiếm đọat và nắm giữ quyền cai trị. Chắc hẳn ông Lê Khả Phiêu mỗi ngày cũng dành ra một thời gian để tụng kinh gõ mõ, ăn năn sám hối dọn đường về tây phưong cực lạc. Đã là con người, không nhiều thì ít ai cũng có sai trái lỗi lầm. Nhiều khi vô tình nhưng cũng có lúc cố ý. Cái bể khổ của kiếp người trùng trùng điệp điệp. Con người ta dù cho có độc ác đến thế nào thì những năm tháng cuối đời cũng phải đấm ngực hối lỗi nhìn về miền miên viễn với những hình ảnh của a tỳ địa ngục hay nơi vĩnh phúc ngàn thu.

Chuyện phải nói đến ở đây là con người cộng sản như ông Lê Khả Phiêu tâm nguyện suốt đời tôn thờ và phục vụ chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa đề cao lý thuyêt vô thần mà nay lại cũng biết đường tìm đến niềm tin của tôn giáo để có những xoa dịu và an ủi tinh thần. Con đường đi đến cổng chùa của một người cộng sản có vai vế như ông Lê Khả Phiêu chắc cũng qua nhiều gian nan chông gai. Một người coi tôn giáo như liều thuốc phiện với những lập luận chống báng các tín điều của đạo giáo và cổ súy cho lý thuyết vô thần đã tự đập đầu trước bàn thờ Phật tìm nơi nương tựa. Lý thuyết cộng sản đã đào tạo nên những con người lấy bạo lực và sắt máu làm phương tiện đấu tranh để chiếm đọat quyền hành nhưng cái lý thuyết rác rưởi đó lại không cung cấp cho người cộng sản một chỗ dựa tinh thần hơn nữa là một giải thóat cho tâm linh của con người.

Người du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt Nam là Hồ Chí Minh lúc cuối đời khi viết những dòng di chúc cũng đã công nhiên chống báng lại lý thuyết cộng sản bằng ước nguyện đi về bên kia thế giới gặp những ông tổ cộng sản Karl Max, Lenin. Khi viết như vậy Hồ Chí Minh tin tưởng rằng bên kia sự chết có một thế giới hay nói một cách chính xác hơn là sự trường tồn vĩnh cửu bất diệt của linh hồn. Gần đây gia đình và các đồng chí của Võ Văn Kiệt cũng đã tổ chức lễ cầu siêu cho người cộng sản rất mực kiên cường này. Báo chí trong nước tường thuật lại đám tang của các cán bộ cộng sản cao cấp cũng đã thấy hình bóng của các vị sư. Ông trùm cộng sản của liên bang Sô Viết Gorbachev hiện có một cuộc sống đạo nghĩa gần như là một thầy tu. Cuối cùng thì tất cả đã phải tìm về nguồn yêu thương, sự an ủi tinh thần của đạo giáo.

Sách lược của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn có những hạn chế và kìm kẹp đối với các tôn giáo, đặc biệt là giáo hội công giáo. Thay vì tìm sự hợp tác của các tôn giáo để giải quyết các vấn nạn xã hội và giáo dục thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại coi các tôn giáo như những thế lực thù địch. Người cộng sản lúc nào cũng dương cao khẩu hiệu đại đòan kết nhưng chính đảng cộng sản lại chủ trương đường lối chia rẽ hận thù giữa nhà nước và dân chúng, giữa các tôn giáo và ngay cả giữa những địa phương và sắc tộc. Một thể chế độc tài chỉ có thể tồn tại giữa những xáo trộn và đó chính là đường lối là chính sách của đảng cộng sản Việt Nam.

Người cộng sản Việt Nam chắc cũng đủ tri thức mà biết rằng cho dù bị trù dập, bị khủng bố bằng đủ mọi đòn phép thì các tôn giáo sẽ luôn luôn tồn tại. Người giầu thì lụa là gấm vóc, nghèo thì miềng vải rách che thân nhưng tất cả lại có chung một nhu cầu tâm linh mà nơi đó mọi người được sinh sống và đối xử một cách bình đẳng. Những người có chung một niềm tin, một đạo giáo luôn có sự liên kết chặt chẽ trong một tổ chức thuần nhất. Đó là một cái gai nhọn, hơn nữa là một đe dọa cho những chế độ độc tài, tham nhũng. Bởi vậy thể chế cộng sản luôn luôn có những hạn chế nghiệt ngã với các tôn giáo. Chế độ cộng sản Ba Lan đã bị tiêu trừ vì những chống đối tích cực của người công giáo Ba Lan với sự hỗ trợ của giáo hội hòan vũ. Nhìn vào thực trạng của những chính sách hay đúng hơn nữa là những đòn phép của đảng cộng sản Việt Nam với giáo hội công giáo qua những tổ chức như Mặt Trận Tổ Quốc, Ủy Ban Đòan Kết Công Giáo… đã hòan tòan thất bại. Vài chục linh mục vì khờ dại hoặc một lý do riêng tư nào đó như những con lật đật vô hồn của nhà nước đã không có một chút ảnh hưởng nào đến những sinh họat rất sinh động của giáo hội công giáo Việt Nam. Họ đã bị xa lánh và đang ngụp lặn trong một hòan cảnh đáng thương.

Vô sản! Vô thần! Chỉ còn là những khẩu hiệu láo khóet vô nghĩa. Những cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam giầu có đến mức nào thì không có con số thống kê chính xác nhưng cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười trong giây phút chạnh lòng đã “bố thí” cho một công tác từ thiện một triệu Mỹ Kim. Hẳn nhiên đó chỉ là một số tiền rất nhỏ trong cái gia sản khổng lồ của người cộng sản này. Cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu công khai lập bàn thờ Phật trong nhà như một cú đấm thẳng vào mặt những ông tổ cộng sản, một phỉ nhổ nhơ nhớp vào lý thuyết cộng sản. Vậy tại sao những người đang cầm quyền ở Hà Nội vẫn tôn vinh chủ nghĩa cộng sản, khắp phố phường vẫn rợp lá cờ đỏ với cái búa cái liềm. Câu trả lời rất song phẳng là lý thuyết cộng sản chỉ là một phương tiện để một nhóm người nắm giữ quyền hành đễ thỏa mãn quyền lợi và khát vọng cá nhân.

Lịch sử đã có những bài học đau thương đầy xương máu vì phát sinh từ những khủng hỏang về tôn giáo. Đảng cộng sản Việt Nam hãy đối xử tử tế và có những giao hảo nghiêm túc với các tôn giáo. Gian manh, xảo quyệt sẽ chỉ làm đất nước nghèo khổ hơn, người Việt Nam bệnh họan ngu dốt hơn mà thôi.
 
Hình ảnh nơi xử Giáo dân Thái Hà phiên Phúc Thẩm sắp tới
PV VietCatholic
12:45 08/02/2009








 
Phái đoàn ngoại giao của Toà thánh sắp đến Hà Nội
PV VietCatholic Hà Nội
17:47 08/02/2009
HÀ NỘI - Theo nhiều nguồn tin thông thạo, nhận lời mời của Bộ ngoại giao Việt Nam, phái đoàn ngoại giao của Toà thánh do Đức ông Pietro Parolin- Thứ trưởng ngoại giao của Vatican dẫn đầu sẽ sang thăm và làm việc ở Việt Nam từ 16 đến 21-2-2009. Trong đoàn lần này sẽ không có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương mà thay bằng một linh mục khác ở Bộ Truyền giáo. Đoàn sẽ có những buổi làm việc với Bộ ngoại giáo, Ban Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, gặp gỡ với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và đi thăm hai giáo phận Thái Bình và Bùi Chu (khởi đầu trước đây được dòng Đa minh trách nhiệm). Nội dung các buổi làm việc và gặp gỡ chưa được tiết lộ nhưng người ta có thể tiên đoán rằng, vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Vatican sẽ được đặt lên hàng đầu. Vì trong chuyến thăm tháng 6-2008, đoàn đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và hai bên đã giao cho các cơ quan liên hệ để thiết lập lộ trình.

Thời gian vừa qua, Vatican cũng có nhiều động thái muốn vun vén cho quan hệ này tốt đẹp. Rõ nhất là lá thư của Đức Hồng y T. Bertone đề ngày 30-1-2008 đề nghị Toà TGM Hà Nội cho “trở lại cầu nguyện bình thường”, tháo gỡ được một “quả bom’ cho chính quyền với vụ Toà Khâm sứ. Điều này chứng tỏ Vatican không muốn “tham bát bỏ mâm”, muốn bỏ cái nhỏ để tìm kiếm cái lớn hơn là xây dựng quan hệ với Việt Nam một cách đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, diễn tiến vụ việc Toà Khâm sứ 42 Nhà Chung và khu đất của giáo xứ Thái Hà đã trở thành rất phức tạp và chính quyền Hà Nội đã dùng mọi biện pháp để biến thành vườn hoa công cộng, mở phiên toà xét xử 8 giáo dân Thái Hà, huy động phương tiện truyền thông thoá mạ Đức TGM Ngô Quang Kiệt, một số giáo sĩ và giáo dân Thái Hà, và đỉnh điểm là chính quyền Hà Nội đã nhiều lần ra văn thư đề nghị thuyên chuyển TGM Ngô Quang Kiệt và một số linh mục Thái Hà ra khỏi địa bàn Hà Nội...

Có tin nói rằng, chính quyền Hà Nội còn thông qua Ban Tôn giáo và Bộ ngoại giao VN đề xuất với Vatican đưa TGM Kiệt ra nước ngoài như trường hợp của TGM Nguyễn Văn Thuận năm 1989 nhưng không được Vatican chấp thuận.

Trong thư gửi Đức TGM Hà Nội ngày 30-1-2008, Toà thánh có cam kết rằng: “sẽ không bỏ lỡ việc giải thích cho chính phủ và quê hương Đức cha những nguyện vọng chính đáng của người công giáo Việt Nam”. Người ta hy vọng chuyến thăm này của đoàn sẽ là cơ hội tốt để Toà thánh làm việc đó.

Với những tin tức xác thực về diễn biến ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà được VietCatholic mau chóng chuyển đạt tới thế giới, nên Nhà nước CSVN không thể che dấu được những bất công và man trá của mình, nhất là qua những tin tức được chuyển dịch ra các ngôn ngữ ngoại quốc, thế giới đã nhìn rỏ và hiểu được rằng: tại Việt Nam không hề có tự do tôn giáo đích thật, và Đảng CSVN ngày nay đã trở thành một Đảng cố tình dùng luật lệ do họ làm ra để chiếm hữu tài sản của nhân dân, nhất là các tài sản thuộc về các tôn giáo, cho lợi ích các nhân của các lãnh đạo Đảng. Sự lạm dụng quyền lực và chính sách thối nát vô luật lệ của các tham quan làm lộ rõ bộ mặt rất tiêu cực và thối nát của Đảng CSVN.

Đây là chuyến thăm thứ 16 của phái đoàn Toà thánh tại Việt Nam kể từ năm 1990 và nội dung chủ yếu là về quan hệ song phương. Nhưng trong các lần trước, vấn đề nhân sự cũng được đề cập đến và hiện nay vẫn còn một số giáo phận trống toà như Phát Diệm, Buôn Mê Thuột. Đức cha Thái Bình Nguyễn Văn Sang cũng đã được Toà thánh chấp thuận về hưu cho đến khi tìm được người kế vị. Đức cha Cao Đình Thuyên của Vinh cũng đã bước qua tuổi 82 mà chưa có người thay thế. Không phải ở Việt Nam thiếu nhân sự đủ khả năng. Vấn đề là chưa tìm được sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội về các ứng viên.

Ông Nguyễn Thế Doanh- Trường ban tôn giáo chính phủ nhiều lần nói với các Giám mục rằng: Với chúng tôi ai là Giám mục cũng được, miễn là vị đó giữ được ổn định địa phương và xây dựng được mối quan hệ tốt đạo đẹp đời. Nghe ra thì đơn giản, nhưng đáp ứng được yêu cầu đó cũng không dễ dàng gì. Cho nên vẫn còn những giáo phận trống toà cho đến hôm nay khi mà giáo phận nào cũng có hàng chục linh mục đạo đức đã có bằng tiến sĩ ở các đại học công giáo nước ngoài.

Những nguồn tin thông thạo từ phía Giáo hội cũng như những tin lọt ra từ phía nhà cầm quyền Hà Nội cho biết: tuy dù lộ trình chính của đôi bên là mục tiêu ngoại giao, tuy nhiên vì những vấn đề nóng bỏng xẩy ra tại Hà Nội trong suốt một năm qua đã làm cho mối tương quan giữa Giáo Hội CGVN và Hà nội trở nên phức tạp hơn, đang khi đó bộ mặt của Nhà nước Việt Nam trên sân chơi quốc tế bị "bể mặt" vì những dối trá và chính sách bài trừ tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, cho nên cuộc đàm phán lần này càng trở nên khó khăn hơn nếu muốn đạt được những thành quả thiết thực và hữu lý.
 
Được hát, đọc, xem những gì luật không cấm
Nguyễn Hữu Vinh
18:39 08/02/2009
Cái thời "cả nước nô nức vào hợp tác xã (HXT)", thì mảnh đất phần trăm mỗi hộ được chia mới là nơi mà người nông dân mê đắm nhất, vì nó là thứ họ kiếm thêm tối đa đúng với công sức của mình chứ không chỉ sống nhờ công, điểm cứng nhắc từ HTX.

Các thứ rau quả trồng ở đây, được đem bán ra chợ, thu tiền đút túi (không phải nộp HTX). Nhưng lại còn phải nuôi gia cầm nữa, chúng có thể phá hỏng vườn rau?

Thế là, thay vì nhốt lũ gà, vịt lại, họ quây rào chỉ những thứ rau nào có thể bị chúng phá thôi. Như vậy gà vịt cũng được tự do kiếm mồi, giao lưu phát triển nòi giống, mà rau quả cũng vẫn tươi tốt.

Quản người

Thế nhưng hình như trên thành phố, người ta không học được kinh nghiệm này của bà con nông dân để quản lý con người, nên đã có phương pháp ngược lại.

Vì qua các văn bản pháp luật, thấy rõ một điều là người dân chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép, thay vì được làm những gì pháp luật không cấm. Mà các văn bản pháp luật thường được ban hành chậm, rối rắm chồng chéo, không theo kịp với bước phát triển xã hội, bộ máy lập pháp cũng còn yếu, nên dân cứ dài cổ mà chờ luật cho gì mới được làm, rồi khi chưa có luật cho thì chờ các ông các bà "đầy tớ nhân dân" xét duyệt theo cái tình cảm sớm nắng chiều mưa của các vị.

Như vậy chả hóa ra là: không rõ gà vịt nó thích ăn cây gì, quả gì, thôi thì cứ nhốt béng chúng nó lại cho xong chuyện. Thế là lũ gà vịt sẽ kém phẩn khởi, còi cọc, ít sinh sản vì đánh nhau tranh ăn, tranh yêu. .. Những kẻ bất mãn quá lời lại bảo "người mà chả được bằng gà vịt!"

Nhưng cũng còn may, vì đói thì đầu gối phải bò. Bao cấp, ngăn sông cấm chợ theo mô hình XHCN tưởng tượng mãi tới độ cùng cực, phải "mở cửa", mới biết chỉ có hệ thống XHCN mới có lối làm luật theo kiểu "người dân chỉ được làm những gì mà luật cho phép", còn phe tư bản thì nó ngược lại, "người dân được làm những gì mà luật không cấm."

Nên năm 2000 đã có một bước ngoặt lịch sử trước hết trong hệ thống Pháp luật Việt Nam là sự ra đời nhọc nhằn của Luật Doanh nghiệp, trong đó người dân được kinh doanh những gì mà luật pháp không cấm, thay vì cả nửa thế kỷ trước (không kể miền Nam trước 1975) chỉ được kinh doanh những gì mà luật pháp cho phép.

Nhà nước công bố một danh mục các ngành nghề bị cấm, và có điều kiện. Thế là xong. Doanh nghiệp, doanh nhân tức khắc nở rộ như hoa mùa xuân, đời sống vật chất dân chúng cũng lên theo phơi phới.

Hư người

Ngoài nhu cầu vật chất, thì nhu cầu tinh thần cao gấp bội so với gà vịt, nhưng oái oăm nó lại là thứ mà nhà nước lo ngại sẽ quá đà, thậm chí là bất ổn cho chế độ. Thế nên mới sinh ra những biện pháp quản cả nhu cầu tinh thần. Đây chính là mối mâu thuẫn lớn và cũng thuộc vào loại đáng phải bàn nhất hiện nay.

Những nhu cầu tinh thần như văn thơ, phim, ảnh, ca nhạc, hoạ, sinh hoạt, lễ hội dân gian. .., tất thảy đều được quản theo lối "nhốt gà". Tỉ như không có văn bản luật quy định rằng: tất cả các tác phẩm âm nhạc, văn học. .. xưa nay đều được lưu hành, trừ những thứ nằm trong danh mục kèm theo là bị cấm. Danh mục này sẽ được bổ sung định kỳ.

Mà ngược lại, các cơ quan quản lý thỉnh thoảng lại cho công bố một hai bài hát của nhạc ca sĩ nào đó thời trước 1975 ở Sài Gòn được sử dụng, hoặc có nhà xuất bản tự nhiên lại dám tái bản một cuốn sách của chế độ cũ xưa nay thuộc diện "nhạy cảm" mà không rõ dựa trên văn bản pháp luật nào mà làm được, hay lại do "lách", hoặc "liều".

Nhưng phiền hơn nữa là mỗi thời, mỗi người quản lý lại có lối suy xét, cắt gọt riêng rất tù mù (ở đây chưa muốn bàn tới chuyện tiêu cực). Như vậy tác phẩm khi tới tay bạn đọc sẽ trở thành một thứ "oẳn tà roằn" - "đầu Ngô mình Sở", không rõ cha mẹ chúng là ai.

Gà vịt ăn nhiều mà không được tung tẩy thì cũng không đến nỗi hư hỏng hay ù lì lắm. Nhưng con người mà ăn uống no say, xài xỉ tiền bạc nhiều, nhưng đời sống tinh thần không được chăm chút là sẽ sinh nhiều chuyện.

Trước hết là "rửng mỡ"-như lời các cụ hay mắng con cháu. Tức là nhẹ thì sống theo lối bóc ngắn cắn dài, nặng thì tệ nạn xã hội, ăn chơi sa đoạ, từ dân đen cho tới doanh gia và giới công quyền.

Dẫn chứng có vô vàn. Từ chuyện nông dân có tiền đền bù đất bị thu hồi, mua sắm xe máy cưỡi cho sướng, xây nhà cao ngất ngồi ngắm cho đã, rồi thì trắng tay, đói! cho tới quan chức nhiều tiền, quyền quá rồi ăn, chơi những thứ hơn cả bạo chúa ngày xưa. Con trẻ thì không có chỗ chơi, thứ đọc, xem hấp dẫn, đành chúi đầu vào cái vi tính thôi.

Vậy xin được nói nôm na và hơi trần tục là ta mới chỉ chăm chút nhau theo kiểu nông dân chăm gà vịt thôi, chứ chưa được như với con người. Trong khi người ta cứ chạy tìm quanh kẻ nào làm cho đạo đức băng hoại, con cháu ta chán nản, coi khinh cả cha ông, tìm không được thì đổ tại mở cửa mạnh quá, nọc độc tư bản tràn vào. Ai dè cái thứ nọc độc đó lại do chính ta tự tiêm chích vào mình, tự bó mình để nên nông nỗi không có nhiều những sản phẩm tinh thần đáng để thưởng lãm, nuôi dưỡng tâm hồn, rèn đạo đức, lối sống đẹp đẽ cho dân chúng.

Nên người

Cũng không phải ta chưa từng nhận ra điều này. Những năm cuối 1980, khi mới đổi mới, văn hóa văn nghệ cũng đã từng được "cởi trói". Rồi cánh cửa mới hé mở đã bị đóng sập lại (hình như có vài vị còn bị kẹp chân đau ra phết ấy chứ? Mà trí thức, văn, nghệ sĩ vốn nhạy cảm, nhút nhát. Hết cả hứng thú "thai nghén"). Rõ là ông nhà nước tính toán lại, muốn "mở" cái kinh tế đã, rồi văn hóa tinh thần thì tính sau.

Ấy vậy mà đã ngót 20 năm rồi. Vẫn còn sợ loạn nữa sao? Liệu ta có nhân lúc khó khăn về kinh tế toàn thế giới, mà ta có vùng vẫy mấy cũng khó thoát khỏi hệ quả từ mối ràng buộc chung trong thời hội nhập, để xem lại lối quản lý văn hóa tinh thần?

Nếu như có luật, hay chí ít là văn bản dưới luật, quy định rất chi tiết: thế nào là khiêu dâm, kích động bạo lực, chia rẽ dân tộc (cụ thể trong văn học, hội họa, điện ảnh...), v.v.., ngoài ra còn có hội đồng thẩm định những tác phẩm sau khi được lưu hành mà có dư luận phản ứng.

Cơ quan quản lý dựa trên phán quyết của hội đồng này mà đưa ra quyết định hành chính như phạt tiền, thu hồi; không còn theo kiểu một hai vị quan chức tự phán cho số kiếp một tác phẩm nghệ thuật, rồi ra lệnh miệng.

Tiếp nữa là có tòa án dân sự nếu ai muốn khởi kiện. Như vậy là có cái "lề đường bên phải" được vạch ra trong luật rất rõ ràng rồi, chứ không có chuyện chú cảnh sát giao thông tự vạch lề đường ở đây mỗi hôm mỗi kiểu, các văn nghệ sĩ cứ tha hồ sáng tác, xuất bản, lưu hành.

Nhất cử lưỡng tiện, lựa lúc khó khăn vật chất mà nới lỏng, chăm bẵm chút đời sống tinh thần, người dân sẽ đỡ cảm giác bức bối hơn.

Lại cũng là lúc thực trạng xã hội đã tới hồi báo động khẩn cấp về đạo đức, lối sống, loang ra đến cả quốc tế làm mất thể diện quốc gia rồi, không thể chậm trễ được nữa, phải đi tiếp một bước nữa trong đổi mới.