Ngày 02-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiến dâng mình cho Chúa
Tú Nạc
01:33 02/02/2009
Chúa Nhật 4 thường niên B (Deuteronomy 18:15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28).

Nhiều yêu sách được đưa ra dưới hình thức của lời tiên tri vì nó có thể toát ra ý nghĩa đạo đức và sức mạnh tinh thần. Nó cũng có thể là thứ được diễn đạt một cách tùy tiện và gây ra nhiều điều thường khó có thể chấp nhận.

Nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều. Vai trò của các tiên tri khác với chức năng của một nhà bình luận xã hội, nhà cải cách hoặc tiếng nói phản đối, mặc dù những khía cạnh này thường là nhiệm vụ của tiên tri đoàn. Một tiên tri thực sự là một trong những người được lựa chọn và ủy nhiệm bởi Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải "trừng phạt" bất cứ ai – sự động viên nghiêm khắc của chúng ta sẽ làm giảm sút những khả năng trí tuệ của chính chúng ta.

Nhưng cũng có hai điều khuyến cáo cho bất kỳ đối với những ai sẽ trở thành tiên tri. Thứ nhất đó là điều hiển nhiên: các tiên tri có bổn phận luôn luôn rao giảng nhân danh Lời Chúa, người mà đã ủy quyền cho họ nhưng không được dẫn dắt mọi người lầm đường, lạc lối. Thứ hai là sự tế nhị, khôn ngoan nhưng rất quan trọng- và hầu như thường vi phạm. Chủ đề của tiên tri không bao giờ là phương tiện diễn đạt những việc làm riêng tư của người khác hoặc sự dành cho bản ngã của con người. Sự nhận thức sáng suốt, chân thực là điều cần thiết, vì người ta thường lầm lẫn sâu sắc nghĩ rằng những quan điểm của bản thân như một sự mang đến từ Thiên Chúa. Tuy nhiên cái thiện - mỹ, chúng có thể là - từ tiếng nói của lời tiên đoán thiêng liêng.

Nhiều tổn hại được hành động bởi những ai cảm thấy rằng sự bắt nguồn chân giá trị siêu việt của niềm tin quan trọng hơn những nhu cầu của lòng trắc ẩn, lòng khoan dung và tôn trọng đối với tha nhân. Đôi khi thật là khó để nhận thức những gì từ Thiên Chúa một cách đúng đắn. Nhưng có một dấu hiệu quan trọng song hành trong Kinh Thánh. Những tiên tri giả thường lấy làm thích thú trong việc tố giác và đe dọa số phận và tai họa. Họ dường như mong muốn những điều này xảy ra. Hầu hết những tiên tri trong Kinh Thánh, mặt khác, phải chịu những xót xa, đau buồn da diết bởi thông điệp và những hình ảnh họ phải đem đến cho dân mình.

St. Paul thường bị cáo buộc về sự mô tả hôn nhân trong một tính cách phủ nhận và đoạn này ( trong đoạn 1 Corinthians) được trích dẫn như một bằng chứng. Nhưng điều này là một trong những trường hợp mà trong những quan điểm của Tông Đồ đã bị xuyên tạc bởi những thông tin những lời của Paul vượt ra ngoài bối cảnh nguyên thủy của họ. Trong những chương mà Paul đề cập đến thời gian ngắn ra đi trước khi trở lại với Chúa Jesus. Ông nói về sự khủng hoảng và sự kiện mà thế giới, như họ biết, nó đã mai một. Đối với con người, tốt hơn để giữ nguyên trạng thái mà được gọi là – hôn nhân hoặc độc thân, nô lệ hoặc tự do – hơn là để phí phạm thời gian và nghị lực những điều đang thay đổi mà không mấy chốc sẽ tan biến. Paul không chống hôn nhân mà cũng chẳng bảo vệ sự nô lệ, vì ông thường bị tố cáo, nhưng thiết tha rằng mọi người hãy dành thời gian rất ngắn ngủi còn lại bước theo Chúa.

Hai ngàn năm đã trôi qua kể từ khi sự mong chờ của Paul về sự thay đổi sắp xảy ra của thề giới và chúng ta không còn chung sống giồng như một sự cấp bách hiện nay. Điều này muốn thức tỉnh chúng ta tránh kiểu "Trào lưu Chính thống của Thánh Paul" (Pauline fundamentalism) trong việc đối phó với những vấn đề hôm nay. Nếu ngày nay ông viết, chắc hẳn Paul sẽ có thể diễn giảng lại nhiều hơn trong thư của mình. Nhưng Paul đã bỏ lại chúng ta với một thử thách lâu dài: bất chấp mọi hoàn cảnh của chúng ta hoặc tình trạng cuộc sống, chúng ta phải nguyện xin để cống hiến làm đẹp lòng Chúa với khả năng tốt nhất của mình.

Những lời được tán thành bởi quyền lực thiêng liêng và hòa hợp cùng Thiên Chúa sẽ có sức mạnh và uy quyền. Ngôn từ của sức manh thiêng liêng sẽ hoàn thành mục đích của họ và không thể kháng cự được lâu. Chúng ta đã thấy những điển hình về điều này trong thời đại của chúng ta với nhân quyền, hòa bình và phong trào hướng về sự hòa hợp, hòa giải cùng sự đoàn kết nhân loại. Gandhi đã nhận ra điều này khi ông nói về "Sức mạnh chân lý", và chúng ta, bây giờ, cảm thấy thú vị truớc Ngôi lời Thiên Chúa của Martin Luther King. Khi Chúa Jesu yêu cầu ma quỷ trao lại những nạn nhân của chúng, chúng đã phải làm theo lời Chúa – chúng không có cách chọn lựa nào khác. Và, chúng đã nhận thức được Jesus là ai – hơn hẳn những người mà gần gũi Chúa Jesus nhất. Sự quát nạt, to tiếng ít khi là những công cụ hiệu quả đối với sự thay đổi tích cực. Ngôn từ được lựa chọn một cách cẩn thận và với lối nói khiêm nhường từ tâm thức của Chúa Jesus là những lời mà thậm chí "ma quỷ" cũng phải tuân theo.

(Nguồn: Regis college – School of Theology)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chứng Nhân Tận Mắt Công Đồng Vatican II (5)
Vũ Văn An
08:06 02/02/2009
Chứng Nhân Tận Mắt Công Đồng Vatican II

17. Báo Chí phản ứng dữ chống lại quyết định độc thân

Sau đề án về Giáo hội trong Thế giớ Ngày nay, hai đề án từng bị tấn công tơi bời trong lần trình bày đầu tiên nay được đem ra bàn lại: Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội, và Ðời sống và Thừa tác vụ của Các Linh mục.

Về đề án đầu, cuộc tranh luận nhắm vào việc cần phải xét điều gì dưới tiêu đề ấy: đây có phải chỉ là việc cổ vũ Giáo hội tại những khu vực mới, hay phải bao gồm cả việc tái phúc âm các quốc gia mà đức tin hiện đang sa sút. Trước đó ít lâu một cuốn sách nói về nước Pháp như một xứ truyền giáo đã gây không ít xôn xao trong dư luận. Dĩ nhiên, cuối cùng, cả hai trạng huống trên đều được xem sét: trước nhất bàn về phúc âm hóa, sau đó bàn đến tái phúc âm hóa.

Ðề án truyền giáo mở đầu bằng một suy tư hết sức tươi đẹp và có tính thiêng liêng sâu sắc: trong Ba Ngôi Thiên Chúa, “sứ mệnh” Chúa Con đến từ Chúa Cha và “sứ mệnh” Chúa Thánh Thần đến từ cả hai ngôi trên.

Tiếp theo, là các xem sét liên quan đến các giai đoạn kế tiếp nhau của sứ mệnh truyền giáo trong Giáo hội: tiền phúc âm hóa, phúc âm hóa đúng nghĩa dẫn đến việc trở lại, đoàn ngũ dự tòng và việc tạo lập cũng như tăng trưởng các cộng đoàn Kitô hữu. Sau đó, đề án bàn đến việc huấn luyện các nhà truyền giáo, việc phối trí công việc truyền giáo, và việc phối trí mọi người can dự vào công việc truyền giáo ấy: giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Trong cuộc tranh luận, có người đề cập đến các khó khăn khi công việc truyền giáo phải đi kèm với cuộc đối thoại đại kết và lòng kính trọng đối với các tôn giáo không phải là Kitô giáo vốn có ảnh hưởng trên những dân mà công việc truyền giáo nhằm tới.

Về việc huấn luyện các nhà truyền giáo, có người nhấn mạnh đến nhu cầu phải cung cấp cho các nhà truyền giáo một hiểu biết về văn hóa của dân tộc nơi họ đang hoạt động.

Cũng có một số gợi ý về những khác biệt có thể có giữa các giám mục và các viện truyền giáo làm việc trong lãnh thổ của các ngài. Các giám mục Rwanda và Burundi xem ra có vấn đề, trong khi đức Hồng y Zougrana của giáo phận Ouagadougou vùng Burkina Faso lên tiếng nhiệt liệt ủng hộ các viện truyền giáo.

Một vị giám mục của Kenya lại lên tiếng bằng cả cái tim lẫn cái túi. Ngài chủ trương rằng khi trở về địa sở, vấn đề các linh mục của ngài quan tâm không hẳn là việc Công đồng có thành công trong việc định nghĩa hoạt động truyền giáo hay không mà là có thành công hay không trong việc tổ chức các ngân qũi nhằm cổ động hoạt động truyền giáo ấy.

Cuộc tranh luận kết thúc với đức cha Lamont, người từng kết án “những bộ xương khô” trong đề án trước đây về Truyền giáo, nay lên tiếng cám ơn Ủy ban đã đem lại thịt máu cho đề án ấy.

Cuộc tranh luận về Ðời sống và Thừa tác vụ của Các Linh mục, đã bắt đầu từ ngày 14 tháng 10 năm 1965, mấy ngày trước đây vốn đã có những giây phút gay cấn khi Tổng thư ký Công đồng đọc bức thư của Ðức Thánh Cha Phaolô đệ lục cho hay vấn đề độc thân của các linh mục sẽ không được đem ra bàn cãi tại Công đồng.

Tiếng vỗ tay chào đón bức thư của ngài cho thấy một cảm thức nhẹ người thực sự. Một số các bài diễn văn đã được chuẩn bị, muốn người ta lưu ý đến vấn đề hiện đang gặp trong thế giới hiện đại và con số khiến người ta phải lo âu về những trường hợp trong đó luật độc thân xem ra đang trở thành một gánh nặng không chịu đựng được nữa.

Tuy nhiên, bức thư của đức Thánh Cha có tạo nên một cảm giác bực bội nơi báo chí. Họ cảm thấy như nó vượt ra ngoài tinh thần tự do ngôn luận và việc công chúng được phép thăm dò tin tức về những vấn đề tế nhị, và bởi thế đây hẳn là một bước thụt lùi.

Nhưng nói chung, đề án này được mọi người ủng hộ. Nó nhấn mạnh đến mối tương quan giữa giám mục và các linh mục trong linh mục đoàn (nghĩa là toàn bộ các linh mục trong giáo phận). Linh mục đoàn này sâu sắc chia sẻ với đức giám mục việc công bố Lời Chúa, việc phục vụ các bí tích và hướng dẫn Dân Thiên Chúa. Nó cũng nhấn mạnh đến việc linh đạo linh mục phải phản ảnh các hoạt động trên.

Ðức Hồng y Heenan của Westminster nói về nhu cầu phải có tinh thần gia đình gần gũi trong linh mục đoàn và việc linh mục phải mạnh mẽ lãnh đạo công việc truyền giáo của giáo dân. Ngài đơn cử trường hợp Ðạo Binh Ðúc Mẹ. Việc ngài nhắc đến Frank Duff, sáng lập viên của Ðạo Binh, hiện có mặt trong Công đồng như một “dự thính viên”, đã làm Công đồng vỗ tay vang dội.

Sau đó Công đồng tạm nghỉ. Vẫn thường có những lúc tạm nghỉ dài như thế này để các ủy ban hoàn tất các tu chính sẵn sàng đem các bản văn cuối cùng ra đầu phiếu lần chót.

Các giám mục và các chuyên viên chịu trách nhiệm về đề án Giáo hội trong Thế giới Ngày nay đã phải làm thêm giờ để hoàn tất bản văn sau cùng. Các vị chịu trách nhiệm về đề án Tự do Tôn giáo cũng có những vấn đề riêng: họ bị tấn công tới tấp bởi vô số những đề nghị sửa đổi (modi). Trong số đó, 200 đề nghị được đưa ra vào phút chót với cố gắng muốn ngăn cản việc công bố bản văn ấy. Ðức cha Gerard van Velsen của giáo phận Kroonstad, Thư ký Văn Phòng Hiệp Nhất Kitô giáo, tức cơ quan chịu trách nhiệm về Tự do Tôn giáo, đã phải nhận xét rằng Văn phòng thấy dễ tính trọng lượng các đề nghị sửa đổi (30 Kílô) hơn là tính các con số của chúng.

Dù thế, ủy ban vẫn đã lo liệu để hoàn tất được nhiệm vụ của mình và mọi sự đều được sẵn sàng cho buổi họp khoáng đại lần chót vào ngày 7 tháng 12 và nghi thức bế mạc hết sức tuyệt diệu vào ngày 8 tháng 12, ngày lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm.

Tóm kết, Công đồng đã công bố 16 văn kiện, xếp theo thứ hạng phẩm trật như sau:

* Hiến Chế: (hạn từ hiến chế ở đây có nghĩa là một văn kiện có ý nghĩa quan trọng và chung quyết): Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Hiến chế về Phụng vụ Thánh, Hiến chế Tín lý về Mạc Khải Thần Linh’ Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay.

* Sắc Lệnh: Sắc lệnh về Ðại kết, Sắc lệnh về Chức vụ Mục tử của Các Giám mục trong Giáo hội, Sắc lệnh về Thừa tác vụ và Ðời sống Các Linh Mục, Sắc lệnh về Canh tân Cuộc sống Tu trì, Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân, Sắc lệnh về Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội, Sắc lệnh về Các Giáo hội Công giáo Phương đông, Sắc lệnh về Các Phương tiện Truyền thông Xã hội.

*Tuyên Ngôn: Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo, Tuyên ngôn về Liên hệ của Giáo hội với các Tôn giáo không phải là Kitô giáo, Tuyên ngôn về Giáo dục Công giáo.

Bốn hiến chế, chín sắc lệnh và ba tuyên ngôn.

18. Nước Mắt trước khi Vatican II kết thúc

Với ngày 8 tháng 12 năm 1965 ló dạng, ngày kết thúc Công đồng Vatican II, người ta hết còn phao tin liên quan đến các cuộc tranh luận tại liên ủy ban về đề án mười ba, tức đề án Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, về những cố gắng to lớn trong việc dung hòa các ý kiến trái ngược nhau liên quan đến các vấn đề như hòa bình và chiến tranh, kết án các nỗi kinh hoàng của chiến tranh và nhìn nhận quyền tự vệ.

Công việc đã hoàn tất, dù tốt hay không, và đề án sửa đổi được trình cho Công đồng chỉ một hay hai ngày trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng. Nó được chấp thuận tại phiên họp khoáng đại ngày 6 tháng 12, một ít ngày sau đề án về Truyền giáo, và đề án về Thừa tác vụ và Ðời sống của Các Linh mục, dù vẫn có chống đối liên quan đến chương nói về Hòa bình.

Cái khó của chương này là nó đã lên án chiến tranh toàn diện, nhưng lại không đi cho chót bằng cách đòi hỏi đơn phương giải giới. Ðơn phương giải giới có nghĩa là hủy bỏ vũ khí hạch nhân dù kẻ thù của mình không chịu làm như thế. Do đó, việc nhắc đến quyền tự vệ trở nên rối rắm và mâu thuẫn.

Ðọc theo một chiều, xem ra người ta muốn loại bỏ quyền tự vệ và ngay cả quyền gián chỉ phòng ngừa (preventive deterrence) dựa trên các vũ khí của cuộc chiến tranh toàn diện. Ðọc theo chiều khác, lại có lỗ hổng. Lỗ hổng này xem ra không đủ lớn đối với một nhóm giám mục muốn thực tiễn hơn một chút trong việc nhìn nhận rằng không có gián chỉ, sự việc có thể tệ hơn.

Ðức tổng giám mục Hannon của New Orleans, một cựu tuyên úy nhẩy dù, vận động phải thực tiễn hơn và ngài đã thu được chữ ký của đức Hồng y Spellman của New York, Sheehan của Baltimore và McCann của Cape Town, và của đức Tổng giám mục Young của Hobart, của chính tôi và của một số vị khác.

Trong bầu không khí xúc cảm cao độ của Công đồng, tính thực tiễn này tạo nên cả một xúc kích lớn. Cuộc tranh luận trong các phe cánh của Công đồng trở nên sôi động cho đến lúc chương ấy được thông qua với khoảng 20% số phiếu chống.

Thứ Bẩy, 4 tháng 12, một nghi lễ đại kết được tổ chức tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô, do đức Giáo hoàng Phaolô đệ lục chủ tọa. Các nghị phụ và các quan sát viên từ các giáo hội khác tham gia các bài đọc, các lời nguyện và thánh thi, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Xúc động lên thật cao. Tại đây, ở Rôma này, ở một vương cung thánh đường Rôma này, chúng tôi đã từ xa mà đến từ ngày 25 tháng Giêng năm 1959, khi, trong lòng của cũng một vương cung thánh đường này, đức Giáo hoàng Gioan XXIII cho các hồng y hay ý định triệu tập một Công đồng của ngài.

Ngày 7 tháng 12, người ta thấy các nghị phụ Công đồng họp nhau lần chót tại nhà thờ Thánh Phêrô. Những cuộc bỏ phiếu theo nghi lễ được tổ chức để công bố Tự do Tôn giáo, Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội, Thừa tác vụ và Ðời sống của Các Linh mục, và Giáo hội trong Thế giới Ngày nay.

Tiếp theo những công bố trên, là việc hủy bỏ một điều đã kéo dài cả 911 năm nay: việc rút phép thông công lẫn nhau của các giáo hội Công giáo và Chính thống.

Nhiều người chỉ thấy qua hàng nước mắt của mình nét cao cả của khung cảnh khi đức Hồng y Bea, đứng bên cạnh đức Giáo hoàng, đọc to thông điệp hòa giải của đức Thánh cha. Bên trái đức Giáo hoàng là khuôn mặt hết sức đẹp trai của vị đại diện đức Athenagoras, Thượng phụ Constantinople. Khi đức Thánh Cha trao thông điệp cho vị đại diện và ôm ngài trong một cái ôm huynh đệ, nhiều người xúc động đến không dám nhìn.

Ngày 8 tháng 12, ngày lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm, nghi lễ chia tay cuối cùng được tổ chức tại Công trường Thánh Phêrô. Một đoàn lũ lớn lao Dân Chúa, gồm cả đức Giáo hoàng, các giám mục và giáo sĩ khác tụ tập nhau cử hành Thánh lễ bế mạc, dĩ nhiên vẫn bằng tiếng Latinh, với điệu hát bình ca vang dội, dâng lời tán tụng và cầu xin lên tận thiên đàng.

Cùng với Thánh lễ này là bẩy thông điệp gửi thế giới: gửi các chính quyền, gửi các nhà trí thức, gửi các nghệ sĩ, gửi phụ nữ, gửi người nghèo và người đau khổ, gửi các công nhân, và giới trẻ.

Khi đức Hồng y Lienart của Lille bên Pháp đọc thông điệp gửi các chính quyền và nói lớn rằng điều Giáo hội yêu cầu nơi họ chỉ là tự do, chắc chắn nhiều tay tổ trong Cách mạng Pháp hẳn phải trở mình trong mộ và tự hỏi không biết mình đang đứng ở phe nào.

Nghi thức cử hành kết thúc với lời chúc lành của đức Thánh cha và lời sai đi vang dội của ngài “Hãy đi bình an” đã được đáp lại bằng cả một sức nổ lớn qua lời “Tạ ơn Chúa” mà phần đông chúng tôi chưa bao giờ được nghe lớn đến như vậy.

Các giám mục tiến dọc theo hàng cột Bernini và lên những xe buýt chờ sẵn để lên đường từ giã giữa rừng những bàn tay vẫy chào và điệp khúc tạm biệt.

Các ngài đã lên đường trở lại với giáo phận của mình nơi các ngài sẽ hướng dẫn những cố gắng lớn lao trong việc đem Công đồng vào cuộc sống cộng đoàn mà các ngài đã được thụ phong để phục vụ.
 
Lời nhắn nhủ của ĐHY Daniel DiNardo về Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:40 02/02/2009
Dưới đây là bản dịch “Lời Chủ Chăn” của ĐHY Daniel DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston được đăng trên website của Tổng Giáo Phận ngày 23 tháng 1, năm 2009.

Tháng 6 vừa qua, Đức Thánh Cha đã công bố Năm Thánh Phaolô để mừng kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của ngài. Thánh Phaolô là một khuôn mặt chính của Tân Ước. Câu truyện trở lại và những chuyến hành trình truyền giáo của ngài chiếm một phần đáng kể trong Sách Tông Đồ Công Vụ của Thánh Luca. Các Thư được gán cho ngài trong Tân Ước là một tập tư tưởng thần học linh hứng và phong phú. Nhưng Thánh Phaolô cũng được tóm tắt như một người bị Đức Chúa Giêsu Kitô “bắt được” và đã trở thành sứ giả của Người cho Dân Ngoại để mọi người biết “sự phong phú khôn lường của Đức Chúa Kitô Giêsu”.

Một trong những bức tranh mà tôi thích nhất là bức tranh “Cuộc Trở Lại của Thánh Phaolô trên đường đi Đamascô” mà Họa Sư Ý Caravaggio vẽ cho Nguyện Đường Cerasi trong Thánh Đường Santa Maria del Popolo ở Thành Rôma. Thánh Phaolô đã ngã ngựa và nằm trên mặt đất; mặt ngài tràn đầy ánh sáng và tay ngài giơ ra như đang ôm ai. Đức Kitô đã đi bước trước, và Thánh Phaolô đang ở đó để đón chào Chúa và đón nhận bất cứ việc bất ngờ nào, bởi vì ngài đã tìm thấy sự tuyệt mỹ, viên ngọc quý, chính là dung nhan của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh. Từ giây phút ân sủng ấy, ngài coi mọi sự như mất mát trừ việc biết Đức Kitô và chấp nhận lời mời gọi cùng ơn gọi từ chính Đức Kitô! Đời sống và giáo huấn của ngài trở nên những kỷ niệm sớm nhất của Hội Thánh như là “việc truyền giáo”, là một bình diện mà chính chúng ta lúc nào cũng phải “để mắt” đến.

Thánh Phaolô là một đấng “mang” truyền thống Tin Mừng vĩ đại. Cuộc gặp gỡ trực tiếp của ngài với Chúa Giêsu đã không tách rời ngài ra khỏi việc rao giảng Tin Mừng của những vị đi trước ngài và đã biết Chúa Giêsu “trần thế”. Việc ngài gặp Thánh Phêrô và các Tông Đồ khác trở thành một điểm tựa vững vàng cho việc rao giảng theo “những gì được truyền lại” để ngài không giảng dạy cách vô ích. Ngài giảng dạy cho Hội Thánh và trong Hội Thánh, mà ngài viết là “Thân Thể” Đức Kitô. Thánh Phaolô đã phải chắc chắn về ơn gọi đặc biệt của mình để tiên phong làm việc trong những cố gắng truyền giáo của ngài. Sự hiểu biết sâu sắc của ngài về Đức Tin đòi hỏi phải có một căn cươc chắc chắn. Tuy nhiên, ngài cũng đã chia sẻ Đức Tin, kiến thức và quyết tâm của các Tông Đồ khác và các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, đặc biệt là tại Antiôkia, cũng như tại Giêrusalem. Ngài không mấy là một người độc lập giống như ngài là một người đã nhận được thị kiến sâu xa hơn, có lẽ, như ngài nói, bởi vì ngài sinh ra cách bất thường để làm một Tông Đồ, một người đã một thời bách hại Hội Thánh cách mãnh liệt. Đối với ngài, Đức Chúa Kitô Giêsu không phải chỉ là một tiểu sử trong quá khứ, nhưng là một cuộc gặp gỡ và một sự hiện diện sống động. Ngài đã gặp Chúa Phục Sinh và trong biến cố ấy ngài đã nhận được “Lời Chúa” trong Đức Tin, là Lời phải được diễn tả bằng hằng ngàn chữ mà ngài đã viết cho các cộng đoàn ngài đã thành lập ở Côrinthô hay Thessalônica, hoặc các cộng đoàn ngài đã thăm viếng hoặc có ý định thăm viếng như Rôma và Côlôxê.

Tuy Thánh Phaolô đã viết hay, nhưng ngài lại không phải là một nhà giảng thuyết giỏi như ngài đã thú nhận trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô. Điều gì có thể giải thích được sự thành công trong việc rao giảng của ngài? Tài giao thiệp với quần chúng ư? Có một “chiến thuật” truyền giáo ư? Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói cách ngắn gọn về những kết quả phi thường của công việc, cầu nguyện và giảng dạy của Thánh Phaolô rằng: “sự thành công của việc tông đồ của ngài trên hết tùy thuộc vào việc cá nhân ngài tận tâm tham gia vào việc rao giảng Tin Mừng với một tâm tình hoàn toàn dấn thân cho Đức Kitô; một sự dấn thân không sợ rủi ro, khó khăn hay bách hại.” Cuộc đời Thánh Phaolô là một sự kiên trì hào hiệp và làm chứng hằng ngày cho Đức Kitô: dấn thân. Đó là lý do tại sao ngài trở thành mẫu gương cho mọi con cái trai gái của Đức Chúa Giêsu Kitô. Từ lúc trở lại, ngài đã ôm chặt lấy Đức Kitô vì Đức Kitô đã chấp nhận (nói “ừ” với) ngài và đã ôm lấy ngài. Cuộc sống trong Đức Kitô như thế là một cuộc mạo hiểm chính hiệu và hấp dẫn nhất. Câu truyện của Thánh Phaolô là câu truyện về sức hấp dẫn bất khả kháng của Đức Kitô. Nó đang xảy ra bây giờ! Chúng ta hãy nhập cuộc với Thánh Phaolô. Như chính ngài đã viết: Chớ chi không có gì “làm vẩn đục tiến bộ của chúng ta”.

 
Phát hành bản danh mục chi tiết về các bản thảo viết bằng tiếng Do thái tàng trữ tại Thư viện Tòa thánh
Phụng Nghi
16:43 02/02/2009
VATICAN CITY (CNS) - Việc hợp tác giữa Vatican và Israel đã mang lại kết quả, đó là cải tiến cách tiếp cận các văn bản – thường có hình ảnh minh họa – về lịch sử tôn giáo và công trình học thuật Do thái, sự cộng tác và những tranh chấp giữa Do thái-Kitô giáo, cũng như tính hiếu kỳ muốn tìm hiểu đạo Do thái của người theo Kitô giáo.

Sau gần 10 năm làm việc miệt mài, Thư viện Tòa thánh và Viện Vi phim các Bản thảo tiếng Do thái thuộc Thư viện Quốc gia Israel đã công bố một bản danh mục đầy đủ chi tiết và diễn giải về hơn 800 bản thảo viết tay và các sách vở bằng tiếng Do thái hiện đang lưu giữ tại Thư viện Tòa thánh.

Hôm 30 tháng giêng, Thư viện Vatican và Tòa đại sứ Israel cạnh Tòa thánh đã chủ trì một buổi trình bầy chính thức tập danh mục, nhằm để công chúng có thể có một cái nhìn đại cương vào 4 bản thảo viết tay quan trọng nhất.

Ông đại sứ Israel là Mordechay Lewy nói rằng các bản thảo – viết mãi từ thế kỷ thứ 9 cho đến ngày nay – ghi lại “lịch sử mối liên hệ giữa Vatican và cộng đồng Do thái” cũng như vạch rõ tầm quan trọng của các ngôn ngữ viết trong việc “bảo tồn và lưu truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ kia, đảm bảo sự tiếp nối truyền thống và sự sống còn của căn tính Do thái.”

Ông Benjamin Richler, nhà học giả chuyên về bản thảo của Israel nói rằng bộ sưu tập các văn bản viết tay bằng chữ Hebrew của Tòa thánh phản ảnh một phạm vi rộng rãi những mối quan tâm của cả người Do thái giáo lẫn người Công giáo.

Bộ sưu tập của Tòa thánh bao gồm khoảng 100 cuốn Kinh Thánh và chú giải Kinh Thánh; một con số tương tự các tác phẩm nói về luật lệ, phong tục và lễ nghi Do thái; chừng 100 công trình về triết học trong đó có tác phẩm của các tác giả Do thái hoặc phiên dịch ra tiếng Do thái; chừng 70 bản thảo bàn về thiên văn học, toán học hoặc y khoa; 90 văn bản nói về kabbalah (thần bí học Do thái); ngoài ra còn một số tác phẩm văn học và thi ca.

Đức giám mục Cesare Pasini, giám đốc Thư viện Vatican, nói rằng dự án này chứng tỏ - bất chấp những thời kỳ người Kitô giáo đối xử tàn tệ với người Do thái – các sách vở, các bản thảo viết tay đã và còn tiếp tục đưa con người gần lại với nhau khi họ sáng tác, sao chép, tặng dữ hay cho nhau mượn, mua bán hay thừa hưởng di sản.

Ngài nói: “Vì nhiều người khác nhau cùng đọc một tác phẩm – dù ở những nơi chốn khác nhau, vào những thời kỳ khác nhau và với những ý hướng khác nhau – họ cùng được hiệp nhất chung quanh một văn bản chung.”

Ngài nói tiếp: “Thêm vào đó, nhiều bản thảo bằng chữ Do thái tàng trữ nơi Tòa thánh, đặc biệt là các văn bản Thánh kinh viết tay tại Ý, chính là “một dấu hiệu cộng tác, đối thoại”, bởi vì hầu hết là do sự đặt hàng của những người Ý theo đạo Do thái, nhưng thư pháp và các hình minh họa lại do bàn tay của những người Ý theo Thiên Chúa giáo.

“Thật là những kết quả tuyệt vời chúng ta đang có đây do sự cộng tác của con người. Họ đã thực hiện sự cộng tác đó và chúng ta hy vọng chúng ta cũng đã thực hiện được chuyện gì tương tự như thế” khi cùng chung sức làm việc để tạo ra bản danh mục này.

Giáo sư Giulio Busi dạy ngôn ngữ và văn chương Do thái, nói rằng trải qua bao nhiêu thế kỷ, các vị giáo hoàng và các vị hồng y đã có nhiều lý do khác nhau để sưu tập những bản thảo viết tay bằng tiếng Do thái: “Trước nhất, đó là ý thức về việc cả hai tôn giáo đều có nguồn gốc Kinh Thánh chung; thứ đến là đặc tính ham hiểu biết về khoa học nhân văn, và chắc là còn có ý muốn dấn thân vào những cuộc luận chiến hoặc tìn kiếm những người cải đạo.”

Viết trên tờ báo L'Osservatore Romano của Tòa thánh, ông Busi nói rằng các bản thảo lưu giữ tại Vatican “thuật lại, bằng giấy trằng mực đen, câu chuyện về một sự trao đổi văn hóa không gián đoạn giữa hai niềm tin tôn giáo.”
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho nhiều ơn gọi mới
Bùi Hữu Thư
22:44 02/02/2009

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho nhiều ơn gọi mới



Ngài nói đây là những quà tặng “quý giá” cho Giáo Hội

VATICAN ngày 1 tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho nhiều ơn gọi mới cho đời sống tận hiến, và nói rằng đó là những quà tặng “quý giá” của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay trước khi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa với đám động tụ tập trước quảng trường Thánh Phêrô. Ngài nhắc rằng, Thứ Hai mồng 2 tháng 2 là ngày lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, và là ngày của Đời Sống Tận Hiến.

Đức Thánh Cha giải nghiã, "Bốn mươi ngày sau khi Chúa Giêsu giáng sinh, Đức Mẹ và Thánh Giuse đưa Người lên Giêrusalem, theo luật Môisen. Tất cả các trẻ đầu lòng, theo Thánh Kinh, đều thuộc về Thiên Chúa, và phải được dâng hiến.

"Trong biến cố này, việc dâng hiến Chúa Giêsu cho Chúa Cha được thực hiện, và được nối kết với việc dâng hiến Đức Mẹ Đồng Trinh."

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng, vì lý do này Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khởi xướng Ngày cho Đời Sống Tận Hiến năm 1977.

Đức Thánh Cha tiếp, "Tôi mời gọi tất cả mọi người hãy cảm tạ Thiên Chúa vì qùa tặng quý báu của các anh chị em này, và xin Người, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, ban cho chúng ta rất nhiều ơn gọi mới, trong các đặc sủng khác nhau và phong phú của Giáo Hội."

Đức Hồng Y Franc Rodé, bộ trưởng Thánh Bộ Dòng Tu và Tu Hội Tông Đồ sẽ chủ tế Thánh Lễ mừng Ngày cho Đời Sống Tận Hiến hôm Thứ Hai, và sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến mọi người tham dự.

Đức Hồng Y Franc Rodé
 
Top Stories
Bishop celebrates New Year at Van-Mon Leprosarium.
Thuy Huong
14:03 02/02/2009
Every year when Tet or the Lunar New Year is looming, the patients and staffs at Van Mon, a leprosarium located in Vu Thu district, city of Thai Binh 110km from Hanoi, always get a chance to see their shepherd, bishop Francis Xavier Nguyen Van Sang who faithfully pays a visit to their home every New Year- rain or shine- and celebrate mass with all of them.

This year, despite the temperature dipping below the normal range, and the bishop is not getting any younger to endure travelling during cold rain and high wind, but his Excellency still insisted on coming to share his quality time with the people whom he considered an inseparable part of his diocese - family, the less unfortunate, poor and sick and but also someone who are bearing the image of God.

Van Mon has long been a treatment center dedicated to the lepers who contracted Hansen's disease by the French missionaries in 1898. Originally, the center was designed to house just a small number of patients from Thai Binh province but it grew larger with time to meet the needs of a much larger and diverse population. The facility is now standing on 65 hectares and willing to receive patients from all over North Vietnam, including people from the other provinces who came after having nowhere else to turn to, just because in a close society such as Vietnam, lepers are still being looked upon as pariahs who are avoided by others. To date, there are 497 inpatients and almost 300 outpatients are being treated at Van-Mon Dermatology Clinic by a team of dedicated, skilled physicians who are not just practicing medicine but also responsible for management and administration.

To fulfill the spiritual needs for the patients, two churches and a Buddhist temple had been built. According to Dr Mui, an attending physician, patients in general are happy with this living arrangement, when they are being provided with both physical and spiritual care by the medical staffs, the charities and the clergy. Thanks to this tender loving care, their health and life expectancy seem to improve a great deal.

Mr. Hoa, from Khoai Chau, Hung Yen province recalled when he first came to the center in 1955:"Our early days were extremely difficult. We had to live in the dilapidated huts and did laborious work. Under this living condition our illness got worse"

Mrs. Teo, a 70 year old patient from Ninh Binh province talked about the time when she had to go around the center looking for snails and vegetable growing in the wild to satisfy her rumbling stomach all the time.

Van Mon center at the present time is no longer a place of destitution, thanks to the effort of the director of the center, Dr. Bui Huy Thien and his team of administrators, also to the generosity of the philanthropists whose tremendous support is the reason why the patients are having enough to eat and their medical condition under control.

The patients also offer thanks to the bishop, the priests, monks and nuns and donors who presented them with 116 kg sugar and about $3000 US as New Year gift.

The bishop in reference to the homily has emphasized the importance of sharing:"When you visit the sick, the hungry or the imprisoned, you visit me"
 
Hanoi: la paroisse de Thai Ha, grâce à l’ouverture d’une année sainte, devient un centre de formation et de pèlerinage pour tout le diocèse
Eglises d'Asie
14:33 02/02/2009
Quelques mois après la transformation d’un terrain de la paroisse en jardin public, sept semaines après la condamnation de huit fidèles de la paroisse à des peines de prison avec sursis, les foules de catholiques se rassemblent toujours aussi nombreuses dans l’enceinte de la paroisse de Thai Ha, pourtant soigneusement surveillée par la police. L’affluence n’a jamais été telle que le 31 janvier dernier.

Selon les estimations du clergé paroissial, quelque 10 000 personnes étaient venues participer à la cérémonie d’ouverture d’une année sainte. Elles venaient des paroisses de Hanoi mais aussi de tous les diocèses du Vietnam du Nord. Grâce à l’efficacité du service d’ordre diocésain, cette foule a réussi à s’introduire l’intérieur de l’enceinte de la paroisse, malgré des embouteillages monstres et les nombreux obstacles mis en place par « les forces de l’ordre ». L’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, a été solennellement accueilli au son des tambours et des cuivres d’une fanfare locale, acclamé et applaudi par la foule. Accompagné de quatre évêques et d’environ 60 prêtres, l’archevêque a présidé la cérémonie.

Si l’actualité immédiate et encore brûlante est dans tous les esprits, l’année sainte est en relation, du moins indirecte, avec elle. Une lettre envoyée à Rome par Mgr Kiêt il y a quelques mois et lue pendant la cérémonie avait demandé aux autorités romaines l’autorisation de célébrer cette année sainte. Elle a pour but de marquer les 80 ans de la fondation de la communauté des rédemptoristes à Thai Ha et les 60 ans de la création de la paroisse de Notre-Dame du perpétuel secours. La réponse de Rome a été favorable et une indulgence plénière a été accordée aux participants dans certaines conditions.

Au cours de la cérémonie, le P. Joseph Nguyên Van Phuong, religieux rédemptoriste, a rappelé brièvement l’histoire de la communauté rédemptoriste à Hanoi. Pour sa part, l’archevêque a souligné, entre autres choses, qu’une année sainte devaient être consacrée à la réconciliation, au pardon des offenses, à la restitution des biens et de l’honneur outragé…

Les intentions de la paroisse en cette année sainte sont ambitieuses; un communiqué, publié le 1er et le 30 janvier dernier, les a fait connaître (1). Pendant les douze mois à venir, la paroisse deviendra pour la totalité du diocèse, mais aussi pour les catholiques vietnamiens qui le voudront, à la fois un centre de formation et un lieu de pèlerinage marial. Des sessions de formation religieuse vont être ouvertes à tous. Elles porteront sur la récente lettre pastorale de la Conférence épiscopale (relative au rôle éducatif de la famille), l’histoire de l’Eglise et de la congrégation des rédemptoristes dans le diocèse de Hanoi, le commentaire des lettres de saint Paul. Dans le même communiqué, la paroisse fait également savoir qu’elle accueillera et animera tous les pèlerinages venus d’ailleurs. De plus, des manifestations spéciales seront organisés à l’occasion des diverses fêtes de l’année. Le communiqué en énumère une dizaine. La dernière aura lieu le 7 mai 2010 et commémorera le 80ème anniversaire de la fondation de la congrégation des rédemptoristes à Hanoi.

(1) Voir VietCatholic News, 30 janvier 2009.

(Souce: Eglises d'Asie, 2 février 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Thuận Nghĩa, giáo phận Vinh: Ngày xum họp của anh chị em di dân
JB. Cao Xuân Hưng
01:29 02/02/2009
VINH - Di dân đang là một vấn đề lớn của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung và giáo phận Vinh nói riêng. Riêng giáo hạt Thuận Nghĩa, con số hơn 4000 bạn trẻ (chiếm khoảng 10% số tín hữu) phải rời bỏ quê hương đi làm ăn xa cũng đã khiến các linh mục trong giáo hạt bao lần trăn trở. Vì thế, từ lâu, các ngài đã không ngừng thao thức, ước mong có được một cuộc gặp gỡ chính thức với anh chị em di dân trong toàn giáo hạt, và ước mong đó đã trở thành hiện thực, khởi đầu bằng cuộc viếng thăm và gặp gỡ anh chị em di dân c ủa Cha dặc trách Giuse Phạm Ngọc Quang, tại nhà thờ Thánh Phaolô- Sài gòn ngày 14-12-2008.

Và hôm nay trên quê Thuận Nghĩa sáng mồng 5 tết Kỷ Sửu, tức ngày 30.01.2009, vào lúc 9h sáng, thời tiết lạnh, mưa phùn nhưng gần 300 bạn trẻ từ nhiều xứ vẫn nô nức tề tựu về ngôi nhà chung của giáo hạt là thánh đường giáo xứ Thuận Nghĩa để gặp gỡ giao lưu. Ngỏ lời với các bạn trẻ trong bài nói chuyện, trước hết, cha Quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính đã khái quát tình hình di dân trong giáo hạt nhà. Tiếp đến, ngài không ngừng khẳng định tình thương, sự quan tâm đặc biệt của Hội thánh nói chung và giáo phận, giáo hạt nói riêng đối với các thành phần di dân. Điều này không chỉ được thể hiện qua những ý nguyện âm thầm trong các thánh lễ, giờ kinh phụng vụ, mà còn được biểu lộ bằng những hành động cụ thể, thiết thực hơn – đó là những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, làm việc trực tiếp với những di dân ở chính môi trường làm việc của họ. Cuối cùng, ngài kêu gọi các bạn hãy vững tin ra đi và hăng say làm chứng cho Chúa ở các công xưởng, nhà máy, công ty. Đáp lại, một bạn trẻ đã thay lời anh chị em di dân nói lên lòng biết ơn của mình trước sự quan tâm, ưu ái của quý cha; đồng thời cũng tỏ bày niềm vui và hạnh phúc khi may mắn được trở về sum họp với đại gia đình giáo hạt trong những ngày đầu xuân Kỷ Sửu này, trong khi biết bao nhiêu bạn khác còn phải buồn tủi đón Tết nơi đất khách quê người.

Sau buổi gặp gỡ đầu năm, cha Quản hạt, cha đặc trách di dân Giuse Phạm Ngọc Quang, cha Đặc trách giáo lý - đức tin Phaolô Nguyễn Văn Khai, và cha phó giáo xứ Thuận Nghĩa Phêrô Bùi Minh Tuệ, đã đồng dâng thánh lễ tạ ơn, cầu bình an năm mới cho anh chị em di dân. Trong bài giảng lễ, cha Phaolô Nguyễn Văn Khai đã trình bày đề tài tiền bạc, tình yêu – tình dục và đức tin. Mở đầu, ngài phác hoạ một thực trạng đáng buồn là không ít bạn trẻ di dân đã lầm tưởng, đặt sai mục đích, cứu cánh của cuộc đời mình vào tiền bạc, tình yêu – tình dục, dẫn đến những hành động, việc làm, hậu quả hết sức đau lòng. Kế tiếp, vị Đặc trách giáo lý - đức tin giáo hạt, bằng kinh nghiệm của bản thân, đã khẳng định: chỉ có Chúa mới là hạnh phúc đích thực, là cứu cánh của cuộc đời chúng ta. Vì thế, cho dù phải sống trong tiếng ồn ào của các nhà máy, dấn thân vào cuộc sống xô bồ nơi chốn thị thành, các bạn trẻ cũng hãy dành những giây phút tan ca, những thời gian nghỉ ngơi để lắng đọng tâm hồn nghe tiếng Chúa phán qua các vị đại diện Giáo hội, các bậc cha mẹ, thân nhân, bạn hữu, đồng nghiệp cũng như các biến cố của xã hội; đồng thời ngài cũng động viên các bạn hãy luôn vững tin vào ngày mai, vì Chúa mới là Ông Chủ thực sự của tương lai chứ không phải các giám đốc, đốc công, trưởng phòng, kế toán.

Kết thúc thánh lễ, dưới sự hướng dẫn của các cha, anh chị em di dân đã tập trung sinh hoạt ở hội trường giáo xứ Thuận Nghĩa. Trong quá trình làm việc, các bạn trẻ đã bầu Ban chấp hành lâm thời Hội di dân giáo hạt Thuận Nghĩa cũng như các đại diện ở ba miền Bắc, Trung, Nam; chọn thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa làm bổn mạng và lấy ngày 24/11 hàng năm làm ngày truyền thống; lập Hội khuyến học ở các giáo xứ, mỗi một thành viên đều quyết tâm chi tiêu tiết kiệm, bớt điếu thuốc lá, ly cà phê để gây quỹ góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ các bạn trẻ khác có điều kiện học tập hơn.

Trong phần định hướng hoạt động của Hội, các cha đã đề cập đến nhiều khía cạnh như phụng vụ, giáo lý, hôn nhân, liên lạc, sinh hoạt. Các ngài không ngừng mời gọi anh chị em dành những thời gian quý báu còn lại để làm việc thờ phượng Chúa, học hỏi giáo lý, gặp gỡ thăm viếng nhau; nên tìm hiểu, kết hôn với những người cùng quê hương, cùng tôn giáo; giữ mình trước những đòi hỏi của xác thịt, những cám dỗ của cuộc sống, nhất là các bạn nữ.

11h30’, tan cuộc, các bạn trẻ tạm biệt nhau trong những nụ cười vui vẻ, những ánh mắt lưu luyến, những cái bắt tay thân tình, để ngày mai ra đi, hẹn ngày tái ngộ.
 
Ngày Quốc Tế Dành Cho Các Bệnh Nhân: Phóng Sự Đối Mặt Tử Thần Tập II
Thúy Hồng
13:48 02/02/2009
Ngày 11 tháng 2, lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, được Giáo Hội chọn là Ngày Quốc Tế Dành Cho Các Bệnh Nhân để suy tư về ý nghĩa đau khổ và cách thế các Kitô hữu đón nhận đau khổ ấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi đau khổ xuất hiện.

Trong bài phóng sự này, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị các giáo dân thuộc tổng giáo phận Perth có thể nói là đã đối mặt với tử thần và may mắn thay họ đã thoát tay tử thần trong những trường hợp rất là hy hữu.

Qua trường hợp của các anh chị này chúng ta có thể thấy rằng ho đã biết hướng đến Đức Mẹ để có thể tuân hành trọn vẹn ý định của Thiên Chúa với một niềm tin kiên vững và không thể lay chuyển, bất chấp những thử thách và đau khổ gặp phải. Mẹ Maria là mẫu gương về sự hoàn toàn phó thác cho thánh ý Chúa: Mẹ đã đón nhận Ngôi Lời Vĩnh Cửu trong tâm hồn và chịu thai Chúa trong cung lòng đồng trinh của Mẹ; Mẹ đã tín thác vào Thiên Chúa, và với tâm hồn bị lưỡi gươm đau khổ đâm thâu qua, Mẹ không do dự chia sẻ cuộc khổ nạn Con của Mẹ, lập lại dưới chân Thánh Giá trên đồi Canvê lời thưa “xin vâng” của Mẹ trong cuộc Truyền Tin. Chúng ta hãy để cho mình bị thu hút bởi lời thưa “xin vâng” đã liên kết Mẹ một cách lạ lùng với sứ mạng của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại; là để cho mình được Mẹ cầm tay dìu dắt để thưa “fiat”, xin vâng theo thánh ý Chúa trong trọn cuộc sống với những vui buồn, những hy vọng và những điều không được mãn nguyện, với ý thức rằng thử thách, đau đớn và sầu khổ làm cho cuộc lữ hành của chúng ta trên mặt đất thêm phong phú về ý nghĩa.

Sự hiện diện của nhiều tín hữu bệnh nhân và những người thiện nguyện tháp tùng họ tại Lộ Đức và tại các đền thánh kính Đức Mẹ giúp suy tư về sự chăm sóc ân cần và từ mẫu mà Đức Mẹ biểu lộ đối với những nỗi đau đớn và sầu khổ của con người. Được liên kết với Hy Tế của Chúa Kitô, Mẹ Maria, Mẹ Sầu Bi (Mater Dolorosa), dưới chân Thánh Giá cũng chịu đau khổ với Người Con Thần Linh của Mẹ, và được cộng đồng Kitô đặc biệt cảm thấy gần gũi, một cộng đồng quây quần quanh các phần tử đau khổ của mình đang mang những dấu hiệu thương khó của Chúa. Mẹ Maria cùng chịu đau khổ với những người gặp thử thách, và Mẹ cùng hy vọng với họ và là niềm an ủi cho họ, Mẹ nâng đỡ họ bằng sự phù trợ hiền mẫu. Một điều chân thực là chính kinh nghiệm thiêng liêng của bao nhiêu bệnh nhân đã thúc đẩy họ ngày càng hiểu rằng “Đấng Cứu Chuộc muốn đi sâu vào tâm hồn của mỗi người đau khổ qua trái tim Người Mẹ rất thánh của Ngài, là hoa quả đầu mùa và là tột đỉnh của mọi người được cứu chuộc” (Gioan Phaolô 2, Tông thư “Khổ đau cứu độ ”, 26).

Ước gì Ngày Thế giới các bệnh nhân tới đây là cơ hội thuận lợi để đặc biệt cầu khẩn sự bảo vệ của Mẹ Maria trên những người đang bị thử thách vì bệnh tật, trên các nhân viên y tế và những người làm việc mục vụ y tế. Xin Mẹ giúp mỗi người chúng ta hiểu tỏ rằng câu trả lời duy nhất có giá trị đối với đau đớn sầu khổ của con người chính là Chúa Kitô, Đấng đã chiến thắng sự chết khi phục sinh và ban cho chúng ta sự sống không cùng tận.
 
Liên đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo phận San Jose, California mừng xuân Kỷ Sửu.
Nguyễn Long Thao
16:13 02/02/2009
San Jose 1/2/09- Vào lúc 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật 1 tháng 2 năm 2009 khoảng 150 đoàn viên của Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Phận San Jose, cùng với gia đình đã tham dự bữa tiệc Mừng Xuân Kỷ Sửu tại nhà hàng Mỹ Tho trên đường East Capitol Expressway.

Mục đích bữa tiệc mừng là để đáp ứng yêu cầu của các đoàn viên trong Liên Đoàn muốn có cơ hội gặp gỡ nhau xiết chặt tình thân ái và đoàn kết giữa các đoàn viên đang hoạt động trong 6 đoàn khác nhau tại 6 giáo xứ hay cộng đòan tại giáo phận San Jose.

Tham dự bữa tiệc của Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng Xuân Kỷ Sửu 2009, người ta nhận thấy có các vị tuyên úy các đoàn như Linh Mục Nguyễn Minh Hiền, Đức Ông Đỗ Văn Đĩnh, Linh Mục Lưu Đình Dương, Linh Mục Trần Đình Thảo, Thầy Sáu Hồ Quang Nhật.

Khai mạc bữa tiệc, Ông Nguyễn Hữu Thức, Trưởng Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo phận San Jose đã đọc diễn văn chúc tết và báo cáo sinh hoạt của Liên Đoàn trong những năm qua. Ông ngỏ lời như sau:

Kính thưa quý cha tuyên uý

Kính thưa qúy vị:

Hôm nay là ngày Chúa Nhật tuần lễ đầu tiên cuả năm mới Kỷ Sửu, hương vị đầu Xuân còn phảng phất nơi nơi. Ai trong chúng ta cũng nao nức hy vọng được một năm mới tốt đẹp, gặt hái được nhiều thành quả về mọi phương diện cho cuộc sống.

Do vậy, trong bầu không khí thánh thiêng của năm mới này, thay mặt cho Ban Trị Sự Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo phận San Jose, Con xin trân trọng kính chúc qúi Cha, qúy vị đoàn viên cùng toàn thể gia quyến một năm mới Thân Tâm An Lạc, tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Kính thưa quý cha:

Kính thưa qúy vị:

Hôm nay là ngày thật vui mừng cho Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo phận San Jose vì đó là ngày gặp gỡ và xum họp đầu tiên của hơn 400 đoàn viên đang hoạt động trong 6 đoàn khác nhau trong 6 giáo xứ hay cộng đoàn vùng San Jose.

Các đoàn viên đã mong mỏi và cố gắng vượt qua mọi khó khăn để có ngày hôm nay với mục đích duy nhất là để các đoàn viên có điều kiện phát huy sự đoàn kết, yêu thương, và từng bước được lớn lên trong ơn sủng nơi Thánh Tâm Chúa Kitô để mọi người nên một.

Thưa qúy vị:

Trải qua thời gian, từ những bước đi chập chững ban đầu đầy trở ngại đến ngày hôm nay có được nền tảng vững chắc, Con xin hân hoan báo cáo thành quả đáng khích lệ của Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tại giáo phân San Jose với khẩu hiệu “Nước Chúa Trị Đến” là Liên Đoàn đã thành lập được 6 đoàn:

- Đoàn LMTT thuộc Giáo Xứ Việt Nam St Patrick,

- Đoàn LMTT thuộc Giáo Xứ St Maria Goretti,

- Đoàn LMTT thuộc Giáo Xứ Most Holy Trinity,

- Đoàn LMTT thuộc Giáo Xứ St Elizabeth,

- Đoàn LMTT thuộc Giáo Xứ St Martin

- Đoàn LMTT thuộc Giáo Xứ Christ the King,

Đoàn nào cũng được qúy ông tham gia tích cực, và tất cả đã liên kết thành một Liên Đoàn dưới sự hướng dẫn của vị Đại Diện Giám Mục đặc trách Mục Vụ VN là Cha Gioan Têrêsa Nguyễn Minh Hiền.Ngài cũng bổ nhiệm Đức Ông Đôminicô Đỗ văn Đĩnh làm Cha Tuyên Úy tiên khởi cho Liên Đoàn kể từ ngày 16-11-2005.

Về phương diện tổ chức, Liên Đoàn đã thành lập được đầy đủ các ban ngành. Tuy nhiên, hầu hết các đoàn viên trong các Đoàn chưa được biết nhau và đó là nguyên nhân chính để Liên Đoàn tổ chức buổi họp mặt đầu Xuân này.

Kính thưa qúy vị, có được ngày hôm nay, có được sự tham dự đông đủ và thân thiết như thế này là do thành qủa cổ vũ của các Cha Tuyên của các Ban Trị Sự các Đoàn. Ước mong, sức sống đó, tinh thần đó luôn được trân trọng vun đắp, hun đúc và sống mãi trong Phong Trào mà chúng ta đang tiến bước.

Một lần nữa, với tư cách là một thành viên của Ban Trị Sự Liên Đoàn, con cám ơn sự hiện diện của qúy Cha và toàn thể qúy vị trong buổi họp mặt đầu Xuân này.

Trân trọng kính chào.


Sau lời chào mừng của ông Nguyễn Hữu Thức, Linh Mục Nguyễn Minh Hiền đã đại diện các Linh Mục tuyên úy hiện diện ngỏ lời chúc mừng năm mới đến tất cả các đoàn viên và gia quyến. Ngài chúc mọi người trong năm “Con Trâu” được mọi sự an bình, thêm tinh thần hăng say làm việc tông đồ cho Chúa và Giáo Hội.

Bữa tiệc được các đoàn và hội viên thay nhau trình diễn giúp vui qua các bản nhạc xuân giá trị của nền âm nhạc Việt Nam. Bữa tiệc kết thúc hồi 3 giờ chiều cùng ngày trong bầu không khí đoàn kết, thân thương và ai ra về cũng hẹn với lòng mình: Mong Mùa Xuân Tới

Tưởng cũng nên nói thêm, Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo phận San Jose là một Liên Đoàn lớn, có sinh hoạt sống động, có tinh thần tương trợ cao, có số đoàn viên lên tới trên 400 người tích cực hoạt động trong 6 đoàn khác nhau tại các giáo xứ trong thành phố có khoảng 150,000 người Việt trong đó khoảng 30,000 người là giáo dân Công Giáo Việt Nam.
 
Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, nguyên giám mục giáo phận Long Xuyên, mừng sinh nhật thứ 100
Lê Mỹ Lộc
17:05 02/02/2009
LONG XUYÊN - Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ đã bước sang tuổi 100 từ ngày hôm nay, 02-02-2009. Ngài và Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện (103 tuổi) là những vị giám mục cao niên nhất thế giới.

Đức cha Micae sinh ngày 02-02-1909 tại Vân Đồn, Thụy Anh, Thái Bình. Ngài theo học Tiểu chủng viện Mỹ Sơn (Lạng Sơn) từ năm 1922. Từ 1928 đến 1934 theo học tại Đại chủng viện Lucon và chịu chức linh mục tại Pháp. Về nước, ngài lần lượt đảm nhận những trách vụ (từ 1934 đến 1954): giáo sư Tiểu chủng viện Mỹ Sơn, Thư ký Tòa Khâm sứ (Huế), chánh xứ Lục Bình, Mỹ Sơn, Lạng Sơn, Tổng đại diện giáo phận Lạng Sơn. Năm 1954, ngài vào miền Nam, thành lập giáo xứ Lạng Sơn (Xóm Mới – Gò Vấp), Tổng tuyên úy Nghĩa binh Thánh Thể (1957), Xử lý Thường vụ Công giáo Tiến hành VN (1958).

Ngày 24-11-1960, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm giám mục tiên khởi giáo phận Long Xuyên mới được thành lập.

Cuộc đời giám mục của Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ gắn với nhiều sự kiện đáng nhớ của Giáo Hội Công giáoViệt Nam: Việc bổ nhiệm ngài làm giám mục Long Xuyên đồng thời với sự kiện Tòa Thánh thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (24-11-1960); Đức cha Micae là nghị phụ Công đồng Vatican II. Đức cha là một trong số ít giám mục trên thế giới lập “kỷ lục” vượt qua ngưỡng trăm tuổi.

Đức cha được Tòa Thánh chấp thuận nghỉ hưu từ ngày 30-12-1997 sau 37 năm làm giám mục chính tòa giáo phận Long Xuyên.

Mừng thọ Trăm Tuổi Đức cha Micae, Đức cha GB Bùi Tuần, nguyên giám mục Long Xuyên, đã chia sẻ những cảm nhận của ngài: “Để mừng Ngài, chúng ta cảm tạ Chúa đã ban cho Ngài vô vàn ơn thiêng. Ơn chung và ơn riêng. Trong những ơn riêng, tôi thấy có một ơn đặc biệt: Đức Cha đã và đang đón nhận, đã và đang dùng, để phục vụ Hội Thánh nói chung và giáo phận Long Xuyên nói riêng. Ơn đặc biệt đó là Ngài dùng chính đời sống mình, để:"Tuyên xưng việc Chúa tử nạn; Tuyên xưng việc Chúa sống lại; và tuyên xưng việc Chúa đang đến". Ba tuyên xưng đó là giáo lý căn bản, gắn liền với trung tâm thánh lễ. Đức Cha Micae tuyên xưng không phải bằng lời nói mà bằng đời sống”.

Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, đương kim giám mục giáo phận Long Xuyên, đã viết trong Thư Mục vụ giáo phận Long Xuyên tháng 02-2009: “Chúng ta đang bước vào tháng Hai. Ngay đầu tháng Hai này có lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Lễ này làm nổi bật ý nghĩa con cái là quà tặng của Thiên Chúa cho gia đình, là của lễ cha mẹ dâng lên Thiên Chúa, và là ánh sáng hy vọng cho xã hội. Cũng trong ngày hồng phúc này, giáo phận Long Xuyên hiệp thông với Đức Cha Cố Micae trong tâm tình tạ ơn và phó thác; tạ ơn vì Chúa đã ban cho Ngài được sinh ra trong cõi đời này với sứ mạng của một phu quân đối với giáo phận Long Xuyên là hiền thê; phó thác để dâng cuộc đời 100 tuổi của người cha già trong giáo phận lên Thiên Chúa Hằng Sống. Tất cả những điều này, gợi ý cho tôi triển khai chủ đề “Gia đình và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống” trong đường hướng chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình theo Thư Mục Vụ 2008 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam”.

Được biết, vào ngày 03-02-2009, nhằm mồng 9 Tết, một phái đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam do Đức Hồng y GB Phạm Minh Mẫn dẫn đầu sẽ về Long Xuyên mừng thọ Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, chung vui với giáo phận Long Xuyên về đại phúc “tam đại đồng đường”: Đức giám mục tiên khởi Micae Nguyễn Khắc Ngữ; Đức giám mục thứ hai GB Bùi Tuần; Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, vị giám mục thứ ba, đương nhiệm.
 
Du Xuân Đầu Năm Kỷ Sửu 2009 vùng người Việt tại Portland và Mount Angel bang Oregon
Phan Hoàng Phú Quý
18:40 02/02/2009
PORTLAND - Trong không khí tưng bừng của những ngày đầu năm, Ban Chấp hành Cộng Đồng Ngừời Việt tại tiểu bang Oregon đã tổ chức Hội Chợ Tết Mừng Xuân Kỷ Sửu tại Convention Center, một trung tâm sinh hoạt lớn nhất tại thành phố Portland vào ngày thứ Bảy/24/1/2009 từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều, có khoảng chừng 6000 người tham dự hội chợ tết năm nay.

Xem hình ảnh

Đây không phải là lần đầu tiên Hội chợ tết được tổ chức. nhưng là một thông lệ hàng năm, các vị đại diện của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt có bổn phận đứng ra tổ chức Hội Chợ Tết, trưóc hết là muốn duy trì và bảo tồn truyền thống văn hóa của Dân Tộc Việt, thứ đến là để tạo cơ hội cho quý đồng hương có dịp gặp gỡ hàn huyên tâm sự trong nhựng ngày đầu năm nơi xứ lạ quê người.

Có nhiều cơ sở thương mại, các hội từ thiện, các tổ chức chính trị cũng như xã hội, các cơ sở giáo dục và văn học nghệ thuật, và rất nhiều vị hảo tâm cũng như mạnh thường quân đã tích cực hổ trợ, ửng hộ cho buổi Hội Chợ nầy.

Chương trính Hội chợ Mừng Xuân có nhiều tiết mục như Múa Lân, Lí xì, trinh diễn võ thuật, hòa tấu nhạc cụ Dân tộc, vinh danh các học sinh xuất sắc, thi Thiếu nhi trinh diẽn Quốc phục, Thi Hoa hậu Áo Dài và những tiết mục đặc sắc khác do các ca sĩ địa phưong cũng như các ca si tên tuổi đến từ California như Lương Tùng Quang, Bảo hân, Phillip Huy, Shayla với ban nhạc lừng danh Blue Heart.

Thời gian cao điểm cho Ngày Hội Chợ là từ 2 giờ 30 đến 5 giờ chiểu khì cuộc thì Hoa Hậu Áo Dài được bắt đầu với 12 em thiếu nữ Việt Nam từ 17 đến 27 tuổi được trình diện trước Ban Giám Khảo va Quý đồng hương, và qua những trắc nghiệm về sắc đẹp, kiến thức học vấn cũng như sinh hoạt cộng đồng va xã hội của Ban giám khảo, chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:

Giải Hoa Hậu Áo Dài cô Nguyễn Nhật Linh
Giải Á Hậu 1 cô Hồ Như Ý
Giải Á Hậu 2 cô Tôn Nữ Diễm My
Giải Ăn Ảnh cô Kiều Thu Bình
Giải Thân Thiện cô Tôn Nữ Diễm My

Chúng tôi cũng xin ghi nhận thêm ở đây, tất cả các em trúng giải trên đậy đều nói được tiếng Việt một cách lưu loát và hiểu rất sâu sắc về Văn Hoá của người Việt Nam, đây là một điễm son đáng tuyên dương cho các em, va cho các bậc cha mẹ đã dày công dạy dỗ các em trong một môi trường khá phức tạp về phong tục, tập quán và văn hoá.

Về phần vinh danh các học sinh xuất sắc cũng được quý đồng hương tán thưởng nhiệt liệt khì các em đạt được những thành quả tốt đẹp tại các học đường, không những với số điễm cao, nhưng với óc sáng tạo và ý chí ham học, cầu tiến các em đã đem lại nhiều vinh dự cho gia đình và cộng đồng.

Hội Chợ được kết thúc vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày trong bầu không khí an bình hạnh phúc của ngày đầu Xuân.

Cũng trong ngày thứ Bảy lúc 4 giờ chiều, Cộng đồng người Việt tại thành phố Vancouver, thuộc tiểu bang Washington cũng tổ chức Mừng Xuân Kỷ Sửu và bầu Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2009-2011. Rất đông quý đồng hương đã đến tham dự, nhưng cuộc bầu cử bất thành vì không có ai ra tranh cử, một số người được đề cử nhưng họ cũng tìm cách từ chối vì nhiều lý do ca’ nhân, chương trính vui Xuân được tiếp tục với Lễ chào quốc kỳ Việt Mỹ, và phút mặc niệm để tưởng nhớ đến những anh hùng chiến sĩ đã hy sinh ví chinh nghĩa tự do, đồng thời cũng dâng lên trước bàn thờ Tổ Tiên nén hương long nhớ đến công ơn Tiên tổ đã dày công dựng nước và giữ nước. Quý đồng hương được ban tổ chức khoản đãi một bữa tối với nhiều món ăn đầy đủ màu sắc và hương vị quê hương trong ngày tết, đặc biệt được thưởng thức một chương trình văn nghệ Mừng Xuân thật phong phú và vui nhộn, các em cũng được lì xì và người lớn được xổ số trúng giải lấy hên đẩu năm.

Bước qua lãnh vực tôn giáo, giáo dân công giáo tại Portland Oregon đã long trọng tổ chức thánh lễ Tân Niên để cảm ta, và chúc tụng Thiên Chúa với muôn hồng ân mà Thiên Chúa đã ban xuống cho mỗi một người trong năm vừa qua. Đặc biệt năm nay có phần tế lễ Thiên, Tiên Tổ và các thánh Tử Đạo Viêt Nam. quý linh mục và quý vị trong Ban điểu hành đã trang nghiêm và chỉnh tề trong y phục cổ truyền của dân tộc, dâng lên trước Bàn Thờ Tổ Tiên những nén hương. trong khi 3 hồi chiêng trống được gióng lên, các bài vị cũng được đọc một cách thành kính:

Lạy Thiên Chúa,
Chúng con xin ca ngợi hát mừng,
tuyên xưng Ngài là Đức Chúa,
Chúa là Cha, Đấng trường tồn vạn đại,
Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn,
trước nhan Chúa các tổng thần phủ phục,
mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc,
đều cảm tạ và cung chúc tôn thờ,
chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô.

Kính lạy tiên tổ,các bậc thánh hiền
hiền nhân nội ngoại, đoái thương con cháu,
ngày tháng dắp xây, gây dựng cơ đồ,
thắm tô đất nước, toàn dân hưởng phước,
Mồng một hôm nay, con cháu về đây,
cảm tạ tỏ bày, cùng nhau chấp tay, đồng thanh bái tạ.

Ta cùng hoan hỷ dâng câu hát,
khúc nhạc tri ân ngập cõi lòng,
Chính bởi muôn vàn ân sủng Chúa,
Đoàn người Tử Đạo đã thành công,
Thủ lãnh biệt tài trong giáo hội,
Tướng hùng bách thắng giữa ba quân,
Đạo binh dũng cảm triều đình Chúa,
ngọn đuốc quang minh rực cõi trần,
thế gian bách hại nhưng đã thắng,
thể xác đớn đau vẩn coi thường,
cái chết oai hùng,con đường thẳng,
Khải hoàn thiên quốc, chính quê hương.


Tiếp theo là thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Portland và quý linh muc Việt Mỹ cùng đồng tế với rất đông giáo dân tham dự.

Sau thánh lễ mọi người được mời ở lại dùng tiệc trà mừng Xuân, với một chương trình văn nghệ giúp vui rất hào hứng và linh động như muá lân do đoàn lân Việt Hùng, đồng ca,và các vũ điệu dân tộc do các em trong đoàn Âu Cơ 1 và Âu Cơ 2 trình diễn, xổ số lây hên đầu năm v.v...

Xem hình ảnh

Sáng thứ Bảy ngày 31/1/2009 nhằm ngày mồng 6 Tết, chúng tôi xuôi Nam để đến tham dự thánh lễ Mừng Xuân do quý linh mục và quý thầy Việt Nam tại Đại Chủng Viện Bennedict Mt. Angel thuộc tiểu bang Oregon tổ chức, Đại Chủng Viện ở cách thành phố Portland khoảng chừng 45 dặm về hưóng Nam và cách thủ phủ Salem chừng 20 dặm vế hướng Đông Bắc, nơi đây có những ngôi nhà cổ kính, che phủ bởi những hàng cây thông xanh mướt quanh năm trông rất thanh tịnh và hùng vĩ, ĐCV chuyên đào tạo linh mục cho trên 25 giáo phận tại Hoa Kỳ và một số quý giáo phận khác trên toàn thế giới, hiện có chừng 150 linh mục và quý thầy đang theo học các lớp thần học và triết học tại đây, trong số đó có 20 vị là người Việt Nam, chúng tôi cũng được biết thêm, có một số quý linh mục VN đã được ơn gọi tại đây và hiện nay đang giữ các chức vụ Giám đốc Đại Chủng Viện như linh mục Nguyễn Thanh Liêm, và gíám đốc ơn gọi là linh mục Nguyễn Văn Thắng.

Mặc dù tiết trời còn lạnh, sương mù vẩn còn bao phủ dày đặc buổi sáng, nhưng giáo dân khắp nơi từ Portland đến các vùng phụ cận Salem đã về tham dự thánh lễ rất đông, trong số đó có các Nữ tu thuộc dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland.

Sau thánh lễ giáo dân được quý thầy, quý cha mời ở lại để tham dự tiệc trà Mừng Xuân và thưởng thức một chương trình văn nghệ Tết rất đặc sắc do quý cha, quý thầy, quý nữ tu, quý ca viên trong ca đoàn Abba, và các em học sinh thuộc trường giáo ly Việt ngữ La Vang trình diễn.

Kính chúc quý cha, quý tu sỉ nam nữ, quý đọc giả xa gần, một Năm Mới nhiều Hồng ân của Thiên Chúa và Đức Mẹ, nhiều Phúc Lộc và Vạn Sự Như Ý.

Mừng Xuân Mới Hoa Đào Khoe Sắc Thắm
Nhớ Cha Hiền Lòng Trí Rộn Tri Ân
.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Làm hòa với Tôn giáo?
Trần Khải
09:32 02/02/2009
Một thời để gây chiến, và rồi tới một thời để làm hòa. Đó là chuyện của những người cộng sản với tôn giáo. Ít nhất, thì mặt ngoài là thế, và điều này có vẻ như sẽ có lợi cho cả hai phía - trong một chừng mực nào đó. Không chỉ tại Trung Quốc, mà cả tại Việt Nam.

Báo Anh Quốc The Times hôm 26-1-2009 có một bài viết của phóng viên Jane Macartney từ Bắc Kinh gửi về, cho thấy rằng chính phủ CSTQ "mở các cuộc nói chuyện bí mật với các hội thánh [Tin Lành] bị cấm trong khi 100 triệu tín đồ kình chống lại quyền lực đảng CSTQ."

Chúng ta đã từng thấy nhà nước Bắc Kinh đàn áp phong trào sinh viên Thiên An Môn năm 1989, vào một thời mà các hội thánh Tin Lành chưa lan rộng nổi và vẫn còn bị kềm kẹp chặt chẽ. Vậy mà 20 năm sau, bàn tay sắt đã phải nới ra, và đảng CSTQ phải thương lượng với các tiếng nói tôn giáo.

Bản tin viết:

"Một buổi họp bí mật giữa các cán bộ Trung Quốc và các lãnh đạo của Hội Thánh Tin Lành bị cấm đã ghi dấu một bước quan trọng đầu tiên về hướng hòa giải trong nhiều thập niên.

Các cuộc thương thuyết này, tổ chức tại một văn phòng ở Bắc Kinh, là lần đầu tiên các cán bộ CSTQ và các lãnh đạo của các 'hội thánh tại gia' bị cấm đã ngồi xuống với tư cách những người thương thuyết với nhau thay vì là kẻ thù, theo The Times được biết.

Thời điểm này có ý nghĩa: năm nay là kỷ niệm 60 năm đảng CSTQ nắm quyền và chính phủ muốn bảo đảm là không có rối loạn nào đối với các lễ hội nhà nước. Năm Con Trâu (Kỷ Sửu) cũng bắt đầu rồi, và Bắc Kinh mong muốn tiến vào một năm của ổn định thay vì các khó khăn kinh tế.

Trong ba thập niên, Trung Quốc đã cho các giáo hội mà nhà nước công nhận được hoạt động trong hạn chế nghiêm ngặt. Người Tin Lành phải sinh hoạt trong Phong Trào Yêu Nước Tam Tự (tự quản trị, tự giáo dục và tự hỗ trợ). Người Công Giáo có thể thờ phượng trong các nhà thờ quản trị bởi Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc. Các tổ chức Cơ Đốc khác đều là bất hợp pháp.

Trong các năm gần đây, tín đồ Cơ Đốc tăng vọt. Các cán bộ trong chỗ riêng tư ước tính rằng tổng cộng phải là 130 triệu giáo dân - vượt xa hơn con số 74 triệu đảng viên Đảng CSTQ. Hầu hết là tín đồ Tin Lành và thuộc các hội thánh tại gia ngoài luồng.

Các lãnh đạo hội thánh tin đây là một lý do vì sao Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển thuộc Hội Đồng Nhà Nước - một viện nghiên cứu chính thức của Đảng CSTQ - đã mở hai hội nghị đột phá hồi cuối năm ngoái. Hội nghị đầu có liên hệ tới khoảng một tá học giả và luật sư, nhiều người được biết là thành viên của hội thánh ngoài luồng. Hội nghị thứ nhì mang tới cả 6 lãnh đạo hội thánh tại gia.

Không có đại diện nào của Giáo Hội Công Giáo ngoài luồng được mời - Vatican vẫn còn bị Đảng CSTQ xem như thế lực kình địch, và các cuộc nói chuyện sơ khởi không có tiến bộ bao nhiêu.

Mục Sư Ezra Jin, người sáng lập Hội Thánh Zion mới 2 năm trước, nói là ông cảm thấy lời mời họp là tất yếu. Ông nói, "Chính phủ có thái độ cởi mở hơn đối với tôn giáo, nên khi họ mời tôi tới, tôi không cần họ giải thích vì sao."

Các lãnh đạo hội thánh nói là chính phủ - kể cả công an, những người bố ráp và đập phá các nhà thờ ngoài luồng nhiều năm qua - đã nhận thức rằng thời kỳ kình địc đã qua rồi.

Hàng trăm giáo dân tụ họp mỗi chủ nhật với Mục Sư Jin để hát thánh ca và cầu nguyện tại một trụ sở văn phòng ở thủ đô; nhiều người hơn nữa vào các phòng khách nhà của nhau ở khắp Trung Quốc để cầu nguyện chung, ngay cả khi họ không thể tìm được ai để làm chủ lễ.

Hội thánh nhà nước nói là có tín đồ Tin Lành khoảng 21 triệu và Công Giáo khoảng 5 triệu. Như thế là hơn 100 triệu giáo dân Ky Tô thờ phượng độc lập ngoài luồng
…." (hết trích dịch)

Như thế là thời bố ráp qua rồi. Nhưng làm sao có thể làm hòa giữa tư tưởng Mác Lê Mao với tôn giáo thì lại là chuyện khác. Vậy rồi đối với Việt Nam thì sao? Thực tế, chúng ta đã thấy có vẻ như Đảng CSVN đang lặng lẽ làm hòa với các tôn giáo, mặt ngoài hầu hết là tại các thành phố lớn. Các bản tin cho thấy vẫn còn căng thẳng cá biệt ở một số nơi, thí dụ như tại Sơn La với một số giáo dân, hay tại Miền Tây với Phật Giáo Khmer Krom, hay với các tăng sĩ đang bị quản thúc nhiều năm qua.

Hình như không có thương lượng bí mật giữa CSVN và các giáo hội ngoài luồng, nhưng đã có các cử chỉ cho thấy không còn gay gắt nữa. Hay ít nhất, Đại Sứ Mỹ Michael Michalak đã nói như thế, kể cả khi có cuộc tranh chấp về đất nhà thờ giữa giáo dân Hà Nội và công an Hà Nội.

Như mới những ngày Tết vừa qua, CSVN đã lộ vẻ cởi mở thấy rõ, theo bản tin đài VOA hôm 28-1-2009:

"VN: Phái đoàn Giám mục Hoa Kỳ cử hành Thánh lễ mừng Tết Kỷ sửu.

Hàng chục ngàn giáo dân đã tụ tập đông đảo tại nhà thờ Phú Cam ở Huế khi một phái đoàn giám mục Hoa Kỳ tới cử hành Thánh lễ tối thứ Hai 26 tháng Giêng vừa rồi, buổi tối đầu tiên của năm Kỷ Sửu.

Đây là lần đầu tiên kể từ nhiều thập niên, tín đồ Công Giáo tại Huế được tham dự buổi thánh lễ nhân dịp Tết Nguyên Đán với các giám mục người nước ngoài.

Theo truyền thống, đối với các tín đồ Công Giáo Việt Nam, ngày mùng 1 Tết được coi như ngày lễ Tạ Ơn, tạ ơn những ân sủng của Chúa trong năm qua và tạ ơn ông bà, cha mẹ. Tin của Independent Catholic News và Catholic News Agency cho hay Đức Tổng Giám Mục George Niederauer của giáo phận San Francisco đã dẫn đầu phái đoàn giám mục Hoa Kỳ cử hành thánh lễ với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể của địa phận Huế cùng với hàng trăm linh mục Việt Nam khác…"
(hết trích)

Đó là lần đầu, cũng là một dấu mốc lớn của sự cởi mở. Có phải đây là một cách làm hòa lặng lẽ sau các căng thẳng giữa chính quyền CS Hà Nội và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội? Chính thức, không có lời giải thích. Nhưng thấy rõ, nhà nước CSVN muốn cho biết rằng CS không xem tôn giáo là kình địch nữa.

Cũng một dấu hiệu có vẻ như tình cờ, nhưng có thể được suy đoán là cố ý: nhiều tấm ảnh của một phái đoàn quan chức tới thăm Tết tại nhà ông Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và 10 tấm ảnh này được gửi tới Đài BBC để đăng nơi trang ảnh đài này.

Các dòng chú thích của BBC viết, trích:

"Nhiều bức ảnh chụp tư dinh của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu được gửi tới BBC qua mạng internet vào ngày mùng Một Tết Kỷ Sửu…

Trong nhà ông Phiêu có treo hình các lãnh tụ quốc tế vô sản Mác, Lênin và cố Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Trên điện thờ người ta thấy tượng Phật và tượng bán thân cố Chủ tịch Hồ Chí Minh
…" (hết trích)

Đúng vậy, trong ảnh cho thấy trong tư dinh của ông Phiêu có đủ cả Mác Lê Hồ và cả Đức Phật. Chúng ta có thể suy đoán rằng, người gửi ảnh cho Đài BBC không tình cờ tí nào: chuyến thăm nhà ông Phiêu là đúng Mồng Một Tết, và hình ảnh cố ý cho thấy có tượng Phật trong nhà.

Hình ảnh này sẽ cho thấy CSVN muốn lộ ra vẻ quân bình với hình ảnh phái đoàn giám mục Mỹ đi và làm lễ khắp từ Bắc ra Nam trong dịp Tết?

Nhưng ông Phiêu là người đã về hưu, còn các lãnh tụ đang tại chức thì sao? Chúng ta không thể biết chắc điều gì hết. Dù vậy, chỉ có thể đoán rằng, trong khi CSTQ chuyển động, chắc chắn là CSVN cũng sẽ chuyển động theo cách riêng để tìm cách làm hòa với các tôn giáo.

(Nguồn: Trần Khải, Việt Báo Chủ Nhật, 2/1/2009)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiệp thông nhân vị và quản lý tạo vật (5)
Nguyễn Kim Ngân
07:16 02/02/2009
HIỆP THÔNG NHÂN VỊ VÀ QUẢN LÝ TẠO VẬT (5)

CHƯƠNG HAI

Theo Hình Ảnh Thiên Chúa: Hiệp Thông Ngôi Vị

II. Nam và Nữ

32. Trong Tông Huấn về Gia Đình ‘Familiaris Consortio’ (FC), ĐTC Gioan Phaolô II xác nhận rằng: “Là một tinh thần nhập thể, nghĩa là một linh hồn tự biểu lộ qua một thân xác, và một thân xác được phú ban cho một tinh thần bất tử, con người được mời gọi sống yêu thương trong toàn thể duy nhất tính của mình. Tình yêu bao hàm thân xác, và thân xác được tạo dựng để thông chia tình yêu thiêng liêng” (số 11). Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người được mời gọi sống yêu thương và hiệp thông. Lời mời gọi này vì được thể hiện một cách nổi bật qua sự kết hợp mang tính sáng tạo giữa vợ và chồng, thế nên sự dị biệt nam nữ trở thành một yếu tố căn cốt trong việc cấu thành nhân vị, vốn đuợc tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa.

33. “Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài; Ngài tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa; Ngài tạo dựng họ có nam có nữ” (Gen 1:27; x. Gen 5:1-2). Như thế, theo Thánh kinh, ‘imago Dei’ được biểu lộ ra bên ngoài, qua sự dị biệt phái tính. Có thể nói rằng con người chỉ hiện hữu như là nam hay nữ, bởi vì thực tại thân phận con người nằm ngay ở chỗ dị biệt tính và đa tính nam nữ. Do đó, phái tính chính là cấu tố của căn tính con người, chứ không phải là khía cạnh thứ yếu hay tùy phụ của nhân cách. Mỗi người chúng ta đều sở hữu một cách thế hiện diện trong trần gian, từ nhìn xem, nghĩ suy, cảm nhận, cho đến cách nhập cuộc trao đổi hỗ tương với người khác vốn cũng được định tính bằng căn bản phái tính của mình. Theo sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo thì: “Dục tính ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh của nhân vị trong duy nhất tính của hồn và xác. Nó đặc biệt tác động trên cảm tính, vốn là khả năng yêu thương cũng như sinh sản, và một cách tổng quát hơn, là khả năng thích ứng để tạo thành những mối dây hiệp thông với người khác” (2332). Các vai trò gán ghép cho nam hay nữ có thể thay đổi tùy theo thời gian và không gian, thế nhưng căn bản phái tính của nhân vị không phải là cấu trúc của văn hóa hay xã hội. Nó thuộc về chính cách thức hiện hữu biệt loại của ‘imago Dei.’

34. Việc Ngôi Lời nhập thể càng xác nhận loại biệt tính này. Chúa Kitô mặc lấy thân phận con người trong toàn thể tính của nó, mang lấy một phái tính, thế nhưng ngài trở thành con người theo cả hai ý nghĩa của từ ngữ: là thành viên của công đoàn nhân loại, và là một nam nhân. Tương quan của mỗi người chúng ta với Chúa Kitô được minh định qua hai cách thức: tùy thuộc vào căn bản phái tính từng người và căn bản phái tính của chính ngài.

35. Hơn nữa, việc nhập thể và phục sinh đã đẩy đưa căn bản phái tính nguyên thủy của ‘imago Dei’ vào tận miền vĩnh cửu. Chúa Kitô phục sinh vẫn là một con người, ngay cả khi ngài đang ngự bên hữu Chúa Cha. Ta cũng có thể ghi nhận rằng cá vị được thánh hóa và tôn vinh của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, tuy nay đã lên trời cả hồn lẫn xác, vẫn tiếp tục là một người nữ. Trong thư gửi giáo đoàn Galata 3: 28, khi thánh Phaolô loan báo rằng trong Chúa Kitô, tất cả mọi dị biệt—kể cả dị biệt nam nữ--đều phải xoá bỏ, ngài có ý nói rằng không một dị biệt nhân loại nào có thể cản trở ta tham dự vào mầu nhiệm của Chúa Kitô. Tuy thánh Gregorio Nyssa và một vài giáo phụ khác chủ trương rằng các dị biệt phái tính nam nữ sẽ bị triệt tiêu khi xác người ta sống lại, nhưng Giáo hội vẫn chưa đi theo lập trường này. Các dị biệt nam nữ, cho dù biểu lộ các thuộc tính thể lý, vẫn thực sự siêu vượt cái thuần tuý thể lý, và chạm tới chính cái mầu nhiệm của con người vậy.

36. Thánh Kinh không hề ủng hộ chủ trương cho rằng, một cách tự nhiên, nam vượt trội hơn nữ. Cho dù khác biệt, nam và nữ đều phải được đối xứ công bình một cách cố hữu. Như ĐTC Gioan Phaolô II đã viết trong Tông Huấn FC: “Trước tiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là phẩm gía và trách nhiệm bình đẳng của nữ với nam. Sự bình đẳng này được thể hiện một cách độc đáo trong sự tự hiến hỗ tương, nam cho nữ và nữ cho nam, cũng như cả hai tự hiến cho con cái trong khung cảnh hôn nhân và gia đình…Khi tạo dựng con người có nam có nữ, Thiên Chúa đã ban cho họ phẩm giá cá nhân bình đẳng, cùng với các quyền lợi và trách nhiệm bất khả nhượng, chỉ riêng con người mới có” (22). Cả nam lẫn nữ đều được tạo dựng bình đẳng theo hình ảnh Thiên Chúa. Cả hai đều là nhân vị có trí tuệ và ý chí, có khả năng sử dụng tự do để điều hướng cuộc sống mình. Nhưng mỗi bên đều làm theo cách thức riêng và phù hợp với căn bản phái tính của mình, đến độ truyền thống Kitô giáo có thể nêu bật lên tính hỗ tương và bổ túc của nam và nữ. Cho dù mới đây đã gây ra chút ít tranh cãi, nhưng các từ ngữ này vẫn hữu dụng để xác nhận rằng nam và nữ cần đến nhau thì mới làm cho đời sống trở thành sung mãn được.

37. Hẳn nhiên, tình bạn nguyên thủy giữa nam và nữ đã bị tội lỗi làm băng hoại một cách sâu xa. Qua phép lạ tại tiệc cưới Cana (Jn 2:1 ff), Chúa Kitô cho thấy rằng ngài đã đến để phục hồi sự hòa hợp mà Thiên Chúa đã có ý định ngay từ khi tạo dựng con người có nam có nữ.

38. Hình ảnh Thiên Chúa, vốn được tìm thấy ngay chính trong bản tính con người, có thể được thể hiện một cách đặc biệt trong sự kết hợp của con người với nhau. Do bởi sự kết hợp này được quy hướng về sự toàn hảo của tình yêu Thiên Chúa, thế nên truyền thống Kitô giáo đã luôn luôn xác nhận giá trị của đức đồng trinh và độc thân bởi vì chính nó nuôi dưỡng một tình bạn thanh khiết giữa con người với nhau, đồng thời nó còn trỏ về sự hoàn tất cánh chung của mọi tình yêu được-tạo-dựng trong tình yêu không-hề-được-tạo- dựng của Chúa Ba Ngôi. Chính vì khía cạnh này mà Công Đồng Vaticanô II đã nói đến một điểm loại suy giữa sự hiệp thông của chính các Ngôi Vị Thiên Chúa với nhau, và đó là điều con người được mời gọi để tạo lập trên trần gian” (GS 24).

39. Tuy đoan chắc rằng sự kết hợp giữa con người với nhau có thể được thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng thần học Công giáo ngày nay còn xác nhận rằng hôn nhân chính là một hình thức cao cả của việc con người hiệp thông với nhau và là hình ảnh loại suy tốt đẹp nhất so sánh với đời sống Tam Vị. Khi một người nam và một người nữ kết hợp thân xác và tinh thần trong một thái độ rộng mở và hoàn toàn tự hiến, họ đã tạo ra một hình ảnh mới của Thiên Chúa. Việc họ nên một thịt một xương không hề chỉ tương ứng với một tất yếu sinh lý, mà còn hướng mở trước ý định của Đấng Tạo Hóa muốn đem họ đến thông chia niềm hạnh phúc là được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Truyền thống Kitô giáo đề cập đến hôn nhân như là một lối nên thánh cao cả. “Thiên Chúa là tình yêu, và nơi chính mình, Ngài sống một mầu nhiệm hiệp thông cá vị đầy yêu thương. Khi tạo dựng con người giống hình ảnh mình, Thiên Chúa đã khắc ghi nơi nhân tính người nam và người nữ một ơn gọi, và từ đó, một khả năng và trách nhiệm để yêu thương và hiệp thông” (Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo 2331). CĐ Vaticanô II cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa sâu xa của hôn nhân: “Nhờ bí tích hôn phối, đôi vợ chồng Kitô hữu biểu tỏ và thông chia mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu trổ sinh hoa trái vốn có giữa Chúa Kitô và Hội Thánh Ngài (x. Eph 5:32). Nhờ đó, vợ chồng hỗ trợ nhau đạt đến sự thánh thiện của đời sống hôn nhân và qua việc nuôi dậy con cái” (LG 11; x. GS 48).

(còn tiếp)
 
Văn Hóa
Điểm sách: Món quà Tết của nhà văn Trà Lũ
Hoàng Yên Lưu
05:56 02/02/2009

Món quà Tết của nhà văn Trà Lũ



Hoàng Yên Lưu

Thế giới đầu năm 2009 và những ngày đầu của Tết Kỷ Sửu không mấy ai không cố giấu vẻ lo âu trước cảnh chiến tranh tàn khốc ở Gaza, tình trạng khủng hoàng nhà đất ở Mỹ, thế giới kim tiền Wall Street phá sản, kinh tế toàn cầu suy thoái và “đống xương Vô định” ở Afghanistan chồng chất thêm cao. Bầu trời tương lai xem ra không mấy sáng sủa. Hình như ai nấy đón tương lai bằng sự lạc quan gượng gạo và rủ nhau thắt lưng buộc bụng. Có kinh tế gia còn khuyên chúng ta nên ở nhà để tiết kiệm hơn là ra ngoài mua sắm.

Thực tâm, tất cả đều mong có chút tươi vui nhưng trời quá lạnh, hoa chưa nở, hơi ấm chưa tăng và chỉ thấy bầu trời màu xám trên đầu và chân trời mờ mờ trước mặt.

Lấy gì vui xuân? Lấy gì mà vui, để giải thoát tâm trạng “trong héo ngoài tươi”? May mắn thay một tác phẩm ra đời cuối năm 2008 và trở thành món quà Tết đầu năm Sửu cho mọi nhà: “500 Chuyện Cười” do Hoa Lư xuất bản của nhà văn quen thuộc Trà Lũ.

Đây là tuyển tập chuyện cười thứ hai của cây viết có khả năng viết vào loại phong phú nhất trong giới cầm bút hải ngoại. Độc giả biết tiếng ông qua 10 tác phẩm về Đất và họ đã say mê nghe ông kể chuyện về đất và con người ở nơi “đất lạnh tình nồng”. Họ bị lôi cuốn vì cái duyên của nhà văn khi kể chuyện trong lúc ngẫu hứng. Cái duyên này khởi từ nhiều yếu tố, mà một yếu tố quan trọng chính là khía cạnh trào lộng, một nét đậm trong văn phong của ông. Nếu đọc những tác phẩm về Đất của ông, độc giả cười chưa thỏa thích vì thế giới trong Đất đôi khi còn nhiều chi tiết khiến người ta bất bình vì thời thế, giận đời đổi trắng thay đen, và tiếc nuối dĩ vãng vàng son, nhất là bị mê hoặc bởi cuộc sống đa dạng, và con người tuyệt diệu nơi “đất hứa”.

Người thích văn chương và yêu quý Trà Lũ, khao khát tìm thêm nguồn vui, nguồn giải trí mang chất tươi chất hồng cho lên chút hương trong cuộc sống xô bồ và tất tả. Năm 2001, chúng ta vui mừng có “300 Chuyện Cười” của Trà Lũ hành thế. Mong đợi thêm và nôn nao thêm và đã có kết quả: Năm 2008 tủ sách gia đình đón nhận “500 Chuyện Cười” của cây viết độc đáo này.

Có người cho rằng chuyện cười không phải văn chương?

Thành kiến này sai lầm. Đã từ ngàn xưa người ta nhắc tới chuyện tiếu lâm. Tiếu lâm là từ ngữ Hán Việt có nghĩa là “rừng cười”.

Theo khảo cứu của Lỗ Tấn, chữ “tiếu lâm” có cách đây hơn một ngàn năm từ tác phẩm Tiếu Lâm do nhà văn đời Ngụy (Tam quốc) ở Hàm Đan có tên là Thuần (có tài liệu cho biết Thuần còn có tên Trúc, tên tự là Tử Thúc, người Dĩnh châu, Hà Nam). Tiếu Lâm thời Hán mạt gồm ba cuốn nhưng vì đại bộ phận đã thất truyền, và ngày nay chỉ còn hơn chục truyện và được coi như tài liệu văn học cổ của Trung Hoa.

Trong văn chương ta từ xưa đã có khuynh hướng trào phúng và nụ cười của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... đã trở thành bất hủ. Văn học cổ điển thì thế, văn học hiện đại và cận đại, chẳng mấy ai quên Tú Mỡ với Dòng Nước Ngược và Đồ Phồn với nhiều bài thơ phúng thế và tác phẩm Một Chuỗi Cười. Gần đây nhất là Tiếu Lâm Chính Trị của Trần Khốt. Truy tầm xa hơn nữa, các cụ ta xưa rất thích thể trào phúng nhưng nụ cười của cổ nhân chưa được cởi mở viên mãn như chúng ta vì họ thường bị khuôn thước tình cảm “trung hòa” của thuyết “trung dung” gò bó (hỉ, nộ, ai lạc chi vị phát vị chi trung, phát nhi giai trúng tiết vị chi hòa). Vì thế, đọc Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ, Nam Ông Mộng Lục của Hồ Nguyên Trừng và Lan Trì Kiến Văn Lục của Vũ Trinh... chúng ta thường gặp những mẩu chuyện châm biếm một cách kín đáo thói hư tật xấu của người đời với mục đích “phù thế giáo một vài câu thanh nghị”.

Phải tới cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, chúng ta mới có tuyển tập chuyện châm biếm đầy lý thú và đa sắc, đa dạng qua ngòi bút của các nhà văn tiền phong như Huỳnh Tịnh Của (tác giả “Chuyện giải buồn” gồm hai tập xuất bản năm 1880 và 1885) và Trương Vĩnh Ký (“Chuyện khôi hài” xb 1882). Tuy nhiên, nguồn chính chuyện cười của chúng ta phải kể từ văn học dân gian và những nhân vật Ba Giai-Tú Xuất và Trạng Quỳnh... và giai thoại về họ, đã giúp chúng ta “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Có người lại cho rằng kể chuyện cười không phải là sáng tác văn học mà chỉ là công việc sưu tầm các mẩu chuyện có sẵn.

Trong bài tựa trong “500 Chuyện Cười” nhà văn có viết: “Tôi không phải là tác giả các chuyện này. Chuyện cười giống như ca dao. Lúc đầu, có người làm ra vì được ưa thích và lan truyền rộng rãi, tác giả đã biến đi”.

Tác giả đã khiêm tốn chỉ nhận là người sưu tầm chuyện cười nhưng thực sự “500 Chuyện Cười” là một công trình văn học sáng giá và đầy sáng tạo.

Sáng giá ở điểm nào?

Trước hết là quy mô của tác phẩm. Chọn 500 câu chuyện dí dỏm khác nhau, bao quát được đủ cách cười, đủ giọng khôi hài, chan hòa châm biếm... không phải là chuyện dễ và như tác giả tiết lộ ông đã thu thập chúng trong 7 năm trời.

Cách chọn lựa những câu chuyện để trình bày lại trong “500 Chuyện Cười” cũng đòi hỏi khả năng thẩm mỹ tế nhị. Nên biết chuyện cười rất phong phú nên mới gọi là “tiếu lâm” hay “rừng cười”. Nhưng trong khu rừng bát ngát mịt mùng, gỗ tạp bên cạnh gỗ quý, người thưởng ngoạn phải biết “đãi cát tìm vàng” chọn chuyện nào và bỏ chuyện nào. Về mặt này Trà Lũ đã thành công trong việc chọn lựa, tiểu thuyết hóa và tân kỳ hóa các mẩu chuyện vui nhất.

Chọn chuyện đã khó, kể lại chuyện còn khó hơn. Việc này đòi hỏi có duyên, có tiểu xảo nghệ thuật tạo những bất ngờ cho người nghe khiến ai nấy khi nghe tới lời cuối mới vỡ lẽ câu chuyện và ngả nghiêng cười thích thú. Không kể mà viết lại, lại còn khó hơn vì lời văn phải giản dị, chữ dùng phải tạo ấn tượng, biến “cái tục” thành “cái thanh” để người đọc, khi đọc xong càng nghĩ càng ngấm, càng thích thú. Dùng nghệ thuật vị nhân sinh, làm đẹp được cái bị thành kiến cho là không đẹp, khéo léo phô bày được được điều người đời cố tình giấu giếm mà cũng cố tình khoe ra, tạo thành nụ cười dòn dã và Trà Lũ đã làm được việc này.

Tóm lại, bảo rằng kể chuyện cười chỉ làm công việc “thuật nhi bất tác” là sai đối với Trà Lũ. Nhà văn đã dùng cái tài kể chuyện duyên dáng, óc sáng tạo, văn phong giản dị để linh động hóa những mẩu chuyện vui mà nhiều người đã biết. Nhờ đó cái cũ biến thành cái mới, “tục” biến thành “thanh” và “thanh” biến thành “tục”, tạo cho người đọc lý thú bất ngờ, đỏ mặt vì cười, chau mày vì chua chát...

Ý hướng cho ra mắt chuyện cười của Trà Lũ cũng rất đáng quý. Ông đã tâm sự trong bài tựa: “Tôi chỉ có ý góp vui, vì tiếng cười là thuốc trường sinh, một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ.”

Cười là liều thuốc bổ như chúng ta đều biết, nhưng nụ cười còn gói ghém nhiều mục tiêu khác nhau. Trào phúng là khí giới của kẻ yếu, và từ ngàn xưa chúng ta đã dùng nụ cười để đối kháng kẻ mạnh, kẻ áp bức. Chuyện cười cũng là ngọn roi dư luận đối với thói hư tật xấu của người đời.

Chuyện cười của Trà Lũ như ông đã thanh minh: “Khi chọn đăng các chuyện cười, tôi không hề có ý xúc phạm tới bất cứ một giới nào”. Quả thực ông đã làm được việc này. Đọc kỹ tác phẩm của ông, ta không thể không thấy ý hướng xây dựng của nhà văn. Nhà văn muốn dùng tiếng cười hơn là lời chỉ trích bất cứ ai, nên không những làm vui người mà còn làm đời thêm vui. Ân, oán, hiềm nghi, chia rẽ và thành kiến nếu có, nhờ tiếng cười mà Trà Lũ cho chúng ta, phút chốc tan biến tất cả. Ta đoàn kết dấn thân vào hội cười.

Tác phẩm của Trà Lũ đánh đúng vào cái yêu chung của mọi người nên chắc chắn được mọi người mở rộng vòng tay tiếp đón và nối vòng tay thưởng thức nó.

Tuy nhiên, thế nào chẳng có nhà đạo đức cho rằng Trà Lũ chọn nhiều chuyện quá nhuốm mùi tục lụy trong “500 Chuyện Cười”. Xin thưa đã là chuyện cười thì chất tục khó tránh. Có mấy ai không cảm thấy hứng thú khi đọc vài chuyện rất tục nhưng lý thú trong “Chuyện khôi hài” của Trương Vĩnh Ký và bài thơ “Vũng lội Làng Ngang” của Nguyễn Khuyến? Còn Hồ Xuân Hương nữa, thiếu gì bài ý tục lời thanh.

Coi rẻ cái tục là sai, vì nó là một phần nhân bản nhưng do thói quen người ta vẫn kiêng nói ra miệng. Thực ra, tục, thanh ở tại lòng ta hơn là ở câu chuyện. Tài của nhà văn là biến cái “tục” thành “thanh”. Câu chuyện Trà Lũ kể lại nhờ lời bóng bảy, phép ẩn dụ, chữ gợi hình, thuật liên tưởng, đã không có ý gợi dục nơi người đọc mà chỉ có ý chọc cười cho mọi lứa tuổi, bất chấp giới tính.

Trà Lũ đã chọn lựa chuyện cười theo một tiêu chuẩn và trung thành với đường hướng này: giúp giải tỏa tâm lý bị dồn nén do hoàn cảnh kinh tế và chính trị gây nên, và mang lại bổ ích cho sức khỏe của mọi người. Nụ cười của ông đã thành công chinh phục độc giả và tác phẩm “500 Chuyện Cười” đã góp phần vào kho tàng văn học bên cạnh các công trình sưu tầm chuyện dân gian của Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Văn Ngọc...

Ngừng ở trang cuối tuyển tập gồm gần ba trăm trang, trình bày trang nhã và dí dỏm với chân dung của một kẻ yêu đời cười hể hả ở ngoài bìa. Xin khoan ngừng ở nụ cười, xin đừng vội coi tác phẩm chỉ là tuyển tập tiếu lâm đơn thuần mà nên đi sâu vào tấm lòng người kể chuyện. Cám ơn nhà văn vì yêu người, yêu đời, đã mang cái lạc quan của mình chia sẻ với chúng ta, giúp chúng ta có những phút tạm quên sầu đời, dịu bất bình vì đời và hy vọng nhờ nó nhiều người thoát khỏi chứng trầm cảm.

Hoàng Yên Lưu


ĐẦY TIẾNG CƯỜI- ĐẦY KIẾN THỨC


Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu 2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:

MIỀN ĐẤT AN LẠC

Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và

500 CHUYỆN CƯỜI

những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001

Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hat 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada

Đây là món quà trang nhã và đẹp nhất mừng Năm Mới
để tặng thân nhân và bằng hữu. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giữa Trời Mây Trắng
Lê Ngọc Minh
16:58 02/02/2009

GIỮA TRỜI MÂY TRẮNG



Ảnh của Lê Ngọc Minh

Tai nghe mắt thấy cả đời

Cũng đều vô nghiã giữa trời hư vô.

(Trích thơ của Omar Khayyâm gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền