Ngày 04-01-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tính Phổ Quát Của Ơn Cứu Độ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:09 04/01/2018
Lễ Hiển Linh

Kế hoạch của Thiên Chúa là muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu độ (x.1Tm 2,3-4). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định về tính phổ quát của ơn cứu độ rằng: “Trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại cùng được thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Eph 3,5-6). Như thế, ơn cứu độ không dành riêng cho một ai, cho một dân tộc nào. Họp mừng lễ Hiển linh hay là lễ Chúa tỏ mình cho muôn dân, Hội Thánh không gì hơn là muốn khẳng định với chúng ta rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người, mọi thời, mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo chúng tránh xa thái độ cao ngạo độc quyền chân lý, và mặt khác dạy ta cần tích cực sẻ chia cho tha nhân kho tàng ân sủng mình đã lãnh nhận theo khả năng và hoàn cảnh của mình.

Ơn cứu độ là dành cho mọi người. Ngôn sứ Isaia loan báo cảnh huy hoàng rực rỡ của Giêrusalem và chư dân Đông Tây, sẽ tay bế tay bồng dìu nhau đến thờ lạy, ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa (x.Is 60,3-5). Thiên Chúa là Đấng công bình và đầy tình lân ái. Người tỏ mình cho mỗi người mỗi cách khác nhau tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ. Chúa công bình vì Người tỏ mình cho tất cả mọi người, chẳng trừ một ai. Chúa lân ái nên Chúa tỏ mình bằng nhiều cách thế, để mỗi người theo mỗi hoàn cảnh có thể gặp được Người.

Với những người chăn chiên cừu, vốn ít học nhưng đơn sơ chất phác, thì lời loan báo của vị Thiên Sứ cùng với tiếng hát của đoàn cơ binh Thiên Thần trong ánh sáng huy hoàng quả là một sứ điệp không gì bằng. Dòng lịch sử minh chứng cho ta sự thật này: Chúa Kitô, Mẹ Maria thường hiện ra với những người thôn quê, nghèo hèn nhiều hơn là với những người trí thức, học cao, hiểu rộng hay chốn thị thành. Với các nhà đạo sĩ Đông phương, thì sự xuất hiện một ánh sao lạ trên bầu trời hẳn là một lời mời gọi thiết thực với những “chuyên gia thiên văn”. Còn với các kinh sư, các Thượng tế Do thái giáo, thì thử hỏi có gì quan trọng cho bằng Thánh Kình. Chúng ta không quên việc họ thường mang Lời Chúa được ghi trên các dải vải đính ở tay áo. Thế thì một duyên cớ để họ đọc lại lời của Ngôn sứ Mikêa: “Phần người, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” (Mk 5,1), quả là một lời mời gọi hay nói cách khác, là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách tuyệt vời cho họ. Rồi với Vua Hêrôđê, một vị vua trần thế vốn tham quyền cố vị, thì câu hỏi của các nhà đạo sĩ Đông phương: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu?” đích thực là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách đúng đối tượng.

Thiên Chúa luôn tỏ mình ra với mọi người theo cách thức Người chọn, phù hợp với từng người theo từng hoàn cảnh, số phận khác nhau của họ. Như thế, ta có thể nói là bất cứ ai cũng đều có thể tìm gặp chân lý, đều có thể tìm đến cội nguồn hạnh phúc vĩnh cửu theo khả năng, hoàn cảnh của mình. Giáo lý Công Giáo khẳng định rằng ngoài phép rửa bằng nước còn có phép rửa bằng máu và bằng lòng mến. Thánh Công đồng Vatican II dạy chúng ta: “Vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho tất cả mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh cứu độ của Đức Kitô, tham dự bằng cách nào thì chỉ có Chúa biết mà thôi (MV số 20). Ơn cứu độ là dành cho muôn dân, vì thế chúng ta có thể rút ra một vài hệ luận như tất yếu sau:

Không được phép độc quyền chân lý: chân lý không thuộc riêng một ai, một tập thể nào. Khi ta độc quyền chân lý cách này cách khác là khi ta tự biến mình thành ngẫu tượng. Cần phải bỏ dần thái độ cao ngạo tự tôn của một thời quá khứ khi ta đồng hoá mọi niềm tin, tôn giáo khác ta đều là lầm lạc, là ma quỷ, bụt thần… Cần phải minh định rằng “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô” (x.Ga 14,6). Tuy nhiên cũng cần cảnh giác thái độ tự tôn cho rằng “ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ”, một thái độ thiếu tôn trọng hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng “muốn thổi đâu thì thổi” (x.Ga 3,8). Khi ta có thái độ độc quyền chân lý là lúc ta tưởng như mình đã nắm trọn vẹn chân lý và hữu ý hay vô tình ta đã rơi vào chước cám dỗ của Satan ngày xưa khi cám dỗ tổ tiên loài người: Cứ ăn trái cấm này đi thì hai ông bà sẽ nên như Thiên Chúa, biết được điều lành điều dữ (x.St 3,5).

“Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ” (Ga 6,45). Thiên Chúa tỏ mình cho mỗi người mỗi cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên để nhận biết Thiên Chúa, phần phía con người cũng cần có sự đáp trả cân xứng. Một vài thái độ đáp trả cần có đó là:

Một tâm hồn biết lắng nghe: đây là thái độ khiêm nhu chân thành, luôn khao khát tìm về chân, thiện, mỹ. Người có tâm hồn biết lắng nghe là người có tấm lòng thành trước những những gì là chính đáng, là phải đạo. Các nhà đạo sĩ Đông phương và những người mục tử thôn dã lúc bấy giờ là những người có tấm lòng thành. Tấm lòng thành ở đây được hiểu như là sự hướng thượng và hướng thiện. Quân vương Hêrôđê chắc chắn không có tấm lòng thành. Các thượng tế, kinh sư ở thành Giêrusalem lúc bấy giờ thì ta không dám quả quyết nhưng chắc chắn họ thiếu động thái lên đường, ra đi.

Một động thái lên đường, ra đi: Khi đã nhận ra tiếng nói của chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu, thì cần phải lên đường, ra đi. Chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu đòi hỏi chúng phải ra đi khỏi cái vị thế hiện tại. Không một ai ở trần gian này có thể nắm được tình yêu vĩnh cửu hay chân lý toàn thiện. Tất thảy đều ở phía trước, chính vì thế cần phải lên đường, ra đi. Các thượng tế và kinh sư ở thành Giêrusalem năm nào dù đã nhận ra Ánh Sáng cứu độ nhưng vì họ đã không lên đường nên không thể gặp được Đấng Cứu Thế. Trái lại khi nhận được dấu chỉ mời gọi, các đạo sĩ Đông phương và các mục tử đã biết lên đường, ra đi. Ra đi là chấp nhận từ bỏ. Lên đường là chấp nhận hy sinh và gian khó. Có một cái khó mà không dễ gì vượt qua hay từ bỏ, đó là những tập tục hay truyền thống mang tính nhân loại. Chúng dễ nhận ra sự thật này nơi nhiều người biệt phái, luật sĩ, tư tế thời Chúa Giêsu, khi Người công khai rao giảng tin mừng.

Chân lý đã thực sự hoàn hảo và đầy đủ nơi Chúa Kitô, Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (x.Col 1,15; Dt 1,1-2). Nhưng chúng ta, dù là giáo dân hay giáo sĩ, dù là thần học gia hay “xứng với bậc tông đồ” thì cũng chỉ nhận biết chân lý kiểu như thấy trong tấm gương đồng. “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1Cor 13,12).

Ra khỏi tháp ngà tự mãn cho rằng đã nắm được trọn vẹn chân lý, ra khỏi tháp ngà độc quyền chân lý là cách thế tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Hiển linh, Chúa tỏ mình cho muôn dân cách thiết thực, hữu hiệu và khả tín. Không ngừng kiếm tìm và đón nhận chân lý là một thái độ khiêm nhu vừa có tính giải thoát và tính truyền giáo. Sự thật không chỉ giải thoát chúng ta, mà còn có sức cuốn hút những tâm hồn thiện chí. Và như thế sự thật sẽ làm cho chúng ta xích lại gần nhau, làm cho chúng ta nên một bằng cách thánh hiến chúng ta (x.Ga 17,17).

Mừng mầu nhiệm Chúa Hiển Linh, ước gì chúng ta mãi luôn nuôi dưỡng cái tấm lòng thành nơi chúng ta bằng thái độ khiêm nhu biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần. Lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần không chỉ trong Thánh Kinh, trong các cử hành Phụng vụ, trong lời dạy của Hội Thánh…mà còn trong các biến cố lịch sử, trong các nét đẹp thánh thiêng nơi các niềm tin, tôn giáo ngoài Công Giáo, nơi các nghĩa cử cao đẹp của những người chưa tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa. Lắng nghe không phải để đứng nhìn mà để can đảm lên đường tìm kiếm và đón nhận chân lý. Sự thật toàn vẹn luôn ở phía trước, vì có đó nhiều điều ngay các Tông đồ vẫn chưa thấu hiểu. Chính Thánh Thần là Đấng sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,12-13). Người là Đấng đang mãi hoạt động cho đến ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Không ai có thể trao ban điều mình không có. Tích cực tìm kiếm và đón nhận chân lý là tiền đề tất yếu để ta chia sẻ cho tha nhân hồng ân cứu độ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –Ban Mê Thuột
 
Lễ Chúa Hiển Linh
Lm Jude Siciliano OP
15:19 04/01/2018
Isaia 60: 1-6; T.vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

Ánh sáng của lễ Giáng Sinh hầu như sắp phai nhạt, nhưng ở vài nơi vẫn còn trông thấy ánh sáng, nhất là trong nhà thờ. Vậy thì, chuyện gì xãy ra làm bạn không cảm thấy "tinh thần của lễ Giáng Sinh", và bạn không muốn nghĩ dến lễ Giáng Sinh nữa? Trong nhà thờ lễ Giáng Sinh không chấm dứt ngày 26. Trái lại, hôm nay chúng ta được nhắc nhở là lễ Giáng Sinh vẫn sáng. Có người trong cộng đoàn có cảm tưởng như là họ không đồng hành cùng nhịp với các bài hát Giáng Sinh, với máng cỏ và ánh đèn. Không phải họ là những người càu nhàu, nhưng thật ra họ cảm thấy một chút thương đau hình như đến lúc này họ mới cảm nhận được. Xoay quanh các ánh sáng, các mùi hương và âm thanh lại làm họ thêm cau có. Họ cảm thấy xa lạ và không muốn vì họ làm nên kẻ phá rầy những người đang vui vẻ.

Có nhiều người như thế trong cộng đoàn mà chúng ta không biết, hay hoặc vì bên ngoài họ không tỏ vẻ buồn bực. Trong lúc này người ta thường hay cười, ngay cả trong khi tâm hồn họ không cảm thấy như thế. Điều gì làm họ cảm thấy ở bên rìa xã hội? Có thể họ còn nhớ những kỹ niệm khó quên về lễ Giáng Sinh lúc họ còn nhỏ như: những cãi cọ gay gắt vì nghiện thuốc hay rượu trong gia đình. Khi họ còn nhỏ cha mẹ họ có thể bị ốm nặng, để họ phải gánh vác những trách nhiệm của người lớn trước khi họ trưởng thành. Họ mất cơ hội sống đời sống tuổi ấu thơ mà họ chẳng bao giờ được hưởng. Có người khác vì mất cha mẹ, hay vì gia đình chia rẻ do ly dị. Cảnh nghèo nàn lúc đó và bây giờ không cho cha mẹ đủ sức mua quà cho con cái. Lại còn có những cặp vợ chồng không con cái, những cặp đồng tình luyến ái, hay cha mẹ đã có con bị chết. Đối với những người đó ngày lễ cho trẻ con này gây nên nổi buồn. Bệnh tật đến không có "lý do", không "lúc không lợi". Có người trong cộng đoàn bị ung thư, hay có người thân bị ung thư. Tất cả cộng đoàn có thể cảm thấy xa lạ với họ trong mùa lễ này. Lại còn có những cộng đoàn nghèo trông như người xa lạ nhìn vào gia đình giàu có đang tiệc tùng.

Thật ra làm sao giúp tránh bớt sự đau đớn cho chúng ta hay cho các người trong giáo xứ qua Kinh Thánh trong ngày lễ này, hay khi nghe có tin mừng về những người đã qua sự đau đớn. Và nếu chúng ta nghĩ đây là bài giảng cho thiểu số thì cũng phải, vì trước hết đôi khi có những nơi người đau đớn là đa số. Hay vì những người nghe chúng ta đang qua một thời kỳ vui vẻ, chúng ta tất cả có thể nhớ lại nhũng lúc chúng ta gặp đau khổ. Vì thế khi chúng ta nhớ đến những lúc khó khăn, chúng ta mừng được thoát khỏi nhờ bí tích Thánh Thể tạ ơn. Chúng ta cũng biết qua kinh nghiệm là có lúc sự đau đớn xâm chiếm tất cả. Nếu thầy giảng nói đến những đau khổ có người cảm thấy trong mùa lễ này thì những ai không qua đau khổ sẽ được an ủi là họ sẻ được tin mừng cho họ nếu họ sẽ gặp đau khổ trở lại.

Lễ Hiển Linh là lễ Thiên Chúa "tỏ mình ra". Chúa Giêsu tỏ mình cho toàn thế giới. Chúng ta mừng là Thiên Chúa "hiện diện" ở những nơi cần được giúp đở, nhất là trong lúc bóng tối âm u đang ôm trùm tâm hồn và lòng trí chúng ta không tài nào gở ra được.

Ngôn sứ Isaia nói về bóng tối "Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân..." Ngôn sứ mở đầu với lời "Đứng lên!..." Vậy thì vì sao? Vì ánh sáng của ĐÚC CHÚA đến rồi, như mặt trời lên. "Bóng tối" mà ngôn sứ nói bao trùm mặt đất có liên hệ văn thơ với bóng tối thuở đầu lúc Thiên Chúa tạo dựng trời đất, trong sách Sáng Thế khi Thiên Chúa tạo dựng ánh sáng. Chúng ta được nhắc đến quyền uy của Thiên Chúa có thể vượt qua bóng tối, ngay cả bóng tối bao trùm trước tạo hóa. Ngôn sứ Isaia muốn nói là Thiên Chúa có thể làm một lần, và còn làm thêm nữa. Câu văn trong đoạn sách đó gợi lên niềm hy vọng từ ngày đầu tiên. "Nhưng vì" là một từ để chận có điều ngược với điều đã nói. Sau khi chúng ta kể bóng tối về sự đau đớn, chúng ta đặt tín nhiệm vào Đức Chúa là Đấng có thể nói "nhưng vì", và Ngài đem đến ánh sáng. Trong vài trường hợp chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có thể gây sự thay đổi, hay ban cho niềm hy vọng dể đưa chúng ta qua khỏi.

Isaia sửa soạn chúng ta đến phúc âm hôm nay. Ông ta nói, người có đức tin sẽ cảm nghiệm ánh sáng của Đức Chúa chiếu tỏa qua sự hiện diện của Thiên Chúa chiếu vào họ. Nhưng, cũng vì ánh sáng chiếu trong họ, người khác sẻ "đi về ánh sáng của ngươi". Ngôn sứ muốn nói đến những người ngoại đạo. Thiên Chúa đưa tay đến những người chưa có đức tin qua ánh sáng chiếu tỏa từ những người có đức tin. Phúc âm nói ánh sáng của ngôi sao của Đức Chúa chiều soi đường cho cặp vợ chồng người Do thái và em bé nơi Thiên Chúa ở giữa loài người

Những người cảm thấy họ là người xa lạ trong mùa lễ này, có thể nghe tiếng hy vọng nơi ngôn sứ Isaia. Sẽ có ánh sáng cho các "dân tộc" nghĩa là dân ngoại. Và con cái Israel "con trai ngươi từ phương xa tới, con gái được ẵm bên hông" sẽ tập hợp nơi thành Giêrusalem. Chúng ta nên nhớ là dân ngoại và ngay tất cả trẻ con là những người ngoài cộng đoàn Do thái sau khi họ bị lưu đày trở về. Họ không có chút quyền lợi gì. Ngay ngày lễ Hiển Linh hôm nay, chúng ta là những người ngoài và nghe tiếng hứa với họ và với chúng ta. Hãy nghe lời hứa "mặt mày ngươi rạng rỡ trước cảnh đó, lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ". Khi chúng ta không trông thấy đường đi khỏi hay sự cứu thoát ở rạng đông, chúng ta cần nên dựa trên lời hứa này "mặt mày ngươi rạng rỡ..." Đây không phải là lời hứa suông, hay chỉ vổ trên vai để khuyến khích "nhìn về ánh sáng của đời sống". Đây là lời hứa của Thiên Chúa là Đấng tạo dựng ánh sáng ở nơi bóng tối âm u. Những người "khác" bây giờ có thể trông thấy ánh sáng một cách nhưng không. Vì thế họ sẽ tin tưởng điều gì có thể bị mất đi trong bóng tối và trong chiến đấu. Đức Chúa đang thực hiện điều đó để gây nên lời ca ngợi và cảm tạ.

Bây giờ các nhà Đạo sĩ, là những người xa lạ. Trong lễ này tôi thích đọc chuyện "Chuyến đi của các nhà Đạo sĩ" của nhà văn T.S.Eliot. Họ là những người đã ra đi để lại những điều quen thuộc trong việc họ làm để tìm kiếm chân lý. Họ không có truyền thống dồi dào lời tiên tri của dân Do thái để chỉ dẫn họ. Thật là lạ, chính vua Hêrôdê có truyền thống đó phải không? Vua Hêrôđê triệu tập và hỏi các thượng tế và kinh sư, thì những người đó trả lời là Bêlem là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel, Đấng Kitô Mêsia sẽ ra đời. Những người đó là những người thâm hiểu về tôn giáo, lại không đi tìm Đấng mà các ngôn sứ tiên đoán. Trái lại, các Đạo sĩ, người ngoại quốc sẳn sàng thay đổi những thói quen truyền thống để dấn thân tìm kiếm.

Dù chúng ta trước đây có sự sùng đạo nhiệt thành của thì hôm nay là một ngày khác của Phúc âm. Chúng ta có thể bỏ qua quá khứ, để cho chúng ta được đồng hành theo bài tường thuật phúc âm và thực hiện cuộc lữ hành của chúng ta đến nơi mà sự thật của chúng ta sẽ được tìm thấy. Đây là một ngày để mọi người sẵn sàng bỏ lại mọi thứ đã ràng buộc tinh thần của chúng ta, để bắt đầu lại và làm cho chúng ta có tầm nhìn mới. Đây là một ngày lễ của cộng đoàn nhân loại, nơi mọi người đều được chào đón đến thủ đắc ơn cứu độ của Thiên Chúa. Hãy mạnh dạn lên đừng sợ.

Chúng ta chú ý thấy người ra đi đem theo quà cáp như trong Thánh Vịnh 71: Vàng là dấu hiệu vua chúa; nhũ hương để dâng trên bàn thờ; mộc dược dể ướp xác người chết. Các của lể để cho Chúa Giêsu lúc này và trong tương lai. Đời sống chúng ta là một cuộc lữ hành đi về nhà Thiên Chúa. Cũng như hành trình của các nhà Đạo sĩ, sẽ có những chỗ quanh co, có câu hỏi, và có nguy hiểm trên đường đi. Nhưng, qua đức tin, nơi đến sẽ được vững chắc an toàn. Không như các nhà Đạo sĩ, chúng ta không cần phải đem theo quà cáp, chỉ chúng ta và đức tin vào Chúa Kitô.

Quà chúng ta mang đến cho Chúa Kitô Hài đồng là những quà mà chúng ta đáp ứng cho kẻ khác khi Chúa Kitô lớn lên bảo chúng ta làm. Những quà đó là: khi chúng ta mang thực phẩm cho người nghèo, mở cửa nhà cho người vô gia cư, tha nợ cho người mắc nợ chúng ta. đem thuốc men cho người đau ốm, và hơn hết là sự hiện diện của chúng ta bên cạnh những người yếu đuối và người ngoài cuộc. Hôm nay chúng ta mừng là Thiên Chúa đẫ trước hết cho chúng ta quà là Chúa Giêsu là Con Một Ngài. Không phải chỉ cho chúng ta, mà cho tất cả mọi người trên trần gian. Chúng ta ý thức và mừng lễ nhận quà này qua sự vui mừng phụng vụ bí tích Thánh Thể hôm nay. Và chúng ta có thể mừng "đức tin của chúng ta vào Chúa Hiển Linh" qua quà giúp những nơi mà chúng ta gặp bao nhiêu chống đối Chúa Kitô trên thế giới.

Chúng ta sắp dọn dẹp cây thông Giáng Sinh và nhà cửa để trở lại đời sống bình thường. Chúng ta muốn cẩn thận là chúng ta không quên trọng tâm của mùa Giáng Sinh là quà Thiên Chúa ban cho chúng ta, Chúng ta sống và tin thưởng vào sự an toàn là quà Thiên Chúa ban cho chúng ta và Ngài ở với chúng ta mãi mãi, là ngôi sao sáng chiếu rọi cho chúng trên đường về quê hương. Trong khi đó, trên cuộc hành trình, chúng ta tiếp tục làm việc là để Chúa Kitô ngày càng sống sâu đậm trong đời chúng ta và trong thế giới. Lễ Hiển Linh là lễ của những người lữ hành, nhắc chúng ta nhớ là Chúa Kitô tiếp tục sinh hạ ở những nơi không biết trước được và Ngài sẽ đồng hành với chúng ta trong thế giới của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


The Epiphany of The Lord
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12


26th, instead we are reminded today that it is still in full flower. There are people in the congregation who feel like they are out of step with the cheery carols, nativity scene and candle lights. It’s not that they are Grinchs; rather they find themselves in pain and it seems to feel worse at this time of year, multiplied by the season’s sights, smells and sounds. They feel alienated and not able to unburden themselves because they don’t want to be a spoiler of good cheer.

There are more of these people in the congregation than we realize, or than superficial appearances reveal. People smile a lot during this time, even when their heart isn’t in it. What causes them to feel outside the circle? They may have harsh memories of childhood Christmases due to domestic violence or drug and alcohol addiction in their home. When they were young their parents may have been chronically ill, leaving them with adult responsibilities before they were old enough to deal with them. They miss the childhood they never had. Others had parents die, or their home split by a contentious divorce. Poverty, then or now, deprives parents of the ability to buy presents for their children. There are also childless couples, gay people, or parents who have had a child die. For them, this children’s feast is particularly hard. Sickness knows no "proper season," no "appropriate time." Some worshipers are struggling with cancer for themselves or someone they love. Whole congregations can feel alienated from this holiday season. There are also poor congregations who are like outsiders looking into a rich person’s home where a banquet is in progress.

It helps to take the pain, our own, or our parishioners’, to the scriptures and to this feast, to hear if there is any good news for those who feel out of it. And if we feel this is preaching to the minority that’s ok. First of all, in some places those hurting may be in the majority. Or, if our hearers are going through good times now, we all can remember a time when each day hurt. So, as we remember the difficult times, we celebrate our deliverance with a Eucharist of thanksgiving. We also know from our life experience that a time will come when hurt will again predominate. If the preacher addresses the pain some feel this season, then even those who are not going through a dark period, will be reassured that there will be good news for them, if and when the hard times return.

Epiphany celebrates God’s "showing forth," Jesus’ manifestation to the world. We are celebrating that God "shows up" in the places where there is need, just when darkness seems to have an unbreakable grip on our heart and spirit.

Isaiah addresses the darkness. "See darkness covers the earth and thick clouds cover the peoples...." He starts with a rousing command, "Rise up...!" Why, for heaven’s sake? Because God’s light is coming, like a rising sun. The "darkness" that Isaiah says covers the earth has a poetic link to the primordial darkness at the beginning, in Genesis, when God created light. We are reminded of the power of God that can overcome any darkness – even the darkness that preceded creation. Isaiah is suggesting that what God could do once, God can do again. The line in that passage that conveys this hope begins with the word... "But." It is a word of interruption, a contradiction to what has been. After we list the darkness and name the pain, we put faith in a God who can say, "BUT" – and bring light. In some situations only the Creator can effect a change, or give us the hope to get us through.

Isaiah prepares us for today’s gospel. He says believers will experience God’s "shining" through – the manifestation of God in themselves. But also, because of the light in them, others will "walk by your light." He is speaking of the Gentiles. God is reaching out to non-believers through the light that shines from believers. The gospel shows God’s star lighting the way to the Jewish couple and their child where God is manifested among humans.

People who feel like outsiders this season may hear a note of hope in Isaiah. There will be light for the "nations" – a reference to the Gentiles. And Israel’s children ("sons from afar...daughters in you arms") will gather in the restored Jerusalem. We must remember that Gentiles and even children were marginal people in the Jewish community after the exile. They had no, or at the most, minimal rights. On this Epiphany we may identify with these marginated and hear a note of promise addressed to them and us. Hear the promise, "You shall be radiant at what you see, your heart shall throb and overflow." When we can not see a way out or relief on the horizon, we need to lean on this promise, "you shall be radiant...." This is not an empty promise, a pat on the back and an encouragement to "look on the bright side of life." This is a promise from God, who created light where there was no light. People who were "other" now can see in a way they couldn’t on their own and so they come to believe what could easily be missed in darkness and struggle – God is doing something that will evoke praise and thanksgiving.

Enter the magi, the outsiders. (On this feast I try to read T.S. Eliot’s, "The Journey of the Magi." I highly recommend it as a way of reflecting on the trip the magi made.) These are people who have made a journey, leaving behind the familiar in search of the truth. They do not have the rich Jewish prophetic tradition that would guide them. Strange, isn’t it, that King Herod does have those sources? He asks the religious leaders and they tell him Bethlehem is the place from which the new shepherd of Israel, the "Christ" – messiah, will come. Those who were supposed to be religiously attuned, don’t go in search of the one the prophets had anticipated. Instead, the Gentile magi, who are open to change, continue their quest.

Whatever the diligence of our previous religious observance, today is another gospel-illumined day. We can put aside the past, let ourselves be guided by the gospel narrative and make our journey to the place where our truth is found. This is a day for people willing to let go of whatever holds our spirits back, start all over and make the journey in the direction of the one who gives us new vision. This is a feast of universality, where all are welcome to God’s saving embrace. Outsiders have nothing to fear.

We notice the travelers brought gifts reminiscent of Psalm 72: 10-11. Gold was a gift for royalty; myrrh for anointing the dead and frankincense was for the altar of sacrifice. The gifts hearken to Jesus’ present and future. Our life is a journey home to God. Like the magi’s trip, there will be detours, questions and risk along the way. We know where we are going – to eventual union with God. How and when, are unknowns; but through faith our destination is assured. Unlike the magi, we won’t need to bring anything with us – just ourselves, our faith in Christ.

Our gifts to the Christ child are the gifts we give in response to others. Which, when he got older, is what Jesus told us to do. These gifts were when we brought food to the poor, shelter to the homeless, relief to debtors, medicine to the sick and, most of all, the gift of our own presence standing besides the vulnerable and the outsiders. Today we celebrate that God has first given us a gift; Jesus was God’s own doing, not ours, for the benefit of all the world. We realize and celebrate this gift by our enthusiastic celebration of the eucharist today, AND...we can celebrate our "epiphany faith" by generous gift giving in the places we encounter the many disguises of Christ in the world.

We will soon be tossing out our Christmas trees, if we haven’t done so already, cleaning up the house and getting back to "normal." We will want to be careful that we don’t forget that at the heart of this Christmas season is God’s gift to us. We live and believe in the security that God’s gift will always be there for us, our guiding star on our journey home. Meanwhile, on the way, we will continue doing the work of getting Christ more and more into our lives and into the life of the world. Epiphany is the feast of travelers, a reminder that through us, Christ will continue to be born in the most unlikely places and will travel with us into our world.
 
Đơn sơ như ba Đạo sĩ
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
15:22 04/01/2018
Khi đến thủ đô Giêrusalem, ba Đạo Sĩ dừng lại tại đền vua Hêrôđê để tìm Hài Nhi vì ngỡ rằng, Thiên Chúa làm người phải sinh ra ở nơi sang trọng, đài cát. Nhưng không, Thiên Chúa làm người mà Hêrôđê sợ Người tranh giành ngôi vua của mình, chẳng màn chi đến vinh hoa trần thế, chẳng thèm một chút bã phù phiếm thế gian.

Còn Hêrôđê, kẻ rắp tâm thủ tiêu Hài Nhi làm sao có thể gặp được Đấng Thiên Chúa làm người? Bởi lòng ông đầy thủ đoạn, độc ác, tranh giành, say sưa trong vinh quang trần thế, vì thế, đến muôn đời, Hêrôđê không bao giờ gặp được Đấng mà lẽ ra mình phải tôn thờ, phải thần phục.

Cả những thượng tế, kinh sư thông hiểu Thánh Kinh, họ giảng giải thật hay cho Hêrôđê, nhưng chỉ là lý thuyết. Họ tìm Đấng Cứu Thế trong sách vở, nhưng không tin Thiên Chúa hiện diện giữa cõi đời. Còn các Luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các Thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Tất cả họ cùng chung những điểm giống nhau, đó là: Hiểu biết về luật Chúa, về Kinh Thánh, gìn giữ đền thờ là nơi thờ phượng Thiên Chúa, được dân chúng kính trọng, được hưởng lợi lộc từ tôn giáo… nhưng thật trớ trêu, thật nghịc lý: Tất cả họ đều xa cách Thiên Chúa, giuột mất ơn cứu độ.

Cũng vậy, cuộc sống quanh ta hôm nay cũng đầy dẫy những người được coi là xuất chúng, uyên thâm, nhiều nhà khoa học tài giỏi, nhiều người vô thần lãnh nhiều chức tước trong chính trị, nhiều triết gia lý luận sắc bén, nhiều người thành đạt trong nhung lụa, nhiều người đỗ đạt hết bằng cấp này đến bằng cấp khác… nhưng có ai trong họ đã nhìn thấy ánh sáng từ trời cao chiếu soi cõi lòng con người!

Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của tất cả mọi người đơn sơ, tâm thành, hướng thiện mà thôi. Ba Đạo Sĩ đã cúi mình bước vào hang đá để kính thờ Hài Nhi, không ngai vàng, không quyền lực, nghèo đến nỗi phải sinh ra nơi hang lừa, máng cỏ… Nhưng họ có tình yêu, có lòng sốt mến, có sự chân thành. Họ đã gặp Đấng là Thiên Chúa của lòng họ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được mang lấy tinh thần và lẽ sống của các Đạo Sĩ, đó là từ tâm, rộng lượng, biết sống vì Chúa, vì anh chị em..., để chúng con có thể gặp Chúa trong cuộc đời, trong cõi lòng mình, và qua từng anh chị em, từng biến cố của cuộc đời chúng con, suốt mọi ngày của đời chúng con. Amen.
 
Để nên ánh sáng dẫn đường cho tha nhân
Lm Đan Vinh
22:32 04/01/2018
Chúa Nhật Lễ Hiển Linh
Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12


I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 2,1-12

(1) Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem (2) và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. (3) Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu? (5) Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ có chép rằng: (6) “Phần ngươi hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa. Ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa. Vì ngươi là nơi Vị Lãnh Tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”. (7) Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin qúi ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho Trẫm, để Trẫm cũng đến bái lạy Người”. (9) Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại. (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người. Rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (12) Sau đó họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

2. Ý CHÍNH: NHỜ ÁNH SAO DẪN ĐƯỜNG, DÂN NGOẠI ĐÃ TÌM THẤY CHÚA.

Khi Đức Giê-su giáng sinh tại Bê-lem, có mấy đạo sĩ từ phương Đông đã theo ngôi sao lạ đi tìm Đấng Cứu Thế. Nhờ ánh sao dẫn đường và sau khi vượt qua nhiều trở ngại, cuối cùng các ông đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế. Các ông đã biểu lộ đức tin bằng thái độ sụp lạy và tiến dâng lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Sau đó, các ông vâng lời thiên thần để theo con đường khác trở về quê hương.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: +Vua Hê-rô-đê: Đây là Hê-rô-đê Đại Vương, một con người đa nghi, độc ác và tham quyền cố vị, băng hà vào năm 4 sau Công Nguyên (x. Mt 2,15). Phân biệt với Hê-rô-đê An-ti-pa hay Hê-rô-đê Con, kế vị vua cha cai trị xứ Ga-li-lê. Hê-rô-đê Con cũng độc ác không kém vua cha. Chính ông đã ra lệnh chém đầu Gio-an Tẩy Giả và có lần đã xét xử Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn của Người. +Mấy nhà chiêm tinh: Cũng gọi là đạo sĩ, đến từ phương Đông (x. Ds 23-24). Đây là những nhà thông thái, am tường khoa chiêm tinh. Dựa vào 3 lễ vật họ dâng mà người ta quả quyết có 3 vị. Truyền thuyết dân gian còn kể tên 3 vị ấy: Melchior da trắng ; Gaspar da vàng ; Balthaza da đen để nói lên rằng: Ơn cứu độ phổ quát cho mọi dân tộc, màu da hay tiếng nói, không chỉ riêng cho dân Do Thái.
- C 5-6: +Họ trả lời: “Tại Bê-lem.”..: Có một sự đối nghịch về thái độ đối với Đấng Cứu Thế giữa dân Do Thái và lương dân: Các thượng tế và kinh sư là những người dựa vào Kinh Thánh biết rõ nơi sinh của Hài Nhi Cứu Thế là Bê-lem, nhưng lại thờ ơ. Đang khi dân ngoại vất vả đi tìm Người. +Thành Bê-lem: Là một thị trấn nhỏ thuộc miền núi xứ Giu-đê, cách Giê-ru-sa-lem 10 cây số về phía Nam. Bê-lem này là quê hương của vua Đa-vít (x. 1 Sm 16,1 tt).
- C 7-8: +Hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện: Vì Hê-rô-đê muốn biết đích xác tuổi của Hài Nhi Cứu Thế và đã ra lệnh cho quân lính giết các trẻ nam tại Bê-lem và vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống.
- C 9-10: +Ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ: Đây là một ngôi sao có những đặc tính khác thường như: Lúc ẩn lúc hiện, lúc đi trước dẫn đường và lúc thì dừng lại... do Thiên Chúa ban, để trợ giúp các nhà chiêm tinh đi tìm Hài Nhi Cứu Thế.
- C 11-12: +Họ vào nhà: Chắc chắn sau đêm Chúa giáng sinh, hai ông bà Giu-se Ma-ri-a không tiếp tục cư ngụ tại cánh đồng Bê-lem vì thiếu các tiện nghi tối thiểu mà đã vào thị trấn Bê-lem thuê một căn nhà ở tạm.+ Sấp mình bái lạy Người: Các đạo sĩ biểu lộ đức tin Hài Nhi là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. + Lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến: Các nhà chiêm tinh dâng lên Hài Nhi ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược, là đặc sản của quê hương các ông. Vàng tượng trưng đức tin, nhũ hương tượng trưng đức cậy và mộc dược tượng trưng đức mến. Theo các giáo phụ thì Vàng ám chỉ tước vị Vua, nhũ hương chỉ tước vị Tư Tế, mộc dược ám chỉ cuộc tử nạn và mai táng bằng dầu thơm sau này. + Đi lối khác về xứ mình: Hê-rô-đê không thể chống lại quyền năng, tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Những ai chống lại Thiên Chúa sớm muộn cũng sẽ thất bại và chuốc lấy hậu quả tai hại cho mình mà thôi.

4. CÂU HỎI:

1- Phân biệt Hê-rô-đê Đại Vương khác với vua Hê-ro-đê An-ti-pa thế nào trong sự đối xử với Đức Giê-su và về sự gian ác quỷ quyệt?
2- Các nhà chiêm tin trong Tin Mừng có phải là vua không? Vì sao người ta gọi là 3 vua và theo truyền thuyết thì tên ba vị là gì và mang ý nghĩa như thế nào?
3- Các thượng tế và kinh sư Do thái dựa vào đâu mà nói nơi sinh của Đấng Cứu Thế là Bê-lem? So sánh giữa thái độ của các nhà thông thái của dân Do thái và của các đạo sĩ ngoại giáo trước việc Đấng Cứu Thế ra đời như thế nào?
4- Hê-rô-đê hỏi về ngày giờ ngôi sao lạ xuất hiện để làm gì?
5- Các đạo sĩ biều lộ đức tin thế nào khi gặp Hài Nhi Cứu Thế?
6- Ý nghĩa tượng trưng của ba lễ vật các đạo sĩ dâng là gì? Các giáo phụ giải thích ba lễ vật như thế nào?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2,1-2).

2. CÂU CHUYỆN:

1) GIÁ TRỊ LỚN LAO CỦA MỘT CÂY NẾN NHỎ:

Vào một đêm mưa bão, ngọn đèn hải đăng đột nhiên bị mất điện tắt ngúm. Người phụ trách vội vã đốt một cây nến nhỏ và đi theo đường cầu thang leo lên sân thượng để đốt cây đèn lồng lên. Bấy giờ cây nến mới lên tiếng hỏi người phụ trách rằng: “Ông đem tôi đi đâu vậy?” Ông ta trả lời: “Ta mang nhà ngươi lên sân thượng để ngươi chiếu ánh sáng giúp cho tàu bè từ ngoài khơi biết con đường cập bến an toàn”. Cây nến lại nói: “Nhưng tôi chỉ là một cây nến bé nhỏ thế này, mà tàu bè lại ở tít ngoài khơi kia, thì hoa tiêu làm sao nhìn thấy ánh sáng yếu ớt của tôi được?”. Người phụ trách trả lời: “Lúc này ta chỉ cần ngọn nến nhà ngươi đừng bị gió thổi tắt là được. Còn các chuyện khác thì đã có ta định liệu!”. Khi cả hai leo lên đến nơi, thì người phụ trách đã dùng cây nến châm lửa vào cây đèn lồng. Sau một giây lát, ánh sáng từ cây đèn lồng đã rực lên chiếu tỏa ra chung quanh. Chiếc đèn lồng này đã được thiết kế để khi cần có thể sử dụng thay cho đèn pha điện. Ánh sáng của đèn lồng có sức chiếu xa đến tận ngoài khơi, để nhờ nó mà tàu bè có thể định hướng để cập bến an toàn.

2) GẶP CHÚA QUA THA NHÂN:

Noi gương các vị đạo sĩ trong Tin Mừng, một cậu bé kia cũng muốn tìm gặp Chúa. Một hôm cậu thức dậy sớm lén vào trong nhà bếp lấy một số bánh nướng mẹ cậu mới làm cho vào chiếc túi xách và mang theo một chai nước để ăn uống trong cuộc hành trình tìm Chúa.

Sau khi đã rời khỏi nhà được một tiếng đồng hồ, đi ngang qua một công viên thì thấy một bà lão đang ngồi một mình trên một chiếc ghế. Bà đang chăm chú nhìn các chú chim bồ câu bay nhảy trên cành cây gần đó. Cậu bé liền đến ngồi cạnh bà lão để nghỉ chân. Cậu mở túi xách lấy ra một chiếc bánh nướng ăn trước mặt bà lão. Nghĩ rằng bà đang đói nên cậu đã lấy một chiếc bánh ra mời. Bà lão nở nụ cười thật tươi với cậu. Nụ cười đáng yêu đến nỗi cậu bé lại muốn nhìn thấy một lần nữa nên tiếp tục mời bà ăn thêm. Khi chiếc bánh cuối cùng đã hết, cậu lấy bình nước mang theo rót ra nắp bình mời bà uống. Nụ cười lại hiện ra trên khuôn mặt phúc hậu của bà khiến cậu cảm nhận được sự dịu dàng ấm áp. Họ ngồi bên nhau nhiều giờ, cùng nhau ăn uống nhưng không nói lời nào với nhau.
Mãi đến khi trời tối cậu bé mới đứng dậy quay về nhà. Nhưng đi được vài bước, cậu liền quay lại ôm bà để từ biệt và cũng cám ơn về món quà cậu nhận được là nụ cười dịu dàng ấm áp của bà.
Khi cậu bé về đến nhà, mẹ cậu rất ngạc nhiên khi thấy nét mặt vui tươi rạng rỡ của cậu liền hỏi:
- Con có gì mà vui vẻ vậy?
Cậu bé đáp:
- Hôm nay con đã gặp Chúa và đã ăn trưa với Chúa. Mẹ biết không, Chúa có nụ cười rất đẹp!
Trong khi đó bà lão cũng quay về ngôi nhà ở gần công viên. Đứa con trai nhận ra nét hân hoan trên gương mặt mẹ liền hỏi:
- Hôm nay mẹ có chuyện gì mà vui vẻ vậy?
Bà lão đáp:
- Trưa hôm nay mẹ đã được Chúa đến thăm tại công viên. Mẹ đã ngồi ăn bánh với Chúa bên mấy chú chim câu rất dễ thương. Con biết không, Chúa trẻ hơn mẹ nghĩ rất nhiều !

3) HÃY PHỤC VỤ CHÚA CÁCH CỤ THỂ:

Ngày lễ Giáng Sinh một bé gái cùng đi với mẹ đến viếng hang đá. Bà mẹ đã giải thích cho con về việc ba nhà Đạo sĩ đã tiến dâng Chúa Hài Nhi ba lễ vật quý giá là vàng, nhũ hương và mộc dược. Bấy giờ cô bé liền chăm chú nhìn Hài Nhi Giê-su đang phải nằm trong máng cỏ và quay sang hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao các Đạo sĩ lại không mang đến cho Chúa Hài Nhi một cái nôi để nằm hả mẹ ?”
Với một tấm lòng yêu thương và một sự quan tâm thực sự, cô bé đã cảm nhận được điều Hài Nhi Giê-su đang cần chính là một chiếc nôi để nằm thay vì nằm trong máng ăn của chiên cừu. Mỗi người chúng ta đều cần cơm ăn áo mặc hằng ngày và một ngôi nhà để trú ngụ. Ngày nay Chúa Giê-su vẫn luôn hiện thân nơi người nghèo và đang chờ được chúng ta quan tâm trợ giúp như Người đã nói: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 40).

4) YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ CHÍNH LÀ ÁNH SÁNG GIÚP THA NHÂN TIN YÊU CHÚA:

Một buổi chiều, một người lái xe con đi trên con đường miền núi vắng vẻ. Ở một khúc quanh, người ấy phát hiện một gia đình bị hỏng xe. Đường vắng, trời tối khiến họ lo âu sợ hãi vì nghe nói đoạn đường này thường xảy ra cướp bóc. Do biết sửa xe hơi, nên người ấy đã dừng xe và tự nguyện đến giúp. Do xe bị hư nặng không thể khởi động được, nên ông ta phải chui vào gầm xe tháo ráp từng bộ phận. Đến khi trời tối mịt xe mới nổ máy lại được. Mọi người trong gia đình đều vui mừng ra mặt. Ông bố muốn trả tiền công hậu hĩ cho người sửa xe, nhưng ông kia đã từ chối vì ông chỉ giúp vì tình người. Ông bố liền xin địa chỉ để sẽ đến nhà thăm khi về lại thành phố. Rồi khi lên thăm, cả gia đình mới biết địa chỉ đó là tòa giám mục, và người giúp sửa xe hôm trước không ai khác hơn là chính Đức Giám Mục của giáo phận. Mọi người trong gia đình đều cảm phục về lòng nhiệt tình phục vụ tha nhân vô vụ lợi của vị giám mục và đã tình nguyện xin theo đạo Công Giáo.

3. SUY NIỆM:

Lễ Hiển Linh hôm nay cũng được gọi là lễ Ba Vua. Đây là một đại lễ được Giáo Hội Công Giáo Đông phương và các Giáo hội Chính thống mừng rất long trọng, vì hôm nay Thiên Chúa vô cùng lớn lao đã tỏ mình cho chư dân qua hình hài một trẻ thơ Giê-su yếu đuối nghèo khó. Tin mừng Mát-thêu thuật lại câu chuyện như sau: có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Ðông quan sát các vì sao trên trời đã phát hiện một ngôi sao lạ. Ngôi sao này chính là dấu cho biết Ðấng Thiên Sai của dân Do thái đã ra đời. Các đạo sĩ lập tức mang theo lễ vật lên đường tìm kiếm Hài Nhi Cứu Thế theo ánh sao dẫn đường. Sau nhiều ngày và vượt qua nhiều khó khăn dọc đường, cuối cùng các đạo sĩ đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế Giê-su tại Be-lem. Các ngài đã bái lạy và tiến dâng Hài Nhi 3 lễ vật mang theo từ quê hương là vàng, nhũ hương và mộc dược. Rồi vâng lời sứ thần mộng báo “Đừng trở lại với vua Hê-rô-đê tàn ác”, các ngài đã theo lối khác để trở về quê hương mình (x. Mt 2,12).

1) HAI CÁCH ĐỂ GẶP ĐƯỢC CHÚA:

- Gặp Chúa qua thiên nhiên: Các đạo sĩ do quan sát bầu trời nhìn thấy ánh sao lạ và nhận ra đó là dấu hiệu cho biết Đấng Cứu Thế đã ra đời.
- Gặp Chúa trong Thánh Kinh: Các kinh sư Do thái thì nhận biết Đấng Cứu Thế qua Sách Thánh.

- Hai cách bổ túc cho nhau: Ánh sao dẫn đường đột nhiên biến mất khi đến thủ đô Giê-ru-sa-lem khiến các ông mất phương hướng. Tuy vậy, các ông đã không nản lòng quay về mà tìm đến hoàng cung hỏi thăm: “Đức Vua dân Do thái mới sinh hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. Nghe vậy, vua Hê-rô-đê bối rối và dân chúng thì xôn xao. Bấy giờ nhà vua liền mời các kinh sư hiểu biết Kinh thánh đến để biết về nơi sinh của Đấng Cứu Thế, rồi chỉ đường cho các đạo sĩ hãy đến thành Be-lem. Nhờ ánh sáng Lời Chúa và ánh sao dẫn lối, cuối cùng các đạo sĩ đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế Giê-su.

- Qua đó cho thấy: Vũ trụ thiên nhiên tuy giúp người ta nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng để gặp được Chúa Cứu Thế và nhận được ơn cứu độ của Người, thì đòi người ta còn phải năng học sống Lời Chúa trong Thánh Kinh và tìm hiểu giáo lý của Hội Thánh Công Giáo.

- Một vấn nạn được đặt ra: Tại sao vua Hê-rô-đê và các kinh sư Do thái hiểu biết Thánh Kinh, có thể dạy các đạo sĩ về nơi Đấng Cứu Thế sinh ra là Be-lem, nhưng chính họ lại không gặp Chúa và không nhận được ơn cứu độ của Người? Thưa chính là do thiếu đức tin: vua Hê-rô-đê muốn tìm kiếm Đấng Thiên Sai không phải để tin nhận Người mà chỉ nhằm để tiêu diệt Người. Còn các Kinh sư Do-Thái tuy biết Chúa nhưng lại không thiết tha đi tìm nên đã không gặp được Người. Để gặp được Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Người thì điều quan trọng là phải năng suy niêm Lời Chúa và còn phải quyết tâm thực hành theo Lời Chúa dạy trong cuộc sống hằng ngày nữa.

2) LÀM GÌ ĐỂ GIÚP THA NHÂN NHẬN BIẾT CHÚA?:

- Phải tránh thái độ gian ác của vua Hê-rô-đê: Vua Hê-rô-đê đã muốn tìm kiếm Chúa Cứu Thế để giết hại do sợ bị mất ngai vàng. Ông muốn bảo vệ địa vị quyền hành của mình bằng mọi giá, kể cả sẵn sàng ra tay giết tất cả các trẻ em vô tội tại Be-lem và vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống. Do đó, các đạo sĩ sau khi gặp Đấng Cứu Thế Giê-su, đã được thiên thần mộng báo đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê, nên đã đi theo con đường khác mà về xứ mình.

- Phải noi gương bền chí của các đạo sĩ: Các đạo sĩ đã luôn thao thức đi tìm Chúa, kiên trì vượt qua các trở ngại dọc đường. Chẳng hạn: Khi đến Giê-ru-sa-lem thì ngôi sao lạ biến mất, các ngài đã không chán nản quay về, nhưng đã tiếp tục dò hỏi về Hài Nhi Cứu Thế trong đền vua Hê-rô-đê, và đi theo ánh sao tới thành Bê-lem. Khi gặp được Hài nhi Cứu Thế, các ngài đã sấp mình thờ lạy rồi dâng tiến ba lễ vật quý là vàng, nhũ hương và mộc dược. Thật đúng như lời Chúa dạy: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho” (Mt 7,7).

- Phải chiếu sáng đức tin bằng việc thực thi đức cậy và đức mến: Ý thức đức tin là ơn Chúa ban, nên mỗi tín hữu cần năng cầu xin Chúa cho anh chị em lương dân quen biết được sớm nhận biết tin theo Chúa. Mỗi người chúng ta cũng phải tích cực góp phần làm cho Nước Chúa mau trị đến, bằng cách cải tạo môi trường mình đang sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn. Nhất là cần chiếu ánh sáng đức tin qua lời nói và cách ứng xử vị tha quên mình phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16), và lời thánh Phao-lô: “Giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15).

4. THẢO LUẬN:

Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Phi-líp-phê như sau: “Giữa một thế hệ gian tà, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời.”.. (Pl 2,14-15). Trong những ngày này, mỗi tín hữu chúng ta cần tỏa sáng bằng những việc cụ thể nào?

5. LỜI CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU, cuộc đời chúng con nhiều lúc cũng gặp phải bế tắc giống như các đạo sĩ xưa khi ngôi sao dẫn đường biến mất: Trong những giờ phút thử thách ấy, xin cho chúng con biết noi gương các đạo sĩ: Không nản lòng, nhưng luôn kiên trì tìm ý Chúa qua các chủ chăn trong Hội Thánh. Chúng con tin rằng: Chúa sẽ ban ơn soi sáng, giúp chúng con nhận biết con đường phải đi.

- LẠY CHÚA. Khi đến với Chúa con không biết phải dâng lên Chúa món quà gì. Vì món quà con thích thì Chúa lại không ưa ; Còn những món qùa Chúa chờ mong thì con lại chỉ muốn giữ riêng cho mình. Xin cho con biết quảng đại cho đi mà không cần tính toán. Con xin dâng lên Chúa mọi khả năng, thời giờ, của cải và mọi thứ thuộc về con. Con cũng xin dâng lên Chúa tấm lòng sám hối khiêm cung về những lỗi lầm con đã phạm. Xin Chúa vui nhận, thánh hóa và ban ơn cứu độ cho con.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Sống hiền hòa và khiêm hạ noi gương Đức Giêsu
Lm Đan Vinh
22:37 04/01/2018
CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA NĂM B
Is 42,1-4.6-7; Cv 10.34-38; Mc 1,7-11

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 1,6b-11

(c 7) Khi ấy, Gio-an rao giảng rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quay dép cho Người: (c 8) Tôi làm phép rửa cho anh em nhờ nước; Còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần. (c 9) Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. (c 10) Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. (c 11) Lại có tiếng từ trời phán rằng : “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.

2. Ý CHÍNH : ĐỨC GIÊ-SU ĐƯỢC TẤN PHONG LÀM VUA MÊ-SI-A

Tin mừng Mác-cô trình bày việc Đức Giê-su được tấn phong làm Vua Mê-si-a tương tự như một lễ phong vương gồm 3 nghi thức như sau :

- Một là thanh tẩy : Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả dìm trong nước sông Gio-đan.
- Hai là xức dầu : Đức Giê-su được Thần Khí, qua hình ảnh chim câu, từ trời đáp xuống trên mình để xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Vua Mê-si-a.
- Ba là tung hô: Đức Giê-su cũng được Chúa Cha công khai thừa nhận là “Con rất yêu dấu” luôn làm mọi việc theo thánh ý Cha.

3. CHÚ THÍCH :

- C 7-8: +Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi : Gio-an là “Sứ giả của Giao Ước”, có nhiệm vụ như Ê-li-a ngày xưa : đến trước để chấn hưng mọi sự, hầu dọn đường cho Đức Chúa ngự đến (x. Ml 3,1-3.23-24). Mọi lời Gio-an rao giảng đều liên quan tới Đấng Thiên Sai. Tuy Đấng Thiên Sai đến sau Gio-an nhưng Người lại có đầy sức mạnh và Thần Khí của Đức Chúa để chiến thắng kẻ thù (x. Is 11,2), cụ thể là chiến thắng Xa-tan cám dỗ (x. Mc 1,12-13). +Tôi không đáng cúi xuống cởi quay dép cho Người : Cởi quai dép là việc làm của người nô lệ. Gio-an khiêm tốn nhận mình không đáng làm nô lệ cho Đấng Thiên Sai sắp đến. +Phép rửa nhờ nước: Khi chịu phép rửa này, người chịu phép được Gio-an dìm xuống sông Gio-đan như dấu hiệu“tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (x. Mc 1,4). Từ đây họ được gia nhập vào nhóm những người chuẩn bị đón Đấng Mê-si-a. +“Phép rửa trong Thánh Thần”: Phép Rửa này ám chỉ toàn bộ công trình cứu độ của Đức Giê-su. Những kẻ chịu phép rửa do Đức Giê-su thực hiện sẽ nhận được Thần Khí tuôn đổ vào lòng. Nhờ đó họ được tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Họ sẽ được tặng một quả tim mới bằng thịt biết yêu thương, thay cho quả tim đã hóa ra chai đá (x. Is 44,3).
- C 9-10: +Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan : Đúng như lời Gio-an loan báo, Đức Giê-su đã xuất hiện và trước hết Người đến với ông Gio-an. Gio-an đã thi hành sứ mạng tiền hô khi làm phép rửa cho Người trong nước sông Gio-đan .+Người liền thấy: Mác-cô tường thuật cuộc Thần Hiện của Đức Giê-su lúc chịu phép rửa như một thị kiến mà chỉ riêng mình Người trông thấy, đang khi các Tin Mừng còn lại như Mát-thêu, Lu-ca và Gio-an lại tường thuật đúng như đã xảy ra (x. Mt 3,13-17; Lc 3,21-22; Ga 1,32-34). +Các tầng trời xé ra: Đây là sự đáp ứng của Thiên Chúa cho lòng khát vọng của dân Ít-ra-en và của nhân loại. Người ta chờ mong “trời mở ra và Thiên Chúa sẽ xuống cứu độ dân Người”. Hôm nay qua hiện tượng các tầng trời xé ra, Thiên Chúa bắt đầu thực hiện những lời Ngài đã hứa qua các ngôn sứ (x. Is 63,19b). Ngài sai Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giê-su, giống như Đức Chúa trong cuộc Xuất hành đã ngự xuống trên con dân Ít-ra-en (x. Xh 19,11.18). Với việc trời xé ra, Đức Giê-su bắt đầu ra khỏi Na-da-rét để công khai thi hành sứ mạng cứu độ loài người, đối lập với A-đam ngày xưa (x. Rm 5,12-19). +Người liền thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình: Câu này nhắc tới sự kiện Thần Khí của Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước khi Chúa sáng tạo nên trời đất muôn vật (x. St 1,2), nhằm diễn tả một một cuộc sáng tạo mới được thực hiện nơi Đức Giê-su sau khi chịu phép Rửa. Thánh Thần xức dầu thiêng liêng tấn phong và giới thiệu Người là Đấng Thiên Sai, qua hình ảnh một con chim câu đậu xuống trên mình Người (x. Is 11,2 ; 42,1).
- C 11: +“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”: Qua câu này, Mác-cô muốn làm nổi bật dung mạo của Đức Giê-su : Người chính là Vua Thiên Sai, được xức dầu tấn phong để cai trị muôn dân (x. Tv 2,7) ; Người là Con Một yêu dấu của Chúa Cha, trở thành của lễ hiến tế trên bàn thờ thập giá (x. St 22,2); Người là Tôi Trung của Thiên Chúa, được sai đến rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chịu chết để đền tội thay cho loài người và sống lại để phục hồi sự sống đời đời cho loài người (x. Is 42,1).

4. CÂU HỎI: Tại sao Đức Giê-su là “Đấng quyền thế hơn” mà lại xuất hiện như một tội nhân đứng xếp hàng để được Gio-an làm phép rửa tại sông Gio-đan?

ĐÁP : Việc Đức Giê-su tự nguyện đến xin chịu phép Rửa của Gio-an không phải để sám hối tội lỗi như bao người khác, vì Người vô tội (x. Dt 5,15b; 7,26). Nhưng qua hành động này, Người muốn chia sẻ thân phận yếu hèn với các tội nhân và cảm thông với họ (x. Pl 2,6) và sau này Người sẽ còn chịu chết trên cây thập giá để đền tội thay cho họ.

Đàng khác, việc toàn thân Đức Giê-su được Gio-an dìm xuống nước sông Gio-đan, chính là hình ảnh của phép rửa sẽ phải trải qua trong cuộc Tử Nạn và Phục Sinh sau này (x. Rm 6,3-4). Từ mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giê-su sẽ thiết lập bí tích Rửa Tội, để tái sinh các tín hữu trở nên con Thiên Chúa và canh tân họ nhờ nước và Thần Khí. Đây là điều kiện cần có để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa (x. Ga 3,3-6). Ngoài ra, đây còn là cơ hội để Gio-an Tẩy Giả thi hành sứ mạng tiền hô đi trước dọn đường và làm chứng Người thực là Đấng Thiên Sai với dân Do thái. Cuối cùng, Đức Giê-su chịu phép rửa của Gio-an để biến đổi phép rửa bằng nước trở thành bí tích Rửa Tội trong Thánh Thần (x Mc 1,8) và lửa (x Lc 3,16;Cv 2,3-4), để ban ơn cứu độ cho các tín hữu.

II.SỐNG LỜI CHÚA

1.LỜI CHÚA:

Khi ấy, Gio-an rao giảng rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quay dép cho Người” (Mc 1,7).

2.CÂU CHUYỆN:

1) GIÁ TRỊ CỦA SỰ KHIÊM HẠ GIỮA ĐỜI THƯỜNG :

Một tài xế xe tải kia không dám cho xe tải chạy qua cầu, vì theo anh nghĩ chiếc xe tải có mui xe cao hơn thành cầu tới 10 phân. Trong lúc tiến thoái lưỡng nan, không biết nên giải quyết thế nào, thì có người đề nghị : Hãy xì bớt hơi cho các bánh xe xẹp xuống. Anh tài xế liền làm theo lời khuyên này và cuối cùng chiếc xe của anh đã có thể an toàn đi qua cầu.
Xì hơi cho bánh xe xẹp bớt cũng giống như thái độ khiêm nhường. Trong giao tiếp với tha nhân, nếu “biết mình biết người, thì trăm trận trăm thắng !”. Cũng nhờ biết ứng xử khiêm tốn nhún nhường với tha nhân mà chúng ta sẽ dễ dàng thành công trong mọi việc.

2) KHIÊM TỐN LÀ LUÔN TRONG TƯ THẾ QUÂN BÌNH:

Một hôm Khổng Tử tới thăm miếu vua Hoàn Công nước Lỗ, thấy một chiếc lọ đứng nghiêng thì hỏi thăm và được người giữ miếu cho biết :
- Cái lọ này là một bảo vật, thuở trước nhà vua luôn để gần ngai vàng để nhắc nhở mình.
Khổng Tử nói :
- Ta nghe đồn nhà vua có một bảo vật : không cho nước vào thì lọ sẽ đứng nghiêng ; Đổ nước vào vừa phải thì lọ sẽ đứng thẳng. Còn nếu đổ nước đầy tới miệng thì lọ lại sẽ bị đổ ngã. Có lẽ đó là chiếc lọ này chăng ?
Rồi ngài bảo học trò múc nước để kiểm tra thì kết quả đúng như thế.
Bấy giờ Khổng Tử mới dạy bài học về sự trung dung như sau:
- Người thông minh thánh trí thì hãy giữ quân bình bằng cách làm việc như một người tầm thường chứ không muốn được nổi bật hơn người khác. Kẻ lập được công to thì hãy giữ quân bình bằng thái độ và lời nói khiêm hạ chứ không khoe mình. Kẻ có sức khỏe vô địch thì nên giữ quân bình bằng thái độ ứng xử nhún nhường chịu đựng tha nhân. Nếu đang là một người giầu có thì hãy giữ quân bình bằng sự quảng đại chia sẻ cơm áo cho người nghèo khổ. Cái lọ của vua Hoàn Công chính là bài học giúp thực hành lối sống quân bình để khỏi bị sụp đổ vậy”.

3) TÔI MỚI ĐƯỢC 2 TUỔI :

Một ông cụ mãi đến năm 80 tuổi mới có điều kiện tin theo Chúa và được lãnh bí tích rửa tội để được tái sinh làm con Thiên Chúa. Từ ngày theo đạo, ông cụ đã thay đổi hẳn trở thành một người mới, ông đã bỏ được sở thích uống rượu say xỉn và không còn chơi bài bạc. Ông đi dự lễ nhà thờ hằng ngày và có lối ứng xử khiêm tốn và bác ái với mọi người chung quanh. Hai năm sau cụ lâm trọng bệnh và bị thày thuốc khám bệnh cho biết cụ sắp chết. Nhiều bạn bè đến thăm và có người thắc mắc hỏi cụ được bao nhiêu tuổi. Ông cụ trả lời :”Tôi mới được hai tuổi. Tám mươi năm trước tôi có sống cũng như chết. Chỉ từ ngày theo đạo tôi mới trở nên một người mới và đến nay mới được hai tuổi”.

3.SUY NIỆM :

Tin mừng lễ Đức Giê-su chịu phép rửa hôm nay dạy chúng ta bài học về mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giê-su. Người chính là Con Thiên Chúa đã đến lập cư giữa loài người và trở thành người phàm giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ không có tội. Khi đứng xếp hàng để được Gio-an dìm xuống dòng sông để chịu thanh tẩy bằng nước, Đức Giê-su đã thiết lập bí tích rửa tội để thanh tẩy các tín hữu chúng ta bằng Nước và Thánh Thần hầu ban ơn thánh biến hóa chúng ta trở nên con Thiên Chúa giống như Người. Từ nay chúng ta không còn phải là kẻ xa lạ, nhưng là người nhà của Thiên Chúa. Qua bí tích Thánh Tẩy chúng ta đã được tháp nhập làm chi thể của đầu nhiệm thể là Đức Giê-su. Hơn nữa, chúng ta còn được tham phần vào ba chức vụ của Người là ngôn sứ, tư tế và vương đế. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chúng ta cần học tập noi gương Chúa hôm nay là ăn ở khiêm hạ trong lời nói và việc làm như sau :

1) SỐNG KHIÊM HẠ NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU VÀ ÔNG GIO-AN TẨY GIẢ :

- Đức Giê-su đã dạy các môn đệ học tập noi gương khiêm nhường của Người như sau: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29). Người đã nêu gương khiêm nhường khi rửa chân hầu hạ các môn đệ và dạy bài học khiêm nhường: “Anh em gọi Thầy là “Thầy” là “Chúa”, điều đó phải lắm. Vì quả thật, Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Vậy nếu Thầy là “Chúa” là “Thầy”, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (x. Ga 13,13-15). Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã thể hiện sự khiêm nhường qua việc đến xếp hàng xin ông Gio-an làm phép rửa, mặc dù Người hoàn toàn vô tội (x. Mc 1,9).
- Còn Gio-an Tẩy Giả cũng thể hiện sự khiêm nhường khi nói mình không đáng làm đầy tớ cho Đấng Thiên Sai như sau: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1,7). Ông cũng khẳng định mình không phải là Đấng Ki-tô Thiên Sai mà chỉ là tiếng người nói trong hoang địa mời người ta chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Ki-tô sắp đến (x. Ga 1,20.23). Gio-an còn chứng tỏ có đức khiêm nhường qua việc đề cao Đức Giê-su trước mặt các môn đồ: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (x.Ga 3,30).

2) Chúng ta cần làm gì để thực hành nhân đức khiêm nhường? :

- Khiêm nhường trong lời nói: Hãy nói ít nghe nhiều; Không khoe khoang thành tích của mình; Không phê bình nói xấu người vắng mặt; Sẵn sàng xin lỗi khi mắc phải sai sót khiến tha nhân buồn lòng; Kịp thời khen thưởng người cộng tác để động viên những cố gắng của họ; Can đảm bênh vực những người yếu đuối thân cô thế cô bị kẻ khác đàn áp bóc lột.
- Khiêm nhường trong thái độ: Năng dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và cám ơn những ai làm ơn cho mình; Luôn có thái độ hiền hòa và nhẫn nhịn tha nhân; Biết làm chủ tính nóng giận và không to tiếng la mắng người dưới; Luôn sống “dĩ hoà vi quí”, không “Bé xé ra to”, hoặc “chuyện không đáng gì mà làm cho ầm ĩ”; Sẵn sàng đi bước trước đến với tha nhân; Biết bỏ ý riêng mình để làm theo ý Chúa muốn thể hiện qua ý bề trên hay ý chung của tập thể.
- Khiêm nhường trong cách ứng xử: Không đổ lỗi cho người khác, nhưng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”; Kiên nhẫn lắng nghe lời phê bình góp ý của người khác; Tận tình phục vụ tha nhân vô vụ lợi kèm theo sự khôn ngoan để tránh bị lợi dụng; Tránh thái độ “Thượng tôn hạ đạp”; Can đảm đứng ra bênh vực những người “thân cô thế cô”; Khi công việc bị thất bại sẽ không đổ lỗi cho người khác, mà nhận phần trách nhiệm của mình; Khi thành công thì nhận là do ơn Chúa ban và là công của tập thể. Khi làm được điều gì tốt thì hãy khiêm tốn tự nhủ: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

4. THẢO LUẬN:

Tuần này bạn sẽ làm gì để tập sống đức khiêm nhường noi gương Chúa Giê-su và ông Gio-an Tẩy Giả?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Qua việc tình nguyện xếp hàng xin Gio-an làm phép rửa, Chúa muốn dạy chúng con thực thi đức khiêm nhường, là nền tảng của sự thánh thiện. Về phần con, con mang đầy những tội lỗi khuyết điểm, thế mà con lại thường ngại ngùng khi phải thú tội trong tòa giải tội. Con chỉ là một kẻ bất tài vô đức, thế mà con lại thích được nổi tiếng, được người đời khen ngợi về tài năng và lòng đạo đức của mình. Con thiếu khả năng lãnh đạo, thế mà con lại muốn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong tập thể...
- Lạy Chúa Giê-su, “Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, xin thanh tẩy con sạch mọi thói hư tật xấu, nhất là thói tự ái cao và tự mãn. Xin giúp con thành tâm hoán cải để luôn ứng xử hiền lành và khiêm tốn hơn, để con đáng được Chúa thứ tha tội lỗi và được hưởng hạnh phúc Nước Trời đời sau.

X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Tích Thánh Phanxicô Xaviê Thánh Du Canada
Dominic David Trần
09:22 04/01/2018
“Thánh Phanxicô Xaviê là Đấng Anh hùng của chúng tôi”

Thủ đô Ottawa ngày 03/01/2018: Giới trẻ Canada tuyên bố; “ Thánh Phanxicô Xaviê là Đấng Anh hùng của chúng tôi”. Đó là lời giải thích cho câu hỏi vì sao cánh tay được cắt rời từ thi hài của ngài cách đây 465 năm sẽ trở thành nguồn hứng khởi và lôi cuốn rất nhiều người Canada đến thế.

Xem Hình

Theo suy nghĩ thông thường thì giống như chiếc Cúp vô địch Stanley và giải Băng Cầu Thế giới tại Bắc Mỹ... phải nói là thánh Phanxicô Xaviê thật tuyệt diệu, thật rõ ràng nhận thấy như vậy. Với dân Canada và Hoa Kỳ thì Băng Cầu và Giải Stanley Cup là môn thể thao quốc gia gây nhiều sôi động nhất đặc biệt vào những ngày băng tuyết giá lạnh này.

Người ta dự đoán có khoảng gần 100,000 người trên khắp đất nước Canada sẽ đến kính viếng và chiêm ngưỡng thánh tích là cánh tay của thánh Phanxicô Xaviê đã bắt đầu cuộc thánh du ngày hôm nay tại Đại Thánh Đường Đức Bà Ottawa, Nhà Thờ Chánh Tòa của TGP Ottawa. Ba phần tư tín hữu đến thăm viếng thánh tích là sinh viên các Viện Đại Học và Catholic Christian Outreach đồng tổ chức cuộc thánh du cho sinh viên Công Giáo hy vọng thánh tích sẽ dẫn dắt giới trẻ và sinh viên trở lại gắn bó mật thiết với Đức Tin hơn.

Sau hơn bốn thế kỷ được gọi về với Chúa, thánh Phanxicô Xaviê đang đi du lịch thăm đất nước Canada, hay chí ít ra thì một phần thánh tích của ngài được tín hữu Công Giáo tôn kính nhất – most revered by Catholics- cánh tay và bàn tay phải của ngài- được truyền tụng là đã phục vụ cho mấy chục ngàn cho đến cả trăm ngàn người vào Đạo Công Giáo.

“ Có người lánh xa việc này. Nhưng lại có nhiều người được lôi cuốn bởi cuộc thánh du này. Nếu như thánh tích này giúp đỡ quý bạn được điều gì đó, ấy là điều tốt đẹp.” Đức Cha Terrence Prendergast SJ, Tổng Giám Mục TGP Ottawa tuyên bố như vậy.

Dự tính có ít nhất 100,000 người Canada sẽ kính viếng thánh tích theo chương trình thánh du trên khắp đất nước Canada bắt đầu từ hôm nay Thứ Tư ngày 03/01/2018 tại thành phố Quebec và dừng lại tại 14 thành phố khác, kể cả tại Antigonish, Tỉnh Bang Nova Scotia là nơi có Viện Đại Học St. Francis Xavier, được vinh dự mang tên ngài.

Thánh Phanxicô Xaviê là Quan thày bổn mạng của Hiệp Hội Canadian Catholic Outreach, là một tổ chức hỗ trợ Sinh viên Công Giáo Canada gắn bó với Đức Tin trong suốt các năm tại Các Viện Đại Học, vì vậy bà Angèle Regnier người đồng sáng lập tổ chức này sẽ tháp tùng thánh tích trong suốt chương trình thánh du tại Canada.

“ Ngài là vị anh hùng của chúng tôi. Chúng tôi ngưỡng mộ ngài – we admire him. He’s our hero. “ thay mặt cho giới trẻ sinh viên Công Giáo Canda, bà Regnier đã phát biểu; “ giống như chiếc Cúp vô địch Stanley và giải Băng Cầu Thế giới tại Bắc Mỹ... phải nói là thánh Phanxicô Xaviê thật tuyệt diệu, thật rõ ràng nhận thấy như vậy. Trong hình chụp kèm theo cho thấy các sinh viên tại Ottawa đang áp thẻ cầu nguyện vào thánh tích.

Thánh tích được đặt một chỗ ngồi riêng trên máy bay.

Như đã nêu trong các tuyên bố; thánh tích của thánh Phanxicô Xavier, theo những cung cách được hiểu là rất trọng vọng trên toàn Canada –Hoa Kỳ như chiếc Cúp vô địch băng cầu thế giới Stanley Champion Cup. Vì thế thánh tích được đặt trong một hộp bảo quản và bao quanh bằng một bao bì đặc biệt trong suốt, và được bảo vệ suốt chương trình bởi một chuyên gia an ninh được chỉ định là ông D’Arcy Murphy. Các nhà tổ chức chương trình thánh du này không tin tưởng vào những kinh nghiệm của cơ quan vận chuyển hành lý các hãng hàng không và cũng thấy rằng hộp bảo quản và bao bì thánh tích này lại qúa lớn so với ngăn chứa hành lý xách tay trên đầu các chỗ ngồi trên máy bay. Cũng để bảo vệ an toàn và trân trọng thánh tích suốt chương trình thánh du Canada nên người tổ chức và chuyên gia an ninh tháp tùng đã đặt riêng hẳn một chỗ ngồi như một hành khách cho thánh tích trên toàn bộ các chuyến bay.

Văn khố lưu trữ cho thấy người ta tin tưởng rằng trong hơn bốn trăm năm qua -từ lúc thánh tích này được an vị chính thức tại Đại Thánh Đường Chúa Giêsu ở giáo đô Rôma, trụ sở của Dòng Tên toàn thế giới - Rome’s Church of Gesu; thánh tích chỉ rời khỏi giáo đô Roma trong 5 dịp khác nhau. Và đây là lần đầu tiên thánh tích thánh du Canada. Trong hình chụp kèm theo của Radio-Canada, Đài Truyền Thanh Quốc Gia Canada cho thấy ông D’Arcy Murphy, chuyên gia an ninh thường trực bảo vệ thánh tích, người đứng phía bên trái, đang kiệu thánh tích đến cuộc Hội thảo Rise Up conference ở Ottawa do Catholic Christian Outreach tổ chức.

Trước khi rời nước Italia, các giới chức của Giáo Hội và Dòng Tên đã gắn một dấu niêm phong đặc biệt trên hộp Plexiglas bảo quản thánh tích chống phá hoại và chống đạn, để đoan chắc rằng không có ai có thể lấy cắp hay đánh tráo thánh tích khỏi hộp bảo quản. Cho dù được thường xuyên có đại diện tổ chức và chuyên gia an ninh bảo vệ thường trực nhưng các nhà tổ chức cũng hoàn chỉnh đầy đủ thủ tục bảo hiểm tránh mất cắp, phá hoại hay trộm cướp với một bảo phí không được tiết lộ.

Cô sinh viên Petula Fernades ở trong hình chụp kèm theo là hậu duệ có nguồn gốc từ Giáo Phận Goa, Ấn Độ tin chắc rằng tổ tiên của bạn ấy đã được chính thánh Phanxicô Xaviê làm Phép Rửa.

Ngày ấy khi Giáo Hội yêu cầu một thánh tích

Thánh Phanxicô Xaviê qua đời trên hòn đảo nhỏ tên là Trường Xuyên ở ngoài khơi lục địa Trung quốc vào năm 1552 - nhưng các báo cáo đã tường trình là thi hài của ngài không hề tan rữa -didnot decompose- như người thường. Vào thời khắc ấy – để nhìn nhận chứng cớ về tính thánh thiện của ngài - evidence of his saintliness – cánh tay phải và bàn tay phải của ngài - vẫn thường phục vụ Phép Rửa cho các tín hữu tân tòng và người cải đạo từ Ấn Giáo, Hồi Giáo, Khổng Giáo và Phật Giáo sang Công Giáo – đã được Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên thuở ấy yêu cầu tách rời khỏi thi hài và chuyển về trụ sở trung ương của Dòng Tên ở Rôma. Các Đức Giám Mục đã chứng thực “thánh tích cánh tay” này không hề bị thối rữa –uncorrupted- nghĩa là còn nguyên vẹn. Phần toàn bộ thi hài còn lại của thánh nhân - tức là trừ cánh tay phải được đem về Rôma- được chuyển về Goa, Ấn Độ. Nơi ngài đã thực hiện phần lớn sứ mạng truyền giáo trong đời, đã giúp cho hơn 100,000 người phần lớn từ Hindus Ấn Giáo theo Đạo Công Giáo.

Trong cuộc thánh du tại Canada, cánh tay làm Phép Rửa của thánh Phanxicô Xaviê sẽ ghé thăm Cộng đoàn có số lượng lớn nhất người Canada gốc Goa Ấn Độ, tại thành phố Mississauga, tỉnh bang Ontario, nơi 12,000 tín hữu Canada gốc Goa sẽ tôn kính, vinh danh thánh tích.

Joseph San Jose là một trong gần một ngàn sinh viên giới trẻ Canada đầu tiên được vinh dự chọn kính tôn thánh tích và tham dự Hội thảo Sinh viên Giới Trẻ Canada tại thủ đô Ottawa trong ngày Thứ Bảy tuần rồi.

Một đại biểu khác, cô sinh viên Petula Fernandes phát biểu; “ Thật là một cảm nghiệm sâu sắc và thắm thiết. Thánh tích này, cũng chính cánh tay thánh thiện này đã phục vụ và giúp cho chính các vị tổ tiên của tôi theo Đạo Công Giáo và nếu đó không phải là Sứ mạng Rao Giảng Tin Mừng của vị thánh Thừa Sai này thì có lẽ cá nhân tôi và nhiều đồng hương gốc Goa khác sẽ không được Sống Đạo theo các giá trị Kitô giáo ở Canada.”

Cơ hội chỉ có một lần trong đời ‘ Once-in-a-lifetime opportunity’

Ba phần tư tín hữu đến thăm viếng thánh tích là sinh viên các Viện Đại Học và Catholic Christian Outreach nhà đồng tổ chức cuộc thánh du cho sinh viên Công Giáo hy vọng thánh tích sẽ dẫn dắt giới trẻ và sinh viên trở lại gắn bó mật thiết với Đức Tin hơn.

Truyền thuyết đã kể lại rằng thánh Phanxicô Xaviê là một chàng trai trẻ thông thái, khoẻ mạnh lại ưa chuộng thể thao, trí thức xuất thân quý tộc. Là một giáo sư Đại học có lối sống rất. .. hào hoa phong nhã cho đến khi ngài gặp thánh Ý Nhã Ignatius SJ, thúc giục ngài hướng thượng đến một cuộc sống xác định rất cao đẹp vì Đức Tin, bởi vì “. ..được lời lãi cả thế gian mà đánh mất linh hồn thì nào có ích chi. ..” Các nhà tổ chức chương trình thánh du này hy vọng giới trẻ và sinh viên Công Giáo Canada ngày nay sẽ tìm được nguồn linh hứng từ cuộc đời thánh thiện và cao đẹp của thánh Phanxicô Xaviê.

Trong gần một ngàn đại biểu tham dự Hội thảo Rise Up tại thủ đô Ottawa trong thứ Bảy tuần trước, có nhiều bạn đã hết sức xúc động, bật khóc nức nở, ôm chầm lấy nhau cầu nguyện trong các buổi hướng dẫn tĩnh tâm Linh Thao và cá biệt có một số bạn được chữa lành khỏi bệnh tật in some cases, healing from illness or disease. Bạn Joseph San Jose nói rằng đây là lần thứ nhất trong đời tôi vừa nghe thấy những việc lành đã xảy ra – và tôi không biết liệu điều này có sẽ xảy ra một lần nữa không – vậy đó qủa là cơ hội chỉ có một lần trong đời.

Cánh tay và bàn tay phải của thánh Phanxicô Xaviê được công nhận là không hề hư nát hay thối rữa- một thánh tích bậc nhất của một trong những vị Thừa sai và Truyền Đạo vĩ đại nhất của Giáo Hội Công Giáo.

The forearm and hand of St. Francis Xavier is considered an incorrupt, first class relic of one of the Catholic Church’s greatest missionaries and evangelists.

Chương trình thánh du khắp Canada sẽ ghé thăm 14 thành phố, kể cả ở Toronto và Mississauga, từ ngày 3 tháng Giêng đến 2 tháng Hai năm nay. Bà Angèle Regnier tuyên bố, “Đây là cơ hội mà hầu hết người Canada chưa từng có gặp bao giờ. Bởi vì Canada của chúng ta là một quốc gia mới, chúng ta là thế giới mới. Khi các bạn đi du lịch sang châu Âu bạn sẽ thấy nhiều thánh tích và các vị thánh nhân trong khắp các Nhà Thờ ở cựu lục địa. .. và nếu đi du lịch hầu hết các nơi ở Canada bạn sẽ không có được cảm nghiệm đó. “

Chương trình thánh du tại 14 thành phố của Canada như sau.

Chi tiết thời gian, địa chỉ xin vào trang mạng của https://cco.ca/relic/

January 3 – Chapelle des Jésuites, Quebec City

January 5 – Cathedral of St John the Baptist, St John’s, Newfoundland

January 7 – St Mary’s Cathedral, Halifax, Nova Scotia

January 8 – St Francis Xavier University, Antigonish, Nova Scotia

January 10 – St Mary’s Cathedral, Kingston, Ontario

January 12 – St Michael’s Cathedral, Toronto, Ontario

January 13 – St Francis Xavier Church, Mississauga, Ontario

January 14 – Church of Our Lady of Lourdes, Toronto, Ontario

January 16 – St Mary’s Cathedral, Winnipeg, Manitoba

January 18 – Holy Family Cathedral, Saskatoon, Saskatchewan

January 19 – TBA, Regina, Saskatchewan

January 20 – Resurrection parish, Regina, Saskatchewan

January 21 – Sacred Heart Church, Calgary, Alberta

January 22 – St Michael’s Catholic Community, Calgary, Alberta

January 24 – St Francis Xavier Parish, Vancouver, British Columbia

January 25 – All Saints Parish, Vancouver, British Columbia

January 27 – St Andrew’s Cathedral, Victoria, British Columbia

January 28-29 – Mary Queen of the World Cathedral, Montreal, Quebec

January 30 – TBA, Montreal, Quebec

February 2 – St Patrick’s Basilica, Ottawa, Ontario

February 2 – Notre Dame Cathedral, Ottawa, Ontario

Ghi chú: sẽ có bạn trẻ hay bạn đọc hỏi rằng chỉ quan tâm đến chuyện về thánh nhân Việt Nam mà thôi. Xin trân trọng thưa rằng, nếu trong dịp nào đó cùng với Các Linh Mục Tu Sỹ Dòng Tên, SJ Society of Jesus sang Rome thăm viếng Nhà Thờ Chúa Gesu Trung Ương Dòng Tên bạn hãy xin được đến bàn thánh nơi có bình lưu ly chứa hài cốt của thánh Ý Nhã gần cạnh đó quý vị sẽ thấy một hộp sọ. Vâng, đấy chính là sọ của thầy Chân Phước Anrê Phú Yên SJ, vị Chứng nhân Tin Mừng Việt Nam đầu tiên tại Đàng Trong, ngày 26/07/1644 chịu tử đạo tại Gò Xử, Thành Chiêm thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Ngày 3/7/1645 Linh mục Giáo sỹ A lịch sơn Đắc Lộ Alexandre de Rhodes – tên do chính ngài tự phiên âm chọn - được chúa Sãi ân giảm đổi án tử hình thành trục xuất vĩnh viễn khỏi Đàng Trong. Ngài đem theo thi hài của thầy Anrê Phú Yên về an táng nơi trụ sở Dòng Tên bên Ma cao thuộc địa của Bồ đào nha thuở đó. Linh Mục Giáo sỹ Alexandre de Rhodes SJ sau đó đã đem theo thủ cấp tức là sọ của thầy Anrê Phú Yên về đến Giáo đô Rôma và tại trụ sở Trung ương của Dòng Tên chính thức vào ngày 27/06/1649. Hai năm sau Linh Mục Đắc Lộ xuất bản Tự Điển Việt-Bồ-La năm 1651 tại Rôma, tác phẩm đầu tiên về chữ Quốc Ngữ Việt Nam trong lịch sử và trên toàn thế giới.

Trong 465 năm qua kể từ năm 1553 khi cánh tay phải của thánh Phanxicô Xaviê SJ được đem về trụ sở tại Rôma nhưng lịch sử đã ghi đến nay có hơn năm lần thánh tích được thánh du.

Riêng hộp sọ của thầy Anrê Phú Yên SJ Chân Phước tử Đạo đầu tiên ở Đàng Trong - trong hơn 369 năm qua thầy Anrê Phú Yên vẫn yên vị nơi cung thánh của trung ương Dòng Tên tại Rôma. Vậy nếu chỉ muốn biết về người Công Giáo Việt Nam thôi thì xin hợp ý cầu nguyện cho thầy Andrê Phú Yên SJ sớm được tuyên phong hiển thánh và có thể ngày ấy Giáo Hội và Dòng Tên Việt Nam sẽ thỉnh cầu cho hộp sọ trên cung thánh Dòng Tên ở Rôma và thi hài an táng bên trụ sở tại Macau của thầy Anrê Phú Yên SJ được hồi hương, về lại với quê hương trần thế Đại Việt Đàng Trong xưa kia của ngài chăng?

Có điều phải nói lại cho rõ, thánh Phanxicô Xaviê SJ (7/4/1506-3/12/1552) được tôn phong là Quan thày bổn mạng của các xứ truyền giáo, ngài cùng là Đấng Sáng lập Dòng Tên với thánh tổ phụ Ý Nhã SJ, được sai đi truyền đạo tại Á châu. Vì vậy mới đến thừa sai Linh Mục Giáo sỹ A lịch sơn Đắc Lộ Alexandre de Rhodes SJ nối tiếp sứ mạng (15/03/1593-05/11/1660) và mới có thầy Andrê Chân phước Phú Yên SJ ( x – 26/7/1644) anh dũng chứng nhân Tin Mừng trên quê hương của chúng ta. Như Thư của thánh Phêrô Tông đồ gởi tín hữu Do Thái, các ngài đã mong ước và đã cùng gặp nhau tại Quê Hương Vĩnh Cửu – Nước Trời.

Dominic David trần chuyển ý – Courtesy and images of the Canadian Press.

15/3/1593-5/11/1660
 
Nhìn lại các hoạt động năm đầu tiên của Thánh Bộ về Phát triển Con người
Thanh Quảng sdb
19:11 04/01/2018
Nhìn lại các hoạt động năm đầu tiên của Thánh Bộ về Phát triển Con người
ĐTC và Đức Hồng Y Turkson

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch của Thánh bộ tường trình những thành qủa của năm đầu tiên của Thánh Bộ Phát Triển Con Người. Thánh bộ mới này là một trong những thành quả của việc cải tổ Cơ quan Trung ương Giáo hội tại Vatican của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha đã thiết lập bộ này vào ngày 31/8/2016 với mục đích là "Phát triển Con người". ĐTC đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình vào chức vụ chủ tịch của Thánh bộ này.
Thánh Bộ về Phát triển Con người có hiệu lực vào ngày 1/1/2017, với sự sáp nhập của bốn Thánh bộ: Công lý và Hoà bình, Đồng Tâm (Cor Unum), Chăm sóc mục vụ Người tị nạn và di cư và Thánh bộ Y tế.
Đức Hồng Y Turkson đã trình bày với ông Stefano Leszczynky của Đài Vatican về các hoạt động của năm đầu tiên của Thánh bộ trong nỗ lực phát triển toàn diện của con người.
Bốn cấp độ hoạt động
Đức Hồng Y trình bày bốn lãnh vự hoạt động: Đầu tiên là sáp nhập bốn Hội đồng Giáo hoàng thành một Thánh bộ duy nhất. Thứ hai là quản lý các thành viên và các nhân viên, đảm bảo không có sự chồng chéo khi sinh hoạt làm việc. Thứ ba là thiết lập một văn phòng mới tại một viện tu mà Đức Hồng Y Turkson cho là "đang được hoàn thành". Tuy cơ sở đã có sẵn, nhưng cần phải được tân trang cho phù hợp với nhu cầu của các ban ngành nên “cũ người mới ta!”
Thánh Bộ về Phát triển Con người cũng cần lưu tâm tới vai trò của mình trong việc phát triển toàn bộ của Giáo Hội qua các cuộc họp với các Hội đồng các giám mục từng khu vực. Vị Chủ tịch của Thánh bộ cho hay bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp với các Hội đồng các Giám mục trong các chuyến về viếng mộ thánh Phêrô (ad limina) tại Rome trong năm 2017 vừa qua nhằm trình bày những nét "chính yếu cốt lõi" của Thánh bộ.
Những hoạt động bảo vệ môi sinh theo Thông điệp "Laudato Si"
Đức Hồng Y Turkson nói rằng bộ gửi tới các Hội đồng các Giám mục thông điệp về môi trường "Laudato Si" của Đức Thánh Cha được công bố vào năm 2015. Nhiều Giáo hội địa phương đã thành lập ra cho tổ chức nhằm triển khai nghiên cứu và "thúc đẩy" việc áp dụng thông điệp này, nhưng cũng có nhiều Giáo hội địa phương chưa làm gì cả.
Đức Hồng Y Ghanaian nói rằng "Laudato Si" là một "ví dụ tuyệt vời về hoạt động toàn diện" bởi vì Đức Thánh Cha mời gọi các Hội đồng các giám mục khác nhau trên khắp thế giới, điều này "cho thấy ĐTC đang chia sẻ trách nhiệm với các Hội đồng các giám mục địa phương". Do đó, đã đến lúc các Giáo hội địa phương phải đồng loạt ra khơi với cùng một thông điệp của ĐTC để loan truyền đi muôn nơi. Đức Hồng Y nói “Sự hợp nhất này đòi hỏi hai phía chứ không chỉ có một chiều, và Thánh Bộ về Phát triển Con người lo sao cho việc này phải được đảm bảo xảy ra.
Nhìn lại hoạt động của Thánh Bộ về Phát triển Con người
Đề cập tới năm nay, Đức Hồng Y Turkson cho hay ngài dự định tổ chức một cuộc họp mặt cho cấp trên tại trụ sở của bộ để lượng định lại các hoạt độn của bộ, không chỉ bằng những tâm tình cầu nguyện mà còn bao gồm các suy tư lượng định của các chuyên gia nhằm tiếp tục triển khai và tập trung vào "những trách nhiệm chính yếu" sau đó gửi tới tất cả mọi cơ quan để cùng nhau hành động...
Những tài trợ cho sứ mệnh của Giáo hội

Đức Hồng Y Turkson cho hay gánh nặng tài trợ cho các Giáo hội khắp thế giới sẽ được tiếp tục, nhưng Thánh bộ cần giúp cho các Giáo hội tự tồn, cho các quỹ của chính Giáo hội địa phương… Ngài lưu ý rằng viện trợ cho các Giáo hội toàn cầu ngày càng "bị suy giảm", nhưng công việc và các hoạt động mục vụ lại gia tăng.
Thánh bộ cho biết họ cần cung cấp cho các Giáo hội địa phương một số vốn đầu tư nhất định thay vì các địa phương cứ phải dựa vào việc tài trợ. Như ĐTC đã nhấn mạnh các Giáo hội địa phương cần phải "kiếm ra ngân quỹ để hoạt động phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ để kiếm tiền bạc”. Về vấn đề này, Đức Hồng Y Turkson cho biết ngài đã tổ chức 3 cuộc hội thảo và giờ đây các nhân viên sẽ đến với các Giáo hội địa phương để chia sẻ, đào tạo và chuẩn bị cho Giáo hội địa phương được thích ứng với hoàn cảnh của chính mình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trực tuyến thánh lễ mừng 80 năm giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Vĩnh Long
06:50 04/01/2018
Đức Cha Phê rô Huỳnh Văn hai chủ sự Thánh Lễ Tạ Ơn Kỷ Niệm 80 năm thành lập Giáo Phận Vĩnh Long (08.01.1938 - 08.01.2018) tại Thánh Đường Chính Tòa Vĩnh Long vào lúc 09h00' ngày 08.01.2018 - vào lúc 08h00' chương trình Diễn Nguyện Hướng tới 80 Năm Hồng Ân.

Xin xem từ lúc 8h sáng thứ Hai 08/01/2018
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản mạn chuyện ly dị: Các thánh bổn mạng của người ly dị
Vũ Văn An
21:45 04/01/2018
Nghe có vẻ lạ. Nhưng thực sự có các thánh bổn mạng cho người ly dị. Nói đúng hơn có những vị ly dị hay là con cái của những người ly dị nhưng vẫn đã làm thánh và được phong thánh.

Thánh Helen

Mẹ của Hoàng Đế Constantinô, Thánh Helen (249-329), đã tìm ra Cây Thánh Giá Thật ở Giêrusalem và trong nhiều thế kỷ, lòng tôn kính Thánh Helen đã được liên kết với lòng tôn sùng Thánh Giá. Nhưng thực ra, có một mảng khá buồn trong cuộc đời của Thánh Helen. Sau 22 năm lấy nhau, chồng bà, Constantius, đã ly dị bà. Các nguồn tài liệu cũng không biết chắc về bản chất chính xác mối liên hệ của họ: một số người nói rằng đây là một cuộc hôn nhân hợp pháp, người khác lại bảo chỉ là một cuộc hôn nhân theo thường luật (common law); một số bảo bà là vợ ông, người khác bảo chỉ là thê thiếp. Dù là gì đi chăng nữa, cả hai người đã có quan hệ và quan hệ này sinh ra một người con nối dõi, đó là Constantinô, khoảng năm 272 công nguyên. Họ ở với nhau ít nhất 15 năm, rồi năm 289 công nguyên, Constantius, lúc ấy là Hoàng Đế Xêda của Rôma, ly dị Helen để bước vào một cuộc hôn nhân có lợi hơn về chính trị với một người đàn bà trẻ hơn, nàng Theodora, vốn là con kế của Maximian, Hoàng Đế Augustô của Rôma lúc đó. Ngày nay, khi ly dị theo luật đời trở nên thịnh hành hơn, Thánh Helen đã được đề nghị với các người phối ngẫu bất hạnh làm thánh quan thầy để đồng cảm với họ trong nỗi sầu muộn của họ và cầu bầu cho họ.

Thánh Guntramnus

Ông thánh này, người Việt Nam ít nghe biết. Nhưng ngài vốn làm vua vùng Orleans và Burgyundy năm 561 và cưới người đàn bà tên Mercatrude, có nghĩa là người kiến tạo hòa bình. Sau đó, ngài ly dị bà này để lấy một người đàn bà khác. Sau đó, khi bà ngã bệnh nặng, và bác sĩ của bà không còn chữa chạy cho bà nữa, Vua Guntramnus đã cho lệnh giết viên y sĩ này. Cuối cùng, ngài đã trở lại Đạo Công Giáo và rất hối hận về lối sống quá khứ của mình.

Vua Guntramnus nhìn nhận Chúa luôn thương xót ngài, nên đổi lại, ngài tỏ lòng thương xót với những người khác. Ngay những người mưu toan ám sát ngài cũng chỉ bị cầm tù chứ không bị giết như các vị vua khác quen làm. Một người toan đâm ngài, nhưng chạy trốn vào một nhà thờ, đã được Vua Guntramnus thả tự do. Ngài xử hợp tình hợp lý với mọi người và coi thần dân của ngài như chính gia đình mình. Ngài dành phần lớn thì giờ để cầu nguyện và ăn chay, và xây dựng một số nhà thờ và đan viện. Thánh Grêgôriô thành Tours viết rằng ngài mục kích nhiều phép lạ của Thánh Guntramnus. Ngày 28 tháng Ba năm 592, Vua Guntramnus băng hà lúc 68 tuổi.Thế kỷ 16, bọn Huguenots đem tro của ngài rải khắp nơi, nhưng sọ của ngài thì nguyên vẹn và hiện được giữ tại nhà thờ Thánh Marcellô. Thánh
Guntramnus là thánh quan thầy những người ly dị, sát nhân ăn năn. Ngài thường được mô tả trong nghệ thuật như một vị vua với ba chiếc hòm châu báu, một trong các hòm này có quả cầu và cây thánh giá trên đó.

Thánh Eugene de Mazenod

Thánh Eugene de Mazenod thuộc gia đình vọng tộc Pháp. Mẹ ngài, Marie-Rose, là người giầu có, được giáo dục trong tu viện. Charles-Antoine, cha ngài, được giáo dục về cổ điển, nhưng nghèo. Một nhân tố nghiêm trọng trong cuộc hôn nhân này là sự can thiệp không thôi từ người mẹ ghen tuông và cô em thần kinh của Marie Rose. Khi bà cuới Charles-Antoine, gia đình của Marie-Rose định rằng của hồi môn họ dành cho bà phải giữ mãi dưới tên bà.

Năm 1791, trong Cách Mạng Pháp, gia đình de Mazenod buộc phải lưu đầy qua Ý để tránh máy chém. Năm 1795, bỏ chồng và con trai ở lại Venice, Marie-Rose trở về Pháp với người em gái của Eugene. Khi về đến Pháp, bà ly dị cha của Eugene, lấy lại tên hồi còn là con gái và nhờ sự khôn khéo của mẹ, bà lấy lại được của hồi môn. Sau này, bà viết cho ông chồng cũ: “Nay ông trắng tay nhé”.

Sau 11 năm bị lưu đầy, Eugene trở về Aix theo lời yêu cầu của mẹ, nơi ngài cố gắng tái đoàn tụ gia đình. Ngài cũng cố gắng đòi lại tài sản của gia đình từng bị mất thời cách mạng.

Năm 1808, Eugene vào chủng viện ở Paris, làm việc chăm chỉ cho người nghèo và cuối cùng trở thành giám mục của Marseilles, Pháp, năm 1837 và ảnh hưởng của ngài lan rộng không những ở địa phương mà là khắp thế giới. Trước khi qua đời, dòng linh mục mà ngài thành lập, tức Dòng Tận Hiến Vô Nhiễm (Oblates of Mary Immaculate) đã truyền sang 10 quốc gia khắp thế giới.

Thánh De Mazenod chết trong tư cách Tổng Giám Mục ngày 21 tháng Năm, 1861 và mộ của ngài nằm trong ngôi nhà nguyện của nhà thờ chính tòa của thành phố. Khi chết, quả tim của ngài được gỡ riêng ra và bảo quản, một phong tục không xa lạ gì của thế kỷ 19. Một phần của quả tim này đã được đặt trong hộp thánh tích và được đem tới Hoa Kỳ năm 1964. Hộp thánh tích được mạ vàng lại này sau đó đã được đặt tại Nhà Nguyện Bí Tích Cực Thánh ở “Hang Đá Lộ Đức Vùng Tây Nam” thuộc San Antonio do Dòng Tận Hiến sở hữu. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh năm 1995.

Giáo hội dạy gì

Các vị thánh trên minh nhiên xác nhận: ly dị không phải là điều cản trở người ta nên thánh. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo quả quyết điều ấy.

Vì Giáo Hội có cái nhìn hết sức thông sáng về hôn nhân: không phải mọi cuộc hôn nhân đều đã được kết ước đúng theo lối được Giáo Hội nhìn nhận là thành hiệu, dù được kết ước tại nhà thờ. Cho dù một bên hay cả hai bên muốn có cuộc kết hôn chân chính, rất có thể một hay hai bên không có khả năng/tự do kết hôn theo cung cách là hình ảnh cho dây nối kết tự do, vĩnh viễn, ban sự sống giữa Chúa Kitô Chàng rể và nàng dâu của Người là Giáo Hội. Có thể đã có một đám cưới, một cuộc sống chung, thời kỳ hạnh phúc, và những đứa con tươi xinh, nhưng đôi khi, ngay từ đầu, vẫn đã không phải một “hôn nhân” đích thực như Giáo Hội hiểu, căn cứ vào lời Chúa Kitô.

Và mặc dù không mặc tình cho phép ly dị, Giáo Hội cũng biết rằng đôi khi việc ly dị dân luật là điều cần thiết vì rất nhiều lý do, như sự an toàn hay phúc lợi gia đình. Đôi khi, sau nhiều năm tranh chấp và cuối cùng ly dị, người ta mới thấy rõ chưa bao giờ có dây nối kết tự do, trung thành, toàn diện hay sinh hoa trái đã được thiết lập giữa hai người lúc họ nói “con có”.

Nhưng đáng buồn hơn là trường hợp một bên đã hết mình vì cuộc hôn nhân và có ý định muốn có một cuộc kết hợp tự do, trung thành, và trao ban sự sống, chỉ để bị bỏ rơi bởi người kia. Giáo Hội rất rõ ràng và nhất quán trong việc suy đoán mọi cuộc hôn nhân đều thành hiệu cho tới lúc được chứng minh khác đi; Giáo Hội đề cao phẩm giá, tính thánh thiêng, và tính bất khả tiêu của hôn nhân. Nhưng Giáo Hội cũng hiểu rằng điều đôi khi xem ra như hôn nhân thực sự không phải là hôn nhân.

Mỗi trường hợp một khác vì mỗi con người và mỗi cuộc hôn nhân đều có tính độc đáo. Bất kể hoàn cảnh của bạn ra sao, Giáo Hội vẫn có mặt ở đây để điều tra, soi sáng khuyến khích, và nâng đỡ bạn và gia đình bạn sống cuộc sống thánh thiện và hạnh phúc.

Sau đây là những điều Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy về ly dị:

2382. Chúa Giê-su nhấn mạnh đến ý định ban đầu của Đấng Sáng Tạo là hôn nhân bất khả phân ly ( x. Mt 5,31-32; 19,3-9; Mc 10,9; Lc 6,18; 1Cr 7,10-11 ). Người bãi bỏ những khoan nhượng trong luật cũ (x. Mt 19,7-9 ).

Giữa hai người đã chịu Bí Tích Thánh Tẩy, "hôn nhân đã ký kết và hoàn hợp thì không thể bị tháo gỡ bởi bất cứ quyền lực nhân loại nào, bất cứ vì lý do gì, ngoại trừ cái chết" ( x. CIC, can. 1141 ).

2383. Trong một số trường hợp đã được Giáo Luật dự liệu, đôi vợ chồng có thể được phép ly thân nhưng vẫn còn duy trì dây liên kết hôn nhân ( x. CIC, can. 1151-1155 ).

Nếu việc ly hôn về phần đời là phương cách duy nhất còn lại để bảo đảm một số quyền lợi chính đáng, chăm sóc con cái hoặc bảo vệ gia sản, thì có thể tạm chấp nhận mà không lỗi về luân lý.

2384. Ly dị vi phạm nghiêm trọng luật tự nhiên, phế bỏ khế ước mà vợ chồng đã tự do ưng thuận để sống với nhau cho đến chết. Ly dị làm tổn hại giao ước cứu độ mà bí tích Hôn Phối là dấu chỉ. Tái hôn dù được luật đời công nhận càng làm cho tình trạng đỗ vỡ thêm tệ hại: người tái hôn, sau khi ly dị, phạm tội ngoại tình công khai và thường xuyên : “Nếu người chồng, sau khi đã chia ly với vợ mình, ăn ở với một người phụ nữ khác, thì phạm tội ngoại tình, vì làm cho phụ nữ đó cũng phạm tội ngoại tình; người phụ nữ ăn ở với người đàn ông đó phạm tội ngoại tình vì đã dụ dỗ chồng của người khác”( T. Ba-xi-li-ô, Nguyên tắc luân lý 73 ).

2385. Ly dị là phi luân vì làm xáo trộn gia đình và xã hội. Việc xáo trộn này kéo theo nhiều tổn hại nghiêm trọng: cho người phối ngẫu vì bị ruồng bỏ; cho con cái phải đau khổ vì cha mẹ phân ly, và lắm khi còn bị dằng co không biết theo ai; cho xã hội vì hiệu quả lây lan của nó, nó thực sự là một tai ương cho xã hội.

2386. Nếu một trong đôi vợ chồng là nạn nhân vô tội của phán quyết ly dị do tòa án dân sự, người này không vi phạm luật luân lý. Có sự phân biệt rõ ràng giữa người phối ngẫu thành thật cố gắng trung thành với bí tích Hôn Phối và bị ruồng bỏ bất công, với người phá hủy hôn nhân thành sự theo Giáo Luật ( x. FC 84 ) do phạm lỗi nặng.

Thực ra điều 2383 trên đây chỉ là nói lại điều chính Chúa Giêsu và Thánh Phaolô từng nói. Chúa Giêsu phán thế này: "Ai ruồng rẫy vợ mình và cưới lấy người đàn bà khác thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ thứ nhất; nếu một phụ nữ bỏ chồng để đi cưới người khác, thì cũng phạm tội ngoại tình." (Mc 10:9; xem thêm Mt 19:9, Lc 16:18). Chỉ bỏ vợ hoặc chồng mà thôi chưa thành tội (ngoại tình). Thánh Phaolo đã hiểu như thế khi viết: "Vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân." (1 Cor 7:10-11). Thành ra khi nói rằng ly dị không có tội, các thẩm quyền Giáo Hội muốn nói đến việc ly dị dân sự: nguyên việc chấm dứt hôn ước trước toà án dân sự mà thôi chưa có tội. Nhưng nếu sau đó, người ly dị dân sự tự ý tái kết hôn, họ chính thức phá đổ giao ước hôn nhân, đi ngược lại ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, như Chúa Kitô đã nói trong các Phúc âm Nhất Lãm. Dù vậy, Đức Gioan Phaolô II cho hay, họ vẫn không bị loại trừ khỏi Giáo Hội: "Cùng với Thượng Hội Đồng, Tôi khẩn thiết kêu gọi các chủ chăn và toàn thể cộng đoàn tín hữu giúp đỡ những người ly dị, và với sự săn sóc đầy nhiệt tâm hãy làm sao bảo đảm rằng họ không tự coi họ như những người bị tách biệt ra ngoài Giáo Hội, vì là những người đã chịu phép Rửa, họ có thể, và thực ra phải, chia sẻ đời sống của Giáo Hội. Nên khích lệ họ lắng nghe Lời Chúa, tham dự Thánh Lễ, kiên tâm cầu nguyện, đóng góp vào các công việc bác ái cũng như các cố gắng của cộng đòan phục vụ công lý, nuôi dạy con cái trong đức tin Kitô Giáo, trau dồi tinh thần và thực hành thống hối và ngày đêm khẩn cầu ơn Chúa." (Familiaris consortio, số 84).

Ta biết Đức Phanxicô còn dám đi xa hơn bằng cách gợi ý có những trường hợp, một số người trong số họ còn được lãnh nhận các bí tích như một trợ lực để trở về với sự viên mãn của hôn nhân đích thực, một vấn đề bị nhiều tranh cãi, nhưng cho tới nay, là chủ trương của Đức Phanxicô (xem ghi chú nổi danh 351 trong Niềm Vui Yêu Thương).