Ngày 04-01-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha công bố vinh thăng 20 tân Hồng Y
VietCatholic Network
13:35 04/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 04 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh tính của mười lăm Tổng Giám Mục và Giám Mục là những vị mà ngài sẽ trao mũ đỏ vào ngày 14 tháng Hai năm 2015. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng công bố rằng, bên cạnh đó còn có 5 vị Tổng Giám Mục và Giám Mục về hưu được vinh thăng Hồng Y vì "lòng bác ái mục vụ của các ngài trong sứ vụ của Tòa Thánh và của Giáo Hội". Như vậy, Đức Thánh Cha sẽ vinh thăng Hồng Y cho 20 vị.

Đức Thánh Cha nói như sau:

"Như đã thông báo, vào ngày 14 tháng Hai tới đây, tôi sẽ có niềm vui chủ sự một Công Nghị, trong đó tôi sẽ vinh thăng 15 tân Hồng Y, là những vị đến thuộc 13 quốc gia từ tất cả các châu lục, thể hiện sự liên kết bất khả phân ly giữa Giáo Hội Rôma và các Giáo Hội địa phương trên thế giới.
Vào ngày Chúa Nhật 15 Tháng 2, tôi sẽ chủ trì một thánh lễ đồng tế long trọng với các tân Hồng Y, trong khi vào ngày 12 và 13 tháng Hai, tôi sẽ tổ chức một Công Nghị với tất cả các Hồng Y để suy tư về định hướng và các đề xuất cải cách Giáo triều Rôma.

Các tân Hồng Y là những vị sau

01. Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao
02. Đức Tổng Giám Mục Manuel José Macario do Nascimento Clemente, Thượng phụ Lisbon (Bồ Đào Nha)
03. Đức Tổng Giám mục Berhaneyesus Demerew Souraphiel, C.M, của tổng giáo phận Addis Abeba (Ethiopia)
04. Đức Tổng Giám mục John Dew Atcherley của tổng giáo phận Wellington (Tân Tây Lan)
05. Đức Tổng Giám mục Edoardo Menichelli của tổng giáo phận Ancona-Osimo (Ý)
06. Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của tổng giáo phận Hà Nội (Việt Nam)
07. Đức Tổng Giám Mục Alberto Suarez Inda của tổng giáo phận Morelia (Mễ Tây Cơ)
08. Đức Tổng Giám Mục Charles Maung Bo, SDB, của tổng giáo phận Yangon (Miến Điện)
09. Đức Tổng Giám mục Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, của tổng giáo phận Bangkok (Thái Lan)
10. Đức Tổng Giám Mục Francesco Montenegro, của tổng giáo phận Agrigento (Ý)
11. Đức Tổng Giám mục Fernando Daniel Sturla Berhouet, SDB, của tổng giáo phận Montevideo (Uruguay)
12. Đức Tổng Giám mục Ricardo Blázquez Perez, của tổng giáo phận Vallodolid (Tây Ban Nha)
13. Đức Giám Mục José Luis Lacunza Maestrojuán, O.A.R, của tổng giáo phận David (Panama)
14. Đức Giám Mục Arlindo Gomes Furtado, của tổng giáo phận Santiago de Cape Verde (quần đảo Cape Verde)
15. Đức Giám Mục Soane Patita Paini Mafi, của giáo phận Tonga (đảo Tonga)

Ngoài ra, tôi cũng sẽ vinh thăng Hồng Y cho các Tổng Giám Mục và Giám Mục hiệu tòa là những người nổi bật vì lòng bác ái mục vụ trong các sứ vụ của Tòa Thánh và Giáo Hội. Họ đại diện cho rất nhiều vị giám mục là những người, với một lòng bác ái mục vụ tương tự, đã đưa ra những chứng tá cho tình yêu Chúa Kitô và dân Chúa trong các Giáo Hội địa phương, tại giáo triều Rôma, và trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh.

Đó là:

1. Đức Tổng Giám mục Jose de Jesus Rodriguez Pimiento,Tổng Giám mục hiệu tòa của Manizales
2. Đức Tổng Giám mục Luigi De Magistris, Nguyên Chánh Toà Ân Giải Tối Cao
3. Đức Tổng Giám Mục Joseph Karl-Rauber, Sứ thần Tòa Thánh
4. Đức Tổng Giám Mục Luis Héctor Villaba, Tổng Giám mục hiệu tòa của Tucuman
5. Đức Tổng Giám Mục Júlio Duarte Langa, Tổng Giám mục hiệu tòa của Xai-Xai

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân Hồng Y, xin Chúa canh tân tình yêu của các ngài dành cho Chúa Kitô, để các ngài có thể làm chứng nhân cho Tin Mừng của Ngài tại Rôma và trên thế giới, và với kinh nghiệm của các ngài, các ngài có thể hỗ trợ tôi mạnh mẽ hơn trong sứ vụ tông đồ của mình.
 
Top Stories
Pope announces names of new Cardinals
ViS
20:29 04/01/2015
(Vatican 2015-01-04) At the Angelus on Sunday, Pope Francis announced the names of fifteen Archbishops and Bishops whom he will raise to the dignity of the Cardinalate on February 14, 2015. In addition, the Holy Father announced that five retired Archbishops and Bishops “distinguished for their pastoral charity in the service of the Holy See and of the Church” would also be made Cardinals.

Below, please find the complete text of the Pope’s announcement, with the names of all those set to be elevated to the Cardinalate:

“As was already announced, on February 14 next I will have the joy of holding a Concistory, during which I will name 15 new Cardinals who, coming from 14 countries from every continent, manifest the indissoluble links between the Church of Rome and the particular Churches present in the world.

“On Sunday February 15 I will preside at a solemn concelebration with the new Cardinals, while on February 12 and 13 I will hold a Consistory with all the Cardinals to reflect on the orientations and proposals for the reform of the Roman Curia.

“The new Cardinals are:
Archbishop Dominique Mamberti, Prefect of the Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura
Archbishiop Manuel José Macario do Nascimento Clemente, Patriarch of Lisbon (Portugal)
Archbishop Berhaneyesus Demerew Souraphiel, C.M., of Addis Abeba (Ethiopia)
Archbishop John Atcherley Dew of Wellington (New Zealand)
Archbishop Edoardo Menichelli of Ancona-Osimo (Italy)
Archbishop Pierre Nguyên Văn Nhon of Hà Nôi (Viêt Nam)
Archbishop Alberto Suàrez Inda of Morelia (Mexico)
Archbishop Charles Maung Bo, S.D.B., of Yangon (Myanmar)
Archbishop Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij of Bangkok (Thailand)
Archbishop Francesco Montenegro of Agrigento (Italy)
Archbishop Daniel Fernando Sturla Berhouet, S.D.B., of Montevideo (Uruguay)
Archbishop Ricardo Blázquez Pérez of Vallodolid (Spain)
Bishop José Luis Lacunza Maestrojuán, O.A.R., of David (Panamá)
Bishop Arlindo Gomes Furtado, of Santiago de Cabo Verde (Archipelago of Cape Verde)
Bishop Soane Patita Paini Mafi of Tonga (Island of Tonga)

“Additionally, I will join to the Members of the College of Cardinals five Archbishops and Bishops Emeriti who are distinguished for their pastoral charity in the service of the Holy See and of the Church. They represent so many Bishops who, with the same pastoral solicitude, have given witness of love for Christ and for the people of God in particular Churches, in the Rome Curia, and in the Diplomatic Service of the Holy See.

“They are:
José de Jesús Pimiento Rodriguez, Archbishop Emeritus of Manizales
Archbishop Luigi De Magistris, Major Pro-Penitentiary Emeritus
Archbishop Karl-Joseph Rauber, Apostolic Nuncio
Luis Héctor Villaba, Archbishop Emeritus of Tucumán
Júlio Duarte Langa, Bishop Emeritus of Xai-Xai

“Let us pray for the new Cardinals, that, renewed in their love for Christ, they might be witnesses of His Gospel in the City of Rome and in the world, and with their pastoral experience they might support me more intensely in my apostolic service.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Đặng Tự Do
12:10 04/01/2015
VATICAN - Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 04 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh tính của 15 vị Tổng Giám Mục và Giám Mục là những vị mà ngài sẽ trao mũ đỏ vào ngày 14 tháng Hai năm 2015, trong đó có Đức Hồng Y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Việt Nam.

TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sinh ngày 1-4-1938 tại Đà Lạt, thụ phong linh mục ngày 21-12-1967, được bổ nhiệm làm GM Phó Đà Lạt ngày 11-10-1991, và trở thành GM chính tòa ngày 23-3-1994. Ngày 22-4-2010 ngài được bổ làm TGM Phó Tổng giáo phận Hà Nội, và ngày 13-5-2010 ngày thăng TGM chính tòa Hà Nội, kế nhiệm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng công bố rằng, bên cạnh đó còn có 5 vị Tổng Giám Mục và Giám Mục về hưu được vinh thăng Hồng Y vì "lòng bác ái mục vụ của các ngài trong sứ vụ của Tòa Thánh và của Giáo Hội". Như vậy, Đức Thánh Cha sẽ vinh thăng Hồng Y cho 20 vị.

Đức Thánh Cha nói như sau:

"Như đã thông báo, vào ngày 14 tháng Hai tới đây, tôi sẽ có niềm vui chủ sự một Công Nghị, trong đó tôi sẽ vinh thăng 15 tân Hồng Y, là những vị thuộc 13 quốc gia từ tất cả các châu lục, thể hiện sự liên kết bất khả phân ly giữa Giáo Hội Rôma và các Giáo Hội địa phương trên thế giới.

Vào ngày Chúa Nhật 15 Tháng 2, tôi sẽ chủ trì một thánh lễ đồng tế long trọng với các tân Hồng Y, trong khi vào ngày 12 và 13 tháng Hai, tôi sẽ tổ chức một Công Nghị với tất cả các Hồng Y để suy tư về định hướng và các đề xuất cải cách Giáo triều Rôma.

Các tân Hồng Y là những vị sau

01. Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao
02. Đức Tổng Giám Mục Manuel José Macario do Nascimento Clemente, Thượng phụ Lisbon (Bồ Đào Nha)
03. Đức Tổng Giám Mục Berhaneyesus Demerew Souraphiel, C.M, của tổng giáo phận Addis Abeba (Ethiopia)
04. Đức Tổng Giám Mục John Dew Atcherley của tổng giáo phận Wellington (Tân Tây Lan)
05. Đức Tổng Giám Mục Edoardo Menichelli của tổng giáo phận Ancona-Osimo (Ý)
06. Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của tổng giáo phận Hà Nội (Việt Nam)
07. Đức Tổng Giám Mục Alberto Suarez Inda của tổng giáo phận Morelia (Mễ Tây Cơ)
08. Đức Tổng Giám Mục Charles Maung Bo, SDB, của tổng giáo phận Yangon (Miến Điện)
09. Đức Tổng Giám Mục Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, của tổng giáo phận Bangkok (Thái Lan)
10. Đức Tổng Giám Mục Francesco Montenegro, của tổng giáo phận Agrigento (Ý)
11. Đức Tổng Giám Mục Fernando Daniel Sturla Berhouet, SDB, của tổng giáo phận Montevideo (Uruguay)
12. Đức Tổng Giám Mục Ricardo Blázquez Perez, của tổng giáo phận Vallodolid (Tây Ban Nha)
13. Đức Giám Mục José Luis Lacunza Maestrojuán, O.A.R, của tổng giáo phận David (Panama)
14. Đức Giám Mục Arlindo Gomes Furtado, của tổng giáo phận Santiago de Cape Verde (quần đảo Cape Verde)
15. Đức Giám Mục Soane Patita Paini Mafi, của giáo phận Tonga (đảo Tonga)

Ngoài ra, tôi cũng sẽ vinh thăng Hồng Y cho các Tổng Giám Mục và Giám Mục hiệu tòa là những người nổi bật vì lòng bác ái mục vụ trong các sứ vụ của Tòa Thánh và Giáo Hội. Họ đại diện cho rất nhiều vị giám mục là những người, với một lòng bác ái mục vụ tương tự, đã đưa ra những chứng tá cho tình yêu Chúa Kitô và dân Chúa trong các Giáo Hội địa phương, tại giáo triều Rôma, và trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh.

Đó là:

1. Đức Tổng Giám Mục Jose de Jesus Rodriguez Pimiento,Tổng Giám Mục hiệu tòa của Manizales
2. Đức Tổng Giám Mục Luigi De Magistris, Nguyên Chánh Toà Ân Giải Tối Cao
3. Đức Tổng Giám Mục Joseph Karl-Rauber, Sứ thần Tòa Thánh
4. Đức Tổng Giám Mục Luis Héctor Villaba, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Tucuman
5. Đức Tổng Giám Mục Júlio Duarte Langa, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Xai-Xai
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân Hồng Y, xin Chúa canh tân tình yêu của các ngài dành cho Chúa Kitô, để các ngài có thể làm chứng nhân cho Tin Mừng của Ngài tại Rôma và trên thế giới, và với kinh nghiệm của các ngài, các ngài có thể hỗ trợ tôi mạnh mẽ hơn trong sứ vụ tông đồ của mình.
 
Tiểu sử đức tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội
Vietcatholic
19:13 04/01/2015
Tiểu sử của Đức Tân Hồng Y, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội (theo trang www. http://www.tonggiaophanhanoi.org/)

Khẩu hiệu: “NGƯỜI PHẢI LỚN LÊN” (Ga 3,30)

Sinh tại Đà Lạt ngày 01-04-1938

Học tại tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn từ ngày 26-10-1949

Ðại chủng sinh khóa đầu tiên Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt từ 1958 đến 1968

Thụ phong Linh Mục tại Đà Lạt ngày 21-12-1967

Giáo sư Tiểu chủng viện Đà Lạt từ 1968 đến 1972

Giám đốc Ðại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt từ 1972 đến 1975

Cha xứ Chính Tòa Đà Lạt từ ngày 01-04-1975

Tổng Ðại Diện Giáo Phận Đà Lạt từ ngày 10-09-1975

Ðược Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục ngày 19-10-1991

Thụ phong Giám mục tại Đà Lạt ngày 03-12-1991

Giám mục phó giáo phận Đà Lạt từ 1991 đến 1994

Giám Mục giáo phận Đà Lạt ngày 23-3-1994

Được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Hà Nội ngày 22-4-2010.

Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội ngày 13-05-2010.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sứ điệp hòa bình 2015 và quê hương Việt Nam
Hà Minh Thảo
09:54 04/01/2015
SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2015 VÀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM

I. TÓM LƯỢC SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2015

Nhân Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 48 ngày 01.01.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến chúng ta Sứ điệp có chủ đề ‘Không còn nô lệ nữa, nhưng chỉ còn tình huynh đệ với nhau’. Người viết :

Năm mới, do ân sủng Thiên Chúa ban cho toàn nhân loại, Đức Thánh Cha gửi lời chúc bình an đến mọi người nam nữ,… tới các vị lãnh đạo quốc gia và tôn giáo lời cầu xin để không còn chiến tranh, xung đột và những nỗi đau đớn gây ra bởi con người,… Đặc biệt, khi đáp lời mời chúng ta cộng tác với Thiên Chúa và cùng người thiện chí tiến tới sự nhất trí kháng cự lại những cám dỗ xúi giục hành xử không xứng với tư cách làm người.

A.- Lắng nghe kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Đề tài được rút từ Thư Thánh Phaolô gửi ông Philemôn, trong đó thánh nhân xin cộng sự viên mình đón nhận Onesimus, trước là nô lệ của Philemon, giờ đã trở thành Kitô hữu và, vì thế, đáng được xem là một người anh em. Do việc khi trở về với Đức Kitô, đã là môn đệ Đức Kitô, làm nên một sự tái sinh (x. 2Cr 5,17; 1Pt 1,3), tạo lại tình huynh đệ trong đời sống gia đình và xã hội.

Sách Sáng Thế (x St 1,27-28) cho biết Thiên Chúa đã dựng nên người nam (Adam, cha) và người nữ (Eve, mẹ) và chúc phúc cho họ để họ có thể lớn lên và sinh sôi nảy nở: Cain và Aben có tình huynh đệ, là anh em được sinh ra từ cùng một dạ, có cùng một nguồn gốc, bản chất và phẩm giá như cha mẹ mình, những người được tạo ra giống hình ảnh Thiên Chúa. Vì sự tiêu cực tội lỗi phá vỡ tình huynh đệ giữa các thụ tạo và làm biến dạng nét đẹp và sự cao quý bản chất là anh chị em trong chính gia đình nhân loại. Cain không nâng đỡ Abel mà còn giết em vì lòng ganh tỵ và khi làm thế, ông đã gây cuộc chiến huynh đệ tương tàn đầu tiên. Đó là một thảm kịch của sự khước từ triệt để ơn gọi làm anh em của Cain. Chuyện này (x. St 4,1-16) cho thấy nhiệm vụ khó khăn mà mọi người nam và nữ được mời sống nên một, mỗi người phải quan tâm đến người khác. Cũng vậy, Cam không tôn trọng cha là Noê, nên ông chỉ chúc phúc cho những con khác, những người kính trọng ông, gây ra một sự bất công giữa những anh chị em cùng một mẹ sinh ra (x. St 9,18-27).

Trong gia đình nhân loại, tội làm cách ly với Thiên Chúa, với cha con hay với anh em đã nói lên việc loại trừ sự hiệp thông với nhau và được biểu lộ trong một nền văn hóa chinh phục (x. St 9,25-27), kéo dài từ thế hệ này đến thế hệ sau. Giờ đây, cần phải hoán cải liên lỉ trở về với Giao Ước, được thực hiện trọn vẹn bởi sự hiến tế của Đức Kitô trên thập giá, với niềm tin ‘nơi nào càng nhiều tội lỗi, nơi đó ân sủng càng chứa chan… nhờ Đức Giêsu Kitô’ (Rm 5,20.21). Ai nghe Tin Mừng và đáp lại lời mời hoán cải thì trở thành ‘anh chị em và là mẹ’ Đức Giêsu (Mt 12,50), và vì thế được Thiên Chúa Cha nhận làm con (x. EP 1,5).

B.- Nhiều bộ mặt nô lệ hôm qua và hôm nay. Thời xưa, các xã hội đã biết đến hiện tượng người thống trị người : cơ cấu nô lệ được chấp nhận và được luật công nhận. Ai sinh ra có tự do và ai phải là nô lệ, hay những điều kiện để một người vốn sinh ra là tự do nhưng có thể bị mất đi quyền đó hay ngược lại. Luật pháp cũng thừa nhận một ai là là tài sản của người khác, có thể bị mua bán, chuyển giao như một món hàng thương mại. Ngày nay, do sự phát triển ý thức con người, nạn nô lệ, một tội ác chống lại nhân loại, đã bị xóa bỏ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dù cộng đồng quốc tế đã ký kết nhiều hiệp ước để chấm dứt nạn nô lệ và đã tổ chức nhiều chiến dịch để chống lại nạn này, hàng triệu người, trẻ em, người lớn mọi lứa tuổi, vẫn bị tước quyền tự do và bị buộc phải sống trong những điều kiện như các nô lệ.

Đức Thánh Cha nói Người nghĩ đến nhiều lao động, kể cả trẻ em, bị nô dịch hóa trong những lãnh vực khác nhau. Tại nhiều nước, các quy định về lao động không đúng hay trái chuẩn mực quốc tế, không có những quy định bảo vệ quyền lợi người lao động. Người cũng nghĩ đến điều kiện sống của nhiều người tị nạn, mà, trong cuộc phiêu lưu đầy bi kịch, đã phải chịu đói khát, bị tước bỏ tự do, bị cướp mất của cải hay bị lạm dụng thể lý và tính dục. Người nghĩ đến nạn ‘nô lệ lao động’, nạn nô lệ tình dục, những phụ nữ bị buộc hay bị bán trong những vụ kết hôn, nạn buôn bán cơ phận, bị bắt nhập ngũ, để xin ăn, để phục vụ cho những hoạt động phi pháp như sản xuất và buôn bán ma túy, những ai bị bắt cóc, giam giữ, tra tấn, hành hạ hay bị giết bởi những nhóm khủng bố.

C.- Một vài nguyên nhân sâu xa của nạn nô lệ. Ngày xưa cũng như nay, cội rễ nạn nô lệ là do quan niệm con người cho phép đối xử nhau như một đối tượng. Khi tội lỗi phá hỏng trái tim con người và làm ngăn cách chúng ta với Tạo Hóa cũng như với tha nhân, thì kẻ đó không còn được xem là những hữu thể có cùng phẩm giá, là anh chị em cùng chia sẻ nhân tính, nhưng là những đối tượng. Được tạo ra giống Thiên Chúa, nhưng do sự cưỡng bức, sự lừa dối, hay bằng những ép buộc về thể lý hay tâm lý, con người đã bị tước đoạt sự tự do mình, bị bán và bị hạ xuống thành hàng hóa của một số người, bị đối xử như là phương tiện chứ không phải như cùng đích. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như sự nghèo khổ, việc chậm phát triển và sự loại trừ, sự khan hiếm hay không có và những cơ hội việc làm. Đôi khi, để thoát cảnh quá nghèo, họ vội tin lời hứa hão sẽ có việc làm để bị rơi vào tay những mạng lưới tội phạm tổ chức rất tinh vi các chuyến buôn người.

Nạn hối lộ của những ai sẵn sàng bất cứ việc gì để làm giàu cũng là một nguyên nhân khác của nạn nô lệ. ‘Khi con người bị đồng tiền thay thế, các giá trị sẽ bị đảo lộn’.

D.- Cùng dấn thân để xóa bỏ nạn nô lệ. Bài trừ nạn nô lệ như một sự dấn thân chung và hoàn cầu hóa tình huynh đệ. Khi suy xét về hiện trạng buôn người và những hình thức nô lệ khác được công nhận hay không, chúng ta có ấn tượng là chúng xảy ra là do sự thờ ơ của mọi người. Tuy nhiên, cũng có nhiều người làm việc âm thầm chống lại tệ nạn này và cứu giúp các nạn nhân, như các dòng tu, nhất là những dòng nữ, đang làm, tìm cách phá vỡ xiềng xích vô hình liên kết giữa những kẻ bóc lột và các nạn nhân. Với sự kiên nhẫn, can đảm và kiên trì, các dòng tu này đã hoạt động trong những hoàn cảnh rất khó khăn, bị đe dọa bởi bạo lực, nhưng luôn cố gắng để phá bỏ những mắc xích vô hình trói buộc những nạn nhân với những kẻ buôn người và giúp các nạn nhân phục hồi về tâm lý và tái hội nhập vào xã hội. Nhiệm vụ này xứng đáng được đề cao và hổ trợ bởi Giáo Hội và xã hội. Nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc dấn thân ba nỗ lực cần thực hiện : thiết lập các thể chế trong việc phòng ngừa các tội ác bắt người làm nô lệ, bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp. Các nỗ lực cần có một hoạt động chung và hoàn cầu từ tất cả các tổ chức khác nhau của xã hội, các luật lệ về di trú, lao động, nhận con nuôi, và di chuyển các xí nghiệp phải được thực thi trong sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Ngoài ra cần có những cơ chế kiểm soát hữu hiệu, tránh những kẽ hở cho sự tham những và phạm pháp mà không bị luật pháp trừng trị. Các tổ chức liên chính phủ, dù tôn trọng nguyên tắc phân chủ quyền, cũng được mời gọi để phối hợp những sáng kiến để chiến đấu chống lại các mạng lưới xuyên quốc gia các tội phạm có tổ chức thực hiện các hoạt động buôn người và mua bán người tị nạn trái phép. Việc hợp tác rất cần thiết trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến các thể chế quốc gia và quốc tế, cũng như các cơ quan của xã hội dân sự và thế giới tài chính.

E.- Toàn cầu hóa tình huynh đệ, chứ không phải nô lệ hay sự thờ ơ.

Trong việc ‘loan báo chân lý tình yêu Đức Kitô trong xã hội’, Giáo Hội dấn thân trong các hoạt động bác ái xuất phát từ chân lý về con người, bằng đưa ra mọi con đường dẫn đến sự hoán cải, để chúng ta có cái nhìn về những người thân cận mình, dù là ai, người anh chị em trong một gia đình nhân loại, và để thừa nhận phẩm giá bẩm sinh của họ trong chân lý và tự do, như chuyện Josephine Bakhita soi sáng chúng ta. Vị thánh xuất thân từ vùng Darfur (Sudan) bị bắt cóc bởi những người buôn bán nô lệ và bị bán cho những ông chủ tàn ác khi thánh nhân chỉ mới 9 tuổi, từ chính những kinh nghiệm đau thương này, đã trở nên một ‘ái nữ tự do của Thiên Chúa’ nhờ đức tin sống trong sự hiến dâng sốt sắng và sự phục vụ người khác, đặc biệt là những người thấp bé và bất lực nhất. Thánh nhân đã sống giữa thế kỷ 19 và 20, giờ là một mẫu gương điển hình cho niềm hy vọng nơi nhiều nạn nhân của nạn nô lệ, nâng đỡ các nỗ lực cho những ai dấn thân trong cuộc đấu tranh chống ‘vết thương trên thân mình của nhân loại hiện tại, một vết thương trên thân xác Đức Kitô’. Thiên Chúa sẽ hỏi mỗi người chúng ta: ‘Ngươi đã làm gì em ngươi?’ (x. St 4,9-10). Sự thờ ơ đang đè nặng trên cuộc sống nhiều anh chị em chúng ta đòi mình phải tạo nên một sự toàn cầu hóa tình liên đới và tình huynh đệ, để có thể trao cho nhau niềm hy vọng mới và giúp nhau tiếp bước đi với sự dũng cảm qua những vấn đề thời đại chúng ta và những chân trời mới mở ra và được Thiên Chúa đặt để vào tay chúng ta.

II.- NGƯỜI VIỆT THỐNG TRỊ ĐỒNG BÀO.

Thi hành Hiệp định Genève 20.07.1954, cộng sản Bắc Việt, ngày 10.10.1954, đã vào tiếp thu Hà nội và đặt thể chế độc đảng tại Miền Bắc nước Việt. Để bảo vệ đảng, chế độ công an trị được khai triển mạnh và ‘nằm vùng’ tại các phòng tổ chức ở mọi công sở, trường học… Muốn là hiệu trưởng hay giáo sư gộc, họ phải là đảng viên chuyên cần theo dõi hơn dạy học sinh hầu đáp ứng tiêu chuẩn ‘hồng hơn chuyên’. Do đó, cả thầy lẫn trò phải hấp thụ lời Lê Duẫn dạy ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung quốc’. Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, cộng sản Hà nội đã đưa hàng ngàn trẻ em Việt vào chổ chết khi tấn công các thành phố Miền Nam và giết cư dân ở các nơi này :

"Giết! Giết! nữa bàn tay không ngừng nghỉ

Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong

Cho Đảng bền lâu cùng rắp bước chung lòng

Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt (Tố Hữu)

Do đó, khi chiếm được Miền Nam, giới Giáo chức này tiếp tục đào tạo những công dân chỉ biết cúi đầu trước bạo quyền mà không hề biết ‘Dân chủ phải được thể hiện qua Quyền Đầu phiếu và Tự do Ngôn luận’. Cử tri Việt Nam bị giới hạn trong ‘đảng cử, dân bầu’ (đảng đâu có ngu để cử người tài đức và cử tri yêu nước không dại mà bầu kẻ bất tài, thất đức). Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bày tỏ lòng yêu nước (chống Trung quốc xâm lược : ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’) và thương đồng bào (‘Đảng cộng sản chết đi’ vì đảng đã tạo ra các nhóm lợi ích phá hoại nền kinh tế và dùng công an, côn đồ cướp đất người dân và đánh đập họ). Các hiệu trưởng và giáo sư Việt Nam đã im lặng khi hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn ký quyết định buộc Phương Uyên thôi học với lý do cô đã vi phạm pháp luật. Đây là một quyết định vô nhân đạo đối với một sinh viên giỏi ở tuổi 21. Khôi nguyên Nobel Hòa bình 2014, nữ sinh Pakistan Malada Yousafzay, 17 tuổi, là một gương sáng tranh đấu cho người trẻ được quyền đi học. Các nhà mô phạm này cũng đã cấm sinh viên tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, vi phạm nguyên tắc Tự trị Đại học.

Biết những hành động bất khả kính đó của họ, chúng ta có thể hiểu tại sao Cộng đảng không cho phép mở các trường tư Công Giáo trên Quê Hương vì hệ thống học đường này cung hiến cho Dân tộc Việt một nền giáo dục nhân bản để giúp học sinh phát triển toàn diện con người về luân lý và kiến thức… Trong lãnh vực được phép dạy, các tu sĩ nam nữ, như Đức Thánh Cha nhắc, luôn tận tâm đào tạo những công dân tốt cho xã hội mai sau. Vì tài nguyên quốc gia được thâu tóm bởi các nhóm lợi ích và bọn tư bản đỏ, nên các tu sĩ đã phải đôn đáo vận động tài chính khắp nơi để xây trường và điều hành việc dạy dỗ chỉ vì Kính Chúa và Thương Người.

Hầu như mọi hình thức nô lệ mà Đức Thánh Cha đề cập đều xãy đến cho xã hội Việt Nam vì :

A.- Nhà nước độc tài cần có một lực lượng công an hết mình với đảng để chống lại nhân dân và, để được như vậy, họ được ban trọn quyền tàn bạo với đồng bào và số tướng công an đang ở mức cao nhất thế giới, hơn cả Mỹ và Tàu. Ngày 16.09.2014, Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch, HRW) công bố phúc trình ‘Công bất an: Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành tại Việt Nam’ mà các bị cáo lương tâm lẫn hình sự phải gánh chịu. HRW thu thập thông tin từ tháng 8-2010 đến tháng 7-2014 đã liệt kê 14 trường hợp chết do tra tấn, 4 vụ chết không biết lý do, 6 vụ bị cho là tự tử, 4 vụ báo cáo là chết vì bệnh và 22 người tù bị đánh trọng thương. Theo giới bảo vệ nhân quyền, các cuộc tấn công của lực lượng bạo lực nhà nước năm 2014 (tính đến tháng 11) là 31 vụ và trực tiếp xâm hại đến 115 người (18 vụ hơn năm 2013 và trực tiếp xâm hại đến 71 lượt người). Riêng các tù nhân lương tâm bị ngược đãi thì năm 2014 có ít nhất 18 người (hơn năm 2013 khoảng 12 người). (Theo bài ‘Nhận diện chủ trương tra tấn, bạo hành, hãm hại giới bảo vệ nhân quyền’ của Phạm Bá Hải). Trong những trường hợp phải thừa nhận là bạo hành, những công an phạm pháp chỉ bị kỷ luật nội bộ nhẹ nhàng, ít khi bị hạ cấp, thuyên chuyển hay buộc ra khỏi ngành, càng hiếm bị truy tố và kết án…

B.- Việt Nam đã ký tham gia ‘Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người’ tại New York ngày 07.11.2013 và được toàn thể đại biểu Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn ngày 28.11.2014, công an vẫn tra tấn tàn bạo các nghi can để bức cung (đánh đập để buộc phải khai theo ý đảng) để :

1/- ‘Làm quê’ những ai bênh vực các người bị bắt oan. Công an đánh nạn nhân bị đau quá phải nhận tội. Nếu đánh lỡ nạn nhân chết thì có ‘nhà nước no (lo)’. Nếu nạn nhân không chịu nổi phải nhận tội thì chúng chế nhạo các cá nhân hay tổ chức đã lên tiếng bênh vực sai hay đã lên tiếng vì được trả tiền {còn quá nhiều người không nhớ lời cố Tổng thống Thiệu ‘đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm’}.

2/- Buộc phải nhận tội mình không phạm, vì bị đánh quá đau hoặc do bị ngụy tạo vật chứng hay người chứng… Hai nạn nhân bị án tử oan đang được các tổ chức dân sự và truyền thông lên tiếng xin tái xét. Gia đình họ đã phải bỏ công ăn việc làm, thậm chí tán gia bại sản để đi đòi công lý cho người thân trong đau khổ và tuyệt vọng từ 6-7 năm qua :

a- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng. Đêm 14.07.2007, một thiếu tá công an ở Hải Phòng bị giết chết. Tòa xử : Vũ Đoàn Trung, ở Hải phòng, nhận tội, 23 năm tù giam; Đỗ Văn Hoàng, ở Hải Phòng, không nhận tội, tù chung thân; và Nguyễn Văn Chưởng, ở Hải Dương (bị Vũ Đoàn Trung tố cáo là chủ mưu), không nhận tội, tử hình. Tháng 7 năm đó, Chưởng cùng với em lao động ở Hải Phòng. Tuy nhiên, cả 2 không có mặt tại đó vào đêm xảy ra án mạng (vì về thăm nhà ở tỉnh Hải Dương mỗi cuối tuần). Nhiều người thân lẫn người dân trong thôn đã làm chứng về sự có mặt 2 anh em đêm 14-7-2007, xa phạm trường tới 40km. Thế nhưng lời khai của các nhân chứng bị cơ quan điều tra hoặc xuyên tạc (như bà Nguyễn Thị Bích, mẹ bị cáo) hoặc dùng tra tấn để phải rút lại (như chị Nguyễn Thị Bảy, vợ bị cáo hoặc nhiều người dân trong làng). Các nhân chứng ấy không được ghi lời khai trong bản án cũng chẳng được triệu tập đến tòa trong ngày xử. Nhiều tình tiết cho thấy công an đã áp đặt tội cho Chưởng ngay từ khi khởi sự điều tra. Đó là bắt Nguyễn Trọng Đoàn (em của Chưởng) khi anh này đem đơn của mẹ kêu oan cho con (10.08.2007) và bị kết án 2 năm tù vì ‘che giấu tội phạm’. Đó là tra tấn dã man bị cáo Chưởng và nhiều chứng nhân để hủy bằng cớ ngoại phạm của anh. Đó là trong hồ sơ vụ án, giấy tờ giám định thương tích của Chưởng, lời khai của nhiều nhân chứng không có; chữ ký của Đoàn bị giả mạo; lời khai hai bị cáo Vũ Toàn Trung và Trần Thị Lan Phương (người yêu) rất mâu thuẫn nhau; yêu cầu của Chưởng xin được khôi phục các cuộc điện thoại của mình tối ngày 14 và sáng ngày 15-07-2007 cũng bị lờ hẳn. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn gây khó khăn và chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa (hơn 3 tháng so với qui định là 3 ngày) khiến nhiều phiên thẩm vấn và biên bản lời khai không có luật sư tham dự. Tại phiên xét xử, tòa án không triệu tập nhân chứng và cũng không cho các bị cáo đối chất với nhau. Chưởng kêu bị tra tấn nhục hình thì Hội đồng xét xử bác bỏ vì cho rằng trong biên bản không ghi điều đó. Nhận thấy vụ án bất công, gia đình thuê luật sư bào chữa thì được trả lời: ‘Việt Nam không có luật! Nếu thực hiện đúng luật thì chúng tôi có thể cãi cho ông. Luật các nước khác thì chúng tôi cãi được còn Việt Nam không có luật nào cả. Nên chúng tôi chịu thua’. Thấy bản án oan ức, thân phụ bị cáo đã làm đơn gửi văn phòng Chủ tịch nước hàng ngàn lá và đến tận nhà riêng ông Trương Tấn Sang, để đưa cả đơn bằng máu mà báo Người Đưa Tin chụp tung lên mạng… nhưng nay (03.12.2014) vẫn không có phản hồi.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/being-victims-of-death-penalty-because-of-torture-ha-12032014134232.html

b- Vụ án Hồ Duy Hải. Hai nhân viên bưu điện bị hãm hiếp, giết chết đoạn cướp của ngày 14-01-2008 ở bưu cục Cầu Voi (Long an). Sau đó, công an bắt sinh viên Hồ Duy Hải. Hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình cho anh về các tội ‘giết người và cướp tài sản’. Trong các bản khai, Hồ Duy Hải có thừa nhận tội lỗi, nhưng trước tòa hai cấp và khi gặp thân nhân, anh đều kêu oan và cho biết mình đã bị tra tấn dã man nên phải ký nhận những bản khai viết sẵn. Trong phiên sơ thẩm ngày 28.11.2008, luật sư bào chữa Nguyễn Văn Đạt đã đưa ra đến 41 điểm sai phạm trong quá trình tố tụng và điều tra xét hỏi, như không có vật chứng (các dấu vân tay tại phạm trường chẳng phải là của bị cáo, con dao và tấm thớt gây nên cái chết cho 2 nạn nhân là đồ đi mua ở chợ về sau, mẫu máu và tóc lại để tới 5 tháng sau đó mới xét nghiệm), không có nhân chứng xác nhận bị cáo có mặt tại phạm trường. Các chi tiết này không được cơ quan điều tra giải đáp. Đến phiên xử tiếp, luật sư chỉ định Võ Thành Quyết đã không bào chữa, lại còn ‘xin nhận tội’ và ‘xin được hưởng’ án chung thân giùm cho bị cáo (luật sư ‘quốc doanh’ này ‘đớp’ 10 triệu đồng của gia đình Hải có vi phạm Thông tư liên tịch bộ Tài chính-bộ Tư pháp số 66/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 19.06.2007 ‘… luật sư không được nhận thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ’ không ?). Trong đơn đề nghị giám đốc thẩm ngày 11.01.2012, luật sư Trần Hồng Phong đã chỉ ra vô số điểm mâu thuẫn để rồi nhận định: ‘Việc xét xử phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp kết quả giám định khoa học; kết luận trong bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan vụ án; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm sai lệch hồ sơ vụ án; áp dụng pháp luật không đúng, xét xử sai tội danh’. Ngoài ra, sau khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo đã có bài viết, nêu nhiều tình tiết cho thấy hung thủ có thể là một kẻ khác và đã được cơ quan điều tra lấy lời khai ngay từ khi mới phát hiện vụ việc. Thế mà toàn bộ các tình tiết ấy đã không nằm trong hồ sơ. Đó là chưa kể có mật lệnh cấm nhiều tờ báo không được viết gì về vụ Hồ Duy Hải !?! Sau khi bị án tử hình, Hải và gia đình không viết đơn xin ân xá (dù có bị ép) gửi đến Chủ tịch nước mà chỉ liên tục kêu oan vì họ cho rằng anh không có tội. Sáu năm qua, gia đình đã gửi đơn khắp nơi đề nghị giám đốc thẩm để giải oan cho Hải, đến Quốc hội và nhà riêng các lãnh đạo cao cấp để kêu cứu nhưng vô vọng. Thậm chí bà còn bị dọa đổ keo vào miệng để không la được nữa và dì ruột Hải thì bị công an côn đồ đánh cho thâm tím tay chân khi hai bà căng biểu ngữ trước Tòa án tối cao ngày 28.11.2014. Ngày 07.12.2014, bà Loan, mẹ của Hải, gởi Đơn kêu oan khẩn cấp đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ngày 09.12.2014, Văn phòng Chính phủ gởi ‘hỏa tốc’ thư yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao đình chỉ thi hành án xét lại bản án tử hình Hồ Duy Hải trong vòng một tháng.

Ngày 30.12.2014, gia đình Hải đến thăm anh như thường lệ tại trại giam Long An, nhưng Giám thị trại nói do vụ án đang trong giai đoạn được các cơ quan liên quan xem xét giải quyết nên hạn chế gia đình tiếp xúc với phạm nhân mà chỉ cho phép gửi đồ thôi. Xin mà không gặp được trưởng trại mà chỉ được trung tá Giang cho biết có văn bản từ Hà nội không cho thăm Hồ Duy Hải. Gia đình xin xem vì hai tháng nay, mẹ nó nhớ nó lắm. Chúng trả lời rằng không có giấy gì hết. Lo sợ anh Hải đã bị thủ tiêu để bịt miệng, bà Loan đã cởi áo quần ra phản đối và kêu gào thảm thiết. Sau đó, bà cho RFA biết vì bức xúc quá, gia đình ghi lên lưng tôi ‘con tôi vô tội cho tôi gặp con tôi tại sao cấm không cho tôi gặp con tôi?’, rồi tôi viết trên quần lót... mình là con người đâu có muốn trần truồng giữa đám đông như vậy? Viết trên trang giấy nào công an cũng lấy hết rồi. Ngoài ra, công an ép bịnh viện nơi cô Hồ Thị Thu Thủy, em gái Hải, làm việc phải cử người đến trại giam bằng xe bệnh viện với hai người nói lãnh đạo kêu Thủy về bệnh viện hai lần, nhưng cô đều nói thà mất việc chứ Thủy không thể bỏ mẹ trong lúc này. Sau đó, công an nói với giám đôc bệnh viện là Thủy phải làm đơn xin nghỉ việc chứ nói bằng miệng thì công an không chấp nhận. Đúng là công an sách nhiễu thân nhân dù bà Loan có công lớn với cách mạng. Nhưng đụng bức tường Bộ Chính trị cộng đảng thì khó thoát qua… dù ai cũng biết Sự Thật : Hồ Duy Hải vô can giết người, đoạt của.

Tối ngày 28.12.2014, gia đình anh Hải đã tham dự Thánh Lễ đồng tế cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình hàng tháng. Ý cầu nguyện hôm nay gồm cho Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình nhưng có nhiều dấu hiệu oan sai mà gia đình đã đi kêu oan trong những năm tháng qua và được công luận trong và ngoài nước chú ý và cũng để cầu nguyện cho lãnh đạo các quốc gia bỏ án tử hình. Linh mục chủ tọa Thánh Lễ, Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, trong bài giảng, nhấn mạnh sự sống là quà tặng Thiên Chúa ban cho con người và không ai có quyền lấy đi sự sống của người khác. Hỡi những ai ủng hộ sự chết, hỡi những ai chủ trương sử dụng sự chết, nhân danh bất kỳ một lợi ích nào, hãy biết ‘phương tiện xấu không thể mang lại sự tốt’. Hãy chấm dứt ngay những hành động uy hiếp sự sống! Hãy dừng tay lại, đừng tiến hành bất cứ một hành động nào gây ra cái chết, cho dù nhân danh bất cứ điều gì. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chấm dứt án tử hình, suy xét lại các án tử hình, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt là vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Xem xét lại cẩn thận và công minh. Chúng ta không mất gì cả, nhưng nếu quả thật là oan sai, chúng ta cứu được mạng người; mà sự sống thì vô giá, không ai gầy tạo được sự sống’.

C.- Buôn bán người tị nạn. Nhân có tin nhóm 13 người Thượng ở Tây Nguyên trốn sang Campuchia và được Liên hiệp quốc bảo lãnh, chị Việt Hà (đài RFA) đã phỏng vấn luật sư Scott Johnson ở Australia. Ông cho biết :

- năm 2001, xảy ra một vụ biểu tình lớn ở Việt Nam của người Thượng, và họ phải bỏ trốn và, từ đó, những gì đã diễn ra vẫn đang diễn ra, như sự đàn áp tôn giáo, các nhóm thờ phượng tại nhà và đạo Thiên Chúa vẫn bị đàn áp khiến họ phải liên tục chạy sang Campuchia. Tôi có thể nói tình hình rất xấu và cho thấy sự vô vọng của người Thượng tỵ nạn. Liên Hiệp Quốc, Hoa kỳ, Campuchia và Việt Nam, cả Liên hiệp Âu châu nữa, thực sự vẫn chưa giải quyết được cái gì.

- chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt và bị trả về Việt Nam. Tôi đã phỏng vấn nhiều người trong họ. Tất cả đều nói về những truy bức, tra tấn, đe dọa bởi công an Việt Nam. Cảnh sát Campuchia đã truy tìm và bắt họ để bán cho Việt Nam với giá 60 mỹ kim mỗi người. Do đó, Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn trên Campuchia và muốn nhận những người Thượng đó để đối xử họ rất tàn tệ. HRW ghi nhận nhiều trường hợp bị chết khi bị giam giữ. Ai đã may mắn sống sót thì đã bị thương tổn trong nội tạng được thả về, sau đó, sẽ chết trong cộng đồng.

D. Buôn bán phụ nữ Việt sang Tàu và các nước khác. Tại Việt Nam, cái gọi là ‘Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’, tuy không ai định nghĩa được là gì, nhưng ai cũng nhìn thấy nó đem lại sự giàu sang cho đảng viên cộng sản và những ai biết mánh mung với chúng. Đồng bào làm ăn chất phác, không vây cánh, phải cam phận nghèo khổ. Những cha mẹ bất lương khai thác con cái, với chút hy vọng con mình có đời sống khá hơn để có thể giúp họ… Các đoạn phóng sự này cho thấy các cô gái Việt được đưa đi theo chồng sang sống tại Tàu và nếu hắn không vừa ý thì có thể đổi cô khác như ‘hàng hóa’ :

https://www.youtube.com/watch?v=4eHJJsDob40

Trafic de femmes vietnamiennes en Chine- Buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=umyLKkwGoAA

Trafic de Femmes Vietnamiennes en Chine (2/3) - 07.03.2013

https://www.youtube.com/watch?v=kc1V-IOux6k

Trafic de Femmes Vietnamiennes en Chine (3/3) - 07.03.2013

E. Lường gạt lao động nước ngoài. Các công ty môi giới xuất cảng lao động chỉ biết thu tiền các công nhân muốn đi làm, nhưng họ biết rất ít điều kiện làm việc tại các xí nghiệp hải ngoại khiến đồng bào bị thiệt hại về tài chính và, có khi đến tính mạng. Tiền môi giới thì biết nhận, nhưng khi họ gặp nạn nhờ can thiệp thì các công ty lờ đi. Xin mời xem :

https://www.youtube.com/watch?v=nLa_IrXSuP8

Nhân chứng sống: Nạn nhân buơn người của CHXHCN VN

https://www.youtube.com/watch?v=8FN3QRcJ6Ac

Lời cầu cứu của nô lệ xứ người !

Hà Minh Thảo
 
Thông Báo
Phân Ưu: thân mẫu LM JB Nguyễn Ngọc Tiến qua đời tại Rạch giá
Lm Gioan Trần Công Nghị
11:03 04/01/2015
PHÂN ƯU:
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh
Bà Cố Philomena Nguyễn thị Thắm
Thân mẫu của LM JB Nguyễn Ngọc Tiến
qua đời tại Tân Hiệp, Rạch giá lúc 11g15 ngay 01.01.2015, hưởng thọ 95tuổi.

Chương trình Tang lễ:
Nghit hức tẩm liệm tại gia đình: 06g30 sáng thứ Sáu ngày 02.01.2015
Thánh lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ Đông Phú Kênh 2B: 9g00 sáng thứ Hai ngày 05.01.2015

Thành kính phân ưu cùng Cha Gioan Baotixita và gia quyến
Xin Chúa ban sự sống đời đời cho linh hồn Philomena. R.I.P

LM Gioan Trần Công Nghị
và Toàn Ban VietCatholic
 
Văn Hóa
Thời buổi cái tốt được gọi là ''cực đoan''!
Gioan Lê Quang Vinh
09:51 04/01/2015
THỜI BUỔI CÁI TỐT ĐƯỢC GỌI LÀ “CỰC ĐOAN”

Cách đây đã lâu, một bác sĩ bạn tôi nói sự thật về một biến cố thì một người bạn khác, mang danh luật sư, phán liền một câu: “Anh ta cực đoan quá”. Tôi nói lại ngay: “Trong xã hội này, người tốt và cương trực thường được gọi là cực đoan”.

Cực đoan là gì? Sự vật có hai đầu được gọi là đoan, lưỡng đoan. Cực đoan là hai đầu tận cùng của vật thể. Từ này được dùng với nghĩa quá khích, quá mức bình thường, hết sức, cực độ. Hiểu như thế, cực đoan thường không tốt và hàm ý chê trách.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội ngày nay, những ai can đảm bênh vực cái tốt, lên án cái gian xảo, điêu ngoa, tàn ác thì bị gán cho từ cực đoan. Trong một xã hội mà ai cũng nói dối và giáo dục đề cao sự giả dối, thì những người bảo vệ sự thật được gọi là “cực đoan”. Học sinh đi thi mà không quay cóp thì bạn bè cho là cực đoan.

Khi nhìn vào toàn cảnh rộng lớn hơn là xã hội có nhiều tầng lớp, nhiều hạng người với những quan điểm và mục tiêu khác biệt, người ta nhìn thấy sự khác biệt, thậm chí là đối lập hoàn toàn. Trong cái mớ bòng bong rối ren như thế, người ta có thể tạm chia xã hội thành ba nhóm: nhóm 1 lên án cái ác và nhiệt tâm rao giảng chân thiện mỹ, nhóm 2 ủng hộ cái ác và lên án điều thiện. Và khi nhóm 1 loan truyền điều tốt đẹp, thì đồng thời họ phải lên án cái xấu. Khi đó có một nhóm thứ 3 gồm những người muốn sống yên thân, không quan tâm đến xã hội, gọi nhóm 1 là cực đoan.

Tại sao thế? Câu trả lời cũng dễ tìm thấy. Tâm lý con người thường muốn sống yên ổn, không ai đụng chạm gì đến mình. Hơn nữa, trong một xã hội mà từ thông tin, quảng cáo cho đến giáo dục đều nhắm đến việc đào tạo những con người chỉ nghe mà không phê phán, chỉ theo mà không tìm hiểu, chỉ chấp nhận mà không được hỏi, thì rõ ràng những tìm hiểu, đặt câu hỏi hay phê phán đều bị coi là quá đáng, là cực đoan.

Thế nhưng, có ba điều cần lưu ý.

Thứ nhất, giữa màu đen màu trắng thì có màu xám, giữa màu xanh dương và màu vàng có màu xanh lá cây, nhưng giữa sự thật và sự giả trá, giữa cái thiện và cái ác, không có trung gian. Một là chọn cái tốt, cái thiện, hai là theo cái gian, cái xấu, không có chuyện đứng giữa. Cho nên bạn thà chấp nhận bị gọi là cực đoan chứ không thể “ba phải”. Và như thế, dùng từ cực đoan ở đây là sai, phải gọi là “cực thiện” mới đúng với ý nghĩa và bản chất sự việc.

Thứ hai, khi một người nhảy xuống hồ nước để bơi, anh ta dù muốn lặn xuống đáy cũng khó khăn lắm, mà thường anh ta lơ lửng rồi trồi lên mặt nước. Điều này phần nào nói lên sự thật này: con người có bản năng hướng lên, dù có lơ lửng rồi cũng bay lên cao. Chỉ có những ai theo đuổi chủ thuyết đè nén con người mới đẩy con người xuống tận đáy nước. Ai lên cao thì bị gọi là cực đoan. Trong tình huống này, nếu anh không “cực đoan”, anh sẽ bị nhấn chìm!

Điều thứ ba là điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết ngắn này. Tất cả các tôn giáo đều đề cao cái thiện. Riêng Hội Thánh Chúa Kitô được Chúa thiết lập không chỉ để dạy cho con người làm lành lánh dữ. Không chỉ như thế. Hội Thánh là một cộng đoàn người được chọn để rao giảng mầu nhiệm Thập Giá và Vương Quốc, để làm chứng cho Vương Quốc chân lý, tình yêu, công bằng và liên đới, và góp phần làm cho Vương Quốc của Cha “trị đến”.

Hiểu như thế, Hội Thánh không đứng ngoài các vấn đề trần thế. Hội Thánh cũng không thể trung dung, nửa vời, thỏa hiệp để đổi lấy cái dễ dãi bên ngoài. Hội Thánh và con cái mình phải lên tiếng trước cái ác. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo dạy:

“Học thuyết xã hội này cũng bao gồm cả nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất công và tội bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xã hội và thâm nhập vào xã hội. Nhờ biết tố cáo, học thuyết xã hội trở nên giống các thẩm phán và các nhà bảo vệ những quyền lợi không được nhìn nhận và hay bị xâm phạm, nhất là các quyền lợi của người nghèo, người yếu kém” (Hiến chế Gaudium et Spes).

Người đời có thể dở dở ương ương nửa ấm nửa nguội để tìm chỗ đứng an thân, nhưng người Công Giáo, từ giáo dân đến tu sĩ, giáo sĩ, không ai có quyền đó. Không ai được tránh cái “thái cực” tốt cả. Chúa Giêsu bảo nóng thì nóng hẳn, nguội thì nguội hẳn, còn dở dở ương ương sẽ bị mửa ra.

Tôi đã nghe có vị linh mục nói “phải yêu thương”. Nhưng yêu là yêu ai? Anh yêu người có quyền, anh biếu xén cho họ thì dễ quá. Nhưng khi yêu kiểu ấy, anh lỗi bác ái với người nghèo, người cô thân cô thế. Giáo lý Công Giáo dạy yêu thương. Chính xác. Nhưng là yêu thương mọi người, chứ không chỉ yêu người quyền thế.

Giáo lý còn dạy công bằng, dạy xả thân cho sự thật, dạy đề cao người cô thân khốn quẫn. Ngồi trong phòng máy lạnh, anh viết bài suy niệm yêu thương thì dễ hơn bạn anh đang xông vào chỗ người chết đói chết khát để cho họ miếng cơm manh áo. Cả hai đều cực đoan vì ở hai thái cực. Nếu phải chọn, tôi chọn cực thứ hai, viết bài, rao giảng và chia sẻ giữa đám dân nghèo chứ không phải chỉ ngồi viết trong phòng máy lạnh.

Như thế, nếu hiểu cực đoan đúng ý nghĩa là tận một đầu sự vật, thì có hai cực đoan: tốt, thiện hảo và xấu, tàn ác. Chúng ta phải chọn thái cực thứ nhất, làm điều tốt, cổ vũ công lý hòa bình và lên án bất công.

Nhưng có lẽ từ nay những ai muốn nói đến những người xả thân vì sự thật, hết lòng vì công lý, lên án cái xấu, thì đừng dùng từ cực đoan nữa, mà thay vào đó là từ “dấn thân”, vừa đúng nghĩa mà vừa diễn tả hết sự thật.

Bài viết này cũng xin như một lời tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng con những vị mục tử dám nói lên tiếng nói công lý hòa bình trong thời đại chúng con đang sống. Chúng con xin cám ơn Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế hai nhiệm kỳ vừa qua cùng với Hội Đồng Quản Trị, đã hết lòng đứng về phía sự thật, công lý và người nghèo. Xin Chúa chúc lành cho Cha Giám Tỉnh và quý Cha quý Thầy.

Chúng con cầu chúc Cha Tân Giám Tỉnh và quý Cha quý Thầy trong Hội Đồng mới tràn đầy hồng ân Chúa trong sứ vụ Chúa giao giữa thời đại còn rất nhiều ngổn ngang phía trước.

Gioan Lê Quang Vinh
 
Thư gửi Ba Má
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
10:01 04/01/2015
Thư Gửi Ba Má

Ba má kính yêu,

Thú thật là chưa bao giờ con nghĩ đến việc ngồi đây, viết nên những dòng tâm tư gửi ba má, với tư cách là một tu sĩ. Con đã lớn rồi, nhưng cứ mỗi khi nghĩ về hai chữ “gia đình” là lòng con lại trồi lên những tâm tư thật khác lạ. Lúc nào con cũng tạ ơn Chúa, vì đã cho con được làm người, và để con được sinh ra, lớn lên trong một gia đình có ba má là cội rễ, làm điểm tựa, nơi đó, con được hít thở làn hơi thiêng liêng đạo đức. Chính nơi mái ấp này mà con được chăm sóc và được ươm mầm ơn gọi dâng hiến. Có thể nói ba má là những ngôn sứ đầu tiên mà Thiên Chúa sai đến để dạy cho con thưa “xin vâng”, để chỉ con sống lòng tin cậy mến. Ba má đã nhạy cảm nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần trong con và ra sức giúp con hướng lòng theo tác động ấy. Qua những lời dạy từ chính cuộc đời của ba má, mà khi nghe được tiếng: “Hãy theo Thầy” vang lên trong tâm hồn, con dám mạnh dạn đứng lên, cất đi trên con đường của Thầy Chí Thánh. Giờ đây, với tâm tình biết ơn khi nhìn về quá khứ, con muốn thân thưa cùng ba má đôi điều để ba má cùng chung chia niềm vui hiện tại của con và cùng con hướng đến một tương lai ấm áp.

“Một người làm quan, cả họ được nhờ”, nhưng con nghĩ rằng “một người đi tu, phải nhờ cả họ.” Ba má kính mến, họ hàng và gia đình không những chăm sóc dưỡng nuôi con khôn lớn về thể lý, mà còn vun trồng đời sống đức tin để con nhận biết và yêu mến Thiên Chúa Tối Cao. Nhớ lại ngày xưa, chính ba má là người đã dạy con đọc từng lời kinh, dâng từng lời nguyện. Khi con chập chững bước vào đời, ba má khuyên dạy con sống phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Quả thật, chính ba má là những mẫu gương sông động cho con. Những khi gia đình chúng ta lâm vào cảnh khó khăn, chẳng bao giờ thấy ba má kêu trách Chúa. Dù trong hoàn cảnh nào, ba má vẫn một lòng tín trung, một lòng mến yêu và phó thác. Giờ đây, khi tuổi đã cao và bị thời gian làm cho hao mòn sức lực, đáng lẽ, ba má có quyền được con phụng dưỡng. Ba má có quyền đòi con ở bên chăm lo cho ba má từng miếng cơm manh áo. Ấy vậy mà, vì lý tưởng của đời con, ba má sẵn sàng hy sinh quyền lợi ấy, lại còn khuyến khích, động viên con lên đường bước theo tiếng gọi của Thầy Giêsu. Con đi tu rồi, ba má cũng đi tu cùng với con. Con tin chắc rằng không giây phút nào ba má lại không cầu nguyện cho con, để con bước đi trên đường tu cho đến cùng. Con có được ngày hôm nay, cũng là nhờ những hy sinh âm thầm mà ba má dâng lên Chúa để chuyển cầu cho con. Tình thương mà ba má dành cho con đã sưởi ấm trái tim con thật nhiều. Con biết ơn ba má nhiều lắm vì nhờ những cảm nghiệm được sống trong sự ngọt ngào nơi mái gia đình mà con có thể sống hạnh phúc trong nhà Chúa, yêu mến ơn gọi của mình và hăng say với sứ mạng được trao.

Con lật lại những ký ức thuở nào với tấm lòng tri ân để có thể sống đời dâng hiến hăng say hơn. Ba má hiếm khi hỏi: “Con đi tu có vui, có hạnh phúc không?”, nhưng ba má vẫn có thể cảm nhận được đứa con của mình đang hạnh phúc bình an biết bao trong nhà Chúa, biểu hiện nơi nét mặt tươi vui và cuộc sống triển nở. Nơi đấy, chúng con đang được đào luyện để nên giống Đức Giêsu, để dám vươn lên và quảng đại sống cho những gì cao quý hơn.

Chính tình yêu Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc cho mỗi người chúng con. Lời mời gọi mà Ngài đã thầm thỉ với con ngày xưa, hôm nay vẫn còn vang vọng mãi, thúc bách con sống trọn vẹn cho công trình giảng rao Tin Mừng của Ngài. Ba má biết không, ở với Chúa trong cầu nguyện hằng ngày giúp chúng con có được sức mạnh thiêng liêng để lao mình về phía trước, đương đầu với những thách đố trong đời tu. Những khi thấy con chán nản với sức nặng của thập giá, Chúa gọi con đến để bồi bổ thêm sức mạnh thiêng liêng cho con; những khi thấy con lặng lẽ với cô đơn trong tâm hồn, Chúa chạy đến vỗ về an ủi; rồi khi Chúa thấy con có vẻ lo lắng vì hành trình dâng hiến sao xa tít mù khơi, chẳng biết có thể sống trọn cuộc đời không, Chúa lại đến đồng hành trò chuyện, nâng đỡ. Chúng con được Ngài sưởi ấm con tim, được Ngài thắp lửa yêu mến và được làm Bạn Đường của Chúa Giêsu, để được sai đi phục vụ mọi người.

Ba má biết không, để phục vụ tốt, con cần dấn thân cho việc học hành. Con vui say với suy tư triết học, nghiên cứu suy chiêm với những môn thần học. Con muốn biến bàn học thành bàn thờ, để nhờ ơn Chúa, con có được những khí cụ tri thức cần thiết cho sứ mạng tông đồ. Mặt khác, nếu cầu nguyện là con đường dẫn con đến gặp gỡ Thiên Chúa, thì học hành lại là phương tiện tốt nhất để con có thể phục vụ Ngài ngang qua tha nhân. Tuy học hành vất vả và đòi hỏi nhiều hy sinh, nhưng với ơn Chúa và nhờ lời cầu nguyện, động viên của gia đình, con say mê tiến bước vào những chân trời tri thức. Nơi đó, con ước mong có thể gặp gỡ Đấng là tri thức đích thực cho con người.

Ngoài thiêng liêng và học tập, con cũng được đào luyện trong môi trường cộng đoàn. Con cùng những anh em khác làm nên một gia đình mới, vừa rộng lớn, vừa thiêng liêng và ấm cúng vô cùng. Chúng con được quy tụ lại chẳng phải do sở thích hay do chọn lựa, nhưng là do cùng được nghe thấy lời gọi mời của Giêsu. Phải, chính Giêsu – thần tượng của chúng con – đã giúp chúng con trở nên gần gũi và hiệp nhất với nhau, dù rằng giữa chúng con có rất nhiều điều khác biệt. Trong Đức Giêsu, chúng con trở thành anh em của nhau và làm nên một cộng đoàn được quy tụ sống thực tại Nước Trời nơi trần thế. Chúng con khao khát mình thuộc về Chúa và thuộc về nhau để cùng lao tác trong sứ mạng giảng rao Tin mừng Nước Trời. Sứ mạng này chúng con được tập ngay từ cộng đoàn, để từng ngày chúng con tháp nhập sâu hơn vào thân thể tông đồ của Dòng.

Con muốn chia sẻ một vài sinh hoạt nơi học viện, để ba má thấy chúng con đang ôm ấp tương lai với niềm hy vọng lớn lao như thế nào. Tất nhiên, con chẳng biết tương lai sẽ ra sao, ngày mai sẽ thế nào, nhưng nếu hiện tại đang vui tươi thì chắc là hành trình ơn gọi của con mai này vẫn sẽ tươi sáng và mang về cho Chúa những bông lúa nặng trĩu hạt vàng. Ba má hãy cùng con tạ ơn Chúa vì bao nhiêu ơn lành dồi dào Người thương ban cho gia đình chúng ta và xin ba má hãy tiếp tục đồng hành với con trong mối hiệp thông và trong lời cầu nguyện hàng ngày. Con tin rằng Chúa đã, đang và sẽ ban nhiều ơn lành cho ba má, nhiều thật nhiều!

Con của ba má,

Học viện Dòng Tên, ngày 30 tháng 12 năm 2014

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Đông Tuyết Về
Joseph Ngọc Phạm
23:01 04/01/2015
CHỚM ĐÔNG TUYẾT VỀ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Đông về hoa tuyết nở trên cành
Long lanh óng ánh dưới trời xanh….
(bt)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 31/12/2014 – 05/01/2015: 500 năm thành lập Giáo Hội tại Miến Điện.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:09 04/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hoa Kỳ bùng nổ các chương trình truyền hình Công Giáo

Năm 2014 được xem là một bước ngoặc trong các chương trình truyền hình Công Giáo tại Hoa Kỳ. Ngày nay hầu hết các giáo phận tại Hoa Kỳ đều có những chương trình nâng cao đời sống đức tin người Công Giáo với sự tham dự của các vị chủ chăn cao nhất trong giáo phận.

Đức Cha Christopher James Coyne, Giám Mục phụ tá của Indianapolis, người vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục của Burlington, bang Vermont, Hoa Kỳ phụ trách chương trình truyền hình với một mục đích cụ thể là giải thích Phụng Vụ Thánh. Đây là một chương trình của Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y Donald Wuerl của Washington DC phụ trách một chương trình truyền hình khác giải thích về các phép bí tích trong khi Đức Hồng Y Francis George của Chicago, người đang phải chống trả với bệnh ung thư thực hiện một chương trình truyền hình rất quy mô giải thích từng cử điệu của các linh mục trong thánh lễ.

Trong khi hầu hết các giáo phận tại Hoa Kỳ có các chương trình truyền hình thánh lễ Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, tổng giáo phận Boston đi xa hơn với chương trình truyền hình thánh lễ hàng ngày dành cho những người đau yếu hay không có phương tiện đến nhà thờ ao ước được dự lễ hàng ngày.

Hoa Kỳ cũng là nơi có nhiều chương trình truyền hình phát đi toàn cầu như EWTN, CatholicTV … với những talk show, những chương trình cầu nguyện, giáo dục, cũng như các chương trình vui chơi giải trí của trẻ em; bên cạnh đó là những chương trình làm nổi bật những chủ đề đang gây tranh cãi trong đời sống xã hội như giáo huấn xã hội Công Giáo, hôn nhân, gia đình, trợ tử, an tử, cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ em, y tế dự phòng, tăng cường đời sống gia đình…

Không chỉ đa dạng về nội dung, kỹ thuật phát hình cũng đa dạng. Các chương trình truyền hình của Công Giáo Hoa Kỳ được phát trên hàng loạt các phương tiện khác nhau như cable TV, các đài truyền hình địa phương, Internet, IPTV.

2. Đức Hồng Y Pietro Parolin nói quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung quốc được cải thiện

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã dành cho tờ Rivista San Francesco của dòng Anh em hèn mọn một cuộc phỏng vấn được đăng trên số báo tháng Giêng 2015.

Nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Đức Hồng Y nói:

"Chúng tôi đang ở trong một giai đoạn tích cực. Và tôi có thể đi xa đến mức nói rằng đã có những triển vọng đầy hứa hẹn mặc dù cuộc hành trình vẫn chưa đi đến hồi kết thúc".

Sau thành công của Tòa Thánh trong việc giúp bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Cuba, đã căng thẳng suốt 54 năm qua, giờ đây có lẽ Tòa Thánh đang hướng đến Bắc Kinh. Đức Hồng Y không nói cụ thể về những thành quả đã đạt được.

Nhiều người cảm thấy khó hiểu vì trước ngày lễ Giáng Sinh, Trung quốc đã ra lệnh triệt hạ hơn 400 thánh giá trên nóc các nhà thờ. Tình hình nghiêm trọng nhất diễn ra tại tỉnh Sơn Đông.

Đức Hồng Y Pietro Parolin là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp được mô tả là rất dè dặt và có kinh nghiệm trong các cuộc thương thuyết với Hà Nội và Bắc Kinh. Có lẽ những thành quả ngài muốn đề cập đến là vấn đề tấn phong Giám Mục trái phép tại Trung quốc.

Tòa Thánh luôn nhấn mạnh rằng tất cả các giám mục phải được bổ nhiệm với sự chuẩn y của Tòa Thánh, và đã công bố vạ tuyệt thông cho các giám mục quốc doanh Trung Quốc được tấn phong trái phép.

Trung Quốc, mặt khác, tuyên bố rằng Hội Công Giáo Yêu nước được đảng cộng sản hậu thuẫn phải có quyền bổ nhiệm giám mục.

Hôm 22 tháng 11 vừa qua, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung quốc nói rằng các quan chức Trung Quốc hy vọng có thể vượt qua những bế tắc trong các cuộc đàm phán với Vatican. Một mặt, Trung Quốc sẽ không chấp nhận yêu cầu của Tòa Thánh là giải tán Hội Công Giáo Yêu nước, nhưng đồng ý thay đổi vai trò của tổ chức này. Mặt khác, Trung Quốc lại muốn mọi bổ nhiệm Giám Mục của Tòa Thánh phải được sự chấp thuận của Hội Công Giáo Yêu nước.

Tân Hoa Xã nói chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ nhận được hồi đáp của Vatican đối với đề nghị này vào đầu năm 2015.

3. Thế giới cần hành động chống lại những ý thức hệ cực đoan tại Ấn

Trong tuyên bố đưa ra hôm 26 tháng 12, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo Hội Công Giáo Ấn đã lên tiếng yêu cầu các nhà lãnh đạo Ấn và trên tòan thế giới can thiệp để chặn đứng làn sóng tôn giáo cực đoan đang diễn ra tại Ấn.

Đây là đáp trả của Giáo Hội trước tuyên bố được Rajeshwar Singh đưa ra hôm 18 tháng 12, nhân ngày Các Nhóm Thiểu Số của Ấn Độ.

Rajeshwar Singh, lãnh đạo tổ chức Jagran Manch Dharm, nghĩa là “Thức tỉnh đức tin” tuyên bố trên các kênh tin tức truyền hình quốc gia là tổ chức của ông đã quyết định rằng năm 2021 là hạn chót để quét sạch khỏi Ấn Độ tất cả những người Hồi giáo và Kitô giáo.

Chính phủ Ấn Độ đã không có một phản ứng nào cả dù rằng theo luật pháp Ấn, Singh phải bị truy tố theo pháp luật nghiêm ngặt của Ấn Độ chống lại việc gây ra những bất hòa tôn giáo.

Trong khi đó, các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng và người phát ngôn cho đảng Bharatiya Janata Party (BJP), là đảng đang cầm quyền ở nhiều bang tại Ấn, lại tuyên bố hỗ trợ cho Singh.

Trong những tháng qua tổ chức của ông này đã thực sự quét sạch mọi tín hữu Hồi Giáo và Kitô Giáo khỏi vùng Hy Mã Lạp Sơn, được coi là mảnh đất thiêng liêng đối với người Hindu.

Các bài phát biểu của Singh và những người ủng hộ ông được đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội, cả trên các tờ báo lớn phát hành toàn quốc.

Không chỉ nhận được những tuyên bố ủng hộ, Singh còn được nhiều người Ấn ủng hộ cả về tài chính. Y nói rằng mỗi người Ấn đều phải theo Ấn Giáo. Những ai “bị các nhà thừa sai chiêu dụ lầm đường lạc lối” cần phải “quay về nhà”. Y cho biết cần phải mất 500, 000 rupee tức khoảng 7,875 Mỹ Kim để cải đạo một người Hồi giáo và 200,000 rupee để cải đạo một Kitô hữu. Y giải thích sự chênh lệch là vì người Hồi giáo được cho là khó khăn để cải đạo hơn. Qũy cải đạo của y được tin là đã thu được một số tiền đủ để cải đạo 4,000 người Hồi Giáo.

4. Người Công Giáo tìm được tiếng nói trong xã hội Miến Điện

Sáu thập kỷ sau khi vị thánh đầu tiên bị sát hại trong bối cảnh một cuộc nội chiến đẫm máu, Giáo Hội Công Giáo đang đẩy mạnh việc kêu gọi hòa bình và khoan dung tôn giáo trong dịp mừng kỷ niệm 500 năm thành lập Giáo Hội tại Miến Điện.

Isidore Ngei Ko Lạt, một giáo lý viên đã bị giết vào năm 1950 khi đi cùng với một linh mục người Ý trong vùng biên giới phía đông hoang dã và bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Cái chết của anh hầu như đã bị lãng quên sau nhiều thập kỷ đất nước này chìm đắm trong chế độ độc tài quân sự /đàn áp tất cả các tôn giáo thiểu số ở quốc gia/ có đa số dân theo Phật giáo này.

Tuy nhiên, lễ phong thánh cho anh vào tháng Năm 2014 đã nâng cao tinh thần của Giáo Hội Công Giáo nước này.

Cha Celso, một linh mục giáo xứ từ thủ phủ bang Kayah Loikaw, gần nơi anh Isidore và cha Mario Vergara thiệt mạng nói: "Chúng tôi rất phấn khởi khi có được một vị thánh, vị thánh tiên khởi của Miến Điện"

Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Miến Điện có 500,000 tín hữu, tức là 4% dân số. Giáo Hội sở hữu nhiều trường học và nhiều cơ quan từ thiện và những đóng góp của người Công Giáo được quảng đại quần chúng tri ân.

5. Các linh mục bị tra tấn tại Ukraine

Phiến quân ở Donetsk, một thành phố có 975,000 là trung tâm của các hoạt động ly khai ở miền đông Ukraine đã chiếm 11 trong số 67 giáo xứ của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp. Ủy ban Thông tin tôn giáo của Ukraine gọi tắt là Risu đã cho biết như trên.

Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục trưởng Sviatoslav Shevchuk nói nhiều linh mục đã vượt qua đường biên giới vào thành phố Donetsk để làm mục vụ cho các tín hữu trong muà Giáng Sinh. Một số vị đã bị bắt và bị tra tấn vì bị tình nghi là gián điệp của Ukraine.

"Một số vị phải ngồi trên ghế điện. Sau khi bị tra tấn, và được xác nhận không phải là gián điệp các ngài mới được cấp giấy phép để làm việc mục vụ ... Một số vị may mắn vào được bên trong thành phố mà không bị bắt, khả năng này phụ thuộc vào cường độ của cuộc chiến. Chúng tôi hy vọng các linh mục của chúng tôi có thể quay trở lại trong bình an. "

6. Chỉ còn 46% trẻ em sống với cả cha lẫn mẹ ruột

Một nghiên cứu mới do Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy ngày nay chỉ có 46% các trẻ em dưới 18 tuổi tại Mỹ sống với cả cha lẫn mẹ ruột của mình.

Năm 1960, con số này là 73% và giảm xuống 62% vào năm 1980. Kết quả này dựa trên sự phân tích các dữ liệu điều tra dân số và khảo sát cộng đồng mới nhất của Hoa Kỳ.

Các con số thống kê cũng cho thấy 41% trẻ em dưới 18 tuổi được sinh ra ngoài hôn nhân. Năm 1960, số trẻ em ngoài hôn nhân chỉ có 5%. Khoảng 15% đang sống với một phụ huynh đã ly dị và tái hôn. 4% đang sống với cha mẹ là những người sống chung nhưng không kết hôn, và 5% không sống chung với cha mẹ nhưng với ông bà hay người quen.

7. Kitô hữu tại Baghdad đón Giáng Sinh với những nhà thờ hầu như trống rỗng

Lo sợ trước sự khủng bố ngày càng tăng của IS và hy vọng vào một triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, nhiều Kitô hữu đang rời khỏi Baghdad và di cư sang các nước phương Tây và Trung Đông.

Cha Miyassir al-Mokhlasee cho biết lễ Giáng Sinh năm trước cộng đoàn của ngài có 400 người. Năm nay, cộng đoàn chỉ còn 75 người.

“Nếu cứ như thế này chúng tôi có lẽ không còn gì. Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa muốn chúng tôi ở đây để đa dạng hóa khu vực này. Thật không may, người dân lo sợ về tương lai, và họ đành ra đi ... Thú thật là thậm chí cả em tôi cũng đang chuẩn bị di tản.”

Chiến thuật khủng bố gây kinh hoàng nhất của IS là những xe bom tự sát đánh vào các khu chợ, nhà thờ và những nơi đông dân cư.

8. Người Kitô hữu tại Homs đón Giáng Sinh tưng bừng bất chấp quân khủng bố Hồi Giáo IS

Homs là thành phố lớn thứ ba của Syria chỉ sau Damascus và Aleppo. Nằm cách Damascus 162 km về hướng Bắc, thành phố này đã từng có tới 652,500 dân. Từ ngày 6/5/2011 tới ngày 9/5/2014 thành phố này bị bao vây và là chiến trường ác liệt giữa quân chính phủ và phe nổi loạn.

Trong những vùng do quân khủng bố Hồi Giáo IS và Mặt Trận al-Nusra kiểm soát người Kitô hữu bị chặt đầu, phơi khô trên thánh giá. Chỉ cần đeo một cây thánh giá trên cổ cũng đủ bị giết chết.

Tuy nhiên, sau khi quân chính phủ chiếm được trọn thành phố này vào tháng 5, các nhà thờ Kitô Giáo đã hoạt động trở lại.

Trong hình ảnh này quý vị và anh chị em có thể thấy một hang đá được dựng lên ngay giữa đường. Dân chúng đón Giáng Sinh tưng bừng mặc dù quân khủng bố Hồi Giáo IS vẫn có khả năng gây rối lẻ tẻ trong vùng.

9. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói ngừa thai là phản quốc

Hôm Chúa Nhật 28/12, Lễ Thánh Gia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ 7,000 người thuộc các gia đình đông con ở Ý

Trong buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha nói:

"Trong một thế giới thường bị ám ảnh bởi lòng ích kỷ, một gia đình đông con là một gương mẫu cho sự đoàn kết và chia sẻ và điều này mang lại lợi ích cho cả xã hội."

Chia sẻ cùng một ý tưởng với Đức Thánh Cha, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ông Recep Tayyip Erdogan, là người vừa gặp Đức Thánh Cha hồi cuối tháng 11 cũng khuyến khích các cặp vợ chồng nước này có nhiều con và nói rằng những ai ngừa thai là phản quốc.

Ông nói:

“Trong nhiều năm qua, nhiều người sống trên mảnh đất này đã phạm tội phản quốc bằng cách ngừa thai và do đó đẩy đưa thế hệ tương lai vào con đường diệt vong”.

Ông khuyến khích mỗi gia đình phải có từ ba người con trở lên. Ông cũng nói rằng phá thai là “giết người” dù luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ cho phép phá thai.

10. Đức Giáo Hoàng xúc động trước cái chết thương tâm của một linh mục Mễ Tây Cơ

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn sâu xa và mạnh mẽ lên án “bạo lực không thể biện minh được” của bọn mua bán ma túy tại Mễ Tây Cơ sau cái chết của cha Gregorio López Gorostieta, là vị linh mục đã bị bắt cóc chỉ vài giờ sau một bài giảng nẩy lửa của ngài chống bọn tội phạm có tổ chức tại bang Guerrero.

Cha Gregorio Lopez, 39 tuổi đã cử hành thánh lễ cuối cùng trong đời ngài là thánh lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Vọng hôm 21 tháng 12. Trong thánh lễ, ngài lên tiếng kêu gọi sự hoán cải của bọn tội phạm có tổ chức trong vùng, là những kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của 43 sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Iguala hôm 26 tháng 9.

Sau thánh lễ, bọn mua bán ma túy trong vùng đã chặn đầu xe của ngài và kéo ngài ra khỏi xe đưa đi mất.

Trong một nỗ lực để cứu ngài, vào đêm Giáng Sinh một nhóm linh mục và tín hữu Công Giáo đã tổ chức những cuộc tuần hành tại các thành phố trong bang Guerrero. Đức Giám Mục bản quyền của giáo phận Ciudad Altamirano, nơi cha Gregorio là một giáo sư trong một chủng viện, đã đưa ra một bức thư ngỏ bày tỏ ý muốn sẵn sàng thương thuyết với bọn bắt cóc.

Ngày 26 tháng 12, người ta tìm thấy xác ngài tại thành phố Tlapehuala, bang Guerrero.

Trong điện văn được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ký thay mặt ngài gởi đến giáo phận Altamirano, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ tất cả các linh mục, các thừa sai tiếp tục sứ mạng của mình bất chấp những khó khăn, theo gương Thầy chí thánh.

Cha Gregorio Lopez là linh mục thứ tư bị giết trong vùng này trong năm 2014.

Hôm 23 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nhận định rằng Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 24 năm qua, tức là từ năm 1990 đến năm 2014, 47 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 34 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 5 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, bốn linh mục đã bị sát hại. Trong một cuộc tấn công, một giáo dân đi cùng với một linh mục đã bị giết. Vị linh mục sống sót mặc dù những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát về phía ngài. Trước đó, ngài đã thoát nạn trong một âm mưu bắt cóc không thành. Trong 12 tháng qua, hai linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Acapulco, ở Guerrero đã bị giết. Một linh mục của giáo phận Atlacomulco, bang Mexico, cũng bị giết chết trong một vụ cướp gây ra ở nhà thờ nơi ngài thi hành mục vụ. Cha Gregorio Lopez thuộc giáo phận Altamirano là nạn nhân thứ tư.

Điều đáng kinh hoàng hơn là cho đến nay chưa một tên sát thủ nào phạm vào tội ác giết hại hàng giáo sĩ Công Giáo tại Mễ Tây Cơ bị bắt và bị pháp luật trừng trị.

11. Giáo Hội chịu thiệt hại nặng trong năm 2014

Những con số chưa đầy đủ do Radio Vatican đưa ra hôm 31 tháng 12 đã cho thấy ít nhất 39 linh mục, tu sĩ, chủng sinh, và các giáo lý viên đã bị giết trong năm 2014.

14 nạn nhân đã thiệt mạng tại ở Mỹ châu, đánh dấu 6 năm liên tiếp lục địa này là nơi nhiều nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị thiệt mạng đang khi thi hành sứ vụ của mình. Bốn linh mục và một chủng sinh đã bị giết ở Mễ Tây Cơ; hai linh mục tại Mỹ, một ở Canada, và năm linh mục và một chủng sinh ở các nước Nam Mỹ.

Tại châu Phi, các nhân viên mục vụ chủ yếu bị thiệt mạng bởi virus Ebola khi chăm sóc cho các nạn nhân của cơn dịch nguy hiểm này.

Số liệu cung cấp bởi thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho thấy 17 linh mục, 6 nữ tu, một thầy, một chủng sinh, đã chết trong khi thi hành các sứ vụ của Giáo Hội trong năm qua.

Các con số thống kê này không bao gồm các linh mục bị bắt mà số phận của họ vẫn còn chưa biết. Trong số đó có Cha Paolo Dall'Oglio, bị bắt cóc ở Syria vào năm 2013; Cha Alexis Prem Kumar, linh mục Dòng Tên bị bắt cóc tại Afghanistan vào tháng Sáu năm nay; và ba linh mục Dòng Đức Mẹ Lên Trời bị bắt cóc ở Congo vào tháng Mười năm 2012.

Bên cạnh đó là hàng trăm nhà thờ Công Giáo tại Mosul, vùng bình nguyên Ninivê và những lãnh thổ khác bên Syria đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS tịch thu và dùng vào những mục đích khác. Một con số ước tính hàng ngàn người Công Giáo bị bọn IS chặt đầu, phơi cho chết khô trên những cây thập giá, tù đầy, hãm hiếp và bị buôn bán như nô lệ. Bên cạnh đó là hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo ở Iraq và Syria.

12. Dân số Công Giáo trên thế giới tăng 15 triệu trong năm qua

Hôm 31 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết dân số Công Giáo trên thế giới đã tăng 15 triệu trong năm qua. Sự tăng trưởng này diễn ra trên mọi lục địa.

Số liệu tính đến cuối năm 2012, cho thấy dân số Công Giáo trên toàn thế giới là 1,2 tỷ, nghĩa là chiếm 17.49% dân số thế giới. Con số này cho thấy có sự sụt giảm so với các năm trước là 17.50%.

Số người Công Giáo tăng nhanh nhất là ở châu Phi và châu Mỹ sau đó là châu Á, châu Âu và châu Đại Dương.

Số lượng các linh mục Công Giáo đã tăng đến 414,313 vị. Châu Á có thêm 1364 linh mục, và châu Phi có thêm 1076 vị, trong khi châu Âu mất đi 1,375 linh mục.Trên toàn thế giới số nữ tu giảm 10,000 vị và chỉ còn 702,529 nữ tu trên thế giới.