Ngày 04-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngôi Sao Phương Đông
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:00 04/01/2012
Lễ Hiển Linh

“Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem miền Giuđê thời Vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem và hỏi: Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2,1-2). Các nhà chiêm tinh Đông phương nhìn thấy ngôi sao xuất hiện và lên đường tìm kiếm. Họ đã tìm ra Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ hang lừa. Đó chính là vị Cứu tinh mà Israel từ lâu mong đợi. Vị Cứu tinh chào đời tại Bêlem như lời Ngôn sứ Mikha đã loan báo “Phần ngươi, hỡi Bêlem Epratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị lãnh tụ chăn dắt dân Israel” (Mk 5,1). Các nhà chiêm tinh vui mừng tôn kính dâng lễ vật bái thờ Người.

Ngôi sao xuất hiện ở phương Đông được ông Bilơam tiên báo: “Một Vì Sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng trỗi dậy từ Israel” (Ds 24,17). Các nhà chiêm tinh đến từ vùng đất phương Đông, quê hương của Bilơam. Ngôi sao họ nhìn thấy vốn là dấu hiệu chỉ vương quyền. Ngôi sao nhắc lại lời sấm chúc phúc của Bilơam thuở xưa nói về triều đại Đavít và về chính Đấng Mêsia.

Câu chuyện lời chúc phúc của Bilơam rất ly kỳ được kể trong Sách Dân Số chương 22-24.

Trên đường tiến về miền đất hứa, dân của Môsê đã giao tranh với nhiều lân bang. Đoàn dân nhỏ bé ấy lại có sức mạnh đánh đâu thắng đó. Các nước lân bang đều run sợ. Người Môáp khiếp sợ. Vua người Môáp sai sứ đến với Bilơam thuộc đất dân Ammon để xin ông này nguyền rủa dân Israel “may ra nhờ thế ta có thể đánh bại được nó và đuổi nó ra khỏi lãnh thổ của ta”. Các sứ giả lên đường tìm gặp Bilơam để trao cho ông lời sấm “chúc dữ” dân Israel. Bilơam mời các sứ giả nghỉ qua đêm để ông thỉnh ý Đức Chúa. Sáng hôm sau, Bilơam nói cùng các sứ giả rằng ông không thể làm theo yêu cầu của vua Môáp được. Nhưng đến lần thứ hai, dưới tác động của Thiên Chúa “cứ chỗi dậy, đi với chúng, nhưng chỉ được làm điều Ta bảo ngươi”, ông chấp nhận ra đi với các sứ giả vua Môáp. Bilơam đến miền đất dân Môáp để chúc dữ cho dân Israel trên lưng một con lừa cái và đi cùng với hai chú tiểu đồng. Trên đường đến với vua Môáp, con lừa của Bilơam thấy Thần sứ của Thiên Chúa đứng cản đường cùng với thanh gươm cầm sẵn trong tay. Thấy thế, con lừa cái bèn tránh đường đi xuống ruộng. Bilơam đánh đập con lừa và bắt nó phải đi trên đường. Khi đến con đường mòn hai bên đều xây tường, con lừa cái khi thấy Thần sứ liền ép sát vào tường làm cho chân của Bilơam bị cọ sát trầy xước. Tức giận ông lại đánh con lừa cách thậm tệ. Nhưng đến khi đến đoạn đường hẹp không thể nào đi được nữa vì Thần sứ chận đứng, con lừa đành phải nằm bẹp xuống chân ông Bilơam. Thấy vậy, Bilơam càng tức giận. Ông nổi nóng dùng gậy tới tấp đánh con lừa. Đến lúc này, con lừa lên tiếng: “Tôi đã làm gì ông mà ông đã đánh tôi đến ba lần”. Bilơam nhìn lên thì thấy Thần sứ Thiên Chúa thì run sợ. Theo hướng dẫn của Thần sứ Thiên Chúa, Bilơam đến với vua Môáp nhưng không phải để chúc dữ cho dân Israel mà là chúc phúc. Trong bài diễn văn chúc phúc đó, Bilơam đã tiên báo về Ngôi sao xuất hiện trong nhà Giuđa :”Một Vì Sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng trỗi dậy từ Israel” (Ds 24, 17).

Một ngôi sao lạ ở phương Đông xuất hiện trên bầu trời đầy sao.Các nhà chiêm tinh nhận ra ngôi sao lạ. Họ tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái. Họ lập tức khởi hành, lên đường tìm kiếm. Con đường đi của họ dẫn qua sa mạc, bụi bặm, nóng bức và giá lạnh. Ðó là một con đường đầy chông gai khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Họ luôn nhìn lên ngôi sao dẫn đường và tiến bước.

Khi đến thủ đô Giêrusalem, các nhà chiêm tinh dò hỏi tông tích của vị tân vuơng. Nghe tin ấy vua Hêrôđê bối rối liền triệu tập các thượng tế và kinh sư lại hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Vua phái các vị ấy đi và dặn “xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi để tôi cùng đến bái lạy Người”. Họ ra đi “Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại”. Họ mừng rỡ vô cùng. Họ gặp Hài Nhi, liền sấp mình bái lạy, với lòng thành họ dâng tiến lễ vật vàng, nhũ hương và mộc dược.

Câu chuyện Phúc âm tuyệt đẹp. Ba nhà chiêm tinh đi tìm Đấng Cứu Thế theo ánh sao lạ. Nếu Thiên Chúa đã dùng cột mây lửa để dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về Đất hứa thì Người cũng có thể dùng ngôi sao lạ để dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh.

Nhưng sự thật vô cùng trớ trêu là khi vị Cứu tinh xuất hiện sau bao thế kỷ chờ đợi thì Dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm. Các thượng tế, các kinh sư có thái độ dửng dưng thụ động. Họ rành rẽ Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế nhưng họ chẳng cất bước đến Bêlem. Còn Hêrôđê thì hốt hoảng bối rối, sợ ngai vàng bị lung lay nên tìm cách loại trừ với mưu mô cạm bẫy.

Tấn bi kịch cuộc đời Hài Nhi bắt đầu, bị người đồng hương từ khước, bị tẩy chay, bị giết chết. Chỉ có các nhà chiêm tinh hăng hái lên đường lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Họ đã làm tất cả miễn sao gặp được Đấng Cứu Tinh. Cho dù Đấng ấy chẳng uy nghi ngự trong lâu đài điện ngọc nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quý giá với cả tấm lòng thành.

Phụng vụ đọc câu chuyện tuyệt đẹp này trong ngày Lễ Hiển Linh “Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại”. Các nhà chiêm tinh là dân ngoại, họ đại diện cho mọi dân tộc, họ khao khát tìm kiếm ơn cứu độ. Sau này Chúa Giêsu đã xác định: từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Abraham, Isaac, Giacop trong nước trời.

Các thượng tế và các kinh sư thông hiểu Thánh Kinh, họ giảng giải thật hay cho Hêrôđê, nhưng chỉ là lý thuyết. Họ tìm Đấng Cứu Thế trong sách vở nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ. Những người chuyên nghiên cứu sách vở đầy sự uyên bác thông thái, nếu không lên đường, không thao thức tìm kiếm thì chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa.Trái lại, những tâm hồn đơn sơ, khó nghèo như các mục đồng, hay cởi mở và khao khát chân lý như các nhà chiêm tinh lại được diễm phúc gặp gỡ Người vì họ đã dám mạo hiểm lên đường tìm kiếm, bước đi theo các dấu chỉ.

Thiên Chúa vẫn luôn tỏ mình ra cho nhân loại qua những dấu chỉ tự nhiên của trời đất, qua từng biến cố lịch sử, qua Lời Người trong Thánh Kinh, qua sự hiện diện của Dân Chúa là Giáo hội, qua các bí tích. Muốn gặp được Thiên Chúa, nhất thiết phải nổ lực tìm kiếm. Cho dầu có những thử thách, cam go, những hiểm nguy cạm bẫy, vẫn luôn kiên trì trong đức tin, bền đổ trong lòng mến.

Hôm nay, không có ngôi sao đông phương nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa. Chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp tìm gặp Người. Đó là ánh sáng của Lời Chúa "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." . Bước đi trong ánh sáng Lời Chúa, chúng ta sẽ trở nên ngôi sao dẫn đường cho nhiều người tìm đến Thiên Chúa. Thánh Phaolô mời gọi : “Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).

Tại sao các Kitô hữu được gọi là các vì sao ? Thánh Gioan giải thích : “Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta”(1Ga 4,12). Nói cách khác, Thiên Chúa của chúng ta là một vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng Người muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác nữa, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18). Cho nên cách sống yêu thương của người Kitô hữu làm cho người ta nhìn thấy và nhận biết được Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã so sánh thế gian như vòm trời tăm tối, và khuyến khích các Kitô hữu hãy sống yêu thương để có thể thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời ấy.

Trong đời sống xã hội hôm nay, có rất nhiều ngôi sao trên bầu trời nghệ thuật, đủ mọi lãnh vực. Ngôi sao nhạc Rock, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao bóng đá…thôi thì đủ các loại sao ! Có những người chưa xứng đáng là “sao” mà cũng tự nhận mình là sao, thậm chí có những người vênh váo tự phong mình là “siêu sao” !

Trong phạm vi tôn giáo, ta thấy có những Kitô hữu âm thầm sống bác ái yêu thương, chiếu tỏa nhân đức cho những người chung quanh, nhưng chỉ dám nhận mình là tôi tớ vô dụng ( Lc 17,10). Thời nay, Mẹ Têrêxa Calcutta với tấm lòng yêu thương bao la cũng là một vì sao chiếu sáng trên vòm trời.

Ngôi sao đông phương dẫn các nhà chiêm tinh đến gặp Chúa Hài Nhi và tiến dâng lệ vật. Chúng ta nhờ ánh sáng Lời Chúa soi dẫn trên hành trình cuộc đời. Lời Chúa là ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp chúng sáng lên niềm tin. Chính Chúa Giêsu là ngôi sao mai dẫn chúng ta đi vào một con đường mới, con đường chói ngời ngọn lửa đức mến. Người Kitô hữu tiếp nhận ánh sáng từ Chúa Giêsu để chiếu lên làn ánh sáng hy vọng, ánh sáng tin yêu, ánh sáng công bình bác ái. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là những ánh sao cụ thể soi đường truyền giáo.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lộ trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Mễ Tây Cơ và Cuba
Jos. Tú Nạc, NMS
08:02 04/01/2012
Thông cáo báo chí liên quan đến chuyến Tông du của DTC Benedict XVI tới Mễ Tây Cơ

Ngày 12 tháng Mười Hai, 2011, chuyến viếng thăm Chính thức của ĐTC Benedict XVI đã được loan báo về ý định của Ngài chấp thuận chuyến tông du tới Mê Tây Cơ và Cuba trước Lễ Phục Sinh.

Theo những cuộc hội thảo của chính phủ Liên hiệp những Tiểu bang Mễ Tây Cơ và Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ, và theo những nghiên cứu chi tiết bởi những người chịu trách nhiệm cho chuyến đi của Đức Thánh Cha với những nhà thẩm quyền liên bang và những thành viên chính phủ tiểu bang Guanajuato, Đức thánh Cha đã phê chuẩn chương trình được đệ trình và ấn định như sau:

Đức Thánh Cha sẽ lên đường vào thứ Sáu, 23 tháng Ba, 2012. Từ thành phố Roma đến phi trường Leon, Guanajuato, Đức Thánh Cha được Tổng thồng Mễ Tây Cơ, Felipe Calderon; Tổng Giám mục Leon, José Martin; và các đại biểu Giám mục Mễ Tây Cơ đón tiếp.

Thời gian tại Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha sẽ lưu trú tại Nữ Tu viện Mariflores, Leon.

Chiều thứ Bẩy, 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc họp chính thức với Tổng thống Felipe Calderon và đoàn đại biểu của ông tại Conde Rul House, tòa nhà chính phủ Guanajuato. Cuối cùng Đức Thánh cha sẽ chào và ban phép lành cho các thiếu nhi và tất cả mọi tín hữu tập trung tại Công trường La Paz.

Sáng Chúa Nhật, 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ chủ tế Thánh Lễ ở Công viên Bicentennial, thị trấn Cilao, tọa lạc tại chân đồi Cubilete, trên đỉnh đồi đặt đài kỷ niệm Chúa Ki-tô Vua. Đại diện các tín hữu của 91 giáo phận Mễ Tây Cơ sẽ có mặt.

Chiều 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Kinh Chiều tại Nhà thờ lớn Leon và trình bày một thông điệp cho tất cà các Giám mục Mễ Tây Cơ và những đại biểu khác thuộc các Giám mục Mỹ La Tinh và Caribe.

Sáng 26 tháng Ba, phái đoàn dân chính cao cấp và các thẩm quyền tôn giáo sẽ từ giã Đức Thánh Cha tại phi trường Leon, trước khi Ngài bắt đầu chuyến thăm Cuba.

Thông cáo báo chí về Hội đồng Giám mục Công Giáo Cuba với sự quan tâm chuyến Tông du của ĐTC Benedict XVI

ĐTC Benedict đã được Tổng thống Raul Castro và Hội đồng Giám mục Công Giáo Cuba mời, chương trình đã được chuẩn bị bởi các nhà tổ chức chuyến tông du cùng những nhà chức trách Cuba và Hội đồng Giám mục Công Giáo Cuba đã được chấp thuận. Chương trình từ 26 đến 28 tháng Ba được sắp xếp như sau:

Ngày 26 tháng Ba, Đức Thánh Cha từ Mễ Tây Cơ đến Thành phố Santiago de Cuba, nơi mà Ngài được đón tiếp chính thức bởi Tổng thống Raul Castro, Hội đồng Giám mục Công Giáo Cuba và Tổng Giám mục Santiago, Dionisio Guillermo Caria Ibanéz. Theo sau lễ đón chào chính thức, vào đầu giờ chiều, Đức Thánh Cha sẽ nghỉ tại Tòa Tổng Giám mục Santiago de Cuba. Chiều tối, Đức Thánh cha sẽ cử hành Thánh Lễ tại Công trường Cách mạngAntonio Maceo đánh dấu nghi lễ Truyền Tin. Kết thúc Thánh Lễ, Đức Thánh Cha sẽ được dẫn đến El Cobre nơi Ngài lưu trú dành cho các linh mục.

Sáng 27 tháng Ba,Đức Thánh Cha sẽ có cuộc viếng thăm Thánh đường Mẹ Đồng Trinh Bác Ái cầu nguyện vài phút trước hình hình ảnh sung kính ở đây. Sau đó, Đức Thánh cha sẽ đến phi trường Santiago de Cuba để đi Havana.

Vào buổi trưa, Đức Thánh Cha được xếp lịch tới phi trường José Marti ở Havana. Ở đây, ngài được Tổng Giám mục Havana, ĐHY Jaime Ortega, những Giám mục phụ tá,các đại diện tôn giáo và thẩm quyền dân sự nghênh đón. Sau đó cuộc di hành của Đức Thánh Cha sẽ được chuyển sang Tòa Khâm Sứ và Ngài lưu lại ở đó. Vào buổi chiều, ĐTC Benedict XVI sẽ thăm Tổng thống Raul Castro với cuộc họp chính thức, vào chập tối, Đức Thánh Cha sẽ gặp tất cả các Giám mục Công Giáo Cuba ở Nunciature

Sáng 28 tháng Ba, ĐTC Benedict XVI sẽ chủ tế Thánh Lễ ở Công trường José Marti. Sau nghi lễ, ĐTC quay về Khâm Sứ Tòa Thánh. Ở đó vào buổi chiều Ngài sẽ ra phi trường José Marti nơi mà sẽ diễn ra lễ tiễn chính thức trước lúc chia tay.
 
ĐTC: Đem niềm vui, sự mới mẻ và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho người khác
Linh Tiến Khải
22:00 04/01/2012
Mừng lễ Giáng Sinh là đem niềm vui, sự mới mẻ đích thật, và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho người khác. Mứng lễ Giáng Sinh là tiếp đón Chúa Giêsu, sống sự sống của Chúa và để cho các tâm tình, các tư tưởmg và hành động của Người trở thành các tâm tình, các tư tưởng và hành động của chúng ta.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương đầu năm mới tại đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 4-1-2012.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về vài đề tài chính của ngày Lễ Giáng Sinh: niềm vui, ánh sáng và sự trao đổi kỳ diệu. Mùa Giáng Sinh bắt đầu chiều ngày 24 tháng 12 và kết thúc với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Trong thời gian ngắn đó có hai lễ trọng là lễ Giáng Sinh và lễ Chúa Tỏ Mình: lễ Giáng Sinh cử hành sự kiện lịch sử việc sinh ra của Đức Giêsu tại Bếtlêhem. Lễ Tỏ Mình hay lễ Hiển Linh, nảy sinh bên Đông Phương ám chỉ một sự kiện, nhưng nhất là một khía cạnh của Mầu Nhiệm: đó là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Đức Kitô; và đây là ý nghĩa của động từ hy lạp ”epiphaino”, tự làm cho mình có thể trông thấy được. Trong viễn tượng ấy, lễ Chúa Tỏ Mình nhắc tới nhiều biến cố biểu lộ Chúa: cách đặc biệt là sự thờ lậy của Ba Đạo sĩ nhận ra nơi Đức Giêsu Đấng Cứu Thế được mong đợi, nhưng nó cũng ám chỉ Phép Rửa trong sông Giordan với sự hiển linh là tiếng nói của Thiên Chúa từ Trời, và phép lạ tại tiệc cưới làng Cana, như là “dấu chỉ” đầu tiên Chúa Kitô làm.

Có một điệp ca rất đẹp liên kết cả ba biến cố này chung quanh đề tài đám cưới giữa Chúa Kitô và Giáo Hội: ”Hôm nay Giáo Hội kết hiệp với Phu Quân thiên quốc, vì trong sông Giordan Đức Kitô đã tẩy rửa tội lỗi của Giáo Hội; các Đạo Sĩ chạy tới với các qùa cho lễ cưới, và các khách mời vui mừng thấy nước hóa thành rượu” (Điệp ca Kinh Sáng). Chúng ta có thể nói rằng trong lễ Giáng Sinh người ta nêu bật sự dấu ẩn của Thiên Chúa trong sự khiêm hạ của điều kiện là người, trong Trẻ Thơ Bếtlehem. Trái lại trong lễ Chúa Tỏ Mình được nêu bật việc Thiên Chúa tự biểu lộ, xuất hiện qua chính nhân tính. Đề cập đến các phản ứng của con người trước mầu nhiệm này Đức Thánh Cha nói:

Tôi nghĩ rằng phản ứng đầu tiên không thể khác hơn là niềm vui. ”Chúng ta tất cả hãy vui mừng trong Chúa, vì Đấng Cứu Thế đã sinh ra trên trần gian”: Thánh lễ đêm Giáng Sinh đã bắt đầu như thế, và chúng ta đã vừa nghe các lời sứ thần nói với các mục đồng: ”Này đây, ta báo cho các ngươi một tin trọng đại” (Lc 2,10). Tin vui là đề tài bắt đầu Phúc Âm và cũng là đề tài kết thúc Phúc Âm, vì Chúa Giêsu Phục Sinh sẽ trách các Tông Đồ vì họ buồn sầu (x. Lc 24,17)... Niềm vui ấy phát xuất từ sự kinh ngạc của con tim, khi thấy Thiên Chúa gần gũi với chúng ta dường nào, Thiên Chúa nghĩ tới chúng ta, như Người hành động trong lịch sử: như thế nó là một niềm vui, nảy sinh từ việc chiêm ngắm gương mặt của trẻ thơ khiêm hạ, để chúng ta biết rằng Người là Gương Mặt của Thiên Chúa hiện diện luôn mãi trong nhân loại, hiện diện cho chúng ta và với chúng ta. Giáng Sinh là niềm vui vì chúng ta trông thấy và sau cùng chắc chắn rằng Thiên Chúa là sự thiện, sự sống và sự thật của con người, và Người tự hạ xuống cho tới con người, để nâng con người lên với Chúa: Thiên Chúa trở thành gần gũi với chúng ta như thế để chúng ta có thể thấy Người và sờ mó được Người. Giáo Hội chiêm ngưỡng mầu nhiệm không thể diễn tả được này, và các bản văn phụng vụ mùa này thấm đẫm sự kinh ngạc và niềm vui; tất cả các thánh ca giáng sinh đều diễn tả niềm vui này.

Giáng Sinh là điểm, trong đó Trời và Đất kết hiệp với nhau; và các kiểu diễn tả khác nhau mà chúng ta nghe trong các ngày này nhấn mạnh sự cao cả của những gì đã xảy ra khiến thánh Lêô phải kêu lên như sau: ”Đấng ở xa đã trở thành gần; Đấng không thể đạt tới được đã muốn có thể đạt tới được, Đấng hiện hữu trước thời gian bắt đầu ở trong thời gian, Chúa vũ trụ che dấu sự cao cả sự uy nghi của Người để mặc lấy bản chất tôi tớ” (Sermone 2 sul Natala, 2.1). Nơi Trẻ Thơ cần có mọi sự như các trẻ thơ khác, những gì Thiên Chúa là: sự vĩnh cửu, sức mạnh, sự thánh thiện, sự sống, niềm vui, kết hiệp với những gì chúng ta là: sự yếu đuối, tội lỗi, khổ đau và cái chết.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Nền thần hoc và tu đức giáng sinh dùng một kiểu nói để miêu tả sự kiện này, khi bàn về sự trao đổi kỳ diệu ”admirabile commercium” giữa thiên tính và nhân tính. Thánh Anselmo thành Alessandria khẳng định rằng: ”Con Thiên Chúa đã làm người để khiến cho chúng ta trở thành Thiên Chúa” (De Incarnatione, 54,3; PG 25,192). Nhưng đặc biệt là thánh Giáo Hoàng Lêô Cả với các bài giảng nổi tiếng của người về lễ Giáng Sinh... Hành động đầu tiên của sự trao đổi kỳ điệu ấy xảy ra trong chính nhân tính của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Ngôi Lời đã nhận lấy nhân tính của chúng ta, và đổi lại nhân tính của chúng ta đã được nâng cao lên thiên tính của Thiên Chúa. Hành động thứ hai của sự trao đổi đó là nơi sự tham dự thực sự và sâu thẳm của chúng ta vào thiên tính của Ngôi Lời... Vì thế, Giáng Sinh là lễ trong đó Thiên Chúa trở nên gần gũi với con người đến độ chia sẻ chính tác động sinh ra, để vén mở cho con người thấy phẩm giá sâu thẳm nhất của nó: phẫm giá là con Thiên Chúa. Và như vậy giấc mộng của nhân loại bắt đầu trong Thiên Đàng - chúng tôi muốn như Thiên Chúa - được hiện thực một cách không chờ đợi, không phải bằng sự cao cả của con người không thể trở thành Thiên Chúa, mà bằng sự khiêm hạ của của Thiên Chúa xuống thế và bước vào trong chúng ta trong sự khiêm hạ, và nang chúng ta lên tới sự cao cả đích thật của Người. Về điều này Công Đồng Chung Vaticăng II nói: ”Thật ra, chỉ trong mầu nhiệm của Ngội Lời nhập thể mầu nhiệm của con người mới tìm thấy ánh sáng thật” (Gaudium et Spes, 22); bằng không thì nó là một bí ẩn. Nói cách khác, chỉ khi thấy rằng Thiên Chúa ở với chúng ta, chúng ta mới có thể trông thấy ánh sáng đối với bản thể của mình, sống hạnh phúc là người, sống với niềm tin tưởng và niềm vui.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Sự trao đổi kỳ diệu ấy trở thành cụ thể trong Bí tích Thánh Thể. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ chúng ta dâng lên Thiên Chúa những gì là của chúng ta: bánh và rượu, là hoa qủa của trái đất, để Người chấp nhận và biến đổi chúng bằng cách trao ban chính Người cho chúng ta và trở thành thực phẩm của chúng ta, hầu khi nhận lấy Mình và Máu Người chúng ta tham dự vào sự sống thiên linh của Người.

Khi thiên thần Chúa tự giới thiệu với các mục đồng trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh, thánh sử Luca ghi rằng ”vình quang Chúa bao bọc họ bằng ánh sáng” (Lc 2,9), và Thánh thi mở đầu Phúc Âm thánh Gioan nói về Ngôi Lời nhập thể như ánh sáng thật đến trong thế gian, ánh sáng có khả năng chiếu soi cho mọi nggời (x. Ga 1,9). Phụng vụ giáng sinh thấm đẫm ánh sáng. Biến cố Chúa Kitô đến rạng soi bóng tối của thế giới, ngập tràn đêm thánh với một ánh sáng thiên quốc, và giãi tỏa ra trên gươmg mặt của con người ánh quang của Thiên Chúa Cha. Cả ngày nay nữa. Được bao bọc bởi ánh sáng của Chúa Kitô chúng ta được phụng vụ giáng sinh liên lỉ mời gọi để cho Thiên Chúa, là Đấng đã chỉ cho thấy Gương Mặt rạng rỡ của Người soi sáng tâm trí chúng ta.

Trong lễ Chúa Tỏ Mình ngày mùng 6 tháng Giêng, mà chúng ta sẽ cử hành trong vài ngày nữa, Giáo Hội đề nghị một văn bản rất ý nghĩa của ngôn sứ Isaia: ”Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi. Kià bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. Chư dân sẽ đi về ánh sang của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước” (Is 66,1-3).

Đây là một lời mời hướng tới Giáo Hội, Cộng đoàn của Chúa Kitô, nhưng cũng hướng tới từng người trong chúng ta, mời gọi chúng ta ý thức sống động hơn về sứ mệnh và trách nhiệm của chúng ta đối với thế giới trong việc làm chứng và đem ánh sáng mới của Tin Mừng đến cho thế giới. Trong số mở đầu Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium chúng ta thấy viết: ”Ánh sáng muôn dân là chính Chúa Kitô, nên Thánh Công Đồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội bằng việc rao truyền Phúc âm cho mọi tạo vật” (LG, 1). Tin Mừng là ánh sáng không được dấu đi, nhưng để trên giá. Giáo Hội không phải là ánh sáng, nhưng nhận ánh sáng của Chúa Kitô, tiếp nhận nó để được soi chiếu, và phổ biến ánh sáng đó ra với tất cả sự rạng ngời của nó. Và đây là điều cũng phải xảy ra trong cuộc sống cá nhân...

Giáng Sinh là dừng lại để chiêm ngưỡng Trẻ Thơ đó, Mầu nhiệm của Thiên Chúa làm người trong khiêm hạ và nghèo khó, nhưng nhất là tiếp đón trở lại trong chúng ta Trẻ Thơ ấy là Chúa Kitô, để sống chính sự sống của Người, và làm thế nào để cho các tâm tình, các tư tưởmg và hành động của Người trở thành các tâm tình, các tư tưởng và hành động của chúng ta. Như thế, mừng Giáng Sinh là biểu lộ niềm vui, sự mới mẻ, ánh sáng mà biến cố Giáng Sinh này đã đem lại trong toàn cuộc sống chúng ta, để chúng ta cũng là những người đem niềm vui, sự mới mẻ đích thật, và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho người khác.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và chúc tất cả năm mới nhiều tươi vui và ân sủng của Chúa. Sau cùng người cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Đức Thánh Cha giải thích cách thức bệnh hoạn có thể đưa con người tới gần Giêsu
Bùi Hữu Thư
12:15 04/01/2012
Vatican, ngày 3 tháng 1, 2012 (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói trong thông điệp của ngài gửi cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân tháng tới: Kinh nghiệm khổ đau của người bệnh có thể giúp họ đến gần Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha nói: “Thật vậy, Thiên Chúa, qua Con của Người, không bỏ mặc chúng ta trong cơn lo âu và đau đớn, nhưng rất gần gũi chúng ta, giúp chúng ta chịu đựng, và mong muốn chữa lành chúng ta trong đáy sâu của tâm hồn chúng ta.

Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến ba "bí tích chữa lành" của Giáo Hội: Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân và Thánh Thể.

Chủ đề của Ngày Bệnh Nhân năm nay - sẽ được tổ chức ngày 11 tháng 2 - là "con hãy đứng giậy và bước đi, đức tin của con đã cứu con," trích dẫn lời Chúa Kitô phán cho người phong cùi độc nhất trong số 10 người được chữa lành đã trở lại để cám ơn Người.

Đức Thánh Cha Benedict nói là lời Chúa Giêsu phán cùng người phong cùi phải nêu lên ý thức về "tầm quan trọng của đức tin của những ai đang chịu đựng đau khổ và bệnh tật, là phải đến gần Chúa hơn," cũng như "việc phục hồi sức khỏe là dấu chỉ của một cái gì quý giá hơn là được chữa lành về thể lý, đó là dấu chỉ của sự cứu chuộc Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Đức Kitô.”

Đức Thánh Cha nói: Sự việc Chúa Kitô muốn chữa lành chúng ta cả tâm hồn lẫn thể xác có thể được thực hiện qua các bí tích của Giáo Hội Công Giáo, ngài mô tả các bí tích này là "sự tỏ hiện của chiều kích thể lý của đức tin của chúng ta, và gói chọn con người, cả thể xác lẫn linh hồn.”

Đức Thánh Cha nói: “sự song hành của việc chữa lành vể thể lý và canh tân sau khi linh hồn bị sâu xé có thể được thấy trong mỗi bí tích chữa lành."

Ngài giải thích: Trong bí tích Hòa Giải, "dược liệu của việc xưng tội" ngăn không cho kinh nghiệm về tội lỗi làm cho chúng ta đâm ra tuyệt vọng và chán chường và giúp cho hối nhân gặp gỡ "Tình Yêu tha thứ và hoán cải."

Đức Thánh Cha viết: Xám hối đặc biệt cần thiết trong thời gian đau khổ "trong đó người ta có thể bị cám dỗ là đầu hàng cho sự tuyệt vọng và chán chường. Thay vì tuyệt vọng, bí tích này có thể biến cải sự đau khổ thành "một thời gian có ân sủng để có thể trở lại với con người bình thường."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Xức Dầu Bệnh Nhân đem "thần dược của Thiên Chúa: đến với những ai bệnh nặng. Ngài giải thích là "bí tích này bảo đảm cho chúng ta về sự thiện hảo của Thiên Chúa, ban cho chúng ta sức mạnh và sự an ủi, đồng thời đưa chúng ta đi quá thời điểm của bệnh tật đến sự chữa lành vĩnh viễn, đó là sự phục sinh.”

Ngài nói: Vì lý do này, "bí tích này không được coi như là một bí tích nhỏ so với các bí tích khác. Bí tích này cũng "đem lại những ưu thế thiêng liêng cho linh mục và cộng đồng Kitô hữu", vì làm cho tất cả mọi người ý thức là những gì làm cho kẻ bé mọn nhất là làm cho chính Chúa Kitô.”

Đức Thánh Cha Benedict sau đó nhắc đến bí tích Thánh Thể, gọi đó là một công cụ quý giá của ân sủng Thiên Chúa,' cho người bệnh, vì giúp cho họ thông hiệp "hoàn toàn hơn với mầu nhiệm của cái chết và sự phục sinh của Chúa Kiô." Điều này có nghĩa là các giáo xứ phải bảo đảm là những ai không thể tham dự Thánh Lễ vẫn có thể rước Mình Thánh Chúa.

Đức Thánh Cha nói: Việc rước lễ hết sức quan trọng, vào lúc qua đời, khi được trao ban và tiếp nhận như là “Viaticum.”

“Đức Thánh Cha tiếp: Thánh Thể, nhất là như Viaticum, theo định nghĩa của Thánh I Nhã thành Antiôca, là thuốc trường sinh bất tử, thuốc chống lại sự chết."

Ngài tiếp tục thông điệp bằng việc cám ơn những ai đang lo cho các bệnh nhân, vì "trong ngành chuyên môn của họ và trong thầm lặng, nhiều khi không phải nhắc đến tên Đức Kitô, họ vẫn thể hiện việc Chúa làm một cách cụ thể.”

Ngài cũng gửi gấm những ai đang mắc bệnh cho "Đức Maria, Mẹ Xót Thương và là Sức Khỏe của Bệnh Nhân," hướng về Mẹ "chúng ta ngước mắt trông nhìn và cầu nguyện.”

“Xin lòng xót thương của Mẹ được thể hiện khi Mẹ đứng bên Con Mẹ dưới chân Thánh Giá, hãy đồng hành và nâng đỡ đức tin và niềm hy vọng của tất cả mọi bệnh nhân và những người đang đau khổ trên hành trình chữa lành các vết thương của thể xác và linh hồn!"
 
Hơn 2,5 triệu tín hữu gặp Đức Giáo Hoàng trong năm 2011
Lã Thụ Nhân
18:01 04/01/2012
Hơn 2,5 triệu tín hữu gặp Đức Giáo Hoàng trong năm 2011

Vatican City (VIS) – Văn phòng Nội Chính Đức Giáo Hoàng đã công bố một thông cáo trong đó cho hay trong suốt năm 2011, đã có 2.553.800 tín hữu tham gia các cuộc gặp khác nhau với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong đó triều yết chung (400.000), triều yết (101.800) các cử hành phụng vụ (846.000), Kinh Truyền Tin và Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (1.206.000). Các thống kê này cho thấy sự gia tăng so với ba năm qua, khi chỉ đề cập đến các cuộc gặp diễn ra tại Vatican hay Castel Gandolfo, và không bao gồm hàng ngàn tín hữu gặp Đức Thánh Cha trong các tuyến tông du của ngài ở Ý và nước ngoài.

Văn phòng Nội Chính Đức Giáo Hoàng giải thích rằng các số liệu là gần đúng, tính toán trên cơ sở các đề nghị tham dự vào các cuộc gặp với Đức Giáo Hoàng và trên các vé đã được phân phát, cũng như ước tính số người có mặt tại các sự kiện chẳng hạn như kinh Truyền Tin, những cử hành lớn ở Quảng trường Thánh Phêrô. Sự kiện đơn lẻ quy tụ các tín hữu với số lượng đông nhất là Lễ tuyên chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào ngày 1 tháng Năm.
 
ĐTC gửi sứ điệp đến các gia đình: hãy cũng cố đức tin nơi mái ấm gia đình
Lã Thụ Nhân
18:03 04/01/2012
ĐTC gửi sứ điệp đến các gia đình: hãy cũng cố đức tin nơi mái ấm gia đình

Vatican City (VIS) - Đức Thánh Cha đã gửi một sứ điệp tới Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, Tây Ban Nha, nhân ngày Lễ Thánh Gia. Sứ điệp đề ngày 27/12/2011 đã được công bố trong Thánh Lễ cầu cho các gia đình do Đức Hồng Y Rouco Varela cử hành ở Plaza de Colon, Madrid hôm 30//12.

Đức Thánh Cha viết: "Tôi mời gọi anh chị em xem nghi lễ này là sự tiếp nối của Giáng Sinh. Chúa Giêsu đã làm người để mang lại lòng nhân từ và tình yêu của Thiên Chúa cho trần gian, và Ngài đã làm như thế tại nơi gia đình, nơi mà con người có khuynh hướng mang lại điều tốt đẹp nhất cho tha nhân, sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho họ và đặt tình yêu lên trên mọi lợi ích khác... Vì thế, có thể nói mái ấm gia đình là cánh cửa để Đấng Cứu Thế của nhân loại bước vào trần gian. Đồng thời nó mang lại cho tình yêu và sự hiệp thông trong gia đình sự cao trọng được phản ánh cách đặc biệt mầu nhiệm Ba Ngôi của Thiên Chúa".

Đức Thánh Cha cho biết thêm: "Sự cao trọng này cũng là một ơn gọi tuyệt vời và dứt khoát cho các gia đình. Tôi khuyến khích anh chị em hãy nhận thức được rằng Thiên Chúa ở bên cạnh anh chị em và hãy cầu xin Ngài luôn ban ơn trợ giúp cần thiết để anh chị em vượt qua những khó khăn. Sự trợ giúp này là chắc chắn và có nền tảng trong ân sủng của Bí Tích Hôn Nhân. Hãy để chính mhình được hướng dẫn bởi Giáo Hội, vốn được Chúa Kitô trao phó sứ mạng loan truyền Tin Mừng cứu rỗi qua hàng bao thế kỷ. Đừng đầu hàng những quyền lực của thế gian đang đe dọa đến kho báu tuyệt vời của gia đình mà anh chị em phải bảo vệ hằng ngày".

Ngài viết tiếp: "Nơi gia đình, chúng ta học cách chung sống với nhau, nơi đức tin được truyền lại, các giá trị được củng cố và tự do được chuyển giao để đảm bảo rằng một ngày nào đó con trẻ sẽ nhận thức đầy đủ về ơn gọi và phẩm giá của bản thân chúng và của tha nhân. Hơi ấm của mái nhà và mẫu gương trong gia đình có tác dụng giáo dục nhiều hơn là những lời lẽ được nói ra.Chiều kích giáo dục này của gia đình có thể nhận được sự khuyến khích đặc biệt trong Năm Đức tin, sẽ được bắt đầu trong vài tháng tới. Vì lý do này, tôi mời gọi anh chị em đưa sức sống mới vào đức tin trong gia đình và gia tăng nhận thức về Kinh Tin Kính mà chúng ta tuyên xưng".

Đức Thánh Cha kết luận: "Tôi cầu xin Thiên Chúa cho giới trẻ biết không ngừng tạ ơn Chúa đã ban cho quà tặng gia đình, cho họ biết ơn cha mẹ và dấn thân bảo vệ và thăng tiến phẩm giá đích thực của gia đình, rất quan trọng cho xã hội và Giáo Hội".

Lã Thụ Nhân
 
Top Stories
Corée du Nord: Crise alimentaire: le réseau Caritas lance un appel à l’aide
Eglises d'Asie
10:52 04/01/2012
Caritas Internationalis a appelé la communauté internationale à intervenir d’urgence pour venir en aide à la population nord-coréenne, frappée par une grave crise alimentaire.

Alors que l’attention de la planète est encore concentrée sur les conséquences de la mort du « Cher Leader » Kim Jong-il et le processus de transmission dynastique du pouvoir au profit de son fils Kim Jong-un, Caritas Internationalis a lancé un appel à l’aide à l’attention de la communauté internationale, la pressant de ne pas ignorer la situation de pénurie alimentaire aiguë qui frappe la population nord-coréenne...

Le 21 décembre dernier, Michel Roy, secrétaire général de Caritas Internationalis, a alerté les médias sur la crise humanitaire en Corée du Nord : « Le message qui parvient de l’intérieur du pays est que les Nord-Coréens ont un besoin urgent d’aide alimentaire. La malnutrition qui sévit parmi les enfants, les femmes enceintes et les personnes âgées a rendu ces personnes si faibles que la moindre difficulté, le moindre événement auront des répercussions dramatiques. C’est un impératif humanitaire que d’aider la population nord-coréenne sans qu’elle soit otage des enjeux géopolitiques ».

A l’automne dernier, une mission conjointe de la FAO et du Programme alimentaire mondial (PAM) avait déjà tiré la sonnette d’alarme : « Même si les récoltes de 2011 devaient être supérieures d’environ 8,5 % à celles de l’année précédente, le pays afficherait encore des besoins d’importations céréalières de 739 000 tonnes. » Une étude menée sur place révélait que seulement 6 % des foyers nord-coréens bénéficiaient d’un apport alimentaire acceptable. Il était estimé que sur les 24 millions d’habitants de la Corée du Nord, 3 à 6 millions avaient besoin de recevoir d’une aide alimentaire urgente.

Un hiver très rigoureux, puis des inondations inhabituelles pendant l’été ont rendu très difficile la période de soudure et aggravé l’état de pénurie alimentaire déjà endémique dans le pays. « La situation, qui s’est améliorée avec la nouvelle récolte, reste néanmoins précaire », constate Arif Husain, de l’Unité d’analyse de la sécurité alimentaire du PAM à Rome.

Le régime nord-coréen ne semble pas en mesure de faire face par lui-même aux besoins annoncés. Si la production intérieure a augmenté, les capacités de transport à l’intérieur du pays semblent faire toujours défaut. La FAO indique également que les achats de produits alimentaires à l’étranger de Pyongyang sont en baisse cette année.

Mais la communauté internationale semble s’être lassée d’un régime qui n’autorise aucune transparence sur la distribution de l’aide sur le terrain. Le PAM avait ainsi lancé en 2011 un appel pour 300 000 tonnes de produits de base, mais les promesses des Etats n’avaient pas dépassé les 100 000 tonnes et seule une partie de ce montant avait été effectivement livrée. Quant à la Chine, si elle demeure l’un des derniers soutiens du régime, elle garde confidentiel le montant de son aide alimentaire à la Corée du Nord.

En décembre dernier, Michel Roy était à Séoul pour discuter de la situation nord-coréenne avec Caritas Korea. Face à l’ampleur des besoins et l’impossibilité pour elle de fournir les centaines de milliers de tonnes nécessaires, l’association caritative catholique a rappelé que son action, menée depuis plusieurs années, suit les priorités définies par le rapport commun FAO/PAM. Outre une aide d’urgence, les deux agences onusiennes avaient en effet recommandé de fournir des semences de blé, d’orge et de pommes de terre pour les semis de l’hiver 2011 et du printemps 2012, ainsi que des bâches en plastique pour protéger les cultures d’avril à juin. Or, avec le soutien financier de Caritas Internationalis et de catholiques sud-coréens, Caritas Korea construit un laboratoire à Pyongyang afin de produire des semences de pommes de terre exemptes de tout germe ou champignon. D’autres programmes visent à fournir médicaments et équipements à des hôpitaux ainsi qu’à vacciner les enfants en bas âge ou à équiper des jardins d’enfants.

En dépit des critiques que peut susciter le fait de fournir une aide à Pyongyang, dont le risque d’un renforcement du régime totalitaire, les catholiques sud-coréens se sont montrés généreux en 2011 pour financer ces programmes. En juin dernier, une opération spéciale, avec la célébration d’une messe, a été menée pour financer un convoi de 100 tonnes de farine et de nouilles instantanées au profit d’une maternité et d’un hôpital nord-coréens. Un autre convoi a permis l’acheminement d’aide pour les jeunes enfants. De plus, l’équivalent de 105 000 dollars US en matériel médical a été envoyé à l’hôpital populaire Gang-Nam, dans la province de Hwanghae Nord.

En lien avec le PAM, la Caritas participe également à un programme ‘travail contre nourriture’ : des Nord-Coréens reçoivent deux kilo de farine par jour pour un travail de prévention des inondations et d’amélioration de la production agricole.

Dans un pays où il est impossible de recouper les informations, il reste cependant certain que depuis la famine qui a fait entre 600 000 et un million de morts entre 1995 et 1999, le pays continue de souffrir de pénurie alimentaire chronique (1). Si à Pyongyang, capitale vitrine, les habitants paraissent correctement alimentés, le système de distribution centralisé de la nourriture ailleurs dans le pays ne peut répondre aux besoins de la population. Les embryons de libéralisation du système de production agricole paraissent modestes et les marchés privés ou le marché noir ne peuvent s’y substituer. Selon le PAM, le prix d’un kilo de riz dépasse désormais le salaire mensuel moyen.

(1) Voir EDA 539 : http://eglasie.mepasie.org/divers-horizons/en-coree-du-sud-l2019eglise-catholique-s2019organise-pour-faire-parvenir-une-aide-alimentaire-aux-nord-coreens et EDA 441 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/coree-du-nord/selon-caritas-hongkong-lassistance-humanitaire.

(Source: Eglises d'Asie, 4 janvier 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội: Thánh Lễ Tạ Ơn cung hiến Nguyện đường Bát Phúc
Hồng Hương
09:58 04/01/2012
PHAN THIẾT - Sáng ngày 02.01.2012, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Nguyên Giám Mục GP Phan Thiết, Người Sáng Lập của Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội – Gp Phan Thiết (Tân Hà - Hàm Tân - Bình Thuận) đã cùng với khoảng 60 linh mục và cộng đoàn dâng lễ Tạ ơn nhân dịp Cung Hiến và Khánh Thành Nguyện Đường Bát Phúc trong khuôn viên Nữ Tu Đoàn.

Xem hình ảnh

Với sự quý mến và niềm vui đầu năm, Quý Cha Hạt trưởng, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Ân Nhân và Quan Khách đến dâng lễ Tạ ơn thật đông đảo. Thánh lễ phải chậm lại đôi chút vì sức khỏe của Đức Cha Phaolô, nhưng sau đó ngài đã dâng lễ được và tham dự hết chương trình.

Bắt đầu Thánh lễ, Đức Cha Phaolô chào và chúc mừng Năm Mới đến tất cả cộng đoàn hiện diện với lời mời gọi “Người Kitô hữu chúng ta luôn hướng về Chúa, coi mọi việc làm của mình được Chúa chỉ dẫn đón đưa từ khởi sự cho đến hoàn thành, cho nên hôm nay khánh thành ngôi Nguyện Đường này, chúng tôi thấy trước tiên nhờ đến chính Thiên Chúa dẫn dắt Tu Đoàn, rồi đến quý ân nhân, các cấp chính quyền đã góp công góp sức vào việc xây dựng ngôi Nguyện đường này”.

Trong bài giảng, từ Phúc Âm Lc 17, 11-19, Đức Cha diễn giải về mẫu gương của Thánh Lu-ca là người từ lương dân trở lại và qua những bài tường thuật của ngài như: Chuyện người Samari tốt lành, ông Sĩ quan người La mã bày tỏ niềm tin, Người phụ nữ Phinica kiên trì trước thử thách .v.v. cho ta thấy tiềm năng đón nhận Tin Mừng nơi người lương dân rất lớn; và họ rất nhạy bén trước Tin Mừng tình yêu của Chúa Ki-tô, dù họ có một niềm tin nào đó khác với Kitô giáo. Đức Cha nhấn mạnh “Đi tới lương dân. Những lời Ngài nói với các môn đệ là lệnh truyền, là nói cho Giáo Hội của mọi thời đại, ai muốn làm môn đệ Chúa là phải nuôi chí hướng đó, chí hướng loan báo Tin mừng, và những người khác luôn tìm mọi cách để giúp đỡ các ơn gọi và chu toàn sứ mệnh của mình, vì chúng tôi quan niệm ơn gọi là một sứ mệnh".

Đức Cha giải thích danh xưng Nguyện Đường Bát Phúc, qua các chi tiết kiến trúc, đặc biệt các bức tranh 8 mối phúc và sáu vị thánh - Giáo hoàng đặt hai bên 3 cửa ra vào có ý nghĩa nhắc nhớ người tu sĩ Tu Đoàn rằng: Chúng ta không những thờ phượng Chúa bằng lời kinh nguyện mà thôi, nhưng còn bằng đời sống thực hành theo thánh ý Thiên Chúa giữa cuộc đời bởi ""Chúa không gọi người đi tu để lên Thiên Đàng, để làm thánh một cách ích kỉ. Chúa gọi để cùng Chúa đem Tin Mừng cứu độ cho khắp muôn dân” đúng với tôn chỉ của Tu Đoàn là một Cộng Đoàn “Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ” (Lc 4,18). Nguyện Đường Bát Phúc của Tu Đoàn đã được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 02 tháng 11 năm 2010, đã hoàn tất và cung hiến vào ngày 31 tháng 12 năm 2011.

Cha Phụ tá Antôn Nguyễn Quý Hải, sau thánh lễ dâng lời tri ân Đức Cha Giuse và Đức Cha Nicôla, Quý cha, Quý tu sĩ, Quý ân nhân, và tất cả những ai đã góp công xây dựng cho Tu Đoàn bằng lời cầu nguyện và vật chất để các thành viên trong Tu đoàn có được đời sống đạo đức và nhiệt tâm phục vụ Nước Chúa qua anh chị em nghèo, bất hạnh như hiện nay và trong tương lai. Ngôi Nguyện Đường khang trang hôm nay là kết quả của những tấm lòng yêu mến Tu Đoàn làm nên.

Niềm vui tạ ơn còn được thể hiện với bữa tiệc mừng và những tiết mục văn nghệ đặc sắc do các thành viên trong Tu đoàn và quan khách biểu diễn.

Đôi nét về Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội (Trích Lịch sử Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội)

Tu đoàn Bác Ái Xã Hội mà Đức Cha Phaolô là Người sáng lập tại Việt Nam chỉ với một nhóm nhỏ gồm 10 anh chị em (8 nữ và 2 nam) vào lúc khởi đầu năm 1995. Đức Cha đã huấn luyện cho họ về tinh thần Chúa Kitô và nhân cách xã hội để cùng tiếp tay với cha xây dựng Cộng Đoàn Bác Ái tương lai. Hiện nay Tu Đoàn đang phát triển mạnh mẽ về đời sống đạo đức và cơ sở vật chất với con số khá đông anh chị em khấn sinh, tu sinh và đệ tử với 2 nhánh Nam Tu Đoàn và Nữ Tu Đoàn với tuổi đời còn rất trẻ trung và năng động.

Cộng Đoàn được nuôi dưỡng bằng Tinh Thần và Tình Yêu của Chúa Kitô qua Bí Tích Thánh Thể như Nguồn Suối Vô tận và Đức Maria Mẹ Chúa Kitô là mẫu gương, mô phạm tuyệt vời cho công việc bác ái xã hội. Các thành viên cũng được học hỏi và đào sâu về Tin mừng, về giáo lý của Giáo Hội cũng như thần học, tu đức học của của các Giáo phụ… Họ thể hiện sự gắn bó với Giáo hội và cuộc sống huynh đệ bằng việc tuân giữ Ba lời khuyên Phúc âm và nếp sống chung của một tu sỹ.

Những anh chị em trong Cộng Đoàn cũng được đào luyện và tu học về các phạm vi chuyên môn để phục vụ công cuộc loan báo Tin mừng như: công tác xã hội, thầy thuốc về Đông và Tây Y; bác sĩ, trung cấp thú y và nông nghiệp; may mặc, thợ xây dựng và kiến trúc nhà cửa….

Những công việc hiện nay cộng đoàn đang đảm trách và phát triển như:

- Tổ chức và chăn nuôi trại heo tại cộng đoàn và chương trình heo tín dụng cho các gia đình nghèo trong vùng.

- Xây dựng nhà tình thương cho những gia đình nghèo khổ.

- Trồng và bào chế các cây thuốc thành các loại thuốc Đông Y, sử dụng miễn phí cho các bệnh nhântại các nhà thuốc của cộng đoàn.

- Khám bệnh, phát thuốc và châm cứu miễn phí cho các bệnh nhân.

- Xây dựng ký túc xá và trợ giúp chương trình học bổng cho các học sinh, sinh viên từ các vùng xa xôi, nghèo khổ.

- Điều hành và cấp phát nước uống tinh khiết cho các cư dân trong vùng.

- May quần áo cho các em học sinh nghèo, các gia đình nghèo và những nạn nhân của các vùng thiên tai.

- Chăm sóc và trợ giúp lương thực, thuốc men cho các bệnh nhân của làng phong cùi, chữa trị và săn sóc thanh niên cai nghiện.

Trải qua một thời gian chưa dài nhưng cũng đã chứng nhận một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã và đang hoạt động mạnh mẽ nơi Tu đoàn qua ơn đoàn sủng nơi Vị Sáng Lập là Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan để mỗi thành viên của Tu đoàn khắc ghi và tận tâm sống đời hiến dâng và chuyên chăm phục vụ anh chị em của mình.
 
Giáo điểm Truyền giáo Bồng Điền: Lương Giáo nô nức đón mừng Năm Mới
Thanh Quang CSsR
10:49 04/01/2012
THÁI BÌNH - Theo truyền thống tốt đẹp từ 3 năm nay, cứ sau Lễ Giáng Sinh một tuần, chúng tôi lại tổ chức cho mọi người trong vùng không kể lương giáo đón Giao Thừa, chào mừng năm mới Dương Lịch vào đêm 31.12. Hơn mọi năm, năm nay, bà con đã hưởng ứng rất nhiệt tình. Người người, nhà nhà kéo đến trong tâm trạng nô nức phấn khởi bởi được cùng với bà con Giáo Điểm Truyền Giáo Bổng Điền – Thái Bình đón Giao Thừa, chào mừng năm mới với nhiều hoạt động bổ ích, “sân chơi” lành mạnh, lại còn được rút số trúng thưởng với những món quà hấp dẫn.

Xem hình ảnh

Mặc dù 8 giờ tối mới khai mạc, nhưng bà con đã lục tục kéo đến rất sớm để chọn chỗ tốt nhất nhằm thưởng thức trọn vẹn các tiết mục đặc sắc. Chưa đến giờ khai mạc, bà con đã đến chật cả sân, nhưng đã nahnh chóng ổn định chỗ ngồi rất trật tự, với sự nôn nao mong cho giờ khai mạc mau đến.

Giờ khai mạc đã đến, các tiết mục tiếp diễn nào văn nghệ, ảo thuật, nào câu hỏi đố vui có thưởng, quay số trúng thưởng,… tất cả được diễn ra rất sôi nổi, hào hứng. Buổi trình diễn được thể hiện bởi các đoàn văn nghệ đến từ Xứ An Lạc, Bồng Tiên, Tường Loan, Thuận Nghiệp, Các Họ Thượng Điền, Tăng Bổng, Bổng Điền, các bạn sinh viên Thái Bình,… Các tiết mục được thể hiện gần như mang tính chuyên nghiệp, nhất là tiết mục Kịch “Chuyện nhà Lanh” do các bạn trẻ tường Loan diễn xuất làm khan giả cười bò đầy hào hứng! Tiết mục các cô gái trẻ Tăng Bổng, Bổng Điền “múa trống” cũng không kém phần hấp dẫn. Các tiết mục “Xin lấp đầy tim con; Liên khúc Giáng Sinh, Gặp Chúa trên quê hương; Dấu chân; Với Chúa đêm Giáng Sinh,…” như dẫn người xem vào trong bầu khí linh thiêng sâu lắng, làm rung động con tim! Tiết mục “Sớ Táo Quân” mặc dù báo cáo hơi… sớm nhưng cũng tạo nên bầu khí như thể Tết Âm Lịch đến nơi rồi! Góp vui cho đêm văn nghệ đón Giao Thừa còn có Ban Kèn nữ của Tăng Bổng và Thuận Nghiệp.

Phần quay số, rút số cũng rất hào hứng và hấp dẫn. Nhiều bà con bên lương đã trúng giải và rất vui. Một cháu bé gái lương dân đã may mắn trúng chiếc xe đạp mini. Chắc chắn em sẽ dùng chiếc xe đạp này để đi học hằng ngày.

Sau phần văn nghệ là thánh lễ, đỉnh cao của đêm Đón Giao Thừa. Mặc dù trời giá lạnh nhưng bà con giáo dân đã tham dự thánh lễ nửa đêm rất sốt sắng, hầu tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn ơn trong năm qua và nguyện xin Ngài tiếp tục tuôn đổ hồng phúc trong năm mới 2012.

Đêm Đón Giao Thừa của cả lương lẫn giáo đã để lại ấn tượng khó phai. Điều quan trọng sâu xa không hẳn là những hoạt động văn nghệ vui chơi đơn thuần mà hệ tại ở chỗ cùng nhau hướng về cùng một cùng đích, ý nghĩa của của cuộc đời trong thời gian, nơi mà Thiên Chúa đang chờ sẵn mọi người.
 
Sứ điệp Hòa Bình 2012: Công lý tại Việt Nam (1)
Hà Minh Thảo
12:31 04/01/2012
SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2012 : CÔNG LÝ TẠI VIỆT NAM

I. ‘GIÁO DỤC NGƯỜI TRẺ VỀ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH’.

Ngày 08.12.2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ký ban hành Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần 45 vào Chúa nhật 01.01.2012 với đề tài : « Giáo dục người trẻ về Công lý và Hòa bình », với xác tín rằng do lòng hăng say và sự theo đuổi lý tưởng, người trẻ có thể mang lại cho thế giới một niềm hy vọng mới. Đồng thời, Người cũng muốn viết cho các bậc cha mẹ, các gia đình, những nhà giáo dục, huấn luyện, cũng như các vị trách nhiệm trong các lãnh vực khác nhau của đời sống tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông.

Những khủng hoảng năm 2011 về xã hội và kinh tế, căn bản có tính chất văn hóa và nhân loại học, đang như là một tấm màn đen tối đang che phủ thời đại chúng ta và không cho ta thấy rõ ánh sáng ban ngày như hình ảnh người tín hữu mong đợi Chúa ‘hơn lính canh mong đợi hừng đông’ (c.6 Thánh vịnh 130) với niềm hy vọng kiên vững, vì biết rằng Chúa sẽ mang đến ánh sáng, lòng từ bi, ơn cứu độ. Đức Thánh Cha mời chúng ta ‘hãy nhìn năm 2012 với thái độ tin tưởng như thế’.

Người trẻ khắp nơi hiện nay đang lo lắng về nhiều khía cạnh ước muốn nhận được sự huấn luyện chuẩn bị một cách đầy đủ nhất để đương đầu với những khó khăn thành lập gia đình và tìm được công ăn việc làm ổn định, khả năng thực sự góp phần vào công tác chính trị, văn hóa và kinh tế hầu xây dựng một xã hội có khuôn mặt nhân bản và liên đới hơn. Do đó, nghĩa vụ mà tất cả chúng ta phải dấn thân để thông truyền cho họ sự quí trọng giá trị tích cực của cuộc sống, khơi lên nơi họ ước muốn dành cuộc sống để phục vụ Sự Thiện. Giáo hội nhìn người trẻ với niềm hy vọng, tín nhiệm và khích lệ họ tìm kiếm chân lý, bảo vệ công ích, có những cái nhìn cởi mở về thế giới, có những đôi mắt có khả năng thấy được ‘những sự mới mẻ’ (Is 42,9; 48,6).

A.- Các vị hữu trách về giáo dục.

Giáo dục, một cuộc phiêu lưu hứng thú và khó khăn nhất trong cuộc đời, có nghĩa là dẫn ra khỏi chính mình để đưa vào thực tại, hướng đến sự sung mãn làm tăng trưởng con người. Tiến trình này thực hiện được nhờ cuộc gặp gỡ giữa hai sự tự do của :

- người trẻ (môn sinh) phải cởi mở, để được dẫn đến sự hiểu biết thực sự,
- và người lớn (nhà giáo dục) phải sẵn sàng hiến chính bản thân mình, cần là chứng nhân chân chính, không chỉ phổ biến các qui luật và thông tin, cần là người đã sống con đường mà họ đề nghị.

1. Gia đình, tế bào nguyên thủy của xã hội, là trường học đầu tiên trong đó người trẻ được giáo dục về công lý và hòa bình vì, nơi đó, con cái học được các giá trị nhân bản và Kitô giáo, tình liên đới giữa các thế hệ, sự tôn trọng các quy luật, sự tha thứ và đón nhận tha nhân để có sự sống chung xây dựng và an bình. Tuy nhiên, hiện nay, gia đình liên tục bị đe dọa, và nhiều khi bị phân hóa vì nhịp sống ồ ạt, di cư tìm kế sinh nhai thích hợp,… làm cho cha mẹ khó có thể đảm bảo cho con cái một trong những thiện ích quí giá nhất. Do đó, Đức Thánh Cha khuyên cha mẹ đừng nản chí! Qua tấm gương cuộc sống, họ hãy nhắn nhủ con cái đặt hy vọng trước tiên nơi Thiên Chúa, chỉ từ Ngài mới nảy sinh công lý và hòa bình chân chính.

2. Các vị hữu trách của các tổ chức giáo dục, với tinh thần trách nhiệm, hãy quan tâm sao cho phẩm giá mỗi người được tôn trọng và được nêu cao trong mọi hoàn cảnh, giúp người trẻ khám phá ơn gọi của mình, bằng hướng dẫn họ để làm cho các năng khiếu Chúa ban được sinh hoa kết quả, phù hợp lương tâm và các nguyên tắc tôn giáo của cha mẹ.

Ước mong môi trường giáo dục là một nơi cởi mở đối với siêu việt và tha nhân, đối thoại, liên kết và lắng nghe… và biết nếm hưởng niềm vui nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày, trong tình bác ái và từ bi đối với tha nhân, và sự tích cực tham gia vào việc xây dựng một xã hội nhân bản và huynh đệ hơn.

3. Các vị trách nhiệm chính trị hãy :
- giúp đỡ cách cụ thể cho các gia đình và các tổ chức giáo dục thực thi quyền và nghĩa vụ giáo dục,
- làm sao để không ai bị từ chối quyền được giáo dục và các gia đình có thể tự do chọn lựa các cơ sở giáo dục mà họ coi là thích hợp nhất cho con cái họ,
- giúp người trẻ có một cái nhìn trong sáng về chính trị, như một sự phục vụ đích thực cho công ích.

4. Các phương tiện truyền thông đại chúng hãy góp phần vào việc giáo dục người trẻ. Những việc giáo dục có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trên sự huấn luyện con người.

5. Người trẻ phải can đảm sống điều mà họ đòi hỏi những người chung quanh và sử dụng tự do của mình một cách tốt đẹp và ý thức. Họ có trách nhiệm về sự giáo dục và huấn luyện bản thân về công lý và hòa bình.

B.- Giáo dục về chân lý và tự do.

Thánh Augustinô tự hỏi: « Có gì mà linh hồn mong ước nồng nhiệt hơn là chân lý? ». Điều đầu tiên trong việc giáo dục là nhận biết hình ảnh Thiên Chúa trong con người, một hữu thể mang trong tâm hồn một niềm khao khát vô biên về chân lý, không phải thứ chân lý bán phần, nhưng là chân lý có khả năng giải thích ý nghĩa cuộc sống. Sau đó, là học biết cách tôn trọng mọi con người và giúp người khác sống hòa điệu với Đấng có phẩm giá tối cao này. Sự phát triển đích thực của con người liên hệ tới con người toàn diện trong mọi chiều kích, kể cả chiều kích siêu việt, và không thể hy sinh con người để đạt tới một lợi ích nào đó, dù là kinh tế hay xã hội, cá nhân hoặc tập thể.

Chỉ trong quan hệ với Thiên Chúa, chúng ta mới hiểu ý nghĩa tự do của mình và trách vụ giáo dục là huấn luyện về tự do đích thực, không lệ thuộc cái ‘tôi’ tuyệt đối. Người tưởng mình có nhân vị tuyệt đối, không lệ thuộc một điều gì hoặc một ai, và tưởng mình có thể làm tất cả những gì mình muốn, thì rốt cuộc sẽ mâu thuẫn với sự thật về chính mình và mất cả tự do. Thật sự, con người là một hữu thể có tương quan, sống trong quan hệ với người khác, và nhất là với Thiên Chúa.

Tự do là một giá trị quý giá, nhưng tế nhị, có thể bị hiểu lầm và lạm dụng.

Ngày nay, chướng ngại đặc biệt nguy hiểm cho việc giáo dục là trào lưu duy tương đối lan tràn trong xã hội và trong nền văn hóa chúng ta, không nhìn nhận điều gì là chắc chắn cuối cùng, coi cái tôi của mình với những ý muốn hay thay đổi là mẫu mực tối hậu, và dưới cái vẻ tự do, nó trở thành một nhà tù đối với mỗi người, vì nó biệt lập người này với người khác, khép kín trong cái tôi của mình. Trong khung cảnh đó, không thể có một nền giáo dục đích thực vì nếu không ánh sáng chân lý, thì mọi người, rồi đây, sẽ phải nghi ngờ về sự tốt lành của chính cuộc sống và của những quan hệ họp thành cuộc sống, nghi ngờ về giá trị sự dấn thân của mình để cùng nhau xây dựng một cái gì cho xã hội.

Để thi hành tự do, chúng ta phải vượt thắng chân trời duy tương đối và nhìn nhận chân lý về chính mình và chân lý về điều thiện và điều ác. Việc thực thi tự do liên hệ mật thiết với luật luân lý tự nhiên, có tính chất phổ quát, kêu gọi con người hãy yêu mến và làm điều thiện, tránh điều ác, lãnh nhận trách nhiệm về điều thiện đã làm và điều ác đã phạm, đặt nền tảng cho sự sống chung đúng đắn và an bình giữa con người với nhau.

Do đó, việc sử dụng tự do một cách đúng đắn là điều chủ yếu trong việc thăng tiến công lý và hòa bình vì đòi phải có sự tôn trọng bản thân và tha nhân, dù họ có lối sống khác với mình, nhờ sự tín nhiệm lẫn nhau, khả năng đối thoại, khả năng tha thứ, lòng bác ái đối với nhau…

C.- Giáo dục về Công lý.

Trong thế giới hiện nay, những giá trị về con người, phẩm giá và các nhân quyền, dù có những lời tuyên bố bảo vệ, nhưng đang bị đe dọa nghiêm trọng vì khuynh hướng thịnh hành chỉ theo những tiêu chuẩn lợi ích, lợi lộc và chiếm hữu, điều quan trọng là không được tách rời ý niệm công lý ra khỏi những căn cội siêu việt của nó. Công lý không chỉ là một thỏa hiệp giữa con người với nhau, vì điều công chính, từ nguyên thủy, không do luật lệ con người quy định, nhưng do căn tính sâu xa của con người. Chính cái nhìn toàn diện về con người giúp ta không rơi vào một quan niệm duy khế ước về công lý và nhờ đó cũng mở ra một chân trời tương trợ và tình yêu.

Đừng quên các trào lưu văn hóa tân thời, được các nguyên tắc kinh tế duy lý và cá nhân chủ nghĩa hỗ trợ, đã làm cho quan niệm công lý xa lạ với các căn cội siêu việt của nó, tách nó khỏi bác ái và liên đới. ‘Phúc cho những người đói khát công lý vì họ sẽ được no đầy’ (Mt 5,6). Họ sẽ được no đầy vì họ đói khát quan hệ ngay chính với Thiên Chúa, với bản thân và với anh chị em.

D.- Giáo dục về hòa bình.

Hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh mà còn là khi thiện ích của con người phải được bảo vệ, phẩm giá con người và các dân tộc được tôn trọng, chuyên cần thực thi tình huynh đệ. Hòa bình là thành quả của công lý cho tất cả mọi người và kết quả của bác ái. Hòa bình trước tiên là hồng ân của Thiên Chúa. Trên thập giá, Thiên Chúa đã hòa giải thế gian với Người và đã phá hủy những hàng rào chia cách chúng ta với nhau (xem Ep 2,14-18), nơi Ngài có một gia đình duy nhất được hòa giải trong tình yêu. Nhưng hòa bình còn là một công trình cần được xây dựng. Người kiến tạo hòa bình phải tự giáo dục về cảm thông; tình liên đới, sự cộng tác, tình huynh đệ, … ‘Phúc cho những người xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’, Chúa Giêsu đã nói như thế trong bài giảng trên núi (Mt 5,9).

Hòa bình cho tất cả mọi người nảy sinh từ công lý của mỗi người và không ai có thể trốn tránh nghĩa vụ thiết yếu thăng tiến công lý, theo thẩm quyền và trách nhiệm riêng của mình. Người trẻ hãy kiên trì tìm kiếm công lý và hòa bình, vun trồng sự yêu thích những gì là công chính và chân thực.

E.- Hướng mắt lên nhìn Thiên Chúa.

Đứng trước thách đố khó khăn trong hành trình tìm công lý và hòa bình, chúng ta biết rằng không phải các ý thức hệ cứu vãn thế giới, nhưng là nhờ qui hướng về Thiên Chúa hằng sống vì Ngài là Đấng tạo dựng chúng ta và bảo đảm tự do chúng ta cùng những gì thực là tốt và chân thực. Ngài là mẫu mực những gì là công chính và đồng thời là tình yêu vĩnh cửu. Tình yêu vui mừng về chân lý, là sức mạnh giúp chúng ta có khả năng dấn thân cho chân lý, cho công lý, cho hòa bình, vì tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả (Xc 1 Cr 13,1-13).

Các bạn trẻ, hồng ân quý báu cho xã hội, đừng để mình nản chí trong những khó khăn và đừng chiều theo những giải pháp giả dối, chúng thường xuất hiện như con đường dễ dàng nhất để khắc phục các vấn đề. Hãy tín thác sống tuổi trẻ của các bạn và những ước muốn sâu xa mà các bạn cảm thấy về hạnh phúc, về chân lý, về vẻ đẹp, về tình yêu chân thực! Hãy ý thức mình là tấm gương khích lệ cho người lớn bằng cố gắng vượt thắng những bất công và tham ô. Hãy nhận trách nhiệm đối với các thế hệ hiện tại và tương lai trong trách vụ huấn luyện họ để trở thành những người hòa bình và kiến tạo hòa bình.

II. CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM.

Ngày 20.12.2011, chúng ta được đọc trong bài ‘Giới Trẻ Công Giáo Và Công Lý Hoà Bình’ tại http://vietcatholic.net/News/Html/94778.htm : « khi một vài bạn sinh viên Công giáo ở Sàigòn được hỏi có quan tâm gì đến xã hội và các vấn đề mà Giáo Hội đang phải đương đầu không, họ bình thản trả lời: “Tôi đi lễ các ngày Chúa nhật, và thỉnh thoảng làm việc bác ái giúp trẻ em nghèo. Vậy là đủ rồi”.
Tôi đùa với các bạn ấy: “Các bạn có suy nghĩ giống các bà cụ đạo đức ở nhà quê cuối thế kỷ 19” và mọi người cùng cười. Riêng tôi, cái cười vẫn có nhiều xót xa, vì tôi nhận thấy trong câu trả lời của các bạn ấy thiếu một điều cực kỳ quan trọng: đó là thực hành Giáo huấn Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo. Điều này cũng giống như trường hợp một trang Facebook mang danh Giới Trẻ Công Giáo mà luôn xoá các lời kêu gọi cầu nguyện cho Công Lý.
Nếu xem Giáo huấn Xã Hội là việc Giáo Hội nhìn vào các vấn đề cụ thể của thời đại để khuyên dạy con cái mình suy tư và hành động cho thích hợp, thì rõ ràng người Công Giáo ngày hôm nay không thể dễ dãi chọn lựa cách sống xa lạ với anh em mình, nhất là những anh em nghèo đói hay đang bị đối xử bất công… ».

‘Vậy là đủ rồi’ có đúng không?

Kitô hữu chúng ta được mời gọi Nên Thánh bằng ‘Kính Chúa, Yêu Người’, tóm tắt Mười Điều răn Đức Chúa Trời. Đời sống Chúa Giêsu, Đấng Chí Thánh, được ghi truyền cho chúng ta noi theo trong Phúc Âm Đức Kitô. Sau đó, chúng ta còn có Điều Luật Hội thánh, Giáo Luật, Giáo lý… và Giáo huấn Xã hội Giáo hội Công giáo.

{Đáp ứng nguyện vọng của các Đức Giám mục tham dự Thượng hội đồng Giám mục Mỹ châu năm 1997, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã yêu cầu Hội Đồng Giáo hoàng Công Lý và Hoà Bình thực hiện một ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’. Ngày 24.06.1998, một Đức cha người Việt Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Chủ tịch Hội đồng, nhận nhiệm vụ này và ngày 01.05.2000, tại Vatican City, đã ký ban hành ‘Sưu Tập những Bản Văn của Huấn Quyền về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo’, chứa đựng ý chính các văn kiện đang có trong kho tàng Giáo huấn về xã hội. Từ đó, Đức cha (được tuyển chọn vào Hồng Y Đoàn ngày 21.01.2001) tiếp tục viết ‘Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo’ cho đến ngày 16.09.2002, được Thiên Chúa gọi ra khỏi thế gian. Tiếp tục nhiệm vụ, ngày 02.04.2004, Đức Hồng y Renato Raffaele Martino, Chủ tịch kế vị Hội đồng, ký ban hành ‘Tóm lược Học thuyết Xã hội Giáo hội’}.

Khi chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian, linh hồn chúng ta sẽ đến Tòa phán xét riêng Thiên Chúa, Đấng Công bình, về những việc đã làm chiếu theo những khả năng Chúa đã ban cho từng người như được đề cập trong ‘Dụ ngôn những yến bạc’ (Matthêu 25, 14-30). Do đó, cùng một ‘thiếu xót’, nhưng Chúa sẽ trách phạt một giáo sĩ nặng hơn một giáo dân vì vị giáo sĩ được hưởng nhiều Ơn Chúa hơn giáo dân. Chúa đã khoan hồng với ‘các bà cụ đạo đức ở nhà quê cuối thế kỷ 19’ hơn với chúng ta ngày nay có đầy đủ phương tiện truyền thông.

Từ đó, mọi Kitô hữu có thể tự xét việc làm của mình có ‘Vậy là đủ rồi’ hay không so với những ơn huệ và tài năng Chúa đã ban. Trong Thông điệp trên đây, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh : « Hòa bình cho tất cả mọi người nảy sinh từ công lý của mỗi người và không ai có thể trốn tránh nghĩa vụ thiết yếu thăng tiến công lý, theo thẩm quyền và trách nhiệm riêng của mình ».

A. Công lý vắng mặt tại Việt Nam.

1. Vài trường hợp người tù vô tội.

- Chị Phạm thanh Nghiên, sau khi đơn xin phép nhà nước để được biểu tình theo đúng pháp luật (điều 69 Hiến pháp) bị bác và đơn khiếu tố bị tòa từ chối không giải quyết, do ý thức về trách nhiệm của một công dân Việt Nam, trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, đã tọa kháng ngay trước nhà từ ngày 14.09.2008 trở phản đối hành động bán nước, dâng hiến Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc. Ngày 29.01.2010, Chị đã bị Tòa Hải Phòng tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản thúc tại gia về tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

- Bà Bùi thị Minh Hằng, một biểu tình viên chống Trung quốc hồi mùa hè vừa qua, ngày 27.11.2011, nghe tin ở Hà nội, một số người biểu tình tại khu vực hồ Hoàn Kiếm để ủng hộ Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình làm việc khóa 13 bàn thảo Luật biểu tình bị công an bắt, nên cùng 3 người khác đã đứng giơ trên tay mảnh giấy ghi ‘Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình’ ở cạnh Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài gòn. Sau đó, bà bị bắt đưa vào Công an phường Bến Nghé, quận I, Tp.Hồ chí Minh. Hôm sau, bà Hằng được đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc và được giao Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08.11.2011 của Chủ tịch UBND Tp.Hà nội về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và sẽ bị giam trong vòng 2 năm mà không được đưa ra tòa xét xử. Như vậy, chống Trung quốc sẽ bị đưa đi Phục hồi Nhân phẩm? Luật sư Hà huy Sơn, bào chữa cho bà Hằng, cho biết ông đã nộp đơn khiếu nại nhưng chưa được phúc đáp. Ông cũng cho biết ông muốn được gặp bà Hằng nhưng bị nhà chức trách ngăn cản (Tin ngày 04.01.2012).

(Còn tiếp)
 
Văn Hóa
Thư góp ý về việc phát triển Tủ sách Giáo xứ
Luật sư Giuse Lê Quốc Quân
10:40 04/01/2012
Hà nội ngày 31/12/2011

Kính thưa Cha,

Vào ngày cuối cùng của năm 2011, với tấm lòng kính trọng và trách nhiệm, con viết thư này kính thưa cùng Cha một việc như sau:
Cha ơi, con nhận thấy:

- Đã một thời người công giáo chúng ta có nhiều tri thức lớn và chính trị gia đảm trách nhiều vị trí quan trọng của đất nước. Nhưng suốt nhiều năm dài dưới chế độ cộng sản vô thần, chúng ta phải chấp nhận một sự thật là hiện nay người Công giáo chúng ta, cũng như đại bộ phận dân tộc Việt Nam, nghèo, ít học, thiếu khả năng và đặc biệt là không được tham dự vào các công việc quản trị, điều hành và phát triển đất nước.

- Tuy vậy, sau hơn 20 năm đổi mới về kinh tế, có một không gian dân sự đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội cho những hoạt động xã hội trung lập xen vào. Nếu vận dụng tốt đây chính là cái khe có thể cắm nêm vào lòng xã hội, giúp tách chủ thuyết vô thần khỏi đời sống người dân đồng thời tạo được các mao mạch dẫn tiếng nói của phúc âm lan truyền vào lòng người thông qua những tín hữu hiểu biết.

- Để làm điều đó thì có rất nhiều hoạt động nhưng con cho rằng đọc sách là vô cùng quan trọng. Trong sách có những bí mật của đạo đức và những chỉ bảo chân tình để giúp người Kito Hữu chúng ta sống tốt, trình bày đức tin thuyết phục và làm sáng danh Chúa. Sách tốt có ảnh hưởng to lớn trong đời sống con người vì tác động trực tiếp vào bộ não, khuất phục tư duy và làm thay đổi hành vi. Hoạt động đưa sách, đọc sách, cổ võ cho giáo dục là điều cần thiết và khả thi.
Nên con kính đề nghị:
1. Cha cố gắng phát động một chương trình xây dựng Tủ sách Giáo xứ trên toàn bộ giáo xứ, làm sao để mỗi giáo xứ có một tủ sách. Lượng sách có thể nhiều hoặc ít nhưng phải bao gồm các sách truyện cho thiếu nhi, sách tu đức và các sách dạy làm nông nghiệp cho bà con. Danh mục sách phải lấy từ các nhà xuất bản chính thức nhưng được tuyển chọn một cách cẩn thận và có trách nhiệm. Khác với tủ sách riêng của Cha đặt trong phòng của mình, tủ sách giáo xứ phải là dành cho tất cả giáo dân, để chỗ công khai cho mọi người dễ vào ra, dễ lấy và đọc.

2. Trong khi hiện nay hàng loạt nhà thờ hoành tráng mọc lên khắp nơi tốn kém hàng chục tỷ đồng thì mỗi một tủ sách giáo xứ ban đầu chỉ tốn 3-5 triệu đồng. Một người ngoại đạo đã viết thư cho con ghi rằng: “Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng với uy tín, sự uyên thâm và lòng yêu thương các con chiên, các Cha đạo sẽ rất dễ dàng huy động mỗi người đóng góp được 5.000đ -10.000đ để xây dựng tủ sách và mua sách bổ sung. Tôi tin chắc rằng nếu quyết liệt thực hiện, Giáo Hội chỉ mất 5 năm để hoàn thành sứ mệnh sách hóa các giáo xứ” Con cũng cũng tin như vậy vì không ai có thể làm việc này tốt hơn các Cha, đặc biệt là trên một diện rộng.

3. Trong hai tháng qua, con đã cùng một số anh em giúp đỡ để thành lập được 13 tủ sách cho các giáo xứ, hàng ngàn trẻ em đã có cơ hội đọc sách. Nhưng ý tưởng này không thể thành công nếu nó chỉ là công việc của một nhóm cá nhân. Nhìn hàng trăm thiếu nhi háo hức lao vào lục sách và đọc một cách say mê con biết rằng các em không đọc sách là vì không có sách. Khi đọc sách là lúc các em biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ của cuộc đời để lấy được những giờ phút lý thú, các em úp mặt vào học hỏi kinh nghiệm quá khứ để bắt đầu cuộc trường chinh gian khó trong tương lai. Sách sẽ giúp người Công giáo chúng ta cùng với toàn thể nhân dân Việt Nam trả được nợ đói nghèo, lạc hậu cho dân tộc vì những kẻ đi vay tương lai của đất nước này hình như đang cố tình trốn nợ.

4. Chắc chắn sẽ có những khó khăn phức tạp, những chia rẽ và vu cáo từ kẻ xấu. Nhưng đây là hoạt động xã hội phù hợp với đường hướng và quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và pháp luật Việt Nam. Noi gương thánh Phao Lô chúng ta không sợ mà sẽ tranh đấu cao đẹp để làm đúng và bảo vệ việc làm đúng, dần dần hiệu quả và sự thật sẽ trả lời. Có thể thông qua hoạt động này của Cha mà có một sự cạnh tranh của Chính quyền để họ đem sách nhiều hơn đến cho nhân dân.

Kính thưa Cha,

Nhà cải cách giáo dục nổi tiếng của Hoa Kỳ Mann Horace đã từng mong ước rằng: “Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trên luống cày vậy”. Chúng con cùng kính xin Cha là những người có quyền thế trên dân riêng của mình, cùng giúp chung tay gieo rắc những sách hay hiện nay lên khắp tất cả các giáo xứ mà các Ngài coi sóc như gieo trồng giống tốt vậy.

Chúng con cùng hình dung việc này khi thành công, Nhà thờ sẽ không còn là nơi chỉ đông đúc khi có lễ mà còn là nơi thân thiện cho tất cả các giáo dân, đặc biệt là em thiếu nhi đến đọc sách hằng ngày. Để một ngày Cha sẽ đọc cho các con, thầy cô đọc cho học trò, anh chị đọc thì các em học theo… Con hình dung quang cảnh các làng quê công giáo xôn xao chạy đua kiếm tìm tri thức, mở kho trí tuệ của nhân loại được lưu truyền trong sách vở để vững bước khám phá và chinh phục tương lai. Khi đó tiếng vọng phúc âm sẽ thổi vào từng ngõ ngách và kích thích sự phát triển chung của toàn xã hội.

Chúng con cùng tin rằng với lòng nhiệt huyết và đóng góp của của giáo dân, trình độ và tình yêu mến con chiên của Cha, công việc này sẽ được phát triển hiệu quả trên từng giáo xứ, để cho văn hóa đọc âm thầm xâm chiếm và nuôi dưỡng tâm thức Việt Nam. Làm được như vậy, chúng ta có quyền tin rằng Giáo hội Việt Nam sẽ là một tác nhân tích cực cho những thay đổi tốt đẹp trên quê hương Việt Nam yêu dấu, đồng thời tránh được những đổ vỡ không đáng có do sự thiếu hiểu biết đem lại.
 
Đường hy vọng
Thanh Sơn
11:41 04/01/2012
Tạ ơn Ngài cho hừng đông đang đến
Sáng bừng lên như ngọn nến chiếu soi
Xóa tan đi những bóng tối đua đòi
Những hờn ghen nhỏ nhoi đời ích kỷ

Sáng rực lên gương trung kiên bền chí
Mười ba năm vô lý trong trại giam
Những oan nghiệt vây hãm của gian tham
Sự tàn ác cố làm Ngài gục ngã

Bao bóng đêm chẳng làm ngài buồn bã?
Nhưng lòng mến Ngài đã thắng ác tà
Gương nhân lành Ngài tỏa sáng mãi ra
Lời hiền từ thoát ra đầy nhân ái

Tâm có Chúa,Mẹ nên lòng thư thái
Nến hương lòng vĩ đại Ngài viết ra
"Đường Hy Vọng" bao lời lẽ thăng hoa
Từ máu tim phát ra qua ngòi bút

Mất tự do đêm đêm Ngài lén lút
Từ đáy tù từng chút được chuyển ra
Bao năm tháng tích góp lại làm qùa
Bó hoa thiêng "đẹp qúa" xin dâng Chúa

Ôi cao cả muôn đời không tàn úa
"Viên Ngọc Qúy" mài dũa đẹp cho đời
"Đường Hy Vọng" soi thế giới mọi nơi
Học nhân cách tuyệt vời gương trong sáng

Những lời dạy "từ tâm" tràn lai láng
Nguyễn Văn Thuận xứng đáng vị Hồng Y
Trong Giáo Hội tên Ngài mãi khắc ghi
Bao công nghiệp ra đi Ngài để lại

Lòng từ bi cao cả thật trọng đại
Ngài dựng xây để lại mãi cho đời
Vẫn tỏa lan tràn khắp cả nơi nơi
"Đường Hy Vọng" giúp đời con thăng tiến

Cả đời Ngài là món qùa thánh hiến
Tặng mọi người thăng tiến bước hiên ngang
"Đường Hy Vọng" mở ra ánh huy hoàng
Như hào quang dẫn đàng về nẻo chính

Ơn Thánh Chúa giúp con người minh định
Thắng ác thần, quyền bính, của gian tham
"Đường Hy Vọng" ngay thẳng chúng ta làm
Theo chân Ngài huy hoàng trong ơn Chúa

Cuộc đời Ngài muôn thủa đầy hiến dâng
Nay Giáo Hội sắp nâng lên "Chân Phước"
Loan Tin Mừng đến muôn người mong ước
Nhân đức Ngài tỏa trước giữa nhân gian.

Ngày 4.1.2012
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Nhịp Cầu
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:25 04/01/2012
MỘT NHỊP CẦU
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Xin nguyện như chiếc cầu
Bắc qua dòng sông sâu,
Đem yêu thương nối kết
Giữa cuộc đời bể dâu…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền