Ngày 31-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:03 31/01/2024

21. Thánh đường dễ thương nhất là thánh đường có Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.

(Chân phước Alvarez of Cordova)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:07 31/01/2024
67. HOẠN QUAN KÉM CỎI

Có một hoạn quan nọ rất quyền thế cùng uống rượu với những người làm quan.

Những người làm quan chuyện trò rất ăn ý, bắt chuyện lẫn nhau, còn hoạn quan thì nhạt nhẽo ngồi bên, không nói được lời nào, đúng lúc nhìn lên trần nhà thấy khói mù cuộn vòng thì muốn nói hơi khói quá đậm, nhưng lại nói lầm câu trong “luận ngữ”:

- “Tại sao nhất định phải nói lời hay khi tranh biện chứ?”. (1)

Những người làm quan vừa nghe được thì hồ nghi tên hoạn quan này chế giễu họ, nên đợi đến khi tiệc rượu xong và lúc đứng dậy đi về, thì những người làm quan đều ngước đầu lên nhìn thấy khói và nói:

- “Khói nhiều”.

Lúc này mọi người mới xóa bỏ ngờ vực, và biết tên hoạn quan trí thức kém cỏi nói lầm chữ “khói” thành chữ “tại sao” nên càng cười lớn hơn nữa.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 67:

Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng uống rượu nhiều sẽ làm giảm trí nhớ, hại gan, khả năng có con tỷ lệ rất thấp. Tên hoạn quan dứt khoát là không có con, trí nhớ thì bị giảm nên nói không đầu không đuôi, và có lẽ là ông ta bị bệnh gan nên các quan không muốn bắt chuyện vì sợ...lây bệnh !

Nhưng có một hậu quả rất thảm khốc cho những người làm quan khi uống rượu, đó là mất đi nhân cách của mình và làm xấu đi thể diện dân tộc.

Linh mục thích uống rượu đã thấy chướng mắt giáo dân, huống chi là một linh mục say rượu, không những mất đi nhân cách cá nhân của mình mà còn làm mất thể diện của Thiên Chúa, của Giáo Hội và của giáo xứ. Khi một linh mục say rượu thì người ta sẽ buồn và oán trách Thiên Chúa: “Lạy Chúa, sao Ngài chọn người say rượu thay mặt Ngài?”. Người ta cũng oán trách Giáo Hội: “Sao các giám mục và bề trên lại chọn người say rượu làm linh mục?”. Giáo dân sẽ chê cười và hổ thẹn vì cha sở của mình say rượu: “Ông cha mất nết”...

Giảm uy tín của mình thì không đáng kể, bởi vì khi linh mục say rượu thì hết uy tín nên không sợ mất và cũng không sợ giảm, nhưng sẽ là một lỗi lầm to lớn vì không một người say rượu nào có thể đi vững vàng hiên ngang trên đường, nhưng sẽ té vào cột đèn đường, rơi xuống hồ ao, lăn vào trong bụi tre.v.v...

Linh mục cũng là “hoạn quan” nhưng là hoạn vì Nước Trời chứ không phải hoạn vì ông vua và hoàng hậu, hoặc hoạn vì muốn được hưởng bỗng lộc của nhà vua, cho nên sẽ rất đáng tiếc khi các ngài thích uống rượu quá mức cho phép.

(1) Sách “luận ngữ” viết: “Yên dụng nịnh”. Chữ “tại sao” (cổ ngữ) và chữ “khói” phát âm giống nhau là “yen”, nên tên hoạn quan bị lầm.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 01/02: Tinh thần người được sai đi – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
02:26 31/01/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Khi ấy, Đức Giê-su gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trên các thần ô uế. Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. Còn nơi nào người ta không đón tiếp và không nghe anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi đất dưới chân để tỏ ý cảnh cáo họ.” Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.

Đó là lời Chúa
 
Không ai có thể nhàn rỗi
Lm. Minh Anh
14:40 31/01/2024

KHÔNG AI CÓ THỂ NHÀN RỖI
“Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối”.

“Biết bao lần chúng ta đánh mất cơ hội nói một lời làm chứng cho Chúa Kitô vì chúng ta cứ im lặng. Những người cần nghe Phúc Âm có thể kết luận rằng, sự cứu rỗi không đủ quan trọng để nói đến! Riêng tôi, tôi không quan tâm tôi đi đâu, sống như thế nào hay chịu đựng điều gì… để có thể cứu các linh hồn. Khi tôi ngủ, tôi mơ về họ; khi tôi thức dậy, họ xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của tôi. Với tôi, là Kitô hữu, ‘không ai có thể nhàn rỗi!’ - David Brainerd.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay đề cập đến thao thức của Brainerd; đúng hơn, đề cập đến sứ mạng tông đồ của các môn đệ, cũng là sứ mệnh của chúng ta. Chúa Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng, chữa lành bệnh tật và dọn đường cho ơn cứu độ. Đây là sứ mệnh của toàn thể Giáo Hội, của chúng ta. Bạn và tôi, ‘không ai có thể nhàn rỗi!’.

Gustave Thibon từng nói, “Thế giới của chúng ta cần “chất bồi bổ cho tâm hồn” để tự tái sinh!”. Giáo lý của Chúa Kitô là liều thuốc duy nhất có thể chữa mọi bệnh tật trên thế giới, một thế giới đang khủng hoảng. Đó không chỉ là sự suy thoái một phần các giá trị đạo đức hay luân lý, đó là cuộc khủng hoảng về mọi thứ. Và thuật ngữ chính xác nhất để định nghĩa nó sẽ là “cuộc khủng hoảng tâm hồn”.

Với ân sủng và giáo lý của Chúa Kitô, Kitô hữu thấy mình ở giữa bao cơ cấu tạm thời của con người, nơi mà họ phải thông truyền Thiên Chúa và hướng dẫn người khác đến với Ngài, “Qua giáo huấn của Giáo Hội, xin cho thế giới, bằng cách lắng nghe, nó có thể tin; bằng cách tin, nó có thể chờ đợi; và bằng cách chờ đợi, nó có thể yêu thương!” - Augustinô. Là Kitô hữu, không ai có thể trốn tránh thế giới. “Như nắm men đã bị ném vào giữa bột, chúng ta sẽ chinh phục một lần nữa - từng milimet một - vũ trụ mà tội lỗi đã cướp đi. Lạy Chúa, chúng con sẽ trả nó lại cho Chúa như chúng con đã nhận nó vào buổi bình minh của thế giới với tất cả sự trật tự và thánh thiện nguyên thuỷ!”- Bernanos.

Vậy đâu là bí quyết? Bí quyết nằm ở việc chúng ta yêu thương thế giới hết cả tâm hồn và sống niềm yêu mến chính sứ vụ Chúa Kitô trao. Với thánh Josemaria, bạn và tôi có thể khẳng định, “Hồn tông đồ là tình yêu dành cho Thiên Chúa vốn ngập tràn niềm vui cùng lúc với sự tận hiến nó cho người khác… Sự háo hức của chúng ta trong việc tông đồ là biểu hiện chính xác, đầy đủ và cần thiết cho đời sống nội tâm của chính mình”. Đây phải là chứng tá mỗi ngày của chúng ta giữa mọi người và mọi thời đại.

Anh Chị em,

“Các ông đi rao giảng”. “Chúng ta phải làm sống lại niềm xác tín cháy bỏng của Phaolô, “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!”. Niềm đam mê này sẽ không ngừng khơi dậy một ý thức truyền giáo mới vốn không thể giao phó cho một nhóm ‘chuyên gia’ nhưng bao hàm trách nhiệm của mọi thành viên cộng đồng dân Chúa” - Gioan Phaolô II. Phần chúng ta, cách sống của chúng ta phải nhất định sẽ không khiến những người chung quanh nghĩ rằng, “Sự cứu rỗi không đủ quan trọng để nói đến?”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để giấc ngủ của con có một giấc mơ nào khác ngoài các linh hồn; và khi thức dậy, đừng để một điều gì xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của con ngoài các linh hồn!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Trong cơn hoạn nạn, hãy vững tin vào Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:43 31/01/2024

Trong cơn hoạn nạn, hãy vững tin vào Chúa
SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN – NĂM B
(Mc 1, 29 – 39)

Trong cuộc sống, ai nấy trong chúng ta đều mong mỏi và ước ao có được sự bình yên, vui vẻ và hạnh phúc. Dẫu vậy, có quá nhiều những sự khó khăn và bất trắc xảy ra trong đời sống khiến chúng ta mệt mỏi, chán chường và nhiều lúc muốn bỏ cuộc trên hành trình đức tin của mình. Những lúc như vậy, chúng ta hãy nhớ về cuộc đời của ông Gióp, bà nhạc gia của Simon Phêrô, hay tất cả những người bị quỷ ám thời Chúa Giêsu, những người mắc đủ chứng bệnh khác nhau để được sự yên ủi và nâng đỡ.

Tin vào Thiên Chúa tình thương

Ông Gióp, người của Thiên Chúa đã trải qua những hoạn nạn gì? Ông đã phản ứng như thế nào trong những hoàn cảnh đó? Chúa đã làm gì cho ông?

Ông là một người tốt, yêu mến Chúa và tuân giữ các điều răn của Chúa. Ông và vợ có 10 người con, với tớ trai tớ gái cùng đàn gia súc và rất giàu có (x.G 1,1–5). Chúa để đức tin của ông bị thử thách. Ông đã trải qua những điều khó khăn (x.G 1,6–12). Một ngày nọ, nhiều gia súc của ông bị trộm. Sau đó, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi tất cả tài sản và giết chết tất cả các tôi tớ của ông cùng các súc vật khác. Tiếp theo, một cơn bão đã đánh sập nhà con trai ông. Các con cái của ông ở trong nhà, và tất cả bọn họ đều chết. Vợ chồng ông không còn gì ngoài sức khỏe (x.G 1,13–19). Ông và vợ ông buồn rầu vì đã mất tất cả, kể cả con cái. Nhưng ông vẫn vững tin nơi Chúa. Ông không đổ lỗi cho Chúa về những gì đã xảy ra (x.G 1,20–22). Sau đó ông bị bệnh rất nặng. Những vết lở loét đau đớn bao phủ khắp cơ thể ông. Ông và vợ tự hỏi tại sao tất cả những điều tồi tệ này lại xảy ra (x.G 2,7–9; 3,1–11). Chúa phán bảo với ông và cho ông thấy trái đất, các vì sao, và tất cả các loài sinh vật. Chúa đã dạy cho ông một bài học quan trọng (x.G 38–41). Ông hối cải và xin Chúa tha thứ vì ông đã hoài nghi. Ông hứa sẽ tin tưởng Chúa là tình thương. Chúa đã chữa lành cho ông và ban cho ông có thêm con cái và của cải nhiều gấp đôi những gì ông có trước đây (x.G 19,25–26; 42).

Tin Chúa Giêsu là Đấng quyền năng

Nếu như Chúa nhật thứ IV Mùa Thường niên, Chúa Giêsu đã thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình tại Capharnaum chứng tỏ chỉ có Chúa là Đấng toàn năng và là Thánh, thì bước vào Chúa nhật V Mùa Thường niên, sứ vụ Thiên sai của Người được tiếp tục thi hành và thể hiện Người là Thiên Chúa quyền năng, đầy lòng yêu thương trong lời nói cũng như trong hành động. Quyền năng Chúa biểu lộ qua việc chữa lành những người bị quỉ ám, mở mắt cho người mù, làm cho kẻ què đi được, người điếc nghe được, kẻ chết sống lại. Yêu thương yêu qua việc rao giảng quan tâm giúp đỡ người ốm đau bệnh tật, người nghèo đói, các trẻ em và người tội lỗi. Chúa Giêsu đúng thật là hiện thân của Thiên Chúa tình thương và quyền năng đến với người nghèo khổ để chữa lành lành họ. Bằng cử chỉ đưa bàn tay, Chúa đụng chạm tới họ, nguồn mạch sự sống tuôn trào, họ được giải thoát và được cứu.

Hãy vững tin vào Chúa

Đức tin cùng sự bền đỗ của ông Gióp trong cơn hoạn nạn thử thách thật đáng khích lệ cho chúng ta ngày nay trên bước đường theo Chúa. Đời sống người tín hữu chúng ta chắc chắn sẽ đối diện nhiều thử thách và khó khăn. Chúa Giêsu khẳng định rằng: “Nơi thế gian, các ngươi sẽ phải khốn quẫn” (Ga 16,33). Thánh Phêrô viết “…. vì biết rằng những thống khổ như thế, toàn thể các anh em trên thế gian đều phải trải qua” (1 Pr 5,9). Không ai được miễn trừ khó khăn và nghịch cảnh. Những sự thử thách đến cách thình lình và bất ngờ như lời thánh Giacôbê đã nói “… hãy kể như niềm vui trọn hảo, khi anh em sa vòng trăm điều thử thách” (Gc 1,2). Dầu vậy, Lời Chúa cũng bày tỏ cho chúng ta biết rằng Chúa cho phép mọi sự thử thách để chúng ta được lớn lên và tăng trưởng đức tin nơi Chúa (x.Gc 1,2-4, Rm 8,28). Và hơn nữa, Chúa không để chúng ta một mình đối diện với sự khốn khó nhưng Chúa luôn ở cùng để yên ủi và thêm sức để chúng ta vượt qua. Vì vậy, xin Chúa cho chúng ta cũng được vững vàng như ông Gióp trong mọi hoàn cảnh. Có thể trước mắt chúng ta đang rất cô đơn và buồn tủi vì hoạn nạn khó khăn. Nhưng hãy nhìn vào điều Chúa đã bù đắp cho ông Gióp để thêm lên động lực và vững tin nơi chương trình tốt lành mà Chúa dành cho mình phía trước. Chắc chắn chúng ta cũng sẽ có được những trải nghiệm phước hạnh giống ông Gióp khi giữ vững niềm tin nơi Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. A-men!
 
Chúa chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
14:48 31/01/2024
CHÚA NHẬT V MÙA THƯỜNG NIÊN

G 7,1-4.6-7; 1 Cr 9,16-19.22-23; Mc 1,29-39

CHÚA CHỮA LÀNH MỌI BỆNH HOẠN TẬT NGUYỀN

Đoạn Tin Mừng mà chúng ta suy niệm trong Chúa Nhật này mang lại cho chúng ta một bản tường trình trung thực về một ngày sống kiểu mẫu của Chúa Giêsu. Thánh Máccô cho biết: Khi rời khỏi hội đường, trước hết Chúa Giêsu đến thăm nhà ông Simon Phêrô, ở đó Người chữa lành cho mẹ vợ của ông đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Vào buổi chiều, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho người. Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật và trừ nhiều quỷ. Sáng sớm, lúc trời con tối mịt, Người đã dậy và đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện; sau đó Người rời bỏ nơi đó và đi rao giảng Nước Trời cho những thành khác (x. Mc 1,29-39).

Từ trình thuật này chúng ta có thể tóm tắt một ngày sống của Chúa Giêsu là sự kết hợp của việc chữa bệnh, cầu nguyện và loan báo Nước Trời. Hôm nay, chúng ta hãy dành suy tư của chúng ta về lòng yêu mến của Chúa Giêsu đối với những người bệnh, bởi vì trong ít ngày nữa, phụng vụ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Lộc Đức, nước Pháp, vào ngày 11 tháng 2, cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân mà chúng ta sẽ cử hành để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ.

1. Bệnh tật, nỗi đau của con người

Quả thế, những thành tựu của khoa học và y khoa trong thời đại chúng ta đã thay đổi sâu xa điều kiện của người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh như lao phổi, phong cùi, cả ung thư… khoa học và y khoa hôm nay mang lại những hy vọng đáng tin cậy cho việc chữa lành cho những bệnh nan y này, hay ít ra cũng kéo dài thời gian sống của nhiều người bệnh hoặc hạn chế sự phát triển của chúng nơi bệnh nhân.

Tuy nhiên, bệnh tật, cái chết thì vẫn chưa và sẽ không bao giờ được giải quyết hay khuất phục một cách hoàn toàn. Nó là một phần của thân phận con người. Sinh bệnh lão tử là quy luật tất yếu của con người. Khoa học dù có phát triển đến mức nào đi chăng nữa, cũng không thể xóa bỏ được bệnh tật và sự chết.

Niềm tin Kitô giáo có thể xoa dịu tình trạng này và đồng thời mang lại ý nghĩa và giá trị của bệnh tật, đau khổ và sự chết. Bởi thế, thật là cần thiết để trình bày hai lối tiếp cận: một là đối với chính người bệnh và thứ đến là đối với những ai chăm sóc người bệnh.

Quả thế, trước khi Đức Kitô đến, bệnh tật được coi là sự liên hệ chặt chẽ với tội lỗi. Nói cách khác, con người đã tin chắc rằng bệnh tật là hậu quả của một số tội riêng mà một người đã phạm nên nó phải bị Thiên Chúa phạt bằng chính hậu quả bệnh tật. Nên những ai bị bệnh như bệnh phong cùi phải chịu cảnh bị mọi người xa lánh, bị loại trừ khỏi cộng đoàn và xã hội. Họ thuộc hàng ô uế.

2. Ý nghĩa của bệnh tật và đau khổ

Với Chúa Giêsu và những phép lạ của Người làm, ý nghĩa đau khổ đã thay đổi rất nhiều: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17). Trên thập giá, Người đã mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, bao gồm cả bệnh tật: Bệnh tật không còn là một hình phạt nữa, nhưng là sự cứu chuộc. Bệnh tật liên kết chúng ta nên một với Người; bệnh tật thánh hóa, thanh luyện tâm hồn, chuẩn bị cho chúng ta đón nhận một ngày mà Thiên Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và lúc đó sẽ không còn bệnh tật, khóc than và đau khổ nữa.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị tấn công tại quảng trường thánh Phêrô bởi tay súng Ali Aka. Suốt dọc đường tới bệnh viện Girelli, Đức Giáo Hoàng thì thầm tên Mẹ Maria bằng tiếng Ba Lan. Đức Gioan Phaolô II được phẫu thuật hơn bốn giờ liền. Cùng thời gian đó, hàng triệu tín hữu từ Ba Lan và khắp nơi trên thế giới, đều cầu nguyện cho ngài. Bốn ngày sau cuộc mưu sát, Đức Giáo Hoàng phát biểu lần đầu tiên từ giường bệnh:

“Cha cám ơn các con đã cầu nguyện nhiều cho cha và chúc lành cho hết mọi người (…). Cha cầu nguyện cho người anh em đã bắn cha và chân thành tha thứ cho anh. Lạy Mẹ Maria, con xin lặp lại: Totus tuus ego sum, con hoàn toàn thuộc về Mẹ.”

Đức Thánh Cha đã thoát nạn và không ngần ngại quả quyết rằng chính bàn tay Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Fatima, đã đánh lạc đường bay của viên đạn định mệnh đó. Một năm sau, ngày 13 tháng 5 năm 1982, Đức Gioan Phaolô II đến thánh đường Đức Mẹ Fatima để tạ ơn Mẹ.

Sau những kinh nghiệm từ bệnh tật và đau khổ của mình, Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã viết lại một thư nói về đau khổ, trong đó ngài nói:

“Đau khổ mang lại ý nghĩa giúp chúng ta đặc biệt trở nên nhạy cảm, nhất là biết mở ra với hoạt động của những sức mạnh cứu độ từ Thiên Chúa, ý nghĩa và sức mạnh đó được ban cho nhân loại trong Đức Kitô” (x. Salvifici Doloris, số 23).

Như thế, bệnh tật và đau khổ mở ra cho chúng ta và cho Chúa Giêsu trên thập giá một kênh rất đặc biệt để thông truyền. Người bệnh tật không phải là những thành phần thụ động của Giáo Hội, nhưng là những thành phần năng động nhất, quý giá nhất. Trong cặp mắt của Thiên Chúa, một giờ chịu đau khổ, được đón nhận và chịu đựng với sự kiên nhẫn và lòng yêu mến Chúa, có thể xứng đáng hơn nhiều những hoạt động khác của thế giới, nếu chúng được thực hiện chỉ cho chính mình.

3. Mang niềm hy vọng an ủi cho người bệnh

Giờ đây chúng ta dành một ít lời cho những người đang chăm sóc bệnh nhân, tại tư gia hay trong những trung tâm y tế và bệnh viện. Người bệnh chắc chắn cần đến sự chăm sóc, khả năng chuyên môn khoa học, nhưng họ cũng rất cần đến niềm hy vọng và sự an ủi của chúng ta. Không có liều thuốc nào có thể xoa dịu nỗi đau của người bệnh cho bằng việc họ được nghe bác sĩ nói: “Tôi có những hy vọng tích cực cho anh… Mọi sự sẽ tốt hơn và hy vọng với cách này anh sẽ khỏe lại…” Khi có thể, chúng ta hãy nói như thế với bệnh nhân với lòng chân thành không hề dối trá. Hãy luôn mang lại cho họ niềm hy vọng, lời nói tích cực để an ủi, thay vì những lời nói gây sốc, tiêu cực, làm cho họ tuyệt vọng và đau khổ chồng đau khổ! Bởi lẽ, niềm hy vọng là “bình ôxy tốt nhất” cho một người bệnh. Không nên để người bệnh ở một mình cô đơn, cô độc trên giường bệnh của họ. Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng một trong những việc của lòng thương xót là thăm viếng người bệnh tật. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta rằng một trong những tiêu chuẩn mà Thiên Chúa sẽ phán xét chúng ta trong ngày chung thẩm là: “Khi ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng… Khi ta bệnh tật, các ngươi đã không thăm viếng” (Mt 25,36.43).

Có điều nữa chúng ta có thể làm cho những người bệnh tật đó là cầu nguyện cho họ. Hầu hết những bệnh nhân của Tin Mừng được chữa lành nhờ một ai đó đã giới thiệu họ với Chúa Giêsu và nhờ đó Người đã chữa lành họ. Những lời cầu nguyện đơn sơ cho các bệnh nhân là những lời cầu nguyện rất đẹp lòng Chúa. Chúng ta hãy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện hằng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy bắt chước hai chị em nhà Mácta và Maria đã cầu nguyện với Chúa Giêsu khi người em trai của họ bị bệnh nặng: “Thưa Thầy, người mà Thầy yêu mến đang bị bệnh” (Ga 11,3). Chúng ta hãy nói với Chúa lời đó khi thấy ai đó bị bệnh nặng. Lạy Chúa, người mà Chúa yêu mến đang bị bệnh, xin Chúa đến cứu chữa họ. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê

Nghệ An - Việt Nam

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 6. Giận dữ
Vũ Văn An
14:20 31/01/2024

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại thính Đường Phaolô VI, Thứ tư, 31 tháng 1 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về sự giận dữ.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng để suy ngẫm về thói hư là cơn giận dữ. Bây giờ chúng ta đang nói về những thói hư và nhân đức: hôm nay là lúc suy gẫm về thói hư giận dữ. Đó là một thói hư đặc biệt đen tối và có lẽ dễ dàng phát hiện nhất từ quan điểm thể lý. Người bị cơn giận dữ thống trị cảm thấy khó che giấu sự thôi thúc này: anh chị em có thể nhận ra nó qua những chuyển động của cơ thể, sự hung hãn, hơi thở khó khăn, vẻ mặt cau có và dữ tợn của họ.

Trong biểu hiện gay gắt nhất của nó, cơn giận dữ là một thói hư không có thời gian nghỉ ngơi. Nếu nó sinh ra từ một sự bất công phải gánh chịu (hoặc được cho là phải gánh chịu), thì nó thường được nổ ra không phải để chống lại người phạm tội mà chống lại nạn nhân bất hạnh đầu tiên. Có những người đàn ông kìm nén cơn giận dữ ở nơi làm việc, tỏ ra thanh thản, điềm tĩnh nhưng ở nhà lại trở nên không thể chịu đựng nổi đối với vợ con. Giận dữ là một thói hư lan tràn: nó có khả năng làm chúng ta mất ngủ, cản trở lý trí và suy nghĩ.

Giận dữ là một thói hư phá hủy mối quan hệ giữa con người với nhau. Nó thể hiện sự bất lực trong việc chấp nhận sự đa dạng của người khác, đặc biệt khi những lựa chọn trong cuộc sống của họ khác với các lựa chọn của chúng ta. Nó không dừng lại ở hành vi sai trái của một người, mà ném mọi thứ vào vạc sôi: chính người kia, người khác như họ, như người khác là, là người kích thích sự tức giận và oán giận. Người ta bắt đầu ghét giọng điệu, cử chỉ tầm thường hàng ngày của họ, cách suy luận và cảm nhận của họ.

Khi mối quan hệ liên quan đến mức độ thoái hóa này, sự sáng suốt sẽ mất đi. Cơn giận dữ làm chúng ta mất đi sự sáng suốt, không đúng sao? Bởi vì một trong những đặc điểm của cơn giận dữ đôi khi là nó không thể giảm khinh theo thời gian. Trong những trường hợp này, ngay cả khoảng cách và sự im lặng, thay vì giảm bớt gánh nặng của sai lầm, lại càng phóng đại chúng lên. Vì lý do này, Thánh Tông Đồ Phaolô – như chúng ta đã nghe – khuyên các Kitô hữu nên đối mặt ngay với vấn đề và cố gắng hòa giải: “Chớ để mặt trời lặn mà vẫn giận dữ” (Eph 4:26). Điều quan trọng là mọi thứ phải tan biến ngay lập tức, trước khi mặt trời lặn. Nếu ban ngày xảy ra hiểu lầm, hai người không còn hiểu nhau, cảm thấy mình xa nhau, thì đêm hôm không thể giao cho ma quỷ. Thói hư sẽ khiến chúng ta thức trắng đêm, nghiền ngẫm những lý do của mình và những sai lầm không thể giải thích được, những lỗi lầm không bao giờ là của chúng ta mà luôn là của người khác. Nó giống như vậy: khi một người tức giận, họ luôn nói rằng người khác mới là vấn đề. Họ không bao giờ có khả năng nhận ra những khuyết điểm, khuyết điểm của chính mình.

Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu khiến chúng ta cầu nguyện cho các mối quan hệ nhân bản của chúng ta, vốn là một bãi mìn: một mặt phẳng không bao giờ ở trạng thái cân bằng hoàn hảo. Trong cuộc sống, chúng ta phải đối diện với những kẻ xâm phạm có lỗi với mình, cũng như chúng ta chưa bao giờ yêu thương mọi người đúng mức. Đối với một số người, chúng ta đã không đáp lại tình yêu mà họ đáng được. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, tất cả chúng ta, và tất cả chúng ta đều có những tài khoản phải thanh toán: đừng quên điều này. Chúng ta mắc nợ, tất cả chúng ta đều có những tài khoản phải thanh toán, và do đó tất cả chúng ta cần học cách tha thứ để được tha thứ. Con người sẽ không ở bên nhau nếu họ không thực hành nghệ thuật tha thứ, trong chừng mực họ có thể làm được. Sự giận dữ được chống lại bằng lòng nhân từ, tấm lòng rộng mở, hiền lành và kiên nhẫn.

Tuy nhiên, về chủ đề cơn giận dữ, có một điều cuối cùng cần nói. Người ta nói rằng đó là một thói hư khủng khiếp, là nguồn gốc của chiến tranh và bạo lực. Bài thơ the Iliad mô tả cơn thịnh nộ của Achilles, đó sẽ là nguyên nhân của “những tai ương vô tận”. Nhưng không phải mọi thứ xuất phát từ cơn giận dữ đều sai lầm. Người xưa hiểu rõ rằng trong chúng ta tồn tại một phần nóng nảy không thể và không thể phủ nhận. Ở một mức độ nào đó, những đam mê là vô thức: chúng xảy ra, chúng là những trải nghiệm sống. Chúng ta không chịu trách nhiệm về sự khởi đầu của cơn giận dữ, nhưng luôn chịu trách nhiệm về sự phát triển của nó. Và đôi khi, việc trút cơn giận đúng cách lại là điều tốt. Nếu một người không bao giờ tức giận, nếu một người không phẫn nộ trước một sự bất công, nếu họ không cảm thấy có gì đó run rẩy trong lòng trước sự áp bức của kẻ yếu, thì điều đó có nghĩa là người đó không phải là con người, càng không phải là một Kitô hữu.

Sự phẫn nộ thánh thiện quả có hiện hữu, không phải là cơn giận dữ mà là một chuyển động bên trong, một sự phẫn nộ thánh thiện. Chúa Giêsu đã biết điều đó nhiều lần trong đời Người (x. Mc 3:5): Người không bao giờ lấy ác trả ác, nhưng trong tâm hồn Người, Người cảm nhận được tâm tình này, và trong trường hợp những người buôn bán trong Đền Thờ, Người đã thực hiện một hành động mạnh mẽ và có tính tiên tri, không phải do cơn giận dữ, nhưng do lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa (x. Mt 21:12-13). Chúng ta phải phân biệt rõ: lòng nhiệt thành, sự phẫn nộ thánh thiện là một chuyện; Cơn thịnh nộ xấu, lại là một chuyện khác.

Với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, tùy ở chúng ta tìm ra mức độ phù hợp cho những đam mê. Giáo dục chúng cho tốt để chúng hướng thiện chứ không hướng ác. Cảm ơn anh chị em.
 
Kitô hữu có thể tham dự cưới người đồng tính không?
J.B. Đặng Minh An dịch
16:42 31/01/2024


Carl R. Trueman, là giáo sư Kinh Thánh và tôn giáo tại Đại Học Grove City và là thành viên tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức. Ông vừa có bài viết nhan đề “Can Christians Attend Gay Weddings?”, nghĩa là “Kitô hữu có thể tham dự cưới người đồng tính không?”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Để cập nhật nhận xét nổi tiếng của Leon Trotsky, bạn có thể không quan tâm đến cuộc cách mạng tình dục, nhưng cuộc cách mạng tình dục lại quan tâm đến bạn. Một số người trong chúng ta vẫn có đủ đặc quyền để được che chở một phần khỏi cuộc cách mạng này. Tôi tự coi mình là một, cùng với những người mà việc tách rời khỏi các tình huống mục vụ trong đời thực dường như đủ điều kiện để họ bán phương pháp sư phạm chính trị cho người khác. Nhưng khi giai cấp chính trị tiến bộ thúc đẩy việc xóa bỏ tập tục tình dục truyền thống vẫn tiếp tục diễn ra, thì ngày càng khó tìm được một mục sư hoặc linh mục nào chưa phải đối mặt với những câu hỏi khó từ giáo dân về sự vâng phục đối với Kitô giáo và cuộc sống của họ. Chỉ mới tuần trước, một người bạn là cha sở kể cho tôi nghe về một thành viên trong nhà thờ của ngài, với tư cách là người quản lý một doanh nghiệp, đã được lệnh phải tích hợp các phòng tắm và hiện đang phải đối mặt với những lời phàn nàn từ các nhân viên nữ vì cảm thấy sự an toàn và riêng tư của họ bị xâm phạm. Thật dễ dàng để chỉ trích sự hù dọa của cánh hữu một cách trừu tượng, nhưng khó hơn nhiều khi đưa ra lời khuyên cho những người thực sự, những người phải đưa ra những quyết định có thể khiến họ phải trả giá bằng sự nghiệp của mình.

Cuộc cách mạng tình dục đã cách mạng hóa mọi thứ, đến mức những câu hỏi từng có câu trả lời đơn giản giờ trở nên phức tạp. Ví dụ: câu hỏi “Tôi có thể tham dự đám cưới đồng tính không?” xuất hiện với tần suất ngày càng tăng và ngày càng tỏ ra khó trả lời hơn, như những đoạn kết thúc của Bethel McGrew trong chuyên mục “Thế giới gần đây” của cô ấy đã chỉ ra. Không khó để đoán những lý do mà một Kitô Hữu có thể đưa ra khi tham dự một đám cưới đồng tính: đó là mong muốn chứng tỏ cho cặp ấy thấy rằng mình không ghét họ, hoặc mong muốn tránh gây ra sự xúc phạm hoặc tổn thương. Nhưng nếu một trong hai điều trên có sức nặng quyết liệt như thế trong quyết định thì có điều gì đó không ổn. Đúng là việc từ chối tham dự có thể được thúc đẩy bởi sự căm ghét cặp đồng tính, mặc dù trong những trường hợp như vậy, một lời mời dường như là một sự kiện khó xảy ra. Tuy nhiên, không nhất thiết phải như vậy, có rất nhiều lý do không thể tham dự chứ không phải chỉ căm ghét mới không tham dự. Việc coi lời mời bị từ chối nhất thiết là dấu hiệu của sự căm ghét tức là chấp nhận khái niệm cho rằng “ghét” đồng nghĩa với một sự từ chối đơn thuần. Đó là cách hiểu của thời đại thế tục, chứ không phải của đức tin Kitô giáo. Việc từ chối tham dự cũng có thể gây ra sự xúc phạm, nhưng biến việc xúc phạm thành một phạm trù đạo đức là thay thế những phạm trù đạo đức về đúng sai bằng những phạm trù thẩm mỹ về sở thích. Cái sau phải luôn phụ thuộc vào cái trước trong lĩnh vực vấn đề đạo đức.

Cũng có những lý do rõ ràng tại sao một Kitô Hữu không bao giờ nên tham dự một đám cưới đồng tính. Nhiều lễ nghi trong đám cưới, bao gồm cả Sách Cầu nguyện chung, yêu cầu người cử hành phải hỏi sớm trong buổi lễ xem có ai có mặt biết lý do tại sao cặp đôi không nên kết hợp với nhau trong hôn nhân hay không. Vào thời điểm đó, một Kitô hữu buộc phải lên tiếng. Tôi có thể mạo hiểm đoán rằng sự can thiệp như vậy sẽ gây khó chịu hơn nhiều so với việc từ chối tham gia buổi cử hành.

Vấn đề cũng không thể tách rời khỏi câu hỏi rộng hơn về giới tính và bản chất con người. Nếu hôn nhân bắt nguồn từ sự bổ sung cho nhau giữa hai giới, thì bất kỳ cuộc hôn nhân đồng tính nào cũng đều là một thách thức sự hiểu biết của Kitô giáo về công trình sáng tạo. Thế giới thách thức là một chuyện. Việc Kitô hữu chấp nhận a dua theo lại là một điều hoàn toàn khác.

Hơn nữa, sự so sánh trong Kinh thánh giữa Chúa Kitô và Giáo hội có nghĩa là những cuộc hôn nhân giả tạo là sự nhạo báng chính Chúa Kitô. Tất nhiên, điều đó áp dụng cả trong các cuộc hôn nhân dị tính trái luật. Chẳng hạn, một cuộc hôn nhân liên quan đến một người chưa ly hôn với người phối ngẫu mà đã bước vào một mối quan hệ ngoại tình. Không một Kitô hữu nào nên cố ý tham dự một buổi lễ như vậy. Như Francesca Murphy đã tuyên bố tại First Things cách đây vài năm, việc đánh mất chiều kích tôn giáo của hôn nhân có nguy cơ khiến người ta “xúc phạm” bản thân và chống lại Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là người Kitô hữu có trách nhiệm đạo đức phải giữ vững lập trường về vấn đề này. Chúng ta tự lừa dối mình nếu nghĩ rằng cô dâu và chú rể với tư cách cá nhân là phần quan trọng nhất của bất kỳ đám cưới nào. Không phải như thế. Sự kết hợp của họ tượng trưng cho điều gì đó còn quan trọng hơn nhiều đối với Chúa Kitô và Giáo hội.

Bất kể lợi ích được cho là có thể đạt được bằng cách cho cặp đôi thấy một hình thức tình yêu vô định hình về mặt đạo đức hay bằng cách tránh gây khó chịu, thì cái giá phải trả cho việc tham dự là rất lớn. Tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha về việc chúc lành cho các cặp đồng tính đang gây ra những bối rối lan rộng hơn. Điều quan trọng đối với các cá nhân và Giáo Hội có thể là sự nhầm lẫn do không suy nghĩ rõ ràng về việc tham dự đám cưới đồng tính. Xét cho cùng, việc tham dự để thể hiện “tình yêu thương” hoặc tránh gây khó chịu là một hình thức chúc phúc, không được gọi đích danh.

Nói tóm lại, tham dự một đám cưới đồng tính bao gồm việc giữ im lặng khi lẽ ra phải lên tiếng. Nó liên quan đến sự nhượng bộ về giới tính thể xác, làm suy yếu bất kỳ nỗ lực nào nhằm giữ vững tầm quan trọng của sự phân biệt sinh học giữa nam và nữ. Và nó liên quan đến việc chấp thuận một buổi lễ mang tính chế nhạo giáo huấn trọng tâm của Tân Ước và chính Chúa Kitô. Đó là một cái giá rất cao để tránh làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Và nếu Kitô hữu vẫn nghĩ rằng nó đáng phải trả thì tương lai của Giáo hội thực sự rất ảm đạm.


Source:First Things

 
Đức Thánh Cha chia sẻ: Chớ gì nỗi khổ của các nạn nhân chiến tranh chạm đến trái tim của các nhà lãnh đạo thế giới
Thanh Quảng sdb
17:05 31/01/2024
Đức Thánh Cha chia sẻ: Chớ gì nỗi khổ của các nạn nhân chiến tranh chạm đến trái tim của các nhà lãnh đạo thế giới

Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa kêu gọi hòa bình ở Trung Đông và Ukraine, đồng thời đau buồn trước những thảm cảnh tàn phá của chiến tranh trên khắp thế giới ngày nay.

(Tin Vatican - Joseph Tulloch)

“Khi chúng ta cầu nguyện tưởng nhớ tới những người đã chết trong hai cuộc Thế chiến, chúng ta cũng hãy nhớ đến rất nhiều thường dân, những nạn nhân không có khả năng tự vệ trong các cuộc chiến đầy chết chóc và tàn khốc trên hành tinh của chúng ta.”

Đó là những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc Buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư (31/1/2024), suy tư về Ngày Quốc nạn các Nạn nhân Chiến tranh Dân sự sắp xảy ra ở Ý, vào ngày 1 tháng Hai.

ĐTC nói thêm: “Cầu mong tiếng kêu than của các nạn nhân chạm đến trái tim của những người có trách nhiệm với các quốc gia mà dẫn đến những dự án hòa bình”.

Đức Thánh Cha nói: “Khi bạn thấy những câu chuyện về những gì đang xảy ra trong chiến tranh ngày nay, có quá nhiều thảm cảnh, quá nhiều! Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hòa bình, vì Người luôn nhân lành, không bao giờ ác độc.”

Xây dựng hòa bình

Trước đó trong buổi tiếp kiến, trong bài phát biểu trước những người hành hương nói tiếng Ba Lan, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “chúng ta bắt đầu Năm Mới với lời mời xây dựng hòa bình trên thế giới, ở quê hương, trong gia đình của các bạn, trong trái tim các bạn”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Hãy nhớ rằng hòa bình chỉ có thể được xây dựng trên sự thật”. “Mong rằng sự quan tâm đến lợi ích chung, việc kiềm chế các cơn giận dữ và sự tha thứ lẫn nhau sẽ giúp các bạn xây dựng nền văn minh tình yêu trong hoàn cảnh hiện tại của các bạn.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ở Giải Gaza kể từ ngày 29 tháng 10. Ngài không ngừng kêu gọi hòa bình cho Ukraine trong hầu hết các buổi tiếp kiến chung kể từ khi chiến tranh ở đó bùng nổ! Đức Thánh Cha cầu mong nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh chạm đến trái tim của các nhà lãnh đạo thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa kêu gọi hòa bình ở Trung Đông và Ukraine, đồng thời bày tỏ cảm thông trước những tàn phá bạo tàn trên thế giới ngày nay.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi Thánh Gioan Bosco đã làm thay đổi lịch sử
Thanh Quảng sdb
18:00 31/01/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi Thánh Gioan Bosco “đã làm thay đổi lịch sử”

(Aleteia - Isabella H. de Carvalho)

Đức Thánh Cha đã nhớ đến những con cái Don Bosco đã huấn luyện ngài “về nét đẹp nhân bản và công việc” và dạy ngài “sống vui tươi”.

Ngày 31 tháng 1 là ngày lễ kính Thánh Gioan Bosco, một linh mục và một nhà giáo dục người Ý, sống vào thế kỷ 19, người đã cống hiến cả cuộc đời để giáo dục giới trẻ em. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô thường bày tỏ sự gần gũi và quan tâm của mình đối với giới trẻ, nên đã nhiều lần ngài nhắc đến Thánh Gioan Bosco như một tấm gương để noi theo.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhật báo La Stampa của Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa ca ngợi vị thánh này, nhấn mạnh đến tầm ảnh hưởng của ngài trong việc mang lại cho người trẻ những công cụ phù hợp để họ phát triển về mặt trí tuệ và đức tin, bất chấp những hoàn cảnh đôi khi khó khăn.

ĐTC chia sẻ: “Rõ ràng Don Bosco đã từng nói, 'Nếu bạn muốn thu hút và nâng đỡ những người trẻ, hãy ném ra đường một trái banh!' Người sáng lập Dòng Salêdiêng và Con cái Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu đã có thể kêu gọi, thu hút và khuyến khích giới trẻ không có tương lai, và cho họ một tương lai. Làm thế nào Don Bosco có thể làm được điều ấy?

Đức Thánh Cha chia sẻ: “Tại các khánh lễ viện: Ở đó người trẻ vui chơi, cầu nguyện và học hỏi. Đối với hàng ngàn trẻ em bị bỏ rơi, tuyệt vọng, sống chật vật và bị loại trừ, Don Bosco đã vạch ra con đường cho họ tiến tới một tương lai có nhân phẩm và hy vọng. Ngài đã cung cấp cho họ những công cụ trí tuệ và tinh thần để vượt qua những trở ngại và nâng cao cuộc sống”.

Kiên trì trong mọi hoàn cảnh khó khăn

Thánh Gioan Bosco sinh năm 1815 tại vùng Piedmont ở miền Bắc nước Ý. Lớn lên trong một gia đình nghèo, không được đến trường… phải vật lộn vừa đi làm vừa đi học để trở thành linh mục vào năm 1841, Ngài đã hiến đời mình để nâng đỡ giới trẻ nghèo trong những hoàn cảnh khó khăn có được các hoạt động giải trí, giáo dục và học giáo lý. Sau đó, cha đã thành lập Hội Dòng Thánh Phanxicô de Sales (còn được gọi là Dòng Salêdiêng Don Bosco) cũng như Dòng Con cái Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu (Nữ tu Salêdiêng Don Bosco).

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ sự kiên trì của Thánh Gioan Bosco khi đối diện với nghịch cảnh và sự chống đối, khi ngài sống trong bối cảnh lịch sử khó khăn, nơi quê hương Piedmont của ngài, đang bị ảnh hưởng bởi các nhóm Tam điểm và tình cảnh chống phá Giáo hội.

“Trong môi trường thù địch đó, Cha đã có thể thay đổi thái độ xã hội của đất nước trở nên tốt đẹp hơn qua việc dấn thân giúp đỡ giới trẻ.

Don Bosco đã làm thay đổi lịch sử.

Đức Thánh Cha giải thích: Chính nhờ việc giáo dục văn hóa, và qua các cuộc đối thoại với những người chống đối, Don Bosco đã cảm hóa được lòng người”.

Đức Phanxicô đã ca ngợi vị thánh người Ý này nhiều lần, nhất là dịp ĐTC tới Turin vào năm 2015 để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thánh Gioan Bosco. Đức Thánh Cha nói với những con cái của Thánh Gioan Bosco rằng: “Cùng với các anh chị em, Cha tạ ơn Chúa vì đã ban cho Giáo hội vị thánh này, cùng với nhiều vị thánh khác trong khu vực này, đây thật là một vinh dự và một phúc lộc cho Giáo hội và toàn thế giới, đặc biệt vì sự quan tâm của Cha thánh dành cho những trẻ em nghèo và bị gạt ra ngoài lề xã hội”.

Đức Thánh Cha cũng đề cập trong lời tựa của cuốn sách về Thánh Gioan Bosco, phát hành năm 2019 rằng xưa ngài đã theo học lớp sáu tại một trường Salêdiêng ở Argentina và ĐTC rất thích ơn đoàn sủng của Tu Hội này. ĐTC viết: “Các Salêdiêng đã huấn luyện tôi về trí dục và đức dục, công việc và cuộc sống tươi vui.

Vào tháng 9 năm 2023, ĐTC đã tôn phong Hồng Y cho Bề trên Bề trên Dòng Salêdiêng, Cha Ángel Fernández Artime.

Trong giờ Kinh Truyền Tin Chúa nhật vào ngày 31 tháng 1 năm 2022, Đức Thánh Cha cũng tưởng nhớ đến Thánh Gioan Bosco trong ngày lễ kính ngài với những nhận xét vẫn còn âm vang cho đến ngày nay. ĐTC nói: “Chúng ta hãy hướng về vị thánh vĩ đại này, người cha và người thầy của giới trẻ. Thánh nhân đã không nhốt mình trong nhà thờ, trong thế giới riêng mình. Ngài đã ra đi trên các đường phố để tìm kiếm những người trẻ, với sự sáng tạo vốn là dấu ấn và ơn đoàn sủng của thánh nhân.”
 
VietCatholic TV
Chuyện chấn động: Zelenskiy cách chức Tổng Tư lệnh Zaluzhny. Thực hư ra sao? Diễn tiến mới vụ IL-76
VietCatholic Media
02:50 31/01/2024


1. Tin đồn gây chấn động: Tổng thống Zelenskiy cách chức Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Zaluzhn. Thực hư ra sao?

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Did Zelensky Fire Ukraine Armed Forces Commander Zaluzhny? What We Know”, nghĩa là “Zelenskiy có sa thải Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Zaluzhny không?” Những gì chúng ta biết Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Văn phòng tổng thống Ukraine đã bác bỏ các báo cáo rằng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cách chức vị tướng hàng đầu của ông là Valeriy Zaluzhny, sau những tuyên bố và phản bác về quan điểm của ông sau những đồn đoán kéo dài nhiều tháng về sự rạn nứt giữa hai người.

Zaluzhny giữ chức tổng tư lệnh Ukraine kể từ tháng 7 năm 2021 nhưng có tin đồn xuất hiện lần đầu vào tháng 11 năm 2023 về những bất đồng giữa ông và tổng thống ngày càng gia tăng.

Trong bình luận trên The Economist xuất bản vào tháng 11, Zaluzhny cho biết Ukraine có thể rơi vào bẫy của một cuộc chiến kéo dài, cuộc chiến mà ông mô tả là “bế tắc”. Ba ngày sau khi bài báo xuất hiện, Zelenskiy nói trong một cuộc họp ngắn rằng ông không đồng ý với đánh giá của Tổng Tư Lệnh.

Dẫn nguồn tin giấu tên, hãng truyền thông Ukraine Ukrainska Pravda hôm 4/12 đưa tin Zelenskiy đã “bỏ qua” Zaluzhny trong liên lạc với một số chỉ huy quân sự.

Sau ba tháng có tin đồn về sự chia rẽ giữa hai người, mạng xã hội và các hãng tin Ukraine hôm thứ Ba đưa tin rằng Zaluzhny đã bị cách chức.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu điều này có đúng hay không, phát ngôn nhân của Zelenskiy, Sergii Nykyforov trả lời: “chắc chắn là không - tổng thống chưa hề cách chức tổng tư lệnh,” Ukrainska Pravda đưa tin.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng trên kênh mạng xã hội Telegram của mình rằng “các nhà báo thân mến, chúng tôi trả lời ngay cho mọi người rằng không, điều này không đúng” mà không đưa ra bất kỳ bình luận nào thêm.

Orysia Lutsevych, giám đốc diễn đàn Ukraine tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại Luân Đôn, nói với Newsweek: “Toàn bộ câu chuyện chia sẻ thông tin về việc Zaluzhny bị cách chức trên các kênh Telegram ẩn danh có liên kết với văn phòng tổng thống là vô cùng đáng lo ngại”.

Cô ấy nói có thể có một phe trong vòng trong của Zelenskiy muốn loại bỏ Tổng Tư Lệnh. Cô nói: “Có khả năng động thái này là để kiểm tra phản ứng của công chúng đối với việc loại bỏ ông ấy và xã hội đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng họ không thích điều đó”.

Viktor Kovalenko, nhà phân tích quốc phòng và là một cựu quân nhân Ukraine, nói với Newsweek rằng những tin đồn về số phận của Zaluzhny “làm suy yếu tinh thần trong quân đội Ukraine vì theo tôi nghe thì phần lớn binh lính và sĩ quan đều tôn trọng và tin tưởng anh ta”.

Ông nói với Newsweek: “Zaluzhny có sức thu hút để thể hiện khả năng lãnh đạo mạnh mẽ cần thiết trong thời chiến, vì vậy quân đội tuân theo mệnh lệnh,” ông nói với Newsweek và việc sa thải ông “sẽ làm nản lòng không chỉ quân đội mà còn nhiều người trên khắp Ukraine và quân đội phương Tây, cũng như anh ta có tài năng đặc biệt trong việc xây dựng mối liên lạc làm việc với các đồng minh.”

Suy đoán về việc sa thải Zaluzhny đã bắt đầu trên các kênh Telegram, trong đó có một số người tuyên bố có thông tin nội bộ từ văn phòng tổng thống.

Nghị sĩ Ukraine Oleksii Honcharenko viết rằng Tổng Tư Lệnh đã “tuyên bố từ chức, nhưng vẫn chưa có sắc lệnh nào”. Cựu thành viên quốc hội Boryslav Bereza nói rằng Zaluzhny đã bị “cách chức” trích dẫn các nguồn tin từ tổng thống.

Hai tuyên bố này đã được cả các cơ quan truyền thông Ukraine và nước ngoài săn đón và tờ Kyiv Independent đưa tin rằng các nguồn ẩn danh của họ đã đưa ra “những phản hồi trái ngược nhau” về những tuyên bố đó.

Tờ báo hôm thứ Ba đưa tin rằng một nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận rằng Zaluzhny đã bị sa thải. Nhưng điều này đã bị Nykyforov bác bỏ vài giờ sau đó. Bài phát biểu buổi tối của Zelenskiy được công bố lúc 8:18 tối giờ địa phương ngày thứ Ba 30 Tháng Giêng, cũng không đề cập đến các báo cáo về việc Zaluzhny bị cách chức.

Lutsevych nói: “Trước những nỗ lực của chính Nga nhằm gây bất ổn cho sự đoàn kết của Ukraine từ bên trong, kiểu tấn công vào Zaluzhny này sẽ rơi vào tay đối phương”. “Nó có khả năng tác động tiêu cực đến đợt huy động sắp tới.”

Vào tháng 12, Zelenskiy cho biết quân đội đã đề xuất tuyển thêm tới 500.000 người.

Cô nói thêm: “Xã hội Ukraine cần biết rằng quyền chỉ huy quân đội nằm trong tay một người đáng tin cậy và họ cũng muốn thấy nhiều cải cách chỉ huy cấp trung hơn, dọn dẹp hoạt động mua sắm cũng như đào tạo tốt hơn và lâu hơn”.

Một cuộc thăm dò được tiến hành vào tháng 12 năm 2023 cho thấy 43% người Ukraine tin rằng có thể có một số bất đồng giữa Zelenskiy và Zaluzhny, và 8% số người được hỏi cho rằng tình hình rất nghiêm trọng.

Cuộc khảo sát của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv cũng cho thấy Zaluzhny được 92% đánh giá tin cậy và 72% người Ukraine không chấp thuận việc ông bị thay thế.

Cuộc thăm dò cho biết thêm, trong khi xã hội Ukraine hoàn toàn ủng hộ sự lãnh đạo và quân sự của đất nước, tỷ lệ ủng hộ dành cho Zelenskiy đã giảm từ 84% vào cuối năm 2022 xuống còn 62% vào cuối năm 2023.

Một chuyên gia về Ukraine nói với Newsweek rằng tình trạng các nguồn tin giấu tên nói rằng Zaluzhny đã bị cách chức là “đáng lo ngại sâu sắc” và có thể có lợi cho Nga.

2. Người Ukraine lại lo sợ mối đe dọa mới từ phương Bắc

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainians Fear Renewed Threat From the North”, nghĩa là “Người Ukraine lại lo sợ mối đe dọa mới từ phương Bắc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một hãng tin Ukraine đưa tin, trích dẫn đánh giá của một chỉ huy lực lượng Kyiv, rằng quân đội của Putin có thể được tăng cường nhờ quân đội từ Belarus, gây thêm mối đe dọa cho Ukraine từ phía bắc.

Bohdan Krotevych, quyền chỉ huy Lữ đoàn Azov của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, đã đưa ra bình luận này trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Ukraine Dmitry Gordon cuối tuần qua. Hãng tin Ukraine Politika Strani cho biết quan điểm của người chỉ huy cho thấy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Putin và Alexander Lukashenko có thể sắp xảy ra.

Với tư cách là đồng minh thân cận nhất của Putin, Tổng thống Belarus Lukashenko đã cho phép Nga sử dụng đất nước của mình làm bàn đạp cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, đồng thời tránh để Minsk đóng vai trò trực tiếp trong cuộc chiến.

Quân đội Nga đã sử dụng các bãi huấn luyện và phi trường của Belarus. Vào Tháng Giêng, Lukashenko thông báo rằng vũ khí hạt nhân của Nga do Mạc Tư Khoa kiểm soát đã đến Belarus.

Krotevych nói: “Tôi thấy rằng Liên bang Nga có thể lặp lại cuộc tấn công từ khu vực Chernihiv và Sumy, từ biên giới Belarus và tôi thấy khả năng Belarus tham chiến”.

Politika Strani cho biết như trên: “Krotevych đã nói rằng Belarus có thể tham chiến cùng phe với Liên bang Nga”, đồng thời lưu ý rằng viễn cảnh như vậy “nguy hiểm hơn nhiều đối với Ukraine so với thời điểm bắt đầu cuộc xâm lược”.

Kênh này cho biết quân đội Nga hiện có lợi thế về số lượng ở mặt trận nơi họ dường như đang buộc Ukraine phải tung thêm quân dự bị vào trận chiến và Kyiv phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự ngày càng tăng.

Nếu Lukashenko và Putin đồng ý để Belarus tham chiến, điều này có thể bổ sung thêm 100.000 quân chiến đấu cho Nga, đây sẽ “là một vấn đề nghiêm trọng đối với Lực lượng vũ trang Ukraine, xét đến cán cân lực lượng hiện tại ở mặt trận”.

Tuy nhiên, cuộc xâm lược của Putin không được lòng dân Belarus, nơi theo một cuộc thăm dò, nó bị 97% dân số phản đối và sự tham gia chặt chẽ hơn của Belarus có thể gây ra mối đe dọa cho chế độ của Lukashenko.

Hanna Liubakova, một nhà báo độc lập người Belarus và là thành viên không thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói với Newsweek rằng “không có bằng chứng nào cho thấy Putin tìm cách lôi kéo Belarus sâu hơn vào cuộc xâm lược, đặc biệt liên quan đến việc điều động quân đội Belarus”.

“Đối với Putin, việc ưu tiên Belarus như một nơi huấn luyện tiềm năng và một căn cứ chiến lược cho các hoạt động quân sự tiềm năng trong tương lai có thể lớn hơn những rủi ro liên quan đến tình trạng bất ổn, đặc biệt là khi xét đến tâm lý phổ biến trong người dân.”

Bà nói: Nếu cuộc chiến chống Ukraine leo thang và Điện Cẩm Linh lo ngại về việc thiếu nguồn lực dẫn đến tổn thất có thể xảy ra, ông Putin có thể tuyên bố huy động toàn bộ lực lượng.

Liubakova nói: “Sau đó, họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng minh trung thành của mình”. “Trong tình huống như vậy, chế độ ở Minsk có thể rơi vào tình thế bấp bênh, không thể từ chối viện trợ do phụ thuộc vào Nga để tồn tại.”

Trong một bài đăng trên Substack vào ngày 23 tháng 1, nhà phân tích quốc phòng Konrad Muzyka, từ Rochan Consulting, cho biết trong tuần trước, đã có hoạt động “trên mức trung bình” từ các quan chức quân sự cao cấp và cấp trung của Belarus.

Điều này bao gồm việc họ tham gia ít nhất hai cuộc họp quốc tế và một buổi họp huấn luyện, đồng thời họ “tiến hành hai cuộc kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đội hình quân sự Belarus”.

Muzyka cho biết thêm, số lượng các sự kiện huấn luyện “vẫn còn đáng kể” mặc dù hầu hết “liên quan đến các đội hình và đơn vị trực thuộc một lệnh tác chiến duy nhất”.

Ngoài ra, hàng chục quân nhân Belarus đã tới Nga, “nơi họ đang trải qua một khóa đào tạo để chuẩn bị cho vai trò huấn luyện viên quân sự”, bản đánh giá cho biết.

Trong khi hoạt động của binh sĩ Nga ở Belarus “vẫn ở mức tối thiểu”, nhân sự của Công ty quân sự tư nhân Wagner “tiếp tục tham gia các buổi huấn luyện” cho quân đội Belarus.

3. Volodymyr Zelenskiy nhắc lại lời kêu gọi 'lá chắn trên không' để bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhắc lại lời kêu gọi xây dựng một “lá chắn trên không” để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái.

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Ba 30 Tháng Giêng, ông cho biết: “Nga đã phóng hơn 330 hỏa tiễn các loại và khoảng 600 máy bay không người lái chiến đấu vào các thành phố của Ukraine kể từ đầu năm.

“Để chống lại áp lực khủng bố như vậy, cần phải có một lá chắn không quân đủ mạnh. Và đây là loại lá chắn không khí mà chúng tôi đang xây dựng cùng với các đối tác của mình.

“Chúng ta phải bảo đảm quyền kiểm soát bầu trời của Ukraine, điều này cũng rất quan trọng để bảo đảm an ninh trên mặt đất - từ các vị trí tiền tuyến đến bệnh viện và trường học ở hậu phương. Phòng không và tác chiến điện tử là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Sự khủng bố của Nga phải bị đánh bại – điều này có thể đạt được.”

Ông cũng lưu ý rằng một lá chắn không khí “hiệu quả” phải bao gồm nhiều lớp kéo dài từ tiền tuyến đến các khu vực có cơ sở hạ tầng thương mại và dân sự.

4. Các chuyên gia truyền hình nhà nước Nga thừa nhận Nga có thể thua ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Pundits Concede Russia May Lose in Ukraine”, nghĩa là “Các chuyên gia truyền hình nhà nước Nga thừa nhận Nga có thể thua ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các chuyên gia truyền hình nhà nước Nga thừa nhận rằng Nga có thể thua trong cuộc chiến ở Ukraine trong một chương trình phát sóng gần đây.

Trong một cuộc thảo luận do nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, Vladimir Solovyov chủ trì, hai đồng minh của Vladimir Putin cho rằng Mạc Tư Khoa đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn ở Ukraine khi cuộc chiến sắp kỷ niệm lần thứ hai, theo một đoạn clip dịch được chia sẻ với X,, bởi người sáng lập Russian Media Monitor, Julia. Davis vào thứ Hai.

Yevgeny Buzhinsky, một trung tướng Nga đã nghỉ hưu, cảnh báo rằng Nga có thể “đơn giản là thua” trong cuộc chiến khi ông lập luận ủng hộ việc chính phủ Putin tăng cường sản xuất vũ khí và chi tiêu nhiều hơn cho các hợp đồng quốc phòng trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Solovyov phản đối đánh giá của Buzhinsky, nhấn mạnh rằng Nga “không thể thua, bởi vì ai cần một thế giới trong đó không có Nga?” Andrey Sidorov, trưởng khoa chính trị thế giới tại Đại học quốc gia Mạc Tư Khoa, sau đó lập luận rằng khái niệm về sự bất khả chiến bại của Nga “không có tác dụng” trước khi đưa ra ví dụ tương tự về ếch luộc.

“Luận điểm cho rằng Nga không thể thua không hoàn toàn có hiệu quả nếu xét theo các sự kiện của thế kỷ 20”. “Cả Đế quốc Nga và Liên Xô đều đã thua”.

“Nếu bạn còn nhớ sự tương tự với một con ếch,” anh ta tiếp tục. “Nếu bạn ném nó vào nước sôi, nó sẽ nhảy ra ngoài; nhưng nó sẽ không xảy ra nếu bạn làm nóng nó dần dần. Theo quan điểm của phương Tây, Nga là con ếch đang bị nấu chín”.

Sidorov nói tiếp rằng đối phương của Mạc Tư Khoa sẽ “tiếp tục tăng cường” nỗ lực “chia rẽ xã hội Nga” trong khi “tin tưởng” vào cuộc chiến sẽ không kết thúc bằng một “xung đột hạt nhân quy mô lớn”.

Cuộc thảo luận sau đó chuyển sang ca ngợi “xung đột” trong nước Mỹ, trong đó Sidorov đề cập đến bế tắc biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ và cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.

Sidorov dường như vui mừng trước cuộc tranh chấp đang diễn ra ở Texas, nơi Thống đốc Gregg Abbott phản ứng bất chấp phán quyết của Tòa án Tối cao cho phép chính quyền Tổng thống Biden dỡ bỏ các biện pháp an ninh biên giới của ông.

Sidorov nói: “Trước đây, quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ là quyết định cuối cùng. “Hôm nay, chúng ta đang có một tiền lệ mới. Tòa án tối cao đưa ra phán quyết và đó không phải là dấu chấm hết! Họ đang tách ra.”

5. Ngôi nhà bí mật của Putin có thể vừa được khám phá

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Secret Putin Home May Have Just Been Discovered”, nghĩa là “Ngôi nhà bí mật của Putin có thể vừa được khám phá.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một cơ quan điều tra hôm thứ Hai đã chia sẻ đoạn video về một nơi cư trú phần lớn không có giấy tờ được cho là của Putin.

Trung tâm Dossier, do các nhân vật đối lập Nga điều hành, đã công bố đoạn phim quay bằng máy bay không người lái trên kênh YouTube của mình cho thấy một dinh thự sang trọng mà họ cho là thuộc về Putin gần biên giới Nga với Phần Lan ở nước cộng hòa Karelia phía tây bắc Nga.

Putin có một số tài sản được xác nhận và chưa được xác nhận khác. Trong số những nơi cư trú được xác nhận có khu bất động sản Novo-Ogaryovo của ông ở Mạc Tư Khoa và một ngôi nhà mùa hè ở Sochi có tên là Bocharov Ruchey. Điện Cẩm Linh cũng được liệt kê là nơi ở chính thức của Putin, mặc dù ông không sống ở đó.

Trước cảnh quay bằng máy bay không người lái mới, khu phức hợp Karelia hầu như không được nhìn thấy, ngoại trừ những bức ảnh chưa được xác nhận, vì vị trí khó tiếp cận trên bờ Vịnh Marjalahti của Hồ Ladoga. Trung tâm Hồ sơ cho biết cách duy nhất để đến nơi này là bằng thuyền hoặc máy bay.

Lời tường thuật cho video của Trung tâm Hồ sơ mô tả một thác nước cao 13 foot trên khu đất ven vịnh, nằm cách Phần Lan khoảng 28 dặm, một quốc gia không thân thiện đã trở thành thành viên NATO vào năm ngoái.

Theo người kể chuyện trong video, các công sự của khu nhà bao gồm “hàng rào, dây thép gai và an ninh 24/24”. Đằng sau một trong ba ngôi nhà chính cũng là nơi mà tờ báo mô tả là một bờ kè lớn, nhô cao có thể được sử dụng để đặt hệ thống phòng không.

Jürgen Nauditt, người thường xuyên đăng nội dung ủng hộ Ukraine trên mạng xã hội, đã chia sẻ một đoạn video của Trung tâm Dossier trên X vào hôm thứ Hai.

Báo cáo của Trung tâm Hồ sơ cho biết, lô đất có diện tích khoảng 2,5 dặm vuông, được cho là một phần của công viên quốc gia, nhưng thay vào đó nó lại được dành cho Putin.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, tổng thống đang thư giãn ở đây,” người kể chuyện của Trung tâm Hồ sơ nói trong video. “Trong những chuyến thăm của ông ấy, lực lượng an ninh địa phương được thay thế bởi các nhân viên của Cơ quan Vệ binh Liên bang, gọi tắt là FSO, các lối vào bị phong tỏa và các hòn đảo lân cận cũng bị phong tỏa.”

Ở những nơi khác, khu đất này được cho là có một nhà máy bia, một phòng trà, hai phi trường trực thăng và bến du thuyền, cũng như một trang trại cá hồi và bò để sản xuất thịt bò.

Trung tâm Hồ sơ cho biết các chủ sở hữu được liệt kê của tài sản này là các công ty thuộc sở hữu của một doanh nhân người Nga, người điều hành một “mạng lưới” liên quan đến “các hoạt động giải trí của tổng thống và chịu trách nhiệm về tất cả tài sản của ông ấy”.

6. Nga đang tăng cường sản xuất hỏa tiễn phòng không

Reuters đưa tin, Nga đang tăng cường sản xuất hỏa tiễn phòng không, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Sergei Shoigu cho biết trong đoạn video công bố hôm thứ Ba, đồng thời cho biết thêm có “những vấn đề quan trọng” cần được giải quyết.

Bộ Quốc phòng công bố đoạn phim sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được thực hiện từ Ukraine nhằm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga trong khi Mạc Tư Khoa tiếp tục chiến dịch quân sự chống lại Kyiv.

Shoigu được cho là đang thị sát các cơ sở công nghiệp quốc phòng ở thành phố công nghiệp Urals của Ekaterinburg và tham quan các nhà máy sản xuất hỏa tiễn hành trình phóng từ mặt đất và trên biển cũng như các hệ thống phòng không.

“Số lượng sản xuất đã tăng lên đáng kể. Chúng tôi đã tăng gấp đôi sản lượng hỏa tiễn cần thiết cho phòng không”, ông nói tại một nhà máy.

“Nhưng có một số vấn đề chính chúng ta cần giải quyết. Và chúng ta cần phải giải quyết chúng một cách mạnh mẽ. Có vấn đề về động cơ và có vấn đề về việc thiết lập cơ sở sản xuất bệ phóng.”

Bộ Quốc phòng đã công bố các video trên kênh tin nhắn Telegram của mình.

Các quan chức Nga trong những tháng gần đây đã đánh dấu sự cải thiện nhanh chóng về năng lực công nghiệp quân sự của nước này, nhằm củng cố quân đội Nga trong chiến dịch bế tắc chống lại Ukraine.

Trong những tuần gần đây, các cuộc tấn công, một số được quan chức Ukraine tuyên bố hoặc Điện Cẩm Linh đổ lỗi cho Kyiv, đã tấn công các thành phố và cơ sở dầu khí của Nga.

7. Zelenskiy tăng thêm uy tín với Chỉ số Cảm Nhận Tham nhũng của Ukraine được cải thiện

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky's Boosted by Ukraine's New Corruption Ranking”, nghĩa là “Zelenskiy được tăng cường nhờ bảng xếp hạng tham nhũng mới của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thứ hạng của Ukraine trong Chỉ số Cảm Nhận Tham nhũng, gọi tắt là CPI, hàng năm của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã tăng 12 bậc vào năm 2023, mang lại lợi thế cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy khi ông nỗ lực loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng trong chính phủ và quân đội của mình.

CPI xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu theo mức độ tham nhũng được nhận biết, trong đó quốc gia ở vị trí đầu tiên được coi là ít tham nhũng nhất và quốc gia ở vị trí thứ 180 được coi là tham nhũng nhất. Theo các chuyên gia và doanh nhân, CPI là bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và đo lường mức độ tham nhũng trong khu vực công của mỗi quốc gia.

Ukraine xếp thứ 104 trong số các quốc gia ít tham nhũng nhất vào năm 2023, tăng 12 bậc so với vị trí thứ 116 vào năm 2022—năm Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước—theo CPI. Để so sánh, Nga xếp thứ 141 vào năm 2023. Nói cách khác, tình trạng tham nhũng ở Nga tồi tệ hơn rất nhiều so với Ukraine.

Ukraine mong muốn giải quyết vấn đề tham nhũng, một phần là để giúp nước này nỗ lực trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu và Zelenskiy tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề này khi ông lên nắm quyền vào năm 2019. Ukraine trở thành ứng cử viên chính thức của Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2022, ngay sau khi chiến tranh bắt đầu..

Quốc gia này liên tục được xếp hạng ở nửa dưới trong chỉ số CPI toàn cầu hàng năm của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nhưng trong thập kỷ qua, Ukraine đã tăng 40 bậc - tăng đều đặn từ vị trí thứ 144 năm 2013 lên thứ 104 vào năm ngoái.

Giải quyết tham nhũng là yêu cầu chính của Brussels đối với Ukraine để gia nhập khối Liên Hiệp Âu Châu gồm 27 thành viên. Andrii Kostyn, công tố viên hàng đầu của Ukraine nói với Politico vào tháng 10 rằng ông tin tưởng rằng “tất cả các yếu tố của cải cách chống tham nhũng và thực thi pháp luật theo yêu cầu của Liên Hiệp Âu Châu sẽ được hoàn thành trong những tháng tới”.

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết hôm 8 tháng 11 rằng Ukraine đã “hoàn thành… hơn 90%” các cải cách được khuyến nghị về chống tham nhũng.

Andrii Borovyk, giám đốc điều hành của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Ukraine, được hãng thông tấn nhà nước Interfax dẫn lời hôm thứ Ba cho biết: “Ukraine đã chứng tỏ một kết quả tốt trong năm nay và sự năng động tiến bộ trong 10 năm qua”.

“Bây giờ Ukraine đã đạt được các chỉ số của các quốc gia ứng cử viên Liên Hiệp Âu Châu… Chúng tôi đã phát triển một hệ sinh thái chống tham nhũng từ đầu và đã có những bản án thực sự cho hành vi tham nhũng cao cấp, nhưng chúng tôi vẫn cần phải làm việc chăm chỉ để bắt kịp hiệu quả hoạt động của Liên Hiệp Âu Châu các quốc gia,” Borovyk nói thêm.

Ukraine đã có thể nâng thứ hạng của mình vào năm 2023 bằng cách tập trung vào cải cách hệ thống tư pháp, có tính đến việc tái cơ cấu chính quyền tư pháp và tăng cường tính độc lập của cơ quan tư pháp, hãng tin này đưa tin.

Các trợ lý chính phủ của Zelenskiy và quân đội của ông đã vướng vào các vụ bê bối tham nhũng trong những tháng gần đây.

Vào ngày 9 Tháng Giêng, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, cho biết một cuộc kiểm toán đã phát hiện ra hành vi tham nhũng liên quan đến mua sắm quân sự trị giá 10 tỷ hryvnia hay 262 triệu Mỹ Kim trong 4 tháng ông nhậm chức. Người tiền nhiệm của ông, Oleksii Reznikov, đã từ chức vào tháng 9 vì các vụ bê bối đe dọa làm suy giảm niềm tin trong nước và quốc tế đối với Kyiv, Newsweek đưa tin trước đó.

Và hôm Chúa Nhật, cơ quan an ninh Ukraine cho biết 5 người trong Bộ quốc phòng và một nhà cung cấp vũ khí đang bị điều tra sau khi một cuộc điều tra phát hiện ra hành vi tham nhũng trong vụ mua bán vũ khí trị giá khoảng 40 triệu Mỹ Kim.

8. Quan chức tình báo Ukraine cho biết Nga không sẵn sàng trả lại thi thể các tù binh chiến tranh trong tai nạn máy bay IL-76

Một quan chức tình báo quân đội Ukraine cho biết Nga không tỏ ra sẵn sàng trao trả thi thể của hàng chục tù nhân chiến tranh Ukraine mà Mạc Tư Khoa cho rằng đã chết trong vụ tai nạn máy bay quân sự ở vùng Belgorod vào tuần trước.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 31 Tháng Giêng, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết Mạc Tư Khoa không cung cấp bằng chứng nào chứng minh cho khẳng định của mình rằng 65 binh sĩ Ukraine bị bắt đã có mặt trên chiếc máy bay vận tải quân sự của Nga, bị rơi hôm thứ Tư tuần trước tại Belgorod, Nga, gần biên giới.

Mạc Tư Khoa cho biết máy bay bị Ukraine bắn rơi trên đường đi trao đổi tù nhân; Ukraine không xác nhận cũng không phủ nhận việc lực lượng của họ bắn hạ nó.

“Đó là một tuyên bố từ Nga rằng các anh em binh sĩ của chúng ta đã ở đó và cho đến nay chúng tôi chỉ có thể phân tích lời nói của họ. Hiện chưa có sự sẵn sàng chuyển thi thể từ phía bên kia”, Andriy Yusov nói.

Ủy ban điều tra nhà nước của Nga cho biết tuần trước rằng các bộ phận cơ thể đang được thu thập để xét nghiệm di truyền. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Sáu cho biết ông không có thông tin về điều gì sẽ xảy ra với hài cốt hoặc liệu chúng có được bàn giao cho Ukraine hay không.

Ủy ban Điều tra Nga đã công bố đoạn phim từ hiện trường cho thấy một thi thể nằm trên cánh đồng đầy tuyết cũng như các mảnh quần áo. Reuters đã xác minh vị trí của địa điểm xảy ra vụ tai nạn được thấy trong một trong các video nhưng không thể xác minh độc lập ngày tháng hoặc các chi tiết khác.

Ủy viên nhân quyền Ukraine Dmytro Lubinets nói với Reuters tuần trước rằng một danh sách không chính thức về thương vong của các tù binh chiến tranh Ukraine đã được lưu hành trên các phương tiện truyền thông Nga sau vụ tai nạn, bao gồm cả những người lính đã trở về trong một cuộc trao đổi trước đó và đang sống khoẻ mạnh tại Ukraine.

9. Video cho thấy người Ukraine ca ngợi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khi Nga bỏ xe tăng gần Avdiivka

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Touts Drone Attacks as Russia Abandons Tank Near Avdiivka: Video”, nghĩa là “Video cho thấy người Ukraine ca ngợi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khi Nga bỏ xe tăng gần Avdiivka.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đoạn phim mới xuất hiện cho thấy máy bay không người lái tấn công của Ukraine buộc một đội xe tăng Nga phải bỏ phương tiện của họ gần Avdiivka khi cuộc tấn công dữ dội của Mạc Tư Khoa vào thị trấn Donetsk đã gần đến tháng thứ tư.

“Gần Avdiivka, người Nga đã nổ súng từ một chiếc xe tăng,” Serhii Sternenko, một nhà hoạt động người Ukraine quyên tiền cho máy bay không người lái của Kyiv dọc chiến tuyến, viết trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X hôm thứ Ba.

Sternenko cho biết, một máy bay không người lái của Ukraine sau đó đã tấn công xe tăng Nga và quân đội Mạc Tư Khoa đã nhảy ra khỏi chiếc xe này bỏ chạy sau khi cố gắng tiếp tục các hoạt động chống lại chiến binh của Kyiv. Đoạn clip cho thấy một chiếc xe tăng phủ đầy tuyết khai hỏa trước khi bị trúng đạn và các binh sĩ rời khỏi chiếc xe vẫn còn nguyên vẹn.

Đoạn phim được cho là của Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine, lực lượng đã trải qua nhiều tháng chiến đấu xung quanh Avdiivka kể từ khi Nga phát động cuộc tấn công vào thành trì của Ukraine vào ngày 10 tháng 10.

Ukraine thường xuyên công bố các cảnh quay chiến đấu cho thấy đội máy bay không người lái của họ đang hoạt động chống lại quân đội Nga tại các điểm nóng dọc tiền tuyến. Vào cuối tháng 12, quân đội Kyiv đã chia sẻ một đoạn clip cho thấy một chiếc máy bay không người lái giá rẻ của Ukraine đang buộc tổ lái xe tăng T-90M tiên tiến của Nga phải nhảy ra khỏi chiếc xe quý giá. Đoạn video cũng được Lữ Đoàn 47 ghi lại.

Sternenko nói: “Máy bay không người lái không phải lúc nào cũng có thể tiêu diệt được xe tăng. “Nhưng bạn vẫn cần phải đánh xe tăng bằng máy bay không người lái.”

Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, Ukraine đã tích lũy một “đội quân máy bay không người lái”, phát triển các phương tiện bay mới và gây quỹ nhiều hơn. Máy bay không người lái bao quát hầu hết mọi khía cạnh của cuộc chiến, từ hỗ trợ trinh sát đến tấn công tự sát bằng máy bay không người lái và hướng dẫn hỏa lực pháo binh.

Chiến binh của Kyiv thường xuyên triển khai máy bay không người lái kamikaze để nhắm vào xe thiết giáp và thậm chí cả xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng của Nga. Máy bay không người lái có chất nổ không đắt tiền, thường sử dụng các bộ phận được mua thương mại và có thể tấn công phương tiện hoặc nhân viên của đối phương.

Máy bay không người lái đã được cả hai bên triển khai rộng rãi xung quanh Avdiivka khi cuộc tấn công tốn kém của Nga tiến triển. Trong những đợt tấn công đầu tiên, Nga đã mất một loạt xe thiết giáp và xe tăng trước khi chuyển sang các cuộc tấn công chủ yếu bằng bộ binh.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Hai cho biết lực lượng mặt đất của Nga ở Ukraine đã mất khoảng 365 xe tăng chiến đấu chủ lực kể từ đầu tháng 10, cũng như 700 xe chiến đấu bọc thép. Vào giữa tháng 1 năm 2024, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy nhóm lực lượng Tavria của Ukraine bao trùm Avdiivka, đã chia sẻ một hình ảnh cho thấy ảnh chụp nhanh các xe quân sự của Nga rải rác trên các cánh đồng xung quanh Avdiivka.

Tarnavskyi cho biết có “hàng trăm đơn vị thiết bị của Nga” dọc theo chiến tuyến gần thị trấn phía tây bắc thủ phủ khu vực, Thành phố Donetsk.

Quân đội Ukraine hôm thứ Ba cho biết họ đã “đẩy lùi” 32 cuộc tấn công xung quanh Avdiivka và làng Marinka, phía tây nam Avdiivka. Lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát Marinka vào cuối tháng 12.

Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến Avdiivka trong bản cập nhật hàng ngày hôm thứ Ba, nhưng cho biết Ukraine đã mất tới 310 chiến binh, hai xe tăng và ba xe chiến đấu bộ binh dọc theo chiến tuyến Donetsk bao trùm Avdiivka.

Hôm thứ Hai, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết lực lượng Nga đã “tiến lên một chút” ở vùng ngoại ô phía đông nam Avdiivka.
 
Phi thường: Ukraine đánh sập mạng lưới Bộ Quốc Phòng Nga. Quân Putin bối rối, SU-34 đến cứu nổ tung
VietCatholic Media
15:15 31/01/2024


1. Chiến công rạng ngời: Ukraine tấn công thành công vào mạng lưới của Bộ Quốc phòng Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Takes Credit for Cyberattack on Russian Defense Ministry”, nghĩa là “Ukraine nhận trách nhiệm về vụ tấn công mạng vào Bộ Quốc phòng Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Ukraine đã tuyên bố chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng nhằm mục đích đánh sập một máy chủ “thông tin liên lạc đặc biệt” được Bộ Quốc phòng Nga sử dụng.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 31 Tháng Giêng, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine gọi tắt là GUR, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết các kỹ sư Ukraine đã có thể cắt liên lạc giữa các đơn vị quân đội Nga và Mạc Tư Khoa do cuộc tấn công “đang diễn ra”.

Yusov cho biết: “Vào ngày 30 Tháng Giêng năm 2024, do một cuộc tấn công mạng, máy chủ của Bộ Quốc phòng của quốc gia xâm lược Nga, vốn được sử dụng cho các hoạt động liên lạc đặc biệt, đã ngừng hoạt động”.

“Hoạt động trên không gian mạng của đối phương được thực hiện bởi Tình báo Quốc phòng Ukraine,” nó tiếp tục. “Kết quả của cuộc tấn công mạng là việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị của Bộ Quốc phòng Nga sử dụng máy chủ có trụ sở tại Mạc Tư Khoa đã bị chấm dứt.”

Ukraine nhận trách nhiệm về cuộc tấn công mạng của Bộ Quốc phòng Nga

Hãng truyền thông RBC của Nga đưa tin rằng các mạng di động ở miền trung nước Nga và các trang web sử dụng tên miền.ru và.rf đã gặp sự việc ngừng hoạt động trên diện rộng vào hôm thứ Ba. Hiện chưa rõ liệu cú tấn công ngoạn mục này có tác dụng như thế nào đối với các cuộc tấn công của Nga trên đất Ukraine.

Việc cố tình triệt hạ Bộ Quốc phòng Nga không phải là lần đầu tiên Ukraine tấn công vào Nga trong một cuộc tấn công mạng.

Khi quân đội tiếp tục chiến đấu trên chiến trường, một cuộc chiến tranh mạng giữa các quốc gia đã diễn ra trong gần hai năm kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu.

Hôm thứ Bảy, GUR thông báo rằng một cuộc tấn công mạng đã “phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin” thuộc công ty IPL Consulting của Mạc Tư Khoa, công ty cung cấp các liên kết liên lạc quan trọng cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Theo Reuters, một số tổ chức nhà nước Ukraine, bao gồm cả công ty năng lượng Naftogaz, cho biết họ gặp sự việc công nghệ thông tin sau một loạt vụ tấn công mạng được cho là được thực hiện vào tuần trước với sự trợ giúp của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB.

Các nhóm tin tặc độc lập, nhiều nhóm được cho là có liên hệ với chính phủ Ukraine hoặc Nga, cũng đã tiến hành các cuộc tấn công mạng trong chiến tranh.

Vào tháng 11, một nhóm Ukraine tự xưng là Kháng chiến mạng được cho là đã tấn công Bộ Thông tin và Truyền thông đại chúng của Bộ Quốc phòng Nga.

Cyber Resistance tuyên bố rằng họ đã giành được quyền truy cập vào hệ thống phân tích và giám sát phương tiện truyền thông của Nga có tên Katyusha, hệ thống này được cho là một công cụ được các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh sử dụng.

Đầu tháng này, GUR cho biết hoạt động hack của một nhóm có tên “Blackjack” đã dẫn đến việc Ukraine đánh cắp các kế hoạch xây dựng của hơn 500 địa điểm quân sự của Nga.

Artur Lyukmanov, đại diện đặc biệt của Putin, đã cáo buộc Hoa Kỳ hỗ trợ các cuộc tấn công mạng của Ukraine trong các bình luận trên Newsweek vào tháng 9, cảnh báo rằng các cuộc tấn công có thể dẫn đến một “cuộc chiến toàn diện” giữa Mỹ và Nga.

2. Máy bay tiêm kích Nga bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Fighter Jet Shot Down Over Ukraine”, nghĩa là “Máy bay tiêm kích Nga bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo quân đội Kyiv, lực lượng Ukraine đã bắn hạ một máy bay ném bom siêu thanh của Nga ở miền đông Ukraine, trong đòn mới nhất nhằm vào lực lượng không quân Nga trong gần hai năm chiến tranh tổng lực ở nước này.

Trong bản cập nhật hoạt động sáng sớm hôm thứ Ba, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết một chiếc Su-34 của Nga đã bị phá hủy ở khu vực phía đông Luhansk của Ukraine. Quân đội Ukraine cho biết chiếc máy bay đã bị bắn rơi hôm thứ Hai.

Lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 332 máy bay trong hơn 23 tháng chiến tranh, Kyiv cho biết hôm thứ Ba. Quân đội Ukraine cho biết trong ngày qua, Nga cũng mất 10 xe tăng, 29 xe chiến đấu bọc thép và 31 hệ thống pháo binh.

“Làm tốt lắm, các chiến binh!” Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một bài đăng ngắn gọn trên mạng xã hội.

Cuộc chiến mệt mỏi ở Ukraine đã gây tổn thất nặng nề cho cả lực lượng không quân của Mạc Tư Khoa và Kyiv. Lực lượng không quân của Nga lớn hơn và tiên tiến hơn, nhưng Ukraine đang mong đợi việc chuyển giao các chiến đấu cơ F-16 do phương Tây sản xuất để củng cố phi đội đã bị tàn phá từ thời Liên Xô.

Ukraine đã nhiều lần tấn công vào Su-34 của Nga, đây là loại máy bay ném bom chiến đấu siêu thanh hiện đại được sử dụng để tấn công các vị trí của Ukraine.

Đầu tháng này, cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết một chiếc Su-34 của Nga đã “thiêu rụi” tại một căn cứ không quân gần Chelyabinsk, một thành phố ở miền trung tây nước Nga.

Vào cuối tháng 12, Ukraine cho biết họ đã bắn rơi 3 chiếc Su-34 trên khu vực Kherson phía nam nước này chỉ trong một ngày. Kyiv cho biết riêng vào đêm Giáng Sinh rằng họ đã phá hủy một chiếc Su-30 và Su-34 của Nga.

Hôm 24/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết tổng cộng 5 máy bay Su của Nga đã bị bắn rơi trong tuần trước Giáng Sinh. Những mất mát là “tâm trạng phù hợp cho cả năm tới - tâm trạng về khả năng của chúng tôi”, Zelenskiy nói trong một tuyên bố.

Không quân Ukraine hồi đầu tháng 3/2023 cho biết họ đã bắn rơi một chiếc Su-34 trên khu vực phía đông Donetsk.

Su-34 của Nga cũng đã gặp phải một số sự việc do tự mình gây ra trong suốt cuộc chiến toàn diện. Nga cho biết vào tháng 9 năm 2023 rằng một trong những máy bay phản lực Su-34 của họ đã bị rơi trong “chuyến bay huấn luyện theo lịch trình” ở vùng Voronezh của nước này.

Vào tháng 10 năm 2022, một chiếc S-34 của Nga đã đâm vào một tòa nhà dân cư ở vùng Krasnodar của Nga. Theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, vụ tai nạn xảy ra ở thành phố cảng Yeysk, nằm trên Biển Azov đối diện Ukraine, khiến 15 người thiệt mạng.

3. Hai thiếu niên đốt hộp thiết bị hỏa xa ở Mạc Tư Khoa đã bị buộc tội thực hiện hành vi phá hoại theo lệnh của Ukraine

Các nhà điều tra Nga cho biết hôm thứ Ba rằng đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các vụ cháy và trật đường ray đáng ngờ trên mạng lưới hỏa xa của Nga mà Mạc Tư Khoa đổ lỗi cho Kyiv và những người ủng hộ họ.

“Hai nghi phạm đã được xác định và giam giữ tại thị trấn Dolgoprudny gần Mạc Tư Khoa. Họ là những thanh thiếu niên 17 tuổi”, cảnh sát nói với hãng tin TASS.

Theo các nhà điều tra, một người ủng hộ Ukraine đã liên hệ trực tuyến với một trong những thiếu niên và thuyết phục anh ta thực hiện vụ tấn công để đổi lấy tiền mặt. Sau đó, nghi phạm nhờ bạn mình giúp đỡ và cả hai đi đến ga Mark ở ngoại ô phía bắc Mạc Tư Khoa, nơi họ phóng hỏa đốt tủ.

Hai thiếu niên này đã bị tạm giam vì tội phá hoại, có mức án tối đa là 20 năm tù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

4. Truyền hình Nga hướng mắt về California sau vụ đòi bồi thường ở Alaska

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Eyes California After Alaska Claim”, nghĩa là “Truyền hình Nga hướng mắt về California sau vụ đòi bồi thường ở Alaska”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một chuyên gia truyền hình Nga đã đặt câu hỏi liệu Nga có thể yêu sách lãnh thổ ở California hay không, sau những tuyên bố rằng động thái gần đây của Tổng thống Vladimir Putin đã tạo cơ sở cho Điện Cẩm Linh đòi lại Alaska.

Putin đã ký một sắc lệnh vào cuối tuần trước phân bổ kinh phí cho việc tìm kiếm, ghi danh và bảo vệ pháp lý tài sản của Nga ở nước ngoài, bao gồm tài sản ở các lãnh thổ cũ của Nga là Đế quốc Nga và sau đó là Liên Xô.

Trong khi Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington, DC lưu ý rằng “các thông số chính xác về những gì cấu thành tài sản hiện tại hoặc lịch sử của Nga là không rõ ràng”, thì quyền hạn của cơ quan quản lý tài sản mới có thể bao gồm Alaska, các khu vực rộng lớn ở miền đông và miền trung. Âu Châu – bao gồm cả các quốc gia hiện là đồng minh của NATO – cũng như các khu vực ở Trung Á và Scandinavia.

Tuyên bố này đã khiến các blogger quân sự nổi tiếng của Nga đề nghị Nga nên tái khẳng định chủ quyền của mình ở Alaska – nơi được Mỹ mua lại từ Nga vào năm 1867 và trở thành một tiểu bang vào năm 1959.

Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ những ý kiến cho rằng Putin có thể sử dụng sắc lệnh này để tuyên bố việc bán Alaska là bất hợp pháp.

Phát ngôn nhân Vedant Patel nói trong cuộc họp báo: “Chà, tôi nghĩ tôi có thể nói thay cho tất cả chúng tôi trong chính phủ Hoa Kỳ rằng chắc chắn ông ta sẽ không lấy lại được số tiền đó”.

Trả lời về điều này, Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và tay sai của Putin, nói: “Vậy là xong. Và chúng tôi đã chờ đợi nó được trả lại ngày này qua ngày khác. Bây giờ chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.”

Giờ đây, các nhà tuyên truyền Nga đã đi xa hơn và cho rằng yêu sách lãnh thổ cũng có thể mở rộng hơn nữa dọc theo Bờ Biển phía Tây Hoa Kỳ.

Theo bản dịch của Anton Gerashchenko, cựu bộ trưởng nội vụ Ukraine, trong một chương trình truyền hình vào tối thứ Hai, tổng biên tập Margarita Simonyan của Russia Today đã nói trong một cuộc thảo luận về vấn đề này: “Nhân tiện, một phần bờ biển California cũng từng thuộc về người Nga. Đúng. Liệu chúng ta có lấy được nó không?”

Cô ta nói thêm: “Chúng tôi sẽ chăm sóc Alaska của chúng tôi. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không có quyền quyết định liệu Nga có được tiểu bang này hay không; nó phụ thuộc vào một cuộc trưng cầu dân ý ở Nga.”

Bất kỳ yêu sách nào của Nga đối với California có lẽ mong manh hơn yêu sách đối với Alaska. Người Nga được biết là đã thành lập một tiền đồn tên là Pháo đài Ross, gần San Francisco, vào năm 1812, nhưng đã rời bỏ nó vào năm 1841. Theo ghi chép lịch sử, có nhiều nhất là một trăm người Nga sống ở đó.

5. Bản đồ chiến tranh Ukraine cho thấy Kyiv tái chiếm các lãnh thổ xung quanh New York

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine War Map Shows Kyiv Regain Trenches Around New York”, nghĩa là “Bản đồ chiến tranh Ukraine cho thấy Kyiv lấy lại các chiến hào xung quanh New York.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Lực lượng Ukraine được cho là đã giành quyền kiểm soát các chiến hào của Nga tại một thị trấn gần Bakhmut ở tỉnh Donetsk được đặt theo tên của thành phố New York.

Tài khoản X War Mapper, nơi cung cấp thông tin cập nhật về cuộc xung đột ở Ukraine, hôm thứ Ba đã đăng một hình ảnh cho thấy sự tiến bộ của Kyiv trên một phần tiền tuyến. “Ukraine đã nắm quyền kiểm soát một tuyến chiến hào của Nga trên chiến tuyến trước năm 2022 giữa New York và Horlivka. Đây là 3km về phía nam của đường vượt trước đó vào các khu vực bị tạm chiếm trước năm 2022,” bài viết cho biết.

Khu định cư đô thị của thành phố Toretsk được gọi là Novhorodske lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ vào năm 1846. Mối liên hệ của nó với tên gọi lớn hơn nhiều của Hoa Kỳ là không rõ ràng, với một lời giải thích là nó đến từ một quan chức hoặc doanh nhân đã định cư từ Hoa Kỳ.

Các giả thuyết khác cho rằng cái tên này ám chỉ đến thành phố Jork, thuộc nước Đức ngày nay, nơi những người định cư Mennonite có thể đến từ đó, hoặc nó có thể chỉ là một trò đùa.

Chính quyền dân sự-quân sự vùng Donetsk đã yêu cầu đổi tên thành phiên bản Mỹ. điều này đã được ủy ban quốc hội Ukraine chấp nhận vào ngày 3 tháng 2 năm 2021 và chính thức được đổi tên vào ngày 1 tháng 7 năm đó.

Sau khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, nhiều cư dân đã phải di tản và nơi đây đã bị hỏa tiễn và bom thả từ trên không của Nga tấn công, bao gồm cả các cuộc tấn công vào một nhà máy sản xuất phenol.

Bất chấp những báo cáo về lợi ích của Ukraine trong khu vực, bản đồ của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm thứ Hai cho thấy những bước tiến của Nga gần đó, bao gồm dọc theo đường cao tốc hướng tới Ivanivske, phía tây Kreminna và phía đông Yampolivka.

Trong khi đó, các blogger Nga nói rằng quân đội Mạc Tư Khoa đã chiếm được thị trấn Tabaivka, phía đông nam Kupyansk thuộc khu vực Kharkiv, mặc dù điều này đã bị Ukraine phản đối và khẳng định giao tranh vẫn đang tiếp diễn, và thươg vong của Nga cao một cách bất thường.

ISW cũng cho biết lực lượng Nga đã đạt được những bước tiến nhỏ ở vùng ngoại ô phía đông nam Avdiivka thuộc tỉnh Donetsk, nơi từng xảy ra giao tranh ác liệt sau khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc tấn công ở đó vào tháng 10.

Nó xảy ra khi chính quyền Ukraine báo cáo một vụ tấn công bằng máy bay không người lái khác của Nga vào đêm thứ Hai đã làm hư hỏng một trạm biến áp điện ở tỉnh Dnipropetrovsk và gây mất điện trong cộng đồng ở tỉnh Chernihiv.

Không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 15 trong số 35 máy bay không người lái loại Shahed do Mạc Tư Khoa phóng nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng, các cơ sở dân sự và quân sự gần tiền tuyến và biên giới Nga.

6. Liên Hiệp Âu Châu chưa tịch thu 300 tỷ của Nga nhưng lấy tiền lời gởi cho Ukraine

Một quan chức Liên Hiệp Âu Châu nói với hãng tin AP rằng các quốc gia thuộc Liên minh Âu Châu đã quyết định thông qua một thỏa thuận phác thảo nhằm trao cho Ukraine lợi nhuận từ hàng trăm tỷ Mỹ Kim tài sản của ngân hàng trung ương Nga đã bị đóng băng để trả đũa cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.

Thỏa thuận đạt được vào cuối ngày thứ Hai, vẫn cần được phê duyệt chính thức nhưng được coi là bước đầu tiên hướng tới việc sử dụng một phần trong số 200 tỷ euro tài sản của ngân hàng trung ương Nga ở Liên Hiệp Âu Châu để giúp Ukraine tái thiết sau sự tàn phá của Nga.

Thỏa thuận vẫn chưa được phê chuẩn về mặt pháp lý, cho biết khối “sẽ cho phép bắt đầu thu các khoản thu bất thường được tạo ra từ các tài sản bị phong tỏa… để hỗ trợ tái thiết Ukraine”.

Số tiền thu được sẽ được sử dụng như thế nào sẽ được quyết định sau, vì vấn đề vẫn còn vướng mắc trong các cân nhắc về mặt pháp lý và thực tế. Với lãi suất ngân hàng như hiện nay, ít nhất 9 tỷ Euro có thể thu được hàng năm từ số tiền của Nga.

Có sự cấp bách vì Ukraine đang phải vật lộn để kiếm sống, và các kế hoạch viện trợ ở Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đang bị trì hoãn vì những cân nhắc chính trị, bao gồm cả việc liệu các đồng minh có tiếp tục giúp đỡ Ukraine với tốc độ tương tự như họ đã làm trong hai năm đầu của cuộc xung đột hay không. chiến tranh.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ nhóm họp vào thứ Năm với hy vọng thông qua gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine trước sự phản đối đơn độc của thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán.

7. Cựu Tổng thống Nga gợi ý quan chức Nhật Bản tự sát

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ex-Russian President Suggests Japanese Officials Commit Suicide”, nghĩa là “Cựu Tổng thống Nga gợi ý quan chức Nhật Bản tự sát.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm thứ Tư đề nghị các quan chức Nhật Bản nên tự sát nếu họ không ủng hộ lập trường của Nga về quần đảo Kuril đang tranh chấp.

“Những samurai đặc biệt cảm thấy buồn bã có thể kết thúc cuộc đời mình theo cách truyền thống của Nhật Bản bằng cách thực hiện seppuku. Tất nhiên là nếu họ dám,” Medvedev nói. Seppuku, còn được gọi là harakiri, là một hình thức tự sát theo nghi thức.

Thông điệp mang tính kích động của ông được đưa ra sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có bài phát biểu trước quốc hội nước ông trước đó trong ngày về khả năng ký hiệp ước hòa bình với Nga để chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Tranh chấp quần đảo Kuril là một trong những lý do chính khiến Nga và Nhật Bản chưa bao giờ ký một hiệp ước như vậy. Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía Bắc, nằm ở Thái Bình Dương, giữa Bán đảo Kamchatka của Nga và đảo Hokkaido của Nhật Bản. Những người lính từ Liên Xô đã chiếm giữ bốn hòn đảo vào cuối Thế chiến II, và vùng đất này đã được cả Nga và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền kể từ đó.

Theo Kishida, Tokyo “hoàn toàn cam kết” đàm phán một hiệp ước hòa bình với Mạc Tư Khoa, nhưng Medvedev đã từ chối đề xuất này trừ khi Nhật Bản chấp nhận điều kiện tiên quyết theo đó quần đảo Kuril là một phần của Nga.

“Thủ tướng Nhật Bản Kishinda một lần nữa lên tiếng ủng hộ một hiệp ước hòa bình với Nga. Chắc chắn, với điều kiện thảo luận về quần đảo Kuril và duy trì các biện pháp trừng phạt”, Medvedev nói.

Cựu lãnh đạo Nga, đồng minh thân cận của Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin và được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga vào năm 2020, đã đặt ra các điều kiện cho một hiệp ước với Nhật Bản.

“1. 'Vấn đề lãnh thổ' được khép lại một lần và mãi mãi theo Hiến pháp Nga. 2. Quần đảo Kuril sẽ tích cực phát triển và vai trò chiến lược của chúng sẽ tăng lên song song, bao gồm cả việc triển khai vũ khí mới ở đó”.

Điều kiện thứ ba của Medvedev sau đó nói rõ rằng Nga sẽ không sẵn sàng đàm phán về việc bàn giao quần đảo.

“Chúng tôi không quan tâm đến 'cảm xúc của người Nhật' về cái gọi là 'Lãnh thổ phương Bắc'. Đây không phải là 'lãnh thổ tranh chấp' mà là của Nga”.

Medvedev sau đó đưa ra gợi ý của mình về việc các quan chức thực hiện seppuku trước khi kết thúc chức vụ của mình bằng cách đề cập đến mối quan hệ đối tác bền chặt của Nhật Bản với Hoa Kỳ, mặc dù nước này đã cho nổ hai quả bom nguyên tử trên các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945.

Quan chức Điện Cẩm Linh cho biết seppuku “chắc chắn” sẽ mang lại cảm giác “tuyệt vời hơn rất nhiều” so với “những người Mỹ hôn kiểu Pháp, đã hoàn toàn quên mất Hiroshima và Nagasaki…”

8. Cỗ máy chiến tranh của Putin nhận được sự trợ giúp từ nguồn khó tin nhất

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's War Machine Gets Help From Most Unlikely Source”, nghĩa là “Cỗ máy chiến tranh của Putin nhận được sự trợ giúp từ nguồn khó tin nhất”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một báo cáo mới, các công ty Đài Loan đã cung cấp cho Nga các máy công cụ chiến lược bất chấp các hạn chế quốc tế.

Trong một cuộc hợp tác điều tra, Taiwan Reporter, một cơ quan truyền thông độc lập của Đài Loan và The Insider, một công ty độc lập chuyên về các vấn đề của Nga, tuyên bố đã tiết lộ một mạng lưới các giao dịch bí mật liên quan đến máy công cụ của Đài Loan chảy vào các doanh nghiệp công nghiệp quân sự và hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga cũng như các viện vật lý.

Tiết lộ này được đưa ra trong bối cảnh sự giám sát toàn cầu ngày càng cao, các biện pháp trừng phạt thương mại và kiểm soát xuất khẩu. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, việc Mạc Tư Khoa tiếp cận các công cụ chiến lược để duy trì cỗ máy chiến tranh của mình đã trở nên khó khăn khi các biện pháp trừng phạt nhằm lấp đi những lỗ hổng kiểm soát xuất khẩu.

Tổng thống Vladimir Putin đã tìm cách xoa dịu cú sốc đối với nền kinh tế Nga bằng cách tìm kiếm mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, nhưng chỉ riêng Bắc Kinh không thể hỗ trợ các yêu cầu công nghệ của Mạc Tư Khoa vì chuỗi cung ứng phức tạp.

Cuộc điều tra đã đi sâu vào dữ liệu hải quan của Nga, tiết lộ rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu không thể ngăn cản một cách hiệu quả các nhà sản xuất Nga mua máy công cụ của Đài Loan thông qua trung gian. Hơn nữa, người ta phát hiện ra rằng một số máy công cụ này đã được sử dụng trong các viện nghiên cứu hạt nhân và ngành công nghiệp quân sự.

Taiwan Reporter và The Insider đã thu được thông tin mua sắm độc quyền từ chính phủ Nga, làm sáng tỏ tình trạng mà các nhà sản xuất Đài Loan dường như không thể quản lý điểm đến của máy công cụ của họ, báo cáo cho biết vào ngày 24 Tháng Giêng.

Cuộc điều tra đã phát hiện ra vai trò quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò là điểm trung chuyển cho máy công cụ xuất khẩu của Đài Loan. Thống kê của hải quan cho thấy tổng giá trị xuất khẩu máy móc của Đài Loan sang Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ Tháng Giêng đến tháng 10 năm 2023 đã tăng 45% so với cùng kỳ năm 2022. Sự gia tăng đột biến này đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu máy công cụ hàng đầu của Đài Loan, mặc dù không chính thức.

Trong khi nhiều nước phương Tây, bao gồm cả Đức, đã ngừng xuất khẩu máy công cụ sang Nga sau cuộc xâm lược Ukraine, Đài Loan vẫn tiếp tục tham gia thương mại và chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu máy công cụ sang Nga trong suốt năm 2022.

“Đài Loan ngay từ đầu đã hợp tác với các nghị quyết của cộng đồng quốc tế và tuyên bố sẽ tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga. Bộ Kinh tế cũng đã liên tiếp công bố xem xét chặt chẽ hơn việc xuất khẩu các sản phẩm của Nga và mở rộng kiểm soát xuất khẩu sang Nga”, Bộ Ngoại giao Đài Loan nói với Newsweek trong một tuyên bố.

Bộ Kinh tế Đài Loan và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lời yêu cầu bình luận vào thời điểm công bố.

Cuộc điều tra tiếp tục vạch trần vai trò then chốt của một nhà nhập khẩu Nga chủ yếu tham gia trốn tránh các biện pháp trừng phạt liên quan đến máy công cụ. Trong số các công ty Nga mua máy công cụ của Đài Loan thông qua các nước thứ ba vào năm 2023, I Machine Technology nổi lên là nhà nhập khẩu lớn nhất về số lượng.

9. Phó chủ tịch Ủy ban Âu Châu: An toàn của Âu Châu bị đe dọa nếu Putin thắng cuộc chiến ở Ukraine

Josep Borrell, phó chủ tịch Ủy ban Âu Châu và cũng là nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, cho biết sự an toàn của Âu Châu đang bị đe dọa nếu Vladimir Putin giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Borell nói: “Chúng tôi lại nghe thấy rằng Ukraine không thể giành chiến thắng và sự hỗ trợ của phương Tây sẽ không được duy trì. Và một lần nữa, những cám dỗ hòa giải lại nổi lên. Những ý tưởng này đã sai vào năm 2022 và vẫn sai cho đến ngày nay. Chúng ta không được để những ý tưởng đó định hình chính sách của chúng ta đối với Ukraine.

Ông nói thêm: “Chiến thắng của Ukraine trước sự xâm lược của Nga là sự bảo đảm an ninh tốt nhất cho Âu Châu”.

Trong cuộc họp vào ngày 1 tháng Hai, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ khẳng định lại quyết tâm tiếp tục cung cấp “hỗ trợ quân sự kịp thời, có thể dự đoán và bền vững” cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm.

“Hội đồng Âu Châu cũng nhắc lại nhu cầu cấp thiết phải đẩy nhanh việc cung cấp đạn dược và hỏa tiễn”, văn bản dự thảo mà Reuters được xem cũng cho biết.

10. Căng thẳng Nhật Bản và Nga gia tăng

Reuters đưa tin, quan chức an ninh cao cấp của Nga, ông Dmitry Medvedev hôm thứ Ba cho biết Mạc Tư Khoa sẽ triển khai vũ khí mới trên quần đảo Kuril, nơi đang là trung tâm của tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.

Nga và Nhật Bản chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt cuộc xung đột giữa họ kể từ Thế chiến thứ hai, trong đó quần đảo Kuril – mà Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc – vẫn là trở ngại chính giữa hai bên.

TASS dẫn lời ông Medvedev nói rằng Nga không phản đối việc ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản nhưng điều đó chỉ xảy ra khi Tokyo không còn tranh chấp tình trạng của quần đảo này.

Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.

Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
 
Kitô hữu có thể tham dự một cử hành kết hiệp tội lỗi không? Trào lưu bài Do Thái trên thế giới
VietCatholic Media
16:39 31/01/2024


1. Kitô hữu có thể tham dự cưới người đồng tính không?

Carl R. Trueman, là giáo sư Kinh Thánh và tôn giáo tại Đại Học Grove City và là thành viên tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức. Ông vừa có bài viết nhan đề “Can Christians Attend Gay Weddings?”, nghĩa là “Kitô hữu có thể tham dự cưới người đồng tính không?”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Để cập nhật nhận xét nổi tiếng của Leon Trotsky, bạn có thể không quan tâm đến cuộc cách mạng tình dục, nhưng cuộc cách mạng tình dục lại quan tâm đến bạn. Một số người trong chúng ta vẫn có đủ đặc quyền để được che chở một phần khỏi cuộc cách mạng này. Tôi tự coi mình là một, cùng với những người mà việc tách rời khỏi các tình huống mục vụ trong đời thực dường như đủ điều kiện để họ bán phương pháp sư phạm chính trị cho người khác. Nhưng khi giai cấp chính trị tiến bộ thúc đẩy việc xóa bỏ tập tục tình dục truyền thống vẫn tiếp tục diễn ra, thì ngày càng khó tìm được một mục sư hoặc linh mục nào chưa phải đối mặt với những câu hỏi khó từ giáo dân về sự vâng phục đối với Kitô giáo và cuộc sống của họ. Chỉ mới tuần trước, một người bạn là cha sở kể cho tôi nghe về một thành viên trong nhà thờ của ngài, với tư cách là người quản lý một doanh nghiệp, đã được lệnh phải tích hợp các phòng tắm và hiện đang phải đối mặt với những lời phàn nàn từ các nhân viên nữ vì cảm thấy sự an toàn và riêng tư của họ bị xâm phạm. Thật dễ dàng để chỉ trích sự hù dọa của cánh hữu một cách trừu tượng, nhưng khó hơn nhiều khi đưa ra lời khuyên cho những người thực sự, những người phải đưa ra những quyết định có thể khiến họ phải trả giá bằng sự nghiệp của mình.

Cuộc cách mạng tình dục đã cách mạng hóa mọi thứ, đến mức những câu hỏi từng có câu trả lời đơn giản giờ trở nên phức tạp. Ví dụ: câu hỏi “Tôi có thể tham dự đám cưới đồng tính không?” xuất hiện với tần suất ngày càng tăng và ngày càng tỏ ra khó trả lời hơn, như những đoạn kết thúc của Bethel McGrew trong chuyên mục “Thế giới gần đây” của cô ấy đã chỉ ra. Không khó để đoán những lý do mà một Kitô Hữu có thể đưa ra khi tham dự một đám cưới đồng tính: đó là mong muốn chứng tỏ cho cặp ấy thấy rằng mình không ghét họ, hoặc mong muốn tránh gây ra sự xúc phạm hoặc tổn thương. Nhưng nếu một trong hai điều trên có sức nặng quyết liệt như thế trong quyết định thì có điều gì đó không ổn. Đúng là việc từ chối tham dự có thể được thúc đẩy bởi sự căm ghét cặp đồng tính, mặc dù trong những trường hợp như vậy, một lời mời dường như là một sự kiện khó xảy ra. Tuy nhiên, không nhất thiết phải như vậy, có rất nhiều lý do không thể tham dự chứ không phải chỉ căm ghét mới không tham dự. Việc coi lời mời bị từ chối nhất thiết là dấu hiệu của sự căm ghét tức là chấp nhận khái niệm cho rằng “ghét” đồng nghĩa với một sự từ chối đơn thuần. Đó là cách hiểu của thời đại thế tục, chứ không phải của đức tin Kitô giáo. Việc từ chối tham dự cũng có thể gây ra sự xúc phạm, nhưng biến việc xúc phạm thành một phạm trù đạo đức là thay thế những phạm trù đạo đức về đúng sai bằng những phạm trù thẩm mỹ về sở thích. Cái sau phải luôn phụ thuộc vào cái trước trong lĩnh vực vấn đề đạo đức.

Cũng có những lý do rõ ràng tại sao một Kitô Hữu không bao giờ nên tham dự một đám cưới đồng tính. Nhiều lễ nghi trong đám cưới, bao gồm cả Sách Cầu nguyện chung, yêu cầu người cử hành phải hỏi sớm trong buổi lễ xem có ai có mặt biết lý do tại sao cặp đôi không nên kết hợp với nhau trong hôn nhân hay không. Vào thời điểm đó, một Kitô hữu buộc phải lên tiếng. Tôi có thể mạo hiểm đoán rằng sự can thiệp như vậy sẽ gây khó chịu hơn nhiều so với việc từ chối tham gia buổi cử hành.

Vấn đề cũng không thể tách rời khỏi câu hỏi rộng hơn về giới tính và bản chất con người. Nếu hôn nhân bắt nguồn từ sự bổ sung cho nhau giữa hai giới, thì bất kỳ cuộc hôn nhân đồng tính nào cũng đều là một thách thức sự hiểu biết của Kitô giáo về công trình sáng tạo. Thế giới thách thức là một chuyện. Việc Kitô hữu chấp nhận a dua theo lại là một điều hoàn toàn khác.

Hơn nữa, sự so sánh trong Kinh thánh giữa Chúa Kitô và Giáo hội có nghĩa là những cuộc hôn nhân giả tạo là sự nhạo báng chính Chúa Kitô. Tất nhiên, điều đó áp dụng cả trong các cuộc hôn nhân dị tính trái luật. Chẳng hạn, một cuộc hôn nhân liên quan đến một người chưa ly hôn với người phối ngẫu mà đã bước vào một mối quan hệ ngoại tình. Không một Kitô hữu nào nên cố ý tham dự một buổi lễ như vậy. Như Francesca Murphy đã tuyên bố tại First Things cách đây vài năm, việc đánh mất chiều kích tôn giáo của hôn nhân có nguy cơ khiến người ta “xúc phạm” bản thân và chống lại Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là người Kitô hữu có trách nhiệm đạo đức phải giữ vững lập trường về vấn đề này. Chúng ta tự lừa dối mình nếu nghĩ rằng cô dâu và chú rể với tư cách cá nhân là phần quan trọng nhất của bất kỳ đám cưới nào. Không phải như thế. Sự kết hợp của họ tượng trưng cho điều gì đó còn quan trọng hơn nhiều đối với Chúa Kitô và Giáo hội.

Bất kể lợi ích được cho là có thể đạt được bằng cách cho cặp đôi thấy một hình thức tình yêu vô định hình về mặt đạo đức hay bằng cách tránh gây khó chịu, thì cái giá phải trả cho việc tham dự là rất lớn. Tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha về việc chúc lành cho các cặp đồng tính đang gây ra những bối rối lan rộng hơn. Điều quan trọng đối với các cá nhân và Giáo Hội có thể là sự nhầm lẫn do không suy nghĩ rõ ràng về việc tham dự đám cưới đồng tính. Xét cho cùng, việc tham dự để thể hiện “tình yêu thương” hoặc tránh gây khó chịu là một hình thức chúc phúc, không được gọi đích danh.

Nói tóm lại, tham dự một đám cưới đồng tính bao gồm việc giữ im lặng khi lẽ ra phải lên tiếng. Nó liên quan đến sự nhượng bộ về giới tính thể xác, làm suy yếu bất kỳ nỗ lực nào nhằm giữ vững tầm quan trọng của sự phân biệt sinh học giữa nam và nữ. Và nó liên quan đến việc chấp thuận một buổi lễ mang tính chế nhạo giáo huấn trọng tâm của Tân Ước và chính Chúa Kitô. Đó là một cái giá rất cao để tránh làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Và nếu Kitô hữu vẫn nghĩ rằng nó đáng phải trả thì tương lai của Giáo hội thực sự rất ảm đạm.


Source:First Things

2. Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định rằng không gì có thể biện minh cho trào lưu bài Do thái.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tái khẳng định rằng không gì có thể biện minh cho trào lưu bài Do thái.

Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí, hôm 24 tháng Giêng vừa qua, bên lề buổi cử hành tại nhà thờ Pantheon và sau đó tại nhà thờ thánh Marcelli ở đường Corso, ở trung tâm Roma để cầu nguyện cho Đức Hồng Y Ercola Consalvi, nhà ngoại giao nổi bật của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Parolin đã trả lời câu hỏi của một ký giả về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha vào cuối buổi tiếp kiến chung, về Ngày thế giới, 27 tháng Giêng tới đây tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng và sự tái gia tăng những vụ bài Do thái do những biến cố ở Gaza, Đức Hồng Y nói: “Cần phải nhìn nhận những lý do của người Palestine, nhưng không có lý do nào có thể biện minh cho hiện tượng bài Do thái như thế. Chúng tôi lấy làm tiếc vì người ta không chấp nhận chủ trương hai quốc gia cho hai dân tộc, nhưng điều này tuyệt đối không biện minh cho phong trào bài Do thái”.

Do những biến cố ở Gaza, trào lưu bài Do thái tái gia tăng ở nhiều nơi, như tại Mỹ, những vụ bài Do thái tăng lên 350%.

3. Tòa Thánh tái khẳng định giải pháp hai quốc gia cho Israel và Palestine

Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, tái khẳng định rằng giải pháp duy nhất có thể thực hiện được cho cuộc khủng hoảng hiện nay giữa Israel và Palestine, là hai quốc gia cho hai dân tộc, và một qui chế đặc biệt cho thành Giêrusalem được quốc tế bảo đảm.

Trong bài tham luận hôm 24 tháng Giêng vừa qua tại Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Caccia nhấn mạnh rằng đó cũng là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần khẳng định về vấn đề Trung Đông. Đức Tổng Giám Mục nói: “Điều cơ bản là cộng đồng quốc tế, cùng với các vị lãnh đạo Palestine và Israel, theo đuổi giải pháp đó, với một quyết tâm mới mẻ, trong thời điểm tuyệt vọng và đố kị đang lan tràn”.

Đức Tổng Giám Mục Caccia nói đến mối quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với chiến tranh hiện nay và tái lên án cuộc tấn công ngày 07 tháng Mười năm 2023 chống nhân dân Israel, yêu cầu trả tự do cho các con tin ở Gaza, ngưng chiến trên mọi mặt trận và tạo điều kiện cho việc phân phối các đồ cứu trợ nhân đạo. “Những gì đang diễn ra hiện nay không phải là “cách thức để giải quyết những tranh chấp giữa các dân tộc”.

Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc cũng mô tả tình hình nhân đạo hiện nay ở Gaza là “cực kỳ trầm trọng”, gây ra đau khổ không thể tưởng tượng được, hơn 20.000 người bị giết và gần hai triệu người phải di tản.

Trong bài tham luận, Đức Tổng Giám Mục Caccia lên án sự kiện “các nhà thương, trường học, các nơi thờ phượng là nơi cuối cùng cho những người trốn tránh bạo lực ở Gaza, bị sử dụng vào những mục tiêu quân sự, và vì thế bị tấn công. Điều thiết yếu là tránh tình trạng toàn dân phải trả giá cho những hậu quả của một hành động khủng bố khốc liệt. Bất kỳ hành động tự vệ nào cũng phải được những nguyên tắc phân biệt và tương ứng hướng dẫn, và phải tôn trọng công pháp quốc tế về nhân đạo”.

Và Đức Tổng Giám Mục Caccia kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng nỗ lực bảo vệ và áp dụng công pháp nhân đạo, là phương thế duy nhất để bảo đảm phẩm giá con người trong nhưng hoàn cảnh chiến tranh. Tại Israel cũng như ở Palestine, cũng như ở các nơi khác trên thế giới, “mỗi người, dù là Kitô, Do thái hay Hồi giáo, thuộc bất kỳ dân tộc và tôn giáo nào, đều là thánh thiêng, quý giá trước mắt Thiên Chúa và có quyền được sống trong hòa bình”.