Ngày 31-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tăng trưởng với mùa xuân
LM Inhaxiô Trần Ngà
11:11 31/01/2011
Suy niệm đầu năm

Theo dòng thời gian, hầu hết các vật dụng, các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày do bàn tay con người làm ra đều được nâng cấp cực kỳ nhanh chóng.

Về nhà ở: Những căn nhà tranh vách đất cách đây mấy chục năm dần dần đã được thay thế bằng những căn nhà gạch lợp ngói, rồi những căn nhà ngói lại được thay thế bằng những biệt thự sang trọng và dần hồi những biệt thự nầy phải nhường chỗ cho những ngôi nhà nhiều tầng đầy đủ tiện nghi.

Về phương tiện giao thông: Xưa kia, khi phải đi xa, cha ông chúng ta phải cuốc bộ suốt cả ngày trường, may lắm là được cỡi ngựa hay lừa.

Dần hồi, phương tiện đi lại được cải tiến, thay vì cỡi lừa hay ngựa, người ta đã sáng chế ra xe đạp. Sau đó xe đạp được cải tiến thành xe máy. Lên một bậc nữa, người ta chế tạo ra những chiếc xe hơi chạy bằng hơi nước đi chậm như rùa. Rồi những chiếc xe hơi cà tàng nầy phải nhường chỗ cho những chiếc xe hơi sang trọng có nhiều tiện nghi có thể đạt vận tốc tới vài trăm cây số một giờ. Ngày nay, người ta còn cải tiến xe hơi thành xe bay: loại xe nầy có thể chạy trên đường lộ với vận tốc kinh hồn, đồng thời cũng có thể cất cánh bay lên như một máy bay.

Đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông: Xưa kia muốn chuyển một bức thư từ Hà Nội vào Sài Gòn, các người phu trạm phải mất cả vài tuần mới chuyển tới tay người nhận; còn hôm nay, nhờ internet, muốn chuyển một bức thư và ngay cả mấy tấm hình từ Việt Nam qua Mỹ, người ta chỉ cần một vài giây. Ngoài ra, nhờ công nghệ số, một người từ bên nầy trái đất có thể đàm thoại trực tiếp với người ở phía bên kia địa cầu như thể nói chuyện với người đối diện, có thể nghe rõ tiếng và nhìn rõ mặt nhau.

Không nói đâu xa, chỉ cần nhìn lại những vật dụng tầm thường như đôi dép đi dưới chân, cái chổi quét nhà và ngay cả cái thùng rác cũng được cải tiến, nâng cấp liên tục.

Các vật dụng do con người làm nên, giá trị chẳng đáng là bao, lại được nâng cấp liên tục, được cải tiến không ngừng, được hoàn thiện nhanh chóng.

Trong khi đó, con người là chủ nhân của tất cả những sản phẩm đó, có thực sự được cải thiện, nâng cấp không?

Thử nhìn và so sánh thực trạng xã hội hôm xưa và hiện nay xem sao.

Về mặt luân thường đạo lý: Xã hội ngày xưa không có chuyện li dị, phá thai, gian tham, trộm cắp lan tràn như ngày hôm nay. Ngày xưa không hề có chuyện trò đánh thầy như hôm nay.

Tiết hạnh của người phụ nữ, sự chung thủy trong hôn nhân, tình nghĩa thầy trò… vốn là những giá trị cao quý và rất được trân trọng trước đây, nay đang dần dần bị xem thường.

Thật đau lòng! Đang khi phẩm chất các sản phẩm do bàn tay con người tạo nên không ngừng được cải tiến và nâng cao; còn phẩm giá của con người là chủ nhân của các sản phẩm đó thì ngày càng bị suy giảm, sa sút!

Trong lãnh vực chế tạo hàng tiêu dùng, châm ngôn của các chủ doanh nghiệp là: “Cải tiến hay là chết” – không cải tiến sản phẩm cho kịp với đà tiến công nghiệp là phải chết.

Còn trong lãnh vực tinh thần và đạo đức thì sao? Nếu phẩm chất của một con người không được cải tiến mà còn bị sa sút, thì người đó có đáng được trân trọng nữa không?

Quyết tâm nâng cao phẩm chất con người.

Mùa xuân về, vạn vật đổi mới, cây cối khoác lá mới, các bông hoa khoe sắc mới, bầu trời cũng tươi sáng và ấm áp hơn… Cảnh vật thiên nhiên đổi mới trong mùa xuân là lời mời gọi và khích lệ loài người hãy đổi mới.

Thêm một năm, tăng một tuổi, đòi hỏi chúng ta phải gia tăng phẩm chất của mình theo đà tiến của thời gian.

Ý thức mình là Tạo Vật ưu việt do Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được làm con Thiên Chúa, được trở nên chi thể, nên thân mình Chúa Giê-su, chúng ta không thể để cho mình xuống cấp, thoái hóa, biến chất được.

Noi gương Chúa Giê-su “càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan và nhân đức”, chúng ta phải làm gia tăng phẩm chất cao đẹp của mình.

Đáp Lời Chúa mời gọi: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành,” chúng ta cần cố gắng đổi mới từ ngôn từ đến hành động, từ con người cho đến nếp sống.

Nói năng sao cho có văn hóa.

Cư xử sao cho lịch sự, văn minh.

Hành động thế nào để chứng tỏ mình có phẩm chất cao đẹp.

Có như thế, chúng ta không còn hổ thẹn với những sản phẩm do bàn tay con người làm ra.

Có như thế, chúng ta mới xứng đáng là con Thiên Chúa, là thân mình Chúa Giê-su.

Nguyện xin Chúa Giê-su là Mùa Xuân Vĩnh Cửu ban nguồn sinh lực mới để đổi mới chúng ta.
 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ 1 Đến 15.2.2011
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:17 31/01/2011
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ ngày 01 đến 15-02-2011

Ngày 01-02-11: Trước mặt Thiên Chúa, trước mặt Đức Giêsu Kitô và các thiên thần được tuyển chọn, tôi tha thiết khuyên anh giữ các điều ấy cách vô tư, không làm gì vì thiên vị. (1 Tm 5, 21) * Phaolô nhắc tôi hôm nay phải cư xử công bằng với mọi người. Tôi luôn giữ uy tín cho Giáo hội, để Tín hữu được sống đạo trưởng thành hơn.

Ngày 02-02-11: Anh đừng vội đặt tay trên ai, đừng cộng tác vào tội lỗi của người khác. Hãy giữ mình trong sạch. (2 Tm 5, 22) * Lời Chúa khuyên tôi nên cẩn thận với người mình tuyển chọn, thấy họ sai trái đừng làm ngơ để trục lợi bản thân, làm gương xấu, gương mù.

Ngày 03-02-11: Có những người thì tội đã rành rành, ngay trước khi xét xử; người khác thì xét xử rồi mới thấy rõ. (1Tm 5, 24) * Phaolô khuyên tôi nên sáng suốt, đừng vội vã xét đoán ai. Không chỉ nhìn theo bề ngoài, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra trong Hội thánh.

Ngày 04-01-11: Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm tế lễ, đã đến giờ tôi phải ra đi. (2 Tm 4, 6) * Phaolô nghĩ đến giờ chết phải tới, sẽ đổ máu ra làm chứng về Chúa. Tôi cần sẵn sàng chịu đau khổ trong cuộc sống để rao giảng Tin Mừng, và từ bỏ hết mọi sự để về với Chúa.

Ngày 05-02-11: Tôi đã đấu trong cuộc thi cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. (2 Tm 4,7) * Bạn và tôi cần làm hết bổn phận Chúa đang trao. Hãy bền chí và cương quyết từ bỏ mọi cám dỗ của vật chất, tình, tiền, để hôm nay tôi sẵn sàng trình diện Chúa.

Ngày 06-02-11: Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính…và cho tất cả những ai hết lòng trông đợi Người xuất hiện. (2 Tm 4, 8) * Sự ươc vọng của Phaolô cũng như của tôi là sống thánh thiện mọi lúc và sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ lúc nào.

Ngày 07-02-11: Khi mảnh đất nào được thấm mưa thường xuyên đổ xuống và sinh ra những loại cây có ích cho người canh tác, thì mảnh đất ấy nhận được phúc lành của Thiên Chúa. (Dt 6, 7) * Chúa Giêsu từng dùng 4 loại “đất” để giải thích cho tôi về Tin Mừng. Tôi cần kiên trì lắng nghe và thực hành Lời Chúa, để có kết quả cho tầm hồn.

Ngày 08-02-11: Nhưng nếu mảnh đất ấy chỉ sinh những gai cùng góc, thì là đất bỏ đi, bị nguyền rủa đến nơi rồi, và rốt cuộc bị đốt cháy. (Dt 6, 8) * Hãy xét xem tôi là mảnh đất nào: cứng lòng biếng nhác, vô tín, chểnh mảng, thì chắc chắn sẽ bị nguyền rủa và đốt cháy.

Ngày 09-02-11: Mặc dầu nói như thế, chúng tôi tin chắc rằng anh em ở trong một tình trạng tốt đẹp và thuận lợi để được ơn cứu độ. (Dt 6, 9) * Bây giờ thì tác giả nói lời khích lệ, để tôi hăng hái làm việc lành, và chắc chắn có niềm vui và hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu.

Ngày 10-02-11: Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được. ( Gc 3, 10) * Lưỡi là công cụ của người giảng dạy, cho nên tôi phải có trách nhiệm bằng chính đời sống và gương tốt của mình hơn là bằng lời nói.

Ngày 11-02-11: Chẳng lẽ mạch nước lại có thể phun ra, từ một nguồn, cả nước ngọt lẫn nước chua sao ? (Gc 3, 11) * Tôi dễ vấp phạm trong việc xử dụng lưỡi, nên cần kiềm chế để nên hoàn thiện.

Ngày 12-02-11: Thưa anh em, làm sao cây vả lại sinh ra trái ô-liu, hoặc cây nho sinh trái vả ? Nước mặn cũng không thể sinh ra nước ngọt. (Gc 3, 12) * Hai loại nước chua va ngọt không thể chảy ra cùng một con suối. Nếu tôi nói lời xỉ nhục hay rủa xả rồi lại tôi ngợi khen Chúa thì chỉ là một lớp vỏ bọc, một kiểu gỉa hình rõ ràng.

Ngày 13-02-11: Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa. (1Pr 3, 3) * Song song với việc ăn mặc trang điểm đơn giản bên ngoài, các chị còn cần tu luyện tâm hồn cho trong sạch, xứng đáng là Kitô hữu.

Ngày 14-02-11: Nhưng là con người thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thùy mị, hiền hoà: đó chính là điều qúy giá trước mặt Thiên Chúa. (1Pr 3, 4) * Các chị đã được chọn là hàng tư tế vương giả, là dân thánh từ khi chịu phép rửa, nên cần có những nhân đức này, để làm chứng cho Thiên Chúa là Cha chúng ta.

Ngày 15-02-11: Xưa kia, các phụ nữ thánh thiện là những người trông cậy vào Thiên Chúa, cũng đã trang điểm như thế; họ đã phục tùng chồng. (1Pr 3, 5) * Như bà Xa-ra trong Cựu Ước, người phụ nữ tốt Việt Nam hôm nay là biết chiều chồng, nuôi con, và có 4 đức tính cao qúy là công, dung, ngôn, hạnh, như vậy mới là con Đức Mẹ.

Ptế: JBM Định Nguyễn
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 31/01/2011
GIẤY BIÊN NHẬN

N2T


Có người mượn bạn tiền, người bạn nói với anh ta:

- “Không cần viết giấy biên nhận, vẻ một tấm hình anh cười là được rồi”.

Người ấy hỏi rõ lý do tại sao, người bạn nói:

- “Để sau này khi tôi đến đòi nợ thì tôi có thể nói cho anh biết, mặt anh phải như thế này”.

Suy tư:

Khi mượn được tiền thì hớn hở vui mừng, nhưng khi có tiền thì không muốn trả nợ liền, khi chủ nợ đòi thì cái mặt bí xị không cười vui giống như khi mượn tiền, đó chính là tâm trạng của những người chỉ biết mình mà không biết đến người khác.

Chúng ta mắc nợ Thiên Chúa –bởi tội nguyên tổ và tội mình phạm- và chúng ta không có gì để trả cả để được hưởng phúc Nước Trời. Nhưng chúng ta có Đấng trả nợ thay cho chúng ta, đó chính là Chúa Giê-su Ki-tô, nhờ sự khổ nạn, chịu chết và phục sinh của Ngài mà Thiên Chúa đã tha tội và hứa phúc thiên đàng cho chúng ta. Và phần còn lại là chúng ta có muốn cộng tác với Ngài để hưởng phúc thiên đàng hay không mà thôi.

Thiên Chúa muốn chúng ta vui cười hớn hở trong ngày chung kết cuộc đời này, Ngài muốn ngày đó các thiên thần đến đón rước chúng ta vào vinh quang Nước Trời, chứ Ngài không muốn chúng ta mặt mày đau khổ, vì phải lìa xa nhan thánh của Ngài vĩnh viễn trong hỏa ngục...

Vừa sinh ra đời thì em bé nào cũng khóc oa oa, đó là “quy luật” của con người, nhưng mĩm cười hân hoan để từ giã cõi đời này là “quy luật” của người Ki-tô hữu.

Giấy biên nhận của người Ki-tô hữu không phải là để trả nợ, nhưng là để vào Nước Trời, đó chính là “Hoàn toàn hy sinh, chân thành yêu người và luôn luôn vui vẻ” vậy.

Ai hiểu thì hiểu.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 31/01/2011
N2T


18. Từ chối làm việc chuộc tội so với bản thân khi phạm tội thì nhục mạ Thiên Chúa hơn.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)
 
Tản mạn Tết: Chợ hoa-Đường hoa-Góc hoa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 31/01/2011
Tản mạn Tết

CHỢ HOA - ĐƯỜNG HOA – GÓC HOA


1. Chợ hoa.

Năm hết tết đến, con người ta, ngoài việc tất bật lo làm việc cật lực để có tiền tiêu tết, lên kế hoạch “ăn tết” và mua sắm, trong mục mua sắm ấy, có vấn đề mua hoa để chưng trong nhà, chưng trên bàn thờ tổ tiên trong mấy ngày tết. Người người mua hoa, nhà nhà mua hoa, thế là hoa được mùa.

Chợ hoa đầy những hoa, nhất là nơi công viên 2 tháng 9 tại trung tâm Sài Gòn. Hoa đủ mọi loài, hoa hồng, hoa tím, hoa thược dược, hoa mai, hoa đào.v.v...từ những chậu hoa nhỏ xíu dễ thương đến những chậu hoa mai to lớn với giá vài chục triệu, tưởng chừng không ai mua, thế mà cũng có những đại gia lái xe hơi đến mua mà không cần trả giá.

Hoa muôn màu muôn vẻ, người đi coi hoa đông như kiến chen chân đi thật vất vả với cái nắng của Sài Gòn, nhưng người đi mua hoa thì cũng chẳng bao nhiêu, vì người đi coi đi trả giá chơi chơi thì nhiều, ít người lập tức mua ngay, bởi vì chậu hoa nào cũng đẹp, cành hoa nào cũng xinh cũng tươi. Mua cành này thì tiếc cành kia, thế là đành đi xem một vòng rồi ước lượng túi tiền ngày mai lại đến...

Thiên Chúa thật tuyệt vời, Ngài tạo dựng nên hoa không những để ca ngợi Ngài, mà còn để cho con người thưởng thức vẻ đẹp và tình yêu của Ngài qua các loại hoa khoe sắc qua tứ thời bát tiết. Chợ hoa thật nhiều hoa, nhìn mỗi một bông hoa khoe sắc là nhìn thấy tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa dành cho con người, và để con người nhận ra thượng trí vô biên của Ngài mà ca tụng và cám ơn, như bài ca trong sách tiên tri Đa-ni-en đã nói:

“Chúc tụng Chúa đi, này đồi xanh núi biếc,

Muôn ngàn đời hãy ca tụng suy tôn.

Chúc tụng Chúa đi, kìa hoa lá cỏ cây,

Muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn...”
(1)

Không biết giữa hàng ngàn người đi chợ hoa, coi hoa khen hoa đẹp ấy, có bao nhiều người biết cám ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên hoa làm đẹp vũ trụ, làm ấm lòng con người trong những ngày đầu năm mới ?

2. Đường hoa.

Mỗi năm tết đến, các đại lộ trung tâm của thành phố, từ đường Lê Lợi đến đường Nguyễn Huệ, người ta dành hẳn cả không gian dài để chưng hoa, bố trí hoa theo chủ đề của năm mới, với hy vọng qua năm mới sẽ được phồn vinh thịnh vượng, xã hội phát triển và cuộc sống con người thăng tiến hơn, cho nên người ta không tiếc tiền tiếc của biến đại lộ to lớn thành con đường hoa với đủ loại màu sắc của hoa, hoa thiên nhiên, hoa bằng giấy, hoa thật hoa giả nhìn khó mà phân biệt, bởi vì loại nào cũng đẹp cũng xinh...

Với những chậu hoa đẹp, với những lẵng hoa tươi tắn, các nghệ nhân đã biến hoa thành những chủ đề rất đẹp và thực tế, trí sáng tạo của con người cũng thật phong phú, và bởi những sáng tạo được mọi người ca tụng ấy, nên con người trở thành kiêu ngạo cho mình là kẻ sáng tạo chứ không phải là ông Trời. Nhưng nếu không có những cành hoa chậu hoa đẹp rực rỡ ấy, thì con người có làm gì được để sáng tạo không ? Nếu Thiên Chúa không tạo dựng nên hoa, nếu vũ trụ bao la này chỉ là một khối lửa khổng lồ thì con người có sáng tạo ra được những chủ đề đẹp không ?

Những con đường lớn ở trung tâm thành phố lớn đã được phpng tỏa chỉ để dành cho hoa và hoa, bởi vì Tết đã đến và Xuân đã về. Sau một năm tất bật làm ăn đầu tắt mặt tối, con người cần có những giây phút thư giãn tâm hồn, cần có những cành hoa đẹp để chiêm ngắm làm cho ba ngày tết trở thành ngày hội của mỗi người.

Rất nhiều người đủ mọi thành phần trong xã hội, từ cụ già đến em bé, từ những người dân quê ở miệt dưới miền tây đến dân quê ở miền đông, từ người nghèo đến người giàu, đều đến coi hoa, thưởng thức vẻ đẹp sáng tạo của on người từ những chậu hoa cành hoa. Nào quay phim, nào là chụp hình với những máy ảnh kỷ thuật sớ hiện đại, nào là áo xanh áo đỏ đủ màu đủ kiểu khoe sắc cùng với hoa. Mọi người vui cười hớn hở, quên đi những ngày tháng trong năm lao động nhọc nhằn. Mọi người như rất lễ phép lịch sự với nhau, biết nhường nhịn nhau khi chen lấn coi hoa.

Ước gì mỗi ngày là mùa Xuân, và mỗi con người là một cành hoa biết nhường nhịn nhau, chia sẻ cho nhau niềm vui từ trong lòng phát ra.

3. Góc hoa.

Bên cạnh chợ hoa trãi rộng trên công viên rộng lớn, bên cạnh đường hoa được thiết kế mỹ thuật đẹp trên các đường phố lớn của trung tâm thành phố, thì ở bên góc đường Huyền Trân, đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Hùng Vương.v.v...chen lẫn với những điểm bán hoa nhỏ còn có những cánh hoa biết nói, biết cười đang tàn lụi cuộc đời được trang điểm lòe loẹt bởi son phấn, đó là những cánh hoa lỡ thời lỡ vận, đó là những cánh hoa chán chường, đó là những cánh hoa “một bước sa chân muôn đời hối hận”, đó là những cánh hoa nua vui cho người bởi những suốt đem canh...

Những cánh hoa sống động biết đi biết cười biết khóc ấy đã trở thành nỗi nhức nhối cho xã hội, trở thành nỗi kinh hoàng cho con người vì mầm bệnh quái ác của thế kỷ: sida.

Mùa xuân là mùa của các loại hoa khoe sắc tuyệt đẹp của mình để ca ngợi Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên chúng nó. Mùa xuân cũng là mùa mà các loại hoa sống động biết cười nói ấy, tưng bừng khoe sắc gieo mầm đau thương của bệnh hoạn cho những người tìm thú vui xác thịt trong chốc lát, để rồi đem mầm bệnh về cho gia đình. Nơi các góc đường thiếu ánh sáng đèn đường, nơi các tụ điểm cà phê đèn mờ, nơi các vũ trường được hóa trang lộng lẫy với cái tên rất tây: tụ điểm ca múa, cà phê nhạc sống, vũ trường ba-lê.v.v...có các loại hoa lòe loẹt son phấn đang quay cuồng với rượu và thuốc lá. Những cánh hoa ấy làm tăng thêm tệ nạn cho xã hội, và những người chơi hoa lắm tiền lắm của đang tự hủy dần cuộc sống tươi đẹp của mình bên những cánh hoa gây mềm đau thương ấy...

4. Kết.

Xuân đến, hoa được bày bán khắp nơi, có những chậu hoa cành hoa được người ta nâng niu, nhưng cũng có những chậu hoa cành hoa người ta quăng ra giữa đường phố hoặc quăng vào thùng rác bên đường; có những đóa hoa nở thơm ngát, nhưng cũng có những loại hoa có sắc mà không có hương thơm.

Có những cánh hoa đau khổ đang cần được sự an ủi của tình người; có những cành hoa đang xác xơ trong cơn lốc bão tố của cuộc đời đang cần một cánh tay để níu kéo; có những cành hoa ngã quỵ không vươn lên được, đang cần tấm lòng quảng đại của mọi người...

Ước gì mỗi người là một cành hoa, đem niềm vui và hạnh phúc của Chúa xuân đến cho tha nhân, đó là ý nghĩa thật của năm mới, của Tết vậy !

------------------------------

(1) Thánh ca của ba thanh niên trong lò lửa, sách Đa-ni-en 3, 23, 75-76.

Xuân Tân Mão 2011

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vấn đề chính trị của chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo
Vũ Văn An
00:35 31/01/2011
Theo gương vị tiền nhiệm của mình, Đức Bênêđíctô XVI thường khuyên tín hữu Công Giáo và những người có thiện chí sống quyền tự do của họ phù hợp với chân lý và ích chung.

Nhu cầu sống “bác ái trong chân lý” (Caritas in Veritate) là vấn đề hết sức quan trọng trong các xã hội “tự do” bất kể đó là các nền dân chủ đại nghị, các nền cộng hòa hay các nền quân chủ hợp hiến, bởi nếu không, họ sẽ thoái hóa trở thành các chế độ toàn trị trá hình một cách lộ liễu, được cai trị bằng nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối.

Vì vấn đề duy trì trật tự công cộng trong các xã hội đa nguyên tiếp tục ám ảnh các nhà lý thuyết chính trị học, nên một số người đang tái suy nghĩ về dự án tự do hiện đại. Họ tin rằng nay đã đến lúc xét lại cả các giả thiết trên đó trật tự chính trị kia vốn đặt nền tảng, lẫn khả năng của giáo huấn Công Giáo và luật tự nhiên trong việc phục vụ như những cột mốc hữu hiệu cho các chính thể được coi là tự do ấy.

Một trong các nhà triết học chính trị ấy là Thaddeus Kozinski, một giáo sư phụ khảo về nhân văn, triết học, và thần học tại Trường Cao Đẳng Công Giáo Wyoming và là tác giả cuốn “Vấn Đề Chính Trị Của Chủ Nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo: Tại Sao Các Triết Gia Không Thể Giải Quyến Được Nó?” ("The Political Problem of Religious Pluralism: And Why Philosophers Can't Solve It", do nhà Rowman &Littlefield xuất bản, một cuốn sách mà Linh Mục Aidan Nichols, OP, cho rằng đã đưa ra một chứng minh công phu và có bề dầy kinh nghiệm cho thấy các giới hạn tinh thần và sự phá sản siêu hình của triết lý chính trị tự do.

Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Zenit, Kozinski giải thích lý do tại sao một nhà nước “tuyên tín”, nghĩa là một nhà nước trong đó Đạo Công Giáo là tôn giáo chính thức, là điều cần thiết nếu người ta muốn có một nền tảng thích đáng để con người nhân bản triển nở.

Đối với Kozinski, chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo ở đây có ý nói tới một cộng đồng chính trị trong đó các công dân duy trì các thế giới quan khác nhau và đôi khi không thể hoà giải được với nhau. Đây là tình thế của hầu hết các quốc gia hiện đại ở Phương Tây kề từ thế kỷ 17. Đa nguyên tôn giáo là một vấn đề vì chính trị, xét trong nền tảng, vốn là việc con người nhân bản phải tổ chức cuộc sống của họ với nhau ra sao để đạt được điều họ coi là ích lợi cá nhân và ích lợi công cộng. Nếu ta không nhất trí với nhau về điều thế nào là ích lợi, là ta đã có một vấn đề chính trị nghiêm trọng rồi vậy. Lúc ấy, nếu chỉ tư hữu hóa hay phi chính trị hóa sự bất đồng của ta, thì đó không phải là một giải pháp. Bất đồng hay ngu dốt về sự thiện nhân bản, xét cho cùng, là một vấn đề tôn giáo. Có đặt tựa cho cuốn sách là “Vấn Đề Tôn Giáo của Chủ Nghĩa Đa Nguyên Chính Trị” thì vấn đề cũng không thay đổi, vì tôn giáo và chính trị đan kết với nhau một cách chặt chẽ. Ích lợi hay sự thiện là điều không thể tránh được về phương diện chính trị, và đó là lý do tại sao dự án tự do hiện đại nhằm “tư hữu hóa sự thiện”, nói theo kiểu nói của MacIntyre, không phải là câu trả lời cho vấn đề chính trị của chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Nó chỉ che dấu vấn đề, khiến người ta không còn thắc mắc một cách chân thực về sự thiện nữa mà thôi.

Cuốn sách của Konzinski thực ra nhằm trình bày các nền triết lý chính trị của ba tư tưởng gia có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, đó là John Rawls, Jacques Maritain, và Alasdair MacIntyre, mổ xẻ từng cố gắng của họ nhằm đạt được một khuôn khổ đạo đức học gắn bó làm cơ sở và tiêu chí cho trật tự đa nguyên chính trị tự do. Kozinski cho biết: ý niệm nòng cốt của John Rawls như đã được trình bày trong cuốn “Chủ Nghĩa Tự Do Chính Trị” ("Political Liberalism") là sự “đồng thuận chồng lên nhau” ("overlapping consensus"). Sự đồng thuận này bao gồm mọi học thuyết tôn giáo, triết học và luân lý hợp lý nhưng chống chọi nhau có cơ may tồn tại trong nhiều thế hệ và đã có được một số đáng kể các đồ đệ trong một chế độ ít nhiều hợp hiến, một chế độ trong đó tiêu chuẩn công lý được dùng làm ý niệm chính trị. Sự đồng thuận này có tính chính trị, chứ không có tính siêu hình, nên có thể được các công dân thuộc nhiều học thuyết khác nhau hỗ trợ; tuy nhiên nó phải là sự đồng thuận mạnh về luân lý.

Đối với Kozinski, điều ấy không thể thành công được; vì, bất cứ sự đồng thuận mạnh nào về luân lý liên quan tới các luật lệ chính trị và pháp lý cũng đều trước đó cần có một số ý niệm siêu hình và thần học, những ý niệm vốn không được mọi người trong nền dân chủ tự do đa nguyên chia sẻ. Bởi thế, Rawls đã “lén lút” du nhập vào cả học thuyết triết học “hoàn toàn có tính chính trị” lẫn sự đồng thuận thực tế nhiều ý niệm siêu hình và tôn giáo không có tính bao hàm. Đây là mâu thuẫn chính nằm ngay tại tâm điểm dự án của ông.

Giống Rawls, Maritain muốn tạo căn bản cho một trật tự chính trị có khả năng bao gồm và hội nhập các công dân tin theo những học thuyết trái ngược nhau đến không thể hòa giải được. Nhưng trái với Rawls, Maritain cho rằng các giá trị luân lý đặc thù dùng làm cơ sở cho sự đồng thuận chồng lên nhau kia không tự nhiên đối với con người, mà cũng chẳng phải chỉ là những khai triển lịch sử trong quá trình biến hóa của họ, nhưng là kết quả trực tiếp của ơn thánh siêu nhiên vốn bàng bạc từ thời hậu nhập thể, là hoa trái chính trị của việc Biến Cố Nhập Thể “lên men” thiêng liêng trong lịch sử.

Dịch bản của Maritain về sự đồng thuận chồng lên nhau này, điều ông gọi là “hiến chương dân chủ”, cao hơn ý niệm của Rawls vì không cần nại tới tính trung lập về siêu hình và thần học. Tuy thế, dù Maritain đúng trong lối giải thích của ông liên quan đến cơ sở lý thuyết cho bất cứ hiến chương dân chủ nào, ông vẫn lầm lẫn trong việc cho rằng tính khả niệm và tính chức năng thực tiễn của hiến chương này có tính trung lập. Đối với Maritain, người ta không cần các công dân phải có cơ sở đúng về triết học và thần học để hiến chương này thành công về chính trị; các công dân chủ trương các thế giới quan hoàn toàn khác nhau vẫn có thể thành thực tán thành hiến chương ấy và sống theo các qui định của nó một cách thích đáng.

Ở đây, ta thấy Maritain vướng vào một mâu thuẫn vì chính cơ sở lý thuyết của ông dành cho hiến chương dân chủ thực ra chỉ là một tổng hợp thiếu sót các nguyên tắc Công Giáo, Tômít, thế tục, triết lý và thần học tự do. Không như Rawls và Maritain, Alasdair MacIntyre không cố gắng đưa ra một biện minh lý thuyết và một khuôn mẫu thực tiễn cho một trật tự chính trị đại qui mô dựa trên luân lý trong một xã hội đa nguyên sâu sắc. Điều mà MacIntyre cố gắng đưa ra là một giải thích triết lý đầy thuyết phục cho thấy một biện minh và một khuôn mẫu như trên là điều không thể có được. Lý thuyết của MacIntyre về “lý tính do truyền thống tạo thành” giải thích cho ta hiểu lý do tại sao một trật tự chính trị hợp luân một cách chân thực, ngược với thứ đồng thuận có tính tạm ước (modus vivendi) thực tiễn, không thể nào thể hiện được trong một xã hội đa nguyên sâu sắc.

Mặc dù khuôn mẫu chính trị về các cộng đồng tiểu qui mô hoàn toàn có tính truyền thống của MacIntyre có trổi vượt hơn sự đồng thuận chồng lên nhau, tức khuôn mẫu tuy truyền thống nhưng là một truyền thống không độc hữu mà có tính bao hàm của Rawls và Maritain, nó vẫn có vấn đề. Các cộng đồng trong quan niệm của MacIntyre thực sự không có tính chính trị bởi lẽ các nhà có thẩm quyền của chúng không có sức mạnh và quyền lực của luật, và họ phải đương đầu với mối liên hệ không mấy thoải mái và đầy hàm hồ với một nhà nước quốc gia đại qui mô, tự do và đa nguyên theo truyền thống.

Tuy nhiên, theo Kozinski, quan điểm triết học của MacIntyre có khả năng nhất trong việc cung cấp cho ta cách suy nghĩ gắn bó để tìm ra một trật tự chính trị hợp công lý, miễn là phải bổ túc cho nó bằng một nền thần học chính trị. Thực vậy, MacIntyre tự hạn chế mình vào việc đặt ra các câu hỏi có tính triết học mà thôi và tìm cách trả lời chúng, nghĩa là các câu hỏi có thể xem sét thấu đáo và đưa ra câu trả lời dứt khoát bằng cách chỉ nhờ vào lý tính nhân bản. Nếu chính trị và việc suy tư chính trị hoàn toàn có tính tự nhiên và chỉ là công việc của lý trí, thì cách tìm kiếm và luận chứng triết học của MacIntyre kể như đủ rồi. Tuy nhiên, theo Kozinski, chính trị thực ra, như trên đã nhắc, xét cho cùng là một vấn đề tôn giáo, vì nó đề cập tới thiện ích của con người, tới cùng đích (telos) của họ, mà như người Kitô hữu chúng ta thường biết, cùng đích của con người hiển nhiên là một cùng đích siêu nhiên. Điều này có biết bao hệ luận về phương diện tư duy và thực tiễn, hay chính trị.

Chính vì thế, Kozinski nghĩ rằng nhà triết học MacIntyre khó có thể luận bác một cách hữu hiệu chống lại một số nền triết lý chính trị tinh tường và đầy thuyết phục nhưng phản Tômít và phản Công Giáo như chủ nghĩa dân chủ duy truyền thống của Jeffrey Stout. Vì không đưa ra được một vai trò thẩm quyền trong lý thuyết và trong thực hành cho nền thần học chính trị, nên chủ nghĩa Tômít nặng về triết học của MacIntyre đã thất bại không nhận ra đầy đủ rằng Thiên Chúa vốn từng lên tiếng một cách có thẩm quyền liên quan tới cấu trúc thích đáng và hướng đi thần thiêng cho trật tự chính trị. Theo Kozinski, nếu các vấn đề sâu sắc mà MacIntyre từng nhận diện trong trật tự chính trị hiện đại là do một lầm lẫn thần học gây ra, tức ý niệm và việc định hình sai lầm về phương diện văn hóa và chính trị cho mối liên hệ đặc trưng giữa tự nhiên và ơn thánh, thì các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng một ý niệm đúng đắn về mối liên hệ đó mà thôi. Và ý niệm này ta chỉ có thể phát biểu được nhờ sự trợ giúp của nền thần học mạc khải. Đây là một kết luận mà nền triết lý chính trị Tômít và Công Giáo phải được dẫn tới, và nền thần học chính trị Tômít và Công Giáo cũng buộc phải bắt đầu từ đó.

Một nhà nước tuyên tín?

Xem ra Kozinski muốn biện luận cho một nhà nước tuyên tín (confessional state). Nhưng trong một đất nước đa nguyên, làm sao có thể có một nhà nước tuyên tín được? Phải chăng điều này đòi phải có một sự thuần nhất về văn hóa và sắc tộc? Kozinski xác nhận ông muốn biện luận cho một nhà nước tuyên tín. Và cho biết: ông làm thế chỉ là bước theo giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo mà thôi. Và trong vấn đề này, ông không cho là mình cô đơn. David Schindler chẳng hạn, từng viết trong cuốn “Trái Tim Thế Giới, Tâm Điểm Giáo Hội” ("Heart of the World, Center of the Church") vào năm 1996 rằng: “Trong trật tự duy nhất chân thực của lịch sử, một nhà nước vô tuyên tín, xét theo luận lý, là điều không thể có. Vì, trong vấn đề tôn giáo, nhà nước không thể tránh được việc phải khẳng định dành ưu tiên cho việc một là thoát khỏi tôn giáo hai là tôn trọng tự do tôn giáo, cả hai thứ ưu tiên này đều hàm nghĩa một nền thần học”.

Tuyên Ngôn “Dignitatis Humanae” tập chú vào việc khai triển giáo huấn của Giáo Hội về tự do tôn giáo; ấy thế nhưng, nó vẫn duy trì một giáo huấn bổ túc cho rằng trật tự chính trị lý tưởng vẫn là một nhà nước theo tuyên tín Công Giáo; bởi vì đó là trật tự duy nhất biết nhìn nhận, thiết lập và duy trì một cách trọn vẹn triều đại xã hội của Chúa Kitô Vua: “Hơn nữa, vì tự do tôn giáo, sự tự do mà con người đòi hỏi trong khi thi hành nhiệm vụ phụng thờ Thiên Chúa, có nghĩa là không bị một áp bức nào trong xã hội dân sự ràng buộc, nên sự tự do đó bảo toàn được nguyên vẹn giáo lý truyền thống Công Giáo về bổn phận luân lý của con người cũng như của các đoàn thể đối với tôn giáo chân thật và Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô” (số 1).

Còn việc làm thế nào có thể có được một nhà nước tuyên tín giữa lòng một xã hội đa nguyên, thì Kozinski thú thực là ông không bàn đến nó một cách sâu rộng trong tác phẩm của mình. Tiện đây, ông chỉ ráng đưa ra câu trả lời sơ đẳng. Bước đầu tiên tiến tới bất cứ trật tự chính trị có tính tuyên tín nào, dủ nhỏ nhoi đến đâu, cũng là phải làm sao để người ta hiểu rằng một nhà nước tự do, thế tục và đa nguyên không phải là trật tự chính trị duy nhất và tốt nhất; xét theo lịch sử, nhà nước ấy cũng chỉ có tính tình cờ (contingent) và do đó không nhất thiết có hòai hay không thể tránh. Ta cần mở rộng tầm tưởng tượng sáng tạo cả trong lãnh vực chính trị. Theo ông, Thông Điệp “Caritas in Veritate” là một mẫu mực hàng đầu trong khía cạnh này vì đã tổng hợp được tính chính thống rõ ràng và một nền triết học truyền thống với một quan điểm cởi mở, sắc sảo, và canh tân cả về văn hóa, chính trị, xã hội và kinh tế.

Ngoài ra, ta cũng cần thấy rằng điều mà sự đồng thuận được Maritain kêu gọi trong thập niên 1950 và được Đức Bênêđíctô XVI kêu gọi hiện nay, tức sự đồng thuận đặt căn bản trên luật tự nhiên với điều kiện hướng tới siêu việt, nhưng không hẳn minh nhiên dựa trên học thuyết và sự thờ phượng Công Giáo, chắc chắn là điều tốt và cần thiết; ta cần phải cứu Phương Tây khỏi nền văn hóa sự chết càng sớm càng tốt.

Ấy thế nhưng, một đồng thuận chính trị và văn hóa dựa trên các qui luật và thực hành tự nhiên giữa lòng một môi trường văn hóa đa nguyên triệt để của chúng ta hiện nay chỉ có thể là một đồng thuận tối thiểu, chắc chắn không sâu xa đủ để phục vụ ích chung một cách vững ổn và mạnh mẽ, chứ đừng nói tới triều đại xã hội của Chúa Kitô Vua. Nếu có được sự đồng thuận tối thiểu, tạm thời và dựa vào luật tự nhiên này, thì bước kế tiếp hẳn là ta phải điều hướng sự đồng thuận ấy về một điều gì vững ổn và sâu sắc hơn. Phải coi chính trị là việc phát huy các điều kiện tốt nhất về xã hội, luật lệ, định chế và văn hóa cho các khám phá của cộng đồng và việc thiết lập chính trị có tính đồng thuận một tôn giáo chân thực, sau khi được quảng đại quần chúng nhìn nhận như thế.

Nhưng trước khi các qui định của luật tự nhiên được thiết lập về phương diện văn hóa và chính trị làm bước đầu tiến tới Thế Giới Kitô Giáo (Christendom), thì quần chúng cần phải nhận ra thực tại bá quyền đầy tính bạo chúa của “truyền thống” duy tự do. Ở đây, lời phê phán của MacIntyre đối với chủ nghĩa duy tự do, coi nó như một truyền thống thiếu sót từ căn bản, giúp ta rất nhiều. Vì chỉ bao giờ cái truyền thống duy tự do ấy mất đi thẩm quyền xã hội và chính trị gần như tuyệt đối và đầy phá hoại của nó nơi công dân, thì một truyền thống thực sự xứng đáng và gây ích lợi một cách có thẩm quyền công khai mới được khai triển và thay thế cho nó.

Nói tóm lại, người Công Giáo trước nhất phải tìm cho ra một sự đồng thuận có tính cộng đồng đối với tính thiếu sót nội tại về chính trị của chủ nghĩa duy tự do đa nguyên, rồi sau đó, nhất thiết phải bứng rễ chủ nghĩa này bằng một biện chứng pháp cộng đồng được cùng đích soi sáng hướng về và khát mong chân lý tôn giáo, cuối cùng hiện thân hóa chân lý này trên bình diện đại qui mô của cả quốc gia, và có thể đi xa hơn thế, bao quát cả Thế Giới Kitô Giáo. Kozinski nghĩ rằng Đức Bênêđíctô XVI hiểu rõ điều này, nhưng ngài không minh nhiên nói ra vì những lý do khôn ngoan. Ông cho rằng khuôn mẫu tuyên tín chưa tàn lụi và luật tự nhiên một mình nó không đủ, về phương diện chính trị.

Có điều, trong Thông Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay, Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố rằng tự do tôn giáo là con đường không thể miễn chước dẫn tới hòa bình, chân lý và sự triển nhân bản. Há đó không phải là dấu chỉ mặc nhiên Đức Giáo Hoàng muốn dùng để nói tới chính sách chuộng trật tự chính trị tự do của Giáo Hội, một trật tự đặt cơ sở trên luật tự nhiên theo quan niệm của Maritain? Kozinski trả lời rằng nhà nước tuyên tín Công Giáo vừa tự do (theo nghĩa đúng đắn của nó, tức tự do về phương diện luân lý) vừa đặt căn bản trên luật tự nhiên. Vấn đề thực sự vì thế là làm thế nào để bất cứ trật tự chính trị nào cũng tự do đích thực, nghĩa là làm thế nào để nó đảm bảo được quyền tự do chân thực của con người trong tư cách con cái Thiên Chúa, và việc qui định cũng như ấn định các sự thiện của luật tự nhiên phải đặt cơ sở trên nguyên tắc: việc vâng phục các qui định đó phải cần nhờ đến ơn thánh của Thiên Chúa.

Thực ra, chủ điểm cuốn sách của Kozinski là: bất cứ trật tự chính trị nào cũng phải cổ vũ sự triển nở trọn vẹn của những con người nhân bản. Đây là điều Đức Bênêđíctô XVI đang kêu gọi và là điều nền dân chủ tự do đa nguyên nào cũng tự cho là mình đã đạt được. Sự triển nở này phải tương hợp và tùy thuộc vào ý Thiên Chúa. Theo Kozinski, đây chính là điều Đức Bênêđíctô XVI muốn nói tới khi ngài nói rằng chính trị phải cởi mở và hướng tới “siêu việt”, nghĩa là được bản vị hóa nơi Chúa Giêsu Kitô.

Vì ý minh nhiên của Thiên Chúa đã được tỏ bày một cách có thẩm quyền qua Giáo Hội Công Giáo, và được Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận, theo nghĩa luật tự nhiên cũng như thiên luật chỉ được giải thích và được công bố một cách có thẩm quyền qua Giáo Hội Công Giáo mà thôi, nên bất cứ nhà nước nào nếu muốn điều tốt nhất cho công dân của mình đều phải tôn trọng sự tự do của Giáo Hội Công Giáo và chính thức hợp tác vào sứ mệnh của Giáo Hội, trong khi vẫn cho phép và hỗ trợ sự tự do của mọi cộng đồng tôn giáo khác bao lâu họ biết đóng góp vào ích chung và duy trì trật tự công cộng.

Hiến chương dân chủ của Maritain có vấn đề ở chỗ này: nó không thể sống đúng lý tưởng của nó; đàng khác, hiến chương ấy đã đem ra thử lửa, nhưng thất bại. Loại luật tự nhiên dựa trên trật tự chính trị mà Maritain và cả Linh Mục John Courtney Murray nữa muốn đạt tới đáng lẽ đã có thể đem ra áp dụng vào thập niên 1950. Nhưng dù là lúc đó, Kozinski vẫn không nghĩ là nó kéo dài. Ta cần một phương thức thực tiễn và triệt để hơn để thay thế. Người ta sợ rằng khuôn mẫu của Kozinski còn thiếu thực tiễn hơn khuôn mẫu của ba nhà tư tưởng Công Giáo vĩ đại của thế kỷ 20.
 
Ai Cập, khi 'bức tường Bá Linh của Trung Đông' xụp đổ?
Trần Mạnh Trác
17:30 31/01/2011
Đối với anh Gamal Hassanein, một thanh niên 24 tuổi làm mướn vặt vãnh ở Cairo, thì lý do anh xuống đường là rất đơn giản: "cảnh sát đã cướp đi cái nhân phẩm" của anh.

Một viên cảnh sát đã tặng cho anh một cái bạt tai, và dù cho vết bầm trên má đã biến mất từ lâu, vết thương trong lòng không bao giờ lành cả, anh cho biết "chúng tôi không dám cãi lại vì chúng tôi sợ, nhưng bây giờ thì chúng tôi không còn câm lặng được nữa"

Hàng chục ngàn người biểu tình đã đẩy chế độ 30 năm của Mubarak tới bờ vực thẳm. Họ đến từ mọi tầng lớp xã hội - người sang kẻ khó, người trẻ người già, người theo Hồi giáo kẻ theo Thiên chúa giáo. Đối với họ, biểu tình là dịp để xả hơi những uất ức của nhiều thập kỷ sống dưới sự đàn áp của nhà nước.

Có những uất ức phát xuất từ kinh nghiệm bản thân, nhưng phần đông là gián tiếp từ những điều mắt thấy tai nghe.

Hossam (dấu tên thật,) một thanh niên 23 tuổi cư trú trong khu phố Maadi giàu sang cho biết một người em họ đã chết đuối bảy năm trước trong khi chơi xe đạp nước. Dịch vụ cứu cấp đã không tới sau khi biết rằng nạn nhân không phải là khách du lịch có tiền.

"Tại sao họ đối xử với chúng tôi như thế này?" anh hỏi. "Chúng tôi sẽ phải thóat khỏi chế độ này."

Những bất mãn như vậy có thể được giải tỏa trong một chế độ dân chủ pháp trị nhưng chế độ ở Cairo đã không cho người dân một lối thóat.

Các nhóm đối lập truyền thống như các đảng Xã Hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa quốc gia Ả Rập đã bị mua đứt dưới 'triều' Mubarak.

Đảng Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood), một nhóm có tổ chức nhất, thì bị đặt ra ngòai vòng pháp luật.

Những bất ổn tại Ai Cập đã bùng nổ hai tuần sau khi cuộc nổi dậy ở Tunisia thành công. Tại Tunisia dân chúng lật đổ Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali sau 23 năm cầm quyền.

Nguyên nhân những biến động ở Tunisia là sự bất mãn vì giá thực phẩm tăng vọt, nạn thất nghiệp cao và tình trạng tham nhũng. Đó cũng là những vấn đề mà nhiều người Ai Cập đang cảm thấy thất vọng với tầng lớp lãnh đạo hiện tại.

Nhưng ở Tunisia, những người sống dưới mức nghèo chỉ có 7.4%, bên Ai Cập nó lên tới 20%.

(ghi chú: sĩ số nghèo của các QG Ả Rập là: West bank & Gaza 46%, Yemen 45.2%, Lybia 33%, Lebanon 28%, Algeria 23%, Ai Cập 20%, Morocco 15%, Jordan 14.2%, Syria 11.9%, Tunisia 7.4%, Saudi Arabia: không có số liệu.)

Linh mục Justo Lacunza Balda, viện trưởng viện nghiên cứu Ả rập và Hồi Giáo tại học viện Giáo Hòang ở Roma từ năm 2000-2006, cho biết nguyên nhân của các biến động phát sinh ra từ những điều kiện sinh sống tại các quốc gia Ả rập: "Người dân không thể chịu đựng được các điều kiện kinh hoàng và sự xuống cấp của nhân phẩm con người. Đến lúc họ sẽ phải nói," Đủ là đủ " vì tin rằng họ không còn có bất cứ cái gì để mất nữa."

"Nghèo đói và đau khổ, thiếu dân chủ và không có quyền làm người là một hằng số ở các quốc gia Trung đông gồm có Ai Cập, Tunisia, Algeria, Jordan, Morocco và Yemen," Cha Lacunza nói, "Thanh niên không có tương lai, cơ hội việc làm là không, khủng hoảng kinh tế kéo dài, sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn và những thủ đọan chính trị bẩn thỉu tràn lan."

Điều này tạo ra "một thuở đất màu mỡ cho chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, cho những hành động chống chính phủ và bạo lực. "

Bạo lực có thể tránh được khi một chế độ đề cao sự thỏa hiệp, nhưng tại các quốc gia độc tài này thì "cấp lãnh đạo chỉ muốn bảo vệ chỗ ngồi của họ bằng mọi giá, và nền dân chủ, đối với họ, không phải là điều bổ ích. Đối với họ điều cơ bản để củng cố chế độ là biện pháp nhà tù và đàn áp đối lập, nhất là bóp nghẹt những đòi hỏi về nhân quyền và quyền tự do dân sự ", Cha Lacunza nói.

Trong những năm gần đây, những cuộc biểu tình ít ỏi cổ võ cho dân chủ và nhân quyền chỉ thu hút được một số lượng nhỏ với những khuôn mặt quen thuộc, và thường bị nghiền nát bởi một phản ứng an ninh nặng tay.

Nhiều năm đàn áp ở Ai Cập đã để lại cho quốc gia một lực lượng đối lập rách nát, chia rẽ, cá nhân và đầy tị hiềm.

Nhưng thời cuộc đã thay đổi, với những gì được nhìn thấy ở Tunisia, người dân cảm thấy vững bụng hơn giữa những đám đông lớn.

Mohamed ElBaradei, giải Nobel, một nhân vật nổi tiếng khi làm chủ tịch cơ quan nguyên tử của Liên Hiệp Quốc (IAEA) đã từng tranh cãi với chính quyền George W. Bush về lý do Mỹ xâm lược Iraq năm 2003, đã trở về Ai Cập để mưu tìm sự thống nhất giữa các lực lượng chống đối, nói rằng cuộc Cách mạng Hoa Nhài (Jasmine) ở Tunisia đã thúc đẩy hành động tại Ai Cập.

"Nó gửi một tin nhắn tới khắp mọi nơi trong thế giới Ả Rập rằng "bức tường sợ hãi" đã đổ (“the barrier of fear” had been broken), và một cơ hội mới đã mở ra giống như câu phương châm của Tổng Thống Obama thường nói "Yes we can" ("Đúng thế, chúng ta có thể làm được".)

Theo nguồn tin của hãng thông tấn Công Giáo Agenzia Fides thì sau 3 ngày đàn áp đẫm máu dưới bàn tay thép của cơ quan công an cảnh sát, "Cảnh sát đã rút lui khỏi trung tâm của Cairo. Quân đội đã được huy động tới nhưng chỉ để bảo vệ các tòa nhà có tầm quan trọng như Quốc hội. Có một bầu không khí tưng bừng chưa bao giờ thấy tại nơi đây."

Không còn dấu tích của cảnh sát chống bạo động và các xe bọc thép tại quảng trường Tahrir nơi mà dân chúng đã đụng độ dữ dội với chính quyền trong những ngày gần đây.

Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh - chủ yếu là cảnh sát chống bạo động - đã gây thương vong cho ít nhất 100 người trên tòan quốc Ai Cập. Hàng ngàn người khác đã bị thương khi bạo lực bùng nổ tại các thành phố lớn là Cairo, Suez và Alexandria.

Mặc dù nhiều người đã bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ vừa qua, các phân tích gia cho biết chính quyền Ai Cập vẫn chưa tung ra hết lực lượng an ninh vào đòan người biểu tình.

Quân đội có thể là tổ chức quan trọng quyết định cách kết thúc cuộc nổi dậy này.

Thông thường, cảnh sát chống bạo động đạt được hiệu quả cao bằng cách bắt giữ hàng loạt, bưng bít thông tin và kiểm soát đám đông qua sự tàn bạo. Nhưng cảnh sát có thể đã bị áp đảo bởi số lượng người biểu tình, vô hiệu trong việc kiểm sóat thông tin và chùn chân bởi lòng can đảm và sự quyết tâm và của dân chúng.

Ông Mubarak còn một biện pháp là ra lệnh quân đội nghiền nát các cuộc biểu tình. Nhưng về điều này thì ông cần sự trung thành của quân đội.

Mức độ bạo lực cần thiết để trấn áp đám đông trên các đường phố gần như chắc chắn sẽ để lại vô số tử vong và có thể làm tình hình nóng bỏng hơn.

Washington và các đồng minh phương Tây của Mubarak đã rõ ràng kêu gọi phải kiềm chế và chấm dứt bạo lực.

Người ta cũng ngờ vực là quân đội sẽ tuân lệnh bắn vào đám đông không vũ trang. Quân đội Ai Cập vẫn tự hào là phi chính trị và là thành phần cứu tinh của dân tộc. Tuân lệnh tổng thống mà chống lại người dân bị coi là làm mất tính hợp pháp và vị trí tôn kính trong xã hội Ai Cập.

Theo kịch bản này thì sự hỗn loạn và bạo lực có thể tránh được với điều kiện ông Mubarak rút lui dần dần. Ông có thể hứa từ chức sau cuộc bầu cử tổng thống tháng chín năm nay.

Điều này sẽ cho phép các bộ phận của hệ thống cầm quyền tồn tại mà không có ông ta và các cộng sự viên thân cận. Đây có vẻ là điều mà Washington thường mô tả là một "quá trình chuyển đổi có trật tự".

Ông Mohamed ElBaradei có thể trở thành một nhân vật thỏa hiệp để giám sát quá trình chuyển đổi và thiết lập tất cả các quy định mới cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, mà người Ai Cập có thể đặt niềm tin.

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu ElBaradei 68 tuổi, suốt đời làm việc ở ngọai quốc liệu có ảnh hưởng đủ với các lực lượng vũ trang của Ai Cập không?

Trong bất kỳ cuộc bầu cử tự do và công bằng nào, nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo dự kiến sẽ giành chiến thắng. Họ được hỗ trợ và tôn trọng tại Ai Cập, chủ yếu vì các công tác từ thiện.

Nhưng những chủ tâm của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo thì đáng ngờ vực.

Mục tiêu của họ là tạo ra một nhà nước pháp quyền Hồi giáo, một nguyên tắc không có thỏa hiệp với những qui định dân chủ.

Hơn nữa một tổ chức Hồi giáo sẽ cai quản một xã hội có khoảng 10 triệu Kitô hữu như thế nào? liệu một trường hợp Sudan thứ hai sẽ có thể xảy ra không?

Và họ tiếp tục những quan hệ với Mỹ và Israel ra sao?

Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo chắc chắn không giống như nhóm Taliban, hy vọng là họ sẽ chọn con đường của Đảng AK bên Thổ Nhĩ Kỳ - một nhóm Hồi giáo ôn hòa - để có được một mối quan hệ khả thi với phương Tây?

Trong khi thời cuộc còn mơ hồ như vậy thì cơ quan Fides cho biết "nhiều nhà truyền giáo tại Cairo đã báo động là an ninh cho những người không theo đạo Hồi đang bị đe dọa"

Cha Lacunza bày tỏ lo ngại cho các Kitô hữu ở Ai Cập, là những người thường bị phân biệt đối xử vì họ không phải là Hồi giáo.

Kitô hữu ở Ai Cập "gánh chịu sự bất khoan dung, phân biệt đối xử và thù hận. Những nơi thờ phượng của họ bị tấn công và họ là đối tượng của bạo lực sắc tộc," ngài nói thêm "Đây không phải là điều mới mẻ, và có thể còn tồi tệ hơn trong tương lai."

"Bầu không khí chính trị tại Ai Cập ngày hôm nay phảng phất một hình ảnh giống như thời suy tàn của Đế quốc Ottoman vào đầu thế kỷ 19," khi mà những biến lọan xã hội che giấu đi sự tàn sát hàng lọat nhiều nhóm thiểu số. Cha Lacunza cho biết "Thời điểm đó đã đưa đến sự diệt chủng của người Armenia... Khốn thay ngày hôm nay vẫn còn rất ít những tiếng nói lên tiếng bảo vệ các Kitô hữu, là nhóm bị khủng bố lớn nhất thế giới... ngay tại Ai Cập và trong đa số các quốc gia Hồi giáo và cộng sản."

Vậy thì, trong khi bức tường Bá Linh ở Trung Đông có thể đổ, một tương lai sáng lạn vẫn còn mờ mịt lắm. Chúng ta mong đợi một sự chuyển đổi tích cực và hòa bình cho vận mệnh của Ai Cập và cho khối Ả rập, nhưng chúng ta cũng cần phải lưu tâm và cầu nguyện cho việc cải thiện tự do Tôn Giáo, cho an ninh và nhân quyền của những anh em Kitô hữu tại đây.
 
Đức Thánh Cha và giới chức Tòa Thánh đánh dấu Ngày Phong Hủi Thế Giới
Bùi Hữu Thư
20:28 31/01/2011
VATICAN (CNS) – Một giới chức Tòa Thánh nói: Trong khi dân chúng tại nhiều quốc gia tân tiến nhất trên thế giới coi dược phẩm, sức khỏe và sư an vui là một kỹ nghệ tiêu thụ, hàng trăm ngàn người dân nghèo khó nhất trên thế giới tiếp tục mắc bệnh Hansen và bị tàn tật.

Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Săn Sóc Sức Khoẻ nói: "Quyền lực giết người của bệnh phong hủi (bệnh Hansen) đã suy giảm nhờ sự hữu hiệu của các dược phẩm chữa trị, nhưng bệnh này vẫn tiếp tục gây nên đau đớn, tật nguyền và bị loại ra khỏi vòng xã hội.”

Đức Tổng Giám Mục Zimowski đánh dấu Ngày Phong Hủi Thế Giới 30 tháng 1, 2011 bằng một lời tuyên bố lên án tình trạng trong đó trên 210.000 người vẫn còn mắc bệnh Hansen mỗi năm mặc dầu bệnh này có thể phòng ngừa và chữa lành.

Ngài cũng lên án các sự kỳ thị kinh niên đã đưa đến tình trạng khiến cho ngay cả những người đã được chữa lành bệnh vẫn bị đối xử y như họ vẫn còn rất dễ làm lây bệnh cho người khác.

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đề cập đến Ngày Phong Hủi Thế Giới vào cuối buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa ngày 30 tháng 1 với các du khách tại quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha nói: “Bệnh phong hủi mặc dầu đã suy giảm, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục tấn công rất nhiều người đang sống trong hoàn cảnh hết sức nghèo khó.”
 
Top Stories
Vietnam: La prochaine assemblée plénière de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie sera organisée au centre pastoral de Saigon, au Vietnam
Eglises d'Asie
10:57 31/01/2011
Dans une déclaration recueillie par l’agence Ucanews, le 27 janvier 2011, le cardinal archevêque de Saigon, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, a déclaré que le Vietnam allait être chargé de l’organisation de la prochaine assemblée plénière de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie (FABC). « Les dirigeants de l’Eglise catholique sur l’ensemble du continent asiatique ont décidé d’organiser la 10e assemblée plénière de la FABC dans notre pays », a-t-il déclaré.

Le cardinal archevêque de Saigon a rapporté que le comité directeur de la FABC avait pris cette décision il y a deux semaines lors d’une rencontre qui a eu lieu à Bangkok et à laquelle lui-même participait avec Mgr Pierre Nguyên Van Kham, secrétaire adjoint de la Conférence épiscopale du Vietnam.

L’assemblée plénière de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie se réunit une fois tous les quatre ans. La dernière assemblée s’est déroulée à Manille en 2009. La prochaine aura lieu la troisième semaine du mois de novembre 2012. Elle tiendra donc ses assises au Centre pastoral de Saigon, lieu qui remplit les conditions pour accueillir cette importante manifestation. Le cardinal a ajouté que l’Eglise locale devrait connaître la liste des participants de façon à ce qu’elle puisse l’envoyer au gouvernement pour examen. A l’issue de l’acceptation gouvernementale, l’Eglise pourra alors faire parvenir des invitations aux participants afin que ces derniers puissent solliciter un visa.

Le cardinal a exprimé l’espoir que cet événement intensifiera la solidarité, la fraternité et la communion entre les Eglises d’Asie. Il a aussi souligné que si les participants ne trouvaient pas sur place les conditions de confort matériel optimum, cela les inciterait à sympathiser avec l’Eglise locale et les difficultés qu’elle rencontre. C’est la première fois depuis la fondation de la FABC, en 1970, que le Vietnam est choisi pour accueillir son assemblée plénière.

La FABC rassemble les conférences épiscopales au sein d’une fédération dans le but de renforcer leur esprit de solidarité et de coresponsabilité pour le bien de l’Eglise et de la société sur le continent asiatique. L’assemblée plénière est l’instance supérieure de la Fédération, qui comporte aujourd’hui quinze conférences épiscopales (1).

(1) Bangladesh, Birmanie/Myanmar, Corée du Sud, Inde, Indonésie, Japon, Kazakhstan, Laos-Cambodge, Malaisie-Singapour-Brunei, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Taiwan, Thaïlande et Vietnam. La FABC compte également dix membres associés: Hongkong, Macao, Mongolie, Népal, Kirghizistan, Ouzbékistan, Sibérie (Russie), Tadjikistan, Turkménistan et Timor-Oriental.

(Source: Eglises d'Asie, 31 janvier 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐTGM Hà Nội dâng thánh lễ tất niên và làm phép nhà giáo lý mới tại giáo xứ Cổ Nhuế
Trần Văn Luận
11:09 31/01/2011
HÀ NỘI - Sáng Chúa nhật ngày 30/01/2011, Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã cử hành thánh lễ làm phép Nhà giáo lý mới tại giáo xứ Cổ Nhuế.

Xem hình ảnh

Khắp nơi mọi người đang hân hoan trong niềm vui đón mừng xuân mới Tân Mão, hôm nay niềm vui đó như được nhân lên đối với giáo xứ Cổ Nhuế. Thánh lễ có sự hiện diện của Đức Tổng Phêrô, quý cha trong giáo hạt, quý cha Đại Chủng viện và đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ.

Những năm trở lại đây, số lượng sinh viên và những người di dân tham gia sinh hoạt tôn giáo tại giáo xứ Cổ Nhuế ngày càng gia tăng, do đó những nhu cầu về giáo lý, sinh viên, giới trẻ và các sinh hoạt khác của giáo xứ đòi hỏi phải có một Nhà giáo lý cho phù hợp. Xuất phát từ đó, mọi người trong giáo xứ đã đồng tâm hiệp ý cầu nguyện, đóng góp công sức, vật chất để xây dựng một Nhà giáo lý mới. Với diện tích sàn khoảng 300m2, gồm 3 tầng, 2 hội trường khá rộng...Nhà giáo lý mới có thể phần nào đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt đó.

Trong Thánh lễ, Đức Tổng Phêrô đã chúc mừng giáo xứ đã xây dựng được ngôi nhà giáo lý mới, Ngài đánh giá cao tinh thần quảng đại, hiệp nhất trong giáo xứ. Đồng thời Ngài cũng nhắc nhở mọi người, mọi thành phần trong giáo xứ phải biết sống tinh thần “Tám mối phúc thật”, tiếp tục cùng nhau “phục hồi” giáo xứ để giáo xứ ngày càng phát triển hơn. Đức Tổng cũng gửi tới toàn thể giáo xứ những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới, Ngài cầu chúc mọi thành phần trong giáo xứ đón một năm mới với thật nhiều hồng ân Chúa!

Trong niềm hoan đón mừng Chúa xuân, chúng ta hiệp lòng cùng giáo xứ Cổ Nhuế dâng lên Chúa những lời tạ ơn tha thiết. Nguyện xin Chúa luôn gìn giữ và chúc lành cho giáo xứ trong năm mới này!
 
Tặng Quà Tết cho nhau: Order Bộ DVD Bế mạc Năm Thánh Việt Nam
VietCatholic
14:54 31/01/2011
Quà tặng Tết Tân Mão
Tết đến không gì ý nghĩa và qúi hóa hơn là tặng cho nhau món qùa tinh thần
Bộ DVD Bế Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam
& Đại Hội La Vang lần thứ 29

tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc La Vang
từ ngày 4 đến 6 tháng Giêng năm 2011


DVD Bế mạc Năm Thánh: Múa trống & Vũ khai hội



Một bộ DVD thật giá trị do Tổng Giáo Phận Huế, Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, VietCatholic và Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo phát hành.


• Với sự cộng tác của Công ty Truyền Thông Kỷ Nguyên Số từ Sài Gòn ra La Vang thực hiện, VietCatholic Network cộng tác, sản xuất và phát hành tại Hoa Kỳ và hải ngoại.

• Phần kỹ thuật tân kỳ, hình ảnh sắc nét và đẹp, nhìn được từ mọi góc độ do 5 máy quay, âm thanh tuyệt hảo, biên tập vắn gọn, ý nghĩa… làm nổi bật những nét chính của Đại lễ Bế Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam và Đại Hội La Vang lần thứ 29.

Order trọn bộ gồm 2 DVD và 1 CD Nhạc chủ đề La Vang = US$29.00
(bao gồm tiền cước phí bưu điện, thuế, chi phí điều hành và các phí tổn khác)
Đây là giá thật đặc biệt nhằm giúp anh chị em giáo dân Việt Nam hải ngoại có cơ hội cảm nghiệm được tinh thần yêu mến Mẹ La Vang và nhìn thấy tận mắt các chứng nhân đức tin tại quê nhà, hơn nửa triệu anh chị em hành hương về linh địa La Vang dù phải vượt qua nhiều thử thách để đến được với Mẹ.


• Sau khi trừ mọi phí tổn, chúng tôi sẽ chia và đóng góp vào quỹ của Trung Tâm La Vang.

• Những ai muốn ủng hộ thêm cho Trung Tâm La Vang, đóng góp từ $50.00 trở lên sẽ được tặng miễn phí trọn bộ DVD Đại Hội, tên quý vị sẽ được ghi vào Danh sách Ân Nhân đăng trên trang Web của VietCatholic, và trọn số tiền của quý vị ân nhân sẽ được gửi về cho Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang.


Nếu order riêng rẽ sẽ tốn kém hơn rất nhiều: Tổng cộng là = US$54.95
DVD 1 = $15 (cộng cước phí: $3, thuế: $1.20, điều hành gửi $1.99) = $21.20
DVD 2 = $15 (cộng cước phí: $3, thuế: $1.20, điều hành gửi $1.99) = $21.20
CD Nhạc: $7 ((cộng cước phí: $3, thuế: $0.55, điều hành gửi $1.99) = $12.55




Order từ Hoa Kỳ và Canada, xin gửi $US29.00 để Order Bộ DVD này
và gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA

Hoặc qúi vị cũng có thể Order trực tiếp với:
Tại Âu Châu: Dân Chúa Âu Châu, ngân phiếu đề: "Konto Dan Chua”, và gửi về địa chỉ:
Pfizerstr.5, D-70184, Stuttgart, Germany.
Hoặc chuyển tiền vào ngân hàng: BW/ Bank (Germany) - Konto-Nr. 1261910 - BLZ 600 501 01.
Tại Úc Châu: Dân Chúa Úc Châu, ngân phiếu đề "Dân Chua Magazine" gửi về:
715 Sydney Rd. Brunswick, VIC 3056, Australia.
Hoặc chuyển tiền vào Ngân hàng National: Dân Chua Magazine # SBS: 083-373 Account # 66671-1925.
Order qua Internet từ Âu châu là €25.00 và từ Úc châu $AUD29.00, quý vị có thể dùng Paypal hay Credit Cards để order. Và tiếp theo, Nguyệt san Dân Chúa Âu và Úc châu sẽ gửi cho qúi vị.

(Xin lưu ý: Order bây giờ và Bộ DVD và CD sẽ tới tay qúi vị trong vòng chừng 2 tới 3 tuần lễ)

Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:

Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết:
Xin qúi vị điền vào Box Item price = 29
Trong Box Quantity, không cần thay đổi gì cả, cứ để nguyên =1
Sau đó sang phía bên phải, vui lòng điền vào ô trống Paypal email account và password của qúi vị. Nhấn nút Log in. Rồi theo chỉ dẫn tiếp...


TRỌN BỘ DVD BẾ MẠC NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM:
(2 DVD và 1 CD Nhạc chủ đề La Vang)

1. DVD (1): Khai Mạc Đại Hội La Vang lần 29


- Ngày 4.1: Thánh lễ & Kiệu Đức Mẹ La Vang và các sinh hoạt tại thánh địa
- Ngày 5.1: Thánh lễ đại triều tại thánh địa
- Nghi thức Hội Đồng GMVN và Cộng đồng Dân Chúa hành hương đón Phái Đoàn Tòa Thánh.
- Đặc Sứ Tòa Thánh làm phép tượng Đức Mẹ La Vang mới.
- Niệm hương & dâng hoa lên Đức Mẹ.
- Phái Đoàn tiến ra Lễ đài.


- Diễu hành cờ, biểu tượng của 26 Giáo phận qua Lễ đài.
- Lễ thượng kỳ.
- Giới thiệu Phái Đoàn Tòa thánh, Phái Đoàn các tôn giáo, các vị thượng khách.
- Giới thiệu các vị đại diện HĐGM các nước, HĐGM Việt Nam.
- Diễn văn chào mừng của ĐC Chủ tịch HĐGM VN.
- Đặc sứ của Đức Thánh Cha đáp từ.
- Múa Trống và Vũ Khai Hội.

2. DVD (2): Đại lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 Giáo Hội Việt Nam
- Đoàn rước ra Lễ đài,
- Giới thiệu Đức Hồng Y chủ lễ và đoàn đồng tế,
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Cộng Đồng Dân Chúa dịp Bế Mạc Năm Thánh,
- Thánh lễ do Đức Hồng Y Đặc Sứ chủ tế và giảng lễ.
- Nghi thức Làm Phép Viên Đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
- Diễn văn Bế Mạc của Đức TGM Huế.
Đêm Diễn Nguyện mừng Mẹ La Vang:
- Gồm nhiều tiết mục đặc sắc với sự góp mặt của 2000 diễn viên, gồm 150 nữ tu, 350 ca viên, và mọi thành phần Dân Chúa v.v…
-Hoạt cảnh “Một thoáng La Vang” (sự tích La Vang) do các nữ tu Dòng Thánh Phaolô trình diễn.
-Mục “Lời Hứa của Thiên Chúa” do Thiếu Nhi và giới trẻ thực hiện. “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng;
đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”.
120 diễn viên tay cầm đèn làm cử điệu đơn giản nhưng sốt sắng giúp cộng đoàn cầu nguyện, 400 người làm hạt nhân và 120 em trình diễn trên Lễ Đài.
-Mục “Thiên Chúa ở giữa con nguời” đưa chúng ta về quá khứ 600 năm trước như lời Isaia báo trước:
“Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu chúng ta, một người con đã được ban tặng cho ta”
Cung nghinh tượng Chúa Hài Đồng trên nhạc nền Silent Night.
- Đoàn 42 Thiên Thần xuất hiện.
-Đức Maria ẵm Chúa hài Đồng cùng đoàn Thiên Thần đồng hát “Hang Be Lem”
- Hoạt cảnh “Tình Ca của Mẹ” (Hoàng Diệp) - Diễn viên thể hiện cảnh Đức Mẹ ôm bế Chúa Hài đồng đầy yêu thương,
tất cả diễn viên lặng thinh chiêm ngắm. Đoàn thiếu nhi rời lễ đài và trở lại với bếp lửa hồng sưởi ấm cho Chúa Hài Đồng.
- Hát cộng đồng: “Chúa Đến” Ba nhà đạo sĩ cỡi lạc đà xuất hiện, - Ba nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa, - Đoàn dâng lễ vật lên Chúa Hài Đồng (60 em nam)
- Anh em Tây Nguyên đến thờ lạy Chúa và dâng lễ vật “Alleluia Magnificat” (Trần Sĩ Tín) - Đoàn Cồng chiêng Tây nguyên.
-62 Thiên Thần trên lễ đài và các thiếu nhi chuyển lửa cho cộng đoàn.
- Nhạc cảnh Cùng Mẹ Ra Khơi” (Minh Anh)
- Rước kiệu trọng thể và suy tôn Thánh Thể.
-Chầu Thánh Thể

3. CD Nhạc chủ đề Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh: “Cùng Mẹ Ra Khơi”
Gồm 13 bài thánh ca do Lm. Minh Anh biên tập và sáng tác
- Với sự đóng góp của các nhạc sĩ như:
Phạm đức Huyến, Thế Thông,
Ngọc Kôn, Trọng Nhân,
Ngọc Linh, Phạm Trung,
Văn Duy Tùng và FMI.
- Với sự trình bày của các ca sĩ:
Tuyết Mai Ly, Hoàng Hiệp,
Xuân Phú, Bảo Yến,
Quang Minh, Thùy Dương,
Mai Thảo, Diệu Hiền,
Kim Cúc, Trà Linh,
Tuyết Mai và Ca đoàn Sao Mai.
 
Từ Đạo Hiếu đến Đạo Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:29 31/01/2011
Mồng 2 Tết

Ngày Tết Việt nam luôn có một ý nghĩa gia đình rất sâu đậm. Dù đi đâu xa người ta vẫn cố gắng về quê ăn Tết. Ngày xuân gia đình đoàn tụ, con cái chúc tuổi cha mẹ, học trò chúc tuổi thầy cô, kẻ dưới chúc tuổi người trên, bà con bạn bè thăm viếng nhau. Ngày Tết mọi người được liên kết trong niềm vui yêu thương chia sẽ. Ngày Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Người ta tin rằng dịp đầu năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình.

Người Việt nam rất trọng lễ giáo,coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự,với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người.Theo đó người Việt nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi,xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được.Linh mục F. Buzomi,dòng Tên,nhà truyền giáo đã đặt chân lên đất Việt nam khá sớm vào ngày 18.1.1615,có nhận xét chí lý: “Nhờ Khổng giáo,xã hội và gia đình Việt nam đã có một tổ chức rất cao,người dân Việt nam có những đức tính,phong tục rất đáng khâm phục,nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo”( Nguyễn Hồng “Lịch sử truyền giáo ở Việt nam”, Sài gòn 1959, tr.55).

Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên.Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân,ông bà cha mẹ.Lúc ông bà cha mẹ còn sống,con cháu phải kính mến, phụng dưỡng các ngài thì lòng phải vui,vâng lời chiều ý các ngài,ăn ở sao cho các ngài hài lòng.Khi các ngài qua đời,lo an táng tử tế,con cháu thờ kính,giỗ chạp hàng năm. Khi tam giáo (Phật, Khổng, Lão) chưa du nhập Việt Nam thì người Việt đã biết kính thờ tổ tiên, trọng kính cha mẹ, thương yêu anh, chị, em và hầu như mọi gia đình đều lập bài vị ông bà, cha mẹ để thờ cúng. Những ngày giỗ kị thì thắp nhang, dâng hoa quả, cơm nước đặt trên bàn thờ để mong ông bà, cha mẹ (những người đã khuất) về hưởng. Nhà nghèo nhất cũng có chén cơm trắng với quả trứng luộc dâng lên với tất cả lòng thành. Tuy người đã khuất không hưởng được, nhưng lễ nghi ấy lại cần thiết để giáo hóa con cái để sau này chúng cũng nhớ đến ông bà, cha mẹ như vậy. Người Việt vốn hiền hoà, tình cảm, lại chung sống cộng đồng với nhau, suốt đời quanh quẩn bên luỹ tre làng; cho nên dù sống, dù chết, họ vẫn gần gũi bên nhau, ấm áp tình người. Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt Nam giàu tình trọng nghĩa.

Mỗi người Việt nam đều có một đạo rất gần gũi,đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu.Trong mỗi gia đình người Việt,dù sang hay hèn cũng dành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên.Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu.Những ngày đầu tháng,ngày rằm,ngày tết,gia đình làm mâm cơm cúng ông bà.Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu kính biết ơn.Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gã chồng cho con cái,hoặc con cái thi cử đổ đạt…cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài,bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám.( x.Gia đình Việt nam,mãnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng, Thời sự thần học số 32 tháng 06/03).

Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Á châu trong đó có Việt nam.Hiếu là gốc của đức.Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu.Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung,cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.
Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống,thờ phượng cha mẹ lúc qua đời.Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh,bằng thờ cúng tổ tiên.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng,là phẩm chất tối cao của con người.
Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người.Dân tộc Việt nam từ nam chí bắc dù ai theo tín ngưỡng nào,dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm “Cây có cội,nước có nguồn” đều coi trọng gia lễ.
Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:

Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn.
Nước có nguốn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu.
Có cha có mẹ rồi sau có mình.


Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn.Biết ơn trời đất,biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ.Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành,ơn chín chữ,đức cù lao,ơn võng cực biển trời “Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao,dục báo chi đức,hạo thiên võng cực”. Cha mẹ sinh ra ta,nâng đỡ ta từ cung lòng,vỗ về âu yếm,nuôi dưỡng bú mớm,bồi bổ cho lớn khôn,dạy ta điều hay lẽ phải,dõi theo mỗi bước đường đời của ta,tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy,che chở bảo vệ con.Ơn đức cha mẹ như trời biển “Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình Việt nam.Người Việt yêu chuộng những gì là tình,là nghĩa,coi tình nghĩa hơn lý sự “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”;chấp nhận “bán anh em xa mua láng giềng gần”; thích “dĩ hoà vi quý”, độ lượng “chín bỏ làm mười”;quý trọng con người,không tôn thờ của cải “người là vàng,của là ngãi;người làm ra của chứ của không làm ra người”; mong muốn anh em bốn biển một nhà “tứ hải giai huynh đệ”;đề cao tinh thần khoan dung “đánh kẻ chạy đi,ai đánh người chạy lại”. Đỉnh cao của lòng nhân ái là “thương người như thể thương thân”.

Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau “tứ đại đồng đường”. Người Việt quan niệm “một mẹ già bằng ba hàng dậu”. Cha mẹ già không còn lo việc đồng áng,ở nhà chăm nom giữ cháu.Bầu khí gia đình luôn ấm cúng. Tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà,câu chuyện cổ tích của ông.Từ lúc chưa rời vành nôi, trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên, con cái lập gia thất,cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà,con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ,tối lửa tắt đèn có nhau.Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy “quê hương mỗi người chỉ một ….đi đâu cũng phải nhớ về” (Quê hương,Đỗ trung Quân). Dù đi học xa,đi làm xa,đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm,ngày đầu năm.Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình.Con cháu quy tụ chúc Tết với cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy,dâng quà lễ mừng thọ.
Gia đình Việt nam là môi trường đào tạo con người toàn diện,tỉ mỉ và hiệu lực nhất.Dưới mái trường này,con người được đào tạo cả về kiến thức,tâm hồn,tư duy,nhân cách,lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội.Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức,giúp phát triển cái tài,nhân rộng cái đức cho con cái vào đời.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người,mọi sinh hoạt gia đình.Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế, tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa.Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của nó.Sách Giảng Viên dạy: “thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa,tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa”.Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha,yêu mến Cha,vâng ý Cha,luôn làm đẹp lòng Cha.Chúa Giêsu đã lên án bọn người lấy cớ để tiền của dâng cúng vào đền thờ mà trốn tránh bổn phận giúp đỡ cha mẹ. Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu.Hiếu với cha mẹ,đấng bậc sinh thành dưỡng dục.Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người,Đấng sáng tạo muôn loài,dựng nên con người giống hình ảnh Người.Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu.Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Người chủ tể muôn loài,con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo.Đối với tha nhân, Đạo Chúa dạy phải sống hiếu,phải thể hiện hiếu.Điều răn trọng nhất “kính Chúa,yêu người” là điều răn của Đạo Hiếu.Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa.Hiếu với Chúa,hiếu với tha nhân,đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ.Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa,xứng đáng làm con cái của Người.Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con,giữ nề nếp gia phong lễ nghĩa,làm vinh dự cho gia đình,gia tộc.

Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt nam có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.Đạo Hiếu là một điểm tựa,một bước đi khởi đầu thuận lợi,một lối đi dễ dàng,gần gũi,một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa.Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá.Đối với môi trường gia đình Việt nam,đó chính là “minh minh đức”,làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Tin mừng chính là nguồn nước thẩm thấu qua mọi lớp ngăn văn hóa và tôn giáo, Tin mừng là ánh sáng các dân tộc (LG), là ánh sáng trần gian (Ga 8,12). Tin mừng và văn hóa giao thoa và hoà điệu với nhau. Phụng vụ Giáo hội dành ngày Mồng Hai Tết để cầu cho tổ tiên. Hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.

Đạo Chúa dạy, có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo;dạy yêu thương nhau “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”;dạy sống chan hoà,bình dị “anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”,dạy yêu quý sự sống “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào”.Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt nam,mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt,chiều kích cứu độ. (Quốc Văn,OP).

Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận đã đề cao vai trò gia đình,lòng thảo hiếu của con cái “chủng viện thứ nhất,đệ tử viện thứ nhất,trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo.Không vị giám đốc tài ba,chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được.Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng,tương lai Hội thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sụp đổ.Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần: “Thưa thầy mẹ,hôm nay con được 50 tuổi.Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội thánh,đi nhiều nơi,học nhiều sách,nhưng không trường nào dạy dỗ con,làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân thầy mẹ” ( ĐHV 505).

Tinh thần hiếu hoà,lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc.Tin mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy làm xanh lên chồi lộc sự sống tình yêu rồi kết thành hoa trái tốt lành cho con người và cuộc đời.
 
Châu Sơn: Giờ Kinh Chiều - Tiệc Thánh Thể - Bữa Ăn Huynh Đệ Muội
Lm Francis Lý văn Ca
19:38 31/01/2011
>Tu Viện Châu Sơn : Giờ Kinh Chiều - Tiệc Tạ Ơn Thánh Thể - Bữa Ăn Huynh Đệ Muội

Tu Viện Châu Sơn, Ninh Bình
Máy bay cất cánh trễ… nên mọi sự đều trễ theo thời gian… Chắc đây cũng là ‘Thánh Ý Chúa’. Nếu đúng như chương trình dự liệu là chúng tôi sẽ đến Tu Viện Châu Sơn, Ninh Bình vào khoảng 2 giờ 30 chiều. Nhưng thời gian sẽ không cho phép chúng tôi có cơ hội để tham dự Giờ Kinh Chiều - Tiệc Tạ Ơn Thánh Thể và Bữa Ăn Huynh Đệ Muội. Vì chúng tôi chỉ mong đến Châu Sơn để thăm Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khoảng 1 tiếng rồi từ giã Ngài, nhưng không ngờ trong cái ‘Xui có cái Hên’…

1. Giờ Kinh Chiều

Sau một cuộc hành trình dài gần 4 tiếng chiếc taxi đã đưa chúng tôi đến Tu Viện Châu Sơn lúc 5 giờ chiều. Chúng tôi được Thầy Hoàng Phụ Trách Nhà
Giờ Kinh Chiều
Khách báo cho biết là Đức Tổng đang hướng dẫn một số anh chị em ‘Hội Kèn’ ở Hà Nội đến thăm Ngài dịp Tết bên Nhà Nguyện và Thầy bảo chúng tôi ngồi chờ Đức Tổng ở phòng khách... Thầy cũng cho chúng tôi biết là Đức Tổng đã chờ chúng tôi suốt buổi chiều… Thay vì ngồi chờ Đức Tổng tôi đi sang Nhà Nguyện và vào đúng lúc Các Đan Sĩ đang bắt đầu giờ Kinh Chiều và tôi đã cùng ‘Hiệp Thông’ Giờ Kinh với Cộng Đoàn Chiệm Niệm Châu Sơn. Thế là chiều nay tôi ‘Khỏi Phải Đọc Riêng’. Tôi dùng chữ ‘Hiệp Thông’ vì ‘Không Có Sách’.

Từ phía dưới Nhà Nguyện tôi đã nhìn ra Đức Tổng đang đứng cuối Nhà Nguyện phía bên trái của tôi nhưng vì tôi đứng lùi về phía sau một hàng ghế bên phía phải, nên Ngài đã không nhìn thấy tôi dù tôi đứng cách Ngài không xa lắm giữa 2 dãy ghế ở dòng giữa Nhà Nguyện. Sau giờ Kinh Chiều, Ngài bước xuống dãy ghế dành cho các Đan Sĩ thì Ngài đã thấy tôi… Cha con ôm nhau tay bắt mặt mừng sau khoảng… mới gặp lại nhau. Chưa kịp nói lời nào vì chúng tôi còn đang ở trong Nhà Nguyện… thì Ngài bảo: “Cha chờ con… tiễn khách…“ Tôi còn đang ấm ớ… vì cách xưng “Con” của Ngài thì Ngài lại nói thêm: “Cha dâng lễ chưa… nếu chưa ở lại dâng lễ với con” - “Chỉ có vài người nhà thôi”. Thật sự thì tôi chưa dâng lễ… và trong thâm tâm chỉ muốn đến thăm và trò chuyện với Ngài rồi về Thái Bình nghỉ qua đêm… Nhưng tình thế thay đổi qua lời mời và sự thân thiện. Ngài quay sang nói cho một thầy đang đứng gần đó là báo cho Thầy Phụ Trách Nhà Khách là Ngài mời chúng tôi ở lại dùng cơm tối với Ngài.

2. Tiệc Thánh Thể:

Bữa Tiệc Thánh nầy chỉ có Đức Tổng Giuse, Cha Cố Jean Berchmans Nguyễn Văn Thảo và tôi, về phía Cộng Đoàn Phụng Vụ thì chỉ có 3 Đan Sĩ tham dự và 1 thầy giúp lễ. Trong
Tiệc Thánh Thể
thánh lễ, dù là chủ tế, nhưng qua cách hành xử của vị chủ tế, Đức Tổng đã tỏ ra cung cách “Kính Trọng” Cha Cố Jean Berchmans Thảo già yếu bằng cử chỉ dìu Cha Cố đứng lên hoặc lật từng trang sách trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Có thể nói đây là lần đầu tiên tôi được đứng cạnh ĐTGM Giuse và đồng tế với Ngài trong ngôi Nhà Nguyện của Tu Viện Châu Sơn. Chưa bao giờ tôi có được vinh dự đồng tế với Ngài ở bất cứ nơi nào trước đây. Nhờ chuyến bay “Đến Trễ” mà tôi được “Dâng Lễ” với Đức TGM Giuse. Có lẽ trong lúc nầy, 2 chị Nữ Tu Đa Minh Thái Bình và Anh Tài Xế Taxi có nhiệm vụ đón tôi và đưa tôi đến Châu Sơn đã không biết tôi đang ở đâu trong Tu Viện? Đúng vậy, tôi đang ân hưởng Hồng Ân Nhiệm Thánh - Tiệc Thánh Thể. Tôi cảm nhận những phút giây tuyệt diệu ngập tràn niềm vui bên vị Cựu Chủ Chăn của TGP Hà Nội. Ngài đang dâng lễ trong Ngôi Nhà Nguyện Dòng, không cùng với đông đảo giáo dân thân thương của Ngài trong Ngôi Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội nhưng Bữa Tiệc Thánh nầy chỉ có Cha Cố Saviô, tôi và một vài Đan Sĩ cùng tham dự.

Sau thánh lễ, cha con cùng sánh bước bên nhau rời Nhà Nguyện âm thầm đi trong bóng đêm về lại Phòng Khách Chính của Nhà Dòng… Trong cái âm
Hội Ngộ Cha Con
thầm, lạnh giá của miền Bắc và tĩnh mịch đó, tôi khơi lại một vài “Mốc Chốt” mà tôi “Ước Ao hay Ao Ước” được biết….Cho dù chỉ một vài câu “Trao Đổi hay Đổi Trao” trên một đoạn đường rất ngắn từ Nhà Nguyện đến Phòng Khách, tôi có thể xác định được một điều cho dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi trên đoạn đường của Ngày Đáng Ghi Nhớ - Cuộc Hội Ngộ Lịch Sử của tôi và Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt - tại Tu Viện Châu Sơn đó là: “Những gì xảy ra trong Giáo Hội mà Cộng Đoàn Dân Chúa ở khắp nơi trên thế giới ĐÃ và ĐANG BIẾT thì không xa THỰC TẾ…”.

Khi gần đến Phòng Khách, tôi nắm tay ĐTGM Giuse và cả hai cha con cùng dừng lại ngoài sân, tôi hỏi Đức Tổng: “Đức Tổng có nghĩ rằng một lúc nào đó, Đức Tổng trở lại Phục Vụ Giáo Hội không?” Ngài trả lời: “Mình đã phục vụ bấy nhiêu…và bây giờ hãy để người khác phục vụ…”

3. Bữa Ăn Đượm Tình Huynh Đệ Muội:

Chúng tôi bước vào phòng ăn dành cho khách, chỉ có Đức Tổng, 2 chị Nữ Tu Đa Minh Thái Bình (Sr Tuyến và Sr Ngoan), Anh Tài Xế (Toán), Cha Quản Lý và tôi… Thông thường Đức Tổng ăn cơm chung với các Đan Sĩ trong Nội Vi của Dòng, nhưng hôm nay có khách Ngài ăn chung với khách. Ngài đã tập
Bữa Cơm Đượm Thắm Tình Huynh Đệ Muội
được “Ba Nhân Đức: Nấu-Ăn-Rửa Chén” vỏn vẹn trong 40 phút chứ không phải 45 phút cho nên cuộc sống của Ngài đã quen dần với đời sống của “Một Tân Đan Sĩ Châu Sơn”.

Trong lúc ăn Ngài đứng lên đi vòng xung quanh bàn ăn và phục vụ các Nữ Tu, Anh Tài Xế như nguời tôi tớ hầu bàn tiệc của người chủ. Đến phần tráng miệng và uống trà, Ngài cũng lại đứng lên và phục vụ từng người.

Có lẽ trong những tháng ngày vừa qua sống âm thầm trong Đan Viện, Đức Tổng đã quen dần với đời sống “Chiêm Niệm” với 5 giờ kinh mỗi ngày, đời sống Cộng Đoàn Đan Sĩ, Ngài không nghĩ mình là TGM của TGP Thủ Đô Hà Nội nữa mà là một “Thành Viên” của Đan Viện với những công tác thường ngày của một Đan Sĩ như làm vườn, phụ bếp… Trong Giờ Kinh Chiều mà tôi tham dự Ngài cũng đã hiệp thông xướng lên các câu xuớng với Cộng Đoàn Phụng Vụ Đan Sĩ đã được phân chia.

Ngoài ra, theo tôi được biết, ngoài bổn phận hằng ngày của một Đan Sĩ Chiệm Niệm trong Tu Viện Châu Sơn, Đức Tổng Giuse đang dành thời gian còn lại thực hiện một “Núi Đức Mẹ”. Hy vọng hoài bão của Đức Tổng sẽ hoàn tất vào Tháng Hoa Dâng Kinh Mẹ Maria. Kính chúc Đức Tổng Giuse toại niềm nguyện ước…

Thay Lời Kết:

Sau bữa ăn Huynh Đệ Muội chúng tôi chụp một vài tấm hình lưu niệm, trước khi chia tay, tôi lại có thêm được ít phút riêng tư với Đức Tổng nơi phòng ngủ dành cho khách thập phương.

Đức Tổng ước ao gởi ra nước ngoài một vài thầy để học… không hẳn là ở Úc hay Mỹ… để sau nầy trở về phục vụ Giáo Hội. Thời gian học có thể là từ 4
Giây Phút Chia Tay
năm… cho đến khi làm Linh Mục… Hoài bão nầy ĐTGM Giuse đang ôm ấp, Ngài đã chia sẻ với tôi trước lúc chia tay, tôi ôm ấp ước nguyện của Ngài và mong muốn có ‘Ai Đó’ giúp Ngài thực hiện ước mơ của một Đan Sĩ Tổng Giám Mục hiện nay ‘KHÔNG CÒN ĐIỀU KIỆN NỮA’. Nếu chỉ có ‘Một Ai Đó” không thể giúp Đan Sĩ TGM Giuse thực hiện được ước mơ thì “Nhiều Ai Đó” tiếp tay giúp Ngài Đan Sĩ trọn niềm ước mơ. Tôi hy vọng qua bài viết nầy sẽ tìm được những bàn tay và trái tim quảng đại giang ra thực hiện ước mong của “Ngài Đan Sĩ Sống Quên Mình Vì Giáo Hội Việt Nam.” Nếu “Ai Đó” có cao kiến xin liên lạc để bắt nhịp cầu “Tình Thương”.

Sau mấy câu chào tạm biệt phái đoàn chúng tôi… Đức Tổng biến hẳn vào bóng đêm… không một ánh đèn từ sân nhà khách dẫn vào khu Nội Vi….. chúng tôi dõi mắt theo bóng đêm… bộ đồ đen Ngài mặc hoà chung với mầu đen của núi rừng. Hình ảnh Người Mục Tử của TGP Hà Nội ngày nào nay như ẩn mình trong Tu Viện với núi đồi sâu thẳm tĩnh mịch, dâng hiến cuộc đời còn lại của mình như là một “Ẩn Sĩ-Đan Sĩ” trong sớm hôm Kinh Nguyện để cầu nguyện cho Đàn Chiên mà Người Mục Tử Nhân Lành đã giao cho Ngài chăm sóc trong những năm làm Tổng Giám Mục của TGP Hà Nội và cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

Đời sống của Đức Tổng Giuse hiện nay gần như là cuộc sống của một ‘Đan Sĩ’ của một Dòng Chiêm Niệm. Tôi còn nhớ rất rõ, trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể, Cha Cố Saviô đọc… cầu nguyện cho ĐTC Bênêđictô, 2 Đức Giám Mục… và Đức Cha Giuse của chúng con… Ngoài ra, các Đan Sĩ “Gọi Đùa” Đức TGM Giuse là Đấng “Viện Phụ”. Điều nầy nói lên phần nào… sự “Yêu Kính” mà các Đan Sĩ dành cho ĐTGM Giuse. Một Đan Viện Phụ, theo tôi được biết là cũng có mũ và gậy như là một Giám Mục, nhưng không có “Chức Giám Mục”.

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt… đã hội đủ những điều kiện của một “Đan Viện Phụ” và hơn thế nữa Ngài còn có chức Giám Mục… nếu đây là “Thánh Ý của Chúa Quan Phòng” và qua “Sự Vâng Phục Cao Cả - Phó Thác - Tín-Trung” của Đức Tổng Giuse… Cựu Tổng Giám Mục của TGP Hà Nội… Ngài có thể sẽ là một “Đan Viện Phụ Danh Dự” của Tu Viện Chiêm Niệm Châu Sơn, Ninh Bình.

Đường về Châu Sơn xa vời vợi đối với những ai cảm thấy “Ngại núi e sông”. Nhưng đối với những ai không ngại: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi” thì Mùa Xuân Tân Mão sẽ là mùa Xuân đầu tiên của Vị Mục Tử Xa Đàn Chiên Hà Nội được đàn con đến thăm Chúc Xuân. Trong đàn chiên đến từ khắp miền của quê hương đất nước, tôi cũng thấy có những vị Mục Tử đã đến Châu Sơn để Chúc Xuân thăm hỏi người Anh Em Mục Tử nay vì hoàn cảnh đã chọn đời sống “Đan Sĩ-Ẩn Sĩ” như Gioan Tiền Hô đã nói: ”Ngài phải lớn lên… còn tôi phải hạ mình xuống”. Đó cũng phản ảnh phần nào câu nói cuối cùng của ĐTGM Giuse đã dành cho tôi trước giờ cơm tối….

“Đức Tổng có nghĩ rằng một lúc nào đó, Đức Tổng trở lại Phục Vụ Giáo Hội không?” Ngài trả lời: “Mình đã phục vụ bấy nhiêu…và bây giờ hãy để người khác phục vụ…”

Qua những dòng chữ nầy, con xin được gởi đến Đức Đan Viện Phụ Tu Viện Châu Sơn, Ninh Bình tâm tình tri ân của con, Quý Đan Sĩ đã dành cho con
Thăm Viếng Gia Đình Đa Minh
những điều kiện thuận tiện đầy lòng quảng đại.

Tri ân Chị Tổng Phụ Trách Ngô Thị Hạnh và Hội Dòng Đa Minh Thái Bình đã tận tình giúp đỡ phương tiện di chuyển và nơi tạm trú.


Dịp nầy con cũng xin bày tỏ tấm lòng tri ân Quý Đức Cha Fx Sang và Phêrô Đệ, Cha Tổng Đại Diện Hạnh đã cho con được Hiệp Thông trong Thánh Lễ Tạ Ơn của Giáo Phận tại Nhà Thờ Chính Tòa của GP Thái Bình cùng với Quý Cha, Quý Thầy, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Gia Đình Quý Ông Bà Cố, Thân Nhân, Ân Nhân và Quý Chức của các Giáo Xứ.

Viết Xong Ngày Áp Lễ Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh.

1.2.2011, Giáo Xứ Chúa Chiên Lành, Lockridge

Perth, Western Australia
 
Tin Đáng Chú Ý
Ý kiến độc giả: Xuống đường chống độc tài ở Ai Cập - Ước mơ về Việt Nam
Hoàng Thị Vân
11:00 31/01/2011
Những ngày sôi động ở Tunisia, Egypt, Yemen khiến tôi cứ ước mơ về Việt Nam, ước mơ những đòi hỏi thay đổi xã hội cũng sẽ xãy ra vào ngày mai, ngày mốt. Những sinh viên học sinh sẽ xuống đường, những công nhân, nông dân sẽ nối gót và người người sẽ theo bước chân họ cùng xuống đường. Xuống đường để bày tỏ lòng khao khác một đời sống tốt đẹp hơn, một chính quyền trong sáng, công bằng và thực sự lo cho dân, vì dân chứ không vì đảng và lợi lộc cho đảng.

Sinh viên trí thức đòi tự do dân chủ, công nhân đòi hỏi công bằng, chống bất công, bốc lột sức lao động, nhân dân chống tham nhũng, chống chính quyền bao che lẫn nhau làm giàu vô lương tâm, người nông dân chống quan chức lấy đất lấy ruộng vườn. Người người cương quyết không để công an đàn áp, không để quân đội theo chính quyền hại dân, kêu gọi họ quay súng trở về với nhân dân. Kêu gọi người đảng viên có lòng với đất nước với nhân dân hãy hỗ lực tiếp tay.

Những ước mơ cứ sôi động tưởng có thể thành hiện thực khi theo dỏi tin tức hàng giờ của người dân các quốc gia bên bờ Địa trung hải đang xuống đường kêu gào thay đổi.

Tại sao không, Việt Nam ơi! Áp bức đã nhiều rồi, bất công đã nhiều rồi. Một dân tộc có tiếng cần cù, nhẫn nại, số lao động trẻ trung, sao cứ chịu bao nghèo khó, bất công… Hơn 65 năm cầm quyền, chế độ cai trị của đảng CSVN đã chứng tỏ sự bất tài, tham nhũng từ chính phủ xuống địa phương, quan lại chính quyền tiếm lợi bằng bạc triệu đô la Mỹ trong khi họ “chủ trương tăng lợi tức bình quân quốc gia lên 2.000 đô-la một năm trong năm tới” (?). Rõ ràng là sự giàu nghèo quá chênh lệch. Nước Nam Hàn chỉ cần 30 năm sau khi được có dân chủ đã phát triễn giàu mạnh, người dân tự tin ngửng mặt với thế giới. Những Samsung, Hyundai, LG đang dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, đang dần thay đổi tiếng tăm của Sony, Hitachi…của Nhật Bản.

Có phải vì chính quyền bám víu, chia nhau quyền lực, để tham nhũng vô giới hạn, làm giàu trên nỗi khổ của nhân dân, bằng những “quy hoạch” hầu tiếm ruộng tiếm vườn? Lấy tiền bỏ túi riêng, để cho hàng ngàn hàng vạn người dân phải mất nhà mất đất một cách tức tưởi? Đi thưa kiện ư? Bao nhiêu năm rồi vẫn còn đó bao dân oan, vẫn còn đó bao nỗi oan sai, đàn áp.

Có phải vì chính quyền độc tài đảng trị, như Tunisia, như Ai-Cập để cai trị nhân dân, không cho người trí thức được phép lên tiếng đóng góp cho đất nước, không cho người trí thức được tự do bày tỏ quan điểm trên truyền thông báo chí nhà nước, không cho người sinh viên xuống đường bày tỏ lòng yêu nước? Lên tiếng ư? Bày tỏ ư? Sinh viên sẽ bị trù dập, bị đuổi học, gia đình sẽ bị sách nhiễu, người trí thức bị ngăn cách, bị dập tắc tiếng nói qua những nghị quyết được vội vã ban hành bởi chính phủ để có cớ chính thức bóp nghẹt tiếng nói của trí thức. Cuối cùng, sinh viên và trí thức chỉ có thể trút bỏ những trăn trở suy tư cho đất nước trên blogs, website “lề trái” một cách lén lút.

Có phải vì chính quyền bao che lẫn nhau, tạo “dự án” để đi xin viện trợ, đi vay nợ hầu có cớ tham nhũng? Có phải vì quan lại địa phương ăn hối lộ, móc ngoặc với tư bản làm giàu cho cá nhân mà bóc lột sức lao động và bỏ quên quyền lợi của người công nhân? Để công nhân chịu bao thiệt thòi, lương không đủ sống. Để nhân dân mang những món nợ khổng lồ mà thế hệ con cháu sẽ phải trả. Số nợ đáo hạn 26 tỷ hiện nay không có tiền trả phải xin gia hạn. Ngân khoản quốc gia thì ngày càng thâm thủng. Một đất nước mà số dự trữ chỉ đủ nhập cảng hàng hóa trong vòng 8 tuần lễ thì làm sao có triễn vọng đưa đời sống nhân dân ra khỏi mức nghèo khó? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110121_vietnam_dollar.shtml.

Có phải vì chính quyền muốn ngu dân bằng kiểm soát truyền thông, viễn thông, chỉ thị nhà báo viết theo lề lối đảng. Nhân dân chỉ được thông tin những điều thiếu trung thực vì phải theo chủ trương chính sách đảng, đó tức là kiểm soát món ăn tinh thần của nhân dân, đó là kiểm soát quyền tự do làm tin của người làm báo. Phản biện ư? Nhà báo “lạm dụng tự do dân chủ, thông tin làm hại nền an ninh quốc gia” cho nên bị đi tù, bị đe dọa, bị bức hại. Nhân dân có “tư tưởng phản động”, sẽ bị trù dập.

Phải thay đổi, Việt Nam ơi! Phải được quyền có cuộc sống công bằng, phải được có miếng cơm manh áo bằng sức lao động trên mảnh đất ruộng vườn của mình. Phải được quyền tự do lên tiếng nói để đóng góp cho đất nước.

Người trí thức, sinh viên học sinh ơi…Hãy vượt qua sợ hãi để đòi hỏi chính quyền trả lại quyền làm người căn bản.

Người nông dân công nhân ơi…Hãy đứng lên đòi cơm no áo ấm, đòi công bằng, chống tham nhũng bất công để bảo vệ quyền lao động.

Vì, Không có cường quyền hay chế độ độc tài nào có khả năng hiện hữu mãi mãi. Đã có những cuộc cách mạng chấm dứt chế độ Cộng sản trị bên Đông Âu, những cuộc xuống đường do nhân dân tự phát ở Tunisia, Ai-Cập, …và có mấy triệu người Việt sống khắp nơi trên thế giới. Tất cả sẽ đứng bên nhân dân, đứng bên Việt Nam để cùng ủng hộ và bảo vệ sự đòi hỏi công bằng, nhân bản cho nhân dân và cho đất nước Việt Nam. Như hàng ngàn người dân Ai Cập trên nước Mỹ đã đồng tình xuống đường ủng hộ nhân dân họ, kêu gọi thế giới tự do hãy ủng hộ nhân dân Ai Cập, kêu gọi tổng thống độc tài hãy trao quyền lại cho người dân.

Nhưng ước mơ khẩn cấp nhất, cuộc xuống đường ngày mai của Việt Nam sẽ diễn ra êm đềm, như cuộc cách mạng nhung của Tiệp, của Ba Lan, của Tunisia….vì Việt Nam đã quá nhiều đau khổ suốt bao chục năm qua, từ chiến tranh cho tới nền đảng trị của cộng sản. Cuộc xuống đường của Việt Nam sẽ không có đổ máu, không có hận thù, người công an sẽ nhập cuộc, quân đội sẽ buông súng về với nhân dân, đảng viên CS sẽ bắt tay nhau cùng xuống đường đòi thay đổi. Cuộc xuống đường của Việt Nam sẽ là cuộc cách mạng dân tộc, để chấm dứt cái chủ nghĩa lỗi thời mà đảng CSVN đang cố bấu víu, hoang tưởng.

Khi cuộc xuống đường đã thành công, Việt Nam sẽ có dân chủ. Bao triệu nhân tài trong và ngoài nước sẽ xây dựng lại đất nước. Việt Nam chắc chắn sẽ có ngày mai tươi đẹp. Ước mơ về Việt Nam, như thế chắc chắn sẽ thành hiện thực.

San José, 30 tháng 1, 2011
 
Văn Hóa
Rộn ràng Tết
PM. Cao Huy Hoàng
09:15 31/01/2011
Chỉ còn có mấy ngày nữa là đến Tết. Rộn Ràng Tết. Rộn Ràng Xuân. Những rộn ràng đã bắt đầu xôn xao từ đầu tháng chạp, và nóng dần lên, rồi cuối cùng là nóng cực độ trong những ngày giáp Tết.

Tết, như một cái mốc thời gian, như một điểm hẹn, như một thời hạn.. mà trước đó, người ta phải rộn ràng tổng kết, rộn ràng thanh thỏa, rộn ràng vay trả trả vay, rộn ràng tân trang, rộn ràng sum họp, rộn ràng lễ bái… cũng không quên những rộn ràng của toan tính gian tà ma thuật cho chìm xuồng những thất thoát công, tư…

Các tín hữu công giáo cũng không tránh khỏi những rộn ràng ấy trong chuyện đời thường.

Ở chỗ tôi sống, đa số là người nghèo khổ, nên rộn ràng nhất vẫn luôn là rộn ràng nợ nần, rộn ràng vay trả!

Chị L bán bánh canh mượn đầu heo nấu cháo, vay nóng 2 triệu lãi 10 phân. Sáu tháng chưa tính lãi, vì được đồng lãi nào cũng phải gửi vào Sài gòn cho con kịp đóng tiền nhà trọ hằng tháng, tiền ăn học… Bà chủ nợ làm hung dữ, chị đành khóc lóc đưa cái sổ đỏ nhà mình.

Ông T bệnh nuôi vợ bệnh triền miên mượn bà V một chỉ vàng từ hồi giá vàng còn chưa tới hai triệu một chỉ. Cuối năm, bà V tổng kết lại còn bao nhiêu lượng trong cái kho tàng của mình. Ngày nào bà cũng tới thăm ông bà T bệnh. Những giọt nước mắt lăn dài của bà T trên giường bệnh…

Năm ngoái tôi còn được chứng kiến cảnh rùng rợn hơn: vợ chồng anh H làm mướn cả năm, chẳng may, chị bị tai nạn, một mình anh cáng đáng nuôi vợ nằm một chỗ và hai con nhỏ. Anh nợ chị L chỉ 200 ngàn đồng thôi. 28 tết, Chị L đến hỏi tiền, không có, xiết luôn thùng mì tôm với túi gạo mười ký mà Cha sở và Giáo xứ mới cho người nghèo ăn tết: “đủ rồi nhé!”, ngoắt cái, ra về.

Ai cũng phải làm cho có kinh tế để nuôi sống gia đình, nên cũng phải tổng kết thu chi vốn lời thắng thua được mất, là chuyện thường. Nhưng có phải chỉ người nghèo là đau khổ đâu. Người giàu cũng có khi tan tác.

Nửa đầu năm công ty cô Đ thắng 2 tỷ buôn bán Thanh Long sang Trung Quốc, chỉ sau một cơn bệnh, nửa cuối năm cô lại thua 4 tỷ, và hiện cô còn mắc nợ của những người buôn nhỏ, từ người đôi ba chục triệu đến người đôi ba trăm triệu. Nhìn cái công ty cuối năm của cô mà phát rầu… đôi ba chục người đang đòi nợ. Khi thịnh vượng thì “cô cô chủ chủ”, lúc suy vong thì “cái mặt con mẹ đó đoản hậu” mới ghê!

Chuyện lớn của những người làm kinh tế to sinh ra chuyện rộn ràng đau to. Còn chuyện nợ nần tưởng nho nhỏ, nhưng cũng rộn ràng đau nhói trong lòng biết bao người nghèo. Mà nhất là người bệnh.

Ông H thất nghiệp cả hơn 2 năm nay, vì tim ông có vấn đề. Sau lần cấp cứu vì nhồi máu cơ tim, ông đang ở giai đoạn chuẩn bị mổ tim, nông vành, ngày nào cũng phải chiến đấu với nỗi buồn của nhịp thở lúc được lúc mất. Những ngày cuối năm ông còn phải đối diện với ít là ba chủ nợ với số tiền chưa đến 20 triệu trong khi cảnh nhà trống hươ trống hoác từ trước ra sau, chẳng thấy gì là tết! Đã mấy lần ông tự làm nghi thức cấp cứu!

Ngược đời, trong khi những người nghèo ngay ngáy lo thanh thỏa những món nợ nần, thì những người có của ăn của để lại rộn ràng chuyện tân trang: tân trang nhà cửa, tân trang xe cộ, tân trang y phục, tân trang lỗ mũi, con mắt, tân trang cả người, tân trang luôn cả cái quan hệ xã hội: mời mấy ông cán bộ, mấy nhà giàu có tất niên ở nhà mình cho rôm rả, cho khí thế, cho có cảnh Đại Lai trọng vọng…

Có những chuyện đáng tân trang cho nó mới mẻ, đàng hoàng, nhưng cũng không thiếu những chuyện tân trang lãng phí. Lãng phí thật chứ không phải vì người nghèo thấy lãng phí.

Chuyện rộn ràng tân trang, kéo theo rộn ràng chuyện sum họp lễ bái cho tưng bừng cho hoành tráng. Phải chuẩn bị cho sẵn vài chai rượu ngoại, năm bảy thùng bia Heneiken, sẵn vài ký mực khô, năm bảy con mực một nắng, để còn bạn bè của bố, bạn bè của con, bạn bè của Mẹ nữa sum họp cho ra trống ra trò. Rộn ràng sum họp cái tết chỉ đôi ba chục triệu, trăm triệu, thôi mà!

Trong khi, có những chuyện rộn ràng sum họp ở những nhà nghèo thật đáng trân trọng. Chị N nuôi được năm bảy con gà, dẫu có túng tiền tiêu tết cũng không dám bán, quyết để dành cho mấy đứa con học ở Sài Gòn về ăn một cái Tết đơn sơ với Mẹ: Gà Mẹ nuôi lúc nào cũng ngon hơn gà mua ngoài chợ, rau Mẹ trồng thơm nồng hơn bởi được tưới tắm bằng những giọt mồ hôi, bánh tét mẹ gói thoang thoảng hương lạ lùng, hương yêu từ lòng Mẹ, bánh in mẹ làm in cả hình dáng Mẹ gầy còm tiều tụy, in cả bóng trăng mờ le lói. Biết vậy, nên Mẹ chắt chiu. Biết vậy nên Mẹ thắt lưng buộc bụng để không nhất thiết phải sắm sửa tân trang gì thêm mà hoang lãng. Ra giêng ra hai còn phải lo chuyện học phí đầu năm cho các con!

Còn bao nhiêu chuyện rộn ràng khác….rộn ràng tính chuyện du xuân, người rộn ràng thử tài thử vận, người rộn ràng chờ cơ hội đánh lận con đen có thêm lợi nhuận mới.

Quả thật, trước một thềm Xuân, có quá nhiều chuyện rộn ràng cho một cái Tết, đã cuốn hút người tín hữu của Chúa vào dòng xoáy của một trào lưu duy vật chất, khiến cho mảng sống tâm linh con người ta nghẹt thở, nếu không nói là đã tắt thở trong một vài trường hợp tuyệt vọng.

Nếu đã quá chú tâm đến việc thanh thỏa nợ nần và đôi khi phải quì, phải lạy chủ nợ để xin khất nợ, thì sao không có một phút lắng lòng trước mặt Thiên Chúa rằng con đã vung tay tiêu xài của Chúa bao nhiêu hồng ân miễn phí. Con đã xử bất công với Chúa biết dường nào! Chúa không đòi nợ con sao? Vì Chúa không cho mượn, không cho vay, nhưng đã ban tặng tất cả.

Sao không tính đến chuyện rộn ràng Tạ ơn Chúa, vì những hồng ân năm qua, và rộn ràng tạ lỗi với Chúa vì những ơ hờ thiếu sót. Tôi còn nhớ, có một thánh lễ tạ ơn cuối năm ở Giáo Xứ tôi, mà cha cố Phêrô tỏ ra buồn sầu đến nóng giận. Vài chục người đi lễ. Thưa thớt, trể tràng. Trong bài giảng Ngài nói: “Sao có ít người đến tạ ơn Chúa quá vậy? Những chuyện rộn ràng đón tết quan trọng như vậy sao? Nếu không còn sống đến ngày cuối năm thì ai lo tết?” Sáng mùng một tết, thánh lễ minh niên quá đông. Vào thánh lễ, Cha cố Phêrô kêu gọi: “Năm nào, anh chị em đi lễ minh niên cũng rất đông, chắc chắn là để dâng năm mới cho Chúa, để xin ơn Chúa. Nhưng lễ tạ ơn cuối năm có mấy chục người. Xin mọi người hãy tạ lỗi vô ơn với Chúa”.

…..

Phải nhờ con mắt Đức Tin mới nhìn thấy được những ơn lành Chúa ban trong cảnh nghèo khổ, trong khi túng thiếu, trong lúc bệnh tật. Trong khi chúng ta vẫn dùng con mắt duy vật để thẩm định ơn Chúa thì vừa mất lòng Chúa vừa mất ơn ích thiêng liêng.

Cũng phải nhìn lại tội đỗ thừa cho Chúa những tai họa, mà không nhận ra lầm lỗi do chính mình: Chúa ban tặng sức khỏe quí hơn vàng, còn con, làm tiêu hao sức khỏe không thương tiếc. Những cuộc vui say mèm làm mất trí, mất nhân cách, mất thời gian, mất công việc. Những cơn nghiện hút chích dày vò thân thể đến tàn tạ. Những cuộc vui chơi vô bổ lây nhiễm bao hiểm họa tận diệt chính cuộc đời mình. Những thương tật và cái chết lãng xẹt vì những cuộc đua xe cho thỏa chí anh hùng một thoáng. Những chán nản thất vọng không tìm được lối thoát chính đáng để có niềm cậy trông, tự làm cho xác thân tiều tụy đến bạc nhược. Thân xác không còn là đền thờ để Chúa Thánh Thần ngự trị, mà là một bãi hỗn độn những rác rưởi nhớp nhơ.

Tưởng phải rộn ràng chuyện khất nợ với Thiên Chúa vì những hồng ân đã không sinh lãi sinh lời mà còn hao hụt thậm tệ. Phải rộn ràng chuyện lắng lòng một chút cuối năm để thấy một năm qua đi đầy những hững hờ, đầy những vô tình đối với một Ân Nhân không tận tay trao tiền trao bạc trao vàng, nhưng trao ban ân sủng thiêng liêng, sức khỏe, ý chí, nghị lực và cả những cơ hội thuận tiện để thăng tiến đời sông cá nhân và gia đình.

Chỉ còn mấy ngày nữa để rộn ràng…đón tết.

Xin cho chúng con rộn ràng niềm vui tạ ơn, vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong năm qua. Chúa biết tất cả khi con đứng, lúc con ngồi.. Chúa biết cả trong tâm tư… Và Chúa vẫn can thiệp vào đời sống chúng con bằng cách yêu thương khôn ngoan của Chúa.

Xin cho chúng con biết rộn ràng tạ lỗi với Chúa. Tội lớn nhất của chúng con là loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống chúng con. Tâm hồn, thân xác và tâm trí của chúng con không chấp nhận để Chúa ngự trị.

Và xin cho chúng con biết rộn ràng một quyết tâm mời Chúa vào lòng, mời Chúa đến nhà, và giữ Chúa ở lại với cuộc đời chúng con trong năm mới này.
 
Mẹ là Mùa Xuân vĩnh cửu
Jos. Tú Nạc, NMS
11:01 31/01/2011
Xuân này ngoảnh lại đã ba xuân,
Ba xuân xa Mẹ chốn dương trần,
Trầm hương nghi ngút con tìm Mẹ,
Xa quá Mẹ ơi! Nhưng rất gần.
Xuân đến, xuân đi, xuân trở lại,
Mẹ đến trần gian Mẹ lại về.
Nơi ấy xa xôi mà Vĩnh Cửu,
Chúa Xuân bên Mẹ với muôn hoa.
Vẫn nhớ trong con mùa xuân cuối,
Mẹ ngọt ngào thấp giọng a lô,
Mẹ bảo con nhớ hằng cầu nguyện
Cho Mẹ cho đời chuỗi Mân côi.
Mẹ ơi, bao xuân không bên mẹ!
Con vẫn thèm thơ ấu – mùa xuân,
Manh áo mới những ngày đón tết,
Vài đồng lẻ phát vốn đầu xuân.
Rồi lớn lên, mùa xuân xa Mẹ,
Con một mình thân dấn miền xa,
Xa mẹ, xa tình nồng ấp ủ,
Năm, đôi lần về Mẹ - tìm Xuân.
Đã ba năm mùa xuân Mẹ khuất,
Con về bên Mẹ những mùng Hai,
Lời kinh quyện hương trầm tỏa ngát,
Và nở ra vạn vạn…đóa mai.
Cuộc đời, xuân một thoáng rồi qua,
Xuân trên ấy muôn đời Vĩnh Cửu,
Xuân Nước Trời chẳng bao giờ tắt,
Xuân cuộc đời một thoáng hương hoa.
Đây, xuân về muôn hoa hé nở,
Lung linh nào sương ngậm đầu cành,
Nhưng cũng chỉ một thoáng mong manh,
Hoa Mân côi, giọt sương đọng lại.
Mẹ ơi!
Con dâng Mẹ mùa Xuân Vĩnh Cửu.

Xuân Tân Mão 2011
 
Đi Lễ Xuân
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
11:04 31/01/2011
Đi Lễ Xuân (Chúc Mừng Năm Mới Tân Mão 2011)

Mùng Một Tết (Dâng Lễ tạ ơn )
Lụa là cất bước mừng Xuân
Giao thừa tinh khiết, trong ngần đó đây
Hương trời lan tỏa nồng say
Đón đưa ngà ngọc, lễ này tạ ơn
Bậc thềm thánh điện dẫn lên
Cậy trông Thiên tử dân hiền kính vui
Dòng đời hòa hợp lòng người
Phúc lành xuống thế, xác cười, hồn reo
Nhịp chân con cũng dồn theo
Quên đi tro bụi hèn nghèo vinh quang.
Mùng Một Tết, dâng lễ vàng
Đưa tay hái lộc Lời mang về nhà.

Mùng Hai Tết (Cầu cho Tổ tiên )

Đơn sơ, thánh thiện quyện theo
Bao câu ca nguyện, bao điều ước mong
Nhớ xưa tiên tổ bụi hồng
Xin thương xót cứu chuộc hồn đa mang
Sớm về nơi ấy thênh thang
Cõi trời viên mãn, vĩnh hằng phúc ân
Khói nhang nghi ngút mộ phần
Vu lan báo hiếu tình trầm bay cao
Tội tha, lỗi thứ, dắt vào
Thiên thu bên Mẹ ngọt ngào mến thương
Mùng Hai Tết lắm vấn vương
Nhớ Lời dạy dỗ, sống Đường tình yêu.

Mùng Ba Tết (Thánh hóa nghề nghiệp )

Trời trong trong, nắng xanh veo
Cúc, mai rực rỡ vẫn đeo bám quàng
Xuân xuân ngời sắc tỏa lan
Đàn em tíu tít thiên thần tinh khôi
Linh hồn thơm thơm hoa tươi
Trái tim hương dậy, Mẹ ơi đoái nhìn
Dắt dìu đơn đơn sơ thêm
Cõi đời cát bụi thế trần ấm êm
Dù lao lao nhọc cứng mềm
Thấm đượm ơn thánh công ăn việc làm.
Mùng Ba Tết xin Lời ban
“Lương thực hằng ngày…”
(ngập tràn niềm vui).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xác Pháo
Nguyễn Bá Khanh
22:14 31/01/2011
XÁC PHÁO

Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Hoài tiền mua pháo đốt chơi

Pháo nổ ra xác, tiền ơi là tiền!

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền