Ngày 30-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30 tháng 1: Kính Thánh Bathilde
PhóTế Huỳnh Mai Trác
10:02 30/01/2008
Thánh Bathilde lúc còn nhỏ bị bọn thảo khấu bắt đem bán làm nô lệ cho quan tể tướng nước Pháp là Erkinoald. Khi vua Clovis II đến tuổi cưới vợ nhận thấy bà là ngưòi có nhan sắc đẹp đẽ và dịu hiền nên Clovis say mê. Erkinoald liền gả cho Clovis và bà trở thành hoàng hậu. Bà sinh hạ được ba người con.

Chồng bà là một ông vua hoang đàng trụy lạc nên chết sớm lúc mới 23 tuổi. Người con đầu của bà là Clotaire III lên ngôi và bà là phụ chính. Bà là người thông minh và nhân đức nên được các Giám mục giúp đỡ nhất là thánh Eloi nên bà đã làm được nhiều việc tốt cho nước Pháp như giảm thuế má, cấm buôn bán nô lệ và giúp đỡ việc xây dựng các tu viện và cổ võ đời sống tu trì.

Bà ước mong thống nhất ba xứ Neustria, Burgundy và Austrasia nên bà đã chọn lầm Ebroin làm tể tướng. Hắn là người đầy tham vọng và cơ hội chủ nghỉa. Sau khi thất bại hắn cùng các bộ hạ ra lệnh cho bà thoái vị và gởi đến ở tại tu viện Chelles.

Bà đã sống lưu đày trong tu viện này 14 năm cuối cùng của cuộc đời. Bà tha thứ cho những kẻ thù, những người đã hành hạ bà và nhất là đứa con vô ân bội nghĩa. Bà siêng năng cầu nguyện, và đặt biệt sùng kính Ðức Mẹ. Bà nhận làm những công việc thấp hèn trong tu viện và tình nguyện săn sóc những người đau yếu bệnh tật.

Bà từ giả cuộc đời năm 45 tuổi. Khi giờ phút cuối cùng đã đến, trong một thị kiến bà nhìn thấy một chiếc thang đặt từ bàn thờ Ðức Mẹ lên đến tận trời cao và bà được leo lên cùng với các thiên thần.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 30/01/2008
MẤT PHƯƠNG HƯỚNG

N2T


Trong nhà người hàng xóm của Dương Chu có nuôi một con dê nhưng để nó chạy mất tiêu, ông ta đi tìm mấy người đến giúp đỡ, lại đến nhà Dương Chu mượn mấy đứa nhỏ giúp việc.

Dương Chu hỏi: “Con dê chạy mất tiêu rồi, sao lại cần nhiều người đi tìm quá vậy ?”

Người hàng xóm nói: “Bởi vì đường chéo nhiều quá.”

Không lâu sau đó, đoàn người tìm dê trở về, không tìm được dê, người mất dê giải thích: “Trong đường chéo lại có đường chéo, không xác định được dê chạy đường nào nên trở về.”

Dương Chu nghe rồi thì sắc mặt tư lự, trong lòng nghĩ: “Bởi vì đường lớn có rất nhiều đường chéo khiến cho dê chạy mất; bởi vì phương pháp học thuật lý luận quá nhiều, nên người cầu học rất dễ dàng mất đi chính mình.”

(Liệt tử: Thuyết phù)

Suy tư:

Người nhà quê lên thành phố thì chắc chắn sẽ bị lạc nếu không ai dẫn đường, bởi vì ở thành phố đường sá quá nhiều; người không thuộc đường ở thành phố, thì dù cho ở thành phố, cũng có thể lạc đường như thường, bởi vì ở thành phố đường to đường nhỏ quá nhiều...

Người trí thức lạc trong những tri thức của mình vì những lý luận quá nhiều mà không nhìn thấy thực tế; người kiêu ngạo lạc trong những suy nghĩ của mình mà không nhìn thấy mình ngạo mạn lại có người ngạo mạn hơn; người buôn bán thì lạc trong những con số lời lỗ của mình, con số lời càng cao thì lòng tham càng sâu...

Tìm dê không thấy vì đường chéo (ngõ hẻm) quá nhiều, con người ta khó trở về chính lộ là vì cuộc đời có quá nhiều đường lộ, mà đường tiền tài, đường danh vọng, đường sắc dục thì luôn có những ma lực hấp dẫn, làm cho con người ta càng đi thì càng lạc, càng mất phương hướng.

Người Ki-tô hữu có Lời Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình, cho nên, dù đi trên những con đường rộng (hạnh phúc, học thức, may mắn, giàu có..) hoặc đi trong những ngõ hẻm (nghèo, bị áp bức, bệnh hoạn, đau khổ...) thì họ vẫn không bị mất phương hương, nhưng luôn đi đúng đường và nhìn thấy cuối con đường là ánh sáng, bởi vì Lời Chúa là ánh sáng soi đường họ đi...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 30/01/2008
N2T


20. Trước tòa Thiên Chúa thì don người càng phải kìm nén ngạo khí của mình, tự mình hy sinh để toàn tâm toàn ý vâng lời, thì họ càng được phấn khởi trong Thiên Chúa.

(Thánh Gregorius)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Mùa Chay 2008: Từ thiện là trao ban chính bản thân mình
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
08:43 30/01/2008
Vatican (AsiaNews) - Giúp đỡ những người khó khăn là “trách nhiệm của công bằng hơn là hành động từ thiện” vì “chúng ta không là chủ sở hữu mà là người quản lý những tài sản mà chúng ta có được… Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta hành động như là người quản gia của Chúa đối với người lân cận”. Đối với Kitô hữu làm từ thiện, thì đây không phải là lòng bác ái mà là một đức hạnh “đòi hỏi sự hối cải nội tâm hướng đến tình yêu Thiên Chúa và người lân cận” theo logic chính là quà tặng bản thân hơn là quà tặng vật chất.

Ý nghĩa và giá trị của từ thiện là chủ đề của Sứ điệp Mùa Chay năm nay mà Đức Thánh Cha yêu cầu suy tư.

Trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng việc bố thí, cùng với cầu nguyện, ăn chay là những nỗ lực giúp người tín hữu canh tân nội tâm, nên là đặc điểm tiêu biểu trong mùa Chay của năm phụng vụ. Việc bố thí “tiêu biểu cho một đường hướng cụ thể để trợ giúp cho những người khó khăn, cùng lúc rèn luyện việc tiết chế bản thân để giải thoát chúng ta sự quyến luyến của cải thế gian” mà Đức Thánh Cha gọi là “sự cám dỗ không ngừng”.

Nhưng cho đi thì chưa đủ, không phải là vấn đề số lượng. Điều mà Sứ điệp nêu bật chính là tầm quan trọng nền tảng của thái độ tâm hồn của người thực hiện hoạt động từ thiện. Ngài viết: “Nếu chúng ta không nhắm đến mục tiêu của chúng ta là vinh quang Thiên Chúa và thực sự hướng đến anh em, chị em chúng ta, mà chúng ta chỉ kiếm tìm sự đáp trả vì lợi ích cá nhân hay đơn giản là tiếng vỗ tay khen ngợi, thì chúng ta đặt chính bản thân chúng ta ngoài ý niệm của Tin Mừng. Việc bố thí theo Tin Mừng không chỉ đơn giản là từ thiện: hơn thế nữa nó là sự bày tỏ cụ thể của lòng nhân từ, một đức hạnh mang ý nghĩa thần học đòi hỏi sự hối cải nội tâm hướng đến tình yêu Thiên Chúa và người lân cận, noi gương Chúa Giêsu Kitô, người đã chết trên thập giá, ban tặng chính bản thân Ngài cho chúng ta”.

Với ý nghĩa này, tấm gương trong Tin Mừng chính là đồng tiền của người đàn bà goá và việc cho đi đồng tiền duy nhất mà bà có. “ Đồng tiền nhỏ nhoi và tầm thường trở thành biểu tượng hùng hồn: người đàn bà goá này đã dâng cho Thiên Chúa không phải là của dư dật của bà, cũng không quá nhiều đối với bà, nhưng là những gì bà có. Toàn bộ chính bản thân của bà”. “Chúng ta tìm thấy nơi đoạn văn xúc động này lồng vào diện mạo của những ngày trước ngay cuộc khổ nạn và chịu chết của Chúa Giêsu, người mà Thánh Phao lô viết: ‘Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có’ (2 Cor 8,9). Ngài ban chính bản thân ngài cho chúng ta. Mùa Chay, qua việc bố thí, truyền cảm hứng cho chúng ta noi gương Ngài. Trong trường học của Ngài, chúng ta có thể học để biến đời sống chúng ta thành quà tặng vẹn toàn; noi gương Ngài, chúng ta có thể biến bản thân chúng ta trở nên hữu ích, không quá nhiều trong việc cho đi một phần những gì chúng ta sở hữu, nhưng là bản thân của mỗi chúng ta”.

Đức Thánh Cha đặt ra câu hỏi: “Không phải toàn bộ Tin Mừng được tóm kết trong một giới răng yêu thương đó sao? Việc bố thí trong Mùa Chay vì thế trở nên có ý nghĩa sâu sắc trong ơn gọi Kitô hữu của chúng ta. Việc trao ban chính bản thân không cần lý do, người Kitô hữu làm chứng rằng đó là yêu thương và không có giàu có vật chất nào có thể định đoạt được luật của sự tồn tại. Kế đến, yêu thương đem đến cho việc bố thí những giá trị của nó”.

Đức Thánh Cha kết luận rằng “nó truyền cảm hứng nhiều hình thức khác nhau của việc cho đi, theo khả năng và điều kiện của mỗi người”.
 
Đức Thánh Cha cổ võ việc bố thí điển hình Phúc Âm và mang bản sắc Kitô giáo.
Trương Văn Tiến
08:45 30/01/2008
Đức Thánh Cha cổ võ việc bố thí điển hình Phúc Âm và mang bản sắc Kitô giáo.

Thông điệp mùa Chay 2008 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, ký ngày 30. 10. 2007 mang tựa đề “ Vì anh em, Đức Kitô đã trở nên nghèo khó” (2Cor. 8,9) đã được Đức Hồng Y Paul Josef Cordes giới thiệu và công bố vào thứ ba vừa rồi (29.01.2008). Mùa chay thánh năm nay sẽ bắt đầu vào tuần tới bằng thứ tư lễ Tro 06.02.2008.

Đức Thánh Cha khẳng định ngay lập tức rằng: chính căn tính kitô hữu có liên quan đến việc bố thí. “Hằng năm, mùa Chay trao cho chúng ta một cơ hội quan phòng để đào sâu ý nghĩa và giá trị của căn tính kitô của chúng ta, và kích thích chúng ta tái khám phá lòng nhân từ của Thiên Chúa, để rồi, đến lượt chúng ta, chúng ta trở nên nhân từ hơn với anh em chúng ta”.

Trong cùng quan điểm đó, Đức Giáo Hoàng xin chúng ta hãy chú ý rằng: “việc thực hành bố thí trong mùa Chay đang trở thành một phương thế để đào sâu ơn gọi kitô của chúng ta.”

Ngài nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc bố thí mang tính phúc âm và lòng bác ái: “Lúc trao tặng chính mình cách nhưng không, người kitô hữu làm chứng rằng chính tình yêu – chứ không phải là sự giàu có vật chất – gợi lên những quy tắc sống. Bởi thế, chính tình yêu mang lại giá trị cho hành động bố thí, chính tình yêu gợi lên nhiều hình thức biếu tặng đa dạng khác nhau theo khả năng và điều kiện của mỗi người”.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Mùa Chay mời gọi chúng ta “ tập dượt” thiêng liêng, đặc biệt qua việc thực hành bố thí, để lớn lên trong đức ái và để nhận ra chính Đức Giêsu trong người nghèo khổ”.

Tự giải thoát bản thân khỏi lòng quyến luyến của cải thế gian

Về vấn đề thực hành bố thí, Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai phương diện đụng chạm đến cả kẻ nhận bố thí và người thực hành bố thí: “Thực hành bố thí là một phương cách cụ thể để đến giúp đỡ những con người đang túng thiếu, đồng thời là một bài tập tu đức khổ hạnh để tự giải thoát mình khỏi lòng quyến luyến của cải trần gian”.

Thật vậy, theo Đức Thánh Cha, vấn đề là cần phải tránh xa điều mà Ngài gọi là sự tôn sùng thái quá cái giàu có vật chất, và Ngài đòi hỏi người công giáo một quyết định “dứt khoát” chống lại cơn cám dỗ này, khi nhắc lại câu nói của Đức Giêsu mà Ngài đánh giá là “rất kiên quyết”: “Các con không thể vừa phụng sự Thiên Chúa vừa phụng sự tiền bạc được” (Lc. 16, 13)

Vì thế, Đức Thánh Cha giới thiệu việc bố thí như là một vũ khí chống lại cơn cám dỗ “thường trực” này.

Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh đến một lợi ích khác của việc quyên góp giúp người nghèo trong mùa Chay, đó là: sự hiệp thông huynh đệ. “Vì việc thanh tẩy nội tâm sẽ thêm vào một hành vi hiệp thông của hội thánh như đã từng diễn ra trong Hội Thánh sơ khai”.

Dựa vào việc thực hành bố thí mà Phúc Âm đã dạy, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không phải là chủ sở hữu, nhưng là người quản lý những của cải mà chúng ta đang nắm giữ: thế nên, những của cải này không phải để được xem như là sở hữu độc quyền của chúng ta, nhưng phải được xem như là những phương tiện qua đó Thiên Chúa mời gọi mỗi một chúng ta trở nên khí cụ của sự Quan Phòng của Ngài đối với đồng loại chúng ta.

Về “giá trị xã hội” của việc bố thí, Đức Thánh Cha trích dẫn Giáo lý Chung Giáo Hội Công giáo và nguyên lý “ mục đích hoàn vũ” của của cải. (x. số 2404)

Một đòi hỏi của công lý

Đức Thánh Cha làm sáng tỏ trách nhiệm của người kitô hữu về “Công lý”, đặc biệt trong những đất nước mà người kitô hữu chiếm đa số: “ Trách nhiệm của họ [người kitô hữu]còn nặng nề hơn nữa khi đối diện với số đông những người đau khổ vì nghèo túng và bị bỏ rơi. Việc mang sự cứu giúp của họ đến với những người này là một nghĩa vụ công lý trước khi nó là một hành vi bác ái”.

Nghĩa vụ công lý đó là một “ phương diện đặc trưng của việc bố thí kitô giáo”: “Việc bố thí phải là thầm kín” bởi vì “mọi sự phải được chu toàn vì vinh danh Thiên Chúa chứ không phải vì vinh danh ta”. Nếu không, Đức Thánh Cha khẳng định không úp mở, “ngay từ lúc đó, chúng ta đã ở ngoài tinh thần phúc âm rồi”.

Đức Thánh Cha chỉ rõ: “Việc bố thí mang tính phúc âm không đơn giản chỉ là lòng từ tâm: đúng hơn, nó là một biểu lộ cụ thể của đức ái, một nhân đức đối thần đòi hỏi sự hoán cải nội tâm quy theo tình yêu Thiên Chúa và anh em, nhờ việc bắt chước gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã trao ban tất cả cho chúng ta lúc chết treo Thánh Giá”.

“Vì thế, chẳng có ích lợi gì khi biếu tặng của cải cho người khác nếu tâm hồn tự kiêu vì vinh quang hão huyền phù phiếm: đó là lý do vì sao người biết rằng Thiên Chúa “nhìn thấy mọi sự sâu kín trong lòng” và cũng sẽ thưởng công họ trong thầm kín sẽ không tìm kiếm lòng biết ơn của con người đối với những công trình nhân hậu mà họ chu toàn”.

Niềm vui, phần thưởng của việc biếu tặng

Đức Thánh Cha rút ra từ Sách Thánh một đặc thù phúc âm khác của việc bố thí: đó là “Trao tặng thì có nhiều niềm vui hơn là nhận” (x.Cv. 20, 35). Và từ điều này, Ngài giải thích thực tại sâu xa của sự hiện hữu: “Khi chúng ta hành động với yêu thương, chúng ta đang diễn tả sự thật của việc hiện hữu của chính mình: thật vậy, chúng ta đã được tạo dựng không phải cho chúng ta, nhưng là cho Thiên Chúa và anh em đồng loại (x. 2 Cor. 5, 15). Mỗi lần – vì tình yêu dành cho Thiên Chúa – chúng ta chia sẻ của cải mình cho anh em đồng loại đang túng thiếu, là mỗi lần chúng ta cảm nghiệm được rằng sự viên mãn của đời sống đến từ tình yêu và rằng mọi sự sẽ biến thành ân phúc cho chúng ta dưới hình thức bình an, thoã mãn nội tâm và niềm vui”. Và Đức Thánh Cha lưu ý: niềm vui này chính là “phần thưởng” của Cha trên trời.

Sự tha thứ các tội lỗi, hoa trái của việc bố thí

Đức Thánh Cha nhắc thêm: một “hoa trái thiêng liêng” khác của việc bố thí theo nghĩa phúc âm, đó là “sự tha thứ các tội lỗi” (x. 1P. 4,8).

“Trong lúc này, Cha nghĩ đến số lớn những người đang cảm nhận sức nặng của sự ác đã thực hiện và nhiều người – chính xác là vì điều này – mà cảm thấy mình đang xa Thiên Chúa nên hoảng sợ và bất lực để quay về với Thiên Chúa. Việc bố thí, trong lúc đem chúng ta đến gần với tha nhân, cũng đang mang chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn, và việc bố thí này có thể trở thành khí cụ của việc trở lại đích thực và của sự hoà giải với Thiên Chúa cùng với anh em”.

Trường học bố thí

Đức Thánh Cha nhắc tiếp: “Việc bố thí như một trường học giáo dục lòng quảng đại của tình yêu”.

Rồi Ngài nâng ý tưởng này lên cao hơn: “Ở trường học của Đức Kitô – Đấng đã trao hiến trọn vẹn, chúng ta có thể học hỏi để biến đời mình thành một sự trao ban hoàn toàn; bằng cách bắt chước Đức Kitô, chúng ta sẽ thành công trong việc vui vẻ sẵn sàng, không phải chỉ để trao tặng cái gì đó mà chúng ta đang sở hữu, nhưng để trao hiến chính cả con người mình. Toàn thể Phúc âm không phải được gồm tóm trong điều răn duy nhất của đức Ai đó sao ?”

“Qua việc bố thí, chúng ta trao tặng cái gì đó bằng vật chất để tỏ quà biếu lớn lao hơn mà chúng ta có thể trao tặng cho tha nhân là lời loan báo và chứng ta của Đức Kitô, đó là: sự sống thật là ở trong Danh Thánh Ngài”.

Dịch bài viết của Anita S. Bourdin,

Zenit, 29.01.2008
 
Tòa Thánh bổ nhiệm Giám Mục phó cho giáo phận Hồng Kông
Nguyễn Long Thao
09:55 30/01/2008
VATICAN CITY (AP)30/01/08 —Hãng thông tấn AP trích dẫn nguồn tin của Tòa Thánh Vatican cho biết ĐTC Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Gioan Tong Hon lên làm Giám Mục Phó giáo phận Hồng Kông. Theo giáo luật, Giám Mục Phụ Tá (auxiliary) không có quyền kế vị, nhưng là Giám Mục Phó (Coadjutor) thì có quyền kế vi.

Trường hợp giáo phận Hồng Kông, Giám Mục phó Gioan Tong Hon sẽ đương nhiên kế vị Đức Hồng Y Trần Nhật Quân một khi vị Hồng Y này về hưu.

ĐHY Trần Nhật Quân năm nay 76 tuổi, quá hạn tuổi về hưu. Tuy nhiên, tháng Ba năm ngoái, ĐTC Bênêđictô đã không chấp nhận đơn xin từ chức của ĐHY Quân với lý muốn ĐHY Quân tại chức để tiến hành việc nối lại bang giao giữa Vatican và Bắc Kinh.

ĐHY Quân là người luôn cổ vũ cho vấn đề tự do tôn giáo. Do vậy, chính quyền cộng sản Trung Quốc thường lên tiếng chỉ trích Ngài.

Giám Mục Phó Gioan Tong Hon năm nay 68 tuổi, sinh tại Hồng Kông. Ngài từng là cố vấn cho văn phòng đặc trách truyền giáo. Đồng thời Ngài cũng là thành viên trong Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn.

Theo số liệu của Tòa Thánh, Giáo phận Hồng Kông có diện tích 1,102 Km2, tổng số dân: 6,882,600 trong đó có 344,146 người Công Giáo, 238 Linh Mục, 8 Phó tế vĩnh viễn, 811 Nam Nữ Tu Sĩ.
 
Nguyên Văn Sứ điệp mùa chay 2008 của ĐTC Biển Đức 16
LM. Trần Đức Anh, OP.
10:06 30/01/2008
Nguyên Văn Sứ điệp mùa chay 2008 của ĐTC Biển Đức 16

Sáng ngày 29-1-2008, ĐHY Paul Cordes, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, đã họp báo giới thiệu Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân dịp Mùa Chay, bắt đầu từ ngày 6-2 đến 23-3-2008:

“Chúa Kitô đã trở nên nghèo vì anh chị em ” (2 Cr 8,9).

Anh chị em thân mến!

1. Mỗi năm, Mùa Chay mang lại cho chúng ta một cơ hội theo ý Chúa Quan Phòng để đào sâu ý nghĩa và giá trị cuộc sống Kitô của chúng ta và khích lệ chúng ta khám phá lòng từ bi của Thiên Chúa, để đến lượt chúng ta trở nên từ bi hơn đối với anh chị em mình. Trong Mùa Chay, Giáo Hội quan tâm đề nghị một số công tác đặc biệt tháp tùng các tín hữu một cách cụ thể trong tiến trình canh tân nội tâm, đó là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí. Năm nay, qua Sứ điệp Mùa Chay như thói quen, tôi muốn dừng lại để suy tư về việc làm phúc như một phương thức cụ thể để giúp đỡ những người đang gặp cảnh túng quẫn và đồng thời, đó cũng là một việc thực hành khổ chế để giải thoát chúng ta khỏi sự quyến luyến của cải trần thế. Hễ những quyến rũ của của cải vật chất càng mạnh, thì quyết tâm của chúng ta càng phải rõ ràng để không coi chúng là thần tượng: Chúa Giêsu đã minh bạch quả quyết: ”Các ngươi không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền tài” (Lc 16,13). Làm phúc bố thí giúp chúng ta chiến thắng cám dỗ liên lỷ ấy, dạy chúng ta đáp ứng những nhu cầu của tha nhân và chia sẻ với họ những gì chúng ta có được nhờ lòng nhân từ của Chúa. Những cuộc lạc quyên đặc biệt để giúp đỡ người nghèo tại nhiều nơi trên thế giới trong Mùa Chay nhắm đến mục đích ấy. Như thế, cùng với sự thanh tẩy nội tâm, chúng ta có thêm một sự chỉ hiệp thông Giáo Hội, như đã xảy ra trong Giáo Hội sơ khai. Thánh Phaolô đã nói về điều ấy trong các Thư của ngài liên quan tới cuộc lạc quyên để giúp đỡ cộng đoàn Jerusalem (Xc 2 Cr 8-9; Rm 15,25-27).

2. Theo giáo huấn của Tin Mừng, chúng ta không phải là sở hữu chủ nhưng là những người quản lý các tài sản chúng ta có; vì thế, không được coi những của cải vật chất chúng ta sở hữu như tài sản hoàn toàn thuộc về ta, nhưng như những phương tiện qua đó Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta trở thành dụng cụ của sự quan phòng của Ngài đối với tha nhân. Như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo nhắc nhở, của cải vật chất có một giá trị xã hội, theo nguyên tắc các của cải ấy là để mưu ích cho tất cả mọi người (Xc. số 2404).

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã minh bạch cảnh giác những người có của cải vật chất nhưng chỉ sử dụng cho mình. Đứng trước bao nhiêu người thiếu thốn mọi sự và đang chịu đói, những lời của thánh Gioan sau đây như một lời khiển trách nặng nề: ”Nếu một người có của cải trần thế này thấy người anh em mình ở trong tình cảnh túng quẫn mà khép kín tâm hồn mình lại, thì làm sao tình yêu của Thiên Chúa ở trong kẻ ấy được?” (1 Ga 3,17). Những lời mời gọi chia sẻ ấy càng vang dội hùng hồn tại những nước có đa số dân là tín hữu Kitô, vì trách nhiệm của họ càng nặng nề đứng trước đông đảo những người đang chịu cảnh nghèo đói và bị bỏ rơi. Cứu giúp những người ấy là một nghĩa vụ thuộc về đức công bằng trước khi là một hành vi bác ái.

3. Tin Mừng làm nổi bật một đặc tính tiêu biểu của việc làm phúc bố thí theo tinh thần Kitô giáo: hành động này phải kín đáo. Chúa Giêsu nói, ”Đừng để tay trái của ngươi biết việc tay phải của người làm, để việc làm phúc của ngươi được bí mật” (Mt 6,3-4). Trước đó Chúa đã nói rằng không được vênh vang vì các việc lành của mình, để khỏi bị nguy cơ mất phần thưởng trên trời (Xc Mt 6,1-2). Mối quan tâm của người môn đệ là làm sao để tất cả được thực hiện vì vinh danh Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã cảnh giác: ”Như thế ánh sáng của các con chiếu tỏa rạng người trước mặt người đời, để họ thấy các việc lành của các con mà ngợi khen Cha các Con ở trên trời” (Mt 5,16). Vì thế, tất cả phải được thực hiện vì vinh danh Thiên Chúa chứ không phải để làm vinh danh chúng ta. Anh chị em thân mến, ý thức này phải tháp tùng mọi hành vi trợ giúp tha nhân, tránh không để cho nó biến thành một phương thế để làm cho mình được nổi bật. Nếu khi thực hiện một hành vi tốt đẹp, chúng ta không nhắm mục tiêu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích đích thực cho anh chị em, nhưng chỉ nhắm cho mình được tư lợi hoặc được hoan hô, thì chúng ta đặt mình ra khỏi nhãn giới của Tin Mừng. Trong xã hội tân tiến với những hình ảnh, cần phải quan tâm canh chừng vì cám dỗ vừa nói thường xảy ra. Làm phúc bố thí theo tinh thần Tin Mừng không phải chỉ là yêu người: đúng hơn đó là một sự diễn tả đức bác ái một cách cụ thể, đây là một nhân đức đối thần đòi phải có sự hoán cải nội tâm, trở về với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, noi gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến thân mình vì chúng ta khi chịu chết trên thập giá. Làm sao không cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu người đang quảng đại nâng đỡ tha nhân trong cảnh khó khăn với tinh thần vừa nói, trong âm thầm, xa cách mọi ngọn đèn pha của xã hội truyền thông? Trao tặng của cải của mình cho tha nhân chẳng ích lợi bao nhiêu, nếu tâm hồn trở nên kiêu hãnh vì hành động ấy: Đó là lý do tại sao người biết Thiên Chúa nhìn trong bí mật và tưởng thưởng trong âm thầm, nên không nên tìm kiếm sự nhìn nhận của loài người đối với những công việc từ bi họ thực hiện.

4. Khi mời chúng ta cứu xét việc làm phúc bố thí với một cái nhìn sâu xa hơn, vượt lên trên chiều kích hoàn toàn vật chất, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng cho đi thì vui hơn là nhận lãnh (Xc TĐCV 20,35). Khi chúng ta hành động với tình yêu, chúng ta diễn tả sự thật của con người chúng ta: thực vậy chúng ta được dựng nên không phải cho chính chúng ta, nhưng là cho Thiên Chúa và anh chị em (Xc 2 Cr 5,15). Mỗi lần chúng ta chia sẻ của cải với tha nhân túng thiếu, vì lòng yêu mến Chúa, chúng ta cảm nghiệm rằng sự sống sung mãn đến từ tình yêu, và tất cả trở về cùng chúng ta như phúc lành, dưới hình thức an bình, mãn nguyện nội tâm và vui mừng. Chúa Cha trên trời tưởng thưởng những việc làm phúc bố thí của chúng ta bằng niềm vui của Ngài. Và hơn nữa, thánh Phêrô liệt kê sự tha thứ tội lỗi vào số những hoa trái thiêng liêng của việc làm phúc bố thí. Ngài viết: ”Đức bác ái che phủ được nhiều tội lỗi” (1 Pr 4,8). Như phụng vụ Mùa Chay thường lập lại, Thiên Chúa ban những cơ hội tha thứ cho chúng ta là những người tội lỗi. Sự kiện chia sẻ với người nghèo điều chúng ta sở hữu làm cho chúng ta sẵn sàng đón nhận ơn tha thứ ấy. Trong lúc này, tôi nghĩ đến bao nhiêu người cảm thấy gánh nặng sự ác họ đã làm, và chính vì thế, họ cảm thấy xa lìa Thiên Chúa, sợ hãi và hầu như không có khả năng chạy đến cùng Chúa. Việc làm phúc bố thí, khi giúp chúng ta đến gần tha nhân, nó cũng đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa và có thể trở thành phương thế đích thực để có sự hoán cải chân chính và hòa giải với Chúa và anh chị em.

5. Việc làm phúc bố thí giáo dục về sự quảng đại của tình yêu. Thánh Giuseppe Benedetto Cottolengo thường nhắn nhủ: ”Anh chị em đừng bao giờ đếm những đồng tiền mà anh chị em cho đi, vì tôi luôn nói thế này: nếu khi làm phúc, tay trái không được biết việc tay phải làm, thì cả tay phải cũng không được biết điều mà chính nó làm” (Detti e pensieri, Edilibri, n.201). Về vấn đề này, một điều ý nghĩa hơn bao giờ hết là giai thoại Tin Mừng về bà góa, trong tình cảnh lầm than, đã bỏ vào hòm tiền của Đền thờ ”tất cả những gì bà có để sống” (Mc 12,44). Đồng tiền bé nhỏ và không đáng kể của bà trở thành một biểu tượng hùng hồn: bà góa ấy dâng cho Thiên Chúa không phải những của dư thừa của bà, không phải điều mà bà có, nhưng chính bản thân của bà.

Giai thoại cảm động này được lồng trong trình thuật những ngày liền trước cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, như thánh Phaolô đã nhận xét, Chúa đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Ngài” Xc 2 Cr 8,9); Ngài đã hiến trọn thân mình vì chúng ta. Mùa Chay, qua việc làm phúc bố thí, cũng thúc đẩy chúng ta noi gương Chúa. Nơi trường của Ngài chúng ta có thể học cách biến cuộc sống chúng ta thành một sự tận hiến hoàn toàn; noi gương Chúa, chúng ta sẽ làm cho mình được sẵn sàng, không phải để cho đi những gì chúng ta sở hữu, nhưng cho đi chính bản thân chúng ta. Toàn thể Tin Mừng chẳng được tóm gọn thành giới răn yêu thương duy nhất đó sao? Vì thế, việc làm phúc bố thí trong Mùa Chay trở thành một phương thế để đào sâu ơn gọi Kitô của chúng ta. Khi hiến thân một cách nhưng không, Kitô hữu làm chứng rằng không phải của cải vật chất đề ra những luật lệ của cuộc sống, nhưng là tình yêu. Vì thế, điều mang lại giá trị cho việc làm phúc bố thí chính là tình yêu, tình yêu gợi lên những hình thức khác nhau trong việc trao tặng, theo khả năng và hoàn cảnh của mỗi người.

6. Anh chị em thân mến, Mùa Chay mời gọi chúng ta ”rèn luyện tinh thần”, kể cả việc làm phúc bố thí, để tăng trưởng trong tình bác ái và nhìn nhận chính Chúa Kitô ở nơi người nghèo. Trong sách Tông Đồ Công Vụ có thuật lại Tông Đồ Phêrô đã trả lời người què, khi anh ta xin ngài làm phúc ở cửa Đền thờ, rằng: ”Vàng bạc thì tôi không có, nhưng điều mà tôi có, tôi cho anh: nhân danh Chúa Giêsu Kitô, thành Nazareth, anh hãy bước đi” (TĐCV 3,6). Khi làm phúc bố thí chúng ta trao tặng một cái gì vật chất, dấu chỉ một món quà cao cả hơn mà chúng ta có thể trao tặng tha nhân với việc rao giảng và chứng tá của Chúa Kitô, nơi danh Ngài có sự sống chân thật. Vì thế mùa này có đặc tính là một cố gắng bản thân và cộng đoàn gắn bó với Chúa Kitô để trở thành chứng nhân của tình yêu Chúa. Xin Mẹ Maria, là Mẹ và là Nữ Tỳ trung tín của Chúa, giúp các tín hữu thực hiện cuộc ”chiến đấu tinh thần” trong Mùa Chay, được võ trang bằng lời cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí, để tiến đến lễ Phục Sinh, được canh tân tinh thần. Với ước nguyện đó, tôi vui lòng ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.

Vatican ngày 30 tháng 10 năm 2007

Biển Đức 16, Giáo Hoàng
 
Liên đới là phương thức phát triển đích thực
Linh Tiến Khải
10:28 30/01/2008
Phỏng vấn Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình về tình liên đới như gương mặt của sự phát triển đích thực

Cách đây 20 năm ngày 30-12-1987 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã công bố thông điệp ”Sollecitudo rei socialis”, đề cập tới bổn phận lo lắng cho các vấn đề xã hội. Khi đó thế giới đang trải qua một thời kỳ đổi thay sâu rộng với biến cố khối Liên Xô sụp đổ, mở ra các tương quan quốc tế mới.

Trong một thời điểm phức tạp như thế và nhân dịp kỷ niệm 20 năm Đức Phaolo VI công bố thông điệp ”Tiến Bộ các Dân Tộc”, Đức Gioan Phaolo II đã lôi kéo sự chú ý của mọi người liên quan tới vấn đề nền tảng: đó là việc trợ giúp các nước nghèo đang trên đường phát triển, không chỉ bằng các phương tiện vật chất, mà trước tiên bằng ý thức trách nhiệm và các phương tiện mà tình liên đới có thể cung cấp.

Giáo huấn xã hội công giáo mở đầu với thông điệp ”Tân Sự” do Đức Giáo Hoàng Leo XIII công bố ngày 15-5-1891, đề cập đến các vấn đề của giới công nhân. Thông điệp này đã ghi dấu giáo huấn xã hội của Hội Thánh trong suốt thế kỷ XX. Năm 1931 Đức Giáo Hoàng Pio XI công bố thông điệp ”Quadragesimo anno” kỷ niệm 40 năm công bố thông điệp ”Tân Sự” của Đức Leo XIII. Lúc đó xã hội đang phải đương đầu với các thách đố mới của hệ thống sản xuất.

Tiếp đến các biến cố của thế chiến thứ II khiến cho Đức Giáo Hoàng Pio XII kỷ niệm 50 năm công bố thông điệp ”Tân Sự” của Đức Giáo Hoàng Leo XIII với sứ điệp trực tiếp truyền thanh vào tháng 5 năm 1941, qua đó người khẳng định rằng các vấn đề xã hội đã trở thành vấn đề quốc tế. Vào năm 1961 trong thời hủy bỏ các chế độ thuộc địa, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã công bố thông điệp ”Là Mẹ và là Thầy”, trong đó người đề nghị Giáo Hội như là người cộng tác với tất cả mọi người để xây dựng một sự hiệp thông đích thực giữa con người và giữa các dân tộc với nhau. Tuy nhiên việc xây bức tường Berlin và cuộc khủng hoảng tại Cuba cho thấy một thế giới xem ra đang trôi giạt lạc hướng. Chính trong hoàn cảnh này Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cho công bố thông điệp ”Hòa Bình dưới thế”.

Năm 1967 Đức Giáo Hoàng Phaolo VI công bố thông điệp ”Tiến Bộ các Dân Tộc”, trong đó người đề cập tới tương quan giữa các nước giầu miền Bắc bán cầu và các nước nghèo miền Nam bán cầu và khẳng định rằng ”Phát triển là tên gọi mới của hòa bình”. Năm 1971 Đức Giáo Hoàng Phaolo VI công bố thông điệp ”Octogensima adveniens” kỷ niệm 80 năm thông điệp ”Tân Sự” của Đức Giáo Hoàng Leo XIII.

Ba thông điệp xã hội cuối cùng đã do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban bố: năm 1981 thông điệp ”Laborem excercens” nhân dịp kỷ niệm 100 năm thông điệp ”Tân Sự” của Đức Giáo Hoàng Leo XIII; năm 1987 thông điệp ”Sollecitudo rei socialis”, nhân kỷ niệm 20 năm thông điệp ”Phát triển các dân tộc” của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI; năm 1991 thông điệp ”Centesimus annus” nhân kỷ niệm 100 năm thông điệp ”Tân Sự” của Đức Leo XIII.

Tất cả các giáo huấn xã hội trong 100 năm qua, từ thời Đức Giáo Hoàng Leo XIII cho tới Đức Gioan Phaolo II, đã được thu thập thành một cuốn sách do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình giới thiệu năm 2004.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình về thông điệp nói trên của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II.

Hỏi: Thưa Đức Cha Crepaldi, có một sợi dây tiếp nối giữa thông điệp ”Rerum Novarum” của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, thông điệp “Populorum progressio” của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI và thông điệp ”Sollecitudo rei socialis” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II hay không?

Đáp: Khía cạnh chính của sự tiếp nối là quan điểm về sự phát triển. Sự phát triển không chỉ giản lược vào chiều kích kinh tế, nhưng là sự phát triển toàn vẹn cho tất cả mọi người và cho toàn bản vị con người. Nó là việc đổ tràn đầy tình bác ái, như là phương thế giúp chống lại sự kiêu căng và tính ích kỷ của thời đại mới, và là điều được Đức Giáo Hoàng Leo XIII cầu xin cho nhân loại trong thông điệp ”Tân Sự” để đạt được điều mà người gọi là ”tình bạn” dân sự. Đức Gioan Phaolo II đã khuyến khích mọi người như sau: để chống lại sự không thỏa mãn triệt để do chủ thuyết duy vật gây ra, chúng ta phải chú ý tới chiều kích nội tâm để vun trồng tình liên đới như quyết tâm vững vàng và thường hằng dấn thân cho công ích.

Đức Gioan Phaolo II cũng dậy rằng nền văn minh tình thương, thuyết nhân bản toàn cầu phát xuất từ sự phát triển toàn con người và tất cả mọi người. Đây cũng là sứ điệp mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên tục nhắc nhớ như phương thế chống lại khuynh hướng tương đối hóa và chủ nghĩa duy vật ngăn cản con người phát triển.

Hỏi: Thưa Đức Cha, so sánh với thông điệp ”Tiến bộ các dân tộc” do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố năm 1967, đâu là các điểm mới mẻ của thông điệp ”Sollecitudo rei socialis” do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ban hành năm 1987 liên quan tới ý niệm về sự phát triển?

Đáp: Khía cạnh mới mẻ của thông điệp “Sollicitudo rei socialis” là việc chỉ cho thấy tình liên đới là giải pháp cho các vấn đề của sự tiến bộ. Sự tiến bộ đích thực có một chiều kích luân lý và là hoa trái của tình liên đới. Ngoài ra còn có một sự mới mẻ khác nữa: đó là việc nêu bật sự khác biệt giữa sự tiến triển và và việc mở mang. Hai mươi năm sau khi Đức Giáo Hoàng Phaolo VI công bố thông điệp ”Tiến bộ các dân tộc”, Đức Gioan Phaolô II đã kiểm điểm thành qủa của 20 năm tiến bộ và khẳng định rằng không thể giản lược những gì đụng chạm đến phẩm giá của con người và của các dân tộc, như là sự phát triển đích thực, thành một vấn đề ”kỹ thuật”. Khi bị giản lược như thế, sự phát triển sẽ trống rỗng không có nội dung đích thực và là sự phản bội con người và các dân tộc, mà đáng lý ra nó phải phục vụ.

Hỏi: Trong 20 năm qua đã có các thay đổi nào thưa Đức Cha?

Đáp: Bức tường Berlin đã sụp đổ, thế giới đã trở thành toàn cầu, nhưng sự phát triển vẫn là một vấn đề luân lý, liên quan tới thiện ích chung. ”Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với tất cả mọi người khác”. Khẳng đỉnh này của Đức Gioan Phaolô II ngày nay vẫn còn thời sự.

Hỏi: Trong thông điệp Đức Gioan Phaolô II cũng cảnh giác chống lại ”các cơ cấu của tội lỗi”. Lời nhắc nhớ này của người có còn lại cái gì không?

Đáp: Một vài vùng, nếu không phải là toàn các quốc gia, nhất là tại Á châu, đã ra khỏi tình trạng chậm tiến và kém mở mang. Chúng đã có các nhịp phát triển rất cao, và mặc dù có các mâu thuẫn, chúng vẫn nhìn tương lai với lòng tin tưởng hơn. Nhưng việc mở rộng các thị trường không thôi thì không đủ để bảo đảm cho một sự phát triển có phẩm chất xứng đáng với con người.

Người giầu của các nước Bắc bán cầu và người nghèo của các nước Nam bán cầu thường sống chung với nhau trong cùng các không gian. Và trong toàn cảnh đó nảy sinh ra các trách nhiệm mới, và rất tiếc là cơ cấu mới của tội lỗi cũng trở thành vững chắc hơn.

Hỏi: Hồi năm 1987 Đức Gioan Phaolô II đã chỉ cho thấy một vài con đường cụ thể trong việc trợ giúp các anh chị em rốt hết trong xã hội. Chúng có được áp dụng không thưa Đức Cha?

Đáp: Giáo Hội đã đóng góp phần mình, qua sự dấn thân hoạt động bác ái của biết bao nhiêu thành phần Giáo Hội cũng như qua nhiều hoạt động của Tòa Thánh trong các cơ quan quốc tế. Trong đó có Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã loan báo thành lập trong thông điệp ”Tiến Bộ các Dân Tộc”, như bằng chứng Giáo Hội chú ý tới sự phát triển của các dân tộc. Hồi đó nó chỉ là một Ủy Ban Tòa Thánh, sau này trở thành Hội Đồng Tòa Thánh. Cơ quan này đã không ngừng duy trì sinh động sự chú ý của Giáo Hội và của mọi người đối với các vấn đề của sự phát triển, nhìn trong viễn tượng giáo huấn xã hội của Hội Thánh. Trong các sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Quốc Tế Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho thấy còn cần phải làm những gì nữa đặc biệt trong lãnh vực cộng tác quốc tế, trong lãnh vực kinh tế, kinh doanh và lao động. Và Đức Thánh Cha liên tục nhấn mạnh trên sự cần thiết phải thay đổi mô thức văn hóa quy chiếu để trao ban cho sự phát triển con người, đặc biệt cho sự phát triển khoa học, các mục đích của một sự tiến bộ đích thực.

Sự tiến bộ đích thực được lồng vào trong một dự phóng đánh gía và làm tỏa lan ra các khía cạnh nội tâm và tinh thần, bằng cách dưỡng nuôi ơn gọi làm người cho sự cởi mở và cho các tương quan.

Hỏi: Đức Gioan Phaolo II cũng đã chỉ cho thấy sự lựa chọn thế giới dân chủ chống lại các chế độ độc tài. Ngày nay mô thức này có còn giá trị hay không thưa Đức Cha?

Đáp: Trong viễn tượng do Đức Gioan Phaolo II chỉ cho thấy, các quốc gia mới được độc lập đây đang cố gắng theo đuổi một căn tính văn hóa và chính trị riêng, và có lẽ họ cần đến phần đóng góp hữu hiệu và vô vị lợi của các quốc gia giầu và phát triển hơn. Mô thức dân chủ có gía trị trong mức độ trong đó nó thành công trong việc dẫn đưa tất cả mọi người tới một cuộc sống nhân bản hơn. Chỉ như thế mới có thể thắng vượt được sự xung đột văn minh mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói tới.

(Avvenire 30-12-2007)

Linh Tiến Khải
 
Top Stories
Hanoi's archbishop ready for arrest
Catholic World News
05:22 30/01/2008
Hanoi, Jan. 29, 2008 (CWNews.com) - Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet has said that he is prepared to go to jail to defend the right of lay Catholics to continue a prayer vigil outside the former offices of the apostolic nuncio in Vietnam.

As government authorities denounced the demonstrations and hinted that arrests might soon be made to break the prayer vigils, the archbishop was quoted by a priest as saying: "I'm prepared to go to jail for my flock, should the government jail them."

The archbishop said that "if the government prohibits us to pray here, on our property, then this country is just a big jail!"

The protests outside the nuncio's office, which was seized by the government in 1961, have continued since late December, with tensions mounting as the more and more lay Catholics have joined in the vigils in defiance of government orders. Hundreds of peaceful Catholics have remained in the garden of the building that once housed the nunciature, braving cold rain and ignoring a police order to vacate.

The government-controlled media have described the protestors as "naïve people," and charged that the Catholic clergy have been 'lying to their flock" and inciting them against the government. The media campaign has led to fears that a police crackdown is imminent.

On Tuesday evening, January 29, Father Joseph Nguyen reported from the site of the prayer vigil: "Large numbers of security police, in uniform and in plain clothes, are on the site, surrounding the protesters and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras. I am afraid they may attack us tonight."
 
Archbishop of Hanoi: ready to go to prison for my flock
Asia-News
05:24 30/01/2008
by J.B. An Dang

State press accuses the prelate and priests of the capital of manipulating the “naïve” people. Catholics continue to gather surrounded by police. Show of force feared.

Hanoi (AsiaNews) – Hanoi’s Catholics continue their sit-in in the gardens of the ex-nunciature, despite the government ultimatum to free the area by 5pm Sunday last. State newspapers launch a new wave of insults directed at the bishop and faithful. Some Catholics believe this slander campaign is preparing the ground for a show of force.

Since December 23 the former residence of the Vatican nunciature in the capital has been the focus of gatherings for thousands of Catholics who demand the building sequestered by the government in ’59 and set to become a restraint and night club be returned. The local government has already threatened “extreme action” if the group of faithful persists in holding prayer vigils in front of the building and in the garden and if they do not desist in “undermining public order”.

Fr. Joseph Nguyen tells AsiaNews: “At the moment there are hundreds of religious together with many lay faithful gathered in the garden of the ex nunciature in prayer. But there are also a great many police in uniform and in plain clothes. These mix among the people taking photos and making films with video cameras. I fear an attack at any moment.

The Archbishop, Msgr. Joseph Ngô Quang Kiệt, has told us that praying is a basic human right protected by the law and that he is ready to even go to jail for his flock, if the government makes a show of force”.

Meanwhile a fresh press campaign accuses the Catholic faithful of “naivety” and in trusting too much in their leader. Papers also accuse them of aiming to “illegally take possession of the building”. Even the police newspaper Capital security, accuses the Hanoi clergy of “lying to their people” and of “forcing them to demonstrate against the government”.

Joseph Vu Van Khoat, who has been taking part in the sit-in in the residence garden since last Friday has described the paper’s claims as “nonsense”. He told AsiaNews: “I don’t care what they say. You go out and ask anyone on the streets. No one believes them. In fact, those who have written such articles know well that we have gathered here voluntarily to pray peacefully for justice. But it’s their job to spread lies”.

“Why don’t they publish the Archbishops statement in the papers?” wonders Maria Doan Thi Tuyet. In fact on January 28th, he issued a statement explaining that the nuciature residence was never “donated” (as the local government claims). The communiqué also affirms that the gathering of the Catholics is perfectly legal (see: Hanoi’s Catholics continue protests defying the government’s ultimatum).

“In that communiqué– continues Doan Thi Tuyet – “the Archbishop argued point-by-point all charges levelled on us. We have been holding protesters because we are victims of a partisan spirit. For 30 years we have forwarded petitions asking for the requisition of the building. They all have gone unanswered. The government always treats Catholics as second-class citizens”.
 
Arcivescovo di Hanoi: Pronto ad andare in prigione per il mio gregge
Asia-News
05:25 30/01/2008
Arcivescovo di Hanoi: Pronto ad andare in prigione per il mio gregge

di J.B. An Dang

La stampa di stato accusa il prelato e i sacerdoti della capitale di manipolare il popolo “ingenuo”. I cattolici continuano i loro raduni attorniati da poliziotti. Si teme qualche azione di forza.

Hanoi (AsiaNews) – Continua il sit-in dei cattolici di Hanoi nel giardino dell’ex nunziatura, nonostante l’ultimatum lanciato dal governo di liberare il sito dalle 5 del pomeriggio di domenica scorsa. I giornali statali lanciano una nuova ondata di insulti su vescovo e fedeli. Alcuni cattolici pensano che questo sia un preparare il terreno a un gesto di forza.

Dal 23 dicembre l’edificio della ex nunziatura vaticana nella capitale è punto di raccolta di migliaia di cattolici che domandano di riavere indietro l’edificio sequestrato dallo stato nel ’59 e che ora sta per essere venduto per fare ristoranti e night club. Il governo locale ha già minacciato “azioni estreme” se i gruppi di fedeli che continuano a pregare davanti l’edificio e nel giardino non smettono di “minare all’ordine pubblico”.

P. Joseph Nguyen commenta ad AsiaNews: “Attualmente, nel giardino della ex nunziatura vi sono centinaia di religiosi e religiose, insieme a tanti laici che pregano. Ma vi sono anche un gran numero di poliziotti della sicurezza, in uniforme e in borghese. Si mescolano alla gente e prendono foto, filmano con delle videocamere. Temo che ci possa essere un attacco da un momento all’altro.

L’arcivescovo, mons. Joseph Ngô Quang Kiệt, ci ha detto che pregare è un diritto umano basilare, protetto dalla legge e che lui è pronto ad andare anche in prigione per il suo gregge, se il governo fa una prova di forza”.

Intanto una nuova campagna stampa accusa i fedeli cattolici di essere “ingenui” e di confidare troppo nei loro leader che vogliono “impadronirsi illegalmente dell’edificio”. Anche il giornale della polizia, il Capital security, accusa il clero di Hanoi di “mentire al loro popolo” e di “costringerli a dimostrare contro il governo”.

Joseph Vu Van Khoat,che da venerdì scorso continua il sit-in nel giardino della residenza, bolla le cose dei giornali come “senza senso”. “Non mi interessa quello che scrivono – dice ad AsiaNews. Basta andare per le strade e domandare a chiunque: nessuno crede loro. Tutti sanno che siamo qui per pregare pacificamente e per chiedere giustizia. Ma è il loro lavoro raccontare bugie”.

“Perché non pubblicano sui giornali la dichiarazione dell’arcivescovo?” si domanda Maria Doan Thi Tuyet. Il 28 gennaio a diocesi ha infatti diffuso una dichiarazione in cui si spiega che l’edificio della nunziatura non è mai stato “donato” (come invece pretende il governo locale). Esso inoltre afferma che il raduno dei cattolici è perfettamente legale (V.: Cattolici di Hanoi continuano la protesta sfidando l’ultimatum del governo).

“In quel comunicato – continua la signora Doan Thi Tuyet – l’arcivescovo risponde punto per punto a tutte le accuse della stampa. Noi continuiamo a protestare perché siamo vittime di uno spirito ideologico. Per 30 anni abbiamo presentato richiesta di riavere indietro l’edificio e non abbiamo mai ricevuto risposta. Il governo tratta sempre noi cattolici come cittadini di seconda classe”.
 
Vietnam government takes legal action against Hanoi’s Archbishop
J.B. An Dang
09:22 30/01/2008
Police in Hanoi have launched a criminal investigation into Catholic Church protests over the Church property dispute, while state-controlled media continue to insult Church leaders.

The police newspaper Capital Security on Tuesday reported that Vietnam government sought legal action against Hanoi’s Archbishop and some clergymen who were accused of abusing their power to incite followers to confront the communist government, destroying state-owned properties, and attacking public officials.

Bishop Francis Nguyen sang Rosary with protestors
Church leaders in Hanoi consider the investigation as a new form of terrorism aiming at individuals after failed attempts to terrorize the Catholic community as a whole.

Since 18 December, the former residence of the Vatican nunciature in the capital has been the focus of gatherings for thousands of Catholics who demand the building sequestered by the government in 1959 and set to become a restraint and night club be returned.

The charges of destroying state-owned properties and attacking public officials are related to the clash on 25 January when protestors scuffled with police and threw away commercial billboards on the fence of the Vatican nunciature.

In an article published on VietCatholic News on Wednesday, Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh diocese, who witnessed the January 25th episode, decried the press coverage as a “shameful distortion of the facts” and an attempt “trying to turn crime victims into criminals”

“At 11:45 am,”, the prelate wrote, “I saw a Hmong woman jumped over the nunciature fence and tried to put some flowers at the feet of the statue of the Virgin Mary. 5 or 6 male and female security guards tried to grab hold of her. Disregarding the women's explanations for venturing into the building they began to beat her and kick her. There were 4 to 5 thousand Catholics there as witnesses.”

“A man jumped in to rescue the woman, he himself was beaten cruelly. I myself ran around trying to help them”.

Protestors broke through the gate to rescue the man and the woman, they too were embroiled in the scuffle with police.

The prelate argued that “the guards could not attack the woman brutaly like that”. He challenged the government to follow impartial legal procedures demanding state press “not turn crime victims into criminals.”

On Saturday, local authorities charged sit-in demonstrators of occupying state-owned buildings, and threatened extreme action unless they dispersed by 5 pm Sunday. However, more than 3,000 Catholics gathered in the garden of the building for a prayer vigil on Sunday, in defiance of the government ultimatum.

Bishop Francis Nguyen came and prayed for hours with protestors on Monday morning.

Since last Friday, hundreds of religious together with many lay faithful have been camping in the garden of the ex nunciature in prayer. There are also a great number of police in uniform and in plain clothes. These mix among the people taking photos and making films with video cameras.
 
Catholics Step Up Pressure on Vietnam Over Land
RFA
09:54 30/01/2008
BANGKOK—Catholics in Vietnam are stepping up pressure on authorities to return church land that was confiscated decades ago, amid protests by hundreds of Hanoi residents and increasingly stern warnings from the authorities.

As a lawyer, I decided to go in to explain to them and ask them not to behave like that, but they beat me too. Lawyer Le Quoc Quan

Next to St. Joseph's Cathedral in Hanoi, de facto seat of the Vietnamese Catholic Church until the Communists came to power in 1954, parishioners have held daily prayer vigils despite official demands to disperse.

On Jan. 26, the municipal governing body, the Hanoi People's Committee, ordered all protesters to disperse by 5 p.m. Jan. 27, and to remove a crucifix and statue of the Virgin Mary they had erected on the site.

The protesters ignored the order, prompting the official Voice of Vietnam to announce on Jan. 28 that the protest was "the wrong thing to do and affects the lives of people living nearby. This is a serious violation of the State Law Ordinance on Religion and Belief. These people should be strictly dealt with."

The central government spokesman, Le Dung, has also defended the government's position, saying that under Vietnamese law, the state owns all land, and citizens and organizations can only purchase land usage rights.

Hanoi police have meanwhile opened a criminal probe related to the protests.

Parishioners have removed the iron gates to the 2.5-acre property, planted a giant cross at the building's entrance, and set up tents on the grounds.

An official newspaper said their actions violated Vietnamese law, and Hoan Kiem district police have opened an investigation into alleged crimes of damaging property, causing disorder, and obstructing officials from carrying out their duties.

On Jan. 28, the Archbishop of Hanoi took angry aim at official media reports with a letter to the director of Hanoi Television, the editor in chief of New Hanoi newspaper, and the editor in chief of Capital Security newspaper:

"You have distorted the true facts regarding the land parcel belonging to the Hanoi Archdiocese, and especially the lot of the old Catholic Embassy," the Archbishop wrote in a letter dated Jan. 28, signed and sealed by Rev. Le Trong Cung, and seen by RFA's Vietnamese service.

Manhandled by guards

"The Hanoi Archdiocese has full legal evidence regarding the true ownership of the land parcel and property therein."

Le Quoc Quan, a dissident lawyer in Hanoi and former fellow with the National Endowment for Democracy in Washington, joined a procession of thousands of Catholics behind a group of priests on Jan. 26.

Guards stopped and beat a woman who broke through the gate to offer flowers at a statue of the Virgin Mary, Quan said. "As a lawyer, I decided to go in to explain to them and ask them not to behave like that, but they beat me too," Quan said.

"At that time, there were about 2,500 or 3,000 people standing to pray, and all of them witnessed what happened to the lady and me," Quan added. "But later, those guards ran away when they saw too many people were approaching."

One protester who identified himself by the name John Baptist quoted Hanoi Archbishop Ngo Quang Kiet as saying Jan. 26 that "the Church of Hanoi called upon its parishioners to come to the premises to pray, and if anyone was put in jail because of praying, I'm pleased to go to prison on behalf of him or her."

"Many people were there to pray even though it's very cold while others continue coming to join them," he said.

The return of land confiscated by the Communists is a major demand of the Vietnamese Catholic Church, which—along with other religions—remains under strict control by the Vietnamese authorities. Some 6 million people in Vietnam are believed to be practicing Catholics, or about 7 percent of the population.

Experts say the authorities have loosened their grip on religion somewhat, mainly in cities, but restrictions remain in force.

Although the constitution and government decrees provide for freedom of worship, the government restricted religious freedom to a significant degree, according to the State Department human rights report released in 2007.

"However, during the year the government continued to relax restrictions, and participation in religious activities continued to grow significantly."

Officially recognized and approved religions in Vietnam are Buddhist, Roman Catholic, Protestant, Hoa Hao, Cao Dai, and Muslim organizations, and these have acquired greater latitude in recent years, the report said.

"In addition to officially recognized religious denominations, numerous non-recognized denominations operated in the country, including independent Buddhists, Baptists, Mennonites, Jehovah's Witnesses, Mormons, the Baha'i Faith, independent Cao Dai and Hoa Hao groups, and ethnic Cham Hindus," it added.

Original reporting by Tra My and Khanh Nguyen for RFA's Vietnamese service. Edited by Khanh Nguyen. RFA-Vietnamese director: Diem Nguyen. Executive producer: Susan Lavery. Produced in English by Sarah Jackson-Han.
 
Keeping Vigil with Vietnam
Rocco Palmo
10:36 30/01/2008
Recent peaceful demonstrations by Vietnamese Catholics seeking the restoration of church property seized by the state have entered unsettling terrain, with participants placed under police investigation...

Parishioners and priests have been holding daily vigils for over a month near Hanoi's main St. Joseph's Cathedral, demanding the return of a house and a block of church land seized by the communist government in the late 1950s.

Tuesday evening more than 100 faithful again defied authorities, praying and singing hymns on the disputed property, where they have erected a large white cross and placed candles and flowers on the building's steps and walls.

They put up rain shelters and lit fires against the winter chill on the 1.1 hectare (2.7 acre) property, which the Hanoi People's Committee has used as a community centre and for parking motorcycles.

After Friday's rallies, when the protestors placed the cross on the site, police launched an investigation into the alleged crimes of property damage, causing social disorder and obstructing officials, the An Ninh Thu Do daily reported.

Lieutenant-Colonel Nguyen Manh Hung, from the capital's central Hoan Kiem district investigative unit, signed a decision Saturday to launch the criminal investigation and sent it to prosecutors, said the police-run newspaper.

A police officer contacted at the investigative unit only told AFP: "I can confirm the signature on this decision but I do not want to exchange views or comments about this matter with you on the telephone."

The state-controlled Hanoi Moi (New Hanoi) newspaper accused leaders of the Hanoi archdiocese of "abusing the belief and trust of followers to turn them into their instruments for their own goals."

Vietnam's government last week stressed that there is no private property in the communist nation, only land-use rights granted by the state.

...more from AsiaNews:

On January 26th last the Peoples Committee of Hanoi released a statement, threatening “extreme action” if demonstrations and the sit-in – ongoing since December 23rd last – were not called off by 5pm yesterday evening.

Signed by Ngo Thi Thanh Hang, the deputy chairwoman of the People's Committee in Hanoi, the statement “ordered” the Hanoi Archbishop to remove the cross and all statues of the Virgin Mary out of the site, and “to submit a report” to her “before 6pm of Sunday 27”.

Meanwhile government media have begun a campaign of misinformation regarding scuffles which took place January 25th, in which some Catholics entered the residence gardens to aid a women being beaten by police because she had entered the area to bring flowers to the statue of the Virgin present in the garden.

Press accuse Hanoi’s Catholics of having forcibly attacked security forces and ask the government to restore order taking severe measures if necessary.

Fr. Joseph Nguyen, who witnessed the January 25th episode, decried the press coverage as a “shameful distortion of the facts”. He tells AsiaNews: the protest prayer was held at 11:30, after the mss. During the demonstration a Hmong woman jumped over the Nunciature fence and placed some flowers at the feet of the statue which is in the grounds of the building”.

“Security personnel found her there and tried to grab hold of her. Without paying any6 attention to her explanation they began to beat her and kick her. There were at least 2 thousand Catholics there as witnesses. A commander of the security guards even shouted orders to his men to beat her to death”.

“Lawyer Lê Quoc Quan, present at the scene came to the woman’s rescue accusing the guards of breaking the law. So then they turned on him dragging him off to an office inside”....

Yesterday in churches throughout the capital Catholics were informed of the ultimatum. Yet despite this they decided to demonstrate once again in front of the Nunciature, with song and prayer.

Today the office of the Archdiocese of Hanoi released a communiqué criticizing state media for not presenting the facts surrounding recent events in a “correct” manner.

State-controlled radio, television and news papers reported that the archdiocese in no way can challenge the ownership of the building because “on 24 November 1961, Fr. Nguyễn Tùng Cương,….. donated the property to the government”.

The archbishop has responded, setting the record straight; ‘.. the competent authority is the diocesan bishop with the consent of the finance council, the college of consulters and those concerned. The diocesan bishop himself also needs their consent to alienate the goods of the diocese”. The communiqué moreover clarifies “we know for sure he [Fr. Nguyễn Tùng Cương] never made any donation, as he had no authority to do so”....

State media accuses Hanoi Catholics of attacking security personnel, disturbing public order, erecting illegally the cross in the garden of the site, and spreading distortions about the government on Internet.

Vietnam's 6 million faithful form Southeast Asia's largest Catholic population after the Philippines; on a 2005 trip there, Rome's then-Missions Czar ordained 57 new priests in one fell swoop. The energy and commitment of its diaspora in the States has led to the group's christening as the US church's "New Irish."
 
Viet police target Hanoi's archbishop
Catholic World News
13:12 30/01/2008
Hanoi, Jan. 30, 2008 (CWNews.com) - Police in Hanoi have launched a criminal investigation into Catholic protests over the government's refusal to return the former office of the apostolic nuncio.

The police newspaper Capital Security has reported that the Vietnamese government is seeking legal action against Hanoi’s Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and other clergymen. They are accused of abusing their influence to incite followers to confront the Communist government, destroying state-owned properties and attacking public officials.

Church leaders in Hanoi consider the investigation as a new form of intimidation, aiming at individuals after failed attempts to intimidate the Catholic community as a whole.

Since December 18, the former residence of the Vatican nuncio in the Vietnamese capital has been the focus of gatherings for thousands of Catholics who demand the building, seized by the government in 1959, be returned to the Church.

The charges of destroying state-owned properties and attacking public officials are related to a clash on January 25 when protestors scuffled with police and threw away commercial billboards on the fence of the nunciature.

In an article published on VietCatholic News on Wednesday, Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh diocese, who witnessed the January 25 episode, decried the press coverage in the state-controlled media as a “shameful distortion of the facts” and an attempt “trying to turn crime victims into criminals”

Since last Friday, hundreds of religious together with many lay faithful have been camping in the garden of the former nunciature in prayer. There are also a great number of police in uniform and in plain clothes.
 
Hanoi : alors qu’une enquête criminelle est ouverte contre eux, les catholiques ont passé une troisième nuit de prière dans l’ancienne Délégation apostolique
Eglises d'Asie
15:09 30/01/2008
Hanoi: alors qu’une enquête criminelle est ouverte contre eux, les catholiques ont passé une troisième nuit de prière dans l’ancienne Délégation apostolique

Une enquête criminelle vient d’être ouverte visant les manifestations qui ont lieu depuis la mi-décembre autour et à l’intérieur de l’ancienne Délégation apostolique à Hanoi. L’organe de presse de la Sécurité de Hanoi, le An Ninh Thu Dô, l’a annoncé le 29 janvier dernier. Le colonel Nguyên Manh Hung, responsable adjoint de la Sécurité de l’arrondissement de Hoan Kiêm (où se trouve l’archevêché de Hanoi), a signé, le 26 janvier, une décision ordonnant l’ouverture de cette enquête. Pour justifier celle-ci, le journal énumère des violations du Code pénal, déjà mentionnées par lui le 25 et 26 janvier précédents: destruction de biens, troubles à l’ordre public et opposition à des agents dans l’exercice d’un service public. Curieusement, aucun nom de responsables religieux ne figure dans l’article, pas plus que le mot catholique. Seul le mot « laïcs » (giao dân) est utilisé dans l’accusation.

Après un long silence sur les événements en train de se dérouler à la Délégation apostolique, les médias officiels de la capitale rapportaient ce type d’accusations depuis le 25 janvier dernier. On a pu les entendre à la chaîne télévisée de Hanoi, le 26 janvier, et les lire, le jour suivant, dans l’organe local du Parti communiste, le Hanoi Moi, ainsi que dans l’organe de la police de la capitale, cité ci-dessus. On peut noter cependant que, jusqu’ici, aucun des grands médias officiels nationaux, pas plus que l’Agence vietnamienne d’information, officielle, n’a encore évoqué les événements en question.

Les accusations diffusées par les médias de la capitale ont aussitôt donné lieu à une réplique détaillée de l’archevêché de Hanoi, datée du 27 janvier. La lettre porte plainte contre les calomnies, fausses accusations et déformations de la vérité, diffusées par les trois médias de la capitale. Ce texte répond point par point aux diverses affirmations de la télévision et de la presse de Hanoi. Il est le fruit d’un important travail de recherche et constitue aujourd’hui un document clef pour comprendre le contexte historique, social et ecclésial de l’affaire de l’ancienne Délégation apostolique. Les six pages dactylographiées du document de l’archevêché répondent non seulement aux accusations de troubles à l’ordre public ou de destruction de biens, mais rétablissent la vérité concernant le droit de propriété de l’archevêché sur le domaine accaparé par l’Etat. Une réponse particulièrement pertinente est donnée aux allégations des autorités selon lesquelles une lettre écrite en 1961 par l’économe de l’archevêché de l’époque, le P. Nguyên Tùng Cương, futur archevêque de Hai Phong, aurait transmis à l’Etat le domaine de la Délégation apostolique. Le document de l’archevêché montre que cette donation était parfaitement impossible et qu’elle n’a jamais eu lieu.

Le jour où l’enquête criminelle était annoncée, au début de l’après-midi du 29 janvier, les catholiques de Hanoi ont pensé un moment que l’intervention promise dans l’ultimatum de la municipalité allait se produire. Alors que la plupart des fidèles ayant veillé et prié deux nuits consécutives étaient rentrés chez eux, des équipes de la télévision de Hanoi, accompagnées de très nombreux agents de la Sécurité, se sont placés aux quatre coins de la propriété. Quelques heures plus tard, la police était présente un peu partout et dispersait les attroupements. Cependant, à l’intérieur de la cour de la Délégation apostolique, la prière continuait tandis qu’un feuillet dactylographié, intitulé « Esprit et comportement », circulait de main en main. Il portait les indications suivantes: « Notre prière est pacifique. Pour ne pas tomber dans le piège des provocateurs qui cherchent des pièces à conviction pour nous accuser, que tous ceux qui prient veuillent bien s’asseoir. Quoi qu’il arrive, nous resterons assis dans le calme, chacun tenant la main de l’autre, les yeux tournés vers la croix et la Vierge Marie. Ne vous levez pas ! Ne vous déplacez pas ! Merci. » (1).

Mais, il ne s’agissait sans doute d’une fausse alerte... De nouveau, la cour de l’ancienne Délégation s’est remplie de monde. Un feu de bois a été allumé et une nouvelle nuit de prière a commencé.

(1) Ce texte ainsi que diverses informations rapportées dans cette dépêche ont été diffusés par Vietcatholic News, le 29 janvier 2008.

Légende photo: Veillée de prière autour d'un feu de bois dans la nuit du 29 au 30 janvier.

Photo: © http://chungnhan-tinhyeu.spaces.live.com
 
Vietnam pursues legal action against Catholics following protests
Catholic News Agency
16:36 30/01/2008
Hanoi, Jan 30, 2008 / 02:47 pm (CNA).- The government of Vietnam is seeking legal action against the Archbishop of Hanoi following Catholic prayer vigils and protests seeking the return of church lands confiscated after the communist takeover.

The police newspaper Capital Security on Tuesday reported that the Vietnamese government is conducting legal investigations of Archbishop Joseph Ngô and several other clergymen. The government accuses them of abusing their power to incite their followers to confront the government. In these confrontations, the government alleges, state-owned property was destroyed and public officials were attacked.

Church leaders in Hanoi believe the investigations are an attempt to intimidate individuals, following the failure of the government to intimidate Catholics as a whole.

Thousands of Vietnamese Catholics have gathered at the gate of the former residence of the papal nuncio in Hanoi since December 18. They have demanded the return of the property, which was confiscated in 1959 and is now planned to become a restaurant and nightclub.

The government’s allegations against the demonstrators result from an incident on January 25 in which protestors scuffled with police and threw away commercial billboards that were posted on the fence of the former nunciature, after police beat two of the protestors.

One cleric said the government was “trying to turn crime victims into criminals.”

Father Joseph Nguyen, a witness of the January 25 incident, called the government press coverage a “shameful distortion of the facts,” according to VietCatholic News.

Father Nguyen said that during the demonstration a Hmong woman had climbed over a gate to place flowers on a statue of the Virgin Mary inside the building.

Discovered by security personnel, the woman was chased around the garden of the building. “Disregarding the woman's explanations for her venturing into the building, the guards kicked and slapped her severely. In the witness of more than 2,000 Catholics, a security commander even loudly ordered his subordinates to beat to death the woman,” Father Nguyen said.

A man at the prayer vigil intervened, but he too was beaten. Protestors then broke through the gate to rescue the two and scuffled with security personnel.

One prelate described the crowd’s motivation, saying, “the guards could not attack the woman brutally like that.”
 
Archbishop Ngo: "I’m prepared to go to jail for my flock"
CNA Television
17:03 30/01/2008
Tensions are rising as Catholics in Hanoi continue their sit-in protests while the city police accuse the clergy of “lying to their flock” and forcing the laity to demonstrate. In response, Archbishop Joseph Ngô has said, “I’m prepared to go to jail for my flock.”

A local source informed CNA that he believes the state-run newspapers are trying to prepare the locals for a crackdown on the Catholic protestors.

Despite cold rains and biting winds, hundreds of protesters have camped out in the residence garden since last Friday.

At the moment, in the lawn of the building, hundreds religious and lay people are praying. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, are on the site, surrounding the protesters and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras.

As the Vietnamese Catholics continue to pray and demonstrate refusing to leave the land, a local authority threatens to use extreme actions against them
 
河内总主教义正词严愿为自己的羊栈坐监
Asia-News
17:25 30/01/2008
河内总主教义正词严愿为自己的羊栈坐监

若翰 鄧明安

官方媒体大肆指责吴光杰总主教及首都公教团体神长利用“天真的”人们。天主教徒们继续在警察的包围下集会。同时,各界担心当局会动用武力

河内(亚洲新闻)—尽管政府下达了最后通牒,但越南首都河内总主教区的天主教徒继续在原宗座代表处旧址花园内举行静坐示威。河内政府发布命令,要求天主教徒在一月二十六日下午当地时间十七时以前必须撤离场地。官方媒体再次口诛笔伐,声讨总主教区总主教及天主教徒。一些教友认为,此举很可能是在为动用武力铺平道路。

从去年十二月二十三日开始,数以千计的天主教友聚集在原宗座驻越南首都河内代表处旧址,要求政府有关当局归还一九五九年遭到强行霸占的教会地产。现在,这里居然被改建成了餐馆和夜总会。地方政府发出威胁,如果教友们继续在旧址花园内祈祷、聚会;不停止“危害公共秩序”,就要采取“极端措施”。

当地公教团体的阮神父向亚洲新闻通讯社发表评论指出,“目前,大约有百余名修会会士、修女和教友在宗座代表处旧址花园里祈祷。但是,也有许多警察和便衣把守。他们混在人们中间拍照,并拍摄录像。我担心,他们随时可能会采取攻击性行动”。

河内总主教区吴光杰总主教告诉记者,祈祷是人的基本权利、是受到法律保护的。“一旦政府动采取强硬的措施,我做好了随时为自己的羊栈坐监的准备”。

与此同时,越南官方媒体再度掀起了一场舆论战,指责天主教徒“天真”;过分相信他们的领导人。而这些教会领导人,“试图非法占据建筑”。就连警方的报纸《首都公安报》,也指责河内的神长们“欺骗群众”;“迫使他们举行反政府示威”。

自星期五以来一直坚持在花园内静坐的武文阔指出,官方媒体的报道“毫无意义”。他告诉亚洲新闻通讯社,“我根本不在乎他们写什么。只要到大街上问问任何一个人就会知道,根本没人相信他们。大家都知道,我们在这里和平祈祷、要求正义。但是,他们却要造谣”。

一位女教友表示,“报纸为什么不刊登吴总主教的声明呢”?一月二十八日,河内总主教发表声明,明确阐述了宗座代表处旧址从没有“赠送”给政府(而地方政府却坚持这一说法)。此外,声明中指出,天主教友的聚会活动是绝对合法的(详见Cattolici di Hanoi continuano la protesta sfidando l’ultimatum del governo中文版)。

这女教友继续强调,“总主教在声明中已经逐一回应了媒体的指责。我们会继续抗议,因为,我们才是意识形态的受害者。三十年来,教会不断要求政府归还这座建筑,却从没有得到过任何答复。政府将我们天主教徒视为二等公民”。
 
Catholics in Vietnam pray for return of church landCatholics in Vietnam pray for return of church land
Christian Today
17:32 30/01/2008
Catholics in Vietnam pray for return of church land

Vietnamese Catholics praying to regain their church land that was seized 50 years ago.

Vietnamese Catholics are holding a weekend of prayer vigils, part of their efforts for more than a month to press the Communist government for the return of church land in Hanoi seized 50 years ago.

Hundreds of people, warmed by an open wood fire, prayed and sang by candlelight in the cold on Friday and Saturday nights on a one hectare (2.5-acre) piece of mostly vacant land about a block from St Joseph's Cathedral.

Catholics have also gathered in two other places in the capital, demanding return of a presbytery and land that has been used for a textile factory they say also belonged to the church before the Communists ended French colonial rule in 1954.

The vigils began on December 18 and have maintained momentum, attracting more than 1,000 people at times, despite authorities in Hanoi telling church leaders the activities were illegal and should be stopped. Parishioners are cautious, mindful of times when religious activities were restricted.

Life-long Catholic Dao Trong Khanh, 50, said, "maybe you can imagine what will happen. It is not easy to speak out about what will happen in the near future. The prayers and non-violent demonstration will continue."

In a procession during the day on Friday, witnesses said there was a scuffle with police and one woman was slightly injured near the site, which once housed the Vatican Embassy during French rule.

Religion remains under state supervision in the mostly Buddhist country and there are about six million Catholics among its 85 million people.

LAND USE RIGHTS

A government spokesman said the claim would be resolved under Vietnamese land laws, which do not allow private ownership, only land use rights.

"Regarding the request the claim of the Hanoi bishopric, the People's Committee of Hanoi will consider it carefully and implement it in compliance with the law," Ministry of Foreign Affairs spokesman Le Dung said.

Public displays of criticism or disagreement with the ruling Communist Party are rare, but over the past decade, peasant farmers have also challenged the government over land use.

The government seems to be taking notice of the Catholics, apparently because it is working toward establishing formal diplomatic relations with the Vatican. Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the Pope at the Vatican a year ago.

Observers of Catholic relations have said the Communist Party wants Vietnam to benefit from services that the Roman Catholic Church can provide for the poor. Living standards have improved in Vietnam under 20-year-old economic reforms but average per-capita income is just $835 a year.

On December 31, nearly two weeks after the prayer vigils began, the prime minister visited the diocese and the disputed site, said parishioners, some of whom live in squalid rooms near the cathedral in the city centre.

They said there had been an exchange of letters between the Hanoi People's Committee and Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet over the use of the land and a French-colonial era villa as a motorbike parking lot, eatery and sports centre.

The Archbishop could not be reached for comment.

(Christian Today, posted: Sunday, January 27, 2008)
 
Update on the Plight of Catholics in Vietnam
EWTNews - Rome
17:35 30/01/2008
UPDATE ON THE PLIGHT OF CATHOLICS IN VIETNAM

ROME -- I have become acutely aware of the plight of Catholics in Vietnam ever since my radio interview with Fr. Cuong, though I did not at the time include this in our conversation. ( Click here to hear Vatican Insider) It was a situation that was developing fairly recently, but one that seems to have precipitated in recent days.

To give you some background and the latest news, I’ll quote from an AsiaNews story of January 30 from someone on the ground in Hanoi.

“Hanoi’s Catholics continue their sit-in in the gardens of the ex-nunciature, despite the government ultimatum to free the area by 5 pm Sunday last. State newspapers launch a new wave of insults directed at the bishop and faithful. Some Catholics believe this slander campaign is preparing the ground for a show of force. Since December 23 the former residence of the Vatican nunciature in the capital has been the focus of gatherings for thousands of Catholics who demand the building sequestered by the government in ’59 and set to become a restaurant and night club be returned. The local government has already threatened ‘extreme action’ if the group of faithful persists in holding prayer vigils in front of the building and in the garden and if they do not desist in ‘undermining public order’.

“Fr. Joseph Nguyen tells AsiaNews: ‘At the moment there are hundreds of religious together with many lay faithful gathered in the garden of the ex nunciature in prayer. But there are also a great many police in uniform and in plain clothes. These mix among the people taking photos and making films with video cameras. I fear an attack at any moment.’ The Archbishop, Msgr. Joseph Ngô Quang Kiệt, has told us that praying is a basic human right protected by the law and that he is ready to even go to jail for his flock, if the government makes a show of force”.

“Meanwhile a fresh press campaign accuses the Catholic faithful of ‘naivete’ and in trusting too much in their leader. Papers also accuse them of aiming to “illegally take possession of the building’.”

One source of news is the Viet Catholic News which comes in both Vietnamese and English and carries articles by local Catholics, including priests. One priest, Joseph Phuong Nguyen, C.Ss.R, wrote three days ago about the case of a woman who was beaten to death by officers after attempting to put flowers on a statue of Mary in the former nunciature compound ( which was admittedly off limits to civilians): “Seeing all this brutality, in order to rescue Mr. Quân and the woman, the protesters had no other choice than breaking through the gate to confront the security officers. Local authorities of Hanoi have accused Hanoi Catholics of attacking the security force first. It is simply a blatant lie.”

What at first seemed like a standoff between the Catholics and government officials seems indeed on the verge of escalating into a full-fledged attack on civilians – not just one woman, but crowds.

One real dilemma regards, in a way, the role of the Catholic press, in particular the media that is considered “authoritative,” such as the Vatican newspaper and radio. Will telling the true story help people or simply inflame the situation? Does one have to be careful not to tread on diplomatic toes? The “L’Osservatore Romano” paper has featured the plight of the Vietnamese Catholics and there is a story today, though not on page one.

Fr. Cuong keeps me posted on these sorrowful events in his native country which is about to celebrate the lunar New Year. He wrote a few days ago that “these days of the approaching Lunar Tet Festival in Vietnam brings me an inexpressible joy and nostalgia. Smells of firecrackers, traditional food such as the crispy spring-rolls dipped in the ubiquitous distilled fish-sauce as well as the sticky-rice cake served with pickled carrots and cauliflowers are remembered as most telling about one's memories, together with images of children dressed in new clothes going to wish their elderly a happy new year, and in return, receive a red envelope with money for blessing and luck... I used to enjoy all of those activities.”

Father Cuong’s only request now is of prayers for his country and people, prayers in particular that there will not be a crackdown on freedom of religion. And that is a request I am happy to pass on.

Thanks for staying with me on this day of lots of news and interesting stories.

God sit on your shoulder!

(EWTNews)
 
I cattolici vietnamiti chiedono la restituzione di beni ecclesiastici
L'Osservatore Romano (Báo Tòa Thánh)
17:38 30/01/2008
I cattolici vietnamiti chiedono la restituzione di beni ecclesiastici

HANOI, 30.1.2008 -- Oltre tremila cattolici si sono radunati in preghiera nei giorni scorsi nel giardino antistante l'ex sede della Delegazione apostolica di Hanoi, in Vietnam, manifestando disapprovazione contro il provvedimento dell'amministrazione comunale che, in base all'ultima decisione, vorrebbe adibire ad uso commerciale l'edificio a suo tempo nazionalizzato.

La Chiesa locale chiede da tempo la restituzione dell'immobile di sua proprietà cui sono stati posti i sigilli nel 1959. Proteste ci sono state in altre città sempre per la restituzione di altri beni ecclesiastici.

Nell'area - riferisce l'agenzia Asia News - molti cattolici hanno trascorso anche la notte, protestando così contro il Governo che aveva chiesto di rendere libero il terreno e di porre fine alla manifestazione.

L'arcivescovo di Hanoi, Joseph Ngô Quang Kiêt, in un comunicato, ha rivendicato il diritto dei fedeli a manifestare.

Dall'arcidiocesi di Hanoi è stato diramato un comunicato in cui viene criticata l'azione dei media statali.

I media, si sottolinea, accusano i cattolici di Hanoi, ad esempio, di radunarsi e pregare illegalmente all'aperto, disturbare l'ordine pubblico, diffondere notizie distorte tramite Internet.

In particolare - riferisce sempre l'agenzia Asia News - secondo le informazioni fornite dalla televisione, dalla radio e dai giornali, l'arcidiocesi non può pretendere la proprietà dell'edificio perché "il 24 novembre 1961, padre Nguyên Tùng Cuong, allora amministratore della diocesi, ha donato la proprietà al Governo".

Nel comunicato si replica che l'autorità competente per la transazione è solo "il vescovo diocesano, con il consenso del consiglio finanziario e il collegio dei consultori".

Il comunicato, inoltre precisa che "di sicuro egli (padre Cuong) non ha mai fatto alcuna donazione".

Nel testo si ricorda pure che la costituzione vietnamita difende la libertà religiosa e i luoghi di preghiera; inoltre un'ordinanza del 18 giugno 2004 specifica che le proprietà legali delle organizzazioni religiose sono protette dalla legge e che ogni violazione di tale diritto è proibita.

Il comunicato dell'arcidiocesi precisa che la proprietà in questione, ovvero la sede dell'ex Delegazione apostolica, non è dello Stato: "Il Governo non ha alcuna prova - è scritto - che la Chiesa in Vietnam l'abbia donata, né vi è un decreto di confisca. Essa è perciò ancora proprietà dell'arcidiocesi".

Ed è aggiunto: "da questo punto di vista, i raduni e le preghiere su una proprietà della Chiesa sono perfettamente legali". Sulle accuse di diffondere notizie distorte su Internet, infine, si specifica che "gli articoli sono stati messi da molte persone e l'arcidiocesi non ne è responsabile"
 
3000 Vietnamese Catholics flocking to the former Vatican Embassy to display their unbeatable resolve
VietCatholic Staff
19:13 30/01/2008
MORE THAN 3000 CATHOLIC FLOCKING TO THE FORMER VATICAN EMBASSY TO DISPLAY THEIR UNBEATABLE RESOLVE

HANOI -- At 5 pm on 1/27/2008, the hour in which an ultimatum issued by Hanoi’s City Official supposed to go into effect, statues, cross, religious articles and all Catholics were ordered to disperse completely from the former office of the apostolic nuncio, a block of 42 Nha-Chung Ave. As the ultimatum getting closer, however, more people kept coming to the area, despite the fact that a crackdown which could include arrest, harassment, torture or being charged with “criminal activities” was likely to happen anytime soon, all because they came to hold a vigil at the Toa-Kham-Su (as former Vatican Embassy is called in Vietnamese )

At the said hour, more than 3000 parishioners had gathered at the Toa -Kham-Su with such defiance and unyielding determination. It was their answer to the government’s threat coming from people with forces and weapons in their hands in order to carry out actions of injustice and deception.

The church’s clergymen and its parishioners had come to pour their heart out in prayers at the garden of the Embassy. Everyone was prepared for what was expected to be a major event about to happen at that time, a crackdown as the government had threatened earlier. The nuns and parishioners had formed a circle around the newly installed steel cross and a statue of the Holy Mother to pray. “We will continue to pray and are ready to face in a peaceful manner the worst possible situation which can happen today, tomorrow or anytime, even after a persecution or death…our offspring would still be coming here to continue holding a vigil. Neither forces nor any powerful government can suppress our faith in God”, one participant said.

Present among those who came were several youngsters who were sharing ideas on a list of suggestions which read as follows: “In order to show our solidarity with the Archbishop of Hanoi, as his children, we would like to try doing the followings:

- Pray wherever we are

- To be present for prayers at Toa-Kham-Su

- Make living arrangements for those who were holding a vigil

- Share what we have -in materials and in spirit- with parishioners who were holding a vigil

- Introduce to others all websites which post updated information on the Toa-Kham-Su’s situation

- Show friends on how to bypass firewalls and access the websites we want without any restrictions.

- Pass around correct information on Hanoi Archdiocese’s peaceful vigil.

- Discuss with others on falsified information which were fabricated or defamed on national TVs or newspapers.

- Serve as volunteer driver for friends and relatives who would like to join us at Toa-Kham-Su

- Bring camera (if possible) to record any symbolic event

- Write down things you observed, heard or thought of and send your writings to Catholic’s websites or to report the news on the current events

- Searching for the news pertinent to our cause and join online discussions to help ensure justice for our church

- Offer rebuttals on arguments of sophistical nature from deceptive people

- Clean up and keep the vigil area in order

- Making it possible for the elderly to participate in the vigils

- Anything else to be added…

As of now the so-called “the hour in history” has passed but the scenes at Toa-Kham-Su and surrounding area remain the same. The government and the police have not carried out any particular action except sending the police patrol vehicles out occasionally to monitor the situation.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chúc mừng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam có Tân Giám Tỉnh
Dòng Chúa Cứu Thế VN
09:54 30/01/2008
SAGIÒN -- Sáng nay 30 tháng 1 năm 2008, một thánh lễ đơn sơ và cảm động đã được cử hành tại nhà nguyện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, đánh dấu một nhiệm kỳ Giám Tỉnh mới của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Tân Giám Tỉnh là cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, sinh ngày 11 tháng 7 năm 1955, khấn dòng ngày 5 tháng 1 năm 1978. và chịu chức “chui” ngày 26 tháng 6 năm 1990.

Như vậy có thể nói vị giám tỉnh mới của Dòng Chúa Cứu Thế đã được đào tạo và trưởng thành trong môi trường sau 75 với tất cả những đặc điểm của nó.

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hiện nay có 265 tu sĩ, trong đó có 166 linh mục, 3 phó tế vĩnh viễn, 30 trợ sĩ và 66 sinh viên Học Viện. Tuổi trung bình toàn Tỉnh là 39,1.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mấy lời chân tình xin gửi tới qúi Cha, Ông Bà, và các cô chú đang cầu nguyện tại Hà Nội
Mai Vy Phượng
00:25 30/01/2008
Ngày 1/29/2008

Kính gửi quý Cha, Ông Bà, và các cô chú làm việc tại VietCatholic,

và hết thảy Qúy Bác và Anh Chị Em đang cầu nguyện bên Mẹ Maria ở Hà Nội,

Trước hết, con xin gửi đến Quý Cha, và mọi người lời cầu chúc thánh thiện nhất trong tình hiệp nhất của Chúa và Mẹ Maria.

Cũng như mọi người Công Giáo trên toàn thế giới, con cũng đã và đang theo dõi tất cả diễn biến về vụ Tòa Khâm Sứ tại Hà nội trên VietCatholic mấy tuần nay. Tuy con chỉ là một đứa trẻ, “mặt còn búng ra sữa”, thuộc thế hệ 8x-9x, nhưng con không khỏi bồi hồi, xúc động, cũng như rất bức xúc khi nghe, đọc, và nhìn thấy những hình ảnh đang diễn ra tại Hà nội, Việt nam. Vì thế, dù con biết Quý Cha, và mọi người rất bận rộn, nhưng con vẫn muốn viết vài dòng tâm sự gửi đến VietCatholic, để tỏ lòng hiệp nhất và hiệp thông của đứa con nhỏ bé với Giáo Hội Công Giáo, cũng như tất cả mọi người Công giáo tại Hà nội.

Con thật bức xúc khi đọc những bản văn thư, những lời nói, cũng như sự tường thuật của các báo chí nhà nước Việt nam… Bởi vì con thật không hiểu Tại Sao những Vị có chức có quyền lại có thể nói ra những lời lẽ như thê’ ??? Có lẽ con đã được học trên một môi trường có trên có dưới, giải quyết công việc theo chiều hướng tích cực, phải suy nghĩ trước khi nói, và tôn trọng sự thật, nên con đã không hiểu ? Và có lẽ con được lớn lên trong một môi trường tôn trọng Hòa Bình, Tự Do, và Công Lý, nên con thật không hiểu tại sao người ta lại có thể “Cố tình chà đạp lên Tôn Giáo của người khác như thế”

Trước đây, con được nghe Ba Mẹ, các cô chú hay trách rằng: “Chẳng biết thế hệ của mình chết đi rồi, chúng nó có còn nhớ đến Cội Nguồn hay không?“. Lúc đó, con vẫn ngu ngơ vì có hiểu gì đâu ? Ngu ngơ vì cho rằng khi có Chiến Tranh, ắt sẽ có kẻ thắng, người thua, và chắn chắn sẽ có Hận Thù. Nhưng con tin tưởng rằng dù ở chế độ nào thì cũng có kẻ tốt, người xấu … và cũng vì có Chiến Tranh Việt nam mà chúng con mới có cơ hội qua một thế giới thứ 2 … Vì vậy Hận Thù làm chi. Mọi người sống trong Hòa Bình có phải tốt nhất hay không ??? Nhưng nay con đã hiểu, và càng thấm thía với câu Ông Bà vẫn thường nói: “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”.

Ba Mẹ, các Bác và các cô chú ơi, Xin tha lỗi cho chúng con – cái thế hệ sinh ra và lớn lên trong Hòa Bình, không biết và lường hết được những cạm bẫy và xấu xa, chứ không phải chúng con thờ ơ không quan tâm đến những lo toan của Ba Me, và các cô chú. Nhưng nay chúng con đã nghe, đã nhìn, và đã hiểu được rất nhiều điều, bởi vì Sự Thật bao giờ cũng chứng minh cho chúng con những điều ấy. Và khi chúng con hiểu ra được, thì tất nhiên chúng con sẽ luôn nhớ về Cội Nguồn, và sẽ Giữ Gìn nó mãi, đúng không Các Bạn 8x-9x?

Con bồi hồi, xúc động bởi vì được nhìn thấy được một hình ảnh quá ĐẸP của những vị Giáo Dân tại Hà nội. Thật không hổ thẹn với lòng là những con cháu của các Vị Thánh Tử Đạo Việt nam. Ngay từ nhỏ, con đã được Ba Mẹ khuyến khích và cho đọc những cuốn sách về Hạnh Các Thánh, cũng như sách tiểu sử về các Thánh Tử Đạo Việt nam. Con thật hãnh diện, yêu quý những hành động can đảm, và vĩ đại ấy… nhưng hình ảnh trong đầu con thì rất mơ hồ, vì chỉ trong trí tưởng tượng mà thôi. Nhưng nay, hình ảnh lòng Kiên Trung, Can Đảm của Đức Tổng, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và mọi người Giáo Dân tại Hà nội đã làm cho con không còn mơ hồ nữa. Vì hình ảnh đó quá sống động ngay trước mắt con, và đã làm cho con không cầm được nước mắt ….

Ngay giờ đây …

Con ước gì mình là ngọn nến được thắp lên dưới chân Mẹ Sầu Bi, để nói lên lòng KIÊN TRUNG, VỮNG TIN, PHÓ THÁC, và HIỆP NHẤT của con với GIÁO HỘI Công giáo, nhất là với Giáo Phận Hà Nội – Việt nam.

Con ước gì mình là một Đóa Hoa, được đưa đến để AN ỦI MẸ trong lúc này, vì chẳng biết ngày mai Mẹ sẽ phải đi đâu ?

Con ước gì được là một trong những người Giáo Dân Hà nội, để được tuyên xưng ĐỨC TIN của mình

Con ước gì là một Ngọn Đuốc nhỏ bé, để hy vọng có thể giúp đưa Quý Vị có Chức Quyền giải quyết mọi công việc theo chiều hướng tích cưc. Để mọi người được hưởng HÒA BÌNH – TỰ DO – CÔNG LÝ trong Mùa Xuân này.

Lạy Mẹ Maria kính yêu của con, Con Yêu Mẹ! Mẹ biết con Yêu Mẹ chừng nào! Con xin dâng lên Mẹ tất cả những ƯỚC MƠ của con.

ĐGH John Paul II yêu dấu của con! Con luôn tin tưởng vào NGÀI. Chỉ với một câu nói “Đừng Sợ!” đã làm cho con luôn vững lòng. Chỉ nhìn thấy nụ cười của NGÀI, đã làm lòng con luôn ấm lai. Xin NGÀI ban cho Đức Tổng, Quý Cha, và tất cả mọi người Giáo Dân tại Hà nội thêm ƠN CAN ĐẢM, để giữ vững lòng TIN của mình, cũng như loan báo cho mọi người biết rằng “Người Công Giáo luôn sống trong Yêu Thương, Công Bình và Bác Ái, nhưng cũng không sợ hãi trước kẻ thù vây hãm”. Và đừng chà đạp lên Tôn Giáo của Chúng Con nữa!!!

Con Cám Ơn Quý Cha, và Quý Vị đã lắng nghe lời Tâm Tình của cọn Xin Chúa và Mẹ Maria luôn ban cho Quý Cha và mọi người tràn đầy Hồng Ân của Ngài.

Kính Thư!

Mai Vy Phượng
 
Thư Gửi Các Em Thiếu Nhi Ở Thái Hà - Hà Nội
Phan Lành
00:30 30/01/2008
Thư Gửi Các Em Thiếu Nhi Ở Thái Hà - Hà Nội.

Ngày 30 thánh 01 năm 2008

Các em Thiếu Nhi thân mến!

Các em biết không! Khi anh đọc bài báo của anh Xuân Thành trên VietCatholic.net với tựa đề “Chú ơi! Tại sao nhà nước không trả đất cho chúng cháu???” anh đã phải rơi nước mắt và làm anh nhớ lại một quãng thời thơ ấu của mình. Tiếc thay thời thơ ấu của anh không giống như các em bây giờ, biết khôn ngoan, biết nhận thức rằng “Nhà nước mình đứt thần kinh xấu hổ với bạn bè quốc tế rồi sao hả chú...?”

Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngoại đạo, không tôn giáo. Nhà anh chỉ thờ có mỗi ông Thần Tài – Ông Địa (vì nhà có buôn bán nhỏ gần trường học). Từ những ngày đầu tiên đi học, còn bé xíu anh đã thuộc lòng bài hát “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”, và thật sự lúc đó anh cũng yêu Bác Hồ lắm thông qua những bài học môn Tập Đọc lớp 1 (thay vì yêu Chúa như các em được học Giáo Lý ngay từ nhỏ). Lên lớp 4, anh được la Đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Anh sung sướng khi lần đầu tiên được mang chiếc khăng quàng đỏ thắm màu cờ đến trường rồi luôn thầm hát: “Em là búp măng non khi lớn lên em làm cách mạng” (lúc đó anh cũng hỏng biết làm cách mạng là làm gì cả, chỉ hát theo bài hát vậy thôi).

Không giống như các em, anh lúc đó là Thiếu Nhi cúa Bác Hồ thay vì Thiếu Nhi Thánh Thể. Những năm tiếp theo trong lớp học, anh là Chi Đội Trưởng Chi Đội của lớp. Lớn lên một chút, lên lớp 9, anh được chính thức kết nạp trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Và đương nhiên anh giữ chức Bí Thư Chi Đoàn lớp. Anh nhớ mỗi lần tổ chức Đại Hội cho Chi Đoàn anh rất hăn hái vì mỗi khi như vậy, lúc chào cờ anh được xướng lên câu: “Vì đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa, vì lý tưởng Bác Hồ Vĩ Đại, sẵn sàng!” Mỗi lần đọc như vậy là cảm thấy tự hào lắm, sung sướng lắm. Anh sung sướng tự hào cho một Nhà nước XHCN mà các em nói đúng, đứt thần kinh và xấu hổ với bạn bè quốc tế. Ước gì lúc đó anh nhận ra được như các em bây giờ. Lúc đó anh là người ngoại đạo mà, anh còn ngồi trong bóng tối tăm lắm em ạ!

Lại lớn lên thêm một chút nữa, anh vào Đại Học. Như tất cả các sinh viên trên toàn quốc, lên đại học, ngoài những môn học chuyên ngành ra thì anh phải học rất nhiều môn chính trị, tức là học về chủ nghĩa Mác-Lênin, Tương tưởng Hồ Chí Minh, Chủ Nghĩa Xã hội khoa học v.v….nhiều lắm, toàn là những thứ triếc học vô thần. Mấy cái này anh cũng có nghe sơ sơ qua những lần bồi dưỡng chính trị cho Đoàn viên. Nhưng khi lên đại học thật sự mới bị nhồi nhét những thứ đó một cách nghiêm trọng, nó chiếm 1/8 chương trình toàn khóa. Nhưng anh thích triết học nên cũng khoái lắm, thường đóng góp nhiều ý kiến khi học và được các giáo sư… yêu mến. Anh ước mơ mình sẽ được kết nạp Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Mãi tới khi giữa học kỳ của năm học thứ nhất, một biến cố xảy đến trọng cuộc đời anh khi lần đầu anh được một anh bạn người Công Giáo rủ đi Nhà thờ. Một tiếng nói mạnh mẽ từ đâu đó vọng vào tâm hồn anh, và anh như được sáng mắt, biết phân biệt cái gì là thật, cái gì là sai trong cái xã hội vô thần ô trọc đầy giả dối này. Anh đi học Giáo Lý và anh được rửa tội hai năm sau đó.

Cứ mỗi học kỳ trên giảng đường đại học là anh phải đụng một vài môn triết học Mac-Lênin, nếu không thì Tư tưởng vĩ đại của Cụ Hồ. Từ ngày anh gặp Chúa, thay vì trong lớp anh đóng góp những ý kiến tuyệt hay giúp cho giáo sư giảng hăng sai hơn thì anh đưa ra những câu hỏi làm các ngài… bí. Theo triết học vô thần thì thiên nhiên tự tạo nên nó, không có Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa nào cả. Chúa Trời chỉ do con người sinh ra thôi chứ không phải Chúa Trời tạo ra con người cũng như vạn vật. Khi các em lớn lên, các em sẽ thấy được điều thú vị vô lý của triết học vô thần. Với triết học ấy, các em có thể tự tạo cho mình mọi thứ vật chất từ hư không… Chính vì bởi cái tư tưởng ngu xuẩn ấy được sắp đặt thành một thể chế nên đất nước, và cuối cùng làm cho nước ta nghèo hoài như vậy.

Các em Thiếu Nhi Thái Hà ơi! Các em khôn ngoan lắm, anh dũng lắm. Dám nói sự thật với công an là các nhà lãnh đạo bị đứt dây thần kinh. Không giống như anh, nhúc nhát lắm và đến già cái đầu rồi mới phân biệt trắng đen.

Các em hãy tiếp tục khôn lớn và sẽ là tương lai của Giáo Hội nhé! Khi lớn lên các em hãy hoc thật giỏi và khôn ngoan hơn nữa. Em hãy dùng chính cái tư tưởng ấu trĩ của họ để cho họ thấy sự ấu trĩ đó. Hiện nay anh là một chủng sinh đang học tại Hoa Kỳ. Anh sẽ luôn cầu nguyện cho các em. Các em là những anh hùng bé nhỏ trong lòng anh.
 
Bức thông điệp sống động về sự hiệp nhất trong tình yêu, hòa bình và chân lý
Lâm Huyền Vi
00:58 30/01/2008
Bức thông điệp sống động về sự hiệp nhất trong tình yêu, hòa bình và chân lý

Ở miền Bắc, có những nơi không có linh mục, trong cái giá rét làm cho hai hàm răng đánh vào nhau lập cập và đôi tay, đôi chân “cuống quýt”, người tín hữu Công Giáo phải thức dậy từ ba, bốn giờ sáng để đi bộ cho kịp giờ xem lễ vì nhà thờ ở cách xa nhiều cây số, mà giáo dân thì không có phương tiện di chuyển nào khác ngoài đôi chân! Đời sống, dù lam lũ từ sáng sớm đến tối mịt, túng thiếu quanh năm, người tín hữu Công Giáo miền Bắc luôn sống với niềm tin mãnh liệt vào Đức Kitô và lòng yêu mến Giáo Hội!

Có lẽ, trong mấy ngày qua nhiều người đã xúc động rơi lệ và cảm phục khi đọc được tin tức và xem qua nhiều hình ảnh của hàng ngàn giáo dân Công Giáo Hà Nội, Thái Hà, Hà Đông và các vùng phụ cận bày tỏ đức tin vững chắc không có gì lay chuyển nổi của mình. Họ tề tựu đông đảo trước Thánh Giá và tượng Đức Mẹ Sầu Bi trong cái lạnh cắt da xẻ thịt dưới 8 độ C. Họ sốt sắng lần chuỗi dưới mái lều thô sơ che tạm để tránh những cơn mưa như trút nước. Họ cười nói hồn nhiên, chia nhau phần ăn trưa bên cạnh những đôi mắt dò xét của công an. Họ canh thức, thay phiên nhau đọc kinh, hát và cầu nguyện để giữ cho ngọn lửa niềm tin luôn cháy sáng giữa một xã hội đen tối đầy rẫy bất công và hiểm nguy…. Rõ ràng, đó chính là bức thông điệp về sự hiệp nhất trong tình yêu, hòa bình và chân lý mà họ muốn gửi tới nhà cầm quyền Hà Nội và thế giới.

Nhìn họ, người ta có thể phải thốt lên: Thật! Không dễ gì làm người tín hữu Công Giáo Hà Nội khuất phục! Đúng! thật là không dễ! Lịch sử đã chứng minh tiền nhân của họ là các anh hùng tử đạo. Xem ra, câu trả lời “Tất nhiên!” của một giáo dân Hà Nội khi được hỏi, nếu người Cộng Sản thẳng tay đàn áp, giết hại thì anh sẽ phản ứng thế nào, có hy sinh giống như Chúa Giêsu không, có bình thản đón nhận cái chết, đã chứng tỏ các anh hùng tử đạo Việt Nam đã có người nối gót khi các ngài phải chịu tra tấn khổ hình và đổ máu đào vì niềm tin của mình. Không phí uổng chút nào!

Tất nhiên! Phải! Tất Nhiên! Không phải chỉ có giáo dân giáo phận Hà Nội và các giáo xứ phụ cận như Thái Hà và Hà Đông, nhưng còn có triệu triệu tín hữu Công Giáo Việt Nam khắp thế giới đều sẽ trả lời như thế!

California, Jan 29th, 2008
 
Sự ích lợi của việc trả lại tài sản cho Giáo hội Công giáo.
Trần Bảo Kỳ
08:41 30/01/2008
Sự ích lợi của việc trả lại tài sản cho Giáo hội Công giáo.

Đầu năm 2004, vợ chồng tôi về Việt Nam thăm gia đình. Khuya ngày hôm sau chúng tôi sẽ trở về Mỹ thì tối hôm trước đó mới được nghe chuyện về Linh mục Trương Bửu Diệp, tử đạo năm 1946, làm nhiều phép lạ. Chúng tôi liền thuê bao ngay một chiếc xe tắc xi, lên đường ngay tức thì để còn kịp trở về Sàigòn ngày hôm sau chuẩn bị về Mỹ.

Còn khoảng một cây số mới đến nhà thờ Tắc Sậy, ráp gianh 2 tỉnh Bặc Liêu và Cà Mau, chúng tôi đã thấy hai bên đường rải rác những quán trọ mới mọc lên. Anh tài xế giải thích rằng vào ngày giỗ Cha Diệp, người có đạo cũng như không có đạo đến đông lắm. Có khi họ đến trước một hai ngày để cầu nguyện, xin ơn Cha, nên mới mọc lên nhiều nhà trọ như vậy.

Chúng tôi tới nơi còn quá sớm nên tạt vào một quán ăn, vừa làm nhà trọ. Thức ăn tuy không ngon lắm, nhưng quán có hẳn một khu đằng sau để khách rửa ráy và làm vệ sinh. “Khá lắm,” tôi nghĩ bụng.

Chuyện này tôi đã kể lại trong bài “Những luồng gió mới” đăng trên diễn đàn này sau khi tôi trở lại Mỹ. Đại ý, tôi nêu ý kiến về việc Nhà Nước Việt Nam nên cởi mở hơn và nên trả lại những tài sản của Giáo hội Công giáo để GHCG có thể biến những tài sản này thành những điểm hành hương, thu hút du khách cả trong lẫn ngoài nước, đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương, góp phần vào việc phát triển kinh tế cả nước.

Trong bài này, tôi có đề cập đến khu Thánh địa La Vang. Tôi cho rằng nếu được trả lại đất, GHCGVN chắc chắn sẽ phát triển thành một Trung Tâm Hành Hương đúng nghĩa. Vào một dịp kính Đức Mẹ La Vang trước đó, Thánh địa La Vang đã thu hút trên dưới nửa triệu khách hành hương. Chúng ta thử tưởng tượng nếu được phát triển đúng tầm vóc, Trung tâm Hành hương này sẽ thu hút bao nhiêu khách hành hương, trong cũng như ngoài nước, không những một dịp trong một năm, mà có thể là mỗi ngày. Chúng ta hãy tưởng tượng số tiền chi phí của du khách sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương nói riêng, và nền kinh tế địa phương nói chung, cũng như các địa phương liên hệ, có ý nghĩa như thế nào.

Cố đô Huế của chúng ta đã được LHQ công nhận là di sản thế giới. Tôi tin rằng các du khách, trong cũng như ngoài nước, khi đến Huế sẽ chẳng nề hà gì mà không đi thêm vài chục cây số về hướng Bắc để thăm quan Trung tâm Hành hương La Vang. Cũng vậy, khách hành hương La Vang cũng sẽ chẳng ngần ngại gì mà không đi thêm vài chục cây số về hướng Nam để thăm quan Cố đô Huế.

Chúng ta hãy tưởng tượng hằng triệu du khách và khách hành hương mỗi năm đổ về Trung tâm La Vang cũng như Cố đô Huế sẽ giúp nền kinh tế địa phương như thế nào, góp phần vào nền kinh tế cả nước. Địa phương phát triển hơn. Đất nước đẹp hơn.

Với ý kiến tương tự như vậy, nếu NNVN vẫn nhất định giữ lại toà nhà và khu đất Tòa Khâm sứ thì dù NNVN có xây dựng gì đi chăng nữa bên cạnh một cơ sở tôn giáo, mà khi du khách ghé thăm Thủ đô Hà Nội biết được rằng ‘cái công trình ấy’ trước đây là Tòa Khâm sứ, là tài sản của GHCG, thì chắc chắn hình ảnh của đất nước sẽ bị tổn thương một phần nào.

Mặt khác, một khi NNVN trả lại tài sản trên thi tôi tin rằng nó sẽ được phát triển thành một cơ sở tôn giáo xứng tầm hơn, từ đó du khách có thể thấy sự phối trí cấu trúc của Thủ đô hài hòa hơn, hợp lý hơn.

Và quan trọng hơn cả là đất nước đẹp hơn, cả về cảnh quan lẫn con người.
 
Đất của Toà Tổng giám mục Hà Nội đã được hiến tăng hay bị cưỡng chiếm?
Nhã Trân (RFA)
09:10 30/01/2008
Đất của Toà Tổng giám mục Hà Nội đã được hiến tăng hay bị cưỡng chiếm?

Sự kiện giáo dân Hà Nội tụ họp cầu nguyện để Toà Khâm Sứ được trả về cho Tổng Giáo Phận Hà Nội vẫn tiếp diễn. Mới đây các báo đài trong nước đưa tin rằng đất đai của Tổng Giáo Phận Hà Nội đã được vị quản lý chính thức bàn giao cho nhà nước từ hơn vài mươi năm nay.

Tin này đã gây phản ứng trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam khắp nơi. Nhã Trân phỏng vấn một vài linh mục, đại diện hội đoàn Công Giáo ở Hoa Kỳ để ghi nhận suy nghĩ của cộng đồng Công Giáo tại đây về vấn đề này.

Đến hôm nay hàng trăm giáo dân Hà Nội vẫn tiếp tục tập trung tại khuôn viên Toà Khâm Sứ để cầu nguyện, dù đã xảy ra vụ xô xát hồi cuối tuần khiến một số giáo dân bị thương và có dấu hiệu chính quyền có thể dùng biện pháp mạnh.

Hôm thứ Bảy ngày 26, báo An Ninh Thủ Đô và báo Hà Nội Mới công bố rằng Nhà Chung đã chính thức thuộc quyền quản lý của Nhà Nước Việt Nam từ năm 1961 bởi vị đại diện quản lý khi ấy, linh mục Nguyễn Tùng Cương, đã bàn giao cho phía chính quyền.

Dư luận cộng đồng Công Giáo người Việt ở Hoa Kỳ tỏ ra hoài nghi và bác bỏ tin đó.

Linh mục Trần Công Nghị, Giám Đốc Thông Tấn Xã VietCatholic (Catholic News Agency) tại Mỹ và cũng là Trưởng Ban Thông Tin Liên Đoàn Công Giáo Hoa Kỳ, giải thích tại sao điều này không có cơ sở:

"Trong luật của Giáo Hội, luật buộc một vị linh mục không bao giờ có quyền để mà ký giấy tặng tài sản gì cuả giáo phận. Trong một giáo phận, tất cả tài sản đều do một đức cha của giáo phận đó điều hành hoặc là ký giấy. Tất cả các giáo phận trên toàn thế giới đều một luật thôi. Luật của Giáo Hội thì ai cũng biết là nếu mà có một linh mục nào làm cái gì như ký một cái giấy như vậy đó thì phải bàn hỏi Hội Đồng Cố Vấn, và cái quyết định cuối cùng vẫn là đức giám mục của giáo phận. Vị linh mục đó không phải là chủ quyền nên không có quyền ký cái giấy đó và cũng không là chủ thể mà ký cái giấy đó."

Cũng đồng ý rằng tuyên bố của báo chí trong nước hoàn toàn trái ngược với tinh thần luật Giáo Hội Công Giáo, linh mục Christopher Tuấn Phạm, Quản Niệm Giáo X Tustin ở Miền Nam California, nói: "Theo tôi nghĩ cái điều đó không thể làm được. Bất cứ một linh mục nhân danh Giáo Hội mà làm điều đó là không đúng, bởi vì điều đó là phải qua Hội Đồng Giám Mục và các hàng linh mục họ họp với nhau. Chuyện này không thể nào xảy ra như vậy."

Cụ Phạm Ngọc Hợp, Hội Trưởng Hội Công Giáo Cao Niên Giáo Phận Orange, thì nhấn mạnh: "Một ông linh mục là một cá nhân thôi, ông làm sao ông có thể nhân danh toàn thể giáo dân ở đấy để ổng giao cái đất đó? Tất cả các tài sản đâu phải ông nào cũng giao. Cái đó là đảng cộng sản nói bậy."

Như trình bày của hàng giáo phẩm Thiên Chúa Giáo, việc chuyển nhượng đất đai, tài sản của Giáo Hội không thể do một cá nhân quyết định. Các linh mục, đại diện hội đoàn Công Giáo ở Hoa Kỳ còn cho biết rằng vì vậy quyền sở hữu khu đất Toà Khâm Sứ cũ vẫn thuộc về Toà Tổng Giám Mục Hà Nội.

Dẫn chứng các lý do chính đáng, linh mục Trần Công Nghị trình bày:

"Chính Đức Tổng Giám Mục của Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng đã trả lời trong văn thư và nói rõ rằng là một vị linh mục thì trong luật của Giáo Hội thì không bao giờ có quyền. Trong một giáo phận thì tất cả tài sản đều do một đức cha của giáo phận đó điều hành.

Cái vấn đề ngày hôm nay Giáo Hội đặt ra không phải là cái lý gốc đó mà thôi mà đặt ra vấn đề công lý. Cái công lý đó nó liên quan tới vấn đề công bằng xã hội, trật tự xã hội để giúp cho công ích. Trước đây họ lấy lý do để làm việc công ích xã hội thì bao nhiêu năm nay Giáo Hội đâu có đòi đâu, nhưng mà bây giờ thấy rằng họ đâu có để làm công ích đâu.

Ngôi nhà Khâm Sứ Toà Thánh đó trước đây thì họ dùng làm nơi thể thao, rồi sau đó làm vũ trường, bây giờ họ lại biến thành nơi buôn bán, làm quán phở, làm nhà băng thì đâu có phải là công ích xã hội. Và nếu bây giờ họ nói rằng chính phủ quản lý cái đất đó, mà quản lý thì phải có lợi ích cho toàn dân, mà bây giờ thì thấy là các cán bộ chia chác nhau để bán cái đất đó để lấy lời thì nó là tư nhân chứ có phải là công ích của xã hội.

Đất đó thì đã sai rồi. Còn ngay cả vấn đề lấy đất đó để làm công ích mà bây giờ người ta không có làm công ích nữa, người ta biến thành cái nơi buôn bán thì cái công pháp đó cũng là sai luôn. Thì cái vấn đề Giáo Hội có quyền đòi lại, bởi vì cái chủ thể đất đời xưa đó thì vẫn còn ở trong tay của Toà Giám Mục."

Linh mục Christopher Tuấn Phạm cũng khẳng định rằng việc chuyển nhượng tài sản giáo hội nếu không thông qua Hội Đồng Giám Mục thì không có giá trị pháp lý, theo tinh thần giáo luật Công giáo:

"Theo tôi nhận định thì nếu một vị linh mục mà nhân danh một giáo hội và đã ký như vậy thì sự đó không thể nào mà gọi là có giá trị. Và hơn nữa, đối với chuyện Giáo Hội Công Giáo là luôn luôn có sự hợp nhất giữa các hàng giám mục với lại các hàng tu sĩ tức các hàng linh mục, thì chuyện này các giám mục có quyền nhân danh mình mà đòi lại đất được."

Cùng đồng ý với hai vị tu sĩ, Giám Đốc Thông Tấn Xã Vietcatholíc tại Hoa Kỳ và Quản Nhiệm Giáo Xứ Tustin, vị Hội Trưởng Hội Công Giáo Cao Niên Giáo phận Orange nói thêm: "Tôi thấy rằng là chế độ cộng sản là chế độ tịch thu tấ cả các nhà cửa, đất đai của các tôn giáo chứ không riêng gì Công Giáo, nghĩa là cướp tàì sản của các giáo hội, mục đích là không cho họ củng cố, phát triển và hoạt động tôn giáo. Đó là mục đích của cộng sản."

Theo khẳng định của hàng giáo phẩm Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ như vừa trình bày, khu đất Toà Khâm Sứ vẫn là sở hữu của Tổng Giáo Phận Hà Nội, và việc phục hồi chức năng đúng đắn của cơ sở này hoàn toàn là một quyền chính đáng.
 
Ý kiến độc giả: Xin đừng bóp méo sự thật
Hồng Hạnh
09:22 30/01/2008
Là một công dân tôi phản đối Đài TH Hà nội, Báo Hà nội mới, Báo An ninh Thủ đô đưa tin sai sự thật về sự việc xảy ra tại Toà Khâm Sứ trưa ngày 25 tháng 01 năm 2008. Tại sao Quý vị lại bóp méo sự thật, tôi khuyên Quý vị trước khi đưa tin về bất cứ vụ việc gì xin hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng.

Rõ ràng nhân viên làm công tác an ninh đã đánh đập một phụ nữ người mường chẳng có tội tình chỉ vì yêu Đức Mẹ Sầu Bi vào dâng hoa lên Đức Mẹ dưới gốc cây đa Toà Khâm Sứ đã bị đánh đập. Hơn thế nữa một luật sư chứng kiến cảnh tượng đó liền vượt tường rào vào cứu người cũng đã bị nhân viên an ninh đuổi bắt và đánh trọng thương.

Đài TH Hà nội, Báo HN mới, Báo An ninh Thủ đô nói lật ngược: Giáo dân đánh nhân viên nhà nước trọng thương phải đi viện. Cá nhân tôi yêu cầu phía Đài TH Hà nội, Báo HN mới và Báo An ninh Thủ đô đưa ra bằng chứng cụ thể về sự việc này, không thể vu khống trắng trợn cho người vô tội.

Nhà của Chúa của Mẹ, giáo dân đến cầu nguyện ôn hoà chỉ bằng những lời kinh, tiếng hát du dương vậy cũng bị quy tội tụ tập đông người làm mất trật tự an ninh. Giáo dân cầu nguyện trước Thánh Giá, Đức Mẹ Sầu Bi chỉ có một ước nguyện duy nhất đó là mong sớm đòi lại được công lý.

Tôi được biết hôm qua đã có cảnh đặt máy camera trên cửa sổ Toà Khâm Sứ, thu hình cảnh giáo dân cầu nguyện dưới trời mưa gió rét căm căm trước Thánh Giá và Chân dung Đức Mẹ Sầu Bi. Xin thưa với những ai đã thâu hình,hãy trình chiếu sự thật. Xin đừng xuyên tạc vì họ (giáo dân) chỉ mong muốn được ở gần bên Chúa Đức Mẹ cầu nguyện ngày đêm để đòi được đối xử công bằng mà thôi, đòi lại những gì của Giáo hội đang bị cưỡng chiếm được trả về cho Giáo hội.

Tôi thành thật mong các hãng Đài TH, Báo chí hãy tìm hiểu kỹ mọi việc rồi phát tin kẻo vừa phát xong được vài phút lại hối hận không kịp.
 
Truyện bé gái dâng hoa cho Bà Đẹp (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
13:52 30/01/2008
Truyện bé gái dâng hoa cho Bà Đẹp

Hỡi em gái nhỏ xinh xinh,
Ngây thơ em bước một mình, ôm hoa.
Mẹ em chờ ở ngoài xa,
Cùng nhiều người khác mến “Bà” đến đây.
Cổng đà đóng chặt đêm ngày,
Thêm bê-tông chặn khó ai lách vào.
Lòng đầy tình mến dạt dào,
Em xin phép mẹ chui vào dâng hoa.
“Bà Đẹp” ngự dưới bóng đa,
Mẹ con em muốn dâng hoa kính mừng.
Đang đi em bỗng phải dừng,
Công an, bảo vệ bừng bừng thét la.
Chận đầu quyết đuổi em ra
Em đành bỏ lại bó hoa giưã đường.
Ai trông thấy cũng cảm thương,
Xin công an hãy yêu nhường em thơ,
Nhưng lòng họ vẫn trơ trơ…
Riêng em ngoái lại nhắn nhờ nỉ non:
“Chú dâng Bà Đẹp dùm con…”
Truyện em là một điểm son sáng ngời.
Một mai bạo lực tàn rồi,
Giáo dân sẽ nhớ em, người dâng hoa.

Boston, ngày 25 tháng 1 năm 2008

(Thương mến trao về hai mẹ con cháu bé dâng hoa
tôn vinh Mẹ Sầu Bi tại Toà Khâm Sứ Hà Nội
Ngày 7 tháng 1 năm 2008, bất chấp hiểm nguy)
 
Hà Nội: Nơi có muà đông ấm nhất!
Bs Vũ Linh Huy
13:55 30/01/2008
Hà Nội: Nơi có muà đông ấm nhất!

Hà Nội năm nay ấm nhất đời,
Bởi vì nến sáng rực khắp nơi,
Bởi lưả đốt cho người canh thức
Dẫu rằng mưa lạnh vẫn cứ rơi.

Hà Nội muà đông ấm lời kinh,
Ấm vì tiếng hát gọi Hoà Bình,
Ấm vì lời nguyện xin Công Lý,
Ấm vì Dân Chúa thấy bình minh.

Hà Nội muà đông ấm tình người,
Giưã trời rực rỡ những hoa tươi,
Hoa Dân Thánh Chuá đem dâng Mẹ,
Gặp nhau môi thắm những nụ cười.

Xin góp chút lưả ấm lòng ai,
Bên Mẹ cầu kinh suốt đêm ngày,
Bao nhiêu đe doạ không lui gót,
Khẩn nài cho nước có tương lai.

Dâng Mẹ dùm tôi những vần thơ,
Những vần mộc mạc, ý đơn sơ,
Viết vì yêu Mẹ, thương Dân Chuá,
Thấy cảnh bất công khó làm ngơ!

Boston, ngày 30 tháng 1 năm 2008
 
Nhà nước trả lời ''quân phản động'' (thơ)
Đinh Phan
13:59 30/01/2008
Nhà nước trả lời "quân phản động"

Được rồi, ta sẽ bắt Đức Cha,

Rồi đến Linh Mục với các Sơ,

Tiếp theo là các Trùm, Chánh Xứ,

Ông già bà cả lẫn trẻ thơ.

Làm sao mà chứa ở nhà pha?

Chi bằng đem "CHÚNG" đến Sơn La,

Cao Bằng nước độc cho chết hết!

Dám đụng tới đảng cầm quyền à?

Đảng ta nay đã hố qúa rồi,

Hãy suy kỹ lại, còn kịp thôi.

Quay về nẻo chính là Công lý

Để không hổ thẹn kiếp con người !

Hà Nội 30/08
 
Ý kiến: Nhà Nước hãy đối xử lương thiện với đồng bào
Trương Phú Thứ
14:45 30/01/2008
Ý kiến: Nhà Nước hãy đối xử lương thiện với đồng bào

Một ngày đêm trôi qua vẫn chưa có việc gì đáng tiếc xẩy ra, sau khi tòa Tổng Giám Mục nhận được văn bản với lời lẽ đe dọa của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Nhà cầm quyền đã hành xử trách vụ của một cơ quan hành chánh trên địa bàn trách nhiệm nhưng quyết định để thi hành văn bản đó lại là một chuyện rất cần phải cân nhắc đến từng chi tiết. Nói một cách dân dã thì từ lời nói đến việc làm là con đường thiên lý vạn dặm. Phát hành một văn bản với những từ ngữ thô bạo nhưng điều động công an cảnh sát với súng đạn để trấn áp giáo dân lại là một quyết định sinh tử cho cả chế độ.

Vị thế của Việt Nam hiện nay không cho phép nhà cầm quyền mang súng đạn để trấn áp đám đông bầy tỏ nguyện vọng cho dù trong tiến trình tụ họp và biểu dương ý chí có những đáng tiếc xẩy ra. Một đám đông với hào khí đạo đạt nguyện vọng chánh đáng rất dễ dàng vượt qua những giới hạn của trật tự và luật lệ. Cũng đám đông đó sẽ phản ứng dữ dội nếu bị đàn áp và những hậu quả đau thương sẽ không biết đến đâu. Nước Việt Nam đang cố gắng hội nhập vào các tổ chức chánh trị và kinh tế thương mại thế giới. Đó là một nhu cầu cần thiết vì không thể nào đứng nhìn các nước khác cùng bắt tay nhau tiến bước. Bên cạnh đó vì phải xây dựng và phát triển nên nước Việt Nam cũng đang mở cửa mời gọi mọi hình thức đầu tư của thế giới. Một điều kiện tiên quyết để đạt được những mục đích trên thì trước hết là phải có một hệ thống cầm quyền liên tục và ổn định. Bất cứ một xáo trộn nào cũng mang đến những hậu quả bất lợi. Do vậy giả thuyết cho rằng nhà cầm quyền sẽ dùng võ lực để đàn áp giáo dân là một chuyện khó có thể xẩy ra. Những người giáo dân này đã bỏ cả công ăn việc làm, cam chịu giá lạnh suốt ngày đêm từ nhiều tuần lễ thì họ sẽ không sợ hãi trước bất cứ một đe dọa nào. Lòng tin và sự liên kết của những người cùng chia sẻ một Tin Mừng có sức mạnh hơn súng đạn rất nhiều. Lịch sử của những thay đổi trên thế giới đã không phải nhiều lần mà luôn luôn viết lại một cách rõ ràng như vậy.

Nhìn những tấm ảnh giáo dân “trụ” lại trong những căn lều mỏng manh giữa trời đông giá rét trong sân tòa Khâm Sứ thì có ai mà cầm lòng cho đặng. Nhà Nước có bổn phận phải chấm dứt thảm cảnh này. Chỉ vì cố tình không đáp ứng nguyện vọng của người dân hoặc tìm cách trì hõan để tùy thời cơ có những biện pháp thích ứng thì những giáo dân này sẽ có thể phải “trụ” ở sân tòa Khâm sứ thêm một mùa đông nữa.

Khi đưa ra lý lẽ rằng tòa Khâm Sứ đã được linh mục Nguyễn Tùng Cương “bàn giao” cho Nhà Nước vào ngày 24 tháng 11 năm 1961 thì Nhà Nước đã tự xác nhận rằng địa sở này vốn thuộc quyền sở hữu của giáo phận Hà Nội. Nhà cầm quyền Hà Nội đã không thể trưng bầy ra một văn bản hợp pháp nào về hành động “bàn giao” này. Hành động của linh mục Nguyễn Tùng Cương, nếu có, là một hành động trái với luật lệ của giáo hội và cũng không được luật pháp của Nhà Nước chấp nhận. Bên cạnh những yếu tố pháp lý, lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam đã viết lại biết bao nhiêu vụ “dâng hiến”, tặng dữ”, “chuyển nhượng” tài sản và phương tiện cho Nhà Nước dưới họng súng của đảng cộng sản Việt Nam. Nhà cầm quyền cũng nại ra lý do rằng Nhà Nước đã xử dụng tòa Khâm Sứ đã hơn bốn mươi năm nay rồi và gíao dân Hà Nội không có “cơ sở” để tranh chấp. Hơn ai hết Nhà Nước cũng biết rõ là nếu giáo dân Hà Nội đứng lên đòi lại tài sản của giáo phận cách đây vài ba chục năm thì chỉ có một con đường đi đến các trại khổ sai cải tạo hay sửa sọan được … phong thánh. Trong quá khứ các vị tiền nhiệm chủ nhân của tòa Giám Mục Hà Nội cũng đã có văn bản chính thức “xin lại” tòa nhà và mảnh đất này rồi. Nhà Nước có rất nhiều nhà cửa đất đai tịch thu được của dân qua những biến động của thời chiến. Một số những tài sản này đã trở được các quan chức đứng tên sở hữu nhưng cũng còn nhiều chỗ để mở tiệm ăn uống nhẩy nhót. Tại sao lại cố tình đưa ra những ngụy biện để chiếm hữu tài sản của một cộng đồng dân chúng. Đây là một hành động trấn áp rất trắng trợn và thô bạo.

Các cơ quan truyền thông trên thế giới đang theo dõi vụ”tòa Khâm Sứ” một cách cẩn trọng. Hình ảnh những giáo dân đội mưa gió giá buốt ngòai trời bất kể ngày đêm để chỉ đòi lại một tòa nhà và một miếng đất không phải là hình ảnh mang đến những thiện cảm cho một nước Việt Nam đang cố gắng “đi ra biển lớn” để hội nhập với cộng đồng thế giới. Cả thế giới nhìn vào những hình ảnh đó với nỗi xót xa rồi nhiệt tình ủng hộ những người dân lành.

“Trận chiến” giữa giáo dân Hà Nội và Nhà Nước sẽ kéo dài lê thê nếu nhà cầm quyền không tỏ thiện chí giải quyết sự việc một cách nghiêm túc. Dù diễn biến có gian nan khổ cực đến thế nào thì giáo dân Hà Nội cũng sẽ cương quyết cho tới khi đạt được mục đích mới thôi. Nhà Nước sẽ không có thể thu họach được bất cứ một lợi lộc nào mà càng ngày càng lún sâu vào những bế tắc xấu xa.

Nhà Nước hãy trả lại tài sản cho giáo dân là mồ hôi nước mắt của giáo dân qua nhiều thế hệ. Nhà Nước hãy đối xử lương thiện với đồng bào và giữ mặt mũi tiếng tăm cho nước Việt Nam với thế giới. Đó là lối hành xử duy nhất mà Nhà Nước phải cấp thời thi hành để cùng nhau nhẹ nhõm đón tết mừng xuân.
 
Hà Nội mùa này… „Nóng“ như… „SỐT“ đất
Hà Long
14:58 30/01/2008
Hà Nội mùa này… „Nóng“ như… „SỐT“ đất

Cái rét Hà nội năm nay chưa từng có đã làm cho nhiều học sinh phải ở nhà chống rét, cũng như bên Trung quốc đang đổ tuyết làm khó cho hàng triệu người đi làm xa không có phương tiện trở về quê nhà đón tết. Rét quá, chỉ chùm chăn trong nhà là thích nhất. Có lẽ rét như thế mà nhà nước ta bỗng „mát thật“ thương dân và vì dân hơn bao giờ hết: „Bà con nên về nhà để giữ gìn sức khoẻ chứ trời rét mướt thế này. Còn hiện tại ở đây ai có đau yếu gì, xin cứ ra phường báo cáo, phường sẽ chăm sóc và giúp đỡ”, lời nhắn nhủ đầy tình nghĩa của ông cán bộ phường Hàng Trống đã gây „sốc“ thiệt lớn cho đám người đang được xếp vào diện „không chấp nhận mệnh lệnh của đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng.“

Với cảm giác rét lạnh như thế tôi chuyển động rảo bước vào trong các trang net và tìm thấy bài phóng sự về xã hội của Tuổi Trẻ Cười. Nơi đây tôi mượn đề tài của nó đặt cho „Hà Nội mùa này… „Nóng“ như… „SỐT“ đất“, chẳng qua chuyện của Tòa Khâm Sứ thì chung quy chỉ vì việc „nóng“ đất ở Hà thành này mà thôi.

Chúng tôi mời độc giả thưởng thức câu truyện của Tuổi Trẻ Cười vào ngày 02/01/2008 của tác giả Vũ Bình:

Phóng sinh sự: “Nóng” như… “sốt” đất

Sau mấy năm có vẻ chừng như im ắng, âm ỉ “sóng ngầm”, thị trường nhà, đất ở TP.HCM, nhất là các quận, huyện vùng ven trong thời gian gần đây trở nên cực kỳ sôi động, “hot” đến độ đi đâu cũng có thể nghe người ta bàn tán râm ran chuyện đất đai tăng giá.

Cùng với cơn “sốt” đất là hàng loạt chuyện lỡ khóc, lỡ cười của những con người chỉ sau 1 đêm đã trở thành tỉ phú, có kẻ khóc ròng, chuyển sang sống… “nội tâm” chỉ vì lỡ “sang tay” quá sớm, rồi chuyện những “đàn cò” đất bay lả, bay la khắp các khu đất ở ngoại thành...

“Hỉ, nộ, ái, ố”… bi, hài ký

Bây giờ, mọi người đi vào công sở, lúc rảnh rỗi tranh thủ “tám” với nhau thì ngoài những chuyện đại loại như kẹt xe, ngập nước, tiêu chảy cấp… đến nói xấu mấy sếp, cơ quan, đồng nghiệp cho “thỏa mãn” thằng “tôi” của mình thì có một “chủ đề” thời sự không thể không nhắc đến là… đất đai tăng giá. Người ta có thể tụm năm, tụm ba bàn tán say sưa hàng giờ về chuyện 1 miếng đất ở Quận 2 chỉ trong vòng 1 tháng mà tăng đến gấp 3 lần hơn là chuyện làm thế nào cho trôi chảy công việc.

Ở những cơ quan, phòng ban mà có lắm người đang là chủ sở hữu những miếng đất “thơm như múi mít” ở Quận 2, Quận 7, Quận 9… thì cái khung cảnh “hỉ, nộ, ái, ố” thể hiện rất rõ nét từng ngày một. Có ông mới bán được 1 miếng đất đã bị “ngâm” mấy năm nay thu được vài tỉ đồng, gấp cả chục lần số tiền bỏ ra, mặt mày rạng rỡ, cười tươi như nghé, phì phèo thuốc lá thơm, oang oang bàn chuyện tậu 1 căn nhà, mua thêm 1 miếng đất, sắm 1 “con” xe 4 bánh đi cho nó “oách” trong sự thèm thuồng pha lẫn ghen tị của đồng nghiệp.

Lại có bà nghe mọi người kháo nhau chuyện đất đai vùng ven lên giá mà mặt buồn như nhà có đám. Chỉ biết cúi mặt ngậm ngùi. Hỏi ra thì mới biết, trước đây bà này cũng đã từng là “cựu” chủ đất to đùng ở gần cầu Thủ Thiêm. Nhưng vì túng bấn và không đủ… lòng kiên nhẫn “đợi chờ sau cơn mưa” “sang tay” từ vài năm trước, nên lỡ một “chuyến đò… lên hương”.

Lại có nhiều ông nhiều bà mếu máo vì thấy đất đai lên giá, nên mấy tháng qua, có bao nhiêu vốn liếng dành dụm đều “bung ra” để trở thành nhà “đầu tư nhà, đất”. Nhưng mua nhầm ngay miếng đất thuộc diện… chờ giải tỏa. Trong khi đất đai người ta lên vùn vụt thì đất của ông cứ “im lìm”, nên buồn rười rượi, chuyển sang sống “nội tâm” như một… “người Việt trầm lặng”.

Người ta có thể khen ngợi nhau, tung hê nhau, cười thật tươi với nhau, rồi mắng mỏ nhau, mạt sát nhau, rồi hờn giận lẫn nhau có thể cũng chỉ vì hơn, thua nhau 1 miếng đất, diện tích 1 khu đất. Chỉ vì người này bán miếng đất được giá hơn mình. Chỉ vì “thằng này, con này bán đất bỗng dưng nó trở nên giàu có hơn mình”.

Một ông bạn tôi đã tuyên bố không bao giờ nhìn mặt đồng nghiệp cũng là bạn thân của mình, vì cho rằng ông này mới bán đất mà… mượn tiền không cho. “Cái thằng đó xưa… nghèo xơ xác, giờ bán đất có ít tiền bày đặt…”. Còn bà nọ thì giận hờn cô bạn cùng phòng do “chơi xỏ” mình chỉ vì đã chỉ chỗ bán miếng đất giá thấp hơn bà kia.

Chuyện đất đai tăng giá, cơn “sốt” đất hầm hập, sôi động… đậy trong thời gian gần đây đã làm nên một bức tranh “hỉ, nộ, ái, ố” đầy bi hài ở nhiều nơi, nhiều chỗ. Điều đáng nói là nó vô tình đã biến một số người vào “vòng xoáy” đất đai và quên nhìn lại chính mình. Chuyện thời sự đất đai có sức hút đến độ làm người ta quên đi trách nhiệm với công việc chính của mình. Nhiều người trốn cả việc cơ quan, tranh thủ cả giờ làm để “âm thầm” đi săn lùng… nhà, đất.

Bi, hài ký với công văn 273 và 673

Các Bạn thân mến! Khi đọc được 2 công văn mang số 273/UBND-VX ngày 11-1-2008 của UBND thành phố Hà Nội do bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch, ký tên gửi cho Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tổng Giám Mục Hà Nội. Và sau khi thăm viếng chúc tuổi 90 của ĐHY Phan Đình Tụng với vẻ mặt tươi cười dễ thương thì ngay hai hôm sau bà Hằng lại gửi thêm công văn thứ hai mang số 673/UBND-VX ngày 26-1-2008, đã làm cho người đọc biết rằng lúc ấy “hỉ, nộ, ái, ố” của chị ta đang gia tăng như hỏa tiễn xuyên lục địa vậy. Các bạn trẻ Việt Nam đã đùa cợt với các con số 273 (xin đọc riêng ra từng con số: HAY/BẬY/BẠ) và số 673 (SAO/BẬY/BẠ) đã nói lên tính cánh „hot“ hành văn dùng từ ngữ và cách ứng xứ thô lỗ của một người thiếu văn hóa. Không biết chuyện thời sự về đất đai kể trên có đúng với tình trạng của chị Hằng không? Chị Hằng đã lỡ „thầu“ vài trăm mét đất rồi chăng hay chưa kịp “sang tay” cho sớm và hình như „những tội phạm tự nguyện“ đang cầu nguyện tại hiện trường Tòa Khâm Sứ vô tình làm „vỡ mộng“ trở thành tỉ phú của chị Hằng chăng? Điều này chắc phải bắc thang lên cung trăng hỏi chị Hằng trên đấy mới thỏa lòng được cho người dân đen tại Hà thành.

Vài ngày sau, chiều 29-1-2008 Báo Nhân Dân đua tin Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt đến thăm và chúc mừng UBND thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và đánh giá cao những đóng góp của các chức sắc công giáo, toàn thể giáo dân địa phận Hà Nội vào công cuộc xây dựng và phát triển thủ đô những năm qua và mong muốn Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cùng với chính quyền chăm lo cho bà con giáo dân đón Tết Nguyên đán Mậu Tý vui tươi, an lành và hạnh phúc, đồng thời tiếp tục động viên bà con giáo dân địa phận Hà Nội tham gia các phong trào thi đua yêu nước, chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng Hà Nội xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến, thiết thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Cảm động và sung sướng quá với lời khen ngợi của chị Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Chúng ta có thể tin chị Hằng đã giải được nhiệt “hỉ, nộ, ái, ố” rồi qua lời chúc quá tốt đẹp. Hay là Đức Tổng „thắp thỏm“ sắp nhận được thêm một văn thơ mới mang số 398UBND-VX (muốn nhận lại Tòa khâm Sứ phải đọc thành BÁN/CHÍN/TỈ).

Mong rằng câu truyện Hà Nội mùa này… „Nóng“ như… „SỐT“ đất làm cho chúng ta thư giãn đôi chút trong những ngày rất „hot“ và căng thẳng vừa qua, cũng như quên đi được cái rét của Hà nội trong những ngày cuối năm.

(Mừng Ông Táo về trời, 30-1-2008)
 
Đêm Vượt Qua tại Hà Nội
Bảo Giang
15:23 30/01/2008

Đêm Vượt Qua



Đêm qua, tôi mất ngủ. Tuy thế, tôi tin rằng không phải chỉ có một mình tôi thao thức, nhưng có thể, hầu hết mọi người Việt Nam, ở goại quốc, hay ở trong nước đều có một tâm trạng chờ đợi giống nhau. Tôi cũng tin rằng, không phải chỉ có người công giáo Việt Nam ở trong nước thao thức, mà toàn thể dân tộc ta đều chờ đợi một giây phút biến động cho một cuộc lịch sử mới. Hơn thế, có lẽ không riêng người dân chờ đợi biến cố, ngay cả hàng ngũ cán bộ, công nhân viên của nhà nước Việt cộng cũng ăn ngủ không yên. Còn nữa, tôi tin rằng không phải chỉ có mình ngươi Việt Nam thao thức đêm qua, mà không biết bao nhêu ngưòi ngoại quốc, kể cả các nhà lãnh đạo trên thế giới đều đổ dồn đôi mắt về việt Nam để chờ cái giờ G:chiều ngày 27-1-2007 nặng nề đến và đi như thế nào.

Nay, khi tôi viết những dòng này thì cái giờ G ấy đã trôi qua 46 tiếng rồi, và hẳn nhiên, mọi người, không trừ ai đều ngửa mặt lên nhìn trời và cảm tạ Trời Đất vì cái giờ ấy dã đi qua trong bình an. Riêng người Công Giáo thì có lẽ họ tín thác hơn vào một niềm tin trao gởi Thượng Đế. Và họ cảm nghiệm ra ơn lành do lời cầu nguyện của họ mà cây Thánh Gía hiên ngang giữa trời đất kia chính là đích điểm giang tay ra bảo vệ và che chở họ. Và rồi,. Mẹ từ ái, Người mà những lời ca nói lên niềm tín trung trọn vẹn nhưng đầy sức sống mãnh liệt là: Sống với Mẹ, chết với Mẹ, con sợ chi, Mẹ ơi! Đã trở thành hiền Mẫu ôm đoàn con chưa chết vào lòng trước khi xe tăng đại pháo của nhà nước kéo đến mở cuộc hồng thủy mới.. Phần nhà cầm quyền có lẽ cũng nghiệm ra rằng: Âu cũng còn là bình an chưa có đổ vỡ.

1, Ai thắng, ai bại?

Tôi không cho ai thắng ai bại trong cuộc đợi chờ này, nhưng tôi tin rằng Công Lý sẽ là đích điểm sau cùng phải đến.

Tại sao? - Bởi vì, sự thật là sự thật, và cha ông ta thường nói: Đường đi muôn lối, nói dối có cùng. Nghĩa là, khi không nói dối được nữa thì phải chấp nhận sự thật

Ngày xưa, khi mưu cầu cướp lầy chính quyền, Đảng CSVN đã không ngần ngại lừa dối đồng bào Việt Nam bằng chiêu bài chống thực dân pháp. Dĩ nhiên, chiêu bài này có sức mạnh tiềm tàng vô cùng lớn lao và họ đã biết khai thác lòng yêu nước của đồng bào trên cả nước. Nhưng ngay khi y chiếm được quyền lực, mặt thật của cộng sản đã lộ ra là tay sai cho cộng sản quốc tế và đặc biệt là cung phụng cho chủ nghĩa Tàu cộng, nên đã có rất nhiều người rời bỏ hàng ngũ kháng chiến, bỏ miền bắc, vào Nam lập thành lũy để chống lại Việt cộng. Thiết tưởng, sự kiện cả triệu người dân miền bắc lên đường tìm tự do là một chứng minh hùng hồn, trả lời cho cái chiêu bài dối trá của Việt cộng.

Đến khi cánh cổng vào Nam vừa khép lại, mùa đấu tố ở miền bắc liền nở hoa. Cộng sản phỉnh phờ dân rằng lấy đất đại của cường hào ác bá trả lại cho nhân dân. Kết qủa của cuộc cuộc đấu tố này là có trên 60 ngàn người dân miền bắc bị cộng sản giết chết và hơn hai trăm ngàn gia đình bị rơi vào cảnh sống thê lương. Cướp xong, nhà nước phỉnh phờ nhân dân bằng cách đẻ ra cái gọi là hợp tác xã nông nghiệp để từ đó tha hồ bóc lột sức lao động của các xã viên. bằng khẩu hiệu: Dân làm chủ, nhà nước quản lý, cán bộ là đầy tớ của nhân dân! Hoa mỹ thay, nhưng nhân dân lại thích được đóng vai đầy tớ hơn là làm chủ. Tiếc thay, cán bộ, bác và đảng đã nhận công tác làm đầy tớ trước rồi!.

Ôm mộng cuồng sát bấy nhiêu vẫn chưa thỏa dạ nhà nước, họ lại khua chiêng đánh trống lừa toàn thể nhân dân vào một cuộc chiến tranh mới: Giải phóng miền Nam và chồng mỹ cứu nước.

Vinh quang biết mấy, khi kết qủa của cuộc chiến cứu nưóc này là cuộc thảm xát tập thể đồng bào ta ở Huế vào tết Mậu Thân 1968. Nay cái chiêu bài chống Mỹ cứu nước ra sao rồi? Nhà nước này còn chống Mỹ cứu nước nữa hay không, hay ngày đêm mong cho Mỹ vào … chơi càng đông thì càng có thêm nhiều tiền cò, tiến típ!

Kết luận về nhà nước này thì chỉ có một kết luận của Trần quang Thuận phó chủ tịch cái gọi là Quốc Hội của Việt cộng nói về những chiêu bài của chúng là đúng hơn cả: “Cơ chế này sinh ra nói dối hàng ngày. Ngày nay chúng tôi phải nói dối nhau mà sống. Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen ấy lâu ngày thành đạo đức". Mà xem ra cái đạo đức ấy rất là mất đạo đức, nhưng nó lại là đạo đức của cách mạng!

Thật vậy, đường đi muôn lối, nói dối có cùng. Và sự có cùng này đã đến ngày cuối cùng của một chủ nghĩa dồi trá.

Sau hơn ba mươii năm chiếm trọn miền nam, bộ mặt thật của những kẻ cướp chùa, cướp nhà thờ, cướp tài sản của các tôn giáo, cướp tài sản của nhân dân đã hiện nguyên hình: Chẳng có một thứ tài vật nào chúng cướp ấy được xung vào công quỹ, phục vụ tổ quốc và nhân dân trong tiến trình Tự Do Độc Lập No Ấm Hạnh Phúc như chiêu bài của chúng rêu rao. Nhưng hầu hết những tài sản, cơ sở chúng chiếm giữ trái phép ấy làn lượt được đánh tráo và chuyển đồi qua tay nhau để trở thành tài sản của từng cá nhân hoặc một cái tập thể ẩn danh công ty, cơ quan nào đó để chúng tự do khai thác làm kinh tế hay bán đi để lấy tiền của chia nhau:.

Hãy nhìn tài Sản của Công Giáo như Tòa Kâm Sứ Hà Nội, Sài Gòn., Thái Hà, chủng viện PioX Đà Lạt, chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, Chủng viện Têrexa Long Xuyên và còn nhều cơ sở khác mà chúng chiếm hữu bất hợp pháp giờ ra sao? Chúng có dùng những cơ sở ấy vào việc giáo dục nhân bản con người hay sẽ tìm cách trao đổi qua tay nhau để chíêm công vi tư?.

Tuy câu hỏi là thế, nhưng sự kiện vẫn phải đặt ra là: Không ai được phép cướp giât những tài sản này. Nếu vào thời khủng bố, 55-1975, với cái bạo lực cuông sát, nhà nước này đã cướp giựt tài sản của người khác, thì nay, phải có bổn phận đền trả. Đền cả vốn lẫn lời nữa là khác.

Tại sao? - Lý lẽ đơn giản là: Kẻ ăn cướp hai ba mươi năm về trươc, chưa bị bắt, không có nghĩa là hai ba mưoi năm sau nó được trắng án. Trái lại công lý sẽ còn theo nó cho đến suốt đời. Cũng thế, việc tòa Tổng Giám Mục Hà nội đòi lại khu đất đã bị chiếm giữ kia là một việc làm hoàn toàn hợp pháp, hợp với lẽ sống của con người. Kẻ trộm cướp đã không bị trừng phạt, lại còn dùng bạo lực để áp chế nạn nhân thì xưa nay ít thấy.

Ở đây, có một điều đáng nói trong đêm vượt qua này là: Nạn nhân đã đến đòi lại phần đất bị người khác chiếm giữ một cách ôn hòa. Còn hơn cả ôn hòa nữa. Họ đã dùng lời ca tiếng hát du dương hùng tráng thay cho réo gào. Tay họ lần chuỗi môi khôi thay vì cầm mã tấu. Rồihọ cầu nguyện cho nhau thêm khôn ngoan trưởng thành, cầu nguyện cho nhau vững một niềm trung tín trong cuộc sống. Đặc biệt, họ cầu nguyện cho chính kẻ đang làm khốn mình. Cao qúy không? Nhân ái không? Hiển nhiên, không ai có thể tưởng tượng ra rằng, khối người cuồn cuộn đi đòi lại công lý kia lại nghiêm trang, ngay hàng thẳng lồi để cầu nguyện cho chính những kẻ tri pháp phạm pháp. Nói cách khác, cầu nguyện cho chính những kẻ đã dùng bạo lực cướp giựt đi tài sản, sự sống, Tự Do, Công Lý của dân tộc minh.

Sao mà lạ lùng thế? Cuộc đi đòi công lý này nghe ra khác thường lắm. Khác hẳn cuộc đi đòi lại công lý của dân Roumania, khác xa cuộc đi đòi công lý của dân Nga do Boris Yelsin dẫn đường và cũng khác hẳn cuộc đòi lại công lý của dân Balan. Xem thế, đủ biết rằng ngưòi dân Việt, đặc biệt là ngươi dân công giáo Thủ Đô trong vạc dầu “ phố 42 nhà Chung” hiền lành và cao cả khác thường..

Như thế, lời cầu kinh trong an bình ấy có phải là một dấu chỉ mở ra một kỷ nguyên mới cho vận hội dân tộc không? Hoặc gỉa, lời cầu kinh trong tôn nghiêm khởi đi từ phần đât của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội có thể là khổi đầu cho cái cuối cùng của gian dối chăng?

Điều ấy chưa ai biết sẽ ra sao, Tuy nhiên, với hình ảnh hiền hòa, ôn nhu nhưng đầy cương quyết của vị Tổng Giám Mục, của giáo dân cũng như giáo sỹ đã cùng nhau đến dâng những lời kinh nguyện, hoặc ca vang những lời ca mà người ngoài nghe thấy cũng khó cầm nước mắt là Sống có mẹ, chết với Mẹ con sợ chi, Mẹ ơi. Thì hầu như mọi ngươi hiểu ra rằng. Giáo dân Hà Nội không đến đây để thách đố với nhà nước, nhưng là đến để chứng thực niềm tin đấy!.

Đúng thế, lời ca hùng tráng ấy chưa bao giờ lại mang một ý nghĩa mãnh liệt, trung kiên và tin yêu đến thế. Đến khi nhìn lại, bên cạnh những lời ca tiếng hát đã làm rơi lệ nhiều ngươi ấy có khi chỉ là những cụ gìa đang dìu nhau mà đi, hay là những em nhỏ như đóa hồng của tổ quốc đang tung tăng tiến bước. Hoặc gỉa là bước chân tràn đầy sức sống của những anh tài nước Nam đang nối bước nhau vì niềm tin. Dĩ nhiên, họ không đến để cầu chết, nhưng cũng không khiếp sợ cái chết, sợ cái bạo tàn của đàn áp mà bỏ niềm tin.. Bởi lẽ, cha ông của họ đã “từng đoàn anh dũng tiến ra pháp trường. Hàng hàng lớp lớp hy sinh vì Tình Yêu”. Họ có ngại chi.

Rồi chính vì niềm tin, lòng tự hào, càng đến gần cái giờ G của mệnh lệnh thì các đôi chân lại càng vững tiến, mạnh, nhanh và nhiều hơn để đến bên Mẹ yêu. Dĩ nhiên, hàng hàng lớp lớp ngưòi dân theo công giáo ở Thủ Đô và vùng phụ cận kéo nhau về đây không phải để biểu dương sức mạnh, hoặc thách đố, nhưng là đoàn kết và cùng nhau chứng thực niềm tin. Sống có Mẹ, chết có Mẹ là một điều hạnh phúc. Hạnh phúc vì được làm người chân thật và hạnh phúc vì được hưởng cõi thật.

Như thế là họ sẵn sàng rồi đấy. Nhà cầm quyền có ra lệnh nhả đạn không? Có ra lệnh tiêu diệt đàn áp những người, trươc tiên là con dân của tổ quốc Việt Nam, sau là vì trung thành với niềm tin mà đi cầu nguyện cho những người đang cầm quyền, hoặc gỉa, cho chính những người ra lệnh đàn áp nhân dân, đàn áp tôn gíao, được bình an không? Lạ, qủa thật là không ai hiểu được ẩn ý của niềm tin và sự sống chết trong niềm tin của tôn giáo. Họ đã không đánh trả, còn cầu nguyện cho chính kẻ làm khốn mình.

- Như thế, có phải vì những lời ca tiếng hát hùng tráng ấy, có phải vì những tâm hồn tôn giáo cao cả ấy mà nước chưa vỡ bờ chăng?

- Có thể chứ!

2. Vậy nhà nước có trả lại phần đất đã chiếm giữ mấy chục năm qua cho Nhà Chung không?

- Có, khi công lý chiến thắng.

- Không, khi họ tiếp tục không biết nói thật.

Xét về mặt công lý, nhà nước này không có bất cứ một lý do gì để níu kéo mảnh đất ấy. Lại càng không thể tìm cách hoán đồi với mảnh đất khác, hoặc gỉa đưa ra những luận đìệu gỉa trá là Toà Tổng Giám Mục phải có đồ án để họ xem xét và cứu xét. Cái luận điệu không biết tôn trọng sự thật ấy, ngươi dân đã nghe nhiều qúa và chán qúa rồi. Hơn thế, đó không phải là bước đi trong công lý.

Theo đó, chỉ còn một phương án là, nhà nước này phải nhận ra được sự thật của hôm nay, cũng như của tương lai mà trả lại những tài sản đã lạm chiếm của Toà Tổng Giám Mục của các tôn giáo cũng như của tư nhân để nhờ đó, kỷ nguyên của Công Lý có cơ hội chiếu dọi vào đời sống của toàn dân, rồi mở ra một cuộc sống ấm no thật sự thì Việt Nam mới có cơ hội. bước vào tiến trình xây dựng hoà bình thịnh vượng với cộng đồng thế giới.

Được như thế, tôi cho rằng, dân ta sẽ có những đêm Vượt Qua trong an bình. Và nhà nhà tìm được yên vui, người người hăng say tích cực vào đường kiến quốc. Việt Nam sẽ có ngày mai. Ngày mai ấy sẽ không là của riêng ai, nhưng là của mọi ngừơi dân Việt.

- Nếu đã thế, tại sao nhà Nước Việt cộng chưa thực thi ý nguyện của nhân dân?

Câu trả lời có thể là: Họ chưa biết phương cách chấm dứt nói dối với đồng bào. Hoặc giả, họ chưa muốn chấm dứt cuộc lừa đảo này.

Về việc họ chưa biết phương cách chấm dứt như thế nào thì cũng dễ giải quyết.

Ra lệnh cho các cơ quan truyền thông phải tường trình tất cả mọi sự kiện rõ ràng, trung thực không được bịp bợm, dối trá nhân dân cũng như các cấp quyền lãnh đạo.

Đem luân lý đạo đức của dân tộc dựa trên căn bản Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung vào các học đường. thay vì những bài học phi nhân bản., phi đạo đức.

Hủy bỏ điều 4 của cái hiến pháp hiện tại là bước đầu và thay thế vào đó bằng những điều khoản hợp với tiến trình văn minh của thế giới và trả tự do cho tất cả những nhà hoạt động cho dân chủ.

Nhờ những bước thực tiển này, xã hội sẽ dần dần đi vào ổn định, và tất cả mọi người sẽ được luật pháp bảo vệ. Có thế, dân ta sẽ tránh được thảm cảnh đổ máu và hỗn loạn. Nhờ đó an bình tiến vào trường Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền.

Trường hợp họ không muốn chấm dứt cuộc lừa dồi, thì đêm Vượt Qua ấy chỉ là đêm mở đầu cho những rình rập, âu lo, chết chóc và hỗn loạn chờ đợi dân ta mà thôi. Tôi tin rằng, với những đêm đen như thế, chính cán cộng cũng chẳng tìm được giấc ngủ ngon.
 
Việt Nam liên tục lên đài truyền hình Mỹ
CNA Television
16:52 30/01/2008
Tensions are rising as Catholics in Hanoi continue their sit-in protests while the city police accuse the clergy of “lying to their flock” and forcing the laity to demonstrate. In response, Archbishop Joseph Ngô has said, “I’m prepared to go to jail for my flock.”

A local source informed CNA that he believes the state-run newspapers are trying to prepare the locals for a crackdown on the Catholic protestors.

Despite cold rains and biting winds, hundreds of protesters have camped out in the residence garden since last Friday.

At the moment, in the lawn of the building, hundreds religious and lay people are praying. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, are on the site, surrounding the protestors and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras.

As the Vietnamese Catholics continue to pray and demonstrate refusing to leave the land, it is said that local government threatened to use extreme actions against them
 
Lòng tin bị đổ vỡ
Lạc Long
16:54 30/01/2008
Lòng tin bị đổ vỡ

Tôi là một sinh viên công giáo. Lớn lên trong một gia đình đạo đức hay nói cách khác là tốt đạo đẹp đời. Bao nhiêu năm tháng tôi học dưới mái trường quê, chẳng được đi đâu xa nhà cả. Tiếp thu những kiến thức mà các thầy cô kính yêu đã truyền giậy. Một số môn học tôi yêu thích là môn văn, sử, địa. Tôi thích học những môn đó bởi tôi yêu lịch sử dan tộc, văn hóa dân tộc, địa lí Việt Nam.

Trong tôi luôn có một tinh thần tự hào dân tộc lớn lao đối với cha ông, đối với chuyền thống quê hương đất nước. Trong những ngày tháng học phổ thông đó, tôi đã học biết bao thời kỳ, giai đoạn lịch sử của đất nước.

Nhơng bây giờ sau khi thi đỗ đại học. Được tiếp xúc với một môi trường đào tạo mới trên đại học. Được tiếp cận với mạng lưới thông tin liên lạc đa chiều, vời nhiều nền văn minh tiến bộ. Không nhơ thời phổ thông thầy đọc trò chép nữa.Từ đó nhận thúc về kinh tế, chính trị, lịch sử cũng được mở mang.

Và những câu chuyện của một số thầy giáo già kể về quá trình "cải cách ruộng đất " thời học phổ thông của Đảng kinh hoàng đến mức độ nào? Và những câu chuyện truyền miệng của những người già tuổi trong làng về "cải cách ruộng đất" với những vụ "đấu tố" khủng khiếp làm sao?

Tôi ra Hà Nội học tôi có cơ hội đọc thêm nhiều tài liệu, nhiều thông tin vời những số liệu cụ thể của chương trình "cải cách ruộng đất" giống nhơ những câu chuyện tôi đã từng nghe truyền miệng của Thầy tôi, của người già trong làng tôi. Nhơng với số liệu còn điều tra chính xác đến từng phần trăm một. (bài của Lữ Giang)

Tôi tự hỏi: Sách lịch sử là để ghi lại những biến cố có thật trong lịch sử phát triển của một cộng đồng người, của một dân tộc và của cả nhân loại. Sao khi học chương trình lịch sử Việt Nam lại không đề cập đến vấn đề quan trọng này? Mà chỉ lướt qua nhơ "đứa trẻ hát hơi vậy"! Các người tơởng là không giậy trong chương trình học chúng tôi không biết sao? Một biến cố lớn nhơ vậy các người còn định lấp liếm không cho thế hệ sau biết ơ? Thế thì còn biết bao điều khác các người còn dấu diếm chúng tôi nữa? Vối lại một biến cố nhơ vậy các gươi định bịt miệng toàn dân sao? Các người không biết câu:

"Trăm năm bia đá vẫn mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn chơ chơ
."

sao?

Tôi một sinh viên trẻ nhân danh những thế hệ bị bịt mắt, bịt tai nòi lên lời căm giận từ đáy lòng đối với chế độ chuyên quyền ngu muội của Đảng Cộng Sản. Chỉ biết nói lời ngon ngọt trên môi mép mà không hề đem ra thực hành.

Để hôm nay chính các gười đã làm đổ vỡ lòng tin của tôi, của thế hệ chúng tôi vào Đảng. Những bài học chính trị, tơ tơởng của các người làm hơn nửa lớp ngủ, những người thức không thèm chép bài thầy nói thầy nghe đó là hậu quả thất bại trước mắt của các người đó.

Sự tự hào vời cha ông, tổ tiên lớn bao nhiêu thì sự đổ vỡ lòng tin của chúng tôi vào các người lớn bính nhiêu.

Sự sụp đổ hoàn toàn lòng tin vào Đảng trong tôi kể từ khi vụ tranh chấp đất đai của người công giáo nổ ra ở tòa Khâm Sứ và ở Sứ Thái Hà.

Tôi đã trực tiếp thấy những người giáo dân có nhà mà Đảng và chính quyền giàn tiếp dồn họ ra đường năm. Để canh giữ đất của giáo hội là tài sản của giáo dân dài ngày không giải quyết. Đảng yêu dân mà lại để cho dân từ già đến trẻ phải ra đường trông đất cả đên cả ngày chịu bao mơa phùn, gió rét vậy sao? không nơa thì bị cướp mất phần đất của giáo hội. Mà giáo hội là cha, là mẹ của tâm hôn giáo dân thử hỏi bỏ cha, bỏ mẹ sao đành!

Biểu hiện đó cho thấy người dân không tin vào chính quyên nữa, vào Đảng nơa.

Từ nhiều sự kiện liên quan đến đất đai vừa qua ở Tào Khân Sứ và ở giáo sứ Thái Hà tôi cảm thấy thấm nhuần lời kể của Bà Nội tôi về một câu tục ngữ thời "cải cách ruộng đất" là có thật và đang tiếp diễn:

"Cướp đêm là giặc
Cướp ngày là quan
."

Bây giờ chính quyền vừa là giặc vừa là quan.

Chính vì vậy mà giáo dân phải trông đất của mình cả ngày cả đêm. Không nữa ban ngày chúng biến thành quan đên lấy. Ban đêm chúng biến thành giặc đến cướp.

Ôi! Chỉ khổ cho giáo dân thánh thiện, đạo đức bị lũ sói lật đi, lật lại nháo nhào ăn không ăn,tha không tha. Khiến kiệt sức mà chết dần chết mòn. Quả là thâm độc đến tột cùng!
 
Đức TGM Hà Nội và UBND Hà Nội chúc Tết nhau và những lời thật tự đáy lòng
Linh mục Đoàn Hà Nội
17:14 30/01/2008
HÀ NỘI -- Khoảng 4 h chiều ngày 29.01.2008, Toà Tổng Giám Mục Hà Nội đã sang chúc tết UBND TP HN. Dẫn đầu phái đoàn là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội. Cùng đi với ngài có cha Chánh Văn phòng Gioan Lê Trọng Cung và khoảng hơn một chục linh mục khác đến từ các giáo xứ trong ngoài thành phố.

Tiếp phái đoàn Đức Tổng Giám mục Hà nội là Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Phó Chủ tịch MTTQ Thành Phố, ông Trưởng Ban Tôn giáo Thành phố và đông đảo các cán bộ các cơ quan và đại diện của các báo đài của TP Hà Nội.

Đức Tổng Giám Mục đã đại diện Toà Tổng Giám Mục gửi lời chúc sức khoẻ và thành công tới Bà Phó Chủ tịch và các vị trong UBND Thành Phố. Bà Phó Chủ tịch cảm ơn Đức Tổng Giám Mục và các linh mục trong đoàn.

Nhân dịp này, Bà nói qua và nói chung chung về sự đóng góp của Toà Tổng Giám Mục và của đồng bào Công giáo vào sự phát triển của TP Hà Nội. Theo lời Bà Phó Chủ tịch thì Thành phố đang rất quan tâm tới các sự kiện đang diễn ra ở Toà Khâm Sứ. Vì sự an ninh trật tự của thành phố Bà xin Toà Tổng Giám mục cho chấm dứt các sự việc đang diễn ra tại Toà Khâm Sứ. Bà cũng đề nghị Toà Giám Mục tôn trọng kỷ cương và cùng chính quyền đối thoại để giải quyết vấn đề.

Đức Tổng Giám Mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc thì cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Toà Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lý. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ý chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nhìn phía mình mà không nhìn phía bên kia thì không thể đối thọai được.

Khi Bà Phó Chủ tịch đề cập đến chuyện đổi mới, Đức Tổng Giám Mục cũng nói: phải đổi mới và đối mới bên ngoài thôi thì chưa được, quan trọng hơn là phải đổi mới con người từ bên trong, từ trong cái đầu, trong tư tưởng.

Đức Tổng Giám Mục kết thúc rằng: Ngày xuân nên nói chuyện vui, nhưng vì Bà Phó Chủ tịch đề cập đến vấn đề thì chúng tôi xin có mấy lời như vậy để sau này có các cuộc đối thoại thực sự hữu ích.
 
Lời chia sẻ chân thành của một người bên lương về Ngọn nến của ''Công Lý và Hòa Bình''
Châu Dương
18:48 30/01/2008
Lời chia sẻ chân thành của một người bên lương về Ngọn nến của "Công Lý và Hòa Bình"

Kính gửi Quý Tu Sĩ cùng toàn thể Quý anh chị em tín hữu thân mến!

Trong những ngày vừa qua tôi rất quan tâm sự kiện các anh em Công giáo thắp nến cầu nguyện cho "Công lý và hòa bình" kêu gọi nhà nước trả lại những đất đai của Giáo hội đã bị chiếm đoạt một cách bất hợp pháp; mặc dù tôi là người không có Đạo nhưng tôi cảm thấy rằng tôi phải có trách nhiệm đứng bên các bạn và cùng các bạn thắp lên ngọn nến của Công lý, một thứ quý giá đã bị suy đồi trong xã hội ngày nay khi mà sự độc tài, dối trá và bạo lực đã làm lu mờ đi Công lý.

Tôi rất khâm phục Đức Tin của các anh em tính hữu; trong thời gian qua, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, bất chấp cái lạnh thấu xương, bất chấp sự đe dọa của bạo quyền các bạn vẫn hiên ngang bảo vệ ngọn nến Đức tin của mình; ngọn nến Đức tin mà các bạn đang bảo vệ cũng chính là ngọn nến của Công lý, cũng chính là ngọn nến Hòa bình trong một xã hội đầy bất công và đầy bất ổn. Chính vì thế tôi xin gửi đến các bạn lời cảm ơn chân thành vì các bạn đã dũng cảm đứng lên để thể hiện Đức tin của mình qua đó đi tiên phong trong phong trào vực dậy ý thức của các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhìn nhận lại cái công lý đang ngày càng bị lu mờ.

Trong những ngày vừa qua trên Internet đã có một thế lực đen tối nào đó xuyên tạc phong trào cầu nguyện cho Công lý và hòa bình mà các bạn đang theo đuổi, đồng thời kích động, chia rẽ các bạn với các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội nhằm cô lập các bạn; đây là một âm mưu đê hèn đã bị rất nhiều trí thức tiến bộ phát hiện và lên án gay gắt. Trong đó tôi và các bạn tôi đã vận động thành lập được một nhóm nhỏ cùng nhau tỏa ra trên các blogs và các website để vạch mặt âm mưu đó đồng thời giải thích rõ ràng, thật tế và đúng đắn phong trào cầu nguyện của các bạn để kêu gọi sự sự ủng hộ của mọi người, mọi tầng lớp.

Tôi và các bạn tôi đã và đang và sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để cùng đồng hành với các bạn Công giáo, bảo vệ cho ngọn nến "Công lý"vừa mới được các bạn thắp sáng và tôi tin rằng có rất nhiều người có cùng suy nghĩ như tôi đang ầm thầm cầu nguyện cùng các bạn. Và tôi cũng tin rằng các bạn sẽ tiếp tục giữ vững Đức tin và chiến thắng vẻ vang cũng như sự thật chiến thắng dối trá, cái thiện chiến thắng cái ác, công lý chiến thắng bạo quyền!

Một lần nữa tôi xin đại diện các bạn của tôi gửi đến Quý Tu Sĩ, Quý anh chị em Giáo Dân, lời cảm ơn chân thành! Xin kính dâng lên Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria và Các Thánh những bó hoa tưoi thắm để tòa lòng thành kính. Có người đã nói rằng Sự Khác biệt giữa các bạn và chúng tôi có chăng chỉ là một Thiên Chúa tối cao với một lý tưởng khởi phát từ lòng yêu nước, yêu Tự do, yêu Hòa bình nhưng tất cả đều có một hướng đi chung để đem lại công bằng xã hội, đem lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Việt Nam, và tôi tin là như vậy!
 
Báo ở Vatican: Ba Ngàn Giáo Dân Cầu Nguyện Trước Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội
LM Phạm Mạnh Cường (dịch)
19:20 30/01/2008
Ba Ngàn Giáo Dân Cầu Nguyện Trước Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội

Người Công Giáo Việt Nam đòi trả lại các tài sản Giáo Hội


(Báo L’osservatore Romano (Báo của Tòa Thánh Vatican, số ra ngày 31 tháng 1 năm 2008)

VATICN CITY - 30 tháng 1 năm 2008 -- Trong những ngày qua, hơn ba ngàn người Công Giáo đã tập trung cầu nguyện trong khu đất trước Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội, Việt Nam, để phản đối chính quyền thành phố trong quyết định mới đây đã muốn sử dụng tòa nhà cho việc kinh doanh trong thời gian còn đang bị quốc hữu hóa.

Từ lâu, giáo hội địa phương ở đây đã xin để được trả lại những cơ sở đất đai thuộc quyền sở hữu của Giáo Hội mà chính quyền đã trưng dụng từ năm 1959. Việc phản đối xảy ra tại các thành phố khác cũng luôn liên hệ đến vấn đề trả lại các tài sản tôn giáo.

Trong khu vực nói trên—theo tường thuật của hãng thông tấn Tin Tức Á Châu—có rất nhiều giáo dân đã canh thức suốt đêm, bất chấp việc chính quyền đã yêu cầu họ phải rời khỏi khu đất và chấm dứt cuộc biểu tình.

Trong một thông cáo chính thức, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội đã mạnh mẽ bênh vực quyền biểu tình của người giáo dân. Tổng giáo phận Hà Nội cũng đã công khai chỉ trích hành động của giới truyền thông nhà nước. Các cơ quan này đã đồng loạt cáo buộc giáo dân Hà Nội, điển hình như việc tụ tập và cầu nguyện trái phép ngoài trời, gây rối trật tự công cộng và đăng tải tin tức xuyên tạc qua Internet. Đặc biệt hơn, như hãng thông tấn Tin Tức Á Châu còn cho biết, bản tin của đài truyền hình, đài phát thanh và các nhật báo đều cho rằng tổng giáo phận không thể đòi lại quyền sở hữu của tòa nhà vì “vào ngày 24 tháng 11 năm 1961, Linh Mục Nguyễn Tùng Cương, khi ấy là giám quản của giáo phận, đã hiến tặng tòa nhà đó cho chính quyền.”

Một văn bản chính thức của tổng giáo phận đã bác bỏ sự việc này, xác định rằng nhà chức trách duy nhất có thẩm quyền bàn giao là “vị giám mục địa phận, với sự đồng thuận của hội đồng kinh tế và ban cố vấn giáo phận.” Văn bản còn quả quyết rằng “chắc chắn cha Cương đã không hiến tặng bao giờ.”

Trong nội dung văn bản cũng nhắc lại việc hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và các nơi thờ phượng, và đề cập đến đạo luật ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2004, theo đó các tài sản hợp pháp của các tổ chức tôn giáo đều được bảo vệ bởi luật pháp và mọi vi phạm về quyền ấy đều bị nghiêm cấm.

Văn bản của tổng giáo phận nêu rõ rằng tài sản đang liên quan, tức cơ sở của Tòa Khâm Sứ cũ, không phải là của chính quyền: “Chính quyền không hề có một bằng chứng—hay giấy tờ nào để chứng minh rằng Giáo Hội Việt Nam đã hiến tặng, mà cũng không có một lệnh tịch thu nào.” Do đó, cơ sở này vẫn thuộc về quyền sở hữu của tổng giáo phận.

Văn bản còn nói thêm: “từ quan điểm này, việc tụ họp cầu nguyện trong phạm vi đất đai của Giáo Hội là hoàn toàn hợp pháp.” Sau hết, về những cáo buộc đã loan tải tin tức xuyên tạc trên Internet, văn bản kết luận rằng “các bài viết đã được rất nhiều người đưa ra và tổng giáo phận không có trách nhiệm trong việc này.”
 
Truyền thông Nhà nước và thông tin về vụ Tòa Khâm Sứ
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
19:26 30/01/2008
TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC VÀ THÔNG TIN VỀ VỤ TÒA KHÂM SỨ

Vụ việc đã kéo dài, giờ báo đài lên tiếng

Truyền thông nhà nước Việt Nam những năm gần đây phát triển khá rầm rộ. Hàng trăm tờ báo muôn màu muôn sắc hàng ngày khoe hàng trên các sạp, trên xe đạp, trên tay người bán dạo, trong mỗi gia đình, công sở…

Với số lượng hơn 700 tờ báo, tạp chí trên 84 triệu dân, người thì cho rằng đang rất ít, kẻ cho là đã quá nhiều.

Người cho là ít thì: Bảy trăm tờ báo đủ loại kia, từ báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử… đủ cả, nhưng nếu tôi cần một thông tin, hoặc cần phản ánh một thông tin, đó là điều cực kỳ khó khăn. Nhiều thành phần xã hội là một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam là các cá nhân, các tổ chức, nhưng không thể nói lên một tiếng nói riêng của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách trung thực, dù đó là một bộ phận không nhỏ của đất nước. Ví dụ: Từ lâu, người Công giáo và không Công giáo trong cả nước muốn biết về vụ đất đai Tòa Khâm sứ, đất đai xứ Thái Hà, đất nhà xứ Hà Đông như thế nào, mà tịnh không có bất cứ một dòng nào trên hệ thống báo chí trong nước. Những chuyện đó, giống nhưng những chuyện đã xảy ra ở thế kỷ trước bên châu Phi dù việc đó đã xảy ra hơn cả 1 tháng nay ngay giữa Thủ đô Hà Nội với hàng ngàn con người, hàng vạn lượt người.

Người cho là quá nhiều với lý luận: Quá nhiều, vì mấy trăm tờ báo, nhưng nội dung chính vẫn là những điều hàng ngày đã đăng trên trang nhất tờ Nhân Dân, Quân đội nhân dân là chính. Ngoài ra là chuyện tham nhũng, thất thoát ngân sách, con chửi mẹ, cháu đánh bà, ông già cưỡng hiếp trẻ em, thầy giáo lợi dụng quấy rối tình dục học sinh nữ, học sinh đánh thầy ngay trên bục giảng và… tai nạn giao thông là nhiều. Đó là những nội dung ăn khách, được các bác, các cô bán báo dạo tóm lược nội dung thật giật gân, phát om sòm từ sáng sớm đến tối mịt, từ bến xe đến trường học, từ công sở tới nhà thờ…

Người ta có thể tìm thấy trên báo chí Việt Nam những câu chuyện của phương Tây xa xôi, bẩn thỉu như chuyện con gái Tổng Thống Mỹ say rượu, con gái Tổng thống Mỹ bị cướp… đến chuyện Quốc hội Trung Quốc họp phiên thường kỳ: Chú trọng đến nông dân…

Nhưng, những vụ việc nổi cộm, ảnh hưởng đến đất nước, đến đồng bào, đồng loại, đến dân tộc, thì hầu như hệ thống truyền thông, báo chí Việt Nam cùng chờ đợi chỉ thị, kế hoạch “từ trên” và chờ đợi nhau để xếp hàng đi “đúng lề đường bên phải”. Điển hình như vụ nhân dân Thái Bình những năm trước đây đã nổi dậy hay phản loạn thế nào, đồng bào Tây Nguyên hai lần trước đây “đã nghe theo lời bọn xấu” ra sao… thì hầu như báo chí Việt Nam coi đó là chuyện ở “thế giới bên kia”.

Đến lúc, báo chí quốc tế đưa tin ngược trở lại, đồng bào trong nước mới hiểu tình hình, thì ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã ngao ngán thừa nhận “Chúng ta bị cướp loa trên sân nhà”.

Vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Hà Đông, hình như cũng là chuyện xảy ra ở đâu đó xa xôi, nên báo chí không có tin tức, không hề đả động đến dù đã xảy ra đến cả tháng. Và lần này, báo chí Việt Nam cũng đã bị “cướp loa” – theo ngôn ngữ ông Lê Dũng- trên sân nhà hơn một tháng?

Khi những hình ảnh, những đoạn video, những ý kiến của nhiều người đã được đưa lên mạng internet về vụ việc, mà khi đã nóng đến lúc không thể nóng hơn được nữa, thì báo chí Việt Nam bắt đầu lên tiếng. Những thông tin qua báo chí Việt Nam, không hiểu được phản ánh qua “lăng kính” nào, nó đặt xuôi hay đặt ngược, mà những thông tin đưa ra so với sự thật được những người trực tiếp chứng kiến sự việc phải kinh hoàng. Người ta kinh hoàng bởi lẽ những người làm công việc truyền thông đã can đảm, đã gan dạ và dũng cảm bóp sự thật đến độ không còn có thể méo hơn.

Để hiểu điều này, chúng ta nghe một đoạn tâm sự của ông Lê Dũng:

“À, chuyện “ta bị cướp loa trên sân nhà gần một tuần” chứ gì? Không sai chút nào! Ngay sau khi chuyện đó xảy ra được vài giờ, chúng tôi đã có cuộc họp để nhận định tình hình, và tôi đã đề xuất được phát ngôn luôn, bức xúc lắm. Nhưng phải thông cảm một điều, khi mọi chuyện đã rõ rồi thì nói dễ thôi, chứ lúc đó thật sự ta cũng chưa biết tình hình sẽ diễn biến theo hướng nào. Thận trọng là cần thiết để đảm bảo được lợi ích an ninh quốc gia. Cũng phải hiểu thêm một điều thuộc về tập quán của ta nữa, báo nói là dân tin, nên càng phải thận trọng. Không như ở các nước khác tính chất tham khảo nhiều hơn, cùng một sự kiện nhưng cách đưa tin của các báo nhiều khi trái ngược nhau.

Nói gì thì nói, việc phóng viên nước ngoài có mặt ở Tây Nguyên chỉ hơn một tuần sau vụ bạo loạn xảy ra là một cố gắng lớn của chúng tôi, nếu như so với năm 2001 họ chỉ có mặt ở đó sau 4, 5 tháng. Đối với dư luận bên ngoài, sự khẳng định của AP, Reuters... rõ ràng được coi là “khách quan” hơn
.(http://vietnamnet.vn/chinhtri/doingoai/2005/02/375112/)

Phải chăng, họ cho rằng đã báo chí nhà nước nói ra, thì ai cũng phải tin và ai cũng tin? Xin chớ có chủ quan đến thế. Người dân bây giờ không còn là người dân của những năm 60 của thế kỷ trước. Phương tiện truyền thông bây giờ không còn là phương tiện truyền thông của những năm 60 của thế kỷ trước. Và lòng tin của người dân đã hơn nửa thế kỷ nay được thử thách, nên họ có nhận xét khách quan hơn và có lý trí hơn thế kỷ trước.

Việc các phương tiện truyền thông Việt Nam chỉ đưa một chiều, mà thực sự chưa hẳn đã là “một chiều” mà là sự bịa đặt, xuyên tạc ác ý, có đúng nghĩa của truyền thông hay không? Có phải các nhà báo Việt Nam đã không có đạo đức nghề nghiệp nên nhiều khi viết những điều dối trá mà không hổ thẹn với lương tâm, không suy nghĩ về những hậu quả của những việc làm thất đức với con cháu khi nói sai sự thật?

Xin đừng có vơ đũa cả nắm, trong số những người đã được gọi là “bút nô” , là “cave chính trị” , thì cũng có những người có nhân cách, thậm chí là rất nhiều. Nhưng họ biết làm sao, ngòi bút trong tay họ, nhưng viết ra điều gì, viết thế nào lại ở chính những người lãnh đạo và nồi cơm của con họ đầy hay vơi, là ở chỗ họ có làm công cụ trên mặt trận tư tưởng văn hóa đúng nghĩa “công cụ” hay không mà thôi.

Rất nhiều người, thường xuyên ca ngợi những điều họ không tin, viết những điều họ không cho là đúng, nhưng con ở nhà còn đói, mẹ già ở quê còn chờ, thì họ đành “nhắm mắt đưa chân”.

Để hiểu thêm điều này, chúng ta lại nghe ông Lê Dũng tâm sự: “Gần đây, chúng tôi đã cố gắng là chỉ sau khi kết thúc sự kiện chừng nửa tiếng đến một tiếng là có tin báo chí ngay. Nhưng vì cơ chế cung cấp thông tin của chúng ta lâu nay là đưa theo diện hẹp, thông qua TTXVN rồi các báo khác dùng lại. Có hai bất lợi ở đây: Thứ nhất là họ phải chờ TTXVN; thứ hai là phải đưa lại tin qua “lăng kính” của TTXVN. Tôi cho rằng việc cải tiến là cần thiết, vừa bảo đảm tính kịp thời, vừa làm cho thông tin đến với độc giả đa dạng hơn, tuỳ theo cách xử lý của từng báo”.

Vậy là đã rõ cách truyền thông Việt Nam, nên những thông tin về vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Hà Đông, cũng đã được dựng lên qua “lăng kính” của ai đó, tiếc rằng, cái lăng kính này đặt ngược.

Tôi thấy thật buồn cười, khi chiều nay, trên Đài tiếng nói Việt Nam, có đọc một bức thư được cho là của một “giáo dân” về những chuyện đất đai, không ai là người công giáo và cả không công giáo không phải bật cười về sự ngây ngô của “giáo dân” nọ. Họ cho rằng; báo chí Việt Nam mấy ngày qua nói về những vụ việc xẩy ra ở Tòa Khâm sứ, ở Thái Hà như thế là còn “quá nhẹ nhàng”? Họ cho rằng chính quyền Hà Nội đã tỏ ra rất thiện chí với Giáo hội và ông TGM Ngô Quang Kiệt đã làm khổ dân, cần phải “kính Chúa yêu nước hơn”?

Tôi nghi ngờ đây là một giáo dân, hoặc có thể là một “Giáo gian” nào đó. Chính họ đã không nhìn thẳng vào sự thật một cách dũng cảm bằng con mắt sáng của mình. Không cần nói đến nhiều, chỉ cần chi tiết của người “Giáo dân” đưa ra: “Khu đất 42 Nhà Chung, từ những năm 1960, đã được những người có trách nhiệm cao nhất trong Tòa Giám mục Việt Nam hiến cho nhà nước” cũng đã thấy họ đang lúng túng về cách đặt vấn đề về nguồn gốc khu đất để hợp pháp hóa sự chiếm đoạt đến nay.

Thực ra, trong việc tuyên truyền của báo chí Việt Nam về những vấn đề liên quan đến Công giáo, đến những vấn đề nhạy cảm giữa Giáo hội và nhà nước, bao giờ họ cũng tìm được hoặc nặn ra được những cái lưỡi như thế. Có thể cái lưỡi đó, được một phóng viên nào đó nặn lên, thổi vào đó những ngôn từ bất xứng.

Trước đây, vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý, cũng có một bài báo lên án, thóa mạ nặng nề, lời lẽ như có thể ăn tươi nuốt sống của một “giáo dân Thừa Thiên Huế”? Nhưng tôi đánh cược là đến hỏi tòa soạn xem người giáo dân Thừa Thiên Huế kia ở đâu, thì chắc khó hơn lên sao Kim. Tôi đã được nghe một linh mục kể lại câu chuyện hài hước như sau: Trong khi chuẩn bị bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý, ở một tỉnh nọ, Mặt trận đã mời tất cả các Linh mục, các Trưởng ban Hành giáo các xứ lên họp với lý do: Tổng kết phong trào Người Công giáo yêu nước. Cả buổi họp, không có một lời nào về Linh mục Lý. Khi buổi họp gần trưa, một danh sách các cụ tham gia được đưa xuống đề nghị ký tên, để “báo ăn trưa”. Tối hôm đó, các cụ té ngửa khi được nhìn hình ảnh và chữ ký của mình được đưa lên truyền hình tỉnh, “tất cả phản đối những hành động của Linh mục Nguyễn Văn Lý”.

Vụ này, cũng có một hoặc nhiều “Giáo gian” nào đó được dựng lên, được “chế biến, cải tiến” là điều không khó hiểu. Nhưng, chú ý một điều thì có thể biết, chưa bao giờ, những “Giáo dân” phát biểu kia, được nêu rõ hình ảnh hay địa chỉ cụ thể.

Trên truyền hình, cũng chưa có một giáo dân thật sự nào được phỏng vấn.

Cũng như việc cho rằng: “Một số cán bộ nhà nước đã bị đánh trọng thương, đang phải cấp cứu tại bệnh viện” ? Tiếc rằng, điều này họ đưa ra đã muộn, khi mà hình ảnh chị người Mường và thanh niên vào cứu chị đã bị đánh ngang nhiên trước không chỉ giáo dân, giáo sỹ, mà cả rất nhiều phóng viên các hãng quốc tế chứng kiến và được lan truyền đi khắp thế giới. Nhưng có ai tò mò mà hỏi xem vị “cán bộ bị đánh trọng thương” đó tên gì, hiện đang điều trị ở đâu, thì chắc không thể có được câu trả lời. Vì trưa 25/1/2008, khi bị chất vấn về những người đã “ra tay” với giáo dân thì người đại diện nhà nước lúc đó chối quanh: “Chúng tôi không biết vì ở đây có đến 3 cơ quan và cả nhà dân” ?

Việc đưa tin không trung thực, là một căn bệnh trầm kha trong hệ thống báo chí Cộng sản cũng như hệ thống các báo cáo ở các cơ quan công quyền. Để chứng minh điều này, chúng ta nhớ lại những năm 1976, Đại hội 4 ĐCS đặt cho nhân dân cái mốc 21 triệu tấn lương thực vào năm 1980. Nhưng đến 1980, tổng sản lượng đạt chỉ có 13 triệu tấn, cả nước đói lả và kiệt quệ. Khi nói đến điều này, người ta đã giải thích rằng “do hệ thống báo cáo từ dưới lên đã nâng khống khả năng nên ĐH Đảng 4 đã đặt nhầm mục tiêu”!? Hoặc cách đây hơn 7 năm, đã có một số tuyên bố cho biết “đến năm 2005, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ có doanh số xuất khẩu đạt 500 triệu USD, tuy nhiên tuyên bố này đã chính thức phải “rút lời”, chỉ vì đã đặt ra các con số trên qua tổng kết khả năng do cấp dưới báo lên.

Với một sự kiện quan trọng như vậy của Đảng, và một định hướng lớn lao với đất nước, mà còn đến thế, thì ba cái chuyện bịa đặt láo toét khác có hề chi.

Tôi cũng thấy thực sự buồn cho việc một số báo chí truyền thông đã cố gượng ép, nặn ra những điều hết sức vô lý, nhằm ám chỉ, áp đặt những điều thêu dệt khác mà quên mất đi sự tự trọng, cũng như không giấu được sự ngờ nghệch của mình. Một trong ví dụ đó là trên báo Hà Nội mới 27/01/2008, có đăng bài viết về vụ Tòa Khâm sứ có đoạn: “Thoạt nhìn bên ngoài chúng tôi tưởng tất cả đều đang chú tâm cho việc cầu nguyện, nhưng khi vừa thấy chúng tôi bước vào, nhiều người đã quay ra, vẻ mặt rất phấn khởi nói: "May quá, các bác đã đến thay phiên để chúng em về". Nhiều người đã lầm tưởng chúng tôi là những giáo dân từ các giáo xứ khác đến thay phiên "trông" khu đất 42 Nhà Chung để họ được về nhà, nhưng khi biết chúng tôi chỉ là khách qua đường tò mò vào xem, họ tỏ ra vô cùng chán nản” . (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/12/157642/)

Thật sự tôi cũng không hiểu phóng viên đó có đến khu đất để chứng kiến những ánh mắt, những người giáo dân đang bất chấp cái rét cắt da dưới trời đêm lạnh lẽo bên tượng Mẹ Maria sầu bi hay không? Hay họ có đến gặp những người ở đó, và người nói với họ là “quân xanh” hay “quân đỏ” trong ván cờ này?

Nếu họ hiểu rằng: Với người Công giáo, thì cầu nguyện, đến nhà thờ hay làm bất cứ việc gì trong đạo, tất cả đều bằng sự tự nguyện gần như tuyệt đối, không có ai có thể bắt ép họ kể cả Đức Tổng Giám mục, thì chi tiết này chắc họ sẽ không đưa vào bài viết tuyên truyền để bớt sự ngây ngô, dù được giấu dưới vỏ bọc thương đến “nỗi khổ của giáo dân”!

Trước hết, cần khởi tố một vụ án chiếm đoạt tài sản trái phép?

Nhiều tờ báo đã đưa tin, nhiều công văn của Thành phố và các cấp đã được phát hành, cũng như nhiều văn bản xin lại, đòi lại tài sản đất đai từ phía Giáo Hội. Phía Giáo hội đã đưa ra những bản văn làm bằng chứng về tài sản đất đai của họ. Nhưng chưa có một tờ báo, một văn bản nào của chính quyền đưa ra được những chứng cứ có sức thuyết phục là khu đất và tài sản ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Hà Đông… đã được chuyển, nhượng, cho, tặng, hiến… một cách hợp pháp và có cơ sở pháp luật để trả lời câu hỏi: Nguồn gốc nào để Nhà nước có đất đai và tài sản trên?

Tại sao có sự lúng túng đó mà tất cả văn bản, báo chí lại chỉ nhằm quy kết một bên vi phạm pháp luật trong việc đòi lại tài sản, đất đai. Trong khi một bên luôn khẳng định mình có đủ cơ sở pháp lý cho việc đòi lại?

Vụ việc sẽ hết sức đơn giản, nếu biết tôn trọng nhau, biết tôn trọng những ý chí và nguyện vọng của người dân mà cho đến nay, các cấp chính quyền từ Thủ tướng đến cấp thấp nhất đã thấy. Cả trăm ngàn chữ ký đề nghị đã nói lên ý nguyện này.

Nếu biết chấp nhận những ý kiến giáo dân và cả Giáo hội, hai bên có thể ngồi lại, hoặc trên bàn làm việc, hoặc trên một phiên tòa độc lập và trung thực (Tất nhiên – phải là một phiên tòa không bị áp lực của những vụ án bỏ túi). Để xem xét những chứng cứ hai bên đưa ra và đi đến một kết quả thống nhất?

Nếu phía Giáo hội không thể đưa ra được chứng cứ chứng minh những tài sản đó là của mình, thì Giáo hội phải chịu trách nhiệm về những hành vi khi đòi lại tài sản.

Ngược lại, nếu Nhà nước, Chính quyền không thể đưa ra được chứng cứ pháp lý, nguồn gốc tài sản, đất đai đang chiếm giữ là của mình, thì Nhà nước, Chính quyền phải chịu trách nhiệm về việc chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân theo các điều luật Việt Nam và các điều luật quốc tế mà Việt Nam đã long trọng cam kết.

Và phải khởi tố vụ án chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp này?

Vụ việc đã đến lúc cần tìm một giải pháp, nếu không nói là quá muộn, để có thể hiểu nhau và thông cảm, giúp đỡ tạo điều kiện để mối quan hệ giữa các bên ngày càng tốt đẹp, xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc. Để có điều đó, cần nhất vẫn là sự thật, sự công bằng và công lý.

Chẳng có một sự giải pháp nào khác có thể giúp chúng ta đạt được sự bình an, hòa bình đích thực và niềm vui đoàn kết mà không phát xuất từ sự thật. Bởi chưng: “Anh em sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng anh em” . (Ga 8,32).

Hà Nội, Ngày 31 tháng 1 năm 2008
 
Cuộc đối thoại tất niên kỳ thú
Bs Vũ Linh Huy
21:39 30/01/2008
Cuộc đối thoại tất niên kỳ thú!

Ngày Xuân lui tới chúc tuổi nhau,
Để tạo tình thân, nối nhịp cầu,
Người khôn nói những lời tốt đẹp,
Dù có giận hờn, để tính sau.

Đức Cha tới chúc tết Uỷ Ban,
Các cha theo nưã, một phái đoàn,
Chân thành cầu chúc điều thiện hảo,
Trong tình dân tộc thật chưá chan.

Bà Phó Chủ Tịch lại dạy đời,
Khuyên Toà Giám Mục khá nhiều lời:
Pháp luật, kỷ cương cần phải giữ!
An ninh trật tự phải vãn hồi!

Đức cha bình tĩnh đáp lại bà:
Dân kêu, nhà nước phải xét qua,
Bỏ lơ, không xét, còn vu cáo!
Đối thoại trước tiên phải thật thà!

Bà lại hô hào đổi mới ngay,
Đức Cha nhân đó mới trình bày:
Đổi mới là đổi từ tim óc,
Đâu phải phết sơn chút bề ngoài!

Đức Cha đối đáp rất thật thà,
Nhưng mà công lý quyết nêu ra.
Chẳng biết uỷ ban nghe có thấm,
Hay là vẫn tính chước quỷ ma?

Boston, ngày 30 tháng 1 năm 2008
 
Tại sao Chính quyền Hà nội lại ngây ngô đến như vậy?
Thợ Cầy
22:03 30/01/2008
Tại sao Chính quyền Hà nội lại ngây ngô đến như vậy?

Kính thưa quý vị:

Tôi đặt câu hỏi trên là bởi vì chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, một thế kỷ được mệnh danh là "Thế kỷ Của Sự Bùng Nổ Thông Tin". Với sự bùng nổ về thông tin thì hầu như chẳng chuyện gì xảy ra trên thế gian này mà không ai lại không biết, dầu nó có xảy ra tại những nơi xa xôi hẻo lánh như ở Sơn La và Đồng Đinh, hay nó được xảy ra giữa một Thủ Đô 1000 năm Văn Hiến như ở Toà Khâm Sứ Hà Nội chẳng hạn. Từ những chuyện tưởng như là rất bẩn thỉu và kín đáo như chuyện một Vị Nữ Công An kia sau khi vô cớ đánh người đã chạy vào phòng Vệ Sinh để trốn, hay như chuyện một Ngài Cán Bộ kia quát tháo trong "PHÒNG VĂN HOÁ" rằng: "Đánh Chết Nó Đi", thế mà cả Thế Giới còn biết, thì huống hồ là những chuyện xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật như chuyện các Ngài Công An tổ chức đánh một phụ nữ người Mường tại trung tâm của thủ đô Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thì làm sao mà giấu nổi ai!

Tôi đang ở cách xa Hànội hơn 1000 cây số về hướng Tây Nam, nơi được coi là xa xôi hẻo lánh và nghèo nàn nhất Việt Nam, ấy thế mà những gì xảy ra tại Toà Khâm Sứ Hà Nội trong hơn một tháng qua tôi đều được biết. Sự kiện Tổ Chức Công An vồ lấy chị phụ nữ người Mường giống như "một đàn hổ đói bị nhốt trong chuồng lâu ngày vồ lấy con mồi" mới chỉ xảy ra có ít phút sau là tôi đã được biết. Tôi nghĩ bụng rằng, tôi đang ở một nơi xa xôi hẻo lánh như thế này vậy mà các thông tin còn đến với tôi nhanh nhảu và đầy đủ như thế thì huống hồ là những người đang ở tại những trung tâm văn minh như tại Huế, Nhà Trang, Đà Nẵng và Sài Gòn, ấy là chưa kể tới những trung tâm văn minh nằm ở ngoài nước Việt Nam.

Vâng, những gì đã và đang xảy ra tại Toà Khâm Sứ Hà Nội thì hầu như mọi người trên thế gian này đều biết, chỉ có những người trong bộ máy chính quyền Hà Nội thì tỏ ra không biết và nghĩ rằng cũng chẳng có ai biết mà thôi.

Sự việc tại Toà Khâm Sứ đã diễn ra hơn một tháng nay rồi, ấy vậy mà chỉ mấy ngày gần đây, các cơ quan truyền thông do chính quyền Hà nội quản lý, mới "được biết" để đề cập tới. Tuy nhiên, những gì mà họ thông tin thì đó lại là một sự "TRUYỀN THÔNG NGƯỢC". Sự kiện một anh Luật Sư và một Chị Người Mường bị bọn công an đánh hội đồng giữa thanh thiên bạch nhật, giữa một thủ đô ngàn năm văn hiến và giữa sự chứng kiến của mấy ngàn người, thì các cơ quan ấy lại thông tin rằng, người giáo dân tụ tập gây mất trật tự, quậy phá và đánh người thi hành công vụ… Quả là một sự truyền thông ngược.

Trước sự truyền thông ngược của các cơ quan truyền thông do nhà cầm quyền Hà nội quản lý như thế, một vấn nạn cứ vẩn vơ mãi trong đầu óc của tôi: Tại sao chính quyền Hànội lại ngây ngô đến như vậy nhỉ? Họ nghĩ là mọi người sẽ tin vào những lời thông tin dối trá của họ sao? Với vấn nạn ấy, tôi chẳng thể nào tự giải đáp cho mình được, nên đành phải đi thắc mắc với những người chung quanh.

Một người bạn trả lời cho tôi rằng, tại mắt của họ được đặt ở dưới mông.

- Ở mông á? – Tôi hỏi.

- Đúng vậy !

- Tôi thấy hình của Ngô Thị Thanh Hằng đăng trên mạng cũng có cặp mắt trên trán như mọi người mà?

- Không đâu ! Đó không phải là cặp mắt của y thị đâu, mà chẳng qua đó chỉ là vết tích của một thời kỳ đã qua, của một quá trình "TIẾN HOÁ" lâu dài mà thôi. Mắt của y thị đựơc đặt ở dưới mông ấy.

- Thật thế sao?

Thấy tôi hoài nghi, người bạn ấy giải thích thêm rằng: Cái trán tượng trưng cho sự tinh anh và thượng đẳng của con người; còn cái mông thì ngược lại, nó tượng trưng cho sự hèn ha(...). Cặp mắt là cửa ngõ giúp con người nhận thức sự vật và thế giới xung quanh qua thị giác. Nó rất dễ dàng bị điều kiện hóa. Nếu cặp mắt được đặt trong một điều kiện tốt, như đặt ở trán chẳng hạn, thì nó sẽ có khả năng nhận thức tốt; nhưng nếu nó bị đặt trong điều kiện xấu, như đặt ở mông chẳng hạn, thì nó sẽ có một khả năng nhận thức rất tồi.

Theo thuyết TIẾN HOÁ (một loại giáo thuyết mà nhà cầm quyền Hà nội hết lòng sùng bái), thì bộ phận hay cơ quan nào trong cơ thể mà không được sử dụng hay sử dụng ít thì dần dà nó sẽ bị teo đi. Ngay khi được sinh ra thì những người cầm quyền ở Hà Nội đều cũng có một cặp mắt ở trán giống như mọi người. Nhưng vì họ đã không sử dụng cặp mắt này để nhận thức sự vật; họ không bao giờ nhìn về Trời Cao, không bao giờ nhìn ra thế giới chung quanh, nên đôi mắt trên trán của họ dần dà bị đui. Trái lại, họ chỉ dán mắt vào những sự vật thấp hèn dưới chân, chỉ chăm chú tới những "Cái Ghế" mà họ muốn ngồi, chỉ để ý tới những đống của cải kếch xù mà thôi. Chính vì thế mà một cặp mắt khác của họ được hình thành và phát triển. Đó là cặp mắt được mọc ra ở dưới mông.

Mà vì mọc ra ở dưới mông, cộng với việc cái mông của họ luôn được đặt trên ghế, nên mắt của họ đâu có mấy khi được nhìn thấy những sự vật chung quanh. Chẳng lạ gì chuyện khi những việc xảy ra tại Toà Khâm Sứ mà cả hàng tỷ người trên thế giới đều biết, còn họ thì không. Chỉ khi họ nhổm mông khỏi ghế, lúc ấy cặp mắt đáng thuơng của họ mới có cơ hội được nhìn một chút các sự vật chung quanh mà thôi. Ngặt nỗi, cái ghế họ đang ngồi quá to, đôi mông của họ cũng to nốt, nên đôi mắt của họ bị chắn hết tầm nhìn. Chỉ có cái ghế là nó nhìn thấy rõ hơn cả vì nó ngày ngày đựơc dán vào đấy. Muốn nhìn thấy rõ các điều khác thì họ phải cắm đầu xuống đất và chổng mông lên không trung. Chính vì thế mà những chuyện xảy ra tại Toà Khâm Sứ thì hầu như họ không nhìn thấy, mà có thấy thì chỉ là thấy ngược mà thôi. Nên việc họ truyền thông ngược có gì đâu mà khó hiểu. Như thế cũng là sắc sảo chán ! Nếu mắt của ông mà mọc ở dưới mông thì có khi ông còn ngây ngô bằng mấy họ ấy!

- À ! Thì ra là thế ! Nhưng chẳng lẽ thật như vậy sao?

Thấy tôi có vẻ chưa tâm phục khẩu phục trước lời giải thích trên, một ông bạn khác bèn vào cuộc:

- Giải thích như ông bạn vừa rồi theo tôi thì có thể đúng nhưng chưa đủ.

- Thế còn thiếu điều gì? – Tôi hỏi lại.

- Còn thiếu một chi tiết nữa, đó là mắt của họ thuộc về loài Cú Vọ.

- Ong hãy giải thích thêm !

- Đối với con người thì ánh sáng là điều kiện không thể thiếu trong việc nhận thức bằng thị giác. Càng có đầy đủ ánh sáng, con người càng nhìn thấy rõ; không có ánh sáng, con người có mắt cũng như không. Nhưng đối với loài Cú Vọ, hay còn được gọi là con Cú Mèo, thì ngược hẳn lại. Bóng tối là điều kiện cần thiết để loài thú ăn thịt này nhìn thấy đựơc sự vật. Trời càng tối thì mắt của nó càng tinh. Sở dĩ nói mắt của các nhà cầm quyền Hà nội thuộc họ Cú Mèo là vì tôi thấy họ rất tinh anh trong bóng tối nhưng lại tỏ ra mù tịt trước ánh sáng. Họ giỏi "ĐI ĐÊM" lắm ông ạ ! Nhưng giữa ban ngày thì họ lại hay lạc đường. Ong không tin, cứ thử đến các Hộp Đêm mà xem, họ ra vào đó thường xuyên. Các vũ trường, các quán bar, các tụ điểm ăn chơi nằm tít đâu trong các con hẻm, thế mà trong đêm thâu, chẳng cần phải ai soi đèn dẫn lối cả, họ vẫn đi tới đó vèo vèo. Các sự việc xảy ra tại Toà Khâm Sứ trong hơn một tháng qua mà họ vẫn không nhìn thấy là bởi vì nó xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, nó sáng tỏ quá, nên con mắt Cú Vọ của họ không thể nào nhận thức được. Họ chỉ nhìn thấy khi ánh sáng không còn nữa. Mà khi ánh sáng không còn nữa thì mọi sự sẽ biến hoá khôn lường: người như ma, ma như người; đen như trắng, trắng như đen. Nên họ nhìn người đang bị đánh mà tưởng rằng đó là người đang đánh lại người thi hành công vụ, thì âu cũng là chuyện bình thường. Họ truyền thông ngược với những truyền thông của con người thì đâu có phải đó là một điều ngây ngô khó hiểu !

Giải thích như ông bạn vừa rồi, nghe cũng có lý nhưng vẫn còn thế nào ấy!

Thấy tôi tư lự, một người bạn khác a-giua. Anh ta nói rằng, có thể những nhà cầm quyền ở Hà nội thuộc về một nhánh khác của loài vượn tiến hoá lên. Anh ta nói thêm rằng, theo thuyết tiến hoá thì con người do loài vượn tiến hoá mà ra. Mà nếu thuyết này đúng thì cũng không có gì ngăn cản người ta nghĩ rằng, có một loài khác nữa cũng được tiến hoá từ loài vượn. Loại động vật ấy có thể trông rất giống con người nhưng lại không phải là loài người. Mà nếu không phải là loài người thì làm sao mà nhận thức và nói năng như loài người được. Và anh bạn này cho biết thêm, một tác giả của một bài báo được tung trên mạng đã gọi các nhà cầm quyền ở Hà nội là loài không đi bằng hai chân, càng củng thêm cho anh ta niềm xác tín rằng, những nhà cầm quyền ấy không phải là loài người, nhưng thuộc về một nhánh khác của loài vượn tiến hoá. Việc nhà cầm quyền Hà nội cho truyền thông ngược không làm cho anh ta phải thắc mắc nhiều vì anh ta biết rằng, đó không phải là cách truyền thông của loài người.

Các người bạn đang ngồi quanh thì xem ra có vẻ tâm đắc trước lời giải thích vừa rồi, nhưng tôi thì vẫn cảm thấy chưa thoả mãn. Thế là một anh bạn khác nữa đành phải bày tỏ chính kiến.

Theo anh này thì những nhà cầm quyền Hà nội vẫn có thể ghi vào trong thẻ căn cứơc rằng mình thuộc giống người. Nhưng đây là giống thuộc cấp hạ đẳng. Sở dĩ họ ngồi được vào cái ghế cầm quyền là bởi vì họ là những người theo chủ nghĩa cơ hội và tiến thân theo triết thuyết của ốc (bò bằng miệng). Cứ nhìn những công văn do họ soạn thảo thì biết trình độ văn hoá của họ thế nào. Rất có thể bNgô Thị Thanh Hằng chưa đọc thông tiếng Việt nên y thị mới liều mạng ký tên vào cái văn bản do một đồng chí mà có lẽ đã phải học tới 3 năm lớp bảy soạn thảo ra. Với một trình độ văn hoá kém cỏi như thế thì làm sao mà nhà cầm quyền Hà nội có thể nhận thức đúng được sự việc. Ngây ngô trong việc truyền thông là điều tất yếu phải xảy ra.

Vâng, lời giải thích của anh bạn này xem ra có vẻ dễ hiểu hơn các lời giải thích của ba anh bạn trên kia, nhưng nó vẫn chưa làm tôi thoả mãn. Vấn nạn của tôi vẫn còn đó.

Ai có thể giải thích cho tôi hiểu hơn Tại sao Chính quyền Hà nội lại ngây ngô đến như vậy không?
 
Một phút nói thật của Báo ''Hà Nội Mới''
Hà Thạch
22:15 30/01/2008
MỘT PHÚT NÓI THẬT CỦA BÁO HÀ NỘI MỚI !!!

Tôi, một người Hà Nội, nhưng ít khi đọc Báo Hà Nội Mới và càng ít đọc báo An Ninh Thủ Đô. Mấy ngày nay, chính xác từ ngày 26/1/2008, tôi mới chịu khó xem hai tờ báo này, cũng chỉ để xem hai tờ báo này viết gì về vụ Toà Khâm sứ.

ĐC Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn tới thăm anh chị em cầu nguyện 30.1


“Vu khống”, “đặt điều”, “bôi nhọ”, “thiếu công tâm”, “gian xảo trong ngôn từ”, “cố tình bóp méo sự thật”, “coi thường dư luận”.... Đó là nhận xét chung của tất cả mọi người đọc báo này trong mấy ngày qua.

Tuy nhiên, Báo Hà Nội Mới số ra ngày 30/1/2008, ngay trang nhất lại đưa ra một tin “hơi bị thật” liên quan tới chuyện Tòa Khâm sứ, làm “trật” ra nhiều vấn đề. Nguyên văn bài báo viết như sau:

“Chiều 29/1, tại Phòng Khánh tiết UBND TP, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng đã tiếp đoàn đại biểu Toà Tổng Giám mục do Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt dẫn đầu đến thăm và chúc tết thành phố nhân dịp Tết Mậu Tý.

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng đã gửi lời chúc tết an lành đến cá nhân ngài Tổng Giám mục cùng toàn thể các giáo sĩ và giáo dân Giáo phận Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND TP cũng ghi nhận sự đóng góp của Toà Tổng Giám mục và cộng đồng giáo dân vào sự phát triển, hoà bình của thành phố Hà Nội trong những năm qua và lấy làm tiếc vì những hành vi quá khích, vi phạm pháp luật, kỷ cương của một số giáo dân tại 42 Nhà Chung trong những ngày gần đây đã làm ảnh hưởng tới sự yên bình của Thủ đô ngàn năm văn hiến và quan hệ giữa cộng đồng giáo dân với chính quyền và nhân dân thủ đô.

Sau khi cầu nguyện kể cho nhau những câu truyện vui bên ánh lửa hồng
Vì sự ổn định chính trị và bình an, hạnh phúc của mọi nhà trong đó có các gia đình và cộng đồng giáo dân, nhân dịp Tết Mậu Tý đang đến gần, Phó Chủ tịch UBND mong muốn ngài Tổng Giám mục hãy vận động, thuyết phục giáo dân bình tĩnh chấm dứt những hành vi quá khích, sống phúc âm trong lòng dân tộc, cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi tổ chức, công dân vì Thủ đô văn minh giầu đẹp, tiến tới kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 1000 tuổi.


Đây là giây phút nói thật hiếm hoi của Báo Hà Nội Mới về vụ Toà Khâm sứ trong những ngày qua. Tuy nhiên, không biết điều mong ước rằng "cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi tổ chức, công dân vì Thủ đô văn minh giầu đẹp, tiến tới kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 1000 tuổi" có thật sự là ước mong của chính quyền không?

Lời đáp từ được Hà Nội Mới tường trình là "Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng bày tỏ mong muốn cùng chính quyền thành phố có sự đối thoại hữu ích, cùng lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau và đi đến thống nhất vì sự bình an, hạnh phúc của mọi nhà.”

Câu trả lời của Đức Tổng Kiệt đã nói lên sự đáp ứng cho một giải pháp về một cuộc đối thoại "đối thoại thẳng thắn, trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, và vì sự bình an và hạnh phúc của mọi nhà" đã rất là rõ ý.

Ngày tết nhất, người Việt đến với nhau trong tình thân hữu để cầu chúc cho nhau một năm mới tốt đẹp hơn. Toà Tổng Giám mục Hà Nội, cụ thể là Đức Tổng Giám mục đã thể hiện một cách văn hoá nét đẹp truyền thống này.

Thế nhưng không hiểu tại sao bài báo lại bồi thêm những lời như răn đe, giảng dậy Tòa Giám Mục từ môi miệng của vị đại diện của chính quyền Hà Nội về: "hành vi phạm pháp". Thế là kết tội rồi chứ đâu còn phải là ngồi xuống nói truyện trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau?

Bà Phó chủ tịch phụ trách Văn Xã, không biết có hiểu nét văn hoá ấy không mà lại nhân dịp này "tố cáo" và "giảng đạo" cho người đến chúc tết mình; đã vậy lại còn đưa lên mặt báo cho bàn dân thiên hạ thấy. Không biết vị phóng viên đã đưa tin này có hỏi ý kiến bà Phó chủ tịch không? Nếu tác giả đã hỏi mà bà Phó cho đăng, thì thật khó hiểu. Còn nếu tác giả chưa hỏi mà đã đăng thì quả thật anh ta đang có ý chơi xỏ bà Phó Chủ tịch phụ trách Văn Xã, bởi ai đọc tin này thì cũng thấy bà Phó Chủ tịch phụ trách Văn Xã “hơi bị kém về văn hoá”.

Phút nói thật này cũng cho thấy một sự thật hiển nhiên, đó là khi con người không sống theo sự thật, khi báo chí không loan tin “thật”, thì sẽ có lúc “trật” kiểu “gậy ông lại đập lưng ông”. Trong chuyện này, từ ngày xảy ra vụ Toà Khâm Sứ, nhất là trong mấy ngày qua, cơ quan truyền thông Hà Nội liên tục “thông tin sai sự thật”, “bóp méo sự thật”..., đến lúc cần nói thật thì lại nói “trật”, không phải “trật sự thật”, mà khi báo nói thật mới “lòi ra những gian dối”.

Chẳng hạn, có một số người như giáo sư Thợ Gặt, thương bà Phó Chủ tịch phụ trách Văn Xã vì nghĩ rằng bà chỉ biết ký những công văn rất phản cảm vừa qua chứ bà không soạn những công văn này. Thực tế, phút nói thật của Báo Hà Nội Mới lại cho thấy không phải như vậy. Những luận điệu vu khống ấy không chỉ thể hiện tại công văn 673/UBND-VX mà bà đã ký, nhưng nó còn được bà nhắc lại một cách công khai trước mặt những vị khách tới chúc tết mình. Do đó, không thể nói bà không biết chuyện xảy ra tại Toà Khâm sứ. Càng không thể bảo bà ngu ngơ không biết gì. Cái chính là tâm bà không thẳng.

Dưới chân Mẹ luôn ngợp sáng ánh hào quang và hoa nến
Phút nói thật này cũng cho thấy, việc “vu khống”, “bóp méo sự thật” về vụ việc Toà Khâm Sứ đã trở thành hệ thống và là một việc làm cố ý của UBND thành phố Hà Nội. Việc một cơ quan nhà nước cố tình “bóp méo sự thật” cho thấy chưa có sự công bằng, dân chủ và văn minh thật sự trong xã hội; cho thấy lời bà Phó Chủ tịch nói với đoàn đại biểu Toà Tổng Giám mục, mong muốn Toà Giám mục “cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật” chưa bao giờ là sự thật. Thực tế, trong những ngày qua, UBND thành phố Hà Nội mà cụ thể bà Phó Chủ tịch chưa bao giờ dựa trên cơ sở phát huy dân chủ để giải quyết vấn đề; bà Phó chỉ độc thoại chứ không đối thoại và nhất là đã không tôn trọng những cơ sở pháp lý mà Toà Giám mục đưa ra liên quan tới tài sản và đất đai thuộc sở hữu của Toàn Giám mục.

Trên đây chỉ là tường trình về cuộc "chúc Tết" giữa hai bên đước tờ "Hà Nội Mới" đăng tải, nhưng vừa rồi được đọc lại bài tường trình từ phía Phái đoàn Đức TGM Hà nội vào chúc tuổi và những lời đối đáp như thế thì không hề thấy bào "Hà Nội Mới" nhắc tới. Những lời đơn sơ chân thành của Đức Tổng Giám Mục trả lời Bà Phó Chủ tịch thì không thấy "Hà Nội Mới" đăng gì cả. Mà chính những lời này mới là những lời cần phải nói ra và cần được suy nghĩ và đưa ra thực hành. Chúng tôi khỏi cần bình luận mới qúi vị độc giả hảy xem "bài tường thuật về cuộc chúc Tết này ở đây" và tự rút ra phán đoán cho mình.

Việc tôn trọng “sự thật” là căn bản của việc tôn trọng lẫn nhau và của việc tôn trọng pháp luật. UBND thành phố Hà Nội đã không tôn trọng sự thật, thì cũng có nghĩa UBND không tôn trọng pháp luật. Pháp luật được lập ra vì con người chứ không vì một chính thể. Đặt chính thể lên trên pháp luật thì đó là vi hiến.

Tóm lại ngay từ ngày 18.12.2007 bài hát chỉ đạo cho buổi cầu nguyện đầu tiên là "Kinh Hòa Bình". Mục đích của giáo dân Hà Nội khi cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ là muốn "đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem chân lý vào chốn lỗi lầm..." Nếu đã có những sai trái, thì chúng ta sửa sai. Sửa sai đây tức là trả lại phần đất Tòa Khâm Sứ cho Tổng giáo phận Hà nội. Nếu được như vậy thì mọi sự sẽ an bình, và như lời Đức tổng nói: "vì sự bình an và hạnh phúc cho mọi nhà". Amen

Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2008
 
Người Công Giáo Việt Nam tại Úc châu hiệp thông với TGP Hà nội
Tuyên Úy Đoàn và Dân Chúa
22:38 30/01/2008
TUYÊN UÝ ĐOÀN CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIÊT NAM ÚC CHÂU
VÀ NGUYỆT SAN DÂN CHÚA ÚC CHÂU
XIN HIỆP THÔNG, CẦU NGUYỆN, VÀ ĐỒNG HÀNH
VỚI ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT
VÀ TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI.


Australia, ngày 29 tháng 1 năm 2008

Kính thưa Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Việt Nam,
Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ,
Và Cộng Đồng Dân Chúa Tổng Giáo Phận Hà Nội,

Từ tháng 12 năm 2007, khi được biết những khó khăn, phức tạp, với những thách đố với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam của Đức Tổng và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Hà Nội, qua các cơ quan truyền thông Công Giáo nói riêng và các cơ quan truyền thông Quốc Tế nói chung, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu chúng con đã liên tục theo dõi, đồng hành, và cầu nguyện hiệp thông với Đức Tổng, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Tổng Giáo Phận Hà Nội. Đặc biệt khi chúng con biết được sự kiện xảy ra việc bạo hành của nhân viên an ninh trấn áp đối với những giáo dân vô tội tại Toà Khâm Sứ, trong dịp Đại Lễ Kỷ Niệm thượng thọ 90 tuổi, Kỷ Niệm 60 năm Linh Mục, 45 năm Giám Mục, và 15 năm Hồng Y, để mừng Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, do Đức Tổng, Tòa Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận Hà Nội tổ chức vào ngày 25 tháng 1 năm 2008 vừa qua. Đau buồn hơn, khi chúng con đọc được Văn Thư 273 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 11.1.2008, có tính cách kết tội Toà Tổng Giáo Mục Hà Nội, và Văn Thư 673 ngày 26.1.2008, với những ngôn từ đe doạ đàn áp, để yêu cầu Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội phải dẹp bỏ các tượng ảnh và Thánh Giá đang được giáo dân tôn kính tại Tòa Khâm Sứ vào trước 5 giờ chiều Chúa Nhật ngày 27 tháng 1 năm 2008, nếu không sẽ có biện pháp mạnh. Những sự kiện này đang gây nên những phẫn uất và bất bình nơi những người dân Úc Châu nói chung, và đặc biệt nơi những người Úc gốc Việt nói riêng.

Trong tâm tình hiệp thông, cầu nguyện, đồng hành, và hỗ trợ cho Đức Tổng và Tổng Giáo Phận Hà Nội, Tuyên Uý Đoàn chúng con đã thông tin cho nhau qua các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu, qua các cơ quan truyền thông báo chí, những tin tức, và khuyến khích các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hiệp ý cầu nguyện và hiệp thông với Đức Tổng, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và Cộng Đồng Dân Chúa Tổng Giáo Phận Hà Nội trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt này, với các Thánh Lễ, các buổi cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình tại Việt Nam, và cách riêng cho Đức Tổng và Tổng Giáo Phận Hà Nội. Một số đông anh chị em Giáo Dân của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam chúng con đã ký thỉnh nguyện thư trong cuối tuần 26 và 27 tháng 1 năm 2008, để gửi đến Chính Quyền Liên Bang Úc Châu và Hội Đồng Giám Mục sở tại, để xin quý vị can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt những hành động đàn áp và đòi hỏi nhà cầm quyến Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và tự do Tôn Giáo tại Việt Nam.

Tuyên Uý Đoàn và Nguyệt San Dân Chúa của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu chúng con qua lá thư này, khẳng định sự Hiệp Thông và Đồng Hành hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung, đặc biệt với Đức Tổng, với Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, và với toàn thể Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Giáo Dân của Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng, trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, và nhiều thách đố trong giai đoạn hiện tại.

Chúng con hoàn toàn tán thành và ủng hộ đường lối đối thoại ôn hòa, trong sự tôn trọng Hiến Pháp và Quyền Tự Do Tôn Giáo, cũng như tôn trọng sự thật và công bằng do Đức Tổng nêu lên, dựa vào đường lối chung của Giáo Hội với chủ trương theo đúng Tin Mừng.

Đồng thời, Tuyên Uý Đoàn và Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu chúng con cũng tha thiết kêu gọi Quý Cộng Đồng, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Quý Phong Trào Đoàn Thể, Quý Cơ Quan Nhân Quyền, Quý cơ quan truyền thông báo chí, và toàn thể Quý Đồng Hương Việt Nam tại Úc Châu và trên toàn thế giới, cùng hiệp thông với chúng con, cầu nguyện, đồng hành, và hiệp thông đặc biệt với Giáo Hội Việt Nam, với Đức Tổng và Tổng Giáo Phận Hà Nội trong lúc khó khăn và đầy thách đố gian nan này. Chúng con mong mỏi và ủng hộ các buổi tổ chức Cầu Nguyện và Thắp Sáng trong các Giáo Xứ, các Cộng Đồng, các Cộng Đoàn địa phương mình đang phụ trách, đồng thời, tổ chức cho giáo dân ký Thỉnh Nguyện Thư gởi các cấp Chính Quyền Liên Bang Úc Châu và Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, can thiệp với chính quyền Việt Nam chấm dứt những hành vi đàn áp và tôn trọng Nhân Quyền cũng như Quyền Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam.

Xuân Mậu Tý đang đến, chúng con cầu nguyện cho tất cả những tranh chấp và những bất hòa, được giải quyết trong công lý hoà bình và yêu thương. Nguyện xin Chúa của Mùa Xuân Vĩnh Cửu và Mẹ La Vang, Mẹ Quê Hương Việt Nam, ban hoà bình, hạnh phúc, yêu thương trong công lý trên mọi người Dân Việt Nam nói chung, và đặc biệt cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, nhất là cho Tổng Giáo Giáo Phận Hà Nội và Đức Tổng thương mến.

Trong Chúa Kitô.


Trân trọng,

LM. Phêrô Bùi Xuân Mỹ, Phó Đại Diện Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.
LM. Phaolô Chu Văn Chi, Tổng Thư Ký Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.
LM. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Cáo Phó và Chương Trình Lễ An Táng Bà Cố Anna Cao Thị Nhuận
LM Victor Cao Đức Trọng, CSJB
16:36 30/01/2008

CÁO PHÓ


Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh,
Chúng tôi vô cùng thương tiếc kính báo cùng Quý Đức Cha, Quý Cha,
Quý Tu sĩ nam nữ, Quý Cụ, Quý Ông Bà, Quý thân bằng quyến thuộc và Quý bạn hữu xa gần:
Vợ, Em, Chị, Cô,Thân mẫu, Nhạc mẫu, Bà Nội, Bà Ngoại của chúng tôi là:


Bà Cố Anna Cao Thị Nhuận


Sinh ngày 12 tháng 06 năm 1934
Đã được Chúa gọi về lúc 4 giờ 30 chiều ngày 20 tháng 01 năm 2008
(nhằm ngày 13 tháng 12 năm Đinh Hợi)
Tại Bệnh Viện El Camino, Mountain View, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 74 tuổi.

Linh cữu được quàng tại:
Darling & Fischer – Garden Chapel, 471 E. Santa Clara St.,
San Jose, CA 95112 / Tel.: (408) 998-2226

Chương Trình Lễ An Táng:
Nghi Lễ phát tang: 6 giờ chiều thứ Năm, ngày 31/01/2008
Tại Darling & Fischer – Garden Chapel

Giờ thăm viếng:
* Thứ Năm, 31-01-2008:
-7:00 PM -8:00 PM: Cộng đoàn Đức Mẹ Fatima, Giáo xứ St. Martin, Sunnyvale,
Hội Liên Minh Thánh Tâm, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Ái hữu Vinh,
Ca Đoàn, do Cha Quản Nhiệm: LM Giuse Hoàng Luật, SJ hướng dẫn.
-8:00 PM-9:00 PM: Thân quyến, bằng hữu & các Hội Đoàn.
* Thứ Sáu, 01-02-2008:
-9:00 AM -6:00 PM: Thân quyến, bằng hữu & các Hội Đoàn.
-6:00 PM -7:00 PM: Cộng đoàn Giáo xứ Việt Nam St. Patrick, San Jose,
do Cha Phó xứ, LM. Nguyễn Đình Truyền hướng dẫn
-7:00 PM -8:00 PM: Hội Legio Marie.
-8:00 PM -9:00 PM: Thân quyến, bằng hữu & các Hội Đoàn.

Nghi Lễ Động Quan:
8:00 giờ sáng, Thứ Bảy, ngày 02/02/2008
9.15 AM: Di quan đến Thánh Đường St. Martin, Sunnyvale.

Thánh Lễ An Táng:
10 giờ sáng, thứ Bảy ngày 02 tháng 02 năm 2008 tại Thánh Đường
St. Martin Church, 590 Central Ave.,
Sunnyvale, CA 94086, Tel: (408) 736-3725 ext. 17

Nơi yên nghỉ: Nghĩa Trang:
Gate Of Heaven 22555 Cristo Rey Drive,
Los Altos, CA 94024, Tel: (650) 428-3730

Xin Quý vị hiệp dâng lời nguyện cầu cho linh hồn Bà Cố Anna
được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa trên Thiên Đàng

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO:

Chồng: J.B Cao Như Thế, USA
Chị: Cao Thị Luận, chồng: Nguyễn Hóa và con cháu, USA
Em: Cao Văn Quang, vợ: Đoàn Thị Minh Lý và con cháu, VN
Cháu: Cao Trọng Thiện, vợ: Nguyễn Thị Hoa và các con, USA
Trưởng nam: Cao Đức Thắng, vợ: Đặng Thị Thúy Hoa và các con, VN
Thứ nam: Cao Đức Thống, vợ: Bùi Thị Hồng Hiền và các con, VN
Thứ nam: Linh mục Victor Cao Đức Trọng, CSJB, USA
Thứ nam: Cao Đức Tánh, vợ: Trần Thị Kim Phượng và các con, VN
Trưởng nữ: Cao Thị Thu Thủy, chồng: Võ Tấn Cảnh và các con, VN
Thứ nữ: Cao Thị Anh Trâm, chồng: Nguyễn Công Quả và các con, VN
Thứ nam: Cao Đức Thạnh, vợ: Võ Vũ Thúy Vân và các con, USA
Út nam: Cao Đức Tài, vợ: Trần Thị Anh Thư và các con, USA
Thứ nữ: Cao Thị Ngọc Thạch, chồng: Vũ Đình Thanh và các con, USA
Út nữ: Cao Thị Minh Nguyệt, chồng: Đinh Quang Minh và các con, USA

Cáo Phó này thay thế thiệp tang. Xin miễn phúng diếu.
Tang gia đồng kính báo.
 
Thông Báo
Cáo Phó và Chương Trình Lễ An Táng bà cố Anna Cao Thị Nhuận thân mẫu Lm Victor Cao Đức Trọng
LM. Cao Đức Trọng
14:14 30/01/2008
Cáo Phó và Chương Trình Lễ An Táng Bà Cố Anna Cao Thị Nhuận

CÁO PHÓ



Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, chúng tôi vô cùng thương tiếc kính báo cùng Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý Cụ, Quý Ông Bà, Quý thân bằng quyến thuộc và Quý bạn hữu xa gần:

Vợ, Em, Chị, Cô,Thân mẫu, Nhạc mẫu, Bà Nội, Bà Ngoại của chúng tôi là:

Bà Cố Anna Cao Thị Nhuận





Sinh ngày 12 tháng 06 năm 1934

Đã được Chúa gọi về lúc 4 giờ 30 chiều ngày 20 tháng 01 năm 2008

(nhằm ngày 13 tháng 12 năm Đinh Hợi)

Tại Bệnh Viện El Camino, Mountain View, California, Hoa Kỳ

Hưởng thọ 74 tuổi.

Linh cữu được quàng tại:

Darling & Fischer – Garden Chapel

471 E. Santa Clara St., San Jose, CA 95112

Tel.: (408) 998-2226

Chương Trình Lễ An Táng:

Nghi Lễ phát tang:

6 giờ chiều thứ Năm, ngày 31/01/2008

Tại Darling & Fischer – Garden Chapel

Giờ thăm viếng:

* Thứ Năm, 31-01-2008:

-7:00 PM -8:00 PM: Cộng đoàn Đức Mẹ Fatima, Giáo xứ St. Martin, Sunnyvale,

Hội Liên Minh Thánh Tâm,

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo,

Hội Ái hữu Vinh,

Ca Đoàn,

do Cha Quản Nhiệm: LM Giuse Hoàng Luật, SJ hướng dẫn.

-8:00 PM-9:00 PM: Thân quyến, bằng hữu & các Hội Đoàn.

* Thứ Sáu, 01-02-2008:

-9:00 AM -6:00 PM: Thân quyến, bằng hữu & các Hội Đoàn.

-6:00 PM -7:00 PM: Cộng đoàn Giáo xứ Việt Nam St. Patrick, San Jose,

do Cha Phó xứ, LM. Nguyễn Đình Truyền hướng dẫn

-7:00 PM -8:00 PM: Hội Legio Marie.

-8:00 PM -9:00 PM: Thân quyến, bằng hữu & các Hội Đoàn.

Nghi Lễ Động Quan:

8:00 giờ sáng, Thứ Bảy, ngày 02/02/2008

9.15 AM: Di quan đến Thánh Đường St. Martin, Sunnyvale.

Thánh Lễ An Táng:

10 giờ sáng, thứ Bảy ngày 02 tháng 02 năm 2008 tại Thánh Đường

St. Martin Church

590 Central Ave., Sunnyvale, CA 94086

Tel: (408) 736-3725 ext. 17

Nơi yên nghĩ:

Nghĩa Trang Gate Of Heaven

22555 Cristo Rey Drive, Los Altos, CA 94024

Tel: (650) 428-3730

Xin Quý vị hiệp dâng lời nguyện cầu cho linh hồn Bà Cố Anna

được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa trên Thiên Đàng
 
Tin Đáng Chú Ý
Việt Nam: Bất công thu nhập tạo bất ổn xã hội
BBC
01:23 30/01/2008
Việt Nam: Bất công thu nhập tạo bất ổn xã hội

BBC -- Động cơ của con đường thứ ba, một cuộc giao duyên giữa cách cầm quyền cộng sản và nền kinh tế tư bản tại Việt Nam, phải chăng đã hết sức đẩy?

Đó là ý chính trong bài mới nhất đăng trên báo Asia Times, bản điện tử ra ở Hong Kong hôm 29.01.2008.

Một cuộc đình công của công nhân khu chế xuất phía Nam
Tác giả Long S Le, một nhà nghiên cứu tại đại học Houston, Hoa Kỳ đặt câu hỏi về ‘Con đường Thứ Ba’ mà Việt Nam theo đuổi với công cuộc Đổi Mới từ giữa thập niên 1980.

Trong bài mang tựa đề tiếng Anh ‘Vietnam’s Third Way poses party teaser’ tác giả viết rằng đảng CSVN ngày càng gặp khó khăn trong việc duy trì mô hình này.

Cải tổ kinh tế của Việt Nam chưa được hỗ trợ bởi chính sách tăng tự do kinh tế, tự do chính trị và quản trị hiệu năng.

Bên cạnh đó, hai sân chơi quốc doanh và tư nhân vẫn không bình đẳng, nên khả năng tạo việc làm trong các khu vực tư nhân ngoài xuất khẩu còn kém, gián tiếp nuôi dưỡng bất ổn xã hội.

Theo tác giả bài viết, việc kết hợp hai mô thức cộng sản và tư bản có khả năng duy trì tăng trưởng trong một giai đoạn.

Nhưng về dài hạn, mô hình này không còn năng lực “tạo ra những việc làm có lương cao, dịch vụ công có chất lượng tốt hơn và nâng cao mức sống”.

Các cuộc phản đối của dân chúng thời gian qua như thế, cần được đặt trong bối cảnh khu vực công và tư mất cân bằng.

Bất công dẫn đến bất ổn

Trên lý thuyết, người nghèo và những nhóm dân chúng thua thiệt trong cuộc cải cách chỉ chịu đựng được tình thế chừng nào họ vẫn còn tin rằng việc bất công tạm thời là cần thiết, như nhà cầm quyền hứa hẹn, để tạo điều kiện kinh tế-xã hội chung cho một tương lai tốt hơn.

Nhưng chính vì việc đầu tư tập trung vào khu vực đảng cộng sản và nhà nước kiểm soát trong nền kinh tế tạo ra một hiệu ứng rằng khu vực doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ không phát triển tốt.

Các công ty này của Việt Nam cũng không được chuẩn bị và hỗ trợ để cạnh tranh trong môi trường toàn cầu.

Hậu quả là nguồn vốn bị dùng lệch hoặc rơi vào khu vực công kém hiệu năng, được điều khiển không trên cơ sở năng lực mà do các quan hệ chính trị.

Bài báo dẫn các phân tích của Ngân hàng Thế giới (World Bank) rằng số vốn đổ vào khu vực doanh nghiệp nhà nước để tạo một việc làm cao gấp tám lần so với công ty tư nhân nhỏ. Cũng như vậy, nếu bỏ các đặc quyền doanh nghiệp nhà nước được hưởng thì có thể tiết kiệm được tới 30% chi phí vận tải và dịch vụ kỹ thuật.

Chính vì thu nhập ở khu vực tư thấp nên sức mua của người dân Việt Nam nói chung còn yếu, trừ phi người ta làm việc trong các ngành xuất khẩu.

Mọi biến động về kinh tế hay khi tăng trưởng chậm lại lập tức gây ra hiệu ứng xã hội.

Nếu không cải thiện tình hình này, các cuộc đình công và phản đối mang tính chính trị sẽ còn diễn ra vì lỵ́ do bất công về thu nhập.

Cuộc giao duyên bất cập

Tác giả trích lời các chuyên gia nước ngoài như Jonathan Pincus, một nhà kinh tế của LHQ ở Việt Nam cho rằng "Khi các nhà lãnh đạo Việt Nam nói họ muốn kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, họ thực sự tin như vậy".

Như thế, chủ nghĩa xã hội vẫn là nền tảng chính cho quyền lực của đảng và tính chính danh của hệ thống.

Bài báo cũng nhận định chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không từ bỏ con đường cộng sản hoặc đưa vào các cải tổ mở đường cho chủ nghĩa tư bản dựa trên các quyền (rights-based capitalism).

Long S Le tin rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn ý thức được sự bất cập của mô hình cộng sản-tư bản.

Nhưng cách họ làm, như lời ông Võ Văn Kiệt phát biểu gần đây, là dùng báo chí để chỉ ra các sai lệch trong cách vận hành của mô hình nhằm giúp bộ máy điều chỉnh.

Điểm mấu chốt là báo chí được phê phán mạnh tới mức độ chừng nào các nhà báo vẫn chịu trách nhiệm trước đảng cầm quyền.

Chính vì thế, báo chí sẽ không được tư nhân hóa.

Cũng như thế, Long S Le viết rằng bất cứ hoạt động của một nhóm, tổ chức nào không được nhà nước công nhận sẽ bị quy vào các hoạt động hình sự và chịu sự trừng phạt.

(Nguồn: BBC, ngày 29.1.2008)
 
Văn Hóa
Tình Chúa Trong Tình Người
Tuyết Mai
14:16 30/01/2008
Tình Chúa Trong Tình Người

Lậy Chúa! Con rất yếu lòng
Nguyện theo chân Chúa một lòng sắt son
Dẫu cho thân xác mỏi mòn
Dẫu cho tội lỗi chất chồng thời gian.

Dẫu cho hơi thở có tàn
Con đây sẽ mãi luôn cần Chúa yêu
Cuộc sống dù có khổ nhiều
Có tình yêu Chúa bao điều ước mơ.

Có Chúa Đời như bài Thơ
Như ru con ngủ ầu ơ Thiên Đàng
Yêu Thương Chúa hứa Kho Tàng
Cho ai từ bỏ mọi đàng thói hư.

Lợi Danh giữ mãi được ư?
Gây bao phiền tóai buồn ư nhân tình
Khư khư tích lũy một mình
Bao nhiêu tội ác do mình lòng tham.

Bao giờ con hết gian tham?
Biết đem của cải con kham một đời
Chia sẻ cơm áo cho người
Bao người no ấm nụ cười trên môi.

Bao giờ Công Lý lên ngôi?
Bao người nghèo khổ mới thôi tội tình?
Tự Do Công Lý quê mình?
Người người khắp chốn quên mình lầm than?

Bao giờ thù hận thế gian
Biến thành Bác Ái tràn lan địa cầu
Tình Yêu chẳng phải tìm đâu
Bình An Hạnh Phúc cho nhau Tình Người.
 
23 tháng Chạp: Câu chuyện Thần Táo Việt và Mỹ chầu Ngọc Hoàng:
Thần Táo Long An
23:06 30/01/2008
23 tháng Chạp Đinh Hợi: Câu chuyện Thần Táo Việt và Mỹ chầu Ngọc Hoàng:

Sáng nay, 23 tháng chạp năm Đinh Hợi, Thiên Đình nhộn nhịp đón các Thần Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Đến phiên Thần Táo VN, bước vào với chiếc xe ba bánh tự chế, Ngọc Hoàng nhìn ngán ngẫm:

- Ta nghe nói các ngươi phát triển kinh tế nhanh lắm, sao lại phải đi xe tự chế thế này?

Thần Táo Sài gòn khích vai Thần táo Hà nội:

- Bẩm chúng con ở Sài Gòn và Hà Nội, bây giờ đông xe lắm, nhưng các xe đều đóng chặt trên đường lộ, chỉ có xe tự chế, dạo này không được lưu hành, nên chúng con mới dễ kiếm và xử dụng,

Ngọc Hòang gắt lên:

- Được rồi tâu trình đi.

Các Thần táo Việt thay nhau báo cáo, nào là chiến tranh đã chấm dứt được 32 năm, kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ thì giầu và càng tăng lên nhưng dân vẫn khổ nhiều hơn, hậu quả thì nào là phụ nữ được “bán”( lấy chồng ) ra nước ngoài, dân chúng tranh nhau đi làm nhân công nước láng giềng với đồng lương rẻ mạt, nào là tham nhũng, sập cầu Cần Thơ, nào là Hoàng Sa, Trường Sa, nào là con số phá thai cả nước đạt đến mức kỷ lục, số người bị nhiễm bệnh AIDS, cúm gà, dịch tả gia tăng,nào là đồng bào Công Giáo ở Hà Nội và Hà Đông đòi lại nhà đất bị chính quyền hăm dọa,…

Ngọc Hoàng gãi tai:

- Sao nãy giờ ta nghe ngươi khoe rằng hết chiến tranh, không ai chết vì sung đạn và kinh tế phát triển, nhưng cuối cùng chỉ tòan, chuyện dân Việt lầm than là thế nào?

Các Thần Táo Việt ngó nhau, tím mặt không biết trả lời sao, may quá tiếng xe cộ, tầu bè, máy bay ồn ào, bụi bay tứ tung. Ngọc Hoàng nhìn ra thấy Các Thần Táo Mỹ đang đông đúc, ồn ào xếp hàng bước vào, Ngọc Hoàng cho phép Thần Táo Việt đứng sang một bên,

để bàn nhau tìm câu trả lời:

- Cho gọi Thần Táo Mỹ vào.

Sau màn thân lạy và chúc tụng, các Thần Táo Mỹ tranh nhau báo cáo, nào là chuyện Irắc

dân chúng và quân nhân tử thương khá nhiều, Áp-ga-nít tan thì cũng rứa, nhà cửa sụt giá, xăng dầu và thức ăn đắt đỏ, kinh tế trì trệ, năm nay lại là năm bầu cử….

Ngọc Hoàng đang buồn bực vì tòan chuyện đau lòng, Ngọc Hòang chợt tỉnh hẳn khi nghe đến chuyện bầu cử; Ngài phán:

- Ừ, nói chuyện bầu cử Tỗng Thống Mỹ ta nghe xem sao?

Một Thần Táo từ Oach sin tơn, nhanh nhẫu bước ra;

- Bẩm Ngọc Hoàng, chuyện bầu cử ở Mỹ thì rất dân chủ nhưng thật là rườm rà, nhiêu khê, chỉ có lợi cho mấy nhà truyền thông, truyền hình hốt bạc vì các tranh luận, đối chất, và quảng cáo

- Vậy có cuộc phỏng vấn hay tranh biện nào ngắn và hay nhất ngươi trình nhanh cho ta nghe xem nào, Ngọc Hoàng mất kiên nhẫn lên tiếng:

Thần Táo truyền hình nhào ra tâu:

- Bẩm Ngọc Hoàng, có một loạt câu hỏi ngắn gọn của Cô Katie Couric trên đài Ti Vi CBS, gọi là câu hỏi hàng đầu, primary questions, cho các ứng cử viên Tỗng Thống trả lời và được chiếu trong chương trình tin tức buổi tối, là vừa ngắn và vừa súc tích ạ.

Ngọc Hoàng sốt ruột:

-Câu hỏi như thế nào?

Thần Táo báo chí Mỹ sấn lên trả lời:

- Thưa cô ấy hỏi rằng ngoài gia đình ra ông (hay bà) sợ mất cái gì nhất:

Ngọc Hoàng chồm lên hỏi:

- Vậy họ trả lời sao?

Thần táo báo chí lo sợ trả lời:

-Thưa con không nhớ chắc chắn là ai, nhưng hình như Ông Mc Cain thì trả lời sợ mất nước Mỹ, Bà Hilary Clinton thì trả lời sợ mất sức khoẻ, nhiều ông bà khác cũng cho là sức khoẻ là quan trọng và sợ mất nhất, ông Fred Thompson thì nói gia đình và chỉ có gia đình là sợ mất nhất, một ông khác thì trả lời sợ mất lòng hăng say phục vụ dân chúng và quê hương,…

Ngọc Hòang ngồi thẳng người lên có vẻ thích thú:

- Vậy ta cũng hỏi ngươi sợ mất gì nhất?

Thần Táo báo chí Mỹ thưa;

- Bẩm Ngài, con không ứng cử Tỗng Thống Mỹ nên con chưa nghĩ ra câu trả lời.

Ngọc Hoàng thất vọng, gạt các Thần Táo Mỹ sang một bên, và vời các Thần Táo Việt, vẫn còn đang bàn tán nhau về câu hỏi của Ngọc Hoàng lúc nãy, Ngài hỏi các Thần Táo

Việt:

- Này ta hỏi các Thần Táo Việt, kể cả ở VN hay ở nước ngoài: “Trong cuộc đời các ngươi sợ mất gì nhất”.

Các Thần Táo Việt kể cả ở trong và ngoài nuớc khích nhau, chẳng ai dám trả lời, bèn tìm kế hoãn binh:

- Bẩm Ngọc Hoàng, chúng con xin phép để bàn với Thần Táo Công Giáo Hà Nội ạ,

Ngọc Hòang cười dễ dãi:

- Ừ, các ngươi gọi Táo Công Giáo Hà Nội ra đây:

Các Thần Táo Việt lại càng xanh mặt hơn bẩm:

- Thưa Ngọc Hoàng, Thần Táo Công Giáo Hà Nội chưa đến kịp ạ.

Ngọc Hoàng bắt đầu cáu;

- Sắp sang ngày 24 tháng chạp rồi mà chưa tới à?

Táo Sài Gòn đáp;

- Bẩm Ngọc Hoàng, Thần Táo Công Giáo Hà Nội lo sợ chính quyền đàn áp giáo dân, nên hiện vẫn còn đang cầu nguyện với bà con ở trước khuôn viên Tòa khâm Sứ củ ở Hà Nội ạ.

Ngọc hoàng càng cáu hơn nhưng thông cảm:

- Được rồi, cho các ngươi dùng cell phone của Thiên Đình để bàn với Táo Công Giáo Hà Nội.

Tiếng cell phone của Thiên đình nghe như gà gáy:

Táo Sài Gòn hỏi Táo Công Giáo Hà Nội:

- Này, ta phải trả lời Ngọc Hoàng, “ ngươi sợ mất gì nhất trong cuộc đời”

Táo Công Giáo Hà nội, hách xì vài cái, vì đang chịu giá lạnh dưới mưa phùn ở sân Toà khâm sứ, mở cái khăn mỏ quạ ra trả lời:

- Các Táo đang chầu Ngọc Hoàng trên Thiên Đình không biết ta là Táo Công giáo

Sao còn phải hỏi, đây cho ta kính nhắn câu trả lời với Ngọc Hoàng đây:

“ĐƯỢC CẢ VÀ THẾ GIAN MÀ MẤT LINH HỒN THÌ ĐƯỢC ÍCH GÌ?”

Ngọc Hoàng cười khoái chí, cho truyền tập họp tất cả Thần Táo và ra lệnh yên lặng nghe Ngài truyền:

Ta truyền cho tất cả mọi người trên thế gian, kể cả Tổng Thống Mỹ hiện thời và tương lai, các Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam và các nhà cầm quyền:

“ĐƯỢC CẢ VÀ THẾ GIAN MÀ MẤT LINH HỒN THÌ ĐƯỢC ÍCH GÌ”.

Đặc biệt Ta truyền cho Nhà Nước Việt Nam:

"TRẢ LẠI NGAY TÒA KHÂM SỨ CHO GIÁO PHẬN HÀ NỘI

Thiên Đình bãi trào, hẹn sang năm Mâu Tý, ngày 23.

Thần Táo Long An ghi chép,

23 chạp Đinh Hợi,2008
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Xuân
Sen K.
00:58 30/01/2008

NỤ CƯỜI XUÂN



Ảnh của Sen K. – Philippines

Hạnh phúc lắm, khi thức ăn đầy giỏ, con nhỏ đeo lưng!

Tạ ơn Thiên Chúa nhân lành, và cũng là mùa xuân muôn thủơ của đời con!

(Sen K.)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền