Ngày 29-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Uy Quyền
Lm Vũđình Tường
07:08 29/01/2015
So sánh khác biệt

Đám đông nghe Đức Kitô giảng giải và họ xì xào, bàn tán với nhau. Ngài là ai mà 'Giáo lí thì mới mẻ và người dạy lại có quyền' c.27. Người ta không thể so sánh nếu không biết. Như thế đám đông so sánh với lời giảng của ai? Thưa đó chính là giáo huấn của các Kinh Sư. Các vị này thường dựa vào luật lệ và truyền thống để buộc tín hữu giữ luật hết sức nghiêm ngặt. Đức Kitô vạch ra sai lầm của họ khi họ đặt truyền thống trên Lời Chúa:

Các ông lấy truyền thống đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời của Thiên Chúa Mk 7,13

Các Kinh Sư và Luật Sĩ còn buộc người ta nhiều luật lệ khắt khe. Đức Kitô mô tả họ là những kẻ giả hình vì họ chất những ánh nặng trên vai người ta còn chính họ lại sống ngoài luật lệ, không tuân giữ lề luật Mt 23.

Giáo huấn của thánh Gioan Tiền Hô đưa ra đã mới và giáo huấn của Đức Kitô còn mới hơn. Gioan Tiền Hô kêu gọi thống hối và lời kêu gọi của Gioan kèm theo đe doạ và hình phạt; trong khi giáo huấn của Đức Kitô kêu gọi 'thống hối và tin vào Tin Mừng' mà không kèm theo đe dọa cũng không phải thống hối rập khuôn theo nguyên tắc lề luật truyền lại.

Mới mẻ

Thưa mới mẻ bởi Đức Kitô dậy từ sự khôn ngoan của riêng cá nhân Ngài. Kinh Thánh có lần nhắc rõ thời ẩn dật Đức Kitô

‘ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa Lc 2,40

Lời giảng dậy mới mẻ đến độ thính giả nghe đầy kinh ngạc lên tiếng hỏi nhau:

Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế nghĩa là làm sao? Mc 6,2

Lời giảng mới mẻ bởi giáo huấn của Ngài cởi trói, giải thoát họ khỏi bị luật lệ ràng buộc chặt chẽ đến độ con người trở thành nô lệ cho lề luật. Giáo huấn của Đức Kitô làm cho việc tôn thờ Thiên Chúa trở nên nhẹ nhàng, vui thích, chứ không bị bó buộc như xưa. Giáo huấn của Đức Kitô mới mẻ khai sáng họ nhận biết Thiên Chúa là Đấng từ bi và thương xót. Tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn, xoá tan mọi lỗi bất trung, bất tín họ phạm; lòng Chúa xót thương vô bờ và lượng từ bi Chúa dành cho tất cả, không loại trừ ai. Đây là những điều mới mẻ.

Uy quyền ra sao?

Đức Kitô dậy có uy quyền bởi Ngài là Con Thiên Chúa và mặc khải một Thiên Chúa uy quyền nhưng rất mực yêu thương. Các Kinh Sư và Luật Sĩ cũng như Biệt Phái rất muốn tìm cơ hội bắt Đức Kitô nhưng lại sợ uy quyền Ngài. Giáo huấn theo truyền thống và nhờ vào uy quyền truyền thống để áp dụng luật; Đức Kitô không dựa vào truyền thống nhưng dựa vào tình yêu Thiên Chúa để giảng dậy. Chính Đức Kitô xác định điều này khi Thượng Tế và Kinh Sư chất vấn quyền của Ngài. Khi chữa lành người bệnh liệt giường Đức Kitô cho biết uy quyền của Ngài không nhắm vào trói buộc, ra hình phạt nhưng chú trọng vào tha thứ, ân xá và hoà giải một khi chấp nhận hoán cải.

Để các ông biết, ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội. Đức Kitô bảo người bại liệt: Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà’ Mk 2,11

Đức Kitô có quyền xoá bỏ tội lỗi ta. Ngài có quyền trên quỷ ô uế và thần dữ bắt chúng vâng phục. Ngài ra lệnh cho chúng và chúng sợ hãi la lớn tiếng

Tôi biết ông là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa Mk 1,24

Một uy quyền khác cho biết Đức Kitô có toàn quyền trên thế giới thiên nhiên khi các tông đồ sợ hãi thuyền chìm giữa biển vì sóng to, gió lớn. Họ kêu cầu và Ngài truyền lệnh cho sóng gió bão bùng ngưng lại.

Điều giảng dậy thì mới mẻ cộng với quy quyền không phải cho Đức kitô mà cho chúng ta, cho nhân loại.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Sức mạnh của Lời
Lm. Jude Siciliano, OP
15:41 29/01/2015
Chúa Nhật IV THƯỜNG NIÊN (B)
Đệ nhị Luật 18: 15-20; Tvịnh 94; 1Côrintô 7: 32-35; Máccô 1: 21-28


SỨC MẠNH CỦA LỜI

Sách Đệ Nhị Luật được soạn thảo như một bài giảng của ông Môsê. Dân Israel sắp được vào Đất Hứa và ông Môsê giống như một nhà giảng thuyết thức tỉnh đức tin nhắc nhở dân điều mà họ đã trải qua và cảnh báo họ biết giữ niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc hành trình gian khổ đã kết thúc và miền đất tràn đầy sữa và mật kia thật an nhàn khi đem so sánh với cuộc hành trình trong sa mạc. Dân chúng sẽ không còn cần đến thứ manna mà hằng ngày Thiên Chúa dùng để nuôi họ, trong suốt cuộc hành trình sa mạc. Khi đó, rất có thể họ sẽ quên rằng sự sống còn của họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa. Hơn nữa – cảm thức thân mật với Thiên Chúa có thể trở thành một điều dĩ vãng. Chẳng phải điều đó cũng giống với chúng ta ư ? Khi đang phải trải qua một cơn khủng hoảng, chúng ta cầu nguyện nhiều hơn và cảm giác cần đến Thiên Chúa trở nên mãnh liệt hơn. Sau đó, khi đã vượt qua những thứ sa mạc cuộc đời và mọi sự trở lại “bình thường” thì Thiên Chúa dường như bị đặt sang bên lề nhận thức của chúng ta. Những vấn đề khác ập đến và chúng ta lại để tâm vào một nơi khác.

Ông Môsê đang giảng cho dân chúng bên bờ sông Giođan. Họ đã nhận lãnh Lề Luật từ đôi bàn tay của ông tại núi Xinai (5,3). Khi nghe ông Môsê nói với dân chúng, không phải chúng ta đang lắng nghe một bài giảng cổ xưa với một dân khác ở một thế giới xa lạ. Những lời của ông đang nhắm đến chúng ta ngay lúc này – Giáo Hội, dân Israel mới. Dân Israel là dân được tuyển chọn luôn luôn cần được cải tổ – giống như chúng ta vậy.

Bài đọc một hôm nay được trích từ phần trung tâm của sách Đệ Nhị Luật. Nó duy trì những “luật thánh và nghi lễ” mà dân Israel phải giữ khi họ vào định cư trong Đất Hứa. Tuy nhiên, ông Môsê sẽ không cùng vào Đất Hứa với họ; có một điều gì đó luôn luôn làm cho những độc giả Kinh Thánh bối rối. Dân tộc này đã cậy dựa vào ông Môsê quá lâu, họ sẽ làm được gì nếu không có ông? Ông là vị trung gian của họ, là tiếng của Đức Chúa nói với họ. Không có ông Môsê, người bạn và bằng hữu của Đức Chúa, liệu Đức Chúa có quên họ trong giai đoạn mới này của cuộc đời?

Qua ông Môsê, Thiên Chúa ký kết giao ước với dân Israel. Dường như bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa luôn luôn canh tân giao ước với họ. Thiên Chúa hứa ban cho họ một vị ngôn sứ mới như ông Môsê, là người trung gian giữa dân Israel với Thiên Chúa. Họ sẽ không bao giờ phải tự mình lên tiếng; sẽ luôn luôn có một người là chiếc loa nói về họ với Thiên Chúa. Ai sẽ là người này? Không nhất thiết chỉ là một người. Thiên Chúa đã hứa rằng, sẽ luôn luôn có ai đó thi hành vai trò ngôn sứ của ông Môsê, người ấy không tự mình đứng ra làm việc, nhưng sẽ được chính Thiên Chúa tuyển chọn và nâng lên. Thông điệp mà họ loan truyền không phải từ chính họ, nhưng là từ Thiên Chúa.

Làm sao quý vị có thể khẳng định ai là ngôn sứ thật từ một kẻ giả mạo? Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được. Tuy nhiên, một ngôn sứ chân chính luôn cậy dựa vào Thiên Chúa và sống tốt lành trong cộng đoàn như mục tiêu của mình.

Hãy tưởng tượng khung cảnh náo động của dân chúng khi Đức Giêsu đến. Họ đã đợi chờ quá lâu, đợi chờ Đấng mà ông Môsê đã hứa, một tiếng nói uy quyền, tiếng nói cất lên nhân danh Thiên Chúa. Đức Giêsu đang trong hội đường và giảng dạy “như một Đấng có uy quyền.” Người không giống các kinh sư, là những người cậy vào quyền thế mà mình có được từ các giáo huấn của các bậc tiền nhân, những người luôn bắt đầu bằng công thức: “Ông Môsê nói rằng,” trong khi đó, Đức Giêsu lại tuyên bố : “Nhưng tôi nói cho các ông biết.” Dân chúng đã để ý đến sự khác biệt này. Có điều gì đó mới mẻ đang diễn ra, đấng nào đó cuối cùng đã đến với họ và đang bày tỏ quyền uy của chính mình. Để biểu thị uy quyền, Đức Giêsu đã quát mắng thần ô uế và trục xuất nó.

Những dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của thần ô uế trong một hội đường sẽ là nguyên cớ để đuổi một người ra khỏi nơi quy tụ này. Đức Giêsu không trục xuất người đàn ông ấy, thay vào đó, Ngài thốt lên một lời và trục xuất thần ô uế. Tên thần dữ đã từng quấy nhiễu đời sống của người đàn ông ấy và gây kinh sợ cho cộng đoàn nay đã bị trục xuất bởi “Đấng Thánh của Thiên Chúa,” – nghĩa là, ai đó có tương quan đặc biệt với Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn mạch của việc tốt lành này.

Trong một hội đường bé nhỏ, ở một thị trấn bình thường, một cuộc tranh đấu có tổ chức đang tự chấm dứt. Trong thế giới đó và trong thế giới rộng lớn hơn này, sự dữ đã nắm được quyền kiểm soát và không ai có thể làm gì được. Đức Giêsu, “Đấng Thánh của Thiên Chúa”, đã đến thế gian. Ngài đương đầu với thần dữ không thể bị khuất phục kia và kiểm soát tình hình. Phản ứng của dân chúng là tiếng vang vọng của những gì mà dân Israel hằng mong mỏi sau khi ông Môsê ra đi. “Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau: ‘Thế nghĩa là gì?’ Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.”

Lúc đó, Đức Giêsu đã không để thần dữ kia gọi ra tên của mình. Đó không phải là chuyện Đức Giêsu là ai, nhưng là câu chuyện về uy quyền của Ngài. Chúng ta sẽ phải đợi để nhìn thấy diễn tiến của Tin Mừng qua đó học biết thêm về Đức Giêsu. Tuy nhiên, vừa lúc ấy, danh tiếng của Ngài, Đấng có “lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại uy quyền”, đã được đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê.

Không khó để tìm ra bằng chứng của sự dữ trong thế giới này. Các chính khách, những người kêu gọi lá phiếu của chúng ta, hứa hẹn sẽ đối phó với tội ác, bạo lực, ma túy, chiến tranh, v.v.. Cũng khó để không trở nên yếm thế. Dù cho ý hướng của những nhà chính trị này êm dịu đến đâu, con người vẫn bị đè nén bởi những bàn tay của các thế lực cường bạo. Chẳng phải điều này dường như cho thấy sự dữ đang chiến thắng, và dẫu chúng ta có nỗ lực cách mấy vẫn không đủ? “Bị quỷ ám” là mô tả thỏa đáng nhất cho tình thế này.

Và khi đó, một con người bước vào, một người không e sợ khi đối diện với các thế lực sự dữ. Đức Giêsu cho chúng ta thấy rằng, Người đang thực thi chính quyền năng của Thiên Chúa. Có thể chúng ta là những người được thừa hưởng sức mạnh tốt lành mà Đức Giêsu đã nới lỏng trong thế giới này. Đức Giêsu đã giải phóng chúng ta, để từ đó, chúng ta có thể chấp nhận vương triều là hiện diện của Thiên Chúa đã đến trần gian cùng với Người. Đó không phải là điều khiến Đức Giêsu trở nên độc nhất vô nhị trong mắt dân chúng. Điều khiến trình thuật của thánh Máccô trở nên độc nhất vô nhị đó là cách thế ngài liên kết những cuộc trừ quỷ của Đức Giêsu với giáo huấn của Người.

Thánh Máccô rất thường xuyên nhắc đến Đức Giêsu với tư cách là một thầy dạy. “Thầy dạy” dẹp yên giông tố (4,38), làm cho con gái ông Gia-ia sống lại (5,35), nuôi ăn đám đông (6,34), v.v.. Khác với thánh Mátthêu, thánh Máccô không giải thích rõ ràng những gì Đức Giêsu giảng dạy. Ngài tập trung vào quyền năng đằng sau giáo huấn của Đức Giêsu.

Ông Gioan Tẩy Giả đã tiên báo rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi” (1,7). Các thế lực sự dữ hiện đang hoành hành trong thế giới này: những gì đang lạm dụng sự ngây thơ, chia cắt các cộng đoàn, ủng hộ thuyết duy vật, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng thêm, khuấy động chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo, bắt người trẻ trở thành nô lệ của ma túy, v.v.. Cuối cùng, Đức Giêsu, “Đấng quyền thế hơn,” đã đến với lời sự sống: Người liên kết những ai bị chia cắt khỏi cộng đồng, nâng cao những ai kiến tạo hòa bình biết sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình; Người tha thứ mọi tội lỗi, chữa lành các bệnh tật, khích lệ con người hành động vì sự thịnh vượng của công trình sáng tạo, khôi phục những gia đình và cộng đoàn tan vỡ. Thánh Máccô nói cho chúng ta biết, Đức Giêsu làm việc này cùng với nhiều công trình quyền năng lớn lao khác bằng uy quyền trong giáo huấn của Ngài.

Xuyên suốt Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu đã thu hút được nhiều đám đông to lớn bởi những chữa lành đầy uy quyền của Người. Dân chúng đang trong nguy cơ diệt vong và Đức Giêsu đến để dạy dỗ và dẫn dắt họ đến bờ bến bình an. Người tiếp tục làm việc đó dẫu cái giá phải trả là chính mạng sống của mình. Ở đoạn này của bài Tin Mừng, dân chúng sững sờ vì Đức Giêsu. Sự sững sờ của họ phải trở thành điều gì đó hơn cả sự tôn kính và lôi cuốn. Họ cần phải khám phá ra Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa để rồi từ đó biết đặt niềm tin tưởng vào Ngài. Sau biến cố phục sinh, các môn đệ nhận ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ quyền năng với lời nói đầy sức mạnh, nhưng còn là một sự hiện diện có tính cách ngôi vị của Thiên Chúa ở giữa họ. Vậy thì, chẳng có gì ngạc nhiên khi Người nói những điều được xảy ra và người ta phải kinh ngạc vì quyền uy của Người.

Hãy làm một thử nghiệm nhỏ với lương tâm. Ai là người nói với chúng ta với đầy uy quyền? Lời của ai đã hướng dẫn linh hồn và điều khiển những nguồn năng lượng của chúng ta? Phải chăng là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người luôn bận tâm với người nghèo, những người bị bắt bớ và vấn đề môi trường? Chúng ta có quay về những hướng dẫn tâm linh trong sách vở mà chúng ta đọc không? Các đảng phái chính trị, các trang mạng và các bài xã luận ảnh hưởng lên chúng ta nhiều đến mức nào?

Lời của Đức Giêsu có uy quyền trên sự dữ đang ảnh hưởng trong thế giới của chúng ta, vì thế chúng ta còn nghe lời ở đâu và của ai nữa ? Giáo xứ của chúng ta đã có các lớp Kinh Thánh, những ngày tĩnh tâm, những cuộc thảo luận sách vở và chỉ dẫn tôn giáo chưa? Khi tới thời suy sụp, chúng ta có trách nhiệm uốn nắn lương tâm của mình theo lời uy quyền của Thiên Chúa – nhưng ai và điều gì sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó ? Thế lực sự dữ hiện đang rất sống động và tràn lan khắp nơi, và chỉ có quyền năng của Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta vượt qua rất nhiều những biểu hiện
của chúng.
Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp



4th SUNDAY (B)
Deuteronomy 18: 15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28

The book of Deuteronomy is composed as a sermon by Moses. Israel is about to enter the Promised Land and Moses is like a revivalist preacher reminding the people what they have been through and warning them to keep faith in God. The hard journey is over and the land of milk and honey is going to be cushy in comparison. The people won’t need the daily manna God fed them as they traveled through the desert. They are liable then to forget how their daily survival relied totally on God. More – their sense of intimacy with God may become a thing of the past. Isn’t that the same for us? When we are going through a crisis our prayers increase and our awareness of our need of God grows more intense. Then, when we have passed through our desert things go back to "normal" and God seems to take a backseat in our awareness. Other issues press in on us so we turn our attention elsewhere.

Moses is preaching to his people on the banks of the Jordan. They have received the Law from his hands at Sinai (5:3). As we hear Moses speak to the people we are not hearing some old, long-past sermon to another people in a different world. His words are addressed now to us – the church, the new Israel. The Israelites were a chosen people always in need of reform – just like us.

Today’s passage is from the central section of Deuteronomy. It continues "statutes and ordinances" that will govern the Israelites once they have entered the Promised Land. But Moses will not make the crossing with them; something that has always puzzled biblical readers. The people have relied on Moses for so long, what will they do without him? He was their mediator, the voice of God to them. Without Moses, God’s friend and intimate, will God forget them in the next stage of their lives?

Through Moses God makes a promise to the Israelites. It seems that in one way or another, God was always renewing the covenant with them. God promises to provide another prophet like Moses who will be the people’s go-between with God. They will never be on their own; there will always be a mouthpiece speaking to them for God. Who will this spokesperson for God be? It isn’t necessarily one person. God could be promising that there will always be someone to fill Moses’ prophetic role who will not be self-appointed, but will be chosen and raised up by God. The message they have will not be from themselves, but will come from God.

How can you tell a true prophet from a false one? Perhaps only time will tell. But a true prophet will be dependent on God and have the well being of the community as his/her goal.

Imagine the building excitement among the people when Jesus arrived. They had waited long for someone, the one Moses promised, a voice of authority, speaking on God’s behalf. Jesus is in the synagogue teaching "as one having authority." Unlike the scribes, who relied for their authority on the teachings of their predecessors and would begin by saying, "As Moses says," Jesus said, "But I say to you." People noted the difference. Something new was happening, someone had come to them manifesting his own authority. As a sign of his authority Jesus addresses the unclean spirit and drives it out.

Signs of the presence of an evil spirit in a synagogue would have been reason to cast out the person from the assembly. Jesus doesn’t expel the man, instead he utters a word and drives out the spirit. The evil that had disrupted the man’s life and frightened the community has been driven out by "the Holy One of God," – i.e. someone in special relationship with God. God is the source of this good work.

In a small synagogue, in an insignificant town, a cosmic struggle is playing itself out. In that world and in the greater world, evil has seized control and no one is able to do anything about it. Enter Jesus – "The Holy One of God." He confronts the indomitable evil and takes charge of the situation. The people’s response is an echo of what Israel longed for after Moses. "All were amazed and asked one another, ‘Who is this?’ A new teaching with authority."

At this point Jesus won’t let the spirit name him. It’s not about who Jesus is, but it’s his authority. We will have to wait to see how the gospel develops to learn more about who Jesus is. But for now, the fame of this man, who has a "new teaching with authority," is spreading throughout Galilee.

It isn’t hard to find evidence of evil in the world. Politicians claiming our votes promise to deal with crime, violence, drugs, war, etc. It’s also hard not to become cynical. Even if their intentions were the best still, humans suffer at the hands of powerful forces. Doesn’t it seem like evil is winning and even our best efforts are not enough? "Demonic" is an appropriate description of the situation.

Then, one enters who is not intimidated when he confronts the powers of evil. Jesus shows that he is exercising the very power of God. We can be the beneficiaries of this good force Jesus has set loose in the world. He frees us so we can accept the reign of God’s presence that comes with him. There were other exorcists in Jesus’ time. That is not what made him unique in people’s eyes. What make Mark’s account unique is how he links Jesus’ exorcisms with his teaching.

Mark frequently refers to Jesus as a teacher. The "teacher" stills the storm (4:38); raises Jairus’ daughter (5:35); feeds the crowd (6:34), etc. Unlike Matthew, Mark doesn’t spell out what Jesus taught. He focuses on the power behind Jesus’ teaching.

John the Baptist predicted that, "One more powerful than I is to come after me" (1:7). Evil powers are at work in the world’: which abuse the innocent; divide communities; encourage materialism; widen the gap between the rich and the poor; stir up religious fanaticism; enslave young people to drugs, etc. Finally Jesus, the "one more powerful," comes with a word of life: uniting people estranged from one another; raising up peacemakers ready to sacrifice their lives; forgiving sins; healing diseases; stirring people to work for the well-being of creation; restoring broken families and communities. Mark tells us he does this and other great works of power by the authority of his teaching.

Throughout Mark’s gospel Jesus will attract huge crowds because of his authoritative healings. People were in danger of perishing and Jesus came to instruct and lead them to safety. He continued to do that even at the cost of his own life. At this point of the gospel the people are amazed by Jesus. Their amazement must become more than awe and fascination. They will need to discover him as the Son of God and put their faith in him. After his resurrection Jesus’ disciples will realize he wasn’t only a powerful prophet who spoke with authority, but was the personal presence of God in their midst. No wonder when he spoke things happened and people were amazed by his authority.

A little examination of conscience. Who speaks to us with authority? Whose words, guide our spirits and direct our energies? Is it the voice of Pope Francis who expresses concern for the poor, the persecuted and the environment? Do we turn to spiritual guides in our reading? How much sway over us have political parties, blogs and editorials?

Jesus’ word has authority over the evil influences in our world, so where and to whom do we go to hear that word? Does our parish have Bible classes, retreat days, book discussions and religious instruction? When it comes down to it we are responsible to form our conscience according to God’s authoritative word – but who and what helps us do that? The power of evil is very alive and active and only God’s power can help us overcome its many manifestations.
 
31-1: Lễ kính Thánh Gioan Bosco, Người Cha và Thày của Giới Trẻ
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
16:39 29/01/2015
LỄ KÍNH CHA THÁNH GIOAN BOSCO, NGƯỜI CHA VÀ THÀY CỦA GIỚI TRẺ
Thanh Quảng sdb.

ẢNH HỬNG CỦA NGƯỜI MẸ

Don Bosco mồ côi cha từ lúc hai tuổi, lại sinh trong một gia đình phức tạp, cha Gioan Bosco có hai đời vợ. Người vợ trước để lại một người con, là Anthony sau này đã gây nên bao nhiêu khó khăn cho Gioan Bosco và khổ đau cho Mẹ Margarita, mẹ của Bosco và Giuse. Tuy gia đình nghèo và đầy bất hạnh, nhưng Bosco lại may mắn có được một người mẹ thật thánh thiện, khôn ngoan và cương nghị. Bà có một lòng đạo đức sâu xa và tôn sùng kính yêu Mẹ Maria đặc biệt.

Trước khi Giona Bosco vào chủng viện, mẹ đã căn dặn con: “Gioan bé nhỏ của mẹ, khi con ra chào đời mẹ đã dâng con cho Mẹ Maria, khi con cắp sách tới trường mẹ đã căn dặn con phải có lòng sùng kính Đức Maria. Giờ mẹ mong con hãy tận hiến trọn vẹn cho Mẹ Maria. Con hãy làm bạn với ai có lòng sùng mộ mẹ Maria và nếu ngày kia con được làm linh mục của Chúa con hãy không ngừng truyền bá lòng kính tôn với người Mẹ tốt lành này”.

Thật vậy trong suốt những năm tại ghế chủng viện, Bosco đã làm bạn với những người có lòng tôn sùng Mẹ Maria các đặc biệt, như Luis Comolo; người mà trong một kỳ hè tại làng quê Becchi. Cả hai cùng tấm tắt khen nho năm ấy trúng mùa và ngọt lịm. Nhưng Bosco đã tiên báo là năm sau, một trong hai người sẽ không còn được nếm nho tại vùng đất này nữa và giao hẹn một trong hai ai chết trước sẽ về báo cho người kia biết mình đang ở đâu? Sau mùa hè đó, trở lại đại chủng viện không được bao lâu thì Luis Comolo bị bệnh và chết. Sau ngày an táng, đêm đó khi mọi người đang triền miên trong giấc ngủ, thì có tiếng rung động cả phòng ngủ và có tiếng gọi “Bosco, Bosco… Tôi đã được cứu rỗi!”. Đúng là tiếng của thầy Luis Comolo hiện về báo cho Bosco hay thầy đang ở đâu, theo đúng lời hai người đã gieo kèo với nhau.

Cũng mẹ Margarita trong ngày chịu chức của Gioan Bosco đã nói một câu chí lý cho người con tân linh mục: “… Bắt đầu dâng thánh lễ là bắt đầu đau khổ!”. Và khi qua đời bà đã trăn trối cho Bosco: “Mẹ sắp ra đi không còn giúp con lo toan việc Khánh lễ viện nữa, nhưng Đức Maria sẽ giúp con… con hãy tìm vinh danh Chúa… Khi mẹ về cùng Chúa và Mẹ Maria, mẹ sẽ không ngừng cầu nguyện cho công cuộc của con…”

Những tâm tình và sự nhủ bảo giáo huấn của bà mẹ, dù thất học như mẹ của cha thánh Bosco, nhưng đã ghi đậm và ảnh hửng sâu xa tới ơn đoàn sủng, tới công cuộc giáo dục và sự nghiệp của Don Bosco trong cuộc sống của Ngài và trải dài trong mọi công cuộc mà hội dòng do cha thánh sáng lập đang thể hiện ngày nay và mãi sau này.

MẸ MARIA VÀ CÔNG CUỘC CỦA CHA THÁNH BOSCO

Cuộc đời của Gioan Bosco từng bước, từng chặng luôn có sự hiện diện trìu mến và hướng dẫn của Mẹ Maria:

Ngay từ tấm bé lúc chín tuổi với giấc mơ đầu bé Bosco thấy mình đứng trước một bầy trẻ đang đánh đấm, chửi rủa nhau… Bé đã nhẩy vào can ngăn. Muốn thế, bé đã phải dùng tới những cú đấm cú đá để ngăn chặn… thì một người lạ xuất hiện đã khuyến cáo bé:
- Con phải dùng tình thương, dịu hiền để chinh phục các bạn con!
Bé ngỡ ngàng, thắc mắc vặn hỏi:
- Làm thế nào vì con bất tài…
Người lạ mặt đã khích lệ và hứa sẽ cho một bài giáo khôn ngoan hướng đạo và chỉ giáo cho Bosco. Bà giáo đó chính là Mẹ Maria. Người mẹ dịu hiền chở che Bosco và vén mở cho Bosco nhìn thấy viễn tượng lũ trẻ tinh nghịch kia biến mất thay vào bằng bấy sói, gấu, chó, mèo… dần biến thái thành những em bé ngoan ngùy, dễ thương, đức độ… và Mẹ kết luận đó là công việc của con.

Giấc mơ đầu này đã dần dần hình thành: Bosco từ một em bé nghèo, mồ côi đã biết vươn lên, vượt thắng bao nhiêu khổ đau tủi nhục để qua tiểu học, trung học và bước vào được chủng viện. Sau khi chịu chức linh mục cha được Mẹ hướng dẫn từng bước, từng bước để hình thành khánh lễ viện, các trung tâm trẻ lo cho các em bụi đời, cò vơ cò vất trên các vỉa hè, đường phố, sân ga lao tù…

Trong cuộc đời cha thánh Bosco đã thể hiện nhiều phép lạ, nên người ta đã gán cho danh hiệu là “người làm phép lạ của thế kỷ”. Nhưng cha Bosco luôn phủ nhận mình không làm gì cả, hoàn toàn do Mẹ Maria phù hộ các giáo hữu đã thể hiện. Chúng ta chỉ nêu một vài sự kiện:

Năm 1848, ngày lễ sinh nhật của Đức Mẹ, người coi phòng áo đã quên mang chén bánh lễ ra cho Don Bosco truyền phép. Tới lúc rước lễ, Don Bosco thấy có tới 400 em tham dự lễ mà bánh thánh còn quá ít, cha đã không bẻ nhỏ bánh thánh. Ngược lại bình thản tiến ra cho rước lễ và đã cho tất cả các em rước lễ. Sau này người ta hỏi, ngài đã cám thấy thế nào trong lúc đó. Cha Bosco bình thản trả lời: “Cha cảm động, nhưng cha lấy lại bình tĩnh; vì cha nghĩ rằng truyền phép Thánh Thể là một phép lạ còn lớn hơn việc hóa bánh thánh ra nhiều. Vả lại có Mẹ Maria giúp đỡ cha”.

Một lần khác, mẹ Margarita quên luộc nhiều hạt giẻ trong buổi tối mà cha Bosco đã hứa với các thanh thiếu niên của cha sẽ được ăn. Làm sao bây giờ? Cha đã bình thản bốc phân phát cho bốn năm trăm em ăn hả hê… Đức mẹ đã hành động qua cha.

Don Bosco vẫn thường khuyên nhủ mọi người mà cha gặp gỡ: “Hãy chạy đến với Mẹ Maria, Mẹ sẽ an ủi, Mẹ sẽ chữa lành các con…” Lời khuyên ấy nhắc nhở chúng ta tới sức mạnh của lời cầu bầu của Mẹ trước Con của Mẹ tại tiệc cưới Cana, khi giờ của Thầy Giêsu chưa tới, nhưng vì Mẹ ngài đã thể hiện phép lạ đầu đời là biến nước thành rượu cho niềm vui của đời đôi bạn được trọn vẹn trong ngày cưới.

Thật vậy, trong đời của cha Bosco, Mẹ nhân lành đã thể hiện rất nhiều phép lạ qua bàn tay cha thánh, hầu cha có đủ tiền bạc nuôi sống cả ngàn thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi, giúp cha có phương tiện mua đất, dựng nhà làm nơi cư trú cho lũ con mồ côi, bụi đời bị xã hội đẩy lui ra ngoài lề xã hội… Qua các phép lạ chữa lành, các nhà quí tộc đã tự động dâng hiến tài của công sức cho Don Bosco xây dựng Đền thờ Mẹ phù hộ tại Torino, Tượng Thánh Tâm Chúa vĩ đại trên đồi Tibi Dabo tại Barcelona, các cơ sở dòng và cuối cùng vân lệnh Đức Thánh Cha Leo XIII đi quyên góp để xây Đền thờ Thánh Tâm Chúa tại Roma trong tuổi già.

Trong cuộc sống của cha Bosco, những điều phi thường đã trở thành bình thường nhờ bàn tay can thiệp của Mẹ Maria. Don Bosco thường xin con cái của mình cầu nguyện mỗi khi Ngài phải lo toan và đối đầu với những công cuộc… Cha thường nói với Mẹ Maria “Nào chúng ta cùng làm việc!” và Mẹ Maria đã làm việc của một hiền mẫu lo toan cho người con, người học trò và người môn sinh tín thác của Mẹ. Chúng ta hãy đọc lại một biến cố của đời cha thánh.

Năm 1880, Don Bosco đang thăm viếng một nhà thuộc tu hội của ngài ở nam nước Pháp. Trong dịp này cha giám đốc nhà đã cho tập luyện một trường kịch và mời các ân nhân, các cộng sự viên tới tham dự. Nhưng rủi ro thay, cậu học sinh thủ vai chính trong vở kịch đêm đó bị bệnh và mất tiếng không thể nói được. Cha giám đốc đã chạy tới cha thánh Bosco cho ngài hay phải làm gì? Don Bosco suy nghĩ một chút rồi bảo dẫn em học sinh đó tới cho cha. Cậu diễn viên tới và cha ban phép lành và nói cùng em: “Cha cho con mượn tiếng nói của cha”. Lập tức cậu bé nói được, nhưng Don Bosco thì trở nên á khẩu cho tới khi vở kịch được trình diễn xong thì tiếng nói của ai lại được hoàn lại cho người ấy. Cha Bosco nói được, còn cậu diễn viên trẻ tuổi kia thì bị mất tiếng nói!

MỪNG LỄ CHA THÁNH GIOAN BOSCO NĂM 2015
Giáo Hội hoàn vũ mừng kính lễ thánh Gioan Bosco vào 31/1 hàng năm. Năm nay lễ cha thánh Bosco được mừng kính trọng thể đặc biệt trong Tu hội Salesian cùng các trường, giáo xứ và các công cuộc do Salesian đảm trách, vì là năm kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhật của cha thánh. Đây còn là năm thánh của người Salesian với lời nhắn nhủ của Giáo Hội, mời gọi chúng ta đào sâu ơn đoàn sủng Don Bosco đã để lại cho chúng ta, đồng thời canh tân cuộc sống dấn thân và sứ mạng phục vụ giới trẻ như Don Bosco hằng mơ ước.
Trong ngày 31 tháng Giêng năm nay, tất cả các nhà thờ, nhà nguyện Salesian do phép rộng của Tòa Thánh ban ơn Toàn Xá khi cử hành Thánh Lễ long trọng mừng kính Cha Thánh Gioan Bosco. Và trong suốt năm kể từ 15/8/2014 cho hết ngày 15/8/2015 là năm thánh Salesian nên Tòa Ân xá đã rộng ban cho những ai đến kính viếng hoặc họp mặt mừng kính Cha thánh Gioan Bosco với điều kiện xám hối hòa giải cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục thì được ơn toàn xá.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:59 29/01/2015
KHÔNG ĐẾNCÁM ƠN
N2T

Một chiếc tàu lớn chở hơn một trăm người du ngoạn trong hồ, không may bị hỏa hoạn và chìm xuống, có nhiều người bị chìm chết, chỉ có chín mươi tám người may mắn thoát chết.
Trong đám du khách có một vị là chuyên gia bơi lội, ông ta bơi vào bơi ra cả thảy hơn mười vòng, liên tục cứu sống được hai mươi người. Nhưng ông ta vì quá lao lực nên đôi chân bị vọp bẻ nghiêm trọng đến hôn mê, khi tỉnh lại thì lớn tiếng nói:
- “Tôi tận lực rồi.”
Kết quả, ông ta vì bị thương quá nặng nên suốt đời ngồi xe lăn.
Mấy năm sau, trong ngày sinh nhật của ông ta, có người hỏi ông ta trong cuộc đời có cái gì là kỷ niệm sâu sắc nhất, ông ta buồn rầu nói:
- “Tôi có nhớ sâu sắc nhất là trong hai mươi người được tôi cứu, không một ai đến cám ơn tôi.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
“Cám ơn” và “xin lỗi” là hai câu nói thường ở trên miệng của người lịch sự có văn hóa, và cũng là bày tỏ một tâm hồn biết ơn và cảm thông với người khác.
Người Ki-tô hữu cám ơn Chúa bằng cách đi dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật cách sốt sắng, cám ơn Chúa bằng cách dạy dỗ con cái nên người, cám ơn Chúa bằng cách góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cám ơn Chúa bằng cách cộng tác với cha sở để giúp giáo xứ phát triển, cám ơn Chúa bằng cách phục vụ tha nhân khi có thể...
Thời nay có rất nhiều bạn trẻ không biết nói cám ơn khi ai đó giúp đỡ mình, và cũng không biết noi xin lỗi khi mình làm phiền lòng người khác. Phải chăng vì nền giáo dục phiến diện đầy màu sắc giáo điều nên không coi trọng môn công dân giáo dục; phải chăng vì hoàn cảnh đã làm cho người trẻ mất ý thức về văn hóa lịch sự giao tế giữa người với nhau ?
Ai không có tâm tình tạ ơn thì không đáng lãnh nhận ân Chúa, ai không có lòng biết ơn thì cũng không có tâm tình phục vụ tha nhân, bởi vì người không biết cám ơn thì đồng thời họ cũng là người vô ơn...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:02 29/01/2015
N2T

14. Càng yêu mến Giáo Hội của Đức Chúa Ki-tô thì càng hưởng được Thánh Thần.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói về vai trò của người cha trong đời sống gia đình
Lê Đức Khả
09:06 29/01/2015
(Vatican Radio, 28/01/2015) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi những người cha hãy hiện diện trong cuộc sống của con cái họ, bằng việc chỉ ra rằng, sự thiếu vắng “hình bóng người cha’ có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Khi nói chuyện trong buổi Yết Kiến Chung vào thứ Tư hằng tuần (28/1/2015), Đức Thánh Cha đã tiếp tục giáo lý về gia đình, tập trung vào phẩm giá và vai trò của những người làm cha.

Ngài nói rằng, khi dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu đã đem đến chiều sâu và sự phong phú mới mẻ cho mối tương quan này, cũng là nguyên tắc cơ bản cho đời sống xã hội.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Thật buồn là trong các xã hội hiện nay của chúng ta, chúng ta đang trải nghiệm một cuộc khủng hoảng nơi cương vị làm cha. Trong quá khứ, thông lệ phổ biến là nhận thức về hình ảnh của người cha như là một người độc tài và đôi khi hà khắc; còn ngày nay, chúng ta có cảm tưởng về một sự không chắc chắn và lẫn lộn nơi vai trò của người cha.”

Nói về sự “thiếu vắng” hình bóng người cha trong xã hội, Đức Thánh Cha cho biết: “Thiếu vắng hình bóng người cha, người trẻ thường cảm thấy ‘mồ côi’, bị bỏ trôi dạt lênh đênh vào thời điểm then chốt trong sự trưởng thành và phát triển của chúng.”

Ngài kêu gọi những người làm cha phải có trách nhiệm, và cho rằng những bậc làm cha cần thiết phải nên như những mẫu gương và những người hướng dẫn cho con cái của chúng ta trong sự khôn ngoan và đạo đức.

Đức Thánh Cha tiếp tục: “Xã hội tự nó cũng có trách nhiệm tương tự, là không bỏ rơi người trẻ như những đứa con mồ côi, thiếu vắng các lý tưởng, các giá trị đúng đắn, những hy vọng và trách nhiệm về công việc cũng như về sự hoàn thiện tâm linh đích thực.”

Ngài kết luận: “Như Chúa Giêsu đã hứa rằng Ngài sẽ không bỏ chúng ta mồ côi, thì chúng ta cũng hãy cầu xin Ngài đào sâu và đổi mới nhận thức của chúng ta về tư cách làm cha, và nâng đỡ những người cha tốt lành vì lợi ích của các gia đình, của Giáo Hội và của thế giới chúng ta.” (www.news.va/en)
 
Thay đổi nghi thức trao dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa
Lm. Trần Đức Anh OP
09:54 29/01/2015
VATICAN. Do quyết định của ĐTC Phanxicô, dây Pallium từ nay sẽ được trao cho vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh trong một buổi lễ tại giáo phận thuộc quyền tại vị tại Roma.

Trong thư đề ngày 12-1-2015 gửi đến các vị Sứ thần và Khâm Sứ Tòa Thánh trên thế giới, Đức Ông Guido Marini, Trưởng Ban nghi lễ phụng vụ của Tòa Thánh, đã thông báo quyết định trên đây của ĐTC.

Dây Pallium là dây làm bằng lông chiên màu trắng có 6 hình thánh giá màu đen, biểu tượng quyền của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh và sự hiệp thông với ĐTC. Vị TGM đeo dây này ở cổ và vai như vị mục tử nhân lành vác chiên trên vai. Cho đến nay, các vị TGM chính tòa vẫn về Roma để nhận dây Pallium từ ĐTC trong thánh lễ ngài cử hành ngày 29-6, lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, trừ trường hợp ngoại lệ, giây này được vị Đại Diện Tòa Thánh trao trong một buổi lễ tại Giáo Hội địa phương.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 29-1-2015, Đức Ông Guido Marini nói:

”Ý nghĩa sự thay đổi này là làm nổi bật hơn quan hệ giữa vị tân TGM chính tòa với Giáo Hội địa phương của các vị, và để tạo cơ hội cho nhiều tín hữu được hiện diện tại nghi thức rất ý nghĩa đối với họ, và nhất là là cho các Giám Mục thuộc hạt - trong cùng một giáo tỉnh -, để tham dự lễ trao dây Pallium. Theo chiều hướng đó, ý nghĩa buổi lễ ngày 29-6 vẫn được giữ nguyên, tức là nhấn mạnh mối giây hiệp thông và cũng là sự hiệp thông theo phẩm trật giữa ĐTC và các vị tân TGM chính tòa, và đồng thời, qua sự trao giây này ở địa phương, có thêm mối liên hệ với Giáo Hội địa phương”.

Theo quyết định mới, dây Pallium vẫn được ĐTC làm phép trong ngày 29-6 tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong thánh lễ đồng tế với các vị tân Tổng Giám Mục chính tòa, như thói quen từ trước đến nay, nhưng ĐTC chỉ trao giây này cho các vị theo thể thức riêng và đơn sơ. Sau đó, tại giáo phận thuộc quyền, lễ nghi trao giây Pallium sẽ được tổ chức trong một lễ nghi trọng thể, trong đó vị Đại diện Tòa Thánh, được ĐTC ủy quyền, trao cho vị tân TGM chính tòa trước sự hiện diện của các GM trong cùng giáo tỉnh và các tín hữu.

Quyết định của ĐTC không thay đổi khoản giáo luật khoản số 437,I theo đó, vị tân TGM chính tòa phải đích thân hoặc nhờ đại diện xin ĐTC ban dây Pallium trong vòng 3 tháng sau khi thụ phong GM, hoặc nếu đã là GM rồi thì tính từ lúc được bổ nhiệm. (RG 29-1-2015)
 
ĐTC: Thành phẩn ưu tú của Giáo hội không được biến đức tin làm của riêng mình
Đồng Nhân
20:30 29/01/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói giới tinh hoa Giáo Hội, tạo ra các bè phái và khinh miệt người khác tức là đang tư nhân hóa các đức tin và không theo con đường của Chúa Giêsu. Ngài nói như trên trong bài giảng vào lễ buổi sáng ngày thứ năm (29 tháng 1) tại nhà nguyện Santa Marta.

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng là phản ánh về sự cần thiết là các Kitô hữu theo Chúa Giêsu trong cách mà Người muốn và không đi theo mô hình không chính xác như tư nhân hóa đức tin của chúng ta.

Ngài nói: "Chúa Giêsu đã cứu tất cả chúng ta., Đó là sự thật, nhưng không phải một kiểu chung chung. Tất cả chúng ta, mỗi một với họ và tên riêng của mình. Và đó là sự cứu rỗi cá nhân của chúng ta. Tôi thực sự được cứu rỗi, Chúa nhìn tôi, ban cuộc sống Người cho tôi, Người mở cánh cửa này, một cuộc sống mới cho tôi và mỗi người trong chúng ta có thể nói "Cho tôi." Nhưng có một nguy cơ quên đi rằng Người cứu chúng ta cách riêng rẽ cá nhân, mà đồng thời cứu ta như là một phần Dân Chúa hay là thành phần trong Cộng đồng. Chúng ta là dân của Người. Chúa luôn luôn cứu dân của mình. Từ thời điểm Người gọi Abraham và hứa hẹn sẽ làm cho họ người dân của mình. Và Chúa cứu chúng ta như là một phần của cộng đồng này. Đó là lý do tại sao tác giả lá thư cho người Do Thái nói với chúng ta rằng: "Chúng ta hãy quan tâm cho nhau." Không thể có sự cứu rỗi chỉ duy nhất cho tôi. Nếu đó là cách tôi hiểu sự cứu rỗi, tôi đã nhầm lẫn và đi vào con đường sai lầm. Việc tư nhân hóa của ơn cứu độ là con đường sai lầm. "

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng có ba tiêu chuẩn để không không tư nhân hóa sự cứu rỗi: “Đức Tin vào Chúa Giêsu, Đấng thanh tẩy chúng ta, Đức Cậy khích lệ chúng ta nhìn tới những lời hứa và tiến đi về phía trước và Đức Mến là chăm sóc lẫn nhau, khuyến khích tất cả chúng ta thực hành bác ái và các việc lành. "

"Và khi tôi ở trong một giáo xứ, trong một cộng đồng - hoặc bất cứ trong đoàn thể gì - tôi hiện diện ở đó, tôi có thể tư nhân hóa sự cứu rỗi và hiện diện ở đó chỉ cótrên một mức độ xã hội nhỏ. Nhưng để không tư nhân hóa sự cứu rỗi, tôi cần phải tự hỏi mình rằng nếu tôi nói và thông truyền đức tin, tôi có nói chuyện và giao tiếp về đức tin, đức cậy và đức mến không. Nếu trong một cộng đồng cụ thể nào đó không có sự thông truyền giữa các thành phần và không khuyến khích lẫn nhau thực hành các ba nhân đức trọng yếu trên, thì các thành viên của cộng đồng đó đã tư nhân đức tin của họ. Mỗi người trong số họ đang tìm kiếm sự cứu rỗi của riêng mình hoặc cá nhân của mình, không phải là sự cứu rỗi của tất cả mọi người, sự cứu rỗi của dân Chúa. Và Chúa Giêsu đã cứu rỗi tất cả chúng ta, như là một phần của dân Chúa, trong một Giáo Hội."

Đức Giáo Hoàng cho thấy rằng tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái đưa ra một số lời khuyên thực tế rất quan trọng: “Đừng vắng mặt trong Cộng đồng mà mình là thành phần, như một số đã làm”. Đức Giáo Hoàng nói điều này sẽ xảy ra khi chúng ta thuộc về một cộng đoàn như vậy, trong giáo xứ hay cộng đồng và chúng ta phán đoán người khác, nhất là khi lại miệt thị đối với những người khác. Điều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh, không phải là con đường mới và sống động của Chúa Giêsu.

"Họ khinh miệt những người khác, họ tránh xa những cộng đồng, họ tránh xa những người dân Chúa, họ đã tư nhân hóa sự cứu rỗi: sự cứu rỗi là dành cho tôi và nhóm nhỏ của tôi, nhưng không phải cho tất cả dân của Thiên Chúa. Và đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Đó là những gì chúng ta nhìn thấy và gọi đó là: “Các tầng lớp ưu tú được tuyển chọn trong Giáo Hội”. Khi các nhóm nhỏ như thế được tạo ra trong các cộng đồng dân Chúa, những người nói trên tin rằng họ là những Kitô hữu tốt và cũng có thể cho rằng mình đang hành động trong đức tin tốt, nhưng họ là những nhóm nhỏ, những người có đang tư nhân hóa sự cứu rỗi. "

Nhắc lại rằng Thiên Chúa cứu độ chúng ta như là một phần của dân Chúa, không phải là một phần của một nhóm ưu tú, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bài giảng của Ngài bằng cách thúc giục chúng ta phải xem xét liệu chúng ta có xu hướng tư nhân hóa đức tin của chúng ta theo cách này thay vì được gần gũi với dân Chúa và thực hành ba nhân đức của đức tin, cậy, mến.
 
Top Stories
Pope modifies and enriches Pallium Investiture Ceremony
Vatican Radio
10:50 29/01/2015
(Vatican2015-01-29 ) Pope Francis has made changes to the public ceremony of investiture of the Pallium on Metropolitan Archbishops emphasizing that the investiture is an ecclesial event of the whole diocese, and not merely a juridical or ceremonial event.

Speaking to Vatican Radio, Monsignor Guido Marini, Master of Pontifical Liturgical Celebrations, says that from now on – starting from the 29th June this year - the ceremony of investiture of the Pallium will take place in the Metropolitan Archbishops home dioceses and not in the Vatican.

He said the ceremony will thus be celebrated in two significant moments: the first during which the pallium will be blessed during the Mass on the feast of Saints Peter and Paul in the Vatican; the second when it will be placed on the Metropolitan Archbishop in his own diocese, by his representative, the Apostolic Nuncio.

It will be the responsibility of the Nuncio to determine with the Metropolitan Archbishops the most opportune date, circumstances and manner to publicly and officially invest him with the pallium by mandate of the Holy Father, and with the participation of the Suffragan Bishops of the Province.

Marini says that in this way the ceremony will continue to symbolize communion between the See of Peter and the Successor of the Apostle and those who are chosen to carry out the episcopal ministry as Metropolitan Archbishop of an Ecclesiastical Province, and it will favor the participation of the local Church in an important moment of its life and history.
 
Pope: No to ecclesial elites who privatize the faith
Vatican Radio
17:45 29/01/2015
(Vatican Radio2015-01-29 Pope Francis says ecclesial elites who form cliques and scorn others are privatizing the faith and not following the way of Jesus. His words came during his homily at morning Mass on Thursday (29th January) celebrated in the Santa Marta residence.

The Pope’s homily was a reflection on the need for Christians to follow Jesus in the way that He wants and not to follow incorrect models such as privatizing our faith.

“It’s true, Jesus has saved us all, but not in a general fashion. All of us, each one with their name and surname. And this is our personal salvation. I am truly saved, the Lord looked at me, gave his life for me, opened this door, this new life for me and each of us can say ‘For me.’ But there’s a danger of forgetting that He saved us individually but at the same time as part of his people or community. His people. The Lord always saves his people. From the moment he calls Abraham and promises to make them his people. And the Lord saves us as part of this community. That’s why the writer of this Letter (to the Hebrews) tells us: ‘Let us be concerned for each other.’ There is no salvation solely for me. If that’s the way I understand salvation, I’m mistaken and going along the wrong path. The privatization of salvation is the wrong path.”

Pope Francis explained that there are three criteria for not privatizing salvation: ‘faith in Jesus who purifies us,’ hope that ‘stirs us to look at his promises and go forward’ and charity: namely taking care of each other, to encourage us all to practice charity and good works.’

“And when I’m in a parish, in a community -- or whatever it is – I am there, I can privatize salvation and be there only on a small social level. But in order not to privatize salvation, I need to ask myself if I speak and communicate the faith, speak and communicate hope, speak, practice and communicate charity. If within a particular community there is no communication between people and no encouragement is given to everybody to practice these three virtues, the members of that community have privatized their faith. Each of them is looking for his or her personal salvation, not the salvation of everybody, the salvation of their people. And Jesus saved all of us but as part of his people, within a Church.”

The Pope pointed out that the author of the Letter to the Hebrews gave some very important practical advice: ‘Do not absent yourself from your own assemblies, as some do.’ He said this happens when we’re at such assemblies, in the parish or community and we judge the others, when there’s this kind of scorn towards the others. This, Pope Francis stressed, is not the new and living way of Jesus.

“They scorn the others, they stay away from the community as a whole, they stay away from the people of God, they have privatized salvation: salvation is for me and my small group, but not for all the people of God. And this is a very serious mistake. It’s what we see and call: ‘the ecclesial elites.’ When these small groups are created within the community of God’s people, these people believe they are being good Christians and also are acting in good faith maybe, but they are small groups who have privatized salvation.”

Reiterating that God saves us as part of a people, not as part of an elite group, Pope Francis concluded his homily by urging us to consider whether we have a tendency to privatize our faith in this way instead of being close to the people of God and practicing the three virtues of faith, hope and charity.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họ đạo Phaolô thuộc CĐCGVN-Nam Úc mừng kính Thánh Bổn Mạng
Thy Yên
07:18 29/01/2015
Vào lúc 9 giờ 00 sáng, Chúa Nhật ngày 25/1/2015 Họ Đaọ Phaolô thuộc CĐCG/VN/NU đã long trọng mừng Lễ Thánh Phaolô trở lại . Bổn Mạng của Họ Đạo.Thời tiết hôm nay trở nên lành lạnh mặc dù Nam Úc đang là giữa mùa hè thế mà Cộng Đồng Dân Chúa Nam Úc đã tề tựu đông đủ, trước giờ lễ chật ních cả Hội trường. Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐ đã cử hành Thánh Lễ sau lời dẫn nhập và đôi dòng về tiểu sử Thánh Nhân, Thánh Lễ diễn tiến thật long trọng dưới sự xếp đặt phân công phụng vụ của Tân Ban Chấp Hành họ đạo Phaolô. Cuối Thánh Lễ là Ông Trưởng Họ Nguyễn Văn Cung đã lên cám ơn tất cả mọi thành phần tham dự Thánh Lễ và mời các Ban Ngành , thành viên qua Cung Thánh Gia dự tiệc mừng . Qua tới Cung Thánh Gia mọi người đều ngạc nhiên khi thấy mọi sự đã chu đáo cho bữa tiệc, trông thật trang trọng. Có lẽ đây là lần đầu tiên Họ Đạo Phaolô ra quân đẹp mắt nhất, khung cảnh có cây mai biểu tượng cho mùa xuân xắp đến, bánh mừng Bổn Mạng với đâu đó khúc nhạc mùa xuân vang vọng nhớ quê hương , đoàn tụ , Các khách mời ban ngành đoàn thể và các thành viên trong Họ Đạo đã tề tựu đông đủ, trước giờ khai mạc tiệc . Khoảng 10.40. Ông Trưởng Họ Đạo mời Đức Ông khai mạc với vài lời chào mừng của hai MC Thy Yên và Kim Liên , Đức Ông đã chào mừng quý khách và Tân Ban chấp Hành Họ Đạo Phaolô được mời lên để ra mắt khách mời và giáo hữu trong họ đạo.
Tân Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2014 – 2016
Ông Giuse Nguyễn Văn Cung Trưởng Họ
Ông Augustino Lê Quang Sơn Phó Họ
Bà Maria Đinh Thị Liên Ủy Viên Phụng Vụ
Bà Maria Nguyễn Thi Dung Uỷ Viên Thư ký kiêm Thủ quỹ

XEM HÌNH

Mọi người cùng vỗ tay hòa chung tiếng pháo chúc mừng, sau lời chào mừng của Ông trưởng Họ Đạo tất cả đều vui vẻ hân hoan tiếng cười, tiếng nói rền vang cả Cung Thánh Gia và cùng nhau thưởng thức những món ăn do các thành viên trong Họ đạo ủng hộ, Buổi tiệc cũng được phối trí quay phim chụp hình do các anh: Jo. Vĩnh, Hữu Tuất và Thanh Bình đảm trách. Giàn âm thanh giúp vui Karaoke do anh Nguyễn Hải Đạo điều khiển, để cho bữa tiệc được thêm vui nhộn hơn, và kèm theo những tràng pháo nổ vang chào mừng với bài hát đâu tiên do anh Quốc Tuấn với nhạc phẩm “Xin Đa Tạ” càng làm cho không khí buổi tiệc càng trở nên hào hứng hơn .
Mọi người vui vẻ ghi tên để cùng giúp vui, dù vậy chương trình Karaoke cũng phải dừng lại để BCH cám ơn các ân nhân đã rộng tay ủng hộ hiện kim cũng như hiện vật .
BCH đã thật cảm động khi tất cả mọi người đã quảng đại hỗ trợ họ đạo. Có lẽ đây là nghĩa cử cao đẹp gởi tới BCH /HĐ với một thông điệp là “Cố lên Chúng ta cùng nhau xây dựng Cộng Đồng“. Chương trìng tiệc vui được tiếp tục với màn đánh LôTô “Bingo” thật vui nhộn và cứ thế thời gian trôi đi thật nhanh, nhưng mọi người vẫn còn nán lại để vui ca hát, vui cùng Họ đạo mãi cho tới chiều cùng ngày.Một ngày với Một tiệc mừng Bổn mạng đáng ghi nhớ của Họ đạo Phaolô. Tiến lên trong Chúa, cùng nhau tiến lên..tiến lên …
Thy Yên
 
Đức Tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Vũ Van An
23:25 29/01/2015
Là vị thứ sáu trên danh sách các tân Hồng Y được Đức Phanxicô công bố ngày 4 tháng Giêng, 2015, là Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, 76 tuổi, của Hà Nội, thủ đô Việt Nam. Ba trong bốn vị tiền nhiệm của ngài đều là Hồng Y.

Sinh tại Đà Lạt năm 1938, một thành phố vốn là trung tâm giáo dục Công Giáo tại Nam Việt Nam trước đây, ngài được giáo dục tại TCV Thánh Giuse, Sài Gòn, rồi Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, và chịu chức linh mục năm 1967. Ngài có cử nhân văn chương Pháp.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009, ngài cho biết: “Trong mọi gia đình Công Giáo, đều có ít nhất một ơn gọi đi tu. Trong gia đình tôi, trong số 6 người con, hai người chị của tôi đã gia nhập tu viện, còn tôi thì vào chủng viện. Chúng tôi lớn lên một cách đơn giản. Đi lễ hầu như mỗi ngày. Chịu lễ. Đọc kinh tối, đọc kinh trước và sau các bữa ăn. Tất cả các điều này đều diễn ra trong các gia đình Công Giáo Việt Nam”.

Từ năm 1968 tới năm 1972, ngài là giáo sư tại chủng viện địa phương, và trong 3 năm sau đó, ngài là giám đốc chủng viện.

Năm 1975, năm Cộng Sản cưỡng chiếm Nam Việt Nam, Cha Nguyễn Văn Nhơn được cử làm tổng đại diện Giáo Phận Đà Lạt. Đức GH Gioan Phaolô II cử ngài làm giám mục phó của Đà Lạt năm 1991, và ngài nối ngôi tòa này 3 năm sau đó.

Tháng tư năm 2010, Đức GH Bênêđíctô XVI cử ngài làm TGM phó TGP Hà Nội, giữa lúc có những tranh chấp giữa chính phủ và Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, 57 tuổi, về tài sản của Giáo Hội. Tờ Asia Times hồi ấy cho rằng Vatican buộc Đức TGM Kiệt phải từ chức vì lợi ích ngoại giao.

Đức TGM Kiệt từ chức một tháng sau đó, và Đức TGM Nhơn lên thay thế.

Trong cuộc phỏng vấn năm 2009, Đức TGM Nhơn cho biết rõ: ngài ủng hộ các cố gắng nhằm đòi lại các tài sản của Giáo Hội.

Lúc ấy, ngài tuyên bố: “Chúng tôi không cố ý giành giật tài sản để làm giầu hay có quyền thế. Chúng tôi chỉ yêu cầu điều tối thiểu để có thể tiếp tục làm việc và phục vụ giáo dân. Giáo Hội đang phát triển, và cần những phương tiện tối thiểu để chu toàn sứ mệnh tông đồ và trợ giúp người nghèo”.

Theo tường trình của Radio Free Asia trong tháng Giêng này, Đức Tân Hồng Y nhận định rằng hiện tình tự do tôn giáo tại Việt Nam “tùy từng nơi và từng thời”. Ngài nói thêm: “Có lúc, một số vấn đề trồi lên có lúc lại không. Có thể có vấn đề tại nơi này mà không có vấn đề nào tại các nơi khác. Tuy nhiên, nói chung, tôi thấy nhiều dấu hiệu tích cực”.

Giáo Hội còn nhiều việc phải làm tại Việt Nam

Trên đây là tường trình của Catholic World News. Mặc Lâm của Đài Tự Do Á Châu, thì cho hay, thứ Hai, ngày 5 tháng Giêng, 2015, Đức Tân HY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn nói rằng ngài đương đầu với một nhiệm vụ nhiều thách đố nhưng động thái của Đức GH Phanxicô cho thấy đã có tiến bộ trong các liên hệ giữa Vatican và các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ngài, Giáo Hội Công Giáo “vẫn còn nhiều việc phải làm’ cho khoảng 6 triệu tín hữu của mình. Đây là tôn giáo lớn thứ nhì sau Phật Giáo. Dân số cả nước là 92.5 triệu người.

Vatican và Hà Nội chưa có liên hệ ngoại giao chính thức kể từ ngày cộng sản cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, dù bắt đầu tái lập cuộc đối thoại vào năm 2007 với việc thiết lập Nhóm Làm Việc Hỗn Hợp.

Đức HY Nhơn nói rằng “Dựa vào các cuộc thăm viếng nhau giữa hai bên và nhất là sự hiện diện… của vị đại diện Vatican ở Hà Nội, chúng ta có thể thấy đã có những cố gắng để duy trì cuộc đối thoại có kết quả.

“Cuộc đối thoại này đòi có kiên nhẫn và thành thực. Tôi đã thấy các cố gắng hiển nhiên từ phía Vatican, cũng như từ phía chính phủ [Việt Nam]. Hướng đi xem ra tích cực, nhưng con đường còn dài và ta cần có thời gian”.

Tháng Chín, các giới chức Việt Nam và Vatican sẽ có những buổi thương thuyết về viễn tượng tái lập các liên hệ ngoại giao đầy đủ. Đức Tân HY Nhơn nói rằng các kinh nghiệm phục vụ gần đây trên khắp xứ sở khiến ngài tin rằng người Công Giáo, nói chung, lạc quan đối với việc cải thiện tự do tôn giáo tại xứ sở. “Tuy nhiên, [hiện tình tự do tôn giao tại Việt Nam] tùy từng nơi và từng thời”.

Con đường kiên nhẫn

Nhân dịp này, độc giả cũng nên đọc lại cuộc phỏng vấn Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Gianni Valente năm 2009, lúc ngài còn là GM Đà Lạt và là Chủ Tịch HĐGM/VN.

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Cha Nhơn gần như tin chắc: năm 2010 sẽ là năm có cuộc tông du đầu tiên của một vị giáo hoàng tới Việt Nam, vì năm này kỷ niệm năm thứ 50 ngày Đức GH Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và đồng thời kỷ niện năm thứ 350 ngày thiết lập hai tông tòa đầu tiên. “Người ta đang nói nhiều về những việc này. Họ nói tới nói lui. Và nếu Chúa muốn…”.

Nếu Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam thì ngài sẽ thấy tình huống nào vào thời điểm này trong lịch sử?

Đức Cha Nhơn: Chúng tôi thấy việc xuống dốc kinh tế khắp hoàn cầu đang đè nặng lên cả các lãnh vực tư riêng của đời sống như thế nào. Ở đây, 90% dân chúng làm nghề nông, nhưng vì cuộc khủng hoảng kinh tế, sản phẩm nông nghiệp không còn cung cấp kế sinh nhai được nữa. Nên nhiều người đang rời bỏ đất đai và đang tụ về các thành phố. Họ lìa bỏ gia đình, tình âu yếm, các phong tục. Là di dân, nhiều người kết cục trở nên bối rối trước các nan đề phải đương đầu. Trong một thời gian ngắn, hai triệu di dân đã ùa vào Sài Gòn, trong số họ, cũng có cả hàng trăm nghìn người Công Giáo; những người này cảm thấy bị lãng quên và vô vọng. Nhiều người kết cục không đi nhà thờ nữa, không cầu nguyện nữa. Thế là việc này cũng xẩy tới vì cuộc khủng hoảng.

Còn ngài, ngài trở thành Công Giáo rồi một linh mục như thế nào?

Đức Cha Nhơn: Trong mọi gia đình Công Giáo, đều có ít nhất một ơn gọi đi tu. Trong gia đình tôi, trong số 6 người con, hai người chị của tôi đã gia nhập tu viện, còn tôi thì vào chủng viện. Chúng tôi lớn lên một cách đơn giản. Đi lễ hầu như mỗi ngày. Chịu lễ. Đọc kinh tối, đọc kinh trước và sau các bữa ăn. Tất cả các điều này đều diễn ra trong các gia đình Công Giáo Việt Nam. Tôi cám ơn Chúa và tôi sung sướng đã giữ vững ơn kêu gọi của mình.

Và bây giờ cũng vẫn vậy sao?

Đức Cha Nhơn: Nhiều điều đã thay đổi. Đối với nhiều người, đời sống hiện nay đầy những cam kết và việc làm, ít thì giờ để đi lễ. Chúng tôi luôn cám ơn Thiên Chúa vì nói chung, trong các gia đình Kitô Giáo, lòng đạo đức và việc sùng kính hôm nay vẫn còn. Với một đức tin đơn sơ, nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và các bí tích. Và có nhiều người lớn trở lại Kitô Giáo.

Việc ấy thường diễn ra ra sao?

Đức Cha Nhơn: Nhiều người trở thành thanh viên của Giáo Hội khi họ cưới một người Công Giáo, nam hay nữ. Nhiều người, trí thức hơn, sống những cuộc sống không được đáp trả, tự đặt cho mình những câu hỏi, rồi có lẽ nhờ gặp một ai đó, một linh mục, một giáo dân, một tu sĩ, giúp họ tìm được câu trả lời.

Chịu phép rửa có dễ dàng không?

Đức Cha Nhơn: Việc chuẩn bị cho các dự tòng đòi hỏi 2 năm học giáo lý. Nhưng thông thường họ thực hiện trong vòng 6 tháng hay 1 năm. Trong giáo phận tôi, mỗi năm, chúng tôi có 8, 9 ngàn người chịu phép rửa, trong đó, có 3 ngàn người lớn, và từ 5 tới 6 ngàn trẻ em thuộc các gia đình Kitô hữu. Tại các giáo phận lớn, 4, 5 ngàn người lớn được chịu phép rửa mỗi năm.

Nhưng chịu phép rửa có còn là một chọn lựa xa lạ vì đã chọn một “tôn giáo Tây Phương” nữa không?

Đức Cha Nhơn: Những người đưa ra luận điểm đó chỉ là để tuyên truyền hoặc khuấy động lên các tranh cãi xưa. Chúa Giêsu Kitô vốn sinh ra tại Á Châu. Các dụ ngôn của Người luôn nhắc đến lối cư xử của các dân tộc Á Châu. Thế rồi, Tin Mừng tới Việt Nam nhờ các nhà truyền giáo Pháp và Bồ Đào Nha, thành thử một số người cho rằng nó là một thứ hàng ngoại quốc. Nhiều người khác bảo không, Kitô Giáo vốn là một tôn giáo của Đông Phương. Đối với tôi, có lẽ tốt hơn đừng nên phí thì giờ cho các luận điểm này. Hay ít nhất, xét chúng đúng tầm cỡ. Công Giáo dành cho mọi người. Dĩ nhiên, sứ mệnh tông đồ luôn luôn phải tính tới bản chất của văn minh trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Trong hội nghị gần đây ở Thái Lan, nơi thảo luận tới việc truyền giáo ở Á Châu, người ta đã nhắc lại rằng sẽ thích đáng hơn khi ta nói tới đời sống của Chúa Giêsu một cách phù hợp hơn với việc chính Người đã giảng dạy ra sao cách nay 2 ngàn năm, bằng các dụ ngôn. Theo lối đông phương, chứ không theo lối duy lý.

Có nên làm dịu các tường trình về các bất đồng gần đây với chính phủ Việt Nam về việc hoàn trả các tài sản của Giáo Hội không?

Đức Cha Nhơn: Đây là một vấn đề cần được xét trong lịch sử đất nước chúng tôi. Có thời, quyền tư hữu là một lối sống ở đây. Rồi một hệ thống đặt căn bản trên quyền sở hữu tập thể được đưa vào. Chắc chắn, thế giới thuộc về mọi người, điều Thiên Chúa đã dựng nên, Người đã dựng nên cho mọi người. Nhưng nói như thế có vẻ quá trừu tượng. Có những cá nhân, các nhóm xã hội với các quyền lợi của họ. Nếu các quyền này bị bỏ qua một bên vì thiện ích lớn hơn, thì ai cũng hiểu. Nhưng nếu tư hữu bị trưng thu để bảo đảm nó thuộc về mọi người nhưng thực tế bị sử dụng một cách ích kỷ, để làm giầu cho một số ít người, thì điều này không đúng, và lúc ấy, bạn không thể biện luận là vì ích chung được.

Có phải đó là điều đã xẩy ra cho tài sản của Giáo Hội không?

Đức Cha Nhơn: Đôi lúc, những tài sản bị trưng thu nói trên không được sử dụng để sinh ích cho ích chung. Giáo Hội yêu cầu được hoàn trả chúng không phải vì chính mình, vì muốn tích lũy và nên giầu có, nhưng để bảo đảm việc chúng được sử dụng vì ích lợi của mọi người.

Vì cuộc tranh chấp này, đã có những cuộc biểu tình công khai trong những tháng qua chủ yếu tại Hà Nội, với việc đọc kinh mân côi ở các công trường, và cả những giờ phút căng thẳng với cảnh sát.

Đức Cha Nhơn: Chúng tôi biết rằng mình phải thương thuyết và phục vụ. Thương thuyết cả lúc khó khăn và cần kiên nhẫn. Thương thuyết để tìm công lý, và bác ái, để phục vụ thiện ích mọi người. Hiện nay đang có đôi chút chậm trễ, chúng tôi đã hiểu nhau hơn một chút, nhưng chúng tôi biết cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn và chạm trán chẳng giúp gì cho ai.

Khi tường thuật tình thế này, một số người của truyền thông Tây Phương nhấn mạnh rằng chế độ cộng sản Việt Nam sợ Giáo Hội địa phương.

Đức Cha Nhơn: Chúng tôi là Giáo Hội. Giáo Hội luôn theo con đường đối thoại. Và tôn trọng quyền bính dân sự. Đức Giáo Hoàng mới đây cho rằng Giáo Hội kêu gọi các con cái mình làm việc cách phải lẽ để xây dựng một xã hội công lý và gắn bó. Nói với chính chúng tôi trong cuộc thăm viếng Ad Limina, Đức Bênêđíctô XVI cho hay Giáo Hội “bất cứ trong trường hợp nào cũng không hề có ý định thay thế những người có trách nhiệm trong chính phủ, nó chỉ muốn, trong tinh thần đối thoại và hợp tác tương kính, góp phần riêng của mình vào đời sống quốc gia để phục vụ mọi người”.

Trong sự bất ngờ có tính lịch sử tế nhị này, việc hoàn trả các tài sản giữa cuộc tranh chấp này có phải là ưu tiên khẩn cấp đối với Giáo Hội không?

Đức Cha Nhơn: Chúng tôi không có ý giành giật tài sản để làm giầu hay có quyền thế. Chúng tôi chỉ yêu cầu điều tối thiểu để có thể tiếp tục làm việc và phục vụ giáo dân. Giáo Hội đang phát triển, và cần những phương tiện tối thiểu để chu toàn sứ mệnh tông đồ và trợ giúp người nghèo. Căn cứ vào công trình ấy, các phương tiện có thể giúp ích.

Diễn biến về quan hệ giữa Giáo Hội và chính phủ ở Việt Nam có phải là mẫu mực cần ghi nhớ để vượt qua các bất bình thường do cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa cảm nhận hay không?

Đức Cha Nhơn: Tôi nghĩ trong đời sống Giáo Hội, không có việc xuất cảng các mẫu mực. Giáo Hội Việt Nam thích hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam. Trung Hoa quá lớn và phức tạp. Tôi không biết liệu những gì đang được thực hiện ở Việt Nam có thể thực hiện được ở Trung Hoa hay không. Nhưng nếu ta nhìn lên Chúa Giêsu và Giáo Hội như Người đã thiết lập, thì đó là mẫu mực cho mọi người. Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội của Người trên Thánh Phêrô và các vị kế nhiệm ngài. Và đó là mẫu mực áp dụng cho mọi người, ở Việt Nam, ở Trung Hoa, ở Hoa Kỳ và ở bất cứ nơi nào khác.

Nhưng cũng có nhiều khác biệt. Thí dụ, Giáo Hội Việt Nam là một Giáo Hội khiêm nhường, phần không nhỏ là do lịch sử nó phải trải qua.

Đức Cha Nhơn: nhưng thân phận khiêm nhường này là một ơn gọi đối với mọi người. Toàn thể Giáo Hội phải khiêm nhường, đơn sơ, có lòng bác ái, noi gương Chúa Giêsu. Điều này áp dụng cho toàn thể Giáo Hội, cho cả Giáo Hội tại Hoa Kỳ, nếu đó là Giáo Hội của Chúa Kitô.

Ngay trên đường bình thường hóa các quan hệ giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam, việc chọn sống kiên nhẫn trong khiêm nhường đã và đang đem nhiều kết quả tốt. Nhiều vị đã gieo rất tốt từ trước tới nay, một cách âm thầm, không muốn nổi nang.

Đức Cha Nhơn: Cuộc tiếp cận thứ nhất đã xuất phát từ Đức HY Etchegaray in 1989. Từ đó, đã có nhiều cuộc viếng thăm chính thức. Đức Cha Pietro Parolin, Phó Phủ Quốc Vụ Khanh, người hiện đang theo dõi các biến cố ở Việt Nam, đã tới thăm chúng tôi 4 lần trong mấy năm gần đây. Và đã có những kết quả còn tốt hơn nữa. Chúng tôi cầu nguyện rất nhiều vì việc mở ra các liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam sẽ có nghĩa là có một vị đại diện của Đức Giáo Hoàng tại chỗ trên căn bản thường trực, chứ không phải mỗi năm một lần. Từ từ, nó sẽ đến, chẳng sớm thì chầy.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trang phục và tôn giáo
Trầm Thiên Thu
09:22 29/01/2015
Trang phục có thể không chỉ đơn giản là thời trang, mà còn là vấn đề liên quan niềm tin tôn giáo. Đây là 5 loại trang phục thể hiện tín ngưỡng trên thế giới.

1. KHĂN QUẤN

Khăn quấn (dastar) là khăn truyền thống được phụ nữ đạo Sikh sử dụng. Được quy định là khăn chính thức bởi Gobind Singh Ji, Đạo sư thứ 10 của đạo Sikh. Khăn quấn luôn phải sử dụng, đó là điều bắt buộc. Khi dùng khăn xếp, các tín đồ đạo Sikh phải để tóc tự nhiên, không được cắt tỉa, chỉnh sửa hoặc dùng thuốc gì khác. Chỉ được tháo khăn ra khi nào gội đầu mà thôi.

Một số giáo phái sử dụng khăn trùm đầu này – như Hồi giáo, Rastafarianism (một giáo phái gốc Jamaica, coi người da đen là dân tộc đã được Chúa chọn để cứu vớt), v.v... Theo truyền thống đạo Sikh, khăn này là một trong các dấu hiệu cho biết người đó là tín đồ đạo Sikh, biểu hiện yêu thương, can đảm và tâm linh, đồng thời là phương tiện bảo vệ tóc. Ngày Khăn xếp Quốc tế (International Turban Day) là ngày 13 tháng Tư hàng năm.

2. MŨ CHỎM

Mũ chỏm (trắng – kippah, yarmulke) là loại trang phục đặc biệt của Do Thái giáo, được đàn ông Do Thái giáo sử dụng. Mũ chỏm chỉ che một phần đầu, úp trên đỉnh đầu.

Mũ chỏm là dấu hiệu tôn kính Thiên Chúa, thường được dùng khi cầu nguyện và học tập. Người Do Thái chính thống luôn đội mũ chỏm, nhưng vì đó là thói quen của người Do Thái và không bắt buộc, người ta có thể ấn định tùy thời điểm mà phải đội mũ chỏm.

3. TRANG PHỤC HIJAB

Bộ trang phục này là biểu tượng của lòng khiêm tốn trong Hồi giáo, và thể hiện đức hạnh ở phụ nữ. Các phụ nữ sử dụng trang phục này vừa là khăn che mặt vừa là khăn trùm đầu, che cả cổ và ngực. Điều này có hướng dẫn trong Kinh Cô-ran, đó là cách hiểu về sự khiêm nhường, không chỉ thể hiện bề ngoài mà cả trong lời nói và hành động.

Có vài điều hiểu lầm về trang phục hijab, và điều này đã được tranh luận ở vài quốc gia như Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, và Tunisia. Người ta cho là không hợp pháp khi dùng trang phục này ở nơi công cộng và hạn chế ở các tòa nhà chính phủ.

4. ÁO CÀ SA

Áo cà sa (civara) là chiếc áo của sự giải thoát, thật tuyệt vời! Áo không có hình dạng, quấn chúng ta trong Phật pháp, chúng ta hoàn toàn tự do.

Các tăng ni Phật giáo đã sử dụng tu phục này 25 thế kỷ qua, tức là 2.500 năm. Đây là trang phục cổ nhất của tôn giáo? Có thể. Lịch sử cho biết rằng những chiếc áo đầu tiên được làm bằng những miếng vải thừa. Người ta xâu những miếng vải lại và nhuộm gia vị. Trang phục truyền thống thay đổi theo thời gian, vì vải ngày nay phải mua hoặc được tặng. Các cộng đoàn tu trên thế giới mặc các trang phục khác nhau.

5. ÁO THỤNG XẺ TÀ

Trang phục này dùng cho vua chúa, các giáo sĩ Công Giáo và các Kitô giáo khác. Áo này xuất xứ từ Dalmatia, thuộc Croatia, thế nên người ta gọi áo này là “dalmatic”. Áo này được coi là lễ phục theo sắc lệnh của Thánh GH Sylvester năm 332.

Trang phục này là biểu tượng của sự phục vụ, tôn thờ và tận hiến cho Thiên Chúa. Giáo Hội cầu nguyện khi làm phép áo: “Lạy Chúa, xin giải thoát con nhờ chiếc áo cứu độ, chiếc áo của niềm vui, và chiếc áo công bình khoác trên con”.

(Chuyển ngữ từ beliefnet.com)
 
Tóm lược Lịch sử Đạo Hồi
PHS News
09:29 29/01/2015
LỊCH SỬ ĐẠO HỒI

Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á:

- Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.

- Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia.

Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.

- Thừa thắng xông lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha. Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đã chiếm trọn nước Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.

- Năm 712, quân Hồi Giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp tiến quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc - Quân Hồi bị quân nhà Đường chận lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.

Sự xuất hiện và bành trướng của đạo Hồi trong thế kỷ 7 hung bạo dữ dội như cơn gió xoáy (tornado) khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng.

Chúng ta thử tìm hiểu những nguyên nhân nào đã khiến cho đạo Hồi có thể bành trướng với tốc độ vũ bão như vậy. Các sử gia đã phân tích 3 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân 1: Qua nhiều ngàn năm sống trên các cánh đồng cỏ ở sa mạc Syro-Arabia, kiếp sống lang thang của những người Ả Rập càng ngày càng trở nên khó khăn vì đất đai ngày càng trở nên khô cằn. Từ thế kỷ 6, bộ lạc Quraysh (tổ tiên của Muhammad) có sáng kiến bỏ nghề du mục để chuyển hẳn sang nghề thương mại. Họ tổ chức các cuộc đi buôn đường xa với những đoàn lữ hành (caravans) gồm hàng trăm người và rất nhiều ngựa, lạc đà để chở hàng hóa lương thực, lều vải, vũ khí... Dần dần, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu thương mại gia tăng, những đoàn lữ hành có thể gia tăng lên tới nhiều ngàn người.

Do nhu cầu tự vệ, mọi người trong đoàn lữ hành đều phải học cưỡi ngựa, cưỡi lạc đà, luyện tập sử dụng các thứ vũ khí như gươm giáo cung tên, kể cả võ thuật và chiến thuật quân sự. Ngoài ra, họ học nói nhiều ngoại ngữ, học cả địa lý và phong tục tập quán của các nước lân cận để gia tăng khả năng giao dịch thương mại. Trải qua nhiều thập niên, những thương gia (traders) Ả Rập trở thành những người đa tài, đa năng và đa hiệu. Họ chẳng những là những thương gia rành nghề mà còn là những quân nhân thiện chiến, kỹ luật và còn là những người lãnh đạo quần chúng.

Vào đầu thế kỷ 7, Mecca là thủ phủ của những người Quraysh đã trở nên một trung tâm thương mại lớn nhất tại Trung Đông. Những người Quraysh không còn có dáng dấp quê mùa nghèo khổ của thế kỷ trước nữa trái lại họ đã trở thành những người văn minh giàu có. Điều đó làm cho nhiều bộ lạc Ả Rập khác phải thèm muốn và cố gắng noi theo. Một trong những bộ lạc nổi tiếng hung dữ là bộ lạc Bedouins bắt chước bộ lạc Quraysh đã bỏ nghề du mục và tham gia vào các đoàn caravanscủa Mecca.

Vào giữa thế kỷ 7, gặp cơ hội đạo Hồi phát triển, các bộ lạc Ả Rập, nhất là Quraysh và Bedouin, đã nô nức nhập cuộc dùng tôn giáo làm phương tiện bành trướng lãnh thổ để thay đổi môi trường sống tại bán đảo Ả Rập quá cằn cỗi.

Nguyên nhân 2: Từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi bị hai đế quốc Byzantine và Sassanian thay phiên nhau thống trị. Đế quốc Byzantine là hậu thân của đế quốc La Mã, được Đại Đế Constantine thành lập năm 330, đặt thủ phủ tại hải cảng Byzantine của Hy Lạp. Từ đời Constantine (thế kỷ 4) đến đời hoàng đế cuối cùng của đế quốc Byzantine vào giữa thế kỷ 15, tất cả đều là những hoàng đế theo Ki Tô Giáo Đông Phương (Eastern Christian Church) sau này trở thành Chính Thống Giáo. Đế Quốc Sassanian là đế quốc Ba Tư, tồn tại 427 năm (từ năm 224 đến 651). Các hoàng đế của đế quốc Sassanian đều theo đạo Hỏa Giáo (Zoroastrianism). Cả hai đế quốc nói trên đánh nhau liên miên suốt 4 thế kỷ, đến đầu thế kỷ 7 thì cả hai đế quốc này đều bị kiệt quệ tạo nên một khoảng trống quyền lực (a power vacuum) tại Trung Đông và Bắc Phi. Do đó, những đoàn kỵ binh của Hồi Giáo Ả Rập đã tiến vào lãnh thổ của cả hai đế quốc này như tiến vào chỗ không người.

Nguyên nhân 3: Giáo lý đạo Hồi là sản phẩm của người Ả Rập nên được người Ả Rập đón nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. Từ thời xa xưa, người Ả Rập đã chấp nhận niềm tin của Abraham, nghĩa là tin có Thiên Chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) tin có Thiên đàng, Hỏa ngục, tin có các thiên thần v.v... Cho nên người Ả Rập không coi Hồi Giáo như một đạo ngoại lai mà là đạo cổ truyền của dân tộc. Văn thơ trong kinh Koran đối với người Ả Rập là những áng thơ văn tuyệt tác. Mỗi khi họ đọc kinh Koran là một dịp họ ngâm thơ, họ cảm thấy những vần thơ đó rất hấp dẫn vì rất hợp với khiếu thẩm mỹ văn chương của họ. Ý niệm thánh chiến (Jihad) và ý niệm tử đạo (martyrdom) hoàn toàn phù hợp với tâm lý vốn hung bạo của người Ả Rập vì họ rất quen thuộc với cuộc sống đầy bất trắc tại sa mạc. Kinh Koran mô tả thiên đàng rất hấp dẫn đối với các chiến binh trẻ tuổi: Sau khi chết trận, được coi như tử đạo, sẽ được Chúa cho lên thiên đàng để hưởng đủ lạc thú cho đến muôn đời. Lạc thú độc đáo nhất mà chỉ đạo Hồi mới có, đó là những người chết trận hoặc tử đạo đều được những cô gái trinh tuyệt đẹp đón tiếp và phục vụ lạc thú tình dục cho đến muôn đời vì mọi người ở thiên đàng đều trẻ mãi không già! Niềm tin đặc biệt này đã là một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho những người lính Hồi Giáo trở thành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các cuộc thánh chiến. Chỉ vì cuồng tín, những đoàn quân Hồi Giáo đã lập nên những chiến công oanh liệt như những kỳ tích vượt xa sự dự tưởng của mọi người.

Những cuộc chiến tranh mở rộng nước Chúa của Hồi Giáo (Kingdom of Allah) từ ngày lập đạo tới nay có thể được chia ra làm hai thời kỳ:

- Thời kỳ I- từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13: Đạo Hồi bành trướng và phát triển tạo thành một số quốc gia theo đạo Hồi, đứng đầu cộng đồng Hồi Giáo là một vị vua được gọi là Caliph, có nghĩa là "người kế vị giáo chủ Muhammad về phương diện thế quyền ". Xin ghi thêm ở đây là đạo Hồi tin giáo chủ Muhammad là thiên sứ cuối cùng của Allah cho nên không một ai có quyền tự xưng là kẻ thừa kế của Ngài về phương diện thần quyền.

- Thời kỳ II- từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20: Do những biến cố đặc biệt của thế giới đã đưa đến sự hình thành ba đế quốc Hồi Giáo. Trước hết là sự xâm lăng của quân Mông Cổ chiếm các nước Trung Đông và sau đó chiếm các nước Bắc Ấn và nhiều nước Á Châu khác tạo thành một đế quốc Mông Cổ rộng lớn. Từ cuối thế kỷ 13, nhiều hoàng đế Mông Cổ theo đạo Hồi đã tạo nên đế quốc Hồi Giáo Mughul (do chữ Mongol mà ra). Trong thế kỷ 15, tại Âu Châu, người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo chế ra thuốc súng và lập ra binh chủng pháo binh đầu tiên trên thế giới. Dựa vào sức mạnh quân sự, người Thổ Hồi Giáo xua quân đánh chiếm nhiều nước trên cả 3 lục địa Âu, Á, Phi và lập nên đế quốc Ottoman. Cuối cùng, dân tộc Azerbaizan ở tây nam biển Caspian bỗng nhiên trở nên hùng mạnh vào đầu thế kỷ 16, cất quân đánh chiếm nhiều nước Âu Châu và Trung Đông tạo thành đế quốc Safavids theo giáo phái Shiite.

I. THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA CÁC CALIPHS (The Caliphate Rulers)

Bốn người kế vị đầu tiên của Muhammad (632-661):

Danh từ Hồi Giáo Ả Rập gọi chung cả bốn vị thừa kế đầu tiên của giáo chủ Muhammad là RASHIDUN - Họ được coi là 4 trụ cột của Hồi Giáo trong thời kỳ sơ khai. Họ đã lần lượt thay thế nhau trong 29 năm kể từ khi Muhammad qua đời, nhưng những việc làm của họ đã có những ảnh hưởng hết sức lớn lao cho sự tồn vong của đạo Hồi. Bốn vị đó là : Abu Bakr, Umar Khattab, Uthman Affan và Ali Talib.

1. Abu Bakr (632-634). Sau khi Muhammad qua đời, cộng đồng Hồi Giáo non trẻ lâm vào tình trạng hỗn loạn vì không có lãnh đạo. Không một ai được đa số tín đồ Hồi Giáo tín nhiệm bầu lên làm nguời kế vị Muhammad. Trước tình thế bế tắc đó, Abu Bakr tự động đứng lên dành quyền lãnh đạo. Ông là một thương gia giàu có và có uy tín bậc nhất ở Mecca. Ông đã nghiêm khắc ra 2 lệnh cấm khẩn cấp để bảo vệ đạo Hồi và cộng đồng Hồi Giáo:

- Tuyệt đối cấm không một tín đồ nào được rời bỏ cộng đồng Hồi Giáo (Islamic confederacy)

- Không một ai được tự xưng là tiên tri vì Muhammad là vị tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa trên thế gian này.

Abu Bakr đã mau chóng phá tan các âm mưu chia rẽ cộng đồng Hồi Giáo và chỉ sau 2 năm, toàn bán đảo Ả Rập đã theo đạo Hồi. Bán đảo Ả Rập rất rộng lớn, (gấp 8 lần diện tích Việt Nam) hiện được chia thành nhiều quốc gia độc lập: Saudi Arabia, Yemen, Quatar, Omar và Emerite.

2. Umar Khattab (634-644). Sau khi Abu Bakr qua đời, Umar được bầu làm người kế vị (Caliph) cai quản cả một cộng đồng Hồi Giáo rộng lớn trên toàn bán đảo Ả Rập.

Umar là một thiên tài quân sự kiệt xuất trong lịch sử Hồi Giáo. Ông đã ban hành trên toàn lãnh thổ Ả Rập những biện pháp sau đây:

- Để bảo toàn lực lượng Hồi Giáo, các bộ lạc trong Cộng đồng đạo Hồi tuyệt đối không được đánh nhau.

- Mọi người nam giới trong các bộ lạc trên lãnh thổ bán đảo Ả Rập đều là các binh sĩ, tất cả đều được huấn luyện quân sự và được sắp xếp thành các đơn vị quân đội. Umar tự xưng là "Tư lệnh của các tín đồ" (The commander of the faithful). Sau hai năm huấn luyện các binh sĩ và trang bị vũ khí đầy đủ, Umar bắt đầu mở mang nước Chúa bằng sức mạnh quân sự:

* Năm 636, Umar đích thân chỉ huy quân Hồi Giáo chiếm Iraq và Syria.

* Năm 637, Umar chiếm toàn lãnh thổ của đế quốc Sassanian (Ba Tư) và chiếm thành phố lớn nhất của đế quốc Byzantine là Anatolia.

* Năm 638, Umar xua quân chiếm Palestine và thánh địa Jerusalem.

* Năm 641, Umar chiếm toàn bộ các nước Bắc Phi gồm Ai Cập, Algeria, Tunisa và Maroc.

Một điều đáng chú ý là những đoàn quân Hồi Giáo đã tiến chiếm những vùng đất xa xôi thuộc nhiều hướng khác nhau nhưng vị chỉ huy tối cao là Umar vẫn đặt bản doanh ở Medina, một ốc đảo trong sa mạc Syro - Arabia. Ông chỉ huy các đoàn quân Hồi Giáo trên những sa bàn và những bản đồ tại văn phòng của ông. Dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của Umar trong 10 năm, Hồi Giáo từ một giáo phái nhỏ ở sa mạc đã biến thành một đế quốc rộng lớn. Các tín đồ Hồi Giáo cho đó là một phép lạ của Allah, trong khi Âu Châu bắt đầu cảm thấy e ngại trước sự lớn mạnh của một tôn giáo mới.

Họ gọi đạo Hồi là "đức tin của bạo lực" (A violent faith) hoặc là một "tôn giáo quân phiệt" (a militaristic religion). Vào một ngày định mệnh trong tháng 11 năm 644, trong khi Umar đang cầu nguyện trong đền thờ tại Medina thì bị một tù binh người Ba Tư đâm chết.

3. Uthman (644-656). Uthman là cánh tay mặt và phục vụ dưới trướng của Umar 10 năm. Uthman đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về tài thao lược quân sự của người tiền nhiệm. Vào lúc nầy, Hồi Giáo là một quyền lực quân sự lớn ở trong vùng vì họ đã tịch thu được rất nhiều chiến lợi phẩm quân sự và tích lũy được rất nhiều tài nguyên kinh tế dự trữ tại các vùng chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo tài ba của Uthman trong 12 năm, quân Hồi đã lập nên nhiều kỳ tích chưa từng thấy:

- Trước hết, quân Hồi chiếm Hy Lạp và nhiều nước phía đông Địa Trung Hải.

- Mấy năm sau, một cánh quân tiến về phía Tây chiếm Libya.

- Một cánh quân khác tiến về phía đông chiếm nước Âu Châu Armenia, tiến vào miền Caucase của Nga. Trong khi đó một cánh quân khác tràn xuống phía nam đánh chiếm Bắc Ấn Độ (tức Afganistan và Pakistan ngày nay).

Tới lúc này, Hồi Giáo đã thành một đế quốc mênh mông kéo dài từ Âu sang Á tới Bắc Phi. Những quân lính Ả Rập Hồi Giáo hầu hết đều đã xa nhà trên 10 năm, phần đông đều cảm thấy chán nản. Nhiều tướng lãnh Hồi Giáo xa chủ tướng đã quá lâu nên cũng mất đi tình thân ban đầu.

Năm 656, một nhóm tướng và binh sĩ bất mãn đã bất thần trở về Medina vây bắt và giết chết Uthman tại chỗ. Nhóm này đưa Ali Talib lên làm vị Caliph thứ tư của Hồi Giáo.

4. Ali Talib (656-662). Vụ sát hại Uthman để đưa Ali lên thay là một biến cố vô cùng tai hại cho Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua và có thể còn kéo dài mãi mãi về sau. Ali là em họ và đồng thời là con rể của Muhammad. Khi vừa được bầu lên làm Caliph, Ali đã gặp phải sự chống đối của Muawiyah là người nhà của Uthman. Muawiyah lúc đó là quan toàn quyền Hồi Giáo cai trị Syria lên tiếng chỉ trích Ali đã không trừng phạt kẻ sát hại Uthman. Ali mang quân đến đánh Muawiyah nhưng hai bên đánh nhau khá lâu không phân thắng bại nên phải ngưng chiến. Năm 662, Ali bị ám sát chết. Muawiyah tự cho mình là người đang nắm quyền lực quân sự mạnh nhất nên tự xưng là Caliph lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo. Y tự ý dời thủ đô Hồi Giáo từ Medina về Damacus lúc đó là thủ đô của Syria. Muawiyah mở đầu cho một triều đại Hồi Giáo kéo dài tới 6 thế kỷ. Đó là triều đại Umayyad (Umayyad Dynasty) gồm những vị vua cai trị các nước Hồi Giáo, tất cả đều tự xưng là Caliph (661-1250). Do đó, tất cả các vua Hồi Giáo thuộc triều đại Umayyad đều được gọi chung là "Caliphate Rulers", có nghĩa là các nhà lãnh đạo cộng đồng với tư cách là người kế vị Muhammad.

Riêng cá nhân Muawiyah cai trị toàn bộ cộng đồng Hồi Giáo rộng lớn trong 19 năm. Ông biến những người theo ông thành một giai cấp quí tộc mới, nói đúng hơn là một giai cấp thống trị (a ruling class). Chủ thuyết của Muawiyah là cai trị dân bằng sức mạnh quân sự (military aristocracy). Muawiyah chết vì bệnh năm 680.

Trong thời gian đó, những người Hồi Giáo thân Ali đã lập ra một giáo phái mới là giáo phái Shiite. Số tín đồ Hồi Giáo còn lại được gọi chung là Sunni, có nghĩa là Đa số. Năm 680, vua Yazid (con của Muawiyah) đến Medina chặn bắt con trai của Ali là Husayn và giết nhiều người thuộc giáo phái Shiite. Năm sau (681), Yazid mang quân trở lại Medina (nơi ở cuối cùng của Muhammad) tàn phá và dìm thành phố thánh địa này trong biển máu. Để trả thù, giáo phái Shiite mang quân chiếm thánh địaMecca và tàn phá nặng nề thành phố này. Từ đó đến nay, trải qua trên 13 thế kỷ, hai giáo phái Sunni và Shiite thường xuyên xung đột nhau nhiều trận đẫm máu. Số người tử trận cả hai bên có thể lên tới nhiều chục triệu người. Đây là một thảm họa lớn nhất trong lịch sử thế giới Hồi Giáo.

II. THỜI KỲ CỦA NHỮNG ĐẾ QUỐC HỒI GIÁO - TỪ THẾ KỶ 13 ĐẾN THẾ KỶ 20.

1. Đế Quốc Mughul :

Mughul là tiếng phiên âm Ả Rập để gọi người Mông Cổ (Mongol). Người sáng lập đế quốc Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan 1162-1227). Thoạt đầu ông thống nhất các bộ lạc du mục Mông Cổ vốn có tài cưỡi ngựa và bắn cung. Sau đó ông huấn luyện và tổ chức họ thành quân ngũ và biến họ thành những đoàn kỵ binh bách chiến bách thắng. Với đoàn quân hùng mạnh này, Thành Cát Tư Hãn đã lần lượt đánh chiếm nhiều nước từ Á sang Âu tới tận Trung Đông và Phi Châu. Luật tác chiến rất nổi tiếng của Thành Cát Tư Hãn là : Hễ tới nơi nào ngoan ngoãn đầu hàng thì tha, bất cứ một thành phố hay làng mạc nào chống cự đều bị phá bình địa và tất cả mọi người dân không kể già trẻ lớn bé đều phải chết!

- Năm 1219, quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Thổ cùng đoàn tùy tùng bỏ chạy bị quân Mông Cổ truy kích qua Iran tới tận Azerbaizan thì bị bắt. Quân Mông Cổ tới đâu đều để lại phía sau sự đổ nát hoang tàn.

- Năm 1231, hàng loạt các thành phố nổi tiếng của Hồi Giáo như Baghdad, Bukhara, Damacus... đều bị đốt phá bình địa với những xác chết la liệt trên đường phố. Dân chúng sợ hãi lũ lượt kéo nhau chạy qua các nước lân cận.

- Năm 1255, Mông Cổ hoàn thành một đế quốc rộng lớn bao la bao gồm Trung Quốc, Cao Ly, Ngoại Mông, hàng chục nước Trung Á và Bắc Ấn Độ, Syria, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng một biến cố quan trọng đã xảy ra cho cả Hồi Giáo lẫn Mông Cổ, đó là vào năm 1295, hoàng đế Mông Cổ Ghazan Khan theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Từ đó về sau, các hoàng đế Mông Cổ đều theo đạo Hồi. Càng về sau, các quan và cả triều đình Mông Cổ trong đế quốc đều thành những tín đồ Hồi Giáo thành tín. Các học sĩ Hồi Giáo Ả Rập (Ulama) được trọng dụng, nhất là trong việc soạn thảo các bộ luật hình sự và dân sự phỏng theo luật Hồi Giáo Sharia.

Hoàng đế Mông Cổ Timur Lenk đóng đô tại Thổ Nhĩ Kỳ xua quân đánh chiếm Iran năm 1387, chiếm hải cảng Golden Horde của Nga năm 1395, chiếm Ấn Độ năm 1398, tàn phá thủ đô New Delhi và giết hàng chục ngàn tù binh Hindu tại đây. Năm 1400,Timur chiếm hai nước Iran và Iraq. Tại đây, Timur ra lệnh tàn sát hàng triệu người thuộc giáo phái Shiite. Vì quá say máu chiến thắng, năm 1404, Timur kéo quân ngược về phía Trung Á rồi vượt biên giới tiến đánh vào phía Tây Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài qua năm sau, Trung Quốc phản công giết quân Mông Cổ rất nhiều và bản thân Timur cũng bị tử trận trong năm 1405.

Những hoàng đế Mông Cổ kế tiếp chú trọng việc mở rộng đế quốc ở Châu Á:

- Năm 1478, đế quốc Mughul chiếm Indonesia và biến nước này thành nước Hồi Giáo. Ngày nay, Indonesia là một nước đông dân nhất của thế giới đạo Hồi với trên 200 triệu dân.

- Từ 1520 đến 1837, đế quốc Mughul cai trị toàn Ấn Độ. (Ấn Độ mang tên Mughul Empire of India). Hoàng đế Mông Cổ đóng đô tại New Delhi. Năm 1643, hoàng đế Mông Cổ cho xây ngôi mộ của hoàng hậu ở ngoại ô New Delhi rất nổi tiếng, đó là ngôi mộ Taj Mahal..

- Năm 1747, đế quốc Mughul chiếm Afganistan và cai trị nước này 100 năm.

Năm 1831, người Anh chiếm Ấn Độ và chấm dứt đế quốc Mughul trên lục địa Châu Á.

2. Đế quốc Ottoman (1289-1924)

Danh từ Ottoman xuất phát từ tên của một bộ lạc du mục là OSMAN ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ lạc này bắt đầu khởi binh từ năm 1280. Chỉ trong 9 năm, họ chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm có Tây Nam Á Châu, Đông Nam Âu Châu và Đông Bắc Phi Châu. Họ gọi đế quốc của họ là OTTOMAN. Những người lãnh đạo đế quốc này đều theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni.Họ chẳng những nổi tiếng về tài năng thao lược quân sự mà còn nổi tiếng về khả năng chính trị rất khéo léo của họ. Nhờ vậy, đế quốc Ottoman đã tồn tại qua 7 thế kỷ.

- Năm 1389, quân Ottoman chiếm Albania và Kosovo, biến vùng này thành những nước theo Hồi Giáo.

- Năm 1444, quân Ottoman đánh tan Thập Tự Quân của giáo hoàng La Mã tại Bulgaria.

- Tháng 4.1453, quân Hồi Giáo Ottoman xóa sổ đế quốc Byzantine, tức đế quốc Ki Tô Giáo Đông Phương và chiếm thủ đô của đế quốc này là thành phố Constantinople. Điểm son của Ottoman là sau khi chiếm Constantinople và nhiều lãnh thổ của Byzantine, Ottoman công bố chính sách khoan dung tôn giáo đối với Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo. Nhờ vậy, trong nhiều thế kỷ sau, Ottoman đã mở rộng thương mại với các nước Âu Châu Ki Tô Giáo và trong lãnh thổ đế quốc không có một cuộc nổi loạn nào. Tuy nhiên, đối với giáo phái Shiite, Ottoman có một chính sách quyết liệt không khoan nhượng.

- Năm 1467, Ottoman công bố thánh chiến với giáo phái Shiite, các tín đồ Shiite trong đế quốc bị lùng giết.

- Từ 1467 đến 1520, quân Ottoman tiến chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và toàn bán đảo Arabia.

- Từ 1520 đến 1534, quân Ottoman chiếm Nam Tư và một phần Âu Châu tới thủ đô Vienne của Áo.

- Năm 1606, Ottoman chiếm Romania, Hungaria, Ba Lan và Tiệp Khắc. Tới lúc này, đế quốc Ottoman trở thành siêu cường quốc tế (World Power).

Từ đầu thế kỷ 19, các cường quốc Âu Châu (Anh, Pháp, Đức) bắt đầu xâm chiếm các phần đất của Ottoman và dồn đế quốc này vào chỗ suy tàn.

3. Đế quốc Safavids của giáo phái Shiite (1501-1779)

Thoạt đầu Safavids là một nhánh của giáo phái Shiite xuất phát tại nước Azerbaizan ở tây nam biển Caspian.

Năm 1501, lãnh tụ của giáo phái Safavids là Esmail khởi binh chiếm luôn cả nước Azerbaizan. Esmail tự xưng là "Vua Hồi Giáo" (Sha/Sultan) và ra lệnh cho toàn dân phải theo đạo Hồi (giáo phái Shiite). Ít lâu sau, Esmail xua quân đánh chiếm các nước lân cận theo Chính Thống Giáo là Armenia, Georgia và vùng núi Caucase của Nga. Trong thời gian chiếm đóng, quân Hồi Safavids đã giết hại rất nhiều người Chính Thống Giáo. Riêng tại Armenia, số tín đồ Chính Thống Giáo bị giết lên tới một triệu người. Sau đó quân Safavids chuyển qua phía đông tấn công thành phố Anatolia để dằn mặt đế quốc Ottoman theo giáo phái Sunni. Trong khi đó, một nhóm khác thuộc giáo phái Shiite ở Ba Tư nỗi lên cướp chính quyền của giáo phái Sunni. Nhóm nổi loạn ra lệnh cho cả nước Ba Tư phải theo Shiite, ai bất tuân lệnh đều bị giết. Tất cả các học sĩ (Ulamas) lãnh đạo giáo phái Sunni đều bị chém đầu, không sót một ai. Kể từ đó, nước Ba Tư (Iran) trở thành một quốc gia toàn tòng theo giáo phái Shiite. Các vua Hồi Giáo Ba Tư được gọi là SHA, vừa là vua vừa là giáo chủ, phần đông đều cực đoan và hung dữ.

Phần đông các học sĩ Hồi Giáo Ba Tư đều theo môn phái triết học thần bí (mystical philosophy) tóm tắt như sau: "Chính trị và tôn giáo là một, không thể tách rời. Mọi cải cách xã hội không thể vượt quá tư tưởng tôn giáo".

Với bản chất cuồng tín cực đoan cố hữu của giáo phái Shiite, nay lại có thêm chủ thuyết thần bí của các Mullahs (học sĩ) giáo phái Shiite càng ngày càng trở nên cực đoan nguy hiểm. Họ luôn luôn có thái độ bất khoan dung với các tôn giáo khác, nhất là đối với giáo phái Hồi Giáo Sunni, chiếm 80% dân số đạo Hồi.

* * *

Như đã trình bày trên đây, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20, trong thế giới Hồi Giáo đã xuất hiện ba đế quốc riêng biệt và luôn tranh chấp với nhau. Cả ba đế quốc Hồi Giáo đã được thành lập và suy tàn vào những thời điểm khác nhau:

- Đế quốc Mughul thành lập đầu thế kỷ 13, suy tàn cuối thế kỷ 19.
- Đế quốc Ottoman thành lập cuối thế kỷ 13, suy tàn đầu thế kỷ 20.
- Đế quốc Safavids thành lập đầu thế kỷ 16, suy tàn trong thế kỷ 18.

Như vậy, hai đế quốc Hồi Giáo lớn mạnh nhất là Ottoman và Mughul đã cùng tồn tại song hành và chia nhau thống trị thế giới Hồi Giáo bao la trong 7 thế kỷ. Ít nhất là trong 200 năm, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, cả ba đế quốc Mughul, Ottoman và Safavids cùng tồn tại trong thế giới đạo Hồi (The Islamic World).

Từ thế kỷ 18 trở đi, các nước Âu Châu trở nên hùng cường mọi mặt đã đẩy lùi các đế quốc Hồi Giáo đến chỗ suy tàn. Khởi đầu là nước Nga đánh tan quân Ottoman ở vùng Biển Đen năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng núi Caucase. Năm 1792, Nga chiếm Georgia và Romania từ tay Ottoman.

Đầu thế kỷ 19, Nga chiếm toàn bộ miền Trung Á gồm nhiều nước theo đạo Hồi thuộc đế quốc Mughul. (Sau Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga năm 1917, các nước Hồi Giáo Trung Á đều biến thành các tiểu bang thuộc Liên Bang Xô Viết).

- Cũng trong đầu thế kỷ 19, Hòa Lan chiếm Indonesia và Mã Lai. Anh chiếm Ấn Độ bao gồm cả một tiểu lục địa (sau 1947, Ấn Độ bị chia thành nhiều nước: Pakistan, Bangladesh, Tích Lan và Ấn Độ).

- Cuối thế kỷ 19, Anh chiếm Ai Cập và Sudan. Pháp chiếm Algeria, Tunisia và Maroc.

- Đầu thế kỷ 20, Ý chiếm Lybia. Anh và Pháp chiếm Palestine, Jordan, Iraq, Syria và Liban.

Tóm lại, từ đầu thế kỷ 20, chỉ ngoại trừ một nước duy nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, còn lại toàn bộ thế giới Hồi Giáo đều trở thành những thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu Châu.

Lịch sử bành trướng và phát triển của đạo Hồi luôn luôn gắn liền với chiến tranh và bạo lực. Vì thế đạo Hồi nổi tiếng là "tôn giáo của lưỡi gươm" (Religion of Sword) hoặc "tôn giáo quân phiệt" (Militaristic Religion). Kinh Thánh Koran của Hồi Giáo được gọi là "Cuốn sách của tử thần" (The Book of Death) và đức tin Hồi Giáo là: "đức tin hung bạo" (a violent faith). Trong hơn một thế kỷ qua, thế giới Hồi Giáo đã bị Tây Phuơng dồn vào thế suy kiệt mọi mặt. Họ không còn con đường nào khác hơn là thực hiện chủ nghĩa khủng bố. Về hình thức thì ngày nay chiến tranh có khác với ngày xưa, nhưng về thực chất thì chủ nghĩa khủng bố cũng là một hình thái của chiến tranh và bạo lực. Chỉ khác một điều: chủ nghĩa khủng bố là hình thái chiến tranh của những kẻ đã bị dồn vào thế yếu nhưng buộc phải chiến đấu với kẻ thù lớn mạnh hơn mình để tồn tại.

Nhìn về tương lai, chúng ta khó đoán được cuộc chiến tranh khủng bố sẽ đưa nhân loại đi về đâu, nhưng nhìn về quá khứ chúng ta phải công nhận sức mạnh của Hồi Giáo đã tạo nên nhiều thành tích quan trọng:

- Trong thế kỷ 7, Hồi Giáo Ả Rập tiêu diệt đế quốc Sassanian đã từng làm mưa làm gió ở Trung Đông trong 10 thế kỷ trước đó.

- Trong thế kỷ 15, Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine (hậu thân của đế quốc La Mã) chặn đứng sự bành trướng của Ki Tô Giáo xuống bán đảo Ả Rập và Trung Đông.
 
Văn Hóa
Hồn Việt
Trầm Thiên Thu
09:08 29/01/2015
Việt Nam êm ả ngũ cung
Hồn thiêng non nước vua Hùng ngàn xưa
Cội nguồn từ Mẹ Âu Cơ
Trải dài nhà Nguyễn, Đinh, Lê, Lý, Trần,…

Việt Nam vốn dĩ nghĩa nhân
Hy sinh, chịu đựng, chuyên cần sớm khuya
Bẩm sinh bản chất hiền hòa
Yêu công lý, rất thiết tha hòa bình

Việt Nam đậm chất chân tình
Da vàng, máu đỏ như mình với ta
Chiều dài lịch sử từ xưa
Ca dao vẫn mượt khúc ru ngọt ngào

Việt Nam mãi mãi tự hào
Kiên cường, bất khuất trước bao kẻ thù
Thiên Vương Phù Đổng vươn xa
Bà Trưng, bà Triệu quyết vì Việt Nam

Trầm hùng hồn Việt muôn năm
Nước non nhỏ bé nhưng luôn kiêu hùng
Muôn người luôn vững một lòng
Quyết ngăn mọi kẻ xâm lăng nước nhà.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sông Nước Miền Nam
Tấn Đạt
22:12 29/01/2015
SÔNG NƯỚC MIỀN NAM
Ảnh của Tấn Đạt
Ba sa, cá tra nuôi lồng,
Vẫy vùng sông nước Cửu Long hiền hòa.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23/01 – 29/01/2015 - Tuần lễ hiệp nhất Kitô Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:49 29/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha bế mạc tuần hiệp nhất Kitô Giáo

Lúc 5 giờ rưỡi chiều Chúa Nhật 25 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Tuần lễ này đã tiến hành từ 18 đến 25 tháng Giêng vừa qua với chủ đề là câu Chúa Giêsu nói với người phụ nữ xứ Samaria: “Bà hãy cho tôi uống nước” (Xc Ga 4,7)

Hiện diện tại buổi cầu nguyện, có gần 20 Hồng Y, các Giám Mục, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Roma, nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Genadios Zervos, Đại diện tòa Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo, đặc trách các tín hữu Chính Thống tại Italia, Malta và miền nam Âu Châu, Đức Giám Mục David Moxon, đại diện Đức Giáo Chủ Anh giáo, v.v.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Bao nhiêu tranh luận giữa các tín hữu Kitô do quá khứ để lại có thể được vượt thắng nếu chúng ta loại bỏ thái độ tranh cãi hoặc hộ giáo, đồng thời cùng nhau tìm cách đón nhận trong chiều sâu những gì liên kết chúng ta, nghĩa là ơn gọi tham dự vào mầu nhiệm tình thương của Chúa Cha được Chúa Con biểu lộ cho chúng ta nhờ Chúa Thánh Linh”.

Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng “Sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô không phải là kết quả của những tranh luận lý thuyết tinh vi trong đó mỗi người tìm cách thuyết phục người khác về nền tảng vững chắc ý kiến của mình. Con Người sẽ đến và sẽ thấy chúng ta còn tranh luận như thế. Chúng ta phải nhìn nhận rằng để đạt đến chiều sâu mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta cần nhau, gặp gỡ nhau và đối chiếu với nhau dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh là Đấng làm cho những khác biệt được hòa hợp và vượt thắng các xung đột”.

Nhắc đến chủ đề tuần hiệp nhất năm nay, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng Chúa Giêsu, trên đường từ Giuđêa tiến về Galilea, đã không ngại xin người phụ nữ xứ Samaria nước uống. Cái khát ấy không phải chỉ là cái khát thể lý, nhưng cũng là sự ước mong gặp gỡ để có thể cống hiến cho người phụ nữ ấy một hành trình hoán cải nội tâm.. Cũng vậy, ngày nay có rất nhiều người nam nữ đang mệt mỏi và khát, xin các tín hữu Kitô chúng ta cho họ uống. Đó là một yêu cầu mà chúng ta không thể tránh né”.

Từ đó, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Trong ơn gọi trở thành những người loan báo Tin Mừng, tất cả các Giáo Hội và các Cộng đồng Giáo Hội tìm được một lãnh vực thiết yếu để cộng tác với nhau chặt chẽ hơn. Để có thể chu toàn hữu hiệu công tác ấy, cần tránh khép mình trong thái độ cục bộ và loại bỏ người khác, cũng như cần tránh áp đặt những hình thức đồng nhất theo những kế hoạch hoàn toàn là phàm nhân”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha khẳng định rằng việc tìm kiếm sự hiệp nhất Kitô không phải là công việc riêng của một ít người. Tất cả chúng ta đều phục vụ cùng một Tin Mừng duy nhất. Vì Tin Mừng ấy, bao nhiêu Kitô hữu bị bách hại và tàn sát.. Đó chính là phong trào đại kết bằng máu”.

Cuối kinh chiều, Đức Hồng Y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện cám ơn Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Kinh Chiều này.

2. Công bố sứ điệp ngày truyền thông xã hội

Sáng thứ Sáu 23 tháng Giêng, Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Truyền thông xã hội lần thứ 49 đã được công bố với chủ đề: “Truyền thông trong gia đình, môi trường ưu tiên để gặp gỡ trong tình yêu nhưng không”.

Ngày Truyền thông xã hội lần thứ 49 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 17 tháng 5.

Sứ điệp đã được Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về truyền thông xã hội, cùng với 2 giáo sư, giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha cho biết đã chọn đề tài này vì Giáo Hội đang ở trong tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về gia đình. Ngài nhận xét rằng “các cơ quan truyền thông có xu hướng trình bày gia đình như thể đó là một kiểu mẫu trừu tượng cần chấp nhận hay từ khước, cần bảo vệ hoặc tấn công, thực ra, gia đình là một thực tại cụ thể để sống; giới truyền thông cũng thường trình bày gia đình như thể đó là một ý thức hệ của người này chống người khác, thực tế gia đình là nơi mà tất cả chúng ta học biết ý nghĩa việc liên lạc trong tình yêu được lãnh nhận và trao ban”.

Sau khi trình bày các khía cạnh của việc truyền thông, liên lạc trong gia đình, Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến các phương tiện truyền thông hiện đại nhất và ảnh hưởng của chúng đối với việc liên lạc, đả thông, trong gia đình và giữa các gia đình, vì các phương tiện ấy có thể cản trở hoặc trợ giúp. Ngài nhấn mạnh rằng cần tái khám phá sự kiện cha mẹ là những người đầu tiên giáo dục con cái, cha mẹ ngày càng phải hiện diện hơn nữa trong thế giới kỹ thuật số để hướng dẫn con cái.

Đức Thánh Cha cũng cảnh giác chống lại nguy cơ lớn, đó là trẻ em hoặc thiếu niên khép kín, tự cô lập trong thế giới ảo, lơ là với nhu cầu cần phải hội nhập vào đời sống thường nhật, trong những liên hệ với người khác. Sau cùng người trẻ cũng được kêu gọi làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường kỹ thuật số và trong các mạng xã hội.

3. Công bố sứ điệp Sứ điệp Mùa Chay

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi thành phần Giáo Hội vượt thắng hiện tượng “hoàn cầu hóa sự dửng dưng” đối với những người nghèo khổ.

Đây là ý tưởng được Đức Thánh Cha nhấn mạnh và khai triển nhiều nhất trong Sứ điệp Mùa Chay bắt đầu từ ngày 18 tháng Hai tới đây. Sứ điệp được Đức Ông Giampietro Dal Toso, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm), cùng vị phụ tá và ông Michel Roy, Tổng thư ký Caritas quốc tế, giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo sáng ngày 27 tháng Giêng, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha có chủ đề là một câu trích từ thư thánh Giacôbê “Anh chị em hãy củng cố tâm hồn” (Gc 5,8). Sau khi nhắc lại sự kiện Thiên Chúa ”không dửng dưng đối với chúng ta, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

“Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta, Chúa biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Chúa. Chúa chú ý đến mỗi người chúng ta.. Nhưng xảy ra là khi chúng ta an mạnh và cảm thấy thoải mái, thì thường chúng ta quên những người khác, không quan tâm đến những vấn đề của người khác, những đau khổ và bất công họ đang chịu.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng sự dửng dưng vừa nói có chiều kích hoàn vũ và người ta có thể nói ngày nay đang có một thứ ”hoàn cầu hóa sự dửng dưng”. Để giúp các tín hữu khắc phục tệ nạn này, Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể Giáo Hội ý thức rằng ”Nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể khác cũng đau”


4. Đức Thánh Cha tiếp kiến đoàn thẩm phán Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma

Sáng thứ Sáu 23 tháng Giêng, trong buổi tiếp kiến dành cho Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma nhân dịp khai mạc năm tư pháp mới, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi để ý đến những bối cảnh con người và văn hóa có ảnh hưởng tới ý định kết hôn, hay khiến cho hôn nhân vô hiệu.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có khoảng 200 người, trong đó có hơn 20 vị thẩm phán của tòa Rota thuộc nhiều quốc tịch, các luật sư và viên chức khác, dưới sự điều động của vị niên trưởng là Đức Ông Pio Vito Pinto. Các phán quyết của tòa Rota thường được coi như án lệ đối với các tòa án hôn phối trong toàn Giáo Hội và huấn dụ của Đức Thánh Cha dành cho tòa này hướng đến toàn thể các tòa án của Hội Thánh trên thế giới.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Cuộc khủng hoảng hôn nhân ngày nay nhiều khi có căn cội là cuộc khủng hoảng về nhận thức được đức tin soi sáng, nghĩa là được soi sáng nhờ lòng gắn bó với Thiên Chúa và ý định yêu thương của Chúa được thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô.. Kinh nghiệm mục vụ cho thấy một số lớn các tín hữu ở trong tình trạng hôn phối bất hợp lệ, vì họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của não trạng thế tục lan tràn.. khiến họ thay vì tìm kiếm vinh danh Chúa, thì chỉ theo đuổi cuộc sống thoải mái cho bản thân. Một trong những hậu quả của thái độ đó là “một đức tin khép kín trong thái độ chủ quan..”.

Vì thế, - Đức Thánh Cha nói – “Vị thẩm phán, khi cân nhắc xem sự ưng thuận kết hôn của đôi vợ chồng có thành sự hay không, cần phải để ý đến bối cảnh các giá trị và đức tin, - hoặc sự thiếu sót hay vắng bóng các giá trị và đức tin ấy, - trong đó ý hướng kết hôn của họ được thành hình. Thực vậy, sự thiếu ý thức về nội dung đức tin có thể đưa tới điều mà giáo luật gọi là “lầm lẫn chi phối ý chí kết hôn” (errore determinante la volontà, Xc GL 1099). Tình trạng này không phải là điều ngoại lệ như trong quá khứ, xét vì tư tưởng trần tục thường lướt thắng giáo huấn của Giáo Hội. Sự lầm lẫn ấy không những đe dọa sự ổn định của hôn nhân, đặc tính một vợ một chồng và sinh sản con cái của hôn phối, nhưng còn đe dọa sự kiện hôn nhân hướng đến thiện ích của tha nhân, tình yêu vợ chồng như 'nguyên lý sinh tử' của sự đồng ý kết hôn, sự hiến thân cho nhau để kiến tạo một sự sống chung”.

Trong ý hướng trên đây, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị thẩm phán về sự cần thiết phải có sự “hoán cải các cơ cấu của Giáo Hội theo tinh thần mục vụ, để thi hành công lý cho những người xin Giáo Hội làm sáng tỏ tình trạng hôn phối của họ... Các thẩm phán đừng khép kín ơn cứu độ con người trong những hẹp hòi của thái độ duy luật pháp. Mục đích tối hậu của giáo luật là phần rỗi các linh hồn.” Đó cũng là mục tiêu tối hậu của các tổ chức, luật pháp và các qui luật.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị thẩm rằng ở các tòa án hôn phối của Giáo Hội, nên có những người thiện nguyện có khả năng làm cố vấn cho các tín hữu về việc có thể đệ đơn xin tòa cứu xét sự vô hiệu hôn phối của họ, tuy rằng vẫn cần phải có các luật sư do chính tòa án trả lương, làm sao để tất cả các tín hữu có thể tìm tới công lý của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha bày tỏ hài lòng vì tại tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, có nhiều vụ xin giải hôn phối được miễn phí đối với những tín hữu ở trong tình cảnh kinh tế khó khăn, không thể kiếm được một luật sư.

Hồi năm ngoái, 2014, Đức Thánh Cha đã thành lập một Ủy ban nghiên cứu việc đẩy nhanh và đơn giản hóa các thủ tục cứu xét đơn xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu, để tránh tình trạng các tín hữu phải chờ đợi quá lâu. Ủy ban dự kiến sẽ trình lên Đức Thánh Cha vào mùa xuân năm nay các đề nghị giải quyết tình trạng này.

5. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói thật là kinh ngạc khi có những báo cáo nói có những mâu thuẫn giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Bênêđíctô thứ 16

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, người đã từng là thư ký riêng cho cả Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nói rằng thật là kinh ngạc khi có những báo cáo nói có những bất đồng giữa hai triều đại giáo hoàng.

"Tôi không biết một khẳng định tín lý nào của Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại trái với các giáo huấn của người tiền nhiệm ngài".

Vị Tổng Giám Mục người Đức hiện nay là chủ tịch Phủ Giáo Hoàng đã cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn dài với tạp chí Đức, Christ und Welt, nghĩa là “Chúa Kitô và thế giới”.

Ngài nói chuyện thẳng thắn về những thay đổi trong cách tiếp cận những vấn đề dưới triều Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong cuộc họp gây nhiều tranh cãi của Thượng Hội Đồng Giám Mục hồi tháng 10 năm ngoái, và bài diễn văn hôm 22 tháng 12 trong đó Đức Giáo Hoàng chỉ trích thẳng thừng 15 căn bệnh của Giáo triều Rôma.

Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng hôm 22 tháng 12, ngài đã được ngồi bên cạnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài đọc diễn văn Giáng sinh trước giáo triều Rôma, liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Rôma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy.

Vị Tổng Giám Mục người Đức nói: "Trong suốt cuộc nói chuyện, tôi đã có thể mường tượng ra các hàng tít lớn trên báo chí sau đó"

Mô tả quang cảnh buổi họp, Đức Tổng Giám Mục cho biết:

"Những phản ứng của các vị trong giáo triều dao động giữa bất ngờ, kinh ngạc và cảm thấy khó hiểu". Ngài thừa nhận rằng nhiều viên chức Vatican đã đặt câu hỏi về giọng điệu của bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, ngài kết luận: “Rõ ràng là Đức Thánh Cha nghĩ rằng cần thiết để nói mọi chuyện rõ ràng và tạo ra một cuộc duyệt xét lương tâm.”

Khi được hỏi tổng quát hơn về sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài liên tục nghe những câu hỏi về ưu tiên của Đức Giáo Hoàng. Đức Tổng Giám Mục xác tín rằng "Tôi nói mà không sợ nhầm lẫn rằng ưu tiên quan trọng nhất là truyền giáo, là rao giảng Tin Mừng"

Tuy nhiên, khi được hỏi ai là cố vấn thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục đã đưa ra một câu trả lời khá chấn động: "Tôi không biết."

Đức Tổng Giám mục Gänswein bác bỏ ý tưởng rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc đẩy một sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo Hội về ly dị, hoặc chấp nhận cho người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ. Ngài chỉ ra rằng Đức Giáo Hoàng là người phải bảo vệ những tín lý chính thống của Công Giáo. Ngài nói thêm: "Tín Lý và việc chăm sóc mục vụ không đối lập, đó là hai anh em sinh đôi".

Khi được hỏi về một báo cáo trên báo chí Ý nói rằng trong thời gian Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình, một số giám mục đã tiếp xúc với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 để thúc giục ngài phải can thiệp, Đức Tổng Giám Mục nói rằng báo cáo ấy là “thêu dệt từ Alpha đến Omega, không hề có những tiếp xúc như thế”.

Về việc xuất bản một bài báo của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, trong đó thẳng thừng bác bỏ những đề nghị cho người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ, Đức Tổng Giám mục Gänswein nói rằng Đức Giáo Hoàng danh dự đã viết bài này nhiều tháng trước khi Thượng Hội Đồng được triệu tập.

6. Đức Thánh Cha buồn vì báo chí giải thích xuyên tạc

Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha “ngỡ ngàng và buồn” vì nhiều gia đình đông con hoang mang trước những tin tức báo chí loan đi không đúng về những lời nói của ngài.

Trong những ngày qua, nhiều báo chí Italia và quốc tế đăng tin với những tựa đề như: “Đức Giáo Hoàng dạy: điều lý tưởng là mỗi gia đình có 3 con”, hoặc “Đức Giáo Hoàng nói: các gia đình đừng sinh sản như thỏ!” Đó là những điều hầu như duy nhất được các báo nhấn mạnh từ cuộc họp báo của Đức Thánh Cha trên máy bay hôm 19 tháng Giêng trên đường từ Manila về Roma.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Công Giáo Tương Lai (Avvenire) số ra ngày 22 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Becciu cho biết đã trình cho Đức Thánh Cha các bài báo ấy. Ngài tỏ ra ngạc nhiên và buồn vì sự giải thích không đúng của nhiều báo chí về lập trường của ngài. Đức Thánh Cha không hề nói điều lý tưởng là mỗi gia đình chỉ nên có 3 ngừơi con. “Đây là con số mà các nhà xã hội và dân số học coi là mức tối thiểu để dân số được ổn định. Đức Giáo Hoàng không hề muốn nói đó là con số ‘đúng’ mà mỗi gia đình nên có. Mỗi gia đình Công Giáo, dưới ánh sáng ơn thánh, được kêu gọi phân định theo một loạt các mô thức của con người và Thiên Chúa để xác định đâu là số con mà mình phải có”.

Đức Tổng Giám Mục Becciu nhấn mạnh rằng:

“Chính vì muốn làm sáng tỏ sự việc, nên trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 21 tháng Giêng vừa qua, Đức Thánh Cha đã mau lẹ gửi những lời quí mến và khích lệ đến các gia đình đông con. Ngài khẳng định rằng sự sống luôn luôn là một thiện ích và sự kiện có nhiều con là một hồng ân của Thiên Chúa và phải luôn cảm tạ Chúa”. Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha cũng tái khẳng định giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 trong Thông điệp “Humanae Vitae” (Sự Sống Con người) về sự sinh sản có trách nhiệm.

Theo Đức Tổng Giám Mục Becciu, câu Đức Thánh Cha nói “không thể sinh sản như thỏ” phải được giải thích theo nghĩa: việc sinh sản của con người không thể theo tiêu chuẩn bản năng như động vật, nhưng là kết quả của một hành vi trách nhiệm, bắt nguồn trong tình yêu và trong sự hiến thân cho nhau. Rất tiếc là nền văn hóa hiện đại có xu hướng làm giảm thiểu vẻ đẹp chân chính và giá trị cao cả của tình yêu vợ chồng, với tất cả những hậu quả tiêu cực theo sau đó”

7. Đức Thánh Cha cổ võ Tin Lành và Công Giáo cộng tác với nhau

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cổ võ sự cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo và Tin Lành Luther trong việc làm chứng về lòng từ bi của Thiên Chúa trong xã hội ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây sáng ngày 22 tháng Giêng trong buổi tiếp kiến dành cho phái đoàn Tin Lành Luther và Công Giáo Phần Lan về Roma hành hương thường niên nhân dịp lễ kính thánh Henrico bổn mạng nước này, dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Tin Lành Vikstroem và Đức Giám Mục Công Giáo Temu Sippo.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha ghi nhận cuộc viếng thăm của phái đoàn diễn ra trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô với chủ đề là lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ xứ Samaria: “Bà hãy cho tôi uống” (Ga 4,7).

Ngài nói:

“Tuần cầu nguyện này nhắc nhở chúng ta rằng nguồn mạch mọi ơn thánh chính là Chúa và các hồng ân của Chúa biến đổi những người lãnh nhận, làm cho họ trở thành chứng nhân về sự sống đích thực đến từ một mình Chúa Kitô. Như Tin Mừng kể lại cho chúng ta, nhiều người xứ Samaria tin nơi Chúa Giêsu nhờ chứng từ của người phụ nữ (Xc Ga 4,39). Và như Đức Giám Mục Vikstrom đã nhận xét, các tín hữu Công Giáo và Luther có thể cộng tác nhiều với nhau để làm chứng về lòng từ bi của Chúa trong xã hội chúng ta.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Chứng tá chung của các tín hữu Kitô là điều đặc biệt cần thiết ngày nay đứng trước sự nghi kỵ, bất an, những vụ bách hại và đau khổ mà bao nhiêu người đang phải chịu trên thế giới ngày nay. Chứng tá chung này có thể được nâng đỡ và khích lệ nhờ những tiến bộ trong việc đối thoại thần học giữa các Giáo Hội. Tuyên ngôn chung về đạo lý công chính hóa, do Liên hiệp các Giáo Hội Tin Lành Luther thế giới và Giáo Hội Công Giáo, ký kết cách đây 15 năm, có thể tiếp tục mang lại những thành quả hòa giải và cộng tác giữa hai bên.”

Trong số 5,2 triệu dân Phần lan hiện nay, có 78,4% là tín hữu Tin Lành Luther, 1,1% là tín hữu Chính Thống. Công Giáo chỉ có khoảng 8 ngàn tín hữu họp thành một giáo phận là giáo phận Helsinki.

8. Chứng tá anh hùng của các Giám Mục Ba Lan

Trong một diễn biến có liên quan, hãng tin Zenit, trích thuật các nghiên cứu của học giả Reytel Andrianik cho biết hầu hết các Giám Mục Ba Lan thời Thế Chiến Thứ Hai đã liều mạng cứu người Do Thái.

Vào thời điểm Đức Quốc Xã xâm lược Ba Lan vào năm 1939, Giáo Hội tại nước này có 21 giáo phận trong đó có 8 giáo phận trống tòa vì các Giám Mục bị giết, trốn thoát hay bị trục xuất.

Một trong những vị trốn ra nước ngoài là Đức Cha Karol Radoński, người đã tố cáo trên đài truyền thanh Luân Đôn hôm 14 tháng 12 năm 1942 về thảm hoạ Holocaust tức là chính sách diệt chủng người Do Thái tập thể: bắn chết, cho vào phòng hơi ngạt, bỏ đói …

Trong 13 giáo phận có các Giám Mục coi sóc, các nghiên cứu đã chứng minh được tại 11 giáo phận các Giám Mục đã âm thầm giúp người Do Thái bằng cách che dấu trong các chủng viện, dòng tu, cấp giấy chứng nhận rửa tội giả để phù hợp với căn cước giả…Hai giáo phận còn lại vẫn còn đang được nghiên cứu.

Việc nghiên cứu các chứng tá anh hùng của các Giám Mục Ba Lan gặp nhiều trở ngại vì theo luật của Đức Quốc Xã những ai che dấu người Do Thái thì bị tàn sát cả gia đình nên các Giám Mục thường hết sức cẩn thận và kín đáo để bảo vệ các dòng tu, chủng viện và các giáo xứ khỏi bị tàn sát tập thể.

Hôm 21 tháng Giêng, viện Yad Vashem, là nơi tưởng niệm các nạn nhân Holocaust cũng đưa ra những tài liệu cho thấy một linh mục vào thời đó đã hô hào giáo dân giúp che dấu người Do Thái và chính ngài cũng liều mình đích thân giúp người Do Thái trốn sự lùng bắt của Đức Quốc Xã. Vị linh mục ấy là cha Stefan Wyszynski, sau này là Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan.

9. Đức Thánh Cha nhắc nhở các tân Hồng Y: Mũ đỏ Hồng Y không phải là một phần thưởng

Trong một bức thư gửi cho mỗi Giám Mục và Tổng Giám Mục trong số 20 vị sẽ được nâng lên hàng Hồng Y đoàn trong công nghị Hồng Y vào ngày 14 tháng Hai tới đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các vị Hồng Y rằng chiếc mũ đỏ không nên được xem như là "một phần thưởng, hay đỉnh cao sự nghiệp của một người", nhưng là một lời mời gọi để phục vụ.

"Luôn khiêm tốn trong khi phục vụ không phải là dễ dàng," Đức Giáo Hoàng viết. Ngài kêu gọi các vị để tránh các lễ mừng xa hoa thường xuyên được tổ chức bởi các tân Hồng Y. Những buổi tiệc xa hoa như thế có thể dễ dàng tạo ra một cảm giác say mê quyền lực thế gian, và có thể tách chúng ra khỏi Thánh Giá của Đức Kitô.

10. Thảm họa Charlie Hebdo: Toàn bộ hoạt động tông đồ của Giáo Hội Công Giáo Niger bị đình chỉ vô thời hạn

Trích dẫn sự tàn phá trên một quy mô quá rộng lớn các nhà thờ và các tổ chức Công Giáo khác và tình hình mất an ninh nghiêm trọng trên toàn lãnh thổ, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Niger đành phải đưa ra một biện pháp đau lòng là đình chỉ vô thời hạn các hoạt động của tất cả các trường Công Giáo, trung tâm y tế, từ thiện và các cơ quan phát triển trên cả nước.

Các giám mục yêu cầu anh chị em giáo dân cầu nguyện và suy niệm trên "sự kiện đau đớn mà chúng ta đã chỉ chịu đựng."

Quốc gia Tây Phi này 17,1 triệu dân, trong đó 80% là người Hồi giáo và chỉ có 0,1% là người Công Giáo.

Hồi cuối tuần qua nhiều vụ biểu tình bạo động đã nổ ra để phản đối vụ báo Charlie Hebdo ở Pháp đăng các bức hí họa xúc phạm đến ngôn sứ Mohamet của Hồi giáo. Những người biểu tình đã đốt phá ít nhất 45 thánh đường, hàng quán và cơ sở của Kitô giáo và ít nhất có 10 người bị thiệt mạng, 50 người bị thương, một số phụ nữ Kitô bị hãm hiếp.

11. Đức Thánh Cha làm phép chiên con dùng để lấy len dệt dây Pallium

Hôm 22 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh dấu ngày lễ Thánh Agnes với một nghi thức có từ hơn một thế kỷ trước là làm phép các chiên con để lấy len dệt dây Pallium.

Theo truyền thống, hai con chiên nhỏ dưới một năm tuổi, đã được mang đến nhà trọ Santa Marta trong những chiếc giỏ.

Đến mùa hè những con chiên này sẽ được xén lông để lấy len. Các nữ tu sẽ dùng len ấy dệt nên các dây pallium.

Agnes có nghĩa là "con chiên" trong tiếng Latin. Thánh Agnes là một vị đồng trinh tử đạo sống ở thế kỷ thứ 4. Thánh nữ đã bị giết khi còn là một cô gái trẻ vì từ chối thờ phượng một vị thần ngoại giáo.

Cô được chôn cất trong nhà thờ được đặt theo tên cô, là nhà thờ thánh Agnes, nằm trên Via Nomentana của Rôma. Để tượng trưng cho sự tinh khiết của Thánh Agnes, khi được ban phép lành bởi Đức Giáo Hoàng một trong những con chiên sẽ đeo vương miện kết bằng hoa trắng, trong khi con thứ hai đeo một vòng hoa màu đỏ để tiêu biểu cho sự trung thành của thánh nữ cho đến chết.

Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.

Ngày 29 tháng 6 hàng năm, nhân lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Thánh Cha sẽ trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám Mục được tấn phong trong vòng một năm.

12. Vua Abdullah của Ả rập Saudi qua đời

Hoàng gia Ả rập Saudi công bố là vua Abdullah bin Abdulaziz, 90 tuổi đã qua đời đúng 01:00 giờ sáng giờ địa phương, sau nhiều tuần lễ điều trị tại bệnh viện vì bị nhiễm trùng phổi.

Em trai cùng cha khác mẹ với ông là Salman, 79 tuổi, đã nối ngôi vua.

Abdullah lên ngôi vào năm 2005 nhưng đã thường xuyên phải chịu đựng bệnh tật trong những năm gần đây.

Vua Abdullah là vị vua Ả rập Saudi đầu tiên đến thăm Tòa Thánh. Biến cố lịch sử này đã diễn ra vào trưa thứ Ba 6/11/2007 giữa vị hoàng đế và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16

Theo truyền thống, vị vua Ả rập Saudi được xem là người Quản Thủ các Thánh Địa Mecca và Medina của Hồi Giáo.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nồng nhiệt đón chào vua Abdullah và dẫn vào trong thư viện của ngài. Hai vị đã bàn bạc trong vòng 30 phút. Cuộc hội kiến này đã được diễn ra theo thỉnh cầu của vua Abdullah trong khuôn khổ chuyến công du Âu Châu của nhà vua.

Trong cuộc hội kiến, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề liên quan đến tình trạng của một triệu Kitô hữu đang sống tại Ả rập Saudi. Hiện nay, các tín hữu Kitô tại Ả rập Saudi không được quyền thờ phượng công khai, không được có những biểu tượng Kitô Giáo, không được có những tài liệu liên quan đến Kitô Giáo và thường xuyên bị công an tôn giáo bách hại. Tình hình cho đến nay vẫn không hề được cải thiện.

Vua Salman lên ngôi trong một hoàn cảnh khó khăn. Phía Bắc Ả rập Saudi là quân khủng bố Hồi Giáo IS ở Iraq và Syria, phía Nam là bọn khủng bố al-Qaeda hoạt động mạnh tại Yemen. Cả hai nhóm khủng bố này đều có nhiều cảm tình viên tại Ả rập Saudi.

13. Đức Giáo Hoàng tiếp các nhân viên an ninh công cộng tại Vatican

Hôm thứ Năm 22 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các nhân viên an ninh công cộng tại Vatican. Công việc của họ là giám sát những điạ điểm quan trọng nhất trên thế giới của Giáo Hội Công Giáo, nơi đón tiếp hàng triệu người hành hương mỗi năm.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha nói:

"Cuộc họp truyền thống này mang đến cho tôi cơ hội để thăm hỏi anh chị em và đích thân bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi với công việc anh chị em thực hiện mỗi ngày, một cách rất chuyên nghiệp."

Tên chính thức của họ là Đoàn thanh tra an ninh công cộng Vatican. Năm nay, họ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mình và cũng là lần đầu tiên, đoàn được lãnh đạo bởi một người phụ nữ.

Maria Rosaria Maiorino, lãnh đạo đoàn nói:

"Con được vinh dự bày tỏ lòng biết ơn của anh chị em chúng con vì một lần nữa, chúng con có buổi triều yết đặc biệt này với Đức Thánh Cha."

Cùng với lực lượng ngự lâm quân Thụy Sĩ và đội Hiến Binh Vatican, đoàn thanh tra an ninh công cộng Vatican giúp bảo đảm an ninh Đền Thờ Thánh Phêrô, quảng trường, Đức Giáo Hoàng và các khách hành hương trong các biến cố công cộng.

14. Vua Abdullah II của Jordan ca ngợi lập trường của Đức Thánh Cha Phanxicô trong vụ Charlie Hebdo

Vua Abdullah II của Jordan đã lên tiếng ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô về nhận xét ngài đã đưa ra trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Colombo sang Manila hôm 15 tháng Giêng.

Đức Tổng Giám Mục Maroun Lahham, đại diện Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem, tại Jordan nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm Thứ Năm 22 tháng Giêng như sau:

"Vua Abdullah đã nhắc lại rõ ràng những lời của Đức Giáo Hoàng theo đó tự do ngôn luận là một quyền, và trong một số trường hợp thậm chí còn là một nghĩa vụ, nhưng đồng thời nó cũng có giới hạn, và không thể xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của người khác. Quốc vương Abdullah II khẳng định đây là những nhận xét rất tích cực "

Thủ tướng Anh David Cameron là một trong những người không đồng ý với Đức Thánh Cha. Ông nói rằng tự do ngôn luận không thể có giới hạn và có thể đi xa đến mức sỉ nhục bất cứ ai.

Ông nói: "Tôi là một Kitô hữu. Nhưng nếu có ai nói điều gì đó tấn công Chúa Giêsu, tôi có thể cảm thấy khó chịu, nhưng trong một xã hội tự do, tôi không có quyền trả thù người ta. Chúng ta phải chấp nhận rằng những tờ báo, và tạp chí có thể xuất bản những điều gây khó chịu cho một số người miễn là nó hợp với luật pháp."

Vua Abdullah đã lên án chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, và nói rằng những người thực hiện các cuộc tấn công, chẳng hạn như tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, không đại diện cho Hồi giáo chân chính. Đồng thời, ông cũng nói rằng danh tiếng của người Hồi giáo phải được bảo vệ. Vua Abdullah đã là một trong 40 nhà lãnh đạo thế giới tham gia cuộc tuần hành ở Paris để thể hiện tình đoàn kết chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Sau khi Charlie Hebdo vẽ một bức họa châm biếm tiên tri Muhammad trong ấn bản đầu tiên của mình sau cuộc tấn công khủng bố, Vua Abdullah mạnh mẽ lên án quyết định này là "một sự xúc phạm đến tình cảm của người Hồi giáo ở khắp mọi nơi."

Đó là một "sự thiếu trách nhiệm, một hành động thiếu thận trọng và thiếu suy nghĩ".

Bức họa châm biếm tiên tri Muhammad đã kích động hàng loạt những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo trên toàn thế giới. Đặc biệt, nghiêm trọng là tại thủ đô Niamey của Niger. 45 nhà thờ đã bị tấn công và đốt cháy, 10 Kitô hữu bị giết trong các vụ tấn công.

15. Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan kêu gọi người Công Giáo bảo vệ các di sản Do Thái Giáo

Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan đã kêu gọi người Công Giáo chăm sóc nghĩa trang của người Do Thái, các hội đường, và các tàn tích khác của người Do Thái trước chiến tranh, cũng như mộ phần của các nạn nhân Holocaust. Các giám mục Ba Lan đã đưa ra lời mời gọi này nhân kỷ niệm lần thứ 18 ngày Do Thái giáo tại Ba Lan. Đây là một sáng kiến được cử hành hàng năm vào ngày 27 tháng Giêng, nhằm thúc đẩy đối thoại cũng như củng cố các mối quan hệ Công Giáo và Do Thái giáo.

"Trách nhiệm đạo đức của chúng ta là chăm sóc những nơi mà những anh chị em láng giềng của chúng ta đã bị sát hại và chôn cất", Đức Cha Mieczysław Cisło, Chủ tịch Ủy ban đối thoại với Do Thái giáo của Hội đồng Giám mục của Ba Lan về Đối thoại liên tôn cho biết như trên. Thông báo cũng kêu gọi các linh mục đề ra những sáng kiến "để tưởng niệm các cộng đồng Do Thái tại những nơi mà họ đã từng sinh sống”

Các giám mục nói không có ai có thể nhún vai và nói đây không phải là việc của họ vì thực ra đó là một "nhiệm vụ của lương tâm" ngõ hầu các hội đường, nghĩa trang của người Do Thái, và các ngôi mộ của những nạn nhân của Holocaust "không đi vào quên lãng."

Đức Quốc Xã đã giết 90% trong tổng số 3.3 triệu người Do Thái sinh sống tại Ba Lan trước thế chiến thứ Hai. Ngày nay, cộng đồng Do Thái tại đây chỉ còn khoảng 7,000 người.

16. Đức Thánh Cha khuyến khích tìm hiểu, gặp gỡ và đối thoại với Hồi giáo.

Trong buổi tiếp kiến sáng 24 tháng Giêng, dành cho 250 tham dự viên hội nghị quốc tế ở Roma nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Hoàng Học viện về Ảrập và Hồi giáo học, gọi tắt là PISAI, Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của sự lắng nghe, như điều kiện cần thiết trong tiến trình cảm thông lẫn nhau và sống chung hòa bình.

Ngài ca ngợi hoạt động của Học viện PISAI “như một thuốc giải độc chống lại mọi hình thức bạo lực, vì giáo dục về việc khám phá và chấp nhận sự khác biệt như sự phong phú.... Cuộc đối thoại giữa Kitô và Hồi giáo đặc biệt đòi hỏi kiên nhẫn và khiêm tốn tháp tùng một nghiên cứu sâu rộng, vì sự phỏng chừng và ứng khẩu có thể gây hiệu quả ngược lại hoặc tạo nên sự khó chịu và bối rối. Cần có sự dấn thân lâu dài và liên tục để tránh tình trạng không được chuẩn bị đứng trước những hoàn cảnh và bối cảnh khác nhau”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng Học viện Pisai cần được biết đến nhiều hơn trong số các Đại học và Học viện giáo hoàng ở Roma. Ngài mong ước Học viện này ngày càng trở thành điểm tham chiếu cho việc huấn luyện các tín hữu Kitô hoạt động trong lãnh vực đối thoại liên tôn, dưới sự hướng dẫn của Bộ giáo dục Công Giáo và với sự cộng tác chặt chẽ của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn.

17. Đức Thánh Cha cổ võ các cộng đoàn dòng tu dấn thân đại kết

Đức Thánh Cha Phanxicô cổ võ các cộng đoàn dòng tu dấn thân cầu nguyện và hoạt động cho chính nghĩa đại kết các tín hữu Kitô.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24 tháng Giêng dành cho 50 tham dự viên cuộc hội thảo đại kết các tu sĩ nam nữ, do Bộ các dòng tu tổ chức từ ngày 22 đến 25 tháng Giêng này trong khuôn khổ tuần hiệp nhất và Năm Đời Sống Thánh Hiến. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có Đức Hồng Y Tổng trưởng João Braz de Aviz, các chức sắc của Bộ cùng với nhiều đan sĩ và tu sĩ Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo và Tin Lành.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của phong trào đại kết tu đức, cũng như của đời sống thánh hiến đối với sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Đời tu trì có một ơn gọi đặc thù trong việc thăng tiến sự hiệp nhất ấy. Hiện nay có nhiều cộng đoàn dòng tu hăng say dấn thân cho đối tượng ấy và cũng là những nơi ưu tiên gặp gỡ giữa các tín hữu Kitô thuộc các truyền thống khác nhau, như tu viện đại kết Taizé bên Pháp và Đan viện Bose ở bắc Italia.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

“Không có hiệp nhất nếu không có sự hoán cải, kinh nguyện, đời sống thánh thiện. Đời sống thánh hiến là môi trường rất thuận tiện để thăng tiến 3 yếu tố vừa nói và vì thế có thể góp phần rất lớn cho chính nghĩa đại kết Kitô. Một trong những người tiên phong trong phong trào đại kết Kitô và là người cổ võ tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là Cha Paul Couturier. Cha đã ví tất cả những người cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô, cũng như phong trào đại kết nói chung, như ‘một đan viện vô hình’ liên kết các Kitô hữu thuộc các Giáo Hội, các nước và đại lục khác nhau.”

Và Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em chính là những người linh hoạt đầu tiên của ‘Đan viện vô hình này’. Tôi khích lệ anh chị em cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô và diễn đạt kinh nguyện này qua các thái độ và cử chỉ thường nhật”