Ngày 29-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời cầu chúc năm mới
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:57 29/01/2011
Lời cầu chúc năm mới

Chúng ta đang sống trong những ngày cuối tháng Chạp của năm Canh Dần, trong không khí sửa dọn đón mừng ngày Tết Nguyên Đán năm mới Tân Mão đang đến, theo phong tục văn hóa âm lịch của quê hương đất nước Việt Nam chúng ta.

Đón mừng mùa xuân năm mới con người chúng ta cầu chúc cho nhau sức khoẻ, tinh thần đời sống khang an hạnh phúc.

Lời cầu chúc tốt đẹp cần thiết này không chỉ theo nếp sống tập tục văn hóa trong xã hội xưa nay. Nhưng còn nói lên tâm tình đạo đức sâu thẳm của con người. Vì ai cũng biết sức khoẻ, sự khang an hạnh phúc không do con người làm tạo ra được, mà do được trao tặng ban cho từ Trời cao. Và con người chúng ta chỉ còn biết cầu xin cùng lãnh nhận.

Cầu chúc cho nhau như thế là lời cầu xin khấn nguyện với Trời cao ban cho. Đây là nếp sống vừa văn hóa tình người, vừa là nét đẹp cao thượng của đời sống giữa con người với nhau và cũng là tâm tình chan chứa lòng tin tưởng đạo đức.

Trong dòng thời gian, con người suy nghĩ sáng tác viết ra những lời cầu chúc thâm sâu có ý nghĩa hợp với cuộc sống thực tế, cùng muốn chia sẻ về nếp sống với người được cầu chúc.

Lời cầu chúc văn chương viết như sau: Xin cầu chúc mọi người

„Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào.
Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường.
Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người.
Vừa đủ HY VỌNG để thấy mình hạnh phúc.
Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường.
Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm.
Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn.
Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.
Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan.
Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất vọng mỗi khi chán nản.“

Đọc những những lời cầu chúc văn chương này, gợi lên trong tâm trí triết lý tích cực trong đời sống con người, mà hầu như vào mọi không gian thời đại họ hằng đi tìm kiếm.

Những lời cầu chúc văn chương này còn phản ảnh điều đạo đức tin tưởng thâm sâu của tâm hồn con người nữa. Vì tin rằng vẻ vỏ bên ngoài đời sống tuy cần thiết, nhưng tinh thần mới là chính yếu mang đến cho đời sống có ý nghĩa trọn vẹn.

Những lời cầu chúc thắm thiết tình người này là một cách suy tư cắt nghĩa về Tám Mối Phúc Thật, mà Chúa Giêsu đã rao giảng làm khuôn mẫu, giềng mối cho cuộc sống tinh thần đạo giáo của con người trong xã hội:

"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả.
Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.
Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.
Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
( Mt 5,1-11)

Những lời của Chúa trong Tám Mối Phúc Thật là khuôn thước cho đời sống, nhưng cũng là lời chúc phúc lành của Chúa cho con người.

Đời sống con người trong dòng thời gian ngày giờ năm tháng cần cơm ăn áo mặc nhà cửa cùng những phương tiện vật chất khác.

Nhưng một đời sống có bình an cùng được Thiên Chúa chúc phúc lành vẫn luôn là ước mong căn bản cần thiết cho đời sống có ý nghĩa và được trọn vẹn tràn đầy, nhất là những lúc gặp gian nan thử thách.

Ngày 27.Tháng Chạp năm Canh Dần







 
Chúa Nhật IV TN: Xin cho con nghèo khó
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:04 29/01/2011
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN A (2011)

Xin cho con nghèo khó


Trong khi các phố phường đang ngập tràn muôn sắc hoa Xuân, mọi nhà đang tất bật lo lắng trang hoàng nhà cửa, sắm sửa đồ dùng để vui Xuân, các hộ kinh doanh đang ngược xuôi thu gom tiền bạc nợ nần…và khắp nơi ngập tràn những cánh thiệp chúc xuân với 4 từ quen thuộc đã trở nên như sáo ngữ: “Năm Mới Hạnh Phúc”…thì trong các thánh đường của người Công Giáo hôm nay lại âm vang lên Sứ điệp Lời Chúa: Khó nghèo là hạnh phúc, hiền lành là hạnh phúc, khóc lóc là hạnh phúc, bị bách hại là hạnh phúc….

Mà chẳng phải chỉ riêng dành cho hôm nay. Sứ điệp nầy “phúc thật” nầy cũng chính là trọng tâm của lời rao giảng mà Đức Kitô muốn ký thác cho muôn thế hệ Kitô hữu và cho toàn nhân loại như một “TIN MỪNG”, một định hướng sống, một trật tự luân lý mới và như một “cánh cửa của niềm hy vọng” để qua đó, chúng ta tiến bước vào miền hạnh phúc đích thực, vào “NƯỚC TRỜI”.

Thế nhưng, để hiểu được dụng ý của Thiên Chúa khi giới thiệu một thứ “hạnh phúc” trông ngược đời nầy, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe những chỉ dẫn của Lời Chúa.

1. Con người thất bại với “Trái Cấm Hạnh Phúc”

Tìm kiếm “trái cấm hạnh phúc” và rồi để vuột mất “hạnh phúc đích thực” đó chính là kinh nghiệm ngàn đời của nhân loại mà ngay từ thuở hồng hoang Tổ Tông loài người đã từng nếm trãi. Bởi vì chính lúc hai ông bà A-đam-E-Va với tay hái “TRÁI CẤM HẠNH PHÚC”, tưởng đâu rằng một chân trời hạnh phúc huy hoàng mở ra trước mắt, thì cũng là lúc “thiên đàng sụp đổ”, nhường lại một kiếp nhân sinh đầy khổ lụy thương đau hun hút nối dài. Thứ “Trái Cấm hạnh phúc” đó cho đến mãi hôm nay vẫn còn là một sức cuốn hút ghê gớm, bởi vì nó đang mặc những lớp áo dễ thương, gần gũi với những nhu cầu của đời thường cuộc sống: tiền bạc, phương tiện, sắc đẹp, danh tiếng, bằng cấp, quyền lực, tình yêu, xác thịt, tận hưởng…Nhưng sau tất cả những ánh hào quang hạnh phúc ấy, điểm đến chung cuộc vẫn là nấm mồ quạnh quẽ và chiếc đầu lâu trơ trọi.

2. Thiên Chúa đề nghị thứ “Hạnh phúc của Nước trời”:

Thiên Chúa tình yêu đã nhập cuộc và dẫn lối đưa đường. Bởi vì nếu không, thì công trình “Tạo dựng” có nguy cơ hoàn toàn sụp đổ. Thiên Chúa muốn cho con người được hạnh phúc, một hạnh phúc đích thực mà Ngài đã thiết dựng ngay từ thuở ban đầu: được chia sẻ hạnh phúc với Ngài, được sống vĩnh cửu, được vào trong một vương quốc:

- Một vương quốc chỉ có tình yêu thay hận thù ghen ghét,
- Một vương quốc sự thật thay cho lầm lạc đui mù,
- Một vương quốc của tình huynh đệ anh em thay cho rẻ chia tranh chấp.
- Một vương quốc của niềm vui và an bình thay cho sầu buồn bất hạnh
- Một vương quốc của hoà bình, hiệp nhất thay cho chiến tranh bạo lực oán thù
- Một vương quốc của yêu thương phục vụ sẻ chia thay vì bóc lột khủng bố…

Thế nhưng, để có được cái hạnh phúc đích thực đó, để đi vào cái Vương Quốc rạng ngời đó, Thiên Chúa đã phải từng bước dạy dỗ con người, thuyết phục con người chấp nhận phương án của Ngài, con đường và giải pháp chính Ngài đề nghị. Trong khi con người cứ mãi loay hoay chạy tìm cái bóng hạnh phúc của “vương quốc trần gian” qua những thực tại chóng tàn, thì Thiên Chúa không mệt mõi giới thiệu con đường hạnh phúc đích thực của “Nước trời”, con đường hoán cải để trở nên khiêm hja khó nghèo.

Lời của Sứ ngôn Sô-phô-ni-a trong Bài đọc I một hôm nay là một điển hình trong những sứ điệp dạy về con đường hạnh phúc của Thiên Chúa:

“Hỡi tất cả những ai nghèo hèn trong xứ sở,
Những kẻ thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa,
Hãy tìm sự công chính, hãy tìm đức khiêm nhường…

Nối tiếp truyền thống của các sứ ngôn và đưa tới một bình diện cụ thể hơn, rõ nét hơn, Đức Kitô đến loan báo: KHÓ NGHÈO chính con đường chắc chắn nhất để tiến vào hạnh phúc Nước Trời: “Phúc cho ai khó nghèo, vì Nước Trời là của họ”.

Chúng ta không biết cái viễn tượng “Nước Trời” đầy lý tưởng và huyền diệu đó đến khi nào mới hiện thực hoàn toàn trên trần gian. Tuy nhiên, có một điều chúng ta xác tín: đó chính là “Nước Trời đã đến” và đã thật sự chạm đến những “kẻ khó nghèo”:

- đã đến cách đây 2000 năm trong Đấng Em-ma-nu-en sinh ra tại Bê Lem trong một đêm mùa đông băng giá, khi đã mang “tin mừng” cho những anh mục đồng nghèo khổ và đem lại ánh sao chân lý cho những nhà đạo sĩ Phương Đông khao khát kiếm tìm…
- đã đến trong anh chàng thanh niên nghèo khổ Giê-su Người Na-da-rét, con Bác thợ mộc Giuse và Bà Maria, để mái nhà Na-da-rét toả ánh sáng diệu hiền, thánh thiện đến mọi nhà xung quanh.
- đã đến trong vị Rab-bi khó nghèo nhưng rao giảng bằng những lời quyền năng và những dấu lạ, để những kẻ đui mù tìm lại ánh sáng, những người điếc lác nghe lại tiếng cười, những kẻ què quặt nhảy nhót tung tăng, những người phung cùi bại liệt tìm thấy một cuộc đời đáng sống, những chàng thu thuế bị loại trừ, những cô gái điếm bị khinh rẽ…tìm lại được niềm tin và hy vọng cho cuộc đời. Vâng tất cả họ đều là những kẻ nghèo và đã đón nhận hạnh phúc Nước Trời cho chính cuộc đời của họ.
- đã đến trong tên tử tội Giê-su trên đồi Núi Sọ khi trước lúc tắt hơi vẫn còn long trọng công bố cánh cửa Nước Trời đang mở ra cho những tâm hồn ăn năn sám hối như tên trộm bị đóng đinh bên hữu: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
- Đã đến nơi Nhà Tiệc Ly, trên bờ hồ Ti-bê-ri-át, dọc đường về Em-mau trong Đấng đã chết nhưng đã phục sinh để xoay hẳn 180 độ cuộc đời và niềm tin của các môn sinh, những người mà sau đó cũng đã sẵn sàng chấp nhận cuộc sống hiền lành, bị bách hại và đã hiến dâng mạng sống để làm chứng “Hạnh phúc nước Trời đã dành cho họ”…

Và kể từ đó, Nước Trời cứ vươn lên đến mọi miền thế giới, đến mọi tâm hồn…

3. Con đường phúc thật hôm nay

Và nếu hiểu “Khó Nghèo” là như thế, cái phúc đích thực là như thế thì tất cả chúng ta đều là những “kẻ nghèo”, hay đúng hơn “phải trở nên khó nghèo”, bởi vì đó chính là đòi hỏi của Tin Mừng, là điều kiện để chiếm lĩnh Nước trời, để đi vào hạnh phúc vĩnh cửu.

Nếu Đức Kitô đã chọn sinh ra trong hang lừa máng cỏ, đã công bố Tin mừng cho những kẻ nghèo, đã chết như một tội nhân trần trụi trên khổ giá, đã lập Giáo Hội trên nền tảng các tông đồ là những dân chài chất phát, đã chấp nhận trở thành tấm bánh ly rượu để hiện diện mọi ngày với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, hoặc trở nên đồng dạng đồng hình với những kẻ đói khát, tù tội, khổ đau…thì không có lý do gì chúng ta, những người Kitô hữu, lại cứ sống khác đi, lại chọn lựa con đường hạnh phúc khác với lối đi nẽo bước của Ngài.

Chúng ta đừng quên rằng, suốt 2000 năm nay đã có biết bao nhiêu “kẻ nghèo có phúc”, như Anê, Cê-ci-li-a, Au-gus-ti-nô, Mo-ni-ca, Tê-rê-xa hài đồng, Phan-xi-cô As-si-si…như cha thánh Maximilien Kolbe, như Mẹ Á Thánh Têrêxa thành Calcutta, như Á Thánh An-rê Phú Yên, Các Thánh Tử đạo Việt Nam…và hằng ngày, khắp nơi hôm nay, có biết bao nhiêu người dám “đập bể bình dầu thơm quí giá cuộc đời”, dám “bán đi những thửa ruộng màu mỡ cuộc sống”, dám “bỏ chài lưới, bỏ ghe thuyền, bỏ bàn thu thuế, bỏ cả cha, lẫn mẹ, bỏ cả người yêu…” để phục vụ Đức Kitô trong đời thánh hiến, trong chức linh mục, trong vai trò giáo lý viên, tông đồ giáo dân…Trước mặt người đời, trong bậc thang xã hội hoặc với sinh mệnh chính trị, có thể họ là những kẻ thấp cổ bé miệng, là những người bị trù dập bách hại, là những thức “rác rưởi bỏ đi”, nhưng, như lời Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay: “Những gì thế gian cho là điên dại thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh…”.

Tuy nhiên, con người vốn bản tính hư hèn, yếu đuối, thích chuộng cái giàu sang của thế gian, thích tìm cái thoải mái, dễ chịu, hạnh phúc trần tục và thường quay lưng trước những đòi hỏi của Tin Mừng (như người thanh niên giàu có đã sụ mặt bỏ đi khi nghe Chúa Giê-su mời gọi: “Con hãy về bán hết mọi của cải, bố thí cho kẻ nghèo, rồi đến theo Ta”)…Cho nên chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau biết sống khó nghèo thực sự, như lời của bài thánh ca:

Xin cho con nghèo khó,
cuộc đời bao nguy khó,
đời hạnh phúc con được chính Chúa gia nghiệp trọn đời

 
Gioan Bosco, Vị Thánh Sống Vui
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:51 29/01/2011
“Thánh thiện đâu phải là nhăn nhó, cực khổ, đau thương ! Thánh thiện là vui tươi liên lỉ vì được Chúa, “được đất trên trời là của mình vậy” (ĐHV 532). Lời vàng này đã gợi cho tôi liên tưởng đến một con người, cũng là một vị thánh đã sống một đời “vui tươi liên lỉ” trong Chúa và tha nhân. Đó chính là Gioan Bosco, vị thánh của giới trẻ.

1. Niềm vui sống cho giới trẻ

Cuộc đời của Thánh Gioan Bosco được dệt nên bởi chuỗi ngày tươi vui đồng hành cùng giới trẻ. Được mời gọi tận hiến cho những “hạt mầm tương lai”, Don Bosco đã vui vẻ chấp nhận sứ vụ này với niềm tin và nghị lực phi thường của người tông đồ.

Niềm vui mà Gioan Bosco tìm gặp được trong hành trình phục vụ, chính là được góp phần làm thăng tiến các giá trị nhân bản Kitô giáo nơi những người trẻ. Ý thức được những hoàn cảnh khắc nghiệt mà giới trẻ đương thời phải đối diện, Ngài đã vận dụng hết khả năng tâm lực vào việc hoàn thiện nhân phẩm và hướng các đối tượng này tới sự trưởng thành không ngừng về nhân cách. Niềm vui lớn nhất nơi thánh nhân, chính là được chứng nghiệm những hoa trái đẹp đẽ trổ sinh nơi những tâm hồn trẻ, do chính bàn tay mình góp phần vui xới.

Chúng ta nhận thấy một nỗ lực kiên cường của người “Cha và là thầy của giới trẻ” nơi hoạt động tông đồ của ngài. Mặc cho những khó khăn từ các nhóm chống đối giáo sĩ, Gioan Bosco đã biến Nguyện xá “Oratoire” thành nơi đón tiếp, nuôi nấng, cảm hoá những đứa trẻ nghèo khổ, bất hảo… nên những còn người tốt, có ý thức trách nhiệm. Năm 1868, nguyện xá này đã quy tụ 800 em, là cộng đồng lớn nhất tại Ý dành cho giới trẻ lúc bấy giờ.

Niềm vui nơi Don Bosco chính là được tỏ bày ân sủng Thiên Chúa ban qua đời sống tận hiến trọn vẹn cho giới trẻ. Đây là động lực thôi thúc ngài dấn thân không ngừng trên nẻo đường tông đồ, ở đó có những người trẻ đang chờ đợi sự cưu mang của “thánh Vinh Sơn mới”. Lời ngài xác quyết của ngài cho thấy một sự trải nghiệm bền bỉ và chất chứa tình yêu mến nồng nhiệt đối với giới trẻ: “Tôi đã hứa với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng vẫn dành cho giới trẻ nghèo khổ”; “Tất cả cuộc đời cha dành cho các con !”…

2. Niềm vui sống cho Thiên Chúa

Được phục vụ những người trẻ là niềm vui lớn trong cuộc đời Gioan Bosco. Không chỉ dừng lại như một hoạt động xã hội đơn thuần, chiều kích sâu xa trong công tác tông đồ của Gioan Bosco, chính là niềm vui sống cho Thiên Chúa. Chính ngài đã bộc bạch lý do được thúc đẩy khi vận dụng phương pháp giáo dục giới trẻ: “Giáo dục là việc của con tim; chỉ vì Thiên Chúa là Thầy duy nhất, chúng ta sẽ không bao giờ thành công, nếu như Người không ban cho chúng ta chìa khoá”

Như vậy, việc thực thi thánh ý Thiên Chúa, và luôn sẵn sàng để Ngài hành động là niềm vui thánh thiện của người môn đệ Đức Kitô. Thánh Gioan Bosco đã quy chiếu tất cả mọi hoạt động của ngài để làm cho Thiên Chúa được vui nhờ hành vi đáp trả của mình. Điều mãn nguyện đối với Don Bosco là đem về cho Chúa thật nhiều linh hồn từ những mảnh đời được quy hồi phẩm giá. Châm ngôn của ngài nói lên niềm vui của người mục tử sẵn sàng tước bỏ những gì không cần thiết để có thể cứu vớt được những linh hồn: “Hãy ban cho con các linh hồn, và hãy lấy đi tất cả những gì còn lại” (St 14, 21)

3. Niềm vui của chúng ta

Chúng ta vui mừng cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta Gioan Bosco, vị thánh của giới trẻ. Chúng ta cũng cảm tạ Chúa vì được chia sẻ niềm vui đích thực của Thánh Gioan Bosco. Sẽ thật ý nghĩa nếu chúng ta biết dùng niềm vui ấy như men nồng cho lý tưởng sống đời chứng nhân.

Thử nhìn lại, chúng ta đã có được niềm vui thực sự trước những lo toan bộn bề thường ngày chưa ? Niềm vui của chúng ta là gì ? Phải chăng là nụ cười khi công thành danh toại ? Phải chăng là niềm vui của kẻ “chiến thắng” trên đau thương, đổ vỡ, mất mát của người khác ? Phải chăng là sự thoả thích khi đoạt được một sự hiếu kỳ, thú tính ?....

Gương sống vui của Thánh Gioan Bosco gợi mở cho chúng ta một ý hướng cao đẹp cho đời mình. Ý hướng ấy như điểm khởi phát cho hành trình chấp nhận hy sinh gian khó, và luôn biết cởi mở đón nhận niềm vui sống cho Thiên Chúa và tha nhân. Nó không dựa trên những thành tựa bên ngoài, hay một sự náo động, phô trương; mà là dấn thân cho “công trình của Thiên Chúa” được hoàn thành trong thinh lặng, như lời Thánh Gioan Bosco đã chỉ lối: “Sự thiện hảo không ồn ào, và sự ồn ào không làm nên việc thiện”.

Niềm vui thánh thiện chỉ có thể đến với ta bằng sự nỗ lực cho nền giáo dục nhân bản Kitô giáo. Nó được bắt đầu từ con tim thanh thoát, cởi mở, biết cảm thông, và sẵn sàng chia sẻ mọi chướng ngại, đòi hỏi của quá trình này.

Niềm vui thực sự được thăng hoa từ trong đau khổ, tận hiến vì tình yêu đồng loại. Chính Thánh Gioan Bosco đã từng sống kinh nghiệm này:

“Giới trẻ đã được yêu mến đầy đủ chưa ? Anh biết tôi yêu mến chúng như thế nào ? Anh cũng biết, vì chúng, tôi đã đau khổ và chịu đựng trong suốt 40 năm qua, và tất cả những gì tôi đau khổ và chịu đựng vẫn còn tới nay” (Trích từ một lá thư Gioan Bosco viết năm 1884).
 
Một phép lạ đời thường
Trầm Thiên Thu
10:56 29/01/2011
Bạn có thể giẫm lên hùm thiêng, rắn độc; đạp nát đầu sư tử, khủng long. Chúa nói: "Kẻ gắn bó cùng Tôi sẽ được ơn giải thoát, người nhận biết danh Tôi sẽ được sức phù trì. Khi kêu đến Tôi, Tôi liền đáp lại, lúc ngặt nghèo có Tôi ở kề bên (Tv 91:13-15).

Bạn tôi là Steve sống ở Bờ Biển Đông nhưng thường đi công tác tới Minnesota. Trong một chuyến công tác, khi anh đang ăn tối tại một nhà hàng Hy lạp thì anh chú ý thấy một nữ phục vụ đang nhìn mình khác thường. Anh bắt chuyện với cô ấy và biết cô ở một thành phố nhỏ ở Hy lạp.

Anh giải thích: “Đó chính là nơi người anh song sinh với tôi tên Tom đang sống! Anh tôi là học giả nghiên cứu các tượng của Chính thống giáo Hy lạp”. Cô gái nói: “Tôi biết. Tôi thấy anh giống anh Tom ngay khi tôi vô đây”. Cô mới trở lại làm việc sau chuyến về thăm quê hương ở Hy lạp, và cô đã gặp Tom tại một tiệm sách.

Steve tin điều gì xảy ra cũng có một lý do nào đó, và vài tuần sau anh biết lý do đó là cuộc gặp gỡ tình cờ với cô phục vụ người Hy lạp kia. Anh về quê ở Bờ Biển Đông thì nghe tin anh Tom bị thương nặng ở Hy lạp.

Đó là ngày lễ Mẹ Mông Triệu theo lịch Chính thống giáo Hy lạp. Tom đi dọc con đường ít người qua lại gần tu viện Byzantine monastery trên núi Athos thì bất ngờ đá lở làm anh bị thương bất tỉnh. Khi Steve đến nơi thì thấy còn đầy vết máu. Anh Tom bị giập tay trái, chân phải bị gai đâm đầy và chân trái bị kẹt trên vách đá.

Tom không hiểu tại sao anh lại không bị văng ra xa. Anh chợt nhận ra mình đang được một phụ nữ vác đi, tay bà ôm lưng anh. Anh nhận ra màu đỏ sẫm (crimson) giống các tượng mà anh nghiên cứu. Mẹ Maria được vẽ màu áo đỏ sẫm như vậy. Tom nhắm mắt lại. Khi anh mở mắt ra thì xung quanh anh đầy ánh sáng trắng, một lúc sau thì hết.

Bị thương nặng thập tử nhất sinh, anh không thể cử động. Anh nhìn lên những ngọn cây phía sau và đắn đo quyết định. Một lúc sau, anh thấy thất vọng. Anh cố lách ra khỏi tảng đá cho bớt đau, hẳn không ai tình cờ thấy anh bị thương ở nơi hẻo lánh như vậy, thế thì chỉ có chờ chết thôi.

Một tiếng nói vang lên trong anh: “Đừng làm vậy! Anh nghĩ mình là ai mà có thể quyết định số phận của mình chứ?”. Được linh hứng ký lạ, bản năng sinh tồn trỗi dậy và anh cảm thấy đủ mạnh để bò lách ra khỏi tảng đá.

Tom sống qua ba ngày sau nhờ kem đánh răng, rong rêu, ít hạt đậu và ít nho khô. Nước thì vắt lấy từ đất ướt, rồi liếm cho đỡ khát. Nho khô phơi sương đêm cũng được thêm ít nước. Nghe có tiếng máy ghe chạy, anh ráng sức gọi lớn. Trong đêm tối, anh cố tưởng tượng những khuôn mặt những người thân đến đưa thức ăn và thức uống. Rồi thầm cảm ơn họ đến cứu mình…

Cuối cùng, vào ngày thứ ba, tiếng kêu cứu của Tom được nghe thấy. Các tu sĩ và dân làng Hy lạp đi cùng đội cứu hộ đến đưa anh đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán anh bị gãy xương đòn và xương cổ, vai bị trật khớp, bên sườn bầm tím và tay trái bị thương nặng. Họ nói đó là nhờ phép lạ, dù tay bị giập 2/3 mà không bị nhiễm trùng, thần kinh không bị tổn thương và động mạch không bị đứt.

Khi Steve nghe anh mình bị tai nạn trầm trọng, anh sợ Tom có thể thiếu thuốc men vì ở một vùng xa xôi như vậy ở Hy lạp. Steve nhớ lại cô phục vụ người Hy lạp, cô có nói đến một bác sĩ địa phương đã chữa trị cho anh Tom bình phục.

Dù khó hồi phục, Tom vẫn biết đó là một phép lạ mà Mẹ Maria đã là người cứu giúp đầu tiên vào ngày anh bị nạn. Nhưng đó không là phép lạ cuối cùng.

Trong thời gian nghỉ dưỡng, Tom xem lại 12 bức tranh anh đã vẽ trước khi bị tai nạn. Anh đặt tên cho chúng là “Ra khỏi bóng tối”. Các bức tranh này cho thấy có bóng người thoát ra khỏi cái gì đó, rồi trườn bò trên nền đất. Người đó đi từ bóng tối ra ánh sáng như cảnh tượng điễn ra. Khi Tom vẽ chúng, ý anh muốn phác họa chân dung cuộc sống như một trò chơi làm nóng, một bước sa sút tới điểm cuối cùng là sự chết và sự sống vĩnh hằng. Xem lại những bức tranh sau khi bị tai nạn, anh ngạc nhiên khi thấy có điểm rất giống với tai nạn anh vừa bị. Có thể Thiên Chúa muốn anh chú ý và lắng nghe. Khi vẽ tranh, Tom ở trong một vực thẳm tâm linh (spiritual abyss), bị trầm cảm và cảm thấy thờ ơ với Thiên Chúa.

Trong thời gian nghỉ dưỡng, anh có kinh nghiệm về việc phát triển tâm linh. Tràn đầy niềm tin, hy vọng và bác ái, anh dành thời gian giúp đỡ những người đau khổ trên khắp thế giới. Anh biết mình không bao giờ đơn độc. Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta, như chính Đức Kitô đã xác định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt. 28:20).

Tom không coi tai nạn kia là “xui xẻo”. Anh luôn tin mọi thứ xảy ra đều có một nguyên nhân nào đó. Anh nói: “Chúng ta chỉ cần sẵn sàng lắng nghe và hành động theo sứ điệp mà mình nhận được”.

(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: A Book of Miracles)
 
Bí quyết của những mối phúc thật
Lm. Phêrô Hồng Phúc
21:17 29/01/2011
BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG MỐI PHÚC THẬT

Chúng ta đang hướng về một Tết Nguyên Đán cổ truyền dân tộc, người ta chúc nhau được an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc, được vạn sự như ý. Những lời chúc ý nghĩa đó hướng con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc theo những lời chúc vật chất là những gì đáp ứng được nguyện vọng mà từ trong con người mong mỏi hướng về. Thế nhưng trong Hiến chương Nước Trời của bài giảng trên núi được gọi là Núi Bát Phúc thì Chúa Giêsu đã dạy cho toàn thể dân chúng một bản Hiến chương Nước Trời với những điều mà chúng ta thấy (x.Mt 5, 1-12). Thật sự là ngạc nhiên, nếu chúng ta không muốn nói là đi ngược lại những điều mà con người đang hướng tới:
-Khi người ta chúc cho nhau “giàu sang, phát tài phát lộc” thì Chúa Giêsu lại chúc “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”;
-Khi người ta chúc cho nhau “vạn sự như ý” thì Chúa Giêsu lại nói: “Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ”;
-Khi người ta chúc cho nhau được “bổng lộc, giàu sang, vinh hoa phú quí”, “ăn trên ở chốc” thì Chúa Giêsu lại chúc “Phúc cho những ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”...

Những điều mà Chúa Giêsu gọi là Mối Phúc Thật dường như lạc lõng đi ra bên ngoài quĩ đạo của vật chất mà con người đang hướng tới. Bởi vậy, nếu chúng ta đặt ra hai cột phúc song song, phúc của con người chọn và phúc của Chúa chọn thì chúng ta thấy sự tương phản nhau qua một trục, nếu bên này là dương bên kia là âm, nếu bên này là xuôi thì bên kia là ngược. Chúng ta tự hỏi, ai đi xuôi và ai đi ngược. Nếu chúng ta lấy mình làm xuôi thì Chúa đi ngược. Còn nếu chúng ta xét mình thấy mình đi ngược thì Chúa đi xuôi. Vậy, xuôi ngược, bí quyết từ đâu? Bắt đầu từ Adam Eva. Từ khi nguyên tổ phạm tội thì con người sa ngã và rơi xuống vực thẳm. Cái nhìn của con người bị tổn thương do tội nguyên tổ. Mặt đất trở nên bị chúc dữ, con người phải chịu chấp nhận cái chết, và vì thế, họ tìm cách thỏa hiệp với cái chết, thỏa hiệp với sự dữ để có thể tồn tại song song, rồi lâu dần sự dữ sự chết ấy đi vào khao khát của con người, con người không còn coi nó là sự dữ, sự chết nữa. Người ta muốn cho được giàu sang phú quí, người ta phải nuôi dưỡng lòng tham lam, người ta muốn:

“Tiền vào như nước sông Đà,
Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin.”


Người ta muốn thế thì người ta phải tham lam, phải ích kỷ. Dần dần cái nọc độc của sự chết ấy ngấm vào người, do đó con người làm quen với cái chết mà không thấy sự nguy hiểm. Chính vì vậy, khi bản Hiến chương Nước Trời ra đời, chúng ta có một trục để so sánh, mới giật mình khám phá ra rằng, hoặc là chúng ta đi ngược, hoặc là đường lối của Chúa đi ngược. Những người Kitô hữu hôm nay, khi chấp nhận Tám Mối Phúc Thật để theo gương các thánh, là những người đã qua nẻo đường phúc thật này được về Nước Trời thì người Ki tô hữu cũng phải đi ngược giòng mới tới đích.

Đi ngược giòng không dễ. Bởi vì có quá nhiều cám dỗ, có quá nhiều cản trở. Cho nên, trong Kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta hằng ngày “Xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Ai cũng muốn hưởng thụ. Ai cũng muốn mình phải được hơn người khác. Ai cũng muốn là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Và nhu cầu ấy, người ta gọi là:

“Có một thì muốn có hai.
Có ba có bốn lại nài thêm năm”


Tất cả tạo nên nhu cầu vật chất nối đuôi nhau, đuổi nhau và thậm chí loại trừ nhau để hưởng thụ, cuối cùng rồi lại đi đến hình ảnh “cá lớn nuốt cá bé”.

Chúng ta đặt bản Hiến chương Nước Trời của Chúa làm tâm điểm và soi mình vào đó để thấy được rằng người giàu sang mà không tới được hạnh phúc thì người nghèo có tới được hạnh phúc không? Nhìn vào thánh Phanxicô Khó Khăn, chúng ta nhận ra đáp số. Thánh Phanxico khó khăn là người nghèo nhất trên thế giới. Nhưng người ta nói “Không ai là người giàu hơn Phanxicô Khó Khăn”, vì ngài đã từ bỏ tất cả cho nên ngài được cả vũ trụ này làm gia nghiệp và trong năm 2000, người ta tổng kết lại, lấy 10 người trong 1000 năm qua đi là những người có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới thì thánh Phanxicô Khó Khăn là một trong số mười người đó. Những ông vua, những nhà tỉ phú, những người làm lũng đoạn thị trường lại không được đi vào trong danh sách. Nhưng Phanxicô Khó Khăn lại được vào danh sách một trong mười người có tầm ảnh hưởng nhất trong suốt một nghìn năm, từ năm 1000 đến năm 2000. Để chúng ta thấy được rằng, ảnh hưởng của Phanxicô Khó Khăn có tác động đến thế giới như thế nào? Để người ta nhìn qua hình ảnh một vị thánh khó nghèo nhưng lại nắm giữ được bí quyết của hạnh phúc. Nó hơn “Nhà giàu cũng khóc” (tên của một bộ phim Mêhicô). Nó hơn một thế giới kinh tế lên cao rồi bắt đầu khủng hoảng. Nó hơn tất cả những nhà làm kinh tế và thậm chí là chính trị nữa. Bởi vì Phanxicô Khó Khăn đã đưa ra một nguyên tắc của Tin Mừng:

“Xin Chúa dạy con:
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.”
Rồi:
“Xin Chúa dạy con:
đem yêu thương vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.”


Những chân lý ấy chỉ có ở nơi những người có tâm hồn nghèo khó. Nếu còn đọng một chút giàu sang trong tâm của người đó, người đó sẽ không bao giờ tìm thiệt thòi hơn người khác, thì làm sao lại có thể tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết? Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu?. Và khi mà mình đã phải căng sức ra để hưởng thụ, để tạo cho mình một kho tàng riêng thì làm sao cảm nghiệm được tâm tình của Phanxico Khó Khăn, đó là:
“Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”
Một lời kinh Hòa Bình cho chúng ta rất nhiều những khám phá, những bí quyết của đức khó nghèo. Nếu không có đức khó nghèo thì không có lời kinh hòa bình. Những nguyên lý ấy được đi vào lòng người.

Tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I, một thày giáo Công giáo kể lại với tôi: Người ta phát biểu rằng, bài hát Kinh Hoà Bình này lời hát vô cùng đơn sơ nhưng triết lý lại rất cao. Người ta khám phá ra những triết lý của cuộc sống rất ngắn gọn nhưng lại rất tinh chất. Cho nên người ta rất thích lời Kinh Hòa Bình, và kinh nguyện ấy, chúng ta khẳng định lại một lần nữa, là tinh hoa của đức khó nghèo, là tư tưởng của Phanxicô khó khăn đã tác động vào thế giới, đã tác động vào xã hội.

Chúng ta mới phân tích một đức khó nghèo, chúng ta đã thấy làm nên bí quyết sống mạnh mẽ như vậy. Nếu chúng ta tiếp tục phân tích đức hiền lành. Đức Hồng Y Mercier nói “Hiền lành là sự hoàn hảo của sức mạnh”. Đúng là hiền lành là hoàn hảo của sức mạnh. Người ta phải thật sự có ý chí thì người ta mới hiền lành được. Người ta phải thực sự học với Chúa Giê su vì Chúa nói “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29).

Hiền lành ví tựa mặt trăng
Tỏa ra ánh sáng muôn năm dịu dàng,
Ánh lên những vẻ Thiên Đàng
Sứ thần của sự bình an Nước Trời.
Mặt trăng lên xuống đồng thời
Thuỷ triều lên xuống cũng dời đi theo.
Những người đạo đức hiền lành
Cũng lôi người khác thực hành theo gương.
Hiền lành chan chứa tình thương
Hiền lành là bước theo đường Chúa đi.
Hiền lành vừa vẻ uy nghi
Lại vừa thân mật nhiều khi dịu dàng.
Uy quyền cảm hoá tiềm tàng,
Càng không cưỡng chế lại càng được theo.
Chúa xưa giảng dạy người nghèo
Nhân từ mà chứa bao nhiêu lệnh truyền.
Những người nghe phải ngạc nhiên
“Lời Ngài như Đấng có quyền phán ra”(Mt 7,29)


Mặt trăng không làm gì lớn, nhưng khi mặt trăng lên xuống thì đồng thời nước ở trái đất cũng dời theo. Nhà nông đã dựa vào đó để tính con nước lên, con nước xuống, dựa vào Âm lịch, dựa vào mặt trăng tròn hay khuyết để tính con nước lên con nước xuống và điều đó rất ích lợi cho nhà nông. Mặt trăng rất hiền lành nhưng lại làm cho cả nước biển dâng lên và làm cho cả nước biển có thể rút xuống. Cả một sức mạnh như vậy. Ai có thể nâng cả nước biển lên? Ai có thể hạ nước biển xuống? Vậy mà mặt trăng rất êm đềm nhẹ nhàng, có thể tác động vào thuỷ triều trái đất lớn như thế. Người hiền lành cũng vậy có thể làm cảm hóa được những người khác. Còn những người dùng vũ khí, dùng sự ác thì sự ác lại gia tăng. Cho nên hiền lành của Chúa Giê su cảm hóa được những con người của mọi thời đại. Đức cha Phanxico Salesio nói rằng: “Một giọt mật thì bắt được bao nhiêu ruồi. Một thùng dấm chẳng được con nào”. Để nói lên sự ngọt ngào, hiền lành nhưng lại có sức cảm hóa lớn như vậy.

Tám Mối Phúc Thật của Chúa Giêsu nêu ra đã được kiểm chứng qua mọi thời đại. Ở mối phúc nào chúng ta cũng khám phá ra trong đó những bí quyết tạo nên những nguyên lý của sự sống. Bởi vậy, nếu hôm nay không đào sâu, không suy tư, chúng ta sẽ thấy vào những ngày Tết dân tộc của Việt Nam và một số nước Châu Á mà đọc Tám Mối Phúc Thật chúc cho người ngoài Công giáo thì có lẽ người ta tảy chay chúng ta!!! Nhưng, nếu chúng ta biết suy tư, biết thấm thía thì Tám Mối Phúc Thật này chính là những con đường, những bí quyết của hạnh phúc, của tình yêu, của sự sống đích thật mà Thiên Chúa trao ban cho con người.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Thật là thích hợp cho chúng con,
Chúng con đang ở giữa thời điểm đi từ năm cũ sang năm mới.
Xin cho người Ki tô hữu chúng con năm nay
Sống Lời Chúa,
Lắng nghe Lời Chúa
và thấm nhập tinh thần Tám Mối Phúc Thật
để chúng con khám phá ra bí quyết của hạnh phúc,
bí quyết của tình yêu,
bí quyết và nguyên lý đích thật của sự sống.
Xin cho chúng con đạt tới một trời mới, đất mới,
một mùa xuân vĩnh cửu không bao giờ lụi tàn. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:44 29/01/2011
CƯỜI CHỦ NHÂN KEO KIỆT

N2T


Một nhà giàu đãi khách, trên bàn tiệc chỉ có một chút thịt vụn, trong bàn tiệc có một khách kể một câu nguyện tiếu lâm, để cười nhạo chủ nhà:

- “Có một người rất là hiếu thuận, một hôm ông tía bị bệnh, anh ta bèn cắt thịt ở bắp vế mình nấu cho tía ăn, ông tía ăn thì cảm thấy mùi vị thơm ngon, nhưng không biết là con trai cắt thịt mình cho ông ta ăn, nên thường thích ăn loại thịt ấy.

Con trai bèn cầm dao nói với phụ thân: “Hôm trước thịt mà tía ăn đó, là thịt bắp vế chân của con, bây giờ con cắt một chút để tía ăn nhé ?”

Mới xẻo một miếng, thì luôn miệng nói: “Đau chết được”. Thế là ông tía nhăn mặt nhíu mày nói: “Nếu sớm biết mày cắt thịt đau đớn như thế, thì tao cũng không ăn mấy thứ của mày”.


Suy tư:

Đã có lòng mời khách thì mời cho ra trò, đừng để khách vui vẻ đến dự rồi thất vọng đi về với cái mặt không vui miệng lẫm bẩm chửi: giàu mà keo.

Bí tích Thánh Thể là tiệc Nước Trời ngay tại trần gian, mà Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban chio Giáo Hội của Ngài nếm trước hạnh phúc thiên quốc. Bữa tiệc này ăn uống rồi thì không còn phải đói khát, đã nếm rồi thì cứ thích mãi không thôi, vì Máu Thịt ấy chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su, là lương thực của các thiên thần, là nguồn sinh lực vô biên của những người đi tìm điều thiện hảo trong ân sủng của Chúa…

Mỗi ngày, người Ki-tô hữu được mời gọi tham dự vào bàn tiệc thiên quốc ấy, đó chính là do long nhân hậu và yêu thương bao la của Thiên Chúa, chứ không phải dùng tiền bạc để được vào tham dự, nhưng dung đức tin và lòng yêu mến Chúa để tham dự, đó chính là hạnh phúc cao cả của những người môn đệ của Đức Ki-tô.

Thiên Chúa rất đại lượng mà tâm hồn con người thì nhỏ hẹp, nên có người Ki-tô hữu coi thường Mình Thánh Chúa và có những lúc xúc phạm đến Thánh Thể.

Đó chính là lý do khiến chúng ta phải chết đời đời vậy.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 29/01/2011
N2T


17. Con hy vọng không bị Thiên Chúa trừng phạt ? Vậy thì con tự phạt mình đi.

(Thánh Augustine)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kêu gọi tiếp tục điều tra vụ giết ĐGM Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010
Paul Bùi Nguyên Tâm
10:50 29/01/2011
ROME, Ý, (CNA) - Một linh mục quản xứ ở Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu gọi "xét xử công bằng và xác minh sự thật" về cái chết của ĐGM Luigi Padovese.

ĐGM Luigi Padovese là Ðại Diện Tông Tòa của Anatolia và Chủ tịch hội đồng giám mục của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài bị đâm và bị giết bởi người tài xế của mình vào tháng Sáu năm 2010.

Cha Domenico Bertogli, một linh mục quản xứ trong thành phố Antioch (Thổ Nhĩ Kỳ), nói với hãng tin tức SIR (Ý) hôm 26 tháng 1 kêu gọi chính quyền tiếp tục điều tra về vụ án. "Không có tin tức gì về một cuộc xét xử có thể diển ra. Có lẽ điều tra đang tiến về phía trước nhưng chúng tôi không biết gì cả.."

Vị linh mục lưu ý rằng Murat Altun, người đàn ông đã giết ĐGM Padovese, đã được chuyển đến Istanbul để được điều trị y tế.

Cha Bertogli cũng nhắc lại ngày 23 tháng 1 tập hợp các Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ để ăn mừng cả hai lễ Thánh Phaolô trở lại và Tuần lễ cầu nguyện cho Sự hiệp nhất các Kito hữu. Cha nhấn mạnh rằng "đây là những khoảnh khắc đặc biệt trong đó số lượng nhỏ các tín hữu giáo hội của chúng tôi đã có thể đến với nhau và lấy lại sự tự tin và hy vọng của chúng tôi cho tương lai."

"Là một thiểu số nhỏ chúng ta thường cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Chúng tôi đang mong đợi việc bổ nhiệm của một ĐGM mới, người sẽ thành công như Giám mục Padovese," Cha Bertogli nói.

Đức Giám Mục Luigi Padovese

Đức Giám Mục Padovese, 63 tuổi, bị đâm chết tại nhà riêng ở Ikerendum do tài xế Murat Altun của mình, vào ngày 3 tháng 6 năm 2010. Đó là vào buổi sáng, ĐGM đã chuẩn bị để đi đến Síp để tham gia vào chuyến thăm của Giáo hoàng Benedict XVI đến đảo.

Ban đầu từ Milan, Italy, Ngài gia nhập Dòng Các Thầy Tiểu Đệ Capuchin và được thụ phong linh mục năm 1973. Ngài đã được nâng lên giám mục vào năm 2004.

Ngài đã rất tâm huyết vào việc đại kết, đối thoại với Hồi giáo và sự hồi sinh của các cộng đồng Kitô giáo khác nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ.
 
ĐTC: Kitô hữu phải cùng nhau làm việc vì lợi ích của công lý và hòa bình
Lã Thụ Nhân
12:05 29/01/2011
ĐTC: Kitô hữu phải cùng nhau làm việc vì lợi ích của công lý và hòa bình

"Chúng ta phải tin tưởng" trong đối thoại đại kết, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay như thế trong buổi gặp gỡ Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế về Đối Thoại Thần Học giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương. Các giai đoạn của cuộc hành trình từ viễn tượng hiệp nhất hoàn toàn và những "thử thách" mà các Kitô hữu ở Trung Đông phải đối mặt.

Vatican City (AsiaNews) - Trong các khu vực màc các Kitô hữu Đông Phương sinh sống, nhất là ở Trung Đông, "các cá nhân và cộng đoàn phải đối mặt với những thử thách và khó khăn" và điều này gây ra "ưu tư sâu sắc" đối với người Công Giáo và Chính Thống Giáo. "Tất cả các Kitô hữu cần phải cùng nhau làm việc trong sự chấp nhận và tin tưởng lẫn nhau để phục vụ cho mục tiêu hòa bình và công lý". Đây chỉ là một trong những suy tư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong cuộc gặp gỡ sáng 28/01/2011 với các tham dự viên tham gia phiên họp của Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế về Đối Thoại Thần Học giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI suy tư về các giai đoạn công việc của Ủy ban: "Giai đoạn đầu của cuộc đối thoại, từ năm 2003 đến năm 2009, mang lại kết quả là văn kiện chung với tựa đề Thiên Nhiên, Sự Cấu Thành và Sứ Vụ của Giáo Hội. Bản văn nêu ra các khía cạnh của nguyên tắc cơ bản thuộc về Giáo Hội học mà chúng ta chia sẻ và nhận ra các vấn đề, đòi hỏi phản ánh sâu sắc hơn trong giai đoạn kế tiếp của đối thoại. Chúng ta chỉ có thể nói lời tạ ơn vì sau gần một ngàn năm trăm năm chia cách, chúng ta vẫn tìm thấy sự tán thành về bản chất bí tích của Giáo Hội, về tông truyền, về phục vụ linh mục và về sự cần thiết làm chứng tá cho Tin Mừng của Chúa chúng ta và Đấng Cứu Độ Giêsu Kitô trên thế gian".

"Trong giai đoạn thứ hai, Ủy ban suy tư từ một quan điểm lịch sử về các cách thức mà các Giáo Hội bày tỏ sự hiệp thông dần qua các thời đại. Trong cuộc họp tuần này, chư huynh đệ đang đào sâu nghiên cứu về sự hiệp thông và thông truyền đã tồn tại giữa các Giáo Hội đến giữa. thế kỷ thứ năm của lịch sử Kitô giáo, cũng như vai trò của đan viện trong đời sống của Giáo Hội sơ khai".

Theo lời của Đức Thánh Cha, đó là một cuộc đối thoại mà "chúng ta phải có niềm tin" và "sẽ dẫn dắt các Giáo Hội chúng ta không chỉ để hiểu biết lẫn nhau sâu sắc hơn, mà còn kiên quyết tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta dứt khoát hướng đến sự hiệp thông đầy đủ mà chúng ta được kêu gọi bằng thánh ý của Chúa Kitô".
 
Phản đối an tử không chỉ riêng Kitô giáo
Lã Thụ Nhân
12:12 29/01/2011
Phản đối an tử không chỉ riêng Kitô giáo

Rôma - Theo CNA và EWTN News, Đức Giám Mục Bernard Ginoux của Montauban, Pháp đã lưu ý rằng việc phản đối trợ tử không phải chỉ riêng đức tin Kitô giáo.

Mới đây, Thượng viện Pháp đã bỏ phiếu tỷ lệ 170-142 chống lại một dự luật hợp thức hóa trợ tử. Đức Giám mục Ginoux đã phản ứng về kết quả: "Chúng ta đang đối xử với con người và tôn trọng mỗi sự sống con người. Không ai có thể cố tình giết hại".

Đức Giám Mục cho hay: "Bất cứ khi nào luật pháp cho phép giết người, nó chấp nhận con người có quyền tuyệt đối trên những người khác, những người cô thế nhất và không được bảo vệ nhất. Thực tế, nó được thực hiện bởi một đội ngũ trong bệnh viện, ngay cả khi họ là các chuyên gia, không thay đổi bất cứ điều gì".

Đức Giám Mục đã bình luận trên nhật báo Pháp La Croix hôm 25/01: "Y khoa được cho là để chữa trị, và những người chữa trị không phải trở thành người sát hại".

Đức Giám mục Ginoux nhắc lại việc phục vụ của ngài tại các bệnh viện khác nhau, nhận xét rằng rằng có "rất ít người thực sự yêu cầu được chết". Ngài nói thêm: Chăm sóc xoa dịu và động lòng thương từ những người có nhiệm vụ chăm sóc sẽ giúp các bệnh nhân nhận ra rằng cuộc sống không phải là không thể chịu đựng được.

Đức Giám Mục tuyên bố: "Khi nói rằng cái chết được lập trình của ai đó được xem là 'không thích hợp' để sống do tình trạng thể chất hoặc tâm thần thì đó là một tội ác, đây không phải chỉ riêng đức tin Kitô giáo". Ngài kết luận: "Phẩm giá của mỗi con người là không thể hiểu thấu được và không thay đổi. Bỏ qua điều đó là rơi vào tình trạng man rợ".
 
Vatican hy vọng việc đối thoại với người Hồi Giáo Ai Cập sẽ tiếp tục
Bùi Hữu Thư
14:10 29/01/2011
Vatican ngày 29, tháng 1, 2011 / 12:24 pm (CNA/EWTN News).- Tiếp theo quyết định của một đại học Ai Cập là ngưng mọi đối thoại liên tôn với Vatican vào đầu tháng 1, giới chức chủ tịch hội đồng đối thoại liên tôn của Đức Thánh Cha đã lên tiếng cam đoan là Tòa Thánh vẫn dự trù tham dự buổi họp sắp tới, đã được hoạch định.

Lời bàn của vị này không liên quan gì đến tình trạng khủng hoảng vì dân chúng nổi loạn tại quốc gia này mới đây.

Mối tương quan giữa Tòa Thánh và Ai Cập, cũng như giữa Giáo Hội Công Giáo và Hồi Giáo đã trải qua một tháng trời thật khó khăn và Vatican vẫn còn đang cố gắng tìm hiểu lý do.

Trong các diễn từ đề cao nhu cầu phải có tự do tôn giáo nhiều hơn vào đầu tháng 1, Đức Thánh Cha đã đề cập đến Ai Cập và một số các quốc gia khác là những nơi đã có những cuộc tấn công tín hữu Kitô giáo. Ngài đã nhắc đến việc nổ bom tấn công các Kitô hữu Coptic tại Ai Cập vào đêm vọng ngày đầu năm Dương Lịch là “thêm một dấu chỉ nữa về nhu cầu khẩn cấp để các chính phủ các quốc gia trong vùng phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số.”

Quốc gia này đã triệu hồi vị đại sứ tại Tòa Thánh để giải thích ý nghĩa của lời tuyên bố của Đức Thánh Cha và ngay sau đó, vào ngày 20 tháng 1, các giới chức lãnh đạo Đại Học Al Azhar tại Cairo đã lấy quyết định ngưng các cuộc đối thoại liên tục với Vatican. Al Azhar là một trung tâm nghiên cứu quan trọng về Hồi giáo Suni và là một trong những điạ điểm liên lạc của Vatican với thế giới Hồi giáo.

Trong lời bàn với các cơ quan truyền thông quốc tế, một phát ngôn viên của Viện Nghiên Cứu Hồi Giáo của Đại Học đã cho hay là Đức Thánh Cha đã can thiệp vào những công việc nội bộ của quốc gia họ.

Không có dấu hiệu nào cho thấy Vatican công nhận việc đình chỉ này. Sau khi nghe tin, linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Toà Thánh nói: Giáo Hội tiếp tục thái độ “cởi mở và sẵn sàng đối thoại” và vẫn còn đang tìm kiếm thêm tin tức về việc đình chỉ.

Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, cho tòa soạn báo L'Osservatore Romano hay là mặc dầu có những mơ hồ về các lý do gây nên việc đình chỉ, Tòa Thánh vẫn hy vọng là đối thoại sẽ tiếp diễn.

Thay mặt phái đoàn của Giáo Hội Công Giáo trong một cuộc phỏng vấn ngày 29 tháng 1, linh mục Lombardi nói “họ muốn được hiểu rõ ràng hơn” những lý do đưa đến việc đình chỉ.

Cha nói: “Tôi nghĩ rằng việc đọc thận cẩn thận lời Đức Thánh Cha Benedict XVI nói về Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 và diễn từ của ngài với các ngoại giao đoàn ngày 10 tháng 1, sẽ giúp giải tỏa được sự hiểu nhầm.”

Cha tiếp: Đức Thánh Cha chỉ đề cập đến “các giá trị hoàn vũ, và do đó, khi nói về việc bảo đảm các quyền lợi và sự tự do của con người, ngài không can thiệp chút nào vào những vấn đề không thuộc phạm vi thẩm quyền của ngài.”

Cha bênh vực ước muốn của Đức Thánh Cha là duy trì các đường giây liên lạc cởi mở với Hồi giáo để đem lại một sự thông hiểu lẫn nhau ngày càng gia tăng và những hành động hợp tác cho “công bằng xã hội, cho các giá trị luân lý, cho hòa bình và tự do, cho lợi ích chung của tất cả nhân loại.”

Đức Hồng Y Tauran nói: “Ngay từ ngày đầu tiên của giáo triều gần 6 năm của ngài, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bầy tỏ sự trân quý về những mối tương quan giữa Giáo Hội với Hồi giáo và các tôn giáo khác.” Ngài tiếp: “Tôi không thấy trong mọi lời nói của Đức Thánh Cha Benedict XVI có một chút gì là coi thường Hồi giáo.”

Đức Hồng Y Tauran hy vọng sẽ phục hồi việc đối thoại, và nhấn mạnh là các tôn giáo quốc tế “giờ đây rất cần thiết hơn bao giờ hết” phải cổ võ cho tình yêu và hoà bình.

“Nếu chúng ta muốn có sự tiến triển về đối thoại thì chúng ta trước hết phải tìm kiếm thời gian để ngồi lại với nhau, để trực tiếp nói chuyện với nhau thay vì qua báo chí.”

Ngài hy vọng là các độc giả của các bài diễn từ của Đức Thánh Cha sẽ thấy được ý định của ngài là xây dựng “các trường dậy về cầu nguyện và tình thân hữu” giữa các tín đồ.

Còn về những mối liên hệ với Đại Học Al Azhar, mà hàng năm Tòa Thánh đã có hai lần tiếp xúc, Đức Hồng Y hy vọng là buổi họp kế tiếp đã được dự trù vào tháng Hai và các buổi họp khác vẫn “có hiệu lực.”
 
Top Stories
Seemingly miraculous events challenge scientists, journalists
Terry Mattingly
11:41 29/01/2011
Sister Marie Simon-Pierre was a soft-spoken nurse in the South of France when her life was changed by what the Vatican has decided was an answered prayer.

She was diagnosed with Parkinson's disease in 2001 and, with other nuns in France and Africa, immediately began praying for healing.

However, her symptoms worsened after the death of Pope John Paul II in April 2005. That was when Simon-Pierre and her supporters began seeking the help of the pope, who suffered from the same disease in his final years.

Simon-Pierre awoke on the morning of June 3, 2005, with her hands steady and no other signs of the neurological disease.

"It is the work of God, through the intercession of Pope John Paul II," she told reporters in 2007. "I came across a sister who had helped me tremendously and I told her,.. . ‘look, my hand is no longer trembling.' John Paul II cured me."

This month, Pope Benedict XVI signed a decree confirming that this "scientifically inexplicable" change in her health can be attributed to the intercessions of John Paul II, meaning that his predecessor can be called "blessed" and, thus, has moved closer to recognition as a saint.

While scientists debate what did or did not happen, journalists have struggled to clearly describe an event that is rooted in an ancient and modern mystery. Simply stated: What does it mean to say believers can ask saints to pray on their behalf during the trials of daily life or in times of crisis?

The Rev. Arne Panula has faced this kind of question many times, especially as director of the Catholic Information Center a few blocks from the White House.

In media reports, this mystery is reduced to an equation that looks like this — needy people pray to their chosen saints and then miracles happen. It's that simple. The problem, Panula stressed, is that this is an inadequate description of what Catholics, Eastern Orthodox Christians and some other Christians believe.

"What must be stressed is that we pray for a saint to intercede for us with God. Actually, it's more accurate to say that we ask the saint to pray ‘with' us, rather than to say that we pray ‘to' a saint," he said.

"You see, all grace comes from the Trinity, from the Godhead. These kinds of supernatural interventions always come from God. The saint plays a role, but God performs the miracle. That may sound like a trivial distinction to some people, but it is not."

When describing this process to non-Catholics, especially to Protestants who are critical of the church, the priest offers a metaphor from — believe it or not — local government.

There is this citizen, he explained, who has a problem. His sidewalk is so messed up that it has become dangerous. This citizen can, of course, call city hall and seek help. It would also be appropriate to directly call the mayor. However, this particular citizen also has a good friend, or perhaps it is even a loved one, who works in the mayor's office. Why not ask for this close friend to intercede, as well?

"That is what intercessory prayer is about," said Panula.

The problem is that some people, Catholics included, tend to omit a key element when describing this mysterious process.

They spend so much time talking about the intercessory role of the saints that they forget to mention the reality that unites Catholics and other believers — their belief that it is God who, in the end, hears prayers and performs miracles.

The key is the word "intercessor," which is often used, but rarely explained, in reports about John Paul II, Mother Teresa and others who are being considered as possible saints.

An "intercessor" is a mediator who works with others, helping them find favor with a higher authority who has the power. The bottom line is that it isn't the intercessor who acts on their behalf.

Leaving God out of this picture, said Panula, "has become part of our culture, today. It's one thing for journalists to describe the process that leads to the beatification of John Paul II. They may not mind that. But it's something else to write that there is a God who loves us, who is concerned about our welfare and who hears our prayers and those of his saints."

Terry Mattingly directs the Washington Journalism Center at the Council for Christian Colleges and Universities. Contact him at tmattingly@cccu.org or www.tmatt.net.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đã có một ngày như thế
Xuân Thái
10:24 29/01/2011
Đó là ngày Chủ nhật 23/01/2011, một ngày dã ngoại do Ban Chuyên đề kết hợp với Công ty Hợp Tác Trẻ tổ chức cho các học viên các lớp Kỹ năng sống cũ và hiện tại, các anh chị em Cộng tác viên của CTCĐ tại Vườn Ông Mười – Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thủ Đức.

Đó là một ngày điền dã hoặc ngày Trại Kỹ năng sống, với hơn 70 thành viên tham gia, cùng với Sr Hồng Quế và hai linh mục đồng hành là Cha Đặng Chí San OP. và Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Mục Vụ Gia Đình.

Chưa kịp say đã đến nơi

Sàigòn thu hút bởi nhiều thứ, nhưng Sàigòn cũng đáng kinh sợ không kém bởi nhiều thứ khác nữa, một trong các thứ đáng sợ ấy đó là nạn ô nhiêm môi trường với khói bụi và xe cộ vào hàng cao nhất thế giới. Dù vậy, chỉ cách Sàigòn hơn 20 cây số, khu vục Long Thạnh Mỹ Thủ Đức vẫn còn giữ được không gian trong lành hiếm hoi, để chiều chiều từng đàn cò vẫn bay về hội họp, từ đó, nhiều Vườn cò đã hình thành như Vườn cò ông Tư, vườn cò ông Hai...

Không chỉ quý hiếm về môi trường trong lành, địa danh này còn là một nơi ghi nhiều ấn tích quan trọng của Đạo Chúa từ những ngày khởi đầu gian nan. Đặc biệt, nơi đây chính là quê hương của Thánh Gẫm và Thánh Cẩm, hai vị Thánh Tử đạo của Giáo hội Việt Nam. Ông Mười là một hậu duệ của Thánh Gẫm.

Gần 7 giờ sáng, mọi người xuất phát từ Trung Tâm Mục Vụ, qua cầu SàiGòn đến ngã tư Thủ Đức quẹo phải vào đường Lê Văn Việt, Đi hết đường Lê Văn Việt tới ngã 3 quẹo phải vào đường Nguyễn Văn Tăng, đi khoảng 1,5km bên tay phải có đường số 8, đầu đường có bảng đề nhà thờ Thánh Gẫm. Đi đến cuối đường thì qua đò là đến đất trại Vườn cò ông Mười.

Cùng với bản đồ, mọi người đã được hướng dẫn cặn kẽ như trên, nhưng khi qua đò, có người đã bảo: “Chưa kịp say thì đã đến”, vì nơi đến chỉ cách quãng sông ngắn của một bước chân, nếu ai đó sợ sóng nước và không quen đò máy cũng chẳng có gì đáng ngại.

Bốn vó chổng lên trời và 17 tuổi ngược

Trong vườn cây được bao quanh bởi 4 bề sông nước, mọi người được tập họp theo sự điều động của Ban Huấn luyện từ anh Tuấn Huy và các cộng sự viên. Thành viên tham dự nhỏ nhất là 2 búp bê nhi đồng 3, 4 tuổi, nhưng cũng có hoa râm, có tóc bạc và cả đầu hói của “cổ lai hy thất thập”.

Gần 8 giờ sáng, Cộng đoàn được chia ra thành từng nhóm và lần lượt được tham dự nhiều trò chơi khác nhau. Mỗi trò chơi đều gợi lên một ý nghĩa với những cái tên rất “gợi”: Đưa nước về làng, Xây cầu, Vượt biển Đỏ, Dây bóng kỳ diệu, Trái trứng nhảy dù, Tứ mã phanh thây....

Mỗi trò chơi là một hạt giống được gieo mầm để hiểu biết lẫn nhau, và giúp ý thức tầm quan trọng của làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết những bất hòa xung đột và xây dựng tinh thần đồng đội. Các trò chơi không thể thiếu những thảo luận nhóm với nhiều động não và chia vai gánh vác.

Từ đó, đã có những tranh cãi ỏm tỏi, cả những la hét và thật nhiều nụ cười. Kẻ thường xuyên nghiêm trang mô phạm, lúc này, nét mặt như cũng giãn ra thư thái. Người khó tính cũng dễ dàng có nụ cười thoải mái tươi vui.

Đã nghe được nhiều kiểu cười, từ ha hả hi hi to tiếng đến những nụ cười thanh thản tươi tắn không lời. Nhiều ca khúc vui tươi, rộn ràng.

Đã thấy nhiều kiểu xếp hàng. Từ đứng vòng tròn đến xếp thành hình chữ U và hàng ngang hàng dọc. Những nắm tay, khoác vai, chụm đầu của người béo bên cạnh kẻ gầy, người thấp đứng bên kẻ cao, nam và nữ xếp hàng chung nhau... Nhiều cử điệu múa sinh động thú vị.

Mọi lo toan phiền não như đã lùi lại phía sau. Những ranh giới tuổi tác địa vị như cũng không còn. Chỉ còn là những gì chan hòa, là gắn bó và tràn ngập niềm vui.

Một mái đầu bạc nữ được xếp đứng đầu hàng trong trò chơi “Dây bóng kỳ diệu”. “Chẳng may” nhóm này lại thắng cuộc và xếp hạng nhất, người quản trò vui miệng hỏi mái đầu bạc:

“Bác ơi ! bác tên gì ? và bao nhiêu tuổi ạ ?”

Rất đơn sơ và hồn nhiên, mái đầu bạc trả lời:

“ Thưa, tôi tên...và mới 17, nhưng ngược lại đó nghe”.

Người quản trò đã lập tức “dịch” rằng:

“ Như vậy, chúng ta đang có một bà lão 71 tuổi cùng chơi chung, thật đã...”

Trong trò chơi “Tứ mã phanh thây”, nhiều người trẻ bị ngã dúi dụi vào nhau, bốn vó chổng lên trời, quần áo lấm lem nhưng vẫn cười ròn tan sảng khoái, trong đó, có cả những người tóc hoa râm.

Gần 10 giờ, cha Louis đến, ngài đã cùng với Sr Hồng Quế chủ xị buổi họp mặt của ban tổ chức Chương Trình Chuyên Đề.

Trong phần phân công trách nhiệm, Thầy Mai Thanh Hoài bị vác cái gánh “Tổng Đại diện”, Phó Ban Tổ chức. Chị Hạt Cát phải mang cái ách “ Xếp sòng viết lách”. Chị Bạch Vân, Trưởng ban mua sắm. Chị Bảo Trâm, Trưởng ban làm đẹp, rồi nhạc sĩ Võ Thức, bé Mai Thiên thần...Tùy khả năng, mỗi người đã được chính thức phân công và trách nhiệm qua phiên họp hôm nay.

Làm suốt hơn 2 năm chưa có lấy một ngày đi chơi chung, tưởng được thư giãn vui chơi hôm nay, nhưng BTC lại tranh thủ cơ hội họp mặt đông đủ tiếp tục họp cả buổi chiều để rút ưu khuyết điểm và định hướng cho việc phục vụ khán giả và độc giả của CTCD 2011 tốt hơn.

Dịp này, những cộng tác viên đã được lì xì những đồng tiền mới, nằm trong các bao nho nhỏ xinh xinh với chữ Đức hoặc chữ Tâm bên ngoài, giúp thêm một chút ấm lòng cho những ngày Tết đang đến.

Bác Hai Giêsu

11 giờ, cuộc chơi tạm ngưng để chuẩn bị tham dự Thánh lễ vào lúc 11 giờ 20, Thánh lễ chính là đỉnh cao nhất của buổi Dã ngoại hôm nay.

Không gian đầy mây trắng, trên sân đất với nhiều cây lá và sông nước bao quanh, Thánh lễ ngoài trời được bắt đầu với sự Chủ tế của Linh mục Đặng Chí San.

Tuy không còn trẻ, nhưng chẳng ai dám nghĩ tâm tình của ngài cằn cỗi già nua. Với lối nói thật trẻ trung gần gũi, rất dí dỏm hồn nhiên và không thiếu những sắc sảo sâu lắng, ngài đã thu hút mọi người ngay khi mở đầu.

Vẫn lối nói ấy, trong phần giảng lễ, ngài đã giúp người trẻ nhận ra, rõ hơn, sự hiện diện của Bác Hai Giêsu, Đấng vô hình, nhưng luôn có mặt trong mỗi trò chơi và đặc biệt, sự có mặt cụ thể của Bác Hai Giêsu càng rõ nét hơn, trên gương mặt hân hoan, nơi nụ cười của mỗi người lúc này.

Bác Hai Giêsu là cách gọi của cha San khi nói về Chúa.

Chẳng lên gân dạy dỗ cũng không cao giọng khuyến thiện, nhưng ngài như đang đi chung một đường với Nhóm Kỹ Năng Sống. Tự nhận mình chỉ là một Hai lúa, ngài đã nhận ra, rất nhiều khi, chính mình đã thiếu rất nhiều kỹ năng.

Nếu biết rằng, một thời xa xưa, linh mục Đặng Chí San đã được gọi là kẻ “Giang hồ tâm linh”; cùng với nhiều thao thức và những khát khao chân lý cháy bỏng, đến nỗi, dù đã khấn trọn đời, nhưng có lần đã phải trèo tường trốn khỏi Tu viện, để lên.. . núi tìm học về Thiền.

Vì như thế, hơn ai khác, ngài đủ chân thành để nói với nhiều người không là Công giáo, tuy lúc này cùng đang dự lễ ở đây, đại ý rằng:

“Một cách nào đó, tôi đã là một Phật tử.

Một cách nào đó, tôi cũng là kẻ thờ Đạo ông bà..”

Sự chân thành phát xuất từ trái tim luôn dễ đến với mọi trái tim, vì vậy, sẽ không lạ gì, khi sau đó, nhiều người đã nói đại ý rằng:

“...đây là một Thánh lễ với biết bao ấn tượng tốt lành mà tôi đã được vinh hạnh tham dự...”.

Sau khi nhận phép lành cuối lễ, Thánh lễ đã chấm dứt vào khoảng 12 giờ, mọi người cùng ăn cơm vì đã trưa rồi.

Buổi chiều, lại tiếp tục với nhiều trò chơi rất thú vị.

Thời gian luôn trôi nhanh hơn ta tưởng, chiều đã muộn từ lúc nào không ai để ý.

Trong trò chơi cuối cùng, giữa vòng tròn hàng người, lần lượt, nhiều người được mời phát biểu cảm tưởng qua phần việc của mình. Sau hết, Sr Hồng Quế, trong tâm tình tạ ơn Chúa là cha chung của mọi người, Sr đã cám ơn về tất cả, cách riêng với anh Tuấn Huy và Công Ty của anh cùng những cộng sự viên đã giúp buổi Trại thành công.

Chiều muộn, lên đò, sân trại xa dần, bỏ lại sau lưng tất cả.

Gió thật lộng như đang chơi cút bắt và đuổi nhau trên mặt sông, một ca khúc quen thuộc như văng vẳng đâu đây:

“...Mỗi ngày, tôi chọn một niềm vui.
Chọn những bông hoa, chọn những nụ cười.
Tôi nhặt gió trời, mời em giữ lấy.
Để mắt em cười, tựa lá bay.. ..

Mỗi ngày, tôi chọn một đường đi,
Đường đến anh em, đường đến bạn bè.
Tôi chọn nơi này, cùng nhau ca hát.
Để thấy tiếng cười rộn rã bay
...”

Quả thế, đã xa thật rồi, cái nơi cùng nhau ca hát, khi tham dự ngày Trại Kỹ Năng Sống.

Một ngày mà, tuổi trẻ đã có dịp góp nhặt thêm ít nhiều vốn liếng, còn người già cũng thấy mình như được trẻ hơn vài tuổi, cùng với tiếng cười rộn rã bay... mỗi khi nhớ tới.
 
Phải bảo vệ Sự Sống, vì mỗi sinh linh là độc bản duy nhất mà Chúa đã làm nên
Tạ Ân Phúc
10:34 29/01/2011
“Sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong tất cả các khoảnh khắc của sự hiện hữu của nó, cả trong khoảnh khắc khởi đầu có trước sự sinh ra. Từ trong dạ mẹ, con người thuộc về Thiên Chúa là Đấng dò xét và thấu biết tất cả, là Đấng hình thành và tác tạo nó từ tay Ngài, đã nhìn thấy nó khi nó mới còn là một phôi nhỏ không có hình dạng xác định và đoán thấy nơi nó con người trưởng thành nó sẽ trở nên ngày mai, mà ngày giờ đã được đến và ơn gọi đã được ghi vào “sách sự sống” ( Thông điệp Tin Mừng về Sự Sống – Evangelium Vitae của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, số 61 )

Hội Thánh đã minh định việc Bảo Vệ Sự Sống từ khoảnh khắc đầu tiên bào thai được hình thành. Có thể nói Sự Sống là quà tặng vô giá của Thiên Chúa, phá thai là tước đoạt quyền định đoạt của Thiên Chúa đối với Sự Sống con người. Vì thế, phá thai đích thực là một tội phạm đến Chúa và chống lại Sự Sống con người. Trong xã hội hôm nay vấn nạn phá thai là hậu quả của lối sống thực dụng, các giá trị đạo đức bị coi thường, xem nhẹ, với nhan nhản những cảnh báo về vấn nạn sống thử trước hôn nhân, tình một đêm, ngoại tình, sống buông thả...

Sau những dịp Lễ, Tết vài ba tháng là các bệnh viện, phòng khám lại tăng đột biến các ca nạo phá thai, và thật đáng lo ngại khi tỷ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai ngày càng cao. Bên cạnh đó, với tiến bộ của y học, lẽ ra việc siêu âm chẩn đoán thai hỗ trợ rất nhiều cho việc chữa trị và trù liệu các biện pháp điều trị sau sinh, thì nó lại là tác nhân hủy hoại Sự Sống khi bác sĩ thường dùng thuật ngữ “chấm dứt thai kỳ” để ra phán quyết giết chết bào thai nếu kết quả siêu âm có bất kỳ dấu hiệu bất lợi nào đối với thai nhi.

Trước những tiếng kêu cứu của các thai nhi vô tội bị tước đoạt mạng sống, chiều ngày 22.1.2010, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình Tổng Giáo Phận Sàigòn đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “THAI NHI – QUÀ TẶNG VÔ GIÁ CỦA THIÊN CHÚA”, do cha Giuse Lê Quang Uy, DCCT, thuyết trình tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận, cha là người đã hết lòng dấn thân cho công tác Bảo Vệ Sự Sống từ nhiều năm qua.

Cùng đến với buổi thuyết trình có các bạn trẻ thuộc nhóm Fiat là nhóm Bảo Vệ Sự Sống của DCCT, và đặc biệt còn có thêm bốn gia đình vợ chồng con cái chứng nhân can đảm cho công cuộc Bảo Vệ Sự Sống, đã cứu lấy chính con cái họ, cho các bé được sinh ra trong vòng tay chở che của Chúa bằng lời cầu nguyện tin tưởng và phó thác.

Mở đầu buổi thuyết trình của mình, cha Quang Uy mời gọi cộng đoàn dâng lên lời cầu nguyện xin Chúa cho mỗi người đều biết đón nhận Sự Sống như Đức Maria đã thưa Fiat: “Này con xin vâng theo ý Chúa trên đời con, để từ nơi con sự sống Chúa luôn chan hòa...”

Trong phần đầu của bài thuyết trình với tiêu đề “Hãy Chiêm Ngưỡng Sự Sống”, cộng đoàn được mời gọi nhìn ngắm quá trình hình thành của Sự Sống qua lời Kinh Thánh Cựu Ước từ Thánh Vịnh 139: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự”.

Sự sống con người đến từ Thiên Chúa, đã được Chúa an bài sắp đặt tuyệt vời. Bằng những hình ảnh sống động rõ nét, cộng đoàn đã được thấy rõ toàn bộ quá trình hình thành một em bé tương lai. Khởi đi từ tinh trùng, phần hùn Sự Sống của người chồng, cũng là người cha tương lai, mỗi lần gần gũi vợ chồng, có khoảng từ 200 triệu đến 500 triệu tinh trùng được bắn đi, bơi vào buồng trứng, thế nhưng chỉ duy nhất một tinh trùng lọt được vào bên trong trứng của người mẹ.

Kể từ khoảng khắc đó, một phôi thai hình thành, khởi đầu Sự Sống của một em bé. Trong khi đó, quả là nhiệm mầu khi người phụ nữ cống hiến 500 quả trứng, còn gọi là noãn, là 500 mầm sống trong suốt cuộc đời mình, trong những lần đó sẽ có một số lần thụ thai. Tại Việt Nam, có một đôi vợ chồng Công Giáo ở Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đạt mức kỷ lục, với 24 lần sinh con, nuôi dạy con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đạo đức và thành đạt !

Khi trứng đã thụ tinh, mang tất cả các dữ liệu Sự Sống căn bản của mẹ và cha, ngay từ khoảnh khắc đó, nó bắt đầu quá trình phân chia theo cấp số nhân đôi, (từ một thành 2, 2 thành 4, thành 8, 16, 32, 64,... trong từng giây phút tăng trưởng đầu đời để hình thành một cái phôi có khoảng 200 mảnh dính vào nhau), rồi từ đó phát triển thành phôi thai, thai nhi với đầy đủ bộ phận trong cơ thể con người. Quá trình phát triển của Sự Sống lần lượt được cha Quang Uy giới thiệu nối tiếp qua các hình ảnh tư liệu, khi bào thai em bé được 6 – 7 ngày tuổi, rồi 17 ngày tuổi khi bắt đầu hình thành cột sống, 26 ngày tuổi khi đã nên hình nên dạng thấy được đầu, mắt, hai tay, hai chân. Lúc em bé 4 tuần tuổi, bàn tay đã có thể nhận rõ có 5 mấu, sau này sẽ tiến triển thành 5 ngón tay. Khi em bé được 6 tuần tuổi, toàn thân dài 3cm, lúc 11 tuần tuổi dài 6cm và lúc em bé được 17 tuần tuổi (hơn 4 tháng) dài 20cm, nặng 140 – 150g. Quá trình hình thành phát triển sự sống cứ thế diễn ra đến 7 tháng rưỡi tuổi, em bé đã mang hình hài đầy đủ của một con người thực thụ. Đến ngày nở nhụy khai hoa, bé phấn đấu để trở đầu xuống, thoát ra khỏi cửa lòng mẹ để đến với môi trường sống của xã hội loài người. Khi ra đời, ngay lập tức đứa bé được đặt nằm vào lòng người mẹ, một niềm hạnh phúc bình an lạ lùng trào dâng nơi cả mẹ lẫn con...

Đã có những Sự Sống chào đời trong niềm hạnh phúc của cha mẹ, nhưng cũng có những mảnh đời được đón nhận từ bàn tay yêu thương của tha nhân và cháu bé Trần Ân Hiệp Thông, sinh năm 2003 tại Mái Ấm Giêrađô chính là thành quả đầu tiên của chương trình Bảo Vệ Sự Sống của DCCT tại Sàigòn. Hình ảnh những khuôn mặt kháu khỉnh, dễ thương với những ánh mắt tròn xoe đáng nhớ lần lượt được giới thiệu như là quà tặng vô giá của Thiên Chúa ban tặng cho loài người mà không ai có quyền ngăn cản quyền được sống của chúng. Thế nhưng, đôi lúc chỉ vì kỹ thuật siêu âm sai lầm và sự vô trách nhiệm của một số bác sĩ đã khiến cho các bà mẹ hoang mang, dẫn đến một quyết định hủy hoại Sự Sống, nôm na là tự ý xin phá thai. Một trường hợp điển hình: chị M., ở trọ phía sau Nhà Thờ Phùng Khoang, Hà Nội, chị được các bác sĩ cho biết bị chứng “giãn thận” vào thời kỳ cuối, rất trầm trọng, thế mà lại còn để cho có thai. Muốn được chữa trị thì phải hủy cái thai đi, nếu không thì sẽ chết cả mẹ lẫn con. Chị tìm đến các cha DCCT Hà Nội để xin cho phép phá thai, nhưng nhờ sự tư vấn tận tình của các cha, một bác sĩ Công Giáo khoa niệu từ Sàigòn qua điện thoại đã kê một toa thuốc hết sức đơn giản nhưng lại cứu được cả hai mẹ con. Thật ra, chỉ là chứng chướng hơi đầy bụng, chẹn lên bàng quang làm bí tiểu mấy ngày liền, thận phù lên, bây giờ uống thuốc tiêu vào, đánh hơi được, rồi đi giải, thế là không còn phù lên nữa. Thế mà, chút xíu nữa, nghe lời bác sĩ chẩn đoán sai thì sau này đã không có một cháu bé kháu khỉnh chào đời.

Quả thật, thai nhi chính là một công trình tuyệt vời, quà tặng Sự Sống là vô giá, độc nhất vô nhị. Mỗi người là độc bản duy nhất không có gì có thể thay thế được. Thế nhưng, thảm trạng hủy hoại Sự Sống lại đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên quê hương Việt Nam chúng ta.

Tiêu đề phần hai: “Đừng Hủy Hoại Sự Sống” là lời kêu gọi khẩn thiết của những người thành tâm thiện chí và quyết Bảo Vệ Sự Sống khi thống kê cho biết mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1,4 đến 2 triệu ca nạo phá thai chỉ riêng trong lãnh vực y tế công, thật ra, nếu tính thêm phá thai ở các bệnh viện tư, các phòng khám tư thì con số phải đến 3 triệu ca. Như vậy, trung bình cứ khoảng 6 giây trôi qua lại có một thai nhi bị giết chết. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), từ năm 2008, Việt Nam đã trở thành một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Vấn nạn phá thai lại càng bùng nổ khi xuất hiện nghề mới “cò phá thai” giúp người ta kinh doanh trên sự giết chóc thai nhi bằng những hình thức móc nối phá thai về các phòng mạch tư, phá thai ngoài giờ... Tại Hà Nội, có hàng loạt cửa tiệm phá thai, trưng bảng quảng cáo công khai trên cả một đại lộ mệnh danh là “phố phá thai”. Pháp luật các nước cấm phá thai trên 4 tháng, thậm chí có mốt số nước khi thai nhi 3 tháng tuổi đã không được quyền phá thai. Nhưng ở Việt Nam, thậm chí thai nhi đã 7, 8 tháng vẫn có nơi sẵn sàng phá bỏ, miễn là đóng khoản tiền rất cao, xem đó như một thủ thuật y khoa mà không hề bận tâm đến các sinh linh bé nhỏ có quyền được sống sắp sửa chào đời. Thảm thương thay cho y đức, cho lương tri của xã hội!

Những hình ảnh được trình chiếu gây xúc động bất ngờ và kinh hoàng cho cộng đoàn hiện diện, đó là các thai nhi bị trục ra bằng phương pháp ép phải sinh non, còn được gọi ngắn gọn là “làm Kovac”, em bé bị vỡ cả hai nhãn cầu, lại bị phỏng, xuất huyết dưới da bầm tím toàn thân.

Trước thảm cảnh những thai nhi bị phá bỏ và vất bỏ vô tội vạ, tại khu vực Sàigòn, nhóm Bảo Vệ Sự Sống Sàigòn đã trung thành từng ngày, từng ngày trong suốt 7 năm qua, thu nhặt được gần 300.000 xác thai nhi đem về, trân trọng lo liệu hậu sự, táng tro cốt vào từng viên gạch đúc sẵn, chuẩn bị xây dựng thành một tháp anh hài lớn.

Hằng ngày, các anh chị Nhóm BVSS đi nhận các thai nhi bị giết tại các điểm phá thai mang về DCCT Sàigòn đặt ở “Góc Xót Thương”. Đến khuya đến lượt các bạn trẻ thiện nguyện nhóm Fiat sẽ quy tập tất cả các túi thai nhi ấy đem về lo hậu sự ở ngoại thành. Ngoài ra, gần đây còn có thêm phong trào các bạn trẻ, cả các bà mẹ Công Giáo, tự nguyện nhận các thai nhi đã bị giết chết làm con tinh thần, đặt tên cho các cháu, nhận các cháu vào gia đình mình, rồi trò chuyện cầu nguyện với các cháu.

Còn nhớ, gần mười năm trước, chương trình Bảo Vệ Sự Sống được hình thành khi rất nhiều chị em phụ nữ đến DCCT xưng tội phá thai. Các cha hỏi tại sao biết là tội rồi mà vẫn cứ phá thì họ nói họ không còn con đường nào khác. Nhiều khi, chỉ là do lỡ lầm, không tìm được một nơi nương thân, tránh dư luận xã hội, để giữ lại em bé trong bào thai cho đến khi mẹ tròn con vuông, bước đường cùng, họ đã đành đoạn chọn giải pháp phá thai. Từ đây, các cha các thầy DCCT đã quyết định lập ra những Mái Ấm đón nhận và chăm sóc cho đến lúc “mẹ tròn con vuông”, lại dứt khoát giúp họ nuôi con chứ không đem cho con, bán con, hoặc bỏ con.

Cho tới hôm nay, Mái Ấm Giêrađô ở quận Bình Thạnh, đã hoạt động được tám năm, đã có ba khoảng bốn trăm cháu bé được sinh ra ở đó. Kế đó là các Mái Ấm Sarnelli, Mái Ấm Fiat tiếp tục được lập ra ở quận Gò Vấp. Bên cạnh đó, nhóm Bảo Vệ Sự Sống đầu tiên được hình thành gồm các anh chị em giáo dân, được tập huấn về tâm lý, về luân lý, nhất là về đức tin để có thể vào tận các điểm phá thai, tiếp cận, trò chuyện và thuyết phục những người sắp phá thai, giúp họ trở về nhà hoặc đưa họ về các Mái Ấm chờ ngày sinh nở.

Tiêu đề phần thứ ba, cũng là phần cuối của nài thuyết trình, cha Quang Uy đề nghị là... “Phải Bảo Vệ Sự Sống”, một lời mời gọi cấp thiết đối với mọi người thiện chí, nhất là các Kitô hữu.

Ngoài các lý do đưa đến phá thai gắn liền với các hậu quả xã hội như: lỡ lầm, ngoại tình, bị cưỡng hiếp, vỡ kế hoạch, nghèo… thì không ngờ vẫn còn những nguyên do đẩy người ta đến thảm kịch phá thai từ kết quả siêu âm chẩn đoán và các loại xét nghiệm y khoa khác. Đáng lẽ người ta phải nỗ lực can thiệp để kịp thời chữa trị các trục trặc, dị tật, bệnh hoạn nơi các thai nhi, hoặc dự liệu các giải pháp sẽ điều trị sau này khi các em đã chào đời. Thế nhưng đớn đau thay, trong thực tế không hoàn toàn là như vậy… đã có rất nhiều cháu bé không được phép sinh ra!

Trong thực tế, đã có rất nhiều trường hợp các bác sĩ vội vàng đưa ra các kết luận thiếu cơ sở, cẩu thả, vô tội vạ, gây choáng váng tuyệt vọng cho cha mẹ của thai nhi, rằng thai nhi bị: Hội chứng Down, bệnh tim bẩm sinh, không có hộp sọ, úng thủy não, sứt môi hở hàm ếch, đa dị tật, quái thai do thai phụ đang hóa trị, xạ trị, bị thiểu ối, mới bị cúm Rubella, trót uống thuốc trụ sinh, thuốc sổ lãi, hoặc sinh mổ em bé trước đó nay lại có thai sớm, để rồi họ yêu cầu các bà mẹ “chấm dứt thai kỳ” càng sớm càng tốt !

Chị Maria Nguyễn Thị Phương Thu cùng gia đình đến với buổi thuyết trình với tư cách là nhân chứng cho những sai lầm trong chẩn đoán của nhiều bác sĩ ở nhiều nơi khác nhau, nhờ vào lòng tin và tín thác vào Thiên Chúa mà con trai của chị đã được chào đời trong nỗi vui mừng của gia đình và người thân.

Chị Phương Thu cho hay khi có thai gần 3 tháng thì nhiễm cúm Rubella, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm nếu dương tính bắt buộc phải bỏ thai. Khi xét nghiệm thì 90% dương tính, bác sĩ yêu cầu phá thai nhưng chị từ chối. Khi tìm đến DCCT, chị được các cha khuyên tuyệt đối không được bỏ thai, các cha và cộng đoàn sẽ giúp cầu nguyện. Chị đã lo sợ con sẽ bị dị tật, nhưng người chồng, anh Giuse Ngô Quốc Tuấn đã lập luận rằng cả ngàn người cầu nguyện thì ắt Chúa... phải nhận lời, còn mẹ chị thì khuyên con gái cứ giữ thai, nếu có chuyện gì bà sẽ nuôi. Mỗi tối anh chị lại đến Nhà Thờ Kỳ Đồng để cầu nguyện, suốt thời gian dài chị chỉ cầu nguyện: “Xin cho con của con được lành lặn”. Cuối cùng, chị đã sinh ra một cháu bé kháu khỉnh lành lặn, đặt tên là bé... Giuse Ngô Quang Kiệt. Chị chia sẻ kinh nghiệm: nếu ai gặp khó khăn gì cứ đến cầu nguyện với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Giêrađô, đấng bảo trợ cho các bà mẹ mang thai, các ngài sẽ cứu.

Các đôi vợ chồng đang hạnh phúc với những niềm vui đón nhận đứa con của mình, thế nhưng đến lúc siêu âm hay có kết quả xét nghiệm thì nhận được tới tấp những lời phán quyết thai nhi phải bị hủy đi. Trong vòng 3 năm qua, các nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở DCCT Sàigòn, Hà Nội và Huế cùng các nơi khác đã gặp phải ba bốn trăm trường hợp như thế, không biết còn bao nhiêu người không có chỗ để hỏi, để nhờ cậy tư vấn. Con số phá thai hiện nay không phải tăng lên chỉ do những người lỡ lầm phá thai mà còn do những người bị đánh lừa mà phá thai.

Siêu âm, xét nghiệm đáng lẽ ra để phục vụ Sự Sống con người thì nhiều người lại tận dụng những phương pháp đó để hủy hoại Sự Sống con người. Những lời khuyên ngược đời của các bác sĩ khi siêu âm cho ra kết quả bất lợi: “Vì nhân đạo hãy chấm dứt sự sống của thai nhi càng sớm càng tốt, đừng để nó sinh ra làm gánh nặng cho gia đình, cho xã hội”.

Anh chị Huy Chương và Anh Thư làm chứng rằng khi chị mang thai được 5 tháng, khi đi siêu âm bác sĩ bảo là bị thiểu ối nặng 3/11, khi nhập viện theo dõi, bác sĩ bảo phải chấm dứt thai kỳ ngay vì để lâu thai nhi có thể bị dị tật, mất tim thai và ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con. Muốn giữ lại bào thai, bác sĩ khám thai buộc phải viết cam kết tự chịu trách nhiệm nếu bất trắc xảy ra. Anh chị chỉ biết cầu nguyện với ý nghĩ: “Dù sao cũng là con của mình, lỡ như em bé có dị tật cũng là con của mình”. Họ cầu nguyện để cầu xin Chúa ban cho mọi sự lành.

Bào thai lớn dần đến 7 tháng, bác sĩ ngạc nhiên vì dù thiếu nước ối nhưng vẫn phát triển bình thường, đến 8 tháng thì “mổ bắt con”, cho bé ra đời sớm, và kết quả, chẳng thấy bé có bất kỳ dị tật nào. Hiện nay bé Hồng Ân đã được 6 tuổi, có thêm bé em tên là Khánh Ân và người mẹ can đảm ấy lại đang chuẩn bị sinh bé thứ ba, chị quyết tâm sẽ không đi siêu âm nữa và chỉ kiên trì cầu nguyện trong phó thác.

Rõ ràng trẻ sinh ra nếu có bị khuyết tật thì các em không phải là gánh nặng cho xã hội khi mà cha mẹ biết chấp nhận sự thật, biết dạy dỗ, yêu thương, đùm bọc nâng đỡ, tạo nghị lực sống cho các em để các em biết cách hòa vào nhịp sống của xã hội. Sự giúp đỡ về vật chất đối với người khuyết tật là cần thiết nhưng quan trọng hơn là giúp đỡ về tinh thần. Chính sự kỳ thị của xã hội đối với người khuyết tật đã đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc sống.

Cần tôn trọng người khuyết tật trong tình tương thân tương ái để tạo điều kiện cho họ phát triển chứ không phải bằng sự thương hại như lời Chúa Giêsu đã dạy cho mọi Kitô hữu: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại” ( Lc 14, 12 – 14 )

Nhiều người khuyết tật đã đóng góp cho cuộc sống một cách mạnh mẽ và thuyết phục hơn so với rất nhiều người. Cộng đoàn tham dự buổi thuyết trình đã được cha Quang Uy mời xem các video clip ngắn về em Nick Vujicic, sinh ngày 4.12.1982, tại Melbourne, Úc, chỉ có 4 mẩu chân tay cụt ngủn, nhưng bé đã lớn lên, mạnh khỏe, ngoan ngoãn, dễ thương trong vòng tay yêu thương của cha mẹ và mọi người. Nay anh Nick Vujicic đã là vận động viên bóng rổ, bơi lội, lướt ván, nhào lộn, lại là diễn giả lừng danh đi khắp nơi nói chuyện với sinh viên về nghị lực sống hữu ích cho đời...

Một mẫu gương người khuyết tật khác là anh Tony Melendez, sinh ngày 9.1.1962, tại Nicaragua, là nhạc sĩ, tự mình chơi đàn guitar chỉ với đôi bàn chân tài hoa, anh đã hát các bài Thánh Ca ngợi khen Chúa do chính anh sáng tác. Anh đã được giới trẻ chọn làm người hát chính trong buổi nghênh đón Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khi ngài đến thăm Hoa Kỳ năm 1987.

Trong số những nhân chứng sống động trong cuộc đời còn có anh Peter Longstaff, sinh 1961, người Anh, bẩm sinh đã cụt cả đôi tay, anh đã trở thành họa sĩ nổi tiếng nhờ đôi bàn chân cầm cọ vẽ điêu luyện, sáng tác các bức tranh tuyệt vời.

Dẫu có là một bào thai dị tật, sinh ra một em bé dị tật đi nữa thì đó cũng là Sự Sống của Thiên Chúa và bản thân Sự Sống ấy chắc chắn mang một sứ mạng mà Thiên Chúa gởi gắm trong cuộc đời, có khi sứ điệp của con người ấy đem đến cho thế giới hôm nay lại còn mạnh mẽ hùng hồn hơn cả sứ điệp của những con người bình thường như chúng ta.

Chị Khuê có ba đứa con trai nhưng có đến hai cháu bé đã từng bị các bác sĩ bảo phải bỏ thai. Chị là một y tá lâu năm nên có kiến thức y khoa khá đầy đủ, khi mang thai đứa thứ nhì mà không biết có thai, chị đã uống thuốc tẩy giun là loại thuốc chống chỉ định của người mang thai, có thể dẫn đến dị tật cho thai nhi. Cùng lúc chị lại bị tai nạn xe cộ, phải uống thêm một số thuốc đặc trị và kháng sinh mạnh. Chị đã cầu nguyện trong sự hoang mang nhưng khi cháu bé ra đời thì bé lại lanh lẹ và phát triển hoàn toàn bình thường.

Chị chia sẻ thêm với các bạn trẻ và các bà mẹ sắp sinh con, rằng dù cho hoàn cảnh có thế nào đi nữa thì cần phải tuyệt đối trông cậy vào Chúa. Khi mang thai đứa con thứ ba, gia đình chị trong hoàn cảnh đổ vỡ, tinh thần chị khủng hoảng, chịu không nổi dẫn đến tình trạng chị mất ngủ thường xuyên trong giai đoạn đầu thai kỳ, chị đã hoang mang không biết có nên giữ đứa con này không. Đã vậy, đến lúc đi khám thai thì bác sĩ yêu cầu thử xem thai nhi có bị hội chứng Down hay không bằng việc chọc ối xét nghiệm gen, may quá, chị đã dứt khoát từ chối vì biết chọc ối rất dễ gây tổn thương, thậm chí tử vong cho thai nhi một cách oan ức.

Chị Khuê đã rất buồn chán, tuyệt vọng vô cùng, nhưng luôn cầu nguyện cùng Chúa bằng tình cảm chân thật: “Chúa ơi, con sợ Chúa chứ không yêu Chúa nhiều, nhưng con không thể nào dám quyết định bỏ thai vì Sự Sống là của Chúa, Chúa ban xuống, Chúa quyết định, con không được quyền quyết định”. Trong đau khổ, chị đã suy nghĩ rằng dù sao đi nữa, con mình cũng là con người chứ có phải là con vật nào đâu ! Ơn Chúa, chị đã sinh ra một em bé bình thường, lại còn lanh lẹ mạnh khỏe hơn cả hai đứa anh trai của bé.

Anh Phương – Chị Ly là một trường hợp chứng tá cho việc đón nhận đứa con khuyết tật như là món quà quý giá mà Thiên Chúa trao ban. Chị Ly có thai 5 tháng, siêu âm 3D, bác sĩ cho biết bé trai bị sứt môi cả hai bên, sau này sẽ khó khăn khi trông bé, bé sẽ không tự mình bú sữa được, bé sẽ suy dinh dưỡng, bệnh tật liên miên, thậm chí sẽ phải lấy bệnh viện là nhà.

Hai vợ chồng tuyệt vọng chỉ biết nhìn nhau, đã định phải đành đoạn loại bỏ cháu bé. May là có người bạn học của anh ngày xưa là thầy Phong, đang tu DCCT, đã nhắn nếu có đi phá thai thì nhớ trước đó hãy ghé qua gặp cha Quang Uy. Và cha đã khuyên giữ lại bào thai, lại liều lĩnh bảo đảm rằng nếu sinh ra mà bị dị tật không nuôi nổi thì cha nhận nuôi! Và anh chị đã quyết định giữ lại. Đến khi sinh con ra quả là bé có bị sứt môi thật, nhưng qua một cuộc phẫu thuật, khuôn mặt bé đã trở lại bình thường, chị khẳng định là nhận được Ơn Chúa. Chị tâm sự rằng khi có đứa con khuyết tật, trẻ còn cần mình yêu thương chăm sóc hơn, dẫu bé không xinh đẹp như bao trẻ khác nhưng bé đã biết nói lời yêu thương với mẹ với cha.

Cặp chứng tá cuối cùng, anh Hoàng – chị Thảo là hai thành viên kỳ cựu của nhóm Bảo Vệ Sự Sống DCCT Sàigòn. Vượt qua bao khó khăn trắc trở, với lời hiệp ý cầu nguyện của mọi người thân quen, cuối cùng anh chị đã được đến với nhau. Khi đám cưới rồi, chị phát hiện bị ung thư, cùng lúc với việc làm ăn phá sản, nợ nần chồng chất. Đã vậy, khi em bé được 8 tuần tuổi rồi chị mới biết mình có thai, lại đang trong giai đoạn dùng thuốc đặc trị ung thư. Các bác sĩ bệnh viện đã yêu cầu phải bỏ thai, nếu giữ lại, em bé sinh ra sẽ là quái thai, còn người mẹ cũng sẽ chết vì chữa trị ung thư quá trễ.

Thế mà đến khi sinh bé ra, chị nhìn con, vuốt ve sờ nắn chân tay con thì thấy bé hoàn toàn bình thường lành lặn. Còn chính chị, các bác sĩ khám lại và kinh ngạc: không còn bất cứ một tế bào ung thư nào! Chị nhớ đã từng cầu nguyện với Chúa: “Nếu Chúa gởi đến những gì tốt đẹp, đương nhiên là con xin đón nhận. Mà nếu Chúa có gởi đến những gì không tốt đẹp thì con cũng vẫn xin đón nhận”. Chị đưa ra lời nhắn nhủ tha thiết bằng cảm nghiệm của mình: “Mọi người dù nghèo hay giàu, Chúa đều lo lắng và giúp đỡ. Hãy cầu nguyện và đặt tất cả Lòng Tin vào Chúa”.

Sau hằng loạt chứng tá sống động nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng có một điệp khúc lặp đi lặp lại: mang thai – đến khám bác sĩ – siêu âm, xét nghiệm – phát hiện hoặc nghi ngờ có bất thường nào đó – những phán quyết lập lờ, lấp lửng: có nguy cơ thế này, có khả năng thế kia – kết luận “thôi thì vì nhân đạo” nên… sau đó là sự sụp đổ, khủng hoảng.

Nếu như không có lòng tin, không có chỗ dựa, không có lời khuyên bảo của ai đó thì thai phụ sẽ ngậm ngùi đành đoạn bỏ đứa bé, nghĩ rằng đó là giải pháp tốt nhất. Nếu gặp một Linh Mục, một Nữ Tu hay một bác sĩ vừa giỏi vừa nhân đức thì sẽ được tư vấn hỗ trợ. Thế nhưng thai phụ và gia đình vẫn nơm nớp lo sợ mặc dù đã không nguôi tín thác. Khi sinh em bé, gần như hầu hết các trường hợp đều bình thường, chỉ một vài trường hợp đứa bé bị dị tật, nhưng người mẹ đã tín thác vào Chúa, người cha đã chấp nhận hoàn cảnh dẫu bi đát, nên gia đình bé vẫn đón nhận bé trong niềm vui và sau đó tích cực chữa trị cho bé với sự trợ giúp của mọi người.

Xã hội hôm nay đang có những bi kịch đẫm nước mắt như thế với chuỗi điệp khúc tương tự như thế, nên mỗi người chúng ta cần nỗ lực làm chứng và nỗ lực giúp đỡ những anh chị em đang gặp hoàn cảnh tương tự để họ vững tin và tín thác vào Chúa mà can đảm vượt qua hoàn cảnh éo le trắc trở này.

Đỉnh cao của những chứng nhân dám chấp nhận tín thác vào Chúa để bảo vệ sinh linh bé nhỏ mình đang cưu mang chính là nữ bác sĩ Gianna Molla, sinh 4.10.1922, mất 28.4.1962, thọ 40 tuổi. Bà bị ung thư tử cung, đã hy sinh chính mạng sống mình cho đứa con thứ tư, bé trai Pierluigi Molla được sinh ra. Bà được tôn phong Chân Phúc ngày 24.4.1994 và được tuyên Thánh ngày 16.5.2004. Chồng bà, ông Pietro Molla đã được dự Lễ phong Thánh cho người vợ yêu dấu và quả cảm của mình, cũng vừa qua đời ngày 3.4.2010.

Có một số chi tiết quan trọng đối với thai phụ cần lưu ý là: một số bác sĩ bây giờ thường bảo là lần thứ nhất sinh mổ thì lần thứ hai cũng phải sinh mổ, và nếu đã sinh mổ hai lần rồi thì không được sinh con lần thứ ba, có nguy cơ... vỡ vết mổ và tử vong, thôi phá thai đi cho chắc ăn. Đây là một cách giải thích không đúng sự thật vì theo các bác sĩ có uy tín và kinh nghiệm dày dạn cho biết: vết mổ quá 12 tháng là vết mổ cũ. Thường người phụ nữ phải ít nhất 6 tháng sau khi sinh mới lại có thể thụ thai, cộng thêm 9 tháng mang thai nữa là 15 tháng, vết mổ cũ đã hoàn toàn lành lặn, không thể có nguy cơ vỡ vết mổ mà chết được!

Bên cạnh đó, đừng nghĩ người mẹ nếu như đang mắc một căn bệnh nào đó mà lại mang thai thì sẽ nhanh chóng bị thai nhi làm cho kiệt sức mà chết, nhưng ngược lại, bào thai sẽ giúp cải thiện, tăng cường sức khoẻ cho người mẹ để người mẹ có thể cưu mang bào thai thật tốt. Nhiều trường hợp người mẹ đang mang bệnh nan y, khi mang thai và sinh con xong thì không ngờ lại hết bệnh, khỏe mạnh hẳn ra.

Sinh con là nói một lời Xin Vâng để Sự Sống của Thiên Chúa được đổ tràn vào trong lòng mình và Sự Sống ấy lớn lên thành một Sự Sống con người. Và khi em bé được sinh ra, bé được vinh dự mang lấy một sứ điệp của Thiên Chúa muốn gửi đến cho mọi người.

Thế nên, trong Buổi Canh Thức cầu nguyện cho các thai nhi tại quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: “Mỗi một sinh linh luôn xứng đáng được đón nhận với sự tôn trọng và tình yêu, không thể bị đối xử như một món đồ người ta có trong tay và muốn làm gì thì làm”.

Ngài cũng bày tỏ thái độ của Hội Thánh, rằng: “Hội Thánh lo lắng cho Sự Sống vừa được hình thành, rất mong manh và bị đe dọa trước lòng ích kỷ của người lớn và những lương tri đã bị lu mờ”.

Kết thúc buổi thuyết trình, cha Quang Uy mời mọi người cùng cầu nguyện đặc biệt với 10 kinh Mai Khôi dâng Mẹ Maria kèm theo 10 ý nguyện Bảo Vệ Sự Sống đặc biệt dành cho chị em phụ nữ và gia đình mình. Trong đó, lời cầu thứ mười là Xin Mẹ Maria hãy tác động ảnh hưởng trên các cán bộ làm việc Nhà Nước, các Đại Biểu Quốc Hội, để họ có thể thay đổi nhận thức, sửa lại các đạo luật kế hoạch hóa dân số, thôi không để cho tự do phá thai nữa...

Dưới đây là các số điện thoại sẵn sàng trợ giúp tư vấn:
Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, điện thoại: 0903.340.914
Lm. NGUYỄN HỒNG PHƯỚC, DCCT, điện thoại: 0907.990.895
Bs. NGUYỄN CHÂU HÀ, điện thoại: 0983.054.320
Bs. NGUYỄN LAN HẢI, điện thoại: 0908.159.507
Cô TRẦN THỊ LIỄU, Nhóm BVSS Sàigòn, điện thoại: 0938.813.496
Bà TRẦN THỊ HƯỜNG, Nhóm BVSS Hà Nội, điện thoại: 0945.728.084

Và những phòng khám Công Giáo đáng tin cậy để các thai phụ có thể tìm đến:
BỆNH VIỆN THÁNH MẪU, 25/2 Bành Văn Trân, P. 7, Q. Tân Bình, điện thoại: 08.38.652.225 – 39.706.970
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA XÓM MỚI, 32/10/A13 Phạm Văn Chiêu, Q. Gò Vấp, điện thoại: 08.37.260.776
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THIÊN PHƯỚC, 269 Điện Biên Phủ, P. 7, Q. 3, điện thoại: 08.39.330.002 – 39.330.003

Sàigòn, những ngày giáp Tết Tân Mão
 
Giáo xứ An Hải GP Hải Phòng vui Tết với người nghèo
Nguyễn Liên
10:47 29/01/2011
HẢI PHÒNG - Trong không khí chuẩn bị chào đón tết cổ truyền dân tộc, ngày 27.01.2011 giáo xứ An Hải thuộc giáo phận Hải Phòng đã tổ chức họp mặt ăn tết và trao quà cho 140 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn giáo xứ.

Xem hình ảnh

Đây là năm thứ ba giáo xứ An Hải tổ chức gặp mặt và ăn tết cùng với người nghèo, An Hải là một giáo xứ không giàu về vật chất nhưng lại giàu lòng bác ái yêu thương.

Trong năm qua, tại giáo xứ đã diễn ra rất nhiều các hoạt động bác ái của nhóm Ve Chai Nhân Ái vào các dịp; trung thu, Noel, sinh nhật nhóm, giáo xứ và nhóm Ve Chai Nhân Ái đã tặng những món quà vật chất cũng như tinh thần cho các anh chị em có HIV/AIDS và trẻ mồ côi, khiếm thính, khiếm thị...

Những hoạt động bác ái ấy dường như đã ăn sâu vào máu thịt của người dân giáo xứ An Hải khi Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện quản nhiệm giáo xứ phát động phong trào “ mỗi gia đình nuôi heo đất vì người nghèo” Mọi người từ già đến trẻ trong các gia đình ở giáo xứ đều hiểu được sự thao thức, trăn trở của Cha và họ ý thức được Giáo hội luôn mong muốn mỗi người Kitô hữu hãy sống Đức Bác Ái -Yêu Thương, chính vì vậy giáo dân giáo xứ An Hải luôn đón nhận những người nghèo như đón nhận chính Chúa Giêsu vậy.

Năm nay Thu hoạch được gần 40 triệu, hơn năm 2010 gần chục triệu số tiền đó hôm nay được tặng hết cho người nghèo ăn tết. Để rồi những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn có được niềm vui và hạnh phúc thể hiện rõ trên từng khuôn mặt của mọi người trong bữa tiệc.

Tất cả mọi người trong giáo xứ đều cảm thấy như gặp được Chúa; Ông trùm nói “họ vui một thì mình vui mười vì thấy rõ được những việc làm nhỏ bé hàng ngày của giáo dân trong giáo xứ đã góp phần tạo lên niềm vui và hạnh phúc cho người khác”.

Vui hơn khi chính con cái trong gia đình ở giáo xứ cũng học được tinh thần bác ái yêu thương đối với những người xung quanh để từ đó các em trưởng thành hơn về nhân bản và lối sống theo tinh thần của Giáo hội.

Một bữa tiệc ấm áp nghĩa tình thể hiện sự hiệp thông khi những người dự tiệc hôm nay hầu hết là những anh chị em lương dân, họ rất cảm phục trước tấm lòng nhân ái của các tín hữu trong giáo xứ khi luôn quan tâm đến họ trong cuộc sống hàng ngày.

Đến nhà thờ An Hải như về chính nhà Cha mẹ của mình, khi Cha quản nhiệm và mọi người giao lưu với nhau rất gần gũi thân thương, sau đó bài hát“ khúc cảm tạ” được anh ca viên cất lên với một tâm tình sốt sáng nhưng đầy sôi động, không khí sôi động và ấm áp ấy càng được tỏ rõ hơn khi mọi người cùng vỗ tay theo nhịp của bài hát “ ôi tình yêu Chúa, thánh ân tuyệt vời… ” đã làm cho mọi người cảm nghiệm được tình Chúa tình người trao cho nhau.

Công việc bác ái thực sự trở lên ý nghĩa hơn khi trong bữa ăn khi một người có hoàn cảnh khó khăn...
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những vụ án của phép hôn phối, một thách đố mới
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
10:08 29/01/2011
NHỮNG VỤ ÁN CỦA PHÉP HÔN PHỐI, MỘT THÁCH ĐỐ MỚI

(Marriage Cases or Annulments)

“Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly.” (Mt. 19:6). “Hôn phối đã được thành nhận và hoàn hợp (“ratum et consummatum” hay “ratified and consummated”) không thể bị tháo gỡ bởi một quyền bính nhân loại hay một nguyên do nào, ngoài sự chết.” (Giáo Luật, điều 1141). Với lời giảng dạy của chính Chúa Kitô và luật điều của giáo hội ghi trên, người ta không thể nào làm mất đi tính chất gía trị hay hữu hiệu (valid - thành) và hợp lệ (licit - nên) của phép hôn phối Công Giáo.

Tuy nhiên, có những trường hợp mà phép hôn phối, tự bản tính, đã không hữu hiệu vì lý do này hay lý do khác. Ở những trường hợp đó, giáo hội đã cho phép các tín hữu được quyền thỉnh nguyện tòa án hôn phối (Tribunal) của giáo phận, tái xét trường hợp hôn nhân của mình. Sau một thời gian, trung bình khoảng18 tháng, nhanh hay chậm còn tùy ở mỗi giáo phận, điều tra và thẩm định các dữ kiện qua “canonnical jurisprudence” (việc hiểu và áp dụng giáo luật), tòa án hôn phối có thể tuyên bố là phép hôn phối đó đã vô hiệu (invalid) ngay từ bản tính. Do đó, người tín hữu sẽ được nhận bí tích hôn phối với người khác cách hoàn hảo hơn, có khi được gọi nôm na là “tái hôn.”

Mục đích của bài này là trình bày những lý do được giáo hội kể là chính đáng để giải quyết các trường hợp hôn phối, đồng thời giúp người tín hữu giáo dân nhìn thấy quyền lợi của mình và những cơ hội có thể được tòa án hôn phối tuyên xử rằng phép hôn phối đã lãnh nhận là vô hiệu tự bản tính.

Ðể hiểu vấn đề nhiều hơn, đề nghị quí độc giả tìm đọc thêm những tài liệu giá trị như các quyển “Annulments” của Linh Mục Lawrence G. Wrenn do Cannon Law Society of America (CLSA) xuất bản; “The Tribunal Reporter, bộ I, do Adam J. Maida diễn giải và cũng do CLSA xuất bản; “Marriage, Divorce and Nullity” sách hướng dẫn thủ tục xin toà án hôn phối xét xử các trường hợp hôn nhân, do Ðức Giám Mục Geoffrey Robinson viết.

Qua những tài liệu nói trên, người ta có thể ghi nhận những lý do chính để tòa án hôn phối thẩm định các trường hợp. Thứ nhất là lý do bất lực (impotence), về cả phía nam lẫn nữ (GL điều 1084). Thứ hai, hoàn toàn giả vờ (total simulation. Ðiều 1101). Thứ ba, nhất định không muốn có con (1055 và 1061). Thứ tư, loại bỏ tính cách vĩnh viễn của hôn nhân (exclusion of perpetuity. 34, 809; 48, 256). Thứ năm, bất trung (exclusion of fidelity). Thứ sáu, áp lực và sợ hãi (1103). Thư bảy, mắc các bệnh tâm thần (psychoses), phản xã hội tính (sociopathy), đồng tính luyến ái (homosexuality), bệnh ngoài da, hay có cảm giác bất thường (hyperaesthesia), bệnh nghiện rượu v.v.. Sau này, một số lý do nữa đã được ghi thêm như bệnh động kinh (epilepsy), sự thiếu trưởng thành (Immaturity), thần kinh bị qúa giao động (depressive neurosis), và có những điều làm cho hôn phối bất thành từ phía nạn nhân (error and defective convalidations).

1. Trường hợp bất lực (GL. điều 1084)

a. “Bất lực để giao hợp, có trước khi kết hôn và vĩnh viễn, hoặc về phía người nam, hoặc về phía người nữ, dù tuyệt đối, dù tương đối, tự bản tính của nó khiến cho hôn phối vô hiệu.”

b. “Nếu ngăn trở bất lực có tính cách hoài nghi, dù hoài nghi về luật hay về sự kiện, thì không nên ngăn cản hôn phối hay tuyên bố vô hiệu bao lâu còn hồ nghi.”

c. “Sự son sẻ không ngăn cấm cũng không tiêu hủy hôn phối, không kể quy định của điều 1098” (lường gạt để kết hôn).

2. Gỉa vờ (total simulation. GL 1101)

a. “Sự ưng thuận bên trong của tâm hồn được suy đoán là tương hợp với những lời lẽ và cử chỉ bộc lộ lúc kết hôn.”

b. “Tuy nhiên, nếu một bên hay cả hai bên, do một hành vi tích cực của ý chí, lọai bỏ chính hôn phối hay một yếu tố chính yếu nào, hoặc một đặc tính chính yếu nào của hôn phối, thì việc kết hôn vô hiệu.”

3. Không muốn có con (contra bonum prolis, GL 1055 và 1061)

a. (1055): “Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo nên với nhau một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giáo ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giáo ước hôn phối giữa những người đã được chịu phép rửa tội lên hàng bí tích.”

b. “Bởi vậy, giữa những người đã chịu phép rửa tội, không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích.”

c. (1061): “Hôn phối hữu hiệu giữa những người đã chịu phép rửa tội được gọi là chỉ mới thành nhận (ratified), nếu chưa có sự hoàn hợp (hay “giao hợp,” consummated); hôn phối là thành nhận và hoàn hợp khi đôi bạn đã giao hợp với nhau một cách hợp với nhân tính. Sự giao hợp là hành động hướng đến việc sinh con cái, tức là một mục tiêu tự nhiên của hôn nhân, và do hành dộng ấy, đôi bạn trở nên một xác thể.”

d. “Sau khi đã cử hành hôn phối, nếu đôi bạn đã sống chung với nhau thì sự hoàn hợp được suy đoán (là đã có) cho đến khi chứng minh ngược lại.”

e. “Hôn phối vô hiệu được gọi là gỉa định, nếu đã được cử hành với sự ngay tình, ít ra là của một bên, cho đến khi cả hai bên biết chắc chắn về sự vô hiệu của hôn phối.”

4. Loại bỏ tính cách vĩnh viễn của hôn nhân (contra bonum sacramenti)

Xin xem lại GL 1101 về sự thực tâm. Sự “vĩnh viễn” của hôn phối được hiểu là trọn đời, không thể chấm dứt và được gọi là “bonum sacramenti.” Sự vĩnh viễn thuộc về bản tính của hôn phối, thể hiện qua các điều 1056, 1057 và 1134.

5. Bất trung (contra bonum fidei)

Cũng nằm trong điều 1101. Một vài thí dụ dẫn chứng: Ðược gọi là bất trung nếu một người kết hôn nhưng vẫn có chủ tâm rằng anh/chị ta sẽ có người tình khác khi cơ hội xảy đến. Hay một người có chủ tâm chỉ trung thành với vợ/chồng mình khi người phối ngẫu còn duyên dáng và làm cho mình thích mà thôi. Hoặc một người đã lập gia đình nhưng vẫn dành nhiều thì giờ hơn với cả vợ/chồng mình để đi lại, thăm viếng cách công khai với người tình cũ của mình.

6. Áp lực và sợ hãi (GL 1103)

“Hôn phối sẽ vô hiệu nếu được kếp lập vì áp lực hay sợ hãi trầm trọng do một nguyên cớ ngoại tại (bên ngoài), mặc dù không chủ ý trực tiếp gây ra, nhưng để thoát khỏi nó, người ta bị bó buộc đành phải lựa chọn kết hôn.”

Áp lực (Vis hay force) là sự cưỡng chế (coactio moralis) làm thay đổi ý chí dưới sự đe dọa của một sự dữ trong một cách mà ở tình trạng bình thường ý chí không thể chấp nhận được.

Sợ hãi (Metus) là sự dọa nạt (trepidatio mentis), hậu qủa của áp lực. Ðể phép hôn phối không có hiệu lực, sự sợ hãi phải trầm trọng (grave), ngoại tại (extrinsic), và có nguyên cớ (causative).

7. Các bệnh tâm thần

GL 1095: “Những người sau đây không có khả năng kết hôn:

a. (Lack of Due Reason) “Những người thiếu khả năng xử dụng trí khôn một cách vừa phải.”

b. (Lack of Due Discretion) “Những người thiếu sót trầm trọng trong sự nhận định về những quyền lợi và bổn phận thiết yếu của việc trao ban và đón nhận trong hôn nhân.”

c. (Lack of Due Competence) “Những người vì lý do tâm lý, không thể đảm nhận những nghĩa vụ thiết yếu của hôn nhân.”

8. Sự thiếu hiểu biết (Ignorance, GL 1096)

a. “Ðể có sự ưng thuận kết hôn, điều cần thiết là hai người kết hôn phải biết ít ra rằng: Hôn nhân là đời sống chung vĩnh viễn giữa người nam và người nữ, nhằm đến việc sinh sản con cái bằng việc giao hợp sinh lý cách nào đó.”

b. “Sau tuổi dậy thì, phải suy đoán là họ đã biết những điều đó rồi.”

9. Hôn phối bất thành từ phía nạn nhân (Imposed error hay error dolosus. GL 1098)

“Ai kết hôn do một sự (bị) lường gạt được bày ra vì mưu chước để cho mình ưng thuận, nếu sự lường gạt ấy liên hệ đến một tư cách của người bạn, mà tự nó, tư cách này có thể làm phiền nhiễu nặng nề cuộc sống chung của vợ chồng, thì sự kết hôn đó vô hiệu.”

Trường hợp này, không phải người lường gạt nhận một hôn phối vô hiệu, nhưng chính nạn nhân (người bị lường gạt) đã nhận một hôn phối vô hiệu.

VỚI ANH EM GIÁO SĨ

Xã hội Việt Nam từ ngàn đời vẫn giữ gìn những truyền thống đạo đức cao đẹp của tình nghĩa phu thê và lấy chữ Trung, Trinh, Hiếu, Nghĩa làm đầu. Giáo hội Công Giáo càng phù hợp hơn với những giáo huấn về sự ràng buộc chặt chẽ trong phép hôn phối. Vấn đề li dị đã ít khi là mối bận tâm của giáo hội. Những tòa án hôn phối ở các địa phận được thành lập theo giáo luật, nhưng việc phải xét xử một trường hợp hôn phối đã rất họa hiếm.

Tuy nhiên, từ ngày dân Việt nói chung, giáo hữu Công Giáo nói riêng ra sống ở nước ngoài mà hầu hết là ở những nước thuộc Âu, Mỹ hay Úc châu, theo truyền thống văn hóa phương Tây, việc li dị đã trở thành một vấn đề lớn. Ðiều này đã khiến một vài linh mục quản nhiệm các cộng đoàn người Việt Công Giáo (đặc biệt là những vị đã thụ phong LM ở bên nhà) ít nhiều bị bối rối. Một vấn đề qúa mới đối với các ngài, mặc dù trên thực tế nó đã không mới chút nào hết. Khi còn ở chủng viện, các ngài đã được huấn luyện về các trường hợp hôn phối, nhưng học mà không phải hành, nên đến khi thình lình phải đương đầu với vấn đề này, có người đã bị hụt hẫng và không biết phải giải quyết ra sao.

Thêm vào đó, còn là lương tâm nhiệm nhặt của các ngài, một phần do ảnh hưởng nếp văn hóa, truyền thống cổ kính của dân tộc. Trong qúa khứ ở quê nhà, thỉnh thoảng có giáo dân nào “lỡ” li dị, thì lập tức bị gán cho chữ “rối” và hầu như đương nhiên bị đẩy ra ngoài lề giáo hội. Đa số những người đó chẳng bao giờ được sống lại đời sống bí tích, nhiều khi cho đến lúc chết! Hơn nữa, có linh mục đã nghĩ rằng vào trường hợp này, các ngài vẫn có quyền “xử” theo phán đoán riêng của mình, chứ không phải theo quyền lợi đáng được hưởng của người giáo dân. Vấn đề ở đây là trách nhiệm của vị linh mục trước nhu cầu thiêng liêng của các giáo dân. Vị linh mục chính xứ, quản nhiệm hay bất cứ linh mục nào khi được yêu cầu, đều có bổn phận giúp đỡ người giáo dân đang muốn xin tòa án hôn phối tái xét trường hợp hôn nhân của mình. Có thể họ sẽ được tòa tuyên bố rằng hôn phối trước của họ đã vô hiệu từ bản tính, có thể là không; nhưng đây không phải là “quyền phán xét” của cha, mà là quyền của tòa án hôn phối. Vị linh mục được nhờ, trong trường hợp này sẽ chỉ là “luật sư” (Procurator-Advocate) giúp đỡ người tín hữu của mình.

Dĩ nhiên, cha sở có quyền lấy lý do này hay lý do khác để tránh né trách nhiệm về các vụ án hôn phối; nhưng con chiên của ngài sẽ phải chạy tìm sự giúp đỡ của một chủ chăn khác! Nếu không, họ sẽ trở thành chiên lạc. Nếu họ trở thành chiên lạc, ai sẽ là người chịu trách nhiệm tìm kiếm, đưa họ về đàn? Nếu không phải là chính chủ chăn của họ?

Trong lần nói chuyện với một LM người Việt đang làm việc trong toà án hôn phối của một giáo phận ở Mỹ, người viết bài này đã tâm sự rằng mình gặp trường hợp một đôi hôn phối xin “annulment” đã ba năm mà không thấy cha quản nhiệm “nói” gì hết. Cứ mỗi lần nhắc đến thì cha bảo rằng “đang lo.” Cuối cùng khi được gạn hỏi thì cha đó lôi tập hồ sơ từ ngăn kéo của ngài trao lại cho họ và nói, “Thôi các con tìm cha nào lo cho thì lo, cha bận lắm không lo được!” Hồ sơ của họ đã “ngủ quên” trong ngăn kéo của ngài đến ba năm! Vị LM người Việt nói trên đáp lại trong sự ngạc nhiên hơn của người viết: “Anh không biết đâu, em đang phải lo cho một vụ đã bị “dìm” đến năm năm rồi!” Thái độ tắc trách của những linh mục nói trên dĩ nhiên là không thể chấp nhận được.

Người mục tử kêu mời, khuyến khích và ngay cả thách đố giáo dân của mình sống và thực hành đức tin, nhưng người mục tử nhất định không khi nào lại trở thành vật cản, gây trở ngại cho những giáo dân của mình muốn sống đời sống bí tích (sacramental life.) Giáo luật là lề luật chung của giáo hội hoàn vũ, áp dụng bình đẳng, hữu hiệu và hợp lệ trên khắp thế giới, trong mọi giáo hội địa phương (quốc gia), cho tất cả các sắc dân và đến từng giáo hữu. Nói khác đi điều đó hay tìm cách lý giải với mục đích trốn tránh trách nhiệm là không tuân phục, là không chấp hành giáo luật vậy!

VỚI ANH CHỊ EM GIÁO DÂN

Người tín hữu giáo dân, nhất là dân Việt, ít khi được nghe nói đến “quyền lợi” của mình. Nhưng ở đây, thực sự anh\chị có “quyền” được thỉnh nguyện xin tòa án hôn phối thẩm định trường hợp hôn nhân của mình. Dĩ nhiên, tòa có thể tuyên bố thuận cũng như nghịch, nhưng việc đưa vấn đề ra tòa là quyền của anh\chị, và cha sở của anh\chị sẽ có trách nhiệm giúp đỡ anh\chị đến nơi đến chốn. Nếu ngài từ chối giúp đỡ, anh\chị có thể xin một vị linh mục khác, nên trong cùng một địa phận, để lo cho anh\chị. Ðôi khi một giáo dân cũng có thể được ủy thác làm công việc này (Proxy-Advocate). Tốt nhất, nên liên lạc với tòa án hôn phối (Tribunal) của giáo phận mình để nhận thêm những hướng dẫn. Hiện nay tại nhiều giáo xứ, đặc biệt giáo xứ Mỹ, có những “chuyên viên” (đã được huấn luyện) tình nguyện giúp các giáo hữu viết đơn, thu thập hồ sơ… chuẩn bị cho trường hợp hôn phối của họ. Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho tòa án hôn phối rất nhiều và các “vụ án” cũng được giải quyết nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, người viết bài này không bao giờ chủ trương khuyến khích li dị. Ðây là một tiến trình không bao giờ đem lại nguồn vui cho các đôi hôn phối. Chỉ khi nào vấn đề trở nên bất khả kháng và đã xảy ra, các đôi hôn phối đã gãy đổ mới nên nghĩ đến việc tái xét trường hợp hôn phối của mình, để có thể được tiếp tục sống đời sống bí tích của một tín hữu Công Giáo. Đặc biệt, không bao giờ nên tìm hiểu xem hôn nhân của mình có hữu hiệu (valid) hay không, để “lỡ ra” sau này còn có thể xin tái xét! Nên nhớ rằng sau khi đã kết hôn, nếu có một lý do chính đáng cho thấy phép hôn phối trên đã không hữu hiệu (Trường hợp giả định. Thí dụ như đã có sự lừa dối) nhưng đôi hôn phối, nhất là nạn nhân, vẫn tha thứ và chấp nhận, thì phép hôn phối đó vẫn hữu hiệu (GL 1061).

Ðã nhiều lần, kẻ viết bài này được nghe cùng một câu nói có cùng một âm điệu bi ai và tiếc nuối như nhau: “Cha ơi, ước chi con được sống lại đời mình thì con sẽ chẳng bao giờ li dị người chồng/vợ đầu tiên của con!” Những người đã có một lần gãy đổ hôn nhân, thường hay bị thêm những lần thất bại nữa. Mong anh\chị suy nghĩ thật chín chắn và cầu nguyện thật nhiều trước khi làm sự quyết định trọng đại này.
 
Kinh tế Việt Nam năm 2010
Hà Minh Thảo
10:49 29/01/2011
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2010

CHƯƠNG 1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29.12.2010, một bản báo cáo những con số thống kê về kinh tế đã được phân phát bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá cao đã đạt 6,78% so với năm 2009, cao hơn kế hoạch do Quốc hội đề ra là 6,50%. Lần này, không như năm 2009, Việt Nam không chỉ đứng hàng thứ nhì sau Trung quốc các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Năm 2010, Trung quốc chỉ đứng hạng ba sau Qatar, tăng trưởng 16%, và Singapore, nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Đông Nam Á trong năm 2010 với 14,7%. Kinh tế Malaysia, một quốc gia ASEAN, tăng với mức 7% so với 2009. Chưa hết, báo cáo kinh tế giữa kỳ của Bộ Tài chính ở New Delhi dự báo kinh tế Ấn độ có thể tăng trưởng 9% trong tài khóa 2010-2011, bắt đầu từ ngày 01.04.2010. Tuy nhiên, số bách phân lạm phát của Việt Nam năm 2010 lên tới mức 11,75% so với năm 2009, cao nhất trong các quốc gia kể trên.

Mức tăng trưởng Việt Nam cao được thể hiện trên nhiều lãnh vực từ sản xuất từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất là tăng 7,7%, kế đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 2,78% so với năm 2009.

Sau hai năm kinh tế thế giới bị suy trầm thì Việt Nam cùng các nước Đông Á, trừ Nhật bản, đã đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm qua. Tuy nhiên, sự thật, khi kinh tế thế giới bị suy trầm thì sự giảm sút của Việt Nam không quá nặng vì Việt Nam không bị khủng hoảng tài chính mà chỉ lo sợ người dân các nước Bắc Mỹ và Âu châu, do lợi tức giảm bớt, nên bớt mua hàng ngoại nhập. Bằng cớ là, nhờ tăng trưởng kinh tế đã lần hồi trở lại tại những những quốc gia công nghệ tiền tiến, sức mua gia tăng, nên tổng kim ngạch xuất cảng Việt Nam đạt hơn 71,6 tỷ mỹ kim, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỷ mỹ kim, trong khi nhập siêu dưới mức chỉ tiêu 20% tổng kim ngạch xuất cảng.

I. ĐỊNH NGHĨA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

A. Tổng sản lượng nội địa.

Tại Việt-Nam, đó là sự gia tăng của Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ), thường được gọi là Gross Domestic Product (GDP), tiếng Anh và Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên toàn lãnh thổ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là ba tháng và một năm. TSLNĐ là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó. Đối với các đơn vị hành chính khác, nhà nước Việt-Nam ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh/huyện v.v.

Một cách tính khác:
Tổng sản lượng nội địa = C + I + G + (Ex - Im)
Trong đó:
C = tiêu dùng của tất cả các hộ thuế trong nền kinh tế quốc gia (consommation, consumption);
I = đầu tư của các chủ vốn vào cơ sở kinh doanh (investisssement, investment), không tính đầu tư vào thị trường chứng khoán và trái phiếu;
G = tổng chi của Chính quyền (government gouvernement
Ex = xuất cảng (export);
Im = nhập cảng (import).

TSLNĐ được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách hiệu số giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

TSLNĐ của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế, thường là mỹ kim (US$).

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, TSLNĐ Việt Nam năm 2009 là 90.090.966.131 mỹ kim với Dân số là 87.279.754 người. Do đó, TSLNĐ trung bình từng người là: 1.032,21 mỹ kim.

(Để có thí dụ, xin mời đọc ‘Kinh tế Việt Nam năm 2009, tại
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=76498)

C. Hiện tượng ‘sùng bái số lượng’.

Hiện tượng này giống như ‘chạy theo thành tích’ trong ngành Giáo dục. Do đó, trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 trình Quốc hội, còn đưa ra phương án tăng trưởng kinh tế đến 7%. Sau khi thảo luận, các đại biểu, theo chỉ thị Đảng (xem đoạn II dưới đây), quyết định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2009 là 6,5%. Nhưng ngay chỉ tiêu này cũng nhanh chóng cho thấy không thể thực hiện được. Đến giữa năm, lần thứ hai trong hai năm liền, Quốc hội phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2009 từ 6,5% xuống còn 5%. Sau cùng, cuối năm 2009, kết quả cho thấy, TSLNĐ Việt Nam chỉ tăng 5,32% so với năm 2008. Kết luận: vượt chỉ tiêu 0,32%.

Sự thật, quốc gia nào cũng dùng mọi biện pháp để gia tăng TSLNĐ của nước mình vì nhiều lý do. Nhất là khi có tăng trưởng kinh tế cao thì có thể sản xuất thêm, nên cần mướn thêm nhân công, giải quyết thất nghiệp. Tuy nhiên, các chính phủ phải canh chừng để có sự hài hoà giữa sự tăng trưởng kinh tế với các chỉ số kinh tế khác, thí dụ lạm phát.

Sự tăng trưởng kinh tế ‘sùng bái số lượng’ đã và đang trả bằng một giá thật đắc về:

- tài nguyên quốc gia bị khai thác triệt để, thay vì phải tiết kiệm cho các thế hệ con cháu;
- tàn phá môi trường do kế hoạch do Đảng đề ra (xem dưới nay);
- nguy hiểãm hơn như việc khai thác bauxite đang mở đường cho người Trung quốc xâm nhập vào Quê hưong ta.

B. Tăng trưởng kinh tế ‘xấu’.

Trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt 6,78% so với năm 2009. Cụ thể, tăng trưởng TSLNĐ quý 1/2010 đạt 5,84%, nhưng đến quý 2 đã tăng 6,44%, quý 3 tăng 7,18% và quý 4 ước tăng 7,34%. Như vậy, mức tăng TSLNĐ quý 4 năm nay đạt cao nhất kể từ quý 2/2008. Tính thành mỹ kim, TSLNĐ Việt Nam năm 2010 là: 96.199.133.635 mỹ kim.

Trong số TSLNĐ đó, có bao nhiêu mỹ kim đã phải thanh toán cho những chi tiêu xấu?

- Tại Quê hương, biết bao công trình xây dựng đã được hoàn thành để được tính vào bách phân tăng trưởng kinh tế hay vào trị giá gia tăng để tính TSLNĐ cho Việt Nam. Nhưng, như ‘Công trình chống sạt lở tại huyện Mỹ Chương, Hà Nội’ đã bị bòn rút các loại vật tư để thi công cũng bị thay đổi để có giá thành rẻ hơn. Kết quả không đúng cho việc tính TSLNĐ và sự tăng trưởng kinh tế. Trong tương lai gần, công trình này sẽ sớm bị hư hại và, khi đó, phải sử dụng công nhân để sửa chữa. Lần nữa, lại có sự tăng trưởng kinh tế và đây là một sự tăng trưởng kinh tế ‘xấu’.

- Dự án đại lộ Đông Tây được Chính phủ phê duyệt năm 2000 với tổng mức đầu tư ước tính 8.101 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2005. Hầm Thủ Thiêm là công trình ngầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam thuộc dự án này.

Tháng 08.2008, Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho thấy, khi các đốt hầm được đúc xong tháng 5 trước đó, hai vách và nắp đã xuất hiện nhiều vết rạn kéo dài từ 2 đến 3 m, bề rộng lớn nhất của vết nứt đến 1 mm. Do đó, ngày 15.06.2009, công tác sửa chữa các vết nứt bắt đầu và kết thúc sau hai tháng rưỡi. Kết quả, ‘công tác sửa chữa’ này cũng làm tăng trưởng kinh tế. Nhưng là một sự tăng trưởng kinh tế ‘xấu’ vì vừa tốn thêm tiền (tháng 12.2010, Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng vốn đầu tư dự án thêm hơn 3.500 tỉ đồng) và mất thời gian (có thể phải đến quý 3/2011 mới hoàn thành dự án).

- Báo chí trong nước tiếp tục đưa tin và hình ảnh về đề tài được xem là “nóng” được Hội đồng nhân dân TP. Hồ chí Minh (Sài gòn, trước kia, không thể xảy ra như thế vì đối lập đã phải lên tiếng) thảo luận và dư luận âu lo về vấn đề ‘hố tử thần’. Có ít nhất 60 vụ lún mặt đường, khiến người ta có thể bị sụp hầm, lạc tay lái, rơi xuống đường bị xe sau vô tình cán qua. Đây là những ‘hố trâu chứ không phải ổ gà’, do lỗi của các đơn vị thi công, nhà thầu, không bảo đảm quy trình, chất lượng, kỹ thuật. Các giới chức thẩm quyền vẫn giữ hoàn toàn yên lặng. Không ai dám nhận trách nhiệm?

Đã có trường hợp một phụ nữ chạy xe máy, đón con từ trường về nhà trên đường Kha vạn Cân, Thủ Đức, xe Honda của chị vấp miệng hố, người và xe ngã ra đường và đúng vào lúc ấy một xe vận tải hạng nặng, lao nhanh tới, tài xế thắng không kịp, tai nạn xảy ra và chị chết ngay tại chỗ, con trai của chị văng xa vào lề đường, may mắn thóat chết.

Tình trạng càng thêm đau thương vì việc mai táng người phụ nữ cũng đem lại sự sự tăng trưởng kinh tế.

D. Thăm dò dư luận.

Kết quả của cuộc Thăm dò dư luận do HSBC (Hong Kong and Shanghai Banking Corporation, Tập đoàn ngân hàng Hương cảng - Thượng hải) thực hiện cho biết: 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (SMEs, Small and medium enterprises, tiếng Anh, và PME, Petites et Moyennes Entreprises, tiếng Pháp) tham gia cuộc thăm dò toàn cầu này, ngỏ ý tin tưởng nền kinh tế trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng tới. Do đó, tuy giảm 8 điểm so với lần thăm dò trước cách đây hai năm, nhưng mức độ lạc quan của các doanh nhân Việt Nam này vẫn giữ ở mức tích cực, đạt 156 điểm/200, đứng thứ hai trên thế giới, sau Saudi Arabia (Arabie saoudite, tiếng Pháp, 174 điểm. Một phần tư các doanh nhân được hỏi tại các thị trường phát triển cho rằng tốc độ phát triển kinh tế tại đó sẽ chậm lại trong vòng sáu tháng tới và 43% các doanh nhân ở các thị trường mới nổi lại cho rằng kinh tế sẽ tăng trưởng.

Ngoài ra, hơn 50% các doanh nghiệp Việt Nam này muốn mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu. Nhưng hầu hết đều vấp phải khó khăn về nguồn vốn (49%), còn ít hiểu biết về các vấn đề giao dịch bằng ngoại tệ (48%). Số bách phân này cao hơn rất nhiều khi so sánh với tỉ lệ 29% trên toàn cầu. Họ muốn tham gia các ngành nghề: nhập khẩu (71%), xuất khẩu (34%)… Và 37% doanh nghiệp nội địa có kế hoạch vươn ra thị trường nước ngoài trong vòng hai năm tới.

Trở về quốc nội, ba mối quan tâm hàng đầu của họ trong thời gian sáu tháng tới là lạm phát (62%), các điều kiện tăng trưởng kinh tế (52%) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (52%). Những kết quả này phù hợp với các kết luận từ cuộc khảo sát chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi khác do HSBC tiến hành và công bố vào đầu tháng 01.2011.

II. MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 2011-2020.

Ngày 12.01.2011, Tổng bí thư xuất nhiệm Nông đức Mạnh trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XI, đã đưa ra vài con số cụ thể tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng TSLNĐ bình quân 7 - 8%/năm, TSLNĐ bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 mỹ kim... giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong TSLNĐ. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% TSLNĐ vào năm 2015…

Dù đã có những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước, song Ban chấp hành Trung ương cũng chỉ rõ nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Thêm vào đó, còn có suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.

Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, là một trong ba đột phá chiến lược trong 10 năm tới.
 
Chuyện Phiếm Năm Mèo
Đinh văn Tiến Hùng
11:06 29/01/2011
‘……Cái lông mèo mướp thật là dị kỳ. Nó vừa trắng màu lụa, vừa xám màu tro, lại vừa đen xỉn. Khắp mình ba màu ấy trộn lẫn với nhau mà tròn rất nhỏ, hoà hợp lại thành một màu đặc biệt như màu chăn dạ của các chú lính tập. Chỉ ở dưới bụng mới có một mảng lông trắng mềm mềm. Màu mướp ấy trông bẩn, vì đen ngòm ngòm, nhưng chính ra sạch lắm… Hai mắt mèo tròn và quắc như hai hòn bi ve dưới ánh mặt trời. Hắn không có môi, nhưng hắn có mũi đo đỏ, đẹp như môi son hồng của các cô gái đương thì…Hai bên mép có hai hàng ria cứng nhắc như ria làm bằng thép nước… Gã ăn ở thì giờ như một người đúng mực. Ban ngày hắn ngủ hoài, cái dáng mèo nằm, dáng êm, dáng thanh, đẹp biết bao!.. ’ Nhân năm Tân Mão-năm Con Mèo- xin mở đầu bài viết với một đoạn văn trích trong truyện O Chuột của nhà văn Tô Hoài – một cây bút có lối tả chân và nhân cách hoá loài vật thật tài tình và linh động.

Trong 12 con Giáp, Mèo đứng trước Cọp và sau Rồng. Sau Cọp thì dễ hiểu vì cùng loài tương cận vồ mồi ăn thịt. Còn không cánh mà đến trước Rồng thì thất là ngược ngạo khó tin, vì thế các cụ trong Bộ Chính Trị Cộng Sản VN bực mình phải tổ chức 1000 năm Thăng Long để mời Rồng Thiên Triều giáng lâm sớm – nếu không lại học đòi Xứ Cà-Ri thành 1001 năm Thăng long thì kỳ quá!

Dựa theo Tử vi Đông Phương, trong Thập nhị chi gồm 12 con Giáp: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và Thập Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúi. Theo thứ tự 1 Can ghép với 1 Chi thành tên gọi của năm. Như năm 2009 là Kỷ Sửu – 2010 Canh Dần – 2011 Tân Mão. Cứ 12 năm con Giáp cũ trở về và đúng chu kỳ 60 năm sau lại có năm Tân Mão -Ứng theo Tử vi các ông các bà sinh năm Tân Mão 1951 năm nay 61 khá tốt. Qúi ông gặp nhiều may mắn về tiền tài, công danh thành đạt, kinh doanh 1 vốn 4 lời, tranh các chức vụ dân cử vẫn còn nhiều hy vọng. Qúi bà tướng sang và nhàn hạ nhờ vào phúc đức con cái, hơi gặp tiểu hạn rồi cũng qua. Nhưng nên lưu tâm về pháp lý, tránh kiện tụng như gọi Police khi bị các ông bắt nạt hay các ông còn ham vui về VN kiếm bồ nhí, đòi ra toà li dị, chia tài sản…coi chừng tiền mất tật mang. Nên nghe lời các cụ xưa răn dạy ‘dĩ hoà vi qúi’, rồi qúi ông sẽ thức tỉnh ‘ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn’-Đặc biệt các cháu trai sinh Tân Mão năm nay thật là qúi tướng, lớn lên có triển vọng thành Thống Đốc hay Tổng Thống Hoa Kỳ, đừng sợ cứ nhìn ông Obama mà theo. Cháu gái sinh năm nay, tài sắc song hành dễ trở thành Hoa Hậu Hoàn Vũ hay ít nhất cũng là Siêu Sao hay Siêu Em-Si.

12 con Giáp thì Chó và Mèo gần gũi với người nên được yêu qúi hơn-đặc biệt là Mèo Mỹ.

Mèo còn được gọi là Mão, Mẹo hay Miêu. Thân hình thon nhỏ giống hổ, báo, nặng chừng 3 đến 5 ký. Bốn cẳng có móng sắc nhọn, hai tai vểnh, mắt to, tròn và sáng. Hai mép có râu dài, cứng dương ra như cần ăng-ten rà mồi. Đuôi dài để giữ thăng bằng khi chạy nhảy. Thân phủ lồng dầy mềm mại. Việt nam gọi Mèo tùy theo màu lông như: mèo Mun, mèo Bạch, mèo Mướp, mèo Tam thể.. Nhưng ở Mỹ người ta gọi mèo tuỳ theo quốc gia mèo phát xuất như: mèo Âu châu, Ba Tư, Ai Cập, Thổ nhĩ Kỳ, Xiêm La (Thái Lan)… Giống mèo rừng Liberia, lông xám đốm vàng, có lông cằm giống hổ báo - rất qúi hiểm, được xếp vào sách đỏ là động vât cần được bảo tồn vì chỉ còn khoảng 120 con sống rải rác tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. -Theo các nhà khảo cổ Mèo đã xuất hiện 2000 năm trước Công nguyên qua các tượng thần Bastet và nghĩa trang Mèo được khai quật tại Ai Cập.

Mèo tuy có móng sắc nhưng các bà các cô vẫn ưa thích, vì nuôi Mèo không phải bắt chuột, nhưng để làm cảnh hay vuốt ve ôm ấp khi buồn-nhất là nhìn Mèo với những bước đi uyển chuyển, nhịp nhàng ‘cat-walk’ giống các siêu mẫu thì thật hấp dẫn. Nhưng qúi bà lại rất ghét các ông có bệnh ‘mèo chuột’. Ở Việt Nam đi xe đò mang theo Mèo là bị mời xuống sợ xui dễ gây tai nạn. Có lẽ vì thế các bợm nhậu không thích ăn thịt Mèo vì xui, nhưng lại thích đón Xuân với thịt Chó lấy hên rất rôm rả như tại vùng Xóm mới, Gò Vấp, Hố Nai, Gia kiệm và khu nhà ‘Giây thép Chó’gần ngã 3 Ông Tạ…Nhưng bọn cán bộ Cộng sản tham nhũng Việt nam chẳng cần kiêng cữ gì cả, chỉ mong thuộc cấp tặng mình ‘Mèo vàng 999’để tăng thêm lộc mừng Xuân Tân Mão.

Ông bà ta nói rằng: nuôi Mèo già hóa cáo, bỏ vô rừng rồi đêm mò về bắt gà vịt.

Đọc Liễu Trai Chí Dị thấy mèo còn hoá kiếp thành hồ ly, đêm đêm thoát xác biến thành thiếu nữ đẹp mê hồn, dụ dỗ các thư sinh miệt mài kinh sử nơi các lều thơ. Trong Lục súc Tranh Công, vì biết mình yếu thế không thể thi công cùng trâu, ngựa, chó, dê, gà, lợn, nên không thấy Mèo xuất hiện. Nhưng trong truyện Tô Hoài: Mèo oai phong như Ông Ba Mươi, mắt lim dim nằm nơi xó bếp, làm bọn chuột nhắt trốn trong đống củi hết hồn không dám lộ diện. -Có lẽ vì thế mà Mèo và Chuột có mối thù truyền kiếp và sinh ra thù cả Ông Táo.

Truyện xưa kể rằng: vì chuột phá hoại mùa màng dưới trần gian thấu đến tai Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngài liền truyền lệnh cho Táo Thần sai Mèo hạ giới trừ diệt loại chuột. Từ ngày đó Mèo không còn được hưởng cao lương mỹ vị thiên đình, mà phải ăn món hạ đẳng của giới cùng đinh, nên rất thù Táo Quân, cứ mò vô bếp mà phóng uế lên đầu Ông Táo cho hả giận.

Có câu truyện rất thú vị trong ‘Yết hầu ngữ’ xin tặng riêng các vị lãnh đạo nhà nước Cộng Sản VN để làm bài học ‘Luận cổ suy kim’. Truyện kể: Ngày kia có chị Mèo đi thất thểu, gặp chú Cọp đói ăn, nằm ruồi đậu mép không thèm đuổi, chị bèn hỏi:

- Thân tôi bé nhỏ, thiếu ăn mới gầy ốm, còn chú to xác vùng vẫy khắp nơi thiếu gì đồ ăn mà cũng khốn khổ thế sao ?

Cọp uể oải trả lời:

- Chị biết không, thức ăn của tôi bây giờ không phải thú vật mà là con người. Nhưng nhìn khắp nơi lại không thấy giống người vì đã hoá thành ngợm, vậy tôi biết ăn gì đây ?

Nhưng còn chị đồ ăn là chuột thì đầy rẫy cớ sao lại thiếu ?

Chị Mèo thở dài:

- Chuột trên thế gian này thì nhiều lắm, nhưng bây giờ thế hệ sinh sau đẻ muộn, trí tuệ đỉnh cao, khôn ranh qủi quyệt lắm, nhiều mưu mẹo lại canh gác cẩn mật thì làm sao tôi bắt được chúng!

- À ra thế! Tôi với chị cùng chung số phận! Thôi thì gặp thời thế thế thời phải thế biết sao!”- Nói rồi, Cọp ngao ngán lết đi…

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến câu chuyện ‘Con Mèo già dạy Mèo con bài học sống ở đời’ như sau: con Mèo trẻ quần quần mãi, đến tai vểnh, râu giương mà vẫn không chịu buông cứ mãi quần bắt cho được cái đuôi của mình.

Thấy thê con Mèo già mới hỏi:

- Con à! Con làm gì thế? Sao con cứ mãi đuổi theo cái đuôi của con vậy?

- Dạ, con nghe rằng đối với Mèo ta hạnh phúc là điều cao qúi nhất và hạnh phúc nằm trong chính cái đuôi. Vì vậy mà con cố đuổi bắt cho được cái đuôi của mình.

Con Mèo giả thấy thế trả lời:

- Này con ạ! Ta đã suy nghĩ rất nhiều về hai chữ hạnh phúc. Ta cũng công nhận hạnh phúc của Mèo chúng ta là ở trong cái đuôi. Nhưng con ơi! Ta cũng đã nhận rằng mỗi khi ta cố đuổi theo cái đuôi thì ta lại không thể nào bắt được. Trong khi đó, nếu ta làm một việc khác, nhất là khi ta lo lắng cho một con Mèo khác, thì cái đuôi của ta lại đi theo ta bất cứ nơi đâu!….

Vì hạnh phúc không phải ở trước ta, mà ở sau ta và đi theo ta!…..

(Theo Frere Fortunat Phong, FSC )

Trong Cổ Học Tinh Hoa có truyện về một loài chim dữ: mắt giống mắt mèo, cũng hay lò mò về đêm bắt chim nhỏ và chuột ăn thịt. Tiếng kêu đêm ai cũng ghét cho là báo hiệu điềm xui xẻo, chết chóc.. , phần nào tương cận với loài mèo nên được gọi là Cú Mèo.

Một ngày kia Cú Mèo gặp Chim Gáy, Chim Gáy hỏi:

- Bác sắp đi đâu đấy?

Cú Mèo trả lời: - Tôi sắp sang ở bên phương Đông.

- Tại làm sao lại đi thế ?

- Ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác.

- Bác có thể đổi tiếng kêu đi mới được. Chớ không đổi tiếng kêu, thì sang phương Đông, người ta nghe tiếng kêu, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu mới là hơn!..

(Lời bàn: Cú kêu ra ma, cú ở phương Tây kêu người ta ghét, lấy gạch ngói, mảnh sành ném. Cú tưởng sang ở phương Đông thì người ta ưa được, nhưng tiếng kêu nếu vẫn như cũ, thì người phương Đông cũng ghét chẳng khác gì người phương Tây. Nếu cứ muốn người yêu, thì một là phải đổi tiếng kêu, hai là thôi hẳn không kêu nữa, chứ không phải đổi chỗ ở mà được. Bài này cốt ý nói người ác, thì đi đến đâu ai cũng ghét, ở đâu người ta cũng không dung. Muốn người ta yêu, thì phải cải ác, vi thiện, làm cho người ta yêu mới được…)- Có lẽ phát xuất từ truyện này, vì chị Cú Mèo đã biết sửa đổi nếp sống theo lời khuyến cáo của chú Chim Gáy, nên được người đời khen là ‘Tuyệt Cú Mèo! ‘. Đúng sai xin các Vị cao minh chỉ giáo hộ. Vào thập niên 60 tại Việt Nam phong trào đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung và xem phim chưởng Hồng Kông lên cao độ. Các báo đua nhau dịch truyện Kim Dung mỗi ngày-thỉnh thoảng muốn câu khách làm độc giả nóng lòng chờ đợi, lại nêu vài dòng cáo lỗi lý do là máy bay Hồng Kông chưa đem nguyên bản qua kịp để dịch tiếp-Thế là ngày hôm sau báo bán chạy như tôm tươi. Rồi các rạp chiếu bóng nối đuôi rồng rắn chen chúc mua vé và đặc biệt có hình quảng cáo 1 nữ tài tử Trung Quốc dáng hình nhỏ nhắn thanh tú, trong vai nữ kiếm khách trừ gian diệt bạo, xuất quỉ nhập thần, luôn che mặt, bay nhảy nhẹ nhàng như mèo, biệt hiệu: Miêu Khả Tú.

Miền Thượng du Bắc Việt có sắc dân thiểu số đinh cư trên những triền núi cao, giỏi leo trèo, gọi là người Mèo. Trong vùng Tam giác Vàng (trồng cần sa) gíáp ranh giới Lào -Việt. Tướng Vàng Pao được người Mèo (Hmong) gọi là vua Mèo. Sắc dân này do CIA huấn liệu và phối hợp với Green Berret Hoa Kỳ chống Cộng Sản Lào, nên sau này chính phủ Hoa Kỳ giành qui chế dễ dàng cho định cư tại Mỹ. Tướng Vàng Pao mới qua đời ngày 6/1/2011 tại California là mất mát lớn cho người Hmong, Lào đang sinh sống tại Hoa Kỳ-vì họ đã mất một thủ lĩnh uy tín và được mến trọng.

Mèo sống gần gũi người, trong chữ nghĩa bình dân nước ta, Mèo được gán ghẽp với nhiều ngôn từ đơn sơ mộc mạc, nhưng ý nghĩa rất phong phú như: ‘Mèo cào chó cắn-Mèo mả gà đồng-Mèo đàng chó điếm-Chửi chó, mắng Mèo- Mèo khen Mèo dài đuôi-Không biết Mèo nào cắn mửu nào-Chó treo Mèo đậy-Rửa mặt như Mèo-Lấm la lấm lét như Mèo ăn vụng-Mèo già thua gan chuột nhắt-Buộc cổ Mèo treo cổ chó-Không chó bắt Mèo ăn cứt-Như Mèo thấy mỡ-Chuyện Mèo chuột-Mèo móng đỏ-Có Mèo !…. ”

Câu đồng dao về Mèo trẻ con đều thuộc lòng:

- Con Mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà,
Chú chuột đi chợ đàng xa,
Mua mắn mua muối giỗ cha chú mèo.


Hay những câu mộc mạc biến thành trò chơi vui nhộn trẻ thơ:

- Bốn con chuột đưa xác con Mèo,
Tò te tò, to te te tò.
Bốn con chuột đưa xác con Mèo,
Tò te tò, tò tí tí te.


Kẻ cho mình là khôn khéo dễ uốn lượn theo thế sự dòng đời:

- Mèo khen Mèo dài đuôi,
Chuột cậy mình nhỏ dễ chui dễ luồn.


Còn điều này Qúi Vị có tin không thì tuỳ:

- Mèo đến nhà thì khó,
Chó đến nhà thì sang.


Thật là bất công cho nhưng người ‘ăn no phải vác nặng’:

- Con Mèo nằm bếp ro ro,
Ỉt ăn nên mới ít lo, ít làm!


Rồi còn phải vất vả kiếm kế sinh nhai mỗi ngày:

- Con mèo con mẻo con meo,
Muốn ăn thịt chuột phải leo xà nhà.


Và đây là hình ảnh đẹp ‘Mèo nhí’ của các đại gia:

- Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi,
Vợ anh đẹp lắm đuổi ruồi không bay.

Giống như các chị Mèo Mỹ:

- Mèo nằm chỗ mát vểnh râu,
Chuột chạy không bắt, lắc đầu nghêu ngao.


Đã làm biếng, lại còn lên mặt dạy đời dễ ghét:

- Con Mèo trèo lên cây vông,
Con chó đứng dười ngó mong con Mèo,
Mèo rằng sao chó chẳng theo,
Lên đây chị sẽ dạy leo cho mà!


Còn cả bài học dạy thế thái nhân tình ở đời:

- Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Kễnh tha con lợn thì nào thấy ai.


Số phận mỗi con người tạo hoá đã định sẵn thật thường tình:

- Con Mèo con chó có lông,
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai.


Do đó nhiều khi khó tránh khỏi ‘oan ôi ông địa’:

- Con Mèo làm bể nồi rang,
Con chó chạy lại mà mang lấy đòn.


Cổ nhân dạy ‘nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’. Thật đúng với anh thợ mộc tài hoa này, khiến bà vợ nức nở khen vì anh đã xây dựng cho đôi uyên ương một Lâu đài tình ái ‘Tuyệt cú Mèo!’:

- Bốn cửa anh chạm bốn dê,
Bốn con dê đực chầu về tổ tông.
Bốn cửa anh chạm bốn rồng,
Trên là rồng ấp, dưới thì rồng leo.
Bốn cửa anh chạm bốn Mèo,
Con thì bắt chuột, con leo xà nhà.
Bốn cửa anh chạm bốn gà,
Đêm thì nó gáy, ngày ra làm vườn.
Bốn cửa anh chạm bốn lươn,
Con thì thắt khúc, con trườn ra xa.
Bốn cửa anh chạm bốn hoa,
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen.
Bốn cửa anh chạm bốn đèn,
Một đèn dệt cửi một đèn quay tơ,
Một đèn đọc sách ngâm thơ,
Một đèn anh để đợi chờ nàng đây!


Mèo còn mang cả triết lý chính trị chính em vào cuộc đấu tranh giành chiến thắng, như lời cựu lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình bày tỏ lập trường ‘ Mèo trắng, mèo đen, không hệ gì, miễn là bắt chuột ‘- Thật đúng như câu ‘vè đổi mới’ mà người dân Việt nam tặng cho các lãnh tụ CS ‘Ăn như nhà tu, ở như nhà tù, nói như lãnh tụ’. Còn câu “ Sát nhất miêu, cứu vạn thử “ có đi ngược chính sách tàn bạo của Cộng Sản Việt Nam “ Thà giết lầm, hơn bỏ sót “ không nhi ?

Tại xứ Mỹ, Mèo được chăm sóc yêu qúi hơn cả giới mày râu. Mèo được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Ở đây nuôi Mèo không phải để bắt chuột-vì chuột nhiều virus dễ lây bệnh, Mèo phải lánh xa- Các Me Mỹ nuôi Mèo làm cảnh, làm dáng, ôm ấp, vuốt ve tiêu sầu, gọi Mèo là ‘Honey’ ngọt sớt nghe mà ham. Còn tổ chức hội chợ thi Hoa Hậu Mèo Mỹ. Chăm sóc Mèo đủ kiểu, có thực đơn riêng, có thú y và chuyên viên thẩm mỹ lo sức khoẻ và sắc đẹp. Mèo theo chủ dạo phố, đi shopping, vacation. Nghĩa trang giành cho Mèo có cả mộ bia đẹp đẽ. Đôi khi Mèo còn nhận được di chúc thừa kế tài sản. Có chị Mèo còn đắt giá hơn cả một năm lương của một công nhân bình thường tại Việt Nam, nên khi thất lạc được loan tin trên báo, dán thông cáo khắp cột đèn, hứa trọng thưởng cho ai đưa ‘châu về hợp phố’. -Mỹ có nhiều sách báo nói về đủ các loại Mèo đông tây kim cổ khắp năm châu, để các fan tìm hiểu nghiên cứu-Mèo được cưng chiều như thế nên cũng đi vào một số ngôn ngữ giống VN: vợ chồng con cái gây gổ hoài gọi’like cat and dog’. Đứng ngồi không yên, lo lắng bồn chồn ‘like a cat on hot brick’. Sáng như mắt Mèo ‘cat eyed ’-Dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển ‘cat footed ’, có lẽ vì thế mà bước đi của người mẫu gọi ‘cat walk ’-Tên trộm giỏi leo trèo đột nhập vô nhà ‘cat burglar’-. Buổi trưa làm việc mệt các cô thư ký thường làm một giấc ngủ ngắn‘cat nap’ trên sa-lông tại văn phòng -Xưa người ta bắt nô lệ chịu hình phạt để cho mèo cào rách lưng ‘cat haul ’ hay dùng roi đánh các chú lính ba gai vi phạm quân luật ‘cat-o-nine-tail ‘….. Chắc còn nhiều câu độc đáo hơn, mong các vị thức giả chỉ giáo thêm và xin đừng chê là ‘dốt lại thích nói chữ’…..

Nghe nói ở bên Đức có anh chàng ‘mail-man’tên Uwe Mitzcherlich nuôi em Mèo Cecilia nhiều năm, đã trở thành bạn tâm tình ngày đêm thủ thỉ vui buồn, nên quyết định cưới Cecilia làm vợ, nhưng khổ tâm ví không thị xã nào chấp nhận làm lễ cưới cho anh. Sau cùng anh phải bỏ ra 300 Euros mướn một nữ diễn viên đóng vai nhân viên hộ lại làm chủ hôn lễ và người em song sinh làm nhân chứng ( Đọc chuyện này người viết nghĩ chắc anh chàng Đức này đã đọc chuyện Ba Giai -Tú Xuất Việt nam, biết Mèo cô Hàng nước nói được, nên nhất quyết cưới bằng được em Mèo Ceci- Các Vị cao niên đều biểt rõ chuyện này, còn quí anh chị trẻ tuổi muốn rõ Mèo biết nói hay không, hãy tìm đọc truyện Ba Giai-Tú Xuất sẽ rõ thực hư…. )- Xin giới thiệu cuốn phim mang tên mèo ‘Cat on a Hot Tin Roof ’ tuy xưa nhưng rất hay đã đoạt giải ‘Quả Cầu Vàng’năm 1957 do hai tài tử gạo cội nổi tiếng đóng vai chính là Elisabeth Taylor & Paul Newman…..

Còn theo tin báo Mỹ cho biết kể từ ngày 16/2/10 thành phố West Hollywood quyết định chấm dứt mua bán chó mèo để giảm bớt tình trạng vô nhân đạo trong việc kinh doanh thú vật. Nên vị nào thích nuôi Mèo hãy đến Trung tâm quản lý thú nuôi hay Cơ quan quản lý chó mèo bị bỏ rơi để nhận về nuôi. – Quyết định này được ban hành chắc vì thành phố kế Thủ đô Điện Ảnh nên các Tài Tử Minh Tinh trong Hội Bảo Vệ Xúc Vật can thiệp.

Cũng có tin vui đang giờ thất vọng: qua năm Mèo mà tình hình Mỹ Quốc không rục rịch biến chuyển, là tới năm Rồng sẽ xuất hiện Rồng Cái đang nằm phục sẵn ngoài biển Alaska. Rồng Cái cảnh báo rằng năm 2012 sẽ bay về Thủ đô Hoa thịnh Đốn dương móng vuốt đỏ nhọn cắp ngài Ngưu Vương ra khỏi Nhà Trắng. Hãy chờ mà xem ‘ Miêu nào cắn Mửu nào!!!

Nhân năm Mão, góp nhặt dông dài kể chuyện phiếm về Mèo, mong mua vui cùng Qúi Vị qua mấy ngày Xuân nơi đất khách quê người-Năm qua xảy ra nhiều tai ương hoạn nạn, kinh tế xuống quá, thất nghiệp tràn lan, sống thắt lưng buộc bụng. Hy vọng năm tới an bình thảnh thơi hơn. Với niềm chân thành qúi mến, xin gởi Qúi Vị lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong năm Tân Mão:

- Vung roi sắt, đuổi chú Hổ về rừng- Năm Canh Dần vô tích sự.
- Nâng ly rượu, đón chị Miêu vô nhà- Năm Tân Mão ắt hạnh thông.
 
Văn Hóa
Tiền nhà ai nấy cháy để đón Tết
Tuyết Mai
10:54 29/01/2011
Tôi nhại một bài hát thường nghe là “đèn nhà ai nấy sáng”, để nói đến cái Tết sắp đến. Không khí Tết bên VN thì chắc rộn ràng và nhộn nhịp hơn bên Mỹ này nhiều. Không khí Tết ở VN thì nó khắp mọi nơi mọi chỗ. Ra ngoài cửa thôi đã thấy thiên hạ bầy hàng bầy họ vui mắt lắm rồi!. Đành rằng người nghèo thì không ăn Tết nhưng cũng không phủ nhận được rằng cái Tết đang sắp đến, và ít nhất trong nhà cũng có chút gì để cúng kiến ông bà tổ tiên. Đành rằng con cái nheo nhóc, chẳng có đứa nào được cha mẹ sắm cho quần áo mới, nhưng không khí chúng cảm nhận cũng cho chúng biết rằng cái Tết đang đến. Tết là cái mốc thời gian mà Mẹ Xuân ban cho toàn cõi nước VN và những ai tha phương trên xứ người. Vì Tết là của muôn người không trừ một ai, tùy từng người biết hưởng vui cái Tết ra làm sao mà thôi!. Người giầu thì họ hưởng cái Tết theo người giầu. Người trung lưu thì hưởng cái Tết của người trung lưu và người nghèo họ hưởng cái Tết của người nghèo. Tết đến hẳn cho chúng ta niềm hy vọng trong một năm mới này!. Cũng là cái cớ để cho tất cả mọi người hội tụ và gặp nhau, để chúc cho nhau những lời chân tình nhất. Để họ hàng có dịp gặp nhau mà trong năm vì ai cũng đầu tắt mặt tối không có thời giờ mà đến thăm nhau, hàn huyên thăm hỏi sức khỏe. Cái Tết cho tất cả mọi nhà và mọi người niềm vui và hy vọng. Thế cho nên tất cả từ trên xuống dưới sau khi đã cúng vái ông bà thì liền trên dưới đi chúc nhau để nhận được những lời may mắn như là: “chúc ông bà, cha mẹ, cậu dì, cô chú, cùng tất cả anh chị em năm mới An Khang, Thịnh Vượng, Sức Khỏe dồi dào, tiền vào như nước tiền ra nhỏ dọt, thăng quan tiến chức, và được mọi sự may mắn theo ý muốn”.

Cái Tết làm cho chúng ta quên đi cái khổ thường ngày, bởi nghèo nên hằng ngày nó đã trở thành quen, nhưng cái Tết không thể nào mà không vui được vì nó chỉ đến một năm có một lần. Nợ nần ư! Ừ thì cứ đợi đấy đã sang năm tôi sẽ trả mà có giật bà đâu mà sợ, để cho tôi vui cái Tết với chứ!. Và xin những người cho vay lấy lãi lời cắt cổ, xin cho họ vui được mấy ngày Tết mà khoan đòi nợ cái đã. Họ vẫn còn đó mà bà thì vẫn còn đây! Cũng phải cảm ơn bà vì đã cho vay tuy lời cắt cổ, nhưng gặp hữu sự thì người bệnh có tiền mà chữa bệnh hay ăn cầm hơi cho đỡ đói. Chứ nếu không có người như bà thì chúng tôi cũng không biết đi vay chỗ nào!?. Nhưng ngày tư ngày Tết bà cũng biết tránh cái xui cho người ta đi chớ!. Ăn thua chúng ta biết hưởng cái Tết cho có ý nghĩa là được rồi! Đừng nên nhìn lên để cảm thấy ganh ghét với cái giầu của họ, mà cũng đừng ghen dùm với cái nghèo của người nghèo. Bước thang của xã hội đâu phải chỉ đến trong thời đại của ngày hôm nay đâu, mà đã là như thế suốt bao nhiêu thế kỷ con người rồi mà!. Ai Chúa cũng ban cho mỗi người là một cuộc sống riêng, bởi biết thế nên dù giầu hay nghèo mà biết sống theo giới Luật của Chúa là thành nhân và là thành thánh rồi!. Người giầu mà biết giúp đỡ người nghèo thì đó là họ đã có bổn phận trước mặt Thiên Chúa rồi!. Sự giầu có của người ta chắc phải do Thiên Chúa ban. Như có một chuyện ngắn mà tôi nghe một Linh Mục giảng trong tuần Lễ vừa rồi như thế này là …….

“Ngày xửa ngày xưa có một ông vua sau một thời gian dài đã trở thành chán nản với cái chức vua không mấy thánh thiện của ông. Tự tìm đến một nhà dòng xin với Cha bề trên là bỏ ngai vua để trở thành người nghèo khó dâng hiến cuộc đời còn lại của mình cho Chúa. Rồi thì Cha bề trên sai bảo gì ông cũng xin vâng, và ông đã quyết định như thế. Sáng ngày hôm sau Cha bề trên cho điệu ông vào và bảo ông vua hãy trở về với ngôi vua ấy của ông và tiếp tục sống một cuộc đời còn lại của mình cho xứng đáng với chức Vua ấy!. Cha bề trên cắt nghĩa cho ông nghe rằng, mỗi người đều được Chúa ban cho một định mệnh riêng và phải sống với cái định mệnh ấy!. Chúa ban cho ông được làm vua của một nước, thì hãy về mà sống cho xứng đáng với ngôi vua ấy!. Hãy làm sao biết lấy quyền hành và những gì Chúa ban cho mình, giúp cho người nghèo khổ, sống đúng với chức phận của mình, thì đấy là cách sống làm đẹp lòng Chúa nhất. Và ông đã nhận thấy điều Cha bề trên khuyên rất phải và ông đã làm như vậy”, hình như đó là Thánh Henry thì phải?. Còn những người nghèo khổ cũng thế!. Ai biết sống cuộc đời nghèo khổ của mình theo giới Luật Yêu Thương của Chúa, sẽ nhận được gấp nhiều lần hơn những người giầu có. Chứ mang tiếng nghèo mà đầu trộm đuôi cướp thì nào có được Chúa thưởng cho Nước Trời đâu!.

Trong không khí của đầu năm Tết người nghèo ngoại giáo thì họ đến Chùa để hưởng Lộc đầu năm qua những cúng kiến, bái chào, và không quên những món ăn Chùa thật là ngon. Còn chúng ta người nghèo có đạo thì không quên đến với Chúa để nhận Lộc Thánh đầu năm, là món ăn Tinh Thần thật bổ cho cuộc sống Tâm Linh của chúng ta.

Tết đến khắp mọi nơi, chúng ta tất cả cảm tạ Mẹ Xuân, ban cho toàn thể con cái Mẹ trong nước cũng như ngoài nước một cái Xuân “Tiền nhà ai nấy cháy” để cháy lên sưởi ấm Tình gia đình, tình đồng loại, trộn lẫn với khí tiết của mùa Xuân bất diệt trong lòng mọi người và của đất trời.
 
Tết Tân Mão, tản mạn chuyễn Mèo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:55 29/01/2011
Canh Dần qua, Tân Mão tới. Mão là năm thứ tư trong chu kỳ tính âm lịch theo mười hai địa chi. Mèo chỉ có trong 12 con giáp của Việt Nam. Trong khi đó “nhân vật” thứ tư này đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Thái Lan…lại là thỏ.

Nhiều quan niệm khác nhau về mèo.

Người Trung Quốc tin rằng con mèo là sứ giả của điềm lành. Nhiều nơi trên đất nước rộng lớn này, người ta còn mô phỏng động tác của mèo trong các điệu múa cầu mong cho mùa màng. Người Campuchia thường dùng mèo như vật dâng cúng trong các lễ hội cầu mưa. Ở Nhật Bản, mèo là con vật báo điềm dữ. Người Nhật tin rằng mèo có khả năng giết chết đàn bà và nhập hồn vào thân xác họ. Ở Ấn Độ, mèo tượng trưng cho kẻ khổ hạnh đi tìm phúc lạc. Những người cổ Hylạp và Lamã đã nuôi mèo để diệt loài gặm nhấm. Tại Rôma, mèo đã là biểu tượng của tự do và được coi là thần bảo hộ cho các bà nội trợ. Người Đông phương hâm mộ vẻ đẹp và sự huyền bí của mèo. Con vật này trở thành chủ đề hấp dẫn cho các nghệ sĩ và văn sĩ tại Trung Hoa và Nhật Bản. Người Ai cập cổ đại khắc họa mèo như một vị thần có khả năng ban phúc và bảo hộ. Mèo là con vật huyền bí. Họ đã thờ thần tình ái Bastet bằng một pho tượng đồng người phụ nữ có đầu là đầu mèo. Nếu ai giết một con mèo, người ấy sẽ bị tử hình. Khi con mèo họ nuôi bị chết, người Ai cập xưa cạo đôi lông mày như một dấu hiệu để tang cho mèo. Họ đem ướp xác con mèo đó và chôn cất tử tế. Các nhà khoa học đã tìm được tại Ai cập một nghĩa địa cổ chôn đến hơn ba trăm ngàn con mèo đã được ướp xác cẩn thận

Trong thế giới đạo Phật, mèo được xem là kẻ vô cảm, không biết xúc động. Đạo Hồi dành cho mèo một vị trí của kẻ được trọng vọng, ngoại trừ mèo đen. Người Hồi giáo tin rằng con mèo có bộ lông đen mượt cùng với cặp mắt xanh lè là kẻ có nhiều ma thuật.Trong một vài nền văn hóa ở Châu Phi, mèo tượng trưng cho sự tài giỏi, có khả năng thấu thị, giống như những nhà tiên tri. Mèo đặc biệt được quý trọng ở Bắc Mỹ. Tại đây, người ta coi mèo tượng trưng cho kẻ có chí lớn, biết cách đạt được mục đích.

Sở dĩ có sự không đồng nhất trong quan niệm về mèo, ngoài vấn đề văn hóa, có lẽ còn bởi sự mâu thuẫn từ hình thức đến đời sống của mèo.

Tính cách hai mặt của mèo.

Mèo là con vật dễ thương, gần gũi với con người, dáng nhỏ nhắn, cử chỉ đáng yêu. Nơi mèo đầy sự mâu thuẫn ngay từ hình thức bề ngoài của nó. Mèo là con vật đẹp và có tính cách hai mặt đối kháng. Mèo thật hiền lành khi nó nằm dài ngủ yên, khi nó cạ nhẹ vào chân người. Mèo cũng thật dữ dằn khi nó nhe răng gầm gừ và giơ móng nhọn chiến đấu với chó, hay vồ chuột nhanh như chớp. Uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy sự vờ vĩnh. Vẻ đài các từ màu sắc, độ óng mượt của bộ lông, cho đến mỗi bước đi, nhưng kèm theo là khả năng cắn xé tàn bạo, giết con mồi trong chớp mắt. Một thực tế cay nghiệt là mèo chỉ thực sự hấp dẫn, có thiện cảm khi lao thẳng vào con chuột với những móng vuốt sắc nhọn. Từ hành động khả ái nhất này cũng đã hàm chứa sự ghê tởm của kẻ rình rập gieo tai họa cách bất ngờ cho đối phương.Cứ xem mèo vờn chuột và thịt chuột mới thấy sự tàn bạo của hành vi kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Vờn uy hiếp cho chuột mất vía để kích thích dịch vị ăn cho ngon, mèo tung chuột văng xa rồi nhảy theo vồ lấy rèn luyện kỷ năng săn mồi, sau đó mới chén chuột đã tả tơi.

Phim “Tom và Jerry” coi mèo Tom là nhân vật phản diện, đần độn to xác đáng ghét, còn chuột nhắt Jerry lí lắc dễ thương. Con người ghét kẻ mạnh hiếp kẻ yếu nên thường mượn chuyện ngụ ngôn để dạy đời. Mèo to xác mà ăn hiếp con chuột nhắt bé tí. Nếu mèo vồ con hổ, người ta lại bốc thơm mèo ngay.

Theo truyện cổ của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, khi Ngọc Hoàng mở cuộc thi chọn 12 con vật để làm đại diện cho 12 năm thì chuột (Tí) đã lừa mèo (Mão) bằng cách thông báo sai thời gian thi khiến hôm ấy mèo ngủ quên. Mèo không có mặt trong 12 con giáp và đó là nguyên nhân khiến mèo thù chuột!

Riêng với 12 sự tích của Việt Nam thì mèo cùng chuột đi thi. Khi đi ngang qua con sông lớn, cả hai phải nhờ trâu để quá giang. Giữa dòng, chuột lựa mèo lúc sơ ý bèn đạp mèo ngả xuống sông, còn trâu cõng chuột đến cửa thiên đình sớm nhất. Lúc ấy cửa hé mở và chuột đã nhanh nhẹn lẻn vào trước, trâu chậm hơn đành xếp thứ hai. Riêng phần mèo may mắn khi rớt xuống sông thì gặp hổ cứu và cặp này chiếm vị trí thứ ba và thứ tư trong 12 con giáp. Cái kết của sự tích 12 con giáp ở Việt Nam hay các nước đều giống nhau: mèo thù chuột do cuộc thi này mà ra!

Trong văn học nghệ thuật, nhất là mảng dân gian, mèo thường đóng vai trò nhân vật phản diện. Người ta phủ nhận mọi sự tu dưỡng của mèo! Mèo già... chỉ có thể hóa cáo, một cấp độ còn cao hơn về sự suy đồi đạo đức, bởi cáo bị ví như kẻ gian xảo, tiểu nhân. Khi cần diễn đạt sự hư hỏng, người ta nghĩ ngay đến những con mèo hoang sống lang thang ở những nơi tăm tối, nhơ bẩn.

Ngay bản thân từ mèo khi được dùng trong ngữ cảnh bình thường của đời sống, dùng một cách “vô tư”, cũng không hàm ý một cái gì nghiêm túc, tử tế. Nói chung, hình tượng mèo phần lớn gắn với những gì đáng phê phán. Trong trường hợp phải ẩn dụ kín đáo thì mèo biểu tượng cho thói khuê các không phải lối, ám chỉ những người sống không đúng với vị thế, tư cách của mình “Mèo khen mèo dài đuôi”. Thông thường hơn cả là người ta gán mèo cho những gì gần với sự thô lậu về tính cách. Vì thế, mèo luôn là hình tượng dùng khi cần đả kích chế giễu. Đặc sắc nhất về mặt hài hước gắn với mèo, có lẽ là bài đồng dao: “Con mèo mà trèo cây cau...”. Con mèo ở đây chứa tất cả những phẩm chất của một kẻ võ biền, cậy quyền lực nhưng ngu dốt và lố bịch. Có lẽ mèo trở thành hình tượng bất hủ về sự hung ác, nguy hiểm, đáng ghét hơn cả chính là ở bức tranh “Đám cưới chuột”. Nội dung bức tranh có thể còn nhiều cách hiểu như đa phần những tác phẩm nghệ thuật có thể rộng lớn, thú vị và sâu sắc hơn nội dung tố cáo thói tham tàn của các bậc “đèn Trời” được mệnh danh là “cha mẹ dân”, hoặc đả kích thói hèn hạ của đám nịnh thần... nhưng nếu chỉ xét những nội dung dễ thấy ấy thôi, thì con mèo cũng không có mảy may cơ hội được hiểu như một kẻ vô tội, vô can hay lương thiện. Ở góc độ nào, nó cũng là nhân vật xấu xa và đáng sợ, cần phải cảnh giác bằng cách tránh xa. (x.Tạ Duy Anh, báo Tuổi trẻ cười, số Xuân Tân Mão,).

Mèo, nguồn cảm hứng của võ thuật.

Mèo là loài vật có biệt tài săn mồi. Tất cả mọi sinh hoạt của mèo có đầy đủ tố chất cần thiết để có thể nghiên cứu, chuyển hóa, phổ quát thành những bài võ, bài thế tự vệ, chiến đấu hữu hiệu, nhất là trong những tình huống lấy nhu hóa cương. Đặc biệt ưu điểm của loài mèo là “đánh nhanh, rút êm”, có khả năng quan sát tinh tế, phán đoán linh ứng, phóng cao, chạy nhanh, xoay chuyển linh hoạt, uyển chuyển, mềm mại, nhanh nhạy, tinh khôn…nên mèo trở thành nguồn cảm hứng của võ thuật. Đi không tiếng động, nhảy vọt, leo trèo cực giỏi, khi lâm trận có những cú tát bằng hai chân trước rất nhanh.Theo ông Phạm Đình Phong, Phó chủ tịch liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam thì những đặc tính đó của loài mèo đã khiến nó trở thành nguồn cảm hứng của võ thuật. Ông viết trong báo Tuổi trẻ, số Xuân Tân Mão thật đặc sắc về võ mèo.

Chúng ta thường thấy võ khỉ, võ hổ, võ đại bàng… Và mèo, đương nhiên cũng là nguồn cảm hứng cho võ thuật khi con vật này có quá nhiều ưu điểm để các bậc võ sư học theo. Này nhé, dáng đi uyển chuyển không tiếng động là nguồn cảm hứng cho những ai nghiên cứu khinh công, những cú tát mạnh mẽ với hai bộ vuốt sắc như dao và ra đòn nhanh như chớp giật là cảm hứng cho những ai chuyên về trảo.Tuy nhiên, đối với những người nghiên cứu khoa học về những võ thuật như chúng tôi, chuyện võ mèo cần phải được chứng minh cụ thể chứ không chỉ nghe kể là như thế này hoặc thế kia. Còn nếu có thì võ mèo ra đời từ lúc nào và những quyền năng đặc biệt của nó ra sao? Qua nhiều năm nghiên cứu dựa theo các tư liệu, hiện vật, bài võ có liên quan đến võ mèo sưu tập ở một số bảo tàng, thư viện, vùng đất võ, môn phái võ nổi tiếng trong cả nước, tôi được biết ở nước ta võ mèo xuất hiện rất sớm.Trước hết, người Việt xưa rất giỏi võ vì xuất phát từ nhu cầu đấu tranh sinh tồn nhằm chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, trộm cướp và kẻ thù luôn rình rập, xâm hại. Điều thú vị là trong thời kỳ sơ khai, võ nghệ của người Việt cổ chủ yếu dựa theo các thao tác lao động hằng ngày như: săn bắt, leo trèo, ném đá, phóng lao, bắn nỏ của người miền núi; cày bừa, mang vác, đâm chém, hái lượm, chạy nhảy của người miền xuôi và chèo chống, kéo đẩy, bơi lặn, chài lưới của người miền biển. Đồng thời con người còn tập trung quan sát, mô phỏng (bắt chước) theo các tính năng di động, tư thế rình mồi, vờn mồi, vồ mồi, bắt mồi, tấn công, phòng thủ của một số loài động vật. Và dĩ nhiên trong đó không thể thiếu con mèo loài vật rất gắn bó với con người. Chính vì vậy võ mèo không chỉ tồn tại như một tất yếu khách quan trong buổi đầu manh nha của các hình thái võ thuật sơ đẳng, cùng với các loại hình võ khác mang tính đặc thù của một số động vật có khả năng tương tự, như: võ hổ (hổ quyền), võ khỉ (hầu quyền), võ rắn (xà quyền), võ gà (kê quyền)…mà còn được các nhà nghiên cứu võ học chuyển tác, xây dựng thành các bài võ, đòn thế võ tuyệt chiêu, với vô số tính năng độc đáo, đa dạng. Võ mèo thực sự đã góp phần làm phong phú các loại hình võ thuật chiến đấu, góp phần bổ sung vào kho tàng võ cổ truyền dân tộc và sau này là nền võ học chân truyền Việt Nam thêm đồ sộ, phong phú hoàn mỹ.Tuy nhiên, do phần lớn bài võ, thế võ được mô phỏng, tạo tác từ các loài vật chủ yếu truyền khẩu là chính và trải qua hàng ngàn năm không được sưu tầm, đúc kết, bảo tồn nên bị mai một rất nhiều. Trong khi đó các vị võ sư tiền bối am hiểu sâu về võ mèo đều lần lượt qua đời nên hầu hết đã bị “tam sao thất bản” hoặc mất dần theo thời gian. Đến nay các bài võ mèo còn lại không nhiều và cùng không được phổ biến rộng rãi. Theo ghi nhận của các nhà chuyên môn, có lẽ bài “miêu tẩy diện” (mèo rửa mặt) là một trong những bài võ mèo tồn tại lâu đời trên đất nước ta. Năm 1965, tôi có học qua thầy Huyền Ấn Khoa và thầy Nghĩa Hiệp, sau đó có xem lão võ sư Quách Cang, Tạ Cảnh Thâm (ở An Thái) cùng một số thầy võ ở Bình Định biểu diễn bài “miêu tẩy diện”. Bài này có khoảng 32 động tác, được phân thành các thế liên hoàn, biến hóa linh diệu, phối hợp nhịp nhàng giữa bộ tay với bộ chân theo nguyên lý âm dương tương tác và cương nhu phối triển, trong đó có phần nghiêng về nhu thuận. Các tư thế di chuyển, né tránh, lập chủ, đảo “ngựa” (chân), phát động tấn công, lui về phòng thủ, phá giải các đòn thế… thường mô phỏng theo các đặc tính của loài linh miêu là hết sức nhẹ nhàng, biến hóa khôn lường, không nghe tiếng động, tựa như chiếc lá đang bay. Trong đó có một số động tác mang hình tượng “mèo đang rửa mặt”. Ngoài ra, bài này còn phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các bộ pháp như: thần pháp, tâm pháp, khí pháp, nhãn pháp… tạo nên bài võ cực kì độc đáo, hóc hiểm, hội đủ các yếu tố về nội công lẫn ngoại lực theo phương châm “mền nhưng không yếu, cứng nhưng không gẫy”. Nhờ vậy, bài võ không những thích ứng với mọi tình huống chiến đấu, tự vệ, nhất là các chiêu thức ẩn mình mai phục, tiến đánh cận chiến, mà còn góp phần bồi bổ sức lực, điều hòa khí huyết cho những người thường xuyên luyện tập đúng phương pháp. Bên cạnh các bài võ mèo, còn có nhiều đòn thế tạo tác từ tính năng đặc thù của mèo như: thế võ “linh miêu mai phục, tấn thích ngưu” (mèo đang mai phục rình mồi, tiến đánh thế đâm trâu), trong bài “Thái sơn thảo pháp”, thế “Thoái bộ kim cương, Miêu tẩy diện” (lui về đứng bộ thương vàng, rồi chuyển thế mèo rửa mặt), trong bài hầu quyền, hay trong 18 đường quyền tuyệt kỹ võ công có thế “ Linh miêu tróc thử” (mèo vồ chuột), hoặc trong bài “Trường côn thế pháp” có thế “Trích thủy linh miêu, thôi sơn tắc hải”, “Hắc miêu lưỡng đả tầm xà”… là những đòn thế cực kỳ lợi hại, mang tính sát thương cao.Mặc dù bị thất truyền rất nhiều do tính chất truyền khẩu của các bài võ cổ truyền, nhưng tôi biết có một số lò võ cố gắng sưu tầm, gìn giữ những bài võ mèo. Ví dụ, võ đường Hà Trọng Ngự và Hà Trọng Khánh (đệ tử của võ sư huyền thoại Hà Trọng Sơn) ở Gò Vấp, Tp. HCM còn lưu giữ và truyền dạy một số bài võ mèo tiêu biểu như “Linh miêu độc chiến” và “Bạch miêu quyền”.

Người tuổi mèo

Con người đã nuôi mèo từ rất xa xưa. Vì dáng điệu con mèo dịu dàng, nhanh nhẹn khôn khéo, coi như nhàn hạ nên được chọn làm biểu tượng cho chi Mão trong 12 địa chi, đề tính thời gian theo âm lịch. Giờ Mão từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, giờ con mèo no nê ngơi nghỉ sau khi săn mồi, giờ rạng đông và bình minh của một ngày mới. Ngày Mão thường là những ngày có nhiều điều nên làm mà ít điều cấm kỵ. Tháng Mão là tháng giữa mùa Xuân, thời tiết mát mẻ cây cối đâm chồi nẩy lộc xanh mầu xanh non lá mới, cũng là tháng mà mèo cái xốn xang muốn được truyền giống. Năm Mão là năm thứ bốn theo cách tính âm lịch, qua chu kỳ 12 năm lại tới năm Mão, năm có vũ điều phong thuận, khiến nhà nông được mùa.

Chi Mão có con mèo cầm tinh, nên để đoán thời vận cho người tuổi mão, người ta tìm ra những tính nết của con mèo, rồi bàn rộng ra áp dụng cho cái gọi là vận mệnh của người sinh năm mão. Trong 12 con giáp, mèo là con vật dịu dàng nhất. Ảnh hưởng của thiên nhiên vũ trụ dường như cũng theo chu kỳ mà lặp lại, khiến cho người sinh ra trong năm Mão tuy không thuộc loại nghiêng nước nghiêng thành, nhưng lại toát ra một khí chất đặc biệt, rất dịu dàng, không thích gây gỗ, luôn mong muốn mọi người đều là bạn, nên cũng được nhiều người thương mến. Tuy nhiên, người tuổi mão cũng rất hiếu động, quyết không ngồi yên khi họ bị chèn ép, mà ngay lập tức họ có phản ứng thích hợp. Đó là một số những nhận xét của những nhà tướng số khi đoán vận mệnh cho người tuổi mão, tin hay không tin là tuỳ theo nhận thức của từng người.

Năm nay nhiều người mang tuổi Mão hẵn đã vui vì hầu hết các lá số bói đầu năm đều cho rằng người tuổi Mão thông minh, ôn hòa, giàu nhân ái và nên cẩn trọng trong cuộc sống. Các lời giải bói toán có điểm giống và khác nhau theo từng tuổi, nhưng tựu chung đều có sung sướng, có may mắn và cũng có rủi ro, xui xẻo để đề phòng; và rồi tất cả đều tai qua nạn khỏi nếu biết “ăn hiền ở lành”, vì rõ ràng là “đức năng thắng số”.

Năm cũ đang qua đi, năm mới đang đến gần. Xuân đã về trước sân nhà. Xuân bước nhẹ qua mọi nẻo đường lối ngõ. Nguyện xin Thiên Chúa ban phúc lành cho mọi người, mọi nhà.