Ngày 28-01-2009
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chứng Nhân Tận Mắt Công Đồng Vatican II
Vũ Văn An
02:26 28/01/2009
CHỨNG NHÂN TẬN MẮT CÔNG ÐỒNG VATICAN II

Đức Tổng giám mục Denis E. Hurley, thuộc Dòng Tận Hiến Ðức Mẹ Vô Nhiễm (O.M.I), cai quản giáo phận Durban, Nam Phi, là một trong những nghị phụ chủ lực của Công Ðồng Vatican II từ lúc chuẩn bị cho đến lúc kết thúc. Trong loạt bài độc quyền viết cho tờ The Southern Cross và được xuất bản năm 2001, ngài thuật lại các biến cố quan trọng xẩy ra trong các khóa họp của Công Ðồng này, kể cả những vận động hậu trường, chưa được tiết lộ. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố triệu tập Công Đồng, mời qúy bạn đọc theo dõi loạt bài lý thú này.

1. Aggiornamento

Ngày 25 tháng Giêng năm 1959, Ðức Gioan XXIII công bố ý định triệu tập một công đồng chung cho toàn thể Giáo Hội. Lời công bố này được thực hiện sau một cử hành phụng vụ tại Vương Cung Thánh Ðường Thánh Phaolô ngoại thành Rôma, nhân tuần lễ Hiệp Nhất Kitô giáo. Số nhỏ các vị hồng y nghe Ngài tuyên bố hôm đó hình như không tỏ dấu hiệu gì hứng khởi hay chào đón viễn tượng có một công đồng chi hết.

Nhiều người trong chúng tôi thắc mắc lý do tại sao cần phải có một công đồng vào lúc này. Bởi xét theo lịch sử, xem ra công đồng chỉ cần để giải quyết một khủng hoảng nào đó trong đời sống Giáo hội. Nhưng tháng Giêng năm 1959, làm chi có khủng hoảng? Nhất là đối với cái phần nói tiếng Anh của Giáo hội, thì ý niệm khủng hoảng lại càng xa vời hơn. Phần lớn trong các xứ ấy, các giáo xứ đều đang sinh hoạt rất tốt, các trường Công giáo điều hành thành công, ơn kêu gọi làm linh mục và tu dòng tăng triển đều đặn.

Có lẽ chính vì lý do đó, tôi phản ứng khá chậm khi nhận được thư của Đức Hồng y Tardini, Quốc vụ khanh, gửi các giám mục hoàn cầu, mời góp ý cho nghị trình của công đồng. Phải đến khi có thư thúc, tôi mới chịu nhúc nhích. Tôi nghĩ nhiều vị giám mục khác cũng thế thôi. Tôi bèn phủi bụi cuốn từ điển Latinh cũng như sách văn phạm của mình để bắt tay soạn một vài đề nghị.

Ấy thế mà ngạc nhiên thay, đầu năm 1961, tôi được chỉ định làm thành viên của ủy ban chuẩn bị trung ương. Nhiều ủy ban chuyên môn đã làm việc trước đó để soạn thảo các đề tài cho công đồng. Công việc của ủy ban chuẩn bị trung ương là phối hợp các bản văn đã được soạn thảo và đem lại cho chúng hình thức cuối cùng, mệnh danh là các đề án (schemas). Schema là từ Latinh, nguyên gốc Hylạp, có nghĩa là bản văn đề nghị.

Kinh nghiệm làm việc tại ủy ban chuẩn bị trung ương giúp tôi hiểu ra lý do tại sao cần có một công đồng. Ủy ban này bao gồm khá đồng đều hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến. Tôi thấy mình thuộc nhóm sau, là nhóm quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để Giáo hội quan tâm đến việc thờ phượng, và việc phúc âm hóa đối với các điều kiện xã hội đương thời.

Phe bảo thủ có khuynh hướng nhìn trở lui và vận động duy trì những gì đã được thiết dựng. Những vị bảo thủ mạnh mẽ nhất phần lớn là các vị hồng y bàn giấy đang phục vụ tại giáo triều lúc ấy. Ðiều này xem ra khá lạ vì đức Gioan XXIII đã chỉ rõ mục đích của công đồng là aggiornamento, mà ta có thể đại khái dịch là cập nhật hóa.

Dù được đức Thánh Cha ủng hộ, phe chúng tôi, tức phe cấp tiến, xem ra đang đánh một trận đánh thua cuộc. Chúng tôi chỉ biết tham dự các buổi tranh luận tại Rôma, đưa ra các đề nghị rồi về nước chờ phiên họp sau. Trong khi ấy, các vị đại diện giáo triều ở lại Rôma, tha hồ ảnh hưởng đến việc lên công thức cho các “sáng kiến” của ủy ban.

Ðến lúc chúng tôi tiến tới phiên họp áp chót của ủy ban, mà theo tôi xẩy ra trong tháng Năm năm 1962, tôi khá thất vọng trước các đề án được đề nghị làm nghị trình cho công đồng, mặc dù phe chúng tôi có sự đóng góp của những hồng y tên tuổi như Lienart của Lille, Frings của Cologne, Alfrink của Utretch, Konig của Vienna, Dopfner của Munich, Leger của Montreal, Montini của Milan (sau này là đức Phaolô đệ lục), Bea của Rôma, và Suenens của Mechelen-Brussels, người sau này được công nhận là một trong những kiến trúc sư vĩ đại, nếu không muốn nói là vĩ đại nhất, của công đồng.

Những người thuộc vùng bắc dẫy núi Alps thường được người Ý gọi là dân Bên Kia Núi (Transalpines) với hàm ý mọi rợ, vì dân man ri vốn từ đó mà ra. Nhóm cấp tiến chúng tôi quả bị đẩy vào cái thế thật không công bằng chút nào trên sân chơi. Tuy nhiên cũng có một vài an ủi trong hai đề án, một về phụng vụ và một về đại kết.

Công lớn trong bản văn về phụng vụ là của vị thư ký xuất sắc của ủy ban chuyên môn thuộc lãnh vực ấy, tức cha Annibale Bugnini, một cha Dòng Thánh Vincent, sau này trở thành tổng giám mục và là thư ký của Thánh Bộ Phụng Vụ trong nhiều năm sau công đồng. Dưới ảnh hưởng của ngài, một nhóm các học giả phụng vụ nổi tiếng của Giáo hội đã được qui tụ lại để làm việc trong ủy ban phụng vụ.

Ðối với đề án có dáng dấp cấp tiến thứ hai, tức đề án đại kết, công lớn là của vị chủ tịch ủy ban, tức đức hồng y Bea, Dòng Tên, một học giả kinh thánh nổi tiếng. Ðó là hiện trạng chuẩn bị để công đồng có thể khai mạc vào ngày 11 tháng Mười năm 1962.

2. Bị bỏ lại phía sau, như những vật trong viện bảo tàng

Tôi nhớ rất rõ, ngày 11 tháng Mười năm 1962 là một ngày Mùa Thu huy hoàng, đầy ánh mặt trời, đem lại một khung cảnh hoàn bị cho cuộc diễn hành của các nghị phụ qua công trường Thánh Phêrô.

Nhiều người sau này cho hay họ thấy tôi trong phim thời sự ghi lại biến cố trên. Tuy nhiên, thực ra họ không thể thấy tôi được, bởi lẽ tôi là một trong những người hụt mất khúc ở công trường. Lý do vì một vị phụ tá chưởng nghi lạc mất hiệu lệnh sao đó, nên đã để cả một lô tổng giám mục kẹt cứng ở địa điểm tập trung.

Ðịa điểm tập trung này là một trong những phòng lớn của Viện Bảo Tàng Vatican. Ðối với chúng tôi, những người thuộc cánh cấp tiến, quả là bực mình khi bị để lại đàng sau như những đồ trưng bầy của bảo tàng viện. Sau đó, chúng tôi bị dẫn vội vàng xuống phía cầu thang điện Vatican, lẻn qua cổng trước của nhà thờ Thánh Phêrô và đẩy vào đòan diễn hành ngay phía trước các hồng y và đức Thánh Cha trên kiệu gestoria.

Bước vào vương cung thánh đường, là cả một khung cảnh vĩ đại hiện ra trước mắt. Lòng nhà thờ Thánh Phêrô đã biến thành hội trường vĩ đại gọi theo tiếng Latinh là Aula. Gian chính giữa ấy đã được phân cách hẳn với các gian cánh phụ, và ở hai bên cánh chính này dựng lên những hàng ghế cao vút san sát nhau, để lại một lối đi ở chính giữa, tạo nên một cái khung bán nguyệt tuyệt vời với cung thánh ở phía cuối, mà sừng sững bao quanh bàn thờ là chiếc long đình nổi tiếng của kiến trúc sư Bernini thế kỷ 17.

Khi nhóm tổng giám mục chúng tôi bước vào vương cung thánh đường, gần 2,000 giám mục đã yên vị trong chỗ ngồi của họ và khung cảnh ấy thật giống hẻm núi hùng vĩ gồm toàn mũ tế trắng. Các tổng giám mục, do thâm niên giáo phẩm, được xếp ngồi khá gần bàn thờ. Tôi được xếp ngồi bên phải (nhìn từ phía bàn thờ), rất gần các hồng y.

Tôi hơi e ngại thấy máy quay phim truyền hình đặt rất gần mình, vì sợ rằng trong buổi lễ quá kéo dài sau đây, tôi dám để mình rơi vào cơn mê ngủ và truyền hình sẽ giữ đó làm lưu niệm cho hậu thế thì nguy.

Tuy nhiên, bài diễn văn mà Ðức Thánh Cha Gioan XXIII đọc vào cuối nghi lễ đã đánh tan mọi mối e ngại của tôi. Dĩ nhiên, ngài nói bằng tiếng Latinh, nhưng nhờ bẩy năm tiếng Latinh khi còn là sinh viên tại Rôma và kinh nghiệm làm việc nhiều lần tại Ủy Ban Chuẩn Bị Trung Ương, trong đó tiếng Latinh luôn luôn được sử dụng, nên tôi không thấy có khó khăn gì về ngôn ngữ. Ðức Thánh Cha nói một cách bình thản và rõ ràng, từng lời nói của ngài được nghe rõ mồn một.

Ở đây tôi phải nhận rằng các nhân viên phụ trách sắp xếp âm thanh cho công đồng tại nhà thờ Thánh Phêrô quả đã làm một công việc tuyệt vời. Trong bài diễn văn, Ðức Thánh Cha nói rằng nghị trình của công đồng phải nhằm làm sáng tỏ Ðức Kitô là trung tâm lịch sử và trung điểm sự sống và phải cập nhật hóa các phương pháp của Giáo hội (aggiornamento).

Ngài nói rằng có những người chỉ biết nhìn bất cứ cái gì hiện đại cũng là hủy hoại và quanh co. Ðức Thánh Cha coi họ như các tiên tri điềm dữ và kêu gọi công đồng hãy làm cho Giáo hội thực hiện một bước tiến nhẩy vọt hướng tới việc đào sâu học thuyết và huấn luyện lương tâm, dưới ánh sáng Phúc âm và mầu nhiệm Giáo hội.

Lắng nghe Ðức Thánh Cha, tôi thấy mình chẳng còn khuynh hướng nào để mắt nhắm lại và đầu gật tới gật lui nữa. Ngài quả đứng về cánh cấp tiến chúng tôi, nhưng giáo triều vẫn nắm giữ nhiều quyền kiểm soát lắm.

Cốt chính trong giai đoạn đầu của công đồng là để giải quyết cái tình trạng trên.

3. Ngày đầu làm việc, Công đồng chỉ kéo dài 50 phút

Ngày 13 tháng Mười năm 1962 là ngày làm việc đầu tiên của Công đồng Vatican II. Các nghị phụ công đồng đã được phân phối các giấy tờ cần thiết. Trong số ấy có 10 thẻ bỏ phiếu với 16 khoảng trống trên mỗi thẻ để bầu các ủy ban công đồng. Nhiệm vụ của các ủy ban này là điều hành việc thông qua các đề tài (hay đề cương) trong các buổi tranh luận của công đồng.

Cũng có một danh sách kê khai các vị từng phục vụ trong các ủy ban chuẩn bị. Công đồng được yêu cầu bỏ phiếu bầu các thành viên cho các ủy ban như là nhiệm vụ đầu của ngày làm việc đầu tiên.

Trong số các thành viên của công đồng và các cố vấn thần học, có nhiều vị khi nghe phong phanh về việc này đã tỏ ra kinh hoàng trước viễn ảnh các giám mục phải bỏ phiếu bầu thành viên cho các ủy ban mà không hề biết gì về người mình bầu.

Họ coi việc ấy như một âm mưu vội vàng, thế là cánh cấp tiến vội vã truyền nhau ý kiến phải xử lý việc này. Ý kiến này lọt tới tai tôi.

Lệnh đầu phiếu được ban ra. Nhiều giám mục quanh tôi bắt đầu viết các tên lên phiếu bầu của họ. Còn tôi thì ngồi chờ, và cái chờ ấy dường như dài vô tận. Cuối cùng, đức Hồng Y Lienart của Lille, một thành viên của chủ tịch đoàn, lên tiếng kêu gọi đình hoãn để chúng tôi có đủ thì giờ tìm hiểu về các đề cử viên cho các ủy ban.

Ðức Hồng y Frings của Cologne ủng hộ ý kiến của đức Hồng y Lienart. Tiếng vỗ tay nổi lên và vị chủ tọa cuộc họp buổi sáng là đức Hồng y Tisserant tuyên bố ý kiến ấy được chấp thuận, và các nghị phụ có ba ngày để quyết định nên bầu ai vào các ủy ban. Phiên họp tạm hoãn và các giáo phẩm với phẩm phục đỏ và tím tuôn ra khỏi vương cung thánh đường. Ngày làm việc đầu tiên chỉ kéo dài 50 phút là vì vậy.

Trong suốt ba ngày sau, không khí thật sôi động với nhiều gặp gỡ xẩy ra, nhiều tham khảo được thực hiện, nhiều danh sách được lập ra và được phân phối. Cả hai cánh, bảo thủ lẫn cấp tiến, đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc cánh mình được đại diện trong các ủy ban là những cơ sở có tiếng nói rất mạnh trong việc xét lại các bản văn đề án dưới ánh sáng các buổi tranh luận sắp xẩy ra.

Thật ngạc nhiên khi tôi được bầu làm thành viên của Ủy Ban Huấn Luyện Các Ứng Viên Linh Mục và Giáo Dục Công Giáo.

Khi vấn đề các ủy ban đã được giải quyết, công đồng sẵn sàng để giải quyết đề tài đầu tiên trong nghị trình. Ðó là vấn đề phụng vụ.

Như tôi đã nói ở trên, đề án phụng vụ là một trong hai đề án tốt của Uỷ Ban Chuẩn bị Trung ương. Nó có tính tiến bộ và sáng tạo. Tuy nhiên, đứng đầu ủy ban lại là một vị chủ tịch thuộc cánh bảo thủ, đó là đức Hồng y Larraona, và cả hai vị phó chủ tịch cũng thuộc cánh bảo thủ nốt. Phe cấp tiến hết sức thất vọng vì đến cha Bugnini, từng đóng vai trò lớn trong sự thành công của Ủy ban tiền công đồng về phụng vụ, cũng không được đề cử làm thư ký cho ủy ban công đồng.

Cuộc tranh luận về phụng vụ bắt đầu ngày 22 tháng Mười, 11 ngày sau lễ khai mạc long trọng công đồng. Nhiều phát biểu rất hay vừa ủng hộ vừa phê phán đề án đã được đưa ra, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về thủ tục bao gồm hết lời phát biểu này đến lởi phát biểu khác tiếp nối nhau trong cả ba giờ đồng hồ liền, mà con số lên đến 15 tất cả không ngừng không nghỉ. Những lời phát biểu này được gọi là “những can thiệp” (interventions) du nhập vào tiếng Anh từ tiếng Pháp, Ý và Tây Ban Nha.

Tôi nản lòng về thủ tục này đến nỗi dù tên tôi được kể trong số các vị phát biểu và lời can thiệp của tôi đã được soạn sẵn, tôi lại muốn thà không nói thì hơn và chỉ cần trao bản viết. Những can thiệp tiếp nối nhau vô tận, toàn bằng tiếng Latinh này chắc chắn là nguyên nhân làm nổi tiếng hai quán cà phê có tên là Quán Abbas và Quán Jonah.

Mặc cho người khác nghĩ sao về thủ tục này, nó vẫn cứ quay đều trên cái trục lặp đi lặp lại và, trong trường hợp tranh luận về phụng vụ, nó đã kết thúc bằng đa số phiếu ủng hộ đề án dù với nhiều đề nghị và tu chính. Như thế, sau một tháng ở Rôma, chúng tôi đã hoàn tất được giai đoạn đầu của đề tài. Công đồng xem ra sẽ là một công trình kéo dài.

Một biến cố khá bất thường xẩy ra vào ngày 13 tháng Mười Một khi chúng tôi được thông báo là Ðức Thánh Cha đã quyết định đưa tên Thánh Giuse vào Lễ Qui Rôma, nay gọi là Lời Nguyện Thánh Thể thứ nhất. Ðiều này là để đáp ứng nhiều yêu cầu do các lời can thiệp nêu ra.

Ít ngày sau, tôi được Đức Tổng giám mục (sau lên Hồng y) Wright của Pittsburgh tiếp xúc. Ngài hỏi tôi xem có chịu ủng hộ đơn yêu cầu xin xác định tín điều hồn xác lên trời của Thánh Giuse hay không. Khi thấy lông mi tôi chỉ ngược lên trời, ngài bèn trích lời Cha Peyton, một linh mục nổi tiếng trên truyền hình Mỹ lúc ấy, và nói “có đủ cơ sở vững chãi về thần học: gia đình cầu nguyện với nhau là gia đình bền vững với nhau!”

4. Ðức Gioan XXIII chấm dứt 400 năm thế thủ

Vatican II sẽ đi theo hướng cấp tiến hay bảo thủ là tùy hai cuộc tranh luận chủ yếu diễn ra cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai năm 1962, trong giai đoạn đầu của công đồng.

Ðối với các độc giả không quen thuộc với khung cảnh thần học Công giáo, thật khó giải thích rõ các lý do của việc trên. Thành ra muốn có được một giải thích, tôi cần phải nhắc lại chút ít lịch sử thần học. Thế kỷ 13, thiên tài thần học vĩ đại Dòng Ðaminh là thánh Tôma Aquinô đã du nhập lối suy nghĩ của triết gia Aristote người Hylạp vào nền thần học Công giáo. Dần dà, Aristote chiếm địa vị thống trị và ngôn từ cũng như các công thức của ông trở thành chiếc xe chuyên chở tư tưởng thần học Công giáo.

Ðiều này đáng lẽ đã có thể thay đổi do hậu quả của Phong Trào Phục Hưng. Nhưng lúc Phong trào Phục hưng lên cao nhất, thì Phong Trào Cải Cách xẩy ra, đem lại nhiều tranh cãi thần học và chiến tranh tôn giáo. Giáo hội đi vào con đường thủ thế và nền thần học chịu ảnh hưởng của Aristote được duy trì. Người ta gọi nó là thần học kinh viện, ám chỉ các nhà khoa bảng (schoolmen) trong các đại học thời trung cổ.

Bốn trăm năm sau Cải cách, xem ra Giáo hội vẫn cứ liên tục giữ thế thủ đối với Phong trào Thệ phản, cách mạng khoa học, cách mạng kỹ nghệ, Phong trào Ánh sáng (triết lý thế chỗ cho đức tin Kitô giáo), cách mạng chính trị và cách mạng ý thức hệ bao gồm chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội (nhất là hình thức cực đoan Macxit), chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Quốc xã.

Ðó quả là một Giáo hội tự vệ. Một Giáo hội pháo đài. Nhưng khi Giáo hội này bước vào thế kỷ 20, một loạt những canh tân thi đua đâm bông: về kinh thánh, về thần học, về phụng vụ, về tông đồ và về cả giáo lý nữa. Một trỗi dậy đầy hào hứng.

Ðức Giáo hoàng Gioan XXIII nắm bắt được cơ may ấy khi ngài triệu tập Công đồng Vatican II.

Công đồng có nhiệm vụ phải quyết định giữa não trạng pháo đài hay bước vào phương thức mở cửa tâm hồn mình nhiều hơn đối với thế giới và xã hội con người. Ðại khái đó là vấn đề tranh chấp giữa cánh bảo thủ và cánh cấp tiến.

Hai cuộc tranh luận khiến vấn đề trên trồi lên hàng đầu chính là hai cuộc tranh luận liên quan đến mạc khải và Giáo hội.

Về vấn đề mạc khải, phương thức kinh viện từng đem lại ý niệm hai nguồn: thánh kinh và tông truyền. Cánh cấp tiến chống lại ý niệm đó vì họ thấy rằng đặt tông truyền thành nguồn riêng biệt của mạc khải Thiên Chúa là điều sai lầm. Ðối với họ, chỉ có một nguồn mạc khải mà thôi: đó là Lời Chúa tỏ cho dân Người và được ủy thác cho các tông đồ và, khi được các ngài truyền lại, thì mặc lấy hai chiều kích: thánh kinh và tông truyền, nâng đỡ và bổ túc cho nhau.

Một cuộc tranh luận gắt gao xẩy ra trong các ngày từ 14 đến 19 tháng 11 năm 1962, khi các nghị phụ được yêu cầu bỏ phiếu xem có nên tạm ngưng cuộc tranh luận hay không. Ðiều này trên thực tế có nghĩa là cần phải đưa ra một đề án mới. Kết quả đầu phiếu là 1368 ủng hộ tạm ngưng, 822 chống lại. Tuy không đạt được 2/3 tổng số phiếu, nhưng kết quả ấy cũng đủ cho thấy đề án đang tranh cãi ít có tương lai. Bởi thế, Ðức Thánh Cha phải can thiệp vào và chỉ thị phải viết lại đề án.

Cuộc tranh luận chủ yếu thứ hai liên quan đến đề án về Giáo hội. Cũng có phản ứng mạnh chống lại đề án này. Nó quá kinh viện, quá thủ thế. Không có đặc tính cởi mở và quy hướng mục vụ mà đa số các nghị phụ mong chờ.

Bởi thế, một lần nữa đức giáo hoàng Gioan XXIII lại đã can thiệp vào và chỉ thị phải sửa lại đề án, sau khi đức hồng y Suenens, tổng giám mục Brussels đưa ra đề nghị ngày 4 tháng 12 phải có một kế hoạch toàn bộ cho công đồng. Chủ đề chính phải là Giáo hội, với ít nhiều phụ đề bàn về các khía cạnh đối nội và đối ngoại của Giáo hội. Khía cạnh đối ngoại bao gồm tác động của Giáo hội đối với thế giới. (Bản Latinh: Ecclesia ad intra and Ecclesia ad extra). Việc xem sét đến tác động đối với thế giới sau này sẽ trở thành Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay (Gaudium et Spes).

Trước khi kết thúc giai đoạn đầu, Ðức Thánh cha đưa ra một quyết định quan trọng: tức quyết định thiết lập một ủy ban phối trí để kiểm soát chặt chẽ các đề án và chương trình thảo luận.

Giữa việc xử lý vấn đề phụng vụ và hai cuộc tranh luận chủ yếu, công đồng cũng dành hai ngày để thảo luận về Giáo hội và các phương tiện truyền thông hiện đại.

Giai đoạn đầu của công đồng là một giai đoạn gay cấn nhưng chắc chắn đã kết thúc một cách tích cực. Có lẽ đó là một an ủi lớn lao cho đức Gioan XXIII, người được chứng kiến ngày sinh của công đồng nhưng đã không được tận mắt chứng kiến trên trần gian những sinh hoạt sau đó của nó. Ngài qua đời tháng 6 năm 1963, sau khi đã khai mở một cố gắng nhằm chấm dứt 400 năm thế thủ trong sinh hoạt của Giáo hội và mở cửa cho Giáo hội hường tới một viễn ảnh mục vụ bao quát hơn.

(Còn tiếp)
 
Đức Thánh Cha lo ngại cho các Kitô hữu tại Trung Đông
Bùi Hữu Thư
03:16 28/01/2009

Đức Thánh Cha lo ngại cho các Kitô hữu tại Trung Đông



VATICAN ngày 27, tháng 1, 2009
(Zenit.org).- Một trong những cộng sự viên của Đức Thánh Cha Benedict XVI ghi nhận là ngài tiếp tục lo âu cho các Kitô hữu tại Trung Đông.

Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, thuộc Bộ Ngoại Giáo Tòa Thánh và là cựu sứ thần tại Iraq, hôm nay đã bầy tỏ ưu tư của Đức Thánh Cha. Trong khi ngài nói chuyện tại buổi hội khoáng đại của Hiệp Hội các Cơ Quan Cứu Trợ cho các Giáo Hội Đông Phương (Reunion of Aid Agencies for the Oriental Churches) [ROACO].

Ngài nói, theo nhật báo L'Osservatore Romano, " Đức Thánh Cha lo lắng trên hết cho những người đang chịu đau khổ vì thiếu vắng những triển vọng ở tương lai. Nhiều người rời bỏ quê hương, hoặc vì thất nghiệp, hoặc vì họ không được chấp nhận trong một xã hội bị ảnh hưởng bởi Hồi giáo, hoặc vì thiếu sự tự do hoàn toàn và được tôn trọng."

Chính Đức Thánh Cha cũng đề cập đến mối lo âu của ngài về sự đàn áp các Kitô hữu khi ngài tiếp kiến các giám mục Iraq ngày thứ bẩy vừa qua.
 
Sứ điệp Của ĐTC Bênêđictô XVI Nhân Ngày Quốc Tế Truyền Thông Xã Hội 2009
+ ĐGH Benedictô XVI
04:16 28/01/2009
Anh chị em thân mến,

Gần đến Ngày Quốc Tế Truyền Thông Xã Hội, tôi vui mừng hướng đến anh chị em để cho anh chị em biết về một vài suy tư của tôi về chủ đề được chọn của năm nay: Các kỹ thuật công nghệ mới, các tương quan mới. Khuyến khích một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại, tình bạn. Quả thế, các công nghệ kỹ thuật số mới quyết định những thay đổi căn bản nơi các khuôn mẫu giao tiếp và nơi các tương quan nhân loại. Những thay đổi này đặc biệt rõ ràng nơi giới trẻ mà sự trưởng thành của nó liên hệ chặt chẽ với những công nghệ kỹ thuật truyền thông này. Bởi thế, họ cảm thấy thoải mái trong thế giới kỹ thuật số mà, trái lại, thường dường như xa lạ với một số người trong chúng ta, những người lớn trưởng thành, đã phải học hiểu biết và đánh giá những cơ hội mà thế giới kỹ thuật số này mang lại cho chúng ta trong việc truyền thông. Trong sứ điệp của năm nay, tôi đặc biệt nghĩ đến những người thuộc về thế hệ gọi là “kỹ thuật số” này: tôi xin chia sẻ với họ một vài ý tưởng về tiềm năng phi thường của những công nghệ kỹ thuật mới khi chúng được sử dụng để tạo điều kiện cho sự hiểu biết và liên đới của con người. Những công nghệ kỹ thuật như thế là một ân huệ đích thực cho nhân loại: bởi thế, chúng ta phải làm sao để những thuận lợi mà chúng mang lại được phục vụ hết thảy mọi người và mọi cộng đồng, đặc biệt là những người nghèo túng và những người dễ bị thương tổn nhất.

Sự dễ dàng tiếp cận với điện thoại di động và máy vi tính, được nối kết ở tầm mức thế giới và sự thâm nhập của Internet, đã tạo nên rất nhiều phương tiện gởi đi cách chớp nhoáng những ngôn ngữ và hình ảnh đến những nơi xa và cô lập nhất của thế giới: một khả năng không thể hiểu được đối với các thế hệ đi trước. Đặc biệt, giới trẻ đã tiếp nhận tiềm năng lớn lao của các phương tiện truyền thông này để tạo điều kiện dễ dàng cho việc kết nối, giao tiếp và hiểu biết giữa các cá nhân và cộng đoàn và sử dụng chúng để giao tiếp với bạn bè, để gặp gỡ những người bạn mới, để tạo nên những cộng đồng và những mạng lưới, để tìm kiếm thông tin và tin tức, để chia sẻ tư tưởng và ý kiến của mình. Nhiều thuận lợi phát sinh từ nền văn hóa truyền thông mới mẻ này: các gia đình có thể giữ liên lạc cho dù chúng bị chia ly bởi những khoảng cách lớn, các sinh viên và các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận dễ dàng và trực tiếp nhất với các tài liệu, với các nguồn và với những khám phá khoa học và do đó, có thể làm việc theo nhóm từ những nơi khác nhau; vả lại, bản chất tương tác của các phương tiện truyền thông mới tạo điều kiện dễ dàng cho những hình thức học tập và giao tiếp năng động hơn, mà đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội.

Cho dầu tốc độ tiến triển của các công nghệ kỹ thuật mới về mặt đáng tin cậy và hiệu quả là một lý do kinh ngạc thán phục, nhưng sự phổ biến của chúng nơi những người sử dụng không nên làm cho chúng ta ngạc nhiên, vì chúng trả lời những ước muốn căn bản của con người bước vào trong tương quan giao tiếp với nhau. Ước muốn giao tiếp và tình bạn này được bén rễ sâu trong chính bản tính làm người của chúng ta và không thể được hiểu cách chính đáng chỉ như là lời đáp trả cho những đổi mới của công nghệ kỹ thuật. Dưới ánh sáng của sứ điệp Kinh Thánh, một ước muốn như thế đúng hơn phải được đọc như là phản ảnh sự tham dự của chúng ta vào tình yêu thông giao và hiệp nhất của Thiên Chúa, Đấng muốn làm cho toàn thể nhân loại thành một gia đình duy nhất. Khi chúng ta cảm thấy nhu cầu xích lại gần với người khác, khi chúng ta muốn hiểu biết họ và làm cho mình được hiểu biết tốt hơn, chúng ta đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa – một tiếng gọi gắn liền với bản tính được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa của chúng ta, vị Thiên Chúa của sự thông ban và hiệp thông.

Ước muốn kết nối và bản năng giao tiếp, mà được khẳng định như thế trong nền văn hóa đương đại, quả thật chỉ là những biểu lộ của thời hiện đại về khuynh hướng nền tảng và liên lỉ của con người muốn vươn qua bên kia chính mình để bước vào trong tương quan giao tiếp với những người khác. Trên thực tế, khi chúng ta mở mình ra cho người khác, chúng ta hoàn thành những nhu cầu sâu xa nhất của chúng ta và chúng ta trở nên nhân bản cách tròn đầy hơn. Quả thế, yêu thương là những gì mà Đấng Tạo Hóa đã chuẩn bị cho chúng ta. Dĩ nhiên, nó không hệ tại những tương quan chóng qua, giả tạo; tôi nói về tình yêu đích thực, mà nằm ở chính trung tâm của giáo huấn luân lý của Chúa Giêsu: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết tâm hồn, hết tâm trí và hết sức lực ngươi” và “Ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình ngươi” (x. Mc 12, 30-31). Dưới ánh sáng này, dù hoàn toàn suy tư về ý nghĩa của các công nghệ kỹ thuật mới, thật quan trọng để xem xét không chỉ khả năng hiển nhiên của nó trong việc tạo điều kiện dễ dàng cho mối liên lạc giữa người với người, nhưng còn phẩm chất của các nội dung mà chúng được kêu gọi đưa vào lưu hành. Tôi mong muốn khích lệ tất cả mọi người thiện chí, chủ động trong thế giới truyền thông kỹ thuật số, dấn thân thăng tiến một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và tình bạn.

Do đó, những ai làm việc trong lãnh vực sản xuất và phổ biến các nội dung của các phương tiện truyền thông mới không thể không cảm thấy dấn thân đối với sự tôn trọng phẩm giá và giá trị của nhân vị. Nếu các công nghệ kỹ thuật mới phải phục vụ cho thiện ích của các cá nhân và xã hội, thì những người sử dụng chúng phải tránh sự chia sẻ những lời nói và hình ảnh làm mất phẩm giá con người, và như thế loại trừ những gì đang nuôi dưỡng lòng hận thù và sự bất bao dung, những gì làm giảm giá vẻ đẹp và sự sâu kín của giới tính con người, những gì khai thác những người yếu đuối và những người dễ bị thương tổn.

Các công nghệ kỹ thuật mới do đó mở ra con đường đối thoại giữa những người của những đất nước, của các nền văn hóa và của các tôn giáo khác nhau. Vũ đài kỹ thuật số mới, tức là cái cyberespace (không gian liên kết mạng), cho phép tạo nên những cuộc gặp gỡ và hiểu biết các giá trị và các truyền thống của người khác. Tuy nhiên, để sinh hoa kết trái, những cuộc gặp gỡ như thế đòi hỏi những hình thức diễn tả lương thiện và đúng đắn cũng như một sự lắng nghe chăm chú và tôn trọng. Cuộc đối thoại phải được cắm rễ sâu trong sự tìm kiếm chân lý cách chân thành và hỗ tương, để thực hiện việc thăng tiến sự phát triển trong sự hiểu biết và bao dung. Cuộc sống không phải chỉ là một chuỗi những sự kiện và kinh nghiệm: đúng hơn nó là một sự tìm kiềm chân thiện mỹ. Chính nơi mục tiêu này mà chúng ta thực hiện những chọn lựa của chúng ta, mà chúng ta thực thi sự tự do của chúng ta và chính ở đó, tức là trong chân, thiện, mỹ, mà chúng ta tìm thấy hạnh phúc và niềm vui. Chúng ta không để mình bị lừa bịp bởi những người chỉ tìm kiếm những người hưởng thụ trên một thị trường với những cơ may khác nhau, nơi mà sự chọn lựa chính nó trở nên sự thiện hảo, sự mới mẻ được biến đổi thành vẻ đẹp, kinh nghiệm chủ quan gạt bỏ chân lý.

Quan niệm tình bạn có được một sự phục hồi mới trong từ vựng của các mạng lưới xã hội kỹ thuật số xuất hiện trong những năm vừa qua. Một quan niệm như thế là một trong những chinh phục cao quý nhất của nền văn hóa nhân loại. Trong các tình bạn của chúng ta và xuyên qua chúng, chúng ta lớn lên và chúng ta tự phát triển như là những hữu thể nhân linh.Vì thế, tình bạn đích thực đã luôn được xem như là một trong những sự phong phú to lớn nhất mà con người có được. Vì lý do này, cần phải lưu tâm đừng tầm thường hóa quan niệm và kinh nghiệm về tình bạn. Thật đáng buồn biết bao nếu ước muốn nâng đỡ và phát triển tình bạn on-line (qua internet) của chúng ta được thể hiện với giá phải hy sinh sự sẵn sàng của chúng ta cho gia đình, cho bà con thân thuộc của chúng ta và cho những người mà chúng ta gặp gỡ trong thực tế của đời thường, nơi làm việc của chúng ta, ở trường học, trong thời gian rảnh rỗi. Quả thế, khi ước muốn kết nối ảo trở nên ám ảnh, thì hậu quả là người ấy tự tách mình, cắt đứt một mối tương tác xã hội thực sự. Thậm chí điều đó cuối cùng phải làm xáo trộn thời gian nghỉ ngơi, thinh lặng và suy nghĩ cần thiết cho một sự phát triển nhân bản lành mạnh.

Tình bạn là một điều thiện hảo cao quý của con người, nhưng nó sẽ mất đi giá trị của nó, nếu nó được xem như là một cứu cánh tự thân. Các bạn bè phải nâng đỡ và khích lệ nhau để phát triển tư chất, tài năng của mình và dùng chúng phục vụ cho cộng đồng nhân loại. Trong bối cảnh này, thật là phấn khởi khi thấy xuất hiện những mạng lưới kỹ thuật số mới tìm cách khích lệ sự liên đới của con người, hòa bình và công lý, nhân quyền và lòng tôn trọng đối với sự sống và thiện ích của công trình tạo dựng. Những mạng lưới này có thể tạo điều kiện dễ dàng cho những hình thức hợp tác giữa các dân tộc có bối cảnh địa lý và văn hóa khác nhau, bằng cách cho phép họ đào sâu nhân tính chung của mình và ý nghĩa của sự đồng trách nhiệm đối với thiện ích của hết thảy mọi người. Tuy nhiên, cần phải lưu tâm làm sao để thế giới kỹ thuật số, nơi mà những mạng lưới như thế có thể được thiết lập, là một thế giới mà mọi người thực sự có thể tiếp cận. Thật là thiệt hại nghiêm trọng cho tương lai nhân loại, nếu các phương tiện truyền thông mới, mà cho phép chia sẻ sự hiểu biết và thông tin cách nhanh chóng và hiệu quả, lại không có thể tiếp cận đối với những người mà, về mặt kinh tế và xã hội, đã bị đẩy ra bên lề xã hội rồi hay nếu chúng chỉ đóng góp đào sâu thêm khoảng cách mà tách rời những người nghèo khỏi những mạng lưới mới được phát triển nhằm phục vụ thông tin và xã hội hóa con người.

Tôi xin kết thúc sứ điệp này bằng cách đặc biệt hướng đến các bạn trẻ Công giáo, để khích lệ họ mang đến cho thế giới kỹ thuật số chứng tá đức tin của mình. Các bạn trẻ rất quý mến, các con hãy dấn thân đưa vào trong nền văn hóa của lãnh vực truyền thông và thông tin mới mẻ này những giá trị mà cuộc sống của các con dựa vào! Vào thời sơ khai của Giáo Hội, các Tông đồ và các môn đệ của các ngài đã mang Tin Mừng của Chúa Giêsu đến cho thế giới Hy-La: khi đó, việc Phúc âm hóa, để được phong nhiêu, đòi hỏi sự hiểu biết chăm chú nền văn hóa và các phong tục của các dân ngoại này với mục đích chạm đến tâm trí và tâm hồn của họ; ngày nay cũng thế, việc loan báo Chúa Kitô trong thế giới các công nghệ kỹ thuật mới giả thiết một sự hiểu biết sâu xa về chúng để sử dụng chúng cách đúng đắn. Chính nơi những người trẻ các con, hầu như tự nhiên đồng cảm với các phương tiện truyền thông mới mẻ này, mà đặc biệt bổn phận phúc âm hóa “châu lục kỹ thuật số” này thuộc về các con. Các con hãy biết gánh lấy cách nhiệt tình việc loan báo Tin Mừng cho những người đương thời với các con! Các con biết sự sợ hãi và hy vọng của họ, sự nhiệt tình và thất vọng của họ: hồng ân cao quý nhất mà các con có thể làm cho họ là chia sẻ với họ “Tin Mừng” về một Thiên Chúa đã làm người, đã đau khổ, đã chết và đã phục sinh để cứu rỗi nhân loại. Tâm hồn con người khát mong một thế giới nơi tình yêu ngự trị, nơi các ân huệ được chia sẻ, nơi sự hiệp nhất được xây dựng, nơi sự tự do tìm thấy ý nghĩa của nó trong chân lý và là nơi mà căn tính của mỗi người được thể hiện trong một sự hiệp thông tôn trọng. Đức tin có thể mang lại một câu trả lời cho những mong đợi này: các con hãy là những sứ giả của nó! Đức Giáo Hoàng ở bên các con qua lời cầu nguyện và phép lành của mình.

Vatican, ngày 24 tháng Giêng năm 2009
+ BÊNÊĐICTÔ XVI, Mục tử của các mục tử

Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp.
(Đúng vào ngày công bố sứ điệp này, Tòa Thánh Vatican cũng đã bắt đầu sử dụng trang web chia sẻ video Youtube ở địa chỉ sau: http://www.youtube.com/vatican)
 
Những người tìm kiếm sự hiệp nhất chào mừng vị thượng phụ mới người Nga
Bùi Hữu Thư
22:32 28/01/2009

Những người tìm kiếm sự hiệp nhất chào mừng vị thượng phụ mới người Nga



Trông đợi có sự cải tiến về đối thoại với người Công Giáo

Rôma ngày 28, tháng 1, 2009
(Zenit.org).- Tổng Giám Mục Công Giáo tại Moscow hoan nghênh việc bầu cử một vị thượng phụ mới của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương Nga như một nhiềm hy vọng cho có sự đối thoại liên tôn tiếp diễn.

Tổng Giám Mục Paolo Pezzi
Hôm nay Tổng Giám Mục Paolo Pezzi tuyên bố điều này với Đài Phát Thanh Vatican, khi bàn về việc bầu cử ngày Thứ Ba vừa qua của Thượng Phụ Chính Tòa Kirill thành Smolensk và Kaliningrad. Vị Thượng Phụ Chính Tòa 62 tuổi, cho đến nay là Giám Quản về nội vụ của Lãnh Phận Moscow, và đã năm giữ chức vụ thượng phụ kể từ ngày 5 tháng 12, 2008 sau cái chết của thượng phụ Alexy II.

Tổng Giám Mục Pezzi coi việc bầu cử là một “tin rất đáng vui mừng” và nói điều này có nghiã là “sẽ có sự tiếp tục và công nhận về công trình cuả cựu thượng phụ Alexy II."

Tổng Giám Mục tiên đoán là thượng phụ Kirill sẽ “gia tăng các nỗ lực đối thoại và hiệp thông giữa các Kitô hữu."

Trong khi đó, Cơ Quan Trợ Giúp Các Giáo Hội Thiếu Thốn (Aid to the Church in Need), vẫn từng tài trợ cho Lãnh Phận Moscow cũng đón mừng bản tin này. Cơ quan này đã yểm trợ cho Giáo Hội Chính Thống Nga ngay từ khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II yêu cầu năm 1992.

Giám đốc của cơ quan bác ái này là ông Joaquín Alliende, giải thích rằng đã có một lịch sử lâu dài về “những tiếp xúc tốt đẹp” với vị thượng phụ mới này. Ông cũng bầy tỏ lòng mong đợi của ông là sẽ có sự tiếp tục đối thoại với Giáo Hội Công Giáo “để cùng đối phó với các thách đố chung của tất cả các kitô hữu."

Đức Thánh Cha Benedict XVI


Theo nguồn tin của RIA Novosti, Đức Thánh Cha Benedict XVI ngày thứ tư 28/1/09 cũng cho hay là ngài “hân hoan tiếp nhận” nguồn tin là Thượng Phụ Chính Toà Kirill đã được bầu lên làm vị lãnh đạo mới của Giáo Hội Chínhh Thống Nga.

Tiểu sử

Thượng Phụ Kirill Vladimir Gunyayev
Vladimir Gundyayev, vị thượng phụ Kirill sanh tại Leningrad năm 1946, con trai của một mục sư Chính Thống. Ngài được tấn phong Hieromonk (Đan Sĩ Linh Mục) năm 1969 và được bầu làm Archimandrite (Đan Viện Trưởng) năm 1971.

Từ năm 1971 đến năm 1974, ngài làm đại diện cho Giáo Hội Chính Thống Nga tại Uỷ Ban Đại Kết các Giáo Hội. Năm 1976, ngài được tấn phong giám mục và trở thành Thượng Phụ Chính Smolensk năm 1991.
 
Top Stories
Pope strongly endorses apostolic use of the internet
Catholic World News
10:06 28/01/2009
Vatican, Jan. 23, 2009 (CWNews.com) - Pope Benedict XVI has wholeheartedly embraced the use of new communications technologies, with his message for the 43rd World Day of Social Communications. Although he cautions against the dangers of the internet, the Holy Father strongly encourages Christians-- and especially young people-- to use the new media fully as a means of spreading the Gospel.

The World Day of Social Communications will be observed on May 24. However, in keeping with Vatican tradition, the papal message was released on January 23: the feast of St. Francis de Sales, the patron saint of journalism. The full text of the papal message, entitled "New Technologies, New Relationships: Promoting a culture of Respect, Dialogue and Friendship," is available on the Vatican web site.

After tracing the development of new electronic communications media, and exploring both their dangers and their enormous potential, the Pope concludes with a passage that recognizes how young people have pioneered the use of these technologies. "It falls, in particular, to young people, who have an almost spontaneous affinity for the new means of communication, to take on the responsibility for the evangelization of this 'digital continent,'" the Pope writes. After conferring this apostolic mission no the rising generation, he exhorts young Christians: "Be sure to announce the Gospel to your contemporaries with enthusiasm." As he introduced the papal message to journalists at a January 23 press conference in Rome, Archbishop Claudio Maria Celli, the president of the Pontifical Council for Social Communications, remarked that the Pope's statement marked a "real watershed" because the Pope not only emphasizes the power of digital communications but "does so by addressing the 'digital generation', thus appealing directly to the young."

Archbishop Celli observed that the internet has changed the world of communications profoundly, bringing people together in unexpected and immensely productive ways. For example he mentioned the impact of digital communications on the scientific world, noting that research "cannot but draw advantage from the continuous breaking down of barriers."

At the same time, the archbishop sounded a note of caution, pointing out that the increasing importance of the internet makes it essential to ensure access to all people. Many needy people still lack access to the modern communications media, he said, causing a "'digital divide' which cannot but be a cause for concern, precisely because the new technologies must be considered as primary resources for human development and promotion."

Pope Benedict made the same point in his message, saying that it would be a "tragedy" if the exciting potential of the internet "were not made accessible to those who are already economically and socially marginalized." The internet functions best as an open forum, he said, and therefore should be open to all. Modern electronic communications have had a sweeping impact on our lives, the Pope said, causing "fundamental shifts in patterns of communication and human relationships." He extolled the "extraordinary potential of the new technologies, if they are used to promote human understanding and solidarity." The new ease of global communication, he said, is "truly a gift to humanity."

Underlining that point, the Pope said that the modern media "foster connectedness, communication and understanding between individuals and communities." The enthusiasm with which the world has responded to these new opportunities, he said, shows "the basic and enduring propensity of humans to reach beyond themselves and to seek communion with others."

The Holy Father argued that this desire for communion is a fundamental component of the human soul, and an impulse closely allied to religious faith. He wrote: "In reality, when we open ourselves to others, we are fulfilling our deepest need and becoming more fully human. Loving is, in fact, what we are designed for by our Creator." Having given this unprecedented endorsement to the use of modern communications technology, the Pope proceeded to warn that these powerful resources can also be misused. All conscientious internet users should agree, he said, to "avoid the sharing of words and images that are degrading of human beings, that promote hatred and intolerance, that debase the goodness and intimacy of human sexuality or that exploit the weak and vulnerable." The Pope went on to say: "We must not allow ourselves to be deceived by those who see us merely as consumers in a market of undifferentiated possibilities, where choice itself becomes the good, novelty usurps beauty, and subjective experience displaces truth."

Morever, the Pope said, there are dangers that the use of the internet and other means of ditigal communication could warp the personalities of users, causing harm to more direct human relationships. He warned that internet users must resist any temptations to "trivialize the concept or the experience of friendship," and to become absorbed in the digital world "at the cost of our availability to engage with our families, our neighbors." Ironically, the Pope observed, the desire to be connected in cyperspace "may in fact function to isolate individuals from real social interaction."
 
1,500 Vietnamese Catholics celebrate lunar New Year
The Orange County Register
10:08 28/01/2009
Traditional Mass heralds the Year of the Ox.

By EUGENE W. FIELDS

SANTA ANA – More than 1,500 Vietnamese Catholics attended a traditional Mass at the Vietnamese Catholic Center on Monday to celebrate the lunar New Year, also known as Tet.

The service was officiated by the Most Rev. Dominic M. Luong, auxiliary bishop of Orange, who is the only Vietnamese bishop in the United States. As with the rest of the service, Luong gave his homily, or sermon, completely in Vietnamese

"Basically I talked about three things," Luong said after the Mass. "We're in communion with the universal church throughout the world – I told them they needed to build up their family and community. Thirdly, I feel they have a duty to their motherland."

Luong said that Tet is a combination of America's Thanksgiving, Memorial Day and New Year's Day.

"It's a rite to our ancestors," Luong said. "We honor so many heroes and heroines who died for our country."

According to the lunar calendar, this is the Year of the Ox, which Luong said symbolizes strength and prosperity.

"In Vietnam, we call it the water buffalo," he said. "We use it to cultivate the fields. The more water buffalo you have, the more fields you have to cultivate."

At the end of Mass, parishioners received red envelopes, called li xi, or "lucky money." Inside was a slip of paper with a printed Biblical scripture and a $2 gift certificate to a local business.

"The amount of money really doesn't matter," said Alande Vu, who called in sick to work to attend the Mass. "It's a tradition of the church."
 
Vietnam: US bishops join Lunar New Year celebrations
Independent Catholic News
10:09 28/01/2009
Phu Cam Cathedral in Hue was packed with tens of thousands of Catholics when a group of US Bishops celebrated Mass on Monday evening ­ the first day in the Year of the Ox. Traditionally, for Vietnamese Catholics, the first day of the Lunar New Year (commonly known as Tet) is the Thanksgiving Day. It is a time to give thanks for many graces of God during the last year and express gratitude to their parents and grandparents.

Archbishop George Niederauer of San Francisco led the American delegation, which included three other bishops from California dioceses (Bishops Todd Brown of Orange, Dan Walsh of Santa Rosa, and Ignatisu Chung Wang, a San Francisco auxiliary).

The American prelates concelebrated Mass with Hue's Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and hundreds of Vietnamese priests.

A day earlier, the American prelates concelebrated Mass commemorating the conversion of St. Paul on the eve of Lunar New Year with bishop Joseph Chau Ngoc Tri and priests of diocese of Danang, 80km south of Hue.

Like Hanoi, the archdiocese of Hue has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of properties that were seized by the government from Church ownership.

Among the most dramatic conflicts is Our Lady of La Vang Shrine, the main religious Catholic shrine in Viet Nam. All the land of 23.66 hectares that surrounds the basilica has been seized by the government since 1975.

In April last year, Nguyen Duc Chinh, deputy chairman of the People's Committee of Quang Tri, during a meeting with Archbishop Stephen Nguyen Nhu The, and Bishop Francis Le Van Hong, coadjutor bishop made an official announcement that 21.18 hectares (out of a total of 23.66 hectares originally expropriated) around the basilica would be returned to the Church soon. However, so far, no move has been made.

An Bang parish is another case. The parish is located 25 km Southeast of Hue city with about 800 active Catholics living and fishing in the area. In the middle of nowhere, on the land once owned by Mr. Le Khinh, a parishioner who donated his property to his parish upon his death, a church was built. But due to the poverty of parishioners, it has not a single chair. Nor can church goers be protected from the rain or hot sun since there is no roof, no wall, no fan, nothing.

Their poverty, however, does not appeal to the pity of the government; and does not spare them from attacks of officials who are so driven by greed and ambition that they have been trying to take every step to dissociate the people with their legitimate need for a decent worshiping place where they can be in communion with Christ. They have turned down each and every request to build a "real church" from the priest and his parishioners while publicly announcing they had already made plans to seize the land and turn the area into a tourist resort.

© Independent Catholic News 2008
 
U.S. bishops concelebrate Mass on Tet during Vietnamese visit
Catholic News Agency
20:02 28/01/2009
Hanoi, Jan 28, 2009 / 04:37 am (CNA).- A joint group of U.S. and Vietnamese clergy concelebrated Mass for Tet, the first day of the Lunar New Year in the Archdiocese of Hue in central Vietnam on Monday. The occasion marks the first time in decades that Catholics from the archdiocese could join foreign clergy in the celebration.

Archbishop of Hue Stephen Nguyen Nhu The and hundreds of Vietnamese priests concelebrated the Monday evening Mass with the U.S. delegation, Fr. J.B. An Dang tells CNA. Tens of thousands filled Phu Cam cathedral in Hue for the Mass.

Mass on the eve of Lunar New Year
U.S. Bishops and Bishop Chau Ngoc Tri of Danang
The U.S. delegation was led by Archbishop of San Francisco George Niederauer and included Bishops Todd Brown of Orange, Dan Walsh of Santa Rosa, and Ignatius Chung Wang, an auxiliary bishop of San Francisco.

On Sunday the American delegation had concelebrated Mass for the Feast of the Conversion of St. Paul with Bishop Joseph Chau Ngoc Tri and priests from the Diocese of Danang, about 50 miles south of Hue.

Tet 2009 marked the first day of the Year of the Ox. Vietnamese Catholics customarily celebrate Tet as Thanksgiving Day, giving thanks to God for his many graces in the past year. They also pay respect to their ancestors and express gratitude to their living parents and grandparents. Young children receive red envelopes of cash called “li xi,” which means “lucky money.”

At the end of the Lunar New Year Mass in Hue, children were given red envelopes filled with something other than cash—Bible Verse greeting cards.

Like Hanoi, the Archdiocese of Hue has repeatedly clashed with the Vietnamese government over the ownership of confiscated church properties, Fr. An Dang reports.

Our Lady of La Vang Shrine, the most-visited religious Catholic shrine in Vietnam, is the focus of one of the most intense conflicts. Since 1975, all 58 acres of land surrounding the basilica have been seized by the government.

Last April Nguyen Duc Chinh, deputy chairman of the People's Committee of Quang Tri, at a meeting with Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and Bishop Francis Le Van Hong, announced that 52 acres around the basilica would soon be returned to the church.

However, Fr. An Dang says, the official’s promise remains unfulfilled.

Another conflict concerns An Bang parish, which is about 16 miles southeast of Hue city. About 800 Catholics live and fish in the parish area, where a makeshift church was built “in the middle of nowhere” on land donated by a parishioner upon his death.

“Parishioners in this congregation are so impoverished that their newly erected church has not even a single chair. Churchgoers often struggle with rain or hot sun since there is no roof, no wall, nothing,” Fr. An Dang tells CNA.

“Their poverty, however, does not appeal to the pity of the government nor can it spare them from attacks of officials who are so driven by greed and ambition that they have been trying to take every step to dissociate the people with their legitimate need for a decent worshiping place where they can be in communion with Christ. They have turned down each and every request to build a ‘real church’ from the priest and his parishioners while publicly announcing they had already made plans to seize the land and turn the area into a tourist resort.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sứ Mệnh của Đại Chủng Viện Ngôi Lời và Việt Nam
Divine Word College
04:25 28/01/2009
EPWORTH, Iowa - Năm nay là lần đầu Đại Chủng Viện Ngôi Lời đã rộng cửa đón nhận các linh mục và nữ tu từ Việt Nam qua du học. Hồi đầu niên học, 2 Cha thuộc giáo phận Bắc Ninh và 3 sơ thuộc Dòng Nữ Tu Hội Tận Hiến- Nhập Thể- Truyền Giáo qua tới. Trong mùa đông giá buốt này, Đại Chủng Viện lại trở nên ấm cúng hơn vì đón nhận thêm 2 linh mục Việt Nam được gửi từ Giáo Phận Quy Nhơn và 12 sơ du học đến từ các hội dòng khác nhau: Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, Dòng Mến Thánh Giá, và Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Các sơ đến từ các địa phận Vinh, Vĩnh Long, Hưng Hóa, Xuân Lộc, Huế và Đà Lạt.

Cha Lưu Mai Khiên, giám luật tại Đại Chủng Viện có nói, “Những khuôn mặt niềm nở và vui vẻ của các sơ đã làm môi trường sống động hơn và tăng thêm vẻ đẹp của cuộc sống. Các sơ là những phúc lộc Chúa đã ban tặng. Đại Chủng Viện rất đỗi vui mừng đón nhận những món quà ấy và sẵn sàng học hỏi những kinh nghiệm sống, sự kiên trì bền bỉ, và đời sống tu trì tận hiến của các sơ.”

Tại Việt Nam, dựa theo linh đạo của mỗi hội dòng, các sơ dấn thân vào các việc mục vụ khác nhau tùy theo khả năng của mình. Các sơ dạy giáo lý tại giáo xứ, hướng dẫn và sinh hoạt linh thao với các em trẻ, phục vụ trong vai trò y tá hoặc bác sĩ, dạy dỗ những người bơ vơ, giúp đỡ các người nghèo, già nua và bệnh tật, phục vụ trong các công việc xã hội, và hỗ trợ học bổng cho các em thiếu may mắn hoặc nghèo khó.

Bằng cách nào Quý sơ trở thành sinh viên tại Đại Chủng Viện? Tiến sĩ Lê Xuân Hy, cựu thành viên Hội Đồng Cố Vấn tại Đại Chủng Viện và hiện đang giảng huấn tại Đại Học Seattle, đã là một trong những người kết nối các linh mục và nữ tu từ Việt Nam đến Đại Chủng Viện để học Anh Ngữ và theo đuổi các bằng cấp cao hơn. Theo Tiến Sĩ Hy, “Muốn hoạt động hữu hiệu trong một thế giới mới, ngay cả trong việc giáo dục trẻ em từ tầng lớp địa phương, các tu sĩ cần phải biết Anh Ngữ.” Đại Chủng Viện Ngôi Lời có thể là một trong những môi trường tốt nhất trên Hoa Kỳ để huấn giáo các tu sĩ truyền giáo về mặt rèn luyện Anh Ngữ và sự hiểu biết tốt hơn trong môn đa văn hóa học.” Ông nói thêm, “Chúng ta tập chia sẻ với các ngài, trong tinh thần truyền giáo.”

Các chủng sinh tại Đại Chủng Viện Ngôi Lời rất hâm mộ các sinh viên linh mục và nữ tu mới đến, vì họ đã cảm nhận được ý chí trung kiên của Quý linh mục và nữ tu này. Sự sùng đạo mến Chúa trong thờ phượng và yêu người trong việc làm của các sinh viên nữ tu đã làm cho đời sống tâm linh và các sinh hoạt tại Đại Chủng Viện thêm sống động. Như Cha Lưu Mai Khiên có lần nhận xét, “Tinh thần đầy trách nhiệm và sẵn sàng phục vụ của các sinh viên nữ tu đã trở thành mẫu mực và điều khích lệ cho tất cả các chủng sinh khác trong việc tu học. Quả thật, Đại Chủng Viện Ngôi Lời đã được chúc phúc qua sự hiện diện và nhất tâm hòa nhập vào cộng đoàn đa văn hóa của các sinh viên linh mục và nữ tu du học mới này.”
 
Paraguay: Nhật ký Truyền giáo
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
04:28 28/01/2009
PARAGUAY – NHẬT KÝ TRUYỀN GIÁO

Kinh nghiệm đáng nhớ

Tôi muốn chia sẻ một kinh nghiệm đáng sợ và đáng nhớ trong những ngày đầu của năm 2009 mà tôi đã từng kinh qua. Đời sống truyền giáo đã dạy cho tôi nhiều bài học quí giá và tôi cũng cần phải rèn giũa thêm cho bản thân mình.

Vào một buổi sang đẹp trời trong tuần, hai phụ nữ trong giáo xứ đến mời tôi thăm bệnh nhân. Tôi cùng rủ cha bạn đồng hương vẫn còn ở lại với tôi trong những ngày hè để viếng người bệnh. Khi đến nơi chúng tôi mới biết bệnh nhân bị cho là quỉ nhập. Tôi nhìn khuôn mặt cô bé 17 tuổi với đôi mắt thẫn thờ và có một chút hoang dại. Tôi hỏi mà cô bé chẳng nói chẳng rằng gì khiến tôi cũng ái ngại một tý vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi phải làm công tác trừ tà. Tôi bắt đầu cầu nguyện cho cô bé và bỗng giật thót người và nổi da gà vì cô bé thét lớn như giọng của quỉ sứ! Tôi đã cố trấn an mình và mồ hôi trong người toát ra. Tôi đã gọi tên cô bé thật lớn và bảo cô cùng cầu nguyện với tôi. Bổng chốc cô bé đứng bật dậy và tháo tấm ảnh Thánh Gia trên tường rất nhanh và thét lên rất lớn với vỏn vẹn một từ “Hambre” (đói) và cô ta muốn nhai tấm ảnh. Tuy nhiên, người mẹ đỡ đầu của cô bé đã vội cầm tay cô bé lại và trấn tĩnh cô bé. Tiếp đến, tôi rảy nước thánh trên mình cô bé và tự nhiên cô ta lại thét lên thật lớn khiến ai nấy cũng giật mình.

Sau những phút cầu nguyện đầy cam go ấy, tôi đã tranh thủ hỏi chuyện về gia đình cô bé. Cha mẹ đỡ đầu của cô bé đã bắt đầu kể cho tôi chuyện về gia đình cô bé bất hạnh này. Khi cô bé được 5 tuổi thì mẹ cô ta qua đời vì bệnh ung thư. Vài năm sau đó chị cô bé lại tự tử khiến cô bé không còn ai nương tựa. Cha mẹ đỡ đầu của cô đã đưa về nuôi cho đến nay cô bé đã tròn 17 tuổi. Một ngày trước khi tôi đến cầu nguyện cho cô bé thì cô bé lâm vào tình trạng hoảng loạn và có những triệu chứng bất thường mà cha mẹ cô bé cho là quỉ nhập. Cha mẹ đỡ đầu của cô bé đã hỏi cô nhiều điều và cô bé đều trả lời với giọng nói của người mẹ ruột và người chị gái đã chết từ lâu. Những người thân đã chết của cô bé nhập vào cô và nói rằng họ muốn đưa cô về với thế giới bên kia với họ. Quả thực tôi cũng không tin lắm về chuyện này nhưng qua việc cô bé thét lên như giọng của quỉ sứ khiến một linh mục ít kinh nghiệm như tôi cũng thấy rùng mình. Đây là lần đầu tiên trong đời linh mục tôi gặp trường hợp này và cũng là một kinh nghiệm đáng sợ và đáng nhớ trong đời.

Họp mặt gia đình Tỉnh Dòng

Ngày 15 tháng 1 hàng năm là ngày mà toàn thể các thành viên của Dòng chúng tôi kỷ niệm ngày qua đời của Đấng Sáng Lập – thánh Arnold Janssen. Tuy nhiên năm nay là năm đặc biệt hơn vì Dòng chúng tôi kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của Đấng Sáng Lập và vị truyền giáo đầu tiên của Dòng đặt chân đến Trung Hoa Đại Lục, thánh Giuse Freinademetz. Quả thực là công việc Chúa làm qua những cố gắng phi thường của các vị sáng lập. Từ một con người đơn sơ, nhỏ bé như thánh tổ Arnoldo của chúng tôi, ngài đã sáng lập ra 1 Dòng Truyền giáo Nam với tên gọi là Dòng Ngôi Lời và 2 Dòng Nữ Chúa Thánh Thần (1 Dòng Chiêm Niệm và 1 Dòng hoạt động) với con số thành viên trên 10.000 nam nữ tu sĩ, linh mục đang làm việc trên 70 quốc gia là lãnh thổ trên thế giới. Bởi đó, tất cả các Tỉnh Dòng trên thế giới đều tổ chức long trọng mừng lễ hai vị thánh tổ của Dòng. Tỉnh Dòng Paraguay của chúng tôi cũng đã tổ chức họp mặt gia đình Tỉnh Dòng tại cực Nam của Paraguay cách thủ đô Asunción 5 giờ xe hơi. Ở đây chúng tôi có nghĩa trang riêng giành cho các nhà truyền giáo của Dòng nên đầu tiên chúng tôi đã viếng mộ và cầu nguyện cho các nhà truyền giáo đã khuất. Sau những giây phút cầu nguyện cho các anh em quá cố, chúng tôi trở về khuôn viên của Dòng để sống những giây phút huynh đệ qua bữa ăn agape và hàn huyên tâm sự với nhau về sứ vụ truyền giáo. Năm nay Tỉnh Dòng Paraguay chúng tôi tiếp đón thêm một số nhà truyền giáo trẻ đến từ các nước Ấn Độ, Ghana và một linh mục gốc Việt mới chịu chức hồi tháng 5 năm 2008 vừa qua tại Chicago, Mỹ. Như thế, hiện nay ở Paraguay chúng tôi có được 3 anh em linh mục Việt Nam và anh em chúng tôi được dịp hàn huyên tâm sự với nhau thỏa thích.

Vào buổi sang hôm sau, chúng tôi cùng hiệp nhau dâng thánh lễ tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các thành viên đã qua đời. Một anh em linh mục đọc lại bức thư của Đấng Sáng Lập như là một lời di chúc cho các anh em và hậu duệ trong sứ mạng truyền giáo. Sau đó anh em chụp hình lưu niệm và cùng nhau kéo đến một nông trại để giải trí và nhận quà của Tỉnh Dòng. Anh em đã sống những giây phút ngắn ngủi bên nhau thật vui vẻ sau những tháng ngày bề bộn trong công việc. Sau đó mỗi người lo trở về nhiệm sở của mình.

Những kỷ niệm buồn vui

Tôi cũng muốn chia sẻ một số kỷ niệm buồn vui trong những ngày đầu năm dương lịch đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và mấy ngày không ngủ được vì lo âu.

Số là đang trên đường để dự họp với các nhà truyền giáo trẻ ở một trang trại do một giáo dân đạo đức ở đó khỏan đãi thì chúng tôi nghe một hung tin từ phía gia đình người giáo dân đạo đức này. Cậu con trai thứ của ông đang lái chiếc xe tải nhỏ trên quốc lộ thì gặp tai nạn và chết ngay lập tức. Cậu ta chỉ mới tròn 18 tuổi và chuẩn bị vào đại học. Mẹ cậu ta mấy tháng nay bị mất ăn mất ngủ vì con trai đầu của họ cách đó không lâu cũng bị tai nạn chính chỗ mà đứa con thứ bây giờ gặp nạn. Khi nghe hung tin này bà mẹ gần như mất trí vì sốc nặng. Người bố thì cố gắng giữ bình tĩnh nhưng trông ông ta khổ sở vô cùng. Chúng tôi đã hoãn cuộc họp và đến thăm để an ủi gia đình đạo đức này. Một số người hàng xóm đã hỏi tôi rằng Chúa ở đâu mà không can thiệp và giúp đỡ gia đình tốt lành này! Tại sao những thằng mất dạy và những tên ăn cướp chạy xe bạt mạng không chết mà chỉ những người tốt lành như cậu bé này lại chết thảm thương như vậy? Quả thực chúng ta không hiểu được ý định nhiệm mầu của Chúa nhưng tôi cũng cố gắng dẫn lời sách Gióp trong Kinh Thánh để giải thích cho những người hỏi tôi. Ông Gióp đã nói: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi. Xin chúc tụng Đức Chúa. Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ không biết đón nhận sao?” (x. G 1, 20 tt). Hiểu thì hiểu đó nhưng rất khó chấp nhận cái nghịch lý và mầu nhiệm của sự sống và sự chết.

Trong lúc tôi viếng xác người chết, tôi chú ý đến cô bạn gái của người chết đang khóc lóc thảm thiết bên người yêu mình. Có lẽ vì cô bé này khóc nhiều nên làm người chết mủi lòng và từ trong khóe miệng của người chết máu đã vọt ra ào ạt. Chứng kiến cảnh tượng này tôi dám khẳng định rằng con người chết chưa phải là hết, mà như thánh Phaolô đã nói, chết là bắt đầu một cuộc sống mới. Con người khác con vật. Con vật chỉ có giác hồn nhưng con người có linh hồn nên dẫu chết rồi vẫn còn có những luyến tiếc hay nhớ thương những người còn sống.

Một chuyện kể cũng đáng buồn khác là khi 3 anh em Việt Nam chúng tôi ghé qua giáo xứ và trụ sở chính của Dòng ở thành phố Este, giáp với biên giới Brazil trước khi về lại nhiệm sở, chúng tôi đã chứng kiến cơn đột quỵ của một linh mục người Đức cùng Dòng mà nếu chúng tôi rời đó sớm một tý thì ngài đã chết mà không ai hay biết. Khi chúng tôi chuẩn bị ăn trưa và gọi ngài vì ngài là Rector của Nhà Chính kiêm cha phó giáo xứ lớn này thì không nghe ngài trả lời. Gọi mãi cũng chẳng nghe tiếng ngài nên chúng tôi quyết định phá cửa xông vào. Khi vừa phá cửa vào thì chúng tôi thấy ngài nằm ngay đơ sắp chết vì bị ngã từ hồi đêm mà không ai hay biết. Chúng tôi vội gọi cấp cứu và thay quần áo, tắm rửa cho người anh em đáng thương này. Ngài đã bị á khẩu và liệt bên trái hoàn toàn. Cuộc sống này sao mà ngắn ngủi và hẩm hiu quá. Mới ngày hôm qua ngài và chúng tôi nói chuyện thật nhiều về cuộc sống và về công việc truyền giáo. Ngài có rất nhiều bằng cấp và rất nhiều kinh nghiệm. Vậy mà hôm nay ngài đã nằm đó bất động, sống mà như chết. Ôi cuộc đời tu sĩ linh mục hẩm hiu và buồn tẻ biết bao! Khi mình còn khỏe mạnh và tài năng thì xông xáo trên nhiều mặt trận, nhưng khi đau yếu và có tuổi thì chỉ có một thân, một mình. Có những trường hợp một số tu sĩ linh mục qua đời sau mấy ngày mới phát hiện thì thân xác đã thối rồi! Đó cũng là một thách đố của đời truyền giáo.

Một kỷ niệm vui đáng nhớ trong những ngày đầu năm dương lịch 2009 là 3 anh em linh mục Việt Nam chúng tôi được cha xứ nhà thờ thánh Lu-ca cùng Dòng mời dâng thánh lễ Chúa Nhật. Đây là một nhà thờ lớn và hiện đại nhất của thành phố Este. Giáo dân tham dự thật đông và cả vợ chồng anh chị Việt Nam đang cư ngụ ở Brazil cũng đến dự lễ. Anh em chúng tôi phân công nhau làm nhiệm vụ trong thánh lễ. Cha Chinh mới chịu chức làm chủ tế. Cha Huân được phân công cảm ơn sau thánh lễ, và tôi được phân công thuyết giảng. Cả nhà thờ nhộn lên khi 3 linh mục trẻ Việt Nam đồng tế thánh lễ. Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ đã yêu cầu chúng tôi cầu nguyện Kinh Lạy Cha bằng tiếng Việt để mọi người nghe tiếng Việt thế nào. Chúng tôi đã dâng lên Chúa Kinh Lạy Cha bằng tiếng mẹ đẻ trên xứ người dưới sự chứng kiến của gần 1.000 tham dự thánh lễ. Cha xứ dù không hiểu nhưng rất vui mừng và bật khóc. Cả cộng đoàn vỗ tay tung hô.

Hôm nay ngồi đây viết lại những dòng nhật ký này khi cái Tết Việt đã bước mồng 3 Tết. Nhìn những hình ảnh và đọc những bài viết về Tết Việt ngay ở quê hương và ở các nước có nhiều người Việt sinh sống như Mỹ, Úc, Đức…bỗng cảm thấy nhớ nhà quá. Ngày mồng Một Tết tôi có gọi về cho Ba Má tôi để chúc Tết thì nghe trong điện thoại giọng nghẹn ngào của Má: “Sang ơi! Khi nào con được về? Má nhớ con quá!”. Tôi cũng cố trả lời cho để Má tôi vui: “Má ơi, năm tới con sẽ về thăm Má” nhưng không biết mình có thực hiện được lời hứa đó không vì không ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Xin cầu chúc mọi người trong năm Kỷ Sửu được sức khỏe dồi dào, may mắn, thịnh vượng và tràn đầy ơn Chúa.

Paraguay, 27/01/ 2009,
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa, Sài gòn, chúc thọ các vị cao niên
Martin Lê Hoàng Vũ
04:48 28/01/2009
SAIGÒN - Trong bầu khi vui tươi của những ngày Tết dân tộc, vào chiều ngày 27.1.2009, tức mồng hai tết Tết Kỷ Sửu, Giáo xứ Vĩnh Hòa (sài gòn) đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện và chúc thọ cho các vị cao niên trong giáo xứ.

Có tất cả 176 vị cao niên đã đến tham dự thánh lễ trong đó đặc biệt có sự hiện diện của ông bà cố cha GB. Vũ Mạnh Hùng, đương nhiệm chính xứ. Chia sẻ trong thánh lễ, cha chính xứ đã nhấn mạnh đến giá trị của tuổi già trong đời sống.

Thánh lễ hôm nay qui tu đầy đủ mọi thành phần là đại gia đình của Thiên Chúa. những vị cao niên, những bậc gia trưởng, những ban trẻ và các cháu thiếu nhi đã tham dự thánh lễ thật sốt sắng. Tuổi già của các cụ là hồng ân cho gia đình, là niềm vui của con cháu. các cụ luôn ở bên con cháu bằng những lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa. Cho nên con cháu phải luôn kinh yêu, quan tâm, chăm nom ông bà lúc tuổi già sức yếu để các cụ được sống trong an bình thanh thàn.

Sau thánh lễ, mỗi cụ được một phần quà thể hiện sự quan tâm của giáo xứ dành cho những cụ cao niên. Phần ấn tượng và vui tươi nhất là, sau thánh lễ con cháu quân quầy bên các cụ tặng những bó hoa tươi thắm ngay tai thánh đường là ngôi nhà chung của cộng đoàn giáo xứ, các cụ và gia đình được chụp hình kỷ niệm với cha chính xứ. Có thể nói hôm nay trong ngày Tết Nguyên Đán tại giáo xứ Vĩnh hòa đã diễn ra ngày hội của những người cao tuổi.
 
TGM Huế: hãy sống thanh thản, an nhiên, lạc quan, hy vọng, dù gặp hoàn cảnh gian khó nào cũng không nao núng
+ TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể
14:38 28/01/2009
LAVANG -Thứ tư, 28.01.2009 -- Sau đây là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Huế trong Thánh Lễ Hành Hương Minh niên Mồng Ba Tết Kỷ Sửu tại Trung Tâm Thánh mẫu Toàn Quốc La Vang

1. Kính thưa cộng đoàn,

Mùa xuân đến với bầu trời ửng nắng và trong trẻo hơn, với những chồi non lộc biếc, đâm hoa kết nụ, vạn vật như bừng dậy sau giấc ngủ đông dài.

Trong tâm thức người Việt Nam, khi năm cùng tháng hết, ai ai cũng nôn nao nghĩ đến cái Tết cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc. Những ngày Tết là dịp để người ta quên đi những khó khăn vất vả nhọc nhằn của đời thường và hướng về năm mới với nhiều hy vọng, nhiều khởi sắc. Đặc biệt đối với những ai thường phải chịu áp lực của công việc dòng dã suốt một năm dài, thì đây cũng là dịp để tạm thời gác công việc sang một bên để tâm hồn được thư thái và lắng đọng lại. Đồng thời rũ bỏ những chuyện buồn, những hiềm khích trong năm cũ, để đi vào năm mới với bầu khí an hòa, trong sự bao dung của Đất Trời.

Tết cũng là dịp con cháu quây quần bên ông bà cha mẹ để mừng tuổi và tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành. Người còn sống thắp nén hương tri ân trên bàn thờ tổ tiên, nhớ về gốc gác cội nguồn của mình.

Đối với Kitô hữu chúng ta, cội nguồn sâu thẳm nhất, linh thiêng nhất, cao trọng nhất, là Thiên Chúa Ba Ngôi hằng có đời đời. Ngày đầu năm, chúng ta cảm nhận một cách đặc biệt niềm vui và hạnh phúc được làm con Chúa là Cha nhân ái vô cùng và được sống trong vòng tay yêu thương của Mẹ Hội Thánh.

Chúng ta vừa nghe ba bài đọc Kinh Thánh.

Bài đọc I trích sách Ngôn sứ Isaia: “Đức Chúa phán: Này đây, Ta sáng tạo trời mới đất mới... Thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hoan hỷ vì những gì chính Ta sáng tạo” (Is. 65,17-18).

Bài đọc II trích sách Khải huyền của thánh Gioan Tông đồ: “Bấy giờ,tôi thấy trời mới đất mới... Tôi nghe có tiếng hô to: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng họ” (Kh. 21,1-3).

2. Kính thưa cộng đoàn,

Trời mới đất mới là gì?

Thưa là thời buổi Trời Đất giao hòa, từ khi Con Thiên Chúa nhập thể làm người, để thực hiện lời Thiên Chúa phán: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự” (Kh. 21,5). Ơn cứu độ và sự sống đời đời đã thâm nhập vào cõi sống trần gian. Hương vị vĩnh cửu đã chan hòa trong vũ trụ càn khôn này. Chúa Giêsu Kitô là Con Người Mới hoàn toàn đã đến để đem lại trời mới đất mới cho thế gian.

Ngôn sứ Isaia mô tả một cách thi vị quang cảnh trời mới đất mới như sau:

-“Ngày ấy, người ta sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến
” (Is. 2,4)...

-“Bấy giờ, sói sẽ ở với chiên con,
beo nằm bên dê nhỏ.
Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau,
một cậu bé sẽ chăn dắt chúng.
Bò cái kết thân cùng gấu cái,
con của chúng nằm chung một chỗ,
sư tử cũng ăn rơm như bò.
Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục,
trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang...
Sẽ không còn ai tác hại trên khắp núi thánh của Ta,
vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập trái đất này
...” (Is. 11,6-9).

Đúng là Thiên, Địa, Nhân: Trời, Đất và Con người hòa hợp với nhau trong an bình.

Những ngày đầu xuân hình như cũng cho chúng ta cảm nhận được một thoáng trời mới đất mới, khi được sống trong bầu khí hài hòa của Trời, Đất và lòng người.

Đặc biệt trong các nghi lễ Phụng vụ, nhất là trong Thánh lễ, chúng ta được nếm hưởng trước cái quang cảnh trời mới đất mới, được thưởng nếm những cảm xúc thánh thiêng vĩnh cửu, trong một sự thăng hoa nhiệm mầu.

3. Anh chị em thân mến,

Chúng ta đang sống trong thời gian ân sủng, thời gian cứu độ. Chúng ta đang sống trong trời mới đất mới.

Nhưng cái mới này chỉ mới bắt đầu. Cái mới này rất mong manh, cần phải nâng niu bồi đắp luôn mãi. Bởi vì cái ác, cái xấu, cái cũ... vẫn còn đó nhiều lắm. Chiến tranh hận thù vẫn tiếp diễn nơi này nơi khác trên thế giới. Lòng người lắm lúc không thuận với Trời. Cuộc sống giành giật, đua chen, lừa lọc, mạnh được yếu thua... vẫn tràn lan, xốn xang, nhất là trong nền kinh tế thị trường hôm nay. Rừng cây bị đốn hạ một cách vô tội vạ. Động vật hoang dã bị săn bắt không thương tiếc. Môi trường sinh thái bị hủy hoại vì mối lợi trước mắt, để lại những hậu quả xót xa trong hiện tại và cho các thế hệ cháu con tương lai. Vậy chúng ta cần phải cùng nhau xây dựng trời mới đất mới ngay trong bản thân mình, trong gia đình mình, trong thôn xóm, trong khu phố mình.

Huấn chế Vui mừng và Hy vọng của Công đồng Vatican II dạy rằng: “Các Kitô hữu hãy nỗ lực chu toàn cách trung thành những bổn phận trần thế của họ, và chu toàn dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc âm...” (Gaudium et Spes 43).

Sự trông đợi trời mới đất mới không được làm suy giảm, trái lại, phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà Thân thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. Bởi vậy, tuy phải phân biệt rõ rệt những tiến bộ trần thế với sự phát triển Vương quyền Chúa Kitô, nhưng những tiến bộ này trở thành quan trọng đối với Nước Thiên Chúa, tùy theo mức độ chúng có thể góp phần vào việc tổ chức xã hội loài người cho tốt đẹp hơn” (Gaudium et Spes 39).

4. Anh chị em thân mến,

Muốn xây dựng trời mới đất mới một cách bền vững căn cơ, thì trước tiên phải xây dựng con người mới. Mà điều quan trọng nhất trong con người là cái tâm, là tấm lòng.

Đối với người Kitô, mọi sự đã có sẵn đó cả rồi, từ khi nước Thánh Tẩy chảy xuống trên đầu, trên trán, đem theo mạch nước trường sinh, đem đến sự sống đời đời.

Chỉ có điều là lắm lúc mình sống lơ đễnh, sống thờ ơ, và đôi khi chết khát bên dòng nước trong lành của Phụng vụ và Bí tích, của tình yêu Mẹ Hội Thánh, có lúc khô héo cằn cỗi giữa bao điều kỳ diệu tươi tắn nơi vũ trụ, nơi con người.

Vậy chúng ta hãy ý thức lại đời sống vô cùng cao quý của con cái Chúa, mà cứ thanh thản, an nhiên, lạc quan, hy vọng, dù gặp hoàn cảnh gian khó nào cũng không nao núng.

Mùa Xuân mời gọi chúng ta làm mới lại tất cả, nhất là làm mới lại con tim.

Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.
Ngày mới, ngày ngày thêm mới, ngày ngày lại mới nữa.


Điều nầy, ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã loan báo và Chúa Giêsu đã thực hiện cho chúng ta rồi: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt” (Ed. 36,26).

Trái tim mới, thần khí mới, rộng lớn, bao dung, để biết yêu thương, yêu thương ngay cả kẻ thù của mình. Trái tim không biên giới này sẽ lay động các tầng trời, cảm hóa được lòng người, và đem đến hương vị mới của Tin mừng.

Chúng ta vừa nghe những lời của Chúa Giêsu trong bài Phúc âm hôm nay: “Anh em đã nghe Luật Môsê dạy rằng: ‘Hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù’. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính... Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt. 5, 43-48).

Chúng ta cùng nhau cầu nguyện theo lời kinh của linh mục Dòng Tên Léonce De Grandmaison:

Lạy Thánh Mẫu Maria, Mẹ Thiên Chúa,
Xin giữ cho con một trái tim trẻ thơ,
Tinh tuyền và trong sáng như nguồn suối.
Xin ban cho con một trái tim đơn sơ,
Không hề vương mắc buồn sầu,
Một trái tim cao thượng sẵn sàng trao ban,
Dịu dàng thương cảm,
Một trái tim trung tín và quảng đại,
Không quên một ân huệ nào,
Không gặm nhấm một oán hận nào.

Xin làm cho trái tim con
Nên hiền lành và khiêm nhượng,
Biết yêu thương mà không mong chờ đáp trả,
Vui mừng được xóa mờ nơi con tim bằng hữu,
Trước Tình yêu Con chí thánh của Mẹ.
Một trái tim rộng lượng và bất khuất,
Không một vô ơn nào làm cho khép kín lại,
Không một thờ ơ dửng dưng nào làm cho nản chí,
Một trái tim thao thức
Vì vinh quang của Chúa Giêsu Kitô. Amen.
 
GM Thái Bình: ngọn nến thắp lên từ Thái Hà ngày nay đã bừng lên khắp Việt Nam và lan rộng trên khắp thế giới
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
14:45 28/01/2009
HÀ NỘI - Sau đây là bài giảng ngày mùng 3 Tết tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình

Kính thưa quý Cha bề trên,
Kính thưa quý cha đồng tế,
Anh chị em giáo hữu thân mến,

Hôm nay ngày mồng 3 Tết - Năm Kỷ Sửu. Theo tục lệ tốt đẹp, chúng ta họp nhau nơi Đền Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để dâng lễ đầu năm tạ ơn và cầu xin cùng Đức Mẹ.

Chắc đã nhiều lần các đấng bậc tài danh trong Nhà dòng đã nói về Đức Mẹ tại Đền Thánh này!!!??? Tôi chỉ là một Giám mục miền quê, già cả, nơi đồng chua nước mặn, được Cha Bề trên cũng là chánh xứ Thái Hà mời đến dâng lễ hôm nay, xin bày tỏ đôi lời mộc mạc chân thành để tán tụng ngợi ca Đức Mẹ.

Chúng ta thường nói "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp". Đây là một tước hiệu rất quen thuộc với chúng ta dùng hàng ngày. Về lai lịch cổ tích cũng đã được bàn đến rất nhiều.

Vậy "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp" có ý nghĩa gì trên lý thuyết và thực hành cụ thể đối với mọi người, đối với mỗi người...? Biết bao điều phải nói...

Vậy, xin tóm tắt: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là Đức Mẹ hằng ban ơn trợ giúp cho chúng ta bất cứ hoàn cảnh nào, dù như chữ "hằng" không thể đếm được trên đầu ngón tay, không thể nhìn thấy tỏ tường cụ thể, nhiều khi còn trái với nghịch mâu thuẫn, nhưng vẫn là "hằng", nghĩa là thường xuyên và mãi mãi.

Về lý thuyết: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc được truyền tin Ngôi Hai Nhập Thể. Đức Mẹ đã tận hiến đời mình cho công ơn Cứu Độ bằng cách nói "xin vâng" để trở thành tôi tớ, thành dụng cụ cho Thiên Chúa sử dụng đến muôn đời. Chẳng phải là Đấng hằng cứu giúp trong công trình vĩ đại hằng có từ trước cho đến muôn đời trong vũ trụ trời đất, trong cộng đoàn cũng như chốn riêng tư? Ơn Cứu Độ phải được tràn đầy như khẩu hiệu của Dòng Chúa Cứu Thế. Đức Mẹ chính là Đấng đồng công cứu chuộc và là Mẹ Hằng Cứu Giúp đến muôn thuở muôn đời đối với đoàn thể cũng như cá nhân, trong lúc vui tươi cũng như lúc gian nan khốn khó, Mẹ vẫn là Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Về phương diện thực tế: Ai có thể đếm nổi các ngôi sao trên trời, dù bằng mắt thường hay bằng viễn vọng kính?

Chúng ta quen dùng một danh từ quen thuộc như "hằng hà sa số", nhiều như cát bên sông Ấn Độ và như các ngôi sáo trên trời. Nói theo phương diện các ơn thánh, thì ơn công ơn của Đức Mẹ được thể hiện cụ thể khắp mọi nơi trên trái đất này. Biết bao thánh đường được dâng kính cho Đức Mẹ để cảm tạ công ơn Đức Mẹ được mọc lên hằng hà sa số. Và trong mỗi thánh đường như vậy, kể như ngôi đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà đây, nếu phải ghi ơn tích đức, thì mảnh đất nào trong xã hội chúng ta có thể dung chứa nổi? Phương chi mảnh đất hẹp hòi chúng ta đã bị co lại, và càng bị co lại hơn nữa.

Hãy đến xem các ngôi đền thờ miếu mạo to nhỏ trên khắp Âu Châu, kể như ở nước Pháp đã có hàng vạn nhà thờ như vậy dâng kính cho Đức Mẹ, và những bia ghi tạc tạ ơn vẫn ngửa mặt lên trời để phân phô với trái đất và con người rằng Đức Mẹ là Đấng Hằng Cứu Giúp.

Hỡi những người con yêu quý của Đức Mẹ! Hỡi những người Kitô giáo hiếu thảo của Đức Mẹ! Hãy mở rộng nhật ký của tâm hồn mình để đến xem và trình bày những ơn vô vàn vô số từ khi được lãnh nhận ơn Rửa Tội cho đến khi đầu bạc răng long như chính lời Đức Giêsu đã dạy "Hãy đến mà xem".

2000 năm qua, hàng triệu triệu con cái của Đức Mẹ với những tấm lòng rực rỡ ánh vinh quang của Đức Mẹ, đôi khi giấu kín trong lòng mà ngày nay được trải rộng để cùng cất tiếng nói lên rằng: "Ôi! Đức Mẹ của chúng con thực sự là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp".

Không những Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp một cách cụ thể chúng con cảm thấy, nhìn thấy,...sờ thấy, mà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp còn thể hiện sự cứu giúp của Đức Mẹ bằng nhiều thể, nhiều cách mà chúng con không được trực tiếp chứng kiến. Ví dụ như Đức Mẹ hằng cứu giúp qua người khác, qua cách khác, qua lúc khác... Qua người khác, Đức Mẹ đã dùng những dụng cụ trong tay Đức Mẹ mà ban ơn hằng hà sa số cho chúng con, từ các chức phẩm trong Giáo Hội như Giáo hoàng, Giám mục, linh mục, tu sĩ... cụ thể Đức Mẹ trong đền thánh này qua nhiều khó khăn phức tạp đã đổ tràn đầy ơn phúc của Đức Mẹ cho chúng con. Nào ai có thể kể cho xiết, nói lên lời? Nào có bia đá nào có thể ghi chép cho hết?

Người khác ở đây còn là những người khắp năm châu bốn bể, kể cả những chư dân mà Đức Mẹ đã ban cho chúng con những ơn này ơn khác qua họ. Ví dụ câu chuyện sau đây ở bên nước ngoài:

Một nữ nhân viên an ninh ở trọ cùng một thiếu nữ có đạo. Hai người rất thân với nhau và sống rất vui vẻ, dù họ có lý tưởng và tôn giáo khác nhau. Cô gái Maria (như tên thánh được đặt cho) sắp đến ngày kết hôn, đi qua các cửa hiệu trưng bày áo cưới, liền ước mơ có được bộ áo cưới để mặc trong ngày cưới. Cô về lập bàn thờ làm tuần chín ngày kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để xin cho ước mơ thành hiện thực. Cô bạn kia chứng kiến cảnh mê tín dị đoan đó như cô thường nghĩ, đến ngày thứ sáu thì nói với cô Maria rằng:

- Chị thấy em khấn vái cực nhọc quá mà Đức Mẹ không ban cho ơn nào. Vậy chị tặng em 1000 Rúp để em mua sắm áo cưới, khỏi phải làm tuần chín ngày vô ích...

Cô Maria liền nhận tiền và đi mua áo cưới. Mấy hôm sau, cô Maria vẫn lập tượng Đức Mẹ để khấn xin... Cô nhân viên an ninh liền kêu lên:
- Ngốc ơi là ngốc! Em phải cầu xin và cảm tạ chị mới phải chứ.

Cô Maria nói:
- Em phải tiếp tục cảm tạ Đức Mẹ vì qua chị mà Ngài đã ban ơn cho em. Em cũng xin Đức Mẹ ban cho chị ơn cải đổi để làm con cái Đức Mẹ.

Đúng là Đức Mẹ hằng cứu giúp qua người này người khác mà chúng ta không hay biết tường tận.

Đức Mẹ lại tỏ ra ngài là Đấng Hằng Cứu Giúp trong nhiều trường hợp khác nhau.

Khi tôi ra nước ngoài mấy tháng qua, tôi thấy một số rất đông người Công giáo Việt Nam ngày nào cũng lên mạng xem các tin tức từ đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà này, nhất là mấy ngày diễn ra phiên toà ngày 08 tháng 12 năm 2008: đôi mắt họ đẫm lệ, không phải là những giọt nước mắt buồn đau nhưng là xúc động, sung sướng, tự hào, vì hình ảnh những người con Đức Mẹ ra nơi toà án mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự, đầu cất cao, miệng ca hát như những người đi dự lễ trọng, và chung quanh họ còn hàng vạn người biểu lộ niềm vui bằng những cách khác nhau. Họ bảo: thế này là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tỏ tường rồi. Và những lời kêu xin, ca hát kính Đức Mẹ đã được nhận lời: "Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm..."

Đức Mẹ tỏ ra là Mẹ Hằng Cứu Giúp đã khiến ngọn nến thắp lên từ chốn này, ngày nay đã bừng lên khắp Việt Nam và lan rộng trên khắp thế giới. Sức người, sức thế gian làm sao có thể làm được điều đó!!!??? Chỉ có Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thêm lòng tin, sự cậy trông lại mọc lên khắp mọi nơi như lời Kinh Thánh:

"Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
Công lý nhìn xuống từ trời cao
".

Mất đi một mảnh đất nhỏ lâu năm bị bỏ hoang tàn, cỏ mọc um tùm...nay đã trở thành vườn hoa lạnh lẽo vì có tiếng than khóc thảm thiết từ nhà xác bên cạnh vọng tới... Bù lại, Đức Mẹ đã làm cho mọc lên những rừng hoa rực rỡ trong lòng người hằng toả hương thơm ngát bay lên trước toà Chúa.

Ôi! Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nhân lành thay và quyền phép thay!

Có lẽ tôi không thể nào kể hết những sự lạ lùng trên khắp thế giới mà tôi đã được nghe, được đọc hay chứng kiến...về Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp qua những nhân vật, tác giả, phương tiện khác nhau để chứng tỏ Đức Mẹ là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Hơn nữa, dù như khi chúng ta ở trong những trường hợp không có gì chứng minh được Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thì Đức Mẹ vẫn dẫn đưa chúng ta vào mầu nhiệm rất đỗi linh thiêng, cao quý, đó là mầu nhiệm Cứu độ nhân loại như nói trên, và là mầu nhiệm đi qua con đường khổ giá để đến vinh quang như chính Đức Mẹ đã hiện diện chứng kiến trên đồi Canvariô: Ngôi Lời đã hiến dâng trên thập giá, đã vâng lời cho đến chết, đã trao ban nhân loại cho Đức Mẹ, đã trút hết cuộc đời mình theo thánh ý Đức Chúa Cha bằng câu nói: "Con xin phó thác, linh hồn con trong tay Cha". Và từ lúc đó, ơn Cứu độ tràn lan khắp trời đất cho tất cả mọi người, để nhân loại được ơn Cứu độ và được hạnh phúc muôn đời.

Đức Mẹ được hiện diện giờ phút long trọng đó để đón nhận nhân loại như những người con yêu dấu mà hằng cứu giúp cho đến muôn đời. Để từ đó, những ai nghe tiếng kêu gọi của Thầy chí thánh, bỏ mình đi mà vác thập giá đi theo Chúa, dù có đi lên đồi Canvariô trong cuộc sống đều có sự hiện diện của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và được sống lại vinh quang.

Kính thưa quý cha, Anh chị em thân mến,

Tôi muốn kết thúc mấy lời thô thiển này bằng một bài thơ nhưng xem ra khó diễn tả. Tôi xin phác lại một vài ý kiến, muốn mời Đức Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, là Đấng cai quản và an bài mọi sự làm tác giả cho những vần thơ này. Xin Ngôi Con là Ngôi Lời của Thiên Chúa diễn tả tâm tư tình cảm của chúng ta. Và xin Ngôi Ba linh ứng cho mọi tác phẩm trên trời dưới đất, là nguồn tình yêu, phả hơi nóng vào trong mọi sự, mọi loài được thêm sinh khí. Lấy bầu trời cao làm những trang chữ viết; Lấy các vì sao trên trời làm những giọt mực để viết lên bài thơ ca tụng muôn đời. Đó chính là bài thơ tuyệt tác do chính Đức Mẹ đã cất lên để cảm tạ Thiên Chúa đã xuống cho chính mình và các con cái Mẹ đến muôn đời:

"Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

Phận nữ tì hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
Từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diềm phúc.

Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.

Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.

Chúa độ trì Is-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
Và cho con cháu đến muôn đời
". (Lc 1, 46-55)

Nhân buổi lễ Minh Niên này, tôi xin được kính chúc quý cha, quý thầy và anh chị em...được hồn an xác mạnh, lúc nào cũng được Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cầu bầu cho trước toà Chúa cho đến muôn đời.

Xin kính chúc các bạn hiện diện, những người đồng bào thân mến đến với thành tâm thiện chí nghe lời tôi nói đây, một năm mới an khang - hạnh phúc, đầy tràn phúc - lộc - thọ - khang ninh, cùng nắm tay xây đắp một nước Việt Nam thịnh vượng, yêu công lý, tôn trọng sự thật, sánh vai với các nước khác; sống trong hoà bình và được Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Người Mẹ chung của nhân loại, che chở phù trì muôn năm muôn kiếp. Amen.
 
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Portland Oregon Mừng Lễ Minh Niên Kỷ Sửu 2009
Hồng Phúc
16:26 28/01/2009
PORTLAND - Trong tâm tình linh thiêng của ngày đầu năm mới, Giáo dân công giáo tại Portland Oregon đã long trọng tổ chức thánh lễ Minh Niên để chúc tụng, cảm ta, ca khen Thiên Chúa với muôn hồng ân Chúa đã ban cho trong năm vừa qua, đồng thời xin những ơn cần thiết cho năm mới.

Trước thánh lễ, có chương trình tế lễ Thiên, Tiên Tổ và các vị Tử Đạo Viêt Nam. theo truyền thống cồ truyền của Viêt Nam, đạo Trời, đạo Hiếu là lữa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc. Trong tâm tình đó vị chủ tế sẽ dâng lên Thiên Chúa lòng cảm mến, tri ân va tôn thờ, dâng lên tiên tổ ông bà và các vị anh hùng tử đạo Viêt Nam nén hương lòng.

Ba hồi chiêng trống vang lên, trong khi nghi lễ dâng hương, kính tửu và đọc các bài vị được long trong cử hành một cách trang nghiêm và thành kính.

Tiếp theo là thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Portland và quý linh muc Việt Mỹ cùng đồng tế với rất đông giáo dân tham dự.

Trong bài giảng huấn Đức tổng Giám Mục nói lên những đặc tính của con Trâu, những kỷ niệm và những ngày tháng đáng ghi nhớ về Năm con Trâu mà Ngài đã trãi qua, chịu chức linh mục cũng vào năm con Trâu, phong lên Giám mục cũng năm con Trâu, kỷ niệm 25 năm Giám mục cũng vào năm con Trâu. đồng thời khuyên nhủ mọi người riêng năng cầu nguyện, gắn bó mật thiết với Chúa, nếu gặp những gian nan nghịch cảnh ở đời, chúng ta không nên nản chí, bỏ cuộc, hãy chấp nhận và đứng lên làm lại từ đầu, nhất là trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay trên toàn thế giới, chúng ta mỗi người hãy làm tròn bổn phận của mình, đừng ngồi đó than mình già, mình kém thông minh, mình không đủ khả năng, Ngài nhắc lại câu chuyện người phi công đã bình tỉnh điểu khiển chiếc máy bay lâm nạn, và đáp xuông sông Hudson tại NewYork một cách an toàn, và cưú sống được hết mọi ngườI trên phi cơ, ông đã làm đúng bổn phận và làm hết khả năng của mình, Ngài cầu chúc cho mọi người, mọi gia đình một năm mới nhiều niềm vui, nhiếu hồng ân của Thiên Chúa và nhiều Phúc Lộc.

Các em thiếu nhì cũng được Đức Tổng Giám Mục va quý linh mục lì xì nhân ngày đầu năm, đặc biệt các em cũng đã dâng lên ĐTGM và quý linh mục đồng tế những lời chúc đơn sơ, mộc mạc rất là chân thành va dể thương được nhiểu ngườI nhiệt liêt khen ngợI bằng những tràng pháo tay dài.

Sau thánh lễ mọi ngườI được mời ở lạI dung tiệc trà lien hoan mừng Xuân, với một chương trình văn nghệ bỏ túi nhưng không kém phần hào hứng và linh động như Muá lân, đồng ca Ly rượu Mừng, múa nón, xổ số lây hên đầu năm v,v,

Thánh lễ và tiệc trà được kết thúc vào lúc 10 giờ tối của ngày đầu năm trên khuôn mặt mọi người ai ai cũng rạng rỡ niềm vui và hy vọng, trên đường ra về tôi ngân nga câu ca:

Ngày đầu xuân con dâng lên Thiên Chúa Chí Tôn
Lời cảm mến chúc khen Cha Chí Lành
Chúa đã ban thêm một mùa xuân
Mùa xuân sáng tươi hy vọng
Cho mọi người trên dương gian.
Xuân đã về trên quê hương và khắp ruộng đồng
Xuân đã về xuân hy vọng mùa xuân vinh quang
Xin chúa trời cho quê hương Việt Nam thái bình
Để mọi người cùng hiệp nhất trong niềm tin yêu
 
Giáo xứ Tân Lộc, Hạt Cửa Lò, Giáo Phận Vinh Vui Xuân Kỷ Sửu 2009
Hương biển Cửa Lò
18:30 28/01/2009
VINH - Hàng năm vào dịp tết nhiều nơi có truyền thống tổ chức hái lộc Lời Chúa đầu xuân, đây là một truyền thống đạo đức rất tốt đẹp.

Xem hình ảnh

Cha quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng mới về nhận xứ Tân Lộc. Giáo Hạt Cửa Lò Ngài đã tổ chức cho toàn giáo xứ hái lộc Lời Chúa đầu xuân, đây là lần đầu tiên giáo xứ Tân Lộc được tiếp nhận và làm một việc đạo đức đầy ý nghĩa, để cộng đoàn phần nào nắm rõ ý nghĩa của việc làm đạo đức này, trước lúc hái lộc Cha Quản xứ và ban tổ chức nói lên ý nghĩa sâu sắc của việc hái lộc Lời Chúa và kính mời đại diện mỗi gia đình một người, bố hoặc mẹ lên bắt lộc, tuy thời gian kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ song mỗi một người cảm nhận được sự linh thiêng trong những phút giáp răn giữa năm cũ và năm mới.

Sau hái lộc Lời Chúa là thánh lễ Giao Thừa đầy linh thiêng và tôn kính, mỗi người đều cảm nhận đang sống trong những giây phút trở về, thời gian, hành động, việc làm, đời sống đạo của một năm cũ nay cứ như những áng mây trôi lững lờ qua trong tiềm thức, tất cả cứ thế trôi đi, trôi đi, một thánh lễ được diễn ra trong không khí linh thiêng với tâm tình tạ ơn và xin ơn.

Tạ ơn Chúa vì muôn Hồng ân Ngài đã ban cho qua một năm dù thất bại hay thành công song mỗi người vẫn tìm thấy được Hồng Ân của Chúa trong sự thất bại hay thành công đó. Chưa có năm nào thánh lễ đêm giao thừa lại đông và đầy đủ như năm nay.

Sáng mồng một tết Thánh lễ cầu bình an cho năm mới, trời tuy mưa nhẹ, mưa phùn và thời tiết có hơi lạnh song ai cũng vui mừng phấn khởi vì ngày đầu năm có được mưa xuân, vì theo như ông bà ta quan niệm nếu ngày đầu xuân có mưa là điềm báo hiệu một năm yên bình và thịnh vượng, cầu xin Chúa cho đất nước Việt chúng con được bình yên trên mọi lĩnh vực.

Sáng mồng hai tết Cha xứ theo chương trình, Thánh lễ mừng thọ Cụ ông, cụ bà trong toàn giáo xứ, dù những cụ có đời sống đầy đủ với con cháu đến những cụ không còn ai nương tựa, cô thế cô thân, tất cả các cụ được rước về thánh đường để hiệp đâng thánh lễ tạ ơn mừng thọ, thật là xúc động trước thánh lễ Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng thay mặt đoàn con cái chúc thọ các cụ, Ngài nói lên truyền thống của người Việt Nam đối với ông bà tổ tiên, như lời ca nhập lễ ngày mồng hai tết.

"Con ơi giữ lấy lời cha

Chớ quên lời mẹ, nhớ mà ghi tâm

Đèn soi trong chốn tối tăm

Ấy là chính những lời răn, lệnh ruyền

Nhớ cầu cho bậc tổ tiên

Khắc ghi công đức một niềm ghi ân
."

Sau lời chúc thọ của Cha Quản xứ là vị Chủ tịch HĐ mục vụ lên chúc thọ các cụ, tiếp đến là đại diện cộng đoàn lên tặng hoa và quà cho các cụ, kế đến một đại diện giới trẻ thay mặt cho cháu chắt trong toàn giáo xứ lên chúc thọ các cụ và sau cùng là lời cám ơn của một cụ thay mặt cho trên 60 cụ ông cụ bà nói lên lòng cảm tạ tri ân Thiên Chúa, cám ơn cộng đoàn Phụng vụ đã dành cho Quý cụ nhiều tình cảm trong ngày vui đầu năm.

Sau thánh lễ Hội chợ vui xuân được khai mặc chung quanh sân trường giáo lý phổ thông của giáo xứ, các trò chơi, những gian hàng của bốn giáo họ: Tân Lộc, Mai Lĩnh ( Mai Hương) Yên Trạch, Đức Xuân (Đức Vọng) được bày biện nhiều trò giải trí có thưởng, các giải thưởng là những cuốn Thánh Kinh Tân Ước, tràng hạt, sách đạo đức khác, ảnh Chúa, Mẹ v v.

những trò chơi người lớn như cờ thẻ, cờ tướng được Ban tổ chức xếp thi đấu theo lịch đến vòng chung kết. Hội chợ được kéo dài từ mồng hai tết đến mồng bốn, theo chương trình tối mồng ba tết sẻ tổ chức một giờ chầu thắp nến cầu nguyện cho Sinh viên học sinh trong toàn xứ, cầu cho công lý và hoà bình sớm hiện trị trên đất nước Việt Nam. Mồng bốn tết tĩnh tâm cho sinh viên, học sinh sau đó là đêm giao lưu văn nghệ và đốt lửa trại tình yêu vào tối mồng bốn.

Hội chợ xuân thu hút mọi thành phần dân Chúa và bà con lương dân trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, nhằm giảm thiểu những tiêu cực và các tệ nạn có thể xảy đến trong những ngày xuân.

Tạ ơn Chúa Xuân, Qua Chúa Xuân xin kính chúc tất cả Quý vị bà con trong và ngoài nước, cách riêng là con cái thuộc giáo xứ Tân Lộc Cửa Lò thân yêu một năm mới an bình thịnh vượng, hạnh phúc và thành công.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tản mạn chuyện “Sàigòn vắng vẻ” mấy ngày Tết
Alfonso Hoàng Gia Bảo
14:32 28/01/2009
Ngày xưa, nếu có ai hỏi cư dân Sài Thành thích gì nhất ba ngày Tết? Có lẽ nhiều người sẽ phải mất một hồi đắn đo, suy nghĩ… nhưng bây giờ có vẻ như cuộc sống đã rất sẵn sàng trả lời giúp họ, đó là thèm cái sự yên ắng khác thường của thành phố này và ước chi nó sẽ kéo dài thêm càng lâu càng tốt.

Mấy năm gần đây trên các báo, mấy chữ “Sàigòn vắng vẻ” cũng bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn trong các dịp Tết. Với tôi, mấy ngày này Sàigòn có thể ví như một bác phu khuân vác quanh năm vất vả ở bến cảng, đang khoan khoái nghỉ xả hơi sau khi trút khỏi vai mình những bao hàng cuối cùng. Gánh nặng của Sàigòn đó chính là sự quá tải về lượng người và xe cộ, sự ồn ào cùng bao sự ồn ào, căng thẳng mà nó phải ôm vào lòng suốt năm qua.

Cũng xin được đính chính ngay rằng, nói thế không có nghĩa tôi dám đổ hết mọi thứ ‘bụi bặm’ lên đầu những người dân nhập cư khi cho rằng, vì họ đã khiến cho cái thành phố này trở nên đông đúc và gây ra bao chuyện ‘rối rắm’. Chẳng những không thế mà thậm chí còn phải nói lời ‘thanks you’ ngược lại với họ mới là phải đạo. Bởi lẽ ông bà ta chẳng nói “đất lành chim đậu” đó sao? Ai cũng có quê nhà, nếu là họ, chắc chắn tôi cũng đâu có sung sướng gì với cảnh ăn nhờ ở đậu ở một nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ, đa số đều lại là người làm công ăn lương. Nguyên nhân chính là do cung cách quản lý và qui hoạch cái di sản Hòn Ngọc Viễn Đông của chính quyền thành phố này đã quá xá tệ suốt hai thập kỷ qua. Trình độ suy nghĩ của những cái đầu một thời đã quen sống trong bưng, cho dù sau 1975 họ có thừa điều kiện để ‘học đòi làm sang’, nhưng chắc chắn có bỏ tiền tỷ USD ra họ cũng không mua nổi vài nếp nhăn trong bộ não của những nhà kỹ trị được đào tạo chuyên nghiệp từ tấm bé. Vì thế, sự quá tải của Sàigòn hiện nay, không hoàn toàn do lỗi bởi dân nhập cư tới đây mỗi lúc một nhiều gây nên như họ thường hay viện dẫn, mà do chính lối tư duy độc đoán, ích kỷ của lãnh đạo đã sẵn nhiều mầm lỗi.

Còn nhớ thời học sinh mấy chục năm trước, trong giờ sử địa khi học về những Tokyo, Paris, New York v.v… những đô thị có gần chục triệu cư dân sinh sống. Nhìn những tấm ảnh chụp cảnh dân chúng tấp nập ngược xuôi đi lại bên dưới chân những tòa nhà chọc trời, những cửa hàng lộng lẫy, tôi hằng ao ước một ngày nào đó Sàigòn cũng cao to và sầm uất như nước họ. Nhưng nay khi ‘giấc mơ’ ấy đang đến gần, tôi lại đâm ra quá sợ hãi cái “sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” của VN mình!

Chẳng sợ sao được khi từ một thành phố ngăn nắp trật tự vậy mà mới chỉ sau khoảng hai thập kỷ ‘qui hoạch’, thành phố đã có quá nhiều khuyết tật phơi bày ra trước mắt mọi người ngày một nhiều. Cảnh kẹt xe trầm trọng như cơm hai bữa sáng chiều, cảnh bì bõm lội nước đang có nguy cơ biến Sàigòn thành một ‘Venise phương Đông’ sau mỗi cơn mưa chẳng lớn lắm, cảnh đường xá đào bới vô tội vạ v.v… nhưng đáng lo hơn cả là gần đây nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc qui hoạch đô thị Sàigòn lâu nay của chính quyền thành phố chỉ toàn là chuyện những ‘thầy mù xem voi’ với nhau!

Các dự án hầu hết đều thuê nước ngoài vẽ theo chỉ đạo của ông chủ nhà chẳng hiểu gì về qui hoạch đô thị. Mô hình cái nào cũng long lanh, lấp lánh, hoàn hảo đến mức ‘trên cả tuyệt vời’ nhưng phi hiện thực, chỉ đến khi bắt tay vào thực hiện mới… hỡi ôi! kéo dài hết tháng này đến năm nọ vẫn không xong, muốn làm tiếp thì hoặc phải điều chỉnh tới lui năm lần bảy lượt. Và chưa kể đến tình trạng làm rồi hư tới hỏng lui như cầu vượt Văn Thánh.

Không hiểu chuyện qui hoạch Sàigòn thời gian qua đã diễn biến ra sao, nhưng riêng chuyện cái chức danh ‘kiến trúc sư trưởng thành phố’ là người tổng chỉ huy và chịu trách nhiệm về qui hoạch đô thị được lập ra năm 1993, tồn tại được 9 năm rồi bị xóa sổ! rồi nay lại nghe nói đang rục rịch cho tái lập lại chức danh này và sẽ được xem xét thông qua vào kỳ họp quốc hội tháng 4/2009 tới đây, đủ cho ta thấy chuyện qui hoạch Sài Thành (và cả Hà Nội cùng các đô thị khác cả nước) là hết sức vô tội vạ.

Ở Sàigòn, mặc dù nó gắn liền với cuộc sống của hàng triệu cư dân nhưng mọi thứ đều ngoài vùng phủ sóng của họ, vì qui hoạch luôn có dính dáng đến đất đai, nhà cửa, vì thế mọi thông tin liên quan đến qui hoạch đều bị xem như những chuyện ‘thâm cung bí sử’ của triều đại vậy.

Tuy nhiên một khi kết quả của cái sự ‘tệ hóa’ Hòn Ngọc Viễn Đông đang lồ lộ ra trước mắt mọi người, mọi việc làm của họ dù ‘bí mật’ đến đâu cũng không thể giấu diếm. Qua tệ trạng của một Tp.HCM sau cơn ‘giải phẩu’ chúng ta có thể đọc được phần nào ý đồ của các quan chức đã dùng dao kéo mổ xẻ nó ra sao. Trước hết, phải khẳng định đó là ‘thành quả’ tập thể của mọi cấp, từ bộ trung ương cho đến thành phố, từ quận cho tới hàng trăm phường, tất cả họ đã cùng ‘định hướng’ số phận và ‘chia sẻ’ tài nguyên thành phố giàu có nhất nước này, qua mấy việc:

1./ Ưu tiên qui hoạch xây dựng từ trong ruột gan thành phố qui hoạch ra, vì là nơi nhiều ‘mỏ vàng’ nhất. Còn đất là còn qui hoạch, mạnh quận nào quận đó qui hoạch theo tiêu chí, dự án nào ‘mạnh gạo bạo tiền’ hơn được ưu tiên vào trong, cái nào tiền ít chịu khó ra… rìa! Nhìn hệ thống nhà chọc trời san sát nhau đang bao vây lấy khu vực trung tâm Quận I, điều này chẳng đúng sao?

2./ Ưu tiên qui hoạch lấp sông ngòi kênh rạch, vì là loại dự án đảm bảo tính ‘hiệu quả kinh tế’ nhất do không phải tốn tiền đền bù và đảm bảo ổn định chính trị nhất vì không sợ bị dân chúng kiện tụng. Điển hình cho loại dự án ‘đội đá vá…sông lấp rạch’, một vốn nhưng tới bốn mươi bốn lần lời này là hai công trình khu dân cư liền nhau Rạch Miễu – quận Phú Nhuận và rạch Miếu Nổi – quận Bình Thạnh với sự ra đời một trong những con đường Phan Xích Long xinh đẹp đắt giá nhất Sàigòn hiện nay với khoảng từ 3000 đến 4000 USD/ mét vuông. (Xa hơn chút là khu đô thị Phú Mỹ Hưng được ‘phó thác’ mọi chuyện cho một tập đoàn Đài Loan, giá cả xin miễn bàn luôn vì cũng đã ‘bơi ra biển nhớn’ với nước`ngoài từ lâu rồi!)

3./ Ưu tiên cuối cùng tiếp theo là xoá sổ mấy cái xóm nghèo trong nội thành, vì tiền đền bù nhà lá nhà tôn rẻ hơn đụng vô mấy khu nhà bê tông v.v… và trong khi chưa qui hoạch tới, để hạn chế tối đa thiệt hại do phải bồi thường sau này, tốt nhất là dân xin xây sửa nhà, duyệt mua bán sang nhượng phải cấm tiệt, từ đó từ điển VN mới có thêm mấy chữ ‘qui hoạch treo’. Trong quá trình thực hiện, việc phổ biến thông tin qui hoạch ra bên ngoài chính quyền rất hạn chế tối đa để ‘phe ta’ còn ‘đón gió’, mãi đến sau này dân chúng kêu ca quá, bị báo chí phanh phui mới chịu công bố. Như công trình chung cư Trần Quốc Thảo, chính quyền Quận 3 đã âm mưu đẩy dân khu vực phường 9 đi khỏi khu vực nội thành bằng các dự án ăn theo công trình kênh Nhiêu Lộc.

Thế rồi, cho đến năm 2008 vừa qua, khi cả cái thành phố này muốn cựa quậy hết nổi, đi đâu cũng đụng người với xe, càng gần khu trung tâm càng bí lối, nhiều công dân ngoài đảng thông thái và tốt bụng chỉ cho lãnh đạo ta thấy rằng với kiểu qui hoạch chiều ý nhà đầu tư như hiện nay, chẳng khác gì lùa dân, lùa nước vào chung một rọ, họ mới ra vẻ ‘tá hỏa’ lên với nhau!

Thật ra chẳng phải lãnh đạo chính quyền “thành phố Bác” to lớn này lại dốt đến nỗi không sớm nhận ra những ‘sai lầm’ của nhau. Nhưng kẹt nỗi những sai lầm ấy lại khăng khít với quyền lợi lãnh đạo, những người đã có công giành lấy cái thành phố này từ tay “Mỹ Ngụy”, nên phải được xem quan trọng hơn tương lai hàng triệu người dân thua trận, vì thế bộ mặt Tp.HCM mới trở nên vá víu nham nhở như hiện nay.

Chúng ta càng dễ nhận ra điều này hơn, khi biết rằng rất nhiều dự án ích nước lợi dân, như công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc đã có từ trước 1975 do chế độ Sàigòn lập ra nhưng mãi sau này mới được thực hiện và đến nay nhiều đoạn thượng lưu thuộc Tân Bình, Bình Tân vẫn chưa hoàn thành, trong khi ấy, chính quyền nhớn bé khắp nơi lại tỏ ra rất sốt sắng tung tăng với những dự án ‘đội đá vá sông, lấp ruộng’ để lấy đất xây nhà cao tầng, xây khu đô thị mới v.v… chỉ vì những công trình này đem lại nhiều nền đất, nhiều nhà để bán nhanh hơn, cải tạo kênh Nhiêu Lộc hay mở rộng đường xá, ‘ăn uống’ được gì?

Trở lại chuyện “vắng vẻ Sàigòn” mấy ngày Tết vì dân nhập cư giãn bớt về quê, ngẫm nghĩ họ đáng thương hơn đáng trách. Thành phố này, nơi tập trung nhiều người tài giỏi vì là lớn nhất nước, lại vốn là thủ đô của chế độ cũ vốn nhiều thuận lợi mà chính quyền còn làm ăn bất cập như thế, thì thử hỏi chuyện quản lý điều hành một quốc gia rộng lớn hơn gấp trăm lần trong điều kiện thua kém Sàigòn xa mọi mặt, sẽ còn… ‘tào lao’ đến đâu? Nếu không thì hàng triệu dân nhập cư kia đã chẳng phải bán ruộng bỏ quê lên thành phố kiếm miếng ăn vất vưởng quanh năm tại đây.

Nhiều người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài có dịp về thăm quê nhà một vài tuần, cứ suýt xoa khen lấy khen để Sàigòn, ngày thường đã thấy khác xưa là thế, mấy ngày Tết đường xá rộng thoáng trông lại càng lung linh hấp dẫn họ hơn nhiều!

Việc Sàigòn bây giờ có dáng dấp hiện đại và lộng lẫy hơn xưa là điều không ai phủ nhận, chỉ có điều cũng nên biết thêm, ‘có ở trong chăn mới biết chăn có rận’. Phải có quanh năm ra đường với miếng khẩu trang che miệng, chân có chân lội nước bì bõm tay dắt chiếc xe chết máy, phải có bị mùi khói từ cái ‘pô’ xe gắn máy của người đi trước xả thẳng vào mặt mình v.v…mới thấm thía hết cái đẹp của một Sàigòn thiếu nết ngày nay nó kiều diễm và văn hóa ra làm sao?

Xem thêm:
-"Quy hoạch đô thị không cho phép thử nghiệm" http://www.laodong.com.vn/Home/Quy-hoach-do-thi-khong-cho-phep-thu-nghiem/20086/94853.laodong
-“Tái lập chức danh kiến trúc sư trưởng thành phố” http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/07/3BA047D2/

Sàigòn, Tết Kỷ Sửu-2009
 
Đầu xuân nhìn lại
Hoàng Cúc
17:15 28/01/2009

ĐẦU XUÂN NHÌN LẠI



Đầu xuân, những lúc trà dư tửu hậu, người ta hay cùng nhau ôn lại những chuyện quá khứ, những chuyện mới qua. Lời chúc tân xuân hầu như luôn là những lời tốt đẹp, nhưng bên tách trà nghi ngút khói, trong cái lạnh giêng hai, đề tài có thể luân chuyển và việc nói tới những chuyện tệ hại của năm cũ cũng không phải là điều cấm kị. Vậy nhân dịp đầu xuân, tôi cũng muốn kề cà nói đôi chuyện năm qua như vài tia sáng le lói soi vào bóng tối mịt mờ của lịch sử.

Vài thực tế xót xa

Những ngày đầu năm dương lịch 2009, lễ hội hoa thật “hoành tráng” được khai mạc tại Hà Nội. Nhưng rồi “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, khi vừa sau lễ khai mạc, Hà Nội ngàn năm văn hiến đã phải chua xót chứng kiến cảnh phá phách tan tành của thứ “văn hoá cướp giật”, “văn hoá huỷ diệt”. Người tức giận, kẻ ngậm ngùi và dàn đồng ca của trên 600 tờ báo cũng được dịp xướng lên đủ các cung bậc hỉ nộ.

Lễ hội hoa biến thành lễ hội “văn hoá chộp giật” cũng khiến người ta nhớ lại một vết thương chưa kịp lành miệng ở xứ sở văn hiến, đó là lễ hội hoa anh đào vào ngày 6-4-2008. Khi so sánh hai lễ hội hoa diễn ra ở cùng một thành phố, cách nhau chưa đầy một năm, người có chút đầu óc quan sát có thể thấy ngay rằng món “văn hoá huỷ diệt” ở lễ hội sau thực ra chỉ là phiên bản của nền “văn hoá cướp giật” của lễ hội trước.

Cả hai lễ hội hoa trên đều là dịp khiến không ít du khách và viên chức ngoại quốc phải ngạc nhiên về “văn hoá ứng xử” của “một bộ phận dân cư” Hà Nội. Bộ mặt nhem nhuốc của thủ đô vì thế cũng hiện lên rõ nét hơn. Dù sinh sống và làm việc ở đâu, người Việt Nam còn chút liêm sỉ không khỏi cảm thấy tủi nhục vì lối sống chụp giật quá lộ liễu và mọi rợ của đồng bào mình ngay tại chốn kinh kì thanh lịch.

Truy tìm căn cớ

Hiện tượng đã khá rõ ràng, dĩ nhiên người ta sẽ phải tìm cách điều tra nguồn cội. Hàng loạt lí do được đưa ra. Nào là vì dân nhập cư vào Hà Nội ngày càng đông, nào là tại cả một tỉnh Hà Tây mênh mông núi đồi thôn quê và đồng ruộng bỗng chốc một sớm một chiều biến thành một phần máu thịt của thủ đô Hà Nội, nào là vì nền giáo dục quá nặng về trí dục mà nhẹ về đức dục.

Dĩ nhiên, cũng như bất cứ khi nào xảy ra chuyện này chuyện nọ, vài nhân vật có chút tên tuổi liền được lôi ra để ban vài lời vàng ngọc.

Nhà văn Băng Sơn nhận xét một cách rất chừng mực rằng: “Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng.” Ông đã xem điều xót xa này là nỗi “xấu hổ” của người Hà Nội.

Ông nghị Dương Trung Quốc lại giải thích rằng: “Đứng trên phương diện văn hoá học, tôi cho rằng những hành vi tiêu cực này xuất phát từ một nhu cầu có tính tập quán của người Việt Nam, đầu năm phải có được cái gì đó gọi là có lộc.”

Giáo sư Trần Ngọc Thêm, tiến sĩ toán học ham viết về văn hoá, lại đổ vấy một cách rất vô trách nhiệm: “Xét về mặt văn hóa, những hành động này phát xuất từ văn hóa nông thôn, văn hóa làng xã mà ra.” Đọc lối giải thích vòng vèo của ông sau đó, tôi tin rằng đa số độc giả khó có thể hiểu được thực ra ông ta muốn nói gì.

Những lối kiến giải có vẻ rất “uyên thâm”, rất “khoa học” của những vị tai to mặt lớn, khiến đại đa số độc giả của các tờ báo chính thức sẽ hồ hởi phấn khởi nhận xét rằng: nói đúng quá, nói giỏi quá, để rồi thực tế phũ phàng sẽ không còn lại bao nhiêu dư âm trong lòng họ.

Vì đâu nên nỗi

Theo tôi, những lí do được được kể ra chỉ là bề nổi, hay nói cách khác chỉ là những mẩu sự thật. Thực ra cũng chẳng cần phải học hành hay suy nghĩ nhiều lắm để phán ra những điều như thế. Một anh xe ôm hay một chị hàng rong cũng có thể nói ra những nguyên nhân đại loại như thế khi bất chợt gặp nhau nói chuyện bâng quơ ở một quán nước ven đường.

Manh mối sâu xa của hiện tượng “văn hoá cướp giật” này hẳn phải nằm đâu đó nơi những góc khuất khúc của lịch sử đất nước.

Một thời nào đó, những khẩu hiệu nhuốm mầu giết tróc đã được trưng ra, giữa bầu khí khủng bố, tạo ra nỗi sợ hãi bao trùm và trấn áp toàn xã hội: “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Hàng ngàn con người đã bị qui cho cái tội rất mơ hồ là “bóc lột” hay “có nợ máu với nhân dân” và bị giết chết một cách dã man thê thảm, tài sản của họ bị tước đoạt chia chác. Xét cho cùng thì tội của họ một đàng là vì họ sở hữu những tài sản vật chất và phi vật chất, trong khi người ta đang muốn xây dựng một xã hội vô sản; đàng khác, những người vừa cướp được chính quyền muốn cào bằng tất cả để xây dựng một cơ cấu xã hội hoàn toàn mới với những “con người mới XHCN”. Đó là chuyện đã xảy ra ở miền Bắc từ hơn nửa thế kỉ trước.

Ở miền Nam cách nay vài chục năm, sau khi giành được quyền lực nhờ cấu kết với ngoại bang và nướng sống vài triệu thanh niên, người ta cũng đã dùng bầu không khí sợ hãi, cũng bằng vở tuồng chụp mũ ngày nào, tội “bóc lột” hay “có nợ máu với nhân dân”, hàng triệu người lại tiếp tục bị đày ải tù tội, rất nhiều tài sản của họ dĩ nhiên lọt vào tay “nhân dân” để rồi bị sang tay tráo đổi.

Người từng đọc lịch sử hẳn đều biết rằng chính quyền Việt Nam đôi lúc cũng đã hé mắt nhìn để rồi “sửa sai” hay “đổi mới”. Tuy nhiên họ luôn cho rằng những điều họ đã làm là hoàn toàn đúng, là “qui luật tất yếu của lịch sử”, những sai sót chỉ thuộc về những tiểu tiết trong khi thi hành, còn đường lối là luôn luôn đúng đắn. Về căn bản, họ không bao giờ chấp nhận đó là những sai lầm khủng khiếp đã khiến bánh xe lịch sử Việt Nam quay chậm đi hàng thế kỉ với một quốc gia tan hoang hỗn loạn.

Khi con người trong xã hội bị kết tội chỉ vì họ giầu có, về của cải hoặc về tri thức, hay chỉ vì họ mang chính kiến khác biệt, cũng có nghĩa những quyền căn bản nhất của con người như quyền tư hữu và quyền lên tiếng đã bị chà đạp. Một xã hội không bao giờ có thể phát triển lành mạnh khi mỗi cá nhân luôn nơm nớp lo sợ rằng tất cả những gì mình gắng công vun đắp kiến tạo hôm nay sẽ bị cướp giật tước đoạt hay lọt vào tay kẻ khác vào một ngày đẹp trời, chẳng cần qua bất cứ một trình tự pháp lí minh bạch nào, mà chỉ do những phát động sặc mùi vu khống chụp mũ bao trùm bằng nỗi sợ hãi.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, điều thê thảm cùng cực đối với số mạng từng con dân và vận mệnh cả dân tộc Việt Nam trong thế kỉ qua đó là TÀI SẢN CÁ NHÂN CHƯA HỀ ĐƯỢC TÔN TRỌNG. Hơn thế nữa, người ta đã mải miết xoá bỏ tất cả những điều xưa cũ để xây dựng một cơ cấu xã hội mới. Sau nửa thế kỉ hồ hởi phấn khởi xây thiên đường mù, người ta mới chợt ngã ngửa nhận ra rằng cái thiên đường ấy chưa hề được định hình cụ thể ra sao. Rút cuộc, người Việt Nam chúng ta hầu như đã đánh mất tất cả những truyền thống tốt đẹp xa xưa, trong khi cơ cấu mới thực sự là một mớ hỗn độn không ra quân chủ, chẳng ra tư bản, lại thêm một cái đuôi lòng thòng là “định hướng XHCN” được vận hành theo lối mafia với những tên công bộc tham lam nhũng nhiễu.

Vậy nên, chuyện bẻ hoa, cướp hoa, dẫm đạp lên hoa mà chúng ta từng chứng kiến là gì nếu không phải là cách hành xử theo nguyên tắc CỦA MÀY LÀ CỦA TAO? Đáng lẽ đảng và chính phủ phải tuyên dương những con người đó, vì họ chính là những “con người mới XHCN”, đã “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.

Chữa bệnh dĩ nhiên phải chữa tận căn, trong khi trên thực tế hiện nay, người ta chỉ quan sát hiện tượng để rồi chữa trị các căn bệnh trong xã hội theo kiểu vặt ngọn hay bịt ngọn. Điều đó chỉ khiến cho các mối liên hệ xã hội ngày càng trở nên bùng nhùng phức tạp, vô phương giải quyết. Văn kiện mới nhất mà ông thủ tướng ban hành vẫn chỉ là một lời tái khẳng định nguyên tắc của “đạo đức cách mạng” rằng CỦA MÀY LÀ CỦA TAO, những gì chúng tao đã lấy của chúng mày, chúng mày không được đòi lại, chúng mày không có cơ sở đòi lại.

Dù sao, tôi nhận thấy đảng và chính phủ đã thực sự đổi mới, bởi vì tôi chợt nghĩ nếu dùng món võ của Mộ Dung Phục ngày nào, “dĩ bỉ chi đạo hoàn thi bỉ thân”, nói một cách nôm na là gậy ông lại đập lưng ông, để áp dụng vào thời buổi hiện tại, “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”, theo chính những tiêu chí người ta đã đưa ra ngày nào, tôi tin rằng đa số thành phần bị xếp vào hàng “bóc lột” hay “có nợ máu với nhân dân” hiện nay chính là những đảng viên cộng sản.
 
Tin Đáng Chú Ý
Đợi gì ở Obama?
Lữ Giang
04:40 28/01/2009
Lễ tuyên thệ nhận chức Tổng Thống của ông Barack Obama hôm 20.1.2009 được coi là lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Bài diễn văn ông đọc trong lễ nhận chức, nhận định về thực trạng, phác họa những kế hoạch mà chính phủ ông sẽ thực hiện trong 4 năm tới và quyết tâm đi đến thắng lợi của chính phủ và của nhân dân Hoa Kỳ... đã làm nhiều người phấn khởi. Ai cũng khen ông là một nhà hùng biện.

Một cuộc thăm dò của hãng thông tấn xã AP và tổ chức nghiên cứu thị trường Growth from Knowledge (GfK) vào ngày trước ngày ông Obama nhận chức, nhiều người Mỹ tin rằng ông Barack Obama đi đúng hướng để thành công và tin tưởng một cách lạc quan rằng ông có thể hồi sinh nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Châu Âu đã gởi tới Tổng thống Barack Obama lời chào mừng nồng nhiệt và nhiều người Châu Âu bày tỏ sự tin tưởng rằng đây là vị Tổng thống Mỹ mà họ có thể làm việc chung và là người sẽ lắng nghe ý kiến và những mối quan tâm của họ. Tạp chí Le Figaro dành 16 trang phóng sự đặt biệt với chủ đề ''Nước Mỹ của Obama''

Tuy nhiên, Ngoại Trưởng Pháp Bernard Kouchner nói ông “chia sẻ sự ngưỡng mộ và tình cảm mà cả thế giới” dành cho ông Obama, nhưng lại nói thêm: "Tôi nghĩ chúng ta không nên mong đợi ông ấy giải quyết ngay lập tức các vấn đề của nước Mỹ. Ông Barack Obama không có phép thần thông."

Riêng Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã dội một gáo nước lạnh vào hy vọng của những người lạc quan: "Tôi tin tưởng sâu sắc rằng những thất vọng lớn nhất thường là từ sự mong đợi quá lớn."

Sở dĩ có những quan điểm trái ngược nhau về ông Obama là vì những khó khăn của Hoa Kỳ và thế giới hiện nay quá lớn và việc giải quyết không dễ dàng.

CÁC THÁCH THỨC NGHIÊM TRỌNG

Trong bài diễn văn nhận chức, ông Obama nhìn nhận những thách thức nghiêm trọng sau đây:

“Ai cũng biết chúng ta hiện đang ở giữa cuộc khủng hoảng. Đất nước chúng ta đang trong thời chiến, chống lại một mạng lưới bạo lực và thù hận rộng khắp. Nền kinh tế của chúng ta đã bị suy yếu một cách tồi tệ, một phần là hậu quả của thói tham lam và vô trách nhiệm của một số người, nhưng một phần cũng vì chúng ta đã thất bại khi thực hiện những lựa chọn khó khăn và chuẩn bị cho đất nước đi vào kỷ nguyên mới.”

Đây là một hình thức quy trách nhiệm cho chính phủ Bush..

Những kẻ có “thói tham lam vô trách nhiệm” mà ông Obama đề cập nói trên là ai? Trong bài tiển ông Bush đi, chúng tôi đã chứng minh, vì quyền lợi riêng tư của hai tập thể tài phiệt là các công ty khai thác dầu lửa và các công ty đấu thầu quốc phòng, chính phủ Bush đã mở cuộc chiến Iraq bằng mọi giá, bất chấp mọi hậu quả.

Ngoài hai loại tài phiệt này ra, còn có hai loại tài phiệt khác cũng thuộc loại “tham lam vô trách nhiệm” , đã đưa nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới đến chỗ khủng hoảng, đó là các tổ chức gian lận chứng khoán ở thị trường Wall Street và các tổ chức lũng đoạn thị trường địa ốc tại Hoa Kỳ.

Vụ gian lận thị trường chứng khoán Wall Street đã được nói qua trong bài “Nhỏ ăn nhỏ, lớn ăn lớn” . Ở đây chúng tôi xin nói thêm những nét chính về nhóm lũng đoạn thị trường địa ốc.

Trong nhiều thập niên qua, các tổ chức tài trợ tín dụng địa ốc thường lèo lái thị trường địa ốc để bảo đảm số tiền lời của họ không bị biến động nhiều mỗi khi có thay đổi lãi suất. Luật cung cầu của thị trường coi như bỏ đi: Mỗi khi Ngân Hàng Dự Trử Liên Bang (viết tắt là FED) đưa lãi xuất xuống, họ thường nâng giá nhà lên để tiền lời họ thu vô không thay đổi. Giá nhà một khi đã đưa lên, rất khó trở lại mức cũ. Trái lại, mỗi khi FED đưa lãi suất lên, nhất là khi lên khá cao, họ thường phải hạ giá nhà xuống để số người mua nhà không giảm. Việc điều chỉnh giá nhà theo kiểu này đã làm thị trường địa ốc bất ổn liên tục. Người mua nhà có khi lời lớn và có khi trắng tay! Ngoài ra, các công ty tài trợ địa ốc còn cố tình làm ngơ cho những người mua nhà làm các giấy chứng nhận lợi tức giả để chấp nhận tài trợ.

Trong năm 2008, có quá nhiều người mua nhà mất việc hay lợi tức bị giảm sút, không còn khả năng trả tiền nhà, nhiều tổ chức tài trợ tín dụng địa ốc bị sụp đổ. Ngày 11.7.2008 thị trường tài chính Hoa Kỳ choáng váng sau khi ngân hàng tài trợ tín dụng thế chấp IndyMac Bank Corporation phải tạm đóng cửa vì không còn khả năng thanh toán. IndyMac là một trong những định chế tài chính lớn nhất ở Mỹ vì có tích sản lên đến 32 tỷ. Hai tổ chức lớn khác là Fannie Mae và Freddie Mac cũng gặp khó khăn tương tự. Kể từ khi cuộc khủng hoảng địa ốc bùng lên vào tháng 8 năm 2008, tài sản của Fannie Mae và Freddie Mac đã bị mất đi 11 tỷ đô la. Chỉ trong nội một phiên giao dịch chứng khoán, cổ phẩn của hai ngân hàng này đã sụt giá đến gần 50%. Từ hôm 15 đến 21.1.2009, FED đã phải phải mua lại các khoản bảo hiểm cho vay của ba tổ chức Fannie Mae, Freddie Mac và Ginnie Mae với một số tiền lên đến 52,6 tỷ!

Trên đây chỉ là một số vụ đã được đua ra ánh sáng. Còn rất nhiều nhóm tài phiệt thường đứng đàng sau để trục lợi.

Một thách thức thứ hai đã được ông Obama coi là nghiêm trọng và tuyên bố cương quyết đối phó. Ông nói một cách mạnh mẻ:

“Ngày hôm nay, chúng ta tới để tuyên bố chấm dứt những lời than vãn vụn vặt cùng những lời hứa hẹn dối trá, những lời tố cáo lẫn nhau và những lời nói giáo điều nhàm chán, những thứ đã bóp nghẹt nền chính trị của chúng ta quá lâu.”

Có lẻ để thể hiện chủ trương này, hôm 23.1.2009 hãng thông tấn AP cho biết, Tổng Thống Obama chuẩn bị ký sắc lệnh bãi bỏ lệnh cấm sử dụng quĩ liên bang để tài trợ cho các tổ chức quốc tế tuyên truyền và thực hiện việc phá thai. Lệnh cấm này thường được nhắc đến với cái tên “chính sách Mexico City” nhằm ngăn chận việc sử dụng tiến thuế của công dân Hoa Kỳ để tài trợ cho các tổ chức quốc tế tuyên truyền và cổ vũ việc phá thai.

Trong thời gia tranh cử, ông Obama né tránh không nói gì đến vấn đề kiểm soát súng (gun control) hoặc hôn nhân đồng tính (gay marriage). Ông lên tiếng ủng hộ quyền phá thai khi bị chất vấn, nhưng lại nhấn mạnh rằng ông ước muốn giảm số lượng phá thai nhiều hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng khi đặt những vấn đề như thế này vào những thách thức trọng tâm cần phải giải quyết dứt khoát trong nhiệm kỳ tổng thống khó khăn của ông, ông Obama đã tự tạo ra cho mình những khó khăn hơn là mở đường đi tới.

Các nhà phân tích cho rằng Tổng Thống Obama có đến 10 thách thức cần phải đối phó, trong đó có vụ rút quân khỏi Iraq, tăng cường chống lực lượng Taliban, giải cứu thị trường tài chánh, phục hồi thị trường lao động, bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người dân (có khoảng 45,7 triệu chưa có bảo hiểm), v.v. Nhưng có lẽ ở trước mắt, có hai thách thức lớn nhất mà ông Obama phải đương đầu, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế và cuộc chiến Iraq.

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Chúng ta nhớ lại cuộc suy thoái kinh tế Hoa Kỳ và thế giới đã xẩy ra năm 1929. Ngày 29.10.1929, thị trường chứng khoán Wall Street đã sụp đổ một cách tồi tệ và ngày này đã được gọi là ngày Thứ Ba Đen. Sau đó, cuộc khủng hoảng đã lan ra một cách nhanh chóng trên toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy nền kinh tế của cả các nước phát triển: Thương mại quốc tế suy sụp. Năng xuất từ thành thị đến nông thôn giảm từ 40% đến 60%. Các lĩnh vực xây dựng, khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất.

Trước đây, các nhà kinh tế thường cho rằng một chu kỳ kinh doanh thường có bốn giai đoạn: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, ngày nay các nhà kinh tế đã đưa ra các biện pháp để cuộc khủng hoảng kinh tế theo kiểu năm 1929 không xẩy ra nữa. Ngày nay, được coi là suy thoái khi Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP} thực tế giảm đến mức độ âm. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng của GDP có giá trị âm suốt hai tam cá nguyệt liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái kinh tế là: Tiêu dùng giảm mạnh, số tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài mức dự trù khiến các nhà sản xuất phải giảm số lượng sản xuất, số ngày làm việc của người lao động giảm xuống và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán giảm theo. Nhu cầu về vốn cũng giảm làm cho lãi suất giảm xuống, v.v. Trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

Một số nhà phân tích cho rằng nước Mỹ và thế giới đang trở lại thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929 – 1930. Nhưng ông Ben Bernanke, Chủ Tịch FED không đồng tình với luận điểm này. Theo ông, đà đi xuống của nền kinh tế Mỹ hiện nay được coi là dài thứ ba kể từ sau thập niên 30 của thế kỷ trước, nhưng nó khác xa những gì trong quá khứ. Ông nói rằng hồi đó sự tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm đến độ âm trong suốt một thập kỷ, cứ bốn người Mỹ lại có một người thất nghiệp và các ngân hàng đổ vỡ hàng loạt. Còn tình trạng hiện nay chưa đến mức như vậy, Và ông kết luận: "Hãy loại bỏ sự so sánh đó ra khỏi tâm trí chúng ta.”

Ông cho biết ông và các cộng sự đang “soi chiếu lịch sử để có những quyết sách đúng đắn, tránh những gì đã xảy ra trong quá khứ.”

GIẢI QUYẾT VỤ IRAQ

Trong một bài bình luận dưới dầu đề “Giấc mơ Mỹ tại Iraq lâm thế kẹt” được đọc trên đài BBC hôm 12.5.2004, phóng viên ngoại giao Barnaby Mason đã có nhận định: “Một mục đích của Washington là bảo đảm chỗ đứng chiến lược lâu dài ở Iraq. Đã có lúc, người ta cho rằng điều này sẽ thay thế các căn cứ quân sự ở Saudi Arabia, Khó nói là viễn cảnh này sẽ còn tồn tại vào lúc một chính quyền đại diện xuất hiện ở Iraq – hay ngược lại, vào lúc nước này rơi vào hỗn loạn.”

Không cần dựa vào những phân tích và lý luận phiền phức, chúng ta cứ nhìn vào thực tế là biết ngay Mỹ sẽ giải quyết vụ Iraq như thế nào.

Tôi nhớ lại, năm 1975, khi Ban Mê Thuộc vừa bị mất, tôi đi vào Thượng Viện VNCH để xem tình hình như thế nào. Người đầu tiên mà tôi gặp là Nghị Sĩ La Thành Nghệ, một đại thương gia của Sài Gòn lúc bấy giờ. Ông hỏi tôi về tình hình. Tôi nói với ông tôi mới nói chuyện với một tham vụ của Toà Đại Sứ Mỹ, ông ta bảo chỉ có B-52 mới cứu vãn được thôi, nhưng B-52 không còn. Nghị Sĩ La Thành Nghệ liền nói: Đúng rồi! Anh coi, các ngân hàng, các cơ sở thương mại, các công sở của Mỹ ở đây đã bắt đầu dẹp tiệm và di tản. Coi như miền Nam sắp mất rồi!

Bây giờ nhìn lại Iraq, chúng ta thấy tình trạng cũng đang xẩy ra gần như vậy: Các công ty khai thác dầu lửa sau gần 8 năm làm ăn khấm khá ở Iraq, bây giờ đang tim đường rút vì họ tin rằng Tổng Thống Obama không còn cách nào khác hơn là sẽ Iraq hoá cuộc chiến, trao quyền dần lại cho chính quyền Iraq và rút lui “trong danh dự”.

Các công ty khai thác dầu lửa cũng dự liệu rằng việc khai thác dầu ở Saudi Arabia rồi cũng có thể gặp khó khăn, chỉ còn lại Kuwait, nên họ đã bắt đầu chuyển đến Nigeria và vịnh Guinea, phía tây bờ biển châu Phi, nơi có trữ lượng dầu lửa lớn.

Mỹ đã lập một căn cứ quân sự tại cảng Djibouti và nhiều nơi khác như Ghana, Senegal, Mali, Equatorial Guinea và một quốc gia rất nhỏ ngự trị trên hòn đảo Sao Tome. Các công ty dầu lửa ước lượng vào năm tới họ có thể thu hoạch dầu lửa ở Tây châu Phi khoảng 20% tổng số dầu lửa trên thế giới. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tiến tới một giải pháp “hoà bình trong danh dự” tại Iraq.

Sự tốn kém về ngân sách quốc phòng đã lên tới 622 tỷ mỗi năm, do đó nếu không giải quyết dứt khoát vụ Iraq, khó giải quyết được vấn đề kinh tế.

TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC MỸ

Trong bài diễn văn nhận chức, Tổng Thống Obama có nói:

“Chúng ta vẫn là quốc gia thịnh vượng nhất, mạnh nhất trên trái đất. Các công nhân của chúng ta không hề làm việc kém hiệu quả hơn thời điểm cuộc khủng hoảng này bắt đầu. Trí óc của chúng ta không hề kém sáng tạo, hàng hoá và dịch vụ của chúng ta không hề kém cần thiết hơn tuần trước, tháng trước hay năm ngoái. Năng lực của chúng ta vẫn không hề bị sút giảm. Nhưng thời của sự bảo vệ những lợi ích hẹp hòi và lảng tránh những quyết định không mấy thú vị của chúng ta - thời đó chắc chắn đã trôi qua.”

1.- Cái tên của đất nước này

Trước khi trình bày về tiềm năng to lớn của nước Mỹ, chúng tôi xin nói qua cái tên của đất nước này mà người Việt thường dùng.

Thiền sư Lê Mạnh Thát, người theo thuyết “Phật giáo siêu việt” và “Phật giáo là dân tộc” đã cho rằng kinh Phật đầu tiên được viết bằng tiếng Việt, sau đó được dịch ra tiến Tàu, và tiếng Việt đẻ ra tiếng Tàu. Nhưng sự phân tích của các nhà ngữ học cho thấy cứ 7 tiếng Việt có 5 tiếng Tàu. Tên của đất nước này mà người Việt gọi cũng được phiên âm từ chữ Hán ra.

Nước Mỹ có tên chính thức là “United States of America”, viết tắt là U.S.A. Người Tàu dịch ra tiếng Tàu và ta phiên âm Hán Việt thành “A Mỹ Lợi Gia Hợp Chúng Quốc” , sau rút lại chỉ còn “Hợp Chúng Quốc” Nhưng cũng có người viết là “Hợp Chủng Quốc” vì tưởng rằng chữ “chủng” ở đây là chủng tộc. Thật sự, trong chữ Hán, đó là chữ “chúng”, có nghĩa là nhiều.

Thuật từ America ngày xưa được dùng để chỉ các vùng đất tây bán cầu. Tên này được đặt vào đầu thế kỷ 16 theo tên của nhà thám hiểm kiêm chuyên gia vẽ bản đồ người Ý là Amerigo Vespucci. Chữ America được người Tàu phiên âm ra chữ Tàu thành bốn âm và ta phiên ra Hán-Việt là “A Mỹ Lợi Gia” , sau đó cắt bỏ đi ba âm, chỉ còn giữ lại chũ “Mỹ” mà thôi.

Chũ Hoa Kỳ phát xuất từ cờ của Hợp Chúng Quốc có những sao lấp lánh như bông hoa. Ngày nay người Tàu không dùng chữ Hoa Kỳ nữa, chỉ có người Việt.

2.- Vận mệnh hiển nhiên

Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1776, người Mỹ đã tiến dần về phía tây.

Các cuộc chiến tranh với người bản thổ Mỹ kéo dài cho đến cuối thế kỷ 19 khi họ bị tước đoạt hết đất đai. Sau đó, Mỹ mua vùng đất Louisiana của Pháp làm tăng gấp đôi diện tích Hoa Kỳ. Một loạt các cuộc tiến công quân sự của Hoa Kỳ vào Florida đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida và nhiều lãnh thổ duyên hải Vịnh Mexico khác cho Hoa Kỳ năm 1819. Hoa Kỳ sát nhập Cộng hòa Texas năm 1845.

Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Hoa Kỳ kiểm soát vùng mà ngày nay là Tây Bắc Hoa Kỳ. Chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Mexico-Mỹ năm 1848 đưa đến việc Mexico nhượng lại California và phần nhiều những vùng đất mà ngày nay là Tây Nam Hoa Kỳ.

Cơn sốt vàng California năm 1848–1849 càng hấp dẫn di dân về miền tây. Các đường sắt mới xây dựng tạo cho người định cư dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc xung đột với người bản thổ Mỹ và làm cho dân bản thổ ngày càng biết mất. Các nhà đi chính phục đất đai trên đất nước này coi đó là “Vận mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny)!

Ngày nay, Hoa Kỳ đã có một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, các cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu xuất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổng Sản Phẩm Nội Địa (GDP) của Hoa Kỳ hiện nay hơn 13 ngàn tỉ đô la, chiếm 20% tổng sản phẩm thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên Hiệp Châu Âu năm 2006.

Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.

Nhưng nợ quốc gia của Hoa Kỳ lại lớn nhất thế giới; năm 2005 số nợ này chiếm 23% tổng số nợ toàn thế giới. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa (GDP), nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia sẵn có số liệu.

Vào những năm cuối của thế kỷ 20, một số giới bảo thủ tại Mỹ đã họp lại và đưa ra một dự án có tên là “Dự Án cho một thế kỷ Hoa Kỳ Mới” (Project for the New American Century) nhằm bảo đảm rằng Hoa Kỳ vẫn còn giữ được địa vị bá chủ trên thế giới trong thế kỷ 21. Dự án này gồm 4 tham vọng táo bạo sau đây:

(1) Gia tăng ngân sách quốc phòng khổng lồ sẵn có bằng chi tiêu về các chương trình xã hội nội địa.

(2) Làm sụp đổ các chế độ chống lại các quyền lợi tập thể của chúng ta.

(3) Dùng vũ lực để áp đặt chế độ dân chủ ở những vùng không có lịch sử về tiến trình dân chủ.

(4) Thay thế vai trò của Liên Hiệp Quốc gìn giữ và mở rộng trật tự thế giới.

Những tham vọng này đã biến mất sau khi Hoa Kỳ mở cuộc tấn công vào Iraq và đang gánh chịu một tình trạng suy thoái kinh tế khá nặng nề.

ĐỐI PHÓ VỚI THỰC TẾ

Bây giờ chúng ta mới biết được một số kế hoạch cứu vãn nền kinh tế do ông Obama đưa ra cho năm 2009, trong đó có hai kế hoạch quan trọng nhất:

(1) Với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Hoa Kỳ, ông Obama muốn thực hiện dự án đầu tư lớn nhất về hạ tầng kể từ thập niên 1950 tới nay. Các dự án này bao gồm xây dựng lại cầu đường trên toàn quốc, tân trang và nâng cấp công sở, trường học. Theo ông, việc làm này trước mắt là tạo việc làm và kích thích người tiêu dùng mua sắm. Chi phí cho kế hoạch hỗ trợ kinh tế này là từ 700 đến 1.000 tỷ đôla.

Tuy nhiên, một số người thuộc phe Cộng hòa chỉ trích rằng đảng Dân Chủ đang lợi dụng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời để đầu tư tiền vào các dự án dài hơn, hơn là tập trung trong vài năm tới khi thâm hụt ngân sách kỷ lục sẽ ảnh hưởng tới chi tiêu của chính phủ.

Ông Obama cũng muốn xin 300 tỷ để cấp cho những người nộp thuế và các cặp vợ chồng hoàn thuế khoảng từ 500-1000 đôla, với mục tiêu khuyến khích chi tiêu thêm. Nhưng Thượng Nghị Sỹ Dân Chủ Kent Conrad, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện nói: "Khi mọi người đang sợ sẽ bị mất việc làm, nếu họ nhận được thêm 20 đô la mỗi tuần họ không tiêu mà sẽ giữ tiết kiệm.” Thượng Nghị Sỹ Dân Tom Harkin tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của kế hoạch này.

(2) Tái phối trí lại lực lượng quân đội Mỹ tại Iraq và Afghanistan. Các viên chức Bộ Quốc Phòng cho biết có khoảng từ 20 đến 30 ngàn lính sẽ được điều tới Afghanistan vào mùa hè, tăng gấp đôi quân số hiện nay. Một số cố vấn an ninh của ông Obama cho rằng biện pháp này sẽ làm cho lực lượng tại Iraq suy yếu, nhưng ông Obama cho rằng giải pháp rút quân khỏi Iraq vẫn nằm trong nghị trình của ông.

Cứu vãn kinh tế theo kiểu nói trên, có lẽ nhà chính trị nào của Mỹ cũng làm được. Nhưng có hai vấn đề quan trọng: Vấn đề thứ nhất là Quốc Hội có dám chấp nhận ngân khoản do ông Obama xin trong khi ngân sách ngày càng thâm hụt nghiêm trọng không? Vấn đề thứ hai là ông Obama có thế chế ngự được những “thói tham lam và vô trách nhiệm của một số người” không?

Chúng tôi nhớ lại, trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2000, ngày 28.10.2000 chương trình Agenda của Mỹ đã mở cuộc phỏng vấn bình luận gia và nhà văn Gore Vidal. Ông ta nói:

“Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng chính trị - đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản - và đảng đó có hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa...”

Nói cách khác, theo quan điểm của Gore Vidal thì nước Mỹ này do những nhà tài phiệt đứng đàng sau điều khiển, nên ai lên làm Tổng Thống cũng thế thôi. Tất cả mọi kế hoạch hay chương trình được đưa ra, trên hình thức được coi là chính sách quốc gia, nhưng trong thực tế chủ yếu là phục vụ quyền lợi của giới đại tư bản đã tài trợ cho ứng cử viên ra tranh cử. Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter đã nói: “Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.”

Chúng ta đã biết nhóm tài phiệt nào đứng sau ông Bush, nhưng chúng ta chưa nhận ra được nhóm tài phiệt nào đứng sau ông Obama. Họ đều là những kẻ “tham lam vô trách nhiệm” như nhau. Không hiểu ông Obama có khuyến cáo được họ chấp nhận “diet” một thời gian cho đến khi thời kỳ khó khăn của nền kinh tế qua đi hay không.

Dầu sao kinh nghiệm lịch sử cho thấy mỗi khi đất nước này gặp nguy biến, các nhà tài phiệt và các nhà chính trị có quan điểm và quyền lợi khác nhau, thường ngồi lại với nhau để tìm giải pháp cứu vản. Họ không những chỉ cứu vãn nuớc Mỹ mà còn cứu vãn tập thể của họ nữa. Đây là một ưu điểm được mọi người ghi nhận.

Chúng ta tin rằng với tài nguyên gần như vô giới hạn của mình, nước Mỹ sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, đúng như bà Waltraud Schelkle, giáo sư chính trị học của Đại học Kinh tế London đã tin tưởng: “Giải quyết vụ khủng hoảng này là một việc vượt khỏi khả năng của bất kỳ người nào hay quốc gia nào, nhưng Châu Âu vẫn trông mong rất nhiều ở Hoa Kỳ.”
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hò Hẹn Đầu Xuân
Đặng Đức Cương
06:24 28/01/2009

HÒ HẸN ĐẦU XUÂN



Ảnh của Đặng Đức Cương

Anh hẹn em, mùa Xuân trong nắng ấm

Tiếng chim ca hòa khúc hát ân tình

Ta gặp nhau bên hoa lá tươi xinh

Cho đôi má hồng hồng vì e thẹn.

(Trích thơ của Đóa Hoa Hồng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền