Ngày 26-01-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời chúc Tết của Thiên Chúa
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:12 26/01/2009

Lời chúc Tết của Thiên Chúa

Vào những ngày cuối tháng Giêng Dương Lịch 2009, nhìn chung quanh mình, nhìn hàng xóm, nhìn phố xá, nhìn những khu thương xá, người Việt Nam chợt nhận ra năm con trâu Kỷ Sửu lại thêm một lần nữa theo chu kỳ vòng quay tròn đều của trái đất đang ghé về thăm hỏi dân tộc Việt Nam.

Kỷ Sửu 2009, một con vật mới, một con số mới trong nấc thang của khái niệm thời gian nhắc nhở mọi người về phép lạ nhiệm mầu của đời sống; bởi bây giờ tháng Giêng, bên hải ngoại vẫn là tuyết là lạnh. Nhưng, không bao lâu nữa, nắng xuân của tháng Tư, tháng Năm rồi cũng sẽ quay về sưởi ấm nhân loại. Tháng Sáu mùa Hè sẽ tới. Khi đó trời mùa Hè ẩm thấp hơi nước sẽ bôi mỡ rin rít làn da. Tháng Chín, tháng Mười của mùa Thu sẽ lại đến. Khi đó thiên nhiên rộn ràng hòa tấu khúc giao hưởng của gió bấc gõ phím đàn chuyển cung màu lá xanh sang màu lá đỏ lá vàng. Cứ thế, nhân gian biến đổi: sinh ra-biến mất; khỏe mạnh-bệnh tật; trẻ măng-già lão. Cứ thế vòng bánh xe thời gian xoay tròn, xoay tròn. Hôm qua vẫn còn là Mậu Tý 2008. Bây giờ là năm 2009 của Mùng Một Tết Kỷ Sửu 2009. Cuộc sống tuần tự đi tới.

Chúa Giêsu phán, “Đừng lo lắng cho tương lai làm chi” (Matt 6:34). Giáo Hội Việt Nam có lý do riêng khi chọn bài đọc Phúc Âm Matt 6:25-34, bàn về những cái lo lắng không cần thiết, vào ngày Mùng Một Tết. Điều mà Giáo Hội muốn nhắc nhở và kêu gọi mọi người tín hữu trong ngày đầu Xuân là, “Hãy tỉnh thức! Hãy mơ với tương lai, nhưng hãy sống với hiện tại”, bởi vì đời sống tiếp tục xoay tròn theo vòng tròn của bánh xe thời gian. Ngày hôm qua đã là quá khứ. Ngày mai sẽ ra sao không ai biết! Thật vậy... Cho nên Chúa Giêsu mới nói đừng lo lắng cho tương lai, nhưng hãy sống với hiện tại.

Tuổi thơ luôn luôn mơ ước mình trở thành người lớn. Nhưng ngày đó sẽ tới dù chúng ta có muốn hay không muốn. Hãy tỉnh thức sống với giây phút hiện tại của tuổi ngây thơ trong trắng chưa nhìn đời với ánh mắt nghi ngờ, vẩn đục niềm tin.

Tuổi hai mươi hay mơ ước gặp gỡ người tình trong mộng. Người tình trong mộng rồi sẽ xuất hiện. Hãy sống với tuổi trăng tròn ươm mơ! Hãy tỉnh thức để nhận ra sức sống đang cuộn tròn, nhựa sống căng tràn trên khóe mắt.

Hãy tỉnh thức! Hãy tiếp tục mơ với tương lai, nhưng sống với hiện tại. Hãy tỉnh thức để nhận ra mình còn Bố, còn Mẹ. Hãy tỉnh thức để nhận ra mình có những người con đang vươn vai lớn nhanh nhanh. Hãy tỉnh thức để nhận ra phép lạ nhiệm mầu của trời và đất, xuân hạ thu đông bốn mùa thay đổi. Hãy tỉnh thức để nhận ra tiếng chim hót chào mừng bình minh bên khung cửa vào mỗi sáng sớm. Hãy tỉnh thức để nhận ra mình vẫn có cơm trắng gạo thơm. Hãy tỉnh thức để nhận ra sức khỏe vẫn còn đang sung mãn. Hãy hít vào, thở ra, để nhận ra hơi thở của Thiên Chúa đang cuồn cuộn dâng cao trong thể xác và trong linh hồn. Hãy tỉnh thức để mở một nụ cười thật tươi với chính bạn, với vợ, với chồng, và với con vào mỗi sáng sớm.

Đầu năm mới qua bài Phúc Âm của thánh lễ Mùng Một Tết, người Việt Nam có dịp lắng nghe Con Trời cất giọng chúc Tết người tín hữu Việt Nam khắp nơi, từ trong quốc nội ra tới hải ngoại. Ngài nói,

— Năm mới, Chúa chúc người tín hữu Việt Nam nhiều bình an và hạnh phúc trên con đường tìm kiếm Nước Trời. Đừng lo chi cho ngày mai, bởi vì tương lai sẽ lo cho tương lai (Matt 6:33-34).

Sống tỉnh thức, sống sung mãn, sống ý thức, và sống tràn đầy với phép lạ của đời sống trong giây phút hiện tại là một trong những lời chúc của Thiên Chúa gửi tới người tín hữu Việt Nam nhân ngày đầu Xuân của năm Kỷ Sửu 2009.

Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong ngày đầu Xuân Kỷ Sửu 2009, xin giúp chúng con tỉnh thức sống trọn vẹn với phép lạ nhiệm mầu của đời sống hằng ngày. Xuân về, xin tuôn đổ ơn trời xuống mặt đất để nhân loại trên toàn thế giới mau chóng bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thanh bình và hạnh phúc.

www.nguyentrungtay.com
 
Sống “Năm Thánh Phaolô”
LM JBT Phạm Quốc Hưng, CSsR
20:29 26/01/2009
Hôm 25/01/2009-là Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại và cũng là ngày cuối trong năm Mậu Tý. Khi chúng ta sắp bắt đầu bước vào năm Kỷ Sửu 2009, thì chúng ta đang ở giữa Năm Thánh Phaolô. Vì từ Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô cuối tháng 6 năm 2008 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chính thức khai mạc Năm Thánh Phaolô, kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của thánh nhân. Đây là cơ hội quý giá để chúng ta có dịp tìm hiểu, canh tân và phát triển tinh thần truyền giáo nơi mình. Vì tinh thần truyền giáo chính là dấu chỉ một đức tin mạnh mẽ và sống động mà mỗi tín hữu đích thực của Chúa Kitô phải có nơi mình.

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Thế đã vạch một linh đạo truyền giáo gồm 4 điểm, giúp chúng ta nắm vững và ghi nhớ các yếu tố làm nên một con người truyền giáo đích thực như sau:

Thứ nhất, nhà truyền giáo phải được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Chỉ khi được hướng dẫn bởi Thần Khí sự sống, sự thật và tình yêu, chúng ta mới không bị lạc hướng và ngã gục trên đường đời, và mới có đủ sức mạnh và niềm vui dấn thân trong hành trình theo Chúa. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến việc xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong mọi việc.

Thứ hai, nhà truyền giáo phải sống mầu nhiệm Chúa Kitô-Đấng được sai đi. Chỉ khi chúng ta có sự hiểu biết, yêu mến và gắn bó thiết tha sâu đậm với Chúa Giêsu, có được tâm tư như đã có nơi Người, lúc ấy chúng ta mới có thể làm việc truyền giáo; nghĩa là làm cho người khác hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô. Sốt sắng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học hỏi, suy niệm và sống Lời Chúa, cùng với việc cầu kinh Mân Côi là những phương thế tuyệt diệu giúp chúng ta đạt được điều này.

Thứ ba, nhà truyền giáo phải yêu mến Hội Thánh và nhân loại như Chúa Kitô đã yêu. Chúng ta không thể tách rời Chúa Kitô ra khỏi Hội Thánh là Nhiệm Thể của Người. Lòng yêu mến Chúa Kitô phải được thể hiện qua việc yêu mến, vâng lời và trung thành phụng sự Hội Thánh. Chính nhờ yêu mến Hội Thánh, chúng ta sẽ được đầy Thánh Thần để yêu mến mọi người đúng như Chúa mong muốn. Lòng yêu mến Hội Thánh được thể hiện cách cụ thể qua những nỗ lực góp phần xây dựng Cộng Đoàn hay Giáo Xứ của chúng ta.

Cuối cùng, nhà truyền giáo phải là một vị thánh. Lòng nhiệt thành truyền giáo phải là biểu hiện của sự trào tràn sự sống thần linh của Chúa nơi chúng ta. Và sự sống thần linh của Chúa chính là sự thánh thiện nơi linh hồn những người có Chúa. Vì vậy, chúng ta phải năng giục lòng khao khát sống thánh, ao ước tiến đức. Chuyên chăm cầu nguyện, tôn sùng Thánh Tâm Thánh Thể Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh, biệt kính Khiết Tâm Thương Xót của Mẹ Mân Côi, tận tình yêu mến vâng phục Đức Thánh Cha và Hội Thánh chính là phương thế giúp chúng ta nên thánh cách tuyệt hảo và chắc chắn.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy cả bốn đặc nét trên nơi con người, cuộc đời và giáo huấn của Thánh Phaolô. Vì vậy, trong Năm Thánh Phaolô này, chúng ta hãy siêng năng đọc Tông Đồ Công Vụ và các Thư Thánh Phaolô, cũng như cầu nguyện với thánh nhân, để chúng ta được chia sẻ tinh thần truyền giáo của ngài.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói, sự trở về sẽ mang lại sự hiệp nhất
Bùi Hữu Thư
07:10 26/01/2009

Đức Thánh Cha nói, sự trở về sẽ mang lại sự hiệp nhất



VATICAN, ngày 25 tháng 1, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha nói, nếu Kitô hữu tiếp tục để cho mình trở lại với Thiên Chúa, thì ngày có sự hiệp nhất của Kitô giáo sẽ đến.

Đức Thánh Cha khẳng định điều này hôm nay trước khi cầu nguyện Kinh Truyền Tin buổi trưa với đám đông tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngài hoàn toàn suy niệm về việc trở lại của Thánh Phaolô.

Đức Thánh Cha nói, “Sự trở lại của Thánh Phaolô triển nở trong cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh; chính cuộc gặp gỡ này hoàn toàn thay đổi đời sống của ngài [...] Saul trở lại vì, nhờ ánh sáng thiêng liêng, ‘ngài tin vào Phúc Âm.’

"Sự trở lại của ngài và cuả chúng ta nằm ở điểm này: là tin vào Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, và biết mở lòng cho ân sủng thiêng liêng của Người soi sáng. Vào lúc đó, Saul hiểu là sự cứu rỗi của ngài không tùy thuộc vào những việc lành ngài làm theo đúng lề luật, nhưng là nhờ vào sự kiện Chúa Giêsu đã chết vì ngài – một kẻ đã đàn áp Người – và Người đã sống lại. "

Đức Thánh Cha nói sự trở lại có nghĩa là tin rằng Chúa Giêsu đã chết trên thập giá vì “tôi,” và khi sống lại, Người sống “với tôi và trong tôi."

Ngài nói, "Tin tưởng vào quyền năng tha thứ của Người, để cho tôi được Người dẫn dắt tay tôi, tôi có thể thoát ra khỏi vũng lầy của sự kiêu ngạo và tội lỗi, của dối trá và buồn rầu, của ích kỷ và hão huyền, để biết và sống trong sự sung mãn của tình yêu Người.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cho rằng ơn gọi để trở lại rất cần thiết cho ngày hôm nay, là ngày cuối của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô Giáo.

Ngài khẳng định, "Dĩ nhiên, các Kitô hữu chưa hoàn toàn đạt đến đích điểm của sự hiệp nhất, nhưng nếu chúng ta biết để cho mình tiếp tục được cải hóa bởi Chúa Giêsu, thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu ấy. Xin Đức Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội duy nhất, cầu bầu cho chúng ta có được ân sủng của một sự trở lại đích thực, để cho ước muốn của Chúa Kitô ‘để chúng trở nên một’ sẽ được thể hiện."
 
Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI cho Ngày Truyền Thông Thế Giới
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
13:26 26/01/2009
Dưới đây là bản dịch sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành ngày 23 thánh 1 năm 2009 cho Ngày Truyền Thông Thế Giới Lần Thứ 43, được mừng vào ngày 24. Sứ điệp có chủ đề là “Những kỹ thuật mới, Những liên hệ mới. Cổ võ cho một nền văn hóa Tôn trọng, Đối thoại và Bằng hữu”.

* * *


Anh Chị Em thân mến,

Nhân ngày Truyền Thông Thế Giới sắp đến, cha muốn gửi đến anh chị em một và suy nghĩ về chủ đề được chọn cho năm nay – “Những Kỹ thuật mới, Những Liên hệ mới: Cổ võ một nền văn hóa Tôn trọng, Đối thoại và Bằng hữu.” Quả thật, kỹ thuật điện tử (số học) mới đang đem lại những thay đổi căn bản về truyền thông và những sự liên hệ giữa con người. Những thay đổi này được thấy rõ nơi các người trẻ là những người lớn lên với những kỹ thuật mới và thấy thoải mái trong thế giới điện tử mà thường xa lạ đối với chúng ta, như những người trưởng thành, phải học để hiểu và thưởng thức những cơ hội mà thế giới này có thể cống hiến cho chúng ta trong việc truyền thông. Trong sứ điệp của năm nay, cha chú tâm đến những người thuộc thế hệ gọi là thế hệ điện tử và cha muốn chia sẻ với các em, cách đặc biệt, một vài tư tưởng về những tiềm năng phi thường của những kỹ thuật mới, nếu chúng được dùng để cổ võ sự hiểu biết và đoàn kết giữa con người. Những kỹ thuật này thật sự là một món quà cho nhân loại và chúng ta phải cố gắng để đảm bảo rằng những điều ích lợi do chúng đem đến phải được dùng để phục vụ tất cả mọi cá nhân và cộng đoàn nhân loại, đặc biệt là những người bị thiệt thòi và cô thế.

Sự khả dụng của các điện thoại di động và các máy điện toán, cùng với việc lan rộng và đi xâu vào khắp thế giới của mạng Internet, đã mở ra một loạt những phương tiện truyền thông hầu như cho phép chúng ta truyền đi tức thời những lời nói và hình ảnh qua một khoảng cách không gian rộng lớn mà không thể tưởng tượng được đối với những thế hệ trước đây. Đặc biệt là những người trẻ đã nắm được những tiềm năng khổng lồ của những phương tiện truyền thông mới để thăng tiến sự liên lạc, truyền thông và hiểu biết giữa cá nhân và cộng đồng, và các em đang dùng chúng làm phương tiện truyền thông giữa các bạn bè hiện có, để gặp bạn bè mới, để tạo thành những cộng đồng và những những mạng lưới, để tìm lài liệu và tin tức, cùng để chia sẻ những tư tưởng và ý kiến. Nền văn hóa truyền thông mới này đem lại nhiều ích lợi: các gia đình có thể duy trì sự liên lạc từ những khoảng cách xa xăm, các sinh viên và những nhà nghiên cứu dễ dàng có những tài liệu, tài nguyên, và những khám phá khoa học, bởi vì họ có thể cộng tác làm việc từ nhiều địa điểm khác nhau; hơn nữa, bản chất tác động hỗ tương của nhiều phương tiện truyền thông mới làm cho những hình thức học hỏi và truyền thông sinh động được dễ dàng, như thế đóng góp vào sự tiến triển của xã hội.

Trong khi tốc độ mà những kỹ thuật mới này đã tiến hóa về mặt hữu hiệu và đáng tin cậy chính là một tài nguyên tuyệt diệu, sự thông dụng của chúng đối với những người sử dụng cũng không làm cho chúng ta ngạc nhiên, vì chúng đáp lại một ước muốn căn bản của con người là truyền thông và liên hệ với nhau. Ước muốn truyền thông và tình bằng hữu là điều phát sinh từ chính bản tính của con người và không thể được hiểu cách đầy đủ như là một trả lời cho những sáng kiến kỹ thuật. Theo ánh sáng của sứ điệp Thánh Kinh, chúng ta trước hết phải coi nó như một phản ảnh của việc tham gia của chúng ta vào Tình Yêu truyền thông và hợp nhất của Thiên Chúa, là Đấng muốn làm cho tất cả nhân loại thành một gia đình. Khi chúng ta thấy mình chú ý đến người khác, chúng ta muốn biết thêm về những người ấy và muốn cho họ biết đến chúng ta, là chúng ta đang đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa -- một lời mời gọi được ghi khắc trong bản tính của chúng ta như những người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, là Thiên Chúa của truyền thông và hiệp thông.

Lòng ao ước được nối kết và bản năng truyền thông là điều quá hiển nhiên trong nền văn hóa hiện đại, có thể được hiểu cách tốt nhất như là sự bày tỏ cách tân thời thiên hướng căn bản và kiên trì của con người để vượt quá khả năng của mình và tìm cách truyền thông với người khác. Thực ra, khi chúng ta mở lòng ra cho người khác, chúng ta làm cho nhu cầu sâu xa nhất của mình được thỏa mãn, và trở nên con người hoàn hảo hơn. Thật vậy, Tạo Hóa dựng nên chúng ta để yêu thương. Đương nhiên là cha không nói về những quan hệ hời hợt chóng qua, mà nói về tình yêu chân chính nằm ở trọng tâm của giáo huấn về luân lý của Chúa Giêsu: “Con phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của con với hết trái tim, hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức con”“Con phải yêu thương người lân cận như chính mình con” (x. Mc 12:30-31). Trong ánh sáng này, trong khi suy nghĩ về ý nghĩa của những kỹ thuật mới, chúng ta không những cần phải chú tâm vào khả năng chắc chắn để thăng tiến việc tiếp xúc giữa con người, nhưng còn phải chú tâm đến chất lượng của nội dung được đưa vào để truyền bá trên các phương tiện ấy. Cha muốn khuyến khích tất cả những người lòng ngay đang hoạt động trong môi trường truyền thông điện tử đang lên này quyết tâm dấn thân để cổ võ cho một nền văn hóa kính trọng, đối thoại và bằng hữu.

Như thế, những người đang hoạt động trong việc sản xuất và phổ biến nội dung của các phương tiện truyền thông mới phải cố gắng tôn trọng phẩm giá và giá trị của con người. Nếu những kỹ thuật mới được dùng để phục vụ sự tốt của cá nhân và xã hội, thì tất cả mọi người sử dụng đều phải tránh chia sẻ những lời nói hay hình ảnh làm hạ giá con người, cổ võ sự thù ghét và thiếu bao dung, làm mất giá trị sự tốt lành và mật thiết của tính dục con người hoặc bóc lột những người yếu đuối và cô thế.

Các kỹ thuật mới cũng đã mở đường cho việc đối thoại giữa các dân từ các quốc gia, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Vũ đài mới của điện tử, gọi là cyberspace, cho phép họ gặp gỡ và hiểu các truyền thống và giá trị của nhau. Những cuộc gặp gỡ như thế, nếu muốn có kết quả, đòi hỏi phải có những hình thức diễn tả trung thực và thích hợp, cùng với sự chú ý và lắng nghe cách tôn trọng. Cuộc đối thoại, nếu muốn thể hiện được tiềm năng và cổ võ việc gia tăng hiểu biết và khoan dung thì phải bắt nguồn từ một cuộc tìm kiếm chân lý trung thực và hỗ tương. Cuộc đời không phải chỉ là một chuỗi những biến cố và kinh nghiệm nối tiếp nhau mà là một cuộc tìm kiếm chân, thiện, mỹ. Chính vì mục đích này mà chúng ta chọn lựa; chính vì để đạt được điều ấy mà chúng ta thực thi sự tự do của chúng ta. Chính trong những điều ấy là chân, thiện, mỹ mà chúng ta tìm thấy hạnh phúc và niềm vui. Chúng ta đừng để cho mình bị lừa dối bởi những kẻ coi chúng ta chỉ như những người tiêu thụ trên một thị trường có nhiều khả năng không thể phân biệt được, là nơi mà chính sự chọn lựa trở thành điều tốt lành, sự mới lạ lấn át thẩm mỹ, và kinh nghiệm chủ quan thay thế chân lý.

Quan niệm về tình bằng hữu chiếm một địa vị ưu thế trong ngữ vựng của các mạng lưới xã hội điện tử mới đang thịnh hành những năm gần đây. Quan niệm này là một trong những thành quả cao quý nhất của nền văn hóa nhân loại. Chính vì trong và qua tình bằng hữu mà chúng ta lớn lên và phát triển như những con người. Vì lý do đó, tình bằng hữu chân chính luôn được coi là một trong những điều tốt lành một người có thể cảm nghiệm được. Cho nên chúng ta phải cẩn thận, không bao giờ được tầm thường hóa quan niệm hay kinh nghiệm tình bằng hữu. Thật đáng buồn khi ước muốn nuôi dưỡng và phát triển tình bằng hữu trên mạng được thực hiện bằng giá là không còn thì giờ cho gia đình, hàng xóm, và những người chúng ta gặp hằng ngày trên thực tế ở sở làm, nhà trường hay nơi giải trí. Nếu ao ước được nối kết trên mạng trở thành đam mê, nó có thể thật sự có hiệu năng cô lập hóa cá nhân khỏi những ảnh hưởng hỗ tương về xã hội, đồng thời cũng làm gián đoạn những thói quen nghỉ ngơi, thinh lặng và suy tư cần thiết cho việc phát triển con người cách lành mạnh.

Tình bằng hữu là một điều tốt lành lớn lao cho con người, nhưng sẽ bị mất giá trị tối hậu của nó nếu người ta biến chính nó thành cùng đích. Bạn bè phải nâng đỡ và khuyến khích nhau trong việc phát triển năng khiếu và tài năng, cùng sử dụng chúng trong việc phục vụ cộng đồng nhân loại. Trong phạm vi này, chúng ta có thể hài lòng mà ghi nhận rằng sự xuất hiện của những mạng lưới điện tử mới đang tìm cách cổ võ sự đoàn kết nhân loại, hòa bình và công lý, nhân quyền và sự tôn trọng sự sống con người, cùng sự tốt lành của tạo vật. Các mạng lưới này có thể làm cho những hình thức hợp tác giữa các dân tộc từ những phạm vi địa lý và văn hóa khác nhau được dễ dàng, cùng giúp họ đào sâu nhân loại tính chung và ý thức của họ về việc cùng nhau chịu trách nhiệm về ích lợi của tất cả mọi người. Vì thế chúng ta phải cố gắng đảm bảo rằng thế giới điện tử, là nơi mà những mạng lưới như thế có thể được thiết lập, là một thế giới thật sự mở ra cho mọi người. Thật là một thảm kịch cho tương lai của nhân loại nếu những phương tiện mới về truyền thông, là những phương tiện cho phép chúng ta chia sẻ kiến thức cùng tin tức một cách nhanh chóng và hữu hiệu hơn, không được dễ dàng đến tay những người đang bị gạt ra ngoài lề về mặt kinh tế và xã hội, hoặc nếu nó chỉ đóng góp vào việc làm rộng thêm khoảng cách giữa nghèo và những mạng lưới mới được thiết lập để phục vụ việc xã hội hóa con người và thông tin.

Cha muốn kết luận sứ điệp này bằng cách nói chuyện cách đặc biệt với các tín hữu Công Giáo trẻ để khuyến khích các em đem việc làm chứng cho Đức Tin của các em vào thế giới điện tử. Các em thân mến, Cha yêu cầu các em đem vào nền văn hóa của môi trường truyền thông và kỹ thuật thông tin những giá trị mà trên đó các em đã xây dựng đời sống của mình. Trong đời sống sơ khai của Hội Thánh, các vị Tông Đồ Cả và các môn đệ của các ngài đã mang Tin Mừng của Chúa Giêsu đến cho thế giới Hy Lạp và Rôma. Cũng như vào thời ấy, việc truyền giáo đòi hỏi phải cẩn thận chú ý đến việc hiểu biết nền văn hóa và phong tục của những dân ngoại để chân lý của Tin Mừng có thể chạm đến tâm hồn và trí khôn họ, ngày nay cũng thế, việc rao giảng Đức Kitô trong thế giới của những kỹ thuật mới đòi hỏi một sự hiểu biệt sâu sắc về thế giới này nếu muốn dùng kỹ thuật để phục vụ sứ vụ của chúng ta một cách đầy đủ. Điều này đặc biệt rơi vào tay những người trẻ, là những người hầu như có một sự ham thích tự nhiên đối với những phương tiện truyền thông mới này, để lãnh trách nhiệm Phúc Âm hóa “cái lục địa điện tử” này. Các em phải rao giảng Tin Mừng cho những người đương thời với các em với lòng hăng say. Các em biết những sợ hãi cũng như những hy vọng của họ, những khát vọng và thất vọng của họ: món quà lớn nhất mà các em có thể tặng cho họ là chia sẻ với họ “Tin Mừng” của Thiên Chúa làm người, chịu khổ hình, chịu chết và sống lại để cứu độ muôn dân. Tâm hồn con người đang mong mỏi một thế giới mà trong đó tình yêu kéo dài, tài năng được chia sẻ, sự hiệp nhất được xây dựng, sự tự do tìm được ý nghĩa trong chân lý, và căn tính được tìm thấy trong sự hiệp thông một cách kính trọng. Đức Tin của chúng ta có thể đáp trả lại những ước vọng này. Nguyện xin cho các em trở thành sứ giả của Đức Tin! Đức Thánh Cha đồng hành với các em trong lời cầu nguyện và chúc lành.

Làm tại Vatican, ngày 24 tháng 1, năm 2009, Lễ Thánh Phanxicô đệ Salê

+ ĐTC Bênêđictô XVI

 
Đức Thánh Cha kêu gọi giới báo chí hãy sống với các giá trị Phúc Âm
Bùi Hữu Thư
21:42 26/01/2009

Đức Thánh Cha kêu gọi giới báo chí hãy sống với các giá trị Phúc Âm



Khuyến khích khả năng đối thoại với thế giới

VATICAN ngày 25, tháng 1, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi giới báo chí Công Giáo làm chứng cho đức tin bằng đời sống của họ.

Trong một điệp văn gửi cho ông Massimo Milone, chủ tịch Nghiệp Đoàn Báo Chí Công Giáo Ý (UCSI), vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hiệp hội, Đức Thánh Cha kêu gọi giới báo chí sống phù hợp với các lý tưởng họ tuyên hứa. Ngài nói, thế giới trông đợi nơi người Công Giáo gương sáng này.

Bầy tỏ “sự biết ơn về những dịch vụ quý giá UCSI đã đóng góp trong 50 năm qua cho đời sống của Giáo Hội và quốc gia,” Đức Thánh Cha công nhận là “đã có rất nhiều đổi thay” từ khi nghiệp đoàn mới được thành lập – “từ những cách thức hiển nhiên nhất như khoa học, tới kỹ thuật, từ kinh tế đến chính trị; đến các cách thức không rõ rệt, nhưng sâu xa hơn và khó khăn hơn trong môi trường của nền văn hóa đương thời."

Ngài nhận xét, “trong các lãnh vực sau này, dường như có một sự suy giảm về việc tôn trọng phẩn giá con người và ý thức về các giá trị như công bình, tự do, và hợp quần, là các giá trị thiết yếu cho sự sống còn của xã hội."

Đức Thánh Cha nói, theo chiều hướng này, công việc của giới báo chí Công Giáo, “được đặt nền tảng trong một di sản các nguyên tắc được bắt rễ từ Phúc Âm," ngày nay đã trở nên khó khăn hơn.

Ngài tiếp, cùng với một ý thức trách nhiệm và một tinh thần phục vụ, các thành viên của UCSI cần phải “luôn luôn cần có một tiêu chuẩn cao về chức nghiệp và một khả năng đối thoại lớn hơn với thế giới vô thần, để tìm kiếm các giá trị chung."

Đức Thánh Cha nói "Chứng tích về đời sống của quý vị càng thuần nhất thì giới độc giả của quý vị càng gia tăng. Không chỉ có một số nhỏ các đồng nghiệp không có đức tin của quý vị mới mong đợi nơi quý vị những chứng tích âm thầm, không phô trương nhưng cao cả, về một đời sống được gợi hứng bởi các giá trị của đức tin."

Ghi nhận là giới báo chí Công Giáo đã cam kết “cho một trách vụ càng ngày càng khó khăn, trong đó lãnh vực tự do luôn luôn bị đe dọa và các tiện ích về kinh tế và chính trị thường xuyên vượt trên tinh thần phục vụ và các tiêu chuẩn về lợi ích chung, Đức Thánh Cha khuyến khích họ, “không chấp nhận sự dung hòa các giá trị quan trọng đó, mà phải có can đảm để kiên trì, dù phải chịu thiệt hại cho cá nhân mình: Một lương tâm trong sáng hết sức vô giá. "

Về việc này, ngài cam đoan với họ là ngài sẽ cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ họ thực hiện lời khuyên nhủ của Thánh Phêrô: “luôn luôn sẵn sàng để trả lời những ai hỏi anh em về lý do của ‘niềm hy vọng của anh em.'"
 
Top Stories
Hong Kong: faith leaders message for Chinese New Year
Independent Catholic News
00:54 26/01/2009
Solidarity, charity, moral principles, interior purification, and spirituality are the key points needed to overcome the current crisis and bring about peace and harmony in the coming year. That is the advice from leaders of the six major religious groups in Hong Kong in their Message for the Chinese New Year.

According to a report from the diocesan newspaper Kong Ko Bao, the leaders of the Buddhist, Confucianist, Catholic, Protestant, Taoist, and Muslim communities have signed the yearly message on the eve of the Chinese New Year, which this year is celebrated today.

In the Message, they make reference to the events that have taken place in Hong Kong over the past year, including the financial crisis that has affected the lives of so many families, leading even to the suicide of many people who lost possessions that they had spent their lives storing up. They also addressed the social issues, the restlessness of the youth...In concluding, the religious leaders said they are convinced that only an interior conversion, a return to traditional moral principles, along with concrete acts of charity, can resolve the situation, freeing the entire land from the crisis which is financial, but above all moral, creating true peace and harmony.
 
Vietnam: Une association humanitaire dénonce les restrictions aux droits de l’homme imposées aux Khmers du delta du Mékong
Eglises d'Asie
17:13 26/01/2009
Selon des informations émanant de la province de Soc Trang et diffusées par Radio Free Asia, les autorités locales ont libéré quatre religieux du bouddhisme Theravada, en train de purger des peines de deux à quatre ans de prison dans la région. Les religieux appartiennent à la population khmère vivant dans le sud-ouest du Vietnam, appelée, au Cambodge comme au Vietnam, « khmère Krom ».

Ils étaient cinq à avoir été arrêtés en 2007 pour avoir participé à une manifestation non violente. Quatre ont été libérés le 17 et le 20 janvier dernier. Le cinquième était sorti de prison avant eux, au mois de novembre 2008. Tous avaient été jugés par le tribunal populaire de Soc Trang en 2007 et condamnés à des peines de deux à quatre ans de prison. Selon la presse officielle vietnamienne, ils avaient été accusés de violation des règlements de la circulation routière. Les journaux, cependant, avaient laissé entendre que les manifestants s’opposaient au gouvernement. Le représentant du gouvernement cambodgien, commentant ce procès, avait parlé de séparatisme à propos des accusés, ce qui est le plus probable.

Les autorités civiles, en même temps qu’elles condamnaient les religieux, les avaient réduits à l’état laïc. L’un d’entre eux a manifesté son intention de reprendre la vie religieuse. Les responsables bouddhistes lui ont fait savoir qu’il avait besoin pour cela d’une permission des autorités civiles. Quand il s’est adressé à celles-ci, il lui a été répondu que cette décision relevait des responsables de la pagode.

Trois jours après la libération des religieux, l’organisation américaine Human Rights Watch publiait un copieux rapport de 125 pages sur les graves restrictions imposées par les autorités vietnamiennes aux droits d’expression, d’association et de manifestation des Khmers Krom. Intitulé « Atteintes aux droits du groupe ethnique khmer dans le delta du Mékong au Vietnam », le rapport s’appuie sur une série de témoignages recueillis sur place et au Cambodge, où certains religieux khmers Krom sont allés se réfugier. Dans un communiqué publié en même temps que le rapport, Brad Adams, directeur de la section Asie de l’association humanitaire, affirme que les autorités vietnamiennes répriment les manifestations organisées par les Khmers pour revendiquer des droits religieux et culturels de leur peuple, ainsi que des droits de propriété terrienne. « Le gouvernement devrait essayer d’engager le dialogue avec les Khmers Kroms, au lieu de les jeter en prison », précise le communiqué.

Entre autres choses, le rapport contient un récit détaillé de la manifestation conduite par 200 religieux, en février 2007, dans la province de Soc Trang. La police a réagi vigoureusement à cette protestation pacifique. Une vingtaine de moines ont été chassés de leur couvent, réduits à l’état laïc et renvoyés dans leurs villages. En mai 2007, cinq de ses moines ont été inculpés et condamnés par le tribunal de Soc Trang pour atteinte aux règlements de la circulation.

Le gouvernement cambodgien a réagi lui aussi avec une certaine brutalité lorsque que les moines khmers Krom réfugiés au Cambodge ont mis en cause le gouvernement vietnamien. En juin 2007, les autorités cambodgiennes ont arrêté, réduit à l’état laïc et expulsé au Vietnam un moine activiste khmer Krom, Tim Sakhorn, qui, ensuite, a été condamné au Vietnam à une année de prison (1).

(1) Voir EDA 473.

(Source: Eglises d'Asie, 26 janvier 2009)
 
U.S. Bishops celebrate Tet in archdiocese of Hue
J.B. An Dang
22:59 26/01/2009
A huge crowd of Catholics attended the Mass concelebrated by a group of U.S. and Vietnamese Bishops and priests on the first day of the Lunar Year. It was the first time in decades that Hue Catholics could join foreign clergy in celebrating Lunar New Year.

Mass on the eve of Lunar New Year
U.S. Bishops and Bishop Chau Ngoc Tri of Danang


The Phu Cam cathedral of Hue was packed with tens of thousands of Catholics when the said group of U.S. Bishops celebrating Mass on Monday evening – the first day in the Year of the Ox. Traditionally speaking, for Vietnamese Catholics, the first day of the Lunar New Year (commonly known as Tet) is the Thanksgiving Day. It is the time to give thanks for many graces of God during the last year, also the time to pay respect to their ancestors, and express gratitude to their living parents and grandparents. In turns, children would receive blessings from the elders. Young children would receive a red envelop with cash called "li xi”, meaning "lucky money".

Archbishop George Niederauer of San Francisco led the American delegation, including three bishops from California dioceses (Bishops Todd Brown of Orange, Dan Walsh of Santa Rosa, and Ignatius Chung Wang, a San Francisco auxiliary).

The American prelates concelebrated Mass with Hue's Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and hundreds of Vietnamese priests. At the end of the Mass, children and even adults received from bishops and priests red envelops not with cash but with Bible Verse Greeting Cards.

A day earlier, the American prelates concelebrated Mass commemorating the return of St. Paul on the eve of Lunar New Year with bishop Joseph Chau Ngoc Tri and priests from diocese of Danang (80km south of Hue).

Like Hanoi, the archdiocese of Hue has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of properties that were seized by the government from Church ownership.

Among the most intense conflicts is at Our Lady of La Vang Shrine, the major and most frequently visited religious Catholic shrine in Viet Nam. All of 23.66 hectares of land surrounding the basilica has been seized by the government since 1975.

In last April, Nguyen Duc Chinh, deputy chairman of the People's Committee of Quang Tri, during a meeting with Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and Bishop Francis Le Van Hong, coadjutor bishop, made an official announcement that 21.18 hectares (out of a total of 23.66 hectares originally expropriated) around the basilica would be returned to the Church soon.

However, to this date, his promise remains unfulfilled.

An Bang parish is another case. The parish is located 25 km Southeast of Hue city with about 800 active Catholics living and fishing in the area. In the middle of nowhere, on the land once owned by Mr. Le Khinh, a parishioner who donated his property to his parish upon his death, a makeshift church was built. But parishioners in this congregation are so impoverished that their newly erected church has not even a single chair. Church goers often struggle with rain or hot sun since there is no roof, no wall, nothing.

Their poverty, however, does not appeal to the pity of the government nor can it spare them from attacks of officials who are so driven by greed and ambition that they have been trying to take every step to dissociate the people with their legitimate need for a decent worshiping place where they can be in communion with Christ. They have turned down each and every request to build a "real church" from the priest and his parishioners while publicly announcing they had already made plans to seize the land and turn the area into a tourist resort.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân Việt Nam tại Maidstone, thành phố Melbourne đón giao thưà Năm Kỷ Sửu 2009
Trần Văn Minh
01:32 26/01/2009
MELBOURNE - 25.1.2009 - Hầu hết các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại TGP Melbourne đều có tổ chức Thánh lễ đón Giao thưà Năm Kỷ Sửu, vào lúc 9 giờ tối Chuá nhật 25 Tháng 01 Năm 2009.

Xem hình ảnh

Riêng tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Our Lady) Maidstone, hai Cộng đoàn Our Lady và Martine đã cùng nhau tổ chức Thánh lễ đón giao thưà tại nhà thờ Our Lady.

Rất đông giáo dân hai cộng đoàn đã hân hoan về tham dự từ rất sớm. Đáp lời mời cuả Linh mục Phillip Lê Văn Sơn, tuyên uý cộng đoàn. Các linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Vincent Lê Văn Hưởng, Cha khách Sơn từ Nha Trang VN đến cùng với cha phó xứ Our Lady đồng dâng Thánh lễ đón giao thưà, tạ ơn Thiên Chuá và Mẹ Maria rất thánh đã gìn giữ công đoàn trong năm qua, và cầu xin bình an cho mọi người trong năm mới Kỷ Sửu.

Trên cung thánh, Một cây mai vàng rực rỡ, được trang hoàng những phong bao nhỏ màu đỏ cùng với những bóng đèn màu nổi bật như báo hiệu muà Xuân dân tộc đã tới,

Buổi lễ đã được liên ca đoàn Our Lady và Martine với đông đảo ca viên đã làm cho buổi lễ giao thưà năm nay thật long trọng, với những bài ca ngợi Thiên Chuá, Chuá cuả muà Xuân.

Sau thánh lễ, là lời cám ơn và chúc Xuân đến các cha và cộng đoàn cuả ông Lê Văn Thanh, cộng đoàn đã lên nhận lộc Xuân qua kinh thánh do các linh mục đồng tế ban phát. Đặc biệt linh mục Lê Thành Nhân mang hoa từ Giáo xứ ngài phục vụ về để làm quà Xuân cho giáo dân Our Lady, nơi mà trước đây ngài đã từng phục vụ trong cương vị phó xứ.

Sau khi kết thúc Thánh Lễ đón giao thưà. Ca đoàn đã vui hát bản “Ly rượu mừng” Trong niềm hân hoan cùng nắm tay nhau, để tay cùng chung tay chúc mừng năm mới, và cùng nhau tiến lên nhận hoa, món quà mừng Xuân cuả Linh mục Lê Thành Nhân tặng.

Ra khỏi giáo đường, những lời chúc Xuân cùng những tiếng cười vui, và không quên trao tặng nhau những lời chúc thật vui tươi đón mừng năm mới. Xuân dân tộc, Xuân cuả mọi người.
 
Giới Trẻ Giáo Xứ Nghi Lộc Nguyện Cầu - Hoan Ca Giao Thừa.
J.B. Quốc Tuấn
02:54 26/01/2009
VINH - Thánh đường giáo xứ Nghi Lộc đêm nay (30 – 12 – năm Mậu Tý) dường như ấm áp hơn những ngày thường. Vào lúc 19 giờ 30, đông đảo các bạn trẻ trong giáo xứ đã về tham dự thánh lễ tất niên dành riêng cho giới trẻ. Trong tâm tình tạ ơn, các bạn đã dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm mến thiết tha vì Ngài đã thương ban cho quê hương xứ sở được triển nở mạnh mẽ trong đời sống chứng nhân, cho nhiều bạn trẻ dám can đảm nói lên sự thật và không ngại dấn thân tận hiến sống sứ vụ tông đồ... Trong thánh lễ, giới trẻ Nghi Lộc cũng hiệp tâm nguyện xin Chúa soi sáng thúc đẩy những người trẻ trong xã hội hôm nay nói chung và trong giáo xứ nói riêng, biết nhìn lên Thánh Phaolô - vị Tông Đồ Dân Ngoại, mau mắn đáp trả tiếng Chúa và hăng say, nhiệt thành rao giảng Lời Hằng Sống.

Sau thánh lễ, các bạn đã tập trung tại khuôn viên trường giáo lý Thiên Khải Đường, (toạ lạc ngay trước thánh đường), cùng vui chơi ca hát đón chờ thời khắc thiêng liêng nhất của Năm Mới – Giao Thừa. Khi tiếng chuông nhà thờ điểm rộn vang hồi dài, ngọn lửa trại cũng được thắp sáng lên, làm tan đi vùng đen tối của mùa đông, báo hiệu giây phút đầu tiên của Năm Mới Kỷ Sửu.

. .. Giờ này là phút giây giao thừa, giờ phút linh thiêng nhất trong năm; ôi phút giây uy nghiêm, thơm hương mới xuân sang, những phút giây ban đầu, dành riêng cho Chúa Xuân... Đoàn con xin Chúa khoan nhân, ban muôn phúc ân thiêng cho nước non an bình, luôn tươi xinh nụ cười tựa hương xuân thắm tươi. (Phút Giao thừa).

Lời hát thánh ca bên ánh lửa hồng làm dậy lên trong các bạn trẻ niềm trào dâng hạnh phúc, được sống thêm những tháng ngày dạt dào hồng ân của Chúa Xuân, một niềm tín thác vào sự che chở quan phòng của Ngài, cho đời các bạn “luôn tươi xinh nụ cười tựa hương xuân thắm tươi”.

Anh Nguyễn Đoàn (trưởng Hội Têrêxa) và anh Phan Dũng (trưởng Giới trẻ) đã đại diện cho tất cả các bạn trẻ trong giáo xứ, bày tỏ tâm tình cảm tạ Thiên Chúa; nguyện cầu cho Sự Thật – Công Lý – Hoà Bình được ngự trị trên quê hương Việt Nam trong năm mới; xin cho mỗi người trẻ trong giáo xứ ý thức vinh dự làm con Chúa, ý thức trách nhiệm liên đới xây dựng quê hương xứ sở, xây dựng xã hội thấm đượm tinh thần bác ái Tin Mừng...

Được quây quần bên bè bạn, bà con, nhiều bạn trẻ xa quê đã lâu nay mới có dịp trở về, không khỏi bùi ngùi xúc động trong thời khắc họp mặt linh thiêng.

“... Ngày đi mưa ướt cả con đường
Ngày về nghe rộn rã tiếng chuông
Ai ơi niềm vui dâng khắp nẻo
Ta về tìm lại dáng quê hương
” (Ngày về, QT).

Mùa Xuân đang về với Quê Hương Làng Nghi yêu dấu. Những mầm xanh tin yêu và hy vọng đang lộ dần từ tâm hồn bao người trẻ, vốn đã được sinh ra trên mảnh đất rất đỗi thân thương này. Biết nói gì đây, biết ước gì đây cho tương lai của các bạn ? !. Chỉ ước một điều, đó là xin cho cuộc đời các bạn sẽ luôn cháy bừng như ngọn Lửa Thiêng kia – ngọn lửa của SỨC TRẺ, TÂM TRẺ - thắp sáng lên yêu thương, sưởi ấm đêm tối cuộc đời.
 
Tòa Giám Mục Thanh Hóa thăm và phát qùa cho bệnh nhân phong và trẻ em khuyết tật dịp Tết
Thanh Hóa
05:23 26/01/2009
LỜI MỜI GỌI

Dịp tĩnh tâm cuối cùng của năm 2008, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, đã mời gọi các cha xứ “ tết là dịp thuận lợi để các cha đến thăm viếng các gia đình, đặc biệt những người nghèo khổ, các cha cố gắng vận động bà con cùng góp sức và tặng vật để giúp cho các gia đình nghèo có được một cái tết tươm tất”.

ĐƯỢC THỂ HIỆN…

Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giuse, ngay sau ngày tĩnh tâm các giáo xứ trong giáo phận đã đồng lòng hướng về người nghèo bằng những hành động cụ thể: Gói bánh chưng, mua gạo nếp, bánh mứt, nước mắm, cá khô và tiền để giúp các gia đình nghèo.

Riêng khu vực Tòa Giám Mục bao gồm: Giáo xứ Chính Tòa, Hội Dòng MTG và Tòa Giám Mục không những đem tết đến cho người nghèo trong giáo xứ mà còn đến thăm và phát quà cho bệnh nhân phong cùi tại Cẩm Thủy, dân thuyền chài ven thành phố Thanh Hóa, em khuyết tật và người bị bệnh tâm thần Quảng Xương. Mỗi phần quà trong đó có gạo, bánh chưng, mức, kẹo, nước ngọt và tiền mặt đã được phát cho những người hẩm hiu và các gia đình nghèo ăn tết Kỷ Sửu 2009.

Ngày 21.1.2009, cha quản lý Tòa giám mục, Giuse Nguyễn Văn Bình; cha Giacobe Mai Văn Toản, quản xứ Ngọc Sơn; cha Giuse Phạm Văn Quế, thường vụ Chính tòa cùng với các sơ Dòng Mến Thánh Giá và ca đoàn giáo xứ Chính Tòa đã đến thăm, quét dọn nhà cửa và phát hơn 100 phần quà cho các bệnh nhân phong cùi tại trại phong Cẩm Thủy.

Sáng sớm ngày 24.1.2009, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Cha đặt trách ơn gọi giáo phận Giuse Vũ Thanh Long, cha Thường vụ xứ Chính Tòa Giuse Phạm Văn Quế cùng với quý thầy, quý sơ dòng Mến Thánh Giá đã đến thăm và phát quà cho các hộ gia đình thuyền chài sống ven thành phố Thanh Hóa.

Đức Cha Giuse cho biết, đây là những hộ dân khó khăn nhất thuộc thành phố Thanh Hóa, hộ khẩu đăng ký thành phố, nhưng chưa biết bao giờ văn minh thành phố mới tới được với họ. Hai, ba thế hệ sống chung trên một chiếc thuyền bé con và đa phần là thất học. Ước vọng đơn sơ của họ làm sao có đủ cơm để được ăn no và có đủ áo để mặc cho ấm, nhưng rồi bao thế hệ vẫn cứ đói và rét. Mỗi năm Tòa Giám Mục đều tổ chức nhiều đoàn đến thăm và phát quà cho họ, nhưng cũng chỉ cho họ được “con cá”, chứ chưa có điều kiện cho họ được “cần câu”.

Sau khi phát quà tết tại đây xong, Đức Cha Giuse và phái đoàn tiếp tục lên đường vào phát quà tết cho các em khuyết tật tại Gia Hà và Trại tâm thần Quảng Xương.

Sơ Anna Hường, phụ trách cộng đoàn MTG Gia Hà thuộc Hội Dòng MTG Thanh Hóa cho biết, được tin phái đoàn TGM đến thăm và tặng quà tết, gia đình có người khuyết tật đã tập trung từ sáng sớm để mong nhận được phần quà cho cái tết gia đình thêm hương vị.

Trước khi phát quà, Đức Cha Giuse đã chúc tết đến các người khuyết tật “các con là những người kém may mắn, xét trên một phương diện nào đó, nhưng chúng con hãy yên tâm là chúng con luôn được sự quan tâm của hết mọi người. Hiện tại giáo phận chưa có một cơ sở khuyết tật nào để nuôi dưỡng chúng con, nhưng khi điều kiện cho phép, cha sẽ cố gắng xây một trung tâm để quy tụ chúng con về và giúp chúng con có được điều kiện sống tốt hơn…”. Ngài cũng khích lệ những gia đình có người khuyết tật hãy can đảm và chịu khó hy sinh chăm sóc người thân kém may mắn của mình thật tốt.

Sau đó phái đoàn vào thăm trại tâm thần Quảng Xương, Đức Cha Giuse và tất cả mọi người trong đoàn đã được các bác sỹ và nhân viên của trại hướng dẫn để phát quà tận tay những người bệnh.

Không chỉ dành những nghĩa cử cao đẹp với người còn sống, khi biết một bệnh nhân vừa qua đời, Đức Cha Giuse đã đến viếng và thắp cho linh hồn người quá cố nến hương với ước mong linh hồn này sẽ được hạnh phúc ở thế giới bên kia sau khi đã sống một kiếp khổ ải ở thế gian này.
 
Bốn mươi mốt con chiên Việt Nam trên đất Thánh Do Thái, mừng Tết Kỷ Sửu 2009
Đ. Lan
06:00 26/01/2009
JERUSALEM- Với niềm hân hoan, rạo rực nhưng xen lẫn với biết bao băn khoăn lo lắng về cuộc chiến nóng bỏng đang xảy ra tại Dải Gaza. Đoàn Hành Hương chúng tôi 40 người, già có, trẻ có, trung trung cũng có với sự hướng dẫn của cha Phaolô Phạm Văn Tuấn thuộc vùng Bắc Đức rời bỏ Đức quốc tiến về Đât Thánh Do Thái tựa như ngày xưa Dân Chúa đi về Thánh Đô để hành hương và tìm dấu chân của Chúa Giêsu.

Xem hình ảnh

Sau hơn 3 giờ bay từ phi trường Koeln đến thủ đô Tel Aviv, buổi trưa ngày 18.01.2009 chúng tôi đặt bước chân đầu tiên trên Thánh Địa. Với vài bỡ ngỡ, e dè chúng tôi tin tưởng bước theo cha Tuấn xuôi thẳng về miền cực nam Do Thái với địa danh Eilat, giáp giới với bán đảo Sinai thuộc chủ quyền của Ai Cập. Sáng sớm hôm sau Đoàn vượt qua biên giới Ai Cập sau khi làm nhiều thủ tục kiểm soát an ninh gắt gao. Chúng tôi nghỉ đêm trong sa mạc Sinai và 2 giờ sáng ngày hôm sau làm một cuộc hành trình trong đêm đen tiến lên đỉnh núi Sinai có độ cao 2.200 mét. Với những bước chân nặng trĩu, mệt mỏi chúng tôi đã lên tới đỉnh núi Sinai vào lúc 6g30 sáng để chiêm ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ vừa mới ló rạng trên đỉnh núi đối diện và nhớ lại những gì Thiên Chúa đã hứa với Tổ Phụ Môisen và luật 10 Điều Răn. Sau đó đoàn trở về Do Thái tiến về Giêrusalem sau khi dừng tại Biển Chết tắm biển tại đây. Vui nhất nằm trên nước mà tay vẫn cầm báo đọc được. Qumran một địa danh nổi tiếng về nhiều nguồn gốc Thánh Kinh, như sách của Tiên Tri Isaia, chúng tôi xem tận mắt các hang động tại dãy núi này.

Giêrusalem thật hùng vĩ với các tường thành khi thấy các ánh đèn vừa sáng lên lúc đoàn chúng tôi đến nơi. Khách sạn nằm trên cao của núi Cây Dầu tạo ra cho chúng tôi một toàn cảnh nhìn xuống thật đẹp. Nơi đây chúng tôi lần mò lại những bước đi của Chúa Giêsu: bắt đầu bằng con đường Chúa nhât Lễ Lá, xuống vườn Cây Dầu thăm nhà nguyện Chúa Than Khóc, nhà thờ các dân tộc, Mộ Đức Mẹ, đi ngang qua cổng thành Sư Tử để đến đền thờ Thánh Nữ Anna, hồ nước Bethesda, nơi Chuá Giêsu chữa lành người bất toại. Sau đó chúng tôi đi 14 Đàng Thánh Giá (Via Dolorosa) và hát vang giữa phố phường.

Như những đứa con khát khao được trở về quê cha, chúng tôi vượt qua biên giới đến phần đất Palestina để thăm làng Bêlem, nơi Chúa Hài Đồng Giêsu đã giáng sinh. Chúng tôi được đặt tay và hôn kính ngay nơi máng cỏ Bêlem có dấu hình Ngôi Sao nằm trong hang đá mà hơn 2000 năm trước Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Trở về Giêrusalem chúng tôi tạt qua Ein Kerem thăm nơi sinh ra của vị Tiền Hô Gioan cũng như đến ngôi nhà Đức Maria đã đến thăm người chị họ Elisabeth. Nơi đấy chúng tôi đọc được bản kinh Magnificat bằng tiếng Việt gắn trên tường cao.

Sống trên đất Thánh, cha con chúng tôi như đã quên đi ngày tháng, quên đi tình hình chiến sự chung quanh, từ Ai Cập sang Do Thái đến Palestina mọi sự an bình, dễ chịu, thân thương bao quanh và chẳng bao giờ nghe được một tiếng súng vang vọng.

Với sự hướng dẫn lão luyện của con chiên đầu đàn, đoàn chiên tiếp tục bước chân đi về miền Galilêa. Đón Taxi lên núi cao Tabor chiêm ngắm ba lều mà Phêrô đã muốn làm cho Chúa Giêsu, Môisen và Elia. Sau đấy mọi người sắn quần lội xuống dòng nước lạnh của song Giorđan, mà nghe đâu đây vọng lại buớc chân của Đức Kitô đang đến cùng Gioan Tẩy Giả.

Với chiếc thuyền nhỏ đưa chúng tôi ra ngoài khơi biển hồ Galilêa trong nắng vàng đang lên cao, như nhớ lại thuở xưa Phêrô đã đi cùng Thầy bồng bềnh trên biển hồ để nhìn Thầy giảng dạy cho dân chúng. Sau đấy đoàn hành hương lên núi Tám Mối Phúc Thật để dâng thánh lễ Chúa nhật ngay ngoài trời với ánh nắng chan hòa. Lúc này được nghe Hiến Chương Nước Trời mới thấy ý nghĩa cao cả làm sao. Sau đấy chúng tôi thả bộ từ trên núi xuống và tạt qua nhà nguyện Mensa Christi, nơi Chúa Giêsu dùng bữa ăn với các môn đệ.

Trưa đến chúng tôi tự thưởng cho mình những con cá chiên thơm phức được gọi là Cá Phêrô, để vừa thưởng thức vừa nhớ lại 2 con cá Chúa đã dùng để nuôi hơn 5 ngàn người, và giờ đây có chúng tôi tham dự.

Thời gian trôi qua thật mau, 10 ngày hành hương Đất Thánh mà chúng tôi đã hưởng trọn 8 ngày, đến lúc phải rời bỏ mảnh đất linh thiêng và cũng nhiều kỷ niệm này, đồng nghĩa phải chia tay nhau, xa cha, xa anh chị trong đoàn, môi người mỗi hướng như các Tông Đồ xưa cũng phải chia tay nhau đi rao giảng nước Chúa. Thật sự chúng tôi không muốn nghĩ đến, chỉ muốn làm sao ghi lại, giữ lại thật nhiều trong ký ức những hình ảnh linh thiêng từ tảng đá nơi Chúa Giêsu quỳ cầu nguyện, nơi đỉnh đồi Golgôtha tuôn chảy dòng suối ơn cứu độ, giếng nước nơi Mẹ Maria khi đến thăm viếng chị Elisabeth đã hằng ngày kín nước để giúp người chị họ của mình… Còn rất nhiều kỷ niệm trong lúc này không thể ghi ra hết được trong những ngày theo cha rong ruổi trên Đất Thánh.

Cuối cùng với không gian xa cách, khi những tiếng pháo đón Giao Thừa linh thiêng nổ dòn trên quê hương Việt Nam, cũng là lúc đoàn hành hương chúng tôi đang đứng trên mảnh đât quê ngoại, làng Nazareth, nơi tổ ấm Thánh Gia, trước đền thờ Truyền Tin, cha con chúng tôi đón Giao Thừa vời Lời Chúa, với những bài thánh ca cầu cho quê hương, cầu bằng an cho Năm Mới Kỷ Sửu 2009: “Ngày đầu Xuân con dâng lên Thiên Chúa chí tôn, lời cảm mến chúc khen Cha chí lành… Chúa đã ban cho một mùa Xuân, mùa Xuân thắm tươi hy vọng cho muôn người trên dương gian”. Mọi người chúc mừng Năm Mới, chúc mọi điều tốt đẹp vời tràn đầy Ơn Chúa và sức khỏe. Tiếng cười nói vang vọng một góc nhà của Thánh Gia trong những cái bắt tay nồng ấm thân thiết nhất.

Một Giao Thừa qua đi nhẹ nhàng, êm ái với Ơn Chúa tràn đầy trong chúng tôi. Sau đó trở về khách sạn, còn được bác tài xế mừng Năm Mới đãi một vòng lên đỉnh núi cao thưởng thức cảnh về đêm với ánh điện nhìn xuống biển hồ Galilêa.

Một ngày thật trọng vẹn Ơn Chúa và tình người.

(Ghi vội trong giờ phút Giao Thừa từ nơi Thánh Địa Do Thái)
 
Mùng một Tết với các tu sĩ Việt Nam du học tại Úc Đại Lợi
Thúy Dung
14:07 26/01/2009
Trong năm qua, tổng giáo phận Perth và cách riêng cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Tây Úc đã đón một số đông đảo các linh mục, tu sĩ từ Việt Nam sang du học.

Nhân ngày đầu năm xin giới thiệu với quý vị những tâm tình của những vị lần đầu tiên đón Tết xa nhà.

Trong bài phóng sự hôm nay, phóng viên VietCatholic là linh mục Giuse Đồng Văn Vinh, chánh xứ nhà thờ Các Thánh ở Greenwood, Perth sẽ phỏng vấn một số tu sĩ nam nữ từ Việt Nam sang Úc theo học và thực tập mục vụ tại Perth gồm thầy sáu Mica Đỗ Huy Nhật Quỳnh thuộc giáo phận Kontum, sơ Maria Nguyễn Thị Minh Du Dòng Đa Minh Rôsa Lima và sơ Maria Nguyễn Thanh Tuyền Dòng Đa Minh Lạng Sơn.
 
CĐCGVN Tổng giáo phận Sydney Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009
Diệp Hải Dung
14:44 26/01/2009
SYDNEY - Ngày Chúa Nhật 25/01/2009 (30 Tết Âm Lịch) các Giáo đoàn Cabramatta, Bankstown, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Revesby long trọng mừng Lễ đón Xuân Kỷ Sửu 2009 theo truyền thống dân tộc Việt Nam.

Riêng tại Giáo đoàn Mt. Pritchard Thánh lễ đón Xuân vào lúc 9 giờ tối, quý Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo đoàn, Cha Anthony Chính xứ Mt. Pritchard, Cha Sơn, Cha Việt và Cha Lâm trong phẩm phục dân tộc tiến lên quỳ trước bàn thờ và dâng lời nguyện Chúc Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi cầu cho Giáo đoàn, cho Cộng Đồng và Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Kế tiếp quý Cha thắp nén hương dâng lên bàn thờ Thiên Chúa và bàn thờ Tổ Tiên, sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.

Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Nguyễn Thiên Thiện Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn ngỏ lời chúc Tết quý Cha và tất cả mọi người. Cha Anthony Chính xứ cũng ngỏ lời chúc Tết đến tất cả mọi người trong Giáo Đoàn. Cha cầu xin Chúa luôn chúc lành cho Giáo đoàn trong Năm Mới 2009. Sau đó quý Cha phân phát Lộc Thánh đầu năm cho tất cả mọi người và Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan đón Năm Mới.

Ngày Chúa Nhật 26/01/2009 (Mồng 1 Tết) cũng là ngày Quốc Khánh của Úc Đại Lợi (Australia Day) mọi người trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney hành hương Minh Niên kính viếng Đức Mẹ nhân ngày Đầu Năm. Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria lời nguyện đầu năm mới và hiệp cùng tất cả mọi người dâng giờ đền tạ với chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Cầu cho Gia Đình, cầu cho Quốc Thái Dân An, đặc biệt cầu cho Quê Hương Úc Đại Lợi nhân ngày Quốc Khánh.

Sau đó mọi người di chuyển về hội trường Trung Tâm tham dự Thánh lễ đầu Năm Mới do quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Việt và Thầy Đặng Đình Nên phụ giúp Lễ.

Trước khí kết thúc Thánh lễ Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chúc Tết quý Cha và tất cả mọi người được an khang và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa trong Năm Mới Kỷ Sửu 2009 và sau đó mọi người cùng ở lại chung vui buổi tiệc trà nho nhỏ thuần túy quê hương trong ngày Tết gồm Bánh Chưng, Mứt Kẹo và Dưa Hấu.
 
Mùng một Tết với các linh mục Việt Nam ''trấn thủ lưu đồn'' tại các giáo xứ vùng quê Úc Đại Lợi
Thúy Vi
15:26 26/01/2009
Trong ngày đầu năm Âm Lịch các linh mục Việt Nam đang “trấn thủ lưu đồn” ở các vùng quê đã về đón Tết với các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam.

Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc đã đón tiếp nhiều linh mục ở xa. Nhiều vị đã vượt hàng trăm cây số, đã đến dâng lễ chung vui với cộng đoàn

Trong phóng sự này, chúng tôi cũng gởi đến quý vị và các bạn tâm tình của cha Giuse Trần Minh Nhật chánh xứ họ đạo Đức Bà Truyền Giáo và cha Gioan Baotixita Nguyễn Quyết Chiến, người phải coi sóc cùng một lúc 5 xứ đạo vùng quê Bencubbin thuộc Tổng Giáo Phận Perth.
 
Thư chúc Tết của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN gửi Liên Đoàn CGVN/HK
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
17:10 26/01/2009
Kính gửi Cha Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,

Năm Mậu Tý đang từng giờ, từng phút lui dần vào quá khứ, nhường chỗ cho Năm Mới Kỷ Sửu gần kề. .. Chúng tôi sắp lên nhà nguyện để cử hành Giờ Thánh tạ ơn và sám hối vào lúc cuối năm, chúng tôi cũng mang những tâm tình của cha vào trong giờ cầu nguyện đặc biệt này.

Trong giờ phút linh thiêng của ngày Đầu Xuân, xin được kính chúc Cha Chủ tịch, quý cha và anh chị em được tràn đầy niềm vui và bình an trong vòng tay yêu thương của Chúa là Cha nhân ái hằng muốn trao ban cho con cái những điều tốt đẹp.

Những tâm tình của Cha Chủ tịch trong Tâm thư Xuân Kỷ Sửu 2009 thật phong phú, gợi lại trong chúng ta những kỷ niệm của năm đã qua và cũng mời gọi hướng tới năm mới với tâm tình hiệp thông, tin tưởng phó thác. Cám ơn Cha về những chia sẻ hiện tình của cộng đoàn hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ.

Phần tôi, xin được chia sẻ đôi tâm tình của người "ở nhà". Đúng là trong năm qua, Giáo Hội tại quê nhà - cũng như ở mọi nơi - đã có những khó khăn và thử thách, nhưng cũng là cơ hội thật quý giá để chúng tôi nhận ra tình yêu thương của Chúa là Đấng hằng thanh luyện kẻ được Ngài yêu thương. Cám ơn Cha và anh chị em đã quảng đại chia sẻ cụ thể và hiệp thông trong lời cầu nguyện để "Hội Thánh được hợp nhất và bình an theo thánh ý Chúa".

Hướng về Năm Thánh 2010, mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24/11/1960-2010), như Cha và anh chị em đã biết, chúng tôi chọn đường hướng mục vụ là "Giáo dục công giáo" và năm 2009 này hướng vê việc "canh tân môi trường giáo dục gia đình", xin anh chị em cùng chúng tôi cầu nguyện và thực hiện việc giáo dục trên lãnh vực đức tin, đức ái, các giá trị nhân bản, chân lý và sự thật, tôn trọng sự sống. Đây cũng là điều mà Cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình lần thứ VI tại Mexico đề ra: "Gia đình, thầy dạy các giá trị nhân bản và Kitô giáo". Cầu chúc gia đình anh chị em luôn có Chúa ở cùng.

Xuân đến, kính chúc Cha Chủ tịch, quý cha và anh chị em PHÚC-LỘC-THỌ, AN KHANG - HẠNH PHÚC trong ơn Chúa.

+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo phận Đàlạt
Chủ tịch HĐGM Việt Nam
 
Giao thừa: Chúa ở đâu?
Nắng Sài Gòn
17:19 26/01/2009
Thời khắc giao thừa Chúa ở đâu…?
Con đi tìm Chúa chốn giang đầu.
Trong con hẻm nhỏ, nơi góc phố,
Xó chợ, gầm cầu suốt đêm thâu
.

Giây phút giao thừa là một thời khắc thật thiêng liêng với mọi người, ai ai cũng mong được về đoàn tụ với gia đình để thưởng thức bầu khí hạnh phúc, linh thiêng, trang trọng đầu năm. Sau giây phút dành cho gia đình, người người lại đổ ra đường kéo nhau đến các nhà thờ hay các ngôi chùa để hái lộc đầu năm, trong một bầu khí vui xuân đón tết trên khuôn mặt của những người vui xuân đều tỏ lộ một nét vui tươi, hớn hở hầu cầu mong cho mình có được một năm mới an lành, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Giữa bầu khí linh thiêng đó lại có những con người đang lang thang trên các con hẻm nhỏ, hay nằm ngủ nơi góc phố, gầm cầu, xó chợ …họ đang âm thầm ngậm nhấm một nỗi buồn tê tái cho số phận hẩm hiu của mình, vì mình không có nơi chốn để về hay muốn về mà lực bất tòng tâm vì không có điều kiện để về hay còn vì nhiều lý do khác nữa …

Để chia sẻ và cảm thông với những anh chị em ấy. Năm nay Cha Lê Quang Uy DCCT, nhờ sự giúp đỡ của các hảo tâm, cha đã đứng ra tổ chức cho nhiều anh chị em thiện nguyện đến từ các nhóm trong thành phố đi thăm và chúc tết các anh chị em phải sống cảnh lang thang, cơ nhỡ, vì một lý do nào đó mà phải đón xuân trên các nẻo đường gió bụi, chuyến đi này được gọi là đi “Lì xì cho Chúa Giêsu”, ý tưởng này có lẽ phát xuất từ một số các bạn trẻ Nhóm DOJ ( Disciples of Jesus – Môn Đệ Chúa Giêsu ).

8 giờ tối Cha Uy dâng thánh lễ, sau thánh lễ các anh chị em tập trung phía sau nhà thờ chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một nhóm trưởng phụ trách, cha Uy cũng tham gia vào một nhóm, có khoảng 500 phần quà, có 8 địa điểm trong thành phố được nhắm đến, sau khi nhận quà và các bao lì xì từ tay anh trưởng phụ trách chung, tất cả mọi người tản về các địa điểm đã định trước để đi tìm Chúa Giêsu để chúc tết và lì xì cho Ngài.

Nhóm chúng tôi nhận 50 phần quà, vì nhận cuối cùng nên nhóm chỉ còn nhận được 30 bao lì xì thôi, thế là còn thiếu 20 bao, tôi đang suy nghĩ để tìm cách kiếm thêm 20 bao nữa, thì may quá lúc đó tôi gặp chị H, chị là một nhà Mạnh Thường Quân của các nhóm từ thiện tôi liền xin chị 20 phần lì xì đó và đã được chị rất vui vẻ giúp đỡ. Thế là đã đủ chúng tôi liền thẳng hướng ngoại thành Hóc Môn để đi tìm Chúa Giêsu.

Chúng tôi đi vào các ngôi chợ trong vùng Hóc Môn, các vỉa hè vắng, nơi mà thường có các người lang thang không nhà cửa làm nơi trú ngụ, những hình ảnh thật cảm động, những con người nằm co ro trong tấm áo mỏng manh đang chập chờn dỗ giấc ngủ để quên đi các thân phận thực tại hẩm hiu của mình. Vâng! Có lẽ chỉ có giấc ngủ thật sâu mới thật sự đem lại cho họ hạnh phúc, chỉ lúc đó họ mới tạm quên đi những nỗi u sầu sâu thẳm, vì khi thức giấc nhìn thấy cảnh tấp nập của mọi người vui xuân mà sẽ lại cảm thấy tủi thân, chúng tôi cũng đến chia sẻ một số phần quà ở các ngôi chùa nơi đó cũng có một số người ăn xin mong tìm được một chút lòng hảo tâm của những người đi thắp nhang cúng phật.

Chúng tôi đã đi hết một vòng mà mới chỉ phát được một ít, chúng tôi liền đi thêm vòng thứ hai và đi thêm lộ trình mới, vừa đi chúng tôi vừa thầm cầu nguyện và thầm gọi: “Chúa đang ở đâu Chúa ơi! Giây phút linh thiêng này chúng con đang đi tìm Chúa, Chúa ơi!” đến 2 giờ sáng mà chúng tôi cũng mới chỉ phát được gần 30 phần quà, số còn lại chúng tôi nghĩ đến những người nghèo xung quanh xóm ngõ mà chúng tôi biết và chúng tôi đã dành những phần quà còn lại cho các người nghèo khổ đó.

Món quà tuy nhỏ, giá trị vật chất chẳng đáng là bao nhưng đã gói ghém tất cả tấm lòng chân thành của những nhà hảo tâm, các cha DCCT và anh chị em thiện nguyện thành phố và nhất là đã dạy cho chúng tôi một bài học thật giá trị về tình yêu mà Thiên Chúa đã dạy chúng ta trong Tin Mừng và chúng tôi cũng cảm thấy thật hạnh phúc là mình đã gặp được chính hình ảnh của Chúa Giêsu thật sự trong những con người nghèo hèn, khốn khổ hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu! Xin tiếp tục đốt lên trong trái tim chúng ngọn ngọn lửa tình yêu được thắp từ Trái Tim Nhân Lành của Chúa, để ngọn lửa tình yêu ấy luôn cháy mãi trong tâm hồn của mỗi người chúng con. Amen.

Giao Thừa năm 2009 tại Saigòn
 
Thư chúc Tết của Đức Cha trưởng Văn phòng Thư ký HĐGMVN
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
17:26 26/01/2009
Cha Giám đốc qúi mến,

Xuân Kỷ Sửu 2009 sắp bắt đầu, Văn phòng Thư ký HĐGMVN kính chúc Cha và các Anh Chị Em cộng tác viên của VietCatholic một Năm Mới nhiều ân lộc của Thiên Chúa, sức khỏe, niềm vui và bình an.

Hiệp thông trong lời nguyện dịp đầu Xuân.

Tm. Văn phòng Thư ký,
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xuân Công Lý
Lê Minh
01:53 26/01/2009
Xuân về trên linh địa Mẹ ơi
Sương giá chưa tan sự thật mờ
Xin ban nắng ấm gửi trong gió
Công lý về một sáng mùa xuân…

Xuân về trên đất cũ người ơi
Giá rét đêm qua cũng tạnh rồi
Nắng mới vàng hoe và gió mới
Gọi tiếng chim về hoa lại rơi.
 
Chiếu cuối năm tại nhà thờ chính tòa giáo phận Đà Nẵng
Phạm Cảnh Đáng
02:16 26/01/2009
ĐÀ NẴNG - Hôm nay ngày 25-1-2009, tức ngày ba mươi tết, bầu trời Đà Nẵng vẩn còn u ám, nặng nề, vì những cơn mưa cuối mùa vẫn như chưa muốn dứt. Người ta lợi dụng những lúc hửng trời để xuống đường, ra phố mua sắm những thứ cần thiết cho ba bửa tết. Nhìn chung sức mua năm nay kém hơn mọi năm, nhất là ở các vùng ngoại ô, vùng nông thôn.. mọi người phải dè sẻn chi tiêu..

Trong bầu khí rộn ràng, vội vả, lo toan của chiều cuối năm, Đoàn Hành hương Huynh đệ của Các Đức Giám Mục Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, đã bất ngờ ghé thăm Giáo phận Đà Nẵng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi dừng chân tại Đà Nẵng, đoàn đã đến thăm hỏi, trao đổi và chia sẽ với Giáo phận, với ĐGM Châu ngọc Tri

Sau đó, lúc 17 giờ, tại Nhà thờ Chính Toà ĐN, Đoàn đã cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn cuối năm,để cùng với Giáo phận ĐN tạ ơn Chúa vì những Hồng Ân Chúa Ban cho Giáo Phận trong năm qua, và xin Chúa gìn giữ nâng đở trong những năm sắp đến.

Thánh lễ Đồng tế Huynh đệ do ĐGM Châu ngọc Tri chủ lễ, cùng với ĐTGM George Niederauer of San Francisco, ĐGM Ignatius Chung Wang phụ tá GM San Francisco, ĐGM Todd Brown of Orange County và ĐGM Dan Walsh of Santa Rosa. Cùng một số linh mục cùng đồng tế.

Trước khi bắt đầu Thánh lễ, ĐGM Giáo phận ĐN, Châu ngọc Tri đã đọc bài Chào mừng đoàn, vì đã bất ngờ đem đến cho Giáo phận niềm vui lớn lao vào nhưng giờ phút cuối cùng của năm Mậu Tý. Sự hiện diện của quý Ngài trong những giờ phút giao thừa linh thiêng này đã nói lên niềm hiệp thông huynh đệ quý báu mà quý Ngài ưu ái dành cho Giáo phận Đà Nẵng. Tiếp đó là Cộng Đoàn Giáo phận đã dâng lên quý ĐGM, quý linh mục và Giáo dân cùng tháp tùng Đòan, những bó hoa thắm đượm tình huynh đệ, thân thương.

Sau Thánh lễ, ĐC. Tri đã mời Đoàn qua TGM để dự bửa cơm tất niên theo tập tục Việt Nam.

Được biết mục đích chuyến viễn du của Đoàn là “ Hành hương Huynh đệ”, đến thăm hỏi, chia sẽ với Đức TGM Ngô quang Kiệt và Tổng Giáo phận Hà Nội. Đồng thời giao lưu kết nghĩa giữa các Giáo Phận. Đoàn cũng đã hiệp dâng Thánh lễ với ĐTGM Kiệt và Tổng Giáo phận Hà Nội vào ngày 21-1 vừa qua.

Đoàn sẽ đón giao thừa TẾT Kỷ Sửu tại Thành Phố Đà Nẵng, và ngày mồng một tết sẽ ra thăm Tổng Giáo phận Huế.
 
Phái Đoàn các Giám Mục Hoa Kỳ mừng Tất Niên với giáo phận Đà Nẵng
Hạnh Nhân
02:45 26/01/2009
ĐÀ NẴNG - Sau mấy ngày thăm viếng TGP Hà Nội và chia sẻ sinh hoạt của những ngày áp Tết tại thủ đô, nhóm hành hương công giáo từ California Mỹ đã đến Đà Nẵng để đón giao thừa. Phái đoàn gồm Đức TGM George Niederauer, Giáo phận San Francisco, Đức Cha Ignatius Chung Wang, GM Phụ tá GP San Francisco, Đức Cha Todd Brown, GM Giáo phận Orange County, Đức Cha Dan Walsh, GM phụ tá GP Santa Rosa. Ba linh mục trong đoàn là các Cha Michael Heher và Phạm Minh Tuấn, TĐD và thư ký TGM Orange County, Cha Jerry McCormick từ Giáo phận Monterey, và một nhóm giáo dân tháp tùng.

Xem hình ảnh

Phái đoàn đáp chuyến bay đêm 29 Tết để đến Đà Nẵng vào lúc 20h30 tối trong cơn mưa tầm tã. Đức Giám mục GP Đà Nẵng và một số linh mục, giáo dân đến đón phái đoàn tại phi trường. Những bó hoa tươi và nụ cười dòn dã đã làm ấm áp bầu khí mưa lạnh trong những ngày này.

Sáng hôm sau 30 Tết, đoàn đi thăm phố cổ Hội An và chiều về dâng Thánh Lễ đồng tế tạ ơn cuối năm mừng lễ Thánh Phaolô Tông đồ trở lại với ĐGM Đà Nẵng, với quí Cha và cộng đoàn Giáo dân đông đảo thuộc Giáo xứ Chính Toà. Ngõ lời chào mừng phái đoàn trước Thánh lễ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng đã nhắc đến chữ “change” – thay đổi, đang được xã hội Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm hiện nay, trong thời gian chuyển giao chính quyền liên bang. Ngài đã gọi Thánh Phaolô là Tông Đồ của sự thay đổi. Thánh nhân được “thay đổi” cách triệt để bởi Chúa Giêsu trên đường đi Damasco và được sai đi loan Tin Mừng của sự Thay Đổi dưới sự tác động của Chúa Thánh Linh là Đấng luôn canh tân đổi mới trong lòng Giáo Hội và trên toàn thế giới. Chuyến viếng thăm của phái đoàn Hoa Kỳ đến Giáo phận Đà Nẵng và những Giáo phận khác trong dịp này cũng mang dấu ấn của sự thay đổi trong cách thể hiện mối tương quan giữa Giáo Hội Chúa khắp nơi và Giáo Hội tại Việt Nam hiện nay.

Chia sẻ ngắn gọn trong Thánh lễ tạ ơn tất niên, Đức Cha Dan Walsh, GM phụ tá GP Santa Rosa triển khai chủ đề ơn gọi truyền giáo đặc biệt của Thánh Phaolô và của Giáo Hội ngày nay. Ngài chúc mừng năm mới đến Đức Cha Giuse và Giáo phận, cầu mong những điều tốt lành nhất đến với mọi người trong năm Con Trâu này. Cuối Thánh lễ, Đức Cha Todd Brown đại diện đoàn, tặng quà cho Đức Cha Giuse, GM Đà Nẵng. Theo lời cắt nghĩa của Cha thư ký Phạm Minh Tuấn, đó là hương liệu dùng để pha chế dầu thánh trong ngày Lễ Dầu. Kế đó, hiệp ý với Đức Cha Giuse chủ tế, các giám mục đồng tế cùng ban phép lành với Ơn Toàn Xá cho cộng đoàn tín hữu nhân ngày Lễ Thánh Phaolô Trở Lại, đặc ân của Toà Thánh trong Năm Thánh Phaolô này.

Sau Thánh lễ, đoàn đã dự bữa cơm tất niên tại Toà Giám mục Đà Nẵng với các món ăn truyền thống ngày Tết của miền Trung Việt, đặc biệt là món bánh tét chiên khoái khẩu và bánh ít lá gai, dẻo dai và ngọt lịm như lòng hiếu khách của dân mình. Đức Cha Giuse cũng tặng phong bì may mắn cho mỗi người trong đoàn, đặc biệt là những chú trâu của năm Kỷ Sửu nằm giương sừng ngạo nghễ bằng đá cẩm thạch, đặc sản của danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.

Đêm nay, đoàn sẽ đón giao thừa và xem bắn pháo hoa tại Đà Nẵng, sáng mai Mồng Một Tết sẽ lên đường đi thăm Tổng Giáo phận Huế và cử hành Thánh lễ Mồng Một Tết ban chiều tại Nhà thờ Chính toà Phủ Cam.

Kính chúc đoàn thượng lộ bình an. Cầu chúc cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ ngày thêm thăng tiến. Đức Cha Giuse, Giám mục Đà Nẵng thêm một lần nữa cám ơn chuyến viếng thăm của đoàn, và cũng không quên gửi theo đoàn những lời cầu chúc chân thành và tốt đẹp nhất đến với anh chị em Việt kiều tại Mỹ, thêm một năm nữa vui Xuân đón Tết xa quê hương mình.
 
Bờ cõi bừng Xuân quyết tiến
Văn Quảng
05:25 26/01/2009
Quê Hương đi mùa đông đầy dã thú
ta vẫn nghe rất rõ tiếng loài người
lệnh Tiền Nhân, một Xuân đại đổi đời
ta nghe tiếng gươm mài trong ngục tối

vó Quang Trung từ Ba Sao lao LÝ
trống Mê Linh hòa nhịp thở CÔNG NHÂN
Trần Bình Trọng viết mới sử HÙNG anh
cờ Lam Sơn bọc tim phần phật NGHĨA

Lửa căm hờn Hưng Yên đưa tiễn Mẹ
Hoàng Trường Sa, Bản Giốc Lửa nối lòng
đây Bình Dương! Đây Thanh Hóa! Kiên Lương!
cả Thái Bình hãy kiên cường chuyển lửa!

Xuân Hạ Hồi nung Thái Hà rực đỏ
Lửa truyền đời lan khắp cả non sông
đây An Bằng! đây Vinh Sơn! Vĩnh Long!
toàn bờ cõi Lửa bùng Xuân Quyết Tiến!

(về Vũ Hùng và Hồ Thị Bích Khương
hai vị anh hùng đang đổ máu
)


Xuân Kỷ Sửu ngày 25. 1. 2009
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vatican và Vấn Đề Diệt Chủng (2)
Vũ Văn An
04:37 26/01/2009
Vatican Và Vấn Đề Diệt Chủng

Nạn nhân Cộng Sản thì sao?

Cũng cần chú ý một điều: những người chống báng kia không muốn nghe nói về các nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản, mà con số vượt rất xa con số 11 triệu người bị Quốc Xã giết chết. Tại sao họ không muốn nghe chuyện đó? Bởi vì ngoài lòng thù ghét đối với Giáo hội Công giáo ra, họ muốn thuyết phục để thế giới tin rằng mọi cái ác chính trị đều do phe hữu mang lại. Hai mươi năm nữa, rất có thể thế giới sẽ tỉnh ngộ về nạn phá thai, cũng như họ đã tỉnh ngộ về nạn nô lệ và những tội ác khác trong quá khứ. Nhưng bạn đừng ngạc nhiên nếu một thế hệ mới những kẻ láo khoét sẽ bắt đầu viết những cuốn sách và những vở kịch về Ðức Gioan Phaolô II, nhạo báng sự im lặng của Ngài trước thảm trạng hàng triệu trẻ sơ sinh vô tội bị giết oan (vì phá thai). Những lời phỉ báng Ðức Piô XII hiện nay cũng vô lý chẳng kém. Tuy nhiên, trong câu chuyện này vẫn có điểm tích cực ở chỗ những thù ghét chống Ðức Piô XII cũng như các Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ này đã chứng tỏ các ngài quả là những Kitô hữu chân thực. Vì “nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng nó đã ghét Ta trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian tất đã yêu thương các con; nhưng bởi vì các con không thuộc về thế gian, nhưng Ta đã chọn các con từ trong thế gian, nên nó thù ghét các con”.

Chủ nghĩa Xion (zionism)

Tưởng cũng nên thêm ở đây cái bộ mặt hai chiều (double standard) của những người Zionist. Trong khi họ đòi Đức Piô XII phải lên tiếng đích danh lên án Quốc Xã, dù thực tế Ngài đang ở trong tình trạng gần như bị giam lỏng, thì chính họ lại từ khước không chịu lên tiếng ít nhất để phê phán các hành động tàn ác của Nhà Nước Do-Thái tại West Bank, Gaza và Nam Lebanon. Một người nổi tiếng sống sót khỏi Nạn Diệt Chủng là Elie Wiesel (người, theo Cornwell, đã đưa Friedlander vào đường sự nghiệp), được người ta yêu cầu phát biểu ý kiến về Intifada, một phong trào nổi dậy của người Palestine trong các vùng Do-Thái chiếm đóng tại West Bank và Gaza. Ông ta đã từ chối không kết án chính sách đối xử bất nhân đối với người Palestine của Nhà Nước Do-Thái, một đối xử đã được các nhóm nhân quyền như Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và chính Liên Hiệp Quốc thu thập tài liệu đầy đủ. Lý do được Wiesel nêu ra là mặc dù được sống yên ổn tại Phương Tây theo Kitô giáo, câu trả lời của ông có thể có lợi cho kẻ thù của Do-Thái. Không phải chỉ có Wiesel, đại đa số các lãnh tụ Zionist tại Mỹ đã im hơi lặng tiếng đối với kỷ lục xâm phạm nhân quyền của Nhà Nước Do-Thái. Nhưng họ lại to tiếng nhất trong việc kết án Pacelli! Họ sẽ nghĩ sao nếu giờ đây các nhà trí thức Công giáo lên tiếng tố giác Do-Thái giáo phải chịu trách nhiệm về tội ác của Stalin, bởi vì rất nhiều lãnh tụ Bolshevik vốn là người Do-Thái (xem Stuart Kahan, The Wolf of the Kremlin và Malcolm Muggeridge’s, Winter in Moscow). Chắc họ sẽ phản đối ầm ĩ. Thực sự Karl Marx, ông tổ chủ nghĩa cộng sản, và Leon Trotsky, một lãnh tụ Bolshevik sau trở thành kẻ thù của Stalin, đều là người Do-Thái, trong khi đại họa của thế giới là Vladimir Lenin vốn nửa người là Do-Thái. Người ta tự hỏi tại sao các nhà Zionist, theo tờ London Daily Express (24/03/1934), trong cuộc đại hội toàn thế giới, đã chọn Ðức để tấn công mà lại đồng thời không chịu chọn cả Liên Bang Sô Viết, nơi biết bao Kitô hữu cả tả lẫn hữu đang bị phanh thây? Và hỏi liệu các nhà Zionist có hay chăng bất cứ một giải thích nào cho sự im hơi lặng tiếng của mình trước nạn diệt chủng của Stalin đối với quảng đại quần chúng Kitô hữu? Người ta ước lượng rằng dưới ‘Ðế quốc tội ác’ Cộng Sản, hàng chục triệu người đã chết oan. Trên địa hạt truyền thông, một trong những lời chỉ trích đức Piô nặng nề nhất chính là tờ New York Times, từ lâu vốn là bộ máy thông tin sai lạc của người Zionists và là người biện hộ trâng tráo cho những sai lầm của Nhà Nước Do-Thái, mới đây người ta tiết lộ rằng phóng viên tại Liên Bang Sô Viết của tờ này, ông Walter Duranty, nguyên gốc Anh nay đã qua đời, chính là một cò mồi cho bộ máy tuyên truyền của Stalin. Vụ diệt chủng/đói kém trong các năm 1932-1933 tại Ukraine là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử do con người tạo ra. Ðồ tể của Stalin trong tội ác tầy trời chống nhân loại này chính là Lazar Kaganovich. Tên này vốn là một người Do-Thái cũng là một trong những người ký vào lệnh diệt chủng hơn 25,000 sĩ quan công giáo Ba-Lan trong vụ thảm sát tại Rừng Katyn mùa Xuân 1940. Hàng triệu nông dân thiệt mạng trong các vụ cưỡng bức tập thể ở Ukraine. Nhưng New York Times không những bỏ qua những chuyện ấy mà còn tìm cách che đậy nữa. Thảm họa ấy được tờ báo gọi “phần lớn là tầm phào” (mostly bunk). Còn các vụ Stalin xử thanh trừng trong các năm 1928, 1934 và 1936 được tờ báo phúc trình như “để phục vụ công lý”. Trong khi đó, trong số ra ngày 17 tháng 7 năm 1990, tờ Washington Times tường trình chỉ có một triệu người Do-Thái chết tại Auschwitz chứ không phải bốn triệu như các người Zionists nguyên thủy vẫn tuyên bố. Ba trăm ngàn người không phải là Do-Thái cũng đã chết tại đó. Các nhà nghiên cứu tại đền kỷ niệm Yad Vashem tại Do-Thái cũng nhìn nhận con số mới trên là đúng. Nếu quả điều này đúng, thì con số 6 triệu người Do-Thái chết dưới chế độ Quốc Xã do phe Zionist nguyên thủy đưa ra hẳn phải trừ đi phân nửa. Và vì thế người ta phải đặt nghi vấn: “Tại sao những người Zionists này đã phóng đại con số nguyên thủy các nạn nhân Do-Thái lên như thế?”.

Tự mâu thuẫn

Riegner mà chúng tôi đã nhắc trên đây cũng khó tránh được cái lỗi hai mặt tương tự. Linh mục A. Graham S.J, một trong bốn thành viên trong ban ấn hành bộ tài liệu thời chiến của Vatican, khi nhận định về chiến dịch công kích Đức Piô XII, cho biết Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký Visser’t Hooft, đã quyết định không công khai lên án Quốc Xã, nhưng âm thầm triển khai các kế hoạch giúp người Do-Thái của mình. Hội Hồng thập tự Quốc tế có trụ sở tại Geneva cũng thế: Nhiều thành viên muốn có lời kết án công khai trước các tàn ác dã man của Quốc Xã, nhưng Hội đã đi đến kết luận rằng một phản đối công khai a) sẽ không đem lại hiệu quả nào, và b) nó còn phương hại đến các điều lợi mà Hội đang thực hiện cho các người bị giam giữ. Không ai ngày nay đi tra vấn sự hợp lý của các quyết định trên. Nhưng lại chĩa mũi dùi công kích vào Đức Piô XII là người có cùng một quyết định. Trong phản ứng riêng của mình đối với quyết định tiêu cực (không công khai phản đối) của Hồng Thập Tự, chính đại diện tại Geneva của Tổng Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewich Congress), Gerhart Riegner, đã chấp nhận tính cách hợp lý thích đáng của nó. Nếu có điều cần làm để cứu các người Do-Thái đang bị đe dọa, thì điều đó cần được theo dõi, thay vì phản đối: ‘Tôi tin rằng – ông ta (Carl Burckhardt) nói với Ðại diện Ủy Ban - phản đối chỉ cần trong trường hợp thực sự không còn gì khác phải làm trong lúc ấy. Nhưng nếu ai đó vẫn còn có thể có một chút ảnh hưởng nào đó và họ muốn tự chế không muốn phản đối, thì điều cần là phải hành động chứ không phải tự mãn với việc thụ động ghi chép những tin tức về người bị đầy ải’. Quan điểm của Riegner, chuộng hành động hơn lời nói, quả trái ngược với ám ảnh trổi vượt hiện nay muốn có những phản kháng công khai, như thể những phản kháng ấy là những mục đích tự tại không bằng.”(How to Manufacture a Legend: The Controversy over the Alleged Silence of Pope XII in World War II). Ấy thế mà nay, Riegner đang góp phần vào chiến dịch công kích Đức Piô XII một cách khá mạnh mẽ, tố cáo ngài là mặc dù biết rõ mức độ và phạm vi khủng khiếp của Holocaust, mà vẫn im hơi lặng tiếng (xem thêm nhận định của ông nhân dịp công bố tài liệu We Remember của Tòa Thánh).

Thánh Do Thái hay Thánh Công Giáo

Hội chứng độc quyền đối với Holocaust của những người Zionists, như nhận định của Kavaney trên đây, không lúc nào rõ cho bằng dịp phong á thánh rồi hiển thánh cho Edith Stein, người con gái Xion. Như mọi người đã biết việc Edith quyết định gia nhập đạo Công giáo và sau đó đi tu Dòng Kín Carmel bị thân mẫu là bà Augusta Stein, dù được nhiều nhà phê bình coi như không hẳn con chiên ngoan đạo lắm của Do-Thái Giáo, lên án như một hành vi phản bội không phải chỉ riêng gia đình mà là cả giòng giống Do-Thái. Bẩy mươi năm qua rồi, lời kết án ấy không những không giảm mà còn bùng lên mạnh mẽ ngay cả nơi những người vốn tích cực tham gia trào lưu đối thoại với Công Giáo như đạo trưởng Melanie Aron (Edith Stein – Jewish Saint? October 23, 1998). Ông gọi bà là Tên Bỏ Ðạo (apostate) và dĩ nhiên không công nhận tư cách tử đạo của bà. “Ðối với tôi, rõ ràng Edith Stein bị giết vì bà là người Do-Thái chứ không dính dáng gì tới niềm tin tôn giáo của bà”. Jonathan S. Tobin, chủ bút tờ Connecticut Jewish Ledger, trong bài Converts, Saints and Jews: Confronting the Story of Edith Stein,October 15, 1998, kịch liệt lên án việc phong thánh cho Edith Stein: “Ý niệm coi cái chết của Edith Stein như biểu tượng cho việc áp chế giáo hội Công Giáo trong biến cố Diệt Chủng, mà một số người từng làm, quả là ghê tởm (repugnant). Stein chết tại Auschwitz không phải vì niềm tin tôn giáo, mà chỉ vì nguồn gốc Do-Thái của mình, dù chết trong bộ áo dòng. Dù Giáo Hội Công Giáo rất cố gắng trong việc dùng vụ phong thánh cho Edith Stein như một dịp tự vấn lương tâm mình về Nạn Diệt Chủng và cổ động lòng kính trọng đối với người Do-Thái, việc biến người phụ nữ này thành biểu tượng đau khổ của Do-Thái đã xúc phạm đến phần đông người Do-Thái. Như vị chủ tịch của Liên Ðoàn Chống Phỉ Báng (Anti Defamation League – ADL), Ông Abe Foxman, đã nói rất đúng, bà không phải là một đại biểu thích đáng cho các nạn nhân Do-Thái…Vấn đề ở đây không hẳn là ý xấu. Giáo hoàng Gioan Phaolô II từng chứng tỏ rất nhiều lần ngài là một chiến sĩ dũng cảm tranh đấu cho lòng khoan dung và trọng kính giữa người Công Giáo và Do-Thái. Công việc của ngài nói lớn hơn bất cứ ngôn từ nào. Nhưng đó mới là khó khăn. Các ngôn từ liên quan đến diễn trình phong thánh cho Stein và các ý niệm của Công Giáo về hy sinh đập vào mặt người Do-Thái như những ý niệm tự nó đã bất kính đối với nỗi thống khổ và niềm vẹn toàn trong đức tin của chúng tôi. Ðề cập đến nỗi thống khổ của Do-Thái bằng các ngôn từ Công Giáo, là những ngôn từ không song hành chút nào với tư tưởng Do-Thái, thì nhất định sẽ dẫn đến xúc phạm. Vụ phong thánh cho Stein đã đổ muối lên vết thương Do-Thái khiến người ta nhớ đến sự bất động của Vatican và phần đông người Công Giáo trong biến cố Diệt Chủng. Nhiều người sợ rằng phong thánh cho Stein là người ta đã Kitô giáo hóa nạn Diệt Chủng, một hành vi chỉ có mục đích phạm thánh lịch sử mà thôi. Và nói đến việc phong thánh cho Piô XII chỉ khiến người Do-Thái ngỡ ngàng và ghê tởm… Chúng tôi chỉ xin một điều là Giáo Hội đừng sử dụng Stein để bôi bẩn lòng kính trọng đối với Do-Thái Giáo hay chân lý của thảm kịch Holocaust của người Do-Thái”.

Tobin có nhắc đến Abe Foxman. Ông này, trong bài The Canonization of Edith Stein: An Unnecessary Problem, viết chung với Leon Klenicki, đăng trên Trang Nhà của ADL tháng 10 năm 1998, viết như sau: “Tỏ lòng tôn kính đối với nỗi thống khổ Kitô giáo là điều có thể hiểu được nếu điều ấy không gây thiệt hại đến thực tại này là Nạn Diệt Chủng trong yếu tính vốn là một chương trình diệt trừ dân tộc Do-Thái. Chẳng may, với một loạt những bước kế tiếp trong các năm gần đây, một số nhân vật Kitô giáo đã hành động theo phương cách chiếm đoạt các biểu tượng thống khổ Do-Thái để tối thiểu hóa tầm ý nghĩa trong chủ trương bài Do-Thái của Công Giáo và bằng việc chú tâm đến công tác tự biến mình thành nạn nhân, đã làm lệch hướng việc xem sét vai trò của Giáo Hội trong việc dựng ra một môi trường giúp cho Nạn Diệt Chủng có thể xẩy ra được. Bắt đầu là việc dựng một tu viện Carmel tại Auschwitz trong thập niên 1980 để cầu nguyện cho người đã chết, kể cả người Do-Thái… Sự hiện diện của các nữ tu là cách chuyên chở ý niệm cho rằng Auschwitz là một nơi tử đạo thực sự có tính Kitô giáo. Không ai hoài nghi đã có nhiều Kitô hữu chết tại Auschwitz, đặc biệt các linh mục Ba-Lan, tuy nhiên công việc chính trong cái trại tập trung ấy là diệt trừ dân tộc Do-Thái. Cho nên cái tu viện kia đã giảm thiểu hóa cái thực tại ấy. Biến cố thứ hai là việc phong thánh cho Maximilian Kolbe. Ông này vốn là một linh mục đã chết thế cho một người tù tại Auschwitz. Và do đó, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho ông. Tuy nhiên ở đây nữa, cũng có vấn đề giảm thiểu hóa ý niệm Diệt Chủng đối với người Do-Thái. Vì ngay tại xà lim Auschwitz, Kolbe vẫn được chọn lựa trong tư cách một Kitô hữu, còn người Do-Thái thì không. Diệt Chủng đối với người Do-Thái là vắng bóng chọn lựa. Ðàng khác, Kolbe, người chịu các kinh hoàng tại Auschwitz, từng là tổng biên tập một công ty xuất bản quan trọng của người Công Giáo tại Ba-Lan trước khi Quốc Xã và Cộng Sản xâm lăng nước này ngày 1 tháng 9 năm 1939. Công ty này ấn hành một tạp chí bài Do-Thái hạng nhất trong nước, dù không có bằng chứng gì cho thấy chính Kolbe có viết bài nào như thế trên tạp chí này. Tuy thế, ông ta vẫn là tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật về tạp chí này. Khi tôn phong một người có liên hệ, dù là liên hệ gián tiếp, đến chủ nghĩa bài Do-Thái từng dẫn đến Nạn Diệt Chủng, và do đó góp phần tạo ra một bầu không khí lãnh đạm khiến không còn ai quan tâm đến việc cứu vớt người Do-Thái, là một lần nữa giảm thiểu hóa các nhậy cảm của Do-Thái xung quanh thảm họa lớn lao này. Ðối với chúng tôi, việc phong thánh cho Edith Stein vào ngày 11 tháng 10 này là một bước nữa trong diễn trình Kitô giáo hóa nạn Diệt Chủng, chứng tỏ rằng Auschwitz, cái biểu tượng cốt lõi của tử đạo Do-Thái, trong yếu tính không phải là một biến cố Do-Thái, một biểu thức bài Do-Thái hoàn toàn có tính ngoại đạo được cái giáo huấn khinh miệt của Kitô giáo nuôi dưỡng suốt hai ngàn năm qua, nhưng phải được tưởng niệm như một nơi người Kitô giáo chịu thống khổ. Chúng tôi, người Do-Thái, chúng tôi cảm thấy bị mất Edith Stein đến hai lần. Lần đầu tiên khi bà bước qua Công Giáo. Lần thứ hai khi bà được phong thánh, là hành vi qua đó một số nhóm đã chiếm đoạt bà như một tử đạo Kitô giáo dù cái chết của bà liên hệ đến chủ điểm Do-Thái trong Nạn Diệt Chủng. Nhìn theo cách này, Edith Stein trở thành bản văn Do-Thái cho một lý văn Kitô giáo (a Jewish text for a Christian pretext), một cái cớ qua đó Giáo Hội có thể đòi cái quyền chia phần nạn nhân mà chính các tập tục bài Do-Thái của riêng mình từng áp đặt lên mạng sống các người Do-Thái vô tội”.

Cái nhìn thần học

Nên nhớ Ðạo Trưởng Leon Klenicki từng tham gia cuộc đối thoại Công Giáo và Do-Thái suốt 25 năm qua. Ông từng làm việc với Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ và là một đồng liên lạc viên với Vatican. Những tư cách ấy vẫn không giúp các quan điểm của ông dịu hòa chút nào qua các nhận định trên. Tuy nhiên, phần lớn những nhận định này có tính chính trị, hoặc ít nhất nặng về chính trị. Về phương diện thần học, không ai nói lên những tầng sâu nhất trong các khác biệt Kitô giáo và Do-Thái Giáo bằng David Novak. Novak vốn là giáo sư giữ ghế J. Richard & Dorothy Shiff của môn Do-Thái Học tại Ðại Học Toronto. Trong bài Edith Stein, Apostate Saint, đăng trên First Things, tháng 10 năm 1999, Novak dường như muốn khuyên đồng đạo ông nên chấp nhận quan điểm tự do cho rằng các xác tín tôn giáo là vấn đề chọn lựa cá nhân và rằng mỗi người nên kính trọng sự lựa chọn của mỗi người khác muốn tin điều gì họ muốn và muốn thực hành bất cứ tôn giáo nào, hoặc không tôn giáo nào, tùy họ. Có chỗ ông còn trích tiên tri Amos (9:7) để khuyên cả Công giáo lẫn Do-thái giáo nên nhìn nhận có những hình thức chân lý hạn chế hơn nơi tôn giáo kia, dù cả hai vẫn tin chân lý của mình, vì là chân lý giao ước, nên tròn đầy nhất. Thiên Chúa nói trong câu ấy rằng: “Các ngươi đối với ta chẳng như những người Êtiôpia kia sao?”. Quan điểm này, ông nói, giúp ta sống với người khác trong thiện tâm và có lòng kính trọng thực sự đối với họ và truyền thống của họ. Song, Novak cho rằng đấy chỉ là trên bình diện “trần thế”, nơi người Do-Thái và người Kitô giáo có nhiều điều để nói với nhau và hành động chung với nhau. Còn trên bình diện quan yếu hơn là bình diện bản chất hay bình diện chờ đợi Thiên Chúa, thì mỗi bên “phải làm riêng rẽ. Nghị trình đối thoại phải giữ cho xa nghị trình trở lại (conversion). Ðối thoại thuộc về đời này nhiều hơn; trong khi trở lại thuộc về đời sau nhiều hơn. Cho đến hồi chung cuộc, việc phán định về bản sắc không phải là việc của chúng ta, ngoại trừ những trường hợp hết sức tầm thường liên can đến các quyền lợi và thưởng phạt cộng đoàn. Chính vì thế, trong khi người Do-Thái chúng tôi có thể tương cảm (empathize) với người Công Giáo vì đã lại kiếm được một vị thánh nữa, một cuộc đời gương mẫu thánh thiện nữa, nhưng đó không phải là điều chúng tôi có thể thông cảm (sympathize) với người Công Giáo… Ở cái bình diện sâu thẳm ấy, chúng ta vẫn là những kẻ xa lạ đối với nhau. Dường như chúng ta mãi mãi như thế cho đến tận cùng, chỉ lúc ấy ta mới hy vọng trở thành bằng hữu đời đời của Thiên Chúa, và bằng hữu đời đời của nhau”.

Bạn hũu trong cõi vĩnh hằng

Người Công Giáo ngày nay tin như thế. Người Do-Thái sẽ là những người bạn của họ trong cõi vĩnh hằng. Họ không độc quyền Thiên Chúa. Họ gọi người Do-Thái là “người anh cả” (Gioan Phaolô II). Ðã là anh cả, đương nhiên chia sẻ gia tài của Cha. Chỉ không hiểu người Do-Thái có coi người Kitô hữu là đứa em sinh sau hay không. Người ta hoài nghi chuyện đó. Vì trước đó, Novak cho hay: “Bà (Edith Stein) không thể là cây cầu bắc giữa người Do-Thái và người Công Giáo vì ở cõi đời này một người không thể đồng thời là Do-Thái tín trung và Công Giáo trung tín. Vì các cộng đồng Do-Thái và Công-Giáo loại bỏ lẫn nhau, và vì cả hai đều rút bản sắc từ giao ước Thiên Chúa đã ký kết với cộng đồng mình, nên không một thành viên nào của một cộng đồng lại có thể cũng là thành viên với một tư thế tốt của cộng đồng kia.” Phải thêm rằng ngay ở trần thế này, người Công giáo đang cố gắng hết sức để sống trong tình anh em với “người anh cả”. Nhưng dường như “người anh cả” vẫn không chịu ngồi chung bàn với đứa em sinh sau, dù Cha đã dọn sẵn một bữa tiệc linh đình hòa giải, giống người cha trong dụ ngôn Ðứa Con Hoang Ðàng. Người anh này vẫn chưa quên được quá khứ.

Trên kia, chúng ta thấy tài liệu We Remember của Tòa Thánh có nhắc đến những thiên kiến bài Do-Thái của các Kitô hữu do hoàn cảnh lịch sử tạo ra. Ðộc giả của EWTN Catholic Q & A nhắc lại một lời phát biểu tại Công Ðồng Nicea để hỏi rằng phải chăng đây là khởi đầu cho não trạng bài Do-Thái của người Kitô hữu? Lời phát biểu đó như sau: “Tôi từ bỏ mọi phong tục, nghi lễ, bánh không men và Lễ Chiên của người Do-Thái, các hy lễ, kinh cầu, uớc vọng, thanh tẩy, thánh hoá, và chuộc tội, thánh thi và thánh ca, các tuân thủ và các hội trường, và thực phẩm thức uống của người Do-Thái. Tắt một lời, tôi tuyệt đối từ bỏ bất cứ điều gì là Do-Thái, mọi Luật Lệ, mọi nghi thức và phong tục của họ….” (Stefano Assemani, Acta Sanctorum Martyrum Orientalium at Occidentalium, Vol 1 {Rome 1748}, trang 105).

Giáo Hội không bài Do Thái

Matthew Bunson có lời giải đáp như sau: Giáo hội từng bị nhiều người khác nhau do những nguyên do khác nhau tố giác là bài Do-Thái. Trước hết phải ghi nhận rằng Giáo Hội hiện không và đã từng không bao giờ bài Do-Thái hết. Như Công Ðồng Vatican đã tuyên bố, Giáo Hội “lên án mọi thù hận, bách hại, mọi biểu hiện của chủ nghĩa bài Do-Thái ở bất cứ thời nào và do bất cứ nguồn gốc nào nhằm vào người Do-Thái” (Nostra Aetate, 4). Dù vậy, không ai nghi ngờ sự kiện đã có nhiều thành phần tín hữu Kitô thực hiện nhiều hành vi lịch sử bài Do-Thái, như trong thời Trung Cổ buộc người Do-Thái phải sống trong các khu ghetto; nhiều Kitô hữu từng tham dự vào việc trục xuất người Do-Thái khỏi các nước Âu Châu (như Anh và Tây Ban Nha); và nhiều người Công Giáo đã tham gia các vụ sát hại (pogrom) người Do-Thái tại Ðức và Đông Âu, đặc biệt đã dự phần vào những tội ác tầy trời trong biến bố Diệt Chủng (Holocaust). Tất nhiên Giáo Hội lên án các hành vi ấy, và đa số người Công Giáo ghê tởm chủ nghĩa bài Do-Thái. Cái thực tại lịch sử của thiểu số Công Giáo kia hiện đang được sử dụng để vẽ lên hình ảnh toàn bộ Giáo hội là bài Do-Thái. Nhiều người làm như thế để ô danh Giáo Hội, để cổ động cho những nghị trình trái với giáo huấn của Giáo Hội, hay để bám lấy chủ nghĩa xét lại có tính khoa bảng lịch sử để phá hoại toàn bộ truyền thống của Giáo Hội. Chắc chắn mũi dùi độc địa nhất hiện nay là nhằm vào Ðức Piô XII, mà các cố gắng lâu dài nhân danh người Do-Thái cũng như sự thánh thiện bản thân đang bị hành vạ.

Theo lịch sử, người Do-Thái bị đánh đập, nhục hình, và tố giác bởi những kẻ vô học vì ý niệm cho rằng họ chịu trách nhiệm về cái chết của Ðức Kitô. Giáo hội dạy rằng điều đó không đúng như thế, trái lại rao giảng lời Ðức Kitô trên Thập giá rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).

Do hậu quả của chủ nghĩa bài Do-Thái đôi lúc rất phổ biến, Giáo Hội thấy khó làm cho nhiều người nhận ra ý niệm này là việc đối xử bất nhân đối với người Do-Thái là một việc sai lầm. Tuyên bố của ngôi vị giáo hoàng không thể nào rõ hơn lời của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả khi ngài công bố rằng không ai được xách nhiễu người Do-Thái và họ phải được quyền nhượng mãi tài sản. Ấy thế mà văn hoá thời ấy vẫn chung chung bài Do-Thái. Họ chịu nhiều tước đoạt về luật lệ (legal disabilities), bị đẩy ra ngoài hệ thống phong kiến, và là mục tiêu cho nhiều lời kết án man rợ và hết sức nực cười: giết Ðức Kitô, chuốc độc các giếng và nước uống để truyền bệnh dịch, và cử hành những nghi lễ giết người (người ta tố cáo họ giết các thiếu niên Kitô giáo và dùng máu của họ làm bánh không men (như trường hợp William ở Norwich). Lòng thù ghét này càng trở nên nặng nề hơn với sự hiện diện của người Do-thái trong ngành ngân hàng mà người ta kết tội là cho vay nặng lãi. Bởi thế, người Do-Thái thường bị thảm sát vì chủng tộc (pogrom) và buộc phải sống trong những khu riêng (ghettoes) có vây tường trong các thị xã. Những khu này trở thành một nét cố định trong nền văn hóa Âu Châu, cả Rome cũng có. Tuy nhiên nếu so với cuộc Diệt Chủng Hàng Loạt (Holocaust) trong đó sáu triệu người bị giết dưới chế độ Quốc Xã, thì những tàn ác của thời Trung Cổ chẳng thấm thía vào đâu. Trong suốt thời Quốc Xã thống trị, Giáo Hội đã lên tiếng bênh vực người Do-Thái với nhiều vị giáo phẩm cao cấp, như Hồng Y Michael Faulhaber của Munich, nguy đến cả tính mạng. Ðức Piô XI ra tông thư Mit brennender Sorge (1937) tấn công chủ nghĩa Quốc Xã, và Ðức Piô XII ra tay tận tình cứu sống và che chở nhiều người Do-Thái tại Ý và các nơi khác.

Vatican II, trong Ánh Sáng Muôn Dân, đã ghi chú các mối liên hệ đặc biệt giữa người Công Giáo và người Do-Thái, gọi họ là “một dân tộc rất thân thương”. Dưới thời Ðức Gioan Phaolô II, nhiều tiến bộ đã được thực hiện nhằm vươn tới người Do-Thái khắp nơi trên thế giới: ngài ngỏ lời xin lỗi về việc một số Kitô hữu trong quá khứ đã bài người Do-Thái và đôi dòng của Ngài về Cách Thế Ðúng Ðắn Trong Việc Trình bày về người Do-Thái khi Giảng Dạy cũng như trong Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo công bố năm 1985. Cái thực tế có nhiều người Công Giáo thù ghét người Do-Thái và phạm nhiều tội ác khủng khiếp nhằm vào họ không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo bài Do-Thái. Giáo hội như một định chế không bài Do-Thái.
 
Hiệp thông nhân vị và quản lý tạo vật (4)
Nguyễn Kim Ngân
20:32 26/01/2009
HIỆP THÔNG NHÂN VỊ VÀ QUẢN LÝ TẠO VẬT (4)

CHƯƠNG HAI

Theo Hình Ảnh Thiên Chúa: Hiệp Thông Ngôi Vị

25. Hiệp thông và quản lý là hai sợi chỉ dệt thành đạo lý về ‘imago Dei.’ Sợi thứ nhất—điều ta sẽ nói đến trong chương này—có thể tóm tắt thế này: Thiên Chúa Ba Ngôi đã mạc khải kế hoạch của mình là chia sẻ sự thông hiệp đời sống với các nhân vị được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Quả vậy, chính vì sự thông hiệp Ba Ngôi này mà con người mới được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Chính mối tương đồng căn cốt với Thiên Chúa Ba Ngôi này đã là nền tảng làm nẩy sinh sự thông hiệp giữa một bên là các hữu thể được tạo thành và bên kia là các Ngôi Vị không được tạo thành (tức là Tam Vị). Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người tự bản chất có xác có hồn, có nam có nữ, người này được tạo thành cho người kia, là những ngôi vị hướng ngả về tình hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, nhưng lại bị tội lỗi làm thương tổn, do đó cần phải được cứu độ, cũng như được định đọat để sống phù hợp với Chúa Kitô vốn là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, trong quyền năng Thánh Thần.

I. Xác và Hồn

26. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người là những nhân vị được kêu gọi đến vui hưởng và thực hành quyền quản lý vũ trụ vật chất. Các sinh họat này, vì thấm nhuần tình hiệp thông liên chủ thể cũng như tinh thần trách nhiệm, nên mặc dù bao hàm các khả năng tâm linh—trí năng và tình cảm—vẫn không hề bỏ rơi phần xác thân của con người. Nền thần học Công giáo về ‘imago Dei’ đã mặc nhiên hàm chứa cái chân lý sâu xa này là: thế giới vật chất đã tạo ra những điều kiện để con người có thể tác động lẫn nhau.

27. Tuy vậy, không phải lúc nào chân lý này cũng được lưu tâm đúng mức. Khoa thần học ngày nay đang nỗ lực vượt thắng tầm ảnh hưởng của khoa nhân học nhị nguyên vốn chủ trương định vị ‘imago Dei’ trong tương quan độc nhất với phần tâm linh con người mà thôi. Do ảnh hưởng khoa nhân học nhị nguyên, trước hết của Plato và sau đó của Descartes, mà thần học Kitô giáo có xu hướng đồng hóa ‘imago Dei’ với đặc điểm biệt loại của bản tính con người, đó là trí tuệ hay tinh thần. Chính khoa nhân học thánh kinh và lý thuyết tổng hợp của Thánh Tôma đã góp phần quan trọng đưa đến việc phục hồi yếu tố xác thân này.

28. Cho dù không được chủ đề hóa một cách minh nhiên, quan điểm cho rằng yếu tố xác thân là đều căn cốt nơi bản tính con người vẫn luôn mang tính chất nền tảng trong chứng từ mạc khải Kitô giáo. Khoa nhân học thánh kinh loại bỏ chủ nghĩa nhị nguyên hồn-xác. Con người là một toàn thể. Trong các từ ngữ Hípri mà Cựu Ước dùng chỉ con người, nèfès có nghĩa là sức sống của một con người cụ thể đang còn sống (Gen 9:4; Lev 24:17-18; Prov. 8:35). Thế nhưng, con người không sở hữu nèfès; con người là nèfès (Gen 2:7; Lev 17:10). Basar được dùng để chỉ xác thịt con vật cũng như con người, đôi khi cũng được dùng để chỉ toàn thể thân xác (Lev 4:11; 26:29). Cũng vậy, con người không sở hữu basar, mà chính là basar. Tân Ước dùng từ sarx (xác phàm) để chỉ thể chất tính của con người (2 Cor 12:7), nhưng mặt khác cũng dùng để chỉ toàn thể con người (Rom 8:6). Một từ ngữ Hy Lạp khác, soma (thân xác) được dùng để chỉ toàn thể con người, nhưng nhấn mạnh đến phần biểu hiện bên ngoài. Ở đây cũng thế, con người không sở hữu thân xác, mà chính là thân xác. Khoa nhân học thánh kinh giả định tính duy nhất nơi con người một cách minh bạch, cũng như chủ trương xác thân chính là cái căn cốt nơi con người.

29. Các tín điều trọng tâm của niềm tin Kitô giáo đều hàm ý rằng thân xác chính là một thành phần nội tại của nhân vị, và do đó, thân xác thông phần vào việc con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Giáo lý về tạo dựng dứt khoát loại bỏ chủ thuyết nhị nguyên dù mang tính siêu hình hay vũ trụ, bởi vì mọi sự trong vũ trụ, dù thiêng liêng hay vật chất, đều được Thiên Chúa tạo dựng và vì thế đều xuất phát từ Đấng Toàn Hảo. Trong khung giáo lý về nhập thể, thân xác cũng xuất hiện như là một thành phần nội tại của nhân vị. Phúc Âm theo thánh Gioan xác nhận rằng “Ngôi Lời đã thành xác phàm (sarx),” có ý nhấn mạnh—ngược với Ảo Thân thuyết—rằng Chúa Giêsu đã có một thân xác thể lý thực sự, chứ không phải một thân-xác-ảo. Hơn nữa, Chúa Giêsu cứu chuộc ta qua từng hành vi động tác của thân xác Ngài. Thân Xác Ngài đã bị phó nộp và Máu Huyết Ngài đã đổ ra cho ta, đó là món quà của chính Ngôi Vị Ngài hiến tặng để cứu độ ta. Công trình cứu chuộc này được tiếp nối trong Giáo Hội, là nhiệm thể Ngài, và qua các bí tích, công trình này trở thành hữu hình và khả giác. Hiệu quả của các bí tích, cho dù tự bản chất mang tính thiêng liêng, nhưng được hoàn thành nhờ các dấu chỉ vật chất vốn chỉ có thể cảm nhận được nơi thân xác và qua thân xác mà thôi. Điều này cho thấy, không chỉ trí tuệ, mà cả thân xác con người, cũng đều được cứu chuộc. Thân xác trở thành đền thờ của Thánh Thần. Sau cùng, sự kiện thân xác là thành phần căn cốt của nhân vị được hàm ngụ trong giáo lý về sự sống lại của thân xác vào ngày tận thế, điều này chứng minh rằng con người tự muôn thuở đã hiện hữu như một nhân vị duy nhất, vừa thể lý, vừa tinh thần.

30. Để duy trì tính duy nhất của hồn và xác đã được truyền dậy rõ ràng trong mạc khải, Huấn Quyền thừa nhận định nghĩa về linh hồn con người xét như forma substantialis—mô thể trọng yếu (x. Công Đồng Vienna và Latêranô V). Ở đây, Huấn Quyền dựa vào khoa nhân học của thánh Tôma, xuất phát từ gốc triết học Aristotle, chủ trương rằng thân xác và linh hồn là nguyên lý thể chất và thiêng liêng của hữu thể con người. Cần ghi nhận rằng chủ trương này không phải là không phù hợp với quan điểm khoa học hiện đại. Khoa tân vật lý đã chứng minh rằng vật chất, từ các phân tử sơ đẳng nhất, chỉ thuần túy mang tính tiềm năng, chứ không hề sở hữu xu hướng cấu tạo. Thế nhưng, cấp độ cấu tạo trong vũ trụ, bao gồm các hình thức cấu tạo cao của các thực thể hữu sinh và vô sinh đều bao gồm sự hiện diện của một thứ “information” (‘phú mô thức’). Lối suy diễn này cho thấy một kiểu loại suy bán phần giữa khái niệm của Aristotle về mô thể trọng yếu và ý niệm khoa học về ‘phú mô thức.” Tỉ như, DNA của các nhiễm sắc thể thì hàm chứa cái mô thức cần thiết cho thể chất để có thể cấu tạo theo cái tiêu biểu của một cá thể biệt loại. Một cách loại suy, mô thể trọng yếu cung cấp cho thể chất sơ đẳng cái mô thức cần thiết để cấu tạo theo một cách thức chuyên biệt nào đó. Cần thận trọng trong cách hiểu loại suy này bởi vì các khái niệm siêu hình và thiêng liêng không thể đơn thuần so sánh với các dữ kiện vật chất và sinh vật học được.

31. Những điều minh họa vừa nói, theo kinh thánh, giáo lý cũng như triết học, đều đồng quy ở một điểm là xác nhận rằng thân xác con người thực sự thông phần vào ‘imago Dei.’ Nếu linh hồn, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, tác động như mô thức trên thể chất để cấu thành thân xác con người, thì nhân vị xét như một toàn thể đã mang hình ảnh Thiên Chúa cả trong chiều kích thiêng liêng lẫn xác thể. Kết luận này được xác quyết khi xét đến toàn thể hàm ngụ của khoa Kitô học về hình ảnh Thiên Chúa. “Thực ra, chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời mặc xác phàm mà mầu nhiệm con người mới được soi tỏ…Chúa Kitô mạc khải đầy đủ bản chất con người cho chính nó và soi sáng cho lời gọi cao cả nhất của nó” (GS 22). Xét cả về mặt thiêng liêng lẫn thể lý, hợp nhất với Ngôi Lời nhập thể và được tôn vinh, nhất là trong bí tích Thánh Thể, con người đạt tới định mệnh của mình khi thân xác của nó được sống lại và thông phần vinh quang muôn đời xét như một nhân vị trọn vẹn—tức cả hồn lẫn xác—trong sự thông hiệp với Chúa Ba Ngôi cùng với tất cả cộng đoàn chư thánh trên thiên quốc.

Còn tiếp
 
Thông Báo
Chương trình Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo
Ban Biên Tập
09:06 26/01/2009
Kính thưa quý cha và anh chị em cộng tác viên trong chương trình Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo

Trong năm qua, ban biên tập cố gắng để hoàn tất dự án Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo. Tuy nhiên, những xáo trộn trong tình hình tại Việt Nam đã thu hút tất cả nhân lực vào việc thực hiện các bản tin Anh Ngữ.

Tiếp theo đó, VietCatholic phải di chuyển server sang một chỗ mới và hầu hết các chương trình phải thảo chương lại, trong đó có chương trình Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo. Chính vì vậy, công việc đã bị đình trệ.

Hôm nay, nhân ngày đầu Năm Mới Kỷ Sửu, chương trình Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo đã được thảo chương xong và đưa lên server mới của VietCatholic như một quyết tâm của ban Biên Tập để hoàn thành chương trình này.

Chương trình được để tại đây: http://vietcatholic.net/newsdictionary

Với quyết tâm hoàn thành cho bằng được dự án này, VietCatholic đã tăng cường thêm nhân lực vào ban Biên Tập.

Chúng tôi sẽ liên lạc với quý cha và anh chị em cộng tác viên trong chương trình Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo trong những ngày sắp tới để chúng ta hoàn thành những phần việc còn lại.

Trước thềm Năm Mới, xin kính chúc quý cha và anh chị em cộng tác viên một năm đầy tràn thánh ân. Nguyện Chúa là Cha Toàn Năng, là Chủ Tể của Thời Gian, ban cho chúng ta một năm khang an, thành công và đầy nhiệt thành trong các công việc chung.

Ban Biên Tập

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Lm. Gioakim Nguyễn Đức Việt Châu
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
Ks. J.B. Đặng Minh An
Ông James Trịnh Hùng
Cô Lana Ann Nguyễn


 
Tin Đáng Chú Ý
Tổng thống Obama dẫn chứng di sản tôn giáo
Tú Nạc
02:01 26/01/2009
WASHINGTON – Truyền thống đa tôn giáo là "một sức mạnh, không phải là một sự yếu đuối," TT Obama đã nói trong diễn văn nhậm chức của ông.

"Những di sản đan kết của chúng ta là một sức mạnh, không phải là một sự nhu nhược," vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ đá phát biểu sau khi tuyên thệ bên cạnh Chánh án John Robert, một trong năm người Công giáo thuộc Tòa án Tối cao.

"Chúng ta là một quốc gia của những người Công giáo, những người Hồi giáo, những người Do Thái giáo, và những người Ấn Độ giáo – và những người không thuộc tín đồ tôn giáo … chúng ta được hình thành bởi nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ, được rút ra từ những tinh hoa của trái đất; và bởi vì chúng ta đã nếm bao đắng cay của cuộc nội chiến và phân biệt chủng tộc, và từ thời kỳ đen tối đó đã trở nên đoàn kết và vững mạnh hơn, chúng ta không thể không tránh được nhưng chúng ta tin tưởng rằng những thù xưa sẽ sớm qua đi, ranh giới giữa các bộ tộc sẽ tan biến; đó là khi thế giới dần thu hẹp lại hơn, lòng nhân hậu quảng đại của chúng ta sẽ tự bộc lộ, và rằng nước Mỹ phải đóng vai trò của nó trong việc mở ra một kỷ nguyên mới của hòa bình."

TT Obama đã thừa nhận những thử thách mà đất nước đang phải đối diện trong suốt bài diễn văn 2,400 từ trước một đám đông chen chúc tại Điện Capitol trải dài tới trước National Mall.

"Những thừ thách của chúng ta có thể là mới," TT Obama nói. "Nhưng những giá trị đó còn tùy thuộc vào những thành công của chúng ta – làm việc chăm chỉ,trung thực, dũng cảm, và sòng phẳng, khoan dung và tìm hiểu, trung thành và lòng yêu nước. Những diều này là xưa cũ – những điều này là thực tế. Nó có một sức mạnh âm thầm của sự tiến bộ suốt chiều dài lịch sử của chúng ta."

Vậy "yêu cầu điều gì", tân TT nói, "là sự quay về với những chân lý đó."

"Điều mà yêu cầu chúng ta bây giờ là mộy kỷ nguyên mới của trách nhiệm - đối với người Mỹ, rằng chúng ta có những bổn phận với chính chúng ta, quốc gia chúng ta và thế giới," ông nói.

Đó là những bổn phận "chúng ta không thể chấp nhận một cách miễn cưỡng mà phải nhận lãnh với một niềm vinh dự, với một nhận thức quả quyết rằng không có điều gì để thỏa mãn tinh thần, để xác định tính cách của chúng ta hơn sự cống hiến trọn vẹn của chúng ta trước một nhiệm vụ khó khăn. Đây là cái giá và là sự hứa hẹn của quyền công dân," ông nói.

"Đây là nguồn tin cậy của chúng ta – tri thức mà Chúa yêu cầu chúng ta định hướng một vận mệnh bấp bênh," ông nói.

Đối với vấn đề kinh tế, TT Obama nói tình thế "kêu gọi hành động, dũng cảm, cấp bách, và chúng ta sẽ hành động – không chỉ tạo ra những việc làm mới, mà để đặt nền móng cho sự phát triển."

TT Obama nói rằng "có một vài người đưa ra câu hỏi về qui mô tham vọng của chúng ta – có người đề nghị rằng hệ thống không thể cho phép quá nhiều những kế hoạch qui mô" nhưng "trí nhớ của họ bị hạn chế," ông nói. "Vì họ đã quên những gì mà đất nước này đã hoàn thành, những gì mà những người nam giới và nữ giới tự do có thể giành được khi khả năng sáng tạo được tham gia vào mục đích chung, và điều tất yếu đối với sự dũng cảm. "

DGH Benedict XVI trong lời chúc mừng TT Obama ngày lễ nhậm chức của ông, đã cầu nguyện rằng: ông sẽ phải kiên định sự cống hiến của mình để thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác và hòa bình trên thế giới.

DGH trong bức điện tín ngày 20 tháng 1 đã nói với TT Obama rằng đã nguyện xin Thiên Chúa "ban cho Ngài sự khôn ngoan bất tận và sức mạnh trong việc thực thi những nhiệm vụ cao cả của Ngài."

Trong lá thư gửi tân Obama ngày 15 tháng 1, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nói với tân TT "nó sẽ là một lỗi lầm ghê gớm" để đảo ngược tình hình chính trị hiện nay về việc nghiên cứu tế bào gốc, bảo vệ lương tâm, và những vấn đề liên quan đến sự sống.

Những hành động như vậy, đã được đề nghị bởi những thành viên khác nhau của tân chính phủ, "có thể dẫn đến tiêu cực trầm trọng và những nhân tố mất đoàn kết vào sức sống thuần túy của dân tộc chúng ta, lúc này chúng ta cấn xích lại gần nhau để nói lên những thử thách nghiêm trọng mà người dân chúng ta đang phải đối mặt," DHY Francis George, TGM Chicago đã nói.

Trước đó, trong thư ngày 13 tháng 1 gửi TT Obama, DHY George cam kết rằng Ngài cùng với các giám mục sẽ làm việc với nội các mới của TT Obama và Quốc hội thứ 111để "nâng cao lợi ích công cộng và bảo vệ sự sống, phẩm giá cho tất cả, đặc biệt là những người nghèo dễ bị tổn thương."

DHY đã đưa ra một dự thảo cụ thảo về những chính sách ưu tiên liên quan đến những giám mục Hoa Kỳ, khôi phục kinh tế đang biến động đối với tất cả các thành phần xã hội cần đang cần được bảo vệ sự sống của "hầu hết những người nghèo dễ bị tổn thương và những thành viên không có tiếng nói trong gia đình," đặc biệt những trẻ chưa được sinh ra.

Trước ngày nhậm chức, TT Obama và PTT Joseph R. Biden và quí phu nhân đã dự lễ cầu nguyện ban sáng tại nhà thờ St. John's Episcolpal, ngang qua Lafayette Park từ Tòa Bạch Ốc. Bài giảng tại buổi lễ được giao cho giám mục TD Jakes, Mục sư nhà thớ lớn Potter's House ở Dallas.

TT Obama và PTT Biden sau đó tới Tòa Bạch Ốc uống cà-phê với người tiền nhiệm của họ, TT George W. Bush và PTT Richard B. Cheney.
 
Văn Hóa
Em và huyền thoại
Sa Mạc Hồng
01:47 26/01/2009
Có bao giờ em mơ
Về một quá khứ xa xăm diễm ảo
Và cũng rất nên thơ
Huyền thoại của ngày xa xưa
Khi em và trăm cái trứng
Nở thành một dân tộc anh hùng
Trên giải đất màu mỡ Tiên Rồng
Của con dân giòng Việt
Và tồn tại ngàn năm
Nhưng em sẽ không là huyền thoại
Khi em là hiện thân
Của một người nữ tuyệt vời
Đầu đội triều thiên mười hai sao sáng
Chân đạp mặt trăng, mặc áo mặt trời
Cầm cành thiên tuế nhiệm mệnh
Làm máng chuyển hồng ân cho cõi đời
Em sẽ không là huyền thoại
Vì hồn em mãi mãi
Mang vương miện của một Trinh Vương
Mặc áo lụa là yêu thương
Đi vào nơi huyền viễn!
 
Cung chúc Tân Xuân
Phêrô Phạm Bắc Hải
02:47 26/01/2009
Xuân

Xuân reo trổ nụ kết hoa cành,
Én liệng đưa tin báo khắp thành.
Rực rỡ chan hòa nhà đón Tết,
Phơi hồng pháo nổ cửa mừng Xuân.

Chúc Tân Xuân

Tết đến mừng Xuân Phạm Tộc Gia,
Quanh năm Phước Lộc Thọ muôn vàn.
Hoa thơm đối đỏ dâng hương nguyện,
Quả ngọt ươm tình kính Tổ Nhân.
Thịnh vượng an khang vui khoẻ mạnh,
Giầu sang hưởng lạc thú bình an.
Đôi lời kính chúc về trăm Họ,
Gửi đến muôn Người Tết lạc an.

Xuân Tưởng Nhớ

Xuân về thắp nến nguyện cầu kinh,
Dâng lên Cha Mẹ tỏ tâm tình.
Đoàn con khôn lớn nhờ công dưỡng,
Cháu chắt hiền ngoan bởi đức sinh.
Xưa Cha dạy dỗ đường ngay thẳng,
Thuở Mẹ dắt dìu bước hiểm nguy.
Xuân này con trẻ thành tâm kính,
Nhớ mãi công ơn Đấng Sinh Thành.
 
Lời nguyện đầu năm: Cha ơi
Hiền Thạch
02:48 26/01/2009
Được gọi CHA ! - tuy con nhiều bất xứng
Đã cầm cày còn ngoái lại đàng sau
Đã theo THẦY mà thiếu niềm xác tín
Ngại sự đời. .., lo không chỗ tựa đầu !!
Giêricô dạy con đường tranh đấu
Với bản thân để dến với tha nhân
Biết rũ bỏ chất Lê-vi-tư-tế
Để càng ngày, càng thêm tử tế hơn

Được gọi CHA ! - tuy con nhiều dại vụng
Thua hạt cải, thua lau sậy ngoài đồng
Thua góa phụ với đồng bạc dâng cúng
Đã theo THẦY còn ngần ngại dấn thân
Nếu cuộc đời chẳng khác nào Đền Thánh
Nhớ một lần THẦY xua đuổi con buôn
Bèn nguyện cầu được thiện-lương-việc-sống
Vì mưu sinh phải toan tính cân đong

Được gọi CHA ! - tuy con nhiều tâm động
Như Macta bận rộn chuyện phù hoa
Phải lắng nghe để hồn còn lắng đọng
Sống-Lời-Ngài như một Maria

Cho con xin là người-thứ-bảy-ba
Giữa đời thường dù không được biệt chọn
Để mỗi khi đến khắp nơi mọi chốn
TIN CẬY MẾN trong con chẵng hao mòn

Vâng lạy CHA ! thứ tha con hư đốn
Dạy con thêm biết tha thứ cho người
Để Danh Thánh hiển sinh thấu muôn nơi
Được như thế triều đại CHA mau đến

Dâng lên CHA hồn thơ con: ngấn nến
Nhỏ vào đời để tán tụng Thiên Ân
Dâng lên CHA toàn vẹn nguồn cảm mến
Gọi CHA ơi ! đến hơi thở cuối cùng. Amen
 
Bài hát: Chúc mừng Năm Mới
Lê Hà
05:31 26/01/2009
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phúc Lộc Thọ - Happy New Year
Nguyễn Đức Cung
06:21 26/01/2009

PHÚC LỘC THỌ - Happy New Year!



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Trong tiết xuân ấm áp hài hòa, xin trang trọng:

Kính Chúc Qui Vị độc giả và Gia Quyến năm Kỷ Sửu

muôn vàn Như Ý. Tràn đầy Phúc-Lộc-Thọ.

Cầu Chúc dân tộc ta được hưởng một mùa xuân trong

Thanh Bình, Ấm No và Công Lý.

Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền