Ngày 25-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự thật mất lòng
LM. Anphong Trần Đức Phương
10:00 25/01/2010
SỰ THẬT MẤT LÒNG

(CHÚA NHẬT IV, THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Giêrêmia 1: 4-5, 17-19; Bài Đọc II: Corintô 12: 31 – 13: 13; Bài Phúc Âm: Luca 4:21-30)


Trong tiếng Việt Nam có câu nói “Sự Thật mất lòng!” và Chúa Giêsu nói “Sự Thật giải thoát anh em!” (Gioan 8: 32). Chúng ta thường không thích nghe những lời “nói thẳng và nói thật” vì va chạm tự ái của chúng ta; nhưng nếu biết khiêm tốn lắng nghe và sửa đổi, thì “Sự Thật lại giải thoát chúng ta” khỏi những khuyết điểm mà mình không nhìn ra, và như thế “Sự Thật” xây dựng chúng ta. Trái lại, những lời nịnh bợ tâng bốc thường làm chúng ta ra mù quáng và không nhìn được rõ những khuyết điểm để sửa đổi.

Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy nhân dịp về thăm quê hương Nagiaret, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu cũng vào sinh hoạt tại Hội Đường và nhân dịp được mời đọc Sách Thánh, Chúa Giêsu đã chia sẻ với cộng đoàn về lời trong Thánh Kinh: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó…” Thánh Luca ghi lại: “mọi người đều thán phục những lời Ngài nói…” Nhưng vẫn có những người đặt vấn đề “Ông này không phải là con bác thợ mộc đó sao?” Biết phản ứng của họ như vậy, Chúa Giêsu đã nói rõ sự thực về tâm tính ngang bướng của họ và của cha ông họ thời xưa, và đưa ra những bằng chứng rất rõ ràng. Thế là “mọi người trong hội đường (bị chạm tự ái) đã nổi giận, lôi Chúa Giêsu lên đỉnh đồi và định xô Ngài xuống vực thẳm.”

Đúng là sự thật mất lòng và đưa đến thù hận. Nhưng trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu đã không sợ nói sự thật và thường được dân chúng hân hoan đón nhận. Tuy nhiên, vẫn có những người đầy tự ái, như các kinh sư, biệt phái, họ không muốn nghe sự thật; họ căm phẫn, và nhiều lần họ đã âm mưu giết Chúa. Cuối cùng họ đã lên án và giết Người trên Thánh Giá. Nhưng đó lại là chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Thực ra, Chúa Giêsu không phải vì ghét họ mà nói sự thật. Nhưng Ngài muốn “nói thẳng, nói thật” để cảnh tỉnh họ và giúp họ sửa đổi, và có thể nhận ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện nơi Chúa Giêsu. Bằng chứng là trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu đã đến với người bệnh hoạn, nghèo khó, bị bỏ rơi để giúp đỡ và rao giảng cho họ và khi có dịp, Chúa Giêsu cũng vẫn đến thăm nhà và dùng bữa với những người biệt phái, những kinh sư, đến với những người tội lỗi, những người thu thuế (Matthêu 9: 10-13). Tất cả là vì tình thương của Chúa đối với mọi người, và mong muốn mọi người sửa đổi cuộc sống để được hưởng ơn cứu độ.

Nhìn vào đời sống của các Tiên Tri thời Cựu Ước, chúng ta thấy các tiên tri được Chúa sai đến để nói sự thật với Dân Chúa cũng chỉ với mục đích kêu gọi họ bỏ cuộc sống tội lỗi, vô luân để sống theo lề luật Chúa, sống xứng đáng con cái Chúa. Dân chúng thường đón nhận lời các tiên tri; nhưng cũng vẫn có những kẻ chống đối, và có những tiên tri bị bách hại, bị xua đuổi và có khi bị giết chết nữa (Matthêu 23: 34-36). Vị tiên tri cuối cùng là Thánh Gioan Baotixita cũng bị tù đày và giết hại.

Hôm nay, trong bài Đọc I, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn Giêrêmia (sinh khoảng 650 trước Chúa Giáng Sinh) làm Tiên Tri cho Chúa. Chúa bảo ông: “Hãy nói cho dân chúng những điều Ta truyền ngươi nói với họ. Đừng run sợ trước mặt họ!... Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ sẽ không thắng được ngươi, vì ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.” Đúng như lời Chúa nói, trong cuộc đời rao giảng những mệnh lệnh của Chúa, tiên tri Giêrêmia đã phải nói những sự thật để giúp họ sửa đổi ‘lòng chai đá của họ’, vì thế mà tiên tri đã gặp rất nhiều chống đối, thù ghét. Sau cùng tiên tri bị giết chết (vào khoảng 580 trước Chúa Giáng Sinh) trong thời bị lưu đày ở Ai-Cập. Chính sau cái chết thảm khốc của ông mà dân chúng càng hiểu ông hơn và đem lòng sùng mộ, và nhận ra những điều chân thật tiên tri đã giảng dạy ho.

Mỗi tín hữu chúng ta, sau khi được Chúa Thánh Thần thánh hiến qua Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta cũng đều có bổn phận phải làm “tiên tri”, làm “chứng nhân” cho Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa cho mọi người. Trong khi loan truyền Lời Chúa, thường khi chúng ta cũng gặp được những con người vui vẻ đón nhận, nhưng cũng có những trường hợp bị phản ứng bất lợi. Chúng ta luôn phải kiên nhẫn chịu đựng, và cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa chính chúng ta, và thánh hóa những người chúng ta rao giảng; cầu nguyện đặc biệt cho những người chống đối chúng ta (Matthêu 5: 43-48). Tất cả chỉ vì lòng “mến Chúa và yêu người” mà chúng ta làm nhiệm vụ “tiên tri” và chứng nhân cho Chúa.. “Lòng mến Chúa yêu người” tức là đức Bác Ái, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay: “Đức Bác Ái thì nhẫn nhục… tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả…”

Mong rằng từ nay chúng ta biết ý thức hơn về bổn phận rao giảng Lời Chúa, làm chứng cho Chúa (nhất là bằng chính đời sống gương mẫu của chúng ta) trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, sở làm, trường học, với mọi người chúng ta có dịp tiếp xúc. Trong cuộc hành trình Đức Tin, chúng ta không đi một mình, nhưng cùng đồng hành với anh chị em chúng ta, chúng ta cần nâng đỡ nhau, cầu nguyện cho nhau, luôn giữ vững Đức Tin, duy trì Đức Bác Ái, và cùng nhau giúp đỡ những người chưa nhận biết Chúa được nhận ra Chúa là Cha, và Chúa Giêsu Kitô đã xuống thế làm người rao giảng Tin Mừng cứu độ, đã chịu nạn chịu chết để cứu chuộc chúng ta; Người đã sống lại và về trời để mở đường cứu rỗi chúng ta. Ai tin và sống theo giới răn của Người, thì được ơn cứu chuộc.

Cuộc sống mỗi người ở trần gian này rồi sẽ qua đi, chúng ta hãy biết dùng mọi thời gian còn lại, mọi phương thế có thể được để giúp đỡ mọi người, không phải chỉ bằng vật chất, nhưng cả về đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng, để mọi người có thể hưởng nhờ ơn cứu độ của Chúa.

“Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng.
Thần Khí Chúa đã thánh hiến tôi, sai tôi đi, Ngài sai tôi đi,
Sai tôi đến với người nghèo khó, sai tôi đến với người lao tù,
Mang Tin Mừng giải thóat, Thiên Chúa đã cứu tôi…”

(Thiên Lan: Thánh Ca: “Thần Khí Chúa”)
 
Sự thật mất lòng
LM Anphong Trần Đức Phương)
11:24 25/01/2010
CHÚA NHẬT IV, THƯỜNG NIÊN, NĂM C (Bài Đọc I: Giêrêmia 1: 4-5, 17-19; Bài Đọc II: Corintô 12: 31 – 13: 13; Bài Phúc Âm: Luca 4:21-30)

Trong tiếng Việt Nam có câu nói “Sự Thật mất lòng!” và Chúa Giêsu nói “Sự Thật giải thoát anh em!” (Gioan 8: 32). Chúng ta thường không thích nghe những lời “nói thẳng và nói thật” vì va chạm tự ái của chúng ta; nhưng nếu biết khiêm tốn lắng nghe và sửa đổi, thì “Sự Thật lại giải thoát chúng ta” khỏi những khuyết điểm mà mình không nhìn ra, và như thế “Sự Thật” xây dựng chúng ta. Trái lại, những lời nịnh bợ tâng bốc thường làm chúng ta ra mù quáng và không nhìn được rõ những khuyết điểm để sửa đổi.

Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy nhân dịp về thăm quê hương Nagiaret, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu cũng vào sinh hoạt tại Hội Đường và nhân dịp được mời đọc Sách Thánh, Chúa Giêsu đã chia sẻ với cộng đoàn về lời trong Thánh Kinh: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó…” Thánh Luca ghi lại: “mọi người đều thán phục những lời Ngài nói…” Nhưng vẫn có những người đặt vấn đề “Ông này không phải là con bác thợ mộc đó sao?” Biết phản ứng của họ như vậy, Chúa Giêsu đã nói rõ sự thực về tâm tính ngang bướng của họ và của cha ông họ thời xưa, và đưa ra những bằng chứng rất rõ ràng. Thế là “mọi người trong hội đường (bị chạm tự ái) đã nổi giận, lôi Chúa Giêsu lên đỉnh đồi và định xô Ngài xuống vực thẳm.”

Đúng là sự thật mất lòng và đưa đến thù hận. Nhưng trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu đã không sợ nói sự thật và thường được dân chúng hân hoan đón nhận. Tuy nhiên, vẫn có những người đầy tự ái, như các kinh sư, biệt phái, họ không muốn nghe sự thật; họ căm phẫn, và nhiều lần họ đã âm mưu giết Chúa. Cuối cùng họ đã lên án và giết Người trên Thánh Giá. Nhưng đó lại là chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Thực ra, Chúa Giêsu không phải vì ghét họ mà nói sự thật. Nhưng Ngài muốn “nói thẳng, nói thật” để cảnh tỉnh họ và giúp họ sửa đổi, và có thể nhận ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện nơi Chúa Giêsu. Bằng chứng là trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu đã đến với người bệnh hoạn, nghèo khó, bị bỏ rơi để giúp đỡ và rao giảng cho họ và khi có dịp, Chúa Giêsu cũng vẫn đến thăm nhà và dùng bữa với những người biệt phái, những kinh sư, đến với những người tội lỗi, những người thu thuế (Matthêu 9: 10-13). Tất cả là vì tình thương của Chúa đối với mọi người, và mong muốn mọi người sửa đổi cuộc sống để được hưởng ơn cứu độ.

Nhìn vào đời sống của các Tiên Tri thời Cựu Ước, chúng ta thấy các tiên tri được Chúa sai đến để nói sự thật với Dân Chúa cũng chỉ với mục đích kêu gọi họ bỏ cuộc sống tội lỗi, vô luân để sống theo lề luật Chúa, sống xứng đáng con cái Chúa. Dân chúng thường đón nhận lời các tiên tri; nhưng cũng vẫn có những kẻ chống đối, và có những tiên tri bị bách hại, bị xua đuổi và có khi bị giết chết nữa (Matthêu 23: 34-36). Vị tiên tri cuối cùng là Thánh Gioan Baotixita cũng bị tù đày và giết hại.

Hôm nay, trong bài Đọc I, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn Giêrêmia (sinh khoảng 650 trước Chúa Giáng Sinh) làm Tiên Tri cho Chúa. Chúa bảo ông: “Hãy nói cho dân chúng những điều Ta truyền ngươi nói với họ. Đừng run sợ trước mặt họ!... Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ sẽ không thắng được ngươi, vì ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.” Đúng như lời Chúa nói, trong cuộc đời rao giảng những mệnh lệnh của Chúa, tiên tri Giêrêmia đã phải nói những sự thật để giúp họ sửa đổi ‘lòng chai đá của họ’, vì thế mà tiên tri đã gặp rất nhiều chống đối, thù ghét. Sau cùng tiên tri bị giết chết (vào khoảng 580 trước Chúa Giáng Sinh) trong thời bị lưu đày ở Ai-Cập. Chính sau cái chết thảm khốc của ông mà dân chúng càng hiểu ông hơn và đem lòng sùng mộ, và nhận ra những điều chân thật tiên tri đã giảng dạy ho.

Mỗi tín hữu chúng ta, sau khi được Chúa Thánh Thần thánh hiến qua Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta cũng đều có bổn phận phải làm “tiên tri”, làm “chứng nhân” cho Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa cho mọi người. Trong khi loan truyền Lời Chúa, thường khi chúng ta cũng gặp được những con người vui vẻ đón nhận, nhưng cũng có những trường hợp bị phản ứng bất lợi. Chúng ta luôn phải kiên nhẫn chịu đựng, và cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa chính chúng ta, và thánh hóa những người chúng ta rao giảng; cầu nguyện đặc biệt cho những người chống đối chúng ta (Matthêu 5: 43-48). Tất cả chỉ vì lòng “mến Chúa và yêu người” mà chúng ta làm nhiệm vụ “tiên tri” và chứng nhân cho Chúa.. “Lòng mến Chúa yêu người” tức là đức Bác Ái, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay: “Đức Bác Ái thì nhẫn nhục… tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả…”

Mong rằng từ nay chúng ta biết ý thức hơn về bổn phận rao giảng Lời Chúa, làm chứng cho Chúa (nhất là bằng chính đời sống gương mẫu của chúng ta) trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, sở làm, trường học, với mọi người chúng ta có dịp tiếp xúc. Trong cuộc hành trình Đức Tin, chúng ta không đi một mình, nhưng cùng đồng hành với anh chị em chúng ta, chúng ta cần nâng đỡ nhau, cầu nguyện cho nhau, luôn giữ vững Đức Tin, duy trì Đức Bác Ái, và cùng nhau giúp đỡ những người chưa nhận biết Chúa được nhận ra Chúa là Cha, và Chúa Giêsu Kitô đã xuống thế làm người rao giảng Tin Mừng cứu độ, đã chịu nạn chịu chết để cứu chuộc chúng ta; Người đã sống lại và về trời để mở đường cứu rỗi chúng ta. Ai tin và sống theo giới răn của Người, thì được ơn cứu chuộc.

Cuộc sống mỗi người ở trần gian này rồi sẽ qua đi, chúng ta hãy biết dùng mọi thời gian còn lại, mọi phương thế có thể được để giúp đỡ mọi người, không phải chỉ bằng vật chất, nhưng cả về đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng, để mọi người có thể hưởng nhờ ơn cứu độ của Chúa.

Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng.
Thần Khí Chúa đã thánh hiến tôi, sai tôi đi, Ngài sai tôi đi,
Sai tôi đến với người nghèo khó, sai tôi đến với người lao tù,
Mang Tin Mừng giải thóat, Thiên Chúa đã cứu tôi
…”
(Thiên Lan: Thánh Ca: “Thần Khí Chúa”)
 
Thư Giu-đa
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
15:29 25/01/2010
Ngày nay đọc thư Giu-da, người ta có thể ngỡ ngàng vì có nhiều ám chỉ rất khó hiểu.

Thư này có ý nhắc bảo phải coi chừng những bậc thầy giả hiệu. Khó có thể biết những người này là ai. Chân dung của họ được diễn tả bằng những nét rất qui ước, những sáo ngữ dùng trong thể văn bút chiến của người Do thái vào buổi sơ khai của Ki-tô giáo. Họ là những người tham ăn, bê bối, gian lận, trục lợi v.v… Tác giả lên án họ là những kẻ gây rối trong Hội thánh, phỉ báng các thiên thần, chối bỏ Đức Giê-su Ki-tô. Phải chăng họ là những người theo thuyết Ngộ đạo, tự phụ vì đã đạt được kiến thức cứu độ, thế mà lại làm những điều vô luân và không tin vào mầu nhiệm nhập thể. Có lẽ vì vậy tác giả mỉa mai gọi họ là những kẻ thuộc “khí huyết”. Họ hãnh diện là có bản lãnh hơn người, nhưng thực ra họ chỉ sống theo bản năng, chứ đâu được Thần khí hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn khó biết họ chủ trương nhửng gì. Nhưng diều chúng ta có thể biết được: đó là chính môi trường của tác giả. Mội trường này liên hệ mật thiết với nhóm họ từ thế kỷ II trước công nguyên. Họ đã soạn ra loại văn chương khải huyền và truyền lại những tác phẩm như sách Hê-nóc, sách ông Mô-sê lên trời, di chúc của mười hai tổ phụ. Ở đây, tác giả cũng trích một đoạn trong sách Hê-nóc (1,14-15) và dùng sách ông Mô-sê lên trời hay một tài liệu nào giống như thế.

Môi trường đó tôn sùng đặc biệt một số hạng thiên thần. Họ rất sợ bị nhiễm uế và chủ trương đoạn tuyệt với bọn vô đạo, khi chúng bị coi như bất trị; “Hãy gớm ghét ngay cả áo bị nhiễm uế bởi xác thịt chúng”. Các ý tưởng này ngược hẳn với ý tưởng của thánh Phao-lô. Người ta gặp rất nhiều những ý tưởng như thế trong các tác phẩm của phái Cum-ran. Phái này cũng thích đọc những loại sách khải huyền như trên. Đó là một yếu tố rất hay để thử xác định môi trường Do thái và Ki-tô giáo, nơi đã làm nẩy sinh ra bức thư này. Dù sao lòng tôn sùng của tác giả đối với các thiên thần vẫn không làm tổn thương.cho nền Ki-tô học trong thư, bởi vì tác giả tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, là Đấng ta phải cậy trông để được sống đời đời.

Các tác già lên án phường vô đạo cũng nằm trong chiều hướng khải huyền. Hình phạt rồi thế nào cũng sẽ xẩy ra. Hình phạt này đã được loan báo trước trong việc tuyên phạt các thần phạm tội, dân thành Sơ-đôm và Go-mô-ra, cũng như trong việc tiêu diệt các thế hệ cứng lòng trong sa mạc. Những ví dụ trên cho thấy tác giả suy nghĩ theo chiều hướng nhắm theo bản mẫu, nghĩa là coi Cưu Ước là một mặc khải trước về Tân Ước. Bọn vô đạo như đã bị xử tội trong các hình phạt xưa kia rồi. Hiện tại đã được tiên báo và hàm chứa trong quá khứ. Cách thức hiện đại hóa Kinh thánh như vậy tiếp nối nhiều quan niệm Do thái. Nó mang sắc thái của một thời đại, nhưng đó cũng là một cách xác quyết rằng đường lối hoạt động của Thiên Chúa vẫn không thay đổi và Kinh thánh đối với hiện tại vẫn là khuôn vàng thước ngọc.

Tác giả tự xưng mình là Giu-đa, em của Gia-cô-bê. Tân Ước có nói đến Giu-đa và Ma-ca-bê. Hai người này có họ với Đức Giê-su, với cả Giu-se và Si-mon nữa (Mc 6,3; Mt 13,35). Nhưng có phải chính Giu-đa viết thư này không ? Có nhiều chỉ dẫn cho biết thư đã được viết sau thời các Tông đồ, thí dụ câu 3 nói đến đức tin đã được truyền lại và nhất là câu 17 coi giáo huấn của các Tông đồ như đã thuộc về quá khứ. Như vậy có lẽ tác giả ngầm bảo đây là giáo huấn của Giu-đa, người bà con với Chúa. Tác giả sống trong môi trường sùng mộ hai tông đồ Gia-cô-bê và Giu-đa, lại thích sưu tầm giáo huấn của các ngài. Đàng khác, cũng không thể lui thời gian viết thư này lại quá xa, vì thư bắt đầu thành hình từ một môi trường Do thái cổ kính. Vì thế, có thể nghĩ rằng thư đã được viết vào khoảng năm 80-90.

Mặc dù thư có tính đặc biệt, nhưng vì đã được dùng trong thư Phê-rô 2 nên chắc phải có một thế giá nào đó, Cũng không nên coi nhẹ ảnh hưởng của phong trào Do thái-Kitô giáo trong thư này, vì nhờ đó người ta biết thêm được đôi điều. Thư Giu-đa đã không dễ dàng được xếp vào thư qui, nhất là trong các giáo đoàn miền Xi-ri. Vào thế kỷ IV, sử gia Êu-xê-bi-ô nói rằng có một số người không công nhận thư này. Ngược lại, bản thư qui Muratori (ít lâu sau năm 200) và giáo phụ Te-tu-li-a-nô (khoảng năm 200) lại coi là sách thánh. Thư này còn được thánh Cơ-lê-men-tê thành A-lê-xan-ri-a (đầu thế kỷ III) chú gỉải và giáo phụ O-ri-giên (185-254) dẫn chứng. Như vậy thư đã được chấp nhận khá sớm ở Rô-ma. A-lê-xan-ri-a và Ca-ta-gô (345-420). Sở dĩ người ta dè dặt đối với thư này là vì thấy thư dùng những tác phẩm không được các giáo đoàn công nhận.

(viết dựa theo TOB ấn bản năm 1994 trang 3017-3018)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:07 25/01/2010
GỢI Ý

N2T


Đại sư Yu-ca hứa sẽ gợi ý cho học giả nọ, và nói rõ hiệu quả của gợi hơn hẳn rất xa bất cứ câu chương nào trong kinh sách.

Học giả không thể chờ đợi lâu bèn mời đại sư lập tức gợi ý, đại sư nói: “Đi ra ngoài nhà, hai tay đưa lên trong mưa, và ngẩng đầu nhìn lên trời. Như thế sẽ cho anh gợi ý thứ nhất.”

Ngày hôm sau học giả đến báo cáo với đại sư:

- “Con làm theo lời thầy, mặc cho nước mưa từ trên cổ con chảy xuống, con chỉ cảm thấy mình sống như một thằng ngu ngốc.”

Đại sư nói:

- “Ừ, mới chỉ là ngày thứ nhất, đó không phải là một sự gợi ý hay sao ?”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Gợi ý của đại sư thì khác với gợi ý của nhà đầu tư, bởi vì nhà đầu tư thì chỉ biết lợi nhuận cho mình, nhưng đại sư thì vì đời sống tâm linh của người khác; gợi ý của nhà giáo dục thì khác với gợi ý của người người đi buôn lậu, bởi vì người đi buôn lậu thì chỉ vẻ cho người khác cách luồn lọt tránh né pháp luật để kiếm tiền, nhưng nhà giáo dục thì dạy cách sống làm người và có ích cho xã hội cho người khác...

Nhưng có một loại gợi ý vượt trên mọi gợi ý, đó là khi linh mục làm linh hướng cho một đoàn thể hay một cá nhân, thì sự gợi ý này luôn nhắm đến hai điều căn bản: một là hướng cuộc sống của họ lên cùng Thiên Chúa, hai là hướng cuộc sống của họ đến cùng tha nhân và xã hội, loại linh hướng (gợi ý) này không phải lúc nào cũng có người thoải mái nghe theo, nhưng họ phải chiến đấu rất nhiều với cái tôi của mình, bởi vì hướng lòng lên cùng Thiên Chúa tức là phải từ bỏ những thói quen không chính đáng của mình, và hướng cuộc sống đến với tha nhân thì họ phải trở nên gương mẫu cho người khác noi theo, do đó, mà sự gợi ý về cuộc sống tâm linh thì thường làm cho người được gợi ý bị “sốc”, nhưng một khi đã hiểu được lợi ích lâu dài cho đời sống tâm linh của mình, thì họ vẫn cứ làm theo lời gợi ý của cha linh hướng.

Không ai gợi ý làm điều xấu, nhưng nếu có gợi ý làm điều xấu thì do ma quỷ mà ra.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:11 25/01/2010
N2T


11. Chúng ta nên dùng hết sức lực, đem tất cả dâng hiến Thiên Chúa, không tính toán dâng hiến bao nhiêu, như thế chúng ta dùng việc thiện để chứng minh tình yêu của chúng ta.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:13 25/01/2010
N2T


352. Để thói quen xấu của bạn chết trước bạn.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một thế giới già nua trong thập niên mới
Phụng Nghi
11:30 25/01/2010
Dân số thế giới đi từ chỗ bùng phát đến chỗ vỡ tung



ROME (Zenit.org).- Liên hiệp quốc vừa mới công bố một bản tường trình gây nhiều chú ý về những vấn đề tạo ra do sự kiện tuổi già gia tăng nhanh chóng nơi dân số thế giới. Ngay đầu Năm Mới, Phân bộ về Kinh tế và Xã hội đã cho phổ biến bản tường trình nhan đề: "World Population Aging 2009" (Tình trạng Lão hóa Dân số trên Thế giới năm 2009).

Một số dữ kiện chính trong bản tường trình được ghi nhận như sau:

- Tính trạng lão hóa hiện nay chưa từng xảy ra trong lịch sử. Đến năm 2045, số người trên 60 tuổi sẽ có thể vượt quá số người dưới 15 tuổi. Trong những vùng phát triển hơn, nơi tiến trình lão hóa tăng nhanh, tình trạng này đã đạt tới ngay hồi năm 1998 rồi.

- Hiện nay, số tuổi trung độ trên thế giới là 28, tức là một nửa dân số thế giới có số tuổi trên mức đó, và phân nửa dưới mức đó. Vào giữa thế kỷ 21, tuổi trung độ sẽ đạt tới mức 38.

- Tình trạng lão hóa ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới, lý do là vì sự giảm sinh sản đã trở thành gần như một hiện trạng phổ biến toàn cầu.

- Tình trạng lão hóa sẽ có hậu quả lớn lao trên mức tăng trưởng về kinh tế, tiết kiệm, đầu tư, thị trường lao động, và thuế má.

- Vì mức sinh sản khó mà lại đạt tới được những đỉnh cao như trong quá khứ, nên tình trạng lão hóa trong dân số không thể đảo ngược, và những nước có dân số trẻ trung là điều thường thấy cho mãi tận gần đây, sẽ trở thành họa hiếm trong thế kỷ 21 này.

- Trên thế giới, hiện nay có chừng 9 người ở trong hạng tuổi lao động đang làm việc để yểm trợ một người già nua. Con số này sẽ giảm xuống còn 4 vào năm 2050, gây ra những hậu quả trầm trọng về các chương trình hưu bổng. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã làm giảm không ít thời giá của các quỹ hưu bổng.

Những bản tường trình khác nữa

Những bản báo cáo khác của Liên Hiệp quốc mới đây đã xem xét sâu xa hơn các vấn đề về dân số trong từng quốc gia riêng biệt. Một bản nghiên cứu của Chương trình Phát triển thuộc LHQ nhan đề: “Nước Nga trước các thách đố về Dân số” đã tiên đoán dân số nước này sẽ tiếp tục co rút lại. Tin này được hãng AP tường trình hôm 4 tháng 10 năm ngoái.

Theo bản báo cáo này thì dân số nước Nga từ năm 1993 đến nay đã giảm đi 6.6 triệu, dù đã có làn sóng hàng triệu người di dân tới nhập cư, và cảnh báo rằng nước này đến năm 2025 sẽ còn mất đi thêm 11 triệu người nữa.

Hậu quả của cuộc suy giảm như thế sẽ đưa đến tình trạng thiếu người lao động, một dân số già nua và mức tăng trưởng kinh tế chậm lại. Năm 2007 nước Nga có dân số cao đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Vào năm 2050, LHQ ước tính nước Nga sẽ rơi xuống hàng thứ 15, và dân số lúc đó sẽ còn ít hơn dân số Việt nam.

Bộ trưởng Y tế Nga Tatyana Golikova, theo tin của hãng AFP hôm 18 tháng giêng, đã cảnh báo: nước Nga cần phải cắt tỷ lệ phá thai cao hiện nay để giúp đảo ngược tình trạng giảm thiểu dân số.

Golikova nói rằng trong năm 2008 ở Nga có 1 triệu 714 ngàn vụ sinh nở và 1 triệu 234 ngàn vụ phá thai.

Nhóm Stratfor, khi nghiên cứu bản tuyên bố của Golikova, cho biết rằng trong năm 2009 tuy Nga đã có một sự gia tăng ít ỏi về dân số (khoảng từ 15 ngàn đến 25 ngàn người), nhưng đây lại do những nguyên nhân độc nhất, không có hai lần.

Sự gia tăng này một phần là do sáng kiến của chính phủ nhằm khuyến khích những người Nga hồi hương từ các nước trong Liên bang Sôviết cũ. Sau nhiều năm di cư như thế, con số người Nga muốn hồi hương nay đang giảm thiểu nhanh chóng.

Một nguyên nhân khác tạo ra sự gia tăng dân số ít oi như thế, đó là nhóm người trong lớp tuổi từ 20-29 nay đang chiếm 17% dân số và đã chứng tỏ có khả năng sinh sản cao. Tuy vậy, thế hệ sinh sau nhóm này sẽ ít hơn nhiều.

Trai thừa gái thiếu

Tuy Việt nam có thể vượt quá dân số của nước Nga, nhưng ở quốc gia này nạn phá thai cũng đang tạo ra những vấn đề trầm trọng. Điều đó được ghi nhận trong bản nghiên cứu do Quỹ Dân số LHQ công bố hồi tháng 8 năm 2009.

Bản Nghiên cứu có chủ đề: “Thay đổi mới đây về Tỷ lệ Phái tính trong Sinh sản ở Việt nam: Duyệt xét các Chứng liệu”, đã xem xét vấn đề chọn lựa phái tính trong các vụ phá thai.

Thông thường thì tỷ lệ phái tính lúc sinh sản (tức là số trẻ em trai sinh ra so với 100 trẻ gái) nằm trong khoảng 104-106/100.

Theo sự giải thích ở bản tường trình, thì trong những hoàn cảnh thông thương, tỷ lệ nói trên qua thời gian đã khá ổn định, trên khắp các vùng địa lý, các châu lục, quốc gia và chủng tộc.

Nhưng những nghiên cứu về tỷ lệ phái tính đã cho thấy một sự thay đổi bất ngờ, kể từ những năm 1980 tại một số quốc gia ở châu Á. Bản tường trình nhận xét như sau: “Cùng với sự giảm thiểu sinh sản, chiều hướng này lan rộng khắp các quốc gia đông dân ở châu Á, do đó đe dọa đến mức ổn định của dân số toàn cầu.”

Ở Việt nam, tỷ lệ phái tính trong sinh sản năm 2006 là 110/100 (tức là 110 trai/100 gái). Bản tường trình cho biết sự thay đổi về tỷ lệ đã bắt đầu từ một thập niên trước và hiện nay đang gia tăng ở mức độ mỗi năm một điểm. Do đó, với sự thay đổi như hiện nay, tỷ lệ này có thể vượt quá điểm 115 trong ít năm sắp tới.

Nếu chiều hướng này không đảo ngược lại được, thì LHQ cảnh báo rằng đến năm 2025 Việt nam sẽ thặng dư dân số nam giới đáng kể, và điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả phức tạp cho đất nước, đặc biệt là sẽ ảnh hưởng lên lớp người trẻ đến tuổi kết hôn.

Hiện tượng “gái thiếu” cũng thấy thật rõ rệt ở Trung quốc, và một bản tường trình mới đây đã khẳng định tình trạng chọn lựa phái tính trong các vụ phá thai. Viện Khoa học Xã hội của Trung quốc nói rằng vào cuối thập niên này có thể sẽ có tới 24 triệu thanh niên không thể tìm được vợ (theo bản tin của báo Times hôm 12 tháng giêng).

Bản tường trình cho đó là tình trạng bất quân bình trong chính sách một con của Trung quốc. Người ta đã sử dụng máy scan siêu âm để giúp cho những vụ phá các thai nhi nữ khi cha mẹ muốn chắc chắn rằng đưa trẻ duy nhất họ được phép sinh sẽ là con trai để nối dõi tông tộc.

Bản tường trình ghi nhận: “Vấn đề này càng trầm trọng hơn ở các vùng đồng ruộng thôn quê, vì thiếu hệ thống an sinh xã hội. Người nông dân già nua đều phải trông nhờ vào con cái của họ.”

Báo Times cho biết một chuyên viên Trung quốc nói rằng năm 2006 tỷ lệ phái tính đã tăng tới mức 120/100.

Co rút

Trong lúc đó, ở nước Nhật bản kế cận, dân số cũng tiếp tục suy giảm. Tờ báo Japan Times trong số ra ngày 15 tháng giêng cho biết rằng, theo ước tính của Bộ Y tế, Lao động và Xã hội, trong năm 2009 dân số Nhật đã co rút đi 75 ngàn, tức là 1.46 lần mức giảm năm 2008.

Theo Viện Quốc gia Nghiên cứu về Dân số và An sinh Xã hội ước tính thì dân số Nhật sẽ sụt xuống mức dưới 100 triệu vảo năm 2046, dưới 90 triệu vào năm 2055. Dân số hiện nay ước khoảng 128 triệu.

Giữa lúc càng ngày càng có nhiều mối quan ngại về tình trạng lão hóa dân số và tỷ lệ sinh sản xuống thấp của thế giới, thì chính phủ Hoa kỳ lại đang trong chiều hướng gia tăng yểm trợ để ngừa thai và phá thai trên khắp thế giới.

Ngày 8 tháng giêng, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đọc một bài diễn từ đánh dấu ngày kỷ niệm 15 năm Hội nghị Quốc tế 1994 về Dân số và Phát triển, tổ chức tại Cairo (Ai cập).

Trong diễn từ, bà mừng thành tích một trong những hành động đầu tiên tại chức của tổng thống Barack Obama là đã hủy bỏ những hạn chế cung cấp quỹ của chính phủ liên bang giúp những nhóm tài trợ cho các vụ phá thai ở các nước đang phát triển. Bà cũng cho biết rằng Hoa kỳ đã lại tiếp tục tài trợ cho Quỹ Dân số của LHQ, và quốc hội mới đây đã chấp thuận hơn 648 triệu dollar ngoại viện để giúp kế hoạch hoá gia đình và những chương trình y tế điều hòa sinh sản trên khắp thế giới.

Bà hứa rằng sắp tới sẽ còn nhiều viện trợ hơn nữa để cho thuốc ngừa thai có thể đến tay được mọi người phụ nữ trong mọi quốc gia. Bà cũng nhấn mạnh đến công cuộc mà chính phủ Hoa kỳ đang thực hiện, đó là hợp tác với Liên hiệp Quốc tế về Kế hoạch hoá Gia đình, đáng chú ý là vai trò của tổ chức này trong việc thực hiện hàng triệu vụ phá thai mỗi năm.

Nhiệt tình hiện nay muốn làm mọi cách có thể được để hạ thấp mức sinh sản, rõ rệt là đã được lôi kéo bởi những thúc ép về ý thức hệ, mà không có lúc ngừng lại để xem xét các hậu quả về kinh tế gây ra bởi những chính sách đã dẫn đưa đến sự giảm thiểu sinh sản nhanh chóng trong một khoảng thời gian quá ư ngắn ngủi đến thế.



 
Mở án phong chân phước cho nhà truyền giáo lừng danh: LM Matteo Ricci
Nguyễn Long Thao
11:31 25/01/2010
MACERATA, Italia 25/1/10. - Bản tin của thông tấn xã Fides loan tin vào chiều ngày 24 tháng Giêng năm 2010, giáo phận Macerata - Tolentino - Recanati - Cingoli – Treia thuộc miền Đông nước Ý đã khai mạc phiên tòa cứu xét việc phong chân phước cho Linh Mục Matteo Ricci (1552-1610), dòng Tên, nhà truyền giáo tại Trung Hoa.

Vào năm 1984 Tòa Thánh đã nâng bậc LM Matteo Ricci lên hàngTôi Tớ Chúa. Năm 2010 là năm kỷ niệm Ngài tạ thế được 400 năm, giáo phận Macerata mở lại tòa án để cứu xét việc phong chân phước cho Ngài. Mục đích của tòa án là nghe một số nhân chứng để bảo đảm sự thánh thiện của Bậc Tôi Tớ Chúa.

Cùng với việc khai mở tòa án, giáo phận cũng thiết lập một Uỷ Ban Sử để thu thập tất cả các văn bản và tài liệu liên quan đến LM Matteo Ricci. Uỷ Ban sẽ đánh giá các bài viết của nhà truyền giáo này đồng thời xác nhận tính trung thực và giá trị các tài liệu của cha Matteo Ricci.

Cha Matteo Ricci sinh sống tại Trung Quốc được 28 năm. Trong thời gian đó Ngài đã đem văn hóa Tây Phương giới thiệu với nhân dân Trung Quốc, đồng thời đem văn hóa Đông Phương giới thiệu với người Âu Châu. Ngài được các sử gia vinh danh là sứ giả văn hóa Đông Tây. Hiện nay, chính quyền và nhân dân Trung Quốc vẫn nhớ ơn nhà truyền giáo lừng danh Matteo Ricci của dòng Tên.
 
Tại Châu Phi: Giáo Hội có nhiệm vụ bảo vệ dân chúng chống lại bất công
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:02 25/01/2010
ROMA, 25/01/2010 (zenit.org)- Giáo Hội có nhiệm vụ « bảo vệ dân chúng chống lại bất công », Hội Đồng đặc biệt về Châu Phi của thượng hội đồng các giám mục nhấn mạnh.

Buổi họp lần thứ hai của Hội Đồng đã diễn ra tại Vatican từ ngày 19 đến 20 tháng Giêng vừa rồi.

Trong số những vấn nạn nêu ra trong chương trình nghị sự, có đề cập đến cuộc chiến chống lại bất công, cội nguồn của các xung đột, thông qua đối thoại và trung gian hòa giải.

« Vắng bóng hòa bình dẫn đưa Giáo Hội dấn thân mạnh mẽ trong công cuộc làm trung gian hòa giải, nhưng cũng còn cứu giúp tất cả những ai là nạn nhân của những cuộc xung đột nội bộ », thông cáo chung nhấn mạnh.

Hội Đồng cũng nhấn mạnh, như điều Đức Thánh Cha đã đề cập trong diễn văn vào đầu tháng trước Ngoại Giao Đoàn về sự hòa giải, sự « ưu tiên đối với Giáo Hội tại Phi Châu, cũng cần hòa giải để có được tính khả tín trong giáo huấn của mình cũng như trong hành động xã hội.

Những vấn nạn khác được đề cập trong chương trình nghị sự, đó là đối thoại liên tôn: « Chúng ta thử, thông cáo nhấn mạnh, thiết lập những nguyên tắc thông cảm lẫn nhau và hợp tác, đặc biệt với Hồi Giáo, một tôn giáo lan rộng nhất tại Châu Phi ».

Hội Đồng mong muốn rằng, về vấn đề Hồi Giáo, việc đối thoại có thể giúp đỡ « loại ra ngoài lề » những thành phần chính thống quá khích hiện hành theo cách của cái mà chúng càng ngày càng bị tố cáo và gạt ra ngoài lề bởi những người đại diện chính thức tôn giáo.

Bản thông cáo cũng khẳng định rằng những « đề xuất » được nêu ra trong dịp thượng hội đồng vào tháng 10 năm ngoái, « sẽ phục vụ căn bản cho các phần tiếp theo trong việc chuẩn bị Huấn Dụ của hậu thượng hội đồng ».

Hội Đồng hậu thượng hội đồng còn nhóm họp lần nữa tại Vatican vào ngày 27 và 28 tháng tư.
 
ĐTC: sự hợp nhất trong nhiều đặc sủng là những ân ban của Thánh Linh
Bình Hòa
19:12 25/01/2010
Kinh Truyền tin chúa nhựt 24 tháng giêng

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua dựa theo đoạn văn thánh Phaolô được trích trong bài đọc thứ hai của thánh lễ Chúa Nhựt thứ Ba Mùa Thường niên nói về các đặc sủng, và được áp dụng vào tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất các Kitô hữu cũng như trùng vào lễ kính thánh Phanxicô de Sales. Thực vậy, bài học về sự hợp nhất của các chi thể trong một thân thể là lý tưởng cho sự hợp nhất trong Giáo hội, vừa duy nhất vừa đa dạng. Còn thánh Phanxicô de Sales nhắc nhở rằng tất cả các tín hữu đều được mời gọi nên thánh, và mỗi người đều giữ một vài trò tích cực trong Giáo hội. Sau khi ban phép lành, Đức Bênêđictô XVI giới thiệu cho các linh mục tấm gương của cha José Samsó i Elias, mới được phong chân phước hôm thứ bảy vừa qua: cha đã tận tâm với việc dạy giáo lý và phục vụ người nghèo. Trước khi bị hành quyết, cha đã tha thứ cho những người bách hại mình. Đề tài phục vụ người nghèo cũng được lướt qua trong lời chào các phái đoàn hành hương bằng tiếng Anh, gợi ý từ bài Tin mừng trong đó Chúa Giêsu tuyên bố rằng Người được thánh hiến để mang Tin mừng cho người nghèo (Lc 4,18). Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ

Anh chị em thân mến,

Trong các bài đọc Sách thánh của phụng vụ hôm nay có đoạn văn thời danh trích từ thư thứ nhứt gửi các tín hữu Corintô, trong đó thánh Phaolô so sánh Hội thánh với thân thể con người. Thánh Tông đồ viết như sau: “Cũng như thân thể là một và có nhiều chi thể, và các chi thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng thế. Thực vậy, tất cả chúng ta đều được rửa tội nhờ cũng một Thánh Linh trong một thân thể duy nhât, dù là người Do thái hay Dân ngoại, nô lệ hay tự do; và tất cả chúng ta đều được giải khát bởi một Thánh Linh duy nhất” (1Cr 12,12-13). Hội thánh được quan niệm như là một thân thể, mà Chúa Kitô là đầu, và trở thành một ở trong Người. Dù sao thánh Tông đồ muốn nhấn mạnh đến sự hợp nhất trong nhiều đặc sủng là những ân ban của Thánh Linh. Nhờ các đặc sủng, Hội thánh xuất hiện như là một cơ thể phong phú và sinh động, chứ không đồng đều, như là hoa quả của một Thánh Linh duy nhất, Đấng hướng dẫn tất cả đến sự hợp nhất sâu xa, bằng cách hấp thụ những sự khác biệt chứ không hủy diệt chúng, và kết thánh một tổng bộ hài hòa. Hội thánh kéo dài qua lịch sử sự hiện diện của Chúa Phục sinh, cách riêng nhờ các Bí tích, Lời Chúa, các đặc sủng và các tác vụ được phân phát trong cộng đoàn. Vì thế chính trong Chúa Kitô và trong Thánh Linh mà Giáo hội là một và thánh, nghĩa là một sự hiệp thông mật thiết vượt lên trên những khả năng con người và nâng đỡ chúng.

Tôi muốn nhấn mạnh khía cạnh này đang khi chúng ta đang ở trong “Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hiệp nhất”, sẽ kết thúc vào ngày mai, lễ thánh Phaolô trở lại. Theo tập tục, vào buổi chiều, tôi sẽ cử hành Kinh Chiều tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, với sự tham dự của các đại biểu của các Giáo hội khác hiện diện tại Rôma. Chúng ta sẽ khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn hợp nhất trọn vẹn cho tất cả các môn đệ Chúa Kitô, và cách riêng, dựa theo đề tài năm nay, chúng ta sẽ lặp lại sụ cam kết cùng nhau làm chứng tá cho Dấng đã chịu đóng đinh trên thập giá và đã sống lại (xc. Lc 24,18). Thực vậy, sự hiệp thông giữa các người Kitô hữu sẽ giúp cho việc loan báo Tin mừng được đáng tin và hữu hiệu hơn, theo như lời quả quyết của Đức Giêsu trong lời nguyện cùng Chúa Cha hôm trước ngày tử nạn: “Ươc mong cho họ được trở nên một. . ngõ hầu thế gian tin” (Ga 17,21).

Các bạn thân mến, sau hết, tôi muốn nhắc đến chân dung của thánh Phanxicô de Sales, được kính nhớ vào ngày 24 tháng giêng. Sinh tại Savoie vào năm 1567, Người theo học luật khoa tại Padova và Paris, rồi được Chúa kêu gọi, Người đã trở thành linh mục. Người dấn thân vào việc giảng thuyết và đào tạo các tín hữu, dạy cho biết rằng tất cả mọi người đều được gọi nên thánh và mỗi người đều có một vị trí ở trong Giáo hội, theo như thánh Phaolô so sánh với thân thể. Thánh Phanxicô de Sales là bổn mạng các ký giả và các cơ quan báo chí công giáo. Tôi đã ký thác cho Người sứ điệp nhân ngày Thế giới Truyền thông xã hội, được ban hành hằng năm vào dịp này, và hôm qua đã được trình bày tại phòng báo chí Toà thánh.

Xin Đức Trinh nữ Maria, người mẹ của Giáo hội, cầu cho chúng ta được tiến triển trong sự hiệp thông, để truyền đạt vẻ đẹp của tình đoàn kết trong sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh.
 
Đức Thánh Cha bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất
LM Trần Đức Anh, OP
19:13 25/01/2010
ROMA - Chiều ngày 25-1-2010, lễ thánh Phaolô Tông Đồ trở lại, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Ngài mời gọi tất cả các tín hữu cùng làm chứng cho Chúa Kitô mặc dù vẫn còn những chia cách.

Hiện diện tại buổi cầu nguyện lúc 5 giờ rưỡi chiều, ngoài đông đảo các HY, GM, giáo sĩ và giáo dân Roma, còn có nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác.

Đầu buổi cầu nguyện, ĐHY Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và nhắc đến kỷ niệm 100 năm Hội nghị truyền giáo với hơn 1 ngàn đại biểu các Giáo Hội Kitô ở thành phố Edinburg.

Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC nhắc đến chủ đề tuần hiệp nhất năm nay ”Các con là chứng nhân về những điều ấy” (Lc 24,48) và ngài nêu bật nền tảng sứ vụ Tông Đồ của thánh Phaolô là cuộc gặp gỡ của Người với Đấng Phục Sinh trên đường đi Damas, khởi đầu các hoạt động truyền giáo không biết mệt mỏi, qua đó thánh nhân dồn mọi năng lực để rao giảng cho dân ngoại Chúa Kitô mà Người đã đích thân gặp gỡ. Và thế là Phaolô, từ một kẻ bách hại Giáo Hội, trở thành nạn nhân của cuộc bách hại vì Tin Mừng: ”5 lần bị người Do thái đánh 39 roi đòn; 3 lần bị đánh bằng gậy, một lần bị ném đá...” (2 Cr 11,24-25..).

ĐTC nhận định rằng sự chọn lựa đề tài cho tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô năm nay là một lời mời gọi các tín hữu Kitô cùng làm chứng về Chúa Kitô Phục Sinh, theo mệnh lệnh Chúa đã ủy thác cho các môn đệ. Chứng tá chung này có liên hệ tới kỷ niệm 100 năm Hội nghị truyền giáo tại thành phố Edinburg bên Ecosse mà nhiều người coi như một biến cố quyết định làm nảy sinh phong trào đại kết hiện đại. Mùa hè năm 1910, tại thủ đô xứ Ecosse, hơn 1 ngàn thừa sai thuộc các ngành Tin Lành và Anh giáo, và một đại diện chính thống trong tư cách là khác, đã nhóm họp để cùng nhau suy tư về sự cần thiết phải đạt tới sự hiệp nhất để rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô một cách đáng tin cậy. Thực vậy, chính ước muốn rao giảng Chúa Kitô cho tha nhân và mang lại cho thế giới sứ điệp hòa giải của Chúa làm cho các tín hữu cảm nghiệm sự chia rẽ mâu thuẫn của các Kitô hữu. Thực vậy, làm sao những người không tin có thể đón nhận sứ điệp Tin Mừng nếu chính cách tín hữu Kitô lại mâu thuẫn chia rẽ nhau?

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Trong một thế giới dửng dưng đối với tôn giáo và thậm chí càng ngày người ta càng tỏ ra nghi kỵ đức tin Kitô, cần có một hoạt động truyền giáo mới mẻ và nồng nhiệt, không những giữa các dân tộc chưa bao giờ biết Tin Mừng, nhưng cả nơi những dân tộc trong đó Kitô giáo được phổ biến từ lâu đời và là thành phần lịch sử của họ. Rất tiếc là còn có những vẫn đề làm cho các tín hữu Kitô chia cách nhau, và chúng ta hy vọng có thể khắc phục bằng cầu nguyện và đối thoại, nhưng có một nòng cố sứ điệp của Chúa Kitô mà chúng ta có thể cùng nhau loan báo: đó là Thiên Chúa là Cha, chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết qua cái chết trên thập giá và sự sống lại của Ngài, niềm tín thác nơi hoạt động biến đổi của Chúa Thánh Linh”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Ngoài ra, cũng có những lãnh vực chúng ta có thể làm chứng tá chung, đó là sự bảo tồn thiên nhiên, thăng tiến công ích và hòa bình, bảo vệ vị trí trung tâm của con người, dấn thân chiến thắng lầm than trong thời đại ngày nay, như nạn đói kém cùng cực, nạn mù chữ, và tình trạng thiếu công bình trong việc phân chia tài nguyên.

Và ngài kết luận rằng: ”Dấn thân cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô không phải chỉ là nghĩa vụ của vài người, cũng không phải là hoạt động phụ thuộc đối với đời sống Giáo Hội. Mỗi người được mời gọi đóng góp phần của mình để thực hiện những bước tiến dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả các môn đệ Chúa Kitô, không bao giờ quên rằng sự hiệp nhất này trước tiên là một hồn ân của Thiên Chúa, cần liên lỷ cầu xin. Thực vậy, sức mạnh thăng tiến hiệp nhất và truyền giáo nảy sinh từ cuộc gặp gỡ phong phú và say mê với Đấng Phục Sinh, như đã xảy ra đối với Thánh Phaolô trên đường Damas và 11 Tông Đồ với các môn đệ khác tụ họp tại Jerusalem”. (SD 25-1-2010)
 
Top Stories
Redemptorist Superior General about Vietnam
Fides
07:16 25/01/2010
ASIA/VIETNAM - “Let us not forget our fellow Redemptorists and the faithful of Vietnam”- Appeal from Redemptorist Superior General

Rome (Agenzia Fides) - "We hope the Vietnamese government conducts an investigation of the incidents at Dong Chiem and that they act with justice. The Provincial Superior of the Redemptorists in Vietnam has requested our prayers at this difficult time. The situation is tense, not only for the Redemptorists but also for many lay people, especially those active in pastoral work. I assured all our fellow Redemptorists in Vietnam and all those for whom we work of our solidarity and especially our prayers. Let us not forget them in this time of need!” This is the appeal entrusted to Agenzia Fides, by Fr. Michael Brehl, Superior General of the Congregation of the Most Holy Redeemer, while in Rome leading a meeting of the Order's new General Council, recently elected.

Fr. Brehl said, in an interview with Fides, that Redemptorists around the world are following with great anxiety the news from Vietnam and are very concerned about their Brother Anthony Nguyen Van Tang, age 36, who was brutally beaten and left unconscious in a pool of blood."

"The situation is very tense. The details on the destruction of the crucifix in the parish of Dong Chiem, in the Archdiocese of Hanoi, have been widely reported by media. The government denies any responsibility, but this is disputed by the Bishops of Vietnam, by witnesses, and by some independent journalists," notes the Superior General. "Our response is prayer," he emphasizes.

A solemn prayer vigil was held yesterday in St. Joseph Cathedral in Hanoi, presided by Auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh with the participation of thousands of faithful. The faithful have prayed a lot for their beloved Archbishop Ngo Quang Kiet, often criticized by the government and who has asked to resign.

Also, in the Redemptorist monastery in Ho Chi Minh City last night, thousands of Catholic faithful attended a prayer vigil. They prayed not only for victims of violence and for the faithful of Dong Chiem, but also for the Vietnamese government and for the entire nation, that the principles of peace, harmony, justice, and truth may prevail in the country.

The Provincial Superior of the Redemptorists, Fr. Vincent Pham Trung Thanh, yesterday celebrated a Mass before an assembly of more than 2,000 Catholics, in his homily asking all to pray for the end of the persecution against the Church and the innocent faithful."

The Redemptorists of Vietnam in recent days have sent a letter to the Hanoi authorities, asking them to lift the siege of the Church of Dong Chiem; to stop acts of intimidation towards faithful believers, to release detained arbitrarily; to prosecute those who attacked and hurt the Catholics and especially Br. Nguyen Van Tang; and to respect freedom of religion and symbols of Christian faith. (PA) (Agenzia Fides 25/01/2010)
 
Thousands of Catholics pray for Dong Chiem, the parish under siege
Asia-News
07:19 25/01/2010
Vigils were held in Hanoi and Ho Chi Minh City, prayers for the faithful and priests, and also for the Vietnamese government. Despite the threats made against those who had taken part in the vigils and the presence of police forces around the churches, there were no incidents.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Prayers for the parishioners of Dong Chiem, for priests in Hanoi and also for the Vietnamese government. There were six thousand, yesterday evening, at the vigil in the Redemptorist monastery in Ho Chi Minh City. Almost simultaneously in Hanoi (pictured), a similar vigil took place, with thousands of people, at the Cathedral of St. Joseph, led by Auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh. Here he also prayed for Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, under attack from government activities, who demonstrated against him, demanding his resignation.

Vietnamese Catholics respond so the attack led by local authorities, which destroyed the crucifix on Mount Tho, on land belonging to the parish of Dong Chiem, a parish currently under siege its the faithful threatened and beaten. The gatherings were peaceful yet the government has responded with threats. In Ho Chi Minh City, for example, local authorities had threatened "extreme measures" and "arrests" against those who attended the prayer vigil. "If you want to arrest me, do it now. I am ready to follow," said Father Joseph Le Quang Uy last night as he addressed the hundreds of agents who surrounded the monastery. An attack by the police was feared, but the ceremony took place without incident.

Father Vincent Pham Trung Thanh, superior of the Redemptorists in Vietnam introduced the mass explaining that "we are here to offer our prayers for the parish of Dong Chiem, the priests of the archdiocese of Hanoi and for justice and peace in our country". Catholics demonstrated the communion that exists between them and throughout the world. Prayer meetings with the same intentions have already been held or are planned in the United States, Germany, in Australia.

"We can not accuse the leaders of not understanding our culture - a young priest told AsiaNews - but the reality is that local authorities intentionally, at all levels, surrounded and suppressed the parish." In fact, the local authorities arrived with "armed forces" to suppress the parishioners, beating and arresting innocent worshipers. They orchestrated "bad people" to destroy the crucifix and target the faithful and their religious beliefs. This is the truth.

"Local authorities - says Maria, a Catholic teacher - have used thugs to attack and threaten the laity and priests who perform their work there. The thugs have violated the law of Vietnam, so the law should pursue these 'bad people'. Those local authorities must be held accountable for their evil actions against Catholics. " "They even threatened – he added - some priests of the Archdiocese of Hanoi. Local leaders have breached the 'religious belief' of the Christian population in Vietnam and throughout the world. "

They are not alone. The authorities in Ho Chi Minh City have levelled their charges at the Redemptorist community, accusing them of using the Church of Our Lady of Perpetual Help as a base from where to "distort, falsely accuse and criticize the government, urging the faithful to misunderstand the Party policies and national laws. " The focus of their charges is Father Joseph Le Quang Uy, who they accuse of exploiting his leadership role in the prayer vigils to distort the social, political and economic situation and denounce human rights violations by the government".
 
Migliaia di cattolici in preghiera per Dong Chiem, la parrocchia sotto assedio
Asia-News
07:20 25/01/2010
Veglie si sono svolte a Hanoi e Ho Chi Minh City, pregando per i fedeli e i sacerdoti, ed anche per il governo vietnamita. Malgrado le minacce rivolte contro chi avesse preso parte ai riti e la presenza in forze della polizia intorno alle chiese, non ci sono stati incidenti.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Preghiere per i parrocchiani di Dong Chiem, per i sacerdoti di Hanoi e anche per il governo vietnamita. Erano in seimila, ieri sera, alla veglia del monastero redentorista di Ho Chi Minh City. Quasi contemporaneamente a Hanoi (nella foto), un rito analogo si svolgeva, con migliaia di persone, alla cattedrale di San Giuseppe, guidata dal vescovo ausiliare Lawrence Chu Van Minh. Qui si è pregato anche per l’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet, sotto attacco dagli attivisti governativi, che manifestano contro di lui e ne chiedono le dimissioni.

Reagiscono così i cattolici vietnamiti all’attacco condotto dalle autorità locali, che hanno distrutto il crocefisso sul monte Tho, all’interno del terreno della parrocchia di Dong Chiem, messa sotto assedio, con I fedeli minacciati e picchiati. Incontri del tutto pacifici, ai quali da parte governativa si risponde con minacce. A Ho Chi Minh City, ad esempio, le autorità locali avevano minacciato “azioni estreme” e “arresti” contro chi avesse preso parte alla veglia di preghiera. “Se volete arrestarmi, fatelo ora. Sono pronto a seguirvi”, ha detto ieri sera padre Joseph Le Quang Uy rivolto alle centinaia di agenti presenti attorno al monastero. Si temeva anche un attacco della polizia, ma il rito si è svolto senza incidenti.

Padre Vincent Pham Trung Thanh, superiore dei redentoristi del Vietnam ha introdotto la messa spiegando che “siamo qui per offrire le nostre preghiere per la parrocchia di Dong Chiem, i sacerdoti dell’arcidiocesi di Hanoi e per la giustizia e la pace nel nostro Paese”. I cattolici hanno mostrato che la comunione esistente tra loro e in tutto il mondo. Riunioni di preghiera con le stesse intenzioni si sono svolte o sono state già programmate negli Stati Uniti, in Germania, in Australia.

“Noi – dice ad AsiaNews un giovane sacerdote – non possiamo incolpare i leader di non capire di cultura, ma il problema grave è che le autorità locali hanno intenzionalmente e a tutti i livelli spianato, circondato e soppresso la parrocchia”. In effetti, le autortà locali si sono unite con “forze armate” per reprimere i parrocchiani, picchiando e arrestando innocenti fedeli. Hanno guidato “gente cattiva” a distruggere il crocefisso e a colpire I credenti e le loro convinzioni religiose. Questa è la verità.

“Le autorità locali – commenta Maria, una insegnante cattolica – hanno usato picchiatori per aggredire e minacciare laici e sacerdoti che svolgono lì la loro opera. I picchiatori hanno violato la legge del Vietnam, così la legge dovrebbe perseguire queste ‘cattive persone’. Quelle autorità locali debbono essere chiamate a rispondere delle loro cattive azioni contro I cattolici”. “Hanno anche minacciato – continua – alcuni sacerdoti dell’arcidiocesi di Hanoi. I leader locali hanno violato la ‘credenza religiosa’ della popolazione cristiana in Vietnam e in tutto il mondo”.

Non sono i soli. Le autorità di Ho Chi Minh City si sono scagliate contro la comunità dei redentoristi, accusandoli di usare la Chiesa di Nostra Signore del perpetuo soccorso come una base per “distorcere, accusare falsamente e criticare il governo, spingendo i fedeli all’incomprensione delle politiche del Partito e delle leggi nazionali”. Sotto tiro, in particolare, padre Joseph Le Quang Uy, accusato di sfruttare il suo ruolo di guida nelle veglie di preghiera per distorcere la situazione sociale, politica ed economica e denunciare violazioni dei diritti umani da parte del governo”.
 
Vietnam: Gewaltsame Übergriffe auf Gläubige rufen Entrüstung hervor (tiếng Đức)
Zenit
11:08 25/01/2010
Bischöfe sprechen von „Betroffenheit und Solidarität“ und Wunsch nach konstruktiver Zusammenarbeit

HANOI, 25. Januar 2010 (ZENIT.org).- Mit Sorge blickt der Vatikan auf die Entwicklung in Vietnam. Der Zustand des Ordenspriesters P. Anthony Nguyen Van Tang CssR bleibt weiterhin kritisch. Der Redemptorist wurde von Polizieienheiten "brutal zusammengeschlagen und bewusstlos in einem Blutbad zurückgelassen“, informierte der Orden.

Die Regierung lehne jede Verantwortung. In der St. Josephs-Kathedrale in Hanoi fand unterdessen am vergangenen Sonntag eine Gebetsvigil mit dem Weihbischof von Hanoi, Lawrence Chu Van Minh, statt, an der tausende Gläubige teilnahmen.

Nach dem Besuch des vietnamesischen Präsidenten Nguyen Minh-Triest im Vatikan, setzte man in Rom eigentlich die Hoffnung auf einen versöhnlicheren Kurs der Regierung gegenüber Christen(ZENIT berichtete).

Der vietnamesische Präsident hatte sich im Dezember erstmals mit Papst Benedikt XVI. getroffen und die Wünsche des Papstes entgegengenommen. Die Entwicklungen in den Beziehungen zwischen dem Heiligen Stuhl und der Sozialistischen Republik Vietnam sind schon siet Jahren von vielen schmerzlichen Etappen und schwierigen Momenten, aber auch von Zeichen der Öffnung und neuer Hoffnung gekennzeichnet.

Aber die Hoffnungen auf mehr Verständnis verwandelten sich in Bestürzung über die jüngsten gewaltsamen Reaktionen und klaren Einschränkungen der Kult- und Religionsfreiheit.

Die Situation in der Pfarrei Dong Chiem in der Erzdiözese Hanoi hat sich rasch zugespitzt, wie Beobachter aus Vietnam dem Fidesdienst berichten. Nachdem am 6. Januar Polizeibeamte ein Kreuz auf einem Hügel in der Pfarrei Dong Chiem entfernt hatten, wurden Ordensleute und Gläubige, die sich zu friedlichen Protesten gegen ein solches Vorgehen versammelt hatten, festgenommen und misshandelt. Zuletzt wurde der Redemptoristenpater Nguyen Van Khai brutal zusammengeschlagen. Die Pfarrei wurde zudem von der Polizei umstellt, die jedem den Zugang verweigert.

„Es handelt sich um einen Übergriff auf ein religiöses Symbol, wie das Kreuz: wenn man es niederreißt hat dies eine Bedeutung, die über die einfache Geste hinausgeht“, so der Beobachter zum Fidesdienst. Die zuständigen Behörden teilten unterdessen mit, das Kreuz sei ohne Genehmigung auf einem staatlichen Grundstück aufgestellt worden. Die Gewalt gegen Demonstranten wurde in diesem Zusammenhang dementiert.

Die Erzdiözese Hanoi schreibt in einer offiziellen Stellungnahme: „Nachdem das Kreuz auf dem Berg Tho abgerissen und vernichtet wurde beeinträchtigen die Behörden den Glaubensgeist der Pfarrei weiter, indem sie den Pfarrer und die Gemeindemitglieder der Pfarrei Dong Chiem beleidigen und diffamieren. Gleichsam wurden hunderte Polizeibeamte stationiert, die die Pfarrei belagern und den Zugang verhindern“.

Mit Bezug auf diese grundlose Unterdrückung wird „die Familie der Gläubigen in der Erzdiözese“ dazu aufgefordert, „weiterhin für die Kirche in Dong Chiem und für die misshandelten und festgenommenen Gläubigen zu beten“, denn diese fügten das eigene Leid „dem Geheimnis des Kreuzes Christi hinzu“. Die Erzdiözese fordert abschließend insbesondere „die Achtung der Menschenrechte, damit im Land Frieden, Gerechtigkeit und Demokratie herrschen kann“.

Die Bischöfe der Kirchenprovinz Nordvietnam unterstützen Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet von Hanoi in einem gemeinsamen Schreiben, in dem sie im Zusammenhang mit den jüngsten Ereignissen „Betroffenheit und Solidarität“ zum Ausdruck bringen und die Haltung der Regierung und deren „Konflikte mit den verschiedenen Religionsgemeinschaften“ beklagen. „Die katholische Kirche möchte zum Aufbau einer großen vietnamesischen Familie beitragen, in der Frieden und gegenseitiger Respekt herrscht“, so die Bischöfe abschließend.

(Source: http://www.zenit.org/article-19647?l=german&utm_campaign=germanweb&utm_medium=article&utm_source=zenit.org/g-19647)
 
Vietnam: La police agresse violemment un religieux rédemptoriste
Zenit
11:09 25/01/2010
Une paroisse en « état de siège »

ROME, Vendredi 22 janvier 2010 (ZENIT.org) - Au Vietnam, à Dông Chiêm, l'agression par la police d'un religieux rédemptoriste intensifie la tension dans une paroisse en état de siège, a indiqué le 21 janvier « « Eglises d'Asie », l'agence des Missions étrangères de Paris (MEP). L'agence publie une photo impressionnante qui témoigne de la violence de l'agression.

Comme vient de l'indiquer un communiqué de l'archevêché de Hanoi (1), dans la journée du 20 janvier 2010, la tension déjà extrême qui règne dans la paroisse de Dông Chiêm, depuis la destruction de la croix le 6 janvier dernier, s'est encore élevée. La police, qui campe sur place et bloque tous les accès, a encore renforcé son emprise sur le village désormais totalement quadrillé et isolé du reste du pays. Le 20 janvier 2010, vers 11 h, un religieux rédemptoriste, frère Antoine Nguyên Van Tang, après avoir été éconduit hors de la paroisse par les forces de l'ordre a été violemment agressé et roué de coups. Le religieux a été laissé évanoui sur la route. Il n'a repris connaissance qu'une heure plus tard. C'est le deuxième incident de ce genre après l'attaque dont a été victime, le 11 janvier dernier, un journaliste catholique. Par ailleurs, selon des nouvelles transmises quotidiennement par le site de la congrégation des rédemptoristes vietnamiens (DCCT), une dizaine de paroissiens ont été arrêtés et placés en détention par la police. Le communiqué de l'archevêché confirme quelques-unes de ces arrestations.

Selon un récit fait par le P. Pierre Nguyên Van Khai de la paroisse de Thai Ha, paroisse rédemptoriste de Hanoi (2), le frère Tang, en compagnie d'un certain nombre de catholiques de la capitale, avait tenté, depuis l'église voisine de Nghia Ai où il était arrivé en premier lieu, de pénétrer dans la paroisse de Dông Chiêm. Arrivés à quelque 100 m de l'église, les visiteurs ont été arrêtés par une trentaine de policiers, qui ont délesté le religieux de sa sacoche et les ont frappés. Ils se sont alors réfugiés dans la maison d'un paroissien. Les policiers essayèrent d'abord de les convoquer au siège du Comité populaire local pour interrogatoire. Puis, ils les ont forcés à quitter les lieux, bien que le curé de la paroisse, averti entretemps, se soit porté garant pour eux. Alors qu'il descendait du véhicule qui l'avait transporté jusqu'à la sortie du village, près du pont de la rivière Xay, le frère Tang a été saisi par quatre agents de la Sécurité, qui l'ont blessé à la tête, aux lèvres, à l'arcade sourcilière, puis, l'ont laissé à terre, inconscient et couvert de sang. Le religieux a ensuite été transporté à la paroisse voisine de Nghia Ai. Là, vers 14 h 30, il a repris connaissance. Des prêtres de Hanoi, venus eux aussi pour visiter la paroisse de Dông Chiên, l'ont ensuite transporté à l'hôpital Viêt Duc. Après les premiers examens, les médecins l'ont placé sous surveillance médicale.

Ces derniers jours, la police armée campe à l'intérieur du village. Elle contrôle les entrées et des sorties du village, y compris le passage à gué de la rivière qui le borde. Elle surveille également les activités des habitants, maison par maison. Des haut-parleurs font entendre à heure régulière la version des faits propre aux autorités, les consignes du gouvernement et des accusations contre les prêtres et divers fidèles. Depuis la destruction de la croix, le 6 janvier dernier, les arrestations ont été nombreuses. Une dépêche DCCT du 19 janvier faisait état de deux nouvelles arrestations dans l'après-midi. A ce moment-là le nombre des personnes appréhendées par la police dans l'affaire de Dông Chiêm s'élevait à seize (3). Plusieurs d'entre elles ont été libérées au bout de 24 heures.

(1) Voir la dépêche envoyée ce jour à 10h27

(2) Voir http://dcctvn.net/zzweb/99937tang.html

(3) Voir http://dcctvn.net/zzweb/99943dc.html

(Source: http://www.zenit.org/article-23303?l=french)
 
Pomóżmy Wietnamczykom (Ba Lan: Nào chúng ta hãy giúp người Việt Nam)
Wiara.pl
12:33 25/01/2010
Polscy redemptoryści proszą rodaków o pomoc ws. prześladowanych katolików w Wietnamie. Represje trwają już od paru lat - powiedział w rozmowie z KAI o. Kazimierz Piotrowski CSsR. Duchowny przyznał, że trwa kolejna seria „dzikiego rozprawiania się z Kościołem katolickim”.

dodane 2010-01-25 KAI -O. Piotrowski przypomniał ostatni zamach na katolików w parafii Dong Chiem - 500 policjantów pobiło wiernych, wysadzili też krzyż.

- Katolicy Wietnamu to ludzie, którzy mają bardzo dużo determinacji i odwagi. Stanęli w obronie tego krzyża. Poza brutalnymi aktami przemocy, wiele osób świeckich zostało aresztowanych. Szacuje się, że może być to nawet liczba 70 osób. Praktycznie władze odcięły tamtą wioskę od świata - poinformował duchowny. Dodał, że księża z dekanatu postanowili sprawdzić sytuację w tamtej parafii i wysłali delegację. W jej skład wchodziło kilka osób, w tym brat Antoni, redemptorysta.

- Nie wiedzieli, że pół kilometra przed miejscowością są wystawione posterunki tajnej policji. Policjanci zmasakrowali przedstawicieli Kościoła do nieprzytomności - przyznaje o. Piotrowski.

- Jeśli chodzi o pomoc nie mamy innej możliwości jak wywierać ogromną presję na władzę w Wietnamie - podkreślił redemptorysta. - Mamy tam dyktaturę komunistyczną, a władzom bardzo zależy, aby mieć jak najlepszą opinię w świecie. Tymczasem, jak wiemy, łamane są tam prawa człowieka i niszczona jest opozycja - dodał.

- Pomóc możemy przede wszystkim wysyłając protesty - apeluje przewodniczący Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów.

- Bądźmy realistami. To nie są ostatnie akty wrogości wymierzone w Kościół katolicki. Dlatego tym bardziej ważnie jest, abyśmy nie milczeli - powiedział.

Prosząc o pomoc wobec wydarzeń w Wietnamie redemptoryści apelują o pisanie listów, e-maili, czy o telefonowanie do wietnamskiej ambasady.

Ambasada Socjalistycznej Republiki Wietnamu mieści się przy ul.
Resorowej 36, w Warszawie, kod pocztowy 02-956.
Tel. (22) 651 60 98 (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95,
e-mail: office@ambasadawietnamu.org.

(Source: http://info.wiara.pl/doc/424732.Pomozmy-Wietnamczykom)
 
Tensions in Vietnam church/government dispute intensifies
Michael Brehl, C.Ss.R., Superior General
14:21 25/01/2010
Rome, Italy: January 24, 2010 (SCALA)

Dear Confreres,

Yesterday, we received very distressing news from Vietnam about the severe beating of one of our confreres, Brother Anthony Nguyen Van Tang, 36 years of age. He had gone to the parish of Dong Chiem to visit with the confreres and the parishioners after the destruction of the Cross in the cemetery. The situation has become very tense. Brother Anthony was left unconscious in a pool of blood.

Details of the destruction of the Cross, and the beating of Brother Anthony, have been widely reported in the media. http://www.catholicnewsagency.com/news/archdiocese_of_hanoi_condemns_savage_beating_of_redemptorist_brother/The Government denies any responsibility, but this denial is refuted by the Catholic Bishops in Vietnam, by witnesses, and by independent journalists. The Provincial Superior of Vietnam has asked our prayers at this difficult moment. Not only is it a tense situation for the Redemptorists, but also for many dedicated lay men and women, especially those who are active in the ministry.

I have assured Fr. Vincent, all the confreres, and the men and women with whom we work that we are in solidarity with them, especially in our prayers. Let us not forget them in their need.

In the Redeemer,
 
Redemptoryści: Polacy pomóżcie prześladowanym Wietnamczykom (Ba Lan: DCCT kêu cứu xin giúp những người Việt bị bách hại)
Ekai.pl
17:01 25/01/2010
Polscy redemptoryści proszą rodaków o pomoc ws. prześladowanych katolików w Wietnamie. Represje trwają już od paru lat - powiedział w rozmowie z KAI o. Kazimierz Piotrowski CSsR. Duchowny przyznał, że trwa kolejna seria „dzikiego rozprawiania się z Kościołem katolickim”.

agp / maz, 2010-01-25 -- O. Piotrowski przypomniał ostatni zamach na katolików w parafii Dong Chiem - 500 policjantów pobiło wiernych, wysadzili też krzyż.

- Katolicy Wietnamu to ludzie, którzy mają bardzo dużo determinacji i odwagi. Stanęli w obronie tego krzyża. Poza brutalnymi aktami przemocy, wiele osób świeckich zostało aresztowanych. Szacuje się, że może być to nawet liczba 70 osób. Praktycznie władze odcięły tamtą wioskę od świata - poinformował duchowny. Dodał, że księża z dekanatu postanowili sprawdzić sytuację w tamtej parafii i wysłali delegację. W jej skład wchodziło kilka osób, w tym brat Antoni, redemptorysta.

- Nie wiedzieli, że pół kilometra przed miejscowością są wystawione posterunki tajnej policji. Policjanci zmasakrowali przedstawicieli Kościoła do nieprzytomności - przyznaje o. Piotrowski.

- Jeśli chodzi o pomoc nie mamy innej możliwości jak wywierać ogromną presję na władzę w Wietnamie - podkreślił redemptorysta. - Mamy tam dyktaturę komunistyczną, a władzom bardzo zależy, aby mieć jak najlepszą opinię w świecie. Tymczasem, jak wiemy, łamane są tam prawa człowieka i niszczona jest opozycja - dodał.

- Pomóc możemy przede wszystkim wysyłając protesty - apeluje przewodniczący Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów.

- Bądźmy realistami. To nie są ostatnie akty wrogości wymierzone w Kościół katolicki. Dlatego tym bardziej ważnie jest, abyśmy nie milczeli - powiedział.

Prosząc o pomoc wobec wydarzeń w Wietnamie redemptoryści apelują o pisanie listów, e-maili, czy o telefonowanie do wietnamskiej ambasady.

Ambasada Socjalistycznej Republiki Wietnamu mieści się przy ul.
Resorowej 36, w Warszawie, kod pocztowy 02-956.
Tel. (22) 651 60 98 (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95,
e-mail: office@ambasadawietnamu.org.

(Source: http://ekai.pl/wydarzenia/polska/x25272/redemptorysci-polacy-pomozcie-przesladowanym-wietnamczykom/)
 
Dong Chiem parishioners forced to remove crosses
J.B. An Dang
17:53 25/01/2010
State media, making no effort to hide their joyfulness, simultaneously report that parishioners have voluntarily removed all crosses on Mt. Worship, calling it “a victory” of “a long process of patient reasoning, persuasion and education to convince parishioners of Dong Chiem to change their mind.” The parish, however, accuses police of intimidation, harassment, and violent coercion.

Hanoi Chairman Nguyen The Thao, architect of the crucifix demolition
A victory over women and children?
Mt. Worship on Sunday Morning
Mt. Worship on Sunday Afternoon
An elder woman carrying her two crosses home
“After a long time being persuaded and educated by officials of An Phu Commune, and My Duc County, on Sunday Jan. 24, under the guidance of the parish priest Nguyen Van Huu and his vicar Nguyen Van Lien, a group of parishioners removed all crosses on Mt. Che [known as Mt. Worship by Catholics],” reported on Monday Jan. 25 the Hà Nội Mới (New Hanoi Newspaper), An Ninh Thủ Đô (Capital Security Newspaper), Radio The Voice of Vietnam, Hanoi Television, and other media outlets.

Municipal Party Committee Secretary Pham Quang Nghi, and Chairman Nguyen The Thao of the capital, who were at Dong Chiem in person on Jan. 6 to directly supervise the demolition of the crucifix, could not help but warmly welcomed the move. Facing indignation and protests arose in the Church of Vietnam and even abroad, the two obviously had put a great effort to end the scandal.

As a "logical result" of the “victory” against women and children of a quiet, poor farming Dong Chiem hamlet whose men were away making a living, hundreds of police started withdrawing out of Dong Chiem “in order to restore normalcy in life there”, added the state media.

The report, however, was quickly refuted by Fr. Nguyen Van Huu and Fr. Nguyen Van Lien who had been publicly insulted on government loudspeakers, and repeatedly harassed by police through a series of summoning orders, and long hour interrogations.

“Since Friday, on public loudspeakers, local authorities had announced a resolution passed by local Party leaders, and civil and military authorities to remove all crosses on the mount on Sunday Jan. 24,” reported the besieged parish.

“A group of parishioners were forced by these officials to carry out their resolution under strict police supervision. It was not done voluntarily. Our priests consistently protested the removal of the crosses,” the parish bluntly contested against the state media’s report trying to set the record straight.

After the demolition of the crucifix on Jan. 6, parishioners and Hanoi Catholic university students planted dozens of crosses on the hill in an attempt to make the Mt. Worship a Mountain of the crosses, like the one that Catholics created in Lithuania in Communist era. The idea was highly commended and subsequently copied by many throughout the parish in the following days.

Local authorities immediately prevented the attempt from succeeding by deploying a large number of plain-clothes police who were ready to assault savagely any outsiders trying to get in the area.

Also, the two priests had been summoned daily by People’s Committee of My Duc County in order to force them to remove newly erected crosses.

On Jan. 22, the priests reportedly started protesting summoning orders. They refused to present themselves in person at the People’s Committee of My Duc County for a so-called “working session”. The next day, police came to their presteby to violently force them to go.

Local authorities also put a great pressure on the faithful of Dong Chiem. “Parishioners had been blasted by threatening messages on public loudspeakers which broadcast all day long, late into the night,” the parish reported.

“A dozen of parishioners were singled out, and their names had been repeatedly read on loudspeakers with threats of arrest and heavy consequences should they refuse to carry their crosses home by the end of Sunday,” added the source.

Hundreds of police and local officials had come from house by house to terrorize the faithful of the parish, insulting and slandering the pastor and the faithful of Dong Chiem.

The long lasting harassment against parishioners came to a peak on Sunday morning when police summoned a group of parishioners to accompany a number of HIV patients brought in by police to the mount where they were forced to uproot crosses and to carry them home under strict police supervision.

On the Media battle against Catholics, state media have turned their attacks on Redemptorist Fr. Peter Nguyen Van Khai who has been accused of “organizing pilgrims to Dong Chiem” and “exaggerating the incidents for political gains”.

Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet still remains the number one on the government's "hit list".

It should be noted that following the grand opening ceremony of the 2010 Jubilee, the prelate was on medical leave in Ninh Binh province (90 km South of Hanoi) as per his doctor's order. On the fateful day of Jan 6 he returned to Hanoi briefly for the annual retreat with the archdiocesan priests then returned to Ninh Binh the next day.

In the past few days, however, state media, VTV1 and New Hanoi News in particular, once again have launched massive, vicious attacks against the prelate and Thai Ha Redemptorists whom they singled out as “the instigators of riots" calling the government to severely punish them.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Vinh hân hoan mừng lễ bổn mạng Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
11:39 25/01/2010
VINH - Sáng thứ hai 25.01.2010, Thời tiết lập xuân, bầu trời u ám, mưa phùn và giá lạnh. Nhưng Mọi ngưòi đã tấp nập về nhà thờ chính toà Xã Đoài để cùng hiệp dâng thanh lễ mừng bổn mạng đức cha Phaolô Maria Cao Đinh Thuyên. Gồm có khoảng 60 linh mục, hơn 100 chủng sinh và 250 nữ tu các cộng đoàn tu sĩ và hàng ngàn giáo dân trong Giáo Hạt gần quy tụ thật đông đảo, như muốn thay mặt cho toàn Giáo Phận trong Ngày lễ Bổn Mạng của người cha kính yêu.

Trong tuần lễ Hiệp Nhất của Giáo Hội toàn cầu cũng là tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức Cha dịp lễ Bổn mạng và kỷ niệm 18 năm ngài nhận chức Giám Mục. Ðồng thời mừng thọ ngài 83 tuổi, hiện nay ngài là vị Giám Mục cao niên nhất trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Với tuổi tuổi thọ khá cao, nhưng tinh thần còn minh mẫn, với công việc của một giáo phận rộng lớn, Gồm 3 tỉnh, Quảng Bình, Hàn Tĩnh, Nghệ an, diện tích là 30.783km2. Ngài vẫn từng cây số đến với đoàn chiên từ miền cao nguyên tới miền duyên hải,.đặc biệt trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam 2010, Ngài dùng tất cả mọi thời gian đến với các giáo xứ và giáo dân.

Chịu chức Linh mục 1960. Ngài đã sống xuyên qua lịch sử những năm tháng khó khăn và gay cấn nhất của đất nước và của Giáo Hội, Ngài là một linh mục năng động và nhiệt tình, được đức cha J.B. Trần Hữu Đức giao trọng trách quản lý đồn điền Nhà Chung vùng bắc Nghệ An (1960), sau 11 năm phục vụ giáo xứ miền núi. Ngài được về đảm nhiệm chức quản lý Tòa giám mục (1971) với công tác xây dựng lai nhà thờ chính toà trong một hoàn cảnh rất khó khăn (1977).

Trước thánh lễ, Cha Tổng đại Diện đã dâng lời chúc mừng Ðức Cha: ".Hàng Linh Mục, tu sĩ, chủng sinh và trên dưới 476.497 tín hữu trong Giáo Phận, cùng hướng về ngôi nhà thờ Chính Tòa để hiệp thông và cầu nguyện cho Ðức Cha và Giáo Phận. Chúng con tin rằng anh chị em muốn qua chúang con dâng lên tâm tình yêu mến, hiếu thảo, vâng phục, gắn bó và trọng kính của chúng con. Nhân ngày lễ bổn mạng của Ðức Cha, chúng con hết sức thấm thía cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và thánh Phaolô trong biến cố trên đường đi Đa-mat, chính thánh Phaolô, hỏi Chúa: `Thưa Ngài, Ngài là ai?' Chúa trả lời Phaolô: `Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ.'(CVTĐ. 22:8). và thánh Phaolô mau mắn đáp lại: "Lạy Chúa, con phải làm gì?". Chúa Giê Su đã tự đồng hoá mình với các Kitô hữu.

Ðức Cha mời gọi cộng đoàn tham dự trong lời đầu thánh lễ: "Chúng ta cầu nguyện cách đặc biệt cho Hội Thánh, cho Ðức Thánh Cha, cho các phẩm trật, cho các Linh Mục, cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam. Không riêng Ngài, mà Ngài cầu xin cho moi người được ơn trở lai như thánh Phaolô, để Chúa kiện toàn trong chúng ta đức tin chúng ta như các thánh Tử Đạo Việt Nam, đồng thời thúc đẩy chúng ta trong sứ mạng loan báo Tin Mừng trong Năm Thánh này.

Sau thánh lễ, đại diện cho Hội đồng mục vụ các giáo xứ và đội kèn giáo xứ Thượng Lộc, ông Antôn Trần Xuân Dần đã mừng lễ bổn mạng Đức Cha: "Chúng con hân hoan và vui mừng vì ngày lễ của người cha cũng là lễ của từng người con trong 476.497 tín hữu của Giáo phận này luôn nhận thấy được sự gần gũi, chăm sóc và yêu thương của Đúc Cha, chúng con rất hãnh diện về Đức Cha, và cũng vui sướng được là những người con của Giáo phận.

Cộng đoàn dâng lên Đức Cha lẳng hoa tưoi và những bản trường ca đầy ý nghĩa.

Ngài nhắc lại lời kêu gọi tinh thần trong thư chung của HĐGMVN " mời gọi chúng ta tạ ơn Chúa về hồng ân đức tin đã lãnh nhận, tri ân các bậc tiền nhân, các ân nhân và chứng nhân đã gieo vãi và vun trồng hạt giống đức tin trên quê hương đất nước này, đồng thời ý thức giá trị cao quý của hồng ân đức tin để sống và làm chứng cho Tin Mừng, tích cực xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trong môi trường Chúa sai chúng ta đến. ".

Năm nay, lễ mừng kính bổn mạng Đức Cha Phaolô diễn ra đơn sơ nhưng trang trọng và đầy tình thân ái vì Giáo Hội Việt Nam cũng như giáo phận nhà đang trải qua nhũng thử thách.

Đức cha Phaolô là một con người cầu nguyện, ngài luôn kêu gọi các linh mục, nữ tu, chủng sinh, con cái trong giáo phận cầu nguyện, và chính ngài là một tấm gương sáng của việc câu nguyện, một câu chuyện của cha Bùi Minh Sơn kể rằng, một tối khi đi công tác về muộn, lúc ây khoảng 10 giờ tối, ngài vào nguyện đường nhỏ của Toà Giám Mục để viếng Chúa trước khi về phòng ngủ, thấy một mái đầu bạc phơ đang cúi gục đầu truớc Thánh Thể, ngài không biết là ai, sáng hôm sau trong bữa cơm sáng mới biết, mái đầu bạc phơ gục bên đèn chầu đó là Đức Cha. Ngài kết luận là: " không còn gì ngạc nhiên nữa, trong khi giáo phận của Đức Cha trông coi là một giáo phận có một đức tin mạnh mẽ và một sự đoàn kết chặt chẽ như thế."
 
Sinh hoạt Legio Mariae: Những ngày cuối năm trên đất nước Lào
LM Raphael Trần Xuân Nhàn
15:49 25/01/2010
LÀO - Nhận nhiệm vụ từ anh Trưởng Senatus Việt Nam tại Sài Gòn, chúng tôi vội vã lên đường thăm anh chị em Legio Mariae tại Lào vào những ngày cuối năm, Trưa 12 giờ ngày 11/1/2010 sau bữa cơm thân mật, để lên chương trình cho chuyến đi, tôi và anh trưởng Comitium Vinh đã lên đường, một người bạn Thái Lan đã chở chúng tôi khởi hành từ Hà Tĩnh, 6h30 chiều chúng tôi đã có mặt tại Thakhet.

Hình ảnh sinh hoạt Legio Mariae tại Lào

Thật là xúc động, không phải như những lần trước chúng tôi ngỡ ngàng bơ vơ, vì ngôn ngữ bất đồng, đường sá không biết.....nay chúng tôi đã được đem về tận địa điểm của 2 anh thông tín viên Praesidium Thakhet, bữa cơm chiều đạm bạc đã được chuẩn bị sẵn sàng, chúng tôi chỉ kịp hỏi thăm nhau vài câu và vào công việc xếp đặt cho chuyến hành trình tối nay. Sau bữa tối chúng tôi đi đạo phố Thakhet uống ly cà phê bên dòng sông Mekông, để đổi ít tiền Kip và để thay Sim cho máy điện thoại, 8 giờ tối chúng tôi đã lên xe trực chỉ về Thủ đô Viêngchăn, đoàn chúng thêm 2 ngưòi thông tín viên thạo tiếng Lào là Chính và Anh Quynh, vậy là đoàn chúng tôi gồm có 4 người, trên chuyến xe giường nằm, chúng tôi đã kể cho nhau nghe nhiều chuyện về công việc Legio phát triển tại Lào trong vòng 2 năm qua, một đêm trên xe buýt, vượt 600 km chúng tôi đã đến Viêngchăn khi trời mờ sáng. Chị Tam và một chị khác người Lào ở Luang Prabang đem chúng tôi nhà chị, trong bữa ăn sáng chúng tôi đã tham khảo ý kiến và lên chương trình cho một ngày sinh hoạt của Curia Viêngchăn, trước tiên là việc găp gỡ Đức Giám Mục Jean Khamsé Vithavong để cảm ơn, vì Ngài đã quan tâm mời gọi Legio đến giáo phận của Ngài. 8 giờ sáng chúng tôi đã được ngài tiếp kiến tại phòng khách Toà Giám Mục Viêngchăn, trong buổi tiếp kiến còn có cha Bec (người Lào) phụ trách nhà thờ chính toà. Vì thời gian để chuẩn bị cho cuộc lễ khấn của dòng Ture tại Pakse ngày mai nên buổi tiếp kiến đã được khép lại sau những lời chúc vui mừng và cảm ơn.

That Luang
(That Luang, ngôi chùa nổi tiếng này là biểu tượng quốc gia, được in trên tiền giấy và quốc huy của Lào. Chùa That Luang được xây dựng từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt theo mô hình một nậm rượu, trên phê tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ XIII, bên ngoài được dát vàng. Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Kiến trúc chùa tháp mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào. That Luang gồm tháp chính cao 45m, bao quanh là các tháp phụ, sơn son thếp vàng rực rỡ, uy nghiêm.)

Viêng Chăn
(Viêng Chăn nghĩa là thành phố Trăng, là thủ đô của Lào từ năm 1563. Nằm ở tả ngạn sông Mekong, phía tây bắc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thủ đô Viêng Chăn có diện tích 3,920 km2 và số dân khoảng một triệu người. Là trung tâm văn hóa, thương mại, hành chính cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Viêng Chăn còn là một thành phố du lịch nổi tiếng và đó là một thế mạnh kinh tế của thành phố. Nơi đây tập trung rất nhiều những danh lam thắng cảnh, những ngôi chùa bề thế và cổ kính. Và là trung tâm của những lễ hội đặc sắc đặc trưng của văn hóa Lào.)

Thế là xong một buổi sáng, chúng tôi trở về nhà chị Trưởng Curia Viêngchăn, để dùng bữa cơm trưa và chuẩn bị buổi sinh hoạt chiều nay, vì phải chờ một số chị em ở cố đô Luang Prabang nắm ở phía bắc, đường sá xa xôi, mặc dù hôm nay chỉ là buổi sinh hoạt găp mặt các trưởng và phó Praesidium ở Viêng chăn, Luang Prabang và các vùng lân cận mà thôi, cuộc đại hội phải chờ tết Lào vào tháng 7 lễ hội Bun mới tổ chức găp mặt được tất cả thành viên tai Thakhet như đã dự trù.

2 giờ chiều ngày 12 các trưởng phó các Praesidium đã có mặt đầy đủ tại nhà thờ chính toà, chúng tôi được ưu tiên sinh hoạt trong một căn phòng khá rộng và thoáng mát của Toà Giám Mục bên cạnh nhà chính toà. Sau phút hội ngộ, tay bắt mặt mừng, chào thăm sức khoẻ, (sự lễ phép người Lào gặp nhau, chào nhau chắp tay trước ngực để tỏ lòng tôn kính, người Lào rất thật thà, chất phát. không bao giờ họ lớn tiếng cãi nhau, họ coi trọng danh dự: người Lào rất ít khi gây gỗ với nhau, ngay cả trong chợ cũng vậy).

Sau màn giới thiệu, chúng tôi đã khai mạc cùng nhau quỳ lần hạt 50, một chục kinh bằng tiếng Lào một chục kinh tiếng Việt, trong suốt buổi sinh hoạt đều dùng 2 thứ tiếng vì trong số thành viên 2/3 là người Lào, 1/3 là người Lào gốc Việt., Sau khi điểm danh hiện diện đầy đủ, chúng tôi đã nghe qua phúc trình của một sô Praesidium, sau cùng là lời tổng kết của chị trưởng và huấn từ của cha linh giám Comitium.

Lương thực nuôi sống Legio chính là bí tích Thánh Thể và lời cầu nguyện là sức mạnh truyền giáo của Legio Mariae. Để kết thúc buổi gặp gỡ anh chị em Legio cùng cha linh giám hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Giáo Hội Lào và cho tất cẩ thành viên Legio đang hoạt động tại Lào.

Thánh lễ thật sốt sắng được đọc bằng 2 thứ tiếng, sau khi ban bình an, chụp hình lưu niệm và chia tay đầy cảm xúc trong tình yêu thưong hiêp nhất và mong ngày tái ngộ.

Sau bữa cơm buffet chiều tại nhà hàng, chúng tôi chia tay nhau, thật cảm động, chính tôi cũng không ngờ sự trưởng thành mau chóng của một Curia xa xôi không được gần gũi để chăm sóc, vun tưới như các Curia tại Viet Nam, nhưng họ đã mau chóng trưởng thành, chị trưởng là một con người hăng say nhưng khiêm tốn, luôn luôn nhiệt tình và vui vẻ. "Chúa đã làm cho họ nhưng điều kỳ vì Danh Ngài là thánh…"

Chúng tôi lại lên xe giường nằm lúc 7 giờ tối chuẩn bị cho chuyến hành trình dài hơn ngàn cây số, từ Viêng chăn tớii Pakse. Chúng tôi đã chọn 4 giường gần nhau, xe khách ở Lào rất lịch sự và sạch sẽ, mua vé hay không mua vé giá cả đều bằng nhau, họ không lấy hơn giá vé hoặc đôi co với khách để kiếm thêm đôi hào nữa. Xe chuyến bánh chúng tôi cùng nhau lần hạt tạ ơn Đức Mẹ đã giúp chúng tôi trải qua một ngày tốt đẹp.

Đúng 7 giờ sáng ngày 13/1 chúng tôi đã đến Pakse, sau khi trả khách hết, chủ xe hỏi chúng tôi muốn về đâu? Và họ đã đem xe 4 chỗ chở chúng tôi đến nhà anh Thành trưởng Praesidium Pakse, anh thật ngỡ ngàng và vui sướng, không ngờ chúng tôi đến được sớm như vậy. Sau bữa cơm sáng chúng tôi lại ống ly cà phê bên giòng sông Mekông để bàn chuyện sinh hoạt trong một ngày. Cũng như ơ Viênchăn vì buổi sáng Đức Giám Mục Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun đi dâng thánh lễ khấn dòng Turé tại Thàkhet chiều mới về. Chúng vội vã đi thăm một Praesidium trên miền núi cách Pakse khoảng 40 km, đường sá gồ gề và bụi bặm, vì chúng tôi phải đi bằng xe máy, cảnh đồi núi hoang vu ngút ngàn vạn dặm, anh Thành người Lao gốc Việt, anh còn nói được tiếng Việt nhưng không thạo lắm, cùng đi với đoàn chúng tôi có em Tuyết con gái của anh Thành, đang học đại học năm thứ 3 tại Pakse, Tuyết là một thành viên Legio tích cực, đang cùng cha Thư dịch thủ bản Legio tiếng Việt sang tiếng Lào, trên đường đi anh Thành chỉ những quả đồi trọc, kể cho tôi nghe: đây là chiến tích của chiến dịch Lam Sơn 719, cuộc tấn công vào hệ thống đường mòn và cuộc thử nghiệm chính sách Việt Nam hoá chiến tranh, trận đánh Hạ Lào vào đầu tháng 2 năm 1971, nó hoang tàn đến nỗi gần 40 năm cấy chưa phủ xanh được mặt đất…

Mãi mê nói chuyện chúng tôi đến một xứ đạo heo hút gió lúc 9 giờ, anh Thành cho biết đây có 9 đến 10 buôn làng có đạo nên sinh hoạt tôn giáo vẫn sầm uất, ngặt một nỗi là không có linh mục coi sóc, mỗi tháng cha Thư mới lên dâng lễ một lần, nhưng từ khi có Legio thi việc giữ đạo có sức sống hơn. Nhà phòng của giáo xứ có một Xơ dòng Turê 55 tuổi coi sóc và một số em có hoàn cảnh khó khăn đến đây để đi học. họ nghèo nên không ai có điện thoại, không có xe máy, chúng tôi đến nơi mới cho người đi gọi các anh chị trường phó. Khu vực nhà thờ rộng thênh thang, nhung cũng để thả bò, hoặc chăn dê mà thôi, Xơ Khan tiếp đón chung tôi rất nồng hậu, Xơ cảm ơn rất nhiều vì từ khi có Hội Đoàn Legio với tinh thàn tông đồ giáo dân đã làm cho xứ đạo hồi sinh dần. Xơ nói rằng: "Tôi làm tất cả thay cho một linh mục, chỉ trừ các bí tích không được làm mà thôi, giúp người nghèo, khuyết tật, dạy giáo lý, đem Mình Thánh cho bệnh nhân…… "

Sau nửa giờ chờ đợi anh chi trường phó đã tề tựu đầy đủ, co một số nhóm ở xa không liên lạc được, chúng tôi găp nhau chào hỏi xong, khai mạc kinh Cháa Thánh thần và quỳ xuống lần hạt bằng tiếng Lao, sau đó anh trưởng báo cáo qua tình hình sinh hoạt, khó khăn va thuận lợi, chắc chắn khó khăn nhiều hơn thuận lợi, vì điện thoai không, xe máy không….. chỉ có sinh hoạt theo cụm mà thôi. Dù sao thì cảm ơn Chúa và Mẹ Maria, chúng tôi đang thắp lên một que diêm để rồi chính Mẹ Maria sẽ làm bùng lên ngọn lửa, chúng tôi từ biệt ra về trong ngậm ngùi thương yêu.

Legio Mariae hoạt động có hiệu quả là nhờ lời cầu nguyện, nhờ ơn Đức Mẹ & Chúa Thánh Thần soi sáng, nhờ cuốn thủ bản hướng dẫn họ làm được tất cả, ngặt một điều là chúng ta chưa in được bản tiếng Lào cho ho dùng, vì chưa có nguồn vốn để in, đang chờ nhà hảo tâm và nhờ Senatus Sai gòn giúp đỡ.

Buổi chiều chúng tôi đi thăm một Praesidium khác gần thành phố hơn, nên chuyện đi lại cũng đỡ mệt nhọc, cách 15 km bên kia tả ngạn sông Mekông, vùng này có điện thoại và xe máy nên lúc 2 giờ chiều chúng tôi đến họ đã tập trung đầy đủ cả rồi, đày thuộc một giáo xứ khá sầm uất, có một sở dòng 10 Xơ giúp dạy giáo lý và sinh hoạt trong giáo xứ thường xuyên, có các em dự tu. Sau khi chào hỏi thân tình chúng tôi sinh hoạt bình thường, ở đây họ trưởng thành hơn vì nhờ các Xơ tận tình giúp đỡ, có 2 Xơ biết nói tiếng Việt, nên quy tu được một số thành viên viên Việt Kiều sinh hoạt thường xuyên với hội. Thuận lợi hơn nữa là được cha Thư chăm sóc, nên họ phát triển khá nhanh, vì ảnh hưởng thành phố và đời sống kinh tế nên họ làm việc cũng tốc độ cao. Sau buổi sinh hoạt chúng tôi cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho công cuộc phát triển Legio tại Lào.

Hoạt động của Legio Mariae có hiệu quả không dựa vào của cải vật chất nhưng nhờ nỗ lực làm việc của các hôi viên, đặc biệt trong công tác thăm viếng thường xuyên vừa duy trì đời sống của Hội, vừa nuôi dưỡng lòng bác ái là phương thế phát sinh hiệu quả truyền giáo rất cao, đó là công việc mà các Sr. Khan đang làm cho Giáo Hội trên đất nước Lào.

Sau thánh lễ, lúc 5 giờ chiều, chúng tôi được tiếp kiến Đức Giám Mục Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, Giám Quản Tông Tòa Paksé, ngài vừa về đến nhà sau chuyến đi lễ khấn dòng cho các Sr. Dòng Ture ở Thakhet, mặc dầu mới trải qua một chăng đường dài mệt nhọc, nhưng ngài đón tiếp chúng tôi cách niềm nở đúng phong cách Lào, trước tiên chúng tôi cảm ơn Ngài đã cho Legio hiện diện trong giáo phận của Ngài, ngài nói tiếng Anh và tiếng Pháp, Ngài cảm ơn Mẹ Maria và cảm ơn chúng tôi vì Uy Danh của Mẹ mà thực hiện được một điều kỳ diệu, đó là việc phổ biến hội đoàn Legio trong giáo phận của Ngài nói riêng và trong cả đất nước Lào nói chung.

Trong cuộc đàm thoại có sự diện của cha Thư, rất thuận lợi cho chúng tôi vì Ngài nói được cả tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Viêt, Ngài dịch rất nhanh và thông ngôn chính xác, (hiện nay Ngài giúp dich thủ bản Legio từ tiếng Việt qua tiếng Lào). 1 tiếng rưỡi đồng hồ chúng tôi chưa chán nghe ngài nói chuyện và trao đổi về giáo hội Lào. Đến bữa ăn chiều của Đức Cha nên chúng tôi xin phép ra về.

Sau bữa cơm tối thân mật ấm cúng với gia đình anh Thành, chúng tôi lại vội vã lên đường. Chia tay nhau thật cảm xúc, ai cũng thấy quyến luyến dường như thời cũng muốn ngừng lại, nhưng người tông đồ với sứ mệnh, phải dứt khoát lên đường. Anh thành đã đem chúng tôi lên bến xe, chuyến xe cuối cùng đã đưa chúng tôi về Thakhet trong đêm nay, đúng 2 giờ sáng ngày 14/1 chíếc xe đã ghé bến, mặc dầu trời khuya sương lạnh nhưng anh em Legio Thakhet cũng đã ra đón chúng tôi tại bến xe, về nhà tắm rửa nghỉ ngơi cho đến sáng, 8 giờ chúng tôi lai hành trình thăm viếng một vài Praesidium Thakhet trong xưởng mộc, cuông việc cuối năm của những người thợ mộc vất vả, vội vàng để chuẩn bị đón tết, dầu vậy họ cũng đã dành thời gian cho cuộc gặp gỡ thật chu đáo, buổi chiều tại nha thờ chính toà giáo phận Savannakhet, cha Phongsavan quản xứ chính toà đã chuẩn bị sẵn cho tôi phòng sinh hoạt và bố trí cho chúng tôi dâng thánh lễ buổi chiều.

Sau buổi găp gỡ các hội viên Legio tại Thakhet chúng tôi hiệp dâng Thánh Lễ với gần 100 công nhân Việt Nam đang lao động tại đây. Nhưng theo như anh Chính thông tín viên của Praesidium Thakhet nói là số công nhân tham dự Thánh Lễ hôm nay chưa được 1/3 số công nhân công giáo đang thực thụ làm việc ở thành phố này.

Ước mong việc Legio Mariae hồi sinh tại Lào sẽ trở thành một cuộc phục sinh, đem đến một sức sống mới tràn đầy niềm hân hoan, hăng hái cho hoạt động Tông đồ Giáo dân, đặc biệt trong lĩnh vực truyền giáo.trên đất nước Lào.

Xin Chúa ban tràn đầy phúc lành cho anh chị em Legio Mariae trên toàn thế giới, là những chiến binh đang phụng sự dưới là cờ uy linh, đang viết lên trang sử ngàn đời của Mẹ. Sự dữ, tà thần và bóng tối không bao giờ thắng được, vì một lời hứa bền vững của Thiên Chúa, " dòng giống người nữ đó sẽ đạp nát đầu mi". (STK 3,15). Nơi đâu có Legio Mariae hiện diện nơi đó quyét sạch được bóng quân thù.

Linh Giám Legio Mariae Comitium Vinh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đồng Chiêm ngời sáng
Lê Dân Việt
11:12 25/01/2010
Thập Tự Giá, Đồng Chiêm nay ngời sáng
Niềm tin Chúa, nay trỗi dậy hoan ca
Danh Giêsu, không thể bị xóa nhòa
Dấu niềm tin, vẫn còn nguyên ngay đó

Dù cho cộng, cố ngang nhiên đạp đổ
Cây Thánh Giá, dùng mìn phá thẳng tay
Nhưng niềm tin, Thánh Giá vẫn tràn đầy
Cả thế giới, hiệp thông trong mãnh liệt

Chiên Đồng Chiêm luôn làm gương ngời sáng
Vì Thánh Giá, dẫu đau khổ châu thân
Lòng dũng cảm vang dội cả tinh cầu
Dẫu cho rằng, mình có tử vì đạo

Thân dám chết, mà không hề than oán
Để minh chứng, một Thiên Chúa tình yêu
Đã hy sinh làm của lễ toàn thiêu
Nay theo Chúa, dù đời có khổ giá

Đau khổ nào, cũng vươn lên tất cả
Để làm gương, cho con cháu đời sau
Vì danh Chúa, dám đứng lên ngẩng đầu
Không nhu nhược, trước bọn người ma giáo

Dù bị đánh, trước lũ người tàn bạo
Vẫn kiên trung, đốt sáng lên đức tin
Cộng bức tử!!! Dân Chúa đang hồi sinh
Làm nức lòng, triệu con tim thổn thức

Đi theo Chúa, dù đau thương phải ráng
Giữ Thánh Giá, dù đời ngàn khốn khó!!!
Cả địa cầu, lòng ngưỡng mộ dâng đầy
Kẻ gian ác, ở vào thế liệt vị

Bị người đời, nguyền rủa lũ ác quỉ
Còn Đồng Chiêm, chiên vẫn vững kiên trung
Tin vào Chúa, một Thiên Chúa vĩnh hằng
Vào quyền năng, như lời Ngài đã hứa

Trên Thiên Đàng, hồn hân hoan ngời sáng
Cây Thánh Giá, vang vọng bản hùng ca
Niềm tin Chúa, sẽ không thể xóa nhòa
Trên Núi Thờ, địa danh đã ghi dấu

Cả thế giới, hiệp thông lên hương sắc
Giáo Hội Bắc, bao biến cố xoay vần
Vẫn kiên trung, với toàn thể giáo dân
Cùng đón nhận, trong đau thương nên Thánh.
 
Giáo xứ Cầu Rầm cầu nguyện hiệp thông với Đồng Chiêm
Trần Trung
11:27 25/01/2010
VINH - Trong thời gian này, những người công giáo Việt Nam trong và ngoài nước đang hướng về giáo xứ Đồng Chiêm một cách đặc biệt. Cách này hay cách khác các cộng đoàn khắp nơi đều bày tỏ tinh thần hiệp thông. Là một chi thể trông thân thể Hội Thánh Chúa Kitô, cộng đoàn giáo xứ Cầu Rầm, giáo phận Vinh trong những ngày này cũng luôn hướng về anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm.

Sau Thánh Lễ tối Chúa nhật III thường niên Ngày 24/01/2010. Cha quản hạt, quản xứ Cầu Rầm cùng với cộng đoàn giáo xứ đã cử hành nghi thức cung nghinh Thánh giá. Thánh Giá là biểu tượng Niềm Tin Kitô giáo, của người Công Giáo. Cốt lõi của đạo Công Giáo là Tin Thiên Chúa nhập thể giáng trần làm người để rồi chịu chết trên Thập Giá vì tội của loài người và sống lại hiển vinh. Không có Thập Giá và Phục Sinh, ơn cứu độ không được trọn vẹn, cũng như không có nhập thể làm người của Thiên Chúa thì sự chết của Thiên Chúa không có ý nghĩa. Vậy mà biểu tượng của niềm tin của tình yêu đã bị xúc phạm nghiêm trọng tại Đông chiêm trong thời gian qua.

Sau khi trình chiếu những những hình ảnh về Thánh Giá bị xúc phạm và hình ảnh anh chị em bị đánh đập. Linh mục cùng cộng đoàn rước Thánh Giá từ cuối nhà thờ lên Cung Thánh với ba lần Linh Mục xướng “ Đây là gỗ Thánh Giá nơi treo đấng cứu độ trần gian”, với ngọn nến sáng trong tay cộng đoàn đáp “ Chúng ta hay đến thờ lạy”. Sau đó Thánh giá được đặt ở bàn thờ chính để mọi người thờ lạy. Những giây phút lặng thinh trước Thánh Giá mọi người suy niệm về sự xúc phạm cách này hay cách khác đối với thánh giá của bản thân mình hay của người khác. Xin Chúa rộng lòng thứ tha cho những xúc phạm đó, đồng thời cũng xin Chúa gìn giữ và xoa dịu nỗi đau mà anh chị em giáo xứ Đông Chiêm đang phải gánh chịu. Lời kinh Hòa Bình vang lên, xin chúa dùng những phận mọn hèn của mỗi người như một khí cụ để đem sự bình an của Chúa, xin Chúa ban hòa bình và tự do cho đất nước thân yêu này, để không còn những tiếng khóc, những giọt máu mà người dân vô tội phải đổ xuống.

Mặc dù sự hiệp thông của cộng đoàn giáo xứ Cầu Rầm hôm nay không đủ mạnh để xoay chuyển một sự việc lớn lao. Nhưng như là một hơi ấm nhẹ nhàng sưởi ấm những tâm hồn đang đóng băng trong giá lạnh, không nhận ra đâu là công lý và sự thật. và hiệp thông, chia sẻ với anh chi em giáo xứ Đồng Chiêm trong quặn thắt của nỗi đau.
 
Ánh nến Phục Sinh
Thái Anh
11:45 25/01/2010
Bãng lãng sương rơi
bãng lãng đêm
tím ơi tím lịm tím ghê hồn

mây tang tan tác
sầu tan tác
lửa đã tắt rồi
hỡi thế gian!

lửa đã tắt rồi
hy vọng tắt
buốt lạnh hồn ơi lạnh buốt tim

lửa đã tắt rồi xao xác quá
bằn bặt cung đàn
chao chát ta…

bóng tối trùm đêm
vạn nẻo buồn
tiếng gà rướm đỏ giọt lệ tươm
thòng lọng đong đưa
- Trời! ruộng máu…

bóng tối thẳm đen
Địa Đàng xa
Nguyên tội say sưa sầu đau đáu
hoạ phúc vô thường
rợn bóng ma!

lửa đã tắt
lửa đã tắt

chợt…
bừng lên ngọn nến
chợt...
vang trời hừng hực tiếng hoà ca

Ánh nến quang minh
khải hoàn
Cung Điện Thánh

bóng tối lùi dần
Ánh Sáng Phục Sinh!
 
Giáo xứ Cồn Cả hiệp thông với Giáo xứ Đồng Chiêm
Anthony Trung Thành
16:03 25/01/2010
VINH - Sau khi được tin Thánh Giá, biểu tượng cao quí của người Công Giáo bị Chính Quyền CS triệt hạ tại Giáo xứ Đồng Chiêm, một số giáo dân bị đánh đập tàn nhấn, các linh mục bị vu khống... Người Công Giáo và những người thiện chí khắp nơi đều lên án hành động bất nhân của Chính Quyền, đồng thời tỏ tình hiệp thông, chia sẻ nổi mất mát đớn đau với Giáo xứ Đồng Chiêm. Suốt hơn hai tuần qua, Cộng Đoàn Giáo xứ Cồn Cả (Gp Vinh) luôn hướng về Đồng Chiêm trong lời kinh, thánh lễ. Thấy bão lực ngày càng leo thang nhu thông báo của văn phòng Toà Giám Mục TGP Hà Nội, tối nay, Chúa Nhật III (TN), cộng đoàn tổ chức thánh lễ đặc biệt và thắp nến cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm sớm thoát khỏi vòng vây bạo lực, bắt bớ. Nguyện xin Cho Cha xứ, Cha phó và Cộng đồng Giáo xứ Đồng Chiêm luôn được bình an trong cơn khốn khó.



 
Thư cha Bề Trên Tổng Quyền gửi anh em DCCT về vụ Đồng Chiêm
Michael Brehl, C.Ss.R.
17:46 25/01/2010
ĐỒNG CHIÊM - THƯ CHA BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN GỞI ANH EM DCCT TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Roma, Italy
24/01/2010

Anh em thân mến,

Hôm qua, chúng tôi nhận được thông tin đau buồn từ Việt Nam về một anh em DCCT, Thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng, 36 tuổi bị đánh đập rất dã man. Thầy bị đánh trên đường đến thăm giáo xứ Đồng Chiêm cùng với một số anh em DCCT và giáo dân sau khi Thánh Giá tại nghĩa trang của giáo xứ Đồng Chiêm bị phá hủy. Tình hình trở nên rất căng thẳng. Thầy Tặng bị đánh bất tỉnh bên vũng máu.

Những chi tiết về việc phá hủy Thánh Giá và đánh đập Thầy Tặng đã được đăng tải một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

http://www.catholicnewsagency.com/news/archdiocese_of_hanoi_condemns_savage_beating_of_redemptorist_brother/

Nhà cầm quyền đã chối trách nhiệm, nhưng sự chối bỏ này đã bị các Giám mục Việt Nam, các nhân chứng và các phóng viên độc lập vạch trần. Cha Giám Tỉnh Việt Nam đã xin chúng ta cầu nguyện trong lúc khó khăn này. Đây không chỉ là tình trạng căng thẳng đối với các anh em DCCT Việt Nam nhưng còn đối với nhiều anh chị em giáo dân, đặc biệt là những anh chị em luôn cộng tác nhiệt thành với anh em DCCT Việt Nam.

Tôi đã bảo đảm với cha Giám Tỉnh Vinh Sơn rằng tất cả anh em DCCT trên toàn thế giới và những anh chị em giáo dân đang làm việc với chúng ta sẽ liên đới với anh em Việt Nam, nhất là trong lời cầu nguyện. Chúng ta đừng quên họ trong lúc cần kíp này.

Trong Đức Kitô Cứu Thế,

Michael Brehl, C.Ss.R.
Bề trên Tổng Quyền

Nguyên văn:

Rome, Italy: January 24, 2010 (SCALA)

Dear Confreres,

Yesterday, we received very distressing news from Vietnam about the severe beating of one of our confreres, Brother Anthony Nguyen Van Tang, 36 years of age. He had gone to the parish of Dong Chiem to visit with the confreres and the parishioners after the destruction of the Cross in the cemetery. The situation has become very tense. Brother Anthony was left unconscious in a pool of blood.

Details of the destruction of the Cross, and the beating of Brother Anthony, have been widely reported in the media. http://www.catholicnewsagency.com/news/archdiocese_of_hanoi_condemns_savage_beating_of_redemptorist_brother/The Government denies any responsibility, but this denial is refuted by the Catholic Bishops in Vietnam, by witnesses, and by independent journalists. The Provincial Superior of Vietnam has asked our prayers at this difficult moment. Not only is it a tense situation for the Redemptorists, but also for many dedicated lay men and women, especially those who are active in the ministry.

I have assured Fr. Vincent, all the confreres, and the men and women with whom we work that we are in solidarity with them, especially in our prayers. Let us not forget them in their need.

In the Redeemer,
Michael Brehl, C.Ss.R., Superior General
 
Thắp Nến cầu nguyện cho giáo cứ Đồng Chiêm tại Seattle
Nguyễn An Quý
18:59 25/01/2010
SEATTLE - Tối thứ bảy ngày 23 tháng 01 năm 2010, nơi thành phố vốn có cái tên khá đẹp: Cao Nguyên Tình Xanh đã có buổi Thắp Nến Cầu nguyện cho Đồng Chiêm tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam toạ lạc trong thành phố thơ mộng này. Dù đang giữa mùa đông, nhưng hôm nay trời Seattle khá đẹp và không lạnh mấy. Bước vào ngôi Thánh Đường, người ta đã thấy sự hiện hữu về tâm tình chia sẻ và nối kết từ hải ngoại đến quê nhà, đó là hình ảnh bàn thờ Thánh Tâm Chúa được bày trí trang nghiêm với hàng chữ: “CẦU NGUYỆN CHO ĐỒNG CHIÊM”, đã đập mạnh vào tâm trí của những giáo dân khi đến dâng Thánh Lễ. Tất cả đều hình dung được nổi đau nơi Đồng Chiêm trong hơn 3 tuần lễ trôi qua. Hàng nến sắp theo hình Thánh Giá được đặt ngay dưới chân bức tượng Tiệc Ly nơi Bàn Thánh là một gợi ý hướng về Thánh Giá nơi Núi Thờ Đồng Chiêm đã bị cộng sản triệt hạ, niềm tin của người Kitô hữu đã bị xúc phạm.

Đúng 6 giờ chiều, Thánh lễ bắt đầu như thường lệ cứ vào mỗi chiều thứ bảy hàng tuần nơi đây. Hôm nay giáo dân đi dự lễ đông đảo hơn mọi khi vì là Thánh Lễ cầu nguyện cho Đồng Chiêm. Linh mục Phanxicô Nguyễn Sơn Miên chủ tế Thánh Lễ. Cha Chủ Tế đã nói lời mở đầu Thánh Lễ bằng sự hiệp thông với Đồng Chiêm trong đau buồn, cha nói: “Kính thưa Ông Bà và Anh Chị Em, ở bên này chúng ta biết nhiều tin tức về biến cố Đồng Chiêm, nhưng ở trong nước có mấy ai biết được về Đồng Chiêm đã xẩy ra chuyện gì, hôm nay chúng ta cùng cầu nguyện xin Chúa thương đến Giáo xứ Đồng Chiêm”.

Phần chia sẻ lời Chúa trong Thánh Lễ, cha Chủ tế cũng đã nhấn mạnh nội dung các Bài đọc và Phúc âm trong Thánh Lễ như để nói lên sự liên hệ mật thiết về ý nghĩa của buổi Thắp Nến Cầu nguyện cho Đồng Chiêm theo tinh thần phụng vụ của Giáo Hội vào Chúa Nhật III Quanh Năm trong tuần này, ngài nói: Thưa quý ông bà và anh chị em, “Trong thân xác, nếu một chi thể phải đau, tất cả các chi thể khác đều phải đau lây, hoặc nếu một chi thể được vinh dự, thì tất cả các chi thể khác cùng chia vui…”. Qua đó, mọi người đều cảm nhận rằng khi giáo dân và các linh mục nơi Đồng Chiêm chịu cảnh khổ đau thì toàn dân Chúa cũng cảm thấy có cùng chung niềm đau đó. Lời Chúa trong Bài Phúc Âm hôm nay lại càng tăng thêm phần ý nghĩa cho buổi cầu nguyện: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giản tin mừng cho người nghèo khó… loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm… ‘.Phần lời nguyện giáo dân đã chú trọng cầu nguyện cho Đồng Chiêm, đặc biệt cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội được an mạnh hồn xác để đối phó với những trò quỷ quyệt của chế độ vô thần, cầu nguyện cho các linh mục tại Đồng Chiêm cũng như Giáo phận Hà Nội được ơn can đảm trong trách vụ chủ chăn một cách nhiệt thành, để đối phó với giai đoạn đầy gian nguy.

Cao điểm của Thánh lễ Cầu nguyện là phần Thắp Nến. Nghi thức Thắp Nến được cử hành long trọng và đầy cảm động với những hình ảnh đau thương được chiếu lên màn ảnh như: hình ảnh Thánh Giá tại Núi Thờ bị đập tan nát, hình ảnh các giáo dân mặt mày đầy máu me, hình ảnh Đức Cha Kiệt vào bệnh viện thăm bà Đinh Thị Song và Bạch Thị Phòng, hình ông Nguyễn Hữu Vinh tác giả của nhiều bài viết có giá trị hổ trợ cho công cuộc đòi Công Lý và Sự Thât bị đánh trọng thương khi đến thăm Đồng Chiêm, hình Thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng DCCT Thái Hà bị đánh mặt mày đầy máu và nhiều cảnh tượng khác làm nhiều giáo dân đã ứa lệ khi nhìn cảnh đau thương này. Sau phần chiếu hình ảnh, Ca Đoàn Cung Chiều đã hát bài “ĐỒNG CHIÊM ƠI” của nhạc sĩ Liên Bình Định vừa mới sáng tác khi xẩy ra biến cố Đồng Chiêm. Nhạc sĩ Liên Bình Định đã bỏ công tập hát cho Ca Đoàn Cung Chiều và các anh chị em trong Ca Đoàn đã hát với tâm tình thiết tha rất cảm động để cùng chia sẻ nổi đau buồn từ hải ngoại thương mến gởi về Đồng Chiêm với lời nguyện cầu thiết tha, xin Chúa đoái thương dân Chúa đang bị bách hại nơi Đồng Chiêm. Giọng hát của các ca viên vang lên lời tha thiết: “Đồng Chiêm Ơi! Đồng Chiêm Ơi ! Đêm linh thiêng máu đổ lệ rơi. Đêm đàn chiên gục ngả tơi bời. Núi Thờ, Thánh Giá cao siêu. Ai đem lửa khói xoá mờ tin yêu….”

Trong tâm tình nguyện cầu đầy yêu thương với lòng thành tâm thiện chí, xin Chúa cho Quê hương Việt Nam sớm được hưởng sự an bình thật sự, Ca Đoàn Cung Chiều cũng hát lên bài Kinh Hoà Bình với lời nguyện ước: “Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm….”

Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện cho Đồng Chiêm được kết thúc lúc 7 giờ 30, mọi người ra về trong ngậm ngùi khi nhớ lại những hình ảnh đầy đau thương mà dân Chúa nơi Đồng Chiêm phải gánh chịu, cũng như liên tưởng đến nhiều nơi khác trên Quê hương Việt Nam cũng đang gánh chịu cảnh đau thương như thế do chế độ bạo tàn csVN mang lại cho người dân Việt Nam.
 
Chắc chờ cho qua?
Lykhách
19:05 25/01/2010
Thánh giá đổ,
âm thầm
Máu chiên loang lỗ,
lặng câm!
Có lẽ chẳng biết gì để nói
ngại ngùng Đồng- Chiêm quá xa xôi.
Mong chuyện chóng qua, chúc chờ Tết tới
để ân cần nhắc nhở chiên sống cầm hơi
mà chờ đợi?!

Thánh giá xi măng
Thánh giá gỗ
Thánh giá nứa tre…
Có lẽ…
Chẳng bằng thánh giá vàng ròng
lòng thế gian chắc đang so sánh
Thánh giá Đồng-Chiêm, xa xôi lạc lõng
Chẳng quan trọng bằng trên nóc thánh đường phố thị đông?

Người đeo thánh giá trước ngực sáng bóng
Nhưng còn mang không thánh giá lòng?
Hay đường trần gian đang thong dong
Tránh ngõ hẹp, thức thời ngõ rộng
Khôn chết, dại chết, biết sống
Niềm tin trống rỗng
chẳng thấy gì cần phải hiệp thông?
Nên có lên tiếng cũng như không!

Hỡi ôi những lòng Si-mon
Mỗi dân Đồng-Chiêm, mỗi trĩu vai thánh giá
Cũng có nước mắt chảy ròng
Có khăn tang trắng xóa
Có máu đổ nhuộm hồng!

Ngã rồi dựng, rồi ngã, rồi dựng
Thánh giá dường ngã mỗi đêm đi
Trẻ già réo gào chia roi đòn phi lý,
Kẻ dửng dưng nhìn sợ vướng chuyện chính trị!
Thật ác đấy! nhưng ngại lắm! kẹt, biết nói gì?!

Như những người theo đường chiều xưa thập giá
Kẻ nhìn tò mò, kẻ chế nhạo, kẻ trách móc, kẻ kêu ca
Chỉ có một đám nhỏ phụ nữ đàn bà
Theo chân khóc la thảm thiết!

Đồng-Chiêm giờ cũng thế
Những người đàn ông đã đi làm ăn xa
Chỉ còn nơi đây con nít, phụ nữ, ông bà già
Vác thánh giá!

Còn bao chặng nữa mới đến Gôn-gô-tha?
Hay Núi-Thờ Đồng Chiêm sẽ chính nơi là
Niềm tin sẽ bị treo lên thóa mạ?
Qua cửa chính quyền, qua miệng loa
Dối trá đêm ngày mở ra rả
Những lời vu khống hèn hạ
Mà nạn nhân đâu phải anh em ta
Đang sống văn minh nơi phố thị xa.
Nhưng là,
Những phụ nữ, con nít, ông bà già
Những thầy trẻ, cha xứ Đồng-Chiêm trong tai họa
Chuyện thuộc về Tổng Giáo Phận Hà-Nội mà!
Nghe rất lòng cách, mặt xa
Khuất mắt, rồi qua!
Chẳng cần thông công, chẳng thông hiệp, cứ để thong thả
Như chuyện thánh giá bị mìn nổ phá
Dân lại dựng lên, khăn tang trắng xóa
Máu đổ, lệ rơi, kiếp người đày đọa
Lẻ loi tai họa!
Chờ đợi nghiệt ngã!

Tình yêu khó thể ra hoa
Trong lặng câm vô tình những lòng đá,
Chuyện thánh giá bị mìn đốn ngã
Chuyện con chiên bị người hành hạ
Đoạt dăm mảnh đất, phá sập vài tu xá…
Thời nay, chế độ này, chuyện gì chẳng thể xảy ra?

Xứ nhỏ, chuyện nhỏ
Đất đèo heo hút gió
Ừ! dăm tiếng lên cho có, gọi là
Thôi chắc chờ cho qua?!
 
Bài hát: Đường Hy Vọng
Nhạc: Thiên Giang -- Lời: ĐHY Thuận
19:26 25/01/2010
Lậy Chúa Giêsu, con sẽ không chờ đợi, con muốn sống phut giây hiện tại cho tràn đầy tình thương... Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm tạo thành con đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, ngàn vạn phút tạo thành đời sống con.

Mời nghe bài hát ở phần cuối bài