Ngày 24-01-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Mùng Một Tết Canh Tý dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
05:14 24/01/2020
Bài Đọc I : Is 65, 17-21

Lời Chúa trong Sách tiên tri I-sai-a

Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa. Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan vì những gì chính Ta sáng tạo. Phải, này đây Ta sẽ tạo Giê-ru-sa-lem nên nguồn hoan hỷ và dân ở đó thành nỗi vui mừng.
Vì Giê-ru-sa-lem, Ta sẽ hoan hỷ, vì dân Ta, Ta sẽ nhảy mừng. Nơi đây, sẽ không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la. Nơi đây, sẽ không còn trẻ sơ sinh chết yểu và người già tuổi thọ không tròn; vì trăm tuổi mà chết là chết trẻ, và chưa tròn trăm tuổi mà chết là bị nguyền rủa. Người ta sẽ xây nhà và được ở, sẽ trồng nho và được ăn trái.

Bài Đọc II : Kh 21, 1-6

Lời Chúa trong sách Khải Huyền của thánh Gioan


Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Và tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: "Ðây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên Chúa ở cùng họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ biến mất".

Ðấng ngự trên ngai phán: "Này đây Ta đổi mới mọi sự". Rồi Người phán: "Ngươi hãy viết: Ðây là những lời đáng tin cậy và chân thật". Người lại phán với tôi: "Xong cả rồi! Ta là Anpha và Ômêga, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Chính Ta sẽ ban cho ai khát được uống nơi nguồn nước trường sinh, mà không phải trả tiền.

Bài Tin Mừng: Mt 6, 25-34

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con. Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đóa hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin? Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: "Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì, hoặc sẽ lấy gì mà mặc?" Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".
 
Chúa Nhật III Thường niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
16:26 24/01/2020


Isaia 8: 23-9:3; T.vịnh 26; 1 Côrintô 1: 10-13; Matthêu 4: 12-23 Lm. Jude Siciliano, OP

Cách đây độ 10 năm, tôi đang sửa soạn lên máy bay. Người phi công đang đứng ở cửa. tay dựa vào quầy đựng thức ăn mà các tiêp viên sửa soạn đồ ăn. Chúng tôi dừng ở đó vì có những hành khách phải để hành lý trên hộc cao trên chỗ họ ngồi. Vì tôi đứng gần phi công, tôi nhận tháy trên khuỷu tay ông ta có một cái vòng tay, và có những chữ WWJD –“Chúa Giêsu sẽ làm gì lúc đó?”. Thời nay tôi không thấy những vòng tay như thế nũa. Nhưng đôi lúc bạn có thể thấy những chữ WWJD trên vành xe hơi, bên sau xe, trên áo, trên dây chuyền đeo ở cổ và trên túi mang sau lưng.

Nếu bạn đeo một vòng như thế trên cổ tay thì các chữ sẽ được thấy suốt ngày. Và sẽ là dịp thách thức thường xuyên trong đời sống chúng ta: đôi khi là một quyết định lớn. Nhưng, phần nhiều là những quyết định thường nhật trong việc làm hằng ngày. Những chữ WWJD (là từ viết tắc của câu What Would Jesus Do) do một nhóm bạn trẻ ở Nhà Thờ Mới Calvary nơi có tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây thánh giá ở tiểu bang Michigan. Các bạn trẻ đó muốn có một dịp rõ ràng để nhắc họ nhở đến đức tin của họ trong đời sống hằng ngày. Lúc này nơi cổ tay họ đã để những chữ đó chạm vào da.

Họ đã đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu nên là "ánh sáng cho thế giới". Có thể không phải là một ánh sáng cho nước Zambia ở Phi Châu hay ở nước New Zealand, nhưng là một ánh sáng trong thế giới của họ và của gia đình, nơi trường học nơi họ làm việc bán thời gian và trong cộng đoàn. Và biết đâu? Một ngày nào họ đi đến Zambia hay đi qua New Zealand!

Bạn có biết những chỗ đó trên bản đồ thế giới không? Hôm nay bài trích sách ngôn sứ Isaia và bài phúc âm nói nhiều chỗ trên bản đồ thế giới. Nào Zebulum, Capernaum, Naphtal. 500 năm trước Chúa Kitô, ngôn sứ Isaia tả những chỗ đó là những nơi "sa đọa". Những chỗ đó ở về phía bắc Giêrusalem và đã bị dân Asssyrians chiếm đóng và tàn phá. Sau khi mọi sự được yên ổn người Do thái đến ở những nơi đó và cả những người ngoại cũng sống ở đó. Đó là nơi người Do thái sống với những tục lệ hơi pha trộn vào tục lệ của người ngoại. Thế nên ngôn sứ Isaia gọi những nơi đó là những nơi "sa đọa" và "chán nản"! Những người ngoan đạo ở phía nam Giêrusalem cũng đồng ý với ngôn sứ Isaia.

Những nơi tối tăm và có phân nửa người ngoại đạo là những nơi có thể tìm gặp Chúa Giêsu. Đó là những nơi Ngài bắt đầu những năm thi hành sứ vụ của Ngài: Ngài tìm đến những người sống bên lề, Ngài là một "ánh sáng trong bóng tối âm u", giũa những người "sa đọa" và "chán nản"! Đó là nơi mà Chúa Giêsu bắt đầu kêu gọi những người đầu tiên theo Ngài. Họ là những người sống bên lề. Họ không phải là những người ngoan đạo nhất. Hằng ngày họ vẫn chăm chỉ là việc vất vả.

Chúng ta có thể hỏi các môn đệ: Sao bạn lại cả gan bỏ gia đình và bạn bè đồng nghiệp, để chỉ dựa vào một lời mời gọi lặng lẻ của một thầy thuyết giáo đi trên đường "hãy theo Ta". Bạn có thấy rõ là không có phép lạ câu cá nhiều như trong phúc âm thánh Mátthêu hay không? Chỉ là một lời mời gọi. "Làm sao và vì sao?", chúng ta hỏi họ: "Các bạn đáp lại lời mời gọi đó như thế sao?" Các môn đệ có nghe Chúa Giêsu giảng dạy hay không? Họ đã rung động trong lòng bởi lời Chúa Giêsu nói chưa? Vì lý do gì đi nữa, quá khứ của các môn đệ đã xãy ra rồi. Vậy còn về gia đình họ thì sao? Chúng ta không biết được. Còn về các thuyền và lưới cá của họ thì sao? Chúng ta cũng không biết được. Chúng ta có thể nói "Thật họ là những người sốc nổi". Và gia đình cùng các bạn bè của họ cũng có thể có ý nghĩ đó.

Những môn đệ đầu tiên có thể nói "Thật ra chúng tôi không quyết định gì cả... Quyết định đó đã xãy ra cho chúng tôi, đã xãy ra trong lòng chúng tôi. Họ có thể nói "chúng tôi không làm gì về những việc đó". Điều họ chắc có thể nói là có thể sau khi Chúa Giêsu phục sinh là "Điều đó gọi là ân sủng được bắt đầu nơi Thiên Chúa". Hãy nghe lời họ có thể nói "Chúng tôi tự điều khiển xuyên suốt đời sồng của chúng tôi, và bổng nhiên thay đổi chúng tôi không điều khiển nữa. Chúng tôi không thay đổi, chúng tôi bị thay đổi". Và chúng ta có thể hỏi họ "bởi ai?" Họ có thể trả lời "bởi ông đó. Không phải là hình bóng, không có tia sáng, không có phép lạ đặc biệt. Chỉ là một lời mời gọi. Chúng tôi tin tưởng vào lời hứa của ông ta và chúng tôi chọn thay đổi đời sống của chúng tôi.

Chúa Giêsu "gọi", đòi hỏi một sự lựa chọn. Không chỉ chịu phép rửa tội, nhưng là thực hành đức tin. Lời kêu gọi bắt đầu từ Bí tích rửa tội, nhưng rồi lại đến trở lại càng ngày càng mới hơn theo cuộc sống. Đáp lại lời kêu gọi đó có nghĩa là chọn một đời sống mới. Đó là điều đã xãy ra cho các môn đệ đầu tiên - họ bỏ những thói quen xưa đi, bỏ lại các lưới đánh cá mặc dù các lưới đó vẫn còn tốt. Và còn những đòi hỏi khác. Lời Chúa Giêsu gọi đòi hỏi họ bỏ những thói quen suy nghĩ và hành động, bỏ qua một bên những giá trị tập trung về chính mình và lãnh nhận các hướng dẫn chúng ta và toàn thế giới theo phúc âm. Như các môn đệ đầu tiên đáp lại lời kêu gọi đó, chúng ta có thể bỏ các thói quen của gia đình và các thái độ làm việc, bỏ qua những an toàn xưa củ để sống một đời sống biết rõ là theo Chúa Giếsu và những đòi hỏi làm môn đệ Ngài - hãy tự hỏi chúng ta lần này qua lần khác với những bạn trẻ trong nhà thờ ở Holland, Michigan "Chúa Giê su sẽ làm gì?”

Là người theo Chúa Giêsu, câu hỏi đó được nhắc đi lắc lại cho chúng ta hằng ngày, nhiều lần và ở nhiều nơi khác nhau. Chúng ta bị thách thức để nói ra và hành động vi danh thánh Chúa Giêsu, để nên "người đem ánh sáng" đến những nơi bóng tối âm u và chán nản. Bóng tôi của sự thiếu hiểu biết WJD? Bóng tôi của sự kỳ thị chủng tộc, phân biệt giới tính WWWJD? Bóng tôi của đau khổ WWWJD? Bóng tôi của màu da nước tóc WWWJD? Lời mời và kêu gọi đến hằng ngày. Phần đông không phải là lời mời gọi trong chốc lát. Nhưng có sự cần thiết trước mặt chúng ta, và chúng ta được mời gọi, như những môn đệ đầu tiên để đáp lai Chúa Giêsu làm môn đệ của Ngài.

Những lời đáp lại nhỏ nhoi và hằng ngày để nhìn nhận Thiên Chúa kêu gọi lớn hơn khi cần đến. Ai mà biết được, có thể chúng ta sẽ đi đến nước Zambia hay New Zealand? Hay một lời gọi ra đi trong lúc "đang nghỉ vào mùa xuân" để giúp đở một giáo chức phát quần áo cho người nghèo, để đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân hay cho những người ở nhà dưỡng lảo, hay nói với một hội đồng ở trường học. Và bao việc khác, chúng ta những người "tầm thường" được gọi theo Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Bất kỳ lời kêu gọi nào. và đến khi nào cũng đều quan trọng cả vì là ân ân sủng. Đó là điều xãy ra trong khi chúng ta mừng lễ hôm nay: Kết hợp với Chúa Giêsu trong lời Ngài và trong Bí tích Thánh Thể; làm cho chúng ta có thể làm được điều Ngài mời gọi chúng ta làm. “WWJD?”

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


3rd Sd in Ord. Time (A)
Isaiah 8: 23-9:3; Psalm 27; I Corinthians 1: 10-13; Matthew 4: 12-23

About 10 years ago I was boarding a plane. The pilot was at the front door, hand resting on the flight attendant’s food counter. We paused as others ahead of us stored their luggage. Standing next to him I could see a black rubber band on his wrist. On it were the letters WWJD? – "What Would Jesus Do? I don’t see those bracelets very much anymore, but back then you would see WWJD? on bumper stickers, T-shirts, necklaces and backpacks.

If you wore a bracelet like that on your wrist it would be visible to you throughout the day. It would pose a frequent challenge: sometimes for a big decision, but mostly for our many decisions and encounters in daily life. WWJ D? The custom was started by a youth group at Calvary Reformed Church in Holland, Michigan. Those young people wanted a tangible way to remind them of their faith in their everyday lives. Nowadays, in place of the wristband, they might choose a tattoo!

They were responding to Jesus’ call to be "light to the world." Maybe not a light to Zambia, or New Zealand, but a light in their world of family, school, part-time jobs and community. And then, who knows? – someday maybe even Zambia and New Zealand!

How good are you in world geography? There is a lot of geography in today’s Isaiah and gospel passages – Zebulun, Capernaum, Naphtal. 500 years before Christ the prophet Isaiah described these places as "degraded." They were up north and had taken a beating from the Assyrians. After things settled down Jewish people lived there, but so did Gentiles. It was a region of diluted Jewish practices, sometimes mixed with pagan beliefs. No wonder the prophet Isaiah called the land "degraded" and "distressed." The pious in Jerusalem in the south would have agreed.

The region of darkness and semi-paganism was the place Jesus could be found. That’s where he began his ministry: reaching out to the outsiders, a "light in the darkness," among the "degraded and distressed." That was where he first invited others to follow him. His first followers came from the outskirts, they were not the super pious, but everyday, hard-working folk.

We might ask the disciples: how could you so cavalierly leave family (imagine that conversation!) and business partners, based on a quiet invitation by an itinerant preacher. "Come after me." Did you notice that there was no miraculous catch of fish in Matthew’s story? Just an invitation. "How and why," we want to ask them, "did you respond in that way?" Had they heard him preach? Were their hearts touched by his words? Whatever the reason, their past was over and done. What about family ties? We don’t know. What about their boats and nets? We don’t know. "How impulsive!" we would say – and their family and friends would agree.

Those first disciples might say, "We actually didn’t decide anything. It was decided for us; it was decided in us." They might say, "We had nothing to do with it." What they surely would say, perhaps some time after the resurrection was, "It’s called grace and it started with God." Listen to what else they might say: "All our lives we had been in control of our lives, suddenly we weren’t. We did not change, we were changed." "By whom?" we ask. And they would respond, "By this man. There was no mirage, no lightening, no special miracle. Just an invitation. We put our trust in his word and we made a choice to change our lives."

Jesus’ "call" requires a choice. Not just getting baptized, but putting faith into practice. The call started in baptism, but comes anew again and again. To answer it means a newness of life, as it did for those first disciples – severing old ways, leaving those nets, as good as they were, behind. Still more is required. Jesus’ call requires severing old ways of thinking and acting; putting aside our self-focused values and taking on a gospel way of seeing ourselves and our world. Just as the first disciples responded to the call, so we may have to break with the standards of our families and the methods of the workplace, putting aside old securities, to live a life entirely conscious of following Jesus and the demands of discipleship – asking ourselves over and over again, with those young people in a church in Holland, Michigan, "What Would Jesus Do?"

As a follower of Jesus that question is asked of us daily, many times and in many places. We are challenged to speak out and act in his name, to be a "light bearer" in places of gloom, distress and darkness. The darkness of ignorance.... WWJD? The darkness of prejudice...WWJD? The darkness of pain...WWJD? The darkness of racism, sexism and homophobia...WWJD? The darkness of environmental devastation...WWJD? The invitation and call come every day. For the most part they won’t be momentous. But there will be a need before us and we are also invited, as those first ones were, to respond as Jesus’ disciples.

The small, daily responses prepare us to recognize God’s greater call when it comes. Who knows, it may take us to Zambia, or New Zealand? Or, an invitation to: go on an "alternate spring break"; assist at the parish clothing drive for the poor; take communion to the sick and those in a senior residence; speak out at a school board meeting... And all the numerous ways we "regular folk" are called to follow Jesus in our daily lives.

What ever the call is and whenever it comes, the bottom line is grace. That is what is happening at this celebration: Jesus joins us in his Word and Eucharist to enable us to do what he invites us to do – "WWJD?"

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên trong lịch sử tham dự Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống ngày 24 tháng Giêng 2020
Đặng Tự Do
18:38 24/01/2020
Một diễn biến lịch sử vừa diễn ra. Lần đầu tiên trong lịch sử 47 năm tuần hành phò sinh, một tổng thống Hoa Kỳ đã tham dự cùng những người biểu tình và đã có một bài phát biểu quan trọng hôm 24 tháng Giêng.

Trước đó, một ngày, chiều 23 tháng Giêng, ước tính 10,000 người hành hương từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ đã tụ tập về Washington DC để tham dự Thánh lễ khai mạc Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống với Đêm cầu nguyện quốc gia được cử hành vào thứ Năm, 23 tháng Giêng tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, D.C.

Những người hành hương đã tham gia cùng 46 phó tế, 303 linh mục, 39 giám mục và ba Hồng Y trong thánh lễ, được tổ chức vào buổi tối trước Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống. Chủ tế trong thánh lễ là Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của giáo phận Kansas, Chủ tịch ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Tham dự thánh lễ này còn có Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa Thánh Hoa Kỳ.

Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài phát biểu của tổng thống Donald Trump. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.


Cảm ơn các bạn rất nhiều và cảm ơn Jeanne. Thật là vinh dự sâu sắc của tôi khi trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử tham dự Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống. [vỗ tay] Chúng ta ở đây vì một lý do rất đơn giản: bảo vệ quyền của mọi đứa trẻ, được sinh ra và chưa được sinh ra, để hoàn thành tiềm năng do Chúa ban cho. [vỗ tay]

Trong 47 năm, người Mỹ thuộc mọi bối cảnh đã đến từ khắp đất nước để ủng hộ sự sống.

Và hôm nay với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi thực sự tự hào khi được sát cánh cùng các bạn. [vỗ tay]

Tôi muốn chào đón hàng chục ngàn người - đây là một cuộc tụ tập thật tuyệt vời - hàng chục ngàn học sinh trung học và đại học đã đi xe buýt từ rất xa để đến đây tại thủ đô của đất nước chúng ta. Và để các bạn cảm thấy hào hứng hơn nữa, tôi xin nói điều này là có hàng chục ngàn người bên ngoài không vào được trên đường chúng ta vào bên trong. Nếu có ai muốn từ bỏ vị trí của mình, chúng ta có người khác thay thế ngay.

Chúng ta có một nhóm đông đảo đang đứng bên ngoài. Hàng ngàn và hàng ngàn người muốn vào bên trong. Đây là một thành công rất lớn. [vỗ tay]

Giới trẻ là trái tim của Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống. Và chính thế hệ của các bạn đang biến nước Mỹ thành quốc gia phò gia đình, phò sinh. [vỗ tay]

Phong trào bảo vệ cuộc sống được dẫn dắt bởi những người phụ nữ mạnh mẽ, những nhà lãnh đạo tôn giáo tuyệt vời và những sinh viên dũng cảm là những người tiếp nối di sản của những người tiên phong trước chúng ta, những người đã chiến đấu để nâng cao lương tâm của quốc gia chúng ta và bảo vệ quyền của các công dân chúng ta. Anh chị em đón nhận những người mẹ với sự quan tâm và lòng trắc ẩn. Anh chị em được vững mạnh bởi lời cầu nguyện và được thúc đẩy bởi tình yêu vị tha của mình. Các bạn đầy lòng biết ơn và chúng ta rất biết ơn - đây là những người đáng khâm phục – sẽ được tham gia bởi Bộ trưởng Alex Azar và Kellyanne Conway. [vỗ tay]

Những lời cảm ơn cũng xin được gởi đến các Thượng nghị sĩ Mike Lee và James Lankford đang có mặt ở đây. Cảm ơn các bạn, là những người cùng chí hướng. Và cũng có các Dân biểu Steve Scalise, Chris Smith, Ralph Abraham, Warren Davidson, Bob Latta, John Joyce, Lloyd Smucker, Brian Fitzpatrick và Brad Wenstrup. Cảm ơn tất cả. Tôi phải nói điều này - tôi nhìn thấy, tôi thấy rất chính xác - chúng ta còn có nhiều chính trị gia khác đang tham gia với chúng ta. Nhưng nếu các bạn không phiền, tôi sẽ không giới thiệu tất cả.

Tất cả chúng ta ở đây đều hiểu một sự thật vĩnh cửu: Mỗi đứa trẻ là một món quà quý giá và thánh thiêng từ Thiên Chúa. [vỗ tay] Cùng nhau, chúng ta phải bảo vệ, trân trọng và bảo vệ phẩm giá và sự tôn nghiêm của mỗi cuộc sống con người. [vỗ tay]

Khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh em bé trong bụng mẹ, chúng ta thoáng thấy sự uy nghi trong kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa. [vỗ tay] Khi chúng ta ôm một đứa trẻ sơ sinh trong vòng tay, chúng ta biết tình yêu bất tận mà mỗi đứa trẻ mang đến cho một gia đình. Khi chúng ta chứng kiến một đứa trẻ lớn lên, chúng ta thấy sự huy hoàng tỏa ra từ mỗi tâm hồn con người. Từ kinh nghiệm gia đình tôi, tôi biết mỗi cuộc đời đều làm thay đổi thế giới, và tôi có thể nói với các bạn, tôi trao gửi tình yêu, tôi trao gửi tình yêu vĩ đại, tuyệt vời cho các gia đình - và từ ngày đầu tiên trong chức vụ này, tôi đã có những hành động lịch sử để hỗ trợ các gia đình Hoa Kỳ và bảo vệ các thai nhi. [vỗ tay]

Và trong tuần đầu tiên của tôi trong chức vụ của mình, tôi đã khôi phục và mở rộng Chính sách Thành phố Mễ Tây Cơ và chúng ta đã ban hành một quy tắc ủng hộ cuộc sống mang tính bước ngoặt để chi phối việc sử dụng tiền của người nộp thuế tài trợ cho Title X. Tôi đã thông báo cho Quốc hội rằng tôi sẽ phủ quyết bất kỳ luật nào làm suy yếu chính sách ủng hộ sự sống hoặc khuyến khích sự hủy hoại cuộc sống con người. [vỗ tay]

Tại Liên Hợp Quốc, tôi đã nói rõ rằng các quan chức toàn cầu đừng có nhúng tay vào chuyện tấn công chủ quyền của các quốc gia bảo vệ cuộc sống người vô tội. [vỗ tay] Những thai nhi chưa từng có được một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn tại Tòa Bạch Ốc. [vỗ tay]

Như Kinh thánh nói với chúng ta, mỗi người đều được tạo ra một cách tuyệt vời. [vỗ tay]

Chúng ta đã có hành động quyết định nhằm bảo vệ tự do tôn giáo – là điều rất quan trọng - tự do tôn giáo đã bị tấn công trên toàn thế giới và thẳng thắn mà nói, cũng đã bị tấn công rất mạnh ngay tại quốc gia chúng ta. Các bạn thấy nó rõ hơn bất cứ ai. Nhưng chúng ta đang ngăn chặn nó. Và chúng ta đang chăm sóc cho các bác sĩ, y tá, giáo viên và các nhóm như các nữ tu Dòng Tiểu Muội của Người nghèo. [vỗ tay]

Chúng ta đang duy trì việc nhận con nuôi dựa trên đức tin và để ủng hộ các tài liệu lập quốc của mình, chúng ta đã bổ nhiệm 187 thẩm phán liên bang, là những người áp dụng các lời khuyên như đã được viết ra, bao gồm hai thẩm phán xuất sắc của tòa án tối cao - là Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh. [vỗ tay]

Chúng ta đang bảo vệ quyền của các sinh viên phò sinh được tự do phát biểu trong khuôn viên các trường đại học. Và nếu các trường đại học muốn nhận được tài trợ từ tiền thuế liên bang, họ phải tán thành quyền đã được nêu trong Tu Chính Án Thứ Nhất là quyền cho phép sinh viên được nói lên suy nghĩ của mình. Và nếu họ bác bỏ, họ phải trả một khoản tiền phạt rất lớn, mà họ không muốn phải trả đâu. [vỗ tay]

Đáng buồn thay, những người cánh tả đang ra sức xóa bỏ các quyền Chúa ban, đóng cửa các tổ chức bác ái của các tôn giáo, ngăn cấm các nhà lãnh đạo tôn giáo trong bầu khí công cộng, và cố làm câm nín những người Mỹ nào tin vào sự tôn nghiêm của cuộc sống. Họ đang tấn công tôi vì tôi đang chiến đấu cho các bạn và chúng ta đang chiến đấu cho những người không có tiếng nói. Nhưng rồi chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta biết cách để chiến thắng. [vỗ tay] Tất cả chúng ta đều biết làm thế nào để chiến thắng. Chúng ta đều biết làm thế nào để chiến thắng. Các bạn đã chiến thắng trong một thời gian dài. Các bạn đã chiến thắng trong một thời gian dài.

Cùng nhau, chúng ta là tiếng nói cho những người không có tiếng nói. Khi nói đến phá thai - và các bạn biết điều này, cũng như đã thấy những gì đã xảy ra - Đảng Dân chủ đã chọn những quan điểm rất cấp tiến và cực đoan nhất được đưa ra và thể hiện ở đất nước này trong nhiều năm và nhiều thập kỷ, và thậm chí các bạn có thể nói, là nhiều thế kỷ.

Gần như mọi đảng viên Dân chủ hàng đầu trong quốc hội hiện nay đều hỗ trợ phá thai cho đến tận khi sinh bằng tiền đóng thuế của người dân. Năm ngoái, các nhà lập pháp ở New York đã vui mừng khi thông qua luật pháp cho phép hài nhi bị phanh thây từ bụng mẹ cho đến tận ngày sinh.

Sau đó, chúng ta đã có trường hợp của thống đốc đảng Dân chủ tại bang Virginia, cộng đồng Virginia. Và chúng ta yêu mến cộng đồng Virginia, nhưng chuyện gì đang xảy ra ở Virginia? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Thống đốc tuyên bố rằng ông ta sẽ cho phép giết chết một đứa bé sau khi sinh. Các bạn hãy nhớ điều đó.

Các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ ở Thượng viện thậm chí đã chặn luật pháp nhằm chăm sóc y tế cho những em bé sống sót sau khi phá thai. Và đó là lý do tại sao tôi kêu gọi Quốc hội - hai trong số các thượng nghị sĩ vĩ đại của chúng ta đang có mặt ở đây, rất nhiều thành viên Quốc Hội của chúng ta ở đây - tôi kêu gọi họ bảo vệ phẩm giá của cuộc sống và thông qua luật cấm phá thai thời kỳ cuối những đứa trẻ có thể cảm thấy đau đớn trong bụng mẹ của chúng. [vỗ tay]

Năm nay, Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống diễn ra vào dịp kỷ niệm 100 năm Tu Chính Án thứ 19, trong đó quyền bầu cử của phụ nữ ở Hoa Kỳ được bảo đảm mãi mãi và được hiến pháp Hoa Kỳ ghi nhận. Thật là một sự kiện lớn. Ngày nay, hàng triệu phụ nữ phi thường trên khắp nước Mỹ đang sử dụng sức mạnh của lá phiếu để đấu tranh cho quyền này và tất cả các quyền của họ như được đưa ra trong Tuyên ngôn Độc lập - đó là quyền sống. [vỗ tay]

Với tất cả phụ nữ có mặt ở đây ngày hôm nay, sự tận tâm và khả năng lãnh đạo của các bạn đã nâng cao toàn bộ quốc gia chúng ta và chúng ta cảm ơn các bạn vì điều đó. Hàng chục ngàn người Mỹ đã tụ tập ngày hôm nay, nói ủng hộ cho cuộc sống thôi thì chưa đủ, vì thực sự ở đây chúng ta phải nói rằng họ rất tự hào cùng nhau ủng hộ cho cuộc sống. Và tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì điều đó. Các bạn ủng hộ cho cuộc sống mỗi ngày. Các bạn cung cấp nhà ở, giáo dục, việc làm và chăm sóc y tế cho những phụ nữ mà các bạn phục vụ. Các bạn thấy những gia đình yêu thương trẻ em cần một mái nhà ổn định. Các bạn chuẩn bị nơi sinh cho các bà mẹ sắp sinh. Các bạn biến cuộc đời mình thành một sứ vụ để giúp truyền bá ân sủng của Chúa.

Và với tất cả các bà mẹ ở đây hôm nay, chúng ta chúc mừng các bạn và chúng ta tuyên bố rằng các bà mẹ là những anh hùng. [vỗ tay] Sức mạnh, sự tận tâm và động lực của các bạn là những gì mang lại sức mạnh cho quốc gia chúng ta. Vì các bạn, đất nước chúng ta đã được chúc phúc với những linh hồn tuyệt vời đã thay đổi tiến trình của lịch sử loài người.

Chúng ta không thể biết những gì những công dân chưa chào đời của chúng ta sẽ đạt được. Những giấc mơ họ sẽ tưởng tượng. Những kiệt tác họ sẽ tạo ra. Những khám phá họ sẽ thực hiện. Nhưng chúng ta biết rõ điều này: mọi cuộc sống đều mang tình yêu vào thế giới này. Mỗi đứa trẻ đều mang lại niềm vui cho gia đình. Mỗi người đều đáng được bảo vệ.

Và trên hết, chúng ta biết rằng mỗi linh hồn con người là thánh thiêng và mọi cuộc sống con người, được sinh ra và chưa được sinh ra, đều được tạo ra theo hình ảnh thánh thiện của Thiên Chúa Toàn năng. [vỗ tay]

Cùng nhau, chúng ta sẽ bảo vệ sự thật này trên khắp vùng đất tráng lệ của chúng ta. Chúng ta sẽ làm cho những giấc mơ của người dân của chúng ta được tự do triển nở. Và với hy vọng đầy quyết tâm, chúng ta trông đợi tất cả các phước lành sẽ đến từ vẻ đẹp, tài năng, mục đích, sự cao quý và ân sủng của mỗi đứa trẻ Mỹ.

Tôi muốn cảm ơn các bạn. Đây là một khoảnh khắc rất đặc biệt. Thật tuyệt vời khi đại diện cho các bạn. Tôi yêu mến tất cả các các bạn. [vỗ tay] Và tôi nói với một niềm đam mê thực sự, cảm ơn các bạn, xin Chúa phù hộ các bạn và xin Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn tất cả. Cảm ơn các bạn. [vỗ tay]


Source:Life Site News
 
Lần đầu tiên tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Donald Trump tham dự tuần hành phò sinh lần 47 tại thủ đô Washington.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
19:00 24/01/2020
Hàng trăm ngàn người tham dự tuần hành phò sinh đã tụ họp tại Công viên Quốc gia sáng thứ sáu 24.1 để chào đón vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên phát biểu trong dịp này. Tống thống Donald Trump đã không làm cho họ thất vọng. Ông nói với các nhóm trường học tôn giáo và nhóm chống phá thai: “Các em chưa sinh chưa bao giờ có một người bảo vệ mạnh mẽ hơn tại Tòa Bạch Ốc.” Các cựu tổng thống đảng Cộng hòa phò sinh đã gửi thông điệp qua video hoặc phát biểu qua các đại diện của họ trong cuộc tuần hành. Cả hai tổng thống Ronald Reagan và George W. Bush phát biểu với đoàn tuần hành phò sinh qua điện thoại và mời những người tổ chức đến thăm Tòa Bạch Ốc. Từ năm 2017, phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence hiện diện với những người tuần hành phò sinh. Năm 2019, ông cùng với vợ Karen đã xuất hiện trước đám đông. Ông tuyên bố: “Chúng ta đã có thành tích của một thành công ngoại thường về quyền sống. Đây sẽ là một thế hệ khôi phục quyền sống tại Hoa Kỳ.”

Năm 2019, tổng thống Trump nói trong video : “Khi chúng ta nhìn vào mắt của một đứa trẻ sơ sinh, chúng ta thấy vẻ đẹp và tâm hồn con người và sự uy nghi trong kỳ công sáng tạo của Chúa. Chúng ta biết rằng mọi cuộc sống đều có ý nghĩa.”

Ngày 21 tháng 1, 2020, Tòa Bạch Ốc cho phổ biến bản văn của Tổng Thống Donald J. Trump công bố ngày 22 tháng 1 năm 2020 là Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người. “Hôm nay, tôi kêu gọi Quốc hội cùng tham gia với tôi trong việc che chở và bảo vệ phẩm giá của mọi sự sống con người, kể cả những người chưa được sinh ra.”

Cuộc tuần hành là trung tâm của ba ngày sinh hoạt 22-24 tháng giêng 2020 bao gồm hội thảo, triển lãm, đại hội giới trẻ, buổi hòa nhạc và bữa tối. Chủ đề năm 2020 là Sự sống có quyền: Phò sinh là Phò Phụ nữ.” Năm nay, tổng thống Trump nói với nhóm chống phá thai rằng ông rất hãnh diện được đứng bên họ trong cuộc tuần hành phò sinh hàng năm tại thủ đô. Ông là bị tổng thống đầu tiên xuất hiện tại cuộc tuần hành hàng năm kể từ 1974. Ông nói về các đối thủ phò phá thai: “Họ đến phía sau tôi vì tôi chiến đấu cho các bạn. Chúng ta chiến đấu cho những người không có tiếng nói, và chúng ta sẽ thắng vì chúng ta biết làm thế nào để thắng.” “Mỗi cuộc sống nhân bản, được sinh ra hay không được sinh ra – Mỗi người trong chúng ta đây hôm nay hiểu biết chân lý vĩnh cửu. Mỗi trẻ em là món quà thánh thiêng và quí báu từ Thiên Chúa.” Ông ca ngợi các bà mẹ là những “anh hùng” và nói với họ rằng “sức mạnh, sự tận tâm và nỗ lực của các bạn là những gì thúc đẩy đất nước chúng ta." Trong bài phát biểu tại cuộc biểu tình, Trump đã đưa ra một lời kêu gọi đặc biệt đối với phụ nữ, nói rằng họ đang sử dụng sức mạnh của "phiếu bầu của họ" để chống lại phá thai. Sau lời nhận xét của ông, khán giả đã đáp lại bằng những tiếng hô "bốn năm nữa."

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
Thông điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
19:36 24/01/2020
Theo Vatican News, ngày 24 tháng 1, 2020, Đức Phanxicô đã công bố thông điệp hàng năm của ngài nhân Ngày Truyền Thông Thế Giới, một suy tư dựa trên câu Xuấn Hành 10:2: “Để các ngươi nói với con cái và cháu chắt”.

Đời Sống trở thành lịch sử

Tôi muốn dành Thông điệp năm nay cho chủ đề kể truyện, vì tôi tin rằng, để không mất phương vị, chúng ta cần biến thành của mình sự thật chứa đựng trong những câu chuyện hay. Những câu chuyện xây dựng, chứ không phá sập; những câu chuyện giúp chúng ta khám phá lại cội nguồn và sức mạnh cần thiết để cùng nhau tiến lên. Giữa những tiếng nói và thông điệp ồn ào hỗn tạp xung quanh chúng ta, chúng ta cần một câu chuyện nhân bản có thể nói về chính chúng ta và vẻ đẹp xung quanh chúng ta. Một câu chuyện có thể nhìn thế giới của chúng ta và những diễn biến của nó với một cái nhìn dịu dàng. Một câu chuyện có thể cho chúng ta biết rằng chúng ta là một phần của tấm thảm sống động và nối kết qua lại với nhau. Một câu chuyện có thể tiết lộ sự đan xen gồm các sợi chỉ kết nối chúng ta lại với nhau.



1. Các câu chuyện dệt vải

Các hữu thể nhân bản đều là những người kể chuyện. Từ nhỏ chúng ta thèm khát những câu chuyện cũng giống như chúng ta thèm ăn. Những câu chuyện ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, bất kể dưới dạng truyện cổ tích, tiểu thuyết, phim, bài hát, tin tức, ngay cả khi chúng ta không luôn nhận ra điều đó. Thông thường chúng ta quyết định điều gì đúng điều gì sai đều dựa trên các nhân vật và câu chuyện mà chúng ta đã biến thành của mình. Những câu chuyện để lại dấu ấn của chúng trên chúng ta; chúng định hình các xác tín và tác phong của chúng ta. Chúng có thể giúp chúng ta hiểu và thông đạt chúng ta là ai.

Chúng ta không chỉ là những sinh vật duy nhất cần quần áo để che đi sự dễ bị tổn thương của chúng ta (xem St 3: 21); chúng ta cũng là những người duy nhất cần “được mặc” bằng những câu chuyện để bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta dệt không chỉ quần áo, mà còn cả những câu chuyện: thực vậy, khả năng “dệt” (tiếng Latinh texere) của con người mang đến cho chúng ta không vải vóc (textile) mà còn cả bản văn (text) nữa. Các câu chuyện của các thời đại khác nhau đều có một “khung dệt” (loom) chung: sợi chỉ xuyên suốt của câu chuyện luôn bao gồm “các anh hùng”, kể cả các anh hùng của cuộc sống hàng ngày, những người, trong khi theo đuổi giấc mơ, đều đã đối đầu với những tình huống khó khăn và chiến đấu với cái ác, được thúc đẩy bởi một sức mạnh khiến họ can đảm, sức mạnh của tình yêu. Bằng cách đắm mình vào những câu chuyện, chúng ta có thể tìm thấy những lý do để anh dũng dương đầu với những thách thức của cuộc sống.

Các hữu thể nhân bản đều là những người kể chuyện bởi vì chúng ta đang tham gia vào một diễn trình phát triển không ngừng, tự khám phá bản thân và trở nên phong phú trong tấm thảm của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu, câu chuyện của chúng ta đã bị đe dọa: sự ác đã len lỏi tìm đường đi qua lịch sử.

2. Không phải mọi câu chuyện đều là những câu chuyện hay

“Khi ông ăn nó... ông sẽ nên giống như Thiên Chúa” (xem Gen 3: 4): cơn cám dỗ của con rắn đưa vào tấm vải lịch sử một nút thắt khó tháo gỡ. “Nếu ông sở hữu, ông sẽ trở thành, ông sẽ đạt được thành công...” Đây là thông điệp rỉ tai của những người, ngay lúc này, đang sử dụng thuật kể chuyện nhằm mục đích khai thác. Có bao nhiêu câu chuyện dùng để ru ngủ chúng ta, thuyết phục chúng ta rằng để hạnh phúc, chúng ta cần phải liên tục kiếm lời, sở hữu và tiêu thụ. Chúng ta thậm chí có thể không nhận ra chúng ta đã trở nên tham lam như thế nào đối với những cuộc chuyện gẫu và tin đồn, hoặc chúng ta đang tiêu thụ bao nhiêu bạo lực và gian dối. Thông thường trên các diễn đàn truyền thông, thay vì những câu chuyện xây dựng nhằm củng cố mối tương quan xã hội và kết cấu văn hóa, chúng ta tìm thấy những câu chuyện hủy hoại và khiêu khích làm hao mòn và phá vỡ những sợi chỉ mong manh nối kết chúng ta lại với nhau như một xã hội. Bằng cách chắp vá các mẩu thông tin chưa được xác minh, lặp lại các lập luận tầm thường và thuyết phục gian đối, gửi đi các thông điệp đinh tai và đầy hận thù, chúng ta không giúp dệt nên lịch sử nhân bản, nhưng thay vào đó tước mất phẩm giá của người khác.

Nhưng trong khi những câu chuyện được sử dụng để khai thác và phục vụ quyền lực có tuổi thọ rất ngắn, thì một câu chuyện hay có thể vượt qua các giới hạn của không gian và thời gian. Hàng thế kỷ sau, nó vẫn hợp thời, vì nó nuôi dưỡng sự sống.

Trong một thời đại mà sự giả mạo ngày càng tinh vi, đạt đến bình diện cấp số nhân (như trong deepfake [*]), chúng ta cần có sự khôn ngoan để có thể chào đón và tạo ra những câu chuyện đẹp, thực và hay. Chúng ta cần can đảm để từ chối những câu chuyện sai lầm và xấu xa. Chúng ta cần sự kiên nhẫn và biện phân để khám phá lại những câu chuyện giúp chúng ta không bị mất sợi chỉ xuyên suốt giữa nhiều rắc rối ngày nay. Chúng ta cần những câu chuyện tiết lộ chúng ta thực sự là ai, cũng như tính anh hùng vô danh trong cuộc sống hàng ngày.

3. Câu chuyện của các câu chuyện

Sách thánh là câu chuyện của các câu chuyện. Nó đặt ra trước chúng ta biết bao sự kiện, dân tộc và cá nhân! Nó cho chúng ta thấy ngay từ đầu một Thiên Chúa vừa là Đấng sáng tạo vừa là Đấng kể chuyện. Thật vậy, Thiên Chúa nói lời của Người và mọi sự đi vào hiện sinh (xem St 1). Là người kể chuyện, Thiên Chúa mời gọi mọi sự đi vào sự sống, đỉnh cao là việc tạo dựng người đàn ông và người đàn bà như những đối tác đối thoại tự do của Người, những người làm nên lịch sử bên cạnh Người. Trong một Thánh vịnh, tạo vật nói với Đấng sáng tạo: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!...Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu” (139: 13-15). Chúng ta không sinh ra hoàn chỉnh, nhưng cần phải liên tục dược “dệt”, được “đan lại với nhau”. Sự sống được ban cho chúng ta như một lời mời để tiếp tục dệt nên mầu nhiệm “tuyệt vời” là chính chúng ta.

Do đó, Kinh Thánh là câu chuyện tình vĩ đại giữa Thiên Chúa và nhân loại. Ở trung tâm của nó là Chúa Giêsu, Đấng mà câu chuyện của chính Người mang đến sự hoàn thành cả tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta và tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa. Do đó, trong mọi thế hệ, đàn ông và đàn bà đều được kêu gọi kể lại và cam kết ghi nhớ những tình tiết quan trọng nhất trong Câu chuyện của các câu chuyện này, những câu chuyện truyền đạt tốt nhất ý nghĩa của nó.

Tiêu đề của Thông điệp năm nay được rút ra từ Sách Xuất hành, một câu chuyện Kinh thánh nguyên thủy, trong đó Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử của dân Người. Khi con cái Israel bị làm nô lệ kêu lên Người, Thiên Chúa lắng nghe và ghi nhớ: “Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp. Thiên Chúa đã nhìn thấy con cái Ítraen và Thiên Chúa đã biết” (Xh 2: 24-25). Ký ức của Thiên Chúa đem giải phóng khỏi áp bức qua một loạt các dấu lạ và kỳ quan. Sau đó, Thiên Chúa tiết lộ cho Môsê biết ý nghĩa của tất cả những dấu lạ này: “để các ngươi nói cho con cái cháu chắt các ngươi... những dấu lạ nào Ta đã làm giữa chúng, để các ngươi biết rằng Ta là Chúa Tể” (Xh 10: 2). Kinh nghiệm Xuất Hành dạy chúng ta rằng kiến thức về Chúa được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng cách kể câu chuyện về việc Người tiếp tục làm Người hiện diện ra sao. Thiên Chúa của sự sống truyền đạt với chúng ta qua câu chuyện về sự sống.

Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa không phải bằng những khái niệm trừu tượng, nhưng bằng những dụ ngôn, những câu chuyện ngắn gọn lấy từ cuộc sống hàng ngày. Tại thời điểm đó, sự sống trở thành câu chuyện và sau đó, đối với người nghe, câu chuyện trở thành cuộc sống: câu chuyện trở thành một phần cuộc sống của những người nghe nó, và nó thay đổi họ.

Các Tin mừng cũng là những câu chuyện, và không phải tình cờ. Trong khi nói với chúng ta về Chúa Giêsu, chúng “hoàn hình” (performative) [1]; chúng làm chúng ta đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Tin Mừng yêu cầu người đọc tham dự vào cùng một đức tin để chia sẻ cùng một sự sống. Tin Mừng Gioan cho chúng ta biết rằng người kể chuyện tinh túy - Ngôi Lời - chính Người trở thành câu chuyện: “Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết Chúa Cha” (Ga 1: 18). Động từ nguyên gốc, exegésato, có thể được dịch vừa như “tỏ lộ” vừa như “tường thuật”. Thiên Chúa đã đích thân được dệt vào nhân loại của chúng ta, và do đó, đã cho chúng ta một cách mới để dệt những câu chuyện của chúng ta.

4. Một câu chuyện luôn đổi mới

Lịch sử Chúa Kitô không phải là một di sản từ quá khứ; nó là câu chuyện của chúng ta, và luôn luôn hợp thời. Nó cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã quan tâm sâu sắc đến nhân loại, đến xác thịt và lịch sử của chúng ta, đến nỗi đã trở thành con người, thành xác thịt và lịch sử. Nó cũng cho chúng ta biết không có câu chuyện nào của con người là không đáng kể hoặc tầm thường. Kể từ khi Thiên Chúa trở thành câu chuyện, mọi câu chuyện của con người, theo một nghĩa nào đó, đều là một câu chuyện của Thiên Chúa. Trong lịch sử của mỗi người, Chúa Cha thấy lại câu chuyện của Con một Người đã xuống trần gian. Mỗi câu chuyện của con người có một phẩm giá không thể đè nén được. Do đó, nhân loại đáng có được những câu chuyện xứng đáng với họ, xứng đáng với chiều cao choáng váng và hấp dẫn mà Chúa Giêsu đã nâng họ lên.

Thánh Phaolô viết, “anh em là bức thư của Đức Kitô được giao cho chúng tôi viết, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người” (2 Cr 3: 3). Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa, viết trong chúng ta. Và khi Người viết trong chúng ta, Người thiết lập sự tốt đẹp trong chúng ta và liên tục nhắc nhở chúng ta về điều đó. Thật vậy, “nhắc nhở” có nghĩa là mang đến tâm trí, “viết” lên tâm hồn. Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, mọi câu chuyện, ngay cả câu chuyện bị lãng quên nhất, ngay cả câu chuyện dường như được viết với những dòng chữ nguệch ngoạc nhất, cũng có thể được truyền cảm hứng, cũng có thể được tái sinh thành một kiệt tác và trở thành phụ lục của Tin Mừng. Giống như cuốn Tự thú của Thánh Augustinô. Giống như cuốn Hành Trình Hành Hương của Thánh Inhaxiô. Giống như cuốn Truyện Một Tâm Hồn của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Giống như cuốn The Betrothed, giống như cuốn The Brothers Karamazov. Giống như vô số những câu chuyện khác, đã ghi chép một cách kỳ diệu cuộc gặp gỡ giữa tự do của Thiên Chúa và tự do của con người. Mỗi người chúng ta đều biết những câu chuyện khác nhau có hương thơm của Tin Mừng, những câu chuyện đã làm chứng cho Tình yêu làm thay đổi cuộc sống. Những câu chuyện này kêu gọi được chia sẻ, được kể lại và đưa vào cuộc sống ở mọi thời đại, mọi ngôn ngữ, mọi phương tiện.

5. Một câu chuyện đổi mới chúng ta

Câu chuyện của chúng ta trở thành một phần của mọi câu chuyện vĩ đại. Khi chúng ta đọc Kinh thánh, những câu chuyện về các vị thánh, và cả những bản văn từng rõi sáng cho trái tim con người và vẻ đẹp của nó, Chúa Thánh Thần tự do viết vào lòng chúng ta, làm sống lại ký ức của chúng ta đối với đôi mắt của Thiên Chúa. Khi chúng ta nhớ đến tình yêu đã tạo ra và cứu rỗi chúng ta, khi chúng ta biến tình yêu thành một phần trong những câu chuyện hàng ngày của chúng ta, khi chúng ta dệt tấm thảm ngày sống của chúng ta bằng lòng thương xót, chúng ta đang lật sang một trang khác. Chúng ta không còn bị ràng buộc với những hối tiếc và buồn bã, bị ràng buộc với một ký ức không lành mạnh làm nặng trĩu trái tim chúng ta; thay vào đó, bằng cách mở lòng mình cho người khác, chúng ta mở lòng mình ra với cùng một viễn kiến của người kể chuyện vĩ đại. Nói với Thiên Chúa câu chuyện của chúng ta không bao giờ vô ích cả: cho dù bản ghi chép các biến cố vẫn như cũ, ý nghĩa và viễn ảnh luôn thay đổi. Nói câu chuyện của chúng ta với Thiên Chúa là đi vào tầm nhìn đầy tình yêu từ bi dành cho chúng ta và cho những người khác của Người. Chúng ta có thể kể lại cho Người những câu chuyện chúng ta sống, mang đến cho Người những con người và những tình huống vốn lấp đầy cuộc sống của chúng ta. Với Người, chúng ta có thể dệt lại tấm vải cuộc sống, mạng lại những chỗ rách và sờn của nó. Chúng ta, tất cả chúng ta, cần làm chính điều này xiết bao!

Như thế, với cái nhìn của người kể chuyện vĩ đại – Đấng duy nhất có quan điểm tối thượng - chúng ta có thể tiếp cận các nhân vật khác, các anh chị em của chúng ta, những người cùng với chúng ta như các diễn viên trong câu chuyện hôm nay. Vì không ai là một phần phụ trên sân khấu thế giới, và câu chuyện của mọi người đều có những thay đổi khả hữu. Ngay khi kể về điều ác, chúng ta vẫn có thể học cách dành chỗ cho việc cứu chuộc; ở giữa cái ác, chúng ta vẫn có thể nhận ra việc làm của lòng tốt và dành chỗ cho nó.

Vì vậy, không phải là vấn đề chỉ đơn giản kể chuyện như chúng xẩy ra, hay tự quảng cáo cho chính chúng ta, nhưng đúng hơn là nhớ chúng ta là ai và là gì trong con mắt Thiên Chúa, làm chứng cho những gì Chúa Thánh Thần viết trong lòng chúng ta và tỏ lộ cho mọi người thấy rằng câu chuyện của họ chứa những điều kỳ diệu. Để làm điều này, chúng ta hãy phó thác cho một người phụ nữ từng đan kết trong dạ mình nhân tính của Thiên Chúa và, Tin Mừng nói với chúng ta, đan kết với nhau các biến cố đời ngài. Vì Đức Trinh Nữ Maria “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2: 19). Chúng ta hãy xin ngài giúp đỡ; ngài vốn biết cách tháo nút cuộc sống bằng sức mạnh nhẹ nhàng của tình yêu:

Ôi Maria, người phụ nữ và là người mẹ, Mẹ đã dệt Ngôi Lời Thiên Chúa trong dạ Mẹ, Mẹ đã kể lại bằng cuộc đời Mẹ các công trình tuyệt vời của Thiên Chúa. Xin Mẹ lắng nghe các câu chuyện của chúng con, gìn giữ chúng trong trái tim của Mẹ và làm thành của Mẹ các câu chuyện không ai muốn nghe. Xin Mẹ dạy chúng con nhận ra sợi chỉ tốt lành xuyên suốt lịch sử. Xin Mẹ nhìn vào những nút thắt rối bời trong cuộc sống vốn làm tê liệt trí nhớ của chúng con. Bằng bàn tay dịu dàng của Mẹ, xin cho mọi nút thắt được tháo cởi. Hỡi người phụ nữ của Chúa Thánh Thần, hỡi mẹ của lòng tín thác, xin Mẹ cũng linh hứng cho chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con xây dựng những câu chuyện hòa bình, những câu chuyện hướng đến tương lai. Và chỉ cho chúng con cách cùng nhau sống chúng.

Rôma, tại Nhà Thờ Thánh Gioan ở Lateranô, 24 tháng Giêng năm 2020, Lễ Kính Thánh Phanxicô đờ Sales.

[1] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông điệp Spe Salvi, 2: “Sứ điệp Kitô giáo không những có tính ‘thông tri’ mà còn có tính ‘hoàn hình’ nữa. Nghĩa là: Tin mừng không chỉ là một việc thông tin các sự việc có thể được biết đến, mà còn là một việc thông tin khiến sự việc xẩy ra và thay đổi đời sống”.

[*] Deepfakes (viết gọn của "deep learning" và "fake" là một ngành truyền thông tổng hợp trong đó, một người trong hình ảnh hiện hữu được thay thế bằng một người giống như thế bằng cách sử dụng hệ thống thần kinh giả.
 
Top Stories
Vietnam: Frère Gioan Baotixita Dung, cistercien : « Les jeunes vietnamiens sont attirés par la vie monastique »
Églises d'Asie
08:17 24/01/2020
L’abbaye Notre-Dame de Phuoc Son, située à 70 kilomètres de Hô-Chi-Minh-Ville, a été fondée en 1918 par le père Henri Denis (1880-1933), père MEP devenu moine bénédictin en prenant le nom de Benoît Thuan. Avant la réunification du pays en 1975, et avant la réouverture économique du Vietnam en 1986, les moines ont connu de nombreuses difficultés, leur vie communautaire ayant été interdite. Le frère Gioan Baotixita Dung, moine cistercien, explique que la nouvelle liberté religieuse du pays et l’histoire des persécutions religieuses au Vietnam ont encouragé de nombreux jeunes à entrer au monastère. Aujourd’hui, le monastère de Phuoc Son compte 220 moines, dont 80 novices et postulants. Le pays compte en tout douze monastères bénédictins, soit 1 002 moines et 244 moniales.

« Les jeunes vietnamiens sont attirés par la vie monastique », affirme le frère Gioan Baotixita Dung, un moine cistercien de l’abbaye Notre-Dame de Phuoc Son. L’abbaye, située à près de soixante-dix kilomètres de Hô-Chi-Minh-Ville, non loin de Vung Tau, compte 220 moines, dont 80 novices et postulants. En plus de la vie de travail et de prière des moines, l’abbaye est aussi un lieu d’étude théologique. En présentant plusieurs jeunes novices, frère Gioan Dung explique que la religiosité vietnamienne est étroitement liée aux traditions bouddhistes et taoïstes. C’est pourquoi, quand certains décident d’entrer au monastère, l’histoire des persécutions de l’Église vietnamienne joue parfois un rôle important qui les conduit à poser des choix de vie radicaux. Comme dans tout monastère bénédictin, les moines travaillent pour gagner leur vie, en faisant pousser du riz et des plantes médicinales. Ils s’occupent également des tâches quotidiennes comme le linge et la cuisine. Une partie de leur récolte de riz est donnée aux pauvres. L’abbaye compte également une hôtellerie pour héberger les pèlerins qui viennent pour des retraites et exercices spirituels. La chapelle, située au centre du monastère, a été bâtie dans un style oriental dans le but de rapprocher la vie bénédictine de la culture vietnamienne.

C’était aussi le but de leur fondateur, le père Henri Denis (1880-1933), qui a introduit l’expérience bénédictine dans le pays. Le père Denis est venu au Vietnam comme missionnaire MEP (Missions Etrangères de Paris). Il a finalement choisi la vie monastique en 1918 en prenant le nom de Benoît, avant de commencer à rassembler de nombreux jeunes autour de lui, attirés par la vie monastique. À l’époque, le monastère était situé dans le diocèse de Hué, dans le centre du pays. Quand le Vietnam a été divisé en 1954 entre le Nord et le Sud, les moines se sont déplacés dans le Sud. Jusqu’à la réunification du pays en 1975, le monastère a traversé des périodes difficiles. Quand leur vie communautaire a été interdite, beaucoup de moines ont continué de vivre leur vocation chez eux, en se rassemblant régulièrement avec d’autres religieux. Certains d’entre eux ont également été emprisonnés. En 1986, quand le Vietnam s’est à nouveau ouvert au monde en entamant une réforme économique, le pays a pu jouir à nouveau d’une certaine liberté religieuse, encourageant de nombreuses vocations religieuses. Actuellement, on compte neuf monastères et trois couvents bénédictins au Vietnam, soit 1 002 moines et 244 moniales, selon les chiffres indiqués par l’ordre bénédictin pour l’année 2015. La dépouille du père Denis (qui a adopté le nom de Benoît Thuan) repose dans le jardin de l’abbaye de Phuoc Son. Une cause en béatification est également en cours.

(Églises d'Asie - le 24/01/2020, Avec Asianews, Phuoc Son)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đón giao thừa Canh Tý tại Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
16:13 24/01/2020
Melbourne, chiều cuối năm âm lịch tiết trời thật đẹp, sau những ngày nắng nóng, và thời tiết rất bất thường của Melbourne, trời hôm nay mát mẻ rất lý tưởng cho mọi người đi dự lễ đón giao thừa mừng Xuân mới ngoài trời, và cũng thật lý tưởng để mọi người ăn diện thật đẹp để mừng Xuân. Những tà áo dài thướt tha đầy mầu sắc, và những khuôn mặt tươi vui chào hỏi bằng những nụ cười thật rạng ngời hạnh phúc mừng tuổi nhau cùng đi lễ đón giao thừa.

Xem hình

Lúc 8 giờ, chiều 24/1/2020 tức là ngày 30 Tháng Chạp âm lịch. Thời khắc linh thiêng tiễn năm cũ qua đi và chào mừng năm mới đến. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức thánh lễ mừng Xuân thật trọng thể ngoài trời tại khuôn viên Trung Tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm và được rất nhiều người về để cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa qua một năm an bình.

Từ rất sớm, Liên Ca đoàn Babylon và Belem đã cất cao tiếng hát với những bản thánh ca mừng Xuân. Mọi người từ khắp nơi cùng về trung tâm, từ quý cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, các em nhỏ theo gia đình về dự lễ. Trên lễ đài rực rỡ hoa đèn, phía trên lễ đài một hàng cờ ngũ sắc cổ và nổi bật hàng chữ Chào Mừng Năm Mới 2020. Âm thanh do gia đình Bằng Uyên phụ trách và hướng dẫn chương trình do cô Anh Đào.

Đúng 8 giờ 10 phút, đoàn đồng tế do Linh mục Trần Ngọc Tân Quản nhiệm cộng đoàn chủ tế cùng linh mục Phạm Văn Ái, Trần Minh Hiếu và Đinh Văn Bổn đồng tế và các thừa tác viên cùng lễ sinh tiến lên lễ đài. Linh mục chủ tế dâng hương trên bàn thờ, các vị chức sắc tiến đến dâng hương tại vườn Phục Sinh và Tượng đài Thánh Vinh Sơn Liêm để tỏ lòng thành kính biết ơn.

Đặc biệt của lễ dâng lên Thiên Chúa mừng Xuân mới năm nay có tấm bánh chưng rất lớn do cộng đoàn chung tay làm nên, lộc Xuân là lời Chúa, và hoa đèn tượng trưng cho tấm lòng thành kính của đoàn con Chúa kính dâng lên Thiên Chúa như một lời cảm tạ. Lộc Xuân được làm phép và trao đến từng người để cùng vui cùng lời Chúa trong năm mới sau thánh lễ.

Sau lễ, Bài chúc tết của ông Cao Minh Đức trưởng ban mục vụ cộng đoàn. Lời chúc xuân dí dỏm và ý nghĩa qua bài vè của đại diên huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể qua một bài vè vui. Linh mục quản nhiệm đã “lì xì” cho đại diện các ca đoàn, các em lễ sinh.

Kết thúc là buổi múa lân do đội lân của các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ Đoàn Vinh Sơn Liêm phụ trách và đốt pháo mừng Xuân Canh Tý thật vui vẻ. Mọi người chúc mừng nhau những điều tốt đẹp và bình an trong năm mới, cùng nhau đến trước cây mai vàng và hai tràng pháo đỏ treo dài hai bên lễ đài để chụp hình lưu niệm trước khi ra về. Rộn rã tiếng hát mừng Tết Canh Tý và các nụ cười tươi của ngày tết.
 
Thánh Lễ Giao Thừa Mừng Xuân Canh Tý 2020 tại Sydney
Diệp Hải Dung.
18:34 24/01/2020
Tối thứ Sáu 24/01/2020 CĐCGVN Tổng Giáo Phận Sydney dâng Thánh Lễ Giao Thừa quy tụ khoảng 3000 người với sự hiện diện của những người không Công Giáo, đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney tham dự Thánh lễ mừng Giao Thừa Xuân Canh Ty 2020.

Xem Hình

Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, đoàn Phụng vụ và quý Cha từ phía dưới công viên tiến lên bàn thờ Lễ đài. Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng dâng lời nguyện chúc Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cộng Đồng trong Năm Mới Canh Tý, và quý Cha tiến về bàn thờ Tổ Quốc thắp nén hương kính nhớ Tổ Tiên và cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam, Mừng Xuân các bậc tiền nhân và các bậc anh hùng Tử Đạo Việt Nam.

Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chúc mừng Năm Mới đến quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người và trong niếm hân hoan cảm tạ Thiên Chúa, Chúa của mùa Xuân, Chúa của vạn vật và Cha giới thiệu qúy Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Văn Trợ, Cha Lê Hồng Mạnh, Cha Nguyễn Thành Trung, Cha Mai Văn Thịnh, Cha Nguyễn Đức Trụ, Cha Nguyễn Văn Vượng, Cha Trần Quang Thiện, Cha Vũ Kim Quyền, Cha Nguyễn Văn Huấn và Cha Nguyễn Như Thành cùng hiệp dâng Thánh lễ

Trong bài giảng, Cha Nguyễn Văn Tuyết nói chúng ta từ giã năm cũ Kỷ Hợi, với tâm tình tạ ơn và thống hối, quyết tâm trở về với Chúa Trời nhân hậu, và chào đón năm mới Canh Tý, canh tân đời sống, dọn dẹp xắp xếp tâm trí theo cách mà Thánh Phaolô đề nghị: “ điều gì tốt thì giữ, còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì tránh cho xa.” Để qua đó chúng ta mở cửa tâm hồn để Chúa vào và xin Người chúc lành và lì xì năm mới để tâm hồn chúng ta được bình an hoan lạc trong Thánh Thần…

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh Trần Anh Vũ Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc Tết đến quý Cha, quý Tu Sĩ và mọi người trong Cộng Đồng sau cùng Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng thay mặt Ban Tuyên Úy chúc Tết quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người năm mới Canh Tý an lành trong ơn Chúa.

Thánh lễ kết thúc quý Cha phát Lộc Thánh đầu năm cho cho mọi người.

Diệp Hải Dung
 
Thánh lễ Tân Niên 2020 tại Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
22:10 24/01/2020
Tứ thời Xuân! Tứ thời Xuân non nước!
Phút thiêng liêng nhuần gội áng thiều quang
Thiên hạ bình, và Trời tuôn ơn phước.
Như triều thiên vờn lượn khắp không gian… (thơ Hàn Mặc Tử).

Mùa xuân là khởi điểm của niềm vui, là sức sống của cây lá, là thăng hoa của hương thơm đất trời... Mùa xuân là dịp đoàn tụ, yêu thương, tha thứ, tận hưởng và sẻ chia niềm hạnh phúc. Mùa xuân là dịp gặp nhau, tay bắt mặt mừng, có gì sai sót trong năm cũ cũng bỏ qua hết, và trao nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Lời chúc ngày đầu xuân dạt dào hơn cả là niềm hy vọng, niềm an vui. Hy vọng vào những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân, gia đình, anh em, bạn bè... An vui vì mọi hy vọng luôn có Chúa đồng hành và phù hộ. Khi chúng ta hy vọng trong niềm tin là tự sâu thẳm cõi lòng đã hạnh phúc rồi.

Xem Hình

Chúa chính là Mùa Xuân đem BÌNH AN và HẠNH PHÚC đến cho mọi người. Xin những ngọn gió xuân thổi bay đi những muộn phiền, để Chúa Xuân luôn hiện hữu vì chỉ có Thiên Chúa mới đem đến Mùa Xuân Vĩnh Cửu cho chúng ta. Xin Chúa đồng hành với chúng ta trong mỗi giây phút của cuộc đời.

Trong tâm tình đó, vào buổi sáng tinh mơ của ngày đầu năm mới – Xuân Canh Tý, và trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa là Chúa Mùa Xuân, Cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm hân hoan tụ họp về Nhà thờ Chính tòa, trước Núi đá Đức Mẹ, hiệp dâng Thánh lễ Minh Niên tán tụng Thiên Chúa và cầu xin an bình cho quê hương, cho đất nước, cho mọi người, mọi nhà.

Thánh lễ do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ tế. Đồng tế với ngài có Cha GB. Nguyễn Huy Bắc (Giám đốc TTMV), Cha quản xứ Giuse Trịnh Văn Hân, Cha phó Vinh Sơn Nguyễn Hữu Mạnh, Cha Phanxico Salêsio Lê Văn La Vinh, OP, Cha Antôn Trần Bửu Phùng và Cha Nam (những người con của Giáo xứ). Tham dự Thánh lễ đầu xuân, có Quý Tu sĩ nam nữ, Quý Chức và hơn 3.000 tín hữu. Thời tiết năm nay ấm áp, nên có sự hiện diện của nhiều cụ cao niên cũng như các em nhỏ sốt sắng hiệp thông cầu nguyện trong Thánh lễ Tạ ơn ngày đầu năm mới.

Sau bài ca nhập lễ, Đức Cha Vinh Sơn mời gọi cộng đoàn cùng nhau đến trước Nhan Thánh Chúa, như một gia đình sum họp quây quần bên nhau, để dâng lên Chúa tâm tình yêu mến, biết ơn về những ân huệ đã lãnh nhận trong năm qua, và xin Chúa tiếp tục nâng đỡ, hộ trì trong năm mới.

Ngài nói: “Trong giây phút linh thiêng của ngày đầu năm mới, năm Canh Tý, chúng ta cùng nhau qui tụ trước Nhan Thánh Chúa, để dâng lên Ngài tâm tình biết ơn của những người con hiếu thảo; và đồng thời xin Ngài ban cho mỗi người chúng ta một năm mới an lành, được tràn đầy sức khỏe, nhiều may mắn và mọi người trong gia đình biết trân trọng, yêu thương nhau.

…Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho giáo phận Ban Mê Thuột thân yêu của chúng ta luôn sống trong tinh thần của một gia đình đang sống theo ý Chúa trên con đường truyền giáo.

Chúng ta cũng không quên xin Chúa và những người thân yêu, ông bà cha mẹ, anh chị em, tha thứ cho chúng ta những lỗi lầm thiếu sót trong năm cũ, để trong năm mới, chúng ta cố gắng sống xứng đáng hơn với tình yêu mà Chúa và những người thân yêu dành cho chúng ta”.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa (St 1, 14-18; Pl 4, 4-8; Mt 6, 25-34), Đức Cha Vinh Sơn diễn giảng: “Trong những giây phút đầu tiên của năm mới, Lời Chúa mời gọi chúng ta xếp qua một bên những lo lắng bận rộn của đời sống thường ngày, để nhìn xa hơn về điểm khởi đầu của thời gian, của sự sống trên trần gian, và nhìn thấy cùng đích của đời sống con người: đó là nhận ra Thiên Chúa là tác giả của sự sống và chúng ta cần phải sống thế nào để cho cuộc sống của mình có ý nghĩa.

Sách Sáng Thế cho chúng ta thấy là ngay từ đầu, Thiên Chúa đã dùng Lời Quyền Năng của Ngài tạo nên trời đất muôn vật. Sách trình bày về việc dựng nên con người như sau: “Thiên Chúa phán: chúng ta hãy Iàm ra con người theo hình ảnh của chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (1, 26).

Bài Tin Mừng nhắc nhở chúng ta: “Thầy bảo các con: chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì ăn, hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc”. Trong năm vừa qua, anh chị em phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong công ăn việc làm. Vì nông sản không được giá, nên anh chị em phải so đo tính toán hơn những năm trước.

Là người tín hữu, không những chúng ta biết sống phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, nhưng chúng ta còn biết sống tinh thần chia sẻ, biết quan tâm đến những người thiếu may mắn, những người nghèo khó đang sống chung quanh ta nữa. Chính tinh thần sống chia sẻ giúp chúng ta biết sử dụng tài năng, nén bạc Chúa trao một cách ích lợi nhất. Trong dịp lễ Noel và mừng xuân mới, từ cửa hàng quần áo không đồng, đến bánh chưng bánh tét không đồng, giáo xứ Thánh Tâm đang cố gắng sống tinh thần chia sẻ này. Cám ơn Cha quản xứ và tất cả anh chị em trong giáo xứ đã thể hiện tình liên đới một cách có ý nghĩa như thế.

Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta sự khôn ngoan của con cái Chúa, để trong mọi hoàn cảnh chúng ta biết sống và hành động theo sự hướng dẫn của Đức Tin và lòng bác ái.

Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những anh chị em đang gặp khó khăn trong công ăn việc làm trong đời sống tình cảm gia đình, trong việc giáo dục con cái... để trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng biết đi theo Chúa Giê-su là Đường, là ánh Sáng và là Sự Thật. Chỉ có hành động theo đức tin mới đem lại sự bình an đích thực cho chúng ta”. (Mời nghe Bài Giảng)

Trước khi nhận phép lành đầu năm mới, ông Chủ tịnh HĐGX thay mặt cộng đoàn chúc tuổi Đức Giám Mục Giáo phận, Cha Quản xứ, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, Quý cụ cao niên, Quý Hội đoàn và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Cuối lễ, Đức Cha Vinh Sơn làm phép “Lộc Xuân”. Lộc Xuân không phải là những búp cây mà là những câu Lời Chúa. Khi đón nhận Lời Chúa như lộc trời ban xuống, người đón nhận cũng được mời gọi làm cho ân lộc đó sinh hoa kết quả qua việc cộng tác con người: “Xin cho Lời Chúa chúng con nhận được luôn luôn vang vọng trong tâm trí chúng con, nhắc nhở chúng con luôn trung thành thực thi ý Chúa. Ước gì những lộc thánh này trở thành khí cụ đem lại phúc lộc bình an cho chúng con trong năm mới”.

Đức Cha Vinh Sơn vui mừng công bố “Lộc Xuân” của ngài, đó là: “Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ. Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng”. (Hc 3, 6). Ngài nói: “Cầu mong những người con cũng nhìn thấy nơi bố mẹ của mình những lời nói ý nghĩa, có giá trị trong cuộc đời mình để được Chúa chúc lành và được sống hạnh phúc”.

Nguyện xin Chúa Xuân ban bình an cho mọi người trong năm mới Canh Tý. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta sự khôn ngoan của con cái Chúa, để trong mọi hoàn cảnh chúng ta biết sống và hành động theo sự hướng dẫn của Đức Tin và lòng bác ái. Xin cho những anh chị em đang gặp khó khăn trong công ăn việc làm, trong đời sống tình cảm gia đình, trong việc giáo dục con cái… để trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng biết đi theo Chúa Giê-su là Đường, là ánh Sáng và là Sự Thật.
Mọi người ra về với “Lộc Xuân” trên tay, tràn ngập niềm vui Mùa Xuân an bình, thánh thiện. Cầu chúc mọi người Mùa Xuân Tươi Vui, Hạnh Phúc - Năm Mới An Khang, Thịnh Vượng và dồi dào Ân Sủng.

Vũ Đình Bình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kiên nhẫn cắn gặm thế nào cũng đạt đích thành công!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:56 24/01/2020
Đây là hình ảnh chú Chuột đào bới tìm mồi ăn. Chú tuy nhỏ con, nhưng là loài thú vật có bốn chân chạy nhảy trèo leo trên cẩy cao cùng bơi lội dưới nước rất nhanh lẹ, đôi con mắt tinh sáng nhìn láo liên, có những sợi râu dài nơi mõm.

Chú dùng tay chân đào bới đất, cái đuôi dài là cột thu lôi bắt sóng và giữ thăng bằng cho thân thể. Đôi tai vểnh lên cao để thu bắt âm thanh cực nhỏ vọng đến. Lỗ mũi ngửi đánh hơi rất bén nhậy, và miệng có răng nhọn sắc cắn gặm nhai mồi điệu nghệ. Chuột ăn hỗn tạp nhất là những thức ăn thừa trong thùng rác chúng bới tìm ăn.

Thiên nhiên đã sinh ra chú như vậy. Theo Kinh Thánh thuật lại vào ngày sáng tạo thứ năm Thiên Chúa phán: „Đất phải sinh ra các sinh vật tùy theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tùy theo loại.“ Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra dã thú tùy theo loại, gia súc tùy theo lại và loài bò sát dưới đất tùy theo loại.“ ( St 1, 25).

Chú không có tên là Chuột trong sách Kinh Thánh. Nhưng chú được Thiên Chúa tạo dựng là loài thú vật sống trên và dưới mặt đất.

Chuột là mồi thức ăn của mèo, của chó nuôi trong nhà cũng như chó sói nơi núi rừng, của loài chim săn bắt mồi như chim đại bàng. Vì thế ở miền quê người ta nuôi mèo, nuôi chó trong nhà để săn bắt chuột bài trừ hậu họa chuột đến để cắn phá mùa màng đồ vật quần áo.

Trong dân gian có ca ví: Nếu mèo đi vắng khỏi nhà, chuột sẽ múa nhẩy khắp nơi trong nhà

Trong sách luật Mose nói vể loài chuột được kể vào loại thú vật ô uế:

“ Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế: chuột chũi, chuột nhắt, mọi thứ thằn lằn.“ ( Sách Levi 11,29).

Ngôn sứ Isaia nói đến điều Thiên Chúa ngăn cấm ăn thịt chuột:

„ Những kẻ tự thánh hiến và tự thanh tẩyđể vào các khu vườn sau một người đứng ở giữa,những kẻ ăn thịt heo,thịt các thú vật kinh tởm và thịt chuột, đều sẽ chết cả lũ - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.“ ( Sách Ngôn sứ Isaia 66,17).

Vào khoảng năm 1050 trước Chúa giáng sinh Hòm bia Giao Ước, đựng tấm bia đá khắc ghi 10 điều răn Thiên Chúa do chính Thiên Chúa viết trao cho Mose trên núi Sinai ( 1 Sách Các Vua 4), trong trận chiến ở Aphek bị quân Philitinh chiếm đoạt. Theo sách Samuel ( 1 Samuel 5) người Philitinh chiếm được Hòm bia Giao ước từ tay người Do Thái, đã đem về Aschdod và đặt trong đền thờ kính Thần Dagon của họ. Nhưng sau khi nhiều biến cố bất ưng đem lại những bất hạnh hoạn nạn, bệnh tật xảy ra, người Philitinh đem Hòm bia Giao Ước đó trả lại cho người Do Thái. ( 1 Samuel 6).

Khi trả lại Hòm Bia Giao Ước, ngươi Philitinh phải đúc năm con chuột bằng vàng để làm lễ đền tội, như người Do Thái yêu cầu :

„ Người Phi-li-tinh hỏi: "Của lễ đền tội chúng tôi phải nộp cho Người là gì? " Họ đáp: "Năm cái khối u bằng vàng và năm con chuột bằng vàng, tính theo số các vương hầu người Phi-li-tinh, vì cũng một tai hoạ đã giáng xuống trên tất cả anh em và trên các vương hầu của anh em.5 Anh em hãy làm những hình ảnh các khối u của anh em, và hình ảnh các con chuột đang phá phách xứ sở, và hãy tôn vinh Thiên Chúa Ít-ra-en. May ra Người sẽ nhẹ tay với anh em, với các thần của anh em và xứ sở anh em.“ ( Sách 1. Samuel 6, 4-6)

Tên Chuột của chú có từ khi nào, không thấy sách vở nào ghi nói đến. Chỉ biết chuột có mặt là một loài thú vật sống sát cạnh con người. Chú sinh sôi nẩy nở rất nhanh cùng rất nhiều và có nhiều loại giống khác nhau. Chú có nhiều khuôn mặt tích cực cũng như tiêu cực.

Theo truyền thuyết bên Ai cập một loài Chuột có đầu nhọn được tôn như con vật thánh.

Cũng theo truyền thuyết người Rôma ngày xưa nhìn chú chuột bạch như dấu chỉ của may mắn hạnh phúc.

Người Nhật Bản cho Chuột là người đồng hành của thần thánh về sự giầu sang.

Người Trung Hoa lại nhìn Chuột với cái nhìn trái ngược: Nhà nào, chỗ nào có Chuột đến làm ổ, nơi đó mất trật tự, mất bình an.

Trong đời sống thực tế, Chuột đến làm ổ nơi nào, gây ra cảnh phá hoại nhà cửa, mùa màng cây cối hoa trái thóc lúa, cắn phá đồ đạc. Ngoài ra chuột còn mang gây bệnh tật truyền nhiễm đến, chúng sống chui rúc nơi ẩm thấp tối tăm, ăn ở dơ bẩn rất hỗn tạp hầu như không trừ một thứ gì.

Bên xứ nông nghiệp trồng lúa mạ, như bên Á Đông, người ta hay đặt cạm bẫy ở các bờ ruộng lúa để bắt chuột đồng. Vì chuột từng bầy đàn hay đến những nơi đó làm ổ sinh sản ăn cắn phá lúa mạ, ăn thóc lúa gây hư hoại mùa màng. Những chú chuột đồng ăn lúa mạ sa vào bẫy cạm này sẽ bị giết thui làm món ăn ngon thơm.

Theo thần thoại bên Ấn Độ, Chuột là loại thú vật di chuyển hiện thân của Thần Ganesha có hình thù như đầu con voi.

Trái lại ở u châu, Chuột theo niềm tin dân gian là hình ảnh của bệnh truyền nhiễm, của phù thủy, của ma qủi, của thần đất trong nhà.

Người ta quan sát và truyền tụng lại cho nhau: khi những chú Chuột chạy bỏ khỏi một con ngôi nhà, một con tầu nào, đó là lúc căn nhà, con tầu đó găp tai nạn không còn lương thực nữa, bị cháy, hoặc đang bị chìm sâu xuống lòng nước.

Theo cách tính phân chia niên lịch bên Á Đông, chú Chuột đứng đầu trong vòng tròn một giáp 12 con thú vật : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi- mỗi con vật đứng tên tượng trưng cho mỗi năm âm lịch. Năm mới âm lịch năm nay có tên biểu hiệu của chú Chuột: Canh Tý.

Năm Mới âm lịch ngày Mùng Một tháng Giêng cũng là ngày bắt đầu mùa Xuân năm mới. Chú Chuột với những đặc tính xem ra tiêu cực nhiều hơn tích cực là hình ảnh không tốt đẹp gì cho một năm mới.

Nhưng dẫu thế, Chuột cũng có một hình ảnh tốt trong đời sống: chăm chỉ gặm nhai từng ít một thế nào cũng đục phá được vỏ cứng bao bọc hạt đậu phộng béo ngon bên trong.

Và bây giờ thời đại của Computeur máy vi tính, không có „chuột - mouse, Maus“ không đi tiếp được.

Hình ảnh này giúp suy nghĩ rất nhiều về cung cách sống làm người trong việc học hành giáo dục đào tạo, việc tập đức tính tốt, việc sống đức tin vào Thiên Chúa.

Việc học hành, điều đạo đức tốt đẹp, ích lợi lành mạnh thường phải gắng sức tập luyện từng ngày, từng lúc mới tìm, mới đạt tới thành công được.

Chúc mừng Năm Mới Canh Tý, 2020

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Xin Làm Người Canh Giữ Mùa Xuân
Sơn Ca Linh
09:53 24/01/2020
Theo về lững thững hừng đông,
tiếng ai đánh thức giấc nồng, chào xuân.
Bầy chim sâu ríu rít mừng,
Bên thềm vừa rụng cánh vàng mai xinh.

Theo về giọt nắng bình minh,
Lao xao gió quyện vàng xanh nương đồng.
Theo về con nước trên sông,
phù sa ở lại gieo hồng khóm lan.

Theo về mấy giọt sương tan,
Trên cành đào thắm vừa sang giao thừa.
Giật mình xuân đã đến chưa?
Bờ hoa vạn thọ bướm say sưa tìm.

Đường quê chợ Tết êm đềm,
theo quang gánh mẹ mà thêm tuổi đời.
Theo về một thuở xa khơi,
Nghe mùa xuân đến nghe trời vần xoay.

Để mùa xuân mãi về đây,
Hãy là nắng, hãy là mây ngợp trời.
Là chim, là gió lên khơi,
Là mai thắm ngát hương đời ngàn hoa.

Đôi chân mẹ, khúc tình ca,
Dòng sông mang mãi phù sa cho đời...
Làm tên lính gác thế thôi,
Để mai thức dậy thấy đời còn xuân.

Sơn Ca Linh (Xuân Canh Tý 2020)
 
Đón mừng mùa xuân năm mới
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:57 24/01/2020
Mỗi năm chúng ta nhớ về ngày mừng năm mới theo truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là nếp sống văn hóa của cội nguồn dân tộc tính chúng ta.

Nếp sống văn hóa này không chỉ thể hiện ra bên ngoài ở nơi cung cách đón mừng ngày đầu năm mới theo lễ nghi truyền thống, nhưng còn ẩn chứa nền tảng tâm linh tinh thần nữa.

Đón mừng năm mới với tâm tình tạ ơn Đấng là chủ trời đất, chủ mùa xuân năm mới. Vì tin rằng trời đất, không khí, nước, thời tiết, sự sống trong thiên nhiên, không do con người chế biến làm ra. Nhưng được Đấng Tạo hoá tạo dựng nên cùng ban cho khả năng nối tiếp sinh sống.

Con người với những khám phá mới,tiến bộ khoa học là điều tốt cần thiết cho đời sống, nhưng không thay thế cho sự sáng tạo sự sống trong thiên nhiên được. Tiến bộ khoa học cần thiên nhiên, và thiên nhiên cũng cần có tiến bộ khoa học, để cho đời sống được phát triển tốt đẹp được bảo vệ gìn giữ.

Đón mừng mùa xuân năm mới, con người chúng ta cũng nhớ đến cội nguồn cây gia phả đời sống gia đình của mình. Vì không ai là không có gốc rễ của một dòng máu thân xác hình hài. Tổ tiên ông bà cha mẹ là gốc của cây gia phả, là dòng sông máu mủ chảy sang thế hệ con cháu chắt. Nhớ về cội nguồn của mình với lòng biết ơn, vì công ơn sinh thành dưỡng dục đã nhận được từ nơi cha mẹ, với lòng kính trọng ngưỡng phục, vì những đầu tư hy sinh dấn thân cùng gương sống ông bà cha mẹ đã sống đóng góp cho đời sống thế hệ con cháu được phát triển thịnh vượng.

Đón mừng mùa xuân năm mới, con người chúng ta cùng tưởng nhớ tới những ân tình, sự giúp đỡ trong đời sống đã nhận được từ những người khác cách này hay cách khác đã góp phần xây dựng làm cho đời sống mình. Nhớ tới với lòng vui mừng và biết ơn.

Đón mừng mùa xuân năm mới cũng là dịp tốt thuận tiện nhớ về những kỷ niệm mùa xuân năm nào khi xưa đã cùng sống trải qua với những người thân yêu ruột thịt, với những bạn bè người quen biết, mà bây giờ họ đã ra đi về bên kia thế giới thành người thiên cổ.

Họ đã ra đi, nhưng hình ảnh lời nói của họ vẫn sống động trong tâm trí lòng yêu mến của những người còn sống đang mừng mùa xuân năm mới trên mặt đất. Nhớ về họ với lòng ngậm ngùi biết ơn. Giữa họ và ta khoảng cách thung lũng xa xăm không bờ bến, nhưng tâm hồn ta luôn gần bên họ.

Đón mừng mùa xuân năm mới trong niềm vui, nhưng cũng có chút suy tư, vì không biết thời gian tương lai tới sẽ ra sao. Vì thế tâm hồn ta nuôi niềm hy vọng, cầu xin cho năm mới được chúc phúc lành của Đấng là chủ mùa xuân năm mới cho hôm nay và ngày mai.

Chúc mừng năm mới Canh Tý
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chén Trà Ngày Tết
Nguyễn Đức Cung
22:13 24/01/2020
CHÉN TRÀ NGÀY TẾT
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Bên thềm năm mới gia đình
Trang Ảnh Nghệ Thuật
Chiêm/Niệm/Thiền:
Kính chúc quí độc giả
và quí quyến năm Canh Tý
tràn đầy sức khoẻ
hạnh phúc an khang.
Trân trọng.
 
VietCatholic TV
Vodeo: Phụng Vụ huy hoàng lễ tấn phong vị Giám Mục trẻ nhất thế giới tại Kiev. 8/10 GM trẻ là người Ukraine.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:21 24/01/2020
Trong 10 Giám Mục trẻ nhất trên thế giới, có đến 8 vị là người Ukraine

Giám mục Công Giáo trẻ nhất thế giới vừa được tấn phong tại Ukraine hôm Chúa Nhật. Như thế, tính cho đến nay, trong số 10 giám mục trẻ nhất thế giới, 8 vị là người Ukraine.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là nghi lễ tấn phong Giám Mục cho Cha Stepan Sus, 38 tuổi, được tấn phong giám mục tại Nhà thờ Phục sinh của thủ đô Kiev hôm Chúa Nhật vừa qua.

Thượng hội đồng các Giám mục Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine đã chọn Cha Stepan Sus làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận Kiev-Halyč. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y lựa chọn này vào ngày 15 tháng 11 năm 2019.

Đức Tân Giám Mục nói rằng ngài đã được thông báo về việc bổ nhiệm này hai ngày sau khi tham dự cuộc đua 10km trong cuộc thi việt dã ở Washington DC với các cựu chiến binh Ukraine.

“Khi cơ bắp của tôi vẫn còn đau nhức, tôi phát hiện ra rằng tôi vừa được ghi danh vào một cuộc chạy đua mới trong đời sống của Giáo Hội,” Đức Tân Giám Mục nói với các ký giả sau lễ tấn phong giám mục cho ngài.

Sau khi được phong chức linh mục vào năm 2006, cha Sus đã phục vụ như một tuyên úy quân đội. Từ năm 2012 đến 2019, ngài là linh mục chính xứ của nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô tại thành phố Garrison và là một cố vấn cho tổng giáo phận Lviv /lơ -vi/.

Dù còn rất trẻ, Đức Tân Giám Mục đã phải trải nghiệm những đau khổ kinh hoàng của nhân sinh. Ngài đã cử hành ít nhất 76 đám tang cho những người Ukraine bị giết ở vùng Donbas kể từ năm 2014 trong bối cảnh cuộc chiến với phe ly khai thân Nga.

Đức Tân Giám Mục nói rằng khi chấp nhận việc bổ nhiệm này, ngài nghĩ đến các vị tử đạo trong Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương “những người đã trở thành linh mục và giám mục vào một thời điểm không thể có các phụng vụ long trọng” và kết thúc cuộc sống của các ngài trong các trại lao động. Ngài nói rằng ngài cầu nguyện xin các vị tử đạo cầu bầu cho ngài xứng đáng với sứ vụ của một giám mục trong Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.

Là người gốc Lviv, Đức Tân Giám Mục đã theo học tại Đại học Công Giáo Ukraine và Đại Chủng viện Chúa Thánh Thần ở Lviv trước khi lấy bằng thạc sĩ thần học tại Đại học Công Giáo Lublin.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là vị chủ phong trong thánh lễ tấn phong Giám Mục cho Cha Sus. Giảng trong thánh lễ ngài nói:

“Năm ngoái, chúng ta kỷ niệm 30 năm ngày hoàn toàn thoát khỏi tình trạng hầm trú của Giáo Hội của chúng ta. Nhiều người trong số anh chị em là những người sống sót của Giáo hội thầm lặng Ukraine, một Giáo Hội được Chúa bảo tồn trước sự khủng bố kinh hoàng của cộng sản.Vì thế, từ một nhóm nhỏ những người sống sót đó, toàn thể Giáo Hội đã được hồi sinh”

“Căn cội xa xưa của Giáo Hội Kiev này, trên bờ sông Dnieper, đã tạo ra một mầm mới. Chúng ta đã bị đóng đinh và bị giết nhiều lần, nhưng cội rễ của chúng ta đang hồi sinh.”

Đức Tân Giám Mục nói rằng ngài không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng ngài đã đặt tương lai mình trong tay Chúa, Đấng đã gọi ngài đến với sứ vụ này.

“Tôi biết rằng với Thiên Chúa mọi khó khăn đều có thể được khắc phục,” Đức Tân Giám Mục nói.


Source:Catholic Herald
 
Đức Bênêđíctô – Đức Phanxicô: Đối thủ hay huynh đệ. Nhận định sâu sắc của Đức Hồng Y Gerhard Müller
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:46 24/01/2020
Hôm 21 tháng Giêng, 2020, Đức Hồng Y Gerhard Mueller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã công bố một khảo luận dài có tựa đề "Gegenspieler oder Brüder im Geist?" - "Đối thủ, hay anh em trong tinh thần?" đăng trên tờ Die Tagespost, nhằm bênh vực Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y Sarah và giá trị của sự độc thân linh mục.

Sau khi xác quyết rằng Giáo Hội chỉ có một vị Giáo Hoàng duy nhất, là Đức Thánh Cha Phanxicô, Ðức Hồng Y Mueller khẳng định không có sự đối nghịch giữa hai tác giả cuốn sách đối với Ðức đương kim Giáo Hoàng, trái lại, hai vị có một ước muốn đóng góp hợp pháp cho chân lý.

Đức Hồng Y khẳng định rằng chỉ có những người lầm lẫn Giáo Hội của Thiên Chúa với một tổ chức ý thức hệ - chính trị mới coi rẻ sự đóng góp của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah, và mới có thể coi đây là một hành vi chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Về luật độc thân linh mục, Ðức Hồng Y Mueller cũng bênh vực lập trường của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah; đồng thời khẳng định rằng “Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới”.

Lên tiếng bênh vực luật độc thân linh mục, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự vi phạm bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo.” Nếu một biến cố như thế xảy ra “Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời.”

Ngài cũng cảnh báo rằng ngày nay, “không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này và do đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích.”

Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn từ bản dịch tiếng Anh, sang Việt Ngữ.


Đối thủ, hay anh em trong tinh thần? Mối quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI

Đức Hồng Y Gerhard Müller


Các phương tiện truyền thông cố ý gây hoang mang về chuyện đồng tác giả của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đối với cuốn sách “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi” (Tháng Giêng 2020). Điều này chỉ ra cho chúng ta thấy sự hoang tưởng tràn lan hơn bao giờ hết trong bầu khí công cộng kể từ khi có sự cùng tồn tại giả định của hai vị giáo hoàng. Trong Giáo Hội Công Giáo chỉ có một vị giáo hoàng. Hiến chế Ánh sáng Muôn dân số 23 của Công Đồng Vatican II chỉ ra rằng “Đức Giáo Hoàng Rôma, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, là nguyên tắc vĩnh viễn và hữu hình, và là nền tảng của sự hiệp nhất của các giám mục cũng như các tín hữu.”

Trong cuộc tranh luận về sự đóng góp của Đức Bênêđíctô đối với chức tư tế Công Giáo, sự biến dạng nghiêm trọng về cảm nhận có cùng một lúc hai nguyên tắc hiệp nhất trái ngược nhau đã một lần nữa được khẳng định và nuôi dưỡng. Mặt khác, rõ ràng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và người tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI không phải là các tác giả của sự phân cực bệnh hoạn này, nhưng các ngài là nạn nhân của một dự phóng ý thức hệ.

Điều này đe dọa sự hiệp nhất của Giáo Hội cũng như làm suy yếu tính tối thượng của Giáo Hội Rôma. Tất cả những sự kiện này chỉ ra cho chúng ta thấy những chấn thương tâm thần, mà việc thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô vào đầu năm 2013 đã gây ra trong việc “phân định các vấn đề đức tin của dân Chúa” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 12; 35), đến nay vẫn chưa được chữa lành. Nhưng các tín hữu có quyền được có một sự đánh giá rõ ràng về phương diện thần học đối với sự cùng tồn tại một giáo hoàng đương nhiệm và vị tiền nhiệm danh dự của ngài. Sự kiện họa hiếm là vị Giáo Hoàng, người đứng đầu giám mục đoàn và Giáo Hội hữu hình, trong đó người đứng đầu vô hình là Chúa Kitô, rời bỏ ngai tòa Phêrô, được ủy thác cho ngài suốt đời, cho đến khi chết, không bao giờ có thể nắm bắt được qua các phạm trù thế gian (quyền nghỉ hưu liên quan đến tuổi già, hay mong muốn của người dân thay thế các nhà lãnh đạo của họ). Cho dù giáo luật có đề cập đến khả năng trừu tượng này (giáo luật 332 §2 CIC) đi nữa, các điều khoản chi tiết và kinh nghiệm cụ thể vẫn còn thiếu về cách thức tình trạng này có thể được mô tả và trên hết, làm thế nào nó có thể được định hình trong thực tế vì thiện ích của Giáo Hội.

Trong chính trị, có những đối thủ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Khi đối thủ bị loại, đoàn lữ hành tiếp tục. Nhưng trong số những người theo Chúa Kitô, điều này không nên xảy ra. Vì trong Hội Thánh của Thiên Chúa tất cả đều là anh em. Chỉ một mình Chúa là cha của chúng ta. Và Con của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể (Ga 1: 14-18), là Thầy duy nhất của tất cả các môn đệ Ngài (Mt 23:10). Các giám mục và linh mục, qua chức vụ bí tích của các ngài, là những người phục vụ trong Giáo Hội, được bổ nhiệm trong Chúa Thánh Thần (Công vụ 20:28), là những người lãnh đạo Giáo Hội của Thiên Chúa nhân danh và dựa trên quyền bính của Chúa Kitô, Đấng nói qua môi miệng của các ngài như một vị thầy thiêng liêng trong các bài giảng (1 Tx 2:13). Qua các ngài, Chúa Kitô thánh hóa các tín hữu trong các bí tích. Và Chúa Kitô, là “mục tử và người giám hộ linh hồn anh em” (1 Pr 2:25) quan tâm đến phần rỗi của người dân bằng cách bổ nhiệm các tư tế (giám mục và linh mục) trong Giáo Hội của Ngài như các mục tử của họ (1 Pr 5: 2-3; Cv 20:28). Vị Giám mục Rôma thực thi thừa tác vụ của Thánh Phêrô, là người được Chúa Giêsu, Chúa của Giáo Hội kêu gọi đến chức mục tử phổ quát (Ga 21: 15-17). Nhưng các giám mục cũng là anh em của nhau. Điều này không ảnh hưởng đến thực tế là các ngài hợp nhất trong tư cách là thành viên của giám mục đoàn - với và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 23).

Vị nguyên Giáo Hoàng vẫn còn sống được kết nối huynh đệ với tất cả các giám mục và thuộc thẩm quyền tài phán của vị Giáo Hoàng đương nhiệm. Nhưng điều này không ngăn cản lời nói của ngài tiếp tục có trọng lượng lớn trong Giáo Hội, bởi vì năng lực thần học và linh đạo cũng như kinh nghiệm Giám Mục và Giáo Hoàng của ngài trong việc cai quản.

Mối quan hệ của mỗi giám mục nghỉ hưu với người kế vị phải được đánh dấu bằng tinh thần huynh đệ. Những suy nghĩ trần tục về uy tín và trò chơi quyền lực chính trị là chất độc trong thân thể của Giáo Hội, là nhiệm thể của Chúa Kitô. Điều này còn phải được áp dụng một cách mạnh mẽ hơn nữa đối với mối quan hệ thậm chí tế nhị hơn giữa vị Giáo Hoàng đương quyền với người tiền nhiệm của ngài, là người đã từ bỏ việc thực thi sứ vụ Phêrô và vì thế mất hết tất cả các đặc quyền của quyền bính giáo hoàng, và do đó, chắc chắn không còn là giáo hoàng nữa.

Đáng ngạc nhiên ở đây là việc kết hợp hàng ngũ những kẻ thù trước đây của Giáo Hội từ những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, đến những kẻ theo chủ nghĩa tân vô thần Mácxít, và những thành phần theo chủ nghĩa thế tục trong Giáo Hội, muốn biến Giáo Hội của Thiên Chúa thành một tổ chức nhân đạo hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Kẻ thù cũ của Giáo Hội là Eugenio Scalfari tự hào về tình bạn mới của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cảm thấy được hiệp nhất trong ý tưởng chung về một Tôn giáo Đại đồng Thế giới do con người tạo ra (trong đó không có Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập thể), ông ta đề nghị hợp tác với Đức Phanxicô. Ông ta đưa ra ý tưởng về một mặt trận bình dân quy tụ các tín hữu và những người không tin nhằm chống lại những kẻ thù và các đối thủ do ông ta xác định từ trong số các Hồng Y và giám mục, cũng như những người Công Giáo mà ông ta gọi là “bảo thủ cánh hữu”. Trong mặt trận này, ông thấy mình là người cùng chí hướng với nhóm “Vệ binh Bergoglio”, là nhóm tự mô tả mình như thế. Mạng lưới những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, được thúc đẩy bởi một ý chí thèm khát quyền lực, đã biến đổi một cách ý thức hệ “potestas plena” - quyền bính trọn vẹn của Ðức Giáo Hoàng - thành “potestas illimitata et absoluta” - quyền bính vô hạn và tuyệt đối của Ðức Giáo Hoàng. Đây là những gì những kẻ duy ý chí này muốn: Theo quan niệm của họ, mọi thứ đều tốt và đúng đơn giản là vì Giáo Hoàng muốn điều đó, thay vì Ðức Giáo Hoàng là người không được nói những gì khác hơn là những điều thiện, và chân thật. Họ mâu thuẫn với Công Đồng Vatican II, vì Công Đồng cho rằng huấn quyền phục vụ mặc khải khi “chỉ dạy những gì đã được truyền lại, vì thừa lệnh Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa” (Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa Dei Verbum 10). Như thế, họ phơi bày cho thấy họ là những đối thủ gian ác của sứ vụ giáo hoàng, vì chủ trương trái nghịch với những gì đã được định nghĩa theo tín lý bởi giáo huấn của các Công Đồng Vatican I và II. Giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài đã không có nguyên tắc chủ tớ nhưng chỉ có tình bạn (Ga 15:15), thì tại sao mối quan hệ giữa Giáo Hoàng với các anh em của mình trong giám mục đoàn lại phải được đánh dấu bằng chủ nghĩa cơ hội phục tùng và sự vâng phục mù quáng và vô lý, khác xa với sự hiệp nhất của đức tin và lý trí tiêu biểu cho thần học Công Giáo? Theo ý tưởng của chủ nghĩa Mácxít cấp tiến, một Giáo Hoàng “nóng lạnh bất thường” có quyền thẳng thừng theo đuổi các chương trình nghị sự cực đoan cánh tả và thúc đẩy một sự thống nhất tư tưởng không có chiều kích siêu việt, không có Thiên Chúa và sự hòa giải lịch sử của ơn cứu độ nhờ Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1 Tm 2: 5).

Trong thế giới dân sự, những người cai trị, những người lãnh đạo quan điểm và ý thức hệ thực sự lạm dụng quyền lực của họ bằng cách coi thường luật đạo đức tự nhiên và các lệnh truyền của Thiên Chúa. Họ thường chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa và biến thành quỷ dữ đội lốt người. Nhưng nơi nào Thiên Chúa được công nhận là Chúa duy nhất, nơi đó ân sủng và sự sống, tự do và tình yêu ngự trị. Trong vương quốc của Thiên Chúa, lời của Chúa Giêsu được coi là một phương châm: “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10:43-45)

Việc truyền chức bí tích (giám mục, linh mục, phó tế) vẫn còn hiệu lực và hiệu quả, cùng với trách nhiệm giáo huấn và mục vụ của Giáo Hội. Các đối thủ cũ của Đức Joseph Ratzinger (trong tư cách là Hồng Y và Giáo Hoàng) không có quyền áp đặt các ký ức bôi nhọ lên danh tiếng của ngài bằng những câu hỏi hóc búa gây sốc về thần học và triết học, đặc biệt trong bối cảnh là hầu hết trong số họ thiếu các phẩm chất của một thầy dậy trong Giáo Hội như ngài. Chỉ những kẻ hoang tưởng rằng Giáo Hội của Chúa là một tổ chức chính trị - ý thức hệ mới dám chỉ trích cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là một quan điểm đối kháng với quan điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Họ không muốn hiểu rằng các mầu nhiệm đức tin chỉ có thể lĩnh hội với “Thần Khí của Thiên Chúa” chứ không phải với “tinh thần thế gian”. “Người sống theo xác thịt thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa.” (1 Cor 2:14)

Cả các tông đồ đầu tiên đã không muốn hiểu rằng có những người tự nguyện từ bỏ kết hiệp vợ chồng để phục vụ Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu liền nói với họ: “Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt 19:12). Và giải thích thế này: “Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà, bỏ vợ, anh em, cha mẹ hay con cái vì Nước Thiên Chúa, mà lại không được gấp bội ở đời này và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Luca 18: 29-30; x Mt 19:29)

Khẳng định cho rằng Đức Bênêđíctô là đối thủ bí mật của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, và rằng lời thỉnh cầu của ngài cho chức tư tế bí tích và luật độc thân linh mục xuất phát từ một chính sách cản trở nhằm chống lại Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon sắp được công bố chỉ có thể nảy sinh từ sự dốt nát về thần học. Không ai bác bỏ nỗi ám ảnh này một cách xuất sắc như chính Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong lời tựa cho tập hợp các văn bản về bí tích truyền chức thánh nhân dịp Đức Joseph Ratzinger kỷ niệm 65 năm linh mục vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Mỗi lần tôi đọc các tác phẩm của Joseph Ratzinger / Benedict XVI, tôi nhận ra rằng ngài đã làm và vẫn làm thần học ‘quỳ gối’: quỳ gối, bởi vì người ta thấy rằng ngài không chỉ là một nhà thần học và một thầy dạy đức tin xuất sắc, mà còn là một người thực sự tin tưởng, thực sự cầu nguyện. Bạn thấy rằng ngài là một người thể hiện sự thánh thiện, một người của hòa bình, một người của Thiên Chúa.”

Và sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bác bỏ các bức tranh biếm họa về linh mục Công Giáo như một công chức lặp đi lặp lại các thủ tục thường ngày của một Giáo Hội, được mô tả như một tổ chức phi chính phủ, một lần nữa ngài nhấn mạnh vị trí đặc biệt của Đức Joseph Ratzinger như một thần học gia trên ngai tòa Thánh Phêrô với dòng chữ: “Như đã được khẳng định một cách dứt khoát bởi Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, công trình thần học của Hồng Y Joseph Ratzinger, và sau đó là Đức Bênêđíctô XVI, đặt ngài vào trong số các nhà thần học vĩ đại trên ngai tòa của Thánh Phêrô, như Thánh Lêô Cả, Giáo Hoàng thánh thiện và là tiến sĩ Hội Thánh […]Từ quan điểm này, tôi muốn thêm vào nhận định đúng đắn của vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng có lẽ ngày nay, với tư cách là Giáo Hoàng Danh dự, ngài trao cho chúng ta một cách đặc biệt rõ ràng một trong những bài học lớn nhất về ‘thần học trên đầu gối của ngài’”.

Sự đóng góp của Đức Bênêđíctô cho cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah, dưới dạng một chú giải Kinh Thánh sâu sắc về Kitô học và Thánh Linh học về sự hiệp nhất sâu sắc nội tại của Cựu Ước và Tân Ước, được xây dựng trong truyền thông lịch sử của Thiên Chúa về chính Ngài, đưa ra cho chúng ta một sự trợ giúp nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng thần học và tâm linh về chức tư tế, là một trong các yếu tố quan trọng lớn nhất trong công cuộc đổi mới Giáo Hội (x. Vatican II, Presbyterorum ordis 1). Linh mục không phải là một viên chức của một công ty cung cấp các dịch vụ tôn giáo-xã hội. Linh mục cũng không phải là người tiêu biểu của một cộng đồng tự trị đang mặt đối mặt đòi hỏi các quyền lợi của mình trước Thiên Chúa thay vì nhận được “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo từ trên, được tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú” (Gc 1:17) Thông qua chức thánh, vị linh mục được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, vị thượng tế và là Đấng hòa giải của Tân Ước, vị Thầy Chí Thánh và là mục tử tốt lành, Đấng thí mạng cho đàn chiên của Thiên Chúa (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29; Presbyterorum ordis 2).

Từ sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu này, cũng phát sinh sự tương xứng nội tại trong chức tư tế bí tích đối với hình thái sống độc thân của Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu đã nói về các môn đệ, là những người, cánh chung học mà nói, là một bằng chứng cho vương quốc sắp tới khi sống kiêng khem tình dục, và từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, theo ý chí tự do của mình, để phục vụ ơn cứu rỗi cho con người (Mt 19:12; 1 Cr 7: 32). Sống độc thân không hoàn toàn được yêu cầu bởi bản chất của chức tư tế. Nhưng nó phát sinh trong sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này vì linh mục là một đại diện của Chúa Kitô, là chú rể của cô dâu, là Giáo Hội, trong sức mạnh của sứ mệnh và hình thức sống của ngài như một sự dâng hiến trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa (x. Presbyterorum ordis 16). Đó là lý do tại sao những miễn trừ khỏi luật độc thân, được phát triển khác nhau trong các Giáo Hội Đông phương và Tây phương, được biện minh như là các ngoại lệ, chứ không phải là một luật liên quan đến tình trạng độc thân của các linh mục. Về cơ bản, Giáo Hội phải làm hết sức để hướng tới một chức tư tế độc thân. Từ nguồn gốc Kinh thánh, thực hành này đã phát triển, dưới hình thức luật buộc trong đó yêu cầu các giáo sĩ kết hôn phải kiêng khem tình dục, và chỉ phong chức cho các ứng viên giám mục, linh mục và phó tế, là những người tuyên hứa sống cuộc sống độc thân ngay từ đầu. Trong Giáo Hội Đông phương – tách biệt khỏi truyền thống của Giáo Hội sơ khai, và không có nghĩa sẽ tiếp tục mãi như thế - Công Đồng Quinisext (691/692), được tổ chức trong cung đình chứ không phải ở một nhà thờ, đã cho phép các linh mục và phó tế tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, trong Giáo Hội Latinh, chỉ có những người nam chưa lập gia đình, đã hứa sẽ sống một cuộc sống độc thân, mới được thánh hiến. Trong các Giáo Hội Đông phương, các giáo sĩ đã kết hôn, nhưng không phải là giám mục, được phép tiếp tục cuộc sống hôn nhân – nhưng phải kiêng khem quan hệ tình dục một thời gian trước khi cử hành Phụng vụ Thánh và cấm không được kết hôn lần thứ hai sau cái chết của người phối ngẫu. Quy định này cũng áp dụng cho các giáo sĩ Công Giáo đã nhận được sự miễn trừ khỏi nghĩa vụ độc thân (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29). Vì lợi ích to lớn hơn của sự hiệp nhất, kể từ Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII, Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thực hành này trong các Giáo Hội Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh. Liên quan đến Anh giáo, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã miễn trừ nghĩa vụ độc thân cho giáo sĩ thuộc các giáo phái khác đã kết hôn và bước vào tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội, nếu họ muốn được phong chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo.

Do đó, việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự xúc phạm đến bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo. Ai muốn trả lời trước Thiên Chúa và Giáo Hội thánh thiện của Ngài về hậu quả tai hại cho linh đạo và thần học về chức tư tế Công Giáo? Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời. Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới.

Không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này, và qua đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích. Vào thế kỷ 16, các nhà cải cách Tin lành hiểu chức vụ trong giáo hội chỉ đơn thuần là một chức năng tôn giáo trong một cộng đồng Kitô, do đó tước đi tính chất bí tích của nó. Nếu việc phong chức linh mục không còn là một sự đồng hình dạng nội tâm với Chúa Kitô, vị Thầy Chí Thánh, vị mục tử tốt lành và là Thầy Cả Thượng Phẩm của Giao ước mới, thì sự hiểu biết về mối liên hệ bên trong cuộc sống độc thân linh mục vì Nước Trời, đặt cơ sở nơi Tin Mừng, cũng không còn nữa (Mt 19:12; 1 Cr 7:32).

Trong bối cảnh của các cuộc bút chiến về cải cách và do quan điểm lý trí tự tại [Immanentism: thuyết lý trí tự tại chủ trương ý thức con người có thể vươn đến mọi chân lý, kể cả chân lý thần linh vốn được phát triển do tác động của các cảm thức tôn giáo – chú thích của người dịch] của họ về con người, các nhà triết học khai sáng của Pháp đã chỉ thấy nơi sự độc thân linh mục và những lời khấn dòng một sự áp chế bản năng tình dục, dẫn đến những rối loạn và những hình thái bất thường - tương tự như cách giải thích của khoa tâm lý học nội tâm, theo đó, tình dục là một cơ chế thỏa mãn bản năng, mà nếu bị “ức chế” sẽ gây ra chứng loạn thần kinh và những trạng thái bất thường.

Trong chế độ độc tài tương đối ngày nay, sự nhấn mạnh vào thẩm quyền bí tích từ quyền lực thiêng liêng cao hơn được coi là một cách các giáo sĩ muốn tranh giành quyền lực, và lối sống độc thân được xem như một lời buộc tội công khai, khinh miệt tình dục con người tới mức coi tình dục chỉ là nhằm đạt được khoái cảm ích kỷ. Độc thân linh mục xuất hiện như pháo đài cuối cùng hướng đến sự siêu việt triệt để của con người và hy vọng cho một thế giới bên kia và một thế giới sắp tới, nhưng theo các nguyên tắc vô thần, đó là một ảo ảnh nguy hiểm. Do đó, Giáo Hội Công Giáo, như là một đối trọng ý thức hệ đối với thuyết lý trí tự tại cực đoan, phải bị quyết liệt đấu tranh bởi các tầng lớp quyền lực và lắm tiền nhiều bạc quốc tế, những người cố gắng giành cho được một sự thống trị tuyệt đối trên cả tinh thần lẫn thể xác của đám quần chúng u minh. Trong một cử chỉ như ra tay trị liệu, người ta bắt chước một người hảo tâm ban cho các linh mục và các tu sĩ đáng thương một ân huệ là giải thoát họ khỏi xiềng xích của tình trạng bị áp chế về tính dục. Nhưng trong thái độ bất khoan dung đầy tự mãn của họ, những “ân nhân của loài người” này không hề nhận ra chút nào là họ đang chà đạp phẩm giá con người của tất cả những Kitô hữu, những người nghiêm túc coi trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân trước mặt Chúa, hoặc trung thành thực hiện lời hứa độc thân với sự giúp đỡ của ân sủng. Vì chính ở đó, nơi các Kitô hữu trung thành đưa ra quyết định cuộc sống của họ ở nơi sâu thẳm nhất trong lương tâm của mình trước Thiên Chúa, những người phủ nhận ơn gọi siêu nhiên của con người muốn thuyết phục các Kitô hữu rằng họ phải làm sao phù hợp với một chân trời hạn hẹp của một thế giới hiện sinh bị lên án chết, vì thế giới ấy sống như thể Chúa không hề tồn tại (Vatican II, Gaudium et Spes – Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng 21). “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, như quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. […] Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.” (Rm 1:20-23)

Lời buộc tội khét tiếng hiện nay là trong Giáo Hội có những kẻ phản động độc ác cố sống cố chết bảo vệ cho bằng được chức tư tế bí tích. Trong mắt những kẻ cáo buộc như thế, các giáo huấn về tính dục của Giáo Hội là phi thực tế và luật độc thân linh mục là phi nhân chủng học, và đang làm chậm trễ hoặc thậm chí là ngăn chặn sự hiện đại hóa cần thiết của Giáo Hội Công Giáo và sự thích nghi với thế giới hiện đại. Những gì họ may ra có thể chấp nhận được là một Giáo Hội không có Thiên Chúa, không có thập giá của Chúa Kitô và không có hy vọng về sự sống đời đời. Giáo Hội “với tín lý theo chủ nghĩa thờ ơ và chủ nghĩa tương đối về luân lý,” này cũng có thể bao gồm những người vô thần và những ai không tin, và có thể nói chuyện một cách đúng thời vụ về khí hậu, về nạn nhân mãn, về người di cư. Nhưng Giáo Hội ấy phải im lặng đối với việc phá thai, việc tự cắt xén thân thể mình khi xác định lại giới tính, an tử và khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân giữa nam và nữ. Trong mọi trường hợp, Giáo Hội ấy phải chấp nhận cuộc cách mạng tình dục như một sự giải thoát khỏi sự thù địch đối với cơ thể con người của đạo đức tính dục Công Giáo. Do đó, nó sẽ là một dấu hiệu của sự ăn năn sám hối đối với [cái mà thế gian ngày nay gọi là] sự thù địch truyền thống đối với thân xác con người xuất phát từ di sản khinh miệt thân xác của Thánh Augustinô.

Bất kể tất cả những lời dua nịnh này, người Công Giáo trung thành có quan điểm được đặt cơ sở vững chắc rằng kẻ vô thần Scalfari không tin vào Thiên Chúa thì cũng không thể nào hiểu được “mầu nhiệm của Giáo Hội thánh thiện” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 5). Con người ấy cũng không thể nào hiểu được rằng Đức Bênêđíctô (Joseph Ratzinger) sẽ luôn luôn là người có thẩm quyền hơn ông ta rất nhiều khi cố vấn cho vị Đại Diện của Chúa Kitô, người kế vị của Thánh Phêrô và mục tử của Giáo Hội hoàn vũ. Điều này có liên quan đến đến cả phẩm chất thần học và sự hiểu biết tâm linh của Đức Bênêđíctô về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, và kinh nghiệm về trách nhiệm của vị Giáo Hoàng đối với Giáo Hội hoàn vũ, mà một mình trước mặt Thiên Chúa, Đức Bênêđíctô là người duy nhất trên thế giới này phải chia sẻ [trách nhiệm] với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong lời nói đầu của cuốn sách của người tiền nhiệm ngài về chức linh mục cần được đọc bởi tất cả những “người khôn ngoan và quyền uy” của thế giới này (x 1 Cor 2: 6) trước khi họ gióng trống khua chiêng về một thế giới hoang tưởng của họ trong đó có các nhân vật phản giáo hoàng, các Hồng Y đối kháng nhau, và các chia rẽ sắp xảy ra. “Joseph Ratzinger / Benedict XVI là hiện thân của mối quan hệ liên tục với Chúa Giêsu, mà không có quan hệ đó thì không còn gì là đúng nữa, mọi thứ trở nên nhàm chán, các linh mục hầu như chỉ còn là những người làm công ăn lương, các giám mục là các quan chức và Giáo Hội không còn là Giáo Hội của Chúa Kitô nữa, nhưng là một cái gì đó do chúng ta đã tạo ra, một tổ chức phi chính phủ mà tối hậu chỉ là điều thừa thãi.”

Và ngài tiếp tục nói với các Hồng Y, giám mục và linh mục tập trung tại Hội trường Clêmentê trong buổi ra mắt cuốn sách hôm 28 Tháng Sáu năm 2016, không phải là như những thuộc hạ nhưng như những người bạn rằng:

“Anh em thân mến! Tôi dùng quyền tự do của mình để nói rằng nếu bất kỳ ai trong anh em mà có bất kỳ nghi ngờ nào về trọng tâm chức vụ của mình, mục đích của nó, lợi ích của nó; nếu anh em có bất kỳ nghi ngờ nào về những gì mọi người thực sự mong đợi nơi chúng ta, thì anh em hãy suy ngẫm về những dòng được trình bày ở đây. Điều được mô tả và làm chứng trong cuốn sách này, cho chúng ta thấy rằng chúng ta mang Chúa Kitô đến với họ, và dẫn họ đến với Ngài, đến với nguồn nước tươi mát và hằng sống mà họ khao khát hơn bất cứ thứ gì khác mà chỉ mình Ngài mới có thể ban cho và không gì có thể thay thế được; rằng chúng ta đang dẫn họ đến hạnh phúc đích thực và hoàn hảo khi không gì có thể thỏa mãn họ được; và rằng chúng ta đang dẫn họ đến việc hiện thực hoá giấc mơ bí mật của họ, là điều mà không một thế lực nào trên thế gian này có thể đoan hứa sẽ biến thành sự thật!”


Source:LifesiteNews
 
Mùng 1 Tết lịch sử: Tổng thống Mỹ đầu tiên Tuần Hành Phò Sinh, vinh danh Chúa và các giá trị sự sống
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:30 24/01/2020
Một diễn biến lịch sử vừa diễn ra. Lần đầu tiên trong lịch sử 47 năm tuần hành phò sinh, một tổng thống Hoa Kỳ đã tham dự cùng những người biểu tình và đã có một bài phát biểu quan trọng hôm 24 tháng Giêng.

Trước đó, một ngày, chiều 23 tháng Giêng, ước tính 10,000 người hành hương từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ đã tụ tập về Washington DC để tham dự Thánh lễ khai mạc Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống với Đêm cầu nguyện quốc gia được cử hành vào thứ Năm, 23 tháng Giêng tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, D.C.

Những người hành hương đã tham gia cùng 46 phó tế, 303 linh mục, 39 giám mục và ba Hồng Y trong thánh lễ, được tổ chức vào buổi tối trước Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống. Chủ tế trong thánh lễ là Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của giáo phận Kansas, Chủ tịch ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Tham dự thánh lễ này còn có Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa Thánh Hoa Kỳ.

Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài phát biểu của tổng thống Donald Trump. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.


Cảm ơn các bạn rất nhiều và cảm ơn Jeanne. Thật là vinh dự sâu sắc của tôi khi trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử tham dự Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống. [vỗ tay] Chúng ta ở đây vì một lý do rất đơn giản: bảo vệ quyền của mọi đứa trẻ, được sinh ra và chưa được sinh ra, để hoàn thành tiềm năng do Chúa ban cho. [vỗ tay]

Trong 47 năm, người Mỹ thuộc mọi bối cảnh đã đến từ khắp đất nước để ủng hộ sự sống.

Và hôm nay với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi thực sự tự hào khi được sát cánh cùng các bạn. [vỗ tay]

Tôi muốn chào đón hàng chục ngàn người - đây là một cuộc tụ tập thật tuyệt vời - hàng chục ngàn học sinh trung học và đại học đã đi xe buýt từ rất xa để đến đây tại thủ đô của đất nước chúng ta. Và để các bạn cảm thấy hào hứng hơn nữa, tôi xin nói điều này là có hàng chục ngàn người bên ngoài không vào được trên đường chúng ta vào bên trong. Nếu có ai muốn từ bỏ vị trí của mình, chúng ta có người khác thay thế ngay.

Chúng ta có một nhóm đông đảo đang đứng bên ngoài. Hàng ngàn và hàng ngàn người muốn vào bên trong. Đây là một thành công rất lớn. [vỗ tay]

Giới trẻ là trái tim của Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống. Và chính thế hệ của các bạn đang biến nước Mỹ thành quốc gia phò gia đình, phò sinh. [vỗ tay]

Phong trào bảo vệ cuộc sống được dẫn dắt bởi những người phụ nữ mạnh mẽ, những nhà lãnh đạo tôn giáo tuyệt vời và những sinh viên dũng cảm là những người tiếp nối di sản của những người tiên phong trước chúng ta, những người đã chiến đấu để nâng cao lương tâm của quốc gia chúng ta và bảo vệ quyền của các công dân chúng ta. Anh chị em đón nhận những người mẹ với sự quan tâm và lòng trắc ẩn. Anh chị em được vững mạnh bởi lời cầu nguyện và được thúc đẩy bởi tình yêu vị tha của mình. Các bạn đầy lòng biết ơn và chúng ta rất biết ơn - đây là những người đáng khâm phục – sẽ được tham gia bởi Bộ trưởng Alex Azar và Kellyanne Conway. [vỗ tay]

Những lời cảm ơn cũng xin được gởi đến các Thượng nghị sĩ Mike Lee và James Lankford đang có mặt ở đây. Cảm ơn các bạn, là những người cùng chí hướng. Và cũng có các Dân biểu Steve Scalise, Chris Smith, Ralph Abraham, Warren Davidson, Bob Latta, John Joyce, Lloyd Smucker, Brian Fitzpatrick và Brad Wenstrup. Cảm ơn tất cả. Tôi phải nói điều này - tôi nhìn thấy, tôi thấy rất chính xác - chúng ta còn có nhiều chính trị gia khác đang tham gia với chúng ta. Nhưng nếu các bạn không phiền, tôi sẽ không giới thiệu tất cả.

Tất cả chúng ta ở đây đều hiểu một sự thật vĩnh cửu: Mỗi đứa trẻ là một món quà quý giá và thánh thiêng từ Thiên Chúa. [vỗ tay] Cùng nhau, chúng ta phải bảo vệ, trân trọng và bảo vệ phẩm giá và sự tôn nghiêm của mỗi cuộc sống con người. [vỗ tay]

Khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh em bé trong bụng mẹ, chúng ta thoáng thấy sự uy nghi trong kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa. [vỗ tay] Khi chúng ta ôm một đứa trẻ sơ sinh trong vòng tay, chúng ta biết tình yêu bất tận mà mỗi đứa trẻ mang đến cho một gia đình. Khi chúng ta chứng kiến một đứa trẻ lớn lên, chúng ta thấy sự huy hoàng tỏa ra từ mỗi tâm hồn con người. Từ kinh nghiệm gia đình tôi, tôi biết mỗi cuộc đời đều làm thay đổi thế giới, và tôi có thể nói với các bạn, tôi trao gửi tình yêu, tôi trao gửi tình yêu vĩ đại, tuyệt vời cho các gia đình - và từ ngày đầu tiên trong chức vụ này, tôi đã có những hành động lịch sử để hỗ trợ các gia đình Hoa Kỳ và bảo vệ các thai nhi. [vỗ tay]

Và trong tuần đầu tiên của tôi trong chức vụ của mình, tôi đã khôi phục và mở rộng Chính sách Thành phố Mễ Tây Cơ và chúng ta đã ban hành một quy tắc ủng hộ cuộc sống mang tính bước ngoặt để chi phối việc sử dụng tiền của người nộp thuế tài trợ cho Title X. Tôi đã thông báo cho Quốc hội rằng tôi sẽ phủ quyết bất kỳ luật nào làm suy yếu chính sách ủng hộ sự sống hoặc khuyến khích sự hủy hoại cuộc sống con người. [vỗ tay]

Tại Liên Hợp Quốc, tôi đã nói rõ rằng các quan chức toàn cầu đừng có nhúng tay vào chuyện tấn công chủ quyền của các quốc gia bảo vệ cuộc sống người vô tội. [vỗ tay] Những thai nhi chưa từng có được một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn tại Tòa Bạch Ốc. [vỗ tay]

Như Kinh thánh nói với chúng ta, mỗi người đều được tạo ra một cách tuyệt vời. [vỗ tay]

Chúng ta đã có hành động quyết định nhằm bảo vệ tự do tôn giáo – là điều rất quan trọng - tự do tôn giáo đã bị tấn công trên toàn thế giới và thẳng thắn mà nói, cũng đã bị tấn công rất mạnh ngay tại quốc gia chúng ta. Các bạn thấy nó rõ hơn bất cứ ai. Nhưng chúng ta đang ngăn chặn nó. Và chúng ta đang chăm sóc cho các bác sĩ, y tá, giáo viên và các nhóm như các nữ tu Dòng Tiểu Muội của Người nghèo. [vỗ tay]

Chúng ta đang duy trì việc nhận con nuôi dựa trên đức tin và để ủng hộ các tài liệu lập quốc của mình, chúng ta đã bổ nhiệm 187 thẩm phán liên bang, là những người áp dụng các lời khuyên như đã được viết ra, bao gồm hai thẩm phán xuất sắc của tòa án tối cao - là Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh. [vỗ tay]

Chúng ta đang bảo vệ quyền của các sinh viên phò sinh được tự do phát biểu trong khuôn viên các trường đại học. Và nếu các trường đại học muốn nhận được tài trợ từ tiền thuế liên bang, họ phải tán thành quyền đã được nêu trong Tu Chính Án Thứ Nhất là quyền cho phép sinh viên được nói lên suy nghĩ của mình. Và nếu họ bác bỏ, họ phải trả một khoản tiền phạt rất lớn, mà họ không muốn phải trả đâu. [vỗ tay]

Đáng buồn thay, những người cánh tả đang ra sức xóa bỏ các quyền Chúa ban, đóng cửa các tổ chức bác ái của các tôn giáo, ngăn cấm các nhà lãnh đạo tôn giáo trong bầu khí công cộng, và cố làm câm nín những người Mỹ nào tin vào sự tôn nghiêm của cuộc sống. Họ đang tấn công tôi vì tôi đang chiến đấu cho các bạn và chúng ta đang chiến đấu cho những người không có tiếng nói. Nhưng rồi chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta biết cách để chiến thắng. [vỗ tay] Tất cả chúng ta đều biết làm thế nào để chiến thắng. Chúng ta đều biết làm thế nào để chiến thắng. Các bạn đã chiến thắng trong một thời gian dài. Các bạn đã chiến thắng trong một thời gian dài.

Cùng nhau, chúng ta là tiếng nói cho những người không có tiếng nói. Khi nói đến phá thai - và các bạn biết điều này, cũng như đã thấy những gì đã xảy ra - Đảng Dân chủ đã chọn những quan điểm rất cấp tiến và cực đoan nhất được đưa ra và thể hiện ở đất nước này trong nhiều năm và nhiều thập kỷ, và thậm chí các bạn có thể nói, là nhiều thế kỷ.

Gần như mọi đảng viên Dân chủ hàng đầu trong quốc hội hiện nay đều hỗ trợ phá thai cho đến tận khi sinh bằng tiền đóng thuế của người dân. Năm ngoái, các nhà lập pháp ở New York đã vui mừng khi thông qua luật pháp cho phép hài nhi bị phanh thây từ bụng mẹ cho đến tận ngày sinh.

Sau đó, chúng ta đã có trường hợp của thống đốc đảng Dân chủ tại bang Virginia, cộng đồng Virginia. Và chúng ta yêu mến cộng đồng Virginia, nhưng chuyện gì đang xảy ra ở Virginia? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Thống đốc tuyên bố rằng ông ta sẽ cho phép giết chết một đứa bé sau khi sinh. Các bạn hãy nhớ điều đó.

Các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ ở Thượng viện thậm chí đã chặn luật pháp nhằm chăm sóc y tế cho những em bé sống sót sau khi phá thai. Và đó là lý do tại sao tôi kêu gọi Quốc hội - hai trong số các thượng nghị sĩ vĩ đại của chúng ta đang có mặt ở đây, rất nhiều thành viên Quốc Hội của chúng ta ở đây - tôi kêu gọi họ bảo vệ phẩm giá của cuộc sống và thông qua luật cấm phá thai thời kỳ cuối những đứa trẻ có thể cảm thấy đau đớn trong bụng mẹ của chúng. [vỗ tay]

Năm nay, Cuộc Tuần Hành Cho Cuộc Sống diễn ra vào dịp kỷ niệm 100 năm Tu Chính Án thứ 19, trong đó quyền bầu cử của phụ nữ ở Hoa Kỳ được bảo đảm mãi mãi và được hiến pháp Hoa Kỳ ghi nhận. Thật là một sự kiện lớn. Ngày nay, hàng triệu phụ nữ phi thường trên khắp nước Mỹ đang sử dụng sức mạnh của lá phiếu để đấu tranh cho quyền này và tất cả các quyền của họ như được đưa ra trong Tuyên ngôn Độc lập - đó là quyền sống. [vỗ tay]

Với tất cả phụ nữ có mặt ở đây ngày hôm nay, sự tận tâm và khả năng lãnh đạo của các bạn đã nâng cao toàn bộ quốc gia chúng ta và chúng ta cảm ơn các bạn vì điều đó. Hàng chục ngàn người Mỹ đã tụ tập ngày hôm nay, nói ủng hộ cho cuộc sống thôi thì chưa đủ, vì thực sự ở đây chúng ta phải nói rằng họ rất tự hào cùng nhau ủng hộ cho cuộc sống. Và tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì điều đó. Các bạn ủng hộ cho cuộc sống mỗi ngày. Các bạn cung cấp nhà ở, giáo dục, việc làm và chăm sóc y tế cho những phụ nữ mà các bạn phục vụ. Các bạn thấy những gia đình yêu thương trẻ em cần một mái nhà ổn định. Các bạn chuẩn bị nơi sinh cho các bà mẹ sắp sinh. Các bạn biến cuộc đời mình thành một sứ vụ để giúp truyền bá ân sủng của Chúa.

Và với tất cả các bà mẹ ở đây hôm nay, chúng ta chúc mừng các bạn và chúng ta tuyên bố rằng các bà mẹ là những anh hùng. [vỗ tay] Sức mạnh, sự tận tâm và động lực của các bạn là những gì mang lại sức mạnh cho quốc gia chúng ta. Vì các bạn, đất nước chúng ta đã được chúc phúc với những linh hồn tuyệt vời đã thay đổi tiến trình của lịch sử loài người.

Chúng ta không thể biết những gì những công dân chưa chào đời của chúng ta sẽ đạt được. Những giấc mơ họ sẽ tưởng tượng. Những kiệt tác họ sẽ tạo ra. Những khám phá họ sẽ thực hiện. Nhưng chúng ta biết rõ điều này: mọi cuộc sống đều mang tình yêu vào thế giới này. Mỗi đứa trẻ đều mang lại niềm vui cho gia đình. Mỗi người đều đáng được bảo vệ.

Và trên hết, chúng ta biết rằng mỗi linh hồn con người là thánh thiêng và mọi cuộc sống con người, được sinh ra và chưa được sinh ra, đều được tạo ra theo hình ảnh thánh thiện của Thiên Chúa Toàn năng. [vỗ tay]

Cùng nhau, chúng ta sẽ bảo vệ sự thật này trên khắp vùng đất tráng lệ của chúng ta. Chúng ta sẽ làm cho những giấc mơ của người dân của chúng ta được tự do triển nở. Và với hy vọng đầy quyết tâm, chúng ta trông đợi tất cả các phước lành sẽ đến từ vẻ đẹp, tài năng, mục đích, sự cao quý và ân sủng của mỗi đứa trẻ Mỹ.

Tôi muốn cảm ơn các bạn. Đây là một khoảnh khắc rất đặc biệt. Thật tuyệt vời khi đại diện cho các bạn. Tôi yêu mến tất cả các các bạn. [vỗ tay] Và tôi nói với một niềm đam mê thực sự, cảm ơn các bạn, xin Chúa phù hộ các bạn và xin Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn tất cả. Cảm ơn các bạn. [vỗ tay]


Source:Life Site News