Ngày 21-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:12 21/01/2012
LỪA RA BÊN NGOÀI CỬA

N2T


Chu Cổ Dân rất thích văn học lại có tài năng, một hôm ông ta đến nhà của Thang tiên sinh, Thang tiên sinh nói:

- “Mọi người đều nói anh rất có tài năng, giả như anh có thể đánh lừa tôi đi ra bên ngoài cửa, thì tôi mới phục anh là người có tài”.

Chu Cổ Dân cười cười nói:

- “Làm sao có thể như thế được, bên ngoài gió rất lạnh anh làm sao có thể dám đi ra chứ ? Giả như anh đi ra ngoài cửa còn tôi ở trong nhà, thì nhất định tôi có thể dùng kế để lừa anh đi vào”.

Thang tiên sinh cho là có lý, thế là đi ra ngoài cửa, nói với Chu Cổ Dân:

- “Dùng phương pháp của anh để lừa tôi đi vào chứ ?”

Lúc ấy, Chu Cổ Dân cười, nói:

- “Tôi đã lừa ông đi ra ngoài cửa rồi đấy nhé”.

Suy tư:

Có những lúc chúng ta đi dự lễ ngày chúa nhật là cứ nghĩ là đã “lừa” được ma quỷ, có những lúc chúng ta cứ ngỡ đi xưng tội là ma quỷ không làm gì được mình, có những lúc chúng ta tưởng cứ đi rước lễ là ma quỷ không làm gì được linh hồn của mình, nếu nghĩ như thế thì lầm to rồi, bởi vì chẳng khác gì chúng ta đánh lừa ma quỷ, này nhé:

- Đi lễ ngày chúa nhật không vì yêu mến Chúa, mà chỉ sợ cha mẹ la mắng, sợ vợ rầy chồng la mới đi lễ, thì chẳng khác gì lừa ma quỷ.

- Đi xưng tội mà chỉ xưng qua loa, không thật lòng hối cải, không xét mình kỹ càng, không dốc lòng chừa, thì chẳng khác gì đánh lừa ma quỷ.

- Đi rước lễ mà vẫn còn trong tình trạng phạm tội trọng, thì chẳng khác gì nói với ma quỷ: tao lừa mày đấy.

Chúng ta có thể đánh lừa được mọi người qua dáng vẻ bên ngoài của mình, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không thể đánh lừa được Thiên Chúa và ma quỷ, bởi vì Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, và ma quỷ thì không thích cái thân xác hư mất mà chỉ thích linh hồn của con người mà thôi.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Hái lộc đầu Xuân - Mồng Một Tết
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
10:18 21/01/2012
Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong năm, ngày cầu bình an cho năm mới. Mỗi xứ đạo đều tổ chức hái lộc đầu xuân.

Lộc Thánh là những câu Lời Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những nhánh mai vàng rực rỡ đặt trên Cung Thánh. Sau bài giảng, Cha chủ tế hái Lộc Thánh Đầu Xuân rồi đến các Tu sĩ nam nữ. Lần lượt Hội Đồng Mục Vụ, các đoàn thể, đại diện gia đình lên hái Lộc.

Sau Thánh Lễ, mọi người ra về mang theo niềm vui và hạnh phúc, bình an và Ơn Thánh. Gia đình sum họp trước Bàn Thờ đọc kinh nguyện, dâng một năm mới lên Chúa và Đức Me. Người cha hoặc mẹ trịnh trọng mở Lộc Thánh đọc cho cả nhà nghe. Mỗi Lộc thích hợp với từng gia đình. Lộc Thánh được đặt trang trọng trên bàn thờ, dưới chân thập giá. Câu chuyện ngày Tết đi thăm nhau thường hàn huyên về Lộc Lời Chúa mỗi nhà.

Lời Thánh Vịnh 27 nói lên niềm cậy trông: “Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !Hãy cậy trông vào Chúa”.

Vững vàng tin tưởng và cậy trông vì người Kitô hữu xác tín vào Lời Chúa Giêsu dạy: “Các con cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho”. ( Mt 7, 7 ).

Không phải bây giờ người ta mới hái lộc. Từ ngàn xưa, thửơ địa đàng đã có chuyện người con gái đi hái lộc đầu xuân rồi. Ngày khai sinh vũ trụ đã được sách Sáng Thế kể lại:

“Trời đất trống không mông quạnh và tối tăm bao phủ, Thiên Chúa phán: Hãy có ánh sáng. Và đã có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành. Thiên Chúa phán: Đất hãy xanh um thảo mộc tươi tốt. Và đã xảy ra như vậy. Đất lên màu xanh. Cây có quả đã sinh quả. Cây có hoa đã nở hoa. Thiên Chúa thấy màu xanh thật tốt lành. Thiên Chúa đã làm hai cái đèn, cái lớn cai quản ban ngày, cái nhỏ cai quản ban đêm. Thêm vào Ngài trang điểm bầu trời bằng các sao. Thiên Chúa thấy thế thật tốt lành”. ( St 1, 1 – 4 )

Đó là ngày Tết đầu tiên của nhân loại. Ns.Trầm Hương rất thi vị trong bài ca “Bước chân người hái lộc trường sinh”: vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục: “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ”sự biết tốt xấu” ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết” ( St 2, 16 – 17 ).

Ađam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.

Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eđen, ngang qua cây biết lành biết dữ. Bước chân Evà rạo rực đi hái lộc trường sinh nhưng xui xẻo gặp phải Satan quyến rũ.

Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không ? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không ?

Evà phản kháng:không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi, Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi.

Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: ”Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái lộc ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” ( St 3, 4 – 5 ).

Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của trái táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” ( St 3, 6 ). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.

Còn Ađam thì sao ? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Ađam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng.

“Và ông đã ăn” ( St 3, 6 ). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Ađam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Ađam ơi !

“Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” ( St 3, 7 ). Lời bài ca “Vườn Địa Đàng” của Trầm Hương man mác buồn: Ađam, anh đi về đâu đó, bên kia, bên kia trời lộng gió, tiếng Giavê vẫy gọi trong nắng chiều. Ađam, anh đi về đâu đó, Ađam, quên đi lời Thiên Chúa, hái trái trăng ngon ngọt nhưng đắng cay. Ađam, sao anh lại chạy trốn, bóng Giavê đứng đợi bên gió ngàn. Ađam, quên ân tình Thiên Chúa, xoá tan đi nụ cười trong nắng mai.

Kể từ đó Địa Đàng đóng ngõ cài then. Xuân Địa Đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh Thánh viết về một nỗi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” ( St 3, 18 – 19 ).

Đó là sự tích hái lộc đầu năm, mùa xuân êm đềm thành chìm vắng lặng lẽ.

Và cũng từ đó lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ “Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”. Nhân loại đã biết mình thiếu thốn lộc gì, họ đã muốn giơ tay hái Lộc Trời Cao.

Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Lộc Trời Cao đã gởi xuống đất thấp, Lộc Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa vào đời trồng cây Thập giá. Lộc Thập giá của Ngài nối lại tình người với tình thánh. Thánh giá Chúa Kitô là nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Sự giao hoà ấy nẩy Lộc Bình An. Tặng vật cao quý mà Chúa lưu lại cho nhân loại là Lộc Bình An: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, bình an mà thế gian không thể ban được” ( Ga 14, 27 ). Sau khi Phục sinh, gặp các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho các con” ( Ga 20, 19 ). Tám ngày sau, trở lại thăm họ, Chúa vẫn một lời chào: “Bình an cho các con” ( Ga 20, 26 ). Sai các môn đệ ra đi truyền giáo Chúa căn dặn: “Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này” ( Lc 10, 5 ).

Bình an không chỉ là lời cầu chúc mà còn là sự sống để ban tặng cho nhau.
Lộc Bình An là chính Chúa, ai xa lìa Ngài là đánh mất sự bình an.
Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình, mỗi người.
Một ngày có Chúa sẽ tràn đầy xuân hạnh phúc và lộc bình an.
Lối vào vườn Eđen, dấu chân người xưa hái lộc vẫn còn in nét vẫy gọi.
Lối lên đồi Canvê, lời chúc bình an vẫn mãi vọng ngân.
Chúa ơi, đầu năm hái lộc, con phải chọn lựa, lối nào con đi ?
 
Để Tin Mừng Xuyên Qua Cuộc Sống
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
17:35 21/01/2012
Để Tin Mừng Xuyên Qua Cuộc Sống

Chúa Nhật III TN B - 2012

Mỗi người chúng ta gần như đang chứng kiến, đang nghe vọng về những tín hiệu của Mùa Xuân đang đến. Tiếng hát của chim, màu tươi của muôn hoa sắc lá, cái không khí ấm áp mát mẻ của bầu trời xanh với nắng đẹp…tất cả như đang hình thành một sứ điệp, một tin mừng : mùa đông đã qua, mùa xuân đang tới.

Nhưng đó là chuyện của thiên nhiên, của đất trời. Chuyện mà chúng ta cần trao đổi sẻ chia trong Chúa Nhật hôm nay cũng là Tin Vui, cũng là Tin Mừng, nhưng là “Tin Mừng về Nước Thiên Chúa đang đến”, cũng là “mùa đông đã qua, mùa xuân đang tới”, không phải tiết mùa năm tháng của thiên nhiên đất trời mà là “mùa đông của nô lệ tội lỗi tối tăm đã qua” và “mùa xuân của phục hồi ân thánh đang trở lại”.

Đó cũng chính là câu chuyện được gợi ý ngay từ bài đọc 1 với trích đoạn sách Giona, khi thành Ninivê sau khi lắng nghe một tin buồn dữ dội của vị tiên tri cứng đầu, bất đắc dĩ Giona : “còn 40 ngày nữa Ninivê sẽ bị tiêu diệt”. Và thế là, tất cả dân thành đã đứng lên cải tà quy chánh, đã cùng nhau khiêm hạ ăn năn sám hối. Và rồi “mùa đông băng giá của lắng lo đau buồn, của án phạt, đổ vỡ đã đi qua” để nhường chỗ cho một “mùa xuân của thứ tha và xót thương chợt đến”. Thiên Chúa thấy dân Ninivê ăn năn sám hối và Ngài đã mở lòng xót thương, không giữ lệnh phạt hủy diệt thành phố nầy.

Nếu tin mừng mà sứ điệp Lời Chúa gợi lên và nhắm tới đều mang nội dung như thế, thì quả thật, cuộc đời của mỗi người chúng ta đã có bao nhiêu cơ hội và phút giây “tin mừng đã đi qua cuộc đời”. Thật vậy, mỗi một lần từ tòa cáo giải đi ra, không phải là một tin mừng vừa đi qua cõi lòng chúng ta đó sao ? Mỗi một lần được đón nhận Mình Thánh Chúa, lại không là một lần đón nhận Tin mừng trọng đại đó sao ? Rồi xa hơn một chút, ngày chúng ta lãnh nhận bí tích hôn phối để nên duyên vợ chồng, ngày chúng ta lãnh nhần Chúa Thánh Thần khi chịu phép Thêm Sức, ngày chúng được lần đầu tiên xưng tội và rước lễ…Tất cả đều là những “mùa xuân của ân thánh”, những tin mừng ngút ngàn được trao ban. Mà chẳng tìm kiếm đâu xa, mỗi ngày, mỗi giây phút của cuộc sống, nếu chúng ta biết nhận ra ánh mắt nhân từ của Thiên Chúa, biết nhận thấy bóng dáng của hồng ân, biết tìm gặp bàn tay nhân ái và quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa chạm đến cuộc đời yếu đuối, tội lỗi, nghèo hèn của chúng ta….thì quả thật “Tin mừng đã dàn trãi cả cuộc đời chúng ta, tin mừng đã giăng mắc khắp đường đi lối bước của chúng ta.

Một đức tin đúng nghĩa là một đức tin luôn tìm thấy “Tin mừng xuyên qua cuộc sống”. Và đó chính là điều Đức Kitô mang đến, là chính “Tin mừng về Nước Thiên Chúa” mà Đức Kitô đã công bố cách đây 2000 năm và Ngài truyền cho Giáo Hội tiêp tục chuyển tải cho thế giới, cho nhân loại. Vâng, Nước Thiên Chúa không ở đâu xa, đang ở đây, giây phút nầy, khi ta mở rộng cõi lòng đón nhận sự hiện diện ắp đầy của Thiên Chúa, tình thương cứu độ của Đức Kitô. Và như thế, Tin mừng đang hiện thực, niềm vui và hạnh phúc đang trỗ hoa.

Bởi lẽ, sau lời công Bố về Tin Mừng Nước Thiên Chúa của Chúa Giêsu, thì có bao nhiêu điều kỳ diệu đã xảy ra. Kẻ què đi, người mù thấy, phung cùi được lành sạch, điếc câm khỏi hẵn, quỷ ám trở lại bình yên, người chết sống lại và bao kẻ ngụp lặn trong con đường tội lỗi nay trở lại hoàn lương với một cuộc đời mới trong tin yêu hy vọng… Làm sao có được những phép lạ đó, làm sao nhận được những ân huệ kỳ diệu đó ? Đức Kitô chỉ đòi hỏi một điều duy nhất : “Anh có tin vào Con Người không ?” (Ga 9,35). Vâng, “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (Lc 17,19). Chính lòng tin đã làm cho phép lạ hiện thực.

Ngày hôm nay, đâu phải Tin Mừng Nước Thiên Chúa đã im tiếng, đâu phải lòng thương xót Chúa đã khép lại ! Nếu chẳng có phép lạ nào xảy ra, thì phải chăng, cũng giống như tại chính quê hương Na-da-rét xưa của Chúa Giêsu, “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó” (Mc 6,5), “vì họ cứng lòng tin” (Mt 13,58). Chính vì thế, sứ điệp Lời Chúa hôm nay, khi giới thiệu cho chúng ta về “tin mừng Chúa xót thương Ninivê” hay “Tin Mừng Nước Thiên Chúa của Chúa Giêsu”, đồng thời cũng gọi mời chúng ta mở lòng đón nhận Tin Mừng đó với tâm hồn khiêm hạ hoán cải ; chắc chắn chúng ta sẽ có được phép lạ xảy ra cho chính cuộc đời của mình : phép lạ của ơn hoán cải, phép lạ của lòng tin, cậy mến vững vàng nơi Thiên Chúa, phép lạ của tình thương huynh đệ, hiệp nhất, bác ái, phép lạ của sự tận tâm phục vụ cách quảng đại, vị tha, phép lạ của hy sinh trong niềm vui dâng hiến…Sống được những giá trị của Tin Mừng Tám Mối Phúc Thật đến nơi đến chốn không là một phép lạ cả thể sao ? và phải chăng, không là công trình của ân sủng, của phép lạ, chúng ta sẽ không thể sông trọn vẹn hai giới răn “Mến Chúa Yêu Người” cách triệt để. Đó là chưa kể, khi chúng ta được đến lãnh nhận chính Mình Thánh Chúa, một phép lạ lớn lao mà nhiều khi, chúng ta xem thường như một chuyện “thường ngày ở huyện”…

Và một khi đã nhận được Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho chính cuộc đời mình, cuộc sống mình, thì chính chúng ta, những môn sinh, những người được chính Chúa Giêsu gọi mời, chúng ta hãy là những tông đồ mang Tin Mừng Nước Thiên Chúa công bố khắp muôn nơi bằng chính cuộc sống chứng nhân của mình ; nói cách khác, chúng ta hãy biến cuộc đời chúng ta thành tin mừng, thành Lời Chúa sống động, và như thế, phép lạ sẽ tiếp tục xảy ra trong thế giới nầy, trong cuộc đời nầy. Những con người như Đức cố hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận, Đức Á thánh Gh G.P. II, Á thánh Anrê Phú Yên, Mẹ Á thánh Têrêsa Calcuta…là những “cuốn Tin mừng sống” của thời đại hôm nay ; và nhờ đó có bao nhiêu điều kỳ diệu đã xảy ra cho thế giới, những “tấm lưới người của các anh chàng ngư phủ Galilê” đã tung ra cách đây 2000 năm, sẽ tiếp tục được tung ra trên mọi biển đời để đem về cho Thiên Chúa không chỉ “153 con cá” mà muôn dân muôn nước !

Lạy Chúa xin cho chúng con biết mở lòng để Tin Mừng của Chúa đi xuyên qua cuộc sống chúng con và để chúng con tiếp tục công bố Tin Mừng nầy cho mọi người chung quanh. Amen.

.
 
Lưới Cá - Lưới Người
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
21:34 21/01/2012
LƯỚI CÁ, LƯỚI NGƯỜI

Chúa Giêsu ra một hiệu lệnh rất ngắn gọn: “Hãy theo Ta. Ta sẽ cho các ngươi trở nên những kẻ chài lưới người ta” (Mc 1,17). Đơn giản chỉ có thế. Nhưng từ lưới cá sang lưới người là cả một thế giới. Phêrô đã bước từ một thế giới này sang một thế giới khác.

Từ thế giới của người lao động, chân lấm tay bùn và nghề ngư dân từ xưa đến nay chẳng mấy đời được trọng vọng. Ngư dẫn vẫn là thành phần thấp mũi bé miệng trong thế giới của mọi thời đại. Trong khi đó, chinh phục con người là đỉnh cao của trí tuệ. Từ lưới cá lên lưới người là đi từ bậc thang thấp nhất lên đến bậc làm thầy thiên hạ. Tất cả những điều đó, Phêrô không tự mình mà có nhưng là từ hiệu lệnh của Đức Giêsu: “Hãy theo Ta. Ta sẽ cho các ngươi trở nên những kẻ chài lưới người”. Chúng ta còn nhớ, sau này Phêrô thả lưới suốt đêm mà không được con cá nào. Nhưng vì vâng lời Thầy thả lưới nên mẻ cá lạ đó đã đầy cả hai khoang thuyền. Phê rô biết đó không phải là công lao gì của mình mà đó là sự hiện diện của Thầy nên ông sấp mình xuống sợ hãi kêu lên: “Lạy Thầy, xin tránh xa con ra vì con là kẻ có tội” (Lc 5,8). Biết được như vậy vì Phêrô nhận ra mình còn yếu lòng tin vào Đấng quyền năng cao cả đang luôn sống ở bên mình.

Khi Chúa gọi Phêrô cũng như gọi Giacôbê và Gioan, những môn đệ đầu tiên đi theo Chúa. Chưa có gì là ngăn trở xảy ra. Tất cả đều đi theo một hướng thuận, rằng Giacôbê và Gioan, Phêrô và Anrê đã bỏ lưới bỏ thuyền, từ biệt cha và người làm công để đi theo Đức Giêsu. Đó là bốn môn đệ đầu tiên. Sự việc nhìn từ bên ngoài xem ra cũng nhẹ nhàng, nhưng thật ra đó là một sự ra đi, một sự từ bỏ và phải làm việc với đức tin mới có được hành vi tốt đẹp như vậy, dứt khoát như thế. Phêrô được biến đổi, cũng như các tông đồ được biến đổi không phải là vì trí khôn của các ông trở nên thông tuệ, mà là chính từ sự ra đi từ bỏ để biết vâng theo thánh ý Chúa, và sự từ bỏ ấy không làm mất đi ý chí tự do của con người. Thiên Chúa yêu thương và tôn trọng tự do. Người kêu gọi những môn đệ đầu tiên này, họ có quyền ở lại trên thuyền không bước theo Đức Kitô. Nhưng thái độ của họ là biết vâng theo Đức Kitô, họ vào từ giã cha, từ giã mọi người bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ bao nhiêu kỷ niệm, bỏ nghề nghiệp làm ăn vốn đã đi vào trong cuộc sống của họ để đi theo Đức Giêsu. Động thái đó không dễ dàng. Và đó lại là điều kiện để Thiên Chúa huấn luyện và biến đổi. Chúng ta so sánh công việc này với hai tiếng xin vâng của Đức Maria. Bởi vì Đức Maria đã dấn thân vào chương trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô bằng hai tiếng “Xin vâng”, các tông đồ hôm nay cũng bắt đầu lên đường đi theo chương trình Cứu độ của Đức Giêsu Kitô bằng hai tiếng “Đi theo”. Xin vâng trong tư tưởng và đi theo bằng việc làm. Đó là những động thái dứt khoát của đức tin như Abraham ngày xưa bỏ quê cha đất tổ ra đi tới một miền vô định, chỉ biết lời hứa của Chúa ở phía trước. Đức tin là như thế!.

Nhưng người ta sẽ tự hỏi đức tin như thế có phải là một cuộc phiêu lưu không? Đức tin như thế có phải là một sự liều lĩnh không?. Đức tin là một cuộc phiêu lưu nhưng không liều lĩnh. Bởi vì, ra đi theo lời hứa, ra đi theo tiếng gọi. Các tông đồ là người đã có sự dứt khoát. Bằng chứng là sau này, khi Chúa giảng về bánh hằng sống: “Ta là thật của ăn, máu Ta là thật của uống” đã khiến cho những người Do Thái tảy chay, bỏ Chúa: “Lời này chói tai quá. Ai mà nghe được” Chúa đã hỏi các tông đồ: “Phần các con có bỏ Thầy mà đi không?”. Nếu các ông bỏ Thầy thì Ngài cũng không tìm cách để giữ lại vì Chúa luôn luôn tôn trọng tự do của con người. Nhưng điều mà Phê rô thực hiện hôm nay nhất quán với điều mà Phê rô thưa với Chúa trong thời điểm sau này. “Thưa Thầy, chúng con bỏ Thầy thì chúng con đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”. Nhìn vào tiên tri Giona ta rút được một bài học: Tiên tri Giona không chịu tin tưởng vào lời của Chúa hay chính xác hơn là không dám tin tưởng ở chính bản thân mình đã tạo nên một sự phân vân dao động. Ông bỏ trốn, bị ném xuống biển, vào bụng cá ba đêm ngày, sau đó cá lại nhả Giona lên bờ và Chúa vẫn tiếp tục định cho ông làm tiên tri báo họa cho dân thành Ninive. Ông đã miễn cưỡng thi hành sứ mệnh của mình, nửa tin nửa ngờ, nửa sợ hãi đã khiến cho ông đi hết từ nôn nóng này đến nôn nóng khác. Bỏ trốn Chúa không được thì rao giảng. Rao giảng rồi chờ kết quả. Kết quả không được lại kêu trách Chúa. Một thái độ như vậy còn vật vờ, chưa phải là dứt khoát. Bởi vì Thiên Chúa có thể biến đổi lòng người trong giây lát và cả một dân thành Ninive lớn như vậy, nhờ một người tiên tri và chính người tiên tri đó cũng không có chắc chắn trong niềm tin của mình, vậy mà cả một thành phố đã được biến đổi. Từ đó, chúng ta thấy con người được biến đổi là nhờ lời Chúa chứ không nhờ tài năng của con người và sự biến đổi ấy là sự biến đổi của Thánh Thần Thiên Chúa. Trong Tin Mừng Chúa dùng từ ngữ “Ta cho ngươi từ lưới cá nên lưới người”, là chứng tỏ quyền năng của Chúa chứ không phải là nhờ học thức hay là nhờ một phép lạ nhiệm mầu từ đâu ập đến.

Lời của Chúa là Lời Hằng Sống (Logos), lời biến đổi, lời linh nghiệm như thế. Cho nên khi Chúa loan báo: “Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần” thì Thánh Phaolô là người hơn ai hết ý thức về điều này đã khuyên chúng ta rằng “Vì thời giờ chóng qua nên ai có thì cũng như không có. Ai mua cũng như không hưởng dùng vì bộ mặt thế gian này đang qua đi”. Những lời khuyên của thánh Phaolô không có nghĩa là báo trước về ngày tận thế hay là đứng trước lối sống tiêu cực của trần thế. Thánh Phaolo đã đứng ra bên ngoài của cả hai thái độ đó. Ngài không tiêu cực, ngài cũng không báo họa. Nhưng khi Thiên Chúa xuất hiện thì đó chính là thời giờ đã mãn. Và vì vậy, chúng ta đang sống vào thời đại cuối cùng. Thời đại mà Thiên Chúa đem yêu thương, đem ơn cứu độ đến cho toàn thế giới, muôn muôn thế hệ. Nếu chúng ta không ý thức được điều này thì chúng ta sẽ làm hư ơn cứu độ của Chúa. Cũng như hôm nay, chúng ta đã đến sát 365 ngày và một năm đang qua đi. Có rất nhiều người đã không thấy bao nhiêu ân huệ và tình thương của Chúa. Họ chỉ thấy những đổ vỡ, những vấp ngã, những phàn nàn và họ mong sang năm mới này họ sẽ được may mắn hơn. Họ không hiểu rằng thời giờ là của Chúa.

Nếu hôm nay chúng ta biết tạ ơn Chúa, biết ý thức về thời giờ mà Chúa ban cho chúng ta, về triều đại mà chúng ta đang sống thì chắc chắn, mỗi người chúng ta sẽ sử dụng thời giờ của Chúa một cách ý nghĩa hơn và ý nghĩa cuộc sống của chúng ta sẽ được nhân lên.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chính Chúa đã dạy chúng con chân lý bừng sáng,
thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần.
Chúa còn chỉ cho chúng con rõ,
hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.
Xin cho chúng con đừng đi ra ngoài đường lối của Chúa.
Vì dẫu cho chúng con chỉ là những ngư dân thấp hèn,
con người thô kệch,
nhưng Lời của Chúa,
cánh tay quyền năng của Chúa
có thể biến đổi chúng con trong chốc lát
để biến chúng con thành
những tông đồ làm vườn nho cho Chúa.
Xin cho chúng con biết tin tưởng vào Tin Mừng.
Biết sám hối và canh tân.
Biết sử dụng thời giờ và ân huệ Chúa ban
để chúng con tìm tới triều đại của Nước Chúa.
Vì triều đại của Nước Chúa đã đến gần.
Chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến trong gia đình con,
trong tâm hồn con,
và trong Năm Mới Nhâm Thìn,
đang đến với mỗi người chúng con. Amen.

LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc

 
Con ơi, hãy trở về
+ Gm GB Bùi Tuần
22:19 21/01/2012
1. Đầu năm là thời gian bề bộn.

Bề bộn nhất đối với tôi là vì thấy qúa nhiều vấn đề của Hội Thánh và của Đất Nước. Tình hình chuyên chở vào Năm Nhâm Thìn một đống vấn đề cao ngất. Những vấn đề đó gởi tới mọi người thiện chí như một mời gọi thân tình.

Các vấn đề đó đều phức tạp. Chính bản thân tôi cũng đã có sẵn bao nhiêu phức tạp. Nên, khi nhìn thấy những vấn đề phức tạp của tình hình Đời Đạo, tôi bối rối tự hỏi: Phải bắt đầu suy nghĩ từ đâu?

Trong băn khoăn thao thức, tôi cầu nguyện với Chúa một cách tha thiết, xin Chúa ban cho tôi một lời an ủi. Chúa thương trả lời tôi. Tôi nghe tiếng Chúa phán trong lòng tôi rằng: “Con ơi, hãy trở về”.

Với lời gọi trên đây, Chúa cho tôi nhớ lại những gì là căn bản Chúa đã dạy trong Phúc Âm.

2. Trước hết, Chúa gọi tôi hãy trở về với Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thập giá.

Đức Giêsu Kitô đã quả quyết: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).

Tôi hiểu: Người là con đường tôi phải đi, là sự thực tôi phải tin, là sự sống tôi phải chia sẻ. Tất cả sẽ được thực thi, khi tôi gặp được chính Người.

Khi gặp được chính Người, tôi nhận thấy Người dùng con đường của Người, sự thực của Người, sự sống của Người, để cứu chuộc tôi. Công việc cứu chuộc được Người thực hiện trên thánh giá.

Vì thế, gặp gỡ Chúa Giêsu cũng phải gặp gỡ thánh giá của Người. Trở về với Chúa Giêsu cũng là trở về với thánh giá của Người. Để rồi, như thánh Phaolô quả quyết: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,2).

Khi thực sự trở về gặp gỡ Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thánh giá, tôi cảm nghiệm được phần nào sự xác tín nồng cháy của thánh Phaolô, Đấng đã quả quyết: “Thánh giá của Đức Giêsu Kitô chính là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (x. 1 Cr 1,17-25).

Thế nhưng, thực tế sống đạo hiện nay có vẻ lại rất khác. Tuy còn nói tới việc trở về, nhưng là trở về với một thứ giáo lý như một hệ thống tư tưởng, chứ không nhấn mạnh đủ đến việc gặp gỡ chính Chúa Giêsu. Hoặc có nói đến việc gặp gỡ Chúa Giêsu, nhưng lại không quan tâm đủ đến thánh giá của Người. Thực tế sống đạo hôm nay xem ra đang tìm sự cứu độ ở sức mạnh và sự khôn ngoan của những giá trị nào đó, rất xa lạ với giá trị của thánh giá. Thánh giá là tình yêu hy sinh tự hạ xuống chỗ khó nghèo khổ đau để cứu chuộc.

Chúa thấy cảnh bi đát đó. Nên Chúa khuyên: Con ơi, hãy trở về. Nghĩa là hãy trở về với Đức Giêsu Kitô chịu đựng trên thánh giá.

3. Điều thứ hai, Chúa gọi tôi trở về là hãy trở về đời sống nội tâm.

Chúa Giêsu Kitô nhắn nhủ: “Các con hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con” (Ga 15,4).

“Ở lại và ở trong”, mà Chúa nói đây chính là đời sống nội tâm. Đời sống nội tâm được hiểu là đời sống kết hợp mật thiết với Chúa. Kết hợp mật thiết như cành nho gắn kết chặt chẽ với thân cây nho.

Sự kết hợp mật thiết này là nguồn mạch mọi thành công trong tu đức, mục vụ và truyền giáo. Chúa khẳng định: “Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ bị khô héo” (Ga 15,5-6).

Thế nhưng, thực tế hoạt động tôn giáo hiện nay xem ra đang có vẻ đi xa nguồn mạch ơn thánh. Đời sống nội tâm bị coi nhẹ. Không những thế, đời sống nội tâm còn bị cản trở. Chính tôi đã chứng kiến cảnh đó nhiều lần. Thực vậy, trong nhiều thánh lễ trọng thể quy tụ đông người, tôi rất khó cầu nguyện. Mở mắt ra, thì thấy các nghi thức rườm rà tự tạo, cảnh nhốn nháo chụp hình và khoe sắc phục. Nhắm mắt lại, thì lại phải nghe kèn trống đàn địch inh ỏi, những lời tường thuật và cắt nghĩa nghi thức, đôi khi lại phải nghe những bài giảng pha hài hước, nặng về thành tích, chạy theo phong trào. Những hình ảnh và những âm thanh ấy cứ thay nhau ném vào tâm hồn tôi những ồn ào tra tấn thần kinh. Người ta đọc kinh, nhưng một cách máy móc. Tôi thực sự khổ tâm. Khổ tâm vì khó cầu nguyện. Khổ tâm vì tôn giáo của tôi có vẻ đang biến thành tôn giáo lễ hội và tôn giáo lễ nghi. Khổ tâm hơn cả là vì sự biến chất đó được coi là bình thường, hơn nữa lại được coi là một thành công do những hoành tráng bên ngoài, đang khi bên trong thì trống rỗng.

Tình hình như thế là một bi đát. Chúa gọi tôi: “Con ơn, hãy trở về”. Trở về ở đây có nghĩa là trở về đời sống nội tâm.

4. Điều thứ ba, Chúa gọi tôi trở về là hãy trở về giới răn yêu thương.

Chúa Giêsu Kitô phán: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34).

Yêu thương là điều căn bản của đạo Chúa. Thánh Gioan quả quyết: “Phàm ai ghét anh em mình, thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết: Không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở trong nó” (1 Ga 3,15).

Không chỉ ghen ghét, mới là nghịch với yêu thương, mà còn nhiều thứ cử chỉ xúc phạm cũng kể vào tội nghịch với yêu thương, như xét đoán sai trái, nói xấu nói hành, khinh bỉ, nghi kỵ, loại trừ. Cả đến thái độ dửng dưng, vô tâm trước những người khổ đau, nghèo túng, cũng bị Chúa coi là nghịch với đức yêu thương. Dụ ngôn Chúa nói về cuộc phán xét chung cho thấy rõ thái độ vô tâm sẽ bị phạt hết sức nặng (x. Mt 25,31-46).

Yêu thương là căn tính của người tin Chúa. Hơn nữa, đó còn là dấu chỉ, để người ta nhận biết ai thuộc về Chúa Kitô: “Người ta cứ dấu này, mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng thương yêu nhau” (Ga 13,35).

Chúa dạy yêu thương là như vậy. Thế nhưng, giữa những lời Chúa dạy và thực tế sống đạo hôm nay xem ra đang có một khoảng cách lớn. Khoảng cách đó được nhận thấy trong các cá nhân, trong các gia đình, trong các cộng đoàn tôn giáo.

Tại nhiều nơi, khoảng cách đó đang trở thành bi đát. Trước cảnh đáng thương đó, Chúa gọi tôi: “Con ơi, hãy trở về”. Trở về ở đây có nghĩa là trở về với giới răn yêu thương của Chúa.

5. Tôi hiểu lời Chúa gọi tôi trở về cũng gởi tới mọi con cái Chúa.

Tôi cũng hiểu việc trở về mà Chúa muốn không phải việc dễ dàng. Nhất là khi chúng ta đã đi quá xa. Sức cản ngăn ở trong chính ta. Sức cản ngăn cũng ở trong những người xung quanh ta.

Nhưng, nếu chúng ta khiêm nhường khao khát trở về, và thực tình cầu xin ơn trở về, thì chắc chắn Chúa sẽ giúp chúng ta trở về.

Với lời Chúa gọi trở về, tôi xác tín việc trở về là việc quan trọng nhất cần phải thực hiện. Trở về là vấn đề ưu tiên. Giải quyết được vấn đề ưu tiên đó, chúng ta sẽ biết giải quyết các vấn đề khác của tu đức, mục vụ và truyền giáo. Tôi vui mừng tin tưởng sự trở về đó là cách tốt nhất chuẩn bị cho chúng ta trở về Nhà Cha ở cuối đời mình.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Obama gián tiếp công khai thách thức Đức Thánh Cha và tất cả Kitô Hữu
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:57 21/01/2012
Sau khi Đức Thánh Cha cảnh báo các Giám Mục Hoa Kỳ ngày 19 tháng 1 năm 2012 vừa qua về mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ đặc biệt là "một nỗ lực đang được thi hành để hạn chế một quyền quý giá nhất trong các quyền tự do của người Mỹ, là quyền tự do tôn giáo," và bày tỏ mối quan ngại của Ngài về những nỗ lực "chối từ quyền làm theo lương tâm của những cá nhân và tổ chức Công Giáo trong việc không chịu hợp tác vào những thực việc hành mà tự bản chất là ác," thì chỉ một ngày sau đó, chính quyền Obama đã công bố một sắc lệnh đòi buộc tất cả các chương trình bảo hiểm sức khỏe phải bao gồm việc triệt sản và ngừa thai - kể cả những thuốc có khả năng phá thai đang được tranh luận – vì chính quyền này coi việc có thai là một loại “bệnh” cần phải “phòng ngừa”.

Việc chính quyền Obama công bố sắc lệnh này chỉ một ngày sau huấn dụ công khai của Đức Thánh Cha chứng tỏ thái độ coi thường và thách thức của chính quyền này không những với người Công Giáo Hoa Kỳ mà còn với Đức Thánh Cha và Hội Thánh Hoàn Vũ. Trong sắc lệnh này, chính quyền Obama đã gạt ra ngoài quyền tự do tôn giáo và tôn trọng lương tâm cá nhân bằng cách bắt cả tất cả các chủ nhân phài bao gồm việc triệt sản, các thuốc ngừa thai và có khả năng phá thai trong các chương trình bảo hiểm sức khẻo của họ. Sắc luật này có một điều khoản miễn trừ về tôn giáo, nhưng có rất ít luật trừ cho các tổ chức và cơ sở liên quan đến tôn giáo, như các bệnh viện, các trường trung học và đại học, các cơ quan từ thiện, v.v…. Sắc luật chỉ cho phép các tổ chức và cơ sờ này trì hoãn một năm để tìm cách thi hành nó.

Trước khi Đức Thánh Cha công bố huấn dụ của Ngài, các Giám Mục Hoa Kỳ đã nhiều lần khuyến cáo rằng việc áp đặt sắc lệnh này trên các cơ quan tôn giáo là một vi phạm trắng trợn đến quyền làm theo lương tâm và là một tấn công vào quyền tự do tôn giáo.

Đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y được bổ nhiệm Timothy M. Dolan, TGM New York và chủ tịch HĐGMHK, đã tuyên bố: “Trên thực tế, Tổng Thống nói rằng chúng ta có một năm để tìm cách làm trái với lương tâm… Việc bắt buộc các công dân Hoa Kỳ phải chọn lựa giữa việc làm trái với lương tâm hay không được quyền chăm sóc y tế (bảo hiểm) là ‘tán tận lương tâm một cách trắng trợn’. Nó vừa là một cuộc tấn công vào vấn đề chăm sóc y tế vừa là một cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo. Theo lịch sử thì đây là một thách đố và là một sự tổn thương đến tự do tôn giáo.”

Các Giám Mục Hoa Kỳ và những nhà lãnh đạo tôn giáo khác cho rằng đây là vấn đề sống còn của việc bảo vệ tự do căn bản theo hiến pháp, là việc đảm bảo rằng lương tâm của người Công Giáo cũng như tất cả mọi người Hoa Kỳ phải được tôn trọng. Đức Tổng Giám Mục Dolan nói tiếp: “Chính quyền Obama giờ đây một cách vô tiền khoáng hậu đã vạch một đường trên cát. Các Giám Mục Công Giáo quyết tâm làm việc với đồng bào Hoa Kỳ của chúng tôi để cải tổ luật pháp và thay đổi sắc luật bất công này.”

Để chống lại sắc luật bất công này và ngăn ngừa những luật bất công trong tương lai, lời khuyên của ĐTC thật là chí lý là phải “có một hàng ngũ giáo dân Công Giáo chịu tham gia [vào các hoạt động trần thế], thấu triệt, và được đào luyện kỹ càng, được Chúa ban cho một khả năng phán đoán mạnh mẽ chống lại nền văn hóa đang thịnh hành." Và các giáo dân Mỹ phải “can đảm chống lại một chủ nghĩa thế tục suy đồi, là chủ nghĩa muốn đặt sự tham gia của Hội Thánh vào cuộc tranh luận công cộng ra ngoài vòng pháp luật.”

ĐTC đã nói với các Giám Mục Hoa Kỳ rằng việc chuẩn bị cho "các nhà lãnh đạo giáo dân quyết tâm dấn thân” như thế, phải là "nhiệm vụ chính của Hội Thánh tại quốc gia của các hiền huynh." Nếu các Giám Mục và Linh Mục biết chuẩn bị từ mấy chục năm trước thì không xảy ra tình trạng đáng tiếc hiện nay. Nhưng nếu không biết chuẩn bị ngay từ bây giờ thì sẽ còn có những sắc lệnh khác vi phạm một cách trắng trợn hơn nữa đến quyền tự do giáo dục con cái, quyền tự do giảng dạy theo chân lý và quyền tự do ngôn luận của chúng ta.

Đây cũng là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải đào luyện một hàng ngũ giáo dân trường thành, ý thức về ơn gọi nên thánh của họ; ý thức về đặc quyền làm công dân Nước Trời của họ là được chia sẻ sứ vụ ba chiều kích của Đức Kitô là Ngôn Sứ, Tư Tế và Vương Giả; ý thức được vai trò “sinh động hóa trật tự trần thế” mà Công Đồng Vaticanô II đã vạch ra cho họ, tức là vai trò sống như một chứng nhân của Đức Kitô ở giữa lòng đời. Muốn như thế, các Linh Mục và các vị lãnh đạo các phong trào và đoàn thể giáo dân cần phải hy sinh hơn nữa trong việc đào luyện chính mình và đào luyện giáo dân. Không thể nào chỉ biết thỏa mãn với những hình thức sống đạo bề ngoài như xây dựng cơ sở đồ sộ, rước sách linh đình, tổ chức rùm beng mà quên đi việc đào luyện một tầng lớp tông đồ giáo dân nòng cốt là những người sẽ âm thầm làm cho cộng đoàn và giáo xứ dạy men như nắm men vùi trong ba đấu bột. Nếu không chẳng bao lâu nữa các gia đình, các giáo xứ và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng sẽ ra hoang tàn dưới áp lực của những quyền lực trần thế.
 
Năm Nhâm Thìn: Nhiều trẻ sơ sinh và thay đổi chính trị
Nguyễn Trọng Đa
09:39 21/01/2012
Năm Nhâm Thìn: Nhiều trẻ sơ sinh và thay đổi chính trị

Bắc Kinh - Ngày 23-1, tại vùng Viễn Đông là ngày Mồng Một Tết năm Nhâm Thìn, năm con Rồng. Các nước và lãnh thổ như Trung Quốc, Hong Kong, Macao, Đài Loan, Việt Nam, Nhật, Hàn Quốc, Singapore và các cộng đồng Trung Quốc trên toàn thế giới, từ New York đến Toronto, từ Melbourne đến Indonesia, từ Thái Lan đến Malaysia, mừng tết âm lịch này.

Con Rồng là con giáp may mắn nhất trong hoàng đạo Trung Quốc, bởi vì nó là động vật thần thoại duy nhất trong số 12 con giáp (các con giáp khác đều có mặt ở thế giới này: chuột, trâu, cọp, mèo, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và heo). Đây là một con giáp có sức mạnh, mang lại mang lại sự giàu có (phúc), đức hạnh (đức), sự hòa hợp (lộc) và tuổi thọ (thọ). Không phải không có lý khi con rồng là biểu tượng của Hoàng đế, và người Trung Quốc tự cho mình là là “con của Rồng”, và người Việt cũng tự gọi mình là con (của) Rồng cháu (của) Tiên.

Các nhà chiêm tinh Trung Quốc có các dự đoán trái ngược với dự đoán của người Maya, vì người Maya cho rằng năm 2012, năm Nhâm Thìn, là năm tận thế. Tuy nhiên, đối với các nhà tương lai học phương Đông, năm 2012 sẽ sửa chữa các rắc rối của những năm qua trong lĩnh vực kinh tế và tình yêu.

Năm 2012 là một năm của con Rồng mạng ‘thuỷ (nước)’ (ảnh hưởng của một trong 5 nguyên ban đầu là Kim, Mộc, Thủy, Hoả và Thổ). Một năm klhác tương tự là năm 1952, khi Thủ tướng Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Singapore Lee Hsien Loong, tay vợt Jimmy Connors đã chào đời. Các "con rồng" nổi tiếng khác là là diễn viên và nghệ sĩ võ thuật Lý Tiểu Long (Bruce Lee) và nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.

Lời hứa hạnh phúc và thịnh vượng cũng là đủ để khuyến khích người của thế giới Trung Quốc "nôn nóng" sinh con trong năm Rồng này. Ở Trung Quốc, các chuyên gia đã đoán một sự gia tăng 5% tỉ lệ sinh, - ngay cả với các hạn chế nghiêm ngặt của pháp luật về chế độ một con - và mức tăng trưởng 27% doanh số bán hàng của tã lót. Tại Hong Kong, 70% hộ gia đình muốn có con trong năm nay, tỉ lệ tương tự cũng có tại Hàn Quốc, Nhật và Việt Nam. Tại Đài Loan và Singapore, dự kiến sẽ tăng 20-30% các ca sinh con, đó là điều đáng mừng vì hai nước này có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới (0,9 con/hộ và 1,13).

Cũng theo nhà chiêm tinh Trung Quốc, con Rồng dẫn đến các thay đổi nhanh chóng. Năm nay sẽ có cuộc bầu cử ở Mỹ (với Obama chạy đua một nhiệm kỳ mới), Nga (việc Vladimir Putin ứng cử tổng thống gây nhiều tranh cãi), Pháp (với một nguy cơ nghiêm trọng cho Sarkozy) và sẽ có thay đổi chính trị ở Trung Quốc, với việc từ chức của chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Điều thú vị là, các nhà chiêm tinh Trung Quốc dự báo có sự khó khăn cho tương lai của các ông Obama, Putin, Tổng thống Sarkozy, nhưng không nói gì về tương lai của Trung Quốc!

Hầu như vào đêm giao thừa âm lịch, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đọc diễn văn, đã nhắc lại rằng nước ông vẫn cần "cải cách chính trị", và các nhà lãnh đạo phải lắng nghe dân chúng. Liệu năm Nhâm Thìn này có mở ra sự thay đổi dân chủ ở Trung Quốc không? Có lẽ không. Những người hoài nghi nói rằng Ôn Gia Bảo cố gắng để được ghi nhớ trong lịch sử cho một điều gì đó tích cực, sau 8 năm làm khổ nhân dân do nạn tham nhũng và chế độ độc tài của đảng.

Một điều chắc chắn: năm nay sẽ thấy xã hội dân sự đấu tranh nhiều hơn ở Trung Quốc, để bảo vệ các quyền của họ, chống lại quyền lực quá mức của các đầu sỏ kinh tế và chính trị, và Đảng sẽ tiếp tục chính sách bắt giữ các người bất đồng chính kiến, luật sư, các Giám mục và các nhân vật tôn giáo tránh bất kỳ "mùa xuân Ả rập" nào theo kiểu Trung Quốc.

Cuối cùng, các Kitô hữu. Năm trước của Năm con Rồng là Năm Thánh 2000, vốn đánh dấu một sự hồi sinh của tôn giáo và đức tin trong thế giới và ở Trung Quốc. Sự chán ngấy chủ nghĩa duy vật và chứng tá của các Kitô hữu đã sản sinh nhiều hoa trái, ngay cả khi chính phủ đang cố gắng bằng mọi cách có thể để phân rẽ các Giáo hội và cộng đồng.

Bất chấp những gì người ta nghĩ, Con Rồng ở phía bên Kitô hữu. Thật đúng là trong sách Khải huyền (Kh) con rồng cố gắng nuốt đứa con của người đàn bà (Kh 12, 1-10), nhưng con rồng Trung Quốc không là con rồng của phương Tây. Ở Trung Quốc, rồng là một trong những nguồn năng lượng của vũ trụ, và là sứ giả của Ông Trời. "Được chuyển dịch" vào văn hóa phương Tây, một con rồng sẽ là gần gũi hơn một thiên thần hộ mệnh, và do đó, con rồng Trung Quốc làm việc cho các con cái của con rồng, nhưng cũng cho Giáo Hội! (AsiaNews 20-1-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Các linh mục tương lai hãy chuẩn bị đối thoại
Bùi Hữu Thư
22:34 21/01/2012
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến chủng sinh của chủng viện Rôma "Capranica"
ROME, Ngày 20 tháng 1, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khuyên các linh mục tương lai phải chuẩn bị để có thể "đối thoại" với tất cả mọi người.

Thật vậy, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến buổi sáng ngày thứ sáu 20 tháng 1, 70 thành viên của chủng viện "Collège Capranica" được thành lập trên 500 năm về trước, nhân dịp Lễ Thánh Anê, quan thầy của họ.

Đức Thánh Cha Benedict đã khuyên họ: "hãy chuẩn bị để đối thoại với tất cả mọi người", để cho không có một nền văn hóa nào trở thành một "chướng ngại" đối với "Lời hằng sống" mà họ phải làm nhân chứng, kể cả bằng đời sống của họ. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh việc tham dự của các tân linh mục vào việc truyền giáo.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc đến sự hiến dâng trọn vẹn của vị thánh trẻ tuổi, đồng trinh và tử đạo, vì tình yêu Chúa Kitô và việc tận hiến trong vai trò linh mục.

Đức Thánh Cha giải thích cách thức "tử đạo" là "tận hiến trọn đời", loan truyền Phúc Âm, là "sự thật và vẻ đẹp soi sáng cho sự hiện hữu."

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhấn mạnh sự nối kết giữa việc tử đạo và giữ mình đồng trinh khi nói rằng Thánh Anê đã "chuẩn bị tử đạo" bởi đã tự ý lựa chọn việc giữ mình đồng trinh như là một "sự hiến dâng trọn vẹn cho Chúa Kitô": "Mặc dầu còn rất nhỏ tuổi, bà cũng đã học cách trở thành môn đệ của Chúa, có nghĩa là phải yêu mến Người và hy sinh mạng sống mình."

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh: "việc đào tạo linh mục đòi hỏi sự công chính, hoàn tất, khổ hạnh, thường xuyên, và trung thành cho đến mức trở thành anh hùng."

Đức Thánh Cha Benedict đã minh định: Việc đào tạo này phải bao gồm "một đời sống thiêng liêng vững mạnh, được nuôi dưỡng bởi một mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa" vừa cá nhân vừa cộng đồng, đặc biệt là nhờ một phụng vụ được trau dồi cho đời sống bí tích.

Nói tóm lại, đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, "đời sống linh mục" có nghĩa là một nỗ lực "nên thánh", một "ý thức vững mạnh về Giáo Hội" và cởi mở cho "tình huynh đệ."

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã nhấn mạnh về đời sống trí tuệ và văn hóa, nhờ các môn học "đào sâu" và một sự đào tạo "thường trực" vì "chiều kích luận lý và trí thức của đức tin hết sức thiết yếu."

Một "kiến thức tổng quát đầy đủ" giúp cho các nhà giáo dễ dấn thân và dễ thờ kính "trong tư tưởng và trong thực tế Chúa Giêsu đã nói với thiếu phụ Samaritanô", bằng cách làm cho dễ dàng "sự thờ phượng trong đó một con người có khả năng lý luận trở nên một người biết tôn thờ và tôn vinh Thiên Chúa hằng sống."

Nhưng Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đề nghị phải trau dồi một "ý thức sâu rộng về lịch sử của truyền thống Giáo Hội" và "hiểu biết những đặc điểm của các quốc gia và các Giáo Hội điạ phương": những gì là quan trọng, và đó là tính chất Công Giáo."

Đức Thánh Cha đã mời gọi các chủng sinh phải "gắn liền vào truyền thống chân chính, và kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, và có thể đem niềm vui và chân lý vào trọng tâm cua các cộng đồng."

Thánh Anê, an nghỉ tại Rôma, bên cạnh người chị ruột là Thánh Emérentienne, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Anê Ngoại Thành, trên đường Nomentana, nhưng ngài cũng được tôn kính tại quảng trường Navone tại nhà thờ Thánh Anê có mặt tiền và bức tượng của vị thánh được Francesco Borromini phác họa và điêu khắc.

Đức Thánh Cha Benedict đã kết luận: "Ngày nay, vẫn còn tại quảng trường Navone, bức tượng bà thánh, nhắc nhớ từ trên cao trước nhà thờ Thánh Anê tại Agone, là thành phố chúng ta cũng được xây dựng trên tình bạn của Chúa Kitô và trên nhân chứng của rất nhiều người con cái của nơi này."
 
Top Stories
Divers recover Madonna intact from shipwreck chapel
Elizabeth Piper
14:31 21/01/2012
GIGLIO, Italy (Reuters) - She was found inside the ship's chapel, submerged up to her shoulders, but in one piece. Fire department divers wrapped her in a white towel, and used a nylon belt to hold it in place so she would not be damaged as they pulled her out.

On Saturday, the plaster statue of the Madonna from the doomed Costa Concordia cruise liner stood in a white tent on the port of Giglio, still wrapped in the same towel.

Found early on Friday morning, it was only shown to reporters on Saturday. Orange and black equipment bags were piled next to it, and helmets and diving gear hung behind.

The man in charge of the team which rescued the statue said he had taken the time to recover the relic when there were still 21 people missing because "it seemed like the right thing to do."

"When we entered the crumbled churches around L'Aquila after the earthquake, we always recovered the sacred objects," Fabio told Reuters, asking that his last name not be used.

Fabio, like many firefighters called to search the Concordia which capsized a week ago off the Tuscan coast, had worked in L'Aquila and the towns surrounding it after an earthquake killed more than 300 in 2009.

Symbols are important to a community, he said.

The Madonna is about a meter tall, wears a golden crown, and a white robe with a light blue border. A small baby Jesus lying on a pillow was also salvaged, and is sitting on a stool next to the figure of St. Mary.

"We also recovered the tabernacle with the host, and the crucifix," Fabio said. "We gave it to Giglio's parish priest."

The parish priest, Don Lorenzo Pasquotti, opened the doors of his church on the tiny island off the coast to more than 400 survivors when the ship was abandoned, and has put some objects they left on a small table near the altar - a life jacket, a hard hat, survival rations, and a half-eaten panettone cake.

They are not sacred objects, but reminders of recent acts of selfless charity and good will, he said.

Perhaps a fitting symbol of thanks, the tabernacle and the crucifix from the Concordia will remain in Giglio, where many are hoping and praying that the tragedy of the Concordia does not become an ecological disaster.

Salvage teams are ready to begin extracting the almost 2,400 tonnes of heavy oil and diesel fuel, which if spilled would spell disaster for the island's economy based on its pristine waters and beaches.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ sinh và sinh viên giáo xứ Thọ Ninh góp ve chai gây qũy chúc Xuân người già neo đơn
Thọ Kỳ
09:49 21/01/2012
VINH - Năm Tân Mãu đang từ từ trôi dần về dĩ vãng để nhường chổ cho một năm mới-năm Nhân Thìn. Chiều nay, ngày 21/1/2012 cũng là ngày 28 tết, nhóm Têrêxa, Lễ Sinh và anh chị em sinh viên giáo xứ Thọ Ninh đã có buổi thăm hỏi và tặng quà chúc tết cho các cụ ông cụ bà, những người neo đơn bệnh tật trong toàn xứ và những người lương dân sống lân cận.

Xem hình ảnh

Để có được gần một trăm phần quà tết trao tặng vào chiều nay, các em trong nhóm Têrêxa và Lễ Sinh đã lên kế hoạch từ đầu tháng mười, đó là cứ vào các buổi chiều Chúa nhật hàng tuần các em đã cùng nhau đi thu gom ve chai từ các gia đình trong toàn xứ. Khi các em lên kế hoạch để thực hiện cho việc này, bạn trưởng nhóm đã thống nhất với tất cả các thành viên trong nhóm: việc làm của nhóm nhắm đếm ba việc chính, đó là góp phần bảo vệ môi trường-khi mà môi trường đang là vấn đề của thời đại chúng ta, thứ đến là tạo không khí và xây dựng tinh thần làm việc nhóm, và cuối cùng là tập sống tinh thần bác ái ngay khi còn trong tuổi học trò. Với mục đích nhắm đến mang ý nghĩa như vậy, vì thế các em đã tích cực thực hiện từ đó. Tuy nhiên, do thời gian của các em phải tập trung chủ yếu cho việc học tập nên số tiền có được từ việc thu gom ve chai chỉ ở mức khiêm tốn. Cảm thông với khát vọng bác ái của các em, một số gia đình hảo tâm đã tiếp tay để các em có điều kiện thực hiện công việc của mình.

Buổi thăm hỏi tặng quà chúc tết đã diễn ra trong không khí đầy ấm áp giữa khí trời và tình người. Nhiều cụ ông cụ bà đã xúc động đến rơi nước mắt trước những tấm lòng đơn sơ chân thành đầy yêu thương của những người con người cháu. Có cụ bà lương dân đã run run nói rằng: “Bà không biết nói với các cháu cấy chi cả, các cháu tốt qúa”!

Kết thúc buổi thăm hỏi tặng quà chúc tết, tất cả các em đều hân hoan phấn khởi; hân hoan phấn khởi bởi chính các em cũng không thể ngờ rằng việc làm của các em mang lại niềm vui lớn đến mức xúc động cho chính mình và cho kẻ khác. Và dù trời đã tối và các phần quà cũng đã hết, nhưng tất cả các thành viên đều muốn kéo dài giây phút yêu thương ấy thật dài và thật dài…
 
Sinh Viên - Học Sinh Công Giáo Thanh Hóa gặp mặt Tất Niên
BTT Thanh Hóa
10:53 21/01/2012
Sinh Viên - Học Sinh Công Giáo Thanh Hóa Gặp Mặt Tất Niên

Mùa xuân bắt đầu một năm mới với sức sống mãnh liệt. Tuổi trẻ cũng là mùa xuân của cuộc đời với khát vọng, với nhiệt huyết, với những ước mơ. Cùng sắc xuân của đất trời, sức xuân hừng hực bung tràn trên giáo xứ Sầm Sơn trong hai ngày 18-19/01/2012 cùng với chương trình tất niên cho sinh viên – học sinh công giáo xứ Thanh.

Tụ họp tại xứ biển Sầm Sơn trong cái lạnh cuối đông và những cơn mưa bụi phe phất là 300 bạn trẻ gồm sinh viên công giáo đang theo học trên mọi miền tổ quốc cùng một số học sinh phổ thông.

Xem hình

Đặc biệt có mặt rất sớm để đồng hành cùng các bạn trẻ là các cha đặc trách giới trẻ các giáo hạt. Chương trình tất niên của các bạn trẻ được khởi động vào lúc 13 giờ ngày 18/01/2012, với hoạt động cắm trại. Có sáu trại của sáu nhóm đại diện cho sinh viên đang theo học tại Thanh Hóa, Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn kết hợp với học sinh các giáo hạt. Các bạn học sinh - sinh viên đã tự mình làm nên những ngôi trại có ý nghĩa, và cũng rất nghệ thuật. Điều đó thể hiện sức sáng tạo không ngừng của những con tim trẻ.

Cùng với dựng trại là giao lưu bóng đá của các bạn nam. Hai đội bóng đại diện cho hai miền đất nước thi đấu với nhau. Tuy chỉ là giao lưu nhưng vì “màu cờ sắc áo” của từng cộng đoàn với nhau mà các bạn đã thi đấu hết mình.

Trời về tối cũng là lúc nhà xứ Sầm Sơn sôi động và náo nhiệt hơn cả. Mưa mỗi lúc một dày và gieo xuống mặt đất những làn nước mỏng manh, đậu trên sân, đậu trên tóc, và đậu trong trái tim để mang không khí rất “xuân”. Dưới mưa, các bạn sinh viên – học sinh cùng nhau thể hiện những cử điệu chung đã được thấy trong đại hội Giới trẻ toàn giáo tỉnh lần thứ X tại Bắc Ninh vừa qua, cũng là tiết mục chủ đề của Ngày gặp mặt tất niên này - “Thầy gọi anh em là bạn”. Các tiết mục văn nghệ làm cho không khí như cô lại, ấm áp và rực sáng sức sống. Mỗi nhóm mỗi tiết mục, có lúc trầm với các cử điệu của bài “Làm dấu”, có lúc lại nóng ran với âm thanh sôi động của ca khúc quốc tế, khi thì mềm dẻo với vũ khúc đến từ Ấn Độ… Các bạn chẳng khác gì những ca sĩ, diễn viên múa chuyên nghiệp. Và đặc biệt hơn, sân khấu của chương trình văn nghệ là không giới hạn. Trên lễ đài là ‘diễn viên – nghệ sĩ’ thể hiện, dưới lễ đài, toàn thể các bạn trẻ cũng tham gia, cũng ca hát và nhảy múa theo…Dường như cơn mưa trở thành chất xúc tác cho cảnh thêm thi vị, cho ngọn lửa sức sống của các bạn trẻ bùng lên thật mạnh mẽ.

Sức nóng của chương trình văn nghệ chưa giảm thì một ngọn lửa mới lại bùng lên. Đó là lửa trại, là lửa nóng từ các trò chơi vận động. Với mong muốn chiến thắng và mang vinh quang cho nhóm của mình, các bạn đã không tiếc mưa, không tiếc sân ướt, trơn trượt, lấm lem bùn đất, sẵn sàng chơi hết mình. Người tham gia nhiệt tình, người cổ vũ còn nhiệt tình hơn. Tiếng hò reo, tiếng vỗ tay, tiếng cười âm vang cả một góc trời…

Lửa trại thắp lên, khí nóng lan ra, ánh sáng tỏa rạng muôn nơi. Những khuôn mặt trở nên hồng hào, những nụ cười tỏa nắng ấm áp…

Đêm đã về, dù rất muốn tiếp tục ngồi bên nhau với câu ca, tiếng hát, với những câu chuyện, với điệu nhảy và những cái nắm tay…nhưng chương trình còn rất dài vào ngày hôm sau. Các bạn tạm biệt nhau trong giờ cầu nguyện. Đó là lúc các bạn gặp gỡ, tâm sự với người bạn lớn của mình là Đức Giêsu Kitô.

Sang ngày 19, không khí trầm hơn ngày hôm trước. Sau khi khởi động, các bạn ngồi lại cùng với quí cha đặc trách để hội thảo về những chủ đề có liên quan mật thiết tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của các bạn sinh viên. Qua hội thảo và đặc biệt là những lời khuyên cũng như những tâm sự của quí cha, các bạn đã thu về cho mình những phong bao lì xì ý nghĩa. Đó chính là đường hướng cho quãng thời gian sắp tới, là sức mạnh, là nguồn động viên để các bạn sinh viên – học sinh công giáo sống, học tập tốt, làm gương của Chúa Kitô giữa cuộc đời.

Món quà lớn nhất mà các bạn trẻ được đón nhận trong hai ngày này có lẽ chính là từ thánh lễ tất niên do Đức Cha giáo phận chủ sự. Cùng với Đức Cha là sự hiện diện đồng tế của 12 cha trong giáo phận. Con số linh mục so với nhiều thánh lễ tuy không phải là quá lớn nhưng lại nói lên sự quan tâm của giáo phận với giới trẻ quê hương. Không những có mặt các cha đặc trách, các cha đồng hành với giới trẻ, thánh lễ còn được chào đón cha Quản lý TGM Giuse Nguyễn Văn Bình, Cha Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, cha Giuse Nghiêm Văn Sơn – chánh văn phòng TGM…

Trong thánh lễ, Đức Cha đã chia sẻ rất nhiều với các bạn trẻ về tình bạn. Tình bạn giữa cuộc đời có vị trí rất quan trọng, là nơi sẻ chia, nơi trút bầu tâm sự, là điểm hẹn mà người ta tìm đến để lấy về sự bình an cho tâm hồn. Tuổi trẻ là lúc mà tình bạn sống mạnh mẽ nhất. Và cũng là điểm tựa để khi các bạn học ở nơi xa có thể giúp đỡ nhau, nghĩ đến nhau lúc nhớ nhà, lúc gặp khó khăn…

Đức Giêsu khi xưa cũng đã sống với các môn đệ của mình với tinh thần của tình bạn. Định nghĩa tình bạn của Người đơn giản thôi “Chúa biết cái gì Chúa trao hết lại cho các môn đệ”. Đó cũng chính là lí hướng mà Chúa trao lại cho chúng ta ngày hôm nay. Có thể cái tết này có phần ảm đạm, khiêm tốn, nhưng vẫn còn đó những tín hiệu lạc quan với thông điệp thay đổi thế giới. Lực lượng thay đổi tình hình chính là giới trẻ. “Các con không chỉ cải tạo xã hội mà còn cải tạo giáo hội nữa. Cải tạo xã hội bằng trái tim cứu độ của Chúa, bằng tình yêu thương của Người. Con đường cải tạo đất nước, cải tạo thế giới không chỉ trong 5 phút, đôi ba ngày mà còn là cả cuộc đời các con… Chúng ta có những tình bạn thâm sâu, đó là ơn Chúa, và chúng ta phải cảm ơn Ngài, tự hào vì điều Ngài ban…”

Kết lại thánh lễ là lời chúc mừng năm mới và quà lì xì từ phép lành của Đức Cha giáo phận, của quí cha dành cho giới trẻ quê nhà.

Một số phần quà nhỏ cũng đã được trao cho các nhóm có thành tích cao trong các hoạt động trong hai ngày vừa qua, cho bạn sinh viên có những thành tích tốt trong học tập cũng như trong các hoạt động chung của sinh viên công giáo, trước khi thánh lễ khép lại cuộc hội ngộ, gặp gỡ, tất niên của học sinh – sinh viên công giáo xứ Thanh.

Sau Thánh lễ, Đức cha và quý cha trao phần thưởng cho các đội và học bổng cho các bạn sinh viên

Đã đến lúc phải nói lời tạm biệt, các bạn sẽ trở về với mái ấm yêu thương của mình để đón mừng năm mới. Có thể cái tết năm nay giản dị, đơn sơ nhưng ơn Chúa trong trái tim bạn trẻ thì còn đó, mạnh mẽ và mãnh liệt. Và một tình bạn rộng lớn của các bạn trẻ trong giáo phận, một tình bạn thiêng liêng của các bạn trẻ với Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ muôn loài…

Ban Truyền Thông
 
Ngày Sinh Viên Giáo Phận Kontum năm 2012 của Miền Gia Lai
Lm. Tađêô Võ Xuân Sơn
10:08 21/01/2012
NGÀY SINH VIÊN GIÁO PHẬN KONTUM NĂM 2012 CỦA MIỀN GIA LAI

Ngày Mồng Bốn Tết Nhâm Thìn (Thứ Năm, ngày 26. 01. 2012) tại Nhà Thờ Thăng Thiên – Pleiku

Kính gởi các cha sở các Giáo Xứ trong các Giáo Hạt thuộc Miền Gia Lai.
Kính gởi các bạn sinh viên và học sinh lớp 12 trong các Giáo Xứ thuộc Miền Gia Lai.

Ngày truyền thống cho Sinh Viên Giáo Phận Kontum hằng năm là Ngày Bốn Mồng Tết Nguyên Đán. Ngày Sinh Viên Giáo Phận Kontum năm nay sẽ được tổ chức theo Miền.
Các Giáo xứ thuộc Miền Gia Lai sẽ tổ chức Ngày Sinh Viên tại Nhà Thờ Thăng Thiên Pleiku, do linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông Chánh xứ Thăng Thiên phụ trách.

Ngày Sinh Viên Giáo Phận Kontum của Miền Gia Lai năm nay sẽ được tổ chức như sau:

I/ ĐỊA ĐIỂM: Nhà thờ Thăng Thiên, 02 Quang Trung, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
II/ THỜI GIAN: Ngày Mồng Bốn Tết Nhâm Thìn (Thứ Năm, ngày 26. 01. 2012)
Từ 8 giờ 00 đến 12giờ 30.
III/ ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ: Sinh viên và học sinh lớp 12 trong các Giáo Xứ thuộc tỉnh Gia Lai.

IV/ CHƯƠNG TRÌNH:

• 8 giờ 00 – 9 giờ 30: Đón tiếp, tập trung, giao lưu, văn nghệ vui xuân.
• 9 giờ 30 - 10 giờ 30: Lời Mẹ Giáo Hội và tâm tình của con cái với Mẹ Giáo Hội ngày đầu năm
• 10 giờ 45: Thánh Lễ
• 11giờ 30 - 12 giờ 30: Cơm trưa, chia tay.

Xin các cha sở các Giáo Xứ trong Miền Gia Lai thông báo cho các bạn sinh viên và học sinh lớp 12 trong giáo xứ mình Chương Trình của Ngày Sinh Viên Miền Gia Lai.

Xin các cha khuyến khích và tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, học sinh lớp 12 của giáo xứ mình tham dự đông đủ.

Trong Chúa Kitô.

Pleiku, ngày 26 tháng Chạp năm Tân Mão
Linh mục Quản Hạt Pleiku
Phêrô Nguyễn Vân Đông

----------------------------------
Giáo Phận Kontum
Giáo Miền Kontum

THÔNG BÁO

Kính gửi: - Quý Cha thuộc Giáo Miền Kontum
- Quý sinh viên học sinh các Giáo xứ Miền Kontum

Kính thưa Quý Cha,

1/ Ngày 04 tết hằng năm là ngày truyền thống sinh viên Giáo Phận, năm nay ngày này được tổ chức theo Giáo Miền: Kontum và Pleiku. Vì vậy, Giáo Miền Kontum sẽ tổ chức Ngày Sinh Viên tại khung viên Tòa Giám Mục Kontum.

2/ Thời gian: ngày 04 tết (26/01/2012). Xin xem chương trình sinh hoạt được gửi kèm.

3/ Đề tài: Sống Đức Tin.
4/ Kính mong quý Cha thông báo cho các bạn sinh viên trong Giáo xứ tham gia sinh hoạt.
5/ Kính xin quý Cha vui lòng cho biết số lượng các sinh viên tham dự. Xin báo về sớm trước ngày mồng 02 tết (24/01/2012) để ban tô chức tiện bề sắp xếp.

Xin liên lạc: Lm. Tađêô Võ Xuân Sơn: 0907146832
Email: thadxuanson@yahoo.com
Hoặc Thầy Martinô Lê Hoài Nhân: 01642528798

Xin chân thành cám ơn quý Cha.
Xin Chúa chúc lành cho mọi công việc của chúng ta.

________________________________________
CHƯƠNG TRÌNH NGÀY SINH VIÊN HỌC SINH
GIÁO PHẬN KONTUM - MIỀN KON TUM
MỒNG 4 TẾT NHÂM THÌN (26-01-2012)

Địa điểm: Toà Giám Mục Kontum – 56 Trần Hưng Đạo – Kontum
CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỨC TIN

7h00-7h30: Tiếp đón các bạn sinh viên
7h30-8h00: Ổn định và sinh hoạt
8h00-8h30: Khai mạc và Mừng Tết Đức Cha…
8h30-9h00: Bài chia sẻ của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh
9h00-9h15: Văn nghệ
9h15-9h45: Bài chia sẻ (Cha Vinh Sơn Nguyễn Thành Trung OFM)
9h45-10h00: Văn nghệ
10h00-10h30: Bài chia sẻ (Soeur Mậu, dòng Đức Bà Truyền Giáo)
10h30 -11h15: Trò chơi sinh hoạt
11h15 -12h00: Giải lao, cơm trưa và bế mạc

Kontum ngày 18 tháng 01 năm 2012
Phụ trách Sinh Viên Miền Kontum
 
GM Bắc Ninh dâng Lễ tất niên và chúc tết trại phong Phú bình và Quả cảm
Hà Như Nguyệt
10:15 21/01/2012
BẮC NINH - Đức cha Cosma Đạt đã gắn bó với anh chị em bệnh phong từ khi tóc còn xanh và ngài luôn dành tình cảm đặc biệt với những người kém may mắn này. Ngay sau những ngày tiếp đón các đoàn thể và Giáo hạt về chúc tết, chiều ngày 20 và ngày 21 tháng 1 năm 2012 (nhằm ngày 27 và 28 tháng chạp năm Tân Mão), Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã đi chúc tết những người bệnh phong ở Trại phong Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, trại phong Quả Cảm thuộc tỉnh Bắc Ninh và bà cố Đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến.

Xem hình ảnh

Ngỏ lời với anh chị em người phong, Đức cha nói : Thế giới hiện này có hơn 7 tỷ người, chắc chắn phải có 1 tỷ người yêu mến anh chị em. Nếu 1 tỷ người đó không yêu mến anh chị em thì ít nhất có 1 triệu người yêu mến anh chị em. Nếu 1 triệu người đó không yêu mến anh chị em, thì ít nhất có 1 nghìn người yêu mến anh chị em. Nếu 1 nghìn người đó không yêu mến anh chị em, thì ít nhất vẫn có 1 người yêu mến anh chị em, người đó chính là tôi.

Những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn của anh chị em bệnh nhân, các cháu thiếu nhi, các cha và các sơ làm cho trại phong trong những ngày hết tết đến này thêm phần vui tươi và ấm cúng. Đức cha Cosma cũng góp cho chương trình văn nghệ những bài hát thật sâu sắc và cảm động như: Hòn vọng phu, Cầu cho cha mẹ, Hàn Mặc Tử...

Cuối buổi chúc tết, bác Hải ở Trại phong Phú Bình và anh Tâm ở Trại phong Quả Cảm thay mặt các bệnh nhân cám ơn và chúc tết Đức cha, quý cha và phái đoàn đã mang niềm vui đến cho các bệnh nhân trong những ngày cuối năm này. Đặc biệt, anh Nguyễn Đức Tâm xúc động cảm ơn Đức cha và phái đoàn, anh nói: anh chị em bệnh nhân chúng con ở đây rất cô đơn, nhất là trong những ngày tết âm lịch này, vì chính gia đình người thân cũng chẳng ai đoán hoài đến. Hôm nay, Đức cha, quý cha, quý thầy và các sơ đến mang hơi ấm của tình người cho anh chị em chúng con.

Cuối buổi chúc tết, bài ca “Người ơi, người ở đừng về...” của anh chị em bệnh nhân như muốn níu kéo Đức cha và mọi người lại mãi với những người kém may mắn này. Nhưng như có tiếng gọi của bà cố Đức cha cố Giuse Maria bên kia sông Như Nguyệt, làm cho chúng tôi phải chia tay anh chị em bệnh nhân lên đường đến Giáo xứ Đại Lãm ở tỉnh Bắc Giang chúc tết bà cố.

Tuy bà cố đã 95 tuổi nhưng vẫn con minh mẫn, khỏe mạnh và hóm hỉnh. Đức cha và bà cố đã cùng nhau hát những bài dâng hoa cổ. Sau đó, Đức cha, bà cố cùng với mọi người đọc kinh cầu nguyện cho Đức cha Giuse Maria và xin Chúa chúc lành cho ra đình.

Trên đường tới nhà bà Cố, Đức cha, quý cha và một số anh chị em giáo dân ở Giáo xứ Đại Lãm đã đến mộ Đức cha cố Đaminh Đinh Huy Quảng ở nghĩa trang Đại Lãm đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Đức cha Đa Minh là vị Giám mục suốt đời phục vụ Giáo hội trong âm thầm, trong suốt cuộc đời Giám mục của mình, ngài chưa một lần được dâng một thánh lễ đại triều nào. Nhưng đời sống âm thầm đạo đức của ngài đã để lại tấm gương sáng cho Giáo phận Bắc ninh.

Cũng nên biết chương trình những ngày Tết Nhầm Thìn của Đức cha Cosma:

  • 1. Sáng Mồng Một: Dâng lễ đầu xuân cầu bình an năm mới tại Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh. Chiều dâng lễ đầu xuân và chúc tết tại Nhã Lộng, sau đi Tiểu Lễ thuộc tỉnh Thái Nguyên.
  • 2. Ngày Mồng Hai: Dâng lễ đầu xuân tại Na Lang, giáo xứ Tiểu Lễ vào buổi sáng, sau đó đi dâng lễ và chúc tết tết tại giáo khu Thậm Thình, Giáo xứ Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
  • 3. Ngày Mồng Ba: Dâng lễ đầu xuân và chúc tết tại Giáo xứ Phú Cường, tỉnh Thái Nguyên.
  • 4. Ngày Mồng Bốn: Dâng lễ đầu xuân và chúc tết tại giáo họ Chản, Giáo xứ Yên Thịnh, tỉnh Tuyên Quang.
  • 5. Ngày Mồng Năm: Dâng Lễ đầu xuân và chúc tết tại giáo điểm Yên Thủy 1, Giáo xứ Yên Thủy, tỉnh Thái Nguyên.
  • 6. Ngày Mồng Sáu: Dâng lễ giỗ 20 năm Đức Cha Đaminh Quảng tại Đền Thánh Tâm Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
 
Xuân Nhâm Thìn tại Thủ Đô Copenhagen, Đan Mạch
Jos. Ngô Ngọc Lâm
12:13 21/01/2012
ĐAN MẠCH - Đại Hội Xuân Nhâm Thìn do Cộng Đoàn CGVN Sjælland tổ chức Thứ Bảy 14.01. 2012 tại Kongholmcentret Albertslund, dành cho các tín hữu Công Giáo và các đồng hưong Việt Nam thuộc Thủ Đô Copenhagen và phụ cận.
Đây là lễ hội truyền thống hằng năm, dịp dân Việt thể hiện lòng tri ân và kính nhớ tổ tiên ông bà, là dịp trao cho nhau lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho Năm Mới, và cũng là dịp thưởng xuân với các món đặc sản, với các tiết mục văn nghệ hào hứng đầy ắp nụ cười làm phấn chấn vui tươi cho thời gian đón mừng Năm Mới.

Chương Trình:
15 giờ 00 Thánh Lể Tất Niên và các nghi thức truyền thống.
17 giờ 00 Tiệc Xuân & CT Văn Nghệ Mừng Xuân.

Thánh lễ tất niên do cha tuyên úy Chu Huy Châu, cha xứ Tåstrup, cha Nguyễn Kim Thăng và cha Trần Ngọc Thế đồng tế, cầu nguyện cho Tổ Tiên ông bà và tất cả mọi người thân đã qua đời.
Ngoài ra các tín hữu công giáo còn thể hiện lòng bác ái đầu năm bằng việc tích cực hỗ trợ tiền mặt, đóng góp giúp Mái Ấm Vinh Sơn thuộc Giáo Phận Lạng Sơn qua lời kêu gọi của Sr. Thérèse Nguyễn Thị Hồng, nữ tu Đa Minh Lạng Sơn.

Nghi thức cổ truyền cử hành thật trang nghiêm ý nghĩa qua nghi thức Chào Cờ VNCH và Lễ Bái Tổ.
Giới trẻ trong CĐ chủ động và tích cực trong Ban Lễ Bái Tổ Tiên thể hiện sự trưởng thành và tạo cho bầu khí lễ hội thêm hoành tráng, đúng theo những nghi thức cổ truyền.

Quây quần bên nhau chúc tuổi quí cha, các cụ và các bậc trưởng thượng trong CĐ là việc làm truyền thống hằng năm lôi cuốn nhiều người tham gia.

CT Văn Nghệ Xuân phong phú hấp dẫn với các tiết mục ca, vũ, nhạc, kịch do con em trong CĐ thực hiện qua sự huớng dẫn của các huynh trưởng và chính phụ huynh của các em.
Hai MC Hữu Hoàng và Nhã Ý duyên dáng, lưu loát điều hành CT Văn Nghệ.
Ba ông Phước Lộc Thọ rất linh hoạt và khôi hài ở mục Xổ Số thử thời vận đầu năm.
Ngoài ra BTC cũng được tiếp tay bởi Ban Nhạc Cựu Sinh Viên, Nhóm Lạc Hồng và các lớp nhạc của thầy Trần Trung Hòa.

Đại Hội Xuân Nhâm Thìn đã đạt thành công với nhiều điều ấn tượng, tạo nhiều nụ cười và niềm vui cho những người tham dự.

Những điểm tích cực nổi bật cần ghi nhận:

Ban Thánh Ca, Khánh Tiết Trang Trí, Âm Thanh Ánh Sáng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. CĐ cám ơn sự tận tuỵ phục vụ của quí anh đảm nhận các phần vụ trên.

Qua các tiết mục văn nghệ, đạo diễn Nguyễn Văn Bình cùng các em Nikolaj, Charlotte đã khéo tạo vai cho đông đảo diễn viên thuộc đủ lứa tuổi tham gia. Điều này thu hút nhiều nhân tố tham gia tích cực mọi sinh hoạt chung của CĐ và tạo sự đoàn kết gắn bó lâu dài. Hơn nữa nhạc cảnh hoành tráng ” Cá Chép Hoá Rồng” qui tụ đông đảo diễn viên lên tới hơn 60 thanh thiếu niên cường tráng làm tăng hào khí và sức mạnh cho Rồng Nhâm Thìn, hơn hẳn chú Mèo Tân Mão. Truyện cổ ” Tấm Cám ” biến hoá qua laptop, google, yahoo.com và qua những màn hài độc đáo gây ra những trận ”cười bể bụng”.

Ban ẩm thực điều động bởi hai anh Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Trọng Trung với sự đồng tình trợ giúp của số đông ông bà và anh chị em, đã giới thiệu nhiều đặc sản xuân truyền thống. Từ đây bà con có cơ hội mua về đón xuân và nhất là đã đóng góp ngân khoản dồi dào cho quỹ chung của CĐ.

Cầu chúc Năm Mới hạnh phúc, xin Thiên Chúa chúc lành cho quí ông bà, giới trẻ và phụ huynh của các em đã luôn chấp nhận dấn thân, tích cực đóng góp trong tất cả các sinh hoạt chung.


 
Xuân đẹp ngời Đạo Hiếu
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
12:07 21/01/2012
“Biển cả mênh mông đong sao đầy tình mẹ
Gió trời lồng lộng ngăn không nổi công cha”
(Danh ngôn đạo đức)

Đạo hiếu, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó được thể hiện rõ nét trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Những ngày vui tươi đầu xuân cũng là thời điểm thuận tiện để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính đối với các đấng bậc đã có công sinh thành dưỡng dục mình cả về thể lý và tâm linh. Người Kitô hữu ý thức Đạo hiếu mang một chiều kích sâu xa hơn trong mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại và giữa con người với nhau. Do đó, khi chúng ta sống trọn chữ Hiếu cũng đồng thời ta đáp trả lời mời gọi của Tin Mừng trong thái độ yêu mến và tôn phục Thiên Chúa.

1. Đạo hiếu theo Tin Mừng và giáo huấn của Giáo hội

Tiếp sau bổn phận của con người đối với Thiên Chúa được nêu lên trong Thập giới (mười điều răn), Kinh Thánh đã coi thái độ hiếu thảo với cha mẹ là nền tảng thứ nhất và quan trọng nhất trong những tương quan giữa con người với con người (Is 49, 15, Is 63, 16…).

“Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6, 1 – 3).

Đạo hiếu đối với bề trên được khởi đi từ việc thấu hiểu và đáp trả xứng hợp công ơn của các ngài là những cánh tay nối dài của Thiên Chúa ở dưới thế, đã hy sinh, nâng đỡ ta trên đường trọn lành. “Hãy hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ, con mới sinh ra. Làm sao con báo đền được điều cha mẹ cho con” (Hc 7, 27 – 28). “Hỡi những người con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20).

Biểu lộ của lòng hiếu thảo thể hiện qua sự chú tâm lắng nghe lời chỉ bảo của cha mẹ trong sự vâng phục, khiêm kính. “Hỡi con, hãy giữ lấy lời huấn hụ của cha, và đừng ruồng rẫy giáo huấn của mẹ… Chúng sẽ hướng dẫn con khi con đi, canh giữ con khi con nằm, và khi con thức dậy, chúng chuyện trò với con” (Cn 6, 20 – 22). “Con ngoan mến chuộng lời cha quở mắng, kẻ nhạo báng chẳng nghe lời khiển trách” (Cn 13, 1).

Lòng hiếu thảo là một hành vi nhân linh đặc biệt quan trọng có giá trị kiện toàn bản thân ta nên công chính thánh thiện hơn mỗi ngày. “…Vì của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi…” (Hc 3, 14 – 15)

Tân ước đề cao Đạo hiếu qua mẫu gương của Chúa Giêsu. Ngài đã chu toàn trọn hảo bổn phận làm con với cha mẹ trong suốt ba mươi năm sống cùng Thánh Gia (Lc 2, 51 – 52). Trong thời gian thi hành sứ vụ, lòng hiếu thảo được Ngài đề cập như một trong những chuẩn mực nền tảng của luật Thiên Chúa. “Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ kính cha mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải xử tử”.

Thư 1Tm 5, 8 xác quyết bổn phận sống đạo hiếu là đòi buộc của đức tin: “Ai không biết lo lắng đến người thân và nhất là gia quyến mình, thì nó đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn là người không tin” (1Tm 5, 8).

Công đồng Vatican II dạy: “Con cái sẽ đáp lại công ơn cha mẹ với lòng biết ơn, tâm tình hiếu thảo và tin cậy, sẽ theo đạo làm con mà phụng dưỡng cha mẹ trong nghịch cảnh cũng như trong tuổi già cô quạnh” (MV, số 48).

Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nêu lên vai trò của cha mẹ và bổn phận đáp trả của chúng ta: “Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ vì đã sinh thành và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa” (GLHTCG, số 2197).

2. Niềm vui chưa trọn vẹn

Trong ngày đầu xuân, thật hạnh phúc khi chúng ta được đoàn tụ trong bầu khí yêu thương của gia tộc để bày tỏ đạo hiếu với tổ tiên. Nhưng niềm vui của chúng ta chưa thể trọn vẹn được, khi vẫn còn đó bao cụ già neo đơn, bao bậc làm cha, làm mẹ phải đau xót khốn cùng vì bị con cái hắt hủi, bỏ rơi giữa ngày đời tàn hơi, xế bóng…

Chúng ta vui sao được trước thực trạng xã hội, trong đó, một bộ phận đông đảo những người trẻ đang chạy theo lối sống tự do mất định hướng, cố tình ngoảnh mặt trước các chuẩn mực truyền thống và quan niệm sự vâng phục các đấng bậc sinh thành như một thứ bó buộc tiêu cực đối với họ.

Nếp sống đề cao tính cố kết gia tộc trong bản sắc văn hóa của các làng xã Việt Nam dường như đang bị phai nhạt dần. Các cặp vợ chồng trẻ mới thành hôn có xu hướng thích “ra riêng” (gia đình độc lập) hầu có thể thoát ra ngoài “chiếc vòng kim cô” của đại gia đình nhiều thế hệ. Điều này đang có nguy cơ dẫn tới việc các thế hệ sau ngày càng có biểu hiện xem nhẹ vai trò của những người đi trước. Và hậu quả là, họ cố tình “bỏ ngoài tai” những giáo huấn vốn được kết tinh từ kinh nghiệm sống của ông bà, cha mẹ, thầy cô.

Ngày Tết là thời điểm thật thuận tiện để những người con, người cháu cháu chúng ta tự vấn lại bổn phận và thái độ sống cần thiết đối với các bậc tiền nhân. Năm cũ qua đi, có biết bao lần ta đã làm phiền lòng những người đã phải vật lộn một nắng hai sương, lam lũ giữa dòng đời cay đắy với bao nhiêu mồ hôi nước mắt chỉ vì mong muốn, dìu dắt ta nên người. Biết bao lần ta đã vi phạm trầm trọng chuẩn mực đạo hiếu chỉ vì muốn được tự do sống theo ý riêng mình…

Năm mới, ta hãy sống sao cho đẹp Chữ Hiếu.

3. Sống đẹp Chữ Hiếu

Nhiều giáo xứ đang phát huy truyền thống tốt đẹp, đó là tổ chức long trọng thánh lễ kính nhớ tổ tiên tại nghĩa trang giáo xứ vào ngày Mồng Hai Tết. Trong ngày này, con cháu, dâu rể… dù ở phương xa phải bận bịu trăm công nghìn việc, vẫn cố gắng sắp xếp quy tụ về bên phần mộ gia tộc, cùng nhau thắp lên nén hương lòng kính hiếu và chung lời nguyện xin cho người quá cố được sớm an nghỉ trong Chúa. Thật là nghĩa cử đẹp đẽ, nói lên Đức ái Kitô giáo được biểu lộ qua đạo hiếu.

Ước mong nén hương lòng trong ngày đầu năm sẽ cháy mãi và bừng lên nơi tâm hồn của những người con hiền, cháu thảo như một lời tri ân đáp trả nồng nhiệt công ơn của các đấng bậc đã sinh thành, dưỡng dục ta.

Ước mong nén hương lòng trong ngày đầu năm cho tổ tiên sẽ lan tỏa trong đời bạn, đời tôi để chúng ta luôn sống xứng với truyền thống Đức tin rạng ngời của tiền nhân.

Ước mong nén hương lòng trong ngày đầu năm luôn thơm phức hương thảo hiếu của chúng ta khi chu toàn bổn phận của người con, người cháu với ông bà, cha mẹ.

Ước mong nén hương lòng đầu năm trước người quá cố đang và sẽ thức tỉnh những ai có biểu hiện xem thường chuẩn mực đạo hiếu.

Và nguyện ước cho nén hương lòng đầu năm trước tổ tiên là tất cả tâm thành của ta hướng về Chúa, cảm tạ Ngài đã ban cho ta có được tổ tiên ông bà cha mẹ. Nhờ sống trọn, sống đẹp Đạo Hiếu, chúng ta góp phần tôn vinh Thiên Chúa, tôn vinh Đạo Trời.
 
Văn Hóa
Nén nhang và cây nến ngày đầu năm mới.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:32 21/01/2012
Nén nhang và cây nến ngày đầu năm mới.

Theo luật tuần hoàn của vũ trụ, năm Tân Mão âm lịch đi vào qúa khứ . Và năm mới Nhâm Thìn âm lịch đang về với đất trời cùng với lòng con người.

Chúng ta, những người con dân đất nước Việt Nam, dù sinh sống nơi đâu trên thế giới, đều đón mừng mùa xuân năm mới Nhâm Thìn với tâm hồn vui mừng rộn rã. Đó là tập tục văn hóa đã khắc ghi trong dòng máu chúng ta. Và đó cũng là nếp sống đạo đức làm người trong tương quan với Đấng Tạo Hóa càn khôn, và với xã hội con người.

Đón mừng mùa Xuân năm mới, nhưng tâm hồn ta luôn hướng về cội nguồn Tổ tiên quê hương tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Trước bàn thờ Đấng Tạo Hóa càn khôn, và bàn thờ Tổ Tiên xin xin cùng thắp những nén nhang, và những cây nến tấm lòng yêu mến, cầu nguyện nhớ về cội nguồn của chúng ta.

1. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa Xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến tâm tình tạ ơn Đấng Tạo Hóa luôn hằng chúc phúc lành che chở cho chúng con thời gian năm cũ Tân Mão vừa qua.

2. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa Xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng ái quốc cho quê hương tổ quốc, cho Tổ Tiên chúng con đã dầy công lao xây dựng, gìn giữ quê hương đất nước Việt Nam từ ngàn xưa.

3. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến chúc lành cho dân tộc Việt Nam chúng con, trong mọi hoàn cảnh luôn đặt niềm tin tưởng vào Đấng Tạo Hóa, Đấng là nguồn mạch mọi ân đức chúc phúc lành.

4. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng hiếu thảo biết ơn Ông Bà Cha Mẹ chúng con, những người sinh thành nuôi dậy đào tạo chúng con nên người ở đời.

5. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến gia đình cho các gia đình được sống hòa thuận, phát triển tình yêu thương giữa các thành phần trong gia đình với nhau.

6. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm vui tuổi xuân xanh cho con em bạn trẻ chúng con, cho họ sống khoẻ mạnh hồn xác, học hành tấn tới thành công trong việc làm, cùng tin tưởng vào ngày mai.

7. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến tình yêu cho các người trẻ đang trên đường đi tìm con đường đời sống, nhận ra tín hiệu ý Chúa muốn cho đời sống họ hôm nay và ngày mai.

8. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến hòa bình cho những đất nước trên thế giới đang sống trong những biến chuyển có nhiều đe dọa xáo trộn, được có nền hòa bình công lý trở lại.

9. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm an ủi cho những người bị bệnh tật yếu đau, những người sống trong hoàn cảnh nghèo túng, trong thiên tai, nhận được sự trợ giúp tình người.

10. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng nhân đạo cho những người bị đối xử phân biệt ngược đãi bất công, được tôn trọng phẩm gía là con người do Thượng Đế tạo dựng nên

11. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm hy vọng cho những người sống trong thất vọng cô đơn tìm thấy ánh sáng vươn lên cho đời sống.

12. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến sự sống nơi cõi vĩnh hằng cho những người đã dấn thân hy sinh tính mạng gìn giữ bảo vệ tổ quốc quê hương Việt Nam chúng con, cho những ngưòi thân yêu trong gia đình chúng con, và cho những người đã sống làm ơn cho chúng con mà nay đã khuất núi ra đi về đời sau.

Mừng mùa Xuân mới Nhâm Thìn

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Con Rồng Phun Nước và Lửa
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:37 21/01/2012
Con Rồng phun nước và lửa

Theo Dương lịch năm mới có niên hiệu năm 2012 sau Chúa Gíang sinh. Nhưng theo Âm lịch năm mới có tên là Nhâm Thìn. Ngày đầu năm mới âm lịch 01. tháng Giêng Nhâm Thìn sẽ vào ngày 23.01.2012.

Thìn – còn có tên gọi là Rồng - là tên của một con vật theo như truyền thuyết trong cổ tích thần thoại diễn tả xưa nay, có nhiều chân mình uốn khúc như con rắn, có cánh bay được, có đuôi dài, miệng phun nước và lửa ra xa, bộ dạng dữ tợn kinh dị. Nó là một con vật có hình dạng của nhiều con vật hợp lại giữa loài rắn rết, loài cá sấu, loài chim khủng long độc dữ thời xa xưa cách đây hàng triệu thế kỷ, loài thú dữ ăn thịt như cọp beo sư tử...

Con Rồng được nói diễn tả trong các truyện thần thoại cổ tích theo như suy nghĩ cùng lòng tin tưởng của dân gian nhiều hơn. Và theo đó ngày nay người ta với kỹ thuật dựng đóng phim làm con Rồng như là một con vật sống động có thật.

Bên vùng các nước Đông Nam châu Á với ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, cứ 12 năm lại mừng hay nhận con Rồng thần thọai này đứng làm chủ cho thời gian một năm.

Con vật này là con vật gì? Nó có liên quan gì tới đời sống con người, nhất là đời sống tinh thần không?

1. Con Rồng trong thần thoại

Theo thần thoại bên Đông phương và Tây phương, con Rồng là hình ảnh của sự lộn xộn mất trật tự chao đảo, là hình ảnh của con quái vật thù địch với Thượng Đế và con người. Vì con vật này hút nước phun lửa cho khô cạn làm tê liệt sự sống phát triển, cùng đe dọa ăn nuốt trửng mặt trời và mặt trăng. Một vị anh hùng nào đó hay chỉ Thiên Chúa mới có thể trị thắng con vật này được.

Trái lại bên vùng Đông Nam châu Á, con Rồng tuy là con vật không có hình dạng rõ rệt, nhưng là con vật có những đặc điểm tốt tích cực. Con vật này mang đến điều may mắn, là hình ảnh dấu hiệu của sự sinh sản phát triển phì nhiêu, và là hình ảnh chỉ sức mạnh của vua chúa hoàng đế.

Theo quan niệm thời cổ xưa, con Rồng tạo nên một hình ảnh ghê sợ rùng rợn, cùng là dấu hiệu của sự thống trị. Vì thế vua chúa thời xưa, hay thêu vẽ hình con rồng trên lá cờ, trên mũ áo khi đi đâu ra mắt công chúng, ăn mừng chiến thắng, hay khi ra quân đánh trận. Nhiều vua chúa thời xa xưa cũng cho thêu hay in vẽ trên huy hiệu hình con rồng như biểu dương sức mạnh oai hùng của mình.

Vào giai đoạn cao điểm thời Trung cổ chủ đề vượt trổi nổi bật là hình ảnh trình bày trận chiến chống con rồng, một biểu trưng chống sự dữ xấu xa tội lỗi, tội nguyên tổ. Vì con rồng là hình ảnh con rắn đã cám dỗ Bà Evà phạm tội chống lại Thiên Chúa gây ra hậu qủa tội nguyên tổ cho cả nhân loại. Hình ảnh vẽ về ngày tận thế cũng có cái hang động hỏa ngục nhốt con rồng vào trong đó. Con rồng là hình ảnh của thần qủy dữ.

Ngay ở bên vùng Đông Nam Châu Á cũng có nhiều hình dạng về con rồng tùy theo mầu sắc và số móng chân. Hình con rồng mầu vàng với năm móng chân chỉ dành để thêu trên áo mũ của vua chúa, như các vị vua thuộc triều đại nhà Minh bên Trung Hoa ngày xưa thường mặc.

2. Con Rồng trong niềm tin dân gian

Theo niềm tin Ấn giáo và Lão giáo con rồng biểu hiệu của bản thể tinh thần có thể biểu hiện sự trường sinh bất tử.

Bên Trung Hoa và Nhật bản, con Rồng mang đến điều may mắn hạnh phúc và được tôn thờ như chống lại qủy thần. Con Rồng biểu hiệu sự sinh sôi nẩy nở phát triển, mùa xuân và nước mưa. Nó có sức mạnh như dòng thác nước chảy, cùng được xếp vào nguyên lý Yang- một nguyên lý chỉ về tích cực, dương tính, nam tính, trong sáng, trời, sự họat động, đường thẳng kéo dài không bị đứt khúc –

Theo văn hóa cùng tập tục với chút niềm tin dân gian, con Rồng trong âm lịch bên vùng Đông Nam Châu Á, là con vật biểu trưng đứng chủ trì một năm trong vòng chu kỳ 12 năm một lần.

Cũng theo sự tin tưởng trong dân gian, năm con Rồng (Thìn) là một năm tốt cho sinh sản và cho lập gia đình.

Theo nhà phân tâm C. Jung trận chiến con Rồng trong các truyện thần thoại dân gian là hình ảnh sự chiến đấu tranh giành giữa bản thể cái tôi và sức lực hung hãn nằm tiềm ẩn trong mỗi người.

3. Con rồng trong Kinh Thánh đạo Công giáo

Hình ảnh con Rồng trong Kinh Thánh được trình bày với tính chất dữ tợn xấu xa, một con vật to lớn quái dị dưới nhiều dạng hình thù khác nhau. Nó là con vật gây đảo lộn mất trật tự, sát hại mạng sống con người và thù địch với Yaweh Thượng Đế

Ngôn Sứ Isaia diễn tả nó là một con vật bay được: “Hỡi toàn cõi Phi-li-tinh, chớ vội vui mừng, vì cây gậy đánh ngươi đã bị bẻ gãy; bởi chưng từ dòng dõi rắn sẽ vọt ra một con rắn hổ mang, và con của nó sẽ là một con rồng bay.” ( Isaia 14,29)

Ngôn sứ Daniel đã thuật lại tập tục :“ Bấy giờ có một con rồng lớn được dân Ba-by-lon sùng bái” ( Daniel 14,23). Nhưng Daniel đã chứng minh ngược lại là con rồng không phải là thần thánh phải sùng bái. Ông đã giết chết con rồng này. (Daniel 14. 24-27).

Ngôn sứ Giêremia diễn tả ví vua Babylon như con rồng đầy sức mạnh tranh giành nuốt trôi tất cả: “ Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon, đã xâu xé, đã loại trừ tôi, gạt tôi ra như chiếc bình rỗng; tựa con rồng, nó đã nuốt trửng tôi,các miếng ngon của tôi, nó nhét đầy bụng, rồi xua đuổi tôi đi.” ( Geremia 51,34)

Con Rồng như một con thuồng luồng sống ở dưới nước: ”Xin thức dậy, xin Ngài thức dậy đi, lạy Ðức Chúa, xin vung mạnh cánh tay của Ngài! Xin thức dậy như những thời trước, như những ngày xưa. Chẳng phải chính Ngài đã phanh thây thủy thần Ra-háp, đã xé xác thuồng luồng đó sao?” ( Isaia 51,9)

“Chính Ngài đã ra oai xẻ đôi lòng biển,

trên làn nước biếc, Ngài đập vỡ sọ thuồng luồng;

chính Ngài đã nghiền nát bảy đầu con giao long,

vứt nó làm mồi cho thủy quái;” ( Thánh vịnh 74, 13-14)

Con Rồng hiện hình như con rắn tinh quái bò chui luồn dưới đất: “Người thở hơi làm trong sáng bầu trời, và đưa tay xả thây con rắn chui nhủi” (Sách Ông Gióp 26,13)

Thánh Giaon Tông đồ trong sách Khải huyền đã ví con rồng như con mãng xà, con rắn thần dữ ma qủy ngày xưa đã đường mật dụ dỗ bà nguyên tổ Eva phạm tội lỗi luật Thiên Chúa. Con rồng rắn ma qủy này đã bị Tổng lãnh Thiên Thần Michael trong một trận giao chiến trên trời đè bẹp đuổi khỏi thiên đàng.

“Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Micaen và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. (8) Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không có chỗ trên trời nữa. (9) Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xatan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.” ( Khải huyền 12, 7-9).

Dù bị tống xuống khỏi thiên đàng, con mãng xà là con rắn ma qủy hằng theo dõi dụ dỗ sát hại con người trong hình ảnh một người phụ nữ sinh con, và dòng dõi hậu duệ của bà từ bỏ sống xa Thiên Chúa. Hình ảnh này là hình ảnh Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội mình mặc áo xanh da trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao vàng sáng chói ánh mặt trời, chân đạp mặt trăng hình lưỡi liềm đạp trên đầu con rắn.

“Khi Con Mãng Xà thấy mình đã bị tống xuống đất, nó liền đuổi bắt người Phụ Nữ đã sinh con trai. (14) Bà được ban cho đôi cánh đại bàng, để bay vào sa mạc, vào nơi dành cho bà, tại đó bà được nuôi dưỡng một thời, hai thời và nửa thời, ở xa Con Rắn. (15) Từ miệng, Con Rắn phun nước ra đàng sau bà như một dòng sông, để cuốn bà đi. (16) Nhưng đất cứu giúp bà: đất há miệng ra uống cạn dòng sông từ miệng Con Mãng Xà phun ra. (17) Con Mãng Xà nỗi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Ðức Giêsu.” ( Khải huyền 12,13-17)

*********************

Trong nghệ thuật hình ảnh con rồng là thần qủy dữ Lucife bị Tổng lãnh ThiênThần Michael chiến thắng cầm đao kiếm đâm đứng đạp trên nó rất thịnh hành ở thời Trung cổ bên Âu châu.

Sau này có hình ảnh Thánh Georg chiến thắng cưỡi ngựa, tay cầm đao nhọn đâm đè bẹp con rồng ma qủy đang phun lửa nằm dưới mặt đất.

Và Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội cũng được vẽ trình bày là người chiến thắng đứng đạp trên đầu con rồng rắn ma qủy cám dỗ phạm tội chống lại Thiên Chúa.

Nghệ thuật này dựa theo lời kinh thánh trong sách Khải huyền “ et proiectus est draco ille magnus serpens antiquus qui vocatur Diabolus et Satanas qui seduit universum orbem proiectus est in terram et angeli eius cum illo missi sunt- Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xatan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.”. ( KH 12, 9).

Theo sự tin tưởng trong dân gian người nào sinh vào năm con Rồng ( Thìn) có những đức tính tích cực như quảng đại, chân thành, óc sáng tạo biến báo, thích mạo hiểm, ngay thẳng… Nhưng ngược lại cũng có những đức tính tiêu cực như bồng bột không suy nghĩ chín chắn, quá lạc quan, hoang phí, ít thiếu mềm dẻo…

Đây chỉ là suy đoán theo cảm tính tin tưởng bình dân hay theo tập tục tử vi bói toán đoán vận mạng xưa nay trong dân gian thôi.

Với người Công giáo năm tháng ngày giờ do Thiên Chúa tạo dựng nên. Trong dòng thời gian năm tháng ngày giờ nào cũng có những lúc may mắn hạnh thông xuôi chẩy, và những thách đố thử thách, những thi luyện mà con người phải sống trải qua.

Những thách đố thử thách không là những bước gây hoang mang đổ vỡ chao đảo. Nhưng trái lại giúp tinh thần con người sống vững chắc có thêm kinh nghiệm trưởng thành hơn vào ngày mai.

“ Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,

ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.” ( Thánh vịnh 90 ,12)

Chúc mừng Năm Mới Nhâm Thìn 2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 
Thơ chào Xuân Nhâm Thìn
Kha Đông Anh
10:03 21/01/2012
NGHE TIN XUÂN

Nghe tin Xuân vừa sang
Lòng thấy vui rộn ràng
Ánh thiều quang chói lọi
Mà thắm đẹp dịu dàng

Gió ru mây lưng trời
Theo nắng lên rạng ngời
Lòng người vui phơi phới
Chào mùa Xuân thắm tươi

Chim tung cánh ngang trời
Nhạc Xuân vang khắp nơi
Chúa Xuân – nguồn vui mới
Là mùa Xuân muôn đời

Ngày tháng trên trần gian
Mong chờ Xuân Thiên Đàng
Long chân thành tha thiết
Cảm tạ muôn Thiên ân

LỘC XUÂN

Mùa Xuân về đây
Tình Xuân nồng say
Lộc non xanh biếc
Mùa Xuân đầy ngày

Tạ ơn Thiên Chúa
Thương suốt tháng năm
Hồng ân chan chứa
Lộc Xuân Chúa ban

Xin thương bình an
Cho đời mừng Xuân
Luôn luôn tín thác
Tình Chúa vô biên

Xin cho Cha Mẹ
Hưởng trọn mùa Xuân
Gia đình vui vẻ
Thắm nghĩa tình thân

Xin Chúa nhân từ
Ban mùa bội thu
An tâm sống đạo
Làm rạng Danh Cha

GIAO THỪA

Vang vang khúc hát giao thừa
Báo mùa Xuân mới cũng vừa về đây
Cõi lòng rộn rã ngất ngây
Đoàn con bên Chúa phút giây giao thừa
Kính dâng tình mến thiết tha
Gọi là Của Lễ đầu mùa Xuân vui
Giờ đây năm cũ qua rồi
Và năm mới đã lên ngôi trị vì
Rắc gieo những hạt thi ca
Là Hồng ân Chúa bao la muôn đời
Xin thương tha thứ tội đời
Để hồn thanh thản khoảng trời bình an

HỎI XUÂN

Sâu vào trời trăng khuyết
Chưa tròn mà gọi Xuân?
Ngày cuối năm chưa hết
Sao tính là Tết luôn?

Ai bày ra ngày Tết
Để lòng người mong Xuân?
Niềm vui là có thật
Và kể cả nỗi buồn!

Đêm ba mươi – trừ tịch
Tống cựu để nghinh tân
Dù Tết già hay trẻ
Thì cũng vẫn là Xuân

Ngồi chờ mong lặng lẽ
Ước mơ đầy khát khao
Phút giao thừa kỳ lạ
Rạo rực niềm thương yêu.
 
Ý Xuân dâng Ngài
Thanh Sơn
10:58 21/01/2012
Cuối năm viết chút tâm tình
Dâng lên THIÊN CHÚA lời kinh đáy lòng
Năm Mèo đuổi chuột sắp xong
Đón năm Rồng đến cầu mong an bình

Năm mới mọi thứ tươi xinh
Hoa mai nở thắm Quê Mình Việt Nam
Đào hồng tươi đẹp thấy ham
Cúc vàng trường thọ nét sang lâu bền

Đầy mâm "Ngũ Qủa" dâng lên
Mãng Cầu, Đu Đủ, Dừa hên đủ Xoài
Hạt Dưa, Trà mứt lai rai
Nhâm nhi hương sắc hoa Lài Trà thơm

Bánh Chưng, ngày Tết thay cơm
Thêm món giò Thủ Rượu thơm cay nồng
Đầy nhà con cháu về đông
Tối ba mươi Tết bếp hồng suốt đêm

Ồ Xuân! đã đến bên thềm
Giao thừa chúc tuổi CHÚA thêm ơn lành
Lạy "THIÊN CHÚA CẢ" cao xanh
Ban cho Năm Mới sáng danh CHÚA TRỜI

Ban cho vũ trụ mọi nơi
Trái Đất ta ở tuyệt vời Ngài ban
Loài người nơi chốn dương gian
Hãy nhìn về chốn cao sang là NGÀI

NGÀI là "ÁNH SÁNG" tương lai
Là "ĐƯỜNG" dẫn bước những ai lỗi lầm
LỜI là "SỰ THẬT" hương trầm
LỜI là "SỰ SỐNG" Trung tâm cõi đời

LỜI cho sức sống mọi nơi
LỜI là "CHÂN LÝ" đất trời "TÌNH YÊU"
Đêm ba mươi Tết đời chiều
Sáng mai mồng một yêu kiều Xuân sang

Mừng Xuân mai thắm cánh vàng
Cây Nêu tràng Pháo cả làng đón Xuân
Xuân trong ý CHÚA rất Xuân
Đầu năm thắm đậm ý Xuân dâng NGÀI.

Một ngày cuối năm
 
Cậu Đồ Nho
Lê Đình Thông
14:37 21/01/2012
Cậu Đồ Nho

Năm nay đào nở rộ,
Có một cậu đồ nho.
Bày mực tàu cuối phố,
Dáng thanh tao học trò.

Chữ ‘‘Thụ Nhân’’ tâm bút,
Viết từ tấm lòng son.
Bàn tay nhỏ tí chút,
Múa bút cả càn khôn.

Chữ thảo là phượng múa,
Nét xổ như rồng bay.
Đồi Năng Tĩnh nắng lụa,
Núi Kiêm Ái chân mây.

Tết Nhâm Thìn 2012

Lê Đình Thông

Cậu Đồ Nho (đeo huy hiệu Thụ Nhân)
qua ống kính Chung Thế Hùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chén Trà Đầu Năm/Chúc Mừng Năm Mới- Happy Tết
Nguyễn Đức Cung
21:56 21/01/2012
CHÉN TRÀ ĐÂU NĂM/ CHÚC MỪNG NĂM MỚI – Happy Tet !
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên chén trà thơm trong tiết xuân mới.
Gia Đình Trang Ảnh Chiêm/Niệm/Thiền và Làng Văn Hữu Dũng Lạc

Chân thành kính chúc quí vị độc giả và qúi quyến:
Năm mới Nhâm Thìn tràn đầy sức khoẻ và muôn vàn như ý.
Trân trọng.


Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền