Ngày 20-01-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:14 20/01/2009
BỘ MẶT BAN ĐẦU

N2T


Một hôm, đại sư hỏi: “Các con cho rằng, cái gì là bài học quan trọng nhất của tôn giáo ?”

Ông ta được rất nhiều đáp án:

- “Thiên Chúa tồn tại không ?”

- “Thiên Chúa là ai ?”

- “Con đường kết hợp với Thiên Chúa. ”

- “Con người sau khi chết thật có sự sống vĩnh hằng không ?”


Cho đến một ngày nọ, các đệ tử nghe thấy đại sư nói chuyện với một nhà truyền đạo, mới hiển nhiên ngộ được thâm ý của lời nói ấy:

Đại sư nói: “Vậy thì, căn cứ vào lời nói của ngài: anh chết rồi linh hồn của anh sẽ lên thiên đàng sao ?”

Nhà truyền đạo nói: “Đúng vậy.”

Đại sư: “Thân thể của ngài chôn trong mộ ?”

Nhà truyền đạo: “Đúng vậy.”

Đại sư: “Này ông bạn, xin tha thứ cho tôi hỏi một tiếng: Vậy thì ngài ở đâu ?”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Chúa Giê-su chết đi và được mai táng trong mồ, nhưng ngày thứ ba thì Ngài sống lại và trở thành người bất tử, tức là không bao giờ phải chết nữa, và sự chết sẽ không còn thống trị Ngài nữa, đó chính là chân lý và là niềm tin của người Ki-tô hữu.

Có một vài người mang danh là Ki-tô hữu nhưng lại sống như những người không có niềm tin vào sự sống mai sau, họ biết con người ta không thể trường sinh bất tử, không thể chết là hết, nhưng họ vẫn cứ sống cuộc đời bon chen như chưa từng biết đến Thiên Chúa là ai, như chưa từng được nghe học giáo lý, như chưa từng được hạnh phúc rước Chúa Giê-su Thánh Thể váo trong tâm hồn của mình.

Chết rồi thỉ có hai nơi để con người ta đi đến, đó là thiên đàng và hỏa ngục. Đó chính là hai nơi mà con người ta phải đến sau khi từ giã cõi đời này, do những lời nói và hành động của mình đã làm khi còn sống ở thế gian này.

Đó không phải là cội nguồn nhưng là nơi để thưởng và để phạt những ai không muốn trở về vời cội nguồn ban đầu của mình là Thiên Chúa –Đấng tạo dựng muôn loài, và rất mực yêu thương nhân loại.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:20 20/01/2009
N2T


67. Chúng ta vì Thiên Chúa mà có thể làm mọi chuyện, nhược nếu so đo với máu Chúa đã chảy ra thì đều là không đủ đạo lý

.
(Thánh Terese of Avila)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:23 20/01/2009
N2T


11. Tôi thà cậy dựa vào sức lực của mình để mở ra tiền đồ trước mặt, mà không cầu kẻ quyền thế coi trọng.

 
Con Trâu Trong Kinh Thánh
Nguyễn Văn Thắng
05:32 20/01/2009
Thiên Chúa đã đưa nó ra khỏi Ai-Cập
Người là sức mạnh của nó tựa sừng Trâu (Ds 23:22; 24:8).
Nó là con bò mộng đầu lòng của Chúa,
Chúc nó được vinh hiển.
Sừng nó là sừng trâu, nó dùng để quật ngã các dân,
một trật trên khắp cùng cõi đât (Dnl 33:17).
Liệu trâu rừng có muốn phục ngươi,
Có chịu qua đêm bên máng cỏ ngươi làm?
Liệu ngươi có buộc được dây vào cổ nó mà bắt nó đi cày,
và liệu nó có chịu đi theo ngươi cày bừa dưới thung lũng? (G 39:9-10).
Xin cứu mạng khỏi xa lưỡi kiếm,
Gỡ thân con thoát miệng chó rừng,
khỏi nanh sư tử hãi hùng,
phận hèn khốn khổ thoát sừng trâu điên (Tv 22:21-22).
Ngươi làm cho dãy Li-băng thành như bê nhảy nhót,
đỉnh Xia-giôn khác nào nghé tung tăng (Tv 29:6).

Ngài cho con ngẩng đầu hãnh diện,
tựa như trâu ngạo nghễ giương sừng,
thân con, Ngài xức dầu thơm mát (Tv 92:11).
Cùng với chúng, nào trâu, nào bê, nào bó tót đều bị hạ.
Đất đai của chúng máu tràn lênh láng,
Cát bụi của chúng mỡ dính bầy nhầy (Is 34:7).
 
Thảo kính Cha Mẹ: Ngày Mồng Hai Tết
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:19 20/01/2009
KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN

Mt 15, 1-6

Mỗi năm vào ngày mồng hai tết, Giáo Hội luôn dành một ngày để con cái cháu chắt có dịp báo hiếu tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên.Đây là hình thức rất có ý nghĩa, Giáo Hội giúp mỗi người còn được diễm phúc sống dưới trần gian này hiểu được thế nào là công lao của ông bà tổ tiên. Có tổ tiên, có ông bà mới có cha mẹ rồi mới có chúng ta: đây là một điều hiển nhiên ai cũng phải hiểu và cảm nghiệm một cách sâu sắc công ơn trời biển của tổ tiên ông bà, của cha mẹ vv…” Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra “, ca dao Việt Nam quả có lý khi đề cập tới nghĩa vụ của con cái đối với mẹ cha. Do đó, hôm nay, mọi người dâng thánh lễ này cầu nguyện cho các bậc sinh thành rất hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam chúng ta, đồng thời cũng rất thực tế với dạy của Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu.

CUỘC TRANH LUẬN GIỮA CÁC NGƯỜI PHARISÊU, CÁC KINH SƯ VÀ CHÚA GIÊSU:

Trong đoạn Tin Mừng thánh Matthêu xoay quanh cuộc tranh luận của Đức Giêsu với các người Pharisêu, các Kinh sư về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Đối với các người Pharisêu, các kinh sư họ cho rằng theo lời của tiền nhân thì tất cả những gì họ làm cho cha mẹ đều là tế phẩm dâng lên Thiên Chúa, do đó, họ làm như thế là vừa đủ rồi, không cần phải thờ cha kính mẹ nữa. Người Pharisêu và Kinh sư giới hạn bổn phận con cái dựa trên hoàn toàn vật chất, một nghĩa vụ vật chất được họ gán cho nghĩa vụ đạo đức. Đối với Đức Giêsu, Ngài nhắc nhở cho các Pharisêu, các Kinh sư và mọi thế hệ, mọi người chúng ta rằng: ” Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử “.Ngay trong điều răn thứ bổn của thập giới cũng viết:” Thảo kính cha mẹ “. Như thế rõ ràng Thiên Chúa dạy con người phải thảo hiếu với mẹ cha không chỉ dừng ở của cải vật chất nhưng phải hiếu thảo bằng cả tấm lòng yêu thương, tôn kính, mến yêu đến nỗi ai nguyền rủa cha mẹ tức là đụng đến nhân phẩm, đụng đến quyền làm người của cha mẹ, thì phải bị xử tử. Chính vì thế, lập trường của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với người Pharisêu và các Kinh sư. Chúa Giêsu mở ra một giá trị mới, một đạo hoàn toàn dựa trên tình thương.

VẤN ĐỀ HIẾU THẢO BỊ LUNG LAY :

Nếu lược qua các nơi, các nước chúng ta như nhận ra được cái yếu của nhiều gia đình. Bởi vì đời sống của nhiều gia đình hiện nay đang vấp phải khủng hoảng về đức tin, về đạo lý, Nhiều con cái chỉ dừng trên nghĩa vụ, bổn phận lo lắng cho cha mẹ của cải vật chất, mà quên đi cha mẹ còn phải được kính trọng và yêu mến. Vật chất chỉ là giá trị bề ngoài nhưng chính giá trị tinh thần, giá trị đạo đức mới quan trọng cho đời sống cha mẹ. Ngày nay có nhiều gia đình con cái đối với cha mẹ không ra làm sao cả. Nên, giá trị đạo đức bị đảo lộn, con cái coi vật chất là trên hết, có nhiều đứa con đặt tiền tài trên nghĩa vụ làm con.Ở nhiều nước văn minh có nhiều gia đình con cái sẵn sàng gửi cha mẹ vào các nhà dưỡng lão đầy đủ tiện nghi nhưng lại thiếu thái độ”thờ cha kính mẹ “ theo ý của Thiên Chúa là “ Hãy thảo kính cha mẹ “.Các Giám mục Việt Nam trong năm 2007 và 2008 đã ra hai thư mục vụ nói về gia đình. Điều này nói lên sự quan trọng của nền tảng gia đình. Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2008 viết về gia đình Nagiarét: ” Các Ngài là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nagiarét mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù trợ cho các gia đình chúng ta”.Gia đình thánh gia là gia đình gương mẫu cho mọi gia đình bởi vì Chúa luôn hiếu thảo đối với thánh Giuse và mẹ Maria.

ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG :

Cha mẹ là người sinh ra chúng ta, chúng ta phải hết lòng tôn kính, yêu thương cha mẹ. Ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ sinh ra chúng ta, cha mẹ nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta phải hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Chúa nói: “ Hãy thảo kính cha mẹ “. Bổn phận của con cái là nuôi dưỡng, thăm hỏi khi cha mẹ còn sống, lúc qua đời phải xin lễ, cầu nguyện cho cha mẹ.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được rằng Chúa cũng có một gia đình, có cha có mẹ, Chúa đã hiếu thảo với cha mẹ, xin cho chúng con luôn biết báo đáp mẹ cha. Amen.
 
Thân xác anh em là chi thể Đức Kitô, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:01 20/01/2009
Chú giải Thánh Thư Chúa Nhật II Thường Niên B (1 Cr 6, 13c-15a, 17-20)

Thành phố Côrinthô là thủ phủ tỉnh Achaia của Hy Lạp. Đây là một hải cảng sầm uất và là một trung tâm thương mại quan trọng của đế quốc Rôma, là nơi dừng chân của khách qua lại giữa Rôma và Phương Đông. Người Do Thái còn có Lề Luật làm tiêu chuẩn cho đời sống luân lý, còn dân ngoại tại Côrinthô thì sống theo phong tục đồi trụy của người Rôma và Hy Lạp. Khắp nơi người ta thấy nhan nhản những đền thờ thần minh, trong đó có hằng ngàn điếm thần, cả nam lẫn nữ, để làm tiền các tín đồ.

Thánh Phaolô đến Côrinthô trong cuộc hành trình truyền giáo thứ nhì của ngài và cư ngụ tại đó một năm rưỡi. Sau khi ngài rời Côrinthô được ít lâu thì có những chia rẽ trong cộng đoàn  (x. 1Cor 1:10-4:21 ), và nhiều người lại trở lại sống theo nếp sống vô luân ngày xưa. Trong bài này Thánh Phaolô khuyên nhủ dân Côrinthô bỏ nếp sống vô luân mà trở về cùng Đức Kitô vì thân xác của họ là chi thể Đức Kitô, là đền thờ Chúa Thánh Thần, chứ không còn là dụng cụ để làm những việc vô luân.

Câu 13a - Thân xác không phải vì dâm dật, mà vì Chúa, và Chúa vì thân xác.

Thế giới này là một thế giới tự do, cho nên nhiều người cho rằng “Thân xác tôi là của tôi, tôi có quyền muốn làm gì với nó thì làm”.  Họ đã dùng câu này làm phương châm để biện minh cho tất cả mọi hành vi vô luân của họ. Họ quên rằng con người không phải chỉ có thân xác như thú vật, mà còn có linh hồn, còn có một lương tâm biết lành biết dữ. Tuy thú vật không có linh hồn, nhưng chúng cũng không sống phóng đãng như nhiều người vì chúng sống theo những nhu cầu tự nhiên theo chu kỳ thể lý của chúng. Còn nhiều người ngày nay không những sống theo những chọn lựa đê hèn của mình, mà còn muốn biến những hành vi bỉ ổi này thành những quyền căn bản được pháp luật che chở. Mà hầu hết những chọn lựa xấu xa này là do nô lệ xác dục mà ra, như ngừa thai, phá thai, kết hôn đồng tính…

Trong lịch sử nhân loại tội tà dâm là tội đưa nhân loại đến chỗ diệt vong. Vua Đavid vì tà dâm đã làm cho gia đình tan nát. Vua Salômôn vì tà dâm đã làm đổ vỡ cơ nghiệp của phụ vương, đưa nước Israel đến chỗ bị chia đôi và cuối cùng bị tiêu diệt. Như thế thân xác được dựng nên không phải vì dâm dật, vì dâm dật thay vì đưa con người đến hạnh phúc thì lại đưa thân xác và con người đến chỗ diệt vong.

Thân xác vì Chúa - Thiên Chúa dựng nên con người để hợp tác với Ngài trong công trình tạo dựng. Thân xác con người được dựng nên để cùng linh hồn hợp tác với Thiên Chúa chứ không phải để thỏa mãn chính mình. Hợp tác trong việc cai quản trái đất, trong việc truyền sinh và nhất là trong việc chu toàn sứ vụ mà Thiên Chúa trao phó trong ý định yêu thương từ muôn thủa của Ngài. Lạc thú không bao giờ làm cho con người thỏa mãn, nhưng biến con người thành nộ lệ cho dục vọng. Thánh Augustinô, sau bao nhiêu năm đi tìm lạc thú đã phải thốt lên: Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa, và lòng chúng con vẫn khắc khoải bao lâu chưa được nghỉ ngơi trong Chúa” (Tự thuật 1.1,1).

Chúa vì thân xác - Vì tội lỗi nhân loại mà Chúa phải xuống trần để cứu độ chúng ta. Chúa không những chỉ cứu linh hồn mà còn cả thể xác, vì những ai tin vào Người thì được sống đời đời, và Người sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết (x. Ga 6:40). Hơn nữa, khi gia nhập Hội Thánh, chúng ta trở thành phần tử của Nhiệm Thể Đức Kitô. Đức Kitô là Đầu của chúng ta và Đầu này làm tất cả cho thân thể mình. Cho nên chúng ta có thể nói Đức Kitô vì chúng ta là thân thể Người.

Câu 14 - Thiên Chúa đã cho Chúa sống lại, cũng sẽ dùng quyền năng Người cho ta sống lại.

Trong Kitô giáo, việc Chúa Giêsu sống lại là lý do cùa niềm hy vọng cho những ai tin vào Người. Thánh Phaolô nhấn mạnh: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi thật vô ích, và đức tin của anh em cũng vô ích” (1 Cor 15:14 ). Thiên Chúa đã làm cho Đức Kitô là Đầu của chúng ta sống lại, thì chắc chắn Ngài sẽ cho các chi thể của Nhiệm Thể Người, là chúng ta, được sống lại, trừ khi chúng ta tự mình tách rời ra khỏi Người.

Như vậy, sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô không làm cho chúng ta mất tự do, thành nô lệ, nhưng giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ xác thịt và tội lỗi, cho chúng ta được tự do thật. Nhờ sống trong Đức Kitô, thân xác chúng ta không còn là dụng cụ tiêu khiển cho mình hay cho người khác nữa, mà được vinh dự thông phần vào bản tính Thiên Chúa, được chia sẻ vinh quang với Người và ngày sau được sống lại với Người. Đức Tin vào Đức Kitô làm cho giá trị của thân xác thành trọn vẹn vớt tất cả sự cao trọng của nó. Tội lỗi làm cho thân xác ra đê hèn với tất cả sự xấu xa của nó. Muốn sống lại với Đức Kitô thì chúng ta phải cùng chết với Người (x. 2 Tm 2:11 ). Nghĩa là chúng ta phải “bằng lòng đóng đanh con người cũ của mình vào thập giá với Người, để thân xác tội lỗi bị huỷ diệt, và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rom 6:6), vì  “những người thuộc về Ðức Giêsu Kitô thì đã đóng đinh xác thịt vào thập giá, cùng với các đam mê và dục vọng của nó” (Gal 5:24).

Câu 15a - Anh em không biết thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao?  

Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được gia nhập vào Hội Thánh, và trở thành chi thể của Đức Kitô. Khi đã thành chi thể của Đức Kitô thì thân xác chúng ta cũng thuộc về Đức Kitô. Thánh Augustinô nói: “Sự sống của thân xác là linh hồn, và sự sống của linh hồn là Thiên Chúa. Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong linh hồn, và qua linh hồn trong thân xác, vì thế thân xác chúng ta cũng là đền thờ của Chúa Thánh Thần, là Đấng mà chúng ta được Thiên Chúa ban cho” (Bài Giảng 18 trong in hæc Verb.)

Ngày nay Đức Kitô không còn hiện diện cách hữu hình nơi trần thế nữa mà Người dùng chúng ta để hiện diện thay cho Người. Vì thế chúng ta thật sự là cchi thể hữu hình của Đức Kitô: tay chúng ta là tay Người, chân chúng ta là chân Người và miệng chúng ta là miệng Người. Người ta không còn gặp Đức Kitô một cách hữu hình nữa, nhưng gặp Người qua các Kitô hữu là chúng ta.

Câu 17 - Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí.

Nhiều người cho rằng chỉ các linh mục và tu sĩ mới có thì giờ kết hợp với Chúa, còn giáo dân thì không có thì giờ. Thực ra thì chúng ta có thể kết hợp với Chúa mọi nơi mọi lúc. Muốn như thế chúng ta lúc nào cũng phải coi mình như đã chết cho tội lỗi, và đang sống cho Thiên Chúa, trong Ðức Giêsu Kitô” (Rom 6:11 ). Bởi vì nếu qua Phép Rửa chúng ta đã “kết hợp với Ðức Kitô qua một cái chết như cái chết của Người, thì chúng ta cũng sẽ kết hợp với Người qua sự sống lại như sự sống lại của Người” (Rom 6:5). Mà một khi đã kết hơp với Chúa và sống cho Chúa nghĩa là sống theo Thần Khí, cho nên chúng ta luôn hứng tâm đến những gì thuộc về Thần Khí (x. Rom 8:5). Sách Gương Chúa Giêsu viết “con không có một nơi cư ngụ vĩnh viễn. Dù ở đâu con cũng chỉ là một người xa lạ và một lữ khách, và con sẽ không được an nghỉ cho đến khi con hoàn toàn kết hợp với Đức Kitô” (Q. 1)

Cầu nguyện là cách tốt nhất để kết hợp với Chúa. Nhưng cầu nguyện không có nghĩa là đọc kinh, là phải đến nhà thờ, nhưng chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Kết hợp với Chúa trong mọi việc chúng ta làm chính là cầu nguyện. Nếu chúng ta biết dâng ngày, dâng đêm cho Chúa là chúng ta đang kết hợp với Chúa. Nều khi ăn, khi ngủ, khi làm các việc thường nhật, chúng ta dâng mọi sự vì Chúa, hướng tâm về Chúa, đàm đạo với Chúa như với một người bạn tâm giao, hỏi Chúa xem có nên làm việc này việc kia hay không… là chúng ta đang cầu nguyện.

Câu 18 - Vậy hãy xa lánh dâm dật. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ngoài thân xác, nhưng kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình.

Vì ảnh hưởng của tội Nguyên Tổ ai trong chúng ta cũng yếu đuối và bị ma quỷ cám dỗ làm điều xấu và rất khó làm điều tốt như Thánh Phaolô nói, “Tôi biết rằng không có gì tốt ở trong tôi, nghĩa là trong thân xác tôi.  Vì tôi có thể muốn điều tốt, nhưng tôi lại không làm. Vì điều tốt tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều ác tôi không muốn, thì tôi lại làm” (Rom 7:18 -19). Tuy thế Thánh Phaolô lại khuyên chúng ta, “đừng để tội lỗi cai trị trong thân xác hay chết của anh em nữa, làm cho anh em phải chiều theo những dục vọng của thân xác. Cũng đừng nhường chi thể của anh em cho tội lội, như dụng cụ để làm điều bất chính, nhưng hãy tự hiến cho Thiên Chúa như những người đã được sống lại từ cõi chết, và dâng chi thể của anh em cho Thiên Chúa như khí cụ để làm điều công chính” (Rom 6:12-13). Muốn làm được như thế, chúng ta “mặc lấy toàn bộ giáp bào của Thiên Chúa” (Eph 6:13 ), là sự công chính, (x. Eph 6:14 ), đức tin và đức ái (x. 1 Th 5:8).

Chúng ta không thể tự mình chiến thắng ma quỷ và tội lỗi. Chỉ một mình Thiên Chúa là “Ðấng làm tất cả mọi sự trong mọi người” (1 Cor 12:6). Muốn xa lánh dâm ô thì phải dựa vào sức mạnh của Chúa. Nhờ kết hợp với Chúa cách liên lỷ, Người sẽ giúp chúng ta chiến thắng dục vọng và xác thịt, sẽ giữ gìn chúng ta khỏi các tội lỗi. Theo các Giáo Phụ như Thánh Anselmô, Cassianô thì chúng ta có thể chống lại các tội lỗi khác bằng cách phản kháng chúng, nhưng muốn chống lại dâm ô thì phải tích cực chiến đấu. Chiến đấu bằng cách lánh xa dịp tội, không nhìn đến những hình ảnh khiêu dâm. Tránh xa những phim ảnh khiêu dâm, nhất là trên Internet. Nếu không có đủ can đảm chiến đấu thì dùng những thảo chương lọc phim ảnh khiêu dâm (filter programs) để giữ gìn mắt chúng ta khỏi nhìn thấy những hình ảnh ấy.

Trong Bảy Mối Tội Đầu, có hai tội là mê ăn uống và dâm dật là luôn làm hại chính thân xác của người phạm tội. Mà kẻ đồng lõa với tội lỗi lại chính là thân xác. Nó đòi được thỏa thoả mãn, nó kêu gào ngày đêm. Chúng ta có thể phạm tội tà dâm ở bất cứ nơi nào, ngay cả trong nhà thờ vì “ai nhìn một người phụ nữ mà lòng thèm muốn, thì đã ngoại tình với người ấy ở trong lòng rồi” (Mt 5:28 ).

Chưa cần nói đến diện đạo đức, mà chỉ nói về diện thể lý, người phạm tội tà dâm làm hại chính thân xác mình. Cứ nhìn chúng quanh chúng ta thì rõ. Có bao nhiêu người đang mắc các bệnh phong tình và bệnh AIDS. Có bao nhiêu người đang bị tù vì hiếp dâm hay lạm dụng tính dục, có bao người mất việc vì dùng máy điện toán trong sở mà coi hình ảnh khiêu dâm… Cho nên chúng ta phải tránh tà dâm với bất cứ giá nào. Chỉ cần dại một giờ thôi là có thể ra thân tàn ma dại và cũng có thể mất hạnh phúc đời đời!

Câu 19 - Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao?

Thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần - Tất cả những ai đã lãnh bí tích Rửa Tội đều được thánh hiến cho Thiên Chúa để thi hành Thánh Ý của Ngài. Sau khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa Tội thì Ba Ngôi Thiên Chúa đến ngự trong chúng ta. Vì thế chúng ta trở nên đền thờ của Thiên Chúa. Bao lâu chúng ta sống trong ân sủng, bấy lâu Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta như trong đền thờ của Ngài. Khi chúng ta làm cho thân xác ra ô uế là chúng ta phạm đến Chúa Thánh Thần, vì chúng ta đem đền thờ của Ngài mà nộp cho ma quỷ. Và “Nếu ai phá hủy Đền Thờ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và anh em chính là Đền Thờ ấy” (1 Cor 3:17 ).

Anh em không còn thuộc về chính mình nữa – Là Kitô hữu, chúng ta đã trở thành chi thể Đức Kitô, cho nên thân xác chúng ta cũng là chi thể Đức Kitô. Vì thế chúng ta không còn thuộc về chính mình nữa, mà “thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa” (Rom 3:23 ). Một khi đã thuộc về Đức Kitô thì phải tránh phạm tội vì “ai phạm tội, thì thuộc về ma quỷ” (1 Ga 3:8). Cho nên từ nay “chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà chúng ta chết cũng là chết cho Chúa. Vì vậy, dù sống hay chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Romans 14:8).

Câu 20 - Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em.

Anh em đã được mua chuộc bằng môt giá rất đắt – Chính Đức Kitô đã phải hạ mình xuống làm người, phải chịu đau khổ và chịu chết để chuộc tội chúng ta. Đây là một giá rất đắt vì là giá Máu của chính Con Thiên Chúa. Thế mà chúng ta cả gan bán rẻ cho ma quỷ bằng một vài phút khoái lạc bất chính sao?

Tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác – Vì tội Ađam mà thân xác trở thành ô uế và hay chết. Qua Phép Rửa, chúng ta đã được cùng sống lại cùng Đức Kitô, nhưng khuynh hướng chiều theo dục vọng vẫn còn. Muốn tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác mình thì chúng ta phải để cho Thiên Chúa chiếm hữu nó, chứ không để nó làm theo dục vọng hay theo những áp lực của xã hội. Nhờ đó chúng ta trở thành những người mang Đức Kitô trong thân xác mình như Đức Mẹ, để mỗi ngày Đức Kitô lớn lên trong thân xác chúng ta. Như thế lời nói, việc làm, và tư tưởng của chúng ta mỗi ngày một nên giống Đức Kitô. Nhờ đó sự sáng của Đức Kitô trong chúng ta sẽ tỏa ra trước mặt người ta, để họ thấy những việc lành chúng ta làm, mà tôn vinh Cha trên trời (x. Mt. 5:16 ).

Kết luận

Ngày nay chúng ta đang sống giữa một xã hội vô luân chẳng khác gì xã hội Côrinthô xưa kia. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta phải tránh tà dâm, vì tà dâm thật sự là nguyên nhân của mọi suy đồi về luân lý của xã hội. Nó là căn nguyên của tệ nạn phá thai, lạm dụng tính dục, phim ảnh khiêu dâm, đổ vỡ gia đình, và nhiều tệ đoan xã hội khác. Là Kitô hữu, chúng ta phải tránh tà dâm (1) Vì Thân xác chúng ta thuộc về Chúa; (2) Vì nếu thân xác trong sạch, nó sẽ được sống lại; (3) Vì thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần; (4) Vì thân xác là chi thể của Nhiệm thể Đức Kitô; (5) Và vì chúng ta đã được mua bằng một giá rất đắt là Máu Đức Kitô. Nhờ sống trong Đức Kitô dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta trở thành những tác nhân Chúa dùng để biến đổi xã hội. Chúng ta không chỉ là những chim én báo hiệu mùa xuân, nhưng là những tia sáng ấm áp của Đức Kitô chiếu tỏa vào đêm đông tăm tối của thế gian và đưa nó đến một Mùa Xuân Mới, Một Mùa Xuân vĩnh cửu trong Đức Kitô.

Lạy Chúa, trước những tệ đoan xã hội do nền văn minh sự chết gây ra, chính các Kitiô hữu của Chúa cũng bị lung lạc. Xin ban cho con đức khiêm nhường để luôn biết nương tựa vào quyền năng Chúa và sự che chở của Mẹ trong khi đương đầu với mọi quyến rũ và cám dỗ về thân xác. Xin cho con luôn nhớ rằng con thuộc về Chúa để sống kết hợp với Chúa trong mọi sự, ở mọi nơi và mọi lúc trong đời con. Amen.

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận

  1. Ngày nay nhiều người cho rằng Hội Thánh quá khắt khe về vấn đề luân lý, đặc biệt là việc nghừa thai và phá thai. Dựa theo ánh sáng của bài đọc này, bạn nghĩ gì về điều ấy?

  2. Có khi nào bạn xem những phim ảnh khiêu dâm không? Bạn cảm thấy thế nào sau khi xem? Bạn có nghĩ rằng những phim ảnh này có thể làm cho người ta “nghiền” không? Tai hại của chúng ra sao đối với bạn và gia đình bạn? 

  3. Làm thế nào để có thể thuộc về Chúa và làm vinh danh Thiên Chúa trong thân xác bạn?

 
Để giữ mãi Mùa Xuân
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:35 20/01/2009
Tôi yêu hoa, mến cây cảnh và thích nuôi chim cá. Ngắm một đoá hoa nở; chăm chút một dáng cây ưng ý; nhìn đàn cá tung tăng; nghe tiếng chim hót thánh thót, tâm hồn thấy vui tươi thanh thản nhẹ nhàng. Vui đời cho đời vui.

1. Cây cảnh

Xây xong Nhà thờ, bà con giáo dân trong xứ đem tặng nhiều cây kiểng quý. Vì thế, trong khuôn viên nhà thờ có nhiều cây cảnh đẹp. Đủ các thế, các dáng, mỗi cây một vẽ. Mỗi cây đều có tên gọi ý nghĩa như ”nghiêng phong”, “thác đổ”, “tam cương ngũ thường”…Mỗi dịp xuân về tết đến, các “nghệ nhân” cây nhà lá vườn nhiệt tình đến cần mẫn cắt tỉa, tạo dáng, chăm bón để những chậu kiểng mang nét đẹp mới cho mọi người vui xuân thưởng lãm.

Chơi cây cảnh là cả một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều công phu và sự kiên nhẫn. Có lẽ khởi đầu của thú chơi kiểng là khi trầm trồ ngắm nghía một bông hoa, con người đã hái cành hoa đem về nhà để cái đẹp còn ở bên mình lâu hơn. Rồi từ từ, thích một dáng cây, người ta bứng cây về trồng, dày công chăm sóc để hàng ngày nhìn ngắm, thưởng thức. Tại sao mình không can thiệp vào cây, vào hoa để tạo ra cái đẹp đa dạng và phong phú hơn? Những ý nghĩ đó thôi thúc. Con người đã đi từ cảm nhận thuần tuý đến tác động của lý trí khi đối diện với cây cảnh, với hoa. Dần dần con người góp phần tạo ra một thiên nhiên mới theo từng phong cách riêng biệt.

Lối chơi, phong cách chơi được hình thành một phần từ đặc điểm thiên nhiên của từng vùng miền. Sài gòn khai thác thế mạnh ở các giống cây: cần thăng, mai chiếu thuỷ, mai xuân từ rào, vườn vào bồn, chậu. Thân lớn, đế gốc đẹp (vì mạch ngầm cạn, rễ ăn ngang), chi cành chủ yếu tán, mảng - cắt tỉa thành phiến vun lên ở giữa.

Hà Nội rất giỏi về cây tạo tầng, tán với các chủng loại sanh, tùng, la hán, ngâu. Bộ phận chơi bonsai khá táo bạo ở đường nét: thoáng gốc, cành không theo trật tự cứng nhắc mà thoải mái, hài hoà. Nắng gắt, mưa dầm và bão lũ của miền Trung đã tạo ra kiểu khí tiết độc đáo của cây: cằn cỗi, gân guốc, tỷ lệ chi cành, thân gốc phù hợp, gần với tự nhiên. Các loại kiểng trồng chủ yếu là tùng, mai, gừa, sanh, me. Cây khai thác ở Bình Định đặc sắc có sam, sơn liễu… Các nghệ nhân vùng này cắt tỉa rất công phu tạo thành từng mảng chi rất khúc chiết, thanh thoát. Cây vừa đẹp rất tự nhiên vừa phơi trải đường nét đầy quyến rũ từ dáng thế đến gốc rễ, thân cành. Theo dòng thời gian giao lưu nên có sự pha trộn phong cách ba miền theo nhu cầu sử dụng. Cái độc đáo của đường nét miền Trung đã du nhập khá mạnh vào vườn cảnh Bắc, Nam. Và cách tạo dáng cây cảnh đầy ưu thế cho trang trí của Sài Gòn, Hà Nội đã hiện hữu ở khắp các ngoại viên miền Trung. Ngoài yếu tố thưởng ngoạn, với cây cảnh, khi tạo tác và chăm sóc, con người đã ký thác nhiều triết lý nhân sinh hoặc ít nhất là sự thể hiện mình, thể hiện cái tôi với cuộc đời.

Với hoa, con người nhập cuộc bằng cả hệ thống ẩn ngữ. Nhiều khi mọi thứ thật đơn giản: sau bao công phu chăm sóc, cái chồi hoa, nụ hoa nhú ra và lúc hoa bừng nở tinh khôi, rạng rỡ như một tặng vật tuyệt vời thiên nhiên dành cho ta, con người cảm nhận được cái hạnh phúc vừa nhân quả vừa bất ngờ. Và, dù trường phái nào, phong cách nào, quá trình tạo tác cây cảnh đã góp phần làm con người tự hoàn thiện mình hơn. Xuân đến, hoa về trên mọi lối, thấy nôn nao và bận rộn. Một cành mai, một nhánh đào cũng đã làm nên phong vị Tết. Đào được ví như cốt cách người quân tử, vượt qua cô đơn giá lạnh mà tấm thân khô gầy vẫn giữ nguyên sắc màu cho hoa. Xuân cũng là mùa hoa cúc. Trong muôn vàn loài hoa, cúc được xếp vào hàng tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Cúc phong phú về chủng loại và đậm đà hương sắc. Cúc đẹp bởi sự giản dị khiêm nhường làm cho không gian mùa xuân thêm đằm thắm và lưu luyến. Một nhành mai tinh khiết, một đóa hồng tình yêu, cuộc đời thêm niềm vui.

Những ngày Tết, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, hoa mang nét đẹp thanh thoát đến với mọi nhà. Mấy ngày vui Tết đi qua, hoa ủ rũ héo tàn. Hương sắc của hoa hôm qua, bây giờ rụng úa tàn tạ. Mau vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai. Hoa và rác, một bài học nhân sinh như lời sách Giảng viên: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).

Có gì bền vững đâu. Thánh Vịnh ví von đời người như hoa cỏ:

Đời sống con người giống như hoa cỏ.

Như bông hoa nở trên cánh đồng.

Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi.

Nơi nó mọc không còn mang vết tích
” (TV 102).

2. Nuôi chim

Cùng với cây cảnh, chim cá là những vật nuôi làm đời sống tinh thần con người thêm phong phú. Ký ức tuổi thơ của nhiều người còn lưu giữ niềm vui, sự đam mê chăm sóc những con chim non trong cái hộp giấy hoặc chuyện lùng bắt cá thia, nuôi cá ngũ sắc trong các chậu đất hay chai lọ. Cái hấp dẫn của chơi chim có nhiều chặng: bẫy rập, thuần dưỡng và thưởng thức. Nghề bẫy rập cuốn hút sự đam mê không ít người. Từ huấn luyện chim mồi đến chọn địa điểm, cách điều khiển chim mồi chớp cánh (ở cu cườm)…, người đi nhử chim vừa có cái hồi hộp của thú đi săn khi con mồi lò dò đến bẫy, vừa có cái niềm vui chiến thắng hoặc hậm hụi luyến tiếc khi thất bại. Con chim bẫy được mang về, người nuôi chim công phu nhử chim ăn rồi tạo sự thích nghi từ con chim bổi thành chim nhà. Nó chịu ăn, chịu sống gần người rồi sinh đẻ (với yến, phụng, sẻ Tàu…) hoặc líu lo giọng hót (khướu, chích choè, hoạ mi, chớp mào…). Niềm vui của người chơi chim là chăm sóc và thưởng thức sắc màu, tiếng hót của chim. Đặc biệt là tiếng hót. Tiếng gáy, tiếng gù của chim cu cườm luôn làm nôn nao lòng người. Nó gợi nhớ đến vùng quê nơi ta sinh trưởng hoặc một lần đi qua. Con chích choè hay ríu rít ở bờ tre. Con sơn ca bay vút lên tầng không và thả xuống, cao dần từng dải âm thanh lảnh lót trên đồng ngập nắng mai. Con hoạ mi ngửa cổ phóng vào không gian những âm thanh ngọt sắc, đầy uy vũ khiến hồn người thoáng chút lãng đãng nhớ đến những khu rừng, những đêm trăng kỳ ảo.

3. Nuôi cá.

Nếu như tiếng nhạc chim làm trong trẻo cả không gian, làm thư thái và giàu có cho tâm hồn con người thì những vũ điệu im lặng và huyền ảo của cá cũng thật đặc biệt. Nhìn những con cá thần tiên buông các dải lụa mềm, thướt tha, uyển chuyển, những màu sắc và hình thể sinh động của cá bốn đuôi, cá đen, cá tỳ bà… bơi lượn, thần kinh con người dịu lại, vơi đi những căng thẳng lo toan. Người ta đã cho các bệnh nhân đau răng ngồi ngắm bể cá 15 phút trước khi nhổ răng, kết quả thật bất ngờ: sự lo âu, hồi hộp giảm hẳn! Hình như vẻ bình yên, an nhiên rất “đạt đạo” của cá đã “dạy” cho con người một điều gì đó.

4. Mùa xuân và tuổi trẻ.

Mùa xuân hàng năm, người ta thường tổ chức những hội hoa xuân, hội thi chim, thi cá. Đó cũng là biết cách chăm sóc mình hơn. Cũng là thêm các hoạt động vui tươi, bổ ích cho đời sống xã hội.

Xuân đến với bao sắc màu tươi trẻ. Đời người ta cũng có mùa xuân. Tuổi trẻ với niềm vui tươi thắm, sức sống dạt dào, khối óc và con tim rộng mở với muôn tình ý cao đẹp. Đó chính là mùa xuân cuộc đời. Với tuổi trẻ, bao nhiêu ước mơ đã chớm nở, bao nhiêu lý tưởng sáng ngời được định hướng, bao nhiêu tình cảm cao thượng đựơc khơi nguồn, bao nhiêu đam mê nồng nhiệt trào dâng. Tuổi trẻ, giấc mộng đời đẹp hơn cả hoa cỏ mùa xuân, ý hướng đời cao hơn trời mây lồng lộng. Xuân đất trời đến rồi đi. Còn xuân cuộc đời, nếu biết gìn giữ thì cả cuộc đời là mùa xuân bất diệt. Đặc điểm của xuân đất trời là niềm vui, sự thắm tươi của màu sắc, sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây. Với đời người cũng thế. Khi ta vui ta tươi tắn, phát sinh những tư tưởng những tình cảm tốt đẹp…khi ấy ta có cả mùa xuân. Khi ta yêu thương chan chứa, trái tim rung động với những tình cảm trong sáng, ta cảm xúc tình người dào dạt. Khi lý tưởng là ngôi sao hướng dẫn đời ta; khi ta còn biết ước mơ những điều cao đẹp và quyết tâm thực hiện ước mơ đó thành sự thật; khi ta sống an hoà với chính mình với tha nhân…khi ấy mùa xuân vẫn còn mãi trong ta; cho dù có thể làn da ta không còn mịn màng, đôi môi ta không còn tươi mọng, vầng trán ta không còn phẳng phiu, tay ta không còn nhanh nhẹn, chân ta không còn vững mạnh. Nhưng làm sao có đựơc mãi mùa xuân cuộc đời? Có nhiều phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ. Quan trọng là tinh thần giữ niềm vui, tâm hồn trong sạch, làm việc hết nghị lực. Trên tất cả, để có mãi mùa xuân cuộc đời, cần hướng lòng về Thiên Chúa. Ngài là Đấng tác tạo mùa xuân đất trời cũng như mùa xuân tâm hồn. Ngài là mùa xuân viên mãn vì Ngài là Đấng ban sự sống cho muôn loài. Ngài là mùa xuân hạnh phúc vì Ngài là tình yêu.

Cây cảnh, hoa lá, chim cá đã song hành cùng mùa xuân làm đẹp hồn người. Gần gũi thiên nhiên sẽ giúp con người giữ mãi mùa xuân. Yêu mến thiên nhiên sẽ nâng tâm hồn con người hướng về Thiên Chúa Tuyệt Mỹ, Đấng tác tạo muôn vẻ đẹp tươi trẻ cho nhân trần.
 
Văn Hóa Gia Đình - Ăn Tết Viẽt Nam
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
22:14 20/01/2009
Văn Hóa Gia Đình # 5:

ĂN TẾT VIỆT NAM

---***---

Mỗi năm vào tháng chạp, năm hết Tết đến, người Việt Nam ta thường nói tới “Ăn Tết”.

1- Ăn Tết là Mừng năm Mới: Tống cựu nghinh tân, người ta vui mừng vì một năm cũ đã qua, và chào đón một Năm Mới đang tới. Cho nên ai ai, nhà nhà nào cũng mua sắm tấp nập, ăn uống linh đình trong ngày lễ hội đầu năm của truyền thống văn hoá Việt Nam.

2- Định nghiã chữ “Tết”: là do chữ Tiết, từng tiết mục, là giai đoạn, từng lúc như tiết lập xuân, tiết lập hạ, lập thu, lâp đông. Ngày ngắn nhất trong tháng mười hai hay tháng chạp là ngày ngắn nhất trong năm. Có tổ chức lễ tiễn đưa ông Táo về Trời, làm bài sớ táo quân về trình Ngọc Hoàng là ông Trời để trình bày sự việc ở trần gian trong Năm cũ đã qua.

3- Định nghĩa chữ “Ăn Tết”: Với tấm lòng nhớ ơn Trời, người ta tổ chức những ngày đầu năm gọi là Ăn Tết, để Tạ ơn Trời đất lúc Giao thừa là giờ bước sang Năm Mới. Rồi là lễ cúng Tổ Tiên, Ông Bà, Cha mẹ, đi hái lộc, xuất hành đầu năm. Trên bàn thờ Gia Tiên có bánh dầy, bánh chưng, bánh tét, hoa trái… rồi cúng vái với nhang hương, toả khói nghi ngút.

4- Ăn ba ngày Tết: Người ta thường nói: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Nhưng phải Sống như thế nào mới là quan trọng: “Ăn cho ra người” là ăn cho có ý nghĩa, biết ngon, biết dở. Nhất là không nên say sưa, bài bạc, tán gia bại sản, thì mất hết ý nghiã của Ngày Tết. Con người cần biết Sống mà cũng cần biết ăn: “Biết ăn biết nói”. Như vậy ăn nói trong cuộc sống rất cần liên kết với nhau.

5- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người Việt nam ta mỗi khi khi ăn uống thường nhớ đến Trời, nhờ Trời ban cho mưa gió thuận hoà, được mùa, lúa gạo đầy bồ, gia đình mạnh khỏe an vui. Sau đó nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã dầy công chăm sóc, dưỡng dục để có ngày hôm nay, trong cái Têt xum vầy gia tộc.

Tóm lại, truyền thống Ăn Tết của người Việt nam ta dù ở hải ngoại hay quê nhà, nhưng vẫn giữ được nếp sống văn hoá từ ngàn xưa ! Tuy nhiên, không nên kéo dài việc ăn uống, bày ra cờ bạc, xô bồ, mê tín dị đoan, tư đổ tường thì sẽ làm mất sự xum họp, trở về với gia đình, với văn hoá, và hoà đồng với Đất Trời.

Những câu Ca dao Việt nam hay:

Trời cao lồng lộng, đất rộng thênh thênh,

Đi ra bỏ mẹ sao đành,

Công ơn cha mẹ sinh thành ra con.

Trời cao cày cấy đầy đồng,

Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê.

Một mai gặt lúa đem về,

Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung.

Trời mưa cho ướt lá dừa,

Cho tươi liếp cải cho vừa lòng em.

Cho em hái đọt rau dền,

Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già.

Trời mưa thì mặc trời mưa,

Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.

Chồng tôi đi chơi đã có nón đội,

Chồng tôi đi hội đã có dù che.

Tiền buôn tiền bán thì để trong nhà,

Tiền cờ tiền bạc thì ra ngoài đường.

Tiền của là chúa trên đời,

Người ta là khách vãng lai một thì.

Tiền buộc dải yếm bo bo,

Đưa cho thầy bói thêm lo vào mình.

Tiền tài nay đổi mai dời,

Ngãi nhân gìn giữ trọn đời với nhau.

Tiền tài như phấn thổ,

Nghĩa trọng tợ thiên kim.

Con le le mấy thuở chết chìm,

Người tình bạc nghiã kiếm tìm làm chi ?

Phó tế: Nguyễn văn Định
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kính Thưa Tổng Thống
Vũ Văn An
01:30 20/01/2009
Kính thưa Tổng Thống

Một nhóm cộng tác viên của tờ Báo Công Giáo America gửi tới ông Barack Obama những bức thư sau đây, trước khi Ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009.

1. Tác phúc

Tại Kenya, mảnh đất của tổ tiên Ông, chúng tôi coi Ông thực sự là người con của Phi Châu. Tên Ông, Baraka, có nghĩa là tác phúc. Ông đảm nhiệm vai trò lãnh đạo Nước Mỹ vào lúc nhân dân Mỹ đang than van vì những khốn đốn của nền kinh tế suy thoái. Một người có nhà đang gặp hỏa hoạn chắc chẳng quan tâm bao nhiêu tới con bò đang hấp hối của người hàng xóm. Một cách dễ hiểu, Ông sẽ phải tập chú mọi năng lực của Ông để dập tắt ngọn hỏa hào của nền suy thoái kinh tế đang đe dọa nhân dân Mỹ ấy. Điều này nghe ra có vẻ gia đình trị (nepotistic), nhưng ở Phi Châu, chúng tôi hay nói: người có thân nhân ngồi trên đỉnh cây soài luôn được ăn những trái soài chín và thơm tho. Phi Châu chờ mong nhiều ơn phúc từ Ông, với tư cách thân nhân của chúng tôi, trong chức vụ cao sang làm tổng thống. Vâng, Ông có thể tác phúc cho Phi Châu bằng cách lãnh đạo cộng đồng thế giới để đem hòa bình lại cho Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Somalia và Darfur; đem ổn định chính trị lại cho Zimbabwe và phát triển kinh tế trong mậu dịch và viện trợ cho Phi Châu.

Đã quá lâu rồi chúng tôi hằng nghe các nhà lãnh đạo thế giới nói những mỹ từ cao thượng, trong đó có vị tiền nhiệm của Ông, cho rằng Phi Châu quan trọng, một thứ mỹ từ ít khi diễn dịch thành thực tế. Ông đang đứng trên mũi giao điểm giữa thất vọng và hy vọng đối với Nước Mỹ. Ông từng nói hy vọng đã tới với Hoa Kỳ. Phi Châu cũng khẩn nài thay đổi, và Ông có thể đem điều ấy lại cho lục địa chúng tôi. Quyền lực ông đang nắm trong tay là để đốt lên niềm hy vọng, tạo ra cơ hội và sản sinh ra thay đổi tại Mỹ và trên thế giới. Vì bất kể quyền lực của họ ra sao, một người không thể chỉ biết làm mưa rơi trên đất trại của mình mà thôi. Thưa Ông Baraka, xin Chúa chúc lành cho Ông!

Agbonkhianmeghe E. Orobator, S.J., là giảng viên Thần Học tại Trường Thần Học thuộc Học Viện Dòng Tên Hekima ở Nairobi, Kenya, và là bề trên cộng đoàn Dòng Tên tại đó.

2. Giáo Sư Trưởng

Ông qui tụ nội các và nhóm cố vấn giống như một đại học văn chương tuyển lựa các giảng viên mình. “Nhóm đua tranh” của ông, như người ta thường gọi, giúp ông thành giáo sư trưởng, có nhiệm vụ chào đón tư tưởng mới phát khởi từ man vàn kinh nghiệm chính trị khác nhau. Điều ấy không hẳn là chuyện tình cờ. Vì Ông từng tham dự các định chế được nhiều người ngưỡng vọng của ngành giáo dục đại học và từng là một giáo sư luật. Giờ đây, Ông đã lãnh nhận được một mẩu mực được các đại học Mỹ gợi hứng và mang nó áp dụng vào nhiệm kỳ tổng thống non trẻ của Ông, ít nhất cũng một phần để dấy lên một thứ tranh luận và một thứ tầm nhìn có thể kích thích được suy tư cách mạng. Nhiều lần ông từng cho rằng nếu không nhờ nền giáo dục của mình, Ông sẽ không có được một ngày như bây giờ. Bất hạnh thay, phí tổn của nền giáo dục cao đẳng hiện đang gia tăng quá mức khiến các gia đình trung lưu và hạ lưu không thể cáng đáng nổi.Theo một phúc trình lưỡng niên của Trung Tâm Quốc Gia về Chính Sách Công và Giáo Dục Cao Đẳng, “học phí cao đẳng tiếp tục bỏ xa lợi tức gia đình và giá cả các nhu yếu phẩm, như chăm sóc y tế, thực phẩm và nhà ở…Bất kể nguyên nhân của việc gia tăng học phí này ra sao, việc tiếp tục chiều hướng này trong một phần tư cuối cùng của thế kỷ vừa qua cũng đã làm phần lớn các gia đình không tài nào với tới nền giáo dục cao đẳng kia và làm cho gánh nặng của những người đã ghi danh trở thành không chịu nổi.

Sẽ không có “tại ngoại hầu tra” cho các gia đình hiện đang nợ như chúa chổm vì phải trả tiền cho giáo dục, nhưng vì nền kinh tế Ông thừa hưởng cần có thời giờ mới hoàn hồn trở lại, nên tình thế trên chắc chắn được dự phóng là sẽ còn tiếp tục. Trong khi nước Mỹ đang cà nhắc, thì nhiệm vụ của mọi cấp chính quyền là không được đánh mất tầm nhìn về tương lai. Không thể đơn thuần để giáo dục lơ lửng ở đó trong khi đi tìm giải pháp cho các nhà ngân hàng sạt nghiệp hay các công ty xe hơi vỡ nợ.

Kính thưa Tổng Thống Obama, các cơ hội Ông có để thăng tiến nền giáo dục của chính Ông vẫn còn ảnh hưởng đối với Ông bây giờ, nhưng nếu không quan tâm thích hợp để hạ thấp phí tổn một văn bằng đại học xuống, thì các kinh nghiệm kia sẽ vô dụng đối với mọi phân bộ Nước Mỹ. Chúc Ông may mắn!

Matthew P. Moll, tốt nghiệp Đại Học Marquette năm 2003, hiện phục vụ tại Đoàn Thiện Nguyện Dòng Tên và đang theo học ngành truyền thông mới tại Trường Cao Học Về Báo Chí của Đại Học Columbia.

3. Một Nghị Trình Tham Vọng

Tôi chưa có được hy vọng gì cao xa hay một kỳ vọng lớn lao gì đối với bất cứ tổng thống nào kể từ John F. Kennedy. Ông cũng thông minh, ăn nói hoạt bát và có khả năng như ông ta. Xem ra Ông đáng ưa một cách tuyệt vời và thực sự lịch thiệp. Lời kêu gọi của Ông về một thời đại lưỡng đảng tính quả là đáng khâm phục.

Ông đã đưa ra một nghị trình đầy tham vọng, trong đó có việc cứu vãn nền kinh tế, tháo gỡ ngẫu tượng thuyết của thị trường tự do từng đưa lại việc phá bỏ luật lệ đầy tai hại, đảo ngược lại chủ nghĩa đơn phương đầy ngạo mạn và tự hủy trong lãnh vực điều khiển chính sách ngoại giao, sửa chữa lại sự lãng quên trong nhiều thập kỷ qua đối với các hạ tầng cơ sở, thiết định ra việc bảo vệ môi sinh một cách lành mạnh và lâu dài và thực hiện cho bằng được việc chăm sóc y tế phổ quát.

Nhưng xin Ông đừng lầm lẫn. Các tổng thống vĩ đại phải đương đầu với nhiều kẻ thù hùng mạnh cũng như phải vật lộn với nhiều cuộc khủng hoảng lớn. Lincoln thì có những ‘anh Đầu Đồng’ (Copperheads). Franklin D. Roosevelt thì gặp những anh ‘bảo hoàng kinh tế’. Ông cũng sẽ có những ‘anh chàng’ riêng như thế. Sớm hay muộn, giống như ngày tiếp đêm, những anh cứng đầu (diehards) sẽ nổi lên làm thất vọng bất cứ diễn trình thay đổi có nghĩa nào.

Ông phải kiên quyết. Phải cứng rắn. Giữ vững lấy niềm tin. Thị trường được tạo ra vì con người, không phải ngược lại. Buôn bán tự do chỉ là một hướng dẫn, không phải là một vị thần. Thế giới luôn liên lập lúc này và mãi mãi. Không một đất nước hay một xã hội nào có thể đi đứng một mình. Môi trường là tổ ấm của ta; không thể mang nó đi bán. Người nghèo luôn ở với ta; và cũng như mọi thời, người nghèo nhất, dễ bị thương tổn nhất luôn cần đến sự giúp đỡ của ta.

Thưa Ông Tổng Thống, không ma mãnh với bất cứ ai, nhưng cương quyết làm điều đúng, xin Ông hãy nhớ cho rằng ông không thể làm mọi người thành bạn hữu. Đảng phái tính là điều không mấy hài lòng. Nhưng có lúc, nó rất cần thiết. Đôi khi, mức thành công của một tổng thống được đo bằng tính dữ dội nơi những kẻ thù ông ta tạo ra.

Peter Quinn, một tiểu thuyết và bình luận gia, từng viết diễn văn cho hai thống đốc New York. Cuốn sách mới đây nhất của ông tựa là “Kiếm tìm Jimmy: Đi Tìm Nước Mỹ Ái Nhĩ Lan” (Looking for Jimmy: In Search of Irish America [Overlook Press, 2007]).

4. Chân lý từ đất ngoi lên

Trong Thánh Kinh, có một Thánh Vịnh hát rằng: “chân lý ngoi lên từ đất”. Đất là nơi những con người tầm thường sinh sống, những con người Ông thường ngỏ lời nhiều lần hơn cả trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Nhưng thưa Ông Tổng Thống, tôi muốn ông dõi mắt và dõi tim tới các anh chị em của chúng ta đang sống dưới mặt đất, những người bị coi là không thể cứu vãn được nữa đến độ bị kết án phải chết.

Trong hai mươi năm qua, tôi từng tháp tùng những người bị kết án tử hình và ở đấy với họ cho đến tận cùng để họ thấy vẫn còn một ai đó biết tôn trọng phẩm giá của họ. Tôi đã thấy tận mắt cảnh nhà nước sát hại, tận mắt thấy cảnh hấp hối, tra tấn những hữu thể nhân bản đang dự ứng trước cái chết, cố gắng củng cố lòng can đảm trên đường tiến tới phòng sát hại. Họ nài nỉ với tôi: “Xin dì cầu xin Chúa giữ vững đôi chân con”.

Thưa Ông Tổng Thống, có thể nào chúng ta, trong tư cách một quốc gia, bối rối về phương diện luân lý đối với việc đồng ý tra tấn những người bị tình nghi là khủng bố tại Guantánamo vì chính chúng ta vốn đã thực hành việc tra tấn ấy trong các phòng tử thần khắp trên lãnh thổ? Ở đấy, đàn ông và đàn bà, bị cột cả tay chân, bị buộc nằm xuống những cái cáng có bánh xe (gurneys) và bị giết chết, đôi khi trước sự chứng kiến của thân nhân, của chính người mẹ âm thầm làm chứng cho cái chết của họ.

Thưa Tổng Thống Obama, ông đã đem niềm hy vọng đến cho một tân Mỹ Quốc. Xin Ông hãy cùng tôi hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa, không những chúng ta đóng cửa

Guantánamo, mà cả các phòng tử thần của chính chúng ta nữa. Chỉ lúc ấy, ta mới ngẩng cao đầu bên cạnh đại đa số các quốc gia khắp địa cầu từng ủng hộ nhân quyền bằng cách không giết hại các công dân của mình. Tôi cầu xin, tôi làm việc cho một tân Mỹ Quốc ấy.

Helen Prejean, C.S.J, tác giả “Người Chết Bước Đi” và “Cái Chết Của Người Vô Tội”

6. Thung Lũng Bán Dẫn

Dù chỉ nói cho chính mình, tôi có cái may mắn đuợc tham dự vào hiện tượng ngoại thường là Thung Lũng Bán Dẫn (Silicon Valley), một điển hình văn hóa và kinh doanh mà tôi dám biện luận là một nguồn phát sinh ra của cải và phát triển kinh tế đáng kể, không phải chỉ cho xứ sở ta mà cho cả thế giới nữa. Ta chưa bao giờ thấy được một tiến bộ vô tiền khoáng hậu như thế trong lãnh vực kỹ thuật tin học, chăm sóc sức khỏe và việc ra đời của kỹ thuật trong sạch (clean technologies). Bởi thế, thưa Ông Obama, xin Ông

* Hãy cổ vũ tinh thần doanh nghiệp, mạo hiểm và canh tân bằng lời lẽ, bằng luật lệ và qui định. Hãy cho phép thất bại. Đừng coi thất bại kinh doanh là bất hợp pháp.

* Đừng vươn tay quá xa với những “điều chỉnh” về qui định và luật lệ đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Dù nhiều đề nghị có thể làm quần chúng hài lòng, nhưng xin Ông hãy quan tâm tới tác động của chúng đối với những nhà kinh doanh tương lai và việc tạo vốn họ cần có để theo đuổi các giấc mơ của họ. Hãy xem sét cái tai hại tinh thần người ta từng tạo ra với những ý niệm nhiều thiện ý để làm dịu các cú sốc. Ông hãy giúp xây dựng lại một môi trường để những đóng góp khởi đầu của công chúng có thể thực hiện được và những công ty công có sức hiện hữu được.

* Căn cứ vào những can thiệp kinh tế gần đây, xin Ông hãy đẩy lui các áp lực không thể tránh được nhằm chính trị hóa các đầu tư mới của chính phủ vào các công ty tư. Chúng ta không cần các Fannie Maes và các Freddie Macs mới. Ngay sau khi các mục tiêu ổn định của chúng ta đã đạt được, xin Ông hãy bán lại các việc làm ăn đó cho khu vực tư.

* Xin Ông hãy đặt nền giáo dục khoa học và kỹ thuật thành ưu tiên quốc gia. Hãy thách thức sự đối kháng chống thay đổi trong nền bàn giấy giáo dục đã khô cứng của ta. Hãy sử dụng khả năng thông đạt của Ông mà nối kết với giới trẻ giúp họ hiểu khoa học và kỹ thuật là những nghề thú vị (cool) và cao thượng có thể biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn. Hãy khuyến khích việc di dân, nhất là với giới khoa học và kỹ sư.

* Mặc dù các phúc lợi của tự do giao thương rất có thể chưa được phân phối cách hoàn hảo, Ông vẫn nên biết rằng các phúc lợi đối với đất nước chúng ta và các đối tác giao thương hết sức đáng kể. Đừng chạy theo thị hiếu sợ sệt giao thương tự do vì các lợi ích chính trị ngắn hạn.

* Sau cùng, đừng rù quyến Thung Lũng Bán Dẫn bằng thuốc phiện trợ giá, bảo hộ và cứu thoát tài chánh, biến chúng ta thành nguyên tuyền một con heo khác tại cái máng của chính phủ liên bang. Ước chi chúng ta có cái can đảm và sự trung thực trí thức cưỡng lại được các cơn cám dỗ này.

Bob Finocchio Jr. là một giám đốc xí nghiệp, và là một giáo sư và cố vấn bán thời gian.

7. Phẩm giá con người nhân bản

Trước hết và đầu hết, tôi xin gợi ý điều này: Ông nên tìm cách giúp Ông luôn tập trung và nắm vững địa sở, để có thể thoả mãn các đòi hỏi mới của cuộc sống hàng ngày và phúc lợi của gia đình ông. Tôi xin gợi ý điều nữa: việc làm trong tư cách tổng thống Hiệp Chúng Quốc của ông nên tập chú vào việc vun sới ích chung và thăng tiến phẩm giá của mọi con người nhân bản, vì cả gia đình các dân tộc lẫn cộng đồng quốc gia chúng ta. Tái lập các mối liên hệ quốc tế tốt dựa trên việc tôn trọng lẫn nhau và coi nhau bình đẳng là điều cần thiết trong việc tạo nên hoà bình và công lý chân thực. Vì Ông nhậm chức vào một thời buổi khó khăn trên bình diện hoàn cầu và quốc gia, nên tôi đề nghị Ông nên tập chú vào các vấn đề có liên hệ tới phẩm giá con người nhân bản, và đặt thành ưu tiên việc giải quyết các cuộc chiến tại Trung Đông và các nơi khác trên thế giới hiện đang xé nát gia đình thế giới của chúng ta.

Cũng có những lo lắng liên hệ khác đang cướp mất phẩm giá con người ta, như khủng hoảng thực phẩm, buôn bán người và diệt chủng. Trên bình diện quốc gia, ông nên đặt ưu tiên tái lập các hệ thống có ảnh hưởng tới những người dễ bị thương tổn nhất trong chúng ta: giáo dục, chăm sóc y tế, di dân, nhà ở và công ăn việc làm. Tôi cũng xin khuyến khích Ông nên xem sét lại việc ký ban hành Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FOCA=Freedom of Coice Act) vì các hậu quả hết sức sâu xa và đầy tác hại do việc thi hành nó mang lại cho rất nhiều người.

Đức Cha Gabino Zavala là giám mục phụ tá đảm trách vùng San Gabriel, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles.

8. Hàn gắn các vết thương

Hàn gắn các vết thương chia rẽ là một phần quan trọng trong sứ điệp tranh cử của Ông, và tôi hy vọng trách vụ này sẽ vẫn ở hàng đầu trên nghị trình tổng thống của Ông. Chúng ta đang rất cần một tầm nhìn có chiều cao, chiều sâu và chiều rộng trong đó ta có thể nhận ra nhân tính chung của chúng ta và nhờ thế có thể vượt quá các chia rẽ đủ loại để chăm sóc cho nhau như anh chị em một nhà.

Hiển nhiên, một trong các vết thương đang mưng mủ là bất đồng ý kiến về luật lệ và chính sách phá thai. Liệu có hy vọng gì hàn gắn được vết thương này hay không? Công khai nhìn nhận rằng phá thai không phải là một chiến thắng đối với bất cứ ai, tỏ cho người khác thấy quan điểm của mình biết coi các cố gắng nhằm giảm bớt con số phá thai là phù hợp với mục tiêu công bằng xã hội một cách sâu sắc, và trong các nghị trình chính sách quốc nội và quốc tế cho người khác thấy cam kết tạo nên một xã hội trong đó phá thai trở nên chuyện họa hiếm, tất cả đều là những bước đi theo chiều hướng hàn gắn này. Các cố gắng ấy cũng có thể giúp tạo ra sắc thái cho cuộc đàm luận lành mạnh có tính lưỡng đảng trên phạm vi toàn quốc về việc làm thế nào loại bỏ được mọi hình thức tàn bạo (brutality), trong đó có tra tấn và án tử hình, và đáp ứng được nhu cầu của mọi người nghèo và những người dễ bị thương tổn nhất trong các cộng đồng của chúng ta và trên khắp thế giới.

Trong mọi điều Ông làm, xin Ông giúp tất cả chúng ta biết ra khỏi các hạn chế hẹp hòi và cứng ngắc của cái giọng cá nhân chủ nghĩa mà hướng về một cái nhìn có thể gây hứng cho cảm thức liên đới thực sự và các hy sinh do điều đó mang lại. Chính tại đó, chúng ta tìm ra bản sắc, phẩm giá và tương lai của chúng ta trong tư cách một dân tộc và những đóng góp tích cực mà chúng ta có thể thực hiện cho thế giới, mỗi ngày một liên lập hơn của chúng ta.

Amy Uelmen là giám đốc Viện Công Tác Tôn Giáo, Luật Pháp và Luật Gia của Trường Luật thuộc Đại Học Fordham ở New York.

Và sau đây là ít lời nhắn gửi Ông Obama, vào một ngày trước khi Ông nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ:

1. Tăng thuế

Tôi đề nghị Tổng Thống Obama rút lại lời cam kết giảm thuế và thay thế vào đó hãy thuyết phục Quốc Hội tăng thuế thì đúng hơn. Giữa buổi đang có những cuộc chiến tranh tại Irak và Afghanistan, rất nhiều nhu cầu thuộc hạ tầng cơ sở, chăm sóc y tế phổ quát và chi phí cứu nợ kinh tế, (thiển nghĩ) chính phủ cần nhiều tiền hơn mới đúng.

Giai cấp trung lưu Mỹ, tức gia cấp được nhắm là sẽ hưởng được việc giảm thuế này, không hề đau đớn gì về nạn thiếu thốn trầm trọng các mặt hàng tiêu dùng. Họ có thể nhận được các mặt hàng ấy bằng cách bước vào con đường nợ nần đầy hoa lá của thẻ tín dụng, của tiền vay mua nhà và của cảnh không một đồng xu tiết kiệm. Giai cấp ấy dễ dàng bị quyến rũ bởi cái nền văn hóa tiêu dùng hết sức chết người, ngày càng tiêu dùng hơn bất cứ thứ gì hợp với khoái tưởng (fancy) của họ.

Giờ đây, giai cấp trung lưu ấy đang cần chính phủ giúp đỡ trong việc tạo thêm việc làm và giúp người ta thoát được phần nào cảnh nợ nần của họ, dù nợ nần ấy đã điên dại do chính họ tạo ra; nhưng giảm thuế chẳng giúp họ được bao nhiêu. Một “gói” kích thích của chính phủ nhằm về hướng các nhu cầu hạ tầng và cải tiến giáo dục, về lâu về dài, sẽ mang lại lợi ích cho giai cấp trung lưu nhiều hơn nhiều. Chắc chắn gói ấy cũng sẽ giúp ta đặt định được một chương trình chăm sóc y tế phổ quát với một ngân sách gia tăng.

Chính Đảng Dân Chủ cũng từng bị rù quyến bởi Đảng Cộng Hòa, cái thứ ý thức hệ do phe bảo thủ giật dây ấy, một thứ ý thức hệ chỉ muốn bỏ nhiều tiền hơn vào túi tư nhân. Chúng ta từng ở đấy, đủ rồi. Nếu cần một thứ thay đổi nào đó, thì bác bỏ cái ý thức hệ kia phải để lên đầu danh sách. Tăng thuế sẽ là một khởi đầu tốt.

Daniel Callahan là một học giả nghiên cứu kỳ cựu và là chủ tịch hưu trí của Trung Tâm Hastings.

2. Người Ả Rập cũng mong thay đổi

Thế giới Ả Rập cử hành cuộc chiến thắng của Barack Obama vì nhiều người hiểu rõ ý nghĩa lịch sử của việc một người Mỹ gốc Phi Châu trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Căn cứ vào những tai hại do các chính sách của Bush trong tám năm qua mang lại, người Ả Rập cũng mong chờ có “thay đổi để chúng tôi sống được”. Mới từ vùng đó trở về, tôi biết rằng các hoài mong đặt nơi chính phủ Obama chắc chắn sẽ khó lòng thoả mãn được. Điều ấy có thể nguy hiểm vì ngay một thất vọng nhỏ cũng có thể đem đến một xoay chiều tính khí tiêu cực đủ gây khốn đốn cho Hoa Kỳ và lên gân cốt cho những người cực đoan.

Vì việc giải quyết các vấn đề lớn, như thiết lập Nhà Nước Palestine hay chấm dứt việc chiếm đóng Irak, sẽ không xẩy ra nhanh chóng, nên Tổng Thống Obama phải tìm các biện pháp sớm sủa, đúng kích thước, để duy trì mối hy vọng rằng ông sẽ mở ra một trang sử mới cho mối liên hệ Mỹ - Ả Rập, giúp ông có thì giờ mà giải quyết các quan tâm căn bản hơn. Bài diễn văn mà ông hứa sẽ ngỏ với Thế Giới Ả Rập nội trong 100 ngày đầu nhậm chức chắc chắn là khởi đầu tốt. Cử nhiệm những người Mỹ gốc Ả Rập vào các vai trò có ý nghĩa trong nhóm tạo hòa bình cho Trung Đông của ông cũng sẽ gửi được cho người Ả Rập một tín hiệu sớm suả và quan trọng về sự cân bằng. Không nên coi lời cam kết của Obama trong cố gắng mở đối thoại với Iran và Syria như là một cam kết gây thiệt hại tới các đồng minh Ả Rập trong tình bạn cố hữu với Hoa Kỳ. Cuộc gặp mặt sớm sủa với các nhà lãnh đạo các Nước Vùng Vịnh Ba Tư như Ai Cập, Gióc Đăng, Li Băng và Nhà Cầm Quyền Palestine sẽ làm mọi người hiều rõ: cuộc đối thoại của Mỹ với Iran và Syria sẽ chỉ được thực hiện với và trong sự hỗ trợ của các người bạn này. Sau cùng, vì người ta sẽ hết sức chú ý tới mọi lời Tổng Thống Obama sẽ nói về cuộc tranh chấp Ả Rập và Do Thái, nên ông phải cân bằng và gây được tin tưởng. Nếu người Palestine sắp sửa được yêu cầu phải chờ đợi thêm một lần nữa, thì tổng thống Hoa Kỳ không nên bị coi như đã “cho hết kho hàng” (giving away the store) hay để mặc Do Thái tiếp tục nhận được mọi điều họ muốn trong khi người Palestine đau khổ dưới sự chiếm đóng hà khắc.

James J. Zogby là chủ tịch và sáng lập viên của Viện Mỹ Ả Rập tại Washington, D.C.

3. Những ruộng đồng và con đường bụi bặm

Lúc Barack Obama tiến lên tuyên thệ nhậm chức cũng sẽ là lúc ông ta tiến cái bước kế tiếp trong cuộc hành trình qua ruộng đồng Java và qua những con đường bụi bặm của Kenya, mà nhận ra mình và khẳng định bản sắc mình như một nhà lãnh đạo có tính bao hàm. Vào đêm thắng cử, ông ta đứng tại Công Viên Grant ở Chicago mà tuyên bố với thế giới rằng: “Nếu có ai ở ngoài kia còn hoài nghi rằng nước Mỹ chưa chắc đã là nơi mà mọi sự đều có thể, thì đêm nay là câu trả lời cho bạn”. Tại Lễ Nhậm Chức, ông sẽ nhìn xuống tận “The Mall” mà biết rằng ở đầu mút đàng kia, một người Mỹ gốc Phi Châu cũng từng đứng đó năm 1963 mà tuyên bố là “tôi có một giấc mơ”. Trong khi cam kết chương trình chăm sóc y tế phổ quát và quản trị tốt nền kinh tế trong nước, ông sẽ có cơ hội cam kết việc nước ông yểm trợ bất cứ ai làm việc cho hòa bình và thịnh vượng tại mọi ruộng đồng lầy lội và trên mọi nẻo đường bụi bặm, nơi mà sự thịnh vượng nhân bản vẫn còn là một giấc mơ. Sự thịnh vượng và quyền lực của nước ông sẽ sinh hoa trái nhiều hơn về phương diện quốc tế nếu ông chịu làm việc một cách bao hàm (inclusively) với các chính phủ khác, trong khi luôn trọng kính nền văn hóa của nông dân trồng lúa Java và nhìn nhận khát vọng của nhà buôn Kenya.

Đã qua rồi cái ngày Nước Mỹ có thể đi đứng một mình hay với “các đồng minh thuận ý”, mặc tình tái tạo cái cảnh sắc hoàn cầu. Đồng lúa lầy lội và những con đường bụi bặm sẽ an toàn hơn và có nhiều năng xuất hơn nếu Tổng Thống Obama khơi lên một lần nữa giấc mơ về một diễn trính thích hợp của những nghị hội quốc tế và việc bảo vệ bằng nhau dành cho nhân dân thuộc mọi chủng tộc, bất chấp quốc tịch nào. Thay đổi sẽ không dễ dàng; nhưng cùng với nhau, như một đồng thanh, “đúng, chúng ta có thể làm được”

Frank Brennan, S.J., là giáo sư luật tại Đại Học Công Giáo Úc Châu.
 
Đức Thánh Cha nói: không có nơi nào bằng gia đình
Bùi Hữu Thư
04:25 20/01/2009

Đức Thánh Cha nói: không có nơi nào bằng gia đình



Ghi nhận vai trò giáo dục của gia đình không thể thay thế

VATICAN ngày 19 tháng 1, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói không có đâu bằng gia đình, nơi con người học hỏi các bài tập cho đời sống như hòa bình, làm việc, sự hòa điệu và tôn kính.

Đức Thánh Cha khẳng định điều này vào ngày Chúa Nhật khi ngài giảng qua hệ thống vô tuyến truyền hình cho đám đông tụ tập tại Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe tại Mexico City. Đám người này vừa tham dự Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ 6, khởi sự vào ngày Thứ Tư tuần qua tại thủ đô Mễ Tây Cơ.

Đức Thánh Cha cử đại diện là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tới tham dự đại hội này; và chủ tế Thánh Lễ bế mạc.

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với đám đông là ngài đã tham dự tích cực vào Đại Hội Gia Đình, đặc biệt là qua kinh nguyện, nhưng còn qua các chuẩn bị để hướng dẫn đại hội và tiếp nối sau đó.

Trong bài giảng hôm Chúa Nhật, ngài khuyến khích các gia đình phải gần gũi Chúa trong cầu nguyện.

Đức Thánh Cha nói, "Đẹp đẽ biết bao khi mọi người quy tụ như một gia đình để cho Thiên Chúa nói với các thành viên qua Lời Chúa hằng sống và hữu hiệu. Trong kinh nguyện, nhất là khi đọc Kinh Mân Côi, như đã làm ngày hôm qua, gia đình chiêm niệm mầu nhiệm đời sống Chúa Giêsu, nội tâm hóa các giá trị đang chiêm niệm và cảm thấy cần nhập thể chúng trong đời sống của họ."

Đức Thánh Cha gọi gia đình là "nền tảng không thể thay thế của xã hội và con người, cũng như là những gì tốt lành nhất cho con trẻ, xứng đáng được đưa vào đời sống như hoa trái của tình yêu, của sự tận hiến hoàn toàn và quảng đại của cha mẹ."

Giáo Huấn của Chúa Giêsu

Ngài nói chính Chúa Giêsu đã mạc khải tầm quan trọng của gia đình, khi "vâng phục Đức Mẹ Đồng Trinh và Thánh Giuse."

Đức Thánh Cha tiếp, "Gia Đình là nơi chính yếu cho việc giáo dục con người [...] là trường dậy các giá trị chân chính và bất biến của con người. Không có ai tự cho mình đời sống. Chúng ta đã nhận được đời sống từ người khác, đời sống này được phát triển và trưởng thành với các chân lý và giá trị chúng ta học hỏi được qua mối tương quan và sự hiệp thông với người khác. Theo ý nghiã này, gia đình xây dựng trên hôn nhân bất khả giải trừ giữa một người nam và một người nữ, thể hiện chiều kích tương quan, hiếu thảo và cộng đồng, và là môi trường con người có thể được sinh ra có phẩm giá, tăng trưởng và phát triển một cách trọn vẹn."

Đức Giám Mục Thành Rôma nói rằng trách vụ giáo dục của gia đình ngày nay gặp khó khăn vì "quan điểm sai lầm" về tự do, đã đề cao các ước muốn và khuynh hướng bốc đồng" đến độ khiến cho con người bị giam giữ trong nhà tù của cái "Tôi" của họ.

Ngài nói, "Tự do đích thực con người có là nhờ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, và vì thế phải hành xử có trách nhiệm, luôn luôn lựa chọn điều lành chân chính để trở nên tình yêu và sự tự hiến."

Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích, chính nơi đây gia đình phải đóng một vài trò to lớn.

Ngài nói, "Vì thế, đặc tính của sự thân mật và tình yêu của một cộng đồng gia đình rất cần thiết. Chính trong mái ấm gia đình, con người mới được học hỏi để thực sự biết sống, biết tôn trọng đời sống và sức khỏe, tự do và hòa bình, công chính và chân lý, công việc, sự hòa điệu và tôn kính."
 
ĐGH: Hãy vận động cho cuộc chung sống hòa bình với người di dân
Phụng Nghi
21:17 20/01/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Nhận thấy rằng người di cư và tị nạn thường phải sống trong những hoàn cảnh đau thương và khó khăn, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã thúc giục các tín hữu Kitô giáo hoạt động để có thể cùng chung sống hòa bình với người dân thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác biệt.

Đức giáo hoàng phát biểu điều đó hôm nay nhân ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn, trước lúc đọc kinh Truyền tin với các tín hữu tụ tập tại Công trường Thánh Phêrô. Chủ đề của ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn là “Thánh Phaolô, Người Di dân và Tông đô Dân ngoại.”

Đức giáo hoàng nói: “Saulô (ngài dùng tên Do thái của Thánh Phaolô) được sinh ra trong một gia đình di dân tại Tarsus, một thành phố quan trọng tại Cilicia, và trưởng thành dưới ảnh hưởng của ba nền văn hóa – Do thái, Hy lạp và La mã – và mang một tâm thức rộng rãi về thế giới.

“Khi từ một kẻ bách hại các Kitô hữu trở lại thành vị tông đồ của Phúc âm, Phaolô đã trở thành “người sứ giả” của Đấng Kitô Phục sinh, làm cho Ngài được mọi người biết tới, với niềm xác tín rằng trong Ngài mọi dân tộc được kêu gọi làm thành một đại gia đình gồm những người con cái Chúa.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó cũng là sứ vụ của Giáo hội, hơn lúc nào hết trong thời kỳ toàn cầu hóa này. Là những người Kitô hữu, chúng ta không thể không cảm nghiệm được nhu cầu trao chuyển sứ điệp yêu thương của Chúa Giêsu, đặc biệt là cho những ai chưa biết Ngài hoặc những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau đớn.

“Hôm nay, trong tâm tưởng, tôi đặc biệt lưu tâm đến những người di dân. Thực tại của họ quả thật khác biệt: Trong một số trường hợp, cảm tạ ơn Chúa, thực tại đó thật an bình và họ được hội nhập một cách tốt đẹp; nhưng bất hạnh thay, có những trường hợp khác, lại thật đau đớn, khó khăn và đôi lúc đầy bi thương nữa.”

Nơi gặp gỡ các nền văn minh

“Tôi muốn đoan chắc rằng cộng đồng Kitô giáo hãy chú tâm đến từng người, từng gia đình, và xin Thánh Phaolô sức mạnh để canh tân lòng nhiệt thành phục vụ trên khắp mọi miền thế giới, hầu cho những người thuộc các chủng tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo khác nhau có thể chung sống hòa bình với nhau.

Mỗi người, “tuỳ theo ơn gọi của mình và nơi chỗ mình sinh sống và làm việc, được kêu gọi làm nhân chứng cho Tin Mừng, mang mối quan tâm rộng lớn đến những anh chị em từ những quốc gia khác vì nhiều lý do đã đến sống giữa chúng ta.”

Ngài sau đó gọi “hiện tượng di dân” là một cơ hội nơi các nền văn minh gặp gỡ.”

“Chúng ta hãy cầu nguyện và hành động để điều đó xẩy ra theo đường hướng an hòa và xây dựng, trong niềm tôn trọng và đối thoại, tránh mọi cám dỗ xung đột và lạm dụng.”

Hướng sự chú tâm tới những người thủy thủ và ngư dân, Đức thánh cha bày tỏ mối quan ngại về những “mối băn khoăn lớn lao” của họ.

“Ngoài những khó khăn thông thường, họ còn phải chịu những sự hạn chế trong việc đưa các vị tuyên úy lên tầu thuyền, cũng như những mối hiểm nguy của nạn hải tặc và những thiệt hại gây ra bởi hành động đánh cá bất hợp pháp. Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi đối với họ và ước vọng rằng lòng độ lượng của họ trong công việc phục vụ ngoài khơi sẽ được đền bù bằng cách nhận được nhiều quan tâm hơn nữa.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Đà Nẵng mừng 46 năm ngày thành lập và Lễ giổ ĐC Phạm Ngọc Chi
Phạm cảnh Đáng
13:52 20/01/2009
ĐÀ NẴNG -. Hôm nay ngày 20-1-2009. lúc 10giờ sáng, Giáo phận Đà Nẵng đã cử hành Thánh lễ đồng tế, mừng 46 năm ngày thành lập Giáo Phận. ( 18.1.1963 – 18.1.2009),và cũng là dịp Giổ lần thứ 21 Cố ĐGM. Phêrô Maria Phạm ngọc Chi. ( 21.1.1988- 21.1.2009 ).Thánh lễ do ĐGM Giuse Châu ngọc Tri chủ lễ, có sự tham dự của ĐGM F.X Nguyễn Quang Sách ( nghỉ hưu),cùng Linh mục đoàn đồng tế.

Trước năm 1963, Đà Nẵng thuộc Giáo phận Qui Nhơn, nhưng vì số giáo hửu ngày càng tăng nhiều,để đáp ứng nhu cầu mục vụ, ngày 18.1.1963, ĐGH Gioan XXIII đã ban sắc chỉ thiết lập thêm Giáo phận Đà Nẵng, với phần đất được tách ra từ Giáo phận mẹ Qui Nhơn.; và bổ nhiệm ĐGM.Phêrô Maria Phạm ngọc Chi làm Giám Mục GP. Đà Nẵng.

Lễ tựu chức của ĐGM tiên khởi Phạm ngọc Chi được tổ chức rất long trọng vào ngày 1.5.1963 dưới quyền chủ lễ của Đức Khâm Sứ Toà Thánh Salvatore Asta. Ngày hôm đó, Giáo dân và các Hội đoàn đã lên tận phi trường Đà Nẵng để đón rước các Ngài. Đúng 17 giờ chiếc phi cơ chở phái đoàn từ Qui Nhơn đáp xuống phi trường ĐN giữa tiếng hoan hô vang dội. Phái đoàn rời máy bay gồm có: Đức Khâm sứ Toà Thánh Salvatore Asta, ĐGM Phạm ngọc Chi, ĐTGM Ngô đình Thục, ĐTGM Nguyễn văn Bình, ĐGM Piquet Lợi, ĐGM Lê hửu Từ, ĐGM Hoàng văn Đoàn, ĐGM Jacq, ĐGM Trần văn Thiện, Đức Ông Nitis..

Khi đoàn rước về đến Nhà thờ Chính toà, thì có hàng vạn giáo dân đã ứng chực chờ đón reo vang, chúc tụng Đấng Nhân Danh Chúa Mà Đến. Đúng 18 giờ Lễ nghi tuyên sắc và nhậm chức được diễn ra trang trọng. Sau khi tuyên đọc 2 sắc chỉ của Toà Thánh về việc thiết lập tân Giáo phận Đà Nẵng, và việc bổ nhiệm ĐGM Phêrô Maria làm Giám mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng, Đức Khâm sứ Toà Thánh hướng dẫn ĐGM Chi vào “ Ngôi Toà “. Sau khi nhậm chức ĐGM Chi đọc bài diễn từ khoảng 10 phút, trong đó Ngài nhấn mạnh rằng: ”Sở dĩ Đà Nẵng được thiết lập một Giáo khu riêng biệt, vì Đà Nẵng đã có một lịch sữ vẽ vang đối với Giáo Hội Việt Nam, và có một tuơng lai rất hứa hẹn “...

Giáo phận Đà Nẵng hiện nay gồm phần đất tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, với diện tích là 11.664 cây số vuông. Giáo dân Đà nẵng hiện nay là 65.507 người, với Hàng Giáo sĩ gồm có 2 ĐGM đang nghỉ hưu, 1 ĐGM đương chức,và 85 Linh muc.

Thánh lễ đồng tế: Cầu cho sự Hiệp Nhất" kết thúc vào lúc 11 giờ.
 
Giáo xứ Ba Đông-Xuân Lộc mừng Xuân Kỷ Sửu
Lê Kim
14:19 20/01/2009
BIÊN HÒA - Theo thông lệ hằng năm kể từ khi linh mục Đaminh Nguyễn Văn Tòng về coi sóc giáo xứ Ba Đông, hạt Hố Nai thuộc giáo phận Xuân Lộc cho đến nay là năm thứ 9, cứ mỗi độ xuân về tết đến là cha lại tổ chức ngày đưa ông Táo về trời. Khách mời là các linh mục thân quen, giáo dân trong xứ, các thân nhân, ân nhân khắp nơi về dự buổi tiễn đưa ông Táo bằng một bữa tiệc thân mật và một chương trình văn nghệ do giới trẻ trong giáo xứ cùng một vài ca sĩ, nghệ sĩ từ Sài Gòn về chung vui. Đặt biệt còn có một số “Bà Mẹ Công Giáo” của giáo phận Xuân Lộc tham dự vì linh mục Đaminh Nguyễn Văn Tòng còn là linh mục Đặc trách Giới Hiền Mẫu của giáo phận.

Xem hình ảnh mừng Tết

Mở màn chương trình văn nghệ là phần múa lân và Táo Quân đọc sớ với hai ông và một bà Táo rất dễ thương… trong khi văn nghệ thì các vị khách được thưởng thức một bữa tiệc rất ngon thực đơn gồm những món đặc sản thật hấp dẫn: thịt đà điểu xào lúc lắc, heo rừng hấp gừng, sò nướng, canh bánh đa riêu cua đồng và hạt điều lai rai…

Khuôn viên trước nhà thờ giáo xứ Ba Đông rất rộng rãi, thoáng mát, không gian thật yên bình và khí hậu của những ngày giáp Tết năm nay thật thích! Buổi sáng lành lạnh, chiều mát nhẹ nên mọi người hưởng được sự chăm sóc chu đáo của cha chánh xứ một cách trọn vẹn. Trước nhà thờ chưng bày một chậu mai thật to ở hai bên là một trái dưa hấu và một cái bánh chưng cũng rất to!(dĩ nhiên chỉ là mô hình cho đẹp mà thôi!)

Mọi người hàn huyên nói cười rôm rã cùng những món ăn ngon, ra về lại được đích thân cha xứ trao tận tay mỗi gia đình một cái bánh chưng …

Mỗi năm lại cứ thế! Đến hẹn lại lên! Bắt đầu những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán, giáo xứ Ba Đông tổ chức buổi họp mặt nầy như là một cách cảm ơn mọi người gần xa cách nầy, cách khác đã góp phần làm cho giáo xứ ngày thêm thăng tiến. 200 cái bánh chưng như “thay lời muốn nói”

gói ghém tình cảm của cha chánh xứ Đaminh Nguyễn Văn Tòng đến tận từng gia đình mỗi người tham dự.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện gởi tiền về Việt Nam
Lữ Giang
05:39 20/01/2009
Ngày 16.1.2009 đài BBC và đài RFA đã đưa hai bản tin gây khá nhiều hoang mang trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Bản tin của đài BBC đưa ra một sự phỏng đoán: “VN có thể thu 10% VAT tiền ngoại hối” . Bản tin của đài RFA cũng đưa ra nghi vấn tương tự: “Gởi Tiền Về Việt Nam Bị Đánh Thuế 10%?”. Nhiều báo, websites, đài phát thanh và đài truyền hình Việt ngữ đã phổ biến hai bản tin này.

Hai bản tin nói trên đã dựa vào bản thông báo của Ngân Hàng Đông Á. Hôm 15.1.2008, đại diện của ngân hàng này đến Hải Quan nhận số tiền được gởi vào trong nước, thì Hải Quan nói rằng Ngân Hàng Đông Á phải đóng 10% thuế. Phía Đông Á không chịu. Phía Hải Quan yêu cầu ký tờ nợ, phía Đông Á không chịu. Sau đó thì các công ty chuyển tiền ở nước ngoài nhận được thư của Đông Á, nói rằng tiền gởi về trong nước có thể bị đóng 10% thuế.

Tuy nhiên, sau đó, theo bản tin của BBC hôm 19.1.2009, Bộ Tài Chánh VN đã gửi công văn hỏa tốc nói không có việc đánh thuế 10% đối với kiều hối gửi về nước và giải thích rằng đã có sự “nhầm lẫn.”

LÝ DO ĐÁNH THUẾ

Được hỏi Hải Quan đã dựa vào đâu để đánh Thuế Giá Trị Gia Tăng 10% trên số tiền biếu tặng do Việt kiều gởi về, Hải Quan cho biết đã dựa trên Thông Tư số 131/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chánh, mang tên “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng.” Thật ra, đây là Thông Tư của Bộ Tài Chánh ban hành ngày 26.12.2008 có tên là “Thông tư số 131/2008/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hoá của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài Chính ban hành.”

Hiện nay chúng tôi chưa tìm được toàn văn của Thông Tư số 131/2008/TT-BTC mà chỉ đọc được phần tóm lược được đăng trên báo hanoimoi.com ngày 19.12.2008, dưới đầu đề “Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng” , nhưng không nói gì đến việc đánh thuế trên số tiền biếu tặng do Việt kiều gởi về nước.

GIẢI THÍCH SỰ “NHẦM LẨN”

Trên Báo VNExpress online ngày 19.1.2009, dưới đầu đề “Ngoại tệ nhập khẩu bị đánh thuế oan” , hai ký giả Tần Vy - Hồng Anh đã giải thích về sự “nhầm lẫn” như sau:

Để nhập 10 triệu USD, Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank) chi nhánh TP HCM tá hỏa vì hải quan TP HCM yêu cầu phải cam kết nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) khoảng 17 tỷ đồng.

Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) Trần Phương Bình cũng cho biết, nhà băng này đã ký một hợp đồng nhập khẩu 20 triệu USD và đang chuẩn bị làm thủ tục. Tuy nhiên, do gặp yêu cầu này của hải quan nên đã cho ngưng việc nhập khẩu lại, chấp nhận chịu mất phí.

Đại diện một ngân hàng thương mại khác tại TP HCM cũng tỏ ra dè dặt: "Cần phải chờ đến khi có thông tin một cách rõ ràng về vụ đánh thuế VAT ngoại tệ nhập khẩu mới mua hàng trở lại".

Trước quy định thu thuế VAT đối với ngoại tệ tiền mặt được nhập khẩu của Hải quan TP HCM, các ngân hàng đã có văn bản kiến nghị với cơ quan tài chính. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ có văn bản chính thức gửi Bộ Tài chính đề nghị xem xét cụ thể.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Phó Cục trưởng Hải quan TP HCM Lê Kiên Trung cho biết, hải quan yêu cầu đóng thuế VAT nhập khẩu ngoại tệ là do nhầm lẫn với mã hàng nhập khẩu giấy in tiền.

Cũng theo ông Trung, Hải quan thành phố đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan xin ý kiến chỉ đạo của ngành về vụ việc này. "Sau khi có văn bản hồi đáp của Tổng cục, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết trường hợp bị đánh nhầm thuế của Vietcombank. Còn hiện tại, việc nhập ngoại tệ của các ngân hàng vẫn được tiến hành bình thường theo quy định từ trước", ông Trung nói.

Thời điểm cuối năm 2008 việc nhập ngoại tệ để phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả kiều hối của một số nhà băng tăng cao. Tuy nhiên, do lần đầu tiên có ngân hàng bất ngờ bị áp thuế giá trị gia tăng đến 10% trên số ngoại tệ nhập khẩu, khiến các nhà băng khác đã lập tức dừng ngay thủ tục lại để chờ diễn biến tiếp theo.

Ngày 26/12/2008, Thông tư 131 do Bộ Tài chính ban hành có quy định hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, mã hàng 4907 sẽ chịu thuế giá trị gia tăng 10%. Đó là hàng hóa như: các loại tem thư, tem thuế, tem tương tự hiện hành hay mới phát hành, chưa sử dụng tại nước mà chúng có, hoặc sẽ có giá trị bề mặt được công nhận; giấy có dấu tem sẵn; các loại giấy bạc (tiền giấy); mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ trái phiếu và hàng tương tự.

Trong khi đó, theo các nhà băng, ngoại tệ mà các ngân hàng nhập về Việt Nam là tiền tệ chứ không phải hàng hóa. Vì thế không thể tính thuế giá trị gia tăng đối với ngoại tệ.

Trước bức xúc của ngân hàng, ngày 17/1, Bộ Tài chính đã có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị hải quan giải thích cụ thể các quy định trong Luật Thuế VAT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Trong đó khẳng định: Không có trường hợp nào bị đánh thuế 10% VAT, việc một số ngân hàng bị thu thêm khoản thuế này chỉ là sự nhầm lẫn về từ ngữ trong văn bản hướng dẫn. Cơ quan hải quan đã nhầm lẫn việc đánh thuế 10% đối với giấy in tiền thành ngoại tệ tiền mặt (cũng là giấy) . (Hết trích dẫn)

Chúng tôi tin rằng trước khi quyết định đánh Thuế Giá Trị Gia Tăng 10% trên số tiền biếu tặng do ngoại kiều gởi về, Hải Quan đã họp bàn rất kỹ vì đây là một vấn đề khá quan trọng. Có thể Hải Quan đã xin cấp trên xác nhận rồi mới dám đánh như vậy. Do đó, chúng tôi không tin có sự lầm lẫn.

Nhiều người đã đặt câu hỏi: Đây là một sự nhầm lẫn hay một hình thức thăm dò dư luận? Phải chăng đây là một sự cố tình đánh thuế, nhưng khi thấy có phản ứng bất lợi, nhà cầm quyền đã thối lui và giải thích rằng đó là một sự “nhầm lẩn”?

Nhân tiện đây, chúng tôi cũng xin giải thích qua Thuế Giá Trị Gia Tăng là thuế gì và có thể đánh thuế này trên số tiền biếu tặng do Việt kiều gởi về không?

THUẾ GTGT LÀ THUẾ GÌ?

Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) tiếng Pháp gọi là “Taxe sur la Valeur Ajoutée” viết tắt là TVA, còn tiếng Anh gọi là “Value Added Tax” viết tắt là VAT. Dưới thời VNCH, thuế này được gọi là Thuế Trị Giá Gia Tăng, nay nhà cầm quyền Việt Nam đổi lại thành Thuế Giá Trị Gia Tăng.

Thuế GTGT là một loại thuế thương vụ được coi là tân tiến nhất, vì người thọ thuế không bị đánh thuế hai hay ba lần như thuế Sale Tax của Mỹ. Thuế Giá Trị Gia Tăng được áp dụng đầu tiên tại Pháp từ năm 1954 do sáng kiến của Thanh Tra Tài Chánh Pháp Maurice Lauré để thay thế các sắc thuế tiêu thụ (impôts sur la consommation). Sau đó thuế này được dần dần áp dụng cho các nước trong Liên Hiệp Pháp và ngày nay tại Âu Châu.

Chúng tôi xin đưa một thí dụ rất giản dị để giúp độc giả hiểu thế nào là thuế GTGT và có thể đánh thuế GTGT trên số tiền Việt kiều gởi về cho gia đình không:

Một hảng sản xuất giường nệm bán ra cho người bán lẻ mỗi cái là 1.500 USD. Người bán lẻ sẽ chịu thuế (chẳng hạn 10%) trên giá hàng mua và nộp thuế 150 USD. Người bán lẽ bán lại cho khách hàng mỗi cái 2.000 USD. Theo nguyên tắc người mua giường phải trả thuế 200 USD, nhưng vì người bán lẻ đả trả 150 USD rồi, nên người mua hàng chỉ phải trả thêm 50 USD mà thôi. Khoảng cách giữa giá hàng bán sĩ và giá hàng bán lẻ là 500 USD. Số tiền 500 USD này được gọi là “Giá trị gia tăng”, “Valeur Ajoutée” hay “Value added” và thuế đã đánh trên giá trị gia tăng này.

Năm 1974, chính phủ VNCH đã thử đem áp dụng loại Thuế GTGT tại miên Nam để thay thế thuế gián thâu, nhưng không thành công, vì chưa tổ chức được các cơ cấu căn bản. Năm 1997, nhà cầm quyền CSVN cho đem áp dụng tại Việt Nam.

Ngày 10.5.1997 Quốc Hội CSVN ban hành Luật số 2/1997/QH9 quy định Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT). Điều 1 của luật này định nghĩa Thuế GTGT như sau:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Ngày 3.6.2008, Quốc Hội lại ban hành Luật số 13/2008/QH12 hủy bỏ các luật về Thuế GTGT cũ và ấn định Thuế GTGT mới. Nhưng điều 2 của luật mới này cũng định nghĩa Thuế GTGT như luật cũ năm 1997.

Nói tóm lại, theo luật cũ hay luật mới của Việt Nam, Thuế GTGT ở Việt Nam từ 1997 đến nay được đánh “trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG

Khi cho áp dụng Thuế GTGT trên các số tiền biếu tặng do các Việt kiều gởi về, nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm hai sai lầm nghiêm trọng:

1.- Sai lầm về việc áp dụng luật pháp

Điều chắc chắn số tiền Việt kiều gởi về tặng cho thân nhân hay các tổ chức bất vụ lợi không phải là “giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” như luật đã định nghĩa, nên không thể đánh Thuế GTGT được.

Như chúng tôi đã nói ở trên, Thuế TGGT đã được áp dụng tại Pháp từ năm 1954, sau đó lan ra các nước trong Liên Hiệp Pháp rồi đến các nước Âu Châu. Từ đó đến nay, không nước nào áp dụng Thuế GTGT trên số tiền biều tặng này.

Báo Thanh Niên online ở trong nước viết:

"Trên thế giới, chưa bao giờ và chưa có bất kỳ quốc gia nào đánh thuế giá trị gia tăng 10% trên mệnh giá ngoại tệ tiền mặt nhập khẩu".

"Ý tưởng đánh thuế 10% trên mệnh giá ngoại tệ tiền mặt nhập khẩu thực sự là một ý tưởng kỳ quặc nhất mà các ngân hàng thương mại Việt Nam được thấy từ khi họ chính thức được phép kinh doanh ngoại tệ."

Luật Thuế GTGT được áp dụng tại Việt Nam từ 1997 và nhà cầm quyền đã không áp dụng thuế này trên các số tiền biếu tặng do Việt kiều gởi về, tại sao kể từ 1.1.2009 nhà cầm quyền lại cho áp dụng, mặc dầu định nghĩa của luật không thay đổi?

Nhà cầm quyền có thể đánh thuế trên các dịch vụ chuyển tiền. Nếu thế thì nhà cầm quyền chỉ có thể thâu Thuế GTGT trên các số tiền mà các cơ quan cung cấp dịch vụ đã được hưởng chứ không thể đánh trên tổng số tiền Việt kiều đã biếu tặng được.

2.- Sai lầm về chính sách

Trong những năm qua, nhà cầm quyền đã cho hợp thức hoá việc chuyển số ngoại tệ của Việt kiều từ hải ngoại gởi về là để số ngoại tệ này không bị thất thoát.

Mặc dầu dịch vụ chuyển tiền chính thức đã hoạt động, nhưng các dịch vụ chuyển tiền chui vẫn còn tồn tại vì các lý do sau đây: (1) Không muốn cho chính quyền biết người gởi cũng như người nhận số tiền đã gởi. (2) Khi cần chuyển một số tiền lớn. Luật Hoa Kỳ bắt buộc mỗi khi chuyển ra ngoại quốc một số tiền từ 3.000 USD trở lên đều phải trình báo, nên nhiều Việt kiều đã phải chia số tiền gởi ra nhiều lần để gởi, hoặc gởi chui.

Dịch vụ gởi tiền chui cũng an toàn không kém gì dịch vụ chuyển tiền chính thức. Với những tổ chức gởi tiền và nhận tiền có uy tín, những người làm dịch vụ chuyển tiền chui sẵn sàng đưa tiền trước ở Việt Nam và sau khi có biên nhận, mới nhận tiền của người gởi tiền ở hải ngoại.

Với những đường dây chuyển tiền chui có hệ thống và có uy tín như vậy, khi chính quyền đánh thuế 10% trên số tiền chuyển về, đa số Việt kiều sẽ gởi tiền qua hệ thống chui để khỏi phải đóng thuế, lúc đó chính quyền sẽ bị mất một số ngoại tệ đáng kể. Nếu so sánh sự mất mát này với số thuế thu được, phần thiệt hại chắc chắn sẽ về phía chính quyền.

Theo tin BBC, Ngân Hàng Nhà Nước VN dự báo lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về nước năm nay có thể lên tới 8 tỷ đôla, tăng 2,5 tỷ tương đương 45% so với 2007. Việt Nam dựa nhiều vào lượng kiều hối để thăng bằng cán cân thương mại. Tiền người Việt nước ngoài gửi về và giải ngân tiền đầu tư trực tiếp là hai nguồn chính để bổ sung cho dự trữ ngoại hối trong nước.
 
Đêm Liên hoan Văn nghệ Tạ ơn tại Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà
J.B Nguyễn Hữu Vinh
05:58 20/01/2009
HÀ NỘI - Tối 19/1/2009 tại Nhà thờ Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà đã tổ chức đêm liên hoan văn nghệ tri ân các bậc phụ huynh của linh mục, tu sĩ và đệ tử nhà dòng, tổng kết cuối năm và chuẩn bị tinh thần đón Năm Thánh Thái Hà.

Hơn 40 linh mục, tu sĩ và đệ tử DCCT từ Sài Gòn đã về Thái Hà để tham dự buổi liên hoan tổng kết năm Mậu Tý, chào đón Tết Âm lịch Kỷ Sửu. Nhiều ông bà cố, thân sinh của các đệ tử đã tề tựu về Thái Hà cùng chung niềm vui này.

Những tiết mục tự biên nhưng rất công phu với sự biểu diễn xuất sắc của các diễn viên nghiệp dư đã làm nên một đêm liên hoan văn nghệ thật sôi động. Những bài ca, điệu hát nhiều miền, nhiều dân tộc, nơi những bước chân của tu sĩ dòng Chúa Cứu thế đã đến để phục vụ được quy tụ về đây đã làm ấm lên tình người, tình hiệp thông và tinh thần phục vụ rộng lớn, cao cả theo đúng đường hướng lâu nay của Dòng Chúa Cứu thế.

Những lời ca tâm tình tạ ơn, những đoạn kịch ngắn diễn tả sự biết ơn đối với song thân của các linh mục, tu sĩ và đệ tử Dòng làm người xem xúc động. Đó là sự biết ơn những người đã dày công sinh thành, dưỡng dục và nuôi nấng để hôm nay, Dòng Chúa Cứu thế có một hàng linh mục sáng suốt, dũng cảm, có học vấn đi đến phục vụ người nghèo theo ơn gọi của mình.

Bước đường tu hành là bước đường nặng nề theo cách nghĩ của người đời luôn sống theo những gì thực dụng mà quên mất những lời mời gọi của Thiên Chúa. Nhưng với các bậc tu hành, con đường đó là con đường vinh quang và hạnh phúc. Khi họ tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa và cảm nhận được hạnh phúc khi dấn thân phục vụ Thiên Chúa qua tha nhân, những con người cụ thể là anh em mình trên trần thế, thì những đau khổ, những nhọc nhằn chỉ là những chướng ngại nhỏ mà họ luôn sẵn lòng để vượt qua.

Toàn thể các linh mục, tu sĩ và đệ tử DCCT đã cất vang bài hát Tạ Ơn và tâm tình với những bậc sinh thành của cộng đồng Dòng Chúa cứu thế.

Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong thay mặt nhà dòng bày tỏ lời tri ân sâu sắc công sinh thành dưỡng dục của các bậc phụ huynh cùng những lời cầu nguyện trước thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới đang tới gần.

Toàn thể cộng đồng cảm nhận sâu sắc những lời chia sẻ của Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong bởi những yếu tố thời gian và hoàn cảnh vừa qua với bản thân Ngài.

Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong được thụ phong linh mục năm 2005, là người thứ 57 trong số 57 linh mục do Hồng Y Sepe dẫn đầu lễ đồng tế thụ phong khi Ngài sang thăm Việt Nam. Trước đó một ngày, con số chỉ được nhà nước duyệt là 56, trừ thầy Nam Phong. Tuy nhiên, đến giây phút cuối, thầy Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong mới được đứng vào danh sách thụ phong ngày hôm sau.

Quả đúng như lời Kinh Thánh, giờ đây: “Viên đá người thợ xây loại bỏ, đã trở nên tảng đá góc tường”(Lc 20, 17). Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong nay đã trở thành linh mục Giám đốc tại tu viện Thái Hà. Những tháng ngày qua, Ngài đã cống hiến hết mình cho Sự thật – Công lý – Hoà bình và sự tận hiến cho người nghèo được cộng đồng và anh em Dòng Chúa cứu thế ghi nhận và quý mến.

Những hoạt động đó của Ngài theo đường lối Sự thật – Công lý – Hoà bình đã không làm vừa lòng những người vốn không yêu Sự thật – Công lý. Ngài đã được nhà nước chiếu cố chú ý nhiều và Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã hai lần có công văn “đề nghị di chuyển ra khỏi địa bàn Hà Nội”(!)

Nhờ sự kiên vững và mạnh mẽ của Giám tỉnh, của Bề trên và những anh em liên hệ, đặc biệt nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài đã được Thiên Chúa gìn giữ để Ngài vững mạnh hơn trên con đường hiến thân phục vụ người nghèo của mình.

Cuối buổi liên hoan, tất cả cộng đồng linh mục, tu sĩ và giáo dân đã cùng thắp nến cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà bình cho đất nước Việt Nam.

Ngọn lửa nến trong đêm đã nói lên ý nguyện và những tâm tình của toàn thể Cộng đồng và tín hữu dâng lên Thiên Chúa trong những giờ khắc thiêng liêng này.

Hà Nội, ngày 19/1/2009
 
Thông Báo
Cáo Phó: Nữ tu Lucia Huỳnh thị Thu Huyền đạ qua đời tại Kontum
Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng
14:04 20/01/2009

CÁO PHÓ


"Nếu hạt lúa mì gieo v ào lòng đất mà chết đi,
thì nó mới sinh nhiều hạt khác”
(Gn 12,24)

Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng,
các Nữ Tu Phaolô Têrêxa Kontum vô cùng thương tiếc báo tin
Nữ tu: LUCIA HUỲNH THỊ THU HUYỀN
Sinh ngày: 19.12.1961
Mất ngày: 20.01.2009
Hưởng Dương: 48 tuổi
Khấn Dòng: 12 năm
Nhập quan: 20g00’ ngày 20 - 01 – 2009
Di quan: 13g30’ ngày 21 – 01 – 2009
Thánh lễ an táng: 14g00’ ngày 21 -01- 2009 tại nhà thờ Tân Hương.
An nghỉ tại nghĩa trang Phương Quý, Hạt Kontum.

Kính báo.
 
Tin Đáng Chú Ý
Quy trách George W. Bush?
Nguyễn Gia Kiểng
05:44 20/01/2009
"... Lịch sử sẽ nhắc tới Bush như là vị tổng thống Mỹ đã chủ động thay đổi bộ mặt thế giới và ít nhiều đã làm thế giới bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tốt ..."

Có những nhân vật lịch sử chỉ có thể đánh giá nhiều năm sau khi họ đã rời chính trường và không bao giờ một cách dứt khoát. George W. Bush là một trong những trường hợp này. Giờ này hãy còn quá sớm để đưa ra một nhận định quả quyết về ông.

Một điều chắc chắn, cảm tình dành cho Bush sẽ chỉ có thể lên chứ không thể xuống, nó đã xuống tới mức thấp nhất. Từ sau Thế Chiến II, và có thể trong lịch sử nước Mỹ, chưa có một tổng thống nào rời chức vụ bị đả kích như ông: một cuộc chiến Iraq quá tốn kém với một kết quả chưa chắc chắn, một cuộc chiến khó khăn với nguy cơ sa lầy tại Afganistan, một nước Mỹ mất uy tín trên thế giới như chưa bao giờ thấy, và sau cùng một cuộc khủng hoảng kinh tế cực kỳ trầm trọng, có thể về lâu về dài còn trầm trọng hơn cả cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1932. Tất cả những tai hại này George W. Bush đều có trách nhiệm chính.

Về hai cuộc chiến tại Iraq và Afganistan, dù người ta có thể tranh cãi trên lý do của chúng, không ai có thể phủ nhận chính quyền của ông và cá nhân ông đã rất vụng về, bằng chứng là sau khi ông đã đổi chính sách, bổ nhiệm một bộ trường quốc phòng mới và một tư lệnh chiến trường mới tình hình Iraq đã cải thiện nhanh chóng. Cuộc chiến Iraq chắc chắn đã không tốn kém và khốc liệt như vậy nếu George W. Bush và bộ tham mưu của ông đã có những chọn lựa đúng ngay từ đầu. Ông đã nghe theo bộ ba Cheney, Rumsfeld và Wolfvowitz tưởng rằng có thể đánh gục Saddam Hussein và bình định được Iraq với một đạo quân không đông, thiết lập được một chế độ dân chủ với một bộ máy hành chính và an ninh hoàn toàn mới trong một thời gian ngắn. Đây là một sai lầm không hiểu nổi sau những kinh nghiệm đắt giá của chính Hoa Kỳ. Sau khi đánh đổ được Saddam Hussein ông đã cử đại sứ Bremer, một nhà ngoại giao không biết gì về chiến tranh bình định và chống khủng bố với một sự hiểu biết không có gì sâu sắc về Trung Đông và thế giới Hồi Giáo làm một thứ toàn quyền tại Iraq. Kết quả đã là một thảm kịch.

Sự thất bại trong bốn năm đầu tại Iraq đã khiến Hoa Kỳ sa lầy và bối rối và kéo theo sự sa lầy đáng lẽ không có tại Afganistan. Tại đây chính quyền Taliban đã bị thù ghét đến cực độ; khi bị đánh bại nó không còn lực lượng và cơ sở quần chúng nào. Đáng lẽ tình hình đã có thể được ổn định nhanh chóng, một chế độ dân chủ đã có thể được thành lập và đi vào hoạt động nếu Hoa Kỳ không bị sa lầy tại Iraq để có thể dành đủ quân lực và tài nguyên cho Afganistan. Chính quyền Bush cũng đã đánh giá rất sai vai trò của Pakistan. Chỉ sau gần bẩy năm họ mới khám phá ra rằng chế độ quân phiệt của Musharraf không đáng tin như họ tưởng và chìa khoá của bài toán Afganistan là ở Pakistan. Đây cũng là một sai lầm không thể tha thứ vì rất khó tưởng tượng. Pakistan là một đồng minh chiến lược lâu đời và chính quyền Mỹ đã có mọi yếu tố để hiểu rõ tình hình.

Trong cả hai trường hợp Iraq và Afganistan chính quyền Bush đã lặp lại một sai lầm mà mọi chính quyền Mỹ trước đó đã làm và có nhiều triển vọng các chính quyền Mỹ sau này cũng sẽ còn làm, đó là đánh giá thấp sự cần thiết của một đồng minh đúng nghĩa tại quốc gia mà họ can thiệp. Trong cả hai trường hợp họ đã không chuẩn bị một đồng minh nghiêm chỉnh. Tại Afganistan, Hamid Karzai tỏ ra là một người có khả năng và thiện chí nhưng chủ yếu là một nhân sĩ hợp tác với cơ quan CIA chứ không có một tổ chức Afganistan nào làm hậu thuẫn. Tại Iraq còn tệ hơn, Chalabi đã chẳng có lực lượng nào mà còn không lương thiện. Bush và bộ tham mưu đã sai lầm một cách lố bịch, gây thiệt hại lớn cho Mỹ, Iraq, Afganistan và an ninh thế giới. Họ đáng bị lên án nghiêm khắc.

Còn cuộc khủng hoảng kinh tế? Hai nguyên nhân chính của nó là chính sách tín dụng quá buông thả và chính sách thả lỏng hoàn toàn những sản phẩm tài chính nguy hiểm. Cả hai nguyên nhân này đã phát sinh từ thời Clinton. Chính sách cho vay nhà đất thả cửa, subprime, qua trung gian hai ngân hàng Freddie Mac và Fannie Mae do nhà nước kiểm soát nằm trong chiến lược kinh tế của chính quyền Clinton và được thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ Clinton. Đạo luật bãi bỏ mọi kiểm soát đối với các dụng cụ tài chính nguy hiểm (Credit Default Swaft, Securitization etc.) được biểu quyết do sáng kiến của Alan Greenspan năm 2000 dưới thời Clinton. Nhưng George W. Bush cũng đã có trách nhiệm lớn là đã không có phản ứng gì trong suốt hai nhiệm kỳ để xẩy ra khủng hoảng nặng.

Người ta quả nhiên có lý do để qui trách, và qui trách năng nề, "Bush 43". Một nhà bình luận nổi tiếng đã viết trên tờ Newsweek là ông sẽ tới dự lễ nhậm chức của Obama, để mừng Obama thì ít mà để được thấy "Bush 43" ra đi thì nhiều. Nhưng Bush 43 có xứng đáng với tất cả những phê phán phũ phàng, đôi khi khinh miệt, mà người ta dành cho ông không?

***

Về cuộc khủng hoảng kinh tế chẳng có gì để nói thêm, ngoài câu hỏi tại sao Clinton và Greenspan không bị qui trách ít nhất bằng Bush?

Còn cuộc chiến Iraq? Không ai có thể chối cãi Saddam Hussein là một bạo chúa cùng hung cực ác, một thảm hoạ cho cho dân tộc Iraq và một đe doạ cho an ninh thế giới. Đánh đổ một bạo chúa như vậy là điều nên làm và phải làm trừ khi không làm nổi. Chủ quyền quốc gia không thể đồng nghĩa với quyền tự do hành hạ dân chúng của những bạo quyền. Cũng không ai có thể nói người Iraq đã đau khổ vì cuộc can thiệp của Mỹ hơn là dưới thời Saddam Hussein. Hay hoà bình ở Trung Đông và an ninh thế giới đã bị đe doạ hơn trước. Ngược lại. Nếu cuộc chiến này gây thiệt hại thì cũng chỉ là thiệt hại cho Mỹ và đồng minh trung kiên Anh. Nó có lợi cho thế giới; nó xô đổ một quan niệm tồi tệ về chủ quyền quốc gia, nó khẳng định một cách mãnh liệt rằng khủng bố phải bị tiêu diệt bằng mọi giá và nó cũng làm các lực lượng khủng bố bị kiệt quệ, nó đặt nền móng cho một quốc gia dân chủ trong khối Hồi Giáo Ả Rập. Về mặt nguyên tắc người ta chỉ có thể trách Bush là thay vì nhân danh những gía trị phổ cập đã sử dụng lý cớ Iraq có vũ khí giết người hàng loạt để lấy cớ tấn công vào Iraq. Bush lầm hay đã đánh lừa dư luận để có thể thực hiện một mực tiêu mà ông nghĩ là đúng? Quyết định tấn công vào Iraq của Bush đã bị phản đối dữ dội chủ yếu do thái độ thiếu lương thiện của hai đồng minh Pháp và Đức. Hai nước này đã ngầm thỏa hiệp với Saddam Hussein trái với nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, vì những lý do ích kỷ (Pháp để được giao quyền khai thác các giếng dầu của Iraq, Đức để được dành phần lớn thị trường cung cấp thiết bi xây dựng, cơ khí, điện và truyền thông). Họ đã vận động cả một liên minh ngăn cản Mỹ tấn công Saddam Hussein. Một tổng thống như Clinton có thể đã nhượng bộ nhưng Bush thì không. Schrodër và Chirac đã rất cay cú khi Bush đánh gục chế độ Saddam Hussein và quay ra tố cáo Mỹ là đơn phương và xấc xược, một lập luận bao giờ cũng ăn khách khi được dùng để chống lại Mỹ. Nhưng Saddam Hussein đã từng dùng hơi độc để tàn sát người Iraq gốc Kurd, hắn có thể làm những chuyện ghê rợn nhất, kể cả chứa chấp bọn khủng bố. Bush đã đúng khi quyết định đánh gục Saddam Hussein.

Phân tích chiến lược của chính quyền Bush cũng không sai. Dân chủ chỉ toàn thắng và an ninh thế giới chỉ được bảo đảm khi các nước Hồi Giáo, đặc biệt là khối Ả Rập, được dân chủ hoá. Iraq là quốc gia lý tưởng để xây dựng một nền dân chủ phồn vinh, làm mẫu mực cho các nước trong vùng, như Nhật đã từng là một mẫu mực lôi kéo các nước Châu Á vào quỹ đạo dân chủ. Iraq là nước Trung Đông hiếm hoi có truyền thống thế quyền. Lý do có lẽ chì vì quyền lực tại Iraq luôn luôn nằm trong tay thiểu số theo Hồi Giáo Sunni trong khi đa số người Iraq theo hệ phái Chiite, nhưng hậu quả vẫn là một nước Iraq thế quyền. Iraq có trữ lượng dầu lửa rất lớn và còn có một cách dồi dào một tài nguyên khác mà các nước Trung Đông đều thiếu: nước. Iraq có tiềm năng để trở thành một quốc gia dân chủ giầu mạnh làm mẫu mực cho các nước trong vùng. Đó là mục tiêu của chính quyền Bush. Mặc đầu những sai lầm khó tưởng tượng mục tiêu này cũng đã bắt đầu được thực hiện và có triển vọng thành công, ít nhất một phần. Bush 43 đã làm một cách vụng về một việc cần làm. Và ai có thể nói Trung Đông lúc này sẽ ra sao nếu Saddam Hussein vẫn còn ở đó? Với thời gian, khi các xúc động đã lắng xuống, người ta sẽ đánh giá George W. Bush về những gì chính quyền ông đã làm hơn là về cách làm.

Quan sát kỹ thì Bush còn bị chê trách vì chính con người của ông; ông không truyền cảm và thiếu thu hút. Ông thiếu một khả năng tối cần thiết cho một tổng thống Mỹ: khả năng thuyết phục. Khuyết điểm này khiến người ta chê ông trên nhiều điểm khác.

Hình như có một đồng thuận lớn là George W. Bush không có bản lĩnh để làm tổng thống Mỹ. Đúng, nhưng thực ra cũng không ai đủ bản lãnh để làm tổng thống Mỹ cả. Nước Mỹ quá lớn, quá mạnh, quá phức tạp. Sự tìm kiếm một người để lãnh đạo nước Mỹ tự nó đã là một sai lầm. Chính chế độ tổng thống là điều mà nước Mỹ phải xét lại.

Nhiều người nói Bush thiếu văn hoá. Điều này cần được tương đối hoá. Một cách ngược đời Bush 43, hay Bush con, là vị tổng thống Mỹ nhiều bằng cấp cao nhất. Ông tốt nghiệp cả hai trường danh tiếng nhất nước Mỹ: Yale và Havard. Không phải chỉ có bằng cấp Bush còn có tài thực. Ông đã rất thành công trong hai nhiệm kỳ thống đốc tại bang Texas. Cái yếu của Bush chỉ xuất hiện khi ông phải giải quyết những vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ Hoa Kỳ. Tuy vậy trong hai đợt tranh luận về chiến lược đối ngoại với Al Gore, rồi John Kerry, hai người nổi tiếng là xuất chúng, ông không hề bối rối. George W. Bush quả thực thiếu hiểu biết về thế giới; khi ra tranh cử tổng thống lần đầu ông không biết cả tên tổng thống Pakistan, một đồng minh chiến lược đặc biệt quan trọng. Tuy vậy sự thiếu hiểu biết về thế giới là một đặc tính chung của hầu hết mọi chính trị gia Mỹ và là một hậu quả của hệ thống chính trị Mỹ. Ít ai lưu ý rằng Bush 43 là một trong số rất ít những tổng thống Mỹ lên cầm quyền với một viễn kiến về thế giới và ông đã thực hiện viễn kiến này một cách quả quyết. Trước Bush hai tổng thống khác, Kennedy và Nixon cũng đã lên cầm quyền với một chiến lược toàn cầu, nhưng cả hai đều không thực hiện được ý định. Khác với Wilson và Roosevelt đã bị tấn công và phải tham chiến, Bush đã chủ động cuộc chiến Iraq theo một cái nhìn chiến lược về quyền lợi của Mỹ và thế giới. Việc Bush lấy quyết định gửi thêm quân sang Iraq ngay giữa lúc bị phản đối kịch liệt nhất chứng tỏ ông vừa có niềm tin vừa có đởm lược, dù có thể là không có tài.

Lịch sử sẽ nhắc tới Bush như là vị tổng thống Mỹ đã chủ động thay đổi bộ mặt thế giới và ít nhiều đã làm thế giới bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tốt. Sự du nhập dân chủ vào Iraq là một biến cố lớn mà các hậu quả còn cần thời gian để được nhìn rõ. Một điều quan trọng khác: chính quyết tâm sắt đá tiêu diệt khủng bố bằng mọi giá của Bush đã góp phần quyết định thuyết phục dư luận thế giới rằng khủng bố là một tội ác và một điều bỉ ổi. Không chắc gì một tổng thống như Clinton, hay Gore, hay Obama có thể tuyên chiến với khủng bố một cách quyết liệt như Bush. Bush đã đóng góp vào một biến chuyển tâm lý; trước đó đối với một phần đáng kể dư luận, kể cả dư luận phương Tây, khủng bố vẫn còn phần nào tính lãng mạn và sự quyến rũ của nó trong các thập niên 1960 và 1970.

***

Và nếu quả nhiên Bush không phải là một tổng thống mà nước Mỹ cần có thì lỗi tại ai? Bush ứng cử và đắc cử một cách lương thiện, ông cũng không bị tai tiếng là tham nhũng, gian trá, trai gái. Ông đã chỉ gặp những vấn đề lớn hơn khả năng của ông. Nhưng đây chính là khuyết tật của văn hoá chính trị và hệ thống chính trị của nước Mỹ.

Về văn hoá chính trị người Mỹ, thường dân cũng như các chính trị gia, đầu tư rất ít vào cố gắng để tìm hiểu thế giới. Họ gần như coi nước Mỹ là một thế giới riêng. Mặc dù Mỹ, dù muốn hay không, có vai trò lãnh đạo thế giới nhưng các tổng thống Mỹ -chưa nói các thống đốc, nghị sĩ dân biểu- đều được bầu trên những tiêu chuẩn gần như thuần túy nội bộ. Các cấp lãnh đạo được chọn lựa như thế nên cũng chỉ quan tâm đến các vấn đề nội bộ. Khi bắt buộc phải lấy một quyết định đối ngoại họ hành xử một cách ngây thơ giống hệt như đối với một vấn đề của nước Mỹ. Cái văn hoá chính trị này đã gây thảm kịch cho nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam, nhưng nó vẫn chưa thay đổi bao nhiêu, bởi vì hệ thống chính trị của Mỹ khiến nó khó thay đổi.

Sự phồn vinh của nước Mỹ dễ làm người ta quên rằng hệ thống chính trị của nước Mỹ rất dở và lỗi thời, đặc biệt là chế độ tổng thống. Chế độ này có rất nhiều khuyết tật. Kẻ viết bài này đã từng phân tích những khuyết tật này (*). Ở đây chỉ xin nhấn mạnh một điểm: nó ngăn chặn sự hình thành của những chính đảng đúng nghĩa. Nước Mỹ không có những chính đảng đúng nghĩa, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà chỉ là những liên minh của các nhóm áp lực và quyền lợi, trong khi chỉ có những chính đảng lớn mới đào tạo được những chính tri gia lớn. Những nhóm áp lực này dĩ nhiên chỉ có những quan tâm nội bộ, vì thế sự thiếu hiểu biết của Mỹ về thế giới sẽ còn kéo dài. Những cuộc bầu cử tổng thống giống như những cuộc thi đua trình diễn trong đó bề mặt quan trọng hơn chiều sâu.

Hoa Kỳ đã là một nước dân chủ rất thanh công, nhưng Hoa Kỳ thành công mặc dù theo chế độ tổng thống chứ không phải nhờ chế độ tổng thống. Hoa Kỳ thành công nhờ hệ thống tản quyền, nhờ có tự do thực sự cho phép xã hội dân sự phát triển mạnh, và nhất là nhờ luật pháp được triệt để áp dụng. Hoa Kỳ sẽ còn thành công hơn nhiều với một chế độ đại nghị. Cho tới nay vì Hoa Kỳ vượt quá xa phần còn lại của thế giới nên những tai hại của chế độ tổng thống chưa khiến Hoa Kỳ mất vị trí số 1. Nhưng Hoa Kỳ đang bị thế giới dần dần bắt kịp, kinh tế Hoa Kỳ chỉ còn là 20% kinh tế thế giới, thay vì 50% năm mươi năm trước đây. Hoa Kỳ sẽ phải chuyển dần qua chế độ đại nghị nếu muốn tiếp tục dẫn đầu thế giới. Sự chuyển hoá này có vẻ đã bắt đầu, dù là một cách dùng dằng.

Tôi cũng muốn nhìn Obama nhận chức và George W. Bush rời toà Bạch Ốc, nhưng vì một lý do khác. Có một cái gì đó rất Mỹ khi nhìn một tổng thống đắc cử vẻ vang bốn năm trước ra đi một cách bẽ bàng, mặc dù mọi người đều đồng ý rằng ông đã khá hơn trước.

Nguyễn Gia Kiểng

(*) Độc giả có thể đọc những nhận định của tác giả về chế độ tổng thống trong Tổ Quốc Ăn Năn, in lần thứ hai, 2004, chương "Phản xạ tổng thống", trang 529.
 
Trồng thêm 6 cây đa quanh cây đa tân trào
Lê Sáng
05:51 20/01/2009
TRỒNG THÊM 6 CÂY ĐA XUNG QUANH CÂY ĐA TÂN TRÀO (*)

Đó là tiêu đề một bài báo, trên tờ Dân Trí điện tử, một trong số gần 1000 tờ báo bồi bút cho cộng sản, viết về việc cây đa ở Tân Trào (*), nơi ra đời của "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân" còn lưu giữ được cả hình ảnh. Người Việt trong nước không ai lại không biết đến "Cây đa tân trào" bởi nó được bộ máy tuyên truyền cộng sản nói đến váng cả óc. Không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, mà khi hệ thống cộng sản ở đông Âu sụp đổ thì cái cây đa này bắt đầu nhuốm bệnh rồi cứ tàn dần… Từ một cây cổ thụ có bóng đến vài ngàn mét vuông, nay trở thành một cái cây "Bonsai" gốc mục cành trơ lèo tèo vài lá…

Người cộng sản theo chủ thuyết "vô thần khoa học" mồm nói không có thần thánh, và đương nhiên chẳng có điềm báo gì… Nhưng họ lại lo sợ khi cái cây đa này sắp chết (?). Họ không tiếc tiền đóng thuế của dân để vung ra cứu chữa cái cây đa này. Nhưng xem ra nó vẫn chết, nên họ đánh tráo "cổ vật – làm giả sử tích" bằng cách cho trồng thêm 6 cây đa xung quanh cây đa Tân Trào (?). Đánh tráo, làm giả, nói lấy được – Như là một thế mạnh của người cộng sản, từ lý thuyết gia, cho đến anh lính tẩy đảng viên, hay những tay đảng viên già đời đầu sỏ… Không có gì để nói nếu như đấy là việc riêng của người cộng sản… Nhưng thương thay, người cộng sản lôi kéo cả thế giới vào hai cuộc chiến, một nóng một lạnh… Với số nạn nhân vô tội lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đến tận ngày nay còn chưa điều tra hết, nói gì đến khắc phục hậu quả ?…

Đánh tráo chân lý, lấy giả làm thật, người cộng sản luôn có những việc làm lúc đầu xem ra rất kỳ cục: Họ tìm cách xoá bỏ tôn giáo, nhưng lại ra sức xây dựng các biểu tượng dị đoan… Con Rùa ở hồ Gươm, vốn thuộc loại động vật cấp thấp, còn thấp hơn cả con chó… Thì nó gọi là Cụ Rùa. Khi có nhà khoa học tìm cách giải mã AND của "Cụ Rùa Hồ Gươm" để truy nguyên ngồn gốc có phải từ loài Rùa ở Thanh Hóa hay không? Thì nó ra sức ngăn cản… Và không ngần ngại huỵch toẹ ra rằng: Nhỡ đúng là loài rùa Thanh Hoá thì mất thiêng (?) Sao theo chủ nghĩa "vô thần khoa học" với lập luận "Thế giới này không có gì khác ngoài đầy rẫy vật chất đang diễn ra theo các quá trình nhanh hay chậm, dài hay ngắn" mà còn nói đến vấn đề linh thiêng?

Nhưng nếu phân tích kỹ, người ta sẽ nhận ra, đây là việc làm có tính toán:

Ngay từ học thuyết, người cộng sản đã đánh tráo chân lý. Họ đòi cào bằng xã hội bất kể công lao, bất kể năng lực, bất kể đặc tính riêng… Phải làm sao toàn xã hội chỉ có một giai cấp họ gọi là "giai cấp công nhân và nhân dân lao động" xã hội chỉ có và chỉ cần một đảng cộng sản duy nhất của họ mà thôi - Thế nhưng trong học thuyết của họ lại kết luận rằng: Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự phát triển. Hoá ra họ triệt hạ động lực phát triển của xã hội hay sao?

Xét hành động, người cộng sản luôn gian trá, gió chiều nào xoay chiều đó, thế nào cũng nói được, nói một cách không biết xấu hổ. Trước - bộ máy tuyên truyền của họ biến tư bản thành một cái "quoái thai" mọi cái đều xấu xa, họ ra sức tiêu diệt mầm mống tư bản… Sau - họ lại nói phải cho phát triển tư bản để tận dụng nguồn lực… Việc này không chỉ diễn ra một lần trong lịch sử, mà đã sảy ra từ thời Lênin một lần rồi…

Cho nên mọi thứ lập luận của cộng sản đều là xảo trá, đều dùng để loè bịp mà thôi. Đã là loè bịp thì là cố ý, là có tính toán, chứ không phải là nhầm lẫn, vận dụng sai học thuyết Mác-Lênin như họ vẫn rêu rao bào chữa cho mình… Và loè bịp thì phải làm cho người ta tưởng giả là thật tưởng kẻ gian là người ngay…

Những người dân có lương tâm hôm nay thì không khỏi ngậm ngùi, vì sự kiện "Cây đa tân trào" mấy chục năm trước, khi mà họ hớn hở đi theo tiếng gọi "Cứu quốc" của cộng sản… Hoá ra là bị lường gạt. Quốc gia chẳng cứu được mà trở thành "ngụy nô lệ" hoạ mất nước rất tinh vi như bị "bóng đè" không thể chống đỡ. Mục đích tốt đẹp cộng sản nói khi xưa nay dân nghèo chẳng thấy đâu, họ bị gạt ra bên lề xã hội thậm chí bị cướp, bị hiếp đáp trên những mảnh ruộng thấm mồ hôi xương máu cha ông họ… Và trớ trêu thay, người "đồng chí" cướp của họ để bán cho "Đế quốc sài lang" lấy tiền sang các quốc gia tư bản để nghiên cứu cách xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hòng làm cho dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh … v v và v v…

Cán bộ lão thành cách mạng còn chút suy nghĩ cũng cảm thấy xấu hổ vì sự ngộ nhận ngu xuẩn khi xưa, họ bị lừa, rồi thành kẻ đi lừa… Họ là nạn nhân, rồi thành thủ phạm… Hôm nay tỉnh ra thì mắt mờ chân chậm. Đám xưng danh cộng sản nhưng thực ra chưa hề tốn mồ hôi xương máu gì trong những năm tháng máu lửa… Nay ăn trên ngồi chốc, đề ra những chính sách trái ngược với những gì được coi là của chủ nghĩa cộng sản. Như thế cây đa Tân Trào là dấu tích của một sự lựa chọn sai lầm lạc lối, dấu tích của xấu hổ, của tủi nhục… Nay thực tiễn lịch sử đã chứng minh, và sự thực được tiết lộ… biết bao nhiêu là chuyện thâm cung bí sử của cộng sản đã được "lão thành cách mạng" viết thành sách… làm cho người ta không khỏi rùng mình… Và sự kiện cây đa Tân Trào muôn đời sẽ là biểu hiện của một sai lầm đau thương nhất trong lịch sử nước Việt.

Cây đa Tân Trào vốn là loài sinh vật, có sinh thì ắt có diệt, trồng thêm 6 cây đa xung quang cây đa Tân Trào để làm gỉ? Chắc không phải để cứu cây, bảo vệ rừng. Vì thực tế chính quyền cộng sản đã phá xong rừng trên đất Việt. Hay là để cứu đảng cộng sản? Cây đa mà cứu được đảng cộng sản ư? Sao người cộng sản ngây thơ và dị đoan quá vậy? Hay là để cứu di tích thông qua đó mà cứu hệ tư tưởng? Cũng chẳng được vì hệ tư tưởng muốn sống phải dựa vào chân lý chứ không thể dựa vào di tích… Di tích chẳng qua chỉ là di tích mà thôi… Với người cộng sản, và trong ngắn hạn nó là chứng tích oai hùm… Nhưng theo thời gian, mọi thụ tạo đều phải chết, mọi giả dối đều lộ diện. Lúc đó di tích vẫn là chứng tích, nhưng nó mang một nghĩa đích thực là chứng tích của một sự mù quáng. Xem ra người cộng sản trồng thêm 6 cây đa xung quang cây đa Tân Trào là việc làm vô hại và có ích đầu tiên cho mảnh đất này.
 
Văn Hóa
Tết Con Trâu nói chuyện có liên quan tới Trâu
Lại Thế Lãng
05:34 20/01/2009
Con trâu là hình ảnh rất quen thuộc ở nông thôn Việt Nam. Trong kho tàng văn chương bình dân của ta có không ít những câu ca dao, tục ngữ nói về con trâu.

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cầy với ta
Cấy cầy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà qủan công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn


Nói đến trâu là nói đến sức lao động, là nói đến sự vất vả lam lũ “Trâu cầy ngựa cưỡi” mà. Chính vì con trâu là tiêu biểu cho sự làm việc vất vả, cực nhọc mà có người đã cho rằng người Việt dù cầm tinh con gì khi sang đến Mỹ thì đều biến thành tuổi sửu cả. Ý nói là phải làm việc đầu tắt mặt tối chẳng khác gì con trâu. Thật ra thì trong thời kỳ kinh tế Hoa Kỳ chưa suy thoái, cũng có nhiều người làm việc đến quên ăn, quên ngủ, vừa xong job này lại nhảy sang job khác. Họ ham làm việc đến nỗi thời gian ngủ nghỉ của họ trong một ngày chỉ còn vỏn vẹn có mấy tiếng đồng hồ.

Làm việc như vậy thì qủa thật là vất vả nhưng đem so sánh sự vất vả đó với sự cực nhọc của con trâu thì không được công bằng và tội nghiệp cho con trâu. Là vì tuy phải cầy hết job này sang job khác nhưng người làm việc ở Mỹ được đền bù xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra chứ đâu phải chịu thiệt thòi như … con trâu.

Hãy xem, phần đông người Việt khi đến Mỹ chỉ với hai bàn tay trắng thế mà chỉ sau một thời gian không lâu họ đã có đủ thứ, mua được xe, tậu được nhà… Có người dư tiền dư bạc còn đem về Việt Nam ăn chơi trác táng. Lại cũng có người nghe lời dụ dỗ ngon ngọt ôm bạc triệu về Việt Nam làm ăn để rồi cuối cùng của thì mất, người thì lâm cảnh lao lý đến khi tỉnh mộng thì đã qúa muộn màng.

Làm việc ở Mỹ tuy vất vả nhưng tiền bạc rủng rỉnh thì có gì mà phải than? Có đáng than chăng là những người dân nghèo khổ ở Việt Nam. Cũng một kiếp người nhưng họ phải làm việc quần quật từ sáng đến tối vẫn thiếu ăn. Ăn mà còn thiếu thì nói chi đến mặc.

Tuy bài viết có tựa đề “Tết Con Trâu Nói Chuyện Có Liên Quan Đến Trâu”, người viết chỉ xin giới hạn trong một số chuyện có có liên quan đến con trâu qua một số ca dao, tục ngữ mà xem ra rất phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay.

Ngày thường mày ở với tao
Đến khi mày yếu thì tao tuyệt tình
Thịt mày nấu cháo nuôi binh
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Cán dao, cán mác, lược thưa, lược dày…


Những câu ca dao trên nói lên thân phận hẩm hiu của con trâu. Khi còn mạnh khỏe thì làm việc phục vụ con người đến khi gìa yếu không còn làm việc được nữa thì bị đối xử tệ bạc. Tình cảnh này cũng là tình cảnh của người dân đang sống dưới chế độ độc tài cộng sản.

Hẳn chưa ai quên khi mới chiếm được quyền hành, chế độ cộng sản vuốt ve dân chúng, đặc biệt là thành phần lao động, bằng những khẩu hiệu thật kêu. Nào “Lao động là vinh quang”, nào “Với sức người sỏi đá cũng thành cơm” để thúc đẩy dân chúng hăng say làm việc “Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”với lời hứa hẹn thât hấp dẫn “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Nhưng đến khi quyền lực của họ đã được củng cố vững vàng thì họ quay lại coi dân chúng như rơm rác và không ngần ngại dùng dùng dùi cui, roi điện, chó dữ. . . để trấn áp dân lành.

Vì sợ “Trâu chậm uống nước đục” cho nên toàn bộ guồng máy thống trị của chế độ cộng sản từ trên xuống dưới thi nhau bóc lột. Nhờ “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” trên con đường vơ vét, ngày nay hầu hết các đảng viên cộng sản có tí chức tí quyền đều trở thành những kẻ giàu có, nhà cao cửa rộng, tài sản kếch xù trong lúc dân chúng càng ngày càng đói khổ.

Bọn người thống trị đã không từ bỏ một thủ đoạn nào để vơ vét cho đầy túi tham. Thâm lạm của công, hối lộ và tệ hại nhất là trắng trợn cướp đoạt đất đai của dân chúng cũng như tài sản của các tôn giáo. Không biết bao nhiêu dân lành đã là nạn nhân của chính sách cướp bóc lâm vào cảnh sống lầm than. Không còn đất sống họ kéo nhau đi khiếu kiện thì cũng chỉ như con kiến kiện củ khoai, đâu có ai quan tâm gỉai quyết. Bọn tham quan không hề quan tâm đến nguyện vọng của người dân một phần vì chúng coi thường những người thấp cổ bé miệng nhưng cũng là vì chúng cố tình kéo dài không muốn gỉai quyết những vụ khiếu kiện với dụng ý “Để lâu cứt trâu hóa bùn” để hưởng lợi. Đôi khi gặp phải phản ứng mạnh, biết không thể nuốt trôi được thì chúng cho xây công viên gọi là phục vụ công ích. Sự thực chỉ để che dấu cho cái dã tâm không được ăn thì đạp đổ như trường hợp ở tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái hà.

Sau hơn 60 năm xây dựng cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và hơn 30 năm ở miền Nam, chế độ này đã xây được gì nếu không phải là một xã hội rối loạn, một nền đạo đức băng hoại, lòng người điên đảo… Tình trạng này khiến cho những ai còn một chút tâm huyết với tiền đồ dân tộc không khỏi lo lắng. Nhưng những lời xây dựng chân tình đầy thiện chí muốn cho nước mạnh dân giàu lại chỉ như “Đàn gảy tai trâu”. Những người nắm giữ quyền hành không những đã bỏ ngoài tai lại còn cố tình xuyên tạc, vu khống thậm chí còn hèn nhát thuê mướn bọn “Đầu trâu mặt ngựa” mưu toan hãm hại người công chính.

Trong cái xã hội coi lương tâm không bằng lương tháng do cộng sản tạo ra đã có không ít những phần tử được coi là trí thức nhưng lại cam tâm chịu sự sai khiến làm việc bất chính. Đám người này chẳng khác gì những con trâu trên cánh đồng ngoan ngoãn tuân theo lệnh người thợ cầy một cach máy móc. Nghe tiếng quát “vắt” thì chúng sang trái, nghe tiếng quát “diệt” thì chúng sang phải. Nhờ thành tích làm nô dịch, mới đây bọn này được trao giải thưởng. Cái đội ngũ “Ngưu tầm ngưu”này thật không còn biết lương tâm chức nghiệp và liêm sỉ là gì.

Gần bước vào năm con trâu, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ban hành chỉ thị mới về đất đai liên quan đến các tôn giáo nhưng cũng chỉ là luận điệu cũ rích với dã tâm rõ rệt là không muốn trả lại những tài sản đã ăn cướp. Ông ta còn nhập nhằng đánh lận con đen khi lộ rõ ý đồ đồng hóa việc đòi lại tài sản bị chiếm đoạt trái phép với tội danh tưởng tượng “chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc” để rồi hù dọa sẽ “phải bị xử lý nghiêm minh”. Nhưng“Trâu gìa đâu nệ giao phay”. Đối với những người đã dám chấp nhận tất cả để đòi hỏi Sự thật, Công bằng và Công lý thì những lời đe dọa và ngay cả bạo lực cũng không thể khuất phục được ý chí của họ.

Vermont 19/1/2009
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sông Nước Miền Nam
Josephhoa Phạm - vnuspa
06:10 20/01/2009

SÔNG NƯỚC MIỀN NAM



Ảnh của Josephhoa Phạm - vnuspa

Về Hậu Giang thuyền tôi lênh đênh

Trên giòng sông sóng nước mông mênh

….

Những ngư dân thuyền lưới ra khơi

Những thôn quê vườn trái xinh tươi.

(Trích ca khúc của Khanh Phương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền