Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:57 19/01/2024
11. Bí tích Thánh Thể là kỷ niệm của khổ nạn và sự chết của Đức Chúa Giê-su.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:00 19/01/2024
57. ÔNG TÚC XÔNG VÀO NHÀ
Người Phúc Kiến châu Giang là thái thú Ông Túc, tuổi tác cao nên hồ đồ, cấp trên phái mấy người trẻ đến để thay thế cho ông ta.
Một hôm, tân thái thú đến, bàn giao mọi thủ tục xong, nhưng Ông Túc vẫn ngồi ở vị trí chủ nhân, tân thái thú vừa mới đến cũng không nỡ so bì.
Một lúc sau thì đứng lên đi về nhà ở, Ông Túc cũng đi thẳng về nội phủ của quan, tân thái thú vội vàng chặn lại nói:
- “Việc này thì không được, việc này thì không được”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 57:
Tham quyền cố vị là cái tật xấu của con người, là cái tham lam của con người, bởi vì không ai có thể đứng vững trước cám dỗ của quyền lực chức vị nếu không có ơn Thiên Chúa giúp.
Biết mình lớn tuổi phải về hưu nhưng vẫn cứ bám vào cái địa vị đã bàn giao cho người khác, đó là một chứng cớ để tố cáo mình là người tham quyền cố vị, và là mầm mống của sự phân chia bè phái trong nội bộ trong cộng đoàn bây giờ và sau này.
Việc gì cũng có giới hạn của nó, nhưng sự tham lam thì không bao giờ có giới hạn trong cuộc sống của con người: tham lam làm cho con người ta mất dần sự khôn ngoan, tham lam làm cho người hiền lành trở thành kẻ cộc cằn, tham lam làm cho người độc ác thêm ác độc, tham lam làm cho người thông minh trở thành kẻ xảo quyệt, làm cho người thân thành kẻ xa lạ, làm cho bạn bè trở thành kẻ thù và tham lam làm cho kẻ anh minh thành kẻ hồ đồ...
Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều tin rằng quyền uy chức vụ đều để dành cho người có tài đức, cho nên họ sẵn sàng từ bỏ chức vụ khi thấy mình không còn làm được, chứ không tham lam cố giữ cho bằng được nó, đó chính là sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người Phúc Kiến châu Giang là thái thú Ông Túc, tuổi tác cao nên hồ đồ, cấp trên phái mấy người trẻ đến để thay thế cho ông ta.
Một hôm, tân thái thú đến, bàn giao mọi thủ tục xong, nhưng Ông Túc vẫn ngồi ở vị trí chủ nhân, tân thái thú vừa mới đến cũng không nỡ so bì.
Một lúc sau thì đứng lên đi về nhà ở, Ông Túc cũng đi thẳng về nội phủ của quan, tân thái thú vội vàng chặn lại nói:
- “Việc này thì không được, việc này thì không được”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 57:
Tham quyền cố vị là cái tật xấu của con người, là cái tham lam của con người, bởi vì không ai có thể đứng vững trước cám dỗ của quyền lực chức vị nếu không có ơn Thiên Chúa giúp.
Biết mình lớn tuổi phải về hưu nhưng vẫn cứ bám vào cái địa vị đã bàn giao cho người khác, đó là một chứng cớ để tố cáo mình là người tham quyền cố vị, và là mầm mống của sự phân chia bè phái trong nội bộ trong cộng đoàn bây giờ và sau này.
Việc gì cũng có giới hạn của nó, nhưng sự tham lam thì không bao giờ có giới hạn trong cuộc sống của con người: tham lam làm cho con người ta mất dần sự khôn ngoan, tham lam làm cho người hiền lành trở thành kẻ cộc cằn, tham lam làm cho người độc ác thêm ác độc, tham lam làm cho người thông minh trở thành kẻ xảo quyệt, làm cho người thân thành kẻ xa lạ, làm cho bạn bè trở thành kẻ thù và tham lam làm cho kẻ anh minh thành kẻ hồ đồ...
Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều tin rằng quyền uy chức vụ đều để dành cho người có tài đức, cho nên họ sẵn sàng từ bỏ chức vụ khi thấy mình không còn làm được, chứ không tham lam cố giữ cho bằng được nó, đó chính là sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 19/01/2024
CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 1, 14-20
“Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”.
Anh chị em thân mến,
Hể nói đến từ bỏ, là những người công giáo thường hay nghĩ đến các linh mục, các dì phước, và cho rằng các vị ấy là những người từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa. Họ đơn giản nghĩ rằng từ bỏ cha mẹ để đi tu là từ bỏ; từ chối kết hôn là từ bỏ; từ chối vinh hoa phú quý là từ bỏ... cho nên khi thấy một linh mục sống xa hoa là họ chê bai này nọ, khi thấy một nữ tu sống đài các thì họ không ưa, hoặc khi thấy một thanh niên muốn đi tu mà sống như những thanh niên khác thì họ đoán xa đoán gần: tướng đó mà tu cái nỗi gì !!!
Đức Chúa Giê-su mời gọi tất cả mọi người –không trừ một ai- từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa, Ngài mời gọi tất cả trở thành môn đệ của Ngài, tức là trở nên những người thánh thiện như Ngài.
Có ngừơi từ bỏ không lập gia đình nhưng lại tham tiền bạc, họ chưa từ bỏ; có người từ bỏ tiền bạc nhưng lại thích “đào sắc”, họ chưa từ bỏ; có người từ chối địa vị danh vọng nhưng lại sống như là công tử “Bạc Liêu”, họ chưa từ bỏ.
Đức Chúa Giê-su không trương bảng quảng cáo tài nghệ thần thông của mình để chiêu dụ môn sinh, Ngài cũng không hứa hẹn giàu sang phú quý gì cho những ai đi theo làm môn đệ của Ngài, Ngài chỉ nói: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”, và thế là An-rê và em là Phê-rô, Gia-cô-bê và em là Gioan đã từ bỏ mọi sự để đi theo làm môn đệ của Ngài. Các ông đã từ bỏ cha mẹ vợ con, đã từ bỏ nghề đánh cá truyền thống của gia đình để trở nên môn đệ của Đức Đức Chúa Giê-su.
Cái “từ bỏ” mà Đức Chúa Giê-su muốn nơi chúng ta chính là từ bỏ cái tôi, cái ý riêng của mình, có thể nói đó là những “truyền thống” bám chắc sâu xa trong con người của mình để đi theo làm môn đệ của Chúa, bởi vì dù cho anh là một linh mục hay một tu sĩ đã từ bỏ tình yêu cá nhân thường tình để đi làm môn đệ Chúa, mà anh không có từ bỏ cái tôi của mình, không từ bỏ ý riêng của mình, thì rồi từ từ anh sẽ đi kiếm những “tình yêu” vụng trộm khác; dù anh đã từ bỏ tất cả gia tài sự nghiệp mà chưa bỏ được ý riêng của mình, thì anh sẽ trở thành gánh nặng cho người khác. Cái tôi, cái ý riêng đó chính là bản thân tôi, là con người tôi; bỏ đi bản thân tôi, con người tôi thì chúng ta sẽ không còn gì để giữ lại, không còn gì để làm vướng tâm hồn chúng ta, nên chúng ta rất dễ dàng nhận được ân sủng của Thiên Chúa và thong dong đi theo Ngài mà “không thèm” ngó lui.
Trong vườn Cây Dầu, Đức Chúa Giê-su đã từ bỏ ý riêng để vâng theo thánh ý của Cha trên trời nên đã trở thành Đấng cứu chuộc nhân loại; Đức Mẹ Ma-ri-a đã từ bỏ ý riêng của mìng để vâng phục ý Thiên Chúa mà sinh hạ Đấng Mê-si-a, nên Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng sinh; các thánh cũng đã từ bỏ tất cả nên đã được Nước Trời làm gia nghiệp.
Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay mỗi một người Ki-tô hữu đều hiểu rằng không phải chỉ có những người “đi tu” mới từ bỏ mọi sự để làm môn đệ của Chúa, nhưng là tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa và trở nên môn đệ của Ngài, cũng đều được Đức Đức Chúa Giê-su mời gọi từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài.
Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ vợ con để theo Chúa, Ngài chỉ muốn chúng ta từ bỏ cái tôi tham sân si của mình; Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ công ăn việc làm để chết đói, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ cái ý riêng tham vọng của mình; Đức Chúa Giê-su cũng không muốn chúng ta từ bỏ bạn bè thân thiết, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ những thói quen không phù hợp với tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống của mình.
Để kết luận bài suy niệm này, chúng ta mượn câu nói trong sách “Đường Hy Vọng” của đức cố hồng y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận để nhắc nhở mình mỗi ngày:
- “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con đã bỏ trước.”
Thật đúng thay !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 1, 14-20
“Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”.
Anh chị em thân mến,
Hể nói đến từ bỏ, là những người công giáo thường hay nghĩ đến các linh mục, các dì phước, và cho rằng các vị ấy là những người từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa. Họ đơn giản nghĩ rằng từ bỏ cha mẹ để đi tu là từ bỏ; từ chối kết hôn là từ bỏ; từ chối vinh hoa phú quý là từ bỏ... cho nên khi thấy một linh mục sống xa hoa là họ chê bai này nọ, khi thấy một nữ tu sống đài các thì họ không ưa, hoặc khi thấy một thanh niên muốn đi tu mà sống như những thanh niên khác thì họ đoán xa đoán gần: tướng đó mà tu cái nỗi gì !!!
Đức Chúa Giê-su mời gọi tất cả mọi người –không trừ một ai- từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa, Ngài mời gọi tất cả trở thành môn đệ của Ngài, tức là trở nên những người thánh thiện như Ngài.
Có ngừơi từ bỏ không lập gia đình nhưng lại tham tiền bạc, họ chưa từ bỏ; có người từ bỏ tiền bạc nhưng lại thích “đào sắc”, họ chưa từ bỏ; có người từ chối địa vị danh vọng nhưng lại sống như là công tử “Bạc Liêu”, họ chưa từ bỏ.
Đức Chúa Giê-su không trương bảng quảng cáo tài nghệ thần thông của mình để chiêu dụ môn sinh, Ngài cũng không hứa hẹn giàu sang phú quý gì cho những ai đi theo làm môn đệ của Ngài, Ngài chỉ nói: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”, và thế là An-rê và em là Phê-rô, Gia-cô-bê và em là Gioan đã từ bỏ mọi sự để đi theo làm môn đệ của Ngài. Các ông đã từ bỏ cha mẹ vợ con, đã từ bỏ nghề đánh cá truyền thống của gia đình để trở nên môn đệ của Đức Đức Chúa Giê-su.
Cái “từ bỏ” mà Đức Chúa Giê-su muốn nơi chúng ta chính là từ bỏ cái tôi, cái ý riêng của mình, có thể nói đó là những “truyền thống” bám chắc sâu xa trong con người của mình để đi theo làm môn đệ của Chúa, bởi vì dù cho anh là một linh mục hay một tu sĩ đã từ bỏ tình yêu cá nhân thường tình để đi làm môn đệ Chúa, mà anh không có từ bỏ cái tôi của mình, không từ bỏ ý riêng của mình, thì rồi từ từ anh sẽ đi kiếm những “tình yêu” vụng trộm khác; dù anh đã từ bỏ tất cả gia tài sự nghiệp mà chưa bỏ được ý riêng của mình, thì anh sẽ trở thành gánh nặng cho người khác. Cái tôi, cái ý riêng đó chính là bản thân tôi, là con người tôi; bỏ đi bản thân tôi, con người tôi thì chúng ta sẽ không còn gì để giữ lại, không còn gì để làm vướng tâm hồn chúng ta, nên chúng ta rất dễ dàng nhận được ân sủng của Thiên Chúa và thong dong đi theo Ngài mà “không thèm” ngó lui.
Trong vườn Cây Dầu, Đức Chúa Giê-su đã từ bỏ ý riêng để vâng theo thánh ý của Cha trên trời nên đã trở thành Đấng cứu chuộc nhân loại; Đức Mẹ Ma-ri-a đã từ bỏ ý riêng của mìng để vâng phục ý Thiên Chúa mà sinh hạ Đấng Mê-si-a, nên Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng sinh; các thánh cũng đã từ bỏ tất cả nên đã được Nước Trời làm gia nghiệp.
Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay mỗi một người Ki-tô hữu đều hiểu rằng không phải chỉ có những người “đi tu” mới từ bỏ mọi sự để làm môn đệ của Chúa, nhưng là tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa và trở nên môn đệ của Ngài, cũng đều được Đức Đức Chúa Giê-su mời gọi từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài.
Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ vợ con để theo Chúa, Ngài chỉ muốn chúng ta từ bỏ cái tôi tham sân si của mình; Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ công ăn việc làm để chết đói, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ cái ý riêng tham vọng của mình; Đức Chúa Giê-su cũng không muốn chúng ta từ bỏ bạn bè thân thiết, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ những thói quen không phù hợp với tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống của mình.
Để kết luận bài suy niệm này, chúng ta mượn câu nói trong sách “Đường Hy Vọng” của đức cố hồng y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận để nhắc nhở mình mỗi ngày:
- “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con đã bỏ trước.”
Thật đúng thay !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Năm Mới đổi đời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
18:11 19/01/2024
NĂM MỚI ĐỔI ĐỜI
Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa Giêsu bắt đầu giai đoạn mới trong cuộc đời Ngài bằng lời rao giảng:“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” Một lời kêu gọi đổi mới cuộc đời. Chúa đã đổi đời các môn đệ.
1. Quyết đoán từ bỏ. Để đổi đời thì việc đầu tiên là phải quyết đoán từ bỏ, không chỉ từ bỏ cái cũ, cái xấu, mà đôi khi phải từ bỏ cả những tình thân, những điều tốt để đời được tốt đẹp hơn. Để đổi đời, dân Ninivê đã bỏ đường gian ác để đi theo đường lối Chúa là đường công chính. Để đổi đời, các môn đệ đã không chỉ quyết đoán từ bỏ công việc chài lưới, mà còn từ bỏ cả bạn bè đồng nghiệp, cả gia đình để đi theo Chúa Giêsu cứ như thể một chàng trai, một cô gái rời bỏ gia đình cha mẹ để theo nhau kết hôn. Thế nên, sám hối cần bước đầu tiên là từ bỏ những dính bén cản trở đổi mới cuộc đời chúng ta.
2. Quyết tâm tiến bước. Từ bỏ rồi mà không tiến bước thì đời sẽ lạc trôi dang dở. Vì vậy, sau từ bỏ, bước tiếp theo để đổi đời là quyết tâm tiến bước để đạt mục đích, đạt khát vọng của mình. Thế nên, đích đến của sám hối là tin vào Tin Mừng, tin vào Chúa, đi vào liên hệ tình nghĩa mật thiết với Chúa Giêsu Kitô - Con Thiên Chúa làm người. Đi theo Chúa thì Chúa sẽ đổi đời các môn đệ như Ngài khẳng định: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.”
Đổi mới là quy luật của đất trời. Thế giới cũng đang đổi mới không ngừng. Thế nên, các môn đệ Chúa bắt buộc phải đổi mới. Muốn đổi mới rất cần một tầm nhìn xa trông rộng vượt ra khỏi bản thân, vượt ra khỏi ao làng để vươn ra biển lớn và vươn tới trời cao. Chúa Giêsu - Đấng từ trời xuống thế - sẽ soi sáng chúng ta thay đổi tầm nhìn và giúp sức chúng ta quyết tâm hành động nhằm thay đổi cuộc đời, thay đổi thế giới. Amen.
Mất trí
Lm. Minh Anh
18:12 19/01/2024
MẤT TRÍ
“Thân nhân của Chúa Giêsu hay tin, liền đi bắt Ngài, vì họ nói, “Ngài đã mất trí!””.
Holmes Jr., “Người Bất Đồng Vĩ Đại”, được coi là một trong những thẩm phán xuất sắc nhất lịch sử Toà án Tối cao Hoa Kỳ. Holmes ngồi trên Toà Tối cao suốt 30 năm cho đến tuổi 91. Ngày kia, Roosevelt đến thăm Holmes, thấy ông đang đọc Plato; tổng thống hỏi, “Ngài đọc Plato?”; Holmes đáp, “Tôi cải thiện tâm trí, vì tôi được tiếng là mất trí!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ Holmes được tiếng là ‘mất trí’, Chúa Giêsu cũng thế! Tin Mừng hôm nay cho biết, thân nhân Ngài tìm cách bắt Ngài! Đây là một chi tiết thú vị vốn tiết lộ phần nào hành trình đức tin của tất cả chúng ta; vì đôi khi, bạn và tôi cũng được tiếng là ‘mất trí!’.
Hãy bắt đầu với tiền đề hiển nhiên là Chúa Giêsu hoàn hảo về mọi mặt! Ngài là Thiên Chúa; mọi điều Ngài nói, mọi việc Ngài làm… chứng tỏ tình yêu của Ba Ngôi. Nhưng đáp lại là gì? Dĩ nhiên, một số người đã đón nhận Ngài với niềm tin và sự ngạc nhiên tột độ; họ nhận biết Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ thế giới. Ngược lại, số khác, ngay trong họ hàng Ngài, nghĩ rằng, Ngài ‘mất trí!’. Theo cha John Bartunek, “Chúa Giêsu được tiếng là ‘mất trí’, vì với Ngài, không gì quan trọng hơn việc nuôi dưỡng các linh hồn bằng tình yêu và lẽ thật, nó quan trọng đến nỗi Ngài bỏ mặc việc nuôi sống bản thân. Thái độ hy sinh quên mình này thấm nhuần từng giây phút của Ngài trên trần gian, và đỉnh điểm là sự phục tùng trọn vẹn thánh ý Chúa Cha trên thập giá”.
Nếu người ta gọi Chúa Giêsu là ‘mất trí’, họ sẽ gọi chúng ta những gì còn tệ hơn nếu chúng ta đi trên con đường Ngài đi và làm theo điều Ngài dạy. Bởi lẽ, trong cuộc sống, việc thực hành ý muốn thánh thiện của Thiên Chúa không phải lúc nào cũng được chấp nhận; nói cách khác, điều tốt lành chúng ta nói và làm sẽ dẫn đến sự chỉ trích của người khác, ngay cả những người thân. Khi điều này xảy ra, đừng ngạc nhiên, đừng cho là tổn thương, gương xấu hay xúc phạm. Ngược lại, hãy vui mừng, bạn đang giống Chúa Giêsu; đồng thời, nhớ lại bao phán xét sai lầm người ta gán cho Ngài và nhất là, không để những cay đắng đang trải nghiệm ngăn cản chúng ta tiếp tục làm điều Chúa muốn.
Đavít là một ví dụ. Với tư cách bề tôi, cậu đã liều mạng với Philitinh, đem chiến thắng về cho Saun; nhưng cũng vì đó, chuốc lấy sự cừu hận. Đến khi ‘Chúa trao Saun vào tay Đavít’, thì Đavít lại nhân ái với người tìm giết mình. Một lần nữa, bài đọc Samuel hôm nay chứng thực điều đó. Hay tin Saun tử trận, Đavít khóc lóc thảm thiết thay vì ăn mừng. Với các thuộc hạ của Đavít, thân chủ của họ khác nào một người ‘mất trí!’.
Anh Chị em,
“Họ nói, “Ngài đã mất trí!””. Chúa Giêsu ‘mất trí’ vì quá say mê Thiên Chúa, say mê con người. Cuộc đời Ngài thực sự được điều hướng bởi sự say mê này. Ngài say mê đến độ quên ăn quên uống, vì “Của ăn của Tôi là làm theo ý Đấng đã sai Tôi”; và cũng vì say mê, Ngài bị treo lên thập giá. Nhưng đó là chiến thắng bất tận của tình yêu. Ai khôn ngoan? Phải chăng là người chỉ lo làm giàu, chăm chút bản thân và gia đình? Còn những người sống vị tha, những người độc thân vì Nước Trời, các anh hùng tử đạo, những người miệt mài trên những cánh đồng truyền giáo là hạng ‘mất trí?’. Không đâu!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con khờ khạo, ‘mất trí’ chỉ vì những chuyện vô duyên của thế gian; cho con dám điên vì Chúa, vì sự thật và vì tình yêu đối với các linh hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ Ba Mùa Quanh Năm 21 tháng Giêng dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
18:48 19/01/2024
BÀI ĐỌC 1 Gn 3, 1-5,10
Bài trích sách ngôn sứ Giô-na.
Có lời Đức Chúa phán với ông Giô-na rằng: “Hãy đứng dậy, đi đến Ni-ni-vê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi.” Ông Giô-na đứng dậy và đi Ni-ni-vê, như lời Đức Chúa phán. Ni-ni-vê là một thành phố cực kỳ rộng lớn, đi ngang qua phải mất ba ngày đường. Ông Giô-na bắt đầu vào thành, đi một ngày đường và công bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá đổ.” Dân Ni-ni-vê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, và đã không giáng xuống nữa.
Đó là lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1 Cr 7, 29-31
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.
Đó là lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mc 1, 15
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói : Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.
Alleluia.
TIN MỪNG Mc 1, 14-20
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.
Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
Đó là lời Chúa.
Xin Lỗi
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:00 19/01/2024
XIN LỖI...
CHÚA NHẬT THỨ III THƯỜNG NIÊN NĂM B
Từ xưa đến nay, chúng ta chỉ quen nghe hay hiểu lời xin lỗi trong phạm vi hẹp: giữa người này với người kia, cùng lắm là giữa nhóm người này với nhóm người kia.
Thực ra, lời xin lỗi mang tầm mức lớn hơn nhiều. Hai tiếng “xin lỗi” tưởng như rất đơn giản, nhưng trong thời buổi này, nó không chỉ là lời của một người biết nhận lỗi và xin cho được tha thứ nữa, mà còn là lời để xóa những căng thẳng trong Giáo Hội và giữa Giáo Hội với xã hội, giữa Giáo Hội với các tôn giáo, các đảng phái, các dân tộc trên cả hành tinh này.
Giai đoạn cuối thế kỷ XX, đang khi chuẩn bị tâm hồn bước vào ngàn năm thứ Ba, người Công Giáo tự hào, không phải vì họ không có lỗi, nhưng tự hào vì mình có một vị Giáo hoàng, thánh Gioan Phaolô II đã làm cho lời xin lỗi trở thành chìa khóa mở cánh cửa cho sự hòa giải.
Phóng viên Luigi Accattoli trong lúc viết cuốn “Khi Đức Giáo Hoàng ngõ lời xin lỗi”, cho thấy Đức Thánh Cha là hiện thân của sự hòa giải. Dường như ngài là nhà lãnh đạo biết xoa diệu lòng người bằng lời xin lỗi, ngay cả khi đó không phải là lỗi của chính mình.
Ngay khi còn ở Ba Lan, Đức Thánh Cha, mà ngày ấy còn là Tổng Giám mục Karol Wojtyla đang coi sóc giáo phận Kracovi, trước khi Công Đồng Vatican II kết thúc, đã thay mặt Hội Đồng Giám mục Ba Lan gởi một lá thư có nội dung xin lỗi đến Hội Đồng Giám mục Đức, qua Hội đồng Giám mục Đức, Hội đồng Giám mục Ba lan cũng ngỏ lời xin lỗi người dân Đức. Lời lẽ trong thư hết sức dịu ngọt: “Chúng tôi tha thứ và xin được tha thứ”.
Lời xin lỗi đầu tiên này vào năm 1965. Nhưng nếu đặt lại vấn đề, người Đức phải xin lỗi người Ba Lan mới đúng, vì trong Thế chiến Thứ Hai, chính Đức Quốc xã đã tàn sát người Ba Lan. Nhưng Hội Đồng Giám mục Ba Lan, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla, người mà hiện nay đã là thánh Giáo hoàng, lên tiếng trước để xóa bỏ sự thù hận mà chiến tranh gây ra, để hai dân tộc Đức - Ba lan có thể hiệp thông cùng nhau.
Và năm 2000, khi mà ý nghĩa của năm Toàn xá là mời gọi hãy ăn năn sám hối, khi mà Giáo Hội và thế giới bước vào Ngàn năm mới, thì vị Giáo hoàng ôn hòa của người Công Giáo càng không ngừng nói lời “xin lỗi”.
Bởi xin lỗi là cách nói lên lòng sám hối. Có sám hối mới có thể thấy mình có lỗi, thấy mình cần được tha thứ, và xin người khác tha thứ. Làm được điều đó cũng có nghĩa là nói lên lòng ao ước được hiệp nhất với anh em xung quanh mình.
Chúa nhật hôm nay là Chúa nhật của tuần lễ cầu cho ơn hiệp nhất. Đồng thời với việc kết thúc tuần lễ Hiệp nhất, Giáo Hội kính nhớ Tông đồ Phaolô trở lại, chúng ta hãy trở lại với Chúa và với tình yêu của nhau, trở lại với chính tình yêu, sự cảm thông của mình dành cho người khác để có thể sống bên nhau hòa thuận, đồng tâm, và sẻ chia...
Hãy bắt chước vị Cha chung, thánh Gioan Phaolô II, chân thành nhìn nhận những lỗi lầm của mình để có thể nêu cao tình hiệp thông, tương trợ, đoàn kết và nên một...
Trong những ngày của tuần Hiệp nhất, tôi nghĩ, rất thích hợp để suy nghĩ về tương quan giữa lời xin lỗi, lòng sám hối và ơn hiệp nhất. Bởi vì sẽ không có hiệp nhất nếu không có sám hối, không có lòng chân thành cầu mong nhận được sự tha thứ nơi anh chị em.
Bài đọc một của Chúa nhật hôm nay nêu cao gương sám hối cụ thể. Ngày ấy, Ninivê, thành phố của sa đọa, của đàn điếm, của tội lỗi, khi được tiên tri Giona cảnh báo: “Chỉ còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá hũy”, dù lời rao giảng có tính đe dọa, thì cả thành đã ăn năn sám hối.
Đọc tiếp sách tiên tri Giona, ta còn bắt gặp hình ảnh cảm động khác của lòng sám hối làm lay động, rất đáng khâm phục trở thành tấm gương sáng cho ta. Đó là: Lời kêu gọi lòng sám hối của tiên tri Giona đến tai nhà vua.
Dù là vua, là hàng lãnh đạo bậc nhất trong thành, là người có quyền, có thế lực, vua Ninivê dường như không còn nghĩ mình là vua nữa. Niềm tin của ông thật lớn. Lòng sám hối của ông thật sâu sắc. Bất chấp ngại ngùng, bất chấp người ta nghĩ gì về mình, nhà vua rời ngai vàng, cởi bỏ hoàng bào, mặc áo vải gai, ngồi trên đống tro ỏ lòng hối hận vì tội lỗi, qua đó xin ơn tha thứ cho chính mình và cho toàn dân. Chưa hết, nhà vua còn ra sắc chỉ buộc dân Ninivê ăn chay đền tội, và cầu nguyện xin ơn tha thứ.
Ngày xưa lòng hối hận của cả thành Ninivê, từ vua đến dân, là những tấm lòng thống hối chất chứa đầy niềm tin và yêu mến. Bởi chỉ có đức tin và tình yêu, mới có thể dẫn con người, vốn không phải dễ chối từ những cái xấu ngay lập tức, dẫu biết đó là sự xấu thật, đến chỗ dứt khoát từ bỏ quá khứ, từ bỏ những đam mê trần thế của mình nhanh như thế.
Nhưng hình ảnh sám hối đáng chúng ta khắc sâu vào lòng của dân Ninivê chỉ là phản ảnh của Lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Thực thi Lời Chúa, bạn và tôi mau chóng sám hối những lỗi lầm của mình. Hành động sám hối không có chỗ cho sự chung chung. Ninivê đã sám hối. Vua Ninivê đã cởi bỏ y phục của một ông hoàng và khoác vào người chiếc áo thống hối của kẻ nhận ra mình tội lỗi. Ông từ bỏ ngai vàng để đổi lấy đống tro dơ bẩn. Hoặc như thánh Gioan Phaolô II, đã bày tỏ sự sám hối của toàn Giáo Hội bằng thái độ hạ mình ngỏ lời xin lỗi thế giới.
Cũng thế, một trong những hành động để tỏ lòng sám hối cách cụ thể của chúng ta đó là lời xin lỗi: Xin lỗi Chúa và xin lỗi anh em. Dám nói ra lời xin lỗi cách thật lòng, là dấu chỉ của sự sám hối thật lòng.
Trong đời sống mỗi ngày, ta vẫn thường chứng kiến bao nhiêu rạn nứt, và dẫn đến chia rẻ: vợ chồng ly dị nhau; hai người bạn đang chơi thân, nhưng vì một lý do nào đó trở thành thù địch của nhau; anh em ruột không nhìn nhau nữa, biết bao nhiêu cảnh chém giết, thưa kiện nhau chỉ vì một lời nói gây tự ái, vì của cải, vì đất đai…
Những lúc căng thẳng đó, rất cần lời xin lỗi và lòng tha thứ. Đó là những việc cụ thể mà ta có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Chỉ có một tâm hồn sám hối mới có thể hiệp nhất và hòa thuận.
Vậy, cảm nhận và vâng nghe lời Chúa Giêsu, chúng ta hãy sám hối để được ơn tha thứ. Đối với mỗi người, thực hiện lòng sám hối bằng thái độ nhận lỗi là cách thức hay để ta sống hiệp nhất với anh chị em của mình.
Hình ảnh theo tiếng gọi
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
23:04 19/01/2024
Hình ảnh theo tiếng gọi
Trong đời sống hai bạn trẻ nữ nam xa lạ bỗng gặp nhau, làm quen với nhau… và họ bắt được làn sóng tiếng gọi tình yêu của nhau. Họ hứa hẹn với nhau, không đòi hỏi gì, rồi từ gĩa gia đình đi thành lập gia đình riêng, xây dựng một tổ ấm xã hội mới với nhau từ hai bàn tay trắng, bắt đầu từ con số không. Điều mà không ai ngờ trước được như vậy. Trong dân gian có ca ví khôn ngoan: Tình yêu mạnh hơn sự chết!
Trong nếp sống đạo giáo có hình ảnh như thế không?
Kinh thánh thuật kể lại nhiều trường hợp những người nghe theo tiếng gọi của Thiên Chúa, từ gĩa mọi sự đi theo Người.
Ngôn sứ Elija đi ngang qua cánh đồng thấy Elischa đang nỗ lực cày ruộng, Elija ném tấm áo choàng mình phủ trên Elischa. Hiểu ý đó là tíêng gọi của Elija. Elischa bỏ cày bừa lại trên thửa ruộng, vội vã chạy lại Elija và khẩn khoản nài nỉ“ Xin thầy cho con trở về nhà từ gĩa cha mẹ con, con sẽ trở lại theo Thấy ngay! Elija bằng lòng cho phép như Elischa xin. Sau khi từ gĩa gia đình bạn bè, Elischa đi đến theo làm môn đệ Ngôn sứ Elija.
Elischa nghe theo, vì nhận ra tấm áo choàng của Elija bỗng ném phủ trên người mình như tiếng gọi. Nghe theo tiếng gọi đi theo không thắc mắc “tại sao”, không đặt điều kiện với chữ “nhưng”, và không do dự “ như thế nào”!( 1. Các Vua 19,19-21)
Ngay giữa dòng đời sống đang làm ăn cày ruộng Elischa nhận ra đó là tiếng của Thiên Chúa kêu gọi qua tấm áo choàng của Ngôn sứ Elija phủ chụp trên người mình! Một sự thể lạ lùng, nhưng có thật.
Thánh sử Luca thuật lại biến cố Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Maria sứ mệnh được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ Chúa Giêsu. Trong cuộc gặp gỡ truyền tin này không có thời giờ cho Maria suy nghĩ thêm, không có câu hỏi ngược trở lạị, chỉ có thắc mắc của Maria với chữ “ như thế nào được”. Sau khi nghe Thiên Thần cắt nghĩa, Maria nói vắn gọn xúc tích: Xin xảy ra cho tôi như lời Sứ Thần truyền!
Trong căn nhà sinh sống của Maria ở thành Nazareth, ý định chương trình của Thiên Chúa được Thiên Thần loan báo mang đến cho Maria. Căn phòng truyền tin lịch sử thánh này hiện còn ở bên dưới tầng hầm Vương cung Thánh Đường Truyền tin ở Nazareth.
Và theo tương truyền, bức tường căn nhà truyền tin của Đức Mẹ Maria ở Nazareth, từ hồi thế kỷ 13. sau Chúa giáng sinh, để bảo quản cho khỏi bị tàn phá ở thành Nazareth đã được Thiên Thần di chuyển đem về bên Ý thành phố Loreto. Vì thế trong Vương cung thánh đường Loreto có ngôi nhà với ba bức tường nhà Đức Mẹ, nơi ngày xưa Thiên Thần Gabreil hiện đến truyền tin. Ngôi nhà nhỏ này có kích thước 9,25 mét chiều dài, 4,12 mét chiều rộng và chiều cao 5 mét.
Phúc âm Chúa Giêsu thuật lại cảnh Chúa Giêsu đi dọc bờ hồ Galileo thấy các Ông Simon, Andre, Jacobe và Gioan đang làm công việc chài lưới đánh cá để sinh sống, chỉ nói vắn tắt kêu gọi họ” Hãy theo Thầy!”. Và họ cũng chẳng thắc mắc gì, không xin từ gĩa gia đình bạn bè, nhưng vô điều kiện lập tức bỏ chài lưới đồ nghề lại đi nghe theo tiếng gọi của Chúa Giêsu. (Mc 1,14-20).
Nơi bờ hồ chỗ làm ăn sinh sống đang đánh cá, Chúa Giesu đến kêu gọi họ ra đi làm Môn đệ “ Hãy theo Thầy!”
Giữa cảnh sống hằng ngày tiếng Chúa vang lên kêu gọi trong tâm hồn con người. Những gương nghe theo tiếng gọi theo Chúa như thế luôn hằng có trong đời sống xưa nay. Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta, người Albania, nghe theo tiếng gọi của Chúa, sang tận nước Ấn Độ thành Calcutta, cả đời sống chết với người nghèo, giúp đỡ săn sóc an ủi người bị bỏ rơi, và thành lập Dòng bác ái sống nhiệm nhặt khó nghèo giữa xã hội người nghèo khổ. Mẹ Thánh và các Chị nữ Tu đã nghe theo tiếng gọi của Thiên Chúa tình yêu đi đến sống với những người cần tình yêu thương giúp đỡ an ủi săn sóc về miếng cơm manh áo và tinh thần tâm hồn.
Rồi có những người xưa nay từ bỏ cuộc sống bảo đảm an toàn về mọi mặt xã hội cũng như chức vị, như các Vị Thừa Sai xưa nay ở bên Âu Châu bỏ xứ sở quê hương sinh ra, đã nghe theo tiếng Chúa kêu gọi, ra đi sang tận miền những đất nước xa lạ bên Phi Châu, bên Á châu, bên Nam Mỹ…thiếu thốn về mọi phương diện cùng sống chia sẻ lăn lộn với họ, để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa., mà không đòi hỏi điều kiện gì.
Xưa nay tròng dòng lịch sử vẫn luôn hằng có biết bao nhiêu tâm hồn nghe nhận ra tiếng Thiên Chúa kêu gọi. Và họ đã từ bỏ mọi sự có thể được hưởng dùng, từ bỏ con đường công danh sự nghiệp đầy tương lai hứa hẹn, quảng đại hy sinh dấn thân chọn nếp sống đời vâng phục nhiệm nhặt khó nghèo tu trì theo tiếng ơn kêu gọi của Thiên Chúa giữa lòng dòng sông đời sống xã hội nơi các Tu Viện, nơi các Giáo phận xứ đạo cho việc mục vụ phụng vụ của Giáo hội Chúa.
Sống như thế có thể nói được họ kính trọng yêu qúy chất liệu nội dung đời sống hơn bao vỏ bọc bên ngoài. Nếp sống như thế khác nào hình ảnh phẩm chất rượu trong ly, trong chai bình quan trọng qúy giá hơn ly, hơn bình chai lọ đựng rượu. Họ nghe nhìn nhận ra từ trong sâu thẳm nội tâm tiếng gọi tình yêu của Thiên Chúa muốn họ dấn thân ra đi đến với con người xã hội là hình ảnh của Thiên Chúa tạo dựng nên.
Hai người nam nữ nghe theo tiếng gọi tình yêu của nhau ra đi cùng xây dựng tổ ấm gia đình không chỉ mang niềm vui hạnh phúc lại cho nhau, nhưng nhất là cho tương lai con cái của họ. Và như thế cũng cho xã hội và Giáo hội nữa.
Trong nếp sống con người ai cũng bị hay được hỏi, được kêu gọi dấn thân cho con người, và cho nước Chúa ở xã hội trần gian hôm nay và ngày mai.
Và như Đức Giáo Hoàng qúa cố Benedictô 16. đã có suy tư xác tín về nếp sống theo tiếng Gọi của Thiên Chúa:” Chúng ta không được tạo dựng cho một đời sống an toàn dễ chịu, nhưng cho sự to lớn cao cả.”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Parolin phát biểu: Tòa Thánh quan ngại về cuộc chiến tổng quan ở Trung Đông
Thanh Quảng sdb
00:19 19/01/2024
Đức Hồng Y Parolin phát biểu: Tòa Thánh quan ngại về cuộc chiến tổng quan ở Trung Đông
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin phát biểu bên lề một sự kiện của Thượng viện Ý, bày tỏ mối quan ngại của Tòa thánh về sự leo thang chiến tranh có thể nhấn chìm toàn bộ Trung Đông.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Ngoại trưởng Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công gần đây của phiến quân Houthi ở Biển Đỏ, làm leo thang bạo lực ở giải Gaza với các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Erbil, vùng Kurdistan thuộc Iraq.
ĐHY bày tỏ quan ngại rằng, "nếu các biện pháp trái bất đồng không được trao đổi đối thoại," có thể dẫn tới "sự mở rộng, leo thang" xung đột, đồng thời ngài nói thẳng thắn rằng đây "chính điều mà chúng tôi muốn tránh".
Đức Hồng Y Parolin đã chia sẻ quan điểm của Tòa Thánh với các phóng viên vào chiều thứ Tư tại một sự kiện tại Thượng viện Ý để tưởng nhớ cố Hồng Y Achille Silvestrini.
Đức Hồng Y nói: “Mối nguy hiểm là có, niềm hận thù dâng cao và tình hình rất tế nhị… Chúng ta phải đảm bảo rằng mọi người nên kiềm chế phản ứng của mình để không xảy ra xung đột chung.”
Mối quan tâm của Đức Thánh Cha tại buổi tiếp kiến chung
Trước đó vào thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ mối quan ngại của ngài đối với việc lan rộng cuộc chiến Israel-Hamas, khi ngài phát biểu tại buổi tiếp kiến chung hàng tuần.
Ngài bày tỏ sự gần gũi với “các nạn nhân, tất cả dân thường, trong vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào khu vực đô thị Erbil, thủ phủ của khu tự trị người Kurd ở Iraq”.
Đức Thánh Cha nói: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước láng giềng không được xây dựng bằng những hành động như vậy mà bằng đối thoại và hợp tác. Tôi yêu cầu mọi người tránh bất kỳ bước đi nào làm gia tăng sự căng thẳng ở Trung Đông và các vùng chiến sự khác.”
Hai dân tộc, hai quốc gia là ‘giải pháp’
Phát biểu với các phóng viên, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh về giải pháp hai nhà nước cho Israel và Palestine.
Đức Hồng Y nói: “Đối với chúng tôi, hai dân tộc và hai quốc gia tiếp tục là giải pháp. Điều quan trọng là tìm ra cách để đối thoại với nhau.”
Những nỗ lực nhân đạo của Tòa Thánh tại Ukraine
Đức Hồng Y Parolin tiếp tục xem xét những nỗ lực của Tòa Thánh nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình và nhân đạo cho Ukraine.
Ngài nói: “Ít nhất là cho đến nay, chúng tôi đã giới hạn vấn đề ở khía cạnh nhân đạo. Một trong mười điểm trong cương lĩnh hòa bình của Zelensky đề cập đến các vấn đề nhân đạo, và đó là điểm mà Tòa thánh tập trung các nỗ lực của mình.”
Liên quan đến Hội nghị Hòa bình cấp cao do Tổng thống Ukraine, là Zelensky yêu cầu tại Davos, khi ông phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Tòa Thánh sẽ tham gia nếu nó diễn ra, như đã từng diễn ra ở ba cuộc họp trước (phiên họp cuối cùng ở Ả Rập Saudi).
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin phát biểu bên lề một sự kiện của Thượng viện Ý, bày tỏ mối quan ngại của Tòa thánh về sự leo thang chiến tranh có thể nhấn chìm toàn bộ Trung Đông.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Ngoại trưởng Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công gần đây của phiến quân Houthi ở Biển Đỏ, làm leo thang bạo lực ở giải Gaza với các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Erbil, vùng Kurdistan thuộc Iraq.
ĐHY bày tỏ quan ngại rằng, "nếu các biện pháp trái bất đồng không được trao đổi đối thoại," có thể dẫn tới "sự mở rộng, leo thang" xung đột, đồng thời ngài nói thẳng thắn rằng đây "chính điều mà chúng tôi muốn tránh".
Đức Hồng Y Parolin đã chia sẻ quan điểm của Tòa Thánh với các phóng viên vào chiều thứ Tư tại một sự kiện tại Thượng viện Ý để tưởng nhớ cố Hồng Y Achille Silvestrini.
Đức Hồng Y nói: “Mối nguy hiểm là có, niềm hận thù dâng cao và tình hình rất tế nhị… Chúng ta phải đảm bảo rằng mọi người nên kiềm chế phản ứng của mình để không xảy ra xung đột chung.”
Mối quan tâm của Đức Thánh Cha tại buổi tiếp kiến chung
Trước đó vào thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ mối quan ngại của ngài đối với việc lan rộng cuộc chiến Israel-Hamas, khi ngài phát biểu tại buổi tiếp kiến chung hàng tuần.
Ngài bày tỏ sự gần gũi với “các nạn nhân, tất cả dân thường, trong vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào khu vực đô thị Erbil, thủ phủ của khu tự trị người Kurd ở Iraq”.
Đức Thánh Cha nói: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước láng giềng không được xây dựng bằng những hành động như vậy mà bằng đối thoại và hợp tác. Tôi yêu cầu mọi người tránh bất kỳ bước đi nào làm gia tăng sự căng thẳng ở Trung Đông và các vùng chiến sự khác.”
Hai dân tộc, hai quốc gia là ‘giải pháp’
Phát biểu với các phóng viên, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh về giải pháp hai nhà nước cho Israel và Palestine.
Đức Hồng Y nói: “Đối với chúng tôi, hai dân tộc và hai quốc gia tiếp tục là giải pháp. Điều quan trọng là tìm ra cách để đối thoại với nhau.”
Những nỗ lực nhân đạo của Tòa Thánh tại Ukraine
Đức Hồng Y Parolin tiếp tục xem xét những nỗ lực của Tòa Thánh nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình và nhân đạo cho Ukraine.
Ngài nói: “Ít nhất là cho đến nay, chúng tôi đã giới hạn vấn đề ở khía cạnh nhân đạo. Một trong mười điểm trong cương lĩnh hòa bình của Zelensky đề cập đến các vấn đề nhân đạo, và đó là điểm mà Tòa thánh tập trung các nỗ lực của mình.”
Liên quan đến Hội nghị Hòa bình cấp cao do Tổng thống Ukraine, là Zelensky yêu cầu tại Davos, khi ông phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Tòa Thánh sẽ tham gia nếu nó diễn ra, như đã từng diễn ra ở ba cuộc họp trước (phiên họp cuối cùng ở Ả Rập Saudi).
Đức Thánh Cha nói với nhóm đại kết Phần Lan: Các thánh là nguồn hiệp nhất
Thanh Quảng sdb
17:29 19/01/2024
Đức Thánh Cha nói với nhóm đại kết Phần Lan: Các thánh là nguồn hiệp nhất
Để đánh dấu Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một nhóm Tin lành, Công Giáo và Chính thống từ Phần Lan, khuyến khích họ cùng nhau hành trình như một “Giáo hội lữ hành”.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Hàng năm, Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón một phái đoàn đại kết từ Phần Lan – bao gồm những người Công Giáo, Tin lành và Chính thống – đến thăm Vatican.
Như thường lệ, chuyến viếng thăm năm nay diễn ra trong Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, bao gồm việc trao đổi quà tặng và suy tư.
Các thánh là nguồn hiệp nhất
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bằng việc cảm ơn Đức Giám Mục Tin lành Luther Åstrand “một cách chân thành” vì những suy tư của ngài, “đề cập đến chứng tá của các vị thánh và tinh thần đại kết thoáng rộng của ngài”.
ĐTC nói khi nghe bài chia sẻ, ngài đã “tạ ơn Chúa”, vì “có nhiều lúc việc tôn kính các thánh dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ hơn là của sự hiệp nhất”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng phái đoàn Phần Lan đã đề cập đến “một số vị thánh vĩ đại Bắc Âu như: Birgitta, Henrik và Olav”, gợi ý rằng “nếu Thánh Olav sống vào năm 2030, chắc chắn ngài sẽ truyền cảm hứng và đào sâu lời cầu nguyện của chúng ta cho sự hiệp nhất và hành trình cùng nhau của chúng ta, điều này chứng tỏ các thánh là một món quà cho toàn bộ phong trào đại kết.”
Một Giáo hội lữ hành
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng ngài rất ấn tượng bởi những suy tư của Đức Giám Mục Åstrand về “tầm quan trọng của cuộc hành trình” và “Giáo hội lữ hành”.
Đức Thánh Cha nói: “Là thành viên của cộng đồng những người đã được rửa tội, chúng ta thực sự đang trên một hành trình, với Chúa Giêsu Kitô là mục tiêu chung của chúng ta”.
Ngài nhấn mạnh: “Mục tiêu đó không hề xa vời hay không thể đạt được, vì với lòng thương xót, Chúa đã hạ mình xuống gặp gỡ chúng ta”.
“Người đã đến hòa mình với chúng ta qua sự Nhập Thể và trở thành Con Đường, để chúng ta có thể hành trình an toàn qua những ngã tư và những con đường sai lầm mà chúng ta phải đối diện trong thế giới này.”
Một cuộc đại kết của người nghèo và bị lãng quên
Đức Thánh Cha tiếp tục cảm ơn phái đoàn Phần Lan vì sự hiện diện của họ, đồng thời nói rằng “cuộc gặp gỡ với anh chị em này là một dấu chỉ sống động giữa Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo hiện nay”.
ĐTC nói thêm: “Chúng ta hãy đảm bảo rằng cuộc gặp gỡ đại kết thường niên này tiếp tục phát triển và mở rộng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn “chào đón những anh chị em nghèo và bị lãng quên” trong Tuần cầu nguyện, bao gồm cả “những người cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi hoặc đi lạc khỏi con đường đức tin và hy vọng”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài diễn văn của mình bằng cách mời những người hiện diện cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha, mỗi người bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Để đánh dấu Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một nhóm Tin lành, Công Giáo và Chính thống từ Phần Lan, khuyến khích họ cùng nhau hành trình như một “Giáo hội lữ hành”.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Hàng năm, Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón một phái đoàn đại kết từ Phần Lan – bao gồm những người Công Giáo, Tin lành và Chính thống – đến thăm Vatican.
Như thường lệ, chuyến viếng thăm năm nay diễn ra trong Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, bao gồm việc trao đổi quà tặng và suy tư.
Các thánh là nguồn hiệp nhất
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bằng việc cảm ơn Đức Giám Mục Tin lành Luther Åstrand “một cách chân thành” vì những suy tư của ngài, “đề cập đến chứng tá của các vị thánh và tinh thần đại kết thoáng rộng của ngài”.
ĐTC nói khi nghe bài chia sẻ, ngài đã “tạ ơn Chúa”, vì “có nhiều lúc việc tôn kính các thánh dường như là nguồn gốc của sự chia rẽ hơn là của sự hiệp nhất”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng phái đoàn Phần Lan đã đề cập đến “một số vị thánh vĩ đại Bắc Âu như: Birgitta, Henrik và Olav”, gợi ý rằng “nếu Thánh Olav sống vào năm 2030, chắc chắn ngài sẽ truyền cảm hứng và đào sâu lời cầu nguyện của chúng ta cho sự hiệp nhất và hành trình cùng nhau của chúng ta, điều này chứng tỏ các thánh là một món quà cho toàn bộ phong trào đại kết.”
Một Giáo hội lữ hành
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng ngài rất ấn tượng bởi những suy tư của Đức Giám Mục Åstrand về “tầm quan trọng của cuộc hành trình” và “Giáo hội lữ hành”.
Đức Thánh Cha nói: “Là thành viên của cộng đồng những người đã được rửa tội, chúng ta thực sự đang trên một hành trình, với Chúa Giêsu Kitô là mục tiêu chung của chúng ta”.
Ngài nhấn mạnh: “Mục tiêu đó không hề xa vời hay không thể đạt được, vì với lòng thương xót, Chúa đã hạ mình xuống gặp gỡ chúng ta”.
“Người đã đến hòa mình với chúng ta qua sự Nhập Thể và trở thành Con Đường, để chúng ta có thể hành trình an toàn qua những ngã tư và những con đường sai lầm mà chúng ta phải đối diện trong thế giới này.”
Một cuộc đại kết của người nghèo và bị lãng quên
Đức Thánh Cha tiếp tục cảm ơn phái đoàn Phần Lan vì sự hiện diện của họ, đồng thời nói rằng “cuộc gặp gỡ với anh chị em này là một dấu chỉ sống động giữa Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo hiện nay”.
ĐTC nói thêm: “Chúng ta hãy đảm bảo rằng cuộc gặp gỡ đại kết thường niên này tiếp tục phát triển và mở rộng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn “chào đón những anh chị em nghèo và bị lãng quên” trong Tuần cầu nguyện, bao gồm cả “những người cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi hoặc đi lạc khỏi con đường đức tin và hy vọng”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài diễn văn của mình bằng cách mời những người hiện diện cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha, mỗi người bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Nhiều bản văn cho thấy ‘định kiến’ của Đức Hồng Y Fernández
Vũ Văn An
19:14 19/01/2024
Trên Catholic Thing ngày 18 tháng 1 năm 2024, Michael Pakaluk, một học giả về Aristốt và là giáo sư thường trú của Giáo hoàng Hàn lâm viện Thánh Thomas Aquinas do sự bổ nhiệm của chính Đức Bênêđíctô XVI, đã có bài bình luận về Đức Hồng Y Fernandez.
Wikipedia viết về một “linh mục whisky” rằng ngài là “một nhân vật nhàm chán, có những dấu hiệu yếu kém rõ ràng về đạo đức nhưng lại thuyết giảng...một tiêu chuẩn rất cao.” Có lẽ bạn đã quen thuộc với vị linh mục whisky chính hiệu trong tiểu thuyết Sức mạnh và Vinh quang của Graham Greene. Nhiều người Công Giáo gặp rắc rối vì cuốn sách này. Nếu nó nhằm mục đích mô tả sự thật, tức là công trình khách quan của các bí tích vẫn có thể được hoàn thành bởi một linh mục, nhờ vào “ấn tích” đã in sâu vào linh hồn ngài, ngay cả khi ngài có những khuyết điểm sâu xa – thì sẽ không có vấn đề gì cả.
Nhưng giả sử Greene nói một điều gì khác thế, chẳng hạn như “ngày nay sự thánh thiện trông như thế này” thì sao? Thế thì đây chắc chắn là một vấn đề. Và ý tưởng kỳ lạ đó có thể được thực hiện bao xa? Giả sử một linh mục thường xuyên phạm tội trọng, như trộm cắp hoặc hành hung, ngài có thể là một vị thánh hay không? Nếu đó là tội tình dục thì sao? Giả sử ngài đang sống với bạn trai thì sao?
Ta hãy thay đổi hình ảnh. Năm 1996, một bộ phim được phát hành có tên Breaking the Waves, kể về một người phụ nữ, Bess, có chồng bị liệt từ cổ trở xuống trong một tai nạn lao động. Vì cô không thể quan hệ tình dục với anh, nên anh yêu cầu người vợ tận tụy của mình quan hệ tình dục với một người đàn ông khác và kể chi tiết cho anh nghe. Cô chiến đấu loại bỏ sự ghê tởm của mình và đã làm theo yêu cầu của chồng, một cách chính đáng để thể hiện tình yêu của mình. Sau đó, cô rơi vào tình trạng sa đọa, trong đó cô tự ý kiếm tìm sự lạm dụng thô thiển. Một loại lòng vị tha méo mó đã dẫn cô tới con đường tự hủy. Dù là thế, có khi nào cô là một vị thánh hay không?
Có, linh mục và nhà thần học Víctor Manuel Fernández đã phát biểu ý kiến trong một bài báo năm 1999, “Chủ nghĩa huyền bí của việc chăm sóc người khác”. Ngài nói, điều quan trọng là phải nắm bắt được những gì Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy: “Tính chất quy trách nhiệm và trách nhiệm đối với một hành động có thể bị giảm bớt hoặc thậm chí bị vô hiệu hóa bởi sự thiếu hiểu biết, vô ý, ép buộc, sợ hãi, thói quen, sự gắn bó quá mức và các nhân tố tâm lý hoặc xã hội khác." [1735] Do đó, “một đời sống ân sủng có thể cùng hiện hữu với những hành động xấu xa về mặt khách quan mà một người không hoàn toàn chịu trách nhiệm về nó”. Fernández nhận xét rằng đạo đức và chủ nghĩa huyền bí có thể khác nhau. Nơi những người như Bess, “có thể có một sự hiến thân đích thực cho người khác, trong đó việc Nhiệm xuất [procession] của Chúa Thánh Thần được kéo dài, cùng với một trải nghiệm khôn ngoan đẹp đẽ (bella), trong đó việc Nhiệm xuất của Chúa Con được kéo dài – nhưng cùng hiện hữu với những khiếm khuyết về mặt đạo đức....Tôi có thể chấp nhận cách giải thích tích cực mà một số nhà bình luận đã đặt cho cuốn phim.”
Trong một bài báo khác cùng năm (lại trích dẫn Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 1735), ngài viết, “Những kẻ ngu ngốc cũng có thể ở trong ân sủng của Thiên Chúa, ngay cả khi họ phạm những hành động nghiêm trọng một cách khách quan, nhưng không phạm tội...sự thánh thiện có thể cùng hiện hữu với những xáo trộn tâm linh, đến mức một người điên có thể thánh thiện hơn, sống một mức độ bác ái mãnh liệt hơn một người hoàn toàn lành mạnh và khỏe mạnh.” Một khi chúng ta bác bỏ thuyết Pelagiô, chúng ta thấy rằng “Không có sự chuẩn bị nào có thể xứng đáng với tình bạn với Thiên Chúa, một điều vượt quá chúng ta”. Theo tất cả những gì chúng ta biết, tình bạn như vậy có thể được ban cho những người đang phạm tội trọng một cách khách quan.
Những bài báo này được viết cùng lúc với cuốn sách về cực khoái của Fernández, La Pasión Mística. Tôi không chấp nhận việc cuốn sách này là điều mà bây giờ ngài có thể phủ nhận - không phải là điều ngài sẽ làm lúc này. Lúc ấy, ngài đã 36 tuổi, không phải là một thanh niên non nớt, đã là một học giả xuất bản rộng rãi. Vì vậy, cuốn sách phải được gán cho tính cách trưởng thành và khả năng phán đoán có cân nhắc của ngài.
Ngoài ra, tác giả cần phải chú ý liên tục trong nhiều tháng để xem xét cuốn sách cho đến lúc nó được xuất bản - phác thảo, soạn thảo, biên tập, biên tập bản sao, hiệu đính. Có rất nhiều cơ hội để suy đoán lần thứ hai: không cuốn sách nào có thể bị coi là “sai lầm” hoặc là kết quả của “sự vô ý”. Ngoài ra, cách sử dụng cùng một số 1735 của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, cùng một định kiến [idée fixe], cũng được tìm thấy trong cuốn sách đó (tr. 80), để củng cố ý tưởng cho rằng những người quan hệ tình dục đồng tính không bị cản trở trong việc đạt được cùng những đỉnh cao của cực khoái huyền bí.
Không phải là định kiến trên chỉ giới hạn trong những năm đó. Trong các bài báo viết năm năm sau, rồi mười năm sau, ngài cũng sử dụng ý tưởng đó theo cùng một cách. Trong những trước tác sau cùng vừa kể, “Sự sống ba ngôi, chuẩn mực đạo đức và sự mong manh của con người,” liên quan đến các cặp đồng tính, Fernández nói, “Nếu một hành động của một chủ thể bị điều kiện hóa mạnh mẽ nào đó có thể là xấu xa về mặt khách quan nhưng không thể bị buộc tội - và do đó không có tội - thì nó không tước đi khỏi người đó đời sống ân sủng thánh hóa.”
Tương tự như vậy, “hành vi tình dục ngoài hôn nhân có thể không có tội - và do đó không tước đi của ai đó đời sống ân sủng của họ- điều này hàm ý rằng, giữa hoàn cảnh (không phải hành vi) tội lỗi khách quan, có thể trong lòng anh ta có một động lực tốt lành và đáng khen được tạo ra bởi chính ân sủng.” Vậy thì tại sao không chúc phúc cho “hoàn cảnh”?
Chúng ta có chấp nhận dòng lý luận này không: một người đàn ông phạm tội nghiêm trọng; nhưng giả sử tính chất đáng trách của hành động của anh ta giảm đi; do đó anh ta vẫn ở trong trạng thái ân sủng; do đó anh ta thậm chí có thể có được sự thánh thiện mẫu mực? Dòng suy nghĩ này có nằm ngay trong cốt lõi của giáo huấn huấn quyền về trách nhiệm, ân sủng và sự thánh thiện của con người không?
Nhưng nếu nó áp dụng ở bất cứ đâu, nếu nó áp dụng cho Bess và một kẻ điên, thì nó sẽ áp dụng ở mọi nơi. Trường hợp này thì sao: “Người đàn ông này bị lạm dụng tình dục khi còn là một cậu bé; nhưng lạm dụng tình dục có xu hướng lây truyền; vì vậy người đàn ông này vẫn bị quy định bởi nó; do đó, khi chính anh ta lạm dụng các bé trai trong tư cách linh mục, anh ta vẫn rất thánh thiện.”
Và ai lại có thể gay gắt đến mức từ chối chúc phúc cho một linh mục như vậy với đứa con trai của ông? Vì trường hợp này phải được giải quyết như những trường hợp khác.
Rút lại kết luận, ai đó có thể nói rằng, trong những suy đoán kỳ lạ của Fernández, người ta thấy có sự tách biệt kỳ lạ giữa lương tri và thực tại được cho là huyền bí. Một sự tách biệt đời sống Kitô hữu khỏi “nền luân lý khách quan” (tức luật Thiên Chúa). Thiếu sự thống nhất giữa cách cha mẹ hướng dẫn con cái và cách các linh mục khuyên bảo chúng. Và một quan niệm kỳ lạ về trách nhiệm, không được tòa án công nhận, cũng không được tìm thấy trong các sách hướng dẫn của Thánh Tôma hay Aristốt. Một sự phát triển mới đáng kinh ngạc.
Một Năm Không Có Đức Hồng Y George Pell
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
19:34 19/01/2024
Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vừa có bài viết trên tờ First Things nhan đề “ ONE YEAR WITHOUT GEORGE PELL”, nghĩa là “Một Năm Không Có Đức Hồng Y George Pell”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chỉ mười ngày sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vào đêm giao thừa năm 2022, chúng ta bàng hoàng trước tin Đức Hồng Y Pell cũng đã ra đi trước chúng ta vào nhà của Cha trên trời. Giữa cuộc chiến hiện nay vì “chân lý của Tin Mừng” (Galat 2:14), giáo hội lữ hành đã mất đi hai đại diện xuất sắc cho học thuyết tông truyền của mình. Chúng ta đau buồn trước sự ra đi của các ngài, nhưng đối với những người trong chúng ta, những người cùng niềm tin với Thánh Augustinô “rằng Giáo hội tiến bước an toàn trong cuộc lữ hành giữa những cuộc bách hại của thế giới và những niềm an ủi của Thiên Chúa”, chúng ta cảm ơn Chúa quan phòng vì đã ban cho chúng ta cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Pell là gương mẫu của đức tin đích thực và là người ủng hộ mạnh mẽ cho chúng ta cùng Cha chúng ta ở trên trời.Khi hàng tỷ tỷ người đến và đi qua nhiều thế hệ, người ta có thể nghi ngờ liệu có cá nhân nào có tầm quan trọng lâu dài hay không. Những nghi ngờ đó dễ dàng được xua tan khi chúng ta xem xét kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn “mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý nhờ Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Chúa Giêsu Kitô” (1 Tim. 2:5). Khi chúng ta trông đợi với hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu sắp đến, chúng ta biết ngay từ đầu rằng “Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.” (Êphêsô 1:4). Ngài gọi chúng ta bằng tên để chúng ta có thể được kể là con cái Thiên Chúa và thực sự được như vậy về bản chất và ân sủng. Hơn nữa, Ngài đã biến chúng ta thành những người cộng tác trong kế hoạch cứu độ phổ quát của Ngài. Ngài cho phép chúng ta tham gia vào việc hiện thực hóa vương quốc của Ngài trong thế giới này và trong trái tim mọi người. Điều này đạt được nhờ ân sủng cụ thể được ban cho mỗi người chúng ta theo mức độ Chúa đã ấn định cho chúng ta.
Một trong những người con yêu dấu mà Thiên Chúa đã gọi đích danh là anh George Pell của chúng ta. Sinh ra trong một gia đình theo Kitô giáo vào ngày 8 tháng 6 năm 1941, ngài lớn lên ở tiểu bang Victoria của Úc. Với khả năng thể thao và tài năng trí tuệ được bộc lộ rõ ràng từ thời còn đi học, một sự nghiệp rực rỡ trên thế giới sẽ mở ra cho ngài. Nhưng ngài quyết định đi theo lời kêu gọi của Chúa Kitô làm linh mục, một công việc đòi hỏi sự tận tâm và sẵn sàng hy sinh. Ngài đã hoàn thành việc học của mình tại Oxford nổi tiếng thế giới, nơi ngài luôn rất tự hào, với một luận án. Tiêu đề của nó là “Việc thực thi quyền lực trong Kitô giáo thời kỳ đầu từ khoảng năm 170 đến năm 270”. Nghiên cứu của vị linh mục trẻ tuổi Pell bao gồm nghiên cứu về thánh Irinê thành Lyons, người mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố là Tiến sĩ Hội Thánh. Nhà thần học vĩ đại nhất của thế kỷ thứ hai này đã thiết lập lối giải thích có giá trị về đức tin Công Giáo, phân biệt với thuyết ngộ đạo và các tà giáo khác trong mọi thời đại. Ngài dạy rằng Mặc khải duy nhất của Thiên Chúa trong Chúa Kitô đã được truyền lại cho chúng ta một cách trọn vẹn và bất biến trong Giáo hội qua Thánh Kinh, Truyền thống Tông đồ và chứng từ quy phạm của các Giám mục trong hàng kế vị các thánh Tông đồ. Lời giảng dạy của các tông đồ không thể được mở rộng một cách suy đoán cũng như không thể thích nghi trong thực hành phụng vụ và mục vụ với tinh thần đang thay đổi của thời đại - cũng như không thể hy sinh cho những ràng buộc chính trị và ngoại giao của chính trị giáo hội.
Với lòng dũng cảm lớn lao trước ngai vàng quyền lực và tiền bạc, chưa kể đến sự kiêu ngạo của những trí thức giả hiệu, Đức Hồng Y Pell đã trung thành và vị tha phục vụ Giáo hội tại Úc với tư cách là linh mục, và sau đó là giám mục của Melbourne và Sydney. Và cuối cùng, vào ngày 21 tháng 10 năm 2003, Đức Gioan Phaolô II đã tấn phong ngài làm Hồng Y của Giáo hội Rôma Thánh Thiện. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô trao trách nhiệm đặc biệt trong Giáo triều Rôma, và đã bổ nhiệm ngài vào Hội đồng Hồng Y mới và phong ngài làm tổng trưởng Hội đồng Kinh tế của Vatican. Về mặt cá nhân, tôi nhớ rất rõ cam kết của ngài đối với hôn nhân và gia đình theo tinh thần giáo huấn của Chúa Kitô – chống lại sự tương đối hóa của những người tham gia có tư tưởng thế tục tại Thượng Hội đồng về chủ đề này.
Nhưng đối phương không ngủ. Trong trường hợp của người tôi tớ trung thành George Pell, những lời của Chúa Giêsu đã được chứng minh là đúng một cách đáng kinh ngạc: “Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ các con. Họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy. (Ga 15:20-21). Trong khi Đức Tổng Giám Mục George Pell chăm sóc các nạn nhân lạm dụng tình dục một cách mẫu mực và đầy lòng nhân ái trong thời gian ở Úc, ngài lại bị truy đuổi không ngừng bởi một đám đông khát máu và những kẻ kích động chống Công Giáo trên các phương tiện truyền thông và chính phủ. Ngài bị kết án oan sai và bị biệt giam trong 404 ngày, cho đến khi cuối cùng ngài được Tòa án Tối cao Úc trả tự do trong cuộc bỏ phiếu lịch sử hoàn toàn đồng thanh của 7 thẩm phán.
Với Nhật Ký Trong Tù ba tập của mình, ngài đã cho chúng ta một chứng từ tuyệt vời về sự kiên nhẫn của người Kitô hữu giữa những đau khổ bất công. Theo tiêu chuẩn của các giáo phụ, những thử thách của ngài ngay cả khi còn sống đã đặt ngài vào hàng ngũ các cha giải tội, những người ngay lập tức theo các vị tử đạo trong sự hiệp thông với các thánh. Theo tôi, Nhật Ký Trong Tù có giá trị văn học tương đương với cuốn Niềm An Ủi Của Triết Học của Boethius, được viết trong ngục tối của vị vua Gothic Theodoric. Tôi cũng nghĩ đến mục sư Tin lành Dietrich Bonhoeffer, viết những bức thư từ phòng giam của ông, nơi ông bị chính quyền Đức Quốc xã vô thần cầm tù. Cuộc bách hại Đức Hồng Y Pell cũng là cuộc bách hại các Kitô hữu tái diễn trong suốt lịch sử dưới những hình thức khác nhau.
Nếu bạn đang tìm kiếm niềm an ủi trong cơn khốn cùng của thời đại chúng ta và muốn bảo đảm với chính mình về lời của Chúa Kitô—”Đừng sợ, ta đã thắng thế gian” (Ga 16:33)—thì, ngoài Nhật Ký Trong Tù, bạn nên đọc bài luận cuối cùng của Đức Hồng Y Pell trên Festschrift. Tựa đề của nó là: “Giáo hội đau khổ trong một thế giới khổ đau”. Bài viết của Đức Hồng Y Pell kết thúc bằng việc tưởng nhớ Gilbert Keith Chesterton, “người tuyên bố mình là người ngoại giáo lúc 12 tuổi, người theo thuyết bất khả tri lúc 16 tuổi, trở thành người Anh giáo khi kết hôn, và được nhận vào Giáo hội vào năm 1922 ở tuổi 48. “
Đức Hồng Y Pell tiếp tục,
Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình Chính thống giáo (1908), ngài viết về “chuyện tình lãng mạn ly kỳ của chính thống”. Đối với ngài, dễ dàng để thành dị giáo, dễ dàng để đưa thời đại lên hàng đầu. Việc rơi vào “bất kỳ cái bẫy sai sót và cường điệu nào trong số này” quả thực rất đơn giản. “Nhưng để tránh được tất cả những điều đó quả là một cuộc phiêu lưu quay cuồng; và trong tầm nhìn của tôi, cỗ xe thiên đàng bay ầm ầm qua các thời đại, những kẻ dị giáo buồn tẻ nằm ngổn ngang và phủ phục, sự thật quay cuồng điên dại nhưng đứng thẳng.”
Chính Đức Hồng Y Pell, gần cuối đời và làm việc trong vườn nho của Chúa, nói thêm: “Sau 80 năm sống cuộc sống Công Giáo, đây là tầm nhìn của tôi”.
Vào ngày 10 Tháng Giêng năm 2023, tại Rôma, Chúa đã phán với người tôi tớ trung thành của Ngài là George Pell: “Làm tốt lắm, hỡi đầy tớ ngay lành và đáng tin cậy, hãy đến cùng chung vui với chủ ngươi”.
Cầu xin cho ngài có thể yên nghỉ trong an bình.
Source:First Things
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngân khánh Gm Phêrô Trần Đình Tứ - Bài 9
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:38 19/01/2024
NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ - BÀI GIẢNG CỦA CHA GIUSE NGUYỄN CÔNG ĐOAN
Xem Hình
Trong chính thời gian Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đến Rôma để nhận thánh chức Giám mục, thì tại Giáo phận Phú Cường, Linh mục đoàn Giáo phận bước vào tuần tĩnh tâm năm 1999.
Chắc chắn trong những ngày đặc biệt ấy của Giáo phận, cả Linh mục đoàn hướng về Rôma trong sự hiệp thông hoàn toàn với Vị Đại diện Chúa Kitô nơi trần gian và toàn thể Hội Thánh Công Giáo trong sự kiện trọng đại này. Chắc chắn cả Giáo phận không ngừng cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô nói riêng và các Tân chức nói chung.
Trong bầu khí nức lòng ấy, thánh lễ đồng tế sáng ngày 6.1.1999, Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, lúc bấy giờ là Giám tỉnh dòng Tên, người phụ trách giảng thuyết của tuần tĩnh tâm, đã có một bài giảng mang đậm nét Tin Mừng và suy tư hướng về vai trò của Chúa Kitô Mục tử cũng như những ai mang trách nhiệm Mục tử theo gương Chúa Kitô. Hôm ấy là thứ Tư của tuần sau lễ Hiển Linh (1Ga 4, 11-17; Mc 6, 45-52).
Bài giảng có chủ đề: MÓN QUÀ CỦA TÌNH YÊU MỤC TỬ
Cả bốn sách Phúc âm đều kể phép lạ bánh liền với việc Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ. Lời kể về phép lạ bánh gợi hình ảnh Chúa Giêsu Mục tử bằng cách dựa theo Thánh vịnh 22 (Chúa là Mục tử), nhất là Mác-cô nói rõ: "Mọi người ngã mình trên cỏ xanh thành từngnhóm", gợi hình ảnh Thiên Chúa nuôi dân trong sa mạc: "Ở đây hoang vắng", đồng thời gợi hình ảnh và ý nghĩa của Tiệc Vượt Qua, bí tích Thánh Thể: "Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ".
Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ khi thuyền đang bị sóng gió. Chúa bước lên thuyền thì sóng gió yên lặng. Hình ảnh gợi lại chuyện dân Israel vượt qua Biển Đỏ, sau khi ăn thịt con Chiên Vượt Qua. Chúa Giêsu là Con Chiên Vượt qua mới, dẫn đưa It-ra-en mới trong cuộc xuất hành mới để về quê trời. Chúa Giêsu vừa là Con Chiên vừa là Mục tử, vừa nuôi đoàn chiên bằng chính thịt máu mình, vừa dẫn đoàn chiên vượt qua biển đời sóng gió.
Đó là Tình Yêu Mục Tử của Chúa Giêsu đối với hội Thánh.
Hôm nay, hướng về Đức Tân Giám Mục Phêrô trong ngày tấn phong, chúng ta không thể không nghĩ tới một quà tặng khác của Chúa Giêsu Mục tử cho đoàn chiên mà thánh Gioan nói đến ở chương 21 trong Phúc âm thứ tư. Đó là Phêrô, người chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Chúa vẫn là Mục tử, Chúa dẫn dắt đoàn chiên bằng Lời Chúa, nuôi đoàn chiên bằng Bánh là Thân Mình Chúa. Nhưng Chúa còn muốn ban cho đoàn chiên một con người bằng xương bằng thịt làm hiện thân của Ngài để chăn dắt đoàn chiên.
Chúa hỏi ông Phêrô hai lần: "Con có mến Thầy không", một lần "con có phải là bạn của Thầy không" (trong bản văn Hy Lạp dùng 2 động từ: 2 lần agapan và 1 lần philein gợi lên tình bạn, ba lần trả lời, ông Phêrô đều dùng động từ philein). Chúa trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở tình bạn. Đoàn chiên này Chúa đã thí mạng sống cho nó (Ga 10), nên là cái gì thiết thân nhất của Chúa. Chính vì yêu đoàn chiên ấy mà Chúa sáng kiến ra vai trò của ông Phêrô.
Người bạn thân là cái tôi thứ hai (amicus: alter ego). Người bạn thân có mặt thì cũng là Chúa có mặt. Chính vì thế mà Chúa đặt một người đã được Chúa chọn làm bạn thân của Chúa để ở với đoàn chiên. Một cách hiện diện khác của Chúa.
Người bạn thân ấy yêu Chúa, nên yêu tất cả những gì thuộc về Chúa và yêu như Chúa yêu. Chúa hứa cho ông Phêrô cùng được chết giống cái chết của Chúa (giang tay ra) để tôn vinh Thiên Chúa.
Chúa chỉ có thể trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở lòng yêu mến Chúa, cũng còn vì đoàn chiên là cộng đoàn yêu thương. Ông Phêrô phải chủ trì cộng đoàn yêu thương, giúp cộng đoàn ấy thể hiện được dấu chỉ họ thuộc về Chúa: "Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau" (Ga 13, 35), đồng thời làm chứng rằng Chúa Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến (Ga 17, 23). Ông có yêu Chúa thiết tha thì mới có thể giữ cho đoàn chiên gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau.
Giáo Hội sơ khai đã nhận ra vai trò của ông Phêrô và trân trọng ông, nên "đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông" (Cv 12, 5).
Vai trò của Simon - Phêrô đối với Hội Thánh toàn cầu được thể hiện ở Hội Thánh địa phương (tức là Giáo phận) nơi vị Giám Mục.
Hôm nay chúng ta hân hoan tạ ơn vì Chúa đã ban cho chúng ta một vị Giám Mục mới và chúng ta cầu xin Chúa để cả Giáo phận biết đón nhận và trân trọng ngài như món quà Tình yêu Mục tử Chúa Giêsu ban cho đoàn chiên của Chúa ở địa phương này, để ngài chủ trì cộng đoàn, giúp cộng đoàn gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu thương.
(Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan - nguyên Giám tỉnh dòng Tên).
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)
Xem Hình
Trong chính thời gian Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đến Rôma để nhận thánh chức Giám mục, thì tại Giáo phận Phú Cường, Linh mục đoàn Giáo phận bước vào tuần tĩnh tâm năm 1999.
Chắc chắn trong những ngày đặc biệt ấy của Giáo phận, cả Linh mục đoàn hướng về Rôma trong sự hiệp thông hoàn toàn với Vị Đại diện Chúa Kitô nơi trần gian và toàn thể Hội Thánh Công Giáo trong sự kiện trọng đại này. Chắc chắn cả Giáo phận không ngừng cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô nói riêng và các Tân chức nói chung.
Trong bầu khí nức lòng ấy, thánh lễ đồng tế sáng ngày 6.1.1999, Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, lúc bấy giờ là Giám tỉnh dòng Tên, người phụ trách giảng thuyết của tuần tĩnh tâm, đã có một bài giảng mang đậm nét Tin Mừng và suy tư hướng về vai trò của Chúa Kitô Mục tử cũng như những ai mang trách nhiệm Mục tử theo gương Chúa Kitô. Hôm ấy là thứ Tư của tuần sau lễ Hiển Linh (1Ga 4, 11-17; Mc 6, 45-52).
Bài giảng có chủ đề: MÓN QUÀ CỦA TÌNH YÊU MỤC TỬ
Cả bốn sách Phúc âm đều kể phép lạ bánh liền với việc Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ. Lời kể về phép lạ bánh gợi hình ảnh Chúa Giêsu Mục tử bằng cách dựa theo Thánh vịnh 22 (Chúa là Mục tử), nhất là Mác-cô nói rõ: "Mọi người ngã mình trên cỏ xanh thành từngnhóm", gợi hình ảnh Thiên Chúa nuôi dân trong sa mạc: "Ở đây hoang vắng", đồng thời gợi hình ảnh và ý nghĩa của Tiệc Vượt Qua, bí tích Thánh Thể: "Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ".
Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ khi thuyền đang bị sóng gió. Chúa bước lên thuyền thì sóng gió yên lặng. Hình ảnh gợi lại chuyện dân Israel vượt qua Biển Đỏ, sau khi ăn thịt con Chiên Vượt Qua. Chúa Giêsu là Con Chiên Vượt qua mới, dẫn đưa It-ra-en mới trong cuộc xuất hành mới để về quê trời. Chúa Giêsu vừa là Con Chiên vừa là Mục tử, vừa nuôi đoàn chiên bằng chính thịt máu mình, vừa dẫn đoàn chiên vượt qua biển đời sóng gió.
Đó là Tình Yêu Mục Tử của Chúa Giêsu đối với hội Thánh.
Hôm nay, hướng về Đức Tân Giám Mục Phêrô trong ngày tấn phong, chúng ta không thể không nghĩ tới một quà tặng khác của Chúa Giêsu Mục tử cho đoàn chiên mà thánh Gioan nói đến ở chương 21 trong Phúc âm thứ tư. Đó là Phêrô, người chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Chúa vẫn là Mục tử, Chúa dẫn dắt đoàn chiên bằng Lời Chúa, nuôi đoàn chiên bằng Bánh là Thân Mình Chúa. Nhưng Chúa còn muốn ban cho đoàn chiên một con người bằng xương bằng thịt làm hiện thân của Ngài để chăn dắt đoàn chiên.
Chúa hỏi ông Phêrô hai lần: "Con có mến Thầy không", một lần "con có phải là bạn của Thầy không" (trong bản văn Hy Lạp dùng 2 động từ: 2 lần agapan và 1 lần philein gợi lên tình bạn, ba lần trả lời, ông Phêrô đều dùng động từ philein). Chúa trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở tình bạn. Đoàn chiên này Chúa đã thí mạng sống cho nó (Ga 10), nên là cái gì thiết thân nhất của Chúa. Chính vì yêu đoàn chiên ấy mà Chúa sáng kiến ra vai trò của ông Phêrô.
Người bạn thân là cái tôi thứ hai (amicus: alter ego). Người bạn thân có mặt thì cũng là Chúa có mặt. Chính vì thế mà Chúa đặt một người đã được Chúa chọn làm bạn thân của Chúa để ở với đoàn chiên. Một cách hiện diện khác của Chúa.
Người bạn thân ấy yêu Chúa, nên yêu tất cả những gì thuộc về Chúa và yêu như Chúa yêu. Chúa hứa cho ông Phêrô cùng được chết giống cái chết của Chúa (giang tay ra) để tôn vinh Thiên Chúa.
Chúa chỉ có thể trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở lòng yêu mến Chúa, cũng còn vì đoàn chiên là cộng đoàn yêu thương. Ông Phêrô phải chủ trì cộng đoàn yêu thương, giúp cộng đoàn ấy thể hiện được dấu chỉ họ thuộc về Chúa: "Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau" (Ga 13, 35), đồng thời làm chứng rằng Chúa Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến (Ga 17, 23). Ông có yêu Chúa thiết tha thì mới có thể giữ cho đoàn chiên gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau.
Giáo Hội sơ khai đã nhận ra vai trò của ông Phêrô và trân trọng ông, nên "đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông" (Cv 12, 5).
Vai trò của Simon - Phêrô đối với Hội Thánh toàn cầu được thể hiện ở Hội Thánh địa phương (tức là Giáo phận) nơi vị Giám Mục.
Hôm nay chúng ta hân hoan tạ ơn vì Chúa đã ban cho chúng ta một vị Giám Mục mới và chúng ta cầu xin Chúa để cả Giáo phận biết đón nhận và trân trọng ngài như món quà Tình yêu Mục tử Chúa Giêsu ban cho đoàn chiên của Chúa ở địa phương này, để ngài chủ trì cộng đoàn, giúp cộng đoàn gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu thương.
(Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan - nguyên Giám tỉnh dòng Tên).
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)
Lm. Ða Minh Maria Trần Ðình Thủ
Phạm Bá Nha
05:49 19/01/2024
Linh Mục Ða Minh Maria Trần Ðình Thủ (1906-2007)
Sáng lập Dòng Ðồng Công
Linh mục Ða Minh Trần Ðình Thủ, sáng lập Dòng Ðồng Công đã qua đời ngày 21-6-2007, lúc 20g45, tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Sài gòn, hưởng thọ 101 tuổi. Lễ an táng ngày 26-6-2007, tại Thủ Ðức.
Giáo dục dưới mái ấm gia đình Công Giáo
Cha Ða Minh Trần Ðình Thủ tên thật là Trần Ðình Phan, sinh 29-11-1906, trong gia đình đạo hạnh trong xứ Ðồng Quan, Thái Bình Việt Nam. Là con thứ sáu trong gia đình 11 người con, của cụ Ông Ða Minh Trần Ðình Trí, và cụ bà Maria Phạm Thị Thận. Cậu Phan lãnh nhận phép Thánh Tẩy vào lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm ngày 8-12-1906, tại nhà thờ Ðồng Quan, mang tên thánh là Ða Minh. Phan rước lễ lần đầu và chịu phép Thêm Sức vào Phục Sinh 1914, do Ðức Cha Muragorri Trung, OP giám mục Bùi Chu. Cũng năm này, Phan bị một bệnh lạ, một bên ngực xưng phồng lên, thật lớn, không lang y nào chữa nổi. Mẹ của Phan cầu khấn tha thiết với Ðức Mẹ, và người con đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Ngày 13-5-1914, Trần Ðình Phan vào tập sự tu học trong ‘‘nhà Ðức Chúa Trời’’, trong khuôn khổ nhà xứ, dưới sự hướng dẫn của cha xứ. Năm 1921, cậu Phan mới chính thực nhập tu. Năm 1923, Ða Minh Phan được nhập tu tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu. Từ năm 1929, tiếp tục học Triết tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Alberto Nam Ðịnh. Sau đó, hai năm 1931 và 1932, đi giúp xứ và phụ trách giáo lý tân tòng. Năm 1933, học thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Alberto Nam Ðịnh.
Thời gian tu học, Phan được cha Nguyễn Ðức Thạc là nghĩa phụ và hướng dẫn tu đức. Tháng 10-1936, Thầy Phan và thầy Túc được Ðức Cha Ða Minh Hồ Ngọc Cẩn tuyền chức Sáu. Và hai thầy thụ phong linh mục 22-5-1937, do Ðức Cha Ða Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn đặt tay. Ðức Cha đã đổi tên cha Phan là Trần Ðình Thủ. Ý nghĩa hai tân linh mục là ‘‘chân và tay’’ của Ngài.
Cha Thủ quá xuất sắc mọi mặt về Triết lý, Tín lý, đạo đức, khôn ngoan và kiến thức nên được Ðức Cha tín nhiệm và đặt cử làm linh hướng kiêm giáo sư triết và giáo luật tại đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu.
Từ khi còn là chủng sinh, Cha Ða Minh có tinh thần hy sinh, nhiệt tình, khắc khổ và gương mẫu. Và nhất là khi làm cha linh hướng Ðại chủng viện, cha được Chúa soi sáng kêu gọi theo hướng tu đạo truyền giáo riêng. Cha đã xin vào tu các dòng Ða Minh, Hội Thừa Sai Paris, và cả Dòng Châu Sơn.
Khởi sự thành lập dòng
Thời gian chẩn bị nhập tu viện Châu sơn, thứ Sáu Tuần Thánh, lễ kính Ðức Mẹ Ðau Thương, 4-4-1941, cha được ơn soi sáng lập dòng truyền giáo giúp người Việt Nam nên thánh, tức dòng Ðồng Công. Và ngày 21-11-1941, lễ Ðức Mẹ Dâng Mình, cha đã tự nguyện tận hiến cho Trái Tim Ðức Mẹ.
Tháng 2-1942, Ðức Cha cử cha làm Trưởng Ban Tuyền Giáo của giáo phận. Thánh ý Chúa thật nhiệm mầu. Phiên họp đầu tiên những người cùng chí hướng, để thử nghiệm đời sống của hội dòng tương lai. Sau 17 tháng làm Trưởng Ban Truyền Giáo, ngày 16-7-1943, Lễ Ðức Mẹ Carmelô, Cha Ða Minh Thủ được cử làm chánh xứ Dương A. Ðến năm 1947, Cha Ða Minh Thủ được cử làm chánh xứ Liên Thủy.
Cha đã chọn Liên Thủy làm nôi của Dòng Ðồng Công. Ngày 15-8-1948, Ðức Cha Cẩn đã ban văn kiện chuẩn nhận nhóm Truyền Giáo của Cha Thủ là ‘‘Hội Ðạo Ðức’’ (Pia Unio) với danh hiệu ‘‘Ðoàn Ðức Mẹ Ðồng Công Cứu Chuộc’’, sẽ gọi nhau là ‘‘anh em’’ và gọi cha Thủ là ‘‘anh cả’’. Như vậy, trong giai đoạn này, Cha Thủ còn gánh thêm : Bề trên Dòng Khiết Tâm (1952), Bề trên Dòng Mến Thánh Giá, tư vấn Giáo phận và giải tội cho Ðức Cha.
Ngày 15-2-1952, Tòa Thánh Vatican thẩm tra hiến pháp Dòng. Và lễ Ðức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, dòng chính thức được thành lập, tại xứ Liên Thủy, do sắc lệnh của Ðức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi, ngày 2-2-1953. Cha Thủ giữ chức vụ Bề trên tiên khởi với 36 anh em lớp đầu tiên của Dòng Ðồng Công.
Dòng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời cuộc. Nhưng nhờ tài đức thánh thiện của vị sáng lập, Dòng đã phát triển mau chóng, cho dù gặp khó khăn.
Năm 1954, Cha Trần Ðình Thủ đã điều hành và đem Dòng từ Bắc vào Nam, tốt đẹp. Lúc đầu cha và dòng di chuyển đến cù Lao Giêng. Ngày 2-2-1955, tại nhà thờ Gia định, lễ Ðức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, cha Thủ đã khấn trọn đời trước mặt Ðức Cha Phạm ngọc Chi. Năm 1956, Dòng chuyển về Thủ Ðức, Gia Ðịnh, Sàigòn. Tại Thủ Ðức, công nghị đầu tiên được triệu tập. Tiếp theo, Cha được tín nhiệm được bầu làm bề trên của các công nghị lần thứ 2, 3 và 4. Vừa xây dựng, ổn định cơ sở, Dòng còn giúp đỡ định cư đồng bào di cư trong nhiều trại di cư.
Ở miền Nam, sống bằng tự lực mưu sinh, dòng đã mở : ở Thủ Ðức có Trung tiểu học Ðồng Công (1956), trại gà Thiện Chí (1965), ao cá, cơ sở phát hành báo Trái Tim Ðức Mẹ, nhà hưu dưỡng cho các linh mục (1957), trạm phát thuốc và văn phòng trợ giúp người nghèo.
Các nơi, tại Qui Nhơn có trạm phát thuốc (1957). Năm 1970, ở Ðà Lạt, mở cư xá Rạng Ðông sinh viên miễn phí, có thêm chi nhánh ở Mỹ Chánh, Bình Ðịnh, và Phan Rí. Di Linh có đồn điền trà Thiên Mẫu, Lâm Ðồng (1971).
Năm 2007, được Ðức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn cho tổ chức Ðại Công Nghị của Dòng, duyệt lại qui chế và hiến pháp Dòng, cho hợp với tình hình mới và nhu cầu phát triển của Dòng.
Từ đầu tháng 4-1975, với con số 170 linh mục và tu sỹ đã lần lượt định cư ở Hoa Kỳ, dưới sự bảo trợ của Ðức Cha Bernard Law, giám mục. Phần đất cũ của một chủng viện. Tiếp tực sứ mệnh ‘‘giữ lấy dòng và tiếp tục truyền giáo’’. Song song với công việc tái thiết, anh em tu sỹ còn giúp nhiều về hành chánh cho đồng bào tỵ nạn. Ngày 8-8-1975, trở thành ngày đoàn tụ của anh em hải ngoại.
Cha ở lại VN, đã bị Cộng sản bắt hai lần. Lần thứ nhất, ngày 2-6-1975, tại tu viện Thiên Mẫu của Dòng ở Di linh, cha và 52 tu sỹ bị cộng sản bắt. Ðến ngày 29-4-1977, cha và anh em được thả về Thủ Ðức. Lần sau, ngày 16-5-1987, cha Thủ và một số tu sỹ bị bắt, tài sản nhà Dòng bị tịch thu. Cha bị kết án tù chung thân. Sau giảm xuống 20 năm. Vì đức hạnh quá nhiều, ngày 18-5-1993, cha được trả tự do.
Từ 15-6-2006, vì tuổi già sức yếu, cha Trần Ðình Thủ đã nhường tổng quyền bề trên cho Cha Gioan Maria Ðoàn Phú Xuân, hiện còn đang ở nhà mẹ ở Thủ Ðức, VN.
Mục đích và tinh thần dòng Ðồng Công
Tên gọi của Dòng Ðồng Công (C.M.C : Congregratio Matris Coredemptricis, Congregation of Mother Co-Redemptrix). Danh xưng ‘‘Dòng Ðồng Công’’ phải được hiểu trọn nghĩa là ‘‘Dòng Ðức Mẹ Ðồng Công Cứu Chuộc’’ Nghĩa là Ðức Mẹ đã cùng cộng tác với Con là Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Châm ngôn của Dòng Ðồng Công : Không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ (Non ministrari, sed ministrare. (Mt. 20,28)
Mục đích Dòng Ðồng Công : Dòng đào tạo các linh mục, tu sỹ thánh thiện phục vụ công cuộc truyền giáo và Phúc Âm hóa dân tộc. Nên có hai bậc tu : Linh mục và Thầy. Mỗi bậc được huấn luyện theo học như giáo luật và khấn trọn đời.
Ðời sống tu đức của tu sỹ. Mỗi tu sỹ được huấn luyện và sống theo gương Chúa Giêsu và Ðức Mẹ : Bỏ mình, Yêu thương phục vụ và Tân hiến.
Chúa Giêsu đã bỏ mình :
. Thầy đến không phải để được phục vụ (Mt 20, 28). Không tự cho mình ngang hang với Thiên Chúa, song tự hủy ra như không. (Phil 2, 6).
. Yêu thương phục vụ : mặc lấy thân phận tôi đòi, nên giống như con người. ((Phil 2, 7)
. Tận hiến :đã vâng lời cho đến chết trên thập giá (Phil 2, 8)
Ðức Mẹ Ðồng Công khi thưa với sứ thần (Lc 1, 34-38)
. Bỏ mình : việc ấy thành sự sao được vì tôi không biết đến người nam
. Yêu thương phục vụ : Này tôi là nữ tỳ Chúa
. Tận hiến : tôi xin vâng như lờI Sứ thần truyền
Tu phục của anh em khấn là áo chùng thâm, ảnh Thánh Giá đeo bên mặt và cỗ tràng hạt 150 hạt thả dài xuống vòng phía sau.
Trong ngày, người tu sỹ luôn tập cho mình có ba tư tưởng song song hành động bất cứ làm gì :
. Trước khi làm gì, nhớ dâng việc làm cho Chúa và Ðức Mẹ với ý thức làm vì chúa và Ðức Mẹ chứ không vì sở thích của mình.
. Ðang khi làm xem lại mục đích ban đầu có đúng không? Vì thế, trong dòng thỉnh thoảng nghe tiếng chuông ‘‘Nhớ Mẹ’’ nhắc nhở sống thánh.
. Mỗi khi xong việc, nhất là cuối ngày, có giờ ‘‘hồi tâm’’. Trước khi ngủ có ‘‘7 phút hồi tâm’’ để xem lại công việc trong ngày. Kết thúc kinh tối là Kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina) và phép lành của bề trên.
Hiện nay, tại Việt Nam : Không kể dự tu, có gần 20 linh mục, và 300 tu sỹ khấn trọn đời. Ðường tu và sinh hoạt của Dòng là chiêm niệm cầu nguyện làm chứng tá Tin Mừng. Theo nhu cầu giáo xứ, Dòng mở lớp huấn luyện giáo dân sống Tin Mừng trong môi trường gia đình và xã hội.
Có hai cơ sở ở VN : Nhà mẹ ở Tam Phú, Thủ Ðức, giáo phận Sài gòn và nhà thứ hai ở xứ Giang Ðiền, giáo phận Xuân Lộc.
Ðịa chỉ Dòng ở VN : 521 tỉnh lộ 43, Tam Phú, Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ : Năm 1975, có 170 linh mục và tu sỹ đã định cư và trở thành phụ tỉnh ở Carthage tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Hiện nay có hơn 300 gồm linh mục và tu sỹ khấn trọn đời. Dòng phục vụ cho các xứ Việt Nam, đồng thời chăm sóc dưỡng đường hưu trí cho các linh mục VN, truyền bá lòng sùng kính Ðức Mẹ bằng phát hành nguyệt san Trái Tim Ðức Mẹ do nhà in Sao Mai. Từ năm 1978, tổ chức Ðại Hội Thánh Mẫu hàng năm, qui tụ hàng 100.000 khách hành hương.
Ngoài anh em tu sỹ sống trong dòng, còn có tổ chức liên kết cho giáo dân :
. Hội Cựu Tu sỹ Ðồng Công, thành lập năm 1968, qui tụ những ai đã sống tu trong dòng một thời gian, cảm thấy ơn gọi không thích hợp, tự xin ra gia nhập dòng khác, tu làm linh mục triều hay lập gia đình. Cha Thủ đã giúp họ thánh hóa bản thân và nhờ họ cộng tác với công việc truyền giáo của dòng. Các thành viên có mặt khắp nơi trên thế giới. Ngày 1-1-2001, lễ Mẹ Thiên Chúa, cha đã xét duyệt và phê chuẩn nội lệ của hội, để thành viên hiệp thông những ân sủng thiêng liêng qua hội dòng theo Hiến Pháp Dòng qui định.
.‘‘Gia Ðình Ðồng Công’’ hay ‘‘Gia Ðình Tận Hiến Ðồng Công’’, có nơi gọi là ‘‘Gia Ðình Ðức Mẹ’’ là tổ chức do chính cha Thủ lập năm 1987. Các thành viên trong Gia Ðình Ðồng Công coi như là cộng sự viên của Dòng trong việc truyền giáo. Hiện có trên 30. 000 thành viên, ở rải rác trong các giáo phận : Sài gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa, Ðà Lạt, Mỹ Tho, Phú Cường, Nha Trang, Phan Thiết, Long Xuyên, Ban Mê Thuật. Hoa Kỳ có 1.000 thành viên.
Của lễ hy sinh cuối cùng
Ðầu tháng 8-2006, cha bị tai biến mạch máu não mà không biết. Ngày 8-8, mới đưa cha vào nhà thương, sau một ngày, ngài muốn về nhà dòng. Từ tháng 11, bệnh tình càng suy yếu, ăn ngủ không được, phải mang tã, lưỡi không cử động và nói được, chỉ chịu Mình thánh Chúa.
Ngày 3-1-2007, cha đã yếu mệt, anh em dòng đưa cha cấp cứu vào nhà thương Nguyễn Tri Phương, quận 5, Sàigòn. Cha vẫn bị tai biến mach máu não, viêm phế quản mãn tính, huyết áp thấp, thở bằng ống oxy. Cha đã lãnh phép Xức Dầu và rước Mình Thánh Chúa. Cha được đem về nhà Dòng. Ðến 11-6-2007, bệnh tình cha trở nặng, cha được đem lại nhà thương lần nữa. Ngày 15-6, bệnh cha nguy kịch cha được đem vào phòng hồi sức đặc biệt. Chúa đã gọi cha về với NgườI, thứ năm, lúc 20g45, 21-6-2007.
Tang lễ tiễn đưa
Linh cữu của cha được đặt tại nhà nguyện dòng từ đêm 21-6. Bắt đầu sáng 22-6, kéo dài 4 ngày, anh em trong dòng luôn phiên làm giờ canh thức. Từ 6g đến 22g, các đoàn thể đại điện giáo phận, dòng tu thay phiên đến kính viếng, đọc kinh và đọc lờI tiễn biệt. Trung bình, mỗi giờ có thánh lễ cầu nguyện cho Linh hồn Ða Minh. Những giây phút này, mớI thấy con người thánh thiện và đạo đức của Cha Ða Minh Maria Trần Ðình Thủ đáng kính, qua các chứng từ, để biết ‘‘Con đường nên thánh’’ của ngài :
Bài giảng của Ðức Cha Giuse Châu Ngọc Tri trong lễ an táng đã đề cập đến con đường nên thánh của Cha Ða Minh là con đường Chúa Giêsu đã đi. Chính con đường thánh giá, đau khổ. Ðức Cha ám chỉ đến những đau thương trong đời Cha sáng lập dòng với những hiểu lầm, bách hại tù tội, ngay cả cái chết đau thương : Tôi không có quyền phong thánh cho ngài, nhưng những gì tôi nghe thấy...cho tôi cái cảm giác rằng ngài đã nên thánh. Và ngài đang sống bình an, trong hạnh phúc. Ngài đã chọn phương tiện nên thánh chắc chắn nhất là thập giá Chúa Giêsu và chọn Ðức Mẹ làm mẹ riêng ngài cũng như mẹ của cả dòng ngài thành lập... Cha Ða Minh từ ngày sáng lập Dòng, ngài đã đem Mẹ về dòng mình khi chọn tên gọi cho Dòng mình là Dòng Ðồng Công.
Ðức cha Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật nhắc lại sự nghiệp : Trong suốt cuộc đời, cha bề trên, từng bước và từng chặng đường, Cha luôn có Chúa Thánh Thần ở với, và nhất là có Ðức Mẹ là nguồn phù hộ. Cha đã đạt trọn vẹn ý Cha Trên Trời một cách xuất sắc. Cha xây dựng Dòng là kiệt tác nhờ sự phù hộ của Chúa Thánh Thần và Mẹ Maria. Sự hiện diện của Dòng là công phúc của Cha trước mặt Chúa.
Ðức cha Vĩnh Long kính viếng : Chúa đã ban cho cha nhiều hồng ân : hồng ân sự sống, làm con Thiên Chúa, mang chức linh mục, và hồng ân lập dòng.
Dòng Biển Ðức chia sẻ : Chúng con cám ơn ngài mà nhà dòng bên Mỹ cũng như VN, qua ba phương cầu nguyện, cung cấp sách báo phim ảnh và cả phương tiện vật chất. Ngài đã yểm trợ cho đan viện chúng con cả ba miền Trung Nam Bắc.
Dòng Thăm Viếng Bùi Chu bày tỏ tâm tình : Ngày 25-12-1950, Cha đã gieo trong ơn gọi chúng con từ trại tế bần do chính cha thành lập. Chúng con là hậu duệ tìm về cội nguồn để cảm nghiệm tình thương yêu và quan phòng của Chúa ‘’Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu kẻ phụng sự Ta sẽ cũng ở đó’’.
Cựu tu sỹ dòng Ðồng Công tỏ lòng biết ơn : Nhìn lại cuộc đời của Anh nơi trần thế này. Anh đã cống hiến hy sinh cống hiến đến quên chính bản thân mình về quyền lợi tinh thần cũng như vật chất cho sự phát triển và trường tồn của đoàn con Mẹ Ðồng Công do Anh đã tạo dựng với đích nhắm là lý tưởng thánh. Chính lý tưởng đó đã thôi thúc Anh đêm ngày dành hết tình yêu thương phục vụ chúng em còn sống bên anh dướI mái ấm Mẹ Ðồng Công cũng như những năm dài từ khi xuất thân ra ngoài. Chúng em vẫn được Anh Cả quan tâm, yêu thương và săn sóc.
Ðại diện đồng hương Liên Thủy khóc thương : Ngài đưa chúng con di cư vào nam từ 1954 đến giờ. và chúng con luôn theo ngài. Cha ông chúng con đã lưu truyền lại cho chúng con công ơn của ngài đã hướng dẫn dân làng chúng con theo đường Chúa.
Một cựu học sinh của cha viết : riêng ngài sống thánh, ngài đã được tiếng là ‘’Cha Thánh Thủ’’ ngay khi còn ở ngoài Bắc. Có lẽ bề ngoài ngưởi ta thấy cuộc sống của ngài khổ hạnh, chỗ ăn chỗ ở kham khổ, nằm ngủ dướiI đất. Cuộc sống chẳng khác cha sở Ars (Pháp). Cha bị phong ngứa ở chân mà hứa là không bao giờ gãi. Ngài dành giờ dọn và cám ơn sau lễ. Ngài có lòng khiêm nhường tuyệt đối. Những người đến với ngài, chỉ trong 5,10 phút, ra về bao giờ cũng được hướng dẫn sống dạo tốt hơn, theo đúng địa vị của mình. Về sinh sống của nhà dòng, hoàn toàn tự lực mưu sinh. Vấn đề nuôi ăn, ngài hoàn toàn đặt vào bàn tay quan phòng của Chúa và Ðức Mẹ. Những năm cuối đời, ngài hôn Thánh giá rất lâu và thường đặt trên môi khi ngủ. ( HN. 176. 8-2007, tr. 85-87).
Khoảng 5.000 người tham dự tang lễ, lúc 7g30, ngày 26-6-2007, chủ tế là Ðức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Giám Mục Ðà Nẵng; có ÐC Raphael Nguyễn Văn Diệp, Ðan viện phụ Ða Minh Phạm Văn Hiền, với 200 linh mục đồng tế, và 1.500 tu sỹ. Lễ đài đặt trong khuôn viên nhà dòng Thủ Ðức.
Một hiện tưởng lạ, trong bốn ngày canh thức và từ sáng ngày an táng, trời vẫn mưa lớn, ban tổ chức đã chuẩn bị cho từng ngàn chiếc áo mưa. Nhưng trước thánh lễ, trời tạnh hẳn, nắng đẹp và khi hạ huyệt trời bừng sáng đẹp tươi. Ðoàn người tiễn đưa cha được bao vây chung quanh bằng biển ngữ : ‘‘Ðể cho người ta dễ nhận anh em là môn đệ Thầy : là anh em hãy yêu thương nhau’’.
Tài Liệu tham Khảo
-Tài liệu phổ biến của Dòng Ðồng Công tại VN.
(TTÐM. số 356, 8-2007, ttr. 30-37).
- Nguyệt san Hiệp Nhất. số 176, 8-2007. ttr. 82-93. số 177. 9-2007. ttr. 84-95
Văn Hóa
Các phép lạ Thánh Thể dưới con mắt một Bác Sĩ Chuyên Khoa Tim, Chương IX
Vũ Văn An
22:31 19/01/2024
Chương IX. Trái tim
Chúng tôi chỉ xem xét lại năm sự kiện Thánh Thể, những sự kiện duy nhất đã trải qua thử nghiệm khoa học với các báo cáo được công bố trong những thập niên qua. Một mẫu gồm năm điều là một mẫu rất nhỏ so với hàng trăm và hàng trăm sự kiện lạ lùng được ghi lại trong biên niên sử thiêng liêng. Tuy nhiên, điều không thể bỏ qua là mô cơ tim được tìm thấy một cách đáng chú ý trong cả năm phép lạ này. Ngay cả khi chất liệu nảy mầm và phát triển từ bánh thánh đã truyền phép trông giống như cục máu đông - như trong các trường hợp mới nhất vào năm 2008 và 2013 ở Ba Lan - các phân tích sau đó đã loại trừ sự hiện diện của máu nhưng cho thấy các mẫu hoàn toàn được làm từ mô cơ tim. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2009, ngay cả Giáo sư Sobaniec-Łotowska, ở Sokółka, cũng tin rằng bà đã lấy các mẫu máu đông cục nhỏ nhưng phải thay đổi quyết định vài ngày sau đó, đứng trước bằng chứng từ các phân tích mô học của chính mình.
Tại sao trái tim?
Các Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ gần đây đã nhắc nhở chúng ta rằng toàn thể Mình, Máu, Linh hồn và Thiên tính của Chúa chúng ta hiện diện một cách mầu nhiệm trong “bất cứ mảnh bánh thánh đã truyền phép nào hoặc trong bất cứ giọt Máu Quí Giá nào.” (89) Trong thời đại mù chữ tôn giáo ngày càng gia tăng này, tôi sẽ chỉ ra một lần nữa rằng từ góc độ thần học, không chỉ bánh trở thành Mình Chúa Giêsu, mà còn cả Máu của Người. Tương tự như vậy, rượu không chỉ trở thành Máu, mà còn trở thành toàn bộ Mình Chúa (như Thánh Tôma Aquinô đã làm sáng tỏ một cách tuyệt vời trong Summa theologica III, q. 76, a. 1). Điều này là do sự cùng hiện hữu và kết hợp tự nhiên của Mình và Máu trong Ngôi vị Chúa Giêsu Kitô. Những sự phản đối, hầu hết có nguồn gốc từ phái Hus (Hussite), (90) về sự “không trọn vẹn” của việc rước lễ Công Giáo – điều mà các tín hữu bình thường thường chỉ lãnh nhận dưới hình bánh hữu hình – vì thế là vô nghĩa. Trong cuộc điều tra Tixtla năm 2009, chúng tôi đã chứng kiến việc xác định nhiều mô của con người trong Mình Thánh đã được truyền phép, bao gồm máu với các tế bào hồng cầu và bạch cầu cùng với cơ tim, tế bào mỡ và có thể nói là tế bào trung mô.
Do đó, phép lạ Tixtla là sự xác nhận khoa học trực tiếp về nguyên tắc thần học này, một nguyên tắc không thể dễ dàng bác bỏ.
Nhưng ta hãy quay trở lại với trái tim. Việc tìm thấy bất cứ mô người nào trong Mình Thánh đã truyền phép chắc chắn là một sự kiện không thể giải thích được về mặt khoa học. Điều này bất chấp sự phân loại mô học của mô: mô cơ cũng “lạ lùng” không kém mô biểu mô [epithelial], mô liên kết [connective] hoặc mô thần kinh khi được tìm thấy trong bánh mì không men của bánh thánh nguyên khởi được làm bằng bột mì và nước. Vì vậy, một mảnh da, một mảnh phổi, một mảnh não cũng sẽ “khó hiểu” không kém một mảnh trái tim. Tuy nhiên, sự ưa thích của Thiên Đàng đối với cơ quan vừa kể hết sức rõ ràng.
Xuyên suốt mọi nền văn hóa và thời đại, trái tim đã đại diện cho một điều vượt xa chức năng của nó là máy bơm cơ bắp của hệ tuần hoàn. Nó chỉ được “hạ cấp” một cách hợp lý thành khái niệm duy vật này vào năm 1628 với việc xuất bản cuốn De motu cordis (Về chuyển động của trái tim) của William Harvey. Đối với con người hiện đại, qúa thông thường là việc tính biểu tượng của trái tim đã bị giản lược thành một tranh biểu cảm xúc [emoticon] chỉ phong cách, thành một cơ quan và vị trí của cảm giác và cảm xúc được đặt đối nghịch với cái đầu quan trọng hơn nhiều, trụ sở của lý trí và suy nghĩ. Tôi vẫn còn nhớ phản ứng dịu dàng và dễ hiểu của bà Washkansky khi, vào tháng 12 năm 1967, bà bày tỏ nỗi lo lắng và lo âu về việc chồng mình không còn yêu bà nữa khi ông sẽ tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật ghép tim với trái tim của một người khác. Tôi nghĩ chúng ta nên tránh xa tính biểu tượng này, phù hợp hơn với các nhạc sĩ nhạc pop người Ý, những người đã lạm dụng nhiều vần điệu giữa các từ tiếng Ý có nghĩa là trái tim và tình yêu (cuore và amore) để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Một phần trải nghiệm của mọi người là cảm nhận được sự hiện diện của một cơ quan đang đập ở vị trí trung tâm và được bảo vệ ở giữa ngực, bên trong lồng xương sườn bảo vệ chắc chắn của chúng ta. Chuyển động không ngừng của trái tim đơn giản là không thể thiếu đối với sự sống - việc ngừng tim ngay lập tức dẫn đến cái chết - và chúng ta cảm thấy nhịp tim tăng nhanh khi chúng ta bị giật mình, không chỉ do nỗ lực thể chất mà còn do mối liên hệ chặt chẽ của trái tim với suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Vì vậy, trái tim dễ dàng phù hợp với một biểu tượng quan trọng hơn, được người xưa hiểu rõ, mà chúng ta cũng tìm thấy trong truyền thống Kinh thánh. Như thế, trái tim tượng trưng cho hai khía cạnh chủ yếu và bổ sung cho nhau trong đời sống nội tâm của con người:
1. Nó đại diện cho trung tâm của hữu thể con người. Đó là trụ sở thân mật và ưu tuyển của ý chí và các ý hướng sâu sắc nhất của một con người. Nó là cốt lõi trên đó sự thống nhất và toàn vẹn của một cá nhân phụ thuộc vào và là nơi đón nhận dòng chẩy của toàn bộ hiện hữu cụ thể của nhân loại (Karl Rahner diễn giải một phần).
2. Nó là sự giao diện giữa bản chất thể xác và tinh thần của con người, vượt qua thuyết nhị nguyên của Platông về thể xác và linh hồn. Vì vậy, trái tim cũng trở thành trụ sở của lòng đạo, một cửa sổ mở ra đón nhận siêu việt.
Trong Kinh thánh cũng vậy, hạn từ trái tim - xuất hiện gần một nghìn lần - hiếm khi có nghĩa là cơ quan vật lý đang đập trong lồng ngực. Thay vào đó, nó thường tượng trưng cho một khả năng bên trong của con người, chẳng hạn như khả năng nhận biết, phân định, ghi nhớ - hay đơn giản hơn, nó cho thấy con người như một tổng thể, một toàn bộ mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể biết đầy đủ. Chúng ta hãy đi sâu hơn vào mầu nhiệm chúng ta ưa thích trái tim này. Đức Giáo Hoàng Piô XII vĩ đại, trong thông điệp Haurietis aquas [các con sẽ múc nước] năm 1956, dành riêng cho việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, đã coi trái tim của Chúa Kitô là “phần cao quý nhất” trong bản chất con người của Người. Ngài tuyên bố điều này mặc dù thừa nhận rằng tất cả các phần của Thân Mình Chúa Giêsu Kitô đều được kết hợp về mặt ngôi vị (91) với Ngôi Lời, và do đó xứng đáng được tôn thờ và sùng kính như Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh. Việc sùng kính các phần cụ thể của Thân Mình Chúa Giêsu thực sự đã xuất hiện trong Kitô giáo qua nhiều thế kỷ: Thánh Tâm, Thánh Nhan, Các Vết Thương của Chúa. Ngay cả khi được đổi mới phần nào trong lòng sùng kính rộng rãi đối với Lòng Thương Xót Chúa được Thánh Faustina cổ vũ, điều vẫn đáng tiếc là ngày nay lòng sùng kính phổ biến đối với Thánh Tâm Chúa đã gần như bị lãng quên. Tuy nhiên, nó chắc chắn đáng để bình luận về nó, vì nó từng là xương sống của một nền linh đạo phổ biến được nhiều người bình thường hiểu rõ, được các nhà huyền nhiệm xác nhận và được hỗ trợ bởi một hệ thống thần học mạnh mẽ. Do đó, những hình ảnh về Thánh Tâm hiện diện ở hầu hết các giáo hội và cho đến gần đây, chúng có thể được tìm thấy trong mọi gia đình Công Giáo. Hình ảnh của nó thực sự tóm tắt mầu nhiệm Cứu Chuộc một cách rất hữu hiệu và mạnh mẽ.
Chúng ta hãy thực sự tập trung vào những hình ảnh đại diện phổ biến hơn của nó, chẳng hạn như những hình ảnh của Batoni (92) hay Morgari, (93) được các chuyên gia nghệ thuật cho là tầm thường và gây khó chịu: khuôn mặt thanh bình của Chúa Kitô, cái nhìn yêu thương và xuyên thấu của Người dành cho bất cứ ai nhìn vào Người khi Người chỉ vào trung tâm trên ngực Người với đôi tay vẫn mang dấu đinh của Cuộc Khổ Nạn. Trong những mô tả này, trái tim của Người bị đâm bởi một ngọn giáo, đội mão gai nhưng vẫn cháy bỏng tình yêu dành cho nhân loại, đằng sau một Thập giá. Lòng sùng kính Thánh Tâm là một lòng sùng kính có nguồn gốc từ Kinh thánh và được nhắc đến trong các trước tác giáo phụ. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự đạt được đà vào thế kỷ XVII, với những cuộc hiện ra với Thánh Margaret Mary Alacoque. Linh đạo Thánh Tâm tôn vinh tình yêu thương xót của Thiên Chúa một cách rất cụ thể nhờ hình ảnh trái tim: đó là lời kêu gọi sám hối và đền tội. Như đã thấy trước kế hoạch khôn lường của Thiên Chúa, Thánh Tâm chắc chắn đã giúp cứu rỗi vô số linh hồn.
Một vài khái niệm giải phẫu
Mô cơ rất cần thiết cho đời sống động vật và có thể được tổ chức thành các cơ quan cơ thực tế để cho phép tính di chuyển. Ngoài ra, nó cũng có thể hình thành các bó hoặc lớp cơ mịn hơn bao quanh các cơ quan nội tạng để hỗ trợ hoạt động bình thường của chúng, chẳng hạn như nhu động [peristalsis] (94) trong ruột. Có ba loại mô cơ có thể dễ dàng phân biệt với nhau về mặt mô học:
1. Cơ xương có vân [Striated skeletal muscle] tạo thành cơ dưới sự điều khiển tự nguyện. Nó được định nghĩa là có vân vì nó được tạo thành từ các sợi tơ cơ actin và myosin song song hoàn toàn hiển thị các dải sáng và tối vuông góc. Các tế bào cơ, chứa nhiều sợi tơ cơ, hợp nhất với nhau, tạo thành các sợi cơ hình trụ bằng cách chia sẻ các nhân chứa DNA ở ngoại vi và lệch tâm. Mô này được gọi là xương vì nó tạo nên các cơ liên kết các xương của thân, đầu và các chi với nhau, cho phép các chuyển động qua lại của chúng được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương.
2. Cơ trơn [smooth muscle] được tạo thành từ các tế bào hình trục đơn nhất với các nhân nằm ở trung tâm. Không có đường vân có thứ tự nào có thể được nhận ra trong các sợi tơ cơ bên trong tế bào của nó. Mô thường co bóp chậm và nhịp nhàng khi được kích thích bởi hệ thần kinh tự chủ. (96)
3. Mô cơ tim [Heart muscle tissue] có một số đặc điểm trung gian: nó có vân, ngay cả khi theo cách kém đều đặn và đồng đều hơn so với cơ xương. Các tế bào của nó được nối với nhau nhưng không hợp nhất. Chúng vẫn khác biệt với nhau và hạt nhân nằm ở trung tâm của chúng không được chia sẻ. Thông thường, các tế bào cơ tim có xu hướng phân nhánh, tạo ra các phần phụ mà chúng sử dụng để kết nối với các tế bào lân cận khác ở các chi. Nhìn chung, chúng tạo ra một loại “lưới cơ bắp” với các bộ phận nối độc đáo, chắc chắn và dễ nhận biết, được gọi là các đĩa xen kẽ, tại các điểm tiếp xúc. Các mô tự co bóp, được điều khiển bởi các tế bào tạo nhịp tim chuyên biệt. Chúng tạo ra và truyền tín hiệu điện khắp tim bằng phương pháp tự kích thích định kỳ. Tuy nhiên, hoạt động nhịp độ của chúng bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu từ hệ thống thần kinh tự trị và các hormone tuần hoàn như adrenaline.
Mô cơ tim
Cấu trúc tế bào có vân độc đáo và khung tổng thể không thể nhầm lẫn của mô cơ tim sẽ giúp nhận biết tương đối dễ dàng dưới kính hiển vi ánh sáng sau khi nhuộm đầy đủ. Kính hiển vi điện tử sau đó có thể phóng to hơn nữa để xác định các chi tiết dưới tế bào độc đáo. Cuối cùng, hóa mô miễn dịch có thể phát hiện các protein cụ thể, bên trong tế bào hoặc trên bề mặt của nó, đưa ra xác nhận phân tử sâu hơn về danh tính của mô. Tuy nhiên, từ những tường thuật về các phép lạ Thánh Thể mà chúng ta đang nghiên cứu, chúng ta đã biết rằng những mô lạ lùng này dường như có khả năng tự bảo quản theo một cách thách thức mọi kỳ vọng của khoa học: các thánh tích thường được đặt trong các mặt nhật trong suốt, ít nhiều có khả năng thấm nước ở nhiệt độ phòng và được trưng bày cho các tín hữu sốt sắng. Chúng chưa bao giờ được đóng kín trong ống nghiệm vô trùng ở nhiệt độ âm 80 độ! Những điều kiện tồi tệ nhất là những điều kiện mà mô Buenos Aires năm 1996 phải chịu đựng. Nó được bảo quản trong một tháng trong nước máy thông thường và sau đó trong nhiều năm trong nước cất. Nước cất chắc chắn sẽ phá hủy sự thẩm lọc [osmotic] của bất cứ mô sinh học nào chỉ trong thời gian vài ngày.
Trong tất cả năm trường hợp chúng ta đang xem xét, việc xác định mô cơ tim luôn đạt được sau khi nghiên cứu cẩn thận và chẩn đoán phân biệt kỹ lưỡng. (97) Chúng ta hãy xem xét từng trường hợp một.
Ở Lanciano, mặc dù không có khả năng nhuộm nhân tế bào và không có vân, nhưng mô cổ xưa này rõ ràng có nguồn gốc trung bì [mesodermal] (98) và hiển thị các mối nối hợp bào [syncytial] (99) được hình thành bởi các sợi tế bào thông qua các phân nhánh và liên kết qua lại, nhiều đặc điểm điển hình của mô cơ tim (như trong báo cáo nguyên khởi của Giáo sư Odoardo Linoli). Nhưng không chỉ hình dáng hiển vi của mô từ Lanciano mới gợi ý về bản chất tim của nó: toàn bộ cấu trúc vĩ mô của Thịt gợi lại một mặt cắt ngang của toàn bộ trái tim, hoàn chỉnh với các chi tiết bao gồm mạch máu động mạch và tĩnh mạch, dây thần kinh phế vị [vagus] và lớp nội mô [endothelial] lót bên trong buồng tim. Giáo sư Linoli đã chia sẻ với Giáo sư Ruggero Bertelli từ Siena chẩn đoán dứt khoát và chắc chắn của ông: đó là mô tim của con người, được xác nhận bằng xét nghiệm Uhlenhuth. (100)
Khoảng tháng 3 năm 2000, nghiên cứu ở Buenos Aires về mẫu muestra humeda [mẫu ướt] từ biến cố năm 1996 được giao cho Tiến sĩ Robert Lawrence, giám định viên pháp y người California tại Hiệp hội Bệnh lý Delta ở Stockton, người đã chuẩn bị các phiến kính hiển vi. Tiến sĩ Lawrence mô tả một mô bị thoái hóa và khó nhận biết mà ông cho rằng đó là da. Điều khiến ông chú ý là mức độ thâm nhập cao của các tế bào bạch cầu, một đặc điểm quan trọng của tình trạng viêm. Trong những tháng và năm tiếp theo, những slides tương tự được chiếu cho các chuyên gia khác xem, và một trong số họ đã đưa ra giả thuyết về mô cơ. Kinh nghiệm phi thường của Giáo sư Zugibe, trưởng khoa pháp y và bác sĩ tim mạch tại Quận Rockland ở New York, cuối cùng đã được yêu cầu để đưa ra một chẩn đoán chính xác. Nhiều năm sau, ngay cả bác sĩ Lawrence cũng đồng ý với chẩn đoán của Giáo sư Zugibe tại một cuộc họp ở St. Francisco.
Đối với phép lạ Tixtla cũng vậy, các phiến kính hiển vi được chuẩn bị bởi hai phòng thí nghiệm khác nhau ở Mexico và Guatemala cho thấy một mô khó xác định. Các tế bào đặc biệt bị suy thoái do quá trình tự hủy diệt: các vân và các đĩa xen kẽ bị mất và nhân không phải lúc nào cũng ở trung tâm. Tuy nhiên, cấu trúc tổng thể của các tế bào dài, hầu hết song song và thường xuyên phân nhánh, liên kết trực tiếp với các sợi lân cận không thể không gợi nhớ hình dáng của cơ tim. Tiến sĩ Eduardo Sánchez Lazo tuyên bố rằng các xét nghiệm hóa mô miễn dịch - thật không may là không chỉ rõ xét nghiệm nào - đã xác nhận bản chất tim của mô và phát hiện này đã được đưa vào báo cáo cuối cùng của phòng thí nghiệm Mexico. Ngược lại, Tiến sĩ Carlos Parellada thông báo với chúng ta rằng các phiến kính Guatemala không phản ứng với các thăm dò mô hóa học desmin và myosin (101), và điều này được cho là do tình trạng kém của mô. Cuối cùng, bác sĩ tim mạch Colombia, Tiến sĩ Marco Blanquicett Anaya đã nhận ra cấu trúc mô của mô cơ tim bị nhồi máu và viêm: nói cách khác, mô tim có lẽ đã bị lên cơn đau tim.
Tại Sokółka, Giáo sư Stanisław Sulkowski và Giáo sư Maria Elżbieta SobaniecŁotowska tại Đại học Białystok đã kết luận trong báo cáo khoa học của họ rằng mô mà họ phân tích có nguồn gốc từ tim “hoặc ít nhất, trong số tất cả các mô khác của sinh vật sống, mô cơ tim là cái giống nó nhất.” Như họ đã giải thích, các sợi của nó cho thấy các hạt nhân nằm ở trung tâm.
Hơn nữa, tàn dư của các đĩa xen kẽ và bó sợi cơ mỏng manh có thể được lượng giá dưới kính hiển vi điện tử.
Cuối cùng, liên quan đến phép lạ Legnica, các cuộc điều tra ban đầu được thực hiện tại Đại học Wrocław đã ngay lập tức mô tả một vật liệu giống như mô cơ có vân. Tuy nhiên, mẫu thiếu khả năng phản ứng với hai dấu hiệu hóa mô miễn dịch do sự thoái hóa mô trong bối cảnh tiếp xúc với nước kéo dài. Là một phần của thử nghiệm sâu hơn tại Đại học Szczecin, kính hiển vi ánh sáng cực tím có bộ lọc màu cam đã xác nhận bản chất tim của mô cơ bằng những hình ảnh rất giống với hình ảnh thu được ở Sokółka. Xét nghiệm DNA cuối cùng đã xác nhận nguồn gốc con người.
Trái tim đau khổ
Vì điều đã được thiết lập là mô cơ tim có vân đã được nhận diện trong tất cả năm phép lạ được chúng ta xem xét, giờ đây có thể rút ra một kết luận chẩn đoán mạnh mẽ dựa trên tất cả các nghiên cứu đã được thực hiện, ngoại trừ những nghiên cứu của Giáo sư Linoli về phép lạ cổ xưa ở Lanciano, đã làm không mang lại đủ thông tin lâm sàng cho mục đích này. Tuy nhiên, ngoại lệ dành cho Lanciano là khá dễ hiểu: việc chứng minh bản chất tim của mô mười ba trăm năm tuổi được lưu trữ trong một mặt nhật mà không có chất bảo quản đã là một kỳ công đáng kinh ngạc. Hơn nữa, các phân tích mô tốt hơn không thể được thực hiện một cách thực tế về phép lạ đó vào năm 1970. Thay vào đó, các mô cơ tim của Buenos Aires, Tixtla, Sokółka và Legnica đều tiết lộ các dấu hiệu bệnh lý chuyên biệt gợi ý đến một chẩn đoán vi sai [differential] phổ biến và hẹp: một số lượng hạn chế về các tình trạng y tế và chấn thương có thể làm phát sinh các đặc điểm bất thường được thấy trong các mô này - tất cả đều liên quan đến sự đau khổ tột cùng về thể chất, cảm xúc và tinh thần theo nghĩa rộng phi y khoa hơn. Thật đáng ngạc nhiên, những dấu hiệu đau khổ này vẫn có thể được lượng giá và phân biệt với các dấu hiệu thoái hóa và tự phân hủy mô ít chuyên biệt hơn liên quan đến thời gian. Những điều vừa kể chắc chắn sẽ trở nên trầm trọng hơn do tiếp xúc với các điều kiện bảo quản kém hoặc thậm chí bất lợi - đặc biệt là ở Buenos Aires và Tixtla - trong khoảng thời gian kéo dài giữa sự xuất hiện của từng mô và việc lấy mẫu nó.
Chúng ta biết rằng mô tim được xác định trong bốn phép lạ này đến từ một trái tim đang trải qua nỗi đau khủng khiếp, bị siết chặt bởi những cơn co thắt dữ dội: một trái tim - ít nhất là ở Buenos Aires và Tixtla - vẫn còn đau đớn vào thời điểm lấy mẫu mô học.
Bằng cách tích hợp kết quả của bốn cuộc điều tra, chúng ta có thể đưa ra chẩn đoán mô bệnh học chính xác dựa trên hai phát hiện chung chính:
1. Có dấu hiệu rõ ràng về sự phân mảnh và phân chia của các sợi cơ tim, đặc biệt là ở các mô Sokółka và Legnica được bảo quản tốt hơn. Hơn nữa, sự hoại tử dải co thắt [contraction band necrosis] cũng được mô tả trong các sợi tim của phép lạ Sokółka.
2. Có sự xâm nhập đáng kể của bạch cầu vào các mô ở Buenos Aires và Tixtla.
Chúng ta hãy cố gắng hiểu điều này tốt hơn. Khi nói đến sự phân mảnh, chúng ta muốn nói đến sự đứt gãy hoàn toàn của một tế bào cơ tim theo chiều dài của nó, tại bất cứ thời điểm nào, thậm chí lặp đi lặp lại. Thay vào đó, chúng ta đang nói chính xác hơn về sự phân chia khi đề cập đến sự tách rời giữa các tế bào tại vị trí của các đĩa xen kẽ: các yếu tố kết nối chặt chẽ các sợi cơ với nhau, cho phép chúng co lại đồng thời. Cả hai loại chấn thương đều là một phần - hoặc đúng hơn, là kết quả cuối cùng của - một bức tranh mô bệnh học do sự co thắt đột biến và quá mức các sợi tơ cơ. Liên quan đến những loại chấn thương này là tổn thương mô nghiêm trọng do hoại tử dải co thắt, hay CBN. Điều này có đặc điểm ở các dải co thắt dày lên trải dài theo trục ngắn của các sợi cơ tim, song song với các đĩa xen kẽ của chúng. Tất cả những thay đổi tế bào này cũng liên quan đến sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu từ máu lưu thông, đầu tiên là một phản ứng phòng thủ và sau đó là phá hủy các cấu trúc không thể phục hồi. Điều này thường xảy ra theo một trình tự thời gian được ghi chép rất rõ ràng, bao gồm, ngay từ vài phút đầu tiên, sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân [polymorphonuclear leukocytes], (102) sau đó được thay thế - ngay từ ngày đầu tiên - bởi bạch cầu đơn nhân và đại thực bào.(103)
Bức tranh bệnh lý mà chúng ta vừa mô tả là bệnh cơ tim do căng thẳng, mà các nhà giải phẫu bệnh học đã nhận diện, trong nhiều thập niên, ở những nạn nhân của các vụ tai nạn máy bay hoặc giết người sau khi bị đánh đập tàn bạo và những cái chết do đột quỵ hoặc ngạt thở - do đó, tất cả những tình huống trong đó một trái tim vốn khỏe mạnh trước đây sẽ phải đối diện với một căng thẳng cực kỳ mạnh về thể chất trong vài phút, vài giờ hoặc hiếm khi là vài ngày, hoặc thậm chí chỉ là căng thẳng về mặt cảm xúc, chẳng hạn như nỗi sợ hãi hoặc sự chắc chắn về cái chết sắp xảy ra. Cơ chế này, được ghi nhận bằng thực nghiệm trong các nghiên cứu trên động vật, liên quan đến việc tiếp xúc với lượng amin có hoạt tính sinh học [catecholamine] cao. (104) Chất này có thể vừa nội sinh (105) vừa được giải phóng cục bộ bởi hệ thần kinh giao cảm (106) các đầu dây thần kinh kích thích trực tiếp đến tim. Tổn thương mô được gây ra bởi dòng canxi (107) đi vào tế bào cơ tim và kích hoạt các tác nhân oxy hóa độc hại.
Bệnh cơ tim do căng thẳng đã được các bác sĩ tim mạch phân loại trong vài năm gần đây trong bối cảnh hội chứng takotsubo được chẩn đoán thường xuyên hơn bao giờ hết. Hạn từ gây tò mò này, có nghĩa đen là "nồi câu cá để bẫy bạch tuộc", dùng để chỉ những cái bẫy có hình dạng giống như những chiếc chậu đất sét vẫn được ngư dân Nhật Bản sử dụng để bắt những loài động vật chân đầu [cephalopods] ngon miệng. Sở dĩ hội chứng này được đặt tên theo những bẫy bạch tuộc này là vì khá thường xuyên, ở giai đoạn đầu của bệnh, trái tim bị ảnh hưởng có hình dạng giống một trong số chúng: phần trên của tâm thất trái co bóp quá mức, trông giống như một chiếc cổ hẹp. Thay vào đó, phần dưới của tâm thất phồng lên ra ngoài và đập ở mức tối thiểu, với “đỉnh” của trái tim thực sự đứng yên, giống như phần dưới cùng của một chiếc bình hai quai [amphora] cổ xưa.
Thuật ngữ takotsubo này chiếm ưu thế vì nó được các bác sĩ Nhật Bản sử dụng lần đầu tiên vào năm 1990 để mô tả một nhóm bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi tình trạng này: họ thường là phụ nữ trung niên, có các triệu chứng, xét nghiệm máu và những thay đổi trên điện tâm đồ gợi ý đến một “cơn đau tim”, điều đáng ngạc nhiên là họ không chứng minh được bằng chứng tắc nghẽn động mạch vành của họ. Thay vào đó, điểm chung của tất cả những bệnh nhân này là sự hiện diện của một sự kiện gây căng thẳng cao độ, chẳng hạn như cái chết trong gia đình, đánh nhau hoặc tai nạn xe cơ giới trong vài phút hoặc vài giờ trước đó. May mắn thay, sau khi vượt qua giai đoạn cấp tính, những bệnh nhân này thường lấy lại khả năng co bóp tim bình thường trong những tuần tiếp theo và hồi phục tốt. Tuy nhiên, trong vài giờ và ngày đầu tiên, tình trạng có thể nghiêm trọng và dễ xảy ra các biến chứng như suy tim kèm phù phổi, nhịp tim bất thường nguy hiểm và có thể gây tử vong, thậm chí vỡ thành cơ tim đã căng quá mức, dẫn đến tràn máu màng ngoài tim: trong tình trạng này, máu từ tim vỡ sẽ tích tụ trong khoảng trống giữa thành cơ tim và màng ngoài tim, một túi xơ bảo vệ bao bọc tim. Sự tích tụ máu liên tục cuối cùng sẽ tạo ra tác động nén lên tim, làm suy giảm khả năng bơm máu của tim. Tình trạng này được gọi là chèn ép tim, một tình trạng nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không được điều trị bằng phương pháp giảm áp; tình trạng này, chứ không phải chỉ là ngạt thở, có thể là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến cái chết của Chúa Kitô trên Thập Giá.
Tôi sẽ chỉ gợi ý một chẩn đoán khác có thể xảy ra mặc dù ít xác suất xảy ra hơn, đặc biệt khi, từ quan điểm bệnh lý giải phẫu, cấu trúc bên trong của các tế bào cơ trong mô ít được xác định rõ ràng hơn: một “cơn đau tim cổ điển” do tắc nghẽn một trong các mạch máu vành chính mang máu đến tim. Trong trường hợp này cũng vậy, sẽ có sự xâm nhập của bạch cầu trung tính, sau đó là bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Các tế bào cơ tim sẽ trải qua điều gọi là hoại tử đông máu, (108) với sự mất đi các cấu trúc bên trong có thể nhận thấy được, nhưng ở trạng thái nghỉ ngơi, không có bằng chứng về sự co bóp và không có hoặc có sự xuất hiện tối thiểu của hoại tử với các dải co thắt hoặc CBN. Tuy nhiên, CBN có thể xuất hiện bất cứ khi nào mô nhồi máu được tái tưới máu: sự trở lại của nguồn cung cấp máu tươi do tắc nghẽn động mạch bị phá vỡ tự phát hoặc do trị liệu.
Chúng ta hãy quay lại nghe những lời của Giáo sư Frederick Zugibe được ghi lại khi ông đang xem mẫu Buenos Aires 1996 lần đầu tiên mà không biết nguồn gốc của nó:
Cơ tim này bị viêm; nó đã mất đi các đường vân và bị bạch cầu xâm nhập.... Trái tim của người này đã bị tổn thương và bị chấn thương. Lưu lượng máu bị suy giảm và một phần cơ tim đã bị hoại tử. Nó giống với những gì tôi thấy trong các vụ tai nạn trên đường, khi tim phải trải qua các thủ thuật hồi sức kéo dài, hoặc nó giống với những gì tôi thấy khi ai đó bị đánh nặng vào ngực.
Trong báo cáo cuối cùng vào tháng 3 năm 2005, Giáo sư Zugibe đã tuyên bố như sau:
Slide [kính hiển vi] bao gồm mô tim hiển thị những thay đổi thoái hóa... mất các đường vân, viêm mủ hạt nhân, tập hợp các tế bào viêm hỗn hợp bao gồm các tế bào viêm mãn tính (đại thực bào), là những tế bào chiếm ưu thế, trộn lẫn với số lượng nhỏ hơn các tế bào viêm cấp tính (bạch cầu, chủ yếu là bạch cầu đa nhân).
Những thay đổi thoái hóa này phù hợp với một cơn nhồi máu cơ tim gần đây kéo dài vài ngày do tắc nghẽn động mạch vành... do hình thành cục máu đông... hoặc chấn thương thành ngực. Việc xác định niên đại của tổn thương được bắt nguồn từ những phát hiện về sự chiếm ưu thế của các tế bào viêm mãn tính, sự thay đổi thoái hóa của cơ tim với mất các đường vân, sự pyknosis [sự kết đặc] của nhân, v.v.
Tiến sĩ Blanquicett Anaya - một bác sĩ tim mạch người Colombia mà Tiến sĩ Castañón đã cho xem mẫu Tixtla vào tháng 6 năm 2014 - cũng nhận ra sự hiện diện của các tế bào hồng cầu liên quan đến các tế bào viêm như bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và một tế bào không bào có hình dạng đại thực bào, với các cấu trúc giống như sợi có nhân bị tự phân giải: một hình ảnh gợi ý mô tim bị nhồi máu hoặc mô chịu được áp lực sinh lý đáng kể, trong đó phản ứng viêm điển hình đang diễn ra.
Để kết luận, tôi sẽ nhắc lại rằng, bất kể chẩn đoán tổng thể như thế nào, sự phân mảnh và phân chia tế bào cơ tim là dấu hiệu không thể nghi ngờ của cơn đau cấp tính và đau đớn nhất, của những cơn co thắt quá nhanh và dữ dội đến mức có thể tự phá vỡ các tế bào cơ. Đây là những vết thương chỉ có thể xảy ra ở một trái tim sắp chết, tiêu hao hết năng lực còn lại trước khi chết.
Còn sống?
Cuối cùng, một sự thật thực sự đáng kinh ngạc: Ngoại trừ di tích Lanciano cổ xưa và được ướp xác một cách mầu nhiệm, tất cả bốn mô còn lại chắc chắn đều bộc lộ các đặc điểm sống bất chấp sự xuống cấp và tự phân hủy đồng thời. Hãy mở rộng điều này.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7 tháng 12 năm 2000, Tiến sĩ Lawrence - người đang nghiên cứu mẫu ở Buenos Aires năm 1996 - giải thích rằng ông đã cố gắng cố định các tế bào bạch cầu thực sự sống và hoạt động vào thời điểm lấy mẫu trên kính hiển vi. Hơn nữa, ông nhận xét rằng ông không thể giải thích làm thế nào mà những bạch cầu đó có thể tồn tại suốt ba năm trong nước mà không bị hòa tan, khi sự phá hủy của chúng thường chắc chắn xảy ra trong vòng vài phút, hoặc nhiều nhất là một giờ, sau khi bị tách khỏi sinh vật sống mà từ đó chúng phát xuất, hoặc sau khi nó chết. Bốn năm sau, Giáo sư Zugibe cũng bày tỏ cùng một quan điểm sau khi xem xét slide đó.
Tuy nhiên, ông cũng nhận xét về sự xâm nhập vào mô của bạch cầu, loại bạch cầu “thường không sống trong tim mà rời máu và hướng tới vị trí chấn thương hoặc vết thương”. Do đó, ông kết luận rằng “mẫu vẫn còn sống vào thời điểm nó được lấy”. Hơn nữa, ông cũng chỉ rõ rằng sau một thời gian dài ở trong nước, không chỉ các tế bào bạch cầu sẽ biến mất mà bất cứ tế bào nào khác của con người cũng sẽ không còn nhận ra được.
Ở Tixtla, một đại thực bào thậm chí còn được phát hiện trên slide kính hiển vi đang thực hiện nhiệm vụ thông thường của nó: nuốt các mảnh vụn tế bào. Quy trình chuẩn bị tiêu bản kính hiển vi đã làm gián đoạn sự sống của đại thực bào đó, ghi lại mãi mãi vẻ sống động và năng động của nó, đồng thời tế bào chất [cytoplsam] của nó chứa đầy các khoảng không bào [vacuolations] lipid (109) vừa bị nuốt vào. Cần phải hiểu rằng phản ứng viêm giống như phản ứng chúng ta thấy ở các mô ở Buenos Aires và Tixtla là bằng chứng cho thấy sự hiện diện đồng thời của một sinh vật hoàn chỉnh vẫn đang sống với hệ thống miễn dịch đang hoạt động, một sinh vật có khả năng điều phối một chuỗi các biến cố phức tạp liên quan đến một số quần thể các tế bào hệ thống miễn dịch được kích thích và kích hoạt thích đáng.
Như thế, những phép lạ này không chỉ là sự xuất hiện của mô cơ tim “từ hư không” hay tách ra khỏi cơ thể mà nó thuộc về ban đầu. Ngược lại, mô lạ lùng này vẫn sống và hoạt động vì nó được kết nối một cách mầu nhiệm với một cơ thể hoàn chỉnh, vô hình. Điều này là do các tế bào bạch cầu không được sản xuất cục bộ trong mô bị viêm mà đến từ nơi khác, di chuyển đến đích nhờ dòng máu hoạt động và bị thu hút bởi phản ứng viêm. Bạch cầu cho chúng ta biết về toàn bộ cơ thể đang sống và cố gắng sửa chữa một trong những mô bị viêm và bị thương.
Trong những tuần sau sự kiện ở Buenos Aires năm 1992, một số cuộc điều tra ban đầu đã được tiến hành với rất nhiều thiện chí và rất ít phương tiện bởi Tiến sĩ Adhelma Myrian Segovia de Sasot, một nhà huyết học tại Bệnh viện J. M. Ramos Mejía trong cùng thành phố. Trong một báo cáo tháng 6 năm 1992, bác sĩ mô tả, vẫn còn tươi, mô sinh học đó, hiện đã khô, tạo thành thánh tích có thể nhìn thấy ngày nay ở Santa Maria tại Avenida La Plata. Khía cạnh vĩ mô của nó gợi nhớ đến cục máu đông, nhưng dưới độ phóng đại công suất thấp (x16) và không cần quy trình nhuộm màu, cấu trúc phân lớp được lượng giá và mô tả cẩn thận, mặc dù không được công nhận chính thức về mặt mô học. Trong cấu trúc của mô mầu nhiệm đó, Tiến sĩ Segovia de Sasot đã từng mô tả một khu vực mà trong tiếng Tây Ban Nha chính xác của bà là “parecía latir ritmicamente” - “dường như đang đập nhịp nhàng”. Chỉ một khu vực, và duy nhất một lần: không có máy quay nào ghi lại sự kiện, nhưng bà không thể không mô tả những gì mắt mình đã nhìn thấy, bất chấp khả năng khó xảy ra của nó. Tại sao một chuyên gia lại đặt danh tiếng của mình vào nguy hiểm và đe dọa uy tín của chính bà trong tư cách một bác sĩ huyết học bằng cách chứng kiến một sự kiện vô lý, nếu không phải bởi vì, bất chấp mọi thứ, đó đơn giản và thực sự là những gì bà thực sự nhìn thấy? Các tế bào duy nhất chuyển động nhịp nhàng là tế bào cơ. Đặc biệt, khả năng co bóp nhịp nhàng và tự động chỉ có ở tế bào cơ tim. Nếu chúng ta chấp nhận lời chứng bằng văn bản và có chữ ký của Tiến sĩ Segovia de Sasot - người không may qua đời vào năm 2000 - thì chúng ta sẽ phải chấp nhận bằng chứng, một bằng chứng ngổn ngang, rằng những tế bào này, dù là cơ tim hay không, thực sự là còn sống.
Giáo sư Linoli có thể rút ra cùng một kết luận đáng kinh ngạc khi nghiên cứu hình dáng vĩ mô của Thịt Lanciano. Thánh tích hình tròn vẫn còn có trên các cạnh của nó khoảng mười bốn vết thủng gần như cách nhau bằng nhau được tạo ra bởi ghim hoặc đinh nhỏ, rất có thể được sử dụng tại một thời điểm nào đó trong quá khứ để bảo đảm thánh tích vẫn được gắn vào một số bề mặt hỗ trợ. Linoli nghĩ rằng “thủ tục đóng đinh” phải được thực hiện trong vài giờ đầu tiên sau khi phép lạ xảy ra, chính là để chống lại hiện tượng rigor mortis [xác chết cứng đờ], nếu không thì thánh tích sẽ bị vò nát. Hình dạng hiện tại của Thịt Lanciano là hình tròn, với phần rỗng ở giữa trống rỗng. Điều này không phải ngẫu nhiên mà đúng hơn, nó là kết quả của cấu trúc trái tim rỗng tự nhiên của chính nó được kết hợp bởi lực kéo căng liên quan đến xác chết chứng đờ “ly tâm”, do các móng tay tác động dọc theo đường viền của nó. Lực như vậy sẽ góp phần làm rách phần trung tâm không có đinh của nó, tạo ra một khoảng trống ở trung tâm thậm chí còn rộng hơn. Dựa trên lý thuyết xác chết cứng đờ này, Giáo sư Linoli cho rằng Thịt ở Lanciano chắc hẳn cũng còn sống vào thời điểm nó hiện ra một cách lạ lùng vào thế kỷ thứ tám.
Tóm lại, chúng ta đang phải đối diện với sự chập mạch của lý trí con người: các công cụ khoa học đang chứng minh một cách rõ ràng một thực tại sinh học được ban tặng tính phức tạp tao nhã của các mô sống. Tuy nhiên, những công cụ nghiêm ngặt đó hoàn toàn không thể xác định được những mô đó đến từ đâu và tại sao chúng tiếp tục miễn nhiễm phần nào khỏi sự phân hủy tự nhiên, bất chấp các quy luật sinh học. Làm sao một mảnh trái tim sống lại có thể xuất hiện giữa một miếng bánh? Và làm thế nào nó có thể tự bảo quản trong nhiều năm trong nước, hoặc thậm chí là nước cất, chỉ bị hư hỏng một phần “trong chuyển động chậm” trong khi vẫn có thể được thử nghiệm y tế và khoa học nhiều năm sau đó? Làm thế nào có thể giải thích được sự sống sót của các quần thể tế bào tạm thời - chẳng hạn như bạch cầu - và sức sống của chúng tại thời điểm lấy mẫu trong điều kiện không có dinh dưỡng và trong môi trường khắc nghiệt? Đó là một bài toán hóc búa không có giải đáp đối với một con người làm khoa học.
Đức tin mà Giáo Hội Công Giáo luôn tuyên xưng giờ đây đã đến để giải cứu chúng ta.
Các phép lạ Thánh Thể cho chúng ta biết về một Thân Thể bị thương, bị tra tấn đến chết trên thập giá ở ngoại ô Giêrusalem vào một ngày Thứ Sáu trước Lễ Phục Sinh trong khoảng thời gian từ năm 30 đến 33 sau Công nguyên. Trong tính bất cái nhiên gây ngạc nhiên của chúng, các phép lạ này đã tỏ lộ một cách thận trọng nhưng rõ ràng ai thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể cho bất cứ ai thực sự nỗ lực để hiểu chúng. Chúng nói về một sự hiện diện vượt qua những giới hạn của thời gian và không gian một cách mầu nhiệm: một sự hiện diện trong bất cứ nhà tạm nào ở bất cứ vĩ tuyến hay kinh tuyến nào trên khắp thế giới, một sự hiện diện hôm nay cũng như ngày hôm qua hoặc sẽ như vậy vào ngày mai cho đến tận cùng thời gian. Mình Thánh Thể bị thương tích cũng là Mình Thánh Chúa đang vinh hiển ngự bên hữu Chúa Cha, cho dù đồng thời chịu đau khổ bằng cái chết bi thảm trên Đồi Golgotha trong hiện tại vĩnh cửu. Trong tư cách các công dân đương thời đầy tự hào của thế giới kỹ thuật số và kỹ thuật, chúng ta cũng có cơ hội sử dụng các công cụ khoa học cực kỳ mạnh mẽ để duy trì niềm tin vào trái tim sống động và đau khổ sẽ thống khổ cho đến ngày tận thế.
Tái bút
Tại Đại hội Quốc tế về Khăn Liệm Học [Sindonology] (110) gần đây nhất, được tổ chức tại Pasco, Washington, vào tháng 7 năm 2017, một bác sĩ tim mạch người Ý, Tiến sĩ Pietro Pescetelli, đã đề xuất một trình tự sinh lý bệnh học có thể dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu thành Nadarét hoàn toàn phù hợp với những gì đã được thảo luận trong chương này. Bác sĩ tim mạch, bằng cách kết hợp dữ kiện “lâm sàng” có thể thu thập được từ Tin Mừng Thương Khó với bằng chứng “y tế-pháp lý” rút ra từ Tấm Khăn Liệm, đã thách thức lý thuyết phổ biến hiện nay về cái chết do sự ngạt thở của Đấng Chịu Đóng Đinh. Các Tin Mừng mô tả Chúa Giêsu là người tỉnh táo và sáng suốt đến phút cuối cùng, có thể nuốt, nói và thậm chí la lớn cho đến phút cuối cùng. Hơn nữa, như Tấm Khăn Liệm xác nhận, Tin Mừng Thánh Gioan mô tả cả Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn bị đâm của Chúa Giêsu sau khi Người chết.
Vậy thì, theo Tiến sĩ Pescetelli, tất cả những điều này đều phù hợp với việc trái tim của Chúa Giêsu đang bị căng thẳng liên quan đến loại amin có hoạt tính sinh học [catecholamine], có khả năng bắt chước một cơn đau tim, ngay cả khi không mắc bệnh tắc nghẽn động mạch vành khó có thể xảy ra về mặt lâm sàng ở một thanh niên ba mươi tuổi. Căng thẳng sinh lý liên quan đến loại amin có hoạt tính sinh học này có thể nghiêm trọng đến mức thực sự gây ra tình trạng vỡ thành tâm thất của trái tim Chúa Giêsu. Điều này có thể dẫn đến việc tụ máu trong màng ngoài tim của Người, dẫn đến chèn ép màng ngoài tim và tử vong ngay lập tức. Sau khi chết, Máu tích lũy của Người đọng lại theo chiều dọc trong màng ngoài tim xung quanh tim trong vài giờ: nó trải qua quá trình lắng đọng như dự kiến, với thành phần tế bào lắng đọng ở phía dưới và huyết thanh trong suốt nổi lên trên. Sau khi viên đội trưởng đâm ngọn giáo vào khoang liên sườn [intercostal space] thứ sáu bên phải, Máu và huyết thanh như nước đã đổ ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu, theo lời tường thuật trong Tin Mừng Thánh Gioan.
Thư mục
González-Crussí, Frank. 2009. Carrying the Heart: Exploring the Worlds Within Us [Mang theo trái tim: Khám phá thế giới bên trong chúng ta]. New York: Kaplan. Một nhà nghiên cứu bệnh học tự đặt câu hỏi về lịch sử, thực tại khoa học, biểu tượng và niềm tin của các cơ quan trong cơ thể.
Fineschi, Vittorio, Manolis Michalodimitrakis, Stefano D'Errico, et al.2010. “Insight into Stress-Induced Cardiomyopathy and Sudden Cardiac Death Due to Stress: A Forensic Cardio-Pathologist Point of View [Cái nhìn sâu sắc về bệnh cơ tim do căng thẳng và đột tử do tim do căng thẳng: Quan điểm của một nhà nghiên cứu bệnh học tim mạch pháp y].” Forensic Science International 194 (1–3): 1–8.
Nugent, Kenneth, Menfil Orellana-Barrios và Dolores Buscemi. 2017.“ Comprehensive Histological and Immunochemical Forensic Studies in Deaths Occurring in Custody Nghiên cứu pháp y toàn diện về mô học và miễn dịch hóa học ở những cái chết xảy ra trong trại giam].” International Scholarly Research Notices 2017 (1): 1–7.
Wittstein, Ilan, David Thiemann, Joao Lima, và những người khác. 2005. “Neurohumoral Features of Myocardial Stunning Due to Sudden Emotional Stress [Đặc điểm thần kinh thể dịch của tình trạng choáng cơ tim do căng thẳng cảm xúc đột ngột].” The New England Journal of Medicine 352 (6): 539–548.
Nef, Holger, Helge Möllmann, Sawa Kostin, và những người khác. 2007. “TakoTsubo Cardiomyopathy: Intraindividual Structural Analysis in the Acute Phase and After Functional Recovery [Bệnh cơ tim TakoTsubo: Phân tích cấu trúc cá nhân trong giai đoạn cấp tính và sau khi phục hồi chức năng].” European Heart Journal 28 (20): 2456– 2464.
Mitchell, Andrew và Hầu tước Francois. 2017. “Can Takotsubo Cardiomyopathy Be Diagnosed by Autopsy? Report of a Presumed Case Presenting as Cardiac Rupture [Có thể chẩn đoán bệnh cơ tim Takotsubo bằng khám nghiệm tử thi không? Báo cáo về một trường hợp được cho là do vỡ tim].” BMC Clinical Pathology 17 (4). https://doi.org/10.1186/s12907-017-0045-0.
Elsokkari, Ihab, Allan Cala, Sayek Khan và Andrew Hill. 2013. “Takosubo Cardiomyopathy: Not Always Innocent or Predictable — A Unique Post Mortem Insight [Bệnh cơ tim Takosubo: Không phải lúc nào cũng vô hại hoặc có thể dự đoán được - Một cái nhìn sâu sắc độc đáo sau khi khám nghiệm tử thi].” International Journal of Cardiology 167 (2): e46–48.
Radiant Light Broadcasting. 2017. Shroud of Turin Conference[ Hội nghị Khăn liệm Turin] 2017. Ghi âm. YouTube. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021. https://www.youtube.com/watch? v=KkfTGXs9DKw&list=PLNXqdetrAZYxTFDcR8h1NFfhBLQq3Rrzp.Video phóng sự có tiêu đề “Physical causes of Jesus’ death [Nguyên nhân vật lý dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu]” của Tiến sĩ Pietro Pescetelli tại Hội nghị Khăn liệm học 2017 (20/07/2017).
Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. 2020. “The Real Presence of Jesus Christ in the Sacrament of the Eucharist: Basic Questions and Answers [Sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể: Những câu hỏi và câu trả lời cơ bản].” Lấy từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ. https://www.usccb.org/prayer-and-worship/the-mass/order-ofmass/liturgy-of-the-eucharist/the-real-presence-of-jesus-christ-in-thesacrament-of-the-eucharist-basic-questions-and-answers.
Ghi chú
(89) Điều này giải thích tại sao việc bẻ Mình Thánh trong Thánh Lễ không làm tổn hại đến sự hiện diện của Chúa Kitô nói chung trong những phần nhỏ hơn của Bánh Thánh được phân phát khi Rước Lễ. Nó cũng giải thích tại sao máu và mô cơ tim có thể được xác định trong các mẫu vi mô được lấy từ các phép lạ Thánh Thể đã thảo luận ở các chương trước.
(90) Tà giáo Utraquist ở Bohemia là một nhánh của phong trào Hus ở khu vực ngày nay là Cộng hòa Séc. Nó nhấn mạnh rằng việc rước lễ phải được trao cho giáo dân dưới cả hai hình thức. Tương tự như vậy, hầu hết những người theo đạo Tin lành đều phủ nhận sự Hiện diện Thực sự, mặc dù khăng khăng nhận cả bánh và rượu.
(91) Sự kết hợp ngôi vị ám chỉ nhân tính và thiên tính của Chúa Kitô trong một hypostasis hoặc một ngôi vị, trong một cuộc sống cá nhân đơn nhất. Đó là công thức thần học căn bản nhất về sự hợp nhất của Ngôi Hai trong Ba Ngôi với nhân tính của Người.
(92) Pompeo Batoni là một họa sĩ người Ý vào những năm 1700 nổi tiếng với những bức chân dung (đặc biệt phổ biến ở Vương quốc Anh) cũng như những bức vẽ về Thánh Tâm.
(93) Luigi Morgari là một họa sĩ người Ý khác vào cuối những năm 1800 đến đầu những năm 1900, chủ yếu vẽ các bức bích họa và các chủ đề tôn giáo như Thánh Tâm.
(94) Nhu động [Peristalsis] là một chuỗi các cơn co thắt phối hợp giống như sóng để đẩy thức ăn vào hệ tiêu hóa.
(95) Actin và myosin là các protein chuyên biệt cho cơ, là một phần của bộ máy co bóp của tế bào cơ. Sợi tơ cơ [Myofibrils] là đơn vị co bóp trong mỗi tế bào cơ.
96 Hệ thống thần kinh tự trị kiểm soát tất cả các chức năng không tự chủ của cơ thể. Một số thành phần của nó nằm ở hệ thần kinh trung ương, và những thành phần khác nằm ở hệ thần kinh ngoại biên.
(97) Chẩn đoán vi phân là quá trình có hệ thống để phân biệt giữa hai hoặc nhiều mô có chung đặc điểm tương tự để xác định trạng thái bệnh lý của chúng. Nó cũng được sử dụng theo cách tương tự trong y học để phân biệt giữa các bệnh có dấu hiệu và triệu chứng tương tự và sau đó xác định chẩn đoán chính xác.
(98) Trung bì [mesoderm] là lớp mô tiền thân trong phôi tạo ra tất cả các loại mô cơ cũng như các mô khác.
(99) Hợp bào [syncytium]là một dạng mô gồm các tế bào được liên kết với nhau bằng các màng chuyên biệt có các mối nối khe hở, như được thấy trong các tế bào cơ tim và một số tế bào cơ trơn. Cấu trúc mô này cho phép truyền tín hiệu điện dẫn đến sự co cơ đồng bộ.
(100) Xét nghiệm Uhlenhuth là một phản ứng miễn dịch hiệu quả mặc dù hiện đã lỗi thời nhằm xác nhận nguồn gốc của mẫu máu ở người. Giáo sư Linoli đã áp dụng thử nghiệm tương tự lên mô cơ tim mà ông đang nghiên cứu và thu được kết quả khả quan.
(101) Desmin và myosin là các protein chuyên biệt cho bộ máy co bóp của tế bào cơ.
(102) Bạch cầu đa nhân là một nhóm rộng các tế bào bạch cầu có khả năng phản ứng cao bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch không chuyên biệt ngay lập tức hoặc bẩm sinh đối với các tác nhân gây nhiễm trùng hoặc gây thương tích.
(103) Đại thực bào có nguồn gốc từ bạch cầu đơn nhân. Chúng là những tế bào bạch cầu có khả năng thực bào, nhấn chìm và “nuốt chửng” bất cứ mảnh vụn và cấu trúc bị thoái hóa nào.
(104) Loại amin có hoạt tính sinh học [Catecholamine] là một nhóm chất dẫn truyền thần kinh và hormone có cấu trúc hóa học tương tự. Chúng có nhiều tác dụng lên cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên cũng như các hiệu ứng trực tiếp lên nhiều cơ quan và chức năng của cơ thể. Nói rộng hơn, chúng tham gia vào các phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy và cả căng thẳng sinh lý do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra. Chúng có tác dụng kích thích thần kinh (như tăng sự tỉnh táo và kích động) và các tác dụng khác, chẳng hạn như tăng nhịp tim và huyết áp, giãn đồng tử, tăng lượng đường trong máu và những thay đổi khác nhau về mức độ co thắt mạch máu làm cản trở dòng máu chảy ra khỏi các cơ quan không cần thiết. Điển hình của các amin có hoạt tính sinh học bao gồm adrenaline (epinephrine), noradrenaline (norepinephrine) và dopamine.
(105) Amin có hoạt tính sinh học nội sinh được sản xuất bởi tuyến thượng thận nằm phía trên thận và được giải phóng vào hệ thống tuần hoàn máu, do đó phát huy tác dụng trên toàn bộ cơ thể.
(106) Hệ thống thần kinh thiện cảm là bộ phận chức năng của hệ thống thần kinh tự trị chịu trách nhiệm về các phản ứng sinh lý chiến đấu hoặc bỏ chạy.
(107) Dòng canxi đi vào tế bào nói chung là một cơ chế truyền tín hiệu quan trọng và có thể gây ra hậu quả tàn khốc nếu không được kiểm soát: nó có thể gây ra sự co cơ không kiểm soát được (co thắt) và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh bị kích thích không kiểm soát được (khiến phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy mất kiểm soát), và nó thậm chí có thể kích hoạt các cơ chế chuyên biệt bắt đầu quá trình tự hủy diệt tế bào.
(108) Hoại tử đông máu [Coagulative necrosis] là một loại hoại tử đặc thù. Các mô chết khác nhau có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loại mô ban đầu và nguyên nhân gây chết mô. Trong hoại tử đông máu, mô chết trông giống như cục máu đông.
(109) Tế bào chất [cytoplasm] là chất lỏng bên trong bất cứ tế bào nào. Tất cả các phản ứng bên trong tế bào đều diễn ra trong tế bào chất. Nhân tế bào và nhiều cơ quan tế bào [organelle] chuyên biệt cũng như nhiều cấu trúc tế bào khác đều lơ lửng trong tế bào chất. Không bào hoặc không bào hóa là bong bóng lưu trữ được tìm thấy trong tế bào. Chúng có thể có nhiều chức năng khác nhau, mặc dù trong đại thực bào, chúng đặc biệt chứa các mảnh vụn bị nhấn chìm để được tiêu hóa về phương diện hóa học bên trong chúng.
(110) Khăn liệm học [Sindonology] là nghiên cứu chính thức về Tấm vải liệm Turin.
VietCatholic TV
Diễn biến chiến tranh Iran-Pakistan. Stepove: Nga tổn thất gấp 13 lần Ukraine, 59 chiến xa Nga ra đi
VietCatholic Media
03:03 19/01/2024
1. Chiến trường Stepove, người Ukraine hạ gục 13 xe Nga cho mỗi chiếc họ thua
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Racing Back And Forth Along A Single Road In Stepove, The Ukrainians Knock Out 13 Russian Vehicles For Every One They Lose”, nghĩa là “Đua tới lui trên một con đường duy nhất ở Stepove, người Ukraine hạ gục 13 xe Nga cho mỗi chiếc họ mất”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Thị trấn Stepove, ngay phía bắc Avdiivka, phía đông bắc Ukraine, được bao quanh bởi một con đường giống như đường đua. Một đường đua chỉ dài 1.000 feet từ tây sang đông và dài 500 feet từ nam tới bắc.
Hãy xem kỹ các video về một số cuộc giao tranh kịch tính nhất gần đây trong cuộc chiến kéo dài 23 tháng của Nga với Ukraine. Nhiều cuộc giao tranh trong số đó diễn ra dọc theo con đường nhỏ gọn này, nơi đưa xe tăng và phương tiện chiến đấu của Nga tiến vào Stepove—và trực tiếp vào các cuộc phục kích của Ukraine.
Khi hai xe chiến đấu bộ binh M-2 do Mỹ sản xuất phối hợp với một chiếc xe tăng T-90 của Nga và hạ gục nó bằng pháo tự động 25 ly, những chiếc M-2 đã chạy tới chạy lui dọc theo đường đua nhằm làm phức tạp thêm hoạt động tấn công của T-90.
Trong một vụ việc riêng biệt, một chiếc M-2 quét dọc theo chặng cực tây-đông và làm nổ tung 3 xe chiến đấu BMP của Nga mà Lữ đoàn Địa Phương Quân 109 Ukraine vừa vô hiệu hóa. Một vùng lãnh thổ gầm lên khi chiếc M-2 nặng 30 tấn lấp đầy những chiếc BMP nặng 16 tấn bằng những viên đạn xuyên giáp 25 ly nặng một pound.
Giao tranh ác liệt diễn ra dọc theo vài khu phố - ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác kể từ tháng 10 - nhấn mạnh tình trạng của cuộc chiến rộng lớn hơn. Người Nga đang tấn công nhưng giành được ít đất. Nói cách khác, cuộc chiến mang tính chất giành giật vị trí.
Cuộc chiến theo vị trí có lợi cho những người phòng thủ kiên cố, nhưng đó không phải là cuộc chiến hoàn toàn một chiều. Ít nhất một chiếc M-2 đã bị hạ gục trong cùng một nghĩa địa xe cộ ở rìa phía bắc của Stepove, nơi chứa đầy những xác xe BMP của Nga bị nổ tung. Một chiếc xe tăng T-64 của Ukraine dường như cũng bị trúng đạn khi đang cố kéo chiếc M-2 đi.
Nhưng người Nga đang mất nhiều trang thiết bị và con người ở Stepove và Avdiivka hơn người Ukraine đang mất. Theo các nhà phân tích nguồn mở tại Oryx, người Nga kể từ giữa tháng 10 đã mất hoặc bỏ rơi ít nhất 488 xe tăng, xe chiến đấu, pháo, xe tải và các thiết bị hạng nặng khác trong khu vực.
Người Ukraine đã mất 37 người. Nếu tổn thất về nhân lực là tỷ lệ - và không có lý do gì để tin rằng không phải như vậy - cứ mỗi người Ukraine chết ở Stepove và Avdiivka thì có 13 người Nga chết.
2. Tại sao Iran và Pakistan tấn công lãnh thổ của nhau - và nó có liên quan gì đến Trung Đông?
Pakistan và Iran đều đã tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ của nhau trong sự leo thang thù địch chưa từng có giữa các nước láng giềng, vào thời điểm căng thẳng gia tăng mạnh mẽ trên khắp Trung Đông và hơn thế nữa.
Hai nước có chung đường biên giới đầy biến động, trải dài khoảng 900 km, với một bên là tỉnh Balochistan của Pakistan và một bên là tỉnh Sistan và Baluchestan của Iran.
Cả hai quốc gia từ lâu đã giao tranh với phiến quân ở khu vực Baloch bất ổn dọc biên giới. Tuy nhiên, trong khi hai nước có chung một đối phương ly khai, việc một trong hai bên tấn công phiến quân trên đất của nhau là điều hết sức bất thường.
Các cuộc tấn công mới nhất diễn ra khi các đồng minh và lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Trung Đông – cái gọi là trục kháng chiến – tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Israel và các đồng minh của họ trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza.
Chuyện gì đã xảy ra?
Theo chính quyền Pakistan, loạt đạn mở đầu trong chuỗi sự kiện đang diễn ra nhanh chóng này bắt đầu hôm thứ Ba khi Iran tiến hành các cuộc tấn công vào tỉnh Balochistan của Pakistan – khiến hai trẻ em thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Iran tuyên bố họ “chỉ tấn công vào những kẻ khủng bố Iran trên đất Pakistan” và không có công dân Pakistan nào bị tấn công.
Tuy nhiên, vụ tấn công đã làm dấy lên sự tức giận ở Pakistan, nước gọi vụ tấn công là “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và tinh thần của quan hệ song phương giữa Pakistan và Iran”.
Các cuộc tấn công của Iran hôm thứ Ba đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao, với việc Pakistan triệu hồi đại sứ của mình ở Iran và đình chỉ tất cả các chuyến thăm cao cấp từ nước láng giềng. Và sau cuộc tấn công của Pakistan, Iran hôm thứ Năm đã yêu cầu nước láng giềng “lời giải thích ngay lập tức”
Các quốc gia lân cận đã lên tiếng, trong đó Ấn Độ nói rằng họ “không khoan nhượng với chủ nghĩa khủng bố” và rằng vụ tấn công là “vấn đề giữa Iran và Pakistan”. Trung Quốc kêu gọi cả hai nước kiềm chế và tránh leo thang căng thẳng hơn nữa.
Hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matt Miller cho biết Washington đang nỗ lực ngăn chặn Trung Đông bùng phát thành xung đột toàn diện.
Ông nói: “Chúng tôi đã chứng kiến Iran vi phạm biên giới chủ quyền của ba nước láng giềng chỉ trong vài ngày qua”, đề cập đến Pakistan, Iraq và Syria. Khi được hỏi về khả năng Pakistan - một đồng minh lâu đời của Mỹ - trả đũa Iran, Miller nói: “Chúng tôi hy vọng rằng đó là một vấn đề có thể được giải quyết một cách hòa bình”.
Cuộc tấn công sau đó của Pakistan vào đất Iran cho thấy nước này đã quyết định đáp trả không chỉ bằng những hậu quả ngoại giao.
Tuy nhiên, không rõ liệu Iran hay Pakistan có muốn rơi vào tình trạng thù địch toàn diện chống lại các nhóm ly khai mà cả hai đều coi là đối phương hay không.
Cả hai bên đều đưa ra tuyên bố sau các cuộc tấn công ám chỉ mong muốn không thấy mọi thứ leo thang.
Bộ Ngoại giao Pakistan gọi Iran là “quốc gia anh em” và nhấn mạnh sự cần thiết phải “tìm giải pháp chung”.
Điều đó lặp lại quan điểm của Ngoại trưởng Iran, người đã gọi Pakistan là “quốc gia thân thiện” hồi đầu tuần và cho biết các cuộc tấn công của họ là tương xứng và chỉ nhằm vào phiến quân.
3. Trung Quốc cố tình phớt lờ Zelenskiy ở Thụy Sĩ
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “China snubs Zelenskyy in Switzerland”, nghĩa là “Trung Quốc phớt lờ Zelenskiy ở Thụy Sĩ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Các nhà lãnh đạo Ukraine không giấu giếm việc muốn gặp các quan chức Trung Quốc tại Thụy Sĩ trong tuần này nhưng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã về nước mà không có cuộc gặp gỡ mong muốn.
Phái đoàn Trung Quốc tại Thụy Sĩ đã có nhiều cơ hội được ngồi đối diện với những người đồng cấp Ukraine, dù ở Bern hay tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos. Bất kỳ cuộc gặp nào cũng có thể thỏa mãn niềm hy vọng lâu dài ở Kyiv về việc tổ chức các cuộc thảo luận trực tiếp, thẳng thắn với các quan chức cao cấp của Bắc Kinh. Ngay trước hội nghị thượng đỉnh hòa bình đa quốc gia ở dãy Alps của Thụy Sĩ, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak nói rằng Trung Quốc bắt buộc phải tham gia các cuộc đàm phán hòa bình và ám chỉ rằng Zelenskiy sẽ có cơ hội trò chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang).
Cuối cùng, Ukraine không đạt được tiến triển nào trong việc khiến Trung Quốc cam kết đàm phán, còn Zelenskiy và Lý đều không lên tiếng.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc không có ý định thúc đẩy việc chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Putin với Ukraine. Thay vào đó, họ đứng về phía Nga, cung cấp cho lực lượng của Nga các vật liệu quân sự nhằm duy trì nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa bất chấp áp lực và lệnh trừng phạt của phương Tây. Ukraine và những người ủng hộ nước này lập luận rằng việc chặn đứng đường ống đó sẽ càng làm hỏng kế hoạch của Điện Cẩm Linh.
Quyết định của Trung Quốc không gặp mặt người Ukraine có vẻ là cố ý chứ không phải do vấn đề về lịch trình. Một quan chức cao cấp của Mỹ cho biết Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu gặp mặt của Kyiv vào một thời điểm nào đó trong chuyến thăm Thụy Sĩ chung của họ. Một quan chức cao cấp khác của Mỹ cho biết Trung Quốc đã từ chối bất kỳ cuộc tụ họp nào sau khi Nga kêu gọi nước này ngừng các cuộc gặp gỡ ngoại giao với Ukraine. Cả hai quan chức, giống như những người khác được đề cập trong câu chuyện này, đều được giấu tên để trình bày chi tiết về một động thái nhạy cảm.
Một quan chức Ukraine phản bác câu chuyện này, nói rằng không có cuộc gặp nào với các quan chức Trung Quốc theo lịch trình của phái đoàn và Kyiv chưa bao giờ yêu cầu điều đó. Các quan chức Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Một quan chức cao cấp của Liên minh Âu Châu cho biết khối đã kêu gọi Trung Quốc nối lại liên lạc trực tiếp với Zelenskiy, đồng thời lưu ý rằng cuộc gặp với ông Lý ở Thụy Sĩ sẽ là một bước đi tích cực.
Cả hai nước đã tiến hành một số hoạt động ngoại giao kể từ cuộc xâm lược mới và mở rộng của Nga. Zelenskiy và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện qua điện thoại vào tháng 4 năm ngoái và đặc phái viên Ukraine của Trung Quốc đã tới Kyiv vào tháng sau. Kể từ đó, mối quan hệ trở nên ít mang tính cá nhân hơn nhiều, mặc dù Ukraine vẫn duy trì hy vọng cả hai bên có thể bắt đầu lại các cuộc đàm phán.
Zelenskiy và Lý, một người bạn thân cận của Tập, đã đến Davos để gặp gỡ các đối tác nước ngoài và phát biểu trước những khán giả giàu có của diễn đàn.
Họ đưa ra những thông điệp rất khác nhau: Lý thể hiện Trung Quốc là một nơi an toàn để đầu tư bất chấp những khó khăn kinh tế của nước này - đồng thời chỉ trích Hoa Kỳ - trong khi Zelenskiy chỉ trích Putin và tập hợp các đồng minh vì mục tiêu của Ukraine.
Ông nói trên sân khấu chính của WEF hôm thứ Ba: “Bất kỳ ai cũng nghĩ rằng đây chỉ là về chúng tôi, đây chỉ là về Ukraine, về cơ bản họ đã nhầm lẫn”.
Không có cuộc họp với Trung Quốc trong lịch trình của mình, Zelenskiy đã dành thời gian phối hợp với các đối tác chủ chốt, cụ thể là Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken, cũng như Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen.
Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Zelenskiy và đất nước của ông, đặc biệt là khi trận chiến trên bộ gần như dừng lại, khiến cả hai bên bị mắc kẹt trong các đợt pháo kích tiêu hao dọc theo chiến tuyến rộng lớn.
Quốc hội Hoa Kỳ đang gặp khó khăn trong việc thông qua khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine khi các thành viên Quốc Hội ngày càng rút lui khỏi việc duy trì một cuộc chiến không có hồi kết, thay vào đó họ muốn tập trung các nguồn lực để bảo đảm biên giới phía nam với Mễ Tây Cơ khi số lượng lớn người di cư đến. Tổng thống Joe Biden đã triệu tập các nhà lập pháp tới Tòa Bạch Ốc để phá vỡ bế tắc.
Bất chấp áp lực trừng phạt của phương Tây, hoạt động sản xuất quốc phòng của Nga vẫn tiếp tục hoạt động tốt, cho phép lực lượng của Putin tiếp tục chiến đấu bất chấp hàng trăm ngàn binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương.
Dù có sự lạnh lùng của Trung Quốc, nhà lãnh đạo Ukraine vẫn được những người tham dự diễn đàn chào đón với thái độ sốt sắng như một ngôi sao nhạc rock.
Một đám đông lớn tụ tập bên ngoài phòng họp chỉ để nhìn thoáng qua Zelenskiy đang chuẩn bị cho phiên họp tiếp theo. Ông phớt lờ các câu hỏi của báo chí, trong đó có câu hỏi về mối quan hệ của Ukraine với Trung Quốc, bỏ đi như thể ông chưa hề nghe thấy điều đó.
4. Kyiv cho biết lực lượng Nga đã phóng 33 máy bay không người lái vào Ukraine trong đêm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 19 Tháng Giêng, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết lực lượng Nga đã phóng gần ba chục máy bay không người lái tấn công do Iran thiết kế vào Ukraine trong đêm và bắn hỏa tiễn dẫn đường vào thành phố lớn thứ hai của nước này là Kharkiv ở phía đông.
Ông cho biết “33 UAV tấn công Shahed-136/131 từ khu vực Primorsko-Akhtarsk và vùng Kursk của Liên bang Nga” đã tham gia vào các cuộc tấn công.
Ông nói thêm rằng các hệ thống phòng không đã bắn hạ 22 máy bay không người lái và lực lượng Nga cũng đã bắn hai hỏa tiễn phòng không dẫn đường S-300 từ khu vực biên giới Belgorod.
Lực lượng không quân cho biết thêm, hệ thống phòng không ở các khu vực miền đông, miền nam và miền trung Ukraine đã bắn hạ các máy bay không người lái tấn công.
Nhà lãnh đạo khu vực Kharkiv cho biết một thường dân đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong các cuộc tấn công vào khu vực đông bắc một ngày trước đó. “Vụ pháo kích đã giết chết một phụ nữ 62 tuổi làm công việc vận hành phòng nồi hơi. Một người đàn ông 63 tuổi và một phụ nữ 45 tuổi bị thương. Cả hai đều vào bệnh viện trong tình trạng vừa phải”, ông nói.
5. Ukraine báo cáo Nga mất 21 xe tăng, 38 xe APV trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 21 Tanks, 38 APVs in a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine báo cáo Nga mất 21 xe tăng, 38 xe APV trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo ước tính mới nhất của Kyiv, Nga tiếp tục chịu tổn thất lớn về trang thiết bị ở tiền tuyến ở Ukraine.
Trong bản cập nhật hôm thứ Năm, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, trong ngày hôm trước, Nga đã mất 21 xe tăng, nâng tổng số xe bị thiệt hại kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược gần 23 tháng trước lên 6.147 chiếc.
Bản cập nhật cũng cho biết lực lượng Nga đã mất thêm 38 xe thiết giáp trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số xe trong cuộc chiến do Tổng thống Vladimir Putin phát động lên 11.410.
Ukraine cũng công bố số liệu hàng ngày về tổn thất của quân đội Nga, hôm thứ Năm cho biết Mạc Tư Khoa đã mất 780 nhân sự so với ngày hôm trước, nâng tổng số kể từ khi bắt đầu chiến tranh lên 373.600.
Một báo cáo tình báo Mỹ được giải mật hồi tháng 12 cho biết Nga đã mất 315.000 quân kể từ khi chiến tranh bắt đầu, tờ New York Times đưa tin.
Theo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, tuyên bố của Ukraine về tổn thất tiếp tục ở mức cao của Nga được đưa ra trong bối cảnh có báo cáo rằng các tuyến hỏa xa ở các vùng Saratov, Yaroslavl và Nizhny Novgorod của Nga phải đối mặt với các cuộc tấn công phá hoại.
GUR đưa tin: “Những đối thủ không rõ danh tính của chế độ Putin một lần nữa đốt một số toa chuyển tiếp trên hỏa xa” được sử dụng cho hậu cần quân sự, đồng thời chia sẻ đoạn video có vẻ như cho thấy các cuộc tấn công vào hộp chuyển tiếp và các bộ phận của cơ sở hạ tầng đường ray.
Các cuộc tấn công diễn ra sau những sự việc tương tự trên hỏa xa Nga trong những tháng gần đây có liên quan đến cơ quan tình báo Ukraine. Vào tháng 11, GUR cho biết họ đã tham gia vào một hoạt động làm gián đoạn các chuyến tàu quanh Mạc Tư Khoa, trong khi truyền thông Ukraine đưa tin Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã phá hoại tuyến hỏa xa Baikal-Amur ở Cộng hòa Buryatia của Nga.
Vào ngày 8 Tháng Giêng, Hỏa xa Nga đưa tin 14 toa tàu chở hàng đã trật bánh ở vùng Viễn Đông của Nga, một ngày sau khi có báo cáo về vụ nổ tại đường ray gần kho chứa dầu ở ngoại ô thành phố Nizhny Tagil của Urals.
6. Thành phố Belgorod của Nga, gần biên giới Ukraine đã hủy bỏ các lễ hội Lễ Hiển Linh truyền thống của Chính thống giáo vào thứ Sáu do mối đe dọa tấn công bằng máy bay không người lái.
Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cho biết các sự kiện được lên kế hoạch vào thứ Sáu, trong đó các tín hữu lao xuống ao hồ qua các lỗ trên băng vào lễ Hiển linh, đã bị hủy bỏ. Lễ kỷ niệm hàng năm vào ngày 19 tháng 1 rất phổ biến ở Nga.
Các cuộc tấn công xuyên biên giới ngày càng trở nên thường xuyên trong những tuần gần đây tại Belgorod, thành phố lớn nhất của Nga gần biên giới với khoảng 340.000 dân. Các quan chức khu vực cho biết, vào ngày 30 tháng 12, vụ pháo kích ở trung tâm Belgorod đã giết chết 21 người và làm bị thương 110 người, trong một trong những cuộc tấn công nguy hiểm nhất trên đất Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
7. Quê hương của Putin bị máy bay không người lái của Ukraine tấn công lần đầu tiên
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Drone Targets Putin's Home Region for the First Time”, nghĩa là “Máy bay không người lái của Ukraine lần đầu tiên tấn công vào khu vực quê hương của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm thứ Năm, Nga cho biết một máy bay không người lái đã tấn công vào khu vực quê hương của Putin, Leningrad, lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến toàn diện ở Ukraine bắt đầu.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo một máy bay không người lái đã bị bắn hạ ở khu vực Leningrad trong đêm.
Putin sinh ra ở Leningrad, nơi đã đổi tên thành St. Petersburg vào năm 1991. Tuy nhiên, khu vực hay vùng xung quanh thành phố vẫn giữ tên từ thời Liên Xô.
“Các hệ thống phòng không làm nhiệm vụ đã phá hủy một máy bay không người lái trên lãnh thổ khu vực Mạc Tư Khoa và đánh chặn một chiếc trên lãnh thổ khu vực Leningrad”, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết như trên.
“Các cuộc điều tra đang diễn ra,” ông nói thêm.
Vladimir Rogov, một quan chức do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm phụ trách quản lý khu vực Zaporizhzhia của Ukraine, cung cấp thêm thông tin chi tiết, nói rằng lực lượng của Kyiv đã thất bại trong nỗ lực nhằm vào một cảng dầu ở Biển Baltic trong đêm qua.
“Cơ sở hạ tầng cảng không bị hư hại và không có ai bị thương”, Rogov cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng Leningrad là khu vực thứ 19 của Nga mà Ukraine nhắm tới trong cuộc chiến cho đến nay. Danh sách của ông bao gồm bán đảo Crimea ở Hắc Hải mà Putin đã sáp nhập bất hợp pháp từ Ukraine vào năm 2014. Nga đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Nga đã phải hứng chịu làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái trong suốt cuộc chiến, với nhiều mục tiêu là các kho đạn dược. Ukraine hiếm khi tuyên bố chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga và Kyiv cũng chưa bình luận chính thức về vụ việc mới nhất.
Nga là mục tiêu của một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô lớn vào tháng 11, khi chính quyền báo cáo đã bắn hạ 24 máy bay không người lái trên ít nhất 4 khu vực, bao gồm cả Mạc Tư Khoa.
Cuộc tấn công vào Mạc Tư Khoa vào ngày 30 tháng 5 năm 2023, đánh dấu lần đầu tiên thành phố này hứng chịu một cuộc tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái trong chiến tranh.
Các mục tiêu bao gồm dinh thự của Putin và biệt thự của các cộng sự nổi tiếng của tổng thống Nga. Putin nói với Công ty Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Nga vào thời điểm đó rằng ông lo ngại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là một nỗ lực của Ukraine nhằm khơi dậy phản ứng từ Nga. Ukraine không nhận trách nhiệm về vụ tấn công đó.
“Họ đang kích động chúng tôi thực hiện những hành động phản ánh. Chúng tôi sẽ xem phải làm gì với vấn đề này”, nhà lãnh đạo Nga nói.
8. Đồng minh của Putin nói có '100%' khả năng xảy ra chiến tranh Nga-Ukraine một lần nữa trong tương lai
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Says There's '100 Percent' Chance of Future Russia-Ukraine Wars”, nghĩa là “Đồng minh của Putin nói có '100%' khả năng xảy ra chiến tranh Nga-Ukraine trong tương lai”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Dmitry Medvedev, cựu tổng thống và thủ tướng Nga, cho biết hôm thứ Tư rằng “luôn” có khả năng xảy ra một cuộc xung đột khác giữa đất nước ông và Ukraine sau khi cuộc chiến hiện tại kết thúc.
Medvedev, người giữ chức phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã đưa ra lập trường trên.
Đồng minh thân cận lâu năm của Putin nổi tiếng với việc đưa ra những tuyên bố mang tính kích động, thường liên quan đến lời đe dọa chiến tranh hạt nhân. Gần đây nhất là vào tuần trước, Medvedev đã cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa sẽ tấn công Ukraine bằng một cuộc tấn công hạt nhân nếu Kyiv tấn công các địa điểm phóng hỏa tiễn trên lãnh thổ Nga.
Hôm thứ Tư, ông viết rằng “sự tồn tại của Ukraine là mối nguy hiểm chết người đối với người Ukraine”.
Medvedev nhấn mạnh rằng ông không chỉ nói về chế độ chính trị hiện hành của đất nước mà còn về bất kỳ, hoàn toàn bất kỳ hình thức nào của Ukraine.
“Tại sao? Sự tồn tại của một quốc gia độc lập trên các vùng lãnh thổ lịch sử của Nga giờ đây sẽ là cái cớ thường xuyên để nối lại các hoạt động chiến đấu”, ông Medvedev nói. “Bất kể ai đứng đầu sự phát triển ung thư dưới danh nghĩa Ukraine, điều này sẽ không tăng thêm tính hợp pháp cho sự cai trị của ông ta và khả năng tồn tại về mặt pháp lý của chính ‘đất nước’.”
Ông nói tiếp: “Vì vậy, khả năng xảy ra một cuộc chiến mới sẽ kéo dài vô tận. Gần như luôn luôn. Hơn nữa, có 100% khả năng xảy ra xung đột mới, bất kể phương Tây ký giấy tờ an ninh nào với chế độ bù nhìn ở Kiev.” Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như người Ukraine và phương Tây vẫn gọi.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine qua email vào thứ Tư để bình luận.
Theo Medvedev, mối đe dọa chiến tranh trong tương lai sẽ không dừng lại ngay cả khi Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu hoặc NATO.
“Điều này có thể xảy ra trong 10 hoặc 50 năm nữa,” ông nói về một cuộc xung đột khác có thể xảy ra.
Quan chức Điện Cẩm Linh nói tiếp rằng người Ukraine là “những người thực tế vào cuối ngày”, những người sẽ nhận ra rằng sự tồn tại của tư cách nhà nước Ukraine là “tử vong” đối với họ.
Medvedev nói rằng vì điều này, khi “lựa chọn giữa một bên là cuộc chiến vĩnh cửu đi kèm với cái chết không thể tránh khỏi; và một bên là sự sống, đại đa số người Ukraine (à, có lẽ ngoại trừ một số ít những người theo chủ nghĩa dân tộc tê cóng) cuối cùng sẽ chọn cuộc sống.”
Cựu tổng thống viết rằng hầu hết người Ukraine sẽ chọn sự sống trong một phiên bản rộng lớn hơn của nước Nga thay vì đối mặt với chiến tranh vĩnh viễn, mặc dù họ “mong người Nga phải chết ngay bây giờ” và “ghét giới lãnh đạo Nga”.
Ông nói: “Họ sẽ hiểu rằng cuộc sống trong một quốc gia chung rộng lớn, điều mà hiện tại họ không mấy thích thú, vẫn tốt hơn là chết”. “Cái chết của họ và cái chết của những người thân yêu của họ. Và người Ukraine nhận ra điều này càng sớm thì càng tốt”.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần nói rằng đất nước của ông không những không đầu hàng Nga mà còn không đồng ý với bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào liên quan đến việc cho phép Nga giữ bất kỳ lãnh thổ nào của Ukraine mà nước này đã chiếm giữ trong cuộc chiến mà Putin phát động. vào tháng 2 năm 2022.
9. Tuyên bố mới nhất của Viktor Orbán về viện trợ dành cho Ukraine
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán kêu gọi xem xét lại sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine hàng năm trong bối cảnh các cuộc đàm phán khó khăn về vấn đề này vẫn tiếp tục diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu.
Orbán cũng chỉ trích các chính trị gia “tự do” vì muốn “đưa tiền cho Ukraine trong 4 năm”, cho rằng làm như vậy sẽ là “phản dân chủ” ngay trước cuộc bầu cử quốc hội Âu Châu vào tháng 6.
“Nếu chúng ta muốn giúp đỡ Ukraine, hãy thực hiện điều đó ngoài ngân sách Liên Hiệp Âu Châu và hàng năm,” Orbán nói.
Đề xuất của ông hoàn toàn trái ngược với lời kêu gọi gần đây của chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, nhằm cung cấp cho người Ukraine “nguồn tài chính có thể dự đoán được trong suốt năm 2024 và hơn thế nữa” để giúp nước này giành lại “lãnh thổ hợp pháp của mình”.
Vào tháng 12, Orbán đã phủ quyết khoản viện trợ mới trị giá 50 tỷ euro của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine và từ chối quyết định mở các cuộc đàm phán với Kyiv về việc gia nhập khối. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày 1 tháng 2 để cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp.
Các cuộc đàm phán đang được tiến hành tại Brussels để tìm ra sự thỏa hiệp về viện trợ cho Ukraine, nhưng Budapest đã bỏ qua cơ hội đạt được bước đột phá.
Chánh văn phòng của Orban, Gergely Gulyas, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm: “Các quan điểm quá cách xa nhau nên không chắc chắn sẽ đạt được thỏa thuận”.
Ông nói thêm: “Đó cũng không phải là một thảm kịch”, đồng thời gợi ý rằng “một giải pháp 26 bên” không liên quan đến Hung Gia Lợi là có thể thực hiện được.
Nga lo sợ khi Pháp trao HAMMER cho Ukraine. 90.000 quân NATO tập trận. FrankenSAM thay đổi thế cờ
VietCatholic Media
14:54 19/01/2024
1. Nga lo sợ khi Pháp đẩy mạnh việc cung cấp bom HAMMER cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine HAMMER Bomb Boost From NATO Ally Spooks Russia—'Biggest Threat'“, nghĩa là “Việc tăng cường cung cấp bom HAMMER cho Ukraine từ đồng minh NATO khiến Nga lo sợ coi đó là ‘mối đe dọa lớn nhất’”.Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thông tin Ukraine có thể sớm nhận được hàng trăm quả bom thả từ trên không có độ chính xác cao AASM từ Pháp, thành viên NATO, đã khiến người Nga lo sợ vì khả năng quân sự của nước này.
Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu nói với mạng phát thanh France Inter rằng nước ông sẽ cung cấp cho Ukraine ngay 50 quả AASM, hay còn gọi là Bom đạn mô-đun mở rộng có tính linh hoạt cao, gọi tắt là HAMMER. Mỗi tháng cho đến cuối năm nay, Ukraine sẽ nhận được 50 quả bom như thế.
Ông nói, các loại vũ khí này đã được điều chỉnh để triển khai từ các chiến đấu cơ thời Liên Xô của Ukraine.
Lecornu cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng điều chỉnh chúng để sử dụng cho máy bay mô hình của Liên Xô… chúng tôi sẽ cung cấp 50 quả bom như thế mỗi tháng, bắt đầu từ Tháng Giêng cho đến hết năm 2024”.
AASM được phát triển để sử dụng làm vũ khí dự phòng chính xác và có thể phóng từ độ cao thấp, trên địa hình gồ ghề. Theo trang web lịch sử quân sự WeaponSystems, các loại vũ khí này có tầm bắn tối đa hơn 50 km khi phóng ở độ cao lớn và 15 km khi phóng ở độ cao thấp.
Hãng tin Defense Express của Ukraine lưu ý rằng AASM là “một loại bom thông thường với bộ phụ kiện đặc biệt giúp tăng tầm bắn và độ chính xác của đòn tấn công”.
Huffington Post hôm thứ Năm cũng trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Pháp sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine để chống lại Nga, quốc gia đã phát động cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Trả lời tin này, kênh Telegram cung cấp thông tin quân sự ủng hộ chiến tranh của Nga đã mô tả AASM là “mối đe dọa lớn nhất”.
Kênh Telegram hôm thứ Năm viết: “Mức độ sẵn sàng hoạt động của loại vũ khí này vẫn chưa được xác định, nhưng không thể loại trừ khả năng Lực lượng vũ trang Ukraine thử nghiệm nó trong chiến đấu thực sự”.
Lecornu cũng được dẫn lời nói rằng bắt đầu từ tháng tới, Pháp sẽ tăng cường cung cấp đạn pháo từ 2.000 quả mỗi tháng lên tới 3.000 quả mỗi tháng. Bộ trưởng Quốc phòng cho biết Pháp cũng sẽ cung cấp cho Ukraine 6 khẩu pháo Caesar.
Ông nói: “Cho đến nay, có 49 khẩu pháo Caesar ở Ukraine đã dẫn đến thành công về mặt chiến thuật”. “Chúng tôi đặt mục tiêu sản xuất 78 khẩu pháo Caesar vào năm 2024, khuyến khích người Âu Châu và các đồng minh của chúng tôi tham gia tài trợ.”
Olena Shuliak, nhà lãnh đạo đảng chính trị Người hầu của Nhân dân, Ukraine, đã cảm ơn Lecornu trong một bài đăng trên X, trước đây là Twitter.
“Cảm ơn bạn...sự giúp đỡ này sẽ được sử dụng tốt nhất có thể cho cuộc đấu tranh vì tự do của Âu Châu!” cô ấy viết.
2. Phải chăng NATO huy động 90.000 quân cho cuộc chiến với Nga? Những gì cần biết
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Is NATO Mobilizing 90,000 Troops for War With Russia? What to Know”, nghĩa là “Phải chăng NATO huy động 90.000 quân cho cuộc chiến với Nga? Những gì cần biết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
NATO hôm thứ Năm tuyên bố sẽ bắt đầu cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong hơn 35 năm vào tuần tới. Khoảng 90.000 quân nhân sẽ tham gia vào cuộc tập trận mà một quan chức liên minh gọi là “mô phỏng kịch bản xung đột mới nổi lên”.
Cuộc tập trận đã khiến một số người dùng mạng xã hội suy đoán rằng NATO có thể tạo tiền đề cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga trong tương lai. Phát biểu trên podcast InfoWars của nhà lý thuyết âm mưu Alex Jones, nhà hoạt động bảo thủ Jack Posobiec cho biết cách diễn đạt của NATO về “một kịch bản xung đột mới nổi mô phỏng chống lại một đối thủ gần ngang hàng” tiên báo “cuộc tập trận liên binh chủng vì đây sẽ là một trò chơi chiến tranh với Nga”.
Mặc dù Nga không được nêu tên trong thông báo nhưng Reuters đưa tin một tài liệu của liên minh đã xác định Nga “là mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các thành viên NATO”.
Tướng quân đội Hoa Kỳ Christopher Cavoli, người giữ chức chỉ huy đồng minh tối cao Âu Châu của liên minh, đã nói về chiến dịch mang tên “Người bảo vệ kiên định 2024” trong một cuộc họp báo. Ông cho biết khoảng 90.000 quân sẽ tham gia chiến dịch bắt đầu vào tuần tới và kéo dài đến tháng 5.
NATO không xác định bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào có thể khơi lên cuộc tập trận và không đưa ra dấu hiệu nào về bất kỳ cuộc diễn tập quân sự nào sắp diễn ra của Nga chống lại khối. Ba Lan, quốc gia có chung đường biên giới với Nga, sẽ là địa điểm diễn ra một phần cuộc tập trận, trong khi các địa điểm diễn tập khác sẽ là các quốc gia vùng Baltic “có nguy cơ cao nhất trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga”, cũng như Đức, Na Uy và Rumani.
Đô đốc Hà Lan Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, cho biết 90.000 binh sĩ đại diện cho “số lượng quân kỷ lục mà chúng tôi có thể tập hợp và tổ chức một cuộc tập trận với quy mô đó, xuyên suốt liên minh, xuyên đại dương từ Mỹ đến Âu Châu. “
Số lượng binh sĩ đó cũng là con số lớn nhất được sử dụng cho cuộc tập trận quân sự của NATO kể từ Chiến tranh Lạnh, khi 125.000 binh sĩ tham gia cuộc tập trận năm 1988 mang tên “Reforger”.
Ngoài nhân sự, NATO sẽ sử dụng hơn 50 tàu, hơn 80 chiến đấu cơ, trực thăng và máy bay không người lái cũng như 1.100 phương tiện chiến đấu, trong đó có 133 xe tăng.
“Lần đầu tiên sau 30 năm, chúng tôi có chiến lược – ngăn chặn và bảo vệ khu vực Euro-Atlantic – và chúng tôi có kế hoạch làm cho Liên minh phù hợp với mục đích phòng thủ lãnh thổ tập thể”. “Chúng tôi hiện đang trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình. Điều này có nghĩa là bảo đảm rằng chúng tôi có các cam kết về lực lượng, các thỏa thuận chỉ huy và kiểm soát cũng như khả năng hỗ trợ mà các kế hoạch của chúng ta yêu cầu.”
Ông nói thêm: “Steadfast Defender 2024 sẽ là một minh chứng rõ ràng về sự đoàn kết, sức mạnh và quyết tâm của chúng ta để bảo vệ lẫn nhau, các giá trị của chúng ta và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.”
3. Cuộc tấn công của xe thiết giáp M2 Bradley vào xe tăng T-90M của Nga cho thấy ưu thế của vũ khí Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Video Shows Fiery M2 Bradley Chaingun Attack on Russian T-90M Tank”, nghĩa là “Video Ukraine cho thấy cuộc tấn công bằng súng xích M2 Bradley bốc lửa vào xe tăng T-90M của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Các phương tiện chiến đấu Bradley do Mỹ tài trợ đang đối đầu thành công với xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến của Nga tại các điểm nóng giao tranh ở miền đông Ukraine, một đoạn phim mới xuất hiện cho thấy.
Trong một đoạn clip ngắn do Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải, chiếc Bradley do Mỹ sản xuất đã bắn liên tục vào xe tăng T-90M của Nga bằng súng xích 25ly, trước khi đoạn phim cho thấy một vụ nổ và ngọn lửa bao trùm lên xe tăng Nga.
Đoạn phim được các tài khoản tình báo nguồn mở cho là của Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine hoạt động xung quanh làng Stepove, phía tây bắc thị trấn Avdiivka đang bị bao vây ở Donetsk. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ, các đoạn phim được định vị địa lý từ tuần trước cho thấy lực lượng Nga đã tấn công vào Stepove trong những ngày gần đây.
Lực lượng Nga đã phát động cuộc tấn công vào Avdiivka vào đầu tháng 10, cố gắng bao vây khu định cư kiên cố của Ukraine bằng cách chiếm các thị trấn như Stepove.
Các chuyên gia phương Tây và chiến binh Ukraine cho biết xe Bradley đã tạo ra sự khác biệt thực sự dọc theo chiến tuyến. Xe Bradley được sử dụng rộng rãi bởi Lữ Đoàn 47 trong một số trận chiến cam go nhất trong cuộc chiến kéo dài 23 tháng.
Kach, một chỉ huy người Ukraine của Lữ đoàn cơ giới 47, nói với Newsweek trước đó rằng các binh sĩ Nga trên xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Mạc Tư Khoa “sợ” tiến hành các hoạt động “khi họ biết rằng một chiếc Bradley sẽ chống lại họ”.
Vào thời điểm đó, Daniel Rice, cựu cố vấn đặc biệt của Tổng tư lệnh Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, cho biết khẩu súng xích 25 ly trên Bradley đang “xé nát các đoàn xe thiết giáp của Nga”.
Ukraine đã sở hữu xe Bradley được chưa đầy một năm và lần đầu tiên sử dụng chúng vào mùa hè năm 2023. Cho đến nay, Mỹ đã gửi 186 xe chiến đấu bộ binh Bradley đến Ukraine, cùng với 4 xe của đội hỗ trợ hỏa lực Bradley. Ukraine có thể đã sử dụng từ 100 đến 120 chiếc trong các hoạt động, số còn lại được sử dụng cho các bộ phận hoặc huấn luyện và hoán đổi khi một chiếc Bradley được đưa ra ngoài.
Nga đã ca ngợi T-90M, còn được gọi là xe tăng Đột phá. Nó là phiên bản nâng cấp của T-72 và được coi là đối thủ cạnh tranh với M1 Abrams của Mỹ. Theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, nó có động cơ mạnh hơn, tháp pháo nâng cấp và khả năng sống sót được nâng cao cũng như tầm nhìn đa kênh để hoạt động suốt đêm.
Chuyên gia công nghệ quân sự và quốc phòng Michael Peck nói với Newsweek vào tháng 3 năm 2023 rằng T-90M Proryv “có vẻ gây ấn tượng, nhưng xe tăng Nga luôn trông đẹp cho đến khi chúng thực sự được sử dụng trong chiến đấu”.
4. Phải chăng vũ khí bí mật của Ukraine là FrankenSAM?
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “What Is FrankenSAM? Ukraine Reports First Successful Use of New Weapon”, nghĩa là “FrankenSAM là gì? Ukraine báo cáo lần đầu tiên sử dụng thành công vũ khí mới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân đội Ukraine báo cáo lần đầu tiên sử dụng thành công hệ thống phòng không FrankenSAM trong cuộc tấn công qua đêm do Nga phát động hôm thứ Tư.
Đây là lần đầu tiên Kyiv tuyên bố sử dụng thành công hệ thống FrankenSAM, kết hợp thiết bị thời Liên Xô của Ukraine với hỏa tiễn do phương Tây cung cấp. Theo Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, Ukraine đã triển khai cả 5 hệ thống lai ghép của mình trên chiến trường để sử dụng trong cuộc chiến chống lại Nga.
Hệ thống FrankenSAM được tạo ra bằng cách sửa đổi các bệ phóng hỏa tiễn hoặc radar thời Liên Xô vốn đã được Kyiv sử dụng. Một sự kết hợp bao gồm việc điều chỉnh bệ phóng Buk của Liên Xô để bắn hỏa tiễn RIM-7 Sea Sparrow của Mỹ. Một cách khác liên quan đến việc kết hợp các radar thời Liên Xô với hỏa tiễn Sidewinder của Mỹ.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói với tờ New York Times vào tháng 10 rằng cả hai hệ thống này đã trải qua nhiều tháng thử nghiệm tại các căn cứ quân sự của Mỹ và dự kiến sẽ được chuyển giao cho Ukraine vào mùa thu. Thử nghiệm vẫn đang được tiến hành trên hệ thống FrankenSAM thứ ba, hệ thống này sẽ kết hợp bệ phóng và hỏa tiễn Patriot do Mỹ sản xuất với hệ thống radar cũ hơn do Ukraine sản xuất.
Theo báo cáo của Times, chương trình FrankenSAM là “đứa con tinh thần” của Ukraine trước khi các kỹ sư Mỹ bắt tay vào phát triển các hệ thống ứng biến. Quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ Laura Cooper nói với hãng tin này vào tháng 10 rằng FrankenSAM đang “góp phần lấp đầy những lỗ hổng quan trọng trong hệ thống phòng không của Ukraine và đây là thách thức quan trọng nhất mà Ukraine phải đối mặt hiện nay”.
Các hệ thống này cho phép cả Mỹ và Ukraine sử dụng vũ khí sẵn có trong bối cảnh Quốc hội bế tắc về việc ký kết các gói viện trợ quân sự mới cho Kyiv. Đây cũng là một bước hướng tới việc xây dựng căn cứ công nghiệp-quân sự của riêng Ukraine. Kamyshin nói với các phóng viên vào tháng trước rằng trong khi việc phát triển một hệ thống phòng không nội địa hoàn toàn mới cho Ukraine có thể mất gần 5 năm thì các hệ thống hybrid “là giải pháp nhanh chóng”.
Matthew Miller, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết trong cuộc họp báo hồi đầu tháng này rằng Washington có kế hoạch không hỗ trợ quân đội Ukraine ở “mức độ tương tự” như trước đây vì Mỹ đang giúp Kyiv xây dựng nền tảng quân sự của riêng mình. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng chính sách của Mỹ là tiếp tục hỗ trợ Ukraine “miễn là cần thiết”.
5. Các chi tiết liên quan đến cuộc họp báo của ông Lavrov ở Mạc Tư Khoa
Theo Sky News, ông Lavrov cho biết người dân Nga và Belarus sẽ làm mọi cách để bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình. Ông đang trả lời câu hỏi của một nhà báo về cách hai nước sẽ ngăn chặn sự xâm lược của NATO.
Ông cũng đề nghị một số quan chức phương Tây nên bớt đối đầu hơn sau cánh cửa đóng kín. Đề cập đến một quốc gia Âu Châu giấu tên, ông nói: “công khai, họ nói chúng tôi là đối phương nhưng họ muốn chúng tôi viện trợ cho Phi Châu”. Ông nói “điều tương tự cũng xảy ra” với Hoa Kỳ trong nỗ lực đàm phán hiệp ước hạt nhân Khởi đầu Mới.
Sau những bình luận về cuộc chiến ở Ukraine, hay “chiến dịch đặc biệt” như cách gọi của Nga, đã “thanh lọc” nước Nga, ông Lavrov nói thêm rằng nó đã làm cho xã hội Nga “khỏe mạnh hơn”.
Đề cập đến hành động “gây hấn” của phương Tây chống lại Nga, Sky News đưa tin ông Lavrov nói:
Đã có một số ảo tưởng tồn tại vào những năm 1990 rằng phương Tây sẽ chào đón chúng ta với vòng tay rộng mở.
Bây giờ những ảo tưởng này đã biến mất. Chúng ta không còn có thể tin tưởng vào phương Tây nữa. Phương Tây chỉ muốn một điều – sống bằng tiền của người khác và thông minh hơn người khác.”
6. Nga truy tố 68 lính đánh thuê nước ngoài vì chiến đấu cho Ukraine
Toà án Nga đã xét xử 68 tình nguyện viên nước ngoài vì tội chiến đấu cho Ukraine, theo hãng tin Tass của nhà nước Nga, đồng thời trích dẫn một tuyên bố do ủy ban điều tra Nga gửi tới họ.
Tuyên bố cho biết: “Trong vụ án hình sự về hoạt động lính đánh thuê, các nhà điều tra đã nhận được tài liệu bổ sung và nộp đơn tố cáo vắng mặt đối với 68 công dân khác từ bảy quốc gia”.
Tass cho biết ủy ban lưu ý rằng các thủ tục tố tụng hình sự đã được tiến hành đối với 591 công dân nước ngoài từ 46 quốc gia. Hầu hết họ là công dân Mỹ, Canada, Georgia, Israel, Anh, Đức, Lithuania và Latvia.
7. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết Ukraine đã mua 6 khẩu lựu pháo Caesar
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết hôm thứ Năm rằng Ukraine đã mua sáu khẩu pháo Caesar.
Phát biểu với đài phát thanh France Inter, Sebastien Lecornu cho biết Paris sẽ gửi 50 hỏa tiễn dẫn đường chính xác mỗi tháng tới Kyiv để hỗ trợ cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga. Ông cũng cho biết nhà sản xuất Caesar, Nexter, đã cố gắng giảm một nửa thời gian sản xuất lựu pháo xuống còn 15 tháng, nghĩa là khoảng 78 chiếc sẽ có mặt trong năm nay.
Trong lần mua vũ khí do Pháp sản xuất đầu tiên của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Lecornu cho biết Kyiv đã mua sáu chiếc với giá từ 3 triệu euro đến 4 triệu euro mỗi chiếc. Ukraine hiện có 49 pháo tự hành Caesar do Pháp và Đan Mạch cung cấp.
Lecornu sau đó nói với các phóng viên rằng Pháp cũng sẽ chi 50 triệu euro từ quỹ mà nước này đã lập cho Ukraine để mua thêm 12 khẩu pháo Caeser và sau đó sẽ gửi đến Kyiv.
Ông cho biết ông hy vọng các đồng minh sẽ mua 60 chiếc Caesars với giá khoảng 285 triệu euro. Lecornu nói: “Chúng tôi muốn chia sẻ dự luật và cho phép các nước Âu Châu chia sẻ gánh nặng tài chính.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết ông đã cảm ơn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc điện đàm yêu cầu Paris cam kết sản xuất hàng chục khẩu pháo và đạn dược Caesar trong năm nay.
Ông Macron sẽ tới Ukraine vào tháng 2 để hoàn tất thỏa thuận, theo đó Paris sẽ cung cấp vũ khí tinh vi hơn, bao gồm hỏa tiễn hành trình tầm xa, đồng thời cung cấp các cam kết chính trị, viện trợ và tái thiết lâu dài.
8. Ngoại trưởng Lavrov nói Mỹ và các nước phương Tây chưa thể hiện “mối quan tâm nhỏ nhất” đến việc kết thúc chiến tranh
Ông Lavrov cho biết tại cuộc họp báo thường niên ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Năm rằng Mỹ và các quốc gia phương Tây khác không hề thể hiện “một chút quan tâm nào” đến việc chấm dứt chiến tranh.
Ông nói: “Họ không muốn lắng nghe những lo ngại của chúng tôi”, đồng thời khẳng định rằng phương Tây thay vào đó đã “dẫn tới sự leo thang của cuộc khủng hoảng Ukraine”. Ông nói thêm, điều này tạo ra “những rủi ro và nguy cơ chiến lược bổ sung”.
Ông hỏi liệu quân đội Mỹ ở Afghanistan có mang lại “tác động tích cực nào” hay không, gợi ý rằng Ukraine có thể chứng kiến “số phận tương tự” như Afghanistan, nơi quân đội Mỹ rút khỏi vào năm 2021 sau 20 năm chiến tranh.
Ông Lavrov nói: “Tất cả những cam kết liều lĩnh của họ trong lĩnh vực quân sự - có bất kỳ cam kết nào trong số đó mang lại hiệu quả tích cực không? Nó có mục đích thiết lập nền dân chủ nào không?”
Ukraine cũng chịu số phận tương tự. Họ dựa vào chủ nhân của mình, họ không biết rằng chủ nhân của họ chỉ nghĩ đến bản thân họ.”
9. Vụ mất máy bay do thám A-50 có thể báo hiệu rằng Nga đang chuẩn bị đối phó với F-16
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Prized A-50 Spy Plane Loss May Signal 'Preparation' for F-16s”, nghĩa là “Vụ mất máy bay do thám A-50 được đánh giá cao của Nga có thể báo hiệu 'sự chuẩn bị' cho F-16.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga có thể đã chuẩn bị cho việc F-16 do Mỹ sản xuất sắp đến Ukraine khi được tường trình là đã mất hai máy bay có giá trị cao ở xa chiến tuyến.
Hôm thứ Hai, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, cho biết lực lượng của Kyiv đã “tiêu diệt” một máy bay do thám A-50 của Nga và một máy bay kiểm soát không quân Il-22 của Nga trên Biển Azov. Kyiv cho biết các máy bay bị rơi vào khoảng 22h giờ địa phương hôm Chúa Nhật và cách nhau 10 phút.
Các blogger quân sự Nga ủng hộ Điện Cẩm Linh, những người có tiếng nói có ảnh hưởng trong các cuộc thảo luận về quân sự Nga, cũng đăng tải những báo cáo tương tự về những chiếc máy bay này.
Beriev A-50 là máy bay cảnh báo và kiểm soát sớm trên không, được Nga sử dụng để phát hiện lực lượng phòng không Ukraine và giúp phối hợp các cuộc tấn công do các máy bay Nga khác thực hiện. Mỗi chiếc có giá 330 triệu Mỹ Kim.
Một số chuyên gia cho rằng hệ thống phòng không Patriot do Ukraine vận hành có thể đã được dùng để tấn công, nhưng Ukraine chưa xác nhận điều này.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, đã có “những dấu hiệu rõ ràng” cho thấy Mạc Tư Khoa đã sử dụng A-50 cùng với các hệ thống hỏa tiễn đất đối không S-400 và S-500 tiên tiến của Nga cũng như các hỏa tiễn tầm xa, theo Frederik Mertens, một nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague.
Mertens nói với Newsweek rằng đây là một cách “tích cực” hơn trong việc sử dụng máy bay cảnh báo sớm trên không, tạo ra “một sự kết hợp rất nguy hiểm và chết người”.
Ông nói thêm: “Theo tôi, đây là sự chuẩn bị có chủ ý của Nga cho sự xuất hiện của F-16 sắp tới. Các lực lượng Nga đang cố gắng điều chỉnh cuộc chiến trên bầu trời bằng cách đẩy lực lượng không quân Ukraine lùi xa nhất có thể, đồng thời gây ra sự tiêu hao nhiều nhất có thể trước sự xuất hiện của chiến đấu cơ F-16”.
Mertens lập luận rằng Mạc Tư Khoa có thể hy vọng tấn công F-16 trên mặt đất và trên không ngay khi có thể, và lực lượng cũng như lực lượng phòng thủ trên mặt đất của Nga càng mạnh vào thời điểm đó thì càng tốt cho Mạc Tư Khoa.
Đây là một kết luận “hợp lý” được rút ra, David Jordan thuộc Viện Hàng không và Vũ trụ Freeman tại Đại học King, Luân Đôn đồng tình. Tuy nhiên, ông nói với Newsweek rằng có thể có một số lý do đằng sau hành động của Nga, bao gồm cả “mong muốn có thể theo dõi nhiều máy bay sâu hơn vào Ukraine” và bảo đảm cảnh báo sớm hơn về các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Chuyên gia vũ khí và quân sự David Hambling nói với Newsweek: “Điều khá hợp lý là người Nga đang chấp nhận rủi ro để cải thiện cơ hội đánh trúng F-16” khi các máy bay phản lực này đến nơi.
Ukraine dự kiến sẽ nhận được những chiếc F-16 hoạt động đầu tiên từ các đồng minh phương Tây trong vài tháng tới, mang lại cho lực lượng không quân Kyiv hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn và radar tốt hơn. Với các máy bay phản lực này, Ukraine sẽ có thể hoạt động từ khoảng cách xa hơn, tiêu diệt các hệ thống phòng thủ trên mặt đất của Nga dễ dàng hơn và đẩy các máy bay phản lực của Nga ra xa. Mặc dù không phải là viên đạn bạc, nhưng chiếc máy bay này được cho là sẽ khiến các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trở nên khó thực hiện hơn, gây nguy hiểm cho tài sản của Nga và chống lại bất kỳ ưu thế nào của Nga trên không.
A-50 là tài sản quan trọng của máy bay thế hệ thứ 4 mà Nga triển khai. Mertens cho biết, chúng đặc biệt quan trọng trong việc đánh chặn hỏa tiễn hành trình bay thấp và máy bay hoặc các cuộc tấn công tầm xa của máy bay không người lái.
Ông lập luận: “Việc bảo vệ lãnh thổ của Ukraine khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái sắp xảy ra đã là một thách thức đối với Mạc Tư Khoa và ngày càng trở nên khó khăn hơn”.
Mertens cho biết, việc ít máy bay A-50 và các hệ thống cảnh báo sớm khác sẽ khiến các tàu của Nga ở Hắc Hải “rất dễ bị tấn công bất ngờ” bởi chiến đấu cơ F-16 bay thấp, trong khi lực lượng phòng thủ của Mạc Tư Khoa phải làm việc suốt ngày đêm.
Mertens nói về A-50: “Điều quan trọng là khả năng 'nhìn xuống' của chúng: ở độ cao mà chúng hoạt động, đường chân trời radar của chúng trải dài hơn nhiều so với radar trên mặt đất.
Thiếu Tá Natalia Humeniuk, phát ngôn nhân của lực lượng miền Nam Ukraine, mô tả hai chiếc máy bay được cho là bị bắn rơi hôm Chúa Nhật là “con mắt” của lực lượng Nga.
Cô nói: “Một đòn tấn công như vậy sẽ khá nhạy cảm và ít nhất sẽ trì hoãn các cuộc tấn công hỏa tiễn trong tương lai”.
Nga có “số lượng tồn kho hạn chế” những chiếc máy bay này và “những chiếc máy bay họ có sẽ được sử dụng nhiều và chúng tôi biết việc bảo trì máy bay ở Nga đang gặp áp lực nghiêm trọng”, Mertens nói.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Tư cho biết việc Ukraine hạ gục A-50 vào hôm Chúa Nhật là một chiến thắng “có ý nghĩa” đối với Kyiv.
Chính phủ Anh cho biết: “Có khả năng Nga bây giờ sẽ buộc phải xem xét lại việc giới hạn các khu vực hoạt động của máy bay của mình”.
Luân Đôn cho biết thêm, lực lượng không quân Mạc Tư Khoa có 8 chiếc A-50, nhưng “căng thẳng gia tăng” đối với số máy bay còn lại và việc mất đi phi hành đoàn sẽ ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của chúng.
A-50 “đã và đang là mục tiêu ưu tiên của chúng tôi”, Đại tá Yuriy Ihnat, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, cho biết hôm thứ Hai. Ông cũng chia sẻ một hình ảnh cho thấy chiếc Il-22 với phần đuôi bị hư hại rõ ràng.
10. Estonia trục xuất nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga vì 'rủi ro an ninh'
Bộ Trưởng Ngoại Giao Estonia Margus Tsahkna cho biết quốc gia của ông sẽ không gia hạn giấy phép cư trú của nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Estonia của Thượng Phụ Kirill, đồng thời cho rằng công dân Nga này là “một rủi ro an ninh”.
Bộ Ngoại Giao đã thông báo hôm thứ Năm rằng giấy phép cư trú của Tổng Giám Mục Eugene sẽ không được gia hạn. Quyết định này có nghĩa là nhà lãnh đạo tôn giáo, tên khai sinh là Valery Reshetnikov, phải rời đi trước khi giấy phép hiện tại của ông hết hạn vào ngày 6 tháng 2.
Tsahkna cho biết: “Estonia không gia hạn giấy phép cư trú của nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Estonia của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa”. “Hành động của ông ta là một rủi ro an ninh đối với Estonia.”
Tổng Giám Mục Eugene đã nhiều lần được yêu cầu ngừng biện minh cho việc Nga xâm lược Ukraine và bảo vệ Điện Cẩm Linh.
Indrek Aru, nhà lãnh đạo văn phòng biên phòng tỉnh phía bắc cho biết: “Những hành động và phát ngôn công khai của ông ấy ủng hộ kẻ xâm lược và ông ấy không thay đổi hành vi của mình bất chấp những lời cảnh báo”.
Bộ Trưởng Tsahkna cho biết một số chính trị gia Estonia đã kêu gọi trục xuất Eugene vào Tháng Giêng năm 2023 sau khi Chính Thống Giáo tuyên bố tổ chức buổi cầu nguyện chung “vì hòa bình” với một phong trào chính trị ủng hộ Điện Cẩm Linh có tên là Koos, nghĩa là Cùng nhau.
Một trong những thủ lĩnh của Koos, Aivo Peterson, đã bị giam giữ sau khi đến thăm những vùng bị Nga xâm lược ở Ukraine và đang bị điều tra về tội phản quốc.
Thực sự yêu mến ĐTC, ta hãy cầu cho ngài rút lại Tuyên ngôn. ĐHY Kurt Koch: Đại kết ảnh hưởng nặng
VietCatholic Media
15:54 19/01/2024
1. Đức Giám Mục Schneider mạnh mẽ lên án Fiducia Supplicans: ‘Chúng ta không bao giờ nên chấp nhận sự lừa dối như vậy’
Đức Giám Mục Athanasius Schneider lên án mạnh mẽ Tuyên ngôn Fiducia Supplicans về việc “chúc lành” cho các cặp đồng giới trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Ba Lan. Ngài kêu gọi các tín hữu Ba Lan “đừng bao giờ chấp nhận sự lừa dối như vậy”.
Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Đức Bà ở Astana, Kazakhstan, đã khuyến khích người Công Giáo Ba Lan “luôn trung thành với đức tin Công Giáo thánh thiện” trước tài liệu không chính thống Fiducia Supplicans, mà ngài cho rằng cổ vũ sự dối trá rằng các cặp đồng giới có thể nhận được phước lành.
Đức Giám Mục lưu ý rằng “Ngay cả khi tài liệu nói rằng giáo lý của Giáo hội không thay đổi,” bao gồm cả liên quan đến “hôn nhân, gia đình và tình dục”, thì tài liệu vẫn “làm suy yếu giáo lý này, và trong thực tế thậm chí còn phủ nhận nó,” bằng cách cho phép các linh mục Công Giáo không chỉ chúc lành cho “những người đồng tính” mà còn cho “các cặp đồng tính”.
Ngài lập luận: “Đây là mấu chốt của vấn đề,” bởi vì đối với những người “chúng ta vẫn còn vận dụng lý trí và logic,” “danh xưng, ý nghĩa và cử chỉ chúc lành… có nghĩa là một kiểu chấp thuận - nếu không phải trên lý thuyết thì trong thực tế, bởi vì từ ‘phúc lành’ có nghĩa là ‘nói tốt’ về một thực tại nhất định.”
Đức Cha Schneider nói rằng những tuyên bố rằng những lời chúc phúc như vậy không “ban phước cho bản thân mối quan hệ” mà chỉ “chúc lành cho một vài người” là “trò chơi ngụy biện” “mâu thuẫn với logic cơ bản”.
“Thật không đáng để các giám mục và Hồng Y… lừa dối cả thế giới khi nói rằng 'Giáo hội không thay đổi giáo lý của mình, nhưng linh mục có thể ban một loại phước lành trong tình huống như vậy'“, vị giám mục nói.
Ngài cũng tố cáo sự “giả dối” và “lừa dối” rằng các phép lành được Fiducia Supplicans xác nhận chỉ là “tự phát” và “phi phụng vụ”.
Đức Giám Mục kêu gọi người Công Giáo Ba Lan kiên quyết bác bỏ những “lời nói dối” mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo, theo đó, các hành vi đồng tính luyến ái luôn sai về bản chất và rằng “các mối quan hệ đồng tính tự nó là một vụ tai tiếng nghiêm trọng”, vì chúng “đi ngược lại trật tự thiêng liêng của tạo hóa” và do đó là một “tội lỗi nghiêm trọng”.
Schneider viết: “Ngay cả khi ai đó giả vờ rằng những cặp đồng tính luyến ái như vậy không thực hiện các hành vi đồng tính luyến ái thì đó chỉ là việc làm mờ mắt mọi người, sẽ không ai tin điều đó”.
Hơn nữa, các thành viên của một cặp như vậy “có cơ hội trực tiếp và lâu dài để phạm một tội trọng”, đó là tội “đã là tội rồi” và không thể được “ủng hộ” hay “chúc lành” ngay cả theo cách “mơ hồ hay ngụ ý”..
Đức Cha Schneider kết luận rằng Fiducia Supplicans “báo hiệu” rằng Giáo Hội Công Giáo “chấp nhận các hành vi đồng tính luyến ái” ít nhất là “trên thực tế, ngay cả khi không phải trên lý thuyết”.
“Chúng ta phải nói với các linh mục và giám mục của chúng ta rằng chúng ta không thể chấp nhận tài liệu này” và cầu nguyện rằng Đức Phanxicô sẽ “thu hồi” nó “càng sớm càng tốt”, vị giám chức cầu xin và nói thêm rằng đây “sẽ là dấu hiệu của chúng ta về… tình yêu đích thực dành cho Đức Giáo Hoàng”..”
Ngài nhắc nhở người Công Giáo rằng Thánh Phaolô, trong Thư gửi tín hữu Galata, đã khuyến khích các Kitô hữu từ chối bất kỳ ngụy tin mừng thay thế nào, ngay cả khi được rao giảng bởi một “thiên thần từ trời”.
Do đó, khi “các tài liệu đến từ Rôma rõ ràng làm suy yếu… Tin Mừng, chúng tôi sẽ không chấp nhận nó”, Schneider viết.
Ngài nhấn mạnh rằng trong khi “kẻ thù của Giáo hội đã thâm nhập rất sâu… vào những vị trí cao nhất” ở Vatican, cả Giáo hội lẫn Tòa thánh đều không thể bị đánh bại, bởi vì họ “được Thiên Chúa thiết lập, Đấng đôi khi cho phép có sự nhầm lẫn tạm thời và sự nhầm lẫn ngay cả trong Tòa Thánh Phêrô.”
Đức Giám Mục kêu gọi người Công Giáo đừng “tìm kiếm” “con đường riêng” hoặc thành lập “Giáo Hội” hay “giáo phái” của riêng mình.
Ngài nói: “Ngay cả khi anh chị em bị bách hại vì Thánh lễ Latinh truyền thống… hãy tìm kiếm những giám mục tốt sẽ chấp nhận anh chị em, ngay cả khi họ là những giám mục đã nghỉ hưu”.
“Hãy dâng lời cầu nguyện lên Chúa, làm việc sám hối, đền tội cho mọi tội lỗi trong Giáo hội chống lại đức tin Công Giáo; những tội lỗi mà các Hồng Y, giám mục, linh mục và thậm chí cả Tòa thánh phạm phải trong thời gian này”.
“Tôi cũng yêu cầu anh chị em hãy bắt đầu cầu nguyện mỗi ngày ngay bây giờ, với lòng khiêm nhường và tin tưởng, để Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta một kỷ nguyên của nhiều vị giáo hoàng thánh thiện và hãy lặp lại mỗi ngày: 'Tôi tin vào một Đức tin Công Giáo tông truyền'. Đối với nhiệm vụ này, tôi ban cho bạn một phước lành:
Et benedíctio Dei omnipoténtis, Patris, et Fílii, et Spíritus Sancti, descéndat super vos et máneat semper. Amen.”
Sau khi Fiducia Supplicans được công bố, Đức Giám Mục Schneider, cùng với Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Đức Bà ở Astana, Kazakhstan, đã cấm các linh mục trong tổng giáo phận thực hiện bất kỳ hình thức “chúc lành” nào dành cho các cặp vợ chồng “bất thường” hoặc đồng tính luyến ái.
Các ngài giải thích: “Việc chúc lành cho các cặp vợ chồng trong hoàn cảnh bất hợp lệ và các cặp đồng tính là một sự lạm dụng nghiêm trọng Danh Thánh Thiên Chúa, vì danh này được kêu cầu để chúc phúc cho một kết hợp tội lỗi một cách khách quan như ngoại tình hoặc hoạt động đồng tính luyến ái”.
Các ngài tuyên bố: “Không điều gì, thậm chí không phải những tuyên bố đẹp đẽ nhất trong Tuyên ngôn này của Tòa Thánh có thể giảm thiểu những hậu quả sâu rộng và mang tính tàn phá do nỗ lực hợp pháp hóa những phước lành đó”.
Chỉ “tội nhân thành thật sám hối với ý định kiên quyết không phạm tội nữa và chấm dứt tình trạng tội lỗi công khai của mình (chẳng hạn như sống thử ngoài hôn nhân hợp lệ theo giáo luật, sự kết hợp giữa những người cùng giới) mới có thể nhận được phúc lành”. “, các vị giám mục nói.
2. Đức Hồng Y Kurt Koch than thở về những phản ứng tiêu cực đối với Tuyên ngôn Fiducia Supplicans từ thế giới đại kết
Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn cho biết “Tôi đang nhận được một số phản ứng tiêu cực từ thế giới đại kết về 'Fiducia supplicans'; Chúng ta sẽ có cuộc họp chung với Chính thống giáo Đông phương tại Rôma vào tuần tới, và họ đã thông báo rằng họ có thể thảo luận về những vấn đề này. Tôi tin rằng chúng ta cần suy nghĩ lại trong cuộc đối thoại đại kết: Phước lành là gì và mối liên hệ giữa việc giáo huấn và việc chăm sóc mục vụ là gì? Những câu hỏi này giờ đây đã trở nên gay gắt hơn và chúng ta phải đề cập đến chúng.”
Diễn biến này xảy ra sau khi Đức Tổng Giám Mục Hilarion, nguyên Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga cho biết ngài bị sốc vì Tuyên ngôn Fiducia Supplicans, “bởi vì chúng tôi luôn tham chiếu Giáo Hội Công Giáo như một dấu chỉ về Kitô giáo truyền thống. Nhưng nay trước tuyên ngôn này, đó thực là một thay đổi rất bất hạnh vì đó là một cái bẫy, một kẽ hở pháp lý, cho phép giáo sĩ chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái và sẽ đánh lừa các tín hữu. Điều này áp dụng cho cả những người nhận phép lành của một linh mục và những người chủ ý hoặc vô tình chứng kiến phép lành đó, vì mọi người đều tin rằng nay Giáo Hội Công Giáo cho phép chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái”.
Với Tuyên ngôn Fiducia Supplicans, Giáo Hội Công Giáo không còn được xem là một tham chiếu về Kitô giáo truyền thống. Thật là một điều bất hạnh và sỉ nhục.
3. Lễ rước Nữ Mục Tử ở Venezuela thu hút 2,7 triệu người
Hơn 2,7 triệu người đã tập trung tại thành phố Barquisimeto thuộc bang Lara, Venezuela, vào Chúa Nhật, ngày 14 Tháng Giêng, để tháp tùng hình ảnh Đức Trinh Nữ Mục Tử trong một cuộc rước kiệu. Adolfo Pereira, thống đốc bang Lara đã cho biết như trên,
Pereira nhận xét rằng có một bầu không khí rất tích cực tại cuộc tụ họp, “nơi hòa bình, tĩnh lặng và lòng sùng đạo của người dân ngự trị”.
Theo catholic.net, lòng sùng kính này bắt nguồn từ năm 1703 tại Seville, Tây Ban Nha, khi một tu sĩ dòng Capuchin nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria mặc trang phục như một mục tử đang cầm chiếc móc của người chăn cừu. Đức Mẹ đứng giữa một bầy cừu, nhưng một con đi lạc đã bị một con sói truy đuổi, con sói mà Tổng lãnh thiên thần Michael đã hạ gục bằng một mũi tên.
Vị tu sĩ đã đặt làm một bức tranh mô tả những gì ngài nhìn thấy và bắt đầu truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ theo ơn gọi này, cuối cùng nó đã được mang đến Mỹ Châu Tây Ban Nha và đặc biệt là Venezuela.
Hình ảnh được lấy để thể hiện vai trò của Đức Maria trong việc bảo vệ đàn chiên của Con mình khỏi ma quỷ. Bức ảnh được gọi là Bức ảnh Nữ Mục Tử Thần Thánh.
Lễ rước năm nay bắt đầu sớm với cuộc đua truyền thống. Khoảng 44.000 vận động viên đã chạy chặng đường dài sáu dặm, đi qua những địa điểm mang tính biểu tượng nhất trong thành phố cho đến khi đến Nhà thờ St. Rose, điểm xuất phát của cuộc diễn hành.
Bức ảnh Đức Trinh Nữ được rước hơn bốn dặm trong ngày, từ Nhà thờ Thánh Rose đến nhà thờ chính tòa thành phố Barquisimeto, nơi Đức Tổng Giám Mục danh dự của Coro, Mariano Parra, đã cử hành Thánh lễ đón nhận bức ảnh.
“Không phải ngẫu nhiên mà cuộc rước kiệu này đã được tổ chức 166 lần, và mỗi lần số người đi cùng Nữ Mục Tử Thần Thánh lại tăng lên, do đó trở thành một trong những cuộc biểu hiện lớn nhất của lòng sùng kính Đức Mẹ trên thế giới,” Đức Cha Parra nói trong bài giảng của mình..
Vị Giám Mục nói rằng Thiên Chúa biểu lộ cho Giáo hội ở Venezuela - thông qua Nữ Mục Tử Thần Thánh - ý muốn của Ngài là gì và mời gọi tất cả các tín hữu hãy nỗ lực để biết và hiểu những gì Thiên Chúa muốn.
“Mẹ Maria, dưới lời kêu gọi của Nữ Mục Tử Thần Thánh, hôm nay yêu cầu chúng ta - với tư cách là môn đệ của Con Mẹ - học nơi Mẹ: chỉ sống cho Chúa Kitô và phục vụ Người. Đây là lý do tồn tại của chúng ta”, ngài nói.
Vị tổng giám mục danh dự kết thúc bằng việc cầu xin Nữ Mục Tử Thần Thánh “dẫn chúng ta đến với Con của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô, và giúp chúng ta trung thành, đi khắp thế giới gieo rắc tình yêu, công lý và hòa bình”.
Source:Catholic News Agency
4. Cam kết của các giám mục Venezuela trong 'năm ân sủng 2024'
Phiên họp toàn thể thường kỳ lần thứ 121 của các giám mục Venezuela đã kết thúc vào ngày 12 Tháng Giêng, trong đó các vị Giám Mục đã phân tích tình hình quốc gia hiện tại và những thách thức lớn nhất mà năm mới đặt ra cho đất nước và Giáo Hội Công Giáo.
Sau cuộc họp, các giám mục đã công bố một tông huấn mục vụ yêu cầu tất cả người dân Venezuela làm việc vì hòa bình, công lý và tình liên đới huynh đệ cũng như thực hiện nỗ lực cho phép “mở những cánh cửa và xây dựng những nhịp cầu hiểu biết và chung sống”.
Các giám mục cũng kêu gọi sự chú ý đến “vấn đề cấp bách quốc gia” về các vấn đề kinh tế, nhân đạo, nhập cư, giáo dục và tham nhũng. Các ngài nhận xét: “Điều nghiêm trọng nhất về tình trạng này là không có sự quan tâm đến một giải pháp ở cấp độ thể chế”.
Các vị Giám Mục kêu gọi “một cuộc đối thoại và đàm phán nghiêm chỉnh, chân thành và cam kết giữa chính phủ và các lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc gia”, liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra trong năm nay ở nước này.
“Một lần nữa, chúng tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất để năm 2024 này, với nỗ lực và sự tham gia của mỗi người và tất cả các tổ chức của đất nước, chúng ta có thể đi trên con đường đối thoại, gặp gỡ và kiểu quốc gia mà tất cả chúng ta mong muốn,” các giám mục kết luận.
Source:Catholic News Agency