Ngày 19-01-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:47 19/01/2022

47. “Cái tôi” và “con người cũ” là kẻ tử thù của đời sống tu đức, hơn nữa nó là tên nội thù rất giảo hoạt và khó khắc phục.

(Cha Vincent Lebbe)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:52 19/01/2022
72. TRANH LUẬN VỀ CHỮ “VƯỜN”

Viên〈袁〉Tử Tài đã có lần nuôi một con dê.

Một ngày nọ, con dê chạy vào trong vườn của người hàng xóm ăn rau cỏ, người hàng xóm bèn đi tố tụng.

Viên Tử Tài nói:

- “Ông có biết cách viết chữ “vườn〈園〉 ” (1) không, nhất định là phải có tường xây bốn phía mới đúng !”

Người hàng xóm lên tiếng trả lời:

- “Ông có biết bên trong “vườn園 ” có chữ gì không, xây tường thì chỉ có thể đề phòng trộm bên ngoài, không thể đề phòng trộm bên trong”.

(Đồng Âm Thanh Thoại)

Suy tư 72:

Xây tường cao hào rộng để đề phòng trộm bên ngoài vào, nhưng trộm bên trong thì khó mà đề phòng nổi.

Đọc kinh xem lễ là xây tường cao hào rộng bảo vệ linh hồn cho khỏi chước ma quỷ cám dỗ từ bên ngoài, nhưng bên trong tâm hồn thì không chịu đề phòng, cứ để cho lòng trí suy đến những chuyện không hay, không có lợi cho đời sống tâm linh, thì trước sau gì cũng bị tên “nội công” ở bên trong tâm hồn cướp mất linh hồn mà không biết.

Có những người có bằng cấp này nọ, nhưng không khiêm tốn nhận lỗi khi mình có lỗi với người thất học, hay học hành ít, vì họ nghĩ rằng mình là người học rộng biết nhiều; người có quyền có chức thì hay lên mặt dạy đời ngưới khác khi mình làm sai, để biện minh cho cái sai của mình là đúng, cả hai hạng người trên đều thiếu một chữ Tâm: tâm khiêm tốn và tâm thành thật. Họ để cho tên “nội công” kiêu ngạo bên trong tâm hồn cướp mất cái học vị bằng cấp học nhiều của mình...

Tham dự thánh lễ, lãnh các bí tích, đi kiệu, đi hành hương.v.v...là xây hàng rào bên ngoài để bảo vệ linh hồn; cầu nguyện sốt sắng, luôn hướng tâm hồn lên cùng Chúa, ý chí ngay lành, là hàng rào bảo vệ bên trong của linh hồn, cả hai loại hàng rào này đều cần thiết cho phần rỗi của người Ki-tô hữu.

Hạnh phúc thay cho người Ki-tô hữu.

(1) Chữ “viên袁” (họ) có tường bao quanh thành chữ “vườn園”. Ý nói là không thể đề phòng họ Viên ở bên trong mà ăn trộm.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 20/01: Sự quân bình trong mọi việc - Suy Niệm: Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đồng.
Giáo Hội Năm Châu
03:58 19/01/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su cùng với các môn đệ lui về phía Biển Hồ. Từ miền Ga-li-lê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giu-đê, từ Giê-ru-sa-lem, từ xứ I-đu-mê, từ vùng bên kia sông Gio-đan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xi-đôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến tất cả những ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên : “Ông là Con Thiên Chúa!” Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ai.

Đó là lời Chúa
 
Được xức Dầu và được sai đi
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:32 19/01/2022
Được xức Dầu và được sai đi

Suy Niệm Chúa Nhật III Thường Niên – C

(Lc 1, 1-4; 4, 14-21)

Sau khi tỏ mình ra dần dần bằng các phép lạ tại Cana (x. Ga 2,1-12), Galilêa và Giêrusalem (Ga 2, 23). Chúa chọn thêm một số môn đệ, rồi cùng với các ông trở về Capharnaum, Người bắt đầu giảng dạy tại đây, chữa lành những người ốm đau bệnh tật, xua trừ ma quỉ, kêu gọi người ta hoán cải.

Ngày Sabát đầu tiên Chúa vào hội đường Nagiarét đứng lên đọc Sách Thánh. Người mở sách ngôn sứ Isaia và gặp đoạn chép rằng: " Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hôn sám hối... trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng" (Lc 4, 14-18). Mọi người chăm chú lắng nghe và không ngớt lời ca tụng. Chúa Giêsu tuyên bố : "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe" (Lc 4, 21).

Chúa Con được Chúa Cha xức Dầu và sai đi…

"Hôm nay đã ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe" (Lc 4, 21).

Nghe có vẻ đơn sơ, nhưng thật trang trọng, những lời tiên tri ấy áp dụng vào Chúa Giêsu một cách rất tự nhiên. Chúa Giêsu chính là hiện thân của Chúa Cha, được Chúa Cha xức Dầu và sai xuống trần gian để thể hiện lòng xót thương qua việc giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và đưa con người trở về với Chúa Cha. Sứ vụ của Chúa Giêsu nhằm mang hạnh phúc, niềm vui, sự sống và tình yêu của Thiên Chúa đến cho loài người. Sứ vụ của Chúa Giêsu là sứ vụ thần linh, thần linh hoá nhân loại, cho nhân loại được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa, được trở nên con cái của Thiên Chúa trong Thần Khí. Người không được sai đến với những ai tự phụ, tự mãn, cho rằng mình đã đầy đủ, nhưng là đến với những người thấy mình là phận nhỏ, thiếu thốn trăm bề, cả hồn lẫn xác. Cuộc lưu đày ở Babylon, rồi được trả tự do, cho hồi hương của dân Chúa là một dấu chỉ, một hình ảnh tượng trưng nói lên ý định lớn lao của Thiên Chúa là cứu độ và giải thoát con người khỏi ách tù đày nô lệ tội lỗi và sự chết.

Như thế, khi áp dụng những lời sấm của tiên tri Isaia vào bản thân mình, Chúa Giêsu tự mô tả về con người và sứ mạng của mình, bằng những từ ngữ đơn sơ nhưng rất uy nghi, đến nỗi dân chúng nín thở, hồi hộp, lắng nghe. Thánh Luca nói: "Mọi người trong Hội đường đều chăm chú nhìn Người"(Lc 4, 20). Cung cách dạy dỗ của người hoàn toàn khác với các thầy dạy luật mà họ đã quen bấy lâu nay. Đúng là một Tin mừng làm nức lòng họ, đem đến cả một bầu trời hy vọng và tự do.

Giáo hội đươc sai đi

Nếu như Chúa Giêsu được Chúa Cha xức Dầu hoan Thánh Thần, sai đi vào dòng đời để cứu vớt những kẻ cơ hàn, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho biết bao con người, khai mở năm hồng ân để thi ân giáng phúc cho nhân loại, thì đến lượt mình, Người cũng trao lại sứ mạng đó cho Giáo hội: "Như cha đã sai Thầy, Thầy sai anh em" (Ga 20,21). Giáo hội cũng được xức dầu như Chúa Kitô và được sai đi. Người cũng ban tràn đầy Thánh Thần cho Giáo hội: "Hãy nhận lấy Thánh Thần" (Ga 20,22). Chúa Thánh Thần là linh hồn của sứ mạng Giáo hội, là Chúa Giêsu nối dài, tiếp nối mầu nhiệm nhập thể và sứ vụ của Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó. Ngày hôm nay, chúng ta, những người đã chịu phép Rửa tội, đã được xức Dầu và cũng được sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Chúa Giêsu là Đấng được xức dầu, là Đấng Kitô. Việc xức dầu là quan hệ nhân quả với nghĩa vụ của việc giảng dạy. Việc xức dầu để trở thành Đấng Mêsia có một mối liên hệ chặt chẽ với Chúa Thánh Thần. Rao giảng Tin Mừng về nước Thiên Chúa là sứ vụ chính yếu của Đức Giêsu (Lc 4,43;7,22-23) và của chúng ta.

Người kitô hữu đã được xức Dầu và cũng được sai đi

Ngày 06/01/2022, Đức Thánh Cha đã công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2022 với chủ đề: "Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy" (Cv 1,8). Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu loan báo sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô trong mọi chiều kích của đời sống hàng ngày của chúng ta.

Đức Thánh Cha nói tiếp : "Loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn là sứ mạng của Ðức Giêsu. Ðây cũng chính là sứ mạng của Giáo hội và của tất cả những ai đã lãnh nhận Phép Rửa trong Giáo hội…Là một Kitô hữu cũng chính là một nhà truyền giáo. Rao giảng Tin Mừng bằng lời nói, mà trước hết là bằng chính đời sống, là mục đích chính yếu mọi thành phần dân Chúa, cần phải đến gần với người nghèo, phục vụ họ, và thực hiện tất cả những điều này trong danh Ðức Kitô với Thần Khí của Ðức Kitô, vì Người chính là Tin Mừng của Thiên Chúa" (x. Sứ điệp truyền giáo 2022).

Mọi Kitô hữu được mời gọi trở thành một nhà truyền giáo và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta thực hiện sứ vụ truyền giáo trong Giáo hội, vì được Giáo hội sai đi nhân danh Chúa Kitô loan báo Tin Mừng “cho đến tận cùng trái đất”. Chúng ta cũng nhận được sức mạnh từ Chúa Thánh Thần và được Thánh Thần hướng dẫn để làm chứng đầy đủ và chân thực cho Chúa Kitô là Chúa đã đến trong thế gian. Vì thế, khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, không có động lực hoặc bối rối, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần.

Lạy Chúa, này con đây xin sai con đi. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Hồng ân Cứu độ
Lm. Thái Nguyên
20:09 19/01/2022
SUY NIỆM VA CAU NGUYEN CN 3 TN C

https://www.youtube.com/watch?v=8ss4YyKlZ_4&t=19s

HỒNG ÂN CỨU ĐỘ

Chúa Nhật 3 Thường Niên năm C: Lc 1,1-4. 4,14-21

Suy niệm

Sau một thời gian rao giảng khắp miền Galilê, Ðức Giêsu trở về Nadarét, nơi Ngài sinh trưởng. Ngài vào hội đường trong ngày sabát và được mời đọc Sách Thánh. Ngài đọc sách của ngôn sứ Isaia, đoạn sách nói về ơn gọi và sứ mạng của ông (61,1-2). Ông được xức dầu để trở thành ngôn sứ cho những người Do Thái mới thoát khỏi cảnh lưu đày. Ông thông báo cho dân chúng biết thời kỳ cùng khốn đã chấm dứt, và một kỷ nguyên mới đang tới. Trong đó, người nghèo được đón nhận Tin Mừng, kẻ giam cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị

áp bức được tự do, và năm hồng ân của Chúa được khai mở.

Đọc xong đoạn Sách Thánh, Đức Giêsu nhận ra đó chính là lời tiên báo về ơn gọi và sứ mạng của mình. Ngài liền long trọng tuyên bố trước toàn thể dân chúng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Với lời tuyên bố này, Đức Giêsu đã khai mạc một Năm Thánh, Năm Hồng Ân cứu độ. Đúng là một tin mừng làm nức lòng dân chúng, đem đến cả một bầu trời an vui và hy vọng cho con người.

Đoạn sách Isaia đã thực sự ứng nghiệm nơi Đức Giêsu Kitô, là Đấng đầy tràn Thánh Thần, từ lúc sinh ra, lớn lên, bắt đầu rao giảng công khai, cũng như trong toàn bộ lời nói việc làm, và ngay trong biến cố này. Đúng như lời sấm của ngôn sứ Isaia, Ngài được sai đi đem Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, kẻ bị giam cầm, kẻ mù lòa, kẻ bị áp bức. Điều này đã từng được minh chứng trước đây, khi Gioan Tiền Hô sai các môn đệ ông đến hỏi Ngài, có phải là Đấng thiên sai hay không? Chúa Giêsu thẳng thắn trả lời: “Các anh về thuật lại cho ông Gioan những gì mắt thấy tai nghe: người mù xem thấy, kẻ què đi được, người phong cùi được lành sạch, người điếc nghe được, kẻ chết sống lại, người nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,4-5).

Đức Giêsu chính là lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài đến để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người, nhưng chính yếu là giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, là đầu mối của mọi đau thương bất hạnh. Hơn nữa, Ngài còn cho con người được tham dự vào thần tính của Thiên Chúa, được trở nên con cái của Chúa Cha trong Thánh Thần.

Thế giới hôm nay cũng còn đầy dẫy những người nghèo, những kẻ bị giam cầm, bị tù đày, bị áp bức, phải sống trong lầm than, cơ cực và thiếu thốn mọi điều. Không chỉ thiếu thốn cơm ăn áo mặc, mà quan trọng là thiếu tình thương, thiếu sự tôn trọng, thiếu cả những nhu cầu cơ bản để sống cho ra người. Họ là những người phải chịu nhiều đau thương bất hạnh do bất công, độc tài, phân biệt, kỳ thị… do tham lam và ích kỷ của chính con người. Tuy nhiên, vẫn có những người tự làm cho mình nghèo khổ vì buồn sầu thất vọng, không còn ý chí tiến thủ; vẫn có những người tự giam hãm mình vì hờn giận oán căm; vẫn có những người mù quáng vì cuồng tín, cao ngạo và cố chấp; vẫn có những người tự áp bức mình bởi những thành kiến và lối sống tiêu cực.

Hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục công cuộc cứu thế trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội. Ngài cứu thế qua các bí tích. Ngài đến với con người qua các thừa tác viên và qua tất cả các Kitô hữu. Mỗi người chúng ta là sự tiếp nối công việc của Chúa Giêsu, bằng cách chia sẻ niềm vui và ánh sáng, nâng đỡ người đau khổ thể xác và tinh thần, xua tan sợ hãi, giải thoát người bị áp bức, xoa dịu những oán hờn, an ủi kẻ cô đơn, biểu lộ sự hiện diện của Chúa bằng những hoạt động bác ái.

Dưới sự soi sáng và sức mạnh của Thánh Thần, chúng ta hãy mạnh dạn bước đi để loan truyền tình thương Chúa cho mọi người bằng sự dấn thân hy sinh và phục vụ tận tình. Và như vậy, chúng ta tiếp tục trở nên hình ảnh sống động của lòng Chúa thương xót, và trở nên Tin Mừng của Chúa Giêsu cho mọi người. Trung thành thực thi sứ vụ của người môn đệ Chúa Kitô, chúng ta góp phần làm cho lời ngôn sứ Isaia cũng được ứng nghiệm, năm hồng ân của Chúa được công bố, và Nước Thiên Chúa hiện diện giữa lòng cuộc sống hôm nay.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!

Cuộc đời này quả thật là bể khổ,

ai cũng trông mong hồng ân cứu độ,

nhất là những kẻ túng thiếu bần cùng,

những kẻ mù lòa và sống trong tù ngục

họ khát khao tự do an bình và hạnh phúc.

Tôn giáo nào cũng chủ trương giải thoát,

bằng giáo thuyết và những giới luật vàng,

giúp con người vượt thoát kiếp lầm than,

nhưng xem ra không mấy ai thành đạt,

vì cần một sức mạnh của ân ban,

không chỉ là những nỗ lực đơn thuần.

Cũng có những phong trào làm cách mạng,

đưa ra những chủ trương thật lý tưởng,

đã vùng lên để giải phóng cho đời,

hứa hẹn một cuộc sống thật sáng ngời,

là đem lại độc lập tự do và hạnh phúc,

cho trần gian trở nên chốn thiên đàng.

Nhưng thực tế lại càng thêm khốn khổ,

thêm người nghèo và bất công đủ chỗ,

thêm tù đày và lắm nỗi đắng cay,

càng làm cho cuộc sống thêm sa lầy.

Khi xây dựng một thiên đàng không có Chúa,

chẳng khác nào là địa ngục chốn trần gian,

vì sẽ gây nên bao cuộc chiến tương tàn,

và lịch sử đã cho thấy sự kinh hoàng như thế.

Xin hướng nhân loại chúng con về với Chúa,

là Chúa duy nhất Đấng cứu độ gian trần,

để đón nhận nơi Chúa suối hồng ân,

là an vui và hạnh phúc vô ngần. Amen.
 
Sứ Mạng Cá Nhân
Lm Vũđình Tường
20:12 19/01/2022
Khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy, ta nhận cùng Thánh Thần Đức Kitô lãnh nhận sau khi Ngài nhận phép rửa từ Gioan. Khi xức dầu thánh hiến linh mục công bố ba chức vụ của Kitô hữu. Đó là trách vụ tư tế, tiên tri và vương đế.

Chính Đức Kitô xức dầu cứu rỗi cho con để sau khi nhập đoàn dân Ngài, con luôn mãi là chi thể của Đức Kitô, là tư tế, tiên tri và làm vương đế cho đến cõi trường sinh.

Đức Kitô công bố lời ngôn sứ Isaiah loan báo ứng nghiệm cho chính Ngài. Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô trao ban sứ mạng đó cho các tông đồ. Các tông đồ trao lại cho các Kitô hữu. Như thế lời ngôn sứ loan báo cho Đức Kitô cũng ứng nghiệm cho từng Kitô hữu. Đức Kitô xuống thế trở thành một người trong chúng ta với hai mục đích. Thứ nhất, Ngài thi hành í Chúa Cha. Thứ hai, Ngài dậy chúng ta cách thi hành í Chúa Cha. Điều này thể hiện trong Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy các môn đệ.

'Xin cho í Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời'.

Chính Đức Kitô thể hiện í Chúa Cha dưới đất cũng như trên trời. Ngài dậy Kitô hữu tiếp tục thể hiện í Chúa Cha trên trần gian. Là môn đệ Đức Kitô chúng ta nhận Thánh Thần Chúa và nhận luôn sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Chính Thánh Thần cùng với Đức Kitô truyền bá, rao giảng Tin Mừng. Theo bước chân Đức Kitô rao giảng Tin Mừng chính là làm cho í Chúa Cha thể hiện trong cuộc sống Kitô hữu. Khi chúng ta nghĩ rao giảng Tin Mừng là công việc của tu sĩ, không phải của giáo dân. Đây là một cám dỗ lớn. Để chiến thắng cám dỗ toàn cầu này, Kitô hữu cần thay đổi lối suy nghĩ. Hãy nhớ lại trách nhiệm khi nhận xức dầu thánh hiến. Ba chức vụ: tư tế, tiên tri và vương đế cần được thể hiện trong cuộc sống, cần thực hành ba chức vụ trên với khả năng, và trong hoàn cảnh hiện tại của mỗi Kitô hữu. Nhận bí tích thanh tẩy chính là nhận thể hiện í Chúa trong cuộc sống. Kitô hữu đó thuộc về Chúa, sống trong Chúa và sống cho Chúa. Điều này có nghĩa là sống Tin Mừng và rao giảng Tin Mừng.

Tiên tri Isaiah nhắc đến người nghèo, kẻ tù đầy và năm hồng ân của Thiên Chúa, bởi lúc đó dân Chúa chọn đang sống cảnh nô lệ, lưu đầy. Mấy trăn năm lưu đầy, đền thờ Jerusalem bị phá tan tành, văn hoá, phong tực tập quán phai nhạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ trẻ thường hội nhập phong tục, tập quán nơi họ đang sống để có thể hoà nhập với dân bản xứ. Tệ hại hơn cả là rất nhiều người trong họ không còn nuôi chút hy vọng trở về quê hương. Thời Đức Kitô dân Thiên Chúa vừa mới thoát cảnh nô lệ, lưu đầy. Niềm hy vọng lập quốc, xây lại thành thánh đang từ từ sống lại. Đức Kitô trở thành niềm hy vọng của toàn dân. Họ đặt hết hy vọng vào Ngài. Họ tin Ngài sẽ giúp họ hoàn thành niềm mơ ước một thời tưởng đã chết, nay đang hồi sinh.

Thời đại chúng ta, người nghèo có thể là nghèo miếng ăn, đói thức uống, cũng có thể dư của ăn, thừa của uống nhưng nghèo tình thương, nghèo tâm linh. Kẻ tù đầy có thể là tội phạm đang sống trong các nhà tù; cũng có thể là người sống hoàn toàn tự do trong xã hội nhưng là nạn nhân, nô lệ do nghiện ngập, tệ đoan xã hội. Một số tự trói buộc mình, không tin ơn tha thứ. Không tha cho chính họ, không tha cho tha nhân bởi nghi ngờ bí tích hoà giải. Họ nghĩ tội họ phạm lớn hơn lòng Chúa xót thương. Đây là một cám dỗ. Cám dỗ lòng Chúa xót thương, giới hạn tình yêu vô biên Chúa dành cho những ai thành tâm thống hối. Chính Gioan Tẩy Giả xác định đón nhận phép rửa của ông là dấu chỉ thống hối. Đức Kitô dậy các môn đệ cầu xin 'Chúa tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con'. Nợ đây là nợ lời thống hối, hối lỗi, nợ không giữ lời hứa từ bỏ, tránh tái phạm. Không tha thứ chính là sa chước cám dỗ, cứ trói buộc.

Để hưởng 'Năm hồng ân của Chúa' Kitô hữu cần hai điều. Thứ nhất, tha thứ và thứ hai đi con đường Đức Kitô đã đi. Thực hiện hai điều trên sẽ nhận được 'hồng ân Thiên Chúa'. Khi công bố Đức Kitô là Thủ Lãnh, Kitô hữu trung tín vâng nghe lời Thủ Lãnh hướng dẫn. Đức Kitô là Cha nhân từ, và thiên đàng là nhà của chúng ta.

Sống Tin Mừng đích thực là sống tin và rao giảng Tin Mừng cho tha nhân. Tin Mừng không phải của riêng ai. Tin Mừng là của chung, bởi là tài sản chung nên cần chia sẻ, ban phát. Thiếu chia sẻ, ban phát, ba sứ: tư tế, tiên tri và vương quyền yên ngủ. Tin Đức Kitô cần bước theo Đức Kitô. Đứng tại chỗ là không tiến. Muốn tiến phải dời chỗ. Bước tới để dời chỗ. Không đổi lối sống, lối suy nghĩ, niềm tin là thiếu cộng tác với hướng dẫn của Thánh Thần Chúa.
Đức Kitô tin tưởng phó thác Tin Mừng vào tay Kitô hữu. Kitô hữu xin ơn tín trung, sống tin và rao giảng Tin Mừng Phục Sinh.

TiengChuong.org


Our Mission

We receive the Holy Spirit at baptism; it is the same Spirit Jesus received at His baptism. We receive also the threefold missions when the priest anoints us with Chrism, saying.

'As Christ was anointed priest, prophet and king, so may you live always as a member of His Body, sharing everlasting life'.

When Jesus announced His public mission. He meant it for Himself. Before returning to the Father, Jesus entrusted His mission to His disciples, and it now becomes ours. Jesus came to be one of us to do God's Will and He showed us how to do God's will. He taught His disciples to pray that

'Your Will be done on earth as it is in heaven'- The Lord's Prayer.

Jesus read the passage from the prophet Isaiah which says

'to bring the Good News to the poor, to proclaim liberty to captives, and to the blind new sigh, to set the downtrodden free, to proclaim the Lord's year of favour'.

This message fulfilled to the man, Jesus, fulfilled to us, His followers. We are His followers. We are the recipients of God's Spirit and of Jesus' public ministry. We are the ones who have been chosen to do God's Will. When we think that doing God's Will is somebody's job, not ours. It is a temptation. To avoid this universal temptation, we need to change our way of thinking. We recall the threefold mission when we are anointed with Chrism. We need to put the ministry of priest, prophet and king in motion. When we are baptised, we are called to do God's Will and that is spreading the Good News, and serving others in God's Holy Name.

Isaiah mentioned the poor, the captives and downtrodden because God's people, at that time, were in exiled and in captivity. Their Temple of Jerusalem was in ruin, tribal customs and traditions had been lost. Some had adapted the local customs to suit the new way of life. Worse of all, many had lost hope of returning to their homeland. At Jesus' time, His people just returned to Jerusalem from exiled. They started a new life. Hope began to grow, and they hoped Jesus would help them to fulfil their hope.

In our present situation, the poor could mean financially poor, or financially rich, but spiritually poor. The captives would mean those who are in a correctional institution, or a free man but enslaved by addictions and sin. Some people are unable to set themselves free from guilt because they doubt about God's mercy. John the Baptist affirmed that penitents gained God's favour. God's mercy is much more powerful than our sin. Jesus Himself taught His disciples to pray that God will:

Forgive us our trespasses as we forgive those who have trespassed us.

When we can't forgive, we fall into temptation. The temptation stops us from forgiving. It is temptation to doubt the immeasurable nature of God's love.

To be free from sin and enjoy 'the year of the Lord's favour', one needs to follow the way of the Lord. It is the true freedom that the Lord gives to those who do God's Will. When we say Jesus is our Leader, and we follow Him. It means we follow His way of life, His public ministry. His Father is ours, and His kingdom is our final homeland. The true Good News means sharing it, spreading it to everyone to enjoy. When one keeps the Good News for oneself, that person is not a true follower of Jesus, because following means to go behind Jesus. Only moving away from where one first met God would make us a new person in Christ. Without allowing God's Spirit to change them; that person follows, not in deed, but only in name.

Jesus trusted us and handed His mission into our hands to continue the good work. Let us not betray His trust.
 
Chúa Nhật III Thường Niên C
Lm. Jude Siciliano, OP
22:04 19/01/2022
CHÚA NHẬT III Tn -C-
Nơkhemia 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Tvịnh 18; 1 Côrintô. 12: 12-30; Luca 1: 1-4, 4: 14-21

Ông Nơkhemia nói với chúng ta là dân chúng họp nhau nghe Kinh sư Ét-ra đọc Sách Luật. Ông Nơkhemia tổng đốc của Giuda và các thầy Lêvi cũng ở đó cùng mọi người để lắng nghe nghe ông Ét-ra diễn tả chi tiết bài đọc trong Sách Luật, nhấn mạnh đến sự trang trọng của nó và dân chúng chăm chỉ nghe với lòng đầy xúc cảm. Câu chuyện được gợi lại cách chúng ta cử hành phụng vụ Lời Chúa trong bí tích Thánh Thể. Mọi người họp nhau nghe đọc Lời Chúa. Như trong việc ông Ét-ra đọc Sách Luật có thái độ nghiêm trang trong sự kiện này không. Hơn thế nữa là khi nghe bài đọc xong thì mọi người có đáp rằng "Amen, Amen" rồi cúi đầu mà tôn thờ lời Chúa. Ở đây có nhiều vấn đề nhắc nhở chúng ta về việc cử hành phụng vụ Lời Chúa trong sách Thánh. Vậy điều gì đang xảy ra?

Dân chúng họp nhau để nghe đọc Sách Luật. Kinh Torah ghi những lời dạy về cách sống của dân Israel phải như thế nào về vấn đề luân lý trong suy nghĩ của bản thân, trong lời nói và việc làm của họ. Nói cách khác kinh Torah cho dân chúng biết ý muốn của Thiên Chúa đối với muôn dân. Thiên Chúa chúc phúc cho họ như thế nào, và họ sẽ đáp lại ân phúc đó trong đời sống của họ như ra sao. Họ sẽ sống như thế nào khi họ biết rằng đã được Thiên Chúa chúc phúc? Đó là điều chúng ta cần biết.

Dân chúng đã bị phân tán và làm nô lệ trong kiếp lưu đày. Nay tổng đốc Nơkhemia và Kinh Sư Ét-ra đang lôi kéo họ lại với nhau để gầy dựng họ lại thành một cộng đoàn đức tin bằng cách tuân theo lòng thánh ý của Thiên Chúa, được bày tỏ cho họ trong kinh Torah. Dân chúng đã thấy đời sống của họ được phục hồi khi họ tuân giử Lề Luật của Thiên Chúa. Không gì ngạc nhiên khi họ đã khóc khi nghe đọc lời Thiên Chúa phán bảo họ. Họ đã bị phân tán, và không còn là một bộ tộc. Bây giờ họ là một dân tộc họp nhất với Thiên Chúa, Đấng đang nói và hành động thay cho họ. Chúng ta cũng có thể thêm lời "Amen, Amen" của chúng ta cùng với họ và chúng ta thừa biết là Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúng ta cam kết để luôn có trong tâm của mình lời "Amen" bằng cách luôn sống theo những điều Thiên Chúa đã truyền dạy chúng ta qua lời Chúa được loan báo trong thánh lễ mỗi khi chúng ta của hành phụng vụ Lời Chúa.

Chúng ta đang nghe lời mở đầu của phúc âm thánh Luca. Giống như ông Nơkhemia, Luca cho chúng ta biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã xuất hiện theo đúng đường lối của Tin Mừng tiếp theo sách của ngôn sứ Isaia trong hội đường loan báo cho các thính giả đang chăm chú nghe là "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" Chúa Giêsu nói đến Lời Chúa không chỉ nghe bằng tai mà thôi đâu mà còn phải hiện thực phải không? Thật ra, đó là việc cần chúng ta chân thành tiếp nhận và trung tín thực hiện những gì chúng ta đã tiếp nhận. Cũng như dân Israel, chúng ta muốn sống lời "Amen" để đáp lại lời Thiên Chúa. Chúng ta có thể nhờ sự trợ giúp của Thần Khí Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Khi nào chúng ta sa ngã, cũng chính Thần Khí đó sẽ bảo đảm cho chúng ta về sự tha thứ của Chúa Kitô luôn liên tục tuôn đổ cho chúng ta mỗi ngày trong cuộc sống.

Chúa Giêsu đang ở Nadarét, quê của Ngài. Ngài đang giảng dạy ở đó và thánh Luca cho chúng ta biết là “mọi người đều thán phục những lời hay và ý đẹp thốt ra từ miệng Ngài”. Trong hội đường của họ, hôm đó Ngài đã trích lời ngôn sứ Isaia để diển tả những công việc đặc trưng mà Ngài sẽ thực hiện trong sứ vụ. Ngài sẽ mở mắt cho người mù, không chỉ cho những đau khổ trong thân xác, nhưng Ngài sẽ ban ơn khôn ngoan của Thiên Chúa cho những ai bị mù lòa trong tâm hồn. Phúc âm thánh Luca và tập tiếp theo là sách Công Vụ Tông Đồ sẽ cho chúng ta biết là dân chúng từ chối sự “hân hoan” được sáng mắt và được tự do mà Chúa Giêsu ban cho họ.

Thần Khí cũng sẽ trao quyền năng cho Chúa Giêsu để giải thoát cho con người khỏi sự trói buộc của tội lỗi, và Ngài sẽ mang lại cho họ biết ý nghĩa của đời sống của con người. Đến lúc đó mọi người đã cùng đáp lại một cách tích cực, nhưng rồi họ sẽ thay đổi ngay trong chốc lát. Thật ra là các người trong hội đường sẽ đặt câu hỏi "Ông đó lấy những điều đó ở đâu ra? ông này chẳng phải là con ông Giuse đó sao?” Và ít lúc sau mọi người trong hội đường đầy phẩn nộ. Họ đứng dậy xô đuổi Chúa Giêsu vì họ cho rằng Ngài nói đã quá lời và thách thức nghi lễ tôn giáo của họ.

Chúa Giêsu đang công bố một “năm hồng ân của Chúa”. Trong Kinh Torah (Lv.25:8-55} cứ sau 50 năm thì sẽ có một năm tthánh. Một thời điểm mang đầy ân sũng. Là năm tha thứ, bỏ các khoản nợ, người nô lệ được trả lại tự do, và đất đai đã bán hay bị chiếm đóng sẽ được trả lại. Năm hồng ân đến như là dấu chỉ Đấng Mêsia sẽ đến để loan báo triều đại Thiên Chúa. Và Chúa Giêsu là Đấng đã đến tronng thế gian để thực hiện lời hứa của Thiên Chúa là gởi một người được xức dầu và được ban quyền lực bằng chính sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa.

Những gì Chúa Giêsu bắt đầu sẽ được tiếp tục nơi chúng ta trong cộng đoàn là Giáo Hội được xức dầu bởi Thần Khí của Ngài. Chúng ta phải thực hiện sứ vụ mà Chúa Giêsu đã triễn khai ngày đó trong hội đường. Nếu chúng ta ghi nhớ được lời chúng ta đã nghe, thì chúng ta sẽ thường xuyên thực hiện những lời đó qua lời nói và việc làm của chúng ta là: cho người mù lòa và người dốt nát được trông thấy, trả tự do cho người bị áp bức bằng mọi cách, và tha nợ cho những ai mắc nợ chúng ta.

Có một cơ hội để vui mừng đón nhận các bài đọc hôm nay. Chúng ta có thể nghe được điều gì đang loan báo đến cho chúng ta không? Đó là Thiên Chúa chúc phúc cho chúng ta. Nghe đọc điều đó, chúng ta nên đáp lại với lòng cảm tạ trong bí tích Thánh Thể này, quyết chí chia sẻ lời chúc phúc đó với người chung quanh. Vậy làm thế nào chúng ta thực hiện điều đó?

Rồi sẽ đến việc Chúa Giêsu gọi các tông đồ đầu tiên để giúp Ngài trong sứ vụ “lưới người” của Ngài, để cứu sống họ. Nhiệm vụ đó cũng đã được giao phó cho chúng ta là những người đã được lãnh ơn Thần Khí giống như Chúa Giêsu. Trước hết tội lỗi chúng ta đã được tha thứ và chúng ta đã được trả lại tự do. Rồi để đáp lại những việc Ngài đã thực hiện trên chúng ta, là chúng ta được mời gọi đi loan báo năm hồng ân bằng chính đời sống của mình – Giải thoát cho người áp bức bằng sự tha thứ để họ được tự do, và nâng dậy những người thấp kém. Chúng ta không biết liệu năm hồng ân đó có được thực hiện lúc trước với giáo hội tiên khởi hay không? Nhưng qua Chúa Kitô năm hồng ân mà Ngài đã loan báo cho tất cả chúng ta, khiến chúng ta là cộng đoàn của năm hồng ân. Đó là cách sống của chúng ta. Bây giờ phần việc của chúng ta là hãy nên công chính như Ngài, hãy loan báo bằng lời nói và việc làm như "hồng ân cho người nghèo". Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đáp ứng với những ai mà chúng ta gặp đang bị bỏ rơi, bị xua đuổi và bị loại bỏ do mất nhân tính dưới mọi hình thức. Hãy nhìn xung quanh chúng ta bằng Thần Khí đã được xức dầu để lắng nghe những nhu cầu cấp thiết của mọi người, với năng lực của Thần Khí hãy làm một điều gì đó.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

3rd SUNDAY -C-
Nehemiah 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Ps. 19;1 Cor. 12: 12-30; Luke 1: 1-4, 4: 14-21

Nehemiah tells us that the people gathered to hear Ezra read the Law. Nehemiah, the governor of Judah, and the Levites were there with all the people to listen. He describes the reading with great detail, highlighting its solemnity and the people’s attentive and emotional response. The event has echoes of our own Liturgy of the Word at the Eucharist – a gathered assembly listening to a formal reading of God’s Word. But there is high solemnity at this event. What’s more, upon hearing the reading the people respond with a double "Amen, Amen" and prostrate themselves. There’s more going on here than a regular liturgical celebration with scripture readings. What’s happening?

The people have gathered to hear the reading of the Law, the Torah, which contained the teachings about how the Israelites were to live, what morals guided their thoughts, words and actions. In other words, the Torah communicated God’s will to them, how God was blessing them and how they were to respond to that blessing in their lives. What would it be like to live as people conscious of being blessed by God? Which we are.

The nation had been scattered and enslaved. Now Nehemiah and Ezra were drawing them together to rebuild them as a faithful community by observing God’s will, revealed to them in the Torah. They saw restoration and life in obeying God’s laws. No wonder they were in tears as they heard the Word of God proclaimed to them. They had been scattered and no-people. Now, they are a united people with God speaking and acting on their behalf. We could add our own "Amen, Amen," in unison with them as we acknowledge what God has done for us in Jesus. We commit ourselves to living out our "Amen" by living in accordance with what God is telling us through the Good News we hear proclaimed each time we come together to listen and worship.

We are at the beginning of Luke’s gospel. He is like Nehemiah, giving us, he says, and accurate and "orderly sequence" of the good news of Jesus Christ who, after publicly reading from the scroll of the prophet Isaiah, announces to his attentive listeners, "Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing." He doesn’t just mean a physical hearing does he? Rather, it is a faithful and trusting reception of what we hear and then putting it into practice. Like the Israelites we want to live our own "Amen" to God’s Word. We can, with the help of the Spirit Jesus gives us. When we fail, that same Spirit will assure us of the forgiveness Christ continually offers us.

Jesus is in Nazareth, his hometown. He has been teaching there and Luke tells us he "was praised by all." In their synagogue he draws on verses from Isaiah for his inaugural speech to describe the works that will characterize his subsequent ministry. He will open the eyes of the blind, not just the physically afflicted, but he will give the wisdom of God to the unenlightened. Luke’s gospel and his subsequent volume, the Acts, will show how people rejected the sight, the "glad tidings," Jesus was offering.

The Spirit will also empower Jesus to free people from the bondage imposed by sin and he will give meaning to people’s lives. At this point the reaction to Jesus is positive, but that will change soon enough. In fact, those in the synagogue will question, "Where did he get all this? Is this not Joseph’s son" (4:22). A few moments later they will try to kill him for stepping out of line and challenging their narrow religious attitudes (4:28-30).

Jesus was announcing a "year of favor" to those before him. In the Torah (Lv. 25:8-55) every 50th year there was to be a jubilee, a graced time, when debts were dissolved, slaves set free and property returned to its rightful owners. The jubilee year came to be seen as a symbol of the Messiah’s anticipated arrival to declare the reign of God. Jesus was the fulfillment of God’s promise to send an anointed one empowered with God’s very Spirit.

What Jesus began was to be continued by us, his Spirit-anointed community, the church. We are to carry on the mission he inaugurated that day in the synagogue. If we take to heart the word we have heard, then we must put flesh on those words our own words and actions: giving sight to the blind and ignorant; freeing those oppressed in any way and relieving the burden of those indebted to us.

There is an opportunity for celebration in today’s readings. Can we hear what they are announcing to us? God is blessing us. Hearing that, we respond by giving thanks at this Eucharist, determined to share that blessing with our neighbor. How shall we do that?

Soon Jesus will call his first disciples (5:1ff) to help him in his mission to "catch people." That task has also been entrusted to us who have received the same Spirit Jesus had. First, our own sins are forgiven and we are set free. Then, in response to what has been done for us, we set out to proclaim jubilee by our own lives – setting captives free by forgiveness and raising up the lowly. We don’t know whether Jubilee was actually practiced by the ancients; but through Christ and the Jubilee he has proclaimed over us, we are a Jubilee people. It is our manner of living. Now, ours is his work of justice, proclaiming by word and action "glad tidings to the poor." Which means we will respond whenever we meet a person being degraded, held down, cast out, or dehumanized in any way. Look around to see with the eyes the Spirit has given us; listen with ears anointed by that Spirit; see and hear the urgent needs of people and, empowered by the Spirit, do something.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúng ta không được đánh mất khiếu hài hước của mình: Đức Thánh Cha viết cho nhà báo đã bắt gặp ngài rời cửa hàng băng đĩa
Đặng Tự Do
04:57 19/01/2022


Sau khi một nhà báo đưa tin về chuyến viếng thăm bất ngờ của Đức Thánh Cha Phanxicô đến một cửa hàng băng đĩa, Đức Giáo Hoàng đã làm anh ta ngạc nhiên trở lại - bằng cách viết cho anh ta một bức thư.

Javier Martínez-Brocal, giám đốc hãng thông tấn Rome Reports có trụ sở tại Rôma, đã tweet một bức ảnh đen trắng vào ngày 11 tháng Giêng cho thấy Đức Giáo Hoàng đang ra khỏi một cửa hàng băng đĩa gần Điện Pantheon ở Rôma. Bức ảnh lan truyền nhanh chóng khi mọi người muốn biết, “Ngài đã mua gì?” Các nhà báo cũng đã quay video về cuộc gặp gỡ bất ngờ này.

Nhưng trong khi giáo hoàng rời cửa hàng với một chiếc đĩa, ngài đến với mục đích khác: thăm chủ sở hữu, một người bạn cũ của ngài, và để chúc lành cho cửa hàng mới được tân trang lại.

Sau vụ việc, Martínez-Brocal đã xin lỗi Đức Giáo Hoàng vì đã xâm phạm vào sự riêng tư vào thời điểm này.

“Tôi rất ân hận khi thấy Đức Giáo Hoàng, người yêu tự do, phải ở lại dinh thự của mình, bởi vì mọi hành động của ngài đều bị ghi lại trong máy quay,” Martínez-Brocal nói trong một video trên Rome Reports phát hành vào ngày 14 tháng Giêng. “Tôi đã viết thư cho ngài xin lỗi và nói rằng, dẫu sao, một câu chuyện như thế này, có thể khiến mọi người mỉm cười, đó là điều quan trọng trong một thời đại mà chúng ta chỉ nghe về những bi kịch.”

Trước sự ngạc nhiên của anh ta, Đức Giáo Hoàng đã đáp lại. Vatican News đưa tin rằng Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài đã nhìn thấy bức ảnh và thậm chí cảm ơn Martínez-Brocal về sứ vụ “cao quý” của ông.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng ngài đã cố gắng giữ bí mật về chuyến thăm của mình, nói đùa rằng, “không thể phủ nhận rằng đó là một 'số phận khủng khiếp' khi sau khi thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa, có một nhà báo đang đợi ai đó ở bến xe taxi.”

Đức Cha nói tiếp, “Chúng ta không được đánh mất khiếu hài hước của mình,” và cảm ơn nhà báo “vì đã hoàn thành thiên chức của bạn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đã mang đến cho Đức Giáo Hoàng một khoảng thời gian khó khăn”.

Trên một lưu ý nghiêm túc hơn, Đức Thánh Cha nói thêm rằng ngài đã bỏ lỡ việc tự do lang thang trên các đường phố tại Rôma.

Ngài viết: “Điều tôi nhớ nhất ở Giáo phận này là không thể 'lang thang trên đường phố' như khi tôi ở Buenos Aires, đi bộ từ giáo xứ này sang giáo xứ khác.

Martínez-Brocal đã nhận định như sau về lá thư của Đức Giáo Hoàng.

“Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng nhận ra tầm quan trọng trong công việc của một nhà báo, ngay cả khi điều đó đôi khi gây khó chịu cho ngài hoặc gây ra vấn đề cho ngài. Nhưng ngài rất biết ơn vì dịch vụ này đã kể lại một cách trung thực các sự kiện khi chúng xảy ra.”

Đức Giáo Hoàng không tiết lộ thể loại âm nhạc mà những người chủ cửa hàng đã tặng cho ngài. Đó là phần của chuyến thăm của ngài, có vẻ như, ngài đã giữ một bí ẩn.

Catholic News Service đưa tin: Đức Thánh Cha Phanxicô là một người đam mê âm nhạc. Thư viện âm nhạc của ngài, do chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, quản lý, chứa gần 2,000 đĩa CD và 19 đĩa nhựa. Các bản ghi âm bao gồm nhạc từ bộ sưu tập cá nhân của Đức Giáo Hoàng cũng như âm nhạc mà Đức Giáo Hoàng đã nhận được làm quà tặng.

Phần lớn thư viện là nhạc cổ điển, nhưng nó cũng bao gồm Édith Piaf, các giai điệu tango của Á Căn Đình và bộ sưu tập 25 đĩa gồm các bài hát Phúc âm của Elvis Presley.
Source:Catholic News Agency
 
Hàng trăm linh mục tuyệt thực trước tư dinh của Đức Hồng Y
Đặng Tự Do
04:57 19/01/2022


Hơn 100 linh mục từ Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly của Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar tại Ấn Độ đã tuyệt thực trước tư dinh của Đức Hồng Y George Alencherry, Giáo chủ Công Giáo Syro-Malabar, để nhắc lại yêu cầu của các ngài rằng các linh mục của tổng giáo phận phải được phép tiếp tục cử hành Thánh lễ hoàn toàn đối diện với cộng đoàn, và được miễn trừ vĩnh viễn chỉ thị của Thượng Hội Đồng Giám mục vào tháng 8 năm ngoái về việc cử hành thánh lễ.

Các linh mục tham gia cuộc tuyệt thực cho biết các ngài muốn truyền đi thông điệp rằng các ngài sẽ không cúi đầu trước nhánh phía nam của Giáo Hội Syro-Malabar, là nhánh bị chỉ trích áp dụng các thực hành lỗi thời của người Chanđê.

Nhiều giáo phận trong Giáo Hội Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.

Thượng Hội Đồng Giám mục vào tháng 8 năm ngoái đã đưa ra một cách thức hợp nhất, kết hợp cả hai, và ấn định quyết định này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.

Thượng Hội Đồng Giáo Hội Syro-Malabar đã biểu quyết một cách áp đảo cách thức hợp nhất này. Nhưng chống đối đã lập tức nổi lên. Trong một diễn biến phức tạp khác vị Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã chính thức tuyên bố rằng ngài đã ban hành một ngoại lệ đối với phong cách thống nhất của thánh lễ cho tổng giáo phận của ngài, và đã nhận được sự cho phép từ Rôma. Các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ tiếp tục quay xuống như từ trước đến nay, nghĩa là giống như trong các thánh lễ của Công Giáo nghi lễ Latinh. Ngoại lệ tương tự sau đó cũng được cấp cho giáo phận Irinjalakuda.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Alencherry vào ngày 10 tháng 12 đã ban hành một chỉ thị bác bỏ các các miễn trừ. Ngài nói rằng đã nhận được một lá thư từ Rôma, trong đó tuyên bố rằng toàn bộ Giáo Hội Syro-Malabar áp dụng chung cách thức hợp nhất, không có miễn trừ gì cho bất cứ ai. Tất cả đều phải áp dụng các quy tắc phụng vụ đã được Thượng Hội Đồng phê chuẩn.

Một thành viên của Athirupatha Samrakshana Samithi, tức là diễn đàn của các linh mục bảo vệ tổng giáo phận, cho biết có khoảng 350 linh mục muốn tham gia vào cuộc biểu tình nhưng theo giao thức COVID-19, chỉ 100 vị thay nhau tham gia vào cuộc biểu tình.

Cuộc tuyệt thực diễn ra trong khi Thượng Hội Đồng lần thứ 30 của Công Giáo Syro-Malabar đang nhóm họp từ ngày 7 tháng Giêng, và đã kết thúc vào ngày 15 tháng Giêng. Các linh mục yêu cầu các Giám mục coi dịp này như một cơ hội để hòa giải những khác biệt về quan điểm trong việc cử hành Thánh lễ.

Trong khi đó, Almaya Munnettam, một tập thể giáo dân trong tổng giáo phận đã tham gia một cuộc tuần hành đến trụ sở của tổng giáo phận để yêu cầu Đức Hồng Y George Alencherry từ chức.

Tình hình của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar được ghi nhận là hết sức căng thẳng.


Source:thehindu.com
 
Thông tin cập nhật mới nhất về vụ tấn công tượng Đức Mẹ Fatima ở Washington DC
Đặng Tự Do
15:54 19/01/2022


Người phát ngôn của đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng bức tượng Đức Mẹ Fatima bị phá hoại là không thể sửa chữa được và cho biết thêm cảnh sát đã biết danh tính của một “nghi phạm” được tìm kiếm liên quan đến vụ tấn công ngày 5 tháng 12.

Một phát ngôn viên của Sở Cảnh sát Thủ đô xác nhận với CNA rằng một “người quan tâm” đã được xác định nhưng cho biết cảnh sát chưa tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào vào lúc này. Không có vụ bắt giữ nào được báo cáo.

Trong một diễn biến khác, Đức Hồng Y Timothy M. Dolan ở New York, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã thông báo rằng một buổi lần Chuỗi Mân Côi để “phản ứng với vụ phá hoại tượng Đức Mẹ Fatima gần đây” đã diễn ra tại đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày Chúa Nhật, 16 tháng Giêng nhân Ngày Tự do Tôn giáo.

“Tôi khuyến khích tất cả những người Công Giáo tham gia vào sự kiện này, vì chúng ta cần cầu nguyện để tất cả các cộng đồng tôn giáo được tự do thờ phượng mà không sợ hãi và xin Chúa tiếp tục chúc lành cho đất nước vĩ đại này,” Đức Hồng Y Dolan cho biết trong một tuyên bố phát hành hôm thứ Sáu 14 tháng Giêng.

Buổi lần chuỗi Mân Côi đã được tổ chức vào lúc 1:30 chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ và sẽ được phát trực tiếp.

Đức Hồng Y Dolan nói:

“Nghệ thuật tôn giáo hướng dẫn và truyền cảm hứng. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sống trọn vẹn nhất khi chúng ta hướng cuộc sống của mình về phía Đấng Tạo hóa và những người xung quanh. Mặt khác, việc phá hoại các biểu tượng thánh thiêng công cộng như vậy sẽ làm suy giảm cuộc sống chung cùng nhau của chúng ta và làm tổn hại đến lợi ích chung.”

Cảnh sát đã chia sẻ đoạn phim giám sát cho thấy một người đàn ông đeo mặt nạ tiến đến tượng Đức Mẹ nằm bên ngoài đền thánh Đức Mẹ. Người đàn ông bước lên bức tượng, rút một cái vồ hoặc một công cụ giống như búa, và dường như tấn công vào tay bức tượng. Hắn leo xuống nhìn dáo dác chung quanh xem động tính trước khi bước lên một lần nữa và liên tục đập mạnh vào mặt tượng Đức Mẹ, làm bay các mảnh đá cẩm thạch.

Người phát ngôn của đền thánh Đức Mẹ nói với CNA rằng chi phí thay thế bức tượng bằng đá cẩm thạch Carrara “sẽ được xác định.” Người phát ngôn cho biết vẫn chưa có quyết định về thời điểm hoặc cách thức bức tượng hiện có sẽ được dỡ bỏ và xử lý.

Theo báo cáo của cảnh sát, bức tượng được định giá 250,000 USD. Tên tấn công chắc chắn sẽ phải đền bù toàn bộ số tiền đó.
Source:Catholic News Agency
 
Tòa Thượng Phụ Alexandria: Chúng tôi phải đối mặt với một đòn vô luân từ những người Chính thống giáo Nga
Đặng Tự Do
15:55 19/01/2022


Thánh Công Đồng của Tòa Thượng Phụ Alexandria vừa hoàn tất phiên họp ba ngày, từ 10 đến 12 tháng Giêng, và đã đưa ra một thông cáo chung. Nội dung nhằm thông báo về việc bầu chọn một Tân Tổng Giám Mục và năm Giám Mục mới, cũng như phản ứng lại Chính Thống Giáo Nga.

Vào thời điểm hiện tại, Thánh Công Đồng cho biết một số giáo sĩ ở Phi Châu phục vụ với mức lương thấp, thậm chí trong nhiều miền, các ngài không có lương bổng gì cả trong 2 năm qua vì đại dịch coronavirus. Có lẽ vì thế, nhiều linh mục đã rời bỏ Tòa Thượng Phụ Alexandria để gia nhập Chính Thống Giáo Nga.

Thánh Công Đồng đã mạnh mẽ lên án quyết định ngày 29 tháng 12 của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về việc thành lập một Tòa Thượng Phụ Phi Châu và hai giáo phận ở Phi Châu và đón nhận 102 linh mục của Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Toàn văn thông báo của Thánh Công Đồng Tòa Thượng Phụ Alexandria:

Như Tòa Thượng Phụ Alexandria đã chỉ ra một cách khái quát, trong hai năm qua, do Đức Thượng Phụ Theodore của Alexandria công nhận Giáo chủ Chính thống giáo Ukraine, chúng tôi đã bất ngờ phải đối mặt với sự xâm nhập và các hành động vô đạo đức của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga thông qua các phương pháp bất kể giáo luật và khiếm nhã đối với thực hành và truyền thống của giáo hội, vốn được tất cả các bậc tiền bối của Đức Thượng Phụ Kirill tôn trọng.

Tòa Thượng Phụ Alexandria nhấn mạnh rằng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về cơ bản đã “mua lại” các giáo sĩ của Tòa Thượng Phụ Alexandria, để trả đũa và do đó đe dọa hoặc trả thù.

Tòa Thượng Phụ nhắc lại rằng việc Nga thành lập một “Tòa Thượng Phụ” trong phạm vi quyền tài phán của Tòa Thượng Phụ Alexandria là không theo quy luật và các tuyên bố về vấn đề này có lợi cho phía Nga đã được đưa ra bởi các giáo sĩ đã tha hóa và những người mà chúng tôi không rõ nguồn gốc, những người tự nhận mình là Chính thống giáo nhưng chưa bao giờ thuộc về Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Đức Thượng Phụ đã chỉ ra nỗ lực thay đổi Giáo hội học của Chính Thống Giáo, “vì những lý do bất chính, tiêm nhiễm vi rút của chủ nghĩa dân tộc, là điều đã bị Công Đồng Chính Thống Giáo năm 1872 lên án”.

Tòa Thượng Phụ Alexandria nhấn mạnh rằng những quyết định này của Tòa Thượng Phụ Nga thậm chí còn ám chỉ đến “các tham số của chủ nghĩa thực dân mới” và “yêu sách về quyền tối cao thế giới” không phù hợp với truyền thống Chính thống.

Tòa Thượng Phụ Alexandria đã quyết định thông báo cho cả Tòa Thượng Phụ Đại Kết và các Giáo Hội địa phương thông qua các lá thư mục vụ, trong đó sẽ mô tả các hành động tiếp theo của Chính Thống Giáo Nga, đồng thời áp dụng một cách trung thực và trực tiếp những gì được cung cấp bởi các quy tắc trừng phạt của Giáo hội, đối với những người phạm tội.
Source:Orthodox Times
 
Căng thẳng giữa Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa và Constantinople. Rôma không biết đứng về phía nào
Đặng Tự Do
15:56 19/01/2022


Sandro Magister, ký giả kỳ cựu về Vatican vừa có bài viết nhan đề “Nell’ortodossia è scisma tra Mosca e Costantinopoli. Ma Roma non sa con chi stare”, nghĩa là “Trong thế giới Chính Thống Giáo, đang có sự ly giáo giữa Mạc Tư Khoa và Constantinople. Nhưng Rôma không biết đứng về phía nào”

Ngay khi những tin đồn đang nổi lên xoay quanh địa điểm và ngày giờ diễn ra cuộc gặp mới được nhiều người trông đợi giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo chủ Chính thống giáo của Mạc Tư Khoa, Kirill, với việc Kazakhstan bỏ cuộc [vì cuộc biểu tình khổng lồ], và tu viện Pannonhalma của Hung Gia Lợi tràn trề hy vọng- mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính thống giáo trên thực tế đang bị tê liệt.

Rắc rối nghiêm trọng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô đến từ những gì đang xảy ra trong thế giới Chính thống giáo. Đức Thượng Phụ Kirill đang có xung đột công khai, trên bờ vực ly giáo, với hai trong số các Tòa Thượng Phụ lịch sử của Giáo Hội Đông phương, Constantinople và Alexandria, là những Tòa trước đây đặc biệt gần gũi với Rôma.

Điều đã khiến Đức Thượng Phụ Kirill tức giận đến mức phá vỡ sự hiệp thông Thánh Thể với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople là quyết định được chính thức hóa vào ngày 6 tháng Giêng năm 2019, công nhận quyền tự trị khỏi Mạc Tư Khoa của Giáo hội Chính thống Ukraine mới thành lập, do Đức Thượng Phụ Epiphanius lãnh đạo.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ngay lập tức lên án việc công nhận này là bất hợp pháp. Mạc Tư Khoa coi Giáo hội Ukraine là một phần của mình, như nó luôn là như thế, và trên thực tế, một phần đáng kể của Chính thống giáo Ukraine, lãnh đạo bởi Đức Tổng Giám Mục Onufriy, tiếp tục chịu sự quản lý của giáo chủ Mạc Tư Khoa. Trong khi ngược lại, Đức Thượng Phụ, với tư cách là giáo chủ đại kết và là “Thượng Phụ thứ nhất” trong thế giới Chính thống nói chung, cho rằng ngài có quyền thành lập các Giáo hội “độc lập”, tự cai quản họ và thực tế là đang hành động theo cung cách đó.

Nếu điều này được thêm vào tình trạng chiến tranh giữa Nga và Ukraine cùng với mối liên hệ rất chặt chẽ giữa Đức Thượng Phụ Kirill và tổng thống Nga Vladimir Putin, người ta có thể hiểu cuộc đụng độ giữa hai quốc gia sẽ nghiêm trọng như thế nào. Cuối cùng, nó có thể bao gồm việc Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa từ chối vai trò của vị giáo chủ đại kết Constantinople, và quyền lực tối cao mà ngài tuyên bố.

Được khuyến khích bởi ảnh hưởng từ số tín hữu đông đảo và vị thế chính trị của mình trong thế giới Chính thống giáo, Mạc Tư Khoa ngay lập tức cảnh báo tất cả các Giáo hội Chính thống khác không được công nhận Giáo hội Chính thống Ukraine tân lập. Chỉ có các Giáo Hội Hy Lạp và Síp, có mối liên hệ chặt chẽ nhất với Constantinople, mới dám làm trái ý Mạc Tư Khoa. Nhưng giờ đây vị giáo chủ Chính thống giáo Alexandria “và của toàn Phi Châu” Theodore II cũng đã làm như vậy, Mạc Tư Khoa đã phản ứng tàn bạo đến mức không ai ngờ tới.

Tín hiệu đầu tiên bắt nguồn từ tháng 12 năm 2019, khi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa lấy mất của Tòa Thượng Phụ Alexandria sáu giáo xứ Phi Châu, giao cho các nhà truyền giáo Nga.

Trong Chính thống giáo, mỗi vị Thượng Phụ có thẩm quyền đối với lãnh thổ giáo luật của riêng mình, trong đó không có Thượng Phụ nào khác có thể can thiệp, và Phi Châu theo truyền thống cổ đại thuộc về Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Nhưng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã phá vỡ truyền thống này, xâm nhập vào lãnh thổ của người khác, do đó gây ra cho người khác điều mà họ chưa bao giờ dung thứ cho ai dám gây ra với mình. Ngày 29 tháng 12 năm ngoái, Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga đã thành lập cơ quan đại diện riêng của mình cho Phi Châu, với hai giáo phận: giáo phận thứ nhất có trụ sở tại Cairo và có quyền tài phán đối với phần phía bắc của lục địa, giáo phận thứ hai có trụ sở tại Nam Phi, cho phần phía nam. Hai giáo phận đã có ngay 102 linh mục, những người đã chuyển từ Tòa Thượng Phụ Alexandria sang thần phục Mạc Tư Khoa.

Tòa Thượng Phụ mới có trụ sở chính không phải ở Phi Châu mà ở Mạc Tư Khoa, và đã được giao cho Đức Tổng Giám Mục Leonid của Vladikavkaz, với tước hiệu là Đức Thượng Phụ Toàn Phi Châu.

Phản ứng từ Alexandria là ngay lập tức. Vào ngày 30 tháng 12, Đức Thượng Phụ Theodore II bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc nhất trước quyết định của Tòa Thượng Phụ Nga về việc thành lập một Tòa Thượng Phụ trong giới hạn bình thường có thẩm quyền của Tòa Thượng Phụ cổ đại Alexandria.” Và ngài thông báo rằng cuộc đối đầu sẽ được thảo luận tại “một phiên họp sắp tới của Thánh Công Đồng”, tại đó “các quyết định liên quan sẽ được đưa ra”: nghĩa là, tại phiên họp đã được triệu tập vào ngày 10 tháng Giêng để tiến hành bổ nhiệm người kế vị cho Đức Cha Jonah Lwanga, Tổng Giám Mục Kampala và toàn bộ Uganda. Đức Cha Jonah Lwanga, đã qua đời, là một nhân cách có uy tín và tâm linh mẫu mực, là một trụ cột Phi Châu của Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 12 tháng Giêng vào cuối phiên họp Thánh Công Đồng, Tòa Thượng Phụ Alexandria đã tố cáo “sự nhầm lẫn lây lan như một bệnh dịch” được tạo ra bởi Giáo hội Nga giữa các tín hữu Phi Châu, là “những con cái được sinh ra trong Chúa Kitô,” và thông báo “áp dụng trung thành và ngay lập tức các biện pháp trừng phạt của Giáo hội, được quy định bởi các quy tắc giáo luật, đối với những kẻ vi phạm,” tuy nhiên, không nói rõ liệu các biện pháp trừng phạt đó có bao gồm việc phá vỡ sự hiệp thông Thánh Thể với Giáo hội Nga hay không.

Nhưng mục tiêu của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không chỉ giới hạn ở Phi Châu, nó còn muốn tấn công ở những nơi khác và cao hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan Novosti, Đức Tổng Giám Mục Hilarion của Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nói rằng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo hội Nga cũng có thể làm những gì họ đang làm ở Phi Châu, bởi vì “chúng tôi không thể phủ nhận việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu Chính thống giáo trong tình huống khi Đức Thượng Phụ Constantinople đứng về phía ly giáo”.

Do đó, không thể loại trừ rằng Mạc Tư Khoa cũng sẽ sớm tiến hành thành lập các giáo xứ của riêng mình ở Thổ Nhĩ Kỳ, nghĩa là, trong lãnh thổ giáo luật của Đức Thượng Phụ Constantinople. Nhưng còn nhiều hơn thế. Trong cùng một cuộc phỏng vấn được trích dẫn ở trên, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã tuyên bố rằng chỉ có “sự khôn ngoan đồng nghị của Giáo hội mới có thể hàn gắn sự ly giáo trong cộng đồng Chính thống giáo thế giới.” Những từ bí ẩn này gợi lên sự triệu tập hội nghị thượng đỉnh giữa những người đứng đầu Giáo Hội Chính thống giáo, là loại đã được tổ chức lần đầu tiên tại Amman, Jordan, vào ngày 26 tháng 2 năm 2020.

Trên thực tế, những người tham dự cuộc họp chỉ là một nhóm vài người gặp nhau ở Amman, đó là những người gần nhất với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Và chính Kirill là người đã triệu tập.

Đức Thượng Phụ Kirill gợi lên cuộc chia rẽ năm 1054 giữa Constantinople và Rôma để ngay lập tức nói thêm rằng, ngày nay, sau một thiên niên kỷ, Chính thống giáo lại phải đối mặt với một cuộc ly giáo cũng có nguồn gốc từ một tầm nhìn khác về “tính tối thượng”.

Tuy không bao giờ nêu đích danh Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople nhưng đề cập đến ngài một cách rõ ràng, Đức Thượng Phụ Kirill chỉ ra không ai khác ngoài Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô là thủ phạm của cuộc ly giáo mới, bởi vì bằng cách sử dụng danh hiệu “primus inter pares”, ngài giả định mình có quyền quyết định thay cho tất cả mọi người, mà không chấp nhận “một hệ thống kiểm soát có tính thượng hội đồng đối với các hành động của Tòa Thượng Phụ Đại Kết.”

Tại Amman, Đức Thượng Phụ Kirill nêu ra sáu điểm là các vấn đề cần thảo luận mà một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai nên tập trung, cả sáu điểm đều nhằm thu nhỏ quyền lực của Đức Thượng Phụ Đại Kết Constantinople.

Và đây chính xác là mục tiêu mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa muốn hướng tới. Sau khi làm hỏng Thượng Hội Đồng Chính thống giáo do Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô triệu tập ở Crete vào năm 2016 sau sáu mươi năm chuẩn bị công phu, bằng cách tẩy chay và xúi các Giáo Hội khác tẩy chay, Kirill giờ muốn trở thành người điều hành hội nghị thượng đỉnh trong tương lai nhằm giải giáp tất cả các quyền lực tối cao dám so kè với ngài của Constantinople.

Cuộc gặp đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill diễn ra tại sân bay Havana vào ngày 12 tháng 2 năm 2016, bốn tháng trước khi Thượng Hội Đồng Chính thống giáo thất bại. Cuộc gặp gỡ thứ hai giữa hai người, nếu và khi nó diễn ra, có thể báo trước một sự rạn nứt dứt khoát trong thế giới Chính Thống Giáo.

Ngày nay, giữa Mạc Tư Khoa và Constantinople, không dễ để Rôma tìm ra con đường đúng đắn.
Source:Sandro Magister
 
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phaolô: Thánh Giuse, người cha dịu dàng
Vũ Văn An
18:41 19/01/2022
Theo tin Tòa Thánh, Thứ Tư, 19 tháng 1 năm 2022, trong buổi yết kiến chung tại Đại sảnh Phaolô VI, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thánh Giuse, người cha dịu dàng. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha dựa vào Bản tiếng Anh do Tòa thánh cung cấp.



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay, tôi muốn tìm hiểu hình ảnh của Thánh Giuse như một người cha dịu dàng.

Trong Tông thư Patris corde, (ngày 8 tháng 12 năm 2020), tôi đã có cơ hội suy gẫm về khía cạnh dịu dàng này, một khía cạnh trong nhân cách của Thánh Giuse. Trên thực tế, mặc dù các sách Tin Mừng không cho chúng ta biết bất cứ chi tiết nào về cách ngài thực thi tư cách làm cha của mình, nhưng chúng ta biết chắc rằng việc ngài là một người “công chính” cũng đã được chuyển dịch thành nền giáo dục ngài dành cho Chúa Giêsu. “Thánh Giuse đã thấy Chúa Giêsu lớn lên từng ngày ‘về khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta’” (Lc 2:52): Tin Mừng cho biết như vậy. Chúa đã làm với Israel thế nào, Thánh Giuse cũng đã làm như thế với Chúa Giêsu: “Ngài dạy Người bước đi, cầm tay Người; ngài đối với Người như một người cha nâng đứa trẻ lên má, cúi xuống và cho nó ăn (xem Hs 11: 3-4) ” (Patris corde, 2). Định nghĩa này trong Kinh thánh thật tươi đẹp, cho thấy mối liên hệ của Thiên Chúa với dân Israel. Chúng ta nghĩ đó cũng là mối liên hệ giữa Thánh Giuse và Chúa Giêsu.

Các sách Tin Mừng chứng thực rằng Chúa Giêsu luôn dùng danh xưng "cha" để nói về Thiên Chúa và tình yêu của Người. Nhiều câu chuyện dụ ngôn lấy nhân vật chính của chúng là hình bóng của một người cha nhân từ. Một trong những dụ ngôn nổi tiếng nhất chắc chắn là dụ ngôn Người Cha nhân từ, được Thánh sử Luca kể lại (x. Lc 15:11-32). Dụ ngôn này không những nhấn mạnh kinh nghiệm tội lỗi và tha thứ, mà còn nhấn mạnh đến cách thức trong đó sự tha thứ đến với người đã làm điều sai trái. Bản văn viết: “Trong khi anh ta còn ở đàng xa, cha anh ta đã nhìn thấy anh ta và tràn ngập lòng thương cảm. Người chạy đến bên con, ôm lấy con và hôn con” (c. 20). Người con trai mong đợi một sự trừng phạt, một công lý mà nhẹ nhất có thể sẽ cho anh ta vị trí của một trong những người đầy tớ, nhưng anh ta thấy mình được bao bọc trong vòng tay của cha mình. Sự dịu dàng là một điều lớn hơn luận lý học của thế giới. Đó là một cách bất ngờ thực thi công lý. Đó là lý do tại sao chúng ta không bao giờ được quên rằng Thiên Chúa không sợ hãi vì tội lỗi của chúng ta: chúng ta hãy ghi khắc điều này một cách rõ ràng trong tâm trí của chúng ta. Thiên Chúa không sợ hãi trước tội lỗi của chúng ta, Người lớn hơn tội lỗi của chúng ta: Người là cha, Người là tình yêu, Người dịu dàng. Người không sợ hãi vì tội lỗi của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta, sự trượt ngã của chúng ta, nhưng Người sợ hãi vì sự khép kín trái tim của chúng ta - điều này, vâng, điều này khiến Người đau khổ - Người sợ hãi vì chúng ta thiếu niềm tin vào tình yêu của Người. Có một sự dịu dàng tuyệt vời trong kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa. Và thật tuyệt vời khi nghĩ rằng người đầu tiên truyền thực tại này cho Chúa Giêsu chính là Thánh Giuse. Vì những điều thuộc Thiên Chúa luôn đến với chúng ta qua trung gian của kinh nghiệm con người. Cách đây đã lâu - tôi không biết mình đã kể câu chuyện này hay chưa - một nhóm thanh niên đã đóng một vở bi kịch, một nhóm nhạc kịch bình dân, biết nhìn xa, bị xúc động bởi câu chuyện dụ ngôn về người cha nhân từ này nên quyết định sáng tạo một sản phẩm sân khấu nhạc pop về vấn đề này, với câu chuyện này. Và họ đã rất thành công trong xuất phẩm này. Và câu chuyện của họ là, một người bạn nghe biết người con trai bị cha ghẻ lạnh, muốn trở về nhà nhưng sợ cha đuổi ra ngoài và trừng phạt. Do đó, người bạn nói, "Hãy gửi một tin nhắn nói rằng bạn muốn trở về nhà, và nếu cha bạn sẵn sàng đón bạn, thì cụ hãy đặt một chiếc khăn tay ở cửa sổ, chiếc khăn mà bạn có thể nhìn thấy ngay khi bạn thực hiện phần cuối cùng của con đường trở về nhà”. Và điều này đã được thực hiện. Và xuất phẩm, với ca hát và nhảy múa, tiếp tục cho đến khi người con trai rẽ vào đoạn đường cuối cùng và nhìn thấy ngôi nhà. Và khi anh ta nhìn lên, anh ta thấy ngôi nhà đầy những chiếc khăn tay màu trắng: đầy những chiếc khăn như thế. Không phải một, mà là ba hoặc bốn chiếc khăn tay ở mỗi cửa sổ. Đó là lòng thương xót của Thiên Chúa. Người không bị nhụt chí bởi quá khứ của chúng ta, bởi những điều tồi tệ mà chúng ta đã làm; giải quyết sổ sách với Chúa là một điều tuyệt vời, bởi vì chúng ta bắt đầu trò chuyện, và Người ôm lấy chúng ta. Quả là dịu dàng!

Vì vậy, chúng ta có thể tự hỏi liệu bản thân chúng ta có trải nghiệm sự dịu dàng này chưa, và liệu chúng ta có trở thành nhân chứng cho nó hay không. Vì sự dịu dàng chủ yếu không phải là một vấn đề xúc cảm hay tình cảm: nó là kinh nghiệm cảm thấy được yêu thương và chào đón chính trong hoàn cảnh nghèo khó và khốn khó của chúng ta, và do đó được tình yêu của Thiên Chúa biến đổi.

Thiên Chúa không những dựa vào tài năng của chúng ta, mà còn dựa vào sự yếu đuối đã được cứu chuộc của chúng ta. Điều này, chẳng hạn, đã khiến Thánh Phaolô nói rằng cũng có một kế hoạch cho sự mỏng dòn của người ta. Thực thế, ngài viết cho cộng đồng Côrintô: “Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi... Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: ‘Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cr 12: 7-9). Chúa không lấy đi tất cả những yếu đuối của chúng ta, nhưng giúp chúng ta tiếp tục bước đi với những yếu đuối của mình, nắm lấy tay chúng ta. Người nắm lấy điểm yếu của chúng ta trong tay và đặt mình ở bên cạnh chúng ta. Và đó là sự dịu dàng.

Trải nghiệm dịu dàng bao gồm việc nhìn thấy quyền năng của Thiên Chúa truyền qua chính điều khiến chúng ta trở nên mong manh nhất; tuy nhiên, với điều kiện chúng ta rời bỏ cái nhìn của Kẻ Ác, kẻ “khiến chúng ta nhìn thấy và lên án sự yếu đuối của chúng ta”, trong khi Chúa Thánh Thần “đưa nó ra ánh sáng bằng tình yêu dịu dàng” (Patris corde, 2). “Sự dịu dàng là cách tốt nhất để chạm vào sự yếu đuối bên trong chúng ta. [...] Anh chị em hãy nhìn cách các y tá chạm vào vết thương của người bệnh: một cách dịu dàng, để không làm tổn thương thêm. Và đây là cách Chúa chạm vào vết thương của chúng ta, với cùng một sự dịu dàng. Đó là lý do tại sao việc gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa, nhất là trong Bí tích Hòa giải, trong lời cầu nguyện bản thân với Thiên Chúa là rất quan trọng, nơi chúng ta cảm nghiệm được sự thật và sự dịu dàng của Người. Nghịch lý thay, kẻ ác cũng có thể nói sự thật với chúng ta: hắn là kẻ nói dối, nhưng hắn có thể sắp xếp mọi việc để hắn nói với chúng ta sự thật nhằm lừa dối chúng ta, nhưng hắn làm vậy chỉ để lên án chúng ta. Thay vào đó, Chúa cho chúng ta biết sự thật và đưa tay ra để cứu chúng ta. Chúng ta biết rằng sự thật của Thiên Chúa không lên án, nhưng thay vào đó chào đón, ôm ấp, nâng đỡ và tha thứ cho chúng ta” (Patris corde, 2). Chúa luôn tha thứ: anh chị em hãy ghi nhớ điều này rõ ràng trong đầu óc và trái tim anh chị em. Thiên Chúa luôn tha thứ. Chúng ta là những người mệt mỏi khi cầu xin sự tha thứ. Nhưng Người luôn tha thứ, ngay cả những điều tồi tệ nhất.

Như thế, điều tốt cho chúng ta là soi mình chúng ta trong tình phụ tử của Thánh Giuse, một tấm gương phản chiếu tình phụ tử của Thiên Chúa, và tự hỏi liệu chúng ta có cho phép Chúa yêu thương chúng ta bằng sự dịu dàng của Người, biến đổi mỗi người chúng ta thành những người nam và người nữ có khả năng yêu thương theo cách này hay không. Nếu không có "cuộc cách mạng dịu dàng" này - cần phải có một cuộc cách mạng dịu dàng! - chúng ta có nguy cơ bị giam cầm mãi trong một công lý không cho phép chúng ta dễ dàng vươn lên và nó nhầm lẫn ơn cứu chuộc với sự trừng phạt. Vì lý do này, hôm nay tôi muốn đặc biệt tưởng nhớ đến các anh chị em của chúng ta, những người đang ở trong tù. Đúng là những người đã làm sai phải trả giá cho lỗi lầm của họ, nhưng điều cũng đúng là những người đã làm sai phải được chuộc lại lỗi lầm của mình. Không thể có các bản án mà lại không có các cửa sổ hy vọng. Bất cứ bản án nào cũng phải có cửa sổ hy vọng. Chúng ta hãy nghĩ đến anh chị em của chúng ta ở trong tù, nghĩ đến sự dịu dàng của Thiên Chúa dành cho họ, và chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để họ có thể tìm thấy trong cửa sổ hy vọng đó một lối thoát để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Và chúng ta kết thúc bằng lời cầu nguyện sau đây:

Lạy Thánh Giuse, người cha dịu dàng,

xin dạy chúng con biết chấp nhận rằng chúng con được yêu thương chính ở điểm chúng con yếu nhất.

Xin cho chúng con đừng đặt trở ngại nào giữa sự nghèo khó của chúng con và sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa.

Xin khơi dậy nơi chúng con niềm khao khát tiếp cận Bí tích Hoà giải,

để chúng con được tha thứ và cũng có khả năng yêu thương dịu dàng anh chị em của chúng con trong hoàn cảnh nghèo khó của họ.

Xin gần gũi với những người đã làm sai và đang phải trả giá cho điều đó;

Xin giúp họ tìm thấy không những công lý mà cả sự dịu dàng để họ có thể bắt đầu lại.

Và xin dạy họ rằng cách đầu tiên để bắt đầu lại

là chân thành cầu xin sự tha thứ, cảm nhận được sự âu yếm của Chúa Cha.

Amen.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh Mục Giuse Phan Tấn Hồ Thuộc Dòng Thánh Tâm Huế Trao Quà Cho Người Mù Và Người Dân Tộc Dịp Tết Nguyên Đán
Minh Phương
10:19 19/01/2022
Linh Mục Giuse Phan Tấn Hồ Thuộc Dòng Thánh Tâm Huế Trao Quà Cho Người Mù Và Người Dân Tộc Dịp Tết Nguyên Đán

Chương trình hỗ trợ cho người mù và người nghèo của Linh mục Giuse Phan Tấn Hồ do nhiều ân nhân gửi đến đã được chuẩn bị từ mấy tháng trước, nhưng do tình hình dịch bệnh lan tràn trên khắp các tỉnh thành nên mãi cho đến nay, những ngày giáp Tết Nguyên đán, Ngài đành phải liều mình cùng với anh chị em thiện nguyện để đi đến những nơi xa xôi trao những phần quà hết sức quý báu cho những người mù và đồng bào dân tộc Vân Kiều thuộc huyện Hướng Hóa và huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị.

Xem Hình

Trời mưa dầm và rét buốt được xem như là “đặc sản” của người dân Huế và Quảng Trị vào dịp cuối năm, cộng thêm dịch bệnh lan tràn và kéo dài làm cho người dân lâm vào cảnh khó khăn. Nhất là những người mù và người dân tộc miền núi lại càng khó khăn hơn.

Trên đường lên Khe Sanh, đoàn chúng tôi ghé vào Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, dâng lên Mẹ những gian lao vất vả, xin Mẹ ban bình an cho chuyến đi được tốt đẹp. Thông thường những năm trước, vào dịp gần Tết như thế này luôn có rất nhiều đoàn hành hương từ khắp nơi về đây. Nhưng hôm nay vắng bóng, nhìn chung quanh chỉ có mưa và rét.

Khe Sanh: một địa danh giáp biên giới Việt lào một thời chiến tranh không ai không biết đến qua những khúc ca. Chúng tôi được Linh mục Philipphe Nguyễn Bá Thông, một Linh mục trẻ được chuyển lên chỉ mới mấy tháng nay, hết sức năng nổ cùng với Đoàn trao những phần quà cho những người mù gồm cả người kinh và dân tộc, 100 phần quà gồm gạo, mì và bánh kẹo, áo quần giúp chống rét được trao tận tay mọi người.

Đoàn tiếp tục về bản Tàlêng và Đanang thuộc huyện Đakrong trên đường Hồ Chí Minh. Nơi đây chỉ có 33 hộ gia đình Công Giáo thuộc Giáo xứ Khe Sanh, những ngày lễ trọng và Chúa nhật, bà con dân tộc Vân Kiều nơi phải lặn lội chừng 40 km để tham dự Thánh lễ. Chỉ thỉnh thoảng lắm mới được linh mục về dâng lễ tại gia đình. Người dân tộc nơi đây vẫn còn mang tính thật thà, khi được trao quà rồi, họ mang cất đi, anh chị thiện nguyện trao lại nhưng họ không nhận vì đã có rồi. !23 phần quà gồm gạo, mì, bánh và áo quần được trao cho khắp cả Bản không phân biệt lương giáo. Ngoài ra còn có 400 phần quà cho trẻ em gồm bánh kẹo và những đồ chơi.

Tiếp tục về huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị để trao 200 phần quà cho người mù. Trong số những người mù có những người là nạn nhân của cuộc chiến tranh. Đối với bà con thì đây là những món quà quý báu giúp vượt qua khó khăn dịch bệnh.

Cũng trong đợt này, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Linh mục Giuse Phan tấn Hồ và anh chị em thiện nguyện đã trao 342 phần quà cho người mù huyện Phong Điền; 115 phần quà cho người mù Thị xã Hương Trà; 293 phần quà cho người mù và 110 phần quà cho trẻ em bại não huyện Quãng Điền; 188 phần quà cho người mù huyện Phú Lộc; 129 phần quà cho người mù thị xã Hương Thủy; 109 phần quà cho người mù huyện Phú Vang; 270 phần quà cho người mù Thành phố Huế.

Tổng số quà được trao đợt này gồm 21 tấn gạo, 2100 thùng mì và hàng tạ bánh kẹo và áo quần.

Đây là những món quà mà quý ân nhân trong nước và hải ngoại đã gởi gắm cho linh mục Giuse Phan Tấn Hồ để gửi đến bà con trong đợt dịch góp phần giải quyết khó khăn khi Tết Nguyên đán sắp đến.

Minh Phương
 
Văn Hóa
Henri de Lubac, Hồng Y Thần Học Gia, Chuyên Viên Vatican II, Bênh vực Thành công Pierre Teilhard de Chardin, 8
Vũ Văn An
00:08 19/01/2022

Cộng tác tại Công đồng Vatican II

Ngày 25 tháng 1 năm 1959, ngày cuối cùng của Tuần lễ Thế giới Cầu nguyện cho sự Hợp nhất của các Kitô hữu, Đức Tân Giáo hoàng Gioan XXIII đã gây bất ngờ cho các Hồng Y có mặt tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành bằng việc thông báo rằng ngài dự định triệu tập một công đồng.



Ngày 17 tháng 5 cùng năm, Ủy ban chuẩn bị được thành lập, dưới sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Tardini. Một năm sau, giai đoạn chuẩn bị thứ hai bắt đầu: mười ủy ban và hai văn phòng thư ký được thành lập. Hầu hết các Ủy ban tương ứng với các lĩnh vực thẩm quyền của các Thánh bộ khác nhau. Nhiệm vụ của các ủy ban chuẩn bị là đối chiếu các đề nghị của các giám mục và nhà thần học và các khuyến nghị của các ủy ban, sau đó soạn các dự thảo cho các tài liệu để sau đó Công đồng sẽ tranh luận và cuối cùng thông qua. Các thành viên của các ủy ban này, gồm các giám mục và cố vấn thần học, được lựa chọn bởi những người đứng đầu các ủy ban, hoặc được đích thân Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm. Là thành viên của một trong những ủy ban chuẩn bị, de Lubac cũng trở thành một chuyên viên (peritus) của Công đồng.

Hai chuyên viên đáng nghi vấn và một Hồng Y không đáng tin cậy

Vào tháng 8 năm 1960, de Lubac tình cờ đọc được trên báo rằng ngài cùng với linh mục dòng Đa Minh Yves Congar, đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm vào Ủy ban Thần học, do Tổng trưởng Văn phòng Thánh, Đức Hồng Y Ottaviani đứng đầu. Vào thời điểm xảy ra vụ Fourvière, Đức Hồng Y Giuseppe Roncalli là sứ thần của Đức Giáo Hoàng tại Paris, và đã theo dõi vấn đề rất chăm chú. Ngài chắc chắn đã không được hỏi ý kiến và hoàn toàn không đồng ý với việc sa thải de Lubac và Congar khỏi vị trí giảng dạy của họ. Tín hiệu tích cực đầu tiên từ vị Sứ thần nay trở thành Giáo hoàng này là một tặng dữ đáng kể cho loạt sách Sources chrétiennes, vốn là sản phẩm của Fourvière, vốn cũng đã bị nghi ngờ. Giờ đây, việc bổ nhiệm hai nhà thần học từ Dòng Tên và Dòng Đa Minh vào một ủy ban chuẩn bị cho Công đồng có thể được hiểu là một dấu hiệu cho thấy Đức Giáo Hoàng muốn chấm dứt vụ việc và rằng ngài xem hai nhà thần học - đại diện cho tất cả những người đã phải chịu sự bất công - như được phục hồi hoàn toàn.

Trong hồi ký của mình, At the Service of the Church (Phục vụ Giáo Hội), de Lubac hào hiệp không đề cập gì tới các điểm đặc thù của công việc trong ủy ban đó (1). Từ một vài hồi ức mà ngài đã công bố, chúng ta có thể suy ra rằng ngài không những gặp nhiều khó khăn lớn lao với phương pháp làm việc của một ủy ban và với loại tài liệu mà nó giả thiết phải soạn thảo, mà rõ ràng còn là việc Đức Hồng Y Ottaviani, cũng như Đức Giáo Hoàng, rõ ràng không tin tưởng chi nơi de Lubac, và do đó đã gây trở ngại cho công việc của ngài. Năm 1961, ngài được yêu cầu với tư cách là thành viên của ủy ban thần học cho ý kiến về “các loại nhận thức khác nhau về Thiên Chúa”. Vì ý kiến này không bao giờ được thảo luận và không phục vụ bất cứ mục đích nào khác, de Lubac không thể không nghi ngờ rằng nó đã được đưa ra như một phép thử tính chính thống của ngài (Phục vụ Giáo Hội, trang 117).

Tuy nhiên, ngài đã thành công trong việc ngăn chặn vụ lên án Teilhard de Chardin, vốn được một nhóm yêu cầu, cũng như trong việc minh xác quan điểm thần học của chính ngài, vốn bị báo cáo sai sự thật. Tuy nhiên, để đạt được điều này, de Lubac đã phải ném lên bàn cân toàn bộ sức nặng trong thế giá thần học mà ngài mới lấy lại được: ngài đe dọa sẽ từ chức ủy ban và nêu rõ lý do làm như thế, nếu các phản bác của ngài không được xem xét.

Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp

Sự hợp tác của de Lubac trong một tiểu ban đã đạt được thành công lớn hơn: đó là nhóm đã soạn ra Lược đồ 13, đóng vai trò là nền tảng cho Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes (Vui mừng và Hy vọng). Là tác giả của Bi kịch của Chủ nghĩa Duy Nhân bản vô thần, ngài là một chuyên gia về các vấn đề của thuyết vô thần. Ngài trở thành một cố vấn có ảnh hưởng cho cả Đức Tổng Giám Mục Wojtyla lẫn Đức Hồng Y König, người đứng đầu Văn phòng Thư ký về Người Không tin. Các điều từ 19 đến 22 của Gaudium et spes, đề cập đến chủ nghĩa vô thần hiện đại và phản ứng thích hợp của Giáo hội, cho thấy rõ chúng được de Lubac truyền cảm hứng, tới tận việc xây dựng các câu riêng lẻ.

De Lubac đã có một số ảnh hưởng trực tiếp đến việc soạn thảo các tài liệu công đồng. Tuy nhiên, ngài có một ảnh hưởng gián tiếp lớn hơn nữa, ở chỗ đã tạo được tên tuổi như một nhà thần học có sách được nhiều giám mục đọc; qua trung gian của các ngài, phần lớn chữ nghĩa và tinh thần công trình của de Lubac cũng trở thành chữ nghĩa và tinh thần của Công đồng. Theo Karl Heinz Neufeld,

“Điều quyết định đối với một đại hội của giáo hội không hẳn là các cuộc thảo luận và các giao thức (protocols) của các cuộc nghị bàn; những thành tựu lâu dài là những tuyên bố chính thức đã được phê chuẩn. Vì de Lubac được trích dẫn trực tiếp đây đó trong chúng như một nguồn, nên rõ ràng là Công đồng đã biến thành của mình một số ý tưởng của ngài, cho dù trong mọi trường hợp ngài không phải là người duy nhất đã khai triển hoặc cổ vũ một xác tín cụ thể nào. Tuy nhiên, nhà thần học đã có dịp đưa ra các gợi ý nhằm làm cho các Nghị phụ Công đồng quen thuộc với các quan điểm mới hoặc cách khác cổ vũ chúng một cách mạnh mẽ. Trong hầu hết các trường hợp, ngài từng khám phá nơi các Giáo phụ hoặc trong thần học sau này những lý do quyết định và đã từng chứng minh rằng một số ý tưởng đã có quyền hiện diện trong Giáo hội sơ khai ”(2).

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI không những quen thuộc với các tác phẩm của de Lubac về Kinh thánh như một nhân chứng của mạc khải Thiên Chúa và với những đặc điểm chủ yếu của việc giải thích Kinh thánh của Kitô giáo mà còn coi trọng chúng và coi chúng quan trọng đối với Hiến chế Tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa, Dei Verbum. Chúng ta có thể nói điều này căn cứ vào hai cử chỉ mang tính biểu tượng mà Karl Heinz Neufeld còn nhớ được. Ngày 18 tháng 11 năm 1965, Đức Giáo Hoàng đã mời de Lubac, cùng với một số nhà thần học khác, đồng tế thánh lễ với ngài nhân dịp chấp thuận Hiến chế về Mạc khải Thiên Chúa. Thứ hai, sau khi cử hành đại kết với các quan sát viên ngoài Công Giáo khi kết thúc Công đồng, ngài đã mời Henri de Lubac, cùng với Oscar Cullmann(3) và Jean Guitton (4), dùng bữa tối với ngài trong căn hộ của Đức Giáo Hoàng vào Chúa nhật sau đó.

Bình luận về các văn kiện Công Đồng

Ba năm sau, de Lubac xuất bản một cuốn bình luận chi tiết về Lời mở đầu và chương 1 của Hiến chế tín lý về Mạc khải Thiên Chúa (5) Trong đó, ngài nhấn mạnh đến tính cách bản vị của Mạc khải Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Dei Verbum, Lời Thiên Chúa, những lời mở đầu của Hiến chế về Mạc khải Thiên Chúa và cũng nêu rõ chủ đề của nó, ngay từ đầu, không đề cập đến Sách Thánh, mà đúng hơn đề cập tới Ngôi vị của Đấng mạc khải, tới Chúa Giêsu Kitô, chính là Lời Thiên Chúa, Đấng mà trong Người, Thiên Chúa đã phán với chúng ta trong thời kỳ viên mãn. Chúa Giêsu Kitô là nguồn duy nhất của mạc khải; Thánh kinh và Thánh truyền, tự chúng, không phải là các nguồn của mạc khải, mà là những phương thức trong đó nó được truyền đạt.

De Lubac đã bình luận về những tuyên bố của Công đồng về Giáo hội trong nhiều tiểu luận và bài báo khác nhau mà ngài thu thành tuyển tập vào năm 1967 dưới tựa đề Paradoxe et Mystère de l’Église [Nghịch lý và Mầu nhiệm của Giáo Hội] (6). Ý tưởng làm tuyển tập này phát xuất từ Hans Urs von Balthasar, người, với bản dịch một số tiểu luận này về Giáo hội dưới tựa đề Geheimnis aus dem wir leben (Mầu nhiệm nhờ đó chúng ta sống), đã bắt đầu xuất bản các tác phẩm của de Lubac bằng tiếng Đức.

De Lubac cũng được yêu cầu viết phần dẫn nhập cho Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes (Vui mừngvà Hy vọng). Một loạt các bài diễn thuyết về chủ đề này cuối cùng đã trở thành một cuốn sách nhỏ tựa là Athéisme et sens de l’homme: Une double requête de Gaudium et spes (Chủ nghĩa vô thần và cảm thức về con người: một ứng dụng kép của Vui mừng và Hy vọng 1968).

Thành viên của Văn phòng Thư ký về những người không tin và của Ủy ban Thần học Quốc tế

Trong khi Công đồng còn đang họp, de Lubac được bổ nhiệm vào Văn phòng thư ký về Các Người Ngoài Kitô giáo và Văn phòng Thư ký về những người không tin, được Đức Giáo Hoàng thành lập lần lượt vào năm 1964 và 1965. Việc trở thành thành viên trong các định chế này không có nghĩa là thêm nhiều công việc đối với ngài, nhưng ấn tượng của ngài đối với giọng điệu thịnh hành trong Ủy ban Người không tin đã làm ngài thấy khá rõ nền thần học hậu công đồng đã bắt đầu trôi dạt khỏi điều được ngài coi là thần học Công Giáo. Ngài không thể dung thứ cho việc chấp nhận một cách không phê phán cung cách thuần túy có tính xã hội học để xem xét Giáo hội và các xu hướng nội bộ hướng tới việc thế tục hóa. Tuy nhiên, ngài cho rằng ngài và các ý kiến của ngài sẽ sớm bị gạt ra ngoài lề.

Năm 1969, Henri de Lubac cũng được tuyển chọn vào Ủy ban Thần học Quốc tế mới được thành lập (7). Các thành viên khác của cơ chế này bao gồm Hans Urs von Balthasar, Karl Rahner, Joseph Ratzinger, Rudolf Schnackenburg và Heinz Schürmann. Một bài thuyết trình cho Ủy ban Thần học về chủ đề tự nhiên và ân sủng đã tạo nền cho cuốn Petite catéchèse sur Nature et Grace (Giáo lý Nhỏ về Tự nhiên và Ân sủng) (8), trong đó các phát biểu chính của de Lubac về học thuyết ân sủng một lần nữa được thu thập, cùng với một số minh xác.

Bênh vực Teilhard de Chardin

Một trong những thách thức lớn đối với thần học là những phát hiện của khoa học tự nhiên hiện đại, nhất là vấn đề liệu thuyết biến hóa có thể dung hòa với niềm tin vào sáng thế, vào sự Nhập thể của Thiên Chúa và sự cứu rỗi trong Chúa Kitô hay không. Cái tên Pierre Teilhard de Chardin (9) được nối kết với nỗ lực táo bạo nhằm tiếp nhận quan điểm khoa học về con người theo góc độ thần học và kết hợp hai ngành học này trong một cách giải thích toàn diện nhằm liên kết qua lại giữa lịch sử tự nhiên và lịch sử cứu độ, đồng thời tập trung mọi thực tại vào nhân vật chính là Chúa Kitô.

Teilhard de Chardin, người vừa là nhà thần học vừa là nhà khoa học tự nhiên giàu kinh nghiệm, đã biến ý niệm phát triển thành ý niệm trung tâm của chính thần học bằng cách phác thảo một “Kitô học biến hóa”. Toàn bộ vũ trụ được xây dựng nhằm mục đích để con người xuất hiện. Việc phát triển của loài người, ngược lại, đã diễn tiến hướng tới việc Nhập thể của Thiên Chúa, một việc đã diễn ra ở một giai đoạn phát triển nào đó và trở thành khởi điểm cho một một động lực mới. Thiên Chúa nơi Chúa Kitô là trung tâm của toàn thể vũ trụ đang tiến tới “điểm Omega”, mục tiêu cuối cùng của nó trong Chúa Kitô vũ trụ.

Các lý thuyết của Teilhard đã bị tranh cãi ngay từ đầu. Đặc biệt, cách giải thích của ngài về tội nguyên tổ là không thể chấp nhận được về mặt thần học. Việc ngài ở lại Đông Á không những nhằm mục đích nghiên cứu mà còn được coi như một kiểu lưu đầy. Theo lệnh của Dòng, không một tác phẩm triết học hoặc thần học nào của ngài được phép xuất bản trong suốt đời ngài, và vào cuối mùa xuân năm 1961, de Lubac được nhắc nhở không được phép viết bất cứ điều gì về Teilhard. Điều này sẽ sớm được thay đổi.

Trong những tháng dẫn đến Công đồng, một sự đồng thuận rộng rãi đã hình thành muốn thấy các bài viết của Teilhard de Chardin bị lên án. Vào đầu mùa hè năm 1961, de Lubac khá bất ngờ được chính hội đồng quản trị của Dòng giao cho việc soạn một cuốn sách bênh vực Teilhard càng nhanh càng tốt. Cuốn sách xuất hiện ngay sau đó (10) vào đầu năm 1962. Henri de Lubac không bắt đầu trình bày các khía cạnh trong tư tưởng của Teilhard liên quan đến khoa học tự nhiên, mà tập trung vào huyền nhiệm học của ngài, vốn là trọng tâm trong mọi suy nghĩ của ngài. De Lubac trình bầy bằng chứng về tính cách giáo hội và sự thúc đẩy truyền giáo nền tảng của người bạn và đồng dòng của mình, tất nhiên, không bỏ qua những hạn chế trong công trình của ngài. Teilhard muốn mang Chúa Kitô đến gần hơn với con người của thời đại khoa học và khắc phục tình trạng thiếu ngôn ngữ chung giữa khoa học tự nhiên và thần học, cũng như bắc cầu giữa đức tin và nhận thức. Khi làm như vậy, ngài đã đặt chân vào vùng đất mới, và điều này luôn đi kèm với rủi ro. Theo de Lubac, nỗ lực của ngài không những xứng đáng được một phán xét chính xác hơn mà còn xứng đáng được công nhận và cảm ơn.

Mặc dù đã được các bề trên Dòng Tên yêu cầu và chấp thuận, nhưng cuốn sách này gần như nằm trong danh sách những cuốn sách bị cấm. Dù sao, đối với de Lubac, nó đã mang lại hậu quả là lời khuyến cáo của Huấn quyền, tờ L’Osservatore Romano đã công bố một bài phê bình ẩn danh, và trong một thời gian, cuốn sách không thể được tái bản hoặc phiên dịch! Tuy nhiên, giờ đây, lần đầu tiên, Cha Bề trên cả Dòng Tên, Cha Janssens, đã dứt khoát đứng về phía de Lubac. Trong một bức thư ngày 27 tháng 8 năm 1962, ngài viết trong phần kết luận: “Tôi nhận định rằng cuốn sách của Cha phục vụ Giáo hội và sự thật, và tôi muốn nó được xuất bản. Tôi không hối hận về quyết định này”. Thái độ nền tảng của Cha Bề trên cả đối với de Lubac đã thay đổi hoàn toàn kể từ năm 1961. Dường như một gánh nặng lớn đã trút khỏi vai ngài, và từ đó ngài cho thấy mọi dấu hiệu thiện chí có thể có trong việc xử lý với de Lubac. Việc cấm xuất bản ấn bản mới của cuốn bảo vệ đầu tiên này đã thúc đẩy de Lubac viết cuốn khác ngay lập tức (11). Hai năm sau đó, lại đã có cuốn thứ ba (12). Cuối cùng, cuốn này được tiếp nối với việc công bố một bài thơ của Teilhard viết trong Thế Chiến thứ nhất, cùng với một bài bình luận dài của de Lubac, trình bày chi tiết và đánh giá về Thánh Mẫu Học của Teilhard, chứa đựng trong đó (13). Điều quan trọng không kém trong việc đưa ra một đánh giá cao về vị tu sĩ dòng Tên và nhà tự nhiên học vĩ đại này là việc xuất bản một ấn bản có chú thích các thư từ của ngài với Maurice Blondel (14) và các thư từ cá nhân của ngài từ Cairo (15) khiến ngài sống lại và làm người đọc quen thuộc với ngài như một nhà tự nhiên học trẻ tuổi có đức tin sâu sắc, người biết chắc mình sẽ “tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự”. Vài tháng trước khi kết thúc Công đồng, de Lubac đã được Cha Boyer yêu cầu nói về Teilhard một cách “thiện cảm” vào ngày 10 tháng 9 năm 1965, tại đại sảnh Palazzo della Cancelleria trong phiên kết thúc long trọng của đại hội Học thuyết Tôma do Boyer đứng đầu. Lời mời đã được ngỏ theo mong muốn rõ ràng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (Phục Vục Giáo Hội, trang 108). Đây cũng có thể được coi là một biểu hiện đặc biệt của việc đánh giá cao đối với Teilhard và là điểm kết liễu của chiến dịch chống Teilhard cực kỳ cuồng tín.

Một sự kiện khác trong thời gian công đồng là lễ kỷ niệm năm thứ năm mươi khấn dòng của de Lubac, vào tháng 10 năm 1963. Nhân dịp này, các sinh viên và bạn bè đã dành tặng ngài bộ Festschrift gồm ba tập với tiêu đề có ý nghĩa là L'Homme devant Dieu (Con người trước Thiên Chúa), xuất hiện như các tập 56- 58 trong loạt sách Théologie (Thần học). Trong đó, công trình của de Lubac được đánh giá một cách toàn diện hoặc được coi là khởi điểm cho các nghiên cứu đặc biệt hơn. Tập đầu tiên bao gồm các bài tiểu luận về chủ đề “Chú giải và Giáo phụ học”, tập thứ hai tựa là “Từ thời Trung cổ đến thời Phong trào Ánh sáng”, và cuối cùng là tập thứ ba mở ra “Các Viễn ảnh thời nay”.

Một cuốn sách đến quá sớm

Trong khoảng thời gian giữa các phiên họp của Công đồng, trong khoảng thời gian ngài không bận bênh vực Teilhard, de Lubac bắt tay vào việc hoàn thành tập thứ tư của Exégèse médiévale (Khoa Chú giải Trung cổ), xuất hiện vào năm 1964. Không còn cách nào khác để diễn tả: tác phẩm này, với rất nhiều chất liệu, đã xuất hiện quá sớm. Cuộc thảo luận thần học thời ấy quan tâm quá mức đến việc chấp thuận phương thức chú giải phê bình lịch sử (historical-critical exegesis), vốn cuối cùng đã đạt được, để nó có thể khơi dậy nhiều hứng thú đối với việc đặt nền chú giải này, mà không làm giảm giá trị nó chút nào cả, trong bối cảnh nền thần học tổng thể, rộng lớn hơn. Rõ ràng là chỉ ba thập niên sau, sẽ có một sự hiểu biết mới và có cơ sở rộng hơn đối với điều de Lubac đã trình bày một cách tuyệt vời vào thời điểm đó.

De Lubac gọi đùa hai cuốn sách (16) của ngài năm 1965 là “cặp song sinh”; chúng lấy lại chủ đề của cuốn Surnaturel, trả lời các lời phê bình nó và minh xác nhiều điều, mà không có bất cứ thay đổi chủ yếu nào về nội dung so với các ấn bản năm 1946 và 1949. “Một cuốn, Le Mystère du surnaturel (Mầu nhiệm Siêu nhiên), khai triển từng điểm, theo cùng một thứ tự và không thay đổi dù chỉ là điểm nhỏ nhất về học thuyết, bài báo được xuất bản dưới tiêu đề đó trên tạp chí Recherches vào năm 1949... Cuốn thứ hai, Augustinisme et théologie moderne (Học thuyết Thánh Augustinô và Nền Thần học Hiện đại), tái tạo một cách trung thành tương tự phần đầu tiên của cuốn Surnaturel cũ, phóng to với điều mới mẻ”. Triết gia và chuyên gia học thuyết Thánh Tôma là Etienne Gilson đã viết cho de Lubac vào ngày 21 tháng 6 năm 1965: “Cuốn Le Mystère du surnaturel, cuốn mà tôi vừa mới thưởng thức trọn vẹn, là cuốn hoàn toàn hoàn hảo.... Cha đã nói tất cả những gì có thể nói được, nhất là lời khuyên rất quan trọng là cuối cùng sẽ có lúc người ta phải im lặng. Thực sự là một mầu nhiệm đang được đặt ra ở đây" (17).

Giáo Hội trong khủng hoảng?

Bốn năm ngắn ngủi sau khi kết thúc Công đồng, de Lubac đã công khai phàn nàn về việc tiếp nhận một chiều các văn kiện của cuộc hội họp toàn thể Giáo hội Hoàn vũ vừa mới diễn ra.

Tại Đại học Saint Louis, de Lubac đã có bài diễn văn được xuất bản dưới dạng mở rộng với tựa đề L'Église dans la crise actuelle (Giáo Hội trong cuộc khủng hoảng hiện nay) (18) năm 1969. De Lubac đã nhận thấy có sự gián đoạn với Truyền thống, như thể thần học chỉ xuất hiện với Công đồng Vatican II. Trong bài Entretien autour de Vatican II (Nói chuyện quanh Vatican II), ngài nói đến một “công đồng hầm trú” hoạt động ngay từ năm 1962 và ra công khai vào năm 1968, kiên quyết tách mình khỏi các Công đồng trước đó là Trent và Vatican I (19). Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes đã khuyến nghị một "sự cởi mở với thế giới", với nghĩa không đồng hình đồng dạng với thế giới. Đúng hơn, cần phải vượt qua thái độ lo lắng, qua đó Giáo hội ích kỷ rút “vào một loại cách ly kiểm dịch” và phó mặc nhân loại cho số phận của nó. “Tuy nhiên”, de Lubac viết, “bây giờ há chúng ta không thấy rằng, hoàn toàn ngược lại, dựa trên một lừa dối lớn, 'sự cởi mở ' này dẫn đến việc quên khuấy ơn cứu rỗi, xa lánh Tin Mừng, bác bỏ thập giá Chúa Kitô, bước vào một con đường dẫn đến chủ nghĩa thế tục, đến sự buông thả đức tin và luân lý, nói tóm lại, để tan hòa vào thế gian, thoái thác, thực sự đánh mất bản sắc, nghĩa là phản bội bổn phận của chúng ta đối với thế giới?
______________________________________________________________________________________

Ghi chú

1 Xem Lenk, tr. 106 (Martin Lenk cũng có quyền truy cập vào tài liệu chưa được xuất bản). Xem thêm Klaus Wittstadt, hiệu đính, Geschichte des Zweiten Vatikanischen Konzils [Lịch sử Công đồng Vatican II] (1959-1965), vol. 1 (1997), trang 273-78.

2 Karl Heinz Neufeld, “Henri de Lubac SJ. als Konzilstheologe: Zur Vollendung seines 90. Lebensjahres ”, Theologisch-praktische Quartalschrift 134 [Henri de Lubac SJ. như một Nhà Thần học Công đồng: Vào cuối năm thứ 90 của cuộc đời mình”, Tam cá nguyệt san Thần học-Thực hành 134] (1986): 153.

3 Oscar Cullmann (1902-1999), một nhà chú giải và thần học phái Luther đã giảng dạy nhiều năm tại một trường thần học Calvin ở Basel, Thụy Sĩ, là quan sát viên chính thức của Công đồng.

4 Jean Guitton (1901-1999), tác giả và triết gia Công Giáo, giảng dạy tại Sorbonne ở Paris từ năm 1955.

5 Henri de Lubac, La Revelation divine [Mạc khải Thiên Chúa] (1968).

6 Ấn bản tiếng Anh: Henri de Lubac, The Church: Paradox and Mystery [Henri de Lubac,Nghịch lý và Mầu nhiệm], của James R. Dunne (New York: Alba House, 1969); ở đây được trích dẫn là CPM.

7 Ủy ban Thần học Quốc tế, một ban cố vấn cho Đức Giáo Hoàng, là một bộ phận thuộc Bộ Giáo lý Đức tin, do vị tổng trưởng đứng đầu. Ủy ban bao gồm các nhà thần học thuộc các trường phái và quốc tịch khác nhau và được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm.

8 Henri de Lubac, Petite catéchèse sur nature et grace [Sách Giáo lý Nhỏ về tự nhiên và ơn thánh](Paris, 1980); Bản tiếng Anh A Brief Catechesis on Nature and Grace [Sách giáo lý ngắn gọn về tự nhiên và ơn thánh] của Richard Arnandez, (San Francisco: Ignatius Press, 1984).

9 Pierre Teilhard de Chardin, SJ. (1881-1955), gia nhập Dòng Tên năm 1899. Ngài phục vụ từ năm 1905 đến năm 1908 với tư cách là giáo sư vật lý tại một trường cao đẳng Dòng Tên ở Cairo. Năm 1922, ngài được bổ nhiệm làm giáo sư địa chất ở Paris, và trong hơn hai mươi năm, ngài đã đi du lịch vùng Viễn Đông để nghiên cứu. Năm 1929, ngài tham gia việc khám phá ra Người Bắc Kinh, điển hình lâu đời nhất về tổ tiên loài người được biết đến vào thời điểm đó. Ngài trở lại Paris vào năm 1948 và qua đời vào Chúa nhật Phục sinh, năm 1955, tại New York.

10 Henri de Lubac, La Pensée Relgieuse du Père Teilhard de Chardin [Tư tưởng Tôn giáo của Cha Teilhard de Chardin] (1962); Bản tiếng Anh The Religion of Teilhard de Chardin [Tôn giáo của Teilhard de Chardin] của René Hague (New York: Desclée Company, 1967).

11 Henri de Lubac, La Prière du Père Teilhard de Chardin [Lời Cầu nguyện của Cha Teilhard de Chardin] (1964; xuất bản lần thứ 2 năm 1967); Bản tiếng Anh, Teilhard de Chardin: The Man and His Meaning [Teilhard de Chardin: Con người và Ý nghĩa của họ] của René Hague (New York: Hawthorn Books, 1965).

12 Henri de Lubac, Teilhard, Missionnaire et apologiste [Teilhard, Nhà Truyền giáo và Hộ giáo] (1966); Bản tiếng Anh, Teilhard Explained (Giải thích Teilhard) của Anthony Buono, (New York: Paulist Press, 1968).

13 Pierre Teilhard de Chardin, L’Éternel Féminin [Nữ tính Muôn thuở](1968); Bản tiếng Anh, The Eternal Feminine: A Study on the Poem by Teilhard de Chardin, Followed by Teilhard and the Problems of Today [Nữ tính Muôn thuở: Nghiên cứu về Bài thơ của Teilhard de Chardin, Tiếp theo là Teilhard và Các Vấn đề của Ngày nay] của Rene Hague, (New York: Harper & Row, 1971).

14 Ấn bản tiếng Anh: Pierre Teilhard de Chardin and Maurice Blondel, Correspondence, with notes and commentary by Henri de Lubac [Pierre Teilhard de Chardin và Maurice Blondel, Thư từ, với ghi chú và bình luận của Henri de Lubac], của William Whitman (New York: Herder and Herder, 1967).

15 Pierre Teilhard de Chardin, Lettres d’Egypte [Thư từ Ai Cập] (1963); Bản tiếng Anh: Letters from Egypt [Những bức thư từ Ai Cập], 1905-1908, lời tựa của Henri de Lubac, của Mary Ilford (New York: Herder and Herder, 1965).

16 Chúng được xuất bản cùng với nhau bằng tiếng Đức với tiêu đề Die Freiheit der Gnade [Tự do của Ân sủng], tập 1 và 2. Bản tiếng Anh: Augustinianism and Modern Theology [Học thuyết Thánh Augustinô và Thần học Hiện đại], của Lancelot Sheppard (New York: Herder and Herder, 1969), và The Mystery of the Supernatural [Mầu nhiệm Siêu nhiên] của Rosemary Sheed (New York: Herder and Herder, 1967).

17 Letters of Etienne Gilson to Henri de Lubac, annotated by Father de Lubac [Thư từ của Etienne Gilson gửi Henri de Lubac, được chú thích bởi Cha de Lubac], do Mary Emily Hamilton dịch (San Francisco: Ignatius Press, 1988), tr. 91.

18 Bản dịch tiếng Anh của tác phẩm này chưa có, nhưng có một bản rút gọn: “The Church in Crisis” [Giáo Hội trong Khủng hoảng], Theology Digest 17 (1969): 312-25.

19 Henri de Lubac, Entretien autour de Vatican II: Souvenirs et Réflexions [Henri de Lubac, Nói chuyện quanh Vatican II: Hoài niệm và Suy tư] (Paris: Catholique-Cerf, 1985), trang 33-57; Bản tiếng Anh rút gọn: Henri de Lubac and Angelo Scola, De Lubac: A Theologian Speaks [Henri de Lubac và Angelo Scola, De Lubac: Một Thần học gia Lên tiếng] (Los Angeles: Twin Circles Publishing, 1985), trang 14-15. Bản tóm tắt ở đây được trích dẫn là ATS.

Kỳ tới: Những năm cuối đời ở Paris
 
VietCatholic TV
ĐTC than thở số phận trớ trêu. Mưu toan làm nhục Đức Bênêđíctô ngày 20/1. Các linh mục Ấn tuyệt thực
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
04:55 19/01/2022


1. 'Chúng ta không được đánh mất khiếu hài hước của mình': Đức Thánh Cha viết cho nhà báo đã bắt gặp ngài rời cửa hàng băng đĩa

Sau khi một nhà báo đưa tin về chuyến viếng thăm bất ngờ của Đức Thánh Cha Phanxicô đến một cửa hàng băng đĩa, Đức Giáo Hoàng đã làm anh ta ngạc nhiên trở lại - bằng cách viết cho anh ta một bức thư.

Javier Martínez-Brocal, giám đốc hãng thông tấn Rome Reports có trụ sở tại Rôma, đã tweet một bức ảnh đen trắng vào ngày 11 tháng Giêng cho thấy Đức Giáo Hoàng đang ra khỏi một cửa hàng băng đĩa gần Điện Pantheon ở Rôma. Bức ảnh lan truyền nhanh chóng khi mọi người muốn biết, “Ngài đã mua gì?” Các nhà báo cũng đã quay video về cuộc gặp gỡ bất ngờ này.

Nhưng trong khi giáo hoàng rời cửa hàng với một chiếc đĩa, ngài đến với mục đích khác: thăm chủ sở hữu, một người bạn cũ của ngài, và để chúc lành cho cửa hàng mới được tân trang lại.

Sau vụ việc, Martínez-Brocal đã xin lỗi Đức Giáo Hoàng vì đã xâm phạm vào sự riêng tư vào thời điểm này.

“Tôi rất ân hận khi thấy Đức Giáo Hoàng, người yêu tự do, phải ở lại dinh thự của mình, bởi vì mọi hành động của ngài đều bị ghi lại trong máy quay,” Martínez-Brocal nói trong một video trên Rome Reports phát hành vào ngày 14 tháng Giêng. “Tôi đã viết thư cho ngài xin lỗi và nói rằng, dẫu sao, một câu chuyện như thế này, có thể khiến mọi người mỉm cười, đó là điều quan trọng trong một thời đại mà chúng ta chỉ nghe về những bi kịch.”

Trước sự ngạc nhiên của anh ta, Đức Giáo Hoàng đã đáp lại. Vatican News đưa tin rằng Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài đã nhìn thấy bức ảnh và thậm chí cảm ơn Martínez-Brocal về sứ vụ “cao quý” của ông.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng ngài đã cố gắng giữ bí mật về chuyến thăm của mình, nói đùa rằng, “không thể phủ nhận rằng đó là một 'số phận khủng khiếp' khi sau khi thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa, có một nhà báo đang đợi ai đó ở bến xe taxi.”

Đức Cha nói tiếp, “Chúng ta không được đánh mất khiếu hài hước của mình,” và cảm ơn nhà báo “vì đã hoàn thành thiên chức của bạn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đã mang đến cho Đức Giáo Hoàng một khoảng thời gian khó khăn”.

Trên một lưu ý nghiêm túc hơn, Đức Thánh Cha nói thêm rằng ngài đã bỏ lỡ việc tự do lang thang trên các đường phố tại Rôma.

Ngài viết: “Điều tôi nhớ nhất ở Giáo phận này là không thể 'lang thang trên đường phố' như khi tôi ở Buenos Aires, đi bộ từ giáo xứ này sang giáo xứ khác.

Martínez-Brocal đã nhận định như sau về lá thư của Đức Giáo Hoàng.

“Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng nhận ra tầm quan trọng trong công việc của một nhà báo, ngay cả khi điều đó đôi khi gây khó chịu cho ngài hoặc gây ra vấn đề cho ngài. Nhưng ngài rất biết ơn vì dịch vụ này đã kể lại một cách trung thực các sự kiện khi chúng xảy ra.”

Đức Giáo Hoàng không tiết lộ thể loại âm nhạc mà những người chủ cửa hàng đã tặng cho ngài. Đó là phần của chuyến thăm của ngài, có vẻ như, ngài đã giữ một bí ẩn.

Catholic News Service đưa tin: Đức Thánh Cha Phanxicô là một người đam mê âm nhạc. Thư viện âm nhạc của ngài, do chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, quản lý, chứa gần 2,000 đĩa CD và 19 đĩa nhựa. Các bản ghi âm bao gồm nhạc từ bộ sưu tập cá nhân của Đức Giáo Hoàng cũng như âm nhạc mà Đức Giáo Hoàng đã nhận được làm quà tặng.

Phần lớn thư viện là nhạc cổ điển, nhưng nó cũng bao gồm Édith Piaf, các giai điệu tango của Á Căn Đình và bộ sưu tập 25 đĩa gồm các bài hát Phúc âm của Elvis Presley.
Source:Catholic News Agency

2. Hàng trăm linh mục tuyệt thực trước tư dinh của Đức Hồng Y

Hơn 100 linh mục từ Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly của Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar tại Ấn Độ đã tuyệt thực trước tư dinh của Đức Hồng Y George Alencherry, Giáo chủ Công Giáo Syro-Malabar, để nhắc lại yêu cầu của các ngài rằng các linh mục của tổng giáo phận phải được phép tiếp tục cử hành Thánh lễ hoàn toàn đối diện với cộng đoàn, và được miễn trừ vĩnh viễn chỉ thị của Thượng Hội Đồng Giám mục vào tháng 8 năm ngoái về việc cử hành thánh lễ.

Các linh mục tham gia cuộc tuyệt thực cho biết các ngài muốn truyền đi thông điệp rằng các ngài sẽ không cúi đầu trước nhánh phía nam của Giáo Hội Syro-Malabar, là nhánh bị chỉ trích áp dụng các thực hành lỗi thời của người Chanđê.

Nhiều giáo phận trong Giáo Hội Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.

Thượng Hội Đồng Giám mục vào tháng 8 năm ngoái đã đưa ra một cách thức hợp nhất, kết hợp cả hai, và ấn định quyết định này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.

Thượng Hội Đồng Giáo Hội Syro-Malabar đã biểu quyết một cách áp đảo cách thức hợp nhất này. Nhưng chống đối đã lập tức nổi lên. Trong một diễn biến phức tạp khác vị Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã chính thức tuyên bố rằng ngài đã ban hành một ngoại lệ đối với phong cách thống nhất của thánh lễ cho tổng giáo phận của ngài, và đã nhận được sự cho phép từ Rôma. Các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ tiếp tục quay xuống như từ trước đến nay, nghĩa là giống như trong các thánh lễ của Công Giáo nghi lễ Latinh. Ngoại lệ tương tự sau đó cũng được cấp cho giáo phận Irinjalakuda.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Alencherry vào ngày 10 tháng 12 đã ban hành một chỉ thị bác bỏ các các miễn trừ. Ngài nói rằng đã nhận được một lá thư từ Rôma, trong đó tuyên bố rằng toàn bộ Giáo Hội Syro-Malabar áp dụng chung cách thức hợp nhất, không có miễn trừ gì cho bất cứ ai. Tất cả đều phải áp dụng các quy tắc phụng vụ đã được Thượng Hội Đồng phê chuẩn.

Một thành viên của Athirupatha Samrakshana Samithi, tức là diễn đàn của các linh mục bảo vệ tổng giáo phận, cho biết có khoảng 350 linh mục muốn tham gia vào cuộc biểu tình nhưng theo giao thức COVID-19, chỉ 100 vị thay nhau tham gia vào cuộc biểu tình.

Cuộc tuyệt thực diễn ra trong khi Thượng Hội Đồng lần thứ 30 của Công Giáo Syro-Malabar đang nhóm họp từ ngày 7 tháng Giêng, và đã kết thúc vào ngày 15 tháng Giêng. Các linh mục yêu cầu các Giám mục coi dịp này như một cơ hội để hòa giải những khác biệt về quan điểm trong việc cử hành Thánh lễ.

Trong khi đó, Almaya Munnettam, một tập thể giáo dân trong tổng giáo phận đã tham gia một cuộc tuần hành đến trụ sở của tổng giáo phận để yêu cầu Đức Hồng Y George Alencherry từ chức.

Tình hình của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar được ghi nhận là hết sức căng thẳng.


Source:thehindu.com
 
Bài học đắt giá: Phá tượng Đức Mẹ không thể có kết quả tốt: 250,000 đô bồi thường và vài năm tù
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
15:54 19/01/2022


1. Thông tin cập nhật mới nhất về vụ tấn công tượng Đức Mẹ Fatima ở Washington DC

Người phát ngôn của đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng bức tượng Đức Mẹ Fatima bị phá hoại là không thể sửa chữa được và cho biết thêm cảnh sát đã biết danh tính của một “nghi phạm” được tìm kiếm liên quan đến vụ tấn công ngày 5 tháng 12.

Một phát ngôn viên của Sở Cảnh sát Thủ đô xác nhận với CNA rằng một “người quan tâm” đã được xác định nhưng cho biết cảnh sát chưa tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào vào lúc này. Không có vụ bắt giữ nào được báo cáo.

Trong một diễn biến khác, Đức Hồng Y Timothy M. Dolan ở New York, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã thông báo rằng một buổi lần Chuỗi Mân Côi để “phản ứng với vụ phá hoại tượng Đức Mẹ Fatima gần đây” đã diễn ra tại đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày Chúa Nhật, 16 tháng Giêng nhân Ngày Tự do Tôn giáo.

“Tôi khuyến khích tất cả những người Công Giáo tham gia vào sự kiện này, vì chúng ta cần cầu nguyện để tất cả các cộng đồng tôn giáo được tự do thờ phượng mà không sợ hãi và xin Chúa tiếp tục chúc lành cho đất nước vĩ đại này,” Đức Hồng Y Dolan cho biết trong một tuyên bố phát hành hôm thứ Sáu 14 tháng Giêng.

Buổi lần chuỗi Mân Côi đã được tổ chức vào lúc 1:30 chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ và sẽ được phát trực tiếp.

Đức Hồng Y Dolan nói:

“Nghệ thuật tôn giáo hướng dẫn và truyền cảm hứng. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sống trọn vẹn nhất khi chúng ta hướng cuộc sống của mình về phía Đấng Tạo hóa và những người xung quanh. Mặt khác, việc phá hoại các biểu tượng thánh thiêng công cộng như vậy sẽ làm suy giảm cuộc sống chung cùng nhau của chúng ta và làm tổn hại đến lợi ích chung.”

Cảnh sát đã chia sẻ đoạn phim giám sát cho thấy một người đàn ông đeo mặt nạ tiến đến tượng Đức Mẹ nằm bên ngoài đền thánh Đức Mẹ. Người đàn ông bước lên bức tượng, rút một cái vồ hoặc một công cụ giống như búa, và dường như tấn công vào tay bức tượng. Hắn leo xuống nhìn dáo dác chung quanh xem động tính trước khi bước lên một lần nữa và liên tục đập mạnh vào mặt tượng Đức Mẹ, làm bay các mảnh đá cẩm thạch.

Người phát ngôn của đền thánh Đức Mẹ nói với CNA rằng chi phí thay thế bức tượng bằng đá cẩm thạch Carrara “sẽ được xác định.” Người phát ngôn cho biết vẫn chưa có quyết định về thời điểm hoặc cách thức bức tượng hiện có sẽ được dỡ bỏ và xử lý.

Theo báo cáo của cảnh sát, bức tượng được định giá 250,000 USD. Tên tấn công chắc chắn sẽ phải đền bù toàn bộ số tiền đó.


Source:Catholic News Agency

2. Tòa Thượng Phụ Alexandria: Chúng tôi phải đối mặt với một đòn vô luân từ những người Chính thống giáo Nga

Thánh Công Đồng của Tòa Thượng Phụ Alexandria vừa hoàn tất phiên họp ba ngày, từ 10 đến 12 tháng Giêng, và đã đưa ra một thông cáo chung. Nội dung nhằm thông báo về việc bầu chọn một Tân Tổng Giám Mục và năm Giám Mục mới, cũng như phản ứng lại Chính Thống Giáo Nga.

Vào thời điểm hiện tại, Thánh Công Đồng cho biết một số giáo sĩ ở Phi Châu phục vụ với mức lương thấp, thậm chí trong nhiều miền, các ngài không có lương bổng gì cả trong 2 năm qua vì đại dịch coronavirus. Có lẽ vì thế, nhiều linh mục đã rời bỏ Tòa Thượng Phụ Alexandria để gia nhập Chính Thống Giáo Nga.

Thánh Công Đồng đã mạnh mẽ lên án quyết định ngày 29 tháng 12 của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về việc thành lập một Tòa Thượng Phụ Phi Châu và hai giáo phận ở Phi Châu và đón nhận 102 linh mục của Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Toàn văn thông báo của Thánh Công Đồng Tòa Thượng Phụ Alexandria:

Như Tòa Thượng Phụ Alexandria đã chỉ ra một cách khái quát, trong hai năm qua, do Đức Thượng Phụ Theodore của Alexandria công nhận Giáo chủ Chính thống giáo Ukraine, chúng tôi đã bất ngờ phải đối mặt với sự xâm nhập và các hành động vô đạo đức của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga thông qua các phương pháp bất kể giáo luật và khiếm nhã đối với thực hành và truyền thống của giáo hội, vốn được tất cả các bậc tiền bối của Đức Thượng Phụ Kirill tôn trọng.

Tòa Thượng Phụ Alexandria nhấn mạnh rằng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về cơ bản đã “mua lại” các giáo sĩ của Tòa Thượng Phụ Alexandria, để trả đũa và do đó đe dọa hoặc trả thù.

Tòa Thượng Phụ nhắc lại rằng việc Nga thành lập một “Tòa Thượng Phụ” trong phạm vi quyền tài phán của Tòa Thượng Phụ Alexandria là không theo quy luật và các tuyên bố về vấn đề này có lợi cho phía Nga đã được đưa ra bởi các giáo sĩ đã tha hóa và những người mà chúng tôi không rõ nguồn gốc, những người tự nhận mình là Chính thống giáo nhưng chưa bao giờ thuộc về Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Đức Thượng Phụ đã chỉ ra nỗ lực thay đổi Giáo hội học của Chính Thống Giáo, “vì những lý do bất chính, tiêm nhiễm vi rút của chủ nghĩa dân tộc, là điều đã bị Công Đồng Chính Thống Giáo năm 1872 lên án”.

Tòa Thượng Phụ Alexandria nhấn mạnh rằng những quyết định này của Tòa Thượng Phụ Nga thậm chí còn ám chỉ đến “các tham số của chủ nghĩa thực dân mới” và “yêu sách về quyền tối cao thế giới” không phù hợp với truyền thống Chính thống.

Tòa Thượng Phụ Alexandria đã quyết định thông báo cho cả Tòa Thượng Phụ Đại Kết và các Giáo Hội địa phương thông qua các lá thư mục vụ, trong đó sẽ mô tả các hành động tiếp theo của Chính Thống Giáo Nga, đồng thời áp dụng một cách trung thực và trực tiếp những gì được cung cấp bởi các quy tắc trừng phạt của Giáo hội, đối với những người phạm tội.
Source:Orthodox Times

3. Căng thẳng giữa Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa và Constantinople. Rôma không biết đứng về phía nào

Sandro Magister, ký giả kỳ cựu về Vatican vừa có bài viết nhan đề “Nell’ortodossia è scisma tra Mosca e Costantinopoli. Ma Roma non sa con chi stare”, nghĩa là “Trong thế giới Chính Thống Giáo, đang có sự ly giáo giữa Mạc Tư Khoa và Constantinople. Nhưng Rôma không biết đứng về phía nào”

Ngay khi những tin đồn đang nổi lên xoay quanh địa điểm và ngày giờ diễn ra cuộc gặp mới được nhiều người trông đợi giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo chủ Chính thống giáo của Mạc Tư Khoa, Kirill, với việc Kazakhstan bỏ cuộc [vì cuộc biểu tình khổng lồ], và tu viện Pannonhalma của Hung Gia Lợi tràn trề hy vọng- mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính thống giáo trên thực tế đang bị tê liệt.

Rắc rối nghiêm trọng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô đến từ những gì đang xảy ra trong thế giới Chính thống giáo. Đức Thượng Phụ Kirill đang có xung đột công khai, trên bờ vực ly giáo, với hai trong số các Tòa Thượng Phụ lịch sử của Giáo Hội Đông phương, Constantinople và Alexandria, là những Tòa trước đây đặc biệt gần gũi với Rôma.

Điều đã khiến Đức Thượng Phụ Kirill tức giận đến mức phá vỡ sự hiệp thông Thánh Thể với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople là quyết định được chính thức hóa vào ngày 6 tháng Giêng năm 2019, công nhận quyền tự trị khỏi Mạc Tư Khoa của Giáo hội Chính thống Ukraine mới thành lập, do Đức Thượng Phụ Epiphanius lãnh đạo.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ngay lập tức lên án việc công nhận này là bất hợp pháp. Mạc Tư Khoa coi Giáo hội Ukraine là một phần của mình, như nó luôn là như thế, và trên thực tế, một phần đáng kể của Chính thống giáo Ukraine, lãnh đạo bởi Đức Tổng Giám Mục Onufriy, tiếp tục chịu sự quản lý của giáo chủ Mạc Tư Khoa. Trong khi ngược lại, Đức Thượng Phụ, với tư cách là giáo chủ đại kết và là “Thượng Phụ thứ nhất” trong thế giới Chính thống nói chung, cho rằng ngài có quyền thành lập các Giáo hội “độc lập”, tự cai quản họ và thực tế là đang hành động theo cung cách đó.

Nếu điều này được thêm vào tình trạng chiến tranh giữa Nga và Ukraine cùng với mối liên hệ rất chặt chẽ giữa Đức Thượng Phụ Kirill và tổng thống Nga Vladimir Putin, người ta có thể hiểu cuộc đụng độ giữa hai quốc gia sẽ nghiêm trọng như thế nào. Cuối cùng, nó có thể bao gồm việc Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa từ chối vai trò của vị giáo chủ đại kết Constantinople, và quyền lực tối cao mà ngài tuyên bố.

Được khuyến khích bởi ảnh hưởng từ số tín hữu đông đảo và vị thế chính trị của mình trong thế giới Chính thống giáo, Mạc Tư Khoa ngay lập tức cảnh báo tất cả các Giáo hội Chính thống khác không được công nhận Giáo hội Chính thống Ukraine tân lập. Chỉ có các Giáo Hội Hy Lạp và Síp, có mối liên hệ chặt chẽ nhất với Constantinople, mới dám làm trái ý Mạc Tư Khoa. Nhưng giờ đây vị giáo chủ Chính thống giáo Alexandria “và của toàn Phi Châu” Theodore II cũng đã làm như vậy, Mạc Tư Khoa đã phản ứng tàn bạo đến mức không ai ngờ tới.

Tín hiệu đầu tiên bắt nguồn từ tháng 12 năm 2019, khi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa lấy mất của Tòa Thượng Phụ Alexandria sáu giáo xứ Phi Châu, giao cho các nhà truyền giáo Nga.

Trong Chính thống giáo, mỗi vị Thượng Phụ có thẩm quyền đối với lãnh thổ giáo luật của riêng mình, trong đó không có Thượng Phụ nào khác có thể can thiệp, và Phi Châu theo truyền thống cổ đại thuộc về Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Nhưng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã phá vỡ truyền thống này, xâm nhập vào lãnh thổ của người khác, do đó gây ra cho người khác điều mà họ chưa bao giờ dung thứ cho ai dám gây ra với mình. Ngày 29 tháng 12 năm ngoái, Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga đã thành lập cơ quan đại diện riêng của mình cho Phi Châu, với hai giáo phận: giáo phận thứ nhất có trụ sở tại Cairo và có quyền tài phán đối với phần phía bắc của lục địa, giáo phận thứ hai có trụ sở tại Nam Phi, cho phần phía nam. Hai giáo phận đã có ngay 102 linh mục, những người đã chuyển từ Tòa Thượng Phụ Alexandria sang thần phục Mạc Tư Khoa.

Tòa Thượng Phụ mới có trụ sở chính không phải ở Phi Châu mà ở Mạc Tư Khoa, và đã được giao cho Đức Tổng Giám Mục Leonid của Vladikavkaz, với tước hiệu là Đức Thượng Phụ Toàn Phi Châu.

Phản ứng từ Alexandria là ngay lập tức. Vào ngày 30 tháng 12, Đức Thượng Phụ Theodore II bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc nhất trước quyết định của Tòa Thượng Phụ Nga về việc thành lập một Tòa Thượng Phụ trong giới hạn bình thường có thẩm quyền của Tòa Thượng Phụ cổ đại Alexandria.” Và ngài thông báo rằng cuộc đối đầu sẽ được thảo luận tại “một phiên họp sắp tới của Thánh Công Đồng”, tại đó “các quyết định liên quan sẽ được đưa ra”: nghĩa là, tại phiên họp đã được triệu tập vào ngày 10 tháng Giêng để tiến hành bổ nhiệm người kế vị cho Đức Cha Jonah Lwanga, Tổng Giám Mục Kampala và toàn bộ Uganda. Đức Cha Jonah Lwanga, đã qua đời, là một nhân cách có uy tín và tâm linh mẫu mực, là một trụ cột Phi Châu của Tòa Thượng Phụ Alexandria.

Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 12 tháng Giêng vào cuối phiên họp Thánh Công Đồng, Tòa Thượng Phụ Alexandria đã tố cáo “sự nhầm lẫn lây lan như một bệnh dịch” được tạo ra bởi Giáo hội Nga giữa các tín hữu Phi Châu, là “những con cái được sinh ra trong Chúa Kitô,” và thông báo “áp dụng trung thành và ngay lập tức các biện pháp trừng phạt của Giáo hội, được quy định bởi các quy tắc giáo luật, đối với những kẻ vi phạm,” tuy nhiên, không nói rõ liệu các biện pháp trừng phạt đó có bao gồm việc phá vỡ sự hiệp thông Thánh Thể với Giáo hội Nga hay không.

Nhưng mục tiêu của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không chỉ giới hạn ở Phi Châu, nó còn muốn tấn công ở những nơi khác và cao hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan Novosti, Đức Tổng Giám Mục Hilarion của Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nói rằng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo hội Nga cũng có thể làm những gì họ đang làm ở Phi Châu, bởi vì “chúng tôi không thể phủ nhận việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu Chính thống giáo trong tình huống khi Đức Thượng Phụ Constantinople đứng về phía ly giáo”.

Do đó, không thể loại trừ rằng Mạc Tư Khoa cũng sẽ sớm tiến hành thành lập các giáo xứ của riêng mình ở Thổ Nhĩ Kỳ, nghĩa là, trong lãnh thổ giáo luật của Đức Thượng Phụ Constantinople. Nhưng còn nhiều hơn thế. Trong cùng một cuộc phỏng vấn được trích dẫn ở trên, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã tuyên bố rằng chỉ có “sự khôn ngoan đồng nghị của Giáo hội mới có thể hàn gắn sự ly giáo trong cộng đồng Chính thống giáo thế giới.” Những từ bí ẩn này gợi lên sự triệu tập hội nghị thượng đỉnh giữa những người đứng đầu Giáo Hội Chính thống giáo, là loại đã được tổ chức lần đầu tiên tại Amman, Jordan, vào ngày 26 tháng 2 năm 2020.

Trên thực tế, những người tham dự cuộc họp chỉ là một nhóm vài người gặp nhau ở Amman, đó là những người gần nhất với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Và chính Kirill là người đã triệu tập.

Đức Thượng Phụ Kirill gợi lên cuộc chia rẽ năm 1054 giữa Constantinople và Rôma để ngay lập tức nói thêm rằng, ngày nay, sau một thiên niên kỷ, Chính thống giáo lại phải đối mặt với một cuộc ly giáo cũng có nguồn gốc từ một tầm nhìn khác về “tính tối thượng”.

Tuy không bao giờ nêu đích danh Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople nhưng đề cập đến ngài một cách rõ ràng, Đức Thượng Phụ Kirill chỉ ra không ai khác ngoài Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô là thủ phạm của cuộc ly giáo mới, bởi vì bằng cách sử dụng danh hiệu “primus inter pares”, ngài giả định mình có quyền quyết định thay cho tất cả mọi người, mà không chấp nhận “một hệ thống kiểm soát có tính thượng hội đồng đối với các hành động của Tòa Thượng Phụ Đại Kết.”

Tại Amman, Đức Thượng Phụ Kirill nêu ra sáu điểm là các vấn đề cần thảo luận mà một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai nên tập trung, cả sáu điểm đều nhằm thu nhỏ quyền lực của Đức Thượng Phụ Đại Kết Constantinople.

Và đây chính xác là mục tiêu mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa muốn hướng tới. Sau khi làm hỏng Thượng Hội Đồng Chính thống giáo do Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô triệu tập ở Crete vào năm 2016 sau sáu mươi năm chuẩn bị công phu, bằng cách tẩy chay và xúi các Giáo Hội khác tẩy chay, Kirill giờ muốn trở thành người điều hành hội nghị thượng đỉnh trong tương lai nhằm giải giáp tất cả các quyền lực tối cao dám so kè với ngài của Constantinople.

Cuộc gặp đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill diễn ra tại sân bay Havana vào ngày 12 tháng 2 năm 2016, bốn tháng trước khi Thượng Hội Đồng Chính thống giáo thất bại. Cuộc gặp gỡ thứ hai giữa hai người, nếu và khi nó diễn ra, có thể báo trước một sự rạn nứt dứt khoát trong thế giới Chính Thống Giáo.

Ngày nay, giữa Mạc Tư Khoa và Constantinople, không dễ để Rôma tìm ra con đường đúng đắn.
Source:Sandro Magister