Ngày 19-01-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Sống như môn đệ của Con Thiên Chúa
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
10:46 19/01/2014
VATICAN, Trong bài chia sẻ trước khi đọc kinh Truyền Tin diễn ra vào lúc 12h tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về hình ảnh “Con Chiên” mà Gioan Baotixita đã dùng khi giới thiệu về Đức Giêsu cho người khác.

Ngài nói: “Trong Chúa Nhật thứ 2 mùa Thường Niên hôm nay, đoạn Tin Mừng giới thiệu cho chúng ta cảnh tượng gặp gỡ giữa Đức Giêsu và Gioan Baotixita, tại sông Giordan. Thánh Sử Gioan, người đã kể lại cho chúng ta câu chuyện này là chứng nhân tận mắt. Trước khi trở thành môn đệ của Đức Giêsu, thánh nhân là môn đệ của Gioan Baotixita, cùng với anh mình là Giacobe, với Simon và Anre, tất cả đều là người Galilea, là ngư phủ. Gioan Baotixita thấy Đức Giêsu tiến tới giữa đám đông thì nhận biết Người là sứ giả của Thiên Chúa, nên đã nói về Người rằng: "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian!" (Ga 1,29)”

Đức Thánh Cha cũng chia sẻ rằng Đức Giêsu đến là để cứu con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và Người đã làm điều đó bằng tình yêu, một tình yêu hiền lành, sẵn sàng mang lấy tất cả những nỗi thống khổ của chúng ta để cứu thoát chúng ta.

Ngài nói: “…Đức Giêsu đến trong trần gian này với một sứ mạng đặc biệt: giải phóng con người khỏi sự kềm kẹp của tội lỗi. Bằng cách nào? Bằng tình yêu thương. Không có cách nào khác để chiến thắng sự dữ và tội lỗi ngoại trừ tình yêu thúc đẩy người ta đến chỗ trao ban sự sống mình cho người khác. Trong lời chứng của Gioan Tẩy Giả, Đức Giêsu có những dấu tích của Người Tôi Tớ Chúa, " người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta" (Is 53,4), và chết trên cây thập giá. Người đích thực là con chiên vượt qua, bị nhận chìm trong dòng sông tội lỗi của chúng ta để thanh tẩy chúng ta.”

“Gioan Baotixita nhìn thấy trước mặt mình một người đàn ông xếp hàng với những tội nhân để xin chịu phép rửa dù người ấy không cần, một người mà Thiên Chúa đã sai đến thế gian như một con chiên hiến tế. Trong Tân Ước, thuật ngữ "con chiên" được sử dụng nhiều lần và luôn ám chỉ đến Đức Giêsu. Hình ảnh con chiên này có thể khiến chúng ta ngạc nhiên; quả vậy, một con vật không phải là biểu tượng cho sức mạnh và sự cường tráng lại mang trên vai mình những gánh nặng nề. Một lượng lớn sự xấu bị xóa bỏ và bị mang đi bởi một loài yếu đuối và mỏng manh, biểu tượng của sự vâng phục, hiền lành và tình yêu bất lực, cùng với sự hiến tế chính mình Ngài. Con chiên không thống trị nhưng rất hiền lành, không gây hấn nhưng yêu hòa bình, không nhe nanh vuốt trước bất cứ đối tượng nào tấn công nó, nhưng luôn chịu đựng và phục tùng.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha gợi lên trong lòng mọi người một câu hỏi: “Là người môn đệ của Đức Giêsu, chiên Thiên Chúa có nghĩa là gì đối với Giáo Hội, đối với chúng ta ngày hôm nay?”

Và ngài đã trả lời rằng: “Có nghĩa là lấy hiền từ đối lại cái ác, lấy tình yêu thay thế sức mạnh, lấy khiêm nhường bù lại kiêu hãnh, lấy phục vụ đối lại cao danh. Là những người môn đệ của Con Chiên có nghĩa là không sống như một "thành trì bị vây hãm", nhưng như một thành phố đặt trên núi cao, mở ra, đón nhận và liên đới. Nó có nghĩa là không được có thái độ đóng lại, nhưng mang Tin Mừng đến cho tất cả, làm chứng bằng cuộc sống của chúng ta rằng bước theo Đức Giêsu giúp chúng ta tự do hơn và hoan lạc hơn”

Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc nhớ các tín hữu rằng Chúa Nhật này là ngày Quốc Tế Di Dân và Tị Nạn. Cách đây mấy tháng, Đức Thánh Cha đã cho công bố một sứ điệp của ngài về ngày này với chủ đề ““Những Người Di Dân và Tị Nạn: Hướng Đến Một Thế Giới Tốt Đẹp hơn”. Ngài khuyên mọi người đừng bao giờ đánh mất đi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn và chúc mọi người, đặc biệt là những ai đang số trong tình cảnh di dân - tị nan, được sống trong hòa bình nơi các quốc gia mà các bạn được đón tiếp, được bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các bạn.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã cùng các tín hữu hành hương dâng lên Đức Mẹ lời Kinh Kính mừng để cầu nguyện cho những người tị nạn và di dân đang sống trong những hoàn cảnh ngặt nghèo và khó khăn.: Kính Mừng Maria…

Cuối cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các tín hữu đến từ các giáo xứ ở Ý và các nơi khác trên thế giới, cũng như các đoàn hội và các nhóm.
 
Công Giáo và Hồi Giáo: hai đường tiến trái ngược.
Vũ Văn An
21:00 19/01/2014
Dù với những biến cố kinh hoàng như biến cố 11 tháng Chín 2001, quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với Hồi Giáo vẫn là quan điểm đã được Tuyên Ngôn Nostra Aetate và Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nói lên. Đại để, tiếng nói chính thức của Giáo Hội Công Giáo vẫn cho rằng bạo lực, có chăng, của người Hồi Giáo là do họ bóp méo và giải thích sai tôn giáo của họ. Chứ Hồi Giáo vốn là một tôn giáo hoà bình.

Không riêng Giáo Hội Công Giáo, đến cả các nhà lãnh đạo thế tục như cựu tổng thống Bush và nhiều nhà lãnh đạo khác cũng bảo đảm với ta rằng Hồi Giáo là tôn giáo hòa bình.

Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cho rằng Hồi Giáo cũng như Kitô Giáo đều thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất. Tuyên ngôn Nostra Aetate của Vatican II cũng quả quyết rằng người Hồi Giáo “thờ một Thiên Chúa duy nhất”, liên kết đức tin của họ với Ápraham, tôn kính Chúa Giêsu như một tiên tri, “sùng kính Đức Maria”, thậm chí còn kêu cầu ngài nữa, và “trân qúy đời sống luân lý”.

Với những giáo huấn như thế, Đức HY Dolan đã tới thăm một đền thờ Hồi Giáo tại New York và tuyên bố rằng “Qúy bạn yêu mến Thiên Chúa, chúng tôi cũng yêu mến Thiên Chúa, và Người là cùng một Thiên Chúa ấy”.

Những người Công Giáo không mấy thiện cảm với chủ trương trên nhấn mạnh rằng Vatican II không nhắc gì tới chính Hồi Giáo, tới Mohammad hay tới Kinh Kôrăng, mà chỉ nhắc tới “người Hồi Giáo” và số 841 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo chỉ nhắc lại hai câu trong Hiến Chế Lumen Gentium. Nhưng khi nói: người Hồi Giáo “xưng rằng họ giữ đức tin của Ápraham”, Lumen Gentium 16 không cho hay họ có thực sự giữ cùng một đức tin như Ápraham hay không. Cũng thế, khi quả quyết rằng người Hồi giáo “tôn kính Người (tức Chúa Giêsu) như một tiên tri”, Nostra Aetate 3 không nhắc gì tới các dị biệt quan trọng giữa Chúa Giêsu của Kôrăng và Chúa Giêsu của Tin Mừng.

Những người trên còn nêu ra điểm nữa để cho rằng Nostra Aetate không hẳn là một tuyên bố có tính tín điều. Họ dựa vào một bài đăng trên Catholic News Service hồi tháng Năm, 2012, trong đó, Đức Hồng Y Walter Brandmuller (cựu chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Khoa Học Lịch Sử) được trích dẫn như đã tuyên bố rằng Nostra Aetate “không có nội dung tín lý bắt buộc”. Họ cho lời tuyên bố này nặng ký vì ngài vốn cùng Đức Cha Agostino Marchetto là đồng tác giả cuốn “Chìa Khóa Giải Thích Vatican II của Đức GH Bênêđíctô XVI”. Trong một tiểu luận đăng trên tờ L’Osservatore Romano” hồi tháng 10 năm 2012, chính Đức Bênêđíctô XVI có đề cập tới một điểm yếu của Nostra Aetate vì “đã chỉ nói về tôn giáo theo nghĩa tích cực, mà bỏ qua các hình thức bệnh hoạn và bóp méo về tôn giáo, là các hình thức, xét theo các quan điểm lịch sử và thần học, có tầm quan trọng sâu xa”. Chắc hẳn ngài có ý nói tới việc Nostra Aetate đánh giá quá tích cực các niềm tin của người Hồi Giáo, mà quên đưa ra những cảnh báo thận trọng đối với một số các niềm tin này.

Những người trên quên rằng thực ra trong Giáo Hội, vẫn luôn có những cảnh báo như thế, và đã có từ rất lâu. Tại Công Đồng Basil năm 1434, Đức GH Eugene IV cho rằng “…đang có hy vọng rằng nhiều người từ giáo phái ghê tởm của Mohammad sẽ trở lại Đức Tin Công Giáo”. Năm 1455, Đức GH Callixtus III cho hay: “Tôi thề sẽ … hiển dương Đức Tin chân thực, và nhổ tận gốc giáo phái quỉ quái của tên Mohammad tội lỗi và vô tín tại Đông Phương”. Năm 1459, trong một sắc chỉ, Đức GH Piô II nhắc tới “… tiên tri giả Mohammad”.

Còn Thánh Tôma Aquinô thì viết như sau: “Ông ta (Mohammad) quyến rũ người ta bằng lời hứa hẹn hưởng khoái lạc nhục dục… Ông ta xuyên tạc hầu như mọi chứng từ của Cựu và Tân Ước bằng cách biến chúng thành lời bịa đặt của chính ông ta, như bất cứ ai cũng thấy khi khảo sát lề luật của ông ta” (Summa Contra Gentiles, Cuốn 1, Chương 16, Điều 4).

Thế kỷ 20 có hòa dịu hơn. Vì ấn bản năm 1910 của Bộ Bách Khoa Công Giáo có nhận định như sau về đạo đức học Hồi Giáo “nó thấp hơn nhiều so với đạo đức học Do Thái Giáo và càng thấp hơn nữa so với đạo đức học Tân Ước”. Bộ Bách Khoa này giải thích rằng: “Điều thực sự tốt trong đạo đức học của Mohammad một là do thường thức hai là do vay mượn từ các tôn giáo khác, chứ những gì đặc thù của họ gần như lúc nào cũng thiếu sót hoặc xấu xa”. Bộ sách này kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng Hồi Giáo vừa là một tôn giáo vừa là một hệ thống chính trị: “Trong các vấn đề chính trị, Hồi Giáo là một hệ thống đối nội thì chuyên quyền mà đối ngoại thì gây hấn… Quyền lợi của các bề tôi không theo Hồi Giáo thuộc loại hết sức mơ hồ và bị hạn chế hơn hết, và chiến tranh tôn giáo là bổn phận thánh thiêng bất cứ ở đâu có cơ may thành công chống lại ‘quân vô đạo’”.

Muốn đọc những dòng trên cho đúng, ta nên đặt chúng vào ngữ cảnh lịch sử. Sở dĩ các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong quá khứ có giọng điệu nghiêm khắc đối với Hồi Giáo là vì lúc đó, Hồi Giáo đang tấn kích Kitô Giáo đến chí mạng. Đến Vatican II, sự gây hấn của Hồi Giáo chống Kitô Giáo hầu như đã lui vào quá khứ. Hơn nữa như nhận định thông sáng của thần học gia Joseph Ratzinger, một trong các chuyên viên hàng đầu của Vatican II, thì thế giới lúc đó đã ý thức được tính đơn nhất của mình rồi. Nhận định này đã được lồng vào số 1 trong Tuyên Ngôn Nostra Aetate. Mặt khác, như nhận định của Đức Hồng Y Koenig, một trong các kiến trúc sư chính của Vatican II, nhất là đối với Tuyên Ngôn Nostra Aetate, Vatican II “khích lệ người Công Giáo cố gắng để mọi người quên đi mối hận thù xưa kia giữa người Công Giáo và Hồi Giáo, và trong niềm quí trọng lẫn nhau, hãy ý thức nhiệm vụ chung nhằm lợi ích cho mọi người”. Ngôn ngữ hòa giải, vì thế, là điều tất yếu.

Có điều, ngôn ngữ ấy xem ra không lọt tai người Hồi Giáo và không chuẩn bị người Công Giáo đương đầu thoả đáng với tình huống sự việc ngày nay với người Hồi Giáo. Hiện nay, người Hồi Giáo xem ra muốn trở lui với chính sách thù nghịch từng kéo dài trong nhiều thế kỷ chống lại Kitô Giáo.

Đọc chuyên gia Raymond Ibrahim, một học giả Mỹ gốc Ai Cập, tác giả cuốn Crucified Again: Exposing Islam's New War on Christians (Regnery, 2013), người ta thấy rõ xu hướng này. Theo ông, có sự liên tục hiển nhiên giữa ngôn từ, việc làm, và mục tiêu của phong trào thánh chiến (mujahidin) trong thế kỷ thứ 7 và phong trào của những người Hồi Giáo quá khích trong thế kỷ 21.Thành thử muốn hiểu đúng Hồi Giáo và chủ nghĩa nghĩa duy Hồi Giáo hiện nay, người ta trước nhất phải hiểu lịch sử và lý thuyết Hồi Giáo buổi đầu.

Theo 2014 World Watch List, mới công bố gần đây, trong số 50 quốc gia bách hại Kitô hữu nhiều hơn cả, Syria đứng hàng thứ ba, Iraq thứ tư, Afghanistan thứ năm và Libya thứ 13. Bốn nước này đều theo Hồi Giáo và đều được xếp vào loại “ cực kỳ bách hại” các Kitô Hữu.

Theo tin Reuters, năm 2013 có tất cả 1,213 tử đạo Kitô Giáo tại Syria. Nhưng Frans Veerman, chủ tịch Open Doors, một tổ chức phi hệ phái ủng hộ các Kitô hữu bị bách hại khắp thế giới, thì con số này chỉ là con số được truyền thông báo cáo. Thực tế ra, con số được nhiều nhóm Kitô Giáo ước lượng lên tới 8,000 tử đạo một năm.

Truyền thông Tây Phương cố tình làm lơ không thông báo nhiều vụ bách hại Kitô hữu trong thế giới Hồi Giáo hiện nay. Trái lại truyền thông, trang mạng và các nhà tranh đấu nói tiếng Ả Rập hàng ngày vẫn tường trình đầy đủ và cung cấp nhiều tài liệu cho thấy hết tàn bạo này tới tàn bạo nọ: chặt đầu và đặt bom các nhà thờ, bắt cóc các nữ tu, Kitô hữu bị thảm sát vì không chịu cải đạo qua Hồi Giáo, và rất nhiều các vụ bắt cóc đòi chuộc tiền hay hãm hiếp.

Dù chưa thực sự cầm quyền, hễ chiếm được thành phố nào, người duy Hồi Giáo Syria cũng cho áp dụng luật lệ Hồi Giáo lên mọi cư dân: nhóm Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) vừa chiếm được Raqqah, bắc Syria, đã vội buộc mọi phụ nữ phải trùm khăn niqabburqua (phủ hết thân và mặt), sau khi tấn công hai nhà thờ Kitô Giáo, bẻ Thánh Giá, đốt sách thánh, đập tượng Đức Maria, vừa đập vừa hô khẩu hiệi chiến thắng của Hồi Giáo “Allahu Akbar!”

Tại Afghanistan, chính phủ mà người ta vốn gọi là “ôn hòa” của ông Karzai đã duy trì nhiều đạo luật hết sức khắc nghiệt của Taliban, trong đó có luật bỏ đạo, triệt để bách hại những ai tìm cách trở lại Kitô Giáo, và năm 2011, đã triệt hạ ngôi nhà thờ Kitô Giáo cuối cùng tại Afghanistan. Theo phúc trình của Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ, hiện nay, tại Afghanistan không một nhà thờ Kitô Giáo nào được mở cho công chúng, cũng không có trường học Kitô Giáo nào.

Tại Iraq, sau khi Hoa Kỳ hạ bệ Saddam Hussein, các nhóm thiểu số Kitô Giáo bị tấn công và sát hại một cách dã man, và hàng chục nhà thờ bị thiêu rụi. Kitô hữu bị khủng bố gần như bị tận diệt, với quá bán tổng số phải trốn chạy ra ngoại quốc.

Tại Libya, từ ngày Qaddafi bị lật đổ, Kitô hữu bị bách hại một cách nặng nề: các nhà thờ bị đốt, các Kitô hữu bị tra tấn và thảm sát, trong đó, có lý do từ chối trở lại Hồi Giáo. Đó là trường hợp hai tín hữu Chính Thống người Ai Cập sống tại Libya: Waleed Saad Shaker và Nash’at Shenouda Ishaq.

Lợi dụng lúc vô quyền, nhóm dân quân duy Hồi Giáo tự gọi là Đơn Vị An Ninh Phòng Ngừa đã bắt và tra tấn 8 kiều dân ngoại quốc tại Benghazi. Một trong 8 người này Ezzat Hakim Atallah, người Ai Cập, đã chết trong lúc bị giam. Chính phủ Ai Cập dưới quyền Morsi đồng quan điểm với chính quyền Libya cho hay anh qua đời vì sức khỏe riêng! Nhà thờ Thánh Máccô tại Benghazi bị tấn công hai lần, lần thứ hai bị thiêu rụi, linh mục và một tín hữu giáo dân bị đánh, cuối cùng vị linh mục phải chạy trốn. Tu viện Thánh Gia tại Derna, tu viện Chúa Hài Đồng tại Barce và Tu Viện Thánh Tâm tại Beida bị đe dọa đến phải đóng cửa.

Người Hồi Giáo quả đang đi ngược hẳn lại chiều hướng cởi mở của Kitô Giáo.
 
Top Stories
Asia / Vietnam - Campaign to abolish torture, often used against detainees for religious and political reasons
Fides
12:46 19/01/2014
Hanoi (Agenzia Fides) - The torture of prisoners, particularly prisoners for religious and political reasons, is still widely used in Vietnam. In 2013, the torture suffered by people held for their moral and political beliefs caused in some cases, death. This was denounced by "Christian Solidarity Worldwide" (CSW), the Christian NGO, based in London, which today launched a new campaign to abolish torture in Vietnam. According to a note sent to Fides, the campaign calls for "humane treatment of detainees and prisoners in Vietnam and the elimination of the practice of torture and other abuses in prisons, in police departments, rehabilitation centers and other places of detention".

A campaign to abolish torture in Vietnam requires specific steps that show progress on behalf of the government to eliminate it. Such steps, says CSW, are: the immediate ratification of the Convention against Torture; the ratification of the international convention against forced labor; the adoption of ad hoc legislative measures to abolish this practice.

In the note sent to Fides, Mervyn Thomas, CSW Director, explains: "In 2013, Vietnam was elected in the UN Human Rights Council and signed the Convention against Torture and other cruel, inhuman or degrading treatment. This year the government has the opportunity to demonstrate a real commitment to the promotion and protection of the rights enshrined in the International Covenant on Civil and Political Rights".
 
World Day of Migrants and Refugees: “Towards a Better World”
Vatican Radio
12:21 19/01/2014
2014-01-17 Vatican - Sunday 19th January the Church marks the 100th World Day of Migrants and Refugees. In his message to mark this occasion, Pope Francis urged countries to welcome and respect migrants and refugees and not to treat them as “pawns on the chessboard of humanity”.

In a world in which there are some 200 million migrants – 44 million of whom are refugees and internally displaced people – the Pope said “They are children, women and men who leave or who are forced to leave their homes for various reasons, who share a legitimate desire for knowing and having, but above all for being more.”He also repeats his condemnation of “slave labour” and trafficking, develops his criticism of a “throwaway culture, and reiterates there must be a change in attitude on the part of host countries”.

Vatican Radio’s Linda Bordoni spoke to Jesuit Father Peter Balleis, International Director of the Rome-based Jesuit Refugee Service about the Pope’s message, about how we can transform what is largely perceived as a problematic issue into a richness for us all, and about the significance – today – of this annual occurrence marked by the Church…

The Church – Father Balleis says – is also a migrant Church, “many people – many Christians but not just Christians – are on the move” and the Church has always accompanied migrants. The Church – he points out – accompanied migrants from Europe when they moved to the United States – “the Jesuits when they were re-installated 200 years ago worked a lot in the US, they set up schools and universities in many places where the settlers were moving”.

Our history – he says – “is full of migration, so it’s right that the Church makes it a point to recall that”. Of course in our day – our particular concern as Jesuit Refugee Service – is not just about migrants, “it’s the fact that out of the 200 million people on the move, there are about 44 million refugees and internally displaced people, forcibly displaced people”.

Refugees – he explains – are “those people who have no choice but to run” for whatever reason. And “that number has significantly gone up in 2013 – it has reached 15 million refugees outside their home country, and 28 million inside their countries”.

So – Father Balleis points out – even more than to commemorate the 100th anniversary of a Day which the Church established, in these days with such a large number of refugees it is even more significant.

He also says that it is interesting to note that the Refugee Day marked by the United Nations in June isn’t as old as the 100-year-old migration Day marked by the Church.

So – he says – “the Church was ahead of the times and taking the migration issue very seriously 100 years ago”.

Father Balleis recalls Pope Francis’ words during a recent homily in which he remembered that Jesus himself was a refugee…

He says the Pope’s attention towards migrants and refugees – underlined by his visits to the Island of Lampedusa and to the Astalli Centre for Refugees in Rome – has helped to draw attention to the issue in a positive way. He has helped change the attitude of many ordinary people as “He is not talking as a politician who has to defend borders or discuss laws, but he is talking from the faith perspective of a person who is concerned for people in need. That brings the whole issue to the attention in a different way: migrants and refugees are not seen in a political way but as our brothers and sisters who are in need. That – he says – has definitely helped everyone who works with refugees – including the UN High Commissioner for Refugees who met recently with the Pope – because as a world leader he gives attention to a group to which many politicians don’t give attention”.

Speaking of the Pope’s message Father Balleis says its title: “Migrants and Refugees –Towards a Better World” is an interesting title because it puts the issue in a positive context. Normally migrants and refugees are seen in the context of a world that is not in a good shape, which is even getting worse. But – he says – seen within the drama of a world that produces more and more forced migrants, forcibly displaced people and refugees, his perspective shines the light on how we can move towards a better world. And – he points out – “what are the elements for a better world?

The very first element is the people themselves who suffer from war – they want peace, they are the agents of peace. Migrants and refugees who have given up – or had to give up – their homes, they want to build a new life. They are a great asset for any society and economy. So they help us along the path to a better world. They are part of a changing world: they give us the possiblity to learn about cultural diversity and the richness of the different cultures. The world is moving towards that”. He says that having people who have the courage and the need to move to another country means having people who are builders of this new world. “And of course the way countries reach out generously with an open heart to their brothers and sisters in need is a contribution to a better world. So in the whole drama of refugees in particular there are a lot of elements that help us to move towards a better world”.

Finally, Father Balleis says that as JRS “we have a special focus on education because we are convinced that to equip refugees with education is the key for the future”. It gives hope, but it equips people with the skills needed to build up their lives. He says in urban and rural places across the world, refugees want to learn English and Computers. This is because these are the global languages of communication today, and the desire of young people in the most remote places on the globe is to connect with the rest of the world.
 
Pope Francis: public broadcasting is 'for the common good'
VIS
12:47 19/01/2014
2014-01-18 Vatican - Directors and staff of Italy’s national broadcaster, RAI, met with Pope Francis on Saturday in the context of its double-anniversary year. The broadcaster is marking its 90th anniversary in radio and its 60th anniversary in television.

During their audience in the Paul VI Hall, the Pope took the occasion to remind broadcasters of their responsibility to maintain high ethical standards and to produce media that promotes human growth.

The double-anniversary, said the Pope, is an occasion to reflect upon the relationship between the RAI and the Holy See these past decades and on the value and demands of public service broadcasting.

Singling out the Second Vatican Council, papal elections, papal visits in Italy, the Jubilee Year, and the funeral of John Paul II as examples, Pope Francis said Italians have always been able to access the words and images of the Pope and to follow Church events through RAI radio or television.

The Pope said the keyword he wanted to highlight on the occasion of these two anniversaries is “collaboration”, in particular the collaboration that happens between the RAI and the Vatican’s radio and television broadcasters.

The Pope also acknowledged the broadcaster’s various religious productions over the years and its role in documenting change in Italian society and in unifying Italy both linguistically and culturally.

“Recalling such a rich history of accomplishments also calls us to a renewed sense of responsibility,” he said. “I remind you that your profession, in addition to being informative, is formative; it is a public service, that is, a service for the common good, a service for truth, for goodness, and for beauty.”

The broadcaster “produces culture and education, offers information and entertainment, which at every time of day, reaches a large number of Italians.”

“It is a responsibility to which, he who is owner of a public service, cannot abdicate for any reason,” he said. “Ethical communication is, in the final analysis, the fruit of an attentive conscience—not one that is superficial—that is always respectful of people, both those about whom the information is given and of the receivers of the message. Each person (in broadcasting) in their respective role and responsibility, is called to be vigilant in order to maintain high ethical standards of communication, and to avoid those things that create much harm: misinformation, defamation and slander.”

He urged the broadcasters to “work well” and to invest trust and hope in their work, so as to communicate these values in their broadcasts. “There is so much need (for trust and hope),” he said.

He also expressed the hope that, “pursuing with determination and perseverance their objectives”, broadcasters “will know how to be at the service of human, cultural and civil growth of society.”

He concluded by wishing participants and their families a good New Year.

Cardinal Angelo Comastri, vicar general for Vatican City, celebrated mass for the attendees prior to the audience.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh mừng 400 năm Dòng Tên đến Việt Nam
GM. Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J.
00:40 19/01/2014
Bài giảng Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh mừng 400 năm Dòng Tên đến Việt Nam

Kính thưa Đức Tổng giám mục chủ sự và toàn thể cộng đoàn,

Ngày 18.1.1615, ba anh em Dòng Tên là cha Phanxicô Buzomi, người Ý, một linh mục người Bồ Đào Nha và một tu huynh người Bồ Đào Nha, đặt chân lên Cửa Hàn, nay là Đà Nẵng: đó là một mốc quan trọng hàng đầu trong lịch sử Hội Thánh tại Việt Nam. Hôm nay chúng ta họp nhau đây mở đầu một năm Dòng Tên tạ ơn Chúa và xin Chúa ban ơn để trung thành và can đảm tiếp bước các bậc tiền nhân. Từ Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội này, xin gửi lời chúc mừng đến giáo phận Đà Nẵng và giáo xứ Hội An hôm nay cùng kỷ niệm biến cố có thể nói là ngày khai sinh giáo phận và giáo xứ.

Trước ngày 18.1.1615, đã có những người đến rao giảng Tin Mừng ở Việt Nam. Thánh Giá được khắc trên đá ở Cù Lao Chàm năm 1523 là dấu hiệu đầu tiên của Kitô giáo trên quên hương chúng ta. Các thừa sai dòng Phanxicô và Đaminh cũng đến truyền giáo ở Đàng Trong (tức Miền Nam) và Đàng Ngoài (tức Miền Bắc), nhưng kết quả cụ thể không thấy lịch sử ghi nhận.

Ban đầu các vị thừa sai Dòng Tên chỉ muốn đến giúp các tín hữu Công Giáo Nhật Bản phải trốn đến Hội An để tránh cuộc bách hại khốc liệt trong nước. Chẳng bao lâu, các ngài thấy tâm hồn người Việt Nam rất gần với Tin Mừng, nên nhận ra Việt Nam là mảnh đất tốt để gieo Lời Chúa. Dịp lễ Phục Sinh năm ấy, các ngài đã đón nhận 10 tín hữu đầu tiên. Từ Hội An, các ngài mở rộng hành động truyền giáo đến Bình Định rồi Điện Bàn. Thật lạ lùng! Trong bối cảnh chạy loạn, Tin Mừng đã đến với dòng giống Con Rồng Cháu Tiên. Nhiều bậc tiền bối của chúng ta đã mở lòng đón nhận và Tin Mừng đã thấm dần vào dòng máu Việt mỗi ngày một sâu hơn.

Thấy Việt Nam đúng là mảnh đất mầu mỡ, từ trụ sở tại Macao, Dòng Tên tiếp tục gửi các thừa sai khác đến, trong đó vị nổi tiếng nhất là cha Alexandre de Rhodes mà ngày nay chúng ta quen gọi là cha Đắc Lộ. Sau một thời gian vất vả học tiếng Việt, ngài đã có thể giao tiếp và giảng dạy cho dân chúng. Ngày lễ thánh Giuse 19.3.1627, ngài cùng với một thừa sai khác đặt chân lên Cửa Bạng ở Thanh Hóa, rồi Kẻ Chợ, tức là Hà Nội, chính thức khởi đầu công cuộc truyền giáo ở Miền Bắc, lúc ấy gọi là Đàng Ngoài. Nhờ thông thạo ngôn ngữ và phong tục, nhất là nhờ gương sáng về đời tu và lòng bác ái, ngài đã mau chóng đón nhận đông đảo người xin học đạo và gia nhập đạo.

Ở Hà Nội, cha Đắc Lộ khởi sự hai việc rất ý nghĩa. Trước hết là quyển Phép Giảng Tám Ngày, quyển giáo lý Công Giáo đầu tiên bằng tiếng Việt, và cũng là quyển sách đầu tiên được viết bằng chữ Quốc Ngữ. Thật ra chữ Quốc Ngữ đã được các thừa sai và các thầy giảng Việt Nam khởi sự từ trước. Nhưng việc một quyển sách được in bằng chữ Quốc Ngữ cho thấy cách viết này đã có thể coi như hoàn chỉnh. Thứ đến là ngài đã quy tụ một số người có học và nhiệt thành lập nên Hội Thầy Giảng. Tổ chức này đã tỏ ra rất hiệu quả trong hoạt động truyền giáo, ngay cả khi không có các linh mục. Với quyển Phép Giảng Tám Ngày và Hội Thầy Giảng, có thể nói là Hội Thánh đã thực sự nhập thể trong xã hội Việt Nam: như xưa thánh Phaolô nói “Do Thái với người Do Thái, Hy Lạp với người Hy Lạp”, thì với cha Đắc Lộ, chúng ta có thể nói đạo Chúa đã trở nên Việt Nam với người Việt Nam.

Công cuộc truyền giáo luôn luôn là một việc khó khăn. Đối với vua quan cũng như dân chúng Việt Nam, đạo Chúa là điều hoàn toàn mới lạ. Những hiểu lầm và ngay cả những vu cáo là điều hầu như không thể tránh được. Xã hội Việt Nam thời bấy giờ quen với tam cương ngũ thường, quen với con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa, nên khó lòng chấp nhận những điều mới mẻ như mọi người đều bình đẳng, lại phải thương yêu nhau như anh chị em một nhà; vua quan chẳng những không được áp bức bóc lột dân mà phải phục vụ dân như đầy tớ. Cha Đắc Lộ cho biết vào Tuần Thánh năm 1628, ngài rửa chân cho giáo dân trong thánh lễ chiều thứ năm tại Hà Nội, mọi người đều kinh ngạc. Người Việt Nam mau chóng gọi Công Giáo là đạo “thương nhau”.

Dù vậy, các cuộc bách hại lẻ tẻ liên tiếp diễn ra và đã có nhiều người hy sinh mạng sống vì đức tin. Vị nổi tiếng nhất chính là chân phước thầy giảng Anrê Phú Yên,vị tử đạo tiên khởi của Việt Nam, mở đầu cho những trang sử hào hùng của Giáo Hội Việt Nam, trong đó có 16 anh em Dòng Tên, kể cả các thừa sai và người Việt Nam. Sau nửa thế kỷ, các thừa sai Dòng Tên đã rửa tội cho hơn 100 ngàn người ở Đàng Ngoài và chừng 50 ngàn người ở Đàng Trong, trước khi Tòa Thánh thiết lập hai giáo phận tiên khởi Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đây là khởi đầu cho một Giáo Hội được coi là phát triển nhất ở khu vực Đông Á.

Lời Chúa trong thánh lễ khai mạc Năm Thánh hôm nay cho chúng ta một xác tín quan trọng: việc loan báo Tin Mừng xuất phát từ trái tim yêu thương của Thiên Chúa mong muốn cho con người được cứu độ và hạnh phúc đời đời. Chúa Giêsu nói với các tông đồ: Hãy đi giảng dạy muôn dân… Tại sao? Thánh Phaolô trả lời: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” Truyện ông Giôna với thành Ninivê và cây thầu dầu cho thấy lòng con người nhỏ bé, trong khi trái tim Thiên Chúa thật cao cả.

Trong 400 năm qua, nói cho đúng thì Dòng Tên chỉ đóng góp một phần bé nhỏ trong lịch sử Hội Thánh tại Việt Nam. Bao nhiêu thừa sai khác, bao nhiêu dòng tu khác, bao nhiêu tâm hồn quảng đại và can đảm khác đã góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc loan báo Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh tại Việt Nam. Đặc biệt chúng ta không quên được hơn 100 ngàn tín hữu thuộc đủ mọi thành phần đã lấy chính mạng sống mình làm chứng cho Chúa, trong đó 117 vị đã được tôn vinh lên bậc hiển thánh.

Sau khi bị giải thể năm 1773, Dòng Tên vắng bóng ở Việt Nam trong 150 năm. Hiện nay, sau hơn 50 năm trở lại miền đất thân yêu Việt Nam, Dòng Tên hân hạnh tiếp tục đóng góp phần nhỏ bé với một Giáo Hội đầy sức sống. Đâu là ước nguyện của Dòng Tên xưa cũng như nay? Xin phép được dùng một truyện để minh họa.

Trên rừng có muôn vàn loài cây, nhưng có thể chia làm 3 loại chính. Loại thứ nhất gồm những cây không ước mơ cũng không phấn đấu. Loại thứ hai gồm những cây có ước mơ nhưng không phấn đấu. Loại thứ ba gồm những cây vừa có ước mơ vừa biết phấn đấu. Trong loại ba này có 3 cây con. Cây thứ nhất ước mơ và phấn đấu để trở thành một cây gỗ quý, có thể dùng làm tráp cho vua chúa và hàng quý tộc đựng vàng bạc châu báu. Cây thứ hai ước mơ và phấn đấu trở thành một cây thật to và chắc, có thể đóng thuyền cho vua vượt đại dương. Cây thứ ba ước mơ và phấn đấu thành một cây cao, ai nhìn lên ngọn thì thấy trời và ai trèo lên đến ngọn thì cũng lên đến trời.

Một tiều phu lên rừng đốn củi: ông chẳng phân biệt cây loại này với cây loại kia, đem tất cả về bán cho ai trả giá hợp lý. Cây con thứ nhất rơi vào tay một nhà nông: thay vì làm tráp đựng vàng bạc châu báu thì ông đóng được một cái máng cho bò ăn cỏ. Cây con thứ hai rơi vào tay một người đóng thuyền: thay vì làm thuyền cho vua vượt đại dương, ông đóng được một cái thuyền đánh cá. Cây con thứ ba cong queo và sù sì rơi vào tay một bà nội trợ: bà chất đống củi đợi ngày cho vào bếp. Thật là đáng thất vọng cho cả ba.

Nhưng khi Chúa Giêsu sinh ra, Đức Mẹ đã đặt Chúa trong máng cỏ: đó chính là cây con thứ nhất. Khi Chúa Giêsu đi rao giảng, Chúa đã mượn thuyền của thánh Phêrô: đó chính là cây con thứ hai. Khi lính Rôma tìm gỗ làm thập giá đóng đinh Chúa, họ đã lấy chính cây con thứ ba trong đống củi của bà nội trợ. Quả thật ai nhìn lên cây thập giá của Chúa thì thấy trời cao và Chúa Giêsu nói: Khi được đưa lên cao, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.

Ngoài Thiên Chúa, những ước mơ của con người sẽ trở thành ảo vọng. Với Thiên Chúa, những ước mơ của con người trở thành hiện thực hơn chính con người mong đợi. Đó chính là điều thánh Inhã chờ mong nơi con cái của Dòng Tên: trở thành khí cụ trong tay Chúa để Chúa thực hiện kế hoạch cứu độ kỳ diệu cho con người.

Lời mời gọi của Chúa Giêsu vẫn tiếp tục vang lên trong lòng chúng ta hôm nay: Hãy lên đường! Hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Hãy làm cho cả đất nước Việt Nam này nhận biết Đấng là đường, sự thật và sự sống. Hôm nay khởi đầu tuần lễ cầu nguyện cho Hội Thánh được hiệp nhất, xin Chúa cho tất cả chúng ta luôn một lòng với Hội Thánh như ước nguyện của thánh Inhã trong Linh Thao. Chúng ta cũng vừa đón nhận tông huấn Niềm Vui Phúc Âm của Đức Thánh Cha Phanxicô, xin cho chúng ta cùng với cả Hội Thánh cảm nghiệm sâu xa niềm vui được làm những môn đệ thừa sai để tiếp bước Chúa Giêsu, các tông đồ, các nhà truyền giáo đã đem Tin Mừng đến cho quê hương thân yêu của chúng ta.

Hãy đặt cuộc đời bình thường của chúng ta trong tay Thiên Chúa tình yêu và Ngài sẽ thực hiện qua chúng ta những điều chính con người không dám mơ ước. Xin Thánh Inhã và các thánh Dòng Tên phù hộ chúng ta. Amen.

Gm Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J.
 
Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt
Chỉnh Trần, S.J.
00:34 19/01/2014
Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt

8 giờ 30 sáng thứ bảy ngày 18 tháng 01 năm 2014, tại nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục phó TGP TP. HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã long trọng cử hành Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt.

Xem hình

Cùng cử hành Thánh Lễ với Đức Tổng Giám mục phó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục TGP Hà Nội, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục TGP Huế, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J., Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục Giáo phận Cần Thơ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá TGP. TP.HCM, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc, khoảng 100 linh mục và hơn 1,500 người gồm nam nữ tu sĩ, giáo dân, ân nhân, thân hữu và cộng tác viên của Dòng Tên Việt Nam.

Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam đã công bố Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt, theo đó Tòa Thánh cho phép Dòng Tên tại Việt Nam cử hành Năm Thánh từ ngày 18 tháng 01 năm 2014 đến ngày 18 tháng 01 năm 2015. Sắc lệnh cũng quy định những dịp lễ mà các tín hữu được lãnh ơn toàn xá tại các nhà thờ và nhà nguyện do Dòng Tên phụ trách gồm: nhà thờ Hiển Linh (Thủ Đức), nhà thờ Thiên Thần (Quận 2), nhà thờ Tạo Tác (Đà Lạt), nhà thờ Hoa Lư (Pleiku), nhà thờ giáo họ Ngọc Mạch (Hà Nội), nhà nguyện thánh Inhaxiô (Trung tâm Đắc Lộ, Sài Gòn), nhà nguyện thánh Phanxicô Xaviê (Viêng Chăn, Lào).

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha chủ tế ngỏ lời chúc mừng anh em Dòng Tên Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam.

Trong bài giảng, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J., đã kể lại sơ lược về biến cố ba thừa sai Dòng Tên lần đầu tiên đặt chân đến Cửa Hàn, Đà Nẵng và công cuộc truyền giáo của Dòng Tên tại xứ sở Con Rồng Cháu Tiên bắt đầu từ năm 1615. Đặc biệt, Đức Cha đã chia sẻ về lòng nhiệt thành truyền giáo và nỗ lực hội nhập văn hóa Việt của linh mục Alexandre de Rhodes, S.J., tức cha Đắc Lộ thể hiện qua hai công trình liên quan đến chữ quốc ngữ là cuốn Phép giảng tám ngày và Từ điển Việt-Bồ-La, cũng như về việc đào tạo các giáo lý viên và hàng giáo sĩ bản địa tương lai thể hiện qua việc thành lập Hội Thầy giảng. “Với quyển Phép giảng tám ngày và Hội thầy giảng, có thể nói là Hội Thánh đã thực sự ‘nhập thể’ trong xã hội Việt Nam,” Đức Cha Cosma nói.

Khi nhìn lại 400 năm loan báo Tin Mừng trên Đất Việt, Đức Cha Cosma nhấn mạnh rằng: “Thực ra Dòng Tên chỉ đóng góp một phần nhỏ bé trong lịch sử Hội Thánh tại Việt Nam. Bao nhiêu thừa sai khác, bao nhiêu dòng tu khác, bao nhiêu tâm hồn quảng đại và can đảm khác đã góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc loan báo Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh tại Việt Nam. Đặc biệt chúng ta không quên hơn 100 ngàn tín hữu đã lấy mạng sống mình để làm chứng cho Chúa, trong đó 117 vị đã được tôn lên hàng hiển thánh.”

Từ mẫu gương dấn thân loan báo và làm chứng cho Tin Mừng của các bậc tiền nhân, vị giám mục đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên Việt Nam mời gọi cộng đoàn “hãy lên đường, hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ, hãy làm cho cả đất nước Việt Nam nhận biết Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.” Đồng thời, khi nhắc đến thông điệp Niềm vui Tin Mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài ước mong mọi người “cảm nghiệm sâu xa niềm vui của những môn đệ thừa sai để tiếp bước Chúa Giêsu, các tông đồ, các nhà truyền giáo đã đem Tin Mừng đến quê hương Việt Nam.”

Cuối Thánh Lễ, cha Giám tỉnh Dòng Tên đã đại diện cho anh em Dòng Tên Việt Nam bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Cha chủ tế, quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các bậc tiền nhân và cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Ngài cũng ngỏ lời cám ơn cha Tổng Đại diện, quý cha và anh chị em giáo dân giáo xứ Chính tòa đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhà dòng trong việc tổ chức Thánh Lễ.

Trong phần đáp từ, một lần nữa Đức Cha chủ tế Phaolô thay mặt Đức Hồng Y và quý Đức Cha gửi lời chúc mừng Dòng Tên. Đồng thời, ngài “cầu chúc anh em Dòng Tên qua cuộc đời, chứng tá và lời rao giảng của mình trở thành lời ca tụng Thiên Chúa, thu hút mọi người đến với Chúa.” Sau cùng, khi nhắc lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Dòng Tên đăng trên tạp chí La Civilta Cattolica của Dòng Tên tại Ý, Đức Tổng Giám mục Phaolô nhắn nhủ mọi người ba điều, đó là: đối thoại, mở đường và tạo những nhịp cầu; phân định hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời mình và dấn thân đến với những biên cương mới, những biên cương khó khăn, đang chìm trong bóng tối và đau khổ. “Đó là điều Đức Thánh Cha không chỉ nói với các anh em Dòng Tên nhưng nói với tất cả chúng ta hôm nay,” Đức Cha Phaolô nói.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha Vinh Sơn Phạm Đình Khoan, S.J., Phụ tá Giám tỉnh đã công bố Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về việc ủy quyền cho Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc quyền ban phép lành Tòa Thánh cùng với ơn Toàn xá cho mọi tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ.

Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh khép lại trong niềm vui và niềm hy vọng về một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam, một mảnh đất đã được lớp lớp các thế hệ thừa sai gieo mầm đức tin, được tưới đẫm bằng máu và nước mắt của các anh hùng tử đạo và nay đang mong chờ nhiều thợ gặt đến thu hoạch vụ mùa cho Thiên Chúa: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19a).

Chỉnh Trần, S.J.
 
Ngày Tất Niên và Thánh lễ mừng 51 năm thành lập Giáo phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
10:35 19/01/2014
Nhân kỷ niêm 51 năm thành lập Giáo phận Đà Nẵng (18.1.1963 – .2014). Lúc 8 giờ 45 sáng 18.1.2014 tại Tòa Giám Mục , Đức Giám Mục đã tiếp các Ban Thường vụ của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ trong toàn Giáo phận. Tiếp đó Ngài đã tiếp lãnh đạo các hội đoàn Công Giáo tiến hành và các Tu Sĩ nam nữ đang công tác mục vụ tại Giáo phận.

Hình ảnh

Các vị đại diện đã đọc lời chúc mừng được quây quần bên nhau, cầu chúc an lành Thánh đức, mừng bổn mạng Cha Tổng Đại diện dịp 25.1 Lễ Thánh Phao lô sắp đến . Tạ ơn Thiên Chúa cho cộng đoàn Giáo phận đang sống trong Năm Thánh (18.1.2013-18.1.2015) , tri ân Giáo Hội qua ĐGM và các Linh mục, cầu chúc Chúa xuân luôn tràn đầy lòng mỗi người, cầu chúc sức khỏe và hạnh phúc trong Chúa.

ĐGM ân cần thăm hỏi mỗi thành viên, cầu chúc ơn lành Thiên Chúa luôn ở với mỗi người, cầu chúc ơn đoàn Sủng nơi mỗi người sống đúng theo Linh đạo của mình. Ngài thông báo một số chương trình Giáo phận đã đạt được trong thời gian qua như : có 50 Giáo xứ trong dịp Kim khánh Giáo phận; Chu tất hoàn hảo an táng Đức cố Giám Mục Phanxico xavie; Mời 13 Linh Mục Dòng cộng tác trong cánh đồng truyền giáo; Ban hành quy chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ, qua đó các Giáo xứ đều bầu lại Ban Thường vụ của mình.

Trong dịp này, Ngài đưa ra các chương trình cho thời gian tới như : Tân Phúc Âm mỗi người , mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, sống lại niềm vui người tân Tòng, sống lại ơn Bí tích Rửa tội, thoát khỏi nếp củ, vỏ bọc thô cứng, hướng đến niềm vui sự sống Thiên Chúa; lập những Giáo khóm, những cộng đồng cơ bản chừng 15 đến 20 gia đình có cùng liên cư liên địa hoặc cùng một điểm chung nào đó đễ dễ dàng nâng đỡ giúp nhau sống đạo tốt hơn; Làm mới phương pháp, làm mới cách diễn tả, hướng đến vấn đề truyền giáo cho anh em Lương dân bằng chính cách sống , cuộc sống nhân chứng tình yêu Chúa của mỗi người chính nơi môi trường mình đang sống , đang làm việc…,

Vài dự án về y tế và giáo dục Giáo phận đang xúc tiến, có nhiều tiến triển tốt, Ngài mời gọi sự cộng tác mọi thành phần Dân Chúa xây dựng Giáo Hội địa phương bằng những việc làm thiết thực, góp trí lực tài lực và vật lực cho công cuộc truyền giáo qua yêu thương phục vụ trong xã hội.

Lúc 10 giờ 45, ĐGM đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn 51 năm thành lập Giáo phận ; Cầu cho sự hiệp nhất trong tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất của Giáo Hội ; Cầu cho hai ĐGM , quý Linh Mục Tu sĩ và quý Chức trong Giáo phận đã qua đời và tạ ơn cuối năm âm lịch. Đoàn Linh Mục , thành viên Ban Thường vụ , thành viên lãnh đạo các đoàn thế , Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn quây quanh vị Cha chung trong tinh thần hiệp nhất , nhờ gắn kết với Chúa , cộng đoàn dễ dàng gắn kết với nhau.

Trong bài chia sẻ, ĐGM mời gọi người môn đệ xây dựng sự hiệp nhất, đòi hỏi sự hy sinh, nhiệt thành dấn thân , khiêm tốn phục vụ hết mình vô vị lợi, mỗi thành phần cần nhìn lại chính mình, biến đổi chính mình , để ánh sáng Chúa thâm nhập vào mọi định chế thành phần xã hội, mỗi người là tác nhân của Chúa Ki-tô.

Sau Thánh lễ, mọi người còn chung chia niềm vui qua bữa trưa nồng thắm tình gia đình Giáo phận.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tết trong ngục tù cộng sản
Đinh Văn Tiến Hùng
10:27 19/01/2014
Tết trong ngục tù cộng sản

Tết là ngày trọng đại mang nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.Tết gợi lên những vui tươi đầm ấm nhất của tình gia đình, thân tộc và bạn bè. Những với người tù chính trị Tết mất hết cả ý nghĩa trên.

Chỉ còn ba ngày nữa là Tết đến với chúng tôi, những người tù tại miền rừng núi thâm sơn chướng khí giá lanh này, nên người địa phương có câu ‘Nước Sơn la,ma Nghĩa lộ’.Hoa dại đang thi nhau phô sắc trên đỉnh núi mây mù giăng toả mà chúng tôi gọi là’Cổng trời’. Đứng trên nhìn xuông phía dưới chỉ toàn màu trắng đục. Ngồi trên phiến đá cùng người bạn tù, lấy hai củ khoai ăn lót dạ sau khi leo lên tới đỉnh đã thấm mệt. Ăn xong vẫn còn thấy bụng cồn cào, sợ không đủ sức làm, tôi nói với bạn :

- Chúng ta tìm quanh đây xem có gì ăn được không ?

- Ngoài măng còn gì nữa !

- Thôi cũng được, có còn hơn không.

Chúng tôi đứng lên kiếm một bụm măng non.Thật ra chẳng phải tìm kiếm khó khăn,vì đây là đỉnh vầu mọc nhiều hơn giang.Vầu là một loại giống cây tre, nhưng to và dài hơn nhiều,người Sơn cước dùng làm máng dẫn nước từ trên núi xuông bản làng. Măng vầu khi đã trồi khỏi mặt đất ăn rất đắng, nhưng còn chìm dưới đất ăn lại rất ngọt – nhiều người vì quá đói và thèm chất ngọt ăn nhiều bị sốt rét phù thủng – Hì hục đào bới mãi mới moi lên mặt đất một bụm măng bằng cổ tay. Đang ăn ngon lành anh bạn ngừng hỏi :

- Bạn trong ban tổ chức mừng Xuân, tối qua họp bàn có gì lạ không ?

- Truyền thống muôn đời không thay đổi.Văn nghệ đón Xuân, viết báo liếp (làm gì có tường), mỗi người ba cái bánh chưng bằng lòng bàn tay, ba gói thuốc lá Tam đảo, Đồ sơn, thịt trâu già xào với rau lang.

- Thôi cũng được, có còn hơn không!

Tôi mỉm cười vì câu nói chua xót hoà vốn của người bạn được nhắc lại.Sau khi chặt đủ chỉ tiêu mỗi người 10 cây giang, chúng tôi chuẩn bị hạ sơn khi ánh nắng đã lên cao,vì buổi chiều còn phải về sớm chẻ lạt cung cấp cho nhà bếp gói bánh.Vì đường dốc lại trơn trựơt không đủ sức vác cả bó xuông núi, nên mỗi người khắc tên mình vào từng cây. Đứng trên lao xuống và hô thật lớn :

- Xuống cây ! Xuống cây !

Tiếng hô vang vọng núi đồi để bạn tù phia dưới biết mà tránh cho an toàn. Khi lao hết số cây, chúng tôi men theo đường mòn xuống núi, tìm đủ số cây gom lại vác về trại. Khi băng qua dòng suối chúng tôi dừng lại rửa mặt chân tay.Tiếng nước chảy róc rách qua khe đá cùng với tiếng chày rơi đều đều vào lòng cối mà người Thiểu số đã lợi dụng sức nước chuyển động để giã gạo. Bọn cán ngố gọi là ‘Chiếc chày tự giác’ mà người dân tộc nhờ ‘Đỉnh cao trí tuệ’của cán bộ Bác Đảng hướng dẫn, đã biết vận dụng thiên nhiên thay cho sức người, cũng như chiếc xe ba gác kéo tay vang danh một thời của nhân dân tỉnh Kiến an để biến sức người thay sức ngựa.

Tôi đang bực mình vì sự khoe khoang ngu dốt của những đỉnh cao trí tuệ loài người, bỗng nghe tiếng cười vang của các cô gái Thái từ trên đỉnh đồi đi xuống lấy nước. Khi nhìn thấy những người tù ốm yếu, rách rưới, các cô e ngại dừng bước. Chúng tôi hiểu ý gật đầu làm hiệu rồi đi lên. Hai cô gái còn rất trẻ, nước da trắng trẻo, mặc quần đen áo trắng có riềm màu sặc sỡ nổi bật giữa núi đồi hoang dại. Nhưng với thân phận người tù có ‘tức cảnh sinh tình’cũng đành để lắng đọng trong tâm hồn mình. Theo đuổi những ý nghĩ quên cả sức nặng bó giang đè trên vai áo rách, chúng tôi lầm lũi theo con đường mòn về trại mà đâu hay mùa Xuân đang về trên cây cỏ rừng chiều hoang lạnh !

Chiều 30 Tết, khung cảnh trại tù được trang hoang sạch sẽ hơn mọi ngày. Ngay chiếc cổng tre ra vào hàng chữ đỏ nổi trên tấm vải vàng :”Chúc mừng năm mới “.Trước các lán (nhà), khẩu hiệu được treo lên theo chỉ thị như :”Lao động là vinh quang – Vui Xuân không quên học tập lao động tốt- Xuân về Bắc Nam xum họp, nhà nhà yên vui”.Trong hội trường phía trước là cờ đỏ sao vàng với hình Hồ chí Minh. Phía trên là hàng chữ ‘Không có gì quí hơn độc lập tự do’,dưới ảnh ‘Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta’. Chung quanh hội trường treo những tờ báo liếp được cắt dán loạn xạ từ những tờ báo Liên sô, Nhân dân, Quân đội hay Sài gòn giải phóng…với đủ các hình màu hí họa, các bài thơ và các câu châm ngôn của lãnh tụ như :’Hoà bình phát sinh từ nòng súng (Mao chủ tịch)- Thiên tài chỉ có 10%, còn 90% nhờ lao động không ngừng (Lê-nin)- Không có gì qúi hơn độc lập tự do (Hồ chủ tịch)- Xưa yêu phong cảnh thiên nhiên đẹp, Mây gíó trăng hoa tuyết núi sông, Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Bác Hồ với văn thi sĩ miền Bắc)- Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Tố Hữu) – Mưa lớn coi như mưa nhỏ, mưa nhỏ coi như không mưa. Mỗi người tích cực làm việc bằng hai (Châm ngôn lao động trại).

Sở dĩ chúng tôi cóp nhặt tài liệu trong báo nhiều hơn là tự chế vì đa số anh em không muốn bộc lộ tâm tư mình.

Tối 30 thay vì tổ chức đón giao thừa, cán bộ cho chúng tôi nghỉ lao động sớm để chuẩn bị ngày mai đón Xuân mới.Vì thực ra nếu có tổ chức lấy gì mà đón giao thừa. Pháo thì không có. Đạn thì phải để cho bộ đội biên phòng ngăn giặc không đuợc bắn bậy. Đồ ăn lại không có tiêu chuẩn cho đêm 30. Khi ‘cửa chuồng’(danh từ tù viên đặt để chỉ nhà tù bằng tre nứa hai tầng giường giống chiếc chuồng gà khổng lồ) đóng lại, chúng tôi tụ tập từng nhóm. Người nhắc lại những kỷ niệm vui buồn về Xuân, vài anh ca nhè nhẹ những khúc nhạc Xuân quen thuộc. Nhóm Công Giáo quây quần quanh vị Tuyên trẻ tĩnh tâm ít phút trước khi dự Thánh lễ giao thừa âm thầm khó nghèo thật cảm động.

Khi tiếng cồng bằng trái bom vỡ vang dội núi rừng, trại tù hoàn toàn im lìm đen tối, nhường lại cho những âm thanh huyền bí núi rừng.Tiếng cựa mình của những bạn tù không ngủ, còn thao thức với những suy tư dằn vặt về thân phận mình và đồng bạn trong đêm Xuân đầu tiên biệt xứ. Giá lạnh sương đêm dâng lên mỗi lúc một nhiều, cùng với cơn đói cồn cáo ruột gan bào mòn thân xác….

Sáng ngày mùng 1 Tết, không phải thức dậy 6 giờ như ngày thường và đuợc miễm vác đá.Vì cứ mỗi sáng vừa nhảy xuống giường, đã nghe tiếng còi réo gọi của những tên quản giáo, bắt mọi người lao xuống suối vác một tảng đá chạy ngược lên đồi, xếp thành đống lớn chuẩn bị xây nhà tù biệt giam.Việc làm này không được miễn ngay cả những ngày mùa đông mưa phùn gíó bấc lạnh buốt da thịt,có lẽ cũng là tác dụng làm cho người tù tỉnh ngủ và quên lạnh.

Mùng Một Tết được ngủ đến 8 giờ sáng, nhưng mọi người đã thức dậy. Không khí trong phòng xôn xao hơn ngày thường, tiếng chào gọi chúc nhau:’Chúc năm mới khỏe mạnh! Chúc sớm xum họp với gia đình!’ Tôi đi một vòng chúc các bạn tù. Riêng anh TĐB người bạn rất thân cùng Binh chủng LLĐB–mấy hôm nay bị tiêu chảy còn quá yếu vẫn nằm trên giuờng.Tôi tiến đến vỗ nhẹ lên người anh :”Chúc bạn sớm bình phục! Hãy cố gắng lên!’Anh khẽ gạt đầu rơm rớm nước mắt. Anh B và tôi đã cùng sống với nhau qua nhiều trại tù miền Bắc, cùng chia sẻ đắng cay tủi nhục để cố vượt qua mong có ngày trở về. Rồi tôi chuyển trại vào Nam và được phóng thích trước anh mấy tháng. Khi anh trở về chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên.Tôi sang Hoa kỳ định cư trước anh. Những ngày đầu vội vã bận rộn mưu sinh nơi quê nguời, tôi chưa kịp liên lạc cùng bạn bè nơi quê nhà, thì một hôm đọc báo qua lời Phân ưu mới biết anh đã vĩnh viễn ra đi. Ôi những năm tháng nghiệt ngã trong lao tù anh đã gượng sống mong ngày trở về, nhưng anh lại nằm xuống khi những ước vọng làm lại cuộc đời chưa thực hiện được….

Đúng 9 giờ cửa phòng giam mở, sắp hàng lên hội trường. Các đội lần lượt vào hội trường, trên tay mỗi người cầm một chiếc ghế tre để ngồi.Bọn cán bộ và vệ binh cũng có mặt đông đủ, quân phục gắn quân hàm (cấp bậc) và chúng không quên mang theo vũ khí. Một lát sau tên trại trưởng và cán bộ ‘khung’ bước vào sau tiếng hô nghiêm, mọi người đứng dậy.

Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và suy tôn lãnh tụ.Tiếp theo tên chính trị viên đọc thư chúc Tết của Chủ tịch Nước gửi đồng bào. Một trại viên (tù binh) đại diện đọc thư chúc Tết cán bộ và toàn thể trại viên (bài được soạn sẵn theo ý của chính trị viên). Sau cùng tên trại trưởng mang quân hàm thiếu tá vuốt áo ngay ngắn đứng lên, cất cao giọng thuộc lòng như vẹt :

“ Nhân danh thủ trưởng trại, đại diện Nhà nước, Đảng và cán bộ trại, tôi gửi lời chúc các anh trại viên một năm mới: học tập lao động tốt để sớm xum họp với gia đình. Nhà nước và Đảng luôn quan tâm đến các anh, đặc biệt năm nay lần đâu tiên các anh đuợc hưởng một cái Tết tại miền Bắc với 30 năm’ tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội chủ nghĩa’. Miền Nam gọi, miền Bắc thưa. Suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam từ hạt gạo bẻ đôi, hạt muối cắn làm hai để mới có như ngày hôm nay. Nam Bắc đã thống nhất, nhưng hậu quả của Mỹ-ngụy để lại còn nặng nề cần phải cải tạo để miền Nam theo chân miền Bắc đi lên. Các anh là những người lầm đường, đã tiếp tay phá hoại Đất nưóc.Tội các anh trước nhân dân rất lớn, nhiều như lá rừng nước biển, nhưng các anh nếu biết thành tâm hối cải, học tập lao động tốt sẽ được nhân dân và nhà nước khoan hồng để sớm trở thành người công dân tốt, hữu ích cho gia đình và Đất nước….”

Gịong điệu này chúng tôi nghe đã quá chán không biết bao nhiêu lần mỗi khi lên lớp học chính trị. Chúng tôi tự hỏi: ”Không biết 30 năm xây dựng XHCN miền Bắc như thế nào, mà xe chở tù chạy suốt dọc đường qua các phố thị, làng mạc, chỉ thấy nhà cửa xiêu vẹo, ruộng vườn xác xơ. Hình ảnh hai phụ nữ gầy ốm xanh xao gồng người kéo cầy, cùng cụ già áo rách đẩy phía sau làm tôi không sao quên đuợc. Những nhà cũ kỹ từ thời Pháp còn sót lại lên mầu nâu xậm. Người đi bộ nhiều hơn xe đạp nơi các thành phố. Những ngôi nhà thờ, chùa chiền vắng tiếng chuông vì đã biến thành hợp tác xã nông nghiệp hay chăn nuôi. Nhưng chẳng thấy lúa gạo, trâu bò, gà vịt đâu cả, có lẽ đã chi viện cho miền Nam hết rồi.’Tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc’ quá đến nỗi trẻ em không đuợc cắp sách đến trường, mùa đông ngồi trước căn nhà lá xiêu vẹo với chiếc áo rách mong manh, trông nhà cho cha mẹ đi lao động XHCN. Những cô gái dâng cả tuổi xuân cho Bác và Đảng trong Nông trường tập thể. Bao thanh niên vượt Trường sơn vào Nam để chôn xác nơi khe núi rừng sâu.

Mải suy tư tôi chẳng để ý tên thủ trưởng nói tiếp những gì cho tới khi mọi người lục tục ra khỏi hội trường, mặt trời đã gần đứng bóng. Đội nhà bếp thông báo anh em lãnh tiêu chuẩn ba ngày Tết. Mỗi ngừoi ba bánh chưng bằng lòng bàn tay, ba gói thuốc lá hay thuốc lào. Phần ăn trưa: một chén cơm (thực đơn cao cấp) vì ngày thường chỉ ăn khoai hay sắn, một chén thịt trâu hầm (tính luôn cả xương và da), một chén rau lang xào với ba miếng lòng bằng đốt ngón tay và nước chè tươi không giới hạn tiêu chuẩn.- Bữa ăn của một gia đình nghèo nhất tại miền Nam đón Xuân còn thịnh soạn hơn nhiều, nhưng đối với người tù đây là biến cố để đời.

Tối mùng một là chương trình văn nghệ đặc biệt mừng Xuân do các tù viên’ tự biên tự diễn’. Mở đầu là hoạt cảnh Táo cải tạo du Xuân do một tù viên đóng vai Táo quân hia mão chỉnh tề. Ông Táo mặt mày hí hửng, tay dắt xe đạp, vai mang cái đài (radio) và tay đeo chiếc đồng hồ hai cửa sổ ( những đồ này cán bộ vui vẻ cho mượn vui Xuân), lững thững bước ra, vạch ống tay áo xem giờ, vặn đài rú lên, cúi chào tứ phía, rồi cất cao giọng :”Tôi là Táo cải tạo, trước khi về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế trình tâu mọi việc của trại trong suốt năm qua. Xin chúc Quí cán bộ sống lâu trăm tuổi, quí anh em trại viên học tập lao động tốt mau về đoàn tụ với gia đình..”

Đang thao thao, bỗng tiếng đài tít tít báo hiệu giờ điểm.Táo quân vội giơ đồng hồ lên xem hốt hoảng:”Chết rồi, đã đến giờ về chầu Ngọc Hoàng, ta phải’ khẩn trương’ không trễ mất, cũng may có cái xe đạp’tranh thủ’ cũng còn kịp.”Nói rồi dắt chiếc xe đạp chạy vào văng cả hia mão. Hội trường được dịp tha hồ vỗ tay cười la hét cổ vũ. Có vài anh còn hô to ‘Bis ! Bis !’. Bọn cán bộ cũng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Nhưng chúng không ngờ màn hoạt cảnh vừa rồi anh em đã nghiên cứu trước và được cán bộ chính trị thông qua – với mục đích chế diễu phong trào “3 Đê” của cán bộ miền Bắc khi mới vào Nam sau 30/4/75 – đều ao ước có một chiếc xe Đạp mới, vai mang cái Đài và tay đeo Đồng hồ hai cửa sổ.

Những màn trình diễn tiếp theo gồm đơn ca, hợp ca, có cả vũ quạt, múa nón do tù viên giả trai trông khá hấp dẫn. Cuối cùng là kịch vui ‘Xã Xệ, Lý Toét du

Xuân’gồm hai màn độc đáo. Xen kẽ còn có vọng cổ rất mùi…Buổi trình diễn kéo dài tới khuya mới chấm dứt.

Sáng mùng 2 lại được dậy trễ, tiếp tục các trò chơi như kéo giây, nhạy bị, cướp cờ, chơi cờ tướng…Giải thưởng là báo ảnh, thuốc lào, thuốc lá và bánh chưng.Tiêu chuẩn thực đơn giống ngày mùng 1. Nhân dịp vui Xuân cho phát biểu ý kiến, chúng tôi đề nghị được thay đổi thực đơn và tăng thêm khẩu phần cơm (vì chỉ một chén cơm ăn vẫn còn đói) đã được cán bộ trả lời :”Nơi miền rừng núi gạo rất hiếm, từ miền xuôi (đồng bằng) chuyển lên có định mức nhất định.Thịt heo, gà,vịt cũng thiếu, chỉ có thịt trâu do đồng bào thiểu số thông cảm chia bớt cho trại (thực tế đó là những con trâu già ốm không còn cầy bừa nổi nên thịt giai như cao su).Vì thế không thể thay đổi. Các anh chịu khó khắc phục đợi đến Xuân sau.

Tối mùng 2 xem chiếu phim. Nhờ công lao vất vả của đội trực phải lặn lội trên 10 cây số, gồng gánh khiêng vác máy và phim, vượt đồi lội suối mượn từ huyện về, gồm 3 bộ phim ‘đặc sắc’ là “Chiến thắng Điện biên – Giải phóng miền Nam và bác Hồ với thiếu nhi”.

Trước khi chiếu, cán bộ văn hoá huyện có dịp đề cao tuyên truyền từng phim. Phim thì cũ rích, ráp nối nên hay đứt.Tiếng’ thuyết minh’ rời rạc khó nghe, hoà với tiếng máy rè rè suốt 4 tiếng đồng hồ đưa nhiều tù viên vào giấc mộng du Xuân, chỉ bừng tỉnh khi tiếng vỗ tay trổi lên sau mỗi cuốn phim chấm dứt.

Cuộc vui nào rồi cũng qua mau, nhất là những cuộc vui gượng ép trong chốn ngục tù lại càng qua mau hơn chẳng để lại chút gì vấn vương.

Tập tục dân tộc Việt nam là nghỉ ít nhất là 3 ngày Tết, có nhiều nơi tại miền Nam kéo dài cả tuần với những Lễ Hội tưng bừng. Trong tù bọn cán bộ nói cho nghỉ 3 ngày, nhưng đến ngày mùng 3 chúng bày trò truyền thống ‘trồng cây nhớ ơn Bác’. Chỉ tiêu mỗi người 100 hốc sắn đào trên đồi đá khô cứng. Những tên cán bộ vờ vĩnh tham gia công tác, nhưng ở khu đất mềm trước ban chỉ huy và mỗi tên lãnh bao nhiêu hốc ai mà biết được, chỉ thấy chừng 1 tiếng sau chúng đã phủi tay về trại. Còn bọn chúng tôi hì hục tới 5,6 giờ chiều mới xong.Về trại còn phải lo tổng vệ sinh để sáng mùng 4 tiếp rục đi lao động sản xuất cho đủ chỉ tiêu và kịp thời vụ.

Rửa tay chân xong về trại lãnh khẩu phần mùng 3 Tết gồm hai củ khoai lang và chén rau luộc chấm muối thì trời đã tối. Đêm núi rừng xuống mau mang theo giá lạnh gió núi sương rừng tê buốt cả thân xác và tâm hồn.Từng người tù ngồi yên lặng trong bóng đêm, chậm chạp nhai từng miếng khoai như những con trâu già nhai lại. Chúng tôi đang nghĩ về thân phận mình và đặc biệt các bạn tù bị biệt giam nơi hốc đá phía sau đồi- về cuộc vui giả tạo vừa qua, về một chế độ coi con người thua thú vật.Tiếng từ điếu thuốc lào rít lên của người bạn tù. Những đóm lửa lập loè ma quái của đầu điếu thuốc đang cháy dở, mùi thơm thoang thoảng bay theo gió rừng.

Bụng càng cồn cào khi ăn hết hai củ khoai và chén rau rừng, tôi định bóc chiếc bánh chưng thứ ba còn lại ăn nốt. Nhưng lại thôi vì chợt nghĩ đến ngày mai cần ‘bồi dưỡng’ cho một ngày lao động kiệt lực.Tôi giơ tay lên vuốt mặt, không ngờ nước mắt mình đã trào ra. Các bạn tù chắc cũng đang mang một tâm trạng như mình. Lúc mày tôi mới hiểu thấm thía câu “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”./.

Đinh văn Tiến Hùng

( Trích Nhật ký trong ngục tù Cộng sản )
 
Văn Hóa
Năm Ngọ: ngó chuyện ngựa dựa theo kinh thánh
Hoàng Đức Trinh
10:35 19/01/2014
Tựa hoa sớm nở tối tàn,
Đời như vó ngựa vội vàng qua song (Hc 30,8).


NĂM NGỌ: NGÓ CHUYỆN NGỰA DỰA THEO KINH THÁNH

Chúng ta ai cũng biết, năm Ngọ cầm tinh con ngựa. Ngựa là con vật có lẽ được thuần hóa sớm trở thành gia súc. Theo các sử gia ở Ukraine, ngựa đã được dùng làm phương tiện di chuyển từ 4000 năm trước công nguyên, nếu đúng như vậy thì trước Tổ phụ Abraham đến 20 thế kỷ, ngựa đã được con người nuôi dùng. Nhân năm con Ngựa, chúng ta thử tìm xem trong Kinh Thánh đã nói đến ngựa như thế nào.

Ngựa trong Ngũ Kinh

Ngũ Kinh là năm quyển sách đầu tiên của bộ Kinh Thánh, thời Cựu Ước gọi là Sách Luật. Ngay cuốn đầu tiên là Sách Sáng thế đã ghi có ngựa trong tài sản của ông Giacóp. Khi Giacóp ở rể tại nhà ông Laban, Giacóp đã gây dựng được một sản nghiệp riêng trở nên giầu có quá chừng, có nhiều đoàn súc vật, tôi tớ trai gái, lạc đà, lừa ngựa. (x.St 30, 43).

Qua thời gian, khi thiên tai làm bẩy năm mất mùa, khắp nơi đói kém, gia tộc Giacóp phải di sang Ai Cập ở, trong thời gian Giuse, con trai thứ 11 của Giacóp làm Tể tướng Aicập. Sau những năm dài sống nơi đất khách, Giacóp đã mãn phần tại đó. Đám táng Giacóp có cả kỵ binh của Pharaô cưỡi ngựa hộ tống. (x. St 50,9).

Đến sau dân Itraen được giải phóng khỏi Ai Cập. Khi ông Môisen dẫn dân ra đi, Pharaon cho thắng ngựa vào sáu trăm chiến xa tốt nhất của ông và tất cả chiến xa của Ai-cập. Rồi từng đoàn rượt theo để bắt dân Itraen lại làm nô lệ cho chúng. Nhưng tất cả chiến mã với kỵ binh do Pharaô chỉ huy đều đã bị chết chìm trong biển Sậy. (x.Xh 14, 9 & 15, 1).

Thế là dân Itraen thoát vòng nô lệ, họ vào được đất hứa sinh cơ lập nghiệp. Rồi họ xin phong vương để có vua cai trị. Các vua đều giầu có. Nhất là vua Salômôn có rất nhiều ngựa. Nhà vua có tới bốn ngàn ngăn chuồng chứa ngựa và xe, với mười hai ngàn ngựa cỡi để ở các thành có xe và để ở cạnh vua tại Giêrusalem. Ngựa của vua Salômôn là giống ngựa nhập từ Ai Cập và từ khắp mọi nước. (x.2Sb 9, 25+28).

Các lái buôn của hoàng gia nhập ngựa về với giá nhất định là mỗi con ngựa phải trả một trăm năm mươi đồng seken. (2 Sb 2, 17).

Theo tiên tri Êdêkiên đường mậu dịch hàng hoá thời đó rất phồn thịnh. Có nhiều nước giao thương với nhau bằng đường thuỷ. Người gia tộc Thôgô nhập cảng ngựa chiến, ngựa kéo xe, ngựa cỡi…vào thị trường, (Ed 27, 14), còn người dân Đêđan thì trao đổi hàng bằng vải để làm yên cỡi ngựa. (Ed 27, 20).

Ngựa hồng như lửa

Trong Kinh Thánh, cũng nói đến những trận đánh có dùng kỵ binh ngựa chiến. Như trận chiến với vua Aram. Vua Aram cậy có nhiều ngựa xe để chiến đấu. Phía Itraen có ngôn sứ Êlisa cố vấn, biết hết chiến thuật của vua Aram, vì thế vua Aram thua hoài. Vua Aram tưởng có nội gian bắn tin cho địch. Sau mới biết tin tức hành quân đều do tiên tri Êlisê biết trước, nên vua Aram đang đêm cho một đạo quân lớn, gồm cả ngựa xe tới vây thành Đôthan để bắt Êlisê.

Tảng sáng, thức dậy sớm, người giúp việc cho Êlisê thấy xe ngựa địch quân đã bao vây tứ phía. Anh ta hoảng hồn vào báo cho tiên tri. Êlisê trấn an anh ta và xin Chúa mở mắt cho anh ta thấy đầy rẫy những ngựa xe đỏ như lửa đang sẵn sàng bảo vệ cho Êlisê. (x.2V6, 8-17).

Thấy vô số ngựa xe như vậy, người giúp việc cho Êlisê chắc đã nhớ lại chuyện thầy mình:

Ngày ấy Êlisê được theo tiễn Êlia về trời, các ông vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe hồng hoả có những con ngựa đỏ như lửa kéo chạy vun vút tách hai người ra và Êlia lên trời trong cơn gió lốc. Lúc ấy, ông Êlisa chỉ còn biết kêu lên: Cha ơi, cha ơi, hỡi chiến xa và chiến mã của Itraen. (x.2V2, 11+12 ).

Tuấn mã từ trời

Đền thờ Giêrusalem được xây dựng thời vua Salômôn, dòng dã suốt hai mươi năm. Đền thờ có một công khố cất giữ những báu vật và cũng nhận ký gửi cả những của cải của các cô nhi quả phụ, và một vài vị thế giá, vì thế nên kho ấy có rất nhiều vàng bạc châu báu. Simon, vị quản đốc đền thờ, vì xích mích với thượng tế nên đã đi tố cáo với tổng đốc rằng kho đền thờ có rất nhiều của cải. Tổng đốc trình lên vua. Vua sai đặc sứ Hêliuđô đến thanh tra nhằm cưỡng đoạt số vàng bạc đó. Hêliuđô kéo quân bao vây công khố. Dân chúng lo âu sợ hãi, xô nhau đi gặp các tư tế hợp nhau cầu xin Chúa gìn giữ. Hêliuđô xăm xăm toan tông cửa công khố, thì một vị mang võ khí bằng vàng, cỡi con tuấn mã đằng đằng sát khí nghiêm dũng xuất hiện ngay trước mặt, con tuấn mã chồm hai vó trước đâm bổ vào Hêliuđô. Đồng thời có thêm hai thanh niên sắc diện tuấn tú, phục sức lộng lẫy cùng xuất hiện vây quanh Hêliuđô, thi nhau giáng xuống Hêliuđô những đòn sấm sét vũ bão. Thế là lời cầu xin của dân chúng được toại nguyện.(xem 2Mcb 3, 1- 40).

Đức Chúa hằng bao bọc cứu dân Người thoát khỏi các vua dân ngoại, như đã sai dũng sĩ từ trời xuống đánh đuổi Hêliuđô không cho cướp công khố của đền thờ. Một bài thơ cổ tán dương Đức Chúa, có câu:

Bấy giở vó ngựa vang rền trên mặt đất,

Đoàn thiên lý mã phi nhanh, phi thật nhanh.(Tl 5,22).

Chiến mã trong Kinh Thánh

Kinh Thánh nói nhiều đến chiến mã.

Trong sách ông Gióp đã mô tả chiến mã như sau: tiếng nó hí vang, gây kinh hoàng táng đởm. Nó dậm chân hoan lạc trong thung lũng, phóng mạnh tới trước vũ khí. Nó coi thường sợ hãi, bất chấp cả khiếp kinh, trước

mũi gươm nhất định không lùi bước. Trên đầu nó tên bay vùn vụt, giáo và lao sáng quắc; nó rùng mình, nó sôi sục chạy như nuốt không gian và không cầm mình được khi kèn thúc. Mỗi khi nghe tiếng kèn ra trận, nó hí vang. Từ đàng xa, nó đã đánh hơi được mùi chinh chiến, nghe được tiếng tướng lãnh quát vang và tiếng hò xung trận. (x.G 39, 20-26).

Khi quân Philitinh giao chiến với vua Saolê, họ đã dùng đến ba ngàn chiến xa, sáu ngàn kỵ binh và quân đông như cát ngoài bãi biển (x.1Sm 13, 5). Đến sau vua Đavit đánh bại người Philitinh. Bắt của vua Hađáteđe một ngàn bảy trăm kỵ binh, cắt gân chân tất cả những con ngựa, chỉ chừa lại một trăm ngựa để dùng (x.2Sm 8, 1-4). Hađátede sai người đi cầu viện với người Aram đem quân sang dàn trận trước mặt vua Đavít và giao chiến với vua. Vua Đavít tiêu giệt của người Aram bảy trăm chiến xa và bốn mươi ngàn kỵ binh trên chiến mã. (x.2Sm 10, 16-18).

Kể về ngựa chiến trong Kinh Thánh thì rất nhiều, các tiên tri cũng cũng nói đến. Tiên tri Gerêmia kêu gọi phá đổ Babylon bằng cách hãy gia tăng ngựa lanh lẹ đông như cào cào (x.Gr 51, 27). Còn Êdêkiên nói về số phận thành Tia bị vua Babylon phá như sau: Ngựa của nó hàng hàng lớp lớp tung bụi che phủ ngươi; nghe tiếng vó câu, tiếng xe trận, các tường lũy của ngươi rung chuyển. Nó cho vó ngựa dẵm nát đường phố ngươi. (x.Ed 26, 10-11).

Ngựa chiến dẫu có cả chục ngàn nếu không tin cậy Chúa cũng vất đi, vì có kẻ còn cầu cứu Aicập, cậy trông vào ngựa xe kỵ binh vừa nhiều vừa mạnh, mà không kính sợ Đấng Thánh của Itraen. Nhưng quân đội Aicập cũng chỉ là phàm nhân, mà ngựa cũng chỉ là xương thịt chứ đâu có phải là thần. (x.Is 31,1-3).

Ngựa trong Khải Huyền

Nếu làm một thống kê xem 72 cuốn Kinh Thánh nói đến ngựa bao nhiêu lần, chắc hẳn các nhà chuyên môn cũng phải tốn rất nhiều thời gian. Chúng tôi chỉ mở một số sách, bắt đầu là sách Sáng thế, để tìm biết về con vật cầm tinh cho năm Ngọ. Và để cho có thủy có chung, chúng tôi mở tiếp sách Khải Huyền, cuốn cuối cùng của Kinh Thánh để tìm ngựa.

Thánh Gioan đã được cất lên tầng trời thứ ba, ở đó, Ngài đã thấy Chiên Con mở các ấn. Khi ấn thứ nhất được mở, Ngài thấy một con ngựa bạch, người cỡi mang cung ra đi như người thắng trận. Ấn thứ hai: con ngựa đỏ như lửa đi ra, người cỡi được ban cho một thanh gươm lớn để rút hoà bình khỏi mặt đất. Ấn thứ ba: một con ngựa ô xuất hiện, người cỡi cầm cân trong tay. Ấn thứ tư: một con ngựa màu xanh nhạt đến, người cỡi mang tên Ôn dịch, có Âm phủ theo sau. (x.Kh 6, 1-8).

Sau đó, Ngài thấy 7 vị thiên thần thổi loa. Tiếng loa của thiên thần thứ sáu thổi lên, có bốn thiên thần khác xuất hiện với nhiệm vụ tiêu hủy một phần ba nhân loại. Các vị đó điều khiển tổng số các đạo binh là hai trăm triệu kỵ mã. Người cỡi ngựa thì mặc áo giáp lửa màu đỏ, màu cánh trả, màu diêm sinh. Năng lực các con ngựa do tại mõm và đuôi nó, vì đầu ngựa như đầu sư tử, mõm ngựa thét ra lửa và diêm sinh, đuôi ngựa giống như rắn có đầu, dùng đầu ấy gây tổn hại đối phương. (x.Kh 9,13-19).

Trong Kinh Thánh có biết bao nhiêu là ngựa, nội sách Khải huyền đã có hơn hai trăm triệu con ngựa. Đó là một đạo binh hùng dũng, đông đảo nhất, các vua chúa thế gian hợp nhau lại cũng không thể nào có được.

Nhân ngày đầu năm Ngọ, chúng tôi cũng xin mượn lời kết thúc của bộ Kinh Thánh, kính chúc quí vị một năm mới được dồi dào “Ân sủng của Chúa Giêsu ở cùng hết thảy mọi người” (Kh 22,21).[]

(Trích trong “Năm Ta Và Kinh Thánh” của Hoàng Đức Trinh)

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cún Con
Nguyễn Bá Khanh
22:39 19/01/2014
CÚN CON
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ai yêu mến tôi, cũng sẽ yêu mến cún con của tôi.

Who loves me will love my dog also.
(St. Bernard of Clairvaux)