Ngày 19-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Theo bước và vững tin nơi Đức Giêsu
Lm Jude Siciliano, OP
07:00 19/01/2012
CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN – B
Giôna 3: 1-5, 10; Tv 25; I Cr 7: 29-31; Maccô 1: 14-20

Thánh Phaolô nói với tín hữu Côrintô rằng “thời gian chẳng còn bao lâu” và tiếp theo đó là những lời cảnh báo cùng với những lời khuyên nhủ có phần lạ lùng và những hành vi khó hiểu. “Từ nay trở đi, những người có vợ hãy sống như là không có, ai khóc lóc, hãy làm như không khóc…” Vâng, hãy hy vọng vì thời gian chưa “hết”. Lời khuyên của ngài dành cho hôn nhân quả là khó khăn; khắc nghiệt đối với những đôi hôn nhân bền vững! Người ta thường trích đoạn văn này như lý do để không đọc thư Phaolô.

Nhưng hãy cho thánh Phaolô thêm cơ hội để tự bào chữa. Thánh Phaolô và cộng đoàn của ngài tin rằng họ đang sống trong những ngày cùng tận của thế giới. Với việc Đức Giêsu về trời và hứa sẽ trở lại, họ đã cho rằng Đức Kitô sẽ trở lại rất, rất sớm. Họ tin rằng mình là thế hệ cuối cùng và, trong bối cảnh của ngày cùng tận sắp đến, thì chỉ có một điều quan trọng nhất là phụng sự Đức Chúa như thế nào, và sẵn sàng đón Người quang lâm. Những mối quan tâm khác không cần xét đến, vì thời gian đã quá cận kề.

Thánh Phaolô đã giải thích (7,25) rằng những gì ngài nói không phải chỉ thị từ Đức Chúa nhưng là ý riêng của ngài. Có thể ngài đã không sống trong thời Chúa đến, nhưng thông điệp của ngài vẫn còn giá trị đối với chúng ta ngày nay: chúng ta không ngừng hướng về Thiên Chúa và quan tâm đến việc làm thế nào để phụng sự Chúa. Thánh Phaolô không chỉ thúc bách chúng ta đến nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật và sống tốt lành trong suốt cả tuần. Ngài kêu mời các tín hữu Côrintô và cả chúng ta nữa, hoàn toàn chú tâm đến Đức Chúa và đường lối của Người. Đối với Phaolô, đời sống Kitô hữu không phải chỉ là một cam kết tạm thời.

Ở đây, trong Thánh lễ này chúng ta có thể thực hành lời dạy của Phaolô. Chúng ta không chỉ đơn thuần là những người tham dự hay quan sát việc cử hành Thánh lễ. Nhưng, qua phép Rửa, chúng ta trở thành những tư tế và vì thế chúng ta đặt cuộc đời của mình, cùng với lễ vật là bánh và rượu, lên trên bàn thờ. Chúng ta dâng những lễ vật này trong việc phục vụ Thiên Chúa, không chỉ ở đây, nhưng cả thế giới ngoài kia nữa. Qua phép Rửa, mỗi người chúng ta có thừa tác tư tế, để sống ơn gọi duy nhất của chúng ta trong dân Chúa – một cách hoàn toàn.

Thánh Phaolô hôm nay mời gọi chúng ta hãy có một thái độ mới, ý thức Đức Giêsu đang hiện diện giữa chúng ta. Ngài khích lệ chúng ta hãy cứ tiếp tục hoán cải để trở nên môn đệ của Đức Kitô và chứng nhân cho vương quốc mới mà Người đã loan báo – được cai quản bằng tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Ngay từ hàng đầu tiên, “Khỏi đầu Tin mừng Đức Giêsu Kitô con Thiên Chúa”, Tin mừng thánh Maccô đã trình bày vương quốc của Thiên Chúa đang đến trong thế giới. Maccô là tác giả của Tin mừng mà phụng vụ chọn đọc năm nay. Tin mừng của ngài là Tin mừng được biên soạn đầu tiên. Văn phong thì giản dị, với tính chất nín thở xuyên suốt từ đầu đến cuối. Maccô dường như muốn nhanh chóng chuyển tải tin vui đến cho chúng ta. (Từ “ngay lập tức” được sử dụng đến hơn 30 lần trong Tin mừng Maccô).

Maccô chú tâm đến sự nhận biết Đức Giêsu. Ngài trình bày một bản tóm tắt sứ vụ của Đức Giêsu và giới thiệu Người như một nhà giảng thuyết, một trong những hình ảnh ưa thích của ngài về Đức Giêsu – bên cạnh hình ảnh của người thày và người trừ quỷ. Trong Tin mừng Maccô, dân chúng dường như không biết Đức Giêsu là ai và sứ điệp của Người quan trọng ra sao. Thậm chí cả những môn đệ của Đức Giêsu cũng không hiểu. Maccô nhấn mạnh vào việc công bố “Đức Giêsu là con Thiên Chúa” (Mc 1,1). Sau này, Phêrô cũng sẽ đưa ra tuyên xưng ấn tượng về Đức Giêsu (Mc 8,29) và cuối cùng tên lính đứng dưới chân thập giá cũng tuyên xưng, “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (15,39).

Tin mừng Maccô lấy lại hình ảnh của sự cấp bách mà thánh Phaolô muốn nói với giáo đoàn Côrintô. Đức Giêsu loan báo hiện nay "thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần". Khi Phaolô thúc dục một sự cảnh giác dành cho Đức Giêsu, vì thế việc Đức Giêsu bước vào cuộc đời của những ngư phủ khiến các ngài phải quyết định – ngay tức thì. Người gọi các ông ra khỏi thói quen của những công việc thường ngày để đến một lối sống mới, hành động mới. Các ông đã đáp lại, dù các ông chẳng biết Người sẽ đưa các ông đi đâu và các ông sẽ phải làm những gì. Các môn đệ đầu tiên giống như những người ở thành Ninivê khi nghe bài giảng của ngôn sứ Giôna thì bỏ tất cả mọi sự mà đáp lại những gì ông nói với họ.

Thông điệp của ngôn sứ Giôna là một sự kết án; còn các môn đệ thì được nghe tin mừng do Đức Giêsu loan báo. Công việc của Đức Giêsu khởi sự ngay với những dòng đầu của Tin mừng theo thánh Maccô: Người công bố Nước Thiên Chúa đã đến gần và quy tụ một nhóm các môn đệ. Các ông sẽ hoàn tất những gì Người khởi sự. Các ông sẽ sẵn lòng dâng hiến cả hiện tại và tương lai cho Đức Giêsu.

Ngay tại những dòng đầu của Tin mừng đã có một dấu hiệu về những xung đột mà sau này Đức Giêsu phải đối diện khi sứ vụ này tăng lên và khi Người lên Giêrusalem. Maccô đặt khởi đầu sứ vụ của Đức Giêsu trong bối cảnh Gioan Tẩy Giả bị bắt. Xung đột từ nền tảng xuyên suốt Tin mừng này đã khởi đầu. Thế giới mà trong đó Đức Giêsu giảng dạy sẽ càng ngày càng khép kín trước sứ điệp của Người, nhưng Người vẫn rao giảng tin mừng.

Dân chúng sẽ nghe được sứ điệp mà Đức Giêsu nói, và còn thấy được tin vui hình thành ngay trong việc Người chữa lành. Người không đến để rao giảng một sự kiện tôn giáo bí mật và trừu tượng. Nhưng, Người loan báo về sự hiện diện của Thiên Chúa ở đây, ngay lúc này và mời gọi chúng ta hướng về Người và về Thiên Chúa Đấng đưa dẫn chúng ta vào sự sống.

Trong tiếng Hylạp, từ hoán cải là “metanoia”. Gốc gác của từ này ám chỉ đến con mắt tâm hồn. Vì thế, Đức Giêsu mời gọi chúng ta vào một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về chính chúng ta và thế giới. Nếu như “con mắt tâm hồn” được thay đổi, chúng ta sẽ sống với tầm nhìn được hướng dẫn bằng ánh sáng là Đức Kitô.

Chúng ta sẽ đáp lại ra sao khi Đức Giêsu bước vào cuộc đời ta cách mới mẻ ngay hôm nay và mời gọi chúng ta “hãy sám hối và tin”? Nếu chúng ta sám hối chúng ta không chỉ phải thay đổi lối hành xử, mà cả lối nghĩ của chúng ta nữa. Hành vi của chúng ta không được dựa trên nguyên tắc và quy chuẩn bị ảnh hưởng từ thế gian của riêng chúng ta. Nhưng, vì chúng ta là thành viên của Vương Quốc Thiên Chúa, đường lối của Thiên Chúa được sáng tỏ nơi Đức Giêsu, phải trở thành đường lối của chúng ta.

Trong cách dịch “đây là lúc hoàn tất” thì không chuyển tải được sức mạnh của nguyên nghĩa trong bản văn gốc. Trong tiếng Hylạp, từ ngữ để chỉ “thời gian” là kairos. Từ này rất giàu ý nghĩa. Đó không phải là thời gian đo bằng đồng hồ, chỉ ngày tháng hay giờ giấc. Kairos chỉ thời khắc mà dân Israel đang chờ mong và hy vọng. Đó là một thời khắc duy nhất, là lúc Thiên Chúa viếng thăm. Đức Giêsu nói đó là lúc hoàn tất. Thiên Chúa ở gần bên và Thiên Chúa hoàn tất những mong ngóng sâu xa nhất của chúng ta. Đức Giêsu công bố “Nước Thiên Chúa đã đến gần” và, đối với những người đón nhận sứ điệp của Người, Thiên Chúa là Đấng thống trị, chúng ta sẽ đón nhận và, cùng với Thiên Chúa, đời sống sẽ được biến đổi.

Đức Giêsu, người rao giảng, công bố một lời mời gọi và kêu mời chúng ta đáp lại bằng một lối nghĩ mới, hành động mới. Người không giải thích chi tiết cho các môn đệ đầu tiên, hay cho chúng ta, những gì người mong đợi nơi họ. Nhưng, Người đến để công bố một thời mới và mời gọi họ bước theo và tin tưởng nơi Người. Chúng ta không có bản đồ chỉ đường vào tương lai, nhưng theo Đức Giêsu, chính Người dẫn dắt chúng ta. Với Đức Giêsu, giây phút hiện tại luôn là thời hoàn tất.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


3rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Jonah 3: 1-5, 10; Psalm 25; I Cor 7: 29-31; Mark 1: 14-20

St. Paul tells the Corinthians "the time is running out" and then follows that warning with recommendations for some strange and confusing behavior. "From now on, let those having wives act as not having them, those weeping as not weeping…." Well, keep your fingers crossed, the time has not "run out" – at least, not yet. His advice to married people sounds a bit off as well; hardly advice for a lasting marriage! People cite passages like these as good reasons not to read Paul.

But let’s give Paul a little more opportunity to defend himself. Paul and his community believed they were living in the last days. With Jesus’ departure and his promise to return, they expected Christ to appear soon – very soon. They believed they were the last generation and, in the light of the imminent end, the only important thing to think about was how to serve the Lord and be ready for his return. Other considerations did not count, not with the end so close at hand.

Paul has explained (7:25) that what he is saying doesn’t come from the Lord, but is his own opinion. He may have been way off on the matter of dates and times of the Lord’s return, but his message is pertinent to us now: we are not to put off turning our attention to God and focusing ourselves on how we can serve the Lord. Paul isn’t just urging us to go to church on Sunday and be nice to people during the week. He is calling the Corinthians and us to full attention to the Lord and his ways. Christianity isn’t a part-time commitment for Paul.

Here at this Eucharist we can practice Paul’s teachings. We are not mere participants or observers of the celebration of the Eucharist. Instead, through our baptism, we are a priestly people and so we place our lives, with the gifts of bread and wine, on the altar. We offer them in service to our God, not only here, but in the world. Through our baptism each of us has a priestly role, to live our unique vocations in the midst of God’s people – full-time.

Paul calls us today to a new attitude, to the consciousness of Christ’s presence already among us. He is suggesting that we continue our conversion to being Christ’s disciples and witnesses to the new reign he came to proclaim – the rule of God’s love and salvation.

From the opening line, "The beginning of the gospel of Jesus Christ the Son of God," Mark’s gospel displays the coming of God’s reign in the world. Mark is our featured writer for this liturgical year. His is our first written gospel. His style is simple, with a breathless quality throughout. Mark seems in a hurry to convey good news to us. (The word "immediately" occurs over 30 times in Mark.")
Mark focuses on Jesus’ identity. He provides a summary of Jesus’ ministry and presents him as a preacher, one of his favorite images for Christ – along with teacher and exorcist. In Mark people don’t seem to understand who Jesus is and what is important about his message. Even Jesus’ disciples don’t comprehend. Mark is focused on proclaiming "Jesus Christ, the Son of God" (1:1). Later, Peter will make his dramatic confession of Jesus (8:29) and finally the centurion at the foot of the cross will confess, "Truly, this man was the Son of God" (15:39).

Mark’s gospel captures the sense of urgency Paul conveys to the Corinthians. Jesus proclaims, now is "the time of fulfillment. The kingdom of God is at hand." As Paul urges a vigilance for Christ, so Jesus’ entrance into the lives of the fisherman compels them to make a decision – now. He calls them away from the routine of their ordinary lives to a new way of living and acting. They respond, though they have no idea where he will lead them or what will be asked of them. The first disciples are like the people of Nineveh who heard the preaching of Jonah and dropped everything to respond to what he told them.

Jonah’s message was a condemnation; but the disciples heard the good news proclaimed by Jesus. Jesus’ work begins immediately with the opening lines of Mark: he proclaims that God’s reign is at hand and he gathers a band of disciples. They will complete what he begins. They are willing to invest their present and future in him.

Here at the beginning of the gospel there is a hint of the conflict Jesus will face as this ministry grows and he goes on to Jerusalem. Mark locates the beginning of Jesus’s ministry in the context of John the Baptist’s arrest. Conflict forms the backdrop throughout this gospel and it has already begun. The world Jesus will preach in will be less and less open to his message, but still he proclaims good news.

People will hear the good news Jesus speaks, but they will also see the good news take shape in his healings. He did not come to teach arcane or abstract religious matters. Instead, he announces God’s presence here and now and invites us to turn to him and to God whom he wants to usher into our lives.

In the original Greek the word for repentance is "metanoia." The root of the word refers to the eye of the heart. So, Jesus is inviting us to an entirely new way of looking at ourselves and the world. If "the eye of our heart" is changed, we will live with vision guided by the light that is Christ.

What response shall we make to Jesus as he enters our lives anew today and invites us to "repent and believe"? If we are to repent we must change our ways of acting, but also how we think. Our actions must not be based on our own criteria or principles influenced by our world. Instead, since we are members of God’s kingdom, God’s ways revealed through Jesus, must become our ways.

In English Jesus’ announcement, "this is the time of fulfillment," doesn’t carry the weight it does in the original. In the Greek the word used for "time" is kairos. It is rich in meaning. It is not clock time, about a date or an hour. Kairos announces the moment all Israel has been waiting and hoping for. This is a unique time, a time of God’s visitation. Jesus says it’s a moment of fulfillment. God is near and God brings fullness to our deepest longings. Jesus announces "the kingdom of God is at hand" and, for those who welcome his message, God is the one whose rule we will accept and, with God, our lives will be transformed.

Jesus, the preacher, announces a call and invites us to respond by a new way of thinking and acting. He doesn’t spell out in detail to his first followers, or us, what he expects of them. He doesn’t hand them a rule book explaining how they are to behave. Instead, he comes announcing a new time and invites them to follow and trust him. We don’t have a roadmap into the future, but we follow Jesus who leads us there. With Christ, now is always a time of fulfillment.


 
Tết Nguyên Đán - Mồng Hai Tết Nhâm Thìn
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:31 19/01/2012
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ
Mt 15, 1- 6

Giáo Hội Việt Nam luôn dành ngày mồng hai tết mỗi năm để cầu nguyện cho tổ tiên và ông bà cha mẹ đúng như đoạn Sách Cách ngôn 6, 29-23abc viết trong ca nhập lễ :
“ Con ơi giữ lấy lời cha,
Chớ quên lời mẹ nhớ mà ghi tâm.
Đèn soi trong chốn tối tăm,
Ấy là chính những lời răn, lệnh truyền.
Nhớ cầu cho bậc tổ tiên,
Khắc ghi công đức một niềm tri ân “.

Vâng, Giáo Hội là người Mẹ luôn âu yếm, nâng niu đoàn con và dạy dỗ con cái hãy sống điều răn Chúa phán truyền :” Hãy thảo kính cha mẹ “ ( Điều răn thứ 4 của Thập Giới Đạo Công Giáo ).

Từ ngàn xưa nhân loại luôn ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ. Bởi vì, nước có nguồn, sông có cội, con người phải có tổ tông. Tổ tiên sinh ra ông bà nội ngoại và rồi nội ngoại sinh ra con cái, sinh ra chúng ta. Công ơn tổ tiên, công ơn ông bà, ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ luôn luôn phải được đền đáp cho cân xứng. Chỉ cần đọc lại kinh tiền tụng lễ mồng hai tết, chúng ta sẽ thấy Giáo Hội chủ tâm tới những Đấng Bậc sinh thành, dưỡng dục như thế nào :” Quả thực, khi ngẫm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ căn nguyên : chim có tổ….Nhưng phải nhờ ơn Cha mạc khải, chúng con mới nhận biết Cha là nguyên lý sáng tạo muôn loài, là Cha chung của tất cả chúng con. Cha đã ban sự sống cho tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để các ngài truyền lại cho con cháu. Cha cũng đã ban cho các ngài ơn huệ dư đầy, để chúng con được thừa hưởng mà nhận biết, tôn thờ và phụng sự Chúa “. Do đó, con người phải có hiếu đễ, lúc cha mẹ còn sống phải thăm nom, chăm sóc, khi cha mẹ khuất bóng, phải cầu nguyện, lo ngày giỗ ngày chạp vv…Đó là ơn nghĩa con cái phải đáp trả báo đền. Thánh vịnh 111,1-2 viết rất rõ :” Hạnh phúc thay, người kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. TRên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc “. Thánh Phaolô khuyên nhủ giáo đoàn Êphêxô :” Kẻ làm con, hãy vânbg lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này “. Thánh Matthêu còn nhấn mạnh hơn :” Quả thế, Thiên Chúa dạy : Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải xử tử “.

Vâng, đạo hiếu vẫn là đạo mà mọi nước, mọi dân tộc trên thế giới này đều khuyên nhủ con người thực hiện. Còn sống phụng dưỡng cha mẹ, không được làm phật lòng cha mẹ để cho cha mẹ buồn. Khi qua đời phải hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh…”. Bởi vì như Sách Khải Huyền viết :” Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa. Trải qua bao nhọc nhằn vất vả. Giờ đây họ xứng đáng nghỉ ngơi. Vì công đức xưa kia vẫn còn theo họ mãi “.

Những ngày đầu năm mới trong khi mọi người ăn uống, sum vầy, Giáo Hội luôn khuyên dạy chúng ta hãy nhớ tới công ơn của tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Chính là các bậc tiên tổ, bậc cha ông mà chúng ta mới có ngày hôm nay…
Lạy Chúa là Cha rất nhân từ,
Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo.
Hôm nay nhân dịp đầu năm mới Nhâm Thìn
Chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.
Xin Chúa trả công bội hậu
cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con,
và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Amen ( lời nguyện nhập lễ, lễ mồng hai tết ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao ngày mồng hai tết, Giáo Hội lại dành để cầu cho tổ tiên, ông bà và cha mẹ ?
2.Tổ tiên là ai ?
3.Ông bà là ai ?
4.Tại sao chúng ta lại phải trả ơn cho tổ tiên, ông bà và cha mẹ ?
 
Tết Nguyên Đán - Mồng Ba Tết Nhâm Thìn
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:34 19/01/2012
THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Mt 25, 14-30
Bao lâu trái đất này còn,
Còn gieo còn gặt còn vun còn trồng;
Bốn mùa xuân hạ thu đông,
Ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên ( St 8, 22 ).

Hằng năm Giáo Hội không ngừng dùng ngày mồng ba tết để cầu xin cho công ăn việc làm, xin Chúa thánh hóa công việc của mỗi người,đặc biệt xin “ Chúa gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi “. Có người nghĩ rằng công việc là do bàn tay lao động của mình. Trí óc là do khả năng tích lũy của mình. Đất đai tự nó tốt, tự nó có mầu có mỡ. Không, Giáo Hội là người Mẹ hiền luôn nhìn thấy những gì do mình, điều gì do Chúa. Chính vì vậy, giữa bôn ba của cuộc đời, giữa những ngày vui chơi ăn tết, con người vì vẻ bề ngoài, vì lao mình vào các thú vui, vì say xưa chè chén, họ sao nhãng việc thiêng liêng, quên đi “ Làm bởi bay, ban bởi Ta “. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày mồng ba tết để xin Chúa thánh hóa ruộng vườn, mùa màng, cây cối và xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm. Thánh Phaolô đã viết một câu mạnh mẽ nhưng hoàn toàn hợp lý :” Không làm việc thì đừng ăn “, na ná như câu :” Đừng nằm chờ sung rụng “…

THIÊN CHÚA SAI CON CỦA NGÀI ĐẾN TRẦN GIAN ĐỂ NÊU GƯƠNG LAO ĐỘNG CHO CON NGƯỜI : Khi tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, Thiên Chúa đặt con người trong vườn địa đàng và cho con người hưởng dùng mọi vật Ngài tạo dựng nên. Tuy nhiên, khi Ông bà Ađam và Evà phạm tội, Ông bà phải lao động cực nhọc, vất vả mới có của ăn để nuôi thân và nuôi con cái. Lao động bắt đầu từ khi con người sa ngã, ngang nhiên chống lại Chúa. Lao động vất vả nhưng luôn có giá trị bởi vì không có Chúa, con người dù có làm mấy đi nữa cũng không mang lại hiệu quả bao nhiêu…

Khi Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô được sai đến trần gian qua cung lòng thanh sạch của Đức Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu lớn lên ở Nagiarét, Ngài đem lại cho lao động một ý nghĩa cao vời. Chúa lao động để nêu gương cho nhân loại bởi vì lao động mang lại ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống con người. Một ngày Chúa trao ban cho mỗi người 24 tiếng đồng hồ để con người như nhau nhưng tùy khả năng, tài trí làm lợi cho Chúa, cho Giáo Hội, cho bản thân, cho tha nhân. Chúa Giêsu đã cùng thánh cả Giuse và mẹ Maria lao động để mang lại cho lao động ý nghĩa cứu rỗi.

CON NGƯỜI LUÔN PHẢI LAO ĐỘNG : Dù làm việc bằng chân tay, hay làm việc bằng trí óc, mọi người đều phải làm việc. Chúa Giêsu đã nói :” Cha Ta làm việc, Ta cũng làm việc không ngừng “. Chắc chắn, ở Nagiarét, Chúa Giêsu có lúc cũng đã phải đổ mồ hôi, mệt nhọc, vất vả vì lao động. Tuy nhiên, gia đình Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse đã lao động với tất cả tình yêu, với tất cả niềm tin và đem lại cho lao động một ý nghĩa tôn giáo tuyệt vời. Khi Chúa làm việc lao động, Ngài muốn chúng ta hãy luôn kết hợp với Ngài, như Ngài luôn kết hợp với chúng ta. Ai luôn kết hợp với Ngài, Chúa luôn kết hợp với người ấy, thì người ấy sinh hoa kết quả dồi dào ( Ga 15, 45b ). Con người noi gương Chúa luôn phải lao động không ngừng vì theo thánh Phaolô dạy :” Không làm việc thì đừng có ăn “.Câu nói xem ra mạnh mẽ đấy, nhưng quả thực không lao đ8ộng làm sao có lương thực để nuôi thân, có của cải để độ trì. Do đó, bất cứ ai đã sinh ra ở trần gian muốn tồn tại phải làm việc hoặc bằng trí óc hoặc bằng chân tay.

LAO ĐỘNG MANG Ý NGHĨA CỨU RỖI : Khi nhìn vào gia đình thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu, ai cũng hiểu rất rõ dù Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài đã làm người, nên Ngài làm việc không ngừng. Thánh Giuse lao động để nuôi gia đình. Mẹ Maria làm việc nội trợ để tạo nên hạnh phúc gia đình. Cả gia dình thánh đã làm việc để nâng lao động lên tầm cao mới, nghĩa là làm cho lao động có một ý nghĩa cứu độ.Chính Thiên Chúa đã nêu gương lao động cho con người. Do đó, con người làm việc không chỉ để nuôi sống bản thân mình mà còn góp tay vào công trình cứu độ nhân loại…Thực tế, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài và giao cho con người trông coi vũ trụ, tô đẹp vũ trụ.Lao động và tín thác nơi Chúa vì chính Chúa là mục tử chăn dắt chúng ta, nên chúng ta không còn thiếu thốn gì ( Tv 22, 1 ).

ÁP DỤNG VÀO CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI, CỦA MỖI NGƯỜI : Chúa đã thánh hóa công ăn việc làm do tự lòng tin của chúng ta. Đọc Kinh Tiền Tụng chúng ta nhận ra rằng :” Chính Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa và giao trách nhiệm trông coi trái đất. Chúa còn sai Con một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động, và thực hiện công trình cứu độ muôn dân “. Chúa đã lao động để làm gương cho nhân loại, cho con người. Chúa giúp con người làm việc làm ra cơm áo và hơn nữa để xây dựng Nước Trời ngay tại trần thế.

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm Nhâm Thìn này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự việc chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ, lễ ngày Mồng Ba Tết ).
 
Mừng Xuân mới với ý hướng đổi mới con người
Lm Trần Bình Trọng
17:38 19/01/2012
Lễ Tân Niên, Mẫu B (Is 65:17-21; Kh 21:1-6; Mt 5:43-48)

Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ công giáo mà chỉ là ngày lễ có tính cách văn hoá dân tộc. Ðể đáp ứng lời kêu gọi hội nhập văn hoá của Giáo hội hoàn vũ, Hội Ðồng Giám mục Việt nam đã đưa ý nghĩa tôn giáo vào những ngày Tết. Hội Ðồng Giám Mục ấn định những ý chỉ cầu nguyện cho các ngày Tết như sau: (1) Lễ Tất Niên.

Trong thánh lễ người tín hữu dâng ý chỉ tạ ơn Thiên Chúa cho năm cũ: tạ ơn cho thời giờ, năm tháng và ân huệ Chúa đã ban, đồng thời xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót trong năm cũ.. (2) Lễ Giao Thừa là ngày cầu bình an cho Năm Mới: cho Quê Hương, Giáo Hội, cho cá nhân và gia đình. (3) Lễ Tân Niên vào ngày Mồng Một Tết là ngày mừng xuân mới sang với ý hướng đổi mới con người. (4) Lễ Mồng Hai Tết là ngày kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ. (5) Lễ Mồng Ba Tết là ngày thánh hoá Công Ăn Việc Làm.

Tác gỉa bài trích sách ngôn sứ Isaia dùng loại ngôn ngữ khải huyền để ghi lại việc Chúa sáng tạo trời mới và đất mới (Is 65:17). Theo sách Khải huyền, thánh Gioan trong một thị kiến cũng nhìn thấy một trời mới và một đất mới (Kh 21:1). Dựa theo ý nghĩa của các bài đọc Thánh kinh và theo ý nghĩa của việc mừng xuân mới, hôm nay người tín hữu cầu xin Chúa đổi mới tâm hồn và đời sống: gồm việc đổi mới lời nói, tư tưởng và hành động theo tinh thần Phúc âm. Vào ngày đầu năm mới, nhiều người tín hữu có thói quen làm quyết định bỏ một nết xấu như tính hay nóng giận gây bất hoà cho mọi người. Có những người quyết định bỏ một thói quen có thể làm hại đến sức khoẻ trong tương lai như hút sách, nghiện ngập, hay một thói quen có thể làm đổ vỡ gia đình như cờ bạc. Người nghiền đánh bạc thường nuôi hi vọng là được, và khi thua thì nuôi hi vọng gỡ lại. Về vấn đề này, người ta phải ghi nhớ lời cha ông đã răn: Cờ bạc là bác thằng bần. Ngày nay với những nghiên cứu chuyên môn, người ta coi cờ bạc, nghiện ngập là một thứ bệnh. Để trị bệnh, người ta phải nhận mình có bệnh. Không nhận bệnh là bệnh sẽ không tìm đến những cơ quan chữa trị và không tìm đến những người muốn chừa bệnh để được phê bình và khuyến khích lẫn nhau để mà chừa. Bỏ được nết xấu là đổi mới, tức là trở nên hoàn thiện dần dần như Chúa dạy trong Phúc âm hôm nay (Mc 5:48).

Phúc âm thánh Lễ Tân Niên, mẫu B giống Phúc âm Chúa nhật 7 Thường niên, Năm A (Mt 5:38-48) dạy về luật thương xót theo luật đổi mới. Để sống theo luật thương xót mà Chúa dạy, ta cần cầu xin cho được đổi mới tâm hồn và đời sống để ta có thể nhìn tha nhân như là hình ảnh của Thiên Chúa, nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi tha nhân như lời Chúa phán: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta (Mt 25:40).

Như vậy ta có thể đưa quan niệm đổi mới vào việc suy niệm lời Chúa trong Phúc âm hôm nay về luật thương xót (xem Chúa Nhật 7 Thường Niên, Năm A). Cũng có thể dựa vào suy niệm Phúc âm Chúa nhật này để chia sẻ lời Chúa hoặc khai triển theo cách thế suy niệm của mỗi người

Lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho năm mới:

Lạy Thiên Chúa là Chúa của mùa Xuân.
Trong ngày đầu Xuân hôm nay
xin Chúa chúc lành cho Quê hương, Giáo hội Việt nam
và cho người dân Việt chúng con.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho ông bà cha mẹ,
chú bác, cô dì, cậu mợ, anh chị em, họ hàng chúng con.
Xin Chúa ban bình an và phúc lộc cho đời chúng con. Amen.


(Nguồn: http://www.chuanoitadap.net/)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi bảo vệ tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ
LM. Trần Đức Anh OP
08:09 19/01/2012
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 19-1-2012, dành cho các GM Hoa Kỳ, ĐTC cảnh giác về trào lưu văn hóa đang tìm cách thu hẹp tự do tôn giáo tại nước này, và hạn chế chứng tá công cộng của Giáo Hội Công Giáo về luân lý.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 16 GM, đứng đầu là ĐHY Donald Wuerl, từ vùng thủ đô, bang Maryland, Delaware, Virginia, Tây Virginia và Tổng giáo hạt quân đội Mỹ, về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

ĐTC nói đến một số trào lưu văn hóa ở Mỹ chủ trương giới hạn chân lý trong lãnh vực hoàn toàn là khoa học duy lý, hoặc loại bỏ sự thật luân lý nhân danh quyền bính chính trị hoặc qui luật của đa số.. Ngài nói: “Những trào lưu ấy không những là một đe dọa cho đức tin Kitô, nhưng còn cho chính nhân loại và cho sự thật sâu xa nhất về con người và ơn gọi tối hậu của chúng ta, quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Khi một nền văn hóa toan tính hủy bỏ chiều kích mầu nhiệm tối hậu, và khép kín đối với chân lý siêu việt, thì chắc chắn nó trở nên nghèo nàn và rơi vào quan niệm hẹp hòi và độc đoán về con người và bản chất của xã hội”.

ĐTC đề cao vai trò phê bình của Giáo Hội chống lại trào lưu văn hóa dựa vào chủ nghĩa cá nhân tột độ, tìm cách thăng tiến những ý niệm tự do tách rời khỏi sự thật luân lý.. Sự bảo vệ của Giáo Hội dành cho lý lẽ luân lý dựa trên luật tự nhiên vì Giáo Hội xác tín rằng luật này không phải là một đe dọa cho tự do của chúng ta, nhưng đúng hơn, đó là một ”ngôn ngữ” giúp chúng ta hiểu được chính mình và chân lý về con người chúng ta, hầu kiến tạo một thế giới công chính và nhân bản hơn. Vì thế, Giáo Hội đề nghị các giáo huấn luân lý như một sứ điệp, không cưỡng bách nhưng là giải thoát, và như một căn bản để xây dựng một tương lai chắc chắn”.

Cũng trong bài huấn dụ khi tiếp các GM Hoa Kỳ, ĐTC mời gọi toàn thể cộng đồng Công Giáo tại Hoa Kỳ ý thức về những đe dọa trầm trọng đối với chứng tá công cộng của Giáo Hội về luân lý, do trào lưu tục hóa cực đoan gây ra, trào lưu này ngày đàng được biểu lộ trong lãnh vực chính trị và văn hóa.

ĐTC nói: ”Cần nhận thức rõ những đe dọa nghiêm trọng ấy trong mọi cấp độ của đời sống Giáo Hội. Điều đặc biệt đáng lo là một số toan tính nhắm giới hạn tự do tôn giáo, vốn là điều được quí chuộng nhất trong các quyền tự do của người Mỹ. Nhiều người trong anh em đã vạch rõ sự kiện: nhiều nỗ lực có phối hợp đang được thực hiện để phủ nhận quyền phản kháng lương tâm của các cá nhân và tổ chức Công Giáo về việc cộng tác đối với những đường lối thực hành tự chúng là xấu. Một số anh em khác đã nối với tôi về xu hướng đáng lo âu, nhắm thu hẹp tự do tôn giáo vào tự do phụng tự, và không có sự bảo đảm tôn trọng tự do lương tâm”.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi các GM Hoa Kỳ đẩy mạnh việc thăng tiến một hàng ngũ giáo dân Công Giáo dấn thân, được huấn luyện kỹ lưỡng, với một ý thức phê bình mạnh mẽ đối với trào lưu văn hóa đang thống trị, và có can đảm chống lại chủ nghĩa duy tục hóa, không cho Giáo Hội được tham gia vào cuộc thảo luận công cộng về những vấn đề quan trọng đối với tương lai của xã hội Hoa kỳ. Việc chuẩn bị những vị lãnh đạo giáo dân dấn thân và trình bày lập trường có sức thuyết phục về nhân sinh quan và xã hội quan Kitô giáo là một trách vụ hàng đầu của Giáo Hội tại đất nước anh em, như những yếu tố thiết yếu trong cuộc cuộc tái truyền giảng Tin Mừng. Các mối quan tâm này phải hình thành viễn tượng và mục tiêu của các chương trình giáo lý ở mọi cấp độ”.

Trong thời gian gần đây, HĐGM Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố giác các đạo luật tại một số nơi ở Mỹ đe dọa hoặc kỳ thị các tín hữu Kitô, đặc biệt là Công Giáo, như luật buộc các tổ chức Công giáo phải trả bảo hiểm ngừa thai cho các nhân viện, luật công nhận hôn nhân đồng phái, buộc các tổ chức Công Giáo phải giúp các cặp đồng phái nhận con nuôi, nếu không sẽ không được tài trợ của chính phủ, v.v. HĐGM Mỹ đã thành lập Ủy ban GM về tự do tôn giáo để giúp gây ý thức và động viên các thành phần Giáo Hội bảo vệ tự do tôn giáo. (SD 19-1-2012)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn đại kết Phần Lan
LM. Trần Đức Anh OP
08:10 19/01/2012
VATICAN - Sáng 19-1-2012, ĐTC đã tiếp kiến phái đoàn đại kết Kitô Phần Lan về Roma hành hương thường niên nhân dịp lễ kính thánh bổn mạng Henricô, GM Uppsala. Ngài mời gọi các tín hữu Kitô đạt tới một sự đồng thuận sâu xa với nhau về những vấn đề nhân loại học.

Trong phái đoàn Phần Lan có các GM Tin Lành Luther, Chính Thống và Công Giáo cùng với một số chức sắc tôn giáo. Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhìn nhận có sự tăng trưởng trong tình hiệp thông giữa các tín hữu Kitô tại nước này, và ngài nhận định rằng:

”Tình bạn sâu xa và chứng tá chung của chúng ta về Chúa Giêsu Kitô, - nhất là trước mặt thế giới ngày nay thường thiếu hướng đi đích thực và khao khát được nghe sứ điệp cứu độ, - phải đẩy mạnh sự tiến bộ của chúng ta trong việc giải quyết những dị biệt còn tồn đọng, nghĩa là tất cả những vấn đề còn làm cho các Kitô hữu bị chia rẽ”.

ĐTC đặc biệt nói đến những vấn đề luân lý đạo đức, trong thời gian gần đây, trở thành một trong những điểm dị biệt giữa các tín hữu Kitô, nhất là quan niệm đúng đắn về bản tính và phẩm giá con người. Ngài nói: ”Vì thế các tín hữu Kitô cần đi tới một sự thỏa thuận sâu xa với nhau về những vấn đề nhân loại học, chúng có thể giúp xã hội và các nhà chính trị đề ra những quyết định khôn ngoan và đúng đắn liên quan tới những vấn đề trong lãnh vực sự sống con người, gia đình và tính dục” (SD 19-1-2012)
 
ĐTC: Để hiệp nhất mọi kitô hữu phải hoán cải nội tâm
Linh Tiến Khải
08:11 19/01/2012
Sự hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình giữa các tín hữu kitô đòi buộc chúng ta phải hoán cải nội tâm trên bình diện cá nhân cũng như cộng đoàn, và để cho mình được biến đổi và ngày càng phù hợp cách toàn thiện hơn với hình ảnh của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm 18-1-2012 trong đại thính đường Phaolo VI. Vì Giáo Hội đã bắt đầu tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô nên trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã duyệt lại lịch sử và ý nghĩa của tuần cầu nguyện này. Ngài nói:

Thói quen của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các kitô hữu đã được đưa ra vào năm 1908, bởi Cha Paul Wattson, sáng lập viên một cộng đoàn dòng tu anh giáo, sau đó gia nhập Giáo Hội công giáo. Sáng kiến này đã được Đức Giáo Hoàng Pio X chúc lành và được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV thăng tiến và khuyến khích cử hành trong toàn Giáo Hội công giáo với Tông thư Romanorum Pontificum công bố ngày 25 tháng 2 năm 1916.

Tuần cầu nguyện đã được khai triển và hoàn bị trong thập niêm 1930 của thế kỷ vừa qua bởi linh mục Paul Couturier tỉnh Lyon, là người đã ủng hộ việc cầu nguyện ”cho sự hiệp nhất Giáo Hội như Chúa Kitô muốn và phù hợp với các dụng cụ mà Người muốn”. Trong các bút tích của mình cha Couturier coi Tuần cầu nguyện là một phơưng thế giúp lời cầu phổ quát của Chúa Kitô ”bước sâu vào trong toàn Thân mình kitô”; nó phải lớn lên và trở thành một ”tiếng kêu đồng nhất mênh mông của toàn Dân Chúa” nài xin Chúa ơn trọng đại đó.

Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất được Công Đồng Chung Vaticăng II thúc đẩy là một trong các diễn tả hữu hiệu nhất nỗ lực tìm về sự hiệp thông trọn vẹn giữa các môn đệ của Chúa Kitô. Cuộc hẹn hò tinh thần hiệp nhất các kitô hữu thuộc mọi truyền thống với nhau, gia tăng ý thức rằng sự hiệp thông không chỉ là kết qủa các nỗ lực của chúng ta, mà đúng hơn là một ơn trên.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết hằng năm Tuần cầu nguyện được một nhóm đại kết của một vùng trên thế giới chuẩn bị. Năm nay các văn bản do một nhóm đại diện Giáo Hội công giáo và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô Ba Lan đề nghị. Sau đó tài liệu được duyệt lại bởi một ủy ban gồm các thành viên Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu kitô và Ủy ban Đức tin và Hiến chế của Hội Đồng Đại kết các Giáo Hội kitô. Công việc gồm hai giai đoạn này cũng diễn tả ý thức lời cầu nguyện là con đường đầu tiên giúp đạt sự hiệp thông trọn vẹn. Đề tài năm nay lấy từ thư thứ I gửi tín hữu Côrintô: ”Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (x. 1 Cr 15,51-58). Đề tài do một nhóm đại kết kitô Ba Lan đề nghị muốn nêu bật sức mạnh sự nâng đỡ của đức tin kitô giữa các thử thách và đảo lộn của cuộc sống, như trong trường hợp của lịch sử Ba Lan.

Đức tin nơi Chúa Kitô có sức mạnh biến đổi mọi sự, đặc biệt dưới ánh sáng tầm quan trọng của nó đối với lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội, Thân Mình của Chúa Kitô. Ngỏ lời với tín hữu giáo đoàn Côrintô thánh Phaolô nói tới bản chất tạm thời của những gì thuộc cuộc sống hiện tại của chúng ta, ghi dấu bởi kinh nghiệm thất bại của tội lỗi và cái chết, đối đầu với những gì được đem lại cho chúng ta bởi chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết trong Mầu Nhiệm phục sinh của Người.

Lịch sử dân nước Ba Lan đã có một giai đoạn sống dân chủ và tự do tôn giáo trong thế kỷ XVI, nhưng trong các thế kỷ tiếp theo đã bị ghi dấu bởi các cuộc xâm lăng và thua trận, nhưng cũng được ghi dấu bởi cuộc chiến đấu liên lỉ vì khát khao tự do chống lại áp bức. Tất cả đã khiến cho nhóm đại kết suy tư về ý nghĩa sâu xa của ”chiến thắng” và “thất bại”. Trái với ý nghĩa đắc thắng huyênh hoang, Chúa Kitô gợi lên cho chúng ta một con đường khác: chiến thăng của Người không đi ngang qua uy quyền và sức mạnh. Chính Người đã khẳng định: ”Ai muốn là người trên hết phải là người rốt hết trong các con và là kẻ phục vụ mọi người” (Mc 9,35). Đức Thánh Cha đã quảng diễn điểm này như sau:

Chúa Kitô nói tới một chiến thắng đối với tình yêu khổ đau, đối với việc phục vụ nhau, sự trợ giúp, niềm hy vọng mới, và việc an ủi cụ thể những người rốt hết, những người bị quên lãng, bị khước từ. Đối với tất cả mọi kitô hữu kiểu diễn tả tột đỉnh sự phục vụ khiêm tốn ấy là chính Chúa Giêsu Kitô. Sự hiến dâng hoàn toàn chính Người, chiến thắng tình yêu của Người trên cái chết trên thập giá, chiếu tỏa rạng ngời buổi sáng ngày phục sinh. Chúng ta có thể tham dự vào ”chiến thắng” biến đổi ấy, nếu chúng ta để cho mình được Thiên Chúa biến đổi. Chỉ khi chúng ta thực hiệm một sự hoán cải cuộc sống, thì sự biển đổi được thực hiện trong hình thức hoán cải.

Sự hiệp nhất tràn đầy và hữu hình của các tín hữu kitô mà chúng ta mong mỏi, đòi buộc chúng ta để cho mình được thay đổi và ngày càng đồng hình đạng một cách hoàn thiện hơn với hình ảnh của Chúa Kitô. Sự hiệp nhất mà chúng ta cầu xin đòi buộc một sự hoán cải nội tâm, cá nhân cũng cũng như cộng đoàn. Đây không chỉ đơn thuần là sự thân thiện hay cộng tác, mà cần phải củng cố đức tin nơi Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, là Đấng đã nói với chúng ta và trở nên một người như chúng ta; cần phải bước vào trong cuộc sống mới trong Chúa Kitô, Đấng là chiến thắng vĩnh viễn đích thực của chúng ta; cần phải rộng mở cho nhau, bằng cách tiếp đón tất cả các yếu tố hiệp nhất mà Thiên Chúa đã duy trì cho chúng ta và luôn trao ban cho chúng ta một cách mời mẻ; cần phải cảm thấy sự cấp thiết làm chứng cho con người thời đại biết Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã khiến cho mình đươc hiểu biết nơi Đức Kitô.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Công Đồng Chung Vaticăng II đã đặt việc tìm kiếm đại kết vào trung tâm cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội và thúc đẩy mọi tín hữu công giáo nhận ra các dấu chỉ thời đại và hăng hái tham gia vào công cuộc đại kết (Unitatis redintegratio, 4). Và Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh bản chất và tầm quan trọng của dấn thân đó trong Thông điệp Ut unum sint. Sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô không phải là điều phụ thuộc, mà là trung tâm hoạt động của Giáo Hội. Nó không phải là một đóng góp thứ yếu của cộng đoàn các môn đệ, mà là bản chất của cộng đoàn (Ut unum sint, 9).

Như thế, nhiệm vụ đại kết là một trách nhiệm của toàn thể Giáo Hội, và mọi tín hữu đã được rửa tội phải làm cho sự hiệp thông đã có giữa các tín hữu kitô lớn lên cho tới sự hiệp thông trọn vẹn trong sự thật và trong chân lý. Vì thế, lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất không chỉ thu hẹp trong Tuần cầu nguyện, mà phải trở thành phần của cuộc sống cầu nguyện của mọi kitô hữu, trong mọi nơi và mọi lúc, đặc biệt khi tín hữu các truyền thống khác nhau gặp gỡ và làm việc chung với nhau cho chiến thắng của Chúa Kitô, trên tất cả những gì là tội lỗi, sự dữ, bất công và vi phạm phẩm giá con người.

Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Từ khi phong trào đại kết tân tiến nảy sinh cách đây hơn một thế kỷ, đã luôn luôn có ý thức về sự kiện thiếu hiệp nhất giữa các tín hữu kitô ngăn cản việc loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu, vì nó phá hủy hay gây nguy hại cho sự đáng tin cậy của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể làm chứng một cách thuyết phục, nếu chúng ta chia rẽ nhau? Liên quan tới các chân lý nền tảng của đức tin chắc chắn điều hiệp nhất chúng ta lớn hơn điều chia rẽ chúng ta. Nhưng các chia rẽ còn đó, và chúng liên quan tới các vấn đề thực hành và luân lý khác nhau, gây ra lẫn lộn và nghi ngờ, làm suy yếu khả năng thông truyền Lời cứu độ của Chúa Kitô. Trong nghĩa này, chúng ta phải nhớ tới lời Chân phước Gioan Phaolô II nói về sự tai hại do sự thiếu hiệp nhất gây ra cho chứng tá kitô và việc loan báo Tin Mừng (Ut unum sint, 98,99). Đây là một thách đố đối với việc tái truyền giảng Tin Mừng. Việc tai rao giảng Tin Mừng sẽ phong phú hơn, nếu tất cả mọi tín hữu kitô cùng loan báo sự thật Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, và đưa ra câu trả lời chung cho cơn khát tinh thần của thời đại chúng ta... Con đường của Giáo Hội cũng như của các dân tộc nằm trong tay Chúa Kitô phục sinh. Người cho chúng ta tham dự vào chiến thắng của Người. Chỉ Người có khả năng biến đổi chúng ta và khiến cho chúng ta từ yếu duối và lưỡng lự trở thành mạnh mẽ và can đảm làm vịệc thiện. Chỉ Người có thể cứu chúng ta khỏi các hậu qủa tiêu cực của các chia rẽ.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài mời gọi tất cả sốt sắng cầu nguyện cho sự hiệp nhất các kitô hữu. Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Không thể xây dựng đất nước trên lừa đảo, dối trá, kinh hoàng và bạo lực
Linh Tiến Khải
08:12 19/01/2012
Trong những ngày vừa qua Hội Đồng Giám Mục Cộng Hòa Đân Chủ Congo đã công bố thư mục vụ mạnh mẽ lên án bầu khí lừa đảo, gian đối và kinh hoàng thống trị đất nước. Các Giám Mục mời gọi giới hữu trách chính trị can đảm nhìn nhận sự thật, và các vị định nghĩa các gian đối lừa đảo trong cuộc bầu cử tổng thống năm qừa qua là một hổ nhục cho dân tộc và đất nước Congo. Các Giám Mục khẳng định rằng không thể xây dựng đất nước trên lừa đảo, dối trá, kinh hoàng, sử dụng quân đội và vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân được.

Như đã biết, các cuộc bầu cử tổng thống tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã diễn ra ngày 28 tháng 11 năm 2011 vừa qua. Ngay trong các ngày tranh cử đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa các đảng phái khác nhau trong thủ đô Kinshasa và nhiều tỉnh lớn khác. Các căng thẳng khiến cho người ta nhớ tới các xung đột trong cuộc bầu cử hồi năm 2006 khiến cho hàng trăm người thiệt mạng. Trong ngày tranh cử cuối cùng hàng ngàn người thuộc các đảng phái khác nhau đã ném đá gạch, một vài người đã nổ súng khiến cho cảnh sát phải bắn lựu đạn cay để giải tán; đã có vài người chết và nhiều người bị thương. Trước tình hình căng thẳng chính quyền đã quyết định ngưng cuộc tranh cử và hủy bỏ cuộc diễn thuyết tranh cử của ông Etienne Tshisekedi, 79 tuổi đối thủ chính của tổng thống mãn nhiệm Joseph Kabila, 40 tuổi.

Sau cuộc kiểm phiếu ngày 9 tháng 12 năm 2011, Tòa thượng thẩm đã xác nhận là ông Kabila được 49% tổng số phiếu, trong khi ông Tshisekedi được 32%. Ông Tshisekedi đã phản đối tố cáo các gian lận, và yêu cầu hủy bỏ kết qủa của cuộc đầu phiếu. Trước sự khước từ của Tòa thượng thẩm, ông tự tuyên bố mình là tổng thống tân cử. Các dụng độ kéo dài nhiều tuần sau đó giữa hai phe đã khiến cho hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương và khiến cho bầu khí xã hội vô cùng hỗn loạn. Sự kiện cuộc bỏ phiếu đã có nhiều điều không bình thường cũng đã được các quan sát viên quốc gia và quốc tế xác nhận, trong đó có các quan sát viên của tổ chức Carter và Liên Hiệp âu châu. Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Tổng Giám Mục Kinshasa, cũng không tin vào sự trong sáng và liêm chính của cuộc bầu cử. Ngài tuyên bố với giới báo chí rằng: ”sau các phân tích kết qủa cuộc bầu cử do Ủy ban bầu cử quốc gia độc lập công bố ngày mùng 9 tháng 12 vừa qua, chúng ta có thể thực sự kết luận rằng các kết qủa đó không phù hợp với sự thật và công lý”. Chính trong bối cảnh này mà sau phiên họp khoáng nhóm tại Kinshasa trong các ngày 9-12 tháng giêng vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Congo đã công bố thư mục vụ nghiêm khắc phê bình hiện tình đất nước.

Cộng Hòa dân chủ Congo rộng hơn 2 triệu 345 cây số vuông, có 72 triệu dân, 45% theo Công Giáo, 35% theo Tin Lành và 20% theo đạo thờ vật linh. Trên bình diện chủng tộc đa số dân Congo thuộc chủng tộc Bantu, gồm 300 bộ lạc khác nhau, trong đó có các bộ lạc chính như Teke, Twa, Hutu, Ngbandi, Mongo và Luba. Từ sau khi được độc lập năm 1960, Congo Zair đã trải qua 2 cuộc nội chiến giữa các năm 1996-1997, 1998-2003. Cuộc nội chiến thứ nhất kết thúc với việc lật đổ chế độ độc tài của tổng thống Mobutu Sese Seko; cuộc nội chiến thứ hai dưới thời tổng thống Laurent Desiré Kabila và Joseph Kabila, khiến cho 4 triệu người thiệt mạng. Là quốc gia có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các quặng mỏ, kể cả Uranium, vàng và bạc, đặc biệt trong vùng Kivu, Cộng hòa dân chủ Congo có khả thể trở thành một nước hùng mạnh. Nhưng rất tiếc cho tới nay các tài nguyên ấy đã không được sử dụng một cách đúng đắn để thăng tiến cuộc sống của người dân, mà chỉ làm giầu cho thiểu số lãnh đạo và các tổ chức siêu quốc.

Mở đầu thư mục vụ, các Giám Mục Congo xin Chúa chúc lành và ban hòa bình cho dân nước Congo nhân dịp đầu năm mới 2012 này. Trong phiên họp các Giám Mục đã phân tich bản tường trình quan sát bầu cử của ủy ban giám mục và từ đó rút tỉa ra các bài học cho tín hữu và nhân dân toàn nước. Các vị ca ngợi quyết tâm của người dân đã tích cực tham gia cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng 11 năm ngoái 2011, thường khi trong các điều kiện khó khăn. Nó là bằng chứng cho thấy sự trưởng thành và ý thức dân sự của người dân. Các vị cũng chúc mừng chính quyền trong cố gắng tài trợ phần lớn các cuộc bầu cử. Điều này cho thấy chúng ta có thể thành công khi đầu tư các phương tiên và thiện chí. Các Giám Mục cũng ghi nhận công khó của Ủy ban tổ chức bầu cử, phải đương đầu với nhiều thách đố của các cơ cấu hạ tầng truyền thông thiếu thốn, cũng như sự hy sinh của các quan sát viên bầu cử.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua các thực tại tiêu cực đè nặng trên xã hội Congo. Trong sứ điệp công bố ngày 25-2-2011 tựa đề ”Năm bầu cử: chúng ta phải làm gì?”, các Giám Mục đã cầu mong các cuộc đầu phiếu diễn ra trong sự trong sáng, sự thật và hòa bình, để cho đất nước Congo được kể vào số các quốc gia đáng kính phục. Trong lời kêu gọi ngày 3-12-2011 các Giám Mục cũng mời gọi toàn dân và các giới chức chính trị tôn trọng sự thật. Và trong thông cáo ngày 8-12-2011 các Giám Mục Congo đã ghi nhận các bất thường và sai lầm của tiến trình bầu cử. Lời Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Kinshasa tố cáo việc không phù hợp với sự thật và sự bất công của các kết qủa bầu cử cũng nằm trong cùng luận lý ấy của Hội Đồng Giám Mục. Hôm nay bản tường trình đúc kết của Ủy ban quan sát bầu cử của Hội Đồng Giám Mục, các chứng từ thu thập đươc trong các giáo phận và nhiều nguồn tin khác, cho thấy tại nhiều nơi cuộc bầu cử đã diễn ra trong bầu khí hỗn loạn. Có nhiều sai sót và các vụ lừa đảo được sắp đếp trước, nhiều đụng độ gây thiệt mạng cho cử tri, các lộn xộn, và tại một vài nơi bầu khí kinh hoàng được duy trì và khai thác để nhồi cho đầy các thùng phiếu. Những gì xảy ra trong việc thu thập các kết qủa bầu cử không thể chấp nhận được. Thật là một nỗi xấu hổ cho đất nước chúng ta. Dựa trên những sự kiện trên đây, chúng tôi đoán rằng tiến trình bầu cử đã bị vấy bẩn bới các bất bình thường nghiêm trọng, khiến đặt vấn nạn liên quan tới các kết qủa đã công bố. Chúng tôi yêu cầu các người tổ chức có can đảm và liêm chính đưa ra các kết luận cần phải có. Nhưng nếu người ta liều lĩnh tiếp tục cai tri đất nước này bởi sự thách thức, các căng thẳng bên trong ít nhiều đè nén được trong thời gian ngắn, thì sớm muộn gì chúng cũng sẽ đạt tột định với một cuộc khơủng hoảng trầm trọng và khó mà tháo gỡ nổi.Trong một cố gắng bao quát, cần phải lựa chọn con đường đối thoại vì ích lợi lớn hơn của đất nước Congo. Đây là giờ của sự can đảm của chân lý.

Tiếp tục thư mục vụ các Giám Mục Congo nhắc lại sứ mệnh của mình là những người canh gác dân Chúa (Ed 3,17). Từ tiến trình bầu cử này các vị nhân ra nhiều thách đố đối với tương lai của một chính thể pháp quyền và hạnh phúc của người dân. Các vị không đứng ra tranh đấu chính trị để xây dựng một xã hội công bằng hơn, cũng không bênh vực một đảng phải chính trị nào. ”Bởi vì, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khẳng định, Giáo Hội không thể và không phải thay thế Nhà nước, nhưng cũng không thể và không được đứng ngoài trân chiến cho công lý”. Chính vì thế trong nhiệm vụ ngôn sứ của mình Giáo Hội hiện diện tại những nơi nhân loại đang đau khổ, và là tiếng vang lời kêu than thinh lặng của các người vô tội bị bách hại, hay của các dân tộc có các chính quyền cầm thế hiện tại và tương lai đất nước nhân danh các lợi lộc cá nhân. ”Để được như thế, các Giám Mục Congo viết, chúng tôi sẽ không mệt mỏi tố cáo tất cả những gì gây nguy hiểm cho việc xây dựng một quốc gia dân chủ. Không thể xây dựng một quốc gia pháp quyền trong một nền văn hóa lừa đảo, dối trá và kinh hoàng, sử dụng quân sự và ngang nhiên vi phạm quyền tự do phát biểu được. Nếu dân chủ là một quyền của nhân dân, do dân và vì dân, thì phải tôn trọng nhân dân. Trong hối cảnh hiện nay nhân dân bị bầm dập và tước đoạt, bất lực chứng kiến một tiến trình không luôn luôn phản ánh ý muốn của mình, và tại nhiều nơi nó giống như là một sự giàn xếp giữa vài diễn viên chính trị với nhau.

Giáo Hội có sứ mệnh phục vụ sự thật. Tiến trình bầu cử phải cho phép củng cố nền văn hóa dân chủ và bình định đất nước. Chúng tôi muốn hòa bình. Nhưng hòa bình có các đòi buộc không thể vi phạm được, nhất là sự thật, công lý và tôn trọng người dân. Chính nhân danh hòa bình mà Giáo Hội Congo không ngừng mời gọi giới lãnh đạo thực thi công lý và yêu mến sự thật. Giới trẻ của chúng ta sẽ tràn đầy các giá trị nào, nếu suốt ngày họ chỉ được cống hiến các điều ngược lại?

Tiếp tục thư mục vụ các Giám Mục Congo mạnh mẽ lên án chiến dịch mạ lị xúc phạm tới Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Kinshasa, cũng như các lời chửi bới và đe dọa Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Congo, các đe dọa thể lý, các vi phạm nhân quyèn, các vụ bắt cóc, các vụ tịch thu phương tiện truyền thông. Các Giám Mục Congo kêu gọi tín hữu công giáo và nhân dân toàn nước bất bạo động, vì bạo động kêu mời bạo động, gây ra cảnh tàn phá và bần cùng. Các vị xin toàn dân Congo không nhượng bộ sự bi quan, thất vọng, hay bạo lực, tính duy bộ tộc và bài người nước ngoài, nhưng hiệp nhất chung quanh các giá trị kitô và dân chủ, công lý và sự thật, trưởng thành trong ý thức hiệp nhất quốc gia và quyền tối thượng của nó để thực thi quyền đó trong tất cả sự tỉnh thức và sự hợp pháp. Các vị yêu cầu các giới chức chính trị làm chứng cho sự trưởng thành chính trị, có khả năng tổ chức và hoàn toàn lãnh nhận trách nhiệm của mình, chấm dứt các lăng mạ và dối trá, lo cho công ích, lo cho nền giáo dục dân sự và hạnh phúc của người dân.

Các Giám Mục Congo cũng yêu cầu Ủy ban bầu cử có can đảm sửa chữa các lầm lẫn nghiêm trọng, làm sao để tái chiếm sự tin tưởng của nhân dân, nếu không thì phải từ chức.

Riêng đối với Quốc hội, các vị yêu cầu cấp tốc duyệt xét lại các thành phần của Ủy ban bầu cử, không còn được nhân dân tín nhệm nữa, và chỉ định các đại diện mới thuộc xã hội dân sự để được đôc lập hơn, và phải nhớ rằng nhân dân sẽ không chấp nhận việc thay đổi các điểu khoản của Hiến Pháp.

Còn đối với chính quyền các Giám Mục Congo yêu cầu rút tỉa ra các bài học của cuộc bầu cử thất bại này, và dự trù cách thức cho các cuộc bầu cử trong tương lai và thực hiện kịp thời để chúng được tiến triển tốt đẹp, chám dứt việc dùng của công cho các lợi lộc cá nhân, và ý thức rằng người dân muốn có các thay đổi.

Các Giám Mục cũng yêu cầu lực lượng cảnh sát quốc gia và quân đội che chở dân chúng và đừng tuân hành các mệnh lệnh bất công. Tòa Thượng Thẩm cần phải hoàn toàn khách quan và độc lập trong việc phán xứ các tranh luận bầu cử. Sau cùng các vị xin cộng đồng quốc tế ưu tiên bênh vực quyền lợi của nhân dân Congo, và ủng hộ họ trong nỗ lực kiếm tìm công lý, hòa bình và tôn trọng sự tự quyết của họ.

Kết luận thư mục vụ các Giám Mục Congo khẳng định đất nước đang trải qua một giai doạn bất ổn và âu lo. Nhưng niềm tin nơi Thiên Chúa và sự tin tưởng nơi con người, được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, có thể giúp thắng vượt chúng, qua việc thay đổi con tim, tâm thức và các thực hành. Cần phải có tình yêu đối với quê hương, ý chí khước từ các lợi lộc ích kỷ, để biết đối thoại và tìm ra các con đường giúp xây dựng hòa bình tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Nhưng nền hòa bình, mà chúng ta muốn, là nền hòa bình bắt nguồn từ công lý và lòng yêu mến sự thật. Vì hòa bình không công lý chỉ là ảo tưởng và mau tàn phai... Chính tình yêu và sự can đảm của chân lý vạch ra con đường của công lý và hòa bình đích thật, mà các Giám Mục muốn cho dân nước Congo được hưởng. Các vị xin Đức Trinh Nữ Maria rất thánh, Nữ Vương hòa bình và là Đức Bà dân nước Congo, củng cố mọi sáng kiến hòa giải đối thoại, và xác nhận mọi cố gắng trợ giúp nước Congo đang đói khát công lý và hòa bình.
 
Vai Trò của Cha Tuyên Úy tầu du lịch và khi chiếc tầu đang chìm
Bùi Hữu Thư
15:49 19/01/2012
Giám đốc Mục Vụ Hàng Hải bình luận về thảm kịch chiếc Costa Concordia

ROME, Ngày 18 tháng 1 (Zenit.org).- Các nỗ lực tìm kiếm và cứu cấp vẫn còn tiếp diễn trong khi còn có 21 hành khách của chiếc tầu Costa Concordia được coi là mất tích, sau khi chiếc tầu vĩ đại đụng đá ngầm và bắt đầu chìm ngày thứ sáu bên ngoài khơi hòn đảo Giglio thuộc miền Tuscan, Ý.

Trong khi bạn bè và gia đình của những người bị mất tích vẫn còn chờ đợi tin tức về người thân -- kể cả một cặp vợ chồng Công Giáo từ Minnesota đã hết sức thích thú về cơ hội được viếng thăm Rôma trong hai tuần lễ nghỉ phép - dư luận công chúng tập trung vào thảm kịch và đặc biệt là vấn đề phản ứng của thuyền trưởng trước vụ đắm tầu.

Trong số những người trực tiếp liên hệ đến thảm kịch này là nhân viên của văn phòng Mục Vụ cho các nhà Hàng Hải. Cha Raffaele Malena là một tuyên uý trên tầu và có mặt khi tầu bị tai nạn.

Một linh mục khác, Cha Lorenzo Pasquotti, linh mục thuộc giáo xứ trên đảo Giglio, cũng cung cấp những trợ giúp cho những người sống sót khi họ được đưa lên đảo.

Và cha Giacomo Martino, giám đốc văn phòng Mục Vụ Hàng Hải của Giáo Hội Ý, đã phối trí việc trợ giúp cho những người sống sót.

Vị tuyên uý trên tầu đã gọi cho bộ chỉ huy của Tông Đồ Hàng Hải khi có vụ đắm tầu, và cho biết ý định là "đi sát với thủy thủ đoàn và các hành khách để an ủi họ vào lúc hết sức bối rối này."

Nói với đài Radio Vatican, chính cha tuyên uý đã cho biết một phản ứng khác của thủy thủ đoàn so với những tin tức được giới truyền thông đăng tải.

Cha nói: "Vấn đề của việc đào thoát là sự rối loạn; thủy thủ đoàn hành xử tốt đẹp."

Cha đã chia sẻ cảm nghĩ của những giây phút đầu tiên: "Có quá nhiều trẻ em. Tôi bồng một em bé gái trên tay và yêu cầu là cho em và mẹ em được có ưu tiên trong việc đào thoát."

Cha Malena cũng ngợi khen dân chúng trên đảo Giglio, ngài nói: "tất cả đều muốn tiếp tay, họ mở cửa các quán trọ, họ cho chúng tôi ăn, cho chăn mền và tất cả mọi sự họ có."

Thông tấn ZENIT nói chuyện với giám đốc Mục Vụ Hàng Hải, linh mục Martino, về thảm kịch.

Cha nói: "Thủy thủ đoàn có lẽ chưa hoàn hồn sau thảm kịch, và những gì giới truyền thông lên án họ khiến cho cảm thấy như lại bị đắm tầu thêm một lần nữa."

Cha nhấn mạnh là "sau khi nói chuyện với nhiều người, Tôi thấy những gì giới truyền thông đã nói về sự thiếu khả năng là không đúng. Những gì đã được tập dượt khi có vụ đắm tầu khác xa với trường hợp khi thực sự có một vụ đắm tầu, và mọi người rối loạn."

Cha Martino cũng nói về vài trò của các tuyên úy trên một tầu du lịch.

Cha giám đốc nói: "Vị tuyên uý hành sử như một người của Chúa, không phân biệt giữa hành khách và thủy thủ đoàn, mặc dù nhiệm vụ chính của ngài là về phía thuỷ thủ đoàn. Các nhân viên này trông đợi nơi sự hiện diện của một tuyên úy, mặc dù họ thuộc một tôn giáo khác."

Cha nói: "Chẳng hạn, ngày trong dịp lễ Ramadan, mặc dầu không hẳn là tự động, đôi khi tôi được mời đọc lời nguyện kết thúc."
 
Đức Thánh Cha: Hiệp Nhất Kitô Giáo đòi hỏi nhiều hơn là lòng lành
Bùi Hữu Thư
19:53 19/01/2012
Ngài kêu gọi phải hoán cải ở mức độ cá nhân và cộng đồng

VATICAN, ngày 18 tháng 1, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói con đường đưa đến sự hiệp nhất Kitô giáo đòi hỏi nhiều hơn là chỉ cần tử tế và hợp tác với nhau. Hiệp nhất trọn vẹn và hiển nhiên sẽ đòi hỏi sự hoán cải và phù hợp với hình ảnh của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay khi ngài dành buổi tiếp kiến chung hàng tuần cho chủ đề của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.

Việc cử hành tuần lễ này hàng năm được tổ chức ở bắc bán cầu vào tuần lễ trước ngày Lễ Thánh Phaolô Trở Lại (15 tháng 1), trong khi ở nam bán cầu, thường được cử hành vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Đức Thánh Cha nói: "Việc hiệp nhất Kitô giáo trọn vẹn và hiển nhiên đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn hoàn toàn hoán cải theo hình ảnh của Chúa Kitô. Sự hiệp nhất chúng ta cầu nguyện cho đòi hỏi sự hoán cải nội tâm, cả ở mức cộng đồng lẫn cá nhân. Không chỉ là vấn đề tử tế và hợp tác; trên hết, chúng ta phải tăng cường đức tin nơi Thiên Chúa, Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nói với chúng ta và đã nhập thể trở thành một người như chúng ta; chúng ta phải bước vào một đời sống mới trong Chúa Kitô, vì đó là chiến thắng chân chính và quyết liệt của chúng ta; chúng ta phải mở lòng cho người khác, phải trau dồi mọi thành phần của sự hiệp nhất này mà Chúa đã gìn giữ cho chúng ta và luôn luôn tái ban cho chúng ta; chúng ta phải cảm nhận sự cấp bách của việc làm nhân chứng trước nhân loại của thời đại chúng ta với Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã tỏ hiện qua Đức Kitô."

Chủ đề của tuần lễ cầu nguyện năm nay là "Tất cả chúng ta sẽ được đổi mới bởi chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô," và bản văn để suy niệm và chiêm niệm đã được các nhóm đại kết soạn thảo tại Ba Lan.

Điều thiết yếu

Đức Thánh Cha suy tư về cam kết của Giáo Hội cho việc đại kết, ngài nói: "Công Đồng Vatican II đặt việc theo đuổi vấn đề đại kết vào trọng tâm của đời sống và sinh hoạt của Giáo Hội."

Ngài trích dẫn Chân Phước Gioan Phaolô II, khi nói rằng hiệp nhất, không phải là "một cái gì để thêm bớt, nhưng là điều đứng ngay tại trung tâm của sứ vụ của Chúa Kitô... và trực thuộc vào chính cốt lõi của cộng đồng này."

Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: "Do đó, trách vụ đại kết, là trách nhiệm của toàn thể giáo hội và của tất cả mọi người đã được chịu phép rửa, và phải tiếp nhận sự hiệp thông bán phần và hiện hữu giữa các kitô hữu để tăng trưởng đến sự hiệp thông toàn vẹn trong chân lý và bác ái. Vì vậy, cầu nguyện cho hiệp nhất không được giới hạn trong Tuần Lễ Cầu Nguyện này nhưng phải trở nên một thành phần toàn vẹn của các kinh nguyện của chúng ta, của đời sống cầu nguyện của mọi kitô hữu, tại khắp mọi nơi và trong mọi lúc, nhất là khi các nhóm người thuộc các truyền thống khác nhau gặp gỡ và cộng tác để chiến thắng tất cả mọi tội lỗi, sự dữ, bất công, và những gì vi phạm đến phẩm giá con người."

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng có "sự công nhận rõ ràng" là sự thiếu sót về hiệp nhất đang làm nguy hại đến sự đáng tin của Kitô giáo, và "ngăn không cho Phúc Âm được loan truyền hữu hiệu hơn."

Ngài hỏi: "Làm sao chúng ta có thể làm nhân chứng hùng hồn khi chúng ta chia rẽ? Chắc chắn, về phương diện các chân lý nền tảng của đức tin, thì có nhiều điều kết hợp chúng ta hơn là chia rẽ chúng ta. Nhưng vẫn có sự phân cách, vì có liên quan đến những vấn đề thực tiễn và đạo lý khác nhau -- gây nên sự bối rối và thiếu tin tưởng, và làm suy yếu khả năng chúng ta truyền rao Lời Cứu Thế của Chúa Kitô."

Tuy nhiên, Đức Giám Mục Rôma nhấn mạnh là chỉ có Chúa Kitô "mới có thể hoán cải và biến đổi chúng ta - từ tình trạng yếu đuối và dè dặt - đến tình trạng hùng mạnh và can đảm để làm việc cho những gì thiện hảo. Chỉ có Chúa mới cứu chúng ta khỏi những hậu quả xấu xa của sự chia rẽ giữa chúng ta."

Như thế, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu phải "hiệp thông triệt để trong Tuần Lễ Hiệp Nhất này, để cho việc cùng làm nhân chứng, tình liên đới và hợp tác có thể tăng trưởng giữa các kitô hữu, trong khi chúng ta chờ đợi ngày vinh quang khi cùng nhau chúng ta có thể tuyên xưng đức tin được truyền lại từ các Tông Dồ, và cùng nhau cử hành các Bí Tích của sự hoán cải chúng ta trong Chúa Kitô."
 
Top Stories
Hai Phong: Bishop and Catholics against the expropriation of ''brave family’s'' land
Asia-News
04:44 19/01/2012
Peter Doan Vuon and relatives oppose the seizure of land and activities, held since 1993. The government, in an arbitrary manner, ordered its seizure and sent in the military. In response, they mounted an armed defense - without killing or injuring anyone – of their property. Political leaders and ordinary citizens sympathize with the man considered a hero.

Hanoi (AsiaNews) - The bishop of Hai Phong and the local Catholic community have rallied around Peter Vuon Doan and his family who were arrested by the authorities because they opposed the forcible expropriation of their land and assets, after years of hard work and sacrifices. The case has become famous throughout Vietnam because, in recent days, he stood up to the military raid against his property with gunshots and grenades. The shots were for "intimidation” and did not target any of the soldiers. In response, the police arrested him together with his relatives and - according to the latest reports - local officials have demolished the home of Peter "out of revenge" with the use of bulldozers.

In a letter sent to Fr. J.B. Ngo Ngoc Chuan, of the parish of Suy Neo, where the family Doan Vuon originate from, Msgr. Joseph Vu Van Thien expressed his "human concern" for Peter and his relatives, as well as the closeness of the local Church. The bishop of Hai Phong, the diocese on the coast in the north of Vietnam, has also asked the faithful to "provide support and prayers," while urging the authorities to "treat the case fairly," protecting the "legitimate rights", the property and honor ahead of the Vietnamese New Year (Lunar New Year).

The affair that starred the Vuon Doan family is just the latest in a long series of clashes between authorities and citizens, between the government and the Catholic Church, over land possession and ownership of buildings or commercial activities. In this case, the dispute revolves around the 40 hectares of land that Peter bought with a government grant in 1993, and in which over the years, thanks to his hard work, he transformed marshes and swamps into a fish farm. In 2009, when he began to make his first profits, the authorities quite arbitrarily decided to claim the rights to the area, after a long battle, on November 24 last year the administration issued an ultimatum, which required the family to abandon the lands and activity.

Instead of bowing down to the abuse of authority, Peter and the family decided to fight back and defend their property: January 5th a group of soldiers approached the area to enforce the decree of expropriation. However, the soldiers were "greeted" by a shower of bullets and grenades not intended to kill, but to prevent access to the residence. In fact, no one was killed or injured, after a few days, the police carried out a new raid, arresting members of the family.

The solidarity shown by many Vietnamese, by the Catholic community, by prominent figures such as former president, executive members, intellectuals and army officers, amazed by the Vuon Doan’s courage and will to defend their work has been of little avail. The current Prime Minister Nguyen Tan Dung has signed a document asking local authorities to "annihilate those who oppose the application of the law" and "guarantee the security of the armed forces and those who are fighting crime."
 
Italy's Maritime Ministry Director comments on Costa Concordia tragedy
Sergio Mora
07:47 19/01/2012
ROME, JAN. 18, 2012 (Zenit) - Search and rescue efforts are still under way as 21 passengers from the Costa Concordia cruise ship remain unaccounted for, after the giant vessel hit rock and began sinking Friday off the Tuscan island of Giglio, Italy.

As friends and family of the missing still await news of their loved ones -- including a Catholic couple from Minnesota who were excited about the chance to visit Rome during their two-week vacation -- public eye is turned on the tragedy and particularly the national soul-searching related to the captain's response to the wreck.

Among those intimately involved in the disaster are the personnel from the Church's ministry to seafarers. Father Raffaele Malena was the chaplain on board and lived the wreck firsthand.

Another priest, Father Lorenzo Pasquotti, parish priest on the island of Giglio, provided assistance to the survivors as they landed on the island.

And Father Giacomo Martino, the director of maritime ministry for the Church in Italy, has been coordinating assistance to the survivors.

The onboard chaplain called the headquarters of the Apostleship of the Sea when the wreck happened, reporting his intention to "stay close to the crew and the passengers to comfort them at this moment of great confusion."

Speaking with Vatican Radio, the chaplain has in fact given a different account of the crew's reaction than that which has circulated in some press reports.

"The problem of the evacuation was the panic; the crew behaved well," he said.

The priest shared his impression of the first moments. "There were so many children," he said. "I took a little girl in my arms. I asked that she be sent first with her mother and her evacuation took precedence."

Father Malena also praised the residents of Giglio, saying "all wanted to give a hand, they opened the inns, they gave us something to eat, blankets and everything they had."

Shock recovery

ZENIT spoke with the director of the maritime ministry, Father Martino, about the tragedy.

"The crew has probably not yet assimilated the blow entirely, and the accusations flying in the media against them make them feel shipwrecked once again," he commented.

He stressed that "speaking with many people, I see that what has been said by some of the media about incompetence is not true. Simulations of shipwrecks are made, but it is quite different when there is a real shipwreck and panic spreads."

Father Martino also spoke about the role of chaplains on cruise ships.

"He acts as a man of God, without making distinctions between the passengers and crew, even if his main task is in the sector of the crew," the director said. These "workers count on the presence of a chaplain, even if they are of other religious confessions."

"Even in Ramadan, for example, though not automatically, I am sometimes asked to say the final prayer," he commented.
 
The material for the 2012 Week of Prayer for Christian Unity
Pontifical Council
08:00 19/01/2012
PONTIFICAL COUNCIL FOR PROMOTING CHRISTIAN UNITY

This text is the English version of the material for the 2012 Week of Prayer for Christian Unity. It has been prepared by the joint group drawn from the Pontifical Council for Promoting Christian Unity and the Faith and Order Commission of the World Council of Churches with a view to international distribution. The Ecumenical Commissions of the Bishops’ Conferences and the Synods of the Oriental Catholic Churches are invited to adapt it if necessary in order to take account of the local ecumenical situation and the different liturgical traditions.

Kindly contact the Ecumenical Commission of your Bishops’ Conference or the Synod in your country in order to obtain a copy of the text adapted for your local context.


Resources for
THE WEEK OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY
and throughout the year 2012


We will all be changed by the victory
of our Lord Jesus Christ (cf. 1 Cor 15:51-58)

Jointly prepared and published by
The Pontifical Council for Promoting Christian Unity
The Commission on Faith and Order of the World Council of Churches

TO THOSE ORGANIZING
THE WEEK OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY


The search for unity: throughout the year

The traditional period in the northern hemisphere for the Week of Prayer for Christian Unity is 18-25 January. Those dates were proposed in 1908 by Paul Wattson to cover the days between the feasts of St Peter and St Paul, and therefore have a symbolic significance. In the southern hemisphere where January is a vacation time churches often find other days to celebrate the week of prayer, for example around Pentecost (suggested by the Faith and Order movement in 1926), which is also a symbolic date for the unity of the church.

Mindful of the need for flexibility, we invite you to use this material throughout the whole year to express the degree of communion which the churches have already reached, and to pray together for that full unity which is Christ’s will.

Adapting the text

This material is offered with the understanding that, whenever possible, it will be adapted for use in local situations. Account should be taken of local liturgical and devotional practice, and of the whole social and cultural context. Such adaptation should ideally take place ecumenically. In some places ecumenical structures are already set up for adapting the material; in other places, we hope that the need to adapt it will be a stimulus to creating such structures.

Using the Week of Prayer material

For churches and Christian communities which observe the week of prayer together through a single common service, an order for an ecumenical worship service is provided.

Churches and Christian communities may also incorporate material from the week of prayer into their own services. Prayers from the ecumenical worship service, the ‘eight days’, and the selection of additional prayers can be used as appropriate in their own setting.

Communities which observe the week of prayer in their worship for each day during the week may draw material for these services from the ‘eight days’.

Those wishing to do bible studies on the week of prayer theme can use as a basis the biblical texts and reflections given in the eight days. Each day the discussions can lead to a closing period of intercessory prayer.

Those who wish to pray privately may find the material helpful for focusing their prayer intentions. They can be mindful that they are in communion with others praying all around the world for the greater visible unity of Christ’s church.

BIBLICAL TEXT
1 Corinthians 15:51-58


Listen, I will tell you a mystery! We will not all die, but we will all be changed, in a moment, in the twinkling of an eye, at the last trumpet. For the trumpet will sound, and the dead will be raised imperishable, and we will be changed. For this perishable body must put on imperishability, and this mortal body must put on immortality. When this perishable body puts on imperishability, and this mortal body puts on immortality, then the saying that is written will be fulfilled: ‘Death has been swallowed up in victory.’ ‘Where, O death, is your victory? Where, O death, is your sting?’ The sting of death is sin, and the power of sin is the law. But thanks be to God, who gives us the victory through our Lord Jesus Christ. Therefore, my beloved, be steadfast, immovable, always excelling in the work of the Lord, because you know that in the Lord your labour is not in vain.

New Revised Standard Version

INTRODUCTION TO THE THEME
FOR THE YEAR 2012


“We will all be changed by the Victory of our Lord Jesus Christ”
(cf. 1 Cor 15:51-58)

The material for the Week of Prayer for Christian Unity in 2012 was prepared by a working group composed of representatives of the Roman Catholic Church, the Orthodox Church and Old Catholic and Protestant Churches active in Poland.

Following extensive discussions in which the representatives of various ecumenical circles in Poland took part, it was decided to focus on a theme that is concerned with the transformative power of faith in Christ, particularly in relation to our praying for the visible unity of the Church, the Body of Christ. This was based on St. Paul’s words to the Corinthian Church which speaks of the temporary nature of our present lives (with all its apparent “victory” and “defeat”) in comparison to what we receive through the victory of Christ through the Paschal mystery.

Why such a theme?

The history of Poland has been marked by a series of defeats and victories. We can mention the many times that Poland was invaded, the partitions, oppression by foreign powers and hostile systems. The constant striving to overcome all enslavement and the desire for freedom are a feature of Polish history which have led to significant changes in the life of the nation. And yet where there is victory there are also losers who do not share the joy and triumph of the winners. This particular history of the Polish nation has led the ecumenical group who have written this year’s material to reflect more deeply on what it means to “win” and to “lose”, especially given the way in which the language of “victory” is so often understood in triumphalist terms. Yet Christ shows us a very different way!

In 2012 the European Football Championship will be held in Poland and Ukraine. This would never have been possible in years gone by. For many this is a sign of another “national victory” as hundreds of millions of fans eagerly await news of winning teams playing in this part of Europe. Thinking of this example might lead us to consider the plight of those who do not win - not only in sport but in their lives and communities: who will spare a thought for the losers, those who constantly suffer defeats because they are denied victory due to various conditions and circumstances? Rivalry is a permanent feature not only in sport but also in political, business, cultural and, even, church life.

When Jesus’ disciples disputed over “who was the greatest” (Mk 9,34) it was clear that this impulse was strong. But Jesus’ reaction was very simple: “Whoever wants to be first must be last of all and servant of all” (Mk 9,35). These words speak of victory through mutual service, helping, boosting the self-esteem of those who are “last”, forgotten, excluded. For all Christians, the best expression of such humble service is Jesus Christ, His victory through death and His resurrection. It is in His life, action, teaching, suffering, death and resurrection that we desire to seek inspiration for a modern victorious life of faith which expresses itself in social commitment in a spirit of humility, service and faithfulness to the Gospel. And as he awaited the suffering and death that was to come, he prayed that his disciples might be one so that world might believe. This “victory” is only possible through spiritual transformation, conversion. That is why we consider that the theme for our meditations should be those words of the Apostle to the Nations. The point is to achieve a victory which integrates all Christians around the service of God and one’s neighbour.

As we pray for and strive towards the full visible unity of the church we - and the traditions to which we belong - will be changed, transformed and conformed to the likeness of Christ. The unity for which we pray may require the renewal of forms of Church life with which we are familiar. This is an exciting vision but it may fill us with some fear! The unity for which we pray is not merely a “comfortable” notion of friendliness and co-operation. It requires a willingness to dispense with competition between us. We need to open ourselves to each other, to offer gifts to and receive gifts from one another, so that we might truly enter into the new life in Christ, which is the only true victory.

There is room for everyone in God’s plan of salvation. Through His death and resurrection, Christ embraces all irrespective of winning or loosing, “that whoever believes in him may have eternal life” (Jn 3,15). We too can participate in His victory! It is sufficient to believe in Him, and we will find it easier to overcome evil with good.

Eight Days reflecting on our change in Christ

Over the coming week we are invited to enter more deeply into our faith that we will all be changed through the victory of our Lord Jesus Christ. The biblical readings, commentaries, prayers and questions for reflection, all explore different aspects of what this means for the lives of Christians and their unity with one another, in and for today’s world. We begin by contemplating the Christ who serves, and our journey takes us to the final celebration of Christ’s reign, by way of His cross and resurrection:

Day One: Changed by the Servant Christ
The Son of Man came to serve (cf. Mk 10:45)


On this day we encounter Jesus, on the road to victory through service. We see him as the ”one who came not to be served, but to serve, and to give his life, a ransom for many” (Mark 10:45). Consequently, the Church of Jesus Christ is a serving community. The use of our diverse gifts in common service to humanity makes visible our unity in Christ.

Day Two: Changed through patient waiting for the Lord
Let it be so now, for it is proper to fulfil all righteousness (Mt 3:15)


On this day we concentrate on patient waiting for the Lord. To achieve any change, perseverance and patience are needed. Prayer to God for any kind of transformation is also an act of faith and trust in his promises. Such waiting for the Lord is essential for all who pray for the visible unity of the church this week. All ecumenical activities require time, mutual attention and joint action. We are all called to co-operate with the work of the Spirit in uniting Christians.

Day Three: Changed by the Suffering Servant
Christ suffered for us (cf. 1 Pt 2:21)


This day calls us to reflect on the suffering of Christ. Following Christ the Suffering Servant, Christians are called to solidarity with all who suffer. The closer we come to the cross of Christ the closer we come to one another.

Day Four: Changed by the Lord’s Victory over Evil
Overcome evil with good (Rom 12:21)


This day takes us deeper into the struggles against evil. Victory in Christ is an overcoming of all that damages God’s creation, and keeps us apart from one another. In Jesus we are called to share in this new life, struggling with him against what is wrong in our world, with renewed confidence and with a delight in what is good. In our divisions we cannot be strong enough to overcome evil in our times.

Day Five: Changed by the peace of the Risen Lord
Jesus stood among them and said: Peace be with you! (Jn 20:19)


Today we celebrate the peace of the Risen Lord. The Risen One is the great Victor over death and the world of darkness. He unites His disciples, who were paralysed with fear. He opens up before us new prospects of life and of acting for His coming kingdom. The Risen Lord unites and strengthens all believers. Peace and unity are the hallmarks of our transformation in the resurrection.

Day Six: Changed by God’s Steadfast Love
This is the victory, our faith (cf. 1 Jn 5:4)


On this day we concentrate our attention on God’s steadfast love. The Paschal Mystery reveals this steadfast love, and calls us to a new way of faith. This faith overcomes fear and opens our hearts to the power of the Spirit. Such faith calls us to friendship with Christ, and so to one another.

Day Seven: Changed by the Good Shepherd
Feed my sheep (Jn 21:19)


On this day the Bible texts show us the Lord strengthening His flock. Following the Good Shepherd, we are called to strengthen each other in the Lord, and to support and fortify the weak and the lost. There is one Shepherd, and we are his people.

Day Eight: United in the Reign of Christ
To the one who conquers I will give a place with me on my throne (Rv 3:21)


On this last day of our week of prayer for Christian Unity we celebrate the Reign of Christ. Christ’s victory enables us to look into the future with hope. This victory overcomes all that keeps us from sharing fullness of life with him and with each other. Christians know that unity among us is above all a gift of God. It is a share in Christ’s glorious victory over all that divides.

THE PREPARATION OF THE MATERIAL
FOR THE WEEK OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY 2012


The first draft of this year’s week of prayer material was prepared in February-June 2010 by a group of representatives brought together at the invitation of The Commission for Dialogue of the Conference of the Polish Episcopate and the Polish Ecumenical Council. We would like to thank all of those who contributed, particularly:

Edward Puślecki (General Superintendent of the United Methodist Church in Poland,Warsaw)
Bishop Krzysztof Nitkiewicz (Roman Catholic Church, Bishop of Sandomierz)
Mrs. Monika Waluś (Roman Catholic Church, Józefów)
Mrs. Kalina Wojciechowska (Evangelical Lutheran Church, Warsaw)
Rev. Andrzej Gontarek (Polish Catholic Church, Lublin)
Rev. Ireneusz Lukas (Evangelical Lutheran Church, Warsaw)
Rev. Henryk Paprocki (Polish Autocephalous Orthodox Church, Warsaw)
Rev. Sławomir Pawłowski SAC (Roman Catholic Church, Lublin)

The texts proposed here were finalized during the meeting of the International Committee nominated by the Faith and Order Commission of the World Council of Churches and the Pontifical Council for the Promotion of Christian Unity. The group met in September 2010 at the secretariat of the Catholic Bishops’ Conference (Sekretariat Konferencji Episkopatu Polski) in Warsaw and records its thanks to the Conference and its President for generously hosting the meeting. The Committee is also grateful to Archbishop Jeremiasz, President of the Polish Ecumenical Council, and to Bishop Tadeusz Pikus, President of the Council of the Conference of the Polish Episcopate for Ecumenism, who formed the local working group in Poland ; to the coordinators of the working group, Rev. Ireneusz Lukas (Evangelical Lutheran Church) and Rev. Sławomir Pawłowski (Roman Catholic church) and to all those who assisted the work of the International Committee.

ECUMENICAL WORSHIP SERVICE
“We will all be changed by the victory of our Lord Jesus Christ”
(cf. 1 Cor 15:51-58)

Introduction to the Service

The Ecumenical Service for the Week of Prayer for Christian Unity 2012 comes to us from Poland where an ecumenical group has written a liturgy that draws on the experience of Polish Christians who have lived through times of joy and adversity. The history of Poland has been marked by a series of defeats, victories, invasions, partitions and oppression by foreign powers and hostile systems. The constant striving to overcome all enslavement and the desire for freedom are a feature of Polish history.

The service takes as its theme 1 Corinthians 15:51-58 which speaks of the transformative power of faith in Christ, particularly in relation to our praying for the visible unity of the Church, the Body of Christ. As we pray for and strive towards the full visible unity of the church we - and the traditions to which we belong - will be changed, transformed and conformed to the likeness of Christ. This is an exciting vision but it may fill us with some fear! The unity for which we pray may require the renewal of forms of Church life with which we are familiar. Such unity is not merely a “comfortable” notion of friendliness and co-operation. It requires a willingness to dispense with competition between us. We need to open ourselves to each other, to offer gifts to and receive gifts from one another, so that we might truly enter into the new life in Christ, which is the only true victory.

Order of Service

A: Opening

According to local custom, there may be a processional hymn which is followed by an opening prayer and act of penitence.

B: The Word of God

There are three readings from scripture. The reading from 1 Corinthians 15 is essential to the theme. This is followed by a sermon/homily or other exposition of the readings. A confession of faith (such as a Creed) may follow.

C: Prayers for Unity and Transformation

The focus for the prayers of intercession are unity and transformation of different situations. These prayers are followed by the “sign of peace”.

Sign of peace and the sharing of the opłatek

Poland has a particular custom of sharing a special wafer, the “opłatek” (plural: “opłatki”), in people’s homes before the Christmas Eve meal, and also over Christmas in meetings in churches, and even at work. This custom is so precious to Poles, living at home and abroad, that it is practiced not only by people of different confessions, but also by non-believers. Each person is given a wafer. People then share this wafer by breaking off a piece of another person’s wafer and eating it. In doing so they convey their best wishes to each other. This sharing of the wafer expresses unity, love, and forgiveness between people to whom the Saviour came. Although it is not the Eucharist, nevertheless resembles it and symbolizes the presence of Him who was born in a House of Bread (Bethlehem) and who himself became the bread of life - Jesus Christ.

If no opłatek or wafer is available bread may be used.

This exchange of the “sign of peace” may be done according to local custom if preferred.

D: Conclusion

This contains a Prayer of Commitment which is based on the themes for each of the eight days. The service concludes with a blessing which can be done according to local custom.

Order of the Service

L: leader

R: reader

C: congregation

A. Opening

Hymn on entry or prelude

During this time, the clergy and other assisting persons can enter in a procession.

Greeting

L: The grace of the Lord Jesus Christ, the love of God, and the communion of the Holy Spirit be with you all.

C: And with your spirit.

Introduction

After the greeting or presentation of those present, a short introduction may be given leading into the theme. The leader may say:

L: Listen, I will tell you a mystery! We will not all die, but we will all be changed.

C: Thanks be to God, who gives us the victory through our Lord Jesus Christ.

L: God in Christ is the Victor.

Victory requires effort and struggle. As we pray for and strive towards the full visible unity of the church we - and the traditions to which we belong - will be changed, transformed and conformed to the likeness of Christ. Christians want to make this effort together, without triumphalism, in humility, serving God and their neighbour according to the example of Jesus Christ. In striving for unity, this is the attitude we desire to ask of God together.

Opening prayer

L: Almighty God,

Through Jesus you say to us

that whoever wishes to be first must become the least and the servant of all.

We enter into your presence,

knowing that your victory is won through the powerlessness of the cross.

We come to pray that your church may be one.

Teach us to accept humbly that this unity is a gift of your Spirit;

Through this gift, change and transform us

and make us more like your Son Jesus Christ.

C: Amen.

Prayer of repentance

L: Almighty God, in spite of the Unity we receive in Christ, we persist in our disunity. Have mercy on us!

C: Have mercy on us! (or sing “Kyrie Eleison”)

L: We harden our hearts when we hear the Gospel. Have mercy on us!

C: Have mercy on us!

L: We fail to serve You in our brothers and sisters. Have mercy on us!

C: Have mercy on us!

L: The disobedience of Adam and Eve brought suffering and death to us, and creation was wounded and torn apart. Have mercy on us!

C: Have mercy on us!

(A moment of silence is kept)

L: May God Almighty have mercy on us, forgive our sins, and lead us to eternal life.

C: Amen.

B. The Word of God

Bible readings Habakkuk 3.17-19; 1 Corinthians 15.51-58; John 12.23-26

Hymn/Song

Homily

Moment of silence or instrumental music.

Confession of Faith

Creed (e.g. the Apostles’ or Nicene-Constantinople) is recited.

Hymn/Song

during which the “opłatki” are brought to the front and placed on a central table.

C. Prayers for Unity and Transformation

L: United in Christ who gives us the victory, let us pray to God:

For the Church, the Body of Christ, that we might truly live the unity we receive through the Holy Spirit. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: For the leaders of our churches that they may be faithful to the unity to which all Christians are called. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: For the nations of the world, that they may live in peace with one another and promote justice for all. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: For all people, that we may be good stewards of the earth. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: For the people of our society, that we may be transformed to live as caring neighbours to each other. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: For the sick and suffering, that they may be transformed by your healing presence. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: For all families and households, that their struggles and joys may find their fulfilment in your love. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: For the dying, that they may be comforted by your presence. God our strength:

C: Change us by your grace.

L: Lord, stand in our midst and grant us unity and peace.

C: Amen.

The Lord’s Prayer

L: When the disciples asked Jesus, “how shall we pray”, he responded - when you pray use these words:

C: Our Father… (could be sung)

Sign of peace and the sharing of the opłatek

Poland has a particular custom of sharing special wafer, the “opłatek”, in people’s homes and churches at Christmas. Each person is given a wafer. People then share this wafer by breaking off a piece of another person’s wafer and eating it. In doing so they convey their best wishes to each other. This sharing of the wafer expresses unity, love, and forgiveness. We invite you to do the same as a sign of peace and unity.

L: The peace of the Lord be with you always.

C: And with your spirit.

L: Let us offer each other the sign of peace.

D. Conclusion

Hymn (a collection may be taken during this hymn)

Prayer of commitment

L: We remember what the Paul the Apostle writes in the First Letter to the Corinthians (1 Cor 15, 57-58):

Thanks be to God, who gives us the victory through our Lord Jesus Christ. Therefore, my beloved, be steadfast, immovable, always excelling in the work of the Lord, because you know that in the Lord your labour is not in vain.

Praise to the Lord, who leads us into unity! Father, we dedicate this week to pray for the deepening of our unity in Christ. He has overcome death, and called us into new life in the Spirit. And so we pray:

L: Changed by the Servant Christ -

C: Send us and together we will go!

L: Changed through patient waiting for the Lord -

C: Send us and together we will go!

L: Changed by the Suffering Servant -

C: Send us and together we will go!

L: Changed by the Lord’s victory over evil -

C: Send us and together we will go!

L: Changed by the peace of the Risen Lord -

C: Send us and together we will go!

L: Changed by God’s steadfast love -

C: Send us and together we will go!

L: Changed by the Good Shepherd -

C: Send us and together we will go!

L: United in the reign of Christ -

C: Send us and together we will go!

Blessing and sending forth

The blessing may be bestowed by several clergy in the form below, or in another form.

L: The Lord be with you.

C: And with your spirit.

L: The Lord bless you and keep you.

The Lord make His face to shine upon you, and be gracious unto you.

The Lord lift up His countenance upon you, and give you peace.

C: Amen.

Or

L: May the blessing of God Almighty, the Father, the Son and the Holy Spirit be upon you.

C: Amen.

L: Go forth in the peace of Christ!

C: Thanks be to God!

Closing hymn or postlude

BIBLICAL REFLECTIONS AND PRAYERS
FOR THE ‘EIGHT DAYS’


Day 1 Theme: Changed by the Servant Christ

Text: The Son of Man came to serve (cf. Mk 10:45)

Readings

Zech 9:9-10 A king righteous and victorious – and humble

Ps 131 My heart is not proud

Rom 12:3-8 We have different gifts with which to serve

Mk 10:42-45 The Son of Man came to serve

Commentary

The coming of the Messiah and His victory were accomplished through service. Jesus wants a spirit of service to fill the hearts of His followers as well. He teaches us that true greatness consists in serving God and one’s neighbour. Christ gives us the courage to discover that He is the one for whom to serve is to reign – as an early Christian saying has it.

Zechariah’s prophecy concerning a victorious and humble King was fulfilled in Jesus Christ. He, the King of Peace, comes to his own, to Jerusalem – the City of Peace. He does not conquer it by deceit or violence, but by gentleness and humility.

Psalm 131 briefly but eloquently describes the state of spiritual peace which is the fruit of humility. The picture of a mother and child is a sign of God’s tender love and of trust in God, to which the entire community of believers is called.

Paul the apostle challenges us to make a sober and humble assessment of ourselves and to discover our own abilities. While we have a diversity of gifts we are one body in Christ. In our divisions each of our traditions has been endowed by the Lord with gifts that we are called to place at the service of others.

For the Son of Man came not to be served but to serve, and to give his life a ransom for many (Mk 10.45). By His service, Christ redeemed our refusal to serve God. He became an example for repairing all relations between people: Whoever wishes to become great among you must be your servant – those are the new standards of greatness and priority.

In the Letter to the Romans, Paul reminds us that the diverse gifts given to us are for service: prophecy, ministry, teaching, exhortation, giving, leadership and compassion. In our diversity we are always one body in Christ, and members of one another. The use of our diverse gifts in common service to humanity makes visible our unity in Christ. The joint action of Christians for the benefit of humanity, to combat poverty and ignorance, defend the oppressed, to be concerned about peace and to preserve life, develop science, culture and art are an expression of the practical ecumenism which the Church and the world badly need. The imitation of Christ the Servant provides eloquent testimony to the Gospel, moving not only minds, but also hearts. Such common service is a sign of the coming Kingdom of God – the kingdom of the Servant Christ.

Prayer

Almighty and eternal God, by travelling the royal road of service your Son leads us from the arrogance of our disobedience to humility of heart. Unite us to one another by your Holy Spirit, so that through service to our sisters and brothers, Your true countenance may be revealed; You, who live and reign forever and ever. Amen.

Questions for reflection

What opportunities for service are most threatened by pride and arrogance?

What should be done to ensure that all Christian ministries are better experienced as service?

In our community, what can Christians of different traditions do better together than in isolation to reveal the Servant Christ?

Day 2 Theme: Changed through patient waiting for the Lord

Text: Let it be so now, for it is proper to fulfil all righteousness (Mt 3:15)

Readings

1 Sam 1:1-20 Hannah’s trust and patient waiting

Ps 40 Patient waiting for the Lord

Heb 11:32-34 Through faith they conquered kingdoms, administered justice

Mt 3:13-17 Let it be so now, for it is proper to fulfil all righteousness

Commentary

Victory is often associated with immediate triumph. Everybody knows the taste of success when, after a difficult struggle, congratulations, recognition, and even tributes are paid. At such a joyful moment, hardly anyone realises that from a Christian perspective victory is a long-term process of transformation. Such an understanding of transformative victory teaches us that it occurs in God’s time, not ours, calling for our patient trust and deep hope in God.

Hannah witnessed to such patient trust and hope. After many years of waiting to be pregnant, she prayed to God for a child, at the risk of having her weeping prayer dismissed as drunkenness by the priest at the doorpost of the Temple. When Eli assured her that God would grant her prayer, she simply trusted, waited, and was sad no longer. Hannah conceived and bore a son, whom she named Samuel. The great victory here is not that of nations or armies, but a glimpse into the realm of a private and personal struggle. In the end, Hannah’s trust and hope results not only in her own transformation, but that of her people, for whom the God of Israel intervened through her son Samuel.

The psalmist echoes Hannah’s patient waiting for the Lord in the midst of another kind of struggle. The psalmist too sought deliverance from a situation which remains unknown to us, but which is hinted at in the language of the “desolate pit of the miry bog.” He gives thanks that God has transformed his shame and confusion, and continues to trust in God’s steadfast love.

The author of the Letter to the Hebrews recalls the patience of people like Abraham (6.15) and others who were able to be victorious through their faith and trust in God. The realisation that God intervenes and enters into the narrative of human history eliminates the temptation to be triumphant in human terms.

In the gospel, the voice from heaven at the baptism of Jesus announcing This is my Son, the Beloved, seems to be a guarantor of the immediate success of his messianic mission. In resisting the evil one, however, Jesus, does not succumb to the temptation to usher in the Kingdom of God without delay, but patiently reveals what life in the kingdom means through his own life and ministry which leads to his death on the Cross. While the Kingdom of God breaks through in a decisive way in the resurrection, it is not yet fully realised. The ultimate victory will only come about with the second coming of our Lord. And so we wait in patient hope and trust with the cry “Come, Lord Jesus.”

Our longing for the visible unity of the Church likewise requires patient and trustful waiting. Our prayer for Christian unity is like the prayer of Hannah and the psalmist. Our work for Christian unity is like the deeds recorded in the Letter to the Hebrews. Our attitude of patient waiting is not one of helplessness or passivity, but a deep trust that the unity of the Church is God’s gift, not our achievement. Such patient waiting, praying and trust transforms us and prepares us for the visible unity of the Church not as we plan it, but as God gives it.

Prayer

Faithful God, you are true to your word in every age. May we, like Jesus, have patience and trust in your steadfast love. Enlighten us by your Holy Spirit that we may not obstruct the fullness of your justice by our own hasty judgements, but rather discern your wisdom and love in all things. ; You who live and reign forever and ever. Amen.

Questions for reflection

In what situations in our life should we have a greater trust in God’s promises?

What areas of church life are particularly at risk from the temptation to act hastily?

In what situations should Christians wait, and when should they act together?

Day 3 Theme: Changed by the Suffering Servant

Text : Christ suffered for us (cf. 1 Pt 2:21)

Readings

Is 53:3-11 The man of sorrows accustomed to suffering

Ps 22: 12-24 He did not despise the affliction of the of the afflicted

1Pt 2:21-25 Christ suffered for us

Lk 24:25-27 Did not the Messiah have to suffer these things?

Commentary

The divine paradox is that God can change tragedy and disaster into victory. He transforms all our sufferings and misfortunes, and the enormity of history’s pain, into a resurrection that encompasses the whole world. While appearing to be defeated, He is nevertheless the true Victory whom no one and nothing can overcome.

Isaiah’s moving prophecy about the suffering Servant of the Lord was completely fulfilled in Christ. After suffering enormous agony, the Man of Sorrows shall see His offspring. We are that offspring, born from the Saviour’s suffering. In this way we are made one family in Him.

One can say that Psalm 22 is not only about Jesus, but also for Jesus. The Saviour Himself prayed this psalm on the cross, when He used its desolate opening words: My God, my God, why have you forsaken me? Yet in the second part of the psalm the lamentation, the imploring full of pain, changes into praise of God for His works.

The apostle Peter is a witness of the sufferings of Christ (1 Pt 5,1), which he presents to us as an example: it is to this suffering for the sake of love we are called. Jesus did not curse God, but submitted to Him who judges righteously. His wounds have healed us, and returned us all to the one Shepherd.

Only in the light of the presence of the Lord and His word does the divine purpose of the Messiah’s sufferings become clear. Just as for the disciples on the way to Emmaus, Jesus is our constant companion on the stony road of life, stirring our hearts and opening our eyes to the mysterious plan of salvation.

Christians experience suffering as a result of humanity’s fragile condition; we recognise this suffering in social injustice and situations of persecution. The power of the cross draws us into unity. Here we encounter Christ’s suffering as the source of compassion for and solidarity with the entire human family. As one contemporary theologian puts it: the closer we come to the cross of Christ, the closer we come to one another. The witness of Christians together in situations of suffering assumes remarkable credibility. In our shared solidarity with all who suffer we learn from the crucified suffering servant the lessons of self-emptying, letting go and self-sacrifice. These are the gifts we need from His Spirit on our way to unity in Him.

Prayer

God of consolation, you have transformed the shame of the cross into a sign of victory. Grant that we may be united around the Cross of your Son to worship Him for the mercy offered through his suffering. May the Holy Spirit open our eyes and our hearts, so that we may help those who suffer to experience your closeness. ; You who live and reign forever and ever. Amen.

Questions for reflection

How can our faith help us in our response to long-lasting suffering?

What areas of human suffering are unnoticed and belittled today?

How can Christians bear witness together to the power of the cross?

Day 4 Theme: Changed by the Lord’s victory over evil

Text: Overcome evil with good (Rom 12:21)

Readings

Ex 23:1-9 Do not follow the majority in wrongdoing

Ps 1 Happy are those whose delight is in the law of the Lord

Rom 12:17-21 Overcome evil with good

Mt 4:1-11 Worship the Lord your God, and serve Him only

Commentary

In Jesus we learn what ‘victory’ really means for human beings - that is, happiness with one another in God’s love through His overcoming of all that keeps us apart. This is a sharing in Christ’s victory over the destructive forces that damage humanity and all of God’s creation. In Jesus we can share in a new life which calls us to struggle against what is wrong in our world with renewed confidence and with a delight in what is good.

The words of the Old Testament give a categorical warning against engaging in wrongdoing and injustice. The attitude of the majority must not in any way provide an excuse. Neither do wealth or other situations in life entitle a person to do wrong.

Psalm 1 draws attention not only to the need to observe the commandments, but especially to the joyful fruits of doing so. A person who loves the law of the Lord above all else is called happy and blessed. The word of God is a sure guide in adversity and is the fulfilment of human wisdom. Meditating on the word of God day and night enables a person to lead a life full of fruitfulness for the good of others.

In the apostle’s admonitions we find encouragement to overcome evil with good. Only good can interrupt the endless spiral of hatred and the human desire for revenge. In the struggle for what is good, not everything depends on human beings. However, the apostle Paul calls for every effort to be made to maintain peace with others. He understands our continuous struggle against our instincts to harm those who hurt us. But Paul appeals to us not to let ourselves be overcome by these destructive feelings. Doing good is an effective way of combating wrong-doing among us.

The gospel reading describes the Son of God’s struggle against Satan – the personification of evil. Jesus’ victory over the temptations in the desert is fulfilled in His obedience to the Father, which leads Him to the Cross. The Saviour’s resurrection confirms that here God’s goodness ultimately wins: love overcomes death. The risen Lord is near! He accompanies us in every struggle against temptation and sin in the world. His presence calls Christians to act together in the cause of goodness.

The scandal is that because of our divisions we cannot be strong enough to fight against the evils of our time. United in Christ, delighting in His law of love, we are called to share in His mission of bringing hope to the places of injustice, hatred, and despair.

Prayer

Lord Jesus Christ, we thank You for Your victory over evil and division. We praise You for Your sacrifice and Your resurrection that conquer death. Help us in our everyday struggle against all adversity. May the Holy Spirit give us strength and wisdom so that, following You, we may overcome evil with good, and division with reconciliation. Amen.

Questions for reflection

Where do we see evil in our own lives?

In what way can our faith in Christ help us to overcome evil and the Evil One?

What can we learn from situations in our community where division has given way to reconciliation?

Day 5 Theme: Changed by the peace of the Risen Lord

Text: Jesus stood among them and said: Peace be with you! (Jn 20:19)

Readings

Mal 4:5-6 He will turn the hearts of parents to their children and the hearts of children to their parents

Ps 133 How good and pleasant it is when kindred live together in unity!

Eph 2:14-20 To reconcile both groups to God in one body, putting to death hostility

Jn 20:19-23 Jesus stood among them and said: Peace be with you!

Commentary

The final words of the last book of the Old Testament convey the promise that God will send His chosen one to establish harmony and respect in all households. Usually we fear strife between nations or unexpected aggression. But the prophet Malachi draws attention to one of the most difficult and enduring conflicts - the heartbreak in relations between parents and their offspring. This restoration of unity between parents and children is not possible without God’s help – it is God’s emissary who performs the miracle of transformation in people’s hearts and relationships.

The psalm shows what great joy such unity among people can bring. The human person was not created to be alone, and cannot live contentedly in a hostile atmosphere. Happiness consists in living in a human community in harmony, peace, trust and understanding. Good relations between people are as dew upon the dry earth and a fragrant oil which furthers health and pleasure. The psalm refers to the goodness of living together as a blessing and undeserved gift from God, like the dew. Living together in unity is not restricted to family members only – this is rather a declaration of the closeness between people who accept the peace of God.

The epistle tells us of Him whom the prophet Malachi announced. Jesus brings unity, because He has demolished the wall of hostility between people in His own body. Generally, a person’s victory involves the downfall and shame of those who have been defeated, who prefer to withdraw. Jesus does not reject, or destroy, or humiliate; He puts an end to alienation, He transforms, heals and unites all, that they may become members of God’s household.

The gospel recalls the gift of the risen Lord, given to His uncertain and terrified disciples. Peace be with you – that is Christ’s greeting and also His gift. It is also an invitation to seek peace with God and establish new, lasting relationships within the human family and all of creation. Jesus has trampled down death and sin. By the gift of the Holy Spirit, the Risen Lord invites His disciples into His mission of bringing peace, healing and forgiveness to all the world. As long as Christians remain divided, the world will not be convinced of the full truth of the Gospel message that Christ has brought about one new humanity. Peace and unity are the hallmarks of this transformation. The Churches need to appropriate and witness to these gifts as members of the one household of God built upon the sure foundation of Jesus as the cornerstone.

Prayer

Loving and merciful God, teach us the joy of sharing in Your peace. Fill us with Your Holy Spirit so that we may tear down the walls of hostility separating us. May the risen Christ, who is our peace, help us to overcome all division and unite us as members of His household. We ask this in the name of Jesus Christ, to whom with You and the Holy Spirit be all honour and glory, world without end. Amen.

Questions for reflection

What forms of violence in our community can we as Christians confront together?

How do we experience hidden hostilities that affect our relationship to each other as Christian communities?

How can we learn to welcome each other as Christ welcomes us?

Day 6 Theme: Changed by God’s Steadfast Love

Text: This is the victory, our faith (cf. 1 Jn 5:4)

Readings

Hab 3:17-19 God, the Lord is my strength

Ps 136:1-4.23-26 His steadfast love endures forever

1 Jn 5:1-6 This is the victory that conquers the world, our faith

Jn 15:9-17 No one has greater love than to lay down one’s life for one’s friends

Commentary

In the Old Testament text, it is faith in God that keeps hope alive in spite of all failure. Habakkuk’s lamentation turns to joy in God’s fidelity that supplies strength in the face of despair.

Psalm 136 confirms that the memory of the marvellous deeds of God in Israel’s history is a proof of God’s steadfast love. Because of God’s intervention, the people of Israel experienced extraordinary and surprising victories. Recalling God’s great works of salvation is a source of joy, gratitude and hope, which believers have for centuries expressed in prayer, hymns of praise, and music.

The epistle reminds us that that which has been born of God is what overcomes the world. This does not necessarily mean victories which can be measured by human standards. Victory in Christ involves a change of heart, perceiving earthly reality from the perspective of eternity, and believing in the final victory over death. This victorious force is faith, the bestower and source of which is God. And its most perfect manifestation is love.

In the words of the gospel, Christ assures His disciples of God’s love, the final confirmation of which is the Saviour’s death on the cross. At the same time, He invites and challenges them to show love to one another. Jesus’ relationship to his disciples is based on love. He does not treat them merely as disciples, but calls them His friends. Their service of Christ consists in conforming their lives to the one commandment of love, resulting from internal conviction and faith. In a spirit of love, even when the progress on the way to full visible unity seems slow, we do not loose hope. God’s steadfast love will enable us to overcome the greatest opponent and the deepest divisions. That is why the victory that conquers the world is our faith and the transforming power of God’s love.

Prayer

Lord Jesus Christ, Son of the living God, by Your Resurrection You have triumphed over death, and have become the Lord of life. Out of love for us You have chosen us to be Your friends. May the Holy Spirit unite us to You and to one other in the bonds of friendship, that we may faithfully serve You in this world as witnesses to Your steadfast love; for You live and reign with the Father and the Holy Spirit, one God for ever and ever. Amen.

Questions for reflection

How should we express Christian love in contexts of different religions and philosophies?

What must we do to become more credible witnesses of God's steadfast love in a divided world?

How can Christ’s followers more visibly support one another throughout the world?

Day 7 Theme: Changed by the Good Shepherd

Text: Feed my sheep (Jn 21:19)

Readings

1 Sam 2:1-10 Not by might does one prevail

Psalm 23 You are there with your rod and your staff

Eph 6:10-20 Be strong in the Lord

Jn 21:15-19 Feed my sheep

Commentary

Those who prevail over suffering, need support from on high. That support comes through prayer. We read about the power of Hannah’s prayer in the first chapter of the Book of Samuel. In the second chapter, we can find Hannah’s prayer of thanksgiving. She realised that some things happen only with the help of God. It was through his will that Hannah and her husband became parents. This text is an example that strengthens one’s faith in what would seem to be a hopeless situation. It is an example of victory.

The Good Shepherd of Psalm 23 guides his sheep even through the darkest places, comforting them with his presence. Those who place their trust in the Lord have no need to fear even the shadows of dissolution or disunity, as their shepherd will lead them into the green pastures of truth, to dwell together in the Lord’s own house.

In the Letter to the Ephesians, the apostle Paul urges us to be strong in the Lord and in the strength of his power by putting on spiritual armour: truth, righteousness, proclaiming the Good News, faith, salvation, the word of God, prayer and supplication.

The risen Lord urges Peter - and in his person each disciple - to discover in himself a love of Him who alone is the One True Shepherd. If you have such love, then Feed my sheep! In other words, feed them, protect them, care for them, strengthen them – because they are mine and belong to me! Be my good servant and tend to those who have loved me and who follow my voice. Teach them mutual love, cooperation, and boldness as they go along the twists and turns of life.

As a result of divine grace, the witness to Christ that has been confirmed in us obliges us to act jointly for the sake of unity. We have the ability and the knowledge to bear such witness! But are we willing to? The Good Shepherd, who by His life, teaching and conduct strengthens all who have put their trust in His grace and support, invites us to cooperate with Him unconditionally. Thus fortified, we will be able to help one another on the road to unity. So let us become strong in the Lord, that we may strengthen others in a joint testimony of love.

Prayer

Father of all, You call us to be one flock in Your Son, Jesus Christ. He is our Good Shepherd who invites us to lie down in green pastures, leads us beside still waters, and restores our souls. In following him, may we so care for others that all see in us the love of the one true Shepherd, Jesus Christ our Lord, who lives and reigns with You and the Holy Spirit, one God forever and ever. Amen.

Questions for reflection

How does the Good Shepherd inspire us to comfort, revive, and restore the confidence of those who are lost?

In what ways can Christians of various traditions strengthen each other in confessing and bearing witness to Jesus Christ?

For us today, what can be the meaning of St Paul’s exhortation: “Be strong in the Lord.... put on the whole armour of God”?

Day 8 Theme: United in the Reign of Christ

Text: To the one who conquers I will give a place with me on my throne (Rev 3:21)

Readings

I Chr 29:10-13 It is in your hand to make great and to give strength to all

Ps 21:1-7 You set a crown of fine gold on his head

Rev 3:19b-22 To the one who conquers I will give a place with Me on My throne

Jn 12:23-26 Whoever serves me, the Father will honour

Commentary

Jesus Christ is the first born from the dead. He has humbled Himself and been exalted. Christ is not covetous of His victory, but shares His reign and exaltation with all people.

David’s hymn, born of the joy of the king and the people before the Temple was built, expresses the truth that everything happens by grace. Even an earthly monarch can be an image of the reign of God, in whose hand it is to make great and to give strength to all.

The king’s psalm of thanksgiving continues this idea. Christian tradition also gives it a Messianic sense; Christ is the true King, full of blessing and life, the perfect presence of God among people. In a certain sense this image can also refer to people. Are not human beings the crowning achievement of creation? Does not God want us to become ‘co-heirs with His Son’ and ‘members of His royal household’?

The letters in the Book of Revelation to the seven local churches constitute a message to the Church in all times and places. Those who admit Christ into their homes will all be invited to share with him in the banquet of eternal life. The promise regarding sitting on thrones, previously announced to the Twelve, is now extended to all who are victorious.

Where I am, there will my servant be also. We can link Jesus’ I am to the unutterable Name of God. The servant of Jesus, whom the Father honours, will be where his Lord is, who has sat on the right hand of the Father in order to reign.

Christians are aware that unity among them, even if requiring human effort, is above all a gift of God. It is a share in Christ’s victory over sin, death and the evil which causes division. Our participation in Christ’s victory reaches its fullness in heaven. Our common witness to the Gospel should show the world a God who not limit or overpower us. We should announce in a way that is credible, to the people of our day and age, that Christ’s victory overcomes all that keeps us from sharing fullness of life with Him and with each other.

Prayer

Almighty God, Ruler of All, teach us to contemplate the mystery of Your glory. Grant that we may accept Your gifts with humility and respect each person's dignity. May Your Holy Spirit strengthen us for the spiritual battles which lie ahead, so that united in Christ we may reign with Him in glory. Grant this through Him who humbled Himself and was exalted, who lives with You and the Holy Spirit, forever and ever. Amen.

Questions for reflection

In what ways do false humility and a desire for earthly glory manifest themselves in our lives?

How do we express together our faith in the Reign of Christ?

How do we live out our hope in the coming Kingdom of God?

ADDITIONAL WORSHIP RESOURCES

The following prayers for the days 1-8 are based around the theme of the day. Together with the set of Biblical readings and the prayer for each day of the week they could be used to form a simple prayer structure for each day of the Week of Prayer for Christian Unity.

DAY I

The Serving Victor

L: Lord, the disobedience of Adam and Eve brought suffering and death to us, and the family of man was wounded and torn apart. Have mercy on us!

C: Have mercy on us!

L: Christ, we hardened our hearts when You taught us through the servants of Your word. Have mercy on us!

C: Have mercy on us!

L: Lord, You know that we have not served You in our brothers and sisters. Have mercy on us!

C: Have mercy on us!

L: May God Almighty have mercy on us and, forgiving our sins, lead us to eternal life.

C: Amen.

DAY II

Changed through patient waiting for the Lord

L: Lord, we pray to You. For the gift of looking at our life in the light of Your wisdom, we ask You!

C: Hear us, O Lord!

L: For the divine gift of patience in situations when human justice fails, we ask You!

C: Hear us, O Lord!

L: For the ability to pray and wait in those situations where only Your gift can meet our need, we ask You!

C: Hear us, O Lord!

L: Hear us as we call, O God, and grant that we may discern the fullness of Your justice, through Christ, our Lord.

C: Amen.

DAY III

Changed by the Suffering Servant

L: The cross is the sign of victory. And so we call: we worship You, O Lord!

C: We worship You, O Lord!

L: For Your cross – the cathedral of truth and the court of mercy.

C: We worship You, O Lord!

L: For your cross – the tree of life and the throne of grace.

C: We worship You, O Lord!

L: For your cross – the sign of compassion and the sign of hope.

C: We worship You, O Lord!

L: Lord, You died on the cross to gather into one the dispersed children of God. May the contemplation of Your cross transform our understanding of suffering, for You live and reign forever and ever.

C: Amen.

DAY IV

Changed by the Lord’s victory over evil

L: The arrival of the Kingdom of God is the defeat of the kingdom of Satan. Jesus, when He defeats the tempter in the desert, and frees people from the power of evil spirits, anticipates the great victory of the Hour of His Passion. The ruler of this world is cast away. In the last request of the Lord’s Prayer – But deliver us from evil – we pray to God for Him to reveal the victory already won by Christ. In the spirit of this request, we call: Save us, O Lord!

C: Save us, O Lord!

L: From all evil

C: Save us, O Lord!

L: From every sin

C: Save us, O Lord!

L: From Satan's traps

C: Save us, O Lord!

L: From hatred and all ill will

C: Save us, O Lord!

L: From eternal death

C: Save us, O Lord!

L: Save us, O Lord, from all evil, and support us in Your mercy, You who live and reign forever and ever.

C: Amen.

DAY V

Changed by the peace of the Risen Lord

L: Let us pray to the risen Lord for Christians and all people on earth: Grant us Your peace !

C: Grant us Your peace !

L: Grant the blessing of peace to the nations.

C: Grant us Your peace !

L: Sustain those who are working for the visible unity of your church.

C: Grant us Your peace !

L: Look upon those whom You have called to shepherd Your flock.

C: Grant us Your peace !

L: Strengthen the love between spouses.

C: Grant us Your peace !

L: Bring reconciliation within families, neighborhoods and societies.

C: Grant us Your peace !

L: Lord, stand in our midst and grant us unity and peace, You who live and reign forever and ever.

C: Amen.

DAY VI

Changed by God’s Steadfast Love

L: To Him who alone is worthy of faith, we call: Amen – I believe!

C: Amen – I believe!

L: In the one God: Father, Son, and Holy Spirit.

C: Amen – I believe!

L: In the Son of God, who became a man.

C: Amen – I believe!

L: In His death, resurrection and ascension.

C: Amen – I believe!

L: In the gift of the Holy Spirit.

C: Amen – I believe!

L: In Christ’s coming again in glory.

C: Amen – I believe!

L: That His grace is stronger than sin.

C: Amen – I believe!

L: That love is more powerful than hatred and death.

C: Amen – I believe!

L: In the resurrection of the body and life without end in the kingdom.

C: Amen – I believe!

L: Lord, look upon the faith of Your Church in its pilgrimage through all the world, and lead Your children to see the brightness of Your majesty face to face, You who live and reign forever and ever.

C: Amen.

DAY VII

Changed by the Good Shepherd

L: The Lord has not abandoned us. In all life’s experiences he guides us with rod and staff. He is our Good Shepherd. That is why we say: we give you thanks, Lord!

C: We give you thanks, Lord!

L: For life and all gifts with which You have strengthened us

C: We give you thanks, Lord!

L: For the gift of Your Word

C: We give you thanks, Lord!

L: For perseverance in faith

C: We give you thanks, Lord!

L: For credible witnesses of Your Gospel

C: We give you thanks, Lord!

L: For all things which we cannot count or fail to realise

C: We give you thanks, Lord!

L: Thank You, Lord, for all gifts You have given us, so that we might not stop on the way or weaken in our spiritual struggle, You who live and reign forever and ever.

C: Amen.

DAY VIII

United in the Reign of Christ

L: From an ancient homily:

The heavenly throne is already prepared, servants are waiting in attendance, the nuptial chamber has been erected, the food is ready, the eternal living place adorned, eternal treasures have been opened, and the Kingdom of Heaven, prepared since the creation of the world, is already open.

L: Desiring greatly to abide with Christ, let us worship Him and say: Be exalted forever!

C: Be exalted forever!

L: Lord of time and eternity

C: Be exalted forever!

L: The firstborn from the dead

C: Be exalted forever!

L: Who holds the keys of death and hell

C: Be exalted forever!

L: Who are Lord of those who rule and King of those who reign.

C: Be exalted forever!

L: Who were, who are and who will come.

C: Be exalted forever! Amen

Kyrie

Melody: Warsaw (1874)

Śpiewnik Ewangelicki (Evangelical songbook), Bielsko-Biała 2002

Lord, have mercy.

Christ, have mercy.

Lord, have mercy.

Our Father

Ciągły niepokój na świecie

Text and melody: Zofia Jasnota (1971)

Śpiewnik Ewangelicki (Evangelical Songbook), Bielsko-Biała 2002

It is not peace that reigns on earth,

but war and conflict,

oppression and chains

that shackle so many to silence.

Peace be with you,

I leave you peace,

my peace I give you,

not as the world gives today -

the Lord said to us.

Hymn of International Ecumenical Fellowship

Music composed by the famous Polish composer Wojciech Kilar

(beginning of 1990s).

Text: Barbara Kilar and Józef Budniak

Come to us now, Lord, reign in our hearts, Be for us now and always our guide. Bring us together, may we be one. Bind us together as the people of God. Lord, be for us the truth and the way, fulfill the Father’s plan and make us one! Come, be our life and give us your peace, May we be one in Jesus Christ our Lord. Amen.

Amen.

INFORMATION ABOUT POLAND
THE ECUMENICAL CONTEXT


Basic Information

Poland, officially the Republic of Poland, is a country situated in Central Europe and lying on the Baltic Sea. It borders with Germany on the west, the Czech Republic and Slovakia on the south, Ukraine and Belarus on the east, Lithuania on the north-east and Russia on the north (Kaliningrad Oblast). In the Baltic Sea, Poland also has maritime borders with Denmark and Sweden.

With an area of 312,700 km2 Poland is the ninth largest country in Europe. It has a population of over 38 million. Its capital is Warsaw.

Poles make up almost 97 per cent of the country’s population. Until 1939, one third of the population consisted of ethnic minorities. About 6 million people perished during World War II (including about 3.5 million Jews in the Shoah). Nowadays, ethnic minorities make up small percentage of Poland’s population. The most numerous are Ukrainians, Belarusians, Germans (who are represented in parliament), Roma, Lithuanians, Slovaks and Czechs.

Poles speak Polish, which belongs to the Slavonic family of languages. The law guarantees ethnic minorities the use of their own language.

As a result of emigration for economic and political reasons which began in the 19th century, about 15 million Poles went to live outside the borders of their country. Currently the most numerous diasporas are expatriate Polish communities in the United States, Germany, Brazil, France and Canada.

Historical Outline

Christianity in Poland has a history of more than a thousand years. The first Christian communities arose as a result of the missionary work of Cyril and Methodius. Church life in Poland became organised during the reign of the first historical ruler, Mieszko of the Piast family, who united the Slavonic tribes living in the Vistula river basin. 966, the date when Mieszko was baptised, is recognised as the year the Polish state was formed.

The first archbishopric on Polish land to have independent jurisdiction was established in 1000 in Gniezno. In that year, three monarchs – German, Czech and Polish – met in congress at the grave of the bishop and martyr St. Wojciech (the contemporary congresses of Gniezno, which have been organised since 1997, allude to that event with their international and ecumenical character). Bolesław the Brave was the first to be crowned king of Poland, in 1025. He considerably extended the state’s borders and supported missionary campaigns. Foreigners found a place for themselves and appealing living conditions on Polish lands from the very beginning. They were primarily Jews, Karaites (since the 12th century) and Muslim Tatars (since the 14th century).

The 15th and 16th centuries are known as the golden age of Polish history. This was the time when political, economic and cultural brilliance was at its height. It was also the time when Reformation ideas reached Poland. The teachings of Martin Luther found favour with burghers, while those of John Calvin and Huldrych Zwingli attracted the aristocracy (former knights). Against the backdrop of western countries engaged in mutually destructive religious wars, Poland stood out for its considerable religious tolerance and became a refuge for Protestant dissidents.

The 17th century was the period of the Counter-Reformation, when Protestants were deprived of political rights and Arians – the Polish Brethren – forced to emigrate, which put the brakes on effectively halted the development of Polish Protestantism. In 1791 the Sejm (the Polish parliament) passed the world’s second constitution (after that of the United States), guaranteeing freedom of confession and religious practice.

Unfortunately, between 1772 and 1795 Poland was partitioned on three separate occasions between the superpowers of Prussia, Russia and Austria. As a result, for 123 years the country did not exist on the map of Europe. Poles attempted to regain their independence in a series of national insurrections such as the Kościuszko Uprising (1791), the November Uprising (1830), the Spring of Nations (1848), the January Uprising (1863) and revolution during World War One. Poland did not regain freedom and independence until 1918.

The inter-war years (1918-1939) were a time of reconstructing the country’s statehood after the ruinous policy of the partitioning powers and wartime destruction. The short period of independence (20 years) was also one of rapid growth. Poland emerged successfully from the global economic crisis in 1920-1930, its industry prospered, universal education was introduced, and conditions were created for the development of science and culture.

One of the most tragic periods in Polish history was World War II (1939-1945). When Nazis Germans attacked the country on 1 September 1939, Poles spent six weeks fighting the invader’s overwhelming military might. The situation became even more difficult when, on 17 September 1939, the Soviet Red Army annexed eastern parts of Poland.

A resistance Home Army and underground state structures were formed on territory occupied by the Germans known as the General Government. In April 1943 an uprising broke out in the Warsaw ghetto (the sealed-off Jewish district). The entire Jewish district was methodically burnt and razed to the ground. In August 1944 the Warsaw Uprising broke out in the capital, in which about 200,000 insurgents and civilians were killed. When the uprising collapsed, the remaining population was displaced, and 95 per cent of the capital was demolished by the Nazis.

Polish soldiers fought on many fronts all over the world: in Norway, England, Italy, Holland, the Soviet Union, the Middle East and Africa.

After the war, in 1945, as a result of treaties signed by the United States, Great Britain and the Soviet Union in Yalta and Potsdam, Poland found itself within the Soviet sphere of influence and became a communist republic. Its previous borders were moved. The USSR took over Poland’s eastern territories, and the western border was set along the Oder and Neisse rivers. Both these decisions had far-reaching political, economic, social and religious consequences. Millions of people of various nationalities were resettled or displaced.

At the end of the 1970s the country faced economic collapse. Throughout Poland strikes occurred and discontent, which increased at this time, resulted in the formation of a powerful social and political movement. In 1980 the independent trade union ‘Solidarity’ was created, with about 10 million people members. It was led by Lech Wałęsa. The political transformations in the USSR (“perestroika”) and the powerful trade union and independence movement in Poland contributed to the democratic changes in Europe, and brought sovereignty to Poland.

In 1989 the political system changed to a parliamentary democracy with a return to a market economy. The first free parliamentary elections were held, and new political parties and extra-government organisations came into being. In 1999 Poland joined international structures of security (NATO) and economic exchange (WTO, OECD). Since 2004 the country has been a member of the European Union, chairing it from July to December 2011.

The Religious Situation

The largest church in Poland is the Roman Catholic Church, to which about 95 per cent of the population belongs. This church has played a big part in preserving Polish national identity and independence down through the ages, particularly during the partitions (1772-1918) and in the communist period (1945-1989). The election of a Polish pope in 1978 was of tremendous significance for the social and political changes. John Paul II (who died in 2005) was known throughout the world for advocating respect for different religions, peace among nations, human dignity and freedom.

The second biggest church is the Polish Orthodox Church (approximately 550,000 followers). Its origins are closely related to the missionary activities of saints Cyril and Methodius (9th century). Orthodoxy was a permanent feature of the country’s religious structure. Since 1925 the Orthodox Church in Poland has had the status of an autocephalous church.

In 1596, as a result of the Union of Brest, a number of Orthodox priests and believers recognised the Pope as the head of the Church and accepted Catholic dogma, while retaining the Byzantine rite. The Greek Catholic (Uniate) Church consequently came into being, which today has approximately 100,000 followers.

The Evangelical Lutheran Church (about 75,000 followers) and the Evangelical Reformed (Calvinist) Church (about 3,500 followers) originated in the Reformation of the 16th century. The Evangelical Methodist Church (about 5,000 followers) and the Baptist Union (about 5,000 followers) have existed in Poland since the 19th century.

There are also two churches which came into being at the turn of the 19th and 20th centuries and belong to the family of Old Catholic churches: the Mariavite Church and the Polish Catholic Church. The Old Catholic Mariavite Church (about 25,000 followers) separated from the Roman Catholic Church in 1906. The Polish Catholic Church arose among Polish expatriates in America. It numbers approximately 22,000 followers and belongs to the Union of Utrecht.

There are also other Protestant churches active in Poland, such as the Pentecostal Church, the Seventh Day Adventist Church, the Fellowship of Christian Churches, and the Church of Evangelical Christians. Some of these churches are affiliated in the Evangelical Alliance. Poland is also home to religious groups such as the Union of Jewish Religious Communities, the Karaite Religious Union and the Muslim Religious Union.

The Ecumenical Situation

In previous centuries Poland was considerably more diversified in terms of confessions, taking pride in a long tradition of freedom, religious tolerance and ecumenical cooperation. The contemporary religious landscape is the consequence of many historical events, particularly World War II and its accompanying border shifts and mass migrations of people.

The historical traditions of ecumenism in Poland reach back to the 16th century. In 1570 a notable event was the Sandomierz Agreement signed by Lutherans, Calvinists and Czech Hussites. In 1777, Lutherans and Calvinists formed a union; in 1828-1849 both confessions had a joint consistory.

The first inter-denominational organisation in Poland was the Polish Branch of the World Union for the Propagation of Friendship between Nations, which came into being in 1923 through the agency of churches. Initially, six churches belonging to the Lutheran, Reformed and United traditions belonged to the Polish Branch, resolving matters of dispute among themselves and engaging in joint actions. When the Polish Autocephalous Orthodox Church joined the union in 1930, the possibility was realised for a historic meeting of two separate Christian traditions – Evangelical and Orthodox - in a joint organisation.

During World War II, towards the end of 1942, a Provisional Ecumenical Council was set up. It drew up the ecumenical “Confession of Faith of Polish Christians” (Polish Confession), formulating dogmatic principles regarded as a common good.

In 1945, representatives of five Protestant churches – Evangelical Lutheran, Evangelical Reformed, Evangelical Methodist, Baptist Union and Evangelical Christians – formed a joint official mission known as the Council of Protestant Churches in the Republic of Poland, whose chairman was Rev. Konstanty Najder, general superintendent of the Methodist Church.

The Polish Ecumenical Council (PEC) was officially constituted in Warsaw on 15 November 1946. Delegates representing 12 confessions took part in this. Rev. Zygmunt Michelis (1890-1977) of the Evangelical Lutheran Church was elected chairman of the PEC.

Until the end of the 1960s, relations between the Polish Ecumenical Council and the Roman Catholic Church had an unofficial character. However, many Catholics, both clergy and lay members, took part in services marking the Week of Prayer for Christian Unity, organised by PEC member churches.

The first ecumenical service in a Catholic church, which took place before the Second Vatican Council with the participation of invited representatives of other Christian confessions, was held in St. Martin’s church in Warsaw on 10 January 1962. This year (2012) is the fiftieth anniversary of that event.

The Mixed Committee of the Polish Ecumenical Council and the Committee of the Episcopate for Ecumenism was inaugurated in 1974. It enabled official contact to be established between the Roman Catholic Church and the PEC. In 1977 the Mixed Committee appointed a Sub-committee for Dialogue, to be concerned with talks on theological subjects.

Twenty years later (1997), on the basis of the cooperation to date, a Committee for Dialogue of the Conference of the Polish Episcopate and the Polish Ecumenical Council was established. One of the important results of the cooperation between the PEC and the Roman Catholic Church took place in 2000, when the heads of six member churches of the Polish Ecumenical Council and the Roman Catholic Church signed a document on “The Sacrament of Baptism as a Sign of Unity”, in which the signatories declared their mutual recognition of the validity of baptism.

Since 2000 the Committee for Dialogue has been examining the issue of mixed marriages. In 2009 an ecumenical draft concerning such marriages was presented.

An important event coordinated by the Bible Society in Poland was the publication in 2001 of an ecumenical translation of the New Testament and the Psalms. Eleven churches were involved in the translation work. Work is currently in progress on an ecumenical translation of the Old Testament.

This year (2012) a brochure for the Week of Prayer for Christian Unity has been published for the fifteenth time, prepared jointly by representatives of the PEC and the Roman Catholic Church.

In 2009 a book entitled “On The Road To Christ. Christian Churches In Poland Talk About Themselves” was published, in which the churches affiliated in the Polish Ecumenical Council, as well as the Roman Catholic Church, present themselves – for the first time in Polish post-war history, in a single publication.

Also noteworthy is the fact that popes John Paul II and Benedict XVI met clergy and members of churches affiliated in the Polish Ecumenical Council during ecumenical prayers on their pilgrimages to Poland.

Currently, seven churches belong to the Polish Ecumenical Council: the Polish Autocephalous Orthodox Church, the Polish Catholic Church, the Old Catholic Mariavite Church, the Evangelical Lutheran Church, the Evangelical Reformed Church, the Evangelical Methodist Church, and the Polish Baptist Union. The Bible Society in Poland and the Social Association of Polish Catholics have affiliated member status.

WEEK OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY
Themes 1968-2012

In 1968, materials jointly prepared by the WCC Faith and Order Commission and the
Pontifical Council for Promoting Christian Unity were first used.
1968 To the praise of his glory (Ephesians 1: 14)
Pour la louange de sa gloire

1969 Called to freedom (Galatians 5: 13)
Appelés à la liberté
(Preparatory meeting held in Rome, Italy)

1970 We are fellow workers for God (1 Corinthians 3: 9)
Nous sommes les coopérateurs de Dieu
(Preparatory meeting held at the Monastery of Niederaltaich,
Federal Republic of Germany)

1971 ...and the communion of the Holy Spirit (2 Corinthians 13: 13)
...et la communion du Saint-Esprit

1972 I give you a new commandment (John 13: 34)
Je vous donne un commandement nouveau
(Preparatory meeting held in Geneva, Switzerland)

1973 Lord, teach us to pray (Luke 11: 1)
Seigneur, apprends-nous à prier
(Preparatory meeting held at the Abbey of Montserrat, Spain)

1974 That every tongue confess: Jesus Christ is Lord (Philippians 2: 1-13)
Que tous confessent: Jésus-Christ est Seigneur
(Preparatory meeting held in Geneva, Switzerland)

1975 God’s purpose: all things in Christ (Ephesians 1: 3-10)
La volonté du Père: Tout réunir sous un seul chef, le Christ
(Material from an Australian group.
Preparatory meeting held in Geneva, Switzerland)

1976 We shall be like him (1 John 3: 2) or, Called to become what we are
Appelés a devenir ce que nous sommes
(Material from Caribbean Conference of Churches.
Preparatory meeting held in Rome, Italy)

1977 Enduring together in hope (Romans 5: 1-5)
L’espérance ne deçoit pas
(Material from Lebanon, in the midst of a civil war.
Preparatory meeting held in Geneva)

1978 No longer strangers (Ephesians 2: 13-22)
Vous n’êtes plus des étrangers
(Material from an ecumenical team in Manchester, England)

1979 Serve one another to the glory of God (l Peter 4: 7-11)
Soyez au service les uns des autres pour la gloire de Dieu
(Material from Argentina - preparatory meeting held in Geneva, Switzerland)

1980 Your kingdom come (Matthew 6: 10)
Que ton règne vienne!
(Material from an ecumenical group in Berlin, German Democratic Republic -preparatory meeting held in Milan)

1981 One Spirit - many gifts - one body (1 Corinthians 12: 3b-13)
Un seul esprit - des dons divers - un seul corps
(Material from Graymoor Fathers, USA -
preparatory meeting held in Geneva, Switzerland)

1982 May all find their home in you, O Lord (Psalm 84)
Que tous trouvent leur demeure en Toi, Seigneur
(Material from Kenya - preparatory meeting held in Milan, Italy)

1983 Jesus Christ - the Life of the World (1 John 1: 1-4)
Jesus Christ - La Vie du Monde
(Material from an ecumenical group in Ireland -
preparatory meeting held in Céligny (Bossey), Switzerland)

1984 Called to be one through the cross of our Lord (1 Cor 2: 2 and Col 1: 20)
Appelés à l’unité par la croix de notre Seigneur
(Preparatory meeting held in Venice, Italy)

1985 From death to life with Christ (Ephesians 2: 4-7)
De la mort à la vie avec le Christ
(Material from Jamaica - preparatory meeting held in Grandchamp, Switzerland)

1986 You shall be my witnesses (Acts 1: 6-8)
Vous serez mes témoins
(Material from Yugoslavia (Slovenia), preparatory meeting held in Yugoslavia)

1987 United in Christ - a New Creation (2 Corinthians 5: 17-6: 4a)
Unis dans le Christ - une nouvelle création
(Material from England, preparatory meeting held in Taizé, France)

1988 The love of God casts out fear (1 John 4: 18)
L’Amour de Dieu bannit la Crainte
(Material from Italy - preparatory meeting held in Pinerolo, Italy)

1989 Building community: one body in Christ (Romans 12: 5-6a)
Bâtir la communauté: Un seul corps en Christ
(Material from Canada - preparatory meeting held in Whaley Bridge, England)

1990 That they all may be one...That the world may believe (John 17)
Que tous soient un...Afin que le monde croie
(Material from Spain - preparatory meeting held in Madrid, Spain)

1991 Praise the Lord, all you nations! (Psalm 117 and Romans 15: 5-13)
Nations, louez toutes le Seigneur
(Material from Germany - preparatory meeting held in Rotenburg an der Fulda,
Federal Republic of Germany)

1992 I am with you always ... Go, therefore (Matthew 28: 16-20)
Je suis avec vous...allez donc
(Material from Belgium - preparatory meeting held in Bruges, Belgium)

1993 Bearing the fruit of the Spirit for Christian unity (Galatians 5: 22-23)
Pour l’unité: laisser mûrir en nous les fruits de l’Esprit
(Material from Zaire - preparatory meeting held near Zurich, Switzerland)

1994 The household of God: called to be one in heart and mind (Acts 4: 23-37)
La maison de Dieu: Appelés à être un dans le cœur et dans l’esprit
(Material from Ireland - preparatory meeting held in Dublin, Republic of Ireland)

1995 Koinonia: communion in God and with one another (John 15: 1-17)
La koinonia: communion en Dieu et les uns avec les autres
(Material from Faith and Order, preparatory meeting held in Bristol, England)

1996 Behold, I stand at the door and knock (Revelation 3: 14-22)
Je me tiens à la porte et je frappe
(Preparatory material from Portugal, meeting held in Lisbon, Portugal)

1997 We entreat you on behalf of Christ, be reconciled to God (2 Corinthians 5: 20)
Au nom du Christ, laissez-vous reconcilier avec Dieu
(Material from Nordic Ecumenical Council,
preparatory meeting held in Stockholm, Sweden)

1998 The Spirit helps us in our weakness (Romans 8: 14-27)
L’Esprit aussi vient en aide à notre faiblesse
(Preparatory material from France, meeting held in Paris, France)

1999 He will dwell with them as their God, they will be his peoples (Revelation 21: 1-7)
Dieu demeurera avec eux. Ils seront ses peuples et lui sera le Dieu qui est avec eux
(Preparatory material from Malaysia, meeting held in Monastery of Bose, Italy)

2000 Blessed be God who has blessed us in Christ (Ephesians 1: 3-14)
Béni soit Dieu, qui nous a bénis en Christ
(Preparatory material from the Middle East Council of Churches,
meeting held La Verna, Italy)

2001 I am the Way, and the Truth, and the Life (John 14: 1-6)
Je suis le chemin, et la vérité et la vie
(Preparatory material from Romania and meeting held at Vulcan, Romania)

2002 For with you is the fountain of life (Psalm 36: 5-9)
Car chez toi est la fontaine de la vie (Psalm 35, 6-10)
(Preparatory material CEEC and CEC, meeting near Augsbourg, Germany

2003 We have this treasure in clay jars (2 Corinthians 4: 4-18)
Car nous avons ce trésor dans des vases d’argile
(Preparatory material churches in Argentina, meeting at Los Rubios, Spain)

2004 My peace I give to you (John 14: 23-31; John 14: 27)
Je vous donne ma paix
(Preparatory material from Aleppo, Syria - meeting in Palermo, Sicily)

2005 Christ, the one foundation of the church (1 Corinthians 3 1-23)
Le Christ, unique fondement de l’Eglise
(Preparatory material from Slovakia - meeting in Piestaňy, Slovakia)

2006 Where two or three are gathered in my name, there I am among them (Mt 18: 18-20)
Là où deux ou trois se trouvent réunis en mon nom, je suis au milieu d’eux.
(Preparatory material from Ireland -
meeting held in Prosperous, Co. Kildare, Ireland)

2007 He even makes the deaf to hear and the mute to speak (Mk 7: 31-37)
Il fait entendre les sourds et parler les muets
(Preparatory material from South Africa – meeting held in Faverges, France)

2008 Pray without ceasing (1 Thess 5: (12a) 13b-18)
Priez sans cesse
(Preparatory material from USA – meeting held in Graymoor, Garrison, USA)

2009 That they may become one in your hand (Ezek 37: 15-28)
Ils seront unis dans ta main (Ezek 37, 15-28)
(Preparatory material from Korea – meeting held in Marseilles, France)

2010 You are witnesses of these things (Luke 24:48)
…de tout cela, c’est vous qui êtes les témoins
(Preparatory material from Scotland – meeting held in Glasgow, Scotland)

2011 One in the apostles’ teaching, fellowship, breaking of bread and prayer (cf. Acts 2:42)
Unis dans l’enseignement des apôtres, la communion fraternelle, la fraction du pain et la prière
(Preparatory material from Jerusalem – meeting held in Saydnaya, Syria)

2012 We will all be Changed by the Victory of our Lord Jesus Christ (cf. 1 Cor 15:51-58)
Tous, nous serons transformés par la victoire de notre Seigneur Jésus-Christ
(Preparatory material from Poland – meeting held in Warsaw, Poland)

KEY DATES IN THE HISTORY
OF THE WEEK OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY


c. 1740 In Scotland a Pentecostal movement arose, with North American links, whose revivalist message included prayers for and with all churches.
1820 The Rev. James Haldane Stewart publishes “Hints for the General Union of Christians for the Outpouring of the Spirit”.
1840 The Rev. Ignatius Spencer, a convert to Roman Catholicism, suggests a “Union of Prayer for Unity”.
1867 The First Lambeth Conference of Anglican Bishops emphasizes prayer for unity in the Preamble to its Resolutions.
1894 Pope Leo XIII encourages the practice of a Prayer Octave for Unity in the context of Pentecost.
1908 The observance of the “Church Unity Octave” initiated by the Rev. Paul Wattson.
1926 The Faith and Order movement begins publishing “Suggestions for an Octave of Prayer for Christian Unity”.
1935 Abbé Paul Couturier of France advocates the “Universal Week of Prayer for Christian Unity” on the inclusive basis of prayer for “the unity Christ wills by the means he wills”.
1958 Unité Chrétienne (Lyon, France) and the Faith and Order Commission of the World Council of Churches begin co-operative preparation of materials for the Week of Prayer.
1964 In Jerusalem, Pope Paul VI and Patriarch Athenagoras I prayed together Jesus’ prayer “that they all may be one” (John 17).
1964 The “Decree on Ecumenism” of Vatican II emphasizes that prayer is the soul of the ecumenical movement and encourages observance of the Week of Prayer.
1966 The Faith and Order Commission of the World Council of Churches and the Secretariat for Promoting Christian Unity [now known as the Pontifical Council for Promoting Christian Unity] begin official joint preparation of the Week of Prayer material.
1968 First official use of Week of Prayer material prepared jointly by Faith and Order and the Secretariat for Promoting Christian Unity [now known as the Pontifical Council for Promoting Christian Unity]
1975 First use of Week of Prayer material based on a draft text prepared by a local ecumenical group. An Australian group was the first to take up this plan in preparing the 1975 initial draft.
1988 Week of Prayer materials were used in the inaugural worship for The Christian Federation of Malaysia, linking the major Christian groupings in that country.
1994 Text for 1996 prepared in collaboration with YMCA and YWCA.
2004 Agreement reached that resources for the Week of Prayer for Christian Unity be jointly published and produced in the same format by Faith and Order (WCC) and the Pontifical Council for Promoting Christian Unity (Catholic Church).
2008 Commemoration of the 100th anniversary of the Week of Prayer for Christian Unity. (Its predecessor, the Church Unity Octave, was first observed in 1908.)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tản mạn vui buồn cuối năm
Gioan Lê Quang Vinh
10:50 19/01/2012
Tin từ Vatican cho hay, thứ bảy ngày 14 tháng 1 vừa qua, Năm Pháp Lý đã được khai mạc tại Vatican. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đã chủ tế Thánh Lễ tại nhà nguyện của Toà nhà chính phủ của Quốc Gia Thánh Đô Vatican.

Trong bài giảng, ngài đã nhắc đến vai trò của Giáo hội là "tuyên cáo và bảo vệ tại mọi nơi và mọi lúc các quyền lợi và bổn phận, những gì được đòi hỏi và cũng phải chứng tỏ là gương mẫu, nhất là trong lãnh vực công lý." Đức Hồng Y nói: “Giáo Hội phải là dấu chỉ và công cụ của công lý của Thiên Chúa, như là cách thể hiện tình yêu thương xót của Người."

Có một chi tiết đáng chú ý: trước các kết quả về công lý Vatican, luật sư Picardi, "người cổ võ cho công lý" bầy tỏ sự hài lòng của ông.

Nhận xét có vẻ đơn giản ấy thật ra rất thâm sâu nếu chúng ta đọc lại Giáo huấn Xã Hội Công giáo: “Công lý không phải chỉ là một sự thoả thuận suông giữa con người với nhau, vì muốn biết điều gì là “công lý” (nghĩa là phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội), trước tiên chúng ta không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”.

Một nhân vật được xem là “người cổ võ cho công lý” bày tỏ sự hài lòng về công lý, thì hẳn là nền công lý ở Quốc gia Vatican là hoàn hảo.

Trong cái nhìn ấy, Giáo Hội mà đại diện là các đấng bậc ở tại Thánh đô, đã ý thức “vai trò làm dấu chỉ và công cụ của công lý của Thiên Chúa”.

Nhắc lại điều này vào dịp cuối năm âm lịch, khi quá nhiều những sự kiện liên quan đến sự vi phạm công lý xảy ra trong xã hội chúng ta, để so sánh và cầu nguyện cho xã hội chúng ta có cơ hội đi lên, như rồng gặp mây trong năm Thìn sắp đến.

Năm Mão đi qua chứng kiến nhiều niềm vui. Công lý ở Vatican là một niềm vui. Vietcatholic Network điểm lại những niềm vui khác như việc phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Cái chết của trùm khủng bố Bin Laden, (không phải một dịp để tăng thêm hận thù, nhưng là dịp để thúc đẩy hòa bình), Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long được tấn phong Giám Mục phụ tá Melbourne, Australia, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid, Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin, Ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi v.v...

Nhưng thế giới không chỉ có niềm vui, mà tràn lan những nỗi buồn. Nhất là tại Việt nam, những đau thương dồn dập đổ xuống làm cho nhiều tâm hồn chùng lại, bất an. Các phương tiện truyền thông đã nói quá nhiều về những niềm đau, những nỗi buồn ấy. Chúng tôi xin phép trong không nhắc lại những biến cố đau lòng đã và còn đang diễn ra trong xã hội này.

Điều đáng buồn nhất chúng ta ghi nhận là sự vô cảm và sự thiếu thông tin nơi nhiều người ngày nay. Cho đến bây giờ vẫn còn có nhiều người chưa tiếp cận được với sự thật qua các mạng lưới truyền thông chân thật. Người ta vẫn cứ đọc, cứ xem và thậm chí có người còn tin vào truyền hình, báo chí mà không hề kiểm chứng thật hư.

Chính vì sự thiếu thông tin mà người ta dễ vô cảm trước mọi biến cố trong xã hội. Trách nhiệm thuộc về ai khi ngày nay vẫn có nhiều người chưa nhận định đúng những gì đang xảy ra và đang có ảnh hưởng đến cuộc sống? Thậm chí vẫn có những đánh giá sai về các nhân vật. Người ta dễ dàng đề cao hay ca ngợi những con người gây nhiễu nhương và lại chê trách những người dám sống chết vì công lý và bình an.

Cũng như mọi năm trước, nỗi buồn cuối năm in đậm trong ánh mắt những trẻ em non dại vất vưởng ngoài đường phố, hằn sâu trên lưng, trên trán những người lao động nhọc nhằm đầu đường cuối chợ, và phảng phất trên từng khuôn mặt đang tính toán chi li sắm Tết.

Trước tất cả những vui buồn ấy, người tín hữu giáo dân với sứ mạng đặc thù của mình trong lãnh vực xây dựng trần thế, không thể dửng dưng để cho mọi thứ trôi qua, rồi năm nào cũng lại gặp những điều rất cũ.

Hội Thánh dạy rằng các suy tư và hành động của chúng ta “trước tiên không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”. Điều này nhắc chúng ta quay lại với nguyên tắc đầu tiên của Giáo huấn Xã Hội Công Giáo: nguyên tắc Nhân Vị.

Nhìn thấy Thiên Chúa hiện diện nơi anh em mình là khởi đầu của việc kiến tạo xã hội. Còn khi người ta đi tìm những dễ dãi phù hoa, thì người ta chấp nhận mọi thứ mà không cần nhấn mạnh đến giá trị thật của mõi cá nhân.

Một năm âm lịch nữa sắp đi qua. Nói theo thơ ca thì “Xuân đã về trên mọi nẻo đường đất nước”. Nguyện xin Chúa là Chúa của mùa Xuân đang đến, không những ban cho chúng ta năm mới an khang thịnh vượng, mà còn cho mỗi con người được nhìn nhận như là những nhân vị đặc biệt và không thể thay thế.
 
Tin Đáng Chú Ý
Tai biến mạch máu não - bị đột quy: Cách định bệnh - xin nhớ ba chữ
Lê Thúy
10:47 19/01/2012
CÁCH ĐỊNH BỆNH ĐỘT QUỴ:

Trong một buổi tiệc ngoài trời, một chị bạn
trượt chân và bị ngã nhẹ - bạn bè định gọi bác sĩ nhưng chị ta bảo đảm rằng mình khỏe thôi, chị chỉ vấp một viên đá vì đôi giày mới.

Bạn bè chùi sạch và lấy cho chị đĩa thức ăn khác. Chị có vẻ run nhẹ, nhưng rồi Ingrid tiếp tục cuộc vui suốt buổi tối.

Sau bữa tiệc, chồng Ingrid gọi báo tin cho mọi người là vợ ông đã vào bệnh viện và đã chết hồi 6 giờ tối, chị đã bị đột quỵ trong buổi tiệc ban chiều. Nếu mọi người biết cách phát hiện ra sự đột quỵ thì có thể hôm nay chị Ingrid còn ở với họ rồi. Một số người đột quỵ thoát chết nhưng lại rơi vào tình trạng vô vọng, vô phương. Mời bạn dành một phút để đọc bài này...

Một bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta tiếp nhận bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông có thể hoàn toàn cứu được..hoàn toàn. Ông nói bạn nên biết một mẹo nhỏ để nhận ra chứng đột qụy và đưa bệnh nhân đến chuyên viên y tế trong vòng 3 giờ đồng hồ để được cứu.

NHẬN DIỆN CHỨNG ĐỘT QUỴ
Cầu Trời cho bạn có thể nhớ được 3 bước, CNĐ.


Đôi khi thật khó nhận ra dấu hiệu của sự đột quỵ. Bất hạnh thay, sự thiếu hiểu biết nhiều khi có nghĩa là tai họa.Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương nghiêm trọng não nếu như người thân không nhận ra các biểu hiện của chứng đột quỵ.
Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiện đột qụy bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau :

C*(Cười) Yêu cầu người ấy cười.
N*(Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ : Hôm nay trời nắng.
Đ*(Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.

Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận.

Dấu hiệu mới để nhận diện Đột quy .... Làm ơn Thè Lưỡi Ra.
*GHI CHÚ:Yêu cầu người bệnh thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.

Một bác sĩ tim mạch nói nếu bất cứ ai nhận được email này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể cá rằng có ít nhất một người đột quỵ được cứu sống.
 
Văn Hóa
Táo VietCatholic Chầu Trời.
Thanh Sơn
11:12 19/01/2012
Táo VietCatholic Chầu Trời.

Muôn tâu thanh Thượng
Thần là táo mới
Vừa tới mấy hôm
Nhận việc thật xôm
Việt Catholic
Của cả Năm Châu
Được cử lên chầu
Trình tâu thánh Thượng
Lắm chuyện bận vướng
Thảm thương xảy ra
Ở trong năm qua
Đầy cả quê nhà
Lan ra ngoại quốc
Khắp cả năm châu
Bốn bể kêu cầu
Có ai hiểu thấu.
***

Giờ thần xin tấu
Việt Nam bắt đầu
Đại Hội La Vang
Rực rỡ Huy hoàng
Ngàn sao lấp lánh
Bế mạc Năm Thánh
Giáo Hội việt Nam
Mọi người hân hoan
Đầy ắp quảng trường
Cầu Chúa Mẹ thương
Dọn đường đi tới
Mong làn gió mới
Thổi tới Việt Nam
Bay lũ tham tàn
Cho dân bớt khổ
Xã hội bớt xấu
Bởi lũ đầu gấu
Cầm đầu đã lâu
Làm ẩu cướp càn
Ăn gian nói dối
Phản bội muôn dân
Chuyên nghề sát nhân
Bắt cóc người dân
Cù Huy Hà Vũ
Bày trò chụp mũ
Vào bao nhiêu vụ
Công an mật vụ
Nhốt tù khảo tra
Cướp đất cướp nhà
Ăn xài sung sướng
Tàn độc ngang bướng
Đày đọa ngang xương
Chẳng cần có tội
Chúng đem xử vội
Một lối như nhau
Rào trước cản sau
Đầy đường khắp ngõ
Chúng rêu rao rõ
Tòa xử công khai
Rồi mang kẽm gai
Giăng ngang đường cái
Cấm người đi lại
Dân vào không cho
Cướp hết tự do
Đảng bịp giở trò
Dân tình uất ức
Tổ chức biểu tình
Làm đảng thất kinh
Mười tuần liên tiếp
Lãnh tụ chết khiếp
Ra lệnh lung tung
Công an hành hung
Đánh dân liểng xiểng
Bốn tên bắt khiêng
Tay chân giữ chặt
Một tên đạp mặt
Thật là qúa quắt
Một lũ mặt sắt
Chuyên bắt nạt dân
Nhưng rất ngu đần
Phản dân hại nước
Hành xử bạo ngược
Ham chức quyền cao
Bán dâng biển đảo
Đất Việt chao đảo
Một lũ trâng tráo
Chúng rước giặc vào
Đổi trao đất nước
Bắc Quan bán trước
Đất nước bán sau
Ngập tràn thương đau
Quân tàu đào bới
Quặng mỏ tả tơi
Tàu lạ ngoài khơi
Làm trời phách lối
Chúng còn tiến tới
Con tàu bình minh
Đang trong biển mình
Ngang nhiên cắt cáp
Môi bị răng táp
Chẳng còn manh giáp
Chết nhát rụt đầu
Lạy lục quân tàu
Đảng cộng dâng nước.
***

Nhưng lại bạo ngược
Đàn áp dân ta
Cướp đất Thái Hà
Bao năm không trả
Bộ mặt gian trá
Đảng lộ rõ ra
Là đảng gian tà
Xứng danh ma qủy
Chuyên ăn bạc tỷ
Giở trò thô bỉ
Công an dân phòng
Tấn công tu sỹ
Thật là hết ý
Thô bỉ thối tha
Mới đây không xa
Lúc cha dâng lễ
Công an thật tệ
Thường lệ vây quanh
Một tên áo xanh
Xưng danh dân phòng
Tiến thẳng vào trong
Gầm gừ chửi bới
Những lời thô tục
Sùng sục tiến lên
Thẳng trên cung thánh
Giữa nơi linh thánh
Đòi đánh linh mục
Ôi ! thật là nhục
Bên ngoài đông đúc
Hàng chục công an
Đàn áp dã man
Bạo tàn gian ác
Tự tung tự tác
Đàn áp khắp nơi
Tiếng than đầy trời
Khắp nơi khốn khổ
Thái Hà khởi tố
Xếp hàng ra phố
Linh mục giáo dân
Lên tòa khiếu nại
Công an chặn lại
Chó dại cắn càn
Đầy tràn khắp phố
Công an hùng hổ
Đánh đập giáo dân
Những kẻ thanh bần
Lãnh đạo tinh thần
Giáo dân tu sỹ
Bắt đem nhốt kỹ
Vô cùng thổ bỉ.
Bao nhiêu nhân sỹ
Viết bài góp ý
Nói chuyện công lý
Cha Nguyễn Văn Lý
Đều bị bỏ tù
Nước Việt âm u
Nhà tù khắp chốn
Dân tình khốn đốn
Đảng cứ dửng dưng
Xài chỉ luật rừng
Đảng xưng trí tuệ
Nước mất mặc kệ
Chúng chỉ bệ vệ
Thích ngồi chiễm chệ
Tồi tệ vét vơ
Lê, Mác tôn thờ
Chờ ngày chầu tổ
Nước nhà khốn khổ
Cực khổ lao đao.

Mới đây hôm nào
Xôn xao thế giới
Đảng cướp làm tới
Nhân dân kêu trời
Cả nước đã thấu
Xã huyện làm ẩu
Kết cấu cùng nhau
Dàn cảnh trước sau
Để mà cướp đất
Nhà Anh Văn Vươn
Công an ập đến
Cướp cạn cắn càn
Hơn loài lang sói
Một lũ chó đói
Đang hại giống nòi
Ngó xuống mà coi
Hành xử như mọi
Gia đình chống chọi
đến phút cuối cùng
Súng nổ đì đùng
Bọn cướp chập trùng
Tàn hung khắp nơi
Đánh người tả tơi
Giữa nơi quang đãng
Tại làng Tiên Lãng
Chúng phá toang hoang
Nhà cửa họ Đoàn
Văn Vươn đốt cháy
Bao người nhìn thấy
Trung ương đứng đấy
Đùn đẩy cho nhau
Để dân khổ đau
Nát nhàu cơm áo
Nay thần báo cáo
Tội quân vô đạo
Chúng đã gây ra
Bao thứ xót xa
Đầy cả nước nhà.
***

Giờ qua hải ngoại
Đại loại từ khi
Mùa xuân Bắc Phi
Hoa Lài nở rộ
Bắt đầu từ chỗ
Dân lành khốn khổ
Vùng lên đạp đổ
Bạo chúa độc tài
Mấy mươi năm dài
Quản cai đất nước
Ăn trên ngồi trước
Bắt nạt nhân dân
Vơ vét bao lần
Làm dân khôn khổ
Đè đầu cưỡi cổ
Cảnh sát thô lỗ
Đường phố đánh dân
Hết sức cơ bần
Nên dân bất bình
Quyết định hy sinh
Dâng hiến thân mình
Để đòi công lý
Anh Bouazizi
Tẩm xăng quyết chí
Tự ý thiêu thân
Lửa cháy rần rần
Người dân kéo tới
Đầy khắp mọi nơi
Như lửa rực trời
Biếu tình khắp nơi
Tơi bời hoa lá
Tu-ni-si-a
Bắt bớ khảo tra
Khắp cả gần xa
Luật lệ ban ra
Vô cùng vội vã
Nhưng vô hiệu hóa
Lòng dân biết qúa
Mấy mươi năm qua
Chỉ nhờ cái loa
Tuyên truyền láo khoét
Để mà vơ vét
Cho đầy túi tham
Những việc xấu làm
Nay phải trả giá
Hoa lài tỏa ra
Bao la khắp chốn
Tổng thống chạy trốn
Vứt lời vứt vốn
Khắp chốn ngổn ngang
Biệt thự cao sang
Ngân hàng bạc tỷ
Giờ nhăn như khỉ
Không được yên nghỉ
Chỉ vì qúa tham
Những tội đã làm
Lòng tham không đáy
Bây giờ nấp váy
Run rảy khai bệnh
Bởi vì có lệnh
Chờ ngày giải giao
Trao về xử tội
Hôm nào phách lối
Hôm nay qùy gối
Xá tội xin tha.
***

Thế rồi lan ra
Tiếp qua Ai Cập
Xuống đường tràn ngập
Tới tấp tràn lan
Tống thồng truyền ban
Phải dẹp cho tan
Làn sóng hoa bưởi
Người dân tức tưởi
Càng tiến tới thêm
Bất chấp ngày đêm
Gọng kềm quân đội
Lòng dân tức tối
Quyết đối so gan
Dẹp bọn tham tàn
Tham quyền cố vị
Tổng thống hosni
Qúa lâu trị vì
Vẫn cứ ù lì
Tuổi thì tám ba
Vẫn cứ ba hoa
Kiêu sa thach thức
Không chịu từ chức
Dân càng thêm bực
Tổ chức càng đông
Cuối cùng tông tông
Đành giông mất đất
Ngai vàng bị lật
Sợ đến đau mật
Rồi dật sang tim
Ra tòa nằm im
Lim dim lê lết
May ra thoát chết.
***

Giờ tới liby
Gió thì thổi tới
Bao năm mong đợi
Cơ hội đã tới
Thuận theo ý trời
Người dân khắp nơi
Tơi bời rách rúa
Vì tên bạo chúa
Ác độc diêm dúa
Bạo chúa cuồng say
Súng ống dưới tay
Tha hồ cướp bóc
Tang tóc khắp nơi
Nay thời cơ đến
Dân hô vang rền
Nổi lên lật đổ
Bao nhiêu gian khổ
Máu đổ thịt rơi
Bạo chúa làm trời
Khinh đời chửi bới
Người dân tơi bời
Nào là mặt dơi
Nào là chuột cống
Kẻ nào dám chống
Ông sẽ không tha
Đe bằm nhỏ ra
Những thứ xấu xa
Ông tha ra hết
To mồm quy kết
Âu Mỹ lung tung
Nhìn mặt rất hung
Vô cùng tàn nhẫn
Bắn giết người dân
Đúng như hung thần
Tưởng mãi lên gân
Ai dè chạy trốn
Đến đường cùng khốn
Còn bốn năm tên
Cuối cùng ngỡ hên
Chui vào ống cống
Hỏi ai chuột cống?
Khi bị bắt sống
Miệng rộng xin tha
Lạy lục cả nhà
Xin tha tội chết
Dân kéo lê lết
Bê bết trên đường
Hắn rống thảm thương
Gây bao nhiễu nhương
Chuột chạy cùng đường
Thảm thương qúa đỗi
Chẳng kịp trăn trối
Đền tội năm xưa
Chẳng còn ai ưa
Bởi trước làm bừa
Khi chết xin chừa.
***

Giờ thần xin thưa
Cái chuyện cù cưa
Tên trùm khủng bố
Bao năm thách đố
Thế giới tự do
Âu Mỹ âu lo
Làm sao để dò
Tìm tên đầu sỏ
Nhộm đỏ máu dân
Là Bin Laden
Hắn đã bao lần
Tưởng đã vong thân
Ngờ đâu vẫn sống
Ở Pakistan
Đúng là sa tan
biệt thự cao sang
Trang hoàng kỹ lưỡng
Âm thầm vui hưởng
Ba vợ ngất ngưởng
Ăn sung mặc sướng
Khủng bố trung ương
Ngồi đó chỉ đường
Nhiễu nhương thế giớI
Ai dè số tới
Nên mới lộ ra
Bị C-I-A
Dò la ra chỗ
Nên bị tận số
Súng nổ phanh thây
Lính họ buộc dây
Thả xác xuống biển
Thế là tan biến
Tên khủng bố điên
Dân hiền bớt khổ.
***

Sơ lược Á Châu
Quậy nhất quân Tầu
Thế giới phát rầu
Nhức đầu đau bụng
Bởi ai sử dụng
Đồ ăn thức uống
Cũng đều mau xuống
Dưới huyệt mà nằm
Chất độc quanh năm
Ăn nhằm chết ngắc
Độc từ phương bắc
Tràn sang phương nam
Làm sao biết đàng
Để mà tránh né
Chúng nhiều mánh khóe
Ngắm nghé biển đông
Tàu lạ cứ tông
Biển đông dậy sóng
Ngang ngược lật lọng
Lên giọng đàn anh
Hù dọa quyết dành
Lưỡi bò vẽ quanh
Ô danh hết sức
Đòi cả khu vực
Thế giới ấm ức
Dân mình tổ chức
Một mực xuống đường
Ai ngờ trung ương
Chúng nó một phường
Phục vụ Bắc phương
Chặn đường bắt bớ.
***

Rồi tới Nhật Bàn
Động đất toang hoang
Sống thần tràn lan
Nuốt càn tất cả
Thành phố tơi tả
Người chết bao la
Tan cửa nát nhà
Nguyên tử xì ra
Phóng xạ ô nhiễm
Qúa sức nguy hiểm
Tràn đầy bờ biển
Trong cơn nguy biến
Họ biết hiến trao
Kỷ cương thật cao
Thế giới nhìn vào
Khâm phục kính nể
Đói khát bất kể
Của để ăn chung
Chia nhau mà dùng
Đồng đều tất cả
Thế giới ngợi ca
Thật là tấm gương
Anh dũng can trường
Soi rõ tỏ tường
Dạy trong học đường
Noi gương bắt chước.
***

Năm nay thần nước
Tung cước qúa đà
Lụt lội lan ra
Khắp cả quê nhà
Thủy điện xả ra
Nước ngập cả nhà
Kêu ca mặc kệ
Thật là thậm tệ
Đảng ngồi chiễm chệ
Chờ thu ngoại tệ
Mặc kệ dân nghèo
Nước cuốn trôi vèo
Mấy trăm người chết
Vậy cũng chưa hết
Tiền giúp người chết
Chúng còn ăn chận
Đúng là lũ rận
Gian lận đủ trò.
***

Thái Lan lụt to
Trôi cả trâu bò
Nước to lênh láng
Cả tháng trời liền
Cả nước đảo điên
Phi trường cúp điện
Chẳng còn phương tiện
Di chuyển khó khăn
Cả nước băn khoăn
Tìm cách cản ngăn
Chặn ông thần nước
Đã vượt nóc nhà
Bao la lênh láng
Thật là qúa đáng.
***

Giờ thần chuyển sang
Những mục huy hoàng
Lịch sử sang trang
Giáo hội cao quang
Đức cố Giáo Hoàng
Gio-an đệ nhị
Thật là thi vị
Xét kỹ việc làm
Tinh thần cao sang
Nhiều người bệnh mang
Cầu ngài cứu mạng
Phép lạ rõ ràng
Lẹ làng biến mất
Chẳng còn bệnh tật
Trăm phần sự thật
Hiển hiện rõ ràng
Ngài luôn sẵn sàng
Hân hoan phù trợ
Các con “đừng sợ”
Những kẻ bắt bớ
Thánh Thần nâng đỡ
Ta phải nói gì
Câu nói từ khi
Ngài lên nhận chức.
Giáo Hoàng Biển Đức
Giáo hội tích cực
Cùng nhau chính thức
Nghi thức tấn phong
Lên hàng chân phước
Ở trước muôn dân
Long trọng muôn phần
Khắp cả xa gần
Ân cần kính nhớ
***

Thêm người tôi tớ
Giáo hội vừa mở
Tất cả hồ sơ
Giấy tờ kiểm chứng
Con người rất xứng
Sống làm chứng nhân
Mọi việc ân cần
Hết cả bàn thân
Tinh thần yêu mến
Sáng trưng bờ bến
Soi tỏ thực thi
Là Đức Hồng Y
Hòa Bình Công Lý
Tòa thánh góp ý
Đạo lý chuyên truân
Đức Hồng Y Thuận
Đẹp tựa mùa xuân
Con cái quây quần
Sắp sửa ngày gần
Giáo Hội đích thân
Gương mẫu bản thân
Sẽ được thông phần
Lên hàng chân phước
Dân Chúa mong ước
Một ngày không xa
Chắc chắn diễn ra
***

Giờ thần tấu qua
Bên Tây Ban Nha
Thế giới hoan ca
Thuận hòa lớn bé
Đại hội giới trê
Năm châu bốn bể
Hàng ngàn đoàn thể
Bất kể gần xa
Đón Đức Thánh Cha
Trọng thể diễn ra
Thật là diễm phúc
Ngàn lời cầu chúc
Đông đúc qúa trời
Vang dội khắp nơi
Cờ phát rợp trời
Tuyệt vời qúa xá
Hơn triệu hoan ca
Cùng Đức Thánh Cha
Ngợi ca Thiên Chúa
Vui mừng hát múa
Cả đêm canh thức
Cầu nguyện túc trực
Diễn nguyện liên tục
Xin ngài hãy đến
Hơn triệu ánh nến
Đốt lên lòng mến
Trao đến cho nhau
Đẹp màu nhân ái
Tâm hồn quảng đại
Chẳng ngại hòa ca
Bốn bể một nhà
Một Cha nhân ái
Lập lại niềm tin
Tuyên xưng giữ gìn
Đức Tin-Cậy-Mến
Đưa đến Năm Châu
Xin hãy nguyện cầu
Thế giới tươi mầu
Xanh như tuổi trẻ.
***

Thần tâu tiếp nhé
Tháng sáu vào hè
Giáo phận Melbourne
Ở bên Châu Úc
Là người đầu tiên
Tị nạn Việt Nam
Được phong Giám Mục
Thật là hạnh phúc
Giáo dân đông đúc
Ca vang lời chúc
Đức cha Vicent
Báo chí ngợi khen
Thật là vẻ vang
Việt Nam hãnh diện
Truyền hình phương tiện
Nhanh nhẹn đưa tin
Việt nam giữ gìn
Đức tin sốt sắng
Dẫu nhiều cay đắng
Cố gắng tuyên xưng
Loan báo Tin Mừng
Tưng bừng khắp cả.
***

Giờ thần thong thả
Báo cáo thêm nha
Tháng sáu vừa qua
Ở bên Tây Đức
Cờ hoa rạo rực
Lễ Chúa Thánh Thần
Ngự xuống canh tân
Giáo dân nô nức
Liên Đoàn tổ chức
Đại Hội Công Giáo
Mấy ngàn đồng bào
Giáo dân đông đảo
Thuyết trình thảo luận
Về Đức Tổng Thuận
Tấm gương chứng nhân
Nhỏ nhẹ ân cần
Lời Chúa thấm nhuần
Mùa Xuân hy vọng
Giáo hội trân trọng
Muôn lòng qúy mến
Ngài như ngọn nến
Tỏa giữa Đại Hội
Xóa tan u tối
Mở đường dẫn lối.
***

Đang lúc rảnh rỗi
Thần báo cáo thêm
Mùa thu êm đềm
Miền nam nước Đức
Giáo Hoàng Biển Đức
Về thăm quê hương
Nao nức lên đường
Thăm lại mái trường
Ngày xưa thân ái
Tấm lòng quảng đại
Mục vụ viếng thăm
Dù đã quanh năm
Tông du đây đó
Ngài không ngại khó
Cũng chẳng sợ lo
Lắm kẻ bày trò
Cân đo nói xấu
Nhưng ngài đến đâu
Chim câu đến đó
Hòa bình tỏ rõ
Thiên Chúa ban cho
Ơn to trọng đại
Ngài không quản ngại
Đi lại ban trao
Dù tuổi đã cao
Đồng bào yêu mến
Ngài là ngọn nến
Sáng tỏ năm Châu
Giáo Hoàng là đầu
Hoàn cầu dân Chúa
Của cả Năm châu.
***

Thánh Thượng yêu cầu
Thần chầu thưa tiếp
Dù mới nhận việc
Thần luôn tha thiết
Với văn hóa việt
Cho nên thần biết
Tờ báo thứ thiệt
Đã có rất lâu
Của cả Năm Châu
Là « Báo Dân Chúa »
Ngày thêm sáng sủa
Từng mục rõ ràng
Lời Chúa cao sang
Khuôn vàng thước ngọc
Mọi người thích đọc
Bài vở phong phú
Phụng vụ tâm linh
Chia sẻ chân tình
Trang hoàng xinh xắn
Thật là may mắn
Kỷ niệm vui mừng
Ba mươi năm chẵn
Kính chúc may mắn
Tới từng độc giả
Ơn Chúa chan hòa
Thiết tha trìu mến
Tờ báo mang đến
Cho mọi gia đình
Đọc biết cho mình
Phân minh hữu ích
Nhiều người yêu thích
Khuyến khích nhau thêm
Trước thềm năm mới
Lên tiếng tiến thăng
Chân lý công bằng
Loan cho thế giới.
Năm Mão sắp qua
Kính chúc mọi nhà
An vui hạnh phúc
Con cháu đông đúc
Họp mặt gia đình
Quây quần đẹp xinh
Giao thừa long linh
Đón năm Rồng đến
Mọi việc gặp hên
Làm nên việc tốt
***

Kính trình Thánh Thượng
Mọi việc tỏ tường
Những điều vấn vương
Thần đã kể rõ
Thánh Thượng đã tỏ
Xin ngài ban cho
Toàn dân ấm no
Ở trong năm mới
Thế giới hòa bình
Trái đất đẹp xinh
Bình Minh chiếu sáng
Lòng người quang đãng
Sáng sủa mãi ra
Bao la quảng đại
Xóa hết hận thù
Lòng người khiêm nhu
Như lời Chúa dạy
Lòng người thẳng ngay
Để sống khoan thay
Gương lành lôi kéo
Tuổi trẻ noi theo
Xây dựng hoà bình
vạn vật tươi xinh
Chân tình mong đợi
Xin Ngài đổi mới
Mưa thuận gió hòa
Đất lành trổ hoa
Mùa xuân tươi thắm
Hoa nở quanh năm
Mọi việc may mắn
Giáo hội thẳng thắn
Giáo sỹ rõ ràng
Gương mẫu đàng hoàng
Tỉnh thức sẵn sàng
Lên đàng phục vụ
Sứ vụ tình thương
Dẫn đường công lý
Lời khôn góp ý
Chân lý tỏa ra
khắp cả gần xa
Cho đất nước nhà
Cải tà quy chánh
Thay đổi cho nhanh
Đừng có chiến tranh
Dân lành no đủ
Tự Do Dân Chủ
Độc tài đảng cũ
Mau rủ nhau đi
Nhân quyền thực thi
Tức thì hạnh phúc
Thần xin phủ phục
Xin Ngài chúc phúc
Cho nước Việt Nam
Năm mới hân hoan
Thay đổi an toàn
Bảo toàn đất nước
Xin Ngài ban phước
Vượt được tai ương
Mở ra con đường
Thoát cảnh nhiễu nhương
Xin Chúa đoái thương
Tai ương che chở
Xin Ngài nâng đỡ
Giải thoát tội nhơ
Đoàn con mong chờ
Ngày giờ thư thái
Tránh tội phá thai
đứng thứ một hai
trên toàn thế giới
Tội thấu tới trời
Khắp nơi băng hoại
Vô thần ngu dại
Phá hoại đã nhiều
Tác yêu tác quái
Xin ngài thương đoái
Đuổi quái chúng mau
Xã hội hết đau
Tươi màu sự sống
Những điều ước mong
Thần đã tâu xong
Năm mới thần Long
Thần xin kính chúc
Vạn tuế, vạn phúc
Muôn dân phủ phục
Triệu lời cầu chúc
Thánh thượng vạn tuế
Vạn tuế vạn tuế
Vạn vạn tuế !!!

Thanh Sơn 16.01.2012
Nhằm ngày 23 tháng chạp
Ông Táo về trời
 
30 châm ngôn sống
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:03 19/01/2012
30 CHÂM NGÔN SỐNG

1. Thương thì đường trường rút vắn.
2. Ghét bỏ cung nỏ kéo hoài.
3. Truyện xấu sốt dẻo, nẻo ngay khó tìm.
4. Nghe muôn, nói một.
5. Bước lên bằng cách đạp người khác xuống, chân sẽ bị hổng.
6. Vun xới cho mình, loại trừ người khác, sẽ rơi vào cô đơn bất hạnh.
7. Bịa truyện dối gian thì xướng miệng nhưng dơ lòng.
8. Khuôn mặt thì rạng rỡ, mà diện mạo lại u mờ.
9. Lời giả dễ nghe, lời thật khó nhận.
10. Lời hay lẽ thiệt mới là khôn ngoan.

11. Sự thật thì đơn sơ trơ trụi.
12. Dối gian nại trăm ngàn nguyên cớ.
13. Lòng thành tâm thật mới là chân tu.
14. Vội ăn vội nói, thói đời dèm pha.
15. Gian ngoa lắt léo chỉ là dối gian gạt người.
16. Lời qua tiếng lại hơn thua được gì.
17. Thắng chồng thắng vợ, thì thua thắng mình.
18. Cây khô bóc vỏ cho nõn đâm chồi.
19. Trẻ đòi, thiếu tiêu, thanh bòn, già giữ.
20. Truyện xấu không kể, truyện xàm không nghe.


21. Vô can vô cớ, gây vố hại người.
22. Tâm lặng lòng thanh, bình an thư thái.
23. Trút bỏ sầu hận, tâm thần nhẹ tênh.
24. Có có, không không mưu hại cả đời.
25. Nói có thì rõ như ban ngày.
26. Biết mình, xét mình, sửa mình là đầu mối thành nhân.
27. Một câu hại người, bằng mười lưỡi gươm đâm thấu.
28. Nói thẳng nói thật, phật lòng trước đã.
29. Nói bóng nói gió, chó đâm bụi rậm.
30. Nụ cười là liều thuốc chữa bá bệnh tâm sinh lý.
 
Đố vui Năm Rồng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:48 19/01/2012
Đố vui Năm Rồng

Với ước mong góp thêm một chút hành trang cho các anh chị Huynh Trưởng - Giáo Lý Viên trong các cuộc họp mặt dịp Tết Nguyên Đán, xin được gởi đến các anh chị một số câu đố vui liên quan đến năm Nhâm Thìn (Năm Rồng) sau đây.

1. Trong 12 con giáp, con giáp nào chưa ai thấy tận mắt bao giờ?

2. Rồng là con giáp thứ mấy trong 12 con giáp?
a. Thứ nhất
b. Thứ ba
c. Thứ năm

3. Liền ngay sau năm con rồng là năm con gì?
a. Rắn
b. Ngựa
c. Dê

4. Rồng là loài vật chỉ có trong thần thoại Phương Đông.
a. Đúng
b. Sai

5. Trong tứ linh (4 con vật linh thiêng), rồng được xếp thứ mấy?

6. Trong thần thoại Phương Tây, rồng có nghĩa tốt hay nghĩa xấu?

7. Theo truyền thuyết, rồng được sinh ra ở đâu?
a. Dưới nước
b. Trên đất liền
c. Trên trời

8. Một trò chơi dân gian rất được yêu thích liên quan đến rồng có tên gọi là gì?
a. Múa rồng
b. Rồng rắn lên mây
c. Rồng vàng

9. Con vật nào khi vượt qua Vũ Môn Quan sẽ được hóa rồng?

10. Người Việt Nam thường hãnh diện cho mình là con là cháu của ai?

11. Vị vua từng “sống dưới nước” nổi tiếng trong truyền thuyết Việt Nam là ai?
a. Tần Thuỷ Hoàng
b. Long Vương
c. Lạc Long Quân

12. Rồng thường được ghép với uy quyền của ai?
a. Tạo Hoá
b. Vua chúa
c. Thiên nhiên

13. Rồng màu gì cao quí nhất được dùng để chỉ Thiên tử?
a. Rồng đỏ
b. Rồng xanh
c. Rồng vàng

14. Nơi vua ở thường được gọi là gì?
a. Long gia
b. Long cung
c. Long triều

15. Xe vua đi được gọi là gì?
a. Long xa
b. Long giá
d. Long thừa

16. Mặt của vua được gọi là gì?
a. Long diện
b. Long nhãn
c. Long nhan

17. Vua phải vất vả thăng trầm gọi là “long đong”; vua cỡi ngựa đi chơi rong gọi là “long” gì?

18. Trong các “long” sau đây: long nhãn, long mạch, long mộng, long bào, long não, long gối, long răng, long óc, long tóc gáy,… chữ “long” trong “long” nào có nghĩa là “của vua”?

19. Các từ sau đây, từ nào không phải là địa danh: Long An, Long Khánh, Long Hải, Long Thành, Long Thể, Long Điền, Long Biên, Long Hương?

20. Trong truyền thuyết Việt Nam, địa danh nơi mà rồng bay lên được gọi là Thăng Long; còn địa danh nơi mà rồng đáp xuống được gọi là gì?

21. Một con sông lớn ở nước ta mang tên rồng là con sông nào?

22. Trong các thứ rau củ quả, có một thứ được ghép với từ rồng đó là thứ gì?

23. Thành ngữ nào thường được dùng để nói khi có khách quí đến thăm nhà?

24. Để mô tả lối viết văn, hay kiểu viết chữ bay bướm lã lướt, người ta dùng thành ngữ nào?

25. Để diễn tả một người ăn nhiều, nói mạnh, nhưng làm thì chẳng ra gì, người ta dùng thành ngữ nào?

26. Thành ngữ “Miệng rồng” để chỉ những người có miệng như thế nào?
a. Miệng đẹp
b. Miệng rộng
c. Miệng hô

27. Hình ảnh con rồng chỉ xuất hiện trong sách nào của Kinh Thánh?
a. Tin Mừng Gioan
b. Công Vụ Tông Đồ
c. Khải Huyền

28. Con rồng được nói đến trong Kinh Thánh ám chỉ ai?
a. Thiên Thần
b. Satan
c. Chúa Giêsu

29. Hãy điền vào chỗ trống câu ca dao sau đây:
“Rồng vàng tắm nước …
người khôn ở với người ngu bực mình”.

30. Điền từ thích hợp nhất vào chỗ trống trong câu thơ sau đây:
“Thân em như trái…..
Áo xanh yếm đỏ long đong chợ đời”.

-----------------------
ĐÁP ÁN
1. Con rồng
2. a
3. a
4. b
5. Thứ nhất
6. Nghĩa xấu
7. a
8. b
9. Cá chép
10. “Con rồng cháu tiên”
11. c
12. b
13. c
14. b
15. a
16. c
17. Long nhong
18. Chữ “long” trong “long bào”
19. Long Thể
20. Hạ Long
21. Cửu Long
22. Đậu rồng
23. “Rồng đến nhà tôm”
24. “Rồng bay phượng múa”
25. “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”.
26. b
27. c
28. b
29. Ao tù
30. Thanh long


Phan Thiết, Tết Nhâm Thìn
 
Cung Chúc Tân Xuân bằng những Câu Đối Tết hay
Doanh Doanh
11:50 19/01/2012
 
Cuối Năm Tính Sổ
Jos. Thanh Phong.
21:00 19/01/2012
CUỐI NĂM TÍNH SỔ…

Người bạn lần giở tờ lịch thông báo: “3 ngày nữa là Tết.” Mọi người giật mình tỉnh mộng: Ủa, chỉ còn 3 ngày nữa thôi sao? Nhanh quá! Vừa mới đốt Tết ngày nào mà năm mới đã đến nơi rồi. Trời ơi, sao thời gian trôi đi nhanh thế! Con số 3 là con số lẻ, số xui, người ta nói thế, nhưng con số 3 này nghe sao mà thích vậy! Tết đến nơi rồi! Thảo nào…!

Khi viết những dòng này, tôi nhớ lại giây phút Giáo Hội Công Giáo khai mạc Năm Thánh. Cách riêng, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, người công giáo Việt Nam đã nhìn nhận quá khứ và hiện tại về những đóng góp cũng như những thiếu sót của mình đối với dân tộc và quê hương đất nước, đối với Chúa và anh chị em của mình. Thế nên, trong nghi thức Giáo Hội tuyên nhận: “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội…!” Chúng ta, những chi thể của Hội Thánh cũng không nằm ngoài mục đích ấy.

Những ngày cuối năm thường là dịp để người ta quyết toán sổ sách chi thu, nhìn lại một năm qua và đưa ra phương sách cho năm tới. Công ty làm ăn lời hay lỗ? Vốn điều lệ, phí vận chuyển, nhân công, dây chuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm cần điều chỉnh, tỉ lệ cung cầu có cân bằng? Chắc chắn, nhà kinh doanh phải ngồi lại làm bài toán nan giải trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và khó khăn để tìm ra lời giải thoả đáng, đồng thời giúp công ty đứng vững và phát triển mạnh.

Như nhà kinh doanh tính sổ cuối năm, tôi cũng tính sổ đời tôi để khỏi thua lỗ trước mặt Chúa và anh chị em mình. Tôi sống như thế nào với Chúa? Tương quan của tôi đối với tha nhân? Tôi đã thu tích được gì? Tiến hay lùi về mặt tri thức cũng như đạo đức? Tôi đã dùng thời giờ, ân sủng, tài năng, tiền bạc, vật chất mà Chúa tặng ban như thế nào?

Dừng lại một vài giây phút để kiểm điểm đời mình, quả thực, số vốn mà tôi lãnh nhận rất lớn, nhưng lắm khi lại sử dụng không đúng, chưa phát huy được vốn lẫn lời và thậm chí còn đem chôn giấu những nén bạc mà Ông Chủ trao ban. Trầm lắng mà suy xét thì đời mình sống vô ơn và bất xứng nhiều quá…

Sự đời là thế, chẳng ai mà không biết, nếu chỉ để viết ra thì vài cái Tết cũng chẳng hết. Điều quan trọng là tôi đã lãnh nhận và trao ban như thế nào? Tôi có thực sự muốn mình là người thợ tín trung của Ông Chủ? Nhìn lại một năm là điều cần thiết nếu tôi muốn khởi sự một năm mới tốt đẹp.

Trước hết, tôi nghĩ ngay đến Chúa. Tôi phải cảm tạ ơn Chúa ngàn lần không đủ, nếu Chúa đòi sự công chính và tốt lành nơi tôi, chắc tôi đã chết lâu rồi, nhưng quả thật, Ngài độ lượng khoan hồng và rất mực từ tâm, vẫn cứ kiên nhẫn đợi chờ, kể cả lúc tôi ngoảnh mặt làm ngơ, quay lưng bội phản. Tôi không chỉ là tên đầy tớ vô dụng chôn giấu nén bạc, mà tôi còn là người đầy tớ chỉ làm có một giờ mà được hưởng trọn cả ngày lương. Vậy mà sao tôi thờ ơ lãnh đạm với ơn Chúa và tình thương của Ngài đến thế! Chạy đến với Ngài chỉ biết van lơn xin xỏ; còn những lúc bình an, hạnh phúc thì chẳng biết đến để tạ ơn Ngài. Trong kinh nguyện, thánh lễ, tôi đến với Ngài như một công thức, một bổn phận, mà trái lại, thiếu lòng mến, thiếu tình yêu. Ngồi trong nhà nguyện đấy, tham dự thánh lễ đấy, đi lễ thờ đấy, nhưng nhiều khi cũng chỉ là cỗ máy không hồn. Lắm lúc đến nhà nguyện chỉ vì bề trên, chỉ vì người hàng xóm, nếu không năng nguyện gẫm, kinh hạt, thờ lễ thì anh em cho mình là khô khan nguội lạnh. Tôi cũng khéo đeo mặt nạ ra như vẻ là kẻ ngoan đạo. Thực sự thì tôi chưa có được tâm tình của người con biết sống tình thảo hiếu và lòng yêu mến chân thành xuất phát từ trái tim yêu thương. Tôi cứ sống ì ra như đời thừa để đời trôi qua vô vị. Vậy mà tại sao tôi có thể ung dung tự tại sống cho một cuộc đời vô nghĩa với hàng ngàn lý do biện bạch, chống đỡ, phân bua? Nếu tôi là người con đạo, chắc Chúa buồn lắm và Ngài chẳng hài lòng với tôi đâu. Đây cũng chính là dịp để tôi hồi tâm, suy xét quá khứ, hiện tại và cũng là để chuẩn bị cho một chuyến đi tốt đẹp trong tương lại.

Đối với tha nhân thì sao? Tôi còn tính toán chuyện hơn thiệt, lẩn tránh công việc, trách nhiệm mà lẽ ra tôi phải làm cho anh em. Trong giao tiếp, tôi dè dặt với anh em trong lời nói, đến cả ánh mắt, nụ cười lắm khi cũng không muốn cho đi. Đã vậy, tôi còn mang trong mình thái độ kèn cựa, chê trách người này, lên án kẻ kia, mà tôi không biết được rằng, từ những ý nghĩ xấu về người anh em, sẽ làm tôi xa cách họ. Khi tôi xây bức tường ngăn cách người khác, thì đồng thời nó cũng ngăn cách chính tôi. Tôi cứ cho cái toà lâu đài đời mình là nguy nga, vững chắc, mà không biết được rằng, với thời gian nó đã bị nhiễm uế, hoen ố, mối mọt đục khoét, những chỗ rạn nứt đã bị rò rỉ, sắp đến ngày sụp đổ tan tành. Nếu đời tôi muốn khởi sự một hành trình tốt đẹp, chắc chắn tôi phải hàn gắn lại vết nứt của thời gian, tu sửa tòa nhà tâm hồn như lời Thánh Gioan Tẩy Giả kêu mời: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đaµy, mọi núi đoµi, hãy bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lỗi lõm, hãy san cho phẳng.” (Lc 3, 5).

Con tàu nhiều tháng đi trên mặt biển cần được đưa vào để kiểm tra lại máy móc, sơn phết lại những chỗ trầy xước, hàn gắn lại những chỗ nứt rỉ, đục bỏ những con hà bám dưới đáy tàu. Tất cả chỉ nhằm mục đích an toàn cho những cuộc hành trình sắp tới. Đời tôi cũng giống như vậy. Mối mọt của thời gian, những va chạm và hạt bụi cuộc sống có thể để lại những vết nhơ, rạn nứt, xấu xí trong tâm hồn; những mặc cảm tự ti, tự tôn; những nghi kỵ, giận hờn, ghen ghét; những yếu đuối, thiếu sót và chểnh mảng trong cuộc sống. Muốn bước vào năm mới an toàn và thành công hơn, tôi cần phải xem xét và sửa chữa con tàu đời mình.

Một công ty bao giờ cũng phải lập kế hoạch với những chỉ tiêu rõ rệt, con số cụ thể, để xem mình sản xuất mặt hàng gì, nhu cầu thị trường ra sao. Để sản xuất và mang lại lợi nhuận, cần mua mặt hàng nào, cần có bao nhiêu nhân công. Có xác định rõ ràng, xí nghiệp mới hy vọng hoàn thành kế hoạch. Cuộc sống tôi cũng không ngoài ý đó, cần phải lập kế hoạch, chương trình đời mình trong năm sống mới, với những chỉ tiêu cụ thể trong công việc mỗi ngày, mỗi tuần hay từng tháng, từng năm…

Không có kế hoạch chương trình sống, tôi sẽ trôi nổi như con tàu không định hướng, sẽ thua lỗ như công ty làm ăn tuỳ tiện. Trái lại, có la bàn định hướng, có bến đỗ thả neo, đời tôi sẽ an vui tiến bước, dẫu bão tố cuồng phong vẫn cứ băng mình đi tới vì biết bên kia là bờ, để mong sao hành trang kiến thức, tài năng, đức độ được trau dồi, sinh lợi những nén bạc Chúa trao ban, mặc dù tôi cũng chỉ sống mỗi ngày 24 giờ như mọi người.

Trong thực tế, rất nhiều khi tôi tính một đằng, nhưng nó lại hoá ra một nẻo. Tôi sẽ không chú ý quá nhiều đến số lần mình đạt được hay số việc làm đã thành công để tổng kết như người quản lý thế trần. Nhưng dù số lầ ít hay nhiều, công việc thành hay bại, tốt hay xấu, tôi vẫn cứ yên lòng vì tất cả đã được thực hiện và đón nhận với cả tấm lòng.

Khi tính sổ, ông chủ thấy mình lời nhiều. Tôi cũng vậy, tôi đón nhận nhiều, nhưng trao ban chẳng là bao. Xét về cá nhân ích kỷ, tôi lời thật, nhưng trước mặt Chúa tôi thua lỗ. Chúa ban cho tôi những nén bạc không phải để tôi cất giữ, chôn giấu, mà sinh lời. Ngài mời gọi tôi hãy trao ban cách nhưng không, đừng giữ lại, đừng tiếc nuối. “Đón nhận nhưng không, thì hãy cho đi nhưng không.” (Mt 10, 8b). Tình yêu và lòng mến là thế.

Tình yêu mến cộng với lòng đam mê thực sự là chiếc chìa khoá mở lối an toàn nhất cho những ai muốn tìm đến sự thành công trong cuộc đời. Cùng một công việc được giao cho hai người, một người không thích và một người yêu thích, chắc chắn kết quả sẽ khác nhau. Một khi đã yêu thích thì không gì có thể ngăn cản bạn và tôi, như lời thánh Phaolô nói: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi.”

Để kết luận, xin thưa, sẽ không có. Người viết chỉ mạo muội viết lên đôi dòng suy nghĩ để gởi trao những người bạn đồng hành thân thương trong năm mới này như để nhắc nhở lòng mình vậy: “Con xin chân thành thú tội! Con xin cúi đầu tạ tội !”, và cũng như một lời tâm sự, sẻ chia chân tình: hãy mở rộng trái tim mình và hãy yêu thương trong từng giây phút hiện tại, trong từng công việc cụ thể mỗi ngày. Bài học tình yêu không bao giờ có kết luận, không bao giờ có cùng tận, bởi “Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới”.

Trong tâm tình đón chờ mùa xuân đang tới, xin kính chúc mọi người một mùa xuân mới: mùa xuân của lòng mến, của tình yêu, niềm vui và hạnh phúc. Mùa xuân của sám hối và biến đổi. Mùa xuân của ân sủng, của tình người. Mùa xuân của Chúa - Xuân - Giêsu.

Jos. Thanh Phong
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoàng Lan
Nguyễn Vương Chính
23:11 19/01/2012
HOÀNG LAN
Ảnh của Nguyễn Vương Chính
Thịt mỡ dưa hành đây có đủ
Có chăng chỉ thiếu chậu hoàng lan.
(NVC)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền