PHÚC ÂM: Mc 2, 23-28
“Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: “Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?” Người trả lời rằng: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy điều mà Đavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?” Và Người bảo họ rằng: “Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat”.
Đó là lời Chúa.
24. Tội là sự ác nghiêm trọng, nhưng không phải không có chữa trị; tội là sự ác nghiêm trọng khi người cố chấp không hoán cải, nhưng người ăn năn hối cải thì dễ dàng chữa trị.
(Thánh Cyrillus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thí sinh Trương Đẩu Kiều sao chép lại bài văn của một tác giả nổi tiếng và đem đi thi.
Quan chấm thi coi thì đương nhiên cho là Trương Đẩu Kiều tự mình viết, và nghĩ rằng bài viết không được hay, nhíu cặp lông mày, lấy viết đánh dấu vòng trên bài văn.
Trương Đẩu Kiều đem chuyện này tố cáo với học quan Văn Liên Sơn, Văn Liên Sơn liền kể cho anh ta nghe hài kịch “Tô Thái” như sau:
- Phụ thân của Tô Thái làm sinh nhật, con trưởng dâng lên một ly rượu chúc thọ, phụ thân uống xong thì khen: “Rượu ngon”. Đứa con thứ hai thường không làm cho phụ thân vui lòng cũng dâng một ly rượu để chúc thọ, phụ thân chưa uống đã chửi: “Rượu chua !”
Vợ của đứa con thứ hai thấy vậy, bèn lén mượn ly rượu của chị dâu cả đến trước mặt chúc thọ, bởi vì phụ thân cũng không thích người con dâu thứ hai này, nên vừa uống vừa chửi: “Rượu chua !”
Con dâu thứ không phục, nói: “Đây là rượu lấy từ nhà anh cả đó”.
Phụ thân nổi giận chửi: “Vợ chồng tụi bây là rượu mốc, rượu đến trên tay tụi bây thì đã chua rồi !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 39:
Đi cóp-pi bài của người khác rồi xào lại vài chữ thì dĩ nhiên là “chua” rồi; đem văn của người khác làm văn của mình thì không những “chua” mà còn “thiu” nữa, bởi vì đó không phải là những suy tư và tư tưởng của mình.
Ở viện thần học Phụ Nhân (Taiwan) mỗi lần thi cử đều có dán nơi bảng thông báo một thông báo trang trọng, sau khi trình bày những điểm không hay của việc cóp-pi bài, thì nghiêm khắc quyết định sẽ đuổi học những sinh viên cop-pi bài của nhau.
Đời có nhiều cái nên cóp-pi như: cóp-pi đức hạnh của người khác để noi theo, cóp-pi tính siêng học của người khác để học hành làm việc chuyên cần hơn, cóp-pi tính khiêm nhượng của người khác để chức vụ và bổn phận của mình nổi bật hơn, cóp-pi sự hiền lành nhân ái của người khác để mình hiền từ hơn.v.v...tất cả những điều ấy của người khác thì nên cóp-pi, bởi vì đức hạnh là bởi Thiên Chúa mà đến.
Thời nay “bệnh” cóp-pi luận án của người khác làm của mình thì rất nhiều, vì những người cóp-pi ấy không có lương tâm chân chính của một người Ki-tô hữu, mà lương tâm chân chính của người Ki-tô hữu là luôn làm theo sự thật và lẽ công bằng.
Khi đã ghét nhau rồi thì rượu ngon cũng thành rượu chua, cũng vậy, nếu người Ki-tô hữu không có một lương tâm chân chính thì dù cho cóp-pi cái hay cái đẹp của người khác, thì cũng như rượu chua mà thôi: gượng ép và khách sáo !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khác với những viễn ảnh ảm đạm cuả bài phân tích lần trước ( Tương lai buồn cho phong trào Phò Sự Sống ), bài phân tích sau đây cuả ông Matt Hadro, phóng viên niên trưởng cuả CNA tại DC, chỉ ra một lối thoát cho lý tưởng Phò Sinh.
Lối thoát này là hẹp vì sau nhiều năm các nhóm Phò Sinh đã áp dụng một chính sách gây gỗ nhằm đánh bại những chính trị gia mà họ coi là ‘lưng chừng hay thoả hiệp’, dù cho đó là những dân biểu nghị sĩ có tên tuổi đang lãnh đạo những liên minh lưỡng đảng có thiện cảm với Sự Sống, (như dân biểu Bart Stupak (D-Mi) (2010), và mới nhất là dân biểu Dan Lipinski (D-Ill) (2018),) hậu quả là phe Phò Sinh không còn một thân hữu nào đáng trông cậy trong đảng cầm quyền nữa.
Lối thoát hẹp trên, là một lối đi được tìm thấy ở trong qui trình dự thảo vấn đề ngân sách.
Bài cuả ông Matt Hadro viết ngay sau muà bầu cử nhưng vẫn còn giá trị cho ngày hôm nay, chúng tôi xin bỏ qua một vài chi tiết đã lỗi thời.
( CNA ngày 7 tháng 1 năm 2021 ).- Với việc đảng Dân chủ giành chiến thắng trong các cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia, bối cảnh chính trị cho những người ủng hộ sự sống đã trở thành rõ ràng — họ phải chống chọi nhiều mặt trên mặt trận chống phá thai.
Với việc đảng Dân chủ nắm 50 ghế tại Thượng viện và Phó Tổng thống Kamala Harris bỏ phiếu quyết định, họ có đa số (tuy là ít nhất) trong Thượng viện. Thông thường phải cần 60 phiếu để thông qua một đạo luật, nhưng Thượng viện có thể đơn giản dùng đa số để phê chuẩn các đề cử ở tư pháp và hành pháp và dự luật ngân sách.
Vì đảng Dân chủ đã nắm giữ Hạ Viện và Toà Bạch Cung, cho nên chỉ còn Thượng viện là cái nút chặn mà những người ủng hộ sự sống vẫn có chút hy vọng để ngăn cản các chính sách ủng hộ phá thai.
Họ cần lôi cuốn nhiều thượng nghị sĩ Dân chủ và cần một người đóng vai làm môi giới quyền lực. Lựa chọn tốt nhất là Thượng nghị sĩ Dân Chủ ôn hòa Joe Manchin (D W.Va.). Ông Manchin đại diện cho một tiểu bang bảo thủ thì sẽ có thể là lá phiếu “swing vote” (“đổi chiều”) cho các dự luật gây cấn. Ông sẽ phải đối mặt với một áp lực to lớn từ các nhà lãnh đạo Dân chủ nhắm vào lá phiếu cuả ông. Ông phải, hoặc là bỏ phiếu với đảng, hoặc là chống lại đảng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào người mà bạn nói chuyện, ông Manchin có thể là một người Phò Sinh hoặc là một lá phiếu không đáng tin cậy.
Bà Kristen Day, giám đốc điều hành của nhóm đảng viên Dân chủ Phò Sinh cho biết: “Ông ấy không nhượng bộ trước áp lực." Các phong trào ủng hộ sự sống cần phải hợp tác với ông ấy."
Tuy nhiên, nhiều người trong các nhóm Phò Sinh khác lại do dự trước các bằng chứng về ông Manchin.
Tuy ông đã ủng hộ nhiều chính sách Phò Sinh như lệnh cấm phá thai 20 tuần, chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi bị ‘phá thai hụt’ và lệnh cấm dùng thuế để tài trợ cho các ca phá thai tự chọn. Nhưng ông đã ‘lúc này lúc khác’ trong việc tài trợ cho Planned Parenthood và ông đã phản đối việc sửa đổi hiến pháp ủng hộ sự sống năm 2018 ở Tây Virginia, mà cử tri đã bỏ phiếu thành luật.
Manchin “không phải lúc nào cũng nhất quán,” Bà Mallory Quigley, phó chủ tịch phụ trách truyền thông của nhóm Susan B. Anthony List, một nhóm rất quyết liệt, nói với CNA.
Cũng thế, ông Tom McClusky, chủ tịch của nhóm March for Life Action, cảnh báo rằng ông ấy sẽ “làm bất cứ điều gì có thể” để tránh phải quyết định một lá phiếu “gây cấn” tại Thượng viện.
McClusky nói: “Bất kỳ ai trong phe chúng tôi mà mong đợi Joe Manchin trở thành người bỏ phiếu thứ 51 để ủng hộ chúng tôi thì đều không biết Joe Manchin là ai. Ông ấy có thể là người bỏ phiếu thứ 52, nhưng ông ấy hiếm khi là người bỏ phiếu thứ 51." (nghiã là ông ta theo huà thì dễ nhưng không dám làm người tiên phong)
Ưu tiên hàng đầu của cuả phe phá thai trong các vận động hành lang bây giờ là để tăng việc tài trợ cuả Liên Bang cho phá thai, và ông Manchin rất có thể rất sớm phải đứng ngay ở giữa trung tâm của cuộc chiến này.
Trong nhiều năm gần đây việc Tu chính án Hyde cấm liên bang tài trợ các ca phá thai tự chọn trong Medicaid, đã trở thành mục tiêu của các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện và cuả ông Biden nữa. Họ công kích chính sách cấm cản này là một chính sách phân biệt đối xử với những người phụ nữ nghèo, vì họ là những người sử dụng Medicaid nhiều hơn.
Chính sách cấm cản này không phải là một việc tầm thường, một nhóm ủng hộ sự sống đã ước tính rằng chính sách này đã ngăn ngừa được 2,4 triệu ca phá thai, tính từ năm 1976, là lúc nó được ban hành.
Về việc này thì ông Manchin rất có thể sẽ ủng hộ Tu chính án Hyde chống lại đảng của mình, vì ông đã nói với National Review gần đây rằng ông “phản đối mạnh mẽ” việc bãi bỏ chính sách (cấm cản) trong Medicaid.
Tuy nhiên, trong khi đảng Dân Chủ vẫn còn lo sợ rằng việc bãi bỏ toàn diện Tu chính án Hyde có thể gây ra tổn hại cho cơ hội cuả họ giữ được Hạ viện vào năm 2022, điều đó không có nghĩa là họ không tìm cách tăng việc tài trợ phá thai qua một số mánh lới khác.
Dự luật về COVID là một ví dụ.
Trận chiến về dự luật COVID đã diễn ra năm ngoái, khi bà chủ tịch Pelosi quảng bá Đạo luật HEROES như một gói kích thích khổng lồ và cần thiết. Các thành viên ủng hộ cuộc sống đã bỏ phiếu chống dự luật vì có nhiều điều khoản ẩn khuất làm tăng tài trợ phá thai một cách tinh vi.
Các điều khoản này bao gồm gần 1 nghìn tỷ đô la cứu trợ cho chính quyền tiểu bang và địa phương, 100 tỷ đô la cho “các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe” và các chương trình y tế - tất cả đều không có ngôn ngữ cần thiết để ngăn cấm việc chi trả cho phá thai hoặc cho bảo hiểm phá thai.
Bây giờ, các thành viên ủng hộ sự sống lại một lần nữa có thể bị buộc phải bỏ phiếu chống lại dự luật kích thích mới trong lúc mà đại dịch vẫn hoành hành nặng hơn, mặc dù những phiếu chống này sẽ là vô ích vì tỷ số đã thay đổi ở Thượng Viện.
Và hơn nữa sẽ còn nhiều cuộc chiến tài trợ cho phá thai nảy sinh vào cuối năm khi Quốc hội xem xét dự luật tài chính cuả năm 2022.
Ông Manchin giữ một vị trí có nhiều ảnh hưởng trong Ủy ban Phân Bổ cuả Thượng viện (Senate Appropriations Committee,) là nơi xem xét và phê duyệt các dự luật trước khi đưa ra sàn Thượng viện. Với việc đảng Dân chủ chỉ chiếm một đa số mỏng manh trong ủy ban, người ta hy vọng ông sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các dự luật chi tiêu vẫn có các biện pháp bảo vệ sự sống.
Nhưng nhóm Susan B. Anthony List không tin tưởng vào điều đó, theo sự đánh giá cuả họ thì ông Manchin được xếp hạng bét, chung hàng với 2 thượng nghị sĩ Cộng hòa là Lisa Murkowski (R-Alaska) và Susan Collins (R-Maine), tức là được điểm “F”.
“Hiện trạng” đang thay đổi nhanh chóng trên Đồi Capitol. Hai thượng nghị sĩ Cộng Hoà vừa nói trên nay đang có vẻ xoay chiều ủng hộ những đề nghị của đảng Dân chủ, là thông qua các dự luật chi tiêu mà không gán ghép với biện pháp bảo vệ sự sống. Cả hai nhóm ủng hộ sự sống và ủng hộ phá thai hiện đang hoạt động ráo riết để lôi kéo bà Murkowski và bà Collins về phe họ.
Một số luật lệ ủng hộ sự sống khác cũng có thể gặp rủi ro vĩnh viễn, ví dụ như các luật lệ do chính quyền ban hành có thể bị Quốc hội bãi bỏ. Trong những năm vừa qua các đảng viên Dân chủ ở Thượng viện thường tìm cách bãi bỏ các luật lệ Phò Sinh bằng cách thêm vào phút chót những ‘sửa đổi có thuốc độc’ trên dự luật chi tiêu mà chính quyền phải gấp rút thông qua trước cuối năm.
Mặc dù những sửa đổi “thuốc độc” này cuối cùng vẫn bị thất bại nơi Ủy ban Phân Bổ Thượng viện, nhưng các đảng viên Dân chủ giờ đây lại đang kiểm soát ủy ban này và họ có thể có thêm vây cánh là hai đảng viên Cộng hòa Murkowski và Collins.
Do đó, trong khi ông Manchin vẫn công khai tuyên bố ủng hộ Tu chính án Hyde, ông và các thành viên khác của Thượng viện sẽ phải chịu nhiều thử thách và căng thẳng trong tất cả những dự luật chi tiêu sắp tới.
Nói chung, những người ủng hộ sự sống sẽ phải ở vào một thế phòng thủ trong năm 2021 và giữ một hy vọng sẽ có đa số Hạ viện vào năm 2022. Tuy nhiên, bối cảnh chính trị đang thay đổi nhanh chóng, chúng ta phải chờ xem.
Nếu có một nơi nào đó cho thấy số người chết vì đại dịch, thì đây sẽ là nơi đó.
Tại lò hỏa táng này ở Saxony, miền đông nước Đức, các nhân viên đã làm việc suốt ngày đêm, bảy ngày một tuần.
Người quản lý của nó cho biết tỷ lệ tử vong đã tăng gấp đôi, bắt đầu từ tháng 11, khi khu vực này phải vật lộn với đợt thứ hai.
Một số quan tài được đánh dấu “nguy cơ nhiễm trùng”. Joerg Schaldach nói đó thật là gấp đôi nỗi đau vì họ không thể cho phép người thân đến nói lời tạm biệt với những người quá cố.
“Mọi người không còn được đến thăm tại bệnh viện và không thể nắm tay họ nữa khi họ qua đời. Tất cả những gì những người còn sống nhận được là một tin nhắn: 'đã chết.' Một lời từ biệt bên quan tài cũng là điều không thể. Tất cả những gì những người còn sống nhận được là một cái hũ. Đó là vấn đề mà người còn sống phải đối mặt, họ phải đối mặt với nỗi đau của mình. Đó là một quá trình rất, rất khó khăn khi người thân đưa một người thân yêu vào bệnh viện và cuối cùng nhận lại một cái hũ”.
Tử vong tại Đức, tính đến ngày 16 tháng Giêng, đã lên đến 46,978 người chết, trong số 2,035,657 trường hợp nhiễm coronavirus.
Source:Reuters
Cựu thủ tướng Ý Matteo Renzi đã rút đảng nhỏ của mình ra khỏi chính phủ, khiến liên minh cầm quyền không còn thế đa số trong Quốc Hội và gây ra hỗn loạn chính trị ngay lúc cả nước đang phải chiến đấu với sự bùng phát trở lại của COVID-19.
Renzi phê phán phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Giuseppe Conte, nói rằng ông Conte đang cố gắng tích trữ quyền lực.
Tuy tuyên bố rút ra khỏi liên minh nhưng ông Renzi vẫn để ngỏ khả năng tái gia nhập liên minh nếu các yêu cầu của ông về một cải cách chính sách và trách nhiệm giải trình cao hơn được thực hiện.
“Có trách nhiệm là đối mặt với các vấn đề, chứ không che giấu chúng”, ông Renzi nói. Câu này nghe có vẻ hay, nhưng nhiều phê phán ông đang chơi trò chính trị trong nỗ lực vực dậy vận may của đảng Italia Viva nhỏ bé của ông, đang thất bại trong các cuộc thăm dò.
Các đối tác liên minh với ông cho biết quyết định của ông sẽ gây tổn hại cho đất nước, nơi đang sa lầy vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai do hậu quả của đại dịch coronavirus đã giết chết hơn 80,000 người Ý - con số thiệt hại cao thứ hai ở châu Âu.
Conte đã đưa ra lời kêu gọi cuối cùng để yêu cầu Renzi ở lại trong liên minh bốn bên, vừa nhậm chức vào tháng 8 năm 2019. Ông Conte nói rằng ông tin rằng sự thống nhất có thể được khôi phục nếu có thiện chí từ tất cả các bên.
Một kịch bản có thể xảy ra là các bên liên minh cố gắng đàm phán lại một hiệp ước mới với Italia Viva, điều này gần như chắc chắn sẽ mở đường cho một cuộc cải tổ nội các lớn, dù có hoặc không có Conte cầm quyền.
Nếu liên minh không thể thống nhất về một con đường tiếp tục, Tổng thống Sergio Mattarella gần như chắc chắn sẽ cố gắng thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc để giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe.
Nếu điều đó không thành công, lựa chọn duy nhất sẽ là một cuộc tổng tuyển cử.
Thủ tướng Conte, một người Công Giáo, thường xuyên có các cuộc trao đổi ý kiến với Đức Thánh Cha, đặc biệt là trong thời gian đại dịch vừa qua. Có thể ông sẽ nhờ Đức Giáo Hoàng làm trung gian dàn xếp các bên trong cuộc khủng hoảng này.
Source:Reuters
Tối thứ Hai 18 tháng Giêng theo giờ Washington DC, tức là sáng thứ Ba 19 tháng Giêng, theo giờ Việt Nam, phu nhân tổng thống là bà Melania Trump đã có lời chào tạm biệt gởi đến mọi người.
Mở đầu, Đệ nhất phu nhân Melania Trump nói:
Thật là một vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi khi được phục vụ với tư cách là Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ.
Tôi đã được truyền cảm hứng từ những người Mỹ đáng kinh ngạc trên khắp đất nước của chúng ta, những người đã nâng đỡ cộng đồng chúng ta nhờ lòng tốt và lòng dũng cảm, sự tốt lành và duyên dáng của họ.
Bốn năm qua thật khó quên. Khi Donald và tôi kết thúc quãng thời gian ở Tòa Bạch Ốc, tôi nhớ đến tất cả những người tôi đã mang về nhà trong trái tim mình và những câu chuyện đáng kinh ngạc về tình yêu, lòng yêu nước và sự quyết tâm của họ.
Tôi nhìn thấy khuôn mặt của những người lính trẻ dũng cảm, những người đã nói với tôi bằng ánh mắt tự hào rằng họ yêu mến việc phục vụ đất nước này đến nhường nào. Đối với mọi thành viên hiện dịch và đối với các gia đình quân nhân đáng kinh ngạc của chúng ta, tôi muốn nói: Các bạn là những anh hùng, và các bạn sẽ luôn ở trong suy nghĩ và lời cầu nguyện của tôi.
Tôi nghĩ đến tất cả các thành viên của các cơ quan thực thi pháp luật, những người luôn chào đón chúng tôi ở bất cứ nơi đâu. Vào mỗi giờ mỗi ngày, họ đứng bảo vệ để giữ cho cộng đồng của chúng ta được an toàn, và chúng tôi sẽ mãi mãi mắc nợ họ.
Tôi đã bị xúc động bởi những đứa trẻ mà tôi đã đến thăm trong các bệnh viện và trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng. Ngay cả khi họ chiến đấu với bệnh tật khó khăn hoặc đối mặt với thử thách, họ vẫn mang lại niềm vui cho mọi người họ gặp gỡ.
Tôi nhớ đến những người mẹ đã chiến đấu với căn bệnh nghiện các chất thuốc phiện, đã vượt qua những gian khổ đáng kinh ngạc vì tình yêu thương con cái.
Tôi đã được truyền cảm hứng từ những người chăm sóc tận tâm cho những đứa trẻ chào đời với Hội Chứng Cai Ở Trẻ Sơ Sinh, và những cộng đồng cung cấp cho những đứa trẻ này sự hỗ trợ và chăm sóc mà các em cần đến để phát triển.
Khi nghĩ về những trải nghiệm đầy ý nghĩa này, tôi thấy mình thật nhỏ bé khi có cơ hội đại diện cho một quốc gia với những con người tốt bụng và hào phóng như vậy.
Khi thế giới tiếp tục đối mặt với đại dịch COVID-19, tôi cảm ơn tất cả các y tá, bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe, công nhân sản xuất, tài xế xe tải và rất nhiều người khác đang nỗ lực làm việc để cứu các mạng sống.
Chúng tôi đau buồn cùng với những gia đình đã mất người thân do đại dịch. Mỗi cuộc sống đều quý giá, và tôi yêu cầu tất cả người Mỹ thận trọng và có ý thức chung để bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong khi hàng triệu vắc xin đang được phân phối.
Giữa chập cùng những khó khăn này, chúng ta thấy những gì tốt đẹp nhất của nước Mỹ đã tỏa sáng. Các sinh viên đã làm các thẻ giao hàng tạp hóa và mang đến cho các công dân cao niên của chúng ta. Các giáo viên đã làm việc chăm chỉ gấp đôi để giữ cho con em chúng ta học tập.
Các gia đình đã đến với nhau để cung cấp các bữa ăn, các nhu yếu phẩm, sự thoải mái và tình bạn cho những người cần.
Hãy nhiệt thành trong mọi việc anh chị em làm nhưng luôn nhớ rằng bạo lực không bao giờ là câu trả lời và sẽ không bao giờ có thể biện minh được.
Khi tôi đến Tòa Bạch Ốc, tôi nghĩ về trách nhiệm mà tôi luôn cảm thấy với tư cách là một người mẹ, đó là khích lệ, tiếp thêm sức mạnh và dạy dỗ các giá trị của lòng nhân ái. Với tư cách là người lớn và cha mẹ, chúng ta có nhiệm vụ bảo đảm rằng trẻ em có những cơ hội tốt nhất để có một cuộc sống đầy đủ và lành mạnh.
Niềm đam mê giúp trẻ em thành công thường thúc đẩy các sáng kiến, và chính sách của tôi trong tư cách là Đệ nhất phu nhân.
Tôi đã ra mắt Be Best để bảo đảm rằng chúng ta với tư cách là người Mỹ đang làm mọi thứ có thể để chăm sóc cho thế hệ tiếp theo. Be Best đã tập trung vào ba trụ cột: phúc lợi, an toàn trực tuyến và chống lạm dụng thuốc phiện.
Trong một vài năm ngắn ngủi, tôi đã nâng cao nhận thức về cách giữ an toàn cho trẻ em trên mạng; chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc về nạn dịch ma túy của quốc gia chúng ta và hiểu được cách thế nó ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sơ sinh và gia đình, và chúng ta đã có tiếng nói cho những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất của chúng ta trong hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng.
Trên bình diện quốc tế, Be Best đã phát triển thành một nền tảng khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em và cho phép họ chia sẻ các giải pháp. Thật vinh dự khi được đại diện cho người dân Hoa Kỳ ở nước ngoài. Tôi trân trọng từng trải nghiệm của mình và những người truyền cảm hứng mà tôi đã gặp trên đường.
Khi tôi nói lời tạm biệt trong vai trò Đệ nhất phu nhân của mình, tôi chân thành hy vọng rằng mọi người Mỹ sẽ làm phần việc của mình để dạy cho con cái của chúng ta ý nghĩa của việc Trở Nên Tốt Nhất. Tôi xin các bậc cha mẹ giáo dục con cái của anh chị em về những anh hùng dũng cảm và vị tha, những người đã làm việc và hy sinh để biến đất nước này trở thành mảnh đất của tự do. Xin cũng hãy làm gương và quan tâm đến những người khác trong cộng đồng của anh chị em.
Lời hứa của Quốc gia này thuộc về tất cả chúng ta. Đừng đánh mất sự liêm chính và các giá trị của anh chị em. Hãy tận dụng mọi cơ hội để thể hiện sự quan tâm đến người khác và xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày của anh chị em.
Trong mọi hoàn cảnh, tôi yêu cầu mọi người Mỹ hãy trở thành đại sứ của Be Best. Để tập trung vào những gì hợp nhất chúng ta. Để vượt lên trên những gì chia rẽ chúng ta. Luôn chọn tình yêu hơn hận thù, hòa bình trước bạo lực và những người khác trước chính mình.
Cùng nhau, với tư cách là một gia đình quốc gia, chúng ta có thể tiếp tục là ánh sáng hy vọng cho các thế hệ tương lai và tiếp nối di sản của Hoa Kỳ trong việc nâng cao quốc gia của chúng ta lên những tầm cao lớn hơn thông qua tinh thần dũng cảm, lòng tốt và đức tin của chúng ta.
Không lời nào có thể diễn tả hết lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với đặc ân được phục vụ với tư cách là Đệ nhất phu nhân của anh chị em.
Đối với tất cả người dân của đất nước này, tôi muốn nói: Các bạn sẽ mãi mãi ở trong trái tim của tôi.
Cảm ơn các bạn. Xin Chúa phù hộ các bạn, và xin Chúa phù hộ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Source:The White House
Trong niềm vui mừng kỷ niệm 58 năm Tòa Thánh thiết lập Giáo phận Đà Nẵng (18.1.1963-2021) và đặt Đức cha Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi – Giám mục Giáo phận Qui Nhơn làm Giám mục tiên khởi tân Giáo phận Đà Nẵng; 406 năm (18.1.1615-2021) các cha Dòng Tên đặt chân đến Cửa Hàn (Đà Nẵng) và Hội An gieo hạt giống Tin Mừng trên đất Việt.
Lúc 5 giờ 30 sáng 18 / 1 / 2021, tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ tạ ơn và Chủ phong Chức Phó tế cho 03 Thầy của Hội Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc và 04 Thầy Đại Chủng Sinh của Giáo phận:
Thầy Phêrô NGUYỄN QUÍ KHÔI, thuộc Giáo xứ Phú Hương
Thầy Ambrôsiô NGUYỄN QUANG MINH, thuộc Giáo xứ Trà Kiệu
Thầy Giacôbê HỨA THANH THỊNH, thuộc Giáo xứ Hà Lam
Thầy Antôn VÕ NGỌC VĨNH, thuộc Giáo xứ Hòa Lâm
Tu sĩ Antôn Claret TRẦN VĂN GIANG, thuộc Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc
Tu sĩ Đôminicô NGUYỄN VĂN HIỂN, thuộc Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc
Tu sĩ Martinô Porres PHAN VĂN LUẬN, thuộc Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc
Xem Hình
Đây là ngày vui chung của Giáo Hội và cách riêng là Giáo phận Đà Nẵng, là dấu chỉ Thiên Chúa yêu thương đoàn con dân của Ngài. Đây cũng là niềm vui của Giáo xứ quê hương và Giáo xứ quý Thầy phục vụ, đồng thời cũng là niềm vui của gia đình – Dòng họ và bạn bè thân quen của quí Thầy. Thiên Chúa đã trao ban cho quý Thầy nên Thừa tác viên Lời Chúa không phải do công trạng của quý Thầy, nhưng do tình yêu vô biên của Thiên Chúa: ” không phải Anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn Anh em” ( Ga15,16).
Trong phần huấn dụ cộng đoàn, Đức Giám Mục đã lược lại lịch sử truyền Giáo của Giáo Hội Việt Nam qua hơn 406 năm, và sự hình thành và phát triển Giáo phận Đà Nẵng hơn 58 năm qua. Qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, có lúc Giáo Hội gian nan, có lúc thuận lợi. Nhưng tình yêu thương của Chúa luôn đong đầy, Giáo Hội vẫn kiên cường, sống động và hiệu quả cho con người, nơi vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng với sự phát triển và hội nhập sâu rộng vào đời sống xã hội. Đức Giám Mục thống kê cho biết hiện nay Giáo phận Đà Nẵng có: hơn 73.000 Giáo dân, 51 Giáo xứ, 7 Giáo Họ Biệt lập, trong 5 Giáo Hạt. Có 119 Linh mục ( 91 Linh mục Giáo phận, 28 Linh mục Dòng), 38 Đại Chủng Sinh, 40 ứng viên tiền Chủng viện, hơn 278 nam nữ Tu sỹ và 12 Hội đoàn. Cộng đoàn Giáo phận sống theo tinh thần Công đồng Vat II và Đại Hội dân Chúa Giáo phận Đà Nẵng năm 2012 “ Hiệp nhất, sống Đức tin và loan báo Tin Mừng”.
Trong dịp này, Cha Phao –lô Phạm Thanh Thảo- Chánh văn phòng Tòa Giám mục đã công bố Sắc lệnh thành lập HIỆP HỘI CÔNG- NỮ TỲ THỪA SAI THÁNH GIÁ ĐÀ NẴNG, để hướng tới DÒNG NỮ TỲ THỪA SAI THÁNH GIÁ ĐÀ NẴNG do Đức Cha Giuse- Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận quyết định ấn ký ngày 18.1.2021, trụ sở chính đặt tại Đền Thánh An-rê Phước Kiều ( xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Sau lời nguyện hiệp lễ, Các tân Chức dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận đã trao ban tác vụ, cám ơn Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri- Giám mục Giáo phận Lạng Sơn cao Bằng đã dẫn dắt quý Thầy từ lúc khởi đầu Chủng viện, cám ơn Cha Bề trên và Cha Đại diện Bề trên Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc. Quý tân Chức đã cám ơn Cha Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích – Huế, quý Cha Giáo, quý Cha nghĩa phụ, quý cha Quản xứ Giáo xứ quê nhà và Giáo xứ đến thực tập phục vụ. Lời cám ơn cũng gởi đến Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo phận Đà Nẵng tại Hoa Kỳ, cám ơn quý Tu sĩ, Cha mẹ, thân nhân, ân nhân, bạn bè thân quen và tất cả những người đã bằng nhiều cách khác nhau giúp quý tân Chức trong suốt hành trình đời sống tu trì cho đến ngày hôm nay.
Đức Giám Mục đã giới thiệu 04 Cha đồng hành với Hiệp Hội Công-Nữ Tỳ Thừa Sai Thánh Giá Đà Nẵng vừa mới thành lập: Cha Marcelllo Đoàn Minh-Quản xứ Phú Thượng; Cha Phan-xi-cô Xavie Nguyễn Văn Thinh- Hạt trưởng hạt Hội An- quản xứ Thánh Giuse Lao Công; Cha Phê-rô Trần Đức Cường- Quản xứ Chính Tòa và Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt- Hạt trưởng hạt Tam Kỳ- Quản xứ Tam kỳ. Quý Cha đồng hành với Hiệp Hội cùng nghiên cứu, cộng tác với Đức Giám Mục hoàn thiện Hiến pháp Hội Dòng, một Linh đạo mới để sớm trình Tòa Thánh, hầu đem lại những giá trị tốt đẹp cho một Hội Dòng Giáo Phận.
Tô-ma Trương Văn Ân
Tôi có một người bạn vong niên sinh năm 1930. Trong một lần trò chuyện, ông nói với tôi: “Bên Kitô giáo tự tôn lắm!”. Tôi mới hỏi: “Tự tôn thế nào chú?”. Ông nói: “Bên Kitô giáo cho rằng chỉ có những người chịu phép Rửa tội thì mới được vào Thiên đường. Như vậy những người không chịu phép Rửa tội nhưng họ sống ngay lành vậy họ phải xuống hỏa ngục hay sao?”.
Tôi bèn nói với ông ta: Bên Phật giáo có một cấp bậc Phật gọi là “Bích Chi Phật”. Những người sinh ra, không gặp Phật, không nghe ai thuyết pháp về Phật nhưng họ sống theo lương tâm ngay lành, khi chết họ sẽ đạt đến bậc “Bích Chi Phật”. Thiên Chúa thấu suốt tâm can mỗi người cho nên “chỉ có một mình Chúa thấu suốt lòng tin của họ”. Do đó những người sống theo lương tâm ngay lành đều lên Thiên đường.
Trên thế giới hiện nay có nhiều tôn giáo. Mỗi tôn giáo gọi Thượng Đế bằng những danh hiệu khác nhau, nhưng chung quy trong thế giới hữu hình và vô hình chỉ có một Thượng Đế duy nhất mà thôi.
Trong tác phẩm “Phật giáo”, cụ Trần Trọng Kim viết: “Bàn về căn nguyên của vũ trụ, thì học thuyết nào trong Tam giáo [Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo] cũng lấy cái lý tuyệt đối làm căn bản cho vạn vật sinh hóa đều gốc ở cái một. Gọi cái một là thái cực, là đạo, là chân như hay thái hư, danh hiệu tuy khác nhau, nhưng vẫn là một lý. Chia ra thì thành trăm đường nghìn lối, mà thu lại chỉ có một. Đó là cái ý của Khổng tử nói ở thiên Hệ từ hạ trong Kinh Dịch rằng: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự”(Thiên hạ tuy có nhiều đường khác nhau nhưng cùng về một chỗ, trăm lo nhưng về một mối).
“Cái một ấy mới thật là cái có tuyệt đối, thường định tự tại. Còn vạn vật là sự biến hóa của cái một ấy thì chỉ là những cái có tỷ lệ tương đối, tức là những cái ảo tưởng vô thường mà thôi”[1].
Cái một mà cụ Trần Trọng Kim đề cập chính là “Nhất Nguyên”, là “Vạn Hữu”. Tại nhà thờ thánh Giuse Tam Lý Kiều (Tam Lý Kiều thánh Nhược sắt đường) ở Vô Tích, Nam Kinh, Trung Quốc có câu đối do vua Khang Hy: “Vạn hữu tư sinh uyên vi mạc trắc/ Nhất nguyên mặc hóa hạo đãng nan danh”(Đấng Vạn Hữu ban sự sống cách mầu nhiệm khôn lường/ Đấng Nhất Nguyên kín ẩn hóa sinh mênh mông khó gọi tên)[2].
Trong Thánh vịnh vua David có câu: “Chúa là vô thủy, vô chung và danh Chúa đỗ bền muôn đời hằng có”
Năm 1711, nhân dịp khánh thành nhà thờ Công Giáo bên trong cửa Tuyên Vũ ở Bắc Kinh, vua Khang Hy tặng nhà thờ câu đối: “Vô thủy, vô chung tiên tác hình thanh chân chủ tể/ Tuyên nhân, tuyên nghĩa duật chiêu chửng tế đại quyền hành”(Không bắt đầu, không sau hết, thật là vị Chúa tể trước đã dựng nên hình tiếng/ Bày tỏ lòng nhân nghĩa, quyền hành lớn lao là làm sáng ơn cứu vớt)[3].
Hai bên ảnh Thánh Tâm tại nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Nam Cảng (Nam Cảng Da Tô Thánh Tâm Thiên Chúa đường) ở Đài Bắc có câu đối: “Ngã đích Thiên Chúa/ Ngã đích Vạn Hữu” (Ta đích thực là Thiên Chúa/ Ta đích thực là Đấng Vạn Hữu)[4].
Thượng Đế (Thiên Chúa/Ông Trời) là cùng đích, là cứu cánh để con người hướng tới. Sách Trung dung viết: “Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân[5]. Tư tu thân, bất khả dĩ bất sự thân.Tư sự thân, bất khả dĩ bất tri nhơn. Tư tri nhơn, bất khả dĩ bất tri Thiên” (Cho nên bậc quân tử cần phải tu tập lấy mình. Muốn tu tập lấy mình, cần phải ăn ở có hiếu thảo với cha mẹ. Muốn ăn ở có hiếu thảo với cha mẹ cần phải biết đến người khác[tha nhân]. Muốn biết tha nhân, cần phải biết Trời).
Người xưa quan niệm: “Thăng giả hội” (tất cả những gì đi lên sẽ gặp nhau). Càng lên cao, tính đặc thù và đa dạng biến mất để xuất hiện sự tương đồng và đây là chỗ để mọi dị biệt ở khởi điểm gặp nhau hay hội tụ.
Mâu Bác sống vào cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III nói: “Chu dư dị lộ, câu trí hành lữ”(Xe và thuyền không đi cùng một lối, nhưng đều đưa người ta tới chốn).
Nhưng để đến nơi, đến chốn ai cũng muốn lựa chọn cho mình con đường gần nhất, tốt nhất để đi.
Nhà thần học Brazil là Leonardo Boff kể lại mẩu đối thoại giữa ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất?”. Leonardo Boff tưởng Ngài sẽ trả lời: Phật giáo Tây Tạng hoặc các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Kitô giáo. Nhưng Ngài đã trả lời: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”. Leonardo Boff hỏi tiếp: “Cái gì làm tôi tốt hơn?”. Ngài trả lời: “Tất cả những gì làm anh biết thương cảm hơn; Biết theo lẽ phải hơn; Biết từ bỏ hơn; Biết dịu dàng hơn; Biết nhân hậu hơn; Có trách nhiệm hơn; Có đạo đức hơn. Tôn giáo nào biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất”[6].
Tôn giáo nào hội đủ những yếu tố mà Đức Đạt Lai Lạt Ma nêu ra để đưa con người đến gần Đấng Tối Cao nhất?
Chúa Giêsu đã dạy: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và là điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn này là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Toàn thể lề luật của các tiên tri đều quy vào hai giới răn ấy” (Mt 22: 37-40). Chúa Giê su đã liên kết “mến Chúa” và “yêu người” lại với nhau: mến Chúa thì phải yêu người; yêu người thì phải mến Chúa. Không thể nói “Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy”. Do đó “ ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em mình”(1Yn 4: 20-21) và “Yêu thương thì không làm hại người đồng loại, yêu thương là chu toàn Lề Luật” (Rm 13: 10).
Một khi chúng ta đã chu toàn Lề luật là chúng ta đến gần Đấng Tối Cao nhất!
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích
[1]- Trần Trọng Kim, Phật giáo, Nxb Tôn giáo, tr. 6-7
[2][3][4]- Bùi Ngọc Hiển, Câu đối Công Giáo (2) Câu đối chữ Nho (của anh em Công Giáo Trung Hoa)
tutevungtau.blogspot.com/2017/02/cau-oi-cong-gia.html
[5]- Sách Đại học Nho giáo viết: “Tự thiên tử chí ư thứ nhân nhất thị giai dĩ tu thân vi bản” ( Từ thiên tử cho đến dân thường đều phải lấy tu thân làm gốc).
[6]- khoahoctamlinh.vn/kham-pha/ton-giao-nao-tot-nhat-1101.html
I.- BANG GIAO VIỆT MỸ TRƯỚC NĂM 1961.
Tại Hoa Kỳ, sau khi hoàn thành sứ vụ Tư lịnh Tối cao Quân đội Ðồng minh và chiến thắng Thế chiến II ngày 08.05.1945, Thống tướng Dwight D. Eisenhower đã vinh quang nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20.01.1953. Lúc đó, Mỹ là cường quốc duy nhất kinh tế và quân sự. Ðối với cộng sản, ông đã de dọa sử dụng vũ khí nguyên tử để buộc Trung cộng phải ngưng bắn trong chiến tranh Triều tiên và gây áp lực với Liên xô trong thời Chiến tranh lạnh.
Năm 1954, Mỹ đã viện trợ kinh tế và quận sự cho Quốc gia Việt Nam và, sau đó, từ 1955, cho Việt Nam Cộng hòa (VNCH) để cùng nhau chận đứng hiễm họa cộng sản.
Chính vì thế, ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm đã công du Hoa kỳ. Khi đến Honolulu, 21 phát đại bác đã nổ lúc Ngoại trưởng John F. Dulles tiếp đón và mời phái đoàn cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ để bay đến phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn). Tại đây, Ðệ Nhất Công Dân Việt Nam được Tổng thống Mỹ tiếp đón tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, Tổng thống Diệm đã danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trước các Dân biểu và Nghị sĩ Liên bang, đại diện toàn dân Hoa kỳ, một trường hợp thật hiếm có. Nhân dịp này, ông cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ VNCH: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ».
Ngày 20.01.1961, John F. Kennedy (Dân chủ, Công Giáo đầu tiên) nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ngày 19.04.1961, Mỹ thảm bại trong cuộc đỗ bộ tại Vịnh Con Heo để chống chế độ cộng sản F. Castro, gây thương vong và bị bắt cho nhiều ngàn di dân Cuba.
Thất nhân tâm hơn của đám cố vấn cho Kennedy là ghét ông Diệm vì ông chống sự trung lập hóa Lào và, sau khi Lào trung lập đã bị cộng sản dùng để mở đường mòn Hồ Chí Minh, đưa bộ đội và vũ khí vào Miền Nam. Ông Diệm từ chối dứt khoát việc mang lính chiến Mỹ vào Miền Nam vì sự hiện diện của họ sẽ làm cho người dân nhớ quân Pháp thời đô hộ.
Cùng thời ‘KK’ với Kennedy còn có Khrouchtchev, trùm cộng sản Nga. Ngày 12.10.1960, tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Trưởng Phái đoàn Phi Luật Tân cáo buộc Liên Xô áp lực trên các chư hầu Đông u. Lập tức, Khrouchtchev (cộng sản mà) lột giày và đập mạnh trên bàn tỏ bày sự phẩn nộ. Giới quan sát cho rằng cú phẩn nộ đó để đe dọa Kennedy và đã có kết quả như vậy khi họ đối đầu nhau về nước Ðức.
Thành quả đầu tiên của ‘cách mạng’ là loan báo nhị Vị đã tự tử, nhưng đồng bào không tin và, hôm sau, báo Mỹ đã đăng hình hai ông chết với các tay bị trói thì lấy gì và làm sao để tự tử? Hai mươi ngày sau, hôm 22.11.1963, Kennedy, Tổng thống Công Giáo đầu tiên, bị bắn chết. Nội bộ họ biết vì sao và chương trình gởi quân sang VNCH phải tiến hành do phải tiêu thụ kho vũ khí tồn động sau Thế Chiến 2 và biến thành tiền… Ðó là quyết định của tư bản mà.
Trưa cùng ngày, khi nhận điện tín báo tin ông Diệm qua đời, vô cùng hồ hởi, ông Hồ Chí Minh đã hét ‘Bác cháu sẽ thắng’ và ca tụng ‘ông Diệm yêu nước theo cách của ông’ (tức không theo cộng sản). Tiếp theo, tay sai của ông khen cái Ngu của Mỹ* giết ông Diệm.
*[ Xin lưu ý : khi chúng tôi viết ‘Mỹ’ là để ám chỉ các chính trị gia, chứ không đề cập tới người Hoa Kỳ].
Sự kính sợ đó được ‘cha truyền con nối’. Ngày 15.08.1975, Lễ Ðức Mẹ Lên Trời, con cháu bác Hồ còn sợ Dòng Máu Chống Cộng được truyền cho Ðức cha P.X. Nguyễn Văn Thuận, nên đã nhốt tù ‘đặc biệt’ Ngài trong 13 năm, không bản án vì tội ‘Cháu ông Diệm’ thì quá khôi hài. Nhưng khi tại ngoại, những kẻ thắng Mỹ vẫn còn phải quản chế Ngài vì Ðức cha đã xuất tù sau khi trả lời với Mai Văn Bộ là thời gian đủ dải để Liên xô có 3 Tổng thư ký và Tòa Thánh có 3 Ðức Giáo Hoàng. Chưa hết sợ, chúng đã cấm Ðức cha về Quê hương, nhất là sau khi Ngài gặp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, từ Ba Lan cộng sản đến Vatican. Thánh Giáo Hoàng, đã thắng mọi cám dỗ (rượu, tiền và gái), bị KGB thuê người bắn, có trúng, nhưng Ðức Thánh Cha không chết. Chính Thánh Giáo Hoàng, Người biết quá rõ cộng sản, đã cùng Tổng thống R. Reagan xóa tan Liên xô và đám chư hầu.
II. – TỪ NGÀY 02.11.1963, VIỆT NAM CỘNG HÒA CHẾT DẦN.
Trước ngày này, Mỹ đã bày mưu cho những người tự xưng ‘cách mạng’ sẽ nhận tiền tổ chức đảo chính và giết Tổng thống Ngô Ðình Diệm, người khai sáng nền Cộng hòa cho Việt Nam. Như thế, đối với các nước khác đây là vụ ‘Người Việt giết Người Việt’ để Mỹ chạy tội trước mặt thế giới. Nhưng với thời gian, các tài liệu ‘mật’ cũng được bật mí.
Ngày 01.11.1963, lợi dụng ngày nghỉ Lễ Chư Thánh Nam Nữ, các kẻ tạo phản nhận lịnh từ tên sát máu Lodge (đảng Cộng hòa) để ngày 02.11.1963, Lễ Các Đẳng Linh Hồn, thảm sát Tổng thống Diệm và bào đệ.
Sáng sớm hôm đó, nhị vị đã dâng Thánh Lễ và rước Mình Thánh, của ăn đi đường, và Hòa giải để xóa bỏ cát bụi trần gian. Cha Jean, Chính xứ, đã thuyết phục hai ông không nên gặp những nười đảo chánh, Tổng thống trả lời : « Cám ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria, tôi còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân ». Sau đó, Cha đã can đảm bước theo hai người, bất chấp sự hung dữ của các kẻ đảo chính, cho đến khi cửa thiết vận xa đóng lại lúc khoảng 8 giờ.
Đúng ra, trùng thời gian bị giết, ông Diệm phải hiện diện tại Vương cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn để dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn các Chiến sĩ VNCH vị quốc vong thân. Nào ngờ, chính Người đã phải trở thành vì quốc vong thân trên đường Phục vụ Tổ Quốc. Khi linh hồn Gioan Baotixita trở về Nhà Cha, VNCH bị cướp Độc Lập bởi thực dân Mỹ, ngụy danh ‘đồng minh’. Từ đó, người Việt Miền Bắc sống trong kiếp nô lệ Nga Hoa và đồng bào Miền Nam sống trong Tự do giả tạo để đảo chính liên miên mà anh nào cũng như anh nấy ‘Thắng làm Vua, thua làm Ðại sứ’.
Thành quả đầu tiên của ‘cách mạng’ là loan báo nhị Vị đã tự tử, nhưng đồng bào không tin và, hôm sau, báo Mỹ đã đăng hình hai ông chết với các tay bị trói thì lấy gì để tự tử? Thứ nhì, khi trông thấy xác đẫm máu của vị Tư lịnh Tối cao Quân đội, các tướng tá bắt đầu chia rẽ. Nhóm do Pháp đào tạo nhảy đầm liên miên để ngày 30.01.1964 bị hốt đi Ðà Lạt. Giới chánh trị gia, trong nước và theo Pháp về đã trổ tài, nhưng trước một Thích Quang và ‘thành phần thứ ba’, đã phải mời các tướng trở lại để dẹp TTQ với sự đồng ý của Mỹ.
III.- VNCH : NẠN NH N CHẾ ÐỘ BẦU CỬ HOA KỲ.
Vì quyền lợi của các chính trị gia và đảng chính trị qua các cuộc bầu cử Tổng thống và Lập pháp, như chúng ta đang chứng kiến năm 2020. Cũng vậy, năm 1968, Johnson, chuẩn bị tranh cử Tổng thống cuối năm đó, đã ‘ba phải’ khi thì bỏ bom Bắt Việt khi thì không, trái ý kiến Tướng Tư lịnh Mỹ tại Việt Nam.
Sau đó, hắn phải đồng ý với Bắc Việt ngồi vào bàn Hội nghị Paris theo kiểu ‘vừa đánh vừa đàm. Một tuần chỉ họp vài giờ, mặc ai chết thì chết. Sau cùng, hắn không dám tranh cử, nên R. Nixon (Cộng Hòa) đã thắng cử. Hắn này bày trò ‘Việt Nam hóa chiến tranh’, đúng như Bắc Việt tuyên truyền ‘Chúng ta đánh Mỹ‘. Cố vấn H. Kissinger bí mật bắt tay Tàu cộng để nước này thay chổ Trung Hoa Dân quốc, hội viên thường thực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để, ngày nay, Trung cộng là cường quốc mà nhiều cử tri Mỹ gốc Việt lớn tiếng phải bầu cho Trump để ‘chống Tàu’, nhưng ông đã lấy tiền thuế do quý vị đóng để mặc sức giúp Việt cộng đàn áp đồng bào trong nước (Xin tiếp bên dưới).
Bốn năm sau 1972, Nixon đòi có nhiệm kỳ hai, Kissinger lại đi đêm với Hà Nội để ‘thoả thuận’ mời Mặt trận Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) vào cái gọi là Hội nghị 4 bên nhằm bôi nhọ VNCH vì nó chỉ là đứa con của Bắc Việt và đã bị giết chết sớm sau ngày 30.04.1975. Cái trò ‘cách mạng 1963’ lại tái diễn với ông Thiệu độc tài, tay sai Mỹ và MTGPMN được coi như giữ vai trò đối lập với ông Thiệu.
Tuy 4, nhưng thật sự chỉ còn 2 (không phải là 2 phái đoàn, nhưng là 2 người Kissinger và Lê Ðức Thọ, các khôi nguyên Nobel Hòa Bình năm 1973, nhưng Thọ không thèm nhận). Sự kiện này đã đưa đến ‘đại thắng cho cộng sản’ như Lê Duẫn tuyên bố ‘Ðánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc’. VNCH bất lợi từ lúc đó vì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải bảo vệ VNCH chống lại cả 3 phe kia để phần lớn thế giới, kể cả Tòa Thánh kết tội ‘hiếu chiến, không muốn Hòa bình’**, nên Vatican từ chối tiếp ông Thiệu, nhưng đã tiếp các viên chức cộng sản Nam Bắc.
**{xin minh xác : chúng tôi trọng kính Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, nhưng rất tiếc sự thiếu xót của các giáo sĩ phụ trách hồ sơ Việt Nam chỉ dùng tin từ các truyền thông thân cộng hay đám phản chiến Mỹ. Mùa hè 1968, đi tĩnh tâm và làm công tác xã hội với Hiệp hội Thánh Mẫu Sinh Viên Việt Nam, Cha Gagnon (C.Ss.R), Biệt thự Thánh Tâm (Ða Lạt), có thuật : « Tôi đã viết và lưu hành ‘Bóng Thánh giá trên làn sóng đỏ’ để kể rõ về MTGPMN, từ sự thành hình, quan hệ ra sao với Hà nội… Hôm Tết Mậu Thân, một Trung úy bộ đội vào đây, trong ba lô, có quyển này. Sách không có tên tôi, chỉ ghi bút hiệu thôi ». Rất tiếc, Rôma quá xa, giới trách nhiệm không có cơ hội đọc.
Trong Thông điệp ‘Hòa Bình trên Trái Ðất’ (Pacem in Terris), ngày 11.04.1963, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII dạy « Hòa bình phải được xây với 4 cột trụ : Sự thật, Công lý, Tự do và Bác ái ». Trong thư Luân lưu năm 1969, Ðức cha P.X. Nguyễn Văn Thuận mời Giáo sĩ và Giáo dân Giáo phận Nha Trang : « Người Công Giáo yêu chuộng Hòa bình, nhưng người Công Giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công Giáo rất thận trọng. Hòa bình theo quan niệm Công Giáo: - Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh…].
Trong hoàn cảnh đó, nhị vị lãnh đạo Hành pháp VNCH đệ nhị 2 mới nhớ đến hai anh em ông Diệm bị chết vì không nghe lời Mỹ. Do đó, ông Thiệu cố tìm được lời hứa ‘lèo’ của Nixon sẽ cho quân Mỹ tiếp tay khi cộng sản tiến chiếm VNCH, nên ông Thiệu phải ra lịnh cho Ngoại trưởng VNCH ký Hiệp ước Paris ngày 27.01.1973. Sau đó, Nixon phải từ chức để khỏi bị ‘truất phế’. Lời hứa Nixon đi vào mây khói chỉ vì đa số Dân chủ, trong đó có J. Biden, tại Lưỡng viện Lập pháp, bác bỏ, dù chỉ là quân viện. Ngày 30.04.1975, Cộng quân tiến vào Sài Gòn, cuộc di tản bắt đầu và hy vọng đi Mỹ. Tại đây, cũng chính Biden tìm cách cấm đoán, nhưng lương tâm toàn dân Mỹ đã chống lại hắn và người Việt được vào tị nạn ở Mỹ. Tại sao ông thù người Việt như vậy và vang xin lá phiếu của họ trong kỳ bầu cử
03.11.2020 vậy?
Khi cộng sản tràn vào Sài Gòn, Ðại sứ G. Martin cuốn cờ chạy và Tổng thống G. Ford (không được dân bầu) nói ông an tâm vì ‘không có tắm máu. Thêm một Vị chỉ biết cộng sản trong sách vở vì, sau đó, bao nhiêu Quân, Cán, Chính VNCH đã chết trong các trại tù và ước lượng có đến 500 ngàn người Việt đã bỏ mình trên đường tìm Tự Do. Ông đã đoạn giao và cấm vận với VNCS.
IV.- SỰ BẤT TÍN VÀ BẤT NHÂN CỦA MỐI TÌNH CỰU THÙ.
Sau ngày 30.04.1975, trước sự buộc phải bỏ gia đình và Quê hương ra để bỏ phiếu ‘bằng chân’ từ chối cộng sản cướp Nhân Quyền để, bất chấp mọi nguy hiễm chết người để tìm Tự Do. Lúc đầu, bọn trí thức cùng chánh trị gia salon thân cộng và phản chiến cười những người cộng tác với Mỹ thì khi Mỹ thua, tháo chạy thì phải chạy theo. Có những Giáo sĩ, khi nghe các vị Truyền giáo bị trục xuất kể lai những điều mắt thấy, tai nghe về sự dã man của tân chêá độ thì các vị nói trên không tin và cho rằng nói xấu vì bị trục xuất.
Phải đợi tới khi, giới lao động (nông dân, thợ thuyền, đánh cá… vì cơ cụ hành nghề bị cướp qua hợp tác xã cho đúng là cộng sản) cũng phải ra đi tìm Tự Do. Ra đi ‘một sống, một chết’, còn hơn ở lại không Tương lai cho con cái. Bởi thế, bất chấp hải tặc cướp bóc, nữ giới bị hãm hiếp trước mặt cha mẹ hay chồng… Các trí thức salon, giáo sĩ cấp tiến mới biết mình lầm, vỡ mộng ‘thiên đàng đỏ’.
Trong quá khứ, lúc có nạn đói 1945, thời Pháp đô hộ hay Nhật chiếm đóng, có bao nhiêu người bỏ nước ra đi. Phải đến khi có cả trăm người Việt chết, lương tâm thế giới mới tĩnh thức khi hàng trăm ngàn dân lao động mất việc, nông dân, ngư dân phải vào hợp tác xã đã cùng cả gia đình đã dùng mọi phương tiện ghe thuyền di tản khỏi Việt Nam cộng sản (VNCS). Cương quết ra đi ‘một sống, một chết’ để tìm Tự do, bất chấp cướp bóc, hãm hiếp trước mặt cha mẹ hay chồng. Các trí thức salon, giáo sĩ cấp tiến mới biết mình lầm, vỡ mộng ‘thiên đàng đỏ’. Hoa Kỳ đoạn giao và cấm vận với VNCS.
Ngày 11.07.1995, B. Clinton bình thường hóa quan hệ với VNCS và đẻ ra mối tình cựu thù với chiêu bài ‘việc buôn bán sẽ chỉ gia tăng theo mức độ cải thiện nhân quyền. Sau 25 năm mối tình càng thêm nồng ấm đưới sự điều khiển của VNCS để việc buôn bán thật tốt cho VNCS đến nay họ là nước nhập cảng thứ 2, sau Tàu, với mức thặng dư thương mại ngày càng tăng. VNCS phải nhập hàng Tàu, chính thức và lậu qua biên giới.
Năm 2000, Bush con đã thắng Gore sau khi phải đếm đi đếm lại tại Tiểu bang Florida. Do đó, để ăn chắc, ông đã đặt VNCS vào danh sách các nước đáng quan tâm mà VNCS rất sợ. Sau khi thắng cử, ông rút CPC để VNCS hồ hởi đón ông khi ông đến Hà Nội.
Tới phiên Tổng thống Obama, một khôi nguyên hòa bình, đến Việt Nam để rao bán vũ khí sát thương cho VNCS. Ðể chống ai? Ðàn anh Tàu cộng ư? Không là chuyên viên, nhưng chúng tôi nghĩ rằng : « Sau khi, Mỹ thuê người giết Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã làm cho Trung Hoa Dân Quốc vô cùng kinh hoàng. Sau đó, Thủ tướng Pakistan đã nói với Nixon về sự thệ phản đó và kết luận ‘thà làm kẻ thù của Mỹ tốt hơn’. Nhà nước Mỹ hãy mở mắt để xem nước nào sẽ thắng trong cuộc đu dây của CSVN giữa Mỹ và Tàu.
Ðể cử Ted Osius làm đại sứ, Obama và Kerry đã hứa với VNCS bớt đề cập đến Nhân quyền. Do đó, khi Obama đến Sài Gòn cũ, Osius đã mời các vị vân động nhân quyền đến nghe Tổng thống, nhưng hắn đã đồng ý với công an để chúng giữ các vị này tại đồn cho tới khi cuộc tiếp xúc dứt. Khi Obama công du Việt Nam, có hai người nữ Mỹ gốc Việt đáng lưu ý:
- Một là bà cố vấn của Obama đến Hà Nội để chuẩn bị cuộc công du của Tổng thống. Mỹ gốc Việt mà nắm chức đó là khá tuyệt rồi. Do luôn muốn biết về những đồng bào thành công đặc biệt như vậy như các Tướng Tá hay công chức cao cấp, nên tôi tìm hiểu về đương sự. Tôi thấy nghi ngờ sự hiểu biết của bà về lịch sử đau thương Dân tộc VNCH từ ngày 02.11.1963. Là cố vấn một Tổng thống đảng Dân chủ, bà có biết chăng, nước VNCS không có Dân chủ, người dân chỉ có thể bầu do Ðảng giới thiệu. Một tướng công an VNCS chê bà là ‘phản quốc’. Phản ứng lập tức của tôi là bác bỏ luận điệu của kẻ đàn áp đồng bào. Sau đó, bà đã chỉ trả lời bằng tiếng Mỹ cho người Việt. Tôi hiểu tại sao hắn nói thế khi tôi tìm nghe cố ca sĩ Thái Thanh hát ‘Tình ca’. Trong cùng video đó, hắn đã khen Obama đã ‘biết diều’ khi cử Osius đến Hà Nội như đã nói trên. Xin miển nêu tên.
- Người nữ thứ hai là chị Nancy Nguyễn đến Sài gòn, sau khi đã đến Hồng Kông để cùng Hoàng Chí Phong biểu tình chống tay sai Tàu. Cô bị công an bắt và đã khai mình có Quốc tịch Mỹ để buộc họ phải tôn trọng là người Mỹ gốc Việt. Nancy Nguyễn trả lời RFA về việc bị an ninh VN bắt giữ 6 ngày - YouTube
Ngày 20.01.2017, Tổng thống D. Trump tiếp thu Tòa Bạch ốc, tình cựu thù ngày càng thêm nồng cháy, hơn cả Obama khi cầm cờ đỏ sao vàng chung vui với Nguyễn Xuân Phúc và dưới cờ đó với Nguyễn Phú Trọng. Sau đó, D. Kritenbrink được cử dến thay Osius nhiệm vụ ‘phò cộng’.
Ngày 19.09.2017, ông Trump, trong diễn văn đọc tại Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đã đả kích các chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tước đoạt mọi quyền tự do của người dân như Bắc Hàn, Cuba hay Venezuala. Nhưng ông quên đề cập gì đến VNCS, nước từng buộc Mỹ phải tháo chạy. Trước đó, Obama đã đẻ ra cái gọi là ‘đối tác toàn diện’ và, tới phiên mình, Trump cũng chờ đồng chí ‘thượng cấp’ đến để ký ‘đối tác chiến lược’. Nhớ thời các Tổng thống Eisenhower và Ngô Ðình Diệm, quốc dân VNCH đâu có cần biết đến các loại đối tác này. ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên’, ngày 20 này, ông Trung sẽ phải ra đi, không thể tiếp đồng nhiệm Nguyễn Phú Trọng, có thể vẫn tại chức sau ngày 05.02.2021.
V.- BẦU CỬ ÐÃ QUA, NHẬM CHỨC SẮP ÐẾN.
Giữa ngày Bầu cử 03.11.2020 và ngày Nhậm chức 20.01.2021 đã có ngày 06.01.2021, người theo dõi thời sự toàn cầu kinh ngạc vì tại Thủ đô Liên bang Mỹ, tại điện Capitol, nơi Lưỡng viện Lập pháp họp để chuẩn nhận kết quả từ cuộc bầu cử cuối cùng để có một Tổng thống tựu chức ngày 20.01.2021, đã bị đoàn người biểu tình tràn vào. Cuộc xuống đường được dư luận cho là do ông Trump yêu cầu. Công dân toàn cầu yêu chuộng Luật Pháp, với Hiến Pháp là luật căn bản vô cùng kinh hoàng và phẩn uất. Sự phi pháp này chỉ làm trò cười cho các nhà nước độc tài mà thôi.
Diễn tiến nội vụ đang được các thông t ấn x ã loan truyền, nên chúng tôi chỉ xin trình bày một vài suy nghĩ nhân dịp này :
1. Khi nhúng tay vào cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 và thuê người giết Tổng thống Ngô Ðình Diệm và em hôm sau có phải là những quyết định vi hiến và phạm luật không? Hiến pháp Mỹ có cho phép công quyền hành động như vậy không, dù đã ném đá dấu tay rất khéo để qua mặt thế giới?
2. Ngày nay, chúng tỏ ra ‘vô cùng đạo đức’ khuyến cáo Người Việt và các ONG (Tổ chức phi chánh phủ) khi họ nhắc đến lời hứa ‘buôn bán đi liền với Nhân Quyền’ thì chúng khuyên phải tôn nhà nước VNCS, thành viên Liên Hiệp Quốc.
3. Xem trực tiếp truyền hình từ lối 14 giờ 45 đến giờ giới nghiêm. Không như những lần thấy cờ VNCH trong các dịp truyền J.M.J. (Ngày Giới Trẻ Thế giới), tôi rất vui mừng khi thấy cờ Tổ Quốc. Nhưng trong hoàn cảnh này, tôi rất buồn vì quốc kỳ, sau đó, bị ngoại bang Quartz nào đó ghép vào thành phần các tổ chức cực hữu, chuyên cổ vũ bạo lực và tham gia bạo lực chính trị (VOA ngày 14.01.2021).
Cờ VNCH là biểu tượng sự đoàn kết của người Việt từng bỏ phiếu bằng chân của của một dân tộc có nền Văn hóa Nhân bản và Lịch sử hào hùng, gợi cho chúng ta tưởng nhớ những người đã hy sinh đời sống cho chính nghĩa một VNCH Ðộc Lập. Chỉ khi Ðất Nước có Ðộc Lập thì mới Dân tộc mới có Tự Do và Dân Chủ để bầu một Chánh Quyền với những dân cử tài và đức như ý. Hãy nhớ, thời Bắc thuộc, Tiền nhân đã thắng Tàu đâu cần ngoại bang. Thời độc lập Ðệ I Cộng hòa, ông Diệm thảo luận hòa bình với Pháp để Quân đội Pháp hồi hương. Khi Mỹ cúp viện trợ tháng 05/1963, Pháp đã trợ giúp phần nào. Cờ VNCH còn nhắc chúng ta mình là ai và từ đâu đến.
Các bạn trẻ còn e ngại : « Hiện nay, cờ VNCH được phép treo ở trường học. Nếu bị xếp vào nhóùm quá khích, kỳ thị… thì e bị đặt vâán đề. Mong những người lợi dụng có ý thức sự linh thiêng, cao cả này.
Trước khi bầu cử, chúng tôi đã viết : « Năm 1957, khi Quốc hội thảo luận về một Quốc kỳ mới, Trung tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa, đã gởi Thỉnh nguyện thư yêu cầu giữ nguyên Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ làm Quốc kỳ vì các thế hệ chiến sĩ anh dũng bảo vệ và đã hy sinh vì Tổ quốc, dưới Quốc kỳ này. Thỉnh nguyện thư đã được các Dân biểu chấp thuận và cuộc thảo luận được đình chỉ. Ngày 30.04.1975, cờ này không được treo nữa, tuy không có một điều luật nào cấm. Do đó, chúng tôi đã thỉnh cầu quý đồng hương đừng lợi dụng cờ này để tranh cử vì Biden thì chống VNCH, còn Trump thì thích đỏ sao vàng hơn. Ngoài ra, nếu chúng tôi không quên xót, thì không dân cử gốc Việt nào lên tiếng về nhân quyền cho đồng bào quốc nội. Ngày mai, nếu ông Trần Huỳnh Duy Thức qua đời hay anh Hồ Duy Hải bị tiêm thuốc độc, quý vị có buồn và lên án các kẻ ăn lương trọn không làm hết trách vụ?
Trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, cử tri đã đề cao ồn ào về ‘Make America great again’. Thế rồi virus tàu xuất hiện tàn sát người Mỹ cùng tranh luận về ‘Phá thai’. Cuối cùng, biến cố ngày 06.01.2021 nhập cuộc, với ít nhất 5 tử thương, buộc cuộc nhậm chức phải diễn ra với sự che chở của những quân nhân võ trang chống lại người dân kết tội bầu cử gian lận trong một Liên bang mà Tam Quyền phân lập được đề cao. Vậy Tiến hay Lùi?
Trong bao nhiêu nguyên nhân đó, chúng ta thử tìm hiểu vấn đề Phá Thai. Cách đây đã 48 năm, Tối cao Pháp viện, bằng án lệ ‘Roe versus Wade’, hợp pháp hóa việc này với lý do ‘quyền tự do sinh sản của các bà’. Luật mới đầu chỉ cho phép khi thai nhi còn nhỏ. Sau đó, luật cho phép ‘xé nhỏ’ các thai nhi lớn để hút thai ra. Tháng 10/2020, Thống đốc P. Murphy (New Jersey công bố các thay đổi trong luật ‘Tự do Sinh sản’ để gia tăng sự phá thai được dễ dãi hơn.
Bởi thế, các Giám mục New Jersey đã mời Kitô-hữu cầu nguyện và chay tịnh ngày 22.01.2021 và các Ngài viết : « Khi chúng ta đánh dấu sự kiện bi thảm này trong lịch sử nước mình, chúng ta tưởng nhớ hàng triệu sinh mạng đã chết vì phá thai và cầu nguyện cho những người mẹ và người cha đã phải chịu những hậu quả bi thảm. Chúng tôi, các Giám mục Công Giáo New Jersey, yêu cầu những người Công Giáo và những người có thiện chí tham gia với chúng tôi… trong Ngày Cầu nguyện và Ăn chay để chấm dứt nạn phá thai ».
Từ đó, chúng tôi xin có vài suy nghĩ :
a. Sự đắc cử, nghe nói với một đa số thật lớn, của ứng cử viên Công Giáo phò phá thai mà phần lớn cử tri dều biết có thể cho là dân Mỹ, kể cả Công Giáo, đồng ý hay ‘thây kệ’ việc phá thai. Số nạn nhân chết vì Corona19 đã hơn 400 ngàn cộng thêm với phá thai thì làm sao có đủ người để chống Tàu. Nhưng Phá Thai là hiện tượng rất giống VNCS.
b. Tháng10.2019, Linh mục Robert Money, Cha sở St. Anthony, Giáo phận Charleston, South Carlorina, đã không trao Mình Thánh Chúa cho cựu phó Tổng thống Biden vì ông phò phá thai. Cha nói ‘Rất buồn trong Thánh Lễ Chúa nhật khi phải để Ðức Kitô kết hợp với người không giữ giáo điều của Ngài ».
c. Ðọc Vietcatholic ngày 13.01.2021, chúng tôi được đọc như sau :
« Đức cha Richard Stika, Giám mục giáo phận Knoxville bày tỏ sự bất mãn của ngài về một bài viết gần đây của linh mục James Martin cho rằng những lời chỉ trích của các nhà lãnh đạo Công Giáo đối với lập trường của ông Joe Biden về vấn đề phá thai đã góp phần tạo ra các điều kiện cho cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng tại Điện Capitol Hoa Kỳ.
James Martin là linh mục dòng Tên, hoạt động cho quyền của người đồng tính, đã phát biểu ủng hộ ông Joe Biden và bà Kamala Harris trong Đại Hội đảng Dân Chủ. Ông được xem là một khai quốc công thần cho triều đại Joe Biden vì có đại công vận động người Công Giáo ủng hộ Biden bất kể các chống đối quyết liệt của các Hồng Y, Giám mục và linh mục… ».
Quý vị đang đọc có ý kiến thế nào? Chúng tôi tha thiết yêu cầu đừng đem Ðời (nhất là quyền chính trị và tiền bạc) vào Ðạo, mà phải đem Ðạo vào Ðời để cứu Ðời bằng tôn trọng Sự Thật, Công Lý, Tự Do ‘người khác’ và Tương Trợ.
Trong khi chờ tân Tổng thống Mỹ nhậm chức và đồng nhiệm mới VNCS đắc cử, an ninh người dân hai nước sẽ được bảo vệ ra sao khi đôi bên đều ráo riết động binh, chúng ta cùng ‘Wait and See’.
Hà Minh Thảo
Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa
Nguyên tác: Jaroslav Pelikan,
Bản tiếng Việt: Vũ Văn An
Chương Mười Tám: Người thuộc về thế giới
Cả ở Giêrusalem, và khắp miền Giuđêa, và Samaria, và tới tận cùng thế giới.
Nadarét, trong lối nói bình dân Anh, là một thị trấn quê mùa, một ngôi làng vô danh. Nghe gần như một phương ngôn khi, trong Tin Mừng Gioan, Nathanaen lên tiếng hỏi (Ga 1:46): “Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được?”. Như thế, Chúa Giêsu Nadarét chỉ là một người nhà quê, một người tỉnh lẻ. Bất kể biến cố chạy qua Ai Cập thuở mới sinh có tư thế lịch sử nào, lúc trưởng thành, Người chưa bao giờ bước chân ra khỏi quê hương Do Thái. Theo khả năng hiểu biết của chúng ta, Người cũng không rành bất cứ ngôn ngữ quốc tế nào như La Tinh hay Hy Lạp, mặc dù cả hai thứ tiếng này được Tin Mừng Gioan tường thuật đã xuất hiện trong tấm bảng đóng lên thập giá của Người (Ga 19:20). Tham chiếu duy nhất cho thấy Người từng viết bất cứ điều gì bằng bất cứ ngôn ngữ nào là đoạn Người cúi xuống dùng ngón tay viết lên cát. Nhưng tình tiết này phát xuất trong một đoạn bị hoài nghi về tính chân chính của bản văn, mà phần lớn các bản chép tay lồng đâu đó vào Tin Mừng Gioan (Ga 8:6, 8). Người nói đến việc “thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân” (Mt 20:25), nhưng đó là hiện tượng diễn ra trong một thế giới quá xa rời thế giới của Người. Và ngay cả khi, trong lần hiện ra sau khi phục sinh, Người được tác giả Sách Tông Đồ Công Vụ trình bầy như có nhắc tới thế giới bên ngoài, thì cũng với âm sắc tỉnh lẻ, Người đã phân chia thế giới thành những khu vực chung quanh và mọi sự ở những nơi khác: “anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (1). Do đó, những kẻ thị thành gièm pha Người trong đế quốc Rôma đã có thể mỉa mai bảo rằng Người xuất hiện “ở một xó xỉnh nào đó trên trái đất” chứ đâu có chường mặt ra thế giới thực (nói theo kiểu nói hiện đại thích đáng hơn) (2).
Chúa Giêsu Nadarét có thể là một người tỉnh lẻ, nhưng Chúa Giêsu Kitô thì không thế, Người là người Thuộc Về Thế Giới. Với một trải rộng về địa dư phá đổ bất cứ điều gì mà cả những kẻ thị thành gièm pha Người trong thế giới ngoại đạo hay, về vấn đề này, tác giả Sách Công Vụ trong Kitô giáo cũng không tưởng tượng nổi, danh Người đã vượt ra ngoài “cái xó xỉnh nào đó trên trái đất” để trở thành vang dội “đến tận cùng thế giới”. Như lời diễn giải Thánh Vịnh 72 của Isaac Watts:
“Chúa Giêsu thống trị bất cứ nơi nào mặt trời
Xoay cùng khắp tháng ngày liên tiếp,
Vương quốc Người trải dài từ bờ này tới biển nọ
Cho tới lúc mặt trăng hết còn tròn khuyết.
Nhân dân và lãnh thổ mọi ngôn ngữ
Ca tụng tình yêu Người bằng những bài ca dịu ngọt nhất” (3).
Khi bài ca này được phổ biến năm 1719, việc mở rộng một cách đáng kể ảnh hưởng chưa từng thấy của Người chỉ mới bắt đầu. Vì sự gia tăng lớn lao như thế, lịch sử việc mở rộng Kitô giáo nổi tiếng nhất viết bằng tiếng Anh đã dành 3 trong số 7 cuốn riêng cho thế kỷ 19, gọi nó là the Great Century (Thế Kỷ Vĩ Đại) (4). Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc của Chúa Giêsu Vua, Con Người Thuộc Thế Giới.
Không phải là tình cờ, thế kỷ vĩ đại mở rộng truyền giáo của Kitô giáo, xét về nhiều phương diện, cũng là thế kỷ vĩ đại của chủ nghĩa thực dân Âu Châu (5). Giống như trong các thế kỷ trước của việc hoán cải Kitô giáo, nhà truyền giáo và nhà quân sự đôi khi sánh vai nhau, mỗi bên phục vụ mục đích của bên kia, và không luôn theo cách hoặc tinh thần phù hợp với tinh thần Chúa Kitô. Phương pháp trung cổ nhằm thi hành các sứ vụ Kitô giáo đôi khi là chinh phục bộ lạc bằng chiến tranh và sau đó buộc trọn quân đội của bộ lạc phải chịu rửa tội tại một dòng sông gần nhất (6). Khuôn mẫu này tiếp tục xuất hiện trong các sứ vụ cận đại, dù có nhiều dị biệt về phương pháp. Thành thử, mặc dù Chúa Giêsu sống tại Cận Đông, nhưng sứ điệp của Người đã được truyền tới các dân tộc trên thế giới và các hải đảo như một tôn giáo Âu Châu, theo cả nghĩa một tôn giáo xuất phát từ Âu Châu lẫn, đôi khi, một tôn giáo nói về Âu Châu. Thực vậy, vào cuối “thế kỷ vĩ đại” và trước Thế Chiến Thứ Nhất, một phương ngôn đầy khiêu khích đã được tạo ra, dường như của Hilaire Belloc, cho rằng: “Đức tin là Âu Châu và Âu Châu là Đức Tin” (7).
Việc đồng hóa Âu Châu với “đức tin” một đàng hàm nghĩa: những ai chấp nhận sự thống trị kinh tế, chính trị và quân sự của Âu Châu và những ai sống theo nền văn minh Âu Châu đều cảm thấy bị áp lực phải hoán cải theo đức tin của Âu Châu vào Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, nó cũng hàm nghĩa: đức tin vào Chúa Giêsu Kitô phải tuân theo các điều kiện của Âu Châu, phải tiếp nhận hay bác bỏ chúng, và các hình thức được nó chấp nhận, về cả tổ chức, đạo đức, tín lý, lẫn phụng vụ, phải là các hình thức nó đã thu đạt được trong khuôn thước Âu Châu với những thích ứng cần thiết nhưng càng ít càng tốt.
Mặc dầu nó đã trở thành một phần của sự khôn ngoan qui ước trong phần lớn nền văn chương phản thực dân đương thời, cả ở Đông Phương lẫn ở Tây Phương, vẫn là một việc quá đơn giản hóa khi bác bỏ các sứ vụ truyền giáo, coi chúng không hơn không kém cái áo khoác che phủ chủ nghĩa đế quốc da trắng. Việc quá đơn giản hóa này đã bỏ qua các thực tại sử học, tôn giáo và chính trị suốt lịch sử truyền giáo của Kitô giáo trong “thế kỷ vĩ đại” và lâu trước nữa khi, nhân danh Chúa Kitô, các nhà truyền giáo Kitô Giáo đã hết sức cố gắng tìm hiểu và học cách tôn trọng tính độc đáo đặc thù của các nền văn hóa họ gặp gỡ. Ngoài ra, nên ghi nhận rằng về phương diện lịch sử, có sự khác biệt rõ rệt về khía cạnh này giữa phương pháp truyền giáo của các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương. Khi hai Thánh Cyril và Methodius tới giảng đạo cho người Slav ở thế kỷ thứ 9, các vị không những đã phiên dịch Kinh Thánh mà còn phiên dịch cả phụng vụ Đông Phương sang tiếng Slavonic nữa (8). Trái lại, khi tới Anh giảng đạo năm 597, Thánh Augustinô thành Canterbury đã mang theo không những sứ điệp của Tin Mừng, thẩm quyền của Tòa Rôma, mà còn cả phụng vụ thánh lễ La Tinh nữa, và buộc các tân tòng phải chấp nhận chúng như một điều kiện trở lại với đức tin vào Chúa Kitô (9). Trong khi các nhà truyền giáo nói tiếng Hy Lạp như hai thánh Cyril và Methodius không dạy các môn đệ người Slav học đọc tiếng Hy Lạp, thì các nhà truyền giáo Tây Phương có nghĩa vụ cung cấp cho các dân tộc họ đưa vào đạo chút ít tiếng Latinh và các phương tiện để học nó. Thời Charlemagne, “việc dùng tiếng Latinh phổ biến khắp nơi và không tránh được đã tập trung vào phụng vụ và lời viết” và tiếng Latinh trở thành “một ngôn ngữ hoàn toàn giả tạo”. Tuy nhiên, nó cũng là “phương tiện duy nhất của đời sống trí thức” và một lần nữa, khá tình cờ đối với diễn trình và khá vô tình, trở thành con đường dẫn vào gia tài văn hóa Rôma và nền văn chương cổ điển La Tinh trước thời Kitô giáo (10).
Tuy nhiên, điển hình nổi tiếng nhất cho thấy việc Kitô giáo thấu hiểu và tôn trọng nền văn hóa bản địa là ở việc làm của một nhà truyền giáo Công Giáo La Mã chứ không hẳn của một nhà truyền giáo Chính Thống Giáo Đông Phương: Đó là trường hợp linh mục Dòng Tên, Matteo Ricci, tại Trung Hoa. Ngài được một nhà sử học hiện đại người Anh gọi là “một trong những con người đáng lưu ý và xuất sắc nhất trong lịch sử” (11). Thế hệ Dòng Tên đầu tiên, dưới sự lãnh đạo và gợi hứng của Thánh Phanxicô Xaviê, đã làm cho sứ vụ truyền giáo của họ tại Trung Hoa thành mục ưu tiên trong nghị trình của họ. Nhưng khi thực thi sứ vụ, các tu sĩ Dòng Tên đã theo khuôn mẫu thời trung cổ của Giáo Hội Phương Tây phương thức thời Trung Cổ, du nhập phụng vụ thánh lễ của Giáo Hội Rôma, ngăn cấm bất cứ thổ ngữ Trung Hoa nào trong việc thờ phượng, và buộc phải dùng tiếng Latinh. Với việc Ricci tới Macao năm 1582, chiến lược ấy đã được duyệt lại một cách đáng kể. Cha Ricci đã ăn mặc theo lối các nhà sư Phật Giáo, sau đó, là y phục của nho sĩ và trở thành một thế giá nổi tiếng cả trong khoa học tự nhiên cũng như lịch sử và văn chương Trung Hoa.
Sự uyên bác đó đã giúp ngài trình bày con người và sứ điệp của Chúa Giêsu như là một thực hiện trọn vẹn các khát vọng có tính lịch sử của nền văn hóa Trung Hoa, giống như cách các giáo phụ tiên khởi trình bày Chúa Giêsu như đỉnh cao của đức tin La Hy vào Logos và như cách Tân Ước trình bày Người như sự nên trọn của niềm mong chờ Đấng Mêxia của người Do Thái. Đối với Cha Ricci, người Trung Hoa “chắc chắn sẽ trở thành Kitô hữu, vì cốt lõi học thuyết của họ không có điều chi ngược với cốt lõi đức tin của Công Giáo, mà đức tin Công Giáo cũng không cản trở họ chút nào, nhưng thực sự giúp họ đạt được sự yên ổn và hòa bình cho đất nước họ, là điều mà sách vở của họ vẫn đặt thành mục tiêu” (12).
Tuy nhiên, ngay lúc sinh thời của ngài và nhất là trong các năm có vụ tranh cãi về tính hợp pháp của “phong trào duy thích ứng” (accommodationist) sau khi ngài qua đời năm 1610, Cha Ricci bị tố cáo là đã làm tổn thương tính độc nhất trong con người của Chúa Giêsu. Nhưng việc gia tăng chú ý nhiều hơn tới công trình của ngài đã làm rõ điều này là, dựa vào các trước tác thần học bằng tiếng Trung Hoa như cuốn The True Meaning of the Lord of Heaven (Thiên Chúa Thực Nghĩa) năm 1603, cha Ricci là và luôn là một tín hữu Công Giáo chính thống và chính nền chính thống này đã thúc đẩy ngài coi trọng tính chính trực của các truyền thống Trung Hoa (13). Mặc dù với một can dự ít gây ấn tượng vào tư tưởng và văn hóa bản địa hơn Ricci, các nhà truyền giáo cả Công Giáo lẫn Thệ Phản của thế kỷ 19 thường tìm cách tổng hợp việc dấn thân để phúc âm hóa nhân danh Chúa Giêsu với lòng tôn trọng sâu xa (và có tính luôn đào sâu thêm) đối với văn hóa bản địa và các truyền thống bản địa nơi các dân tộc họ được sai đến.
Giống như trong quá khứ, các sứ bộ truyền giáo Kitô Giáo, trong hai thế kỷ 19 và 20, can dự vào nhiều thay đổi xã hội cũng như các thay đổi về thống thuộc tôn giáo. Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong hai thế kỷ này đối với việc phát triển văn hóa trong tương lai của các dân tộc có lẽ là việc liên kết chặt chẽ giữa việc truyền giáo và chiến dịch biết đọc biết viết trên thế giới. Công trình lớn cho thấy tầm quan trọng của thành tựu ấy đối với lịch sử các dân tộc Slav là chính mẫu tự mà phần lớn người Slav dùng để viết chữ; mẫu tự này vốn được gọi là Cyrillic để vinh danh Thánh Cyril, “vị tông đồ của người Slav” vào thế kỷ thứ 9, người, theo tương truyền, đã cùng anh mình là Thánh Methodius sáng chế ra nó, bằng cách phối hợp lối viết Hy Lạp cộng với một số chữ cái Hípri vì tính phức tạp của âm vị (phonemes) của người Slav. Do đó, không những chỉ giữa người Slav của thế kỷ thứ 9, mà còn giữa cả những người vốn được gọi là ngoại giáo ở thế kỷ 19, hai yếu tố nền tảng của văn hóa truyền giáo trong hơn 1 thiên niên kỷ vẫn là việc phiên dịch Kinh Thánh, nhất là Tân Ước, và việc giáo dục trong các trường học truyền giáo. Tại hết quốc gia này đến quốc gia khác ở Châu Phi và Nam Hải, các nhà truyền giáo Kitô giáo, khi đến nơi, đều thấy không ngôn ngữ bản địa nào có chữ viết và do đó điều cần là muốn phiên dịch Lời Chúa phải giúp cho các ngôn ngữ này có hình thức viết. Cho nên, trong nhiều trường hợp, các cố gắng đầu tiên, của người bản địa hay của người ngoại quốc, để hiểu một ngôn ngữ một cách khoa học đều phát xuất từ các nhà truyền giáo Kitô Giáo. Họ thu thập các từ điển đầu tiên, viết các sách văn phạm đầu tiên, khai triển các mẫu tự đầu tiên. Do đó, có điều này là tên riêng quan trọng đầu tiên được viết trong các thứ chữ này hẳn là tên Chúa Giêsu, với lối đọc được thích ứng tùy theo cấu trúc ngữ âm của mỗi ngôn ngữ, như đã diễn ra trong mọi ngôn ngữ ở Âu Châu. Các hội Kinh Thánh Thệ Phản, nhất là Hội Kinh Thánh Anh và Ngoại Quốc và Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ đều có nguồn gốc nơi các phái bộ truyền giáo Kitô giáo thế kỷ 19. Suốt trong hai thế kỷ 19 và 20, họ đã xuất bản ít nhất phần Tin Mừng, đôi khi cả phần còn lại của Tân Ước và toàn bộ Kinh Thánh trong hơn một nghìn ngôn ngữ khác nhau, nghĩa là trung bình hơn 5 ngôn ngữ mới mỗi năm (14).
Các trường học do các hội truyền giáo Thệ Phản và các Dòng Tu Công Giáo cũng có liên hệ mật thiết với công trình trên và thường điều hành như các trung tâm phiên dịch Kinh Thánh và nghiên cứu ngữ học nằm ở bên dưới (15). Đồng thời họ dạy con em các tân tòng, và bất cứ trẻ em nào, học ngôn ngữ Tây Phương cũng như nền văn hóa Kitô Giáo Tây Phương của giáo hội từng gửi các nhà truyền giáo tới. Việc này thường dẫn tới trạng thái nước đôi đối với nền văn hóa bản địa, một nền văn hóa mà các thầy cô ở các trường truyền giáo muốn nắm vững nhân danh Chúa Kitô, và họ cũng muốn thanh lọc nhân danh Người. Vì các dã sử và tập tục bản địa thường bị coi là đượm tinh thần và mê tín của ngoại giáo, nên các trường học này cho rằng mình không có sứ mệnh truyền bá chúng; tuy nhiên họ vẫn phải học hỏi chúng, nếu không để dạy chúng, thì cũng để giảng dạy sứ điệp của Chúa Giêsu. Trong các hồi ký của các nhà lãnh đạo Á Phi, những người phần lớn xuất thân từ các trường này, khi đả kích chủ nghĩa thực dân Kitô Giáo, thường cảm thấy có bổn phận phải nói lên sự cay đắng cũng như những tố cáo này nọ về việc đánh mất căn cội dân tộc mà họ cho là phó sản của nền giáo dục Kitô Giáo và của các trường học đế quốc tại cánh đồng truyền giáo hay tại ngay chính quê hương họ. Jawaharlal Nehru, chẳng hạn, người vốn được giáo dục tại Harrow và Cambridge, cho rằng mình đã trở thành, theo câu tiếng Anh hùng biện của ông, “một pha chế kỳ cục giữa Đông và Tây, lạc lõng ở khắp mọi nơi, không nơi nào là nhà cả” và cảm thấy một sự tha hóa sâu xa giữa ông và tôn giáo của người dân Ấn bình thường, một sự tha hóa ông chưa bao giờ hồi phục được (16). Nehru có thể đã nói thay cho nhiều thế hệ tại nhiều quốc gia, trong đó có nhiều Kitô hữu nhiệt tâm nhưng cũng không thiếu những người Á Phi mất gốc, quả là “lạc lõng ở khắp mọi nơi, không nơi nào là nhà cả”. Như thế, phần nào theo nghĩa đen, trong đời sống của toàn bộ nhiều nền văn hóa chứ không chỉ các gia đình cá thể, đã ứng nghiệm sự tha hóa được mô tả trong câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà” (Mt 10:35-36).
Như thế, chính Chúa Giêsu bị nhìn như một nhân vật Tây Phương và trong nghệ thuật tôn giáo ở buổi đầu của “các giáo hội trẻ trung hơn” này, Người thường tiếp tục được mô tả theo những mẫu mực của nền văn chương tin mừng và sùng đạo của các phong trào truyền giáo ở Âu Châu, ở Anh, ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bắt đầu với Ricci, và có thể sớm hơn, nghệ thuật Kitô Giáo tại các xứ truyền giáo nhìn ra nhu cầu phải trình bày khuôn mặt của Chúa Giêsu trong một hình thức sao cho tương đắc với đoàn thính giả mới của Người. Chính vì thế, vì mục đích của mình, Ricci thích ứng một bức tranh lấy từ bức khắc của một người tên Anthony Wierix trình bầy Chúa Giêsu và Thánh Phêrô sau biến cố Phục Sinh (Ga 21) thành bức tranh Thánh Phêrô đi trên nước (Mt 14) (17). Một thể tài tương tự đã xuất hiện trong bức The Stilling of the Tempest (Dẹp Yên Gió Bão) của Monika Liu Ho-Peh, một nghệ sĩ có tên họ Trung Hoa và tên riêng Kitô giáo theo tên mẹ của Thánh Augustinô. Ở đây, Chúa Giêsu người Trung Hoa, đứng ở mũi thuyền khiển trách sóng biển và truyền lệnh “Im đi! Câm đi!” (Mc 4:39), trong khi các môn đệ người Trung Hoa, phần lớn có râu, như trong nghệ thuật Tây Phương, nhưng với nhiều nét Đông Phương, đang lo sợ căng thẳng, cật lực chèo lái và chống đỡ chiếc buồm tả tơi. Các nguy hiểm sóng bão trên biển khơi rất quen thuộc với các nhà truyền giáo và các cộng đoàn của họ và phép lạ chứng tỏ quyền tối thượng của Chúa Giêsu trên các sức mạnh của thiên nhiên nói nhiều đến thân phận họ.
Tuy nhiên, các nhà truyền giáo cũng sớm nhận ra, đôi khi một cách minh nhiên tại cánh đồng truyền giáo hơn là tại nhà, rằng việc đem hình ảnh Chúa Giêsu đến cho thế giới không Kitô Giáo mà thôi không đủ, dù đó là những hình ảnh có nét bản địa, cả các lời nói về Người cũng không đủ, dù đó là những lời bằng tiếng bản địa. Ngay ở thời Chúa Giêsu cũng thế, chúng cũng không đủ, nên Người đã làm người chữa bệnh chứ không phải chỉ là thày dạy dỗ. Tương tự như thế, sứ vụ truyền giáo của các môn đệ Người trong thế kỷ thứ hai và thứ ba vốn là một sứ vụ giúp đỡ và chữa lành, chứ không chỉ tin mừng hóa mà thôi. Vì hạn từ “cứu rỗi”, trong tiếng Hy Lạp là sotēria còn tiếng La Tinh là salus, cả các ngôn ngữ từ nó mà ra, Heil trong Đức ngữ chẳng hạn, vốn có nghĩa là “sức khỏe”. Như Harnack từng ghi nhận:
“Việc giảng dạy của Kitô giáo đã tìm đường đi vào thế giới đang khao khát sự cứu rỗi này. Lâu ngày trước khi đạt được chiến thắng sau cùng của mình nhờ một nền triết học gây ấn tượng về tôn giáo, thành công của nó đã được bảo đảm bời sự kiện này là đã hứa hẹn và cung ứng sự cứu rỗi – một nét trong đó nó vượt xa mọi tôn giáo và giáo phái khác. Nó làm nhiều hơn việc chỉ đặt Chúa Giêsu có thực chống lại một Aesculapius tưởng tượng của đất mơ. Một cách cố ý và có ý thức, nó mặc lấy hình thức ‘tôn giáo cứu rỗi hay chữa lành’, hay ‘thuốc chữa linh hồn và thân xác’ và đồng thời thừa nhận rằng một trong các nhiệm vụ chính của mình là tận tình chăm sóc người bệnh thể xác” (18).
Mô tả sắc cạnh như thế về toàn bộ tin mừng cứu rỗi nhờ Chúa Giêsu áp dụng vào các thế kỷ 19 và 20 cũng dễ dàng như áp dụng vào các thế kỷ thứ 2 và thứ 3. Trong thế kỷ thứ 3, Origen từng mô tả Chúa Giêsu, “Logos và quyền lực chữa lành [therapeia] trong chính Người”, như là người “có quyền lực mạnh hơn bất cứ sự dữ nào trong linh hồn” (19). Và chương sau cùng của Tân Ước đã mô tả Kinh Thành Thiên Chúa với ngai của Chúa Giêsu Kitô Chiên Thiên Chúa và cây sự sống, và giải thích rằng “Lá của cây dùng làm thuốc chữa lành các dân tộc” (Kh 22:2).
Trong một thời đại mà việc chữa lành các dân tộc khỏi các tàn hại của nghèo đói, bệnh tật và chiến tranh đã trở nên một mệnh lệnh luân lý chủ chốt, Chúa Giêsu Chữa Lành đã đến chiếm một chỗ đứng quan yếu. Chính là để biểu hiệu cho chỗ đứng ấy của Chúa Giêsu mà theo các điều khoản của Công Ước Geneva năm 1864 về Việc Cải Thiện Điều Kiện Người Bị Thương và Ốm Đau Của Các Đạo Quân Ngoài Mặt Trận, cơ quan quốc tế được lập ra để thi hành mệnh lệnh luân lý ấy đã lấy tên “Hội Hồng Thập Tự”; biểu tượng của nó, dựa vào việc đảo ngược các mầu của lá cờ Thụy Sĩ: là thập giá đỏ trên nền cờ trắng. Tuy nhiên, mối liên kết giữa việc tin mừng hóa nhân danh Chúa Giêsu và sứ mệnh giúp đỡ và chữa lành cũng đã trở thành đề tài tranh luận, nhất là khi bước sang thế kỷ 20. Cuộc tranh luận này xuất hiện khi người ta bình luận về nghĩa đen của câu Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng: “Ai cho các con một ly nước để uống vì danh Thầy, vì các con thuộc về Đấng Kitô, Thầy bảo thật với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu” (20). Hầu như thời đại nào cũng có những con người chỉ quan tâm tới việc nêu danh Chúa Giêsu, minh giải ý nghĩa tín lý và thần học của Người, và bênh vực ý nghĩa ấy chống lại các thù địch, nhưng họ chỉ nêu danh mà không cho đi một ly nước nào. Ấy thế nhưng lại có những người sẵn sàng cho đi một ly nước, cung cấp việc chữa lành và cải thiện số phận những người hẩm hiu nhưng không minh nhiên nêu danh Chúa Kitô. Phải chăng câu nói ấy của Chúa Giêsu có nghĩa là: mỗi cách đáp ứng lời kêu gọi của Người này chỉ vâng theo một phần của mệnh lệnh kép này? Trong việc trả lời cho câu hói ấy, phần lớn cuộc tranh luận về trách nhiệm hàng đầu của các môn đệ Chúa Kitô trong thế giới hiện đại tập chú quanh việc tách biệt hai yếu tố của cùng một mệnh lệnh.
Một nét mỗi ngày mỗi trổi vượt hơn là đã có sự nhấn mạnh tới việc hợp tác hơn là việc đua tranh giữa các môn đệ Chúa Kitô và những người bước chân theo các bậc thầy dạy Đạo ngày xưa. Những người theo Chúa Giêsu nào cổ vũ sự hợp tác như thế nhấn đều mạnh rằng họ cũng dấn thân đối với tính phổ quát của con người và sứ điệp của Chúa Giêsu không kém những người chủ trương các phương pháp truyền thống dùng tin mừng hóa để chinh phục. Nhưng họ lập luận rằng tính phổ quát của Chúa Giêsu không tự thiết lập trong thế giới qua việc lãng quên bất cứ yếu tố ánh sáng và sự thật nào vốn đã được ban bố cho các dân tộc trên thế giới. Vì bất kể nguồn tức khắc và có tính lịch sử của sự thật ấy có như thế nào chăng nữa, thì nguồn tối hậu của nó cũng vẫn là Thiên Chúa, cùng một Thiên Chúa mà Chúa Giêsu vốn gọi là Cha; nếu không, việc tuyên xưng tính duy nhất của Thiên Chúa chỉ là trống rỗng. Việc người ta chỉ trích nhiều yếu tố trong Kitô Giáo lịch sử, nhất là chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa đế quốc văn hóa, dẫn tới gợi ý cho rằng tôn giáo này cần phải học hỏi nhiều, cũng như cần phải giảng dạy nhiều, trong cuộc gặp gỡ với các niềm tin khác. Chúa Giêsu đúng là Người Của Thế Giới, nhưng Người chỉ là thế vì Người làm cho khả hữu việc đánh giá một cách sâu sắc hơn trọn vẹn phạm vi của mạc khải Thiên Chúa ở bất cứ chỗ nào nó xuất hiện trong lịch sử thế giới, và dưới ánh sáng của lịch sử này, chính ý nghĩa và sứ điệp của Người, ngược lại, thủ đắc một ý nghĩa sâu sắc hơn. Trong giảng khóa Gifford năm 1931 của Tổng Giám Mục Nathan Söderblom, ta đọc được kiểu nói khá nghịch lý sau đây: tính độc đáo của Chúa Kitô như Đấng mạc khải lịch sử, như Ngôi Lời thành xác phàm, và mầu nhiệm Canvariô” vốn là “đặc tính độc đáo trong yếu tính Kitô giáo”, buộc ta phải khẳng định rằng: “Thiên Chúa đã tự mạc khải Người trong lịch sử, cả bên ngoài lẫn bên trong Giáo Hội” (21). Tuy nhiên, tuyên bố đầy đủ nhất cho chủ trương trên chính là phúc trình đầy suy tư và khá đồ sộ tựa là Re-thinking Missions: A Layman’s Inquiry after One Hundred Year (Suy nghĩ lại Các Sứ Vụ Truyền Giáo: Cuộc Tìm Hiểu của Một Giáo Dân sau Một Trăm Năm), công bố năm 1932, của Ủy Ban Đánh Giá đại diện cho 7 hệ phái Thệ Phản Mỹ.
Sau khi thực hiện một cuộc khảo sát sâu rộng các phái bộ truyền giáo khắp thế giới, nhất là tại Á và Phi Châu, các tác giả của “Cuộc Tìm Hiểu của Giáo Dân” này, trong 7 cuốn dữ kiện, đã duyệt xét tình thế truyền giảng tin mừng và phục vụ thế giới của Kitô giáo, đã khuyến cáo khá nhiều tái duyệt sâu rộng, không những về chiến lược chuyên biệt mà còn cả về triết lý nằm bên dưới nữa. Họ kết luận rằng nhấn mạnh tới tính đặc thù của Chúa Giêsu và tính tuyệt đối trong sứ điệp của Người, dù có lẽ cần thiết, nhưng chỉ nên là yếu tố tạm thời trong chương trình truyền giáo. Như một sử gia truyền giáo đã tóm lược chủ trương của phúc trình trên như sau:
“Nó chủ trương rằng nhiệm vụ của nhà truyền giáo ngày nay là nhìn ra những cái hay nhất nơi các tôn giáo khác, giúp tín hữu các tôn giáo này khám phá, hay tái khám phá, những gì tốt đẹp nhất trong truyền thống riêng của họ, hợp tác với các yếu tố tích cực và sinh động nhất nơi các truyền thống khác để canh tân xã hội và thanh tẩy lối phát biểu tôn giáo. Không nên nhằm mục tiêu cải đạo, nghĩa là lôi kéo các tín hữu của tôn giáo này gia nhập tôn giáo khác hay cố gắng tạo ra một thứ độc quyền Kitô Giáo nào đó. Hợp tác phải thay thế gây hấn. Mục tiêu tối hậu, bao xa ta có thể nhận ra, là giúp các tôn giáo khác nhau thoát ra khỏi sự cô lập của họ để bước vào tình hiệp thông thế giới trong đó mỗi tôn giáo tìm được chỗ đứng thích đáng của mình” (22).
Một duyệt xét mạnh mẽ như thế về cái hiểu truyền thống của Kitô Giáo, một cái hiểu vốn cho rằng “Không có ơn cứu rỗi nơi một ai khác ngoài [Chúa Giêsu], vì không có một danh nào dưới gầm trời [ngoài danh Chúa Giêsu] được ban cho con người mà nhờ đó họ được cứu rỗi” (Cv 4:12), tất nhiên, sẽ tạo nên một cuộc tranh luận hăng say, một cuộc tranh cãi sâu rộng nhất là nó xuất hiện vào đúng lúc nền thần học của Karl Barth, một lần nữa, nhấn mạnh tới tính độc đáo của Chúa Giêsu và tính trung tâm trong các đòi hỏi của Người.
Những đề nghị như thế về việc tái định nghĩa tính phổ quát của Chúa Giêsu cũng xuất hiện đúng vào lúc các học giả Tây Phương bắt đầu lưu ý tới ngôn ngữ và văn hóa của các truyền thống tôn giáo khác. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì nhiều người trong số các học giả này vốn có liên hệ hoặc về gia đình hay về giáo dục hay về cả hai với các sứ bộ truyền giáo. Con cái các nhà truyền giáo Thệ Phản, cũng như chính các nhà truyền giáo, dẫn đầu việc giải thích các nền văn hóa Đông Phương cho Âu Châu và Mỹ Châu. Các công trình nghiên cứu bác học về ngữ học, mà nguyên thủy, vốn là những chuẩn bị cần thiết cho việc phiên dịch các sách Tin Mừng sang hơn một nghìn ngôn ngữ, nay đã trở thành cây cầu chuyên chở các nhà du hành Tây Phương theo hướng ngược lại. Năm 1875, nhà Ấn Độ Học uyên bác người Đức, Friedrich Max Müller, giáo sư tại Oxford, bắt đầu cho xuất bản bộ Sacred Books of the East (Các Sách Thánh Thiêng của Đông Phương), lên tới 51 cuốn. Bộ sách này mở kho tàng của các nhà hiền triết tôn giáo Đông Phương, nhất là các nhà hiền triết Ấn Độ, cho các độc giải không thể sử dụng các nguồn ngyên thủy. Cũng gần cùng thời gian ấy, song song với Cuộc Trưng Bày Thế Giới Về Kha Luân Bố tại Chicago năm 1893 để kỷ niệm 400 năm ngày Kha Luân Bố tìm ra Tân Thế Giới, người ta đã tổ chức ra Nghị Viện Tôn Giáo Thế Giới. Mục đích của Nghị Viện này là tìm hiểu các hệ luận tôn giáo phát sinh từ nhận thức này: nhân loại không phải chỉ gồm người Âu Châu và do đó không phải chỉ là Kitô Giáo, nhưng có tính hoàn cầu và phổ quát. Bất kể các thành công ngoạn mục của các sứ bộ truyền giáo Kitô Giáo trong hai thế kỷ 19 và 20, điều không thể chối cãi là bách phân Kitô hữu trong tổng số dân số thế giới vẫn tiếp tục suy giảm, và do đó, không thể quan niệm được rằng giáo hội Kitô Giáo và sứ điệp Kitô Giáo một ngày kia sẽ chinh phục được toàn bộ dân số thế giới và thay thế hết các tôn giáo khác của nhân loại. Nếu Chúa Giêsu quả là Người Của Thế Giới, thì phải thực hiện điều đó bằng cách khác.
Có lẽ văn kiện đáng lưu ý nhất phát sinh từ cảm thức có tính đào sâu về tính phổ quát mới này không phải là bộ Re-thinking Missions của năm 1932, nhưng là một sắc lệnh công bố vào một phần ba thế kỷ sau đó, nghĩa là vào ngày 28 tháng 10 năm 1965. Đó chính là Tuyên Ngôn về Mối Liên Hệ của Giáo Hội với Các Tôn Giáo Không Phải Kitô Giáo, tức Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II. Với một số đoạn văn súc tích nhưng hết sức gây chú ý, sắc lệnh này mô tả cuộc truy tầm tôn giáo và các giá trị tâm linh vốn hoạt động trong các tôn giáo nguyên sơ, trong Ấn Giáo, trong Phật Giáo và trong Hồi Giáo, và trong một quả quyết có tính lịch sử, Công Đồng tuyên bố như sau: “Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo Hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy rằng có nhiều điểm khác nhau với chủ trương mà Giáo Hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân Lý, Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người. Tuy nhiên Giáo Hội rao giảng và có bổn phận phải kiên trì rao giảng Chúa Kitô, Ðấng là ‘đường, sự thật và sự sống’, nơi Người, con người tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn và nhờ Người, Thiên Chúa giao hòa mọi sự với chính Người” (23).
Hai câu trích Tin Mừng Gioan trong sắc lệnh rõ ràng đã nhận diện được vấn đề. Vì chính trong Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói về Người như là “đường, sự thật và sự sống” và Người nói rằng không ai đến được với Chúa Cha nếu không qua Người. Nhưng rồi cũng chính Tin Mừng này cung cấp cho ta bia ký (epigraph) cho tính phổ quát của bức chân dung về Chúa Giêsu của Phong Trào Ánh Sáng; vì trong Tự Ngôn, Tin Mừng Gioan công bố rằng: Logos - Lời Thiên Chúa, nhập thể trong Chúa Giêsu, chiếu sáng cho hết mọi người bước vào trần gian. Khi trưng dẫn thế giá của cả hai đoạn trích đó, Công Đồng Vatican II đã cùng một lúc khẳng định cả tính phổ quát lẫn tích đặc thù và đặt cơ sở cho cả hai đặc tính đó ở nhân vật Chúa Giêsu.
Một vấn đề đặc biệt tại Công Đồng Vatican II và khắp thế giới Kitô Giáo, nhất là từ Thế Chiến Hai, là mối liên hệ giữa Kitô Giáo và đức tin phát sinh ra nó, tức Do Thái Giáo. Nạn Diệt Chủng Do Thái xẩy ra trên các lãnh thổ vốn chiểu danh được coi như của Kitô Giáo. Đàng khác, hồ sơ các giáo hội Kitô Giáo chống đối việc này không hề là một trang đẹp đẽ nhất trong lịch sử Kitô giáo. Trong số các người Công Giáo và Thệ Phản tại Đức, có những người, như Tân Ước nói về sự can dự của Tông đồ Phaolô trong vụ tử đạo của Stêphanô, đã “tán thành cái chết” của người Do Thái (Cv 8:1), và nhiều người khác (xem ra, nếu nhìn trở lui) không hề mẫn cảm trước tình thế bi thảm của họ. Công Đồng Vatican II tuyên bố “rất lấy làm đau lòng vì sự thù ghét, bách hại, và biểu lộ chủ nghĩa bài Do Thái bất cứ thời nào và do nguồn nào”, môt điều xem ra bao gồm cả những nguồn chính thức của giáo hội trong quá khứ (24). Công Đồng cũng lên án bất cứ mưu toan nào đổ tội giết Chúa Giêsu “cho hết mọi người Do Thái thời đó, cũng như cho người Do Thái thời nay” bằng cách nhấn mạnh rằng “không nên trình bày người Do Thái như bị Thiên Chúa phế thải và nguyền rủa”.
Việc tái suy nghĩ về mối liên hệ giữa Kitô giáo và Do Thái giáo như trên một phần là hậu quả của nỗi kinh hoàng của thế giới đối với Nạn Diệt Chủng Do Thái nhưng một phần cũng nhờ việc thâm hậu hóa cái hiểu và sự suy tư của Kitô Giáo. Kết quả là việc Kitô giáo xem xét lại một cách nền tảng tư thế của Do Thái Giáo từ thế ký thứ nhất. Điều nghịch lý là thời Quốc Xã bài Do Thái và diệt chủng Người Do Thái cũng là thời trong đó các Kitô hữu bắt đầu thâm hiểu tính Do Thái trong con người của Chúa Giêsu, của các Tông Đồ, và của chính Tân Ước, một cái hiểu đã được Vatican II phát biểu một cách minh nhiên. Năm 1933, năm khởi đầu thời đại Quốc Xã tại Đức, đã xuất hiện (cũng tại Đức) cuốn đầu tiên của một công trình Kinh Thánh có lẽ có ảnh hưởng hơn cả trong suốt thế kỷ 20, đó là bộ Theological Dictionary of the New Testament (Từ Điển Thần Học Về Tân Ước) do Gerhard Kittel chủ biên (25). Có lẽ tổng quát hóa có tính bác học và thần học quan trọng nhất rút ra từ hàng trăm đề mục trong Bộ Từ điển này của Kittel là: Không thể hiểu giáo huấn và ngôn từ của Tân Ước, trong đó, có giáo huấn và ngôn từ của chính Chúa Giêsu, tách biệt khỏi ngữ cảnh Do Thái Giáo. Một lần nữa, bất kể một số đoạn gay gắt nói về người Do Thái, Tin Mừng Gioan cũng đã thuật lại rằng, khi nói trong tư cách người Do Thái với người không phải là Do Thái, Chúa Giêsu khẳng định rằng: “Các người thờ Ðấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Ðấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái” (Ga 4:22). Rồi trong câu kế tiếp, Người nói một cách trực tiếp: “Nhưng giờ đã đến - và chính lúc này đây giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật”. Một lần nữa ta lại thấy chủ đề phổ-quát-cùng-đặc-thù khi cả hai đều đặt cơ sở trong nhân vật Giêsu Người Do Thái.
Do một tổng hợp lạ kỳ mọi luồng tư tưởng đức tin và bác học tôn giáo, với không kém ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa tương đối tôn giáo, tính phổ-quát-cùng-đặc-thù của Chúa Giêsu đã trở thành một vấn đề không riêng của Kitô hữu trong thế kỷ 20 mà còn của cả nhân loại nữa. Các chương cuối cùng của sách này cho thấy: chính khi giáo hội có tổ chức sa sút, thì việc tôn kính đối với Chúa Giêsu đã gia tăng. Vì tính thống nhất và đa dạng trong các bức chân dung về “Chúa Giêsu qua các thế kỷ” cho người ta thấy nơi Người, ta tìm được nhiều điều vượt quá lòng mong ước trong triết học và Kitô học của các thần học gia. Trong Giáo Hội, nhưng cũng vượt quá Giáo Hội, con người và sứ điệp của Người, theo thánh Augustinô, là một “vẻ đẹp lúc nào cũng xưa nhưng lúc nào cũng mới” (26), và nay, Người đã thuộc về cả thế giới.
_____________________________________________________________________________________
Ghi chú
(1) Cv 1:8
(2) Eusebius, Ecclesiastical History 1.4.2
(3) Xem Julian, Dictionary of Hymmology 1:601 và giải thích ở đó về vị trí của thánh vịnh này trong lịch sử truyền giáo ở Nam Hải.
(4) Kenneth Scott Latourette, A History of the Expansion of Christianity, 7 Vols. (New York: Harper and Brothers, 1939-45)
(5) Arthur Schlesinger Jr., “The Missionary Enterprise and Theories of Imperialism” trong The Missionary Enterprises in China and America, ed. John K. Fairbank (Cambridge Mass.: Harvard University Press, 1974) tr. 336-73
(6) Karl Holl, “Die Missionsmethode der alten und die der mittelalterlichen Kirche”, trong Gesammelte Aufsatze zur Kirchengeschichte, 3 vols. (1928; in lại, Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 1964) 3:117-29
(7) Hilaire Belloc, Europe and the Faith (New York: Paulist Press, 1921) tr. viii
(8) Francis Dvornik, Byzantine Missions among the Slavs (New Brunswick, N.Y.: Rutgers University Press, 1970) tr. 107-09
(9) Venerable Bede, Ecclesiatical History of the English People 22.
(10) Auerbach, Literary Language and its Public tr.120-21
(11) Joseph Needham, Science and Civilization in China, Introductory Considerations, 2d ed. 2 vols. (Cambridge: Cambridge University Press, 1961) tr. 148
(12) Trích bởi Jonathan D. Spence, The Memory Palace of Matteo Ricci (New York: Viking Press, 1984) tr.210
(13) Tôi chỉ biết Ý Nghĩa Đích Thực trong bản dịch tiếng Pháp nặc danh, Entretiens d’un lettre chinois et d’un docteur européen, sur le vraie idée de Dieu, trong Lettres Édifiantes et curieuses 25 (1811): 143-385.
(14) Tư liệu này đã được thu thập trong The Book of a Thousand Tongues, do Eric M. North biên tập (New York: Harper and Brothers, 1938).
(15) Muốn có một trong nhiều điển hình, xin xem P. Yang Fu Mien, “The Catholic Missionary Contribution to the Study of Chinese Dialects”, Orbis 9 (1960): 158-85.
(16) Jawaharlal Nehru, Toward Freedom: Autobiography (Boston: Beacon Press, 1958) tr.236-50.
(17) Spence, Memory Palace, tr.59-92.
(18) Harnack, Mission and Expansion (xem chương 6, số 5) tr. 108.
(19) Origen, Against Celsus 8.72.
(20) Mc 9:41
(21) Nathan Boderblom, The Living God: Basic Forms of Personal Religion (Boston: Beacon Press, 1962) tr. 349, 379.
(22) Stephen Neill, A History of Christian Missions (Baltimore: Penguin Books, 1964) tr. 456.
(23) Documents of Vatican II, tr. 660-68.
(24) Documents of Vatican II, tr. 666-67.
(25) Về sự nghịch lý của việc nó xuất hiện, xin xem Robert P. Ericksen, Theologians Under Hitler: Gerhard Kittel, Paul Althaus, and Emanuel Hirsch (New Haven: Yale Uiversity Press, 1985).
(26) Thánh Augustine, Confessions 9.27.38.
1. Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, nạn nhân của các phương tiện truyền thông bài Công Giáo, đã qua đời
Theo Tổng giáo phận Adelaide, mặc dù ngài bị một loạt các vấn đề về sức khỏe trong những năm gần đây, bao gồm cả bệnh ung thư, nhưng cái chết của ngài vào hôm Chúa Nhật, ngày 17 tháng Giêng là điều bất ngờ đối với nhiều người.
Đức Cha Mark Coleridge, Tổng Giám Mục Brisbane, và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Úc đã tweet rằng “Đức Cha Philip Wilson, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Adelaide, đã bất ngờ qua đời vào chiều nay… một mục tử chân chính của Giáo hội và một người bạn tốt đã chịu nhiều đau khổ.”
“Vượt ra khỏi bóng tối của đồi Canvê, cầu mong cho ngài thấy được ánh sáng của Lễ Phục sinh.”
Đức Cha Wilson sinh tại Cessnock, New South Wales vào ngày 2 tháng 10, 1950. Ngài là con cả trong gia đình có 5 người con. Ở tuổi thiếu niên, ngài đã quyết định theo đuổi ơn thiên triệu và khi hoàn thành trung học, ở tuổi 18, ngài vào Chủng viện St Patrick, Manly. Năm 1974, ngài nhận được bằng Cử nhân Thần học tại Học viện Công Giáo Sydney.
Sau khi được thụ phong vào năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm cha phó tại giáo xứ East Maitland, New South Wales. Cha sở giáo xứ là James Fletcher, là người sau này bị kết tội lạm dụng tình dục vào những năm 1970. Đức Cha Wilson chỉ ở giáo xứ này một thời gian ngắn vì sau đó ngài sang New York học về giáo dục tôn giáo tại Thành phố New York trong suốt hai năm 1977 và 78. Sau khi về lại Úc, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Giáo dục giáo phận Maitland, trước khi làm Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận.
Năm 1996, Đức Cha Wilson được bổ nhiệm thay thế Đức Cha William Murray làm Giám mục Wollongong, và vào ngày 10 tháng 7, ngài được Đức Hồng Y Edward Clancy tấn phong Giám Mục. Ở tuổi 45, Đức Cha Wilson trở thành giám mục Công Giáo trẻ nhất ở Úc.
Tháng 11 năm 2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Cha Wilson làm Tổng giám mục phó của Tổng giáo phận Adelaide, khi Đức Tổng Giám Mục Leonard Faulkner sắp nghỉ hưu. Thánh lễ chào đón ngài tại nhà thờ chính tòa Thánh Phanxicô Xaviê của tổng giáo phận Adelaide vào ngày 1 tháng Hai, 2001 là thánh lễ đầu tiên tại Úc được trực tiếp truyền hình trên Internet. Ngày 3 tháng 12, 2001, ở 51 tuổi, Đức Cha Wilson được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Adelaide. Ngài trở thành vị Tổng Giám Mục Công Giáo trẻ nhất ở Úc.
Tháng Năm 2010, một người bị cha James Fletcher lạm dụng tính dục tố cáo rằng vào năm 1976, anh ta đã xưng tội với cha Wilson là bị cha James Fletcher lạm dụng, nhưng bị ngài nạt ngang. Trong khi đó, Đức Cha Wilson nói rằng ngài không nhớ có ai xưng tội như thế hay không và ngài chỉ ở giáo xứ đó một thời gian ngắn trước khi sang New York du học.
Dưới các áp lực của các phương tiện truyền thông, tháng Ba, 2015 cảnh sát New South Wales truy tố ngài về tội “che giấu không báo cáo một tội nghiêm trọng liên quan đến trẻ em.” Đức Cha đã nộp đơn lên Tòa Thánh xin nghỉ phép vô thời hạn.
Vào năm 2018, ngài đã bị kết án che đậy tội ác của cha James Fletcher chỉ bằng vào lời tố cáo không bằng không chứng của nạn nhân này.
Ngài từ chức, nhưng tiếp tục kháng cáo. Kết quả là tòa kháng án đã bác bỏ bản án của tòa dưới.
Khi bác bỏ phán quyết kết tội của tòa dưới, thẩm phán của Roy Ellis cho biết “không có bằng chứng rõ ràng” rằng Đức Tổng Giám Mục Wilson đã được kể về vụ lạm dụng hay đã từng tin rằng nạn nhân đã bị cha Fletcher lạm dụng tính dục.
“Tôi không ở đây để trừng phạt Giáo Hội Công Giáo vì những hành vi thiếu sót về thể chế, hoặc trừng phạt Philip Wilson vì tội lỗi của James Fletcher hiện đã qua đời, bằng cách kết luận Philip Wilson có tội, chỉ đơn giản trên cơ sở rằng ông là một linh mục Công Giáo” Ellis nói.
Đức Tổng Giám Mục Patrick O'Regan, người kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Wilson vào năm ngoái trong cương vị Tổng Giám mục Adelaide, cho biết: “Một giai đoạn khó khăn của các lời tố cáo, các cáo buộc, kết tội và cuối cùng là sự trắng án là một chương quan trọng trong cuộc đời của Đức Cha Philip, nhưng thành tích của ngài về việc ủng hộ và biện hộ cho những nạn nhân là một phần di sản quan trọng của ngài”.
“Đức Cha Philip biết những nỗi đau mà nhiều người đã phải chịu đựng và gánh chịu do những hành động bệnh hoạn của một số người trong Giáo hội. Ngài góp phần đưa ra các giải pháp, và được công nhận rộng rãi như vậy,” Đức Tổng Giám Mục O’Regan nói.
Source:Catholic Leader
2. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17 tháng Giêng
Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?” Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Người đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.
Anrê, em ông Simon Phêrô, là một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin Mừng Chúa Nhật thứ hai Mùa Thường Niên (x. Ga 1: 35-42) trình bày cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với các môn đệ đầu tiên của Người. Bối cảnh diễn ra gần sông Jordan, một ngày sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Chính Gioan Tẩy Giả đã chỉ ra Đấng Messia cho hai môn đệ ông bằng những lời này: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (c. 36). Và hai môn đệ ấy, tin tưởng vào lời chứng của Gioan, đã đi theo Chúa Giêsu. Ngài nhận ra điều đó và hỏi: “Các ngươi tìm gì?”, Và họ hỏi Người: “Thưa Thầy, Thầy đang ở đâu?” (c. 38).
Chúa Giêsu không trả lời: “Tôi sống ở Ca-phác-na-um hay ở Nadarét”, nhưng nói: “Hãy đến mà xem” (c. 39). Đó không phải là một tấm danh thiếp, mà là một lời mời đến với một cuộc gặp gỡ với Người. Cả hai đi theo Người và chiều hôm đó họ vẫn ở bên Người. Không khó để hình dung họ đang ngồi đặt câu hỏi với Ngài và hơn hết là lắng nghe Ngài nói, cảm thấy trái tim họ ngày càng ấm lên khi nghe lời Thầy. Họ cảm nhận được vẻ đẹp của lời nói đáp lại niềm hy vọng lớn lao nhất của họ. Và đột nhiên họ phát hiện ra rằng, khi trời tối xung quanh họ, thì trong họ, trong trái tim họ, ánh sáng bùng nổ mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng. Một điều đáng chú ý là một trong số họ, sáu mươi năm sau, hoặc có thể hơn, đã viết trong Phúc âm rằng: “Lúc đó khoảng bốn giờ chiều” (Ga 1:39), người môn đệ viết lại giờ giấc. Và đây là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ: mọi cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Giêsu đều lưu lại trong ký ức sống động, không bao giờ quên được. Anh chị em quên nhiều cuộc gặp gỡ, nhưng cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu luôn luôn vẫn còn. Và những điều này, nhiều năm sau, vẫn nhớ rõ cả giờ giấc, họ không thể nào quên được cuộc gặp gỡ quá đỗi hạnh phúc, đong đầy này đã làm thay đổi cuộc đời họ. Sau đó, khi họ bước ra khỏi cuộc gặp gỡ này và trở về với anh em của họ, niềm vui này, ánh sáng này tràn ra từ trái tim họ như một dòng sông cuồng nộ. Một trong hai người, là ông Anrê, nói với anh trai mình là Simon - mà Chúa Giêsu sẽ gọi là Phêrô khi Ngài gặp ông: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia” (câu 41). Họ xác tín rằng Chúa Giêsu là Đấng Messia.
Chúng ta hãy dừng lại một chút về kinh nghiệm liên quan đến cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Đấng kêu gọi chúng ta ở với Ngài. Mỗi tiếng gọi của Chúa là một sáng kiến của tình yêu Ngài dành cho chúng ta. Chúa luôn luôn là Người chủ động, Người mời gọi anh chị em. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với sự sống, đến với đức tin, và mời gọi chúng ta đến một ơn gọi cụ thể của cuộc sống: “Ta muốn con ở đây”. Lời kêu gọi đầu tiên của Thiên Chúa là mời gọi chúng ta đến với sự sống, nơi Ngài tạo nên chúng ta như những con người; đó là một lời kêu gọi cá vị, bởi vì Thiên Chúa không làm việc theo kiểu hàng loạt. Sau đó, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến với đức tin và trở thành một phần của gia đình Người, như con cái của Thiên Chúa. Cuối cùng, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với một ơn gọi cụ thể trong cuộc sống: đó là hiến mình trong con đường hôn nhân, trong đời sống linh mục hoặc đời sống thánh hiến. Đó là những cách khác nhau để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, kế hoạch mà Ngài dành cho mỗi người chúng ta, và luôn là kế hoạch của tình yêu. Chúa luôn mời gọi. Và niềm vui lớn nhất đối với mỗi tín hữu là được đáp lại lời kêu gọi này, được hiến thân phục vụ Thiên Chúa và anh em mình.
Anh chị em thân mến, đối diện với lời kêu gọi của Chúa, có thể đến với chúng ta theo hàng ngàn phương cách ngay cả thông qua những con người cụ thể, những biến cố vui buồn, đôi khi thái độ của chúng ta có thể là một sự từ chối - “ Không… tôi sợ… tôi từ chối bởi vì nó có vẻ trái ngược với nguyện vọng của chúng ta; và cũng có thể là một sự sợ hãi, vì chúng ta cho rằng nó quá đòi buộc và không thoải mái: “Ồ, tôi không làm được đâu, tốt hơn là không, tốt hơn là sống một cuộc sống yên bình… Thôi nhé, Chúa cứ ở đó, còn tôi ở đây”. Nhưng lời mời gọi của Chúa là tình yêu, chúng ta phải cố gắng tìm kiếm tình yêu đằng sau mọi tiếng gọi, và đáp lại lời mời gọi ấy bằng tình yêu. Ngôn ngữ đáp lại một lời mời gọi xuất phát từ tình yêu phải là tình yêu. Khởi đầu có một cuộc gặp gỡ, một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng nói với chúng ta về Chúa Cha, làm cho chúng ta biết tình yêu của Người dành cho chúng ta. Và rồi tự phát sinh trong chúng ta mong muốn truyền đạt điều đó cho những người chúng ta yêu thương: “Tôi đã gặp Tình yêu”, “Tôi đã gặp Đấng Messia”, “Tôi đã gặp Chúa”, “Tôi đã gặp gỡ Chúa Giêsu”, “Tôi đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống”. Nói tắt một lời: “Tôi đã tìm thấy Chúa”.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biến cuộc đời mình thành một bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúa, đáp lại lời mời gọi của Chúa và, trong sự khiêm tốn và vui vẻ, thực hiện thánh ý Chúa. Nhưng chúng ta hãy nhớ điều này: trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, có một thời điểm mà Thiên Chúa đã làm cho sự hiện diện của Người mạnh mẽ hơn, bằng một lời kêu gọi. Hãy ghi nhớ thời điểm đó. Chúng ta hãy quay lại khoảnh khắc đó, để ký ức về khoảnh khắc đó luôn làm mới chúng ta trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm:
Anh chị em thân mến,
Tôi bày tỏ sự gần gũi với người dân trên đảo Sulawesi, Indonesia, nơi vừa gánh chịu một trận động đất rất mạnh. Tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương và những người bị mất nhà cửa và công ăn việc làm. Xin Chúa an ủi họ và nâng đỡ nỗ lực của những người dấn thân giúp đỡ. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho những người anh em của chúng ta ở Sulawesi, và cả những nạn nhân của vụ tai nạn máy bay diễn ra vào thứ Bảy tuần trước, cũng ở Indonesia.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen.
Hôm nay ở Ý, Ngày dành cho việc đào sâu và phát triển cuộc đối thoại giữa người Công Giáo và người Do Thái được tổ chức. Tôi rất vui mừng với sáng kiến này đã diễn ra trong hơn ba mươi năm qua và tôi hy vọng rằng nó sẽ mang lại những hoa trái dồi dào của tình huynh đệ và sự cộng tác.
Ngày mai là một ngày quan trọng: Đó là ngày bắt đầu Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô Giáo. Năm nay chủ đề đề cập đến lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy và anh em sẽ sinh nhiều hoa trái” (x. Ga 15: 5-9). Vào thứ Hai ngày 25 tháng Giêng, chúng ta sẽ kết thúc bằng việc cử hành Kinh Chiều tại Đền Thờ Thánh Phêrô Ngoại Thành, cùng với các đại diện của các cộng đồng Kitô khác hiện diện tại Rôma. Trong những ngày này, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để ước muốn của Chúa Giêsu được thực hiện: “Để chúng nên một” (Ga 17:21). Sự đoàn kết, luôn thắng vượt trên xung đột.
Tôi gửi lời chào thân ái đến anh chị em, những người được kết nối thông qua các phương tiện giao tiếp xã hội. Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!
Source:Holy See Press Office
Bà Melania Trump, người Công Giáo, sinh ngày 26 tháng Tư, 1970 tại Novo Mesto, Slovenia là đệ nhất phu nhân thứ 45 của Hoa Kỳ.
Trong cương vị đệ nhất phu nhân, bà Melania Trump đã điều hành một sáng kiến bác ái nhằm giúp đỡ các trẻ em nghèo tại Hoa Kỳ có điều kiện học tập để trở nên những công dân tốt nhất cho Hoa Kỳ. Chương trình này còn đi xa hơn thế nữa.
Thật thế, ngay từ những ngày đầu của kỹ thuật Internet, Giáo Hội đã thấy ở đây những cơ hội thật bất ngờ và lớn lao. Chúng ta có thể nói như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Chúa đang đặt vào tay chúng ta một phương tiện truyền bá sứ điệp của Đức Kitô vượt quá trí tưởng tượng phong phú nhất của những người truyền giảng Tin Mừng đi trước chúng ta”.
Tuy nhiên, đồng tiền có hai mặt. Phương tiện truyền thông mới này trong khi có thể được dùng cho lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và Giáo Hội thì chính nó cũng có thể được dùng để khai thác, gây ảnh hưởng, thống trị và làm băng hoại. Mặt trái tối tăm của đồng tiền này là những tác hại khôn lường cho mỗi người trong chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho Giáo Hội và xã hội. Một trong những vấn đề trầm trọng nhất là những hình ảnh dâm dục trên Internet và tệ nạn bắt nạt trên Net.
Được sự khích lệ của Đức Cha Paul Stephen Loverde, lúc ấy là Giám Mục giáo phận Arlington, Virginia, và là Khoa trưởng Khoa Tâm Lý Học của Đại Học Armerica, bà Melania Trump đã hình thành nên chương trình Be Best với một mục tiêu rõ rệt là chiến đấu chống lại những ảnh hưởng thống trị và làm băng hoại của Internet đang hoành hành như một trận dịch khổng lồ cướp đi linh hồn người ta và tàn phá hôn nhân gia đình. Sáng kiến của bà cũng có một mục tiêu cụ thể khác là chống lại nạn ghiền ma túy trong giới trẻ.
Chương trình này gắn liền với tư cách đệ nhất phu nhân của bà. Cho nên, khi Tổng thống Trump hết nhiệm kỳ, chương trình cũng phải kết thúc. Chính vì thế, bà đã thực hiện video sau đây thay lời từ giã các trẻ em và phụ huynh được hưởng lợi trong chương trình này.
Mở đầu, bà Trump nói:
Sáng kiến Be Best của tôi được lấy cảm hứng từ lòng trắc ẩn, sức mạnh và lòng tốt.
Những phẩm chất này là kết cấu của quốc gia chúng ta và mở ra một không gian tự do và cơ hội cho tất cả mọi người. Từ bờ biển này sang bờ biển khác, người Mỹ có một quyết tâm không ngừng giúp đỡ lẫn nhau và chia sẻ một mối liên kết chung là mong muốn tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo của chúng ta.
Be Best là một bệ phóng nhằm giúp trẻ em phát huy hết tiềm năng của mình và cũng nêu bật những con người và những tổ chức đang làm những điều phi thường ở đất nước chúng ta và trên toàn thế giới.
Mục tiêu của Be Best rất đơn giản: dạy dỗ các thanh thiếu niên về tầm quan trọng của sức khỏe của họ, cả về tinh thần lẫn thể chất.
Điều này cũng bao gồm hiểu biết về an toàn khi tham gia mạng lưới toàn cầu và sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc phiện và ma túy.
Trong bốn năm qua, tôi đã nghe từ vô số nhân viên y tế, nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và nhiều hơn nữa, những người đã đưa ra tiếng nói cho những vấn đề này và giúp cung cấp các giải pháp sáng tạo và các nguồn lực cứu sinh.
Tôi tiếp tục tin rằng việc đề cao những tấm gương tích cực này sẽ truyền cảm hứng cho những người khác làm phần việc của họ.
Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ Be Best trong vài năm qua.
Chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức về lạm dụng thuốc phiện và tác động của nó đến cuộc sống của trẻ em và gia đình.
Chúng tôi đã giúp giảm bớt sự kỳ thị đằng sau chứng nghiện ngập và khuyến khích các nhà lập pháp thông qua những luật lệ giúp đỡ những cá nhân đang gặp khó khăn.
Chúng tôi đã mở rộng các tài nguyên cho người lớn và gia đình về cách bảo vệ con cái của chúng ta trực tuyến và giúp chúng hiểu rằng giá trị bản thân của chúng không được xác định bởi các phương tiện truyền thông xã hội.
Và chúng tôi đã nói lên tiếng nói của một số trẻ em dễ bị tổn thương nhất trong hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng, bảo đảm rằng chúng có được sự hỗ trợ cần thiết để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.
Tôi rất thích làm việc cùng với các nhà lãnh đạo thế giới khác, tìm hiểu về các giải pháp của họ và chia sẻ một số chương trình thành công tại quê nhà.
Nhưng công việc của chúng ta vẫn chưa xong.
Khi di sản của Be Best khép lại tại Nhà Trắng, chúng ta phải tiếp tục đưa ra tiếng nói cho trẻ em quốc gia chúng ta và những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.
Chính những giá trị và tinh thần của người Mỹ đã truyền cảm hứng cho sự ra mắt của Be Best, và tôi biết chính những giá trị đó sẽ thúc đẩy chúng ta tiếp tục sứ mệnh này.
Nếu chúng ta tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau và cùng đến với nhau trong cộng đồng, trường học, chính quyền và nơi thờ phượng, chúng ta sẽ bảo đảm được rằng tất cả trẻ em có cơ hội đạt được tương lai tươi sáng mà chúng xứng đáng có được.
Xin Chúa phù hộ cho tất cả các bạn, gia đình của các bạn, và xin Chúa phù hộ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Sau những lời chia tay này của bà Melania Trump, bà Jill Biden, người sắp sửa làm đệ nhất phu nhân cho biết bà ấy sẽ hồi sinh một sáng kiến cũ từ thời ông Joe Biden là phó tổng thống. Chương trình này có tên là Joining Forces do bà Michelle Obama thành lập vào năm 2011, tập trung vào giáo dục, việc làm và hỗ trợ phúc lợi y tế, bao gồm cả các chi phí phá thai cho các gia đình quân nhân.
1. Lò hỏa táng tại Đức phải hoạt động liên tục trước số người chết quá đông vì coronavirus
Xin lưu ý trước quý vị và anh chị em, những hình ảnh trong đoạn video này có thể gây thương tổn tâm lý cho nhiều người. Những ai nhạy cảm, xin vui lòng đừng xem.
Nếu có một nơi nào đó cho thấy số người chết vì đại dịch, thì đây sẽ là nơi đó.
Tại lò hỏa táng này ở Saxony, miền đông nước Đức, các nhân viên đã làm việc suốt ngày đêm, bảy ngày một tuần.
Người quản lý của nó cho biết tỷ lệ tử vong đã tăng gấp đôi, bắt đầu từ tháng 11, khi khu vực này phải vật lộn với đợt thứ hai.
Một số quan tài được đánh dấu “nguy cơ nhiễm trùng”. Joerg Schaldach nói đó thật là gấp đôi nỗi đau vì họ không thể cho phép người thân đến nói lời tạm biệt với những người quá cố.
“Mọi người không còn được đến thăm tại bệnh viện và không thể nắm tay họ nữa khi họ qua đời. Tất cả những gì những người còn sống nhận được là một tin nhắn: 'đã chết.' Một lời từ biệt bên quan tài cũng là điều không thể. Tất cả những gì những người còn sống nhận được là một cái hũ. Đó là vấn đề mà người còn sống phải đối mặt, họ phải đối mặt với nỗi đau của mình. Đó là một quá trình rất, rất khó khăn khi người thân đưa một người thân yêu vào bệnh viện và cuối cùng nhận lại một cái hũ”.
Tử vong tại Đức, tính đến ngày 16 tháng Giêng, đã lên đến 46,978 người chết, trong số 2,035,657 trường hợp nhiễm coronavirus.
Source:Reuters
2. Ý rơi vào khủng hoảng chính trị khi Renzi nhận chìm chính phủ
Cựu thủ tướng Ý Matteo Renzi đã rút đảng nhỏ của mình ra khỏi chính phủ, khiến liên minh cầm quyền không còn thế đa số trong Quốc Hội và gây ra hỗn loạn chính trị ngay lúc cả nước đang phải chiến đấu với sự bùng phát trở lại của COVID-19.
Renzi phê phán phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Giuseppe Conte, nói rằng ông Conte đang cố gắng tích trữ quyền lực.
Tuy tuyên bố rút ra khỏi liên minh nhưng ông Renzi vẫn để ngỏ khả năng tái gia nhập liên minh nếu các yêu cầu của ông về một cải cách chính sách và trách nhiệm giải trình cao hơn được thực hiện.
“Có trách nhiệm là đối mặt với các vấn đề, chứ không che giấu chúng”, ông Renzi nói. Câu này nghe có vẻ hay, nhưng nhiều phê phán ông đang chơi trò chính trị trong nỗ lực vực dậy vận may của đảng Italia Viva nhỏ bé của ông, đang thất bại trong các cuộc thăm dò.
Các đối tác liên minh với ông cho biết quyết định của ông sẽ gây tổn hại cho đất nước, nơi đang sa lầy vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai do hậu quả của đại dịch coronavirus đã giết chết hơn 80,000 người Ý - con số thiệt hại cao thứ hai ở châu Âu.
Conte đã đưa ra lời kêu gọi cuối cùng để yêu cầu Renzi ở lại trong liên minh bốn bên, vừa nhậm chức vào tháng 8 năm 2019. Ông Conte nói rằng ông tin rằng sự thống nhất có thể được khôi phục nếu có thiện chí từ tất cả các bên.
Một kịch bản có thể xảy ra là các bên liên minh cố gắng đàm phán lại một hiệp ước mới với Italia Viva, điều này gần như chắc chắn sẽ mở đường cho một cuộc cải tổ nội các lớn, dù có hoặc không có Conte cầm quyền.
Nếu liên minh không thể thống nhất về một con đường tiếp tục, Tổng thống Sergio Mattarella gần như chắc chắn sẽ cố gắng thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc để giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe.
Nếu điều đó không thành công, lựa chọn duy nhất sẽ là một cuộc tổng tuyển cử.
Thủ tướng Conte, một người Công Giáo, thường xuyên có các cuộc trao đổi ý kiến với Đức Thánh Cha, đặc biệt là trong thời gian đại dịch vừa qua. Có thể ông sẽ nhờ Đức Giáo Hoàng làm trung gian dàn xếp các bên trong cuộc khủng hoảng này.
Source:Reuters
3. Những vụ nổ đầy màu sắc từ Núi Etna thắp sáng bầu trời đêm
Những đợt dung nham nóng bỏng bùng phát bắn lên bầu trời đã xảy ra vào khoảng 10h30 tối 15 tháng Giêng.
Ngọn núi lửa cao 3,330 mét, nằm cách Napoli 350km về phía Nam đã phun dung nham và tro bụi bay tràn ngập một vùng biển Địa Trung Hải và vùng Catania.
Lần phun trào cuối cùng của núi lửa này là vào năm 1992. Những vụ nổ đầy màu sắc từ Núi Etna thắp sáng bầu trời đêm liên tiếp trong nhiều ngày.
Hôm thứ Tư 16 tháng 12, tại Naples tiếng Ý gọi là Napoli, máu của Thánh Gennariô vẫn khô đặc, không có bất cứ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có.
Diễn biến này được nhiều người Ý xem là một điềm rất xấu. Vài ngày trước đó, một cây cầu đột nhiên gẫy làm đôi trong đêm. Một chiếc xe chở khách đã lao xuống dòng sông.
Hôm thứ Sáu 8 tháng Giêng, trong bãi đậu xe của bệnh viện Ospedale del Mare, nghĩa là bệnh viện Biển, ở Napoli, bên Ý, một khoảng đất rộng 2,000 mét vuông đã bất ngờ sụp xuống, tạo thành một hố sâu, nuốt chửng cả 3 chiếc xe hơi đang đậu trong bãi đậu xe.
Trong khi đó, số trường hợp nhiễm coronavirus tăng mạnh khiến Ý phải tái lập tình trạng khẩn cấp sau Đêm Giáng Sinh.
Nhiều cư dân của Napoli tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Source:Reuters
4. Crackdowns bắt đầu: Đại sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh Callista Gingrich từ biệt Đức Thánh Cha Phanxicô
Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh, Callista Gingrich, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu khi bà chuẩn bị rời Rôma vào lúc tổng thống của Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ.
Callista Gingrich sẽ rời nhiệm sở vào ngày 20 tháng Giêng để trở về Hoa Kỳ. Ông Patrick Connell sẽ là Tham Tán (Chargé d 'Affaires) cho đến khi một đại sứ mới được bổ nhiệm.
Gingrich đã được Tổng thống Trump đề cử làm Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh vào tháng 5 năm 2017, nhưng mãi đến 5 tháng sau đó, sau những cuộc điều trần khó khăn, mới được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận vào ngày 16 tháng 10 cùng năm.
Những cuộc điều trần đầy khó khăn của Gingrich vào năm 2017, như một hệ quả tất nhiên của việc bà tham gia tích cực vào các tổ chức phò sinh, tiên đoán những gì sẽ xảy ra cho bà một khi tổng thống Trump thất cử. Chính quyền Biden mà chịu để yên cho bà ở vị trí thì thật là một chuyện lạ bốn phương. Vì thế, ngay cả khi Biden chưa nhậm chức, bà đã chào từ biệt Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong ba năm ở Rôma, Gingrich, vợ của cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, là một người rất năng nổ. Bà đã thu hút sự chú ý đến các vấn đề như buôn người, đàn áp Kitô hữu và tự do tôn giáo, bằng cách tổ chức các hội nghị chuyên đề và các sự kiện khác.
Trên Twitter, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh cho biết ngày 15 tháng Giêng “Đại sứ và phu quân Newt Gingrich rất vinh dự được có chuyến thăm từ biệt với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày hôm nay”.
Hai người cũng đã gặp gỡ các quan chức Vatican khác hôm thứ Sáu. Gingrich đã viết trên Twitter vào ngày 15 tháng Giêng rằng bà đã có một “chuyến thăm tuyệt đẹp hôm nay với Đức Hồng Y Parolin” và một “chuyến thăm tuyệt đẹp Điện Tông tòa”.
Trong một cuộc phỏng vấn trên trang web của Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được xuất bản vào tháng 9 năm 2020, Gingrich nói “đó là một trải nghiệm đáng kinh ngạc và mãn nguyện khi làm đại sứ của quốc gia chúng ta cạnh Tòa thánh”.
“Hoa Kỳ và Tòa Thánh hợp tác trong nhiều mục tiêu đối ngoại quan trọng. Từ việc thúc đẩy tự do tôn giáo và đối thoại giữa các tôn giáo, đến chống buôn người, hỗ trợ nhân đạo, ngăn chặn xung đột và bạo lực, quan hệ đối tác của chúng ta với Tòa thánh là một lực lượng toàn cầu vì thiện ích”, bà nói.
Gingrich, là một người Công Giáo từ tấm bé, cũng lưu ý rằng làm việc ở Rôma và Vatican đã “củng cố rất nhiều” đức tin của bà.
“Mỗi lần tôi tham gia vào một cuộc họp tại Vatican hoặc tham dự một nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tôi cảm thấy vinh dự và may mắn”, bà nói.
Vào tháng 5 năm 2020, Gingrich kêu gọi sự chú ý đến vai trò của các tổ chức dựa trên đức tin trong việc cung cấp các quỹ cứu trợ của chính phủ Hoa Kỳ để hỗ trợ những người đang bị đau khổ do coronavirus ở Ý.
“Nước Mỹ đang tài trợ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa trên đức tin mà hiệu quả có thể cung cấp sự hỗ trợ quan trọng”, bà nói với EWTN.
“Điều quan trọng là tiền của Mỹ phải được sử dụng tốt. Các tổ chức dựa trên niềm tin là những đối tác hiệu quả và đáng tin cậy. Họ được truyền cảm hứng bởi ý thức về mục đích và sự cống hiến để giúp đỡ những người khó khăn nhất”, bà đại sứ nói.
Trong một chuyên mục cho Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, năm 2019, Gingrich đã phản ánh về 35 năm quan hệ ngoại giao với Tòa thánh.
“Mặc dù đại sứ quán của chúng ta mới chính thức thành lập vào năm 1984, nhưng quan hệ của chúng ta với Tòa Thánh đã có từ thời lập quốc”, bà nói.
“Trong suốt lịch sử của chúng ta, các tổng thống Hoa Kỳ đã công nhận vai trò quan trọng của Tòa Thánh trong việc thúc đẩy hòa bình và công lý. Từ năm 1870 đến năm 1984, một số đặc phái viên tổng thống đã được cử đến Vatican để thảo luận về các vấn đề nhân đạo và chính trị. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phái viên của Tổng thống Franklin Roosevelt đã gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Pius XII, và đã làm việc với Tòa thánh để nuôi những người tị nạn Âu châu, cung cấp viện trợ cho Đông Âu và giúp đỡ các tù nhân chiến tranh”.
Gingrich nói rằng trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, Tổng thống Ronald Reagan và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “nhận ra rằng mối quan hệ không chính thức giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh không còn đủ để đáp ứng những nguy cơ do chủ nghĩa Cộng sản gây ra”.
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Thành phố Vatican vào năm 1982, và trong vòng hai năm, quan hệ ngoại giao chính thức đã được thiết lập.
Bà kể lại rằng:
“Khi Đại sứ Wilson trình quốc thư cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 9 tháng 4 năm 1984, Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng sự hợp tác mới giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh có nghĩa là ‘nỗ lực chung để bảo vệ phẩm giá và quyền của con người’”.
“Trong 35 năm qua, sự hợp tác độc đáo này đã làm được điều đó. Nó đã tồn tại, theo lời của Tổng thống Reagan ‘vì lợi ích của những người yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi’”.
Callista Gingrich là chủ tịch của Gingrich Productions ở Arlington, Virginia, và chủ tịch của tổ chức bác ái phi lợi nhuận Gingrich Foundation.
Bà từng là một ca viên lâu năm của dàn hợp xướng tại Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington, DC
Newt và Callista kết hôn vào năm 2000. Newt theo đạo Công Giáo vào năm 2009 và giải thích, trong một cuộc phỏng vấn cùng năm với Deal Hudson tại InsideCatholic.com, rằng chứng tá của Callista với tư cách là một người Công Giáo đã đưa ông đến với đức tin.
Hai vợ chồng đã làm việc cùng nhau trong một bộ phim tài liệu được phát hành vào năm 2010, “Chín ngày thay đổi thế giới”, tập trung vào chuyến hành hương năm 1979 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Ba Lan, khởi đầu cho tiến trình giải thể cộng sản tại Đông Âu.
Source:Catholic News Agency