Ngày 18-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:19 18/01/2014
ĐÁNH DẤU
N2T

Sinh mệnh như một bình rượu ngon của người say, có một vài người đọc ở chỗ ghi dấu trên bình, cũng là thỏa mãn rồi.
Có một vài người cần phải nếm mùi vị của nó.
Một hôm, Phật Đà cầm một đóa hoa, hỏi cách nhìn của chúng đệ tử, sau khi yên lặng vài giây thì mọi người đều phát biểu: có người trích dẫn lý lẽ của triết lý, có vị khác làm thơ, lại có người muốn làm một so sánh có liên quan, mỗi người ai cũng đều muốn kiến giải của mình cao thâm vượt qua người khác !
Đó là một vài lời bình luận cái chữ ghi trên bình !
Ma-ca thì chăm chú nhìn đóa hoa cười mà không nói, chỉ có mình anh ta là nhìn thấy tất cả !

Suy tư:
Có người khi cầu nguyện thì đọc hết kinh này qua kinh khác, đọc hết sách kinh nọ đến sách kinh kia, họ cầu nguyện mà như trả bài thuộc lòng với Thiên Chúa.
Có người khi cầu nguyện thì la thật lớn tiếng sợ Chúa bị điếc tai không nghe được lời họ cầu xin.
Có người khi cầu nguyện thì phải ngồi lên phía trước nơi gần bàn thờ để mọi người thấy, họ chuẩn bị thi thời trang áo quần và cách dáng quỳ ngồi khi cầu nguyện.
Có người khi cầu nguyện thì đứng xa xa nơi ngưỡng cửa nhà thờ, đấm ngực ăn năn tội, họ thật lòng xin Chúa thứ tha tội cho mình...
Người vui vẻ trong mọi hoàn cảnh, làm tròn bổn phận của mình là người biết cầu nguyện khắp mọi nơi, trong mọi lúc, như ngắm nhìn một bông hoa mà không cần phải nói ra lời, bởi vì họ hiểu bông hoa đó là cả một công trình yêu thương của Đấng tạo hóa là Thiên Chúa.
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:21 18/01/2014
Chúa Nhật 2 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Ga 1, 29-34.
“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian”.


Anh chị em thân mến,
Trước tiên chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta một vị đại tiên tri, đó là thánh Gioan Tiền Hô, chính ngài đã giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho chúng ta: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” , nhờ đó mà chúng ta biết được Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ nhân loại, là Đấng đã lập bí tích Rửa Tội để chúng ta được tái sinh làm con Thiên Chúa, và hòa giải chúng ta với Ngài qua bí tích Giải Tội.

Để trở thành người chuẩn bị đường cho Đức Chúa Giê-su đến, thánh Gioan Tiền Hô đã có đủ ba điều kiện: được chọn, được sai đi và làm chứng.

Mỗi người Ki-tô hữu đang hiện diện trong xã hội hôm nay cũng là những người được chọn -không phải để chuẩn bị- nhưng là để làm chứng cách sống động cho tình yêu của Thiên Chúa ngay trong cuộc sống của mình, và như thế, mỗi người Ki-tô hữu cũng đã có ba điều kiện trên đây để làm chứng cho Tin Mừng.

Thiên Chúa đã chọn chúng ta không như đã chọn thánh Gioan Tiền Hô: công khai kèm theo dấu lạ, nhưng Ngài đã chọn chúng ta qua đức tin của cha mẹ, qua hoàn cảnh của cuộc sống, qua bao thăng trầm của đời người, để chúng ta càng hiểu thấu đáo hơn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta.

Thiên Chúa đã chọn chúng ta và sai chúng ta đi làm chứng cho tình yêu hy sinh trên Thập Giá của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su. Ngài sai chúng ta đi vào trong những nơi phố chợ ồn ào náo nhiệt, nhưng ở đó có nhiều người tâm hồn đã lạnh tanh vì thiếu vắng tình yêu thương chân thật; Ngài sai chúng ta vào nơi công sở để rao giảng tin mừng Nước Trời bằng chính sự phục vụ chân tình của chúng ta; và cũng như thánh Gioan Tiền Hô đã vào trong hoang địa để suy tư tìm hiểu sứ mệnh của mình, Thiên Chúa cũng đưa chúng ta vào trong an tịnh của tâm hồn, không phải trong hoang địa, nhưng là sau những lần rước Thánh Thể hoặc viếng Thánh Thể, để qua xét mình kiểm thảo dưới ánh sáng Lời của Ngài chúng ta thấy mình rõ hơn...

Thiên Chúa đã chọn chúng ta và đã sai chúng ta đi, để sống những gì mình đã cảm nghiệm được trong đức tin của mình. Thánh Gioan Tiền Hô đã lấy mạng sống của mình để trả giá cho cuộc đời chứng nhân cho sự thật, ngài đã chết anh dũng như ngài đã sống can đảm giữa tội ác và thế lực của bạo chúa Hê-ro-đê.

Để sống những gì mình đã tin thì khó hơn là rao giảng bằng lời nói, bởi vì đức tin thì không thấy được, mà con người thời nay thì chỉ muốn thấy cho tường tận mới tin. Cho nên đời sống chứng nhân của người Ki-tô hữu rất quan trọng, do đó mà, khi con người thời nay đòi những dấu lạ mới tin, thì chúng ta đều có thể làm dấu lạ cách kỳ diệu, dấu lạ đó chính là sống yêu thương và phục vụ tha nhân cách chân thành, đó chính là dấu lạ như bài ca Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm... đó chính là đức tin được thể hiện bằng hành động vậy.

Anh chị em thân mến,
Ngày xưa, Thánh Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho các môn đệ của mình, thì ngày nay, mỗi người chúng ta giới thiệu Chúa Giê-su cho người anh em chị em của chúng ta, không chỉ bằng lời nói mà thôi, nhưng còn là bằng đời sống của chính mình: đời sống yêu thương và phục vụ, đó chính là cách giới thiệu khoa học nhất và rõ ràng nhất, mà chính các thánh đã thực hành trong cuộc sống của mình.

Câu hỏi gợi ý :
- Bạn có lần nào giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho người khác chưa ? Nếu có thì bằng cách nào ?
- Giả sử bạn là một người Ki-tô hữu nhưng rất lơ là với đức tin của mình, bạn có giật mình khi thấy có người nhắc nhở bạn là người Ki-tô hữu không ?
- Có lúc nào bạn muốn mình là thánh Gioan Tiền Hô không ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:32 18/01/2014
N2T

1. Bất kỳ ai hể tiếp xúc với một linh mục, thì khi rời khỏi ngài, họ sẽ đem theo một lời chân thật có thể có ích cho linh hồn của họ.

(Thánh Don Bosco)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:34 18/01/2014
TIẾNG CHÚA
Mấy ngày nay, cha sở nghe giáo dân nói nhiều về chuyện Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô lên án các mục tử đem bánh độc cho chiên ăn chứ không đem Lời Chúa cho họ, vì các ngài sống xa hoa đua đòi và xa rời giáo dân...
Ngài nghe được mà như cảm thấy như tiếng Chúa nói với mình qua Đức Giáo Hoàng, và lên án mình qua giáo dân...
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ hai mùa thường niên năm A 19.1.2014
Mai Tá
13:46 18/01/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ hai mùa thường niên năm A 19.1.2014



“Ta xếp chữ hơn nửa đời mệt lả”

Vẫn chỉ là những lập –thể lăng quăng…”

(dẫn từ thơ Trầm Mặc Thiên Thu)



Ga 1: 29-34

Nhà thơ xếp chữ mới nửa đời đã thấy mệt. Nhà đạo xếp đặt cả đời vẫn hân hoan. Hân hoan hay mệt lả, vẫn là tâm tính với tâm tình của người đời ở mọi nơi.

Thánh-sử Gioan nay mô tả tâm tình người nhà Đạo hơp cùng đấng bậc Tiền Hô nói về Chúa khi Chúa chấp nhận thanh-tẩy tại sông Gordan. Và khi ấy, đấng thánh Tiền Hô lại cũng khẳng định: Chúa dù sinh sau đẻ muộn hơn ông nhưng Ngài được Chúa Cha sắp đặt một hiện hữu có trước cả muôn người. Ngài là Con Thiên Chúa vốn tràn đầy Thần Khí và là Đấng Xóa tội trần gian. Nên hôm nay Hội Thánh đã đưa Sự thật này vào phụng vụ Tiệc Thánh, đọc trước rước lễ.

Nhiều người chắc sẽ tự hỏi: sao Hội thánh lại có thể khẳng định rằng: lỗi tội trần gian rày được xóa?

Thêm nữa, tội trần gian là thứ tội gì khiến ta cần có Chúa để xóa bỏ?

“Trần gian” đây, chắc chắn không mang nghĩa vũ trụ hoặc thụ tạo như một số người thường hiểu. Trái lại, đó chính là thế giới ở đời này đối chọi với thứ “thế giới đang trờ tới” hoặc thế gian nào khác lẽ đáng ra phải như thế. Toàn bộ cảnh trí xã hội và chính trị mà ta gọi là “thế giới” với thế gian của người phàm, nay dẫy đầy đủ mọi bạo lực, kỳ thị. Thế gian, đang lôi con người vào lối sống rất tục phàm, đầy lỗi phạm.

“Thế gian” hôm nay còn có nghĩa là toàn bộ nhân loại đang chung sống nhưng không theo cung cách tỏ bày tình thương yêu kết đoàn hoặc hình thức nào khác, cũng tương tự. Sống như thế, là từ chối cuộc sống chấp nhận rằng Thiên Chúa có thực. Và đó cũng là lý do khiến thế giới gian trần nay cứ sống bất chấp luật lệ, chấp cả tình thương yêu đùm bọc người đồng lọai, mà chỉ kéo dài những tháng ngày chai đá, ích kỷ, và xa các hết mọi người.

Ở đây, thay vì gọi đó là “lỗi tội trần gian”, có lẽ ta cũng nên gọi đó là ‘lý lẽ của sự dữ” ác thần trong cuộc sống. Lý và lẽ, nằm ở cung cách ta suy tư/hành động, theo cung cách khác biệt những điều ta được dạy bảo. Chẳng hạn như trường hợp đứa trẻ tuy còn nhỏ nhưng đã biết nói dối. Trẻ biết mình làm thế là không tốt, nhưng vẫn không nhận rằng việc ấy do mình khởi xướng. Như thế, là trẻ nhỏ còn tự lừa dối chính mình nữa.

Bởi thế nên, trẻ bé lại cứ sáng chế ra nhiều dối trá khác hầu che lấp lời nói dối lúc ban đầu, và bé cũng không muốn cho cha mẹ mình biết là bé đã làm thế, rất nhiều lần. Người lớn cũng thế. Đôi khi sự thể còn tồi tệ hơn. Bởi, dối trá quả đã che mắt con người từng làm thế. Và cứ thế, sự thể xấu xa này lại kéo theo nhiều tệ hại khác. Uy lực tệ hại, lại đưa đẩy con người phạm lỗi lại sẽ lớn hơn cá nhân người ấy nữa. Cá nhân người phạm lỗi dù có chống đối, cũng vô ích. Và, vô hình chung, chúng ta là nạn nhân của hành động xấu xa ấy và những gì chúng ta làm đều cộng thêm vào sự xấu để rồi sự việc trở thành tồi tệ hơn.

Đằng khác, lý lẽ của ác thần/sự dữ là lý lẽ của sự bao che, giấu diếm. Về chuyện này, kinh thánh cũng đề cập đến ở đôi chỗ, như đoạn Chúa quở trách rằng: “con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng”, hoặc “Satan” hãy xéo khỏi nơi ta.

Thêm nữa, lý lẽ của thế gian là uy lực hủy hoại toàn nhân loại. Thế nên, bổn phận của cộng đoàn dân Chúa là phải đề cao cảnh giác về sức mạnh thù địch ấy. Có làm thế mới tìm ra được lý lẽ nào khác thay thế để sống còn. Lý lẽ thay thế mọi tệ hại đây lại là lý và lẽ của tình thương yêu, tức động thái trái nghịch sự dối trá mà nhiều người từng đối xử với nhau, trong cuộc sống.

Đối xử tử tế theo lý lẽ của tình thương yêu còn có nghĩa: cứ giang tay ra mà chấp nhận mọi tệ hại, để rồi tuyên bố bảo rằng: dối trá/tệ hại không là bản chất con người của chúng ta. Có giang tay chấp nhận tệ hại như thế, mới xóa bỏ được lằn ranh hận thù/chia cách giữa người với người. Đối xử tử tế giữa người với người và có chấp nhận mọi tệ hại cho riêng mình, là cơ hội buộc tệ hại trở thành giống như ta để rồi sẽ không còn khác biệt giữa ta và chúng nữa. Thật ra, thì ta vẫn đi ra ngoài ở với tệ hại, để rồi khuyến dụ chúng đến ở với ta, sống như ta mà không cần bận tâm về sự khác biệt vì chúng đã hòan thiện như ta rồi.

Thật ra, đó cũng không chỉ là lý lẽ đơn thuần mà thôi, nhưng là thứ thần khí bao trùm mọi vật. Thánh Gioan Tiền Hô nói: Chúa có Thần khí ở cùng, là thánh-nhân muốn nói đến Thần-khí không phải đột nhiên/tự dưng từ đâu đến, mà là Thần Khí thánh-hóa nằm trong và nằm lại mãi với Ngài. Thánh Gioan Tiền Hô còn quả quyết: Chúa muốn mọi người hòa quyện vào với Thần khí để Ngài trao cho mọi người Thần khí thực của sự sống ngõ hầu thánh-hóa hết mọi người. Có như thế, con người mới được “nạp điện” bằng quyền-uy sức-mạnh của Ngài, có như thế nhân-lọai mới mới trở thành thứ trần gian tốt đẹp và trở thành chốn miền hạnh phúc cho người thường.

Cũng nhờ đó, ta mới hiểu được tại sao thánh Gioan lại gọi Chúa là Đấng Xóa Tội trần gian, xóa mọi lý lẽ của dối trá, bao che, lừa lọc. Cũng nhờ đó, ta hiểu được Ngài là Đấng ban tặng Thần Khí Chúa cho ta. Ngài là lý lẽ của tình thương yêu và là khẳng định về sự khác biệt giữa ta và người khác. Đó cũng là lý do khiến thánh Gioan Tiền Hô gọi Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa. Điều này khiến ta nhớ đến chiên con vượt qua; đến cả chiên con âm thầm đi vào lò sát sinh, đến chiên con thời cánh chung được tiến cử trong vinh quang và danh dự, chính là Ngài. Hiểu thế rồi, ảnh hình về chiên con cũng là hình ảnh về sự hiền lành tử tế, tức đặc trưng cần thiết giúp ta sống có lý lẽ của tình thương yêu, đùm bọc.

Hiểu như thế, ta mới thấy được lý lẽ sống còn của Đạo Chúa. Và, có hiểu như thế thì thanh-tẩy mới là và phải là cung cách khiến ta trở thành người tử tế và nhờ đó ta có được cung cách biết lật ngược quan điểm và tầm nhìn về thế giới nhân trần; để rồi từ đó sẽ biến đổi con người mình và thế giới mình đang sống. Và như thế, cuộc sống của ta sẽ là sự tương phản đầy ý-nghĩa giữa “lý lẽ của sự bao che dối trá” và lý lẽ/lý sự của tình thương yêu và sự thật”.

Thế nên, dân con mọi nước sẽ biết chọn cho mình cung cách đi vào cuộc sống không còn vắng bóng tình thương yêu nữa. Nhưng, sẽ là cuộc sống rất đích-thực mặc dù đôi lúc dối trá của người đời cố tình bao che cả bản năng yêu thương của nó, để rồi có được sự sống hiền hòa tử tế với nhân trần. Thế nên, nhân trần vẫn cần đến Chúa và cần dân con mọi người đến với Ngài để biến đổi.

Thế nên, mỗi khi hiên ngang bước lên nhận đón Mình Thánh Chúa vào lòng ở Tiệc Thánh, ta mới thực sự nguyện cầu để mọi sự thể như thế sẽ thành hiện thực. Và như thế, ta sẽ có lý để tiếp tục nguyện cầu, bằng những câu: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa mọi lý lẽ của sự dữ, xin hãy làm cho con trở nên hiền từ/tử tế với mọi người. Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa mọi lý lẽ của dối trá, xin biến con trở thành thật thà với mọi người. Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng lấy đi hết mọi lý sự của mọi bao che và nhượng bộ sự dữ, xin biến con thành kẻ sống an hòa với chính mình và mọi người”. Và thêm lời cầu khác, trong Tiệc Thánh ta vẫn làm: “Lạy Chúa con không xứng đáng để được như thế, nhưng hãy phán lời tặng ban ân huệ cho con tự khắc con sẽ được lành sạch, cùng mọi người”.

Trong cảm nghiệm tình huống như thế, cũng nên về với lời thơ còn bỏ dở, để ngâm rằng:


“Ta xếp chữ hơn nửa đời mệt lả,

Vẫn chỉ là những lập thể lăng quăng.

Vui không đầy đôi mắt đẹp giai nhân,

Buồn không đủ cho đời rưng ngấn lệ.”

(Trầm Mặc Thiên Thu – Ta Không Là Thi Sĩ)


Nửa đời người thấm mệt vì xếp chữ, cũng không bằng phấn đấu cả một đời để thành người hiền từ/tử tế, thế mới cần.


Lm Kevin O’Shea, CSsR -

Mai Tá lược dịch

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi
J.B. Đặng Minh An dịch
01:53 18/01/2014
Hôm 16 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi sẽ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 11 tháng 5 tới đây.

Sứ điệp đã được Đức Thánh Cha Phanxicô ấn ký một ngày trước đó, tức là ngày 15 tháng Giêng.

Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi đã được Giáo Hội cử hành trong 5 thập kỷ vừa qua. Thật vậy, năm 1964, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã thiết định việc cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi vào Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục sinh.

Sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 51 của Đức Thánh Cha Phanxicô có chủ đề “Ơn gọi, chứng tá cho sự thật” trong đó Đức Thánh Cha yêu cầu người Công Giáo hãy "mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả" với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài là chúng ta.

Dưới đây là toàn văn sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô:



Anh chị em thân mến,

1. Tin Mừng thuật lại rằng “Chúa Giêsu đã đến các thành thị và làng mạc… Khi thấy đám đông, Người đã chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt. Rồi Người phán cùng các môn đệ ‘lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy anh em hãy xin chủ gặt sai thợ ra gặt lúa về’” (Mt 9:35-38). Những lời này làm kinh ngạc chúng ta vì tất cả chúng ta đều biết rằng trước hết phải cày cấy, gieo hạt, chăm bón, rồi khi thời gian đến thì mới có được một mùa bội thu. Nhưng Chúa Giêsu lại phán “lúa đã chín đầy đồng”. Trước đó, ai đã làm công việc đem lại những thành quả này? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: là Thiên Chúa. Rõ ràng cánh đồng mà Đức Giêsu đang đề cập chính là nhân loại, là chúng ta. Và tác động đầy hiệu quả đã giúp sản sinh ra “nhiều hoa trái” là ân sủng của Thiên Chúa, nghĩa là, sự kết hiệp với Người (x. Jn 15:5). Do đó, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu mong muốn nơi Giáo Hội liên quan đến nhu cầu cần có nhiều hơn nữa những người phục vụ cho Nước Trời. Thánh Phaolô, một trong những “cộng sự viên của Chúa”, đã dấn thân không mệt mỏi cho Tin Mừng và cho Giáo Hội. Thánh Tông Đồ, với ý thức của một người đã cảm nghiệm được thánh ý cứu độ của Thiên Chúa huyền nhiệm ra sao trên chính mình, cũng như cách thế mà ân sủng ban đầu trở nên nguồn gốc của mỗi ơn gọi, đã nhắc nhở các tín hữu thành Côrintô rằng: “Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa” (1 Cr 3:9). Đó là lý do giải thích về sự kinh ngạc xảy đến trước tiên trong lòng ta khi ngắm nhìn mùa gặt bội thu mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho; rồi tiếp đến là lòng biết ơn vì một tình yêu luôn đi trước chúng ta; và cuối cùng, sự ngưỡng mộ về công trình mà Người đã hoàn thành đòi hỏi nơi ta một sự ưng thuận tự do để cùng hoạt động với Người và cho Người.

2. Nhiều lần chúng ta đã cầu nguyện với những lời của Vịnh gia: “Chính Người là Đấng dựng nên ta, ta thuộc về Người; ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt” (Tv 100:3); hay “Chúa đã chọn nhà Giacop, dành Israel làm sản nghiệp của Người” (Tv 135:4). Nhưng, chúng ta là “sản nghiệp” của Thiên Chúa không phải theo nghĩa của một thứ chiếm hữu khiến chúng ta trở thành những nô lệ, nhưng đúng hơn là một sự liên kết mạnh mẽ gắn bó chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, trong giao ước vĩnh cửu, “vì tình yêu trung tín Chúa tồn tại đến muôn muôn đời” (Tv 136). Trong trình thuật Chúa gọi Giêrêmia, chẳng hạn,Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng Người luôn luôn dõi mắt nhìn mỗi người chúng ta để lời Người có thể hoàn tất nơi ta. Đó là hình ảnh của một nhánh hạnh nhân nở hoa đầu tiên để loan báo sự tái sinh của cuộc sống khi Xuân về (x. Gr 1:11-12). Mọi thứ đến từ Người và là ân sủng của Người: thế giới, sự sống, cái chết, hiện tại, tương lai, nhưng – như thánh Phaolo Tông Đồ bảo đảm với chúng ta – “anh em thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr 3:23). Cách thế chúng ta thuộc về Thiên Chúa có thể được giải thích như thế này: đó là nhờ một tương quan cá vị và độc nhất với Đức Giêsu, có được từ Bí Tích Rửa Tội khi chúng ta được tái sinh trong cuộc sống mới. Chính Đức Giêsu là Đấng tiếp tục mời gọi chúng ta, qua lời Người, là hãy luôn đặt trọn niềm tín thác vào Người, yêu mến Người “hết lòng, hết trí khôn, hết sức” của ta (Mc 12:33). Vì thế mỗi ơn gọi, dù trong rất nhiều những nẻo đường đa dạng, luôn đòi hỏi một sự xuất hành khỏi chính mình để đặt trọng tâm cuộc sống chúng ta nơi Đức Kitô và Tin Mừng. Cả trong đời sống hôn nhân lẫn các hình thức của đời thánh hiến, cũng như đời linh mục, chúng ta phải vượt lên trên những lối nghĩ và cách ứng xử không phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Đó là một cuộc “xuất hành hướng dẫn chúng ta trên cuộc hành trình thờ phượng Thiên Chúa và phụng sự Người nơi anh chị em mình” (Diễn từ gửi Liên Hiệp các Bề Trên Tổng Quyền, ngày 8/5/2013) Vì thế, tất cả chúng ta được mời gọi để thờ phượng Đức Kitô trong lòng ta ( 1Pr 3:15) ngõ hầu chúng ta được rung động bởi tác động của ân sủng chứa đựng trong hạt giống lời Người, là hạt giống phải lớn lên trong chúng ta và phải được chuyển hóa thành việc phục vụ cụ thể anh chị em mình. Chúng ta không cần phải sợ: Thiên Chúa sẽ tiếp tục công trình tay Ngài với niềm đam mê và sự khéo léo trong mỗi chặng đường của cuộc sống. Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta! Người có ước muốn hoàn thành kế hoạch dành cho ta trong lòng Người nhưng Người muốn hoàn tất kế hoạch ấy với sự ưng thuận và hợp tác của chúng ta.

3. Ngày hôm nay cũng vậy, Chúa Giêsu vẫn sống và đồng hành với chúng ta trên những nẻo đường của cuộc sống thường nhật để gần gũi mỗi người - bắt đầu từ những người rốt hết; và để chữa lành những yếu đuối và bệnh tật trong chúng ta. Giờ đây, hướng về những người đã lắng nghe được tiếng Chúa Kitô vang vọng trong Giáo Hội và hiểu được ơn gọi của chính mình, tôi mời gọi anh chị em hãy lắng nghe và bước theo Đức Giêsu, và để chính mình được biến đổi trong tận nội tâm nhờ lời Người, là “thần trí và là sự sống” (Ga 6:62). Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và là mẹ chúng ta, cũng nói với chúng ta: “Hãy làm tất cả những gì Người bảo anh em” (Ga 2:5). Điều này sẽ giúp anh chị em dự phần trong một cuộc hành trình chung có khả năng giải phóng nguồn năng lượng tốt nhất nơi anh chị em và chung quanh anh chị em. Ơn gọi là hoa trái chín mọng trong một cánh đồng được canh tác tốt bởi tình yêu thương lẫn nhau thể hiện nơi việc phục vụ lẫn nhau, trong bối cảnh của một cuộc sống cộng đoàn thực sự. Không có ơn gọi nào được sinh ra chỉ cho riêng nó hay sống cho chính nó. Ơn gọi triển nở từ con tim Thiên Chúa và đâm hoa kết trái trong mảnh đất tốt của dân trung tín với Chúa, và từ những cảm nghiệm của tình huynh đệ. Chẳng phải là Đức Giêsu đã từng nói: “Cứ dấu này mà người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13:35) hay sao?

4. Anh chị em thân mến, sống “chuẩn mực cao của đời sống Kitô hữu thường nhật” này (x. Gioan Phaolô II, Tông Thư Novo Milleniio Ineunte, 31) có nghĩa là thỉnh thoảng phải đi ngươc lại với trào lưu và đối đầu cả với những ngăn trở, bên ngoài cũng như bên trong chúng ta. Chính Đức Giêsu đã cảnh báo chúng ta: hạt giống tốt của lời Chúa thường bị quỷ dữ lấy đi, bị những gian truân ngăn chặn và bị những lo lắng thế gian cũng như những cám dỗ bóp nghẹt (x. Mt 13:19-22). Tất cả những khó khăn này có thể làm nhụt chí chúng ta, khiến chúng ta lui xuống những con đường có vẻ như thoải mái hơn. Tuy nhiên, niềm vui thực sự của những ai được kêu gọi bao gồm trong việc xác tín và cảm nghiệm rằng Chúa là Đấng trung tín và cùng với Người, chúng ta có thể tiến bước, trở thành những môn đệ và những chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, trong khi mở rộng con tim của chúng ta với những lý tưởng tuyệt vời, và những điều cao cả. “Kitô hữu chúng ta không được Thiên Chúa chọn lựa cho những điều mọn hèn; hãy hướng đến những nguyên lý cao cả nhất. Hãy dám đánh liều đời mình cho những lý tưởng thanh cao!” (Bài giảng trong thánh lễ ban Bí Tích Thêm Sức, 28/4/2013). Tôi xin các giám mục, linh mục, tu sĩ, các cộng đoàn và các Kitô hữu hãy định hướng các kế hoạch mục vụ ơn gọi theo chiều hướng này, qua việc đồng hành với các bạn trẻ trên những con đường thánh thiện, vì đó là những con đường cá vị, “đòi hỏi ‘một sự huấn luyện thiêng liêng’ chân thực có thể thích ứng với nhu cầu của từng người. Việc huấn luyện này phải hợp nhất các tài nguyên được trao cho mỗi người dưới hình thức những trợ giúp truyền thống của cá nhân và tập thể, cũng như những hình thức nâng đỡ gần đây từ các hiệp hội, và phong trào được Giáo Hội nhìn nhận” (Novo Millennio Ineunte, 31)

Vì thế, chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn thành những “mảnh đất tốt”, bằng cách lắng nghe, đón nhận và sống lời Chúa, và do đó, sinh được nhiều hoa trái. Càng kết hiệp với Chúa Giêsu qua lời cầu nguyện, Thánh Kinh, Thánh Thể, các bí tích được cử hành và được sống trong Giáo Hội và trong tình huynh đệ, chúng ta càng thấy lớn lên trong chúng ta niềm vui được cộng tác với Chúa trong việc phục vụ Nước Trời, Vương Quốc của tình thương và chân lý, của công lý và hòa bình. Mùa gặt sẽ bội thu, tỉ lệ với ân sủng mà chúng ta khiêm nhu đón nhận trong cuộc sống của chúng. Với ước mong này và với lời cầu xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi, tôi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em.

Từ Vatican, Ngày 15 tháng Giêng 2014

+ Đức Thánh Cha Phanxicô
 
Một Kitô hữu Syria bị chặt đầu chỉ vì đeo thánh giá trên cổ
Đặng Tự Do
06:45 18/01/2014
Cầu nguyện, rồi.. . GIẾT NGƯỜI
Năm chiến binh thánh chiến Hồi Giáo đã chặt đầu một Kitô hữu Syria sau khi họ quan sát thấy anh đang đeo một cây thánh giá trên cổ của mình. Bản tin phát đi hôm 16 tháng Giêng của thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên.

Sự việc đã xảy ra ngày 8 tháng Giêng nhưng đến ngày 16 một linh mục ở Marmarita mới có thể liên lạc được với Fides.

Hai thanh niên Công Giáo là Firas Nader, 29 tuổi, và Fadi Matanius Mattah, 34 tuổi, đang di chuyển bằng xe hơi từ Homs về làng Marmarita, là một làng Công Giáo thì bị một nhóm 5 chiến binh thánh chiến Hồi Giáo chặn xe. Họ đã nổ súng vào chiếc xe để chặn lại.

Khi đến gần xe, đám dân quân này thấy anh Fadi đang đeo một thánh giá nơi cổ đã lôi anh xuống xe và chặt đầu anh. Sau đó họ lấy tiền và các giấy tờ trên xe và bắn anh Firas nhiều phát súng.

Đám dân quân này bỏ đi, để mặc anh trên mặt đất tưởng rằng anh đã chết.

Firas đã tìm cách trốn thoát, đi bộ đến thị trấn Almshtaeih và sau đó được chuyển đến bệnh viện Tartou. Một số các tín hữu đã tìm được thi thể của anh Fadi và đưa anh về Marmarita mai táng.
 
ĐHY Sean O'Malley kêu gọi người Công Giáo tham dự Tuần Cửu Nhật cầu nguyện cho sự sống
Đặng Tự Do
10:14 18/01/2014
Ngày 22 tháng Giêng năm 1973, Tối Cao Pháp Viện tại Hoa Kỳ đưa ra phán quyết cho phép phá thai trong vụ kiện thường được biết đến dưới tên gọi là Roe chống Wade. Để tưởng niệm ngày đau buồn này, hàng năm Giáo Hội và các tổ chức phò sự sống tại Hoa Kỳ đều tổ chức những buổi tuần hành phò sự sống khổng lồ tại Washington DC và nhiều nơi khác.

Tuần qua, Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston, chủ tịch của Hội nghị Liên Hiệp Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra lời mời gọi người Công Giáo Hoa Kỳ bên cạnh việc tham dự vào những cuộc tuần hành cũng nên tham gia vào một tuần cửu nhật cầu nguyện, sám hối, và hành hương từ ngày 18 tháng Giêng đến ngày 26 Tháng Giêng.

Đức Hồng Y nói: "Bằng cách tham gia vào tuần cửu nhật cho sự sống, chúng ta xin Chúa chữa lành và hoán cải đất nước chúng ta và những người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa sự chết. Chúng ta cũng nhắc nhở nhau thông qua hành động chuyên tâm cầu nguyện về sự phụ thuộc tuyệt đẹp của chúng ta vào Thiên Chúa và vào tình yêu sâu sắc của Ngài dành cho mỗi người trong chúng ta."
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 8 ngàn nhân viên Đài Rai (Radio Italia)
LM. Trần Đức Anh OP
11:07 18/01/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô đề cao sự nghiệp thông tin, xây dựng văn hóa của Đài Phát thanh và truyền hình RAI của Italia, đồng thời ngài cũng nhắc nhở về trách nhiệm luân lý của các nhân viên của đài này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 18-1-2014, dành cho 8 ngàn người gồm ban giám đốc, các ký giả, các nghệ sĩ và nhân viên của Đài Rai, nhân dịp kỷ niệm 90 năm buổi phát thanh đầu tiên và 60 năm các chương trình đầu tiên của đài này.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC cũng đề cao sự cộng tác của Đài Rai với các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh như Đài phát thanh Vatican và Trung tâm truyền hình Vatican. Nhờ sự cộng tác này nhân dân Italia đã có thể theo dõi các sinh hoạt ngoại thường và bình thường của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo.

ĐTC nhận xét rằng Đài Rai, với nhiều sáng kiến khác, đã là chứng nhân của tiến trình thay đổi của xã hội Italia, trong những biến đổi mau lẹ và đã góp phần đặc biệt vào sự thống nhất ngôn ngữ và văn hóa Italia.

ĐTC nhắc nhở rằng tưởng niệm một quá khứ đầy những chinh phục như thế nhắc nhở chúng ta tái ý thức về những trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai. Ngài nói: ”Tôi muốn nhắc nhở cho tất cả anh chị em, những người hiện diện tại đây và những người không thể tham dự cuộc gặp gỡ này, rằng nghề của anh chị em, ngoài tính chất thông tin, còn có tính chất huấn luyện, một dịch vụ công cộng, nghĩa là phục vụ cho công ích.. Trách nhiệm ấy của những người đảm nhận dịch vụ công cộng không thể từ nhiệm vì bất kỳ lý do nào. Xét cho cùng, chất lượng luân lý đạo đức của truyền thông là thành quả của những lương tâm quan tâm tôn trọng con người, tôn trọng những người là đối tượng thông tin cũng như những người đón nhận thông tin ấy. Tránh loan tin không đúng sự thật, mạ lỵ và vu khống người khác. Mỗi người trong vai trò và trách nhiệm của mình, được kêu gọi cảnh giác để giữ cho mức độ luân lý đạo đức về thông tin luôn được ở cao độ”.

Trước khi được ĐTC tiếp kiến, ban giám đốc và nhân viên đài Rai đã tham dự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô do vị Giám quản thánh đường là ĐHY Angelo Comastri cử hành (SD 18-1-2014)
 
Hội nghị Vatican về Syria kêu gọi ngưng bắn lập tức
Vũ Văn An
21:26 18/01/2014
Theo tin Zenit ngày 14 tháng Giêng, hội nghị bao gồm các chuyên viên chính trị và các nhà lãnh đạo Giáo Hội do Tòa Thánh bảo trợ đã kết thúc với lời kêu gọi phải ngưng chiến ngay lập tức tại Syria.

Trong tuyên bố sau cùng, các tham dự viên cho rằng việc chấm dứt các thù nghịch là một “mệnh lệnh nhân đạo”. Họ kêu gọi sự giúp đỡ quảng đại trong việc tái thiết nước này cũng như cuộc đối thoại nội bộ và việc tham gia trọn vẹn của mọi tác nhân thuộc vùng này và trên toàn thế giới.

Hội nghị ngày 13 tháng Giêng này do Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện về Khoa Học đứng ra tổ chức tại Casina Pio IV trong Vườn Vatican, như một chuẩn bị cho Hội Nghị Genève II sẽ diễn ra ngày 22 sắp tới, do LHQ triệu tập nhằm đạt được một thỏa hiệp giữa chế độ Syria và các nhóm đối lập về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp.

Chủ đề hội nghị tại Vatican là “Syria, với số tử vong 120,000 người và 300,000 trẻ mồ côi trong 30 tháng chiến tranh, liệu ta còn có thể dửng dưng được nữa hay không?”.

Các nhà chuyên môn tại hội nghị cho rằng “Nỗi kinh hoàng của bạo lực và chết chóc tại Syria đã đem thế giới tới một suy nghĩ mới, và do đó, một cơ may mới cho hòa bình. Bởi thế, tất cả chúng ta hãy cố gắng hoà hợp và tin tưởng vẽ ra ngả đường khẩn cấp tiến tới hoà giải và tái thiết”.

Các tham dự viên liệt kê một kế hoạch 7 điểm về hòa bình, bắt đầu với việc “ngưng bắn tức khắc” và vô điều kiện chính trị. Điều này bao gồm việc chấm dứt cung cấp vũ khí cho cả hai phe từ “các thế lực ngoại quốc”. Kế hoạch này nói thêm rằng “mệnh lệnh nhân đạo” phải là “bước đầu tiên tiến tới hòa giải”.

Điều trên có nghĩa: trợ giúp nhân đạo phải đến ngay tức khắc về cả hai phương diện “tài chánh và nhân bản”, giúp tái thiết xứ sở “trước khi giải quyết mọi vấn đề chính trị và xã hội”.

Kế hoạch nhấn mạnh rằng người trẻ và người nghèo phải được dành một “vai trò ưu tiên” trong các cố gắng tái thiết trên, xét vì nền kinh tế Syria đang ở “tình trạng sụp đổ” và nạn thất nghiệp của người trẻ thì “bàng bạc khắp nơi”.

Các nhà chuyên môn về chính trị cũng kêu gọi cuộc “đối thoại bên trong cộng đồng”. Sau nhiều năm bạo lực, bản tuyên bố cho hay Tòa Thánh “cam kết ủng hộ mọi tín ngưỡng và cộng đồng tôn giáo” tại Syria.

Thừa nhận rằng cuộc tranh chấp của nước này bị các thế lực bên ngoài đổ thêm dầu, các tham dự viên nhận định một cách tích cực rằng dân tộc Syria vốn sống hòa bình với nhau trong suốt dòng lịch sử gần đây “và họ có thể sống như thế một lần nữa”. Nhưng các tham dự viên cũng cho rằng cần phải giải quyết các tranh chấp trong vùng từng “nhận chìm Syria” từ trước đến nay “để tạo điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài”.

Các tham dự viên nói thêm: Hội nghị Genève II phải bảo đảm việc tham gia của mọi phe phái trong cuộc tranh chấp này, kể cả trong vùng lẫn ở bên ngoài vùng. Và họ ghi nhận tầm quan trọng chủ yếu của thỏa hiệp gần đây giữa Iran và Hội Đồng Bảo An LHQ về chương trình hạch nhân của họ. Thỏa hiệp này đem lại nền tảng sinh tử cho nền hòa bình lâu dài tại Syria cũng như một bước bộc phá cho các cuộc thương thảo hoà bình hiện nay giữa Do Thái và Palestine.

Các tham dự viên kết luận: “đó là những điều kiện tiên quyết cho một nền hòa bình lâu dài: chấm dứt lập tức mọi bạo lực; bắt đầu tái thiết; đối thoại liên cộng đồng; và tiến bộ trong việc giải quyết mọi tranh chấp trong vùng, và mọi tác nhân miền cũng như hoàn cầu tham gia việc mưu tìm hòa bình tại Genève II”.

Họ thêm rằng: những biện pháp trên đây sẽ đem lại một “nền tảng an ninh và tái thiết để xây dựng một nền hòa bình lâu dài”. Theo họ, “cần có sự biến đổi chính trị” nhưng điều này “không phải là điều kiện tiên quyết để chấm dứt bạo lực” nhưng đúng hơn nó sẽ đi song hành với việc chấm dứt bạo lực và tái dựng niềm tin.

Họ kết thúc bản tuyên bố bằng cách trích dẫn lời Đức Phanxicô trong buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Syria vào tháng Chín qua, trong đó, ngài nói: “bạo lực và chiến tranh không bao giờ là đường dẫn tới hòa bình”.

Các bài tham luận trong hội nghị này được thực hiện bởi các nhà chuyên môn hàng đầu về chính trị, trong đó, có nguyên tổng giám đốc Nguyên Tử Lực Cuộc Quốc Tế Mohammed ElBaradei, nhà kinh tế học Mỹ Jeffrey Sachs, và Pyotr Stegny, cựu đại sứ Nga tại Do Thái và là một chuyên gia trong ngành ngoại giao và chính sách đối ngoại của Nga tại Trung Đông.

Các điểm chính của hội nghị về Syria tại Vatican

Nói tóm lại, các điểm đúc kết chính của Hội Nghị là:

1) "Ngưng bạo lực ngay lập tức” mà không có “tiên quyết về chính trị”
2) Giải giới các chiến binh địa phương và bảo đảm việc các thế lực ngoại quốc phải đưa ra các biện pháp thích đáng để chấm dứt việc tài trợ vốn đổ thêm dầu vào việc leo thang bạo lực và hủy diệt.
3) "Khởi đầu việc cứu trợ nhân đạo và tái thiết” với sự hỗ trợ về kinh tế và nhân bản của cộng đồng quốc tế.
4) Dành cho người trẻ và người nghèo vai trò ưu tiên trong diễn trình phục hồi.
5) Phát huy cuộc đối thoại và hòa giải liên tôn giữa các cộng đồng để tái thiết lòng tin sau nhiều năm bạo lực.
6) "Genève II phải bảo đảm việc tham gia của mọi phe phái trong cuộc tranh chấp này, cả ở trong vùng lẫn ở bên ngoài. Đặc biệt đáng lưu tâm là tầm quan trọng sinh tử của thỏa hiệp mới đây giữa Iran và các thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, cộng thêm Đức Quốc, nhằm tìm ra một thỏa hiệp về chương trình hạch nhân của Iran”.
7) Tạo ra “các hình thức mới” để “bảo đảm có đại diện, tham gia, cải tổ, và tiếng nói cũng như an ninh của mọi nhóm xã hội”.
8) "Biến cải” hệ thống chính trị.

Chuẩn bị Hội Nghị Genève II

Trong khi đó, nhà lãnh đạo người Công Giáo tại Syria là Thượng Phụ Gregorios III, thuộc nghi lễ Melkite (Công Giáo Hy Lạp), vừa lên tiếng tha thiết kêu gọi tín hữu Syria và khắp thế giới cầu nguyện cho sự thành công của Hội Nghị Genève II vào tuần tới, nhằm chấm dứt các thù nghịch đã khiến gần 9 triệu người phải rời bỏ quê hương kể từ ngày cuộc tranh chấp nổ ra cách nay 3 năm.

Trong lời tuyên bố, thượng phụ khẩn khoản “hãy có chiến dịch cầu nguyện khắp địa cầu cho hòa bình tại Syria, Đất Thánh, thế giới Ả Rập và toàn thế giới”. Ngài nói thêm: “Ta hãy khẩn khoản xin Thiên Chúa nghe lời ta cầu xin, đáp lại tiếng kêu thống thiết đầy đau khổ của các nạn nhân và ban cho ta hồng phúc hòa bình”.

Quả tình, các con số gần đây của LHQ cho biết gần 2 phần 5 (40%) dân số 22.5 triệu của Syria trước khi xẩy ra chiến tranh đã phải lìa bỏ quê hương. Hiện có 2.3 triệu người đang sống tại các trại di cư ở ngoại quốc và 6.5 triệu người rời cư bên trong đất nước. Hy vọng rằng Hội Nghị nhiều lần bị trì hoãn tại Montreux, Thụy Sĩ sẽ họp đúng vào ngày 22 tháng này, bao gồm đại diện của 30 nước. Trong đó, có Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các nước Trung Đông như Saudi Arabia.

Thượng phụ kêu gọi sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi hòa bình và chấm dứt lượng cung cấp vũ khí cho các nhóm võ trang tại Syria. Thượng phụ ca ngợi cố gắng của Đức Phanxicô trong buổi canh thức hồi tháng Chín để cầu nguyện cho hòa bình tại Syria. Nó là bước ngoặt nhằm ngăn chặn việc đột ngột leo thang chiến tranh trong vùng với bóng ma trực tiếp can thiệp từ Tây Phương. Ngài cũng cám ơn diễn văn gần đây của Đức Phanxicô với ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh vì Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh niềm hy vọng của ngài đối với thành công của Hội Nghị Genève II.

Rồi ngày 14 vừa qua, Thượng Phụ Gregorios III đưa ra các xem sét cụ thể như sau:

1. Các buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức tại mọi gia đình Syria cho sự thành công của Genève II nhằm vãn hồi nền hòa bình vốn phát xuất từ Chúa Kitô, Hoàng Tử của Hòa Bình. Hòa bình cũng là một trong các tên của Thiên Chúa trong Kinh Kôrăng.

2- Cầu nguyện cho việc hòa giải mọi người Syria, nhất là sự hòa giải có tính nhân bản, thân ái, toàn quốc, một hòa giải thực sự của người Syria trong đức tin.

3- Cầu nguyện cho một quan điểm thống nhất tại Genève II giữa Mỹ, Nga, Cộng Đồng Châu Âu, nhất là Pháp, Anh và Đức, cũng như Trung Quốc và Iran. Sự thống nhất Đông Tây này sẽ bảo đảm thành công của Genève II.

4- Một đoàn kết như trên sẽ có khả năng sản sinh ra sự đoàn kết cho thế giới Ả Rập vốn là bảo đảm rất cần thiết cho sự thành công của Genève II.

5- Sự thống nhất kép vừa quốc tế vừa Ả Rập này sẽ bảo đảm thành công của Genève II và là phương cách chân thực chấm dứt được luồng vũ khí đang tuôn vào các nhóm vũ trang của Syria và khắp vùng. Tìm kiếm hòa bình là loại bỏ việc cung cấp vũ khí, vì hòa bình không cần tới vũ khí.

6- Ao ước và cầu nguyện cho hòa bình phải là hòa bình cho người Syria, dù người Syria rất biết ơn mọi quốc gia đang cố gắng đem lại hòa bình cho nước này. Các cố gắng của họ nên tập trung vào việc đạt được một nền hòa bình thực sự có tính Syria, vì chỉ có nền hòa bình này mới là hòa bình đích thực, tốt đẹp nhất, thích đáng nhất đối với mọi phe phái của Syria.

7- Nên toàn thể Syria sẽ trở thành một ngôi thánh đường hay một đền thánh với đôi tay giơ lên khẩn nguyện. Lời cầu nguyện này dành cho mọi người Syria; cầu nguyện cho tất cả những ai đang chiến đấu, bất kể xu hướng, thiên hướng hay dấn thân chính trị.

8- Ngày 13 tháng Giêng, một hội nghị cho sự thành công của Genève II đã được tổ chức tại Vatican.

9- Do sáng kiến của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội, một hội nghị cũng sẽ được tổ chức tại Genève trong các ngày 15-17 tháng Giêng. Thượng phụ Gregorios III sẽ cùng các đại biểu các Giáo Hội khác tham gia hội nghị này. Hội nghị sẽ thảo luận các ý niệm quanh vai trò của Giáo Hội trong giờ phút lịch sử đặc biệt này, không những quan trọng đối với riêng Syria và các nước lân bang, nhất là Libăng, Giócđan, Irắc, Đất Thánh, Palestine, cuộc tranh chấp Do Thái Palestine… mà còn quan trọng với cả vùng Trung Đông và hòa bình thế giới nữa. Hội nghị sẽ cùng cầu nguyện, suy nghĩ với nhau rồi đúc kết một văn kiện và phát động lời kêu gọi hoàn vũ dưới hình thức một sứ điệp Kitô Giáo có tính tâm linh, nhân bản, phổ quát, nhất là với các nước tham dự Genève II.

10- Thượng phụ thừa nhận vai trò của các Kitô hữu và các Giáo Hội trong cố gắng tìm kiếm hòa bình, hòa giải, yêu thương, tha thứ, cảm thương, âu yếm, liên đới, hỗ trợ lẫn nhau và một tương lai tốt đẹp hơn cho Syria và cả vùng.

11- Cuối cùng, ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho sự thành công của cuộc bỏ phiếu về tân hiến pháp tại Ai Cập sẽ diễn ra ngày 15 tháng Giêng. Việc thông qua bản hiến pháp này sẽ là biến cố lịch sử có ý nghĩa đáng kể đối với diễn trình hòa bình, tự do, dân chủ, tư cách công dân, sống chung, chấp nhận nhau, kính trọng nhau, đối thoại Kitô Giáo và Hồi Giáo, thịnh vượng và tiến bộ tại mọi quốc gia Ả Rập.

 
Top Stories
Message Of Pope Francis For The 51st World Day Of Prayer For Vocations
+ Pope Francis
06:50 18/01/2014
MESSAGE OF POPE FRANCIS
FOR THE 51st WORLD DAY OF PRAYER
FOR VOCATIONS

11 MAY 2014 - FOURTH SUNDAY OF EASTER


Theme: Vocations, Witness to the Truth

Dear Brothers and Sisters,

1. The Gospel says that “Jesus went about all the cities and villages... When he saw the crowds, he had compassion for them, because they were harassed and helpless, like sheep without a shepherd. Then he said to his disciples, ‘The harvest is plentiful, but the labourers are few; pray therefore the Lord of the harvest to send out labourers into his harvest’” (Mt 9:35-38). These words surprise us, because we all know that it is necessary first to plow, sow and cultivate to then, in due time, reap an abundant harvest. Jesus says instead that “the harvest is plentiful”. But who did the work to bring about these results? There is only one answer: God. Clearly the field of which Jesus is speaking is humanity, us. And the efficacious action which has borne “much fruit” is the grace of God, that is, communion with Him (cf. Jn 15:5). The prayer which Jesus asks of the Church therefore concerns the need to increase the number of those who serve his Kingdom. Saint Paul, who was one of “God’s fellow workers”, tirelessly dedicated himself to the cause of the Gospel and the Church. The Apostle, with the awareness of one who has personally experienced how mysterious God’s saving will is, and how the initiative of grace is the origin of every vocation, reminds the Christians of Corinth: “You are God’s field” (1 Cor 3:9). That is why wonder first arises in our hearts over the plentiful harvest which God alone can bestow; then gratitude for a love that always goes before us; and lastly, adoration for the work that he has accomplished, which requires our free consent in acting with him and for him.

2. Many times we have prayed with the words of the Psalmist: “It is he who made us, and we are his; we are his people, and the sheep of his pasture” (Ps 100:3); or: “The Lord has chosen Jacob for himself, Israel as his own possession” (Ps 135:4). And yet we are God’s “possession” not in the sense of a possession that renders us slaves, but rather of a strong bond that unites us to God and one another, in accord with a covenant that is eternal, “for his steadfast love endures for ever” (Ps 136). In the account of the calling of the prophet Jeremiah, for example, God reminds us that he continually watches over each one of us in order that his word may be accomplished in us. The image is of an almond branch which is the first tree to flower, thus announcing life’s rebirth in the springtime (cf Jer 1:11-12). Everything comes from him and is his gift: the world, life, death, the present, the future, but — the Apostle assures us — “you are Christ’s; and Christ is God’s” (1 Cor 3:23). Hence the way of belonging to God is explained: it comes about through a unique and personal relationship with Jesus, which Baptism confers on us from the beginning of our rebirth to new life. It is Christ, therefore, who continually summons us by his word to place our trust in him, loving him “with all the heart, with all the understanding, and with all the strength” (Mk 12:33). Therefore every vocation, even within the variety of paths, always requires an exodus from oneself in order to centre one’s life on Christ and on his Gospel. Both in married life and in the forms of religious consecration, as well as in priestly life, we must surmount the ways of thinking and acting that do not conform to the will of God. It is an “exodus that leads us on a journey of adoration of the Lord and of service to him in our brothers and sisters” (Address to the International Union of Superiors General, 8 May 2013). Therefore, we are all called to adore Christ in our hearts (1 Pet 3:15) in order to allow ourselves to be touched by the impulse of grace contained in the seed of the word, which must grow in us and be transformed into concrete service to our neighbour. We need not be afraid: God follows the work of his hands with passion and skill in every phase of life. He never abandons us! He has the fulfilment of his plan for us at heart, and yet he wishes to achieve it with our consent and cooperation.

3. Today too, Jesus lives and walks along the paths of ordinary life in order to draw near to everyone, beginning with the least, and to heal us of our infirmities and illnesses. I turn now to those who are well disposed to listen to the voice of Christ that rings out in the Church and to understand what their own vocation is. I invite you to listen to and follow Jesus, and to allow yourselves to be transformed interiorly by his words, which “are spirit and life” (Jn 6:62). Mary, the Mother of Jesus and ours, also says to us: “Do whatever he tells you” (Jn 2:5). It will help you to participate in a communal journey that is able to release the best energies in you and around you. A vocation is a fruit that ripens in a well cultivated field of mutual love that becomes mutual service, in the context of an authentic ecclesial life. No vocation is born of itself or lives for itself. A vocation flows from the heart of God and blossoms in the good soil of faithful people, in the experience of fraternal love. Did not Jesus say: “By this all men will know that you are my disciples, if you have love for one another” (Jn 13:35)?

4. Dear brothers and sisters, this “high standard of ordinary Christian living” (cf John Paul II, Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte, 31) means sometimes going against the tide and also encountering obstacles, outside ourselves and within ourselves. Jesus himself warns us: the good seed of God’s word is often snatched away by the Evil one, blocked by tribulation, and choked by worldly cares and temptation (cf Mt 13:19-22). All of these difficulties could discourage us, making us fall back on seemingly more comfortable paths. However, the true joy of those who are called consists in believing and experiencing that he, the Lord, is faithful, and that with him we can walk, be disciples and witnesses of God’s love, open our hearts to great ideals, to great things. “We Christians were not chosen by the Lord for small things; push onwards toward the highest principles. Stake your lives on noble ideals!” (Homily at Holy Mass and the Conferral of the Sacrament of Confirmation, 28 April 2013). I ask you bishops, priests, religious, Christian communities and families to orient vocational pastoral planning in this direction, by accompanying young people on pathways of holiness which, because they are personal, “call for a genuine ‘training in holiness’ capable of being adapted to every person’s need. This training must integrate the resources offered to everyone with both the traditional forms of individual and group assistance, as well as the more recent forms of support offered in associations and movements recognized by the Church” (Novo Millennio Ineunte, 31).

Let us dispose our hearts therefore to being “good soil”, by listening, receiving and living out the word, and thus bearing fruit. The more we unite ourselves to Jesus through prayer, Sacred Scripture, the Eucharist, the Sacraments celebrated and lived in the Church and in fraternity, the more there will grow in us the joy of cooperating with God in the service of the Kingdom of mercy and truth, of justice and peace. And the harvest will be plentiful, proportionate to the grace we have meekly welcomed into our lives. With this wish, and asking you to pray for me, I cordially impart to you all my Apostolic Blessing.


From the Vatican, 15 January 2014
+ Pope Francis
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Giờ Kinh 'Lectio Divina' do ĐC Mai Thanh Lương dẫn ra thăm Đảo Catalina
Tài Nguyễn
12:33 18/01/2014
Những khắc khoải ưu tư… những ước mơ mong muốn…những khó khăn trở ngại… của năm cũ 2013 đã qua đi theo thời gian. Nhờ Hồng Ân của Chúa Hài Ðồng và với sự đồng ý của cha chính xứ ở đảo Santa Catalina, Ðức Cha Ðaminh Mai Thanh Lương và chúng tôi 17 người, nhóm Lectio Divina do Ðức Cha Đaminh sáng lập, đã chào đón năm mới trên đảo Catalina, California.

Vào ngày cuối năm tháng 12 năm 2013, khí hậu mát mẻ của mùa Ðông Nam California, quãng 2 giờ 30 chiều, chúng tôi, 4 xe hướng lên Long Beach từ Orange County-CA, đến bến tàu “Catalina Express” để sang đảo Catalina đón mừng năm mới. Chúng tôi 3 xe đã “đến bến bằng an”, mà không thấy xe Ðức Cha do anh Trí lái đâu hết, lòng lo lo và phó thác nhưng thấy mình yếu Ðức Tin quá. Mọi người chúng tôi vẫn tiếp tục làm thủ tục và chuyển những vật liệu cá nhân cùng những thực phẩm mang theo cho 2 ngày 2 đêm trên đảo. Thực phầm mang theo còn nặng hơn cả những đồ dùng cá nhân của chúng tôi

Thủ tục đã xong, vé tầu đã cầm trong tay, mọi sự đã sẵn sàng để di chuyển xuống tầu, mà vẫn chưa thấy xe Ðức Cha đâu. 4 giờ 15 tầu khởi hành, bây giờ đã 4 giờ thiếu 10 (3:50pm). Hơi lo, nhưng vần tin tưởng rằng Chúa đang thử thách tí tí (chút xíu) thôi.

Tạ ơn Chúa, xe Ðức Cha đến lúc 4 giờ thiếu 5 (3:55pm). 4 giờ 23 chiều tầu khởi hành. Chúng tôi đến đảo Catalina lúc 5:30 chiều (khoảng 1 tiếng 5 phút đường tầu). Vì mùa Ðông nên trời đã tối. Mọi người đến Giáo Xứ St. Catherine of Alexandria do cha Trần Công Nghị làm cha xứ (Cha đã đi vắng và đã đưa chìa khóa nhà xứ, nhà thờ, xe cộ cho chúng tôi trước rồi). Chúng tôi đến nhà thờ bằng nhiều phương tiện: Taxi, golf cart, đi bộ (chỉ mất khoảng 10 phút). Giáo xứ St. Catherine of Alexandria là nhà thờ Công Giáo duy nhất ở đảo Catalina.

Cám ơn ban ẩm thực, do chị Mai và chị Kim phụ trách, chúng tôi đã có bữa ăn tối thật ngon: bánh ướt chả lụa, bánh mì bò kho và xôi… đang đói nên mọi người say sưa thưỏng thức bữa tối ở đảo với không khí biển thật trong lành. Trước khi nghỉ đêm, Ðức Cha và chúng tôi đã lần chuỗi Mân Côi kính Ðức Mẹ Maria để qua Mẹ cùng tạ ơn Thiên Chúa.

Ngày hôm sau (31/12/2013), thuê them 1 chiếc gofl cart. 3 xe chúng tôi đi khám phá đảo và đã có những giây phút thật vui vẻ với nhau.

8 giờ 00 tối, ngày 31/12/3023, Ðức Cha cử hành thánh lễ giỗ cho bà cố Maria của ngài và cũng là lễ kết thúc năm 2013. Sau lễ, chúng tôi quây quần ở phòng khách xem TV đón năm mới. Count down… New York.. New Orleans… Las vegas… HAPPY NEW YEAR….8 giờ 00 sáng ngày 1/1/2014, Ðức Cha cử hành thánh lễ đầu năm với giáo dân dâng năm mới cho Thiên Chúa.

Buổi sáng, anh chị em còn vớt vát quanh đảo lần nữa. 3 giờ 45 chiều chúng tôi phải trở về Orange County, thì 11 giờ 30 sáng, Cha Trần Công Nghị trở lại Giáo Xứ từ Orange County-CA, để cùng ăn bữa trưa đầu năm với chúng tôi. Ban ẩm thực đã dọn cho mỗi người một tô “Búnb mọc” nóng hổi thật hấp dẫn và ngon. Cám ơn chị Mai và chị Kim.

2 giờ 00 trưa, cha Nghị đã dùng xe van giúp chuyên chở ra bến tầu để chúng tôi trở về Orange County, với một thể xác và tâm hồn thật thoải mái bắt đầu một năm mới trong vòng tay tràn đầy thương yêu của Thiên Chúa.

Tạ ơn Chúa một năm đã qua và một năm mới đầy Hồng Ân đã đến. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Chúng con xin cám ơn Ðức Cha Mai Thanh Lương và cha Trần Công Nghị, đã cho chúng con cơ hội đón mừng năm mới tại một nơi thật ý nghĩa.

Xin kèm theo (phần dưới) bài chia sẻ của Ðức Cha Ðaminh Mai Thanh Lương về nhóm Lectio Divina do chính Ðức Cha sáng lập.

NHÓM LECTIO DIVINA – ORANGE COUNTY, CALIFORNIA

Nhân dịp cuối năm 2013, nhóm Lectio Divina (Ðọc Sách Thiêng Liêng) gồm 17 anh chị em qua Ðảo Catalina thăm cha Giám Ðốc Vietcatholic.net, cha Gioan Trần Công Nghị. Nhóm Lectio Divina này đã thành lập được 8 năm, gặp nhau cầu nguyện “Lectio Divina” mỗi tháng 1 lần và 3 ngày Tĩnh Tâm vào mỗi đầu Mua Chay. Xin được chia sẻ vài nét căn bản của phương pháp Cầu Nguyện Lectio Divina.

Lectio Divina không phải là một phong trào hay phát minh mới, mà là truyền thống cầu nguyện có ngay từ thế kỷ thứ V, do Thánh Biển Ðức và Thánh Bernadô Clairvaux sáng lập. Nhưng khoảng Thế Kỷ XV, phương pháp cấu nguyện này chỉ phổ thong trong các Ðan Viện Xitô, một ngành của Dòng Biển Ðức.

Vào cuối thập niên 70, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tụ tập các Viện Phụ của các Ðan Viện về Roma và trao cho họ trọng trách: phổ thong hoá phương pháp cầu nguyện Lectio Divina cho giáo dân. Các Viện Phụ đã nhận trách nhiệm này. Trong 4 thập niên qua, các ngài đã nỗ lực phổ thông hóa phương pháp cấu nguyện Lectio Divina cho giáo dân. Hai Viện Phụ, Tomas Keating và Basilô Pennington từ Ðan Viện Spencer, Massachusett, đã nỗ lực trong trọng trách này. Hai Viện Phụ gọi là “Cầu Nguyện Tập Trung” (Centering Prayers) bằng những khóa huấn luyện và học hỏi. Qua đan sĩ Chu Công (cũng thuộc Ðan Viện Spencer) tôi đã học được phương pháp cầu nguyện này nơi các đan sĩ và vẫn đang cố gắng thực hành hằng ngày từ ngày đó.

Xin chia sẻ những buổi cầu nguyện Lectio Divina hàng tháng của nhóm chúng tôi. Nhóm khoảng 40 anh chị em, chúng tôi trung thành cầu nguyện mỗi tháng từ 8 năm nay. Chúng tôi thường gặp nhau vào thứ Bẩy hoặc Chúa Nhật cuối tháng tại Trung Tâm Công Giáo, Santa Ana, California, từ 7:00pm đến 9:30pm.

Bắt đầu bằng bữa ăn tối thanh đạm do anh chị em trong nhóm thay phiên nhau phụ trách. Sau đó là khoảng 30 phút đến 45 phút Lectio Divina (đọc đoạn Thánh Kinh và chia sẻ cảm nhận về câu Phúc Âm đánh động mỗi ngư ời…..).

Sau cùng là Phụng Vụ Giờ Kinh hoặc suy gẫm Mầu nhiệm Mân Côi và Thánh Lễ kết thúc.

Sau những buỗi cầu nguyện chung, chúng tôi cố gắng cầu nguyện mỗi ngày tại tư gia (theo phương phát Lectio Divina mà chúng tôi đã chia sẻ với nhau).

Dưới đây là những đề nghị khi cầu nguyện Lectio Divina:

1) Tư thế: ngồi thẳng, nhắm mắt để nghe đoạn Thánh Kinh (Lectio)

2) Mỗi người dùng 1 chữ hoặc 1 đoạn hay một hình ảnh nào đó tác động trong mình mạnh nhất để suy gẫm. Viện Phụ Pennington gọi là “Lời Ưu Ái” (Love Word)

3) Mỗi người làm cho lời hoặc hình ảnh đó in xâu vào tiềm thức (consciousness) của mình và làm cho lời hoặc hình ảnh đó in sâu vào con tim của mình.

4) Ðây là 4 tiểu chặng:

A- Cầu Nguyện bằng dùng lời hoặc hình ảnh đó (oratio)
B- Dùng lời hoặc hình ảnh đó để suy niệm (meditatio)
C- Dùng lời hoặc hình ảnh đó để chiêm niệm (contemptatio) có nghĩa nhìn tất cả như Chúa nhìn.
D- Dựa vào sức hấp dẫn của lời hoặc hình đó đi tới hành động (Incarnatio hay collatio)
E- Mọi người chia sẻ cảm nghiệm với nhau, để củng cố đức Tin, Cậy, Mến trong cuộc sống trần gian và cảm nhận tình yêu bao la của Thiên Chúa trong anh chi em. Cũng như để cùng nhau hình thành một tổ ấm có Thầy Giêsu là tâm điểm của cuộc sống. (khoảng 20 phút)

KẾT: Kinh Lậy Cha hay kinh Lậy Chúa Giêsu xin làm cho con nên Thánh (Anima Christi).

Ðây là món ăn rất bổ cho đời sống tâm linh của chúng ta trong cuộc ành trình mỗi ngày về nhà Cha. Xin chúc quí vị một năm mới tràn đầy hồng ân Chúa.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Hành hương Đất Thánh Israel - 17-25/2/2014
Liên Đoàn CGVNHK
08:31 18/01/2014
LIÊN ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH ISRAEL - THỨ HAI, NGÀY 17 ĐẾN THỨ BA NGÀY 25 THÁNG 2 NĂM 2014


17 tháng 1 năm 2014

Kính gửi quý Đức Ông và quý Cha,

Kính mời qúy Đức Ông và quý Cha tham gia Hành Hương Thánh Địa Israel do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức.

Trưởng Đoàn Hành Hương: Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí. Chủ Tịch Liên Đoàn

Cho đến nay, đã có 33 Cha ghi danh tham dự.

Mọi chi tiết được đính kèm dưới đây, hoặc vào Website Liên Đoàn: liendoanconggiao.net. Xin quý Cha liên lạc với Lm John Vianny Nguyễn Ngọc Thụ, Chủ Tịch Miền Nam Hoa Kỳ: Phone: 713-337-3545 or 713-654-5758; Email: nthu@archgh.org.

Kính báo,

Văn Phòng Liên Đoàn CGVNHK

Thứ Hai, 17 tháng 2, ban sáng rời Phi Trường địa phương của quý cha và gặp nhau tại Newark, NJ.

Thứ Ba, 18 tháng 2, ban sáng đến phi trường Ben Gurion – Tel Aviv. Xe Bus đón rước Phái Đoàn đi Caesarea, Haifa dùng bữa trưa, (nếu phái đoàn không mệt, sẽ dâng thánh lễ tại Núi Đức Bà Camêlô, hang Tiên Tri Elia) sau đó về Khách Sạn tại Nazareth. Bữa tối, nghỉ đêm. (Nếu chưa muốn nghỉ sớm, có thể tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ, lần hạt Mân Côi chung với các dân tộc khác tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Nhận Tin).

Thứ Tư, 19 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng biển hồ Tiberias, Capernaum, Tabgha, Nguyện Đường Thánh Phêrô được trao quyền, dâng thánh lễ tại Núi Tám Mối Phúc Thật. Bữa trưa với món cá "Thánh Phêrô" tại Biển Hồ Galilee. Sau đó du thuyền Biển Hồ Galilêa..., viếng Sông Jordan và (nếu muốn) trầm mình tại giòng sông nơi Chúa Giêsu đã chịu phép rửa. Mua sắm đồ kỷ niệm. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Nazareth. (Mc. 4:35-41; Mt. 14:22-36; Lc. 5:3-7; Mt. 8:28-34; Jn. 4:46-53; Mc. 2:1-12; Jn. 6:24-35; Mc. 1:29-31; Jn. 6:1-13; Jn. 21:4-27; Lc. 6:17-49; Mt. 5:1-12).

Thứ Năm, 20 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng Thánh Đường Gabriel, Hội Đường Do Thái, và dâng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nhận Tin. Sau bữa trưa, Phái Đoàn sẽ viếng núi Taborê (Chúa Biến Hình), Nhà Nguyện Tiệc Cưới Cana... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Narazeth. (Lc. 1:26-38; Lc. 4:14-30; Mt. 17:1-9; Jn. 2:1-11; Jn. 4:46-47).

Thứ Sáu, 21 tháng 2, sau điểm tâm, Phái Đoàn rời khách sạn tiến về Giêrusalem, tham quan thung lũng Jordan và tắm tại Biển Chết (Dead Sea). Dùng bữa trưa tại Thành Jericho. Cưỡi lạc đà, thăm viếng Làng Qumran, dâng thánh lễ trong xa mạc, viếng Bethany, chiêm ngắm Đan Viện Thánh George. Tiếp tục tiến về Giêrusalem... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem. (Lc. 19:5-10; Mt. 20:29-34; Mt. 4:1-11; Mc. 1:2; Lc. 4:1-13; Lc. 22:7-38).

Thứ Bảy, 22 tháng 2, sau điểm tâm, thăm Thành Bethlehem và dâng thánh lễ tại Nhà Thờ Hang Belem, sau đó đến Cánh Đồng của các Mục Đồng và dùng bữa trưa tại Bethlehem. Sau bữa trưa, lên Thành Giêrusalem viếng Núi Zion, viếng Thánh Đường Dormition và Nhà Tiệc Ly, Nguyện Đường Gà Gáy khi Thánh Phêrô chối Chúa. Bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem. (Lc. 2:1-20; Is. 8:18; Mt. 26:17-23; Mc. 14:22-25; Jn. 18:15-27; Mt. 26: 69-75; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62).

Chúa Nhật, 23 tháng 2, sau điểm tâm, tham dự Đàng Thánh Giá, lên núi Olive, viếng Nguyện Đường Chúa Lên Trời, Nguyện Đường Chúa dậy các môn đệ kinh Lạy Cha, Nguyện Đường Thánh Phêrô khóc vì chối Chúa, Thánh Đường Vườn Cây Dầu Gethsemane. Ăn trưa tại Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng thăm Thánh Đường Thánh Anna và dâng thánh lễ nơi Mộ Chúa tại Đồi Golgotha. Bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Mt. 21:1-6; Mc. 13:3; Lc. 22:39; Jn. 18:2; Mt. 26:30-56; Lc. 24:50; Act. 1:4-12; Mt. 6:7-13; Lc. 11:1-4; Mt. 27:27-31; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62; Jn. 18:12-27).

Thứ Hai, 24 tháng 2, sau điểm tâm, đến Bức Tường Than Khóc, Núi Đền Thờ, mua sắm đồ kỷ niệm và/hoặc thăm đền Hồi Giáo (Dome of Rock). Dùng bữa trưa tại Phố Cổ của Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng Thành Ein Karem, nơi Đức Mẹ đi thăm Bà Thánh Isave, Thánh Đường Thánh Gioan Tiền Hô và dâng thánh lễ tại Thánh Đường Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Isave. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Lc. 1:39-56; Lc. 1:5-25; Lc. 1:57-80).

Thứ Ba, 25 tháng 2, sau điểm tâm, Phái Đoàn rời Khách Sạn ngang qua "Con Đường Emmaus" ra phi trường Ben Gurion, Tel Aviv... và có mặt tại Phi Trường địa phương của quý cha vào chiều tối Thứ Ba cùng ngày.

Chi phí mỗi người là $2850 bao gồm:
Vé Máy Bay, Khách Sạn 4 / 5 sao (2 người 1 phòng), Xe Bus deluxe,
3 bữa ăn: sáng-trưa-tối,
vé vào cửa những di tích, thắng cảnh, du thuyền Biển Hồ Galilêa
cũng bao gồm tiền Tip (Khách Sạn, Tiệm Ăn, Tài Xế, người hướng dẫn địa phương tại Do Thái).
Phòng 1 người, xin trả thêm $375.
 
Văn Hóa
50 câu đố vui năm Con Ngựa
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:28 18/01/2014
Với ước mong góp thêm một chút hành trang cho các anh chị Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng trong các cuộc họp mặt dịp Tết Nguyên Đán, xin được gởi đến các anh chị 50 câu đố vui liên quan đến năm con Ngựa sau đây. Chúc các anh chị Năm Mới vạn an!

* VỀ “NGỰA” NÓI CHUNG

01. Trong 12 con giáp, ngựa là con giáp thứ mấy?

02. Ngựa có phải là loài thuộc nhóm gia súc không?

03. Ở cự ly ngắn, ngựa có thể chạy tới tốc độ 40km/h. Đúng hay hay sai?

04. Ngựa có thể sống thọ bằng tuổi thọ trung bình của một người (60 tuổi). Đúng hay sai?

05. Bàn chân ngựa có mấy ngón?

06. Khi quá đói, ngựa thường biểu hiện thế nào?

07. Khi gọi bạn, hoặc báo động nguy hiểm thì ngựa làm gì?

08. Ngựa vằn là ngựa đen sọc trắng hay ngựa trắng sọc đen?

09. Để điều khiển ngựa chạy theo ý mình, ta cần có thứ gì?

10. Tết Đoan Ngọ là Tết gì?

11. “Ngựa” trong bài hát “Lý Con Ngựa” có màu gì?

12. Con ngựa được đề cập trong “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” có bao nhiêu sợi lông màu đỏ?

13. Con rể của vua được gọi là gì?

14. Cửa chính vào điện nhà vua, trông về hướng nam, được gọi là gì?

15. Con ngựa trắng - Bạch Long Mã - trong Tây Du Ký là hoá thân của ai?

16. Thời phong kiến, có một hình phạt mà người ta dùng ngựa để hành hình tử tội đó là hình phạt nào?

17. Ngựa “robot”, “made in Việt Nam” đầu tiên xuất hiện trong câu truyện thần thoại nào?

18. Trong câu chuyện thần thoại Hylạp, con ngựa khổng lồ thành Troy được làm bằng gì?

19. “Nhân mã” trong thần thoại Hy Lạp có nửa thân trên là ngựa và nửa thân dưới là người, hay ngược lại?

20. Điệu nhảy xuất xứ từ Hàn Quốc mô phỏng những động tác cưỡi ngựa đã được mọi người khắp nơi trên thế giới đón nhận cuồng nhiệt, có tên gọi là gì?

21. Ngựa chạy nhanh gọi là ngựa phi nước đại; ngựa chạy chậm gọi là ngựa phi nước gì?

22. Để mô tả lạm phát không kiềm chế nổi, người ta dùng cụm từ nào?

23. Biểu tượng cho sự uy quyền của tòa án nói riêng và của pháp luật nói chung là cái gì?

24. Để tính sức mạnh của động cơ, người ta thường dùng tiêu chuẩn nào?

25. Môn đua ngựa thịnh hành ngày nay có nguồn gốc từ quốc gia nào?

26. Vì sao gọi là Thằng Bờm?

27. Khi nào thì bạn chạy nhanh bằng ngựa? (đố mẹo)

28. Con gì bị “ngã” biến thành con ngựa? (đố mẹo)

29. Con rùa và con ngựa gặp nhau, chúng rủ nhau đi đâu? (đố mẹo)

30. “Mã” nào sau đây không liên hệ tới ngựa: binh mã, kỵ mã, thiết mã, song mã, long mã, tứ mã, hàng mã, tuấn mã, xa mã…..?

31. “Giờ ngọ” là khoảng mấy giờ?

32. Sách Các Vua quyển thứ nhất cho biết vua Salômôn có bao nhiêu ngàn con ngựa?

33. Thánh Phaolô bị ngã ngựa khi đang trên đường đi đâu?

34. Thánh Phaolô được giải đi Xêdarê bằng ngựa để thoát khỏi âm mưu giết hại của ai?

35. Theo sách Khải Huyền, thánh Gioan thị kiến thấy lần lượt 3 người uy nghi: người mang cung cưỡi ngựa gì? Người cầm gươm cưỡi ngựa gì? Và người cầm cân cưỡi ngựa gì?

36. Trong một thị kiến khác, thánh Gioan thấy trời rộng mở và người mang tên là Trung Thành và Chân Thật cưỡi con ngựa màu gì?

* TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN NGỰA

37. Một người ngang bướng và ương ngạnh thường được ví là “………”

38. Đây là một câu thành ngữ kết thúc bằng từ “tật”, ám chỉ người có tài năng đặc biệt, nhưng nhiều thói hư tật xấu.

39. Đây là một câu thành ngữ có 6 từ bắt đầu bằng từ “ngựa” và kết thúc bằng từ “yên”, có ý nói cái gì cũng có giới hạn và mức độ của nó.

40. Câu tục ngữ “Hàm chó vó ngựa” có ý nói điều gì?

41. Đây là câu tục ngữ có 4 từ, chỉ kẻ trẻ tuổi non nớt nhưng hung hăng, bốc đồng.

42. Đây là thành ngữ có 4 từ dùng để mô tả những kẻ chứng nào tật ấy, không chịu sửa chữa khuyết điểm.

43. Khi nói về tính tình của một con người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không giấu giếm, người ta hay dùng câu thành ngữ nào?

44. Thái độ làm việc qua loa, đại khái, mà không tìm hiểu kĩ, được ví von là gì?

45. Đây là một câu thành ngữ có 5 từ, chỉ những người đua đòi bắt chước một cách lố bịch kệch cỡm.

46. Để mô tả những kẻ ngang tàng gian ác, người ta thường nói: “…. ……”

47. Câu thành ngữ nào nói lên truyền thống tương thân tương ái, chia sẻ hoạn nạn của cộng đồng con người một cách cụ thể và hình tượng?

48. Đây là câu thành ngữ dùng để chỉ sự đơn độc, lẻ loi trong khi chiến đấu với khó khăn nguy hiểm, không có sự hỗ trợ của người khác.

49. Cho biết câu tục ngữ có 6 từ, vừa đề cập đến “trâu” vừa đề cập đến “ngựa”.

50. Chữ “tàu” trong thành ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” có nghĩa là gì?

ĐÁP ÁN (Xem file đính kèm)
 
Tấm bánh tạ ơn ngày tết
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
10:34 18/01/2014
Theo truyền thuyết Việt Nam, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành và yêu thương đùm bọc con cái."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh dầỵ Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng lại làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Đó là một trong những sản vật ngày Tết, một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.


Trong Thánh lễ tạ ơn đêm Giao Thừa và Tân Niên, cặp bánh chưng bánh dầy cùng với bánh miến, rượu nho dâng lên Thiên Chúa là những lễ vật tạ ơn do bàn tay con người làm ra đậm chất dân tộc. Vừa để kính nhớ tổ tiên, vừa là lễ vật thay mặt cho ông bà, cha mẹ, những người trong gia đình, họ hàng, thân tộc đã ra đi trước không thể tụ họp cùng con cháu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Nó còn giáo dục truyền thống yêu thương của gia đình từ bao thế hệ: cha mẹ yêu thương chăm sóc con cái, con cái thảo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Phút giây Giao Thừa, khi đất trời bước vào thời khắc chuyển tiếp và tiếng chuông nhà thờ ngân nga rộn rã. Gia đình sum họp trước bàn thờ đọc kinh nguyện tạ ơn Chúa đã ban cho một năm no đủ, dâng lên Chúa ước nguyện bình an, hạnh phúc trong năm mới. Sau đó bóc một tấm bánh chưng để cả nhà cùng nhau ăn khuya và nhấm nháp chút rượu Xuân trong nến hương nhè nhẹ lung linh lan tỏa sự ấm áp, yêu thương của gia đình. Cùng nhau trò chuyện, chia sẻ những việc đã làm trong năm đã qua và những dự tính trong năm sẽ tới; qua đó cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương bao la qua tiến trình tạo dựng vũ trụ và con người.

Ba ngày Tết, sau lời kinh tạ ơn trước bữa ăn “…Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày … ”, trong các bữa cơm xum họp gia đình đều có những tấm bánh chưng được bóc sẵn như để bày tỏ những thành qủa lao động từ đất đai do các thành viên trong gia đình cùng nhau đóng góp. Sự làm việc của con người là trong thánh ý của Thiên Chúa: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.” (St 2,15). Vườn Ê-đen - địa đàng, là hình ảnh của hạnh phúc mà Thiên Chúa đã tạo dựng sẵn cho con người. Con người hưởng được hạnh phúc ấy bằng cách phải canh tác, nghĩa là phải làm việc để tạo ra hạnh phúc. Không chỉ vậy, con người phải biết “canh giữ đất đai”, đồng nghĩa với việc giữ gìn hạnh phúc đã tạo ra thì mới tồn tại và tiếp tục được hưởng.

Tạo dựng, giữ gìn hạnh phúc nhưng còn phải biết chia sẻ cho những người khác nhất là những di dân, những người đau yếu, những trẻ em lang thang không nơi nương tựa … Thánh Phaolô đồ trong sách Công vụ tông đồ đã nói: “Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận." (Cv 20,35).

Nhưng cao hơn hết là lao công của con người còn phải quy hướng vào Lời Chúa như Đức Giêsu đã từng giáo huấn đám dân chúng chỉ biết lo tìm Người để hưởng thụ của ăn vật chất mà không chịu làm việc: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận." (Ga 6,27).

Dưới ánh sáng đức tin, khi lao động, con người được Thiên Chúa mời gọi cộng tác để kiện toàn công trình tạo dựng; đồng thời thực thi được ý muốn của Thiên Chúa qua lao tác. Nói cách khác, con người được dựng nên để đồng sáng tạo với Thiên Chúa. Công đồng Vatican II cũng xác định: “Khi cấy cầy với hai bàn tay hoặc với phương tiện kĩ thuật để trái đất nảy sinh hoa quả và trở thành nơi cư ngụ xứng đáng của toàn thể gia đình nhân loại con người đã tuân theo ý định của Thiên Chúa được tỏ bày ngay từ thủa ban đầu, là loài người phải chế ngự trái đất và hoàn tất công trình sáng tạo.”

Noi gương Chúa Giêsu, Đấng làm việc liên lỉ ngày ngày theo thánh ý Chúa Cha: "Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc." (Ga 5,17). Mỗi người, tuỳ theo hoàn cảnh, địa vị và ơn riêng Chúa ban, phải làm việc, chu toàn và sinh ích lợi từ công việc của mình. Bậc làm cha mẹ thì lo làm tròn bổn phận của người làm cha làm mẹ, giữ gìn gia đình hạnh phúc. Kẻ làm con cái lo sao chữ đạo hiếu cho tròn. Cả gia đình yêu thương nhau, cùng nhau làm việc để phục vụ sự sống và giới thiệu Chúa Giêsu cho những người chung quanh bằng chính đời sống và việc làm của gia đình mình.

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Những ngày đầu năm Giáp Ngọ, các thành viên gia đình chúng con lại quy tụ về đây trong một mái nhà. Cùng nhau dâng lên Chúa sản vật truyền thống của dân tộc chúng con là những tấm bánh do lao công chúng con làm ra. Chúng con xin tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con một năm no đủ, bình an và hạnh phúc. Xin thánh hóa công ăn việc làm của chúng con trong năm mới với tinh thần tương thân tương ái, góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa. Xin cho gia đình chúng con được thấm nhuần tinh thần Tân Phúc-Âm-hóa: xây dựng gia đình chúng con thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin mừng. Amen.

Jos. Hoàng Mạnh Hùng