Ngày 18-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cảm tạ tri ân_Thánh Lễ Tất Niên
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:21 18/01/2011
THÁNH LỄ TẤT NIÊN

Lc 1, 39 – 55

Ngồi tính sổ cuối năm, ai cũng có những cảm nghĩ, suy tư về cuộc đời mình. 365 ngày là mấy nhỉ, 3.600 cũng chẳng là bao ! Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng mình còn sống được ở trần gian này là do một sức mạnh thiêng liêng đã nâng đỡ, đã thúc đẩy mình sống và còn sống cho tới giây phút này. Sức mạnh linh thiêng ấy là Thiên Chúa, Đấng dựng nên đất trời, Đấng tác tạo con người. Do đó, ngày cuối năm là ngày mọi người chúng ta phải nói lên lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa như thánh Phaolô đã viết: ” Đàn hát lên ! Nhờ Thánh Thần linh hứng, trót tâm tình, dâng Thiên Chúa là Cha. Luôn cảm tạ Người nhân danh Thánh Tử, vì Người ban muôn phúc lộc chan hòa “.

Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta hiểu được thế nào là ca tụng, thế nào là cảm tạ, thế nào là cám ơn. Ngôn sứ Isaia đã không ngại cất lên: ” Tôi xin dâng lời ca tụng, vì lòng nhân hậu lớn lao của Người “. Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô 1,3-9 đã viết: ” Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu “. Thánh vịnh đáp ca thánh lễ tất niên cũng nói lên những kỳ công, những hồng ân mà chỉ mình Chúa mới ban cho nhân loại, ban cho con người: ” Hãy cảm tạ Chúa vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương “. Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô I, Đức Giáo Hoàng được mệnh danh là Đức Giáo Hoàng luôn nở nụ cười, đã kể một câu chuyện thật dí dỏm về sự vất vả, công lao và hy sinh của bà vợ trong gia đình nhưng không ai hiểu dù là chồng, là con và không ai biết động viên, cám ơn, khen ngợi. Thế là một bữa kia, chồng con đi chơi về họ chỉ nhận được một bàn được bầy biện toàn cỏ khô thay vì các món ăn…Và như thế, họ mới nhận ra lỗi tại mình đã không hiểu biết gì về lòng yêu thương bao la của người vợ hiền, từ lúc đó họ động viên nhau, giúp nhau, biết nói lời cám ơn và gia đình bỗng trở nên hạnh phúc…

Tin mừng của thánh Luca 1, 39-55 đã cho thấy lời kinh Magnificat chan hòa như thế nào. Trước hồng ân hết sức lớn lao, trước ơn huệ vô biên của Thiên Chúa, Mẹ Maria chỉ biết thốt lên lời ca tụng tri ân: ” Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn “ ( Lc 1, 49 ). Mẹ Maria chỉ biết nói lên tâm tình của mình, nói lên cõi lòng của mình, nói lên tất cả con người và cuộc đời của mình trước tình thương cao cả, vô biên của Thiên Chúa: ” Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi “. Lời tiền tụng chung IV nói lên một sự thực hiển nhiên: ” Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho cha nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời nhờ Đức Kitô, Chúa chúng tôi “.

Cảm tạ Chúa bởi biết bao ơn lành Ngài đã đổ xuống trên chúng ta, trên gia đình, trên bản thân, trên Giáo Hội và trên cả thế giới này. Thánh vịnh 115, 12-13 đã viết: ” Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho ? Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Đức Chúa “.

Chính Chúa Giêsu trong cả cuộc đời tại thế của Ngài, dù làm việc gì, dù nói lời gì: công bố Lời Chúa, làm phép lạ,chữa bệnh, xua trừ ma quỷ, Chúa luôn luôn cảm tạ Chúa Cha. Lần làm cho cá và bánh hóa nên nhiều nuôi hơn 5.000 người ăn, không kể đàn bà con nít, Chúa đã ngước mắt lên trời tạ ơn thiên Chúa là Cha của Ngài, rồi truyền cho các môn đệ phân phát bánh và cá cho dân chúng đang đói được ăn no nê. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa cũng tạ ơn Thiên Chúa Cha và truyền cho các môn đệ hãy làm việc này mà nhớ đến Ngài…

Ngay trong ca nhập lễ của thánh lễ tất niên, chúng ta cũng đọc thấy: ” Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, trong suốt cả năm nay, Chúa đã thương ban phù trợ cho hồn xác chúng con an toàn. Giờ đây năm cũ sắp qua, chúng con cùng họp nhau dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân, và xin Chúa thứ tha tội lỗi, để chúng con được thư thái bình an trước thềm năm mới “. Và trong lời nguyện hiệp lễ, Giáo Hội cũng giúp chúng ta hiểu: ” Lạy Chúa, trong thánh lễ tất niên này, Chúa đã cho chúng con được no thỏa nhờ Lời Chúa và Bánh Thánh. Xin cho chúng con được đầy lòng tin yêu, để sang năm mới, chúng con thêm phấn khởi sẵn sàng phục vụ Chúa và tất cả mọi người”.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ tri ân vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên chúng con, xin Chúa tiếp tục củng cố lòng tin của chúng con để chúng con sẵn sàng giới thiệu Chúa cho những người khác. Amen.
 
Bàn giao mới và cũ_Thánh lễ Giao Thừa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:29 18/01/2011
THÁNH LỄ GIAO THỪA

Mt 5, 1-10

Thánh lễ Giao Thứa, Cầu Bình An Cho Năm Mới là giây phút rất quan trọng của mọi người. Bởi vì trong thánh lễ này, Vị chủ tế và mọi người giáo dân hiện diện dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân vì muôn vàn hồng ân Ngài đã ban cho mọi người, mọi gia đình, giáo họ, giáo xứ trong suốt một năm qua. Giây phút mà linh mục Chủ tế dâng lên Chúa trong thánh lễ giao thừa là giây phút linh thiêng, huyền nhiệm. Giây phút năm cũ sắp sửa bàn giao cho năm mới. Những ngày cũ sắp sửa bị đẩy lui vào dĩ vãng để cho những ngày mới linh thiêng có mặt.

Quả thực, mọi người có mặt trong thánh lễ đêm giao thừa đều cảm nghiệm sâu xa lời Thánh vịnh:” Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion “ ( Tv 133, 3 ). Lời nguyện của ca nhập lễ thúc giục mỗi người hãy hướng về Thiên Chúa, Đấng là Alpha và Ô Mêga, Đấng là Nguyên thủy và là Cùng đích: ” Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh “. Ông Môsê đã nói với Aaron và các con ông Aaron rằng: ” Nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! “. Còn thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Thêxalônica thì viết: ” Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh “. Thánh vịnh đáp ca lại nói: ” Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời “. Những lời Kinh Thánh muốn nhắc nhớ chúng ta Thiên Chúa là Đấng ban ơn giáng phúc, không có Ngài không có ơn huệ và tình thương. Do đó, thánh lễ giao thừa là thánh lễ tạ ơn, thánh lễ đón chào những khoảnh khắc mới.Mỗi khoảnh khắc của cuộc sống chúng ta theo như Đức Cố Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận là khoảnh khắc đầu tiên, khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc duy nhất. Và Ngài dùng lời của Thánh nữ Faustina Kowalska để nói: ” Nếu con nhìn tương lai, thì lo sợ sẽ xâm chiếm lòng con, Nhưng tại sao lại dấn bước vào tương lai ? Chỉ có hiện tại là thiết thân với con. Bởi vì tương lai có lẽ sẽ không ở lại trong linh hồn con. Thời gian quá khứ không nằm trong quyền lực của con. Để thay đổi, sửa chữa hay thêm điều gì vào. Vì điều này các nhà thông thái, các ngôn sứ cũng không thể làm được. Chúng ta hãy tín thác cho Thiên Chúa những gì thuộc về quá khứ. Ôi phút hiện tại, ngươi hoàn toàn tùy thuộc nơi ta. Ta ước muốn sử dụng ngươi trong quyền hạn của ta…Vì thế, con tín thác nơi Lòng Nhân Từ Chúa. Con tiến bước trong đời như một trẻ em.Và mỗi ngày con dâng cho Chúa trái tim con nồng cháy tình yêu để danh Chúa được cao cả hơn “. Đúng giây phút linh thiêng, huyền nhiệm là giây phút hiện tại của một năm mới, giây phút mới nhất của một năm mới tới.Bởi vậy, giây phút tạ ơn trong thánh lễ giao thừa là giây phút trời đất giao hòa, giây phút chứa chan ân lộc. Giây phút giao thừa là giây phút mở ra cho những ngày mới, giây phút giúp con người hy vọng, cậy trông và tín thác nơi Chúa vì tất cả đều là bởi Chúa, tất cả đều là hồng ân.

Thánh lễ giao thừa đưa chúng ta vào lời Kinh tiền tụng để muôn đời là lời cảm tạ tri ân: ” Lạy Cha chí Thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con. Trong Cha chúng con được hiện hữu, được sống và hoạt động. Ngay trên cõi đời này, chẳng những chúng con hằng nghiệm thấy hiệu quả tình thương của Cha, mà còn nhận bảo chứng sự sống muôn đời. Quả vậy, chúng con được nhận lãnh ân huệ mở đầu là Chúa Thánh Thần, nhờ Người, Cha đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết; do đó, chúng con hy vọng, muôn đời được sống lại từ cõi chết “. Giây phút giao thừa, đặc biệt trong giây phút con người được rước Mình Máu Chúa là giây phút thánh thiêng, giây phút Thiên Chúa gặp gỡ con người và ngược lại con người kết hợp với Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu, là Mùa Xuân vĩnh cửu.

Lạy Chúa Giêsu, trong giây phút giao thừa linh thiêng đêm nay, xin củng cố đức tin cho chúng con, để chúng con luôn nhìn ra tình thương tuyệt vời của Chúa và để chúng con nhận ra những giây phút mở đầu của ngày mới là giây phút quý hóa nhất cho một năm mới tốt đẹp và trong lành. Amen.
 
Bình An Năm Mới _Thánh lễ Minh niên
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:35 18/01/2011
MỒNG MỘT TẾT TÂN MÃO 2011

THÁNH LỄ MINH NIÊN: CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI

Mt 6, 25-34

Bình an mà các Thiên thần hát vang trên không trung ngày Chúa Giáng sinh vẫn là sự bình an con người thành tâm thiên chí đang cầu mong, khẩn nguyện cho Quê hương, cho Gia đình, cho Giáo xứ, cho Giáo Hội, cho xã hội. Ngày đầu năm mới giây phút thiêng liêng của đêm giao thừa nhường cho những giây phút, những khoảnh khắc đầu tiên của ngày mồng một huyền diệu. linh thiêng. Những giây phút con người mừng tuổi Chúa, chúc tuổi nhau, những giờ phút đầu tiên của ngày mới mồng một con người gặp nhau chúc nhau an bình, thịnh vượng, sức khỏe và may mắn.

Ngày đầu xuân mới, ngày mồng một tết là ngày thiêng liêng của ngày đầu năm.Ngay trong ca nhập lễ chúng ta đã đọc thấy: “ Nguyện Chúa trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh Tôn Nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài “. Đáp ca vạch cho chúng ta một hướng đi rõ rệt: ” Hãy ký thác đường đời cho Chúa. Tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay “. Sự bình an mà mọi người, mọi nhà tin tưởng, cầu xin và cậy trông là sự an bình đích thực xưa các thiên thần đã công bố cho những người có lòng thành tâm. Sự bình an ấy, ngày hôm nay nhân loại và mọi người vẫn đang tìm kiếm. Vật chất cần thiết thật, nhưng tất cả đều do tay Chúa. Con chim sẻ, hoa huệ ngoài đồng, sợi tóc trên đầu cũng không nằm ngoài bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Thánh vịnh 36 vẫn vang lên: ” Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ “ hoặc “ Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng “. Lời Chúa trong Tin Mừng của thánh Matthêu 6, 25-34 dạy con người hãy luôn tín thác nơi Chúa. Tất cả đều là hồng ân. Tất cả đều do Chúa. Đừng bám chặt lấy của cải cách thái quá. Đừng coi của cải, vật chất là cùng đích đời mình. Điều căn bản và chính yếu là tìm kiếm Nước Thiên Chúa.

Thánh Phaolô viết cho Giáo đoàn Philipphê: ” Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em ! “, đồng thời Ngài còn khuyên nhủ: ” Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giải bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu “. Chúa vạch ra cho chúng ta con đường phải đi: Con đường phó thác. Tin tưởng, cậy trông, phó thác vào Chúa, mọi sự sẽ tốt đẹp, hanh thông. Bởi vì Kinh tiền tụng cho thấy: ” Cha đã sáng tạo mọi loài trong vũ trụ và sắp đặt cho thời tiết bốn mùa thay đổi nối tiếp nhau. Riêng con người, Cha đã tác tạo nên giống hình ảnh Cha và cho điều khiển mọi công trình kỳ diệu trong hoàn cầu vũ trụ để họ thay quyền Cha làm chủ mọi loài, và khi chiêm ngưỡng những kỳ công Cha đã thực hiện, họ hát mừng ca tụng Cha luôn mãi, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”. Đúng Chúa dặn dò và dạy bảo chúng ta hãy tin tưởng, tín thác nơi Ngài vì: ” Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế “.

Tin vào Lời Chúa và tin sự hiện diện của Chúa ở với con người luôn mãi nên “ Chúa đã trao cho loài người chúng con trách nhiệm trông coi vũ trụ. Nay chúng con hoan hỷ dâng lên Chúa những lễ vật đầu xuân, chọn lựa trong tinh hoa của ruộng vườn. Xin cho chúng con không ngừng cảm tạ tri ân, và chu toàn làm chủ trái đất “. Người Pháp có câu rất ấn tượng: ” Aide-toi et Dieu t’aidera “ ( hãy tự giúp ta rồi Thiên Chúa sẽ giúp ta ). L’ Homme propose et Dieu dispose ( con người ra kế hoạch nhưng Chúa mới là người định đoạt ).

Vâng, chúng ta hãy ký thác đường đời cho Chúa. Chúa, Chúa chính Chúa Ngài sẽ ra tay. Năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau luôn sống tin tưởng, tin yêu và phó thác. Chúng ta chúc cho nhau luôn được sống an bình, sự bình an đích thực Chúa đã hứa ban cho những ai thành tâm thiện chí.

Lạy Chúa Giêsu, ngày lại ngày, chúng con ca ngợi Chúa, mãi ngàn năm, xin chúc tụng danh Ngài. Amen.
 
Thảo kính Cha Mẹ _ Mồng Hai Tết
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:40 18/01/2011
MỒNG HAI TẾT TÂN MÃO 2011

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN & ÔNG BÀ CHA MẸ

Mt 15, 1-6

Ngay trong thập giới, điều răn thứ 4 viết: “ Hãy thảo kính cha mẹ “. Thảo kính cha mẹ được đặt trong mười giới răn của Chúa, cho chúng ta thấy ý nghĩa cao vời và quan trọng của nó.Mỗi dân tộc cũng đều có đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ về nguồn cội, nhớ tới tổ tiên, ông bà cha mẹ vv…Hôm nay, ngày mồng hai tết, Giáo Hội dành riêng ngày này để kính nhớ Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ. Quả thực Giáo Hội đã luôn động viên, khuyến khích mọi người hãy luôn có tấm lòng nhớ tới và cầu nguyện cho những Bậc sinh thành đã sinh ra và dưỡng dục chúng ta…

Mười giới răn của Chúa là mười điều dạy dỗ, hướng dẫn con người đi theo con đường tốt lành mà Thiên Chúa đã vạch ra cho moi người bước đi. Qua bàn tay của Môsê, bia đá và mười giới răn đã được tới tay mọi người. Bởi vì, từ núi Sinai, Thiên Chúa đã trao bia đá viết mười giới luật tận tay ông Môsê để rồi Môsê xuống núi truyền đạt cho Dân Chúa. Mười giới răn Chúa truyền là những nấc thang để giúp con người nên thánh. Và ngay từ thời tạo thiên lập địa việc hiếu thảo, tôn kính các bậc sinh thành luôn luôn được con người trân trọng, giữ gìn cách kính cẩn. Giáo Hội Chúa Kitô ở muôn thời luôn dạy dỗ con cái phải kính Chúa và yêu mến cha mẹ. Đoạn Tin mừng của thánh Matthêu 15, 1-6 cho chúng ta thấy rõ quan niệm trái ngược của các Kinh sư, Biệt phái và Chúa Giêsu. Chúa Giêsu dạy con người phải thảo kính cha mẹ không chỉ dừng ở của cải vật chất mau qua, nhưng phải hiếu thảo bằng cả tấm lòng yêu thương, tôn kính, mến yêu đến nỗi ai nguyền rủa cha mẹ tức là đụng đến nhân phẩm, đụng đến quyền làm người của cha mẹ, thì phải bị xử tử. Sách Cách ngôn viết: ” Con ơi giữ lấy lời Cha, chớ quên lời Mẹ, nhớ mà ghi tâm. Đèn soi trong chốn tối tăm, ấy là chính những lời răn, lệnh truyền. Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân “ ( Cn 6,20.23abc ) và Sách Khải huyền 14, 13 cũng viết: ” Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa. Trải qua bao nhọc nhằn vất vả, giờ đây họ xứng đáng nghỉ ngơi. Vì công đức xưa kia vẫn còn theo họ mãi “. Sách Đức Huấn ca 44,1.10-15 nhắc nhở các thế hệ: ” Chúng ta hãy ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại “. Thánh vịnh 127 dùng làm đáp ca lễ hôm nay cho thấy: ” Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của Người “. Tất cả những lời Kinh Thánh đều nhắm hướng dẫn chúng ta hãy tôn kính tổ tiên, ông bà cha mẹ vì các Đấng đã có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta. Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo đoàn Êphêsô 6.1-4.18-23 nhắn nhủ: ” Hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất “. Kinh tiền tụng lại viết những câu rất thấm thiết như sau: ” Quả vậy, khi ngắm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ căn nguyên. Chim có tổ, nước có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ. Nhưng phải nhờ ơn Cha mạc khải, chúng con mới nhận biết Cha là nguyên lý sáng tạo muôn loài, là Cha chung của tất cả chúng con. Cha đã ban sự sống cho tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để các ngài truyền lại cho con cháu. Cha cũng đã ban cho các ngài ân huệ dư đầy để chúng con được thừa hưởng mà nhận biết, tôn thờ và phụng sự Cha “.

Tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những Đấng bậc đã sinh ra chúng ta. Các ngài đã tuân hành lệnh Chúa mà tạo dựng gia đình và noi gương gia đình Thánh Gia, các ngài đã luôn hết mực trung thành, yêu thương, nuôi dưỡng con cái, cháu chắt theo ý của Chúa để góp phần bảo vệ vũ trụ và làm sáng danh Chúa trong đời sống con người. Nay, tổ tiên, ông bà cha mẹ kẻ còn sống, người đã qua đời, bổn phận của con cái cháu chắt là nuôi dưỡng, thăm hỏi, giúp đỡ ông bà cha mẹ khi các ngài còn sống và lúc các ngài qua đời, con cái cháu chắt phải tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính bằng cách xin lễ, làm việc bác ái và cầu nguyện cho các ngài.

Lạy Chúa, nhân dịp đầu năm mới, chúng con đã được dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô. Chớ gì nguồn sinh lực thần linh này giúp chúng con ngày nay sống sao cho tròn chữ hiếu đối với tổ tiên và ông bà cha mẹ để mai sau được cùng các ngài vui hưởng phúc trường sinh. Amen.
 
Chúa cũng làm việc _Mồng Ba Tết
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:50 18/01/2011
MỒNG BA TẾT TÂN MÃO 2011

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

Mt 25, 14-30

Người ta cứ tưởng đã là Chúa thì chẳng cần phải làm việc, tự nhiên, hằng ngày Ngài cứ làm phép lạ là đã có của ăn. Không Chúa Giêsu khi xuống thế gian đã làm việc không ngừng, Ngài lao động để nâng cao giá trị của công ăn việc làm. Chúa Cha làm việc, Chúa Con cũng làm việc không ngừng. Ngày mồng ba tết mỗi năm, Giáo Hội dành riêng một ngày để mọi người nhớ tới Chúa, bởi vì làm bởi chúng ta mà ban cho lại do Thiên Chúa. Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta hãy noi gương bắt chước Chúa, Ngài đã miệt mài tạo dựng vũ trụ, tạo nên con người suốt trong sáu ngày, và Ngài chỉ dành ngày thứ bảy để ca tụng Thiên Chúa Cha và nghỉ ngơi, dưỡng sức và cầu nguyện. Giáo Hội cũng khích lệ chúng ta hãy xem gương lao động của cả gia đình Nagiarét để noi gương bắt chước. Thánh Phaolô nói một câu chí lý, để đời, dạy chúng ta và mọi người phải lao động: ” Không làm thì đừng có ăn “.

Thật là chí tình, chí lý khi ca nhập lễ viết: ” Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt, còn vun còn trồng; bốn mùa xuân hạ thu đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên “ ( St 8, 22 ) và Thánh vịnh 64, 2 cũng viết: ” Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi “. Qui chiếu ba bài đọc Thánh lễ thánh hóa công ăn việc làm, Giáo Hội cho thấy Lời Chúa xoay quanh việc lao động. Cả ba bài đọc đều nêu cao giá trị của công ăn việc làm, của sự lao động sản xuất. Bài đọc I, đoạn sách Sáng thế cho thấy Chúa dạy con người phải trồng trọt nghĩa là làm việc để tạo ra lương thực. Thiên Chúa luôn muốn con người góp tay cai quản vũ trụ và tô đẹp vũ trụ, công trình của Chúa theo ý của Thiên Chúa. Bài Tin Mừng Mt 25, 14-30 là một bài học lớn về sự lao động, con người sẽ không có lợi nhuận nếu làm biếng không chịu đầu tư kiếm lời như người nhận một nén bạc mà đem chôn cất…Lao động đòi hỏi sự cố gắng và óc sáng tạo, bởi không thể có thành công mà không phải đổ mồ hôi, không phải cố gắng vv…Mọi người, mọi dân tộc đều phải lao động, đều phải làm việc mới có của ăn của để. Việt Nam chúng ta cũng có câu ca dao tục ngữ chí lý:” Giầu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày “. Lao động theo ngôn ngữ nhà đạo là góp tay xây dựng thế giới do Chúa tạo thành. Chính Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: ” Cha Ta hằng làm việc thì Ta cũng làm việc “. Lao động theo cái nhìn Kitô giáo là bài ca tình yêu, là lời cảm tạ tri ân không ngừng bởi Thiên Chúa không ngừng sáng tạo và Chúa Giêsu cũng đã lao động liên lỉ, làm việc không ngơi nghỉ như Thánh Kinh đã tường thuật.

Đức Kitô khi sống với Cha mẹ của Ngài 30 năm ở làng quê Nazarét, Ngài đã cùng Cha mẹ là thánh Giuse và mẹ Maria làm việc không ngừng. Ngài đã làm cho việc làm có giá trị cao cả như thánh Phaolô đã từng viết: ” Anh em không làm việc thì đừng có ăn “. Con Thiên Chúa làm người cũng đã nêu gương lao động cho mọi người, do đó, con người thế hệ này qua thế hệ khác vẫn luôn phải làm việc, luôn phải lao động để góp phần xây dựng thế giới, tô đẹp thế giới do Chúa sáng tạo. Kinh tiền tụng thánh lễ thánh hóa công ăn việc làm nói rất rõ: ” Chính Cha đã tạo dựng con người giống hình ảnh Cha, và giao trách nhiệm trông coi trái đất. Cha còn sai Con Một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người mà còn để làm rạng Danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại trần thế “.

Ngày mồng ba tết, dâng thánh lễ xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm để mọi người rằng: ” Không Thầy các con không thể làm gì được “ và để mọi Kitô hữu xác tín: ” Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế “. Con người có nhiều dự phóng, có nhiều chương trình, có nhiều việc làm nhưng nếu Chúa không ban trí khôn, sức khỏe thì dù con người có cố gắng mấy cũng không thành công. Con người theo kế hoạch của Chúa luôn phải làm việc để tạo ra của cải, nhưng làm ra của cải vật chất mà biết chia sẻ bố thí cho những người túng thiếu, nghèo nàn, bất hạnh, của cải sẽ mang ý nghĩa cao vời, ý nghĩa cứu rỗi.

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ thánh lễ thánh hóa công ăn việc làm ).
 
Phẩm chất đầu tiên của người môn đệ
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
08:23 18/01/2011
Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Thường Niên, Năm A - Matthêu (Mt 4, 12-23)

Vào một buổi sáng đẹp trời trên biển hồ Galilê, đang khi Si-mon và An-rê đang quăng chài dưới biển thì Chúa Giê-su tiến lại. Người giơ tay vẫy chào và cất tiếng gọi mời: “Các Anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các Anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”

Lời Chúa có sức cuốn hút nhiệm mầu. Thế là hai anh em bỏ thuyền bỏ lưới theo Thầy Giê-su.

Đi một quãng nữa, Chúa Giê-su gặp hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Chúa Giê-su lại cất tiếng mời gọi, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Chúa Giê-su. (Matthêu 4, 18-22)

Thế là bốn bạn chài quê mùa xứ Galilê bỗng nhiên trở thành những môn đệ đầu tiên của Thầy Giê-su, được gọi lên đường chinh phục thế giới.

* * *

Khi bắt đầu rao giảng về Nước Trời, Chúa Giê-su cần tuyển chọn một số môn đệ nòng cốt để nối gót Người rao giảng Tin Mừng, để tiếp tay với Người trong công cuộc xây dựng Hội Thánh trên khắp năm Châu.

Đây là công việc rất hệ trọng nên cần phải tuyển lựa người có năng lực phù hợp để đảm đương gánh vác.

Trong các thành phần dân chúng thời đó, đáng chủ ý nhất là các Tư Tế ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Họ là những người ngày đêm ứng trực trong đền thờ để lo việc thờ phượng tế lễ Thiên Chúa. Xem ra họ là những ứng viên sáng giá nhất cho công cuộc loan báo Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh. Thế nhưng Chúa Giê-su đã không chọn bất cứ ai trong số các vị ấy.

Kế đó, các Kinh Sư là những người nghiên cứu chuyên sâu về Luật và giải thích Luật cặn kẽ cho toàn dân. Có ai thích hợp hơn họ trong việc giảng giải Tin Mừng? Thế mà Chúa Giê-su cũng không chọn ai trong số các vị nầy làm sứ giả truyền rao sứ điệp của Người.

Thành phần thứ ba cũng sáng giá là các người Pha-ri-sêu. Họ là những người hết sức nhiệt thành với tôn giáo và là những người tận hiến cho Luật. Họ có đủ tư cách để lãnh đạo người khác. Thế mà Chúa Giê-su cũng không chọn bất cứ người Pha-ri-sêu nào làm môn đệ chính thức.

Ngay cả những người có vai vế trong xã hội, những người giàu sang quyền quý cũng không được Chúa gọi mời.

Thế rồi Chúa lại chọn bốn ngư phủ là Simon, An-rê, Gioan, Giacobê làm môn đệ đầu tiên đang khi những ông nầy đang kéo lưới, đang vá lưới trong thuyền.

Tại sao Chúa Giê-su lại trao cho các ngư phủ đảm nhận những cương vị hết sức hệ trọng nầy?

Phải chăng tiêu chí đầu tiên của Chúa Giê-su khi tuyển chọn môn đồ và những người kế vị mình trong sứ mạng cao cả và đầy gian truân là phải dạn dày sương gió, là không ngại khó, sẵn sàng đối đầu với bão tố cuồng phong?

Các ngư phủ là những có đủ những tố chất như thế trong máu thịt mình. Họ từng trải qua những đêm đen giữa sóng gió trùng khơi, không sợ đói, không sợ rét, bất chấp bão tố cuồng phong, không nao núng khi phải chơi vơi giữa ba đào sóng gió. Nói chung, họ không quản ngại khó khăn và nghịch cảnh để đạt cho bằng được mục tiêu của mình… Thế nên họ được Chúa Giê-su tuyển chọn trước hết.

Nếu không có những con người dạn dày sương gió như thánh Phanxicô Xavie vượt đại dương đi đến với các dân tộc xa lạ trên lục địa châu Á mênh mông; không có những người xâm mình mạo hiểm như các nhà thừa sai Châu Âu đến rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam trong thời kỳ cấm cách và bắt bớ… thì làm gì có hạt giống đức tin triển nở dồi dào trên các vùng đất Á Châu cũng như tại Việt Nam!

Và hôm nay, Giáo Hội Việt Nam đang khựng lại trên con đường truyền giáo, số lượng những người theo Chúa không tăng trong suốt nhiều thập kỷ qua, cũng chỉ vì thiếu những con người dạn dày sương gió bất chấp nguy khó để loan báo Tin Mừng.

***

Lạy Chúa Giê-su, Giáo Hội Việt Nam cũng như Hội Thánh Chúa trên khắp hoàn cầu đang cần những con người nhiệt thành, mạo hiểm, cần đến những người dám lìa bỏ bờ bến an toàn để dấn bước ra khơi.

Xin cho ngọn lửa của Chúa Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ Tuần tiếp tục cháy lên trong lòng các môn đệ Chúa để cho Tin Vui và hồng ân cứu độ của Chúa được loan báo cho hết mọi người.
 
Tám mối phúc
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:02 18/01/2011
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 5, 1-12

Ai cũng mong được hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc là một điều xem ra thấy đấy nhưng không phải ai cũng dễ nắm bắt được hạnh phúc. Có người ví hạnh phúc như chiếc bong bóng xà phòng được thổi bay trước gió xem rất đẹp mắt, nhưng rồi gặp cơn gió chiếc bong bóng xà phòng sẽ tan tành một cách mau lẹ. Hạnh phúc có đó nhưng con người phải bảo vệ, phải vun đắp…Bởi vì, không dễ gì chúng ta đều đồng ý với sự hạnh phúc có đó. Có người cứ tưởng càng giầu tiền lắm của, con người mới hạnh phúc.

Chúa Giêsu lại vạch cho nhân loại một con đường hoàn toàn trái ngược với những đánh giá, những ước mong của con người. Đồng tiền không phải là Tiên, là Phật…Đồng tiền không phải là cái đà danh vọng. Đồng tiền không phải là hết ý. Nhưng Chúa Giêsu lại nói: ” Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó “ ( Mt 5, 3 ). Còn hơn nữa, Chúa Giêsu cho là hạnh phúc những ai hiền lành, sầu khổ, bị bách hại vv…Chúng ta gọi đó là Tám Mối Phúc và Giáo Hội cho đây là Hiến Chương Nước Thiên Chúa. Những ai hiền lành, nhân hậu, sầu khổ, khóc lóc, bị bách hại, đó lại là những người được hạnh phúc, và họ là công dân Nước Trời. Tuy nhiên, đối với nhiều người và đặc biệt là những người không có niềm tin thì đó là điều không thể chấp nhận được và như thế, chúng ta hoàn toàn hiểu được sự khó chịu, chống đối của các Luật sĩ, Biệt phái, Kinh sư và nhiều người Do Thái thời Chúa Giêsu đối với tư tưởng, hướng đi xem ra thật nghịch lý của Chúa Giêsu. Đối với những người này thì nghèo đói, sầu khổ, hoạn nạn, khổ đau, bệnh hoạn, túng quẫn chỉ có thể đem lại bất hạnh cho con người chứ làm gì mang lại hạnh phúc cho con người được. Vậy, phải chẳng Đức Kitô muốn bần cùng hóa xã hội, muốn con người luôn nghèo khổ ? Không, dứt khoát là không, Chúa Giêsu dạy con người qua Tám Mối Phúc bởi vì Ngài muốn con người đừng quá nô lệ của cải, đừng quá dính bén thế gian, Ngài chỉ muốn con người hạnh phúc khi tâm hồn họ thanh thản không quá bận tâm đến của cải mà tìm kiếm Nước Trời. Chúa Giêsu đã từng tuyên bố trong Tin Mừng của thánh Gioan 10, 10: ” …Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào “. Như thế, Chúa không bao giờ muốn con người bị bần cùng hóa, Chúa không bao giờ muốn con người nghèo nàn lạc hậu. Chúa muốn con người luôn làm thăng hoa thế giới này, luôn muốn con người góp tay làm đẹp công trình mà Thiên Chúa Cha đã miệt mài, đã dày công sáng tạo.

Vâng, Giáo Hội của Chúa được mời gọi sống nghèo vì Giáo Hội của Chúa có nhiều thứ giầu hơn, vĩ đại hơn đó là có Chúa luôn hiện diện và Chúa là sự giầu sang vô biên mà con người đang khát khao tìm kiếm. Sở dĩ Chúa nói: ” Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó “ “ Phúc cho ai hiền lành, sầu khổ, bị bách hại “. Bởi vì, họ là những người khiêm tốn, là những người nhận ra sự yếu hèn của mình, nhận ra mình luôn cần ơn Chúa, luôn cần mở rộng tâm hồn để Chúa định liệu về cuộc đời mình. Nên, họ luôn tin cậy, phó thác trọn vẹn vào Chúa.

Chúa nói: ” Phúc cho những ai ăn ở hòa thuận, xây dựng hòa bình, xót thương, khao khát sự công bình “ là vì những người này đã quyết tâm đi theo con đường ngay chính của Chúa.

Tám Mối Phúc thật là những nấc thang, những chặng đường đi theo Chúa. Do đó, thực hành những mối phúc và sống những mối phúc là được Chúa ban phúc và đồng thời, họ cũng đem lại hạnh phúc cho những người khác. Người sống hạnh phúc là người vừa biết đón nhận, vừa biết cho đi với lòng quảng đại và yêu thương của mình.

Đối với Chúa Giêsu, người giầu có đích thực là người biết bán hết của cải, phân chia cho người nghèo khó và đi theo Chúa Giêsu. Người giầu có đích thực là người có trái tim đẹp, nhân ái chứ không đo đếm, cân, đong bằng tiền của, vật chất, danh vọng ở trần gian này.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được thế nào là sống tinh thần khó nghèo và thế nào là giầu có đích thực. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo Hội cần có các linh mục được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bùi Hữu Thư
09:21 18/01/2011
Buổi triều kiến cộng đồng của Giáo Hoàng Học Viện Ba Lan.

ROME, Ngày 17 tháng 1, 2011 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: “Giáo Hội cần có các linh mục được chuẩn bị kỹ lưỡng,” khi ngài nói với các thành viên cộng đồng Giáo Hoàng Học Viện Ba Lan trong buổi triều kiến sáng thứ hai tại Vatican, vào dịp kỷ niệm đệ bách chu niên ngày thành lập viện.

Học viện này được thành lập năm 1910 dưới giáo triều của Thánh Piô X, cung cấp cho “các linh mục Ba Lan một môi trường thích nghi cho việc học hỏi và thân hữu, trong thời gian họ thụ huấn tại Rôma.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: “Việc mừng ngày kỷ niệm 100 năm của học viện quan trọng này là một lời kêu gọi phải tưởng nhớ và biết ơn nhưng ai đã thành lập viện với đức tin, lòng can đảm và công sức khó nhọc.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Học viện đã có thể tiếp nhận qua bao nhiêu năm sự chăm sóc và lòng thương yêu của nhiều vị giáo hoàng.” Ngài nhắc đến Đức Phaolô VI và “chân phước tương lai” Gioan Phaolô II, là người đã thăm viếng học viện năm 1980 và đã có cơ hội để “nhấn mạnh về tầm quan trọng của viện đối với Giáo Hội và dân tộc Ba Lan.”

Đức Thánh Cha đã mời gọi các linh mục Ba Lan hãy cảm nhận mình là “những tảng đá sống động,” là “những thành phần quan trọng của lịch sử này, đang đòi hỏi sự đáp ứng cá nhân và quyết liệt của quý cha, bằng sự đóng góp quảng đại của quý cha.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: “Giáo Hội cần có các linh mục được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy lòng khôn Ngoan trong tình bạn với Chúa Giêsu, thường xuyên được thu hút vào bàn tiệc Thánh Thể, và suối nguồn vô tận của Phúc Âm của Người.”

Ngài tiếp: “Từ hai nguồn lực không thể thay thế này, các cha hãy biết kín múc sự nâng đỡ liên tục và linh ứng cần thiết cho đời sống và mục vụ của quý cha, cho một tình yêu chân lý chân thành mà quý cha ngày hôm nay được kêu gọi phải đào sâu qua việc học hỏi và nghiên cứu khoa học để ngày sau quý cha có thể chia sẻ với rất nhiều người khác.”

Trong bài diễn từ, Đức Thánh Cha cũng mời họ gần gũi thánh Phêrô. “Việc tìm kiếm chân lý đối với các cha là những linh mục, xin hãy sống kinh nghiệm đặc biệt tại Rôma này, xin hãy được khuyến khích và làm cho giầu mạnh bởi sự gần gũi với Tòa Thánh, vì quý cha là những người đang phải hoàn thành một sứ vụ đặc biệt và hoàn vũ đối với sự hiệp thông Công Giáo trong chân lý và đức bác ái.”

Ngài tiếp: “Được gắn liền với Phêrô, tại trọng tâm của Giáo Hội có nghĩa là nhận biết với lòng biết ơn sâu xa, là được ở ngay trung tâm của một lịch sử đa trần thế và tràn đầy ân sủng, (...) nơi đó quý cha được mời gọi tham gia cách năng động, để như một cây đầy nhựa sống, quý cha mang lại nhiều hoa trái quý báu.”

Cuối cùng Đức Thánh Cha Benedict XVI đã cầu chúc rằng “tình yêu và sự sùng kính hình ảnh của Phêrô” sẽ thúc đẩy họ “phục vụ cách quảng đại cho sư hiệp thông của tất cả Giáo Hội Công Giáo và các giáo hội điạ phuơng, để cho, như một đại gia đình, tất cả đều có thể học cách nhận biết nơi Chúa Giêsu, là đường, là sự thật và là sự sống, là gương mặt của Chúa Cha đầy lòng thương xót, là Đấng chỉ muốn rằng không có một đứa con nào bị hư mất.”
 
Top Stories
Inde: Les chrétiens secourent les victimes des affrontements interethniques dans les Etats du Nord-Est
Eglises d'Asie
10:54 18/01/2011
« Nous apportons en urgence ce dont ils ont le plus besoin», explique Allen Brooks, l’un des membres de la coordination de ces groupes qui ont pour vocation de promouvoir la paix entre les communautés (1). Le matériel d’urgence fourni par son groupe consiste essentiellement en sacs de riz, aliments pour bébé, médicaments, mais surtout en couvertures, tentes et bâches pour protéger les milliers de sans-abris des rigueurs de l’hiver, particulièrement froid et pluvieux dans ces régions situées sur les contreforts de l’Himalaya.

Selon les derniers bilans officiels, au moins dix personnes ont été tuées et plusieurs centaines d’autres blessées lors des violences qui ont suivi les festivités du Nouvel An, entre les ethnies Rabha de l’Etat d’Assam et les Garo de l’Etat voisin du Meghalaya. Ces affrontements ont provoqué l’exode de 30 000 à 50 000 personnes, aujourd’hui sans foyer, et réfugiées dans quelque 40 camps mis hâtivement en place par le gouvernement.

Plusieurs associations, surtout d’obédience chrétienne, travaillant pour la paix interethnique dans ces Etats du Nord-Est à la violence endémique, sont venues distribuer des colis de premiers secours dans les camps du gouvernement où ils sont ensuite répartis par les autorités locales. Parmi elles, Churches Auxiliary for Social Action (CASA), branche caritative d’un rassemblement de 24 Eglises protestantes et orthodoxes en Inde, le Council of Baptist Churches in North East India (CBNEI) ou encore les Missionnaires de la Charité (Sœurs de Mère Teresa).

Les affrontements interethniques auraient éclaté le 1er janvier dernier, avec l’attaque par des membres de l’ethnie rabha des invités d’un mariage garo ainsi que du pasteur qui y officiait (2). En représailles, les Garo auraient à leur tour effectué des raids contre des villages rabha, déclenchant une série d’attaques entre les deux communautés vivant de part et d’autre de la frontière du Meghalaya et de l’Assam. Selon la police locale, plus d’une centaine de villages ont été incendiés lors de ces violences intertribales, récurrentes dans cette région frontalière où Garo et Rabha s’affrontent régulièrement sur des questions de propriété des terres.

Dès le début des troubles, l’administration locale a semblé incapable de stopper l’escalade de la violence. Un manque de réaction qui a été stigmatisé par le ministre fédéral de l’Intérieur, lequel a appelé les Etats concernés à prendre rapidement des mesures, alors que le 10 janvier dernier, le très influent All Assam Students Union (AASU) reprochait au gouvernement de l’Assam d’avoir une nouvelle fois « échoué à protéger la population ».

Le 8 janvier dernier, le gouvernement fédéral a dépêché des troupes de police spéciale et des unités de l’armée dans la zone frontière des deux Etats touchée par les violences, soit les districts des East Garo Hills dans le Meghalaya et du Goalpara en Assam. Quatorze compagnies paramilitaires ont été déployées, un couvre-feu instauré dans toute la région et l’ordre de tirer à vue donné par le ministre-président de l’Assam. Lundi 10 janvier, lors d’une conférence de presse, le porte-parole du ministère de l’Intérieur a déclaré, qu’après évaluation de la situation, il était apparu que les violences interethniques « avaient été très bien préparées et planifiées à l’avance et n’avaient aucun caractère spontané ».

Aujourd’hui, bien que la situation soit, selon les autorités locales « en passe de revenir à la normale », le couvre-feu est encore maintenu dans certaines zones sensibles. Toujours selon les sources officielles, 13 000 à 18 000 déplacés sont retournés dans leurs villages et 250 personnes ont été arrêtées dans les deux Etats pour leur implication dans les violences interethniques (3).

(1) Les chrétiens, et en particulier l’Eglise catholique, sont très investis dans le travail de réconciliation entre les différentes ethnies qui peuplent le Meghalaya et l’Assam, en grande partie sous l’impulsion de Mgr Menamparampil, archevêque de Guwahati et fondateur du Joint Peace Team of Northeast India. Actuellement en congrès dans l’ouest de l’Inde, le prélat œuvre avec ses équipes depuis une quarantaine d’années dans la région et a concouru à la passation d’accords de paix dans de nombreux conflits interethniques.
(2) Les Garo, de langue sino-tibétaine et répartis essentiellement dans la région du Nord-Est de l’Inde et au Bangladesh, sont majoritairement baptistes.
(3) Thaindian, 5 janvier 2011; Andhranews, 10 janvier 2011; IANS, 11 janvier 2011; Ucanews, 18 janvier 2011.

(Source: Eglises d'Asie, 18 janvier 2011)
 
Church Needs Well Prepared Priests, Says Pope
Zenit
16:38 18/01/2011
Marks Centenary of Pontifical Polish Ecclesiastical Institute

VATICAN CITY, JAN. 18, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI is underlining the Church's need for priests who are well prepared for ministry through a strong friendship with Jesus.

The Pope stated this Monday during an audience with members of the community from the Pontifical Polish Ecclesiastical Institute in Rome on the occasion of the centenary of its foundation.

He noted the institute's commitment "to offer Polish priests an ideal environment for study and fraternity during the period of formation in Rome."

"The Church needs well prepared priests," the Pontiff stated, "rich in that wisdom that is acquired in friendship with the Lord Jesus, drawing constantly from the Eucharistic table and from the inexhaustible source of his Gospel."

"From these two irreplaceable sources know how to draw the constant support and necessary inspiration for your life and your ministry, for a sincere love of the Truth that today you are called to deepen also through study and scientific research and that you will be able to share tomorrow with many," he said.

The Holy Father noted that for those priests currently living in Rome at the institute, the search for truth "is stimulated and enriched by the closeness to the Apostolic See, which must give a specific and universal service to the Catholic communion in truth and in charity."

"To remain close to Peter, in the heart of the Church, means to acknowledge, full of gratitude, that you are within a centuries-long and fruitful history of salvation, which by a manifold grace has reached you and in which you are called to participate actively so that, as a luxuriant tree, you will always bear precious fruits," he affirmed.

Benedict XVI continued, "May love and devotion to the figure of Peter drive you to serve generously the communion of the whole Catholic Church and of your particular Churches."

In this way, he said, "as one great family, all can learn to recognize in Christ, the Way, the Truth, the Life, the face of the merciful Father, who does not wish any of his children to be lost."

The institute was initiated by St. Jozef Sebastian Pelczar (1842-1924) while he was bishop of Przemysl, Poland. It was erected on March 19, 1910 during the pontificate of St. Pius X, and was solemnly inaugurated on November 13, 1910.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Emmau Thái Hà đến với những người nghèo trên Sông Hông ven Thủ Đô Hà Nội
Nguyễn Tang
08:58 18/01/2011
HÀ NỘI - Mặc dù rét cắt gia cắt thịt của miền bắc, nhưng cũng không thể ngăn cản được cha Nguyễn Kim Phùng DCCT Hà Nội cùng với nhóm Emmau Thái Hà đến với những người nghèo trên Sông Hông ven Thủ Đô Hà Nội.

Xem hình ảnh

Cha Phùng cùng nhóm Emmau đã gói trọn tâm tư tình cảm của mình qua những gói quà nhỏ bé để đến với những nghười nghèo trong dịp chuẩn bị tết nguyên đán Tân Mão.

Nhìn những bức tranh tương phản: Một bên là phồn vinh phú quý, của Thu Đô Hà Nội, những cũng sát ngay sự giầu sáng phú quý ấy lại là những người nghèo mạt rệp không có nhà cửa, đất đai ruông đồng!!!!

Qua đó chúng ta thấy xã hội càng ngày càng phân hóa sâu xa. Người giầu thì giầu kích xù, người nghèo thì nghèo mạt rệp. Như ông cha ta có câu " kẻ ăn không hết, người lần không ra".
 
Phái đoàn GP Lạng Sơn chào thăm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại Châu Sơn
Giuse Trần ngọc Huấn
09:05 18/01/2011
LẠNG SƠN – Trong không khí của những ngày cuối năm Âm Lịch Canh Dần 2010, chuẩn bị đón một mùa Xuân và Năm Mới, phái đoàn của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân dẫn đầu, cùng với quý Cha, đã tới Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan để chào thăm và chúc tuổi Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Xem hình ảnh

Đoàn đã tới Đan viện vào hồi 9h00 sáng. Trong phòng khách của Đan viện, Đức Tổng Giám mục Giuse đã tiếp đoàn trong một bầu khí hết sức thân thiện, cởi mở và đầy tình nghĩa. Mọi người trong đoàn vui mừng khi gặp lại Đức Tổng, thấy ngài mạnh khỏe và sắc diện đã tốt hơn trước khá nhiều.

Thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức cha Giuse đã thăm hỏi và chúc Đức Tổng một mùa xuân tươi vui, một năm mới luôn mạnh khỏe, bình an trong ơn lành của Thiên Chúa. Đặc biệt, ngài tha thiết mời Đức Tổng về thăm lại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, nơi ghi đậm bao dấu ấn của tình nghĩa, của sự hy sinh, tận tâm của Đức Tổng để làm cho hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay.

Đức Tổng Giám mục Giuse bày tỏ niềm vui khi gặp phái đoàn của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, do Đức cha Giuse dẫn đầu cùng với quý Cha. Trong niềm xúc động, ngài đã chia sẻ những thao thức và tình cảm dành cho miền đất truyền giáo vùng biên giới này, cũng như những nơi đã in dấu chân mục tử của ngài. Từng con đường quanh co khúc khuỷu hay những hố sâu vực thẳm trên hành trình của giáo phận, từng người, từng gia đình và từng hoàn cảnh,… đều để lại trong ngài những kỷ niệm thật đáng trân trọng. Lạng Sơn – Cao Bằng luôn mãi là “mối tình đầu” trong đời mục tử của ngài.

Đức Tổng Giuse cảm ơn Đức cha Lạng Sơn và phái đoàn đã thường xuyên thăm hỏi, nhớ tới và cầu nguyện cho ngài. Dù ở nơi đâu hay trong cương vị nào, ngài vẫn luôn cầu nguyện cho Giáo hội, để xin Chúa ban bình an và sự hiệp thông yêu thương giữa lòng Dân Thánh của Người.

Đức Tổng Giuse và Đức cha Lạng Sơn cùng mỗi thành viên trong đoàn đã có hàng giờ hàn huyên tâm sự và chia sẻ với nhau về những thao thức mục vụ, những ưu tư vì lợi ích chung của Giáo hội và Giáo dân, cũng như cả những câu chuyện bên lề thật thư thái. Cũng trong buổi sáng, Đức cha Giuse và đoàn giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã chào thăm, chúc mừng năm mới tới Cha Bề Trên của Đan viện Châu Sơn.

Sau bữa cơm trưa thân mật, đầy tình gia đình, Đức cha Giuse và quý Cha Lạng Sơn chào Đức Tổng để lên đường trở về Giáo phận. Buổi gặp gỡ kết thúc trong tâm tình bịn rịn và đầy tình yêu mến./.
 
Giới Trẻ Miền Bắc về Công Đồng Vaticanô II
Lm. Giuse Phạm Thanh Quang (J) CSsR
11:21 18/01/2011
Tiếp theo, số 8

HIẾN CHẾ VỀ PHỤNG VỤ THÁNH (SACROSANCTUM CONCILIUM)

23. Thưa cha, Phụng Vụ là gì?

Phụng Vụ là việc thờ phượng, phụng tự công khai của Hội Thánh, được cử hành cùng với Chúa Kitô và triều thần thiên quốc.

24. Vậy Hiến chế về Phụng Vụ thánh của Công Đồng Vaticanô II nhằm mục đích gì?

Nhằm hướng dẫn “Phong trào Phụng Vụ” mới cũng như toàn thể Hội Thánh đến chỗ tuyệt đỉnh và mở ra một kỷ nguyên mới cho đời sống cầu nguyện của Giáo Hội được hoàn hảo và hữu hiệu.

25. Cha vừa nói đến “Phong Trào Phụng Vụ”. Vậy xin cha nói rõ hơn về phong trào này?

Nếu các bạn nghiên cứu sẽ thấy những người tiên phong trong phong trào này, vào cuối thế kỷ 20, là các tu sĩ Dòng Benedicto Solesmes, Beuron, Maria Laach,… Tuy nhiên, người tiên phong của phong trào này chính là Đức Giáo Hoàng Piô X (được mênh danh là vị Giáo Hoàng của Bí Tích Thánh Thể). Nhưng người có công lớn nhất trong phong trào này là Đức Giáo Hoàng Piô XII. Ngài đã để lại tài liệu quan trọng, có giá trị đến nỗi sau này Công Đồng Vaticanô II đã sử dụng như kho tàng quý giá (qua Thông điệp Mediator Dei – Đấng Trung gian của Thiên Chúa, 1947).

26. Thưa cha, vì những lý do gì mà Công Đồng Vaticanô II thấy cần phải canh tân, cải tiến Phụng Vụ?

Công Đồng canh tân Phụng Vụ vì những lý do sau đây: Công Đồng muốn phát huy đời sống Giáo Hội nơi các tín hữu ngày càng tốt đẹp hơn, thích ứng những định chế sao cho phù hợp với những nhu cầu của thời đại, cổ vũ những gì có thể góp phần tạo nên sự hiệp nhất các tín hữu đã tin vào Chúa Kitô, kiện toàn những gì giúp cho việc dấn thân của tín hữu đối với Giáo Hội.

27. Thưa cha, Phụng Vụ đóng vai trò gì trong mầu nhiệm Giáo Hội?

Phụng Vụ đóng vai trò rất quan trọng trong mầu nhiệm Giáo Hội. Nhờ Phụng Vụ, nhất là trong hiến tế tạ ơn mà công cuộc cứu chuộc chúng ta được thực hiện. Phụng Vụ giúp các tín hữu diễn tả mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Giáo Hội chân chính. Tất cả quy hướng về thành đô Thiên Quốc, nơi mọi tín hữu đang tìm kiếm. Phụng Vụ kiến tạo mọi thành phần của Giáo Hội thành đền thánh trong Chúa, kiện toàn sức lực sung mãn cho tín hữu để loan báo Chúa Kitô. Phụng Vụ cũng tỏ rõ cho những người ngoài Giáo Hội thấy Giáo Hội như dấu chỉ của sự hiệp nhất, yêu thương, nên một với tư cách là con cái của Thiên Chúa.

28. Vậy đối với các Nghi Lễ khác (như Nghi Lễ Đông Phương) thì sao ạ?

Hội Thánh Mẹ chúng ta coi tất cả những Nghi Lễ đã được chính thức công nhận đều bình đẳng trên pháp lý và được tôn trọng như nhau. Hơn thế nữa, Hội Thánh còn muốn các Nghi Lễ ấy được duy trì trong tương lai và được cổ vũ bằng mọi cách nhưng cố gắng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu hiện tại.

NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT ĐỂ CANH TÂN VÀ CỔ VŨ

PHỤNG VỤ THÁNH

29. Thưa cha, bản tính của Phụng Vụ thánh trong đời sống Giáo Hội xuất phát từ đâu?

Xuất phát từ chính bản tính nhân loại của Thiên Chúa, hiệp làm một với Ngôi Lời, đã nên khí cụ phần rỗi chúng ta. Bởi thế, nhờ Chúa Kitô, Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hòa với Ngài và cho chúng ta được phụng thờ Ngài một cách hoàn hảo.

30. Vậy hiệu quả của việc Hội Thánh cử hành Phụng Vụ thánh là gì?

Hiệu quả hữu hiệu và lớn nhất là công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô được tiếp nối khi Hội Thánh long trọng cử hành Phụng Vụ thánh.

Chẳng hạn như hiệu quả của việc cử hành các Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể (Thánh Lễ),… giúp chúng ta được đón nhận ân sủng của Thiên Chúa cách dồi dào, sung mãn, tham dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, được đón nhận ơn cứu độ trào tràn ngay giây phút hiện tại.

31. Thưa cha, chúng con hơi do dự một chút, nhưng cũng hỏi luôn. Vậy Chúa Kitô như thế nào trong Phụng Vụ thánh?

Chúa Kitô hằng hiện diện cách sống động trong Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động Phụng Vụ. Người hiện diện trong Hy Lễ không những trong con người thừa tác viên, mà nhất là hiện diện thực sự trong hai hình Thánh Thể. Người hiện diện trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người. Thật đúng như lời Chúa nói: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18,20).

32. Vậy là việc cử hành Phụng Vụ quá tuyệt vời, cao cả, khó có hành vi nào khác của Giáo Hội có thể so sánh vì luôn có Chúa hiện diện?

Đúng vậy. Vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và thân thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành Phụng Vụ đều là hành vi chí thánh và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng.

33. Thưa cha, Phụng Vụ có phải là hoạt động duy nhất của Giáo Hội không ạ?

Phụng Vụ thánh không phải là hoạt động duy nhất của Giáo Hội. Bởi lẽ, Hội Thánh còn nhiều hoạt động khác nữa, ví dụ như: hoạt động rao giảng Tin Mừng, kêu gọi con người hoán cải, mời gọi con người tin vào Thiên Chúa,… Hội Thánh luôn rao giảng đức tin và sự thống hối cho người tín hữu, giúp họ sẵn sàng đón nhận các Bí Tích, dạy họ giữ trọn những điều Chúa Kitô đã truyền, thúc giục họ tham gia mọi công việc bác ái, đạo đức và tông đồ,… Tất cả nhằm tôn vinh Thiên Chúa trước mặt mọi người.

34. Xin cho chúng con biết vị trí của Phụng Vụ trong lòng Giáo Hội như thế nào?

Thực sự, Phụng Vụ là tuyệt đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội quy hướng về, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội. Phụng Vụ cũng được kể như là nguồn mạch tuôn trào ân sủng trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách hữu hiệu và Thiên Chúa được tôn vinh. Đây cũng là cứu cánh của mọi công việc khác của Giáo Hội.

35. Vậy thưa cha, khi tham dự Phụng Vụ thánh, người tín hữu cần chuẩn bị những gì?

Để tham dự Phụng Vụ thánh một cách hữu hiệu, người tín hữu cần có một tâm hồn chuẩn bị sẵn sàng, ngay thẳng, hòa hợp tâm trí mình với ngôn ngữ và cộng tác với ân sủng trên trời, tránh nhận lãnh ân sủng một cách lạnh lùng, vô cảm, vô hồn, qua quýt.

36. Con nghĩ rằng, các vị chủ chăn cần phải lo liệu sao cho người tín hữu tham dự cách hữu hiệu nhất?

Bạn nói đúng. Các vị chủ chăn không những chỉ chú tâm vào việc tuân giữ các lề luật trong các hoạt động Phụng Vụ để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn lo cho các tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách ý thức, linh động và hiệu quả.

37. Tham dự Phụng Vụ thánh rồi có được chuẩn miễn cho việc cầu nguyện cá nhân không, thưa cha?

Một câu hỏi hay! Thực sự ra đời sống thiêng liêng của người tín hữu không chỉ giới hạn trong việc tham dự Phụng Vụ thánh, cùng với cộng đoàn cầu nguyện chung, mà còn phải cầu nguyện riêng cách âm thầm, kín đáo, liên lỉ. Vậy, không thể chuẩn miễn cho việc cầu nguyện cá nhân khi người tín hữu đã tham dự Phụng Vụ thánh. Hay nói mạnh hơn, người tín hữu càng tham dự Phụng Vụ thánh nhiều bao nhiêu, càng thấy nhu cầu cầu nguyện cá nhân lớn lao bấy nhiêu, thậm chí yêu mến việc cầu nguyện cá nhân.

38. Chúng ta phải nói thế nào giữa Phụng Vụ và các việc đạo đức?

Các việc đạo đức được khơi nguồn từ Phụng Vụ. Những việc đạo đức của người tín hữu một khi còn hợp với các lề luật và các quy tắc của Hội Thánh thì còn được khích lệ duy trì. Song phải dựa theo các mùa Phụng Vụ mà sắp xếp sao cho phù hợp với Phụng Vụ thánh để có thể được coi là xuất phát từ Phụng Vụ và dẫn chúng đến Phụng Vụ. Bởi lẽ, tự bản chất, Phụng Vụ vượt xa các việc đạo đức ấy.

(Còn tiếp)
 
Thánh lễ Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ La Vang tại Phủ Cam
Maria Thuỷ Tiên
16:36 18/01/2011
LỜI MỞ ĐẦU THÁNH LỄ ĐẠI TRIỀU TẠ ƠN THIÊN CHÚA
VÀ ĐỨC MẸ LA VANG TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ PHỦ CAM

của Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể

Kính thưa Cộng Đoàn,

Hôm nay chúng ta dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa và cám ơn Đức Mẹ La Vang.

1. Tạ ơn Chúa đã ban ơn tràn trề cho hàng hàng lớp lớp khách hành hương và cho lễ Bế Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam được cử hành một cách rất tốt đẹp ngoài mơ ước.

Đó là nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại; nhờ sự cộng tác tích cực của rất nhiều người, trong đó phải kể đến một cách đặc biệt là Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam, đã không quản ngại gian nan mà vui lòng hy sinh chịu khó, từ người lớn tuổi đến thanh niên nam nữ và trẻ em vốn hăng hái nhiệt tình từ các khâu chuẩn bị đến các khâu tổ chức… thực hiện nhịp nhàng tại nhà Mẹ La Vang mặc cho mưa gió và thiếu thốn nhiều bề.

Xin cám ơn Cha Quản xứ, các Cha Phó xứ Phủ Cam, Hội Đồng Giáo xứ, các ban ngành và tất cả Anh Chị em trong Giáo xứ Chính Toà thân yêu này.

2. Tạ ơn Chúa cách riêng hôm nay, sau một tuần huấn luyện Ca Trưởng cho các Giáo xứ và các Cộng Đoàn Dòng tu, các ca viên đã đạt được nhiều thành quả khả quan. Điều này chính các học viên cảm nghiệm thực sự.

Xin hết lòng cám ơn Nhạc sư Phạm Đức Huyến và các Thầy Cô phụ giáo đã đến giúp các ca viên Giáo Phận Huế với tất cả tấm lòng thương yêu, tận tuỵ, mặc dù Giáo Phận này còn thiếu nhiều mặt trong việc tổ chức cũng như trong khâu chăm sóc sức khoẻ cho Quý Thầy Cô giữa một thời tiết quá khắc nghiệt.

Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Nhạc sư Phạm Đức Huyến và các Thầy Cô phụ giáo.

Xin cám ơn đặc biệt Cha Minh Anh, Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo Phận. Nếu không có sự năng nổ nhiệt tình của Cha thì Khoá Ca Trưởng vừa qua không thể thực hiện được cũng như Ca Đoàn Tổng Hợp trong lễ Bế Mạc Năm Thánh tại La Vang không thể tốt đẹp như lòng mong ước.

3. Trong Thánh Lễ Tạ Ơn này, chúng ta cũng cầu nguyện cho tất cả các Nhạc sĩ công giáo, còn sống hay đã qua đời. Các vị đã góp phần làm nên kho tàng thánh nhạc rất phong phú, nhất là các vị tiên phong như Nhạc sĩ Hải Linh, Ngô Duy Linh, Viết Chung, Hùng Lân, Hoài Đức, Nguyễn Khắc Xuyên, Trần Anh Linh, Hiếu Anh, Hoàng Diệp…

4. Giờ đây, chúng ta hãy ăn năn thống hối các tội lỗi của chúng ta để xứng đáng cử hành Thánh Lễ và ca hát chúc tụng Chúa.

LỜI CÁM ƠN CỦA CHA TRƯỞNG BAN THÁNH NHẠC GIÁO PHẬN HUẾ
TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC KHOÁ CA TRƯỞNG

của Lm. Minh Anh, Trưởng Ban Thánh Nhạc, Trưởng Ban Tổ Chức

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận,
Trọng kính Đức Giám Mục Phụ Tá, Đức Đan Phụ Thiên An,
Kính thưa Cha Hạt Trưởng, Chánh xứ Nhà Thờ Chính Toà,
Kính thưa Quý Cha Bề Trên, Quý Cha, Quý Đại Diện Cộng Đoàn, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý Hội Đồng Giáo Xứ Phủ Cam,
Kính thưa Thầy Phạm Đức Huyến, nhạc sư; Thầy Đỗ Trinh Huệ, Giáo sư, Nhạc Trưởng, cùng Quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa đang hiện diện,

Trước hết, con xin thay lời cho toàn thể Anh Chị em học viên Khoá Ca Trưởng, Cấp I, Đợt I, trong cũng như ngoài Giáo Phận, hết lòng cám ơn Đức Tổng đã thương sắp xếp với Thầy Phạm Đức Huyến, để chúng con có được một tuần văn ôn võ luyện hầu có thể tự tin hơn khi trở về phục vụ Cộng Đoàn, phục vụ Giáo xứ, trong lãnh vực thánh ca. Chúng con xin cám ơn Đức Tổng đã khiêm nhường nhẫn nại đồng hành với chúng con gần như suốt cả tuần huấn luyện. Đây quả là một gương sáng cầu tiến chúng con, những kẻ đang biết mình biết mình thiếu.

Chúng con xin cám ơn Đức Cha Phụ Tá đã hiện diện với chúng con hôm nay cũng như trong ngày khai mạc, Đức Cha đã cho chúng con những huấn từ quý báu; qua đó, chúng con thấy được tầm quan trọng của thánh nhạc trong phụng vụ theo huấn thị của Công Đồng: đó là khi chúng con cầu nguyện qua những bài thánh ca thì đồng thời, trọng trách của chúng con là giúp cộng đoàn cầu nguyện. Từ đó, chúng con nghiệm ra, trong tất cả các ban ngành chuẩn bị cho một lễ nghi phụng vụ, nhỏ cũng như lớn, chỉ có ban chúng con mới có được thêm chữ “thánh”, Ban Thánh Nhạc; nên nói rằng, Ca Đoàn là “cánh tay nối dài của vị chủ tế”, người có bổn phận kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện, cùng cộng đoàn cầu nguyện, quả cũng không sai.

Chúng con cám ơn Đức Đan Phụ đã hiện diện với chúng con ngày khai mạc cũng như bế mạc. Cách riêng, chúng con cám ơn Cha Hạt Trưởng, Quản xứ Chánh Toà đã cùng Hội Đồng Giáo xứ tổ chức cho chúng con một Thánh Lễ Tạ Ơn trang nghiêm, sốt sắng. Chúng con không quên Cha Đặc Trách Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận, Cha Quản Lý đã cùng Quý Nữ Tu Nhà Chung, các Chị, các Mẹ Phủ Cam lo liệu cho chúng con được ăn ngon ngủ ấm và những nhu cầu cần thiết trong những ngày qua. Chúng con cám ơn Quý Cha và Cộng Đoàn đang hiện diện dâng lời tạ ơn Chúa với chúng con sáng hôm nay.

Kính thưa Thầy Phạm Đức Huyến, nhạc sư, cùng Quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn,

Như lời bài hát “Thuyền Về Bến Mẹ” có câu, “Từ xa, thật xa, con về bên Mẹ”, Quý Thầy Cô đã không quản ngại xa xôi, tốn kém, “chở về cho Mẹ con chúng em những thuyền nặng hòng chìm” bao kiến thức căn bản của âm nhạc, những kỹ thuật cần thiết khi hát thánh ca, những kinh nghiệm quý giá để lãnh đạo một ca đoàn. Học càng sâu, chúng em càng thấy rõ giá trị và ý nghĩa của cái được gọi là nhạc, cách riêng là Nhạc Thánh. Ôi bao la, kỳ vĩ và diệu vợi. Với Thầy, “Phải chi đem Huế qua đây”; với chúng em, “mần răng, Mẹ hãy đem Thầy về quê”. Chúng em vô cùng biết ơn Thầy và Quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn đã tận tuỵ hy sinh cho chúng em suốt cả tuần qua.

Chúng em biết ơn Thầy Đỗ Trinh Huệ, đã cùng hiện diện với chúng em trong buổi khai mạc và chiều ngày chia tay, đã cho chúng em những kinh nghiệm cảm mến đạo đức, những vui mừng và hy vọng cho một viễn cảnh đầy hứa hẹn đối với tương lai Thánh Nhạc của Giáo Phận nhà.

Một lần nữa, chúng con xin chân thành tri ân Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, Đức Viện Phụ Cha Hạt Trưởng, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý Hội Đồng Giáo xứ Chánh Toà, Quý Thầy, Quý Cô cùng toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa.

Sau Thánh Lễ, chúng con kính mời Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ Đại Biểu, Quý Hội Đồng Giáo xứ Chánh Toà, Quý Thầy, Quý Cô hãy cùng chúng con và các em Ca Đoàn Ave Maria yêu dấu tiến về nhà Cha Quản xứ để dùng điểm tâm.

Nguyện xin Mẹ La Vang và Chúa Cha nhân lành, Đấng không thua lòng quảng đại của một ai, chúc lành cho Quý Thầy, Quý Cô, cho Giáo Phận nhà chúng ta.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giới trẻ Miền Bắc học hỏi về Công Đồng Vaticanô II (tiếp)
Lm. Giuse Phạm Thanh Quang (J) CSsR
13:32 18/01/2011
HIẾN CHẾ VỀ PHỤNG VỤ THÁNH (SACROSANCTUM CONCILIUM)

23. Thưa cha, Phụng Vụ là gì?

Phụng Vụ là việc thờ phượng, phụng tự công khai của Hội Thánh, được cử hành cùng với Chúa Kitô và triều thần thiên quốc.

24. Vậy Hiến chế về Phụng Vụ thánh của Công Đồng Vaticanô II nhằm mục đích gì?

Nhằm hướng dẫn “Phong trào Phụng Vụ” mới cũng như toàn thể Hội Thánh đến chỗ tuyệt đỉnh và mở ra một kỷ nguyên mới cho đời sống cầu nguyện của Giáo Hội được hoàn hảo và hữu hiệu.

25. Cha vừa nói đến “Phong Trào Phụng Vụ”. Vậy xin cha nói rõ hơn về phong trào này?

Nếu các bạn nghiên cứu sẽ thấy những người tiên phong trong phong trào này, vào cuối thế kỷ 20, là các tu sĩ Dòng Benedicto Solesmes, Beuron, Maria Laach,… Tuy nhiên, người tiên phong của phong trào này chính là Đức Giáo Hoàng Piô X (được mênh danh là vị Giáo Hoàng của Bí Tích Thánh Thể). Nhưng người có công lớn nhất trong phong trào này là Đức Giáo Hoàng Piô XII. Ngài đã để lại tài liệu quan trọng, có giá trị đến nỗi sau này Công Đồng Vaticanô II đã sử dụng như kho tàng quý giá (qua Thông điệp Mediator Dei – Đấng Trung gian của Thiên Chúa, 1947).

26. Thưa cha, vì những lý do gì mà Công Đồng Vaticanô II thấy cần phải canh tân, cải tiến Phụng Vụ?

Công Đồng canh tân Phụng Vụ vì những lý do sau đây: Công Đồng muốn phát huy đời sống Giáo Hội nơi các tín hữu ngày càng tốt đẹp hơn, thích ứng những định chế sao cho phù hợp với những nhu cầu của thời đại, cổ vũ những gì có thể góp phần tạo nên sự hiệp nhất các tín hữu đã tin vào Chúa Kitô, kiện toàn những gì giúp cho việc dấn thân của tín hữu đối với Giáo Hội.

27. Thưa cha, Phụng Vụ đóng vai trò gì trong mầu nhiệm Giáo Hội?

Phụng Vụ đóng vai trò rất quan trọng trong mầu nhiệm Giáo Hội. Nhờ Phụng Vụ, nhất là trong hiến tế tạ ơn mà công cuộc cứu chuộc chúng ta được thực hiện. Phụng Vụ giúp các tín hữu diễn tả mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Giáo Hội chân chính. Tất cả quy hướng về thành đô Thiên Quốc, nơi mọi tín hữu đang tìm kiếm. Phụng Vụ kiến tạo mọi thành phần của Giáo Hội thành đền thánh trong Chúa, kiện toàn sức lực sung mãn cho tín hữu để loan báo Chúa Kitô. Phụng Vụ cũng tỏ rõ cho những người ngoài Giáo Hội thấy Giáo Hội như dấu chỉ của sự hiệp nhất, yêu thương, nên một với tư cách là con cái của Thiên Chúa.

28. Vậy đối với các Nghi Lễ khác (như Nghi Lễ Đông Phương) thì sao ạ?

Hội Thánh Mẹ chúng ta coi tất cả những Nghi Lễ đã được chính thức công nhận đều bình đẳng trên pháp lý và được tôn trọng như nhau. Hơn thế nữa, Hội Thánh còn muốn các Nghi Lễ ấy được duy trì trong tương lai và được cổ vũ bằng mọi cách nhưng cố gắng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu hiện tại.

NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT ĐỂ CANH TÂN VÀ CỔ VŨ PHỤNG VỤ THÁNH

29. Thưa cha, bản tính của Phụng Vụ thánh trong đời sống Giáo Hội xuất phát từ đâu?

Xuất phát từ chính bản tính nhân loại của Thiên Chúa, hiệp làm một với Ngôi Lời, đã nên khí cụ phần rỗi chúng ta. Bởi thế, nhờ Chúa Kitô, Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hòa với Ngài và cho chúng ta được phụng thờ Ngài một cách hoàn hảo.

30. Vậy hiệu quả của việc Hội Thánh cử hành Phụng Vụ thánh là gì?

Hiệu quả hữu hiệu và lớn nhất là công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô được tiếp nối khi Hội Thánh long trọng cử hành Phụng Vụ thánh.

Chẳng hạn như hiệu quả của việc cử hành các Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể (Thánh Lễ),… giúp chúng ta được đón nhận ân sủng của Thiên Chúa cách dồi dào, sung mãn, tham dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, được đón nhận ơn cứu độ trào tràn ngay giây phút hiện tại.

31. Thưa cha, chúng con hơi do dự một chút, nhưng cũng hỏi luôn. Vậy Chúa Kitô như thế nào trong Phụng Vụ thánh?

Chúa Kitô hằng hiện diện cách sống động trong Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động Phụng Vụ. Người hiện diện trong Hy Lễ không những trong con người thừa tác viên, mà nhất là hiện diện thực sự trong hai hình Thánh Thể. Người hiện diện trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người. Thật đúng như lời Chúa nói: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18,20).

32. Vậy là việc cử hành Phụng Vụ quá tuyệt vời, cao cả, khó có hành vi nào khác của Giáo Hội có thể so sánh vì luôn có Chúa hiện diện?

Đúng vậy. Vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và thân thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành Phụng Vụ đều là hành vi chí thánh và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng.

33. Thưa cha, Phụng Vụ có phải là hoạt động duy nhất của Giáo Hội không ạ?

Phụng Vụ thánh không phải là hoạt động duy nhất của Giáo Hội. Bởi lẽ, Hội Thánh còn nhiều hoạt động khác nữa, ví dụ như: hoạt động rao giảng Tin Mừng, kêu gọi con người hoán cải, mời gọi con người tin vào Thiên Chúa,… Hội Thánh luôn rao giảng đức tin và sự thống hối cho người tín hữu, giúp họ sẵn sàng đón nhận các Bí Tích, dạy họ giữ trọn những điều Chúa Kitô đã truyền, thúc giục họ tham gia mọi công việc bác ái, đạo đức và tông đồ,… Tất cả nhằm tôn vinh Thiên Chúa trước mặt mọi người.

34. Xin cho chúng con biết vị trí của Phụng Vụ trong lòng Giáo Hội như thế nào?

Thực sự, Phụng Vụ là tuyệt đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội quy hướng về, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội. Phụng Vụ cũng được kể như là nguồn mạch tuôn trào ân sủng trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách hữu hiệu và Thiên Chúa được tôn vinh. Đây cũng là cứu cánh của mọi công việc khác của Giáo Hội.

35. Vậy thưa cha, khi tham dự Phụng Vụ thánh, người tín hữu cần chuẩn bị những gì?

Để tham dự Phụng Vụ thánh một cách hữu hiệu, người tín hữu cần có một tâm hồn chuẩn bị sẵn sàng, ngay thẳng, hòa hợp tâm trí mình với ngôn ngữ và cộng tác với ân sủng trên trời, tránh nhận lãnh ân sủng một cách lạnh lùng, vô cảm, vô hồn, qua quýt.

36. Con nghĩ rằng, các vị chủ chăn cần phải lo liệu sao cho người tín hữu tham dự cách hữu hiệu nhất?

Bạn nói đúng. Các vị chủ chăn không những chỉ chú tâm vào việc tuân giữ các lề luật trong các hoạt động Phụng Vụ để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn lo cho các tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách ý thức, linh động và hiệu quả.

37. Tham dự Phụng Vụ thánh rồi có được chuẩn miễn cho việc cầu nguyện cá nhân không, thưa cha?

Một câu hỏi hay! Thực sự ra đời sống thiêng liêng của người tín hữu không chỉ giới hạn trong việc tham dự Phụng Vụ thánh, cùng với cộng đoàn cầu nguyện chung, mà còn phải cầu nguyện riêng cách âm thầm, kín đáo, liên lỉ. Vậy, không thể chuẩn miễn cho việc cầu nguyện cá nhân khi người tín hữu đã tham dự Phụng Vụ thánh. Hay nói mạnh hơn, người tín hữu càng tham dự Phụng Vụ thánh nhiều bao nhiêu, càng thấy nhu cầu cầu nguyện cá nhân lớn lao bấy nhiêu, thậm chí yêu mến việc cầu nguyện cá nhân.

38. Chúng ta phải nói thế nào giữa Phụng Vụ và các việc đạo đức?

Các việc đạo đức được khơi nguồn từ Phụng Vụ. Những việc đạo đức của người tín hữu một khi còn hợp với các lề luật và các quy tắc của Hội Thánh thì còn được khích lệ duy trì. Song phải dựa theo các mùa Phụng Vụ mà sắp xếp sao cho phù hợp với Phụng Vụ thánh để có thể được coi là xuất phát từ Phụng Vụ và dẫn chúng đến Phụng Vụ. Bởi lẽ, tự bản chất, Phụng Vụ vượt xa các việc đạo đức ấy.

(Còn tiếp)
 
Quyền Giáo Huấn của Giáo hội là quyền gì và xuất phát từ đâu?
LM PhanxicôXaviê Ngô Tôn Huấn
13:37 18/01/2011
Trước khi về Trời, Chúa Giê su đã truyền cho các Tông Đồ mệnh lệnh sau đây: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em cho mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28:19-20)

Lời Chúa trên đây là nền tảng và cũng là xuất sứ của điều được gọi là Quyền Giáo Huấn(Magisterium) của Giáo Hội với tư cách là Hiền Thê và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô trên trần gian này cho đến ngày cánh chung tức tận thế.

Thật vậy, Giáo Hội đã nhân lãnh từ các Thánh Tông Đồ cũng như từ kho tàng Kinh Thánh và Mặc khải những chân lý đức tin mà Chúa Giêsu đã rao giảng và dạy dỗ trong suốt ba năm Người thi hành Sứ Vụ giảng dạy và làm phép lạ trước khi thọ hình thập giá để hoàn tất công cuộc cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết vì tội.

Giáo Hội từ đầu cho đến nay đã tiếp tục sứ vụ cứu độ của Chúa KItô qua sứ mệnh loan báo Tin Mừng Cứu Độ, dạy dỗ chân lý và cai quản dân Chúa được trao phó cho mình là Mẹ và là Thầy dạy bảo để hướng dẫn con cái mình bước đi theo Chúa Giêsu là “Đường, là Sự Thật và là sự Sống "(Ga 14:6).

Trong sứ mệnh dạy dỗ chân lý, Giáo Hội “thi hành Quyền Giáo Huấn được nhân lãnh từ Chúa Kitô khi định nghĩa và tuyên bố những tín điều (dogmas) tức những điều mà các Kitô hữu bắt buội phải tin và thực hành cho được lãnh ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, vì có liên hệ mật thiết đển đức tin và những chân lý được mặc khải. .. những tín điều là ánh sáng soi dẫn và bảo đảm đức tin. . Ngoài ra, Huấn Quyền của Giáo Hội còn có trọng trách cắt nghĩa cách chính xác Lời Chúa được ghi chép trong Kinh Thánh hay qua Thánh Truyền. Huấn Quyền này được ủy thác cho các Giám mục hiệp thông với Đấng kế vị Phêrô là Giám mục Rôma." (x SGLGHCG số 85--89)

Như thế, Huấn Quyền của Giáo Hội có chức năng (competence) dạy dỗ những chân lý của Đức tin, những giáo lý tinh tuyền, những nguyên tắc luân lý phải theo cũng như giải thích Kinh Thánh và mặc khải của Chúa về những gì người tín hữu phải tin và thực hành để được chúc phúc không những trong cuộc sống trên đời này mà nhất là được cứu rỗi để sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa mai sau trên Nước Trời..

Các chức năng trên đây trước hết được chính Chúa Kitô trao cho các Tông Đồ và các Tông Đồ đã trao lại cho những người kế vị các ngài cho đến ngày nay, căn cứ vào lời Thánh Phaolô đã căn dặn môn đệ của ngài là Timô-thê như sau: "Anh Timô-thê, hãy bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho anh, tránh những chuyện nhảm nhí trống rỗng và những vẫn đề của trí thức giả hiệu. Có những kẻ, vì chủ trương cái trí thức đó, nên đã lạc mất đức tin.." 1 Tm 6:20)

Hoặc: “Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức KItô Giê su, anh hãy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta." (2 Tm 1:12-14)

Như vậy, Giáo Hội đã đón nhận từ truyền Thống Tông Đồ những giáo lý tinh tuyền, những di sản thiêng liêng của đức tin để dạy lại cho con cái mình là Dân Chúa trong Giáo Hội.

Sự kiên trên cũng cho thấy là giữa Truyền Thống (Traditio) và Quyền Giáo Huấn (Magisterium) có sự liên hệ mật thiết, vì từ những gì các Tông Đồ truyền lại, Giáo Hội có thêm nguồn tài nguyên phong phú và chính xác về đức tin và giáo lý mà các Tông Đồ đã nhận lãnh trực tiếp từ Chúa Kitô. Cộng thêm vào đó là những gì được mặc khải trong Kinh Thánh mà Giáo Hội là thẩm quyền duy nhất không những về thư qui (canon) Kinh Thánh mà còn hướng dẫn cách đọc và hiểu lời Chúa trong Kinh Thánh nữa. Do đó mọi tín hữu đều được mong đợi chỉ đọc những sách thánh mà Giáo Hội đã chọn lọc và tin là có ơn linh ứng của Chúa Thánh Thần, là tác giả chính của Kinh Thánh. Cụ thể, toàn bộ Kinh Thánh gồm có 72 Sách trong đó 45 Sách về Cựu Ước và 27 Sách Tân Ước được Công Đồng Trentinô (1545-1547) đóng thư qui, nghĩa là không nhận thêm sách nào nữa được nhìn nhận là Sách Thánh vì có ơn linh ứng của Chúa Thánh Thần.

Trong lãnh vực luân lý, Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội “có quyền loan báo ở mọi nơi và mọi thời đại những nguyên tác luân lý, luôn cả những gì liên quan đến trật tự xã hội và đưa ra phán quyết về bất cứ thực tại nào của con người, theo mức đòi hỏi của của những quyên lợi căn bản của nhân vị con người và của ơn cứu độ của các linh hồn. (x. SGLGHCG, số 2032)

Như thế, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội- giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân- đều có bổn phận phải vâng phục và tuân theo những gì Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội dạy bảo về những tín điều (dogmas) phải tin, những nguyên tắc luân lý phải tuân theo và thực hành để sống xứng đáng là người tín hữu Chúa Kitô trong trần thế. Cụ thể, không tín hữu nào được phép viện cớ tâm sinh lý học, hay quyền của phụ nữ để đòi tự do li dị phá thai và hôn nhân đồng tính (same sex marriage) trong bất cứ hoàn cảnh nào.

lập trường của Giáo Hội về những vấn đề luân lý không hề thay đổi dù cho các trào lưu tục hóa và phóng túng ngày một bành trướng trên thế giới, đe doa không những niềm tin có Thiên Chúa mà còn phá hoại nặng nền tảng luân lý, đạo đức mà con người phải chấp nhận và thực hành để xứng đáng với phẩm giá của mình, là thụ tạo khác biệt với loài vật chỉ có bản năng sinh tồn nhưng không có lương tri để biết làm lành lánh dữ.

Vậy là tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo, mọi người đều có bổn phận tuân thủ những gì Giáo Hội dạy với quyền Giáo Huấn về luân lý, tín lý, giáo lý đức tin, Kinh Thánh và Phụng vụ.Quyền Giáo Huấn này được bảo đảm không thể sai lầm như giáo lý Giáo Hội đã nói rõ sau đây:

“Bậc thang tối cao trong việc dự phần vào uy quyền của Chúa Kitô được đảm nhận với đặc sủng bất khả ngộ (infallibility). Đặc sủng này trải rộng đến hết mọi lãnh vực của kho ký thác Mặc Khải của Thiên Chúa, và còn trải rộng tới tất cả mọi yếu tố về về giáo lý, và luân lý, vì nếu không có những yếu tố này, thì các chân lý cứu độ của đức tin sẽ không thể được bảo toàn, trình bày hoặc tuân thủ." (Sđ d số 2035)

Một điều quan trọng cần nói thêm ở đây là chỉ Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống nhìn nhận và thi hành Huấn Quyền này của Chúa Kitô do các Tông Đồ truyền lại. Các giáo phái ngoài Công Giáo và Chính Thống không tin và thi hành quyền này.Họ chỉ căn cứ vào Kinh Thánh và cắt nghĩa theo ý của họ để thi hành sứ vụ rao giảng mà thôi.

Nhưng cũng cần nói thêm ở đây là Anh em Chính Thống Đông Phương,(Eastern Othordox Churches) tuy có thi hành Huấn Quyền nhận lãnh từ các Tông Đồ, nhưng lại bất đồng với Giáo Hội Công Giáo về vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Thánh Cha, Giám Mục Rôma. Vì không công nhận Đức Giáo Hoàng là Thủ Lãnh Giáo Hội hoàn vũ nên anh em Chính Thông cũng không công nhận những tín điều được Đức Thánh Cha công bố với sự hiệp thông của các Giám mục mà Giáo Hội tin là không thể sai lẫm, cùng với những điều liên hệ đến luân lý Kitô giáo, buộc mọi tín hữu phải vâng nghe và thi hành cho được hưởng ơn cứu chuộc của Chúa Kitô.

Tóm lại, Giáo Hội thi hành Huấn Quyền được nhận lãnh từ Chúa Kitô qua các Thánh Tông Đồ để tiệp tục dạy dỗ đức tin, giáo lý, luân lý, Kinh Thánh và phụng vụ để bảo đảm đức tin và ban phát ơn cứu độ của Chúa Kitô cho những ai muốn sống đức tin Kitô giáo trong Giáo Hội cho đến ngày mãn thời gian. Do đó, muốn tránh lầm lạc trong đời sông đức tin và luân lý, mọi tín hữu có bổn phận phải triệt để vâng nghe những gì Giáo Hội là Mẹ, thay mặt Chúa là Cha để dạy dỗ con cái mình những giáo lý tinh tuyền, những tín lý vững chắc, và những nguyên tác luân lý căn bản, như những phương thế hữu hiệu để sống đức tin hầu được cứu rỗi để hưởng vinh phúc đời đời với Thên Chúa trên Nước Trời mai sau.
 
Văn Hóa
Chúa Giê-su chữa bệnh ngày sa-bat
Ngô xuân Tịnh, CVK
08:10 18/01/2011
Mc 3,1-6

Chúa Giê-su vào hội đường giảng dạy
Ở trong đó có một người bại tay
Họ rình xem các hành động của Chúa
Nếu ngày sa-bat Người chữa bệnh họ kiện thưa
"Anh chỗi dậy ra đây", Chúa nói với người bại liệt
"Ngày sa-bat làm điều lành hay điều dữ,cứu mạng người hay là giết ?"
Người hỏi họ nhưng họ chỉ biết làm thinh
Rồi Người rảo mắt nhìn giận dữ
Lòng buồn khổ vì tim họ giống như
Những tảng đá trơ trơ và vô cảm
Đầy tham lam ích kỷ nghi kỵ với hờn căm
Người bảo người bại liệt:" Giơ tay ra "
Tay lành lại niềm vui anh vỡ oà

Thế là nhóm Pha-ri-siêu vội ra đi
Để âm mưu với phe Hê-rô-đê tính kỹ
Những phương cách giết Chúa cho hả giận

Khi Chuá phán em hãy giơ tay ra
Để vì Người hành động giúp tha nhân
Bằng con tim yêu thương phục vụ ân cần
Xóa tan đi những nghi kỵ làn ranh
Cho cuộc sống đầy yêu thương an bình
Tiêu diệt đi mầm mống của chiến tranh

 
Ước mơ đời tận hiến
Jos. Tú Nạc, NMS
08:15 18/01/2011
Anh bảo…Anh muốn là linh mục,

Ước mơ ôm ấp thuở i tờ.

Đơn sơ một ước mơ tuyệt đẹp,

Để lại cho đời những vần thơ.

Anh bảo…Anh muốn là linh mục,

Để lại sau lưng những đời thường.

Lòng anh có còn bao nỗi nhớ,

Chỉ là xa xôi chuyện vấn vương.

Anh bảo…Anh muốn là linh mục,

Phù vân như thể tựa sương mờ:

Tiền tài danh vọng bao kẻ nhớ,

Mà anh chẳng một chút mong chờ.

Anh bảo… Anh muốn là linh mục,

Tin yêu bên Chúa tận hiến đời.

Cuộc đời muôn thứ phù vân mộng,

Linh mục duy Chúa mãi gọi mời.

(Hoài Thương)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau
Đặng Đức Cương
21:45 18/01/2011
BÊN NHAU

Ảnh của Đặng Đức Cương

Như Chim liền cánh, như cây liền cành.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền