Ngày 16-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:14 16/01/2024

8. Hết lòng rước lễ một lần thì có thể làm cho con người ta sửa đổi trở thành đức hạnh vẹn toàn, đạt tới mức độ thánh đức.

(Thánh Maria Magdalena de Pazzi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:17 16/01/2024
54. SƯ TRIỆU MỜI RƯỢU

Trần Sư Triệu có tài văn chương nhưng rất hay quên mọi chuyện.

Một lần nọ, mời khách hai ngày nữa đến nhà ăn tiệc, nhưng mới qua một ngày thì đã quên mất tiêu.

Ngày thứ hai đã đến, nhưng ông ta lại đi đến nhà của khách được ông ta mời ăn cơm chơi bài song lục, sắp đến trưa, cũng không nói đến việc mời khách ăn cơm, người bạn chỉ có cách là mời ông ta cơm rượu.

Lúc đang ăn cơm, người nhà của Trần Sư Triệu đến hối thúc khách mau về dự tiệc, Sư Triệu vẫn cứ vùi đầu mà ăn, cũng không thèm nhìn ai, khi nghe nói đến mời chủ nhà thì nổi cáu nói:

- “Ông mời chủ nhà đi mà không nhìn thấy tôi đây sao, nếu chủ nhà đi thì tôi phải làm sao đây?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 54:

Mời khách đến nhà ăn cơm nhưng lại quên mất, thì chỉ có những bậc vĩ nhân để hồn trên trời và để xác dưới đất mới như thế mà thôi, chứ người bình thường thì vạn lần mới có một trường hợp như thế.

Nhưng trong cuộc sống đời thường thì có nhiều người hay quên như thế: có người hứa cầu nguyện cho bạn bè mới qua đời nhưng vì ham đi chơi nên quên mất; có người hứa sẽ vào bệnh viện thăm cha mình đang bệnh nặng nhưng vì “bận” uống rượu với bạn nhậu, nên quên mất cha mình đang mệt mỏi chờ con trong bệnh viện; lại có người mượn tiền mượn bạc của người khác nhưng “quên” không trả...

Tất cả các loại quên trên đây thường đi đến một hậu quả là làm mất uy tín cá nhân của mình và làm cho mình dần dần trở nên người...nói dối, do đó người Ki-tô hữu nếu có tật hay quên thì rất khó mà làm việc tông đồ, bởi vì ít người tin vào lời nói của người hay quên.

Tai hại lắm lắm...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 17/01: Ta đã làm điều lành hay điều dữ trong ngày Sa-bát – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:35 16/01/2024


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Khi ấy, Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy trong ngày sa-bát không, để tố cáo Người. Đức Giê-su bảo người bại tay: “Anh đứng dậy, ra giữa đây!” Rồi Người nói với họ: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn bực vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.

Đó là lời Chúa
 
Chúng ta đều được gọi
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
05:58 16/01/2024

CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN NĂM B : MC 1,14-20

Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông : “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.

Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người
.

HẾT THẢY CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC GỌI

Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê và bắt đầu rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Nội dung lời rao giảng đó là TC nay can thiệp trong lịch sử của nhân loại nhờ Người. Lời rao giảng của Người (tóm kết nơi c.15) gồm có 3 phần :
1) Thời kỳ đã mãn : các ngôn sứ chia thời gian làm hai : thời kỳ hiện tại và thời kỳ sẽ đến. Đức Giê-su loan báo thời kỳ hiện tại đã kết thúc và một thời mới, thời cánh chung đã khai mạc. Đây là thời kỳ TC hoàn tất các lời Người đã hứa.
2) Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần : Cựu Ước nói đến Vương quyền của Thiên Chúa đối với dân riêng của Người (x. Is 6,1-3; 43,15; Tv 47,93,96,99). Nhưng sau thời Lưu đày, tình trạng vương quyền trần gian vắng bóng làm cho dân Ít-ra-en hy vọng chính TC sẽ bày tỏ Vương quyền của Người tại Xi-on và trải rộng quyền đó trên địa cầu (x. Is 24,23; 52,7; Gr 3,17; 8,19; Ed 20,33…). Ở đây, Đức Giê-su khẳng định : nơi Người, Triều đại Thiên Chúa đã đến, Người là “Triều-đại-Thiên-Chúa-bằng-xương-bằng-thịt” (Origène).
3) Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng : sám hối là thay đổi hướng đi, triệt để quay về với Thiên Chúa của Giao ước và dấn bước vào một cuộc sống mới mẻ.

Để thực hiện đại cuộc này, Đức Giê-su đã kêu gọi các Tông đồ, ban đầu là bốn ông. Nhưng không chỉ từng ấy. Người còn muốn kêu gọi những ai tự nguyện làm môn đệ Người cũng hãy tham gia vào đại cuộc.

1. Kêu gọi các Tông đồ

“Thấy Si-môn và An-rê, Người bảo họ: Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Lập tức hai ông đi theo Người”. Không thể đọc điều này mà không “tưởng tượng”. Bờ hồ, cái nhìn của Đức Giê-su, tiếng gọi của Người, và chữ “lập tức” năng được lập lại nơi Mác-cô, khiến cuốn Tin Mừng của ông thành một lời thôi thúc, gần như dồn dập. Nhờ Tin Mừng Gio-an, ta biết Đức Giê-su đã quen với bốn anh em này từ trước, thành thử ở đây họ không đứng lên đi theo một kẻ xa lạ, nhưng là một Đấng mà họ đã khởi sự đón nhận sứ điệp rồi. Mác-cô nhấn mạnh hai điểm : một là vai trò chủ động của Đức Giê-su trong ơn gọi, hai là tính chất triệt để của lời đáp trả. Người mời bốn anh em “theo Người”, có nghĩa là làm môn đệ, tiếp bước chân Người, dù tới đâu thì tới. Và trong thực tế, họ chỉ thực sự theo Người khi loan truyền Tin Mừng đến với lương dân và hy sinh mạng sống vì Người.

“Lưới người như lưới cá” là một lối chơi chữ rất giàu ý nghĩa. Muốn hiểu nó, phải nhớ rằng đối với dân Do-thái, biển sâu chính là nơi quy tụ các mãnh lực của sự dữ và sự chết. Đức Giê-su ở đây được khẳng định như là Đấng đến để lôi kéo loài người anh em thoát khỏi các mãnh lực nầy. Và nếu Người đã có ý tuyển chọn các ngư phủ làm những môn đệ đầu tiên, là bởi vì Người thấy được mối liên hệ biểu tượng giữa nghề nghiệp hiện tại của họ và sứ mạng Người sẽ giao cho họ sau này : “đánh bắt” những con người để đem họ vào trong Nước Thiên Chúa mà Người đã đến để lập nên, hầu họ đi từ cõi chết sang cõi sống. Các ông thành thử là hạt nhân nảy sinh Giáo Hội và trở thành một thứ đội quân tiên phong của một dân tộc mới mẻ.

Những điều đó khiến ta ước muốn cầu nguyện cho có nhiều người nam nữ đáp lại tiếng Chúa gọi : “Này bạn, hãy đến, bạn sẽ là linh mục; này bạn, hãy đến, bạn sẽ là tu sĩ”. Chắc chắn đó là một cách đọc bản văn thật đúng, nó đã được viết để đánh thức các ơn gọi chuyên biệt và kêu mời chúng ta suy nghĩ về những lời nói việc làm của chúng ta trong tương quan với ơn thiên triệu linh mục hay tu sĩ.

2. Kêu gọi các môn đệ

Nhưng quả là thiệt hại nếu không thấy đó cũng là tiếng Đức Giê-su gọi môn đệ, nghĩa là mọi Ki-tô hữu. Dấu chỉ thứ nhất của việc mở rộng nhãn quan là vị trí mà Mác-cô dành cho trình thuật kêu gọi môn đệ này. Ông đặt nó ngay đầu Tin Mừng của mình để cho thấy rằng hành vi tiên khởi của Đức Giê-su là quy tụ thiên hạ quanh mình hầu tung ra cái phong trào vĩ đại sẽ trở thành Giáo Hội, dân mới của Thiên Chúa. Cùng tiếng gọi ấy tiếp tục và thấu đến chúng ta hôm nay.

Dấu chỉ thứ hai : hình thức lược đồ của trình thuật ơn gọi này. Đức Giê-su nhìn, gọi, và lập tức người ta đi theo. Điều này có giá trị cho mọi người không phân biệt. Khi nghe kể lại chi tiết ơn gọi của thánh Phan-xi-cô A-xi-di-ô, thánh Bê-na-đet-ta, mẹ Tê-rê-xa hay đơn giản của một linh mục, chúng ta cảm phục từ xa nhưng có thể tự nhủ : đó không phải là cho mình. Nhưng ở đây là cho chúng ta. Chúng ta đứng trước lược đồ kiểu mẫu về tiếng gọi của Đức Giê-su và lời đáp mà bất cứ Ki-tô hữu nào cũng phải đưa ra cả. Hết thảy đều được yêu cầu phải dành ưu tiên tuyệt đối cho Đức Giê-su.

Có lẽ chúng ta còn chưa ý thức rằng làm Ki-tô hữu, đó không chỉ là đọc kinh Tin kính, đi dự lễ và cố gắng sống đạo đức, song còn là theo Đức Ki-tô. Nghe thế chắc có người bảo : “Bạn lại nói đến “ơn gọi” ư? Lắm người đã từ bỏ mọi sự, nghề nghiệp, nhà cửa, gia đình. Tôi thì không thể làm được vậy”. Đừng lo ! “Theo Đức Giê-su” cũng có một ý nghĩa khác nữa. Ta thấy điều đó khi Đức Giê-su ngỏ với tất cả đám đông để yêu cầu họ tin vào Người. Theo Người, trước hết là như thế.

Trước khi biết điều Người sắp xin chúng ta, phải tin vào Đức Giê-su, bằng không chúng ta chẳng bao giờ chấp nhận các đòi hỏi của Người. Người có quyền nói, Người có quyền bảo chúng ta tại sao phải nghe và thành thử là theo Người, để cuộc đời chúng ta thành tựu, vì Người là Con Thiên Chúa. Duy mình Người vừa có thể đơn giản hóa cuộc sống chúng ta, vừa làm cho nó trở nên vô cùng đòi hỏi bằng cách chỉ cho ta một mệnh lệnh. Khi Người bảo tôi : “Phần anh, hãy theo Thầy !” tôi biết câu đó có nghĩa : “Phần anh, hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương”.

Lúc đó, đúng thế, nếu tôi muốn thật sự sống điều ấy, tôi buộc lòng phải “từ bỏ mọi sự”. Bỏ hoàn cảnh của tôi, nghề nghiệp của tôi, thân nhân của tôi sao? Không, kiểu nói “những kẻ lưới người” muốn nhắn gởi với chúng ta rằng chúng ta không bị bó buộc phải bỏ nghề nghiệp, khả năng của mình, song là hãy tỏ ra thành thạo trong sứ mạng loan báo Nước Thiên Chúa như lúc hành nghề của mình hay qua việc hành nghề của mình. Vấn đề là từ bỏ các tư tưởng thông thường, các cách hành động thông thường chẳng phù hợp với Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Không gì, tuyệt đối không gì được ngăn cản tôi nghe tiếng Đức Ki-tô và mến yêu Người trên hết mọi sự. Rồi làm cho quanh tôi biết Đức Ki-tô, “lưới người” (bắt các linh hồn) cho Đức Ki-tô. Cuộc mạo hiểm khởi sự từ đó và thế đó ! Như đối với Si-môn, An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an. Một cuộc mạo hiểm mãnh liệt và sáng ngời : “Ta là sự sống. Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không phải đi trong bóng tối” (Ga 8,12).

Trong cuốn “Chúa Ki-tô trên nẻo đường của con người”, cha Bosco đã thuật lại câu chuyện ngài chứng kiến tận mắt tại Lộ Đức như sau : Hôm ấy, tôi theo sau vị Giám mục kiệu MTC đi qua trước các bệnh nhân nằm trên cáng và ghế lăn. Quang cảnh thật cảm động. Trong số các bệnh nhân, tôi đặc biệt để ý đến một thiếu niên mặt nhợt nhạt nhưng thật hiền từ, hai tay em nắm chặt lại và đôi mắt nhìn về MTC. Sau cuộc rước, tôi đến quán trọ các bệnh nhân để tìm thăm em. Tôi thấy em đang nằm một mình trên cáng, dưới một tàng cây. Tôi hỏi : “Tên con là gì và từ đâu đến?” - “ Thưa Cha, con là Aelio và ở Rôma” - “Cha cũng ở Rôma, cha vui mừng được gặp con. Cha làm tuyên úy cho toán trợ giúp người bệnh.” Nghe thế, cậu bé đáp : “Con cũng muốn giúp các bệnh nhân mà không được, vì từ ba năm nay con bị liệt giường” - “Chính vì thế mà chúng ta đến đây để xin Đức Mẹ ban ơn. Cha sẽ cầu nguyện cho con. Vậy con đã cầu xin Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a chữa bệnh cho con chưa?” Nhìn tôi rồi nhìn quanh xem có ai nghe lén không, cậu chậm rãi đáp : “Thưa cha, con không cầu xin ơn khỏi bệnh. Vì có những điều quan trọng hơn con phải xin với Đức Mẹ.” Ngạc nhiên, tôi hỏi : “Những điều đó là gì thế?” Em bé đáp : “Thưa cha, con đã xin Đức Mẹ ba ơn này : trước hết, con cầu xin Đức Mẹ chữa lành những ai đang phải đau khổ nhiều hơn con. Thứ hai, con cầu xin cho các linh mục ngày càng trở nên thánh thiện. Sau cùng, con cầu xin cho kẻ có tội ăn năn trở lại để Chúa Giê-su khỏi đau lòng nữa.” Nghe những lời này của cậu thiếu niên, tôi ngỡ ngàng không nói được lời nào. Sau đó, tôi đến hang đá Đức Mẹ Lộ Đức một mình, và thưa với Mẹ : “Lạy Mẹ Thiên Chúa, con xin cám ơn Mẹ đã cho con mục kích được một phép lạ lớn lao, đó là thấy một em bé 13 tuổi, nhờ sự giúp đỡ và nụ cười của Mẹ, nay đã trở nên một anh hùng và một tông đồ.”

Ai bảo bệnh nhân thiếu niên này không được Chúa kêu gọi?
 
Hãy sám hối và tin vào Tin mừng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:03 16/01/2024

CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN
Gn 3,1-5,10; 1 Cr 7,29-31; Mc 1,14-20
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG

Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Người nói:
“Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14-15).

1. Hoán cải theo Cựu Ước

Trước hết, chúng ta cần loại bỏ hai định kiến: định kiến thứ nhất, sám hối thường được hiểu là lời kêu gọi chỉ dành cho những người không tin, hay chỉ cho những “tín hữu khô khan và tội lỗi” nào đó; thực ra tất cả chúng đều cần phải sám hối. Định kiến thứ hai: sám hối, hiểu theo nghĩa thực của Tin Mừng, không đồng nghĩa với sự cam chịu, với những cố gắng và buồn phiền, nhưng đồng nghĩa với tự do và niềm vui; nó không phải là sự thụt lùi nhưng là sự tiến bộ, một bước tiến về phía trước, tới niềm vui, sự hoàn hảo.

Trước khi Chúa Giêsu đến, khái niệm hoán cải luôn có nghĩa là “trở về” (tiếng Do Thái là “shur,” có nghĩa là đổi hướng đi, quay trở về). Nó cho thấy hành động của một người mà tại một thời điểm nào đó trong đời, họ nhận ra con đường họ đã không theo đuổi; rồi sau đó, họ dừng lại, xem xét lại, rồi quyết định thay đổi thái độ và quay trở về với việc tuân giữ lề luật và Giao Ước với Thiên Chúa. Họ thực hiện một sự thay đổi thực sự về hướng đi, một “sự quay lại 180 độ.” Trong trường hợp này, hoán cải mang ý nghĩa luân lý; nó bao gồm một sự thay đổi thói quen và điều chỉnh lại đời sống luân lý của mình.

Tất cả những điều này được minh họa qua bài đọc I. Tiên tri Giôna được Thiên Chúa sai đến với thành phố Ninivê và công bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Nivinê sẽ bị phá đổ.” Dân thành Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác, mà trở lại. Người hối tiếc và đã không giáng tai họa xuống nữa (x. Gn 3,1-5.10).

2. Hoán cải theo Chúa Giêsu

Nhưng khi Chúa Giêsu đến, qua lời rao giảng, Người đã thay đổi ý nghĩa của việc hoán cải. Theo đó, hoán cải không còn có nghĩa là quay trở về với Giao Ước cũ và với việc tuân giữ lề luật xưa nữa; nhưng đúng hơn, hoán cải có nghĩa là thực hiện một bước nhảy vĩ đại tiến về phía trước và tiến vào Nước Thiên Chúa, để đạt được ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho loài người một cách nhưng không, nhờ vào sáng kiến tự do và quyền năng của Người.

Trong chiều hướng đó, sám hối và ơn cứu độ đắp đổi cho nhau. Ở đây tiến trình không còn như trước đây nữa, nghĩa là trước hết con người phải sám hối, rồi sau đó Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho họ như là một phần thưởng; nhưng ở đây, có gì đó mới mẻ trong lời rao giảng của Chúa Giêsu, đó là: ơn cứu độ đến trước, được Thiên Chúa ban một cách quảng đại như là quà tặng nhưng không cho con người, và từ đó, con người được mời gọi hoán cải như là một sự đáp trả tự do trước hồng ân của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, hoán cải là “tin mừng, tin vui,” hoán cải có đặc tính vui tươi, vui mừng. Ở đây, Thiên Chúa không chờ đợi con người đi bước trước để thay đổi đời sống, để thực hiện những việc lành phúc đức, rồi từ đó Người sẽ ban ơn cứu độ cho họ như là phần thưởng vì những cố gắng của họ. Không! Ân sủng đi trước, đó là sáng kiến và là sự khởi đầu của Thiên Chúa. Vì thế, Kitô giáo phân biệt với các tôn giáo khác ở điểm này: Kitô giáo không bắt đầu với bổn phận rao giảng, nhưng với ân sủng; Kitô giáo cũng không bắt đầu với lề luật, nhưng với hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Bởi lẽ, tự bản chất, chính Thiên Chúa là người đi bước trước, đến cứu độ chúng ta, và mời gọi chúng ta đáp trả tình yêu và ân sủng của Người. Cụ thể, Đức Giêsu đã đến, nhập thể, chết và phục sinh để cứu độ chúng ta trong khi chúng ta còn là tội nhân. Đó là Tin Mừng Nước Thiên Chúa đã đến và hiện diện ở giữa chúng ta. Nên chúng ta đừng có hững hờ, đừng làm ngơ không biết. Lời mời gọi của thánh Phaolô trong bài đọc II cho các tín hữu ở Côrintô cũng là lời mời gọi cho chúng ta hôm nay: “Bộ mặt thế gian này đang biến đi.” Mua vui cũng được một vài trống canh. Thiên Chúa mới là vĩnh cửu. Đừng để mất khỏi Người!

3. Hoán cải và tin, hai mặt của một chọn lựa

Như thế, lời mời gọi của Chúa Giêsu “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” không có nghĩa là hai hành vi khác nhau và kế tiếp nhau, nhưng chính là một hành động nền tảng: hoán cải có nghĩa là tin! Và nhờ tin để hoán cải đời sống. Đức tin là cửa nhờ đó mà một người có thể bước vào Nước Thiên Chúa. Nếu có ai đó định nghĩa: cửa vào là sự trong sạch, là việc tuân giữ cẩn thận tất cả các giới răn, cửa vào là sự kiên nhẫn, sự tinh tuyền… Nếu vậy, chúng ta phải trả lời: điều đó không thuộc về tôi; tôi không trong sạch, tôi thiếu điều này, hay thiếu nhân đức kia… Nhưng như chúng ta đã nói: cửa vào Nước Trời chính là đức tin. Đây không phải là điều bất khả thi đối với hết mọi người, vì bất cứ ai cũng có thể tin. Bởi Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta có tự do, lý trí để có thể tin vào Thiên Chúa, đó là điều có thể đối với mọi người. Nên chúng ta hãy sám hối và tin vào Chúa Giêsu.

Nói tóm lại, hoán cải không phải là một sự đe dọa, một điều gì làm cho chúng ta phải buồn phiền, và buộc chúng ta phải cúi đầu xuống chịu lụy để được khoan hồng. Trái lại, hoán cải là sự hiến ban diệu kỳ của Thiên Chúa, là một lời mời gọi của Người tới tự do và niềm vui. Đó chính là gắn bó với Chúa Giêsu, là Tin Mừng cho con người mọi thời.

Cũng cần thêm rằng: một chân lý được minh chứng cách hiển nhiên qua mọi thời: những ai tin và yêu mến Chúa Giêsu thì cũng đồng nghĩa với việc họ được thay đổi hoàn toàn và tận căn đời sống mình. Bài Tin Mừng hôm nay là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Sau lời rao giảng, Chúa Giêsu thấy ông Simôn, Anrê và Giacôbê, Người mời gọi họ: “Hãy theo tôi.” Tức thì họ bỏ chài lưới, cha mẹ mà theo Chúa. Họ thực hiện một bước nhảy, tin vào Chúa và bước theo Chúa. Họ hoàn toàn thay đổi cách nghĩ, lối sống và sứ vụ của mình.
Những ai tin vào Chúa cũng có những kinh nghiệm tương tự như thế. Bản thân tôi cũng trải qua kinh nghiệm này. Khi lớn lên, tôi khắc khoải tìm kiếm cho mình một lý tưởng dâng hiến để theo đuổi. Hình ảnh linh mục luôn thu hút tôi. Bỗng một ngày nọ, tôi lắng nghe được tiếng gọi nào đó từ bên trong thúc đẩy và quyết định đi tu để làm linh mục. Tôi phải từ bỏ nghề nghiệp đang làm, từ bỏ nhóm bạn là những người không muốn tôi đi tu. Tôi nói với mẹ tôi về quyết định này. Mẹ tôi không cản, nhưng nước mắt mẹ chảy ra đầm đìa. Tôi hiểu tại sao mẹ tôi lại khóc, bởi vì tôi là con trai đầu trong gia đình 8 người con, trong đó có 6 người con gái. Tôi đã lớn và có thể đi làm để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tôi hiểu tại sao mẹ khóc, khi tôi theo Chúa. Đó là một hy sinh đối với mẹ tôi. Ơn gọi thật huyền nhiệm và thu hút tôi phải từ bỏ và vượt trên tất cả để theo Chúa. Đến nay tôi đã là linh mục. Chúa đã kêu gọi và biến đổi tôi. Tất cả là nhờ ơn Chúa. Tất cả là hồng ân. Tạ ơn Chúa. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chiều theo điều lành
Lm. Minh Anh
15:02 16/01/2024

CHIỀU THEO ĐIỀU LÀNH
“Ngày Sabbat, được phép làm điều lành hay điều dữ!”.

Một nhà tâm lý nói, “Nhìn chung, con người muốn trở nên tốt; nhưng không quá tốt, và không phải lúc nào cũng tốt! Vì thế, không dễ dàng, để nó chiều theo điều lành!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Một sự trùng hợp thú vị khi Lời Chúa hôm nay giới thiệu hai con người ‘chiều theo điều lành!’. Một Đavít thời Cựu Ước, một Giêsu, ‘Hậu duệ Đavít’, thời Tân Ước. Thật ý nghĩa, câu hỏi của Chúa Giêsu, “Ngày Sabbat, được phép làm điều lành hay điều dữ!”.

Bài đọc Samuel tường thuật cuộc chiến không cân sức vốn đã đi vào sử thi Israel. Trước đạo quân dữ tợn Philitinh, cầm đầu là hổ tướng Gôliát, Đavít xung trận chỉ với sức mạnh của Chúa. Cậu nói, “Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao đến với tao; còn tao, tao đến với mày nhân danh Chúa các đạo binh”. Để rồi, chỉ với một hòn đá, Chúa trao mạng Gôliát - biểu tượng điều ác - cho Đavít. Đavít chiến thắng điều ác, vì đã dám chiến đấu cho điều lành nhờ sức mạnh của Chúa. Nhờ đó, cậu có thể “Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn!” - Thánh Vịnh đáp ca. Đừng quên, Đavít mang theo đến ‘năm’ hòn đá; lẽ ra, chỉ một, tại sao ‘năm?’. Hú hồn! Thiên Chúa làm ngơ, vì Ngài vô cùng nhân hậu!

Với bài Tin Mừng, như một ‘Đavít khác’, Chúa Giêsu vào hội đường, các biệt phái rình rập Ngài. Ở đó, có một người bại tay; họ xem Ngài có chữa người ấy trong ngày Sabbat không nhằm kiếm cớ tố cáo Ngài. Vậy mà, khá thách thức, Chúa Giêsu gọi người bệnh, “Anh đứng dậy, ra giữa đây!”. Đoạn, với hai câu hỏi, Ngài đặt các nhân vật phản diện của mình vào một tình thế khó xử, “Ngày Sabbat, được phép làm điều lành hay điều dữ!”; “Nên cứu mạng người hay giết người?”. Theo Barclay, “Ở đây, Ngài muốn nói huỵch toẹt rằng, ‘Khi Tôi đang tìm cách để cứu lấy sự sống cho một người; thì các ông lại đang tìm cách lấy mạng sống Tôi’. Vậy mà với bất kỳ tính toán nào, cứu sống vẫn tốt hơn giết chết!”. Bởi đó, không có gì ngạc nhiên khi Tin Mừng nói, “Họ làm thinh!”.

Tội lỗi làm tổn hại đến mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, nó khiến chúng ta thiên về điều ác và không ‘chiều theo điều lành’. Vậy mà, sự cứng lòng lại còn tai hại hơn vì nó kéo dài mãi sự tổn hại do tội lỗi gây ra. Và trái tim của một người càng chai đá thì thương tổn lại càng kéo dài. Chúa Giêsu đau buồn trước sự cứng lòng của người Pharisêu, và nỗi đau buồn đó đã thúc đẩy cơn giận thánh của Ngài. Cơn giận thánh của Ngài không gây ra những lời chỉ trích phi lý; đúng hơn, nó đã thúc đẩy Ngài chữa lành người này hầu họ biết hoán cải và ‘chiều theo điều lành’. Buồn thay, họ vẫn cứng lòng!

Anh Chị em,

Vậy nên “làm điều lành hay điều dữ?”. Trong thế giới hôm nay, Thiên Chúa xem ra đang nhượng bộ sự dữ vốn đang hoành hành cả nhân loại. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi hãy quyết liệt chiến đấu cho sự thiện, luôn ‘chiều theo điều lành’, không bao giờ khuất phục điều ác khởi đi từ cuộc chiến với cái tôi của mình. Điều ác ấy đang mai phục ngay trong tâm hồn bạn và tôi nhằm kéo ghì chúng ta, không cho chúng ta nên thánh. Là Kitô hữu chúng ta nhất mực chiến đấu cho điều lành đến cùng bằng sức mạnh của Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con muốn trở nên tốt; đừng để con tốt nửa vời! Cho con không chiều theo điều ác một khi nó dấy lên; giúp con tỉnh táo, khôn ngoan ‘chiều theo điều lành!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc thăm dò mới cho thấy tỷ lệ không thuận lợi cho Đức Phanxicô nơi người Mỹ ở mức cao nhất mọi thời
Vũ Văn An
01:06 16/01/2024

Trên tạp chí Crux ngày 13 tháng 1 năm 2024, John Lavenburg tường trình rằng một cuộc khảo sát mới được thực hiện vào tháng 12 vừa qua đã phát hiện ra rằng trong khi hầu hết người Mỹ trưởng thành vẫn có cái nhìn thiện cảm với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tỷ lệ phần trăm có quan điểm không thiện cảm với ngài đã tăng lên mức cao mới trong 10 năm.



Cuộc khảo sát do tổ chức Gallup thực hiện từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 12 cho thấy 58% người Mỹ trưởng thành nói chung có thiện cảm với Đức Phanxicô, giống như khi ngài trở thành giáo hoàng vào năm 2013. Tuy nhiên, trong cùng thời kỳ, tỷ lệ phần trăm số người Mỹ trưởng thành có quan điểm không thiện cảm với Đức Phanxicô đã tăng từ 10% lên mức cao mới là 30%.

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người Mỹ trưởng thành chưa nghe nói đến hoặc không có ý kiến gì về Đức Giáo Hoàng cũng đã giảm từ 31% năm 2013 xuống còn 11% trong cuộc khảo sát mới nhất.

Dữ liệu khảo sát cho thấy xu hướng tương tự nơi người Công Giáo Mỹ cũng như người Mỹ trưởng thành nói chung, theo nghĩa là mức độ quan điểm bất lợi ngày càng tăng. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi xét đến một môi trường chính trị bị phân cực trong cả Giáo hội và nhà nước, sự ưa thích của Đức Phanxicô đối với những người Công Giáo Mỹ tự cho là cấp tiến đã tăng lên kể từ năm 2013, trong khi sự ưa thích ngài của những người Công Giáo Mỹ bảo thủ đã giảm sút.

Cuộc khảo sát cho thấy 77% người Công Giáo Mỹ nhìn chung có cái nhìn thiện cảm với Đức Phanxicô, so với 80% vào năm 2013. Trong khi đó, 17% người Công Giáo Mỹ có cái nhìn không thiện cảm với Đức Phanxicô, tăng từ mức 5% vào năm 2013.

Tỷ lệ người Công Giáo Mỹ chưa từng nghe nói đến Đức Phanxicô hoặc không có ý kiến gì về ngài đã giảm xuống còn 4% từ mức 14% vào năm 2013.

Đối với những gì cuộc khảo sát tìm thấy khi phân tích người Công Giáo Mỹ theo hệ tư tưởng của họ, 70% người Công Giáo Mỹ cấp tiến có cái nhìn thiện cảm với Đức Phanxicô, tăng từ mức 54% vào năm 2013. Trong khi đó, 42% người Công Giáo Mỹ bảo thủ có quan điểm thuận lợi đối với Đức Phanxicô trong cuộc khảo sát mới nhất, giảm từ 62% vào năm 2013.

Đối với những người Công Giáo Mỹ ôn hòa, sự thay đổi ít rõ nét hơn. 66% người Công Giáo Mỹ tự nhận mình ôn hòa có cái nhìn thiện cảm với Đức Phanxicô trong cuộc khảo sát mới nhất, so với 59% vào năm 2013.

Dựa trên kết quả khảo sát, Đức Phanxicô được đánh giá cao hơn Đức Bênêđíctô XVI trong triều giáo hoàng của ngài, nhưng kém ưu ái hơn Đức Gioan Phaolô II.

Trong cuộc khảo sát gần đây nhất của Gallup về Đức Bênêđíctô vào năm 2010, khi ngài còn đương chức, ngài được 40% người Mỹ đánh giá cao và 35% người Mỹ đánh giá không thiện cảm. Điều đáng chú ý là tỷ lệ ủng hộ Đức Bênêđíctô trong số những người bảo thủ, 46%, chỉ cao hơn một chút so với Đức Phanxicô ngày nay, có lẽ vì cuộc thăm dò được thực hiện trong bối cảnh xảy ra các vụ tai tiếng liên quan đến cả giáo sĩ lạm dụng tình dục ở Ái Nhĩ Lan và trên khắp châu Âu, cũng như việc phục chức cho vị giám mục duy truyền thống bác bỏ cuộc thảm sát Holocaust.

Cuộc khảo sát cho biết: “Mặc dù Đức Bênêđíctô nhận được sự xếp hạng cao hơn trước năm 2010, nhưng xếp hạng của ngài chưa bao giờ tích cực bằng mức cao nhất của Đức Phanxicô”. “Ngược lại, Đức Gioan Phaolô II, người tiền nhiệm của Đức Bênêđíctô và đã phục vụ gần 27 năm, luôn được hơn 60% người Mỹ đánh giá cao trong những năm 1990 và 2000”.

Cuộc khảo sát cho biết tỷ lệ đánh giá cao nhất của Đức Gioan Phaolô II là 86% vào năm 1998.

Người phát ngôn của Gallup nói với Crux rằng không có ý nghĩa quan trọng nào đối với thời điểm của cuộc khảo sát mới nhất – hoặc bảy cuộc khảo sát khác được thực hiện về Đức Phanxicô có cùng bản chất – ngoài việc tổ chức này đang cập nhật xếp hạng ưa thích về các nhân vật của công chúng và quyết định bao gồm ngài vào. Giữa các cuộc khảo sát năm 2013 và 2023, kết quả dao động ở mức tỷ lệ tương tự.

Người phát ngôn cho biết trong một tuyên bố: “Xếp hạng đầu tiên của [Đức Phanxicô] có thể được thu thập để đo lường hình ảnh công khai của ngài vào thời kỳ đầu triều giáo hoàng của ngài, nhưng xếp hạng sau đó của ngài được thu thập như một phần trong các cập nhật định kỳ của Gallup, không theo lịch cụ thể”.

Gallup lưu ý trong cuộc khảo sát tháng 12 rằng thông báo ngày 18 tháng 12 của Vatican cho phép các linh mục ban phước cho các cặp đồng tính “không được phản ảnh đáng kể trong các phát hiện”. Người phát ngôn cho biết Gallup đã không hỏi bất cứ câu hỏi tiếp theo nào để cung cấp bối cảnh về lý do tại sao Đức Phanxicô được xem là thuận lợi hay không thuận lợi.
 
Linh mục Chính thống Nga có thể bị trục xuất vì từ chối cầu nguyện cho Nga chiến thắng ở Ukraine
Đặng Tự Do
06:05 16/01/2024


Một linh mục Chính Thống Giáo Nga nổi tiếng phải đối mặt với việc bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ vì từ chối đọc lời cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn nước Nga chiến thắng Ukraine.

Tòa án Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga nói rằng Cha Aleksiy Uminsky đã vi phạm lời thề của mình khi từ chối đọc lời 'Cầu nguyện cho nước Nga thánh thiện', là kinh nguyện mà hàng giáo sĩ bắt buộc phải thực hiện trong các buổi lễ.

Trong một phán quyết được công bố hôm thứ Bảy, một tòa án Giáo Hội nói rằng Cha Aleksiy Uminsky nên bị “trục xuất khỏi các chức thánh” vì vi phạm lời thề linh mục của mình. Quyết định này đã được chuyển tới Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo nhà thờ Nga, là người ủng hộ mạnh mẽ Vladimir Putin để phê duyệt.

Vụ việc cho thấy giáo hội đang trấn áp những người bất đồng chính kiến trong nước như thế nào khi Thượng Phụ Kirill ủng hộ Putin và “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông ở Ukraine, hiện đã gần hết năm thứ hai.

Tòa án Giáo Hội cho biết Cha Uminsky đã vi phạm lời thề khi từ chối đọc “Lời cầu nguyện cho nước Nga thánh thiện” – một tên cổ của nước Nga – mà Kirill đã bắt buộc các linh mục phải thực hiện tại các buổi lễ nhà thờ.

Lời cầu nguyện được Kirill đọc lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 9 năm 2022, bảy tháng sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga có nội dung như sau:

“Này, những kẻ hiếu chiến đã cầm vũ khí chống lại nước Nga thánh thiện, với hy vọng chia rẽ và tiêu diệt những người dân đoàn kết của chúng tôi, các ngươi sẽ bị diệt vong”

“Lạy Chúa, xin hãy trỗi dậy để giúp đỡ dân Ngài và ban cho chúng con chiến thắng nhờ quyền năng của Ngài.”

Hàng chục linh mục Chính thống Nga đã bị trừng phạt vì thách thức đường lối của Giáo Hội về chiến tranh - ví dụ, bằng cách đọc những lời cầu nguyện cho hòa bình thay vì chiến thắng – theo nhóm “Kitô hữu chống chiến tranh”, một nhóm trực tuyến đã ghi lại các trường hợp của các ngài.

Cha Uminsky là nạn nhân nổi bật nhất cho đến nay. Ngài đã phục vụ 30 năm với tư cách là linh mục cao cấp tại nhà thờ Ba Ngôi chí thánh ban sự sống ở Mạc Tư Khoa trước khi đột ngột bị sa thải trong tháng này, ngay trước lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo, trong một động thái mở đường cho bản án hôm thứ Bảy. Ngài nổi tiếng với công việc chăm sóc cuối đời cho trẻ em và người lớn sắp chết, đồng thời chủ trì tang lễ cho cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 2022.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 năm ngoái, cha Uminsky nói rằng ngôn ngữ chiến tranh và “chiến dịch quân sự đặc biệt” “không phù hợp chút nào” với phụng vụ nhà thờ.

Cha khuyến khích các tín hữu tìm kiếm những linh mục “cầu nguyện cho hòa bình nhiều hơn là chiến thắng và hiểu rằng bất kỳ chiến thắng nào cũng luôn là chiến thắng cay đắng trong những cuộc chiến này… Trong các cuộc chiến tranh hiện đại, bất kỳ chiến thắng nào hầu như luôn tương đương với sự tự hủy diệt”.

Ksenia Luchenko, một chuyên gia về Giáo Hội Chính thống Nga tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Âu Châu, cho biết phán quyết chống lại Cha Uminsky là không có cơ sở vì lời cầu nguyện mà ngài bị cáo buộc từ chối đọc đã không được cơ quan cao nhất của Giáo Hội là Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, xem xét và chấp thuận.

Cô cho biết hình phạt dành cho Cha Uminsky là “bằng chứng cho thấy Thượng phụ Kirill chiếm đoạt quyền lực trong Giáo Hội Chính thống Nga và vi phạm các văn bản luật định của nhà thờ này”.

Cha Uminsky chưa bình luận công khai về việc huyền chức mình. Tòa án Giáo Hội cho biết quyết định trục xuất vị linh mục được đưa ra khi ngài vắng mặt vì đã được triệu tập ba lần nhưng ngài không đến.

Tổng cộng có 11.627 tín hữu Chính thống giáo đã ký một bức thư ngỏ ủng hộ Cha Uminsky kể từ khi ngài bị cách chức linh mục của nhà thờ Ba Ngôi Chí Thánh và được thay thế bởi Andrei Tkachov, một linh mục ủng hộ cuộc chiến.

Họ cho biết quyết định này đã khiến họ vô cùng đau đớn và sẽ tước đi sự hỗ trợ tinh thần của hàng ngàn người.

“ Đây là một thảm kịch lớn đối với nhiều tín hữu, đối với các bệnh nhân trẻ em được chăm sóc cuối đời, đối với hàng trăm tù nhân và hàng ngàn người vô gia cư.”


Source:The Guardian
 
Tình yêu Chúa và tha nhân là tâm điểm của Tuần lễ Cầu nguyện
Thanh Quảng sdb
17:08 16/01/2024
Tình yêu Chúa và tha nhân là tâm điểm của Tuần lễ Cầu nguyện

Lấy cảm hứng từ dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm nay mời gọi chúng ta cầu nguyện cho tình yêu Chúa và tha nhân.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Trong hơn năm mươi năm, Giáo Hội Công Giáo đã cùng với các cộng đồng Kitô hữu khác thực hiện sáng kiến Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu (WCPU).

Hàng năm vào tháng Giêng – bắt đầu từ ngày 18 và kết thúc vào ngày lễ Thánh Phaolô trở lại, ngày 24 tháng Giêng – các giáo hội Kitô giáo và các cộng đoàn Giáo hội cử hành Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.

Tiếp theo sự thúc đẩy đại kết do Thánh Công đồng Vatican II đề xuất vào năm 1966, Văn phòng Cổ vũ Sự Hiệp nhất Kitô giáo đã phát triển thành Thánh Bộ cùng tên, bắt đầu làm việc với Ủy ban Đức tin và Trật tự của Hội đồng Giáo hội Thế giới để chuẩn bị các tài liệu cho Tuần Cầu nguyện hàng năm.

Chỉ vài năm sau, vào năm 1975, các cộng đồng đại kết địa phương lần đầu tiên được giao nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn lực cho tuần lễ.

Chủ đề của Tuần Cầu nguyện năm nay là “Ngươi phải kính mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi… và yêu người lân cận như chính mình”, theo mẫu gương trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Các tài liệu cho Tuần lễ năm nay được chuẩn bị bởi một nhóm đại kết từ Burkina Faso, với sự hỗ trợ của Cộng đồng Chemin Neuf địa phương.

Một cộng đồng Kitô giáo bị bách hại

Đức ông Juan Usma Gomez, người đứng đầu Phân bộ phía Tây của Bộ Cổ võ Kitô giáo, cho biết: “Đây là một tuần mà chúng ta cầu nguyện cho cùng một mục đích, đó là sự hiệp nhất Kitô giáo, nhưng nó được truyền cảm hứng từ một cộng đồng, một cộng đồng địa phương”.

Nằm ở Tây Phi trong vùng Sahel, cộng đồng Kitô giáo Burkina Faso chiếm khoảng 20% dân số. Phần lớn Dân số khoảng 64%, theo đạo Hồi, trong khi khoảng 9% dân số theo các tôn giáo truyền thống châu Phi.

Đức Ông Usma Gomez nói: “Năm nay một cộng đồng Châu Phi, một cộng đoàn Kitô hữu bị bách hại, một cộng đoàn Kitô hữu thiểu số đang ở trong một tình trạng rất khó khăn”. “Burkina Faso đang trải qua một tình huống cực kỳ khó khăn trước những đàn áp, bạo lực và tình hình liên tôn rất phức tạp.”

Tuy nhiên, Đức ông nói: “Có lẽ điều quan trọng nhất là Cộng đồng thiểu số bị đàn áp này đang mời gọi chúng ta cầu nguyện cho tình yêu, yêu những người lân cận, và thương tất cả những người lân cận với chúng ta, được truyền cảm hứng từ câu chuyện Người Samaritanô nhân hậu.”

Theo bước chân của các Giáo phụ

Đức ông Usma Gomez giải thích rằng với việc lựa chọn câu chuyện trong Tin Mừng về Người Samaritanô nhân hậu, những người tổ chức “đang cố gắng truyền cảm hứng cho chúng ta bằng cách mang đến cho chúng ta không chỉ cách sống của người Châu Phi, cách tiếp cận lẫn nhau, mà còn cố gắng để kết nối với những suy tư của các Giáo Phụ.”

Đức ông tiếp tục, các Giáo phụ đã cống hiến “cho bạn ý tưởng về văn bản” bằng cách giải thích từng nhân vật đại diện cho ai. Chẳng hạn, người Samari đại diện cho Chúa Kitô; người đàn ông bị cướp và bỏ mặc cho đến chết đại diện cho “Adam” hay nhân loại; và quán trọ nơi nạn nhân được tiếp nhận đại diện cho Giáo hội, “Giáo hội cần đón nhận và trao ban sự chăm sóc yêu thương dành cho mọi người,” bất kể tôn giáo, dân tộc, chủng tộc hay cộng đồng nào.
 
Đức Thánh Cha mời gọi Giáo triều tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay trong tuần cầu nguyện
Thanh Quảng sdb
18:20 16/01/2024
Đức Thánh Cha mời gọi Giáo triều tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay trong tuần cầu nguyện

Tuần đầu tiên của Mùa Chay, các hoạt động của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bị đình chỉ, vì ngài và các quan chức hàng đầu của Giáo triều Rôma sẽ tham dự buổi Linh thao và cầu nguyện.

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Rôma sẽ dành tuần đầu tiên của Mùa Chay cho việc Linh thao, tập trung vào việc cầu nguyện cá nhân, riêng tư, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình này vào sáng thứ Hai (15/1/2024), cho biết Đức Thánh Cha đã mời tất cả các Hồng Y cư trú tại Rôma, những người đứng đầu các Thánh bộ, và nhân viên trong Giáo triều Rôma dành một tuần để tĩnh tâm cầu nguyện.

Các buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được bãi bỏ trong tuần đó, bao gồm cả buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư tuần đó và thứ Tư ngày 21 tháng Hai nữa.

Sự kiện công khai tiếp theo của ĐTC trong tuần đó dự kiến sẽ là Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật.

Đức Thánh Cha kêu gọi các quan chức hàng đầu của Giáo triều Rôma hãy “trải nghiệm một cách riêng tư trong giai đoạn Linh Thao này”.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tĩnh tâm cá nhân, ngài yêu cầu họ tạm dừng “các hoạt động để cầu nguyện từ chiều Chúa nhật ngày 18 tháng 2 cho đến chiều thứ Sáu ngày 23 tháng 2”.
 
Không chấp pháp để chỉnh sửa các lạm dụng đáng kể đối với Fiducia Supplicans, có nguy cơ gây ra ly giáo
Vũ Văn An
23:40 16/01/2024

Jonathan Liedl của Natioanl Catholic Register, ngày 12 tháng 1, 2024, nhận định rằng ‘Fiducia Supplicans’ có dấu hiệu gây thêm chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo vì đã không dự liệu bất cứ biện pháp nào để chế tài các lạm dụng nhãn tiền đối với nó.



Kể từ khi công bố vào ngày 18 tháng 12, 2023, Fiducia Supplicans đã bị một số linh mục rõ ràng phớt lờ. Rất nhiều người đã bất chấp các chỉ dẫn của nó và chúc lành cho các cặp đồng tính một cách long trọng theo nghi thức phụng vụ. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đức công khai cho biết họ không coi Fiducia Supplicans như một trở ngại đối với kế hoạch thay đổi tín lý cũng ban phúc lành theo phụng vụ cho các cặp đồng tính. Và dù Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một bản minh xác, nhưng nó vẫn tiếp tục công bố các lời cảnh cáo các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đức, chứ chưa đưa ra bất cứ hành động công khai nào để chính sửa các lạm dụng nhãn tiền này.

Theo Liedl, một số quan sát viên theo dõi sinh hoạt của Giáo Hội sợ rằng nếu Tòa Thánh không đưa ra các biện pháp để ngăn chặn các áp dụng và giải thích sai lầm đối với nó, các khác biệt trong thực hành có thể dẫn đến các hiểu lầm không tương thích về dục tính và hôn nhân, dọn đường cho các chia rẽ sâu xa hơn trong Giáo Hội

Đổi lại, nếu không được kiểm soát, những sự chia rẽ đó thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ly giáo, có thể dẫn đến việc các giám mục Công Giáo chính thức cắt đứt sự kết hợp với Giáo hoàng và phần còn lại của Giáo hội vì những khác biệt về tín lý.

Linh mục Đa Minh Pius Pietrzyk, giáo sư giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Rome, nói với Register rằng “trừ khi Tòa thánh can thiệp, rất có thể một số giáo phận và thậm chí cả các giám mục sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc chống lại, một cách lạc giáo, huấn quyền thông thường đã được chấp nhận của Giáo Hội.”

Và nếu quả Tòa thánh có “tôn trọng trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo kỷ luật thích đáng, nhưng các giám mục này vẫn phớt lờ điều đó,” nhà giáo luật này muốn ám chỉ các giám mục Đức, “thì bạn có thể thấy các giáo phận, chủ yếu ở Tây Âu, đang tiến gần đến chủ nghĩa ly giáo. ”

Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernandez, người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican và là tác giả của Fiducia Supplicans, kể từ đó đã nói rằng hướng dẫn gây tranh cãi không phải là nguyên nhân gây chia rẽ mà đúng hơn là chất xúc tác để bật mí các đường đứt gẫy vốn đã hiện hữu.

Ngài nói với tờ báo La Stampa của Ý trong một cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 1: “Không phải những tài liệu này gây chia rẽ, chúng chỉ đơn giản làm chúng xuất hiện rõ hơn, chúng mang lại sự thành thực”.

Nhưng các nhà phê bình cho rằng việc Vatican không sẵn sàng sửa chữa những hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans đã góp phần tạo ra sự chia rẽ đó.

Cha Pietrzyk nói: “Việc Tòa Thánh từ chối chấp pháp viễn kiến của mình về tài liệu này đã làm trầm trọng thêm tất cả những tranh cãi mà nó đã gây ra”.

Lời minh xác do Đức Hồng Y Fernández đưa ra ngày 4 tháng 1 không nhất thiết làm giảm bớt những lo ngại đó.

Bản minh xác của Đức Hồng Y Fernández, được đưa ra sau khi Bộ Giáo Lý Đức Tin ban đầu khẳng định rằng “sẽ không có phản hồi nào thêm” về cách áp dụng Fiducia Supplicans, đồng thời khẳng định rằng các giám mục địa phương có trách nhiệm phân định cách thực hiện hướng dẫn trong phạm vi quyền hạn của họ.

Một số hội đồng giám mục ở Châu Phi và Đông Âu đã cấm các phép lành trong giáo phận của họ, trong khi các hội đồng khác ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Mỹ Latinh đã áp đặt các hạn chế bổ sung để tránh tai tiếng, chẳng hạn như yêu cầu các phép lành liên quan phải được thực hiện riêng tư.

Đức Hồng Y Fernández cũng đưa ra hướng dẫn về cách ban phước lành theo cách tránh nhầm lẫn đối với giáo huấn của Giáo hội, chẳng hạn như giới hạn chúng trong “10 hoặc 15 giây” và không thực hiện chúng “ở một nơi nổi bật trong một tòa nhà thánh thiêng”.

Nhưng không nơi nào trong văn bản hơn 2,000 chữ này Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đề cập đến vấn đề lạm dụng tiềm ẩn hoặc những lạm dụng được cho là đã xảy ra.

Xác suất Bộ Giáo Lý Đức Tin chấp pháp các hướng dẫn của riêng mình và sửa chữa các hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans vẫn là điều chưa chắc chắn - đặc biệt với sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Fernández.

Trong khi bộ này theo truyền thống có vai trò sửa chữa các nhà thần học và giáo sĩ ương ngạnh, Đức Hồng Y Fernández trước đây đã nói rằng ngài có kế hoạch lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin “theo cách riêng của mình”, tập trung ít hơn vào việc đảm bảo kỷ luật tín lý và tập trung nhiều hơn vào việc khuyến khích “đối thoại thần học”.

Cho đến khi được chứng minh ngược lại, một số nhà bình luận không lạc quan về việc sẽ có biện pháp chấp pháp nào.

Nhà giáo luật học Ed Condon viết cho The Pillar ngày 5 tháng Giêng rằng, “Thông cáo báo chí của Fernández có thể làm rõ tất cả những gì ngài muốn về mặt lý thuyết, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bộ Giáo Lý Đức Tin có kế hoạch phô diễn sức mạnh của mình và đảm bảo lý thuyết được áp dụng chính xác - hoặc hành động chống lại những ứng dụng sai lầm rõ ràng và công khai”.

Làm sâu xa thêm các chia rẽ

Những cảnh cáo về tiềm năng tạo ra sự mất hợp nhất của Fiducia Supplicans đã xuất hiện ngay sau khi tuyên bố được công bố một tuần trước Giáng sinh. Vài giờ sau khi được phát hành, nhà thần học người Đức Ulrich Lehner đã mô tả tài liệu này như một “lời mời ly giáo”.

Lưu ý rằng tài liệu dễ bị giải thích sai, nhà thần học và cộng tác viên của Register, Larry Chapp nói rằng, nếu không có chấp pháp, Fiducia Supplicans sẽ góp phần hơn nữa vào sự chia rẽ của một Giáo hội vốn đã “bị chia để trị”, với cách giải thích và thực hiện khác nhau giữa giáo xứ này với giáo xứ nọ, giáo phận này với giáo phận nọ, và nước này với nước nọ.

Ông nói với Register: “Tài liệu này không hàn gắn được bất cứ sự chia rẽ nào trong số đó”. Ông mô tả nó là cố ý mơ hồ. “Nó chắc chắn sẽ làm tăng các chia rẽ.”

Đặc biệt, một số người bày tỏ lo ngại rằng việc tài liệu khẳng định khả năng ban phước cho “các cặp đồng tính”, trái ngược với việc ban phước cho các cá nhân có thể là một phần của một cặp đồng tính, ngầm dung túng hoạt động tình dục vốn biến hai người thành một cặp. Những cách giải thích khác nhau về việc “cặp đôi” đề cập đến điều gì - con người hoặc hoạt động tình dục của họ - có thể dẫn đến những nhấn mạnh khác nhau về đạo đức tình dục trên thực địa.

Chẳng hạn, Giám mục người Peru Rafael Escudero López-Brea cho biết vào ngày 2 tháng 1 rằng Fiducia Supplicans đã gây ra “sự nhầm lẫn chưa từng có” và điều đó “gây tổn hại đến sự hiệp thông của Giáo hội” bằng cách “gây nhầm lẫn” khi cho rằng việc ban phước cho một cặp đồng tính, trái ngược với từng cá nhân, không phải là dấu hiệu chấp nhận quan hệ tình dục của họ.

Đức Hồng Y Fernández đã không đề cập đến mối quan ngại này trong bản xác minh của mình. Cha Pietrzyk cho biết ngài không thể hiểu tại sao Bộ Giáo Lý Đức Tin “từ chối chấp nhận rằng loại phê bình này khả hữu và có giá trị mà họ nên xem xét cách nghiêm túc”.

Ngài nói với Register: “Họ dường như chỉ đơn giản gạt sang một bên những câu hỏi hợp lý được đặt ra bởi hàng chục giám mục và thậm chí cả Hồng Y, hàng trăm linh mục, thần học và hàng triệu giáo dân”.

Cha Robert Gahl của Opus Dei, một triết gia đạo đức và phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Busch thuộc Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng nếu đọc Fiducia Supplicans trong sự tiếp nối với giáo huấn lâu đời của Giáo hội về hôn nhân và tính dục, thì “tài liệu này, trong chính nó, không dẫn đến sự ly giáo, và đó là một sự giải thích trung thực về truyền thống.”

Tuy nhiên, Cha Gahl cũng cảnh cáo rằng nếu một Giáo hội địa phương hoặc thậm chí một hội đồng giám mục cho phép các cử hành “dường như đang cử hành các cặp đồng tính một cách nào đó,” trong khi các giáo hội khác lại duy trì cách giải thích coi Fiducia Supplicans phù hợp với giáo huấn của Giáo hội, thì “chắc chắn đó sẽ là một bước quan trọng hướng tới sự mất hợp nhất lớn hơn trong Giáo hội”.

Và trong khi linh mục này hoan nghênh bản minh xác của Đức Hồng Y Fernández, đặc biệt lời khẳng định cho rằng các giám mục có thể đưa ra hướng dẫn để bảo đảm việc thực thi theo cách tránh nhầm lẫn, ngài thừa nhận rằng lời khẳng định rằng hướng dẫn phù hợp với giáo huấn của Giáo hội có thể không được mọi phía tiếp nhận một cách nghiêm túc bằng một hành động thích đáng.

“Một số người tiếp tục hỏi, ‘Nếu không có sự thay đổi về tín lý, thì tại sao Bộ Giáo Lý Đức Tin tiếp tục kiềm chế không tố cáo những người đang biến tuyên bố thành công cụ để thúc đẩy các phước lành phạm thượng được thiết kế để tha thứ và chấp thuận các tình huống bất hợp lệ?’”

Lạm dụng rõ ràng

Cha Gahl có thể đã nghĩ đến một điển hình cụ thể: Cha James Martin Dòng Tên ban phép lành cho hai người đàn ông “kết hôn” dân sự một ngày sau khi Fiducia Supplicans được công bố - với tờ The New York Times có mặt để ghi lại sự kiện này.

Mặc dù vị linh mục đã sử dụng phép lành tổng quát, nhưng một ngày trước đó ngài đã bày tỏ sự phấn khích của mình khi công khai chúc phúc cho “những người bạn trong hôn nhân đồng tính” của mình.

Cha Gahl cho biết lời chúc phúc trong đó hai người đàn ông nắm tay nhau rõ ràng là nhằm mục đích “khẳng định và tha thứ cho những người đàn ông quan hệ tình dục đồng tính”.

Cha Gahl nói: “Ý nghĩa ở đây là Cha James Martin đang chúc lành cho mối quan hệ của họ chứ không chỉ riêng từng người trong số họ”, đồng thời lưu ý rằng trong bối cảnh hiện tại của Mỹ, một cặp đồng tính ngụ hàm hoạt động tình dục.

Thực thế, một trong hai người đàn ông đã nhận được phép lành, Jason Steidl Jack, đã đăng một bài viết về trải nghiệm trên trang web “Outreach” của Cha Martin vài ngày sau đó, ban đầu nói về “phước lành cho những cuộc kết hợp đồng tính”. Bài báo sau đó đã được chỉnh sửa để đề cập đến “các cặp đồng tính”.

Cha Pietrzyk dường như đang đề cập đến Cha Martin khi nói về một linh mục ở Hoa Kỳ đã áp dụng hướng dẫn “một cách trực tiếp chống lại những lời lẽ rõ ràng” của tài liệu và “được biết đến là bạn của Đức Giáo Hoàng.” Cha Martin và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao đổi thư từ cá nhân, và Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến người đồng tu Dòng Tên của mình trong nhiều cuộc tiếp kiến riêng.

Với mối liên hệ được nhận thấy giữa hai bên, Cha Pietrzyk cho biết các thẩm quyền Giáo hội địa phương có thể do dự trong việc can thiệp, vì điều đó có thể bị coi là một cuộc tấn công gián tiếp vào Đức Giáo Hoàng. Vì vậy, vị tu sĩ Đa Minh cho biết, Tòa Thánh là cơ quan duy nhất có thể công khai sửa sai vị linh mục đang bị nghi vấn.

Cha Pietrzyk nói: “Việc họ tiếp tục từ chối làm như vậy cho phép thông điệp bị bóp méo của ngài vẫn là cách giải thích được đón nhận rộng rãi, đặc biệt là khi sử dụng các đồng minh của ngài trong giới báo chí thế tục. Điều này khiến nhiều người kết luận rằng [Bộ Giáo Lý Đức Tin] trên thực tế không quan tâm đến việc đảm bảo cách giải thích chính xác, vì hành động của họ không đi đôi với lời nói.”

Viết trong First Things, nhà bình luận Công Giáo George Weigel cũng đưa ra lời phê bình tương tự.

“Nếu vị Hồng Y thực sự không hài lòng với cách tài liệu của ngài bị thao túng, tại sao ngài không tái bối cảnh hóa Fiducia Supplicans (có thể nói như vậy) bằng cách chỉ trích các giáo sĩ đã nhanh chóng tiến hành 'phúc lành' đồng tính theo cách rõ ràng đã được lên kế hoạch trước đó (ít nhất là để thu hút sự chú ý của giới truyền thông), một cách gần như mang tính phụng vụ, và điều đó đã làm mờ đi một cách rõ ràng các đường lối giáo lý và đạo đức mà Đức Hồng Y cho rằng tài liệu của ngài đã đưa ra?”

Thúc đẩy của Đức

Tác động của Fiducia Supplicans đối với sự hợp nhất của Giáo hội không phải là điều được cân nhắc kỹ khi công bố. Thực thế, Đức Hồng Y Fernández kể từ đó đã mô tả tuyên bố này như một nỗ lực nhằm đưa ra một con đường chung hướng tới Giáo hội hoàn vũ về một vấn đề đang đe dọa chia rẽ Giáo hội.

Đặc biệt, ngài mô tả hướng dẫn này như một “thông điệp rõ ràng” gửi các giám mục Đức “giác ngộ” rằng mặc dù việc chúc phúc không chính thức cho các cặp sống chung được cho phép, nhưng việc các vị thúc đẩy thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình dục và ban phép lành chính thức cho các cặp vợ chồng là điều không thể đứng vững.

Đức Hồng Y Fernández nói với tờ báo Công Giáo Đức Die Tagespost vào ngày 3 tháng 1, “Đó không phải là câu trả lời mà người dân ở hai hoặc ba quốc gia mong muốn có được. Đúng hơn, đây là một đáp ứng mục vụ mà mọi người đều có thể chấp nhận, dù gặp khó khăn”.

Nhưng trong khi Đức Hồng Y nói rằng các giám mục Đức “nên viết lại đề xuất của họ” liên quan đến các phép lành được nghi thức hóa, thì có vẻ như nếu không có chấp pháp, họ sẽ coi đó chỉ là một gợi ý.

Vào ngày 4 tháng 1, Giám mục người Đức Herwig Gössl, người mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới bổ nhiệm lãnh đạo Tổng giáo phận Bamberg, nói rằng ngài nghĩ rằng việc Vatican cho phép ban phước cho các cặp đồng tính sẽ đi kèm với một sự thay đổi về mặt tín lý về tội lỗi của các hành vi đồng tính luyến ái, đồng thời nói thêm rằng "đây không phải là kết thúc của cuộc tranh luận."

Gregor Podschun, người đứng đầu một liên đoàn được Giáo hội công nhận dành cho giới trẻ Công Giáo Đức và có vai trò lãnh đạo trong Con đường Đồng nghị, còn đi xa hơn, gọi Đức Giáo Hoàng và Vatican là “kẻ thù ghét con người và phân biệt đối xử” vì không chấp nhận quan hệ tình dục đồng tính trong Fiducia Supplicans .

Những bình luận này theo sau tuyên bố ngày 20 tháng 12 của người lãnh đạo một tổ chức giáo dân hùng mạnh của Đức rằng Fiducia Supplicans sẽ không cản trở các kế hoạch khai triển và phân phối các bản văn chính thức để ban phước cho các kết hợp đồng tính ở Đức.

Birgit Mock, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, cũng nói thêm rằng việc ban phép lành cho các cặp đồng tính cuối cùng có thể dẫn đến một sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội.

Mock nói: “Chúng ta sẽ phải chờ xem. Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy rằng Vatican luôn tốt cho những điều bất ngờ.”

Hành động sắp tới?

Liên quan đến tình hình ở Đức, Đức Hồng Y Fernández nói rằng lãnh đạo Vatican “sẽ đưa ra tất cả những giải thích cần thiết” trong các cuộc họp đang diễn ra với các đại diện của Hội đồng Giám mục Đức, cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra trong tháng này.

Và trong cuộc phỏng vấn ngày 3 tháng 1 với Die Tagespost, ngài nói rằng điều kiện của cuộc đối thoại đang diễn ra với các giám mục Đức là “chúng tôi không tiếp tục đưa ra những quyết định mà sẽ chỉ được thảo luận tại các cuộc họp tiếp theo” - ám chỉ Vatican sẽ đưa ra một giải pháp đường lối cứng rắn về việc cấm các loại phép lành theo nghi thức được Con đường Đồng nghị thông qua.

Đức Hồng Y Fernández cho biết ngài cũng đang “lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Đức để có một số cuộc trò chuyện mà tôi tin là quan trọng”.

Tuy nhiên, các nhà phê bình tiếp tục cảnh cáo rằng lời nói sẽ không đủ để ngăn chặn sự lạm dụng và mối đe dọa ly giáo.

Cha Pietrzyk nói rằng nếu Bộ Giáo Lý Đức Tin không thể sửa chữa những hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans và hỗ trợ các giám mục trấn áp những ứng dụng sai của nó, thì điều đó “sẽ chứng tỏ rằng đây không chỉ đơn giản là một khái niệm mở rộng về ý nghĩa của 'phước lành' mà là một ý định có chủ ý để thay đổi sự hiểu biết của Giáo hội về hôn nhân và tội lỗi.”

Vị linh mục Đa Minh nói: “vấn đề ‘chấp pháp’ sẽ cho thấy liệu vị bộ trưởng có nghiêm túc về những gì ngài khẳng định trong tài liệu này hay không”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngân khánh Gm Phêrô Trần Đình Tứ - Bài 8
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:06 16/01/2024

NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ - VÀI CẢM NGHĨ CỦA ĐỨC CHA GIOAN BAOTIXITA BÙI TUẦN

Ðức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, nguyên Giám Mục Long Xuyên, cách đây 25 năm, là vị Giám Mục duy nhất từ Việt Nam đến Roma, vinh dự đứng trong hàng ngũ những thân nhân và đồng hương của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, tham dự thánh lễ và chứng kiến nghi lễ tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Phêrô bên trong Đền thờ thánh Phêrô ngày lễ Hiển Linh 6.1.1999, do thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ sự.

Sau thánh lễ, vừa để thông chia niềm vui với Ðức Tân Giám mục, thông chia niềm vui với Giáo phận Phú Cường từ nay có Chủ chăn mới, vừa để bày tỏ cảm xúc khi được chứng kiến trọn vẹn nghi lễ trao ban Thừa tác vụ Giám mục ngay tại "Đất thánh", miền đất "Trung ương" của Hội Thánh Công Giáo, Ðức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần đã viết lại vài cảm nghỉ. Chúng ta cùng đọc lại những suy tư của ngài. Bài viết có tựa đề:

VÀI CẢM NGHĨ TRONG LỄ TẤN PHONG CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ

Khi tham dự thánh lễ Truyền Chức Giám Mục hôm nay, tôi rất chú ý đến Ðức Thánh Cha. Nhưng tôi chú ý nhiều hơn đến một Vị khác: Ðó là Chúa Giêsu Kitô, Ðấng mà Thánh Gioan Baotixita đã giới thiệu bằng một nhận thức khiêm nhường: "Người phải được nâng lên, còn tôi thì phải hạ xuống". Bởi vì chỉ Ðức Kitô là Ðấng Cứu Ðộ thực sự và duy nhất.

Khi sống hiệp thông bầu khí đại lễ hôm nay, tôi rất vui được gặp nhiều thành phần trong Hội Thánh. Nhưng tôi đặc biệt nghĩ tới một lớp người khác: Ðó là những người nghèo khổ. Họ vắng mặt ở đây. Họ là địa chỉ mà Chúa sai chúng tôi tới. Vì họ cũng là địa chỉ của Ðấng Cứu Thế. "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ".

Khi nghe các sứ vụ của Giám Mục mà Phụng Vụ nhắc tới hôm nay, tôi để ý nhiều đến sứ vụ rao giảng. Nhưng tôi cũng rất lo cho một sứ vụ khác, tôi cho là quan trọng: Ðó là sứ vụ phấn đấu với chính mình. Ðể suốt đời người môn đệ Ðức Kitô, dù được thành công, dù bị thất bại, chính bản thân mình với sự tỉnh thức vâng phục Thánh Ý Chúa sẽ luôn là một bài ca mới, ca ngợi Chúa Ba Ngôi. Như Thánh Vương Ðavít vẫn nói lên mỗi ngày.

Nghĩ tới một Ðấng khác - Nghĩ tới một lớp người khác - Nghĩ tới một sứ vụ khác - Khác, ở đây chỉ là một cách đề cao, nhấn mạnh. Chứ thực ra chẳng có gì là mới cả. Riêng đối với tôi, những cái nhấn mạnh trên đây được tôi coi là những chỉ hướng hữu ích cho tôi trong thời điểm hiện nay tại Việt Nam.
(+ Giám Mục Gioan Baotixita Bùi Tuần).

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)
 
Văn Hóa
Các phép lạ Thánh Thể dưới con mắt một Bác Sĩ Chuyên Khoa Tim, Chương VII
Vũ Văn An
00:14 16/01/2024

Chương VII. Tại sao tôi không quan tâm đến Betania (Venezuela, 1991)

Vào ngày 8 tháng 12 năm 1991, tại một trang trại tên là Finca Betania, cách Caracas 65 km về phía nam, một phần của bánh thánh được một linh mục truyền phép được cho là đã chảy máu trong Thánh Lễ. Sự việc đã được chứng kiến bởi hàng ngàn tín hữu, và bánh thánh vẫn còn được bảo tồn và trưng bày tại một tu viện gần đó. Giám mục địa phương, Đức Cha Pio Bello Ricardo, ngay lập tức bắt đầu một cuộc điều tra cũng bao gồm một cuộc điều tra khoa học được giao cho Cục Pháp y Caracas. Ngay từ rất sớm, vào tháng 2 năm 1992, ngài đã công nhận phép lạ Thánh Thể là có thật.

Tuy nhiên, tôi đã bỏ qua tình tiết này vì hai lý do, ngay cả khi ban đầu nó thực sự là một phần trong dự án nghiên cứu của tôi.

Đầu tiên, không có bản báo cáo nào về các cuộc điều tra ở Caracas - thậm chí không ở dạng tóm tắt hoặc trích đoạn - được xuất bản dưới dạng ấn phẩm, ít nhất là theo hiểu biết của tôi. Những tin tức trực tuyến rất nông cạn và thiếu chính xác. Hiện tại, việc đích thân đến Venezuela để điều tra sự thật sẽ không phải là điều khôn ngoan vì lý do chính trị rõ ràng.

Nhưng trên hết, cá nhân tôi có nhiều nghi ngờ về tính chính trực về mặt tinh thần của người phụ nữ Venezuela mà chung quanh bà “hiện tượng Betania” đang gia tăng. Sau khi tự nghiên cứu về câu chuyện và “sức thu hút” của Maria Esperanza Bianchini, tôi không thể hiểu được trong lương tâm mình làm thế nào mà một phép lạ thánh thể thực sự lại có thể xảy ra trong bối cảnh tâm linh tầm thường, lập lờ - và đôi khi không chính thống - của thị nhân đó.

Với tất cả sự chân thành, tôi chỉ có thể bày tỏ sự bối rối của mình khi đối diện với biến cố lạ lùng này. Tôi nghi ngờ nguồn gốc siêu nhiên của nó, nhưng tôi giữ lại phán xét của mình.

Kỳ tới: Chương VIII: Những Tấm Khăn Khổ Nạn
 
Church Documents
Thu Trinh News 17 Jan 2024
VietCatholic Media
20:05 16/01/2024
1. Bộ trưởng kinh tế Đức khuyến khích đầu tư vào Ukraine

Bộ trưởng kinh tế Đức, Robert Habeck, cho biết ông muốn thuyết phục các nhà hoạch định chính sách ở Davos tham gia vào nỗ lực của Đức nhằm cung cấp cho các công ty sự bảo đảm đầu tư ở Ukraine như một phần của nỗ lực tái thiết.

Theo Reuters, với mục đích giúp xây dựng lại đất nước bị chiến tranh tàn phá, Đức đang đưa ra những bảo đảm để hoàn trả vốn cho các công ty Đức đầu tư vào Ukraine. Ví dụ, nếu các nhà máy bị hư hại hoặc phá hủy trong các cuộc tấn công hỏa tiễn, nhà nước Đức sẽ phải chịu trách nhiệm về những khoản đầu tư đó.

Bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Habeck, người cũng giữ chức phó Thủ tướng, nói với các phóng viên:

Hôm nay tôi quyết định giải thích chi tiết điều này một lần nữa và có lẽ tôi sẽ yêu cầu các đồng nghiệp của tôi từ các quốc gia khác cũng làm như vậy.

Chính trị gia Đảng Xanh mô tả kế hoạch này là một “bước cực kỳ thành công”, điều này cho thấy Đức tin tưởng Ukraine sẽ vượt qua thành công tình thế khó khăn này.

Theo Bộ Kinh tế, cho đến nay, bảo lãnh đầu tư cho 14 công ty với tổng khối lượng là 280 triệu euro đã được cấp. Đơn ghi danh của các công ty khác đang được giải quyết.

Habeck cho biết, các cuộc gặp với Volodymyr Zelenskiy và các thành viên nội các của ông cũng như đại diện của cộng đồng doanh nghiệp sẽ là tâm điểm trong chuyến thăm Davos của ông.

Habeck cũng cho biết ông hoan nghênh hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine do Thụy Sĩ tổ chức theo yêu cầu của Zelenskiy.

Nói chuyện bao giờ cũng tốt, và nếu Thụy Sĩ đã tạo ra một diễn đàn cho việc này thì tôi chỉ có thể hoan nghênh thôi.

Habeck cho biết, nếu Vladimir Putin “kết thúc thành công cuộc chiến chống Ukraine theo quan điểm của ông ấy”, các nước láng giềng gần nhất của Ukraine sẽ bị đe dọa trong những năm tới.

2. Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về quyết định của các ngân hàng Trung Quốc

Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về báo cáo của Bloomberg rằng các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang thắt chặt hạn chế tài trợ cho khách hàng Nga vì lo ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ, đồng thời mô tả đây là một chủ đề rất nhạy cảm.

Khi được hỏi về báo cáo, phát ngôn nhân Dmitry Peskov cho biết đây là vấn đề của các công ty và bộ phận liên quan chứ không phải của Điện Cẩm Linh, Reuters đưa tin.

Anh ta nói:

Đây là một lĩnh vực rất, rất nhạy cảm và khó có ai dám nói về nó - bạn không nên mong đợi điều đó.

Chúng tôi tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc; đó là đối tác chiến lược rất quan trọng của chúng tôi.

Peskov cho biết điều này được phản ánh qua khối lượng thương mại song phương với Trung Quốc cao hơn mong đợi, đồng thời nói thêm “chúng tôi đã tự tin vượt qua 200 tỷ đô la và tiếp tục phát triển”.

3. Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba nói về Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba cho biết đã có lúc ông cảm thấy muốn “đấm vào mặt” Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, trong các cuộc đàm phán khi bắt đầu cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa.

Nhận xét ngắn gọn của Kuleba là một phần của cuộc phỏng vấn thân mật kéo dài một giờ với một blogger video người Ukraine. Ông nói: “Những cuộc nói chuyện khó khăn nhất là những cuộc nói chuyện mà bạn cảm thấy đơn giản là bạn muốn đấm vào mũi người đối diện, nhưng bạn thực sự không thể làm được điều đó”.

“Và tôi có thể nói rằng điều này đã xảy ra hai hoặc ba lần. Một lần là với ông Lavrov ở khu nghỉ hè Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa xuân năm 2022.”

Các nhà đàm phán Ukraine và Nga đã gặp nhau trong nhiều vòng đàm phán trong vài tuần sau cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.

4. Các quan chức tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở thành phố Voronezh của Nga sau 'cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine'

Thị trưởng thành phố Voronezh miền nam nước Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp hôm thứ Ba sau những gì các quan chức cho là một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Ukraine phát động, hãng tin Reuters cho biết sáng nay.

Theo truyền thông Nga, Nga có một căn cứ không quân gần thành phố Voronezh, nơi một số chiến đấu cơ-ném bom Sukhoi Su-34 đóng quân. Nga sử dụng chúng để ném bom Ukraine.

Hãng tin Shot của Nga đưa tin ít nhất 15 vụ nổ đã được nghe thấy gần căn cứ không quân và một số mảnh vỡ của máy bay không người lái rơi xuống một tòa nhà chung cư gần đó.

Thị trưởng Nga Vadim Kstenin cho biết người dân từ ít nhất một tòa nhà chung cư đã được di tản đến một trường học gần đó sau khi các mảnh vỡ của máy bay không người lái gây cháy và thổi tung cửa sổ.

Ông cho biết cửa sổ ở các tòa nhà khác cũng bị vỡ. “Tình trạng khẩn cấp được đưa ra trong thành phố sẽ… cho phép thực hiện nhanh chóng các biện pháp để thay thế chúng.”

Thống đốc khu vực, Alexander Gusev, cho biết một cô gái bị thương khi các mảnh vỡ của máy bay không người lái rơi xuống tòa nhà chung cư của cô.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã phá hủy 5 máy bay không người lái và chặn 3 chiếc khác trong đêm trên khu vực Voronezh, giáp biên giới Ukraine. Thành phố Voronezh là trung tâm hành chính của vùng. Bộ này cũng cho biết họ đã chặn 4 máy bay không người lái ở khu vực Belgorod gần đó của Nga.

Voronezh, thành phố có hơn một triệu dân, nằm cách biên giới với Ukraine 250km. Không có bình luận ngay lập tức từ Ukraine.
 
BRK4LV-News18Jan2024
VietCatholic Media
23:35 16/01/2024
BRK4LV-News18Jan2024

[Lan Vy]

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria: Nạn tham nhũng lan tràn

Đức Tổng Giám Mục Hilarion: Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” của Tòa Thánh làm thương tổn quan hệ đại kết

Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria: Nạn tham nhũng lan tràn

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria bên Phi châu, Đức Cha Lucius Iwejuru Ugorji, Tổng giám mục Giáo phận Oweri, tố giác rằng: “Nạn tham ô hối lộ là một tệ đoan đáng lo âu trong đời sống công cộng và đang vượt quá vòng kiểm soát”.

Hãng tin Fides của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho biết: Đức Tổng Giám Mục Ugorji bày tỏ lập trường trên đây, hôm 15 tháng Giêng vừa qua, trong bài giảng thánh lễ nhân Ngày Tưởng Niệm quân đội Nigeria.

Theo Đức Tổng Giám Mục, “tệ nạn tham ô lan tràn rất rộng: hối lộ, chiếm hữu bất công, lạm dụng chức vụ, con ông cháu cha, lấy của công làm của tư, bè phái, ăn trộm căn cước, tuyên bố giả dối, giả mạo, thay đổi ngày sinh, làm ma, lang băm và lèo lái”. Nạn tham nhũng thực là làm tiêu hao, gây ô nhiễm, hạ giá và hay lây lan. Đời sống của phần lớn dân chúng, cả già lẫn trẻ, bị ảnh hưởng nặng nề vì tệ nạn này”.

Các tệ đoan mà Đức Tổng Giám Mục Ugorji tố giác là những điều có những bằng chứng rõ ràng và đầy đủ ở Nigeria. Một cuộc điều tra hồi năm 2020, do Thống đốc bang Borno cho thực hiện, để kiểm soát các giáo chức các trường tiểu học và công chức tại bang này, cho thấy có 22.556 công chức ma ở trong sổ lương của chính phủ. Trong số các nhân viên ma này, 14.762 người bị khám phá ở cấp độ chính quyền địa phương, trong khi 7.794 người khác là nhân viên các trường tiểu học công lập, nhưng không phải là giáo viên. Sự lường gạt chính quyền như thế gây thiệt hại 420 triệu Mỹ kim mỗi tháng.

Ngoài ra, các nhà chính trị và quan chức chính phủ Nigeria, ngoài việc lãnh lậu tiền hưu bổng của các công nhân viên đã qua đời, họ ghi danh những người di dân để bỏ phiếu, và bù lại, những người nhập cư này được ghi vào sổ lương của chính phủ. Một tệ nạn khác rất phổ biến tại Nigeria, nhất là trong hai thập niên gần đây, đó là nạn “mua bài thi”, đặc biệt trong các trường trung học phổ thông, với tình trạng học sinh, giáo viên và phụ huynh ngày càng lơ là trong các kỳ thi. Mỗi khóa thi đều thấy hiện tượng những cách thức gian lận mới và tinh vi.

Hôm mùng 08 tháng Giêng vừa qua, Tổng thống Nigeria đã ngưng chức bà Betta Edu, Bộ trưởng Bộ Nhân đạo và chống nghèo đói, vì bà bị nghi ngờ đã biển thủ tiền từ tài khoản ngân hàng dành cho các giao dịch tài chính của bộ trong chương trình trợ giúp xã hội.

BRK4LV-News20Jan2024

[Lan Vy]

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.

Lễ rước Nữ Mục Tử ở Venezuela thu hút 2,7 triệu người

Cam kết của các giám mục Venezuela trong 'năm ân sủng 2024'

Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Lễ rước Nữ Mục Tử ở Venezuela thu hút 2,7 triệu người

Hơn 2,7 triệu người đã tập trung tại thành phố Barquisimeto thuộc bang Lara, Venezuela, vào Chúa Nhật, ngày 14 Tháng Giêng, để tháp tùng hình ảnh Đức Trinh Nữ Mục Tử trong một cuộc rước kiệu. Adolfo Pereira, thống đốc bang Lara đã cho biết như trên,

Pereira nhận xét rằng có một bầu không khí rất tích cực tại cuộc tụ họp, “nơi hòa bình, tĩnh lặng và lòng sùng đạo của người dân ngự trị”.

Theo catholic.net, lòng sùng kính này bắt nguồn từ năm 1703 tại Seville, Tây Ban Nha, khi một tu sĩ dòng Capuchin nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria mặc trang phục như một mục tử đang cầm chiếc móc của người chăn cừu. Đức Mẹ đứng giữa một bầy cừu, nhưng một con đi lạc đã bị một con sói truy đuổi, con sói mà Tổng lãnh thiên thần Michael đã hạ gục bằng một mũi tên.

Vị tu sĩ đã đặt làm một bức tranh mô tả những gì ngài nhìn thấy và bắt đầu truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ theo ơn gọi này, cuối cùng nó đã được mang đến Mỹ Châu Tây Ban Nha và đặc biệt là Venezuela.

Hình ảnh được lấy để thể hiện vai trò của Đức Maria trong việc bảo vệ đàn chiên của Con mình khỏi ma quỷ. Bức ảnh được gọi là Bức ảnh Nữ Mục Tử Thần Thánh.

Lễ rước năm nay bắt đầu sớm với cuộc đua truyền thống. Khoảng 44.000 vận động viên đã chạy chặng đường dài sáu dặm, đi qua những địa điểm mang tính biểu tượng nhất trong thành phố cho đến khi đến Nhà thờ St. Rose, điểm xuất phát của cuộc diễn hành.

Bức ảnh Đức Trinh Nữ được rước hơn bốn dặm trong ngày, từ Nhà thờ Thánh Rose đến nhà thờ chính tòa thành phố Barquisimeto, nơi Đức Tổng Giám Mục danh dự của Coro, Mariano Parra, đã cử hành Thánh lễ đón nhận bức ảnh.

“Không phải ngẫu nhiên mà cuộc rước kiệu này đã được tổ chức 166 lần, và mỗi lần số người đi cùng Nữ Mục Tử Thần Thánh lại tăng lên, do đó trở thành một trong những cuộc biểu hiện lớn nhất của lòng sùng kính Đức Mẹ trên thế giới,” Đức Cha Parra nói trong bài giảng của mình..

Vị Giám Mục nói rằng Thiên Chúa biểu lộ cho Giáo hội ở Venezuela - thông qua Nữ Mục Tử Thần Thánh - ý muốn của Ngài là gì và mời gọi tất cả các tín hữu hãy nỗ lực để biết và hiểu những gì Thiên Chúa muốn.

“Mẹ Maria, dưới lời kêu gọi của Nữ Mục Tử Thần Thánh, hôm nay yêu cầu chúng ta - với tư cách là môn đệ của Con Mẹ - học nơi Mẹ: chỉ sống cho Chúa Kitô và phục vụ Người. Đây là lý do tồn tại của chúng ta”, ngài nói.

Vị tổng giám mục danh dự kết thúc bằng việc cầu xin Nữ Mục Tử Thần Thánh “dẫn chúng ta đến với Con của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô, và giúp chúng ta trung thành, đi khắp thế giới gieo rắc tình yêu, công lý và hòa bình”.

BRK4LV-News22Jan2024

[Lan Vy]

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.

Thượng Phụ Pizzaballa: Các Kitô hữu ở Gaza ‘không có nhà, nước và điện’

Nhật Ký Trừ Tà số 274: Nô lệ địa ngục

Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Thượng Phụ Pizzaballa: Các Kitô hữu ở Gaza ‘không có nhà, nước và điện’

Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, đến thăm Rôma và thảo luận về tình hình Trung Đông với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Hai để thảo luận về tình hình ở Trung Đông.

Nói chuyện với các nhà báo sau đó, ngài nói rằng hai vị đã thảo luận về “tình hình nhân đạo của cộng đồng Kitô giáo ở Gaza và Thánh địa nói chung”, cũng như tình trạng đối thoại trong khu vực và triển vọng hòa bình.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên, Đức Thượng Phụ Pizzaballa nói rằng các Kitô hữu ở Gaza “đang sống trong hoàn cảnh giống như mọi người khác”.

Ngài nói: “Họ không phải là một dân tộc tách biệt, và mặc dù thực tế là một “thiểu số nhỏ, một số rất nhỏ” đè nặng lên họ, nhưng hoàn cảnh của họ là “một mô hình thu nhỏ của những khó khăn mà toàn thể dân chúng đang trải qua”.

Đức Hồng Y Thượng Phụ nhận xét: “Thật không dễ dàng, ngay cả đối với các Kitô hữu, khi rơi vào tình trạng chia rẽ lớn, trong đó mọi người đều phải đứng về phía nào đó”.

Ngài nói thêm rằng ngài thường xuyên liên lạc với giáo xứ Công Giáo ở Gaza, nằm ở phía bắc Dải Gaza, nơi hiện nay ít giao tranh hơn.

“Các hoạt động quân sự đã di chuyển xa hơn về phía nam, nhưng đây vẫn là một khu vực không có gì: không có nhà ở, không có nước, không có điện, không có gì cả. Đó là một tình trạng cực kỳ nghèo đói và không có tổ chức nào hiện diện.”

Thượng phụ Pizzaballa đã đến Ý từ Jordan, nơi ngài đã ở trong tuần qua.

Ngài giải thích: “Tình hình ở Jordan rất phức tạp, nhưng tôi phải nói rằng đây là quốc gia duy nhất ổn định từ quan điểm chính trị cũng như nhân đạo”. “Khi chúng tôi cần viện trợ nhân đạo cho Gaza, địa chỉ của chúng tôi là Nhà Hoàng gia Jordan.”

Đức Thượng phụ báo cáo rằng ngài đã nói chuyện với Vua Abdallah, chính phủ Jordan và nhiều tổ chức khác nhau “để xem liệu chúng ta có thể duy trì các kênh liên lạc tồn tại với Gaza cũng như với ít thẩm quyền còn sót lại ở đó hay không”.

Do đó, Jordan hiện là “điểm tham chiếu ổn định nhất” đối với Giáo hội, nhưng “có sự hợp tác, sự hợp tác ở mức tối thiểu, với các tổ chức nhân đạo cũng như với Ai Cập”.

Đức Thượng Phụ Pizzaballa nói rằng việc tìm kiếm một sự chấm dứt chiến tranh ở Gaza không phải là một điều dễ dàng.

“Chúng ta phải suy nghĩ theo từng giai đoạn. Sẽ không có giải pháp ngay lập tức. Điều quan trọng bây giờ là tìm ra kênh liên lạc giữa hai bên. Giữa Israel và Hamas.”

Ngài nói thêm rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu này.

BRK4LV-News18Jan2024

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

1. Hệ thống 'Ong bắp cày' của Nga giấu kín trong rừng vẫn bị HIMARS phá hủy

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “HIMARS Destroys Russian 'Wasp' System in Woods: Ukraine Video, nghĩa là “Video Ukraine cho thấy HIMARS phá hủy hệ thống 'Ong bắp cày' của Nga trong rừng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Lực lượng đặc biệt Ukraine đã công bố một đoạn video mà họ nói cho thấy HIMARS (Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao) do Mỹ cung cấp phá hủy một hệ thống hỏa tiễn của Nga.

Kyiv thường xuyên chia sẻ các cảnh quay về những gì họ tuyên bố là các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Nga bằng cách sử dụng HIMARS, một trong những thiết bị hiệu quả nhất mà Mỹ cung cấp cho lực lượng Ukraine.

Phát ngôn nhân Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của Ukraine, Đại Tá Georgi Gleba, cho biết hôm thứ Tư rằng trong một nhiệm vụ trinh sát ở trục phía nam của mặt trận, một nhóm binh sĩ điều khiển máy bay không người lái từ Trung tâm Hàng hải số 73 của họ đã phát hiện ra một hệ thống Osa, hệ thống này được cho là được sử dụng để chống lại Ukraine. Được đặt theo tên tiếng Nga có nghĩa là “ong bắp cày”, 9K33 Osa là hệ thống hỏa tiễn đất đối không chiến thuật tầm ngắn, độ cao thấp và có tính cơ động cao.

Ông nhấn mạnh rằng: “Mặc dù tầm nhìn kém… các thành viên lực lượng đặc biệt đã điều chỉnh hỏa lực của đơn vị hỏa tiễn và pháo binh HIMARS của Lực lượng Phòng vệ Ukraine vào mục tiêu của đối phương”.

Cảnh quay bằng máy bay không người lái đen trắng cho thấy một mục tiêu ẩn trong cây cối trên một cánh đồng.

Được phát triển bởi Lockheed Martin, HIMARS được đưa vào sử dụng trong Quân đoàn Dù 18 của Quân đội Hoa Kỳ tại Fort Bragg, Bắc Carolina vào năm 2005. Được đặt trên một chiếc xe tải 5 tấn, nó bắn liên tiếp các hỏa tiễn dẫn đường, cho phép Ukraine giành lợi thế trên chiến trường và tấn công quân Nga. mục tiêu phía sau chiến tuyến của đối phương.

Ban đầu, Mỹ cung cấp cho Ukraine 20 hệ thống được sử dụng ở Ukraine từ tháng 6 năm 2022. Ukraine ước tính có 39 HIMARS và Nga được cho là vẫn chưa tiêu diệt được hệ thống nào.

Đầu tháng này, Ukraine cho biết HIMARS đã tiến hành một loạt cuộc tấn công nhằm tiêu diệt 3 khẩu pháo của Nga, 4 bệ phóng hỏa tiễn và một phương tiện phòng không.

Tuần trước, video đăng trên kênh Telegram của Tổng tư lệnh Ukraine, Tướng Valerii Zaluzhnyi, được cho là chiếu cảnh một cuộc tấn công nhằm vào “thiết bị và nhân lực của địch trên toàn bộ chiến tuyến”. Cũng trong tháng này, Kyiv cho biết hệ thống này đã tiêu diệt các hệ thống hỏa tiễn phòng không Buk-M2 và một radar của Nga.

Trong khi đó, Zaluzhnyi hôm thứ Hai xác nhận rằng Không quân Ukraine đã phá hủy một máy bay do thám Beriev A-50 của Nga và một trung tâm điều khiển trên không Ilyushin Il-22. Điều này xảy ra sau khi các phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin rằng máy bay A-50 đã bị bắn rơi trên Biển Azov.

Zaluzhnyi cho biết đây là “một hoạt động được lên kế hoạch và thực hiện hoàn hảo ở vùng Pryazovia” mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc.

BRK4LV-NewsUK19Jan2024

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

2. Trung Quốc giáng đòn lớn vào nền kinh tế Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Deals Major Blow to Russian Economy”, nghĩa là “Trung Quốc giáng đòn lớn vào nền kinh tế Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Theo báo cáo hôm thứ Ba của Bloomberg, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang thắt chặt hạn chế cấp vốn cho khách hàng Nga vì họ lo ngại phải chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ.

Ít nhất hai ngân hàng đã yêu cầu xem xét lại hoạt động kinh doanh ở Nga của họ trong những tuần gần đây và lên kế hoạch cắt đứt quan hệ với các khách hàng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Theo các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, các ngân hàng cũng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực quân sự Nga và xem xét các công ty, bao gồm cả các khách hàng không phải người Nga đang kinh doanh ở Nga hoặc gửi hàng hóa quan trọng đến Nga thông qua một nước thứ ba.

Động thái này được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng trước tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các công ty tài chính và ngân hàng nước ngoài hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa ở Ukraine và giải quyết các giao dịch của Nga để mua thiết bị cho quân đội nước này.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov mô tả vấn đề này là một vấn đề rất nhạy cảm đối với các công ty liên quan, nhưng không phải đối với chính phủ Nga.

Theo Reuters, ông Peskov nói: “Đây là một lĩnh vực rất, rất nhạy cảm và khó có ai chịu nói về nó - bạn không nên mong đợi điều đó”. “Chúng tôi tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc. Đó là đối tác chiến lược rất quan trọng của chúng tôi.”

Peskov nói thêm rằng mối quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn rất bền chặt, trong đó Nga báo cáo khối lượng thương mại song phương với Trung Quốc cao hơn mong đợi.

Peskov cho biết: “Chúng tôi đã tự tin vượt qua 200 tỷ Mỹ Kim và tiếp tục phát triển.

Các nhà cho vay Trung Quốc bước vào lĩnh vực ngân hàng Nga cùng lúc với các ngân hàng phương Tây rút lui sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, lấp đầy khoảng trống khiến nền kinh tế nước này yếu hơn nhiều so với hiện tại. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất từ Nga, với lượng than xuất khẩu tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020.

Cuộc di cư của họ có thể gây đau đớn cho Nga và Điện Cẩm Linh, đặc biệt khi việc Bắc Kinh được cho là lo sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ báo hiệu rằng ngay cả các nhà lãnh đạo vẫn thân cận với Mạc Tư Khoa sau khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine cũng cảnh giác với cái giá phải trả về tài chính có thể xảy ra khi đứng bên cạnh Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, động thái này cũng phản ánh thái độ mâu thuẫn của Trung Quốc đối với Nga kể từ khi xâm chiếm Ukraine. Mặc dù đề nghị hỗ trợ ngoại giao cho Putin và hứa hẹn mở rộng thương mại giữa hai nước, Bắc Kinh vẫn không ủng hộ hoàn toàn cuộc chiến ở Ukraine và không cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Mạc Tư Khoa.

Các biện pháp trừng phạt trước đây của phương Tây đã khiến Nga yếu đi và phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, vì họ tước đi khả năng tiếp cận khoảng một nửa dự trữ quốc tế của ngân hàng trung ương nước này và khiến nước này chỉ còn lại vàng và nhân dân tệ. Các ngân hàng Nga cũng đã chuyển sang sử dụng UnionPay của Trung Quốc sau khi Visa và Mastercard đình chỉ hoạt động tại quốc gia này sau cuộc xâm lược.

Chris Weafer, giám đốc điều hành của công ty tư vấn chiến lược Macro-Advisory Ltd., tập trung vào Nga và khu vực Á-Âu, trước đây đã nói với Newsweek rằng Nga nên cảnh giác với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc.

Ông nói:

“Trong khi Trung Quốc đang háo hức mua năng lượng, vật liệu và bán hàng hóa do Trung Quốc sản xuất sang thị trường Nga, tất cả đều phù hợp với Bắc Kinh, thì có rất ít đầu tư vào Nga, chắc chắn không có gì đủ để thay thế khoản đầu tư đã mất từ các công ty và nhà đầu tư phương Tây.”
 
VietCatholic TV
Tư Lệnh Valeriy Zaluzhnyi tuyên bố chiến thắng trên không lớn nhất: 630 triệu USD của Putin tan tành
VietCatholic Media
03:10 16/01/2024


1. Chiến thắng trên không lớn nhất của Ukraine trong cuộc chiến này cho đến nay

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses A-50 Recon Jet, Il-22 Plane as Putin's Air Defenses Blamed”, nghĩa là “Nga mất máy bay phản lực A-50 Recon, máy bay Il-22 trong khi lực lượng phòng không của Putin bị đổ lỗi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một máy bay cảnh báo và điều khiển sớm trị giá 330 triệu Mỹ Kim của Nga và một máy bay Ilyushin được cho là đã bị lực lượng phòng không của Nga tấn công trên Biển Azov.

Nhiều kênh Telegram của Nga đưa tin Mạc Tư Khoa đã mất một chiếc Beriev A-50 Shmel (Bumblebee), tên mã NATO là Mainstay, trong một vụ đọ súng thân thiện Nga bắn Nga vào cuối ngày Chúa Nhật. Chiếc A-50 được tin là đã đâm xuống biển trong khi một trạm chỉ huy trên không Ilyushin Il-22M đã bị hư hại nặng.

Beriev A-50 Shmel là máy bay trinh sát thời Liên Xô, được sử dụng để chuẩn bị tấn công và ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương. Nga chỉ có 10 chiếc máy bay, mỗi chiếc có giá ước tính khoảng 330 triệu Mỹ Kim, Radio Svoboda, cơ quan của Radio Free Europe/Radio Liberty của Nga, trích dẫn dữ liệu của chính phủ.

Kênh Rybar Telegram, có liên kết với Bộ Quốc phòng Nga, cho biết chiếc máy bay có thể đã bị lực lượng phòng không Nga tấn công.

Tuy nhiên, giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine khẳng định Kyiv đã bắn rơi máy bay điều khiển và cảnh báo sớm “Bumblebee” A-50 của Nga.

Kyrylo Budanov, Giám đốc Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng, nói với The War Zone hôm thứ Hai rằng lực lượng Ukraine đã phá hủy một chiếc A-50 và làm hư hại một sở chỉ huy trên không Il-22M.

RBC-Ukraine cũng đưa tin hôm thứ Hai, trích dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội Ukraine, rằng chiếc máy bay đã bị lực lượng Ukraine bắn hạ.

Yurii Mysiahin, phó chủ tịch ủy ban an ninh quốc gia, quốc phòng và tình báo của Quốc hội Ukraine, cho biết trên kênh Telegram của mình rằng các đơn vị Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công vào hai máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vào tối Chúa Nhật, đặc biệt nhắm vào máy bay A-50 và máy bay Il-22M.

Mysiahin cho biết chiếc A-50 bị bắn rơi và IL-22M “đang ở trên không và cố gắng tiếp cận phi trường gần nhất, nhưng nó biến mất khỏi radar sau khi bắt đầu hạ độ cao ở khu vực Kerch”.

Chiếc A-50 biến mất khỏi radar ở khu vực Kyrylivka ở miền nam Ukraine và ngừng đáp ứng các yêu cầu từ hàng không chiến thuật Nga vào khoảng 9h10 tối đến 9h15 tối giờ địa phương. Sau đó, một phi công trên máy bay phản lực Su-30 của Nga đã phát hiện ra “vụ nổ và rơi của một chiếc máy bay không xác định”, RBC-Ukraine đưa tin.

Hãng tin này cũng công bố một đoạn ghi âm được cho là cho thấy cuộc trò chuyện bị chặn giữa một phi công Il-22M, người đã yêu cầu hạ cánh khẩn cấp xuống Sân bay Quốc tế Anapa của Nga và một người điều phối.

Illia Ponomarenko, một nhà báo Ukraine, nói trên X rằng nếu được xác nhận, nó sẽ đánh dấu “chiến thắng trên không lớn nhất của Ukraine trong cuộc chiến này cho đến nay”.

2. Anh cử 20.000 quân tới cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ chiến tranh lạnh

PA Media đưa tin Anh sẽ cử 20.000 quân nhân tới một trong những cuộc tập trận quân sự lớn nhất của NATO kể từ sau chiến tranh lạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh, Grant Shapps, sẽ thông báo việc triển khai các thành viên lục quân, hải quân và không quân Anh, gọi tắt là RAF, tới cuộc tập trận gồm 31 quốc gia trên khắp Âu Châu trong bài phát biểu tại Luân Đôn vào thứ Hai.

Ông sẽ nói rằng sự đóng góp cho cuộc tập trận Steadfast Defender sẽ mang lại “sự bảo đảm quan trọng trước mối đe dọa của Putin” khi ông cảnh báo phương Tây đang đứng ở “ngã ba đường”.

Khoảng 16.000 binh sĩ cùng xe tăng, pháo binh và trực thăng sẽ được quân đội Anh triển khai trên khắp Đông Âu bắt đầu từ tháng tới như một phần của cuộc tập trận.

Hải quân Hoàng gia sẽ triển khai hơn 2.000 thủy thủ trên 8 tàu chiến và tàu ngầm, trong khi hơn 400 lính biệt kích của Thủy quân lục chiến Hoàng gia sẽ được cử đến Vòng Bắc Cực.

RAF sẽ sử dụng máy bay tấn công F-35B Lightning và máy bay giám sát Poseidon P-8.

Trong bài phát biểu tại Lancaster House, Bộ trưởng Quốc phòng Shapps nói:

Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới và chúng ta phải sẵn sàng ngăn chặn đối phương, sẵn sàng lãnh đạo các đồng minh và sẵn sàng bảo vệ đất nước của mình bất cứ khi nào có tiếng gọi.

Ngày nay, các đối thủ của chúng ta đang bận rộn xây dựng lại các rào cản của chúng, các đối phương cũ đang hồi sinh, các chiến tuyến đang được vẽ lại, các xe tăng theo đúng nghĩa đen là trên bãi cỏ Ukraine và nền tảng của trật tự thế giới đang bị lung lay tận cốt lõi. Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường.

Nó được đưa ra sau khi các bộ trưởng công bố gói hỗ trợ thêm 2,5 tỷ bảng Anh cho Ukraine và các cuộc không kích của RAF, với Mỹ, nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.

3. Ukraine tuyên bố bắn rơi máy bay do thám và máy bay chỉ huy của Nga

Ukraine cho biết họ đã bắn hạ một máy bay do thám A-50 và máy bay chỉ huy Il-22 của Nga ở khu vực Biển Azov.

Tư lệnh quân đội Valeriy Zaluzhnyi tuyên bố:

Không quân Ukraine đã phá hủy một máy bay phát hiện radar tầm xa A-50 của đối phương và một trung tâm điều khiển trên không IL-22 của đối phương. Tôi biết ơn Lực lượng Không quân về hoạt động được lên kế hoạch và thực hiện hoàn hảo ở vùng Biển Azov!

4. Nhận định của Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine

Một chỉ huy hàng đầu của Ukraine cho biết Nga hy vọng sẽ lấy lại được vùng đất đã mất ở các khu vực phía nam Kherson và Zaporizhzhia, khi quân đội Ukraine tiến hành các cuộc phản công nhỏ hơn trong điều được mô tả là “phòng thủ tích cực”.

Đại tá Oleksandr Syrskyi, chỉ huy số 2 của Ukraine, nói với Reuters rằng Nga hy vọng sẽ giành được thế chủ động khi cuộc xâm lược toàn diện sắp kỷ niệm hai năm.

Syrskyi cho biết binh sĩ Ukraine đang triển khai chiến thuật “phòng thủ tích cực”, cơ bản là phòng thủ nhưng tìm kiếm cơ hội tấn công quân Nga trong khi chúng tìm cách giành lại thế chủ động.

Ông nói thêm, các cuộc giao tranh của cả hai bên đang diễn ra ở quy mô nhỏ hơn nhằm bảo tồn đạn dược và nhân lực. Ông cũng nhận xét rằng Nga cũng đã học được cách phản ứng và ngăn chặn tổn thất.

Syrskyi cho biết: “Các cuộc tấn công ở cấp tiểu đoàn trở nên là rất hiếm”, đồng thời cho biết thêm rằng việc sử dụng rộng rãi máy bay không người lái đã buộc phải thay đổi chiến thuật.

5. Máy bay phản lực trinh sat trị giá 330 triệu Mỹ Kim hiếm hoi của Nga 'bị rơi' trên biển Azov

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “What Are Beriev A-50s? Rare Russian $300M Recon Jet 'Downed' Over Azov Sea”, nghĩa là “Beriev A-50 là gì? Máy bay phản lực trinh sát trị giá 330 triệu Mỹ Kim hiếm hoi của Nga 'bị rơi' trên biển Azov” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine tuyên bố rằng Kyiv đã bắn rơi một máy bay điều khiển và cảnh báo sớm “Bumblebee” A-50 có giá trị của Nga trên Biển Azov vào tối Chúa Nhật, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào khả năng trinh sát trên không của Mạc Tư Khoa.

Trung Tướng Kyrylo Budanov, Giám đốc Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng, nói với The War Zone hôm thứ Hai rằng lực lượng Ukraine đã phá hủy một chiếc A-50 và làm hư hại một sở chỉ huy trên không Il-22M.

A-50—có biệt danh là “Bumblebee” và được NATO đặt tên mã là “Mainstay”—có chức năng như một hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không, gọi tắt là AWACS. Nó được sản xuất bởi nhà sản xuất Beriev và được đưa vào sử dụng từ giữa những năm 1980. Trụ sở chính và cơ sở sản xuất của Beriev tập trung gần thành phố Taganrog, trên bờ phía bắc của Biển Azov.

Phiên bản nâng cấp của A-50—là A-50U—bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 2011. Phiên bản hiện đại hóa của máy bay có thể giám sát các mục tiêu trên không ở khoảng cách khoảng 400 dặm và các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách khoảng 180 dặm. Theo báo cáo của The National Interest, thiết bị của nó có thể theo dõi đồng thời khoảng 300 mục tiêu mặt đất hoặc 40 mục tiêu trên không.

Máy bay AWACS cũng có thể phối hợp tối đa 10 chiến đấu cơ trong các nhiệm vụ đánh chặn trên không hoặc tấn công mặt đất. Nó có thể ở trên không trong thời gian dài nhờ khả năng tiếp nhiên liệu giữa không trung. Những chiếc A-50 thường bay với phi hành đoàn gồm 15 người và đơn giá của chiếc máy bay này được cho là hơn 330 triệu Mỹ Kim.

Lực lượng không quân Nga được cho là có 15 chiếc A-50 trước cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, theo số liệu từ cơ sở dữ liệu Danh mục Máy bay Quân sự Hiện đại Thế giới. Một chiếc được cho là đã bị máy bay không người lái làm hư hại nặng vào tháng 2 năm 2023, trong một cuộc tấn công do các du kích chống chính phủ Belarus nhận trách nhiệm.

Chính quyền Nga thường không thừa nhận tổn thất trên chiến trường. Tuy nhiên, một số blogger quân sự ủng hộ chiến tranh đã than thở về việc máy bay A-50 bị bắn rơi.

Kênh Telegram Colonelcassad viết: “Chiếc Il-22 bị hư hỏng vẫn có thể tiếp cận phi trường và hạ cánh, bằng chứng là các cuộc trò chuyện bị chặn bị rò rỉ trên tần số mở, nhưng với A-50, rõ ràng mọi thứ còn đáng buồn hơn nhiều”.

Kênh Thông tin Quân sự cho rằng nếu được xác nhận, đây “sẽ là một tổn thất lớn đối với ngành hàng không trong nước, vì chỉ có một số máy bay AWACS như vậy đang hoạt động và chúng liên tục bị thiếu hụt ở mặt trận”.

Kênh Rybar đã đăng một bản cập nhật giận dữ về vụ việc, ghi nhận “niềm vui” của người Ukraine.

Rybar nói: “Nếu thông tin đó được xác nhận, đó sẽ là một ngày đen tối nữa đối với Lực lượng Hàng không Vũ trụ và Phòng không Nga”. “Không có nhiều A-50. Và các chuyên gia về chúng nói chung là ít lắm. Nếu máy bay loại này bị bắn trúng, phi hành đoàn sẽ không thể trốn thoát”.

Rybar viết: Điều đáng lo ngại nữa, là chiếc máy bay tiên tiến dường như không thể xác định được mối đe dọa đối với nó. Ukraine dường như đang có trong tay một thứ vũ khí bí mật.

Rybar nói thêm: “Suy đoán 'hỏa lực thân thiện' từ lực lượng phòng không Nga hoàn toàn không khả thi về mặt lý thuyết”, Rybar nói thêm, đề cập đến tuyên bố của các blogger khác rằng một vụ bắn hạ vô tình Nga bắn Nga là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay.

6. Nga tuyên án một sinh viên với cáo buộc hành động cho an ninh Ukraine

Chính quyền địa phương cho biết Nga đã tuyên án 5 năm tù cho một sinh viên 20 tuổi vì bị cáo buộc làm việc cho các cơ quan đặc biệt của Ukraine và lên kế hoạch phá hoại các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự.

Theo AFP, chi nhánh cơ quan an ninh FSB tại thành phố Kurgan miền trung nước Nga cho biết thanh niên này đã bị bắt giữ vì nghi ngờ làm việc với tình báo nước ngoài.

Tuyên bố được phát cho các hãng thông tấn Nga cho biết: “Bị cáo đã lên kế hoạch thực hiện hành vi phá hoại tại các cơ sở hạ tầng quân sự và xã hội”.

FSB cũng tuyên bố sinh viên này, người mà họ chưa xác định danh tính, đã lên kế hoạch phát tán tuyên truyền ủng hộ Ukraine trực tuyến và cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động thực thi pháp luật và quân đội trong khu vực.

7. Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Grant Shapps:

Shapps cho biết năm nay phải đánh dấu một “điểm uốn” để quyết định tương lai của nền quốc phòng Anh khi ông đặt ra các bước nhằm bảo vệ Vương quốc Anh tốt hơn trước các mối đe dọa do một số cuộc xung đột “có khả năng gia tăng”.

Trong bài phát biểu đưa ra quan điểm rằng năm 2024 sẽ chứng kiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn và yêu cầu Anh và các đồng minh phải đối phó với các cường quốc “phi lý”, Shapps cho biết chính phủ đang nỗ lực tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% tổng sản phẩm quốc nội – là điều mà ông cho biết kêu gọi các quốc gia dân chủ khác noi theo.

Trong 5 năm tới, chúng ta có thể xem xét nhiều tác nhân gây chiến bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn. Hãy tự hỏi… con số đó tăng hay giảm? Tôi nghi ngờ tất cả chúng ta đều biết câu trả lời. Nó có khả năng phát triển.

Vì vậy năm 2024 phải đánh dấu một bước ngoặt.

Ông cho biết Anh đang chi nhiều tiền mặt hơn cho quốc phòng hơn bao giờ hết, đồng thời nói thêm rằng chính phủ đang tăng quỹ để hiện đại hóa hệ thống răn đe hạt nhân và bổ sung kho dự trữ và nên tiếp tục làm như vậy.

Chúng tôi đã đưa ra quyết định quan trọng là đặt ra khát vọng đạt 2,5% GDP cho quốc phòng và khi chúng tôi ổn định và phát triển nền kinh tế này, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng để đạt được mục tiêu đó sớm nhất có thể.

Đề cập đến việc các thành viên NATO không đạt được mục tiêu chi tiêu 2% GDP, Shapps nói thêm: “Nhưng bây giờ là lúc tất cả các quốc gia đồng minh và dân chủ trên toàn thế giới phải làm điều tương tự và bảo đảm chi tiêu quốc phòng của họ cũng tăng lên. “

Khi được hỏi liệu chính phủ có vượt quá chi tiêu hiện tại hay không, phát ngôn nhân của thủ tướng Rishi Sunak cho biết đây là vấn đề của bộ trưởng tài chính, mặc dù chính phủ đang mở rộng chi tiêu quốc phòng.

Muốn nhấn mạnh sự tham gia của Anh trên thế giới, Shapps cho biết Anh sẽ cử 20.000 nhân viên quân sự phục vụ trên khắp Âu Châu trong cuộc tập trận của NATO vào nửa đầu năm nay, cũng như các tàu chiến và chiến binh.

Ông cũng cho biết Anh đã cho thấy họ sẽ “tăng cường hành động khi cần thiết” thông qua các cuộc tấn công phối hợp với Mỹ chống lại người Houthis ở Yemen để bảo vệ hoạt động vận chuyển quốc tế.

8. Nga thả hỏa tiễn Kalibr xuống lãnh thổ của mình hai lần trong một ngày

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Drops Kalibr Missiles on Own Territory Twice in One Day”, nghĩa là “Nga thả hỏa tiễn Kalibr xuống lãnh thổ của mình hai lần trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Theo một báo cáo địa phương, Nga đã thả hỏa tiễn Kalibr xuống lãnh thổ của mình hai lần trong một ngày.

Kênh tin tức ASTRA Telegram của Nga đưa tin, các hỏa tiễn đã rơi xuống khu vực Krasnodar, nằm ở khu vực Bắc Kavkaz ở miền nam nước Nga vào ngày 13 Tháng Giêng. Đã có nhiều sự việc được báo cáo trong những tuần gần đây liên quan đến việc quân đội Nga vô tình thả đạn và hỏa tiễn vào dân thường của mình.

ASTRA đưa tin, dẫn nguồn tin từ cơ quan dịch vụ khẩn cấp của khu vực, hỏa tiễn Kalibr đầu tiên của Nga đã rơi vào khu vực giữa các làng Pavlovskaya và Atamanskaya vào buổi sáng, và quả thứ hai rơi xuống một cánh đồng vào buổi tối, không gây thương vong hay thiệt hại. nhà phân tích quân sự Ian Matveev và các nhà phân tích từ Nhóm tình báo xung đột.

Newsweek không thể xác minh độc lập thông tin này và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Tờ Moscow Times đưa tin, đây ít nhất là lần thứ 5 quân đội Nga ném bom nhầm lãnh thổ của mình kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022.

Ngày 2 Tháng Giêng, một hỏa tiễn của Nga đã rơi xuống làng Petropavlovka ở vùng Voronezh khiến 4 người bị thương.

Trong một sự thừa nhận hiếm hoi, Bộ Quốc phòng cho biết một trong những chiến binh của họ đã vô tình tấn công vào làng Petropavlovka, làm hư hại ít nhất sáu tòa nhà thuộc sở hữu tư nhân. Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một miệng hố lớn trên mặt đất do một vụ nổ gây ra và các mảnh vỡ vương vãi khắp nơi.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố: “Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 2 Tháng Giêng, khi một máy bay của lực lượng không quân đang bay qua làng Petropavlovka ở vùng Voronezh, đã xảy ra vụ thả khẩn cấp đạn dược hàng không”.

Ở một nơi khác, tại Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng, nằm ở vùng Donbas của Ukraine, nhưng được kiểm soát bởi các cơ quan lập pháp do Điện Cẩm Linh thành lập, một máy bay Nga đã thả bom xuống thị trấn Rubezhnoye vào ngày 8 Tháng Giêng.

Nhà lãnh đạo khu vực được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn, Leonid Pasechnik, cho biết như trên: “Khi các nhiệm vụ chiến đấu được thực hiện bởi máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga trên thành phố Rubezhnoye, một vụ phóng khẩn cấp đạn máy bay FAB-250 đã xảy ra”. kênh và nói thêm rằng không có thương vong nào được báo cáo.

Pasechnik cho biết những người sống trong những ngôi nhà gần đó đã được di tản và có cơ hội ở tại một trung tâm lưu trú tạm thời.

9. Nhà lãnh đạo viện trợ Liên Hiệp Quốc: 'xin đừng quên Ukraine'

Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi 4,2 tỷ đô la từ các nhà tài trợ để hỗ trợ Ukraine và người tị nạn Ukraine vào năm 2024.

Nhà lãnh đạo viện trợ của Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths kêu gọi các nhà ngoại giao ở Geneva:

Xin đừng quên Ukraine trong khi còn rất nhiều nơi khác trên thế giới đang thu hút sự chú ý của chúng ta.

Chúng tôi đang cố tình giảm số tiền mà chúng tôi được yêu cầu - không phải vì chúng tôi nghĩ rằng nhu cầu đang giảm dần hoặc cuộc chiến đang trở nên tốt đẹp hơn cho người dân Ukraine - mà vì chúng tôi có những ưu tiên khác.

Chúng tôi hiểu rõ rằng chúng tôi đang phải cạnh tranh gay gắt với các khu vực khác trên thế giới, sự thật tàn khốc là sự cạnh tranh giữa các chương trình viện trợ với nhau.

Chúng tôi tiếp tục đàm phán với chính phủ Nga về cách tiếp cận những người có lẽ đang cần giúp đỡ nhất, vì đã hai năm trôi qua kể từ khi bất kỳ viện trợ nhân đạo thực sự, hiệu quả, thường xuyên và đáng tin cậy nào đến được với họ.

Là một phần của lời kêu gọi tài trợ, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo, gọi tắt là OCHA, của Liên Hiệp Quốc đang yêu cầu 3,1 tỷ đô la để giúp 8,5 triệu người đang rất cần viện trợ nhân đạo vào năm 2024. Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc đang tìm kiếm 1,1 tỷ đô la để hỗ trợ 2,3 triệu người tị nạn Ukraine và cộng đồng tiếp nhận họ.

OCHA đã nhận được 67% trong số 3,9 tỷ Mỹ Kim mà họ thỉnh cầu vào năm ngoái. Nó đã giảm bớt lời kêu gọi vào năm 2024 để ưu tiên những người cần giúp đỡ nhất vì các cuộc khủng hoảng nhân đạo khác trên toàn cầu, bao gồm cả ở Gaza và Sudan, đòi hỏi nguồn tài trợ khẩn cấp.

OCHA cho biết hơn 14,6 triệu người, tương đương 40% dân số Ukraine, sẽ cần hỗ trợ nhân đạo trong năm nay do cuộc xâm lược và tấn công của Nga.

Filippo Grandi, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, cho biết:

Chúng ta đừng quên. Tôi rất lo lắng rằng hai năm sau cuộc khủng hoảng này, chúng ta đã phải nói điều này.

Cho đến gần đây, chúng tôi phải nói rằng 'đừng quên những cuộc khủng hoảng khác' bởi vì mọi người đều tập trung vào cuộc khủng hoảng này. Sự biến động này là một kẻ giết người, theo nghĩa đen.

10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến quân số của Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh..

Ngày 11 tháng 1 năm 2023, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga, Dmitri Medvedev, tuyên bố rằng có 500.000 người đã gia nhập lực lượng vũ trang Nga vào năm 2023. Rất có khả năng con số này đã bị thổi phồng đáng kể.

Trong nỗ lực đáp ứng chỉ tiêu tuyển dụng, quân đội Nga từ tháng 4 năm 2023 đã cho phép học sinh mới ra trường ký hợp đồng với quân đội Nga. Dữ liệu gần đây do Mediazona và BBC Russian Service công bố cho thấy ít nhất 5 người Nga sinh năm 2005 đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.

Rất có thể việc tuyển quân của Nga để duy trì chiến tranh chủ yếu được tuyển dụng từ các cộng đồng nông thôn và nghèo khó của Nga.

11. Điện Cẩm Linh nói Nga đang phát triển quan hệ với 'đối tác của chúng ta' Bắc Hàn

Điện Cẩm Linh cho biết Nga đang phát triển quan hệ với “đối tác của chúng tôi” Bắc Hàn trong mọi lĩnh vực và sẽ xây dựng dựa trên các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo các nước khi họ gặp nhau tại một trung tâm phóng vũ trụ của Nga vào năm ngoái.

Vào tháng 9, Vladimir Putin đã chào đón nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân tới cơ sở phóng vũ trụ Vostochny ở vùng viễn đông của Nga và hứa sẽ giúp Bắc Hàn chế tạo vệ tinh.

Bắc Hàn đã đạt được những tiến bộ to lớn trong các chương trình vũ khí hạt nhân và đạn đạo bất chấp nhiều năm chịu các lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Quốc đứng đầu được Nga ủng hộ, nhưng nước này lại hoạt động kém hiệu quả hơn trong nỗ lực phóng vệ tinh.

“Bắc Hàn là nước láng giềng và đối tác thân cận nhất của chúng tôi, những người mà chúng tôi đang phát triển và có ý định phát triển hơn nữa quan hệ đối tác trong mọi lĩnh vực”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói khi Ngoại trưởng Bắc Hàn Thôi Thiện Cơ (Choe Son Hui) bắt đầu chuyến thăm Mạc Tư Khoa hôm thứ Hai.

“Chuyến thăm là sự phát triển của các thỏa thuận đã đạt được tại phi trường vũ trụ Vostochny khi ông Kim đến thăm và dựa trên kết quả đàm phán giữa ông và Putin.

“Đối thoại ở mọi cấp độ sẽ tiếp tục…Chúng tôi mong đợi những cuộc đàm phán căng thẳng và hiệu quả.”
 
Nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô về hỏa ngục đang gây xao xuyến trên thế giới. Thực hư ra sao?
VietCatholic Media
06:01 16/01/2024


1. Đức Thánh Cha Phanxicô nói ‘Tôi thích nghĩ rằng hỏa ngục trống rỗng’

Đức Thánh Cha Phanxicô vừa có một cuộc phỏng vấn mà chỉ ngay sau đó đã bùng lên những phản ứng trên thế giới. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình tương đối ôn hòa với nhan đề “Pope Francis: ‘I like to think of hell as empty’”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô nói ‘Tôi thích nghĩ rằng hỏa ngục trống rỗng’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện trên chương trình trò chuyện vào khung giờ vàng nổi tiếng nhất nước Ý vào tối Chúa Nhật, nơi ngài chia sẻ ngài hy vọng hỏa ngục sẽ “trống rỗng” như thế nào.

Ba triệu người ở Ý đã theo dõi cuộc phỏng vấn truyền hình dài gần một giờ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 14 Tháng Giêng, trong đó Đức Thánh Cha phản ứng lại việc phản đối Tuyên ngôn gần đây của Vatican về các phước lành đồng tính, báo trước các chuyến đi sắp tới của Đức Giáo Hoàng đến Polynesia và Á Căn Đình, và phát biểu về nỗi sợ hãi của ngài về vũ khí hạt nhân.

Vị Giáo hoàng 87 tuổi bắt đầu xuất hiện trên chương trình truyền hình “Che Tempo Che Fa” nghĩa là “Thời tiết như thế nào”, bằng cách nói đùa rằng ngài “vẫn còn sống” và không có kế hoạch từ chức.

“Chừng nào tôi còn cảm thấy mình còn khả năng phục vụ thì tôi sẽ tiếp tục. Khi tôi không thể làm được nữa, sẽ đến lúc phải suy nghĩ về điều đó”, Đức Phanxicô nói.

Hỏa ngục 'trống rỗng'?

Khi được người phỏng vấn, Fabio Fazio hỏi, ngài “tưởng tượng hỏa ngục như thế nào”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời ngắn gọn.

“Điều tôi sắp nói không phải là một giáo điều về đức tin mà là quan điểm cá nhân của tôi: Tôi thích nghĩ hỏa ngục là trống rỗng; Tôi hy vọng là như vậy,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng giáo huấn Công Giáo “khẳng định sự tồn tại của hoả ngục và sự vĩnh cửu của nó. Ngay sau khi chết, linh hồn của những người chết trong tình trạng phạm tội trọng sẽ xuống hỏa ngục, nơi họ phải chịu hình phạt của hỏa ngục, là 'ngọn lửa đời đời'. Hình phạt chính của hỏa ngục là sự xa cách vĩnh viễn khỏi Thiên Chúa, là nơi duy nhất con người có thể có được cuộc sống và hạnh phúc mà con người được tạo dựng và khao khát.”

Sách giáo lý cũng nói: “Trong niềm hy vọng, Giáo hội cầu nguyện cho ‘tất cả mọi người được cứu rỗi’”.

Các nhà thần học như Hans Urs von Balthasar trong cuốn sách “Chúng ta có dám hy vọng rằng tất cả mọi người đều được cứu rỗi không?” đã đưa ra khả năng người ta có thể “hy vọng” rằng hỏa ngục có thể trống rỗng vì những gì Chúa Giêsu đã hoàn thành trên thập tự giá, tạo ra sự khác biệt giữa sự cứu rỗi phổ quát như một niềm hy vọng và sự cứu rỗi phổ quát như một học thuyết, là điều mà Hans Urs von Balthasar bác bỏ.

Tuy nhiên, trong cuốn sách năm 2012 có nhan đề “Liệu nhiều người có được cứu không? Vatican II thực sự dạy gì và những hệ quả của nó đối với việc Tân Phúc âm hóa”, nhà truyền giáo Công Giáo người Mỹ Ralph Martin đã viết rằng “điều thúc đẩy các Tông đồ và toàn bộ lịch sử truyền giáo của Kitô giáo là từ mặc khải của Thiên Chúa, họ biết rằng nhân loại sẽ hư mất, hư mất vĩnh viễn, nếu không có Chúa Kitô, và mặc dù có thể xảy ra là trong những điều kiện nghiêm ngặt nhất định người ta có thể được cứu rỗi mà không có đức tin rõ ràng và chưa được rửa tội, nhưng 'rất thường xuyên', thực tế không phải như vậy.”

Túy Vân xin mở ngoặc để tóm tắt rằng có hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, như Hans Urs von Balthasar, cho rằng Chúa Giêsu đã hoàn thành việc cứu rỗi nhân loại trên thập tự giá, và như thế mọi người sẽ được cứu, và, do đó, hỏa ngục là trống rỗng. Khuynh hướng thứ hai, như Ralph Martin, cho rằng ơn Cứu Độ không tự động dành cho tất cả mọi người. Để được sống đời đời, người ta cần phải sống trong ân nghĩa với Chúa. Như thế, hỏa ngục không phải là trống rỗng. Gian dâm, ngoại tình, trộm cắp, giết người cướp của và nhiều thứ tội ác khác, sẽ đưa ta đến đó. Chính vì thế, trong lời truyền phép, linh mục dùng cụm từ “cho nhiều người được tha tội” không phải “cho mọi người được tha tội”. “Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã nói về sự tồn tại của hỏa ngục trong các bài phát biểu trước công chúng trong suốt 10 năm triều đại giáo hoàng của ngài. Vào tháng 3 năm 2014, ngài nói trong một bài phát biểu rằng các thành viên Mafia nên thay đổi cuộc sống của họ “khi vẫn còn thời gian, để bạn không phải rơi vào hỏa ngục. Đó là điều đang chờ đợi bạn nếu bạn tiếp tục đi trên con đường này.”

Một chuyến đi được chờ đợi từ lâu đến Á Căn Đình?

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xác nhận rằng ngài dự định đến Polynesia vào tháng 8 và chuyến đi tiềm năng tới quê hương Á Căn Đình của ngài có thể diễn ra vào cuối năm 2024.

Đức Thánh Cha, người từng là tổng giám mục của Buenos Aires trong 15 năm, đã không trở lại Á Căn Đình kể từ khi ngài trở thành giáo hoàng vào năm 2013.

Tổng thống mới của Á Căn Đình, Javier Milei, đã gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô lời mời chính thức về thăm quê hương của ngài vào đầu tháng này.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn đến Á Căn Đình “nếu điều đó có thể thực hiện được” và cũng lưu ý rằng đây là “thời điểm khó khăn đối với đất nước”.

“Tôi lo lắng vì mọi người đang phải chịu đựng quá nhiều,” ngài nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô sợ điều gì?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói nhiều trong cuộc phỏng vấn về mong muốn hòa bình trong các cuộc chiến ở Ukraine và Thánh địa, đồng thời nói với người dẫn chương trình truyền hình rằng ngài nói chuyện hàng ngày với giáo xứ Công Giáo ở Gaza qua điện thoại.

Khi được hỏi điều gì khiến ngài sợ hãi, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng “sự leo thang của chiến tranh làm tôi sợ hãi”, làm dấy lên bóng ma chiến tranh hạt nhân.

Ngài nói rằng với tiềm năng vũ khí hạt nhân có thể “hủy diệt mọi thứ”, người ta tự hỏi “kết cục của chúng ta sẽ như thế nào, giống như con tàu của Nô-ê chăng?”

“Điều đó làm tôi sợ – khả năng tự hủy diệt mà nhân loại ngày nay có,” Đức Phanxicô nói.

Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên “Che Tempo Che Fa”, chương trình thường phát sóng các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các chính trị gia, những người nổi tiếng, nghệ sĩ và vận động viên. Khách mời gần đây của chương trình bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2021 và Lady Gaga.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với chương trình truyền hình được ghi hình ở Milan, miền bắc nước Ý, cách xa Vatican.

Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục xin cầu nguyện

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được hỏi tại sao ngài kết thúc mọi bài phát biểu và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho ngài.

Đức Thánh Cha trả lời: “Bởi vì tôi là một người tội lỗi và tôi cần sự giúp đỡ của Chúa để luôn trung thành với ơn gọi mà Ngài đã ban cho tôi”.

“Là một giám mục, tôi có trách nhiệm rất lớn đối với Giáo hội. Tôi nhận ra những điểm yếu của mình - đó là lý do tại sao tôi phải cầu nguyện, cầu cho mọi người cầu nguyện cho tôi luôn trung thành phục vụ Chúa, để tôi không rơi vào thái độ của một mục tử tầm thường, không chăm sóc đàn chiên của mình.” ngài nói thêm.

Source:Catholic News Agency
2. 74% chủng sinh Pháp đề cao độc thân

Đối với 74% chủng sinh tại Pháp, việc độc thân là một nguồn vui.

Nhận định này được các chủng sinh bày tỏ trong cuộc gặp gỡ, từ ngày 01 đến ngày 03 tháng Giêng vừa qua tại Paris, với sự tham dự của từ 600 đến 700 chủng sinh đang thụ huấn tại 24 chủng viện tại Pháp, trong số này có 13 chủng viện giáo phận và liên giáo phận, 9 học viện thuộc các dòng tu, và tại Roma.

Theo cuộc thăm dò từ cuộc gặp gỡ ấy, có 17% chủng sinh tại Pháp sinh tại nước ngoài và 83% sinh tại Pháp. Gần một phần tư, tức là 22% lớn lên tại vùng thủ đô Paris. 97% các chủng sinh vừa nói đã hành một nghề trước khi vào chủng viện.

Về tuổi tác, 27% chủng sinh Pháp ở lứa tuổi từ 18 đến 24, tiếp đến có 44% tuổi từ 25 đến 29, 21% ở lứa tuổi từ 30 đến 34. Sau cùng, có 8% chủng sinh trên 35 tuổi.

Phần lớn các chủng sinh cho biết đức tin của họ chịu ảnh hưởng lớn của cha mẹ, ông bà, các linh mục giáo phận, các vị Giáo hoàng và các thánh.

Phần lớn các chủng sinh nói trên đã tham dự các Ngày Quốc tế Giới trẻ, trong đó 39% đã tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Lisbon, Bồ Đào Nha hồi tháng Tám năm nay, 22% đã tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Lisbon và Cracovia, Ba Lan năm 2016, 15% chỉ tham dự tại Cracovia, 6% tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Madrid, Tây Ban Nha năm 2011.

3. Linh mục Chính thống Nga có thể bị trục xuất vì từ chối cầu nguyện cho Nga chiến thắng ở Ukraine

Một linh mục Chính Thống Giáo Nga nổi tiếng phải đối mặt với việc bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ vì từ chối đọc lời cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn nước Nga chiến thắng Ukraine.

Tòa án Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga nói rằng Cha Aleksiy Uminsky đã vi phạm lời thề của mình khi từ chối đọc lời 'Cầu nguyện cho nước Nga thánh thiện', là kinh nguyện mà hàng giáo sĩ bắt buộc phải thực hiện trong các buổi lễ.

Trong một phán quyết được công bố hôm thứ Bảy, một tòa án Giáo Hội nói rằng Cha Aleksiy Uminsky nên bị “trục xuất khỏi các chức thánh” vì vi phạm lời thề linh mục của mình. Quyết định này đã được chuyển tới Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo nhà thờ Nga, là người ủng hộ mạnh mẽ Vladimir Putin để phê duyệt.

Vụ việc cho thấy giáo hội đang trấn áp những người bất đồng chính kiến trong nước như thế nào khi Thượng Phụ Kirill ủng hộ Putin và “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông ở Ukraine, hiện đã gần hết năm thứ hai.

Tòa án Giáo Hội cho biết Cha Uminsky đã vi phạm lời thề khi từ chối đọc “Lời cầu nguyện cho nước Nga thánh thiện” – một tên cổ của nước Nga – mà Kirill đã bắt buộc các linh mục phải thực hiện tại các buổi lễ nhà thờ.

Lời cầu nguyện được Kirill đọc lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 9 năm 2022, bảy tháng sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga có nội dung như sau:

“Này, những kẻ hiếu chiến đã cầm vũ khí chống lại nước Nga thánh thiện, với hy vọng chia rẽ và tiêu diệt những người dân đoàn kết của chúng tôi, các ngươi sẽ bị diệt vong”

“Lạy Chúa, xin hãy trỗi dậy để giúp đỡ dân Ngài và ban cho chúng con chiến thắng nhờ quyền năng của Ngài.”

Hàng chục linh mục Chính thống Nga đã bị trừng phạt vì thách thức đường lối của Giáo Hội về chiến tranh - ví dụ, bằng cách đọc những lời cầu nguyện cho hòa bình thay vì chiến thắng – theo nhóm “Kitô hữu chống chiến tranh”, một nhóm trực tuyến đã ghi lại các trường hợp của các ngài.

Cha Uminsky là nạn nhân nổi bật nhất cho đến nay. Ngài đã phục vụ 30 năm với tư cách là linh mục cao cấp tại nhà thờ Ba Ngôi chí thánh ban sự sống ở Mạc Tư Khoa trước khi đột ngột bị sa thải trong tháng này, ngay trước lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo, trong một động thái mở đường cho bản án hôm thứ Bảy. Ngài nổi tiếng với công việc chăm sóc cuối đời cho trẻ em và người lớn sắp chết, đồng thời chủ trì tang lễ cho cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 2022.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 năm ngoái, cha Uminsky nói rằng ngôn ngữ chiến tranh và “chiến dịch quân sự đặc biệt” “không phù hợp chút nào” với phụng vụ nhà thờ.

Cha khuyến khích các tín hữu tìm kiếm những linh mục “cầu nguyện cho hòa bình nhiều hơn là chiến thắng và hiểu rằng bất kỳ chiến thắng nào cũng luôn là chiến thắng cay đắng trong những cuộc chiến này… Trong các cuộc chiến tranh hiện đại, bất kỳ chiến thắng nào hầu như luôn tương đương với sự tự hủy diệt”.

Ksenia Luchenko, một chuyên gia về Giáo Hội Chính thống Nga tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Âu Châu, cho biết phán quyết chống lại Cha Uminsky là không có cơ sở vì lời cầu nguyện mà ngài bị cáo buộc từ chối đọc đã không được cơ quan cao nhất của Giáo Hội là Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, xem xét và chấp thuận.

Cô cho biết hình phạt dành cho Cha Uminsky là “bằng chứng cho thấy Thượng phụ Kirill chiếm đoạt quyền lực trong Giáo Hội Chính thống Nga và vi phạm các văn bản luật định của nhà thờ này”.

Cha Uminsky chưa bình luận công khai về việc huyền chức mình. Tòa án Giáo Hội cho biết quyết định trục xuất vị linh mục được đưa ra khi ngài vắng mặt vì đã được triệu tập ba lần nhưng ngài không đến.

Tổng cộng có 11.627 tín hữu Chính thống giáo đã ký một bức thư ngỏ ủng hộ Cha Uminsky kể từ khi ngài bị cách chức linh mục của nhà thờ Ba Ngôi Chí Thánh và được thay thế bởi Andrei Tkachov, một linh mục ủng hộ cuộc chiến.

Họ cho biết quyết định này đã khiến họ vô cùng đau đớn và sẽ tước đi sự hỗ trợ tinh thần của hàng ngàn người.

“ Đây là một thảm kịch lớn đối với nhiều tín hữu, đối với các bệnh nhân trẻ em được chăm sóc cuối đời, đối với hàng trăm tù nhân và hàng ngàn người vô gia cư.”


Source:The Guardian
 
Bất ngờ: Nhà máy hóa chất lớn nhất của Nga bị nổ tung. M-2 Bradley nổi bật trên chiến trường Ukraine
VietCatholic Media
17:05 16/01/2024


1. Bất ngờ: Nhà máy hóa chất lớn nhất của Nga bị nổ tung

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Explosions Reported at One of Russia's Largest Chemical Plants”, nghĩa là “Vụ nổ được báo cáo tại một trong những nhà máy hóa chất lớn nhất của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một vụ nổ đã được báo cáo tại một trong những nhà máy hóa chất lớn nhất của Nga ở khu vực Rostov giáp biên giới Ukraine.

Hãng tin Đông Âu thân Ukraine Nexta cho biết trên Telegram hôm thứ Hai rằng người dân địa phương đã nghe thấy tiếng nổ trước khi đám cháy bùng phát tại nhà máy Kamensky thuộc sở hữu nhà nước ở thành phố Kamensk-Shakhtinsky.

Nó sẽ đánh dấu vụ nổ không giải thích được mới nhất xảy ra tại một cơ sở của Nga. Đã xảy ra một loạt vụ cháy bí ẩn ở Nga kể từ khi Vladimir Putin tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Ukraine hiếm khi tuyên bố chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công trên đất Nga.

Theo trang web của công ty, nhà máy này chuyên sản xuất “các sản phẩm hóa chất chuyên dụng” cho quân đội Nga nhằm “tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước”.

“Các công nhân đã được di tản,” NEXTA đưa tin, đồng thời xuất bản một đoạn clip dài 9 giây cho thấy những đám khói đen khổng lồ bốc lên không trung.

Nó mô tả cơ sở này là “tại một trong những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất ở phía nam Liên bang Nga”.

Hãng tin địa phương DON 24 đưa tin rằng lúc đầu ban quản lý nhà máy hóa chất phủ nhận các báo cáo về vụ nổ tại cơ sở,

Phát ngôn nhân cho biết: “Tất cả các báo cáo từ các nguồn không thân thiện đều sai sự thật”, đồng thời cho biết thêm rằng nhà máy đang hoạt động bình thường và chính quyền sẽ làm mọi cách để bảo đảm doanh nghiệp tiếp tục hoạt động như bình thường.

Vào tháng 8 năm 2023, một hãng tin độc lập của Nga cho biết số vụ nổ ở Nga đã tăng gấp bốn lần vào năm 2022, năm mà Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Verstka, một tổ chức tin tức được thành lập ngay sau khi cuộc xung đột bắt đầu, đã trích dẫn số liệu từ Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga để tuyên bố rằng có tổng cộng 83 vụ nổ xảy ra ở Nga vào năm 2022 — gấp hơn 4 lần con số được ghi nhận vào năm 2021 (20 vụ nổ).

Theo công bố, vụ nổ trên đất Nga năm 2022 đã khiến 55 người thiệt mạng và 10.647 người khác bị thương. Tờ báo này đưa tin số vụ nổ hàng năm ở Nga không vượt quá 20 vụ trong 10 năm trước đó, bất chấp các cuộc tấn công khủng bố và rò rỉ khí gas trong các tòa nhà dân cư.

2. M-2 Bradley do Mỹ sản xuất là phương tiện chiến đấu tốt nhất trong chiến tranh Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ nhận định rằng M-2A2 Bradley do Mỹ sản xuất là phương tiện chiến đấu bộ binh tốt nhất trong cuộc chiến kéo dài 23 tháng của Nga với Ukraine—tất cả nhờ vào sự cân bằng giữa khả năng bảo vệ, quang học và hỏa lực.

Lớp giáp thép và nhôm trên chiếc M-2 nặng 30 tấn, chở được 10 người có thể chặn được loại đạn xuyên giáp 30 ly. Thêm áo giáp phản ứng nổ và Bradley do BAE Systems chế tạo cũng có thể ngăn chặn các loại đạn sabot 30 ly.

Đây là khả năng bảo vệ tốt hơn so với các xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và BMP-3 của Nga. BMP-2 có thể chịu được đạn xuyên giáp 23 ly, nhưng chỉ dọc theo vòng cung phía trước của nó; BMP-3 có thể chịu được hỏa lực AP 30 ly dọc theo mặt trước.

Lớp giáp phản ứng Bradley của M-2, hay BRAT, cũng cải thiện khả năng bảo vệ trước các loại đạn có điện tích rỗng như RPG-7 cũng như các hỏa tiễn chống tăng cũ hơn có đầu đạn chống tăng nổ mạnh.

Để bảo vệ khỏi mìn, Bradley có một tấm giáp dày 9 ly ở phía trước bụng. Hơn nữa, bảy ghế hành khách được gắn vào hai bên hoặc trần xe để giảm tác động của bom mìn đối với người ngồi trên M-2. Nội thất của Bradley có một lớp lót chống vỡ chứa các mảnh vỡ và giảm nguy cơ bị nảy lại.

Tất cả sự bảo vệ này làm cho M-2 trở thành một phương tiện di tản y tế tuyệt vời. Đã có nhiều báo cáo về việc Lữ đoàn cơ giới số 47 của quân đội Ukraine - đơn vị duy nhất sử dụng khoảng 200 chiếc M-2 mà Hoa Kỳ tặng cho Ukraine một năm trước - đã triển khai những chiếc Bradley của mình trong vai trò cứu thương.

M-2 được trang bị hệ thống quan sát nhiệt thế hệ thứ hai: SADA-II. Các ống ngắm nhiệt tương tự cũng được trang bị cho 31 xe tăng M-1A1 do Mỹ sản xuất của Ukraine.

Kính ngắm nhiệt có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 5 dặm với độ phân giải 1.316 pixel/inch nhân 480. Nó đi kèm với máy đo khoảng cách laser và GPS.

Chỉ huy Bradley có thể nhìn thấy những gì xạ thủ nhìn thấy và tự mình tấn công mục tiêu, nhưng anh ta không có kính ngắm nhiệt riêng—thậm chí cũng không có kính ngắm ban ngày chuyên dụng. Anh ta chỉ có kính tiềm vọng: tám khối trong suốt bao quanh cửa tháp pháo của anh ta.

Người Nga tiếp tục sử dụng BMP—BMP-1 và BMP-2 và BMP-3 cũ hơn—không có ống ngắm nhiệt. Điều đó có nghĩa là, trong cuộc chiến IFV-on-IFV, Bradley thường có thể nhìn thấy xe Nga đầu tiên và bất kỳ lúc nào trong ngày.

Vũ khí chính của M-2 là pháo tự động M242 25 ly có thể bắn đạn xuyên giáp và đạn nổ mạnh. Tầm bắn tối đa của M242 là 1,2 dặm. Nó bắn 200 hoặc 500 phát mỗi phút với vận tốc đầu đạn 3.600 feet mỗi giây.

M242 được ổn định hoàn toàn nên Bradley có thể bắn chính xác khi đang di chuyển. Trong một cuộc giao tranh gần đây bên ngoài Avdiivka, phía đông bắc Ukraine, hai chiếc Bradley đã sử dụng pháo tự động để vô hiệu hóa một trong những xe tăng T-90M tốt nhất của quân đội Nga.

Để đối phó với các mục tiêu hạng nặng như T-90, Bradley còn có tùy chọn khai hỏa, từ bệ phóng kép gắn trên tháp pháo, hỏa tiễn chống tăng dẫn đường bằng dây TOW-2B. Thủy thủ đoàn có thể nạp đạn cho bệ phóng thông qua một cửa sập ở phía sau thân tàu.

TOW-2B là hỏa tiễn tấn công hàng đầu với tầm bắn 4.900 thước Anh. Nó bay qua mục tiêu và khi phát hiện ra nó sẽ phóng ra hai quả nổ. Trong một lần ở Ukraine, một chiếc TOW của Bradley đã bắn hạ hai xe tăng Nga.

3. Nga tuyên bố kết án hơn 200 tù nhân chiến tranh Ukraine

Nga cho biết họ đã tuyên án tù dài hạn cho hơn 200 tù nhân chiến tranh Ukraine, trong đó một số người nhận án chung thân.

Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti: “Hơn 200 quân nhân Ukraine đã bị kết án tù dài hạn vì tội sát hại thường dân và ngược đãi tù nhân chiến tranh”.

Ông ta không nêu rõ liệu những người lính này bị kết án ở Nga hay trong các lãnh thổ bị tạm chiếm ở Ukraine, và tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa sẽ “tiếp tục” nỗ lực truy tố các binh sĩ Ukraine, bao gồm cả “các quan chức cao cấp”.

Hãng tin RT dẫn lời một nguồn tin của Ủy ban Điều tra cho biết 242 binh sĩ đã bị kết án ở các lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm. Những tuyên bố này vẫn chưa được xác minh độc lập.

Vào ngày 3 Tháng Giêng, Nga và Ukraine cho biết họ đã trao đổi hàng trăm binh sĩ bị bắt giữ trong cuộc trao đổi được công bố công khai đầu tiên sau nhiều tháng.

4. Nga huy động khoảng 1.000 binh sĩ mỗi ngày

Nga đang huy động khoảng 1.000 đến 1.100 tân binh cho lực lượng vũ trang của mình mỗi ngày, Vadym Skibitsky, phó giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RBC-Ukraine công bố hôm thứ Hai.

Theo Skibitsky, yếu tố chính thúc đẩy nam giới tham gia quân đội là tiền lương. Ông nói rằng mặc dù mức lương có thể khác nhau nhưng những người chiến đấu ở Ukraine kiếm được khoảng 220.000 đến 250.000 rúp hay từ 1.700 đến 1.900 Mỹ Kim mỗi tháng.

“Tù nhân chiến tranh Nga thẳng thắn thừa nhận rằng họ gia nhập quân đội vì được trả tiền, với lý do nợ nần, gia đình, v.v. Và động cơ này hiện là động cơ chính của những người tự nguyện đi động viên, ký hợp đồng và chiến đấu”, Skibitsky nói.

Skibitsky nói rằng những người buộc phải gia nhập quân đội vì lý do tài chính chủ yếu đến từ các khu vực của Nga, nơi có mức lương thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.

5. Nghiện rượu gia tăng ở Nga trong bối cảnh chiến tranh Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Alcoholism Surges in Russia Amid Ukraine War”, nghĩa là “Nghiện rượu gia tăng ở Nga trong bối cảnh chiến tranh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê nhà nước Nga, sự phụ thuộc vào rượu ở Nga đã tăng lần đầu tiên sau một thập kỷ.

Báo Kommersant của Nga đã trích dẫn số liệu của Rosstat từ cuốn sổ tay “Chăm sóc sức khỏe ở Nga-2023” được xuất bản vào tháng 12. Nó cho thấy rằng vào năm 2022—là năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bắt đầu—54.200 bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng nghiện rượu, trong đó 12.900 người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần do rượu (một tình trạng đi kèm với ảo giác, ảo tưởng, thay đổi tâm trạng, bộc phát bạo lực hoặc gây hấn và các triệu chứng khác).

Số liệu thống kê cho thấy mức độ này đã liên tục giảm trong một thập kỷ, từ năm 2010 đến năm 2021, từ 153.900 xuống còn 53.300 người, nhưng giờ đây con số này đã tăng trở lại vào năm 2022.

Bộ Y tế Nga trước đó cho biết đại dịch Covid-19 đã phá vỡ xu hướng giảm tiêu thụ rượu và tỷ lệ tử vong liên quan trực tiếp đến uống rượu. Bộ cho biết trong 15 năm qua, tỷ lệ tử vong do ngộ độc rượu đã giảm từ 15 trên 100.000 xuống còn 7 trên 100.000.

Các chuyên gia được Kommersant phỏng vấn cho rằng sự gia tăng nghiện rượu gần đây ở Nga là do đại dịch COVID-19, “những cú sốc kinh tế xã hội” và “sự gia tăng các cuộc đối đầu địa chính trị”.

Vào tháng 4 năm 2023, Bộ Quốc phòng Anh cho biết một số lượng “cực kỳ cao” binh sĩ Nga chiến đấu ở Ukraine được cho là đã chết vì lạm dụng rượu.

Bộ này đã đưa ra đánh giá trong một bản cập nhật tình báo về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, nói rằng “việc lạm dụng rượu phổ biến” trong binh lính Nga có liên quan đến số lượng “sự cố, tội ác và tử vong” cực kỳ cao.

Các chỉ huy Nga có thể coi vấn đề này là “đặc biệt bất lợi” đối với hoạt động của quân đội Mạc Tư Khoa.

Bản cập nhật tình báo cho biết “một thiểu số đáng kể” thương vong của Nga có thể liên quan đến các nguyên nhân không phải chiến đấu, bao gồm rượu, cũng như các yếu tố khác như tai nạn đường bộ và hạ thân nhiệt.

Chứng nghiện rượu cũng được cho là phổ biến trong giới thượng lưu Nga. Hãng tin độc lập Nga Verstka đưa tin vào tháng 6 năm 2023 rằng các quan chức, chính trị gia và doanh nhân Nga đang uống nhiều rượu hơn để giải quyết căng thẳng.

Các chính trị gia và “thành viên của giới thượng lưu” đã trở nên “say sưa hơn” kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, cơ quan truyền thông này đưa tin, dẫn lời những người thân cận với Điện Cẩm Linh, quốc hội và chính quyền khu vực.

Một nguồn tin cho biết: “Các thống đốc đang bỏ lỡ các cuộc họp và sử dụng các chất bất hợp pháp”. “Các cuộc họp đang bị gián đoạn và mọi người đang say khướt tại các sự kiện.”

6. Nga có 21 máy bay A-50 và Il-22 để chuyển tiếp mệnh lệnh từ các bộ chỉ huy hàng đầu. Ukraine vừa cho nổ tung hai chiếc.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ khẳng định rằng tin tức này giờ đây là chính thức. Các nguồn tin của Nga và Ukraine đã xác nhận rằng hệ thống phòng không của Ukraine hôm Chúa Nhật đã tấn công hai trong số các máy bay hỗ trợ hiếm nhất và có giá trị nhất của Nga trên vùng trời miền nam Ukraine và Biển Azov: một máy bay cảnh báo sớm radar Beriev A-50 và một chiếc Ilyushin Il-22. sở chỉ huy trên không.

“Ai đã làm điều này?” Không quân Ukraine châm biếm. Có vẻ như câu trả lời là hỏa tiễn phòng không Patriot PAC-2 có tầm bắn 90 dặm của lực lượng không quân.

Chiếc A-50 sử dụng động cơ phản lực—một trong chín chiếc A-50M/U đang được sử dụng—đã rơi xuống Biển Azov trong biển lửa, có khả năng giết chết tất cả mọi người trên máy bay: có thể là 15 người bao gồm các sĩ quan cao cấp và các chuyên gia radar được đào tạo bài bản.

Chiếc Il-22 chạy bằng cánh quạt, chở tối đa 10 người trên khoang, đã hạ cánh xuống Anapa, phía bờ biển phía nam Biển Azov của Nga. “Khẩn cấp yêu cầu xe cứu thương và đội cứu hỏa,” phi hành đoàn nói qua radio khi họ vật lộn chiếc máy bay đầy mảnh đạn của họ về phía căn cứ không quân.

Những bức ảnh về chiếc Il-22 bị hư hỏng, được chụp sau khi nó hạ cánh, minh họa mức độ thiệt hại - một chiếc vây đuôi và thân máy bay bị hư hỏng - đồng thời cũng tiết lộ biến thể chính xác của chiếc máy bay. Đó là một chiếc Il-22M11, và nó có thể bị hủy bỏ hoàn toàn.

Phiên bản động cơ phản lực cánh quạt Ilyushin cổ điển những năm 1950 này rất hiếm. Lực lượng không quân Nga có thể có 12 chiếc Il-22M sau khi lính đánh thuê nổi loạn của Tập đoàn Wagner bắn hạ một trong những chiếc máy bay ở miền Tây nước Nga hồi tháng 6.

Mặc dù người Nga có thể sửa đổi khung máy bay Ilyushin cũ thành Il-22M thay thế, nhưng có lẽ họ không thể làm điều đó một cách nhanh chóng hoặc rẻ tiền. Một chiếc A-50 hay Il-22M có thể có giá 330 triệu Mỹ Kim hay hơn.

Điều quan trọng là Ukraine đang cắt giảm phi đội máy bay chuyên dụng của Nga. Những máy bay này đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong cuộc chiến kéo dài 23 tháng của Nga ở Ukraine. Không phải lúc nào cũng có vai trò mà một nhà quan sát phương Tây có thể mong đợi.

Trong khi quân đội kiểu NATO, ngày càng bao gồm cả Ukraine, có xu hướng giao quyền chỉ huy chiến trường cho các sư đoàn và lữ đoàn gần tiền tuyến, thì quân đội kiểu Liên Xô như Nga phần lớn vẫn chỉ huy lực lượng của họ từ tổng hành dinh cao cấp - quân đội vũ trang tổng hợp và các quân khu khu vực. —nơi đó có thể cách tiền tuyến hàng trăm dặm.

Hơn nữa, các lực lượng phương Tây chỉ đạo các hoạt động phòng không từ các trung tâm chỉ huy đặc biệt vốn chỉ tập trung vào chiến tranh trên không. Ngược lại, Nga đặt các lực lượng không quân và phòng không của mình phụ thuộc vào lực lượng mặt đất, những lực lượng này lại nhận lệnh từ trụ sở ở xa.

Tất cả những gì có thể nói là, trong biên chế Nga, A-50 và Il-22M chủ yếu hoạt động như các nền tảng chuyển tiếp: tiếp nhận, truyền đến các bộ chỉ huy ở xa rồi quay trở lại lực lượng tiền tuyến thông tin tình báo và liên lạc vô tuyến.

Độ dài của chuỗi lệnh “làm chậm đáng kể tốc độ truyền dữ liệu”, Justin Bronk, Nick Reynolds và Jack Watling đã viết trong một nghiên cứu năm 2022 cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn.

Đường lối tập trung, từ xa để chỉ huy chiến trường của Nga thật khó sử dụng, nhưng nó sẽ còn khó sử dụng hơn nếu không có các thiết bị tiếp sức trên không.

Đó là lý do tại sao người Ukraine ưu tiên tiêu diệt chúng. Việc bắn hạ hoặc phá hủy một chiếc A-50 và một chiếc Il-22M sẽ tước đi 1/10 số máy bay mà lực lượng Nga dựa vào để thu thập thông tin tình báo, chuyển thông tin đó đến các Bộ chỉ huy ở xa rồi truyền lệnh—dựa trên thông tin đó—trở lại mặt trận

7. 'Chiến tranh gia tộc' bùng nổ bên trong vòng tròn thân thiết của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Clan War' Breaking Out Inside Putin's Close Circle: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho biết 'Chiến tranh gia tộc' đang bùng nổ bên trong vòng tròn thân thiết của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Putin có thể phải đối mặt với một “cuộc chiến tranh gia tộc” đang sôi sục trong hành lang quyền lực của Điện Cẩm Linh khi ông điều hành cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 và tìm cách khôi phục vũng lầy quân sự của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, lưu ý rằng căng thẳng giữa các “siloviki” của Putin – một thuật ngữ ám chỉ các cựu chiến binh tình báo và an ninh đã bao chung quanh nhà độc tài từ lâu – đang ngày càng lộ rõ trước mắt công chúng trong bối cảnh căng thẳng của cuộc chiến ở Ukraine.

ISW cho biết: “Những mối thù phe phái như vậy có tác động đáng chú ý nhưng không mang tính tiêu cực trên chiến trường”. “Chúng có thể làm tổn hại đến sự gắn kết giữa các lực lượng Nga và làm mất tinh thần của binh sĩ Nga nhưng khó có thể dẫn đến xung đột lớn trong hàng ngũ Nga hoặc xã hội rộng lớn hơn”.

Những căng thẳng gần đây giữa bộ chỉ huy quân sự Nga và đội lính đánh thuê Serbia—trong đó người lính Serbia Dejan Beric, hiện là cố vấn cho nhóm bầu cử tổng thống của Putin, tuyên bố đồng bào của ông đã bị các chỉ huy lính Dù ngược đãi—nói lên một “cuộc chiến tranh gia tộc” mới chớm nở ở Nga, theo tài khoản Telegram của Kênh Tầm nhìn Nga.

“Thay vì một thỏa thuận đình chiến đẫm nước trước bầu cử, một cuộc chiến tranh gia tộc đã nổ ra,” kênh này — mà ISW mô tả là “nguồn nội bộ chính trị Nga, người thường xuyên thảo luận về các chi tiết cụ thể về những thay đổi chỉ huy chính trị và quân sự của Nga” —cho biết.

Những lời phàn nàn công khai của Beric, Visionary Channel cho biết, có thể là một phần trong cuộc tấn công rộng hơn của Bộ Quốc phòng Nga nhằm vào các blogger độc lập ủng hộ chiến tranh, lực lượng Dù hùng mạnh của Nga và những người bảo trợ của họ trong cơ quan Điện Cẩm Linh.

“Nguồn tin cho rằng kháng cáo của Beric là một phần của cuộc tấn công trả đũa được thực hiện thay mặt cho các phe phái tương ứng của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu trong Điện Cẩm Linh chống lại phe của Igor Sechin—'phó trên thực tế' và Giám đốc điều hành của Putin của công ty dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft”, ISW viết.

Cụ thể, kênh Telegram cho biết hành động của Beric có thể nhằm mục đích làm suy yếu Thống đốc tỉnh Tula Alexei Dyumin - một thành viên thuộc phe Sechin - người đóng vai trò là người bảo trợ cho một số đội hình VDV, cũng như các chỉ huy VDV, Thiếu tướng Vladimir Seliverstov và Đại tá Tư lệnh Mikhail Teplinsky..

ISW lưu ý: “Dyumin, Teplinsky và Seliverstov trước đây từng có mối thù với Bộ Quốc phòng Nga và liên kết với Nhóm Wagner để phản đối Shoigu.

Trong khi đó, mạng lưới của Sechin đã phá hoại Patrushev bằng cách tấn công con trai ông ta—Dmitry Patrushev, người giữ chức bộ trưởng nông nghiệp Nga—về tình trạng thiếu trứng gần đây của đất nước, theo kênh Telegram.

ISW lưu ý: “Nguồn tin ngụ ý rằng các phe phái đang cố gắng làm mất uy tín của nhau trong mắt Putin để bảo đảm rằng họ có thể bảo đảm các vị trí mới trong Điện Cẩm Linh sau cuộc bầu cử tổng thống”.

Putin từ lâu đã nuôi dưỡng một bầu không khí cạnh tranh trong nội bộ của mình, kích động các phe phái khác nhau chống lại nhau trong khi phần lớn vẫn đứng trên cuộc cạnh tranh độc hại.

ISW viết: “Các động lực xung đột nội bộ và phe phái trong Điện Cẩm Linh không phải là hiện tượng mới và không cho thấy sự sụp đổ sắp xảy ra của chế độ Putin, đặc biệt vì các quyền lực theo chiều dọc là nền tảng của chế độ Putin”.

“Putin thích luân chuyển các quan chức và chỉ huy quân sự thay vì sa thải họ hoàn toàn để ngăn chặn bất kỳ cá nhân nào tích lũy quá nhiều ảnh hưởng chính trị và để duy trì sự ủng hộ giữa các phe phái cạnh tranh.”

Viện nghiên cứu cho biết thêm: “Putin khó có thể thay đổi hệ thống này và loại bỏ các ngành dọc quyền lực này vì chúng đóng vai trò là nền tảng cho sự cai trị của ông ấy”.

“Tuy nhiên, sự xung đột thường trực giữa các phe phái khác nhau đóng vai trò trong cuộc chiến của Putin ở Ukraine có thể cản trở việc ra quyết định của Nga và hạn chế khả năng của Điện Cẩm Linh trong việc mang lại sự gắn kết và hiệu quả cho quân đội Nga.”

8. Điện Cẩm Linh nói Nga đang phát triển quan hệ với 'đối tác của chúng ta' Bắc Hàn

Điện Cẩm Linh cho biết Nga đang phát triển quan hệ với “đối tác của chúng tôi” Bắc Hàn trong mọi lĩnh vực và sẽ xây dựng dựa trên các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo các nước khi họ gặp nhau tại một trung tâm phóng vũ trụ của Nga vào năm ngoái.

Vào tháng 9, Vladimir Putin đã chào đón nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân tới cơ sở phóng vũ trụ Vostochny ở vùng viễn đông của Nga và hứa sẽ giúp Bắc Hàn chế tạo vệ tinh.

Bắc Hàn đã đạt được những tiến bộ to lớn trong các chương trình vũ khí hạt nhân và đạn đạo bất chấp nhiều năm chịu các lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Quốc đứng đầu được Nga ủng hộ, nhưng nước này lại hoạt động kém hiệu quả hơn trong nỗ lực phóng vệ tinh.

“Bắc Hàn là nước láng giềng và đối tác thân cận nhất của chúng tôi, những người mà chúng tôi đang phát triển và có ý định phát triển hơn nữa quan hệ đối tác trong mọi lĩnh vực”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói khi Ngoại trưởng Bắc Hàn Thôi Thiện Cơ (Choe Son Hui) bắt đầu chuyến thăm Mạc Tư Khoa hôm thứ Hai.

“Chuyến thăm là sự phát triển của các thỏa thuận đã đạt được tại phi trường vũ trụ Vostochny khi ông Kim đến thăm và dựa trên kết quả đàm phán giữa ông và Putin.

“Đối thoại ở mọi cấp độ sẽ tiếp tục…Chúng tôi mong đợi những cuộc đàm phán căng thẳng và hiệu quả.”