Ngày 16-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ 16 Đến 31 thánh 1 Năm 2011
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:05 16/01/2011
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 16 đến 31- 01-2011

Ngày 16-01-11: Vậy Lề Luật để làm gì? Chính là để gây ra các sự vị phạm mà lề Luật đã được đặt thêm, cho tới khi Đấng là dòng dõi Áp-ra-ham đến…(Gl 3, 19) * Luật hêt vai trò giám hộ và giáo dục khi Đức Kitô đến. Phaolô gán cho Luật là nguyên cớ cho người ta phạm tội, trong khi người Do thái coi Luật là cây ban sự sống.

Ngày 17-01-11: Trước khi đức tin đến, chúng ta bị Lề Luật giam giữ, cho tới khi đức tin được mặc khải. (Gl 3, 23) * Đức Giêsu tháo gỡ vì Luật trói buộc loài người, Luật là nguyên cớ cho tôi phạm tội, nhờ phép rửa, Tín hữu được kết hợp nên một với Người nhờ đức tin.

Ngày 18-01-11: Như thế Lề Luật đã thành người quản giáo dẫn chúng ta tới Đức Kitô, để ta được nên công chính nhờ đức tin. (Gl 3, 24) * Người tín hữu được làm con Thiên Chúa, được tha thứ tội lỗi, được làm người thừa kế ông Áp-ra-ham, và cho ta ơn cứu độ.

Ngày 19-01-11: Soi sáng cho mọi người thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài. Mầu nhiệm này đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Đấng tạo thành vạn vật. (Ep 3, 9) * Đây là chương trình cứu độ của Chúa, Ngài yêu thương và cứu thoát vạn vật mà Ngài đã dựng lên. Tôi sống công chính để đáp lại tình Ngài.

Ngày 20-01-11: Để giờ đây, nhờ Hội thánh, mọi quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. (Ep 3, 10) * Hội thánh là Thân Thể, có Chúa Kitô là đầu, Hội Thánh là công trình xây dựng, có Chúa Kitô là viên đá góc tường.

Ngày 21-01-11: Thiên Chúa đã hành động như thế, theo quyết định Người đã có từ muôn thuở và đã thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. (Ep 3, 11) * Đức Kitô đã trổi vượt trên mọi quyền năng qua việc Người phục sinh và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha.

Ngày 22-01-11: Anh em hãy vui mừng vì Chúa. Viết đi viết lại cho anh em cũng bấy nhiêu điều, đối với tôi không phải là một gánh nặng, còn đối với anh thì đó lại là một bảo đảm. (Pl 3, 1) * Có Chúa thì tôi vui mừng vì Người lúc nào cũng hiện diện và yêu thương tôi.

Ngày 23-01-11: Anh em hãy coi chừng quân chó má. Hãy coi chừng bọn thợ xấu ! Hãy coi chừng những kẻ giả danh cắt bì ! (Pl 3, 2) * Phaolô muốn nói về những người quá khích, con chó chỉ sự ô uế. Cắt bì là thiến hoạn về thể xác mà người Do thái hay tự hào; nhưng Phaolô lưu ý cần cắt bì tâm hồn là thay đổi để trở nên giống Chúa.

Ngày 24-01-11: Những người được căt bì đích thực là thờ phượng Chúa trong Thần Khí của Người, những người hiên ngang hãnh diện vì Đức Kitô, chứ không cậy vào xác thịt. (Pl 3, 3) * Những người cậy vào xác thịt là dựa vào chế độ Lề Luật để khinh chê, nói xấu theo kiều thế gian. Tôi lắng nghe và sống theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.

Ngày 25-01-11: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. (Cl 3, 13) * Chúa ơi ! Khi thực hành câu này con thấy khó qúa, vì tính tự ái của con, chỉ muốn tấn công lại người kia. Xin giúp con khiêm tốn, thấy Chúa đã tha cho con, để con vui mừng và dứt bỏ tức giận.

Ngày 26-01-11: Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. (Cl 3, 14) * Bác ái là đức tính cao quý nhất, để hiệp nhất chúng con nên một trong gia đình. Thế mà con cứ theo tính xác thịt quên mất Chúa là tình yêu, con quyết trở về!!!

Ngày 27-01-11: Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng bình an. (Cl 3, 15) * Thân thể duy nhất là mọi tín hữu được hoà giải trong Đức Giêsu, để tôi sống bình an trong Thần Khí Ngài.

Ngày 28-01-11: Ước chi Lời Đức Kitô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú…Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài hát thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng. (Cl 3, 16) * Thần Khí Chúa đang ở trong tôi, thúc đẩy tôi hát lên trước khi làm bất cứ công việc gì, để giúp người quanh tôi nức lòng ca ngợi Chúa và hết lòng lắng nghe Lời Người.

Ngày 29-01-11: Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha. (Cl 3, 17) * Thánh Phaolô khuyên tôi hãy tạ ơn Chúa trong mọi lúc vui buồn, vì tình thương bao la của Người dành cho tôi đêm cũng như ngày.

Ngày 30-01-11: Chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy sống tiết độ, mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng và ơn cứu độ. (1Tx 5, 8) * Tôi được sống theo Lời Chúa nên kể như ban ngày, không đi trong tối tăm, vì có ba nhân đức tin, cậy, mến.

Ngày 31-01-11: Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được hưởng ơn cứu độ. (1Tx 5, 9) * Chờ đợi Chúa Kitô đến cứu độ là niềm hy vọng của mọi Tìn hữu hôm nay. Tôi quyết sống trong tin yêu, để đón Chúa đến ngay bây giờ.

Phó tế: JB. Maria Định Nguyễn
 
Thánh Phaolô Tông Đồ của mọi người
Trầm Thiên Thu
10:14 16/01/2011
Nếu không nhờ con người mạnh mẽ, thông minh và có ảnh hưởng rộng lớn này thì niềm tin Kitô giáo có thể vẫn chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp tại Do thái.

Từ Jerusalem đến Damascus, sau 3 năm Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập giá, một thanh niên Do thái ở Tarsus tên Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến ấn tượng. Tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Bị mù vì thị kiến, thanh niên này phải có người dẫn vào thành phố. Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới – một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.

Như vậy, nhờ sự thay đổi lớn trong tâm hồn, một trong các nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Kitô giáo đã trở nên một người có đức tin. Chàng đã bỏ tên Do thái để thay tên Latin là Phaolô. Với tư cách là Tông đồ của dân ngoại, Phaolô được sai đi truyền giáo ở Địa trung hải. Ông chuyển Kitô giáo từ một giáo phái nhỏ Do thái thành một tôn giáo có tầm cỡ thế giới. Khi thuyết giảng và thư từ, Phaolô đã có hệ tư tưởng mà cho đến nay vẫn là nền tảng của việc giáo huấn Kitô giáo.

Ngoài các thư chúng ta có, trong sách Công vụ Tông đồ là nhật ký của bạn bè, thánh Luca – thầy thuốc và tác giả Phúc âm thứ ba. Từ các nguồn đó nổi bật một đời sống có nhiều khủng hoảng, quyết định nhanh chóng, lối thoát nhỏ hẹp, những dịp gặp gỡ, và những bùng nổ rải rác tạo nên câu chuyện phiêu lưu kỳ thú.

Thánh Phaolô sinh khoảng năm 5 tại Tarsus, Tiểu Á, ngày nay là thành phố tĩnh lặng ở Thổ nhĩ kỳ, nhiều người ở đây đã trở nên công dân của Đế quốc Rôma.

Khi còn nhỏ, Saolê học kinh doanh, có thể vì người cha là người buôn vải. Nhưng Saolê lại có tài lãnh đạo. Hơn 10 tuổi, Saolê đến Jerusalem học với thầy Gamaliel. Trong đền thờ chật người, lần đầu Saolê nghe nói đến Đức Kitô rao giảng ở Galilê. Dù chưa hề gặp Chúa Giêsu, “tiếng gọi” kia vẫn làm ông thay đổi. Ông đã bách hại Giáo hội sơ khai bằng cách hành hạ các tín hữu cho đến chết, trói và tống ngục cả đàn ông lẫn phụ nữ. Người đầu tiên bị Phaolô thủ tiêu là thánh Stêphanô, bị ném đá đến chết trước mặt người Pharisiêu. Vô tri bất mộ. Nhưng rồi Phaolô đã nhận là mình được Thiên Chúa thương đặc biệt. Phaolô đã tin tưởng, kiên trì, tự nhận mình yếu đuối, và ơn tha thứ tuôn đổ trên ông. Phaolô cũng đã than phiền về tính vô định của mình: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7, 19). Nhưng nhiệm vụ lịch sử của Phaolô là định mệnh không chọn một người khá hơn. Là dân biệt phái, Phaolô đã trích Cựu ước khoảng 200 lần trong các thư gởi các Giáo đoàn. Là người Rôma, Phaolô đã đi khắp Đế quốc, nói 3 ngôn ngữ: tiếng Aram, tiếng Do thái và tiếng Hy lạp, đồng thời còn thông thạo tiếng Latin nữa.

Với tài năng như vậy, Phaolô khả dĩ tự biến thành “mọi sự cho mọi người” – Do thái đối với người Do thái, Rôma đối với người Rôma, ngụy biện đối với người ngụy biện, chân chất đối với người chân chất. Trổi vượt, khôn ngoan và hòa đồng, Phaolô còn là người rất nhân bản, dám tin rằng mọi người đều bình đẳng dù sống ở thời kỳ phân biệt giai cấp.

Hành trình tông đồ của thánh Phaolô đã đưa ngài tới những miền đất lạ, rảo bước khắp Tiểu Á, đến đảo Cyprus để “thả lưới”, vượt sang Âu châu để rửa tội cho những người ở Macedonia. Ngài đến đâu cũng gặp thuận lợi và được chấp nhận như một người Do thái. Chỉ khi đến với dân ngoại, thánh Phaolô mới gặp sự tức giận của người Do thái. Các tư tế cho rằng nam giới phải chịu cắt bì mới được cứu độ, vì luật đã ghi như vậy. Nhưng với tư cách một nhà truyền giáo, thánh Phaolô yêu cầu mỗi Kitô hữu phải bỏ luật Môi-sê, nếu không Kitô giáo không bao giờ là tôn giáo của mọi người, mà vẫn chỉ là sự thay đổi của Do thái giáo: Đức tin mới là vấn đề chứ không phải lề luật theo nghĩa hạn hẹp của nó. Từ đó phân chia thành Công giáo và Do thái giáo.

Không hiểu bằng cách nào mà thánh Phaolô “thương lượng” được để có thể đi qua vùng Cilician Gates, nơi có nhiều bọn thảo khấu ẩn nấp trên các vách đá cheo leo và các thác nước hiểm trở như thế. Ngài thường đi bộ, nhiều đêm phải ở lại trong hang động ẩm ướt, gió lộng, tuyết phủ, mưa bão liên tiếp. Chỉ một mục đích duy nhất khiến ngài miệt mài hành trình tông đồ là “tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu Kitô”.

Ngài vẫn mưu sinh khi có thể, bằng cách làm vải lều – nghề cũ của ngài. Chẳng hạn ở Côrintô, thành phố trù phú của người Hy lạp, ngài làm chung với vợ chồng người Ý. Cơ sở phát triển tốt. Mọi tầng lớp dân chúng đều ghé vào mua hoặc tham quan và trò chuyện. Tính cách và sự duyên dáng của ngài đã gây ấn tượng với khách thập phương: Một cộng đoàn mới.

Nhiều người ngoại giáo gia nhập đạo. Thánh Phaolô khuyên họ đừng nóng giận, xảo trá, nguyền rủa hoặc mỉa mai người khác. Thời gian ngài ở Côrintô khoảng năm 51 (sau CN), cũng là thời điểm ngài viết các thư gởi các giáo đoàn và các sứ đồ. Kho tàng văn chương độc nhất vô nhị này là một phần trong Tân ước ngày nay, được xuất bản cùng với các Phúc âm. Được viết bằng tiếng Hy lạp cho các giáo đoàn sơ khai và các cá nhân, các thư của ngài viết không có ý tạo nên công việc đơn lẻ. Kết hợp với nhau, các thư có cấu trúc chặt chẽ về tư ưởng tôn giáo, làm cho thánh Phaolô trở nên thần học gia đầu tiên của Kitô giáo. Ngài còn là học giả uyên bác, tử tế, lịch thiệp. Những điều ngài viết ra là những trân châu ngọc bảo.

Thư gởi giáo đoàn Rôma là thư dài nhất và là kiệt tác của thánh Phaolô. Các nền tảng như ân sủng, công trạng và ý muốn tự do, bắt đầu bằng khả năng và chính xác, đó là khởi nguồn cho các thần học gia Kitô giáo. Quan niệm chính của thánh Phaolô là Ơn Cứu Độ: Loài người sống trong tội cho đến khi Thiên Chúa sai Con Ngài là Đức Giêsu đến cứu thoát. Nhờ cuộc sống và cái chết trên Thập giá, Đức Giêsu đã cứu độ nhân loại. Mọi người thực hiện Ơn Cứu Độ của chính mình bằng ân sủng và đức tin. Thánh Phaolô ẩn dụ bằng việc cởi bỏ “con người cũ” có thể ám chỉ việc thay đổi tâm tính của ngài sau biến cố ở Damascus. “Con người mới” sống trong Đức Kitô và “cái chết không còn thống trị trên Ngài”. Trước đây cô đơn và bị bỏ rơi, nhưng thánh Phaolô đã tìm thấy nguồn vui nơi chính Đức Kitô và anh em, và hân hoan tuyên bố vào cuối thời gian rằng chúng ta được kết hợp với Chúa trong vinh quang của Ngài, chúng ta sẽ gặp Ngài trực diện.

Nhiệm vụ của thánh Phaolô gọi ngài đến một nơi khác là Jerusalem, dù ngà định đi Rôma. Ngài đến Palestine với điềm chẳng lành. Sự thù ghét manh nha trong giới lãnh đạo Do thái. Khi thánh Phaolô vào đền thờ, có tiếng gọi giật ngược. Ngài bị kết án tử vì tội đưa dân ngoại vào đền thờ. Họ kéo ngài ra khỏi đền thờ và hành hạ gần chết. Một binh sĩ Rôma kịp xông vào cùng với vài binh sĩ khác giải cứu thánh Phaolô. Rồi sau đó ngài lại bị tống ngục ở Rôma. Nhiều học giả cận đại cho rằng thánh Phaolô bị kết án và được tha bổng. Các tác giả viết sách Kitô giáo cho biết thánh Phaolô đến tận Tây ban nha và Á châu. Đó là thời gian chống Kitô giáo dữ dội. Khoảng năm 60, thánh Phaolô bị bắt lần nữa và bị giải về Rôma. Tương truyền chính vua Nero, người chống Kitô giáo kịch liệt, đã ngồi ghế thẩm phán kết án thánh Phaolô bị xử trảm tại Hang Khuynh Diệp gần Rôma. Người ta nói rằng thủ cấp của thánh Phaolô rơi xuống và nảy lên 3 lần trên đất tạo thành 3 giếng nước. Cách đó khoảng 2 dặm là Đại Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành được xây dựng chỉ sau khi ngài tử đạo một thời gian ngắn.

Đức Giêsu đã tạo lập một niềm tin mới, chuyển hóa một Saolê thành một Phaolô hiên ngang đem niềm tin đó tới mọi nơi trên thế giới để có một đạo Công giáo như ngày nay.

Tác giả Ernest O. Hauser
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 16/01/2011
MUA THỊT

N2T


Có người đứng trước cổng nhà nhìn thấy một người gánh thịt đi bán, bèn kêu lại nói:

- “Cắt miếng thịt”.

Người bán thịt hỏi:

- “Ông muốn mua bao nhiêu cân ?”

Người mua thịt nói:

- “Chúng tôi ở đây đợi người nhà, hỏi bao nhiêu cân để làm gì ? Ông lấy cái đùi thịt cân cho tôi”.

Người bán thịt cân xong thì nói:

- “Này ông, cái đùi thịt này là chín cân bốn lạng”.

Người mua thịt nói:

- “Được, ông lấy chín cân thịt ấy đi bán, còn thừa lại thì để cho tôi”.

Suy tư:

Ở đời có những người ỷ mình có tiền nên khi đi mua hàng thì hay hạch họe nhân viên bán hàng, nào là tôi có tiền tôi mua, cô cứ việc bán đừng hỏi nhiều chuyện; nào là “cô không biết khách hàng là thượng đế sao ?” Có tiền có thể mua được tất cả, nhưng có một thứ mà không thể dùng tiền bạc vật chất để mua, đó là nhân phẩm, nhân cách và danh dự của con người.

Nhân cách của con người được thể hiện trong cuộc sống, nhất là trong cách tiếp xúc, giao thiệp, buôn bán, mà nhân cách lớn nhất chính là biết tôn trọng người khác, dù họ là ai, làm bất cứ nghề nghiệp gì.

Người mua và người bán đều có nhân cách, nhân phẩm và danh dự của mình, tôn trọng lẫn nhau là làm cho xã hội văn minh, hòa bình và phồn vinh vậy.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 16/01/2011
N2T


10. Lúc nào thì chúng ta hồi tâm hướng lên Chúa, Ngài yêu thương chúng ta, so với trước đây chúng ta phạm tội thì càng yêu thương nhiều hơn.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Lich phụng vụ tháng 2/2011
Lm. Anphong Trần Đức Phương
20:15 16/01/2011
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 2/2011

Trong tháng Hai nầy, chúng ta sẽ mừng lễ các Chúa Nhật 5, 6, 7, 8 và 9 mùa Thường niên (Chu kỳ Năm A).

Mùa Thường Niên là thời gian để chúng ta sống lại những ngày Chúa Giêsu ra đi rao giảng Tin Mừng cứu độ đến với mọi tầng lớp dân chúng, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật để an ủi và làm các phép lạ chữa lành cho họ.

Chúa Nhật thứ nhất mùa Thường Niên năm nay, bắt đầu từ Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa và kéo dài đến Chúa Nhật thứ 9 mùa Thường Niên để vào mùa Chay Thánh, chuẩn bị tuần Thương Khó và đại lễ Phục Sinh.

Trong tháng nầy, chúng ta đăc biệt mừng lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh 2/2/2011 (lễ nầy thường gọi là lễ Nến) để kỷ niệm việc Thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu Hài Nhi trong Đền Thánh, khi Ngài sinh ra được 40 ngày theo luật Maisen (sách Xuất Hành 13:11-13). Lễ Nến năm nay trùng vào ngày cuối Năm Âm Lịch (Tất Niên); tiếp theo chúng ta mừng Năm Mới Âm Lịch (Ngày mùng 3 tháng Hai năm 2011) với Tết Nguyên Đán Tân Mão.

Đối với người Việt Nam Công Giáo, chúng ta có ba ngày đầu năm. Đầu năm Phụng Vụ của Giáo Hội (là Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng để chuẩn bị đại lễ Giáng Sinh). Đầu năm Dương Lịch là ngày Kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Đầu Năm Âm Lịch mừng Tết Nguyên Đán.

Ngày Tất Niên với Lễ Giao Thừa để chúng ta nhìn lại một năm đã qua và tạ ơn Chúa về mọi ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta, gia đình chúng ta. Ngày mồng Một, Tết Nguyên Đán, chúng ta cùng nhau dâng lễ thờ lạy Chúa, dâng năm mới lên Chúa, xin Chúa chúc lành cho chúng ta trong năm mới, luôn sống đức tin mạnh mẽ, luôn sống kết hợp với Chúa và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong tình bác ái. Gia đình luôn cố gắng sống hòa thuận thương yêu nhau. Ngày mồng Hai Tết là ngày chúng ta kính nhớ và ghi ơn các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ chúng ta. Cầu nguyện cho các vị đã qua đời được sớm về hưởng nhan thánh Chúa. Ngày mồng Ba Tết là ngày cầu nguyện xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm hằng ngày của mỗi người chúng ta.

Những ngày đầu năm mới cũng là những ngày chúng ta nhớ đến đất nước Việt Nam thân yêu. Chúng ta cầu nguyện, nhờ lời Mẹ Maria và các Thánh Tử Đạo Việt Nam chuyển cầu, xin Chúa chúc lành, ban nhiều ơn thánh giúp cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam được an bình, được tự do nhất là tự do tôn giáo và nhân quyền đươc tôn trọng.

Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung. Xin Chúa chúa lành cho Đức Giáo Hoàng, các vị chủ chăn trong giáo hội, mỗi người chúng ta và gia đình chúng ta. Amen, Alleluia! Alleluia!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng y Toppo: tự do tôn giáo, nền tảng cho tự do đích thực và biến đổi xã hội
Lã Thụ Nhân
09:38 16/01/2011
Đức Hồng y Toppo: tự do tôn giáo, nền tảng cho tự do đích thực và biến đổi xã hội

Điều 25 của Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm quyền căn bản của tự do tôn giáo. Đối với Đức Hồng y Telesphore Toppo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ thì phủ nhận quyền này nghĩa là phủ nhận phẩm giá, tính toàn vẹn và sự tôn trọng con người.

Mumbai – Theo hãng tin AsiaNews, Đức Hồng y Telesphore Toppo, người mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ nghi lễ Latinh, cho hay: "Không có lương tâm có thể bị biến thành nô lệ, tự do tôn giáo là căn bản cho tự do thật sự". Bình luận về sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trước ngoại giao đoàn, vị giám mục nhấn mạnh đến trách nhiệm của các chính phủ nhằm đảm bảo đầy đủ các quyền cho mọi công dân để tuyên xưng, thực hành và truyền bá đức tin của họ.

Đức Hồng y Toppo cho biết: "Quyền tự do tôn giáo là một quyền căn bản được bảo đảm bởi Điều 25 của Hiến pháp của chúng tôi (Ấn Độ). Không xã hội nào có thể được gọi là "Tự do" nếu tự do tôn giáo bị phủ nhận đối với công dân của mình. Làm sao ai đó có thể ra lệnh cho những người Dalit và những người sắc tộc rằng họ nên theo tôn giáo nào? - Tuyệt đối không, mỗi người được tự do lựa chọn. Phủ nhận tự do tôn giáo dẫn đến kết quả cuối cùng và bi thảm làm cho tất cả mọi người trở nên vô nhân đạo - phủ nhận phẩm giá và sự tôn trọng mỗi người - và cuối cùng làm cho cả xã hội trở nên vô nhân đạo, trong đó 'người khác' bị khước từ tất cả các tuyên bố của 'tính nhân đạo'".

Đức Hồng y Toppo bày tỏ quan ngại về tình hình hiện tại của đất nước ngài: "Ngày nay, một số phần tử quá khích đang cố hạn chế tự do tôn giáo ở Ấn Độ", xác định các cuộc tàn sát chống Kitô hữu tại Kandhamal là "không chính đáng, không có người thiện chí nào có thể chấp nhận".

Đối với vị giám mục, Ấn Độ không thể là một nước cộng hòa dân chủ thật sự mà lại không có tự do tôn giáo, qua đó trong nhiều thế kỷ người dân sắc tộc đã trải qua một biến đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực: giáo dục, xã hội, kinh tế và phát triển.

Giáo hội thuộc về sắc tôc còn non trẻ, Đức Hồng y Toppo chỉ ra rằng: "Bởi vì Tự do Tôn giáo mà gần 150 năm trước, tổ tiên sắc tộc mù chữ của tôi 'đã chọn' và làm nên một sự lựa chọn tự do. Được tiếp sức bởi công cuộc xã hội và giáo dục của các nhà truyền giáo tiên khởi, đức tin vào Chúa Giêsu đã giải thoát và biến đổi tôi cùng dân tôi, làm cho chúng tôi ý thức về phẩm giá của mình và giúp chúng tôi hội nhập vào xã hội. Câu chuyện của tôi, đó là các Kitô hữu sắc tộc, chứng minh rằng Hội Thánh thúc đẩy sự phát triển bắt đầu và kết thúc bằng sự khẳng định tính toàn vẹn của con người được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa và được Thiên Chúa ban tặng cho phẩm giá và quyền bất khả xâm phạm".
 
Di hài của Đức Gioan Phaolô II sẽ được đặt trong Vương Cung Thánh Đường Vatican
Lã Thụ Nhân
09:39 16/01/2011
Di hài của Đức Gioan Phaolô II sẽ được đặt trong Vương Cung Thánh Đường Vatican

Vatican - Theo nguồn tin từ Vatican tiết lộ thì thi hài của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị sẽ được chuyển từ hầm mộ bên dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô lên một nhà nguyện trong Nhà thờ chính.

Theo tờ báo bán chính thức của Vatican L'Osservatore Romano "Việc di chuyển áo quan sẽ được thực hiện mà không cần khai quật vì di hài của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sẽ không bị tiếp xúc".

Tờ báo cho hay rằng di hài của Đức Gioan Phaolô II sẽ được "bao bọc" và vì thế vị trí đặt di hài của ngài sẽ được đánh dấu "bởi một phiến đá hoa cương đơn giản có khắc dòng chữ: Chân Phước Gioan Phaolô II (Beatus Ioannes Paulus II)".

Di hài của Đức Giáo Hoàng sẽ được đặt tại Nhà nguyện Thánh Sebastian, nằm giữa Nhà nguyện Sầu Bi và và Nhà nguyện Bí tích Thánh Thể.

Nhà nguyện chứa thi hài của Chân Phước Innocent XI (1676-1689), và được đặt tên sau khi bức tranh khảm chính phía trên bàn thờ được hoàn thành bởi Pier Paolo Cristofari. Tượng của Đức Piô 11 được đặt ở sát bên phải và tượng của Đức Piô 12 được đặt ở sát bên phải bàn thờ.
 
ĐTC: ''Chỉ có duy nhất một gia đình nhân loại''
Đặng Thế Nhân
10:41 16/01/2011
VATICAN - Hôm qua, Chúa nhật thứ hai mùa Thường niên, như thường lệ vào khoảng 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI xuất hiện bên cửa sổ phòng làm việc của ngài và đọc kinh truyền tin với anh chị em tín hữu và những người hành hương về quảng trường thánh Phêrô. Trước kinh truyền tin, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người về vấn đề di cư và nhắc lại hình ảnh Chúa Giêsu Hài Đồng và cha mẹ của Ngài cũng từng phải đi lánh nạn bên Ai Cập.

Anh chị em thân mến, Chúa nhật hôm nay là Ngày thế giới về di dân và người tỵ nạn. Mỗi năm chúng ta được mời gọi suy gẫm về kinh nghiệm của nhiều anh chị em, nhiều gia đình phải rời bỏ quê hương để mưu sinh. Việc di cư đôi khi do tự nguyện nhưng nhiều khi phải buộc rời nhà cửa vì chiến tranh hay bách hại và, như chúng ta biết, thường rơi vào những hoàn cảnh bi đát. Vì thế, cách đây 60 năm, Tổ chức giám sát tối cao về người tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc được thành lập.

Trong ngày lễ Thánh Gia, ngay sau Giáng Sinh, chúng ta nhớ rằng cha mẹ của Chúa Giêsu cũng phải rời bỏ xứ sở của mình chạy sang bên Ai Cập hầu bảo toàn tính mạng cho Hài nhi Giêsu. Chúng ta thấy Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa cũng từng đi lánh nạn. Chính Giáo Hội cũng luôn sống kinh nghiệm lữ hành một cách sâu xa. Nhiều Kitô hữu không may phải rời bỏ quê hương trong đau khổ và như thế làm nghèo đi đất nước mà cha ông họ đã sinh sống. Ở khía cạnh khác, sự chủ động di cư của các tín hữu, vì nhiều lý do khác nhau, từ tỉnh này đến tỉnh khác, từ nước này sang nước nọ, từ châu lục này đến châu lục kia, là cơ hội làm tăng năng động truyền giáo của Lời Chúa. Khi đó, các tín hữu trở thành chứng nhân đức tin luân chuyển mạnh mẽ trong Thân thể nhiệm mầu của Đức Kitô ngang qua các dân tộc và văn hoá. Dần dần, họ tiến tới những biên cương mới, những môi trường mới.

"Chỉ có duy nhất một gia đình nhân loại" là chủ đề của Thông điệp tôi nhắn nhủ cho ngày hôm nay. Một chủ đề gợi lên cùng đích trong hành trình vĩ đại của nhân loại trải qua bao nhiêu thế kỷ, đó là tạo nên một gia đình duy nhất cách tất yếu với tất cả sự đa dạng làm phong phú cho chúng ta; một gia đình không có những rào cản hầu chúng ta nhìn nhận tất cả là anh em. Công đồng chung Vaticano II cũng khẳng định: "Tất cả các dân tộc làm nên một cộng đồng duy nhất có chung một nguồn gốc bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng và cho toàn bộ nhân loại cư ngụ trên khắp mặt địa cầu" (Dich. Nostra aetate, 1). Trong hiến chế Ánh sáng muôn dân, Công đồng Vaticano II cũng đề cập rằng Giáo Hội "ở trong Đức Kitô giống như bí tích, nghĩa là dấu chỉ và công cụ của sự hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa và trong sự nối kết với toàn thể nhân loại" (Cost. Lumen gentum, 1). Vì thế, điều căn bản là các Kitô hữu, dù phân tán khắp thế giới và do đó khác biệt nhau về văn hoá và truyền thống, vẫn quy về làm một như Thiên Chúa đã ước muốn. Đây cũng là mục tiêu của "Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô" sẽ diễn ra trong những ngày tới từ 18 đến 25 tháng này. Năm nay, tuần lễ này kêu gọi chúng ta hướng đến đoạn sau văn trong sách Công vụ tông đồ: "Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng." (Cv 2,42) Tuần bát nhật cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô thực sự khởi đầu từ hôm nay, Ngày đối thoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo, một sự hoà điệu đầy ý nghĩa, nhắc nhớ chúng ta tầm quan trọng về những nguồn gốc chung nối kết người Do Thái và Tín hữu Kitô.

Hướng về Mẹ Maria Đồng Trinh, cùng với Kinh truyền tin, chúng ta tin tưởng vào sự che chở của Mẹ cho tất cả những người di cư và những ai đang dấn thân trong việc mục vụ di dân. Lạy Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, xin giúp chúng con tiến bước trong hành trình hiệp nhất trọn vẹn tất cả các môn đệ của Chúa Kitô.

Sau kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha bày tỏ sự quan tâm đặc biệt ngang qua lời cầu nguyện đến những nạn nhân lũ lụt ở Úc, Brazil, Philippine và Sri Lanka. Xin Chúa đón nhận linh hồn những người đã mất, tăng sức cho những ai phải sơ tán và đồng hành với những người đang quảng đại dấn thân nhằm làm dịu đi những đau khổ và bất hạnh.

Về sự kiện phong chân phước cho vị tiền nhiệm đáng kính của mình - Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào ngày mùng một tháng Năm sắp tới, ngài bày tỏ niềm vui mừng với người dân Ba Lan, cầu chúc tất cả có được sự chuẩn bị thiêng liêng sâu xa và với trọn vẹn con tim, ngài chúc lành cho mọi người.
 
Hai bước ngắn gọn giúp cho thể thức phong thánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nhanh chóng
Bùi Hữu Thư
14:10 16/01/2011
Nhưng những thể thức điều tra vẫn hết sức kỹ lưỡng

ROME, Thứ sáu, 14 tháng 1, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Bộ trưởng bộ Phong Thánh cho hay: có hai bước ngắn gọn đã giúp cho thể thức phong thánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nhanh chóng. Tuy nhiên các cuộc điều tra không kém phần “hết sức kỹ lưỡng”.

Đức Hồng Y Angelo Amato, sdb, sáng nay đã cảm xúc khi trình bầy sự chấp thuận của Đức Thánh Cha về sắc lệnh liên quan đến phép lạ được gán cho có sự cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài đã chia sẻ với Đài Phát Thanh Vatican vể diễn tiến phong thánh.

Ngài nói: “Nguyên nhân phong thánh đã được dễ dàng nhờ hai cách. Thứ nhất liên quan đến việc miễn trừ điều kiện chờ đợi năm năm mới được khởi sự, và thứ hai, cách thông qua nhanh chóng, không phải qua danh sách chờ đợi.”

Đức Hồng Y nhấn mạnh, phần còn lại là “những gì về sự kỹ lưỡng và chính xác của thể thức,” không có gì là rút ngắn: “Nguyên nhân phong thánh này cũng được thi hành y như các lần khác, phải theo đúng các bước đã được ấn định bởi luật lệ của Bộ Phong Thánh. Nếu tôi có thể thêm một ghi nhận đầu tiên, đó chỉ là để tôn trọng xứng đáng ký ức về Đức Giáo Hoàng đáng kính này, nguyên nhân phong thánh ngài đã được duyệt xét thật cẩn thận, để loại trừ mọi nghi ngờ, và để vượt qua tất cả mọi khó khăn.”

Về vấn đề “phép lạ” được công nhận sáng nay, Đức Hồng Y Amato nhắc lại là Sơ Marie-Simon-Pierre đã mắc bệnh Parkison và đã được “bác sĩ trị liệu và các bác sĩ chuyên khoa khác định bệnh vào năm 2001.”

Đức Hồng Y Dòng Salêsiêng nói: Nữ tu này đã được săn sóc “chỉ để cho bớt đau đớn thay vì để chữa lành.”

Ngài kể lại: “Khi được tin Đức Giáo Hoàng Wojtyla, cũng bị cùng một căn bệnh, qua đời, Sơ Marie và các sơ khác trong dòng, đã bắt đầu kêu xin cố Đức Giáo Hoàng cầu bầu cho được khỏi bệnh. Ngày 2 tháng 6, năm 2005, vì quá mệt mỏi và đau đớn, nữ tu đã trình bầy với Mẹ bề trên là xin cho được miễn thi hành các trách vụ của mình. Nhưng Mẹ bề trên đã mời gọi sơ tin tưởng ở sự cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sơ Marie đã đi nghỉ và đã có một đêm ngủ bình an. Khi tỉnh dậy, sơ cảm thấy mình được khỏi bệnh; mọi đau đớn đã biến mất và sơ không còn cảm thấy các khớp xương còn bị cứng nhắc như trước. Đó là ngày 3 tháng 6, năm 2005, ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Sơ đã tức khắc chấm dứt mọi sự chữa trị, và đã đến gặp bác sĩ điều trị của mình, vị này chỉ còn biết công nhận là bà đã lành bệnh.”
 
Top Stories
From Anglican bishops to Catholic priests London
The Age
10:32 16/01/2011
Three former Anglican bishops have been ordained as Catholic priests, becoming the first ex-bishops to take advantage of a new Vatican system designed to make it easier for Anglicans to embrace Roman Catholicism.

The crowded ceremony at Westminster Cathedral made priests of former bishops Keith Newton (right), Andrew Burnham (second from left) and John Broadhurst (left), Anglicans who had been unhappy with the church's direction.

They cannot be Catholic bishops because the Catholic church ''does not, in any circumstances, allow the ordination of married men as bishops''.

(Souce: http://www.theage.com.au/world/from-anglican-bishops-to-catholic-priests-20110116-19sgl.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Hà Nội ban phép Thêm sức tại giáo xứ Phú Đa, Hà Nam
Gioan Đình Sơn
10:10 16/01/2011
HÀ NAM - Vào hồi 9 giờ ngày 16 tháng 1 năm 2010, Chúa nhật thứ 2 thường niên, 340 em thuộc miền coi sóc của cha Vincent Nguyễn Đăng Xuyên đã lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội chủ sự tại nhà thờ giáo xứ Phú Đa- Hà Nam.

Xem hình ảnh

Qua nghi thức đặt tay và sức dầu thánh, 340 em sẽ được lãnh nhận tròn đầy ơn Chúa Thánh Thần trong ngày trọng đại này. Hôm nay, tại nơi đây sẽ có 340 đền thờ Chúa Thánh Thần đến ngự; những gia đình có các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay cũng được Chúa Thánh Thần viếng thăm. Như vậy, Chúa Thánh Thần đến thêm sức mạnh cho cộng đoàn hiện diện, củng cố đời sống đức tin của họ để họ biết kính thờ Thiên Chúa và yêu thương nhau hơn. Với những tâm tình tha thiết, cộng đoàn Phụng vụ cùng sẵn sàng bước vào Thánh lễ tạ ơn.

Trước khi lãnh nhận Ấn tín ơn Chúa Thánh Thần qua BTTS, 340 em (155 nữ và 185 nam); sau khi đã mãn khóa giáo lí BTTS, cầu nguyện và tĩnh tâm, các em ước mong được Đức Cha ban BTTS, cha chính xứ Vicent đã giới thiệu với Đức Tổng Giám Mục trước lời tuyên xưng đức tin. Sau đó, tất cả các em đứng, tay cầm nến sáng và cùng nhau cất lên lời tuyên xưng đức tin của mình; tin vào Thiên Chúa và những gì thuộc về Thiên Chúa, tránh xa những gì thuộc về sự dữ và ma quỷ.

Vì số lượng các em lãnh nhận BTTS đông nên Đức Tổng Giám Mục đã cho phép 4 linh mục cùng sức dầu với ngài, đó là cha Giuse Vũ Quang Học- thư kí TTGMHN, cha F.X Kiều Ngọc Viên, cha Vicent Nguyễn Đăng Xuyên và cha Antôn Trần Quang Tiến. Sau nghi thức sức dầu, các em đã được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần. Giờ đây, các em hãy là những hạt giống tốt như trong dụ ngôn người gieo giống được trích đọc trong Tin Mừng hôm nay (Lc 8, 4-15). Hạt giống là Lời Chúa, là ơn của Chúa ban xuống cho chúng ta tràn đầy, không có người nào bị Thiên Chúa loại bỏ. Chỉ có con người chúng ta không chịu đón nhận ơn của Thiên Chúa, Lời Chúa. Cách đây khoảng 2000 năm, chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện và đặt tay để Chúa Thánh Thần xuống trên Hội Thánh, gìn giữ Hội Thánh và hướng dẫn Hội Thánh luôn đi theo con đường của Chúa. Ngày nay, chúng ta hãy tin và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần và để Ngài hướng dẫn đời sống của chúng ta và của Giáo Hội, lời của Đức Tổng Giám Mục trong bài chia sẻ Lời Chúa.

Cuối Thánh lễ, một đại diện cho 340 em bày tỏ niềm vui trong ngày trọng đại, cảm tạ Đức Tổng Giám Mục, quý cha và quý cộng đoàn, nhất là các thầy cô giáo lí viên là những người đã góp phần chỉ dạy đời sống đức tin của các em trong thời gian qua. Thánh lễ ban BTTS tại giáo xứ Phú Đa kết thúc lúc 11 giờ.

14 giờ 30 cùng ngày, Đức Tổng Giám Mục tới thăm và dâng lễ tạ ơn tại giáo xứ Vũ Điện, giáo xứ hôm nay chầu thay mặt địa phận. Cha P.X Nguyễn Văn Xuân là cha quản xứ, cha chính xứ là cha Giuse Mai Xuân Lâm.

Nơi đây đã được các Đấng thừa sai truyền bá Đức Tin rất sớm vì giáo xứ nằm sát Sông Hồng Hà, đối diện với Phố Hiến Tỉnh Hưng Yên. Giáo xứ hiện nay gồm 5 giáo họ với số nhân danh 1070 sống trên địa bàn 3 xã: Chân lý, Bảo lý và Đạo lý.

Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã gặp gỡ và trò chuyện cùng bà con tín hữu nơi đây và quý sơ đang phục vụ vùng này. 16 giờ, Ngài lên xe trở về nhiệm sở.
 
Thánh lễ Tạ Ơn Đại lễ bế mạc Năm Thánh và Bế giảng Khóa Va Trưởng ở Huế
Trương Trí
10:18 16/01/2011
HUẾ - Sáng Chúa Nhật 16.1.2011, Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã chủ sự thánh lễ tạ ơn những ngày diễn ra Đại lễ Bế mạc Năm Thánh, Đại hội hành hương Đức Mẹ La vang. Đồng thời tạ ơn Bế giảng khóa Ca trưởng tại Trung Tâm mục vụ Tổng giáo phận Huế. Cùng đồng tế có Đức Giám mục phụ tá F.X. Lễ Văn Hồng, Đan viện phụ Đan viện Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, cha Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm Huế Antôn Huỳnh Đầy, cùng các linh mục thuộc tòa Tổng Giám mục Huế. Đặc biệt với tâm tình tạ ơn của trên 250 học viên đến từ các giáo xứ và các dòng tu trong giáo phận, các giáo sư nhạc sĩ đến từ trong nước và hải ngoại.

Xem hình ảnh

Mặc dù mưa phùn giá rét, thánh lễ bắt đầu từ 5giờ30 sáng, khi mà trời còn tối mịt. Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá cùng các linh mục đồng tế vẫn mang một tâm tình sốt mến tri ân vì những gì Thiên Chúa đã ban cho giáo hội, giáo phận và cho mọi tín hữu.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ La Vang đã ban ơn tràn trề cho mọi thành phần dân Chúa, cho những ngày diễn ra lễ Bế mạc Năm Thánh giáo hội Việt Nam và Đại hội hành hương Đức mẹ La vang lần thứ 29 được tốt đẹp. Đó cũng là nhờ lời cầu nguyện của mọi tín hữu trong nước cũng như hải ngoại. Cũng là nhờ sự cộng tác tích cực của mọi thành phần dân Chúa. Trong đó đáng kể là giáo xứ chính tòa Phủ Cam, đã không quản ngại khó hhăn vất vả, mưa rét. Không những hội đoàn nam nữ mà còn cả các thiếu nhi đã tích cực góp phần cho những ngày diễn ra đại lễ kết thúc tốt đẹp.

Cách riêng trong thánh lễ này, tạ ơn Chúa và Mẹ La Vang, đã ban nhiều ơn lành cho những ca viên là thành phần của các giáo xứ và các dòng tu trong giáo phận đã trãi qua một tuần lễ hăng say học tập về các kỷ năng của Thánh nhạc. Cảm ơn ông bà giáo sư nhạc sĩ Phạm Đức Huyến cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giúp đở đào tạo những căn bản và kỷ năng cần thiết cho ca viên và ca trưởng của giáo phận. Không những giúp đào tạo mà còn giúp kinh phí cho khóa học. Xin Chúa và Mẹ La Vang trả công bội hậu.

Đồng thời, Ngài cũng dâng lời cầu nguyện cho các nhạc sĩ Thánh nhạc, những người đã khuất cũng như còn sống.

Sau thánh lễ, cha Nhạc sĩ Minh Anh,Trưởng Ban Thánh Nhạc của giáo phận thay mặt đã bày tỏ lòng tri ân Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, quý cha đã quan tâm đến việc phụng vụ bằng những lời ca tiếng hát của ca đoàn. Cảm ơn các giáo sư nhạc sĩ đã hết lòng giảng dạy trong suốt một tuần qua. Đại diện các học viên tặng quà lưu niệm cho các thầy cô giáo.
 
Thân phận người nghèo!
Thanh Tâm
16:36 16/01/2011
Chiều thứ Bảy, thu xếp công chuyện nhà xong cùng theo vài người bạn ra khỏi nội ô Sài Thành một tí. Điểm đến là “nơi ăn chốn ở” của những phận người kém may mắn. Cứ đến hẹn lại lên, sau giờ sinh hoạt cơm nước chung là Thánh Lễ thay cho ngày Chúa nhật.

Thánh Lễ đang cử hành trong bầu khí sốt sắng, bỗng dưng có nhóm kia ở hành lang to tiếng với nhau. Vì quá tĩnh lặng để rồi ai nói khi ấy đều nghe tiếng rõ mồn một. Một lát sau thì những người trong trại ngày hôm ấy đều nghe được câu ai oán, hờn trách của kẻ nào đó chôm gói mì của “nạn nhân”.

Sau Lễ, tìm hiểu nguyên nhân thì được biết gói mì bị chôm ấy là khẩu phần ăn thêm cho buổi chiều thứ Bảy hôm nay. Chẳng biết loay hoay thế nào đó nên gói mì bị mất. Kẻ được gói mì thì hể hả lặng im còn kẻ bị mất thì ai oán.

Tìm hiểu kỹ một chút nữa thì kẻ ai oán cũng có cái lý của kẻ ấy. Với những người bình thường đủ ăn đủ mặc thì 1 gói mì gói chẳng là gì cả nhưng với người tàn tật không có khả năng làm gì thì thật là lớn. Gói mì chiều hôm ấy là phần ăn của một người nghèo, một người tật nguyền nữa nên nó lại càng lớn.

Chẳng biết phải nói sao, chẳng biết có phải cùng hòa cùng tiếng với những phận đời đau bệnh ở đây không !

Không hiểu vì hoàn cảnh khó khăn, vì ngân sách hay vì lý do nào đó khẩu phần ăn sáng của những người ở đây dường như là không có. Ngoài cổng của trại, người ta chợt nhìn thấy một cái bảng thật to nhưng thực chất của đời sống nơi đây chỉ có ai vào thì mới hiểu.

Một vài người công tác bác ái mon men vào chốn này và rồi lại cũng mon men những tấm lòng thơm thảo để ở đây có chút gì đó lót dạ. Cũng được biết là hiện tại mỗi tuần ở trại này được 1000 gói mì của ai đó. 1000 gọi là lớn nhưng chia ra cũng chỉ được mỗi người được 3 gói thôi. Và, với 3 gói ấy thì cũng chỉ được có 3 trên 7 thôi chứ còn 4 ngày còn lại cũng đành chịu. Cũng được biết nhu cầu hết sức “dễ thương” ở đây cũng chỉ là cục xà bông tắm và ít xà bông bột để giặt dũ thôi chứ chẳng gì là cao sang.

Thế đấy ! Ở mức sống ở ngoài cũng tương đối thì cục xà bông, vài gram xà bông bột chẳng là gì nhưng ở đây lại là quan trọng. Và như thế, những nhu cầu bình thường của những người bình thường lại là quá lớn ở nơi đây.

Vừa qua, trong ngày Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, niềm vui nho nhỏ hiện lên nét mặt của những bệnh nhân nơi đây sau niềm vui Hội Chợ. Thì ra là một số người đã kêu gọi một số người để làm một chút gì đó cho những người ở nơi đây. Một số bạn trẻ trong đó có cả những người đang tìm hiểu ơn gọi cũng chung chia niềm vui ngày hôm ấy.

Mới đây, những ngày gần Tết, một nhóm từ tâm ghé thăm trại. Bên cạnh những phần quà nho nhỏ còn có những phần quần áo cũ. Người cho chưa biết “nhân tình thế thái” nơi đây nên cho nhiều đồ dành cho nữ cũng như con nít hơn là nam nên rồi phần nhận lại chông chênh. Quần áo cũ nơi đây chợt đến hôm đó như là những món quà hơn mong đợi của những thân phận tật nguyền.

Ngày đến với “nơi ăn chốn ở” của 300 phận đời ấy đã qua nhưng hình ảnh của những con người nghèo bệnh tật ấy cứ hiện lên mãi.

Năm hết, Tết đến, nhà nhà người người dù thế nào đi chăng nữa cũng có niềm vui của ngày Tết nhưng những phận người trong trại này vẫn lặng lẽ âm thầm.

Chỉ ước gì có ai nào đó chung chia phần nhỏ bé của họ để góp phần vào cho những mảnh đời đau đớn ấy. Chỉ là một chút của nhà giàu nhưng lớn lắm với người tật bệnh ở cái trung tâm này.
 
CĐ Đức Mẹ La Vang Fresno có tân phó tế gốc Việt Nam
Phương Lan
20:14 16/01/2011
FRESNO - Hôm nay thứ bảy ngày 15 tháng 1 năm 2011 hiệp với toàn thể cộng đoàn dân Chúa tại Giáo Phận Fresno thuộc Tiểu Bang California và cách riêng cộng đoàn công giáo Đức Mẹ La Vang Việt Nam vô cùng Hân Hoan-Vui Mừng-Cảm Tạ Thiên Chúa nhân ngày Lễ Truyền Chức 16 Thầy Phó Tế Vĩnh Viển do Đức Hồng Y Roger Mahony Tổng Giám Mục Giáo Phận thành phố Los Angeles đặc tay. Đặc biệt một trong các Thầy tân chức, Thầy Giuse Nguyễn Phi Hùng là người Việt Nam đầu tiên tại Thành Phố Fresno.

Xem hình ảnh

Nhiệm vụ của các Thầy Phó Tế là phục vụ Lời Chúa, bàn thờ, và lo công tác bác ái. Phục vụ Lời Chúa là đọc phúc âm, rao giảng, khuyên bảo, dạy giáo lý. Phục vụ bàn thờ là chuẩn bị lễ tế, trao mình thánh Chúa, chủ tọa khi đọc kinh nguyện, rửa tội, chúc lành cho các đôi tân hôn, chủ sự nghi lễ an táng. Phục vụ bác ái là giúp đỡ những người nghèo khổ thiếu thốn.

Được biết, Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Phi Hùng sinh ra tại thành phố biển Nha Trang. Là con trưởng trong 6 người con. Từ nhỏ đã được Ông Bà Cố đưa vào dòng Lasan tu huấn, với ước mơ sau này sẽ trở thành một Tu Sĩ, Nhưng vì hoàng cảnh chiến tranh sau năm 1975 đánh dấu một khúc ngoặc mới, và nhà dòng không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Cậu Hùng đã về lại với gia đình.

Năm 1984, nhờ ơn Chúa Thầy vượt biên cùng với người em trai và định cư tại Mỹ thành phố Fresno thuộc tiểu bang California nắng ấm. Với kinh nghiệm được thụ huấn từ dòng Lasan và hấp thụ đường lối giáo dục của Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam, với sự sự đồng ý của Cha Quản Nhiệm, Thầy đã huấn luyện một số Huynh Trưởng và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Linh Fresno được chính thức thành lập năm 1985 nhân dịp Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Sau 25 năm hơn đã trôi qua, Thầy vẫn còn mang trên người màu áo người Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể.

Thầy Hùng cùng người bạn đời là chị Huynh Trưởng Maria Nguyễn Trần Huyền và con gái Maria Nguyễn Thủy Tiên và các anh em Huynh Trưởng mỗi thứ bảy đến giúp các em sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể, dạy tiếng Việt và cũng như Chúa Nhật sau thánh lễ, và Thầy giúp Cha Quản Nhiệm Giuse Nguyễn Công Hoán Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang tại Fresno trong công tác mục vụ và phụng vụ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mẹ Maria, Đấng duy nhất được lãnh nhận ơn Tiền Cứu Rỗi (5)
Lm Nguyễn Hữu Thy
13:22 16/01/2011
Mẹ Maria, Đấng duy nhất được lãnh nhận ơn Tiền Cứu Rỗi (5)

(Tiếp theo)

5.3. Định tín được công bố năm 1950

Nếu chúng ta biết đem áp dụng các nhân đức gương mẫu của Mẹ Maria vào trong cuộc sống của mình, chúng ta sẽ cảm nghiệm được rằng Mẹ Maria vẫn luôn sống động và chính trong cuộc sống ngày hôm nay Mẹ là Đấng đưa đường dẫn lối cho chúng ta tìm gặp được nguồn sống đích thực. Vì thế, chúng ta hãy luôn hết lòng tôn sùng, cảm mến và biết ơn Mẹ. Bởi vì tất cả những ai biết đầy lòng tin tưởng chạy đến núp bóng Mẹ và cùng Mẹ đồng hành thì không lo phải lạc đường, nhưng luôn bước đi trên chính lộ, trên con đường dẫn về cùng Đức Kitô một cách chắc chắn, mau mắn và ngắn gọn nhất, Đấng đã quả quyết với mỗi người trong chúng ta: Người „là đường, là sự thật và là sự sống“ (Ga 14,6).

Trong thế kỷ XX đã có hàng ngàn hàng vạn thư thỉnh nguyện của các tín hữu thuộc đủ mọi giai cấp và thành phần trong khắp Giáo Hội gửi đến Đức Giáo Hoàng, xin công bố sự xác tín đức tin của họ về sự thật Đức Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác thành tín điều. Dĩ nhiên, bên cạnh đó cũng có một số thành phần khác trong Giáo Hội đã bày tỏ ý kiến dè dặt và thân trọng của họ trong việc công bố thành tín điều này, và lý do chính mà họ luôn nêu ra vẫn là thiếu nền tảng rõ ràng trong Kinh Thánh.

Vào ngày 1.5.1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã xin tất cả các Giám Mục trên khắp thế giới cho biết ý kiến của các ngài đúng theo lương tâm của mình về câu hỏi: đồng ý hay không đồng ý việc công bố sự xác tín „Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời“ thành tín điều?"

Và qua sự phản hồi hoàn toàn tích cực của đa số các Giám Mục trong toàn Giáo Hội, Đức Thánh Cha đã ban hành ngày 1.11.1950 Tông Hiến „Munificentissimus Deus“(1) về việc công bố chân lý đức tin „Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời“ thành tín điều. Nội dung thật sự của định tín được cô đọng trong những dòng sau đây: „Đây là một chân lý đức tin được Thiên Chúa mặc khải, đó là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, vô nhiễm thai và trọn đời đồng trinh, sau khi hoàn tất cuộc sống trần thế của Mẹ, đã được đưa về hưởng vinh quang Nước Trời cả hồn lẫn xác“ (2).

Theo ý Đức Giáo Hoàng thì việc công bố tín điều „Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trờilà nhằm mục đích „tôn vinh Thiên Chúa Toàn Năng“ và „ca tụng sự vinh quang của Con Một Người“. Và tất nhiên, việc công bố tín điều cũng góp phần „làm tăng sự vinh hiển của Mẹ Thiên Chúa cao cả“ và làm cho toàn thể Giáo Hội được vui mừng. Thực ra, niềm xác tín về sự hoàn tất trọn vẹn của Mẹ Maria trong vinh quang Nước Trời, tức Mẹ được đưa về Thiên đàng cả hồn lẫn xác, vốn đã được ăn sâu trong đức tin của Giáo Hội từ bao thế kỷ qua. Như thế, việc công bố tín điều „Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời“ không phải nhằm mục đích nhấn mạnh sự quyết định của Giáo Hội về một vấn đề thần học đầy tranh cãi, nhưng trên hết là bày tỏ lòng tôn sùng và sự ca tụng của Giáo Hội đối với Mẹ Maria.

5.4. Địa vị ưu tiên của khúc ca tụng

Theo giáo sư Joseph Ratzinger, nguồn gốc, sức mạnh và mục đích của tín điều „Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời“ là bày tỏ sự tôn sùng và vinh danh. Điều mà Giáo Hội Đông phương đã long trọng cử hành trong lễ nghi phụng vụ để tôn vinh Mẹ Maria, thì hoàn toàn được gói ghém trọng vẹn trong tín điều „Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời“, „có thể nói được rằng đây là một hình thức trọng thể của thánh thi ca tụng và nhất là người ta phải hiểu rằng tín điều là một tác động vinh danh“ Mẹ Maria(3). Tín điều này là một sự biểu lộ lòng sùng kính cao độ đối với Mẹ Thiên Chúa: „Lòng tôn sùng dành cho Mẹ, Đấng vẫn sống; Đấng đã về ở trong nhà của mình; Đấng đã thực sự đạt tới mục đích ở bên kia sự chết“ (4).

Thật vậy, trước hết tín điều Assumpta là một tác động tôn vinh mà Giáo Hội dành cho Mẹ Maria, Đấng luôn sống đẹp lòng Thiên Chúa (x. Lc 1,30) và là Đấng luôn tin tưởng vào tất cả những lời Thiên Chúa phán hứa (x. Lc 1,45), và vì thế nơi Mẹ phải được hiện thực một cách trọng vẹn và hoàn hảo nhất mục đích của người môn đệ Đức Kitô, tức luôn được ở bên Người trong vinh quang bất diệt (x. Ga 12,26; 17,24). Dĩ nhiên, sự hoàn tất cuộc sống trần thế của Mẹ Maria trong vinh quang Nước Trời phải được hiểu là ngoài đặc ân Thiên Chúa thương ban cho Mẹ, còn do sự cộng tác trọn vẹn của Mẹ trong công cuộc cứu chuộc của Đức Kitô hơn bất cứ ai khác. Vâng, mục đích tối hậu mà Mẹ Maria đã đạt tới là hiệu quả của sự đồng công cứu chuộc của Mẹ: Mẹ đã liên kết và gắn bó hết sức chặt chẽ cuộc sống của mình với Con Chí Thánh và luôn chia sẻ định mệnh của Người bằng chính cuộc sống thực tiễn của Mẹ(5). Do đó, toàn diện cuộc sống của Mẹ (gồm linh hồn và thể xác) đã được đưa về Thiên Quốc trong vinh quang Thiên Chúa.

Theo giáo sư Joseph Ratzinger, tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có thể nói được là „tột đỉnh của sự tuyên thánh“ (die oberste Stufe der Kanonisation) mà Giáo Hội dành cho Mẹ Maria, một thành viên ưu tú bậc nhất của mình. Công thức „corpore et anima“ (với cả thể xác và linh hồn) có ý nói đến sự vượt qua cái chết và mặc lấy một hình thể cao cả nhất mang tính cách cánh chung sau cùng. Người ta có thể khẳng định được rằng nơi Mẹ Maria, đức tin – tức toàn diện bản thể của Phép Rửa –, cuộc sống và chính con người của Mẹ hoàn toàn đồng nhất với nhau, nghĩa là trở nên một, chứ không hề có một khoảnh khắc nào chia lìa. Bởi vậy, nơi Mẹ Maria sự chết đã hoàn toàn bị cuộc chiến thắng của Đức Kitô tiêu diệt. Nơi Mẹ Thiên Chúa, hoàn toàn không còn bất cứ điều gì đi ngược lại tinh thần Phép Rửa và đức tin mà lại „không bị dẹp bỏ“. Sự vinh hiển trên Nước Trời cả hồn lẫn xác của Mẹ Maria là „thực tại cá biệt của Giáo Hội và đồng thời sự chắc chắn được cứu rỗi không còn là một lời hứa, nhưng là một thực tại của Giáo Hội: Chính trong Giáo Hội, Mẹ Maria đã được cứu rỗi cả hồn lẫn xác“(6). Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời mà Đức Thánh Cha Piô XII công bố, tuyên nhận rằng nơi Mẹ Maria bản sắc cuối cùng và sự tiếp tục trong ơn gọi làm môn đệ Đức Kitô trong lịch sử cũng như „được ở cùng Chúa“ có tính cách cánh chung (x. 1Tx 4,17) thật sự đã được thực hiện.

5.5. Được lên trời cả hồn lẫn xác: một đặc ân của Mẹ Maria và là niềm hy vọng cho mọi tín hữu

Nếu những công thức „với cả hồn lẫn xác“, „có tính cách cánh cung“ và „trọn vẹn và toàn thể“ được phép sử dụng lại, thì một câu hỏi sẽ được đăt ra, đó là: Phải chăng sự toàn tất cuộc sống trần thế trong vinh quang Nước Trời một cách trọn vẹn, tức được lên trời cả hồn lẫn xác, là một đặc ân mà chỉ một mình Mẹ Maria được lãnh nhận mà thôi? Theo thánh Thomas Aquinô, đó là một điều chắc chắn. Đồng thời cũng theo thánh Thomas, ý kiến cho rằng cả thánh Gioan Tông đồ, người môn đệ được Chúa yêu thương đặc biệt, cũng được lên trời cả hồn lẫn xác thì chỉ là một „tư tưởng đạo đức“ (pie creditur) mà thôi.

Nhưng trong cuộc tranh luận mới nhất về ngày cánh chung hay thế mạt, lại có nhiều ý kiến đã tỏ ra dè dặt khi tìm câu trả lời cho vấn nạn được đặt ra là „phải chăng tín điều Assumpta chỉ được hiểu là một mình Mẹ Maria được hưởng sự vinh quang Nước Trời một cách trọn vẹn, tức cả hồn lẫn xác, mà thôi?“ Theo nhà thần học Karl Rahner, Assumpta-Dogma, tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đương nhiên phải được hiểu là một ơn huệ dành chung cho tất cả cộng đồng Kitô giáo. Ông viết: „Chúng ta tuyên nhận … nơi Mẹ Maria, điều mà chúng ta tuyên nhận là niềm hy vọng của tất cả chúng ta. Việc được đưa lên trời không gì khác hơn là sự hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa nơi mỗi người …, tức sự hoàn tất mà tất cả chúng ta cũng hằng mong ước chờ đợi.“(7).

Quan điểm về ý nghĩa của tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trên đây được nhiều nhà thần học chia sẻ vả ủng hộ(8). Theo giáo sư Gisbert Greshake, với việc công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào năm 1950 „một tuyên cáo về sự cứu độ phổ quát lại được nhấn mạnh một cách rõ ràng hơn, tức sự phục sinh của Đức Kitô không phải là một biến cố riêng rẽ, nhưng Đức Kitô là người sống lại đầu tiên và tiếp sau đó cộng đồng nhân loại cũng sẽ được sống lại như Người“(9). Và giáo sư Greshake còn cho rằng, khi chiêm ngưỡng hình ảnh nguyên thủy của Mẹ Maria trong tín điều Assumpta, Giáo Hội tuyên nhận rằng chính Giáo Hội cũng sẽ được tham dự vào sự phục sinh của Đức Kitô.

Trong Tông Hiến „Munificentissimus Deus“, chính Đức Giáo Hoàng Piô XII cũng đã đề cập tới những hiệu quả mang tính cách nhân chủng học của tín điều Assumpta: „Trong thời đại mà học thuyết sai lầm của chủ nghĩa vật chất và những hậu quả nguy hại của nó đối với nền đạo đức luân lý hằng đe dọa dập tắt ánh sáng nhân đức cũng như đe dọa tiêu hủy sinh mạng bao người qua những cuộc gây hấn và chiến tranh, thì chớ gì trong ánh sáng rõ ràng, chân lý Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời sẽ chỉ cho tất cả mọi người xác tín được mục đích cao cả mà thể xác và linh hồn con người sẽ đạt tới“. Qua đó, người ta thấy được rằng sự mong ước của Đức Thánh Cha là khi chiêm ngưỡng sự vinh quang của Mẹ Thiên Chúa „đức tin của chúng ta vào sự sống lại cũng được củng cố thêm và rồi sẽ dẫn tới hành động cụ thể“(10).

Bởi vậy, người ta có thể nói được rằng tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời chứa đựng hai sứ điệp:

1. Trước hết là trình bày cho toàn thể nhân loại một định tín đức tin quan trọng về sự thật của Mẹ Thiên Chúa;

2. Thứ hai là nói lên niềm hy vọng mang tính cách cánh chung cho tất cả mọi tín hữu. Đối với mỗi người, cuộc sống mới trong vinh quang Thiên Chúa được xác định bởi sự gắn bó bền chặt và trung thành của người ấy với Đức Kitô trong cuộc sống trần thế này. Và Mẹ Maria là người đầu tiên trong con cái loài người đã được lãnh nhận ơn trọng đại ấy.

Tuy nhiên, sự hoàn tất mang tính cách cánh chung đặc biệt của Mẹ Maria trong vinh quang Nước Trời, tức được lên trời cả hồn lẫn xác sau khi chết là nhờ vào công cuộc cứu độ của Đức Kitô, như đã được tuyên bố trong tính điều, thì theo phương diện thần học chỉ có thể hiểu được là nhờ vào thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ mà thôi(11).

Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

___________________

1. DH 3900-3904.

2. DH 3903; xem Courth, Texte, số 113.

3. Josepht Ratzinger, Tochter Zion (Anm. 4), 73tt.

4. cùng chỗ như trên, trang 74.

5. x. DH 3900.

6. cùng chỗ như trên, trang 81; xem cả các trang 74.77.

7. K. Rahner, Grundkurs des Glaubens. Einführung in den Begriff des Christentums. Freiburg 8. Aufl. 1976, trang 375.

8. ví dụ: Michael Schmaus, Bernhard Welte, Heins Schütte, v.v…

9. G. Greshake, trong: ders./ G. Lohfink, Naherwartung – Auferstehung – Unsterblichkeit. Untersuchungen zur christlichen Eschatologie. (Quaestinones disputatae. Bd. 71), Freiburg 4. Aufl. 1982, 119 Anm. 93.

10. Munificentissimus Deus, số 201.

11. x. F. Mußner, Maria, die Mutter Jesu im Neuen Testament. với lời giới thiệu của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, St. Ottilien 1993.
 
Văn Hóa
Lệ ngọc
Tuyết Mai Texas
10:03 16/01/2011
Đôi con mắt lim dim …
Trong thánh lễ em ngủ gà ngủ gật
Bởi nỗi nhớ nào đêm qua quay quắt
Mộng phù du hay hiu hắt tình yêu!

Bỗng giật mình, chuông gọi phút huyền siêu
Từ tấm bánh Hình Hài Người phát sáng
Ánh hào quang Máu Tình Hồng chiếu loáng
Mở lòng mê mở đôi mắt sầu vương

Tai em nghe, lời dỗ ngọt ngàn thương:
“Ơi! tiểu muội, cứ bình yên giấc thánh,
Bởi đêm qua, có mấy lần giá lạnh
Muội đã gọi thầm, nghe rất rõ, “Giê-su”

Trong đêm đời, chen lẫn những khúc ru
Muội vẫn nhớ mối tình Ta chung thủy
Ta yêu muội, trung kiên và thành ý
Dẫu trần gian, con sóng động triền miên”


Tri ân nào dâng tới cõi vô biên
Em hạnh phúc tuôn đôi dòng lệ ngọc
Tình Chàng yêu, lẽ nào em phải khóc?
Mà chẳng ngưng đôi suối lệ vui mừng!

Tạ ơn Chàng, lệ ngọc, cứ rưng rưng…
 
Đồng hành hết Đường Tình Yêu
Trầm Thiên Thu
10:06 16/01/2011
Tìm được người yêu đã khó, giữ được người yêu càng khó hơn – nhất là khi người đó là người nghiêm túc. Tuy nhiên, cả hai bước đều quan trọng. Tìm được người sẵn sàng kết hôn, phụ nữ (PN) cần có bí quyết nào? Hướng dẫn dưới đây không là “bách khoa toàn thư” nhưng khả dĩ giúp bạn gái phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn để tình yêu có kết quả: Hôn nhân nghiêm túc.

1. Yêu quý mình. Nếu bạn không hạnh phúc với chính mình thì đừng mong người khác thú vị với bạn. Hãy nghiêm túc “xem lại” mình và thay đổi những gì bạn không thích. Tự đánh giá tích cực là điều rất quan trọng.

2. Biết vai trò mình. Phần quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào là làm cho cả hai biết rằng ai cũng có vai trò quan trọng và thiết yếu riêng.

3. Nền tảng cảm xúc. Cuộc sống không là chuyến xe tốc hành. Đàn ông thường thích PN ổn định – và ngược lại. Đôi khi đây là nhiệm vụ khó trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhưng không phải bất khả thi. Nếu bạn thấy mình “rối” thì nên tìm sự hỗ trợ để thoải mái hơn.

4. Nam tính. Đàn ông thường chậm hứa hẹn vì họ cẩn trọng, muốn biết rõ một PN trước khi quyết định hôn nhân. Với đàn ông, lấy vợ là điều rất khó. Đừng vội nói chuyện hôn nhân nếu anh ấy chưa đề cập hoặc mối quan hệ chưa kéo dài khoảng 1 năm.

5. Hẹn hò. Nếu việc hò hẹn tiến triển tốt và ảnh hưởng nhau tích cực, chàng sẽ muốn bạn là bạn gái nghiêm túc. Nếu chàng coi bạn là người mà chàng muốn “gắn bó” suốt đời thì chàng sẽ nói “chuyện tương lai” và công việc, bắt đầu cân nhắc các mục đích lâu dài hơn.

6. Thể hiện sự tự tin. Hãy chắc chắn và sẵn sàng xử lý các vấn đề. Nhiều đàn ông thích PN tự tin. Họ cảm thấy không hãnh diện khi PN tự kiêu hoặc “chảnh”.

7. Đánh giá sức mạnh của đàn ông. Hãy cho chàng biết bạn hãnh diện về chàng, nương tựa cánh tay vững mạnh của chàng. Hãy khen chàng khi chàng thể hiện đúng vai trò nam nhi chí khí. Đừng cằn nhằn hoặc rầy rà khi chàng chưa thể hiện đúng vẻ nam nhi.

8. Vui vẻ. Điều này có vẻ cơ bản nhưng lại là yếu tố chính trong các mối quan hệ. Hãy biết khôi hài, đừng tiêu cực hoặc nghiêm nghị quá. PN vui vẻ và hoạt bát thì rất thu hút đàn ông.

9. Nồng ấm. Con mắt là cửa sổ tâm hồn. Sự nồng ấm của trái tim phải thể hiện rõ từ ánh mắt và trên khuôn mặt. Độ “sáng” đó sẽ khiến tim chàng tan chảy vì không thể cưỡng lại được.

10. Khiêm nhường. Người khiêm nhường là người biết tự kiềm chế và quan tâm người khác. Khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức, rất cần thiết và quan yếu trong cuộc sống.

11. Hẹn hò. Có thể không rõ ràng nhưng thực sự phải hẹn hò và thân thiết thì chàng mới khả dĩ cầu hôn. Thuật ngữ “hẹn hò” trong văn hóa hiện đại còn mơ hồ, đôi khi được định nghĩa là cái gì đó còn hơn vậy. Đơn giản là gặp nhau và biết về nhau nhiều hơn.

12. Đừng giả bộ.
Một số đàn ông kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian xem PN có thật lòng quan hệ nghiêm túc hay không. Nếu chàng là người đáng để kết hôn, bạn cũng nên kiên nhẫn chờ đợi, nhưng nếu chàng không tha thiết thì bạn nên xem lại. Đừng bao giờ giả bộ hoặc cố yêu cho “giống chị giống em”!

13. Lãng mạn. Nếu bạn muốn được tôn trọng và được đối xử bình đẳng thì hãy hành động với chàng như vậy. Hãy lãng mạn và làm cho chàng thú vị với mối quan hệ tình cảm lâu dài. PN luôn lãng mạn nhưng hay giả bộ “chê” lãng mạn. Đàn ông cũng thích lãng mạn. Giả bộ lãng mạn sẽ làm chàng… chạy xa!

14. Thời gian. Sau 6 tháng tới 1 năm mà chàng không nói chuyện tương lai thì bạn có thể hỏi và nên xem lại mình. Nếu chàng “quan tâm” chuyện tình dục thì có thể là chàng chỉ muốn “qua đường, không muốn cùng bạn đi hết cuộc đời.

15. Đối thoại. Nếu bạn cảm thấy cần nói chuyện nghiêm túc thì hãy cân nhắc cách nói, đừng căng thẳng, hãy thoải mái và tích cực. Cứ nói những gì bạn muốn, đừng ngại. Thể hiện chính mình là điều quan yếu, cũng đừng quá qụy lụy mà đánh mất chính mình.

16. Yêu vô điều kiện.
Mối quan hệ vững mạnh nên dựa trên sự thuận lợi. Ai cũng có những điều khó khăn riêng, vấn đề là có chấp nhận đồng cam cộng khổ với nhau hay không. Tình yêu vô điều kiện phát triển theo thời gian và cần thiết để cùng nhau tát cạn Biển Đông.

17. Mục đích. Hôn nhân chỉ “tác dụng” khi cả hai cùng nhìn về hướng tương lai. Nói chung, đàn ông thích PN biết mình là ai, đang làm gì và đang đi đâu. Mục đích chung được đặt ra cùng phấn đấu nhưng vẫn có khi cần thay đổi một chút, đừng quá cứng ngắc!

18. Xung khắc. Bất kỳ mối quan hệ nào rồi cũng có lúc xung khắc, đó là điều tất nhiên bình thường. Tuy nhiên, bí quyết xử lý không chỉ là cởi mở thảo luận. Bạn phải biết trao đổi về mọi vấn đề một cách hiệu quả với tinh thần thoải mái. Đừng chuyện nọ xọ chuyện kia, đừng nhắc lại chuyện cũ. Cái gì đã qua hãy cho qua. Đừng mơ hồ, hãy rõ ràng và chính xác. Nếu bạn muốn chàng hiểu bạn thì bạn cũng phải biết lắng nghe và thông cảm với chàng. Có vậy mới khả dĩ đồng hành hết Đường Tình Yêu!

(Chuyển ngữ từ In.com)
 
Nghe bài hát: Nhớ Xuân Quê Mẹ
Nhạc: Hà Đăng Đàm, ca sĩ: Y Jang Tuyn
10:36 16/01/2011