Ngày 14-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ân sũng Thiên Chúa sẽ hoán cải chúng ta
Lm. Jude Siciliano, OP
06:19 14/01/2010
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN C

Isaia 62: 1-5; Thánh vịnh 96; 1 Corintô 12: 4-11; Gioan 2: 1-11

Bên cạnh niềm vui sướng, đâu là thái độ của quý vị đối với câu chuyện Cana – câu chuyện Chúa Giêsu hóa nước ra rượu quá dồi dào cho gia đình nông thôn đang bối rối? Sau niềm vui, chẳng lẽ quý vị không thấy băn khoăn rằng “đâu là điều quan trọng?”

Trong Tin mừng của thánh Gioan, đây là phép lạ đầu tiên của Đức Giêsu – không chính xác là một hành động lạ kỳ trên sân khấu thế giới. Hầu như không phải là một phép lạ đầu tiên nổi đình đám. Thay vì vậy, Đức Giêsu biến nước thành rượu trong một tiệc cưới ở thôn quê, khi họ hết một yếu tố quan trọng để tiếp tục buổi tiệc. Tôi thắc mắc không biết những tiệc cưới đó có cụng ly chúc mừng như chúng ta thường làm không? Nếu có, họ đã nâng ly chưa? Nếu không, làm thế nào họ có thể nâng ly nước lã mà chúc mừng được? Họ đã không thể nâng ly chúc mừng sự việc tốt đẹp đang diễn ra giữa họ và cũng chẳng thể nâng ly với Thiên Chúa. Nên chúng ta có thể nói “Thật là chán!”

Nhưng điều gì là quan trọng? Đây không phải là một đám cưới rất quan trọng. Thậm chí chúng ta còn chẳng biết tên của đôi tân hôn, không biết tên của thân sinh của họ, hay họ hàng, bạn bè của họ. Lịch sử chẳng bị ảnh hưởng gì vì một gia đình nông thôn vô danh bị hết rượu trong tiệc cưới. Những sự kiện lớn hơn mới làm nên những trang sử. Dĩ nhiên, trừ khi điều gì đó đã xảy ra trong câu chuyện này; trừ khi Thiên Chúa đã làm điều gì đó có ý nghĩa cho con người mà thế giới có thể coi đó là điều không quan trọng.

Một anh bạn của tôi mới đi nghỉ ở Anh quốc về, và kể cho tôi ấn tượng đầu tiên khi anh ấy đáp máy bay ở Luân Đôn. “Anh biết không, họ lái xe sai hướng đường!” Tôi đáp “có thể hướng bên trái không đúng với chúng ta nhưng đúng với họ.” Anh ấy tiếp “họ sơn những dấu chỉ đường tại ngã tư, ‘Nhìn bên phải.’ Nếu anh đã quen với hệ thống giao thông của chúng ta và nhìn về bên trái, thấy không có xe hơi nào chạy đến và thả chân thắng, anh có thể bị nguyên chiếc xe tải phía bên phải cán chết. Dấu hiệu có thể mang nghĩa là sự khác biệt giữa sống và bị giết chết.” Anh bạn tôi đã đưa ra một sự chuyển tiếp thật dễ thương quay trở lại với câu chuyện Cana. Dấu chỉ có thể trao ban sự sống, bảo vệ sự sống và thăng tiến cuộc sống.

Quý vị có để ý thấy thánh Gioan không hề gọi việc Đức Giêsu hoá nước thành rượu là một “phép lạ” không? Thay vào đó, ngài đặt tên cho hành vi này là “dấu đầu tiên [của Đức Giêsu] tại Cana miền Galilê.” “Dấu” đầu tiên này mang tính mặc khải. Nó chỉ cho chúng ta biết Đức Giêsu và Thiên Chúa, Đấng đã sai Người đến. Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta biết về ý muốn và tấm lòng của thiên Chúa; ý định của Thiên Chúa đối với chúng ta. Những gì Người mạc khải cho chúng ta lý do để ăn mừng. Rượu, chứ không phải nước lã, được cung cấp như thức uống của bữa tiệc cho cộng đồng bị xem là vô nghĩa đối với thế giới – nhưng quý giá đối với Thiên Chúa của Đức Giêsu.

Chúng ta đã quen những câu chuyện Tin mừng hết tuần này sang tuần khác, và chúng ta đã biết một thực tế Tin mừng căn bản: Những điều vô nghĩa lại có ý nghĩa trong cái nhìn của Thiên Chúa. Họ có lý do để ăn mừng, để nâng ly rượu Cana và uống mừng Thiên Chúa của họ: Thiên Chúa của những gì không quan trọng, bị coi thường, bị chèn ép và lao công vất vả. Phép lạ này diễn ra tại Galilê giữa những người mà tôn giáo thức thời của Giêrusalem xem là bán dân ngoại. Galilê ở xa Giêrusalem, nhiều con đường thông thương đi ngang qua khu vực này và vì thế có nhiều cuộc hôn nhân khác tôn giáo với Dân ngoại. Tôn giáo của thành phố lớn cũng buộc tội người Galilê về việc làm suy giảm Dothái giáo. Hãy nhớ lại câu nói mà Na-tha-na-en nói với Philip khi ngài nói “Chúng tôi đã gặp thấy Đấng mà sách luật Môisê đã nói tới…” Na-tha-na-en hỏi Philip: “Từ Na-za-ret làm sao có cái gì hay được.” Na-za-ret thuộc miền Galilê và Na-tha-na-en nói lên cái thành kiến mà mọi người có về người Galilê.

Chúng ta cũng không quên sự hiện diện của Đức Maria tại tiệc cưới. Đức Maria như một người dẫn giải bữa tiệc. Mẹ nói với Đức Giêsu: “họ hết rượu rồi.” Tin mừng thánh Gioan ám chỉ xa hơn những gì trình bày cho độc giả bình thường. Độc giả quen thuộc của thánh Gioan sẽ nhận thấy nơi lời của Đức Maria nói đến nhu cầu của con người, không chỉ là nhu cầu của gia đình có đám cưới đó cần rượu, nhưng là nhu cầu cần được thỏa mãn và lý do để ăn mừng.

Chúng ta có thể tự hỏi mình: đâu là thứ rượu còn thiếu trong đời tôi? Thiếu mục đích – thiếu niềm vui – thiếu cộng đoàn – thiếu sự tha thứ - thiếu bạn hữu, … Được thúc đẩy bởi lòng tín thác của Đức Maria, chúng ta đặt những nhu cầu của mình trước Chúa, “Lạy Chúa, con thiếu…” Hãy lấp đầy những thiếu thốn. Rồi chúng ta lắng nghe trong cầu nguyện lời đáp trả của Chúa. Cái gì những cơ hội mới này tự bày tỏ cho tôi? Món quà nào tôi chưa mở ra hay chưa sử dụng mà nay tôi quan tâm đến chúng? Đâu là những nhu cầu mà tôi biết rằng tôi cần có một lời đáp trả? Chúng ta lắng nghe và làm theo hướng dẫn của Đức Maria, “Người bảo gì các anh cứ làm theo.” Chúng ta có thể đáp trả những gì chúng ta nghe được vì Thiên Chúa đã gọi tên chúng ta là “Môn đệ của Giêsu,”một cộng đoàn được làm cho mạnh mẽ bởi Thánh Thần để sống lời mời gọi của chúng ta như “hiền thê” của Thiên Chúa chúng ta.

Tên của người và nơi chốn trong sách thánh thường quan trọng. Ví dụ, Êzêkien nghĩa là “Xin Chúa làm cho trẻ này nên mạnh mẽ.” Trong Thánh kinh một số người được thay tên đổi họ. Sau khi đức Giêsu gọi Simon, tên ông được đổi thành Phêrô (nghĩa là Đá). Khi Chúa đổi tên ai đó, thường là họ được Thiên Chúa trao cho một sứ vụ đặc biệt.

Isaia nói rằng Thiên Chúa sẽ đổi tên dân người. Họ được cứu thoát khỏi cảnh lưu đày Babylon, nhưng vẫn trong tình trạng tồi tệ. Họ bị gọi là “Đồ bị ruồng bỏ” và đất của họ bị tiếng là “Phận bạc duyên đơn”. Thiên Chúa sẽ cho họ một cái tên mới, “Ái khanh lòng ta hỡi” xứ sở họ nức tiếng là “Duyên thắm chỉ hồng.” Dân không thể giúp đỡ nhưng lắng nghe niềm hy vọng và lời hứa cho tương lai của họ, vì khi Chúa đổi một cái tên thì Ngài cũng làm cho họ tương ứng với cái tên mới đó. Thiên Chúa, được gọi là “Đấng Tác Thành ngươi”, thì sẽ hoàn thành việc canh tân. Dân sẽ nên một với Thiên Chúa như cô dâu nên một với chàng rể. Sự kết hợp mới mẻ này sẽ là nguyên do cho một đất nước tầm thường, những người là đối tượng cho sự khinh bỉ, mắng nhiếc, để được hoan hỉ. Quý vị có hiểu tại sao bài đọc Isaia hôm nay được chọn để hoàn tất bài Tin mừng hôm nay không? Đó là việc Chúa khởi sự một cuộc sống mới cho một dân bị bỏ rơi, thiết lập một mối tương quan yêu thương vĩnh cửu với họ.

Lời hứa của Isaia được hoàn thành nhờ Đức Giêsu, Đấng tham dự một tiệc cưới miền quê và cho họ một lý do an mừng với những chum đầy rượu. Người bị coi là “Đồ bị ruồng bỏ” nay được nhớ tới. tại Cana, “Đấng Tác Thành” kết hôn với dân và sợi dây buộc chặt họ, chúng ta với Chúa thì không bao giờ có thể đứt lìa. Nếu ai trong chúng ta bỏ đi làm “việc riêng của mình” và cảm thấy đây là lúc trở về với Thiên Chúa, thảm đỏ trải ra, cánh cửa rộng mở và ly rượu mừng rót tới miệng đón họ về. Như ở miền Bắc chúng ta vẫn hay nói “Mời vào! Xin cứ tự nhiên như ở nhà.”

Rượu là dấu chỉ cho những người đã chịu đau khổ và chờ đợi lâu ngày biết rằng thời đại mới của Đấng Messia đã bắt đầu. Nghi lễ thanh tẩy với những chum nước nay không còn cần thiết nữa vì đức Giêsu, rượu mới và dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa, đã đến. Nhờ Người chúng ta có thể được thanh tẩy bên trong, Đấng Tạo Thành đã biến chúng ta nên mới.

Thánh Phaolô đã nói đúng: có nhiều đặc sủng của Thánh Thần. “Thần Khí tỏ ra nơi mỗi người mỗi khác vì ích chung. Mỗi chúng ta nhận được đặc sủng, thường là một đặc sủng cụ thể, “biểu lộ” Thánh Thần. Những ân sủng này đến từ Thiên Chúa, “nhưng chỉ một Thần Khí duy nhất ấy làm nên tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách tùy theo ý [của Người]”. Khi tôi đi giảng lễ ở các xứ đạo hoặc ở những cơ sở tĩnh tâm, tôi thấy ân sủng của Thần Khí hiện thân nơi mỗi người tôi gặp gỡ. Có những người: quan tâm đến người bệnh và già nua không nhà; tập hát ca đoàn và lĩnh xướng trong phụng vụ; công bố sách thánh; quản lý phòng thực phẩm cho người nghèo; tổ chức các ban hậu sự để lo an ủi những tang gia; tư vấn cho giới trẻ; hỗ trợ những người một mình nuôi con; chào đón người ta khi đến cử hành phụng vụ; làm nhân viên văn phòng giáo xứ, …

Vẫn còn nhiều nữa, nhưng quý vị có được một ý niệm như thế. Gọi họ là thừa tác viên chính thức hay không chính thức của hội thánh. Nhưng chắc chắn họ là phản chiếu công việc của Chúa Thánh Thần; dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang sống giữa chúng ta và tiếp tục biến nước thành rượu; cuộc sống bình thường thành thứ nước bổ dưỡng của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Hôm nay là một ngày tốt để công nhận và chúc phúc cho những thừa tác viên chính thức và không chính thức của giáo xứ - hội đồng mục vụ - để có thể đào sâu vai trò tư tế và ngôn sứ trong phép rửa của mỗi người.

Chúng ta cần có nhiều đặc sủng trong Giáo hội. Quả là chán ngắt khi tất cả chúng ta đều có cùng một đặc sủng giống nhau. Như thế, chúng ta thật tội nghiệp, thiếu thốn biết bao! Danh sách liệt kê các ân sủng của thánh Phaolô chưa phải là đầy đủ vì ngài cũng đã nêu tên những ân sủng khác ở những nơi khác trong thư của ngài. Ngài nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa, Đấng thấu biết nhu cầu của chúng ta và ban những ơn ấy cho chúng ta qua nhiều thành viên khác nhau của cộng đoàn.

Vì thế, chúng ta tự hỏi, “Ân sủng nào Chúa đã ban cho tôi? Làm thế nào tôi có thể sử dụng ân sủng ấy để phục vụ người khác?” Hay có thể nói như thánh Gioan “Làm sao tôi có thể trở thành dấu chỉ của sự hiện diện năng động của Thiên Chúa trong thế giới này? Có gì trong lời nói và hành động của tôi có thể hướng người ta đến với Thiên Chúa?”

Học viện Đaminh chuyển ngữ
 
Ngày thứ Ba
Lm Vũđình Tường
07:08 14/01/2010
Ngày thứ ba hay số ba đóng một vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Đức Kitô.

Ngày thứ ba không nhất thiết phải là sau ngày thứ hai trong tuần. Ngày thứ ba có một nghĩa khác là sau ba ngày. Sau ba ngày có thể là bất cứ ngày nào trong tuần kể từ khi sự việc xảy ra. Có cách diễn tả khác đó là ba ngày sau.

Đức Kitô làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana tại Galilê vào ngày Thứ Ba. Quan trọng hơn nữa Ngài sống lại từ cõi chết sau ba ngày. Cũng là con số ba. Quan trọng nhất là tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.

Đổi mới

Ngày thứ ba trong tiệc cưới Cana có đổi mới. Nước lã biến thành rượu ngon.

Bầu cũ, bình da cũ tượng trưng cho một dân tộc, cá nhân, mà tinh thần bạc nhược, hèn nhát, không còn minh mẫn, sáng suốt nhận biết chân giả, đúng sai. Để phân biệt hư thực đúng sai, điều tốt lành, trọn hảo dân tộc đó, cá nhân đó, cần một tinh thần mới, sức sống mới. Đó là loại rượu mới.

Rượu mới tượng trưng cho trật tự mới. Một trật tự có nguồn gốc phát xuất từ tình yêu. Mọi lời nói, cử chỉ, việc làm do tình yêu chân thành thúc đẩy, hướng dẫn, đều bắt nguồn từ trật tự mới. Đó là đạo lí mới, cách sống mới, được Lời Chúa hướng dẫn, chỉ dậy cách sống, cách thờ phượng mới.

Trật tự mới rút ra từ trật tự cũ đó là nước lã. Châm ngôn ‘lạt như nước ốc’ diễn tả một tấm lòng thiếu chân thành, tự nguyện, một tình cảm nhạt nhẽo, không ân cần, săn đón, chăm sóc.

Rượu mới, đạo lí mới, cách sống mới Đức Kitô rao giảng tốt hơn đạo lí cũ, cách xử thế cũ. Cách xử thế cũ nặng hình thức, trình diễn bên ngoài được thay thế bằng cách sống mới đầy yêu thương.

Cựu Ước cũng nhắc đến tầm quan trọng của con số ba. Sách Xuất Hành chương 19 nhắc lại biến cố dân Israel sau ba tháng bỏ đất cũ Ai Cập đến miền đất mới Sinai. Tại nơi đây Môsê nhận lệnh từ Giavê Thiên Chúa, sau ba ngày Ngài thiết lập Giao Ước, Môsê nhận Mười Điều răn.

Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, ba ngày sau Ngài nhận hai môn đệ là Philiphê và Nathanaen.

Ngày thứ ba trong cuộc Phục Sinh của Đức Kitô mang đến cho nhân loại một chiến thắng khải hoàn. Qua đó những ai tin sẽ nhận ơn cứu độ, thoát ách xiềng xích của ma quỉ do tội lỗi gây nên và trở nên con Thiên Chúa, dân tuyển chọn. Đây là một đổi mới toàn diện con người, bắt đầu từ trong tâm, tràn đầy yêu thương, cảm thông và tha thứ. Thành quả sau ba ngày mai táng trong mồ. Ngài sống lại ban cho nhân loại sự sống mới.

Tiệc cưới

Kinh thánh dùng hình ảnh ngày vui tiệc cưới nói về niềm vui nước trời cho những ai đáp lại lời Đức Kitô mời gọi. Người tham dự tiệc cưới cần có sốt sắng tham dự và tinh thần sẵn sàng. Dụ ngôn mười trinh nữ dự tiệc cưới cho thấy chuẩn bị và sẵn sàng là thiết yếu. Thiếu chuẩn bị sẽ thua thiệt vì bị từ chối nhập tiệc Mt 25.

Dự tiệc cưới nước trời cần mặc áo cưới. Trước khi dự tiệc cưới mặc áo nào cũng được mời. Sau khi vào tiệc, cần phải mặc áo cưới.

Đây là điều bắt buộc.

Bấy giờ nhà vua tiến vào phòng quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy. Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới. Người ấy câm miệng không nói được gì. Bấy giờ nhà vua bảo gia nhân trói tay chân nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Mat 22, 11

Bài học cần lưu ý cho những ai ăn bận, diêm dúa, loè loẹt, thiếu kín đáo và thiếu chuẩn bị khi tham dự thánh lễ. Họ trả lời thế nào về tinh thần và thái độ sẵn sàng tham dự tiệc cưới. Vẫn biết quyền phán xét dành riêng cho Chúa nhưng nhìn y phục khó tránh khỏi nhận xét về tư cách.

Tinh thần

Tinh thần đóng một vai trò quan trọng liên quan đến y phục. Đây không phải là cơ hội trưng diện, khoe khoang. Cần ăn mặc lịch sự thích hợp cho việc tham dự thánh lễ. Như thế nào là lịch sự, thích hợp?

Một tấm lòng yêu mến thiết tha, biết ăn mặc thế nào cho xứng khi đón nhận Chúa vào lòng. Cần chuẩn bị kĩ trong ngoài trước khi đến gặp Chúa. Đến với Chúa trong tâm tình khiêm nhường, lòng thiết tha và tinh thần vui tươi. Đến với Chúa với tâm tình đơn hèn vui thích, không cảm thấy dự lễ là điều bắt buộc, chu toàn lề luật. Đến do lòng mong ước, tâm tình yêu mến, sẵn sàng tham dự các nghi thức một cách chân thành, vui vẻ và hoà đồng với những anh chị em khác.

Quí bạn dự lễ đứng ngoài thánh đường cần xét lại cách thờ phượng riêng mình. Lí do giải thích cho việc đứng ngoài có nhiều. Chính đáng hay không mình bạn biết. Thực tế việc làm gây nên một số điều không hay. Vì nhiều lí do.
  • Dễ bị chia trí khi dự lễ.
  • Khó tập trung khi nghe các bài đọc và bài giảng.
  • Tâm tình cầu nguyện bị chi phối bởi hoàn cảnh.
  • Đôi khi vừa dự lễ vừa chuyện vãn.
  • Là gương mù cho người khác bắt chước.
Bạn nghĩ thế nào khi mình là duyên cớ cho người khác vấp phạm.
 
Chúa đến mang lại niềm vui và hạnh phúc
Lm Inhaxiô Trần Ngà
12:14 14/01/2010
Chúa Nhật thứ hai thường niên (Ga 2,1-11)

Một số người cho rằng sứ mạng của Chúa Giê-su khi đến trần gian là cứu rỗi phần hồn con người để cho họ được hưởng hạnh phúc đời sau; ngoài ra, Người không còn bận tâm nào khác.

Thật ra không phải thế, vì ngoài việc loan Tin Mừng và tự hiến đời mình cứu độ nhân loại, cho họ được hưởng hạnh phúc đời sau, Chúa Giê-su còn thiết tha đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người ngay trên cõi đời nầy nữa.

Sự kiện xảy ra tại tiệc cưới Ca-na chứng tỏ điều đó.

Hôm ấy, Chúa Giê-su đến tham dự tiệc cưới tại Ca-na cốt để đem lại niềm vui cho cô dâu chú rể và chúc lành cho họ được trăm năm hạnh phúc. Chúa Giê-su xem đây là điều quan trọng nên Người không chỉ tham dự một mình mà cùng đi với Đức Mẹ và các môn đệ để cho niềm vui của đôi hôn nhân được nhân lên.

Thế rồi, điều bất ngờ xảy ra: đang giữa tiệc vui bỗng hết rượu. Đây là chuyện không may và ngày vui của đôi tân hôn có nguy cơ trở thành ngày rầu rĩ vì cô dâu chú rể sẽ bị gièm pha trách móc, tiệc cưới sẽ để lại ấn tượng đáng buồn trong lòng mọi người.

Trước tình thế đó, Mẹ Maria tìm đến với Chúa Giê-su để xin Người cứu vãn. Thế là mặc dù “giờ của Người” chưa đến (Ga 2,4), Chúa Giê-su cũng đã thực hiện phép lạ đầu tay, hoá nước thành rượu ngon với số lượng dư dật để đem lại niềm vui và hạnh phúc chan hoà cho mọi người.

Sự việc nầy cho thấy hạnh phúc của con người là mục tiêu quan trọng mà Chúa Giê-su hằng nhắm tới. Sau nầy, Chúa Giê-su thực hiện nhiều phép lạ khác cũng không ngoài mục tiêu đó.

Vì muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người goá phụ Na-in nên Chúa Giê-su đã cho con trai bà đã chết được sống lại, dù bà chưa ngỏ lời van xin. (Lc 7,11-17)

Vì muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hai chị em Matta và Maria ở Bêtania đang sầu thảm vì mất em, Chúa Giê-su đã truyền cho La-da-rô chết chôn trong mồ được sống lại. Nhờ đó, cả gia đình được chan hoà niềm vui. (Ga 11, 32-43)

Cũng vì muốn đem lại niềm vui cho hai môn đệ Em-mau đang sống trong ưu phiền thất vọng, Chúa Giê-su phục sinh đã hiện ra, cùng đồng hành với các ông, đem lời kinh thánh sưởi ấm tâm hồn sầu muộn của các ông. (Lc 24, 32)

Và rất nhiều phép lạ khác Chúa Giê-su thực hiện như cho người mù được xem thấy, cho người điếc được nghe, người què đi được, người phong hủi được sạch, người câm được nói, cho người đói được ăn, cho người nghèo được nghe Tin Mừng... cũng đều nhằm đem lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân.

Hơn nữa, Chúa Giê-su không muốn đem lại cho người đời một niềm vui chóng qua, một thứ hạnh phúc mong manh như sương mai, nhưng là một thứ hạnh phúc vững bền đặt nền trên tình yêu thương huynh đệ.

Biết rằng con người sẽ luôn luôn bất hạnh nếu thiếu vắng tình thương, rằng tình thương là yếu tố cốt thiết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho muôn người, nên Chúa Giê-su đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương trên mặt đất: "Thầy đã đến ném lửa (tình thương) vào mặt đất và Thầy ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên" (Lc 12, 49) và Chúa Giê-su không ngừng kêu gọi mọi người chung tay góp sức xây dựng một thế giới yêu thương huynh đệ: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em." (Gioan 13, 34)

Như thế, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những người chung quanh không còn là chuyện nhỏ nhưng là một quan tâm hàng đầu của Chúa Giê-su.

Là kitô hữu, là cánh tay nối dài của Chúa Giê-su, chúng ta cũng được mời gọi tiếp tay với Người để vun đắp niềm vui và hạnh phúc cho những người đang sống quanh ta bằng cách khơi bùng lên ngọn lửa yêu thương mà Chúa Giê-su đã mang xuống thế gian, tức là quyết tâm sống theo luật yêu thương của Người, để nhờ đó, gia đình, thôn xóm và giáo xứ chúng ta được chan hoà hạnh phúc.

Đó cũng là con đường nên thánh, là chìa khoá thiên đàng của mỗi người chúng ta.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
17:33 14/01/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ ngày 16 đến 31-01-2010

Ngày 16-1-10: Muôn lạy Chúa, giờ đây theo Lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được bình an ra đi. (Lc 2, 29)

Ông Si-mê-on vui mừng, thỏa lòng vì thấy Lời Chúa nói, nay đã được mãn nguyện. Tôi cũng hát lên: “Giờ tôi đã thấy, đã hiểu và đã tin, tin rằng Thiên Chúa đã nghe lời tôi xin, đưa đường cho tôi…

Ngày 17-1-10: Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ, Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của It-ra-en Dân Ngài. (Lc 2, 30-32)

Tin Mừng, việc làm của Chúa luôn hướng về việc cứu dân ngoại. Còn tôi hôm nay đang chú trọng tới những việc nào cho xã hội.?

Ngày 18-1-10: Cha mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-on vừa nói về Người. (Lc 2, 33) -- Bà Maria và ông Giuse chưa hiểu được những Lời Thánh Thần đã mạc khải cho ông Si-mê-on nói về Chúa Giêsu. Xin giúp con biết khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa.

Ngày 19-1-10: Người thấy trong đền thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu và những người đang ngồi đổi tiền. (Ga 2, 14)

Nếu Chúa Giêsu vào trong các nhà thờ của ta hôm nay Ngài thấy gì? Tôi cần làm cho Chúa vui lòng, đừng để Chúa phải nóng giận.

Ngày 20-1-10: Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. (Ga 2, 15)

Chúa muốn đuổi súc vật ra bên ngoài đền thờ. Ngày nay có người đã lạm dụng đền thờ để làm nhiều việc quá đáng như cái chợ buôn bán. Tôi chỉ dùng nguyện đường để học hỏi Lời Chúa và cầu nguyện.

Ngày 21-1-10: Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây! Đừng biến nhà tôi thành nơi buôn bán! (Ga 2, 16) -- Chúa Giêsu hôm nay cũng đang nói với bạn và tôi qua lương tâm và qua người khác một cách quyết liệt. Tôi thấy có được đánh động và quyết tâm làm tốt đẹp cho mục đích nhà của Chúa?

Ngày 22-1-10: Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định, Đức Giêsu đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. (Cv 2, 23) -- Tổng trấn Phi-la-tô quyết định và binh lính Rô-ma đem giết Chúa Giêsu. Tôi noi gương Chúa chết đi mỗi ngày.

Ngày 23-1-10: Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. (Cv 2, 24)

Khi tôi quyết không phạm tội là chết đi, để được sống lại với Chúa ngay từ bây giờ. Xin giúp con được hoàn toàn tự do sống cho Chúa.

Ngày 24-1-10: Vua Đavit đã nói về Người rằng: “Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu để tôi không nao lòng. (Cv 2, 25) -- Hãy tạo cho mình một cung thánh ngay trong tâm hồn. Nên tôi luôn thấy Chúa hiện diện, được sống trong sạch và bình an.

Ngày 25-1-10: Những ai bền chí làm việc thiện, mà tìm vinh quang, danh dự và phúc trường sinh bất tử thì Thiên Chúa sẽ cho họ được sống đời đời. (Rom 2, 7) -- Việc lành làm suốt đời không đủ, việc dữ trong giây lát có thừa. Vậy tôi kiên trì làm việc lành phúc đức.

Ngày 26-1-10: Người sẽ bắt mọi kẻ làm điều ác phải gian nan khốn khổ, trước là người Do thái, sau là người Hy lạp. (Rom 2, 9).

Thiên Chúa luôn công bằng đối với mọi người, ai cũng phải xét xử. Tôi được thưởng hay bị phạt là do mình làm điều lành, hoặc điều ác.

Ngày 27-1-10: Người ta được Thiên Chúa coi là công chính, không phải vì nghe biết Lề Luật; nhưng là vì tuân giữ lề luật. (Rom 2, 13)

Nhiều người đã học, đã nghe Lời Chúa; nhưng không áp dụng vào đời sống. Bạn và tôi quyết đem Lời Chúa thực hành trong đời sống.

Ngày 28-1-10: Chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan của mầu nhiệm Thiên Chúa đã được giữ bí mật,…đã tiền định từ trước muôn đời,... (I Cor 2, 7). -- Bí mật là kế hoạch Thiên Chúa trong Đức Kitô là Tin Mừng. Tôi đêm ngày đọc Kinh Thánh để làm ngôn sứ cho Ngài.

Ngày 29-1-10: Không một ai trong các thủ lãnh thế gian này đã được biết lẽ khôn ngoan ấy, vì nếu biết, họ đã chẳng đóng đanh Đức Chúa hiển vinh vào thập giá. (I Cor 2, 8) -- Đức Chúa hiển vinh là Thần Linh rực sáng trong Đức Kitô, uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa.

Ngày 30-1-10: Nhưng như đã chép: Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người. (I Cor 2, 9)

Điều đã chép theo văn chương Do thái hoặc trích dẫn ngụy thư Khải Huyền của ông Ê-li-a, nói lên điều vượt trí khôn con người.

Ngày 31-1-10: Còn chúng ta, chúng ta đã được Thiên Chúa mặc khải cho, nhờ Thần Khí. Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa. (I Cor 2, 10)

Thần Khí là sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa dành cho ai khát khao đón nhận Ngài. Thần Khí sẽ giúp họ thông hiểu sự Khôn ngoan. Tôi cần thanh tẩy tâm hồn, mới được đón nhận Thần Khí dẫn dắt.

* Phó tế: GB Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 14/01/2010
CHỈ ĐIỂM ĐƯỜNG LỐI

N2T


Ngày nọ, một người lữ hành men theo ven đường mà đi, có một người mắt lộ hung quang, hai tay đầy vết máu đang cưỡi ngựa tiến đến, rồi tất bật chạy nhanh mà đi.

Mấy phút sau, một đoàn kỵ sĩ xuất hiện hỏi người lữ hành có thấy một người tay dính đầy máu đi qua đây, bởi vì họ đang vội vàng tìm hắn ta.

Người lữ hành hỏi:

- “Người ấy là ai ?”

- “Một tên tội phạm." Người thủ lĩnh trả lời.

- “Các ông truy tung tích hắn, có phải là bắt hắn trở về phải không ?”

- “Không phải”, kỵ sĩ trả lời tiếp: “Vì muốn hắn ta chỉ điểm đường đi.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Con người ta không ai là hoàn hảo, cho nên mới có câu nói: nhân vô thập toàn.

Nhưng dù con người ta nhân vô thập toàn thì ai cũng có cái sở trường sở đoản của mình: có người học hành chữ nghĩa thì dở, nhưng máy móc nhìn qua là biết làm ngay; có người một câu chữ Hán ngắn ngủi mà học mãi cũng không nhớ được, nhưng đường sá ngõ ngách nào hể đi qua một lần là nhớ mãi; có người đối với âm nhạc thì học mười biết một nhưng võ nghệ thì học một biết mười...

Một tên tội phạm bị truy tìm nhưng lại là người thuộc mọi ngỏ ngách trong thành phố, đến nổi người đi bắt anh ta phải tìm anh ta để nhờ chỉ điểm đường về, như thế mới biết dù tội phạm thì cũng có giá trị của nó.

Một người dù tội lỗi đến đâu thì trước mặt Thiên Chúa vẫn cứ là một linh hồn đáng yêu của Ngài, do đó mà Ngài luôn tìm cách để họ ăn năn trở lại, huống gì chúng ta chẳng có gì công trạng với anh em chị em, mà cứ lên án họ khi họ phạm lỗi lầm, bởi vì họ cũng có thể là người chỉ điểm đường lối cho chúng ta đến với Thiên Chúa, một khi họ được ơn sủng của Chúa cải hóa con người của họ.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 14/01/2010
N2T


2. Một người làm việc thiện, coi thường bản thân mình, đó là bằng chứng lòng khiêm tốn của linh hồn họ.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 14/01/2010
N2T


343. Hòa bình là bảo mẫu của nghệ thuật.

 
Để cho tình mặn nồng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:49 14/01/2010
Chúa Nhật II Thường niên C

Trăm năm hạnh phúc là lời chúc không thể thiếu trong các tiệc cưới. Tình duyên mãi sắt son và mặn nồng là điều ai cũng ước mong khi bước vào đời sống hôn nhân – gia đình. Nói về chữ tình thì có lẽ tình hôn nhân đứng hàng đầu so với các thứ tình nhân loại khác như tình mẫu tử, phụ tử, bằng hữu… Đức Bênêđictô XVI đã nhận định: “Tình yêu này, tình yêu giữa người nam và người nữ, trong đó hồn xác kết hợp bất khả phân ly và mở ra cho con người một lời hứa hạnh phúc dường như không cưỡng lại được, có vẻ là kiểu mẫu của tình yêu; bên cạnh tình yêu này, thoạt nhìn mọi hình thức khác của tình yêu hầu như mờ nhạt đi” ( TĐ Thiên Chúa Là Tình Yêu số 2 ).

Tình yêu hôn nhân được đề cao không nguyên chỉ vì người ta thoáng nhận ra nét đẹp là sự hết lòng và tính vô cầu nơi tình yêu này mà còn thấy được tầm quan trọng của nó là làm nên gia đình vốn là tế bào của xã hội. Quả thật lịch sử minh chứng rằng ở đâu mà tình yêu hôn nhân bị hạ giá thì ở đó đời sống xã hội dễ bị xuống cấp, bất ổn và nền đạo đức dễ bị băng hoại. Thánh Tông đồ dân ngoại đã dùng tình yêu đôi lứa làm dấu chỉ cho tình yêu của Đức Kitô dành cho Hội Thánh. Nhiều Ngôn sứ như Hôsê, Isaia cũng dùng hình ảnh tình yêu hôn nhân để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người. “ Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo người sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Chúa ngươi thờ” ( Is 62,5 ).

Con Thiên Chúa đã làm người, chào đời trong một mái gia đình. Khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng và trong lần đầu tiên thể hiện quyền năng, Chúa Giêsu đã cứu giúp một đôi tân hôn khỏi bẽ mặt trước quan khách trong một tiệc cưới. Qua bài tường thuật của tin mừng thánh Luca về phép lạ hóa nước thành rượu ngon của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana chúng ta có thể rút ra đôi điều nhận định về đời sống hôn nhân gia đình:

- Luôn có đó nhiều sự kiện hay biến cố dù không mong vẫn cứ đến, dù chẳng muốn vẫn cứ xảy ra. Đã tổ chức tiệc cưới thì việc chuẩn bị rượu cách đủ đầy và có dư là điều như tất yếu. Với người Do Thái thời bấy giờ thì đây là chuyện hẳn nhiên, vì theo phong tục tập quán thì tiệc cưới có thể kéo dài từ ba đến bảy ngày. Tiệc cưới tại Cana có thể nói là đám tiệc không nhỏ. Chúng ta có thể luận suy điều này vì có người quản tiệc và số lượng chum nước dùng cho việc thanh tẩy ( sáu chum nước, mỗi chum khoảng tử 80 dến 120 lit nước ). Tiệc lớn, ắt gia đình phải khá giả. Nhà khá giả thì chuyện chuẩn bị rượu cho khách không phải là chuyện quá sức và dĩ nhiên ít khi bị xao lãng. Thế mà tiệc chưa tàn thì rượu đã hết !

Từng hỏi nhiều đôi hôn nhân chung sống từ muời, hai muơi năm trở lên rằng các bạn đã bất hòa với nhau bao nhiêu lần, thì được câu trả lời là đếm không hết. Lại hỏi tần suất những lần mà những chuyện không như ý lớn nhỏ xảy ra là bao nhiêu, thì được trả lời là khoảng trên dưới một tuần một lần. Quả thật khi đã chung sống, chung mâm, chung nhà, chung… thì khó tránh được sự “chung đụng” do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan từ phía này hoặc phía kia. Nhìn nhận hiện thực cuộc sống để rồi chủ động tìm cách giải quyết, khắc phục, nghĩa là để duy trì và phát triển sự mặn nồng của tình yêu.

- Ngoài nỗ lực của bản thân người trong cuộc là đôi bạn thì rất cần đến sự giúp đỡ của người thân và cả những người hữu quan miễn là họ vốn có tầm lòng và sự bén nhạy với các tình huống. Tấm lòng và sự nhạy bén của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana thì chúng ta đã rõ. Không kể Chúa Giêsu, có lẽ khách dự tiệc hôm ấy đang ở cao trào của tiệc vui vì tình trạng “ ngà ngà say”, nên dường như chẳng có ai phát hiện sự cố thiếu rượu. Với tấm lòng nhạy bén, Mẹ Maria đã nhận ra sự cố này để rồi đến xin Chúa Giêsu ra tay can thiệp, cứu giúp.

“Chuyện mình thì quáng, chuyện người thì sáng”. Sự thường người ngoài cuộc thì dễ có sự bình tâm để nhìn nhận vấn đề hơn. Tuy nhiên người ở ngoài này phải có cái tâm, cái tình và cái nhìn cách nào đó như tình người trong cuộc, nghĩa là xem như chuyện của mình. Để cho tình yêu hôn nhân vững vàng trước những sóng gió bễ đời, thì sự góp phần của mẹ cha, ông bà, thân bằng quyến thuộc là điều đáng trân trọng và đáng cầu mong. Xin đừng quên vai trò thiết yếu và hữu hiệu của người Mẹ đã nhận nhân loại chúng ta làm con khi Người đứng dưới chân thập giá năm nào ( x.Ga 19,26-27 ). Đến với Mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ dẫn đến với Giêsu, Con của Mẹ là Đấng mà không có sự gì là không thể làm được.

- Đã yêu thì không chờ cơ hội cũng chẳng đợi đến thời đến buổi. Dù chưa đến giờ bày tỏ vinh quang, nhưng vì yêu thương Chúa Giêsu đã ra tay giáng phúc cho đôi tân hôn hôm ấy. Dù đã cùng với các môn đệ lánh riêng một nơi để nghỉ ngơi thế mà trước đoàn lũ dân chúng đông đảo như chiên không người chăn thì Chúa Giêsu đã tiếp tục giảng dạy họ nhiều điều ( x. Mc 6,30-34 ). Tình yêu đòi hỏi chúng ta phải làm ngay hôm nay những gì ở trong tầm tay. Thiên Chúa là Tình Yêu và với Người thì mọi sự đều là hiện tại. Đã yêu hay sẽ yêu thì chưa hẳn là yêu. Động từ yêu cần phải luôn ở trong thì hiện tại.

- Sự kiện Chúa Giêsu làm cho sáu chum nước tức là khoảng sáu đến bảy trăm lít nước lã hóa thành rượu ngon hảo hạng khiến chúng ta nhận ra một quy luật của tình yêu đó là phải nhiều và mặn nồng hơn mãi. Có lẽ nhiều đôi bạn như chưa nhận thức đủ quy luật này. Tương tự như sự học, chuyện tình yêu như con thuyền đi dòng nước ngược. Không tiến thì ắt lùi.

- Để mặn nồng trong tình yêu thì lời căn dặn của Mẹ Maria quả là rất đáng lắng nghe và tuân giữ: “Người bảo gì thì hãy làm theo”. Thực thi lời Chúa dạy là điều tất yếu, nếu muốn vẹn chữ tình. Xin chớ dong dài luận lý trước mệnh lệnh Chúa truyền nếu chúng ta đã tin nhận Người là Đấng toàn tri và nhân hậu vô cùng. Vẫn có đó nhiều lứa đôi than vãn rằng con cầu xin mãi mà Chúa chưa ban cho gia đình ấm êm, thuận hòa. Trong nhiều lý do thì thường có lý do này là họ vẫn mãi cố chấp biện minh cho mình mà không thực thi điều Chúa phán trong lương tâm hay qua sự hướng dẫn của các mục tử hay qua sự khuyên bảo của những người khôn ngoan và đầy thiện ý.

- “Hãy đổ nước đầy các chum !” Đây là nước dùng cho việc thanh tẩy theo tục lệ của người Do Thái thời bấy giờ. Tập tục lúc bấy giờ, khi dùng bữa người Do Thái không ngồi trên ghế mà nằm nghiêng giữa sàn nhà. Vì thế việc rửa chân tay không chỉ mang tính lễ nghi thanh tẩy theo truyền thống mà còn để giữ vệ sinh cho sàn nhà, nơi các thực khách nằm mà dùng bữa. Để giữ sự mặn nồng tình yêu thì Chúa Giêsu lại ra lệnh làm một việc của sự thanh tẩy. Điều này nhắc nhớ chúng ta sự thật này: những bất hòa, bất ổn trong tình yêu hôn nhân gia đình thường có nguyên nhân là lỗi hay tội của ai đó hay của cả đôi bên. Thanh tẩy tâm hồn là điều cần thực hiện liên lĩ. Thanh tẩy không nguyên chỉ để cho tâm hồn mình trong sáng, tinh sạch mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu thương.

Tu thân -Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. Cái nhìn của người xưa vẫn chưa hề lỗi vậy.
 
Cuộc hôn phối kì diệu
Cao Huy Hoàng
17:51 14/01/2010
Suy niệm lời Chúa CN 2 Thường niên C (Is 62, 1- 5; Cr 12, 4-11; Ga 2, 1-11)

Con người là một tuyệt phẩm của Thiên Chúa sáng tạo. Nhưng con người đã dùng tự do đánh mất vẻ đẹp nguyên tuyền thưở ấy, thưở E-đen, nơi Thiên Chúa thích đùa vui với con người. Những tưởng Thiên Chúa bỏ đi công trình của Ngài, nhưng không, Ngài không “ruồng bỏ”, nhưng Ngài “tái lập một giao ước mới vững bền”, vì lòng thương của Ngài ngàn thu… Tiên tri Isaia khẳng định một niềm hy vọng cho con người tội lỗi:

Chẳng ai còn réo tên ngươi: "Đồ bị ruồng bỏ!"
Xứ sở ngươi hết bị tiếng là "Phận bạc duyên đơn."
Xứ sở ngươi nức tiếng là "Duyên thắm chỉ hồng."
Vì ngươi sẽ được ĐỨC CHÚA đem lòng sủng ái,
và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi.
5 Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ,
Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về.
Như cô dâu là niềm vui cho chú rể
”.(x. Is 62, 1- 5)

“Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới người về”. Con người được Chúa đem lòng sủng ái, và thiết lập hôn ước”. Ôi còn hạnh phúc nào hơn! Thân phận bụi tro trong xác hay chết của con người, được Thiên Chúa dủ lòng xót thương, được Ngài đoái mắt tới, và biến đổi thành “hiền thê” của Ngài -“như cô dâu là niềm vui cho chú rể”.

Nhớ lại biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Jordan, và toàn cảnh hôm ấy, không ai quên được có một Thiên-Chúa-làm-người đang cúi đầu nhận phép rửa của Gioan, và trời mở ra Thiên Chúa Cha phán: “Đây là con ta yêu dấu, rất đẹp lòng ta”.(Lc.3,22)

Và nhớ lại phép rửa tội của mỗi người, chúng ta cũng có thể tin một toàn cảnh tương tự, và tin là “Thiên Chúa đang hôn phối với chính đương sự”. Cuộc hôn phối kỳ diệu giữa Thiên Chúa chí thánh chí thiện và một con người phàm hèn, tưởng đơn giản chỉ với một khế ước “tôi từ bỏ ma quỷ và các việc của nó, Tôi tin Thiên Chúa, tin Chúa Giêsu, tin Chúa Thánh thần, tin Giáo Hội …”, nhưng lại là một giao ước vững bền tới ngàn thu. Ấy vậy, cũng có thể nói “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly” (Mt 19,6). Quả thật, giáo lý dạy rằng, chúng ta chỉ được lãnh nhận bí tích rửa tội có một lần, mà hiệu quả cả đời. Suy tư nầy, nhắc nhớ mỗi người chúng ta rằng, chúng ta đã được Thiên Chúa sủng ái, và đã cưới chúng ta về, qua bí tích rửa tội, nhờ máu thánh Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta trở nên con yêu dấu của Cha, trong một nghĩa nào đó, chúng ta trở nên hiền thê chung thủy của Thiên Chúa. Ôi! Vinh dự lắm thay!
Mỗi lần tham dự Lễ Cưới, xin hãy nhớ đến cuộc hôn nhân kỳ diệu của chính mình: Thiên Chúa đã cưới tôi! Tôi là hiền thê của Ngài. Tôi phải chung thủy với Ngài. Vì “sự gì Thiên Chúa dã liên kết, loài người không được phân ly”.

Thư Thánh Phaolô lại nhắc đến một cuộc hôn phối kỳ diệu thứ hai: Hôn Phối của Chúa Kitô và Hội Thánh, trong Chúa Thánh Thần. Nếu mỗi người cùng được Thiên Chúa hôn Phối qua bí tích rửa tội, thì cùng là anh em trong một nhiệm thể Chúa Kitô. Vì chính Đức Giêsu cũng bằng lòng nhận phép rửa như một tội nhân trong nhân loại. Và hơn thế nữa, Chúa Giêsu như “tân lang” của Thiên Chúa Cha gửi đến để cùng với “tân giai nhân” vĩnh thệ một hôn ước mới, và hôn ước ấy được ký bằng chính Máu thánh của Ngài. Tân giai nhân, người đã kết hiệp với Chúa Giêsu, cũng trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài trong mọi sự và nhất là đồng tế lễ đời mình với lễ tế thập giá của người mình yêu mến trên thập giá của mình mỗi ngày. Việc tế lễ ấy, mỗi người một cách theo như phân định của Thánh Thần theo ơn gọi của Thiên Chúa Cha. Vì thế “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” (1 Cr 12, 4-7). Vâng “chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người”. Chính Chúa là căn tính duy nhất, là mối dây duy nhất mở đường cho lòng thủy chung của một hôn ước thánh thiện giữa Chúa Kitô và Hội Thánh Người, giữa mỗi thành phần, mỗi nhiệm thể, trong cùng một nhiêm thể.

Bài Tin Mừng đề cập đến cuộc hôn nhân kỳ diệu thứ ba: cuộc hôn nhân của nam nữ. Chúa Giêsu hiện diện trong bữa tiệc cưới tại Cana. Và chính trong tiệc cưới nầy mạc khải cho chúng ta nhiều điều quí giá:

-Sự hiện diện của Chúa làm cho hôn nhân tự nhiên nâng lên hàng bí tích. Vì hôn nhân công giáo không được phép dừng lại ở cấp độ tự nhiên, nhưng phải được Chúa chúc phúc, chúa ban ân sủng thì hôn nhân tự nhiên ấy mới duy nhất, bền vững- theo nghĩa đơn hôn và vĩnh hôn của giáo lý dạy. Ân sủng Chúa ban là việc Chúa biến nước lã thành rượu ngon, Chúa biến những ngày nhạt nhẻo thành nồng ấm, Chúa biến những âu lo thành nỗi vui mừng, Chúa biến những chán chường thất vọng thành hoan lạc hy vọng… Có Chúa trong đời sống hôn nhân công giáo, có thể nói là có bình an và hạnh phúc. Vì thế, hãy giữ Chúa Giêsu luôn tham dự tiệc cưới của mình, bữa tiệc cả đời người.

-Nước lã thành Rượu ngon trong hôn phối của Chúa Kitô và Hội Thánh Người là chính chén rượu nho trở thành Máu Thánh Chúa Giêsu. Kết hiệp với Chúa Giêsu qua việc rước lấy Mình Thánh, Máu Thánh Ngài, làm cho cuộc hôn nhân của Chúa Kitô và Hội Thánh Ngài luôn luôn tràn đầy sức sống, và cũng là sức sống riêng cho mỗi tâm hồn.

-Luôn có sự hiện diện của Mẹ Maria trong cuộc hôn phối của mỗi người với Thiên Chúa, với Hội Thánh và với đời sống gia đình. Mẹ luôn quan tâm, nhạy cảm đến đời sống tâm linh cũng như vật chất của mỗi người, và nơi nào, lúc nào mẹ cũng nhắc nhở chúng ta tuân giữ lời Chúa dạy “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. (Ga 2,5)

-Ơn Chúa làm cho tất cả các cuộc hôn phối đều sống chung thủy với lời kết ước. Chung thủy với Bí tích rửa tội, chung thủy với Hội Thánh và chung thủy trong đời sống vợ chồng. Việc chung thủy ấy bao gồm cả việc lớn nhỏ, trong không gian, thời gian.

Đem bài học Lời Chúa hôm nay vào cuộc sống, tôi nhớ câu chuyện nhỏ:

Một cháu bé hỏi bà:

-Bà ơi, sao suốt đời bà chỉ là một gánh chè thuộc lòng những đường dài lối tắt, những ngỏ hẻm hang cùng….
-Bà đã hôn phối với gánh chè nầy rồi con ạ. Thấy nhỏ bé thế đấy, mà nhờ chung thủy với nó, nó đã giúp bà chung thủy với chồng con,với giang sơn nhà chồng đấy con ạ.

Vâng tình yêu hôn phối của chúng ta đối với tình yêu Thiên Chúa, tình yêu Chúa Giêsu, tình yêu Hội Thánh, tình yêu hôn nhân vợ chồng cũng đòi buộc chúng ta ‘trung tín trong từng việc nhỏ như vậy”.

Thảo nào, có người thích nói đùa, “tôi đã hôn phối với vợ tôi, hôn phối luôn với chiếc răng khểnh của nàng”.

Nếu hiểu hôn phối là chung thủy, theo cách nào đó, thì, hôn phối với Chúa Kitô, cũng là hôn phối với, và tôn trọng, yêu thương cả những con người đau khổ, xấu xí, hèn hạ nhất của Ngài, mà tưởng mình không yêu được.

Lạy Chúa, tai tiệc cưới Cana, Chúa đã nhắc cho chúng con rằng, chúng con đã được Thiên Chúa sủng ái và cưới mỗi người chúng con trong cuộc hôn phối thần linh vĩnh cửu của Ngài, nhờ Đức Giêsu Kitô, qua Hội Thánh Công Giáo. Xin cho các đôi vợ chồng biết nhận ra cuộc sống vợ chồng là hình ảnh của những cuộc hôn phối kỳ diệu màThiên Chúa đã thiết lập để luôn tạ ơn Chúa và cùng khấn nguyện cho “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly.” A men
 
Bài hát: Tiệc Cưới Cana
Lê Hà
18:02 14/01/2010
(Muốn nghe bài hát, xin xuống phần cuối dưới bài hát)



On Jan. 25, 2007, Vietnam PM Nguyen Tan Dung paid a landmark visit to Pope Benedict XVI and Vatican officials. Three weeks later, on Feb. 19, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscated computers, electronic equipments, and arrested Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who had been imprisoned for 14 years for allegedly disseminating material criticizing the government's limitations on religious and political freedom.

The rage did not end there. The Church in Vietnam has since then been suffering more than ever. Masses have been denied for Catholics of Son La, and of numerous towns in the Central Highlands, even celebrations on major holidays such as Christmas and Easter. Monasteries at Thien An - Hue, Vinh Long, Long Xuyen, and Nha Trang were in turn seized and bulldozed to build hotels and tourist resorts. Redemptorists in Thai Ha and their faithful have continually suffered from physical attacks. They were even tried in criminal court for holding peaceful protests which ended up with unjust verdicts. Even Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet was not immune to malicious attempt, either.

On Monday morning July 27, Fr. Paul Nguyen Dinh Phu parish priest of Du Loc was beaten brutally by a group of plain-clothed police and thugs when he was on his way to Tam Toa parish. Bishop’s Office of Vinh Diocese made an urgent complaint to the People’s Committee of Quang Binh and asked Fr. Peter Nguyen The Binh, pastor of Ha Loi, the nearest parish, to accompany with Tran Cong Thuat, deputy governor of Quang Binh, to visit Fr. Paul Nguyen.

At the hospital, Thuat secretly withdrew. As soon as he went away, the gang jumped to Fr. Peter Nguyen and beat him cruelly before throwing him from the 2nd floor of the building.

As the tension boiled, Bishop Paul Marie Cao Dinh Thuyen of Vinh called for peaceful dialogue. His call was ignored while army and police were put in high alert and deployed by great mass in the area. Neither dialogue nor apology came from the People’s Committee of Quang Binh. Instead, a few months later, it spent a huge amount of money to demolish a large statue of Our Lady at Bau Sen Parish’s cemetery, while threatening more extreme actions.

On Dec. 11, Vietnam Chairman Nguyen Minh Triet visited Vatican. Again, three weeks later, “At around two o’clock in the morning of Jan. 6, a great mass of estimated 600 to 1000 police, security forces, and militiamen equipped with weapons, batons, tear gas, and police dogs besieged parishes of Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm to isolate the area and prevent any rescue effort from neighboring parishes to pour in. They then started destroying the crucifix,” the archdiocese of Hanoi reported to the international community.

“Facing such an extreme act of sacrilege, parishioners of Dong Chiem begged the police to stop destroying their crucifix. But in response they were shot at close range with tear gas canisters. Among a dozen brutally beaten, two of them were seriously injured and hospitalized,” Fr. John Le said, condemning the brutal acts of police. These two victims were reportedly transported by police after the attack to a clinic in the town of Te Tieu where they had received no medical attention until later in the day when the priests and parishioners found and brought them to Viet Duc hospital for medical treatment.

“We are now coping with severe grief and shock, for what happened to the crucifix was an act of sacrilege to the Christ, our Lord. It was really sacrilege. To desecrate the crucifix is to insult the most sacred symbol of the Christian faith and of the Church. To brutally assault the unarmed, innocent civilians is a savage and inhumane act as human dignity is severely hurt. This gross conduct should be condemned!” lamented the statement.

After Triet’s Vatican visit, there has been a glimmer hope that tough issues between the Church in Vietnam and the government would be resolved soon and peacefully through dialogue. That hope seems to be short-lived when the government opted for violence as a method of choice at Dong Chiem.

Please pray for the Church in Vietnam in the wake of ongoing persecutions.
 
Dong Chiem is becoming a ''Mount of Crosses''
Asia-News
09:53 14/01/2010
The police have poured reinforcements and set up roadblocks to stop the pilgrimages of the faithful to the spot where the crucifix was destroyed, but people still manage to pass and erect other crosses on the hill. Demonstrations and protest.

Hanoi (AsiaNews) - Dong Chiem is practically under siege, with checkpoints on roads and bridges, set up by new contingents of police who are flowing into the area. This is the response of local authorities to peaceful protests of thousands of Catholics against the blowing up of the cross that stood on the hill, a site that for over a century has belonged to the parish in the town near Hanoi.

News of the destruction of the cross and attacks suffered by some Catholics, including journalist JB Nguyen Huu Vinh and father Nguyen Van Lien, of the parish of Dong Chiem, has provoked a demonstration by 2 thousand Catholics from the nearby parish of Nghia. Together with local faithful, they have staged a protest outside the office of the People's Committee.

To the efforts of the security forces - and the violence of their gangs of thugs - the faithful respond with pilgrimages where everyone tries to plant a cross next to the bamboo crucifix erected on Nui Tho to replace the one that was destroyed. "We will make this hill a Mountain of the crosses, like the one that Catholics created in Lithuania in Communist times," says a student in Hanoi after his team (pictured) succeeded in planting dozens of crosses on the hill, passing checkpoints and other measures of police seeking to stop the faithful. There are already hundreds of crosses planted on the hill.

Since learning of the destruction of the cross, in fact, Catholics of all in northern Vietnam are trying to go to Dong Chiem. And the authorities probably surprised by the magnitude of the reaction, are doing everything to prevent it, while minimizing the number of those who undertake the pilgrimage.

Yesterday, for example, as told by Father Joseph Pham Minh Trieu, a group of thousand people, led by him, had to cancel the trip, "the police confiscated the license of all our bus drivers." Hundreds of parishioners at Ham Long, however, used their motorcycles, and passed. Among them was the group of Hanoi students. They reached the summit of Nui Tho, which has become "the mountain of prayer" where they enacted the Way of the Cross. Other faithful managed to arrive by boat.

The Bishop of Kontum, Mgr. Michael Hoang Duc Oanh, unable to go in person to Dong Chiem, sent a letter of support to the Archbishop of Hanoi, Mgr. Joseph Ngo Quang Kiet, in which he writes: "your joy and your pain is also mine." The bishop recalled that he is from the parish of Dong Chiem and that what took place January 6 had a great effect on him.
 
Wietnam: Niepokoje w Dong Chiem trwają
Info.Wiara.pl
12:05 14/01/2010
Miejscowość Dong Chiem została faktycznie oblężona przez szwadrony policji po tym jak tysiące miejscowych katolików protestowało przeciw brutalności policji i przeciw zniszczeniu krzyża na parafialnym cmentarzu. Biskupi Wietnamu potępiają akcję policji jako świętokradcze działanie.

„Zamierzamy zamienić to wzgórze na Wzgórze Krzyży, podobnie jak to się stało w litewskim mieście Šiauliai” – powiedziała studentka z Hanoi, po tym jak jej grupa przyniosła dziesiątki krzyży na szczyt wzgórza pomimo licznych wysiłków policji, by uniemożliwić wstęp na miejsce.

Wydaje się, że władze wietnamskie są obecnie niezdolne do powstrzymania wielkiej fali protestów nie tylko ze strony miejscowych katolików, ale również ze strony o wiele szerszych środowisk, które zdecydowanie potępiają świętokradczą akcję lokalnych władz i brutalną napaść policji na parafian, którzy usiłowali zapobiec przestępstwu w dniu 6 stycznia br., w Dong Chiem.

Od chwili jak wiadomość o wysadzeniu krzyża w Dong Chiem i policyjnej napaści na parafian została opublikowana na katolickich stronach internetowych, parafianie ze wszystkich stron północnych prowincji wietnamskich podejmują nieustanne próby dotarcia do ubogiej rolniczej miejscowości Dong Chiem i składają wyrazy solidarności z katolikami, którzy wciąż przeżywają szok spowodowany brutalnym działaniem policji. Obecnie na miejscu wysadzonego krzyża można zobaczyć setki nowych krzyży, ustawionych na znak sprzeciwu wobec władz, a każdego dnia tysiące ludzi gromadzi się tam, aby się modlić i wstawiać przyniesione przez siebie krzyże i krzyżyki.

Miejscowe władze usiłują stosować stare metody, posługując się wynajętymi za pieniądze bojówkarzami i młodocianymi przestępcami. Napadają na katolików, aby ich sterroryzować i ograniczyć liczbę pielgrzymów. Jednym z nich był JB Nguyen Huu Vinh, niezależny katolicki dziennikarz, który został pobity do nieprzytomności w dniu 11 stycznia, kiedy fotografował blokadę drogi prowadzącej do Dong Chiem.

Na wieść o napaści na pana Nguyen Van Huu i na ks. Nguyen Van Lien, wikariusza parafii oraz o aresztowaniu dwóch innych katolików tłum liczący ponad 2 tysiące katolików z Nghia Ai – pobliskiej parafii – pospieszył na ratunek do Dong Chiem. Wspólnie z kilkunastu setkami miejscowych katolików zorganizowali oni masowy protest przed biurem Komitetu Ludowego i domagali się, aby władze ukarały swoją policję za nielegalną napaść i aresztowania niewinnych cywilów oraz dziennikarza. Domagano się zwrotu skonfiskowanego sprzętu fotograficznego oraz odszkodowania za doznane obrażenia.

Widząc gniew ludu miejscowe „ludowe” władze wezwały dodatkowe szwadrony policji i praktycznie odcięły miejscowość Dong Chiem wysypując ogromne hałdy śmieci na drogach, rozmieszczając blokady i posterunki na moście Ai Nang oraz w innych dojściach do wioski.

Niektórzy katolicy z Hanoi jednak wciąż znajdują sposoby dotarcia do Dong Chiem droga wodną. Niektórzy nawet odważają się przepłynąć wpław rzekę Vai.

W środę, 13 stycznia, ks. J. Pham Minh Trieu, prowadzący liczącą 1000 osób grupę katolików z Ham Long, w metropolii Hanoi, poinformował, że jego grupa musiała odstąpić od swego planu pielgrzymki wsparcia do Dong Chiem. „Policjanci odebrała wszystkie prawa jazdy kierowcom naszych autobusów” – powiedział kapłan.

Jednak setki parafian z Ham Long nie zrezygnowało. Wyruszyli w drogę na swoich motocyklach. Wśród nich byli studenci z Hanoi. Udało się im dotrzeć na sam szczyt Nui Tho, czyli „Góry Modlitwy”, gdzie odprawili Drogę Krzyżową i postawili swoje krzyże.

Biskup Michael Hoang Duc Oanh z diecezji Kontum, chociaż nie mógł osobiście dotrzeć do Dong Chiem, wysłał list z wyrazami poparcia do Arcybiskupa Hanoi. W liście napisał: „Wasze radości i smutki są również moimi”. Ujawnił, że miejscem jego pochodzenia jest parafia sąsiadująca z Dong Chiem, i stąd tragiczne wydarzenia z 6 stycznia wywarły na nim tak głębokie wrażenie.

„Krzyż w Dong Chiem stał się pełnym mocy świadectwem Dobrej Nowiny i Miłości, które wymownie głosi całemu światu, że Jezus, nasz Pan, umarł na krzyżu, aby odkupić każdego, łącznie z tymi, którzy go znieważyli” – napisał hierarcha.

(Source: http://info.wiara.pl/doc/411830.Wietnam-Niepokoje-w-Dong-Chiem-trwaja; J.B. An Dang tł. Etek dodane 2010-01 http://vietcatholic.net/News/Html/75615.htm)
 
Überkreuz mit Kommunisten: Kruzifix-Streit in Vietnam (tiếng Đức)
Reuters
12:34 14/01/2010
Donnerstag, 14. Januar 2010 -- Katholiken errichten auf einem Hügel ein großes Kruzifix. Das ehemalige Kirchenland war allerdings in den 50er Jahren von den Kommunisten konfisziert worden. Diese ließen das Kreuz jetzt wieder entfernen.

(Foto: REUTERS)
Kommunisten und Katholiken in Vietnam streiten um ein fünf Meter hohes Kruzifix. Das Kreuz sei ohne Genehmigung errichtet und deshalb entfernt worden, sagte ein Vertreter des zuständigen Volkskomitees. Die Dong-Chiem-Gemeinde sagt dagegen, der Che-Hügel sei Jahrzehnte lang in Kirchenbesitz und ein Kinderfriedhof gewesen. Die Kommunisten hatten sämtliches Land in Kirchenbesitz nach ihrer Machtübernahme in den 1950er Jahren konfisziert.

Sicherheitskräfte haben das im März errichtete Kreuz am 6. Januar abgebaut. Exil-Vietnamesen veröffentlichten im Internet Videos von den Auseinandersetzungen. Die Polizei hinderte ausländische Beobachter an einem Besuch des Hügels.

Die katholische Kirche hat in den vergangenen Jahren mehrfach konfisziertes Land zurückgefordert. In Hanoi kam es 2008 zu Protesten, weil die Regierung ein ehemaliges Kirchengelände bebauen wollte. Inzwischen ist dort ein Park entstanden. Vietnam hat nach den Philippinen die zweitgrößte Katholikengemeinde in Südostasien, nach Schätzungen sechs Millionen Menschen.

(Source: http://www.n-tv.de/panorama/Kruzifix-Streit-in-Vietnam-article679008.html)
 
Vietnamese-American lawmaker pushes rights
AFP
12:59 14/01/2010
WASHINGTON (AFP) – January 13, 2010 — The only Vietnamese-American member of Congress said Wednesday he urged Hanoi's communist government to improve human rights on a quiet, restricted visit back to his nation of birth.

Representative Anh "Joseph" Cao, the son of a South Vietnamese army officer who fled to the United States when he was eight, paid his first trip back since 2001 as part of a trip to Asia during the holiday recess.

Cao, a longtime advocate for human rights who was joined by two fellow congressmen, said he agreed not to meet with dissidents, hold news conferences or issue press releases as a condition to enter Vietnam.

"The Vietnamese government did not want to issue a visa because they felt that my visit potentially could be, I guess you could say, explosive," Cao told a conference call after returning to Washington.

"In order to get the visa I had to quietly go into Vietnam and to leave quietly," Cao said.

But Cao said he raised specific concerns, including Vietnam's imprisonment of Internet activists whose blogs have rattled the government.

"I directly addressed to them the issues of human rights violations," Cao said.

Cao said he received no specific assurances on any case. But Cao said his discussions with Vietnamese unaffiliated with the government -- including his sister -- offered reason for hope.

"They all said that conditions in Vietnam have greatly improved. People are allowed to operate their businesses and allowed to worship freely, as long as obviously they don't speak out against the government," Cao said.

Cao said the primary goal of visiting Vietnam, Laos and Cambodia was to study ways to help clear up unexploded ordnance dropped by US forces that have killed thousands since the end of the Vietnam War.

He said the US contribution of 3.6 million dollars a year to Laos was only a quarter of what that nation needed.

Cao became the first Vietnamese-born member of the US Congress in 2008 when the then little-known immigration lawyer pulled off an election upset against a corruption-tainted veteran of the Democratic Party.

Cao, who represents a predominantly Democratic and African-American district, has since proven a maverick. The former seminarian was the only Republican House member to support President Barack Obama's drive to bring health care to millions of uninsured Americans.

Copyright © 2010 AFP. All rights reserved.,
 
Vietnamese authorities deny crackdown on parishioners
J.B. An Dang
17:30 14/01/2010
A Vietnamese official has denied repressive actions of his government against parishioners of Dong Chiem Parish.

Statement of the Chief of Communist Party at Dong Chiem
“Local authorities did not crack down on parishioners,” the deputy chairman of the My Duc District People’s Committee, Nguyen Van Hau, told the state-run Vietnam News Agency. He added that the information was distorted.

According to Hau, Fr. Nguyen Van Huu, the pastor, the parish’s council, and several parishioners illegally erected the cross on the top of Che Mountain (also known as Nui Tho – Worship Mountain) on March 3 and 4 last year.

“The construction violates the Land Law,” the district official said. He said Che Mountain did not lie in land of Dong Chiem Church but was managed by An Phu Commune’s People’s Committee.

“Additionally, the construction of the cross without permit from authorised agencies constitutes a breach of the Ordinance on Belief and Religion,” Hau said.

“Local authorities had tried to solve the issue through a series of talks with Fr Huu and parishioners between March and December last year, but failed to receive co-operation from any of them,” he added.

Yesterday, the New Hanoi newspaper went further asking its government for the immediate and severe punishment against the archdiocese of Hanoi and Fr. Nguyen Van Huu for their “false accusations” in order to “distort the social, political and economic situation of Vietnam, and denounce the government for human rights violations.”

However, Lieu, the Chief of Communist Party at Dong Chiem, had confirmed in written form the crackdown on parishioners of hundreds of police expressing his disagreement on the dismantlement of the crucifix.

In response to accusations against the archdiocese, Fr. John Le Trong Cung, Vice Chancellor of Hanoi Archbishopric, insisted that “The mount has always been in the ownership of the parish since its establishment more than a hundred years ago.”

Along with bishops of all northern dioceses of Vietnam, Fr. John Le condemned the demolition of the crucifix as “an act of sacrilege to the Christ,” and “insult to the most sacred symbol of the Christian faith and of the Church.”

“The brutally assault against the unarmed, innocent civilians is a savage and inhumane act as human dignity is severely hurt. This gross conduct should be condemned!” he added.

As a matter of fact, "There had been a crucifix at the site for years. We just reinforeced it last year. But it had been there," said Fr. Nguyen Van Huu, the parish's pastor.

In Dong Chiem, “Local authorities have installed loudspeakers on electrical posts surrounding the church to spill out all sort of noise to disrupt our Masses,” said Fr. Nguyen Van Lien, assistant priest of the parish.

“They read articles of the New Hanoi newspaper, and other governmental statements falsely accusing us and threatening extreme actions,” he added.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân GM Matthêô Nguyễn văn Khôi giáo phận Quy Nhơn trà lời phỏng vấn
PV hdgmvietnam.org
12:29 14/01/2010
WHĐ (14.01.2010) – Như tin đã đưa, ngày 31-12-2009, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Cha sở giáo xứ Chính tòa Quy Nhơn, giáo sư Đại chủng viện Sao Biển, làm Giám mục Phó giáo phận Quy Nhơn.

GM được bổ nhiệm Nguyễn văn Khôi
Với lần bổ nhiệm này của Tòa Thánh, giáo phận Quy Nhơn trong năm 2009 vinh dự được đóng góp cho Giáo Hội hai tân mục tử: Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, được bổ nhiệm ngày 21-02-2009 làm giám mục Ban Mê Thuột (tấn phong ngày 21-05-2009), và ngày 31-12 vừa qua, Đức tân giám mục phó giáo phận Quy Nhơn - Matthêô Nguyễn Văn Khôi.

Thông hiệp niềm vui với cộng đồng Dân Chúa giáo phận Quy Nhơn vừa được Đức Thánh Cha gửi đến một Đức giám mục phó, cùng đảm nhận trọng trách mục tử với Đức cha chính Phêrô Nguyễn Soạn, Trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) thực hiện cuộc phỏng vấn Đức tân giám mục Matthêô.

Xin chân thành cảm ơn Đức cha Matthêô đã nhận trả lời phỏng vấn của WHĐ và xin trân trọng giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của Đức cha Matthêô.

WHĐ: Kính chào Đức cha Matthêô. Đức cha sinh trưởng tại Tuy Phước (Bình Định), gia nhập Chủng viện Quy Nhơn (1963), thụ phong linh mục phục vụ giáo phận Quy Nhơn (1989), và ngay đúng ngày cuối năm 2009, Đức cha được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phó giáo phận Quy Nhơn. Như vậy, có thể nói, cuộc đời Đức cha gắn bó mật thiết với giáo phận quê hương Quy Nhơn. Đức cha có những cảm nhận gì về cuộc sống và con người ở đây?

Đức Tân GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi: Giáo phận Quy Nhơn gồm 3 tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, trải dài gần 400 km, dọc theo duyên hải miền Nam Trung Bộ. Phần lớn dân chúng sống tại vùng quê quanh năm phải bám ruộng lội đồng, lại thêm bão lũ thường xuyên, nên cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng để vượt qua khó khăn, người dân ở đây tỏ ra rất cần cù và chịu khó, sống có tình có nghĩa, thường xuyên đùm bọc lẫn nhau, ít bon chen giành giật. Cuộc đời của tôi từ lúc chào đời đến nay hoàn toàn gắn bó với quê hương và giáo phận nhà. Tôi tha thiết mong sao cho dân tình được ấm no, cho cuộc sống đạo ngày càng phát triển.

Khi nhận được tin Tòa thánh bổ nhiệm làm giám mục phó Quy Nhơn, Đức cha đang đảm nhận hai trọng trách: cha sở giáo xứ Chính tòa và giáo sư Đại chủng viện Sao Biển. Đức cha có cảm nghĩ gì khi sắp “chia tay” hai công việc đang đảm trách và nhận nhiệm vụ mới?

– Vừa đảm trách công việc mục vụ giáo xứ vừa giảng dạy tại Đại Chủng Viện: đối với tôi đó là một hạnh phúc tuyệt vời. Việc giảng dạy giúp tôi có cơ hội học hỏi, đào sâu, nghiên cứu, nhờ đó có thể cập nhật và tăng thêm hiểu biết, để truyền đạt cho các chủng sinh và cho cả giáo dân trong giáo xứ. Ngược lại, công việc mục vụ giáo xứ giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, để lời giảng dạy của mình không phải chỉ xuất phát từ sách vở, mà còn từ cuộc sống. Giờ đây, nếu phải “chia tay” với hai công việc mà tôi rất ưa thích này thì tôi cũng cảm thấy luyến tiếc. Tuy nhiên, công việc của giám mục vẫn chủ yếu là giảng dạy và mục vụ. Do đó tôi xem những việc làm trước đây như một sự chuẩn bị cho công việc tôi sắp đảm nhận.

Xin Đức cha chia sẻ về châm ngôn giám mục được Đức cha lựa chọn.

– Châm ngôn giám mục của tôi là Caritas Christi urget nos: Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi (2Cr 5,14). Tôi chọn câu Thánh Kinh này vì sự thúc bách của nhu cầu truyền giáo tại Việt Nam nói chung và tại giáo phận Quy Nhơn nói riêng: “Loan báo Đức Kitô là trách nhiệm hàng đầu của Giáo Hội và luôn là một sứ vụ cấp bách” (Đề cương học hỏi Năm Thánh, số 26).

Quy Nhơn là một giáo phận đã có từ rất lâu đời mà tiền thân của nó chính là giáo phận Đàng Trong. Kể từ năm 1618, khi các thừa sai dòng Tên đến rao giảng Tin Mừng tại Nước Mặn, tính đến nay đã gần 400 năm. Năm 1963, sau khi chia giáo phận Đà Nẵng, số giáo dân còn lại của Quy Nhơn là 116.882 người. Tuy nhiên những năm chiến tranh tiếp theo đã khiến cho nhiều gia đình di cư vào các vùng đất phía Nam, nhiều giáo xứ cổ kính và sầm uất đã hầu như bị xóa sổ, đến độ sau ngày 30-4-1975 chỉ còn lại 43.000 người. Sau khi hòa bình được vãn hồi, giáo phận vẫn còn phải đương đầu với những hậu quả của chiến tranh, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của giáo phận. Hiện nay giáo phận có 67.397 tín hữu trên tổng số dân của 3 tỉnh là 3.722.732 người, chiếm tỉ lệ 1,84%. Từ năm 2008, giáo phận Quy Nhơn đã có chương trình 10 năm chuẩn bị mừng kỷ niệm 400 Tin Mừng được rao giảng tại giáo phận, mà điểm nhấn quan trọng nhất là đẩy mạnh công cuộc truyền giáo.

Công cuộc truyền giáo được thúc bách bởi chính Tình Yêu Đức Kitô chứ không phải bởi bất kỳ một động lực nào khác và không riêng vị Giám mục hay các linh mục, tu sĩ, mà mọi thành phần Dân Chúa đều phải tham gia trong sự cộng tác và chia sẻ trách nhiệm, vì chữ NOS (chúng tôi hay chúng ta) không chỉ một cá nhân, nhưng toàn thể cộng đoàn, một cộng đoàn hiệp thông từ bên trong (chúng ta) và đang cùng nhau hướng ra thế giới bên ngoài (chúng tôi).

Đức cha được bổ nhiệm vào đúng dịp Hội đồng Giám mục và toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam long trọng mừng kim khánh thiết lập hàng giáo phẩm (1960 -2010). Xin Đức cha cho biết những cảm nghĩ về dịp kỷ niệm lịch sử này?

– Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và an ủi khi được bổ nhiệm làm giám mục đúng vào dịp kỷ niệm lịch sử này. Đây là thời điểm đặc biệt quan trọng như một cơ hội thuận tiện để Giáo Hội tại Việt Nam nhìn lại và đánh giá những những bước đi của mình trong thời gian qua, đồng thời định hướng cho bước tiến mới trong tương lai, với nỗ lực xây dựng Nước Chúa trên quê hương Việt Nam. Nếu Năm Thánh 2010 là một thời điểm hồng ân đối với Giáo Hội tại Việt Nam nói chung, thì đó cũng là một thời điểm hồng ân đặc biệt đối với riêng tôi.

– Vào lúc này, Đức cha muốn chia sẻ điều gì với cộng đồng Dân Chúa tại Quy Nhơn?

– Tôi xin gửi đến cộng đồng Dân Chúa tại Quy Nhơn tâm tình mến yêu chân thành nhất của tôi cùng với ước muốn phục vụ. Xin mọi người giúp lời cầu nguyện cho tôi được trở nên một mục tử như lòng Chúa mong ước, để cùng với mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận phục vụ Nước Chúa và hạnh phúc của đồng bào.

Xin chân thành cảm ơn Đức cha và xin hiệp thông với giáo phận Quy Nhơn trong tâm tình tạ ơn, đặc biệt vào ngày 4-02-2010, dịp lễ tấn phong tân giám mục phó của giáo phận.

(Nguồn: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1306&CateID=63)
 
Lời cảm ơn của Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu trong Thánh Lễ tấn phong Giám Mục ngày 13/01/2010
David Trần (dịch)
14:36 14/01/2010
Lời cảm ơn của Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu trong Thánh Lễ tấn phong Giám Mục ngày 13/01/2010

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins
Trọng kính Đức Cha Boissoineau và Đức Cha Hundt, Giám Mục Phụ Tá
Kính thưa Đức Ông Luca Lorusso, Tham Tán Sứ Thần Tòa Thánh tại Canada
Trọng kính Các Đức Tổng Giám Mục và các Đức Giám Mục
Kính thưa qúy Đức Ông, qúy Linh Mục
Kính thưa qúy Thầy Phó Tế, Qúy Tu Sĩ Nam Nữ
Kính thưa qúy Ông Bà và Anh Chị Em trong Chúa KiTô.

Chắc có đôi khi Thiên Chúa hoan hỉ ném cho chúng ta một trái banh theo đường vòng cầu chứ không theo đường thẳng như mọi khi. Chuá muốn mời gọi chúng ta bước ra khỏi những gì chúng ta vốn thân quen và thoải mái để bước theo Chúa trong một cuôc lữ hành khác thường.

Vào năm 2005 tức là 05 năm trước đây, lúc con đang phục vụ tại St. Cecilia’s Church và Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, có một hôm Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic gọi con lên và nói rằng; các Đấng Bề Trên muốn gởi con sang Giáo Đô Rôma học Giáo Luật. Con đã thực thi đức vâng lời. Sau đó khi nghe con kể lại việc này xong thì qúy Cha bạn vui cười và nói rằng vậy là con đã bắt trúng trái banh vòng cầu của Chúa rồi, nói cho chính xác hơn; Chúa đã hoan hỉ ném trái banh hình vòng cầu đó cho con. (Khi Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn nói tới đây thì cả Cộng Đoàn vui cười vỗ tay.)

Khi Chúa gọi con trở nên một Người Kế vị cho Các Tông Đồ của Chúa, con đã xin vâng theo ý Chúa với tất cả sự khiêm tốn và thành tín, mặc cho những yếu kém và năng lực hạn chế của con. Con đã thưa vâng với Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, khi ngài bổ nhiệm con làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto. Con tín thác rằng Đức Chúa ở bên con, thương yêu dẫn dắt con đi trên con đường sứ vụ mới này trong Giáo Hội của Chúa, chăn dắt và lãnh đạo mọi tín hữu đến với Chúa.

Hôm nay, con rất vinh dự được tấn phong trở thành Giám Mục trong phụng vụ đại trào rất huy hoàng của Nghi Lễ tấn phong Giám Mục với những lời kinh nguyện và nghi thức thật xúc động của Hôi Thánh, và càng phong phú hơn với những khúc Thánh Ca tuyệt vời. Con thấy mình khiêm cung bởi sự hiện diện của rất nhiều Đức Giám Mục, các Linh Mục, Phó Tế, bởi anh chị em ruột thịt, thân bằng quyến thuộc, bạn hữu và tất cả qúy ông bà anh chị em với số đông người trong ngôi Thánh đường Chính Toà Tổng giáo phận đây. Một số lớn qúy Đấng Bậc và qúy vị đã vừa đến đây từ những nơi rất xa xăm. Con xin cảm ơn tất cả các đấng bậc và qúy vị đã trở thành một phần trong cuộc đời của con, đã hỗ trợ con trong biết bao năm qua, và hôm nay lại dành thời gian đến đây để đồng tế dâng thánh lễ với con cũng như để cầu nguyện cho con.

Ở tiệc tiếp tân con sẽ nói nhiều hơn chút nữa nhưng ở thời khắc này con xin bày tỏ lòng tri ân một cách đặc biệt đến Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins, chủ phong và qúy Đức Cha Boissoneau, Đức Cha Hundt đã chấp nhận là đồng Giám Mục phụ phong trong Đại Lễ tấn phong hôm nay.

Con cũng xin cảm tạ Đức Ông Lorusso, đại diện cho Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Beneđíchtô thứ 16 đến đây với chúng con để trao lại lời chào mừng của Đức Thánh Cha đến với chúng con ngày hôm nay.

Lời cảm tạ đặc biệt của tôi cũng xin được gởi đến Uỷ Ban Tổ Chức Đại Lễ Tấn phong, và đến với tất cả các vị đã tham gia phụng vụ hôm nay. Nhờ có công khó nhọc của các vị mà Đại Lễ được thực hiện trọn vẹn.

Để kết thúc, con xin các đấng bậc và mọi người cầu nguyện cho con. Cầu nguyện cho con khi chính con đã tín thác mọi sự trong tay Thiên Chúa và trong thiên ý của Chúa; là đảm nhận sứ vụ Giám Mục mới trong Giáo Hội. Xin cầu nguyện cho con như con cũng hằng cầu nguyện cho các Đấng bậc và qúy vị trong cuộc lữ hành trần thế này vì chúng ta tín thác rằng Thiên Chúc luôn luôn ở bên chúng ta. `` Ego Vobiscum Sum’’ (Thầy ở cùng các con). (Thầy luôn luôn ở cùng các con mọi ngày và cho đến tận thế.)

Dominic David Trần chuyển ý từ nguyên bản tiếng Anh





 
Đại Lễ tấn phong Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu tại Toronto Canada
Dominic David Trần
17:23 14/01/2010
TORONTO 13 /01/2010 -- Trong ân sủng của Thiên Chúa: "Lịch Sử, Cảm Động, Tuyệt Vời và Hạnh Phúc"; đó là những chữ viết hoa và diễn tả tóm lược về Đại Lễ Tấn Phong Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu.

Đúng 3gìờ chiều cùng ngày, Đại lễ tấn phong đã được cử hành rất long trọng tại Đại giáo đường St. Michael's Cathedral, Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo Phận Toronto. Thời tiết là -6 độ C và không có tuyết được xem như một ngày... tương đối dễ chịu với cư dân Toronto. Chỉ có 600 giấy mời đặc biệt được phát hành và việc thu phát hình do Đài Truyền Hình Salt & Light TV thực hiện.

Chủ tế và chủ phong là Đức Tổng Giám Mục Thomas Christopher Collins, các Đức Cha Peter Hundt, Đức Cha John Boissoneau là đồng phụ phong, Đức Ông Marco Laurencic và Linh mục Edward Curtis là MC và giúp lễ cho Đức Tổng. Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins là 30 Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục, Đức Ông-đặc biệt có cả các Đức Giám Mục theo Nghi Lễ Đông Phuơng, và Giám Mục Tuyên Úy Quân Đội tham dự. Ngoài 600 khách mời từ các nơi, các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể, các cấp chính quyền cộng với hơn 300 Linh Mục, hơn 150 Nam Nữ Tu sĩ và Phó Tế đến tham dự và cầu nguyện đã nâng số người tham dự trong Đại Giáo đường này lên đến gần 1,000. Trong đoàn đồng tế có các Đức Cha Nicola de Angelis, GM Chính Toà GP Peterborough, Đức Cha Richard Grecco, GM Chính Tòa GP Charlottetown đã từng là Đấng chủ chăn Central Toronto và St.Cecilia với Giáo Xứ Các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam Toronto và Đức tân Giám Mục William McGrattan được bổ nhiệm cùng với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn. Đức Cha William McGrattan được tấn phong ngày 12/01/2001 tại London và sẽ trở thành Giám Mục Phụ Tá TGP đặc trách Central Toronto-Các Sắc Dăn và Di Dân trực tiếp tại St.Cecilia's Church, nhà thờ tòng nhân của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Toronto.

Ca Đoàn Tổng hợp của Nhà thờ Chính Toà St. Michael do Tiến Sĩ Jerzy Cichocki, Nhạc Trưởng và Giám Đốc Nghệ thuật chỉ huy, trong tiếng đàn organ điêu luyện của William O'Meara, các khúc nhạc Sonata IV, Andante religioso và Allegretto của Felix Mendelson-Bartholdy được tấu vang lên đón chào thánh lễ và các ca khúc How lovely are the messengers (Paul, Op.36); Ave Maria Op 23.2 cất lên để đón chào các phái đoàn. Sau bài ca nhập lễ, Đức Ông Luca Lorusso, Tham Tán Sứ Thần Toà Thánh tại Canada đã đọc lời chào mừng của Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16 gởi đến Thánh Lễ Tấn phong kèm theo Chúc Lành của Tòa Thánh. Trong cả hai tuyên bố Đức Tổng Giám Mục và Đức Ông Tham Tán Sứ Thần Toà Thánh có dùng một phần phát biểu bằng tiếng Pháp.

Trong phần phụng vụ Lời Chúa; Bài đọc 1 bằng tiếng Anh (1 Samuel 3:1-10, 19-20) Chúa gọi ông Samuel. "Lạy Chúa, xin Ngài phán vì tôi tớ ngài đang lắng nghe," kèm theo lời xướng đáp lễ: Lạy Chuá, này con đến để thực thi thánh ý Chúa. Bài đọc 2 bằng tiếng Việt Nam (1. Peter 5:1-4) Lời khuyên nhủ những bậc kỳ mục; "Anh Em chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chuá giao phó cho Anh Em... Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chuá đã giao phó cho Anh Em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên." (Gọi thánh lễ này là lịch sử và cảm động vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử Tổng giáo phận đã có vinh dự tấn phong Giám Mục cho một người thuyền nhân-di dân gốc Á châu, một vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giáo Hội Canada và của ngôi Thánh Đường Chính Toà này, là lần đầu tiên một bài đọc bằng Tiếng Việt Nam do một phụ nữ giáo dân Việt Nam Canada phụng vụ trong quốc phục cổ truyền Việt Nam và toàn thể người Việt Nam sau khi nghe xướng "Đó là Lời Chúa" đã hân hoan đồng thanh đáp "Tạ ơn Chúa" bằng tiếng Việt.

Trong bài Thánh thư theo Phúc Âm Thánh Matthêu (28:16-20) Đức Chúa Giêsu hiện ra tại Galilê, và sai môn đệ đi đến với muôn dân. "Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.*"

Trong bài giảng lễ Đức TGM Thomas Collins đã nhấn mạnh vào ba phần Kinh Thánh trích dẫn nêu trên về vai trò, sứ mệnh, nhiệm vụ, bổn phận của các Giám Mục được tóm lược qua ba bài Thánh Thư nêu trên. Sau đó Đức TGM đã lập đi lập lại dòng chữ đầu tiên trên các Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16: " Benedictô, Giám Mục, Tôi Tớ của Các Tôi Tớ của Thiên Chúa". Nếu Đức Thánh Cha tuyên xưng như vậy thì các vị hiền huynh Giám Mục chúng ta cũng sẽ là Tôi Tớ cho Tôi Tớ của Các Tôi Tớ của Thiên Chuá. Theo như Chuá phán Con Người đến là để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Và cũng trong Bữa Tiệc Ly sau khi rửa chân cho các Tông Đồ Chúa đã phán: "Anh em có hiểu điều Thầy vừa làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là Thầy mà Thầy còn rửa chân cho anh em. Đức TGM Collin đã lập đi lập lại bài gỉang của ngài về nhiệm vụ người Tôi Tớ và người Phục Vụ, Giám Mục là người phục vụ cho Công giáo phổ quát universal, ở khắp mọi nơi.

Trong phần kết thúc, Đức TGM Collins đã quảng diễn lại lời trích từ Sắc chỉ Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Hiền Tử Vinh Sơn Nguyễn làm Giám Mục: " Với sự huớng dẫn của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, và lời cầu bầu của Các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, một trong số các vị nhân chứng cho Thiên Chúa là tổ tiên của Hiền Tử, nguyện xin ánh sáng, sức mạnh, và hoan lạc của Thánh Thần Chúa không ngừng tuôn đổ trên Hiền Tử và ban cho Hiền tử mọi sự vui." Đức TGM Thomas Collins chúc cho Đức tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn hoàn thành sứ vụ mới và đầy ân sủng của Chúa.

Phần Thánh hiến và tấn phong được mở đầu trong tiếng nhạc vang lừng "Lạy Thần Khí Sáng Tạo xin ngự đến" (Veni, Creator Spiritus) bình ca tiếng Latinh xướng lên khi Đức tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn được giới thiệu đến qùy trước bàn thờ Chúa. Sau đó Sắc chỉ của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Beneđichtô thứ 16 chọn Hiền Tử Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu làm Phụ Tá Giám Mục Toronto, Giám Mục Hiệu Tòa Ammaedara kể từ ngày 06/11/2009 được long trọng tuyên đọc. Tiếp theo phần kính báo đồng thuận của giáo dân, Đức Tổng Giám Mục đã tiến hành phỏng vấn ứng viên Giám Mục tân cử và mọi người qùy xuống cùng hát xướng đáp theo Kinh Cầu Các Thánh. Đức TGM chủ phong đã tiến hành nghi thức đặt tay trên Đức tân Giám Mục. Các Đức Giám Mục đồng phụ phong cùng các Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục đồng tế đã tiến đến đặt tay trên Đức Giám Mục tân cử trong lúc đọc sách thánh và nguyện kinh Thánh hiến Giám Mục.

Đức Tổng Giám Mục chủ phong đã xức dầu thánh hiến Giám mục trên đầu Đức tân Giám mục VinhSơn Nguyễn và sau đó trao Sách Phúc Âm Giám Mục cho Đức tân Giám Mục. Đức Tổng Giám Mục chủ phong đã trao nhẫn Giám Mục, mũ Giám Mục và gậy Mục tử cho Đức Giám Mục tân cử. Sau đó Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins chủ phong đã hôn chúc bình an cho Đức tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu. Sau khi các Đức Giám Mục đồng phụ phong và các Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục đồng tế cũng lần lượt lên hôn chúc bình an cho Đức GM Vinh Sơn Nguyễn. Toàn thể cộng đoàn đã vỗ tay chào mừng vị Giám mục tân cử của Giáo Hội Công Giáo Canada và Tổng Giáo Phận Toronto và là thành viên mới nhất của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ontario. Trong đáp ca "Alleluia! Hãy đi và truyền dạy lời Thầy cho muôn dân." vang lừng, Đức tân Gaím Mục Vinh Sơn Nguyễn được dẫn lên ngồi vào ngai toà bên cạnh Đức Tổng Giám Mục Chính Tòa Toronto. Nghi thức Thánh hiến Giám Mục VinhSơn Nguyễn Mạnh Hiếu được kết thúc bởi tiếng vỗ tay vang dội trong Đại Thánh Đường St.Michael.

Trở về phụng vụ Thánh Lễ Anh Giuse Phạm Tạo Chủ Tịch Tổng Hội Đồng Mục Vụ GXCTTĐVN Toronto cùng với 5 anh chị em khác trong quốc phục cổ truyền Việt Nam và thay mặt cho Các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto, Mississauga và North York tiến dâng của lễ lên Đức Tổng Giám Mục chủ phong. Đây cũng là giây phút lịch sử và cảm động cho cả giáo đoàn Việt Nam và Canada, cho chính Đài Truyền Hình Công Giáo Salt & Lights TV mở đầu kỹ thuật thu phát trực tiếp đầu tiên trên mạng thông tin với hình ảnh vị Giám Mục Canada tiên khởi gốc Việt Nam và người giáo dân Việt Nam, quốc phục Việt Nam, tiếng Việt Nam được xướng đáp kinh thánh lần đầu tiên trong Tổng Giáo Phận được mệnh danh là đa văn hoá-đa sắc tộc nhất trong lịch sử Giáo Hội và của Canada.

Sau phần phụng vụ Thánh thể bài bình ca cổ kính quen thuộc Ubi Caritas (Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời) bằng tiếng Anh được nối tiếp bởi Thánh Thi Lạy Thiên Chúa chúng con chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa(Te Deum laudamus). Sau đó trong bài hát kết lễ O God beyond all praising và giai điệu Toccata cung D, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins chủ tế-chủ phong tay cầm Gậy Tổng Giám Mục đã dẫn dắt Đức tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn cầm gậy mục tử đi quanh khuôn viên ban phép lành cho toàn thể Cộng Đoàn. Đức Tân Giám Mục cũng đã đọc diễn văn cảm tạ (xem phần riêng).

Đức Tổng Giám Mục chủ phong và chủ tế đã xướng lời kinh nguyện trước khi ban phép lành kết lễ.

"Lạy Thiên Chúa, Vị Mục Tử đời đòi, Chúa đã săn sóc Giáo Hội của Chúa trong mọi sự và Chúa đã thống trị chúng con với tình yêu của Chúa, xin Chúa phù trợ cho Tôi Tớ Vinh Sơn Nguyễn mà Chúa đã chọn như mục tử cho Chúa để coi óc đoàn chiên của Chúa. Xin Chúa phù trợ cho vị mục tử này trở nên một người thầy trung tín, một người qủan lý khôn ngoan và một giáo sĩ thánh thiện. Chúng con cầu xin ơn này nhờ Đức Chúa Giêsu, Con Chúa chúng con, người hằng sống và hiển trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đến muôn thưở muôn đời. Amen"

Tiếng Amen này được cất lên bằng các tiếng nói trong đó có tiếng Việt Nam, trong ý nghĩa thực sự của Giáo Hội Công Giáo thánh thiện thống nhất và tông truyền. Thánh lễ tấn phong lịch sử và đầy cảm động này kết thúc đúng 6giờ chiều. Mọi người được mời đến khách sạn Marriott tại 525 Bay St để dự tiếp tân và chũp hình lưu niệm.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân Biểu Sanchez Lên Án Nhà Nước Việt Nam Triệt Phá Thánh Giá Trên Núi Thờ
VP DB Loretta Sanchez
01:05 14/01/2010
DB Sanchez kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ và Cộng Đồng Thế Giới lên tiếng cho giáo dân Xứ Đồng Chiêm.

Washington, D.C.- Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) ra thông báo lên án nhà cầm quyền Việt Nam đã triệt hạ Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ. Được biết lực lượng quân đội, công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ và nhiềudụng cụ bình hơi cay đã làm nhiều giáo dân Giáo Xứ Đồng Chiêm bị trọng thương.

“Tôi rất quan tâm về vụ nhà cầm quyền Việt Nam đã cố ý phá hủy một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm. Những hành động vô tri đã xúc pham cộng đồng tôn giáo trên toàn thế giới. Đến khi nào, nhà cầm quyền Việt Nam mới hiểu rằng nhà nước của họ chỉ được chính đáng khi họ tôn trọng tự do tôn giáo, nhân quyền căn bản, và tiến trình dân chủ?

"Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới sẽ mạnh mẽ lên án sự đàn áp này và có hành động cụ thể để lên áng nhà cầm quyền Việt Nam. Đây không phải là báo cáo đầu tiên mà người dân Việt Nam phải chịu sự đàn áp đối với tín ngưỡng tôn giáo của họ, và tôi e rằng đây cũng sẽ không phải là lần cuối cùng. Tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Cục phải bỏ Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt để gửi một thông điệp mạnh mã đến nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng ta sẽ không khoan dung hành động đàn áp tự do tôn giáo.”
 
Dân biểu Cao Quang Ánh lên án hành động bạo lực và đàn áp tại giáo xứ Đồng Chiêm
VP DB Cao Quang Ánh
01:08 14/01/2010
WASHINGTON DC - Ngày hôm nay 13.1, Dân biểu Liên bang khu vực 2 tiểu bang Louisiana Joseph Cao Quang Ánh đã lên án về những hành động bạo lực và đàn áp trong thời gian mới đây của nhà cầm quyền Việt Nam tại giáo xứ Công Giáo Đồng Chiêm, Hà Nội, Việt Nam.

Theo như những tường trình từ các cơ quan truyền thông BBC, AFP và Bản tin Công Giáo cùng một số cơ quan truyền thông khác, ước tính có khoảng từ 600 đến 1000 công an trang bị vũ khí nặng đã xâm nhập nghĩa trang Núi Thọ vào sáng ngày 6 tháng Giêng năm 2010 và đã dùng chất nổ để phá huỷ Thập Tự Giá được dựng trong nghĩa trang thuộc về giáo xứ.

Nhiều giáo dân đã bị hành hung thô bạo khi họ ngăn cản hành động bạo lực của lực lượng công an. Một vài người bị đánh trọng thương và phải đưa vào bênh viện cấp cứu. Dân biểu Ánh tuyên bố rằng:

"Tôi rất sửng sốt và lo âu khi nhận được bản tin náo động này về những hành động của cầm quyền Việt Nam đã đối xử tàn bạo với giáo xứ Đồng Chiêm và những giáo dân.

"Những hành động bạo lực này từ nhiều năm nay xảy ra nhiều lần với cầm quyền Việt Nam điều này trái ngược lại những điều họ cho rằng đã có những cải thiện về tự do và dân chủ.

"Tháng 9 năm ngoái, khoảng 1.500 công an và côn đồ đã bao vây và xâm nhập trường học của nhà thờ Loan Lý tại Huế.

"Tháng 10 năm ngoái, họ đã xử dụng những phương tiện tương tự xâm nhập vào khu vực tu viện Bát Nhã và đuổi 400 nhà sư và ni cô ra khỏi chùa Phật Giáo này.

"Tháng 11 năm ngoái, tượng Đức Mẹ La Vang thuộc nghĩa trang Công giáo Bầu Sen cũng đã bị xe ủi đất xúc đi.

"Tôi phải lên tiếng và tiếp tục chống lại sự tàn bạo này và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt những sự bạo động này đối với tất cả những người thuộc về bất cứ tôn giáo nào."
 
Không thể là chuyện tranh chấp và không thể không lên tiếng
Song Hà
10:01 14/01/2010
Chúng tôi đọc trên trang web của Hội Đồng Giám mục Việt Nam bài viết của Ban Biên tập nhan đề: “HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: LÊN TIẾNG HAY KHÔNG LÊN TIẾNG”.

Đọc qua những dòng này, chúng tôi không hiểu đây là quan điểm của BBT hay của chính Hội Đồng GMVN?

Nếu chỉ là quan điểm của một nhóm người trong Ban Biên Tập trang Web hdgmvietnam.org thì không cần quan tâm nhiều, vì mỗi người có một quan điểm, cách hành động và cách biện hộ cho những hành động và thái độ của mình.

Do vậy, chúng tôi hy vọng rằng "quan điểm" hay "đường hướng" trong bài "Hội đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng hay không lên tiếng" chỉ là quan điểm của Ban Biên Tập, có thể nói quan điểm đó lỗi thời, trật hướng, không phản ảnh quan tâm mục vụ, và càng thiếu tình bác ái và thiếu tính hiệp thông! Chắc chắn nó không thể phản ảnh "quan điểm và đường hướng" của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam!

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân tích để thấy thấy rõ vấn đề được BBT nêu ra và lý giải có thực tế và đúng đắn hay không?

Chuyện tranh chấp đất đai, tài sản của từng giáo xứ, giáo phận… đã xảy ra quá nhiều, nhưng HĐGM im lặng không có ý kiến mà chỉ có một bản “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” . Thái độ này được nhiều người chú ý như một sự vô trách nhiệm của những người lãnh đạo, mà người lãnh đạo là người chịu hoàn toàn các trách nhiệm những vụ việc liên quan đến cộng đồng mình phụ trách. Ngay cả nhà nước CSVN mới đây cũng đã có quy chế về “trách nhiệm của người đứng đầu”.

Nhưng dù sao, sự “hững hờ” này còn có nhiều người tìm cách giải thích: HĐGM đang có những tư tưởng lớn và chỉ giải quyết những việc lớn, vài chuyện tranh chấp tài sản đất đai chỉ là chuyện “lặt vặt”. Dù những chuyện lặt vặt đó là cả Tòa Khâm sứ, là Tam Tòa, là cả Giáo Hoàng học viện… dù đó là giáo dân bị đàn áp, là linh mục bị đánh ngay trong năm linh mục, là nhà thờ, tượng Đức Mẹ bị bao vây, bị cho đi tù… Những việc đó không liên quan đến HĐGMVN?

Bản Quan điểm nói trên được coi là HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, “bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình” . Có nghĩa là ông Bố trong gia đình chỉ lo việc lớn, còn những việc “lặt vặt” thì từng thành viên gia đình lo.

Xin kể một ví dụ như sau:

Có một gia đình sống chung với anh hàng xóm là “Trưởng số nhà” nhưng hung dữ, thường xuyên bị anh này dùng bạo lực để hà hiếp, đánh đập và cướp đoạt tài sản của mình. Nhưng vì thế yếu, với lại trong gia đình có những “quan điểm” khác nhau, người cho rằng nên “đối thoại” với anh hàng xóm đó kẻo nhỡ mình nói ra nó tẩn cho mình một trận thì nguy. Người cho rằng phải có tiếng nói của công lý, của pháp luật với anh hàng xóm xấu chơi này.

Trong khi gia đình đang tranh cãi, chưa có thống nhất cụ thể thì anh hàng xóm cứ ngang nhiên bịa ra hết “luật tổ dân phố” đến “luật số nhà” để lấn chiếm dần cơ ngơi của gia đình yếu thế, mục đích là để đến một lúc nào đó anh chàng này không còn đất sống phải “bán xới” sang chỗ khác.

Cứ thế, lần lượt từ cái mái hiên bị chiếm, đứa con ở gần kêu khóc, nhưng ông bố cứ im lặng để “đối thoại”, bà mẹ ở phòng xa hơn cũng coi như không biết gì. Mấy anh em còn nhỏ không biết kêu ai càng ngậm ngùi để mất dần phòng này đến phòng khác. Kể cả khi anh hàng xóm đến thăm ông bố, được đón tiếp vui vẻ, rồi đột nhiên chiếm luôn một chiếc giường trong phòng ông bố, hàng xóm hỏi, ông cũng chỉ trả lời qua quýt rằng tôi đang đòi lại, đang hy vọng… thế là xong.

Nhiều lần anh chị em trong nhà đã kêu đến ông bố, nhưng ông chỉ bảo: “Tao còn phải lo đại cuộc, lo cái lớn hơn là xây dựng khu phố kiểu mẫu, tổ dân phố văn hóa đoàn kết… nên không muốn nói to hoặc ầm ĩ” chỉ nói thế vì phải đặt hoàn cảnh gia đình ta vào “bối cảnh chung trong toàn ngõ phố”.

Phía anh Trưởng số nhà hung dữ, thì tuy đã chiếm được dần dần từng phòng của gia đình này, bằng biện pháp dùng “luật rừng” nhưng miệng lưỡi thì có những lời rất đẹp và hữu nghị với láng giềng xung quanh nào là “tôi quản lý” số nhà này, đây là tài sản chung… Tài sản đất đai của gia đình hàng xóm nghèo đã dần dần về tay nhà mình nhưng họ vẫn ấm ức và không phục. Hắn khó chịu lắm, muốn làm một cuộc tổng chiếm đoạt đuổi cổ gia đình kia đi nhưng chưa lường được sự thể sẽ đến đâu. Bởi hắn thừa biết rằng nếu gia đình kia biết đoàn kết, cùng lên tiếng tố cáo việc cướp đoạt của hắn trước làng xóm, thì hắn sẽ bị cả phố lên án và hắn không còn giữ được thói hung hăng của mình.

Hắn nghiên cứu, suy nghĩ và tìm cách.

Bỗng một buổi sáng sớm, lúc 2 giờ sáng, hắn đưa một đoàn những tên bặm trợn, hung dữ đến bao vây nhà kia, không phải để chiếm tài sản, mà chỉ để đập tan cái bàn thờ tổ tiên ông bà nhà đó, xé hình ảnh ông bà vứt vào sọt rác, đập tan cái lư hương, đập nát cái ban thờ. Con cái trong nhà ra giữ, kiên quyết tố cáo và đấu tranh với hắn để giữ lại, hắn đánh cho đứa thì tóe máu đầu, đứa thì giữ vỡ mặt, đứa thì đi viện, tiếng kêu khóc ầm ĩ, hàng xóm tố cáo hành động của tên Trưởng số nhà rất mạnh mẽ, đồng loạt. Nhưng ông bố thì… im lặng.

Đến khi đó, ông bố gia đình kia có nói được rằng: Đó là chuyện riêng của mỗi đứa con, còn tao là bố, là chủ nhà thì chỉ nói lên “Quan điểm” và chỉ “làm những việc to lớn” nữa không?

Có lẽ đến lúc đó, tất cả những đứa con phải kêu lên rằng: “Bố ơi, gia đình ta có còn là một gia đình nữa không? Bố có còn là ông bố trong gia đình nữa không”?


Gác qua những vụ việc trước, đến vụ việc tại Đồng Chiêm, thì người ta chờ đợi, vì sao?

Trước hết, sự việc Đồng Chiêm đâu phải là vụ tranh chấp đất đai hay tài sản như BBT trang web HĐGMVN đã nói đến?

Giáo xứ Đồng Chiêm, một xứ đạo nghèo, riêng cái tên Đồng Chiêm đã nói lên sự đói nghèo ở mảnh đất ngập lụt này. Giáo dân đàn ông ở đây phải đi làm ăn xa xôi để nuôi sống gia đình. Việc đi làm ăn xa xôi, cô đơn và nhiều vất vả đã mang về giáo xứ này nhiều căn bệnh nguy hiểm. Có lẽ không nơi nào, một giáo xứ nhỏ, lại có nhiều người nhiễm HIV như ở đây.

Ở đó không có tài sản để tranh chấp với ai, nhà nước và giáo xứ không có tranh chấp nào với Núi Thờ là nghĩa trang của giáo xứ cả hơn trăm năm nay. Ở đó cũng không có công trình quốc phòng, quân sự hay bất cứ dự án nào của quốc gia để ảnh hưởng.

Mà nghĩa trang thì có Thánh Giá, Thánh Giá cũ đã hỏng thì thay Thánh Giá mới.

Thánh giá này đã từng được dựng công khai chính quyền đều biết, nhưng đã không có ai ý kiến gì. Đến một lúc nào đó thì đưa cảnh sát, quân đội, chó nghiệp vụ đến phá bằng được theo lệnh chính quyền.

Thánh Giá là gì, ý nghĩa của Thánh giá như thế nào, chắc HĐGMVN là nơi hiểu rõ nhất và là nơi còn cần phổ biến cho giáo dân hiểu hơn nữa. Giáo dân chỉ hiểu rằng: Thánh giá là biểu tượng cao quý nhất, thiêng liêng nhất của người Kitô và Giáo hội Công giáo, nếu không có Thánh Giá, có nghĩa là Giáo hội Công giáo không còn tồn tại. Đơn giản thế thôi.

Tại sao chính quyền phải triệt phá cây Thánh Giá này một cách triệt để và quyết liệt như vậy? Câu chuyện đơn giản ở trên trả lời câu hỏi này: Thánh Giá là cái bàn thờ trong gia đình, phải triệt phá.

Đọc những lời trong bài viết trên, chúng tôi lại nhớ đến câu nói của Đại sứ Tàu tại VN Tôn Quốc Tường: “hai bên cần xuất phát từ đại cục, toàn cục và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, tạm gác lại tranh chấp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, thuận lợi của quan hệ hai nước” . Trong khi đất đai, lãnh thổ mất dần vào tay Tàu Cộng, nhân dân VN bị đánh đập ngay trên lãnh thổ của mình và mưu đồ của nhà cầm quyền Tàu Cộng với đất nước VN thì đã không còn là sự đe dọa mà đã hết sức rõ ràng. Ông Đại sứ này còn khuyên VN hãy “chờ điều kiện chín muồi” rồi giải quyết. Ai cũng biết rằng khi mà “điều kiện chín muồi” là khi toàn dân VN lấy tiếng Tàu làm quốc ngữ.

Thưa Ban Biên Tập trang web HĐGMVN, trong một gia đình, bàn thờ tổ tiên bị đập phá mà ông bố vẫn không lên tiếng, thì đừng nói chuyện “quan điểm” hay “đường hướng” hoặc bất cứ sự lý giải nào. Bởi mọi điều giải thích đều vô nghĩa và gia đình đó thực tế không còn tồn tại.

Ngày 14/1/2010
 
Đã đến lúc người Việt nam cần nhìn lại văn hóa của chúng ta
Trương Tiến Đạt
11:51 14/01/2010
Chẳng cần phải giới thiệu thì anh em cũng biết tôi là người Việt nam. Nhưng thiết tưởng cũng nên nói ngay rằng tôi là một người Công Giáo Việt Nam. Đọc những bài viết về quê hương, ở trong mọi mặt báo, tôi có được nhiều niềm vui, và cũng không thiếu những nỗi buồn, cộng thêm những lo lắng cho tương lai. Chính vì thế, tôi đã chọn tự đề cho suy nghĩ nhỏ này của mình là đã đến lúc người Viêt nam chúng ta cần nhìn lại văn hóa của mình. Lý do, vì chính nơi đây mình đã được sinh ra. Và cũng chính nơi đây tôi làm một người Việt nam. Được nuôi dưỡng, lớn lên, với những giá trị riêng và đặc biệt của người Việt. Kinh nghiệm học đường, lịch sử và qua giao tiếp dạy tôi một điều này là những con người đã làm rạng danh cái non nước Việt, là những người yêu mến và đắm chìm trong cái văn hóa Việt của chúng ta. Nó cũng cho chúng ta thấy rằng những kẻ đã làm nhục non sông Việt và tương lai Việt, là những kẻ đã hủy hoại cái giá trị Việt của chúng ta. Bằng chứng thì kể sao cho siết. Mở mặt báo nào mà chúng ta chẳng bị bội thực với những Tin Tức sống động này.

Tôi muốn chia sẻ ở đây cái suy nghĩ của tôi về Vấn Nạn Thánh Giá Đồng Chiêm. Đã có nhiều rồi những tâm tư của những tâm hồn Việt được phô bày và diễn tả. Ở đây tôi chỉ nhìn về khía cạnh văn hóa Việt của chúng ta.

Nhìn trên phương diện quốc gia Việt, tôi thấy việc đánh bom Thánh Giá là vấn đề vô đạo đức. Người nào ra lệnh hoặc thi hành việc này, vì bất cứ lý do gì, thì không xứng đáng làm một người Việt nam. Vì lẽ, cái đạo đức căn bản nhất của Việt ta là sự tôn trọng lẫn nhau. Nên nhớ rằng đấy là cái lý do tại sao ông tổ của chúng ta lại là người ngư phủ (Lạc Long Quân) và bà cố tổ của chúng ta lại là cô Sơn Tiên (bà Âu Cơ). Vì thế dù khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng, địa dư…chúng ta vẫn gọi nhau là Đồng Bào. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, chẳng phải chúng ta đã được dạy điều đó. Tôi muốn nói rằng, giả như mà những người xúc phạm Đồng Bào, tín ngưỡng, không có cha đẻ đi nữa, thì cũng được mẹ ưu ái dạy những điều tối căn bản Việt này ngay từ ấu thơ. Rồi lớn nên, lại được dạy ở học đường. Thế thì những người vô giáo dục, vô văn hóa, bất hiếu, phản quốc, quên ơn sinh thành dưỡng dục này, có đáng được gọi là Việt nữa không? Và nếu không đáng được gọi là Việt nữa, thì liệu rằng họ sẽ làm gì với cái mảnh đất đầy Yêu thương này? Và họ sẽ để lại cái ảnh hưởng gì cho thế hệ sau đây? Tôi đọc cái bài về giáo dục đạo đức ở trên báo Vietnamexpress, nghĩ về vấn đề này, tôi thấy thương cho quôc gia Việt và cái thế hệ đàn em của tôi. Họ sẽ đi về đâu? Câu trả lời tôi để cho chính đương sự và các bạn.

Nhìn sâu hơn về khía cạnh văn hóa này tôi thấy đau. Vì lẽ, nó không chỉ những kẻ trực tiếp phản văn hóa Việt, phản Đạo Đức Việt, bất hiếu và dĩ nhiên phản quốc đã không tôn trọng Đồng Bào mình, đã xúc phạm đến biểu tượng của niềm tin là cốt lõi của cuộc sống làm người. Nhưng tôi thấy đau hơn nhiều, vì chẳng thấy những con người được gọi là lãnh đạo hướng dẫn quốc gia, Thầy dạy cũng không dám nói lên cái cốt lõi Đạo Đức Việt của mình. Chẳng lẽ cái văn hóa Đông Bào, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau Việt của chúng ta đấy đã thực sự bị hủy hoại và không còn nữa? Nếu đúng là như thế, thì liệu rằng còn có nghĩa gì khi đặt vấn đề về giáo dục Đạo Đức tại trường học? Và nếu đúng như thế thì thử hỏi cái quốc gia yêu mến của chúng ta đây sẽ đi về đâu? Tương lai của các em nhỏ sẽ đi về đâu, khi mà chúng tôi đã phá hủy cái Văn Việt và Đức Việt của các em? Tôi không trách các em, vì chúng tôi có còn cái đó để trao lại đâu?

Chính vì thế, những chuyện động trời về xúc phạm nhân phẩm, văn hóa và tín ngưỡng không thể coi là chuyện cá nhân, địa phương, tôn giáo…Nó là chuyện Việt của chúng ta, nó là cái Việt của chúng ta, và nó là gia sản thiêng liêng độc đáo Việt của chúng ta. Vì thế tôi không nghĩ rằng, vì bất cứ lý do gì, những nhà lãnh đạo lại không xem xét, không nên tiếng, ngoại trừ chính những con người đó cũng không còn cái Việt là Đồng Bào!

Nói về điều này nó sẽ gây khó chịu hơn khi mà cái cốt lõi văn hóa Việt cũng là tôn giáo Việt. Nếu tôi nhớ không lầm, thì cái bản chất Việt của chúng ta là làm tội gì mấy cũng có thể tha thứ, nhưng đừng bao giờ đụng đến nơi thờ tự, vật thờ tự, nơi thánh thiêng…đền, miếu, chùa chiền, nhà nguyện, nhà thờ….Lý do, bởi vì những thứ đó không chỉ là biểu tượng của tôn giáo, mà còn là chính “Thần và Thánh,” cái làm cho chúng ta sống, vì điều đó mà chúng ta sống cho ra người. Và thế thì có lẽ càng đau long hơn khi mà chúng ta, vì lý do này nọ, không dám nói lên lập trường Việt của chúng ta. Rất có thể không chỉ cái văn hóa Việt, mà còn cái Tôn Giáo Việt cũng chỉ còn là một đồ trang sức.

Nhìn trong nhãn quan rất Việt này, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải thẳng thắn ngồi lại và nhìn lại cái Việt của chúng ta. Và có thể nói rằng để bảo vệ cho cái Việt này, dù chúng ta co thể mất tất cả, chúng ta vẫn phải làm. Vì lẽ, đây là cái mà tương lai Đất Việt sẽ tồn tại hay đi vào quên lãng. Là cái mà thế hệ tiếp sau sẽ được hưởng nhờ, sẽ còn là Việt hay không. Đây chỉ là một suy tư nhỏ của cá nhân tôi, vì thế nếu nó nói được điều gì, tôi xin cám ơn. Còn nếu nó gây hại điều gì, cho tôi sự chỉ bảo và tha thứ. Một điều rất chân thành là tôi muốn nói lên cái Việt của chúng ta.
 
Cảm nghĩ về vụ việc ở Đồng Chiêm
Info.Wiara.pl
12:10 14/01/2010
Thông tin và hình ảnh dồn dập trên các trang mạng trong những ngày đầu năm về việc chính quyền Hà Nội tổ chức đập phá Thánh giá và khủng bố người dân tại giáo xứ Đồng Chiêm đang làm cho nhiều cá nhân và các tổ chức công giáo trong và ngoài nước hết sức bất bình và căm phẫn.

Trong đầu tôi và nhiều người khác đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về lối hành xử phi lý và điên cuồng của chính quyền cs đối với nhân dân của mình.

- Tại sao chính quyền phải hành động trong đêm tối?
- Tại sao lại sử dụng một lực lượng lớn cảnh sát, quân đội, chó, và công cụ quân sự để đàn áp dân lành?
- Đây có phải là cách chính quyền cs thường áp dụng để bắt người dân phải khiếp sợ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của cs không?
- Đây có phải là hình ảnh của một chính quyền của dân do dân vì dân chăng?
- Rồi đây các cán bộ địa phương có đủ uy tín để tuyên truyền về những chính sách tốt đẹp chỉ có trên giấy và kêu gọi sự ủng hộ của người dân nữa không?
- Chính quyền địa phương và trung ương đã làm gì để cho người dân có cuộc sống ẩm no hạnh phúc khi sự thật về nghèo khó, đói kém vẫn có thể được cảm nhận qua hình ảnh về cuộc sống của người dân Đồng Chiêm được đăng tải trên các trang mạng?
- Đây có phải là sự chứng tỏ cho người dân về sự ưu việt và văn minh của chế độ xhcn tại Việt Nam hôm nay?
- Với những việc làm này, người dân có mong muốn bỏ phiếu lựa chọn cho những người đã đàn áp, vu khống, đánh đập, lừa đảo mình hay không?

Tôi nghĩ mỗi người sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi trên.

Riêng tôi, đã từ lâu tôi không còn tin vào chính quyền cs này nữa và cũng không thể yêu được cái chế độ xã hội này bởi vì những gì tôi thấy, tôi chứng kiến hàng ngày xung quanh tôi không giống với những gì tôi đã và đang được tuyên truyền và nhồi sọ.

Những vụ việc tương tự như tại Đồng Chiêm và nhiều nơi khác trên đất nước Việt nam chắc chắn sẽ còn diễn ra. Mặc dù cay đắng, nhưng đó là những gì tất yếu phải xảy ra. Nó là biểu hiện của sự suy thoái và mất kiểm soát của chế độ hiện tại. Đây cũng là những dịp để người dân khắp nơi nhận ra bộ mặt thật của chính quyền này, cho dù họ cố tô vẽ bằng những mỹ từ dối trá. Những gì họ vẽ ra trước đây về một xã hội tự do, ấm no, hạnh phuc đã hiện nguyên hình là những chiếc "Bánh vẽ".
mà thôi.

Với những vụ việc này thế giới đang nhìn vào một Việt Nam luôn được rêu rao là vẫn duy trì ổn định và hòa bình với một cái nhìn khác. Ổn định xã hội chỉ được thiết lập trên nền tảng dân chủ, công bình và bác ái là những cái đang rất thiếu ở Việt Nam.

Những hình ảnh và thông tin về những vụ việc như tại Đồng Chiêm, Bát nhã, Tam Toà
... là những bằng chứng không thể chối cãi về tình trạng vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo đang diễn ra tại Việt Nam và hoàn toán không như những gì đang được tuyên truyền bởi những chiếc loa của chế độ.

Xin Chúa cho chúng con biết tin tưởng vào Chúa để can đảm làm chứng cho đức tin và sự thật. Xin cho mỗi người chúng con luôn hiệp nhất để chống lại áp bức, bất công nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh và cho đạo Chúa được mở rộng khắp nơi.

 
Tôi lên án “Vụ việc Đồng Chiêm” ở khía cạnh nào?
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang,
12:21 14/01/2010
Tôi lên án “Vụ việc Đồng Chiêm” ở khía cạnh nào?

Ở khía cạnh nào, thì tôi phải đắn đo suy nghĩ để biết rõ thực hư thế nào, phải trái ra sao? Nhưng dưới khía cạnh thuần túy đức tin của người công giáo, tôi hoàn toàn lên án “Vụ việc Đồng Chiêm”.

Vì sao?

Trước khi tôi trả lời, xin Quý Vị hãy đọc những trích đoạn sau đây của tôi.

1. Trích đoạn 1: Thứ tư, 06 tháng 01 năm 2010 -- Vietnam: Nouvelle agression policière dans une paroisse de Hanoi -- ROME, Mercredi 6 Janvier 2010 (ZENIT.org) - L'opération de police visant à la destruction de la croix aurait débuté dans la nuit vers 3 h 00 du matin / (Source: http://zenit.org/article-23119?l=french) Dịch bản tin Zenit tiếng Pháp đăng ngày thứ tư, 06 tháng 01 năm 2010:
VIỆT NAM: VỤ TẤN CÔNG MỚI CỦA CẢNH SÁT VÀO MỘT GIÁO XỨ Ở HÀ NỘI
ROMA, Thứ tư 06 Thánh Giêng 2010 (ZENIT.org) - Hoạt động tác chiến (opération: xem Từ Điển Pháp Việt, Lê Khả Kế, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1997, trang 999: sự tác chiến) của cảnh sát nhằm huỷ diệt cây thập giá (destruction: xem Từ Điển Pháp Việt, Lê Khả Kế, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1997, trang 427: sự huỷ diệt) có thể đã bắt đầu trong đêm, vào lối 03 giờ sáng.)

2. Trích đoạn 2: Thứ năm, 07 tháng 01 năm 2010-- “Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đã kêu gọi họ ngừng ngay những hành vi xúc phạm đó... Chúng tôi vô cùng đau buồn, vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Đó là một sự phạm thánh! Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội” (Thông Báo Của Văn Phòng TTGM Hà Nội Về Vụ Việc Thánh Giá Trên Núi Thờ Của Giáo Xứ Đồng Chiêm, ngày 07-01-2010)

3. Trích đoạn 3: -- Thứ sáu, 08 tháng 01 năm 2010 -- Các Giám Mục Giáo Tỉnh Hà Nội Gửi Thư Hiệp Thông Về Vụ Việc Giáo Xứ Đồng Chiêm: Vừa qua, tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã xảy ra vụ “Núi Thờ” Giáo xứ Đồng Chiêm. Theo thông tin của Văn Phòng Toà Tổng Giám mục Hà Nội, chúng tôi (Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám Mục Vinh / Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hoá / Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Bùi Chu / Antôn Vũ huy Chương, Giám Mục Hưng Hoá / Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Thái Bình / Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Bắc ninh / Giuse Đặng Đức Ngân, Giám Mục Lạng Sơn / Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm / Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng) được biết rằng Thánh Giá đã bị triệt hạ.

4. Trích đoạn 4: -- Thứ sáu, 08 tháng 01 năm 2010 -- Crucifix Destroyed,. .. DONG CHIEM, Vietnam, JAN. 8, 2010 (Zenit.org).-. .. / The archdiocese condemned the "sacrilege" as an offense against the Catholic faith, AsiaNews reported... / "It is a real sacrilege, an insult against the most sacred symbol of our faith...” / ( Source: http://www.zenit.org/article-27998?l=english ) Dịch bản tin Zenit tiếng Anh đăng ngày thứ sáu, 08 tháng 01 năm 2010:
CÂY THÁNH GIÁ ĐÃ BỊ PHÁ HUỶ,. ..(destroyed: xem Từ Điển Anh-Việt, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Viện Ngôn Ngữ Học, Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, trang 473: phá hủy)
ĐỒNG CHIÊM, VIỆT NAM, 08 tháng giêng năm 2010 (Zenit.org). -. .. / Tổng Giáo Phận đã lên án “tội phạm thượng” như một sự xúc phạm chống lại đức tin công giáo, Bản tin Á Châu tường thuật... / “Đây là một phạm thượng thật sự, một sự lăng mạ chống lại biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin của chúng tôi...” (sacrilege: xem Từ Điển Anh-Việt, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Viện Ngôn Ngữ Học, Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, trang 1558: tội phạm thượng)

Vậy tôi lên án “Vụ việc Đồng Chiêm”

- vì đây là một sự phạm thánh.
- vì đây là sự xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội của tôi.
- vì đây là xúc phạm đến Chúa Kitô của tôi.
- vì đây là một tội phạm thượng thật sự.
- vì đây là sự lăng mạ chống lại biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin của tôi.

Vì tôi, người công giáo, người thờ Cây Thánh Giá, được biết rõ:

- Cây Thánh Giá Đồng Chiêm đã bị triệt hạ một các độc ác.
- Cây Thánh Giá Đồng Chiêm đã bị triệt hạ trong đêm khuya.
- Cây Thánh Giá Đồng Chiêm đã bị đập phá tan tành, không một chút kính nể, không một chút nương tay, không một chút xót thương.

Vì vậy mà đứng trên khía cạnh niềm tin tôn giáo, tôi hoàn toàn lên án “Vụ Việc Đồng Chiêm”.
 
Thông cảm với Đồng Chiêm
Đỗ quang Khai
12:53 14/01/2010
Đau buồn tủi cực biết bao nhiêu
Tín hữu Đồng Chiêm lãnh đủ điều
Dùi cui roi điện công an đánh
Núi thờ Thánh Giá bị triệt tiêu.

Thiên hạ khắp nơi đều lên tiếng
Hội Đồng Giám Mục vẫn làm thinh
Chẳng thấy động viên hay úy lạo
Xem ra e ngại lụy đến mình.

Dư luận đó đây đều bức xúc
Mà sao các vị vẫn im hơi
Chẳng nói chẳng rằng như bất động
Để cho dân Chúa phải tơi bời.

Tín hữu Đồng Chiêm thật anh hùng
Nêu gương sáng chói đức kiên trung
Không sợ gian nguy cùng khổ cực
Vẫn cứ hiên ngang giữa bão bùng.
 
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Bảo Giang
13:31 14/01/2010
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm

Đồng Chiêm máu chảy hòa non nước,
Tam Toà vững bước rạng niềm tin
.

Hôm nay tôi viết đôi dòng muộn màng về Đồng Chiêm. Nhưng không viết về những đau thương thống khổ của người dân Đồng Chiêm đang phải oằn mình gánh trên vai, cũng không ca tụng nhửng mảnh áo thẫm máu đỏ của người dân Đồng Chiêm đổ ra vì cái hung tàn của côn dồ Việt cộng, như là những giọt máu hồng chứng minh cho niềm tin riêng của ngưòi Công Giáo. Nhưng tôi viết đến những giọt lệ trên cánh Đồng Chiêm như là Lệ Mừng hơn là những ưu tư mà trước đây, trong “Tam Tòa sóng đổ về đâu” tôi đã viết là:

Nếu lửa Tam Tòa không nóng tời Phát Diệm, Bùi Chu, Hải Phòng, Hà Nôi, Cao Bắc Lạng, Sơn Tây. Không chiếu quang đến Huế Đà Năng Nha Trang Phan Thiết, Đà Lạt, Kontum, Sài Gòn. Lại qúa xa với Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Còn xa hơn nữa với Mỹ Tho, An Giang, Cần Thơ, Cà Mâu, Trà Vinh, Rạch Giá… và lửa ở nhà thờ Tam Tòa không bén sang cửa nhà Phật, không thổi hơi nóng tới Thánh Thất Cao Đài, Hoà Hảo và rồi Tam Tòa ở mô? Hoặc giả, hồn ai nấy giữ… phần ta, lửa chưa đến cứ ăn ngon ngủ kỹ thì Tam Toà không phải là cái tên cuối nổi lên trong cuộc bạo hành bất lương do nhà nước Việt cộng tạo ra. Nhưng đó chỉ là một trong chuỗi những địa danh lần lượt được nếm trải mùi bạo lực trong chủ trương triệt hạ ảnh hưởng tôn giáo trên phần đất này của nhà nước Việt cộng mà thôi”.

Như thế, Đồng Chiêm hôm nay cũng chỉ là một mắt xích nối tiếp từ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý … đến những địa danh khác trong tương lai. Nhưng Đồng chiêm hôm nay, sự kiện tưởng chừng giống như những nơi khác, trong thực tế, sự kiện Đồng Chiêm là một cuộc tấn công khác. Một cuộc tấn công trực diện vào biểu tượng niềm tin của ngưòi Công Giáo. Nên từ đó có khả năng khai mở ra một chân trời khác, tạo ra một hướng đi khác, tích cực hơn trong Niềm Tin của những người đi tìm Chân Lý, tìm Tự Do và Công Bằng Xã Hội.

Trước hết, có một điều không ai phủ nhận là: Cây Thánh Giá được coi như một biểu tượng khổ đau của nhân loại. Nhưng đồng thời, Cây Thánh Giá cũng là biểu tượng Ân Sủng của ơn Cứu Độ, của Tình Thương, hoặc gỉa, là biểu tượng của Bình An, nơi con người có thể đặt vào đó một niềm tin tuyệt đối. Cách riêng, đó lả biểu tượng Trung Thành trong đức tin của ngưởi công giáo trên hoàn vũ.

Thật vậy, trước khi Đức Giêsu Kitô, Người mà toàn thể nhân loại vui mừng chào đón ngày sinh vào ngày 25-12 hàng năm, bị treo lên Thập Tự Giá trên núi Sọ, Thập Giá chính là án phạt đau khổ nhất, ghê gớm nhất, nhục nhã nhất mà xã hội cách đây 2000 năm đã dành cho những tên tội phạm thuộc diện hung ác của xã hội. Nhưng khi Đấng Vô Tội là đức Giêsu Kitô bị treo lên đó. Ngài đã chết. Chết cho muôn người được sống thì Cây Thập Giá đó đã trở thành một biểu tương Thiêng Liêng tuyệt đối, Ân Sủng tuyệt đối, Tình Yêu tuyệt đối và đã đem An Bình, Hy Vọng tuyệt đôi đến ở trong lòng người.

Nói cách khác, trước biểu tượng Linh Thiêng viên mãn này, những độc ác tàn bạo, đầy uy lực của Neron, của Minh Mạng, Thiệu Trị và nay là Hồ chí Minh hay của những cường đạo Việt cộng Mạnh, Triết, Dũng, Trọng, Nghị, Thảo… có đáng là chi. Nếu như không muốn nói đó chẳng qua chỉ là những cỏ rác, rong rêu sẽ tàn lụi theo cát bụi của thời gian và để lại cho hậu thế những cái tên đáng ghê tởm. Phần Cây Thánh Giá, biểu tuợng kinh qua khổ đau sẽ mảĩ mãi muôn đời trổi vượt lên như một Ân Sủng toàn diện, một An Bình vĩnh cửu. một Niềm Tin vững chắc, một Hy Vọng tuyệt đối cho con người tìm đến để tín thác, để nương nhờ.

Vâng, hãy nhìn một người chiến binh thất trận, chạy tan hàng, lạc đồng đội và phía sau lưng là tiếng súng, tiếng giặc hò hét đuổi theo. Có lẽ đời anh sẽ không còn một nỗi kinh hoàng lo sợ, khủng hoảng nào hơn thế nữa. Nhưng khi anh chạy đến được một nơi có Cây Thánh Giá nằm trên đỉnh cao nhà thờ. Hoặc giả, tím vào bên bức vách của một căn nhà, mà trong nhà ấy trên bàn thờ có một Cây Thánh Giá thì âu lo, hoảng sợ vụt tan biến đi và thay vào đó là một niềm tin trong an bình, dù rằng đời anh chưa hề nghe biết đến từ ngữ đọc kinh hay cầu nguyện là gi! Tôi tin rằng anh ta sẽ tìm cách xin ở lại nương tựa vào Niềm Tin vừa đến ấy, hơn là, đạp đổ Cây Thánh Giá rồi lại trốn chạy quân thù trong lo âu!.

Rồi một anh cán binh Việt cộng bị thương, bị đồng đội bỏ lại trên đường mai phục để thoát chạy lấy thân. Ngoài cơn đau xé da thịt vì không được cứu chữa là sự uất hận bị bỏ rơi, anh còn lo sợ thần chết, lo sợ bị bắt và bị “nguỵ” chém giết, xẻ thịt banh da như những lời tuyên truyền nhồi sọ từ hàng ngũ cán bộ lãnh đạo trước khi đi gài mìn giết hại đồng bào. Anh đau đớn, tuyệt vọng khi lê thân vào những quãng đường, đồi, nương rẫy. Bỗng nhiên, cuộc sống như hồi sinh, dòng máu, nhịp tim lại dồn dập trong người. Một sự an bình như chưa bao giờ có đã chiếm trọn lấy cả tâm hồn và thể xác khi anh ta bò đến, và ôm được một cái chân cột. Lúc mở mắt nhìn lên. Đó chỉ là một Cây Thánh Giá thô sơ cắm trên ngôi mộ trong nghĩa trang của một xứ đạo miền quê. Anh gục đầu xuống, ôm chặt lấy và không còn muốn rời xa nữa. Bởi lẽ, dù không phải là người có đạo, chưa một lần biết cầu kinh, trái lại, còn được học tập, nuôi lờng căm thù những thành phần “tôn giáo phản động” bán nước. Kết qủa, vào lúc này, anh chỉ còn duy nhất một ước mơ. Nếu có phải chết, anh xin được chết trong phút giây an bình dưới chân cây cột mà anh đang ôm trong tay. Anh không muốn chết vì lòng căm thù như đã được học tập.

Nhưng trái ngược với nhân bản tính của con người và anh cán binh kia, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng từ năm 1930, đã đem dân làm nô lệ cho ngoại bang, còn ra công sức xây dựng trên phần đất của Việt Nam một tổ chức phi nhân lấy chủ thuyết vô gia đình, vô tôn giáo vô tổ quốc làm lẽ sống. Lấy cường bạo, bất lương làm phương châm hành động. Từ đó, họ đã không ngừng gây ra muôn vàn thảm họa trên cả hai phương diện tinh thần lẫn thể chất cho dân tộc Việt.

Bên ngoài, dù được che đạy bởi lớp mỡ ngôn từ hào nhoáng, nhưng chẳng bao lâu sau ngày xuất hiện, người dân trên toàn đất nước đã nhận ra cái bản chất thật của tập đoàn lãnh đạo của nhà nước Việt cộng là bất nhân, gian dối: Chúng luôn luôn đẩy người dân vào những mâu thuẫn cục bộ từ gia đình, đến làng xóm, vào học đường, xã hội, để trục lợi, để nắm lấy quyền lực. Chúng không bao giờ muốn cho nhân dân có được cuộc sống gia đình yên vui, cơm no áo ấm. Không bao giờ muốn cho trẻ thơ được giáo dục nghiêm túc về trí dục và đức dục. Không bao giờ muốn xây dựng một xã hội có trật tự, biết tôn trọng luân thường đạo lý, tôn trọng luật pháp nhân bản. Cũng không bao giờ muốn thấy tôn giáo là điểm hẹn đến của công bằng đạo đức cho từng ngưòi từng nhà noi theo. Trái lại, chúng muốn đạp cho tan mọi ảnh hưởng gia đình. Phá cho nát niềm tin trong tôn giáo. Diệt cho hết truyền thống đạơ đức, luân lý xã hội và giải trừ tận căn nguyên nền Văn Hóa Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín là gốc sinh của dân tộc, để tất cả đều quy hướng về một nền luân lý vô đạo, phi nhân, vô luân, bất nghĩa, phi pháp của cộng sản.

Phía nội bộ, hàng hàng tủ sách vở trên thế giới đã ghi lại rằng: Đấu tranh phê bình trong sinh hoạt đảng cộng đồng nghĩa với việc học tập cách thức gian dối, cách thức hành động phi luân, bất nhân, bất nghĩa với mọi người (nguyên TBT Liên Sô, Gobachev). Thủ tướng Đức, tiến sĩ Angela Markel cũng có những công bố tương tự: “Cộng sản đồng nghĩa với gian dối, tạo ra gian dối". Nên việc rèn cán, chỉnh quân, thay máu này đã trở thành một lẽ sinh tử cho chúng. Bởi lẽ, nếu gian dối, độc ác không thành bản chất của đảng. Nếu vô luân bất nghĩa không phải là dòng máu luân lưu trong huyết quản của từ Minh, Đồng, Khu, Duẫn, Mười, Linh, Phiêu… cho đến đến những Kiệt, Khải, Cầm, Anh, Triết, Trọng, Dũng, Mạnh, Nghị Thảo Rứa…, đã không có những cuộc đấu tố đẫm máu nhân dân Việt Nam từ thời 1930 đến nay, để hơn 170,000 ngàn sinh mạng, (không kể những người chết trong chiến tranh) trong đó có rất nhiều những người đã dày công lao sinh thành, dưỡng dục, nuôi nấng, che chở, bảo vệ chúng trong cuộc chiến hàng nhiều năm trước, được đền trả bằng bản án phú, nông, địa, hào, tư sản, hoặc giả, tay sai bán nước! Đã không có những cuộc chiếm đoạt đất đai, cướp giật tài sản của các tôn giáo và đày ải các vị chân tu trong chốn lao tù. Đã không có cuộc chôn sống mấy ngàn người dân vô tội ở Huế. Đã không bịt miệng người giữa chốn gọi là công đường. Đã không có cảnh những dân oan, từng là mẹ liệt sỹ, gia đình cách cách mạng lang thang đi đòi đất đòi nhà. Và cũng không có hàng triệu người Việt Nam phải sống lưu đày nơi đất khách!

Theo đó, những sự kiện như Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và rất nhiều những đơn vị cá nhân dân oan trải rộng trên bề diện cả nước, và nay là Đồng Chiêm, không xảy ra mới là chuyện lạ! Như thế, Đồng Chiêm, hay bất cứ tên của một địa danh nào đó, sau một đêm bất chợt, trở thành một địa điểm lưu ký sự bạo tàn của nhà cầm quyền Việt cộng thì phải được hiểu rằng: Đó không phải là địa điểm cuối. Nhưng nó chỉ là những cái tên như những mắt xích, tiếp diễn cuộc bạo hành bất lương theo chủ trương của chúng cho đến khi chúng bị tiêu diệt mà thôi.

Tuy nhiên, Đồng Chiêm hôm nay, sự việc không còn nằm trong chủ trương bạo lực trấn áp lương dân để chiếm đoạt tài sản nữa. Trái lại, chúng đã vượt qúa mức của cuộc bạo hành trong trí khôn của con người. Chúng đã chính thức chà đạp biểu tượng Niềm Tin, là Ân Sủng và Ơn Cứu Độ của người Công Giáo, không phải chỉ ở Đồng Chiêm, nhưng là toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam! Chúng muốn thách đố một Niềm Tin chăng?

Nhớ lại, vào cuối năm 2007, phong trào cầu nguyện trong an bình để đòi Công Lý, đòi Tự Do tôn giáo cho người dân Việt Nam -- khởi đi từ Tổng giáo phận Hà Nội dưới sự coi sóc của Đức TGM Giuse Ngô quang Kiệt -- đã làm náo nức lòng người, làm rộn ràng mọi bước chân. Từ trong ra ngoài, không kể lương, không kể giáo, cũng không hề phân biệt chủng tộc, đều đổ dồn con mắt về Hà Nội để chờ đợi ngày chung thẩm của Công Lý. Ngày Tự Do. Nhân Quyền đến cho dân nước Việt Nam.

Trong khi đó, về phía nhà nước Việt cộng, sau gần mười năm hoà hoãn, đi cầu tự khắp nơi, kể cả việc chúng đến Roma để tìm chỗ tựa ngõ hầu tồn tại sau khi đế quốc đỏ tan vỡ, nay lại trở về với bản chất phi nhân bạo tàn. Ngoài thì dâng đất, dâng biển, dâng tài sản thiên nhiên của quốc gia cho Tàu cộng để cầu vinh. Bên trong thì mưu đồ áp chế, cướp đoạt tài sản của nhân dân và dùng bạo lực tiêu diệt Công Lý, bóp chết Tự Do, Nhân Quyền của con ngưòi. Kết qủa, cuộc đi đòi Công Lý không ngừng lại vì đàn áp, bạo lực của nhà nước. Trái lại, “Tuyên Ngôn Công Lý” lại hiển hiện rõ ràng trong lời công bố của TGM Hà Nội ngay giữa hội đường, trước mặt những kẻ nắm bạo quyền vào ngày 20-9-2008 tại Hà Nội: “Tự Do Tôn Giáo là cái quyền cơ bản của con người, Tự do Tôn giáo không phải là một ân huệ Xin - Cho”. Ai, và còn ai nữa đã hiên ngang vì Công Lý như thế? Công bằng mà trả lời rằng, ít nhất, trong thời gian ấy còn LM Nguyễn văn Lý cũng vì Công Lý mà ngồi tù. Luật sư Lê thị Công Nhân cũng vì đất nước vì nhân dân vì quyền làm người vì tương lai của dân tộc mà vào ngục như đi nhận một nhiệm sở mới!

Dĩ nhiên, Việt cộng biết rõ sức mạnh của toàn dân ngày nay không thuộc về chúng. Nhưng cơn mộng du bạo lực lại không thể rời xa những đôi mắt đảng, nên chúng tiến hành thêm cuộc bạo hành bắt người ở Thái Hà. Kết qủa hàng vạn vạn cành thiên tuế từ tay nhân dân đi đòi tự do tôn giáo, đi đòi Công Lý đã vươn cao trên khắp trời Hà Nội. Trong khi đó, dẫu gian ác là thế, nhà nước Việt cộng vẫn không thể tìm ra tội trạng để kết án tám anh chị em giáo dân Thái Hà. Sức mạnh của người dân chưa ngừng lại ở đó. Cả nửa triệu người đã như ngọn sóng dâng tràn tim về bên bờ sông Nhật Lệ. Tam Tòa không còn nhỏ bé, nằm chờ Xin – Cho, nhưng đã vươn mình trổi dậy với giang sơn trong cuộc trường chinh tìm Công Lý. Lúc ấy, nhiều người đã cho rằng, chẳng còn bạo lực nào có thể ngăn cản được lòng người mong tìm đến Sự Thật, tìm đến Công Lý.…

Bổng như một cơn khổ nạn. Giữa lúc người người hăm hở chờ đợi ngày cùng nhau dồn bước chân trên đường Công Lý. Một bản tin không rõ xuất xứ, không rõ chủ đích đăng tải trên Nét đã làm nghẽn hơi thở biết bao tim lòng. Làm chùn, làm chậm hàng triệu triệu đôi chân và làm bao dòng lệ vương tràn trên khoé mắt: Đó là bản tin Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức TGM Hà Nội!

Hỡi Trời ơi. Những tưởng rằng trời tan, đất lở. Toàn dân rúng dộng, giáo dân hoang mang, chính quyền hồ hởi. Họ hồ hởi vì từ mấy năm nay, có khi nào họ quên không tìm cách đẩy “Ông Công Lý” ra khỏi Hà Nội. Hơn thế ra khỏi Việt Nam càng tốt. Lý do, có khi nào kẻ thờ thần gian dối dám giáp mặt thần Công Lý?

Phía Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì hoàn toàn giữ im lâng. Đã yên lặng trước hướng đi của hàng triệu dôi chân tìm Công Lý, đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam, lại càng thủ kỹ trước bản tin. Các Ngài yên lặng đến nỗi tạo ra nghi ngờ trong hàng ngũ giáo dân, làm hoang mang lòng người.Và làm ly tán thêm niềm tin của giáo dân vào Hội Đồng vì những bản tin đồn cứ vùn vụt loan đi: “Nào là có nhiều vị giám mục không đồng thuận với hướng đi tìm Công Lý của Đức Cha Kiệt. Nào là các Ngài không muốn hướng đi tìm Công Lý của đức TGM Hà Nội làm ảnh hưởng đến ân huệ Xin-Cho" đã thành nếp trong Giáo phận của các Ngài. Nào là đa số các Ngài hài lòng với phương cách “đối thoại Xin Cho” để được dễ dãi trong việc xuất ngoại…. xin tiền về xây cất, mở mang, tổ chức lễ lạc cho to lớn linh đình... hơn là cố công xây dựng đền thờ Công Lý nơi lòng ngườì nhu tinh thần của thư chung năm 1980 của HĐGMVN. Và nào là phải yên lặng để chờ nhà nước chấm điểm, ra ơn cho về Hà Nội, Sài Gòn!”

Tệ hơn thế, bản tin đồn còn mang đi những mầm mống độc hại như "một số vị trong HĐGMVN dịp Ad limina ờ Roma cũng muốn đức TGM Hà Nội từ chức”. Thêm cho bản tin đồn ấy là việc đức TGM Hà Nội đau bệnh phải đi tĩnh dưõng lại Nho Quan càng làm cho bản tin đồn có cơ sở và cho lòng người héo úa với những dòng nước mắt sầu muộn lã chã rơi! Phần Ngài, giọt nước mắt cô đơn, giọt nước mắt thương dân có lẽ chưa ngưng đọng. Từ đó, có người còn đưa tin đồn là "đức TGM Hà Nội sẽ xuất hiện trong ngày khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, nhưng là để từ biệt hơn là trở lại với đoàn chiến"!

Nhưng mấy ai ngờ, lịch sử vẫn chỉ là những giây phút tình cờ tiếp nối nhau. Từ ngàn xưa, Đức Giêsu Kitô cũng đã trải qua khổ nạn trên thập tự gía trước khi Phục Sinh để giải thoát con ngươi. Cũng thế, hôm nay sức sống đã bừng lên. Nhà thờ lớn Hà Nội như muốn nổ tung ra vì sức ép hân hoan của hàng vạn đôi tay vỗ vào nhau. Rồi những buồng phổi đang co cụm bỗng dãn hơi thở, tràn lên tất cả mọi khuôn mặt những nét rạng rỡ, tiếng cười reo như trẻ thơ, trong lúc dòng lệ lại vội lăn trào xuống trên đôi gò má! Ôi! nước mắt. Nước mắt tại sao lại tuôn trào? Lệ mừng! Lệ Mừng ư? Rồi chẳng ai bảo ai, Bàn tay này. Ánh mắt kia, giao hòa, ôm choàng lấy nhau và trao nhau trọn vẹn một niềm tin và người ta đã khóc trong nỗi vui mừng khôn tả.

Thật, chẳng còn một ngôn ngữ nào có thẻ diễn đạt nổi niềm vui mừng của người giáo dân Hà Nội khi Đức Hồng Y Roger Etchégaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, đứng chủ tế thánh Lễ Tại Nhà thờ Lớn Hà Nội đã trao trả cây gây Mục Tử lại cho đức TGM Ngô Quang Kiệt và nói rằng: “Đây là cây gậy mục tử của đức TGM Hà Nội, tôi trả lại cho Ngài, tôi không muốn mang về Roma"!? Chỉ ngần ấy tiếng âm vang, Ngài đã vực “kẻ chết sống lại”, đã “tiêu diệt” muôn khổ đau khô đọng trong lòng người. Ngài làm cho mọi người bàng hoàng như thấy trời mở ra. Người người ôm choàng lấy niềm hạnh phúc của một giấc mơ tưởng chừng đã chết.

Chẳng còn một ai muốn nhớ đến tình hình sức khỏe của vị TGM ra sao, và cũng chẳng còn ai muốn nghe lại cái chữ từ chức hôm nào nữa. Tất cả đã là dĩ vãng. Không, tất cả đã là tiền kiếp. Chỉ còn lại đây, Ngài và cây gây mục tử của Ngài hiện diện với dân thành Hà Nội, và với niềm tin Công Lý và Sự Thật soi đường như ngài nhắc nhở trong thư chung vào ngày 25-11-2009.

Không thể sống Năm Thánh trọn vẹn nếu thiếu những việc thực hành”. Và một trong ba điểm trong việc thực hành của năm thánh là: “tích cực thực thi công bình bác ái. Trong Cựu Ước, Năm Thánh buộc ta trả lại cho người khác những gì thuộc về họ như quyền sở hữu, quyền tự do"(x. Lv 25, 8-17) Điều này, Ngài không chỉ nói để hướng dẫn cho giáo dân, nhưng cũng cho các đối tác trong xã hội nữa.

Vâng! Đó là ước mơ nhân bản. Đó là niềm tin yêu, hy vọng của cuộc sống. Và nếu trên đôi cao kia còn có Cây Thánh Giá giang tay che chở cho lời Công Lý thì dưới lũng sầu, hẳn nhiên là không thiếu bóng kẻ tà ma phá phách. Theo đó, Cây Thánh Gía, trên Núi Thờ của Đồng Chiêm, dầu đã đứng trên đỉnh cao ấy hàng trăm năm, nhưng cũng khó có ngoại lệ!

Theo tin tức loan đi, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 06-1-2010, một lực lượng hùng hậu có từ 600 đến 1000 công an sắc phục, thường phục, chó nghiệp vụ, dân quân đã kéo đến vây chặt lấy giáo xứ Đồng Chiêm và đổ quân lên chiếm cứ và đập nát Cây Thánh Gía trên Núi Thờ. Đồng thời lực lượng này cũng tấn công đánh đập nhiều giáo dân bằng lựu đạn cay, lụu đạn khói… làm máu chảy thầm áo lương dân và nước mắt chảy tràn trên cánh Đồng Chiêm!…

Khi đọc bản tin, nhiều người tưởng lầm rằng mình đang sống trong khoảng tiền bán thế kỷ 20. Và họ nhận ra ở cái nước xã hội chủ nghĩa Việt cộng cái gì cũng lạ. Xem ra không giống xã hội loài người. Không giống là bởi vì:

1. Cây Thánh Gía trên núi Thờ ở Đồng Chiêm dã giang tay đứng đó như để che chở, đem đến niềm ủi an cho những nầm mộ mồ côi, cho những ánh mắt thẫn thờ mệt mỏi trong chiều tàn, hàng trăm năm rồi. Cây Thanh Giá ấy chẳng lấn đất dành dân với ai. Hơn thế, không phải là kẻ thù của loài người mà nhà nước Việt cộng lại phải tổ chức một cuộc hành quân đêm, đến đột kích và phá sập thì không một người nào không thấy lạ.

2. Nếu bảo rằng Cây Thánh Gía đứng ở đó trái luật, thì cứ đua luật ra mà tính. Hoặc gỉa, gọi những ngưòi phạm luật ra mà trị, Phép nước nào có vị thân? Tại sao lại phải hành quân đêm? Chẳng lẽ nhà nước phải làm như thế cho phù hớp với lời ca: “Con ơn nhớ lấy lời này, cướp đêm là giặc cưóp ngày là quan!” May mắn thay, nhà nước ta thì được tiếng cả ngày lẫn đếm nhỉ?

3. Tàu cộng cướp đất, cướp biển, bát ngư dân của Việt Nam. Chúng là những tội phạm đúng nghĩa theo luật. Luật nước, luật quốc tế. Tại sao nhà nước Việt cộng lại không dám hành quân đêm đến tiêu diệt địch và giải thoát nhân dân của mình nhỉ? Đã thế, còn xây đài tưởng niệm với những bảng đề “Nghĩa trang liệt sĩ Trung quốc”. Trong khi đó biết bao nhiều chiến sĩ Việt Nam đã bỏ mình khi chiến đấu bảo vệ biên giới, chiến đấu bảo vệ vùng biển thì không thấy có được một nấm mồ yên phận. Ấy là chưa nói đến câu hỏi là: Nếu những quân bành trướng Trung quốc được xây lăng mộ trên đất Việt với danh nghĩa "Nghiã trang liệt sĩ Trung quốc” thì những cán binh Việt Nam chết trong những cuộc chiến với Trung quốc sẽ đưọc gọi là gì? “Nghĩa trang phản quốc hay nghĩa trang của những thằng…khờ dại?” Lạ! đến lạ!

Khó ai có thể trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên, cha ông ta đã từng nói: “gieo gío thì gặt bão”. Việt cộng đã gây ra thảm họa cho dân, chúng phải gánh lấy cái hậu qủa của cơn bão từ nhân dân.

Riêng người dân Đồng Chiêm, rõ ràng là nước mắt tràn trên mặt mẹ, cha, chảy ròng xuống trên khuôn mặt con cháu mà lại không phải là nước mắt thương đau, sầu khổ. Nhưng lại là Lệ Mừng:

- Mừng vì Thánh giá vẫn ở trong lòng ta và con cháu ta. Riêng Thánh Gía trên núí bị côn đồ hạ xuống, dân ta dựng lại lúc nào mà chả được. Đã thế, còn uy nghi vững vàng hơn!

- Mừng vì chủ chiên lại quần áo dơn sơ đến thăm dân Người như ngày nào lặn lội bùn sâu đi thăm đoàn chiên trong trời giông bão.

- Mừng vì khi thấy tất cả các vị Giám Mục ở ngoài Bắc đã ngay lập tức gời thư Hiệp Thông đến vị TGM Hà Nội, bày tỏ một ý chí thống nhất cho hướng đi tìm Công Lý và Sự Thật. Và đòi buộc nhà cầm quyền phải tôn trọng Tự Do Tôn Giáo.

- Mừng vì đây là sự Hiệp Nhất, không phải là hiệp thông.

- Mừng vì những bước chân từ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, nay là Đồng Chiêm và rồi, từ khắp nôi lại sẵn sàng lên đường vì Công Lý, vì Tự Do sau những ngày khổ nạn.

Thật vậy, ngày 19-6-1098, ngày 117 vị chân phước tử đạo Việt Nam được tuyên phong lên hành hiển thánh là một biến cố lớn trong lịch sử của Giáo Hội Việt Nam. Ngày ấy, Giáo Hội đã xác minh lòng Trung Thanh tuyệt đối của các vị tử dạo Việt Nam với Thánh Gía của Đức Giêsu Kitô. Ngày mà chính những ngưòi còn sống, có khi còn nằm trong guồng máy lãnh đạo của nhà nước này, dù không vui vẻ gì với Biến Cố ấy, cũng phải hiểu thấu đáo rằng. Người Công Giáo có thể chết vì Niềm Tin của mình. Mà biểu tượng lớn nhất ở trong đức tin của họ chính là Thánh Gía của Đức Kitô.

Như thế, Đồng Chiêm hôm nay không còn là một sự kiện có liên quan đến tranh chấp đất đai với nhà nước. Nhưng là một Biến Cố. Hơn thế, có cơ trở thành một biến cố lớn trong dòng lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Một khi Đồng Chiêm đã trở thành Biến Cố, không còn là một sự kiện nhỏ của địa phương nữa, thì thật khó có thể lường trươc được cái kết qủa sẽ ra sao.

· Máu sẽ tiếp tục đổ ra và liệu người Công Giáo hôm nay có nằm yên chờ chết, hay nằm ôm chặt lấy cây thánh giá và để cho nhà nước độc quyền lôi đi chà đạp nhân phẩm, chà đạp Đức Tin của họ, Hoặc gỉa, đem đi tù đày hay đưa ra pháp trường dép râu nón côí hay không?.

· Hay máu sẽ đổ và khối ngưòi anh dũng vì Đức Tin kia, cùng với mọi người kháp năm châu bốn bề đồng chuyển mình, mở ra một vận hội mới, không phải chỉ là đòi lại tự do tốn giáo. Nhưng là đem lại Công Lý, Tự Do, Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam?.

Cuộc chuyển minh ấy sẽ ra sao và đất nước này đi về đâu? Đó là chuyện của ngày mai. Hiện tại, người ta chỉ thấy cuộc chuyển mình đã bắt đắu. Bắt đầu bằng thư Hiệp Nhất của tất cả các Giám Mục thuộc Giáo Khu Tổng Giáo Phận Hà Nội. Trong thư có những điều rất đáng ghi nhận tính Hiệp Nhất là:

Vì thế chúng tôi xin Đức Cha đề xuất vối giới hữu trách chính quyền:
1. Xét lại luật về đất đai..
2. Cần chọn giải pháp ít tổn thất lòng người…
Trong thư cũng xác định hướng đi của người CGVN là: ”GHCGVN luôn ước mong góp phần xây dựng một đại gia đình Việt Nam, trong đó mọi thành viên cùng chung sống hòa bình và tôn trọng lần nhau
.”

Điều ấy có nghĩa là, Đồng Chiêm không lẻ loi, Hà Nội không cô đơn một minh. Nhưng tất cả mọi hành động vì Đức Tin vì Công Lý thì toàn thể Giáo Hội đều chung một nhịp bước. Chính lý lẽ này đã làm sống lại một hướng đi, và khiến lòng người thêm mạnh mẽ hiên ngang. Đã biến nước mắt sầu khổ của ngưòi dân Đồng Chiêm, nước mắt đơn côi của Hà Nội, nước mắt tủi hờn của Tam Tòa, Loan Lý… thành Lệ Mừng. Lệ Mừng reo vui trong ngày hội tìm Công Lý.

Nắng sẽ lên, Công Lý sẽ đến và người Việt Nam đang đứng trươc cơ hội, trăm năm mới có một lần, để cùng nhau nắm lấy giấy phút tình cờ ấy để tạo nên lịch sử, tạo nên một ngày hội trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam.

Tháng 1 năm 2010
 
Góp ý về Giám mục đồng hành với đoàn chiên của mình
Công Luận
17:14 14/01/2010
Trong lúc giáo dân Đồng Chiêm bị nạn, các giáo xứ ở Hà nội bị đe dọa, một số linh mục bị hạch hỏi vô lý... đáng lẽ trong giờ phút hiện tại, theo cách khôn ngoan thông thường mà nói thì nên "đóng cửa bảo nhau" và không nên đưa ra ý kiến nào có thể bị hiểu lầm là gây mất tình đoàn kết và chia rẽ. Tuy nhiên vấn đề sắp được nêu ra ở đây là vấn đề hệ trọng, nếu không thẳng thắn trình bầy và góp ý để sửa sai thì nó còn mang tới thiệt hại lâu dài cho tương lai của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Do vậy chúng tôi không ngại thẳng thắn phê bình và góp ý với Ban Biên Tập Website của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong một bài được phát lên mạng vào ngày 13.1.2010 với tựa đề: "Hội đồng Giám mục Việt Nam Lên tiếng hay Không lên Tiếng".

Chính phần mở đầu bài viết đã nói rõ là: "Trang tin điện tử của HĐGMVN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng? Trong bối cảnh trên và trong tinh thần hiệp thông của Năm Thánh 2010, thiết tưởng một vài suy nghĩ cần được chia sẻ để soi sáng cho nhau trong đời sống của Hội Thánh".

Như vậy không phải là Ban Biên Tập Website HĐGMVN không biết về những ý kiến và những phê bình về sự im lặng mà nhiều người đã từng thắc mắc. Tuy nhiên khi trả lời cho vấn nạn đã được nêu ở trên, tác giả bài viết nói là muốn "soi sáng" về lập trường của mình. Đọc hết bài viết thì nhiều người không thấy được soi sáng nhưng trái lại sẻ cảm thấy thất vọng vì hình như trong đó ngầm chứa một thái độ hay lối suy tư hơi có vẻ "đỉnh cao" cho mình ở trên, mà không đi sát với thực tế và nhất là thiếu hẳn tinh thần mục vụ và phục vụ là hai đặc tính rất cần cho các chủ chăn mới ngày nay.

Trước đây khi chọn giám mục, Giáo hội thường coi trọng về yếu tố như đạo đức, thông minh và tài điều khiển... trái lại ngày nay Giáo hội quan tâm nhiều hơn tới đời sống tận hiến, tinh thần phục vụ, và nhất là yếu tố người giám mục được chọn lên có biết đồng hành, yêu thương, biết đồng cảm và nâng đỡ hàng giáo sĩ và giáo dân của mình không? đó là đặc tính mục vụ. Chả thế mà khi được bổ nhiệm làm giám mục, tân giám mục phải qua Roma để tham dự lớp bồi dưỡng học biết cách là vị chủ chăn chân chính cho đoàn chiên của mình trong hoàn cảnh xã hội da diện và phức tạp ngày nay.

Đức Thánh Cha Benedictô XVI khi nghe là dân Haiti bị động đất đã gửi thư chia buồn và kêu gọi trợ giúp ngay chứ đâu cần phải phân biệt và chờ vị giám mục sở tại là người nắm rõ tình hình và giải quyết! Đó mới là người Cha có tinh thần thương yêu và đường hướng mục vụ đích thật.

Khi đưa ra lập luận rằng: "HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình". Đây là một cách đổ thừa lạc lõng trong đó tỏ ra không có một chút gì là biết đồng cảm tới những khốn khó của giáo dân trong những trường hợp cụ thể. Khi thấy "thánh giá" bị phá, giáo dân bị đánh chảy máu, linh mục bị giam cầm vô lý... thì người chủ chăn phải lên tiếng tỏ rõ lập trường là "phá thánh giá là phạm thánh", đánh đàn bà chảy máu me là "hành động dã man không thể chấp nhận", bắt bớ và cáo gian cho linh mục quản xứ mà không theo tiến trình tòa án là "những hành vi coi thường công lý và đi ngược lại nhân quyền con người". Những việc lên tiếng theo nguyên tắc như vậy luôn luôn được coi trọng và là sự hỗ trợ tinh thần chứng tỏ tình yêu thương và tinh thần mục vụ của chủ chăn, chứ đâu đã cần xét tới sự kiện đúng sai. Việc này sẽ có tòa án và công luận phê phán.

Khi nêu lên quan điểm rằng vụ đụng độ ở Đồng Chiêm là "việc tranh chấp đất đai là vấn đề xã hội" là một sự suy luận hoàn toàn sai trái và lạc lõng! Giáo dân Đồng Chiêm bảo vệ Thánh giá của họ là một việc làm của đức tin và muốn bảo vệ di sản truyền thống tổ tiên của họ. Bài viết của Ban Biên Tập cho rằng có thể nó mang sắc thái chính trị mà không muốn "đụng" vào hay cho là chuyện ở địa phương, nên không cần quan tâm. Đó cũng là đường hướng sai trái. Nếu chỉ là vần đề địa phương tại sao Đài Phát Thanh Vatican lại lên tiếng... và còn biết bao nhiêu cơ quan ngôn luận khác lên tiếng, ngay cả quốc Hội Ba Lan cũng đã đưa ra bàn và lên án tại Quốc hội của họ!

Dĩ nhiên HĐGMVN vẫn nên tiếp tục sứ mạng cao cả là muốn tiếp tục tìm đường hướng "cần phải xây dựng xã hội theo định hướng phát triển toàn diện. Phát triển con người toàn diện là phát triển cả về thể lý, tri thức lẫn đạo đức và tinh thần" cho xã hội Việt Nam, thế nhưng không vì thế mà xa vời với thực tế, không còn cảm thông được những đớn đau của những người tấp cổ bé miệng, mất đi tình nghĩa cha con "con ngựa đau cã tầu không ăn cỏ", mất đi tính hiệp thông mà đề tài Năm Thánh 2010 nêu rõ về sứ mạng của Giáo hội Việt Nam là: "Mầu nhiệm -- Hiệp thông -- Sứ vụ".

Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hành sử đúng với trách nhiệm lãnh đạo và định hướng của mình, một khi nhìn nhận ra được rằng đoàn chiên của mình còn đang thiếu những nhân quyền căn bản, còn đang bị chèn ép và bị đàn áp đủ cách, còn chưa có tự do tín ngưỡng. Hội đồng không những phải nói lên lên những bất công và tệ nạn của xã hội, nhưng còn phải tích cực đồng hành với anh em linh mục và giáo dân của mình, biết dấn thân đòi hỏi cho bằng được "những nhân quyền, phẩm giá làm người và làm con cái của Chúa".

Chỉ khi nào tích cực và biết dấn thân -- không sợ cường quyền, không sợ thế lực trần gian lôi cuốn -- và lúc đó, trong khí thế được thúc đẩy bởi quyền lực thiêng liêng được trao ban từ trên xuống, "HĐGMVN lên tiếng và đưa ra những định hướng căn bản nhằm góp phần xây dựng xã hội, một xã hội vì con người và một xã hội phát triển toàn diện" thì lúc đó tiếng nói tinh thần của mình mới có chất lượng và mới thực sự được đón nhận cách nồng nhiệt.
 
Công an tăng cường phong tỏa giáo xứ Đồng Chiêm
An Hoà
18:22 14/01/2010
DIỄN BIẾN VỤ ĐỒNG CHIÊM NGÀY 14/1/2010

VÀO NHÀ THỜ BỊ NGĂN CHẶN

Trước khi ra làm việc với chính quyền huyện Mỹ Đức, khoảng 8 h sáng cha Giuse Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai-Hoà Bình, vào thăm Đồng Chiêm. Tháp tùng ngài có cha Giuse Bùi Quang Tào, Chính xứ Nghĩa Ải.

Khi đến khu vực cầu Xây, xe chở các ngài bị cảnh sát chặn lại. Chỉ có cha Tào, là người địa phương được vào Đồng Chiêm, còn cha Quế, phải ở lại bên ngoài, dù là Cha Quản Hạt và nhà thờ Đồng Chiêm là một giáo xứ thuộc giáo hạt ngài phụ trách.

Cha Quế phải cho xe chạy theo bờ bắc sông Vài, tiến lại gần nhà thờ Đồng Chiêm và đứng nhìn nhà thờ từ bên kia sông. Tuy nhiên, khi xe quay trở ra, thì đầu đường gần chỗ cầu xây, đã có một đống đất đá lớn chặn lối.

Khi bị chất vấn thì các nhân viên cảnh sát có mặt tại trạm chốt đầu cầu nói rằng đó là lỗi của doanh nghiệp đang thi công con đường này và phủ nhận chuyện chặn đường các linh mục. Họ bảo xe các cha chạy vòng theo hướng An Tiến để ra trung tâm huyện. Nhưng sau khi bàn tính, họ lại nói sẽ cho người và phương tiện đến dọn đống đất.

Kết cục, chờ đợi mãi chẳng thấy có người và phương tiện đến dọn đường, cha Giuse Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm, liền kêu giáo dân Đồng Chiêm ra dọn đống đất, mở đường cho xe Cha Quản Hạt lên đường ra huyện Mỹ Đức.

RA HUYỆN BỊ CHỐI BỎ

Theo chương trình đã hẹn trước, sáng nay Cha Quản hạt Nguyễn Khắc Quế sẽ gặp gỡ công an huyện Mỹ Đức để bàn thảo và giải quyết việc phong toả Đồng Chiêm.

Tuy nhiên, những hiện tượng chặn đầu chặn đuôi xe của Cha Quản Hạt trên đây là những dấu hiệu cho thấy câu trả lời tỏ tường là thế nào từ phía công an.

Khoảng 10 h cha Quế và cha Liên tới Công an huyện Mỹ Đức. Cha Liên cho biết: Một nhân viên an ninh phụ trách tôn giáo cấp huyện, tên Bang đã gặp hai linh mục. Cán bộ này tiếp hai cha tại phòng gác cổng CA Huyện.

Cha Quế nói lên mong muốn chính quyền bỏ việc ngăn sông cấm chợ. Cán bộ Bang nói rằng điều ấy là quyết định của cấp trên chứ họ không có quyền gì cả.

Cuộc gặp chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút, sau đó có điện thoại ông Bang ra ngoài bỏ đi và không có một lời từ biệt.

Kết cục là hai cha đứng lên ra về và buổi chiều thì các lực lượng cảnh sát, dân phòng, quân đội phong toả Đồng Chiêm còn đông hơn buổi sáng. Người lạ mặt không thể qua cầu mà vào Đồng Chiêm.

HIỆN TÌNH ĐỒNG CHIÊM

Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Hữu và Cha Phó xứ Giuse Nguyễn Văn Liên vẫn bình an và mạnh khoẻ, nhờ được nhiều lời cầu nguyện và thăm hỏi của bao nhiêu người khắp nơi.

Giáo dân lao động bình thường. Trẻ em vẫn đến trường và nhà thờ. Nhà thờ có hai lễ. Giáo dân từ các giáo họ thuộc Đồng Chiêm đều về nhà thờ xứ tham dự. Sáng lễ 5 h 15 cho các cụ, chiều lễ 5 h 30 nữa cho giáo dân.

Đồng Chiêm, không có hoạt động gì ảnh hưởng đến lao động, sản xuất và học tập. Trong khi đó, UBND xã mời đại diện Ban Hành giáo của giáo xứ Tuỵ Hiền, các giáo họ Bắc Sơn, Đông Mỹ không lên Đồng Chiêm hiệp thông, vì đấy là “nơi không an toàn, an ninh”.

Khu vực Núi Thờ vẫn có các nhóm đến hành hương, thăm viếng và cầu nguyện trong sự quan sát của các nhân viên an ninh lảng vảng xung quanh. Cha Liên cho biết, hôm nay loa xã thông báo là đã có kể hoạt sẽ cắm biển cấm ở khu vực Núi Thờ: Cẳm ở chỗ chân đê-đầu đập Chẽ và ở chân Núi.

Tại nhà thờ khoảng 10 h 30, đoàn hành hương của giáo xứ Nghĩa Ải đã chính thức sang hiệp thông với Đồng Chiêm. Thánh lễ do cha Giuse Bùi Quang Tào chủ sự. Thánh lễ có khoảng 500 người tham dự. Trời rét đậm, giáo dân không ra đồng, cho nên nhiều người thích đi dự lễ này. Kết thúc thánh lễ, tất cả đều ra Núi Thờ viếng Thánh giá.

Hệ thống loa phóng thanh của xã đặt quanh nhà thờ nay ít quấy nhiễu hơn hôm qua. Người ta chỉ thấy nó đọc bài của báo Hà Nội Mới liên quan đến vụ Đồng Chiêm. Còn lại thì im lặng và là cái “im lặng đầy bí ẩn”- như cha Phó xứ Đồng Chiêm cảm nhận.

ĐÓ ĐÂY LIÊN QUAN

Tại nội thành, nhà dòng MTG Hà Nội trải qua một đêm đầy xáo động và bất an, vì cảnh khám hộ khẩu. Một tuần CA đến khám nhà dòng MTG hai lần và đến khám nhà dòng Phaolô Thành Chartres ở đường Hai Bà Trưng một lần. Báo hại nhiều nữ tu và các đệ tử phải đi ra bên ngoài ngủ như cảnh đi tu hồi cuối những năm 1980 và đầu 1990.

Các nhà thờ trong nội thành vẫn nhiều công an chìm nổi theo dõi hơn thường lệ. Một số linh mục đi lại được các thiên thần đi xe máy chiếu cố đi theo “bảo vệ”. Một số khu vực có người Công giáo, cảnh sát khu vực đi làm công tác dân vận: Không đến Đồng Chiêm và biện hộ cho chính quyền.

Hà Nội, ông Công, thương binh bị bắt ở Đồng Chiêm tối 11/1, vẫn chưa được thả tự do. Nghe cán bộ CA nói với các linh mục Đồng Chiêm rằng an đang bị tạm giữ vì liên quan đến tội hình sự: “Tàng trữ và vận chuyển ma tuý”.

Ông G.B Nguyễn Hữu Vinh bị đau đớn hơn, có lẽ vì trời rét đậm và hậu quả của những đòn đánh vào người anh nay mới hoành hành khi sức yếu đi. Anh không thể đến cơ quan cảnh sát điều tra ở số 7 Thuyền Quang, như giấy triệu tập.

Trong khi đó, hai nạn nhân bị công anh đánh trọng thương đang điều trị ở Hà Nội, sức khoẻ đã bình phục tương đối. Một số vết thương đã được cắt chỉ. Có thể hai nạn nhân sẽ được xuất viện trong một ngày gần đây./.

(Nguồn: CTV chuacuuthe.com)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nguyện Ca
Lm. Trần Cao Tường
20:03 14/01/2010

NGUYỆN CA



Ảnh của Cao Tường

Đôi khi

nhìn xuống trái tim

thấy mình tội lỗi

đắm chìm

màn đêm

(thơ Trịnh Tây Ninh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mùa Đông
Joseph Ngọc Phạm
23:12 14/01/2010

HOA MÙA ĐÔNG



Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Mùa đông trắng giữa mái nhà

Câu thơ trắng giữa hồn ta vô đề

Bông hoa trắng giữa đam mê

Mối tình trắng đến lời thề bỗng phai.

(Trích thơ của Trần Mộng Tú)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền