Ngày 13-01-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Động lực bên trong
Lm. Minh Anh
05:40 13/01/2021
ĐỘNG LỰC BÊN TRONG
“Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Tôi cũng rao giảng ở đó nữa”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thư Do Thái hôm nay nói về Chúa Giêsu thế này, “Người nên giống anh em mình mọi đàng”; không chỉ nên giống, Ngài muốn mọi anh em Ngài nhận biết Cha của Ngài cũng là Cha của họ; Ngài nóng lòng cho công cuộc rao giảng Nước Thiên Chúa hầu mọi người được ơn cứu độ. Trong Tin Mừng hôm nay, các môn đệ nói, “Mọi người đều đi tìm Thầy”, Chúa Giêsu lại bảo họ, “Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Tôi cũng rao giảng ở đó nữa”. Rõ ràng, Ngài ước cho nhiều người được loan báo Tin Mừng, Ngài là một người sống cho người khác, nên không lạ, mọi người tìm kiếm Ngài. Và chúng ta tự hỏi, vậy ‘động lực bên trong’ của Chúa Giêsu là gì?

Thánh Marcô mô tả một ngày sống và hoạt động của Chúa Giêsu; Ngài không mệt mỏi làm việc từ sáng đến tối; Ngài không bao giờ nghĩ về mình. Chúa Giêsu không khi nào nói Ngài quá mệt hay quá bận để phục vụ một ai đó hoặc quá mất thời giờ vì một người nào đó. Ngài có mặt vì mọi người, và không ngừng thúc đẩy bản thân phải làm nhiều hơn. Vậy phải chăng chính tình yêu và lòng xót thương là ‘động lực bên trong’ của Ngài, buộc Ngài cống hiến hết mình cho mọi người mà không tính toán? Tin Mừng cho biết, “Cả thành tụ họp trước cửa nhà”, và Ngài mở trái tim cho mọi người; Ngài dạy dỗ, chữa lành bệnh, trừ quỷ. Ngài quả là Vị Thượng Tế nhân từ và trung tín.

“Mọi người đều đi tìm Thầy”, Phêrô và các môn đệ đã nói với Chúa Giêsu như thế; nghĩa là chính bản thân Phêrô, các bạn của ông và dân thành đều ước ao gặp Ngài. Đó cũng là mong mỏi và ước ao đúng đắn nhất của mỗi người. Chúa Giêsu là khao khát sâu sắc nhất của mọi trái tim con người, ‘một con người’ đại diện cho mỗi người, từng người trong một nhân loại được tạo dựng để khát khao; vì lẽ, con người là một tạo vật được sinh ra để khao khát, nhưng khao khát đúng đắn nhất, đích thực nhất là khao khát Thiên Chúa. Đây phải là một ‘động lực bên trong’ của mỗi người. Chỉ Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô mới có khả năng cho con người hết khát, hết đói và hết mong mỏi; Ngài từng nói, “Ai đến với Tôi sẽ không hề đói; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ!”.

Đến đây, một câu hỏi kép đặt ra cho chúng ta là, ‘động lực bên trong’ của Chúa Giêsu cũng như ‘động lực bên trong’ của những con người đi tìm kiếm Ngài là gì? Trước hết, với Chúa Giêsu, ‘động lực bên trong’ của Ngài là tình yêu đối với Chúa Cha, khao khát Chúa Cha; và cùng với Cha, Ngài khao khát con người. Vì thế càng kết hiệp với Cha, càng chăm chú cầu nguyện, Chúa Giêsu càng khao khát con người như Chúa Cha hằng khao khát. Vì thế, với Ngài, cầu nguyện không chỉ là một hoạt động trong ngày, nhưng là một phần trong thói quen hàng ngày. Tắt một lời, Chúa Cha và những khao khát của Cha là ‘động lực bên trong’ của Chúa Giêsu.

Cũng thế, Thiên Chúa phải là ‘động lực bên trong’ của chúng ta. Chúng ta chỉ gặp Thiên Chúa nếu biết khát khao Người. Cầu nguyện là lúc chúng ta được Thiên Chúa đổ đầy, khoả lấp khát khao; cuộc gặp gỡ quan trọng này mang lại ánh sáng và sức mạnh cho mọi cuộc gặp gỡ khác. Qua cầu nguyện, tình yêu chúng ta dành cho người khác được nhen nhóm để có thể cống hiến không mệt mỏi cho họ; qua cầu nguyện, chúng ta trở thành những con người cho người khác và cũng qua cầu nguyện, chúng ta sẽ khao khát các linh hồn như Chúa Giêsu khao khát.

Năm 1961, Tổng thống John Kennedy quyết tâm đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn trước năm 70. Hàng triệu người nghĩ điều này thật viển vông; thế nhưng, với cơ quan không gian NASA thì không. Năm 1969, cả thế giới vui mừng khi xem những thước phim chiếu cảnh Neil Amstrong đi bộ trên mặt trăng và trở về trái đất bình an; nhưng mấy ai biết những thước phim này đã từng được ‘xem trước’ cả ngàn lần trong trí tưởng tượng của các chuyên gia NASA.

Anh Chị em,

Quyết tâm của Chúa Giêsu còn mạnh hơn quyết tâm của John Kennedy; ‘động lực bên trong’ của Ngài là đưa cả nhân loại không chỉ lên mặt trăng, nhưng lên tận cung lòng Cha, lên tận cõi đời đời. Kế hoạch này không viển vông nhưng hiện thực ngay hôm nay, nếu chúng ta biết nuôi dưỡng cho mình một khao khát Giêsu trên tất cả mọi khát khao; thế nhưng, trái tim của chúng ta chỉ yêu mến Chúa Cha và các linh hồn không bằng cách nào khác, ngoài việc nên giống Chúa Giêsu trong yêu mến và cầu nguyện.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, mỗi ngày Chúa vẫn đang vất vả tìm kiếm và cứu chữa các linh hồn, trong đó có con; xin cho con xác định ‘động lực bên trong’ của đời con là chính Chúa, để con mải khát khao Ngài, khao khát các linh hồn như chính Chúa đang khao khát”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Đây là Chiên Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:43 13/01/2021
Suy niệm Chúa nhật II - Năm B

(Ga 1, 35 - 42)

Nếu Chúa nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, lời Chúa mời gọi chúng ta sống sao cho xứng đáng làm con Thiên Chúa, thì Chúa nhật này, lời Chúa mời gọi chúng ta đặt mình vào vị trí của nhóm môn đệ Gioan Tẩy Giả, nhất là của chính Gioan để thấy được kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Tin Mừng hôm nay trình bày Gioan Tẩy Giả thật đúng với sứ mạng của ông là chỉ cho mọi người biết Đấng Cứu Thế : Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa" (Ga 1, 35). "Chúa Giêsu đang đi và Gioan nói", là một hành động diễn tả sự liên tục giữa Giao ước cũ với Giao ước mới, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Năm Phụng vụ mới bắt đầu, Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới đang ló rạng thì giới thiệu cho môn sinh : "Đây là Chiên Thiên Chúa"(Ga 1, 35).

Đây là Chiên Thiên Chúa

Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những thế, Người còn phục hồi tất cả những người sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi và đây là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc tội cho toàn dân ( Ga 3,16 ), vì Người là đầu và tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong Người, Người đã vui lòng chịu chết và hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Người là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.

Gioan là mẫu người tìm Chúa và giới thiệu Chúa

Gioan Tẩy Giả là một tiên tri, biết nhận ra Thiên Chúa giữa loài người. Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa mặc khải trong xác phàm, Lời làm người để cứu chuộc nhân loại. Gioan là tiếng, ông là người lồng tiếng truyền đi sứ điệp mà ông đã được ủy thác. Sứ điệp Gioan truyền là một công thức tuyệt đẹp và độc đáo, được lặp đi lặp lại ở tất cả các Bí tích Thánh Thể, được thể hiện dưới ánh mắt thân mật và yêu thương nhất của Thiên Chúa : "Đây là Chiên Thiên Chúa"(Ga 1, 35). Đây sự tuyển chọn Abraham và giao ước với nhà Đavid, đây là người Tôi Tớ đau khổ và là Chiên Vượt Qua. Đây là Đấng Cứu Thế muôn dân mong đợi. Đây là Con Thiên Chúa.

Gioan không nói như là tiếng vọng của tiên tri Isaia, nhưng ông đã viết lời tiên tri một lần nữa và tham gia việc thực hiện lời hứa. Ông đã sống đến cùng ơn gọi của mình là chỉ cho mọi người biết Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa.

Noi gương Gioan sống chứng nhân

Con người tìm Thiên Chúa, Thiên Chúa đáp trả, con người lại tiếp tục giới thiệu Chúa cho tha nhân, nên câu hỏi :"Thưa Thầy, Thầy ở đâu?" (Ga 1, 38). là câu hỏi mà hai anh em nhà Anrê và Simon Phêrô sau khi được thầy Gioan giới thiệu đã hỏi Chúa. Khuynh hướng tự nhiên nơi tâm hồn con người là đi tìm Chúa, và Thiên Chúa luôn luôn mau mắn đáp trả, mời gọi con người đến gặp Người: "Hãy đến mà xem" (Ga 1, 39)..

Hai chàng thanh niên hỏi, rồi một câu trả lời có tính cách như là một lời mời gọi. Khi nghe những lời chỉ dẫn đó, hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả liền theo Chúa Giêsu. Phải chăng đây là một biến cố đầy ý nghĩa? Khi Chúa Giêsu hỏi : "Các ngươi tìm gì?" (Ga 1, 38) thì hai môn đệ trả lời cũng bằng một câu hỏi: "Thưa Thầy, thầy ở đâu?" (Ga 1, 38). Và Chúa Giêsu trả lời : "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười (Ga 1, 39). Họ trở thành những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Đến lượt Anrê, Anrê lại dẫn anh mình là Simon Phêrô đến với Chúa Giêsu.

Khi trình bày lại cuộc gặp gỡ nầy với Chúa Giêsu, phụng vụ ngày hôm nay muốn chứng tỏ điều trọng nhất trong đời sống chúng ta. Hỏi là kết quả của cuộc kiếm tìm. Con người đi tìm Thiên Chúa. Con người, tận trong thâm tâm, hiểu rằng cuộc kiếm tìm này là định luật nội tại của cuộc sống. Con người đi tìm đường đi trong thế giới hữu hình, và qua thế giới hữu hình, con người đi tìm cái vô hình trong cuộc hành trình thiêng liêng của mình.

Mượn lời vịnh gia, mỗi người trong chúng ta có thể thân thưa với Chúa : "Lạy Chúa, con đi tìm nhan thánh Chúa; xin đừng ẩn mặt xa con" (Tv 27. 26, 8-9). Mỗi người trong chúng ta có một lịch sử cá nhân riêng và mang trong mình khát vọng muốn thấy nhan Thiên Chúa, một ước vọng mà người ta cảm thấy cùng với việc khám phá thế giới tạo vật.

Chúng ta hỏi Chúa : "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?" (Ga 1, 38). Giáo Hội trả lời cho chúng ta mỗi ngày rằng: Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể, bí tích của sự chết và sống lại, trong và nhờ bí tích này, chúng ta nhận ra Thiên Chúa sống động trong lịch sử con người.

Câu trả lời cho câu hỏi: "Thưa Thầy, thầy ở đâu?" Còn cần phải được nghe như sau : Thầy ở trong tất cả mọi người được cứu chuộc. Ðúng vậy, Chúa Kitô, Ðấng có những lời ban sự sống đời đời, Ðấng là "Ðầu của Dân mới và phổ quát của tất cả những con cái của Thiên Chúa" (LG số 13), hiện diện trong dân Người. Gioan đã làm chứng và giải thích về sự nhận biết và tôn thờ cũng như đón nhận Lời để thông phần vinh quan với Lời; hành động đức tin biến chúng ta thành người tôi tớ hợp nhất với người môn đệ dưới chân Thánh Giá : "Đây là Chiên Thiên Chúa "(Ga 1, 35). Đến lượt chúng ta, là thành phần của Giáo hội, thành phần sống động và có trách nhiệm, hãy là những đồ đệ và là những chứng nhân của Chúa Kitô, Ðấng mạc khải Thiên Chúa Cha. Hãy sống trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, Ðấng ban sự sống. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 13/01/2021

20. Bất cứ người Ki-tô hữu nào, dù tự cảm thấy lương tâm vô tội, thì cũng không thể làm việc nguy hiểm bất chấp đến sự mất linh hồn của mình.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 13/01/2021
35. KHEN NGƯỜI CỦA MÌNH

Có một người cho rằng vợ của mình rất đẹp, nhưng không khen trực tiếp, mà lại nói:

- “Tiểu thiếp của tôi nói được là tuyệt đại mỹ nhân trên thế gian, nếu đứng bên cạnh vợ tôi, thì có thể nói là tôi không nhận ra ai là vợ tôi và ai là thiếp của tôi !”

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 35:

Tâng bốc người khác thái quá thì làm cho họ gượng, nói về mình nhiều quá thì làm cho người khác khó chịu, bởi vì tài năng của con người ta đều có hạn và cái xấu thì không giới hạn, cho nên đem tất cả lòng thành thật khen tài năng của người khác một câu, thì phúc lành hơn nói một trăm lời khen rỗng tuếch.

Mọi người Ki-tô hữu đều biết rằng, lấy lòng thành thật đối xử với nhau và dùng thái độ khiêm tốn để giúp nhau, thì làm cho khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su càng rõ nét hơn nơi mình, và người ta sẽ dễ dàng nhận ra Ngài đang hiện diện nơi chúng ta, hơn là khách sáo với nhau mà làm cho khuôn mặt của Ngài bị méo mó trong hành vi và lời nói của mình...

Làm chồng mà không nhận ra ai là vợ lớn ai là vợ nhỏ -dù họ có đẹp như tiên- thì đúng là sư tổ nói phét, tâng bốc không có cơ sở.

Tôi sẽ không tâng bốc người khác vì cái tài của họ, nhưng tôi thành thật khích lệ vì những việc tốt họ đã làm, để họ có cơ hội phát triển tài năng mình, bởi vì tôi là người Ki-tô hữu, và hơn thế nữa, vì tôi là linh mục, là tu sĩ của Đức Ki-tô.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Môn Đệ Tiền Phong
Lm Vũđình Tường
18:54 13/01/2021
Thánh Gioan Tẩy Giả nhìn thấy Đức Kitô đi ngang, ông liền giới thiệu Ngài với môn đệ mình. Trong số các môn đệ hiện diện có hai vị tiên phong trong việc theo chân Đức Kitô. Đức Kitô thấy họ đang tiến về phía mình, Ngài lên tiếng hỏi 'Các bạn tìm gì thế?' Họ đáp: Thưa, Thầy ở đâu? Đức Kitô nói với họ: Đến mà xem Gn 1,38. Hai vị theo chân Đức Kitô và ở lại với Ngài ngày hôm đó. Lời mời gọi vắn gọn, vỏn vẹn có ba chữ, trong đó có hai từ hoạt động. Từ 'đến' và 'xem' thường được diễn tả là động từ.

Không dấn thân thì không thể đến. Như thế đến tham dự điều gì chính là dấn thân làm công việc đó. Trong trường hợp này, hai ông đến xem nơi Đức Kitô ở. Đến nơi, các ông nhận ra không có gì để xem, bởi có lần chính Đức Kitô nói: 'Chim trời có tổ, thú vật có hang, Con Người không chốn dựa đầu' Mat 8,20. Không đền đài, không biệt thự, không nhà cao, vườn rộng, không của cải vật chất. Thiên Chúa dựng nên đất trời. Là Thiên Chúa Đức Kitô làm chủ toàn thể vũ trụ; là 'Con Người' trần thế Đức Kitô không của, không tài sản. Điều Đức Kitô làm chủ là điều mắt thường không thể nhìn thấy. Muốn thấy phải nhìn bằng con mắt đức tin. Mà con mắt đức tin đòi phải có niềm tin vào Đức Kitô thì mới có thể nhìn thấy tình yêu vô bờ bến Ngài dành cho nhân loại.

Đến mà xem. Điều gây ảnh hưởng mạnh trong tâm hồn người xem thường là những gì lần đầu tiên nhìn thấy. Nhìn thấy gì? Thưa Anrê nhìn thấy lối sống đơn sơ, thanh bần nơi Đức Kitô. Ông vừa kinh ngạc, vừa thán phục. Kinh ngạc và thán phục bởi Đức Kitô đặt giá trị tinh thần vượt lên trên mọi giá trị vật chất. Người không ' tôn thờ ' vật chất thường quí món quà tinh thần. Bởi không có gì để coi nên Đức Kitô ban cho các ông món quà khác. Món quà tinh thần. Đó là nghe Đức Kitô rao giảng. Bài đọc cho biết các ông ở lại với Ngài trọn ngày hôm đó. Nghệ thuật lắng nghe chính là tinh thần cởi mở, và điều đó dẫn đến quyết định. Tin hay không tin, theo hay không theo. Phúc âm thuật lại một môn đệ Gioan trở thành môn đệ Đức Kitô, người đó là Anrê. Sau này, Đức Kitô tuyên bố nhận biết Ngài và tin theo Ngài chính là món quà tinh thần cao quí, là quà tặng Chúa ban, bởi 'Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe' Mt 13,17. Anrê nhận ra điều đó ngay lúc nhìn thấy nơi Đức Kitô sống.

Chúng ta được mời gọi trở thành môn đệ Đức Kitô khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Cha mẹ và thân nhân cùng giúp chúng ta trở thành con cái Chúa, bởi họ biết điều đó là điều tốt lành, cần làm. Đó là hành động yêu thương. Tặng cho con cái món quà tình yêu đến từ Thiên Chúa. Vì yêu con cái và yêu Thiên Chúa nên dâng hiến con mình cho Thiên Chúa. Chúng ta lớn lên trong đức tin ấy. Sống phụng thờ Chúa, sống yêu thương tha nhân, thực hành điều Chúa dậy. Thiên Chúa là mục đích tối hậu của đời ta.

Hai môn đệ Gioan ở lại với Đức Kitô ngày hôm đó. Lắng nghe Đức Kitô nguyên ngày là hiện thực. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm khi gặp lại người thân có thế nói chuyện cả buổi, lan man hết chuyện này đến chuyện khác, chuyện gia đình, chuyện xóm ngõ, chuyện mới, chuyện xưa, cứ thế lan man. Hết giờ thì có, hết chuyện thì không. Anrê càng nghe Đức Kitô càng thích, càng thán phục. Ông về nói với anh mình là Phêrô và giới thiệu Phêrô với Đức Kitô. Sau này cả hai trở thành môn đệ đầu tiên, tông đồ đầu tiên của Đức Kitô. Gặp gỡ Đức Kitô, Anrê trở thành nhà truyền giáo mà ông không bao giờ nghĩ đến, nhưng việc giới thiệu Phêrô với Đức Kitô là việc rao giảng Tin Mừng mà Anrê là người môn đệ đầu tiên làm công việc rao giảng đó.
Chúng ta được mời gọi 'đến mà xem'. Chúng ta xin tinh thần lắng nghe giáo huấn Đức Kitô với tinh thần cởi mở, con tim hân hoan đón nhận Lời Chúa.

TiengChuong.org

The First Two

There were two of John the Baptist's disciples who followed Jesus. They asked him where he lived. Jesus told them 'come and see'. This short and sharp answer had only three words, and that involved two verbs: 'come; see'. The verb 'come' is an act of moving. Without coming there was no commitment. Coming is a personal commitment to act upon the invitation. In this case it meant coming to see where Jesus lived. The two disciples left behind where they once were familiar with and moved to a new place. Coming to a new place requires to observe, to see. There was not much to see because Jesus once said 'The Son of Man has no place to lay his head' Mt 8,20. There was nothing to see, no castle, no property, no possession. The whole universe is Gods' creation. In his divinity Jesus is Master of the entire universe; in his humanity Jesus owned nothing. What Jesus owns is invisible for those who have no faith in him- his unconditional love for mankind.

Coming to a new place, the first impression made tremendous impact on the disciples. Andrew was surprised to see Jesus' simplicity of life. Those who love simplicity of life would need only essential things for living. They would love spiritual values above material values. Because there was not much to see, then listening was an alternative. There was plenty of listening. The text said 'They stayed with him the rest of that day. It was about the tenth hour'. The art of listening requires openness, and that leads to decision making. The two disciples came to see Jesus, and stayed with him for the rest of that day. We know for sure, Andrew became Jesus' disciple. Jesus, in his public ministry, told his disciples that seeing him was a gift, God's grace, because 'Many prophets and righteous people longed to see what you see but did not see it, and to hear what you hear but did not hear it' Mat 13,17.

We are invited to be Jesus' disciples at our baptism when our parents or friends brought us to Church. On our behalf, they offered us to Jesus. They knew it was a good thing to do. It was an action of love. They made claim, that Christ was our Saviour. We grew up in that faith. We learned to love God. We learned to love life. We learned to love others, and God was the final goal in life.
The two stayed with Jesus for a long time. Listening for a long time is possible. We all have had that experience when we met a close friend, or someone whom we love. The conversations could last for hours. Topics of the conversation flowed naturally. The conversation would not run out, only we ran out of time. Andrew was delighted to find what he was searching for. The Good news should be shared, and that was exactly what Andrew did with his brother. Andrew shared the Good News with Peter, and he didn't realize that he was doing missionary work. Andrew told Peter that he had found the Messiah, and the two went to meet Jesus, and that changed their lives forever.

We are called to 'Come and see'. We pray to appreciate the invitation, and to listen to Jesus with an open heart.
 
Hãy đến mà xem
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:18 13/01/2021


Suy niệm Tin mừng Gioan (1, 35-42) trích đọc vào Chúa nhật 2 thường niên

Trước năm 1960, vì chưa có vô tuyến truyền hình, nên mỗi lần có trận giao đấu giữa hai đội bóng đá mạnh, thính giả toàn quốc chỉ được nghe tường thuật về trận đấu qua làn sóng của đài phát thanh. Thật khó hình dung nổi diễn tiến trận đấu với những pha đi bóng gay cấn, những cú sút ngoạn mục khi chỉ được nghe nói bằng tai. Hiện nay, chuyện theo dõi trận đấu qua đài phát thanh đã thuộc về dĩ vãng vì ưu thế vượt trội của công nghệ truyền hình. Nhờ đủ dạng sóng truyền hình hiện đại bao trùm trái đất, người hâm mộ bóng đá từ nửa bên nầy địa cầu có thể chứng kiến, như thể tại trận, từng chi tiết, từng pha đi bóng của những cầu thủ trong những trận đấu diễn ra ở nửa bên kia trái đất. Thế là từ khi có truyền hình, người ta không còn tường thuật những trận đấu qua đài phát thanh nữa.

Hai hình thức mặc khải

Tiến trình mặc khải cũng trải qua hai chặng đường như thế. Khởi đầu, Thiên Chúa không trực tiếp tỏ mình cho loài người xem thấy nhưng chỉ phán dạy qua các ngôn sứ - như thể qua xướng ngôn viên trên các đài phát thanh - nên con người không thể biết gì về dung mạo của Thiên Chúa. Thư Do-thái viết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Do-Thái 1, 1). Tiến sang giai đoạn hai, Thiên Chúa không còn mặc khải chính mình bằng lời nói, qua trung gian các ngôn sứ nữa, nhưng đã bày tỏ cách cụ thể, qua Người Con của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô. Thư Do-thái viết: “Nhưng vào thời sau hết nầy, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh tử” (Do Thái 1, 1b). Thế là từ đây, Lời của Thiên Chúa - tức Ngôi Lời - không còn là tiếng nói từ cõi xa xăm vọng lại, nhưng đã mặc lấy một hình hài, một thân xác để cho mọi người không những được nghe tiếng mà còn có thể nhìn ngắm, đụng chạm, tiếp xúc với Ngôi Lời. Tin mừng thứ tư xác nhận: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Gioan 1, 14).

Thế là chương trình mặc khải của Thiên Chúa đã chuyển sang một khúc quanh mới: giai đoạn mặc khải qua hình ảnh, qua chân dung. Nhờ đó, nhân loại không những có thể “nghe”, mà còn được “thấy tận mắt, được chiêm ngưỡng và được chạm đến Lời” của Thiên Chúa là Chúa Giê-su Ki-tô (Thư I Gioan 1, 1).

Hãy đến mà xem “Hôm ấy, ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa. "Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu? "Ngài bảo họ: "Đến mà xem" (Ga 1, 35-39).

Thế là hai anh em nầy không những đến xem mà còn ở lại với Chúa Giê-su, sống gắn bó với Ngài và trở thành môn đệ của Ngài. Hôm nay, cũng như với hai môn đệ xưa, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta “hãy đến mà xem” Ngài. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn xem Chúa ở đâu? - Hãy đến mà xem Chúa Giê-su tự trao hiến thân mình vì ta trong Bí tích Thánh thể: “Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em… Nầy là Máu Thầy đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội”, để nhờ đó, chúng ta cảm nhận tình yêu tự hiến cao vời của Chúa Giê-su. “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người đã hiến mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).

- Hãy đến mà xem Chúa Giê-su chịu khổ hình và chết thay cho chúng ta trên Thánh giá để cảm nhận Thiên Chúa Cha yêu thương loài người đến mức tuyệt đối: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người” (Ga 3, 16).

- Hãy đến mà xem chân dung Chúa Giê-su được phác hoạ qua những trang Tin mừng, qua đó, chúng ta xem thấy lòng thương xót của Chúa Giê-su rộng mở để đón nhận hết tất cả những người tội lỗi, bần cùng, bệnh tật yếu đau …

Lạy Chúa Giê-su,
Xin giúp chúng con biết dành thời giờ để thường xuyên “đến mà xem” Chúa trong Kinh thánh, “ở lại với Ngài” nơi bí tích Thánh Thể, để rồi trở thành môn đệ thân tín của Ngài như An-rê và người bạn của ông.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Tòa Thánh: Đức Hồng Y Becciu bị oan. Chuyển tiền sang Úc để hại Đức Hồng Y Pell là tin giả
Đặng Tự Do
16:23 13/01/2021
Hôm 13 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh ra tuyên bố sau:

Tòa thánh ghi nhận các kết quả kiểm toán do Tòa thánh yêu cầu, do ASIF và AUSTRAC cùng thực hiện, và về sự khác biệt đáng kể được báo cáo ngày hôm nay của một tờ báo Australia, liên quan đến dữ liệu được công bố trước đây về các giao dịch tài chính được chuyển từ Vatican sang Australia trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2020: 9.5 triệu so với 2.3 tỷ Úc Kim. Con số này có thể là do một số nghĩa vụ theo hợp đồng và việc quản lý tài nguyên thông thường và các lý do khác. Tòa thánh nhân cơ hội này để tái khẳng định sự tôn trọng của mình đối với các cơ quan của Australia và bày tỏ sự hài lòng về sự hợp tác giữa các đơn vị liên quan.

Thông báo này nghĩa là gì? Thưa: Dễ hiểu lắm: Một trò vu cáo được dàn xếp hết sức tinh quái nhằm làm nhục Giáo Hội Công Giáo đã hạ màn.

Hôm thứ Tư 13 Giêng, tờ The Australian của Úc cho biết Cơ Quan Giám Sát Tội Phạm Tài Chính của Úc đã nhìn nhận họ đã tính toán quá sai sự thật các khoản chuyển ngân của Vatican.

Tờ The Australian cho biết Trung tâm Báo cáo và Phân tích Giao dịch Úc, gọi tắt là AUSTRAC, một cơ quan chính phủ, cho rằng việc tính toán sai lầm kinh hoàng này là do “computer coding error”, nghĩa là do lỗi của thảo chương điện toán.

Theo tờ báo, AUSTRAC đã thông báo với Thượng viện Australia rằng họ đã phát hiện ra sai sót sau khi đưa ra “đánh giá chi tiết” về phát hiện ban đầu rằng khoảng 1.8 tỷ Mỹ Kim (2.3 tỷ Úc Kim) đã được chuyển từ Vatican đến Australia trong khoảng 47,000 lần chuyển tiền riêng biệt kể từ năm 2014.

Tòa Thánh đã không giơ má còn lại cho người ta tát nhưng đã yêu cầu Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính của Vatican, gọi tắt là ASIF, làm việc với AUSTRAC. Kết quả cuối cùng là chỉ có 362 lần chuyển tiền từ Vatican đến Úc từ năm 2014 đến năm 2020, và số tiền chỉ lên đến 7.4 triệu Mỹ Kim (9.5 triệu Úc Kim) mà thôi.

Cơ quan này cũng kết luận rằng trong sáu năm qua đã có 237 vụ chuyển tiền với tổng trị giá 20.6 triệu Mỹ Kim theo hướng ngược lại: từ Úc sang Vatican.

Các báo cáo về việc chuyển tiền đáng ngờ từ Vatican sang Úc bắt đầu từ tháng 10 trong bối cảnh có các đồn thổi tại Ý cho rằng Đức Hồng Y Angelo Becciu đã chuyển một số tiền lớn từ Vatican sang Úc nhằm hại chết Đức Hồng Y George Pell trong trò cáo gian ngài xâm phạm tình dục 2 ca viên tại nhà thờ chính tòa St. Patrick của Melbourne.

Trong phiên điều trần của ủy ban Thượng viện Úc vào ngày 20 tháng 10, giám đốc điều hành AUSTRAC Nicole Rose đã được hỏi về các cáo buộc rằng quỹ của Giáo hội đã được gửi đến Úc theo lệnh của Hồng Y Becciu với mục đích ảnh hưởng đến phiên tòa xét xử của Hồng Y George Pell về tội lạm dụng tình dục.

Thượng nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells đã hỏi Rose về các báo cáo chuyển tiền “được cho là từ quỹ của Vatican cho một người hoặc nhiều người ở Úc.”

“Có, tôi có thể xác nhận AUSTRAC đã xem xét vấn đề và chúng tôi đã cung cấp thông tin cho Cảnh sát Liên bang Úc và Cảnh sát Victoria,” Rose nói với Ủy ban Hiến pháp và Pháp chế Sự vụ.

Đức Thánh Cha đã buộc Hồng Y Becciu từ chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y vào ngày 24 tháng 9. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ liên quan đến vụ mua bán bất động sản tại Luân Đôn.

Hồng Y Becciu đã nhiều lần phủ nhận mọi hành vi sai trái hoặc bất kỳ nỗ lực nào nhằm tác động đến phiên tòa xét xử của Hồng Y Pell.

Đến đây chúng ta có thể hiểu được trò vu cáo được dàn xếp hết sức tinh quái nhằm làm nhục Giáo Hội Công Giáo của các thế lực thù địch thù hận đức tin Công Giáo tại Úc. Có thể tóm lược như sau:

Ngày 7 tháng 4 năm 2020, Tối Cao Pháp Viện Úc, bao gồm bảy thẩm phán, đã đồng thanh nhất trí Đức Hồng Y Pell vô tội trong trò cáo gian lạm dụng tính dục, đồng thời mạnh mẽ phê phán phán quyết của các tòa dưới. Đức Hồng Y liền được ra tù ngay lập tức, sau 400 ngày bị giam giữ.

Các thế lực thù địch thù hận đức tin Công Giáo tại Úc quay sang chơi trò mới. Lần này đến lượt Đức Hồng Y Becciu.

Họ tung tin giả ngay tại Thượng Viện Úc về các vụ chuyển ngân đáng ngờ từ Vatican sang Australia trong thời gian có vụ xét xử Đức Hồng Y Pell với thâm ý vu cáo cho Đức Hồng Y Becciu và chung cuộc là sỉ nhục Giáo Hội Công Giáo.

Các giám mục Úc nói rằng các ngài không biết bất kỳ giáo phận, tổ chức từ thiện hoặc tổ chức Công Giáo nào ở nước này nhận được số tiền quá lớn như thế. Báo chí tại Ý lại làm già lên, nhất mực cáo buộc Hồng Y Becciu gởi tiền sang Úc để hãm hại Hồng Y Pell.

Sau khi đã đạt mục đích, tháng 10 năm ngoái, Cảnh sát Victoria nói rằng họ không có kế hoạch điều tra thêm về các báo cáo chuyển tiền từ Vatican. Tại sao không điều tra thêm? Thưa: dễ hiểu vì họ biết ngay từ đầu chuyện này là hoang đường được dựng đứng lên. Điều tra thêm sẽ chỉ khiến âm mưu của mình bại lộ.

Vào tháng 12, tờ The Australian đưa tin rằng AUSTRAC cho biết họ đã phát hiện ra khoảng 47,000 vụ chuyển tiền có liên quan đến Vatican, trị giá khoảng 1.8 tỷ Mỹ Kim hay 2.3 tỷ Úc Kim. Trước diễn biến này, Tòa Thánh đã yêu cầu ASIF phải làm việc với AUSTRAC, và mọi việc đã sáng tỏ.

Nói tóm lại: Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2020 chỉ có 9.5 triệu Úc Kim được chuyển từ Vatican sang Úc, không phải 2.3 tỷ Úc Kim; trong cùng thời gian đó 20.6 triệu Mỹ Kim được chuyển theo hướng ngược lại: từ Úc sang Vatican.

Như thế, không hề có chuyện Hồng Y Becciu chuyển tiền sang Úc để hãm hại Hồng Y Pell. Đó là trò cáo gian chống Hồng Y Becciu và Giáo Hội Công Giáo.


Source:Holy See Press Office
 
Đan Mạch bài trừ Hồi Giáo cực đoan, Công Giáo hiền lành lại lãnh đủ
Đặng Tự Do
16:32 13/01/2021


Một phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Đan Mạch cho biết dự thảo luật yêu cầu tất cả các bài giảng phải được dịch sang tiếng Đan Mạch sẽ gây ác cảm và làm tổn hại đến tự do tôn giáo. Luật này được nữ thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ủng hộ và tích cực vận động như một cách thế để bài trừ các trào lưu khủng bố.

“Luật này chủ yếu nhắm vào người Hồi giáo - những người ủng hộ dự luật nói rằng họ muốn ngăn chặn các xã hội song song và những thứ được rao giảng mà không ai khác hiểu được những điều đó, và có thể được sử dụng để cực đoan hóa và kêu gọi khủng bố,” Sơ Anna Mirijam Kaschner, tổng thư ký và nữ phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu, nói.

Tất cả các cộng đoàn giáo hội hay phi giáo hội, các cộng đoàn Do Thái, mọi thứ chúng ta có ở Đan Mạch - 40 cộng đồng tôn giáo khác nhau - sẽ bị nghi ngờ chung bởi luật này. Có điều gì đó đang xảy ra ở đây và đang phá hoại nền dân chủ,” sơ nói với đài phát thanh Dom có trụ sở tại Köln.

Luật này dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận vào tháng Hai tại quốc hội Đan Mạch.

Sơ Kaschner cho biết luật sẽ yêu cầu các cộng đồng tôn giáo, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo, phải dịch và công bố mọi bài giảng bằng tiếng Đan Mạch. Nói thí dụ, một linh mục Việt Nam giảng cho các giáo dân Việt thì cố nhiên ngài nói bằng tiếng Việt, nhưng nói xong, ngài phải dịch ra tiếng Đan Mạch và công bố bản dịch ấy.

Điều đó đặt ra “những thách thức lớn về tài chính và nhân lực”, Sơ Kaschner cảnh báo và nói thêm rằng những người soạn thảo luật này dường như không biết rằng các bài giảng hình thành “chỉ một phần rất nhỏ” trong các hoạt động tôn giáo.

Sơ Kaschner nói: “Nếu bạn thực sự muốn giải quyết các vấn đề về ngôn từ và thái độ thù địch đối với nhà nước dân chủ, thì tốt hơn hết là bạn nên thể hiện sự đánh giá cao đối với các cộng đồng tín ngưỡng đã cam kết hòa nhập.

Sơ nói: “Luật này chỉ là luật mới nhất trong một loạt các biện pháp kiểm soát lâu dài của nhà nước. “Nó sẽ không có hậu quả gì đối với các cộng đồng tôn giáo Hồi giáo cực đoan, vì họ thậm chí không được công nhận ở đây, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng nhỏ hơn, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo.”

Đất nước này là nơi sinh sống của 270,000 tín đồ Hồi giáo, với hơn 100 đền thờ Hồi giáo, theo số liệu của chính phủ Đan Mạch.


Source:Crux
 
Bài Giáo Lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Cầu nguyện Ngợi khen
Vũ Văn An
19:39 13/01/2021


Theo VaticanNews, tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, hôm thứ Tư vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tới lối cầu nguyện ngợi khen, một lối cầu nguyện có thể thực hiện trong mọi hoàn cảnh, ngay trong lúc bị thử thách, như gương của Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng ngay trong lúc bị Thánh Gioan Tẩy giả tỏ vẻ hoài nghi, công chúng nghe Người rao giảng tỏ vẻ thù nghịch đối với sứ điệp của Người, Chúa Giêsu không những không than thở cùng Chúa Cha, trái lại đã cất lên ca khúc hân hoan, chúc tụng Chúa Cha, ngợi khen Người.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Phanxicô theo bản tiếng Anh của Tòa Thánh:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Chúng ta hãy tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về việc cầu nguyện, và hôm nay chúng ta sẽ dành chỗ cho chiều kích ngợi khen.

Chúng ta sẽ lấy một đoạn quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu làm điểm xuất phát của chúng ta. Sau những phép lạ đầu tiên và việc các môn đồ tham dự vào việc rao truyền Nước Thiên Chúa, sứ mệnh của Đấng Mêxia trải qua một giai đoạn khủng hoảng. Thánh Gioan Tẩy Giả nghi ngờ và đặt cho Người câu hỏi này - Gioan lúc ấy đang ngồi tù: "Ngài có phải là người sẽ đến, hay chúng tôi phải tìm Đấng khác?" (Mt 11: 3), vì ngài cảm thấy lo âu, không biết mình có nhầm lẫn khi rao truyền hay không. Luôn luôn có những khoảnh khắc đen tối, những khoảnh khắc của đêm đen thiêng liêng, và Thánh Gioan đang trải qua khoảnh khắc này. Lại còn sự thù địch trong các làng ven hồ nữa, nơi Chúa Giêsu từng thực hiện nhiều dấu lạ phi thường (x. Mt 11: 20-24). Giờ đây, chính trong khoảnh khắc đáng thất vọng ấy, Mátthêu kể lại một sự kiện thực sự đáng ngạc nhiên: Chúa Giêsu không cất tiếng than thở với Chúa Cha, nhưng đúng hơn, Người cất lên một bài thánh ca hân hoan: Chúa Giêsu thưa “Con cảm tạ Cha, lạy Cha, Chúa tể trời đất, vì Cha đã giấu kín những điều này đối với người khôn ngoan, thông thái và đã mạc khải chúng cho các trẻ thơ” (Mt 11:25) Như thế, giữa cơn khủng hoảng, giữa bóng tối tâm hồn của biết bao người, chẳng hạn như Gioan Tẩy giả, Chúa Giêsu chúc tụng Chúa Cha, Chúa Giêsu ngợi khen Chúa Cha. Tại sao?

Trước hết và trên hết, Người ngợi khen Chúa Cha vì bản chất đích thực của Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa tể trời đất”. Chúa Giêsu vui mừng trong tinh thần của Người vì Người biết và Người cảm thấy rằng Cha của Người là Thiên Chúa của Vũ trụ, và ngược lại, Chúa tể của tất cả những gì hiện hữu là Chúa Cha, là “Cha tôi”. Ngợi khen nảy sinh từ cảm nghiệm cảm thấy rằng Người là “Con của Đấng Tối Cao”. Chúa Giêsu cảm thấy mình là Con Đấng Tối Cao.

Và rồi Chúa Giêsu ca ngợi Chúa Cha vì đã ưu đãi những người bé mọn. Đó chính là điều Người từng cảm nghiệm, khi rao giảng trong các làng mạc: những người “thông thái” và “khôn ngoan” luôn nghi ngờ và khép kín, họ là những người tính toán; trong khi “những người bé mọn” tự mở lòng họ ra và đón nhận sứ điệp của Người. Đây chỉ có thể là ý muốn của Chúa Cha, và Chúa Giêsu vui mừng về điều này. Chúng ta cũng phải vui mừng và ngợi khen Thiên Chúa vì những người khiêm nhường và đơn sơ biết đón nhận Tin Mừng. Khi tôi thấy những người đơn sơ này, những người khiêm tốn đi hành hương, đi cầu nguyện, ca hát, ngợi khen, những người có lẽ thiếu thốn nhiều thứ nhưng lòng khiêm nhường khiến họ ngợi khen Thiên Chúa... Trong tương lai của thế giới và trong niềm hy vọng của Giáo hội có những "người bé mọn": những người không coi mình tốt hơn người khác, những người ý thức được những giới hạn của bản thân và tội lỗi của họ, những người không muốn thống trị trên người khác, những người, trong Thiên Chúa Cha, công nhận rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em.

Vì vậy, trong khoảnh khắc thất bại rõ ràng, nơi mọi sự đều tối tăm, Chúa Giêsu đã cầu nguyện, bằng cách ngợi khen Chúa Cha. Và lời cầu nguyện của Người cũng dẫn chúng ta, những người đọc Tin Mừng, đến việc đánh giá sự thất bại của bản thân ta một cách khác, phê phán một cách khác các tình huống trong đó chúng ta không thấy rõ ràng sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa, khi xem ra sự dữ đang thắng thế không có cách nào để ngăn chặn nó. Trong những khoảnh khắc đó, Chúa Giêsu, Đấng vốn hết sức khuyến cáo ta cầu nguyện bằng cách đặt câu hỏi, nhưng vào chính thời điểm lúc đáng lẽ Người có lý do để xin Chúa Cha giải thích, thay vào đó, Người lại bắt đầu ca ngợi Chúa Cha. Tưởng chừng như là một mâu thuẫn, nhưng sự việc là thế đó, sự thật là thế đó.

Ngợi khen có ích cho ai? Cho chúng ta hay cho Thiên Chúa? Một bản văn của phụng vụ Thánh Thể mời gọi chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa theo cách này; bản văn này viết như sau: “Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ” (Sách Lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng chung IV). Bằng cách khen ngợi, chúng ta được cứu rỗi.

Lời cầu nguyện ngợi khen phục vụ chúng ta. Sách Giáo lý định nghĩa nó như sau - lời cầu nguyện ngợi khen “thông phần hạnh phúc của những tâm hồn trong sạch, những kẻ yêu mến Người trong đức tin trước khi được thấy Người trong Vinh Quang” (số 2639).

Nghịch lý là nó phải được thực hành không những chỉ khi cuộc sống chúng ta đầy rẫy hạnh phúc, mà trên hết ngay trong những thời điểm khó khăn, trong những khoảnh khắc tăm tối khi đường đi trở thành một con đường leo dốc. Đó cũng là lúc để ngợi khen. Giống như Chúa Giêsu [Đấng] trong giờ phút đen tối, đã ngợi khen Chúa Cha. Vì chúng ta học được rằng, qua con đường đi lên ấy, con đường khó khăn ấy, con đường mệt mỏi ấy, những đoạn đường đòi hỏi nhiều khó khăn ấy, chúng ta mới có thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh mới, một chân trời rộng lớn hơn. Dâng lời ngợi khen cũng giống như hít thở oxy tinh khiết: nó thanh lọc linh hồn, giúp bạn nhìn xa hơn về phía trước để không bị giam hãm trong khoảnh khắc khó khăn, trong bóng tối khó khăn.

Có một giáo huấn tuyệt vời trong lối cầu nguyện ấy mà trong tám thế kỷ chưa bao giờ mất sức hấp dẫn, giáo huấn mà Thánh Phanxicô đã sáng tác vào cuối đời mình: “Ca khúc Anh Mặt Trời” hay “ Ca khúc Tạo vật”.

Vị Thánh Nghèo không sáng tác nó trong lúc hân hoan, trong lúc vui sống, mà trái lại, trong lúc khó khăn. Lúc đó, Thánh Phanxicô gần như bị mù, và cảm thấy trong linh hồn mình sự nặng nề của cô đơn chưa từng trải qua: thế giới đã không thay đổi kể từ khi ngài bắt đầu rao giảng, vẫn còn những người để bản thân mình bị xé nát bởi những cuộc cãi vã, và thêm vào đó ngài nhận thức rõ: cái chết đang đến gần hơn bao giờ hết. Đáng lẽ đó là khoảnh khắc vỡ mộng, vỡ mộng tột độ và tri nhận sự thất bại của mình. Nhưng ngay lúc buồn bã, ngay lúc tăm tối đó, Thánh Phanxicô đã cầu nguyện: “Lạy Chúa của con, xin hết lời ngợi khen Chúa”. Ngài cầu nguyện bằng cách ngợi khen. Thánh Phanxicô ngợi khen Thiên Chúa vì mọi sự, mọi hồng phúc sáng thế, và ngay cả vì sự chết, điều mà ngài can đảm gọi là “chị”.

Những tấm gương này của các thánh, của các Kitô hữu, và của cả Chúa Giêsu, về việc ngợi khen Thiên Chúa trong những thời khắc khó khăn, đã mở ra cho chúng ta những cánh cổng dẫn vào một con đường tuyệt vời hướng tới Chúa, và chúng luôn thanh tẩy chúng ta. Ngợi khen luôn luôn thanh tẩy.

Các Thánh cho chúng ta thấy: chúng ta luôn có thể dâng lời ngợi khen, trong những thời điểm tốt đẹp cũng như trong những lúc xấu xa, bởi vì Thiên Chúa là người bạn trung thành. Đây là nền tảng của sự ngợi khen: Thiên Chúa là người bạn trung thành, và tình yêu của Người không bao giờ suy giảm. Người luôn ở bên cạnh chúng ta, Người luôn chờ đợi chúng ta. Có lời đã chép, " Người là lính canh luôn gần gũi bạn và giúp bạn luôn tiến tới trong tự tin". Trong những thời khắc khó khăn và tăm tối, chúng ta hãy can đảm nói: “Lạy Chúa, xin chúc tụng Chúa”. Ngợi khen Chúa. Điều này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều. Cảm ơn anh chị em.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm Hiểu Về Tế Bào Gốc - Phần 1: Khái Quát Về Tế Bào Gốc
Lm Tiến Sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng
05:47 13/01/2021
 
Thông Báo
Thông Báo : Xin Cùng Tìm Kiếm Tài Liệu Thi Phẩm Sấm Truyền Ca
Lm. Trăng Thập Tự
11:01 13/01/2021
Thưa quý độc giả,

Trân trọng kính mời quý độc giả thưởng thức thi phẩm SẤM TRUYỀN CA, tập 1, trong file PDF đính kèm. Đây là tập thứ nhất trong bộ sách diễn thơ năm quyển đầu của Kinh Thánh Cựu Ước, do linh mục Lữ Y Đoan (1613-1678) thực hiện trước năm 1670, cách nay 350 năm hơn. Sách viết bằng chữ Nôm và năm 1820 được chuyển sang chữ quốc ngữ. Trước đây sách chưa hề được in, chỉ được chép tay truyền lại giữa tình cảnh bị bách hại và kể như bị thất lạc. Nhờ ơn Chúa Quan Phòng, năm 1870, có người đào được tại Cái Nhum (Chợ Lách, Vĩnh Long) một hầm vô chủ, có nhiều sách vở về đạo thánh, trong đó có bộ Sấm Truyền Ca, giấy đã mục nhiều. Lúc đó có ông Nguyễn Văn Thế đã chịu khó chép lại và truyền ra cho nhiều người biết. Tới giữa thế kỷ XX, tòa soạn báo Tông Đồ còn giữ được một bản sao nhưng cơn bão 1952 khiến tòa báo bị sập, tác phẩm bị ngập trong nước chỉ còn giữ được tập đầu (sách Sáng Thế, là bản Tạo Đoan Kinh đính kèm đây) và gần một nửa tập thứ hai (21 chương đầu sách Xuất Hành, được đặt tên là Lập Quốc Kinh).

Vị có công bảo tồn hai phần sót lại nói đây là học giả Hoàng Xuân Việt nay đã qua đời. Vị thứ hai là Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã ôm ấp sang Canada. Năm 2000, quyển Tạo Đoan Kinh được ấn hành lần đầu tại Canada và cuối năm 2020 được Tủ sách Nước Mặn của Giáo phận Qui Nhơn tái bản mừng kỷ niệm 350 năm tác phẩm được biên soạn.

Cụ Nguyễn Văn Trung nay ngoài 90 tuổi. Bà Trung vừa qua đời trong tháng 12/2020. Vị giáo sư hiện rất yếu, không nhớ được 21 chương Lập Quốc Kinh được cất giữ ở đâu. Dù vậy cụ vẫn hy vọng, không riêng 21 chương này mà cả những phần khác của SẤM TRUYỀN CA vẫn còn tồn tại đâu đó. Trong một lá thư viết vào tháng 4/2002, cụ ngỏ lời mời gọi một số Tòa Giám mục liên quan, trong đó có Tòa Giám mục Qui Nhơn, huy động mọi người tìm kiếm. Lá thư chưa được gửi. Nó vẫn nằm trong đống tư liệu của một tòa soạn. Mãi cuối tháng 9/2020, qua những trao đổi để tái bản tập đầu của SẤM TRUYỀN CA, nhân viên tòa soạn tìm thấy lá thư và đã chia sẻ cho chúng tôi một bản sao. Phải chăng chỉ là tình cờ, hay một lần nữa ơn quan phòng của Thiên Chúa đang dẫn dắt để chúng ta lại được những phần bị thất lạc của một báu vật vô giá?

Tác phẩm SẤM TRUYỀN CA ra đời trước Truyện Kiều gần 150 năm, viết bằng thơ lục bát hồn nhiên, trong sáng, với phong cách hội nhập văn hóa cả về phong tục và triết học. Nó là một tác phẩm rất quý của nền văn học Việt Nam nói chung và của nền văn chương Công Giáo nó riêng. Vì thế, nếu tìm lại được toàn văn tác phẩm thì hết sức quý.

Ước mong quý độc giả, Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo, cùng quan tâm tìm kiếm để đưa ra ánh sáng những đóng góp quý giá của tiền nhân.

Cụ thể, nếu quý vị có cơ may biết được tác phẩm còn tồn tại đâu đó, hoặc nếu quý vị tìm thấy những bản chép tay, những bản in cổ, bằng quốc ngữ hoặc Hán Nôm mà trong nhà chưa đánh giá được,… xin vui lòng dùng điện thoại sao chụp lại (ít là một số trang đầu và một số trang cuối) gửi về Tòa Giám mục Qui Nhơn hoặc qua email . Ban quản trị Tủ sách Nước Mặn sẽ nhờ người đọc để báo lại cho quý vị biết nội dung của tư liệu. Nếu đó là những tư liệu liên quan đến đời sống và lịch sử dân Chúa, chúng tôi sẽ trao đổi với quý vị để cùng tìm cách bảo tồn.

Xin chân thành cảm tạ.

Qui Nhơn, ngày 12.01.2021

Lm. Trăng Thập Tự

Phụ trách Tủ sách Nước Mặn
 
Văn Hóa
Nắm Lấy Bàn Tay Con
Sơn Ca Linh
10:46 13/01/2021
Người lại gần, cầm lấy tay bà và đỡ dậy;… (Mc 1,31)

Tưởng Ngài ở trên cao… thì xa quá !
Tưởng Ngài là Thần Linh…
Mặc kệ hôi tanh, bụi bặm… cõi trần !
Tưởng Ngài là Thượng Đế toàn năng,
Chỉ dùng quyền uy để…
Cứ tuỳ nghi mà sớt, cho, bố thí…

Thì ra,
Ngài đã “vác lều… cắm trại” nơi quê hương trần thế,
Đã khóc như bé thơ,
Đã đổ mồ hôi mệt nhọc với đôi tay thợ mộc chai sần,
Đã viếng thăm, ở lại, yên ủi, ân cần…,
Đã nắm lấy bàn tay và đỡ nâng lên…
Những mụ già bệnh hoạn, cả những người phung hủi…!

Ngài đã cúi xuống,
Để người phụ nữ ngoại tình bớt nỗi nhục nhằn buồn tủi,
Ngài đã quay lại,
Để mang ánh sáng cho người mù từ lúc mới sinh.
Chỉ một cú chạm nhẹ,
của người đàn bà băng huyết ngoại đạo Canaan,
Ngài đã động lòng,
đã thấy, đã nhận ra cả một tấm lòng vững tin trọn hảo.

Mặc những lời dèm pha kháo láo,
Bọn trời ơi, thu thuế, Ngài vẫn đến chén tạc chén thù.
Môn sinh của Ngài,
Mấy tay dân chài dốt nát, cả tay thuế vụ Matthêu…
Và cả “sân sau hỗ trợ”,
Không quan chức đại gia, mà giản đơn chỉ là “đàn goá phụ”…

Gần làm sao,
Một “Thiên Chúa làm người”, “Người anh của đàn em đông đúc”,
Chúa làm người, Chúa đến, Chúa vẫn ở đây.
Chúa vẫn động lòng, Chúa tiếp tục đưa những bàn tay,
Để nắm chặt, để nâng lên…
những phận người bệnh hoạn, buồn đau muôn thuở…

Xin nắm lấy tay con,
Những bàn tay thương tích, tật nguyền, lỗi lầm, đau khổ
Những bàn tay lo sợ giữa biển đời bão tố, đêm đen…
Để con khỏi chìm sâu và để nâng con lên,
Để được cùng Ngài,
Trên muôn nẻo Emmau, mỉm cười chung đôi sánh bước !

Sơn Ca Linh (13.1.2021)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Khung Trời Bình Yên
Diệp Hải Dung
13:18 13/01/2021
KHUNG TRỜI BÌNH YÊN
Ảnh của Diệp Hải Dung

Bình yên nhé hãy lặng thinh
Soi gương cười với chính mình vu vơ
Bình yên trưa nắng thẩn thờ
Ngắm hoa vàng nở mộng mơ men tình.
(DHD)
 
VietCatholic TV
Sứ Điệp Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân 2021. Diễn biến nguy hiểm vừa xảy ra ở Mỹ. Tổng thống Trump lên tiếng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:30 13/01/2021


1. Sứ Điệp Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân 2021 giữa tình cảnh cấp bách của thế giới.

Hàng năm vào ngày 11/2, Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Đó cũng là Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích về tương quan của hai ngày lễ này như sau: Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân là một cố gắng để tái khám phá “quan hệ sâu sắc” giữa Đức Mẹ và những người đau yếu.

“Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên và theo giòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thật sự của đời sống và hy vọng. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là điều chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.

Theo ý hướng đó, ngày Chúa Nhật 11 tháng 2 tới đây, Giáo Hội trên toàn thế giới sẽ cử hành Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.

Sứ điệp nhân ngày này, được công bố hôm 12 tháng Giêng, 2021, có chủ đề là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu (Mt 23:8) “Anh em chỉ có một thầy và tất cả anh em là anh em với nhau”. Một tương quan dựa trên sự tin cậy nhằm hướng dẫn việc chăm sóc cho bệnh nhân

Nguyên bản tiếng Ý và bản dịch sang các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Anh chị em thân mến,

Việc cử hành Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 29 vào ngày 11 tháng Hai 2021, vào dịp Phụng Vụ kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức, là một cơ hội để dành sự quan tâm đặc biệt cho bệnh nhân và cho những người trợ giúp và chăm sóc họ ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong các gia đình và cộng đoàn. Chúng ta nghĩ đến cách riêng những người đau khổ và tiếp tục đau khổ, và những tác động của đại dịch toàn cầu coronavirus. Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và người bị gạt ra bên lề, tôi bày tỏ sự gần gũi tinh thần và bảo đảm với họ về sự ưu ái của Giáo hội.

1. Chủ đề của Ngày này được rút từ đoạn Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu phê bình thói giả hình của những người không thực hành điều họ giảng dạy (x. Mt 23:1-2). Khi đức tin của chúng ta chỉ là những lời nói sáo rỗng, không quan tâm đến cuộc sống và nhu cầu của tha nhân, thì có sự bất nhất giữa kinh Tin Kính mà chúng ta tuyên xưng, và đời sống của chúng ta. Mối nguy này là rất thật. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dùng những lời rất mạnh mẽ để nói về nguy cơ rơi vào việc tự thần tượng hóa chính mình. Chúa nói với chúng ta: “Anh em chỉ có một thầy và tất cả anh em là anh em với nhau” (c.8)

Lời Chúa Giêsu phê bình những người “rao giảng nhưng không thực hành” (c.3) luôn hữu ích trong mọi hoàn cảnh, vì không ai trong chúng ta được miễn nhiễm khỏi tội lỗi nghiêm trọng là thói giả hình, là điều ngăn cản chúng ta thăng tiến như con cái của cùng một Cha, và như những người được mời gọi sống tình huynh đệ đại đồng.

Trước nhu cầu của anh chị em chúng ta, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta đáp lại theo một cách thế hoàn toàn trái ngược với thói giả hình đó. Người yêu cầu chúng ta dừng lại và lắng nghe, kiến tạo mối tương quan trực tiếp và cá vị với tha nhân, để có thể cảm thông, và để những đau khổ của họ trở thành đau khổ của chính chúng ta khi chúng ta tìm cách phục vụ họ (x. Lc 10: 30-35).

2. Kinh nghiệm về bệnh tật giúp chúng ta nhận ra sự mỏng dòn của chính mình và nhu cầu bẩm sinh cần đến người khác của chúng ta. Nó khiến chúng ta cảm thấy rõ ràng hơn rằng chúng ta là các thụ tạo phụ thuộc vào Chúa. Khi chúng ta đau yếu, nỗi sợ hãi và thậm chí là hoang mang có thể chế ngự tâm trí chúng ta; chúng ta thấy mình bất lực, vì sức khoẻ không phụ thuộc vào khả năng của chúng ta hay những lo lắng không ngừng trong cuộc sống của chúng ta (x. Mt 6: 27).

Bệnh tật gợi lên câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, mà chúng ta dâng lên trước Thiên Chúa trong đức tin. Khi tìm kiếm một hướng đi mới và sâu sắc hơn trong cuộc sống của mình, có thể là chúng ta không tìm thấy câu trả lời ngay lập tức. Người thân và bạn bè của chúng ta cũng không phải lúc nào cũng có thể giúp đỡ chúng ta trong cuộc tìm kiếm chông gai này.

Hình ảnh ông Gióp trong Kinh Thánh là biểu tượng về khía cạnh này. Vợ và bạn bè của ông không đồng hành với ông khi ông gặp bất hạnh; thay vào đó, họ còn đổ lỗi cho ông và chỉ làm trầm trọng hơn sự cô độc và đau khổ của ông. Ông Gióp cảm thấy bị tổn thương và hiểu lầm. Tuy nhiên, bất kể tất cả sự yếu đuối cùng cực của mình, ông từ khước thói giả hình và chọn cách sống trung thực với Chúa và tha nhân. Ông nài van Chúa một cách kiên trì đến nỗi cuối cùng Chúa trả lời ông và cho phép ông nhìn thấy một chân trời mới. Người xác nhận rằng những đau khổ của ông không phải là một hình phạt hay một tình trạng xa cách với Thiên Chúa, càng không phải là dấu chỉ cho thấy sự thờ ơ của Thiên Chúa. Khi đó, tâm hồn ông Gióp đầy thương tích và đã được chữa lành, thốt lên cùng Chúa lời thân thưa hào hứng và cảm động này: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến” (42:5).

3. Bệnh tật luôn có nhiều hơn một khuôn mặt: nó có khuôn mặt của tất cả những bệnh nhân, nhưng cũng có khuôn mặt của những người cảm thấy bị phớt lờ, bị loại trừ và làm mồi cho những bất công xã hội đã từ chối các quyền cơ bản của họ (x. Fratelli Tutti, 22). Đại dịch hiện nay đã làm cho sự bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta càng thêm trầm trọng và để lộ ra sự thiếu hiệu quả trong việc chăm sóc bệnh nhân. Những người cao niên, yếu đuối và dễ bị tổn thương không phải lúc nào cũng có được sự chăm sóc, hay không phải lúc nào cũng được chăm sóc một cách bình đẳng với những người khác. Đây là kết quả của các quyết định chính trị, việc quản lý các tài nguyên và sự dấn thân nhiều hơn hoặc ít hơn của những người nắm giữ các vị trí trách nhiệm. Đầu tư các tài nguyên vào việc chăm sóc và trợ giúp bệnh nhân là một ưu tiên được liên kết với nguyên tắc cơ bản, theo đó, sức khỏe là công ích hàng đầu. Đồng thời, đại dịch cũng đã làm nổi bật sự tận tâm và quảng đại của các nhân viên y tế, các tình nguyện viên, nhân viên hỗ trợ, linh mục, nam nữ tu sĩ, tất cả những người đã giúp đỡ, điều trị, an ủi và phục vụ rất nhiều bệnh nhân và gia đình họ một cách chuyên nghiệp, quên mình, với trách nhiệm và tình yêu dành cho người lân cận. Vô số người nam nữ âm thầm, họ không chọn quay mặt đi nơi khác nhưng chọn chia sẻ đau khổ của những bệnh nhân, những người mà họ coi như những người lân cận và thành viên trong một gia đình nhân loại của chúng ta.

Sự gần gũi này là một thứ dầu xoa dịu quý giá mang lại sự hỗ trợ và an ủi cho những bệnh nhân đang đau khổ. Là Kitô hữu, chúng ta cảm nghiệm rằng sự gần gũi là một dấu chỉ của tình yêu Chúa Giêsu Kitô, Người Samaritanô Nhân lành, Đấng đến gần mỗi người nam nữ bị thương tích vì tội lỗi với lòng cảm thương. Được kết hợp với Chúa Giêsu nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời gọi có lòng thương xót như Chúa Cha và yêu thương đặc biệt những anh chị em yếu đuối, đau yếu và đau khổ của chúng ta (x. Ga 13: 34-35). Chúng ta trải nghiệm sự gần gũi này không chỉ như là các cá nhân mà còn như một cộng đoàn. Thật vậy, tình yêu thương huynh đệ trong Chúa Kitô tạo nên một cộng đoàn chữa lành, một cộng đoàn không bỏ sót ai, một cộng đoàn bao gồm và chào đón, đặc biệt đối với những người khốn khổ nhất.

Ở đây, tôi muốn đề cập đến tầm quan trọng của tình liên đới huynh đệ, được thể hiện cách cụ thể trong việc phục vụ và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều hướng đến việc hỗ trợ những người lân cận của chúng ta. “Phục vụ có nghĩa là chăm sóc… cho những người dễ bị tổn thương trong gia đình, trong xã hội và trong người dân của chúng ta” (Bài giảng ở Havana, ngày 20 tháng 9, 2015). Trong sự tiếp cận này, tất cả đều được “kêu gọi gạt bỏ những ước muốn và ham muốn của riêng mình, gạt bỏ việc theo đuổi quyền lực, trước cái nhìn cụ thể của những người dễ bị tổn thương nhất… Phục vụ là luôn nhìn vào khuôn mặt của người anh em, đụng chạm vào da thịt họ, cảm nhận sự gần gũi của họ và thậm chí trong một số trường hợp, ‘chịu đựng đau khổ của họ’, và tìm cách thăng tiến họ. Phục vụ không bao giờ có tính chất ý thức hệ, vì chúng ta không phục vụ các ý tưởng nhưng phục vụ con người.”(thd.)

4. Để một phương thế trị liệu có hiệu quả, nó phải có một khía cạnh tương quan, vì điều đó cho phép một cách tiếp cận toàn diện với bệnh nhân. Việc nhấn mạnh khía cạnh này có thể giúp các bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế và tình nguyện viên cảm thấy có trách nhiệm đồng hành cùng bệnh nhân trên con đường chữa lành dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa các cá nhân (x. Hiến chương mới dành cho nhân viên chăm sóc sức khỏe [2016], 4). Điều này tạo ra một giao ước giữa những người cần được chăm sóc và những người cung cấp dịch vụ chăm sóc đó, một giao ước dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và sẵn sàng. Điều này sẽ giúp khắc phục thái độ phòng thủ, giúp tôn trọng nhân phẩm của bệnh nhân, bảo vệ tính chuyên nghiệp của nhân viên y tế và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với gia đình bệnh nhân.

Mối quan hệ như thế với bệnh nhân có thể tìm thấy một nguồn mạch bất tận những động lực và sức mạnh trong lòng bác ái của Chúa Kitô, được thể hiện qua chứng tá trong suốt cả ngàn năm của những người nam nữ, những người đã nên thánh qua việc phục vụ các bệnh nhân. Vì mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Chúa Kitô là nguồn mạch của tình yêu có khả năng mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho trải nghiệm của cả bệnh nhân và người chăm sóc. Phúc âm thường làm rõ điều này khi cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu chữa bệnh không phải bằng pháp thuật nhưng luôn là kết quả của một cuộc gặp gỡ, một tương quan liên cá nhân, trong đó ân sủng của Thiên Chúa tương xứng với đức tin của những người đón nhận ân sủng ấy; như Chúa Giêsu thường lặp lại: “Đức tin của con đã cứu con”.

5. Anh chị em thân mến, giới răn yêu thương mà Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ của Người cũng được tuân giữ trong tương quan của chúng ta với bệnh nhân. Một xã hội càng nhân bản hơn thì càng phải biết chăm sóc hiệu quả cho các thành viên yếu đuối và đau khổ nhất của mình trong tinh thần yêu thương huynh đệ. Chúng ta hãy cố gắng đạt được mục tiêu này, để không ai cảm thấy cô đơn, bị loại trừ hoặc bị bỏ rơi.

Tôi phó dâng các bệnh nhân, các nhân viên y tế và tất cả những người quảng đại giúp đỡ những anh chị em đau khổ của chúng ta cho Đức Maria, Mẹ Của Lòng Thương Xót Và Sức Khỏe Của Bệnh Nhân. Từ hang đá Lộ Đức và từ vô số các đền thánh dâng kính Đức Mẹ trên thế giới, xin Mẹ nâng đỡ đức tin và đức cậy của chúng ta và giúp chúng ta chăm sóc cho nhau với tình yêu huynh đệ. Tôi ưu ái ban phép lành cho từng người và tất cả anh chị em.

Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, ngày 20 tháng 12, 2020, Chúa Nhật thứ IV mùa Vọng

+ Đức Thánh Cha Phanxicô

2. Căng thẳng nghiêm trọng tại Hoa Kỳ giữa những người ủng hộ Tổng thống Trump và những người theo ông Joe Biden

Khuya ngày thứ Ba 12 tháng Giêng theo giờ địa phương Washington, tức là vào buổi trưa ngày thứ Tư 13 tháng Giêng theo giờ Việt Nam, Hạ Viện Hoa Kỳ, do đảng Dân Chủ chiếm đa số đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Phó Tổng thống Mike Pence sử dụng Tu chính án thứ 25 để loại bỏ Tổng thống Donald Trump khỏi nhiệm kỳ trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào ngày 20 tháng Giêng.

222 dân biểu của đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu thuận. Trong khi đó, trong số 211 dân biểu của Đảng Cộng Hòa chỉ có 1 người bỏ phiếu thuận, 205 người bỏ phiếu chống, và 5 người không bỏ phiếu.

Trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của mình, Tổng thống Trump liên tục chịu đựng những cố gắng của bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, nhằm luận tội ông và chấm dứt sớm nhiệm kỳ của ông. Dù chỉ còn vài ngày nữa là Tổng thống Donald Trump hết nhiệm kỳ của mình, nhưng người đàn bà háo thắng này vẫn cố giành cho được một chiến thắng chỉ mang tính biểu tượng.

Phó tổng thống Mike Pence cho biết trước đó vào tối thứ Ba rằng ông sẽ không để ý đến những lời kêu gọi này.

Pence cho biết tối thứ Ba trong một bức thư gửi Nancy Pelosi rằng ông không tin rằng việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 “là vì lợi ích tốt nhất của quốc gia chúng ta hoặc phù hợp với Hiến pháp của chúng ta.”

Các quan sát viên cho rằng bà Nancy Pelosi quá say máu ăn thua đủ mà không đoái hoài đến việc hòa giải quốc gia. Thật vậy, cuộc bỏ phiếu do bà ta đạo diễn tại Hạ Viện diễn ra trong bối cảnh FBI đã gửi cảnh báo đến các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn quốc về các cuộc biểu tình vũ trang có thể xảy ra tại tất cả 50 thủ phủ các tiểu bang của Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày thứ Bảy tới đây cũng như mối đe dọa về một cuộc nổi dậy ở Washington vào ngày hôm đó nếu Quốc hội loại bỏ Tổng thống Trump.

Trước khi bay đi Texas, tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump nói:

Liên quan đến điều này, chúng tôi muốn không có bạo lực đừng bao giờ bạo lực.

Chúng tôi muốn hoàn toàn không có bạo lực; và về bản luận tội, nó thực sự là sự tiếp nối của cuộc săn lùng phù thủy vĩ đại nhất trong lịch sử chính trị.

Thật nực cười, nó hoàn toàn vô lý.

Việc luận tội này đang gây ra sự tức giận vô cùng và họ đang làm điều đó, và đó thực sự là một điều khủng khiếp mà họ đang làm để Nancy Pelosi và Chuck Schumer tiếp tục trên con đường này.

Tôi nghĩ nó đang gây ra nguy hiểm to lớn cho đất nước của chúng ta và nó gây ra sự tức giận vô cùng.

Tôi không muốn bạo lực.

Cảm ơn rất nhiều

Cám ơn mọi người

Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Ba rằng ông không lo ngại về việc bà Nancy Peolosi viện dẫn đến Tu Chính Án thứ 25 để yêu cầu nội các của ông cách chức ông.

Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Ba rằng “không có” khả năng ông bị chính phủ của mình buộc thoái vị. Ông nói ở Alamo, Texas: “Trước khi bắt đầu, tôi muốn nói rằng quyền tự do phát biểu hiện đang bị tấn công như chưa bao giờ xảy ra trước đây. Tôi chẳng có chút rủi ro nào với Tu Chính Án thứ 25, nhưng nó sẽ quay trở lại ám ảnh Joe Biden và chính quyền Biden. Như người ta thường nói, hãy cẩn thận với những gì bạn muốn”.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là cảnh cãi cọ quyết liệt giữa những người ủng hộ Tổng thống Trump và những người ủng hộ Joe Biden. Họ tranh cãi nảy lửa và hò hét vào mặt nhau tại McAllen, Texas, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến có bài phát biểu.


Source:Holy See Press Office
 
Diễn biến vụ tấn công bôi lọ Đức Giáo Hoàng bằng fake news, kẻ nào là thủ phạm?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:31 13/01/2021


1. Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro trong bối cảnh đại dịch coronavirus của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích

Thứ Tư Lễ Tro năm nay sẽ rơi vào ngày 17 tháng Hai. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố một chỉ dẫn vào ngày 12 tháng Giêng, hướng dẫn các linh mục đọc công thức xức tro một lần cho tất cả mọi người có mặt, thay vì cho từng người.

Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Công văn số 17/21

Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro trong bối cảnh đại dịch coronavirus của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích

Việc xức tro trong thời gian xảy ra đại dịch

Vị Linh mục đọc lời nguyện làm phép tro. Ngài rảy nước thánh lên tro, không nói gì cả. Sau đó, ngài nói với tất cả những người hiện diện chỉ một lần duy nhất công thức như được ghi trong Sách Lễ Rôma, áp dụng công thức ấy cho tất cả mọi người nói chung:

“Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, hoặc “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về với cát bụi”.

Sau đó, vị Linh mục rửa tay, đeo khăn che mặt và xức tro cho những ai đến với mình, hoặc nếu thích hợp, ngài sẽ đến với những người đang đứng tại chỗ. Vị Linh mục lấy tro và rắc lên đầu mỗi người mà không nói gì cả.

Từ Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 12 tháng Giêng năm 2021.

Đức Hồng Y Robert Sarah

Tổng trưởng

Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche

Tổng Thư Ký



Source:Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích

2. Đan Mạch bài trừ Hồi Giáo cực đoan nhưng Công Giáo lãnh đủ trước hết

Một phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Đan Mạch cho biết dự thảo luật yêu cầu tất cả các bài giảng phải được dịch sang tiếng Đan Mạch sẽ gây ác cảm và làm tổn hại đến tự do tôn giáo. Luật này được nữ thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ủng hộ và tích cực vận động như một cách thế để bài trừ các trào lưu khủng bố.

“Luật này chủ yếu nhắm vào người Hồi giáo - những người ủng hộ dự luật nói rằng họ muốn ngăn chặn các xã hội song song và những thứ được rao giảng mà không ai khác hiểu được những điều đó, và có thể được sử dụng để cực đoan hóa và kêu gọi khủng bố,” Sơ Anna Mirijam Kaschner, tổng thư ký và nữ phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu, nói.

Tất cả các cộng đoàn giáo hội hay phi giáo hội, các cộng đoàn Do Thái, mọi thứ chúng ta có ở Đan Mạch - 40 cộng đồng tôn giáo khác nhau - sẽ bị nghi ngờ chung bởi luật này. Có điều gì đó đang xảy ra ở đây và đang phá hoại nền dân chủ,” sơ nói với đài phát thanh Dom có trụ sở tại Köln.

Luật này dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận vào tháng Hai tại quốc hội Đan Mạch.

Sơ Kaschner cho biết luật sẽ yêu cầu các cộng đồng tôn giáo, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo, phải dịch và công bố mọi bài giảng bằng tiếng Đan Mạch. Nói thí dụ, một linh mục Việt Nam giảng cho các giáo dân Việt thì cố nhiên ngài nói bằng tiếng Việt, nhưng nói xong, ngài phải dịch ra tiếng Đan Mạch và công bố bản dịch ấy.

Điều đó đặt ra “những thách thức lớn về tài chính và nhân lực”, Sơ Kaschner cảnh báo và nói thêm rằng những người soạn thảo luật này dường như không biết rằng các bài giảng hình thành “chỉ một phần rất nhỏ” trong các hoạt động tôn giáo.

Sơ Kaschner nói: “Nếu bạn thực sự muốn giải quyết các vấn đề về ngôn từ và thái độ thù địch đối với nhà nước dân chủ, thì tốt hơn hết là bạn nên thể hiện sự đánh giá cao đối với các cộng đồng tín ngưỡng đã cam kết hòa nhập.

Sơ nói: “Luật này chỉ là luật mới nhất trong một loạt các biện pháp kiểm soát lâu dài của nhà nước. “Nó sẽ không có hậu quả gì đối với các cộng đồng tôn giáo Hồi giáo cực đoan, vì họ thậm chí không được công nhận ở đây, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng nhỏ hơn, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo.”

Đất nước này là nơi sinh sống của 270,000 tín đồ Hồi giáo, với hơn 100 đền thờ Hồi giáo, theo số liệu của chính phủ Đan Mạch.


Source:Crux

3. Những chi tiết chung quanh vụ tấn công bôi lọ Đức Giáo Hoàng bằng fake news

Hôm Chúa Nhật, ngày 10 tháng Giêng, internet xôn xao với các báo cáo sai sự thật về một vụ mất điện suốt đêm tại Vatican, kèm theo một loạt các tuyên bố liên quan đến Đức Thánh Cha Phanxicô, cảnh sát Ý và FBI. Các tuyên bố đã được chia sẻ rộng rãi bởi những người theo thuyết âm mưu, và những kẻ thù hận đức tin, gây ra sự hoang mang và lo lắng cho những người Công Giáo trên khắp thế giới.

Chuyện gì đã xảy ra?

Vào ngày 10 tháng Giêng, một trang web có tên Conservative Beaver đã công bố một báo cáo với tiêu đề “VATICAN BLACKOUT: Pope arrested on 80 count indictment for Child Trafficking, Fraud” nghĩa là “VATICAN BỊ MẤT ĐIỆN: Giáo hoàng bị bắt giữ vì 80 cáo trạng về tội Buôn bán trẻ em, Gian lận.” Bài báo đã được chia sẻ rộng rãi trên Twitter và tạo ra một lượng tìm kiếm tăng đột biến trên Google cho cụm từ “VATICAN BLACKOUT”.

Chúng ta biết gì về trang web Conservative Beaver?

Trang web tự mô tả mình là “một trang báo điện tử bảo thủ” đã từng xuất bản “những câu chuyện tin tức được những người Canada tự hào quan tâm” trong hơn 10 năm qua. 10 năm là do nó nói chứ thực tế nó chỉ ghi danh domain name, hay còn gọi là tên miền, vào ngày 19 tháng 9 năm 2020.

Nó nói rằng nó là một doanh nghiệp tự tài trợ, bắt đầu trong một phòng ký túc xá của Đại học Ottawa, trước khi nổi lên như một “tờ báo ngầm” ở Montreal và trực tuyến.

Canada, Ottawa và Montreal cũng là do nó nói. Thực tế, các cơ quan điều tra chỉ ra rằng chủ nhân của trang web này dùng địa chỉ giả tại số 417 Associated Rd, Brea, California 92821, United States trong khu shopping Brea Plaza; và khả năng rất cao là tên này sinh sống tại California, không có bất cứ liên hệ nào với Canada.

Báo cáo đã cáo buộc điều gì?

Trang web tuyên bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị bắt vào thứ Bảy, ngày 9 tháng Giêng “liên quan đến một bản cáo trạng 80 tội danh bao gồm sở hữu nội dung khiêu dâm trẻ em, buôn người, loạn luân, sở hữu dụng cụ ma túy và các trọng tội liên quan đến gian lận.”

Báo cáo khẳng định rằng vụ bắt giữ được ra lệnh bởi “Văn phòng Công tố Quốc gia Ý” và được thực hiện bởi “các sĩ quan quân đội, cảnh sát Ý và Đơn vị Tội phạm Tình dục của họ,” giữa các báo cáo về các tiếng súng. Nó tuyên bố rằng các đặc vụ đã “cắt điện ở Vatican” và làm mờ camera trực tiếp nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô để che đậy hành động của họ.

Nó còn cáo buộc rằng Đức Giáo Hoàng đã bị chuyển đến “một nhà tù không xác định” để bị thẩm vấn bởi “Các đặc vụ liên bang làm việc cho Ý và Interpol,” và sau đó Đức Giáo Hoàng sẽ bị FBI thẩm vấn.

Có bằng chứng nào hỗ trợ các tuyên bố này không?

Không. Toàn bộ do nó dựng đứng lên. Không một hãng thông tấn lâu đời nào đưa tin về sự xáo trộn tại Vatican vào hôm thứ Bảy.

Hơn thế nữa, vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, Tòa Thánh truyền trực tiếp biến cố Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ thư viện của Dinh Tông Tòa và ban huấn dụ. Chỉ 30 phút sau đó, chúng tôi đã đăng bản dịch sang tiếng Việt bài huấn dụ của ngài. Sau đó vài tiếng đồng hồ, chúng tôi phát toàn bộ biến cố này trên YouTube.

Thông tín viên Colm Flynn của EWTN Vatican, sống gần Vatican, cho biết: “Tôi không nhận thấy bất kỳ sự cố mất điện nào trong suốt cuối tuần. Tôi đã ở nhà vào hầu hết các buổi tối thứ Bảy và không bị cắt điện “.

Mountain Butorac, một hướng dẫn viên du lịch có trụ sở gần Đền Thờ Thánh Phêrô, báo cáo rằng không có “mất điện lớn” ở Vatican. Anh ta nói rằng anh ta không nghe thấy một cuộc nổ súng nào hoặc các dấu hiệu khác về một cuộc đột kích của cảnh sát.

Về độ mờ của livecam, ông chỉ ra rằng độ nét của camera trên nguồn cấp dữ liệu trực tiếp thay đổi theo điều kiện thời tiết.

“Trong mọi trường hợp, bạn có thể thấy đèn được bật rất nhiều. Bạn có thể nhìn thấy mái vòm, bạn có thể nhìn thấy đèn của hàng cột, bạn có thể nhìn thấy một số đèn của các văn phòng, bạn có thể nhìn thấy đèn Chúa giáng sinh, bạn có thể nhìn thấy ngôi sao cây thông Noel”.

Quý vị và anh chị em có thể thấy quang cảnh tại Vatican vào bất cứ lúc nào bằng cách truy cập vào địa chỉ này: https://www.youtube.com/watch?v=y-rzie9G0Tc

Phản ứng của những kẻ theo thuyết âm mưu

Trang web Conservative Beaver này vừa đăng tin thật vừa đăng tin giả. Đây không phải đầu tiên nó làm chuyện này. Thông tấn xã Reuers chỉ ra rằng vào ngày 28 tháng 11 vừa qua, nó tung tin giả “Former President Barack Obama arrested for ESPIONAGE”, nghĩa là “Cựu tổng thống Barack Obama đã bị bắt về tội làm GIÁN ĐIỆP”.

Người ta thừa biết nó thường xuyên tung tin giả. Tuy nhiên, có những người được hưởng lợi từ những tin giả do nó tung ra. Các Youtuber chẳng hạn. Nhưng hãy cẩn thận, bạn có thể bị truy tố nếu tin giả ấy gây ra các thiệt hại nghiêm trọng.

Trong chuyện vừa qua những kẻ theo thuyết âm mưu đã lợi dụng tin giả này dù họ biết đó là tin giả. Những người dùng Twitter có đầu óc mưu mô đã tìm cách kết nối báo cáo này với cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, cũng như tai nạn mất điện lớn ở Pakistan.

Tính chất cố chấp của Conservative Beaver

Trang web đã đăng một bản cập nhật vào ngày Chúa Nhật nhằm phản hồi cho những độc giả đã chỉ ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đăng một tweet của ngài vào sáng hôm đó. Nó lập luận một cách cố chấp rằng tweet đã được lên lịch trước bởi nhóm truyền thông xã hội của Đức Giáo Hoàng và nhấn mạnh rằng “Giáo hoàng Phanxicô vẫn đang bị giam trong nhà tù Liên bang ở Ý, do đó, ông đã không được nhìn thấy trên video.”

Đức Thánh Cha Phanxicô có xuất hiện lần nào kể từ sau báo cáo này không?

Mười phút sau khi bọn Conservative Beaver nói “Giáo hoàng Phanxicô vẫn đang bị giam trong nhà tù Liên bang ở Ý”, vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, Tòa Thánh đã truyền trực tiếp biến cố Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ thư viện của Dinh Tông Tòa và ban huấn dụ

Phản ứng của Vatican đối với báo cáo này

Khi được hỏi về báo cáo này, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã trả lời bằng cách chỉ ra lịch trình bận rộn của các cuộc họp vào sáng thứ Hai của Đức Thánh Cha Phanxicô, để cho thấy ngài vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục công việc như thường lệ tại Vatican.

Ông cho biết vào sáng Thứ Hai 11 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ tiếp:

- Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Giáo hội Phương Đông;

- Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô;

- Đức Tổng Giám Mục Gabriele Giordano Caccia, Tổng giám mục hiệu tòa Sepino, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York;

- Đức Tổng Giám Mục Fabio Fabene, Giám mục hiệu tòa Montefiascone, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục thế giới;

- Bà Grace R. Princesa, Đại sứ Phi Luật Tân, đến chào từ biệt sau khi kết thúc nhiệm vụ đại sứ cạnh Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói gì về “tin giả” không?

Có. Ngài đã dành Sứ điệp ngày Truyền thông Thế giới năm 2018 để đề cập đến về chủ đề này, và khẳng định rằng “tin giả” có từ lâu lắm rồi, ngay trong chước cám dỗ mà ông A dong và bà Êvà đã mắc phải bởi con rắn trong Vườn Địa đàng.

Ngài viết: “Chúng ta cần phải vạch trần cái gọi là “những chiến thuật của con rắn” được sử dụng bởi những kẻ cải trang để tấn công bất cứ lúc nào và bất cứ tại nơi nào. Ðây là chiến lược được sử dụng bởi “con rắn quỷ quyệt” trong Sách Sáng thế ký, đó là đứa đã tung ra những tin giả trước nhất (Sáng thế ký 3: 1-15), khởi đầu lịch sử bi thảm của tội lỗi con người, bắt đầu với cảnh huynh đệ tương tàn đầu tiên (xem Sáng thế ký 4) và dẫn đến cơ man những sự ác khác chống lại Thiên Chúa, người lân cận, xã hội và thiên nhiên. Chiến lược của “Cha đẻ những lời dối trá” ranh mãnh này (Ga 8:44) là bắt chước chính xác cái hình thức dụ dỗ tinh quái và nguy hiểm đó để lẻn vào con tim con người với những lý lẽ vừa giả dối vừa quyến rũ.”

Đức Thánh Cha cũng dành một phần trong thông điệp gần đây nhất của mình, “Fratelli tutti,” để đề cập đến các phương tiện truyền thông xuyên tạc. Ngài lưu ý rằng Internet được đánh dấu bằng “các mạch đóng kín”, và “tính chất ẩn danh”, “tạo điều kiện cho việc lan truyền tin tức giả và thông tin sai lệch”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô có từng là mục tiêu của “tin giả”?

Đây không phải là lần đầu tiên có những báo cáo sai sự thật về Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào năm 2013, một báo cáo được lưu hành rộng rãi tuyên bố rằng Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng “tất cả các tôn giáo đều là chân thật”, “đạo nào cũng như đạo nào” tại “Công đồng Vatican thứ ba”. Điên hơn nữa, vào năm 2015, một bài báo lan truyền nói rằng Đức Giáo Hoàng đã thông báo rằng ngài đang sửa đổi Mười Điều Răn. Câu chuyện mất điện ở Vatican chỉ là một ví dụ mới nhất.

Những phản ứng vô cùng đáng trách

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, Thánh Phaolô Tông đồ đã viết cho Ti-mô-thêô (2 Tm 4: 3-5): “sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường”.

Những lời này của Thánh Phaolô được thể hiện rõ nét trong vụ này. Đức Giáo Hoàng là mục tử toàn thể Hội Thánh. Đồng thời, ngài cũng là nguyên thủ của quốc gia thành Vatican, tuy nhỏ, nhưng có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia trên thế giới. Các viên chức ngoại giao của Tòa Thánh con được hưởng các đặc miễn ngoại giao, huống chi là Đức Giáo Hoàng. Chuyện Đức Giáo Hoàng bị cảnh sát Ý bắt giữ là một chuyện vô cùng ngu xuẩn, chứng tỏ một hiểu biết dốt nát về luật quốc tế.

Tiếc rằng, nhiều người xưng mình là Công Giáo nhưng thiếu hiểu biết, lại ngứa tai muốn nghe những chuyện hoang đường, nên chuyền tay nhau tin giả này. Có kẻ còn áp lực VietCatholic phải loan tin giả này, không biết có phải là người Công Giáo hay không. Những ai, cách này cách khác loan truyền tin giả này nên có lòng sám hối và hoán cải.

Làm thương tổn thanh danh của bất cứ ai đều là một lỗi nặng, huống hồ người ấy lại là Đức Giáo Hoàng, là người kế vị Thánh Phêrô và là đại diện của Chúa Kitô trên trần gian.


Source:Catholic News Agency