Ngày 13-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa chịu Phép Rửa: Tuân theo ý Chúa Cha
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
11:26 13/01/2008
LỄ ĐỨC CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (NĂM A)

ĐỌC LỜI CHÚA

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô. Khi ấy, Đức Chúa GIÊSU bỏ xứ Galilêa mà đến với ông Gioan ở Gio-đan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng ông Gioan can Người rằng: ”Chính con phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với con sao?” Đức Chúa GIÊSU liền đáp lại: ”Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế”. Và bấy giờ ông Gioan chìu ý Người. Đức Chúa GIÊSU chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây, các tầng trời mở ra và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ Trời phán: ”Này là Con Yêu Dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta” (Mt 3,13-17).

SUY NIỆM

Cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa Đức Chúa GIÊSU và thánh Gioan Tẩy Giả (Gioan Tiền Hô) dạy tín hữu Công Giáo một bài học sâu xa sống động về nhân đức tuân phục.

Đúng thế. Từng lời nói, từng hành động, từng cử chỉ nhỏ nhặt của Đức Chúa GIÊSU - nơi cuộc sống dương thế - nhất nhất đều ăn khớp và nên một trong thánh ý THIÊN CHÚA CHA. Từ lúc mặc xác phàm đến khi trút hơi thở cuối cùng trên Thánh Giá, Đức Chúa GIÊSU đã hoàn tất chương trình cứu độ do THIÊN CHÚA CHA vạch ra. Đức Chúa GIÊSU KITÔ xuống gian trần chính là để thi hành thánh ý THIÊN CHÚA CHA.

Tiếp liền mẫu gương tuân phục của Đức Chúa GIÊSU là mẫu gương của thánh Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế. Đức Chúa GIÊSU trả lời vắn tắt cho vấn nạn của thánh Gioan như sau: ”Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế”. Và bấy giờ thánh Gioan chìu ý Đức Chúa GIÊSU. . Rất có thể ngay lúc ấy, thánh Gioan không hiểu rõ hết ý nghĩa của câu nói. Nhưng không sao! Thánh nhân không chần chờ mất giờ vô ích. Ngài kính trọng ý muốn của Đức Chúa GIÊSU và mau mắn thi hành.

2 mẫu gương tuân phục trên đây thật tuyệt hảo và vô cùng khích lệ cho mọi tín hữu Công Giáo. THIÊN CHÚA CHA có ý định riêng cho từng người.

Không có niềm vui và niềm an ủi nào lớn lao hơn, nếu trong mỗi hoàn cảnh, mọi tín hữu Công Giáo đều can đảm cầu nguyện rằng: ”Lạy Đức Chúa GIÊSU, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa và xin ban cho con ơn không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Đức Chúa GIÊSU, con muốn làm điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như ý Chúa muốn và tới mức độ Chúa muốn!”

Vâng, hãy cầu nguyện và thực thi thánh ý THIÊN CHÚA, hầu có thể nói: ”Tôi không bao giờ tìm kiếm và thỏa mãn ý riêng tôi. Không, không bao giờ!” Phúc thay cho tín hữu Công Giáo nào có thể quả quyết được như thế. Bởi vì, thánh ý THIÊN CHÚA CHA đúng thật là niềm hoan lạc vô biên cho con người. THIÊN CHÚA CHA biết rõ và duy chỉ có Ngài mới biết rõ điều gì tốt lành và hữu ích cho con người.

Khi tuân phục thánh ý THIÊN CHÚA CHA, con người bày tỏ lòng tín thác vô biên nơi Ngài. Tín thác đồng nghĩa với hy vọng và yêu mến. Tuân phục là nhân đức cao trọng nhất và là tâm tình thảo hiếu sâu xa nhất mà một người con có thể biểu lộ với Cha mình. Và chắc chắn THIÊN CHÚA CHA đặc biệt yêu thương những người con biết chấp nhận thánh ý của Ngài. Ngài để tâm hướng dẫn họ cách riêng. Ngài đổ tràn ơn thánh trên các người con ấy. Và những người con được chúc phúc như thế, có thể vững chân tiến bước trên mọi nẻo đường đời.

Vậy thì, cách thức tốt nhất và khôn ngoan nhất, chính là để cho THIÊN CHÚA CHA hướng dẫn cuộc sống mỗi người. Bổn phận của mọi tín hữu Công Giáo là tìm kiếm và chu toàn thánh ý THIÊN CHÚA CHA. Mỗi người nên luôn luôn sống trong ẩn kín và khiêm tốn. Không nên tự ý tìm kiếm những vinh quang chóng qua ở đời này. Tất cả vinh quang ở trần gian chỉ là gió thoảng và mây bay. Hãy để THIÊN CHÚA CHA toàn quyền định đoạt và thưởng công các con cái Ngài, khi nào Ngài muốn.

Trong âm thầm, ước gì mỗi tín hữu Công Giáo - luôn có tâm lòng tuân phục - được diễm phúc nghe lời THIÊN CHÚA CHA tuyên phán cho riêng mình rằng: ”Này là con yêu dấu của Ta, con đẹp lòng Ta!”

Vâng, ước gì được như vậy!
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
14:04 13/01/2008

Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (

14)

141. Khi sa đọa, linh hồn làm cho thân xác sa đọa theo.

Linh hồn đã bị sa đọa, lúc đó thân xác mới bị sa đọa theo.

Bởi đó, chúng ta đừng đổ tội cho thân xác khi chúng ta phạm tội.

Chúng ta hãy thật lòng ăn năn thống hối. Những giọt nước mắt của thân xác chúng ta chảy ra lúc đó, làm chứng linh hồn chúng ta biết hối hận và vươn lên.

142. Chỉ hứa và làm điều tốt

Bạn hãy hết sức tiết kiệm lời hứa, nhưng bạn hãy hết sức rộng rãi trong việc thi hành lời hứa.

Tôi muốn nói: bạn hãy đắn đo nhiều và ít hứa, nhưng hễ hứa điều gì thì bạn hãy thực hiện lời hứa đó thật nhiều.

Tôi cũng muốn nói: bạn chỉ hứa điều gì tốt đẹp mà thôi.

Bạn đừng bao giờ hứa điều gì xấu. Bạn không bao giờ được hứa điều gì xấu.

143. Khi nào ta dễ khiêm tốn và đại lượng?

Khi ta đã làm được một việc gì rồi, ta dễ khiêm tốn và đại lượng hơn kẻ chưa bao giờ làm được một việc gì. Vì sao? Vì ta đã kinh nghiệm được nhiều trở ngại và nhiều khó khăn trong khi làm việc.

Phải trãi qua nhiều kinh nghiệm khó khăn, đau khổ, ta mới dễ dống khiêm tốn và đại lượng.

144. Học thêm một ngoại ngữ đi, bạn!

Biết thêm được một ngoại ngữ, bạn có giá trị như thể sống thêm được một đời người.

Tôi đề nghị: bạn học tiếng Anh đi.

Và nếu được, bạn hãy học thêm tiếng Pháp nữa.

145. Hạnh phúc khi biết hợp quần

Hạnh phúc khi biết hợp quần, khi biết cộng tác với nhau, khi biết giúp đỡ nhau.

Cái gì ta mang không nổi, ta hãy nhờ một vài người khác mang giùm ta, mang với ta.

Ta sống riêng lẻ thì yếu và làm được ít việc. Ta hiệp với nhiều người khác thì mạnh và làm được nhiều việc.

Vô phước cho những ai sống riêng lẽ!

Hạnh phúc cho những kẻ biết sống hợp quần!

146. Tai hại của của đời sống quá tiện nghi

Hãy coi chừng khi ta sống quá tiện nghi! Ta sẽ dễ trở thành kẻ chỉ lo hưởng thụ ích kỷ. Ta dễ trở thành kẻ tự đắc, tự mãn, và buông theo những thoả mãn vật chất.

Đừng sống quá tiện nghi. Thỉnh thoảng, cũng hãy biết từ chối những tiện nghi.

Hãy nhìn Chúa nằm trong Hang Đá. Hãy nhìn Chúa treo trên Thánh Giá. Hãy suy Chúa ở trong Nhà Tạm.

147. Hãy sợ khi tiền bạc đến.

Tiền bạc đi đến đâu, dễ làm tan rã tất cả những gì đạo đức, nhân nghĩa, tiết trinh.

Tiền bạc đi đến đâu, dễ gây bất công trong xã hội, dễ gây oán thù giữa các giai cấp, dễ gây tranh chấp trong các gia đình.

Tiền bạc đi đến đâu, dễ làm cho người ta chà đạp nhau, đâm chém nhau, cướp giết nhau.

148. Nghèo, giàu theo thánh Gioan Thánh Giá

Nghèo, không phải là kẻ không có gì, nhưng là kẻ không ao ước gì quá độ.

Giàu, không phải là kẻ có nhiều của, nhưng là kẻ ao ước nhiều điều và buồn sầu vì không được như vậy.

149. Kẻ nào có ích lợi thật cho ta?

Kẻ nào thường không đồng ý với ta một cách chân thành và sâu sắc, kẻ đó mới thật là kẻ có ích lợi thật cho ta.

150. Ba ích lợi rõ ràng của sự cầu nguyện với Chúa

Cầu nguyện làm hồn ta an vui.

Cầu nguyện làm xác ta khoẻ mạnh.

Cầu nguyện làm cho mọi công việc của ta được thành công tốt đẹp.
 
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
14:07 13/01/2008

Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần

(17)

161. Nhờ thấy gương đạo đức của người khác mà lên tinh thần

Ngày kia, đang khi quá buồn phiền và thất vọng, Ozanam ghé vào nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont.

Trong nhà thờ lúc đó, Ozanam thấy có một số phụ nữ đang lặng lẽ cầu nguyện. Ozanam cũng để ý thấy một người đàn ông đang quỳ im lặng cầu nguyện lúc đó trong nhà thờ.

Bổng Ozanam giựt mình khi biết rõ người đàn ông nầy là nhà vật lý danh tiếng nhất hiện nay của thế giới: nhà bác học Ampère. Nhà bác học nầy đang cung kính quỳ trước Mình Thánh Chúa, nhắm mắt, chìm đắm sâu xa trong sự cầu nguyện.

Thấy gương đức tin mạnh mẽ của nhà bác học Ampère nầy, Ozanam lên tinh thần. Chàng cảm thấy hổ thẹn về sự hèn nhát của mình khi để cho lòng mình buồn phiền, xao xuyến, mất lòng trông cậy vào Chúa. Chàng sốt sắng cầu nguyện và phó thác đời mình trong bàn tay nhân lành của Chúa.

Khi ra khỏi nhà thờ, Ozanam cảm thấy mình quá hạnh phúc và tràn đầy can đảm.

162. Một bài học quá đích đáng cho một kẻ vô thần

Tại một bữa tiệc sang trọng, người ta bàn cải về sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Một ông đại tướng ngạo mạn phát biểu:

- “Thời đại nầy mà còn tin những chuyện tầm phào như vậy nữa sao? Đối với tôi, tôi không bao giờ mường tượng ra được cái ông mầu nhiệm mà người ta gọi là Thiên Chúa.”

Nhà văn Alexandre Dumas, một trong những vị khách được mời dự tiệc nầy, trả lời một cách chua cay ngay:

- “Thưa đại tướng, tôi có nuôi trong nhà, hai con chó săn, hai con khỉ và hai con vẹt. Các con vật nầy cũng hoàn toàn đồng ý với đại tướng như vậy.”

Nhiều vị khách trong bữa tiệc nầy hả dạ mĩm cười vì thấy nhà văn Alexandre Dumas đã dạy cho kẻ vô thần nầy một bài học quá đích đáng.

163. Nhà bác học Pasteur từ chối nhận một triệu đồng.

Ngày kia, có người đề nghị mua nhà bác học Pasteur một triệu đồng nếu nhà bác học nầy bằng lòng bán bằng phát minh của mình.

Khi biết được chuyện nầy, nhà vật lý học Bertin, bạn của nhà bác học Pasteur, khuyên ông một câu tuyệt vời như sau: “Từ chối đi, Pasteur, hãy dành sự phát minh của bạn cho mọi người”.

Pasteur liền từ chối một triệu đồng trong tầm tay của mình vì ông muốn dành sự phát mình của mình cho Tổ Quốc và cho Thế Giới.

164. Tôi là người Kitô-hữu.

Thánh Concorđiô bị bắt giam vì Đạo.

Trong phiên xử án, quan toà Torquatô hỏi: - “Ông là ai? Và người ta gọi ông thế nào?”

Thánh Concorđiô trả lời ngay: - “Tôi là ai? Bẩm quan, tôi là người Kitô-hữu”.

Quan toà tức tối, đập bàn, quát tháo: -“Ta không nói chơi đâu. Ta không hỏi ngươi có đạo hay là không. Ta chỉ muốn biết tên ngươi mà thôi.”

Thánh Concorđiô thong thả trả lời một cách đầy xác tín: -“Tôi đã nói rồi: tôi là người Kitô-hữu. Tên tôi, do Chúa Kitô mà ra. Tôi thuộc về Chúa Kitô. Sống chết, tôi muốn phụng sự Ngài.”

Quan toà quá tức, truyền lệnh bắt Concorđiô chịu những cực hình ghê rợn.

Thánh Concorđiô không nhượng bộ.

Trước khi tắt thở, thánh Concorđiô còn nói lên một lần nữa: - “Tôi là người Kitô-hữu”.

165. Ngươi thuộc về Cicero.


Thánh Hiêrônimô say mê đọc nhà văn Cicero.

Ngày kia, trong một giấc mơ, ngài thấy mình được thiên thần dẫn đến trước Toà Chúa Giêsu phán xét.

- “Ngươi là ai?”

- “Lạy Chúa, con là người Kitô-hữu”.

Nhưng Chúa Giêsu nghiêm nghị lên án Hiêrônimô: - “Mentiris! Nam Ciceronianus non Christianus es.” (Câu tiếng La Tinh nầy có nghĩa: “Ngươi nói láo! Ngươi thuộc về Cicero, chứ không phải là Kitô-hữu”.

166. “Ta thật vô phước nếu…”

Tướng Carreau bị thương nặng, sắp chết.

Sau khi được chịu Các Phép sau hết, ông cầm lấy Thánh Giá mà vợ ông đã treo vào cổ ông, nói với các bạn binh sĩ của mình:

- “Các bạn hãy can đảm lên! … Giữa các sự cực nhọc và đau khổ của mình, các bạn đừng quên rằng cuộc đời là vắn vỏi và ta thật vô phước nếu khi chết, ta thấy rằng ta đã không hiểu biết, đã không thờ lạy và đã không bênh vực Chúa Giêsu Kitô”.

167. Một kẻ thù của Chúa Giêsu đã đổi lòng.

Nhà thông thái P.Tichmann đã viết rất nhiều sách chống lại Giáo Hội và chống lại Chúa Giêsu. Nhưng khi ông cố sức tìm kiếm những lý lẽ trong Cựu Ước để chứng minh Chúa Cứu Thế chưa đến thì ông đã đổi lòng. Vì sao? Vì ông thấy những lời các tiên tri trong Cựu Ước đã được hoàn toàn thực hiện trong Chúa Giêsu. Ông thốt lên: “Cái khăn bịt mắt của chúng ta thật là dày bởi vì chúng ta không nhận thấy một chân lý rõ ràng hơn mặt trời.”

Và P.Tichmann, kẻ thù của Chúa Giêsu, đã trở lại Đạo Công Giáo để trở nên một Phaolô mới của Ngài.

168. Lời Chúa làm cho chúng ta ăn năn trở lại và nên thánh

Dân thành Ninivê trụy lạc, đã bừng tỉnh dậy, nhận biết những lỗi lầm của mình, nên đã ăn năn trở lại, khi nào? – Khi nghe Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Giôna.

Vua Đavít phạm hai tội quái gỡ, ngoại tình và giết người, nhưng đã ăn năn trở lại và đã trở nên một vì vua thánh thiện, khi nào? - Khi nghe Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Nathan.

Augustinô bắt đầu xấu hổ về những lỗi lầm của tuổi trẻ, ăn năn trở lại với Chúa, và sau đó, đã trở nên một trong những giám mục danh tiếng nhất của Giáo Hội, khi nào? - Khi nghe thánh Ambrôsiô giảng Lời Chúa: “Phước cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.”

Phanxicô Xaviê từ bỏ những vinh sang của cuộc đời, ra đi truyền giáo đắc lực cho Giáo Hội, đã trở nên vị thánh bổn mạng các xứ truyền giáo, khi nào? – Khi nghe bạn Inhaxiô thủ thỉ Lời Chúa bên tai: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, nào được ích chi?”

169. Tại sao các vua ít thánh?

Khi sắp chết, vua Charles VIII nước Pháp hỏi các quan thân cận: - “Tại sao ít thấy các vua trong số các thánh?”

Khi thấy không ai trả lời được, vua liền trả lời: - “Tại vì xung quanh các vua, có quá nhiều kẻ dua nịnh. còn kẻ dám nói sự thật, thì rất ít.”

170. “Chúng cầu nguyện cho ông đó.”

Hùng và Hoa luôn cầu nguyện: - “Lạy Chúa, xin cho cha chúng con đừng bỏ Chúa.”

Lúc ấy, trong giáo xứ, có mở Phúc Chuyến. Mọi người đều đến nhà thờ nghe giảng và xưng tội, chỉ có một người cứng cổ, không chịu đi, đó là cha của Hùng và Hoa.

Chỉ còn một ngày nữa là hết Phúc Chuyến. Tối đó, khi đang ngủ, ông bỗng thức dậy vì nghe có tiếng con nít đọc kinh. Ông hỏi vợ: - “Sao các con mình chưa đi ngủ cho rồi?”

Vợ trả lời: - “Chúng cầu nguyện cho ông đó.”

Ông cảm động.

Sáng mai, ông đến nhà thờ, dự Phúc Chuyến và đi xưng tội.
 
Ngày 13 tháng 1: Kính Thánh Hilary.
PhóTế Huỳnh Mai Trác
18:17 13/01/2008
Thánh Hilary sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ngoại giáo giàu có ở vùng Aquitaine, nước Pháp. Ngài có năng khiếu về triết học và ham mê việc học hành và nghiên cứu. Ngài luôn thao thức về ý nghĩa của cuộc sống, ngài luôn tự đặt câu hỏi: “Con người đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu? Ðời sống có ý nghĩa gì và vì sao mọi người đều phải chết? Thiên Chúa có thực sự hiện hữu không? Sự học hỏi và tìm tòi trong triết học làm cho ngài buồn nản và thất vọng.

Một hôm có một đoạn trong Kinh Thánh khi Thiên Chúa bày tỏ cùng Môisen, “Ta là Ðấng Hằng Hữu” làm cho ngài thức tỉnh. Và trong thánh vịnh ngài đã tìm thấy uy quyền cao cả và sự hiện diện của Thiên Chúa ở khắp cùng mọi nơi, “Ði mãi tận đâu cho thoát khỏi thần trí Ngài?”

Tuy vậy vẫn chưa giải đáp được sự băn khoan lo lắng về sư chết, nhưng khi đọc Tin Mừng của Thánh Gioan ngài tìm thấy một xác tín vững chắc về việc Chúa Kitô đã mang lấy thân xác loài người, đã phải chết và đã sống lại, đó là mới thật là niềm hy vọng của con người.

Ðến 30 tuổi ngài xin chịu phép rửa tôi. Lòng nhiệt thành của ngài làm cho các tín hữu ái mộ và khâm phục. Ðược bầu lên làm Giám mục thành Poitiers, ngài được gặp thánh Athanasius ở Alexandria bị nhóm rối đạo Arians lưu đày tại Pháp.

Ðến lượt thánh Hilary khi chống lại lý thuyết của bè rối Arians cũng bị chúng lưu đày đến Phyria và ở đó ngài đã khám phá ra nền thần học phong phú của người Hy lạp.

Và khi trở về lại Pháp ngài đã đánh đổ được lý thuyết của bọn Arians và đem lại sự bình yên và thống nhất tôn giáo. Ngài đã cùng với thánh Martin thành lập tu viện Ligugé. Trong sách viết về “Ðức Chúa Trời Ba Ngôi,” lần đầu tiên tiên ngài đã hội nhập được sự tinh tế và hay ho của ngôn ngữ Hy lạp vào trong ngôn ngữ La tinh. Trong những giáo phu La tinh, ngài là đấng có tư tưởng rất gần với những giáo phụ Hy lạp.

"Lạy Chúa, xin Chúa giữ gìn lòng nhiệt thành đức tin của con cho đến hơi thở cuối cùng của đời con, xin ban cho con luôn có ngôn ngữ đúng như niềm tin sâu xa của con. Vâng, ước gì lòng con luôn quả quyết như hình ảnh lúc con được tái sinh, khi con được nhận phép rửa trong Đức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần!” (Thánh Hilary)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 13/01/2008
NGƯỜI SỢ BÓNG

N2T


Có một người không hiểu sao lại ghét cái bóng và dấu chân của mình, nhìn thấy chúng nó theo đuôi anh ta, anh ta càng nhìn càng thấy ghét, càng nhìn càng muốn ném nó.

Anh ta đi nhanh để chúng nó theo không kịp, nhưng cái bóng và dấu chân thì vẫn cứ cắn theo anh ta không buông. Kết quả, anh ta càng đi càng nhanh, đi nhanh liên tục nên thành chạy chậm, chạy chậm rồi thành chạy nhanh, anh ta chạy đến mặt đỏ hụt hơi, toàn thân mềm nhũng, bởi vì làm thế nào cũng không thể ném được cái bóng và dấu chân ra khỏi mình.

Ai nhìn thấy cũng đều cười nhạo anh ta sao mà ngu thế, chỉ cần đến chỗ có bóng râm thì cái bóng tự nhiên mất; dừng bước không đi nữa, thì dấu chân tự nhiên sẽ không xuất hiện.

(Trang tử: Ngư phụ)

Suy tư:

Dưới ánh sáng thì hình và bóng luôn đi đôi với nhau, hết ánh sáng thì hình cũng mất bóng;

Cám dỗ thì luôn đi với con người như hình với bóng, chỉ khi nào nhắm mắt tắt hơi hồn lìa khỏi xác mới hết bị cám dỗ, đó là bài học tu đức căn bản của người Ki-tô hữu, ai muốn chặt đứt sự cám dỗ ra khỏi đời mình là làm chuyện hão huyền, bởi vì Chúa Giê-su đã dạy chúng ta trong kinh Lạy Cha như sau: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.” (Mt 6, 13)

Có nhiều người cầu xin Chúa cất sự cám dỗ ra khỏi họ, nhưng càng cầu xin thì càng gặp cám dỗ, bởi vì Thiên Chúa sẽ không cất sự cám dỗ ra khỏi chúng ta, nhưng Ngài luôn ban ơn cho chúng ta để chúng ta chiến thắng cám dỗ. Ơn của Chúa là chúng ta luôn cầu nguyện, luôn lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể, cùng thực hành những việc hy sinh có ích cho tha nhân.

Có người sợ cái bóng của mình là vì họ không biết đi vào chỗ bóng râm không có ánh sáng. Người Ki-tô hữu không sợ cái bóng –là cám dỗ- bởi vì họ biết cậy vào ơn Chúa và dùng ơn Chúa ban để chống trả với cám dỗ, bởi vì họ là những người khôn ngoan...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 13/01/2008
N2T


4. Lúc nào con người không nhìn thấy kim chỉ nam là vâng lời, thì lập tức bị thất lạc khô héo trên đường, và cũng mất đi ân sủng là nước hằng sống.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Colombia chào mừng việc trả tự do cho hai con tin
Đặng Tự Do
06:35 13/01/2008
Thư ký Hội Đồng Giám Mục Colombia, Đức Cha Fabian Marulanda, đã lên tiếng chào mừng việc trả tự do cho hai con tin nữ là Carla Rojas và Consuelo González. Theo Đức Cha Fabian, việc phiến quân cộng sản FARC trả tự do cho hai nữ con tin là “nghĩa vụ luân lý, không phải là một đặc ân, nó là một đòi buộc của quyền con người”.

Đức Cha Fabian giải thích rằng tin tức này “đã đem lại một niềm vui lớn lao, một sự xúc động mãnh liệt. Chúng tôi thấy một cửa sổ mở ra cho việc trả tự do cho những người bị bắt cóc”. Đức Cha Fabian nhấn mạnh rằng “điều này là quan trọng vì nó cho thấy việc trả tự do cho những người bị bắt cóc là khả thi trên cơ sở của thiện chí”.

Đức Cha Fabian nhấn mạnh nhu cầu duy trì “niềm hy vọng rằng việc trả tự do cho những người bị bắt cóc có thể xảy ra miễn là phiến quân cộng sản FARC lắng nghe tiếng kêu của nhân dân Colombia, của những chính phủ thân hữu và của toàn thế giới, bởi vì tôi tin là ở thời điểm này không ai trên thế giới đánh giá cao và tán thành việc bắt cóc. Vì thế, phiến quân cộng sản FARC cần phải nhận ra họ chẳng nhận được gì nếu theo đuổi con đường này”.

Đức Cha nhấn mạnh rằng những nỗ lực của Giáo Hội để trả tự do cho những người bị bắt cóc là do những động cơ thuần tuý nhân đạo. “Sự dự phần của Giáo Hội không phải vì nhà cầm quyền yêu cầu nhưng vì đó là sứ mạng của Giáo Hội. Sứ mạng của Giáo Hội là hoạt động cho sự hòa giải, giúp đỡ cho mọi người Colombia sống chung với nhau trong hòa bình”.

Hiện nay, phiến quân cộng sản FARC đang cầm giữ đến 4,000 con tin, trong đó có cả ứng cử viên tổng thống Ingrid Betancourt, nhiều chính trị gia Colombia, các viên chức cảnh sát, quân đội và cả những người nước ngoài. Mục đích của phiến quân cộng sản FARC khi bắt những người này là để trao đổi con tin với số phiến quân bị chính quyền bắt.
 
Vượt bãi mìn ra hồi chánh để bảo vệ thai nhi
Thúy Dung
06:49 13/01/2008
Bogota- Một nữ du kích quân cộng sản FARC mới 17 tuổi đã ra hồi chánh và tố cáo các nữ du kích quân cộng sản đều bị bắt buộc phải phá thai.

Theo nhật báo “El Tiempo,” của Colombia, nữ du kích quân cộng sản FARC có tên là “Nicole” đã bị cấp chỉ huy buộc phải uống thuốc phá thai. Cô đã phải vượt một bãi mìn hơn 3 km để cứu mạng đứa con trong bụng. Ngày 19/12/2007 cô đã ra hồi chánh với chính phủ quốc gia.

Nicole cho biết quân du kích cộng sản đã ném cô vào một chòi ở làng Nazareno en Planadas cùng với một bó thuốc nổ và thuốc phá thai. Cô phải chọn một trong hai thứ: hoặc là phá thai, hoặc là nổ tung ra. Cô đã nhân một cơ hội để bỏ trốn.

Nicole đã được cơ quan Gia Đình, một cơ quan trợ giúp những phụ nữ mang thai của Hội Đồng Giám Mục Colombia, giúp đỡ. Các bác sĩ ở bệnh viện Neiva đang theo dõi chặt chẽ tình trạng của cô. Họ chưa thể xác định liệu những liều thuốc phá thai mà cô bị ép uống có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Nicole đã bị buộc phải gia nhập phiến quân cộng sản từ năm 10 tuổi.
 
217 tân tòng đã được rửa tội tại một nhà thờ ở Nam Bắc Kinh
Nguyễn Việt Nam
07:15 13/01/2008
Bắc Kinh - Trong mùa Giáng Sinh vừa qua, tại nhà thờ Xikai ở Tianjin, trong khu vực sang trọng ở phía Nam thủ đô Bắc Kinh, 217 tân tòng đã được rửa tội và đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo.

Ông Gioan Vương, 46 tuổi, một công chức cho biết mùa Giáng Sinh năm ngoái ông vẫn còn say sưa chè chén với chúng bạn và nhảy nhót suốt đêm. Tuy nhiên, mùa Giáng Sinh năm nay “mọi sự đã hoàn toàn khác”. Ông Gioan Vương cùng với 216 người khác đã được rửa tội hôm 22/12.

Ông nói tiếp: “Giờ đây tôi hiểu ý nghĩa thực sự của Giáng Sinh là Chúa Giêsu đến để cứu

độ chúng ta khỏi tội lỗi. Tôi tạ ơn Chúa đã không bỏ rơi tôi và cho phép tôi bắt đầu cuộc sống mới qua phép Rửa Tội”.

Một tân tòng khác, anh Tôma Giang thú nhận rằng trước đây anh lầm lẫn về ý niệm lễ Giáng Sinh. “Tôi nghĩ ông già Noel là nhân vật trung tâm của Giáng Sinh, vì tôi thấy hình ảnh ông già Noel ở mọi nơi trong khách sạn, trong thương xá. Giờ đây tôi biết nhân vật trung tâm của Giáng Sinh chính là Đấng đã sinh hạ nơi Bêlem, Đấng Cứu Độ chúng ta”.

Người thanh niên 28 tuổi này đã trải qua một kinh nghiệm tâm linh sâu sắc. Anh cho biết khi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng “Tôi không thể cầm nước mắt. Tự nơi Ngài toát ra một cuộc sống đầy yêu thương và đẹp đẽ”.

Trong số tân tòng có 90 nam, 127 nữ. Chỉ tại ngôi nhà thờ này, trong năm 2006, có 353 người được rửa tội. 70% số tân tòng ở độ tuổi 20-40; 25% trên 40 và 5% dưới 20 tuổi. 60% số người được rửa tội có trình độ Đại Học. Đa số còn lại đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Nhiều người trong họ đến từ các gia đình không Công Giáo.
 
Sứ điệp Ngày Quốc Tế Di Dân và Tỵ Nạn lần thứ 94
+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
07:20 13/01/2008
MESSAGE OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI

FOR THE 94th WORLD DAY OF MIGRANTS AND REFUGEES

(13 January 2008)


Young Migrants


The theme of the World Day of Migrants and Refugees invites us this year to reflect in particular on young migrants. As a matter of fact, the daily news often speaks about them. The vast globalization process underway around the world brings a need for mobility, which also induces many young people to emigrate and live far from their families and their countries. The result is that many times the young people endowed with the best intellectual resources leave their countries of origin, while in the countries that receive the migrants, laws are in force that make their actual insertion difficult. In fact, the phenomenon of emigration is becoming ever more widespread and includes a growing number of people from every social condition. Rightly, therefore, the public institutions, humanitarian organizations and also the Catholic Church are dedicating many of their resources to helping these people in difficulty.

For the young migrants, the problems of the so-called “difficulty of dual belonging” seem to be felt in a particular way: on the one hand, they feel a strong need to not lose their culture of origin, while on the other, the understandable desire emerges in them to be inserted organically into the society that receives them, but without this implying a complete assimilation and the resulting loss of their ancestral traditions. Among the young people, there are also girls who fall victim more easily to exploitation, moral forms of blackmail, and even abuses of all kinds. What can we say, then, about the adolescents, the unaccompanied minors that make up a category at risk among those who ask for asylum? These boys and girls often end up on the street abandoned to themselves and prey to unscrupulous exploiters who often transform them into the object of physical, moral and sexual violence.

Next, looking more closely at the sector of forced migrants, refugees and the victims of human trafficking, we unhappily find many children and adolescents too. On this subject it is impossible to remain silent before the distressing images of the great refugee camps present in different parts of the world. How can we not think that these little beings have come into the world with the same legitimate expectations of happiness as the others? And, at the same time, how can we not remember that childhood and adolescence are fundamentally important stages for the development of a man and a woman that require stability, serenity and security? These children and adolescents have only had as their life experience the permanent, compulsory “camps” where they are segregated, far from inhabited towns, with no possibility normally to attend school. How can they look to the future with confidence? While it is true that much is being done for them, even greater commitment is still needed to help them by creating suitable hospitality and formative structures.

Precisely from this perspective the question is raised of how to respond to the expectations of the young migrants? What can be done to help them? Of course, it is necessary to aim first of all at support for the family and schools. But how complex the situations are, and how numerous the difficulties these young people encounter in their family and school contexts! In families, the traditional roles that existed in the countries of origin have broken down, and a clash is often seen between parents still tied to their culture and children quickly acculturated in the new social contexts. Likewise, the difficulty should not be underestimated which the young people find in getting inserted into the educational course of study in force in the country where they are hosted. Therefore, the scholastic system itself should take their conditions into consideration and provide specific formative paths of integration for the immigrant boys and girls that are suited to their needs. The commitment will also be important to create a climate of mutual respect and dialogue among all the students in the classrooms based on the universal principles and values that are common to all cultures. Everyone’s commitment—teachers, families and students—will surely contribute to helping the young migrants to face in the best way possible the challenge of integration and offer them the possibility to acquire what can aid their human, cultural and professional formation. This holds even more for the young refugees for whom adequate programs will have to be prepared, both in the scholastic and the work contexts, in order to guarantee their preparation and provide the necessary bases for a correct insertion into the new social, cultural and professional world.

The Church looks with very particular attention at the world of migrants and asks those who have received a Christian formation in their countries of origin to make this heritage of faith and evangelical values bear fruit in order to offer a consistent witness in the different life contexts. Precisely in this regard, I invite the ecclesial host communities to welcome the young and very young people with their parents with sympathy, and to try to understand the vicissitudes of their lives and favor their insertion.

Then, among the migrants, as I wrote in last year’s Message, there is one category to consider in a special way: the students from other countries who because of their studies, are far from home. Their number is growing constantly: they are young people who need a specific pastoral care because they are not just students, like all the rest, but also temporary migrants. They often feel alone under the pressure of their studies and sometimes they are also constricted by economic difficulties. The Church, in her maternal concern, looks at them with affection and tries to put specific pastoral and social interventions into action that will take the great resources of their youth into consideration. It is necessary to help them find a way to open up to the dynamism of interculturality and be enriched in their contact with other students of different cultures and religions. For young Christians, this study and formation experience can be a useful area for the maturation of their faith, a stimulus to be open to the universalism that is a constitutive element of the Catholic Church.

Dear young migrants, prepare yourselves to build together your young peers a more just and fraternal society by fulfilling your duties scrupulously and seriously towards your families and the State. Be respectful of the laws and never let yourselves be carried away by hatred and violence. Try instead to be protagonists as of now of a world where understanding and solidarity, justice and peace will reign. To you, in particular, young believers, I ask you to profit from your period of studies to grow in knowledge and love of Christ. Jesus wants you to be his true friends, and for this it is necessary for you to cultivate a close relationship with Him constantly in prayer and docile listening to his Word. He wants you to be his witnesses, and for this it is necessary for you to be committed to living the Gospel courageously and expressing it in concrete acts of love of God and generous service to your brothers and sisters. The Church needs you too and is counting on your contribution. You can play a very providential role in the current context of evangelization. Coming from different cultures, but all united by belonging to the one Church of Christ, you can show that the Gospel is alive and suited to every situation; it is an old and ever new message. It is a word of hope and salvation for the people of all races and cultures, of all ages and eras.

To Mary, the Mother of all humanity, and to Joseph, her most chaste spouse, who were both refugees together with Jesus in Egypt, I entrust each one of you, your families, those who take care of the vast world of young migrants in various ways, the volunteers and pastoral workers that are by your side with their willingness and friendly support.

May the Lord always be close to you and your families so that together you can overcome the obstacles and the material and spiritual difficulties you encounter on your way. I accompany these wishes with a special Apostolic Blessing for each one of you and for those who are dear to you.

From the Vatican, October 18, 2007

BENEDICTUS PP. XVI

© Copyright 2007 - Libreria Editrice Vaticana
 
Phòng báo chí Tòa Thánh lên án việc báo chí Ý bóp méo phát biểu của Đức Thánh Cha
Nguyễn Việt Nam
07:46 13/01/2008
Vatican - Hôm thứ Sáu 11/01/2008, phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một thông báo lên án việc báo chí Ý bóp méo phát biểu của Đức Thánh Cha khi tiếp kiến chính quyền miền Lazio và Roma một ngày trước đó. Thông cáo của phòng báo chí Tòa Thánh lên án việc “lèo lái chính trị” diễn văn của Đức Thánh Cha.

ĐTC tiếp kiến chính quyền miền Lazio và Roma
Trong buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã kêu gọi chính quyền đặc biệt tăng cường các hoạt động giáo dục, nâng đỡ gia đình, người nghèo và bệnh nhân. Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới tính chất cấp thiết của công tác giáo dục người trẻ trong bối cảnh văn hóa và xã hội ngày nay, đang chịu ảnh hưởng của trào lưu duy tương đối, chủ thuyết hư vô; các bậc phụ huynh và giáo chức khó tìm được những những điểm tham chiếu chắc chắn.

Đức Thánh Cha đã nhắc đến những xu hướng tấn công gia đình tự nhiên dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Ngài kêu gọi chính quyền đừng hỗ trợ các xu hướng tiêu cực ấy, trái lại, nâng đỡ các gia đình một cách đầy xác tín và cụ thể, tin chắc rằng sự nâng đỡ ấy là hoạt động cho công ích.

Đề cập đến một nhu cầu cấp thiết khác tại vùng Lazio và Roma là nạn nghèo đói đang gia tăng tại khu vực ven các thành phố lớn. Giáo Hội thành tâm cộng tác với chính quyền dân sự trong nỗ lực bài trừ nghèo đói, nhưng đời sống ngày càng đắt đỏ, nhất là tiền thuê nhà, tình trạng thiếu công ăn việc làm, lương bổng và tiền hưu không xứng hợp, khiến cho cuộc sống của bao nhiêu người ngày càng khó khăn.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc đến tình trạng khó khăn của nhiều bệnh nhân giữa lúc hệ thống săn sóc sức khỏe của miền Lazio cũng đang gặp khó khăn trầm trọng. Nhiều khi các cơ sở y tế Công Giáo cũng ở trong tình trạng thê thảm. Vì thế Đức Thánh Cha kêu gọi chính quyền làm sao để trong việc phân phối các tài nguyên, các cơ sở y tế của Giáo Hội không bị thiệt thòi, để việc phục vụ dân chúng khỏi bị thương tổn.

Thông cáo của Tòa Thánh nhấn mạnh rằng bài diễn văn của Đức Thánh Cha “không có ý đánh giá thấp những hoạt động xã hội được tiến hành bởi sự tận tụy đáng khen của các nhà lãnh đạo thành phố Rôma và Miền Lazio” như xuyên tạc của báo chí. Đức Thánh Cha chỉ muốn nhấn mạnh “tính chất cấp thiết phải đương đầu với những vấn nạn”.

Thật vậy, trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đánh giá cao các thành tựu của chính quyền miền Lazio và thành phố Rôma. Ngài đặc biệt cám ơn chính quyền miền Lazio đã hỗ trợ giáo phận Roma trong các hoạt động bác ái qua sự nâng đỡ, kể cả về tài chánh, dành cho các trung tâm giáo dục người trẻ do các giáo xứ và cộng đồng Giáo Hội đề xướng.

Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng tại Roma trong thời gian gần đây, có một số đảng phái và tổ chức tả phái đòi chính quyền công nhận các cặp đồng phái và cho họ được đăng ký tại các văn phòng hộ tịch. Tuy nhiên, chính quyền thành phố đã bác bỏ yêu cầu này.
 
ĐTC Nói Cho Các Quốc Gia Biết về Sự Phật Lòng của Ngài trước việc Hôn Nhân Nam-Nữ Bị Tấn Công
Anthony Lê
08:00 13/01/2008
Đức Thánh Cha Nói Cho Các Quốc Gia Biết về Sự Phật Lòng của Ngài trước việc Hôn Nhân Nam-Nữ Bị Tấn Công

Ngài Kêu Gọi Tất Cả Những Nhà Lãnh Đạo Chính Trị Phải Bảo Vệ Khía Cạnh Nền Tảng, hay Tế Bào Chính Yếu Này Của Xã Hội Bằng Mọi Giá

VATICAN CITY (LifeSiteNews.com) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với các quốc gia trên khắp thế giới rằng: ngài lấy làm phật lòng trước những tấn công nhắm vào gia đình và hôn nhân truyền thống giữa một người nam và một người nữ, và Ngài nói đó phải là nhiệm vụ của tất cả những chính trị gia trong việc bảo vệ tính nguyên vẹn và trung thực của nền tảng này.

Đức Thánh Cha đưa ra những lời tuyên bố trên trong diễn văn hằng năm của Ngài dành cho các thành viên ngoại giao đoàn của các quốc gia trên khắp thế giới, và yêu cầu họ hãy chuyển lại những mối ưu tư hàng đầu này của Giáo Hội Công Giáo đến cho tất cả những nhà lãnh đạo trên khắp thế giới.

Đức Thánh Cha nói: "Một lần nữa, tôi cảm thấy hối tiếc về việc đưa ra những lời đe dọa hòng tấn công lại căn tính đích thực của gia đình, vốn được hình thành nên trong mối quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Các nhà lãnh đạo chánh trị, cho dẫu ở cấp nào đi chăng nữa, phải có nhiệm vụ bảo vệ nền tảng quan trọng này vì nó chính là tế bào cơ bản của xã hội."

Những ngôn từ của Ngài chủ yếu là để nhắm trực tiếp vào các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là Châu Âu là nơi mà các luật lệ có liên quan đến hôn nhân "đồng tính" được trà trộn vào truyền thống Công Giáo lâu đời của các quốc gia thuộc Châu Âu.

Đức Thánh Cha cũng lên tiếng cảnh cáo Châu Âu và khuyên Châu Âu phải trở nên một nơi sống lý tưởng cho tất cả mọi người, và điều này chỉ có thể đúng khi Châu Âu biết tôn trọng vào nền văn hóa, và tính đạo đức, luân lý truyền thống, với các giá trị xuất phát từ những cội nguồn Kitô Giáo

Việc bảo vệ hôn nhân chính là ưu tiên hàng đầu trong triều đại Giáo Hoàng của Ngài, và trong năm ngoái, Ngài nói với các vị đại sứ của các quốc gia bên cạnh Tòa Thánh rằng: những tấn công vào gia đình truyền thống cũng chính là những tấn công chống lại sự sống, vì việc đó chỉ làm suy yếu thêm gia đình mà thôi.

Đức Thánh Cha nhắc nhở về nhiệm vụ chính của các Đại Sứ chính là hành động "trong niềm hy vọng." Ngài nói:

"Việc ngoại giao, chính là dựa trên niềm hy vọng, nhằm để tìm kiếm ra những dấu hiệu đáng khích lệ nhất, do đó, việc ngoại giao phải mang đến cho xã hội và con người một niềm hy vọng đích thực dựa trên đạo đức và luân lý gia đình cũng như hôn nhân truyền thống. Nguyện cho Thiên Chúa mở rộng trái tim của tất cả những ai cai quản gia đình nhân loại, để niềm Hy Vọng không bao giờ bị tan biến đi!"

Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, với Cộng Đồng Châu Âu, và Các Hiệp Sĩ Malta. Tòa Thánh cũng duy trì các mối quan hệ dựa trên căn bản đặc biệt với Nga Sô. Tòa Thánh là nơi có tổ chức ngoại giao đoàn lâu nhất trên thế giới vốn được bắt nguồn từ những thế kỷ đầu tiên sau thời Đế Chế La Mã.
 
Một cơ sở phá thai lâu đời đã phải đóng cửa tại San Diego, California
Anthony Lê
08:03 13/01/2008
Một cơ sở phá thai lâu đời đã phải đóng cửa tại San Diego, California

SAN DIEGO (Calif.) - Hygeia, một cơ sở phá thai tại thành phố Poway, một khu đô thị sầu muất của San Diego, đã phải đóng cửa hoạt động. Cơ sở này tọa lạc bên trong một tòa nhà y khoa ở số 15725 Pomerado Road do chính Bác sĩ Michael Easter điều hành.

Đã hơn 20 năm nay, đó chính là nơi mà những người phò sinh thường đến để biểu tình ôn hòa, hay cùng nhau đọc kinh, và thực hiện những công cuộc tư vấn bên lề đường. Cơ sở này hình như đã phải âm thầm đóng cửa một vài tháng trước đó, trước khi các nhóm phò sinh biết được.

Trong cuộc viếng thăm trước Lễ Giáng Sinh đến San Diego, Ông Troy Newman - Chủ Tịch của Chiến Dịch Cứu Tế (Operation Rescue) đã lên tiếng khen ngợi những người phò sinh vì đã giúp cho cơ sở phá thai Easter này đóng cửa.

Ông cũng nhắc nhở rằng:

"San Diego chính là nơi thử nghiệm đầu tiên với những chiêu thuật tinh vi của Operation Rescue, vì trong suốt hơn 10 năm qua, nhóm phò sinh do tôi lãnh đạo cùng với các nhóm phò sinh khác tại địa phương, đã khiến cho hơn 40 người dự định phá thai đã phải từ bỏ ý định đó tại Quận San Diego, và 18 cơ sở phá thai tại San Diego đã phải đóng cửa. Ngày nay khuynh hướng đó đang được tiếp tục."

Đây là một tin mừng mới cho những người hoạt động và tâm huyết vì sự sống!
 
Đức Giáo Hoàng Lên Án Các Vụ Tấn Công Nhà Thờ Kitô Giáo Mới Đây Tại Iraq
Bùi Hữu Thư
09:10 13/01/2008

Đức Giáo Hoàng Lên Án Các Vụ Tấn Công Nhà Thờ Kitô Giáo Mới Đây Tại Iraq.



Đức Giáo Hoàng lên án các vụ tấn công nhà thờ Kitô Giáo mới đây tại Iraq và kêu gọi tái thiết việc sống chung hòa bình giữa các nhóm khác nhau.

Nhận xét của Đức Giáo Hoàng được đăng trong một điện tín gửi cho Đức Hồng Y Emmanuel-Karim Delly tổng giáo phận Baghdad, Iraq, một thượng phụ xứ Can Đê. Điện văn được gửi đi dưới danh nghĩa Đức Giáo Hoàng và được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh ký tên.

Sáu nhà thờ và ba cơ sở khác của giáo hội bị thiệt hại và nhiều người bị thương tích trong các vụ tấn công năm ngày qua tại Baghdad, Mosul và Kirkuk.

Đức Giáo Hoàng bầy tỏ lòng thương cảm đối với những người bị thương tích và sự đoàn kết đối với các vị lãnh đạo tôn giáo cũng như tất cả mọi tín hữu kitô Iraq.

Điện văn nói, “Nên nhớ rằng các cuộc tấn công này được coi như cũng đang đánh trực tiếp vào toàn thể dân chúng Iraq, Đức Giáo Hoàng kêu gọi những người quá khích phải từ bỏ đường lối bạo tàn đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho người dân Iraq.”

Điện văn nói, "Ngài khuyến khích tất cả các giới chức cầm quyền tái lập các nỗ lực thương thuyết cho hòa bình nhằm đạt tới một giải pháp công bằng cho các vấn đề khó khăn của quốc gia Iraq, trong khi tôn trọng nhân quyền của tất cả mọi người.

Đức Giáo Hoàng "dâng tất cả mọi người dân Iraq cho sự che chở của Chúa Cha uy quyền tối cao và nhân lành vô cùng."

Bản văn của điện tín được báo Vatican L'Osservatore Romano đăng tải.

Hai vụ nổ bom xẩy ra bên ngoài hai nhà thờ Kitô giáo trong thành phố Kirkuk ở phía bắc Iraq ngày 9 tháng 1, 2008; đây là những vụ mới nhất trong nhiều vụ tấn công nhà thờ tại Iraq.

Thông Tấn Xã Reuters của nước Anh bá cáo rằng cảnh sát Iraq cho hay 3 người bị thương trong các vụ tấn công ngày 9 tháng 1 tại miền trung và bắc Kirkuk. Một nguồn tin xác nhận các vụ bạo hành này trong một điện thư gửi cho Thông Tấn Xã Công Giáo Catholic News Service.

Các giới chức của giáo hội cho hay các vụ nổ bom ngày 6 tháng 1 đã gây thiệt hại cho 4 nhà thờ và các cơ sở khác của giáo hội tại Baghdad và Mosul. Nhiều người bị thương trong các vụ tấn công này.

Các vụ bạo hành đối với các kitô hữu kể từ khi Hoa Kỳ chiếm đóng Iraq năm 2003 đã khiến cho nhiều kitô hữu phải bỏ nước ra đi tìm nơi lánh nạn tại các quốc gia lân cận. Trên 1 triệu hai trăm ngàn kitô hữu sinh sống tại Iraq trước chiến tranh. So sánh với con số kitô hữu tiền chiến, số giáo dân tị nạn chiếm một phân xuất quá cao theo Cơ Quan Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho hay.
 
Kinh Truyền tin lễ Chúa chịu phép rửa
Bình Hòa
14:35 13/01/2008
Vào Chúa Nhật sau lễ Hiển Linh, phụng vụ mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Hoà giang. Biến cố này đánh dấu việc khởi đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu vào lúc trạc 30 tuổi, và như vậy hoàn toàn cách xa mùa Giáng sinh. Tuy nhiên, truyền thống phụng vụ bên Đông phương coi đó như thành phần của lễ Hiển linh, mà theo nguyên ngữ Hy-lạp (Epiphania) có nghĩa “Thiên Chúa tỏ mình ra”: Thiên Chúa tỏ mình ra cho muôn dân qua ngôi sao kêu gọi các đạo sĩ từ phương Đông đến thờ lạy hài nhi giáng sinh tại Belem. Thiên Chúa tỏ mình ra vào lúc Đức Giêsu chịu phép rửa, khi từ trời cao tiếng nói phát ra: “Đây là người con yêu dấu của Ta”. Tại Vatican, nhân dịp lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, đức thánh cha cũng ban bí tích thánh tẩy cho các em nhi đồng (năm nay con số là 13 em); còn vào đêm Vọng Phục sinh thì ngài ban ba bí tích khai tâm cho người lớn. Trong bài giảng thánh lễ cử hành hồi 10 giờ sáng tại nguyện đường Sixtina, ngài đã giải thích ý nghĩa của lễ phụng vụ và của bí tích rửa tội. Đề tài này được nhắc lại vào lúc 12 giờ trưa, trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin, và sau khi ban phép lành Tòa thánh, một chủ đề thời sự khác cũng được thêm vào, đó là ngày quốc tế dành cho người di dân. Trước hết xin quý vị theo dõi bài huấn dụ.

ĐTC cử hành Thánh Lễ tại nguyện đường Sistina
ĐTC rửa tội cho 13 trẻ em
ĐTC sau thánh lễ
Anh chị em thân mến

Với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay, mùa Giáng sinh đã kết thúc. Hài đồng Giêsu mà các đạo sĩ đến thờ lạy tại Bêlem cùng với các lễ vật, thì hôm nay đã lớn và đến chịu phép rửa của ông Gioan tại sông Giorđanô (xc Mt 3,13). Sách Tin mừng ghi nhận rằng sau khi đức Giêsu đã chịu phép rửa và ra khỏi nước, thì trời mở ra và Thần khí của Chúa đáp xuống trên Người như một chim bồ câu (xc Mt 3,16). Thế rồi người ta nghe một tiếng từ trời nói rằng: “Đây là con rất yêu quý của Ta, Ta rất hài lòng vì Người” (Mt 3,17). Đây là lần đầu tiên đức Giêsu xuất hiện công khai, sau 30 năm sống ẩn dật tại Nazareth. Trong số những chứng nhân của sự kiện độc đáo này, ngoài ông Gioan Tẩy giả ra, còn có các môn đệ của ông ta, và một số đã trở thành đồ đệ của đức Kitô (xc Ga 1,35-40). Như vậy biến cố Hiển linh vừa là sự tỏ hiện của Thiên Chúa vừa sự tỏ hiện của đức Kitô. Đức Giêsu tỏ ra như là Kitô: trong tiếng Hy lạp, Kitô (Christos, tương đương với Mêsia trong tiếng Do thái) có nghĩa là “kẻ được xức dầu”. Đức Giêsu được xức dầu không theo kiểu như các vua và thượng tế của dân Israel, nhưng là do Thánh Linh. Đồng thời, cùng với sự tỏ hiện của Con Thiên Chúa thì cũng tỏ hiện những dấu hiệu của Thánh Linh và Chúa Cha.

Đức Giêsu đã đến chịu phép rửa để tuân theo ý định của Chúa Cha, bất chấp thái độ do dự của ông Gioan (xc Mt 3,14-15). Ý nghĩa của hành vi này là gì? Ý nghĩa sâu xa của việc này sẽ được tỏ lộ vào lúc cuối đời dương thế của đức Giêsu, nghĩa là vào lúc chết và phục sinh. Khi đến chịu phép rửa của ông Gioan cùng với bao nhiêu người tội lỗi khác, Đức Giêsu bắt đầu gánh vác tội lỗi của toàn thể nhân loại, như là Chiên Thiên Chúa xoá tội trần gian (xc Ga 1,29). Người sẽ hoàn tất công cuộc này ở trên thập giá, khi mà chính người sẽ lãnh một phép rửa khác nữa (xc Lc 12,50). Thực vậy, khi hiến mạng sống của mình, Người đã “dìm mình” trong tình yêu của Chúa Cha, và trút đổ Thánh linh, ngõ hầu những ai tin vào Người thì có thể tái sinh vào nguồn mạch vô tận của cuộc sống mới và vĩnh cửu. Tất cả sứ mạng của Đức Kitô có thể tóm lược như thế này: thanh tẩy chúng ta trong Thánh Linh, ngõ hầu giải thoát chúng ta khỏi nô lệ của sự chết và “mở cửa trời” cho chúng ta, nghĩa là cho chúng ta đạt được sự sống đích thực và sung mãn, được chìm ngập trong sự sống bất diệt, và đầy tràn hạnh phúc (Spe salvi, 12).

Đó là điều đã diễn ra cho 13 em bé mà tôi đã ban bí tích thánh tẩy sáng hôm nay trong nguyện đường Sixtina. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ gìn giữ các em và thân nhân các em. Chúng ta cũng hãy cầu cho tất cả mọi người Kitô hữu, ngõ hầu họ am hiểu hồng ân của bí tích Thánh Tểy, và nỗ lực sống bí tích ấy cách xứng hợp qua việc làm chứng cho tình thương của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh.

Sau phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI nói thêm đôi lời nhân ngày Quốc Tế di dân như sau:

Hôm nay là ngày Thế giới dành cho những người di cư và tị nạn. Năm nay chủ đề hướng đến các thanh niên di dân. Thực vậy trong số người di dân, số lớp người trẻ khá cao. Họ buộc lòng phải rời xa gia đinh và quê hương bởi nhiều lý do khác nhau. Những thành phần gặp nguy hiểm hơn hết là các thiếu nữ và trẻ em. Một số nhi đồng và thiếu niên đã chào đời và lớn lên trong các trại định cư: những người này cũng có quyền lợi được có một tương lai sáng sủa. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những ai đang dấn thân bảo vệ giới trẻ tị nạn, cùng với gia đình của họ, và tìm cách đưa họ vào hội nhập với xã hội và tìm công ăn việc làm. Tôi xin mời gọi các cộng đoàn Giáo hội hãy niềm nở tiếp đón các người trẻ tị nạn, cùng với cha mẹ của các em, bằng cách hiểu biết câu chuyện của họ và giúp cho họ được hội nhập vào xã hội. Các bạn trẻ tị nạn thân mến. Các bạn hãy cố gắng, cùng với những người cùng lứa tuổi, xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ hơn; các bạn hãy chu toàn những nghĩa vụ của mình, tôn trọng luật pháp, và đừng để bị lôi kéo vào vòng bạo lực. Tôi xin ký thác các bạn cho Đức Maria, người mẹ của toàn thể nhân loại.

Như đã nói trên đây vào lúc 10 giờ sáng, đức thánh cha đã cử hành thánh lễ trong nguyện đường Sixtina, và ban bí tích rửa tội cho 13 em bé, con cái của những nhân viên làm việc tại Vatican. Ngoài cha mẹ và những người đỡ đầu tham dự nghi lễ, một chỗ đặc biệt cũng được dành cho anh chị của các bé, cách riêng khi mang lễ vật lên bàn thờ.

Trong bài giảng, đức thánh cha đã suy niệm cách riêng về đề tài sự sống. Các em bé ra đời đã lãnh nhận sự sống. Với việc lãnh bí tích, các em nhận được sự sống mới, sự sống của ân sủng, sống trong tương quan với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ tàn. Tiếc rằng, con người có thể làm tắt ngúm sự sống mới này do tội lỗi, đi đến tình trạng mà Kinh thánh mô tả như là “chết lần thứ hai”. Đang khi con người được mời gọi vào sự sống vĩnh cửu, thì tội lỗi đã tạo ra một hố thẳm vùi dập chúng ta mãi mãi. Vì thương yêu chúng ta, Thiên Chúa đã nghiên mình xuống, giơ tay ra để lôi kéo chúng ta ra khỏi vực chết, và đưa chúng ta vào ánh sáng. Tất cả chúng ta đều mong mỏi sống sung mãn, sống hạnh phúc. Chúng ta có thể lãnh nhận sự sống đó khi đón nhận hồng ân Chúa ban qua việc lãnh nhận bí tích thánh tẩy. Mầm sống này cần được bồi dưỡng phát triển, nhờ sự đóng góp của cha mẹ, các người đỡ đầu, cộng đoàn Giáo hội. Trong nghi thức cử hành bí tích, vị chủ sự trao cho cha mẹ và người đỡ đầu ngọn đèn, với lời khuyên nhủ hãy gìn giữ nó luôn được thắp sáng. Đó là biểu tượng của việc vun trồng sự sống ân sủng, qua việc lắng nghe lời Chúa, cầu nguyện, tham dự bí tích, thực hành các nhân đức.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà nước sẽ đối phó như thế nào với chiến dịch “thắp nến cầu nguyện”?
Thợ Gặt
00:53 13/01/2008

Nhà nước sẽ đối phó như thế nào với chiến dịch

“Thắp nến cầu nguyện”?

(Thử vào vai Nhà nước để nhận định)


LTS: Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội. Ông có cho chúng tôi biết danh tánh, nhưng bài viết ký tên với bút hiệu là "Thợ Gặt". Chúng tôi chưa hề quen biết vị giáo sư này. Bài viết của ông nói lên một số suy tư rất thực tế và những gợi ý cho một giải pháp. Quan điểm của vị giáo sư này và những nhận định, suy tư, ý kiến của Ông không phải là lập trường của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi đồng ý đăng bài này để rộng đường dư luận.

Trước hết, xin thưa rằng, tôi không phải là cán bộ ăn lương Nhà nước mà chỉ là nhà trí thức tự do nhưng có được học và nghiên cứu bộ môn “Chủ nghĩa Mác và vấn đề tôn giáo”, đồng thời cũng có giao du với một số cán bộ trung, cao cấp nên thử “bắt mạch, kê đơn” cho cách ứng xử của Nhà nước trước chiến dịch “thắp nến cầu nguyện” của người công giáo Việt Nam hiện nay.

1. Nhận định

Nhà nước Việt Nam đã có kinh nghiệm hơn 60 năm ứng phó với các tôn giáo nhất là công giáo và cũng đã thu được một số kết quả.

Trước hết, họ đã lôi cuốn được một số giáo sĩ, giáo dân theo cách mạng giải phóng dân tộc. Có người đã đảm nhận chức vụ cao cấp trong chính phủ như GM Lê Hữu Từ - cố vấn cho chính phủ, linh mục Phạm Bá Trực là Phó Chủ tịch Quốc hội. GM Hồ Ngọc Cẩn đã ủng hộ cả dây chuyền vàng cho kháng chiến… Sự rạn nứt giữa người kháng chiến và công giáo chỉ bắt đầu khi con bài “vô thần” của Việt minh được giơ ra như lời GM Lê Hữu Từ đã nói với Hồ Chí Minh đầu năm 1946 tại Phát Diệm: “Tôi và giáo dân Phát Diệm đoàn kết và triệt để ủng hộ cụ trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập cho Tổ quốc VN, nhưng nếu cụ là cộng sản thì tôi chống cụ từ giờ phút này”.

Kết quả thứ hai là lực lượng an ninh của Nhà nước đã cài cắm được một số nhân viên vào hàng ngũ công giáo như điệp viên Vũ Ngọc Nhạ thời GM Lê Hữu Từ, linh mục Ba Hồng ở tu viện Xuân Bích Vĩnh Long, người được chọn giải tội riêng cho các ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (đấy là kể dựa vào Những mẩu chuyện tình báo nổi tiếng trong lịch sử, Văn hóa VN, Ban VH- VN TƯ xuất bản 1989, tr.60) và ngày nay, số này có thể chắc vẫn còn. Nhờ đó, họ đã tổ chức “đánh từ trong đánh ra” nhất là gây chia rẽ, ngờ vực giữa các thành phần của giáo hội với nhau. Ví dụ hiện nay có nghi ngờ ở hải ngoại rằng có thể có giám mục hay linh mục nào đó trong nước là tay sai cho Nhà nước, hay tin đồn TGM Ngô Quang Kiệt khởi động chiến dịch thắp nến là để “kiếm chiếc mũ đỏ” (Hồng y), hay linh mục Quế “hăng hái hô hào” là để thêm “đai đỏ” (Giám mục), mà chia rẽ, nghi ngờ là tan rã sức mạnh.

Kết quả thứ ba là sau một thời gian dài dùng “chuyên chính vô sản”, Nhà nước đã giữ được các tôn giáo “trong vòng trật tự”. Các vụ nổi dậy như Quỹ Nhất, Ba Làng, Quỳnh Lưu đã mau chóng bị dập tắt. Các vụ di cư năm 1954 hay di tản sau năm 1975 cũng bị ngăn chặn nhiều.

Nếu chiến dịch thắp nến cầu nguyện xảy ra cách đây 20-30 năm thì TGM Kiệt, linh mục Quế, ông Ban cầm Thánh giá chỉ có thể chờ làm “hồ sơ phong thánh” mà thôi. Hoặc Nhà nước cấm tiệt hàng bán nến thì lấy đâu ra nến?...

Thời kỳ những năm 60-70, ai đi tu thì thêm dấu huyền (tù) vào. Ai về nhà lấy vợ thì tự do. Trường học chỉ dạy thuyết vô thần, bài bác tôn giáo với đủ tác phẩm “Ruồi trâu”, “Bão biển”, “Đất mặn”. Ai có đạo khó mà được vào đại học hay làm cán bộ nhất là các ngành an ninh, hàng không, sĩ quan cao cấp dù hiến pháp quy định “không phận biệt tín ngưỡng, tôn giáo”. Cũng có một số người gốc công giáo được bố trí làm cán bộ Mặt trận, Tôn giáo để dễ cảm hóa người có đạo. Nhưng chính số này do lo sợ “mất lập trường” nên hay suy diễn, phóng đại vấn đề làm cho Nhà nước luôn phải “cảnh giác” với tôn giáo quá mức. Điển hình như vụ phong thánh tử đạo VN năm 1988 hay bổ nhiệm nhân sự cho giáo phận Sài Gòn sau năm 1975. Còn cơ sở tôn giáo, theo điều tra của Viện Nghiên cứu tôn giáo tại Hà Nội, trong số 70 nhà thờ ở Thủ đô chỉ có 2 ngôi xây vào năm 1945 và 1951 còn lại đều trước năm 1945 cả.

Dĩ nhiên, Nhà nước cũng phải rút kinh nghiệm nhiều về sự không thành công của mình.

Trước hết, là sau hơn 60 năm phổ biến học thuyết Mác-Lê nin vô thần, tôn giáo không mất đi hay tự tiêu vong mà lại càng phát triển. Có cơ quan nào của Nhà nước mà không có bàn thờ thắp hương đều đặn ngày rằm, mùng 1 (dù Thủ tướng đã có lệnh cấm), có cán bộ, đảng viên nào mà không đi đền Bà Chúa Kho xin lộc đầu năm? Từ chỗ coi tôn giáo là “thuốc phiện”, là “tổ chức phản động” nay xem “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.

Nhà nước cũng tổ chức thờ cúng Vua Hùng theo nghi lễ quốc gia… Vậy cho nên có người nói Đảng đã “xét lại” về vấn đề tôn giáo. Chính sách tôn giáo của Nhà nước bị nhiều nhà nghiên cứu chỉ trích. GS Phạm Như Cương, nguyên ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm UBKHXHVN nói: “Trong việc chấp hành chính sách tôn giáo từ trước tới nay ta đã phạm nhiều sai lầm. Nhất là trong cải cách ruộng đất vừa qua. Nhiều sai lầm rất nghiêm trọng của ta ở những vùng đông đồng bào công giáo, làm cho quần chúng công giáo càng thêm hoài nghi, kém tin tưởng vào chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và chính phủ” (Dẫn theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2003, tr. 232).

Nhiều chủ trương có kết qủa ngược lại. Ví dụ đưa linh mục đi quản chế ở vùng hẻo lánh. Một thời gian nơi đó lại thành giáo họ sùng đạo. Tại Bùi Chu năm 1963, có 29 linh mục phong chức bí mật (chui). Nhà nước cấm không cho số linh mục này đi ra khỏi Nhà chung. Thế là số này được học hành để nâng cao trình độ. Có linh mục sau này nói, nếu Nhà nước cho đi xứ ngay không biết ăn nói ra sao trước dân chúng vì có người mới 21 tuổi. Sau này, rút kinh nghiệm, chính quyền không cho số linh mục “chui’ này tập trung về Tòa Giám mục. Vậy là họ lại được làm lễ, giải tội tại nhà, giáo dân chẳng phải đi xa. Hay có ai ngờ số di cư năm 1954 và di tản sau năm 1975 lại là nguồn cung cấp nhân sự và tài chính cho giáo hội phía Bắc và cả nước hiện nay. Một cán bộ làm công tác tôn giáo lâu năm thừa nhận, đúng là “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Riêng đối với công giáo, Nhà nước cũng không thành công xây dựng mô hình “công giáo tự trị” hay chí ít nếu không phải là “tôn giáo của ta thì cũng là tôn giáo cho ta”. Cái gọi là “ủy ban đoàn kết công giáo” xem ra chẳng đoàn kết nổi ngay mấy thành viên chóp bu nên khóa IV hết hạn rồi mà khóa V chưa đại hội được. Linh mục Chủ tịch ủy ban này nói, tôi chỉ là cây cảnh, là người mẫu, để khi mít tinh bên kia có ông áo vàng thì bên này có ông áo đen, thế thôi.

2. Tình hình hiện nay.

Sau khi Liên xô sụp đổ và ông bạn láng giềng Trung Quốc lúc nào cũng lăm le “gặm nhấm” đồng chí của mình, Nhà nước không thể dùng biện pháp mạnh, cứng rắn để đối phó với chiến dịch “thắp nến cầu nguyện” được. Chắc họ phải nhắc nhở nhân viên an ninh hết sức tránh va chạm với giáo dân kể cả mình “có phải đổ máu”. Công an canh bức tượng Pieta ở 42 Nhà Chung kỹ hơn giáo dân vì lỡ ra không may tay tượng rời ra thì còn hơn cả vụ Đồng Đinh là cái chắc. Sai lầm trong vụ này là để giáo dân đặt tượng và mọi thương thuyết để mang bức tượng về nơi “tôn nghiêm” đều không thành. Vì giáo dân chẳng dại “thả gà ra để đuổi”. Nhà nước rất ngại kịch bản nhà nguyện thánh Giêrado ở Thái Hà. Giáo dân đặt tượng rồi làm mái che và chỉ mấy ngày sau đã khánh thành nhà nguyện. Bây giờ Nhà nước chỉ có tính bài lờ. Vì công nhận, không công nhận chẳng ích gì nữa.

Nhà nước biết rõ mấy ông công giáo khôn ngoan, chọn đúng thời điểm kỷ niệm 1 năm Việt Nam gia nhập WTO và Thượng viện Mỹ đang định đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC để thắp nến. Thái Hà chọn đúng lúc công ty may Chiến thắng vừa giải phóng xong mặt bằng là làm đơn đòi lại. Hơn nữa, TGM Ngô Quang Kiệt đã lên tiếng, có Giám mục nào ở miền Bắc không ủng hộ theo và cả nước rồi nước ngoài nữa, vì giáo hội luôn hiệp thông và hiệp nhất. Các vị này cũng tránh đụng chạm đến chính trị và liên hệ với các tổ chức “dân chủ nhân quyền” nên cũng khó buộc tội họ làm “diễn biến hòa bình”. Phương pháp giáo hội chọn rất mềm mỏng là ôn hòa cầu nguyện, lấy hàng vạn chữ ký của giáo dân để gửi lên chính quyền “của dân, do dân, vì dân”. Đẩy những người “đầy tớ” nhân dân vào tình thế kẹt.

3. Lá khiên chống đỡ

Giáo hội công giáo là một thế lực rất mạnh. Họ không đơn thuần về số lượng ở Việt Nam chỉ có 6 triệu tín đồ mà bên cạnh họ là Vatican với hơn 1 tỷ giáo dân khắp 5 châu. Chiến dịch thắp nến cầu nguyện giờ không chỉ ở Hà Nội mà lan sang Hà Đông, Thanh Hóa, Sài Gòn và cháy sang cả Mỹ, Úc.

Tại Thái Bình, GM Nguyễn Văn Sang mới “dọa” sẽ mời gọi vài chục vạn người đến cầu nguyện để đòi chủng viện Mỹ Đức mà có mấy người lấn chiếm đã phải tự động thu dọn ra đi trả lại đất cho tu viện. Ôi nếu nơi nào cũng nhẹ nhàng thế thì tốt biết mấy và tôi nghĩ giáo hội với tình bác ái cũng sẽ hỗ trợ họ ít nhiều như nhà thờ Cửa Bắc (Hà Nội) mấy năm trước khi giải tỏa 9 hộ nhảy dù vào đất nhà thờ đã xây cho mỗi gia đình 1 căn hộ để ở.

Thực tâm vụ Tòa Khâm sứ, Nhà nước cũng muốn trả lại cho giáo hội để tháo “ngòi nổ” nhưng tìm cách nào để “tốt đạo, đẹp đời”. Đã có ý kiến nếu TGM Kiệt không làm đơn xin được sử dụng Tòa khâm sứ thì để ủy ban đoàn kết công giáo làm đơn và có linh mục của ủy ban này đã nói, coi đây là món quà Nhà nước mừng đại hội V của tổ chức này và là cớ để nói chuyện với giáo hội. Song có cái khó là không thể đảm bảo khi giải quyết Tòa Khâm sứ rồi thì chiến dịch thắp nến kết thúc. Bởi giáo phận nào cũng có nhiều điểm nóng cả. Ngày 9-1-08, bà Phó Chủ tịch T.p Hà Nội Nguyễn Thị Thanh Hằng vào gặp TGM Kiệt đề nghị xin đừng cầu nguyện ngày 10-1 vì thành phố đang nỗ lực cùng chính phủ giải quyết nhưng buổi cầu nguyện vẫn diễn ra. Ngày 12-1, cả hai vị đứng đầu ngành công an Hà Nội cũng đến Thái Hà nhưng chắc chắn buổi cầu nguyện ngày 14-1-08 không bị hủy bỏ. Bây giờ, chính quyền chỉ chú ý xem giáo dân đang giấu bức tượng Pieta ở đâu và cố gắng không để họ đưa sang khu đất tranh chấp.

Một giải pháp khác là cố gắng kéo dài thời gian với nhiều động thái là liên tục có cán bộ cao cấp đến gặp gỡ giáo hội hứa hẹn điều tra, xem xét giải quyết vụ việc để giáo dân “hạ nhiệt”. Hát lâu, chầu mỏi. Giáo dân Thái Hà có thể ra nằm đường 1 tuần, 1 tháng nhưng không nằm nổi 1 năm vì ốm đau, công việc. Còn công an thì ăn lương quanh năm, mệt tổ này thay đơn vị khác. Vậy là chiến dịch thắp nến, cháy hết sáp là tàn.

Bên cạnh đó, lực lượng an ninh cố tìm ra “kẻ cầm đầu”. Nếu các vị này có scandal về tình ái, tiền bạc (dù cố tình hay hữu ý) thì coi chừng. Nhà nước cũng thu thập chứng cứ xem có kẻ “phản động” nào giật dây trong vụ này để chờ đưa lên báo chí, truyền hình vào dịp thuận lợi. Họ cũng ngăn chặn báo chí nước ngoài hay internet đưa tin vụ việc. (Trang VietCatholicnews.com và VietCatholic.net cả chục ngày nay đã bị chặn và firewalled).

Trong các buổi cầu nguyện hiện nay mới có linh mục tham gia với tu sĩ và giáo dân nhưng Chắc chắn sẽ có cả Hồng y, Giám mục nữa và sẽ kéo theo rất đông giáo dân. Đồng thời sẽ có sự liên hệ ủng hộ của phong trào đòi dân chủ cả trong và ngoài nước. Nguy cơ chiến dịch thắp nến cầu nguyên lan rộng như đám cháy rừng mùa khô đã hiện rõ.

Đối phó ra sao đây? Kẻ “đóng thế” này cũng thấy bí. Quý vị vẫn cầu nguyện “xin Chúa sáng soi cho chúng tôi được biết việc phải làm” . Vậy Quý vị hãy cầu nguyện cho Nhà nước tìm ra cách ứng xử sao cho “tốt đạo, đẹp đời” để Tết này cả giáo dân và công an Nhà nứơc không ai phải đón giao thừa ngòai hè phố cả. Mong thay.
 
Thái Bình 1997 – Bài học đấu tranh cho công lý
Đặng Tự Do
01:45 13/01/2008
Trong bài “Từ Thái Bình 1997 đến biểu tình 2007”, Quốc Phương của đài BBC nhận định rằng truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong những cuộc đấu tranh cho công lý và dân chủ tại Việt Nam.

Theo phóng viên này cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997 đã bị đàn áp nhanh chóng vì nhà nước thành công trong sách lược “kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước để hạn chế biểu tình, tuần hành lan rộng”. Nhà nước đã làm hết sức có thể để “chia cắt người biểu tình với các tầng lớp dân chúng khác” hầu “cô lập họ, đồng thời tạo sự mất phương hướng trong những giới không tham gia vì thiếu thông tin”.

Vụ Thái Bình 1997

Phóng viên này đã được một nhà nghiên cứu từ Hà Nội, xin ẩn danh cho biết:

"Cuối tháng 6 năm 1997, Viện của tôi được lệnh khẩn về tỉnh Thái Bình để tiến hành một cuộc điều tra tình trạng và nguyên nhân của sự biến tại năm trên bảy huyện của tỉnh này. Đoàn từ Hà Nội đi Thái Bình chỉ ba ngày sau sự kiện người dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tấn công và chiếm UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng Sáu.''

''Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa lông tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở uỷ ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỉ đồng thời đó bị đập phá tan tành.''

''Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã… bị người dân thiêu rụi. Rõ ràng, một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát.”


Vụ Thái Bình 1997 đã bộc phát vào tháng Tư năm đó với sự tham gia của gần 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, dưới hình thức một cuộc đi bộ “cực kỳ có văn hoá, có tổ chức và có đầu óc của người dân”.

“Những người biểu tình đã xếp thành hàng lối, có tầng lớp, kỷ luật chặt chẽ, được sự chỉ đạo và hướng dẫn của những cựu cán bộ, đảng viên, quan chức cũ các cấp, có trình độ của chính quyền và quân đội.

Họ đưa ra những yêu sách đòi xét xử các quan tham nhũng địa phương, trong khi cách ứng xử, hành xử của cả đoàn mấy nghìn người ấy là ôn hoà”.


Nhà nghiên cứu từ Hà Nội, kể tiếp:

“Cuộc tuần hành thứ hai là một cuộc biểu tình bằng xe đạp của hơn 2.000 người dân thuộc mấy chục xã của huyện Quỳnh Phụ lên tỉnh vào tháng Năm.'' (năm 1997)

''Cuộc biểu tình lần này cũng rất hoà nhã, lúc đầu diễn ra có trật tự với mục tiêu đòi Viện Kiểm soát và Chính quyền Tỉnh trả tự do vô điều kiện cho hai người đại diện hợp pháp của họ đã bị bắt giữ sai trái.''

''Song rất tiếc là cuối cùng, do chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”


Trong các cuộc biểu tình, người dân Thái Bình đảm bảo trật tự tuyệt đối, bên cạnh các khẩu hiệu như "Ðả đảo bọn tham nhũng!", họ cũng cầm theo những biểu ngữ hoan hô đảng và ông Hồ.

Trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, tại xã Ðông Cường, huyện Ðông Hưng, nông dân tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng.

Tại ba xã khác là Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy, hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá tan nát trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung bọn cán bộ xã. Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy; số hung hãn hơn thì chống cự bằng vũ khí với sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.

Trong thời gian cuối tháng 6/97, trong số 7 huyện của tỉnh Thái Bình thì đã có đến 5 huyện là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy liên tục xảy ra các vụ khiếu kiện về dân chủ, công bằng, và các vụ tấn công cướp chính quyền. Dân chúng đòi hỏi công khai hóa việc phân chia ruộng, nhất là việc thu và chi các khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã, huyện) thu của nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Phương sách đối phó

Quốc Phương cho biết: “Sự kiện Thái Bình đã ngay lập tức tác động mạnh đến giới quan sát, nghiên cứu và hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam. Đã có nhiều cuộc họp, hội thảo của các cơ quan liên ngành để bàn bạc, đánh giá vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp”.

Trước mắt, nhà nước chỉ đạo cho “báo chí và truyền thông đối ngoại để giải thích biến cố với dư luận trong và ngoài nước.” Bọn bồi bút tay sai cho chế độ được điều động về Thái Bình theo dõi và uốn nắn dư luận trong và ngoài nước. Trong khi đó một lực lượng đông đảo công an và quân đội được điều động đến để trấn áp, tái lập trật tự và truy lùng những người lãnh đạo các cuộc biểu tình. Một số quan chức tham nhũng bị trừng phạt để xoa dịu lòng dân.

Sau đó, mở ra những cuộc hội họp bàn về những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo động và phương án đối phó. Trong bối cảnh đó cuối năm 1997, Viện Xã hội học ở Hà Nội đưa ra một báo cáo cho rằng những nguyên nhân chính của vụ Thái Bình là:

“Sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức; Cơ chế quản lý có vấn đề trầm trọng tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền, đối lập quyền lợi cán bộ với dân, các giải pháp quản lý can thiệp, xử lý biến cố bất hợp lý; Vi phạm dân chủ tại nông thôn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng và kéo dài”

Hai năm sau, năm 1999, Ban Dân Vận Trung ương kết hợp với các cơ quan nghiên cứu viện, trường, mặt trận trung ương ở Hà Nội đã bàn về khái niệm thế nào là điểm nóng. Có những ý kiến nói nếu chỉ nhìn Thái Bình là điểm nóng thì có ít, nhưng nếu nhìn theo kiểu chẻ nhỏ lẻ, thì có thể phải có đến vài trăm điểm, từ ngay Sóc Sơn, Hà Nội ở phía Bắc tới Xuân Lộc, Đồng Nai ở phía Nam.

Cựu tướng Võ Nguyên Giáp cũng đến dự cuộc họp đã nói với các đại biểu, đại ý rằng Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên...nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu.

Truyền thông rùa bò

Cao trào của vụ Thái Bình diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 1997. Tuy nhiên, đến ngày 28/8/1997, Reuters mới đưa tin cho biết nhà nước đã điều động 1200 công an thuộc Ðội đặc nhiệm chống biểu tình về tỉnh này để tìm cách trấn áp. Cũng hôm 28/8/1997, AFP trích dẫn các nguồn từ chính quyền theo đó một viên chức lãnh đạo địa phương đã chết vì thương tích sau khi được đưa vào bệnh viện. Khi tung tin này cho AFP, nhà nước đã muốn lợi dụng các cơ quan truyền thông nước ngoài để biện minh cho việc trấn áp dân chúng bằng bạo lực.

Mãi đến ngày 8/9/1997 lần đầu tiên báo Nhân dân mới đưa tin về vụ Thái Bình và mở màn bằng một loạt bài báo phóng sự về những sự cố xảy ra tại 128 làng ở tỉnh Thái Bình trong hai tháng Năm và Sáu.

BBC cho biết:

“Tờ Nhân Dân đưa tin là dân chúng tại đây đã biểu tình để phản đối việc chính quyền địa phương thu quá nhiều thuế và đã biển thủ công quỹ dành cho việc xây cất đường sá.

Cùng ngày, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trích dẫn chính thức bài báo trên tờ Nhân Dân cho biết là các vấn đề ở tỉnh Thái Bình xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các huyện xây cất cơ sở hạ tầng. Và để thu vốn cần thiết, chính quyền địa phương đã đánh thuế quá nặng.

Theo báo Nhân Dân, sự việc sẽ không trở thành trầm trọng nếu như chính quyền địa phương biết hành động nhanh chóng một khi nhận được tín hiệu của người dân địa phương”


Đấu tranh đòi công lý và dân chủ năm 2007

Cũng cần phải nói thêm rằng vụ Thái Bình 1997, nhà nước chỉ cố gắng xoa dịu dân chúng và trấn áp họ tạm thời. Những bất công vẫn đè nặng lên vai họ.

Một vị ở Hà Nội nhận xét rất đúng ở Việt Nam ngày nay người ta có cả một rừng luật, nhưng nhà nước chỉ thích chơi luật rừng. Những bất công đè nặng lên dân chúng do trò luật rừng này vẫn tiếp tục đè nặng lên đầu lên cổ nhân dân. Bất công lớn nhất vẫn là bất công về nhà, đất.

Tác giả Hữu Vinh viết:

“Ở Việt Nam, văn bản luật không thiếu, nhưng nếu thực thi đầy đủ, may ra chỉ có luật rừng. Mọi việc, giải quyết hay không, cách nào, phụ thuộc vào ý muốn của đảng Cộng sản. Ngay cả trước khi mở Tòa án, còn phải xin ý kiến bên đảng, và mấy ngành nội chính ngồi họp với nhau xem xét xử thế nào? Và khi đã thống nhất, có nghĩa là vụ án đã xong phần kết luận, án đã bỏ túi, ra tòa trình diễn là xong.

Còn luật, chẳng có gì là khó khăn, Quốc hội là của đảng (vì sao ư? Với gần 500 đại biểu Quốc hội, không quá 15% người ngoài đảng, trong khi đảng viên chỉ chiếm 1/40 dân số trong 84 triệu người Việt Nam trong nước). Vậy thì đảng muốn có luật nào mà chẳng được, Quốc hội có nhiệm vụ thông qua? Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan lập pháp, nhưng muốn thay đổi Hiến pháp, còn phải chờ Đại hội đảng cho cương lĩnh, chủ trương, đó là một ví dụ điển hình”


“Vấn đề nhà đất, là một chuỗi dài những điều bất cập trong xã hội Việt Nam hiện nay và luôn là điểm nóng của nơi nơi từ nam đến bắc. Hàng người xếp hàng, ăn chực nằm chờ hàng năm trời trước cửa tiếp dân. Hàng ngàn người dân phía nam biểu tình rầm rộ vừa qua là một bằng chứng. Đất đai luôn là một vấn đề nóng bỏng, làm đau đầu các nhà hành pháp của Việt Nam, làm bức xúc nhiều người dân trong quá khứ, hiện tại và chắc còn nhiều trong tương lai.

Vì sao có chuyện như thế? với hệ thống công quyền tham nhũng, lũng đoạn, mạnh ai nấy kiếm qua các vị trí của mình mà dư luận cho rằng nhiều vị trí có được bởi việc mua quan bán chức, thì việc đó là đương nhiên.

Khi sự công bằng xã hội không được đặt lên một tiêu chí có tính bắt buộc, mà mọi hoạt động chủ yếu là mệnh lệnh và nghị quyết từ đảng, từ những cá nhân, nhiều khi bất chấp ý muốn của nhân dân và quy luật của cuộc sống, đã tạo nên sự hỗn loạn đó.

Để có cho mỗi cán bộ từ trung ương đến địa phương có một vài, thậm chí ba bốn căn nhà giá trị hàng ngàn cây vàng, đương nhiên phải có người bị mất đất, có kẻ bị thu hồi, có nơi bị chiếm đoạt. Để có người được cấp, có kẻ được cho, có người được tặng, bán… Mà đất đai thì không tự đẻ ra và phình to ra như hệ thống cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận và các cơ quan ngoại vi của đảng nhiều khi chẳng biết sinh ra để làm gì hiện nay”


So sánh các vụ biểu tình năm 1997 và 2007, nhà nghiên cứu ở Hà Nội nói: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng, và khi nào quần chúng muốn làm ngày hội của mình thì cách mạng tự đến.''

''Song nên nhớ rằng, quần chúng bây giờ có độ tuổi trung bình ngày càng trẻ hơn so với quần chúng ở thời điểm 10 năm trước”.


Và cũng cần phải thêm rằng truyền thông 2007 đã hoàn toàn khác với truyền thông 1997! Những gì vừa xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ hay ở Thái Hà, lập tức ở hải ngoại đã biết tường tận cùng với những hình ảnh rõ nét và xác minh hùng hồn không thể chối cãi được, dù có muốn giấu diếm cũng vô phương.

Sức mạnh của truyền thông hôm nay không chỉ hạn hẹp trong cộng đồng người Việt, nhưng nó đã vượt xa tới các cộng đồng khác của thế giới qua các ngôn ngữ thông dụng: Anh, Pháp và Đức, v.v... Sức mạnh truyền thông xuyên biên giới này cũng là sức mạnh chuyển hóa thành sức mạnh chính trị và kinh tế. Và sự truyền thông xuyên biên giới ngôn ngữ này cũng mang tính cách lập tức, chính xác, khả tín. Chính đó mới là đạo quân thứ 3 đánh đổ được những nhà độc tài, chính sách vô nhân bản, nền cai trị bất công và thể chế áp bức con người!
 
Ý kiến của Giám Mục Thái Bình về việc giải quyết đất đai Tòa TGM Hà Nội
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
02:32 13/01/2008
VIỆC ĐẤT ĐAI TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
VÀ VIỄN TƯỢNG VIỆT NAM ĐẶT NGOẠI GIAO VỚI TÒA THÁNH


Trong bài Hồi ức mới đây, tôi đã trình bày một số lý do về pháp lý cũng như tình cảm, cần phải để cho Tòa Giám Mục Hà Nội sở hữu khu đất của Tòa Khâm Sứ cũ. Tôi cố ý tránh những danh từ gây tranh cãi: “xin lại”, “trả lại”, “hoàn lại”, “cấp phát” v.v.. thay bằng danh từ “sở hữu”.

Thế nhưng, có một số vị, có thể có thiện chí đã lý luận rằng: “Đất của vị Khâm sứ đại diện cho Tòa Thánh cũ, đợi bao giờ Việt Nam thu xếp xong vấn đề ngoại giao với Tòa Thánh, lúc đó sẽ đặt vấn đề về pháp lý và ngoại giao; việc gì phải đấu tranh, cầu nguyện để xin sở hữu”.

Kèm theo luận điệu này là tin đồn (có lẽ xuất phát từ ý kiến đề nghị của chính Thủ Tướng) có thể giải quyết theo hướng: “Đất của Vatican cứ đợi bao giờ có quan hệ ngoại giao sẽ xem xét cấp phát, trong khi chờ đợi, tạm giao cho Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội quản lý xử dụng”. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã phát biểu một câu rất hay rằng: “Đất của Tòa Tổng Giám Mục chứ không có liên hệ gì đến Tây đến Tầu nào cả”.

Sau đây tôi muốn làm rõ ý kiến đó một cách vắn tắt:

Đất bên Tòa Khâm Sứ cũ là thuộc đất của Tòa Tổng Giám Mục sở hữu đã lâu đời, ít ra từ thời Đức cha Phước, nghĩa là từ khoảng năm 1883 (liên hệ đến biến cố xây dựng Nhà thờ lớn Hà Nội). Từ đó đến nay, Tòa Giám Mục vẫn sở hữu và xử dụng. Trước đây có thể lấy tên các cha Thừa Sai cho tiện quản lý và dễ dàng trong thời kỳ Pháp thuộc. Song không ai coi các khu đất này là của các Cố Tây (các cố, các cụ v.v.. đều là thành phần của giáo phận Hà Nội, cùng thuộc về một Hội Thánh Roma). Lại nữa, như lần trước đã nói: Từ năm 1960, qua việc thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam, Tòa Thánh đã chính thức trao Giáo Hội Việt Nam cho người Việt. Các Tòa Giám Mục không còn gọi là Tòa Đại điện Tông Tòa, mà là Tòa Giám Mục Chính Tòa. Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình v.v.. Các Giám mục có toàn quyền theo giáo luật về các đất đai, cơ sở tài sản trong giáo phận, trừ những gì liên quan tới các dòng tu trực thuộc Tòa Thánh.

Đối với đất Tòa Khâm Sứ cũ càng rõ rệt hơn. Trước khi Đức Khâm Sứ thiết lập trụ sở, đất đó vẫn là sở hữu của Tòa Giám Mục. Không ai đã “cấp đất” cho Tòa Khâm Sứ để nói là “của Tây”. Trong thời gian Đức Khâm sứ ở đó, ngài đã rất tế nhị; mỗi khi muốn thay đổi, xây dựng hay sửa chữa nơi nào trong khu nhà đó, ngài đều bàn hỏi với các cha quản lý Nhà chung Hà Nội. Và khi rời khỏi Việt Nam, ngài đã viết thư cám ơn Tòa Giám Mục đã cho ngài mượn nhà làm nơi cư ngụ và làm việc.

Đằng khác, không có văn bản nào của chính quyền Việt Nam cấp đất ấy cho Tòa Khâm Sứ để gọi là “của Tây” cả; đơn giản là vì lúc đó (thời điểm năm 1950) chính quyền Việt Nam chưa có mặt ở Hà Nội; còn chính quyền Pháp không đặt vấn đề nội bộ của Giáo Hội Rôma. Sau khi Đức Khâm sứ rời khỏi Hà Nội, đất đó vẫn thuộc sở hữu của Tòa Giám Mục Hà Nội và trên thực tế, chính quyền Việt Nam vẫn để cho Tòa Giám Mục xử dụng phần đất của Tòa Khâm Sứ hàng chục năm trời. Sau đó, không biết vì lý do gì, chính quyền đã phải dùng tới phương thế hạ sách (có thể là nghe theo lời tư vấn của một vài vị “quân sư quạt mo” nào đó) để “đai” lại đất của Tòa Giám Mục rồi cấp lại cho các công ty làm kinh tế như hiện nay. Vì những lý do kể trên, chúng ta phải khẳng định một điều rằng: Việc lập lại quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh và Việc đất cát của Tòa Giám Mục Hà Nội là hai việc khác nhau hoàn toàn.

Vậy nên sau này, khi quan hệ ngoại giao giữa hai bên được thiết lập, Tòa Khâm Sứ muốn đặt ở đâu là do Chính phủ và Tòa Thánh cùng quyết định. Tòa Giám Mục Hà Nội có thể đồng ý hoặc không nhất trí việc Tòa Thánh đặt trụ sở ở đây. Ngay cả trụ sở của Hội Đồng Giám Mục, các giám mục chúng tôi cũng không muốn giam mình vào khu đất chật chội này. Nên đã từ lâu, chúng tôi mong muốn xây dựng một tòa nhà xứng đáng hơn để có điều kiện làm việc.

Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội còn nhiều việc phải làm, nhất là trong thời đại văn minh tiến bộ, đất nước càng ngày càng mở ra, Giáo Hội Việt Nam nói chung, Tòa Tổng Giám Mục nói riêng cũng đóng góp vào bộ mặt tươi đẹp của đất nước và thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tôi xin nói nhỏ với mọi người câu nói bất hủ của Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Văn Căn trong lúc đi bách bộ cùng tôi, ngài đã chỉ vào Tòa Khâm Sứ cũ mà nói: “Sau này, có thiết lập ngoại giao với Tòa Thánh, cũng không nên để Tòa Khâm Sứ ở liền mảnh đất này. Hai cơ quan đầu não: Tòa Khâm Sứ ở cạnh Tòa Hồng Y không hay lắm, bởi vì còn những mối quan hệ, rồi khách khứa, tin tức v.v lôi thôi, lôi thôi lắm” . Tôi có đem chuyện này nói với một vị lãnh đạo. Vị đó khen rằng: “Thế mới biết đầu óc của Cụ Hồng y Căn rất sâu rộng, bao quát mọi vấn đề” .

Việc trả lại quyền sở hữu đất cho Tòa Giám Mục Hà Nội là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong dịp xuân Mậu Tý sắp tới. Thiết nghĩ, không cần phải đợi tới khi Nhà Nước ta thiết lập ngoại giao với Tòa Thánh hoàn tất mới giải quyết.

Chúng tôi thông cảm với quý vị chính quyền, bởi nhất là trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đất đai ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp và tế nhị. Về việc này, không phải chỉ riêng Việt Nam chúng ta, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là ở những đất quốc gia trước đây thuộc hệ thống các nước XHCN như: Liên-xô, Ba-lan, Cộng hòa Séc v.v… phải lập ra những Ủy Ban gồm các phía để dễ bề giải quyết mà vẫn chưa xong. Nay ở Việt Nam, những đất cát dính dáng tới tôn giáo cũng phức tạp và tế nhị không kém. Cách đây 6 năm, khi còn là Chủ tịch UB Giáo dân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong một phiên họp, tôi đã đề nghị với Ban Tôn Giáo (mà đại diện là ông Nguyễn Đăng Doanh, lúc đó đang là phó trưởng Ban Tôn Giáo của Chính phủ) lập một Ủy Ban liên ngành, trong đó có các tôn giáo, nhất là Công giáo, để cùng xem xét vấn đề vốn rất nhạy cảm này. Đừng để cho các bên liên hệ làm đơn từ các địa phương, rồi chính quyền cứ “ngâm cứu” hàng chục năm không trả lời, không giải quyết, khiến nhân dân khiếu kiện, làm mất an ninh trật tự”... Thế nhưng, những đề nghị đó Ban Tôn giáo cũng chẳng xem sao.

Gần đây nhất, trong một buổi họp có mặt của quý vị đại diện cho Ban Tôn giáo (bây giờ ông Nguyễn Đăng Doanh là Trưởng Ban) và một vị phó Chủ Tịch UBND Thành phố (lần đầu tiên, một vị trong chính quyền có mặt, chắc là để tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của dân để có hướng giải quyết !?), tôi cũng lặp lại đề nghị đó và còn bức xúc nói một vài câu thô thiển rằng: “Vấn đề Việt Nam được vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngay cả vấn đề đang tiến tới việc thiết lập ngoại giao với Tòa Thánh hay việc ông này, vị kia làm Khâm sứ, đại sứ v.v…. những người tín hữu nông dân chúng tôi ở nơi đồng chua nước mặn như Thái Bình, có lẽ vì dốt nát chăng, nhưng cảm thấy ít liên quan tới đời sống cụ thể của chúng tôi như đang mất nhà thờ, mất nhà xứ, mất nhà thương, mất trường học v.v… Và đã mấy chục năm nay chưa được “Ta” giải quyết thì trông gì đến mấy ông Sứ thần Tây, hay Khâm Sứ ngoại quốc” . Các Đức Giám mục có mặt lúc đó đã tỏ ra thông cảm và ủng hộ tôi bằng những tràng pháo tay rầm rầm.

Nhân danh một người Việt Nam yêu mến đất nước và tôn trọng luật pháp, trật tự an ninh của quốc gia, tôi cảm thấy đau lòng khi chứng kiến các vụ xin đất, đòi nhà, càng ngày càng “nở rộ”. Các vụ kiện tụng về đất đai đang tạo thành một làn sóng mạnh mẽ, diễn ra ở khắp nơi, mặc dù không ai muốn. Tôi có chảy nước mắt thực sự, chứ không phải “nước mắt cá sấu” .

Mùa xuân Mậu Tý đang đến gần. Nhà nhà, người người, đang nô nức chào đón xuân sang. Thủ đô Hà Nội của chúng ta hôm nay cũng đang bước vào những ngày chuẩn bị cuối cùng, để mừng kỷ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội. Mong rằng việc để lại cho Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội sở hữu các đất đai của mình, cụ thể là Tòa Khâm Sứ cũ và các nơi khác đang có vấn đề như Thái Hà, Hà Đông, Hải Phòng, Thái Bình v.v… sẽ mở đầu một Mùa Xuân mới trong An vui, Hạnh phúc, không chỉ cho người Công giáo Việt Nam mà còn cho tất cả những ai là con cháu Tiên Rồng.

Thái Bình 12/1/2008
+ FX. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
 
Chiều Chúa Nhật: Cả ngàn giáo dân giáo xứ Kẻ Sét (Thịnh Liệt) đã đến cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ
PV VietCatholic
09:19 13/01/2008
HÀ NỘI -- Sau thánh lễ chiều Chúa Nhật hôm nay (13.01.2008) do ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự cùng quý Cha ở Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội, hàng ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Kẻ Sét (Thịnh Liệt) đã đến trước Toà Khâm Sứ và cầu nguyện.

Phố Nhà Chung trở nên một ngôi nguyện đường thật trang nghiêm sốt sắng ngay giữa lòng thủ đô vô thần, xe cộ vẫn tấp nập qua lại qua khu phố nhỏ này và việc cầu nguyện của giáo dân đã khiến ai cũng phải đi chậm lại hoặc dừng xe nghe ngóng.

Giáo xứ Kẻ Sét nằm ở địa bàn quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà nội với khoảng 2500 giáo dân, hiện nay giáo xứ do Cha Tôma Aquinô Nguyễn Xuân Thuỷ làm chánh xứ.

Nằm trong chương trình của Tổng giáo phận dành cho các xứ trong miền Hà Nội cầu nguyện, hôm nay đến phiên giáo xứ Kẻ Sét, và đông đảo bà con giáo dân đã đến cầu nguyện trước khu đất và toà nhà Khâm Sứ.
 
Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
15:04 13/01/2008
PHÚC CHO NHỮNG AI BỊ BÁCH HẠI VÌ LẼ CÔNG CHÍNH

“Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì họ sẽ được nước trời làm gia nghiệp. Phúc cho các ngươi khi người ta ghen ghét, bách hại các ngươi vì Danh Ta, hãy vui mừng vì phần thưởng các ngươi sẽ trọng đại ở trên trời” . (Mt.5,1-12).

Câu Kinh Thánh ấy chiều nay ngân vang bên tai tôi khi đọc những dòng tin về việc Cơ quan công quyền đã dùng các biện pháp tiểu nhân hèn hạ, ngăn chặn cuộc sống tối thiểu, bần cùng của những người dân tứ xứ bằng cách can thiệp buộc các chủ nhà trọ đuổi những giáo dân đã tham gia cầu nguyện ở Xứ Thái Hà ra khỏi nơi họ đang nương náu. Có phải đó là bước đầu cho một chiến dịch khủng bố thầm lặng trong bóng tối của một thế lực đen với những con người đang đòi ánh sáng công lý?

Khi những cuộc cầu nguyện bất bạo động diễn ra, hàng ngàn giáo dân tỏ rõ nhiệt tâm của mình với Giáo hội. Những giáo dân Hà Nội nô nức đã đành, bên cạnh họ, có rất nhiều giáo dân từ các địa phận đến công tác, học tập và kiếm sống đã không quản ngại cuộc sống đang khó khăn, không quản ngại những việc gây khó dễ của nhà cầm quyền để cùng hiệp thông với giáo dân Hà Nội.

Hình ảnh đó nói lên nhiều điều, mà điều rõ nhất là sự hiệp nhất, thông công trong Giáo hội Công giáo thật rộng lớn, sâu sắc bằng những hành động thực tế, bằng những hi sinh thầm lặng và can trường, dũng cảm. Sự hiệp nhất, thông công đó, là cội nguồn sức mạnh của cộng đồng dân Chúa không chỉ ở Hà Nội, mà là cả Giáo hội Việt Nam và cộng đồng dân Chúa toàn cầu.

Những sự đau đớn vì bị bách hại của người Công giáo qua các thời kỳ lịch sử, đã có nhiều sử gia chép lại. Lịch sử Giáo hội Việt Nam cũng đã được viết nên bằng máu qua nhiều giai đoạn. Gương các Thánh tử đạo Việt Nam còn đó, là những minh chứng cho điều vừa nói trên.

Các Thánh tử đạo Việt Nam đã hi sinh cả mạng sống của mình cho Giáo hội được trường tồn vĩnh cửu, cho Lời Chúa được thực hiện. Họ đã lấy máu để chứng minh cho niềm tin. Những giọt máu anh hùng của họ, đã nảy sinh một giáo hội Việt Nam đông đúc, kiên cường tồn tại cho đến ngày nay. Dù phải trải qua nhiều giai đoạn khắc nghiệt nhất so với lịch sử Giáo hội Công giáo, khi phải chung sống với một chế độ lấy vô thần, bạo lực làm tôn giáo chính thống cho mình.

Quay lại những hành động ngày hôm nay, việc những người tham gia cầu nguyện bị làm khó dễ, chẳng có gì là lạ. Những hành động hèn hạ kia không làm cho ai ngạc nhiên. Qua một quá trình dài sống chung, người ta đã biết những ngón nghề của họ, từ tinh vi, bạo lực, đến âm thầm, bẩn thỉu. Có thể những ngón đòn kia chỉ là một miếng cắn nhỏ, cũng có thể còn có những hành động khốc liệt hơn trong thời gian tới chăng?

Với chế độ cộng sản, mọi điều có thể xẩy ra. Ở đất nước đàn anh Cộng sản Trung hoa, chỉ một đêm, quãng trường Thiên An môn ngập máu. Dưới bàn tay của đồng chí Polpot, một thời là đồng chí của Đảng CS Việt Nam, hàng triệu người Campuchia đồng chủng của hắn đã bị tàn sát bằng cuốc, thuổng để xây dựng một chế độ “Xã hội chủ nghĩa trong sạch”… Theo David Barrett, chủ biên World Christian Encyclopedia, Stalin đã giết hơn 40 triệu dân Nga, phá hủy 48.000 nhà thờ, làm mọi cách tận diệt giáo hội Chính Thống Giáo.

Đã một thời gian dài, những người giáo dân, các “công dân hạng hai” luôn sống trong sự sợ hãi. Sự sợ hãi, đó là một trong những căn nguyên làm nên sự hèn hạ, bạc nhược cả một dân tộc, một đất nước.

Ở Việt Nam, sự sợ hãi đã được hình thành và phát triển qua hàng chục năm, qua bao thế hệ, trở thành sự sợ hãi truyền kiếp, như những phản xạ từ có điều kiện chuyển sang phản xạ không điều kiện. Chính vì vậy, mà bóng đen của ma quỷ ngang nhiên tồn tại hoành hành xã hội bằng tham nhũng, bằng bạo lực, bằng sự băng hoại các giá trị đạo đức và tinh thần xã hội với chủ nghĩa tôn thờ vật chất và thực dụng.

Cũng chính vì vậy, mà người ngay thẳng, trung thực, đã bị nhiều những điều thiệt thòi và hệ lụy, Những con người công chính không dám làm những việc công chính, cũng không dám bày tỏ khát khao công lý của mình mà buộc chấp nhận những nghịch lý đời sống như sự cướp đoạt, cưỡng chiếm mà không dám hé môi. Nghịch cảnh đó đã kéo một thời kỳ quá dài trong lịch sử đất nước.

Với người Công giáo Việt Nam, họ hiểu nhiều những điều khốc liệt có thể có. Nhưng họ đã không quản ngại những gì có thể gặp phải trên bước đường đi đòi công lý và sự công bằng. Vì khi họ dấn thân, có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những điều tàn khốc với một tinh thần vui vẻ. Bởi họ tin rằng: “Phúc cho những ai đói khát công chính, vì họ sẽ được no đủ” (Mt 5, 6). Cũng vì vậy, những hành động hèn hạ kia, không hề có tác dụng đưa người ta trở lại sự sợ hãi.

Những cuộc cầu nguyện hôm nay mở đầu cho một thời kỳ lịch sử của Giáo hội Việt Nam, khi người dân đã bước ra ánh sáng, đối mặt với bạo lực và súng đạn đòi hỏi công lý được thực thi. Với nến sáng niềm tin trong tay, với lòng thành dâng lên Thiên Chúa qua những lời hát hòa bình thánh thiện, thì những đe dọa, những hành hung đối với họ chỉ là một thứ gia vị không nên có trong một bữa tiệc không mong muốn mà nhà cầm quyền buộc họ ngồi vào.

Nói một cách khác, người giáo dân hôm nay, đã bước đầu tự vượt qua sự sợ hãi của chính mình. Khi con người vượt qua sự sợ hãi, có nghĩa là khó có một thế lực đen tối nào đe dọa được họ, dù có thể khuất phục, cưỡng bức họ về thể xác.

Con người nào cũng đi đến cái chết, chế độ nào rồi cũng qua đi, thời kỳ nào rồi cũng đi vào lịch sử, cái khác nhau ở mỗi con người, mỗi chế độ, mỗi thời kỳ là để lại cho nhân loại những thành quả hay hậu quả mà thôi.

Mới đây, ngày 12 tháng 6 năm 2007, người ta đã dựng tượng đài kỷ niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, con số nạn nhân lên đến gần 100 triệu người.

Vì vậy, với những người đang nắm trong tay bạo lực và vũ khí nhưng không có lẽ phải, công lý. Hãy bằng những hành động của mình, xin giảm thiểu đi những hậu quả tai hại của một thời kỳ khốc liệt đối với Giáo hội, với đất nước và thế giới - Thời kỳ cộng sản.

Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2008
 
Công Lý và Hòa Bình
Lm Quang Uy, CSsR
16:55 13/01/2008
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột, tự nhiên có những mảng tối, có những mảnh buồn. Tối và buồn toàn là trút hết cho người nghèo. Là người nghèo thì cuộc đời vốn đã tối thui, vốn đã buồn rười rượi, thế mà nay lại phải chịu cảnh tối và buồn nhiều hơn nữa.

Tôi đi dâng Lễ cho cánh di dân Xa Quê ở Giáo Xứ Hy Vọng xong, tạt vào khu nhà trọ trong hóc hẻm quận Gò Vấp, ngồi bệt xuống nền nhà ăn bát mì tôm các bạn trẻ thết đãi, rồi cứ thế mà nghe được đủ những thứ mảng tối và mảnh buồn ấy. Họ kể chuyện họ, họ kể luôn những gì họ biết được nơi những người cũng nghèo như họ.

Này nhé, vật giá tăng khiếp quá mà lương công nhân đâu có tăng. Nhiều nhà máy trong Khu Công Nghiệp Tân Bình và Gò Vấp tăng ca cả tuần, có khi làm cả ngày Chúa Nhật mà không thêm được đồng nào. Công nhân bức xúc quá thì đình công, mấy chú Công Đoàn đáng lẽ bênh vực quyền lợi của họ, lại quay sang đâu lưng với giới chủ người Việt lẫn người ngoại quốc để gạt, để ép, để phạt công nhân. Một loạt bị sa thải sau đó với những lý do vớ vẩn. Cánh công nhân tủi quá, họ tự dỗ dành nhau, an ủi nhau rằng: “Người ta ăn lương chủ thì phải bênh chủ chứ, ai lại bênh chúng mình là bọn kiết xác !”

Này nhé, gần như cả một làng người Hà Tây lâu nay tạm đủ sống nhờ chiếc xe ba bánh bán ngô luộc, tháng nào cũng để ra được một ít gửi về quê để ông bà nuôi các cháu. Tối tối ta cứ chạy xe chầm chậm dọc đường Lê Văn Sỹ, Phạm Văn Hai, CMT8 thế nào cũng gặp họ. Vào Sài-gòn mấy năm rồi, nét chân quê còn y nguyên. Buôn bán nhỏ, vốn liếng chỉ cần vài trăm nghìn, cứ lương thiện chân chỉ hạt bột mà sống, tối về mệt lắm vẫn không quên đọc kinh, sáng tinh mơ thế nào cũng phải đi Lễ. Tiếng chuông Nhà Thờ Tân Phú giữ cho nhịp tâm linh của họ cứ an nhiên giữa bao vật vã cuộc đời. Vậy mà nay, đùng một cái, có lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế. Đã biết được hoãn áp dụng luật đến tháng 6, vậy mà vẫn không vui. Nấn ná thêm mấy tháng thì cũng chẳng biết chuyển nghề gì ?

Này nhé, cánh xe rác dân lập ở Xóm Đổ Thùng, khu vực Nguyễn Văn Đậu, Lê Quang Định của quận Bình Thạnh, có mỗi cái nghề len lỏi vào xóm ngõ để đổ rác, nghĩa là cánh nghèo đệ nhất hạng lo phục vụ cái sự sạch sẽ cho khu dân nghèo đệ nhị, đệ tam hạng. Tháng tháng đã phải lo đóng “thuế rác” mấy chục nghìn cho quý vị ở Phường, thế mà cũng không yên thân. Nay mai cấm sử dụng loại xe đổ rác mini này, bảo là gây ách tắc giao thông với lại mất vẻ mỹ quan của thành phố. Tội nghiệp, cả đời chỉ có đẩy xe, bưng thùng, bê xọt đổ rác, vậy mà nuôi con ăn học đàng hoàng. Bây giờ nông nỗi này biết chuyển nghề gì, thấy trước là sẽ nghèo hơn, rớt thêm bậc nữa để thành nghèo thượng hạng, ngoại hạng !

Này nhé, mấy bà mấy cô ngày ngày kĩu kịt một gánh quà vặt như bún riêu, bánh bèo, tào phở hoặc mấy mớ rau, miếng thịt, bìa đậu phụ, không có tiền sang sạp ngồi trong chợ, đã lâu vẫn chịu thân phận “chợ gánh”, “chợ chạy”, “chợ đuổi” long đong tất tả ngược xuôi giữa phố phường, nay lại sắp sửa phải né mấy anh kiểm soát vệ sinh thực phẩm, lớ quớ là bị phạt vì cái tội đã không rửa ráy, không lau chùi, không nấu nướng tử tế, có nguy cơ gây ra đau bụng té re cho khách hàng của họ, thường cũng là những thị dân cũng chẳng giàu có gì cho cam, đi làm về, dừng xe, sà xuống mua món này món nọ, tiện hơn là phải vào siêu thị hoặc nhà hàng. Mà phạt bạc triệu chứ không ít. Trời ơi, trị giá cả cái gánh ấy của người ta may lắm được ba trăm nghìn, phạt như thế chỉ có nước... bỏ của chạy lấy người, tha hồ cho người ta hốt hết quang gánh, soong nồi, bát đĩa về chất thành đống ở Phường.

Vậy là tự dưng, bao nhiêu là chuyện khốn cùng dội xuống đầu dân nghèo. Những thành tích “xóa đói giảm nghèo” coi như xổ toẹt. Chưa kịp quên cái đói, bớt cái nghèo thì sẽ lại tăng thêm lực lượng người nghèo kẻ đói cho xã hội. Tất cả vì lợi ích phát triển du lịch, sẵn sàng hy sinh luôn những người dân nghèo đã từng là chỗ dựa, là cơ sở, là nơi nuôi giấu tin cậy của các cán bộ cách mạng mấy chục năm về trước. Thậm chí, không ít kẻ chức quyền bây giờ đã từng được nuôi ăn học, lớn phổng lên từ những gánh bún riêu, những đồng lương công nhân của cha của mẹ cái thời còn đi biểu tình đốt xe Mỹ !

Thế rồi, sau mấy đợt biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa ở Hà Nội và Sài-gòn, đến áp Noel, đến phiên tôn giáo tín ngưỡng bị xúc phạm công khai, thế là biểu tình hàng ngàn, hàng vạn người ở Hà Nội, Hà Đông. O ép lâu quá rồi, cư xử bất tín bất nghĩa nhiều quá rồi, tịch thu trưng dụng, tưởng là để phục vụ sự nghiệp dân giàu nước mạnh, hóa ra, dân còn nghèo, nước còn yếu, chỉ có những kẻ chia chác là giàu sụ nhờ giá đất đang tăng vọt. Tức nước thì phải vỡ bờ thôi !

Ngay hôm 11.1, đang chuẩn bị tổ chức Đêm Thắp Nến Sáng Sài-gòn hiệp thông cầu nguyện với Hà Nội, có đến 3 cuộc điện thoại của bên Công An Thành Phố gọi đến các Bề Trên Nhà Dòng chúng tôi. Người ta tỏ ra lo ngại sẽ có sách động bạo loạn. Bề Trên trả lời gọn: “Đối với chúng tôi, trên Đảng còn có Chúa, chúng tôi chỉ cầu nguyện cho xã hội được công bằng và hòa bình ! Chúng tôi cũng sẽ không quên cầu nguyện cho chính lãnh đạo các cấp chính quyền để họ biết cách cư xử hợp tình người, thuận lòng trời !”

Mà thật vậy, nhiều thị phi cho rằng mấy ông DCCT cấp tiến, thế nào cũng hò hét quát tháo, làm mạnh, làm dữ, làm tới luôn, bắt người ta phải trả lại hết các khu đất, những cơ sở tôn giáo đã bị tịch thu mà không sử dụng đúng tinh thần phục vụ xã hội. Đến khi kết thúc Đêm Cầu Nguyện họ mới ngỡ ngàng ! Cha chủ sự đã nói với hơn 4.000 người về tham dự rằng: “Xã hội hôm nay đã đánh mất tâm linh, lại không còn công lý. Vì thế nhân phẩm con người không còn được tôn trọng, các quyền căn bản của con người không còn được duy trì và bảo đảm đúng nghĩa !”

Thành ra, biểu tình của người Công Giáo chẳng phải là để đòi mấy mảnh đất, mấy khu nhà dinh thự, cho dẫu những mảnh đất ấy to tiền, những khu nhà ấy dùng được bao nhiêu là việc có ích đến đâu đi nữa. Cái chính yếu lại là đòi cho công lý và hòa bình phải được thực thi. Chiến tranh không còn nhưng chưa có hòa bình thật sự đâu. Có cả một rừng luật và nghị quyết nhưng cũng chưa có công lý tử tế đâu. Mà tôn giáo chân chính nào cũng vậy, luôn luôn mời gọi sống yêu thương nhân ái, nên nếu có phải biểu tình và đấu tranh thì luôn luôn là bất bạo động, ôn hòa, bao dung. Vì thế người Công Giáo chỉ có thắp nến cầu nguyện và hát Kinh Hòa Bình suốt mấy tuần nay mà thôi !

Đừng nghĩ như thế là yếu, là hèn, hay là không tưởng ! Không đâu, nó mạnh ở chỗ đặt hết tin tưởng vào một Chúa ở trên cả Đảng, trên mọi thứ quyền lực bạo liệt nhất của thế gian. Và nó cũng mạnh ở chỗ có khả năng liên kết được với mọi người, lay động được lòng người, những người ở các tôn giáo khác nhau và cả nơi những người vô thần, những người Cộng Sản thứ thiệt.

Không tin, xin đọc lại bài I-sai-a của ngày hôm nay, Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa. Thiên Chúa, qua miệng Ngôn Sứ I-sai-a, giới thiệu trước về một Đấng sẽ đến để cứu muôn dân rằng ( Is 42, 1 tt ):

“Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ... Người sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý. Người không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu... Người sẽ làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm”.

A ! Có đó tất cả những bà buôn thúng bán bưng bị dẹp lòng lề đường, những bác đi đổ rác bị đe dọa tịch thu xe ba gác, những chị xa quê bán ngô luộc sắp thất nghiệp, những anh công nhân bị vắt kiệt sức lao động, tất cả cánh dân nghèo cùng khổ bị bức bách đều có mặt ở nơi Giê-su, Người Tôi Trung đau khổ của Thiên Chúa, ở trong những ngọn nến sáng, ở trong từng lời hát Kinh Hòa Bình. “Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: Ơn An Bình..."

Chúa Nhật 13.1.2008
 
Thắp Nến lục bát (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
17:01 13/01/2008
Thắp Nến lục bát

Thắp Nến thắp sáng Hoà Bình,
Kiếm tìm Công Lý, xây tình Yêu Thương.
Nến là ngọn đuốc soi đường,
Cho ai lạc lối biết phương tìm về.
Nến này đánh thức cơn mê,
Ai say bạo lực dễ bề hồi tâm.
Độc tài áp bức bao năm,
Ép chèn, bóc lột, dã tâm đủ rồi!
Nay dân đen muốn làm người,
Muốn tìm hạnh phúc, muốn đời tự do.
Quyền dân, chẳng phải “Xin-Cho”
Đừng mong trì kéo, giằng co, muộn rồi!
Không chỉ đòi đất mà thôi,
Chúng tôi đòi cả cuộc đời cho dân!
Từng nghe lừa phỉnh, khất lần,
Đoạ đày, khinh miệt, làm “dân hạng nhì”.
Quyết đòi Công Lý thực thi,
Tự Do, Bình Đẳng, được thì mới yên...
Nến kia từ lúc thắp lên,
Không ngừng cháy rực, lại chuyền đi xa,
“Bó đuã” ngày một to ra,
Bạo quyền muốn bẻ cũng là khó khăn...
Khuyên ai chớ có lần khân,
Cuả dân thì trả cho dân phải rồi!
Sao còn bàn tới, bàn lui?

Boston, ngày 13 tháng 1 năm 2008
 
Tình hình Thái Hà trở căng thẳng với sự có mặt của 300 công an! Sự gì sắp xẩy ra?!
PV VietCatholic
19:41 13/01/2008
THÁI HÀ CHIỀU CHỦ NHẬT 13.01.2008: TÌNH HÌNH CÓ VẺ CĂNG THẲNG

Công an tập trung đông hơn thường lệ.
Khoảng 300 công an chìm nổi đã được huy động đến khu vực Thái Hà tối nay.
Các hành vi trấn áp đe dọa tiếp tục tái diễn.


THÁI HÀ - Hà Nội: Tại sân nhà thờ, giáo dân chen chúc xem bản thông tin của giáo xứ, nơi gián những hình ảnh và bài viết liên quan vụ nhà đất Thái Hà. Hôm nay còn có một cái mới đấy là rất nhiều đơn thư xin lại khu đất mà Giáo xứ gửi lên các cấp chính quyền trong 11 năm qua đã được dán lên.

Giáo dân vẫn đến viếng Đức Mẹ và cầu nguyện tại con đường chạy qua khu đất tranh chấp. Hôm nay chủ nhật, nhiều nhóm trên đường đi lễ đều có đến thăm viếng khu đất và cầu nguyện cho việc xin lại khu đất. Vấn đề bây giờ không chỉ vì quyền lợi, mà còn là của Giáo xứ mình cũng có liên quan bổn phận phải sống bác ái và công lý.

Cứ sau mỗi thánh lễ, cộng đoàn lại kéo ra hiện trường. Chưa kể số người hiện diện thường xuyên ở đấy, trên hiện trường và thỉnh thoảng lại xuất hiện các nhóm nhỏ nhóm cầu nguyện riêng với nhau khoảng 15-20 phút rồi đi. Ấn tượng nhất là giờ cầu nguyện của các em thiếu nhi trong giáo xứ diễn ra lúc 17 h. Khoảng gần 1000 em tham dự.

Một số người hình như là cán bộ thành phố liên tục tới thăm hiện trường. Hết thăm bên nhà thờ Thái Hà lại sang thăm bên khu đất Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng. Hễ chúng tôi đưa máy chụp hình lên, các vị liền quay lưng lại.

Buổi sáng và đầu giờ chiều công an xuất hiện rất ít. Có lúc chỉ còn khoảng 5 người trên hiện trường. Con phố chạy ngang khu đất có lúc không có cái xe cảnh sát nào. Có lúc chỉ còn một cái xe mang biển số dân sự với hai người trực ngồi trong mang theo cả gối và chăn nằm ngủ vật vờ.

Trong khi đó giáo dân tại hiện trường cũng ít đi. Có lúc chỉ còn khoảng gần chục người. Giáo dân quét dọn đoạn đường trong khu vực và sửa sang ảnh tượng treo trên tường. Trao đổi với các giáo dân đây đó, chúng tôi biết một số giáo dân đã được công an đe dọa cho nên không dám chụp ảnh nữa. Một số giáo dân khác thì bị công an hoặc tổ trưởng dân phố đến nhà “hỏi thăm” nhằm áp lực cho những người này không tham gia cầu nguyện. Một số chủ nhà trọ đã bị công an tiếp tục áp lực không cho giáo dân gốc các tỉnh đang làm ăn tại Hà Nội được tạm trú, vì lý do họ tham gia cầu nguyện ở nhà thờ Thái Hà.

Giao tiếp giữa giáo dân với các cảnh sát và bảo vệ thường trực ở trên hiện trường vẫn tốt. Họ vẫn chia nhau thức ăn và nước uống. Tất nhiên chỉ là số cảnh sát và bảo vệ thường xuyên có mặt ở đây và đã quen với giáo dân. Còn số nhân viên an ninh thì nhiều người lạ vẫn chưa thế nói chuyện và ũng không dám nói chuyện với bà con.

Ban ngày các công an hôm nay không đứng gần giáo dân cầu nguyện trên phố như những ngày trước. Họ cũng chán chụp ảnh quay phim. Các giờ cầu nguyện không còn trơ trẽn chạy lung tung giơ máy vào mặt người ta mà chụp mà quay nữa. Mà có chụp có quay cũng khó vì chủ nhật nhiều lễ, nhiều người.

Khoảng 14 h công an bắt đầu đến rất đông. Trừ công an phường Quang Trung còn lại hầu hết đều đi xe dân sự loại xe du lịch sang trọng từ 4 chỗ đến 7 chỗ mang biển số các tỉnh khác nhau từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá. Tất cả đều là loại xe bên ngoài không nhìn thấy bên trong trừ ra là phần chỗ tài xế. Chúng tôi đếm được hơn một chục xe ở gần hiện trường, và chúng tôi còn nhìn rõ gương mặt một só cán bộ công an đang cầm lái và bước xuống ra khỏi xe.

Khi thiếu nhi bắt đầu cầu nguyện lúc 17 h, chúng tôi mới thấy hai anh công an mặc thường phục bắt đầu quay phim va chụp ảnh.

Không khí trong nhà thờ Thái Hà chộn rộn khác thường. Ngay cả lúc nhà thờ không cử hành thánh lễ thì người qua lại trong khu vực cũng vẫn tấp nập. Cười nói vô tư. Công an nay sử dụng một số tay chân là người công giáo để tiếp cận những tín hữu đang cầu nguyện hay làm nhiệm vụ phục vụ trong khu vực.

Thánh lễ 18 h 30 có khá đông các linh mục đồng tế. Có nhiều khuôn mặt lạ, có lẽ là các cha ở các nơi về tham dự lễ khánh thành ngôi nhà mới của Tu viện Thái Hà ngày mai. Chúng tôi thấy cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên giới thiệu Cha Giám Tỉnh Giuse Cao Đình Trị và cha Tu viện Trưởng DCCT Sài Gòn, Tôma Phạm Huy Lãm với cộng đoàn hiện diện.

Gần 19 h chiều Chúa nhật hôm nay thì công an tràn ngập trong khu đất Thái Hà. Người của chúng tôi ở đâu cũng gặp công an mặc thường phục. Chúng tôi nhận ra họ ngay vì thái độ thiếu tự nhiên của họ, vì họ chẳng biết thưa đáp và chẳng biết đứng ngồi, trong khi đó lại nói chuyện với nhau hay nhắn tin điện thoại, hay di chuyển chỗ đứng chỗ ngồi trong khi đang dự lễ, họăc tìm cách len đến gần gian cung thánh để nhìn rõ các linh mục đồng tế.

Cha Giám Tỉnh chủ tế thánh lễ. Ngài không nói lời nào liên quan đến vấn đề đất đai. Khi lễ xong, tất cả cùng ra cầu nguyện trước khu đất. Khoảng 2000 người đã tham dự buổi cầu nguyện này.

Từ ngoài đường nhìn vào khu đất, chúng tôi thấy công an, bảo vệ đứng thành nhóm rất đông đối diện với cộng đồng giáo dân. Các công nhân cũng được huy động thường trực ở hiện trường cả buổi tối. Cả các học viên của các trường an ninh và quân đội cũng được huy động đến. Có học viên cho chúng tôi biết: Chúng em đang đi học, lệnh cấp trên nói chúng em mỗi lớp cho 15 người tối nay và sáng mai đến làm công tác an ninh trật tự ở phường Quang Trung (không nói là khu vực nhà thờ Thái Hà)

Buổi tối số người đến ngủ khá đông. Khổ một nỗi là không đủ chăn chiếu và chỗ nằm cho nên một số về bớt. Hơn 23 giờ đêm vẫn còn có đông giáo dân và công an trên khu vực. Một số nói chuyện rì rào, một số đã nằm ngủ, một số đi đi lại lại, một số vẫn âm thầm cầu nguyện, thắp nến, đốt hương khiến cả khu phố lập loè hương lửa. Bấu khí ấm cúng lạ thường. Vui như đêm hội.

Lúc này có một đoàn linh mục ra thăm hiện trường. Chắc là các linh mục ở xa về cho nên ngay chúng tôi cũng nhầm, khi chúng tôi chụp hình những người này mà chúng tôi cứ tưởng là công an. Ngay lập tức các cán bộ tại hiện trường điện thoại và khoảng gần nửa tiếng sau đông đảo công an cấp to cấp nhỏ lại đổ bộ đến ào ào.

Bên giáo dân đến hiện trường nhiều và thức đêm nhiều. Họ cũng đã sẵn sàng chuẩn bị đón nhận “cơn thịnh nộ” của chính quyền chỉ giỏi dùng bạo lực trấn áp. Vì từ hôm qua 12.01.2008, chính quyền thành phố đã kết án họ vi phạm pháp luật trong một văn thư gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.

Chính quyền áp lực bên ngoài bằng cách kết án Giáo xứ Thái Hà vi phạm pháp luật, cũng như dùng các biện pháp trấn áp để cô lập, chia rẽ và giải tán giáo dân. Trong khi đó lại áp lực bên trong bằng cách gửi văn thư cho Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội nhằm kết án các việc làm của Giáo xứ Thái Hà.

Cho đến lúc này theo dõi bảng thông tin cố định và các thông báo của Giáo xứ Thái Hà, chúng tôi vẫn chưa thấy Giáo xứ có phản ứng gì trước các áp lực bên trong bên ngoài của chính quyền.
 
Diễn biến mới: Đức Cha chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang có mặt tại Hà Nội
VietCatholic Network
21:03 13/01/2008
HÀ NỘI -- Chúng tôi được biết rằng từ ngày 10.01.2008, nhân dịp Gia đình Gioan (cựu chủng sinh) mừng thượng thọ ĐHY Phạm Đình Tụng, cho đến nay, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt và đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang có mặt tại Hà Nội.

Có nguồn tin cho rằng Chính quyền Hà Nội đã mời Đức Cha chủ tịch ra Hà Nội để họp bàn giải quyết vấn đề đất đai của Giáo Hội.

Lại một nguồn tin khác còn cho chúng tôi biết một cách tỉ mỉ hơn, nói rằng Chính quyền đã đồng ý sẵn sàng trả lại đất Tòa Khâm Sứ, đất Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang và Đại Học Piô X Đà Lạt lại cho Giáo Hội Công giáo qua trung gian Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhưng ngược lại Giáo Hội cần cam kết không còn những cuộc cầu nguyện công khai đòi nhà đất, mà hiện nay đã bắt đầu và có khả năng bùng phát ở nhiều giáo phận khác nữa.

Trong những ngày qua chúng tôi đã cố gắng nhiều lần tiếp xúc với Văn phòng của Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn cũng như đã viết thư đệ trình Ngài mong ngài giải đáp cho biết một số những vấn đề mà giáo dân tại Việt Nam cũng như hải ngoại đang mong chờ từ nơi Ngài, nhưng rất tiếc chúng tôi chưa nhận được hồi âm của Ngài.

Một trong những vấn đề mà mọi người mong muốn được Đức Cha chủ Tịch chia sẻ, đó là lập trường của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ủng hộ việc lên tiếng của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội như thế nào?

Sau nữa là xin Đức cha Chủ tịch xác nhận nguồn tin Chính quyền Hà Nội muốn gặp gỡ, trao đổi và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đất đai của Giáo Hội với Đức Cha Chủ tịch có đúng không? Và nếu đúng, thì có những tiến triền hay có những điều kiện và những quy định nào không?

Chúng tôi nghĩ có lẽ vì Đức Cha Chủ tịch đang bận công tác tại Hà Nội nên vì thế Ngài chưa có thời giờ thuận tiện và chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhiều người trong chúng ta.

Chúng tôi hy vọng trong những ngày gần đây sẽ có dịp được thưa truyện với Đức Cha Chủ tịch và được Ngài chia sẻ những ưu tư, những tiến trình và những vấn nạn mà hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân Việt Nam khắp nơi đang chờ đợi nơi Ngài.
 
Thông Báo
National Companion Convention - Đại Hội Nghĩa Sĩ Toàn Quốc Kỳ III
Thiếu Nhi Thánh Thể
11:36 13/01/2008
You are invited to an unforgettable event!
National Companion Convention III
Đại Hội Nghĩa Sĩ Toàn Quốc Kỳ III


Location: Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, 1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Date: 26 – 29/6/2008
Chủ đề: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Ga 2,20).
“Yet I live, no longer I, but Christ lives in me.” (Ga 2:20).

Follow Saint Paul’s journey and Be A Witness!
Come and share your time, spirituality, knowledge, and talents with us!

Guest Speakers:
Chris Padgett is a brilliant songwriter, musician, speaker, and worship leader who travels the world giving talks, missions, and concerts. He has six solo albums to his credit, the latest—Impact—recently released by Spirit and Song. One of the most effective champions of family life in the church today, Chris can speak from experience. He has been married to his high school sweetheart for more than 15 years and has eight children. Chris and his wife, Linda, recently published their first book, Not Ready for Marriage, Not Ready for Sex: One Couple’s Return to Chastity, which recounts their journey from courtship to marriage. Chris holds a master’s in theology from Franciscan University of Steubenville, Ohio, and has begun doctoral work in Marian studies at the International Marian Research Institute in Dayton, Ohio.

Aaron Davis (17 years old) sent this letter to Chris:
“…When you were telling us about the unexpected things God throws at us... I swear, dude, the beam of light shined down upon me and everything that I was searching answers for... it all came together. I still didn't understand why this God, who is supposed to be loving and caring took me away from everything I loved and cared about. Some God, I thought at times.
But once you showed me how I can make a difference... that's when it dawned on me. THAT is why God brought me to Kentucky. He wants me to touch lives. He wants me to be an example. Chris, you seem very lucky and very blessed. I wish I had the guts to do what you do... you're totally off-the-wall and have not a care in the world whether we thought you were being totally stupid. But, you put a smile on all of our faces. After your talk, I see now... I have it good. I should quit feeling sorry for myself being here and get out there and help others. Words cannot express my gratitude to you for showing me that. Don't be a stranger to Bowling Green. It was really cool having you. I especially enjoyed that first song that you sang that went something like, "I love you, my son..." that was awesome. Take care, God Bless!”


DJ Bill Lage is a Catholic Christian entertainer who has traveled the country for the past thirteen years energizing and connecting with both the young and the young-at-heart, spreading the news that yes, living a life for God can be fulfilling, challenging, and most definitely fun! At the NCCYM in Las Vegas, thousands of youth ministers from across the nation experienced the “Catholic Dance” with DJ Bill. Now it’s time to bring the Catholic Dance to the youth at National Companion Convention III.!

Rev. Martino Nguyễn Bá Thông will share with you his awesome, touching experiences in his ministry working with the young, poor and restless in VietNam.

Văn Nghệ: Talented Performers from 8 Mien & Ban Nhạc Trẻ (from Atlanta)

Activities:
* Spiritual Crew
* Slide Show of your Mien
* Fun Group Activities by Catholic Dance DJ Bill
(You will need a cool, official Dai Hoi Nghia Si III T-Shirt to enter this fun event!)
* Sport Competition
* Thi DDua Kie^’n Thu+’c Competition
* Name That Tune (TNTT/Nghia Si Songs) and etc.
* Games for the cool and fabulous Ngihia Si

Workshop on Social Issues
Vocation Workshop
Expo:

* Career Information
* Scholarships for College
* Colleges and Universities
* Charity
* Vocation

***Best of all: Spiritual Nights at Dai Hoi Nghia Si III you won’t forget!

***And Much More!!!
***An Unforgettable Event That Will Happen Only Once In A Couple Of Years!

For More Information, Join Our Discussion Forum, and Registration, Visit www.tntt.org/dhns3/
 
Văn Hóa
Mặt trời buồn
Sa Mạc Hồng
11:28 13/01/2008
Mặt trời buồn.

Sáng nay thức dậy
Không thấy ánh mặt trời
Không nghe tiếng chim hót reo vui
Chỉ có vầng mây xám
Lủi thủi giương đôi mắt buồn xo
Nhìn sóng vỗ vào bờ
Cơn gió lớn quàng vai cơn bão

Chẳng còn gì để tiếc
Chẳng còn gì để thương
Bên dưới những cuộc đời thường
Có những điều khác lạ
Ánh mặt trời không rọi tới
Không có trận cuồng phong
Nhưng có cơn bão lòng
Thổi bay đi những hạt sống

Có còn gì để khóc
Tất cả đã mất rồi
Có còn gì để trách
Chẳng lẽ lỡ làng thôi?

Những kẻ sống trên đời
Có bao giờ tự hỏi
Mặt trời mọc cho ai?