Ngày 12-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:20 12/01/2024

5. Thánh Thể giống như ngọn lửa bừng cháy, khiến tôi khi rời khỏi bàn thờ vẫn phát ra lửa yêu rất mạnh, làm cho ma quỷ kinh khiếp.

(Thánh John Chrysostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:23 12/01/2024
51. KIÊN CƯỜNG BẤT KHUẤT CỦA HÀN CẢO

Bộc xạ Hàn Cảo càng lớn càng giống phụ thân, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ.

Từ đó về sau, Hàn Cảo vì sợ nhìn thấy hình bóng của mình mà nhớ đến tình cảm cha con, nên không soi gương, và tự cho mình là người “kiên cường bất khuất”.

Mùa đông nọ anh ta bị bệnh, thầy thuốc đắp thuốc cho anh ta, đắp liên tiếp nhiều lần mà cũng không dính, nên thuận miệng nói:

- “Trời lạnh thật, thuốc cao vừa rời lửa thì liền cứng lại”.

Hàn Cảo nhạy cảm cách đặc biệt nên cười nói với thầy thuốc:

- “Hàn Cảo tôi, thực tế là cứng ạ”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 51:

Thương cha nhớ mẹ khi các ngài đã qua đời là chuyện thường tình của con cái, nhưng vì sợ nhớ cha mà làm tổn thương đến sức khỏe mình rồi không dám soi gương thì quả là lập dị hết chỗ nói, lại còn “tự phong” cho mình là người kiên cường bất khuất thì thật là “siêu” lập dị...

Có những người Ki-tô hữu không đi đến nhà thờ vì sợ thấy cái chỗ của cha mẹ mình ngồi khi còn sống để đọc kinh dâng lễ thì đau lòng thương cảm, đây chỉ là lý do phụ mà thôi, bởi vì người Ki-tô hữu càng nhớ càng thương cha mẹ thì việc trước tiên là phải cầu nguyện cho các ngài, cần phải luôn đến nhà thờ dâng lễ cầu nguyện chứ không phải thấy cái ghế mà cha mẹ thường ngồi trong nhà thờ rồi khóc lóc mà bỏ về không đến nhà thờ; lại có những Ki-tô hữu khi cha mẹ còn sống thì không đoái hoài đến, nhưng khi cha mẹ đã thành người thiên cổ thì khóc lu bù lấy cái này của cha về làm kỷ niệm, lấy cái kia của mẹ về bỏ trong nhà mình để nhớ mẹ khi còn sống, mọi hành vi cử chỉ này đều giả dối vì có người lấy đồ của cha mẹ về thì vất lăn lóc trong xó nhà, có người lấy đồ kỷ niệm của cha mẹ đem đi bán kiếm tiền nhậu...

Nhớ cha mẹ khi các ngài đã qua đời và thương tâm khi có ai đó nhắc đến cha mẹ mình, đó chưa phải là người con có hiếu, nhưng cầu nguyện cho cha mẹ, làm việc thiện và hy sinh để xin Thiên Chúa thứ tha những lỗi lầm thiếu sót của cha mẹ khi còn sống, đó mới chính là người con có hiếu và là bổn phận của người Ki-tô hữu vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tham gia Nhà Chúa
Lm Nguyễn Xuân Trường
04:41 12/01/2024

THAM GIA NHÀ CHÚA

Để sống tinh thần hiệp hành, Hội đồng Giám mục Việt Nam đang thúc đẩy sự “tham gia đời sống Giáo Hội”. Và Lời Chúa hôm nay cho thấy thái độ tham gia là sống tương thân và dấn thân theo Chúa.

1. Tương thân. Ngày nay, nhiều xã hội người ta chủ trương chuyện tôn giáo, việc theo Chúa là chuyện riêng của mỗi cá nhân, không nên, thậm chí không được nói tới. Nhưng Lời Chúa hôm nay cho thấy điều ngược lại, chuyện đến với Chúa lại là chuyện tương thân giúp nhau nhận ra Chúa, đi theo Chúa. Ông Gioan đã giới thiệu Chúa cho 2 môn đệ mình trên đường. Ông Êli đã giúp Samuen nhận ra tiếng Chúa gọi trong đêm. Rồi Anrê sau khi gặp Chúa đã kể về Chúa và dẫn em mình đến gặp Chúa. Vậy tham gia đời sống Giáo Hội, tôi đã làm những gì giúp người khác đến với Chúa?

2. Dấn thân. Tham gia luôn cần sự dấn thân. Cậu bé Samuen đang ngủ giữa đêm nghe tiếng Chúa gọi đã nhiều lần vùng dạy, ra khỏi giường, chạy đến với thầy của mình. Hai môn đệ đang đứng với ông Gioan, sau khi được giới thiệu đã mau chóng bỏ hết mọi sự để đi theo Chúa Giêsu đến tận nhà của Ngài. Tham gia là dấn thân, chuyển từ trạng thái tĩnh của đang ngủ, đang đứng sang trạng thái động của đi theo, đến xem, chạy tới. Vậy tham gia đời sống Giáo Hội, tôi đã dấn thân làm những việc gì khi theo Chúa?

Quả thật, tham gia là sống tương thân giúp nhau dấn thân theo Chúa. Theo Chúa để chúng ta lắng nghe tiếng Chúa và thực thi ý Chúa, chứ không phải theo Chúa để cầu xin Ngài làm những điều theo ý riêng chúng ta mong muốn. Amen.
 
Sống thế nào để gọi là chất ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
13:51 12/01/2024

SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM B

Sau khi được thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu: "Ðây là Chiên Thiên Chúa", hai môn đệ đầu tiên là thánh Gioan tông đồ và thánh Anrê đã rời thánh Gioan Tẩy giả để theo Chúa. Sau khi đã chứng kiến cuộc sống của Chúa, thánh Anrê còn mời gọi em mình là thánh Phêrô tiếp tục lên đường đến với Chúa.

"Đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm ấy" (Ga 1, 39), để sau đó là quyết định ở lại mãi (chứ không ở một ngày), cho thấy các tông đồ không mê vật chất, không hám danh, không thủ lợi. Bởi các ngài chứng kiến tận mắt nơi Chúa những thứ không thể có ấy.
Họ biết cuộc sống của Chúa là cuộc sống du mục, một cuộc sống nghèo hèn, đầy bấp bênh, một cuộc sống mà "con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Mt 8,20). Bởi Chúa đã trút bỏ mọi vinh quang, mặc lấy thân phận tôi đòi, hèn yếu, để nên giống mọi người trần thế (x. Philip 2, 6-7).

Các tông đồ càng lúc càng khám phá ra, vị Thầy mới, đúng thật là Đấng mà người đầu tiên dẫn dắt các ngài (thánh Gioan Tẩy Giả) từng giới thiệu. Đó là Đấng mà thánh Gioan Tẩy Giả còn "không đáng cởi quai dép cho Người" (Ga 1, 27). Bởi Đấng ấy chính "là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian… Người đến sau tôi nhưng quyền thế hơn tôi vì có trước tôi …Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người… Người là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần... Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" (Ga 1, 29-34).
Khám phá Chúa là Đấng thỏa mãn lý tưởng của mình, các tông đồ quyết định theo Chúa, hiến thân phụng sự Chúa, phụng sự công trình Chúa đang thực hiện, phụng sự lý tưởng mà ngày qua ngày, từng bước, từng bước một, Chúa giáo dục và gieo vào lòng các ngài.

Sau khi "xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm ấy" (Ga 1, 39), để từ cái "ngày hôm ấy" trở thành cột mốc đầu tiên, đánh dấu sự "đổi đời" của các tông đồ. Theo Chúa, các ngài dấn thân vào hành trình thánh giá cùng Chúa. Hành trình đó đòi các ngài "phải có những tâm tư như đã có trong Đức Giêsu Kitô" (Philp 2, 5). Bởi không có tâm tư của Chúa, không mang cùng một chiều sâu nội tâm như Chúa, các tông đồ không thể chịu đựng nổi thực tế ê chề, nghiệt ngã, tủi nhục trong lộ trình thánh giá của Chúa, mà các ngài phải theo.

"Ngày hôm ấy" cũng chính là ngày định mệnh của các tông đồ. Chắc chắn các tông đồ không thể ngờ nổi, cả một cơ đồ của Thiên Chúa, cả một gia sản Nước Trời, cả một vận mạng đời đời mà Chúa Giêsu, Thầy Chí Thánh phải chuộc bằng giá máu, lại có thể được trao vào tay của mình. Càng không thể ngờ nổi, các tông đồ sẽ là nền mống, là cột trụ, là đá tảng để Chúa xây dựng tác phẩm của Chúa là Hội Thánh.

Như các tông đồ xưa đúng "chất" tông đồ. Các ngài quả cảm theo Chúa. Các ngài say mê Chúa. Các ngài dồn nỗ lực cho hành trình theo Chúa, dẫu có lúc gian nan, lúc vượt qua đau đớn, lúc tưởng như cái chết gần kề...

Để trở nên "chất" thật sự, người tông đồ hôm nay cũng phải ở lại trong Chúa không vì vật chất, không vì hám danh, không tìm vinh danh mình, không nhắm quyền lợi, quyền lực… Họ, không thủ lợi, không lo sự đời, không a dua theo những cám dỗ vinh hoa. Nhưng họ phải biết trút bỏ để chọn tinh thần nghèo khó. Họ phải biết đoan hứa trung thành và bền đỗ với Chúa, dù hành trình phải đi là hành trình thập giá hay phục sinh.

Người tông đồ cần xác định lập trường vững chắc của mình: Chỉ vì chính Chúa, chỉ vì lý tưởng Tin Mừng, chỉ vì muốn rập khuôn đời mình cho và theo một Nhân Cánh khôn tả, một Lẽ Sống, một Chân Lý muôn đời dòi dọi rợp bóng là chính Chúa mà thôi.

Làm tông đồ của Chúa, mỗi Kitô hữu phải đặt việc rao truyền danh Chúa, việc loan báo ơn cứu rỗi của Chúa lên hàng đầu theo kiểu mẫu của thánh Phaolô:
"Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy thì mới đáng được Thiên Chúa thưởng công: còn nếu không tự ý thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin mừng dành cho tôi" (1 Cr 9, 16-18).

Danh dự của chúng ta là mang Chúa đến cho trần gian. Nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là làm cho người khác nhận biết Chúa. Chân lý tuyệt đối mà một đời chúng ta phải theo đuổi là chỉ có Chúa là ưu tiên hàng đầu trong mọi hành động, mọi phản ứng của đời sống thường nhật. Lẽ sống của chúng ta nếu đã đón nhận tình yêu tuyệt đối của Chúa, thì cũng phải trao dâng tình yêu từ nơi bản thân đến với thế giới xung quanh, đến với con người trong trần thế.
 
Dáng dấp phục sinh
Lm. Minh Anh
13:53 12/01/2024

DÁNG DẤP PHỤC SINH
“Ông đứng dậy, đi theo Ngài!”.

Cheryl Reimold, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể, từng nói, “Nếu bạn đứng để nói chuyện với một người đang ngồi, bạn có được chiều cao và một sức mạnh nhất định tạm thời. Nhưng nếu bạn diện đối diện ngang hàng với người đó, dù đang đứng hay ngồi, bạn có nhiều cơ may thiết lập một tương quan tốt nhất!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hẳn đã áp dụng ngôn ngữ cơ thể của Reimold. Và như vậy, Ngài đã khom người xuống, nhìn vào mắt Matthêu, nói rất nhỏ nhưng rất mạnh mẽ với ông, “Hãy theo Tôi!”. Lập tức, “Ông đứng dậy, đi theo Ngài!”. Việc “đứng dậy” của Matthêu ở đây còn mang một ý nghĩa sâu sắc khác, đứng dậy với ‘dáng dấp phục sinh!’.

Bênêđictô XVI giải thích, “Trong hành động “đứng dậy” này, người ta có thể thấy sự tách rời khỏi hoàn cảnh tội lỗi; cùng lúc, ý thức gắn bó với một đời sống mới, ngay thẳng, công chính, hiệp thông với Chúa Giêsu!”. Thánh thiện không đơn thuần là tách mình khỏi tội lỗi, nhưng còn là tham dự vào tình yêu và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Không chỉ “đứng dậy” để tách khỏi một cái gì đó, nhưng còn để biến thành một ai đó mà Thiên Chúa muốn mỗi người trở thành. Đó là sự đứng dậy với ‘dáng dấp phục sinh!’.

Khi kêu gọi ai, Chúa Giêsu không bao giờ trao cho họ một tấm bản đồ; thay vào đó, một la bàn. Bạn không thấy điểm đến; đơn giản, chỉ biết phương hướng! Mỗi ngày, Ngài gọi bạn đi theo; quan trọng hơn, dán mắt vào Ngài. Matthêu không biết rồi đây, đời mình sẽ kết thúc ở đâu, nhưng ông biết, nó phải thay đổi, cần bắt đầu từ đâu và bắt đầu thế nào.

Cũng thế, qua Samuel - bài đọc một - Thiên Chúa chọn Saolê “đứng dậy” làm vua trị vì dân, “Ngài tỏ uy lực khiến nhà vua sung sướng” - Thánh Vịnh đáp ca. Vị vua đầu tiên này là sự lựa chọn của Thiên Chúa; nhưng tiếc thay, Saolê rốt cuộc, sẽ là người đi lạc như những con cừu của cha mình. Ông là vua, nhưng sẽ là vua của một dân nổi loạn. Khác với Matthêu, Saolê đã “đứng dậy”, nhưng không đi đến cùng và Thiên Chúa đã cất ông!

Trở lại với Matthêu, Tin Mừng nói đến những gì xảy ra sau đó. Người ta ăn mừng lễ ‘tiên khấn’ cùng lúc ‘vĩnh khấn’ của Matthêu tại nhà ông. Matthêu có thể đã nói ‘Không’, hoặc ‘Chưa’, hoặc ‘Không phải bây giờ’; nhưng nếu một lời từ chối như vậy đã xảy ra, hẳn sẽ không có bữa tiệc tối nào. Và dĩ nhiên, nhiều người bạn của Matthêu đã bỏ lỡ vĩnh viễn cuộc gặp thân mật với Chúa Giêsu, một cuộc gặp có thể đã thay đổi một số cuộc đời của họ. Chúa Giêsu gõ cửa cuộc đời Matthêu, Matthêu mở cho Ngài; sau đó, tìm những người khác để họ đến gặp Ngài. Đó là sự đứng dậy với ‘dáng dấp phục sinh’ thiết thực nhất.

Anh Chị em,

“Ông đứng dậy, đi theo Ngài!”. Chúa Giêsu gọi, Matthêu đi theo. Và Ngài bất ngờ đổi vai! Ngài lẽo đẽo theo Matthêu về nhà ông, nơi ông ‘đang là’; ở đó, trở nên ngang hàng với ông và thật tuyệt vời, “một tương quan tốt nhất được thiết lập!”. Ngài không đứng ‘cao hơn’, nhưng coi Matthêu ‘ngang hàng’, để ông có thể ngược xuôi với Ngài trên mọi nẻo đường; và cuối cùng, chết như Ngài và hẳn sẽ phục sinh như Ngài. Bấy giờ, việc “đứng dậy” của Matthêu không còn mang dáng dấp phục sinh, nhưng là phục sinh thật! Phần chúng ta thì sao, bạn và tôi có đứng dậy, đi theo, đón Ngài, mời bạn bè đến với Ngài?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, mỗi sáng thức dậy, đừng để con lừng khừng! Cho con luôn hân hoan, không chỉ với dáng dấp nhưng là phục sinh thật với một ngày sống mới!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
CN 2TN : EUREKA, TÌM RA RỒI
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
15:25 12/01/2024
CN 2TN : EUREKA, TÌM RA RỒI

Sau khi từ bỏ thầy mình là Gioan Tẩy Giả, để đi theo người mà Gioan nói là Chiên Thiên Chúa, rồi lại ở với vị thầy mới là Chiên Thiên Chúa đó, thì hôm sau, Anrê đi tìm anh mình là Phêrô, và nói : “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia (nghĩa là Đấng Kitô). “Chúng tôi đã gặp.” “Gặp”, một cách diễn rất không đạt. Hôm qua ra đường, tôi gặp cảnh sát giao thông đứng ở ngã tư, gặp ông đi qua bà đi lại. Hoặc cao hơn một bậc, hôm qua đi phố tình cờ gặp lại người quen. Những kiểu gặp đó không phải là “gặp” trong câu “chúng tôi đã gặp Đấng Kitô của Anrê.” Vậy chữ “gặp” trong câu nói của Anrê nghĩa là gì

Chúng ta sẽ tìm theo nghĩa Kinh Thánh, tức là nghĩa của câu thoại trên; và một nghĩa nữa : nghĩa tình yêu, nghĩa của bối cảnh trên.

1- Nghĩa của Kinh Thánh

Lẽ ra nên dịch : tìm thấy rồi, tìm được rồi !

Quả thật người Do Thái thời ấy ao ước sự xuất hiện của Đức Kitô mà Kinh Thánh đã loan báo. Đấng đó sẽ đến giải thoát, giải thoát cả sự đô hộ của Roma nữa. Ai tìm ra được Đức Kitô quả là diễm phúc. Cho nên khi tìm được rồi reo lên như Archimède xưa : Eureka (mà quả thật Phúc Âm viết bằng tiếng Hilạp, cũng dùng chữ như Archimède xưa kêu lên : Eureka, tôi đã tìm ra rồi).

Số là Archimède sống từ khoảng năm 287 đến 212 tCN. Ông là cố vấn khoa học cho Herio II, người thống trị thành phố Syracuse trên đảo Sicily, phía nam Italy (Sicily khi đó là một phần của thế giới Hi Lạp). Câu chuyện kể rằng Herio đã yêu cầu Archimède kiểm tra xem chiếc mũ miện mà ông vừa cho chế tạo dâng thần thánh được làm bằng vàng nguyên chất hay hỗn hợp của vàng và bạc. Người ta cho rằng Archimède đã tìm ra câu trả lời trong khi đang ngồi trong bồn tắm. Ông đã nhảy ra khỏi bồn tắm và trần như nhộng chạy khắp các đường phố la toáng lên “Eureka! Eureka!” Đó là tiếng Hi Lạp có nghĩa là “Tôi đã tìm ra rồi.”(*)

Anrê theo thầy Gioan Tẩy giả, cũng là để đi tìm cho bằng được Đấng Kitô, cho nên khi tìm được cũng kêu lên Eureka : Đấng Kitô, chúng tôi đã tìm ra được rồi.

-Newton (tk 18) nằm dưới gốc tây táo, tình cờ một quả táo rơi trúng đầu, ông tìm ra được định luật hấp dẫn vạn vât và sức hút của trái đất, khi nó quay. Chắc chắn ông phải suy nghĩ nhiều trước đó, để khi thấy trái táo rơi, -tại sao không rơi ra không gian, mà rơi xuống đất,- lúc đó chắc chắn Newton cũng kêu lên Eureka. Ngày nay bên Âu Châu và ngay tại Việt Nam ta, cũng có những câu lạc bộ Eureka, nhằm tìm tòi phát minh ra những điều mới lạ, một kiểu như Eureka : tôi đã tìm ra rồi. Anrê cũng thốt lên như vậy với anh mình : Kitô, tôi đã tìm ra rồi !

-Trên VTV1, có chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly,” do nhà báo Thu Uyên, nay đã đến số trên trăm, mỗi tháng 1 số, diễn lại phút “gặp” lại người lạc mất. Đúng là “tôi đã tìm thấy rồi” chứ không phải tình cờ gặp đâu. Người nhà tìm, nhà đài tìm, để rồi cuối cùng kêu Eureka, chúng tôi đã gặp : chúng tôi đã tìm được rồi, mừng quá. Anrê cũng nói câu tương tự với Phêrô : Đấng Kitô đó, chúng tôi đã tìm ra rồi, tìm được rồi, mừng quá, “như chưa hề có cuộc chia ly.”

Đó là nghĩa Kinh thánh, nghĩa của câu thoại, bởi vậy dịch là “gặp”, chúng tôi đã gặp, hơi yếu : ít ra phải là “chúng tôi đã tìm thấy rồi, đã bắt gặp được rồi.”

2. Nghĩa tình yêu

Nhưng câu nói của Anrê còn thêm một nghĩa, nghĩa của khung cảnh Anrê gặp Đức Kitô, mà ta có thể gọi là nghĩa “tình yêu.”

Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không (Kiều câu 181)

Hai câu thơ mô tả Kiều gặp Kim Trọng. Gặp mà làm chi, dứt đi không được.

Khi Anrê đã gặp được Đấng Kitô rồi, thì cũng dứt đi không được, lúc gặp là giờ thứ mười, 4 giờ chiều, rồi ở lại hôm ấy với Đức Kitô. Nhớ rất rõ là mấy giờ. Làm sao quên được !

Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy

ngàn năm hồ dễ mấy ai quên

Thế Lữ đã thốt lên như vậy.

Khi chàng gặp nàng lần dầu, không thể quên được.

Khi Anrê gặp Chúa, ta nên nhớ là còn Gioan nữa, Gioan cũng là người đầu tiên gặp Chúa, nên hơn 50 năm sau, khi viết sách Tin Mừng, Gioan còn nhớ rất rõ : 4 giờ chiều. Phút gặp gỡ đầu tiên ấy, ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.

Có một bài hát của Lm Tiến Lộc, cũng hát được trong nhà thờ, nhưng thường là hát sinh hoạt : “Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình, Gặp gỡ đức Kitô đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ đức Kitô chân thành mình gặp mình. Gặp gỡ đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh.”

Cha Lelotte trong cuốn “Những người trở lại trong thế kỷ 20” ghi lại hơn ba mươi khuôn mặt từ giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân. Cha trình bày kinh nghiệm gặp gỡ Chúa một cách độc đáo, riêng biệt của từng người. Và từ ngày ấy cuộc đời của họ đã biến đổi một cách sâu sắc. Họ trở lại, đi theo Chúa, có người đi tu (như cha Bửu Dưỡng trước đây). Có người tiếp tục đời thường nhưng say mê Chúa mà họ đã eureka, đã tìm ra được rồi.

Trong một lớp giáo lý tân tòng, một thiếu nữ trẻ đang học đạo để lập gia đình, đã chia sẻ tâm tình và sự lựa chọn của cô như sau :

Trong cuộc đời cô, cô chưa bao giờ nghe biết hay được học hỏi điều gì về tôn giáo cả. Gia đình cô rất ghét đạo Công Giáo. Nhưng chàng và nàng lại yêu thương nhau tha thiết. Khi chàng ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ với điều kiện cả hai phải có cùng một niềm tin tôn giáo, nàng chấp nhận ngay. Cô nói: “Tôi muốn có cái mà anh ấy có”. Cô chia sẻ rằng cô nhận thấy, đối với chàng đức tin là điều quan trọng nhất trong cuộc đời và chi phối toàn bộ cuộc đời chàng. Trong đức tin chàng có sự bình an và hạnh phúc. Đó là điều cô cũng đang đi tìm kiếm thì tại sao cô lại không chấp nhận được. Trong khi đó chàng không có nhiều tiền bạc, nhưng rất hài lòng về cuộc sống của mình, và chu toàn những bổn phận hằng ngày. Cuộc sống phản ảnh đức tin mà chàng và cô muốn là một phần của niềm tin đó.

Chúng ta có được như chàng trai này : sống đức tin vì đã tìm gặp được Chúa rồi để sau đó làm cho nàng cũng eureka tìm gặp được Chúa như chàng không? Đúng là “gặp gỡ Đức Kitô, (phải) biến đổi cuộc đời mình,” và cả cuộc đời người khác nữa. Amen

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

___________

(*) Số là Archimède sống từ khoảng năm 287 đến 212 tCN. Ông là cố vấn khoa học cho Herio II, người thống trị thành phố Syracuse trên đảo Sicily, phía nam Italy (Sicily khi đó là một phần của thế giới Hi Lạp). Câu chuyện kể rằng Herio đã yêu cầu Archimède kiểm tra xem chiếc mũ miện mà ông vừa cho chế tạo dâng thần thánh được làm bằng vàng nguyên chất hay hỗn hợp của vàng và bạc. Người ta cho rằng Archimède đã tìm ra câu trả lời trong khi đang ngồi trong bồn tắm. Ông đã nhảy ra khỏi bồn tắm và trần như nhộng chạy khắp các đường phố la toáng lên “Eureka! Eureka!” Đó là tiếng Hi Lạp có nghĩa là “Tôi đã tìm ra rồi”.

Vàng thì nặng hơn bạc, cho nên một ký vàng thì khối lượng nhỏ hơn cũng một ký vàng pha bạc, vậy nếu 1kg vàng pha bạc, thì nước tràn ra nhiều hơn là vàng ròng.

-Archimdes thả những vật bằng vàng nguyên chất và bạc nguyên chất vào nước để đo sự thế chỗ. Sau đó, ông thả cái mũ miện vào. Nước tràn ra nhiều hơn. Thì ra nó chiếm chỗ của nước nhiều hơn vật bằng vàng nguyên chất. Archimède kết luận rằng cái mũ miện của nhà vua không được làm bằng vàng nguyên chất.
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 12/01/2024
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Ga 1, 35-42.

“Các ông đã đến xem chỗ của Đức Chúa Giê-su ở, và ở lại với Ngài.”


Anh chị em thân mến, nội dung của bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy việc Đức Chúa Giê-su chọn các môn đệ đầu tiên và thái độ của các môn đệ như thế nào đối với lời mời gọi “Theo Thầy” của Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm sau:

1- “Đến mà xem”.

Đức Chúa Giê-su mời gọi hai người môn đệ của thánh Gioan Tiền Hô rằng “hãy đến mà xem”, và các ông đã đến xem, nhưng xem thấy gì? không xem thấy gì cả và cũng không có gì đáng xem, ngoài cuộc sống của Đức Chúa Giê-su, chính cuộc sống này đã thu hút và giữ các ông lại bên Ngài và trở thành môn đệ của Ngài.

Hai môn đệ đầu tiên đã xem nhưng họ không phê bình gì cả, cái mà họ xem thấy không phải là một vị bác học tài ba, cũng không phải là một anh hùng lẫm liệt, cũng chẳng phải là một nhân vật quan trọng nào khác của nhà vua, nhưng họ nhìn thấy một con người rất bình thường như những người khác, cái rất bình thường này có một sức lôi cuốn đặc biệt trong cung cách giảng dạy, bởi vì lời giảng dạy của Ngài như Đấng có quyền uy ! Họ đã xem và thấy được Đấng Mê-si-a trong cách sống và lời giảng của Đức Chúa Giê-su đó sự hiền lành và khiêm tốn của Ngài.

Hai môn đệ đã xem thấy Chúa, và họ đã ở lại với Ngài, học hỏi Ngài và sống chết với Ngài, và cuộc sống của các ngài cũng sao chép lại cuộc sống của Đức Chúa Giê-su, đó chính là đời sống khiêm tốn và phục vụ của các Ngài.

Chúng ta không những đã thấy Chúa mà còn trở nên con cái và là môn đệ của Ngài, nhưng trong cuộc sống chúng ta có học hỏi noi gương của Chúa chưa? Có những lúc chúng ta mời những người ngoại giáo, những người “nguội lạnh” đến mà xem, nhưng khi họ đến nhà thờ để “xem” Chúa thì họ không thấy Chúa đâu cả, mà chỉ thấy chúng ta –những người Ki-tô hữu- đi dâng lễ mà như đi coi phim ở trong rạp hát: thanh niên nam nữ ngồi bên ngoài ghế đá trò chuyện tâm tình “ôm nhau xèo nẹo”; họ thấy chúng ta đang ngồi tán ngẫu hút thuốc lá khi linh mục đang giảng; họ thấy các ông trùm cầm cây roi mây đi lui đi tới rình nạt nộ trẻ em như coi tù...

- “Đến mà xem” tức là đến để sống với Đức Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể.

- “Đến mà xem” tức là đến để nhận sự hòa giải nơi bí tích Giải Tội.

- “Đến mà xem”, xem rồi thì ra đi loan báo cái mà mắt mình đã xem đã cảm nghiệm được cho tha nhân, đó chính là đời sống yêu thương và phục vụ của chúng ta.

2- “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a”.

Đó là tiếng hô vui mừng của người đi tìm trân châu ngọc quý và đã gặp, ông An-rê -một trong hai môn đệ đầu tiên- đã gặp và đã loan báo tin vui này cho người nhà của mình, tức là em của mình là Phê-rô. Đây là một thái độ rất thường tình của con người là chia sẻ trước với người thân thiết những vui buồn của mình, đây cũng là thái độ của Đức Chúa Giê-su khi Ngài đi rao giảng tin từng Nước Trời, trước tiên là cho người Do Thái, dân tộc của Ngài, sau đó mới đến mọi dân nước trên thế giới.

Có những lúc trong cuộc sống chúng ta đã gặp được Chúa, nhưng chúng ta không đem Chúa đến cho người nhà, chẳng hạn như có người Ki-tô hữu khi ra ngoài xã hội thì làm rất tốt bổn phận của người có đạo, nhưng về nhà thì lại cau có chửi bới anh chị em trong nhà; có người đi đến các bệnh viện để truyền đạo, giúp đỡ bệnh nhân, nhưng cha mẹ già yếu ở nhà không chịu săn sóc bỏ mặc cho người khác chăm nom; có người tiền dư bạc đống đem đến cơ quan từ thiện này có quan từ thiện khác để bố thí, nhưng anh em cháu chắt ruột thịt của mình thì một đồng cũng không bỏ ra cứu giúp, cho nên họ giúp đỡ người khác chỉ là quảng cáo cho công ty hoặc đánh bóng tên tuổi của mình mà thôi, còn thực chất yêu người thì nằm trên những dòng chữ “tạ ơn” của người chịu ơn họ.

Có những lúc chúng ta đã bắt gặp được Chúa nơi các nhà thờ to lớn, và chúng ta hứng thú phục vụ Chúa trong các nhà thờ ấy, nhưng lại không thấy Chúa để phục vụ Ngài trong nhà thờ nhỏ bé của họ đạo mình. Nếu chúng ta không gặp được Chúa nơi những người trong gia đình, nếu chúng ta không giới thiệu Chúa cho những người trong giáo xứ họ đạo của mình, thì Chúa mà chúng ta đem giới thiệu cho người khác chỉ là “chúa dỏm” mà thôi.

“Lạy Chúa, mỗi ngày trong thánh lễ Chúa đều mời gọi chúng con hãy đến mà xem, xem tình yêu của Chúa đối với nhân loại và với chúng con trong bí tích Thánh Thể. Chúa mời gọi chúng con đến mà xem để rồi sống với những gì mình đã xem thấy nơi Thánh Thể, đó chính là sự khiêm hạ của một Thiên Chúa làm người.

Xin Chúa ban cho chúng con được học hỏi Chúa sự yêu thương và lòng khiêm hạ ấy, để chúng con hân hoan nói với người anh em chị em của con rằng: chúng tôi đã thấy Chúa là Đấng Mê-si-a, Ngài đang ở trong anh, ở trong chị, ở trong tha nhân, Ngài đang ở trong tất cả những người đau khổ và trong những người đang thành tâm tìm kiếm Ngài”.

Xin Chúa nghe lời chúng con. Amen”


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ Hai Mùa Quanh Năm 14 tháng Giêng dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
21:32 12/01/2024

BÀI ĐỌC I: 1 Sm 3, 3b-10. 19

“Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”.

Bài trích sách Samuel quyển thứ nhất.

Ngày ấy, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel; cậu trả lời: “Này con đây”, rồi chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli trả lời: “Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi”. Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli trả lời: “Này con, Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi”. Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa được mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: “Này con đây, vì thầy gọi con”. Hêli biết Chúa đã gọi Samuel, nên nói với Samuel: “Hãy đi ngủ, và nếu Người còn gọi con, thì con nói rằng: ‘Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe'”. Samuel trở về chỗ mình và ngủ lại. Chúa đến gần và gọi Samuel như những lần trước: “Samuel, Samuel!” Và Samuel thưa: “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”. Phần Samuel ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 39, 2 và 4ab. 7-8a. 8b-9. 10

Đáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).

1) Con đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, Ngài đã đặt trong miệng con một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta. (2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: “Này con xin đến”. (3) Như trong quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con. (4) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Đại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 6, 13c-15a, 17-20

“Thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô”.

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, thân xác không phải vì dâm dật, mà vì Chúa, và Chúa vì thân xác. Thiên Chúa đã cho Chúa sống lại, cũng sẽ dùng quyền năng Người cho ta sống lại. Anh em không biết thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí. Vậy hãy xa lánh dâm dật. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ngoài thân xác, nhưng kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình. Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao? Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Mt 11, 23

All. All. – Lạy Cha là Chúa trời đất, Chúa đáng chúc tụng, vì đã mạc khải cho các trẻ nhỏ biết những mầu nhiệm nước trời. – All.

PHÚC ÂM: Ga 1, 35-42

“Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?” Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Người đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười. Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ: Hãy không ngừng nghỉ, dám chấp nhận rủi ro
Thanh Quảng sdb
15:55 12/01/2024
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ: Hãy không ngừng nghỉ, dám chấp nhận rủi ro

Tại một sự kiện do Hiệp hội Chuyên nghiệp Trẻ Toniolo tổ chức, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ cuộc sống “được tạo ra để cho đi chứ không phải để chiếm hữu”.

(Tin Vatican - Joseph Tulloch)

Hãy luôn sẵn sàng, chấp nhận rủi ro và đừng bao giờ đánh mất cảm giác ngạc nhiên. Đó là lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho những người tham dự cuộc hội họp do Hiệp hội Chuyên gia Trẻ Toniolo tổ chức vào sáng thứ Sáu (12/1/2024).

Các thành viên của tổ chức Ý – tổ chức mà Đức Thánh Cha cảm ơn vì “sự phục vụ và cam kết” của họ – đã và đang hỗ trợ công việc của Tòa Thánh với Liên Hợp Quốc.

'Suy nghĩ hẹp hòi'

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách cảnh báo chống lại “điều mà một số người gọi là ‘suy nghĩ hẹp hòi’ (pensiero breve)”.

ĐTC nói, “Suy nghĩ hẹp hòi” được tạo thành từ một vài danh tự và biến mất nhanh chóng; một tư tưởng không hướng lên và nhìn về phía trước, mà chỉ dừng lại ở đây và bây giờ… là một tư tưởng không biết nhìn lại lịch sử.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Đối mặt với sự phức tạp của cuộc sống và thế giới, lối suy nghĩ hẹp hòi này dẫn đến sự khái quát hóa và chỉ trích, đơn giản hóa và bóp méo thực tế, trong việc theo đuổi lợi ích trước mắt của chính mình thay vì lợi ích của tha nhân và lợi ích của người khác”.

Rủi ro, bồn chồn, ngạc nhiên

Làm thế nào có thể chống lại 'suy nghĩ hẹp hòi'? Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba tiến trình: bồn chồn, mạo hiểm và ngạc nhiên.

“Các bạn có ước mơ không?” Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi các bạn trẻ. “Bạn có cảm thấy bồn chồn trong suy nghĩ, trong trái tim mình không? Bạn đang bồn chồn hay bạn đã “an phận” rồi? Đừng quên: ước mơ không ngừng nghỉ.”

ĐTC cũng khuyến khích họ “đừng ngại mạo hiểm”.

“Hãy mạo hiểm, hãy liều lĩnh” Đức Thánh Cha kêu gọi. “Nếu bạn không mạo hiểm thì ai sẽ làm?”

Cuối cùng, ĐTC khuyến nghị “cần sự ngạc nhiên” như một liều thuốc giải độc cho những “suy nghĩ hẹp hòi”.

“Hãy nghĩ xem,” ĐTC gợi ý: “Tôi có làm mất đi khả năng ngạc nhiên không?”

“Khi một người trẻ mất đi khả năng ngạc nhiên, mất đi sự ngạc nhiên thì họ đã già nua và an phận!”

Cuộc sống là cho đi

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng “Sự sống phải được cho đi chứ không phải bo bo chiếm hữu”.

“Một cuộc tìm kiếm làm bạn say mê, một lời cầu nguyện từ trái tim, một câu hỏi khiến bạn rung động, một trang đời bạn trao ban cho người khác, một giấc mơ cần thực hiện, một cử chỉ yêu thương dành cho những người không thể báo đáp... Đây là phong cách mà bạn xây dựng. Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế giới cách nhưng không, giúp bạn thoát khỏi cái lý luận (logic) 'tôi làm để có' và 'tôi làm việc để kiếm tiền'.”
 
Phải chăng Fernández là tính toán sai lầm của Đức Thánh Cha Phanxicô?
J.B. Đặng Minh An dịch
17:19 12/01/2024
Edward Condon là người đồng sáng lập và là chủ biên của The Pillar có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Pope Francis' Fernández miscalculation”, nghĩa là “Phải chăng Fernández là tính toán sai lầm của Đức Thánh Cha Phanxicô?”Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Đức Tổng Giám Mục Fernández đã đảm nhận vai trò hiện nay chỉ mới vài tháng, vào tháng 9 vừa qua. Việc lựa chọn của Đức Giáo Hoàng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin bắt đầu bằng việc gạt ra ngoài một nửa nhiệm vụ của Bộ này. Đức Giáo Hoàng miễn cho vị tân tổng trưởng khỏi bất kỳ vai trò nào trong việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Một số người nói không phải là miễn nhưng đã loại trừ ngài Fernández khỏi phần vụ đó.

Kể từ đó, Hồng Y Fernández đã phải đối phó với những câu hỏi lặp đi lặp lại về sự phù hợp của ngài với vai trò này vì các bài viết trước đây của ngài, cũng như việc triển khai Tuyên ngôn gây nhiều tranh cãi về phước lành cho các cặp đôi đồng giới hoặc các mối quan hệ không bình thường.

Những tin đồn về việc Hồng Y nộp đơn xin từ chức với Đức Thánh Cha Phanxicô gần như chắc chắn đã bị thổi phồng quá mức. Tuy nhiên, điều rõ ràng là ngài Fernández đã trở thành cột thu lôi cho những lời chỉ trích và tranh cãi, thu hút sự chú ý thường không được chào đón đối với một cơ quan vốn có vị thế thấp hơn dưới thời giáo hoàng hiện tại.

Đồng thời, nhiều nhà phê bình mạnh mẽ nhất và những người bảo vệ quyết liệt nhất chia sẻ đánh giá chung rằng Hồng Y Fernández đang làm những gì Đức Phanxicô dự định với vai trò này – cụ thể là đẩy lùi các ranh giới và dẫn đầu một nỗ lực táo bạo, thậm chí triệt để nhằm đưa tầm nhìn mục vụ của Đức Giáo Hoàng vào giáo huấn của Giáo hội.

Nhưng đó có phải là điều Đức Thánh Cha Phanxicô muốn khi bổ nhiệm Tổng Giám Mục Fernández vào vai trò này không?

Không nhất thiết, theo một số người làm việc ở Vatican và trong quỹ đạo của giáo hoàng.

Thật vậy, như một số người đã nói, Hồng Y Fernández hoàn toàn không phải là người được Đức Giáo Hoàng ưa thích cho công việc này và việc bổ nhiệm ngài là một canh bạc mà một số người cho rằng dường như không mang lại kết quả.

Khi Tổng Giám mục Fernández được công bố là tổng trưởng mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin vào mùa hè năm ngoái, nhiều nhà bình luận ở Vatican đã ca ngợi sự lựa chọn này là một sự lựa chọn táo bạo và ở một khía cạnh nào đó là lựa chọn rõ ràng của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Một người Á Căn Đình, một người bạn và cộng tác viên lâu năm của Đức Phanxicô, “Tucho,” như ngài được bạn bè biết đến, dường như là người phù hợp tự nhiên để củng cố cuộc cải tổ giáo triều của Đức Thánh Cha tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau khi ban hành tông hiến Praedicate evangelium vào năm 2022.

Và với tư cách là người đằng sau hậu trường viết một số văn bản được nhắc đến nhiều nhất của Đức Giáo Hoàng, bao gồm cả những đoạn gây tranh cãi nhất trong Amoris laetitia, một số người theo dõi thường xuyên các diễn biến Giáo hội đã tự tin tuyên bố rằng Hồng Y Fernández luôn ở trong tâm trí Đức Giáo Hoàng, với tư cách là người chuyển đổi Bộ Giáo Lý Đức Tin từ cơ quan giám sát tính chính thống của đạo lý Công Giáo thành một tổ chức tư vấn mục vụ nhằm đưa ra các tư duy tiến bộ.

Nhưng cảm giác cho rằng việc bổ nhiệm Tổng Giám Mục Fernández là không thể tránh khỏi đã bỏ qua những dự đoán kiên quyết trước đó rằng vai trò này sẽ được đảm nhận bởi những người khác.

Vào tháng 12 năm 2022, tin đồn ở Vatican đã rộ lên rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã sẵn sàng bổ nhiệm Giám mục người Đức Heimer Wilmer để lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Theo một mô hình đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, các blog của Vatican đã tung ra tin tức về kế hoạch này, rồi kế hoạch đó vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ một số khu vực, trước khi được những người ủng hộ trung thành của Đức Giáo Hoàng bảo vệ, chỉ để sau đó không bao giờ thành hiện thực.

Trong khoảng thời gian đó, việc bổ nhiệm được cho là đang chờ giải quyết của Giám Mục Wilmer đã được báo cáo rộng rãi và với đủ tin cậy rằng các Hồng Y cao cấp, bao gồm cả Hồng Y tổng trưởng đương nhiệm lúc bấy giờ là Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, được cho là đã nêu ra quan ngại với cá nhân Đức Giáo Hoàng, theo các nguồn tin của Vatican.

Sau sự kiện Đức Cha Wilmer không được bổ nhiệm, một số người theo dõi Vatican tuyên bố rằng phản ứng dữ dội từ đông đảo những vị trong Hồng Y đoàn đã khiến Đức Phanxicô từ bỏ quyết định của mình; những người khác lập luận rằng Đức Cha Wilmer chưa bao giờ là một ứng cử viên nặng ký cho công việc này, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã khéo léo sử dụng tên của vị Giám Mục để thu hút hỏa lực và khiến cho sở thích thực sự cuối cùng của ngài dành cho Tổng Giám Mục Fernández có vẻ ít gây tranh cãi hơn.

Không thể đọc được tâm trí của Đức Giáo Hoàng, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết Đức Cha Wilmer đã tiến gần đến mức nào để trở thành sự lựa chọn thực sự của Đức Giáo Hoàng trong vai trò lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Nhưng ý kiến cho rằng việc đề cử Đức Cha Wilmer được đưa ra để dọn đường cho Đức Cha Fernández dường như không hợp lý - Đức Phanxicô không phải là một giáo hoàng quan tâm nhiều đến việc làm thay đổi cái gọi là quan điểm bảo thủ một khi ngài đã quyết định.

Tuy nhiên, một số nhân vật cao cấp nắm rõ quá trình bổ nhiệm đã nói với The Pillar rằng Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự cởi mở với ý tưởng bổ nhiệm Đức Cha Wilmer và bị thuyết phục chống lại ý tưởng này bởi sức nặng của những phản hồi tiêu cực mà ngài nhận được.

Một quan chức cao cấp của giáo triều thân cận với Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết: “Đức Giáo Hoàng không muốn gây ra tranh cãi về bất kỳ sự bổ nhiệm nào”. “Ngài có tầm nhìn về cách ngài mong muốn thấy Bộ hoạt động, nhưng nó không liên quan đến việc tạo ra xung đột”.

Nguồn tin tương tự nói với The Pillar rằng Đức Phanxicô lo ngại khi thấy phong cách và tầm nhìn của mình về việc chăm sóc mục vụ “được đón nhận” như thế nào trong toàn Giáo hội, nhưng mục tiêu này sẽ được phục vụ tốt nhất thông qua cách trình bày “nhạy cảm” để không tạo ra hoặc làm trầm trọng thêm sự chia rẽ.

Với suy nghĩ đó, các nguồn tin nói với The Pillar, trong khi Tổng Giám Mục Fernández là một ứng cử viên rõ ràng vì ngài phù hợp với suy nghĩ và các ưu tiên của Đức Giáo Hoàng, nhưng ngài không phải là sự lựa chọn đầu tiên hoặc duy nhất của Đức Phanxicô cho chức vụ tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Và điều đó, khác xa với việc gây tranh cãi, Đức Giáo Hoàng thực sự thích một người có thể đóng vai trò là lực lượng vững chắc tại Bộ Giáo Lý Đức Tin.

“Trên thực tế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị thuyết phục rằng người phù hợp cho vai trò này là Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark,” một nguồn tin cao cấp tại Phủ Quốc vụ khanh nói với The Pillar.

Viên chức biết rõ sở thích của Đức Giáo Hoàng nói rằng Đức Hồng Y Tobin được ưa thích hơn vì ngài có thành tích là một giám mục, người có thể nói về các vấn đề mục vụ nhạy cảm trong khi tránh xa sự chia rẽ phe phái của các giám mục – ví dụ như sự tranh cãi công khai và đôi khi gay gắt của USCCB liên quan đến “sự mạch lạc Thánh Thể”, là điều mà Hồng Y Tobin phần lớn vẫn tránh né.

Tuy nhiên, quan chức cao cấp cho biết, cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định không bổ nhiệm Hồng Y Tobin vào Bộ Giáo Lý Đức Tin vì ngài muốn giữ Đức Hồng Y làm nhân vật cao cấp ở Hoa Kỳ.

“Đức Giáo Hoàng nói 'Đó phải là Hồng Y Tobin, tôi biết là vậy.' Nhưng nói thêm rằng ngài 'cần' vị Hồng Y ở Mỹ.

Nguồn tin tương tự cho biết việc Hồng Y Tobin tiếp tục lên tiếng trong hội đồng giám mục Hoa Kỳ là một điều đáng cân nhắc, nhưng Đức Giáo Hoàng chủ yếu quan tâm đến việc Đức Hồng Y có sẵn sàng chuyển đến Tổng giáo phận Washington trong thời gian trung hạn hay không. Tổng giám mục hiện tại ở thủ đô nước Mỹ, Đức Hồng Y Wilton Gregory, năm nay đã 76 tuổi.

“Tổng Giám Mục Fernández không phải là ưu tiên của Đức Giáo Hoàng, nhưng ngài đã chọn vì không có Hồng Y Tobin, ngài có thể làm việc tốt với Tổng Giám Mục Fernández, như hai vị đã làm, và các vấn đề khác có thể được giải quyết.”

Nguồn tin tương tự cũng chỉ ra việc đặt Tổng Giám Mục Fernández đứng ngoài các vụ án giáo sĩ lạm dụng tình dục của Bộ Giáo Lý Đức Tin là để đón đầu những lời chỉ trích về cách giải quyết các vụ việc của vị Tổng Giám Mục trong Tổng giáo phận La Plata.

“Đức Thánh Cha không muốn có sự lộn xộn liên quan đến các vụ lạm dụng, và ngài không muốn tạo ra những cáo buộc cho rằng mình gây ra tình trạng lộn xộn”.

Nhưng nếu việc lựa chọn Tổng Giám Mục Fernández lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin là một sự đánh cược có tính toán, dựa trên những lợi ích của việc ngài gần gũi với suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng trước những trách nhiệm tương lai, thì điều đó ngày càng có vẻ là một tính toán sai lầm.

Việc ban hành Tuyên ngôn Fiducia Supplicans trước Giáng Sinh đã gây ra sự chia rẽ ngay lập tức và trên toàn cầu giữa các Giám mục đoàn, với toàn bộ các hội đồng Giám Mục và thậm chí cả các châu lục dường như bác bỏ hoàn toàn các tiền đề thần học và việc áp dụng nó, trong khi những người khác ngay lập tức tìm cách áp dụng tài liệu này ngoài phạm vi những giới hạn đã nêu của chính nó.

Hồng Y Fernández buộc phải thực hiện một loạt cuộc phỏng vấn giải thích chớp nhoáng để cố gắng xoa dịu cuộc tranh cãi, trước khi đưa ra một thông cáo báo chí dài năm trang nhằm đưa ra loại hướng dẫn diễn giải chi tiết về văn bản mà ngài đã nói trước đó sẽ không được đưa ra.

Ngay tại Rôma, Tuyên ngôn Fiducia Supplicans cũng đã gây ra nhiều vấn đề. Đức Hồng Y Arthur Roche, Bộ trưởng Bộ Phụng tự, được cho là đã phàn nàn rằng bộ của ngài không được hỏi ý kiến về văn bản, việc xuất bản hoặc cách áp dụng nó, và những ví dụ được báo cáo rộng rãi về các linh mục chúc lành cho các kết hiệp đồng tính đã khiến bộ phận của ngài phải đau đầu.

Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn đối với Hồng Y Fernández, khả năng kiểm soát dự án lớn đầu tiên của ngài càng bị cản trở hơn bởi việc phát hiện ra cuốn sách kinh khủng năm 1998 mà ngài viết khi còn là linh mục.

Cuốn “Niềm đam mê huyền bí”, một tuyển tập suy niệm đầy hình ảnh khiêu dâm về chủ đề tình dục và tâm linh, một lần nữa đã buộc Đức Hồng Y phải tách mình ra khỏi tác phẩm trước đây của mình, đồng thời tuyên bố công khai rằng bây giờ ngài sẽ không viết một điều như vậy và ngài đã không ủng hộ việc tái bản cuốn sách đó.

Ngoài những lời chỉ trích về chính nội dung, cuốn sách còn đặt ra những câu hỏi mới về sự phù hợp của Hồng Y Fernández với vai trò tổng trưởng, vì ở một số phần, tác giả đặt câu hỏi về việc các hành vi tình dục ngoài hôn nhân có phải là tội lỗi đáng trách hay không; và ở những phần khác lại thúc đẩy một cách có vấn đề việc tình dục hóa tâm linh.

Tuy nhiên, trong khi Hồng Y Fernández phải đối mặt với những trở ngại cá nhân đáng kể, mối quan tâm cấp bách hơn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô có thể là những cuộc khủng hoảng liên tiếp của vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ có ý nghĩa gì đối với di sản của chính ngài.

Ở tuổi 87 của Đức Thánh Cha Phanxicô, mọi kỳ vọng hợp lý đều cho thấy ngài đang bước vào những năm cuối triều đại giáo hoàng của mình. Nếu mối quan tâm hàng đầu của ngài trong việc bổ nhiệm một tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin là để củng cố tầm nhìn thần học của mình, bảo đảm rằng nó sẽ tồn tại lâu hơn thời gian ngài nắm quyền, thì Hồng Y Fernández có thể sẽ tạo ra những tác động ngược lại.

Hơn bất kỳ vị Giáo Hoàng nào khác, Đức Phanxicô đã đa dạng hóa Hồng Y đoàn, thích bổ nhiệm các vị Giám Mục từ những gì ngài gọi là “các vùng ngoại vi toàn cầu”. Tuy nhiên, trớ trêu thay, chính ở nhiều khu vực ngoại vi, đặc biệt là Phi Châu, sự phản đối đối với Tuyên ngôn Fiducia Supplicans lại được bày tỏ gay gắt nhất, cùng với những lời chỉ trích Hồng Y Fernández.

Khác xa với việc vun đắp di sản của Đức Phanxicô, vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày càng nhiều tai tiếng này có thể sẽ tạo ra phản ứng dữ dội đối với di sản đó. Trong trường hợp này, vấn đề trở thành câu hỏi là Đức Phanxicô còn có thể sẵn lòng giữ một người bạn và cộng tác viên lâu năm ở vị trí này trong bao lâu nữa.


Source:Pillar
 
Vấn đề hai Trung Quốc của Vatican
Vũ Văn An
19:40 12/01/2024
Ed. Condon của The Pillar, ngày 9 tháng 1 năm 2024, tường trình rằng Đức Cha Peter Shao Zhumin của Ôn Châu đã bị bắt vào tuần trước, chỉ vài ngày sau khi được thả ra khỏi nơi giam giữ vào dịp lễ Giáng sinh.

Vụ bắt giữ Đức Cha Shao là đáng chú ý, nhưng cũng là một phần trong một khuôn mẫu lâu dài đối với vị giám mục, người với tư cách một người bất đồng chính kiến với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do nhà nước kiểm soát đã thường xuyên bị sách nhiễu, giam giữ và bắt giữ trong nhiều năm nay.

Vụ bắt giữ vị giám mục gần đây nhất xảy ra sau khi ngài lên tiếng phản đối các hành động của một quản trị viên giáo phận do nhà nước bổ nhiệm trong thời gian ngài bị giam giữ vào dịp Giáng sinh - bao gồm một động thái có thể khiến Vatican còn đau đầu hơn cả vụ bắt giữ Đức Cha Shao.

Cha Ma Xianshi, một thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, được bổ nhiệm điều hành giáo phận vào dịp Giáng sinh và bắt đầu thực hiện một số thay đổi đối với giáo phận, bao gồm việc thuyên chuyển các linh mục và vẽ lại lãnh thổ giáo xứ.

Tuy nhiên, trong một lá thư gửi cho Cha Ma, Đức Cha Shao cũng phản đối “việc hạ cấp trái phép Giáo phận Lishui [láng giềng] xuống địa vị giáo xứ trực thuộc Giáo phận Ôn Châu”. Việc dẹp bỏ một giáo phận mà không có sự chấp thuận của Rome là một sự vi phạm lớn đối với các quy tắc trong thỏa thuận hiện tại của Vatican với chính phủ Trung Quốc, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Cộng sản làm như vậy.

Với việc thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc sẽ được gia hạn trong năm nay, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ phải quyết định xem liệu việc Bắc Kinh đơn phương vẽ lại bản đồ giáo hội có phải là một hành động khiêu khích có tính toán hay không, và họ có thể phản ứng như thế nào trong phạm vi khả năng ngoại giao hạn chế của mình.

Tuy nhiên, khi những động thái như vậy trở nên phổ biến hơn, Vatican sẽ phải tính đến sự chia rẽ đang nổi lên giữa Giáo hội ở Trung Quốc được Rome công nhận, vốn ngày càng chỉ tồn tại trên giấy tờ và một thực tại khác trên thực địa, do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc điều hành.

Khi ngày hết hạn của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc đến gần hơn, “hai Trung Quốc” của Giáo hội cuối cùng có thể đạt được những tiến bộ nho nhỏ mà hiệp định có thể yêu cầu tranh luận - và, trừ khi có điều gì đó thay đổi, việc tái tục nó thậm chí có thể trở thành một nẻo đường dẫn đến sự thất bại cuối cùng của nó.

Nỗ lực dẹp bỏ Giáo phận Lishui vào dịp Lễ Giáng sinh đã không gây được sự chú ý quốc tế, đặc biệt kể từ khi nó được đưa ra ánh sáng trong bối cảnh vụ bắt giữ Đức Cha Shao.

Được thành lập vào những năm 1930, giáo phận này đã không có giám mục được công nhận trong nhiều thập niên, một trong số hàng chục giáo phận chưa được bổ nhiệm giám mục, bất chấp thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục nhằm thống nhất Vatican và hàng giáo phẩm được nhà nước công nhận và dọn đường cho một loạt giám mục được bổ nhiệm, có thể được mọi bên chấp nhận.

Thay vào đó, các đề cử mới đã diễn ra một cách nhỏ giọt chứ không phải dồn dập, chỉ một số ít được bổ nhiệm thông qua quy trình hợp tác Vatican-Bắc Kinh đã được phê duyệt.

Càng ngày, chính phủ Trung Quốc càng có hành động đơn phương, bổ nhiệm và tấn phong các giám mục mà không có sự chấp thuận của Rome, hoặc thậm chí các ngài không biết trước trong nhiều trường hợp.

Khi những cuộc bổ nhiệm này bắt đầu, Vatican ban đầu tìm cách coi nhẹ các động thái này, ngụ ý cho rằng đây chỉ là các lầm lỗi thông đạt về thời điểm thông báo. Sau đó, Rome đã đưa ra điều được coi như sự chấp thuận thực tế sau sự kiện đối với một số cuộc tấn phong, cho đến khi cuối cùng chấp nhận công khai rằng họ đã nghe nói về các tân giám mục Trung Quốc thông qua báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh tiến trình đó, Bắc Kinh cũng đã thực hiện một số động thái nhằm vẽ lại bản đồ của giáo phận ở đại lục - đáng chú ý nhất là bằng cách sáp nhập một số giáo phận thành một tổng giáo phận mới, thuyết phục một giám mục do Vatican bổ nhiệm rời khỏi tòa giám mục của mình và chấp nhận việc được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá trong diễn trình này.

Sự phát triển này, việc Bắc Kinh chuyển sang thành lập các giáo phận của riêng mình và dẹp bỏ các giáo phận khác, thường sáp nhập các giáo phận nhỏ hơn, bị bỏ trống lâu năm trong quá trình này, khiến Rome phải đối đầu với một vấn đề đặc thù.

Các giáo phận ở các quốc gia phương Tây đang được sáp nhập với tốc độ nhanh chóng, thường bắt đầu bằng việc Rome hợp nhất các khu vực pháp lý dưới quyền một giám mục duy nhất. Sự thay đổi về nhân khẩu học và sự suy giảm dân số Công Giáo khiến những động thái như vậy có thể sẽ tiếp tục.

Vì tình trạng tồn đọng lịch sử của các vụ trống tòa ở Trung Quốc và sự thiếu tiến bộ trong việc bổ nhiệm các giám mục mới, có lẽ không thể giải thích được việc Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc cũng muốn làm điều tương tự ở đó. Nhưng không rõ liệu Vatican có cho biết họ không sẵn sàng thực hiện điều tương tự ở Trung Quốc như đã làm ở Ý, Anh và Mỹ hay không, hay chính quyền Trung Quốc đang hành động đơn phương như một cách thể hiện sự kiểm soát có tính toán.

Tệ hơn, Trung Quốc có thể đơn giản không quan tâm đến quan điểm của Rome về tình hình, hoặc những phức tạp về giáo hội và giáo hội học mà các động thái của nước này đang tạo ra cho Vatican.

Dù sao, không giống như việc đề cử các giám mục mới, không có cơ chế nào trong thỏa thuận giữa Vatican-Trung Quốc về việc thành lập hoặc dẹp bỏ các giáo phận, do đó, không có phương thức nào để giữ thể diện cho Rome trong việc bày tỏ sự đồng ý sau khi sự việc đã xảy ra.

Việc dẹp bỏ hoặc sáp nhập một giáo phận cũng không thể được thực hiện một cách hợp lệ bởi bất cứ ai ngoại trừ giáo hoàng - một linh mục có thể được thánh hiến thành sự nhưng bất hợp pháp ở Trung Quốc, và được bổ nhiệm làm người đứng đầu trên thực tế của một giáo phận chờ được sự chấp thuận của Rome, nhưng nói một cách đơn giản, một giáo phận không hiện hữu hoặc ngừng hiện hữu cho đến khi Rome nói nó hiện hữu hay ngưng hiện hữu.

Do đó, việc Trung Quốc ngày càng thoải mái hơn với việc tự lập các tòa giám mục của riêng họ cũng đang tạo thêm những trở ngại cho việc Rome phê chuẩn việc bổ nhiệm giám mục hợp pháp ở đại lục. Vatican không thể chấp thuận việc đề cử hoặc thuyên chuyển một giám mục đến một giáo phận mà ngay từ đầu họ không công nhận là hiện hữu, Bắc Kinh cũng không thể chấp thuận việc bổ nhiệm một giám mục vào một giáo phận mà họ coi là đã đóng cửa.

Với thực tế các giáo hội của Rome và Bắc Kinh ngày càng xa cách nhau, một tình huống lại đang phát triển khi Trung Quốc và Vatican,trong căn bản, công nhận các cơ cấu giáo hội, giáo phận và giám mục song hành - một bên hiệp thông với Rome và bên kia chịu trách nhiệm trước nhà nước, chính là sự phân chia trước thỏa thuận Vatican-Trung Quốc vào năm 2018 giữa Giáo hội hầm trú và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, và thỏa thuận này nhằm mục đích bắc cầu.

Tuy nhiên, trớ trêu thay, khi sự chia rẽ đó được mở trở lại, dường như không bên nào sẵn sàng từ bỏ việc gia hạn thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, sẽ hết hạn vào tháng 10 - thậm chí cả hai bên cũng không có nhiều cuộc thảo luận về việc thực hiện bất cứ sửa đổi nghiêm túc nào đối với nó.

Trong khi Bắc Kinh dường như ngày càng quyết tâm chỉ đạo các công việc của Giáo hội cho riêng mình mà không đề cập đến Rome, thì cả hai bên thực sự có một khích lệ nào đó để duy trì sự giả vờ cho rằng thỏa thuận đang có hiệu quả - hoặc ít nhất có thể nói là đang có hiệu quả ở một mức độ nào đó.

Đối với Rome, bất kể những vấn đề mà chính quyền Cộng sản đang tạo ra ở cấp độ quản lý giáo phận ở một số nơi, thực tế là có một loại cuộc sống bình thường đang diễn ra đối với phần lớn Giáo hội ở Trung Quốc, mặc dù không hoàn hảo.

Vatican sẽ chẳng thu được gì nhiều khi áp lực để có các thay đổi đối với thỏa thuận hiện tại trên giấy tờ, nhất là khi Bắc Kinh tỏ ra thờ ơ với bất cứ quy tắc thực tế nào đã được thỏa thuận. Và mặc dù các phản đối ngoại giao riêng tư có thể có, và chắc chắn đã được đưa ra, nhưng không có lý do gì để mong đợi bất cứ điều gì xảy ra do các phản đối này.

Trong khi đó, việc từ bỏ thỏa thuận và cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ có thể gây ra một cuộc đàn áp rộng rãi của chính phủ, trái ngược với áp lực của địa phương đối với từng giám mục và giáo phận, đồng thời buộc nhiều giám mục đại lục phải chọn phe trên thực tế trong một cuộc tranh chấp trong đó, những người thua cuộc cuối cùng gần như chắc chắn sẽ là người Công Giáo Trung Quốc.

Mặt khác, trong khi nhà nước Trung Quốc dường như được hưởng quyền tự do thực hành trong việc tái cơ cấu Giáo hội trên đất liền, thì họ cũng có ít nhất một điều gì đó để mất khi chứng kiến mối quan hệ của mình với Rome sụp đổ hoàn toàn.

Trong khi Trung Quốc được nhiều người bên ngoài nhìn nhận là một xã hội nguyên khối, thì Tập Cận Bình đã vấp phải nhiều sự phản đối của quần chúng trong những năm gần đây khi ông tìm cách củng cố địa vị tổng thống trọn đời của mình. Các đợt đóng cửa hà khắc trong giai đoạn sau của đại dịch coronavirus đã gây ra sự bất tuân dân sự lan rộng ở một số thành phố và điều kiện kinh tế khắc nghiệt hơn đã gây ra làn sóng bất ổn của tầng lớp trung lưu.

Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được thỏa thuận ngay từ đầu vì chính phủ của ông Tập coi tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng là một thế lực tiềm ẩn gây bất ổn chính trị cho sự cai trị của Đảng Cộng sản. Khả năng của chính phủ, ở cấp quốc gia và địa phương, yêu cầu sự ủng hộ của Vatican đối với việc can dự của họ vào các công việc của Giáo hội không phải là không có giá trị.

Đưa Giáo hội hầm trú lên công khai và dưới sự giám sát của chính phủ là một ưu tiên thực sự của chính phủ. Chứng kiến hàng triệu người Công Giáo quay trở lại hoạt động hầm trú trong trường hợp xảy ra tình trạng ly giáo giữa Giáo hội và nhà nước mới sẽ là một vấn đề đau đầu đối với Bắc Kinh, ngay cả khi nó có thể không đạt đến mức khủng hoảng quốc gia.

Như thế, cả hai bên đều có vẻ cam kết gia hạn một thỏa thuận trên giấy tờ vốn ít liên quan hơn đến thực tế của Giáo hội ở Trung Quốc. Nhưng khoảng cách giữa lý thuyết và thực tại ngoại giao trên thực địa ngày càng rộng hơn với mỗi giáo phận Trung Quốc được thành lập hoặc bị dẹp bỏ.

Sự xuất hiện của một giáo hội nhà nước thực sự khác biệt, độc lập với Vatican không chỉ trong cách bổ nhiệm các giám mục mà ngay cả trong lãnh thổ của các giáo phận mà nó bổ nhiệm các ngài cho, không thể bị bỏ qua một cách lịch sự mãi mãi.

Đến một lúc nào đó, Vatican sẽ phải đối đầu với vấn đề “hai Trung Quốc” của mình và vai trò mà hiệp định của nó với Bắc Kinh đã đóng trong việc tạo ra nó.
 
Toàn thể Giáo Hội Châu Phi chính thức bác bỏ việc chúc lành các cặp đồng tính
Vũ Văn An
19:41 12/01/2024

Peter Pinedo của hãng tin CNA, ngày 11 tháng 1 năm 2024 tường trình rằng Để đáp lại những hướng dẫn mới của Vatican cho phép các cặp đồng tính luyến ái được ban phép lành mục vụ ngoài phụng vụ, các giám mục Châu Phi đã đưa ra một tuyên bố thống nhất, trong đó các ngài nói rằng sẽ “không có phép lành mục vụ nào cho các cặp đồng tính luyến ái trong các giáo hội Châu Phi”.

Bức thư, được công bố ngày 11 tháng 1, được viết bởi Đức Hồng Y Fridolin Ambongo, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM).

Đức Hồng Y Ambongo nói rằng bức thư là sự tổng hợp tất cả các ý kiến của các giám mục Châu Phi, được gửi về để đáp lại yêu cầu mà ngài đã đưa ra vào ngày 20 tháng 12.

Trong bức thư, Đức Hồng Y Ambongo nói rằng trong khi các giám mục Châu Phi “tái khẳng định một cách mạnh mẽ sự hiệp thông của họ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô,” thì các ngài “tin rằng các phép lành ngoài phụng vụ được đề xuất trong Tuyên bố Fiducia Supplicans không thể được thực hiện ở Châu Phi mà không vướng vào những vụ tai tiếng”.

Đức Hồng Y Ambongo cho biết tuyên bố Fiducia Supplicans của Vatican, do Bộ Giáo lý Đức tin ban hành vào ngày 18 tháng 12, “đã gây ra một làn sóng chấn động” ở Châu Phi và “đã gieo rắc những quan niệm sai lầm và tình trạng bất ổn trong tâm trí của nhiều giáo dân, những người thánh hiến, và thậm chí cả các mục tử.”

Đáp lại, Đức Hồng Y Ambongo nói rằng các giám mục Châu Phi nhắc nhở các tín hữu, “như Fiducia Supplicans đã làm rõ ràng” rằng “học thuyết của Giáo hội về hôn nhân và tình dục Kitô giáo vẫn không thay đổi”.

“Vì lý do này, chúng tôi, các giám mục Châu Phi, không cho rằng việc Châu Phi ban phước cho các kết hợp tính luyến ái hoặc các cặp đồng tính là phù hợp bởi vì, trong bối cảnh của chúng tôi, điều này sẽ gây ra sự nhầm lẫn và sẽ mâu thuẫn trực tiếp với đặc tính văn hóa của các cộng đồng Châu Phi”, vị Hồng Y người Châu Phi nói như thế.

Bức thư là trường hợp đầu tiên của Giáo hội trên toàn lục địa bác bỏ các phước lành đồng tính như đề xuất trong Fiducia Supplicans.

Đức Hồng Y Ambongo nói rằng ngôn ngữ được sử dụng trong Fiducia Supplicans là “quá tinh tế để những người đơn giản có thể hiểu được” và “rất khó thuyết phục rằng những người cùng giới tính sống trong một kết hợp ổn định không đòi hỏi tính hợp pháp cho tư thế của họ”.

Bức thư tiếp tục liệt kê thêm nhiều lý do tại sao Giáo hội Châu Phi sẽ không ban phước lành cho các cặp đồng tính, trích dẫn nhiều đoạn Kinh thánh. Một trong những đoạn được các giám mục Châu Phi trích dẫn là điều các ngài gọi là “vụ tai tiếng của những người đồng tính ở Sôđôma” trong sách Sáng thế chương 19; các ngài nói rằng nó chứng minh “đồng tính luyến ái quá ghê tởm đến mức nó đã dẫn đến sự tàn phá cả một thành phố”.

Ngoài những lý do theo Kinh thánh, Đức Hồng Y Ambongo còn nói rằng “bối cảnh văn hóa ở Châu Phi, bắt nguồn sâu xa từ các giá trị của luật tự nhiên liên quan đến hôn nhân và gia đình, càng làm phức tạp thêm việc chấp nhận sự kết hợp của những người đồng tính, vì họ được coi là mâu thuẫn với các chuẩn mực văn hóa và về bản chất là sa đọa.”

“Hội đồng Giám mục Châu Phi nhấn mạnh rằng những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái phải được đối xử tôn trọng và xứng đáng, đồng thời nhắc nhở họ rằng sự kết hợp của những người đồng tính là trái với ý muốn của Thiên Chúa và do đó không thể nhận được sự chúc lành của Giáo hội,” Đức Hồng Y Ambongo nói như thế.

“Vì vậy,” ngài tiếp tục, “các nghi thức và lời cầu nguyện có thể làm lu mờ định nghĩa về hôn nhân - như một sự kết hợp độc chiếm, ổn định và bất khả tiêu giữa một người nam và một người nữ, mở ra cho việc sinh sản - được coi là không thể chấp nhận được”.

Theo Đức Hồng Y Ambongo, lá thư của các giám mục châu Phi “đã nhận được sự đồng ý” của cả Đức Thánh Cha Phanxicô lẫn Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, Đức Hồng Y Victor Manuel Fernandez.

Đức Hồng Y Ambongo kêu gọi các cộng đồng Kitô giáo “không để mình bị lung lay” trước sự nhầm lẫn đang bao trùm Giáo hội sau khi Fiducia Supplicans được công bố.

Ngài trấn an các tín hữu rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người phản đối quyết liệt bất cứ hình thức thuộc địa hóa văn hóa nào ở Châu Phi, đã hết lòng chúc phúc cho người dân Châu Phi và khuyến khích họ luôn trung thành với việc bảo vệ các giá trị Kitô giáo”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Cha Trần Đình Tứ - Ngân khánh Giám mục_ Bài 5
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
04:58 12/01/2024
NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ - NHỮNG BỔ NHIỆM VÀ VĂN BẢN MANG GIÁ TRỊ SIÊU NHIÊN THẬT QUÝ

Xem Hình

1. TIN VUI TỪ VATICAN.

Dù Trọng sắc bổ nhiệm linh mục Phêrô Trần Đình Tứ đã được thánh Gioan Phaolô II ấn ký từ ngày 5.11.1998, nhưng mãi đến gần ba tuần lễ sau, đúng ngày lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, quan thầy Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm tròn 38 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam (24.11.1960), ngày 24.11.1998, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II mới tuyên bố chính thức bổ nhiệm linh mục Phêrô Trần Đình Tứ, Chánh sở nhà thờ Chánh tòa Phú Cường, Hạt trưởng hạt Phú Cường, Giáo sư hai môn Phụng vụ và Luân lý của Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, Chánh án Tòa án Hôn Phối giáo phận Phú Cường, làm Giám mục Chánh tòa Giáo phận Phú Cường.

Bởi công bố quan trọng này của Tòa Thánh, tình trạng "trống Tòa" của Giáo phận Phú Cường đang dần chấm dứt. Chúng ta biết ơn Cha Giám quản Giáo phận Micae Lê Văn Khâm. Dù chỉ là viên gạch nối và chỉ mang tính tạm thời trong thời gian Giáo phận chờ đợi bổ nhiệm Giám mục Chánh tòa mới cho Giáo phận, nhưng Cha Micae đã nỗ lực hết sức trong trách nhiệm để hoàn thành vai trò của người chuyển tiếp.

Kể từ sau ngày Đức Cha Luis Hà Kim Danh qua đời ngày 22.2.1995, Hội đồng Linh mục trong Giáo phận đồng thuận mời Cha Tổng Đại diện Giáo phận Micae Lê Văn Khâm làm Giám quản Giáo phận. Những tưởng, sự "thay thế" của Cha Micae chỉ trong thời gian ngắn. Nào ngờ gần tròn bốn năm, Cha trở thành "viên đá góc" bất đắc dĩ. Nhưng nhờ sự thay thế ấy, Giáo phận lại tiếp tục được nuôi dưỡng bằng mọi sinh hoạt thánh, trong khi mọi trật tự, mọi ổn định, mọi tổ chức, mọi điều hành... được tiếp diễn và giữ gìn.

Sau này, khi Giáo phận đã có các mục tử cai quản, Cha Micae Lê Văn Khâm tiếp tục cộng tác trong vai trò Tổng Đại diện cho đến ngày nghỉ hưu 23. 07. 2018. Cha Micae được Chúa gọi về lúc 4 giờ ngày 14.8.2022, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Cha hưởng thọ 83 tuổi, trong đó có đến 54 năm Linh mục. Do bị nhiễm covid, thân xác của Cha được bệnh viện đưa đi thiêu. Hiện tại Cha Micae Lê Văn Khâm, Giám quản và Tổng Đại diện giáo phận Phú Cường được an nghỉ tại nhà Vượt qua dưới hầm nhà thờ Chánh toà Phú Cường, nơi mà khi sinh thời, Cha đã từng là Chánh xứ hơn 11 năm (5.4.1999 – 20.5.2010).

Trước Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, kể từ ngày thành lập Giáo phận, 14.10.1965, do Đức Thánh Cha Phaolô VI, Giáo phận Phú Cường đã từng có ba vị Giám mục Chánh và Phó Chánh tòa như sau:

1. Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, Giám mục tiên khởi từ 1966 – 1993. Ngài qua đời ngày 15.2.1997, sau khi nghỉ hưu chưa đầy 4 năm.

2. Đức Cha Giacôbê Huỳnh Văn Của, Giám mục Phó từ 1976 – 1979. Ngài qua đời tại Nice, Pháp quốc ngày 9.1.2995 sau khoảng 14 năm xa rời quê hương.

3. Đức Cha Luis Hà Kim Danh, thụ phong Giám mục ngày 10.10.1982. Mgài là Giám mục Phó Giáo phận từ ngày lãnh thánh chức Giám mục cho đến ngày Đức Cha Giuse Thiên nghỉ hưu (10.5.1993). Đức Cha Luis qua đời ngày 22.2.1995.

2. TRỌNG SẮC BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHÚ CƯỜNG.

Cách nay đã hơn một phần tư thế kỷ, ngày 5.11.1998, một Trọng Sắc đã được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ấn ký để cắt đặt Cha Phêrô Trần Đình Tứ làm Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường cách hợp pháp, với đầy đủ năng quyền của một Giám mục Chánh tòa.

Mời Anh chị em cùng đọc lại Văn kiện quan trọng này:

TRỌNG SẮC CỦA TÒA THÁNH VATICAN:

Về việc bổ nhiệm Linh mục Phêrô Trần Đình Tứ làm Giám Mục Chánh tòa Giáo phận Phú Cường.

Gioan - Phaolô Giám Mục, tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa.

Gởi lời chào thăm và phép lành Tòa Thánh cho con yêu dấu là Phêrô Trần Đình Tứ, Linh mục thuộc cộng đoàn Giáo hội Phú Cường, được đặc cử làm Giám Mục của chính Giáo hội này.

Khi qua đời, hiền đệ đáng kính, Đức Cha Luis Hà Kim Danh đã để lại đoàn chiên quí mến Phú Cường mà Ngài đã tận tâm và kiên vững thi hành sứ vụ Mục tử, suốt 4 năm không có Chủ Chăn và người hướng dẫn riêng.

Nay Cha muốn ân cần đặc biệt hướng về đoàn chiên này, kẻo vì trống ngôi lâu hơn nữa mà việc sống đạo và lòng nhiệt thành ở đó sẽ bị thiệt thòi.

Về phần con, hỡi con yêu quí, Cha biết con đã thi hành các nhiệm vụ thánh tại đây cách đáng khen, và đã âu yếm lo cho mọi người, vì thế Cha không chút do dự rằng, con xứng đáng được trao cho nhiệm vụ quan trọng hơn dành cho vị Giám mục nơi đoàn chiên của con và con sẽ hăng hái thi hành nhiệm vụ đó.

Vì thế, sau khi chấp nhận ý kiến của Bộ Rao giảng Tin mừng cho các dân tộc, Cha lấy quyền đầy đủ của Cha mà đặt con làm Chủ chăn hợp pháp và bản quyền của Giáo hội Phú Cường cùng với mọi quyền lợi và nghĩa vụ mà chức Giám Mục trong Giáo hội cũng như việc cai quản Giáo phận đòi buộc theo Giáo luật.

Vậy khi con đã nghiêm chỉnh tuyên thệ những lời thề quy định, thì chính Cha sẽ truyền chức Giám Mục cho con vào ngày lễ trọng mừng Chúa Hiển Linh sắp tới tại Đền thờ thánh Phêrô.

Ngoài ra, trước khi công khai thi hành nhiệm vụ tại Giáo phận, con hãy lo công bố cho hàng giáo sĩ cũng như giáo dân biết việc con đã được bổ nhiệm làm Thủ lãnh và Tôn sư thiêng liêng của họ.

Con yêu quí, khi Cha khuyên bảo các con cái nam nữ của Cha hãy lấy lòng từ ái và đức vâng lời mau mắn mà đón nhận con như vị Mục Tử thiêng liêng đang đến với họ, thì Cha cũng mạnh mẽ khuyến dụ con trong Chúa, là con phải đem hết sức lực của tâm hồn tư tế của con và những lời ngợi khen của việc tông đồ, biến chúng thành việc chăm sóc hữu hiệu nhất cho đoàn chiên Phú Cường, luôn nương tựa và Thiên Chúa, Đấng từ trời sẽ không bao giờ bỏ rơi con đang khi con làm hết sức mình.

Ban hành tại Rôma, cạnh đền thờ Thánh Phêrô,

ngày 5 tháng 11 năm 1998,

năm thứ 21 triều đại của Cha.

GIOAN PHAOLÔ II

Giáo hoàng

CARMELO NICOLESI

Lục sự Tông tòa

3. LOAN TIN VUI CHO TOÀN GIÁO PHẬN.

Ngày 25.11.1998, chỉ một ngày sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chính thức bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ làm Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường, Cố Linh mục Giám quản Giáo phận lúc bấy giờ, Cha Micae Lê Văn Khâm gởi đi một thông báo cho toàn Giáo phận.

Thông báo có một số nội dung như sau:

"Tòa Giám mục thông báo tin mừng này đến quý Cha, quý Chủng sinh, quý Tu Sĩ nam nữ và toàn thể Anh chị em giáo dân.

Xin tất cả cầu nguyện và dâng một Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã ban cho Giáo phận một Vị Chủ Chăn như lòng Chúa mong ước".

4. BỘ TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG GỞI ĐIỆN MỜI.

Ngày 27.11.1998, Đức Hồng Y Josef Tomko, Tổng trưởng Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc gởi một bức Điện thư, mời Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ về Vatican để được chính Đức Thánh Cha đặt tay trao ban Thánh chức Giám mục.

Bức Điện mời có nội dung như sau:

"Chúng tôi vui mừng báo tin cho Đức Cha, nếu Đức Cha muốn và không có gì khó khăn, Đức Cha được mời lãnh Nhận chức Giám Mục trực tiếp từ Đức Thánh Cha tại Đền thờ Thánh Phêrô thuộc Vatican, ngày 6.1 sắp tới, cùng với những Giám mục khác mới được bổ nhiệm.

Hồng Y Josef Tomko, Tổng trưởng

Tổng Giám mục Mercelle Jago, Thư ký

5. ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ ĐẾN RÔMA.

Tròn một tháng, kể từ sau khi nhận Điện mời của Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc, chiều ngày 27.12.1998, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đáp máy bay từ phi trường Tân Sơn Nhất. Ngài đến Rôma khoảng 14 giờ (giờ Việt Nam) ngày 28.12.1998.

Không kể Đức Cha Phêrô Trần Đình tứ, trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, còn có hai vị Giám mục người Việt khác từng được tấn phong bởi tay Đức Giáo Hoàng. Trong số ba vị ấy, có đến hai vị được chính thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong. Đó là các vị:

- Ðức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, sinh ngày 7.8.1868 tại tỉnh Gò Công (nay thuộc giáo phận Mỹ Tho) được Đức Giáo Hoàng Pio XI cắt đặt làm Giám mục Ðại diện Tông Tòa coi sóc Giáo Phận Phát Diệm. Ðức Cha Gioan Baotixita là Giám mục người Việt tiên khởi của Giáo hội Việt Nam. Chính Đức Pio XI tấn phong Giám mục cho Đức Cha trong Ðền Thờ Thánh Phêrô ngày 11.6.1933. Trên đường trở về Việt nam, Ðức Cha Gioan Baotixita ghé qua Paris và được mời giảng thuyết tại Nhà Thờ Ðức Bà ở thủ đô Paris (Notre-Dame de Paris).

- Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, sinh ngày 15.4.1949 tại Lái Thiêu, Bình Dương (nay thuộc họ đạo Lái Thiêu, giáo phận Phú Cường). Ngày 25.11.2002 ngài được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Sứ thần Tòa Thánh tại hai quốc gia Togo và Bénin, châu Phi, hiệu tòa Rusticiana. Ngày 6.1.2003, ngài được chính thánh Gioan Phaolô II tấn phong Giám mục trong Đền thờ thánh Phêrô. Ngoài Togo và Bénin, Đức Tổng Phêrô Tốt còn trải qua các chức vụ trong ngành Ngoại giao tại các quốc gia như: Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Trung Phi và Tchad từ ngày 24.8.2005; Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica, một quốc gia vùng Trung Mỹ từ ngày 13.5.2008; Sứ thần Tòa Thánh tại Sri Lanka, một quốc gia vùng Nam Á từ ngày 22.3.2014.

Dù chưa đến tuổi nghỉ hưu theo Giáo luật (75 tuổi), Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt quyết định xin từ nhiệm sớm. Đơn xin từ nhiệm của Đức Tổng được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận ngày 2.1.2020. Lúc này tuổi của Đức Tổng là 71. Sau khi được chấp thuận nghỉ hưu, Đức Tổng hồi hương trở về quê xưa là làng Lái Thiêu sống cùng người anh là linh mục Micae Nguyễn Văn Minh trên chính mảnh đất mà cha mẹ của ngài đã từng sống. Đó cũng chính là nơi mà Đức Tổng được sinh ra và lớn lên.

6. MỘT TUẦN LỄ TRẦM TƯ CẦU NGUYỆN.

Đến Rôma để nhậm chức Giám mục. Điều quan trọng và chủ yếu là chuẩn bị tâm hồn. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ dành một tuần lễ để tĩnh tâm. Sứ vụ mới cho một người Mục tử. Yêu rồi làm. Trong trầm lắng của suy tư và cầu nguyện, Ngài cố gắng gặp gỡ được Thiên Chúa là tình yêu, Đấng giàu lòng thương xót. Ngài đối thoại với vị Mục Tử kiểu mẫu, Đức Giêsu, Tình Yêu hiện thực và sống động của Thiên Chúa. Ngài đọc lại nếp sống của các Tông đồ xưa, đặc biệt là thánh Phêrô, con người đã có thời mang tên Simon, sau mới được Chúa Giêsu đổi tên là Phêrô. Quả thực, một Simon cũng rất trần thế, bị giới hạn về nhiều mặt, bộc trực, nóng vội, dễ hoảng sợ và có lúc thấp kém về lòng tin. Nhưng Simon có một tấm lòng chân phác, đơn thành, một trái tim hết mực yêu thương. Chính nhờ tình thương đó mà Simon đã được Chúa Giêsu tuyển chọn và đặt thành Phêrô.

Tình yêu Chúa đã thôi thúc Phêrô dấn thân liều mạng. Đảm nhận trách vụ được Chúa trao phó: chăm sóc đoàn chiên, củng cố đức tin cho các anh em khác.

Trách nhiệm thật nặng nề. Ngài hoàn toàn tin tưởng cậy dựa vào lời Chúa hứa: "Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20). Ngài đã từng tâm sự: "Một mình Giám mục khó có thể làm được gì nếu không có sự cộng tác của Linh mục, Tu sĩ, giáo dân". Tâm sự như thế, chắc chắn Ngài mong ước các Linh mục tận tình chia sẻ thừa tác vụ Giám mục với Ngài. Thao thức như thế, rõ ràng Ngài cần đến sự góp phần tích cực của các tu sĩ và anh chi em giáo dân trong Giáo phận, để Hội thánh địa phương được phát triển về mọi mặt.

Nhìn đến các mối tương quan liên đới trong công tác mục vụ và truyền giáo sắp tới, Ngài luôn ý thức và xác tín: Phải yêu trước đã, rồi tình yêu đó thúc đẩy ta làm gì, ta hãy cố gắng thực hiện như vậy. Đó là tâm hồn mục tử của Giám mục (trích bản tin của Giáo phận Phú Cường).
 
Hình ảnh Con chiên Thiên Chúa
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
05:31 12/01/2024

Hình ảnh Con chiên Thiên Chúa

Bên các xứ vùng Trung Đông, bên Âu châu ở những vùng đồi núi có bãi cỏ xanh tươi tốt, người ta nuôi thả đàn thú vật chiên cừu hàng chục, hàng trăm con to nhỏ chạy nhảy hiền hòa cúi đầu ăn gặm cỏ. Chúng đi thành đàn chen chúc nhau nghe theo hiệu lệnh của người mục đồng chăn dắt, và có những con chó chạy theo vòng quanh canh gác sủa vang trời lùa chúng đi theo hướng chỉ dẫn. Một bức tranh sống động thơ mộng giữa trời thiên nhiên!

Hình ảnh con chiên xưa nay trong văn hóa nghệ thuật Công Giáo rất quen thuộc. Phải, nó là hình ảnh biểu tượng thần thánh nói chỉ về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.

Tại sao lại dùng hình ảnh biểu tượng này chỉ về Chúa Giêsu Kitô?

Hình ảnh biểu tượng này có căn rễ nơi nền văn hóa đạo đức kinh thánh từ thời xa xưa. Con chiên là một con vật non trẻ của loài thú vật cừu hay thú vật dê. Con chiên có tư thái dịu hiền ngây thơ, nên được dùng là hình ảnh biểu tượng về sự thanh khiết và vô tội, hình ảnh về sự hiền dịu và kiên nhẫn.

Trong nhiều tôn gíáo sự thanh khiết vô tội đóng vai trò quan trọng. Con chiên được chọn làm hình ảnh biểu tượng cho khía cạnh đó.

Trong Kinh Thánh thời cựu ước Do Thái giáo cũng vậy. Một con vật làm lễ tế hy sinh đền tội phải thanh khiết vô tội, mới có thể được dùng là lễ tế đền tội thay cho con người tội lỗi. ( St 22,8).

Ngày xưa khi người Do Thái xuất hành từ đất Aicập lên đường trở về quê hương nước Thiên Chúa hứa ban, họ mừng Lễ Vượt Qua và trong bữa ăn phải có con chiên: „Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được“ ( Xh 12,5).

Lễ tế dâng tiến Giavê Thiên Chúa theo luật ấn định„ Ngày sa-bát, các ngươi sẽ dâng hai con chiên một tuổi, toàn vẹn, cùng với chín lít tinh bột lúa miến nhào với dầu làm lễ phẩm, kèm theo rượu tế.“ ( Ds 28, 9).

Ngay thời xa xưa trước Chúa giáng sinh, Tiên tri Isaia cũng đã mường tượng hình ảnh người tôi trung của Thiên Chúa sau này như con chiên bị đem đi xét xử đền tội thay cho toàn dân:

„ Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng.“ ( Isaia 53,7)

Đến thời sau Chúa giáng sinh, chính Chúa Giêsu được ca ví là hình ảnh con chiên Thiên Chúa. Thánh Gioan tẩy giả đã giới thiệu Chúa Giêsu:
„ Ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian. „ (Ga 1, 29).

Chính Chúa Giêsu đã bị kết án chết trong dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái, lễ kỷ niệm giết chiên ăn bữa sau cùng trước khi người Do Thái xuất hành trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho.

Thánh Phaolô Tông đồ đã nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô đã hy sinh chịu chết làm con chiên lễ Vượt Qua cho chúng ta. ( 1 cor, 5,7).

Thánh Gioan tông đồ đã gọi các Tông đồ Chúa Giêsu Kitô là Tông đồ của Con Chiên. ( KH 21,14).

Trên trời, theo tường thuật của Thánh Gioan, các Thiên Thần Chúa ca hát chúc tụng Con Chiên vinh hiển. ( Kh 5,12).

Rồi trong một thị kiến trên trời, Thánh Gioan đã nhìn thấy Con Chiên Thiên Chúa đứng ở giữa bốn con vật. ( Kh 5,6). Và Ông còn nhìn thấy Con Chiên nhận cuốn sách từ bốn con vật và có 24 vị bô lão phủ phục qùy xuống đồng thanh chúc tụng Con Chiên. ( Kh 5,9).

Bốn con vật mà Thánh Gioan nhìn thấy trong thị kiến trên trời là hình ảnh biểu tượng của bốn thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu.

Thánh sử Mattheo với hình một con người. Vì ngay chương đầu phúc âm Ông viết thuật lại lịch sử gia phả Chúa Giêsu theo khía cạnh con người từ thời tổ phụ Abraham tới Vua David có 14 thế hệ, rồi từ Vua David tới thời lưu đầy sang Babylon với 14 đời, và từ sau thời lưu đầy trở về tới Chúa Giêsu cũng có 14 thế hệ.

Thánh Marcô với hình con sư tử. Vì phúc âm của ông ngay chương đầu tiên bắt đầu với lời rao giảng tiếng hô hào lời kêu trong sa mạc của Thánh Gioan tiền hô như tiếng sư tử gầm rống trong rừng hoang.

Thánh Luca với hình tượng một con vật như con bò, con dê. Vì phúc âm của Ông thuật lại biến cố Thầy cả thượng phẩm Dacharia vào đền thờ dâng con vật bị giết tế lễ Thiên Chúa. Và thánh sử cũng thuật lại biến cố quang cảnh hài nhi Giesu sinh ra trong chuồng súc vật chiên bò lừa ngoài cánh đồng Bethlehem.

Thánh Gioan với hình con chim đại bàng. Vì những tư tưởng hình ảnh trong phúc âm của Ông biểu lộ tinh thần cao cả, cao sâu diệu vợi như con chim đại bàng dũng mãnh có sức cất cánh bay cao lên tận nền trời mà con mắt thường không sao có thể nhìn thấy nó tít tận trên cao. Và từ trên cao nó bay lượn đáp xuống mặt đất rất kỳ diệu ngoạn mục.

Rồi hình ảnh bốn con vật cũng được hiểu cắt nghĩa là hình ảnh chỉ về sự nhập thể làm người của Chúa Giêsu, về lễ vật tế lễ, sự sống lại và lên trời trời của Chúa Giêsu.

Nhưng tại sao lại dùng con chiên là hình ảnh biểu tượng cho Chúa Giêsu, mà không một trong bốn con vật đó?

Tiên tri Isaia đã diễn tả hình ảnh về người tôi trung của Thiên Chúa như một con chiên. Hình ảnh con chiên được tuyển chọn chỉ về Thiên Chúa xuống trần gian làm người.

Con Chiên này không có quan hệ gì với bốn con vật đứng chung quanh phục vụ Con Chiên. Hình ảnh này làm tương phản với hình ảnh Đấng Cao cả tuyệt đối, làm nổi bật rõ nét giữa Đấng là chủ sự sáng tạo và loài thụ tạo trong các mối liên hệ.

Con Chiên được dùng là hình ảnh chỉ về Chúa Giêsu còn nói lên khía cạnh chính yếu nổi bật của một Thiên Chúa nhập thể làm người trên trần gian. Chúa Giêsu làm người không muốn là một vĩ nhân, một con người tuyệt đối, một nửa Thiên Chúa. Nhưng là một con người toàn vẹn với yếu đuối, như Thánh Phaolo viết trong thư gửi Giáo đoàn Corinthô:

„ Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái.27 Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh;28 những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có.“ ( 1 cor 1,26-28).

Trong Giáo hội xưa nay có tập tục dây Pallium của Đức Giáo Hoàng và các Tổng giám mục đeo choàng trên cổ xuống trước ngực khi cử hành thánh lễ, được dệt bện bằng lông các con chiên Agnes - các con chiên được làm phép ngày lễ kính thánh Agnes 21.01.

Dây Pallium bện dệt bằng lông con chiên như Đức Giáo Hoàng qúa cố Benedictô 16. cắt nghĩa: Nhắc nhớ đến Chúa Giêsu sau khi sống lại đã trao trách vụ cho Thánh Phero hãy chăn dắt các con chiên của Thầy. Và cũng là hình ảnh nói về ách gánh nặng của Chúa Giêsu Kitô mà các vị mục tử mang trên vai khi nhận lãnh ý muốn sứ vụ Chúa trao cho.

Trong các thánh lễ, trước khi tiếp nhận tấm bánh Thánh Thể Chúa Giesu Kitô, lời kinh cầu nguyện được toàn thể mọi người trong thánh đường cùng đọc lên hoặc hát ca xướng ba lần: „Lạy Chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con „

Và sau cùng vị chủ tế giơ cao Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô cũng đọc lời giới thiệu như Thánh Gioan tẩy gỉa ngày xưa đã nói: Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.“

Trong văn hóa, văn minh nhân loại nhất là bên vùng Trung Đông, thịt Chiên, Cừu là thực phẩm phổ thông lành mạnh cùng ngon. Lông con Chiên Cừu được cắt xén dùng cho việc may mặc quần áo cùng làm chăn nệm cho ấm, nhất là ở xứ lạnh mùa Đông.

 
Thương tiếc Cha JB Etcharren MEP
Phạm Bá Nha
06:13 12/01/2024
Thương Tiếc Đại Ân Sư Của Giáo Hội Việt Nam
LM THỪA SAI GIOAN BAOTIXITA ETCHARREN Pháp, 1932 - Việt Nam, 2021


-Thánh Thần Chúa ngự trong tôi. Sai đi loan báo Tin Mừng (MEP)
-Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng (Rm 10, 15)
(Khẩu hiệu Linh Mục của Cha GB Etcharren)

Giáo Xứ Việt Nam Paris đã phát hành nhiều số báo: Hội Thừa Sai Paris. Số 206, 10. 2004
Có 4 bài chủ yếu, được cha Bề Trên GB Etcharren, duyệt :
. Tiến trình thành lập Hội Thừa Sai Paris. Ttr. 5-6
. Hội Thừa Sai Paris cơ sở xưa và nay. Ttr. 7-9
. Hội Thừa Sai Paris với Giáo Hội VN. Ttr 10-11
. Phương án truyền giáo của Thánh GM Tephano Théodore Ciénot Thể. Ttr 12-14

Nay cụ thể, thương tiếc đại ân sư của Giáo Hội Việt Nam là Lm Thừa Sai Gioan Baotixita Etcharren, Hội Thừa Sai Paris (MEP), sinh ngày 15.4.1932, tại giáo phận Bayonne, Pháp và qua đời ngày 21.9. 2021, tại ĐCV Huế, VN, hưởng thọ 89 tuổi 63 năm Linh Mục và 16 năm truyền giáo tại VN, cho tới khi bị trục xuất (1958-1975)

Tại sao Lm GB Etcharren là đại ân nhân của GHVN, vì :
-Đã đến VN truyền giáo, khi mới thụ phong linh mục, 26 tuổi, được 16 năm, cho tới khi bị trục xuất (1959-1975)
- Giáo sư tiểu chủng viện Hoan Thiện, Huế
- Thông thạo tiếng Việt, trải qua nhiều khó khăn và được mọi người VN kính yêu
- Thời chiến tranh khốc liệt (1968-1972) đã cùng đồng bào tỵ nạn nheo nhóc khắp nơi
- Về Pháp, được cử làm tổng tuyên úy kiều bào Việt-Miên-Lào
- Từ 1993, khi làm Bề Trên MEP bắt đầu nhận các linh mục VN du học Pháp và còn tiếp tục đến nay. Trong đó, đào tạo 12 Giám Mục và nhiều Linh Mục VN cho GHVN
- Từ 2010, về nghỉ hưu tại Huế do lời mời của ĐC Nguyễn Như Thể và Lê Văn Hồng.

Thánh Lễ an táng trực tuyến tiễn đưa, tại ĐCV Xuân Bích, Huế
Ngày 21. 9. 2021, ngày ra đi của vị truyền giáo GB Etcharren thật đẹp, nhắm dịp lễ kính Thánh chủng sinh Toma Trần Văn Thiện (1820-1838) và Thánh François Jaccard Phan (MEP, 1799-1838), cũng là ngày truyền thống của cựu chủng sinh Huế. Xưa, Cha Jaccard, 24 tuổi làm Linh Mục, lúc 27 tuổi đến VN truyền giáo. Ngày18.7. 1838, sau 10 năm tù tội, Thánh François Jaccard Phan là vị Thừa Sai MEP đã đổ máu đào trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị (Cung Chi, sss. Họ Là Ai? ttr. 133 và 114 ). Thì nay, 21.9.2021, nối gót, Cha GB Etcharren nằm xuống bên bờ sông Hương thơ mộng, hiền hòa chảy qua Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế. Hai giòng nước êm xuôi tiễn đưa hai nhà truyền giáo về hưởng phúc Nước Trời.

Cổng vào ĐCV có hàng chữ :
Ở trên : Con hân hoan về nhà Cha.
Hai bên có, trái : Chúa là gia nghiệp đời con
Bên phải : Xin Ngài bảo toàn thân con (Rm 10, 15)
Hai câu ghi sau bàn thờ. Thánh Thần Chúa ngự trong tôi
Phải : Sai đi loan báo Tin Mừng (MEP)

Được coi là linh đạo của nhà truyền giáo lỗi lạc đáng kính và mến chuộng này. Trước nhà thờ có 2 bảng lớn, 2 bên : Phâu Ưu (trái) và Tiểu Sử (phải)

Trên quan tài có cuốn Phúc Ầm mở, đặt trên bục, thảm đỏ có hoa tươi bao quanh, trước bàn nhỏ, có di ảnh vị truyền giáo với nhang nến lung linh bay cao. Biểu trưng cho lòng thành con dân VN tiễn người ‘Cha kính yêu’
Ngày 22.9.2021, trực tuyến, lúc 15g, chủ lễ tiễn đưa do ĐTGM Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch HĐGM VN, đồng tế có các ĐC Hồng, Long, Bản và Vị cùng nhiều linh mục học trò. Lễ đoàn đều khoác khăn tang, bái nhang. Trước lễ có quay video, tiếng nói của cha Gion Baotixita về ơn gọi và cuộc đời cha GB Etcharren.
ĐC chủ lễ đọc 3 trong nhiều thư phân ưu :1) của cha Vincent Sénéchal Bề Trên MEP. 2) của em gái trong gia đình (gọi Etcharren là “Hot Choi”) của Cha Sở Giáo Xứ gia đình ở. 3) Thư phân ưu của HĐGM VN gửi MEP.

Giảng lễ là ĐC Lê Văn Hồng. Các Dòng tu, luân phiên dâng lễ tiễn đưa, như : Dòng MTG Huế (21.9; 21g, Lễ 1), Dòng Con Đức Mẹ Đi Thăm Viếng (Ngày 22.9; 7g, Lễ 2), Cựu Chủng Sinh Hoan Thiện (8g, Lễ 3), Các Môn Sinh MEP (9g, Lễ 4), Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (10g, Lễ 5), Dòng Thánh Tâm (11g, Lễ 6).
ĐC Bản làm nghi thức tiễn biệt. Sau thánh lễ, các Đức Cha và các Linh Mục môn sinh vây quanh quan tài bái biệt.
Phần mộ Cha được đặt trong nghĩa trang nhỏ, sau ĐCV, an nghỉ lâu dài bên cạnh 37 Thừa sai nằm trước.

Công ơn để lại

Trong bài giảng, ĐC Lê văn Hồng kể lại sâu sắc cuộc đời truyền giáo hy sinh của Cha GB Etcharren, thuộc MEP. Sau khi thụ phong linh mục, 26 tuổi, năm 1958, cha GB qua VN và học tiếng Việt tại Banam, Campuchia. Cả đời chỉ làm mục vụ tại Huế, nên cha nói tiếng Việt giọng Huế nhiều hơn. 1959-1960: Mục vụ tại Lavang và Mai Xá, Huế. 1961-1965: Giáo sư TCV Hoan Thiện. 1966-1971: Mục vụ tại Đông Hà và Bến Hải. 1972-1974: Phụ trách đồng bào tỵ nạn Khánh Hòa, Đà Nẵng tái định cư vào Phan Thiết.

Năm 1975, Cha bị trục xuất khỏi VN trở về MEP. 1976-1985: Mục vụ di dân, có VN, tại Pháp.
1986-1991: Phụ tá Tổng Đại Diện MEP.
1992-1998: Bề Trên Tổng Đại Diện MEP, hai nhiệm kỳ.
1993: đón tiếp các linh mục VN sang MEP du học. Chương trình còn kéo dài tới nay.
Từ 2010, qua lại VN, nghỉ hưu tại Huế, do ĐC Nguyễn Như Thể và Lê Văn Hồng mời.
Ngày 21. 9.2021, Chúa gọi về. Thọ 89 tuổi, 63 năm linh mục. 15g, ngày 22.9, Thánh lễ tiễn đưa và mai táng.

Cha GB là vị Thừa Sai cuối cùng nằm xuống trên phần đất Huế, để lại biết bao ân tình qúi báu cho Giáo Hội VN và hai vùng đất Thừa Thiên Quảng Trị. Mồ hôi và công sức Ngài đổ ra trong 63 năm linh mục.

Ngày 21.9. 2021, thư và phân ưu của ĐTGM Nguyễn Chí Linh, chủ tịch HĐGM VN, viết : Mọi người đang hướng về tang lễ cha GB Etcharren, một ân nhân của GHVN. Phải rời VN, Ngài nói, các thừa sai phải xa đòan chiên như người ‘góa vợ’. Vì thế, bất cứ người VN nào cần giúp đỡ, ngài sẵn sàng. Từ 1993, đón tiếp bảo lãnh nhiều linh mục VN du học Pháp. Dường như toát ra trong người cha một phong cách ‘nghiện’ VN. Khi được mời qua lại VN, ngài nhận lời ngay. Ước nguyện của cha sống chết tại VN, nay đã thực hiện. Thi thể Cha đã mai táng cùng 37 vị truyền giáo tại VN đi trước. Cha và 1200 vị truyền giáo gửi đến VN là món quà lớn, đóng góp vô cùng to lớn của MEP cho GH VN. Cái chết của Cha gieo thêm một hạt lúa miến hứa hẹn cho tương lai của GHVN

Thánh lễ dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của cha GB Etcharren, lúc 10g, 19.4. 2018, tại nhà thờ chính tòa Huế, có cha Gilles Reithinger Bề Trên MEP. Có mặt ĐTGM Nguyễn Chí Linh và 12 Giám Mục học trò. ĐC Linh Chủ Tịch HĐGM VN chúc mừng và giới thiệu Cha GB Etcharren. Cha Gilles Reithinger chia sẻ : Sự dấn thân nhiệt thành truyền giáo của Cha Etcharren tại vùng đất này là nhịp cầu giữa MEP và GHVN. Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại Diện Huế, chúc mừng cũng như mọi người nhận thấy Cha Etcharren là người cha, ân nhân vĩ đại, bậc thầy, đàn anh, nhà truyền giáo và là bạn đường khôn khéo. Đáp lời, Cha cám ơn đã có cuộc hội ngộ trọng đại này, các chứng tá, sự nâng đỡ, chăm sóc, gặp gỡ, cầu nguyện …và khiêm nhường cho biết mình đã đóng góp rất nhỏ viết trang sử cho GHVN. Đó chính là sứ mạng và tóm gọn ‘Tình đầu cũng tình cuối’ trong đời truyền giáo.

Ngày 15.12. 2020, lúc 17g, tại ĐCV Huế, có buổi gặp gỡ giữa cha Etcharren và chủng sinh. Sau lời giới thiệu của cha Giám Đốc Giuse Hồ Thứ, chính ngài tâm sự về đời truyền giáo của mình và truyền lại cho thế hệ chủng sinh ngọn lửa nhiệt thành và đam mê. Cha kể lại 2 mẩu chuyện khó quên vào những năm 60, khi ở Mai Xá.
- Có lần vào chiều, cha đến thăm làng chài lưới ven biển, vào nhà một Phật tử, cao niên, ông chào ‘cha trẻ quá’, và nói thẳng, xin cha đừng nói tôn giáo với ông. Cha tôn trọng ý kiến ông mà chỉ lui tới giúp đỡ…Diệu kỳ thay, sau ông xin học giáo lý và xin rửa tội. Chính cha nói là không hiểu việc xảy ra.
- Lần khác, Cha gặp 2 người lương, 1 già 1 trẻ, đang đan cánh cửa bằng tre mỏng. Thấy Cha từ xa, cụ già đang đan vội chạy lại trước mặt Cha, bái Cha 3 lạy. Cha ngạc nhiên, nâng tay ông lên, ý không muốn nhận đại lễ này. Ông niềm nở từ tốn tiếp truyện Cha và nói: Tre thì có đủ loại: xanh, vàng… Con người cũng thế, đủ da màu: trắng, vàng, đen. Nhưng tất cả là anh em. Sống dưới bàn tay che chở của Ông Trời. Cha nói với chủng sinh, đây là kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên.

Sau đó cha thỏ thẻ về tình huynh đệ mà anh em linh mục dành cho ngài. Tháng 5.1959, Cha được ‘sai’qua VN truyền giáo. Lúc đầu phân vân, bỡ ngỡ, xa lạ… Nhưng tình thân thiện anh em linh mục coi cha như ‘người nhà’ trong cộng đoàn mới này, khiến cha không muốn về và chọn VN làm quê hương, sống chết tại đây. Cha khuyên chủng sinh : Đừng làm việc nhiều quá, mà quên Chúa sai mình đi (tin ĐCV Huế, 21.9. 2021)

MUÔN VÀN THƯƠNG TIẾC

Cộng đoàn Giáo Xứ VN Paris muôn vàn thương tiếc và cầu nguyện cho
Lm Gioan Baotixita Etcharren
Truyền Giáo tại Việt Nam (1958-1975)
Cựu Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris
qua đời ngày 21.9. 2021, tại Huế, Việt Nam
hưởng thọ 89 tuổi, 63 năm Linh Mụç
GXVN đã dâng lễ và xin chia sẻ niềm đau thương này với Hội Thừa Sai Paris và gia đình
Nguyện xin Chúa nhân tử đầy tình thương
ân thưởng Nước Trời cho Linh Mục Truyền Giáo khả kính.
Cha GB với tỵ nạn VN. 1973

GB Etcharren 7 tuổi

Gia đình tại Bayonne, Pháp
 
Church Documents
Thủy 12 Jan 2024
VietCatholic Media
03:26 12/01/2024
1. Rishi Sunak đến Ukraine với 2,5 tỷ bảng Anh và một thỏa thuận an ninh

Theo tờ Politico có trụ sở ở Washington DC, Vương Quốc Anh sẽ cam kết cung cấp sự trợ giúp “nhanh chóng và bền vững” nếu Nga tấn công Ukraine trong tương lai.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đến Ukraine vào sáng thứ Sáu, mang theo lời hứa hỗ trợ quân sự trị giá 2,5 tỷ bảng Anh cũng như viện trợ nhân đạo và bảo đảm an ninh.

Khen ngợi Ukraine vì quyết tâm “không ngừng nghỉ” trong việc đẩy lùi “cuộc xâm lược tàn bạo của Nga” trong hai năm qua, Sunak nói: “Hôm nay tôi đến đây với một thông điệp: Vương quốc Anh cũng sẽ không chùn bước. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine trong những giờ phút đen tối nhất và trong những thời điểm tốt đẹp hơn sắp tới.”

Trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Sunak cho biết Vương quốc Anh sẽ cung cấp tổng cộng 2,5 tỷ bảng Anh hay 3.19 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm tài chính 2024/25, tăng 200 triệu bảng so với hai năm trước đó.

Theo một tuyên bố của phủ thủ tướng, ít nhất 200 triệu bảng tài trợ từ Vương quốc Anh sẽ được chi cho nỗ lực lớn nhằm nhanh chóng mua và sản xuất hàng ngàn máy bay không người lái cho Ukraine, bao gồm cả máy bay giám sát, tấn công tầm xa và thuyền không người lái.

Tuyên bố cho biết đây sẽ là đợt vận chuyển máy bay không người lái lớn nhất đến Ukraine từ bất kỳ quốc gia nào, với hầu hết dự kiến sẽ được sản xuất tại Anh.

Sunak cũng sẽ ký thỏa thuận hợp tác an ninh với Zelenskiy vào thứ Sáu, sau khi các quốc gia G7 đồng ý cung cấp cho Ukraine những bảo đảm an ninh song phương tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái ở Vilnius.

Sunak nói trong bài phát biểu ngắn gọn với báo chí vào sáng thứ Sáu: “Vương Quốc Anh đã là một trong những đối tác thân thiết nhất của Ukraine, bởi vì chúng tôi nhận ra rằng an ninh của họ cũng là an ninh của chúng tôi”. “Hôm nay chúng ta sẽ tiến xa hơn – tăng cường viện trợ quân sự, cung cấp hàng ngàn máy bay không người lái tiên tiến và ký kết Thỏa thuận an ninh mới mang tính lịch sử để mang lại cho Ukraine những bảo đảm cần thiết về lâu dài.”

Thỏa thuận Hợp tác An ninh Anh-Ukraine, được ký bởi Sunak và Zelenskiy, được đưa ra sau khi các quốc gia G7 đồng ý cung cấp cho Ukraine những bảo đảm an ninh song phương tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái ở Vilnius. Theo phủ thủ tướng Vương Quốc Anh, nó “chính thức hóa một loạt hỗ trợ mà Vương quốc Anh đã và sẽ tiếp tục cung cấp cho an ninh của Ukraine, bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, an ninh mạng, đào tạo y tế và quân sự cũng như hợp tác công nghiệp quốc phòng”.

Nó cũng cam kết Vương quốc Anh sẽ cung cấp hỗ trợ “nhanh chóng và lâu dài” cho quốc phòng của Ukraine, nếu Nga tấn công nước này một lần nữa.

2. Ukraine nhận trực thăng, hỏa tiễn và các loại vũ khí khác từ NATO

Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs hôm thứ Năm đã công bố gói quân sự dành cho Ukraine bao gồm nhiều loại vũ khí để nước này sử dụng để phòng thủ trước các lực lượng xâm lược của Nga.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Riga, Latvia, Rinkevics cho biết nước ông sẽ cung cấp cho Kyiv một gói viện trợ mới bao gồm pháo, đạn dược, vũ khí chống tăng, hỏa tiễn, lựu đạn, máy bay trực thăng, máy bay không người lái, thiết bị liên lạc, máy phát điện. và các thiết bị không tên khác.

Latvia, thành viên của NATO từ năm 2004, là một trong những nước ủng hộ Ukraine lớn nhất trong cuộc chiến do Putin phát động vào tháng 2 năm 2022. Quốc gia này đã cam kết dành hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội cho viện trợ quân sự cho Ukraine và có chương trình đào tạo. cho quân nhân Ukraine.

Hôm thứ Năm, Rinkēvičs tái khẳng định sự ủng hộ của đất nước ông đối với Kyiv trong nỗ lực tự vệ.

“Đã đến lúc thay đổi sự nhấn mạnh. Chúng tôi đã nói về sự hỗ trợ của chúng tôi dành cho Ukraine trong thời gian dài. Nhưng tín hiệu chính trị chính phải nêu rõ rằng chúng tôi ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến khi nước này giành chiến thắng cuối cùng trước chủ nghĩa đế quốc Nga”, Rinkēvičs nói

Ông Zelenskiy cho biết trong phiên họp báo rằng đại diện của các ngành quốc phòng Ukraine và Latvia đang ký các thỏa thuận hợp tác mới, theo ông, sẽ giúp Ukraine hợp tác với các nước Âu Châu để phát triển kho vũ khí quốc tế nhằm ngăn chặn sự xâm lược trong tương lai từ Nga.

“Chúng ta ở Âu Châu - từ tây sang đông, từ bắc xuống nam - cần hoạt động hiệu quả hơn nhiều từ các lĩnh vực quốc phòng của các nước chúng ta. Âu Châu phải học cách tự chủ về phòng thủ”, ông Zelenskiy nói.

Ông nói thêm: “Nga chỉ hiểu sức mạnh. Và tất cả chúng ta đều cần loại sức mạnh đó ở Âu Châu.”

Ở những nơi khác trong cuộc họp báo, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cách Latvia khởi xướng việc thành lập liên minh máy bay không người lái cho Ukraine cũng như tiếp tục nỗ lực gây áp lực lên những người giúp Nga lách lệnh trừng phạt.

Ngoài chuyến thăm Riga, Zelenskiy đã dừng chân ở Lithuania và Estonia trong những ngày gần đây. Chuyến công du này tỏ ra có lợi cho Kyiv khi Lithuania cam kết hỗ trợ gần 220 triệu Mỹ Kim cho Ukraine trong 3 năm tới trong khi Estonia cam kết hỗ trợ 1,3 tỷ Mỹ Kim cho đến năm 2027.

Zelenskiy cũng cảm ơn Latvia vì đã cung cấp vũ khí mới trong một tin nhắn đăng trên X, trước đây là Twitter.

“ Tôi biết ơn Latvia về gói viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine và hiểu rõ rằng sức mạnh của các chiến binh, vị trí và tương lai của Ukraine cũng là sức mạnh bảo đảm nền độc lập của Latvia”, ông Zelenskiy nói.

3. Nga đối mặt với khủng hoảng xe hơi

Cánh tay phải của Vladimir Putin đã than phiền về phẩm chất của một chiếc xe sản xuất trong nước, nhiều tháng sau khi nhà lãnh đạo Nga thúc đẩy các quan chức hàng đầu từ bỏ xe hơi nước ngoài để mua xe Nga khi ngành công nghiệp xe hơi Nga phải đối mặt với thời kỳ đầy thách thức.

Thư ký báo chí Điện Cẩm Linh, ông Dmitry Peskov đã đưa ra bình luận về chiếc xe “Predator” của Nga mà ông Putin đã sử dụng trong chuyến thăm Chukotka ở vùng viễn đông của đất nước hôm thứ Tư.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên cuộc chiến của Putin ở Ukraine đã gây căng thẳng cho thị trường xe hơi Nga, khiến các nhà sản xuất nước ngoài rút lui và đình chỉ hoạt động tại nước này. Nga cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phụ tùng thay thế, khiến nhà sản xuất xe hơi Nga Avtomaz phải tạm dừng hoạt động vào tháng 5 năm 2023.

Vào tháng 8 năm 2023, trong bối cảnh Nga thúc đẩy huy động ngành công nghiệp xe hơi trong nước, Putin đã yêu cầu “tất cả các quan chức trong nước phải lái xe hơi nội địa”. Ông cũng chỉ thị cho chính phủ vào tháng 6 năm ngoái “xem xét vấn đề xây dựng và áp dụng các yêu cầu” yêu cầu tài xế taxi chỉ sử dụng xe của Nga.

Khi được các phóng viên hỏi về Predator hôm thứ Tư, Peskov nói rằng người lái xe đón anh từ phi trường nói rằng anh phải “cải tiến” chiếc xe bằng một tập tài liệu.

Thư ký báo chí của Putin nói: “Thắt chặt ở đây, điều chỉnh ở đó”. “Vô lăng hoạt động tệ, hộp số tệ. Động cơ hoạt động rất tốt nhưng hóa ra là động cơ nhập khẩu”.

Peskov nói thêm: “Tôi sẽ nói với các nhà sản xuất: chiếc xe này tất nhiên vẫn còn chỗ để cải tiến… họ phải điều chỉnh sản phẩm”. “Thay vào đó họ đang cố gắng ngủ quên trên chiến thắng của mình. Không có gì khác nên mọi người đều mua hàng của họ.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Anton Gerashchenko, cố vấn cho Bộ trưởng nội vụ Ukraine, cho biết trên X, trước đây là Twitter, rằng Predator được sản xuất tại vùng Tyumen của Nga và có giá lên tới 8,4 triệu rúp (khoảng 94.500 Mỹ Kim).

Vào năm 2023, doanh số bán xe hơi mới ở Nga đã tăng trở lại lên 1,06 triệu chiếc — tăng 69% so với cùng kỳ năm trước — theo dữ liệu từ cơ quan phân tích Autostat của Nga, cho biết doanh số bán xe hơi của Trung Quốc dường như đã đạt đỉnh hơn 56%. của thị trường, Reuters đưa tin hôm thứ Tư.

Nhà lãnh đạo Autostat Sergei Tselikov nói với các phóng viên: “Có mong muốn (từ các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc) là bán được tới 2 triệu chiếc trên thị trường Nga và mọi người cũng mong muốn mua chúng”.

Nhưng trong khi các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống mà các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài đã rời khỏi thị trường Nga để đối phó với cuộc chiến ở Ukraine, thì Liên minh Dịch vụ Ô tô Nga cho biết vào năm 2023 rằng xe Trung Quốc thường xuyên hỏng hóc và thường xuyên phải sửa chữa, bảo dưỡng.

Người ta cũng phàn nàn về phẩm chất phụ tùng sản xuất tại Trung Quốc.

“Đây là những phụ tùng tương tự như phụ tùng của xe hơi Âu Châu nhưng phẩm chất rất thấp. Chúng có giá thấp hơn nhiều so với các phụ tùng thay thế ban đầu, nhưng chúng có thể và dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng”, một nhân viên của trạm dịch vụ xe hơi nói với ấn phẩm địa phương URA.RU với điều kiện giấu tên vào tháng 10 năm 2023.

“Sự việc có thể rất nghiêm trọng. Cho đến một cuộc đại tu lớn về động cơ, số tiền này đã là rất nhiều rồi”, nhân viên này nói thêm.

Các công ty taxi của Nga cũng lên tiếng phản đối dự luật yêu cầu sử dụng xe hơi nội địa, cho rằng chúng kém tin cậy hơn, hãng tin địa phương newizv.ru đưa tin.

Oxford Analytica, một công ty tư vấn quốc tế có trụ sở tại Anh, hôm thứ Tư đánh giá rằng ngành công nghiệp xe hơi của Nga sẽ phải vật lộn để phục hồi sau tình trạng bất ổn hiện tại.

Các nhà sản xuất xe hơi Nga có thể sẽ tiếp tục dựa vào các kế hoạch “xám” để bảo đảm việc cung cấp phụ tùng và phụ tùng thay thế không bị gián đoạn. Công ty cho biết, các nhà sản xuất xe hơi và nhà cung cấp Trung Quốc có thể sẽ hạn chế sự hiện diện đầu tư của họ ở Nga để tránh nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp và chủ quyền công nghệ trong ngành xe hơi có thể dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm phẩm chất thấp và tương đối đắt tiền.

4. Bức ảnh Avdiivka cho thấy cái nhìn thoáng qua về 'hàng trăm' xe Nga bị phá hủy

Một bức ảnh mới được quân đội Ukraine chia sẻ cho thấy ảnh chụp hàng loạt xe quân sự của Nga rải rác trên các cánh đồng xung quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk đang bị bao vây sau ba tháng chiến đấu gay gắt để giành được khu định cư chiến lược.

Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy nhóm lực lượng Tavria của Ukraine bao trùm Avdiivka, cho biết trong một bài đăng rằng có “hàng trăm đơn vị thiết bị Nga bị loại” dọc theo chiến tuyến gần thị trấn phía tây bắc thủ phủ khu vực, Thành phố Donetsk. Chỉ huy Ukraine cũng chia sẻ bức ảnh cho thấy 3 phương tiện bị đắm phủ đầy tuyết.

Tarnavskyi cho biết Nga đã mất 4 xe tăng dọc theo khu vực tiền tuyến trong 24 giờ qua.

Nga đã phát động cuộc tấn công xung quanh Avdiivka ba tháng trước, khiến hàng ngàn người ở cả hai bên thiệt mạng ngay trước khi mùa đông khắc nghiệt đang diễn ra trên khắp Ukraine. Các nhà phân tích phương Tây ban đầu tỏ ra lạc quan về việc Avdiivka cầm cự và hàng phòng ngự của Ukraine vẫn không bị chọc thủng. Nhưng hầu như hàng ngày, Mạc Tư Khoa đều nhích xa hơn xung quanh khu công nghiệp.

Trong đánh giá mới nhất của mình, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết không có thay đổi nào được xác nhận đối với tiền tuyến tính đến thứ Tư.

Trong gần hai năm chiến tranh, quân đội Nga đã mất đi một lượng lớn đội xe thiết giáp và xe tăng trước chiến tranh. Rất khó để có được một bức tranh chính xác về số lượng xe thiết giáp và xe tăng đã bị hư hại, phá hủy, bị bắt hoặc bị bỏ rơi.

Hôm thứ Năm, quân đội Ukraine cho biết Nga đã mất 12 xe tăng trong ngày qua, nâng tổng số xe tăng thiệt hại kể từ tháng 2 năm 2022 lên 6.050. Mạc Tư Khoa cũng mất 22 xe thiết giáp trong 24 giờ qua, Kyiv cho biết, nâng tổng số xe lên 11.238.

Cuộc chiến của Putin đang thay đổi cách người dân nói chuyện ở UkraineĐỌC THÊM Cuộc chiến của Putin đang thay đổi cách người dân nói chuyện ở Ukraine

Đầu tháng 11, Bộ trưởng lực lượng vũ trang Anh James Heappey nói với các nhà lập pháp Anh rằng Nga đã mất hơn 7.117 xe thiết giáp, trong đó có gần 2.475 xe tăng chiến đấu chủ lực.

Tổn thất phương tiện của Nga nhanh chóng trở thành một phần quyết định trong cuộc tấn công của Điện Cẩm Linh vào Avdiivka. Theo phân tích hình ảnh vệ tinh của dự án Frontelligence Insight, từ khi Nga phát động cuộc tấn công vào thị trấn vào ngày 10 tháng 10 và ngày 28 tháng 11, Mạc Tư Khoa đã mất hơn 211 phương tiện xung quanh Avdiivka. Bộ Quốc phòng Anh cũng cho rằng Nga đã mất khoảng 200 xe thiết giáp trong ba tuần đầu tiên của cuộc tấn công vào Avdiivka.

Dmytro Lazutkin, phát ngôn nhân của Lữ đoàn 47 Ukraine đang chiến đấu quanh Avdiivka, nói với Newsweek vào giữa tháng 12: “Việc bảo vệ thành phố là điều đáng làm miễn là chúng ta làm quân Nga kiệt sức”.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết vào giữa tháng 12 rằng lực lượng Nga đã chuyển sang các cuộc tấn công do bộ binh dẫn đầu xung quanh Avdiivka để “bảo toàn xe thiết giáp sau hai đợt tấn công đầu tiên vào khu định cư”.

Các cuộc đụng độ giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở phía tây nam Avdiivka, xung quanh khu định cư Marinka đã được di tản và bị phá hủy, cũng đã gây thiệt hại cho các nguồn tài nguyên của Nga và Ukraine.

Hôm thứ Hai, lực lượng không quân Ukraine cho biết một lính dù Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn chống tăng Javelin để hạ gục 4 xe thiết giáp của Nga trong một trận chiến, cản trở hoạt động của Nga. Yaroslav Chepurny, phát ngôn nhân của Lữ đoàn tấn công Dù số 79, nói với Newsweek hôm thứ Tư rằng vụ phá hủy hàng loạt xe thiết giáp của Nga diễn ra xung quanh Marinka.

5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 12 Tháng Giêng

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến hoạt động ở bờ đông sông Dnipro của quân Ukraine.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Các lực lượng Ukraine hoạt động ở bờ đông sông Dnipro đã sử dụng Máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất được trang bị đạn dược để nhắm mục tiêu vào các Lực lượng Nga.

Máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất đang được sử dụng kết hợp với pháo binh để nhắm mục tiêu vào các phương tiện của Lực lượng Nga. Một blogger quân sự Nga ước tính 90% thiết bị quân sự của Nga ở khu vực Krynky đã bị phá hủy.

Việc Nga không thể chống lại Máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất có thể là do Nga thiếu năng lực tác chiến điện tử trong khu vực.

6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 11 Tháng Giêng

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến ảnh hưởng của thời tiết. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Ukraine hiện đang trải qua một đợt rét đậm với nhiệt độ chập chờn trên mức đóng băng trong tuần tới dẫn đến nhiệt độ mặt đất giảm xuống.

Khi mặt đất đóng băng, các điều kiện để di chuyển xuyên qua các vùng quê gần như chắc chắn sẽ được cải thiện trong suốt tháng 1 và tháng 2 trước khi băng tan vào tháng 3. Sự tan băng sau đó sẽ dẫn đến sự suy giảm tương ứng về điều kiện di chuyển xuyên qua các vùng quê.

Cùng với nhiệt độ đóng băng là lượng tuyết phủ ngày càng tăng trên khắp Ukraina. Độ sâu của tuyết có thể là một yếu tố hạn chế khả năng cơ động.

Các điều kiện ngày càng tồi tệ sẽ cộng thêm với việc thời gian ban ngày bị rút ngắn khiến điều kiện hoạt động trở nên khó khăn cho cả hai bên, vốn sẽ phải dựa vào thời tiết lạnh và thiết bị nhìn đêm để hoạt động.
 
Thu Trinh 13 Jan 2024
J.B. An Dang
19:08 12/01/2024
1. Thủ tướng Anh cảnh báo Putin sẽ không dừng lại nếu giành chiến thắng ở Ukraine và chiến thắng sẽ khích lệ các đồng minh Nga

Rishi Sunak cho biết nếu Vương quốc Anh dao động trong việc hỗ trợ Ukraine, điều đó sẽ khuyến khích Vladimir Putin và "các đồng minh của ông ở Bắc Hàn, Iran và các nơi khác".

Phát biểu trong cuộc họp báo cùng với Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv, thủ tướng cho biết “các đối thủ của chúng ta trên khắp thế giới tin rằng chúng ta không có đủ kiên nhẫn cũng như nguồn lực cho các cuộc chiến kéo dài”.

Ukraine không đơn độc và Ukraine sẽ không bao giờ đơn độc. Putin có thể nghĩ rằng ông ấy có thể tồn tại lâu hơn chúng ta nhưng ông ấy đã nhầm. Chúng tôi sát cánh cùng bạn hôm nay, ngày mai và bao lâu còn cần thiết.

Bởi vì cuộc chiến này nói về quyền tự vệ của Ukraine và quyền quyết định tương lai của chính mình cũng như sự lựa chọn lịch sử của người dân Ukraine trở thành một nền dân chủ độc lập ở trung tâm Âu Châu.

Hành trình tìm kiếm tự do của các bạn đã truyền cảm hứng và lay động người dân Anh cũng như đối với các quốc gia tự do trên thế giới, viện trợ cho Ukraine cũng là một khoản đầu tư cho an ninh tập thể của chúng ta.

Bởi vì nếu Putin thắng ở Ukraine, ông ấy sẽ không dừng lại, và các đối thủ của chúng ta trên khắp thế giới tin rằng chúng ta không có đủ kiên nhẫn cũng như nguồn lực cho các cuộc chiến lâu dài. Vì vậy, nếu dao động ngay bây giờ chúng ta sẽ khuyến khích không chỉ Putin mà cả các đồng minh của ông ấy ở Bắc Hàn, Iran và những nơi khác.

Đó là lý do tại sao Vương quốc Anh và thế giới tự do sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine, như chúng tôi đã làm kể từ khi bắt đầu cuộc chiến này.

2. Theo cố vấn hàng đầu của Volodymyr Zelenskiy, Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho Ukraine “sự hỗ trợ liên tục và toàn diện” trong thập kỷ tới.

Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết thông báo hỗ trợ mới nhất đã “phá vỡ huyền thoại” về sự mệt mỏi của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột.

Tài liệu này đánh dấu sự khởi đầu của việc thiết lập một hệ thống các thỏa thuận nhằm tạo điều kiện lâu dài cho việc thực hiện đầy đủ quyền tự vệ của Ukraine, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ trong các biên giới được quốc tế công nhận và khả năng ngăn chặn hành vi xâm lược một cách bền vững.

Đồng thời, Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để gia nhập NATO. Cuối cùng, điều này sẽ tăng cường an ninh của Âu Châu và cộng đồng Euro-Atlantic.

Ngày hôm nay, chúng ta đã phá vỡ huyền thoại tuyên truyền của Putin về sự mệt mỏi của phương Tây trước Ukraine. Thỏa thuận Anh-Ukraine là minh chứng sinh động cho điều này. Tôi biết ơn tổng thống Zelenskiy và Bộ Ngoại giao cũng như các đối tác Anh vì đã biến điều này thành hiện thực.

Việc chống lại thông tin sai lệch của Nga là một trong những điều khoản của thỏa thuận, bên cạnh việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự. Điều này không phải ngẫu nhiên, vì việc phổ biến những câu chuyện sai sự thật cũng giống như một loại vũ khí chiến tranh giống như hỏa tiễn.

3. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết hôm thứ Sáu rằng việc triển khai bất kỳ lực lượng quân sự nào của Anh ở Ukraine sẽ là một lời tuyên chiến chống lại Nga.

Phản ứng trước chuyến thăm của Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Kyiv, Medvedev đã hỏi công chúng phương Tây sẽ phản ứng thế nào nếu phái đoàn của Sunak bị tấn công bởi bom chùm, như ông nói đã xảy ra ở thành phố Belgorod miền nam nước Nga.

Belgorod, nằm gần biên giới Ukraine, đã bị tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái trong những tháng gần đây, khiến 25 người thiệt mạng trong vụ tấn công vào ngày 30 tháng 12.

4. Nga sản xuất nhiều đạn dược hơn, mặc dù phẩm chất giảm sút

Từ cuối năm 2023, Nga sản xuất thêm đạn pháo nhưng phẩm chất ngày càng giảm sút.

Đó là tuyên bố của Giám đốc Tổng cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tướng Kyrylo Budanov, người đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Le Monde, Ukrinform đưa tin, trích dẫn dịch vụ báo chí của cơ quan này.

“So với những năm trước, kể từ cuối mùa hè năm 2023, chúng tôi đã quan sát thấy số lượng đạn dược do Nga sản xuất đã gia tăng. Đồng thời, chúng tôi ghi nhận sự suy giảm về phẩm chất của các viên đạn này”, Budanov nói.

Theo quan chức tình báo hàng đầu, hỏa tiễn Nga có một số nhược điểm, đặc biệt là chúng thường xuyên bắn trượt mục tiêu. Đồng thời, Lực lượng vũ trang Ukraine ngay lập tức đáp trả, nhắm vào các cơ sở quân sự của Nga.

Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo lưu ý rằng các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga là do Nga sẵn sàng tuyên bố năm 2023 là năm “chiến thắng” trong khi lực lượng của họ không đạt được lợi ích quân sự thực sự nào.

“Việc sử dụng nhiều máy bay không người lái của cả hai bên khiến cả phía Nga và Ukraine không thể thực hiện các hoạt động tấn công. Một yếu tố khác là mật độ các bãi mìn, là điều chưa từng thấy kể từ Thế chiến 2”, Budanov nói.

Theo Tướng Budanov, giải pháp cho mối đe dọa từ máy bay không người lái là các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử, trong khi đối phó với bom mìn cần có thiết bị chuyên dụng.

Nói về khu vực Hắc Hải, Tướng Budanov lưu ý rằng phần phía bắc của khu vực này cũng như các giàn khoan khí đốt ngoài khơi đều nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Ngoài ra, các tuyến đường xuất khẩu hàng hải quan trọng đối với nền kinh tế Ukraine đang hoạt động trở lại, bất chấp những rủi ro hiện có.

“Chúng tô thường xuyên tấn công hạm đội hải quân và cơ sở cảng của địch nên quân Nga phải dồn lực lượng về phía đông nam. Họ đang cố gắng tạo ra một căn cứ hải quân ở Ochamchir trên lãnh thổ bị tạm chiếm của Georgia”

Ông nhắc lại rằng vào năm 2023, cuộc đổ bộ đầu tiên của Ukraine tại Crimea bị tạm chiếm đã diễn ra, mặc dù một số người cho rằng điều này là không thể. Điều này mang lại hy vọng - đặc biệt là cho người Ukraine, những người đã sống dưới sự xâm lược của Nga trong 10 năm và nhiều người trong số họ đã bắt đầu bỏ cuộc.

Budanov lưu ý rằng trước đây, mọi người đều nghĩ Mạc Tư Khoa có quân đội mạnh nhưng nền kinh tế yếu, nhưng thực tế lại ngược lại. Quân đội ở Nga yếu và nền kinh tế của họ cũng có thể yếu, nhưng không có nghĩa là đất nước chết đói. Và với tốc độ này, nó có thể tồn tại khá lâu.

Nhà lãnh đạo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho rằng các biện pháp trừng phạt hiện tại của phương Tây không đủ sức khiến Nga sụp đổ. Chúng sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính của nền kinh tế Nga: năng lượng, luyện kim và hệ thống tài chính nói chung.

Budanov cũng nhấn mạnh Ukraine cần có thêm hệ thống pháo và đạn pháo. Ông nói thêm, nó không chỉ là về công nghệ hiện đại, đồng thời lưu ý rằng Ukraine quan tâm đến các hệ thống cũ không còn được sử dụng ở nước ngoài vì ngày nay những con số mới là quan trọng.

Như Ukrinform đã đưa tin trước đó, Ủy viên Thương mại Nội địa và Dịch vụ Âu Châu Thierry Breton tuyên bố rằng Liên Hiệp Âu Châu đã tăng khối lượng sản xuất quốc phòng và sẽ có thể hoàn thành kế hoạch cung cấp một triệu viên đạn pháo cho Ukraine sớm nhất là vào tháng 3 này.
 
VietCatholic TV
Công lý nhãn tiền: Lữ đoàn Dù trả được thù. Nga có thể sắp hết xe tăng. Putin bắt lãnh đạo cộng sản
VietCatholic Media
02:56 12/01/2024


1. Nga có thể sắp hết xe tăng

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russia Might Be Running Out Of Tanks”, nghĩa là “Nga có thể sắp hết xe tăng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Nga có thể hết xe chiến đấu bộ binh trong hai hoặc ba năm nữa, nếu đánh giá gần đây là chính xác. Nó có thể hết xe tăng cùng một lúc.

Theo một thống kê, lực lượng vũ trang Nga tham chiến ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022 với 2.987 xe tăng. Sau 23 tháng chiến đấu cam go, quân Nga đã mất ít nhất 2.619 xe tăng mà các nhà phân tích độc lập có thể xác nhận.

Đó là 1.725 chiếc bị phá hủy, 145 chiếc bị hư hại, 205 chiếc bị bỏ rơi và 544 chiếc T-55, T-62, T-72, T-80 và T-90 bị bắt giữ.

Nếu Điện Cẩm Linh không có các lựa chọn để thay thế những tổn thất trong chiến tranh, quân đội Nga sẽ chỉ còn 368 xe tăng: quá ít để có thể chống lại quân đoàn xe tăng của Ukraine, bao gồm xe tăng trước chiến tranh, xe tăng được khôi phục và xe tăng được tặng - trừ đi tổn thất —có thể có khoảng một ngàn phương tiện.

Nhưng Điện Cẩm Linh có nguồn xe tăng thay thế: nhà máy Uralvagonzavod ở miền nam nước Nga, nơi sản xuất xe tăng T-90M mới, cùng với 4 cơ sở khác chuyên sửa chữa và hiện đại hóa các xe tăng cũ đã bị hỏng trong kho. Một số trong nhiều thập kỷ.

Câu hỏi lớn mà chưa có nhà phân tích bên ngoài nào trả lời dứt khoát là Uralvagonzavod có thể chế tạo bao nhiêu xe tăng và các nhà máy khác có thể sửa chữa xe tăng nhanh như thế nào.

Điện Cẩm Linh tuyên bố họ đã nhận được 1.500 xe tăng mới và hiện đại hóa sau nỗ lực công nghiệp chuyên sâu giúp tăng gần gấp ba lần sản lượng xe vào năm 2023. Nếu điều đó là sự thật—một chữ nếu thật lớn—thì sẽ hợp lý khi cho rằng các lực lượng vũ trang Nga đã nhận được khoảng 500 xe tăng mới và hiện đại hóa trong 2022.

Ba ngàn xe tăng trước chiến tranh trừ đi 2.600 tổn thất trong chiến tranh cộng với 2.000 xe tăng thay thế bằng 2.400 xe tăng. Do quân đội Nga bổ sung thêm các đơn vị mới trong 23 tháng kể từ khi mở rộng chiến tranh, nên mỗi Tập Đoàn Quân dã chiến, sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn sẽ có ít xe tăng hơn so với trước năm 2022.

Dù sao đi nữa, 2.400 xe tăng có lẽ là… đủ xe tăng. Nghĩa là đủ, miễn là cuộc chiến mang tính “định vị” và không bên nào áp dụng chiến lược của mình vào một cuộc đột phá nhanh chóng bằng thiết bị bọc thép vào sâu trong hậu phương của đối phương.

Nhưng đây là điều đáng chú ý. Nga có thể có ít hơn 2.400 xe tăng đang hoạt động Ít hơn nhiều. Bởi vì Nga có thể không sản xuất được nhiều xe tăng mới và hiện đại như Điện Cẩm Linh đã tuyên bố.

Militarnyi có trụ sở tại Kyiv đã xem xét cẩn thận một phân tích riêng biệt từ tổ chức tình báo nguồn mở ARI của Pháp và đưa ra một kết luận đáng kinh ngạc. Đó là điều gây sửng sốt cho những người ủng hộ sự xâm lược của Nga.

Militarnyi đưa tin: “Tốc độ làm việc, theo ARI, thấp hơn đáng kể so với những gì tuyên truyền của Nga nói”. Theo đánh giá tổng hợp, ngành công nghiệp Nga chỉ sản xuất được 390 xe tăng mỗi năm. Có nghĩa là họ có thể chỉ chế tạo hoặc khôi phục 780 xe tăng vào năm 2022 và 2023.

Nếu điều đó là sự thật thì lực lượng vũ trang Nga có thể chỉ còn 1.180 xe tăng. Có lẽ nhiều xe tăng hơn một chút so với lực lượng vũ trang Ukraine hiện đang sở hữu.

Tệ hơn nữa đối với người Nga, gần đây họ đã thua - trong các cuộc tấn công trực diện tự sát - nhiều xe tăng hơn mức họ có thể thay thế ngay cả trong kịch bản công nghiệp lạc quan nhất. Tất cả những gì có thể nói là người Nga có thể sắp hết xe tăng.

Nếu mục tiêu của Điện Cẩm Linh là đạt được đột phá về thiết giáp, trước tiên họ phải xây dựng lại quân đoàn xe tăng của mình. Điều đó có nghĩa là ít nhất sẽ mất ít xe tăng hơn, nếu không muốn nói là tạo ra nhiều xe tăng thay thế hơn. Militarnyi giải thích rằng điều đó dẫn tới “sự trì trệ kéo dài ở mặt trận”.

Nhưng Điện Cẩm Linh không để cuộc chiến trì trệ. Thay vào đó, nó đã phát động các cuộc tấn công trực diện cẩu thả tại một số điểm dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm của cuộc chiến rộng lớn hơn. Chỉ có một cuộc tấn công ở phía bắc Bakhmut đã mang lại những bước tiến có ý nghĩa cho quân Nga - và tất cả đều khiến quân đội dã chiến của Nga phải trả nhiều xe tăng hơn mức họ có thể để mất.

Những tác động khi cuộc chiến của Nga với Ukraine bước sang năm thứ ba là rất rõ ràng. Lời đe dọa của Nga – nhằm vượt qua Ukraine và các đồng minh của nước này trong một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài – có thể là một lời đe dọa trống rỗng.

2. Nhu cầu khẩn cấp của Ukraine về hệ thống phòng không phương Tây

Veronika Melkozerova và Laura Kayali của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine wants more Western air defenses ‘right now’”, nghĩa là “Ukraine muốn có thêm hệ thống phòng không của phương Tây 'ngay bây giờ'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hy vọng rằng cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine sẽ được thực hiện với những cam kết nhanh chóng nhằm giúp lực lượng phòng không của nước ông chống lại làn sóng tấn công tàn khốc của đường không Nga, ông nói với POLITICO.

“Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng tôi kỳ vọng cuộc họp sẽ đẩy nhanh các quyết định quan trọng về việc tăng cường hơn nữa khả năng phòng không của Ukraine. Cả về hệ thống hiện đại và đạn dược của chúng”, ông nói trong một tuyên bố và nói thêm: “Chúng tôi rất biết ơn tất cả các đối tác đã tiếp tục cung cấp cho Ukraine các phương tiện để bảo vệ bầu trời của mình”.

Hội đồng NATO-Ukraine sẽ nhóm họp trong tuần này tại Brussels để phản ứng trước sự gia tăng gần đây các cuộc tấn công từ Nga nhằm tấn công các thành phố trên khắp Ukraine, giết chết hàng chục người.

Tuần trước, Ukraine đã yêu cầu liên minh tổ chức một cuộc họp để thảo luận về vấn đề phòng không sau khi Mạc Tư Khoa tấn công Kyiv, Kharkiv và các thành phố khác bằng sự kết hợp của máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất cùng làn sóng hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn đạn đạo.

Cuộc họp diễn ra hai ngày sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu khác cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine. Berlin - nhà tài trợ số 2 trên thế giới sau Mỹ nhưng vẫn từ chối gửi hỏa tiễn hành trình Taurus cực mạnh tới Kyiv - cũng đã yêu cầu Brussels kiểm tra với các nước về kế hoạch hỗ trợ của họ dành cho chính phủ Ukraine.

Khi các cuộc không kích gần đây của Nga nhằm mục đích làm cạn kiệt nguồn lực phòng thủ của Ukraine, Kuleba đang yêu cầu các đồng minh gửi hàng dự trữ thường xuyên: “Bảo đảm cung cấp thường xuyên hỏa tiễn cho Patriot, IRIS-T, NASAMS và các hệ thống khác là ưu tiên hàng đầu phải được hoàn thành ngay hôm nay, không phải ngay mai.”

Ông nói thêm: “Hơn nữa, hệ thống phòng không của Ukraine càng thành công thì khả năng hỏa tiễn hoặc máy bay không người lái của Nga vô tình bay vào không phận giáp ranh với NATO càng ít có khả năng xảy ra”. Vào cuối tháng 12, nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết một hỏa tiễn của Nga đã bay qua không phận Ba Lan trước khi quay trở lại Ukraine.

Kuleba nói: “Xét về mọi mặt, việc các đồng minh của chúng tôi huy động mọi lực lượng sẵn có để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine ngay lúc này là điều hợp lý”.

3. Lữ đoàn Dù 82 Ukraine và chiến trường miền Nam Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Three Hills Overlook The Edge Of Ukraine’s Southern Battlefield. The Ukrainian 82nd Brigade Just Cut Between Them.”, nghĩa là “Ba ngọn đồi nhìn ra rìa chiến trường phía Nam Ukraine. Lữ đoàn 82 Ukraine vừa cắt ngang giữa họ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Cụm ba ngọn đồi nhô lên từ cảnh quan giữa các thị trấn Robotyne và Novoprokopivka ở phía tây và Stepove ở phía đông, thống trị tiền tuyến ở tỉnh Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine.

Các trung đoàn Nga đã kiểm soát các Đồi 161, 162 và 166 kể từ đầu cuộc chiến kéo dài 23 tháng của Nga với Ukraine.

Chính việc kiểm soát vùng đất cao này đã giúp lực lượng Nga cuối cùng ngăn chặn cuộc phản công năm 2023 của quân Ukraine vào tháng 10. Nhưng đừng cho rằng cuộc chiến giành ba ngọn đồi phía đông nam Robotyne đã kết thúc.

Nó không thể. Tuần này, đơn vị mạnh nhất của lực lượng Dù Ukraine, Lữ đoàn 82, đã phản công quanh các ngọn đồi. Theo nhà phân tích Tom Cooper, lữ đoàn đã phục hồi một số địa hình mà quân Nga đã chiếm giữ gần đây, sau đó, “đã tiến vào hệ thống chiến hào của Nga nối các Đồi 161, 162 và 166”.

Cuộc chiến đang diễn ra là một mô hình thu nhỏ của một giai đoạn mới của cuộc chiến. Một giai đoạn định vị, tiêu hao, trong đó không bên nào có lợi thế quyết định so với bên kia—và cả hai bên chỉ đang cố gắng đè bẹp đối phương.

Nếu người Ukraine chưa đánh giá cao giá trị quân sự của Đồi 161, 162 và 166, thì họ chắc chắn đã đánh giá cao - thậm chí còn khiếp sợ - những ngọn đồi vào cuối mùa hè năm ngoái, khi quân đoàn phản công của họ tiến qua Robotyne, xoay trục về phía đông tới Verbove... và đã tập trung vào sáu trung đoàn Nga đang chiếm đóng các ngọn đồi.

Cooper vào thời điểm đó đã hiểu ý nghĩa của nó. “Tôi không hiểu làm thế nào lực lượng vũ trang Ukraine có thể đột nhập vào giữa Đồi 169, 166 và 162 và Verbove”

Thật vậy, quân đoàn Ukraine - do Lữ đoàn 82 cũng như các Lữ đoàn cơ giới 33, 47 và 116 chỉ huy - đã dừng lại gần những ngọn đồi. Bị đánh đập và mệt mỏi, các lữ đoàn cơ giới có thể đã rút lui để nghỉ ngơi và tái phối trí. Thay vào đó, các trung đoàn 47 và 116 vào tháng 10 và tháng 11 đã tái triển khai đến Avdiivka, miền đông Ukraine, để đáp ứng cuộc tấn công mùa đông hàng năm của Nga xung quanh thành phố đó.

Người Nga cũng tiến hành cuộc tấn công xung quanh Robotyne, nhằm xóa bỏ những thành quả đạt được trong mùa hè của Ukraine. Trong một cuộc tấn công, lính dù Nga thuộc Sư đoàn Dù cận vệ 76 đã bắt giữ, sau đó xử tử ngay ba người Ukraine thuộc Lữ đoàn 82.

Sư đoàn 82 đã trả thù được. Tấn công bằng xe chiến đấu bộ binh Marder do Đức sản xuất, xe tăng Stryker IFV và Challenger 2 do Mỹ sản xuất từ Vương quốc Anh — và được hỗ trợ bởi pháo binh và máy bay không người lái — lữ đoàn đã cắt giữa Đồi 161, 162 và 166 và chiếm được một đoạn chiến hào của Nga.

Nhưng lữ đoàn không tự mình chiếm được các ngọn đồi. Và chính những ngọn đồi đã kiểm soát toàn bộ khu vực. Không, Lữ đoàn 82 chỉ đơn thuần đẩy lùi sự thúc đẩy của chính Sư Đoàn Dù thứ 76. Cooper lưu ý: “Chỉ là một tình tiết khác trong cuộc chiến tiêu hao”.

Việc qua lại này là điển hình của cuộc chiến hiện nay. Lực lượng Nga đã tấn công dọc theo nhiều khu vực, nhưng đang đạt được những thành tựu đáng kể chỉ ở một phần nhỏ của mặt trận phía bắc tàn tích Bakhmut.

Ở mọi nơi khác, người Nga đều phải đối mặt với hàng phòng ngự kiên cố của Ukraine - hoặc phải lùi bước trước các cuộc phản công cục bộ của người Ukraine.

Vâng, người Nga vẫn có thêm người, xe tăng, pháo và đạn pháo. Nhưng người Ukraine giỏi hơn với máy bay không người lái của họ và ít nhất là xung quanh Robotyne sau hậu quả của tội ác chiến tranh của Sư Đoàn Dù thứ 76, họ cũng tức giận hơn.

4. Quỹ thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu trước viễn tượng cuộc chiến với Nga

Một quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu đã đưa ra ý tưởng về quỹ trị giá 100 tỷ euro hay 110 tỷ Mỹ Kim để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu trước cuộc chiến của Nga với Ukraine. Phát biểu tại Brussels hôm thứ Năm, Thierry Breton, ủy viên thị trường nội bộ của Liên Hiệp Âu Châu gọi đó là “tham vọng” và “tầm nhìn”, AFP đưa tin.

Ủy viên Pháp không đưa ra thông tin chi tiết về cách thức tài trợ cho quỹ tiềm năng và thừa nhận bất kỳ kế hoạch nào vẫn cần được tranh luận trong khối 27 quốc gia. Ông cho biết con số này là “đánh giá cá nhân của ông, điều mà tôi cho là cần thiết” để tăng đáng kể năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu. Ông nói thêm rằng việc tăng cường khả năng tự trang bị vũ khí của Âu Châu là một “chủ đề quan trọng”.

Breton đã đưa ra một loạt sáng kiến quy mô nhỏ hơn nhằm tăng cường sản xuất đạn dược và các công ty quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu khi khối này gặp khó khăn trong việc trang bị vũ khí cho Kyiv và nạp đầy kho dự trữ của mình.

Ông khẳng định Liên Hiệp Âu Châu trước “tháng 3 và tháng 4” sẽ đạt được mục tiêu mà ông đặt ra là có khả năng sản xuất 1 triệu quả đạn pháo 155 ly mỗi năm.

5. Nhà lãnh đạo cộng sản Nga bị bắt và bị truy tố

Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết Sergei Udaltsov, một nhà hoạt động cánh tả người Nga, đã chính thức bị truy tố sau khi bị thẩm vấn về tội khủng bố.

Phát biểu với hãng thông tấn nhà nước Tass, Krasnov, cho biết hôm thứ Năm rằng một vụ án hình sự đã được mở chống lại Udaltsov vì “biện minh cho khủng bố”, các thiết bị điện tử đã bị tịch thu trong quá trình khám xét và ông bị đưa đi thẩm vấn. Luật sư của Udaltsov tuyên bố không biết vụ án hình sự này có ý nghĩa gì.

Theo AP, Udaltsov là lãnh đạo Mặt trận Cánh Tả, một nhóm chính trị cánh tả chống lại Vladimir Putin thuộc Đảng Cộng sản Nga, đã đăng trên Telegram tin tức về việc bắt giữ Udaltsov vào sáng thứ Năm và nói rằng cảnh sát đã đập cửa nhà ông để khám xét ông. trang chủ.

Udaltsov bị bỏ tù vào năm 2014 và bị kết án 4 năm rưỡi với các cáo buộc liên quan đến vai trò của ông trong việc tổ chức một cuộc biểu tình phản đối Putin vào tháng 5 năm 2012 đã trở thành bạo lực. Ông ta phản đối bản án của mình bằng cách tuyệt thực trước khi được trả tự do vào năm 2017. Udaltsov cũng có một thời gian ngắn liên minh với chính trị gia đối lập đang bị cầm tù Alexei Navalny.

AP cho biết, trong khi nhiều nhà hoạt động, luật sư và nhân vật đối lập đã bị giam giữ và bỏ tù ở Nga kể từ khi Putin xâm chiếm Ukraine, thì Udaltsov đã đoạn tuyệt với họ, AP cho biết, vì ông ủng hộ cuộc chiến của Điện Cẩm Linh ở Ukraine và việc sáp nhập Crimea, trong khi vẫn chỉ trích Putin.

6. Tổng thống Estonia kêu gọi đầu tư quốc phòng lâu dài

Khi các nhà lãnh đạo Ukraine đến thăm Tallinn Thứ Năm, 11 Tháng Giêng, Tổng thống Estonia, Alar Karis, cho biết nước này “có cam kết lâu dài đóng góp 0,25% ngân sách quốc phòng trong giai đoạn 2024-2027 để cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine”.

Ông nói: “Hòa bình lâu dài đòi hỏi sự đầu tư lâu dài vào khả năng phòng thủ của chúng ta”.

Cần phải nâng cao năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu, cung cấp cho Ukraine những gì nước này cần, không phải ngày mai mà là ngay hôm nay. Hành động kiên quyết của chúng ta phải ngăn chặn bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược nào nữa ở Âu Châu.

Ông nói tiếp rằng: “Chúng ta không nên đặt ra hạn chế nào đối với vũ khí mà chúng ta cung cấp cho Ukraine.”

“Lời kêu gọi của chúng tôi tới tất cả các đồng minh: chúng ta phải đóng góp nhiều hơn nữa cho quốc phòng. Nga và các chế độ độc tài khác đe dọa các giá trị và an ninh chung của chúng ta.”

“Nga không chỉ mong muốn chinh phục Ukraine. Với những kẻ độc tài khác, nó đã đưa ra một thách thức đối với thế giới dân chủ. Bằng cách sử dụng vũ khí mua được từ Bắc Hàn và các chủ thể nhà nước khác, Putin cũng đang đấu tranh với họ.

7. Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Rumani ký thỏa thuận rà phá thủy lôi ở Hắc Hải

Các thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Rumani đã ký thỏa thuận rà phá thủy lôi ở Hắc Hải để bảo đảm vùng biển an toàn sau cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

AFP cho biết, các quan chức quốc phòng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Rumani đã ký một bản ghi nhớ tại Istanbul để thành lập Nhóm Hải quân chống thủy lôi ở Hắc Hải, cơ quan sẽ giám sát các hoạt động rà phá bom mìn. Cả Nga và Ukraine đều không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yaşar Güler cho biết tại lễ ký kết: “Điều quan trọng là phải được bảo vệ khỏi những rủi ro an ninh mà chiến tranh có thể gây ra”. “Khi chiến tranh bắt đầu, thủy lôi trôi dạt ở Hắc Hải gây ra mối đe dọa. Để khắc phục điều này, chúng tôi đã tiến xa đến mức này nhờ nỗ lực chung của các đồng minh Bulgaria và Rumani”, ông nói thêm.

Güler nhấn mạnh rằng sáng kiến này sẽ chỉ có sự tham gia của các tàu của ba quốc gia ven Hắc Hải, đồng thời nói thêm rằng sự đóng góp của các quốc gia khác sẽ có thể thực hiện được khi đáp ứng các điều kiện.

Hải quân Nga đã rà phá thủy lôi bờ biển Hắc Hải của Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược gần hai năm trước. Một số quả mìn đã trôi dạt vào vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Rumani, gây nguy hiểm cho việc vận chuyển và làm phức tạp thêm nỗ lực của Ukraine nhằm vượt qua sự phong tỏa của hải quân Nga.

Vào tháng 12, chính quyền Ukraine cho biết một tàu treo cờ Panama đến thu thập ngũ cốc đã đâm phải một mỏ hải quân của Nga ở Hắc Hải, khiến hai thủy thủ bị thương. Ukraine đã tạo ra một hành lang hàng hải cho các tàu thương mại lần đầu tiên đi qua gần bờ biển Bulgaria và Rumani.

Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát giao thông hàng hải và hải quân ở Hắc Hải, phải đi qua eo biển Bosphorus của Istanbul và Dardanelles trước khi đến biển Aegean và Địa Trung Hải.

Khi chiến tranh bùng nổ, Thổ Nhĩ Kỳ đã viện dẫn một điều khoản của hiệp ước quốc tế gọi là Công ước Montreux cấm tàu hải quân đi qua từ các quốc gia không ven biển đến và đi từ Hắc Hải.

8. Ukraine sẽ tổ chức cuộc đàm phán về công thức hòa bình lần thứ tư tại Davos vào hôm Chúa Nhật

Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết Thụy Sĩ và Ukraine sẽ tiếp đón khoảng 120 cố vấn an ninh quốc gia tới thị trấn nghỉ mát Davos của Thụy Sĩ vào hôm Chúa Nhật. Reuters đưa tin đây là cuộc họp mới nhất trong một loạt cuộc họp nhằm tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình của Ukraine.

Đây là cuộc họp thứ tư thuộc loại này và là cuộc họp lớn nhất, sau các cuộc họp trước đó ở Copenhagen, Jeddah và gần đây nhất là ở Malta vào tháng 10. Nó dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian Diễn đàn Kinh tế Thế giới, bắt đầu vào thứ Hai.

Các quan chức đã hy vọng cuộc họp ở Malta sẽ dẫn đến việc ấn định ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu nhằm xây dựng một liên minh ủng hộ kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine, do Zelenskiy soạn thảo vào tháng 12 năm 2022. Tuy nhiên, các đồng chủ tịch đã giới hạn ở phạm vi đã đến lúc đưa ra tuyên bố chung đề cập đến cam kết của các bên tham gia về một nền hòa bình công bằng và lâu dài.

Đăng về cuộc họp trên X, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ lưu ý rằng chương trình nghị sự là để các cố vấn an ninh quốc gia thảo luận về “các nguyên tắc của công thức hòa bình Ukraine cho một giải pháp lâu dài”. Nó sẽ được chủ trì bởi Ignazio Cassis, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ và Andriy Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine.

9. Thống đốc khu vực Belgorod của Nga than thở về thời kỳ khó khăn

Thống đốc khu vực Belgorod của Nga giáp biên giới Ukraine đang trải qua “thời kỳ khó khăn” do vụ pháo kích chết người gần đây của Kyiv, thống đốc khu vực này cho biết hôm thứ Năm. Phát biểu tại một cuộc triển lãm ở Mạc Tư Khoa, theo AFP đưa tin, Thống đốc tỉnh Belgorod, Vyacheslav Gladkov, nói rằng người dân “sợ hãi” và “không phải ai cũng có thể đối phó được với nó”.

Hàng trăm cư dân bao gồm cả trẻ em đã rời khỏi thủ đô khu vực biên giới Nga sau các cuộc tấn công khiến hơn hai chục người thiệt mạng. Gladkov nói:

Vùng Belgorod đang trải qua thời kỳ khó khăn. Những gì người dân đã và đang phải chịu đựng, không phải ai cũng có thể đương đầu được về mặt thể chất. Ai cũng sợ, nhưng việc bạn ngồi sợ hãi một mình là một chuyện, còn việc chúng ta cùng nhau đương đầu với nỗi bất hạnh này lại là một chuyện khác.

Ông nói thêm, các trường học gần biên giới đã chuyển sang hình thức học từ xa do có nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công tiếp theo và nhà cửa đã bị phá hủy. Việc di tản thể hiện sự thất vọng đối với Điện Cẩm Linh, vốn đã cố gắng duy trì trạng thái bình thường trước cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân này.

Họ tuyên bố rằng quân đội Nga sẽ làm “mọi thứ” có thể để ngăn chặn các cuộc tấn công và đã đáp trả bằng các cuộc tấn công chết người vào lãnh thổ Ukraine.

10. Bộ trưởng Hung Gia Lợi và Ukraine có thể gặp nhau vào cuối tháng này

Ngoại trưởng Hung Gia Lợi, Péter Szijjártó, cho biết ông có thể gặp người đồng cấp Ukraine vào ngày 29 Tháng Giêng.

Ông nói: “Tôi đã sẵn sàng và tôi tiếp tục dành ngày 29 Tháng Giêng cho cuộc họp này ở Uzhhorod.

Những cuộc gặp gỡ giữa quan chức cao cấp của hai nước rất hiếm khi xảy ra.

Szijjártó là ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu duy nhất thường xuyên tới Nga.

11. Điện Cẩm Linh cáo buộc Mỹ gây áp lực lên Âu Châu về việc tịch thu tài sản của Nga

Reuters đưa tin Mỹ đã bị Điện Cẩm Linh cáo buộc đang cố gắng gây áp lực lên các nước Âu Châu ủng hộ việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.

Trong bình luận với hãng tin RIA, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết: “Mỹ đang cố gắng gây áp lực lên người Âu Châu. Có một tình huống rất nghịch lý ở đây vì phần lớn tài sản của chúng tôi nằm ở Âu Châu chứ không phải ở Mỹ Châu.”

Peskov đang trả lời một báo cáo của Bloomberg được công bố hôm thứ Tư cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ, Tổng thống Joe Biden, đang ủng hộ luật cho phép họ tịch thu một số tài sản bị đóng băng của Nga để giúp chi trả cho việc tái thiết Ukraine.

Mỹ và các đồng minh đã cấm giao dịch với ngân hàng trung ương và bộ tài chính Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản có chủ quyền của Nga ở phương Tây. Động thái này diễn ra sau khi Putin đưa quân vào Ukraine vào tháng 2/2022.

Peskov trước đó đã nói rằng Mạc Tư Khoa có một danh sách các tài sản của Mỹ, Âu Châu và các nước khác sẽ bị tịch thu nếu các nước phương Tây thúc đẩy kế hoạch tịch thu tài sản của Nga.
 
Số người hành hương Đền thánh Giacôbê đạt kỷ lục. Bài Giáo lý của Đức Phanxicô: Thói tham ăn
VietCatholic Media
06:31 12/01/2024


1. Số người hành hương Đền thánh Giacôbê đạt kỷ lục

Năm 2023 vừa qua, số tín hữu đến hành hương tại đền thánh Giacôbê ở Santiago de Compostela ở miền tây bắc Tây Ban Nha đạt tới con số kỷ lục, với gần nửa triệu người. Theo thống kê được công bố hôm mùng 03 tháng Giêng vừa qua, con số chính xác là 446,035 người, từ các nơi trên thế giới đến hành hương tại Đền thánh Giacôbê, qua con đường mang tên thánh nhân: đông nhất là người Tây Ban Nha, chiếm 44%.

Trong số những người từ nước ngoài, đứng đầu là người Mỹ, hơn 32.000 (32.063), tiếp đến là 29.000 người Ý (29.036) rồi 24.300 người Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Mêhicô, Nam Hàn và người Ái Nhĩ Lan.

Đặc biệt, có một người Lào và một người Miến Điện. Xét về phái tính, nữ giới đứng đầu. Các tín hữu hành hương đi bộ đều nhận được chứng chỉ xác nhận cuộc hành hương của họ, do Văn phòng Hành hương ở Santiago cấp phát, miễn là họ có những con dấu xác nhận họ đã đi bộ quãng đường chót 100 cây số đến Đền thánh, hoặc 200 cây số bằng xe đạp.

2. Số Kitô hữu tại Gaza bị giết là 27 người

Từ khi xảy ra chiến tranh tại Gaza, ngày 07 tháng Mười năm 2023 vừa qua, đã có ít nhất 27 tín hữu Kitô tại miền này bị thiệt mạng, theo tin của cha Gabriel Romanelli, cha sở giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza.

Cha Romanelli là người Á Căn Đình và thuộc Dòng Ngôi Lời nhập thể. Khi xảy ra chiến tranh, cha ở Bethlehem, nhưng từ đó đến nay cha vẫn chưa được phép của quân đội Israel cho trở lại nhiệm sở.

Hôm mùng 04 tháng Giêng vừa qua, cha nói với hãng tin Công Giáo Đức KNA rằng có khoảng một trăm Kitô hữu đã có thể rời khỏi Gaza, vì có hai quốc tịch. Cha mô tả tình trạng hiện nay ở thành phố Gaza thật là kinh khủng. Sau khi quân đội Israel tạm rút khỏi khu vực quanh giáo xứ Thánh Gia, các vụ dội bom tại vùng đó lại tái diễn và gia tăng mạnh. Những người tìm cách chạy vào khuôn viên nhà thờ để lánh nạn, họ cần một sự tạm ngưng tấn công, để tới các chợ búa lân cận để tìm kiếm lương thực.

Trong tháng Mười năm ngoái, có ít nhất 18 tín hữu Kitô bị thiệt mạng trong cuộc tấn công của máy bay Israel vào khu vực cạnh nhà thờ Porphyrio của Giáo hội Chính thống, một phần thánh đường bị hư hại. Trong tháng Mười Một sau đó, một bà cụ 80 tuổi, từng là người đánh đàn trong nhà thờ đã bị bắn và chết vì mất máu, khi bà đi ra khỏi nhà thờ để về nhà. Tháng Mười Hai tiếp đó, theo tin của Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh ở Giêrusalem, hai mẹ con giáo dân của giáo xứ Thánh Gia bị lính bắn tỉa của Israel bắn chết trong khu vực nhà thờ. Đức Thượng phụ gọi đó là một sự việc tình bắn vào hai phụ nữ. Một số tín hữu Kitô khác chết vì thiếu thuốc men, trong đó mới nhất là Shukri Al Souri, hồi đầu tháng Giêng năm nay. Ít nhất sáu thành viên của gia đình bị thiệt mạng trong cuộc tấn công gần nhà thờ Porphyrio của Chính thống giáo, trong đó có hai anh em.

Trước chiến tranh, tại Gaza có 1.017 tín hữu Kitô, đa số là tín hữu Chính thống, và trong số này có 135 tín hữu Công Giáo. Kitô hữu chiếm 2,6% trong số gần 23.000 người bị thiệt mạng do Israel tấn công. Số tín hữu Kitô ở Gaza giảm 12,5% vì xuất cư.

3. Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 3. Tham ăn

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại thính Đường Phaolô VI, Thứ tư, 10 tháng 1 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về thói thăm ăn.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Trong hành trình dạy giáo lý của chúng ta, trên con đường dạy giáo lý mà chúng ta đang thực hiện, về các thói hư và nhân đức, hôm nay chúng ta sẽ xem xét thói xấu tham ăn. Tham ăn.

Tin Mừng nói gì với chúng ta về điều đó? Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Phép lạ đầu tiên của Người, tại tiệc cưới Cana, tỏ lộ sự cảm thông của Người đối với niềm vui của con người: Người lo cho bữa tiệc được kết thúc tốt đẹp và ban cho cô dâu chú rể một lượng lớn rượu ngon. Trong tất cả sứ vụ của Người, Chúa Giêsu xuất hiện như một vị tiên tri rất khác biệt với Gioan Tẩy Giả: trong khi Gioan được nhớ đến vì lối sống khổ hạnh – ngài đã ăn những gì ngài tìm thấy trong sa mạc – thì ngược lại, Chúa Giêsu là Đấng Mêxia mà chúng ta thường thấy ở bàn ăn. Hành vi của Người gây ra tai tiếng ở một số nơi, bởi vì Người không chỉ nhân từ với những người tội lỗi, mà Người còn ăn uống với họ; và cử chỉ này chứng tỏ Người sẵn sàng hiệp thông và gần gũi với mọi người.

Nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. Mặc dù thái độ của Chúa Giêsu đối với giới luật Do Thái cho thấy Người hoàn toàn tuân theo Lề Luật, nhưng Người vẫn tỏ ra thông cảm với các môn đệ của Người: khi họ thấy thiếu thốn, vì họ bứt lúa vì đói, Người biện minh cho họ bằng cách nhắc lại rằng ngay cả Vua Đavít và những người bạn đồng hành của ông cũng đã lấy bánh thánh (x. Mc 2:23-26). Và Chúa Giêsu khẳng định một nguyên tắc mới: khách dự tiệc cưới không được ăn chay khi có chàng rể ở với họ. Chúa Giêsu muốn chúng ta vui mừng trong sự đồng hành của Người. – Người giống như chàng rể của Giáo hội; nhưng Người cũng muốn chúng ta tham gia vào những đau khổ của Người, đó cũng là những đau khổ của những người nhỏ bé và nghèo khổ. Chúa Giêsu có tính phổ quát.

Một khía cạnh quan trọng khác. Chúa Giêsu loại bỏ sự phân biệt giữa thực phẩm trong sạch và thực phẩm không trong sạch, vốn là sự phân biệt do luật Do Thái đưa ra. Đây là lý do tại sao Kitô giáo không coi thực phẩm là ô uế. Và về điều này, Chúa Giêsu nói rõ ràng rằng điều làm cho một điều gì đó tốt hay xấu, thí dụ, điều xấu về thức ăn, không phải là chính thức ăn mà là mối quan hệ chúng ta có với nó. Và chúng ta thấy điều này khi một người có mối quan hệ không ổn định với thức ăn; chúng ta thấy cách họ ăn, họ ăn vội vã, như thể muốn no nhưng không bao giờ thấy no. Họ không có mối quan hệ tốt với thức ăn, họ là nô lệ của thức ăn. Và Chúa Giêsu coi trọng lương thực và việc ăn uống, ngay cả trong xã hội, nơi có nhiều sự mất cân bằng và nhiều bệnh lý hiển hiện. Một người ăn quá nhiều hoặc quá ít. Thường người ta ăn trong cô độc. Các rối loạn ăn uống – biếng ăn, háu ăn, béo phì – đang lan rộng. Và y học và tâm lý học đang cố gắng giải quyết mối quan hệ không tốt của chúng ta với thực phẩm. Một mối quan hệ không tốt với thực phẩm sẽ tạo ra tất cả những căn bệnh này, tất cả.

Đó là những căn bệnh, thường vô cùng đau đớn, chủ yếu liên quan đến những đau khổ về tinh thần và linh hồn. Có mối liên hệ giữa sự mất cân bằng tâm lý và cách tiêu thụ thực phẩm. Cách chúng ta ăn uống là biểu hiện của một điều gì đó ở bên trong: thiên hướng cân bằng hoặc không điều độ; khả năng tạ ơn hoặc cao ngạo về quyền tự chủ; sự tương cảm của những người chia sẻ miếng ăn cho người túng thiếu, hay sự ích kỷ của những người tích trữ mọi thứ cho riêng mình. Vấn đề này rất quan trọng. Hãy cho tôi biết anh chị em ăn uống như thế nào, tôi sẽ cho anh chị em biết anh chị em sở hữu loại tâm hồn nào. Trong cách ăn uống, chúng ta bộc lộ nội tâm, thói quen, thái độ tâm lý của mình.

Các Giáo phụ xưa đã đặt cho thói tham ăn cái tên là “gastrimargia” – gastromargy, một thuật ngữ có thể dịch là “sự điên rồ của cái bụng”. Sự tham ăn là “sự điên rồ của cái bụng”. Ngoài ra còn có câu tục ngữ ăn để sống chứ không phải sống để ăn – “sự điên rồ của cái bụng”. Đó là một thói hư bám vào một trong những nhu cầu thiết yếu của chúng ta, chẳng hạn như ăn uống. Chúng ta hãy cẩn thận về điều này.

Nếu chúng ta giải thích nó từ góc độ xã hội, thì thói tham ăn có lẽ là thói xấu nguy hiểm nhất đang giết chết hành tinh. Bởi vì tội lỗi của những người khuất phục trước một miếng bánh ngọt, xét về mọi mặt, không gây ra thiệt hại lớn, nhưng tính háu ăn mà với nó, chúng ta đã cướp bóc hàng hóa của hành tinh trong vài thế kỷ nay đang làm tổn hại đến tương lai của tất cả mọi người. Chúng ta đã giành lấy mọi thứ, để trở thành chủ nhân của vạn vật, trong khi mọi thứ đều được giao cho chúng ta quản lý chứ không phải để chúng ta khai thác. Thế thì đây là tội lớn, sự điên rồ của cái bụng là tội lớn: chúng ta đã từ bỏ danh hiệu con người, để nhận một danh xưng khác, “những người tiêu dùng”. Ngày nay chúng ta nói như vậy trong đời sống xã hội, những người tiêu dùng. Chúng ta thậm chí còn không hề lưu ý khi có người bắt đầu đặt cho chúng ta cái tên này. Chúng ta được tạo dựng để trở thành những người nam nữ “của Thánh Thể”, có khả năng tạ ơn, khôn khéo trong việc sử dụng đất đai, nhưng thay vào đó, mối nguy hiểm là chúng ta trở thành những kẻ săn mồi; và bây giờ chúng ta nhận ra rằng hình thức “ háu ăn” này đã gây ra rất nhiều tai hại cho thế giới. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trên con đường sống điều độ, để nhiều hình thức tham ăn không chiếm lấy cuộc sống của chúng ta. Cảm ơn anh chị em.
 
Trực thăng, hỏa tiễn NATO sẽ lũ lượt đến Kyiv. Cử chỉ hào hiệp của Anh. Putin giả đi vận động bầu cử
VietCatholic Media
15:04 12/01/2024


1. Putin đã sẵn sàng cho 'cuộc tấn công tận thế' vào Ukraine trước cuộc bầu cử

Ký giả Georgie English của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “TOTAL WAR Putin is ready for ‘apocalyptic assault’ on Ukraine before election…we’re facing open WAR with Russia, warns ex-colonel”, nghĩa là “CUỘC CHIẾN TỔNG LỰC. Cựu đại tá cảnh báo rằng Putin đã sẵn sàng cho 'cuộc tấn công tận thế' vào Ukraine trước cuộc bầu cử...chúng ta đang đối mặt với một cuộc CHIẾN TRANH công khai với Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Putin có thể coi canh bạc kích hoạt vũ khí hạt nhân là một rủi ro đáng chấp nhận vì ông có 'khao khát đạt được sự vĩ đại bằng bất cứ giá nào'

Một cựu đại tá quân đội Anh cảnh báo, VLADIMIR Putin chuẩn bị thực hiện một “cuộc tấn công tận thế” vào Ukraine trước cuộc bầu cử giả mạo ở Nga vào năm nay.

Dự đoán lạnh lùng của Hamish De Bretton-Gordon được đưa ra sau khi ông cũng kêu gọi các nước phương Tây hoàn toàn ủng hộ Ukraine trong nỗ lực tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân tàn khốc với Nga.

Ông cho biết Nga đang “tập trung” vào việc kiểm soát cuộc chiến với Ukraine sau khi cảm thấy phương Tây quá thoải mái với đường lối cuộc chiến “bế tắc”.

Hamish nói: “Hiện đang có tin đồn ở Mạc Tư Khoa rằng một cuộc tấn công quyết định nhằm lật ngược tình thế cuộc chiến theo hướng có lợi cho Nga có thể sẽ sớm được tiến hành.

“Nga đang lùng sục khắp thế giới để tìm máy bay không người lái và đạn dược từ mọi quốc gia độc tài và bất hảo.

“Trong khi Kyiv loay hoay và cầu xin đạn pháo và hỏa tiễn phòng không từ các 'đồng minh' đang mất tập trung của mình”.

Một trong những cách Hamish lo ngại Điện Cẩm Linh có thể cố gắng giành chiến thắng trong cuộc chiến trước khi Putin tái đắc cử là tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.

Ông nói: “Nó đòi hỏi phải có vũ khí trên chiến trường mà chúng ta chưa thấy.

“Theo tôi, vũ khí duy nhất mà Nga có có thể đạt được điều này trong khung thời gian sẽ là vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc một loại tấn công hóa học hoặc sinh học nào đó.

“Putin có thể nghĩ rằng đây là một canh bạc đáng tham gia.”

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dimitri Peskov cho biết các lực lượng Nga sẽ làm “mọi thứ” có thể để ngăn Ukraine tấn công họ nữa trước khi ông đưa ra dự đoán nham hiểm tương tự như ông chủ Putin.

Peskov nói với các phóng viên: “Tất nhiên, quân đội của chúng ta sẽ tiếp tục làm mọi thứ để trước tiên giảm thiểu mối nguy hiểm này và sau đó loại bỏ nó hoàn toàn”.

Ý tưởng về việc Nga lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn Ukraine là điều mà Hamish tin rằng là một mối đe dọa quá thực tế.

Ông so sánh Putin với cựu bạo chúa độc ác Joseph Stalin và nói rằng cả hai đều có “cái tôi vô độ và khao khát đạt được sự vĩ đại bằng bất cứ giá nào”.

Nhưng Hamish cũng cho rằng trách nhiệm của những nước như Anh và Mỹ là bảo đảm Putin và những người bạn thân độc ác của ông ta không gây ra quá nhiều thiệt hại không thể khắc phục được cho hành tinh.

Ông nói: “Việc chuyển hướng sang quân sự hóa nhà nước Nga và những lời kêu gọi gia tăng về một cuộc tấn công lớn hơn phải đóng vai trò như một lời cảnh báo rằng phương Tây cần phải thức tỉnh trước khi quá muộn.

“Chúng ta phải hỗ trợ đầy đủ và trang bị vũ khí cho Ukraine. Nếu chúng ta không làm như thế, NATO sẽ có chiến tranh với Mạc Tư Khoa trong vòng vài năm tới”.

Putin sẽ tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào ngày 17 tháng 3 năm 2024 - chỉ còn hơn hai tháng nữa.

Bạo chúa Nga gần như chắc chắn sẽ được bầu lần thứ năm sau hai thập kỷ vốn đã tàn bạo dưới sự cai trị bằng bàn tay sắt của ông ta.

Điện Cẩm Linh trước đây đã cảnh báo mối đe dọa về một cuộc chiến tranh thế giới hạt nhân, một cách rõ ràng chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962.

Cựu tổng thống Nga và người bạn thân của Putin, Dmitry Medvedev dự đoán “những dòng máu mới sẽ chảy”.

Ông chỉ trích chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã khuyến khích Quốc hội Mỹ thông qua thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Medvedev nói: “Chưa bao giờ kể từ Cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, mối đe dọa về một cuộc đụng độ trực tiếp giữa Nga và NATO dẫn đến Thế chiến thứ ba lại thực tế đến thế”.

Cuộc giao tranh ở biên giới Ukraine chỉ trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần qua sau khi cả hai bên tiến hành các cuộc không kích tàn khốc.

Putin đã cho nổ tung một khách sạn ở thành phố Kharkiv khiến 11 người bị thương sau khi Nga bắn hai hỏa tiễn cực mạnh để lại sự tàn phá kinh hoàng sau đó.

Tổng thống Nga gần đây cũng đã tấn công Ukraine trong đêm trong cái được cho là cuộc tấn công trên không lớn nhất vào Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến đẫm máu.

Tổng cộng có 158 hỏa tiễn đã được phóng trong cuộc tấn công khủng khiếp chứng kiến hàng loạt hỏa tiễn và máy bay không người lái tấn công khắp đất nước nhằm vào các ngôi nhà, bệnh viện phụ sản và thậm chí cả trung tâm mua sắm.

Nhà lãnh đạo Nga còn cử các đội hành quyết vào Crimea bị tạm chiếm để truy lùng bất cứ ai hoạt động cho quân kháng chiến và loại bỏ những người đã giúp Kyiv phá hủy tàu chiến của ông.

Ukraine đã phát động cuộc tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh đánh chìm tàu đổ bộ chủ chốt của Nga - Novocherkassk - giáng một đòn nặng nề vào Putin nhân Ngày Tặng quà.

Một máy bay phản lực siêu âm Su-24 của Ukraine được cho là đã phóng hỏa tiễn hành trình xé nát con tàu - được cho là chở đầy máy bay không người lái cảm tử của Iran.

Ít nhất 33 người được cho là đã chết và hàng chục người bị thương.

Ukraine cho biết lực lượng không quân của họ đã phá hủy tàu đổ bộ Novocherkassk, trong khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói đùa trên mạng xã hội rằng tàu này hiện đã gia nhập “hạm đội Hắc Hải dưới nước của Nga”.

Đáp lại, bạo chúa Nga được cho là đã thề sẽ kéo dài cuộc chiến đẫm máu của mình ở Ukraine ít nhất 5 năm nữa.

Ukraine đã làm việc không mệt mỏi để chống trả bất cứ khi nào Nga cố gắng vượt lên và khi chúng ta bước vào nhiệt độ mùa đông dưới 0, nhiều người đã nói rằng cuộc chiến đang đi vào bế tắc.

2. Ukraine nhận trực thăng, hỏa tiễn và các loại vũ khí khác từ NATO

Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs hôm thứ Năm đã công bố gói quân sự dành cho Ukraine bao gồm nhiều loại vũ khí để nước này sử dụng để phòng thủ trước các lực lượng xâm lược của Nga.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Riga, Latvia, Rinkevics cho biết nước ông sẽ cung cấp cho Kyiv một gói viện trợ mới bao gồm pháo, đạn dược, vũ khí chống tăng, hỏa tiễn, lựu đạn, máy bay trực thăng, máy bay không người lái, thiết bị liên lạc, máy phát điện. và các thiết bị không tên khác.

Latvia, thành viên của NATO từ năm 2004, là một trong những nước ủng hộ Ukraine lớn nhất trong cuộc chiến do Putin phát động vào tháng 2 năm 2022. Quốc gia này đã cam kết dành hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội cho viện trợ quân sự cho Ukraine và có chương trình đào tạo. cho quân nhân Ukraine.

Hôm thứ Năm, Rinkēvičs tái khẳng định sự ủng hộ của đất nước ông đối với Kyiv trong nỗ lực tự vệ.

“Đã đến lúc thay đổi sự nhấn mạnh. Chúng tôi đã nói về sự hỗ trợ của chúng tôi dành cho Ukraine trong thời gian dài. Nhưng tín hiệu chính trị chính phải nêu rõ rằng chúng tôi ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến khi nước này giành chiến thắng cuối cùng trước chủ nghĩa đế quốc Nga”, Rinkēvičs nói

Ông Zelenskiy cho biết trong phiên họp báo rằng đại diện của các ngành quốc phòng Ukraine và Latvia đang ký các thỏa thuận hợp tác mới, theo ông, sẽ giúp Ukraine hợp tác với các nước Âu Châu để phát triển kho vũ khí quốc tế nhằm ngăn chặn sự xâm lược trong tương lai từ Nga.

“Chúng ta ở Âu Châu - từ tây sang đông, từ bắc xuống nam - cần hoạt động hiệu quả hơn nhiều từ các lĩnh vực quốc phòng của các nước chúng ta. Âu Châu phải học cách tự chủ về phòng thủ”, ông Zelenskiy nói.

Ông nói thêm: “Nga chỉ hiểu sức mạnh. Và tất cả chúng ta đều cần loại sức mạnh đó ở Âu Châu.”

Ở những nơi khác trong cuộc họp báo, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cách Latvia khởi xướng việc thành lập liên minh máy bay không người lái cho Ukraine cũng như tiếp tục nỗ lực gây áp lực lên những người giúp Nga lách lệnh trừng phạt.

Ngoài chuyến thăm Riga, Zelenskiy đã dừng chân ở Lithuania và Estonia trong những ngày gần đây. Chuyến công du này tỏ ra có lợi cho Kyiv khi Lithuania cam kết hỗ trợ gần 220 triệu Mỹ Kim cho Ukraine trong 3 năm tới trong khi Estonia cam kết hỗ trợ 1,3 tỷ Mỹ Kim cho đến năm 2027.

Zelenskiy cũng cảm ơn Latvia vì đã cung cấp vũ khí mới trong một tin nhắn đăng trên X, trước đây là Twitter.

“ Tôi biết ơn Latvia về gói viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine và hiểu rõ rằng sức mạnh của các chiến binh, vị trí và tương lai của Ukraine cũng là sức mạnh bảo đảm nền độc lập của Latvia”, ông Zelenskiy nói.

3. Putin ngụ ý ông ta đã dùng thế thân

Ký giả Ethan Singh của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “DOUBLE TROUBLE ‘Sick & bloated’ Putin, 71, complains people ‘no longer recognise him’ as rumours swirl he uses ‘three body doubles’”, nghĩa là “Rắc rối của việc dùng thế thân 'Bệnh và đầy hơi' Putin, 71 tuổi, phàn nàn mọi người 'không còn nhận ra ông nữa' khi có tin đồn rằng ông sử dụng 'ba thế thân'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

VLADIMIR Putin đã làm dấy lên tin đồn rằng ông có nhiều thế thân sau khi tiết lộ rằng những người bạn cũ không còn nhận ra ông nữa.

Theo báo cáo của Ukraine, nhà lãnh đạo 71 tuổi được nhìn thấy trông ốm yếu và đầy hơi khi sức khỏe của ông tiếp tục đi xuống.

Nhà độc tài Nga cho biết trong một cuộc nói chuyện gần đây rằng khi ông gặp lại những người bạn học cũ và bạn học đại học, họ đều thắc mắc liệu đó có thực sự là ông hay không.

Putin được cho là đã nói với một nhóm nhỏ người ở Chukotka: “Khi tôi gặp bạn cùng lớp hoặc sinh viên đại học, họ thường nhìn tôi và nói - 'Tôi không tin điều đó, thực sự là bạn hay không phải bạn?'“

Trước khi anh ta nói tiếp: “Bạn thấy đấy, không phải lúc nào một người cũng biết họ sẽ cư xử như thế nào khi nhận thấy mình phải chịu một mức độ trách nhiệm nhất định”.

Tiến sĩ Valery Solovey, cựu giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế danh tiếng của Mạc Tư Khoa, là trung tâm của những tuyên bố gần đây nói rằng Putin sử dụng doppelgängers hay thế thân.

Solovey đã cáo buộc Điện Cẩm Linh che đậy cái chết của nhà lãnh đạo của họ kể từ tháng 10 năm 2023 và giả vờ như ông vẫn còn sống khỏe mạnh.

Cựu giáo sư - người bị Điện Cẩm Linh coi là đặc vụ nước ngoài - đã nhấn mạnh lại những nhận xét này sau khi nghe tin Putin giờ đây đang nói đùa về việc không thể nhận ra.

Anh ta nói: “Người được gọi là 'Putin' đã công khai phàn nàn rằng bạn bè của anh ta không còn nhận ra anh ta nữa và tin rằng họ đang đối mặt với một kẻ lừa đảo.”

Solovey cũng đưa ra tuyên bố giật gân rằng thi thể không còn sự sống của Putin đang được cất trong tủ đông khi giám đốc an ninh Nikolai Patrushev của ông bí mật điều hành Điện Cẩm Linh với sự giúp đỡ của các thế thân.

Tình báo quân sự Ukraine cũng đưa ra tuyên bố rằng Vlad có ít nhất ba người đóng thế, tất cả sẽ bị “giết” khi không còn cần thiết.

Theo phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, các thế thân của Putin bị cơ quan mật vụ Nga bảo vệ nghiêm ngặt và “giám sát liên tục” và không có cuộc sống độc lập.

Yusov cho biết “chúng tôi biết về ít nhất ba” doppelgängers và họ nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan mật vụ Nga.

“ Họ sống dưới sự giám sát liên tục,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo truyền hình hàng đầu Ukraine Alesya Batsman.

“Đây là những người chắc chắn không thuộc về mình.

“[Họ trải qua] quá trình đào tạo liên tục, bao gồm cả phẫu thuật để phù hợp với một số [ngoại hình] thông thường. Và tất nhiên là có sự kiểm soát toàn diện liên tục.”

Nó theo sau những cáo buộc rằng bài phát biểu năm mới của nhà độc tài được gửi khắp nước Nga là do Trí Tuệ Nhân Tạo Putin thực hiện.

Các nhà quan sát cho rằng cổ của Tổng thống Nga có vẻ không đồng bộ với cơ thể, như thể đầu của ông được xếp chồng lên bài phát biểu trên truyền hình.

Những người khác cho rằng việc sử dụng thế thân là do Putin bị ốm nặng hoặc đang trốn trong hầm, hoang tưởng về sự an toàn của mình.

Trung tướng Kyrylo Budanov - nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine HUR - năm ngoái tuyên bố rằng Putin thực sự đã không được nhìn thấy kể từ tháng 6 năm 2022.

Mặc dù Điện Cẩm Linh luôn bác bỏ những tuyên bố về một người có khả năng thay thế Putin nhưng những cáo buộc này đã xuất hiện từ lâu và đã lan rộng ra toàn cầu.

Vào tháng 10, một phân tích Trí Tuệ Nhân Tạo của Nhật Bản khẳng định Vlad có sử dụng cơ thể gấp đôi.

Một báo cáo của mạng truyền hình lớn TBS của Nhật Bản cho biết ít nhất hai nhân vật đôi của Putin đã được nhìn thấy tại các sự kiện khác nhau.

Nghiên cứu dựa trên nhận dạng khuôn mặt, so sánh giọng nói và chuyển động cơ thể cho thấy có một số Putin khác nhau.

Thậm chí, có ý kiến cho rằng ông có thể đã triển khai các doppelgangers trong nhiều năm thay cho vị tổng thống 71 tuổi.

4. Rishi Sunak đến Ukraine với 2,5 tỷ bảng Anh và một thỏa thuận an ninh

Theo tờ Politico có trụ sở ở Washington DC, Vương Quốc Anh sẽ cam kết cung cấp sự trợ giúp “nhanh chóng và bền vững” nếu Nga tấn công Ukraine trong tương lai.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đến Ukraine vào sáng thứ Sáu, mang theo lời hứa hỗ trợ quân sự trị giá 2,5 tỷ bảng Anh cũng như viện trợ nhân đạo và bảo đảm an ninh.

Khen ngợi Ukraine vì quyết tâm “không ngừng nghỉ” trong việc đẩy lùi “cuộc xâm lược tàn bạo của Nga” trong hai năm qua, Sunak nói: “Hôm nay tôi đến đây với một thông điệp: Vương quốc Anh cũng sẽ không chùn bước. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine trong những giờ phút đen tối nhất và trong những thời điểm tốt đẹp hơn sắp tới.”

Trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Sunak cho biết Vương quốc Anh sẽ cung cấp tổng cộng 2,5 tỷ bảng Anh hay 3.19 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm tài chính 2024/25, tăng 200 triệu bảng so với hai năm trước đó.

Theo một tuyên bố của phủ thủ tướng, ít nhất 200 triệu bảng tài trợ từ Vương quốc Anh sẽ được chi cho nỗ lực lớn nhằm nhanh chóng mua và sản xuất hàng ngàn máy bay không người lái cho Ukraine, bao gồm cả máy bay giám sát, tấn công tầm xa và thuyền không người lái.

Tuyên bố cho biết đây sẽ là đợt vận chuyển máy bay không người lái lớn nhất đến Ukraine từ bất kỳ quốc gia nào, với hầu hết dự kiến sẽ được sản xuất tại Anh.

Sunak cũng sẽ ký thỏa thuận hợp tác an ninh với Zelenskiy vào thứ Sáu, sau khi các quốc gia G7 đồng ý cung cấp cho Ukraine những bảo đảm an ninh song phương tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái ở Vilnius.

Sunak nói trong bài phát biểu ngắn gọn với báo chí vào sáng thứ Sáu: “Vương Quốc Anh đã là một trong những đối tác thân thiết nhất của Ukraine, bởi vì chúng tôi nhận ra rằng an ninh của họ cũng là an ninh của chúng tôi”. “Hôm nay chúng ta sẽ tiến xa hơn – tăng cường viện trợ quân sự, cung cấp hàng ngàn máy bay không người lái tiên tiến và ký kết Thỏa thuận an ninh mới mang tính lịch sử để mang lại cho Ukraine những bảo đảm cần thiết về lâu dài.”

Thỏa thuận Hợp tác An ninh Anh-Ukraine, được ký bởi Sunak và Zelenskiy, được đưa ra sau khi các quốc gia G7 đồng ý cung cấp cho Ukraine những bảo đảm an ninh song phương tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái ở Vilnius. Theo phủ thủ tướng Vương Quốc Anh, nó “chính thức hóa một loạt hỗ trợ mà Vương quốc Anh đã và sẽ tiếp tục cung cấp cho an ninh của Ukraine, bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, an ninh mạng, đào tạo y tế và quân sự cũng như hợp tác công nghiệp quốc phòng”.

Nó cũng cam kết Vương quốc Anh sẽ cung cấp hỗ trợ “nhanh chóng và lâu dài” cho quốc phòng của Ukraine, nếu Nga tấn công nước này một lần nữa.

5. Tổng thống Zelenskiy tiếp tục chuyến công du các nước Baltic

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Thứ Năm đã tiếp tục chuyến công du tới các nước vùng Baltic với chuyến thăm Estonia, nơi ông đã gặp các nhà lãnh đạo nước này.

Hôm thứ Tư, Zelenskiy đã gặp Tổng thống Lithuania, Gitanas Nausėda, tại Vilnius và tổ chức một cuộc gặp song phương. Hai người đã tham gia một cuộc họp báo dành cho báo chí, tại đó Zelenskiy cảnh báo rằng sự do dự của phương Tây về viện trợ cho Ukraine sẽ có lợi cho Putin. Ông nói thêm rằng “Nga có thể bị ngăn chặn”.

Zelenskiy cũng bày tỏ mong muốn được thấy hành động đối với việc Ukraine trở thành một thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay, đồng thời nói thêm rằng năm 2024 sẽ có ý nghĩa quyết định đối với Ukraine và các đồng minh.

Sau cuộc họp, chính phủ Lithuania thông báo rằng họ đã phê duyệt gói hỗ trợ quân sự dài hạn trị giá 200 triệu euro (172 triệu bảng) cho Ukraine.

Sau khi rời Lithuania, ông sẽ gặp tổng thống và thủ tướng Estonia, sau đó phát biểu trước quốc hội trước khi đến Latvia.

6. Bức ảnh Avdiivka cho thấy cái nhìn thoáng qua về 'hàng trăm' xe Nga bị phá hủy

Một bức ảnh mới được quân đội Ukraine chia sẻ cho thấy ảnh chụp hàng loạt xe quân sự của Nga rải rác trên các cánh đồng xung quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk đang bị bao vây sau ba tháng chiến đấu gay gắt để giành được khu định cư chiến lược.

Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy nhóm lực lượng Tavria của Ukraine bao trùm Avdiivka, cho biết trong một bài đăng rằng có “hàng trăm đơn vị thiết bị Nga bị loại” dọc theo chiến tuyến gần thị trấn phía tây bắc thủ phủ khu vực, Thành phố Donetsk. Chỉ huy Ukraine cũng chia sẻ bức ảnh cho thấy 3 phương tiện bị đắm phủ đầy tuyết.

Tarnavskyi cho biết Nga đã mất 4 xe tăng dọc theo khu vực tiền tuyến trong 24 giờ qua.

Nga đã phát động cuộc tấn công xung quanh Avdiivka ba tháng trước, khiến hàng ngàn người ở cả hai bên thiệt mạng ngay trước khi mùa đông khắc nghiệt đang diễn ra trên khắp Ukraine. Các nhà phân tích phương Tây ban đầu tỏ ra lạc quan về việc Avdiivka cầm cự và hàng phòng ngự của Ukraine vẫn không bị chọc thủng. Nhưng hầu như hàng ngày, Mạc Tư Khoa đều nhích xa hơn xung quanh khu công nghiệp.

Trong đánh giá mới nhất của mình, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết không có thay đổi nào được xác nhận đối với tiền tuyến tính đến thứ Tư.

Trong gần hai năm chiến tranh, quân đội Nga đã mất đi một lượng lớn đội xe thiết giáp và xe tăng trước chiến tranh. Rất khó để có được một bức tranh chính xác về số lượng xe thiết giáp và xe tăng đã bị hư hại, phá hủy, bị bắt hoặc bị bỏ rơi.

Hôm thứ Năm, quân đội Ukraine cho biết Nga đã mất 12 xe tăng trong ngày qua, nâng tổng số xe tăng thiệt hại kể từ tháng 2 năm 2022 lên 6.050. Mạc Tư Khoa cũng mất 22 xe thiết giáp trong 24 giờ qua, Kyiv cho biết, nâng tổng số xe lên 11.238.

Cuộc chiến của Putin đang thay đổi cách người dân nói chuyện ở UkraineĐỌC THÊM Cuộc chiến của Putin đang thay đổi cách người dân nói chuyện ở Ukraine

Đầu tháng 11, Bộ trưởng lực lượng vũ trang Anh James Heappey nói với các nhà lập pháp Anh rằng Nga đã mất hơn 7.117 xe thiết giáp, trong đó có gần 2.475 xe tăng chiến đấu chủ lực.

Tổn thất phương tiện của Nga nhanh chóng trở thành một phần quyết định trong cuộc tấn công của Điện Cẩm Linh vào Avdiivka. Theo phân tích hình ảnh vệ tinh của dự án Frontelligence Insight, từ khi Nga phát động cuộc tấn công vào thị trấn vào ngày 10 tháng 10 và ngày 28 tháng 11, Mạc Tư Khoa đã mất hơn 211 phương tiện xung quanh Avdiivka. Bộ Quốc phòng Anh cũng cho rằng Nga đã mất khoảng 200 xe thiết giáp trong ba tuần đầu tiên của cuộc tấn công vào Avdiivka.

Dmytro Lazutkin, phát ngôn nhân của Lữ đoàn 47 Ukraine đang chiến đấu quanh Avdiivka, nói với Newsweek vào giữa tháng 12: “Việc bảo vệ thành phố là điều đáng làm miễn là chúng ta làm quân Nga kiệt sức”.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết vào giữa tháng 12 rằng lực lượng Nga đã chuyển sang các cuộc tấn công do bộ binh dẫn đầu xung quanh Avdiivka để “bảo toàn xe thiết giáp sau hai đợt tấn công đầu tiên vào khu định cư”.

Các cuộc đụng độ giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở phía tây nam Avdiivka, xung quanh khu định cư Marinka đã được di tản và bị phá hủy, cũng đã gây thiệt hại cho các nguồn tài nguyên của Nga và Ukraine.

Hôm thứ Hai, lực lượng không quân Ukraine cho biết một lính dù Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn chống tăng Javelin để hạ gục 4 xe thiết giáp của Nga trong một trận chiến, cản trở hoạt động của Nga. Yaroslav Chepurny, phát ngôn nhân của Lữ đoàn tấn công Dù số 79, nói với Newsweek hôm thứ Tư rằng vụ phá hủy hàng loạt xe thiết giáp của Nga diễn ra xung quanh Marinka.

7. 13 người bị thương sau khi hai hỏa tiễn Nga tấn công khách sạn Kharkiv

Hai hỏa tiễn của Nga đã tấn công một khách sạn vào cuối ngày thứ Tư ở trung tâm thành phố lớn thứ hai của Ukraine, là Kharkiv.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 12 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, đã cho biết như trên.

Vụ tấn công đã khiến 13 người bị thương, trong đó có nhà báo nước ngoài, một nhà báo đã bị thương nặng.

Cuộc tấn công diễn ra vào khoảng 22h30, giờ địa phương và liên quan đến hỏa tiễn S-300 ở quận Kyiv của thành phố. “Chín người bị thương đã được đưa đến các cơ sở y tế”. “Một trong số họ, một người đàn ông 35 tuổi, đang trong tình trạng nghiêm trọng.”

Cô cho biết thêm trong 13 người bị thương, có một công dân Thổ Nhĩ Kỳ và một người Georgia. 30 thường dân có mặt khi hai hỏa tiễn bắn trúng khách sạn. Cô xác nhận không có quân nhân nào ở đó. Một số tòa nhà khác, bao gồm hai khu chung cư, cũng bị hư hại trong cuộc tấn công mới nhất.

Những hình ảnh từ khu vực cho thấy cửa sổ bị thổi tung và ban công bị phá hủy cùng với những đống gạch vụn lớn ở con phố bên dưới. Các đội cấp cứu đang tìm đường đi qua các lỗ hổng ở mặt tiền để sàng lọc đống đổ nát bên trong.

Bên kia biên giới, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã bắn hạ 4 máy bay không người lái của Ukraine trên các khu vực Tula, Kaluga và Rostov. Thống đốc vùng Voronezh, Aleksandr Gusev cũng báo cáo rằng một máy bay không người lái của Ukraine đã đâm vào “mái của một tòa nhà phi dân cư” trong đêm, mặc dù cho biết “không có thiệt hại gì”.

8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 12 Tháng Giêng

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến hoạt động ở bờ đông sông Dnipro của quân Ukraine.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Các lực lượng Ukraine hoạt động ở bờ đông sông Dnipro đã sử dụng Máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất được trang bị đạn dược để nhắm mục tiêu vào các Lực lượng Nga.

Máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất đang được sử dụng kết hợp với pháo binh để nhắm mục tiêu vào các phương tiện của Lực lượng Nga. Một blogger quân sự Nga ước tính 90% thiết bị quân sự của Nga ở khu vực Krynky đã bị phá hủy.

Việc Nga không thể chống lại Máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất có thể là do Nga thiếu năng lực tác chiến điện tử trong khu vực.

9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 11 Tháng Giêng

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến ảnh hưởng của thời tiết. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Ukraine hiện đang trải qua một đợt rét đậm với nhiệt độ chập chờn trên mức đóng băng trong tuần tới dẫn đến nhiệt độ mặt đất giảm xuống.

Khi mặt đất đóng băng, các điều kiện để di chuyển xuyên qua các vùng quê gần như chắc chắn sẽ được cải thiện trong suốt tháng 1 và tháng 2 trước khi băng tan vào tháng 3. Sự tan băng sau đó sẽ dẫn đến sự suy giảm tương ứng về điều kiện di chuyển xuyên qua các vùng quê.

Cùng với nhiệt độ đóng băng là lượng tuyết phủ ngày càng tăng trên khắp Ukraina. Độ sâu của tuyết có thể là một yếu tố hạn chế khả năng cơ động.

Các điều kiện ngày càng tồi tệ sẽ cộng thêm với việc thời gian ban ngày bị rút ngắn khiến điều kiện hoạt động trở nên khó khăn cho cả hai bên, vốn sẽ phải dựa vào thời tiết lạnh và thiết bị nhìn đêm để hoạt động.