Ngày 10-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phép Rữa của Đức Giêsu được công khai
Lm Jude Siciliano OP
02:46 10/01/2014
CHÚA NHẬT CHÚA CHỊU PHÉP RỮA - A-
Isaia 42: 1-4,6-7; T.vịnh 42; CVTĐ 10: 34-38; Mátthêu 3: 13-17

PHÉP RỮA CỦA ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC CÔNG KHAI

Người Do Thái đã chờ đợi một thời gian rất lâu, khoảng vài thế kỷ, để theo đuổi những lời hứa mà Thiên Chúa đã thiết lập với họ. Một số dân thánh còn sót lại đã kiên cường trong niềm tin của mình, mặc dù bị thất bại thảm hại, đồng thời quê hương và những nơi thánh thiêng bị tàn phá và chịu lưu đày thê lương ở Babylon. Thêm vào đó, những tôn giáo đa thần bao vây và quyến rũ họ, nhất là giới trẻ, họ đã xa rời việc tin vào Thiên Chúa của Israel.

Ngày nay Đức Giêsu xuất hiện giữa một dân tộc chịu đau khổ triền miên. Họ đã đáp lại lời kêu gọi tiên tri của ông Gioan Tẩy Giả. Ngài mời gọi họ hãy sám hồi và chuẩn bị cho việc quang lâm mới của Thiên Chúa ở giữa họ. Câu chuyện về phép rửa của Đức Giêsu đã gợi lên lời tiên báo xa xưa mà Thiên Chúa đã phán qua ngôn sứ Isaia. Sự mô tả của thánh Mátthêu cho thấy rằng Đức Giêsu phải hoàn trọn vai trò người Tôi Trung Đau Khổ của Thiên Chúa. Giây phút đó thật cảm động: bầu trời mở ra, Thần Khí ngự xuống như chim bồ câu và đáp trên Đức Giêsu, đồng thời có tiếng nói về Đức Giêsu nhằm gợi lại người tôi tớ huyền nhiệm trong lời tiên báo của ngôn sứ Isaia.

Trong bài đọc một ngày hôm nay (đây là bài đầu tiên trong số bốn Bài Ca lớn của ngôn sứ Isaia về người Tôi Tớ), vị ngôn sứ mô tả người tôi tớ dịu hiền của Thiên Chúa, uy quyền của người được thể hiện nơi sự yếu đuối và người sẽ là “ánh sáng chiếu soi muôn nước, để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”

Đức Giêsu là Người Con yêu dấu, cuộc đời của Người sẽ phản ánh cuộc khổ nạn theo đường lối của Thiên Chúa, và chính Người sẽ biểu lộ Thần Khí (biểu tượng qua hình ảnh chim bồ câu ngự xuống), Thần Khí này như uy quyền của Thiên Chúa biến đổi nhân loại. Thậm chí khi sứ vụ của Đức Giêsu bị thất bại và Người lại chịu sỉ nhục và bị đánh đón trong cuộc Khổ nạn, thì Người vẫn tiếp tục được Thần Khí hướng dẫn và ban sức mạnh để tin tưởng vào Chúa Cha, Đấng hôm nay đã phán cho ta nghe và đón nhận lời Người: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngươi.”

Ngôn sứ Isaia hứa rằng người tôi tớ của Thiên Chúa sẽ “đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, và dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.” Chúng ta biết rằng các ngục tối không nhất thiết là những nơi cố định làm bằng bê tông cốt thép. Một số người trong chúng ta mang theo mình những ngục tối, cái ngục tối đó được diễn tả như là một “nhà tù di động” – bóng tối đi qua cuộc đời chúng ta từ trong dạ mẹ u sầu hoặc nơi người cha tranh đấu, giờ đây hướng đến bóng tối hiện tại của thế giới quanh ta.

Vì Đức Giêsu đã đến sông Jordan để chịu phép rửa tỏ lòng ăn năn, nên ngày nay Người lại bước vào cảnh tượng đen tối và giam hãm của chúng ta. Đức Giêsu là Đấng được hứa ban cho chúng ta theo lời tiên báo của ngôn sứ Isaia, vì Người sẽ “đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ.” Người đến những nơi ẩn khuất đã giam hãm chúng ta. Người cũng đến những nơi giam cầm cuộc đời chúng ta, và Người lại can thiệp vào những cách ứng xử bị cấm kỵ mà đôi khi chúng ta bào chữa bằng cách nói rằng: “Đó chỉ cách sống của tôi.” Không phải như một người cổ vũ đang đứng bên lề, Đức Giêsu đã xuống nước và chìm vào những nơi tối tăm mà chúng ta đang có mặt ở đó. Người giúp chúng ta đối diện với những bóng tối và những nơi ẩn khuất, đồng thời đưa chúng ta ro khỏi đó, vì chính Thiên Chúa đã hứa rằng, Người sẽ thực hiện điều đó cho chúng ta qua lời tiên báo của ngôn sứ Isaia.

Ngày nay phép rửa của Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: qua việc lãnh nhận phép rửa, chúng ta được kết hiệp với Người. Tôi đoan chắc rằng hiếm người trong chúng ta suy nghĩ về phép rửa của mình. (Chúng ta có biết ngày mình được rửa tội không?) Qua phép rửa, chúng ta cùng chết với Đức Kitô, và nhờ đó được tái sinh trong một đời sống mới (x.Rm 6). Những người lãnh nhận phép rửa như chúng ta được sáp nhập vào thân thể của Đức Kitô. Chúng ta được mời gọi và làm cho nên giống Đức Giêsu, Đấng mà thánh Phaolô nói rằng “quan tâm làm điều thiện.” Chúng ta không cần một cuốn sách luật chi tiết để biết hành động như thế nào trong mỗi hoàn cảnh của đời mình, nhưng nhờ phép rửa, chúng ta có được tình bằng hữu của Thần Khí Đức Giêsu, Đấng hiện thân sự khôn ngoan, niềm khích lệ và nguồn trợ lực để giúp ta làm điều thiện.

Đức Kitô đầy xứng đáng là Tôi Tớ của Thiên Chúa. Ngay sau khi lãnh nhận phép rửa, Đức Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa. Phép rửa đó không đảm bảo cho Người một con đường suôn sẻ trong suốt cuộc đời; cũng chẳng đảm bảo cho chúng ta một lối đi êm ả. Ấy vậy, phép rửa lại có giá trị cho cuộc đời chúng ta, làm cho người tín hữu phải sống cuộc đời phục vụ như chính Đức Giêsu đã nêu gương.

Trong một vài nhà thờ mà tôi đã đi giảng, bình đựng nước thánh được đặt giữa lối đi chính, ngay tại lối vào nhà thờ. Thể nào quý vị cũng nhìn thấy nó. Tôi thường suy nghĩ như thế này, khi tôi nhúng ngón tay vào nước và đi quanh bình nước đó, thì vị trí của bình nước như là một sự nhắc nhở rằng, chúng ta tiếp tục đụng chạm vào phép rửa trong mình, và còn nhắc nhở ta suốt cuộc đời. Chúng ta không thể phớt lờ được. Bình nước thánh được đặt ở giữa nhà thờ là một sự nhắc nhở chúng ta biết bắt đầu hành trình đức tin như thế nào. Khi nhúng ngón tay vào nước và làm dấu thánh giá là chúng ta cũng được nhắc nhở rằng: phép rửa chỉ là khởi đầu lời mời gọi cho chúng ta hãy theo Đấng tôi trung của Thiên Chúa.

Thần Khí mà chúng ta lãnh nhận trong Phép Rửa tiếp tục thôi thúc và khích lệ chúng ta đi theo đường lối của Thiên Chúa – nghĩa là khi chúng ta làm dấu thánh giá bằng nước thánh là hướng đến giây phút hiện tại. Khi được rửa tội, chúng ta không chỉ nhận lấy tên thánh mang theo suốt cả đời, mà sứ vụ và căn tính của ta còn được xác định nữa, nghĩa là chúng ta được gọi “người yêu dấu”, và được mời gọi hãy bước theo con đường mà Đức Giêsu đã đi. Trên suốt hành trình cuộc đời, căn tính và sứ vụ của chúng ta sẽ được kiện toàn khi chúng ta biết nỗ lực phục vụ Thiên Chúa.

Một số người xem Phép Rửa chỉ là một sự kiện riêng tư của gia đình. Thậm chí họ còn nài nỉ đòi tách nghi thức phép rửa ra khỏi những nghi thức được cử hành trong Lễ Chúa Nhật hoặc chiều Chúa Nhật. Họ không cảm kích được rằng Phép Rửa không phải là một sự riêng tư, nhưng là một sự kiện công khai. Đức Giêsu không nài xin ông Gioan ra xa hơn sông Jordan để làm phép rửa cho mình cùng với thân mẫu, hoặc một số người trong gia đình và bạn bè. Phép rửa của Đức Giêsu được công khai, và do đó phép rửa của mỗi người Kitô hữu cũng được công khai, nghĩa là nghi thức công khai cho những ai được mời gọi sống ơn gọi Kitô hữu của mình trong những cách thức công khai. Tất nhiên vẫn có chút riêng tư đối với ơn gọi của chúng ta khi theo Đức Giêsu.

Không phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận được điều đó, nhưng niềm tin nơi phép rửa đảm bảo rằng, chúng ta là con cái của Thiên Chúa và được Thiên Chúa yêu thương, đồng thời Người tự hào về chúng ta. Chúng ta không phải loay hoay để tạo cho được sự thân tình với Thiên Chúa. Nhưng qua phép rửa, chúng ta đã sống tương giao với Thiên Chúa rồi. Chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa, được ban ân sủng để sống đời sống mới mà Thiên Chúa đã chia sẻ với chúng ta qua Đức Giêsu Kitô. Ân sủng được ban cho những tôi tớ trung thành, những ai sống như ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, để “mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.” Chúng ta đã chứng minh rằng đây chính là sứ vụ của mình; đồng thời quý vị hãy kiểm tra tên của mình trong giấy chứng nhận rửa tội.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp



BAPTISM OF THE LORD (A)

Isaiah 42: 1-4,6-7; Psalm 42; Acts 10: 34-38; Matthew 3: 13-17


The Jewish people had waited a very long time, for centuries, clinging to the promises God had made them. A holy remnant had persevered in their faith, despite crushing defeats, destruction of their homeland and sacred places and the disastrous Babylonian exile. In addition, they were surrounded by polytheistic religions that tempted them, especially their young, away from their faith in the God of Israel.

Today Jesus appears in the midst of his long-suffering people. They have responded to the prophetic promptings of John the Baptist. He has called them to repent and prepare for a new coming of God into their midst. The story of Jesus’ baptism echoes the ancient prophecy God made through Isaiah. Matthew’s description suggests that Jesus is to fulfill the role of the faithful Suffering Servant of God. The moment is dramatic: the skies open, the Spirit descends like a dove upon Jesus and the voice speaks of Jesus in language reminiscent of the mysterious servant in Isaiah’s prophecy.

In today’s first reading (the first of four great Isaian Servant Songs) the prophet describes God’s gentle servant, whose power would be shown in weakness and who would be "a light for the nation, to open the eyes of the blind, to bring out prisoners from confinement and from the dungeon, those who live in darkness."

Jesus is the beloved Son whose life will reflect his passion for God’s ways and who will manifest the Spirit (symbolized by the descending dove)– God’s power for the transformation of humanity. Even when Jesus’ mission fails and he begins to undergo the mockery and torture of his Passion, he will continue to be guided and strengthened by the Spirit and to trust his Father, whose voice we hear and take to heart today, "This is my beloved, with whom I am well pleased."

Isaiah promises that God’s servant would "bring out prisoners from confinement and from the dungeon those who live in darkness." We know that dungeons are not necessarily fixed places of concrete and iron bars. Some of us carry around with us, what might be described as a "portable prison"–the darkness that has been passed on to us from the womb of our anxious mother or fighting parents, right up to the present darkness of the world around us.

Just as Jesus entered the Jordan to be baptized along with the repentant, so he enters our scene of darkness and confinement today. He is the one promised us in the prophet Isaiah, the one who will "bring out prisoners from confinement." He comes to those hidden places that keep us locked up. He goes to the imprisoned areas of our lives and our restricted ways of behaving which we sometimes excuse by saying, "That’s just the way I am." Rather than be a cheerleader on the sidelines, Jesus comes down into the waters and into the dark places where we are. He helps us face the shadows and hidden places and leads us out – just as God promised God would do for us through the prophet Isaiah.

Jesus’ baptism reminds us today that, through our baptism, we are united to him. I dare say that most of us rarely, if ever, think about our baptism. (Do we know the date we were baptized?) Through our baptism we died with Christ and thus have been reborn into a whole new life ( Romans 6). We, the baptized, are incorporated into the body of Christ. We are called and enabled to imitate Jesus, whom Paul says, "went about doing good." We don’t need a detailed rule book in order to know how we should act in each situation of our lives, for in baptism, we have the companionship of the Spirit of Jesus who is our wisdom, impulse and help to do good.

Christ was not spared the costs of being God’s Servant. Right after his baptism Jesus was tempted in the wilderness. His baptism doesn’t guarantee him a smooth path through life; nor does it guarantee us a smooth ride. In fact, our baptism will cost us, for the faithful are to live the life of service that Jesus did.

In some churches where I have preached, the baptismal font is in the center aisle, right at the entrance of the church. You can’t miss it. I often think, as I dip my fingers into the water and walk around one of those fonts, that the location of the font is a reminder that we keep bumping into our baptism and what it asks of us through our lives. We can’t ignore it. The centrally-located font is a reminder how we began our faith journey. As we dip our fingers into the waters and sign ourselves with the cross, we are also reminded that baptism was just a beginning of our call to follow the One who is God’s faithful servant.

The Spirit we received at our Baptism continues to urge and encourage us on God’s path – right up to the present moment, as we sign ourselves with water and the cross. When we were baptized we not only received the name we would carry for the rest of our lives, but our identity and mission were fixed – we were named "beloved" and called to follow the path Jesus walked. Over the course of our lives our identity and mission have matured, as we have tried our best to serve God.

Some treat Baptism as a private family event only. They even insist on a baptismal ritual separate from the ones celebrated at Sunday Mass or on Sunday afternoon. They don’t appreciate that Baptism is not a private, but a public affair. Jesus didn’t insist that John baptize him further up the Jordan River with only his mother and a few family members and friends present. Jesus’ baptism was public – and so should each Christian’s be – a public ritual for people who are called to live their Christian vocation in public ways. There is little that is private about our vocation to follow Christ

We may not always feel it, but our baptismal faith assures us that we are God’s children and that God loves us and takes delight in us. We don’t have to work our way up to intimacy with God. Through our baptism we already live in relationship with God. We are beloved children of God, graced to live a new life which God has shared with us through Jesus Christ. Graced to be faithful servants who live our lives as lights in the darkness, "to open the eyes of the blind, to bring out prisoners from confinement and from the dungeon." We have documented proof that this is our mission; check the name on your baptismal certificate.
 
Làm con Thiên Chúa, ta phải làm gì ?
Lm FX. Nguyễn Hùng Oánh.
10:23 10/01/2014
Thánh Gioan Tẩy Giả đã mô tả Đấng Kitô xuất hiện như một vị thẩm phán đến để “sàng sảy”, đến để phán xét trong uy quyền và thánh nhân không xứng đáng cởi dây giày cho Ngài.

Thế mà bây giờ, thánh Gioan Tẩy Giả thấy Đấng Kitô đến xin chịu phép Rửa của mình (Mt 3, 13-17). Một điều xảy ra hoàn toàn bất ngờ, vượt hẳn mọi dự đoán ! Hành động của Chúa Kitô như thế cũng làm cho tín hữu của thánh Mátthêu thắc mắc: Chúa làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, nghĩa là Ngài không mắc một tội lỗi nào dù nhỏ đến đâu, Ngài cũng không mắc phải khuyết điểm tội lỗi nào, thế mà Ngài tới xin chịu phép Rửa là gì ? Thắc mắc như vậy vì ai đến xin chịu phép Rửa của thánh Gioan, hay đến bất cứ vị Tư tế, Tiên tri nào cũng đều xưng mình có tội, thú tội một cách tổng quát rồi chịu phép Rửa. Câu cản ngăn của thánh nhân đã làm sáng tỏ vấn đề, giải toả mọi thắc mắc. Thánh nhân nói với Chúa: “chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến rửa nơi tôi sao ?”. Nói như vậy tức là thánh nhân đã biết Chúa Kitô không có tội gì, chính Chúa Kitô phải rửa cho thánh nhân. Chúa Kitô giải thích lý do Ngài đến xin chịu phép Rửa : “Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế”.

Chu toàn bổn phận nghĩa là gì ? - Ở đây có nghĩa là làm trọn, làm đầy đủ hết nghĩa công chính. Từ ngữ chu toàn hay là làm trọn có nghĩa là vừa duy trì vừa làm trọn vẹn. Từ ngữ công chính đối với người Israen là trung thành với Giao ước, là giữ hết mọi điều luật. Để làm trọn hết nghĩa công chính, Chúa Kitô chịu phép Rửa. Ngài liên kết số phận của Ngài với nhân loại, Ngài ra tay gánh vác tội của nhân loại, cụ thể là Ngài tự mình đồng hoá mình với các người Do thái tới xin chịu phép Rửa để xác nhận giá trị lòng trung thành với giao ước là tốt đẹp, đồng thời Ngài hướng mọi người tới đỉnh cao hơn là trung thành với Thánh Ý Chúa, làm trọn Thánh Ý Chúa.

Việc làm của Chúa Kitô đã được đánh giá hết sức cao bằng biến cố thần hiện: trời mở ra, Thánh Thần Chúa lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên Ngài, và có tiếng từ trời phán: “Nầy là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta”. Nhờ Cựu Ước, chúng ta sẽ biết rõ ý nghĩa biến cố nầy:

- Trước hết hình ảnh Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đáp xuống là hình ảnh tiên tri Isaia loan báo về Đức Kitô: “Sẽ đậu trên Ngài, Thần khí Giavê, Thần khí khôn ngoan và trí tuệ…” (Is 11,2).

- Tiếp đến là lời phán lấy lại lời của thánh vịnh 2,7: “Con là Con Ta, hôm nay Ta sinh ra Con”, và lời của Tiên tri Isaia đã viết: “Nầy là tôi tớ của Ta… mà Ta hết lòng sùng mộ” (Is 42,1).

Như vậy, biến cố Chúa chịu phép Rửa đã trở nên một cảnh phong vương, vinh quang và sứ mệnh công khai được trao cho Chúa Giêsu. Ngài là Con của Chúa Cha như vậy Ngài đồng bản tính với Chúa Cha, tức là Ngài có bản tính Thiên Chúa, Ngài được sùng mộ hay là đẹp lòng Chúa Cha tức là Ngài là tôi tớ Thiên Chúa, là Đức Kitô, chịu đau khổ để cứu chuộc nhân loại. Biến cố nầy mạc khải rõ ràng bản tính của Chúa Giêsu (là Thiên Chúa), mạc khải sứ mệnh của Chúa Giêsu: là Đức Kitô, nghĩa là Đấng chịu xức dầu được phong làm Tư tế, làm Tiên tri và làm Vua, Đấng mà dân Israen mong chờ từ ba bốn thế kỷ, Đấng mà Cựu Ước hướng về để làm trọn mọi lời Tiên tri.

Quan trọng nhất trong bài Phúc âm nầy là Lời Chúa Cha phán. Đối với chúng ta, Chúa Cha cũng sẽ nói với chúng ta “là Con yêu quý, là kẻ làm đẹp lòng Ta” nếu ta “làm trọn nghĩa công chính”, nghĩa là sống theo Ý Chúa. Muốn thế, trước hết mọi công việc là ta đi chịu phép Rửa, thú nhận tội lỗi, tẩy sạch tội lỗi, và tiếp theo là quyết sống theo lời Chúa Kitô dạy.

Lm FX. Nguyễn Hùng Oánh.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quân chính phủ Nigeria bị cáo buộc để mặc cho người Hồi Giáo thảm sát Kitô hữu
Đặng Tự Do
19:46 10/01/2014
Quân Hồi Giáo Fulani có quan hệ với Boko Haram đã tấn công vào một làng Kitô Giáo tại cao nguyên trung phần Nigeria, cách thủ phủ du lịch Jos 50km, thảm sát 30 Kitô hữu vào ngày Lễ Chúa Hiển Linh 6 tháng Giêng. 40 căn nhà trong vùng đã bị thiêu rụi.

Một dân biểu Kitô Giáo, ông Daniel Dem tố cáo rằng quân đội đã bỏ mặc cho quân Hồi Giáo tàn sát người Kitô hữu tại đây.

Dân biểu Daniel Dem nói: “Cuộc tấn công kéo dài suốt từ 8 giờ sáng cho đến tận buổi trưa. Quân đội ở đó để làm gì?”

Phát ngôn viên quân đội, thiếu tá Salifu Mustapha, cho biết đã phát hiện được 15 thi thể trong đó 7 người bị cháy thành than. Ông giải thích rằng quân đội, trú đóng tại thị trấn Riyom, đã được báo động lúc 9h30 và đã chạy đến hiện trường nhưng phải kêu gọi quân chi viện mới có đủ lực lượng phản công.
 
Đức Thánh Cha : Còn chổ nào dành cho Chúa không?
Pt Huỳnh Mai Trác
19:45 10/01/2014

Hai ngày trước lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha nhận xét là Giáo Hội cũng như Đức Mẹ Maria chờ đợi Chúa đến . Giáo Hội bước theo Đức Mẹ trong sự chờ đợi, cũng như Đức Mẹ mong muốn sớm sinh hạ Chúa Giêsu” .

Chúa Giêsu đến viếng nhân lọai trong ba lần : “ lần sinh ra làm người, được kỷ niệm trong lễ Giáng Sinh, thứ đến trong lần cuối vào lúc thế giới cáo chung, vào lúc lịch sử được khép lại” .Nhưng Chúa còn đến trong lần thứ ba nữa : là Chúa đến trong mọi ngày . Mỗi ngày Chúa đến viếng Giáo Hội của Chúa và mỗi người trong chúng ta”.

Bởi vậy Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta phải “ cẩn trọng”: “Chúng ta đang chờ đợi hay chúng ta đang khép kín ? Chúng ta đang cẩn trọng chờ đợi hay chúng ta đang an bình trong nhà trọ trên đường đi và chúng ta không muốn bước đi nữa? Chúng ta là những kẻ hành hương hay là những kẻ đang đi lang thang ?

Chúng ta có một chổ để dành cho Chúa không hay là chỉ dành cho các cuộc lễ lạc, đi mua sắm hoặc cho các buổi ồn ào náo nhiệt ? Ngài tiếp tục : Chúng ta dành cho Chúa một chổ quá ư nhỏ nhoi ! ?

Tâm hồn chúng ta có mở rộng ra như Mẹ Giáo Hội hay như Đức Mẹ Maria không ? Hay tâm hồn chúng ta đang khép kín và chúng ta treo trước cửa tấm biển rất ư là lễ phép :” Xin đừng quấy rầy!” .
Đức Thánh Cha mời gọi các giáo hữu hãy luôn tâm niệm rằng : “Xin hãy đến ! như một tâm hồn không từ chối như “Xin đừng quấy rầy “ mà luôn mở rộng , một tâm hồn rộng lượng luôn đón tiếp Chúa đến nhất là trong những ngày này !”. (Nguồn Tin: News.va)
 
ĐTGM Jacques Behnan Hindo than thở: Những nhóm phiến quân “hiền nhất” cũng muốn biến Syria thành quốc gia Hồi Giáo
Đặng Tự Do
00:18 10/01/2014
Trong buổi điện đàm dành cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc hôm 8 tháng Giêng, Đức Cha Jacques Behnan Hindo, là Tổng Giám Mục Hassaké-Nisibi của Công Giáo nghi lễ Syria, bày tỏ ước ao của ngài rằng Hội Nghị Geneva II đừng biến Syria thành một quốc gia Hồi Giáo.

“Các Kitô hữu sẽ rất vui mừng nếu cái gọi là cách mạng này mở ra con đường dẫn đến dân chủ và tự do. Nhưng bây giờ đây ngay cả những nhóm phiến quân có liên hệ với Quân Đội Syria Tự Do – thường được xem là ôn hoà so với những tổ chức thánh chiến Hồi Giáo – cũng tụ tập dưới ngọn cờ Hồi Giáo, và họ nói rằng nước Syria mới phải áp dụng luật Sharia, vì đó là ý muốn của đa số. Đây là một viễn ảnh mà các Kitô hữu không thể chấp nhận được.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Từ nghiện ngập trở thành linh mục giúp người nghiện ma túy
Peter Thái Hùng
11:15 10/01/2014
Món quà từ sự trở về của linh mục Phanxico xavie Trần An!

Cảm nhận từ cuộc gặp gỡ với “người cha” của Trung Tâm Hướng Thiện – La Vang

Trong một con người ta sẽ luôn tìm thấy món quà vô giá mà Thiên Chúa ban tặng, đó chính là sự sống. Sự sống vẫn luôn triển nở cho dù con người có nhận ra và trân trọng điều đó hay không. Có những người tự vùi dập món quà mà Chúa ban tặng. Để rồi, họ sống mà như đã chết. Tồn tại mà như ở trong cõi hư vô. Tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng hết mực yêu thương vẫn luôn quan phòng gìn giữ sự sống mà Ngài đã thông ban. Bởi thế, Ngài vẫn dùng tình yêu của mình để cảm hóa những cuộc đời còn đang chìm lạc trong bóng tối của u mê khờ dại vì buông mình theo thế gian. Ngài dẫn đưa họ về với ánh sáng của Chân Lý, dẫn đưa họ về với tình yêu và để cho họ cũng trở thành những chứng tá cho tình yêu.

Xem Hình

Trong đời sinh viên của mình, tôi cũng từng suy nghĩ rất hạn hẹp. Cuộc sống vẫn cứ trôi trong cái dòng chảy không biết điểm dừng chân, không biết đích đến. Nhưng rồi, một cuộc gặp gỡ đã khiến tôi hồi tâm và dừng lại trong chính bản thân để suy gẫm về món quà của Thiên Chúa ban tặng. Suy gẫm về cuộc đời và về sự sống. Đó là cuộc gặp gỡ khiến tôi thay đổi về cả cách sống cũng như cách nhìn về một con người.

Theo cách thông thường, chúng ta thường đánh giá người khác qua lăng kính chung: Địa vị, danh vọng, tiền bạc,... hoặc tốt hơn một chút ta đánh giá cái đạo đức, cái tính tình, cái thể hiện ra bên ngoài. Qua lăng kính đó đôi lúc khiến ta quên mất cái chính yếu nhất trong một con người: nhân vị! Qua cái lăng kính đó ta quên rằng: con người mà ta đang nhìn đến đang mang trong mình hình ảnh và tình yêu mà Thiên Chúa đặt để. Chính việc nhìn vào sự thay đổi của một con người bằng xương bằng thịt mà tôi có cách nhìn nhận trọn vẹn và sâu sắc hơn. Chính sự thay đổi của một con người từ trong vũng bùn của tội lỗi, của sự tha hóa biến chất trở thành một vị Linh mục, thành một mẫu gương cho người khác mà tôi mới biết tình yêu Thiên Chúa dành cho con người thật vô tận và chương trình của Ngài thật không thể nào suy thấu. Câu Kinh Thánh: “Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của Ta vượt trên tư tưởng của các người bấy nhiêu” (Isaia 55:8-10) thật ứng với tôi lúc này.

Cha An cầu nguyện với những người đang cai nghiện
Có một con người đã thay đổi như thế. Một chàng thanh niên từ cảnh giàu sang đến sự thấp hèn vì lối sống buông thả. Từ cảnh được mọi người ngưỡng mộ đến lúc phải trốn chạy sự dèm pha của người đời. Bởi chìm trong lạc thú, bởi sa đọa trong những thói hư tật xấu, bởi tự vùi dập mình trong tệ nạn chích hút hoang đàng. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã đánh thức lương tri nơi con người ấy. Ngài đã giúp cho khao khát sống, khao khát tự do trong tình yêu nơi con tim chàng trở nên mãnh liệt. Để rồi, chàng trai đã trở về sống đời công chính. Chàng trai ấy đã trở thành một vị linh mục của tình yêu. Hơn nữa, từ sự tha hóa đến lúc trở về của chàng thanh niên ấy Thiên Chúa đã hoạch định một chương trình cho biết bao con người khác. Qua cuộc đời của chàng thanh niên rất nhiều cuộc đời đã đổi thay, rất nhiều con người đã tìm lại sự sống thật. Chính chàng trai, chính cuộc đời của vị linh mục đó cũng đã đánh thức con tim và cho tôi một cách nhìn mới về tha nhân. Vị linh mục mà tôi muốn nhắc đến ở đây là cha Phanxicô Xaviê Trần An, linh mục Đan viện Thiên An – Huế.

Sinh ra trong một gia đình thuộc loại khá giả thời bấy giờ ở giáo xứ Cầu Rầm, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cha Phanxicô Trần An được sống trong cảnh bao bọc yêu thương của những người cha, người mẹ đạo hạnh. Lớn lên, giỏi dang trong học tập và được sự yêu mến của mọi người chung quanh. Nhưng rồi cậu thanh niên Trần An đã thay đổi từ một quyết định của tuổi trẻ, của sự tự do và trong sự tin tưởng của cha mẹ. Một khoản vốn đã được cha mẹ chấp thuận khi cậu muốn tách riêng để làm ăn kinh doanh: làm nghề vàng và buôn bán vàng bạc. Bằng tài năng của mình, chàng trai đã rất thành công và gây dựng được danh tiếng mà không phải ai ở độ tuổi của cậu cũng có được. Rất nhiều người ngưỡng mộ, rất nhiều người yêu mến bởi vì dù thành công An vẫn luôn tỏ ra là một con người lịch sự, lễ phép và sống chân thành với người khác.

Thế nhưng, chuyện gì đến cũng sẽ đến. Sống trong một xã hội của một thành phố Vinh nổi tiếng chất chứa nhiều cạm bẫy, nhiều sự lôi kéo vào con đường ăn chơi, hưởng thụ. Cũng yếu đuối, cũng nông nổi, cũng ham muốn như bao người trẻ khác, hơn nữa, trong cảnh đầy đủ và thành công ban đầu dễ khiến Trần An bị cuốn vào vòng xoáy của lớp thanh niên đương thời. Ăn chơi, tiêu phá hết tất cả những gì đã gầy dựng. Sa vào bất mãn và mong muốn gỡ lại những gì nhận từ phụ mẫu. Trần An đã sai lại càng thêm sai. Chán nản, buồn bã Trần An lại càng lâm vào vui chơi hoang đàng, sa đọa trong men đắng tình trường, trong nghiện ngập chích hút. Cuộc đời và những người bạn xấu đã đẩy Trần An đến việc lỗi phạm đức công bằng, đưa Trần An đến chỗ thân tàn ma dại và ra vào vòng lao lý.

“Giữa cuộc đời tha hương lữ thứ

Tôi đi tìm lạc thú niềm say

Khi cuộc tình khi chén rượu cay

Khi quân bài hay khi khói thuốc...

Bỗng đâu chiếc còng người cảnh sát

Dẫn tôi đi vào chốn quạnh hiu

.. ....” (Trần An, 10.1995)

Thế nhưng, tình yêu của người mẹ, lời cầu nguyện và nước mắt của bà, cũng như chương trình của Chúa dành cho cậu thật quá ư vĩ đại. Được thức tỉnh và muốn làm vui lòng cha mẹ, Trần An đã được gửi đến Đan viện Thiên An để tĩnh tâm, để cai nghiện. Trải qua bao thăng trầm của một cuộc sống thật quá ư xa lạ, Trần An đã thành công và còn dâng hiến đời mình cho Chúa. Chàng muốn dâng cả thân xác và linh hồn mình để một đời thân mật với Chúa, đáp lại ân huệ yêu thương mà Chúa đã dành. Để rồi, bây giờ không ai không biết đến một vị linh mục mang cái tên rất đỗi thân thương và chứa đựng nhiều ý nghĩa: Phanxicô Trần An hay thường gọi là “Tràn Ân”.

“..........

Con xin cảm tạ Chúa nguồn yêu

Đã thương ban tặng biết bao điều

Từ vũng bùn nhơ Ngài thánh hiến

Đưa về chung sống bến “Trời yêu”

.. ....” (Trần An, 28.5.1995)

Không dừng ở đó, cha Trần An còn đã và đang thực hiện một công việc mà đối với cuộc đời từng trải như cha thật không mấy người có thể thay thế. Cha đã xin phép và được bề trên chấp thuận để lập một trung tâm giúp đỡ cho những thanh niên từng lâm vào cảnh nghiện ngập trở về. “Trung tâm Hướng Thiện” do cha An sáng lập và điều hành đã được xây dựng ngay phía sau linh địa Đức Mẹ La Vang (Quảng Trị), nơi mà Đức Mẹ không ngừng kêu gọi ăn năn hoán cải. Đến nay, dù thời gian chưa đầy hai năm, nhưng đã có hàng trăm con người sa ngã đã đến và được cha Trần An hướng dẫn tĩnh tâm. Trong số đó, đã rất nhiều người trở về lại với gia đình, thành công trong công việc kinh doanh. Hơn nữa, có 6 người tại Trung Tâm Hướng Thiện đã bước theo con đường của cha An để dâng mình cho Chúa trong các tu viện và đan viện, 6 người anh chị em từ trung tâm đã được hồng phúc lãnh nhận phép rửa để trở thành con cái của Thiên Chúa. Tôi cũng từng có may mắn được viếng thăm và sinh hoạt cùng những con người nơi Trung tâm Hướng Thiện mà cha An đã gầy dựng nên. Những con người mà có lẽ khi nghe nói về họ, về quá khứ nghiện ngập, trường trại và lối sống buông thả mà họ đã từng chúng ta sẽ có một cảm giác sợ hãi hay khinh thường... Thế nhưng, nơi Trung tâm Hướng Thiện những con người ấy lại trở nên thu hút một cách lạ kỳ. Nơi ấy đầy ắp tiếng cười và như một cộng đoàn dòng tu thực thụ với lối sống kỷ luật, tự giác. Họ đã không còn bị tiền bạc chi phối khi chấp nhận sống mà không giữ tiền riêng. Họ đã trở nên những con người có nề nếp khi chấp nhận một lối sống mới đúng giờ giấc, đúng lịch trình sinh hoạt hằng ngày. Họ đã trở về với Chúa và đến với Ngài mỗi ngày trong các giờ kinh phụng vụ, các thánh lễ bên người cha yêu quý của họ. Những con người đã quen với lối sống giành giật, trộm cắp, phung phí, chích hút...nay lại đổ mồ hôi hằng ngày để lao động, để làm việc. Họ đã bị đánh động bởi một cuộc đời đổi thay để rồi cũng thay đổi chính mình. Họ đã bị tiếng đàn, tiếng hát, hay những lời thơ chứa đựng bao niềm cảm xúc, chứa đựng bao tâm tư và cũng là nhật ký của một con người mang tên Trần An đánh động. Từ những người xa lạ với Thiên Chúa, xa lạ với đời sống Đức Tin thế mà giờ đây họ đang nếm hưởng những mật ngọt của tình Chúa. Họ đã và đang dần nhận ra Chúa nơi chính bản thân và nơi người khác để rồi biết tôn trọng món quà quý giá mà họ được lãnh nhận nơi Ngài.

Thật là một câu chuyện cảm động về kế hoạch yêu thương mà Thiên Chúa đã hoạch định. Dù Trung Tâm Hướng Thiện của vị linh mục “Tràn Ân” còn gặp nhiều khó khăn và thách đố, nhưng tin tưởng rằng: Chúa đang cùng cha An đồng hành để đưa tin vui đến cho nhiều gia đình, đưa niềm hy vọng đến cho nhiều phận người sa ngã, khổ đau.

Peter Thái Hùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Yếm Đào
Tấn Đạt
22:14 10/01/2014
YẾM ĐÀO
Ảnh của Tấn Đạt
Một yêu cô cả lắm thay
Hai yêu cô cả khéo may yếm đào.
Ba yêu cửa gió lọt vào
Bốn yêu cô cả miệng chào có duyên….
(Ca dao)