Ngày 10-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cho chúng con biết sống công chính với anh em
Lm Jude Siciliano OP
02:18 10/01/2008
Các Thầy Giảng thân mến,

Thánh Matthêu đã kết thúc phần trình bày về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Trong Lễ Thánh Gia, chúng ta được biết Ngài đã rời Aicập về sống ở làng nhỏ gọi là Nazareth. Lúc bấy giờ Thánh Gioan Tẩy Giả đã rao giảng được nhiều ngày rồi(3:1-12) Trong thời điểm ấy Chúa Giêsu được thánh Matthêu đưa vào trong lời mở đầu của phúc âm ngày hôm nay: "Bấy giờ Đúc Giêsu bỏ Galilê mà đến với Gioan bên sông Jordan để được ông làm phép rữa cho". Chúa Giêsu đúng đợi Gioan thanh tẩy cho mình. Gioan lại là người rao giảng về việc Chúa Giêsu sẽ đến. Làm như vậy Chúa Giêsu công nhận việc thanh tẩy của Gioan là đúng theo thánh ý Thiên Chúa và Ngài vâng theo ý Chúa Cha. Giêsu nói:" Không sao,vi chúng ta cần chu toàn sự công chính như thế".

Chúa Giêsu sẽ tiếp tục sứ vụ của Thiên Chúa như đã trình bày qua các Ngôn sứ cho đến thánh Gioan. Qua Đức Giêsu Thiên Chúa đã đến với dân Người. Nước trời đã đến. Đối với những người xuống sông Jordan để chiu phép Rữa; nước trời đã đến với họ như thế nào? và bây giờ nước trời đến với chúng ta như thế nào? Nước trời đến qua Chúa Giêsu Kitô là người đã mang đến niềm hy vọng mà dân Chúa đã trông đợi tu lâu. Ngài là đấng mà thánh Gioan nói sẽ đến sau ông để ban phép thanh tẩy trong "Thánh Thần và Lửa"(Chúa nhật thứ 2 mùa Vọng)(Mt.3:1-12)" Chịu thanh tẩy xong, Đức Giêsu lên khỏi nước; và nầy đây các tầng trời mở ra. và Ngài thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như chim bồ câu mà đến đậu trên Ngài." Đây là Thần Khí mà Chúa đã hứa qua ngôn sứ Isaia.

Chúng ta đang sống trong mùa lễ Chúa tỏ Thánh Nhan Ngài cho toàn thế giới. Tuần vừa qua có đạo sĩ từ phương Đông viếng nhan Chúa Giêsu, và hôm nay thánh Matthêu cho biết là Thần khí Chúa xuống trên Giêsu và có lời từ trời phán "Ngài là Con chí ái của Ta". Nếu có ai được bảo là con được Chúa chọn thì người ấy sẽ phải làm gì? giải đáp mọi thắc mắc của đời này sao? Hay lặng thinh làm lơ tất cả mọi sự? Người đó có thể sống qua đời này mà không phải gặp khó khăn trở ngại gì cả phải không? Và khi cái chết đến thì người đó chắc sẽ qua thế giới này một cách nhẹ nhàn để về với Chúa.

Sau khi chịu thanh tẩy Thần khí dẫn Chúa Giêsu vô sa mạc để chịu Satan cám dỗ để xem Ngài có được Thiên Chúa giúp gì không "Nếu Ngài là Con Thiên Chúa". Sao lại cần được Chúa chọn? Nếu không được Chúa chọn có thể tránh được những đau đớn phiền muộn đời này chăng? Nhưng Chúa Giêsu sẽ bác bỏ những cám dỗ về quyền bính, về danh vọng, và về cuộc sống khó khăn cơm áo. Ngài sẽ có cuộc sống như chúng ta, luôn vửng tin vào tình thương của Chúa mặc dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn phiền muộn ở đời. Đó là tín hiệu Ngài sẽ rao giảng sau khi chịu phép Rửa và chịu cám dỗ. Rồi Ngài chọn các thánh tông đồ (4:1-16) và đi rao giảng tin mừng qua các nẻo đường Galilê, và chữa các bệnh tật. Tiếng nói tự trời gọi Chúa Giêsu là "Con chí ái", và chúng ta nhờ đức tin nhìn nhận Ngài là Con chí ái của Chúa, là đấng đến chia sẽ đời sống của chúng ta và cho chúng ta nhận được thánh nhan Thiên Chúa

Thật là chuyện lạ, vì Chúa Giêsu bảo Gioan thanh tẩy Ngài và nói với Gioan rằng:"..vi chúng ta cần chu toàn sự công chính như thế…". Đây là ý Chúa muốn làm cho con người công chính với Thiên Chúa, để sữa lại liên hệ đã bị gảy đổ vi tội chúng ta. Nhơ Chúa Giêsu, Thiên Chúa đem lại sự công chính, không những công chính giữa Thiên Chúa và loài người mà cả công chính giữa loài người chúng ta. Vì thế Chúa Giêsu ra đi rao giảng ngay sau khi chịu thanh tẩy và chữa các bệnh tật, tìm đến những ai tìm sự công chính, cần đến ơn chữa lành và khao khát nghe lời Chúa.

Có nhiều người trong chúng ta không muốn nghe đến chữ "công chính", vi chữ đó có thể nói đến sự công chính cho riêng mình thôi. Như vậy là động đến cái tôi của mình khác biệt hơn người khác. Có thể chúng ta nên nghe những lời nói của tù nhân trong nhà giam. Tôi nghe tù nhân dùng chử công chính để nói về những người giám thị hay nói về một người tù khác. Họ có ý nói là người đó sống có kỷ luật, và đáng được tin cậy vì họ luôn làm điều phải. Đây không phải là nghĩa của từ công chính trong kinh thánh, nhưng cũng có một ít ý nghĩa như vậy. Theo kinh thánh, người công chính sống không tách biệt khỏi kẻ khác, không xét đoán kẻ khác, nhưng làm người khác nhìn vào có thêm tin tưởng vào người đó.

Chúa Giêsu đã ‘’sống chu toàn sự công chính" Bởi thế chúng ta không phải sửa đổi chúng ta để sống công chính với Chúa. Chúng ta không phải cố gắng trả nghĩa lại cho Thiên Chúa vì chúng ta đã phạm tội, trong đời sống quá khứ của chúng ta. Chúng ta không cần phải nổ lực kéo Thiên Chúa về chúng ta để bênh vực cho chúng ta. Chúng ta không phải cầu nguyện liên tục để làm cho Thiên Chúa bớt giận và ban cho chúng ta những điều chúng ta cần đến. Tiếng nói từ trời cao "đây la Con Chí ái của Ta" là ấn tín chấp nhận Chúa Giêsu. Bởi đó những gì Ngài nói và làm để cho chúng ta biết Thiên Chúa là tình yêu đều đáng được tin cậy. Điều Ngài dạy là chúng ta không phải làm cho Chúa thương chúng ta. Vì Chúa đã thương chúng ta rồi. Chúng ta không phải tìm mọi kế để kéo Thiên Chúa về chúng ta. Vì Chúa đã đứng về phía chúng ta rồi, vì Chúa Giêsu là bằng chứng cụ thể vì Ngài làm người sống với chúng ta. Thánh Matthêu gọi Chúa Giêsu là Emanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Vi vậy đời sống và sự chết của Chúa Giêsu xác định với chúng ta rằng chúng ta không cần phải tìm sự công chính nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã ban sự công chính ấy cho chúng ta rồi. Vậy bây giờ chúng ta phải làm gi? Chúng ta có thể thực hiện sự công chính giữa Chúa và chúng ta bằng cách sống công chính với kẻ khác. Ý Chúa ‘’sống trọn vẹn công chính" là thực hiện mọi hòa giải với nhau bằng sự tha thứ, yêu thương, và công bằng. Chúng ta có thể cố gắng: hòa giải với kẻ khác bằng cách: tha thứ cho ho; như chúng ta đã được ơn tha thứ; đưa tay đón tiếp kẻ khác như Chúa đã đón tiếp chúng ta; cho kẻ đói ăn như Chúa Giêsu đã làm v.v... Từ bài phúc âm hôm nay Thánh Matthêu sẽ chỉ Đấng được Chúa chọn sẽ làm những gì để chúng ta biết sự liên hệ giữa Ngài và Thiên Chúa. Nhờ Thần khí của Ngài chúng ta có thể noi gương Ngài.

Chúng ta không thể tự mình làm những điều đó được., nhưng với Chúa Giêsu, nhờ phép Rửa của Ngài và với Thần khí đã xuống trên Ngài chúng ta có thể noi gương Ngài như Thánh Gioan đã hứa với chúng ta. Đó có phải là sứ vụ của người Kitô hữu không? Qua phép rữa tội chúng ta nhận được Thần khí Chúa và chúng ta sẽ cố gắng đem sự công chính đến trong thế giới chúng ta đang sống, để bênh vực những kẻ yếu hèn, những người bị ruồng bỏ, và bị áp bức

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ CHỊU PHÉP RỬA A

CHO CHÚNG CON BIẾT SỐNG CÔNG CHÍNH VỚI ANH EM

Is 42:1-4,6-7;Tv 42; CV 10:34-38; MT: 3,13-17


Chuyễn ngữ Fx Trọng Yên,OP.
 
Đức Hồng Y John Henry Newman với Lời Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất
Anthony Lê
08:15 10/01/2008
Đức Hồng Y John Henry Newman với Lời Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất

Nói về Đức Cố Hồng Y John Henry Newman sẽ thật là một thiếu xót lớn, nếu như không đề cập tới những Lời Nguyện Cầu rất tâm huyết và thánh thiện do chính ngài soạn ra có liên quan đến việc đối thoại đại kết. Cũng trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam ở quê nhà để nguyện cầu cho Sự Hiệp Nhất, hay nói khác hơn Sự Đại Kết giữa các Đồng Bào Công Giáo Lương Giáo cũng như giữa Công Giáo với Vô Thần hay Quyền Thần, xin chân thành giới thiệu tới Quý Vị độc giả Lời Cầu Nguyện quý giá của Đức Cố Hồng Y Newman như sau:

A. Bằng Tiếng Việt:

Lời Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất

Ôi Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng gánh chịu sự đớn đau để nguyện cầu cho các môn đệ của Ngài luôn được hiệp nhất nên một với nhau trong thời sau hết, như sự hiệp nhất giữa Ngài với Đức Chúa Cha và giữa Đức Chúa Cha với Ngài, xin hãy đoái thương nhìn xuống sự chia rẽ sâu sắc trong số những ai tuyên xưng đức tin nơi Ngài, và xin hãy chữa lành rất nhiều vết thương mà sự tự hào của con người và sự lừa đảo của Xatan đã và đang ám hại lên những người con của Ngài.

Xin Ngài hãy phá đổ hết tất cả những bức tường ngăn cách vốn rẽ chia phe này và giáo phái Kitô Giáo này với phe kia và với giáo phái kia. Xin Ngài hãy có cái nhìn đầy lòng trắc ẩn đến cho các tâm hồn - những người đã từng được sinh ra từ một cộng đoàn hay từ các cộng đoàn khác do chính con người tạo nên.

Xin Ngài hãy giải thoát hết các tù nhân từ những hình thức phụng tự sai trái, và mang tất cả họ về cùng một sự hiệp thông mà Ngài đã thiết lập ngay từ khởi đầu nơi Một Giáo Hội Công Giáo Duy Nhất và Tông Truyền.

Xin Ngài hãy dạy cho tất cả mọi người biết rằng: Ngai Tòa Phêrô, Giáo Hội Thánh Thiện Roma chính là nền tảng, là trung tâm, và là khí cụ của Sự Hiệp Nhất. Xin Ngài hãy mở rộng các con tim của họ để họ kịp ý thức được sự thật đã được quên bẵng từ rất lâu đó là: Đức Thánh Cha, Vị Giáo Hoàng, chính là Vị Đại Diện của Ngài, để tất cả đều biết vâng phục theo Đức Giáo Hoàng trong các vấn đề có liên quan đến tôn giáo như là họ đang tuân phục Ngài, để chỉ có một cộng đoàn duy nhất giống như cộng đoàn ở trên nước thiêng đàng vậy, để tất cả cùng nhau hiệp thông, thú nhận, và làm cho Danh Ngài được vinh hiển ngay từ dưới thế.

B. Bằng Tiếng Anh:

Prayer for Unity

O Lord Jesus Christ, who when Thou wast about to suffer didst pray for Thy disciples to the end of time that they might all be one, as Thou art in the Father and the Father in Thee, look down in pity on the manifold divisions among those who profess Thy faith and heal the many wounds which the pride of man and the craft of Satan have inflicted on Thy people.

Break down the walls of separation which divide one party and denomination of Christians from another. Look with compassion on the souls who have been born in one or other of these communions, which not Thou, but man, hath made.

Set free the prisoners from these unauthorized forms of worship, and bring them all to the one communion which Thou didst set up at the beginning-the One Holy Catholic and Apostolic Church.

Teach all men that the See of Peter, the Holy Church of Rome is the foundation, centre, and instrument of Unity. Open their hearts to the long-forgotten truth that the Holy Father, the Pope, is Thy Vicar and Representative; and that in obeying him in matters of religion they are obeying Thee, so that as there is but one company in heaven above, so likewise there may be one communion, confessing, and glonfying Thy Holy Name, here below.

C. Bằng Tây Ban Nha:

La oración para la Unidad

El Señor O Jesucristo, que cuando Usted wast acerca de sufrir didst ora para Tus discípulos al fin de tiempo que todos quizás sean uno, como Usted arte en el Padre y el Padre en Le, mira hacia abajo en compasión en las divisiones múltiples entre los que profesan Tu fe y curan las muchas heridas que el orgullo de hombre y el arte de Satanás ha infligido en Tu.

Rotas las paredes de la separación que divide un partido y denominación de cristianos de otro. Mire con la compasión en las almas que han nacido en uno u otro de estas comuniones, que no Usted, pero el hombre, ha hecho.

El conjunto liberta a los presos de estas formas no autorizadas del culto, y los trae todo a la una comunión que Usted conjunto de didst arriba en el principio-el Una Iglesia Santa, católica y Apostólica.

Enseñe a todos hombres que el Ve de Peter, la Iglesia Santa de Roma es la base, el centro, y el instrumento de la Unidad. Abra los corazones a la verdad olvidada hace mucho tiempo que el Santo Padre, el Papa, es Tu Vicario y el Representante; y eso a obedecerlo en asuntos de la religión que ellos obedecen Le, para que hay como pero una compañía en el cielo arriba, así que es posible que haya igualmente una comunión, confesar, y glonfying Tu Nombre Santo, aquí abajo.

D. Bằng Tiếng Pháp:

La prière pour l'Unité

L'O le Seigneur Jésus Christ, qui quand Tu wast de souffrir didst prie pour Ton les disciples à la fin de temps qu'ils pourraient être l'un, comme Tu l'art dans le Père et le Père dans Te, regardez en bas dans la pitié sur les divisions diverses parmi ceux qui Ton professe la foi et guérit les beaucoup de blessures qui la fierté d'homme et le métier de Satan a infligé sur Ton.

Tomber en panne les murs de séparation qui divise un parti et une appellation de chrétiens d'un autre. Regarder avec la compassion sur les âmes qui ont été nées dans un ou autre de ces communions, qui pas Tu, mais l'homme, hath a fait.

La série libère les prisonniers de ces formes inautorisées d'adore, et les amener tout à l'une communion qui Tu série de didst augmente au commencement-l'Une Eglise Sainte, catholique et Apostolique.

Enseigner tous hommes qui le Voit de Peter, l'Eglise Sainte de Rome est la fondation, le centre, et l'instrument d'Unité. Ouvrir leurs coeurs à la vérité long-oublié qui le Père Saint, le Pape, Ton est le Curé et le Représentant; et cela dans obéir lui dans les questions de religion ils T'obéissent, pour que comme il y a mais une compagnie dans le ciel au-dessus, donc de la même manière il peut y avoir une communion, avouer, et glonfying Ton le Nom Saint, ici au dessous.

E. Bằng Tiếng Đức:

Gebet für Einigkeit

O Herr Jesus Christus, der wenn Thou wast um, didst zu leiden, betet für Thy Anhänger zum Ende der Zeit das sie alle dürften sein Ein, als Thou Kunst im Vater und dem Vater in Thee, Aussehen in Erbarmen hinunter auf den mannigfaltigen Teilungen unter den die erklären Thy Glauben und heilt die viele Verletzungen die der Stolz von Mann und dem Handwerk von Teufel hat auferlegt auf Thy.

Zerlegen Sie die Wände der Trennung, die eine Partei und Benennung von Christen von einem anderem teilen. Schauen Sie mit Mitleid auf den Seelen an, die geboren in Ein oder ander von diesen Umgängen, die nicht Thou gewesen sind, aber Mann, hat hath gemacht.

Satz befreien die Gefangenen von diesen unbefugten Formen der Anbetung, und bringen Sie ihnen alle zum einem Umgang der Thou didst Satz auf am Anfang die Eine Heilige katholische und Apostolische Kirche.

Lehren Sie alle Männer, die das von Peter Sieht, ist die Heilige Kirche von Rom die Grundlage, Mitte, und Instrument der Einigkeit. Offen ihre Herzen zur langvergessenen Wahrheit die der Heilige Vater, der Papst, ist Thy Pfarrer und Vertreter; und das gehorcht in ihm in Materien der Religion sie Thee, damit als es gibt aber eine Firma in Himmel oben, damit ebenso es einen Umgang, Gestehen, und glonfying Thy Heiligen Namen geben darf, hier unten gehorchen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 10/01/2008
NHAN HỒI NHÀ NGHÈO NHƯNG KHÔNG LÀM QUAN

N2T


Nhan Hồi là người đệ tử mà Khổng tử thích nhất, nhưng gia đình ông ta quá nghèo, Khổng tử bèn nói với ông ta: “Nhan Hồi, nhà con rất nghèo, tại sao không ra làm quan ?”

Nhan Hồi đáp: “Thưa thầy, ỏ ngoài thành con có năm mươi mẫu ruộng (1), trồng cây cũng đủ để con ăn cháo; ở trong thành con có mười mẫu ruộng, có thể cung ứng cho con chút ít vải vóc. Khi nhàn rỗi thì con đánh đàn, nghiên cứu văn học, cuộc sống như thế rất là khoái lạc, con không muốn làm quan.”

Khổng tử nói: “Ta nghe nói: người biết đủ thì không tìm kiếm lợi lộc mà làm tổn thương mình; người tự nhiên tự tại thì không lo lắng bị thất bại; người tu dưỡng nội tâm khi không có tước vị thì hoàn toàn không cảm thấy xấu hổ. Ta có thể chứng minh được điều ấy nơi con người của con.”

(Trang tử: Nhường vương)

Suy tư:

Ở đời có rất nhiều người giàu có nhưng vẫn cứ băn khoăn lo lắng bươn chải kiếm tiền, bởi vì họ không biết đủ; có nhiều người dù làm những công việc nhỏ nhặt cũng không cảm thấy an tâm, cứ sợ thất bại, vì họ không có lòng tự tin nơi mình; có nhiều người cảm thấy xấu hổ vì gia đình nghèo, cảm thấy buồn bực vì không có chức tước, đó là tại vì họ không biết tu dưỡng nội tâm...

Người ta thấy có những người Ki-tô hữu sống trong những hoàn cảnh rất bất công, rất tồi tệ, rất phân biệt đối xử của người khác, nhưng họ vẫn an vui, bởi vì:

- Cái “biết đủ” của người Ki-tô hữu là vui vẻ sống trong hoàn cảnh hiện tại, chu toàn bổn phận của mình rất có trách nhiệm.

- Lòng tự tin của người Ki-tô hữu là biết tín thác cho Thiên Chúa tất cả các công việc mà họ làm với lòng nhiệt tâm.

- Tu dưỡng nội tâm của họ là luôn nhìn thấy Chúa Giê-su ở trong mình và ở nơi người khác.


Khổng tử vui vẻ chứng thực học trò mình là Nhan Hồi có đầy đủ những đức tính rất tốt, nhưng càng cảm phục hơn khi nghe Nhan Hồi trình bày lý lẽ tại sao mình không ra làm quan.

Người ta cũng sẽ vui vẻ chứng thực Ki-tô hữu là người có Chúa Giê-su trong mình, qua cung cách hành xử đầy tình Chúa tình người của họ, và càng cảm phục hơn khi người Ki-tô hữu sống và thực hành tinh thần Phúc Âm giữa một xã hội đầy bất công, bạo lực và thù hận.

--------------------------------------

(1) Đơn vị đo diện tích ruộng của Trung Quốc, 1 mẫu là 666 mét vuông.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 10/01/2008
Chương 11:

VÂNG LỜI



“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Ph 2, 8)


N2T


1. Vâng lời là trong tất cả mọi việc không hạn chế lớn nhỏ nặng nhẹ, chỉ cần không phải là việc phạm tội, hoàn toàn vâng lời ý chỉ của bề trên, tuyệt đối không tự mình chủ trương.

(Thánh Cyprian)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiến Triển Đầy Hy Vọng trong Hồ Sơ Phong Thánh cho Đức Hồng Y John Newman
Anthony Lê
07:38 10/01/2008
Tiến Triển Đầy Hy Vọng trong Hồ Sơ Phong Thánh cho Đức Hồng Y John Newman

Một Trong Những Vị Tổ Phụ Của Công Đồng Chung Vaticăn II

Đức Hồng Y John Henry Newman
VATICAN CITY (CNA).- Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, vị Tổng Trưởng của Thánh Bộ Phong Thánh, đã công bố cho biết rằng hồ sơ phong Thánh cho vị học giả tài ba người Anh Quốc, vốn cũng là người đạo theo - tức Đức Cố Hồng Y John Henry Newman - sắp được thành hiện thực.

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trong phiên bản tiếng Ý của tờ Người Quan Sát Viên Tòa Thánh (L'Osservatore Romano) vào hôm thứ Tư vừa qua, Đức Hồng Y Saraiva cho biết: trong số những nhân vật quan trọng sẽ được phong Chân Phước sớm chính là trường hợp của Đức Cố Hồng Y Newman, vị học giả cực kỳ thông thái, và cũng là "một nhân vật điển hình cho việc cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo."

Đức Hồng Y nói: "Cá nhân tôi, tôi ước mong rằng hồ sơ phong Thánh cho ngài được diễn ra rất sớm vì điều đó rất là quan trọng cho công cuộc đối thoại đại kết hiện tại của chúng ta."

Đức Hồng Y Saraiva Martins cũng còn cho biết thêm rằng, vào cuối năm nay, sẽ là việc phong Chân Phước cho Cha-và-Mẹ của Thánh Nữ Têrêsa Thành Lisieux (hay Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu) là Ông-Bà Louis Martin và Azelia Guérin.

Những đức tín anh dũng và trỗi vượt của Cha-và-Mẹ của Thánh Nữ Têrêsa - Vị Thánh giờ đây được biết đến nhiền nhất trong số các Vị Thánh và cũng là Vị Tiến Sĩ Giáo Hội, đã được Giáo Hội tuyên bố vào ngày 26 tháng 3 năm 1944.

Đức Hồng Y Saraiva để được phong Chân Phước thì phải có phép lạ nhận được, và phép lạ đó phải được sự chấp thuận của Thánh Bộ mà Đức Hồng Y hiện đang phụ trách, và sẽ được công bố trong Công Nghị Hồng Y Đoàn sắp tới.

Đức Cố Hồng Y John Henry Newman chào đời vào ngày 21 tháng 2 năm 1801 tại Luân Đôn, Anh Quốc. Ngài đã từng là một vị Giáo Sĩ thuộc Giáo Hội Anh Giáo, thế nhưng sau này, vào năm 1845, ngài từ bỏ Anh Giáo và gia nhập Đạo Công Giáo. Ngài đã thành lập ra Dòng Thánh Phillip (Oratory of St. Phillip Neri) tại Birmingham và tại Luân Đôn. Ngài cũng là vị Hiệu Trưởng đầu tiên của trường Đại Học Công Giáo ở Dublin. Ngài được Đức Cố Giáo Hoàng Lêô XIII phong chức Hồng Y vào năm 1879. Qua những công trình và những bài viết hết sức trí tuệ của ngài, ngài đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về Giáo Hội Công Giáo một cách rất sâu sắc và toàn vẹn. Ngài qua đời tại Birmingham vào ngày 11 tháng 8 năm 1890.

Vào năm 1893, Câu Lạc Bộ mang tên Newman lần đầu tiên được thành lập tại trường Đại Học Pennsylvania, và giờ đây nó được lan rộng trên khắp cả nước Hoa Kỳ với hơn 600 trường Đại Học có Câu Lạc Bộ này. Hầu hết các trường tiểu học, và trung học Công Giáo đều mang tên của ngài, vì ngài chính là một Nhà Sư Phạm vĩ đại.

Đức Hồng Y Newman được Giáo Hội nâng lên bậc Đáng Kính vào năm 1991, và hồ sở Phong Chân Phước và Phong Thánh cho ngài sẽ được diễn ra trong nay mai.
 
Đài Loan xin Tòa thánh giúp chấm dứt tình trạng cô lập về ngoại giao
Phụng Nghi
10:43 10/01/2008
Đài bắc (CWN) – Tổng thống Đài Loan đang xin Tòa thánh Vatican ủng hộ trong việc xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Tổng thống Trần Thủy Biển đã viết thư cho Tòa thánh, lý luận rằng LHQ không cho Đài Loan gia nhập tổ chức này là “một vi phạm các tiêu chuẩn luân lý quốc tế mà Đức Thánh Cha thường cổ võ.”

Văn phòng Tổng thống cho biết ông hy vọng tập hợp được sự ủng hộ của Tòa thánh và các đồng minh khác trong nỗ lực xin gia nhập LHQ để tránh được tình trạng bị cô lập về ngoại giao do sức ép của chính quyền tại Hoa lục áp đặt trên Đài Loan. Trong lúc có nhiều quốc gia phải khuất phục trước áp lực của Bắc kinh và không công nhận Đài Loan nữa, thì Tòa thánh vẫn còn duy trì sự hiện diện về ngoại giao tại đảo quốc này. Năm 1949, khi vị khâm sứ Tòa thánh bị bắt buộc phải tời Bắc kinh sau khi Cộng sản nắm quyền tại Hoa lục, thì vị đại diện này của Tòa thánh Vatican đã rời trụ sở tới Nam kinh, rồi sau đó tới Hong Kong và cuối cùng tới Đài bắc, nơi nước “Cộng Hòa Trung quốc” được thành lập do chính phủ Trung hoa lưu vong dưới quyền Thống chế Tưởng Giới Thạch.

Chính phủ Đài Loan không còn đòi hỏi được coi là đại diện quyền lãnh đạo tại Hoa lục, và vị đặc sứ của Giáo hoàng hiện nay tại Đài Loan được mệnh danh là đại diện lâm thời hơn là một đại sứ. Mặt khác, vị đại diện Đài Loan cạnh Tòa thánh Vatican lại tự xưng là đại sứ -- một tình trạng phàn ảnh tính chất không ổn định trong mối giao hảo giữa Vatican và Đài Loan.

Vào tháng 10 năm 2005, Đức Hồng y Angelo Sodano – lúc đó là Quốc vụ khanh của Tòa thánh – tuyên bố rằng Tòa thánh chuẩn bị cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để tái lập các quan hệ ngoại giao với Trung quốc. Ngài nói: “Nếu được, chúng tôi hy vọng trở lại tòa sứ thần Tòa thánh nguyên thủy tại Bắc kinh”.
 
Lào có thêm được một Linh Mục
Nguyễn Long Thao
12:17 10/01/2008
Pakxan - Hơn 3000 người đã tham dự thánh lễ truyền chức linh mục cho thầy Phó Tế Bênêđict Bennakhone Inthirath tại Pakxan thuộc miền trung nước Lào, cách Vientiane 120 cây số.

Thánh lễ truyền chức đã diễn ra vào ngày 29 tháng 12 vừa qua tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức. Chủ tế lễ truyền chức là Đức Giám Mục Jean Khamse Vithavong của giáo phận Vientiane. Ngoài ra còn có sự hiện diện của đức Khâm Sứ Tòa Thánh và ba vị Giámm Mục của ba nơi là Luang Prabang, Pakse, và Savannakhet.

Về phía các LM tham dụ lễ truyền chức có 16 của Lào còn lại là từ Phia Luật Tân và Thái Lan đến.

Về phía chính quyền có đại diện Mặt Trần Kiến Thiết Quốc Gia, một cơ quan của đảng Cộng Sản Lào đặc trách vấn đề tôn giáo và đã chấp thuận cho việc phong chức này.

Cha Bennakhone, thuộc dòng Tận Hiến năm nay 36 tuổi. Lễ phong chức của cha được cử hành tại một giáo xứ. Đây là lần đầu tiên có lễ truyền chức như vậy.

Trước đây lễ truyền chức được tổ chức tại Vientiane, Thakek hay Savannakhet

Cha Bennakhone sinh tại làng Pakxan Neua là người con thứ 5 trong gia đình. Ngài học hết bậc trung học ở Vientiane sau đó học tại Úc Đại Lợi và có bằng Thạc Sĩ về kinh tế tại đại học Melbourne. Ngài thụ phong chức phó tế vào tháng 6 vừa qua tại Sydney.

Hiện nay Lào có khoảng 42,000 giáo dân trong tổng số cư dân là 5.4 triệu người. Đa số người Lào theo Phật Giáo. Vào năm 1975 khi Patheth Lào cầm quyền, các nhà truyền giáo đã bị trục xuất và từ đó chính quyền đã không cho các nhà truyền giáo trở lại.

Chính quyền cộng sản Lào rất hạn chế linh mục do vậy lễ phong chức cho cha Bennakhone là một trong những lễ đặc biệt, có sự tham dự của nhiều giới chức giáo hội trong và ngoài nước Lào
 
Phó thủ tướng Tây Ban Nha chỉ trích hàng giáo phẩm Công Giáo
Đặng Tự Do
23:30 10/01/2008
Madrid - Phó thủ tướng Tây Ban Nha, bà Maria Teresa Fernandez de la Vega, đã cực lực chỉ trích hàng giáo phẩm Công Giáo tại nước này là “uốn nắn sự thật” trong những lời chỉ trích nhắm vào chính phủ của đảng Xã Hội đang cầm quyền.

De la Vega — người trong những ngày qua đã lớn tiếng buộc hàng giáo phẩm Công Giáo tại Tây Ban Nha phải xin lỗi vì cuộc biểu tình khổng lồ hôm 30/12/2007 vừa qua — nói rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo có một ý tưởng không thực tế về thẩm quyền của họ trong một quốc gia thế tục. Trong khi nhìn nhận các Đức Giám Mục có quyền “bày tỏ ý kiến” và có quyền “phê bình”, bà này nói rằng Giáo Hội Công Giáo không có vị thế đặc quyền nào trong lãnh vực chính trị, và chính phủ của đảng Xã Hội không thực hành “sự kỳ thị” đối với hàng giáo phẩm Công Giáo.

Băng rôn: Giáo xứ Ave Maria ủng hộ các gia đình Công Giáo
Khí thế người Công Giáo
Tưởng cũng nên biết, trong những ngày qua, Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã liên tục đòi hàng giáo phẩm nước này phải lên tiếng xin lỗi họ về cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật 30/12 vừa qua với sự tham dự của gần 2 triệu người.

Lý do Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đưa ra là có hơn 40 Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã tham dự vào cuộc biểu tình diễn ra trong thời điểm tranh cử gay gắt tại nước này. Đảng Xã Hội cho rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo tại nước này đang dự vào chính trị đảng phái khi hô hào gần 2 triệu người Công Giáo xuống đường trong cuộc biểu tình khổng lồ hôm 30/12 vừa qua tại thủ đô Madrid.

Các Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã giải thích rằng cuộc biểu tình hôm 30/12 - được tổ chức bởi các hội đoàn giáo dân Công Giáo và các tổ chức phò gia đình trong đó có cả những tổ chức không phải Công Giáo, nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của hàng giáo phẩm Tây Ban Nha về các vấn đề liên quan đến gia đình và hôn nhân truyền thống. Mục tiêu của cuộc biểu tình khổng lồ này chỉ là khẳng định quan điểm của người Công Giáo và được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.

Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã phản ứng hoảng hốt trước khí thế người Công Giáo vì quy mô của cuộc biểu tình và thời điểm xảy ra của cuộc biểu tình này. Đài truyền hình do nhà nước quản lý cho rằng chỉ có 165,000 người tham gia trong cuộc biểu tình. Con số này nhỏ hơn 1/10 con số do cảnh sát đưa ra. Điều này cho thấy đảng cầm quyền muốn lèo lái dư luận trong nước theo hướng có lợi cho mình trong cuộc tổng tuyển cử sắp xảy ra vào tháng Ba tới đây.

Từ khi lên nắm quyền vào năm 2004, đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã theo đuổi một chính sách đối kháng triệt để với các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề liên quan đến phá thai, các kết hiệp đồng tính, và việc giảng dạy môn tôn giáo tại các trường học.

De la Vega được nhiều người xem là cái đinh trong những căng thẳng giữa Giáo Hội Công Giáo và chính phủ của đảng Xã Hội, là đảng đã nắm chính quyền từ năm 2004 tới nay. Trong cuộc vận động hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, bà ta đã khiến người Công Giáo tức giận khi nói rằng hàng giáo phẩm tại Tây Ban Nha là một mối đe dọa và là cản trở cho sự tiến bộ của Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, tháng 2/2006, nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu tử sắp tới, đích thân bà ta lại dẫn đầu một phái đoàn sang Vatican để mong làm dịu tình trạng căng thẳng giữa Tòa Thánh và Tây Ban Nha.

Trong một diễn biến khác, lãnh tụ đối lập Mariano Rajoy của đảng Bình Dân tuyên bố là nếu đảng này chiếm được đa số trong Quốc Hội trong cuộc bầu cử Tháng Ba tới đây, chính phủ mới sẽ thành lập Bộ Gia Đình.
 
Top Stories
Redemptorists' Land Seized in Hanoi
Zenit
11:20 10/01/2008

Redemptorists' Land Seized in Hanoi



HANOI, Vietnam, JAN. 9, 2008 (Zenit.org).- The provincial superior of the Redemptorists in Vietnam said the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery and is allowing a business to settle there.

In a message sent Monday to all Redemptorists, Father Joseph Cao Dinh Tri reported the history of the disputed property that the religious hope to use for the construction of a new church. Since Sunday, local government officials have placed security personnel in the area, enabling the Chien Thang Sewing Company to build on the disputed land.

"Our Redemptorist confreres in Hanoi and their parishioners have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice," Father Cao stated. "I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate."
 
Vietnam: Demonstration für die Rückgabe von Kirchengütern (tiếng Đức)
Domradio-Koeln
15:40 10/01/2008
Domradio-Koeln ((07.1.2008)

Vietnam: Demonstration für die Rückgabe von Kirchengütern

„Việt Nam: Biểu Tình Đòi Lại Tài Sản Của Giáo Hội“

Mehrere hundert Katholiken haben am Wochenende in Vietnams Hauptstadt Hanoi für die Rückgabe von Kirchengütern demonstriert. Wie der katholische Nachrichtendienst "Vietcatholic News" meldet, kam es dabei auch zu Zusammenstößen mit der Polizei. Die Kundgebungen fanden vor dem ehemaligen Sitz des päpstlichen Gesandten und in einer Pfarrei statt.

In beiden Fällen hatten die sozialistischen Machthaber Land beschlagnahmt beziehungsweise Gebäude enteignet. So soll die frühere Vatikan-Botschaft seit Ende der 50er Jahre eine Diskothek beherbergt haben.

Auf dem Gelände der Pfarrei hatte sich nach Angaben von "Vietcatholic News" erst kürzlich eine Textilfabrik mit Billigung der örtlichen Behörden niedergelassen. Die jüngsten Konfrontationen mit den staatlichen Ordnungskräften zeigten, dass die Regierung nach wie vor auf Unterdrückung setze, um Konflikte zu lösen, erläuterte der Nachrichtendienst.

Im vergangenen Jahr hatte es hochrangige Gespräche zwischen dem Vatikan und der vietnamesischen Führung gegeben. Ziel ist eine größere Religionsfreiheit in dem sozialistisch regierten Land. Christen berichteten von wachsenden Freiheiten.

Dennoch beansprucht Hanoi noch immer die Kontrolle über alle religiösen Angelegenheiten. Rund 6 Prozent der etwa 81 Millionen Vietnamesen sind Katholiken. Damit gehört diese Gruppe zu den größten katholischen Gemeinschaften in Südostasien.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nữ tu Dòng Đaminh Rosa De Lima phát thuốc tại giáo xứ Hải Đăng, Vũng Tầu
Sr. Teresa
08:28 10/01/2008
VŨNG TẦU -- Sau thánh lễ Chúa Nhật, Lễ Chúa Hiển Linh, ban bác ái tông đồ các Soeur Miền Mẹ Vô Nhiễm thuộc Dòng Đaminh Rosa De Lima kết hợp với một số bác sĩ thiện nguyện từ các bệnh viện Sài Gòn, Thủ Đức lên đường hướng về giáo xứ Hải Đăng, Vũng Tàu để khám bệnh và phát thuốc từ thiện cho bà con ở đây.

8g 30, đoàn đến nơi, thật nhanh mọi người dường như đã quen nên bắt tay vào công việc và vị trí của mình một cách mau lẹ. Bà con giáo dân đã đến rất đông, ai cũng mong được khám trước.

Hải Đăng là một giáo xứ thuộc vùng ven biển, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 20 km. Phía đông giáp với sông Cửa Lấp, do vậy người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề chế biến hải sản và đóng đáy. Phần lớn bà con là dân nhập cư nên đời sống kinh tế khó khăn và học vấn thấp. Phụ nữ ở vùng này hầu hết bị bệnh phụ khoa vì công việc chế biến hải sản, hằng ngày phải tiếp xúc với nước và với một môi trường ẩm thấp. Các nha sĩ nói với chúng tôi sau ngày khám bệnh: Soeur ơi, không biết vì sao mà răng ở đây khó nhổ quá! Có lẽ do nhiều canxi- vị bác sĩ nào đó trong đoàn thốt lên như chia sẻ với cái khó khăn của vị nha sĩ nọ. Một số bệnh thường gặp nữa ở đây là tim mạch và hô hấp.

Một ngày làm việc kết thúc, dù có mệt mỏi vì không được nghỉ trong ngày cuối tuần song ai cũng cảm thấy vui vì được chia sẻ với bà con vùng xa xôi, thiếu điều kiện về y tế và sự đón tiếp nồng hậu của cha xứ Pet. Trần Thanh Sơn cũng như của con giáo dân.

Chia tay giáo xứ Hải Đăng, Soeur Andre Đỗ Thị Hương đại diện cho nhà Dòng, cảm ơn 10 bác sĩ và 4 nha sĩ và những ân nhân khác đã chung tay, chung lòng giúp cho anh chị em nơi đây đón nhận được niềm vui của sự sẻ chia.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho những chuyến đi đầy tình yêu thương và chia sẻ này.
 
Gia Đình Gioan mừng thượng thọ ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
An Hòa
13:00 10/01/2008
GIA ĐÌNH GIOAN MỪNG THỌ ĐỨC HỒNG Y

HÀ NỘI -- Sáng hôm nay 10.01.2007 Gia đình Gioan đã tổ chức lễ mừng thượng thọ Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Thánh lễ kết thúc bằng một buổi cầu nguyện đông đảo và bất ngờ trên phố Nhà Chung trước Tòa Khâm Sứ.

Gia đình Gioan gồm khoảng 200 thành viên là cựu chủng sinh của Tiểu Chủng viện Gioan Hà Nội, một Tiểu Chủng viện Liên Giáo phận ở Miền Bắc bao gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa.

Chủng viện này được mở trong những năm 1955-1960 do Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng làm Giám Đốc. Năm 1960, Bản quyền Giáo phận Hà Nội đã đóng cửa Tiểu chủng viện này vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do căn bản theo lời Đức Hồng Y là để tránh sự can thiệp thô bạo vào việc đào tạo các chủng sinh, nhằm cộng sản hóa các linh mục tương lai.

Các chủng sinh về lại giáo phận của mình. Người lập gia đình, người vẫn giữ lý tưởng tu trì. Có rất nhiều người xuất thân từ Tiểu Chủng viện này đã phải nếm cảnh tù đầy hay bị phiền nhiễu. Đến nay, người trẻ nhất cũng đã 60 tuổi. Ai còn đi tu, nay hầu hết đã làm linh mục. Ai lập gia đình thì hầu hết cũng đã có con cháu.

Trong những thập niên khó khăn vừa qua, cũng như hiện nay, các thành viên Gia đình Gioan, nếu còn tu, thì thường là các linh mục đóng vai trò quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, nếu đã lập gia đình thì thường là những chiến sĩ đạo đức nhiệt thành trong các lãnh vực kinh tế, văn hóa, tông đồ, bác ái, góp phần rất đắc lực trong việc xây dựng Giáo Hội.

Các thành viên trong gia đình Gioan hiện nay cư trú khắp mọi miền đất nước. Hằng năm trong ngày truyền thống các thành viên trong gia đình cùng con cái cháu chắt trong gia đình linh tông và huyết tộc tụ họp về Hà Nội quây quần quanh người cha chung của mình để ôn lại những kỷ niệm ngọt ngào thuở xưa và để hun đúc tinh thần tông đồ. Hiếm có nhóm giáo sĩ và giáo dân nào ở Miền Bắc kính mến Đức Hồng Y cho bằng những thành viên trong Gia đình Gioan.

Năm nay Gia đình Gioan đã tổ chức mừng thượng thọ vị cha chung của mình là Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng-Vị Giám đốc đầu tiên và cũng là cuối cùng của Tiểu Chủng viện này, nhân dịp ngài 90 năm tuổi đời, 60 năm linh mục, 45 năm giám mục và 15 năm hồng y.

Thánh lễ diễn ra trọng thể tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội với sự tham dự của hơn 1000 giáo dân mà hầu hết là các thành viên, con cháu và khách mời của các thành viên Gia đình Gioan.

Thánh lễ do Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục chủ tế. Cùng đồng tế còn có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Đà Lạt, Chủ tịch HĐGM VN, Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UB Bác ái Xã hội của HĐGM VN và khoảng 50 linh mục thuộc nhiều Giáo phận khác nhau ở Miền Bắc.

Thánh lễ kết thúc bằng một buổi cầu nguyện bên Tòa Khâm Sứ và một bữa cơm gia đình cùng những tiết mục văn nghệ đặc sắc tại khuôn viên Đại Chủng viện và Trung tâm Mục vụ của Giáo xứ Chính Tòa.

VÀI GHI CHÚ NIÊN BIỂU VỀ QUÁ TRÌNH PHỤC VỤ
CỦA ĐỨC HỒNG Y PHAOLÔ-GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG


20.05.1919: Sinh tại Cầu Mễ, Yên Thắng, Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
1927-1929: Theo linh mục nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực lên học tại Hà Nội.
1929-1931: Được gọi vào Trường Tập ở 40 Phố Nhà Chung, Hà Nội.
1931-1940: Được gọi vào Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Hà Tây.
1940-1945: Được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai, Hà Nội.
1945-1948: Nghỉ học do Đại Chủng viện phải đóng cửa.
1948-1949: Học thần học tại Học viện Thánh Anphongsô, Hà Nội.
06.06.1949: Thụ phong linh mục tại Hà Nội.
1949-1950: Phục vụ tại Cô Nhi Viện Têrêxa Hà Nội.
1950-1955: Phó xứ Hàm Long & Phụ trách Trung Tâm Bác Ái Bạch Mai.
1955-1960: Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội.
15.08.1963: Thụ phong Giám mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội.
1963-1994: Giám mục Chính Tòa Bắc Ninh.
1990-1994: Giám quản Giáo phận Hà Nội.
26.11.2994: Nhận tước Hồng Y tại Rôma.
1994-2003: Hồng Y- Tổng Giám Mục Hà Nội.
2003-2008: Nghỉ hưu tại Tòa TGM Hà Nội.
1995-2001: Chủ tịch HĐGM Việt Nam.
1998-1999: Giám quảng Giáo phận Lạng Sơn.
1963: Sáng lập Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất
1996: Sáng lập Tu hội Anh Em Nhà Chúa nay là Tu Đoàn Truyền Tin Hà Nội.

Hà Nội 10.01.2007
 
Tình Cha (thơ) mừng thượng tho Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng
An Hòa
18:04 10/01/2008
HÀ NỘI -- Trong khi giao lưu đang bữa tiệc ban trưa, có một thành viên gia đình Gioan trở vè từ Biên Hòa, Đồng Nai, ông đọc một lúc mấy bài thơ dâng kính Đức Hồng Y Phaolô với một cung giọng hết sức chân thành và nhiệt huyết, khiến chúng tôi cũng cảm động. Chúng tôi thấy mấy vài này chưa thực sự là thơ nhưng khâm phục tấm lòng của ông, cho nên chúng tôi ghi lại đây để trong tinh thần gia đình Gioan, chúng ta hướng về gương mặt đáng kính của giáo phận Hà Nội - Bắc Ninh - Phát Diệm và cũng là của Giáo hội Việt nam, trong dịp đang chuẩn bị chính thức mừng thượng thọ Đức Hồng Y vào ngày 25.01.2008 tới đây:

TÌNH CHA

Chín mươi năm Cha trường thọ gần một thế kỷ
Sáu mươi năm tận hiến cha con lại sum vầy
Chúng con về với Cha đây!
Từ khắp muôn phương nẻo đường.
Từ chốn nông thôn vất vả đến chốn thành thị xa hoa.
Từ duyên hải bươn chải đến rừng núi hoang vu.
Dù từ đâu, chúng con đều có mặt
Có các đấng các bậc với đoàn con
Có cháu trai cháu gái
Gọi Cha bằng cụ với bằng ông
vây quanh Cha sưởi ấm tấm lòng Cha
Ôi tình cha! Cha nhìn ánh chúng con ánh mắt tràn ưu ái
Đoàn chúng con ấm áp lắm cha ơi.
Chúng con nhìn Cha xin kính thưa Cha
Đoàn con thảo một lòng thờ Chúa-kính Mẹ- hướng về Cha
Ôi tình Cha, Cha đã dành trọn cho đoàn con cuộc sống
Cha cười với cháu con nụ cười hiền hoà quá!
Chúng con cười với Cha xin kính thưa Cha:
Đoàn con thảo xa Cha
Nhưng bóng hình Cha vẫn ở giữa chúng con
Cuộc sống của Cha rọi soi đoàn con sống
Ôi hạnh phúc bao la sung sướng tràn trề
Cha đã ban phúc lộc nơi trần thế
Cho cháu con rải rác khắp muôn phương
Chúng con ghi nhớ công ơn ấy
Để tình Cha nghĩa con muôn đời không hề phai nhạt

SÁU MƯƠI NĂM TẬN HIẾN

Sáu mươi năm Cha sống đời tận hiến
Tiền bạc ư? Bạc bẽo trắng như vôi Cha quá biết.
Y phục ư? Rách nát tựa tương bần, Cha thừa hiểu.
Danh vọng ư? Như gió thoảng mây tan, Cha thường thấy.
Đời tận hiến có còn gì đâu để mà có.
Có còn chăng: Thiên Chúa duy nhất của tình yêu.
Nguồn hạnh phúc vô biên- đời tận hiến.

Sáu mươi năm Cha sống đời tận hiến
Lo xây dựng Giáo Hội khắp muôn phương
Lo đào tạo chủ chăn thêm đông về vô số
Lo đồng lúa nặng trĩu những bông vàng
Lo đoàn chiên đủ cỏ xanh tươi không thiếu đói
Gặp nước trong xanh thoả thuê uống no lòng.

Sáu mươi năm cha sống đời tận hiến
Ấp ủ trẻ thơ với người già
Hoà quyện tình thương cùng giới trẻ
Chung tiếng ca vang suốt tháng ngày:
Xin cho danh Chúa suốt ngày một vinh sáng
Danh Mẹ được vang lừng
Nước Cha hiển thẳng.

CHÍN MƯƠI NĂM TRƯỜNG THỌ

Chín mươi năm sống với đời
Sống với đời mà đời có hiểu cho đâu!
Lưới chăng, chông bẫy gài la liệt.
Phong ba bão tố nổi đêm ngày.
Mưu thâm chước độc vạn vạn kế.
Hãm hại đời cha lợi lộc gì?
Thế mới biết đời là thế, thế gian là thế!

Chín mươi năm cuộc đời làm tôi Chúa.
Chúa nhiệm mầu xếp đặt lo toan cách diệu kỳ.
Chúa dùng Cha đem ánh sáng chân lý xuống cho đời.
Bất chấp cản ngăn, đe loi và cấm cách.
Chúa dùng Cha dựng xây Giáo Hội khắp nơi nơi.
Mặc thế gian ma quỷ với thời gian
Chúa dùng Cha làm chứng nhân giữa mọi người.
Mặc vất vả, gian truân và lai khổ
Chúa dùng Cha chèo lái giữa biển khơi
Mặc phong ba bão tố phũ phàng.
Chúa dùng Cha chăn dắt chiên mẹ lẫn chiên con
Mặc sói rừng hung hăng rình rập khắp đêm ngày
Chúa dùng Cha trăm ngàn vạn cách
Dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa,
Cha vẫn vượt thắng, tới đích đại vinh quang.
Thế mới biết quyền năng Chúa cao sang là thế đấy!

Kính dâng Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng
Biên Hoà 01.01.2008
Vinhsơn Phạm Ngọc Cử
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
ĐHY Phạm Minh Mẫn lại lên tiếng về vụ khu nhà 11 Nguyễn Du (cạnh Chủng viện Saigòn)
+ĐHY GB Phạm Minh Mẫn
00:07 10/01/2008
Thư ĐHY Phạm Minh Mẫn gửi Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP HCM ngày 17.12.2007

 
Thư Phản bác của TGP Saigòn về vụ chính quyền không trả lại khu nhà 11 Nguyễn Du
LM Tổng Đại Diện
00:10 10/01/2008
Thư Thư Phản bác của TGP Saigòn về vụ chính quyền không trả lại khu nhà 11 Nguyễn Du ngày 17.12.2007:







 
Thư Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ủng hộ TGM Hà Nội về vụ Tòa Khâm Sứ
LM Giuse Cao Đình Trị
02:19 10/01/2008
 
Hiệp Thông Cầu Nguyện với Dòng Chúa Cứu Thế tại Sàigòn
Dòng Chúa Cứu Thế
05:27 10/01/2008
Xin báo tin với mọi người, với các bạn trẻ, gần xa, thân sơ, ở mọi tín ngưỡng, một buổi cầu nguyện lớn sẽ được DCCT tổ chức vào lúc 19g tối thứ sáu ngày 11.1.2008 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sài-gòn.

Toàn Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em Giáo Dân tại Sài-gòn sẽ hiệp thông với các thành phần Dân Chúa tại Giáo Phận Hà Nội và với DCCT Thái Hà, Hà Nội, cũng như với các nơi khác nữa, cùng cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình được thực thi trọn vẹn trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Phần đầu:

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA VÀ CẦU NGUYỆN

Khởi đầu, cộng đoàn hát:

"Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời...
Hành trang con mang theo là khát vọng tìm chân lý,
Hành trang con mang theo là khát vọng tìm công bằng..."


Hướng dẫn cầu nguyện và suy niệm với Lời Chúa...

Cộng đoàn hát Thánh Vịnh:

"Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa,
và Chúa, chính Chúa, Ngài sẽ ra tay..."


Cộng đoàn hát và cầu nguyện:

"Lạy Chúa, xin hãy đến, thắp sáng Lòng Tin cho chúng con.
Lạy Chúa, xin hãy đến, sánh bước cùng đi bên chúng con..."


Cộng đoàn thắp nến sáng hát Kinh Hòa Bình:

"Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa...
Xin hãy dạy con tìm yêu mến người, hơn được người mến yêu...
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ...
Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí:
Ơn An Bình..."


Các hình ảnh những ngày qua ở Hà Nội sẽ được chiếu lên màn ảnh lớn.

Phần sau:

PHỤNG VỤ THÁNH THỂ VÀ SAI ĐI

- Các cha DCCT đồng tế, cha Bề Trên DCCT Sài-gòn chủ tế.
- Ca đoàn các thầy Học Viện DCCT đảm nhận phần Thánh Ca.
- Kết thúc trong ánh nến sáng, cộng đoàn hát:

"Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa,
Thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời..."
 
Chiều kích ''Thần Học'' qua những biến cố diễn ra tại Hà Nội
Lương Tâm
06:50 10/01/2008
Chiều kích "Thần Học" qua những biến cố diễn ra tại Hà Nội

Cùng chung ý tưởng với hai bài viết trước đây của hai tác giả Lữ Giang với bài viết có nhan đề “Con Đường Lựa Chọn;” và tác giả Đông Khê với bài viết có nhan đề "Học Bài Học Tấm Gương Sáng từ Hà Nội," mục tiêu của bài viết này không phải để dấy lên sự nổi loạn về mặt chánh trị, cũng không có ý “mạt sát, ” “thị phi” hay “coi thường” thái độ hành động của những người Việt ở hải ngoại, nhưng là để chứng minh cho thấy chiều kích "thần học" và sự "trưởng thành" của người Công Giáo Hà Nội nói riêng, và người Công Giáo Việt Nam tại quê nhà nói chung, hòng từ đó có thể rút ra một bài học thật tỏ tường và đích đáng cho mỗi một người Công Giáo chúng ta cho dẫu chúng ta ở vào bất cứ hoàn cảnh nào hay tại bất kỳ một đất nước nào đó trên thế giới.

Như chúng ta biết, từ lúc khởi nguyên và mãi cho đến ngày hôm nay, Giáo Hội luôn lúc nào cũng nhấn mạnh đến vai trò của người tín hữu Công Giáo trong việc tham gia vào nền chánh trị và đời sống công cộng của xã hội. Việc nhấn mạnh đó được thể hiện dưới nhiều Tông Huấn, Tông Hiến, Văn Kiện, và các Giáo Huấn Giảng Dạy khác của Giáo Hội.

Trong Tông Huấn Christifideles laici về "Ơn Gọi và Sứ Vụ của Người Giáo Dân Công Giáo Trong Giáo Hội và Thế Giới," vào tháng 12 năm 1988, ở Mục Số 42, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh rằng:

"Giảng dạy nền tảng của Công Đồng Chung Vaticăn II chính là: người tín hữu Công Giáo không bao giờ từ bỏ hay thờ ơ trước việc tham gia của họ vào 'đời sống công cộng,' tức vào rất nhiều lãnh vực khác nhau của nền kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chánh và văn hóa để cùng cổ võ cho lợi ích chung của tổng thể. Điều này cũng bao gồm đến việc cổ võ và bảo vệ trật tự công cộng, hòa bình, sự tự do và bình đẳng, việc tôn trọng mạng sống con người, và môi trường sống, công lý và sự đoàn kết."

Đứng trước những vụ xâm phạm và lấn chiếm đất đai, dưới quyền sở hữu và cai quản của Giáo Hội trước kia, người Công Giáo Hà Nôi đã biết đồng lòng, đồng sức, để đoàn kết và cầu nguyện cho những ước vọng chánh đáng của họ, hầu mong được chính quyền địa phương đáp ứng. Bằng chính việc làm tự nguyện, đoàn kết, yêu thương, nhưng rất ôn hòa này, họ đã thể hiện đúng với tinh thần của Lumen Gentium, tức của Hiến Chế Giáo Điều về Giáo Hội do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục long trọng ban hành vào ngày 21 tháng 11 năm 1964.

Ở Mục Số 36 trong Lumen Gentium có đoạn viết:

"Người giáo dân] tùy theo điều kiện cụ thể của từng người, cũng còn có một bổn phận quan trọng để làm thấm tỏ ra và hoàn thiện các trật tự của thế tục trong tinh thần của Phúc Âm. Bằng cách này, tức bằng việc cụ thể tiến hành công việc và thi hành các chức năng được đòi hỏi của xã hội trần tục, họ được kêu gọi để làm chứng cho Chúa Kitô giữa trần thế."

Tiếng hát, và kinh cầu, qua những lúc trầm lặng, suy ngắm, rồi đến những lúc đồng thanh trong tiếng hát cao vời vợi để hướng lòng về Thiên Chúa, ngay giữa đô thành, người Công Giáo Hà Nội đã điểm tô và khắc họa thêm cho bộ mặt văn hóa đẹp đẽ vốn đã từ lâu bị méo mó hoặc đánh mất đi, nơi một thành phố vô thần và thiếu văn minh bậc nhất này!

Trong Sắc Lệnh Ad Gentes nói về "Sứ Mạng Hoạt Động của Giáo Hội" của Công Đồng Chung Vaticăn II, có đoạn viết rằng:

"Ơn gọi đặc biệt của chúng ta chính là làm cho trổ hoa tại những nơi mà chúng ta gieo trồng 'ngay giữa lòng xã hội, ngay giữa lòng thế giới, và trong các vấn đề có liên quan đến thế giới tục trần' để cho Phúc Âm có thể bén rễ thật sâu trong 'tâm khảm, trong tiềm thức, trong cuộc sống và cách hành xử' của quốc gia đó."

Thật vậy, người Công Giáo Hà Nôi, mặc cho sự lầm lì, mặc cho lúc nắng, lúc mưa cùng với thái độ thờ ơ, và đôi lúc có tính hiếu chiến hay bạo động của các giới chức chính quyền địa phương, của lực lượng cảnh sát địa phương, người dân Hà Nội vẫn bình tĩnh, vẫn tỉnh táo và sáng suốt để cầu nguyện.

Họ làm những việc này không những để cho nguyện vọng chính đáng của họ được chính quyền xem xét và đáp ứng; mà họ còn lan truyền, và soi tỏ cho những tâm trí hay những kiểu ý thức hệ mê muội, vốn quy kết tôn giáo, cụ thể là Công Giáo, như là công cụ của thực dân, nhằm làm quấy phá và lật đổ xã hội.

Giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo không bao giờ kêu gọi người tín hữu Công Giáo có những hành vi bạo động như là của Đạo Hồi, mà trái lại, kêu gọi mọi người tín hữu, phải biết tôn ty trật tự, biết tôn trọng và biết tìm cách khôn ngoan để đối thoại và soi sáng cho những tâm trí, hay những ý thức hệ còn lạc hậu hay mê muội, để từ đó dẫn và hướng họ đến sự thật, đến với sự công bằng và lẽ phải, hợp tình và hợp lý giữa đôi bên, nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết và yêu mến dân tộc giữa người với người trong cùng một quốc gia, và một thể chế!

Trong Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, Apostolicam Actuositatem, do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục long trọng ban hành vào ngày 18 tháng 11 năm 1965, có đoạn viết như sau:

"Qua việc hiện thể lòng yêu nước và sự trung thành của họ trong tư cách là những công dân của xã hội, những người Công Giáo sẽ tự họ cảm thấy có trách nhiệm để cổ võ cho sự thật chung chính đáng; họ sẽ suy xét lương tâm, để tìm cách tạo ra sự ảnh hưởng, hòng từ đó giúp cho chính quyền dân sự biết công minh phán xử và thực thi công bằng các lề luật và công ước, phù hợp với đạo đức luân lý và quyền lợi tốt đẹp chung của con người."

Thật là đẹp khi nhìn thấy hình ảnh của mấy bà-mẹ già Công Giáo Hà Nội ôn tồn, lịch sự và vui vẽ mời các "đồng chí" công an cùng ăn bánh mì và dùng bữa trưa với họ, thử hỏi: còn có cử chỉ nào đẹp đẽ hơn và văn minh hơn cử chỉ đó chăng? Từ những suy xét của lương tâm, những người Công Giáo Hà Nội, qua sự soi sáng và che chở của Chúa Thánh Thần, đã giúp cho họ biết cách hành động sao cho phải lẽ, sao cho đúng với sứ điệp yêu thương đích thực của Phúc Âm ngay giữa lòng xã hội.

Trong Hiến Chế về "Tin Mừng và Hy Vọng" của Giáo Hội Trong Một Thế Giới Hiện Đại - Gaudium et Spes - do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành vào ngày 7 tháng 12 năm 1965, có đoạn viết:

"Việc tìm kiếm ra những giải pháp cho những vấn đề liên quan đến thế tục chính là trách nhiệm của mỗi một người tín hữu, được hướng dẫn bởi sự thông thái Kitô Giáo, và từ quyền bính giảng dạy của Giáo Hội."

Quả đúng như thế, trong Lá Thư Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cho toàn thể giáo dân Hà Nội vào ngày 15 tháng 12 năm 2007, cũng như qua Bức Tâm Thư của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn - Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - gửi đến cho toàn thể giới giáo dân và giáo sĩ vào ngày 3 tháng 12 năm 2007 vừa qua, các Đấng bậc này khuyên tất cả những người tín hữu hãy ý thức trước việc đòi lại đất đai và các cơ sở tôn giáo của Giáo Hội, để từ đó cùng nhau ngày đêm cầu nguyện và hiệp dâng những nguyện vọng chính đáng đó lên cho Thiên Chúa Tối Cao trong các Thánh Lễ.

Bằng việc lắng nghe theo những giảng dạy và lời khuyên bảo này từ các Đấng bậc, người Công Giáo Việt Nam tại quê nhà, được Chúa Thánh Thần soi sáng, che chở và giúp sức, nên họ đã kiên trì cầu nguyện cả ngày lẫn đêm, mặc cho gió bão và sự bất biến lẫn cương định, cứng nhắt trong thái độ và thiện chí giải quyết của các viên chức có thẩm quyền trước sự thật rõ ràng.

Họ đã không hành động theo cảm tính, hay theo lý trí hời hợt, sôi nổi chóng qua, cũng như nhanh chóng hiện thể "cái tôi" to tướng của họ, mà họ đã hết sức bình tĩnh và can trường để đem lại những câu kinh và lời ca như là khí cụ bình an, đến với những ai đang gây ra khó dễ cho họ!

Qua những vụ tranh chấp này, sự thông thái Kitô Giáo của họ được hiện thể trước hết là qua việc họ biết lắng nghe; kế đến là việc họ cầu nguyện trong ôn hòa, trong sự bình tĩnh; và sau cùng, cũng nhờ từ đó mà họ có thể đem ánh sáng Tin Mừng của Chúa Kitô - một cách cụ thể, đích thực và tông truyền hơn bao giờ hết - đến cho mọi thành phần dân tộc trong xã hội, và mọi ngõ ngách trong thành phố về một Đạo Chúa Kitô hiền lành, nhân ái, ôn hòa, tử tế, thanh cao và kiên định!

Thiên Chúa đã trao phó cho Giáo Hội sứ vụ rao giảng toàn bộ Tin Mừng ra cho xã hội, qua trung gian những người Kitô hữu đích thực, vì Tin Mừng của Chúa phải hoạt động trong tất cả mọi chiều kích của xã hội, dẫu đó là một xã hội bất công và độc trị. Sứ điệp của Phúc Âm cần phải có sự ảnh hưởng đến mọi giai đoạn của cuộc sống, và mọi giai tầng của xã hội, để "khi tới hồi viên mãn, muôn loài trong trời đất cùng được quy tụ dưới quyền của một thủ lãnh duy nhất là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Phỏng theo Ephêsô 1:10).

Những hành động đó không phải là cố để dành được sự chiến thắng vẽ vang nào, hay cố để làm bẻ mặt bất kỳ ai, mà đó là cách để nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật của tất cả mọi thành phần trong xã hội, dẫu đang cầm quyền hay bị cầm quyền, vì đó chính là công lý, là sự thật chính đáng.

"Hãy trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar, và hãy trả lại cho Thiên Chúa, những gì thuộc về Thiên Chúa!" (Máthêu 22:21).

Đó chính là lời nhắn nhủ và gọi kêu cho sự công bằng và lẽ phải mà những người cầm quyền cần phải lắng nghe để giải đáp một cách thỏa đáng và rốt ráo trước những khúc mắc, trăn trở và xao xuyến của dân chúng, đặc biệt là của đồng bào Công Giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn, và các tỉnh thành khác trên khắp cả nước.

Theo đúng với tinh thần của Hiến Chế Populorum Progressio do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành vào ngày 26 tháng 3 năm 1967 có liên quan tới "Sự Phát Triển của Các Dân Tộc," thì:

"Ngoài việc bảo đảm về nền chánh trị, quốc gia đó còn phải đạt được sự tiến bộ về mặt văn hóa, kinh tế, lẫn xã hội, hòng đáp ứng cho những nhu cầu và sự phát triển chính đáng của từng cá nhân con người, và cộng đồng đúng với các luật lệ con người và công pháp quốc tế, Giáo Hội dẫu không có tham vọng gì cả về mặt chánh trị, nhưng lại rất mạnh mẽ trong việc cổ võ cho những quyền được thờ tự chính đáng của những người tín hữu, cũng như mạnh mẽ lên án những vụ lạm dụng quyền hành chánh trị để tước đoạt đi sự sở hữu của cá nhân hay cộng đoàn."

Nguyện cho tất cả mọi người Công Giáo Việt Nam của chúng ta tại quê nhà luôn biết vững tâm, bền chí, luôn biết sống chứng tá, luôn biết hiện thể đức tin kiên định và sáng chói của họ, cùng với niềm hy vọng và tình bác ái, đến cho tất cả mọi người đang áp hại hay khủng bố họ, để Chúa Kitô và Giáo Hội của Người được đem tới mọi ngõ ngách của xã hội, hòng từ đó trở nên những vườn nho trĩu nặng và đầy hoa trái của tình thương, của sự hiệp nhất, và của tình huynh đệ!

Cũng nguyện cầu cho tất cả những người Công Giáo gốc Việt chúng ta ở hải ngoại luôn biết hiệp thông và tìm mọi cách để yểm trợ cho cuộc tranh đấu bất bạo động chung của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, cũng như biết rút ra được những bài học lương tâm sâu sắc để kịp thời hành động, và hiện thể tinh thần trách nhiệm Kitô Giáo của chúng ta trong những lúc Giáo Hội và các tín hữu Công Giáo khác của chúng ta gặp gian nguy!

Washington, D.C., Mùa Đông 2008
 
Bó Hoa Sen con dâng trước Tòa Mẹ
Tông Đồ
08:07 10/01/2008
EM BÉ DÂNG HOA CHO ĐỨC MẸ SẦU BI HÀ NỘI

Theo tin VietCatholic ngày 08 tháng 01 năm 2008,
một em bé mang một bó hoa sen
đến định đặt ở đài Đức Mẹ Sầu Bi
tại Tòa Khâm Sứ bị nhân viên bảo vệ chặn lại.
Em bé đặt bó hoa xuống đất
và quay lại bảo với nhân viên bảo vệ là:
Nhờ chú mang hoa vào dâng cho Bà Đẹp giúp cháu nhé”.

Nhân sự việc này, có người đã làm bài thơ như sau:

”Hà Thành đẹp nhất hoa sen,
Thiên Đàng đẹp nhất là tên Đức Bà.
Hoa sen con đến trước tòa,
Bị ông bảo vệ hầm hè đuổi ra.
Ông ơi mang giúp bó hoa,
Thay con dâng hiến Đức Bà Sầu Bi”.


Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2008 Tông Đồ
 
Nguyên nhân và kết quả -- Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
08:38 10/01/2008
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ - ĂN LÀM SAO, NÓI LÀM SAO BÂY GIỜ?

Vì đâu nên nỗi?

Diễn biến của việc đòi lại tài sản Giáo hội Công giáo thời gian qua đã làm nóng lên các phương tiện truyền thông thế giới, thu hút nhiều sự quan tâm của những người có lương tri. Với giáo dân và Giáo hội Công giáo, đây là một bước đi bất đắc dĩ khi bị dồn đến cuối chân tường, không thể dừng lại, không thể chờ đợi như đã chờ đợi quá lâu. Với nhà cầm quyền, có nguy cơ nó là một mồi lửa âm ỉ nhưng sức nóng và sự lan toả thì khủng khiếp. Nhưng làm sao đây, khi họ tự đặt mình vào hoàn cảnh:

Nhỡ ăn vụng, ngậm quả cà

Nuốt vào thì mặn, nhả ra thì thèm


Cho đến nay, chưa biết sự việc sẽ được dẫn dắt tới đâu, vì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cầm quyền Hà Nội.

Người ta tự hỏi, vì sao nên nỗi? Vì sao mà người Công giáo vốn hiền lành, nhẫn nhục, lại bùng lên để cùng nhau đoàn kết một lòng đòi lại tài sản đất đai của mình, đẩy các cơ quan công quyền vào thế lúng túng, bị động như hiện nay?

Phải chăng, đến bây giờ người Công giáo mới sực tỉnh?

Thử phân tích một vài khía cạnh của sự việc, qua đó, may ra tìm được một giải pháp nào cho trọn vẹn chăng?

Việc cầu nguyện xưa nay vẫn cứ diễn ra. Từ khi đất nước vào tay Cộng sản, đất đai tài sản Giáo hội bị chiếm đoạt thì “Đơn xin lại” vẫn cứ đều đều đến hẹn lại lên ở các cơ quan công quyền. Còn hồi âm hay không, phụ thuộc vào ý thích của cơ quan đó, trả lời hay không, cứ… chờ nhé. (Điển hình là mới đây, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn mới nhận được công văn trả lời văn thư gửi cách đây mới có… 3 năm, thế đã là may mắn chán). Dù luật định về khiếu nại, tố cáo… vẫn đầy đủ và tốn nhiều giấy mực qui định thời gian nhận đơn, trả lời và trách nhiệm các cơ quan thế nào.

Ở Việt Nam, văn bản luật không thiếu, nhưng nếu thực thi đầy đủ, may ra chỉ có luật rừng. Mọi việc, giải quyết hay không, cách nào, phụ thuộc vào ý muốn của đảng Cộng sản. Ngay cả trước khi mở Tòa án, còn phải xin ý kiến bên đảng, và mấy ngành nội chính ngồi họp với nhau xem xét xử thế nào? Và khi đã thống nhất, có nghĩa là vụ án đã xong phần kết luận, án đã bỏ túi, ra tòa trình diễn là xong.

Còn luật, chẳng có gì là khó khăn, Quốc hội là của đảng (vì sao ư? Với gần 500 đại biểu Quốc hội, không quá 15% người ngoài đảng, trong khi đảng viên chỉ chiếm 1/40 dân số trong 84 triệu người Việt Nam trong nước). Vậy thì đảng muốn có luật nào mà chẳng được, Quốc hội có nhiệm vụ thông qua? Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan lập pháp, nhưng muốn thay đổi Hiến pháp, còn phải chờ Đại hội đảng cho cương lĩnh, chủ trương, đó là một ví dụ điển hình.

Mà với đảng Cộng sản vô thần, thì tôn giáo là ‘thuốc phiện của nhân dân”. Theo lý thuyết, thì ai lại tiếp tay cho nhân dân dùng thuốc phiện bao giờ. May ra chỉ có cán bộ đảng viên tiếp tay cho nhân dân dùng xì ke, ma túy thì có. Đảng viên Công an Vũ Xuân Trường là một trong hàng ngàn ví dụ.

Vấn đề nhà đất, là một chuỗi dài những điều bất cập trong xã hội Việt Nam hiện nay và luôn là điểm nóng của nơi nơi từ nam đến bắc. Hàng người xếp hàng, ăn chực nằm chờ hàng năm trời trước cửa tiếp dân. Hàng ngàn người dân phía nam biểu tình rầm rộ vừa qua là một bằng chứng. Đất đai luôn là một vấn đề nóng bỏng, làm đau đầu các nhà hành pháp của Việt Nam, làm bức xúc nhiều người dân trong quá khứ, hiện tại và chắc còn nhiều trong tương lai.

Vì sao có chuyện như thế? với hệ thống công quyền tham nhũng, lũng đoạn, mạnh ai nấy kiếm qua các vị trí của mình mà dư luận cho rằng nhiều vị trí có được bởi việc mua quan bán chức, thì việc đó là đương nhiên.

Khi sự công bằng xã hội không được đặt lên một tiêu chí có tính bắt buộc, mà mọi hoạt động chủ yếu là mệnh lệnh và nghị quyết từ đảng, từ những cá nhân, nhiều khi bất chấp ý muốn của nhân dân và quy luật của cuộc sống, đã tạo nên sự hỗn loạn đó.

Để có cho mỗi cán bộ từ trung ương đến địa phương có một vài, thậm chí ba bốn căn nhà giá trị hàng ngàn cây vàng, đương nhiên phải có người bị mất đất, có kẻ bị thu hồi, có nơi bị chiếm đoạt. Để có người được cấp, có kẻ được cho, có người được tặng, bán… Mà đất đai thì không tự đẻ ra và phình to ra như hệ thống cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận và các cơ quan ngoại vi của đảng nhiều khi chẳng biết sinh ra để làm gì hiện nay.

Việc đòi lại tài sản đất đai của Giáo hội đến nay, đã có những bước mới, buộc cả hai phía phải đặt lên bàn làm việc.

Đã đến lúc chính quyền Hà Nội không thể làm ngơ trước những đòi hỏi chính đáng của giáo dân, của Giáo hội Công giáo trong việc đòi lại đất đai, tài sản của mình. Vụ đòi lại Tòa Khâm sứ diễn ra từ lâu, mà đỉnh điểm là từ ngày 18 tháng 12/2007 đến nay. Những cuộc cầu nguyện đã thực sự có tác dụng, làm chấn động cả những nơi, những người mà xưa nay người ta vẫn nghĩ là chỉ có ‘kê cao gối mà ngủ’.

Để sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm, ngoài những yếu tố khách quan như vật chất, cơ sở của Giáo hội ngày càng không đáp ứng được nhu cầu, trong khi đất đai, tài sản bị mượn, bị cầm nhầm, bị chiếm đoạt hay cưỡng đoạt bao nhiêu năm nay mà việc trả lại chưa có cơ may được xem xét. Sự chịu đựng của con người đã hết giới hạn. Còn có một yếu tố rất lớn ở cách hành xử coi thường người giáo dân, coi thường Giáo hội của một số người trong hệ thống công quyền với não trạng đã được tạo ra qua mấy chục năm nay dưới chế độ cộng sản.

Trước hết, Tòa Khâm sứ Hà Nội, cũng như hàng loạt công trình, đất đai của Giáo hội không phải mới bị chiếm gần đây, mà đã hơn nửa thế kỷ nay. Việc sử dụng những nơi đó làm chốn ăn chơi vẫn cứ diễn ra đều đều bất chấp sự phản ứng của giáo dân và Giáo quyền.

Hàng năm, việc đơn từ xin lại không có nơi nào giải quyết vẫn cứ là bài ca muôn thuở. Nhưng với bản tính nhẫn nhục, khiêm hạ của mình, Giáo hội Công giáo vẫn kiên nhẫn chờ đợi một sự thiện chí, một đường lối hướng thiện khi Việt Nam bước vào sân chơi thế giới, sẽ nhìn ra lẽ phải, biết tôn trọng phẩm giá con người, để tiếng kêu của giáo dân sẽ được chấp nhận.

Nhưng, chính sự coi thường nói trên, đã dẫn đến những hành động của những năm 2000, Hà Nội cho đập phá ngôi nhà cũ để xây nên một trung tâm ăn chơi bên cạnh Tòa Giám mục thâm nghiêm. Đến đây, phản ứng buộc phải bật lên theo đúng quy luật của chính học thuyết Mác – Lê nin “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Việc xây dựng đã phải dừng lại. Nếu như lúc bấy giờ, có sự hướng thiện của những cán bộ công quyền, thì vấn đề đã được giải quyết êm đẹp.

Tuy nhiên, vẫn là não trạng Xin – Cho, vẫn với não trạng dùng sức mạnh của chính quyền, dùng dùi cui, súng đạn ép buộc phải khuất phục, sự dừng lại đó chỉ là một kế hoãn binh. Để rồi sau đó, họ đã biến nơi tôn nghiêm làm nơi chợ búa, việc biến cải trắng thành đen, chính thành tà, đã dẫn đến việc ngày hôm nay, khi mà một số cơ quan được đưa vào đó, đập phá, sửa chữa như chính nhà mình.

Việc đó đã thật sự là một cú đánh thẳng vào mặt Giáo hội và giáo dân. Văn thư phản đối quyết liệt, vẫn chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ. Hình như qua đó, họ muốn thể hiện thái độ của mình: “Không chấp” với những người mà họ cho là luôn luôn sợ hãi, bạc nhược.

Những phản ứng của Hàng Giáo phẩm và giáo dân Hà Nội thật ôn hòa, thật hòa bình, bằng phương châm: “…đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, …” thật là một sự khôn ngoan sáng suốt. Họ là những người dân hiền lành, chất phác, nhưng khi họ hiệp thông cầu nguyện, sức mạnh của họ đã làm cho lắm kẻ kinh sợ, và không một thế lực nào có thể đè bẹp, kể cả cái chết.

Vụ việc dẫn đến sự lúng túng, nhà cầm quyền Hà Nội chưa có giải pháp nào giải quyết. Thời đại này đã là thiên niên kỷ thứ 3 vì vậy, không dễ xảy ra một Thiên An môn thứ 2. Chính vì đã quá quen với bạo lực, nên họ lúng túng khi vấp phải sự ôn hòa. Nhưng sự ôn hòa đó đã để lại nhiều vết đen trên bộ mặt đang muốn sạch sẽ về hình ảnh nhà cầm quyền.

Vụ việc chưa có hướng giải quyết êm đẹp, thì việc tiếp theo ở xứ Thái Hà, càng như một hành động chữa cháy bằng xăng của chính quyền các cấp tại Hà Nội. Lòng tự trọng của Giáo dân đã bị chính những hành động đó khơi dậy mãnh liệt.

Điều đó phản ánh một nội bộ không thống nhất, sự chỉ đạo không có tính kiên định hướng thiện của hệ thống công quyền Hà Nội, thể hiện não trạng quá lạc hậu với thời cuộc, lạc hậu ngay với chính những nhận thức của giáo dân Hà Nội nói riêng, cũng như nhân dân Việt Nam nói chung.

Đó là sự coi thường sức mạnh quần chúng, coi thường lòng tự trọng của con người, và cái chính yếu, là coi thường lòng tin mến của người tín hữu Kitô.

Kịch bản nào sẽ diễn ra?

Với chính quyền, vụ việc càng để lâu, càng thêm bất lợi. Bởi chắc chắn một điều, người giáo dân nói riêng, người dân nói chung khi đã đồng lòng, thì trời rung đất chuyển là chuyện có thể xảy ra. Một tàn lửa có thể thành một cơn bão lửa. Nhất là khi lòng tin vào đảng, vào thể chế, qua những cán bộ thực tế trước mắt họ, đại diện cho một nhà nước vốn đã không được bổ sung vun đắp, nay lại càng mai một nghiêm trọng chính bởi những hành động của mình. Làn sóng lòng dân, là cơn bão của mọi ngọn sóng nhấn chìm tất cả những gì cản trở sự phát triển.

Với các chế độ cộng sản, việc dùng bạo lực trấn áp nhân dân đã từng diễn ra nhiều. Nhưng chỉ có thể khi mà chỉ có một nguồn thông tin từ miệng nhà nước, khi mà chỉ có một nhóm người bị cô lập như thời đại các đảng Cộng sản của Polpot, Mao Trạch Đông, Staline của thế kỷ trước. Đó là thời kỳ luật rừng rú, hoang dã có cơ thực hiện và hoành hành. Trong thời đại ngày nay, điều đó nếu có, chỉ càng làm cho mình cô quạnh và không còn chỗ đứng.

Với giáo dân và Giáo hội, đến nay, đã vượt qua giới hạn chịu đựng cuối cùng từ lâu, nên chắc chắn họ sẽ không dừng lại ở chỗ chỉ để giữ nguyên hiện trạng bị cướp đoạt như trước. Người dân, nhất là giáo dân, họ đã ý thức được những giá trị của chính con người: Tất cả mọi con người, được Thiên Chúa dựng nên, đều bình đẳng và cần được yêu thương.

Ngoài ra, người Giáo dân đã hiểu, ngay cả với hệ thống pháp luật hiện hành, việc họ đòi lại đất đai, tài sản của mình là có cơ sở.

Cơ sở đó chính là: Để giữ bộ mặt của mình cho sạch sẽ, ngay cả khi hệ thống cộng sản đầy sắt máu nhất, vẫn chưa có một thời nào, cá nhân nào dám tuyên chiến với tôn giáo bằng cách tịch thu những tài sản hợp pháp của tôn giáo bằng văn bản pháp luật phù hợp. Do vậy, những viện dẫn cơ sở pháp luật trong việc giải quyết hiện nay của các cấp chính quyền, đều khập khiễng và không được tâm phục, khẩu phục.

Trong một nhà nước pháp quyền, giải quyết các vấn đề phải căn cứ trên cơ sở pháp luật, việc phán bừa theo ý thích hoặc dụng ý cá nhân mà không có cơ sở pháp luật là điều không thể chấp nhận.

Cách giải quyết khôn ngoan nhất, là nhà nước trả lại những cái đã vốn không phải là của mình. Không ai có thể để tồn tại những điều vô lý đó mãi mãi. Nó sẽ như một vết nhơ, một dấu ấn trên bộ mặt của mình chưa được gột rửa, sẽ còn tiếp tục làm đau đầu các thế hệ tiếp theo, sẽ còn làm lung lay niềm tin của những người có lương tri mà không có gì biện minh được.

Những tài sản đó, hiện không thể đưa sử dụng, là lãng phí một nguồn tài nguyên quý giá, mà vấn đề chỉ là sự công bằng, công lý chưa được thực thi. Điều đó làm hao tổn một nguồn lực không nhỏ một cách không đáng có cho cả xã hội đang vốn cần thắt lưng buộc bụng, vốn cần thời gian và nguồn lực cho sự phát triển của đưa đất nước đi lên vì cả thế giới đã tiến quá xa chúng ta.

Nếu hiện trạng không thay đổi, ít nhất là hệ thống công quyền luôn mang một món nợ chưa trả với lương tâm của những kẻ chiếm đoạt, thêm mệt mỏi, bạc nhược những người thừa hành. Tất cả những điều đó, đều là gánh nặng đặt lên vai người dân đen với vô vàn chi phí nhân lực công an, cảnh sát, dân phòng và hệ thống công quyền cũng như súng đạn xăng dầu… Những chi phí mà người dùng không thấy xót, nhưng tấm lưng của người dân thì ngày càng trĩu xuống, gánh nợ nước ngoài thì ngày cành nặng lên.

Nhiều khi, chỉ vì sự tự ái nào đó, mà bất chấp sự thật, bất chấp lẽ công bằng. Với tinh thần đổi mới mà đảng và nhà nước đã từng hô hào, chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, giải quyết sự việc trên tinh thần pháp luật, có lý nhưng có tình. Việc trả lại đất đai, tài sản của Giáo hội có thể thực hiện bằng một phương cách nào đó khả dĩ chấp nhận được, cho vẹn cả đôi bề.

Bỏ qua cái khẩu ngữ nằm lòng “ai thắng ai” vốn có của cái học thuyết Mác – Lê nin - một học thuyết thiếu tính nhân bản, thiếu lương thiện đã được nhân loại dọn cho một chỗ trong sọt rác lịch sử - thì những điều đó được giải quyết đơn giản hơn nhiều.

Với Giáo hội và giáo dân, việc tự mình điều chỉnh hành vi để những việc làm, hành động của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật, đúng theo tinh thần là chứng nhân Đức Kitô nơi trần thế: Biết “đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đêm chân lý vào chốn lỗi lầm”.

Và với hệ thống công quyền, cần biết một điều đơn giản rằng: Trước khi làm bạn với các nước, hãy làm bạn với ngay chính nhân dân mình.

Được như vậy, sự việc sẽ chẳng có gì diễn biến phức tạp, mọi nhân tài vật lực được huy động đúng khả năng của mình phục vụ xã hội, phục vụ đất nước. Được như vậy, lòng dân mới an, tình người mới sâu đậm, và cái có lợi nhất với nhà cầm quyền, là chứng tỏ cho mọi người biết họ đang hướng thiện không chỉ bằng lời nói hay ho, mà bằng việc làm cụ thể.

Hà Nội, Ngày 10 tháng 1 năm 2008
 
Hà Nội ơi, Dòng Chuá Cứu Thế tiếp tay ta!
Bs Vũ Linh Huy
13:19 10/01/2008
Hà Nội ơi,
Dòng Chuá Cứu Thế tiếp tay ta!


Đẹp thay con cái Thánh An Phong,
Dành cho Hà Nội trọn tấm lòng,
Tâm vốn thương yêu người cùng khổ,
Trí càng sôi động trước bất công.
Truyền giảng Tin Mừng, gieo tình mến,
Thực hành Lời Chuá, tạo cảm thông.
Đòi đất cũng là đòi Công Lý,
Xây dựng Hoà Bình, cứu non sông!

Boston, ngày 10 tháng 1 năm 2008

Kính tặng Cha Bề Trên Giám Tỉnh,
Cha Bề Trên Tu Viện Saigon,
Quý Cha, Quý Thày, Quý Đệ Tử,
cùng toàn thể Tỉnh Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam
và Cộng Đồng Dân Thánh Chuá tại Thái Hà, Hà Nội
và Họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Kỳ Đồng, Saigon.
 
Những diễn biến mới nhất về vụ đất đai giáo xứ Thái Hà
PV VietCatholic
18:29 10/01/2008
NHỮNG DIỄN BIẾN MỚI NHẤT VỀ VỤ ĐẤT ĐAI GIÁO XỨ THÁI HÀ

NHẬT KÝ THÁI HÀ NGÀY 10.01.2008 do Nhóm phóng viên VietCahtolic thực hiện

Đêm qua số người ra ngủ đường đông hơn người ta tưởng. Muỗi mòng sương gió không làm nhụt niềm tin và ý chí đấu tranh cho công lý.

Mới 6 h sáng, trời còn mờ sương, cộng đoàn đã từ nhà thờ ra cầu nguyện trên con đường chạy ngang khu đất, khiến cho bầu khí trong lành của buổi sáng mặc thêm vẻ linh thiêng.

Cuộc đấu tranh đòi đất của Giáo xứ Thái Hà thu hút sự chú ý của nhiều người. Từ hôm xảy ra tranh chấp đến nay, lễ ngày thường nhà thờ Thái Hà đông hơn. Một số giáo dân đạo đức ở xa vẫn cố gắng đạp xe đến đây đi lễ và thông công giờ cầu nguyện.

Mấy người tập thể dục buổi sáng trên vỉa hè gần khu đất nói: “Chúng tôi ủng hộ cuộc đấu tranh đòi đất này của cac ông bà”. Họ đề nghị giáo xứ nên mời báo chí đến. Nước này gần 700 tờ báo, chưa kể mỗi tỉnh mỗi huyện đều có đài phát thanh và truyền hình, nhưng nào có đài báo nào của nhà nước dám đưa tin về chuyện này.

Thực ra cũng có báo nói. Báo Hà Nội mới số ra ngày 09.01.2008 đã nói. Nhưng không dám dùng dòng chữ “Giáo xứ Thái Hà” hay “Nhà thờ Thái Hà” mà chỉ nói “có một số hộ dân”. Truyền hình cũng đưa tin nhưng chỉ nói bằng “ngôn ngữ gỗ” cho nên người nghe không hiểu và vì thế nhiều người đã tìm đến tận hiện trường hay vào mạng internet để xem thực hư thế nào.

Tin hành lang cho hay hôm qua 09.01.2008 đại diện chính quyền thành phố đã đến Tòa Giám Mục gặp Đức Tổng Giám Mục để trao đổi về vụ nhà đất Giáo xứ Thái Hà, nhưng không đạt kết quả nào.

Trên hiện trường, hôm nay chỉ còn một xe cảnh sát ở ngoài đường. Hẳn là chính quyền nghe báo cáo tốt về tình hình trật tự an ninh và sự lịch sự tử tế của giáo dân ở đây cho nên đã rút bớt các nhân viên công lực.

Khoảng 9 sáng có khoảng một chục người mang áo bảo vệ của Công ty May Chiến Thắng dắt theo chó nghiệp vụ đi đến hiện trường dọn hàng rào thép gai. Giáo dân nói rằng: “Chúng tôi chẳng biết các anh là ai. Vì Công ty Chiến Thắng lại nói là không phải của công ty. Còn nếu là bên chính quyền thì các anh phải trình ra quyết định của chính quyền về việc dọn hàng rào thép gai. Kẻo chính quyền lại đổ tội cho chúng tôi ngồi ở đây lấy thì sao?!”.

Buối tối trong thánh lễ, vị linh mục chủ tế chia sẻ nội dung: Đức Giêsu đến để khai mạc triều đại công lý và hòa bình đồng thời kêu gọi cầu nguyện cho Công ty May Chiến Thắng trả lại đất cho Giáo xứ.

Lễ xong đông đảo tín hữu vẫn theo thánh giá nến cao ra cầu nguyện tại khu đất. Hôm nay giáo dân kiệu năm bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và mang theo nhiều thánh giá nữa. Họ tiếp tục gắn lên tường rào khu đất.

Buổi tối nay, công an ít hơn hẳn những ngày trước.

Sau khi cầu nguyện ở hiện trường mọi người về họp tại hội trường của Giáo xứ như đã được thông báo trong thánh lễ. Cha Chính xứ nhắc nhở bà con giáo dân phải đoàn kết, tỉnh thức và kiên trì cầu nguyện. Ngài cho biết nhiều người, nhiều cộng đoàn trong nước và trên thế giới đang hướng về Thái Hà. Ngài cũng nhắc giáo dân cảnh giác với những người lạ để lợi dụng cơ hội trà trộn gây rối.

Nghe nói Thành phố đã trả lời văn thư của Giáo xứ ngày gửi cho UBND TP ngày 07.01.2008 thì mọi người vỗ tay.

Nhưng khi nghe đọc nội dung của công văn thấy có bao hàm điều khoản cho phép Công ty này cải tạo nhỏ và xây dựng tường rào bảo vệ, thì mọi người thất vọng và bày tỏ thái độ phản đối.

Không biết các vị Bao Công trong Đoàn Thanh tra Liên ngành mà TP vừa lập để giải quyết vụ có dám vượt qua những cám dỗ của kim tiền hay những thế lực mafia đang thao túng xã hội để chí công vô tư làm công tác của mình và làm an lòng dân?

Trong khi chờ đợi phán quyết của công lý, thì giáo dân tiếp tục ăn bờ ngủ bụi trước hàng rào thép gai để canh thức và cầu nguyện, còn chính quyền tiếp tục cử các cán bộ công an đến túc trực ở hiện trường để theo dõi và “giữ gìn trật tự an ninh”.
 
Hôm nay (10.01.2008) cả 1000 người lại kéo đến Tòa Khâm Sứ tiếp tục cầu nguyện
PV VietCatholic
18:37 10/01/2008
HÀ NỘI -- Khoảng gần 12 h trưa ngày 10.01.2008, bất ngờ đã có một buổi cầu nguyện đông đảo đã diễn ra tại Phố Nhà Chung, chạy ngang qua Tòa Khâm Sứ.

Quý linh mục, tu sĩ, giáo dân, tổng cộng gần 1000 người, sau lễ mừng thọ Đức Hồng Y tại Nhà thờ Chính tòa, đã theo thánh giá nến cao ra cầu nguyện giữa phố Nhà Chung. Đây là các thành viên cùng người thân và khách mời của các thành viên trong Gia đình Gioan trở về Tòa Giám Mục từ các tỉnh thành như Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa.

Có lẽ công an cũng không ngờ rằng có cuộc cầu nguyện này, vì khi diễn ra không hề có các nhân viên an ninh đứng chờ xem sẵn như mọi khi, cũng không có các cảnh sát dọn đường. Do đó, giao thông bị ùn tắc và mặt bằng cầu nguyện không được bảo đảm: Lòng đường vẫn đầy xe trong khi hè phố thì cũng đấy xe do đã bị biến thành bãi giữ xe của phường.

Những anh chị em giáo dân của xứ Nhà Thờ Lớn tham gia dự lễ đã đi ngược chiều lưu thông ra đầu phố Nhà Chung để nắm tay giăng ngang đường, hướng dẫn lưu thông đi hướng khác. Khoảng 10 phút sau cảnh sát trật tự xuất hiện quay xe ngang đầu phố Nhà Chung và tình hình lưu thông và trật tự được cải thiện.

Buổi cầu nguyện kéo dài khoảng gần nửa tiếng. Có rất đông khách du lịch người ngoại quốc đã dừng lại xem một cách thích thú. Giáo dân đã mạnh dạn giải thích cho những người ngoại quốc hiểu chuyện gì đang xảy ra. Có khách du lịch hình như là nhà báo, đã theo vào tận trong Trung tâm Mục vụ để hỏi chuyện.

Cũng cần biết thêm, Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng là người có nhiều kỷ niệm với Tòa Khâm Sứ. Trong thời gian vừa qua, mặc dù tuổi cao sức yếu, song từ trong phòng của ngài hướng sang Tòa Khâm Sứ, ngài vẫn hiệp thông với các buổi cầu nguyện của giáo dân tại đây. Chẳc hẳn các con cháu của ngài trong Gia đình Gioan hôm nay đã làm một hành vi đẹp lòng ngài khi cầu nguyện cho chính quyền sớm trả lại Giáo Hội nhà đất ở đây.

Vấn đề trả lại nhà đất Tòa Khâm Sứ cho đến nay có những nguồn tin nói chính quyền đã quyết định trả lại, tuy nhiên trên thực tế cho đến nay vẫn chưa có biểu hiện nào chứng tỏ quyết định này là thật. Có lẽ chính quyền cũng mới chỉ “có hướng” mà thôi, giống như trai gái mới chỉ có hướng lấy vợ lấy chồng. Còn thực tế lấy ai, lấy lúc nào, lấy cách nào thì có lẽ ngay chính bản thân đương sự cũng chưa biết.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thừa sai hải ngoại Paris: Sứ Mệnh Rao Giảng Tin Mừng
GS.Trần Văn Cảnh
12:15 10/01/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS: 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam

(Bài 2) Sứ mệnh rao giảng Tin Mừng



Thừa sai Hải ngoại Paris, một cái tên đượm chất phúc âm. Thừa sai là « vâng làm việc người trên sai phái[1] ». Ai vâng làm việc ? - Là tất cả những kitô hữu, đặc biệt là tu sĩ, giáo sĩ. Người trên nào ? - Là Chúa Kitô. Sai phái làm việc gì ? - Làm việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.

Trong Lễ khai mạc Năm Hồng Phúc, 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS, 1658-2008 tại nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê Chủ nhật BaVua, 06 tháng 01 năm 2008, cha Gioan Baotixita ETCHARREN, Bề trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã ngỏ lời cám ơn và dâng Lời Tạ Ơn. Ngài nói: « Tạ Ơn Chúa đã gởi đến Hội Thừa Sai trên 4500 thanh niên, để dâng minh làm thừa sai hải ngọai ! Tạ Ơn Chúa đã cho Giáo Hội Pháp trung thành với sứ mệnh truyền giáo ! Tạ Ơn Chúa đã cho Các Giáo Hội Á Châu dịp dâng cho Hội Thánh nhiều vị tử đạo ! Tạ Ơn Chúa đã cho các thanh niên Pháp cùng hiệp thông với những thanh niên kitô Á châu. Và qua lời chia sẻ Tin Mừng, Ðức Hồng Y André VINGT-TROIS đã nhắc lại việc làm của Thừa Sai Hải Ngoại Paris từ 350 năm nay. Ngài nói: « Rất nhiều thanh niên đã đáp lại tiếng Chúa gọi, dâng mình làm linh mục, đi khắp các nẻo đường, đến tận cả những nơi xa xăm, bất chấp hiểm nguy rao giảng Tin mừng. Từ 350 năm nay, trong Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, họ đông trên hơn 4500 người » !

Theo huấn dụ của Bộ Truyền Giáo gởi ngày 10-11-1659 cho hai phái đoàn thừa sai đầu tiên của Ðức Cha François Pallu và Pierre Lambert de La Motte, hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris nhằm mục đích: 1- Huấn luyện, đào tạo linh mục bản quốc trong các miền đã đón nhận Tin Mừng; 2- Coi sóc và phát triển số giáo dân hiện có và 3- truyền giáo làm cho người ngoại giáo trở lại. Sứ Mệnh rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, trong lịch sử của Giáo Hội, đã là một sứ mệng chính yếu mà Chúa Kitô đã trao phó cho các tông đồ và Giáo Hội tiếp tục qua các thời đại.

1. Sứ mệng Chúa trao phó: « Anh em hãy đi giảng dậy cho muôn dân »

Tin mừng Mathêu, trong những câu chót của chương cuối cùng thuật lại rằng: « Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi giảng dậy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". (Math. 28, 16-20).

Thơ thánh Phaolô gởi tín hữu thành Ephêsô, mà lễ Hiển Linh, lễ quan thầy của Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đọc lại cho mọi người nghe, đặc biệt nhấn mạnh đến dân ngoại: « Hẳn anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã ủy thác cho tôi, liên quan đến anh em. Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Ðức Kitô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây. Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Ðức Kitô thế nào. Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Ðồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Ðức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Dothái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa ». (Eph. 3,2-6).

Theo lệnh Chúa Kitô, tiếp truyền thống của Tông đồ dân ngoại là thánh Phaolô, Giáo hội luôn luôn xác tín sứ mệnh « Rao giảng Tin Mừng cho muôn dân » của mình. Các nghị phụ Công Ðồng Vatican II đã mở đầu Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội bằng lời minh định rằng: « Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô, nên Thánh Công Ðồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội, bằng việc rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật (x. Mc 16,15). Vì Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại, nên, dựa trên giáo huấn của các Công Ðồng trước, Giáo Hội muốn làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới. Những hoàn cảnh hiện tại làm cho nhiệm vụ của Giáo Hội thêm khẩn thiết hơn, để ngày nay mọi người liên hệ chặt chẽ hơn bởi nhiều ràng buộc xã hội, kỹ thuật, văn hóa, cũng được hiệp nhất trọn vẹn trong Chúa Kitô. (Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội, 1964, số 1[2]).

2. Từ sở truyền giáo đầu tiên là Giêrusalem

Giáo hội đã khởi sự lịch sử hiện hữu từ ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày lễ Ngũ Tuần năm 30, mà Sở truyền giáo đầu tiên là Giêrusalem.

15 năm sau, các tín hữu đã lan tràn đi rất nhiều nơi. Với Phaolo và Barnabê, nhiều Sở truyền giáo khác lần lượt được thiết lập: Damas, Antioche, Corintô, Êphêsô, Asia, Macédoine, Pergé, Attale, Iconium, Lystres. Ðầu tiên, các ông giảng đạo cho người Do thái trong những hội đường vào ngày sabat. Và các ông cũng giảng đạo cho người ngoại nữa[3]. Theo Eusèbe, ngay trong đời hoàng đế Tibère, nghĩa là trước năm 37, niên đại lúc Caligula lên chấp chính, toàn thể trái đất vang dội tiếng nói của các thánh sử và của các tông đồ. Rồi trong phần đầu cuốn thứ III bộ Lịch Sử Giáo Hội, Eusèbe nói đến nhũng khu vực chịu ảnh hưởng của các tông đồ: Tôma giữa người Parthes, Gioan tại Asia, Phêrô tại miền Pont và ở Rôma, Anrê tại miền Scythie[4]. Nhờ nhiệt tình truyền giáo của các tông đồ, các Sở truyền giáo cứ tiếp tục rộng lan. Từ Jérusalem, xuyên qua Alexandrie, Hylạp đến Rôma, Gaule, Tây Ban Nha, bắc Ý, Phi châu…

Ði đến đâu, các tông đồ cũng thành lập các cộng đoàn kitô, xây dựng giáo đường, phong chức giám mục, truyền chức linh mục. « Theo bằng chứng của thánh Cyprien, cho tới đầu thế kỷ thứ III, nước Gaule (Pháp) mới chỉ có một toà giám mục là toà Lyon, vào giữa thế kỷ đã thấy xuất hiện nhiều toà khác: Arles, Toulouse, Narbonne, Vienne, Paris, Reims, Trèves. Tại Tây Ban Nha, thánh Cyprien kể tên các giám mục của Astorga, Mérida và Saragosse. Tại bắc Ý thì Milan, Aquilée, Ravenne đều có toà giám mục. Nhưng hai trung tâm chính của Kytô giáo là Cathage và Rôma, tại hai nơi này số giáo dân gia tăng khác thường [5]».

3. Lan sang khắp miền Ðịa Trung Hải, tràn khắp Âu Châu

Từ thế kỷ thứ IV, dưới triều đại Constantin (306-338), « chúng ta đã bước vào một chặng đường hoàn toàn mới mẻ của lịch sử kitô giáo. Ðây mới thật là thái bình của Giáo Hội. Tất cả các mồi trở ngại, thuộc phạm vi pháp lý hay vật chất, từ trước đến nay đã cản trở việc Phúc Âm hóa đều được bãi bỏ; Từ nay việc Phúc Âm hóa được tự do tiến hành với kết quả ngày càng gia tăng. Trong hết mọi miền của Ðế quốc Rôma, người ta trở lại đông đúc, ngay từ quần chúng, và giữa các giới từ reước đến nay vẫn ương bướng, khắpnơi đều thấy mọc lên những tòa Giám Mục mới, hoạt động thần học thật sống động. Ðường lối chính trị của nhà vua, dưới muôn mặt, tìm cách hỗ trợ tôn giáo mới. Nhờ gương lành nhà vua, gương lành có hiệu lực phi thường trong chế độ quân chủ sâu đậm này, tất cả đều thúc dẩy đến việc kitô hóa toàn diện Ðế Quốc Rôma[6]

Phong trào truyền giáo, theo sức mạnh ấy, bộc phát hơn và tổng quát hơn, đã vượt biên cương Ðế quốc La Mã, ăn rễ sâu vào Giáo Hội của người Syrie và Ba tư tại đế quốc Sassanide, lan sang miền Arménie, tiếp xúc với Albanie miền Caucase, miền Géorgie, đi sâu vào các chi tộc du mục trong các vùng sa mạc trong các nước Ả Rập, miền Arabie, Yemen, sang nước Ethiopie, tiếp xúc với người Germains và Wulfila miền Crimée, tới bên kia sông Danuble,…

Thế kỷ thứ V, Thánh Patrice tông đồ miền Ái Nhĩ Lan (385-461) đã hướng tới việc cải đạo cho Bắc Âu. Phong trào truyền giáo bành trướng mạnh với người Anglô-Saxon, người Alamans, và dĩ nhiên cả những dân tộc Germanie. Thời Cổ Ðại, thế giới kitô được thiết lập chung quanh miền Ðịa Trung Hải. Ðến thời Trung Cổ, địa bàn của thế giới kitô Tây Phương một cách nào đó xích về phía bắc và phần lớn là đất liền[7]

Từ thế kỷ thứ VI và xuyên qua suốt thời Trung Cổ, sứ mệnh rao giảng Tin Mừng càng ngày càng lan rộng và ăn rễ sâu vào Ðế quốc La Mã. Nhưng sứ mệnh này dần dà cũng nhiễm những thói tục trần thế. Vai trò của thế quyền và giáo quyền xen lấn lẫn lộn vào nhau. Truyền giáo, Rao giảng Tin Mừng trở thành một dụng cụ mà nhiều vua công giáo đã dùng để củng cố quyền hành và mở mang bờ cõi. Dẫu sao, thì « vào giữa thế kỷ XI, phần lớn lục điịa Âu Châu đã theo đạo Kitô, từ Nga Sô miền tây Công giáo và Bulgarie cho tới Tây Ban Nha ở phía bắc ranh giới Hồi Giáo[8] ».

Việc Châu Âu trở lại đạo Công Giáo được tiếp tục đến Bulgarie từ thế kỷ IX, đến các nước Baltes vào thế kỷ XII, sang Serbie vào đầu thế kỷ thứ XIII, đến Nga từ thế kỷ XI đến XV. Từ Ðức Grégoire Cả (540-604), cộng đồng kitô đã phát rất nhiều và cũng có những tổn thương nặng nề. Một sử gia biên chép các cuộc truyền giáo đã đưa ra một so sánh làm ta ngạc nhiên: về phương diện đại kết, Giáo Hội vào năm 1500 không quan trọng về diện tích và nhân số hơn Giáo Hội năm 600. Mất mát và thắng lợi đồng đều nhau[9].

4.Hướng về phương Ðông và đi Mỹ Châu, chế độ Bảo trợ

Với việc Christophe COLOMB (1451-1506) khám phá ra Mỹ Châu ngày 12.10.1492, việc ông cắm lá cờ của vua Tây Ban Nha và cây thập giá Ðức Kitô trên thế giới mới tìm thấy này và việc ông đặt cho chúng những tên mới: Sal Vador, Santa Maria, Trinidad, (Ðấng Cứu Thế, Thánh Nữ Maria, Chúa Ba Ngôi) thì như ông đã rửa tội cho chúng và khánh thành công cuộc truyền giáo cho tân thế giới[10]. Hai năm sau, ngày lễ Hiển Linh 1494, lần đầu tiên trên thế giới mới, ở Haiti, thánh lễ đã được cử hành và tháng 09 cùng năm, đã làm phép rửa cho người tân tòng đầu tiên ở đây.

Theo truyền thống công giáo thời Trung Cổ, Tòa Thánh trao quyền bảo trợ cho các vua công giáo, cụ thể là cho Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha. Thấy Tây Ban Nha đến Mỹ Châu, Bồ Ðào Nha phản đối việc Tây Ban Nha xâm chiếm miền Tây Ấn. ÐGH Alexandre VI đã phải can thiệp và ban hành 4 huấn thị danh tiếng năm 1493 để giải quyết những tranh chấp. Lấy ranh giới ở phía Tây quần đảo Açorès. Ðông Ấn thì dưới sự bảo trợ Bồ Ðào Nha, gồm Châu Phi và Châu Á; Tây Ấn thì dưới sự bảo trợ Tây Ban Nha, gồm châu Mỹ.

Từ đó, « triều đình Tây Ban Nha rất nghiêm chỉnh làm tròn sứ mệnh. Có 17 tu sĩ Phanxicô đi theo viên tổng trấn mới để tới Haiti năm 1502. Tới 1509 thì có mấy tu sĩ Daminh đầu tiên. Năm 1511 có 24 thừa sai tới Portô Ricô. Từ 1516 Ximénès ra sắc chỉ không một tầu nào đi Tân Thế Giới mà không đem theo linh mục. Cho tới 1522, đã thành lập 8 tòa giám mục ở Antilles. Từ 1526 một người trong đoàn được cắt đặt làm giám mục Mexicô… Kết quả việc truyền giáo thật là lạ lùng, gần như không thể tin được; trong vòng 20 năm đã có mấy triệu phép rửa, 8 000, 10 000 cho tới 14 000 trong một ngày do hai tu sĩ Phanxicô làm. Và đó không phải là chuyện hiếm….Năm giáo tỉnh Phanxicô và 3 giáo tỉnh Ða Minh được thành lập ở Mexicô vào cuối thế kỷ[11].

5. Ði tới Ấn Ðộ, Nhật và Trung hoa

Vào thế kỷ XVI và XVII, sức sống của Giáo Hội không chỉ biểu lộ mạnh qua nhiều khía cạnh chính trị quân sự, mà còn cả ở lòng đạo đức sốt sắng hăng say nữa. « Sự hăng say ấy được biểu lộ qua những hoạt động truyền giáo mạnh mẽ ngang hàng với những hoạt động truyền giáo thời các Tông Ðồ ». Những sắc lệnh bảo trợ ban nhiều đặc ân cho nước Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha đã mang lại một qui chế pháp lý cho tổ chức truyền giáo. Rồi Dòng Tên mới thành lập đã cung cấp cho Giáo Hội nhiều thừa sai đắc lực.Thánh Ignace de Loyôla đã gửi thánh Phanxicô Xavier và Rodriguez đi Ðông Ấn. Phanxicô đã đến Goa ngày 06.05.1542, rửa tội cho 10.000 tân tòng ở bờ biển Ðông Nam Án Ðộ. Ngài viếng Ceylan, ghé Malacca, thăm Moluques,…Nam 1549, cùng một nhóm bạn đồng tu nhỏ, Phanxicô Xavier qua Nhật Bản và tạo được một cộng đoàn nhỏ. Năm 1552 ngài trở về Goa. Cũng hè năm 1552 ấy ngài lại lên đường đi về hướng Bắc. Ðứng trước bờ biển Trung Hoa, ngài tìm cơ hội để vào Trung Quốc. Sau hai tháng chờ đợi vô hiệu, ngài lâm trọng bệnh sốt rét và qua đời ngày 03 tháng 12 năm 1552[12].

6. Thành lập Thánh Bộ Truyền Giáo

Phong trào truyền giáo phát động tại Mỹ châu và Á Châu làm cho Giáo Hội ý thức được rằng chế độ Bảo Hộ dành cho các vua Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha, tuy có bảo vệ ít nhiều công việc truyền giáo, nhưng cũng đưa ra nhiều trắc trở cho việc truyền bá Phúc Âm, vì những lợi ích kinh tế và thuộc địa của quốc gia liên hệ. Công việc truyền giáo, muốn bớt tính cách thế tục mà mưu ích thiêng liêng, phải thuộc thẩm quyền của Giáo Hội, phải bỏ chế độ Bảo Trợ, phải cử những giám mục trực tiếp đại diện tông tòa. Ý tưởng đã manh nha từ Công Ðồng Trente, kết thúc năm 1563. ÐGH Piô V đã lập một Ủy Ban lo việc hoán cải dân ngoại. Năm 1600 ÐGH Clément VIII thay thế bằng Thánh Bộ Ðức Tin. Ðược bầu làm giáo hoàng năm 1621, ÐGH Grégoire XV, rất quan tâm đến việc thiết lập hàng giáo sĩ địa phương, đã quyết định thành lập Thánh Bộ Truyền Giáo vào ngày lễ Ba Vua 06.01.1622, gồm 13 hồng y, hai vị cao cấp trong giáo hội và một thư ký. Và Ngài giao phó cho thánh bộ này nhiệm vụ truyền bá đức tin. Một loạt công việc đã được thực hiện: Tổ chức nội bộ Thánh Bộ, Phân chia toàn bộ thế giới ra làm 13 tỉnh hạt; Cấm các vị thừa sai không được hoạt động chính trị và loại bỏ mọi mưu đồ chính trị ra khỏi mục tiêu tôn giáo mục vụ, lập trường truyền giáo để đào tạo các thừa sai truyền giáo và huấn luyện hàng giáo sĩ địa phương, lập ấn quán xuất bản các sách phụng vụ và giáo lý ngoại ngữ, thu thập các báo cáo về tình hình thừa sai, điều đình với triều đình Madrid và Lisbonne về những lãnh thổ hải ngoại do họ bảo trợ, bổ nhiệm giám mục hiệu toà làm giám quản tông toà, đặc trách điều khiển các giáo hội địa phương.. Trong tất cả những việc ấy, cha Ingoli, thơ ký thánh bộ, đã đóng góp rất nhiều.

7. Ði đến Việt Nam

Từ thế kỷ XVI, các thừa sai thuộc nhiều dòng khác nhau đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Dòng Ða Minh với giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz đến Hà Tiên năm1555, giáo sĩ Luis de Fonseca và Grégoire de la Motte đến Quảng Nam năm 1580. Dòng Phanxi cô với các giáo sĩ Diego D’Oropesa, Bartolomeo Ruiz, Pedro Ortiz, Francisco de Monica và 4 trợ sĩ đến Bắc Việt năm 1583. Giáo sĩ Ordeonez de Cevallos dậy giáo lý và ban phép thánh tẩy cho công chúa Mai Hoa năm 1591. Dòng Tên với Giáo sĩ Francesco Buzomi, Diego Carvalho và 3 trợ sĩ đến Cửa Hàn năm 1615: giáo sĩ Pedro Marquez và Christoforo Borri, rồi Andre Fernandez, François de Pina, François Baretto và một trợ sĩ người nhật vào Trung Việt năm 1618; giáo sĩ Ðắc Lộ Alexandre de Rhodes, Jerome de Majorica, Gaspar Luis, Gabriel de Matos, Melchior Ribero và Mathias Machida dến Hải Phố.

Từ Ðàng Trong, Cha Ðắc Lộ và Marquez trở về Macao vài tháng rồi vào Ðàng Ngoài, đến Cửa Bạng, Thanh Hoá ngày 19.03.1627. Các ngài giảng đạo ở đó vài tháng lập được hai họ đạo Cửa Bạng và An Vực, rồi đi ra Bắc, tới Thăng Long ngày 02.07.1627. Ngài ở lại đó đến năm 1630 thì bị trục xuất; Mười năm sau, năm 1640 ngài trở lại Ðàng Trong ở Cửa Hàn, ở đó ngài giảng đạo, chứng kiến cuộc tử đạo của thầy Giảng Anrê Phú Yên chiều ngày 26.07.1644, rồi bị trục xuất khỏi Ðàng Trong, lên tầu ngày 03.07.1645 đi Macao, về Âu Châu[13].

Về Âu Châu, đến La mã ngày 27.06.1649, Cha Ðắc Lộ được ÐGH Innocent X tiếp kiến. Một năm sau, ngày 02.08.1650 cha Dắc Lộ đã tường trình cho Thánh Bộ Truyền Giáo về Giáo Hội Việt Nam với hơn 300.000 tín hữu và mỗi năm tăng thêm khoảng 15.000 tân tòng và thỉnh cầu Thánh Bộ gởi Giám mục giám quản tông toà đến Ðàng Trong và Ðàng Ngoài. Ngày 26.09.1650, với sự hiện diện của ÐGH Innocent X, các hồng y đã chuẩn xét lời thỉnh cầu này. Năm 1651 Thánh Bộ đề nghị chọn cha Ðắc Lộ làm giám mục giám quản tông tòa, nhưng cha Ðắc Lộ từ chối, vịn lý rằng theo các báo cáo của thơ ký Thánh Bộ là cha Francesco Ingoli, các thừa sai Bồ Ðào Nha sẽ không chấp nhận, và tệ hơn nữa, nếu không được Bồ Ðào Nha chấp nhận, cha sẽ có thể bị cầm tù. Ngày 30.07.1652 Thánh Bộ với sự hiện diện của ÐGH họp lại lần nữa. Nhưng vấn đề bổ nhiệm giám mục giám quản tông tòa cho Việt Nam vẫn bị bế tắc vì những trở ngại do qui chế bảo trợ Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha. Ðức Giáo Hoàng Innicent X vẫn chưa dứt khoát quyết định.

Không hy vọng tìm được giải quyết tại La Mã cho Giáo Hội Việt Nam, cha Ðắc Lộ rời La mã ngày 11.09.1652 đi Marseille, tới ở Lyon. Ở đây, ngài biên soạn cuốn sách « LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI, từ năm 1627 tới năm 1646[14] ». Rồi tháng giêng năm 1653 cha lên đường đi Roanne, trực chỉ Paris. Ở Paris có lẽ cha Ðắc Lộ sẽ tìm được giải đáp cho giáo hội mà ngài yêu quí: Giáo Hội Việt Nam !

Paris, ngày 10 tháng 01 năm 2008

Trần Văn Cảnh

Ðón đọc: TSHNP, bài 3: (Cha Ðắc Lộ góp phần) Thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris

--------------------------------------------------------------------------------

Ghi chú:

[1] Ðào Duy Anh; Hán Việt Từ Ðiển; In lần 3; Sài Gòn: Trường Thi xuất bản, 1957, tr. 457

[2] Các tài liệu giáo huấn của Giáo Hội về truyền giáo tương đối phong thú. Xin ghi một vài tài liệu:

· Công đồng Vatican; Hiến chế tín lý về giáo hội

· CÐV II, Hiến chế về mạc khải

· CÐV II, Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội

· CÐV II, Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân

· ĐGH Phaolô VI, Tông huấn Loan Báo Tin Mừng

· ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Kitô Hữu Giáo Dân

· ÐGH Gioan Phaolô II, Tông huán Giáo Hội tại Á Châu

· ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Độ

· ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót

· ĐGH Gioan Phaolô II, Sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 2000

· HÐGMVN, Thơ mục vụ 2003

[3] DANIELOU; Từ xuất xứ cho đến cuối thế kỷ thứ III; trong Tân lịch sử Giáo Hội, IA: GXVN Paris: 2002, tr. 72-89

[4] Ibidem, tr. 107

[5] Ibidem, tr. 326

[6] MARROU Henri-Irénée; Từ cuộc bắt đạo của Dioclétien cho đến khi Grégoire cả qua đời; trong Tân lịch sử Giáo Hội, IB; GXVN Paris: 2002, tr. 393-394

[7] Ibidem, tr. 705

[8] M.D. KNOWLES và D. OBOLENSKY; Phúc Âm hóa Châu Âu; trong Tân Lịch sử Giáo Hội, II A: GXVN Paris; 2003, tr. 33

[9] Ibidem, tr. 747.

[10] TUCHLE Hermann, BOUMAN C.A. và LE BRUN Jacques; Cải Cách và chống Cải Cách; trong Tân Lịch Sử Giáo Hội: IIIA, GXVN Paris, tr. 22-23

[11] Ibidem, tr. 24-25.

[12] Ibidem, tr. 453-456

[13] Phan Phát Huồn; Việt Nam Giáo Sử; In lần thứ 5; Long Beach: Cứu Thế Tùng Thư; 1997, tr. 39-138

[14] LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI, từ năm 1627 tới năm 1646, Do Giáo Sĩ ALEXANDRE DE RHODES, Bản Việt ngữ của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên; xem http://www.dunglac.net/Baiviet1/daclo-dngoai-00ml.htm
 
Thông Báo
Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống 2008
Bùi Hữu Thư
10:26 10/01/2008

Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống 2008





Chủ Đề 2008: “Xây Dựng Sự Hiệp Nhất Dựa Trên Nguyên Tắc Đời Sống Tại Quốc Gia Hoa Kỳ. Không Có Ngoại Lệ! Không Có Nhân Nhượng!”.

Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống 2008: Kính mời qúy vị tham dự cuộc diễn hành cho đời sống ngày Thứ Ba 22 tháng 1, 2008. Chúng ta là những người bảo vệ sự sống phải luôn luôn chỉ dẫn cho đồng bào hiểu về những nguy hại do án lệnh của Tối Cao Pháp Viện về vụ xử án giữa Roe và Wade ngày 22 tháng 1, 1973.

Uỷ Ban Tổ Chức Diễn Hành đã hoạch định một chương trình đầy đủ cho năm 2008, gồm:

- Tập hợp tại Công Trường phía tây của Quốc Hội.

- Diễn Hành cho Đời Sống tới Tối Cao Pháp Viện

- Gặp gỡ các nghị sĩ và dân biểu của qúy vị tại Quốc Hội.

Tại Công Viên: Điạ điểm tập hợp cho cuộc diễn hành cũng như năm ngoái tại công viên phía tây Quốc Hội, và bắt đầu lúc 12:00 trưa ngày Thứ Ba 22 tháng 1, 2008.

Chúng ta cần cố gắng đến vào lúc 11:00 sáng để ban tổ chức có thể có con số chính xác người tham dự vào lúc 12:00 trưa. Năm ngoái rất nhiều người đứng chật các con đường kế bên đại lộ Constitution khiến cho ban tổ chức không thể thấy được để đếm số người từ sân khấu.

Chúng ta sẽ khởi sự cuộc biểu tình bằng một kinh nguyện và lời Cam Kết Trung Thành. Chúng ta đã mời Tổng Thống và các nghị sĩ dân biểu nói chuyện. Chúng ta sẽ cũng giới thiệu sáu học sinh thắng giải thi viết và chấm dứt bằng một kinh nguyện.

Tại Quốc Hội: Xin cố gắng gặp gỡ vị dân biểu và nghị sĩ của quý vị để cho họ biết là dân của họ tham dự vào cuộc diễn hành. Trước khi rời nhà xin lấy hẹn để gặp họ vào buổi sáng hay buổi chiều ngày 22 tháng 1, 2008.
 
Chúc Mừng: Các tân chức Phố tế Dòng Đa Minh
Bùi Hữu Thư
20:19 10/01/2008

Tin Vui Phong Chức Phó Tế



Vào lúc 10:30 giờ sáng, Thứ Bảy, ngày 12 tháng 1 năm 2008, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington, D.C., Đức GM Thomas Cajetan Kelly, D.D., Tổng Giám Mục Giáo Phận Louisville, Kentucky, sẽ phong chức phó tế cho 2 tân chức là:
- Thầy Gioan Hoàng Thanh Sơn, O.P., Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại,
- Thầy Phêrô Đỗ Minh Hoàng, O.P., Đa Minh Miền Tây Hoa Kỳ;

Cùng ngày vào lúc 10:00 sáng tại tại Nhà Nguyện Thánh Albert, Oakland, California, Đức GM Allen H. Virgneron, Giáo Phạn Oakland, sẽ phong chức Phó tế cho:
- Thầy Tôma Trần Thiên Ân, O.P., thuộc Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại.

Cộng Đồng Dân Chúa và VietCatholic xin chúc mừng Dòng Đa Minh, các tân chức và gia quyến các Thầy. Xin Chúa ban muôn ơn thiêng trên các tân chức.
 
Tin Đáng Chú Ý
Hãng xe hơi của Ấn Độ Tata giới thiệu ra chiếc xe hơi rẻ nhất thế giới
Anthony Lê
13:38 10/01/2008
Hãng xe hơi của Ấn Độ Tata giới thiệu ra chiếc xe hơi rẻ nhất thế giới

Ông Tata đứng bên cạnh Chiếc Nano
AP - Hãng xe của Ấn Độ là Tata Motors đã tung ra chiếc xe hơi rẻ nhất thế giới vào ngày hôm nay, nhằm mang lại tính di động mới cho hàng chục triệu người, cùng những cơn ác mộng đến cho các nhà môi trường học, các kỷ sư và các nhân viên cố vấn về an toàn giao thông.

Chủ tịch của Công ty, Ông Ratan Tata đã giới thiệu ra chiếc xe hơi hiệu Nano với giá là $2,500, tại một cuộc triển lãm về xe hơi ở Ấn Độ. Chính Ông đã lái lên sân khấu trong một chiếc xe ôtô nhỏ 4 cửa, với đầu của Ông gần như trạm đến trần của chiếc xe.

Với một chút tiếng ồn và trần xe nghiêng, chiếc xe này có thể chở được vừa vặn 5 người - nếu như biết chen chúc vào. Không có radio, không có kiếng nơi phía hành khách, và chỉ có một thanh lau kính xe mà thôi, đó là đối với dạng xe cơ bản. Nếu như bạn muốn có máy lạnh để đối phó với những ngày hạ cực nóng của Ấn Độ, thì bạn cần phải mua chiếc xe thuộc loại xa xỉ hơn.

Đối thủ cạnh tranh gần nhất của Nano chính là chiếc Maruti 800, 4-cửa và được bán với giá gần gấp đôi so với giá của chiếc Nano.

Mục đích của Ông Tata khi tung ra chiếc xe này là muốn nhắm đến những người thuộc giới trung lưu tại Ấn, vốn vẫn thường dùng đến kiểu xe 2 bánh để di chuyển đây đó. Với giá rẻ như vậy, nên có sự quan ngại rằng sẽ có thêm nhiều chiếc xe hơi như vậy nữa chạy trên các đường phố của Ấn, từ đó dễ gây ra nạn kẹt xe và ô nhiểm triền miên. Những người khác nói rằng: Tata đã phải hy sinh đến các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng, để đưa giá thành xuống.

Thế nhưng, chính Ông đã khẳng định rằng chiếc Nano mới này sẽ đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn về an toàn, và thậm chí tạo ra sự ô nhiểm ít hơn là các loại xe chạy bằng 2 bánh. Chiếc Nano cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn về bốc khói quốc nội và cả Châu Âu, và trung bình 1 galong xăng chạy được 50 dặm. Girish Wagh, trưởng của nhóm thiết kế, cho biết rằng: xe có hệ thống chuyển đổi chất xúc tác ôxy và cứ 1 kilômét thì nó phát ra 120 gram chất CO2.

Khoa học gia trưởng đặc trách về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Tiến Sĩ Rajendra Pachauri - người đồng thắng giải Nobel vào năm vừa qua, đã nói rằng: "Tôi đang có những cơn ác mộng về viễn ảnh của những chiếc xe hơi với giá rẻ như thế này."

Thế nhưng, Ông Tata đã đáp lại rằng: "Tiến Sĩ Pachauri không còn có những cơn ác mộng nữa. Vì đối với ch1ung tôi, đó là một thành tựu lớn và tôi hy vọng rằng chúng ta có thể đóng góp được một tí gì đó cho quốc gia."

Dạng xe Nano cơ bản được bán với giá là 100,000 rupee của Ấn Độ, tức khoảng $2,500 Mỹ kim, thế nhưng khách hàng có thể trả thêm từ 20-30% để tính luôn thuế, chi phí giao và các chi phí khác.

Xe có dây cột an toàn (seat bells) nhưng không có các bao không khí (air bags). Chiếc Nano chỉ dài khoảng 10-feet, và rộng 5-feet. Đây là hệ thống 2-cylinder, với sức ngựa là 33 và tốc độ cao nhất mà xe chạy được là trên 60 dặm/giờ.

Vào năm 1909 hãng xe hơi Ford cũng cho tung ra chiếc Model T với giá là $825, xe có 4-cylinder, và động cơ gồm 20 sức ngựa, với tốc độ cao nhất là 45 dặm/giờ. 1 Gallon xăng chạy được khoảng từ 13-21 dặm.

Tata hy vọng sẽ xuất khẩu chiếc xe này ra thế giới trong tương lai.
 
Văn Hóa
Nhận Ngoại
Lm Vũđình Tường
06:51 10/01/2008
Hai nhà ở sát vách nhau, cùng buôn bán, chung một giòng sông nhưng không mấy thân thiết vì một bên có nguồn gốc gia thế, bên kia là bần nông nhờ ăn nên làm ra có chút vốn biến thành tiểu thương nhưng cái gốc bần nông vẫn còn. Nó để lộ ra từ cách đi đứng đến ăn nói đều lộ rõ gốc chân lấm, tay bùn.

Họ trở nên thân thiết vì một biến cố trong cuộc sống. Một biến cố lớn thay đổi lối suy nghĩ của người hàng xóm. Sau biến cố đó người ta mới nhận ra cái vỏ bề ngoài không thể hiện tấm lòng bên trong. Người bần nông chân lấm tay bùn có một tấm lòng trong trắng, thương người, lòng người tinh khiết, không sạm nắng như nước da ngăm đen vì ngâm xình nhiều năm. Gia đình gia thế có hai người con. Trong lúc cha mẹ lo buôn bán, tiếp khách đứa nhỏ một mình tự do chơi. Nhà ngay cạnh bờ sông, đứa bé bị nạn nhờ cơ may nó thoát chết. Người cứu đứa bé chính là người bị coi thường, khinh miệt. Trong mắt họ gia đình kia không giá trị. Nhờ đứa bé được cứu mà họ nhận ra chân lí. Một điều thật đơn giản phải cần đến mạng người mới học được. Bây giờ họ biết chắc một điều cái vỏ bề ngoài không có giá trị thực mà cái con tim nấp sau lớp vỏ quê mùa, rách nát, sạm nắng kia mới thực sự có giá trị.

CHIẾC ÁO MƯA

Cửa tiệm tạp hoá gặp thứ gì có lời cũng bán, miễn sao món hàng đó không phải hàng quốc cấm mà các tiệm tạp hóa được phép bán. Chủ tiệm là người gốc nông dân, ăn nói đơn giản, bộc trực, chân thành trong lời nói. Người chào hàng bán áo mưa âm thầm nhận định. Bà quảng cáo bán loại áo mưa mới được chế ra cho nông dân. Nó rất dầy, ấm và bảo đảm khi mặc không gây bất tiện lúc làm việc. Môt loại áo mưa vẽ kiểu phỏng theo hình chiếc áo bà ba, to khổ hơn, có đai ngang thắt lưng để tránh gió tuông, đồng thời nhờ chiếc đai đó giữ lại nhiệt độ trong người nên dù làm việc dưới mưa nhiều giờ vẫn không bị lạnh thấm vai. Người chào hàng đồng ý giao hàng cho người bần nông bán thử môt kì, coi như chào hàng, bán hàng kiểu gối đầu. Có nghĩa kì này giao hàng cho bán, kì tới mới lấy tiền hàng lần trước và cứ tiếp tục như vậy. Chủ tiệm gốc nông dân thấy cái áo ngộ nghĩnh, đẹp mắt liền mặc thử. Mặc áo mưa trong nhà bà đứng lên đi lại hai ba vòng, rồi soi gương và ướm thử mức giữ nhiệt của áo. Quả thật, mặc độ dăm phút là người nóng rực lên. Muốn thử mức gió ảnh hưởng tới áo ra sao, bà đi ra phía sau nhà. Vừa bước đến cửa sau nhà, chân tay rụng rời khi nhìn thấy đứa bé đang phập phình trong nước. Không mơ, bà dạy mắt nhìn lại lần nữa, đúng rồi, đứa nhỏ, con ai, đạp loạn xạ trong nước. Không kịp tri hô, cũng chẳng nghĩ ra gọi người tới cứu. Bà cuống lên không còn nghĩ gì khác ngoài việc phóng người xuống sông, vớt được đứa nhỏ. Cố kéo nó lên khỏi mặt nước.

Đang chết đuối vớ được cái phao, đứa nhỏ bám cứng lấy bà. Khi ôm được đứa nhỏ trong lòng lúc đó bà mới hoảng sợ. Chính bà cũng không biết lội, làm sao bây giờ. Hai bà cháu phập phình trong nước. Nhờ cái áo mưa đang mặc trong mình, nhờ cái đai cột chặt nên khi người bà nổi trong nước, không khí trong áo dồn lại một cục thành cái phao cho hai bà cháu trôi dập dềnh trên sông. Dù không chìm, bà vẫn run, xa bờ quá làm sao đây? Cố thử hai ba lần chân vẫn không chạm đất, sâu quá, ngộ dưới đó có con gì cắn lôi đi thì sao?

Đứa nhỏ ôm bà cứng ngắc, hai tay nó nắm chặt như cái kìm chết giữ lấy bà. Nhìn nó, nhìn giòng sông, sóng nước đến rợn người, không thấy ai để kêu cứu. Nỗi sợ ập đến tấn công. Tay chân bắt đầu run, quờ quạng rồi mỏi dần, mỏi dần không điều khiển được nũa. Sợ quá, khuôn mặt bà tái ngắt, toàn thân xuôi đơ. Hai khuôn mặt một già, một trẻ cúi sát nhau, người bó sát nhau, phó mặc cho giòng nước sông dập dình theo con sóng.

Bây giờ là mùa khô giòng nước chảy chậm, ít sóng. Nhờ nằm xuôi đơ nên toàn thân phập phồng trôi nổi trên mặt sông do không khí trong áo mưa biến thành phao cứu nguy.

SINH NGHI

Chờ một lát không thấy chủ nhà trở lên người chào hàng sinh nghi, không lẽ bà này chủ trương ăn giựt sao. Chủ vào nhà trong, trốn biệt, không trở ra. Các câu nghi vấn vang dội trong đầu. Mình chưa quen họ, cửa hàng ai làm chủ hay thuê mướn, hay bà chỉ coi tiệm giúp con cháu. Câu hỏi thì rõ ràng, mạch lạc; câu trả lời thì mông lung. Không kiên nhẫn được nữa bà đánh bạo vào nhà trong. Xắn lăn xuống nhà dưới, kiêng nể, kị chi. Để tránh nghi ngờ vừa đi vừa dòm chừng lên tiếng. Sục sạo cả nhà trên lẫn dưới đều vắng bóng chủ nhà. Nhìn trước, nhìn sau không thấy ai, cơn giận bốc lên, định chửi đổng vài câu xem mụ đó có chui ra không? Nhất định là có ý ăn giựt. Tuy thế bà cố nhịn, chưa chửi. Đúng rồi, con đường duy nhất để trốn là xuống sông. Ra đến sông bà giật nảy mình, kìa trên sông hai người một già một trẻ đang nổi lềnh bềnh giữa giòng. Bà hét lên những tiếng thất thanh. Nghe tiếng hét kêu cứu người ta mới nhận ra có người chết đuối. Hai ba chiếc thuyền con cùng lúc phóng ra giữa giòng sông cứu người.

LÀM NGƠ

Cha mẹ đứa nhỏ không hề quan tâm, không biết đứa bé kia là con họ, vẫn điềm tĩnh tiếp khách, bán hàng. Thực ra khu phố chợ này, có mấy ngày mà vắng tiếng la hét, chửi rủa. Khi thì cãi cọ nhau về cân gian, đo thiếu, lường gạt; khi thì chàng quá chén say rượu vừa đi vừa la hét um sùm. Khi thì la ơi ới bị mất cắp, cướp đồ, gạt người; khi thì cãi nhau vì chốn đông người làm bộ đụng chạm vào người mượn tạm cái bóp, ít tiền còm. Khi thì chen lấn lên bờ làm chìm ghe thuyền. Khi thì máy lớn, chạy nhanh sóng xô bờ làm chìm những ghe chở khẳm. Tiếng la hét, chửi, rủa xảy ra như cơm bữa xóm chợ. Quá quen thuộc với những ồn ào, cãi cọ như thế nên nhiều người làm thinh, coi như không có chi cần chú í khi nghe tiếng la hét. Gia đình chú ý khi nghe tiếng kháo có trẻ nhỏ chết đuối lúc đó họ mới ngừng tay buôn bán để nghe chuyện. Nghe tiếng thiên hạ kháo. Đứa nhỏ nhà ai chết đuối không ra nhận kìa. Đứa nhỏ xinh lắm, da trắng bóc, lại bận đồ hiệu đắt tiền phải là con nhỏ ngoài chợ, không phải nhỏ trong ruộng. Nghe thế, gia đình xuống nhà dưới coi, không thấy con đâu bổ nhào ra kiếm con. Đến nơi mới té ngửa, con mình. Trời ơi, con tôi.

May đứa nhỏ không chết, người nằm chung ôm đứa nhỏ chính là bà già lối xóm. Đúng rồi, chính bà ta cứu con mình. Bà nhảy xuống sông vớt nó, bà không biết lội nhưng can đảm, nhảy xuống sông vớt đứa nhỏ. Cả hai tỉnh nhưng yếu mệt đến độ không ngồi dậy được.

Từ đó về sau, cha mẹ đứa nhỏ dậy kêu bà bằng ngoại để tỏ lòng biết ơn. Thái độ trịnh thượng con nhà gia thế, giầu có biến hẳn. Cả nhà đổi thái độ, quý mến người lối xóm trước đây họ tránh mặt, giờ họ cho con kêu bằng ngoại nhờ công cứu mạng. Kể cũng liều, không biết lội mà dám nhảy xuống sông cứu người. Không nhờ chiếc áo mưa làm phao thì trong xóm đã có hai đám xác một lúc, một già, một trẻ.

NHẬN CHÁU

Kể từ ngày nó gọi bà bằng ngoại bà có một cảm tình đặc biệt với nó. Trước đây bà không ghét nó, cũng chẳng thương nó như bây giờ. Bà cứu nó vì thấy nó trôi nổi trên sông, vì tình người, vì nhân đạo bà cứu nó nhưng từ ngày nó kêu bằng ngoại bà có cảm tình đặc biệt với nó, thương nó hơn, thích nhìn ngắm nó hơn và nhớ thương nó nếu mỗi ngày không dòm thấy nó. Chỉ một tiếng ngoại sao nó cảm động làm sao, mãnh liệt làm sao đến độ làm cho con tim già này rung động. Tình người lạ lùng, cao quý, vĩ đại khôn lường, già rồi vẫn rung động trước tiếng thỏ thẻ, thơ ngây của đứa trẻ. Như thế con tim không già theo tuổi. Bà có nhiều con, lắm cháu, mấy chục đứa chứ ít chi, thế mà thêm một đứa nữa kêu bằng ngoại bà vẫn rung động. Đứa nhỏ cũng mến bà, nhà có gì ăn nó cũng nhắc ba má nó đưa biếu bà, tất nhiên ba má nó chiều nó vì nó kêu làm việc tốt. Hai gia đình trở nên thân thiết hơn cả anh chị em ruột thịt. Ba má đứa nhỏ cũng bắt chước nó kêu bà bằng ngoại. Thực ra bà cũng đáng tuổi bà ngoại của họ, hơn họ gần ba giáp.

Đứa nhỏ lớn lên nó đi học xa và kì hè nào về nó cũng nhớ đến ngoại, mua cho bà món quà nhỏ, tiền của học sinh đâu nhiều gì nên nó chọn mua cho ngoại một chút gì để nhớ. Chút quà nhỏ đó làm ngoại rất hài lòng vì ngoại không thiếu nhưng vui vì lòng biết ơn của nhỏ. Nhận quà nhỏ không thiệt vì trước khi đi học nó sang chào và ngoại bao giờ cũng dúi vào tay nó một nắm tiền giấy, ai biết được bao nhiêu nhưng con nhỏ đỏ mặt, ngại không nhận nhưng ngoại đâu tha bắt nó phải nhận với điều kiện kèm theo ráng học nghe con. Nó dạ một tiếng hôn ngoại ra về. Mỗi lần nó báo tin học được điểm cao, cha má nó báo cho ngoại biết, ngoại cười tươi thật tươi, dù miệng không còn cây răng nào chỉ thấy lợi hơi đưa tới đưa lui thật vui mắt.

Ngày đám táng ngoại nhỏ khóc lóc thảm thiết, như một cháu ngoan khóc ngoại già. Phần ngoại cũng nhớ nó, nhắc nó và trước giờ chết còn kêu tên nó. Nó về một ngày sau khi ngoại chết và ở cho đến hết tuần đó mới trở lại học.

THỪA TỰ

Lạ lùng tình cảm con người. Từ chỗ người dưng nước lã, quen biết biến thành ngoại và cháu của nhau chỉ một biến cố. Qua biến cố cứu mạng tình cảm cả hai nảy nở không ngừng, càng ngày càng thương nhau thắm thiết. Trong lòng mỗi người đều dành cho người kia một chỗ đứng cao quí. Cách xưng hô cũng thay đổi và ngay cả cha má của đứa nhỏ cũng thay đổi.

Kinh nghiệm này cho biết tình thương Thiên Chúa đối với con người rất đặc biệt. Con người có một chỗ đứng hết sức đặc biệt nơi Thiên Chúa khi Ngài gọi chúng ta là con. Tình mẹ thương con đặm đà, thiết tha nhất là khi tình đó được chính Đức Kitô dâng cho Chúa Cha. Thiên Chúa cũng rung rung cảm động khi nghĩ đến những người con thừa tự mà Đức Kitô dâng lên Chúa Cha trong bài cầu nguyện hiến tế. Đức Kitô rất ngọt ngào khi gọi chúng ta là con.

TÌM BÀI CŨ:

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giọt Đông Long Lanh
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
00:08 10/01/2008

GIỌT ĐÔNG LONG LANH



Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.

“Mến yêu, tìm tòi, gần gũi cùng thiên nhiên

sẽ chẳng bao giờ mang niềm thất vọng.”

Study nature, love nature, stay close to nature. It will never fail you.

(Frank Lloyd Wright)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền