Ngày 09-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gặp gỡ Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:23 09/01/2012
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN, năm B
Ga 1, 35-42

Mọi cuộc gặp gỡ đều nói lên một việc nào đó ! Có cuộc gặp gỡ mang lại niềm vui, bình an. Có cuộc gặp gỡ làm cho người khác ngao ngán, buồn phiền. Hôm nay, Đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 1, 35-42 đem lại cho chúng ta sự bất ngờ. Chúa Giêsu đi ngang qua chỗ Ông Gioan Tẩy Giả và hai môn đệ của Ông đang đứng. Gioan liền chỉ cho hai môn đệ và nhiều người biết :” Đây là chiên Thiên Chúa “.

Gioan Tẩy Giả không chỉ dừng lại ở việc tuyên bố Chúa Giêsu là chiên Thiên Chúa. Nhưng điều quan trọng hơn, Ông đã chỉ vào Chúa Giêsu và bảo cho hai môn đệ của mình là Anrê và Gioan biết :” Chúa Giêsu mới chính là Đấng mà các Ông phải đi theo “. Vì thế, hai môn đệ đã bỏ Gioan Tẩy Giả mà đi theo Chúa Giêsu. Anrê được Thầy mình giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế. Ông đã tới gặp Chúa và xin làm môn đệ của Chúa. Rồi Anrê không dừng lại ở việc theo Chúa, Ông đã giới thiệu người khác cũng đi theo Chúa. Anrê đã có đức tin và như thế việc dẫn, giới thiệu các môn đệ khác cho Chúa là một hành động của đức tin. Phêrô tín nhiệm vào Anrê.Anrê tín nhiệm vào Gioan Tẩy Giả.

Câu chuyện gặp gỡ xoay quanh việc tín nhiệm, tin tưởng nhau. Tín nhiệm và tin tưởng là hành động của đức tin bởi vì khi Chúa Giêsu quay mặt lại và thấy Anrê, Gioan đi theo Ngài, Chúa Giêsu liền hỏi hai môn đệ. Các anh tìm gì thế ? Lời gợi ý hay câu hỏi Đức Kitô đặt ra bắt buộc các môn đệ phải tự vấn lòng mình. Họ đang tìm gì ? Họ muốn gì ? Họ muốn gặp ai ?

Anrê và Gioan đã thưa cùng Chúa :” Thưa Thầy, Thầy ở đâu ? ( Ga 1, 38 ). Hai môn đệ muốn biết đích xác nơi ở của Thầy Giêsu và họ muốn đi vào tận thế giới riêng tư của Thầy mà Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu cho họ. Hai môn đệ muốn đích thân gặp gỡ riêng tư với Chúa vì công việc này không ai có thể thay thế họ được.

Chúa Giêsu trả lời :” Hãy đến mà xem “. Hai môn đệ Anrê và Gioan đã đi theo Chúa, đã đến nơi Chúa ở và họ đã nhận ra nơi của Thầy, thế giới riêng tư của Thầy. Một thế giới mà chỉ có ai được tiếp xúc với Chúa mới nhận ra được. Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Chúa Giêsu ngày hôm ấy ( Ga 1, 39 ). Điều kỳ diệu và ấn tượng, đó là Anrê và Gioan đã ở lại với Chúa, rồi sau đó ngày hôm sau, Anrê lại giới thiệu em mình là Simon đến gặp Chúa Giêsu. Chính Anrê đã dẫn Simon đến gặp Chúa, để trình diện với Chúa và xin Chúa cho Ông Simon được làm môn đệ và ở lại với Chúa. Đức Giêsu Kitô vừa gặp Simon, Ngài liền đổi tên Simon thành Phêrô. Việc Chúa đổi tên cho Simon minh chứng Chúa là Đấng có uy quyền tuyệt đối và người được đổi tên cũng sẽ được trao cho một nhiệm vụ quan trọng nào đó trong cuộc đời. Đối với Chúa Giêsu, đổi tên cho một người có nghĩa là Ngài có quyền trên người khác và Ngài sẽ trao cho Phêrô một nhiệm vụ quan trọng đúng như cái tên Chúa đặt Simon là Phêrô tức Kê-pha : đá tảng. Phêrô sẽ là nền móng của Giáo Hội, Ông sẽ là người lãnh đạo tối cao của Giáo Hội hoàn vũ :” Sự gì con cầm buộc dưới đất. Trên trời cũng cầm buộc. Sự gì con tháo cởi dưới đất trên trời cũng tháo cởi “…

Đây là ơn gọi của các môn đệ đầu tiên đi theo Chúa Giêsu. Kinh nghiệm theo Chúa cũng phải là kinh nghiệm của mỗi Kitô hữu, bởi vì muốn gặp Đức Kitô thì chúng ta cũng phải được giới thiệu với Đức Kitô, rồi chính chúng ta đích thân gặp Ngài, khi nhận ra Ngài, đi theo Ngài, chúng ta mỗi người cũng phải trở thành như Anrê dẫn người khác, giới thiệu người khác đến gặp Chúa.

Lạy Chúa, xin dạy cho mỗi người chúng con biết rằng ngay ở đây, trên trái đất này, Chúa chỉ biết nhờ đôi bàn tay chúng con giúp đỡ những người thiếu thốn; Chúa chỉ biết dùng trái tim chúng con để ôm ấp những kẻ cô đơn; Chúa chỉ biết nhờ giọng nói chúng con để chia sẻ sứ điệp loan báo cuộc sống, nỗi khổ đau và cái chết Chúa đã chịu vì chúng con.

Lạy Chúa, xin hãy dạy chúng con biết rằng ở nơi đây, trên trái đất này, chúng con là đôi tay của Chúa, chúng con là tiếng nói của Chúa, và chúng con là trái tim của Chúa. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Anrê và Gioan làm sao đã nhận ra Chúa ?
2.Rapbi có nghĩa là gì ?
3.Simon làm thế nào biết Chúa và đi theo Chúa ?
4.Kêpha có nghĩa là gì ?
5.Phêrô là gì và vai trò sau này của Phêrô ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Giáo lý Đức Tin và Công Nghị Năm Đức Tin
Jos. Tú Nạc, NMS
09:28 09/01/2012
VATICAN - Bộ Giáo lý Đức tin vừa phát hành một Công nghị hôm 7.1.2012 ra những kiến nghị thực tiễn để tạo sự tối ưu của Năm Đức tin sắp đến. Nội dung Công nghị hơn 3 nhóm mười hai những đề nghị cụ thể cho tất cả những cấp độ đời sống của Giáo Hội, từ đặc điểm chung, đến các Hội đồng Giám mục, đến những giáo phận riêng lẻ, và nội bộ của những cấp độ đời sống này, cho đến các cộng đồng, đoàn thể, phong trào, bao gồm những bước đầu nhắm vào sự cổ vũ hiệp nhất Ki-tô giáo, đối với sự hình thành và củng cố phục hồi đức tin, nhất là việc truyền bá Phúc Âm. Cha Fr. Hermann Geissler chịu trách nhiệm Văn phòng Giáo lý tại Bộ Giáo lý Đức tin.

Ngài cho biết mục đích của Công Nghị gồm ba phần: thứ nhất là để giúp tín hữu tái khám phá cốt lõi của đức tin, nền tảng của đức tin, là cuộc gặp gỡ cá nhân với Đức Ki-tô, cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa người mà yêu thương chúng ta, trợ sức chúng ta, tha thứ chúng ta, cổ vũ chúng ta và chỉ ra cho chúng ta một tương lai tuyệt diệu … thứ hai là để giúp tín hữu tái khám phá ý nghĩa, và những tài liệu của Công Đồng Vatican II. “Nhiều người nói về Công Đồng Vatican II,” Cha Geissler nói, “nhưng khi chúng ta thực sự đi vào nó, chúng ta mới khám phá được rằng thực sự chỉ hãn hữu người quen biết với những văn bản của công đồng quan trọng và gần đây nhất.” Cuối cùng, Công Nghị này có mục đích để giúp tín hữu xuyên suốt toàn bộ năm nay khám phá sự nhất quán của đức tin trong tất mọi vẻ đẹp của nó. “Về điều này,” Cha Fr. Geissler nói, “Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có thể là sự giúp đỡ quan trọng đối với chúng ta.”

Trong thực tế, kỷ niệm nhị thập chu niên sự hoàn tất Giáo Lý và ngũ thập chu niên khai mạc Công đồng Vatican II. Theo Tông Thư Porta Fidei của Đức Thánh cha điều mà Người đã công bố Năm Đức Tin, Công Nghị này nhắc nhở rằng Giáo Lý là một là một thành quả khả tín của Công Đồng và là một phần thuộc toàn bộ của “sự canh tân liên tục” với sự bất biến lâu đời của Giáo Hội. Truyền thống của điều mà những tài liệu Công đồng là một biểu đạt quyền lực.

Công Nghị đưa ra những kiến nghị bổ ích trong việc tiến hành Năm Đức Tin, một dịp thuận lợi để làm cho Công Đồng Vatican II và Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ngày càng quảng bá và nhận biết sâu sắc hơn.
 
ĐTC rửa tội cho 16 em nhỏ và nhắc nhở về tầm quan trọng của giáo dục của đức tin
Jos. Tú Nạc, NMS
09:28 09/01/2012
VATICAN – Những bức tranh quyến rũ trên tường của Nguyện đường Sistine là hậu cảnh tác động mà Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ vào lễ kính Đức Chúa Giê-su chịu Phép Rửa. Đó cũng là dịp vui mừng dành cho những bậc phụ huynh những người mà đã chứng kiến Đức Thánh Cha rửa tội cho con cái họ.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng gửi một thông điệp dành cho bậc phụ huynh và cha mẹ đỡ đầu của 16 trẻ em này và đó là sự quan trọng của giáo dục.

Giáo dục là một sứ vụ đầy thử thách, đức Thánh Cha nói, và đôi khi nó trở nên khó khăn đối với những khả năng chịu đựng giới hạn của con người.

Nhưng Ngài bổ sung thêm, “Giáo dục trở nên sứ vụ tuyệt vời nếu nó được thực hiện hội nhập với Thiên Chúa, nhà giáo dục đầu tiên cho mỗi con người. Rút từ Tin Mừng Chúa Nhật trong Bài giảng của ngài, ĐTC Benedict đã giải thích rằng Thánh Gio-an Tẩy Giả là người thầy vĩ đại đối với các môn đệ, nhưng ông biết việc làm của họ là một ai đó có thể hơn ông người mà rửa tội cho dân chúng với Chúa Thánh Thần. Ông đã chứng kiến được sự ủng hộ của chúa Giê-su.

Đức Thánh Cha tiếp tục mô tả cha mẹ như “những kênh” thông qua điều mà huyết mạch của tình yêu Thiên Chúa chảy qua. Nếu con kênh đó tự nó xa cách Thiên Chúa, ĐTC Benedict nói, để rồi Cha và Mẹ đánh mất khả năng giáo dục.

Đức Thánh Cha cúng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần, ngài nói, “Đối với phụ huynh điều đó rất quan trọng, và cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu cũng vậy, tin tưởng mạnh mẽ vào sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần, và đón mừng, khẩn cầu Chúa Thánh Thần qua lời cầu nguyện và những Nghi thức tôn giáo.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Cầu nguyện là điều kiện đầu tiên để giáo dục, bởi vì bằng cầu nguyện, chúng ta tự dành cho thiên chúa, chúng ta giao phó con cái của chúng ta cho Thiên Chúa, người mà hiểu chúng trước, và hiểu rõ hơn chúng ta, và biết chính xác chân thiện của chúng là gì.”

Với lời cầu nguyện và những Nghi thức tôn giáo, ĐTC Benedict nói, phụ huynh có thể nhận thức rõ phương thức chiếm lĩnh tối ưu để giáo dục con cái của mình, để mềm mỏng hay kiên quyết, để im lặng hay sửa chữa.

Kết luận cho ngày vui này trước sự tập trung của nhiều người, Đức Thánh Cha đã cầu xin Chúa Thánh Thần rủ xuống những trẻ mới được rửa tội để Chúa Giê-su có thể đồng hành với chúng trên chuyến hành trình cuộc đời của chúng.
 
Giảng cấm phòng cho Giáo triều về Truyền giáo: Khởi đi lại từ đầu đợt loan báo Tin Mừng hiện hành (4)
Lm Raniero Cantalamessa, ofm.
10:59 09/01/2012
Các bài giảng của linh mục Raniero Cantalamessa cho Giáo triều Vatican trong Mùa Vọng 2011

BÀI IV: KHỞI ĐI LẠI TỪ ĐẦU đợt sóng loan báo tin mừng hiện hành

I- Một địa chỉ mới của nỗ lực loan báo tin mừng

“Prope est iam Dominus : venite, adoremus” : “Đức Chúa đã ở kề bên : nào hãy đến, chúng ta hãy bái thờ Ngài”. Chúng ta hãy bắt đầu bài suy niệm nầy, như Phụng vụ các giờ kinh trong những ngày kề với Lễ Noël nầy vốn thường bắt đầu, để Phụng vụ các giờ kinh nầy cũng góp phần vào việc chuẩn bị cho Ngày Lễ trọng đại nầy.

Ngày hôm nay, chúng ta kết thúc những suy tư của chúng ta về nỗ lực loan báo tin mừng. Cho đến lúc nầy đây, tôi đã tìm cách tái dựng lại ba đợt sóng lớn loan báo tin mừng trong lịch sử của Giáo Hội. Chắc chắn rằng người ta có thể vẫn nhớ những công trình truyền giáo vĩ đại khác, như công trình truyền giáo được khởi xướng bởi thánh François-Xavier thế kỷ XVI ở phương Đông - Ấn độ, Trung hoa và Nhật bản – và như công cuộc loan báo tin mừng cho lục địa châu Phi bởi Daniele Comboni, Đức Hồng Y Guglielmo Massaia và biết bao người khác nữa. Tuy nhiên, vạn bất đắc dĩ cần phải có một chọn lựa, và tôi hy vọng rằng những suy tư của tôi sau đây sẽ cho phép nhận ra được lý do chọn lựa nầy.

Điều thay đổi và tạo ra sự khác biệt giữa các đợt sóng loan báo tin mừng khác nhau nầy, như đã được gợi lên, không phải là đối tượng của loan báo – “niềm tin đã được truyền đạt lại cho các thánh một lần thay cho tất cả”, nói theo ngôn ngữ của Thư của Jude - , mà là những người nhận, vốn riêng cho từng mỗi người, đó là thế giới Hy lạp và thế giới Roma, thế giới man di và tân thế giới, tức là lục địa châu Mỹ.

Vì thế, người ta tự hỏi : ngày hôm nay, trong đợt sóng loan báo tin mừng mới nầy, đợt sóng thứ tư, ai sẽ là người nhận đây ? Đây là câu trả lời : đó là thế giới phương Tây vốn đang bị tục hóa, và, dưới một số khía cạnh nào đó, thuộc thế hệ hậu-kitô. Việc chỉ rõ địa chỉ người nhận nầy, vốn đã thấy xuất hiện trong những tài liệu của Chân phước Giáo hoàng Jean-Paul II, nay lại càng trở nên đích danh hơn trong giáo huấn của Đức Thánh Cha Benoît XVI. Trong tự sắc mà qua đó ngài đã thiết lập “Hội đồng giáo hoàng để cổ vũ cho nỗ lực loan báo tin mừng mới”, Đức Thánh Cha Benoît XVI đã nói về việc “có nhiều xứ sở vốn đã có một truyền thống kitô xa xưa, nay trở thành trơ lì với sứ điệp tin mừng”.

Trong Mùa Vọng năm ngoái, tôi đã thử làm rõ điều đã tạo ra nét đặc thù của địa chỉ mới mà loan báo tin mừng muốn nhắm tới nầy, bằng cách tóm tắt lại qua ba khuôn mặt : khuynh hướng duy khoa học (scientisme), sự tục hóa (sécularisation), khuynh hướng duy lý (rationalisme). Ba khuynh hướng nầy chung qui đều dẫn đến cũng cùng một hậu quả : đó là khuynh hướng tương đối hóa mọi sự (relativisme).

Mỗi khi phát hiện ra một thế giới mới cần phải được loan báo tin mừng, thì chúng ta lại chứng giám sự xuất hiện của những con người loan báo tin mừng dành riêng cho thế hệ mới đó : các giám mục trong suốt ba thế kỷ đầu (nhất là nơi thế kỷ III), các đan sĩ trong đợt sóng thứ hai và các tu sĩ trong đợt sóng thứ ba. Ngày hôm nay cũng vậy, chúng ta đang chứng giám sự xuất hiện của một thế hệ mới các nhà loan báo tin mừng : đó là các giáo dân. Dĩ nhiên, không làm gì có chuyện thế hệ nầy ra đời để thay thế cho một thế hệ khác trước đó, mà ở đây chỉ nhằm muốn nói đến một sức mạnh mới của dân Thiên Chúa đến thêm vào những sức mạnh khác đã có trước đó, các giám mục, dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng, vẫn luôn là những nhà hướng đạo có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.

II- Như rãnh nước được tạo ra bởi một con tàu lớn trên biển

Tôi đã nói rằng dọc dài theo các thế kỷ, các địa chỉ lãnh nhận loan báo tin mừng có thay đổi, nhưng chính nội dung loan báo thì không. Tuy nhiên, tôi phải minh định cho rõ hơn khẳng định trên đây. Đã đành điều cốt yếu của loan báo không thể nào thay đổi được, nhưng cung cách trình bày loan báo đó, những ưu tiên, cái điểm mà từ đó chúng ta phải xuất phát trong loan báo nầy, có thể và phải thay đổi.

Chúng ta hãy doãn lại con đường mà loan báo tin mừng đã đi qua, để bây giờ đến được với chúng ta. Trước hết, đó là loan báo mà chính Đức Giêsu đã làm và mà đối tượng trung tâm là tin vui nầy : “Nước Thiên Chúa đã đến với anh em”. Tiếp theo pha kỳ độc nhất mà chúng ta thường gọi là “thời gian của Đức Giêsu” đó là “thời gian của Giáo Hội”, sau Biến cố Phục sinh. Lúc bấy giờ, Đức Giêsu không còn là người loan báo nữa, mà là Đấng được loan báo; hạn từ “Tin Mừng” (“Evangile”) không còn có nghĩa là “tin mừng do Đức Giêsu mang lại” nữa, mà là tin mừng về Đức Giêsu, tức là tin mừng mà đối tượng là Đức Giêsu và đặc biệt, sự chết và sự Phục sinh của Ngài. Đó luôn luôn vẫn là điều mà thánh Paul hiểu khi ngài sử dụng hạn từ “Tin Mừng”.

Nhưng, cần phải lưu ý đừng quá tách rời hai thời kỳ và hai loan báo nầy, thời gian của Đức Giêsu và thời gian của Giáo Hội, hay, như người ta có thói quen hay nói, tách rời “Đức Giêsu lịch sử” ra khỏi “Đức Kitô của niềm tin”. Đức Giêsu không chỉ là đối tượng của loan báo của Giáo Hội, điều được loan báo. Coi chừng đừng chỉ giản lược Ngài như thể chỉ là vậy mà thôi ! Làm thế có nghĩa là người ta đã quên mất sự Phục sinh của Ngài. Trong loan báo của Giáo Hội, chính Đức Kitô phục sinh, cùng với Thần Khí của Ngài, vẫn là Đấng đang nói; Đức Kitô vẫn còn là chủ thể đang loan báo. Như một bản văn của Công đồng đã nói : “Đức Kitô vẫn hiện diện nơi lời của Ngài, bởi vì chính Ngài vẫn đang nói khi người ta đọc các Sách Thánh bên trong Giáo Hội”.

Khởi đi từ loan báo đầu tiên của Giáo Hội, tức là “kérygme”. Chúng ta có thể qua việc dùng một hình ảnh tóm tắt lại diễn tiến liên tục của nỗ lực rao giảng của Giáo Hội. Chúng ta hãy tưởng tượng như đó là rãnh nước mà con tàu để lại phía sau nó trong chuyến hải hành. Rãnh nước nầy khi bắt đầu chỉ là một chấm nhỏ được tạo ra bởi mũi của con tàu, nhưng cái chấm nhỏ đó cứ mãi dần kéo dài ra cho đến lúc mất hút tận cuối chân trời và chấm dứt với việc nối kết lại được hai bờ biển đối diện với nhau. Đó chính là điều đã xẫy ra trong loan báo của Giáo Hội : loan báo nầy bắt đầu chỉ như một chấm nhỏ : kérygme, “Đức Giêsu, đã bị nộp vì tội lỗi của chúng ta và đã được phục sinh để công chính hóa chúng ta” (xem Rm 4, 25; 1 Cr 15, 1-3); hay cách hệ thống hơn : “Giêsu là Đức Chúa !” (Cv 2, 36; Rm 10, 9).

Bước giản nở đầu tiên của chấm nhỏ nầy xuất hiện với sự ra đời của 4 sách tin mừng, được viết ra để giải thích cái lõi hạt nhân ban sơ nầy, và cùng với phần còn lại của Tân Ước; tiếp đến là truyền thống của Giáo Hội, cùng với quyền giáo huấn, phụng vụ, thần học, các cơ cấu, các luật lệ, đường hướng linh đạo của Giáo Hội. Kết quả cuối cùng là cả một di sản đồ sộ bao la bát ngát, khiến người ta nghĩ đến cái chuỗi rãnh nước hút mắt mà con tàu đã để lại trên mặt biển khơi.

Vì thế, nếu muốn tin mừng hóa thế giới bị tục hóa nầy, cần phải có một chọn lựa. Bắt đầu từ đâu ? Khởi đi từ bất cứ điểm nào trên rãnh nước đó, hay từ chấm nhỏ đầu tiên ? Cái di sản dồi dào cơ man nào là giáo thuyết và những định chế đó có thể trở thành một điều bất lợi, nếu chúng ta tìm cách giới thiệu về mình, cùng với cả gia tài đó, cho một người mà từ lâu đã đánh mất mọi tiếp xúc với Giáo Hội và chẳng còn biết Đức Giêsu là ai. Làm thế cũng chẳng khác gì đi mặc cho một đứa trẻ con bộ áo gấm vóc rộng thùng thình và nặng nề mà các giám mục và linh mục vẫn thường mặc trong một vài dịp nào đó trong năm phụng vụ.

Cần phải giúp cho con người nầy tiếp xúc ngay được với Đức Giêsu; cùng với con người đó, hãy làm ngay điều mà Pierre đã làm trong Ngày Lễ Ngũ Tuần với ba ngàn người hiện diện : nói ngay với những con người nầy về Đức Giêsu mà chúng ta đã đóng đinh trên thập giá và mà Thiên Chúa đã làm cho Ngài phục sinh, dẫn con người nầy đến cái điểm mà cả anh ta nữa, một khi được đánh động nơi chính con tim, cũng sẽ thốt lên xin : “Thưa anh em, chúng tôi phải làm gì đây ?” và chính chúng ta cũng sẽ trả lời, như Pierre đã trả lời : “Hãy ăn năn thông hối, hãy lãnh nhận Thánh tẩy, nếu anh em chưa lãnh nhận, hay hãy xưng thú tội lỗi, nếu anh em đã từng được thánh tẩy rồi.”

Cũng như ngày xưa, ngày nay cũng vậy, những ai đáp trả lại lời loan báo sẽ được hiệp nhất lại với cộng đoàn những kẻ tin, họ sẽ được nghe lời dạy dỗ của các tông đồ và được tham dự vào việc bẻ bánh; tùy theo ân sủng nhận được và tùy theo đáp trả của mỗi người, những người nầy, dân dần, sẽ có thể sở đắc được cả cái di sản đồ sộ nầy, vốn khai sinh từ chấm nhỏ là kérygme của các tông đồ. Người ta không đón nhận Đức Giêsu dựa trên lời của Giáo Hội, mà người ta đón nhận Giáo Hội dựa trên lời của Đức Giêsu.

Chúng ta đang có một đồng minh bất đắc dĩ trong nỗ lực nầy : đó là thất bại của tất cả mọi nỗ lực qua đó thế giới bị tục hóa nầy muốn thay thế loan báo tin mừng kitô đầu tiên (kérygme chrétien) bằng những “tiếng kêu” khác và “những biểu tình” khác. Tôi thường thích lấy làm thí dụ bức tranh nỗi tiếng “Tiếng kêu” của nghệ sĩ gốc người Na uy, Edvard Munch. Một người đứng trên cầu, đàng sau là một cái nền màu đỏ nhạt, hai tay vòm quanh cái miệng ngoác to gần như hết cỡ, gào to lên, người ta hiểu ngay tức khắc đó là một tiếng kêu kinh hoàng, một tiếng kêu trống rỗng, không lời, đó chỉ là một âm thanh. Lối diễn tả hoàn cảnh của con người hiện đại như thế, theo tôi, xem ra mang lại nhiều hiệu quả nhất. Đó là hoàn cảnh của một con người đã quên bẵng đi mất tiếng kêu ăm ắp đầy nội dung là loan báo đầu tiên của các tông đồ (kérygme) và cảm thấy cần phải gào vào khoảng không nỗi kinh hoàng xao xuyến hiện sinh của riêng mình.

III- Đức Kitô, người đương thời với chúng ta

Bây giờ đây, tôi muồn thử tìm cách giải thích tại sao trong kitô-giáo, bất cứ khoảnh khắc nào, người ta cũng có thể lại bắt đầu khởi đi từ mũi của con tàu, mà đó không phải chỉ là một thứ tưởng tượng hay đơn giản chỉ là một công việc khảo cổ mà thôi. Lý do vốn đơn giản : con tàu vẫn còn rẽ nước trên biển khơi và rãnh nước đó vẫn còn được bắt đầu với một chấm nhỏ !

Mặc dù ông ta đã có nói nhiều điều rất đẹp đẽ về niềm tin và về Đức Giêsu, nhưng có một điểm tôi không đồng tình với triết gia Kierkegaard. Một trong những đề tài ưa thích của ông ta đó là đặc tính đồng thời của Đức Kitô. Nhưng, Kierkegaard quan niệm tính đồng thời có nghĩa là chúng ta phải trở nên những ngưởi đồng thời của Đức Kitô. “Kẻ muốn tin vào Đức Kitô – ông ta viết – bắt buộc phải trở thành kẻ đồng thời với Ngài trong sự hạ mình xuống”. Điều đó có nghĩa là để tin thực sự, cũng cùng một thứ niềm tin mà các tông đồ được đòi hỏi phải có, cần phải vượt qua 2000 năm lịch sử và những xác nhận về Đức Kitô và phải tự đặt mình vào vị trí của những kẻ mà Đức Giêsu đã ngõ lời với : “Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang khổ đau vì gánh nặng đè vai, và Ta, Ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi” (Mt 11, 28). Làm sao người ta có đủ can đảm để tin vào một lời hứa hẹn như vậy được chứ, khi mà Đấng đã đưa ra lời hứa hẹn đó, chính Ngài chẳng có nổi một viên đá để gối đầu ?

Tính đồng thời đích thực vốn là một điều khác : chính Đức Kitô trở thành người đồng thời của chúng ta, bởi vì, sau khi đã được phục sinh, Ngài vẫn sống trong Thần Khí và trong Giáo Hội. Nếu chúng ta phải trở thành những kẻ đồng thời của Đức Kitô, thì sự đồng thời nầy chỉ có trong ý hướng mà thôi; còn nếu chính Đức Kitô trở thành người đồng thời với chúng ta, thì sự đồng thời nầy là điều có thực. Theo một tư tưởng linh đạo táo bạo của anh em chính thống giáo, thì “lời kinh xin hãy làm quay trở lại (anamnèse) là một hành vi khiến cho quá khứ còn hiện diện hơn cả khi mà nó đã được sống”. Đó không phải là một sự thái quá. Trong cử hành phụng vụ thánh lễ, biến cố chết và phục sinh của Đức Kitô trở nên hiện thực đối với tôi còn hơn cả đối với những kẻ đã được tham dự cách cụ thể và với thể xác trước kia, bởi vì, vào lúc đó, chỉ là một sự hiện diện “theo thể xác”, còn bây giờ là một sự hiện diện “theo Thần Khí”.

Cũng một điều như vậy đối với những ai, với niềm tin, công bố : “Đức Kitô đã chết vì những tội lỗi của tôi, Ngài đã phục sinh để làm cho tôi được công chính hóa, Ngài là Đức Chúa”. Một tác giả thế kỷ IV đã viết : “Đối với mỗi một người, khởi đầu của sự sống, đó là lúc Đức Kitô đã bị hiến tế cho chính người đó. Nhưng, Đức Kitô bị hiến tế cho anh ta vào lúc mà anh ta nhận ra được ân sủng đó và ý thức được những hệ quả mà anh ta nhận được từ hành vi hiến tế nầy”.

Tôi nhận thấy quả không dễ dàng gì, thậm chí có lẽ còn không thể khi phải nói những điều nầy cho người ta, và còn tệ hơn nữa khi phải nói những điều đó cho thế giới đã bị tục hóa ngày hôm nay; nhưng, đó chính là điều mà chúng ta, những người rao giảng tin mừng, cần phải biết nằm lòng, để có thể kín múc được ở đấy lòng can đảm và tin vào lời của Jean, người rao giảng tin mừng khi ngài nói : “Đấng ở trong anh em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian” (1 Ga 4, 4).

IV- Các giáo dân, những diễn viên chính trong nỗ lực tin mừng hóa

Ngay từ đầu, tôi đã nói, trong pha kỳ tin mừng hóa hiện nay, các giáo dân là những diễn viên chính mới. Vai trò nầy vốn đã được đề cập đến bởi Công đồng, trong sắc lệnh “Apostolicam actuositatem”, bởi Đức Thánh Cha Paul VI trong “Evangelii nuntiandi”, và bởi Đức Thánh Cha Jean-Paul II trong “Christifideles laici”.

Những tiền đề của lời mời gọi phổ quát cho sứ mạng truyền giáo nầy đã được tìm thấy trong Tin Mừng. Sau lần đầu tiên sai các tông đồ đi truyền giáo, như người ta đọc thấy trong tin mừng của Luc, Đức Giêsu “còn chỉ định 72 người, và Ngài đã sai họ, cứ hai người một, đi trước Ngài đến tất cả các làng mạc, địa điểm mà Ngài sẽ đến” (Lc 10, 1). 72 môn đệ nầy có lẽ là tất cả những người mà Ngài đã qui tụ được cho đến lúc đó, hay chí ít là tất cả những người cách nghiêm túc đã có thể sẵn sàng cùng dấn thân với Ngài. Vì thế, như vậy là Đức Giêsu đã sai đi “tất cả” các môn đệ của mình.

Tôi có biết một người giáo dân ở Hoa Kỳ, cha của một gia đình, bên cạnh nghề nghiệp của mình, còn có một hoạt động tin mừng hóa rất hăng say. Đó là một con người có đầu óc khôi hài, tin mùng hóa bằng cách tạo ra được những tràng cười thoải mái, bởi vì chỉ có những người Mỹ mới có thể làm được như vậy. Khi đến một địa điểm mới, ông ta bắt đầu bằng cách rất nghiêm túc nói như thế nầy : “2500 vị giám mục, tụ tập lại ở Vatican, đã xin tôi đến loan báo cho các bạn Tin Mừng”. Tự nhiên là người ta bắt đầu cảm thấy tò mò. Lúc bấy giờ ông ta mới giải thích rằng 2500 vị giám mục là những con người đã tham dự Công đồng Vatican II và đã soạn thảo sắc lệnh về sứ mạng tông đồ của các giáo dân, trong đó mỗi giáo dân đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng truyền giáo loan báo tin mừng của Giáo Hội. Ông ta như vậy là hoàn toàn có lý khi nói “các ngài đã xin tôi”. Những lời nầy không phải là những lời nói với không khí, hãy nói cho tất cả và từng người một : những lời nầy được ngõ với mỗi giáo dân công giáo, đích thân từng cá nhân một.

Ngày nay, chúng ta biết năng lượng hạt nhân vốn xuất phát ra từ một “sự phân rã” nguyên tử. Một nguyên tử uranium bị bắn và “bị phá vỡ ra” thành hai do cú va chạm được tạo ra bởi một phân tử được gọi là neutron, trong tiến trình nầy, làm giải phóng ra năng lượng. Và, lúc bấy giờ, bắt đầu một phản ứng dây chuyền. Hai yếu tố mới tiếp tục phải chịu một “sự phân rã”, tức là đến lượt chúng, mỗi một yếu tố nầy lại tách ra thành hai nguyên tử khác, hai nguyên tử nầy lại tách thành bốn nguyên tử khác và rồi cứ như vậy tạo ra hằng tỷ nguyên tử, đến nỗi cuối cùng, năng lượng “được giải phóng ra” vô cùng vô tận. Và không nhất thiết đó là năng lượng phá hủy, bởi vì năng lượng hạt nhân cũng có thể được dùng cho những mục đích hòa bình, vì lợi ích của con người.

Trong ý nghĩa đó, trên bình diện thuộc linh, chúng ta có thể nói rằng những người giáo dân vốn là một thứ năng lượng hạt nhân của Giáo Hội. Một người giáo dân mà được Tin Mừng chạm tới, sống trong môi trường được bao quanh, có thể “làm lây nhiễm” thêm hai người khác, và với hai người nầy thêm bốn người khác nữa, và bởi vì con số các kitô-hữu giáo dân không chỉ có hàng chục ngàn người như hàng giáo sĩ, mà phải tính đến hàng trăm triệu, vì thế, những người giáo dân thực sự có thể đóng một vai trò mang tính quyết định, trong nỗ lực làm lan tỏa ánh sáng mang lại nhiều lợi ích của Tin Mừng vào trong thế giới.

Không phải chỉ từ Công đồng Vatican II người ta mới bắt đầu nói về chuyện giáo dân làm việc tông đồ : người ta đã nói về điều nầy từ rất lâu trước đó. Nhưng, điều mới mẻ mà Công đồng mang lại trong lãnh vực nầy đó là tước hiệu mà dưới tư cách đó các giáo dân đóng góp vào công việc tông đồ của hàng giáo phẩm. Đó không phải đơn giản chỉ là những cộng tác viên được kêu gọi để tham dự vào, tùy theo nghề nghiệp, thời gian và khả năng của họ; các giáo dân là những người mang trong mình những đặc sủng, mà nhờ đó, như hiến chế Lumen Gentium đã nói, “họ tỏ ra thích hợp và trong tư thế sẵn sàng để cáng đáng được những trách nhiệm khác nhau và những phần vụ có lợi cho nỗ lực canh tân và phát triển Giáo Hội”.

Đức Giêsu đã muốn các tông đồ của Ngài là những người chăn chiên và là những kẻ đánh cá người. Đối với chúng ta, hàng giáo sĩ, có vẻ như làm kẻ chăn chiên thì dễ dàng hơn là làm người đánh cá; tức là, thà với lời và các bí tích, nuôi nấng những ai đến với Giáo Hội còn hơn là ra đi tìm kiếm những kẻ ở xa, trong những môi trường tạp nham của cuộc sống. Dụ ngôn con chiên bị thất lạc ngày nay có lẽ phải được đọc ngược lại : 99 con chiên thì ở xa, và chỉ một con chiên còn ở lại trong chuồng. Điều nguy hiểm, đó là người ta dành tất cả thời gian để nuôi nấng chỉ một con chiên còn ở lại, và chẳng có thời gian đi tìm kiếm những con chiên đang lạc xa ràn, chỉ với cái cớ là thiếu linh mục. Trong tình hình đó, phần đóng góp của anh chị em giáo dân xem ra là ân sủng quan phòng.

Các “phong trào giáo hội” vốn tiền phong nhất trong lãnh vực nầy. Sự đóng góp mang tính biệt loại cho nỗ lực tin mừng hóa của những phong trào nầy đó là cống hiến cho những người trưởng thành một cơ hội để tái khám phá lại bí tích thánh tẩy của mình, và trở thành những phần tử năng nỗ và dấn thân của Giáo Hội. Ngày hôm nay, có nhiều cuộc trở lại nơi anh chị em không tin, và việc nhiều kitô-hữu quay trở về lại với thực hành tôn giáo đã được chứng thực trong cái khung của những phong trào nầy.

Mới đây thôi, nhằm hướng về nỗ lực tin mừng hóa nầy, Đức Thánh Cha Benoît XVI đã trở lại với đề tài tầm quan trọng của gia đình, khi nói về “vai trò số một” của các gia đình kitô trong lãnh vực nầy. “Cũng như sự vắng bóng Thiên Chúa và cơn khủng hoảng gia đình vốn liên kết với nhau, - ngài nói - cũng vậy, nỗ lực tin mừng hóa mới không thể tách rời khỏi gia đình kitô”.

Khi chú giải bản văn của Luc nơi có nói rằng Đức Giêsu “còn chỉ định 72 môn đệ, và sai họ từng hai người một đi trước Ngài vào các làng mạc và nơi chốn mà chính Ngài sẽ phải đến” (Lc 10, 1), thánh Grégoire le Grand đã viết rằng Ngài sai từng hai người một “bởi vì kém đi một người thì không thể có tình yêu”, và tình yêu là điều cho phép con người nhận ra rằng chúng ta là những môn đệ của Đức Kitô. Điều nầy có giá trị cho tất cả mọi người, nhưng nhất là cách đặc biệt cho những bậc làm cha làm mẹ. Nếu như các bậc làm cha làm mẹ chẳng thể làm được gì giúp đỡ con cái trong đức tin, họ hẳn đã làm được rất nhiều, nếu như, khi nhìn vào họ, các đứa con nầy có thể nói với nhau : “Hãy nhìn xem bố mẹ , các ngài đã yêu thương nhau biết bao !” “Tình yêu đến từ Thiên Chúa”, Thánh Kinh đã nói vậy (1 Ga 4, 7) và điều đó giải thích tại sao ở bất cứ nơi nào dù chỉ có một chút tình yêu đích thực thôi, là ở đấy Thiên chúa được loan báo.

Công cuộc loan báo tin mừng thứ nhất bắt đầu giữa các bức tường nhà. Một ngày kia, với một người trẻ hỏi Ngài anh ta phải làm gì để được cứu độ, Đức Giêsu đã trả lời : “Hãy đi và bán tất cả gì anh có, bố thí cho người nghèo…, rồi đến và theo Ta” (Mc 10, 21); nhưng với một người trẻ khác muốn từ bỏ mọi sự và đi theo Ngài, thì Ngài lại không chấp thuận, và đã nói với anh ta : “Hãy trở về nhà với những người thân của anh, hãy loan báo cho họ tất cả gì Đức Chúa đã làm cho anh vì lòng thương xót của Ngài.” (Mc 5, 19).

Có một ca khúc tôn giáo của người da đen rất nổi tiếng đã nói : “There is a balm in Gilead” (“Có một khúc nhựa thơm ở Gilead”). Một số lời ca trong đó có thể cổ vũ anh chị em giáo dân, nhưng không chỉ họ thôi đâu, trong nỗ lực tin mừng hóa từ người nầy sang người nọ, từ cánh cửa nhà nầy sang cánh cửa nhà khác. Bài ca nói như thế nầy :

“Nếu bạn không thể rao giảng như Pierre; nếu bạn không thể rao giảng như Paul, hãy quay trở về nhà mình và nói với những người lân cận của bạn : Đức Kitô đã chết để cứu độ tất cả chúng ta !”

Chỉ còn hai ngày nữa là đến Lễ Noël. Quả là một điều an ủi cho anh chị em giáo dân của chúng ta khi nhớ lại rằng xung quanh chiếc nôi của Đức Giêsu, bên cạnh Mẹ Maria và thánh Giuse, chỉ có những đại diện của họ là những chú mục đồng và các nhà chiêm tinh.

Lễ Noël dẫn chúng ta đến với cái đầu mũi nhọn của đầu mũi nhọn của rãnh nước được tạo ra bởi con tàu đang đi, bởi vì tất cả đều khởi đi từ đó, từ Chú Bé nằm trong máng cỏ. Trong phụng vụ, chúng ta sẽ nghe xướng lên “Hodie Christus natus est, hodie Salvator apparuit” (“Hôm nay, Đức Kitô sinh ra, hôm nay, Đấng Cứu Tinh xuất hiện”). Khi nghe điều đó, chúng ta hãy nghĩ lại điều mà chúng ta đã nói về lời kinh xin hãy làm quay trở lại (anamnèse), nhờ đó, khiến cho biến cố đã diễn ra trong quá khứ còn hiện diện hơn cả khi mà nó đã diễn ra lần đầu tiên. Phải, Đức Kitô hôm nay sinh ra, bởi vì Ngài thực sự sinh ra cho tôi ngay lúc mà tôi nhận ra được mầu nhiệm, ngay lúc mà tôi tin vào mầu nhiệm nầy. “Ích gì cho tôi việc Đức Kitô một lần đã sinh ra bởi Mẹ Maria ở Bethléem, nếu Ngài lại không sinh ra trong trái tim tôi, nhờ đức tin ?” : đó là những lời đã được thốt lên bởi Origène và đã được thánh Augustin và thánh Bernard lập lại.

Hãy biến thành của chúng ta lời mời gọi đã được Đức Thánh Cha lựa chọn như những ước nguyện của mùa Noël năm nay, và chúng ta hãy lâp lại điều đó bằng chỉ một hơi thở, với tất cả tấm lòng của chúng ta : “Veni ad salvandum nos”, “Lạy Chúa, xin hãy đến cứu độ chúng con !”.

[Nguyên tác Ý ngữ; Bản Pháp ngữ của Zenit (Isabelle Cousturié); Bản Việt ngữ của linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung].
 
ĐTC tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh và nhận định tình hình thế giới
LM Trần Đức Anh OP
12:44 09/01/2012
VATICAN - Sáng ngày 9-1-2012, theo thông lệ, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm đại diện của 179 quốc gia có quan hệ trên cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.

Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cũng là dịp để ĐTC kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Sau lời chào mừng của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Ông Alejandro Lalladares Lanza, Đại sứ của Honduras, Phó niên trưởng là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, đã nói đến những biến cố nổi bật trong năm vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh, các thiên tai và khát vọng tự do của nhiều dân tộc, sự di cư của hàng triệu người nam nữ và trẻ em.

Diễn văn của Đức Thánh Cha

ĐTC lên tiếng chào thăm và gửi lời cầu chúc nồng nhiệt đến các vị Đại Sứ, chính quyền và nhân dân các nước mà các vị đại diện. Ngài đặc biệt nhắc đến nước Malaysia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trong năm qua. ĐTC nói:

”Cuộc đối thoại của quí vị với Tòa Thánh tạo điều kiện dễ dàng cho sự chia sẻ những cảm tưởng và thông tin, cũng như sự cộng tác trong các lãnh vực song phương hoặc đa phương, được đặc biệt quan tâm. Sự hiện diện của quí vị tại đây hôm nay nhắc nhớ sự đóng góp quan trọng của Giáo Hội cho xã hội của quí vị, trong các lãnh vực như giáo dục, y tế và từ thiện. Những dấu chỉ sự cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo và các Quốc gia là các hiệp định đã được ký kết trong năm 2011 với Azerbaigian, Monténégro và Mozambique. Hiệp định với Azerbaigian đã được phê chuẩn và tôi cầu mong hai hiệp định còn lại cũng sẽ được mau lẹ phê chuẩn như vậy và những hiệp định đang trong vòng thương thảo sẽ sớm được kết thúc. Cũng vậy, Tòa Thánh mong ước thiết lập cuộc đối thoại hiệu quả với các tổ chức quốc tế và miền, và trong viễn tượng này, tôi hài lòng ghi nhận sự kiện các nước thành viên Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, ASEAN, đã đón nhận việc bổ nhiệm một vị Sứ thần Tòa Thánh cạnh tổ chức này. Tôi không thể bỏ qua không nhấn mạnh đến điều này là trong tháng 12 vừa qua, Tòa Thánh đã tăng cường sự cộng tác lâu dài với Tổ chức Quốc Tế về di dân, và trở nên thành viên trọn vẹn của tổ chức này. Đó là một bằng chứng về sự dấn thân của Tòa Thánh và của Giáo Hội Công Giáo cạnh cộng đồng quốc tế, trong việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho hiện tượng di cư, với nhiều khía cạnh, bảo vệ phẩm giá con người, mưu ích chung cho các cộng đoàn tiếp cư và những cộng đoàn nguyên quán của người di dân.

Các cuộc khủng hoảng

Sau khi lược qua các cuộc gặp gỡ với các vị quốc trưởng và đại diện các nước, cũng như các cuộc viếng thăm của ngài trong năm qua, ĐTC nói đến tình trạng thế giới ngày nay đang chịu nhiều cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị và xã hội:

”Về vấn đề này, trước tiên tôi không thể không nhắc đến những diễn biến trầm trọng và đáng lo âu của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này không những gây tổn hại cho các gia đình và các xí nghiệp thuộc những quốc gia tân tiến nhất, nơi nó phát sinh, tạo nên tình trạng nhiều người, nhất là giới trẻ, cảm thấy bị lạc hướng và bất mãn trong các khát vọng của họ mong một tương lai thanh thản, nhưng nó còn ảnh hưởng sâu đậm trên cuộc sống của các nước đang trên đường phát triển. Chúng ta không thể nản chí thất vọng, nhưng cần quyết liệt hoạch định lại hành trình của chúng ta với những hình thức dấn thân mới. Cuộc khủng hoảng này có thể và phải là một kích thích suy tư về cuộc sống con người và tầm quan trọng của chiều kích luân lý đạo đức trong cuộc sống, trước khi bàn tới những cơ cấu điều hành đời sống kinh tế: không những để tìm cách ngăn chặn những mất mát cho cá nhân hoặc cho nền kinh tế quốc gia, nhưng để mang lại cho chúng ta những qui luật mới đảm bảo cho mọi người khả năng sống xứng đáng và phát huy khả năng của họ để mưu ích cho toàn thể cộng đoàn.

Khát vọng của người trẻ

”Tiếp đến, tôi muốn nhắc lại rằng những hậu quả của thời điểm bất định hiện nay đặc biệt đè nặng trên người trẻ. Do sự khó chịu của họ trong những tháng gần đây đã nảy sinh những men nhiều khi ảnh hưởng mạnh tại các miền. Trước tiên tôi muốn nói đến Bắc Phi và Trung Đông, tại đó người trẻ đau khổ vì nạn nghèo và thất nghiệp, và họ lo sợ thiếu những viễn tượng được bảo đảm, họ đã phát động phong trào đòi cải tổ và tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị và xã hội. Hiện nay thật khó phác họa kết toán chung kết những biến cố gần đây và hiểu trọn vẹn những hậu quả của chúng đối với những quân bình trong vùng. Nhưng sự lạc quan ban đầu đã nhường chỗ cho sự nhìn nhận những khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp và thay đổi, tôi thấy điều hiển nhiên là con đường thích hợp để tiếp tục hành trình đã khởi sự, phải tiến qua việc nhìn nhận phẩm giá bất khả nhượng của mọi người và các quyền căn bản của con người. Sự tôn trọng con người phải ở trung tâm các tổ chức và luật lệ, nó phải dẫn đến sự chấm dứt mọi bạo lực và phòng ngừa nguy cơ theo đó, sự quan tâm thích đáng đối với những đòi hỏi của các công dân và tình liên đới xã hội cần thiết bị biến thành những công cụ để duy trì hoặc chinh phục quyền hành. Tôi mời gọi cộng đồng quốc tế đối thoại với những tác nhân của các tiến trình hiện nay, trong niềm tôn trọng các dân tộc và ý thức rằng việc xây dựng xã hội bền vững và hòa giải, chống lại mọi kỳ thị bất công, và đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo, tạo nên chân trời rộng lớn và đi xa hơn những dịp tuyển cử. Tôi cảm thấy rất lo âu đối với các dân tộc trong đó vẫn còn những căng thẳng và bạo lực, đặc biệt là Syrie, nơi mà tôi cầu mong tình trạng máu đổ sớm được chấm dứt và bắt đầu một cuộc đối thoại hiệu quả giữa các tác nhân chính trị, được dễ dàng hơn nhờ sự hiện diện của các quan sát viên độc lập.

Tình hình Trung Đông

”Tại Thánh địa, nơi mà những căng thẳng giữa người Palestine và Israel có ảnh hưởng trên sự quân bình của toàn vùng Trung Đông, các vị hữu trách của hai dân tộc cần chấp nhận những quyết định can đảm và sáng suốt để bênh vực hòa bình. Tôi hài lòng được biết là do sáng kiến của Vương quốc Giordani, cuộc đối thoại đã được mở lại; tôi cầu mong cuộc đối thoại này được tiếp tục để đạt tới một nền hòa bình lâu bền, bảo đảm quyền của các quốc gia có chủ quyền và ở trong ranh giới chắc chắn, được quốc tế nhìn nhận. Về phần mình, Cộng đồng quốc tế, phải đẩy mạnh sáng kiến của mình và khích lệ những sáng kiến thăng tiến tiến trình hòa bình như thế, trong niềm tôn trọng quyền của mỗi bên. Tôi cũng rất quan tâm theo dõi những diến biến tại Irak, lên án những vụ khủng bố gần đây vẫn còn gây ra những tổn hại nhiều nhân mạng, và tôi khuyến khích chính quyền nước này tiếp tục cương quyết theo đuổi con đường hòa giải hoàn toàn cho đất nước.

Giáo dục người trẻ

”Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 nhắc lại rằng ”Con đường hòa bình cũng là con đường của người trẻ” (1), vì những người này chính là ”sự trẻ trung của các quốc gia và xã hội, sự trẻ trung của mọi gia đình và của toàn thể nhân loại” (2). Vì thế, người trẻ thúc đẩy chúng ta nghiêm túc cứu xét những yêu cầu của họ về sự thật, công lý và hòa bình. Do đó, tôi đã dành Sứ điệp hằng năm nhân ngày Hòa bình thế giới để nói về người trẻ, với tựa đề ”Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình”. Giáo dục là một đề tài chủ yếu đối với mọi thế hệ, vì sự phát triển lành mạnh của mỗi người và tương lai của toàn thể xã hội cũng tùy thuộc việc giáo dục người trẻ. Vì thế, việc giáo dục ấy chính là một trách vụ quan trọng hàng đầu trong một thời đại khó khăn và tế nhị. Ngoài một mục tiêu rõ ràng, như dẫn dắt người trẻ nhận biết trọn vẹn về thực tại, và về chân lý, việc giáo dục còn cần có môi trường. Trong số những môi trường này, trước tiên có gia đình, dựa trên hôn nhân của một người nam và một người nữ. Gia đình không phải chỉ là một qui ước xã hội, nhưng còn là tế bào cơ bản của toàn thể xã hội. Vì vậy, nhà chính trị nào làm thương tổn gia đình thì cũng đe dọa phẩm giá con người và chính tương lai của nhân loại. Khung cảnh gia đình là cơ bản trong hành trình giáo dục và phát triển của cá nhân cũng như của các quốc gia; vì thế, các nhà chính trị cần đề cao giá trị hành trình ấy và giúp đạt tới sự hòa hợp xã hội và đối thoại. Chính trong gia đình mà người ta cởi mở đối với thế giới và cuộc sống, và như tôi đã có dịp nhắc nhở trong cuộc viếng thăm của tôi tại Croát, ”cởi mở đối với sự sống là một dấu hiệu sự cởi mở đối với tương lai” (3). Trong bối cảnh cởi mở đối với sự sống, tôi hài lòng đón nhận phán quyết mới đây của Tòa Công Lý của Liên hiệp Âu Châu, cấm cấp bằng sáng chế những tiến trình liên quan tới các tế bào gốc rút từ phôi thai người, cũng như Nghị quyết của Nghị viện Âu Châu lên án sự tuyển chọn về phái tính trước khi sinh ra.

Phổ quát hơn, liên quan đặc biệt tới thế giới tây phương, tôi xác tín rằng những luật lệ không những cho phép, nhưng đôi khi còn tạo điều kiện dễ dàng cho phá thai, vì những lý do thuận lợi hoặc những lý do y khoa đáng tranh luận, đó là những điều chống lại việc giáo dục giới trẻ và do đó chống lại tương lai của nhân loại.

”Tiếp tục suy tư của chúng ta, các tổ chức giáo dục chu toàn một vai trò thiết yếu không kém đối với sự phát triển con người: các tổ chức này là những cơ quan đầu tiên cộng tác với gia đình và chúng không chu toàn phận vụ nếu thiếu sự hòa hợp các mục tiêu với thực tại gia đình. Cần thực hành những chính sách huấn luyện để giáo dục học đường là điều có thể được mọi người sử dụng, và hơn nữa cần thăng tiến sự phát triển tri thức của con người, chăm sóc sự tăng trưởng nhân cách một cách hài hòa, kể cả sự cởi mở đối với Siêu Việt. Giáo Hội Công Giáo vẫn luôn đặc biệt tích cực hoạt động trong các tổ chức học đường và đại học, chu toàn một công việc được đánh giá cao cạnh các tổ chức của Nhà Nước. Vì thế, tôi cầu mong rằng sự đóng góp ấy được các luật lệ quốc gia nhìn nhận và đề cao giá trị.

Tôn trọng tự do tôn giáo

Trong viễn tượng ấy, ta hiểu rằng một công trình giáo dục hữu hiệu cũng đòi phải tôn trọng tự do tôn giáo. Tự do này có một chiều kích cá nhân, cũng như một chiều kích tập thể, và một chiều kích cơ chế. Đây là quyền đầu tiên trong các quyền con người, vì nó diễn tả thực tại cơ bản nhất của con ngừơi. Quá nhiều khi, vì những lý do khác nhau, quyền tự do tôn giáo bị hạn chế hoặc chà đạp. Tôi không thể nhắc đến đề tài này mà không bắt đầu bằng việc tưởng niệm Bộ trưởng Shahbaz Bhatti của Pakistan, đã tranh đấu không biết mệt mỏi cho quyền của các nhóm thiểu số, và đã thiệt mạng đau thương. Đáng tiếc đó không phải là trường hợp duy nhất. Tại nhiều nước, các tín hữu Kitô bị tước đoạt các quyền cơ bản, bị gạt ra ngoài lề đời sống công cộng; trong một số nước khác, họ phải chịu các cuộc tấn công mạnh mẽ chống lại các thánh đường và gia cư của họ. Đôi khi họ buộc lòng phải rời bỏ đất nước mà họ đã góp phần xây dựng, vì những căng thẳng liên tục và những chính sách nhiều khi biến họ thành những khán giả hạng nhì trong đời sống quốc gia.

Tại các miền khác trên thế giới, người ta thấy có những chính sách nhắm gạt vai trò tôn giáo ra ngoài lề đời sống xã hội, như thể tôn giáo tạo ra bất bao dung, thay vì góp phần quí giá vào việc giáo dục tôn trọng phẩm giá con người, công lý và hòa bình. Năm ngoái, nạn khủng bố vì lý do tôn giáo đã đốn ngã nhiều nạn nhân, nhất là tại Á châu và Phi châu, vì thế, như tôi đã nhắc đến tại Assisi, các vị lãnh đạo tôn giáo phải mạnh mẽ và cương quyết lập lại rằng ”đó không phải là bản chất đích thực của tôn giáo” (4). Tôn giáo không thể bị sử dụng như một cái cớ để loại bỏ các qui luật về công lý và luật pháp, để biện minh cho điều gọi là ”thiện ích” mà nó theo đuổi. Trong viễn tượng ấy, tôi hãnh diện nhắc lại, như tôi đã nói tại quê hương của tôi, rằng đối với những vị sáng lập nước Đức, viễn tượng Kitô về con người thực là một sức mạnh gợi hứng, cũng giống như nó giữ vai tró đó đối với những vị sáng lập Âu Châu thống nhất.

”Tôi cũng muốn nhắc đến những dấu chỉ đáng khích lệ trong lãnh vực tự do tôn giáo. Tôi nói đến sự thay đổi luật lệ nhờ đó pháp nhân của các nhóm tôn giáo thiểu số được nhìn nhận tại Cộng hòa Georgia; tôi cũng nghĩ đến phán quyết của Tòa án Âu châu về nhân quyền nhìn nhận sự hiện diện của Thánh Giá trong các lớp học ở Italia. Và tôi muốn gửi đến Italia một tư tưởng đặc biệt nhân dịp kết thúc năm kỷ niệm 150 năm thống nhất chính trị. Các quan hệ giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Italia đã trải qua một thời kỳ khó khăn sau khi thống nhất. Nhưng qua dòng thời gian, sự hòa hợp và ý chí cộng tác với nhau đã trổi vượt, mỗi bên trong lãnh vực riêng của mình, để mưu ích chung. Tôi cầu mong Italia tiếp tục thăng tiến quan hệ quân bình giữa Giáo Hội và Nhà Nước, như thế nêu gương và các nước khác có thể quan tâm tham chiếu trong sự tôn trọng.

Phi châu

Về đại lục Phi châu, mà tôi mới viếng thăm khi đến nước Bénin gần đây, điều thiết yếu là sự cộng tác giữa các cộng đoàn Kitô và các chính phủ giúp tiến bước trên con đường công lý, hòa bình và hòa giải, trong đó các phần tử của mọi chủng tộc và mọi tôn giáo được tôn trọng. Thật là đau buồn khi thấy rằng tại nhiều nước ở đại lục này, mục đích ấy vẫn còn xa vời. Tôi đặc biệt nghĩ đến sự gia tăng bạo lực tại Nigeria, như những vụ khủng bố xảy ra chống lại nhiều nhà thờ trong mùa Giáng Sinh, tôi nghĩ đến những hậu quả cuộc nội chiến tại Côte d'Ivoire, tình trạng bất an kéo dài tại vùng Đại Hồ, và tình trạng cấp thiết về nhân đạo tại các nước vùng Sừng ở Phi châu. Một lần nữa tôi kêu gọi Cộng đồng quốc tế ân cần trợ giúp tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài từ nhiều năm nay tại Somalia.

Môi Sinh

Sau cùng tôi muốn nhấn mạnh rằng một nền giáo dục hiểu đúng đắn chỉ có thể tạo điều kiện dễ dàng cho sự tôn trọng thiên nhiên. Ta không thể quên những thiên tai trầm trọng xảy ra trong năm 2011 tại nhiều miền ở Đông Nam Á và những thảm họa môi sinh như tại lò hạt nhân Fukushima bên Nhật. Việc bảo tồn môi sinh, sự hợp lực trong cuộc chiến chống nghèo đói và chống thay đổi khi hậu là những lãnh vực quan trọng đối với sự thăng tiến phát triển con người toàn diện. Vì thế, tiếp theo khóa họp thứ 17 của Hội nghị các nước tham gia Hiệp ước Liên Hợp quốc về sự thay đổi khí hậu, mới kết thúc tại thành phố Durban, Cộng đồng quốc tế chuẩn bị cho Hội nghị của LHQ về sự phát triển lâu bền (Rio + 20), như một gia đình đích thực của các dân nước, và nhờ đó, với một cảm thức liên đới mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm lớn lao hơn đối với các thế hệ hiện tại và tương lai.

Chú Thích
1. Gioan Phaolô 2, Tông Thư ”Dilecti amici”, 31-3-1985, n.15
2. Ibidem, n.1
3. Bài giảng thánh lễ nhân ngày Toàn quốc các gia đình Công Giáo Croát, Zagreb, 5-6-2011
4. Diễn văn tại Assisi, ngày 27-10-2011
 
Top Stories
Catholics in Gaza welcome 8 bishops from Europe and North America
AsiaNews
11:02 09/01/2012
The visit took place before the annual meeting of the Coordination of Episcopal Conferences in Support the Church of the Holy Land. Auxiliary bishop in Birmingham says: “You’re not alone, no one has given up, have hope and faith in God and the Church”.

Gaza (AsiaNews) - The small Catholic community of Gaza welcomed the visit of eight bishops from Europe and North America, just one day before the annual meeting of the Coordination of Episcopal Conferences in Support of the Church of the Holy Land, yesterday. Greeted by a band of 40 scouts, the Bishops brought messages of support from their dioceses and respective Bishops’ Conferences. Bishop William Kenney, auxiliary bishop in Birmingham told the parishioners: “You are not forgotten, you’re not alone, no one has given up, have hope and faith in God and the Church”.

The Apostolic Nuncio, archbishop Antonio Franco, presided the Mass, which took place at the Holy Family Parish Church in Gaza. After mass, there was an open meeting with the parishioners. The faithful shared their experiences of living in Gaza, where the economic blockade, the security situation and an increasing fundamentalism affect work and freedom of movement.

On a total population of 1,5 million, the Christian community of Gaza is made up of 2.500. Catholics are about 300. Despite the small figure, Catholics are very active among the community. Along the parish of the Holy Family Church, religious nuns run a home for the elderly, a centre for the disabled, a kindergarden and a Catholic schools.

Since 1998, the Bishops’ Conference of England and Wales has organized the annual meeting of the Coordination of Episcopal conferences in Support of the Church of Holy Land. The aim is to act in solidarity and share the pastoral life with the local Christian community.

The Assembly of Catholic Ordinaries of the Holy Land attended the opening session of today. The meeting will close on January 12nd. Both Israeli and Palestinian ministers and politicians will join the event. During the meeting, the participants will talk about the impact of Arab Spring and the socio-political changes in the region.

Episcopal participants for this year’s Holy Land Coordination are: mgr. Patrick Kelly, archbishop of Liverpool and deputy chairman of Bishops’ Conference of England and Wales; mgr. Richard Smith, archbishop of Edmonton, Canada; mgr. Johan-Enric Vives, archbishop of Urgel, Spain; mgr. Gerald Kicanas, bishop of Tucson, US; mgr. Heinrich Mussinghoff, bishop of Aachen and deputy chairman of Bishops’ Conference of Germany; mgr Michel Dubost, bishop of Evry, France; mgr, Riccardo Fontana, archbishop of Spoleto and Norcia, Italy; mgr. William Kenney, auxiliary bishop of Birmingham and spokesperson for European Affairs of Bishops’ Conference of England and Wales.
 
Cuban cardinal has high hopes for papal visit
EWTN News
11:05 09/01/2012
Havana, Cuba - Cardinal Jaime Ortega of Havana told Vatican Radio this week there are high expectations in Cuba for Pope Benedict’s upcoming visit to the island March 26-28.

“There is so much expectation for this event. For us it is surprising that the Pope chose our country together with Mexico to come to Latin America,” Cardinal Ortega said.

He noted that Benedict XVI had been invited to come “some time ago, ever since Cardinal Bertone’s visit to Cuba,” which coincided with the designation of Raul Castro as the country’s new president.

“We were filled with hope and the Pope himself, when I spoke to him about this invitation, said he carried the desire to be in Cuba in his heart,” the cardinal added.

He then recalled Pope John Paul II’s 1998 papal visit to Cuba, which he said “left a mark on our Cuban nation.”

Benedict XVI will arrive in Santiago, Cuba, on March 26 after visiting Mexico from March 23-26.

During his stay, he will make a private visit to the Shrine of Our Lady of Charity in El Cobre and meet with President Raul Castro as well as Cuban bishops.

He will also celebrate two outdoor Masses, one at the Antonio Macedo Revolution Square and the other at Revolution Square in Havana.

(Read more: http://www.ewtnnews.com/catholic-news/Americas.php?id=4603#ixzz1iyvDKF1Z)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đi thăm Mái Ấm Tình Thương: có những bé thơ không phải là người
Trần Mạnh Trác
08:11 09/01/2012
Chúng tôi gõ cửa cơ sở Mái Ấm Tình Thương trước những đôi mắt ngạc nhiên của các Sơ dòng Mến Thánh Giá đang điều hành nơi đây.

Mà không ngạc nhiên sao được khi thấy có người đã bỏ sau lưng ánh đèn rực rỡ của Saigon để về thăm một nơi "khỉ ho cò gáy" như tỉnh Bình Tuy này, ngay trong ngày 24 của mùa Noel tràn đầy ánh sáng?

Những người từng sống lâu năm ở đây vẫn gọi chốn này một cách âu yếm là "Tỉnh Bình Tuy", nhưng trên thực tế Bình Tuy đã bị xóa sổ sau năm 75 và trở thành một quận hẻo lánh của tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ cũ là thị xã La Gi từ đó gia nhập hàng ngũ các "vùng sâu vùng xa" của chính sách "đánh tư sản mại bản" triệt để, bao gồm những cưỡng bức "đi vùng kinh tế mới" và những biến cố như bất ngờ xô cửa kiểm sóat bữa cơm gia đình, hầu bắt quả tang những vi phạm như "tại sao bữa cơm lại có cá? tại sao cơm trắng không có độn thêm khoai?"... Nếu khi đó cái tên La Gi còn được nhắc nhở tới, chỉ là vì nơi đây là điểm xe đò của những vợ con lính "Ngụy" đi thăm chồng hoặc cha ở trại cải tạo Hàm Tân.

Chiến tranh đã để lại nhiều dấu tích đau thương trên mảnh đất này, nhiều xác binh lính của cả hai bên nằm phơi xương ra bên ngòai những ngôi mộ chôn vội vàng trong chiến cuộc quanh khu rừng Lá. Từ năm 2003 đến nay, các Sơ Mến Thánh Giá đã thu nhặt từ những nấm mộ bị xoi mòn và cải táng cho trên 2800 hài cốt, để một ngày nào đó mong rằng sẽ có người thân tìm lại.

Dù là một vùng đất bị ngược đãi, nhưng nhờ có tài nguyên thiên nhiên từ rừng và biển, La Gi đã hồi sinh mau chóng khi nền kinh tế "mở cửa". Áp lực dân số tăng mau, lên gấp đôi thời Chiến Tranh, do sự tăng trưởng tự nhiên cộng thêm các làn sóng di dân từ miền Bắc vào. Diện tích thị xã đã lan rộng nhiều lần hơn, đường xá tăng thêm và các ngõ hẻm xuất hiện cùng khắp.

Hiện tượng "người tứ xứ" nhập cư ồ ạt đã kéo theo nhiều tệ đoan xã hội. Các Sơ cho biết trong thị xã La Gi, dù dân số chỉ vào khỏang 100 ngàn người, mà đã có tới 9 địa điểm phá thai. Trung bình mỗi tháng trên 400 thai nhi bị giết chết.

Các Sơ đã xin phép để được nhặt các thi hài về chôn cất cho tử tế, chỉ có 2 điểm phá thai chấp thuận. Từ năm 2005 đến nay, các Sơ đã phải chôn 17 ngàn thai nhi.

...Và trong tiến trình lân la đi lại giữa các điểm phá thai, khỏang 140 cháu được cứu thóat khỏi lưỡi hái của Tử Thần. Một số được rước đi làm con nuôi (1), một số được cha mẹ xin lại, còn 75 cháu hiện nay nhận lấy Mái Ấm Tình Thương làm nhà.

Xem hình ảnh

Dù là có một cái mái để nương thân, nhiều cháu sẽ không có "Hộ Khẩu". Chính sách của "Nhà Nước" là thúc đẩy phá thai, một cơ sở như thế này là "Phản Động". Luật lệ mới đòi hỏi người mẹ phải trở về nguyên quán để khai sinh cho con. Những bà mẹ sinh "chui" không sẵn sàng làm hoặc dám làm việc đó. Đó là trường hợp của một bà mẹ 14 tuổi hiện vẫn sống ẩn núp tại đây, nếu gia đình tìm được thì sẽ bị giết chết ngay!

Tuy không làm được giấy khai sinh, các cháu vẫn được đặt tên. Chúng tôi ngạc nhiên khi nghe thấy nhiều cái tên rất quen tai, thì ra đó là những tên của mọi người trong một gia đình quen biết ở Dallas. Thường thì các Sơ lấy tên của một người bảo trợ nào đó mà đặt cho các cháu. Ngày hôm nay một cháu gái 4 ngày tuổi đã được đặt tên theo một 'bà mẹ' mới ở Mỹ, đó là một thiếu nữ trẻ đã hứa gửi cho cháu 10 dollars một tháng.

Cái tên này chỉ được công nhận trong khuôn viên Mái Ấm Tình Thương mà thôi, những đứa bé như vậy sẽ lớn lên không được xã hội công nhận. Chúng không hiện hữu, không phải là người, sẽ không có cơ hội ghi tên đi học ở trường, đi khám bệnh ở nhà thương hoặc đi làm việc...

-"Vậy khi các cháu đau ốm thì sao? có vị bác sĩ ân nhân nào lo cho các cháu không?"

-"Thưa, mình phải tự lo lấy hết, phải cố gắng hết sức mà thôi..."

Cũng may là chưa có một trường hợp nghiệt ngã nào xảy ra, đứa nào trông cũng khỏe mạnh, năng động, thi nhau ăn, ăn ngon miệng, không nũng nịu mè nheo, dù cho bữa ăn trưa chỉ là một chén cháo trộn với rau.

Chứng kiến khẩu phần khiêm nhượng của các cháu, tôi chạnh lòng đặt câu hỏi:

-"Thưa Sơ, menu của các cháu thì như thế nào?"

-"Menu?... thì mình cũng dựa theo phần ăn như các cô nhi viện khác."

Yên lặng một hồi, Sơ nói thêm:

-"và cũng còn tùy theo khả năng của mình..."

Quên bẵng đi rằng đây là một cơ sở "phản động", tôi hỏi thêm:

-"Thế thì nhà Dòng không có cách nào nhờ vả các Cơ Quan Chính Phủ được à?"

-"Thưa không được, hễ đụng tới cơ quan Nhà Nước thì phiền phức lắm..."

Mà vì không thể đi qua ngã Nhà Nước, cho nên sẽ không có hy vọng nào tìm được sự viện trợ của một cơ quan thiện nguyện quốc tế. Tất cả những tài trợ từ trước đến nay là từ ở những cá nhân, nói cách khác, nhờ sự "đi ăn mày vận động đó đây" của các Sơ.

Những vận động như vậy đã đem lại một số kết quả khả quan. Vẻ tươm tất của cơ sở chứng tỏ sự tài trợ là tạm ổn. Tuy nhiên những việc "ăn mày" này không phải là một nguồn thu thập vững vàng vì các cuộc vận động ở Quốc Ngọai cứ mỗi ngày mỗi khó khăn thêm.

Không phải vì người ta ít hảo tâm hơn, nhưng vì các cộng đòan người Việt ở bên ngòai cũng có những ưu tiên mới và những thế hệ trẻ 'kiếm ra tiền' cũng có những ưu tiên riêng không còn liên hệ với quê nhà nữa.

Trong lúc chuyện trò với Sơ Mai, người đã từng đi Hoa Kỳ lạc quyên nhiều lần, tôi dạm hỏi:

-"Chừng nào thì Sơ lại qua Mỹ lần nữa?"

Một phút yên lặng để ngăn chặn cảm xúc bồi hồi, Sơ trả lời:

-"Gian nan lắm, mất nhiều thì giờ lắm..."

Rồi như để cho câu trả lời có phần nhẹ nhàng hơn, Sơ nói thêm:

-"Mà nhớ các cháu lắm".

Các cháu của Sơ ở Mái Ấm Tình Thưong thì mỗi ngày mỗi đông lên, bây giờ nhiều đứa trẻ đã phải nằm chung giường, chúng sẽ lớn lên và sẽ cần sự riêng tư, ít ra là có sự riêng rẽ giữa nam và nữ. Các Sơ đang lo lắng xây thêm nhà.

Một trong những chương trình lạc quyên để phát triển cơ sở là ngày "Bữa Cơm Huynh Đệ" tổ chức ngay sau Noel vào ngày 28 tới. Đây là một bữa cơm dành cho 200 trẻ khuyết tật ăn mừng Giáng Sinh. Dự trù sẽ có khỏang 500 thực khách tham dự, sẽ rất chật chội trong cái sân nhỏ hẹp.

Một đòan thể Phật Tử mới liên lạc với ban tổ chức và hứa tặng cho một số tiền. Họ sẽ phái một phái đòan gồm các sư sãi, ni cô và phật tử đến tham dự, tổng số là 120 người.

Đột biến bất ngờ này làm cho Sơ Mai phải tất tưởi chạy ra phố cả buổi sáng để mượn thêm bàn ghế và nhờ người nấu các món ăn chay.

Nhưng đó là chuyện vất vả mà những người lớn phải lo liệu, còn bây giờ, những đứa trẻ vô tư ba bốn tuổi vẫn chỉ biết vui đùa với những người khách viếng thăm, cành đông càng thích. Chúng đòi bế, đòi nói chuyện, đòi ôm chặt lấy khách và không muốn rời xa. Trườc mắt chúng, đây là các cha mẹ, đây là những người thân. Chúng đói khát tình thương.

Chung sống trong cảnh mồ côi, chúng san sẻ tình thương cho nhau và đùm bọc lấy nhau. Có một bé gái khỏang 7 tuổi lăng xăng đem cơm đi đút cho những đứa bé 3 tuổi 'chậm ăn' khác, gọi là những đứa em của nó. Sau bữa ăn, khi các em nó xếp hàng ngồi trên các 'ống bô' trong một hành động 'đi cầu' tập thể, nó lại lấy khăn lau miệng cho từng đứa một.

Thấy tôi chú ý tới nó, một Sơ chép miệng than:

-"Tội nghiệp con bé, nó thì giỏi việc lắm, nhưng mà học hành thì lại kém lắm!"

Câu nói bọc lộ nỗi lòng của một người mẹ mong muốn cho con mình được phận tốt hơn.

Trước khi ra về, tôi quan sát thấy giữa mặt tiền của căn nhà có bức tượng của thánh Gêrađô, một vị thánh Dòng Chúa Cứu Thế là quan thầy của các bà mẹ sinh con. Ngài đã bỏ nhà để đi tu với một lời nhắn viết lại cho mẹ mình: "từ giã mẹ, con đi làm thánh".

Thật là xúc động khi suy diễn rằng, các đứa trẻ bị bỏ rơi này đang gởi lời an ủi tới những người mẹ lỗi lầm của chúng, là những tâm hồn ray rứt không kém phần bất hạnh, rằng việc chia ly không nên vì đó mà phải u sầu, rằng chúng đang được bình an hạnh phúc trong vòng tay che chở của một vị Chúa Chiên Lành.

Ra cổng, vẫn còn tiếng vọng của những lời chào pha lẫn vài tiếng nức nở, chúng tôi bước đi mà lòng nặng trĩu.

"Tạm biệt các cháu, chỉ là tạm biệt mà thôi, sẽ có ngày gặp lại!"

(1) Hiện nay các Sơ đã chấm dứt chương trình con nuôi vì những thủ tục nhiêu khê nẩy sinh ra tệ nạn "buôn bán con nít".

(2) Địa chỉ Mái Ấm Tình Thương:

Nt: Mary Nguyễn Thị Thanh Mai

Cơ Sở bảo trợ Mái Ấm Tình Thương

Box: 18 Tân An - Lagi - Bình Thuận

Email: srthanhmai@yahoo.com.vn

Tel: 062.3560291 - Cell:0986843770
 
Ngày họp mặt Tân Tòng giáo phận Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:48 09/01/2012
HỐ NAI - Sáng Chúa nhật 08.01.2012, tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Hà Nội hạt Hố Nai, diễn ra ngày họp mặt lần thứ nhất cho gần 2000 anh chị em tân tòng thuộc giáo phận Xuân Lộc.

Trong những ngày đầu năm mới Dương lịch 2012, không khí rộn ràng vui tươi chuẩn bị đón tết cổ truyền Nhâm Thìn sắp đến, từ các trục lộ lớn đến mọi nẻo đường nơi thôn làng xóm ngõ trong vùng Hố Nai từ nội ô Biên Hòa lên đến Đình Quán giáp Lâm Đồng Đà Lạt, đèn sao Noel, pano quảng cáo, băng ron Mừng Chúa Giáng Sinh, Chúc Mừng Năm Mới …đủ mọi mầu sắc rực rỡ được trang hoàng, người người qua lại ai ai cũng cảm nhận niềm vui hoan hỉ của bà con Công giáo nơi đây.

Xem hình ảnh

Trong làn gió se lạnh của mùa đông với những tia nắng bình minh ngày Chúa nhật, Lễ Chúa Hiển Linh tuyệt đẹp, như muôn hoa đua nở trong vườn hoa khoe sắc, tiếng nói tiếng cười, những cái bắt tay thắm thiết, những nụ cười rạng rỡ của mọi người. Từ những chiếc loa phóng thanh trên cao phát ra những bài thánh ca, những lời chào đón dễ thương của MC, của ban tiếp tân, các ban trật tự, đến các em giữ xe vui vẻ ân cần.

Trước giờ lễ Tạ ơn và cầu nguyện cho năm mới, cộng đoàn được thưởng thức một chương trình văn nghệ do quý Soeur dòng Đaminh Rosa, Miền Mân côi, Thái Bình. Dòng Đaminh Tam Hiệp. Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể phụ trách.

Sau đó Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo gặp gỡ chia sẻ với cộng đoàn đề tài “Hạnh Phúc Sống Đạo Trong Hoàn Cảnh Hiện Nay’’. Kế đến, cùng với Đức Ông Giuse có cha Gioan Bt Nguyễn Đăng Tuệ, Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse, Xuân Lộc. Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Trưởng ban Loan Báo Tin Mừng Giáo phận đã đồng hành với cộng đoàn trong buổi hội thảo, qua những thắc mắc về đời sống đức tin, những vấn đề về luân lý và niềm tin.

Cùng dâng lễ với Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục thuộc HĐGM VN. Có Đức Ông Tổng Đại Diện Vinhsơn Đặng Văn Tú. Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Xuân Lộc. Qúy Cha Quản Hạt, cùng Qúy Cha trong Giáo phận.

Đến dự lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, anh chị em Tác Viên Tin Mừng, quý chức Ban hành giáo, các Đoàn hội các Giới, gần 2000 anh chị em tân tòng, và cộng đoàn phụng vụ.

Trước khi kết lễ, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận cũng đã chia sẻ tâm tình với cộng đoàn, cách riêng với anh chị em tân tòng.

“ Anh chị em rất thân mến! Tôi thấy được rằng tôi có mắc nợ với anh chị em, món nợ đó là tình yêu trong Chúa Kito. Khi anh chị em đón nhận Tin Mừng của Chúa, đó là anh chị em đã đáp lại nhiệm vụ của chúng tôi, giám mục cũng như các linh mục.

Nếu một người bán hàng mà có nhiều khách hàng đến ủng hộ giúp cho cửa hàng phát triển, thì chủ cửa hàng đó phài là người mang ơn khách hàng nhiều nhất. Anh chị em đón nhận Tin Mừng, nhiệm vụ của giám mục cũng như các linh mục phải đem Tin Mừng đến cho anh chị em. Như Thánh Phaolo đã nói: ‘Chúng ta không mắc nợ nhau điều gì khác ngoài món nợ Tình yêu’. Tình yêu đó là anh chị em đón nhận và hôm nay đang sống Tin Mừng.

Tin theo Chúa Giesu, như Chúa đã nói: ‘Ai tin vào Ta thì sẽ có sự sống đời đời’. Vậy chúng ta đã tin theo Chúa, đi theo Chúa, đã học hỏi, đã biết Chúa rồi, thì hãy yêu mến Chúa, giữ lề luật của Người, hãy thi hành những điều Người truyền dậy để chúng ta có thể vững vàng trong đức tin.

Hôm nay chúng ta tham dự lễ Hiển Linh Chúa tỏ mình ra, Thiên Chúa là đấng vô hình, Ngài đã sinh ra nơi trần gian này để tỏ cho mọi người thấy được rằng, Ngài đã là con người đang ở giữa chúng ta, Chúa yêu thương chúng ta qua ngôi lời người giảng dậy, Ngài giới thiệu về Thiên Chúa Cha, Ngài chỉ cho ta con đường về với Thiên Chúa và Ngài dậy chúng ta phải yêu thương nhau để tất cả là con của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau loan báo Tin Mừng, đặc biệt đối với những người sống chung quanh chúng ta, những người thân thuộc, là cha mẹ, bà con xóm làng, chúng ta hãy giới thiệu Chúa Giesu cho họ để họ cũng có được các ơn quý trọng là được làm con Thiên Chúa, để ‘Ai tin vào Chúa Giesu sẽ được sự sống đời đời’.

Nhân ngày gặp gỡ hôm nay, thưa anh chị em, đối với chúng tôi mắc nợ anh chị em một món nợ đó là Tình yêu, xin anh chị em tin vào chúng tôi luôn gần gũi với anh chị em, cầu nguyện cho anh chị em, ngược lại anh chị em cũng cầu nguyện cho chúng tôi để chúng tôi luôn được nhiệt thành Loan Báo Tin Mừng của Chúa.

Nhân dịp sắp đến ngày tết, thay mặt cho Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha và tất cả mọi người, xin chúc mừng năm mới anh chị em, xin Chúa ban cho anh chị em được đầy ân sủng, bình an sức khỏe, và qua anh chị em xin gởi đến những người thân thuộc của anh chị em và xin chúc tất cả mọi người ân sủng bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Thân ái chào anh chị em’’.

Thay lời kết bài viết này chúng con xin trích một phần lời cảm ơn trong ngày lễ hôm nay của Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản hạt Hố Nai, kiêm Giám đốc Ban Loan Báo Tin Mừng của Giáo phận.

“…Đã đến lúc phải trao vào tay người giáo dân cái gậy và đôi giầy Loan Báo Tin Mừng, có nghĩa là mời gọi người giáo dân thực hiện một cách tích cực nhất bản chất người Kito hữu là Loan Báo Tin Mừng như ĐTC Benedicto mới chỉ dậy…’’

Lạy Chúa Giesu bé thơ nằm trong máng cỏ, xin cho con được thấy sự bình an của Chúa, ngay giữa những lo âu hàng ngày. Xin cho con đón lấy cuộc đời con với bao điều không vừa ý. Và cuối cùng, xin cho con dám sống như Chúa vì Chúa đã dám sống như con. Đó là lời bài hát mà ca đoàn cất cao vang xa rất hay trước khi anh chị em tân tòng cùng với Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha và Tu sĩ, Anh Chị Em Loan Báo Tin Mừng bước vào phòng tiệc liên hoan tất niên.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chỉnh đốn đảng!
lykhách
09:29 09/01/2012
Càng “chỉnh” đảng lại càng thêm “đốn”
Mãi loay hoay “chỉnh với đốn” làm gì?
Kẻ thức thời biết mình lầm lộn
Nên thật thà thú nhận trước lương tri!

Phản đảng không thể là phản động
Đảng viên giàu trên xương máu công-nông
Hơn ba mươi năm sau thời “giải phóng”
Hãy nhìn quanh: ta bước chậm sau cùng!

Đảng từng ngày cản bước tiến non sông
Nước có độc lập, dân có tự do không?
Có “độc lập” tại sao để tàu lạ ngang tàng chiếm biển Đông?
Có “tự do” sao dân chẳng quyền gióng lên tai họa ngoại xâm
Đảng đạp lên mặt dân, bịt miệng những réo gào uất hận
Đảng đã bỏ tù bao nhiêu kẻ chỉ vì yêu tổ quốc đến cháy lòng?!

Ôi dân tộc ta, một dân tộc khốn khổ
Một nghìn năm chống trả giặc Tàu đô hộ
Gần trăm năm dưới gót thực dân đọa đày tủi hổ
Hơn hai mươi năm anh em giết nhau xương tàn máu đổ
Chưa kịp thanh bình đã trả thù nhau vì chủ nghĩa điên rồ!

Bao nhiêu người bỏ xác nơi biển Đông?
Bao nhiêu kẻ bị giam như cầm thú giữa rừng?
Hơn bốn ngàn năm tổ tiên nhọc nhằn mà lòng người chưa đủ rộng
Nên sự ác còn sinh trái ác quả-nhân?

Bởi chủ nghĩa được sinh từ sự ác
Được đảng nuôi lớn lên trong hận thù dốt nát
“Chỉnh đốn” làm sao khi chối bỏ sự thật:
Chính độc đảng đang cản đường đất nước!

Tình người tan nát
Lòng dân rời rạc
Kẻ cầm quyền với giặc thì hèn, với dân thì ác
Công an sử dụng côn đồ, ma cô đánh dân cướp đất
Báo đài hùa nhau một lũ bất trí nửa ngủ nửa thức
Im lặng đồng lõa được xem như lối khôn ngoan đúng mực
Kẻ giả đạo đức cũng chỉ dừng trên môi hai chữ “bức xúc”
Nhìn dân sống cảnh điêu linh, quê hương tủi nhục:

Nông dân bị cướp mất đất
Công nhân bị chủ đọa đày hạ nhục
Thiếu nữ ngày càng trẻ hơn, phải bán rẻ thân mình trong nước mắt
Những “cô dâu” phải cởi áo quần cho những thằng rể ngoại kiều xem thân - chọn mặt
Những thanh niên được xuất khẩu lao động năm châu giá thấp…
Hỡi ôi! vì sao dân tộc ta đến nông nỗi này rách nát?!

Làm càng lớn phải càng nên nhìn xa quốc nhục
Đức càng trọng càng nên nhạy cảm hơn nỗi đau của dân tộc
Có phải lòng người đã quên rồi những điều cần đáng khóc?
Sống chui trườn như loài rắn chỉ còn khả năng nọc độc?!

Vì gian ác còn trên ngai ngự trị
Bởi tham lam nên che khuất lương tri
Sống hưởng thụ đến nhụt mòn ý chí
Bỏ đảng đi! chỉnh đốn đảng làm gì?
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Đầu Ngõ
Lê Trị
22:22 09/01/2012
TRĂNG ĐẦU NGÕ
Ảnh của Lê Trị
Cái đèn cao áp vô duyên
Vênh vênh váo váo che duyên chị Hằng
Thôi rồi một tối dầy trăng !
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền