Phụng Vụ - Mục Vụ
Một sự tò mò thánh thiện
Lm. Minh Anh
00:55 08/01/2021
MỘT SỰ TÒ MÒ THÁNH THIỆN
“Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất ngạc nhiên khi chúng ta nói, một trong những phương cách hữu hiệu nhất để lôi kéo các tâm hồn đến với Chúa, là khơi lên trong họ ‘một sự tò mò thánh thiện’. Đó là trải nghiệm quý báu Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ và cho cả chúng ta. Tin Mừng hôm nay cho biết, sau phép lạ thần kỳ Ngài dành cho một người cùi, tiếng đồn về Ngài lan rộng, dân chúng đông đảo kéo đến để nghe và được chữa lành, “Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện”.
Thật dễ dàng để tưởng tượng bối cảnh mọi người trong thành hôm ấy phấn chấn làm sao khi họ đang trầm trồ về phép mầu cả thể này; một người phong cùi tìm đến Chúa Giêsu, mở miệng thốt lên chỉ một lời, “Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch”; Ngài chạm đến người ấy và cũng chỉ một lời, “Ta muốn, hãy nên trơn sạch” thì phép lạ đã xảy ra! Dân thành phớn phỡ nức lòng, họ nghĩ đến bệnh tật của họ, bệnh tật của những người thân yêu và họ muốn tất cả được chữa lành. Thế nhưng, hơn cả việc được chữa lành; ở đây, còn có một điều gì đó hấp dẫn hơn, thú vị hơn và nhất là ‘mang tính tiên tri’ hơn; đó là ngay khi đám đông đang phấn khích về Ngài, thì Chúa Giêsu rút khỏi họ để tìm một nơi hoang vắng và cầu nguyện. Ôi! Xem ra, Ngài muốn gợi lên trong tâm hồn của những con người này ‘một sự tò mò thánh thiện’ về một cái gì đó vốn sẽ quý hơn phép lạ ngàn lần. Vậy thì tại sao Ngài làm điều này?
Toàn bộ sứ vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu tựu trung chỉ ở một điều, là lôi kéo mọi người đến với Chúa Cha, tỏ cho họ biết ơn cứu độ và lòng thương xót của Người. Ngài chu toàn sứ vụ này không chỉ bằng việc dạy dỗ hoặc những phép lạ chữa lành hiển hách nhưng còn bằng cách nêu gương cầu nguyện cho người khác; Ngài khơi lên trong các tâm hồn ‘một sự tò mò thánh thiện’ khi họ thấy Ngài mải mê cầu nguyện. Việc Ngài tìm nơi hoang vắng để được ở một mình với Chúa Cha sẽ chứng tỏ cho những con người đang phấn chấn những muốn tôn Ngài làm vua này và nhất là cho các môn đệ của Ngài thấy điều gì là quan trọng nhất trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Điều quan trọng nhất không phải là giảng hay, cũng không phải là phép mầu thể chất này, phép lạ nhãn tiền nọ; càng không phải là việc cho ăn hay từ thiện bác ái… nhưng quan trọng nhất vẫn là việc cầu nguyện. Cầu nguyện và nhiệm hiệp với Cha trên trời là điều quan trọng nhất.
Tại một bảo tàng viện ở Greenfield Village, Detroit, Michigan, có một đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước khổng lồ, hơn 200 tuổi. Bên cạnh phần máy móc phức tạp này là một tấm biển hiển thị chi tiết các chỉ số áp suất của lò hơi, kích thước, số bánh xe, mã lực, chiều dài, trọng lượng và nhiều điều khác. Nhưng thú vị nhất là dòng cuối cùng, dòng ấy ghi rằng: 96% năng lượng tạo ra được sử dụng để di chuyển đầu máy; và chỉ có 4% để kéo tải.
Anh Chị em,
Hẳn Chúa Giêsu hôm nay cũng muốn nói với mỗi người chúng ta trong mọi đấng bậc rằng, sứ vụ loan báo Tin Mừng của một môn đệ cần đến 96% năng lượng có được do việc cầu nguyện, nếu không nói là 100%; chính việc cầu nguyện làm cho người môn đệ ‘chuyển động’; những việc khác, kể cả việc giảng dạy và làm phép lạ, xem ra chỉ là 4% kéo theo. Qua đó, chúng ta thấy, việc kết hiệp với Chúa, sống với Chúa quan trọng đến mức nào; bởi lẽ, đây chính là điều cuốn hút hơn cả, hấp dẫn hơn cả, đồng thời, khơi lên ‘một sự tò mò thánh thiện’ hơn cả nơi những con người mà Thiên Chúa cũng muốn ước ao gặp gỡ. Đây là một trong những cách thức hữu hiệu nhất để chia sẻ Tin Mừng cho người khác, khi chúng ta cho họ chứng kiến việc cam kết cầu nguyện của mình; không nhằm nhận được lời khen nhưng để họ biết rằng, điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta là chính Thiên Chúa. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ hàng ngày, hoặc chỉ đơn giản, dành thời giờ để cầu nguyện trước bàn thờ, trong phòng… người khác sẽ chú ý và bị cuốn hút với ‘một sự tò mò thánh thiện’, và điều này sẽ dẫn họ đến đời sống cầu nguyện.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con xác tín, con phải là tông đồ cầu nguyện trước khi là tông đồ rao giảng; nhờ đó, ‘một sự tò mò thánh thiện’ sẽ được khơi lên nơi anh em con; với thời gian và ơn Chúa, họ sẽ nhận biết Chúa, yêu mến Chúa như Chúa đang nhận biết con và xót thương con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất ngạc nhiên khi chúng ta nói, một trong những phương cách hữu hiệu nhất để lôi kéo các tâm hồn đến với Chúa, là khơi lên trong họ ‘một sự tò mò thánh thiện’. Đó là trải nghiệm quý báu Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ và cho cả chúng ta. Tin Mừng hôm nay cho biết, sau phép lạ thần kỳ Ngài dành cho một người cùi, tiếng đồn về Ngài lan rộng, dân chúng đông đảo kéo đến để nghe và được chữa lành, “Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện”.
Thật dễ dàng để tưởng tượng bối cảnh mọi người trong thành hôm ấy phấn chấn làm sao khi họ đang trầm trồ về phép mầu cả thể này; một người phong cùi tìm đến Chúa Giêsu, mở miệng thốt lên chỉ một lời, “Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch”; Ngài chạm đến người ấy và cũng chỉ một lời, “Ta muốn, hãy nên trơn sạch” thì phép lạ đã xảy ra! Dân thành phớn phỡ nức lòng, họ nghĩ đến bệnh tật của họ, bệnh tật của những người thân yêu và họ muốn tất cả được chữa lành. Thế nhưng, hơn cả việc được chữa lành; ở đây, còn có một điều gì đó hấp dẫn hơn, thú vị hơn và nhất là ‘mang tính tiên tri’ hơn; đó là ngay khi đám đông đang phấn khích về Ngài, thì Chúa Giêsu rút khỏi họ để tìm một nơi hoang vắng và cầu nguyện. Ôi! Xem ra, Ngài muốn gợi lên trong tâm hồn của những con người này ‘một sự tò mò thánh thiện’ về một cái gì đó vốn sẽ quý hơn phép lạ ngàn lần. Vậy thì tại sao Ngài làm điều này?
Toàn bộ sứ vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu tựu trung chỉ ở một điều, là lôi kéo mọi người đến với Chúa Cha, tỏ cho họ biết ơn cứu độ và lòng thương xót của Người. Ngài chu toàn sứ vụ này không chỉ bằng việc dạy dỗ hoặc những phép lạ chữa lành hiển hách nhưng còn bằng cách nêu gương cầu nguyện cho người khác; Ngài khơi lên trong các tâm hồn ‘một sự tò mò thánh thiện’ khi họ thấy Ngài mải mê cầu nguyện. Việc Ngài tìm nơi hoang vắng để được ở một mình với Chúa Cha sẽ chứng tỏ cho những con người đang phấn chấn những muốn tôn Ngài làm vua này và nhất là cho các môn đệ của Ngài thấy điều gì là quan trọng nhất trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Điều quan trọng nhất không phải là giảng hay, cũng không phải là phép mầu thể chất này, phép lạ nhãn tiền nọ; càng không phải là việc cho ăn hay từ thiện bác ái… nhưng quan trọng nhất vẫn là việc cầu nguyện. Cầu nguyện và nhiệm hiệp với Cha trên trời là điều quan trọng nhất.
Anh Chị em,
Hẳn Chúa Giêsu hôm nay cũng muốn nói với mỗi người chúng ta trong mọi đấng bậc rằng, sứ vụ loan báo Tin Mừng của một môn đệ cần đến 96% năng lượng có được do việc cầu nguyện, nếu không nói là 100%; chính việc cầu nguyện làm cho người môn đệ ‘chuyển động’; những việc khác, kể cả việc giảng dạy và làm phép lạ, xem ra chỉ là 4% kéo theo. Qua đó, chúng ta thấy, việc kết hiệp với Chúa, sống với Chúa quan trọng đến mức nào; bởi lẽ, đây chính là điều cuốn hút hơn cả, hấp dẫn hơn cả, đồng thời, khơi lên ‘một sự tò mò thánh thiện’ hơn cả nơi những con người mà Thiên Chúa cũng muốn ước ao gặp gỡ. Đây là một trong những cách thức hữu hiệu nhất để chia sẻ Tin Mừng cho người khác, khi chúng ta cho họ chứng kiến việc cam kết cầu nguyện của mình; không nhằm nhận được lời khen nhưng để họ biết rằng, điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta là chính Thiên Chúa. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ hàng ngày, hoặc chỉ đơn giản, dành thời giờ để cầu nguyện trước bàn thờ, trong phòng… người khác sẽ chú ý và bị cuốn hút với ‘một sự tò mò thánh thiện’, và điều này sẽ dẫn họ đến đời sống cầu nguyện.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con xác tín, con phải là tông đồ cầu nguyện trước khi là tông đồ rao giảng; nhờ đó, ‘một sự tò mò thánh thiện’ sẽ được khơi lên nơi anh em con; với thời gian và ơn Chúa, họ sẽ nhận biết Chúa, yêu mến Chúa như Chúa đang nhận biết con và xót thương con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật 10/1 Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
04:38 08/01/2021
BÀI ĐỌC I: Is 42, 1-4. 6-7
“Này là tôi tớ Ta, Ta hài lòng về người”.
Trích sách Tiên tri Isaia.
Đây là lời Chúa phán: “Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai; không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Người trung thành đem lại lẽ công bình. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, chỉ lo đặt công lý trên địa cầu, vì trăm đảo mong đợi lề luật người.
Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10
Đáp: Chúa sẽ chúc phúc cho dân Người trong cảnh thái bình (c. 11b).
Xướng: 1) Các con cái Thiên Chúa hãy dâng kính Chúa, hãy dâng kính Chúa vinh quang xứng với danh Người; hãy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa. – Đáp.
2) Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ. – Đáp.
3) Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa, mọi người kêu lên: Vinh quang! Chúa ngự trị trong cơn hồng thuỷ, và Chúa làm vua ngự trị tới muôn đời. – Đáp.
BÀI ĐỌC II: Cv 10, 34-38
“Chúa dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong cho Người”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phêrô mở miệng nói rằng: “Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận. Thiên Chúa đã sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin bình an, nhờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người”.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: x. Mc 9, 7
Alleluia, alleluia! – Các tầng trời mở ra, tiếng Chúa Cha tuyên phán: “Này là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người”. – Alleluia.
BÀI PHÚC ÂM: Mc 1, 6b-11
“Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.”
Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
Đó là lời Chúa.
Chúa chịu Phép Rửa mở của Trời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:54 08/01/2021
CHÚA CHỊU PHÉP RỬA MỞ CỬA TRỜI
Khởi đầu sứ vụ công khai loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu không đọc một “diễn văn nhậm chức”, mà Ngài đã dìm mình xuống dòng sông Giođan để chịu phép rửa như 1 “nghi lễ tuyên thệ” rằng: từ nay, Chúa sẽ biến đời Ngài thành dòng sông ơn thánh chảy tràn Dòng Nước Hằng Sống và Dòng Máu Cứu Độ.
1. Dòng Nước Hằng Sống. Như nước đem sự sống thì Lời Chúa Giêsu cũng là Lời hằng sống cho những ai đến lắng nghe Ngài. Đừng để Lời Chúa như “nước đổ lá khoai”, mà hãy đón nhận Lời Chúa thấm vào lòng dạ chúng ta như nước thấm xuống đất để cây cối đâm chồi nảy lộc sinh hoa trái (Bài đọc 1). Thiên Chúa đã cho mưa Lời hằng sống xuống thế giới này khi cho Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thế làm người.
2. Dòng Máu Cứu Độ. Mặc dù vô tội, Chúa Giêsu vẫn chịu phép rửa để Ngài liên đới với tội nhân, yêu thương tội nhân và gánh tội cho loài người. Phép rửa Chúa chịu ở sông Giođan chỉ là hình bóng báo trước việc Chúa sẽ chịu phép rửa vĩ đại hơn nhiều: phép rửa trong máu và Thánh Thần khi Chúa chịu chết trên thánh giá. Dòng máu của Ngài đổ ra trở thành dòng máu cứu độ chảy tràn khắp vũ trụ (Bài đọc 2).
Sự kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa đã công bố rằng: cả đời Ngài sẽ gieo Lời hằng sống, cả đời Ngài sẽ yêu thương đến độ đổ máu cứu độ nhân loại. Vì sống, vì yêu như thế nên chúng ta mới hiểu vì sao sau khi Chúa chịu phép rửa, thì cửa trời mở ra nối lại tình nghĩa tình Cha-con giữa Thiên Chúa và loài người. Để rồi, Chúa Giêsu và cả nhân loại mừng vui nghe tiếng Chúa Cha phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” Amen.
Khởi đầu sứ vụ công khai loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu không đọc một “diễn văn nhậm chức”, mà Ngài đã dìm mình xuống dòng sông Giođan để chịu phép rửa như 1 “nghi lễ tuyên thệ” rằng: từ nay, Chúa sẽ biến đời Ngài thành dòng sông ơn thánh chảy tràn Dòng Nước Hằng Sống và Dòng Máu Cứu Độ.
2. Dòng Máu Cứu Độ. Mặc dù vô tội, Chúa Giêsu vẫn chịu phép rửa để Ngài liên đới với tội nhân, yêu thương tội nhân và gánh tội cho loài người. Phép rửa Chúa chịu ở sông Giođan chỉ là hình bóng báo trước việc Chúa sẽ chịu phép rửa vĩ đại hơn nhiều: phép rửa trong máu và Thánh Thần khi Chúa chịu chết trên thánh giá. Dòng máu của Ngài đổ ra trở thành dòng máu cứu độ chảy tràn khắp vũ trụ (Bài đọc 2).
Sự kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa đã công bố rằng: cả đời Ngài sẽ gieo Lời hằng sống, cả đời Ngài sẽ yêu thương đến độ đổ máu cứu độ nhân loại. Vì sống, vì yêu như thế nên chúng ta mới hiểu vì sao sau khi Chúa chịu phép rửa, thì cửa trời mở ra nối lại tình nghĩa tình Cha-con giữa Thiên Chúa và loài người. Để rồi, Chúa Giêsu và cả nhân loại mừng vui nghe tiếng Chúa Cha phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 08/01/2021
16. Không thống hối chuộc tội, thì Thiên Chúa không thể tha thứ tội.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 08/01/2021
31. SỚM ĐÃ NGỌT RỒI
Có một người miền bắc và một người miền nam (Trung Quốc) tranh luận trái ô liu và trái táo loại nào ngọt nhất.
Người miền bắc nói:
- “Trái táo ngọt”.
Người miền nam nói:
- “Mùi vị trái ô liu mặc dù cay nhưng lại ngọt, vả lại còn có dư vị”.
Người miền bắc nói:
- “Đợi dư vị của anh đi thì vị ngọt đến, tôi đã sớm biết là nó ngọt rồi”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 31:
Trái cây thì có trái ngọt có trái chua, trái táo thì ngọt còn trái ô-liu cũng ngọt nhưng có múi vị như cay, ăn cũng ngon miệng.
Cuộc sống của con người cũng có những mùi vị chua ngọt đắng cay, có như thế đời sống của mỗi người mới có thú vị, nếu đời cứ ngọt thì không cảm nghiệm được đắng cay và không biết thông cảm cho người khác, nếu đời cứ đắng cay mãi thì con người sẽ trở nên những kẻ tàn nhẫn bất cần đời...
Hiểu rõ mùi vị đắng cay phải có trong cuộc đời không ai khác hơn chính là người Ki-tô hữu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người chia sẻ đắng cay chua ngọt với con người, nên họ -người Ki-tô hữu- hiểu rõ giá trị ấy để chia sẻ sự đau khổ với Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân, và qua đó họ cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đối với họ và với tha nhân. Người không chấp nhận cuộc đời có chua ngọt đắng cay là người không hiểu được mầu nhiệm đau khổ và vinh quang của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ luôn sống trong hoài nghi và sự nổi loạn...
Trái táo ngọt và trái ô-liu cũng không đến nỗi cay, cả hai đều ăn được chỉ cần chúng ta thích ăn; cuộc đời sẽ đẹp và đáng yêu dù có chua có đắng, chỉ cần chúng ta tích cực chấp nhận cuộc đời theo thánh ý của Thiên Chúa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người miền bắc và một người miền nam (Trung Quốc) tranh luận trái ô liu và trái táo loại nào ngọt nhất.
Người miền bắc nói:
- “Trái táo ngọt”.
Người miền nam nói:
- “Mùi vị trái ô liu mặc dù cay nhưng lại ngọt, vả lại còn có dư vị”.
Người miền bắc nói:
- “Đợi dư vị của anh đi thì vị ngọt đến, tôi đã sớm biết là nó ngọt rồi”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 31:
Trái cây thì có trái ngọt có trái chua, trái táo thì ngọt còn trái ô-liu cũng ngọt nhưng có múi vị như cay, ăn cũng ngon miệng.
Cuộc sống của con người cũng có những mùi vị chua ngọt đắng cay, có như thế đời sống của mỗi người mới có thú vị, nếu đời cứ ngọt thì không cảm nghiệm được đắng cay và không biết thông cảm cho người khác, nếu đời cứ đắng cay mãi thì con người sẽ trở nên những kẻ tàn nhẫn bất cần đời...
Hiểu rõ mùi vị đắng cay phải có trong cuộc đời không ai khác hơn chính là người Ki-tô hữu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người chia sẻ đắng cay chua ngọt với con người, nên họ -người Ki-tô hữu- hiểu rõ giá trị ấy để chia sẻ sự đau khổ với Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân, và qua đó họ cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đối với họ và với tha nhân. Người không chấp nhận cuộc đời có chua ngọt đắng cay là người không hiểu được mầu nhiệm đau khổ và vinh quang của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ luôn sống trong hoài nghi và sự nổi loạn...
Trái táo ngọt và trái ô-liu cũng không đến nỗi cay, cả hai đều ăn được chỉ cần chúng ta thích ăn; cuộc đời sẽ đẹp và đáng yêu dù có chua có đắng, chỉ cần chúng ta tích cực chấp nhận cuộc đời theo thánh ý của Thiên Chúa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật Lễ Đức Chúa Giê-su chịu Phép Rửa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:03 08/01/2021
CHÚA NHẬT
LỄ ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA
Tin mừng: Mc 1, 7-11.
“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con.”
Bạn thân mến,
Trong thân phận làm người, Đức Chúa Giê-su đã trở thành mẫu gương khiêm hạ tuyệt vời cho chúng ta, khi Ngài chịu phép rửa nơi sông Gio-đan, mặc dù Ngài không cần sám hối ăn năn, bởi vì Ngài là Đấng vô tội đang hiện diện giữa những người tội lỗi để trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Trong tâm tình ấy, bạn và tôi suy niệm về câu Lời Chúa trên đây:
1. Con là Con yêu dấu của Cha...
Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài, nhưng từ thuở tạo thiên lập địa đến nay, Thiên Chúa chưa gọi ai là con yêu dấu của mình, ngoại trừ một mình Đức Chúa Giê-su. Bởi vì sự vâng lời và hy sinh của Ngài đã làm cho khuôn mặt của yêu thương của Đức Chúa Cha được tỏ hiện nơi nhân loại; bởi vì Đức Chúa Giê-su là trưởng tử của Đức Chúa Cha và là anh cả của nhân loại dám hy sinh mạng sống của mình để cho những đàn em qua muôn thế hệ được sống; bởi vì tự cung lòng Đức Chúa Cha, Ngài đã hiện hữu với Cha ngay từ thưở hằng có đời đời, là hình ảnh vô hình của Cha hiện diện trước mặt nhân loại...
2. Cha hài lòng về con.
Một đứa con biết vâng lời cha mẹ, biết nhìn thấy yêu thương và hy sinh của cha mẹ đối với bản thân mình, thì luôn làm đẹp lòng cha mẹ, đó chính là người con làm đẹp mặt nở mày cha mẹ mình nhất.
Đức Chúa Cha đã hài lòng về Con Một của mình –Đức Chúa Giê-su- vì sự hy sinh cao cả của Ngài cho nhân loại, cho phần rỗi đời đời của mỗi người trong chúng ta, sự hy sinh này đẹp như là của lễ toàn thiêu, mà Đức Chúa Giê-su phải hiến dâng trẹn thánh giá đã làm đẹp lòng Đức Chúa Cha mọi đàng.
Nhưng có một lý do quan trọng khác mà Đức Chúa Cha xác thật Đức Giê-su là con yêu dấu của mình, đó là Cha đem Con giới thiệu công khai cho nhân loại biết khi Ngài chuẩn bị công khai rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Ngài chính là Đấng cứu độ nhân loại, là nguồn mạch sự sống đời đời, ai tin vào Ngài thì đồng thời cũng tin vào Chúa Cha, ai yêu mến Ngài thì cũng sẽ yêu mến Chúa Cha.
Bạn thân mến,
Ngày lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, làm cho bạn và tôi nhớ lại bản thân mình đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội để trở thành con cái của Thiên Chúa, để trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và như thế bạn và tôi đều có bổn phận loan báo tin vui Nước Trời cho mọi người biết, loan báo tin mừng bình an của Đức Chúa Giê-su cho mọi người chung quanh chúng ta. Nhưng có lúc nào bạn và tôi hồi tâm suy nghĩ đến hồng ân to lớn ấy mà Đức Chúa Giê-su đã ban cho chúng ta không? Chúng ta có lấy cuộc sống của mình để giới thiệu và làm chứng cho tình yêu của Ngài giữa cuộc đời này không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
LỄ ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA
Tin mừng: Mc 1, 7-11.
“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con.”
Bạn thân mến,
Trong thân phận làm người, Đức Chúa Giê-su đã trở thành mẫu gương khiêm hạ tuyệt vời cho chúng ta, khi Ngài chịu phép rửa nơi sông Gio-đan, mặc dù Ngài không cần sám hối ăn năn, bởi vì Ngài là Đấng vô tội đang hiện diện giữa những người tội lỗi để trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Trong tâm tình ấy, bạn và tôi suy niệm về câu Lời Chúa trên đây:
1. Con là Con yêu dấu của Cha...
Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài, nhưng từ thuở tạo thiên lập địa đến nay, Thiên Chúa chưa gọi ai là con yêu dấu của mình, ngoại trừ một mình Đức Chúa Giê-su. Bởi vì sự vâng lời và hy sinh của Ngài đã làm cho khuôn mặt của yêu thương của Đức Chúa Cha được tỏ hiện nơi nhân loại; bởi vì Đức Chúa Giê-su là trưởng tử của Đức Chúa Cha và là anh cả của nhân loại dám hy sinh mạng sống của mình để cho những đàn em qua muôn thế hệ được sống; bởi vì tự cung lòng Đức Chúa Cha, Ngài đã hiện hữu với Cha ngay từ thưở hằng có đời đời, là hình ảnh vô hình của Cha hiện diện trước mặt nhân loại...
2. Cha hài lòng về con.
Một đứa con biết vâng lời cha mẹ, biết nhìn thấy yêu thương và hy sinh của cha mẹ đối với bản thân mình, thì luôn làm đẹp lòng cha mẹ, đó chính là người con làm đẹp mặt nở mày cha mẹ mình nhất.
Đức Chúa Cha đã hài lòng về Con Một của mình –Đức Chúa Giê-su- vì sự hy sinh cao cả của Ngài cho nhân loại, cho phần rỗi đời đời của mỗi người trong chúng ta, sự hy sinh này đẹp như là của lễ toàn thiêu, mà Đức Chúa Giê-su phải hiến dâng trẹn thánh giá đã làm đẹp lòng Đức Chúa Cha mọi đàng.
Nhưng có một lý do quan trọng khác mà Đức Chúa Cha xác thật Đức Giê-su là con yêu dấu của mình, đó là Cha đem Con giới thiệu công khai cho nhân loại biết khi Ngài chuẩn bị công khai rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Ngài chính là Đấng cứu độ nhân loại, là nguồn mạch sự sống đời đời, ai tin vào Ngài thì đồng thời cũng tin vào Chúa Cha, ai yêu mến Ngài thì cũng sẽ yêu mến Chúa Cha.
Bạn thân mến,
Ngày lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, làm cho bạn và tôi nhớ lại bản thân mình đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội để trở thành con cái của Thiên Chúa, để trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và như thế bạn và tôi đều có bổn phận loan báo tin vui Nước Trời cho mọi người biết, loan báo tin mừng bình an của Đức Chúa Giê-su cho mọi người chung quanh chúng ta. Nhưng có lúc nào bạn và tôi hồi tâm suy nghĩ đến hồng ân to lớn ấy mà Đức Chúa Giê-su đã ban cho chúng ta không? Chúng ta có lấy cuộc sống của mình để giới thiệu và làm chứng cho tình yêu của Ngài giữa cuộc đời này không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Con Đường Yêu Thương Diệu Kỳ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:22 08/01/2021
Lễ Chúa Giêsu Chịu phép rửa
Để mạc khải tình yêu cho muôn loài, Con Thiên Chúa đã làm người. Để bày tỏ tình yêu đến cùng với con người, Thiên Chúa chọn con đường đồng thân để gánh phận loài người. “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”(Ga 1,14). Không chỉ mang lấy kiếp người, Con Thiên Chúa còn mang vào chính bản thân phận tôi đòi, phận tội nhơ của con người. Xếp mình vào đoàn dân đang tự nhận là tội nhân đến với Gioan Tẩy Giả trên bờ sông Giođan là một hành vi thật khó lý giải theo sự luận suy của lý trí. Con tim có lý lẽ của nó. Và chúng ta chỉ có thể hiểu động thái chịu phép rửa của Chúa Giêsu bằng con tim. Tuy nhiên, dưới ánh sáng lời mạc khải qua các bài đọc Thánh lễ Chúa chịu phép rửa, chúng ta có thể nhận ra mục đích của Đấng Cứu Độ khi để cho Gioan làm phép rửa trên bờ sông Giođan.
1.Tự nguyện liên đới với mọi người để yêu thương hết mọi người:
Hai từ liên đới gợi mở cho ta hình ảnh gắn liền đai lưng với nhau. Nói đến chung lưng đấu cật là nói đến những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ cần vượt qua. Chính vì thế không ai lại nói liên đới trong những thành công hay chung lưng trong những hoàn cảnh thuận lợi. Hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất của con người có thể nói là khi gặp phải các sự dữ. Có những sự dữ do khách quan như thiên tai hay địch họa. Có những sự dữ lại do chủ quan là do bản thân tự gây ra cho chính mình. Dưới cái nhìn đức tin thì chỉ có một sự dữ đáng gọi là dữ, đó là tội lỗi. Các sự dữ khác chỉ có thể làm hại sự sống đời này, còn tội lỗi thì có thể làm thiệt hại cả sự sống đời này và cả sự sống mai sau.
Dù là Đấng vô tội, dù là Đấng ngàn trùng chí thánh, Chúa Giêsu vẫn muốn đồng phận với nhân loại chúng ta trong kiếp tội nhân. Khởi đầu bằng việc chung hàng với đoàn người tội lỗi và điều này đã làm đẹp lòng Chúa Cha: “Này là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” (Mt 3,17; Mc 1,11; Lc 3,22). Trong quá trình rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu không ngại ngần đến với những người tội lỗi và đồng bàn với họ, bất chấp những lời xầm xì của nhiều người nhóm biệt phái và luật sĩ (x.Lc 5,29-32; 15,1-2). Người còn tự nguyện đứng về phía những người nghèo, những người bất hạnh, cô thế, kém phận, dĩ nhiên vẫn không từ chối lời mời của những người quyền quý, lớn vai hay nhiều vế trong xã hội (x.Lc 7,36-50). Tất cả những sự việc ấy nói lên rằng Chúa Cứu Thế muốn bày tỏ tình yêu với hết mọi người.
2. Đi xuống tận cùng đáy sâu thân phận tội lỗi của kiếp người để nâng mọi người lên:
Tự dìm mình dưới dòng sông Giođan để cho thánh Gioan Tẩy giả làm phép thanh tẩy là quyết định khởi đầu của Con Thiên Chúa làm người khi công khai rao giảng Tin Mừng. Và điểm đến của quyết định ấy là cái chết trong phận một phạm nhân trọng tội, bởi án hình bất công. Con Chiên tinh tuyền của Thiên Chúa đã cúi mình xuống trước một Giuđa đã rắp tâm phản bội Thầy, trước một Phêrô lát nữa đây sẽ chối bỏ Thầy và trước cả nhóm môn đồ còn lại, vốn tham sinh, úy tử cách ích kỷ, sẵn sàng bỏ Thầy để giữ lấy mạng sống riêng mình. Người cúi xuống là để nâng con người lên.
Thiên Chúa không muốn bất cứ một ai trong nhân loại phải hư mất. Đấng Cứu độ đã đi xuống tận cùng của cảnh kiếp tội nhân. Và giờ đây không một ai, không một tội nhân nào là không có thể được tha thứ và cứu sống. Một tuơng lai tràn trề hy vọng đang mở ra cho từng người, cho toàn thể nhân loại. “Không một thánh nhân nào là không có một quá khứ (quá khứ lỗi lầm), vì thế, chẳng có một tội nhân nào mà chẳng có một tương lai”. Sự khả thể đang mở ra với nhân loại khi Đức Giêsu tự nguyện đồng phận với kiếp tội nhân của con người. Và điều khả thể này đã hiện thực cách rõ ràng với người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa: “Ta bảo thật với anh: Ngay hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta” (Lc 23,43).
Vấn nạn đặt ra cho chúng ta hôm nay và mãi mãi:
- Không được phép ngã lòng về bản thân mình cho dù ta đang trong hoàn cảnh bi đát hay tồi tệ đến thế nào. Không một ai là ngoài tình thương của Thiên Chúa. Không gì có thể tách lìa chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện liên đới với chúng ta cho đến cùng (x.Rm 8,38-39). Không một ai, không một tình trạng nào vượt quá quyền năng vô biên của Thiên Chúa, Đấng mà không có sự gì là không thể (x.Mt 19,26), chỉ trừ người phạm đến Chúa Thánh Thần, tức là cố tình không đón nhận tình yêu cứu độ. Thiên Chúa có thể làm được mọi sự nhưng Người vẫn tôn trọng tự do của con người, một món quà vô giá mà Người đã ban cho nhân loại. Mọi sự đều là có thể cho người luôn biết hy vọng và nỗ lực vươn lên trong niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa.
- Không được phép thất vọng về bất cứ một ai cho dù họ đang bê bối hay đáng chúc dữ dường nào. Biết bao người thời Chúa Giêsu rất đáng và đã bị Người chúc dữ thế mà vẫn được Người xin Chúa Cha tha thứ vì họ lầm chẳng biết (x.Lc 23,34). Con người là hữu thể đang chuyển thành (L’homme c’est l’ être en devenir). Chính vì thế, điều mà ta cần loại bỏ, cần xóa đi, đó là những định kiến của ta về tha nhân. Giữ mãi thành kiến không tốt về tha nhân là ta đang đóng đinh anh em mình bằng những chiếc đinh ác tâm, vô tình. Đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét (x. Mt 7,1-5). Xin đừng quên chính khi đóng đinh tha nhân bằng định kiến là ta tự đóng đinh số phận của mình. Lời kinh nguyện duy nhất Chúa Giêsu dạy, nhắc nhớ chúng ta về sự liên đới với tha nhân như là một trong những điều kiện tất yếu để đón nhận hồng ân của Cha trên trời: “ Lạy Cha chúng con…” (Mt 6,9-15)
Mừng mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa là tán dương tình thương của Chúa, một tình thương vô biên và diệu kỳ. Mừng mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa là phấn khởi và tích cực dưỡng nuôi niềm hy vọng vào Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Thiên Chúa đã nên hữu hình nơi Đức Kitô, Đấng không chỉ “không bẻ gãy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói”, mà còn “mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm” (Is 42,3; 7), Đấng đầy tràn Thánh Thần và đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cvtđ 10,38). Mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa lại còn thôi thúc chúng ta tích cực đón nhận tha nhân để giúp nhau hoán cải, đổi mới và thăng tiến. Khoanh tay đứng nhìn hay cam chịu thúc thủ trước sự dữ là một thái độ “phỉ báng” hành vi cúi mình chịu phép rửa của chúa Kitô trên dòng sông Giođan. Ước gì được một lần trong đời, ta thầm nghe được lời Chúa phán: “Này là con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha”, khi ta biết yêu thương nhau bằng con đường đi xuống (như nghĩa của từ Giođan).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Để mạc khải tình yêu cho muôn loài, Con Thiên Chúa đã làm người. Để bày tỏ tình yêu đến cùng với con người, Thiên Chúa chọn con đường đồng thân để gánh phận loài người. “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”(Ga 1,14). Không chỉ mang lấy kiếp người, Con Thiên Chúa còn mang vào chính bản thân phận tôi đòi, phận tội nhơ của con người. Xếp mình vào đoàn dân đang tự nhận là tội nhân đến với Gioan Tẩy Giả trên bờ sông Giođan là một hành vi thật khó lý giải theo sự luận suy của lý trí. Con tim có lý lẽ của nó. Và chúng ta chỉ có thể hiểu động thái chịu phép rửa của Chúa Giêsu bằng con tim. Tuy nhiên, dưới ánh sáng lời mạc khải qua các bài đọc Thánh lễ Chúa chịu phép rửa, chúng ta có thể nhận ra mục đích của Đấng Cứu Độ khi để cho Gioan làm phép rửa trên bờ sông Giođan.
1.Tự nguyện liên đới với mọi người để yêu thương hết mọi người:
Hai từ liên đới gợi mở cho ta hình ảnh gắn liền đai lưng với nhau. Nói đến chung lưng đấu cật là nói đến những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ cần vượt qua. Chính vì thế không ai lại nói liên đới trong những thành công hay chung lưng trong những hoàn cảnh thuận lợi. Hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất của con người có thể nói là khi gặp phải các sự dữ. Có những sự dữ do khách quan như thiên tai hay địch họa. Có những sự dữ lại do chủ quan là do bản thân tự gây ra cho chính mình. Dưới cái nhìn đức tin thì chỉ có một sự dữ đáng gọi là dữ, đó là tội lỗi. Các sự dữ khác chỉ có thể làm hại sự sống đời này, còn tội lỗi thì có thể làm thiệt hại cả sự sống đời này và cả sự sống mai sau.
Dù là Đấng vô tội, dù là Đấng ngàn trùng chí thánh, Chúa Giêsu vẫn muốn đồng phận với nhân loại chúng ta trong kiếp tội nhân. Khởi đầu bằng việc chung hàng với đoàn người tội lỗi và điều này đã làm đẹp lòng Chúa Cha: “Này là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” (Mt 3,17; Mc 1,11; Lc 3,22). Trong quá trình rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu không ngại ngần đến với những người tội lỗi và đồng bàn với họ, bất chấp những lời xầm xì của nhiều người nhóm biệt phái và luật sĩ (x.Lc 5,29-32; 15,1-2). Người còn tự nguyện đứng về phía những người nghèo, những người bất hạnh, cô thế, kém phận, dĩ nhiên vẫn không từ chối lời mời của những người quyền quý, lớn vai hay nhiều vế trong xã hội (x.Lc 7,36-50). Tất cả những sự việc ấy nói lên rằng Chúa Cứu Thế muốn bày tỏ tình yêu với hết mọi người.
2. Đi xuống tận cùng đáy sâu thân phận tội lỗi của kiếp người để nâng mọi người lên:
Tự dìm mình dưới dòng sông Giođan để cho thánh Gioan Tẩy giả làm phép thanh tẩy là quyết định khởi đầu của Con Thiên Chúa làm người khi công khai rao giảng Tin Mừng. Và điểm đến của quyết định ấy là cái chết trong phận một phạm nhân trọng tội, bởi án hình bất công. Con Chiên tinh tuyền của Thiên Chúa đã cúi mình xuống trước một Giuđa đã rắp tâm phản bội Thầy, trước một Phêrô lát nữa đây sẽ chối bỏ Thầy và trước cả nhóm môn đồ còn lại, vốn tham sinh, úy tử cách ích kỷ, sẵn sàng bỏ Thầy để giữ lấy mạng sống riêng mình. Người cúi xuống là để nâng con người lên.
Thiên Chúa không muốn bất cứ một ai trong nhân loại phải hư mất. Đấng Cứu độ đã đi xuống tận cùng của cảnh kiếp tội nhân. Và giờ đây không một ai, không một tội nhân nào là không có thể được tha thứ và cứu sống. Một tuơng lai tràn trề hy vọng đang mở ra cho từng người, cho toàn thể nhân loại. “Không một thánh nhân nào là không có một quá khứ (quá khứ lỗi lầm), vì thế, chẳng có một tội nhân nào mà chẳng có một tương lai”. Sự khả thể đang mở ra với nhân loại khi Đức Giêsu tự nguyện đồng phận với kiếp tội nhân của con người. Và điều khả thể này đã hiện thực cách rõ ràng với người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa: “Ta bảo thật với anh: Ngay hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta” (Lc 23,43).
Vấn nạn đặt ra cho chúng ta hôm nay và mãi mãi:
- Không được phép ngã lòng về bản thân mình cho dù ta đang trong hoàn cảnh bi đát hay tồi tệ đến thế nào. Không một ai là ngoài tình thương của Thiên Chúa. Không gì có thể tách lìa chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện liên đới với chúng ta cho đến cùng (x.Rm 8,38-39). Không một ai, không một tình trạng nào vượt quá quyền năng vô biên của Thiên Chúa, Đấng mà không có sự gì là không thể (x.Mt 19,26), chỉ trừ người phạm đến Chúa Thánh Thần, tức là cố tình không đón nhận tình yêu cứu độ. Thiên Chúa có thể làm được mọi sự nhưng Người vẫn tôn trọng tự do của con người, một món quà vô giá mà Người đã ban cho nhân loại. Mọi sự đều là có thể cho người luôn biết hy vọng và nỗ lực vươn lên trong niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa.
- Không được phép thất vọng về bất cứ một ai cho dù họ đang bê bối hay đáng chúc dữ dường nào. Biết bao người thời Chúa Giêsu rất đáng và đã bị Người chúc dữ thế mà vẫn được Người xin Chúa Cha tha thứ vì họ lầm chẳng biết (x.Lc 23,34). Con người là hữu thể đang chuyển thành (L’homme c’est l’ être en devenir). Chính vì thế, điều mà ta cần loại bỏ, cần xóa đi, đó là những định kiến của ta về tha nhân. Giữ mãi thành kiến không tốt về tha nhân là ta đang đóng đinh anh em mình bằng những chiếc đinh ác tâm, vô tình. Đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét (x. Mt 7,1-5). Xin đừng quên chính khi đóng đinh tha nhân bằng định kiến là ta tự đóng đinh số phận của mình. Lời kinh nguyện duy nhất Chúa Giêsu dạy, nhắc nhớ chúng ta về sự liên đới với tha nhân như là một trong những điều kiện tất yếu để đón nhận hồng ân của Cha trên trời: “ Lạy Cha chúng con…” (Mt 6,9-15)
Mừng mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa là tán dương tình thương của Chúa, một tình thương vô biên và diệu kỳ. Mừng mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa là phấn khởi và tích cực dưỡng nuôi niềm hy vọng vào Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Thiên Chúa đã nên hữu hình nơi Đức Kitô, Đấng không chỉ “không bẻ gãy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói”, mà còn “mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm” (Is 42,3; 7), Đấng đầy tràn Thánh Thần và đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cvtđ 10,38). Mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa lại còn thôi thúc chúng ta tích cực đón nhận tha nhân để giúp nhau hoán cải, đổi mới và thăng tiến. Khoanh tay đứng nhìn hay cam chịu thúc thủ trước sự dữ là một thái độ “phỉ báng” hành vi cúi mình chịu phép rửa của chúa Kitô trên dòng sông Giođan. Ước gì được một lần trong đời, ta thầm nghe được lời Chúa phán: “Này là con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha”, khi ta biết yêu thương nhau bằng con đường đi xuống (như nghĩa của từ Giođan).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám mục Hoa Kỳ lên án cuộc tấn công vào Điện Quốc Hội và kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho sự hòa bình được vãn hồi.
Thanh Quảng sdb
01:32 08/01/2021
Các Giám mục Hoa Kỳ lên án cuộc tấn công vào Điện Quốc Hội (Capitol) và kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho sự hòa bình được vãn hồi.
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đồng loạt lên án vụ bạo động, tràn vào Điện Capitol Hoa Kỳ khiến 4 người chết và nhiều người bị thương.
(Tin Vatican)
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB), ĐHY Jose Gomez cho biết trong một tuyên bố: "Tôi cùng những người có thiện chí lên án những bạo lực hôm nay, xâm chiếm Điện Capitol Hoa Kỳ, làm cho bốn người bị thiệt mạng.
ĐHY nói: "Đây không phải hành động của những người công dân Hoa kỳ… Tôi cầu nguyện cho các thành viên của Quốc hội và các nhân viên của Điện Capitol, cho cảnh sát và tất cả những người đang nỗ lực để khôi phục lại trật tự và sự an toàn cho xã hội."
Tuyên bố của Đức Hồng Y, Tổng Giám mục José Gomez được đưa ra sau tình trạng hỗn loạn xảy ra, khi hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư để gây áp lực, đòi lật ngược bại cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Những người biểu tình đã chiến đấu với cảnh sát ở các hành lang và không chấp nhận sự thắng cử của Tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng Dân chủ.
Cảnh sát cho biết 4 người đã chết trong cuộc hỗn loạn: 1 người bị thương vì bị bắn và 3 người được cấp cứu nhưng tất cả đã từ trần! 52 người đã bị bắt.
Lời mời gọi hãy đến với nhau như công dân một nước dưới quyền Thiên Chúa
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Gomez tiếp tục lưu ý rằng quá trình chuyển giao quyền lực một cách hài hòa là một trong những dấu ấn của quốc gia vĩ đại này. "Trong thời điểm khó khăn này, chúng ta phải tôn trọng các giá trị và nguyên tắc của nền dân chủ của chúng ta và cùng nhau xây dựng một quốc gia dưới quyền tối thượng của Thiên Chúa."
Đức Hồng Y Wilton Gregory, Tổng Giám mục ở Thủ đô Washington, cũng đã đưa ra một tuyên bố sau các cuộc bạo loạn, trong đó ngài mô tả Điện Capitol của Hoa Kỳ là “một vùng đất thiêng liêng, là nơi mà mọi người trong nhiều thập kỷ qua đã luôn tôn trọng một cách chính trực nhìn nhận nó đại diện cho những chính kiến khác biệt…”.
“Là công dân Mỹ, chúng ta phải tôn trọng nơi mà luật pháp và chính sách của quốc gia chúng ta được tranh luận và quyết định.” ĐHY nhấn mạnh: “Chúng ta phải xấu hổ khi chốn linh thiêng này bị vi phạm, dù có nại tới quyền tự do mà hành động!”.
Đức Hồng Y cho biết ngài cầu nguyện cho sự an nguy của “các nghị viên được bầu chọn, các nhân viên, công nhân, những người biểu tình, các nhân viên thực thi pháp luật và những cư dân quanh Điện Capitol.”
Cầu nguyện cho hòa bình
ĐHY yêu cầu tất cả mọi người, bất luận nam nữ thiện chí hãy tạm dừng mọi công việc và cầu nguyện cho sự hòa bình trong thời điểm quan trọng này, đồng thời ngài kêu gọi mọi người dân thay vì tiếp tục gây hấn chia rẽ đã gây ra trong thời khắc gần đây, thì hãy bình tâm lại, cùng nhau trao đổi để tìm ra một giải đáp chính trị.
ĐHY nói: “Những ai xử dụng những lời lẽ kích động, phải nhận lấy trách nhiệm về việc kích động bạo lực đang gia tăng trong quốc gia của chúng ta, các công dân Kitô hữu hãy hãy nhắc nhở cho nhau và cho người khác rằng chúng ta được kêu gọi“ thừa kế sự tôn trọng nhân phẩm con người, ngay cả với những người bất đồng chính kiến với chúng ta, để tìm cách làm việc với họ, hầu lợi ích chung của mọi người được bảo đảm.”
Đức Hồng Y Blase Cupich của Tổng Giáo phận Chicago cũng kêu gọi người Công Giáo và mọi người thiện tâm hãy cầu nguyện cho hòa bình “vào thời điểm căm go của lịch sử Hoa Kỳ này, một lịch sử được đánh dấu bởi một trong những đức tính lớn lao nhất của nền dân chủ: trong sự chuyển giao quyền lực một cách hài hòa và trật tự.”
Một khoảng khắc tối tăm ô nhục của quốc gia
Trong một loạt các lời đăng trên tang tweeter, Đức Hồng Y Cupich nói, “Những gì đang diễn ra tại Điện Capitol ngày hôm nay sẽ làm chấn động lương tâm của bất kỳ người Hoa kỳ nào có lòng yêu nước và nơi bất kỳ một người Công Giáo chân chính nào”.
Ngài viết tiếp: "Toàn thế giới dồn mắt nhìn vào sự kinh hoàng mà chúng ta đang phải gánh chịu trong một nỗi ô nhục của quốc gia chúng ta!"
ĐHY lưu ý rằng trong nhiều tháng qua, những người Mỹ chúng ta đã chứng kiến “sự xói mòn có chủ đích do các chuẩn mực của hệ thống chính phủ của chúng ta” và ngài mô tả sự phản đối ôn hòa là một quyền thiêng liêng, một điểm thiết yếu của một xã hội tiến bộ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại.
Đức Hồng Y Cupich nói: “Bạo lực đối lập với quyền thiêng liêng căn bản này. Bạo lực chỉ nhằm phục vụ sự giả dối: Xin anh chị em hãy cùng tôi cầu nguyện cho người phụ nữ bị bắn chết trong cuộc bạo loạn này, và cho những người đã bị thiệt mạng, cho những người thực thi pháp luật, những người bảo vệ chúng ta trước sự cuồng loạn của đám đông này!"
4 người chết và nhiều người bị thương
Người phụ nữ bị bắn chết, hiện vẫn chưa được xác định danh tính. Thông tin thêm về vụ nổ súng chưa được công bố và một phát ngôn viên của cảnh sát cho hay có 3 người khác đã bị thiệt mạng sau khi được cấp cứu vì cuộc bạo động.
Nhiều nhân viên an ninh bị thương và ít nhất một người được đưa vào bệnh viện.
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đồng loạt lên án vụ bạo động, tràn vào Điện Capitol Hoa Kỳ khiến 4 người chết và nhiều người bị thương.
(Tin Vatican)
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB), ĐHY Jose Gomez cho biết trong một tuyên bố: "Tôi cùng những người có thiện chí lên án những bạo lực hôm nay, xâm chiếm Điện Capitol Hoa Kỳ, làm cho bốn người bị thiệt mạng.
ĐHY nói: "Đây không phải hành động của những người công dân Hoa kỳ… Tôi cầu nguyện cho các thành viên của Quốc hội và các nhân viên của Điện Capitol, cho cảnh sát và tất cả những người đang nỗ lực để khôi phục lại trật tự và sự an toàn cho xã hội."
Tuyên bố của Đức Hồng Y, Tổng Giám mục José Gomez được đưa ra sau tình trạng hỗn loạn xảy ra, khi hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư để gây áp lực, đòi lật ngược bại cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Những người biểu tình đã chiến đấu với cảnh sát ở các hành lang và không chấp nhận sự thắng cử của Tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng Dân chủ.
Cảnh sát cho biết 4 người đã chết trong cuộc hỗn loạn: 1 người bị thương vì bị bắn và 3 người được cấp cứu nhưng tất cả đã từ trần! 52 người đã bị bắt.
Lời mời gọi hãy đến với nhau như công dân một nước dưới quyền Thiên Chúa
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Gomez tiếp tục lưu ý rằng quá trình chuyển giao quyền lực một cách hài hòa là một trong những dấu ấn của quốc gia vĩ đại này. "Trong thời điểm khó khăn này, chúng ta phải tôn trọng các giá trị và nguyên tắc của nền dân chủ của chúng ta và cùng nhau xây dựng một quốc gia dưới quyền tối thượng của Thiên Chúa."
Đức Hồng Y Wilton Gregory, Tổng Giám mục ở Thủ đô Washington, cũng đã đưa ra một tuyên bố sau các cuộc bạo loạn, trong đó ngài mô tả Điện Capitol của Hoa Kỳ là “một vùng đất thiêng liêng, là nơi mà mọi người trong nhiều thập kỷ qua đã luôn tôn trọng một cách chính trực nhìn nhận nó đại diện cho những chính kiến khác biệt…”.
“Là công dân Mỹ, chúng ta phải tôn trọng nơi mà luật pháp và chính sách của quốc gia chúng ta được tranh luận và quyết định.” ĐHY nhấn mạnh: “Chúng ta phải xấu hổ khi chốn linh thiêng này bị vi phạm, dù có nại tới quyền tự do mà hành động!”.
Đức Hồng Y cho biết ngài cầu nguyện cho sự an nguy của “các nghị viên được bầu chọn, các nhân viên, công nhân, những người biểu tình, các nhân viên thực thi pháp luật và những cư dân quanh Điện Capitol.”
Cầu nguyện cho hòa bình
ĐHY yêu cầu tất cả mọi người, bất luận nam nữ thiện chí hãy tạm dừng mọi công việc và cầu nguyện cho sự hòa bình trong thời điểm quan trọng này, đồng thời ngài kêu gọi mọi người dân thay vì tiếp tục gây hấn chia rẽ đã gây ra trong thời khắc gần đây, thì hãy bình tâm lại, cùng nhau trao đổi để tìm ra một giải đáp chính trị.
ĐHY nói: “Những ai xử dụng những lời lẽ kích động, phải nhận lấy trách nhiệm về việc kích động bạo lực đang gia tăng trong quốc gia của chúng ta, các công dân Kitô hữu hãy hãy nhắc nhở cho nhau và cho người khác rằng chúng ta được kêu gọi“ thừa kế sự tôn trọng nhân phẩm con người, ngay cả với những người bất đồng chính kiến với chúng ta, để tìm cách làm việc với họ, hầu lợi ích chung của mọi người được bảo đảm.”
Đức Hồng Y Blase Cupich của Tổng Giáo phận Chicago cũng kêu gọi người Công Giáo và mọi người thiện tâm hãy cầu nguyện cho hòa bình “vào thời điểm căm go của lịch sử Hoa Kỳ này, một lịch sử được đánh dấu bởi một trong những đức tính lớn lao nhất của nền dân chủ: trong sự chuyển giao quyền lực một cách hài hòa và trật tự.”
Một khoảng khắc tối tăm ô nhục của quốc gia
Trong một loạt các lời đăng trên tang tweeter, Đức Hồng Y Cupich nói, “Những gì đang diễn ra tại Điện Capitol ngày hôm nay sẽ làm chấn động lương tâm của bất kỳ người Hoa kỳ nào có lòng yêu nước và nơi bất kỳ một người Công Giáo chân chính nào”.
Ngài viết tiếp: "Toàn thế giới dồn mắt nhìn vào sự kinh hoàng mà chúng ta đang phải gánh chịu trong một nỗi ô nhục của quốc gia chúng ta!"
ĐHY lưu ý rằng trong nhiều tháng qua, những người Mỹ chúng ta đã chứng kiến “sự xói mòn có chủ đích do các chuẩn mực của hệ thống chính phủ của chúng ta” và ngài mô tả sự phản đối ôn hòa là một quyền thiêng liêng, một điểm thiết yếu của một xã hội tiến bộ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại.
Đức Hồng Y Cupich nói: “Bạo lực đối lập với quyền thiêng liêng căn bản này. Bạo lực chỉ nhằm phục vụ sự giả dối: Xin anh chị em hãy cùng tôi cầu nguyện cho người phụ nữ bị bắn chết trong cuộc bạo loạn này, và cho những người đã bị thiệt mạng, cho những người thực thi pháp luật, những người bảo vệ chúng ta trước sự cuồng loạn của đám đông này!"
4 người chết và nhiều người bị thương
Người phụ nữ bị bắn chết, hiện vẫn chưa được xác định danh tính. Thông tin thêm về vụ nổ súng chưa được công bố và một phát ngôn viên của cảnh sát cho hay có 3 người khác đã bị thiệt mạng sau khi được cấp cứu vì cuộc bạo động.
Nhiều nhân viên an ninh bị thương và ít nhất một người được đưa vào bệnh viện.
Giáo Hội tại Bolivia giúp người nghèo đón Giáng Sinh và Năm Mới
Đặng Tự Do
16:21 08/01/2021
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một trong những hình ảnh tiêu biểu của các giáo xứ tại Bolivia.
Giáo Hội địa phương đã giúp những người nghèo và vô gia cư đón Giáng Sinh và Năm Mới trong chiến dịch “Người Samaritanô nhân lành”.
Tại thủ đô La Paz của Bolovia, hàng dài người xếp hàng nhận những phần ăn được nấu tại chỗ hôm 29 tháng 12. Họ được nhận khẩu trang y tế, thức ăn, và quần áo, và cả những đồ chơi dành cho trẻ em.
Một phụ nữ nói: “Chúng tôi muốn làm nhiều thứ nhưng chẳng làm được gì vì không có tiền. Chúng tôi cũng không có thực phẩm cho con cái mình và chẳng còn gì có thể bán được. Tôi cố kiếm sống bằng mọi cách, bán thứ này thứ kia để có cái mà ăn nhưng đều thất bại.”
Chiến dịch “Người Samaritanô nhân lành” cũng cung cấp thuốc men cho những người vô gia cư đang trải qua một thời gian đầy thử thách vì đại dịch coronavirus.
Source:Reuters
COVID-19 giết chết 9 nữ tu tại một tu viện New York trong vòng một tháng
Đặng Tự Do
16:22 08/01/2021
Nhà thờ chính tòa St. Patrick ở New York đã gióng lên các hồi chuông báo tử để tưởng niệm các nạn nhân của coronavirus trên toàn thế giới, cách riêng là chín nữ tu đã chết vì những nguyên nhân liên quan đến COVID-19 tại một tu viện ngoại ô New York chỉ trong vòng một tháng.
Phát ngôn viên của quận Albany là cô Mary Rozak cho biết:
“Bốn trong số các trường hợp tử vong liên quan đến nhà dòng tại Tu viện Thánh Giuse đã được các bệnh viện báo cáo trước đó vào đầu tháng này. Năm nữ tu khác vừa được cơ sở này báo cáo cho Sở Y tế Quận Albany”.
Tính cho đến ngày 11 tháng 12, 22 nữ tu có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus tại Tu viện Thánh Giuse.
Tu viện Thánh Giuse là nhà của 140 nữ tu.
Trong một diễn biến khác, sở cảnh sát New York tuyên bố hôm 2 tháng Giêng rằng họ đang điều tra một vụ vẽ bậy lên các bức tường của nhà thờ chính tòa thành phố. Vào đêm Giao Thừa, cảnh sát đã giải tán một cuộc tụ họp của hàng ngàn người chuyển giới và đồng tính vì vi phạm các quy định phòng dịch của thành phố. Trong cuộc tụ họp này, những người tham dự đã sơn lên các bức tường của nhà thờ chính tòa những lời lẽ chống cảnh sát.
Source:Crux
Đấng đáng kính Fulton Sheen và triều đại Ngụy Kitô
Vũ Văn An
20:12 08/01/2021
Trong bài trước, chúng tôi có nhắc đến Thánh Nữ Hildergard thành Bingen, Tiến Sĩ Hội Thánh, và hình tượng Năm Con Dã Thú như năm giai đoạn lịch sử phải đến dọn đường cho việc xuất hiện của Ngụy Kitô (Anti-Christ) (xem Bốn hậu quả của Đại Dịch có ảnh hưởng đến Giáo Hội tại http://vietcatholic.net/News/Html/264859.htm). Đã gọi là hình tượng, thì ta chỉ có thể nghĩ tới ý nghĩa hơn là nhân vật đặc thù mang tên Ngụy Kitô. Với những biến cố lớn lao diễn ra liên tiếp trong những năm qua, phải chăng hiện tượng Ngụy Kitô đã diễn ra? Câu trả lời dĩ nhiên tùy thuộc mỗi người nhận định. Tuy nhiên, Ngụy Kitô có thể có những ý nghhĩa nào? Linh mục cựu mục sự Anh Giáo Longernecker, dựa vào Đấng Đáng Kính Fulton Sheen, nhà giảng thuyết trứ danh của Hoa Kỳ, cho ta một số ý niệm (https://dwightlongenecker.com/fulton-sheens-warning-about-counterfeit-catholicism/):
Theo Cha Longernecker, bị kẹt trong chủ nghĩa chống cộng thời hậu chiến và các tiên đoán về tận thế của ngài rõ ràng không chính xác, nhưng viễn kiến nằm dưới các nhận định của Đức Cha Fulton Sheen thì ngày nay vẫn còn mạnh và hợp lý.
Thực vậy, trong cuốn “Chủ nghĩa Cộng sản và Lương tâm Phương Tây” (Communism and the Conscience of the West), ngài thảo luận về Nguỵ Kitô như sau:
Ngụy Kitô không muốn được gọi như vậy; nếu không hắn sẽ không có người theo. Hắn sẽ không mặc quần bó màu đỏ, không phun ra lưu huỳnh, không mang theo đinh ba cũng không vẫy đuôi hình mũi tên như Mephistopheles trong Faust. Thứ ngụy trang này vốn giúp Ác quỷ thuyết phục người ta rằng hắn không hiện hữu. Khi không có người nào nhận ra hắn, hắn càng thực thi nhiều quyền lực hơn.
Chúng ta phải luôn nhớ rằng Satan xuất hiện như một thiên thần ánh sáng. Những gì hắn trình bày luôn có lý. Hắn đưa ra cách dường như hợp lý, cách êm ái, cách thỏa hiệp và dễ chịu. Nếu tự tỏ mình ra như một con quái vật, hẳn hắn sẽ chạy khắp ngả hú hét kinh hãi. Thay vào đó, hắn đưa ra một lối thoát khi chúng ta gặp bế tắc, một giải pháp thay thế khi đường lối của Chúa Kitô tỏ ra quá khó khăn.
Không nơi nào trong Sách Thánh chúng ta chắc chắn tìm ra huyền thoại phổ biến về tên Ác quỷ như một anh hề ăn mặc giống "tên qủy đỏ" đầu tiên. Thay vào đó, hắn được mô tả như một thiên thần từ trên trời sa xuống, như “Hoàng tử của thế gian này”, người có bận tâm duy nhất là nói với chúng ta rằng không có đời sau.
Khi theo dõi tên Ngụy Kitô, chúng ta nên cẩn thận để không bị quá ám ảnh bởi một nhân vật đặc thù có tính lịch sử hoặc đương thời. Chắc chắn, một ngày nào đó, sẽ có một Ngụy Kitô tìm cách chiếm đoạt thế giới và sẽ có nhà tiên tri của hắn đóng vai một nhà lãnh đạo tôn giáo tìm cách đánh lừa mọi người bằng một hệ thống linh đạo giả mạo.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng suốt trong lịch sử luôn có những Ngụy Kitô và tiên tri giả. Hơn nữa, cũng có những hệ thống tư tưởng Ngụy Kitô và những hệ thống tôn giáo tiên tri giả.
Nói tóm, Ngụy Kitô là kẻ thống trị thế giới này. Tiên tri giả dạy một tôn giáo chỉ thuộc thế giới này.
Tất cả các hệ thống và tôn giáo giả mạo trên thế giới kết hợp lại để thuyết phục chúng ta về sự kiện đó. Dưới đây là một số hệ thống tư tưởng Ngụy Kitô phổ biến trong nền văn hóa của chúng ta ngày nay:
• Chủ nghĩa duy vật: không có đời sau. Đơn giản như thế.
• Chủ nghĩa duy khoa học: chỉ các kiến thức được khoa học kiểm nghiệm mới có giá trị.
• Chủ nghĩa duy lịch sử: không có sự quan phòng toàn diện. Lịch sử là ngẫu nhiên.
• Thuyết duy biến hóa: thế giới tự nhiên phát triển một cách ngẫu nhiên. Không có kế hoạch thần thiêng nào.
• Chủ nghĩa duy thực dụng: những gì hữu hiệu mới đáng kể. Hiệu năng và nền kinh tế là thần thánh của chúng ta.
• Chủ nghĩa duy lý: không có điều gì gọi là Mạc khải. Sức mạnh lý luận của bạn là cách duy nhất đạt tới sự thật.
• Chủ nghĩa duy cảm: Cảm xúc của bạn là hướng dẫn duy nhất của bạn bởi vì không có sự thật khách quan.
• Thuyết duy tương đối luân lý: không có Luật vĩ đại. Vì vậy, bạn có thể làm như bạn muốn. Thực thế, đây là phương châm của chủ nghĩa ma quỉ: "Hãy làm theo ý bạn."
Fulton Sheen duyệt lại hậu quả luận lý của một hệ thống chỉ quan tâm tới thế giới này và tìm cách loại bỏ thế giới vô hình.
Luận lý học của Satan rất đơn giản: nếu không có thiên đàng thì không có hỏa ngục; nếu không có hỏa ngục, thì không có tội lỗi; nếu không có tội lỗi, thì không có vị xét xử, và nếu không có xét xử thì điều ác là điều tốt và điều thiện là điều xấu. Nhưng trên tất cả những mô tả này, Chúa của chúng ta nói với chúng ta rằng hắn sẽ giống chính Người đến độ có thể lừa dối cả những người được chọn - và chắc chắn không có tên ma quỷ nào từng thấy trong sách ảnh có thể lừa được cả những người được chọn.
Tất nhiên những người được chọn sẽ bị đánh lừa và đi theo tên Ngụy Kitô. Họ đã làm như thế. Muốn biết Cha Longernecker nói gì, ta hãy tiếp tục đọc Đức Tổng Giám Mục Sheen.
Hắn đến ra sao trong thời đại mới này để thu hút những người theo tôn giáo của hắn? Niềm tin của người Nga trước chế độ Cộng sản là hắn sẽ đến, cải trang thành Nhà Nhân đạo Vĩ đại; Hắn sẽ nói hòa bình, thịnh vượng và dư dật không phải như các phương tiện dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa, mà như các mục đích tự tại.
Ta luôn lưu ý lời hứa về một thế giới tốt đẹp hơn. Luôn có một cái giá phải trả cho Không Tưởng. Đừng vội nuốt mồi. Hãy nhớ luôn có pho mát miễn phí trong bẫy chuột. Đừng dành thời gian của bạn biến thế giới này thành nơi tốt đẹp hơn mà không trước nhất bảo đảm rằng bạn đang đi đến Nơi Tốt nhất. Tên Ngụy Kitô luôn đề nghị dâng tặng thế giới này cho chúng ta. Hắn từng đề nghị dâng tặng Chúa Kitô mọi vương quốc trần gian. Hắn cũng làm như vậy với chúng ta. Hắn dâng tặng một thế giới tuyệt vời… một thế giới không có Thiên Chúa và Con Kitô Vua của Người.
Đức Cha Sheen giải thích bản chất tôn giáo của Ngụy Kitô:
đây là cơn cám dỗ muốn có một tôn giáo mới mà không có Thập giá, một phụng vụ không có đời sau, một tôn giáo để tiêu diệt một tôn giáo, hoặc một nền chính trị như một tôn giáo – một tôn giáo trả cho Xêda ngay cả những gì thuộc về Thiên Chúa. Giữa tất cả những điều hình như là tình yêu của hắn dành cho nhân loại và những lối nói lém lỉnh về tự do và bình đẳng, hắn có một bí mật lớn mà hắn sẽ không nói cho ai biết: hắn không tin Thiên Chúa.
Ngụy Kitô không tin Thiên Chúa, nhưng hắn có tôn giáo. Hãy xem các nhà lãnh đạo chính trị đang phục vụ Kitô giáo và Giáo Hội ở ngoài môi. Trong cuộc bầu cử, chính trị gia sẽ cầu nguyện để được chức vụ. Sau cuộc bầu cử, người ta cầu nguyện để đưa ông ta ra khỏi chức vụ. Tên Ngụy Kitô theo Chúa của Thế gian này và bạn có thể nói thế vì hắn chỉ quan tâm tới thế giới này mà thôi.
Bởi vì tôn giáo của hắn sẽ là tình huynh đệ của Con người mà không có tình phụ tử của Thiên Chúa, hắn sẽ lừa dối cả những người được chọn. Hắn sẽ thiết lập một ngụy Giáo Hội bắt chước Giáo hội thực sự, bởi vì hắn, Ác quỷ, bắt chước Thiên Chúa. Nó sẽ có tất cả các dấu chỉ và đặc điểm của Giáo hội, nhưng theo chiều ngược lại và làm rỗng nội dung thần thiêng của nó. Nó sẽ là một nhiệm thể của Ngụy Kitô mà về mọi vẻ bề ngoài sẽ hoàn toàn giống với nhiệm thể Chúa Kitô....
“Bắt chước Thiên Chúa” một cụm từ rất hay! Nó làm người ta nhớ đến Trận chiến Cuối cùng (The Last Battle) của C.S.Lewis, trong đó một con vượn tên là Shift tìm thấy một tấm da sư tử già và thuyết phục một con lừa ngu ngốc tên Puzzle ăn mặc thành Aslan. Những người Narnians trung thành bị đánh lừa bởi Shift và Puzzle vì họ đã xa lìa và quên mất Aslan. Họ đã thỏa hiệp, nên khi kẻ chống Aslan xuất hiện, họ đã xấp mình trước hắn.
Người Công Giáo cần thức tỉnh. Hầu hết chúng ta đã thích nghi với Tinh thần của thời đại mới. Chúng ta đã thỏa hiệp các tiêu chuẩn và hạ thấp khả năng phòng thủ của mình. Đó là một diễn trình chậm rãi, từ từ, nhưng tại sao chúng ta lại nghĩ rằng chúng ta có thể đứng dậy, chống lại Ngụy Kitô khi chúng ta đã nuốt phải kẹo ngọt của hắn?
Hãy nhìn ra thế giới xung quanh bạn. Bạn biết có bao nhiêu nhà lãnh đạo Giáo hội từng rao giảng một tin mừng không khác gì một thứ chủ nghĩa xã hội đã được thay đổi phần nào? Bạn biết bao nhiêu nhà thuyết giáo nói chuyện ngọt ngào, tươi cười đã biểu diễn chủ nghĩa đấu tranh chính trị của họ trong khi bỏ qua thực tại tin mừng đích thực của Chúa Kitô? Bạn biết có bao nhiêu người tôn giáo đã tin rằng tất cả hệ ở tình huynh đệ của Con người trong khi làm ngơ Tình phụ tử của Thiên Chúa?
Vào thời điểm này, không có một nhà tiên tri hay một Giáo Hội giả mạo nào. Thay vào đó, những hệ thống tư tưởng sai lầm này đã xâm nhập vào mọi Giáo Hội Kitô giáo và Giáo Hội Công Giáo cũng không phải là ngoại lệ. Khi nghe các vị giáo phẩm nói nhiều về việc cứu môi trường hơn là cứu các linh hồn, chúng ta ngửi thấy mùi lưu huỳnh. Khi nghe các linh mục và giám mục biện minh cho hành vi đồi bại tình dục vốn phá hoại bí tích hôn nhân và trật tự tự nhiên vì chính nghĩa "hòa bình và lòng thương xót", chúng ta ngửi thấy mùi khói – chứ không phải mùi hương. Khi nghe tin các vị giáo phẩm thỏa hiệp đức tin Công Giáo để ủng hộ một chủ nghĩa đại kết sai lầm, chúng ta như ngửi thấy một thứ xú uế phát ra từ cống rãnh Ngôn Từ Bất Kính.
Họ đã đặt trước chúng ta “một tôn giáo mới không có Thập giá, một phụng vụ không có đời sau, một tôn giáo để tiêu diệt một tôn giáo, hoặc một nền chính trị như một tôn giáo – một tôn giáo trả cho Xêda ngay cả những gì thuộc về Thiên Chúa”.
Hãy thức tỉnh và đừng để mình bị lừa. Hãy nhớ điều duy nhất Sa-tan biết làm là nói dối. Hắn là Cha các Dối trá và Cha của Ruồi Nhặng, và nơi nào lũ ruồi nhặng tụ tập, nơi đó có một xác chết.
Top Stories
Le diocèse de Can Tho lance un plan pastoral pour aider les plus démunis à fêter le Nouvel An lunaire
Églises d'Asie
10:05 08/01/2021
Le mois prochain, du 10 au 16 février, les Vietnamiens célébreront la fête du Têt, ou le festival du Nouvel An lunaire. Dans l’esprit du message du pape François pour la 54e Journée mondiale de la paix (1er janvier 2021), publié sur le thème de « la culture du soin comme parcours de paix », Mgr Stephanus Tri Buu Thien, évêque de Can Tho dans le sud du Vietnam, a appelé les fidèles de son diocèse aider les plus démunis à célébrer le festival. Dans son message le pape François souligne l’importance d’une « culture du soin pour éliminer la culture de l’indifférence, du rejet et de l’affrontement, souvent prévalente aujourd’hui ».
Le 3 janvier dans la paroisse de Cai Tac, dans la province de Hau Giang, une boutique a été ouverte pour aider les plus pauvres avant le festival du Nouvel An vietnamien.
Le diocèse de Can Tho, dans le sud du Vietnam, a lancé des plans pastoraux afin de soutenir les personnes dans le besoin avant le Nouvel An vietnamien. Mgr Stephanus Tri Buu Thien, évêque de Can Tho, explique que ces projets sont dans la lignée du message du pape François pour la 54e Journée mondiale de la paix (1er janvier 2021), sur le thème de « La culture du soin comme parcours de paix ». Dans son message le pape François souligne l’importance d’une « culture du soin pour éliminer la culture de l’indifférence, du rejet et de l’affrontement, souvent prévalente aujourd’hui ». Mgr Thien, 70 ans, confie que malgré les difficultés auxquelles les catholiques de son diocèse ont été confrontés face à la pandémie, ils doivent continuer de suivre l’exemple du Bon Samaritain. L’évêque les a invités à suivre cette culture du soin en se soutenant mutuellement et en apportant une aide matérielle et spirituelle aux voisins les plus démunis, pour que tous puissent célébrer le festival du Nouvel An lunaire, qui aura lieu du 10 au 16 février. Mgr Thien, qui est également responsable de la Commission pour le dialogue interreligieux de la Conférence épiscopale vietnamienne, a aussi appelé les prêtres et les religieux et religieuses à accompagner les fidèles laïcs dans cet esprit. Pour l’évêque, les prêtres diocésains doivent encourager les paroissiens à travailler sans relâche pour que tous puissent subvenir à leurs besoins et préparer le festival.
Accompagner les plus démunis durant le Nouvel An vietnamien
Le diocèse de Can Tho, créé il y a 65 ans, compte environ 200 000 catholiques sur une population de 5,5 millions d’habitants, et couvre les provinces de Ca Mau, Bac Lieu, Hau Giang et Soc Trang. Mgr Thien a également appelé les gens à la mesure durant les festivités, en évitant l’alcool et en soutenant les familles plus démunies. L’évêque a aussi invité les paroisses et congrégations à lancer des projets et des collectes de fonds pour accompagner les personnes dans le besoin durant le Nouvel An vietnamien – le diocèse compte 241 prêtres diocésains pour 145 paroisses. Mgr Thien a notamment invité les paroisses à organiser des visites à domicile, des distributions de nourriture, des aides financières et autres aides matérielles aux plus pauvres. Il a également appelé à accompagner ceux qui ont besoin d’aide au logement et à organiser des repas gratuits.
L’évêque a appelé les fidèles à prendre toutes les mesures possibles pour suivre cette culture du soin, en priorité auprès des plus pauvres. Il a également demandé aux prêtres de lui rapporter les résultats obtenus après le festival. Ainsi, le 3 janvier, les paroisses de Cai Tac et de Song Doc, dans les provinces de Hau Giang et de Ca Mau, ont ouvert des boutiques où les familles défavorisées peuvent venir « acheter » de la nourriture, des vêtements et autres produits, sans dépenser d’argent. Les familles peuvent visiter les boutiques une fois par mois et acheter des biens d’une valeur de 100 000 dong (3,54 euros). Elles peuvent également se faire couper les cheveux gratuitement. Par ailleurs, une fois par mois, le diocèse diffuse des messes en direct pour les plus âgés et les patients qui ne peuvent pas venir à l’église. Des prêtres vont leur apporter l’Eucharistie tous les mois.
(Soure: Églises d'Asie - le 08/01/20201)
Le 3 janvier dans la paroisse de Cai Tac, dans la province de Hau Giang, une boutique a été ouverte pour aider les plus pauvres avant le festival du Nouvel An vietnamien.
Le diocèse de Can Tho, dans le sud du Vietnam, a lancé des plans pastoraux afin de soutenir les personnes dans le besoin avant le Nouvel An vietnamien. Mgr Stephanus Tri Buu Thien, évêque de Can Tho, explique que ces projets sont dans la lignée du message du pape François pour la 54e Journée mondiale de la paix (1er janvier 2021), sur le thème de « La culture du soin comme parcours de paix ». Dans son message le pape François souligne l’importance d’une « culture du soin pour éliminer la culture de l’indifférence, du rejet et de l’affrontement, souvent prévalente aujourd’hui ». Mgr Thien, 70 ans, confie que malgré les difficultés auxquelles les catholiques de son diocèse ont été confrontés face à la pandémie, ils doivent continuer de suivre l’exemple du Bon Samaritain. L’évêque les a invités à suivre cette culture du soin en se soutenant mutuellement et en apportant une aide matérielle et spirituelle aux voisins les plus démunis, pour que tous puissent célébrer le festival du Nouvel An lunaire, qui aura lieu du 10 au 16 février. Mgr Thien, qui est également responsable de la Commission pour le dialogue interreligieux de la Conférence épiscopale vietnamienne, a aussi appelé les prêtres et les religieux et religieuses à accompagner les fidèles laïcs dans cet esprit. Pour l’évêque, les prêtres diocésains doivent encourager les paroissiens à travailler sans relâche pour que tous puissent subvenir à leurs besoins et préparer le festival.
Accompagner les plus démunis durant le Nouvel An vietnamien
Le diocèse de Can Tho, créé il y a 65 ans, compte environ 200 000 catholiques sur une population de 5,5 millions d’habitants, et couvre les provinces de Ca Mau, Bac Lieu, Hau Giang et Soc Trang. Mgr Thien a également appelé les gens à la mesure durant les festivités, en évitant l’alcool et en soutenant les familles plus démunies. L’évêque a aussi invité les paroisses et congrégations à lancer des projets et des collectes de fonds pour accompagner les personnes dans le besoin durant le Nouvel An vietnamien – le diocèse compte 241 prêtres diocésains pour 145 paroisses. Mgr Thien a notamment invité les paroisses à organiser des visites à domicile, des distributions de nourriture, des aides financières et autres aides matérielles aux plus pauvres. Il a également appelé à accompagner ceux qui ont besoin d’aide au logement et à organiser des repas gratuits.
L’évêque a appelé les fidèles à prendre toutes les mesures possibles pour suivre cette culture du soin, en priorité auprès des plus pauvres. Il a également demandé aux prêtres de lui rapporter les résultats obtenus après le festival. Ainsi, le 3 janvier, les paroisses de Cai Tac et de Song Doc, dans les provinces de Hau Giang et de Ca Mau, ont ouvert des boutiques où les familles défavorisées peuvent venir « acheter » de la nourriture, des vêtements et autres produits, sans dépenser d’argent. Les familles peuvent visiter les boutiques une fois par mois et acheter des biens d’une valeur de 100 000 dong (3,54 euros). Elles peuvent également se faire couper les cheveux gratuitement. Par ailleurs, une fois par mois, le diocèse diffuse des messes en direct pour les plus âgés et les patients qui ne peuvent pas venir à l’église. Des prêtres vont leur apporter l’Eucharistie tous les mois.
(Soure: Églises d'Asie - le 08/01/20201)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xứ Đoàn Trung Mỹ Tây thăm Quý Cha Hưu dưỡng
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
00:43 08/01/2021
XỨ ĐOÀN TRUNG MỸ TÂY THĂM QUÝ CHA HƯU DƯỠNG
Xem Hình
Thực hiện Lời Chúa và truyền thống uống nước nhớ nguồn. Được sự đồng thuận và khích lệ của cha Linh hướng kiêm Chánh xứ Đa Minh Nguyễn Trung Kiên, sáng ngày thứ Hai 04-01-2020 đoàn thể Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Xứ đoàn Trung Mỹ Tây thuộc giáo hạt Hóc Môn đã tổ chức đi thăm một số quý cha hưu dưỡng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đoàn đã đến thăm cha Mátthêu Nguyễn Mạnh Thu tại Nhà Hưu Dưỡng Hà Nội, Số 116 Đường Hùng Vương - Phường 9 - Quận 5. Tại đây, hình ảnh một vị cha già 90 tuổi nằm bất động với hai bàn tay nắm chặt cùng sợi dây cột khiến các thành viên trong đoàn đều bùi ngùi thương cảm. Người cháu gái chăm sóc cha cho biết, tuy còn nhận thức được nhưng các cử động của ngài hầu như vô thức. Đoàn đã ngỏ lời thăm hỏi cha đồng thời gởi đến cha một món quà nhỏ thông qua ngưới nuôi dưỡng, chăm sóc.
Sau đó, đoàn đã đến nhà Hưu dưỡng các Linh Mục thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, số 149 Đường Bành Văn Trân - Phường 07 - Quận Tân Bình. Tại đây đoàn đã được quý soeur dòng thánh Phaolô phụ trách tiếp đón và hướng dẫn đoàn đi thăm, tặng quà quý cha tại từng phòng.
Quý cha tại đây tuy già yếu, bệnh tật nhưng vẫn còn minh mẫn và lạc quan. Các ngài đều rất vui mừng khi có đoàn đến thăm, cười cười nói nói vui vẻ đồng thời gởi lời cảm ơn đến cha Linh hướng cùng các thành viên trong đoàn, có cha còn ân cần trao tặng tận tay từng thành viên những bản kinh do ngài biên soạn, in ấn.
Đoàn cũng đã gởi lời thăm hỏi đến những cha vắng nhà đồng thời trao gởi những phần quà đến quý ngài và quý soeur phụ trách. Sau khi chụp hình lưu niệm, đoàn đã ra về trong tâm tình tạ ơn CHÚA - MẸ MARIA - THÁNH GIUSE đã ban cho đoàn một chuyến đi bình an đồng thời cảm ơn những ân nhân đã ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho chuyến đi được thành công tốt đẹp.
Tin & ảnh: Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Xem Hình
Thực hiện Lời Chúa và truyền thống uống nước nhớ nguồn. Được sự đồng thuận và khích lệ của cha Linh hướng kiêm Chánh xứ Đa Minh Nguyễn Trung Kiên, sáng ngày thứ Hai 04-01-2020 đoàn thể Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Xứ đoàn Trung Mỹ Tây thuộc giáo hạt Hóc Môn đã tổ chức đi thăm một số quý cha hưu dưỡng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đoàn đã đến thăm cha Mátthêu Nguyễn Mạnh Thu tại Nhà Hưu Dưỡng Hà Nội, Số 116 Đường Hùng Vương - Phường 9 - Quận 5. Tại đây, hình ảnh một vị cha già 90 tuổi nằm bất động với hai bàn tay nắm chặt cùng sợi dây cột khiến các thành viên trong đoàn đều bùi ngùi thương cảm. Người cháu gái chăm sóc cha cho biết, tuy còn nhận thức được nhưng các cử động của ngài hầu như vô thức. Đoàn đã ngỏ lời thăm hỏi cha đồng thời gởi đến cha một món quà nhỏ thông qua ngưới nuôi dưỡng, chăm sóc.
Sau đó, đoàn đã đến nhà Hưu dưỡng các Linh Mục thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, số 149 Đường Bành Văn Trân - Phường 07 - Quận Tân Bình. Tại đây đoàn đã được quý soeur dòng thánh Phaolô phụ trách tiếp đón và hướng dẫn đoàn đi thăm, tặng quà quý cha tại từng phòng.
Quý cha tại đây tuy già yếu, bệnh tật nhưng vẫn còn minh mẫn và lạc quan. Các ngài đều rất vui mừng khi có đoàn đến thăm, cười cười nói nói vui vẻ đồng thời gởi lời cảm ơn đến cha Linh hướng cùng các thành viên trong đoàn, có cha còn ân cần trao tặng tận tay từng thành viên những bản kinh do ngài biên soạn, in ấn.
Đoàn cũng đã gởi lời thăm hỏi đến những cha vắng nhà đồng thời trao gởi những phần quà đến quý ngài và quý soeur phụ trách. Sau khi chụp hình lưu niệm, đoàn đã ra về trong tâm tình tạ ơn CHÚA - MẸ MARIA - THÁNH GIUSE đã ban cho đoàn một chuyến đi bình an đồng thời cảm ơn những ân nhân đã ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho chuyến đi được thành công tốt đẹp.
Tin & ảnh: Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sứ vụ mục tử.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:15 08/01/2021
Sứ vụ mục tử.
Khi một đức Gáo Hoàng mới được bầu chọn làm người kế vị Thánh Phero thay mặt Chúa Giêsu ở trần gian cai quản Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, có buổi lễ long trọng khai mạc sứ vụ mục tử ở đền thờ thánh Phero bên Vatican.
Khi một Đức cha được Tòa Thánh sai về làm Giám mục chính toà một giáo phận, cũng có buổi lễ long trọng nhậm chức khai mạc sứ vụ mục tử của vị giám mục mới ở nhà thờ chánh tòa giáo phận.
Cũng vậy, khi một linh mục được Đức Giám Mục sai về làm chính xứ một giáo xứ, cũng có ngày lễ nhậm chức ở thánh đường giáo xứ.
Chúa Giêsu Kitô, Vị sáng lập Giáo Hội Chúa ở trần gian cùng là trung tâm căn lõi của đức tin Kitô giáo, lại không có buổi lễ long trọng nào nhậm chức khai mạc sứ vụ mục tử là thủ lãnh.
Không ai và cũng chẳng ai có thẩm quyền bầu chọn Ngài. Nhưng Ngài là Con Thiên Chúa, được chính Đức Chúa Cha sai xuống trần gian sáng lập thi hành sứ vụ mục tử mang ánh sáng đức tin, tình yêu và ơn tha thứ cứu độ cho trần gian thoát ra khỏi vòng hình phạt tội lỗi do Ông Bà Adong-Eva nguyên tổ loài người gây ra.
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm đã không có một buổi lễ nào khai mạc sứ vụ mục tử của mình. Nhưng Ngài đã đến xin nhận lãnh phép Rửa của Ông Thánh Gioan tẩy giả ở bờ sông Jordan bên nước Do Thái - khu vực lịch sử đó có tên Qasr el yahud, và ngày nay được thế giới công nhận là di sản văn hóa, hằng năm có hàng trăm ngàn người đến đây hành hương ôn nhớ lại phép Rửa của Chúa Giêsu và của chính mình nữa.-.
Theo nghiên cứu suy luận của các nhà thần học môn Kinh Thánh, phép Rửa của Chúa Giêsu do Ông Thánh Gioan làm cho Ngài nói lên bản tính thật của Ngài do chính Thiên Chúa Cha chứng nhận. Và qua đó cũng nói lên ơn kêu gọi cho chính cá nhân Chúa Giêsu:
„ Chúa Giêsu Kitô vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình.11 Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.“ ( Phúc âm Thánh Marco 1,10-11)
Ơn Kêu gọi sai đi làm việc mục vụ của Chúa Giêsu mang ý nghĩa đặc biệt vừa trông thấy bằng mắt và nghe thấy được tiếng nói kêu gọi cắt cử phát ra từ trời cao.
Vậy đâu là ơn kêu gọi đặc biệt của Chúa Giêsu?
Ơn kêu gọi mục tử của Chúa Giêsu do chính Thiên Chúa tuyển chọn. Chúa Giêsu Kitô được cắt cửa sai đi làm việc mục vụ. Hình ảnh ơn kêu gọi như vậy đã được Tiên tri Isaia nói đến trong vai trò của người tôi tớ Thiên Chúa( Isaia 42, 1-7): Chấp nhận thi hành sứ vụ tiếng kêu gọi của Thiên Chúa. Từ bỏ đời sống riêng mình cho ơn kêu gọi của Chúa, nhận được sự phù giúp nâng đỡ của Thiên Chúa. Sứ vụ mục tử là loan báo mang đến sự công lý bình an cho con người.
Người được Thiên Chúa kêu gọi làm việc mục vụ không phát đi những âm thanh ồn ào bằng những lời trống rỗng kêu to. Nhưng là người có nếp sống thầm lặng như đứng đàng sau hậu trường nhiều hơn, mà lại chan chứa tình yêu lòng thương cảm với con người. Không bẻ gẫy cây lau sậy dập ngã nghiêng đổ, không dập tắt ngọn đèn cho nỡ tắt đi. Không lợi dụng sự yếu kém khiếm khuyết của người khác làm thành cho lợi ích riêng mình. Không rắc rải muối trên vết thương đau khổ cũng như không phá hủy niềm hy vọng của con người.
Người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi không lấy sức mạnh uy quyền làm vũ khí. Nhưng dựa trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa. Và như thế mang đến bình an cho chính mình và cho con người.
Người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi tuyển chọn không bỏ Thiên Chúa. Và Thiên Chúa cũng không bỏ rơi người đó.
Hình ảnh người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi như Tiên tri Isaia nói đến, đã thành hiện thực qua việc mục vụ Chúa Giesu Kitô trên trần gian: Mở mắt cho người không thấy ánh sáng, cứu giúp người bị tù đày, chữa lành vết thương đau khổ tâm hồn con người, mang ánh sáng tha thứ bình an niềm hy vọng cho người đi trong bóng tối tội lỗi sợ hãi.
Mừng lễ phép Rửa của Chúa Giêsu nhắc nhớ đến sứ vụ mục tử của Chúa Giêsu Kitô, và cũng là sứ vụ ơn Kêu gọi của Chúa gieo phát trong lòng Giáo Hội, cùng nơi tâm hồn đời sống con người: Sống làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa đời sống con người trong xã hội.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Khi một đức Gáo Hoàng mới được bầu chọn làm người kế vị Thánh Phero thay mặt Chúa Giêsu ở trần gian cai quản Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, có buổi lễ long trọng khai mạc sứ vụ mục tử ở đền thờ thánh Phero bên Vatican.
Khi một Đức cha được Tòa Thánh sai về làm Giám mục chính toà một giáo phận, cũng có buổi lễ long trọng nhậm chức khai mạc sứ vụ mục tử của vị giám mục mới ở nhà thờ chánh tòa giáo phận.
Cũng vậy, khi một linh mục được Đức Giám Mục sai về làm chính xứ một giáo xứ, cũng có ngày lễ nhậm chức ở thánh đường giáo xứ.
Chúa Giêsu Kitô, Vị sáng lập Giáo Hội Chúa ở trần gian cùng là trung tâm căn lõi của đức tin Kitô giáo, lại không có buổi lễ long trọng nào nhậm chức khai mạc sứ vụ mục tử là thủ lãnh.
Không ai và cũng chẳng ai có thẩm quyền bầu chọn Ngài. Nhưng Ngài là Con Thiên Chúa, được chính Đức Chúa Cha sai xuống trần gian sáng lập thi hành sứ vụ mục tử mang ánh sáng đức tin, tình yêu và ơn tha thứ cứu độ cho trần gian thoát ra khỏi vòng hình phạt tội lỗi do Ông Bà Adong-Eva nguyên tổ loài người gây ra.
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm đã không có một buổi lễ nào khai mạc sứ vụ mục tử của mình. Nhưng Ngài đã đến xin nhận lãnh phép Rửa của Ông Thánh Gioan tẩy giả ở bờ sông Jordan bên nước Do Thái - khu vực lịch sử đó có tên Qasr el yahud, và ngày nay được thế giới công nhận là di sản văn hóa, hằng năm có hàng trăm ngàn người đến đây hành hương ôn nhớ lại phép Rửa của Chúa Giêsu và của chính mình nữa.-.
Theo nghiên cứu suy luận của các nhà thần học môn Kinh Thánh, phép Rửa của Chúa Giêsu do Ông Thánh Gioan làm cho Ngài nói lên bản tính thật của Ngài do chính Thiên Chúa Cha chứng nhận. Và qua đó cũng nói lên ơn kêu gọi cho chính cá nhân Chúa Giêsu:
„ Chúa Giêsu Kitô vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình.11 Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.“ ( Phúc âm Thánh Marco 1,10-11)
Ơn Kêu gọi sai đi làm việc mục vụ của Chúa Giêsu mang ý nghĩa đặc biệt vừa trông thấy bằng mắt và nghe thấy được tiếng nói kêu gọi cắt cử phát ra từ trời cao.
Vậy đâu là ơn kêu gọi đặc biệt của Chúa Giêsu?
Ơn kêu gọi mục tử của Chúa Giêsu do chính Thiên Chúa tuyển chọn. Chúa Giêsu Kitô được cắt cửa sai đi làm việc mục vụ. Hình ảnh ơn kêu gọi như vậy đã được Tiên tri Isaia nói đến trong vai trò của người tôi tớ Thiên Chúa( Isaia 42, 1-7): Chấp nhận thi hành sứ vụ tiếng kêu gọi của Thiên Chúa. Từ bỏ đời sống riêng mình cho ơn kêu gọi của Chúa, nhận được sự phù giúp nâng đỡ của Thiên Chúa. Sứ vụ mục tử là loan báo mang đến sự công lý bình an cho con người.
Người được Thiên Chúa kêu gọi làm việc mục vụ không phát đi những âm thanh ồn ào bằng những lời trống rỗng kêu to. Nhưng là người có nếp sống thầm lặng như đứng đàng sau hậu trường nhiều hơn, mà lại chan chứa tình yêu lòng thương cảm với con người. Không bẻ gẫy cây lau sậy dập ngã nghiêng đổ, không dập tắt ngọn đèn cho nỡ tắt đi. Không lợi dụng sự yếu kém khiếm khuyết của người khác làm thành cho lợi ích riêng mình. Không rắc rải muối trên vết thương đau khổ cũng như không phá hủy niềm hy vọng của con người.
Người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi không lấy sức mạnh uy quyền làm vũ khí. Nhưng dựa trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa. Và như thế mang đến bình an cho chính mình và cho con người.
Người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi tuyển chọn không bỏ Thiên Chúa. Và Thiên Chúa cũng không bỏ rơi người đó.
Hình ảnh người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi như Tiên tri Isaia nói đến, đã thành hiện thực qua việc mục vụ Chúa Giesu Kitô trên trần gian: Mở mắt cho người không thấy ánh sáng, cứu giúp người bị tù đày, chữa lành vết thương đau khổ tâm hồn con người, mang ánh sáng tha thứ bình an niềm hy vọng cho người đi trong bóng tối tội lỗi sợ hãi.
Mừng lễ phép Rửa của Chúa Giêsu nhắc nhớ đến sứ vụ mục tử của Chúa Giêsu Kitô, và cũng là sứ vụ ơn Kêu gọi của Chúa gieo phát trong lòng Giáo Hội, cùng nơi tâm hồn đời sống con người: Sống làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa đời sống con người trong xã hội.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Xin Cha sống mãi trong Con
Tiến sĩ Phan Như Ngọc - Đinh Văn Tiến Hùng
11:34 08/01/2021
Xin Cha sống mãi trong Con
*Tôi sinh ra và lớn lên trong lòng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa vô thần. Suốt mười năm học trường phổ thông, tôi luôn luôn được dạy rằng vũ trụ này tự nhiên mà có, không có ông trời nào hết.
Để chứng tỏ quan điểm đó là đúng, người vô thần nêu câu hỏi: Nếu có Ông Trời vĩ đại đến mức sinh ra được cả vũ trụ thì Bố của Ông Trời là ai? Ông của Ông Trời là ai? Như thế, chuỗi logic hình thức này không bao giờ kết thúc. Ý thức vô thần cứ thấm vào tôi mỗi ngày càng sâu hơn.
Rồi tôi vào học ngành vật lý của Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ý thức, vật chật quyết định ý thức. Chỉ những gì con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián điếp, thông qua các phương tiện máy móc, thì mới tồn tại (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin Thượng Đế tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả.
Sau khi ra trường, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho sinh viên. Vì thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy gì gò bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần chống Chúa trong đội ngũ trí thức Việt Nam.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội.
Năm 1975, sau một kỳ thi rất căng thẳng giữa các cán bộ giảng dạy đại học, tôi đã đỗ và được đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary. Có chút bằng cấp nước ngoài rồi, tôi không dạy học nữa mà xin về làm ở Viện Vật lý thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Mặc dầu không phải là đảng viên nhưng do có chuyên môn tốt nên tôi được cử làm trưởng phòng của Phòng Nghiên cứu Vật lý hạt nhân và có 6 phó tiến sĩ dưới quyền. Chúng tôi đã từng ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), nghiên cứu về các hạt nơ-tron phát xã từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân nhẹ dơ-tê-ri, đóng góp cho công trình xử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, đặt cơ sở cho những nhà máy điện nguyên tử sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân, mạnh gấp hàng ngàn lần nhà máy điện nguyên tử ngày nay.
Tôi đã đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu này.
Chỗ làm việc của tôi thật lý tưởng. Đại đa số cán bộ là con ông cháu cha, chỉ một vài người con thường dân như tôi được lọt lưới vào đây. Bây giờ, khi đã tin Chúa tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài thì một thường dân như tôi sao có thể "vớ bở" như thế được. Cảm ơn Chúa thật nhiều!
Vì nhiều lý do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã xin tỵ nạn ở Đức.
Một hôm ở trại tỵ nạn Heilbronn, tôi gặp nhà truyền đạo người Hà Lan, Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ-đốc cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (vì ông không có Kinh thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao.
Ngay từ dòng đầu của Kinh thánh, tôi đã thấy vô lý: "Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." Lương tri tôi bật lò xo. Đó là phản ứng tự nhiên của một người đã sống gần năm mươi năm với chủ nghĩa vô thần. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ "cái hích đầu tiên của Thượng Đế," mà ngày trước tôi đã từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Thượng đế có thật.
Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Thượng đế sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận được. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sạch, người què được lành, người chết đã có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng?
Những phép lạ đầy dẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo logic khoa học của tôi không sao hiểu nỗi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nảy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đã đến và gỡ mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh? Họ cuồng tín, hay chính mình ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây:
Charles Dickens viết: "Kinh thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đã từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới."
Ngài Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục đã kết luận: "Trong Kinh thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó."
Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh."
Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ này, đã phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt."
Lúc bấy giờ tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là người học khoa học nên đã dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi. Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm cách nào ông lại có thể tìm ra định luật vĩ đại này, Newton vừa cười vừa trả lời:
"Đó là nhờ tôi đứng trên vai những người khổng lồ."
Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hãy đứng trên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra Chân Lý của Ta." Quả nhiên tôi đã bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được nhồi sọ công phu trong bao nhiên năm nay bị đánh bật ra khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Thượng Đế vì không ai chứng minh được sự hiện hữu của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đã chứng minh được Thượng Đế không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác thì không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở trái đất nói rằng mặt trăng quay quanh trái đất; nhưng quan sát viên đứng ở mặt trăng sẽ bảo trái đất quay quanh mặt trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được trí khôn. Vì vậy, có Thượng Đế hay không có Thượng Đế là vấn đề của Đức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác.
Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại.
Dần dần tôi cũng tin Kinh thánh là Lời của Thượng Đế phán dạy cho loài người, vì dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa điểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế đối với nhân loại.
Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời ba ngôi một thể. Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn. lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là nước. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Điều thật khó hiểu đã trở thành quá rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khấp khiểng, một sự minh họa rất đại khái mà thôi.
Khi đã có những niềm tin cơ bản ấy, thì mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Đức Chúa Giê-su chính là Đức Chúa Trời hiện thân làm người như chúng ta, nhưng đồng thời Ngài chính là Thượng Đế, là Đấng Sáng Tạo. Chính Chúa Giê-su đã tạo dựng nên vũ trụ này, một phép lạ vĩ đại, thì những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, đối với Ngài có gì là khó thực hiện.
Những lời dạy của Chúa Giê-su đã gây cho tôi nhiều xúc động, vì thấy tình yêu thương của Ngài thật vô bờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Đường Đi, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai được đến với Cha." Ngài không tìm đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là con đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lý nào khác, vì chính Ngài là chân lý tuyệt duy nhất. Và cũng chính Ngài là nguồn sống, vì tổ phụ A-đam của chúng ta đã nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh.
Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.
Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-su cho biết: tội lỗi đã tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Thượng Đế, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài thì không thể đến cùng Thượng Đế được. Lời dạy bao trùm nhiều ý nghĩa sâu sắc đó đã cảm động lòng tôi rất nhiều.
Được Đức Thánh Linh truyền cảm hứng, tôi đã phổ nhạc bài thánh ca: "Xin Cha Sống Mãi Trong Con." Tôi cũng lấy câu này để đọc trong ngày tôi được làm thánh lễ Báp-tem. Cảm ơn Chúa thật nhiều!
Tiến sĩ Phan Như Ngọc, Stuttgart, Germany
……………………*………………..
*Hãy nhìn vũ trụ, huyền diệu bao la !
Muôn loài, tinh tú, sinh động hài hòa !
Bàn tay nhiệm màu, chính là Thượng Đế !
Kinh thơ cảm tạ, Tình yêu thiết tha !
Tôi không phải là thi nhân Công Giáo,
Mà chỉ là người Công Giáo làm thơ (*)
Cả đời tôi không biết đến bao giờ,
Mới trở thành một nhà thơ tên tuổi?
Nhưng điều đó tôi nào đâu tiếc nuối,
Vì cuộc đời đã là một bài thơ,
Sống trọn vẹn với năm tháng ngày giờ,
Đó chính là bài thơ muôn vần điệu.
Thân thể tôi : một tác phẩm kỳ diệu,
Nhịp tim luôn chảy dòng máu nhịp nhàng,
Dâng sức sống như biển cả mênh mang,
Đem Tình yêu dệt bài thơ Hằng sống.
Trí óc tôi : một kỳ công sống động,
Nhanh hơn nhiều muôn là sóng viễn thông,
Nguồn tư tưởng chất chứa thật mênh mông,
Triệu văn thơ cũng từ đây phát xuất,
Đã khi nào ta tìm ra sự thật,
Bởi do ai mà ta sống bấy lâu,
Buông tay xuống rồi sẽ trở về đâu?
Ôi đời sống là bài thơ huyền nhiệm !
Buổi sớm mai lúc vầng đông xuất hiện,
Gieo nguồn sống trên khắp mặt địa cầu,
Chim ca hót, hoa khoe sắc muôn màu,
Đẹp hơn cả ngàn bài thơ dệt mộng !
Có khi nào tâm hồn ta rung động,
Trước tang thương khổ lụy của bao người,
Có khi nào ta đem một nụ cười,
Trao nhân thế lời ủi an cứu khổ?
Cuộc sống này đâu có gì bền đỗ,
Bám quanh địa cầu hơi thở mong manh,
Lòng đất xục xôi sắp nổ tan tành,
Biển dâng trào, bão cuốn trôi tất cả !
Đừng kiêu ngạo khoe công trình vĩ đại,
Đừng tự hào với sáng chế kỳ công
Trong phút giây sẽ biến vào hư không,
Rồi sẽ bị chìm sâu vào quên lãng !
Vườn E-đen xưa Thiên đàng sáng lạn,
Vạn vật, đất trời, mở rộng hồn thơ,
Nhưng Nguyên Tổ bất kinh Chúa phải thờ,
Nên tội lỗi đã tràn đầy vũ trụ !
Lòng con đây giờ không còn do dự,
Đất trời thơ với muôn vật ngàn hoa,
Đêm huyền diệu nhìn tinh tú ngợi ca,
Ôi Thượng Đế Đại Thi Nhân Sáng Tạo !
Tôi không phải là thi nhân Công Giáo,
Mà chỉ là người Công Giáo làm thơ,
Cuộc đời tôi cho đến tận bây giờ,
Chỉ dâng thơ làm câu kinh cầu nguyện !
Đinh văn Tiến Hùng
(*)Ghi chú : Mượn ý tiểu thuyết gia Pháp Francois Mauriac: “Tôi không phải là Tiểu thuyết gia Công Giáo, mà chỉ là người Công Giáo viết tiểu thuyết”
*Tôi sinh ra và lớn lên trong lòng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa vô thần. Suốt mười năm học trường phổ thông, tôi luôn luôn được dạy rằng vũ trụ này tự nhiên mà có, không có ông trời nào hết.
Để chứng tỏ quan điểm đó là đúng, người vô thần nêu câu hỏi: Nếu có Ông Trời vĩ đại đến mức sinh ra được cả vũ trụ thì Bố của Ông Trời là ai? Ông của Ông Trời là ai? Như thế, chuỗi logic hình thức này không bao giờ kết thúc. Ý thức vô thần cứ thấm vào tôi mỗi ngày càng sâu hơn.
Rồi tôi vào học ngành vật lý của Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ý thức, vật chật quyết định ý thức. Chỉ những gì con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián điếp, thông qua các phương tiện máy móc, thì mới tồn tại (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin Thượng Đế tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả.
Sau khi ra trường, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho sinh viên. Vì thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy gì gò bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần chống Chúa trong đội ngũ trí thức Việt Nam.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội.
Tôi đã đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu này.
Chỗ làm việc của tôi thật lý tưởng. Đại đa số cán bộ là con ông cháu cha, chỉ một vài người con thường dân như tôi được lọt lưới vào đây. Bây giờ, khi đã tin Chúa tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài thì một thường dân như tôi sao có thể "vớ bở" như thế được. Cảm ơn Chúa thật nhiều!
Vì nhiều lý do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã xin tỵ nạn ở Đức.
Một hôm ở trại tỵ nạn Heilbronn, tôi gặp nhà truyền đạo người Hà Lan, Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ-đốc cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (vì ông không có Kinh thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao.
Ngay từ dòng đầu của Kinh thánh, tôi đã thấy vô lý: "Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." Lương tri tôi bật lò xo. Đó là phản ứng tự nhiên của một người đã sống gần năm mươi năm với chủ nghĩa vô thần. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ "cái hích đầu tiên của Thượng Đế," mà ngày trước tôi đã từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Thượng đế có thật.
Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Thượng đế sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận được. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sạch, người què được lành, người chết đã có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng?
Những phép lạ đầy dẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo logic khoa học của tôi không sao hiểu nỗi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nảy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đã đến và gỡ mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh? Họ cuồng tín, hay chính mình ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây:
Charles Dickens viết: "Kinh thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đã từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới."
Ngài Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục đã kết luận: "Trong Kinh thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó."
Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh."
Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ này, đã phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt."
Lúc bấy giờ tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là người học khoa học nên đã dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi. Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm cách nào ông lại có thể tìm ra định luật vĩ đại này, Newton vừa cười vừa trả lời:
"Đó là nhờ tôi đứng trên vai những người khổng lồ."
Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hãy đứng trên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra Chân Lý của Ta." Quả nhiên tôi đã bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được nhồi sọ công phu trong bao nhiên năm nay bị đánh bật ra khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Thượng Đế vì không ai chứng minh được sự hiện hữu của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đã chứng minh được Thượng Đế không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác thì không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở trái đất nói rằng mặt trăng quay quanh trái đất; nhưng quan sát viên đứng ở mặt trăng sẽ bảo trái đất quay quanh mặt trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được trí khôn. Vì vậy, có Thượng Đế hay không có Thượng Đế là vấn đề của Đức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác.
Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại.
Dần dần tôi cũng tin Kinh thánh là Lời của Thượng Đế phán dạy cho loài người, vì dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa điểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế đối với nhân loại.
Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời ba ngôi một thể. Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn. lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là nước. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Điều thật khó hiểu đã trở thành quá rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khấp khiểng, một sự minh họa rất đại khái mà thôi.
Khi đã có những niềm tin cơ bản ấy, thì mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Đức Chúa Giê-su chính là Đức Chúa Trời hiện thân làm người như chúng ta, nhưng đồng thời Ngài chính là Thượng Đế, là Đấng Sáng Tạo. Chính Chúa Giê-su đã tạo dựng nên vũ trụ này, một phép lạ vĩ đại, thì những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, đối với Ngài có gì là khó thực hiện.
Những lời dạy của Chúa Giê-su đã gây cho tôi nhiều xúc động, vì thấy tình yêu thương của Ngài thật vô bờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Đường Đi, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai được đến với Cha." Ngài không tìm đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là con đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lý nào khác, vì chính Ngài là chân lý tuyệt duy nhất. Và cũng chính Ngài là nguồn sống, vì tổ phụ A-đam của chúng ta đã nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh.
Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.
Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-su cho biết: tội lỗi đã tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Thượng Đế, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài thì không thể đến cùng Thượng Đế được. Lời dạy bao trùm nhiều ý nghĩa sâu sắc đó đã cảm động lòng tôi rất nhiều.
Được Đức Thánh Linh truyền cảm hứng, tôi đã phổ nhạc bài thánh ca: "Xin Cha Sống Mãi Trong Con." Tôi cũng lấy câu này để đọc trong ngày tôi được làm thánh lễ Báp-tem. Cảm ơn Chúa thật nhiều!
Tiến sĩ Phan Như Ngọc, Stuttgart, Germany
……………………*………………..
*Hãy nhìn vũ trụ, huyền diệu bao la !
Muôn loài, tinh tú, sinh động hài hòa !
Bàn tay nhiệm màu, chính là Thượng Đế !
Kinh thơ cảm tạ, Tình yêu thiết tha !
Tôi không phải là thi nhân Công Giáo,
Mà chỉ là người Công Giáo làm thơ (*)
Cả đời tôi không biết đến bao giờ,
Mới trở thành một nhà thơ tên tuổi?
Nhưng điều đó tôi nào đâu tiếc nuối,
Vì cuộc đời đã là một bài thơ,
Sống trọn vẹn với năm tháng ngày giờ,
Đó chính là bài thơ muôn vần điệu.
Thân thể tôi : một tác phẩm kỳ diệu,
Nhịp tim luôn chảy dòng máu nhịp nhàng,
Dâng sức sống như biển cả mênh mang,
Đem Tình yêu dệt bài thơ Hằng sống.
Trí óc tôi : một kỳ công sống động,
Nhanh hơn nhiều muôn là sóng viễn thông,
Nguồn tư tưởng chất chứa thật mênh mông,
Triệu văn thơ cũng từ đây phát xuất,
Đã khi nào ta tìm ra sự thật,
Bởi do ai mà ta sống bấy lâu,
Buông tay xuống rồi sẽ trở về đâu?
Ôi đời sống là bài thơ huyền nhiệm !
Buổi sớm mai lúc vầng đông xuất hiện,
Gieo nguồn sống trên khắp mặt địa cầu,
Chim ca hót, hoa khoe sắc muôn màu,
Đẹp hơn cả ngàn bài thơ dệt mộng !
Có khi nào tâm hồn ta rung động,
Trước tang thương khổ lụy của bao người,
Có khi nào ta đem một nụ cười,
Trao nhân thế lời ủi an cứu khổ?
Cuộc sống này đâu có gì bền đỗ,
Bám quanh địa cầu hơi thở mong manh,
Lòng đất xục xôi sắp nổ tan tành,
Biển dâng trào, bão cuốn trôi tất cả !
Đừng kiêu ngạo khoe công trình vĩ đại,
Đừng tự hào với sáng chế kỳ công
Trong phút giây sẽ biến vào hư không,
Rồi sẽ bị chìm sâu vào quên lãng !
Vườn E-đen xưa Thiên đàng sáng lạn,
Vạn vật, đất trời, mở rộng hồn thơ,
Nhưng Nguyên Tổ bất kinh Chúa phải thờ,
Nên tội lỗi đã tràn đầy vũ trụ !
Lòng con đây giờ không còn do dự,
Đất trời thơ với muôn vật ngàn hoa,
Đêm huyền diệu nhìn tinh tú ngợi ca,
Ôi Thượng Đế Đại Thi Nhân Sáng Tạo !
Tôi không phải là thi nhân Công Giáo,
Mà chỉ là người Công Giáo làm thơ,
Cuộc đời tôi cho đến tận bây giờ,
Chỉ dâng thơ làm câu kinh cầu nguyện !
Đinh văn Tiến Hùng
(*)Ghi chú : Mượn ý tiểu thuyết gia Pháp Francois Mauriac: “Tôi không phải là Tiểu thuyết gia Công Giáo, mà chỉ là người Công Giáo viết tiểu thuyết”
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Tà
Dominic Đức Nguyễn
12:47 08/01/2021
CHIỀU TÀ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cha ơi! bóng chiều tà
Làm hồn con ngây ngất
Mầu sắc thắm tin yêu
Nói với con rất nhiều!
(Trích thơ của Sr Hoàng Yến)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cha ơi! bóng chiều tà
Làm hồn con ngây ngất
Mầu sắc thắm tin yêu
Nói với con rất nhiều!
(Trích thơ của Sr Hoàng Yến)
VietCatholic TV
Virút Tầu giết chết 9 nữ tu cùng tu viện ở New York - Junipero, chủ nghĩa đấu tranh và sự ngu dốt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:19 08/01/2021
1. Giáo Hội tại Bolivia giúp người nghèo đón Giáng Sinh và Năm Mới
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một trong những hình ảnh tiêu biểu của các giáo xứ tại Bolivia.
Giáo Hội địa phương đã giúp những người nghèo và vô gia cư đón Giáng Sinh và Năm Mới trong chiến dịch “Người Samaritanô nhân lành”.
Tại thủ đô La Paz của Bolovia, hàng dài người xếp hàng nhận những phần ăn được nấu tại chỗ hôm 29 tháng 12. Họ được nhận khẩu trang y tế, thức ăn, và quần áo, và cả những đồ chơi dành cho trẻ em.
Một phụ nữ nói: “Chúng tôi muốn làm nhiều thứ nhưng chẳng làm được gì vì không có tiền. Chúng tôi cũng không có thực phẩm cho con cái mình và chẳng còn gì có thể bán được. Tôi cố kiếm sống bằng mọi cách, bán thứ này thứ kia để có cái mà ăn nhưng đều thất bại.”
Chiến dịch “Người Samaritanô nhân lành” cũng cung cấp thuốc men cho những người vô gia cư đang trải qua một thời gian đầy thử thách vì đại dịch coronavirus.
Source:Reuters
2. Junipero, chủ nghĩa đấu tranh và sự ngu dốt
Cha Mario Arroyo, một linh mục Mễ Tây Cơ, hiện là giáo sư thần học tại Đại Học Pan-American, đã chua chát nhận định qua bài viết trên tờ “Thần Học cho Thế hệ Thiên niên kỷ” một bài có tựa đề là “Junipero, Chủ nghĩa Đấu tranh, và sự Ngu dốt”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Những lời vu khống có tính lịch sử mà nhân vật nổi tiếng là Thánh Junipero Serra phải gánh chịu hiện là điều thật sự rất đau buồn. Một xúc phạm chân lý nghiêm trọng, như thường xảy ra với những lời nói dối, đã được sử dụng để thao túng công luận, bằng cách dùng những kẻ ngu dốt vai u thịt bắp để tạo ra một “người rơm” khổng lồ, lừa dối ngụy biện. Một “sự vu khống đang tiếp diễn cách nào đó” và nó còn tiếp diễn nhiều hơn nữa nếu những người tiếp nhận sự lừa dối là những người ngu dốt. Trong thời đại của chúng ta, chúng ta thấy những hậu quả tai hại của cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa đấu tranh chính trị và sự ngu dốt hời hợt, đến mức các định chế, vốn là cơ sở của một xã hội văn minh, bị đe dọa, trong khi lịch sử được viết lại một cách khéo léo có lợi cho ý thức hệ thời thượng.
Thật đau lòng khi cơn thịnh nộ mang tính biểu tượng, xổ lồng nhắm vào Thánh Junipero, nảy sinh giữa một xã hội rất phát triển, với các tiêu chuẩn cao về giáo dục. Thật đáng buồn khi chứng kiến việc thiếu nghiêm túc và thiếu sâu sắc, nghĩa là sự hời hợt đau lòng nhất, đã tiếm đoạt vị trí tiên phong về kỹ thuật trên thế giới. Đó chính là một điềm báo cực kỳ tồi tệ khi thấy sự man rợ lại có thể nảy sinh một cách trơ trẽn, và sự ngu dốt lại được tôn thờ đến thế, tại chính nơi diễn ra những tiến bộ kỹ thuật vĩ đại nhất, trong cái nôi quyền lực của nền văn minh của chúng ta.
Loại bỏ các bức tượng của Thánh Junipero ở Los Angeles và San Francisco, thiết lập diễn trình xét xử ngài theo mẫu chống dị giáo ngày xưa, đầy những lập luận ngược thời, sự ngu dốt có lọc lựa và các giả trá đã hợp pháp hóa việc sử dụng bạo lực, thay vì thảo luận nghiêm túc và nghiên cứu sâu sắc. Đó không thể là gì khác hơn những dấu hiệu thao túng, biểu lộ sự suy sụp của văn minh. Như trước đây ở La Mã, những người man rợ đã tiếp quản quyền lãnh chúa ở đất nước hùng mạnh nhất thế giới này.
Những bản án tiền trảm hậu tấu về lịch sử không thể được thực hiện nếu không phạm những bất công sâu xa. Thánh Junipero là một thí dụ điển hình của điều đó. Ngài vốn là người từng rời bỏ quê hương để hiến đời mình cho việc truyền giảng Tin Mừng, từng rời đan viện của mình ở Queretaro, đi bộ 3327 km đến San Francisco, từng hiến đời mình cho các đoàn truyền giáo Phanxicô ở California, vốn là cái nôi của các thành phố lớn của California ngày nay. Ngài là người từng học ngôn ngữ của người bản địa California, từng sống với họ và yêu thương họ, thế mà giờ đây trở thành người bênh vực chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nếu không muốn nói là diệt chủng.
Thánh Junipero đã bảo vệ mạnh mẽ các dân tộc bản địa. Ngài đã không tiếc công sức đi đến Thành phố Mexico, nơi đặt trụ sở của vị phó vương, để trình bày “Tuyên ngôn Nhân Quyền” nhằm bảo vệ người bản xứ và kêu gọi bảo vệ họ. Nổi bật trong các thư từ của ngài là những lời ngài tố cáo thường xuyên các vụ lạm dụng tình dục đối với người bản địa bởi những kẻ chinh phục. Ngài phản đối án tử hình đối với những người đã phá hủy phái bộ truyền giáo San Diego, giết một người bạn là linh mục của ngài, như thế biểu lộ một dấu hiệu nhân từ Kitô giáo, thiết lập một chứng từ cao thượng chống lại án tử hình trên lãnh thổ Bắc Mỹ. Từ những bức thư của ngài, chúng ta biết sự đánh giá và ấn tượng tích cực của ngài đối với người bản xứ, và ngài là một trong những người Âu châu đầu tiên ghi lại và ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của California.
Trái ngược với những gì người ta có thể nghĩ, các sứ bộ truyền giáo không áp đặt đức tin bằng vũ lực. Ngược lại, họ là những cộng đồng đa văn hóa, nơi người bản địa và người Tây Ban Nha làm việc và hoà lẫn với nhau, tạo nên nguồn gốc của giống dân metizo, một sắc dân mới, có nền văn hóa riêng, mà hiện vẫn còn những dấu tích kiến trúc, âm nhạc, văn học và tôn giáo. Người bản xứ không buộc phải theo đạo; chỉ 10% hoặc 20% trong số họ tiếp nhận đức tin Kitô giáo.
“Cuộc diệt chủng ở California” xảy ra một thế kỷ sau Thánh Junipero, trùng với “cơn sốt vàng” ở California. Chính Thống đốc đầu tiên của Tiểu bang đã áp đặt cuộc chiến tiêu diệt chống lại người da đỏ vào năm 1851. Thực thế, chính người Mỹ đã để lại nhiều bằng chứng về điều đó trong phần lớn các bộ phim Viễn Tây, trong đó những người da đỏ độc ác và tàn bạo luôn bị tàn sát. Chính kỵ binh của quân đội Bắc Mỹ chủ yếu gây ra thảm họa diệt chủng, chứ không phải các nhà truyền giáo Tây Ban Nha. Vì vậy, người ta không thể không ta thán sự bất công lịch sử đã gây ra đối với một trong những người đã hình thành nên California, là Thánh Junipero Serra.
3. COVID-19 giết chết 9 nữ tu tại một tu viện New York trong vòng một tháng
Nhà thờ chính tòa St. Patrick ở New York đã gióng lên các hồi chuông báo tử để tưởng niệm các nạn nhân của coronavirus trên toàn thế giới, cách riêng là chín nữ tu đã chết vì những nguyên nhân liên quan đến COVID-19 tại một tu viện ngoại ô New York chỉ trong vòng một tháng.
Phát ngôn viên của quận Albany là cô Mary Rozak cho biết:
“Bốn trong số các trường hợp tử vong liên quan đến nhà dòng tại Tu viện Thánh Giuse đã được các bệnh viện báo cáo trước đó vào đầu tháng này. Năm nữ tu khác vừa được cơ sở này báo cáo cho Sở Y tế Quận Albany”.
Tính cho đến ngày 11 tháng 12, 22 nữ tu có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus tại Tu viện Thánh Giuse.
Tu viện Thánh Giuse là nhà của 140 nữ tu.
Trong một diễn biến khác, sở cảnh sát New York tuyên bố hôm 2 tháng Giêng rằng họ đang điều tra một vụ vẽ bậy lên các bức tường của nhà thờ chính tòa thành phố. Vào đêm Giao Thừa, cảnh sát đã giải tán một cuộc tụ họp của hàng ngàn người chuyển giới và đồng tính vì vi phạm các quy định phòng dịch của thành phố. Trong cuộc tụ họp này, những người tham dự đã sơn lên các bức tường của nhà thờ chính tòa những lời lẽ chống cảnh sát.
Source:Crux