Ngày 07-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:24 07/01/2015
BẪY CỦA THỢ SĂN
N2T

Ở một vùng đất Đông Nam Á có một phương pháp bắt khỉ rất hào hứng.
Người địa phương dùng một cái hòm (rương) gỗ, bên trong bỏ một ít trái cây ngon, trên hòm đục một cái lỗ nhỏ vừa với bàn tay của lũ khỉ chó bỏ vào.
Nếu khỉ thò tay vào chụp trái cây thì tay không thể rút ra được nếu bàn tay nó không thả trái cây xuống, nhưng phần nhiều tụi khỉ không muốn bỏ lại trái cây mà chúng đã nắm được, cho đến khi thợ săn đến, không cần tốn nhiều sức lực thì cũng có thể túm được chúng nó cách nhẹ nhàng.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Tùy theo giống thú muốn bắt mà người thợ làm bẫy, có loại thì làm rất công phu như bẫy cọp bẫy voi, có loại thì làm rất đơn sơ như bẫy khỉ, bẫy chim.v.v...
Muốn bẫy linh hồn người ta thì ma quỷ cũng có nhiều cách làm bẫy khác nhau, tùy theo đối tượng:
- Các linh mục thì ma quỷ dùng hai loại bẫy thông thường nhất, đó là tiền bạc và gái, nếu không cẩn thận thì linh hồn bị nó bắt nhẹ nhàng.
- Với các tu sĩ nam nữ thì nó dùng sự kiêu ngạo chống đối bề trên, dùng sự ghen ghét để chia bè kết cánh, dùng sự hưởng thụ để cung phụng cho mình, đó là những cái bẫy nguy hiểm dành cho kẻ dâng mình làm tôi Chúa.
- Với người Ki-tô hữu thì ma quỷ dùng tiền bạc để bẫy linh hồn người này, dùng chức quyền danh vọng để bẫy linh hồn người kia, có người thì ma quỷ dùng sự ghen ghét để bẫy linh hồn họ.v.v...
Cám dỗ thì lúc nào cũng có, nhưng biết mình dễ dàng sa ngã trong tội nào thì ít người để ý, hoặc có để ý nhưng khinh thường không đề phòng nên mắc bẫy ma quỷ.
Bọn khỉ vì tay nắm đồ vật không muốn buông nên rút tay ra không được và bị thợ săn túm gọn; cũng vậy, nếu chúng ta không dứt khoát buông tay ra và cự tuyệt cơn cám dỗ, thì linh hồn cũng sẽ bị ma quỷ bắt gọn như người thợ săn bắt bọn khỉ kia vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:27 07/01/2015
N2T

1. Đức ái giống như tên cường đạo, cướp mất tất cả những gì chúng ta có, để Thiên Chúa dễ dàng chiếm lĩnh chúng ta.

(Thánh Nereus linh mục)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phỏng vấn Cha Federico Lombardi: Các sinh họat năm 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô
LinhTiến Khải
11:03 07/01/2015
Phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh

Ngày 17 tháng 12 vừa qua phóng viên Sergio Centoganti chương trình Ý ngữ Đài Vaticăng đã phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, về các sinh hoạt của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2014. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn này.

Hỏi: Thưa cha, năm 2014 đã là một năm rất bận rộn của Đức Thánh Cha Phanxicô. Xin cha cho biết tổng kết, bắt đầu từ 5 chuyến công du quốc tế tại Thánh Địa, Nam Hàn, Albania, Quốc hội Âu châu Strasbourg và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáp: Vâng, có rất nhiều điều để nói. Trước hết tôi muốn nhắc rằng thật là đẹp việc Đức Thánh Cha có thể viếng thăm Thánh Địa như các vị tiền nhiệm của ngài, bởi vì đó luôn luôn là trở về với cội nguồn đức tin của chúng ta, trở về với gốc rễ của Kitô giáo, trở về các nơi của Lich sử cứu độ, và điều này có một sức mạnh biểu tượng và tinh thần tuyệt diệu. Tôi nhớ những lúc trong đó Đức Thánh Cha đã cảm động đứng bên bợ sông Giordan, tại nơi Chúa chịu phép rửa, tại Mộ Thánh vv… Như thế chúng là các điều nền tảng đối với đức tin của chúng ta và thật là đúng đắn khi Đức Thánh Cha nhân danh tất cả chúng ta trờ lại các nơi này để nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta từ đâu đến và nhớ mầu nhiệm cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô với nhân loại. Nhưng cũng có biết bao nhiêu khía cạnh khác nữa mà các chuyến công du đã đụng chạm tới. Tôi muốn nhắc tới khía cạnh đại kết trong cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem, cũng như tại Costantinopoli với Đức Thương Phụ Bartolomaios. Nó nói lên tình bạn sâu xa và tương quan cá nhân mà Đức Phanxicô đã thiết lập với vị thứ nhất trong các Thượng Phụ của Giáo Hội chính thống, và nó là dấu chỉ hy vọng cho con đường đại kết tương lai của chúng ta.

Biên giới Á châu cũng rất quan trọng: trong năm nay Đức Thánh Cha đã công du Nam Hàn và trong vài tuần nữa ngài sẽ viếng thăm Sri Lanka và Philippines. Vị tiền nhiệm của ngài đã không thể viếng thăm Á châu. Các chuyến công du lớn này diễn tả sự chú ý mới của Giáo Hội đối với phần nhân loại trội nhất ngày nay cũng như trong tương lại, về phương diện dân số cũng như về phương diện các chiều kích và sức sinh động sự hiện diện gây ấn tượng của nó, và riêng đối với Giáo Hội, thì nó là một cánh đồng truyền giáo mênh mông, một môi trường loan báo Tin Mừng trong các hoàn cảnh văn hóa, xã hôi, chính trị rất khác nhau, thường là khó khăn. Như thế Á châu là một trong những biên giới của Giáo Hội thời nay. Và Đức Thánh Cha chỉ cho chúng ta thấy điều đó với các chuyến công du rất hứng khởi của ngài.

Cũng không nên quên chiều kích âu châu. Đã có chuyến viếng thăm rất ngắn bên Albania, tuy nhiên cũng ý nghĩa vì sự kiện Đức Thánh Cha ước mong khởi hành từ các vùng ngoại biên để đi tới trung tâm của đại lục. Thế nhưng ngài cũng tới Strasbourg: một chuyến viếng thăm rất ngắn nhưng nền tảng, bởi nó đã cho ngài dịp ngỏ lời với Âu châu, với các nước âu châu và lục địa này, một bài diễn văn sâu rộng, một bài diễn văn có cấu trúc hoàn toàn với biết bao nhiều viễn tượng, mà trong một cách thế nào đó đã rất được chờ đợi đối với một vị Giáo Hoàng đến từ ngoài Âu châu. Và giờ đây nó là một điểm tham chiếu cho biết bao nhiêu can thiệp khác mà Đức Thánh Cha có thể làm đối với các dân tộc riêng rẽ hay trong biết bao hoàn cảnh liên quan tới đji lục âu châu của chúng ta. Tôi muốn nhắc đến một đặc điểm nhỏ cùa các chuyến viếng thăm này đó là chiều kích của sự tử đạo, tại Nam Hàn nơi Lịch sử Giáo Hội mang đặc thái của sự tử đạo, cũng như tại Albania, nơi sự tử đạo trong các thời gian mới đây dưới chế độ công sản, đã rất là mạnh mẽ, cũng như trại Viễn Đông nơi sự tử đạo đang là một thực tại với biết bao nhiêu vấn đề xảy ra, Đức Thánh Cha gặp gỡ thực tại này và nhắc cho chúng ta biết tính cách thời suẹ của chiều kích này trong cuộc sống Giáo Hội mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta nữa.

Hỏi: Liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có khía cạnh liên tôn rất quan trọng nữa có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, đúng thế. Trong số các chiều kích của triều đại giáo hoàng năm nay có chiều kích đối thoại liên tôn cũng quan trọng và tại Thổ Nhĩ Kỳ nó đã tìm ra một sự hành động được tiếp tục thí dụ cả trong chuyến viếng thăm Albania và trong các dịp khác nữa. Xem ra Đức Giáo Hoàng cũng rất ý thức được tình hình của Hối giáo trong thế giới tân tiến ngày nay và tìm các con đường cho một tương quan xây ưụng, cả trong đối thoại, trong nghĩa đầy là điều có thể, dĩ nhiên bằng cách tránh các qúa đáng và lên án mọi quá đáng của việc sử dụng niềm tin tôn giáo một các bạo lực.

Hỏi: Thủa cha chúng ta cũng không thể quên các biến cố lớn của lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II cũng như việc phong Chân phước cho Đúc Phaolô VI…

Đáp: Phải, tôi tin rằng mẫu số chung của các biến cố vĩ đại này là tính cách thời sự của Công Đồng Chung Vaticăng II, là trung tâm cuộc sống của ba vị Giáo Hoàng này. Vì Đức Giaon XXIII đã triêu tập Công Đồng, Dức Phaolô VI đã dẫn đưa nó tói chỗ thành toàn, đã kết thúc và bắt đầu thực hiện nó và Đức Gioan Phaolô II đã dành suốt triều đại của ngài để thực hiện Công Đồng Chung Vaticăng II. Như vậy ba gương mặt Giáo Hoàng này, ngoài giá trị chứng tá kitô và nhân bản ngoại thường của các vị, các vị được gắn liền với biến cố canh tân Giáo Hội trong thời đại chúng ta, với cuộc đối thoại với thời đại và nền văn hóa ngày nay, với việc loan báo Tin Mừng cho thời nay do một Giáo Hội được canh tân theo tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăng II. Nhue vạy, xem ra hai biến cỗ vĩ đại này – lễ phong thánh và phong chân phước – cũng ghi dấu hướng đi trong triều đại của Đức Phanxicô theo dấu vết các vị tiền nhiệm, trong khung cảnh to lớn của Công Đồng Chung Vatcăng và việc thực hiện nó trong thời đại ngày nay.

Hỏi: Năm 2014 cũng có Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, đã dấy lên các tranh luận sống động cả trong thế giới Công Giáo nữa thưa cha…

Đáp: Vâng. Tôi tin rằng công tác mục vụ lớn của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình với lộ trình được chia thành các chặng khác nhau, từ Hội nghị của các Hồng Y cho tới hội nghị ngoại thường và hội nghị bình thường của các Giám Mục, mà chúng ta còn đang chờ, cho tới việc lôi cuốn cộng đoàn Giáo Hội vào cuộc, công việc này là một trong các công việc mục vụ được Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra. Có lẽ nó chính yếu trong nghĩa nó thực sự đề cập đến cuộc sống của mọi người: cuộc sống của tín hữu cũng như cuộc sống của tất cả mọi người thời dại chúng ta, bởi vì nó là đề tài liên quan tới gia đình, tới việc rao truyền Tin Mừng cho thực tại gia đình; nó là cái gì liên quan tới thiện ích, trung tâm cuộc sống của từng người nam nữ trong thời đại chúng ta. Đây là một cuộc đầu tư rất can đảm, bời vì Đức Giáo Hoàng cũng đã để trên bàn các đề tài khó, và tế nhị, nhưng đó chính là điều thực sự cần thiết. Một cách đúng đắn người ta cũng nhắc nhớ rằng các vị Giáo Hoàng trước cũng thế vào đầu triều đại của các ngài, các đã chọn đề tài gia đình như là đề tài làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục và là đề tài quan trọng trong sứ mệnh mục vụ của các ngài. Như thế, chúng ta thấy rằng việc đi thằng vào trong con tim, vào trong thế giới của cuộc sống để tìm loan báo Tin Mừng và trao ban một con đường tốt cho cuộc sống tinh thần và nhân bản cho con người thời nay, là một cái gì vô cũng cấp bách. Và chúng ta chân thành cầu chúc Đức Thánh Cha Phanxicô thành công dẫn đưa Giáo Hội tới một suy tư về các đề tài thưc sự nền tảng liên quan tới gia đình, mà không bị lo ra bởi các đề tài tuy cũng quan trọng, nhưng có tính cách ngoài lề hay có thể gây ra các tranh cãi mà không tiếp nhận được đâu là các điểm nòng cốt nhất, bởi vì quan trong nhất đối với tất cả mọi người: đề tài về gia đình và sống làm sao như kitô hữu chiều kích nền tảng này của cuộc sống.

Hỏi: Thưa cha, ngoài đề tài gia đình, còn có nhiều đề tài khác nữa mà Đức Thánh Cha Phanxicô hay đề cập đến, chằng hạn như hòa bình, công lý, người nghèo, những người bị khai thác bóc lột, nạn nô lệ, các kitô hữu bị bách hại vv….

Đáp: Ngay từ đầu triều đại của mình Đức Thánh Cha đã nói với chúng ta là ngài muốn nhớ đến người nghèo và các vùng ngoại biên, nhớ đến tất cả những người đau khổ, bỏi vì họ có quyền được chúng ta chú ý, có quyền được hưởng tình liên đới và sự chia sẻ của chúng ta đối với các vấn đề của họ. Và điều này chúng ta nhận thấy la nó trở lại thường xuyên. Năm nay chúng ta có tình trạng thê thảm của vùng Trung Đông, với biết bao nhiêu người – kitô giáo và không kitô giáo – đã phải bỏ nhà cửa trốn chạy và phải sống trong điều kiện của người tỵ nạn với rất nhiều đau khổ; hay bị bách hại và trực tiếp trở thành nạn nhân của bạo lực. Và điều này luôn luôn trở lại trong các lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, trong sự lưu tâm của ngài, cả trong lá thư gửi các kitô hữu vùng Trung Đông ngày 23 tháng 12, hai ngày trước lễ Giáng Sinh. Nhưng cũng có các đề tài khác trở lại thường xuyên và Giáo Hội tập trung nhiều chú ý trên các đề tài đó. Chúng ta hãy lấy các đề tài trong Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi cho ngày hòa bình thế giới năm nay chống lại các tệ nạn nô lệ mới, và đã có nhiều sáng kiến được để ra do Hàn Lâm Viện các Khoa Học của Toà Thánh, do các nữ tu chống lại nạn buôn người, chống lại biết bao nhiêu hình thức bạo lực khác và chống lại nạn nô lệ trong thời đại ngày nay… Đức Thánh Cha đã huy động toàn Giáo Hội và các người thiện chí trên các chiến tuyến này.

Hỏi: Đâu là ý nghĩa cuộc cải tổ mà Đức Thánh Cha muốn thực hiện thưa cha? Chúng ta cũng nghĩ đến diễn văn quan trọng mà ngài đã nói mới đây với các nhân viên trung ương Tòa Thánh.

Đáp: Ngay từ đầu triều đại của ngài Đức Thánh Cha đã đưa ra một dự án cải tổ các co quan Trung Ương Tòa Thánh, cần phải hiểu cho rõ, vì nó chỉ đơn sơ là một phần của một chương trình canh tân Giáo Hội rộng rãi hơn rất nhiều, mà ngài đã trình bầy trong Tông huấn “Niêm Vui Phúc Âm”: chương trình của Giáo Hội đi ra, của Giáo Hội truyên giáo, của toàn Giáo Hội dấn thân rao truyêfn Tin Mừng, mà các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh là người phục vụ, là một dụng cụ giúp Giáo Hội trong sứ mạng của mình. Công việc suy tư về sự cải cách Trung Ương Tòa Thánh này cũng có tính cách cơ cấu, tiếp tục với tính cách đều đặn của nó, với các tiết nhịp dĩ nhiên là khá dài, với việc suy tư và tham khảo ý kiến. Nhưng điều xem ra rất quan trọng cần ghi nhận đó là đối với Đức Thánh Cha trọng tâm của mọi cuộc cải cách là nội tại:: các cuộc canh cải khởi hành từ con tim. Chúng ta cũng hãy nhơ Chúa Giêsu đã nói rằng: “Những diều tốt và những điều xấu phát xuất từ con tim”. Chính đó là nơi phải khởi hành để canh tân và để chữa lành khi có các điều không phù hợp. Khi đó cả các diễn văn Đức Thánh Cha đã nói trước lễ Giáng Sinh, với các nhân viên Trung Ương Tòa Thánh cũng như với các nhân viên Vaticăng, diễn văn kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục cho chúng ta biết ngài cai quản Giáo Hội như thế nào kể cả với sự phân định tinh thần để chữa lành trong chiều sâu các thái độ của chúng ta, dể khiến cho chúng ta trung thành triệt để hơn với Tin Mừng. Và như thế chúng ta có thể thi hành tất cả việc phục vụ của mình một cách tốt đẹp hơn, thực thi sinh hoạt rao truyền Tin Mừng hay phục vụ Giáo Hội một cách tốt đẹp hơn. Đó, cải cách là một đề tài trường cửu trong cuộc sống kitô – đề tài hoán cải của kitô hữu - và nó phải là cái gì sâu xa, không hời hợt bề ngoài, không chỉ có tính cách tổ chức.

Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng các vấn đề trước hết không chỉ có tính cách phối hợp và tổ chức – cả khi các điều này trợ giúp – nhưng cũng là các vấn đề nội tâm và sâu xa hơn. Theo tôi các diễn văn lớn này đã nêu bật một cách rất tốt trong thứ loại, trong định hướng của chúng sự lưu tâm ưu tiên này của Đức Thánh Cha nhằm chữa lành con tim trong chiều sâu. Tất cả các vấn đề hay các bất cập mà chúng ta có thể đang sống, đôi khi không chỉ có một chiều kích có tính cách cơ cấu mà cũng có một chiều kích liên quan tới các thái độ sống nữa, các thái độ thích đáng, có khả năng lắng nghe, có khả năng đối thoại, sẵn sàng phục vụ, thanh tẩy nội tâm… đây là các chiều kích mà Đức Thánh Cha lưu tâm và chúng là các chiều kích mà Đức Thánh Cha thường đề cập đến trong các bài giảng thánh lễ mỗi sáng trong nhà trọ thánh Marta. Trong đó biểu lộ tính cách bậc thầy tu đức của ngài, tính cách là người hướng đạo tinh thần theo truyền thống Linh thao của thánh Ignazio. Như thế tôi tin rằng thật quan trọng hiểu biết điều này: đó là mỗi một hình thái đích thực là vấn đề của trưòng cửu trong cuộc sống Giáo Hội, phải tìm ra điểm khởi hành thực sự của nó, là chiều sâu của con tim, được canh tân dưới ánh sáng Tin Mừng. Đó là điều Đức Thánh Cha nói với chúng ta và nói thường xuyên.

Hỏi: Sau cùng thưa cha, cha có lời nào định tính các sinh hoạt trong năm 2014 này của Đức Thánh Cha Phanxicô hay không?

Đáp: Các lời Đức Thánh Cha dùng và chúng đánh động thì nhiều lắm, vì thế có thể chọn trong biết bao nhiêu lời. Có một lời mà với thời gian qua đi tôi tin rằng nó ngày càng giúp hiểu biết và trông thấy ý nghĩa nòng cốt của nó hơn đó là nền văn hóa gặp gỡ. Nghĩa là Đức Thánh Cha Phanxicô có một thái độ riêng, một kiểu tương quan với những người khác như là một người gặp gỡ một người dấn thân cuộc sống và con người của ngài một cách sâu đậm đến độ làm cho người khác, người đối thoại cũng dấn thân. Và khi đó người ta có thể gặp gỡ nhau một cách sâu đậm và cũng có thể đưa ra các sáng kiến và các cuộc đối thoại mới, có khi đã bị chặn lại, với một tương quan đã ở trên bình diện hời hợt hay hình thức bề ngoài hơn. Tôi cũng nghĩ tới điều này liên quan một chút tới kiểu tương quan của Đức Thánh Cha với các nhân vật lớn.

Chúng ta đã nhắc tới cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios: đó đã là mọt cuộc gặp gỡ cá nhân, một tình bạn đích thật. Và điều này khiến chúng ta nghĩ rằng cả phong trào đại kết cũng có thể có các bước tiến tới trong đó cuộc gặp gỡ cá nhân giữa các con người thúc đầy và giúp tiến tới cả trong chiều kích cần thiết của cuộc đối thoại thần học, của cuộc gặp gỡ các tư tưởng, các nghiên cứu, tuy không hoàn toàn rốt ráo. Cũng cần có cuộg gặp gỡ giữa các con người trong đức tin và trong ý chí muốn tiếp tục con đường dẫn tới sự hiệp nhất của Giáo Hội, theo ý muốn của Chúa Kitô. Và trong một nghĩa nào đó cả dấu chỉ hy vọng mới đây của các tương quan giữa Hoa Kỳ và Cuba, trong đó hai vị lãnh đạo đã cám ơn Đức Thánh Cha về bức thư ngài viết cho họ. Nó nói lên rằng trong chiều kích này của các liên lạc quốc tế với các nhân vật lớn trên thế giới - cả với các vị lãnh đạo không phải chỉ của các tôn giáo, mà của cả các dân tộc nữa – Đức Giáo Hoàng đã có kiểu tiếp cận của ngài rất là cá nhân nhưng lôi cuốn vào cuộc, biểu lộ dặc sủng của ngài, một khả năng đi tới con tim cuả người khác và mời gọi họ bước đi, bước đi cho thiện ích của nhân loại. Đó, đối với tôi xem ra là điều gì đó rất quý báu, rất quan trọng và cũng là đặc điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đàng sau kiểu nói “nền văn hóa gặp gỡ” mà ban đầu tôi đã hơi đánh giá thấp một chút, trái lại tôi tìm thấy dịnh hướng đi tới với người khác trong biết bao nhiêu chiều kích tôn giáo cũng như tu đức, đại kết và chính trị cũng là một chiều kích khác diễn tả một đặc thái của Đức Giao Hoan này.
 
ĐTC: Cần phải biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn
LinhTiến Khải
11:04 07/01/2015
VATICAN - Cần phải biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn trong sứ mệnh trao ban sự sống và dưỡng dục con cái trong gia đình và ngoãi xã hội. Một xã hội không có các bà mẹ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho cho sự dịu hiền, lòng tận tụy và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc tệ hại nhất. Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám vì những gì các chị em là trong gia đình và vì những gì các chị em trao ban cho Giáo Hội và cho thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên năm 2015 trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 7-1-2015.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về Giáo Hội và sẽ suy tư về Giáo Hội là mẹ, Mẹ Thánh Giáo Hội chúng ta. Trong các ngày này phụng vụ Giáo Hội đặt để trước mắt chúng ta hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Chúa Giêsu. Ngày đầu năm là lễ Mẹ Thiên Chúa, theo sau là lễ Hiển Linh, kỷ niệm biến cố các Hiền Sĩ viếng thăm Chúa Cứu Thế. Thánh sử Mátthêu viết: “Vào nhà, họ trông thấy Con Trẻ với Maria Mẹ Người, họ phủ phục và thờ lậy Người” Mt 2,11). Đó là Mẹ sau khi đã sinh ra Người giới thiệu Người với thế giới. Mẹ ban Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ làm cho chúng ta trông thấy Chúa Giêsu.

Tiếp tục bài giáo lý về gia đình Đức Thánh Cha nói:

Trong gia đình có người mẹ. Mỗi một người đều mắc nợ bà mẹ sự sống và hầu như luôn luôn mắc nợ bà rất nhiều trong cuộc đời tiếp theo, trong việc đào tạo nhân bản và tinh thần của mình. Tuy rất được tán tụng trên bình diện biểu tượng - biết bao nhiều bài thơ, biết bao nhiều điều hay đẹp nói về người mẹ -, nhưng bà mẹ ít được lắng nghe và ít được trợ giúp trong cuộc sống thường ngày, ít được kính nể trong vai trò trung tâm của bà trong xã hội. Trái lại, thường khi người ta lợi dụng sự sẵn sàng của các bà mẹ hy sinh chính mình cho con cái để “tiết kiệm” các chi phí xã hội.

Cũng xảy ra là trong cộng đoàn kitô bà mẹ không luôn luôn được chú ý đúng mức cũng như ít được lắng nghe. Thế nhưng trong trung tâm cuộc sống của Giáo Hội có Mẹ Chúa Giêsu. Có lẽ các bà mẹ, những người luôn luôn sẵn sàng đối với biết bao hy sinh cho con cái mình và không hiếm khi hy sinh cho những người khác nữa, cần phải được lắng nghe nhiều hơn. Cần phải hiểu biết nhiều hơn cuộc chiến đấu thường ngày của các bà để được hữu hiệu với công việc, và chú ý yêu thương trong gia đình. Cần phải hiểu biết nhiều hơn các bà khát vọng cái gì để diễn tả các hoa trái tốt đẹp nhất và đích thật nhất sự thoát ly của họ. Một bà mẹ có con luôn luôn có các vấn đề, luôn luôn có việc phải làm. Tôi nhớ trong nhà tôi chúng tôi có năm anh em, đứa thì làm cái này, đứa thì làm cái khác, và bà mẹ tội nghiệp đi từ đứa con này sang đứa con khác, nhưng bà sung sướng. Bà đã cho chúng tôi biết bao.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Các bà mẹ là thuốc giải độc mạnh nhất chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa ích kỷ. Cá nhân “individuo” có nghiã là không thể chia ra được. Trái lại các bà mẹ “tự chia mình ra”, bắt đầu từ khi họ tiếp nhận một đứa con để cho nó vào đời và làm cho nó lớn lên. Chính các bà mẹ thù ghét chiến tranh giết chết con của các bà. Biết bao nhiêu lần tôi đã nghĩ tới các bà mẹ, khi các bà nhận được thư: “Tôi xin nói cho bà biết rằng con bà đã ngã gục khi bảo vệ quê hương…” Các bà mẹ tội nghiệp! Một bà mẹ đau khổ biết bao. Chính các bà mẹ làm chứng cho vẻ đẹp của sự sống.

Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero đã nói rằng các bà mẹ sống một “cuộc tử đạo hiền mẫu”. Trong bài giảng đám táng một linh mục bị các lữ đoàn ám sát chết ngài làm vang vọng lên các lời của Công Đồng Chung Vaticăng II và nói: “Tất cả chúng ta phải sẵn sàng chết cho đức tin, cả khi nếu Chúa không ban cho chúng ta cái vinh dự này đi nữa… Trao ban sự sống không chỉ có nghĩa là bị giết; trao ban sự sống, có tinh thần tử đạo là cho đi trong bổn phận, trong thinh lặng, trong lời cầu nguyện, trong việc liêm chính chu toàn bổn phận; trong sự thinh lặng của cuộc sống thường ngày; cho đi cuộc sống từng chút một. Vâng, như một bà mẹ không sợ hãi, với sự đơn sơ của cuộc tử đạo hiền mẫu, thụ thai một người con trong cung lòng mình, cho con chào đời, cho con bú sữa, làm cho nó lớn lên và chăm nom nó với lòng trìu mến. Đó là trao ban sự sống. Đó là tử đạo”. Vâng, là mẹ không chỉ có nghĩa là cho một đứa con chào đời, nhưng cũng có nghĩa là một lựa chọn sự sống, lựa chọn trao ban sự sống. Một bà mẹ lựa chọn cái gì, đâu là sự lựa chọn của một bà mẹ? Lựa chọn cuộc sống của bà mẹ là lựa chọn trao ban sự sống. Và đó là điều cao cả, đó là điều xinh đẹp.

Đức Thánh Cha khẳng thêm định như sau:

Một xã hội không có các bà mẹ sẽ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho sự hiền dịu, lòng tận tụy và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc khó khăn nhất. Các bà mẹ thường thông truyền cả ý thức thực hành đạo sâu xa nữa: trong các lời kinh đầu tiên, trong các cử chỉ đầu tiên của lòng đạo đức mà một trẻ em học được, đã khắc ghi giá trị của niềm tin nơi sự sống của một con người. Đó là một sứ điệp mà các bà mẹ có đức tin biết truyền lại mà không giải thích nhiều: các lời giải thích sẽ đến sau, nhưng mầm giống đức tin ở trong các lúc đầu tiên rất qúy báu đó. Không có các bà mẹ, thì sẽ không chỉ có các tín hữu mới, mà đức tin cũng sẽ mất đi phần lớn hơi ấm đơn sơ và sâu xa của nó nữa. Và Giáo Hội là mẹ, là mẹ chúng ta với tất cả những điều này. Chúng ta không mồ côi, chúng ta có một bà mẹ. Đức Bà, mẹ Giáo Hội và là mẹ chúng ta. Chúng ta không mồ côi, chúng ta là con cái của Giáo Hội, chúng ta là con cái của Đức Bà và chúng ta là con của các bà mẹ chúng ta.

Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám ơn về những gì các chị em là trong gia đình, về những gì các chị em làm cho Giáo Hội và cho thế giới.

Còn mẹ, hỡi Giáo Hội yêu dấu, xin cám ơn, xin cám ơn là mẹ. Và Mẹ, hỡi Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, xin cám ơn vì đã cho chúng con trông thấy Chúa Giêsu. Và xin cám ơn tất cả các bà mẹ hiện diện nơi đây: chúng ta hãy chào các bà bằng một tràng pháo tay!

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước bắc Mỹ và Âu châu, cũng như tín hữu đến từ các nước Indonesia, Australia, Mehicô, Argentina.

Ngài đặc biệt chào một phái đoàn các imam pháp dấn thân trong cuộc đối thoại kitô-hồi giáo, cũng như nhiều giới truyền thông Pháp, và cầu chúc tất cả can đảm tiếp tục dấn thân phục vụ hòa bình, tình huynh đệ và chân lý. Đức Thánh Cha cám ơn các ca đoàn hát tiếng Anh đã trình tấu nhiều bài ca giáng sinh. Ngài cũng chào phái đoàn những người Ba Lan sống sót trong trại tập trung Auschwitz được giải phóng cách đây 60 năm.

Có một số nghệ sĩ trẻ của một đoàn xiệc đã trình diễn giúp vui. Đức Thánh Cha đã cám ơn các nghệ sĩ và ca ngợi vẻ đẹp của nghệ thuật, cũng như các tài khéo của con người trong việc chung xây một thế giới nhân bản, huynh đệ, liên đới và tươi vui hơn, trong đó mỗi người đều có vai trò và thế đứng quan trọng cần thiết của mình.

Buôi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án vụ tấn công khủng bố “ghê gớm” tại Paris
Bùi Hữu Thư
15:50 07/01/2015
12 người thiệt mạng khi nhóm quá khích Hồi giáo nổ súng tại văn phòng một tòa báo địa phương

VATICAN, ngày 7 tháng 1, 2015 (Zenit.org) – Hôm nay Đức Thánh Cha Phanxicô lên án vụ tấn công của quân khủng bố tại văn phòng tuần báo Charlie Hebdo tại Paris, trong một tuyên cáo được Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh phổ biến. Hội đồng giám mục Pháp cũng phổ biến một tuyên cáo lên án vụ tấn công gây nhiều thiệt mạng này.

Hai người chùm đầu mang súng liên thanh Kalashnikov đột nhập vào văn phòng tuần báo và nổ súng giết hại 12 nhà báo. Vụ tấn công được tin rằng có liên quan đến vụ trả đũa các hình ảnh hí họa về tiên tri Mohammad được đăng tải 3 năm về trước. Một tranh hí họa khác về lãnh tụ nước Hồi Giáo Abu Bakr al-Baghdadi cũng đã được gửi đi trên mạng tweet mới đây trước vụ tấn công.

Các Video do nhân chứng chụp cho thấy hai tay súng la to” “Thượng Đế vĩ đại” và “Chúng tôi trả thù cho tiên tri”!” trước khi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Trong một tuyên cáo do linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican phổ biến, Đức Thánh Cha Phanxicô bầy tỏ “lời kết án nặng nề của ngài” về vụ tấn công bạo tàn.

Bản tuyên cáo viết: "Đức Thánh Cha Phanxicô hiệp ý cầu nguyện cho sự đau đớn của những người bị thương và gia đình của những người bị chết, và kêu gọi tất cả mọi người chống lại bằng đủ mọi phương cách sự lan tràn của những thù ghét và mọi hình thức bạo tàn, cả về vật chất lẫn tinh thần, đang tiêu diệt đời sống con người, vi phạm phẩm giá con người, hủy hoại sự tốt lành căn bản của việc sống chung hòa bình giữa các cá nhân và các dân tộc, bất kể những sự dị biệt về quốc gia, tôn giáo và văn hóa.”

Lên án hành động khủng bố là “ghê tởm”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói bạo tàn không báo giờ có thể chính đáng và ngài nhấn mạnh là “phải từ chối bất cứ sự khuyên dụ về thù ghét nào.”

Kết thúc bản tuyên bố, linh mục Lombardi cũng bầy tỏ sự gần gũi với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công hôm nay, và tình liên đới với những ai “đang liên lỉ hoạt động cho hòa bình, công chính và luật pháp."

Các giám mục Pháp bầy tỏ “sự đau buồn và khủng khiếp”. Trong tuyên cáo của họ, các giám mục Pháp bầy tỏ “sự đau thương và khủng khiếp” về vụ tấn công.

Tuyên cáo viết: “Giáo Hội Pháp trước hết bầy tỏ tình lân ái với các gia đình và thân quyến của các nạn nhân, phải đối phó với sự khủng khiếp và vô lý của vụ tấn công.”

“Những sự khủng khiếp như thế dĩ nhiên không thể tưởng tượng được. Không có gì có thể làm cho sự bạo tàn này trở nên chính đáng. Hơn nữa, bạo tàn ngăn cản sự tự do diễn đạt tư tưởng, một yếu tố thiết yếu của xã hội chúng ta.”

Các giám mục kêu gọi phải có nhiều cố gắng để gia tăng các nỗ lực về hòa bình và tình huynh đệ “trong một hoàn cảnh mà sự tức giận có thể xâm chiếm chúng ta.”

Khi bản tin vừa mới được phổ biến về vụ tấn công, linh mục Ciro Benedettini, phó giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh nói: Đức Thánh Cha chắc chắn sẽ gửi một điệp văn về vụ tấn công cho Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris.

Linh mục Ciro nói với các phóng viên: vụ tấn công là một “hành vi bạo động gấp đôi, và ghê tởm, vì vừa là một cuộc tấn công đối với con người, vừa là cuộc tấn công đối với sự tự do báo chí.”
 
ĐGH. Phanxicô tông du đến Phi Luật Tân với chủ đề ''Ân sủng và lòng thương xót''
Trầm Hương Thơ
20:22 07/01/2015
ĐGH. Phanxicô tông du đến Phi Luật Tân với chủ đề "Ân sủng và lòng thương xót"

Mọi việc chuẩn bị đang được tiến hành kỹ lưỡng cho chuyến thăm của ĐGH Phanxicô đến Philippines từ 15 đến 19-01 2015 Tuần này. Hôi đồng Giám Mục Philippines đã công bố trên trang web chính thức về chuyến thăm quan trọng này.

Các trang web đều có một đồng hồ đếm ngược cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Phi Luật Tân. Logo chính thức của chuyến thăm với chủ đề đã được chọn là "Ân sủng và lòng thương xót"
(Grace and compassion) - (Gnade und des Mitgefühls) luôn hiển thị cùng với một hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Trong chuyến thăm lần này Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm khu vực bị tàn phá bởi cơn bão kinh hoàng Hải Yến của năm trước.

Trang web này cũng có các bài hát chính thức cho chuyến thăm này, mang tên "Tất cả chúng ta con cái Thiên Chúa" (We are all children of God) - (Wir sind alle Kinder Gottes) được hát cùng với những cử điệu nhịp nhàng để diễn tả.

Trang web còn có các lời cầu nguyện chính thức, được cầu nguyện trong mỗi Thánh Lễ cử hành trong cả nước. Chương trình này đã bắt đầu từ ngày 01-08-2014 đến 14-01- 2015 để nói lên tầm quan trọng to lớn này.
Trang Web. cũng đã nhấn mạng đến chuyến thăm lịch sử của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II vào năm 1995. Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Manila lần trước là lớn nhất trong lịch sử, với 5 triệu người tham dự.

Trầm Hương thơ
08-01-2015
 
Top Stories
Cardinal Tagle on visit of Pope Francis to Philippines
Vatican Radio
13:01 07/01/2015
(Vatican 2015-01-07 ) Ahead of the journey of Pope Francis to the Philippines later this month, the Archbishop of Manila, Cardinal Luis Antonio Tagle, spoke with Vatican Radio about his hopes and expectations for the visit, as well as the history of Papal trips to the island nation, which is one of only two nations in Asia with a Catholic majority, and the third-largest Catholic country in the world. During the course of his broad-ranging conversation with the Director of English Programming at Vatican Radio, Seàn-Patrick Lovett, Cardinal Tagle also speaks of the role that the Holy Father's predecessors had in his own formation. Please find a full transcript of the interview, below.

Interview with Cardinal Luis Antonio Tagle – Archbishop of Manila
(conducted by the Director of English Programming at Vatican Radio, Seàn-Patrick Lovett)

Q. Cardinal Tagle, Archbishop of Manila, you are very busy preparing for the papal visit to the Philippines, the fourth papal visit to your country.

A. Yes, the fourth. The first was in 1970 with Blessed Paul VI, then in 1981 with John Paul II. He came back in 1995 for the World Youth Day. And now the fourth with Pope Francis.

Q. It’s 45 years since the visit of Paul VI and it’s 20 years since that of John Paul II. Back in 1970 there was a young man of 13 years old craning his head over the crowd trying to catch a glimpse of the Man in White. What do you remember about that visit of Paul VI?

A. The Philippines was just recovering from a typhoon at that time and my memories are still vivid of trees that had been denuded, no leaves at all, streets that were cleaned up hastily for the coming of the Pope, roads that had been paved again, etc… So just like this visit of Pope Francis, the Philippines had been recently ravaged by a typhoon. And the people were enthusiastic. They received Paul VI like a Grace from Heaven. And Paul VI made sure that he went to the poor also: he visited the poor families in the district of Tondo in Manila, known for being one of the poorest sections of the metropolitan area. And they still remember that visit. When I went to the parish for a feast-day, the parish priest and the leaders pointed out to me where the house Paul VI visited used to stand. When the Pope visits, memories and images and the effects of that visit are still there after 45 years.

Q. There are clear connections between these papal visits: the theme of mercy and compassion flows through all of them. So there’s a wonderful continuity.

A. Yes, there is. We need to remind people that when Pope Paul VI visited in 1970, the Bishops of Asia went to meet him. And there in Manila, with the encouragement of Paul VI, the Federation of Asian Bishops Conferences was born. That was the beginning. The Pope also inaugurated Radio Veritas Asia in 1970 so that evangelization could happen through the radio. These are all things that remain. In a way, we consider his visit like an Asian reception of Vatican II – with the figure of the Pope telling us to dialogue, and the document Ecclesiam suam. Four years later in Taipei in1974, the first plenary assembly of the Federation of Asian Bishops Conferences took place on the theme: Evangelization in Modern Day Asia. And, according to Paul VI, the way to evangelize was through dialogue. So the events are really connected.

Q. And you have a special connection with Paul VI, don’t you?

A. Yes! Starting with that 13-year-old boy who was just curious about what a Pope is. Then I was sent by my diocese, my bishop, to do further studies in Ecclesiology, especially Vatican II, in Washington DC at the Catholic University of America. I discussed the programme of studies with my professors, Cardinal Avery Dulles and Fr. Komonchek, and I told them my purpose for coming was to study the Church and Vatican II. They told me that so many works have already been published on the subject. So they said we’ll try to find a door for you to enter Vatican II and Ecclesiology – but a door that is rarely used. And behold! One day they said: “Why don’t you study Paul VI?”.

Q. Was there already a vocation in that young man of 13?

A. No, not a clear one. At the time, though, we were taught how to pray and to read the Word of God so, in a way, I was already meditating and praying the lectio divina – although I didn’t know it. I recall how the visit of the Pope created in me, evoked in me, a religious experience. A teacher of mine who made us write some journals told me later: “It seemed like you had a religious experience with that visit of the Pope”. I didn’t know, I didn’t understand, what a religious experience was. Working on Vatican II and through Paul VI, I was able to understand. When he came to the Philippines I still didn‘t know, I didn’t realize, that one day I too would have to travel a journey of my own: I would have to journey into his heart, into his mind.

Q. Not many people make connections between Paul VI and Pope Francis. Do you?

A. Oh yes, I do! When people say, either positively or negatively: “Pope Francis is creating a revolution, he is dialoguing, embracing the poor”, I say I have already seen that in Paul VI, in his own way, in his own personality. This intuition, this insight that Pope Francis seems to be picking up and doing again, I witnessed all that in my studies and in my encounter with Paul VI back then in the Philippines. The symbolic gestures of Paul VI seem to have paved the way for Pope Francis.

Q. Pope Francis said that he’s coming to bring a message of compassion to the poor, to the victims of the typhoon and the earthquake and he wants to give them a privileged place in his public meetings. He’s also talked about saving money.

A. Yes, that has been a mark of his papal visits. It was the same in Korea. The Korean bishops told us Filipinos who were in Korea for the visit, that the Pope will not be happy if he sees ostentatious preparations. Even the design of the altar must speak of the sobriety that has been the mark of this Pope, of his simplicity.

Q. The people of the Philippines are very generous in expressing their affection. Has it been difficult to hold them back?

A. In a way, yes. But then we explained to the people, not only the desires of the Pope, but the signs of the times. We do not want to cause scandal. Everyone can find an excuse to give him a lavish welcome – after all he is the Pope. Still, we should be mindful of the many people we need to welcome in our midst on a daily basis: the poor and the hungry. So whatever savings we make from the papal trip, will go to charity, will go to the poor. And the Pope is very explicit about that.

Q. There was a lot of world attention on the Philippines after the typhoon, but you have often spoken about the daily typhoons that affect the Philippines.

A. Yes, we’re used to having typhoons – an average of 20 to 22 a year. We’re used to having earthquakes of different magnitudes. They catch the attention of the world because of the extent of the devastation. But as I’ve said on many occasions, we should not forget the daily typhoons, the daily earthquakes, caused by poverty, caused by corruption, caused by indecent business deals and unfair practices. Even when the sun is shining, darkness sets in on the lives of so many people.

Even during the Synod of Bishops on the Family I reminded people in the small groups how, for us in Asia, poverty is not something extrinsic to the family. It cuts through the core, the fabric of the family. When I visited a shelter for children and young people who are caught roaming the streets at night, I realized that the parents tolerate it when they know there are government agencies that can take in their children and feed them in the shelters. This is not parents neglecting their children. These are parents who have nothing to feed their children. So they say: “Why don’t you go out and when the police take you to the shelter, go with them. You’ll be safe there for the night. You have a roof above you and food for the night”.

Q. Pope Francis has said he wants the attention to be focused not on himself, but on Jesus in the faces of the poor. What other guidelines has he given you for this visit?

A. How can I put it? He doesn’t want to waste time on things that might distract him from his mission, from the focus of his mission which is really to encounter the poor and to listen to the poor. During papal visits, many people ask: “May we spend a minute with the Pope? May we offer this or that?”… They are all good things, but if you have only three days you have to choose.

And he has to conserve his energy too. These long flights, the change of climate, change of time, the change of food, etc., they could drain a person who has turned 78 of energy that might be better used to focus on his mission. So we’re helping him to focus. One thing we are focussing on is his meetings with families and with young people in Manila. But even in those encounters he will listen to stories of families in difficulty, those who have suffered different typhoons in life, and he will listen to young people. There is a kind of typhoon, as I said, that doesn’t happen in one place only – it happens everywhere. The Pope will listen and he will give them a word of comfort. But I hope for more: I hope that he, the Pope, will be strengthened in his own faith by these poor people.

Q. What is one of the biggest challenges for you, as Archbishop of Manila, in organizing something as complex as this visit?

A. It’s really bringing people together. We have assembled a beautiful team from the government, from the business sector, from the Church. This is already a fruit of the papal visit. The Universal Pastor creates a sense of family. And I’m very happy. I’m sure that even after the visit, this sense of communion, of working together in collaboration, will continue. I want to sustain that collaboration.

Q. What do you think will characterise this visit?

A. Encounters with a lot of suffering. But the Christian message doesn’t end with suffering. There is always a Resurrection. And I hope the Holy Father will see that among those who have suffered and continue to suffer.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Phan Thiết mừng lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:52 07/01/2015
Hôm nay 1.1.2015, ngày đầu năm mới Dương lịch, Giáo Hội mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa. Một ngày lễ vừa để kết thúc Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, vừa để “nối dài niềm hân hoan kính mừng mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi.

Hình ảnh

Ngày đầu năm mới cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho toàn thế giới thông điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 2015. Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha. Mẹ Maria luôn gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình nên đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Chủ đề Sứ điệp Hòa Bình năm nay là “Không còn nô lệ nữa, nhưng chỉ còn tình huynh đệ với nhau”. ĐTC Phanxicô viết: “Việc quay trở về với Đức Kitô, bắt đầu một cuộc sống là người môn đệ trong Đức Kitô, làm nên một sự tái sinh (x. 2Cr 5,17; 1Pt 1,3) vốn tái tạo lại tình huynh đệ như là mối dây nền tảng của đời sống gia đình và đời sống xã hội” (Sứ điệp ngày Thế Giới Hòa Bình 2015).

Đồng tế thánh lễ có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống cùng linh mục đoàn giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, hội đồng mục vụ, các giới đoàn và cộng đoàn cùng chung lời tạ ơn.

Quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em tín hữu từ các nẻo đường của Giáo phận, từ các giáo xứ xa gần đã về Nhà thờ Chính tòa sum họp, một ngày qui tụ đầm ấm thân thương hợp nhất của Giáo phận để mừng lễ bổn mạng.

Ngày đầu năm mới, ngày Quốc tế Hòa bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội muốn đặt lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

Đức Cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn những định hướng mục vụ qua “Thư Mục Vụ Đầu Năm Mới 2015” của ngài. Sau đây là bài chia sẻ của Đức Cha Giuse:

Thưa anh em linh mục, anh chị em tu sĩ, chủng sinh, và cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Phan Thiết: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”.

Anh chị em thân mến, theo chương trình “Tân phúc-âm-hóa đời sống” của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, năm nay 2015, chúng ta hướng tới “các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Theo sách Tông đồ Công vụ (x. Cv 2,42), cộng đoàn tín hữu thuở ban đầu được sinh động hóa bằng việc phụng vụ, việc lắng nghe Lời Chúa và việc thể hiện tình hiệp thông, vì thế muốn thực thi có kết quả chương trình tân phúc-âm-hóa, các giáo xứ trong giáo phận chúng ta sẽ nỗ lực canh tân những sinh hoạt cơ bản làm nên ý nghĩa cộng đoàn này. Những gì nói về cộng đoàn giáo xứ ở đây cũng có thể áp dụng cho cộng đoàn sống đời thánh hiến với những thích ứng cần thiết.

1. Giáo xứ là cộng đoàn phụng vụ

Nếu đời sống Giáo Hội được ghi dấu bởi việc cử hành phụng vụ vốn là “chóp đỉnh và trung tâm”, thì đời sống giáo xứ xét như là đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội tại địa phương, cũng được sinh động hóa bởi chính việc cử hành phụng vụ. Giáo xứ sẽ không hiện diện, hay hiện diện không trọn vẹn, nếu thiếu vắng sinh hoạt phụng vụ đặc trưng này. Không sinh hoat phụng vụ, giáo xứ chỉ còn là một đơn vị dân cư, cũng như không giáo đường, giáo xứ đâu khác chi một phường xã. Vì thế, phúc-âm-hóa đời sống giáo xứ chính là canh tân tâm hồn để cử hành hoặc tham dự phụng vụ một cách linh hoạt và sốt sắng. Linh mục quản xứ bảo đảm cho sinh hoạt phụng vụ được cử hành đầy đủ, không chỉ nghiêm túc theo chữ đỏ mà còn sốt sắng theo lòng tin trong Giáo Hội; còn giáo dân làm thành cộng đoàn phụng vụ cũng cần tham dự cách chủ động, không như khán giả xem buổi trình diễn mà như những tham dự viên cùng hiệp thông dâng lễ.

Thật đáng khích lệ trong giáo phận, thánh lễ và các bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể vẫn được cử hành đầy đủ, đều đặn và đúng đắn, điều cần thêm là phả vào trong những cử hành ấy một một sức sống mới, để có thể trở thành ánh sáng xua tan mọi ngõ ngách u tối của tội lỗi. Kinh nghiệm mục vụ cho thấy tại những giáo xứ mà phụng vụ Thánh Thể được cử hành nghiêm túc và sốt sắng, các tệ nạn ở đấy cũng giảm thiểu cách đáng kể hoặc biến mất dần.

2. Giáo xứ là cộng đoàn Lời Chúa

“Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Qua thánh lễ hằng ngày, Giáo Hội đã dọn phần phụng vụ Lời Chúa như một bữa ăn với đủ chất bổ dưỡng, mùa nào thức ấy. Nhưng người ta sống không bởi những gì mình ăn vào mà bằng những gì mình tiêu hóa được, nên vấn đề đặt ra cho giáo xứ là phải làm sao nhận thức được Lời Chúa như thực phẩm bổ dưỡng đã vậy, mà còn biết vận dụng tối đa để Lời Chúa sinh hoa kết quả trong đời sống. Điều này tùy thuộc ở nhiều phía. Phía các chủ chăn, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở qua Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng”, là cần cống hiến thời giờ, khả năng và công sức để trình bày Lời Chúa phù hợp với tầm hiểu biết và điều kiện sống của cộng đoàn, đi kèm với đời sống nhiều gương mẫu nữa. Sống điều mình giảng để có thể chu toàn nhiệm vụ một cách thuyết phục. Còn phía giáo dân, hãy đón nhận Lời Chúa được giảng giải với tâm hồn đơn sơ khát khao rộng mở, không nhằm bổ sung kiến thức cho bằng bổ dưỡng tâm linh, không tìm sự vui tai cho bằng việc lay động tâm hồn và đổi mới đời sống.

Lời Chúa vẫn có đó trong Thánh Kinh, sẵn sàng mở ra cho bất cứ ai tìm kiếm, vì thế trong các giáo xứ, chúng ta cần phát động thêm nữa phong trào yêu mến, học hỏi, chia sẻ và sống Lời Chúa. Trong tinh thần này, chương trình “lộc Lời Chúa đầu năm” hay “Mỗi gia đình một cuốn Tân Ước”, như có giáo xứ đã thực hiện, được xem là những hình thức nhắc nhở mọi người về ý nghĩa của giáo xứ gắn liền với Lời Chúa trong năm nay.

3. Giáo xứ là cộng đoàn hiệp thông.

Khi chuyên cần việc phụng vụ và siêng năng tham dự bàn tiệc Lời Chúa, giáo xứ sẽ có một đời sống chan chứa tình hiệp thông, như các tín hữu thuở ban sơ. Đó là sự đồng tâm nhất trí của mọi người trong cộng đoàn dưới sự lãnh đạo của các tông đồ, khiến chẳng ai màng chi tới phận riêng, chỉ mong sao cho cuộc sống chung được triển nở. Chúa Kitô là Đầu quy tụ và nối kết mọi Kitô hữu trong cùng một mạch sống cứu độ duy nhất. Đó là hiệp thông giáo lý tinh tuyền do các tông đồ truyền lại. Từ hiệp thông giáo lý đến hiệp thông đời sống, trong đó mọi người biết chia vui sẻ buồn với nhau và biết nâng đỡ cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong các nhu cầu tinh thần và vật chất. Thời nay thật khó mà gặp được lối sống hiệp thông như thời các tông đồ, nhưng với nỗ lực xây dựng từ những điều nhỏ nhất, chúng ta có thể làm cho bộ mặt giáo xứ dần dần thay đổi tích cực.

Nếu tại Thăng Long năm 1632, sau 5 năm truyền giáo, theo phúc trình của thừa sai Gaspar d’Amaral, con số tín hữu đã lên tới 5.000 và sống tình hiệp thông cao độ đến nỗi người ngoại chẳng biết tên “đạo Công Giáo”, đã gọi các tín hữu là những người theo “đạo yêu nhau”, thì ngày nay, các giáo xứ cũng phấn đấu thể hiện sự hiệp thông trong đức tin và đức ái như vậy. Đừng để trong giáo xứ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” gây bất hòa giữa linh mục Quản xứ và Hội đồng mục vụ hay các Hội đoàn, làm giảm đi sức sống hiệp nhất, và cũng đừng để lối sống khép kín “đèn nhà nào nhà nấy rạng” giữa các gia đình trong khu xóm, làm mất đi nét đẹp bác ái, nhưng mỗi giáo dân hãy quyết tâm trở nên đóm lửa thắp sáng tình hiệp thông.

4. Về mặt biểu tượng, logo chủ đề năm 2015 được phổ biến rộng rãi đến các giáo xứ. Hình tháp nhà thờ vươn lên biểu thị giáo xứ là cộng đoàn phụng vụ; hình cuốn sách mở ra nhắc nhớ giáo xứ là cộng đoàn Lời Chúa và ba bóng người linh động chính là minh họa tình hiệp thông được triển nở giữa cộng đoàn. Mong rằng logo chủ đề này không chỉ nêu cao ý nghĩa, mà còn khơi gợi trong cộng đoàn tâm tình yêu mến gắn bó dựng xây, để mỗi giáo xứ trở thành một gia đình sống động trên thuận dưới hòa, sống mến Chúa yêu người, mong là muối phúc âm ướp mặn môi trường lân cận, nhất là trong năm nay, kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh về truyền giáo Ad Gentes (Đến với muôn dân) của Công Đồng Vaticanô II.

Về mặt thực hành, đề nghị với anh chị em hai phương cách bổ sung cho nhau:

Đối nội, tức là nhằm vào nội bộ “đời sống cộng đoàn giáo xứ” với ba chữ “chuyên”:

-Chuyên cần tham dự phụng vụ thánh lễ, nhất là giữ Ngày Chúa Nhật một cách trọn vẹn, kể cả điều thường bị quên trong xã hội hôm nay, đó là kiêng việc xác.

-Chuyên chăm học hỏi, chia sẻ và thực hành Lời Chúa, nhất là sống câu phúc âm ý lực trong tuần.

-Chuyên chú xây dựng tình hiệp thông vượt lên những khác biệt và xung khắc, nhất là biết sử dụng chìa khóa hiệu năng do thánh Augustinô để lại: “Hiệp nhất trong những điều chính yếu, tự do trong những điều tùy phụ, bác ái trong hết mọi sự”.

Đối ngoại, tức là nhắm đến chương trình “Tân phúc-âm-hóa” với ba chữ “C”:

-Củng cố nhân sự lo việc truyền giáo và trang bị lại tinh thần “đến với muôn dân”. Đây là dịp thuận tiện để các Hội dòng hay Tu đoàn rà soát lại cách nghĩ và cách sống sứ mạng “thừa sai” trong tên gọi của mình.

-Canh tân phương pháp truyền giáo phù hợp với điều kiện của từng giáo xứ, như đón nhận anh chị em di dân, dạy giáo lý hay kinh bổn cho các dự tòng, gặp gỡ mong cảm hóa những người bỏ đạo, xa đạo hay ác cảm với đạo.

-Cầu nguyện thường xuyên theo ý truyền giáo mỗi tháng của Đức Thánh Cha.

Xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng của giáo phận, vốn đã yêu thương chăm sóc đời sống mọi người trong năm qua, cũng tiếp tục nâng đỡ phù trì để các giáo xứ trong giáo phận được hạnh phúc thăng tiến trong vòng tay từ ái của Mẹ.

Giáo xứ tựa một gia đình:
Chuyên cần phụng vụ, sống tình hiệp thông,
Thực thi Lời Chúa vuông tròn.
Đời phúc-âm-hóa cõi lòng tràn vui.

Trong những ngày Giáng Sinh vừa qua, hình ảnh Mẹ Maria bên cạnh hài nhi Giêsu, Hoàng tử Hòa Bình và thánh cả Giuse đã cho chúng ta cảm nhận được ý nghĩa đích thực của bốn chữ “bình an dưới thế”. Đó là sự bình an của máng cỏ khó nghèo. Đó là sự bình an của những tâm hồn mục đồng đơn sơ chất phác. Đó là sự bình an của những đạo sĩ phương Đông khao khát kiếm tìm chân lý. Đó là sự bình an của những tâm hồn khiêm hạ tuân phục thánh ý Thiên Chúa như Maria, như Giuse. Đó là sự bình an được gặp gỡ Thiên Chúa, bồng ẵm Chúa trên đôi tay già nua cằn cỗi của mình như cụ già Simêon. Cầu nguyện cho hòa bình và mỗi người phải là tác nhân đi xây dựng hòa bình, phải là những tông đồ mang “Hoàng Tử Bình An” đến cho nhân loại.

Xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa Bình ban ơn cho Giáo phận thân yhêu chúng con. Xin Mẹ gìn giữ nâng đỡ để các giáo xứ trong giáo phận được bình an hiệp nhất trong tình thương của Mẹ. Amen.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu Tin Mừng Thứ Ba: Mục tiêu và các chủ đề
Vũ Van An
01:51 07/01/2015
Tin Mừng theo Thánh Luca dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau như ta đã trình bày tại Chương Hai. Nhưng câu hỏi được đặt ra là nó được soạn thảo cho ai, và với mục tiêu gì.

Độc giả

Đa số các học giả ngày nay cho rằng Tin Mừng thứ ba được viết cho các độc giả Kitô Giáo gốc dân ngoại, hay ít nhất cũng cho các độc giả chủ yếu là Kitô Hữu gốc dân ngoại. Lý do vì Thánh Luca rõ ràng tỏ ý muốn nối trình thuật của mình về biến cố Chúa Kitô và cái hậu của nó với truyền thống văn học La Hy, như trong lời mở đầu đã cho thấy. Ngoài ra, ngài còn đề tặng cả hai soạn phẩm của mình cho một người rõ ràng mang tên Hy Lạp. Ấy là chưa kể việc ngài muốn nối kết ơn cứu độ từng được hứa ban cho It-ra-en trong Cựu Ước với cả dân ngoại lẫn người không phải là Do Thái nữa.

Việc ngài bỏ các tư liệu nguồn của “Mc” hoặc của “Q” ít nhiều liên quan tới người Do Thái có lẽ là dẫn khởi rõ ràng nhất khiến người ta cho rằng Tin Mừng Luca dành cho Kitô hữu gốc dân ngoại, như trong Bài Giảng Ở Đồng Bằng, phần lớn vấn đề trong các phản đề của Mt 5:21-48 đều không được nhắc đến; hay các chi tiết liên quan tới sạch sẽ hay đạo hạnh theo nghi thức Do Thái: điều gì sạch điều gì dơ (Mc 7:1-23). Một số chi tiết trong các trình thuật hay trong các lời nói của Chúa Giêsu mà người ta cho rằng Thánh Luca đã hiệu đính cho thấy ngài muốn thích ứng truyền thống Palestine với hoàn cảnh cụ thể của những người theo văn hóa Hy Lạp không phải là Do Thái, như Lc 5:19 (xem Mc 2:4); Lc 6:48-49 (xem Mt 7:24-27). Cũng vậy, việc thay thế các tên hay tước hiệu Hípri hoặc Aram bằng tên Hy Lạp cũng cho thấy cùng một kết luận: kyrios thay cho Chúa, epistates (thầy) thay cho rabbi/rabbouni (Lc 18:41 so với Mc 10:51; Lc 9:33 so với Mc 9:5); kranion (sọ) thay cho Golgotha (Lc 23:33 so với Mc 15:22); zelotes (nhiệt thành) thay cho kananaios (Lc 6:15 so với Mc 3:18). Quan tâm của ngài đối với các Kitô hữu gốc dân ngoại cũng được coi là lý do khiến ngài kể gia phả Chúa Giêsu bắt đầu từ Adong và Thiên Chúa, chứ không phải chỉ từ Ápraham, vốn là tổ phụ của người Do Thái, như Thánh Mátthêu. Phần lớn các trích dẫn Cựu Ước trong Tin Mừng thứ ba đều lấy từ bản Hy Lạp tức Bản Bẩy Mươi. Sau cùng, việc thỉnh thoảng Thánh Luca sử dụng hạn từ “Giuđêa” để chỉ chung cả miền Palestine cho thấy ngài viết khi nghĩ tới những người không thuộc Palestine (Xem Lc 1:5; 4:44; 6:17; 23:5; Cv 2:9; 10:37).

Mục tiêu

Nhưng viết cho họ để làm gì, nhằm mục tiêu gì? E.E. Ellis (1) trình bày một số quan điểm về vấn đề này: Quan điểm thứ nhất coi Tin Mừng thứ ba như một bài bào chữa cho Thánh Phaolô trước tòa án Rôma. Học giả Đức H. Sahlin (2) cho rằng Cv 16-28 chính là lời biện hộ ấy, sau này được Thánh Luca tổng hợp vào các soạn tác của ngài. Lối suy luận tổng quát hóa này khó đứng vững, vì như ta đã thấy liên hệ giữa Thánh Luca và Thánh Phaolô không sâu nặng như tình sư đệ. Vả lại như C.K. Barrett (3) từng nhấn mạnh: không một viên chức Rôma nào (4) chịu ngồi lục lọi hàng chục trang “nhảm nhí” nói về thần học và Giáo Hội học để tìm ra vỏn vẹn ít dòng bênh vực cho Phaolô!

Quan điểm thứ hai của B.H. Streeter (5) cho rằng Tin Mừng Luca muốn trình bầy một hộ giáo để bênh vực cho Kitô Giáo trước mặt giai cấp quí tộc Rôma. Thiển nghĩ quan điểm này không khác là bao về giá trị so với quan điểm đầu trên đây.

Đối với Ellis, bất kể hiệu quả phụ như thế nào, chủ đích của Tin Mừng thứ ba là nhằm các Kitô Hữu gốc dân ngoại như trên đã trình bầy. Dĩ nhiên, trọn bộ Tin Mừng Luca và Công Vụ Tông Đồ có giúp Kitô Hữu khả năng phản công lời tố giác họ có âm mưu phá hoại hay về hùa với người Do Thái nổi loạn. Mặt khác, nó cũng trình bày Giáo Hội như người thừa kế đích thực của Do Thái Giáo, có gốc rễ tại Giêrusalem và do đó, là tôn giáo hợp pháp của đế quốc. Nhưng các mục tiêu này không phải là các mục tiêu đệ nhất đẳng, ít nhất đối với Tin Mừng Luca. Điều quan trọng hơn, đó là 3 quan tâm thần học về Giáo Hội thời Thánh Luca.

Việc phi lịch sử các biến cố Tin Mừng do các Kitô hữu bị ngộ đạo hóa là sai lầm đầu tiên mà Tin Mừng Luca muốn giải quyết. Về điều này, H.Schurmann (6) xem ra đúng khi coi Tin Mừng Luca như một sách giáo huấn cho các Kitô hữu, đặc biệt để chống lại sai lầm trên. Thứ đến, cánh chung học của Tin Mừng Luca nhằm sửa chữa những ai coi Nước Thiên Chúa chỉ như việc Chúa Giêsu sắp trở lại nay mai. Nó trình bày nước này như một trật tự mới của sáng thế sẽ giải phóng con người khỏi tội lỗi và sự chết. Điều độc đáo và cách mạng là sáng thế mới ấy đã lóe rạng ở chân trời hiện tại: Nước Thiên Chúa đã đến rồi (Lc 11:20). Chủ đề thứ ba và bàng bạc nhất trong các trước tác của Thánh Luca là mối liên hệ giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Từ lời tiên tri của Simêong (2:34tt) và diễn văn “khai mào” về Đấng Mêxia tại Nadarét (4:16-30) cho tới lời kết án sau cùng của Thánh Phaolô đối với Do Thái Giáo (Cv 28:25tt), việc người Do Thái bác bỏ Đấng Mêxia liên tục được trình bày để lưu ý người đọc. Thiết tưởng đây là mục tiêu chính của Tin Mừng Luca.

Linh mục Fitzmyer (7) cũng có cùng một quan điểm như Ellis, nhưng với một tầm nhìn vượt quá não trạng bài Do Thái hơn. Theo ngài, Thánh Luca nói rõ mục tiêu của ngài ngay trong Lời Mở Đầu “Để ngài hiểu rõ ngài có được sự bảo đảo đảm nào đối với giáo huấn ngài đã tiếp nhận” (1:4). Ngài không phải chỉ chú tâm thuật lại các sự kiện thuộc phong trào Kitô Giáo như các sử gia thế tục, cũng không nhằm giải thích các sự kiện này từ một vị thế bàng quan, xa cách, không can dự. Các sự kiện ấy được trình bày trong âm hưởng một hoàn tất, một nên trọn, chúng thuộc một quá khứ và một hiện tại có liên hệ với những gì Thiên Chúa đã hứa hẹn trong Cựu Ước. Chúng là chất liệu của lịch sử cứu độ. Và ngài muốn độc giả của ngài có được sự bảo đảm về điều đó. Nhưng bảo đảm (asphaleia) đây là thứ bảo đảm nào? Không hẳn là thứ bảo đảm có tính sử học như vừa nói. Nó có đó, nhưng không phải chỉ có thế. Ngài có ý định đoan chắc với độc giả rằng những điều được Giáo Hội thời ngài giảng dạy và thực hành đều bắt nguồn từ Chúa Giêsu, để củng cố họ trung thành với sự giảng dạy và thực hành ấy. Như vậy, sự bảo đảm ở đây chủ yếu có tính tín lý hay giáo huấn: giải thích ơn cứu độ của Thiên Chúa đã diễn tiến ra sao, đầu tiên được ngỏ với It-ra-en qua sứ mệnh và con người của Chúa Giêsu thành Nadarét, sau đó được truyền lan trong tư cách Lời Chúa, mà không có Lề Luật, tới dân ngoại và tận cùng thế giới.

Như thế, viễn ảnh lịch sử được Thánh Luca áp dụng trong 2 soạn phẩm của ngài đã trở thành phương tiện để ngài trình bày chân lý quan trọng này: Kitô Giáo là chồi cây hợp lý và hợp pháp của Do Thái Giáo hay đúng hơn là người kế tục tôn giáo này, ít nhất cũng dưới hình thức Biệt Phái của nó. Nói theo N.A. Dahl (8), Thánh Luca muốn viết “khúc nối tiếp của lịch sử Thánh Kinh”. Nhưng ta đừng quên rằng, ngài không những nhấn mạnh tới sự kiện “Thiên Chúa của Ápraham, của Ixaác và của Giacóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta” (Cv 3:13) chính là Đấng đã “vinh danh tôi tớ Giêsu của Người” và “cho Người chỗi dậy từ cõi chết” (3:15) mà còn mô tả Thánh Phêrô và Thánh Phaolô như những người thông truyền cho dân ngoại ơn cứu độ được Chúa Giêsu đem tới, một ơn cứu độ đã được hứa ban cho dân It-ra-en và hiện được dành sẵn cho họ trước nhất. Thánh Luca muốn truyền lại cho thời đại hậu tông đồ một truyền thống về Chúa Giêsu trong tương quan với lịch sử thánh kinh của It-ra-en, đồng thời ngài muốn nhấn mạnh rằng chỉ trong giòng truyền thống tông đồ do Phêrô và Phaolô đại diện này, người ta mới tìm được ơn cứu độ đã được Thiên Chúa xác định.

Quan tâm của Thánh Luca trong việc nhấn mạnh tới mối liên kết và sự tiếp nối giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo được thấy rất rõ trong lối ngài sử dụng Cựu Ước để giải thích biến cố Giêsu. Thực vậy, ngài trích dẫn nhiều đoạn Cưu Ước, về mặt chính thức, không có yếu tố tiên đoán nào, nhưng được ngài đọc không những như lời tiên tri mà còn như lời tiên đoán về những gì sẽ xẩy tới trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu và trong những sự việc xẩy ra sau đó. Việc ấy, trong các soạn phẩm của ngài, được gọi lúc là lời hứa lúc là sự nên trọn như một chủ đề bằng chứng tiên tri. Đây không phải là nhân tố nhỏ nhoi thúc đẩy Thánh Luca trong việc thu lượm các chi tiết thuộc truyền thống Chúa Giêsu và phong trào do Người khởi đầu. Nó nối kết chặt chẽ với chủ đề đảo ngược (reversal-theme)(9) liên quan tới quan điểm của ngài về lịch sử cứu độ.

Như trên đã nói, mục tiêu của việc trình bày Kitô Giáo như có liên hệ mật thiết với lịch sử Do Thái Giáo còn có một khía cạnh khác nữa mà ta có thể gọi là mục tiêu phụ thuộc, vì nó chỉ xuất hiện tại đây trong Tân Ứơc. Mục tiêu này là một trong các yếu tố được ám chỉ nhiều cách trong Tin Mừng Luca, nhưng chỉ được thấy rõ ở phần kết của Công Vụ Tông Đồ: Thánh Luca quan tâm tới việc chứng minh rằng Kitô Giáo, vì bắt nguồn từ It-ra-en do việc người sáng lập ra nó có cha mẹ là người Do Thái và có dấu chỉ giao ước là được cắt bì, nên phải được công nhận là religio licita, tôn giáo hợp pháp, trong Đế Quốc Rôma như Do Thái Giáo. Nó là sự tiếp nối hợp luận lý của Do Thái Giáo. Chính vì thế, đôi khi Thánh Luca dùng thuật ngữ “đảng phái” hay “giáo phái” để chỉ phong trào Kitô Giáo trong Công Vụ (hairesis, 24:5, 14; 28:22) giống như các thuật ngữ dùng để gọi phái Pharisêu (Cv 15:5; 26:5), phái Xa Đốc (Cv 5:17).

Vì muốn độc giả có sự bảo đảm, nên Thánh Luca đã cố gắng lịch sử hóa trình thuật về Chúa Giêsu một cách độc đáo hơn bất cứ tin mừng gia nào khác, đến nỗi có người gọi soạn phẩm của ngài là “hạnh Chúa Giêsu”, thích ứng thể văn đương thời vào trình thuật này để chỉ rõ rằng ơn cứu độ là một điều đã thực sự được thể hiện trong quá khứ rồi. Trong chiều hướng này, có người đã coi các soạn phẩm của ngài như để chống lại phái ngộ đạo, phái phủ nhận lịch sử tính của Chúa Giêsu, như trên đã nói.

Các chủ đề đáng lưu ý của Tin Mừng Luca

Chương trình của Chúa Giêsu mà Thánh Luca trình bày ở đầu thừa tác vụ của Người (Lc 4:16-21) cũng như phương cách thi hành chương trình ấy trong trình thuật về những việc Chúa làm và giảng dạy chứng tỏ Tin Mừng Luca là một tin mừng có tính xã hội, một tin mừng có tính bao gồm. Ta hãy xem một số chủ đề đáng lưu ý trong tin mừng này.

1. Các môn đệ

Tin Mừng Máccô xem ra khá nghiêm khắc đối với các môn đệ: họ được tin mừng này mô tả như những kẻ sợ sệt, suy nghĩ không rõ ràng, đôi khi chẳng hiểu Thầy mình nói gì, nhất là về bản tính và sứ mệnh của Thầy. Tin Mừng Mátthêu đỡ hơn khi nhấn mạnh tới khía cạnh: họ trở thành nhóm thân tín của Người, tuy có hiểu biết đôi chút nhưng “ít lòng tin”. Tin Mừng Luca thì mô tả họ như những người yếu đuối, chứ không hẳn cố tình cản trở mục tiêu của Chúa Giêsu. Bởi thế, trọn biến cố trong đó Thánh Phêrô bị quở trách là Satan trong Máccô 8:31-33 đã không được nhắc đến trong trình thuật của Thánh Luca (Lc 9:18-22) và ngài nhắc tới việc phục hồi Phêrô trước khi nhắc đến việc ông chối Thầy (Lc 22:31-32). Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tìm cách “giảm khinh” cho các môn đệ khi chỉ thuật lại một lần các ông mê ngủ, suốt cuộc thống khổ của Thầy (Lc 22:45), và không nhắc gì tới việc các ông bỏ trốn. Chúa Giêsu có mặt với ông Phêrô trong cảnh ông chối Người và Người nhìn ông bằng ánh mắt mà có tác giả cho là khích lệ (Lc 22:54-62). Cũng thế, dù mô tả các môn đệ đứng từ xa chứng kiến cảnh Chúa bị đóng đinh, nhưng có tác giả coi việc ấy như một hình thức chứng tá, một thứ chứng tá “còn ngờ vực trong lòng” (Lc 24:38).

Thái độ “mềm mỏng” hơn với các môn đệ này có thể là vì các ông sẽ trở thành các nhà lãnh đạo tiên phong của Giáo Hội trong Công Vụ Tông Đồ. Dù sao, Thánh Luca cũng vẫn không ngần ngại liệt kê các sai phạm của các ông mãi cho tới tận Bữa Tiệc Ly. Điều ấy càng làm nổi bật việc Thánh Luca đánh giá hết sức thực tiễn các khó khăn trong cố gắng của những Kitô hữu thành tâm nhưng yếu đuối muốn sống thực cái đạo làm môn đệ Chúa Giêsu: bỏ hết mọi sự (Lc 5:28; 14:33; 18:22-23), ghét cả gia đình (Lc 14:26), vác thánh giá hàng ngày (Lc 9:23)…

2. Người Do Thái

Như trên đã nhấn mạnh: Thánh Luca muốn làm sáng nguồn gốc Do Thái Giáo của Kitô Giáo và qua đó, chứng minh tư cách “religio licita” của tôn giáo mới này trong Đế Quốc Rôma. Ngài muốn tập chú vào khía cạnh tiếp nối hơn là gián đoạn. Bởi thế, theo linh mục Karris, O.F.M (10), trong Tin Mừng của ngài, Thánh Luca mô tả một Chúa Giêsu, dù đôi khi làm ngơ một số giới điều của Lề Luật, nhưng luôn tôn trọng giá trị của Lề Luật ấy (xem Lc 16:17). Trong Công Vụ Tông Đồ cũng thế, Thánh Phaolô, theo phiên bản Luca, từng lên tiếng bênh vực mình không phải là người chống lại Lề Luật và Đền Thờ. Trái lại, Kitô Giáo đứng trong truyền thống tốt đẹp nhất của Do Thái Giáo (xem các phiên xử Thánh Phaolô trong Cv 21-26).

Như ta biết, Do Thái Giáo có truyền thống cầu nguyện lâu đời và thật đẹp. Chúa Giêsu và cộng đồng theo Người vẫn bước đi trong truyền thống tuyệt vời này. Do Thái Giáo được xây dựng trên Mười Hai Chi Tộc. Khi thuật lại việc Thiên Chúa lập It-ra-en tái thiết, Tin Mừng Luca không những nhắc tới việc Chúa Giêsu chọn Mười Hai Tông Đồ (Lc 6:12-16) mà còn nhắc tới việc phục hồi Nhóm Mười Hai này sau cái chết của Giuđa Iscariốt (Cv 1:15-16). Tin Mừng Luca bắt đầu tại Giêrusalem và ngay trong Đền Thờ, với việc Giacaria thi hành bổn phận tư tế. Côn Vụ Tông Đồ 1-3 cũng chủ ý cho biết: nguồn gốc của It-ra-en tái thiết là tại Giêrusalem và trong Đền Thờ. Chính từ Giêrusalem, lời Chúa được rao truyền cho muôn dân (Cv 1:8).

Lẽ dĩ nhiên, sự tiếp nối kia như một chồi non sẽ mọc thành cây khác. Ở đây, ta gặp Thánh Luca trên hai phương diện. Đối nội, ngài chống lại các Kitô hữu gốc Do Thái muốn áp dụng các đòi hỏi khắt khe của Lề Luật vào các tân tòng muốn gia nhập Kitô Giáo. Họ là các biệt phái của tin mừng không chấp nhận thói quen ăn uống và giao dịch với kẻ có tội và người thu thuế của Chúa Giêsu. Chống lại họ, Tin Mừng Luca đã sử dụng lối văn “hội nghị chuyên đề” (symposium) và cho họ mời Chúa Giêsu đến ăn tối chỉ để Người có dịp trả lời các phản biện của họ. Chống lại họ, Tin Mừng Luca cũng khai triển quan điểm ai là con cái Ápraham (Lc 13:10-17; 19:1-10) và do đó, thừa kế các lời hứa của Thiên Chúa. Ngoài ra, Tin Mừng Luca còn tấn công quan điểm của nhóm biệt phái tin mừng bằng cách mở rộng ý niệm ai là “người nghèo của Thiên Chúa”, một thuật ngữ được Cựu Ước cũng như các trước tác Qumran dùng để chỉ những người được chọn. Địa vị xã hội, di sản sắc tộc, và tự cao tự đại tôn giáo không đủ tư cách làm thành viên của nhóm ưu tú này. Kẻ què, người mù, kẻ tàn tật giờ đây đã trở thành thành viên của nhóm (Lc 14: 13,21) và cả các Kitô hữu gốc dân ngoại giầu có biết chia sẻ của cải của mình cho người túng thiếu nữa (6:17-49). Sau cùng, trong It-ra-en tái thiết, giai cấp cùng đinh và phụ nữ đóng một vai trò nổi bật (Lc 7: 36-50).

Về đối ngoại, vấn đề chính mà cộng đồng của Thánh Luca phải đương đầu là việc xách nhiễu, chủ yếu từ các nhà lãnh đạo hội đường Do Thái tại địa phương. Xem Lc 21:11-19 và các vấn đề mà các ông Phêrô, Stêphanô, Barbaba và Phaolô gặp phải trong Công Vụ Tông Đồ. Như các bài giảng của Thánh Phêrô, của Thánh Stêphanô và của Thánh Phaolô cho thấy, các vấn đề này liên hệ tới việc giải thích Sách Thánh, nhất là việc Chúa Giêsu đã làm nên trọn các lời Thiên Chúa hứa như thế nào.

3. Nghèo khó và giầu có

Đọc chương trình thừa tác vụ của Chúa Giêsu (xem trên) hay Kinh Ngợi Khen (1:46-55), hẳn ta cảm thấy mình bất lực, và có tội đối với sự bất lực không thể làm gì để “nuôi sống thế giới”, hoặc giải phóng thế giới hay bất cứ việc gì khác. Ngày nay, ta thường giải thích nghèo túng, đói khát, mù lòa và bị giam cầm theo nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội. Nghĩa này thực sự không xa lạ với Tin Mừng nhưng quả chưa diễn tả được hết tâm tư của Chúa Giêsu như Tin Mừng Luca muốn nói.

Thế giới cổ xưa tùy thuộc hàng loạt các mẫu mực bảo hộ và tùy thuộc giằng kéo lẫn nhau, trong đó, gia đình là nền tảng hơn hết, tư thế người bảo hộ xác định ra tư thế người tùy thuộc. Bởi thế, một quả phụ không có con chẳng hạn sẽ thấy mình rơi vào một thân phận bấp bênh về phương diện xã hội, mất hết tư thế vốn nhờ chồng và con trai mới có được. Ta được cho hay: Giakêu là người giầu có (Lc 19:2) nhưng ông bị kể như một người “nghèo” vì sinh kế đã xếp ông vào “hạng tội lỗi”, tức những kẻ quyết đi theo các thực hành trái với Lề Luật Thiên Chúa. Người nghèo vì thế không phải chỉ là người thiếu của cải mà là bất cứ ai không có khả năng hành xử một cách đầy đủ trong xã hội, trong đó có trẻ em và người Samaria. Còn Chúa Giêsu, Người công bố rằng Nước Chúa dành cho mọi người bằng nhau, của cải hay giầu có không phải là dấu chỉ Chúa ưu đãi, ngược lại thì đúng hơn.

Nếu ta tổng hợp một số giáo huấn độc đáo của Tin Mừng Luca, các “khốn thay” với các “phúc thật” (Lc 6:20-26), người giầu có ngu dại (Lc 12:13-21), người nhà giầu và Ladarô (16:19-26) với giáo huấn về việc làm môn đệ, thì dường như giầu có trở thành một cản trở đích thực đối với ơn cứu rỗi.

Nhưng mặt khác, Chúa Giêsu vốn vui lòng tiếp nhận sự hiếu khách và các trợ giúp khác từ người giầu có và trong Công Vụ Tông Đồ, một số thành viên của Giáo Hội là người giầu có, nhưng rộng rãi: Thêôphilô của Thánh Luca rất có thể là loại người đó. Tuy nhiên, giúp đỡ người nghèo là bao gồm họ vào vòng thân mật xã hội chứ không phải chỉ là giúp đỡ họ về vật chất. Lời mời gọi không phải là để giải quyết nạn nghèo đói của thế giới, dù đây cũng là một mục tiêu đáng ước ao, nhưng là trải nghiệm được cuộc sống của “người nghèo”.

4. Phụ nữ

Ta vẫn thường nghe nói: Thánh Luca bao gồm phụ nữ vào hạng “người nghèo”. Thực vậy, thế giới của Tin Mừng Luca phần lớn là thế giới tổ phụ, dù ngoại lệ vẫn có thể có, như câu truyện nữ thương gia giầu có Lyđia trong Cv 16:14-15 đã chứng tỏ. Điều cũng đúng nữa là Thánh Luca năng nhắc đến các phụ nữ nhiều hơn và nêu cả tên của họ nữa, hơn hẳn các soạn phẩm khác của Tân Ước. Lý do có thể là vì văn phong cân đối theo lối Hy Lạp của Thánh Luca khiến ngài hễ nhắc đến một ông thì cũng tìm cách nhắc đến một bà. Việc này thấy xẩy ra cả lúc ngài giới thiệu các nhân vật không ai biết đến trong các tin mừng khác, như khi nhắc tới Giacaria, thân phụ Gioan Tẩy Giả, Tin Mừng Luca cũng nhắc tới Đức Maria (Lc chương 1); nhắc tới Simêong là nhắc tới Anna (Lc chương 2), nhắc tới con trai bà góa Naim là nhắc tới con gái ông Giaia (Lc 7:11-17; 8:40tt), nhắc tới ông Giakêu, con trai Ápraham, là nhắc tới người đàn bà lưng còng, con gái Ápraham (Lc 13:11-17; 19:1-10). Linh mục Felix Just, Dòng Tên, liệt kê 21 trường hợp kể truyện đôi như thế này (11).

Dù sao, Tin Mừng Luca vẫn nhắc đến nhiều nhân vật nữ hơn các tin mừng khác, thậm chí còn nói tới một nữ tiên tri là Anna (Lc 2:36) và nói đến nhiều chi tiết liên quan tới kinh nghiệm thai nghén (1:41-42). Ngài cũng dành nhiều lời mô tả về cuộc sống của Đức Maria (Lc 1:26-56), Mẹ Chúa Giêsu, và người chị em họ của ngài là Thánh Êlisabét (Lc 1:24,25, 41-45, 57-60), thân mẫu Thánh Gioan Tẩy Giả. Cảnh giáng sinh chắc chắn là câu truyện đầu tay của Đức Maria (Lc 2:1-38) cũng như trình thuật về Chúa Giêsu tại Đền Thờ lúc 12 tuổi (Lc 2:41-51). Tin Mừng Luca cũng đề cập tới mẹ vợ Thánh Phêrô (Lc 4:38,39), người đàn bà tội lỗi xức dầu đôi bàn chân Chúa như để biểu lộ tình yêu của nàng vì được Người tha tội (Lc 7:36-30), các phụ nữ theo Chúa và hỗ trợ thừa tác vụ của Người (Lc 8:1-3), người đàn bà bị băng huyết 12 năm (Lc 8:40-56), Maria và Mácta (Lc 10:38-42), dụ ngôn về người đàn bà đánh mất đồng tiền (Lc 15:8-10), dụ ngôn khác về người đàn bà trì chí để dạy môn đệ phải cầu nguyện kiên tâm (Lc 18:1-8), bà quả phụ dâng hai đồng xu (Lc 21:1-4), các phụ nữ khóc thương Chúa Giêsu trên đường chịu đóng đinh (Lc 23:27-31), các phụ nữ dưới chân thập giá và lúc Chúa được chôn cất (Lc 23:49, 55, 56), các phụ nữ ra mồ sáng Phục Sinh để ướp xác Chúa và là những người đầu tiên nghe tin mừng Chúa sống lại (Lc 24:1-11) (12).

5. Chúa Thánh Thần

Thánh Luca nhấn mạnh tới việc làm của Chúa Thánh Thần hơn các tin mừng khác, cả trong cuộc đời Chúa Giêsu lẫn trong chứng tá của Giáo Hội sau đó, đến nỗi, hai linh mục Léon-Dufour (13) cho hay: Chúa Thánh Thần, ngay cả lúc không được minh nhiên nhắc tới trong Tin Mừng Luca, vẫn là thực tại thần linh đang hành động trên trần gian.

Theo tác giả trên, Nước Trời không từ trên rơi xuống, mà đúng hơn Chúa Thánh Thần đã từ cao được ban xuống (ơn ban) và Đấng đang hành động chính là Thần Khí (sức mạnh). Thánh Luca nói rõ điều đó trong Cv 1:7tt: khi các môn đệ hỏi đây có phải là lúc tái lập vương quốc It-ra-en chăng, Chúa Giêsu đã cho họ thấy nước ấy không phải là mục tiêu mà là “các con sẽ nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các con”.

Thực vậy, Chúa Thánh Thần là ơn ban tuyệt hảo: “Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Chúa Thánh Thần cho những kẻ xin Người?” (Lc 11:13). Linh mục Léon-Dufour cũng cho biết một dị bản của câu 11:2 thay vì “triều đại Cha mau đến” đã đọc là “Hãy để Chúa Thánh Thần của Cha ngự đến trên chúng con và thanh tẩy chúng con!”.

Chúa Thánh Thần, trong Tin Mừng Luca cũng là một sức mạnh theo kiểu ngôn sứ. Con người được Người thúc đẩy: Gioan Tẩy Giả (Lc 1:15-80), cha mẹ ngài (Lc 1:41,67) và ông Simêong (Lc 2:25-27). Người hiện diện lúc Chúa Giêsu được tượng thai (1:35); Chúa Giêsu được “đầy Chúa Thánh Thần” (Lc 4:1”; “được quyền năng Chúa Thánh Thần thúc đẩy”, Người rời hoang địa để khởi đầu thừa tác vụ công khai (Lc 4:14); đây là sức mạnh giúp Người chữa lành người bệnh (Lc 4:17). Người giải thích sứ vụ của mình bằng lời lẽ các tiên tri: “Thần Trí Chúa ở trên tôi” (Lc 4:18). Chúa Giêsu hân hoan trong Chúa Thánh Thần (10:21). Sau cùng, Chúa Thánh Thần sẽ dạy bảo các môn đệ lúc bị bách hại (Lc 12:12), một chủ đề sẽ được khai triển nhiều hơn trong Công Vụ Tông Đồ.

6. Tin mừng của cầu nguyện

Cũng như các tin mừng khác, Tin Mừng Luca thường cho thấy Chúa Giêsu cầu nguyện như lúc hoá bánh (Lc 9:16), trong bữa Tiệc Ly (Lc 22:17, 19) và trong Vườn Cây Dầu (Lc 22:41, 44). Nhưng chỉ có Tin Mừng Luca cho thấy Chúa Giêsu cầu nguyện lúc chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả (Lc 3:21), trong khi thi hành thừa tác vụ (Lc 5:16), trước khi chọn 12 tông đồ (Lc 6:12), trước lời tuyên xưng của Thánh Phêrô (Lc 9: 18), lúc hiển dung (Lc 9:29), khi các môn đệ trở về (Lc 10: 21), trước Kinh Lạy Cha (Lc 11:1), để củng cố đức tin của Thánh Phêrô (Lc 22:32), khi bị đóng đinh (Lc 23:34), lúc qua đời (Lc 23:46), và với các môn đệ tại Emmau (24:30).

Những người kém quan trọng hơn cũng được mô tả đã cầu nguyện: đám đông (Lc 1:10); ông Giacaria (Lc 1:13); bà Anna (Lc 2:37); môn đệ ông Gioan (Lc 5:33)… Nhiệm vụ cầu nguyện là một bắt buộc (Lc 11:9). Tuyên bố của Thánh Luca về điểm này được dẫn khởi bằng dụ ngôn về người bạn quấy rầy (Lc 11:5-8) và được củng cố bằng dụ ngôn quan tòa bất chính (Lc 18:1-8) và dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế (Lc 18:9-14). Đức tin sẽ nhận được mọi sự (Lc 17:6). Phải cầu cùng Chúa của mùa gặt (Lc 10:2), phải cầu nguyện cho kẻ bách hại mình (Lc 6:28), phải cầu nguyện và tỉnh thức (Lc 21:36) và cầu nguyện để đừng sa chước cám dỗ (Lc 22:40, 46).

Linh mục Felix Just, trong bài Prayer in the New Testament (14), cho rằng trong khi cả 4 Tin Mừng đều đề cập tới các giáo huấn và điển hình cầu nguyện, thì Tin Mừng Luca đề cập nhiều nhất tới các tư liệu về cầu nguyện dưới đủ mọi hình thức như nói với Thiên Chúa, cầu xin, khẩn nài, thề hứa, chúc tụng, tạ ơn, ca ngợi, cúi đầu, thờ lạy, tôn vinh, hát thánh ca, ngâm thánh vịnh…

Một số lời cầu nguyện đẹp đẽ nhất, được Phụng Vụ Giáo Hội hết sức trân trọng, đã chỉ tìm thấy trong Tin Mừng này đó là Kinh Ngợi Khen của Đức Maria (Magnificat, Lc 1:46-55), Kinh Chúc Tụng của Ông Giacaria, thân phụ Gioan Tẩy Giả (Benedictus, Lc 1:68-79) và Kinh Hãy Để Con Ra Đi của Ông Già Simêong (Nunc Dimitis, Lc 2:29-32). Chính vì thế, linh mục Léon-Dufour (15) coi Tin Mừng Luca tạo ra cả một bầu khí cho ngợi ca, cảm tạ và tôn vinh. Ngoài các thánh ca trên, ta còn phải kể tới lời ca của các thiên thần tại Bêlem (Lc 2:13-20), việc tôn vinh của người bất toại (5:25) và những ai hiện diện lúc anh được chữa lành (Lc 5:26), của những người hiện diện lúc Chúa vực sống con trai bà góa thành Naim (7:16), của bà già còng lưng được Chúa chữa lành (Lc 13:13), của người cùi Samaria được lành (Lc 17: 15), của người mù được sáng (Lc 18:43), lời ca tụng của các môn đệ lúc Chúa khải hoàn vào thành Giêrusalem (Lc 19:37tt), lời tôn vinh của viên bách quản lúc thấy Chúa qua đời (Lc 23:47) và sau cùng, việc chúc tụng của các môn đệ sau biến cố Thăng Thiên (Lc 24:53). Tất cả nói lên chứng tá ngợi khen. Chứng tá này sẽ vang vọng khắp cộng đồng Kitô Giáo nguyên khởi (Cv 2:47; 3:8tt; 4:21; 11:18; 13:48; 21:20).

7. Tin mừng của mọi người

Có lẽ nét độc đáo nhất của Tin Mừng Luca là việc nhấn mạnh tới tính phổ quát của đức tin Kitô Giáo. Giống Thánh Phaolô, từ đầu tới cuối, Tin Mừng này cho thấy trong Chúa Kitô không hề có sự phân biệt Do Thái với Hy Lạp (Gl 3:28). Từ bài ca của Simêong tuyên xưng Chúa Giêsu là “ánh sáng… của dân ngoại” (Lc 2:32) tới cuộc gặp gỡ sau cùng của Chúa Phục Sinh với các môn đệ, khi Người cho họ hay “lòng thống hối và ơn tha tội phải được giảng dạy nhân danh Người cho mọi dân tộc” (Lc 24:47), Thánh Luca nhấn mạnh sự kiện này: Chúa Giêsu là Cứu Chúa của toàn thể nhân loại. Chính để củng cố sứ điệp quan yếu này, Thánh Luca đã bỏ phần lớn những gì đặc trưng thuộc người Do Thái. Thí dụ, ngài bỏ các chi tiết nào trong Bài Giảng Trên Núi của Thánh Mátthêu có liên quan trực tiếp tới Lề Luật Do Thái (Mt 5:21-48; 6:1-8, 16-18). Sự căng thẳng trong cuộc đấu tranh của Chúa Giêsu với các luật sĩ và phe Biệt Phái cũng ít rõ rệt hơn là trong Tin Mừng Mátthêu, như bỏ hẳn chương Mt 23 chẳng hạn. Cuộc tranh luận trong Mc 7:1-23 về truyền thống Do Thái liên quan tới sự sạch sẽ theo nghi lễ cũng không được chép trong Tin Mừng Luca.

Song song đó, Thánh Luca thêm khá nhiều điều tích cực nói lên tính phổ quát. Hơn các soạn giả tin mừng khác, Thánh Luca liên hệ câu truyện của mình với các biến cố của Đế Quốc Rôma (Lc 2:1-2; 3:1). Ngài muốn chứng tỏ rằng điều ngài viết có ý nghĩa với mọi con người, và Chúa Giêsu là Chúa của cả đế quốc phàm trần. Chúa Giêsu Hài Đồng trong đôi tay của Simêong tại Đền Thờ được mô tả là “ánh sáng tỏ lộ cho dân ngoại” (Lc 2:32). Thánh Luca truy nguyên gia phả của Chúa Giêsu không phải chỉ từ Ápraham như Thánh Mátthêu, mà lên tới tận Adong, như thể muốn nói rằng Chúa Giêsu không phải chỉ liên hệ với con cháu Ápraham mà là với mọi con người sinh ra trên quả địa cầu này (Lc 3:23-38).

Những chi tiết trên cộng với việc Thánh Luca bỏ qua lời Chúa Giêsu dặn các môn đệ “đừng đi về phía dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samaria, nhưng hãy đến với các chiên lạc nhà It-ra-en” trong Mátthêu 10:5-6 (xem thêm Mt 15:24) chứng tỏ đây là lối Thánh Luca muốn truy nguyên sứ mệnh phổ quát của Giáo Hội tới tận chính Chúa Giêsu.

Điều trên càng rõ rệt hơn nữa với Công Vụ Tông Đồ, trong đó, trình thuật của Thánh Luca sẽ xoay quanh việc mở rộng sứ mệnh của Giáo Hội từ Giêrusalem tới Rôma. Dưới ánh sáng cuộc đấu tranh lớn lao của Giáo Hội với chủ nghĩa độc hữu Do Thái (xem Cv 15 và Gl 2), Tin Mừng Luca quả muốn chứng minh rằng sứ mệnh của Giáo Hội đối với toàn thế giới từ nguyên thủy vốn phát xuất từ tâm trí Chúa Giêsu và không bị cột chặt vào bất cứ quốc gia, chủng tộc, văn hóa hay truyền thống nào. Nó là “tin mừng” cho toàn thế giới.

Phản ảnh chứng minh ấy là tư thế của người Samaria trong Tin Mừng Luca. Trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo, người Samaria vốn bị người Do Thái thời Chúa Giêsu coi là nằm ngoài tình hiệp thông. Ngược với thái độ ấy, Thánh Luca cho thấy Chúa Giêsu làm việc giữa người Samaria (Lc 9:51-56; 17:11). Trong dụ ngôn Người Samaria nhân hậu (Lc 10:25-37) và trong câu truyện người cùi Samaria được chữa lành (Lc 17:11-19), Chúa Giêsu đặc biệt lấy người Samaria làm mẫu gương cho tình hàng xóm và lòng biết ơn đích thực. Họ gần Nước Trời hơn nhiều người Do Thái cao ngạo chỉ muốn đóng cửa Nước ấy, không cho họ vào. Tại sao lại nhấn mạnh tới người Samaria như thế? Câu trả lời chắc chắn nằm trong lịch sử Giáo Hội sơ khai. Việc chống đối do sứ vụ của Thánh Philípphê giữa người Samaria gây ra (Cv 8) và việc Thánh Luca sử dụng sứ vụ này để giới thiệu cuộc trở lại của Saolô, người sau này gây ra cuộc tranh luận gắt gao về việc đem Tin Mừng tới dân ngoại (Cv 15), đã khiến Thánh Luca nhấn mạnh như thế. Ngài muốn chứng tỏ rằng sứ vụ Samaria bắt nguồn từ chính tâm trí Chúa Giêsu.

Có điều, khi nhấn mạnh tới tính phổ quát của Tin Mừng, Thánh Luca không hề bài Do Thái. Vì như trên đã nói, ngài luôn nhấn mạnh tới sự thật này: Chúa Giêsu bắt nguồn từ Do Thái Giáo. Chỉ có ngài thuật lại việc cắt bì và dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ (Lc 2:21-24) cũng như việc Người hành hương Đền Thờ năm lên 12 (Lc 2:41-52). Cũng chỉ có Tin Mừng Luca mới đề cập tới những người Do Thái Giáo sùng đạo như Simêong và Anna, Giacaria và Êlisabét: họ đều là tín hữu Do Thái “mong chờ niềm an ủi của Isarel” và được Chúa Thánh Thần ngự trị (Lc 2:25). Ta cũng đã thấy: trong suốt Tin Mừng của mình, Thánh Luca chứng tỏ Chúa Giêsu đã làm lịch sử cứu rỗi nên trọn ra sao và Người chỉ được ta hiểu đúng đắn dưới ánh sáng Lề Luật, Tiên Tri và Thánh Vịnh như thế nào (xem Lc 24:25-27, 44-47).

Chủ đề phổ quát cũng trình bày Chúa Giêsu là Cứu Chúa của mọi loại người như thế nào. Đặc biệt, Tin Mừng này nhấn mạnh tới tình yêu của Chúa Giêsu dành cho những ai bị thế gian coi là đáng bỏ. Thực vậy, chỉ những người thấy mình bị ruồng bỏ mới thấu được lòng xót thương của Người. Ta thấy rõ điều đó trong các tư liệu được Thánh Luca sử dụng nhưng không thấy có nơi các tin mừng khác. Đó là: câu truyện người Biệt Phái và người đàn bà tội lỗi (Lc 7:36-50); dụ ngôn Con Chiên Lạc, Đồng Tiền Đánh Mất, và Người Con Trai Hoang Đàng (Lc 15:1-32); dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế (Lc 18:9-14); câu truyện Giakêu (Lc 19:1-10); việc tha tội cho kẻ trộm lành trên thập giá (Lc 23:39-43) và việc Chúa sống lại đặc biệt hiện ra với Thánh Phêrô (Lc 24:34), người chỉ được Chúa chú ý vì đã tự thú mình là “kẻ tội lỗi” (Lc 5:8) và từng chối bỏ Người (Lc 22:31-34, 54-62).

Lòng cảm thương đối với người nghèo cũng nằm trong tính phổ quát của Tin Mừng. Một cách tiêu cực, điều ấy được thấy rõ qua các cảnh cáo sống động chống lại sự nguy hiểm của lòng tham cũng như của cải nói chung: dụ ngôn Người Giầu Ngu Dại (Lc 12:13-21) hay câu truyện người giầu có dửng dưng trước một Ladarô nghèo khổ (Lc 16:19-31). Một cách tích cực, Tin Mừng này nhấn mạnh tới quyết định của Giakêu (Lc 19:1-10), tới lời khuyên “bán hết của cải, và hiến tặng người nghèo” (Lc 12:33), khuyến khích ta “mời người nghèo” đến dùng bữa (Lc 14:13). Lòng cảm thương này đã được Đức Maria đặt thành ca khúc: “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư; người giầu có, lại đuổi về tay trắng” (Lc 1:53).

Và như trên đã nói, Tin Mừng Luca cũng là tin mừng dành nhiều quan tâm và cảm tình đối với nữ giới, một giới gần như bị loại ra khỏi lãnh vực công trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và cả tôn giáo nữa của Do Thái đương thời.

Đọc Tin Mừng Luca, ta thấy sợi chỉ xuyên suốt chính là tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người và niềm vui của Người là thấy họ trở về với Người (Xem Lc 15 về đồng tiền đánh mất, con chiên lạc và người con trai tìm lại). Người viết thánh ca nổi tiếng Federick William Faber (1814-1863), một linh mục Công Giáo từ Anh Giáo trở lại, bạn đồng hành của Chân Phúc Hồng Y John Henry Newman, từng có bài thơ diễn tả sự cao rộng của tình Chúa xót thương trong Tin Mừng Luca, ví nó như sự bao la của biển khơi, vượt cả lý lẽ công bình, vượt mọi cái hiểu của con người.

Các đặc điểm của Tin Mừng Luca

So với 2 Tin Mừng Nhất Lãm khác, Tin Mừng Luca có nhiều đặc điểm riêng biệt.

1. Khung lịch sử

Chỉ có Tin Mừng Luca đã đặt cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu vào cái khung lịch sử của thế giới đương thời. Hêrốt là vua Giuđa khi việc Gioan Tẩy Giả sắp sinh ra được loan báo (Lc 1:5). Việc hạ sinh Chúa Giêsu được liên kết với cuộc kiểm tra dân số do Hoàng Đế Xêda Augustô ban hành và lúc Quiriniô làm tổng trấn Syria (Lc 2:1,2). Gioan Tẩy Giả bắt đầu thừa tác vụ công khai vào năm thứ 15 triều Hoàng Đế Xêda Tibêriô, lúc Phôngxiô Philatô làm tổng trấn Giuđêa, Hêrốt là tiểu vương Galilê, em ông là Philípphê làm tiểu vương Iturê và Tracônít, còn Lyxania làm tiểu vương Abilên (Lc 3:1), dưới thời Anna và Caipha làm thượng tế (Lc 3:2).

Dưới đây, chúng tôi sẽ bàn nhiều hơn tới tư cách sử gia của Thánh Luca, một tư cách hiện đang được tranh luận gay gắt. Tuy nhiên, ở đây, chỉ xin dựa vào quan điểm tổng hợp của linh mục Léo-Dufour (16) để khẳng định rằng Thánh Luca là một sử gia kiêm tin mừng gia, kiêm người truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu. Trong các trước tác của mình, Thánh Luca có sử dụng các hình thức phát biểu chung của các sử gia, các địa lý gia và các tác giả y học. Ngài quả có tham khảo các chứng nhân tận mắt, ngài cũng tìm hiểu tỉ mỉ và thấu đáo các tư liệu sẽ sử dụng, và cố gắng sắp xếp các tư liệu ấy cho có thứ tự lớp lang. Nhưng khi ngài nhận diện các chứng nhân tận mắt của mình như “những người phục vụ lời” Chúa, thì ta bắt buộc phải kết luận: sử gia Luca đã trở thành tin mừng gia hay người truyền giảng tin mừng Luca. Thành thử, các hình thức phát biểu thế tục chỉ là cái áo khoác mặc cho thực tại Kitô Giáo bên trong: các “biến cố” lịch sử là việc công bố Tin Mừng; “truyền thống” lịch sử đồng thời cũng là “truyền thống” tôn giáo, chủ thể mang ơn cứu rỗi Kitô Giáo; các dữ kiện cung cấp cho Thêôphilô trước hết là huấn giáo Kitô Giáo; sự bảo đảm lịch sử có ý dành cho ông có mục tiêu củng cố đức tin Kitô Giáo của ông.

2. Tin Mừng đầy đủ nhất

Tin Mừng Luca là tin mừng dài nhất. Khoảng 50 phần trăm tin mừng này chứa các tư liệu không có nơi nào khác. Không có Tin Mừng Luca, nhiều giai đoạn trong cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu không được ai biết đến. Như thời thơ ấu của Chúa Giêsu, các dụ ngôn của Người trong các chương 10-19, thừa tác vụ một năm của Người qua Samaria và Perea trong hành trình sau cùng lên Giêrusalem. Nó bao gồm nhiều nhân vật độc đáo như Giacaria và Êlisabét, Simêong và Anna, Simong Biệt Phái và cô gái điếm, các môn đệ Emmau, Giakêu. Phạm vi của nó bao quát hơn các tin mừng khác. Nó bắt đầu với các loan báo liên quan tới việc hạ sinh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu và kết thúc với việc Chúa Giêsu về trời.

Không thể nói Chúa Giêsu đã thực hiện bao nhiêu phép lạ trong thừa tác vụ của Người, vì phần lớn chúng được nhắc đến một cách tập thể. Có khoảng hơn 10 đoạn trong các tin mừng trong đó, các phép lạ đã được tóm lược cho ta. Tuy nhiên, trong số 35 phép lạ được kể chi tiết trong các tin mừng, 20 phép lạ được tìm thấy trong Tin Mừng Luca. Trong 20 phép lạ đó, có 7 phép lạ chỉ có trong tin mừng này mà thôi (xem Lc 5:1-11; 7:11-17; 8:43-48; 13:10-17; 14:1-6; 17:11-19; 22:50,51).

Có khoảng 51 dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng, dù có thể có nhiều hơn, vì hiện chưa có sự nhất trí đối với định nghĩa chuẩn xác của dụ ngôn. Tuy nhiên, trong số 51 dụ ngôn này, Tin Mừng Luca trình bày 35 dụ ngôn, trong đó, 19 dụ ngôn là của riêng Tin Mừng thứ ba.

Ngoài ra, như trên đã nói, trong tư cách cựu dân ngoại, Thánh Luca rất chú ý tới thái độ đầy cảm tình của Chúa Giêsu đối với ngoại kiều như người Syria, Rôma, Hy Lạp và cả Châu Phi, và cả những người bị hắt hủi và tội lỗi nữa như người thu thuế, cùi hủi, đĩ điếm và ăn xin. Không tin mừng nào có nhiều thiện cảm đối với phụ nữ và trẻ em như Tin Mừng Luca, điều này càng ngạc nhiên, khi ta thấy soạn giả của nó là một người độc thân.

3. Được soạn thảo có phương pháp

Căn cứ vào Lời Mở Đầu của chính Thánh Luca, ta thấy tin mừng của ngài được soạn thảo theo phương pháp văn học Hy Lạp thời ấy, dựa trên 5 yếu tố 1) tìm hiểu các trình thuật tương tự; 2) phỏng vấn các nguồn đệ nhất đẳng, tức các nhân chứng tận mắt và những nhân vật hàng đầu; 3) điều tra các biến cố được tường trình; 4) xếp đặt có thứ tự các tư liệu; và 5) một mục tiêu rõ ràng.

Thánh Luca viết trình thuật của ngài như một nghệ sĩ. Ngài sử dụng văn suôi lẫn thi ca, đối thoại lẫn mô tả. Trong việc lựa chọn biến cố và nhân vật, ngài sử dụng tính nhịp nhàng trong nhấn mạnh, so sánh và tương phản. Ngài sử dụng kỹ thuật tương phản rất khéo với các chủ đề bao quát, như lòng cảm thương của Chúa Giêsu đối với những người bị hắt hủi và sự kết án của Người đối với bọn Biệt Phái, cũng như các giáo huấn của Chúa về việc tự do sống với Thiên Chúa và cái giá phải trả để làm môn đệ của Người.

Các chuyển tiếp của Thánh Luca cũng khá nghệ thuật. Trong chương 1 chẳng hạn, việc thay đổi nhân vật và nơi chốn diễn ra khá nhẹ nhàng tiến từ vụ thai nghén này qua vụ thai nghén kia. Cũng thế, các tóm lược biến cố của ngài cũng đã được dùng để nối với giòng biến cố sắp tới (xem Lc 2:39-40 hay Lc 5:15-16).

Tin mừng của ngài xuôi chẩy với thờ phượng, cầu nguyện, ngợi khen, hy vọng và tươi vui. Nó bắt đầu với các tín hữu của Cựu Ước trong Đền Thờ, thờ lạy Thiên Chúa trong niềm hy vọng thiên sai. Nó kết thúc với các tín hữu của Tân Ước cũng trong Đền Thờ, nhưng hân hoan vì niềm hy vọng phục sinh. Ở khoảng giữa, ta thấy Chúa Giêsu đích thân tương tác với hàng loạt những con người nhân bản bao quát hơn bất cứ sách nào của Thánh Kinh: người già người trẻ, người rất nghèo người rất giầu, người Do Thái người nước ngoài, các lãnh tụ quốc gia/quốc tế người bần cùng xã hội, người học thức người mù chữ.

4. Một tin mừng đầy hân hoan

Vui tươi, mừng rỡ, hớn hở, hân hoan, hạnh phúc trong an bình khi nghe loan báo Tin Mừng, đó là những điều thường xẩy ra trong Tin Mừng Luca hơn trong các tin mừng khác. Thánh Luca thích dùng động từ loan báo tin mừng hơn là danh từ tin mừng như Tin Mừng Mátthêu và Tin Mừng Máccô. Tin Mừng Mátthêu chỉ sử dụng động từ này một lần khi trích dẫn Isaia (Mt 11:5).

Niềm vui, mà Thánh Máccô gần như không lưu ý (ngoại trừ Mc 4:16) và chỉ được Thánh Mátthêu dùng một số lần (Mt 2:10; 13:14; 25: 21,23; 28:8tt), đã hết sức bàng bạc trong suốt Tin Mừng Luca. Ta thấy nó lúc Gioan Tẩy Giả sinh ra (Lc 1:14, 41, 58), lúc thiên thần truyền tin (Lc 1:28), lúc Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét (Lc 1:41, 44), và lúc báo tin cho các mục đồng (Lc 2:10).

Với các môn đệ hân hoan trở về, Chúa Giêsu cho họ thấy động lực thực sự của niềm vui (Lc 10:20) và niềm vui của chính Người (Lc 10:21). Niềm vui hiện diện nơi đám đông khi họ chứng kiến các điều kỳ diệu xẩy ra trước mắt họ (Lc 13:17). Giakêu vui mừng tiếp đón Chúa Giêsu (Lc 19:6); các môn đệ hân hoan khi vào thành Giêrusalem (Lc 19:37), tại Emmau (Lc 224:41), và sau khi Chúa lên trời (Lc 24:52). Cũng có cả niềm vui nơi Thiên Chúa và thiên đàng khi đón tiếp kẻ ăn năn (rải rác chương 15). Niềm vui được hứa hẹn cho những ai bị bách hại (Lc 6:23).

Tin Mừng Luca cũng là tin mừng của chúc phúc. Tuy thua Tin Mừng Mátthêu tới 4 “mối phúc thật”, nhưng Tin Mừng Luca nhấn mạnh tới sự chúc phúc của bà Êlisabét (Lc 1:45) và của Đức Maria (Lc 1:48) và ngài còn được một người đàn bà khen là có phúc (Lc 11:27). Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa (Lc 11:28), cho các người giúp việc biết canh chừng (Lc 12: 37tt), và những ai tiếp đón người nghèo là những người không thể đền bù gì cho mình (Lc 14:14).
___________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú

(1) The Gospel of Luke, in lại năm 1977, tr. 60-61
(2) Der Messias und das Gottesvolk, Uppsala, 1945
(3) Luke the Historian in Recent Studies, London, 1961, tr.63
(4) Nhiều người cho rằng Thêôphilô là một viên chức Rôma.
(5) The Four Gospels, London, 1924.
(6) Erfurter Theologische Studien 12, 1962
(7) Đã dẫn, tr. 8-11
(8) “The Purpose of Luke-Acts” trong Jesus in the Memory of the Early Church: Essays, Minneapolis: Augsburg, 1976
(9) Chúa Giêsu đến lật ngược lại nhiều trật tự trần thế. Đây là chủ đề quen thuộc trong Tin Mừng Luca: kẻ trước hết sẽ trở thành sau hết, kẻ nghèo sẽ được ban dư tràn, người giầu sẽ ra về tay trắng… Người ta gọi những chủ đề này là chủ đề đảo ngược.
(10) Sách đã dẫn, tr. 676.
(11) Xem bài Pairs of Stories in Luke’s Gospel, www.catholic-resources.org
(12) Linh mục Felix Just, SJ, Ph.D., trong bài Women in the Synoptic Gospel, www.catholic-resources.org, liệt kê 49 trường hợp Tin Mừng Luca nhắc đến phụ nữ.
(13) Đã dẫn, tr.235
(14) Đã dẫn
(15) Đã dẫn, tr.235
(16) Đã dẫn, tr. 222.
 
Tin Đáng Chú Ý
Vì tấm hình của lãnh tụ Nhà Nước Hồi Giáo mà 12 người của tạp chí Charlie Hebdo ở Pháp bị giết.
Nguyễn Long Thao
15:47 07/01/2015
Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở Paris, ngày hôm qua 6 tháng 1 năm 2015 đã đăng bức biếm họa lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi với dòng chữ “Nhân tiện, xin chúc lành. Chúc lành cho cả ngài, al-Baghdadi,” Người ta chưa biết có phải vì bức hình ảnh này mà 2 người có vũ trang đã xông vào tòa báo lúc đang có phiên họp để bắn chết 12 người.

Tổng Thống Holland của Pháp gọi vụ này là vụ khủng bố, và giới truyền thông Pháp cho biết vụ thảm sát này xảy ra sau khi bức biếm họa được phổ biến trên mạng lưới toàn cầu. Theo lời các nhân chứng, trước khi tẩu thoát, hai hung thủ đã hô to: « Chúng tôi đã trả thù cho đấng tiên tri ».

Theo một chuyên gia chống khủng bố của Pháp các tay súng này là những chiến binh của nhà nước Hồi Giáo ở Syria và Iraq trở về. Chính phủ Pháp đang truy lùng kẻ khủng bố.

Nguyễn Long Thao
 
Văn Hóa
Khát vọng
Đinh Văn Tiến Hùng
11:11 07/01/2015
Khát Vọng

“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.’ ( Mt.6: 19-21 )

*’Dã tràng se cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công việc gì.’ (1)
Cuốn theo sóng biển trôi đi,
Nhìn trên mặt cát còn gì nữa đâu !

Khát vọng lợi danh làm chi nhiều !
Nhủ mình vui sống để tin yêu,
Mây cứ lang thang khi nào tới,
Núi mãi cô đơn dưới nắng chiều.

Cuộc đời trôi nổi biết bao nhiêu,
Lò cừ nhân thế mãi đốt thiêu,
Phú qui vinh hoa lòng khắc khoải,
Mỏi mòn đeo đuổi đến xế chiều.

Nhìn vẻ huy hoàng của thiên nhiên,
Muôn hoa khoe sắc phủ khắp miền,
Biển rộng núi cao chim sải cánh,
Tâm hồn trải rộng thật phiêu diêu.


Hãy sống vui lên mỗi một ngày,
Địa đàng hạ giới chính là đây,
Đón nhận ân tình từ Thượng Đế,
Là nguồn hạnh phúc sẽ dâng đầy.

Đời sống con người là hồng ân,
Thiên Chúa ban cho nơi thế trần,
Hân hoan đón nhận lòng cảm tạ,
Phúc lộc đong đầy mỗi thế nhân.

Khát vọng lợi danh bấy lâu nay,
Như thùng không đấy biết sao đầy !
Nhắm mắt buông xuôi hai tay trắng,
Trả lại cho đời tất cả đây.

Khát vọng vĩnh cửu nơi Nước Trời,
Lắng nghe tiếng Chúa đang gọi mời,
Công đức trao người lo tích lũy,
Lưu vào kho báu mãi muôn đời.

*Bao năm lạc lối đời mình,
Đêm đêm lệ nhỏ lời kinh bồi hồi.
‘Xin Ngài lưu lại đi thôi,
Vì trời ngả bóng sau đồi hoàng hôn ! ‘ (2)

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ghi chú : (1) Ca dao – (2) Lời hai Môn Đệ trên đường Emau mời Chúa lưu lại nhà mình.