Ngày 05-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
00:46 05/01/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống

“Đố ai biết lúa… mấy cây”
“biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng...”
(Phạm Duy – Đố Ai)

(Ep 4: 17-24)

Có những câu đố chữ, nghe qua cũng hay dữ. Nhưng nghe lại, khó mà hiểu được. Hiểu rằng, đố như thế chỉ là để như “đố vui để học”, hay “đố vui để chọc” cho vui mà thôi. Có một thời, ở Sàigòn, Trung Tâm Học Liệu đường Trần Bình Trọng, Quận 5 từng khai sáng ra chương trình này “đố vui” này, trên truyền hình.

Bần đạo nhớ không lầm, thì: cũng có một thời, các vị từng làm rộn chương trình này lên phải kể đến người thày nọ có tên và họ là Cao Thanh Tùng, một đàn sĩ lão luyện và quý hiếm chuyên chơi Trung hồ Cầm (Cello/Violoncelle) ở Sài Gòn thời đó, và một cụ nữa là linh mục Dòng cùng thời với bần đạo mang tên rất ư là Tiến Lộc Dòng Chúa Cứu Thế, đã tiếp nối công trình của người tiền nhiệm nay ở Mỹ.

Về những câu thơ đố chữ, bố ai mà trả lời được, những là: quét sạch lá rừng, sông kia mấy khúc, lúa nọ mấy cây? Nhưng, có câu đố mang chất liệu rất thi ca, cứ tà tà đố mãi chỉ như sau:



“Đố ai nằm võng không đưa,

Đố ai gặp lại người xưa không nhìn.

Đố ai quên được chữ tình,

Đố ai quên được bóng hình người yêu.”

(trích điện thư của một bạn tìm lại mãi trong trí nhớ vẫn không nhớ)



Không biết có phải vì người đố chờ mãi chẳng thấy ma nào giải được, bèn có thơ rất “con cóc” như sau:



“Người ta nói yêu là ngốc,

Bởi chữ tình là nguồn gốc chữ ngu…

Đôi khi con người, ta cần dừng lại…

Dừng lại, để rồi bước nhanh hơn.

Đôi khi con người, ta cần buông tay…

Cần cho đi, để rồi có nhiều hơn.

Đôi khi con người ta cần khóc,

khóc thật lớn, để rồi cười thật to…

Đôi khi con người lại cần ở một mình,

một mình, để biết có nhau quan trọng như thế nào.”

(trích dẫn cũng từ một điện thư như trên)



Có câu đố lại cứ hư hư thực thực, rất như sau:



“Ai bảo chăn trâu là khổ.

Tôi đây chăn nàng còn khổ hơn trâu!”

(trích từ nhiều điện thư bay đến như bướm trắng)



Ấy thế nhưng, có câu đố mà rất ít người dám đưa ra để chọc hay để học, dù cũng là đố vè lè nhè nhiều tình tiết nhưng không làm sao biết mà trả lời trả vốn cho đúng cách. Hoặc, có đố thì đố rất nhẹ nhưng câu đáp chẳng ăn khớp, hoặc không mấy thích hợp mỗi thế này:



“Thập niên năm đó, có tương lai

đố ai biết được phụ nữ người gì? ở đâu? Từ bao giờ?

vốn điếc nên không sợ súng, cũng chẳng màng mối sợ nạn nhân mãn,

đã quyết định từ nay không bao giờ lấy chồng, hoặc đẻ con nữa.

Đố ai biết dân tộc ấy người gì?” (trích câu đó của truyền thông không đại chúng)



Bần đạo nghe đố, thấy sao giông giống các câu hỏi của cha cố với đức thày khi bắt đầu một bài giảng ở nhà thờ đến là như thế, bèn xục xạo trên thư viện mạng tìm phần diễn giải từ các bậc thày ở trên cao, mà hội ý. Bỗng chốc, bắt gặp giòng chảy tư tưởng, rất như sau:



“Mới đây, tuần báo The Economist và tờ London Telegraph đã cảnh báo rằng chủ thuyết duy vật nay chừng lại, tại Trung Quốc.



Rõ ràng là, nhiều tuần trước đây ta thấy hiện tượng ly dị đã rộ lên tại nhiều nơi. Đặc biệt hơn cả, là: phụ nữ Trung Hoa sống ở thị thành lại cứ muốn xét lại chuyện cưới hỏi cho đến khi họ gặp được “ý trung nhân” giàu có đủ để có thể giúp họ tậu nhà, sắm xe. Người dân thị thành coi đây là chuyện lạ và đặt cho nó cái tên cũng rất ngộ là “hôn nhân trần trùi trụi”. Có thể nói, đây là chiều hướng từng bị ngành truyền hình tạo ra để lôi cuốn người xem thôi. Nhưng, trong một buổi mạn đàm trên đài, có cô gái trẻ tuổi mới hai bốn đã dám hùng hồn tuyên bố rằng cô chỉ muốn chọn có được căn hộ tươm tất, hoành tráng hơn chọn bạn trai. Bởi, nhà sang cửa rộng vẫn sướng hơn cặp bồ.



Sự thật thì, chính quyền Trung Quốc chẳng mấy thích thú chuyện này. Là bởi vì nghĩ rằng họ đã tạo khúc mắc trong chính sách dân số chăng. Trung quốc, là nước từng chủ trương chính sách “chỉ một con”, nay phải gặp phải tình trạng hiếm muộn phụ nữ -do việc ai cũng chỉ muốn có con trai để nối dõi tông đường nên hễ cứ gặp thai con gái là quyết định đem phá. Và thêm cái tội khác là, số lượng người già sống rất thọ, nay mới đáng sợ. Và chuyện ngưng không lấy chồng của dân con người thường ở Trung Quốc không thuộc vào chính sách nào của giới cầm quyền đưa ra hết.



Để giải quyết tình trạng “không có gì mà ầm ĩ” này, Tối cao Pháp viện của Trung Quốc bèn ra quyết định, là: ai mua nhà chuẩn bị cho gia đình mình về sống; hoặc cha mẹ nào ứng tiền ra mua cho con cái thì vẫn được giữ nó cả sau khi ly dị. Về quyết định này, một luật sư tên là Hồ Bá Chu làm việc tại tỉnh Phù Nam có nói:



“May ra điều này giúp được giới trẻ, đặc biệt là nữ giới trẻ, nay có động thái độc lập hơn trước rất nhiều. Nhờ vào đó, họ có thể suy tư tính toán về chuyện cưới hỏi một cách đàng hoàng đúng đắn hơn là chỉ chú trọng vào tiền của.”



Ở các nước châu Á khác, xem ra người trẻ sống ở thị thành cũng bắt đầu có khuynh hướng gọi là “ta cứ từ từ mà suy tính chuyện lập gia đình”. Theo The Economist xuất bản ở Luân Đôn, thì tại các nước có đời sống khá giả như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông, tuổi trung bình để nam thanh nữ tú tính chuyện gia đình đã tăng nhanh từ thập niên qua, tức là: nay ở độ tuổi 29-30 cho nữ và 31-33 cho nam. Nhưng không phải chỉ có thế, báo này còn cảnh giác:



“Nhiều người Á đông không chỉ muốn lập gia đình rất trễ mà thôi, mà họ cũng chẳng muốn lập gia đình nữa, đó mới là chuyện đáng ngại. Ở Nhật, tính ra có đến gần 30% phụ nữ Nhật không lập gia đình vào hàng tuổi ba mươi. Có nơi còn lên đến 50% số những người này hẹn sẽ làm như thế, đến suốt đời. Với phụ nữ xứ Đài, có đến 20% số phụ nữ còn độc thân dù ở tuổi sắp lên hàng bốn chục. Và, một khi đã bước vào hàng tuổi này rồi, thì hầu như các cô nhất quyết sẽ không còn chịu lập gia đình nữa. Ở nhiều nơi, tỷ lệ những người không chịu lập gia đình còn ghê gớm hơn thế nữa. Riêng ở Bangkok, có đến 20% phụ nữ tuổi từ 40-44 không lấy chồng. Với dân thị thành ở Tokyo, thì 21% nữ sinh viên tốt nghiệp đại học thường ở vậy, không lấy chồng. Singapore còn hơn thế, tỷ lệ nữ giới ở đây đạt mức 27% số nữ sinh quyết không lấy chồng. Cho đến nay, khuynh hướng này chưa ập tràn qua Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước cố dân đông nhất thế giới nhưng chắc rồi cũng sẽ như thế; bởi, nền kinh tế ở hai nước này đã và đang khấm khá hơn trước nhiều. Hậu quả của nền kinh tế phát triển kéo theo việc dân chúng ở nước họ, muốn chọn lựa chuyện nên lập gia đình, nhất là nữ giới, với thế hệ có sinh xuất cao. Đến năm 2050, sẽ có sự chênh lệch khoảng 60 triệu phụ nữ ở độ tuổi dễ lấy chồng nhưng chưa tính, đó là hiện tượng đang xảy đến ở Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đó có nghĩa: phụ nữ hai nước này đang bắt đầu đặt vấn đề về chuyện có nên lấy chồng ngay hay không…”



Khuynh hướng này dĩ nhiên là đang gia tăng với các phụ nữ trí thức và/hoặc độc lập về kinh tế. Lý do dễ thấy nhất là: phụ nữ nay không còn mấy thích truyền thống để người đàn ông khuynh loát quyết định mọi chuyện trong gia đình. Số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động nay đã nhiều hơn. Các người này không còn muốn cảnh ru rú ở nhà chăm lo nội trợ để rồi ngân sách gia đình hoàn toàn tuỳ thuộc vào đồng lương của người đàn ông là gia chủ mà thôi. Nói cách khác, phụ nữ người châu Á nay không còn thích ở nhà làm những việc không tên trong gia đình nữa.



Không riêng gì Trung Quốc, mà tại các nước khác ở châu Á, chuyện “phụ nữ không muốn lập gia đình nữa” có nghĩa là số con cái trong gia đình cũng sẽ giảm sút. Từ đó, lại có thêm vấn đề là đàn ông xứ này sẽ mất dần ảnh hưởng xã hội do không có người để mình cưới và tình phụ tử sẽ biến vào thiên thu. Chuyện đóng vai làm trụ cột gia đình nâng đỡ người già cả/bệnh tật cũng sẽ giảm sút. Cuối cùng, theo quan điểm của tờ The Economist, thì rồi ra chuyện này cũng sẽ là một trong các vấn đề nghiêm trọng không chỉ cho châu Á thôi, mà cho cả thế giới nữa.” (x.Carolyn Moynihan, The Asian marriage in trouble, MercatorNet 24/8/2011)



Đọc tường trình của mấy tờ báo lớn “không nói láo ăn tiền” như thế, chắc hẳn bạn cũng như tôi, ta sẽ khựng lại chừng đôi phút, để khi tỉnh táo, sẽ lại nhớ bài ca “đố ai”, vẫn còn đó câu hát:



“Đố ai biết gió ở đâu,

Gió hay đi vắng lúc nao có nhà.

Đố trăng mấy tuổi trăng già,

để em lên tiếng mặn mà yêu anh…”

(Phạm Duy – bđd)



Hát bấy nhiêu chắc chưa đủ, để diễn tả tình trạng “khá căng” đối với những người xưa nay vẫn cứ bị đố nhăng đố cuội. Đố, cả những câu ca ta từng nghe hát:



“Đố ai tìm được tim ai,

Biết ai nhặt được tim em

Để em ca hát… cho đời nên thơ

Để anh âu yếm, dâng người trong mơ.”

(Phạm Duy – bđd)



Nghe xong câu hát này, hẳn bạn và tôi, ta lại sẽ giật mình mà hỏi rằng, nghệ sĩ già họ Phạm có nghĩ trước những chuyện xảy ra hôm nay ở trời Đông như được cảnh báo không? Chuyện xảy ra, là sao mà “nhặt được tim em”, để “em ca hát, cho đời nên thơ”, được! Bởi rõ ràng, là: chuyện phụ nữ Á Châu nay từ chối không chịu lấy chồng nữa, thì đâu dễ để kết thúc chỉ một bài báo thôi.

Đọc bài báo trên tờ The Economist, chắc hẳn nhiều độc giả cũng thấy ái ngại không ít. Nhất thứ là độc giả gốc người Á Đông vốn có nền văn hoá và văn minh văn hiến rất chính mạch, thường thì không mấy đồng ý. Quan ngại nhiều thì đúng hơn. Quan ngại, là bởi cứ sợ rằng đây là khuynh hướng toàn cầu chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống Âu Tây, do cuộc cách mạng vi tính tạo nên.

Một số người quan ngại, lại cứ cho rằng: quan điểm của người tường trình tình hình ở Đông Á xem ra chưa phản ánh được hết mọi mặt của sự quan ngại hoặc, hiện tượng xảy đến, có khi chỉ một chiều. Có vị độc giả còn nại cớ bảo rằng: không thấy tác giả nói gì về động thái của đàn ông Châu Á. Liệu những người này có phản bác ý kiến của người viết không chứ? Đàn ông Á Đông ở độc thân, có phải vì họ tình nguyện sống như thế hay không? Hoặc, cũng có thể lý do là vì họ cũng chần chừ lâu quá, nên quá thời, chăng?

Không riêng gì châu Á, bà con ở phương Tây nói chung nay cũng chầm chậm không còn hăng say tính chuyện lập gia đình vào hàng tuổi hai mươi như khi trước, vì vẫn muốn để cho xong đại học và có việc làm ổn định đã. Có người lại coi hàng tuổi hai mươi là thời kỳ có tự do bay nhảy; vui chơi cho thỏa thích cho đến khi đứng tuổi, chững chạc mới tính chuyện cam kết với trách nhiệm.

Hiện tượng trì hoãn trưởng thành nay trở nên phổ biến rộng khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ ở châu Á mà thôi. Nhiều nhà xã hội học gọi đó bằng tên “tuổi trưởng thành đành chịu hố”. Cuối cùng thì, hiện nay trên thế giới đang xảy đến hiện tượng thật rõ nét, đó là:Tây cũng như ta, già cũng như trẻ, ai cũng chỉ muốn có nhiều tự do chứ không còn muốn ràng buộc vào các gò bó, o ép dưới hình thức hôn nhân giả đình, như trước nữa.

Là dân con nhà Đạo, chắc cũng có ý kiến hỏi rằng: nhà Đạo mình thì sao? Có hiện tượng nào nổi lên như thế không? Và nếu có, ta làm thế nào để dung hoà?

Hỏi, là hỏi thế chứ ai nào dám có câu trả lời. Chí ít, là đám phó thường dân kiêm giáo dân hạng thứ như bần đạo, thì “biết đâu em trả lời”. Có là bé em như bần đạo nhiều lắm cũng chỉ lạo xạo chạy đến với đấng bậc thân quen mà vấn ý. Đấng bậc bạn bè nghe vấn ý bèn nói nhỏ: vấn gì thì vấn sao không vấn ngay nguồn mạch của ý tưởng chân phương, chân thật rất chân chất là Kinh sách của Đạo. Được lời như cởi tấm lòng, bần đạo nghe thế bèn lấy Phúc Âm ra lần giở trước đèn, gặp ngay câu khuyên rất thật, từ Phaolô thánh nhân, như sau:



“Tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa,

vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ…

Còn anh em, anh em đã chẳng học biết về Đức Kitô như vậy đâu;

nếu anh em đã được nghe nói về Đức Giêsu

và được dạy dỗ theo tinh thần của Người,

đúng như sự thật ở nơi Đức Giêsu.

Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa,

là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối,

anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,

và phải mặc lấy con người mới,

là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa

để thật sự sống công chính và thánh thiện.

(Êp 4: 17-24)



Chẳng giấu gì bạn, gì tôi, bần đạo đây đọc lời khuyên trên suy nghĩ lung lắm bèn tìm đến các truyện kể nhè nhẹ đây đó, để thư giãn bèn tìm ra được một truyện kể, rất nhe, như sau:



“Vào khoảng năm 1982 các giáo sư ra trường từ Đại Học Cao Đẳng Sư Phạm rất nghèo khổ, nên các cô quyết định tìm chồng qua các tiêu chuẩn là: nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ qua Sư Phạm.

Đã vậy, các nàng còn sáng tác và tặng cho một bài thơ độc rằng:

Em chẳng lấy chồng Sư Phạm đâu

Lấy chồng Sư Phạm chẳng bền lâu

Ba năm cao đẳng ho ra máu

Để lại cho em ... lá phổi sầu.

Thiệt là vô cùng ngạo mạn, các chàng giận run người và một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập. Ngài Chủ Tịch ban ra ngay một sắc lệnh tuyển chọn một Trạng Quỳnh để đấu trí với đám con cháu bà Đoàn thị Điểm kia. Và một thiên tài đã xuất hiện đáp trả lại như sau:

Em nên lấy chồng Sư Phạm thôi

Lấy chồng Sư Phạm rất đẹp đôi

Một năm anh nghỉ ba tháng phép

Ấp ủ tình em lúc lẻ loi.

Nghe lời đối đáp như thế này thì thắng lợi hoàn toàn nghiêng về phía các chàng sư phạm rồi còn gì.”

Điện thư viết đến đây bèn “tắt tịt” không thấy lời đối đáp của các cô sư phạm nữa. Chắc là đã hẹn bà con kỳ sau chăng?

Đọc truyện rồi, bần đạo chỉ biết kêu lên: “ôi thôi rồi nồi xôi”, sao bọn trẻ bây giờ nhiều ý kiến thế. Kêu lên rồi, đành tắt đèn, xếp bút nguyện cầu Chúa Chí Ái bổ dưỡng thêm cho vài ba ý tưởng chính xác, để còn đối đầu với chuyện của thời đại để còn đọc nữa chứ.



Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn muốn thiên hạ

làm theo lời khuyên răn

của thánh nhân hiền lành

rất độ lượng.





Suy niệm Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên Năm B 15.01.2012



“'Tuyết xuống phương nào, lạnh lắm không?”

“Mà đây lòng trắng một mùa đông.”

(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương).

Ga 1: 35-42

Tuyết rơi, có rơi xuống mười phương hay tám hướng đi nữa, vẫn cứ lạnh. Tuyết vẫn lạnh, còn hơn cơn bão của “lòng trắng một mùa đông” khi hội lễ Chúa Giáng Hạ vừa mới dứt. Và nay, người người về lại với mùa thường niên để rồi sẽ bước vào mùa Chay tịnh, có trình thuật rất sưởi ấm.

Trình thuật, nay thánh sử ghi về sứ vụ công khai của Đức Giêsu luôn sưởi ấm con người bằng tình thương yêu cứu độ. Trình thuật, thánh sử viết ngay ban đầu về nhận định của thánh Gioan Tẩy giả khi thấy Đức Giêsu đi ngang: “Này là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1: 36). Qua nhận định này, thánh Gioan Tẩy Giả xác nhận vai trò của Chúa trong công trình cứu độ, Chúa Cha gửi. Nhận định ấy, được diễn bày vào tuần tới, ở các bài Tin Mừng do thánh Mác-cô ghi. Thế nên, đây là dịp tốt để người người tìm hiểu ý-lực được thánh Máccô làm nền cho Tân Ước, để ta hiểu.

Với thánh Máccô, Tin Mừng là tin rất mừng gửi đến dân con Chúa sống ở Rôma, ít năm sau ngày Giêrusalem bị đập phá. Đó, là lúc dân Chúa bị thúc ép làm nô lệ đến cùng tột, để rồi cũng chết khổ nhục như Thầy mình. Đó, cũng là lúc dân-Chúa-chọn bị bách hại đủ điều dưới chế độ đầy bạo lực của đế quốc Rôma tàn ác. Nhưng, trình thuật thánh Mác-cô vẫn viết theo chiều hướng tư riêng, sâu sắc không bị ảnh hưởng của những hành xử từ người của đế quốc.

Thánh Mác-cô coi thế giới ta đang sống như một pháp trường đầy sức chiến đấu. Pháp trường này, có đủ sinh lực để chống lại mãnh lực của sự chết, hệt như bi kịch cuộc đời. Thế nên, ngay ở đầu sách Tin Mừng, thánh sử đã vẽ lên cảnh trí Chúa chìm ngập trong mãnh lực của sự chết, khi Ngài dầm mình nơi sông Gio-đăng để nhận thanh tẩy, từ Gioan Tẩy Giả. Và từ đó, Ngài nhận sức sống đầy Thần Khí khi rời sông nước. Thánh nhân lại viết thêm cảnh Chúa bước vào sa mạc, chốn miền của những khô cằn đầy chết chóc không một ai sống sót; nhưng Ngài tồn tại sau 40 ngày, bởi nơi Ngài tràn đầy sự sống. Và, sứ vụ của Ngài thắng vượt sức mạnh của cái chết xảy đến với Ngài cũng như cho chúng ta.

Thánh sử Mác-cô nhận xét cho ta thấy: ngay trong mãnh lực của sự chết vẫn có kẻ “xuất quỷ nhập thần” vẫn kềm chế được. Chính vì thế, phần đầu Tin Mừng, thánh sử kể cho mọi người nghe truyện Chúa tống khứ đám quỷ sứ khỏi người bị ma nhập, nơi đền thờ. Rồi, Chúa lại chữa lành kẻ mắc bệnh phung, một bệnh bị người đời coi như đã chết dần chết mòn. Sau đó, thánh nhân giải thích về sinh lực sự sống nơi Đức Chúa. Đó không là “mãnh lực của tà thần”, nhưng trái lại, chính Ngài đã tống xuất uy lực của sự chết bằng việc chứng tỏ Ngài mạnh hơn chúng. Ngài làm thế, qua việc chữa lành cho người bệnh, khỏi mãnh lực của tà thần mà họ từng bị uy hiếp. Ngài chữa lành bằng sờ chạm đầy xót thương.

Đức Giêsu chứng tỏ cho mọi người thấy tình thương yêu/đùm bọc tiếp cận được mọi người sẽ mạnh mẽ hơn mọi uy lực, dù là uy lực của sự sống hay nỗi chết. Đây, là điểm nhấn mà các Đức Giáo Hoàng từ Đức Phaolô VI đến các vị về sau, vẫn gọi sự kiện này là “văn hoá của thương yêu”.

Kịp đến khi thánh Gioan Tẩy Giả bị vua quan giết chết, thánh Mác-cô lại kể cho người đọc Tin Mừng biết những ám muội do sức mạnh của tà thần/sự chết tập hợp và trực chỉ vào chính Chúa. Ngài thân hành đi Giêrusalem để giáp mặt với chúng. Giáp mặt không theo kiểu của giác đấu có người thắng, kẻ thua. Ở tình huống này, Ngài tuyên bố Ngài đến không phải để toàn thắng mọi chuyện nhưng là để “phục vụ”, tức cho đi trọn vẹn con người của Ngài như một bảo đảm cho tất cả những ai bị sức mạnh của tà thần sự chết ám hại.

Ngài đã cho đi chính mình Ngài, cho mọi người, không để sử dụng theo cung cách khuynh loát, thống trị mà như món quà dịu hiền để giải thoát con người khỏi mọi loại hình quyền lực. Cách duy nhất giúp Ngài thực hiện điều ấy là bằng cách tự thăng hoá tình thương yêu đối với những người bị hãm hại. Bằng vào con đường sống đem đến cho Ngài vì mục đích cao cả ấy. Thánh Máccô cho thấy Đức Giêsu luôn chọn lập trường chống lại quyền hành và ưu đãi để Ngài có thể làm được thế. Thánh sử còn cho biết: ngay đến môn đồ Ngài cũng hiểu sai hoặc không nhìn thấy mục tiêu Ngài đi tới.

Thánh Máccô nhìn về Hội thánh như thánh hội hành xử khác với đồ đệ của Chúa. Nhưng, ngay sau khi Chúa sống lại, Hội thánh biết dấn bước theo bước đường Ngài đi ngõ hầu làm sống lên sức sống đã được Thần Khí Chúa hỗ trợ bằng mọi ân lộc của ngày lễ Ngũ Tuần.

Với thánh Mác-cô, điểm đặc trưng nơi Đức Giêsu là tính nhân hiền, hiện thực. Đức Giêsu ở Tin Mừng thánh Mác-cô là Đấng sống trong cảnh dậy sóng, rất phong ba. Ngài không như người Galilê nhàn nhã, với tướng tá/lãnh tụ. Ngài cũng chẳng có nét vẻ anh hùng La Mã, Hy Lạp hay Do thái. Ngài chỉ trải rộng cho người sống chung quanh sự kinh ngạc, hoảng hốt đến độ khao khát sự cao cả. Với họ, lời Ngài rất phức tạp, khó hiểu. Toàn ý tưởng làm đồ đệ rối trí. Ai thích chuyện nổ dòn hoặc nệ cổ đều không ưa kiểu Ngài giảng dạy. Họ chỉ muốn Ngài toàn thắng quan chức đô hộ, lộng hành bằng tính quả cảm dám ăn dám nói trước mãnh lực của sự dữ. Nhưng ở nơi Ngài là Đấng duy-thực-tiễn cao cả chưa từng thấy. Dám trực-diện sự chết. Cung cách của Ngài hiền từ, êm dịu hơn mọi người. Nơi Ngài, mọi người thấy phát tiết ra sự hiền dịu trỗi dậy từ sự chết.

Với Tin Mừng thánh Mác-cô, người đọc không thấy nói việc Chúa sinh ra. Nhưng, tác giả đi thẳng vào việc gặp gỡ Đức Kitô trưởng thành dính dự vào những vấn đề của đời Ngài. Ngài giữ kín lý lịch. Ngài chẳng muốn làm phép lạ để tỏ ra là mình cao cả. Nhưng Ngài liều lĩnh đưa mạng sống mình ra để giải thoát sự sống rất hiền dịu là Nước Trời cho mọi người. Dù có bị hành hình đến nỗi chết, Ngài vẫn hiên ngang tiến tới. Ngài không có uy lực trên mọi người, nhưng lại có “quyền lực” trên mọi sức mạnh phi nhân bản chỉ muốn kềm chế con người.

Sống như thế, Đức Giêsu chừng như thách thức các nhóm người Do thái đã vững chãi vào thời Ngài. Thế nên, họ đáp trả bằng việc ly cách Ngài khỏi dân và cuối cùng bằng cái chết rất khổ nhục. Tin Mừng của thánh Máccô viết về Chúa là viết về thân phận của Đức Giêsu đặt trong tay của những con người không niềm tin.

Cuối cùng, Ngài chết trong bóng tối . Và lúc ấy, không có dấu hiệu của sự trỗi dậy và các phụ nữ đành bỏ về trong lặng thinh. Nhưng, Đấng Dịu Hiền đã trổi dậy, về với Galilê để tiếp tục làm sạch nhân trần khỏi uy lực bạo tàn của sự chết. Với thánh Máccô, sống lại không phải là kết hậu cho truyện kể rất sầu buồn mà đó mới chỉ là khởi đầu của truyện kể mới. Của một hiện hữu mới đem đến với Chúa, với đồ đệ và với người đọc Tin Mừng, do thánh nhân viết. Vào cuối trang Tin Mừng, thánh Máccô nói các phụ nữ bỏ chạy vì hãi sợ. Lời thánh nhân viết như thể nói với người đọc rằng: hãy cứ từ từ rồi xem sao. Vâng, có thể là, câu trả lời của thánh Máccô là: sao quý vị lại cứ nghĩ là chính tôi phải viết những đoạn kế tiếp? Và, chính quý vị mới là người lãnh trách nhiệm tiếp tục viết Tin Mừng chứ!

Nơi thánh Máccô, quả có sự hiện thực bất thường, trên thực tế. Bất thường thứ nhất là ở điểm: thánh nhân đề nghị chúng ta hãy nên lĩnh hội khá nhiều thực tế, rất như thế. Thánh Mác-cô trình và thuật cho ta thấy Đức Giêsu có thể đảm nhận trọng trách ấy. Bất thường thứ hai là, nơi thánh Mác-cô lại có sự hiền dịu rất lạ lùng. Trong khi đa số con dân Chúa chỉ có rất ít tính hiền dịu như thế. Phần đông chúng ta đều nhìn thấy được sự hiền dịu ở nơi nào sự hiện thực đang nhạt phai. Thánh Mác-cô còn cho thấy nơi Đức Giêsu, sự hiền dịu đã lên đến cực điểm ngay giữa hiện thực. Đó là nghịch thường của Tin Mừngdo thánh nhân viết. Chính đó vừa là sự chết và sống lại hiện hữu cùng một lượt.

Phụng vụ năm nay còn trưng dẫn nhiều chương đoạn của Tin Mừng thánh Máccô viết. Và, người đọc cũng còn học được nhiều điều về cuộc sống. Về, sự sống có nỗi chết . Về sự sống ngay chính giữa nỗi chết. Có người quan niệm: Mùa Chay năm nay sẽ bắt đầu hơi sớm. Nhưng nếu đọc kỷ Tin Mừng thánh Máccô viết, ta sẽ còn thấy rõ, theo chừng mực nào đó, mùa chay tịnh đã bắt đầu từ lâu rồi. Bắt đầu từ khi cuộc sống mới chớm, nơi ta.

Trong tâm tình nhận ra mùa chay trong đời người, cũng nên ngâm lên lời thơ trên để vui sống:



“Tương tư nổi đuốc thâu canh đợi

Thoảng gió ..trà mi động mấy bông..”

(Vũ Hoàng Chương – Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai?)



Có nổi đuốc thâu canh đợi mấy đi nữa, cũng chẳng thấy rõ Mùa Chay đời người đã có đó nơi con người. Bởi, sự sống của mỗi người đều đính kèm mãnh lực của sự chết, rất dễ biết. Biết rõ khi nhận thức được sự hiền dịu của Đức Chúa, nơi hiện thực ở đời người.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá phỏng dịch.
 
Chúng ta tìm Đức Giêsu ở đâu ?
Lm Jude Siciliano, OP
06:28 05/01/2012
CHÚA NHẬT LỄ HIỄN LINH
Isaia 60: 1-6; Thánh vinh 72; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Matthêu 2: 1-12

Từ “Hiển Linh” bắt nguồn từ chữ HyLạp “epiphaineia” có nghĩa là “sự biểu lộ”. Hôm nay chúng ta cử hành lễ này, nhưng thực sự Lễ Hiển Linh kéo dài cả năm vì suốt năm nay trong Kinh thánh, phụng vụ và trong thế giới chúng ta, Đức Giêsu sẽ “biểu lộ” cho chúng ta biết Thiên Chúa.

Chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh cách đây 2 tuần nhưng phần còn lại của thế giới vẫn tiếp tục diễn ra. Những cửa tiệm lớn cũng đang bắt đầu trang hoàng cho ngày lễ Tình nhân và mùa Xuân. Các dịp lễ và tiệc tùng ê hề đã kết thúc. Các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe và Hội những người ăn kiêng ghi lại con số kỷ lục về những thành viên mới tại thời điểm này của năm. Như mẹ tôi đã từng nói, khi chúng ta trở lại trường học sau những ngày nghỉ hay kỳ hè, “Âm nhạc trôi qua thì ngày lễ cũng kết thúc”. Những đồ trang trí Giáng Sinh đã được cất kho để dành cho năm sau.

Nhưng lễ Chúa Hiển Linh hôm nay khiến chúng ta để ý đến máng cỏ. Hầu hết các giáo xứ hiện nay đã đặt ba vị đạo sĩ vào khung cảnh này. Ba vị đạo sĩ đã đến nơi máng cỏ và câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ cho đến hai mươi thế kỷ sau: “Đức vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu?”. Câu hỏi của các ông cũng chính là thắc mắc của chúng ta! Hôm nay, khi chúng ta nghe câu hỏi này được công bố trong thánh đường thì mắt chúng ta sẽ hướng về hình ảnh máng cỏ. Chúng ta cố gắng trả lời: “Người ở đó, trong khung cảnh êm đềm, cùng với sự chăm sóc bao bọc của cha mẹ Người, có các mục đồng đang thờ lạy và đàn vật dễ thương, hiền hòa vây quanh ”. Hôm nay, chúng ta sẽ vơi bớt những căng thẳng rã rời khi chú tâm vào cảnh tượng đó, một biểu tượng dành để chiêm niệm.

Nhưng khi những đứa trẻ nói: “hãy thực tế đi!”. Cuộc sống là như thế sao? Phải chăng chúng ta cứ ra vẻ cuộc sống của mình sẽ tốt hơn khi được sắp đặt sẵn để chúng ta có thể “thực hiện theo chương trình”? Một chương trình đẹp đẽ và thanh bình ư? Phần lớn cuộc đời chúng ta đều không chắc chắn, an bình hay đáng yêu. Vì thế, chúng ta tạ ơn Chúa đã mặc lấy xác phàm đi vào trong thế giới của chúng ta, không như vài bức tranh của Norman Rockwell. Ngay từ lúc mới sinh, Hài Nhi đã được cha mẹ bao bọc yêu thương, nhưng cũng phải đối mặt với những hiểm nghèo và túng thiếu – giống như nhân loại trải qua suốt dòng lịch sử.

“Đức vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu?”. Nếu Tin Mừng đúng, thì Ngài ở những nơi mà chúng ta cảm thấy lo lắng, căng thẳng và mâu thuẫn– thêm vào đó là những thời kỳ được chúc phúc của sự thanh bình mà chúng ta sẽ trải nghiệm. Đức Giêsu khởi đầu cuộc sống của mình trong một thế giới bao quanh bởi sự mâu thuẫn, bởi sự thống trị tàn bạo của thế lực ngoại bang. Cũng như trong thế giới ngày nay, có nhiều người tị nạn đang trốn khỏi sự xung đột, tìm tiếm sự an toàn, thực phẩm và gia đình của mình.

Tin Mừng hôm nay cho thấy thật không dễ để được ngồi lên Ngai của Hêrôđê, vì khi ông nghe được câu hỏi của ba vị đạo sĩ: “Đức vua dân Dothái mới sinh, hiện ở dâu?” thì ông trở nên “vô cùng bối rối” và chúng ta hiểu được nguyên do của âm mưu giết Đức Giêsu. Câu chuyện về cuộc đời Đức Giêsu khởi đầu bằng việc di dời chỗ ở, sự xung đột và tình cảnh hiểm nghèo.

Ngày nay, chúng ta đang tìm Đức Giêsu ở đâu? Cho dù chúng ta không còn câu truyện Kinh Thánh nào hay hơn câu truyện này, nhưng chúng ta vẫn biết tìm Người ở đâu: nơi những người mới đến và những người phải dời chỗ ở; nơi những người nghèo mới sinh và gia đình của họ; nơi những người không có nguồn gốc và đang kiếm tìm; giữa những người bị đẩy ra ngoài vì hệ thống luật pháp và những sắc lệnh thiếu quan tâm.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo biết nơi để tìm vị Vua mới sinh. Họ biết Kinh Thánh của họ và những gì các ngôn sứ thời xưa đã nói về vị vua tương lai của Israel: Người ta có thể tìm thấy Người, vị Vua-mục tử, trong thành của vua Đavít. Nếu họ biết thế, sao họ lại không tự đến đó? Còn các vị đạo sĩ, những nhà chiêm tinh ngoại giáo, đã kính trọng sự khôn ngoan cổ xưa của những người đi tìm tôn giáo khác và đã đi tìm Đức Giêsu. Ba vị đạo sĩ nhắc nhớ chúng ta luôn mở rộng tâm trí của mình để đón nhận những chân lý đã được tìm thấy trong những truyền thống tôn giáo khác.

Chúng ta gặp gỡ Đức Kitô, Đấng chúng ta tìm kiếm, trong Thánh Lễ này, qua Lời và Bí tích của Người. Chúng ta biết tìm ở đó nhờ sự hiểu biết xưa và nay về niềm tin của mình. Chúng ta cũng được hướng dẫn để không bỏ quên Người “ở ngoài kia,” trong những gì mà chúng ta gọi là “thế giới thực”. Nếu đã được Tin Mừng hôm nay hướng dẫn thì chúng ta nhận ra Người cũng đang ở cùng chúng ta trong những nơi có mâu thuẫn, hỗn loạn và tình trạng căng thẳng – dù thế giới không cảm thấy như thế. Cuộc sống chúng ta và những nơi chúng ta nhận ra Đức Giêsu trong thế giới thì không kém phần thánh thiện và đặc biệt dành cho Thiên Chúa so với cung thánh của chúng ta và quang cảnh Chúa Giáng Sinh. Thật khó có thể nhận ra Người trong thế giới đầy xung đột của chúng ta, nhưng Đức Kitô cũng hiện diện ở nơi làm việc cũng như trong nguyện đường của chúng ta. Nếu chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “Đức vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu?”, qua cách trả lời “Trong gia đình, nơi làm việc, trong lớp học của tôi”, thì chúng ta cũng có thể trả lời thêm rằng “Đó là nơi tôi có thể trải nghiệm đời sống mới và tình yêu Thiên Chúa dành cho tôi”.

Các vị đạo sĩ kia là ai? Chúng ta thực sự không biết. Truyền thống nói rằng có ba vị, chắc là vì có ba món quà đã được đặt tên. Chúng ta cũng đặt tên cho các vị. Người ta cho rằng đó là những vị đạo sĩ – các nhà chiêm tinh. Các ông là những người chiêm ngắm các vì sao và tìm kiếm những dấu chỉ trên bầu trời. Khi nhận ra Đức Giêsu, các ông đã sấp mình thờ lạy Người. Các ông đã không sấp mình trước vua Hêrôđê và quần thần của vua, nhưng các ông đã sấp mình trước Đức Kitô.

Các vị đạo sĩ là những người đi tìm kiếm. Chẳng lẽ sự hiện diện của chúng ta trong Thánh lễ hôm nay lại không nối kết chúng ta với các vị, vì chúng ta không bao giờ thôi tìm kiếm Thiên Chúa hay sao? – chí ít là không nên. Tất cả những gì mà cuộc đời chúng ta đang kiếm tìm thì đã tìm thấy nơi Đức Giêsu. Ở mỗi giai đoạn, trong những lúc vui mừng và thỏa mãn nhất, cũng như trong lúc khó khăn và thất bại, chúng ta đều nhận ra Đức Kitô mới sinh ra và hiện diện cùng chúng ta. Nhưng hôm nay, các vị đạo sĩ khích lệ chúng ta không nên mãn nguyện. Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng mình đã tìm thấy Thiên Chúa, cũng đừng nghĩ rằng hành trình của mình đã hoàn tất. Chúng ta chỉ có thể biết ơn về những giây phút chúng ta đã cảm nghiệm Đức Giêsu luôn ở cùng chúng ta, để làm cho niềm vui của mình thêm sâu sắc và vơi bớt nỗi buồn.

Một trong những bài thơ tôi thích nhất, đặc biệt là trong Mùa Giáng Sinh này, là bài thơ của tác giả Eliot có tựa đề: “Hành trình của các vị Đạo sĩ”. Eliot tưởng tượng hành trình của các vị đạo sĩ đi tìm Đức Giêsu ra sao. Ông khởi đầu bài thơ thế này: “Chúng ta đang ở trong một mùa đông giá rét, đó là thời điểm tồi tệ nhất trong năm cho một hành trình, và đó là một hành trình dài…”. Việc tìm kiếm Đức Kitô là một hành trình dài và gian khổ, vì nó tốn cả một cuộc đời. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, chúng ta cần khởi đầu lại và điều này không luôn luôn dễ dàng. Như nhà thơ viết: “Một thời kỳ khó khăn mà chúng ta có”.

Bài thơ của Eliot gióng lên một tiếng chuông về thực tại. Ông mô tả những vấn đề nảy sinh sau khi các vị Đạo sĩ đã dến gặp đức Kitô và trở về nhà. “Chúng ta đã trở về chỗ ở của mình, những Vương Quốc này, nhưng ở đây không còn thoải mái nữa, trong chế độ tôn giáo cũ”. Việc tìm thấy Đức Kitô và thay đổi đời sống không chỉ đưa dẫn chúng ta đến một đời sống mới, nhưng còn dẫn đến cái chết“… Việc sinh hạ này quả thực là sự thống khổ cay đắng và đau đớn đối với chúng ta, tựa như Thần Chết, cái chết của chúng ta vậy”.

Một điều cần hiểu từ bài thơ là sự nhắc nhớ rằng Lễ Chúa Hiển Linh chính là Tin Mừng thu nhỏ và bao hàm cả cuộc tìm kiếm và một đời sống mới – cũng như sự thay đổi hay sự chết, mà các môn đệ của Đức Giêsu sẽ phải nhận. Việc cởi bỏ cái cũ và mang lấy một lối sống mới được gợi ý ở dòng cuối của bài Tin Mừng. Các vị Đạo sĩ “đã đi lối khác mà về xứ mình”. Chúng ta hiểu những lời thơ của Eliot rằng các vị Đạo sĩ sẽ “…không cảm thấy dễ chịu khi ở đây, trong chế độ tôn giáo cũ”.

Sau Mùa Giáng Sinh, nhiều người trở lại cuộc sống thường nhật của họ, “mọi việc đâu sẽ vào đấy”. Họ để lại phía sau cảnh tượng êm đềm, luyến tiếc về hình ảnh máng cỏ. Nhưng ở đây trong việc thờ phượng, chúng ta không thể để câu truyện về Đức Kitô lại phía sau ngôi thánh đường của chúng ta. Mỗi Chúa Nhật, chúng ta sẽ quy tụ và lắng nghe Tin Mừng mở ra khi Đức Kitô trưởng thành, loan báo tin vui và hy vọng cho toàn nhân loại (hãy nhớ rằng ba vị Đạo sĩ là những nhà chiêm tinh ngoại giáo) và đương đầu với sức mạnh tôn giáo và xã hội trong thời đại của Người.

Hôm nay, một lần nữa ba vị Đạo sĩ mời gọi chúng ta hướng về Đấng Cứu Thế để kính cẩn bái thờ Người… Và dâng lên Người những món quà của mình trong việc phục vụ vương quốc của Người – “ở ngoài kia”.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12

Epiphany comes from the Greek for “manifestation.” We celebrate the feast today, but it really is a year-long celebration, because throughout this year in scriptures, the liturgy and in our world, Jesus will “manifest” God to us.

We are two weeks away from Christmas and the rest of our world has moved on. The malls are already decorating for Valentine’s Day and Spring. The celebrations and feasting excesses are over. Health clubs and Weight Watchers record their highest number of new memberships at this time of the year. As my mother used to say, as we returned to school after a holiday or summer vacation, “The music is over, the feast has ended.” Christmas decorations have been stored away for another year.

But today the feast of Epiphany keeps us focused on the manger. Most parishes have now placed the three Magi into the scene. The Magi have arrived and the question still hangs in the air, twenty centuries later, “Where is the newborn King of the Jews?” It’s their question and it’s ours too! As we hear this question proclaimed in church today our eyes might drift over to the manger scene. We are attempted to answer, “There he is, in that lovely setting with his calm-looking parents, those adoring shepherds and a few lovely, well-behaved animals.” That scene might calm our frazzled nerves today as we gaze on it, an icon for contemplation.

But, as the kids say, “Get real!” What life looks like that anyway? Do we have to pretend our life is better put together then it is so that we can “get with the program?” – A picturesque and tranquil program? Most of our lives aren’t secure, peaceful and lovely. So, we are thankful God took flesh in our world, not some Norman Rockwell painting. The child, from his birth, is surrounded by his parents love, but also faces danger and need – the way so much of humanity has through out history.

“Where is the newborn King of the Jews?” If the Gospels are true, then he is in the places we feel anxious, tense and conflicted – in addition to the blessed periods of tranquility we might experience. Jesus started his life in a world surrounded by conflict, dominated by a foreign and brutal army. As in today’s world, there were refugees fleeing conflict, looking for safety and food and their families.

Today’s gospel shows how uneasy sat the throne on Herod’s head, because when he hears the Magi’s question, “Where is the newborn King of the Jews?” he becomes, “greatly troubled” and we sense the beginning of the plot to kill Jesus. The story of Jesus’ life begins with displacement, conflict and danger.

Where are we looking for Jesus today? Even if we had no other gospel story than this one, we should know where to look: among the newcomers and displaced; among the newborn poor and their families; among those who have no roots and are searching; among those pushed around by an uncaring system of laws and decrees.

The religious leaders knew where to find the new-born King. They knew their Bible and what the ancient prophets said about the future king of Israel: he could be found in, the shepherd-king, David’s, city. If they knew, why didn’t they go there themselves? But the Magi, pagan astrologers, respected the ancient wisdom of other religious seekers and went to find Jesus. The Magi are reminders to us to keep our minds and hearts open to the truths found in other religious traditions.

We meet the Christ whom we seek at this Eucharist, in his Word and Sacrament. We know to look there because of the ancient and present wisdom of our faith. We are also guided not to miss him out there, in what we call, “the real world.” Guided by today’s gospel we realize he is also with us in our places of conflict, confusion and tension – though it may not feel that way. Our lives and the places we find Jesus in the world are no less holy and special to God than our sanctuary and the Nativity scene. It’s hard to see him in our conflicted world, but Christ is also present in our workplace, as well as in our chapel. If we can answer, “Where is the newborn King of the Jews?” By responding, “In my home… workplace… classroom,” then we can also add, “And that’s where I can also experience new life and God’s love for me.”

Who were these Magi? Well we don’t know. Tradition says there were three, probably because three gifts are named. We have also given them names. They are described as magi–astrologers. They were stargazers and looked for signs in the heavens. When they found the Jesus they prostrated themselves and paid him homage. They didn’t pay homage to Herod and his royal court, but they did pay homage to Christ.

The Magi were searchers. Doesn’t our presence at Eucharist today link us to them, for our search for God never ends? – at least it shouldn’t. All our lives we have come looking for and have found Jesus. At each stage, in moments of great joy and contentment, as well as in trouble and defeat, we have found Christ, newborn and present with us. But the Magi encourage us today not to become complacent. We can never think that we have found God, that our journey is complete. We can only be grateful for the moments we have experienced Jesus anew with us, to deepen our joy and comfort our sadness.

One of my favorite poems, especially in this season, is TS Eliot’s, “Journey of the Magi.” Elliott imagines what the Magi’s trip to find Jesus might have been like. He begins, “A cold coming we had of it,/ Just the worst time of the year/ For a journey, and such a long journey....” Finding Christ is a hard and long journey, for it takes a lifetime. At each stage of our lives we need to do it again and it isn’t always easy. As the poet says, “A hard time we had of it.”

Eliot’s poem has a ring of reality about it. He depicts the questions that arise after the Magi had been to Christ and then returned home. “We returned to our places, these Kingdoms,/ But no longer at ease here, in the old dispensation.” Finding Christ and having our lives change introduces us to new life, but also to death. “… This birth was/ Hard and bitter agony for us, like Death, our death.”

One insight from the poem is the reminder that the Epiphany is the gospel in miniature and involves both a finding, a new life – as well as the change, or death, required of Jesus’ followers. The putting off of the old and taking up a new way of life is suggested in the gospel’s closing line. The Magi, “departed for their country by another way.” We sense in Eliot’s words, that the Magi will be “… no longer at ease here, in the old dispensation.”

After Christmas some people return to their lives, “business as usual.” They leave behind the sweet, nostalgic scene of the manger. But we here at worship can’t leave the story of Christ behind in our sanctuary. Each Sunday we will gather and hear the gospel unfold as Christ grows up, announces good news and hope for all humanity (remember the Magi were pagan astrologers) and confronts the religious and social powers of his day.

The Magi invite us today to once again turn towards the Savior and bow in homage.... And then offer him our gifts in service to his kingdom – “out there.”

 
Thánh John Neumann
Lm JB Nguyễn Minh Phương, CssR
11:18 05/01/2012
Hôm nay, Giáo hội trên toàn thế giới hân hoan mừng lễ thánh John Neumann tu sĩ giám mục Dòng Chúa Cứu Thế, Vị thánh đầu tiên của nước Mỹ.

Phụng vụ lễ thánh John Neumann hướng ta đến tấm lòng mục tử của chính Chúa Giê-su: Biết chiên – Hy sinh cho đoàn chiên – Thao thức tìm kiếm những chiên lạc quy tụ về đoàn chiên duy nhất dưới quyền một mục tử. Hình ảnh Mục tử Giê-su như thể được họa lại nơi cuộc đời thánh John Neuman.

Bởi thế, ta sẽ lần lượt suy gẫm gương mục tử nhân lành Giê-su được chiếu tỏa nơi cuộc đời thánh nhân qua những ý: biết – hy sinh – thao thức về đoàn chiên của mình.

I. GẮN BÓ VỚI ĐOÀN CHIÊN

Chúa Giê-su là người mục tử “biết” đoàn chiên của mình. Người nhìn nhận, trân trọng đoàn chiên; Người gắn bó, nên một với đoàn chiên. Nhờ Người, đoàn chiên mới tồn tại như lời thánh Phao-lô “Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1, 23).

Thánh John Neumann (1811- 1860) cũng đã “biết” đoàn chiên được trao phó cho ngài. Vào thời của ngài, châu Mỹ là vùng đất mới có nhiều người châu Âu đến nhập cư và đang phát triển. Qua những lá thư của các nhà truyền giáo từ châu Mỹ gửi về, khi còn là thầy đại chủng viện, thầy John Neumann đã ước muốn được đến châu Mỹ để dấn thân phục vụ Tin Mừng. Thánh nhân đã “biết” nơi vùng đất này đang có nhiều người thuộc nhiều sắc dân đến lập nghiệp, “biết” được nhu cầu tâm linh của họ, biết được họ đang bị bỏ rơi cách thảm thương. Thánh nhân đã nên một với đám người di dân ấy bằng cách chấp nhận rời xa quê hương, dấn dân phục vụ họ cho đến hơi thở cuối cùng.

II. HY SINH

Để cho đoàn chiên đạt đến tầm vóc viên mãn, Mục Tử Giê-su đã hy sinh: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10, 10-11).

Sự hy sinh của Mục Tử Giê-su đã mang lại ơn giao hòa: “ đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một ; đã phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét” (Ep 2, 14).

Thánh John Neumann cũng noi gương hy sinh của Mục Tử Giê-su:

Từ thuở nhỏ, thánh John Neumann đã tập luyện nhân đức, rèn luyện bản thân bằng những việc hy sinh hãm mình. Để hướng đến nhu cầu mục vụ sau này ngài đã chuyên chăm học giỏi tất cả các môn học nhất là môn thiên văn và đã thông thạo cổ ngữ Hy Lạp cùng 5 ngôn ngữ khác không kể tiếng Đức và tiếng Bôhêmia.

Tuy đã nghiệm được thánh ý Chúa mời gọi vào sứ vụ phục vụ người di dân tại châu Mỹ nhưng việc rời xa gia đình là một hy sinh lớn lao trong đời thánh nhân. Ngày 08-02-1836, khi phải rời xa gia đình để qua châu Mỹ, ngài đã thưa với Chúa:

“Nghĩ đến phải vĩnh biệt với cha mẹ, lòng con tan nát, tăm tối của tuyệt vọng đã tràn vào tâm hồn con. Nhưng ý con chìm trong ý Chúa. Con muốn ước ao những điều Chúa ước ao. Ôi Chúa Giê-su! Xin đổ tràn đắng cay vào lòng con là kẻ tội lỗi khốn nạn, nhưng xin xoa dịu đau thương của gia đình con… Về phần con, con chỉ xin Chúa sức mạnh để thi hành một dự định mà Chúa đã gửi cho con”.

Ngày hôm ấy, ngài cũng viết thư cho cha mẹ:

“Thưa cha Mẹ yêu dấu, con đã đi mà không báo cho cha mẹ biết, vì con muốn tránh cho cha mẹ giây phút vĩnh biệt đầy chua xót… Công ơn cha mẹ bao năm dưỡng dục, nay cha mẹ có quyền mong chờ con đền đáp… Chúa biết con ao ước điều đó đến bực nào, nhưng dù đau đớn đến bao nhiêu, con cũng không thể bỏ qua tiếng Chúa truyền cho con hy sinh thân mình vì các linh hồn bị bỏ rơi”

Hành trình đến châu Mỹ đã khởi sự nhưng thánh John Neumann lại gặp phải một hy sinh khác, phải đi xin tiền để làm lộ phí. Bốn mươi ngày lênh đênh trên biển khơi, thầy John Neumann gặp nhiều điều sỉ nhục chế diễu từ thuyền trưởng cũng như khách đi tàu.

Ba tuần sau khi đến New York, ngày 25-06-1836, thầy John Neumann được thụ phong linh mục. Hai ngày sau đó 27-06-1836, cha John Neumann đã được đức giám mục giáo phận New York sai đi phục vụ tại giáo xứ Buffalo, một giáo xứ gồm những người di dân từ Anh, Đức, Pháp đến lập nghiệp và còn nghèo khổ. Từ đây, sứ vụ linh mục của cha đã bắt đầu. Ngài đi đến các làng, dạy dỗ những con người còn đang ở trong sự tối tăm dốt nát, yên ủi những người sầu khổ và giúp đỡ những người hấp hối… Họ đạo nào, cha cũng phải sửa hay cất lại nhà thờ, xây trường học, làm nhà xứ… Cha thường xuyên phải đi bộ trên những địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lương thực thiếu thốn... Đã vậy, cha còn phải đối diện với lòng người vô ơn, đố kỵ, gian manh…

Năm 1840, ước muốn noi gương Chúa Giê-su cách triệt để hơn, cha John Neumann xin vào Dòng Chúa Cứu Thế. Người ta cũng không tìm đâu ra một tập sinh giống như John Neumann vì trong năm Tập Viện, tập sinh này phải di chuyển đến 8 lần với trên 5000 km qua nhiều tiểu bang của Nước Mỹ. Ngày 16-07-1842, cha đã khấn lần đầu trong Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên khấn Dòng tại miền Tây Đại Dương. Khi đã là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và nhất là khi là Bề Trên, cha đã giúp giải tỏa những cằng thẳng do giáo quyền hiểu lầm Nhà Dòng, giúp giải quyết những nợ nần chồng chất. Gương sáng và sự hy sinh của cha đã giúp dung hòa những xung đột mãnh mẽ xảy ra nơi các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ lúc bấy giờ. Ngài được các Bề Trên nhận định là : “Tu sĩ khôn ngoan và ưu tú nhất trong số những anh em tại Mỹ” “là kẻ sợ chức vụ và cũng là người xứng đáng nhận chức vụ”…

Năm 1852, giáo phận Philadenphia một giáo phận lớn nhất châu Mỹ (sau này chia làm 6 giáo phận) có nhiều người nói tiếng Đức, cần có một giám mục người Đức. Cha John Neumann đã được Đức Giáo Hoàng Pio IX tuyển chọn vào chức vị này. Nhận được tin này, cha đã vào phòng cầu nguyện suốt đêm; tiếp theo cha nhờ các Dòng nữ nơi ngài giảng tĩnh tâm và các cha trong Dòng cầu nguyện để ngài khỏi phải nhận sứ vụ giám mục. Trước đây, vì yêu mến đời sống cộng đoàn, đời sống tĩnh mịch và cầu nguyện, cha John Neumann mới xin vào Dòng Chúa Cứu Thế. Nay, nếu nhận chức giám mục thì cha phải rời xa anh em, và đây quả là một hy sinh theo ý Chúa qua Hột Thánh. Khi thi hành nhiệm vụ giám mục, đức cha John Neumann luôn bị ám ảnh bởi số nợ khổng lồ của giáo phận; mối bận tâm lớn nhất của ngài là việc lập các học đường công giáo và một ban giáo sư gồm các tu sĩ để hướng dẫn giáo dục. Có thể nói, đức cha John Neumann là người đã khai sáng nền Công Giáo học đường tại nước Mỹ. Ngài cũng tích cực thiết lập chăm sóc các Dòng tu nam nữ, các chủng viện, ngồi tòa giải tội đến độ không có một linh mục nào ở Philadenphia ngồi tòa bằng đức cha John Neuman…Ngài băng rừng vượt suối, năng thăm viếng mục vụ các giáo xứ, các gia đình. Dầu đã cố gắng phục vụ đến kiệt sức, ngài vẫn liên tục bị các giám mục khác khiếu nại với Rô-ma, bị những nhà phú hộ, những người có quyền, giới học thức, văn nghệ sĩ… kêu rêu, miệt thị, chê bai, vu khống.... Tất cả đều cho rằng ngài không thích hợp với chức giám mục chỉ vì ngài là một tu sĩ ngoại quốc, tận tụy, đơn sơ, nghèo khó, gần gũi với những người dân nghèo hèn, bệnh tật …Có ý kiến cho rằng: “chức giám mục mà ngài phải gánh lấy lê lết cực nhọc như một tội nhân bị điệu đến nơi tử hình”. Quả thật chỉ có cái chết ngày 05-01-1860 mới cất hẳn gánh nặng đó cho ngài.

Đức cha John Neumann đã trải qua quãng đời qua đời ở tuổi 49 và 8 năm giám mục. Trong điếu văn cho ngài có đoạn viết: “Mọi góc cùng ngõ hẻm của giáo phận đều được hưởng công lao của ngài. Chỉ trong một thời gian ngắn ngài đã đưa tổ chức giáo phận đạt đến chỗ hoàn hảo, đã gieo vãi tinh thần sốt sắng trong mọi họ đạo hơn một người có thể làm trong vòng 10 năm hay 20 năm. Ngài đã hiến toàn thân cho giáo phận và không hề dành lại một chút gì cho mình”. Hẳn kết quả này không thể một sớm một chiều có được mà nó phải được hun đức trong thao thức của thánh nhân ước muốn cứu rỗi các linh hồn như chính thao thức của Chúa Giê-su: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này.Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10, 16).

III. THAO THỨC

Chúa Giê-su Vị Mục Tử nhân lành đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Nhờ Người, “cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.” (Ep 2, 18); “các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Ep 3, 6).

Nguyên tắc là thế, nhưng trong thực tế có những trường hợp: “Người đã đến nhà mình,

nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Mục Tử Giê-su vẫn tiếp tục lên đường kiếm tìm, mời gọi muôn người trở về với tình thương của Thiên Chúa.

Hội Thánh vẫn đang nối tiếp thao thức của Mục Tử Giê-su qua sự dấn thân của mọi thành phần dân Chúa cách riêng qua vị mục tử mang tên John Neuman. Thuở niên thiếu ngài đã hướng về phần rỗi các linh. Khi là thầy đại chủng viện ngài đã hướng lòng về miền truyền giáo châu Mỹ, hướng đến những người di dân thảm thương. Khi là linh mục Triều cha John Neumann đã dấn thân trong giáo phận New York 200 ngàn giáo dân mà chỉ có 36 linh mục. Lòng thao thức dấn thân của cha John Neumann càng bùng cháy dữ dội hơn nữa khi tại Rochester ngài gặp một cha Dòng Chúa Cứu Thế mang tên cha Prost. Khi đã là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, cha John Neumann tiếp tục chí ý thừa sai phục vụ những người bị bỏ rơi hơn cả. Khi phục vụ Hội Thánh trong sứ vụ giám mục, ngài nổi bật với lòng nhiệt thành mục tử, dễ thương với mọi người, dấn thân xây dựng giáo phận một cách hiệu quả và đã chết trên đường đang khi thi hành nhiệm vụ. Có thể nói, sự ra đi ở tuổi 49 của một vị thánh, Đức cha John Neumann đã mang đến trước tòa Chúa thật nhiều thao thức cho nhiều công trình cứu rỗi các linh hồn còn đang dở dang.

Hôm nay, ta mừng thánh tu sĩ giám mục John Neuman. Cuộc đời của ngài như bức họa lại dung mạo Vị Mục Tử Giê-su Nhân Lành: Biết – Hy sinh – Thao thức về đoàn chiên của mình.

Sự thánh thiện và khiêm tốn của thánh John Neumann như đang nhắc nhở những ai đang mang nơi mình trọng trách mục tử được Hội Thánh trao phó hãy trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước“trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cr 9, 22).

Cuộc đời của thánh nhân như lời nhắc nhớ mỗi người sống vì Tin Mừng “để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng” (1Cr 9, 23) và “vinh quang chỉ được xây dựng trên nền tảng đức hạnh”. Lạy thánh John Neumann ! Xin cầu cho chúng con.
 
Niềm Vui Tin Mừng
+GM GB Bùi Tuần
16:05 05/01/2012
1. Lễ Giáng Sinh, Đầu Năm 2012, Tết Nhâm Thìn đang cùng nhau làm nên một mùa mừng chúc.

Mùa này, tôi nhận được rất nhiều lời chúc. Lời chúc gợi nên trong tôi nhiều hình ảnh nhất là: Chúc sống vui. Có nhiều thứ vui. Tôi tự hỏi: Niềm vui nào cần cho tôi hơn cả?

Suy đi nghĩ lại, tôi sợ chọn lựa của tôi có thể sai. Nên, để an tâm, tôi hỏi Đức Mẹ Maria. Trong thinh lặng nội tâm, tôi nghe Mẹ trả lời: “Niềm vui cần nhất và quý nhất là niềm vui có Chúa là Tin Mừng trong lòng mình”. Tôi tin câu trả lời của Mẹ là một chân lý mà chính Mẹ đã cảm nghiệm.

2. Từ câu soi sáng trên đây, Mẹ dẫn tôi đến những hình ảnh về Chúa là niềm vui được tả trong Phúc Âm, mà Mẹ đã được đón nhận. Đặc biệt là những hình ảnh sau đây.

Hình ảnh Chúa Giêsu hạ mình xuống trong thân phận hài nhi bé mọn, yếu đuối, khó nghèo, nằm trong máng cỏ. Người hạ mình xuống, để được vui ở với nhân loại, nhất là được vui chia sẻ thân phận những người nghèo khổ.

Hình ảnh Chúa Giêsu hạ mình xuống trong thân phận kẻ bị loại trừ, bị đóng đinh trên thánh giá. Người hạ mình xuống, để được vui làm của lễ đền tội cho nhân loại.

Hai hình ảnh đó đều diễn tả tình yêu. Đó là tình yêu cứu độ ở điểm khiêm tốn, hy sinh, tự hạ mình xuống chỗ thấp hèn, yếu đuối, nghèo khó để cứu chuộc.

Chính tình yêu cứu độ bằng hy sinh tự hạ đến tận cùng như thế đã làm vinh danh Chúa.

Mẹ Maria đã thấy sự khiêm nhường tự hạ của Chúa Giêsu chính là giá trị cứu chuộc loài người, và cũng chính là giá trị làm cho Thiên Chúa được vinh quang.

Không những Mẹ Maria đã thấy đó chính là Tin Mừng, mà Mẹ còn cảm nhận được đó chính là một niềm vui thiêng liêng cao quý làm chứng cho tình yêu cứu độ.

3. Mẹ Maria vừa cắt nghĩa cho tôi niềm vui Tin Mừng bằng Phúc Âm, vừa chia sẻ cho tôi chính niềm vui Tin Mừng, bằng sự Mẹ cho tôi nếm được phần nào niềm vui Tin Mừng ấy.

Được hiểu niềm vui Tin Mừng, lại được nếm niềm vui Tin Mừng, tôi nhận ra là Chúa Giêsu đang ở trong tôi. Chính Người là Tin Mừng của tôi.

Tôi đón nhận Người là Tin Mừng, bằng đức tin và bằng cảm nghiệm. Tin Mừng ấy đổ vào hồn tôi niềm vui chan hoà. Trong niềm vui đó, tôi cảm thấy mình được cứu chuộc, được tự do, được thoát khỏi mọi sự sợ hãi và mọi thứ trói buộc.

Có niềm vui Tin Mừng đó, không có nghĩa là tôi sẽ khinh chê các niềm vui khác. Thực sự, tôi vẫn trân trọng mọi thứ niềm vui chính đáng. Nhưng tôi sẽ phân định giá trị của chúng theo đúng cái nhìn của Phúc Âm.

4. Qua những cảm nghiệm vắn tắt vừa kể, tôi có vài nhận xét sau đây.

Nhận xét thứ nhất là niềm vui Tin Mừng không đến từ học và nghe Lời Chúa, nhưng đến từ chính Chúa Giêsu khiêm nhường tự hạ trong thân phận hài nhi nghèo khó nằm trong máng cỏ và trong thân phận tội nhân bị đóng đinh vào thánh giá.

Chính Chúa Giêsu khiêm nhường tự hạ đã chia sẻ cho tôi tình yêu của Người. Tình yêu của Người đã và đang yêu thương tôi, đã và đang cứu chuộc tôi, mặc dầu tôi vô cùng bất xứng.

Tôi đón nhận Chúa Giêsu là Tin Mừng chủ yếu bằng tấm lòng khao khát và khó nghèo. Đức Mẹ Maria giúp tôi điều quan trọng đó.

Khi niềm vui Tin Mừng là chính Chúa Giêsu khiêm nhường tự hạ đang ngự trong tôi, tôi không thể không thấy rõ niềm vui ấy là vô cùng quý giá, không gì sánh được.

5. Nhận xét thứ hai là khi có niềm vui Tin Mừng là chính Chúa trong lòng, tôi sẽ dễ phân định thế nào là làm chứng cho Chúa và thế nào là làm cho Chúa được vinh quang. Mẹ Têrêsa Calcutta đã làm chứng một cách cụ thể rõ ràng. Ngài sống khó nghèo, khiêm nhường tự hạ, luôn gắn bó mật thiết với Chúa bằng cầu nguyện. Ngài dấn thân phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật, khổ đau. Ngài chia sẻ gần gũi với những kẻ bị loại trừ.

Tại Việt Nam hôm nay, những chứng nhân của Chúa như Mẹ Têrêsa Calcutta vẫn hiện diện ở nhiều nơi.

6. Nhận xét thứ ba là, khi chứng nhân Tin Mừng có niềm vui Tin Mừng là chính Chúa Giêsu trong lòng, họ sẽ làm việc truyền giáo bằng những việc tế nhị nhẹ nhàng. Họ truyền giáo bằng đời sống chứng nhân, chứ không chủ yếu bằng những hoạt động rầm rộ, và ban bố những luật lệ này nọ. Đời sống chứng nhân của họ dọn lòng những người họ tiếp xúc. Những người họ tiếp xúc dần dần khao khát Chúa, rồi đi tới việc cầu nguyện hồn nhiên với Chúa. Một lúc nào đó, họ đón nhận được chính Chúa là niềm vui Tin Mừng.

7. Tới đây, với tất cả lòng kính trọng, tôi xin phép được nói lên ý kiến sau đây của tôi: Cái thiếu nhất nơi nhiều người làm mục vụ và truyền giáo tại Việt Nam hôm nay là thiếu một niềm vui Tin Mừng thực sự nồng nàn thực chất.

Niềm vui Tin Mừng không phải là niềm vui của những thành công, của những thanh thế, của những hoạt động. Càng không phải là niềm vui do có nhiều phương tiện vật chất và được nâng đỡ của xã hội. Nhưng, như đã nói ở trên, niềm vui Tin Mừng là có trong lòng mình chính Chúa Giêsu khiêm nhường tự hạ và yêu thương để cứu chuộc loài người. Niềm vui Tin Mừng ấy là động lực chính khiến chúng ta can đảm làm chứng cho Chúa qua chính con người và cuộc sống của chúng ta. Con người chúng ta sẽ là con người hiền lành khiêm nhường đầy yêu thương tự hạ. Cuộc sống của chúng ta sẽ là cuộc sống hy sinh, phấn đấu, để được phục vụ như Chúa Hài nhi Giêsu và như Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá.

8. Nguyên do gây nên sự thiếu niềm vui Tin Mừng nơi nhiều người chúng ta, chính là sự nguội lạnh, dửng dưng, không quan tâm đến niềm vui Tin Mừng. Nhiều khi chúng ta không muốn nghe, không muốn hiểu. Cho dù có nghe, có hiểu, chúng ta lại không muốn phấn đấu để đón nhận niềm vui Tin Mừng. Bởi vì, nhận rồi, thì sẽ phải bắt chước Chúa mà sống khiêm nhường, tự hạ, nhưng sống như thế chính là điều ta không ưa thích. Thái độ tránh né này là điều rất bi đát. Điều bi đát này đã được Chúa Giêsu nói tới trong dụ ngôn “Khách được mời xin kiếu” (x. Lc 14,15-24).

Vì không có kinh nghiệm nội tâm về niềm vui Tin Mừng, nhiều người rao giảng Tin Mừng đã nhiễm nặng tinh thần thế tục, vô tình trở thành những kẻ, mà thánh Gioan tông đồ gọi là “những tên phản Kitô” (1 Ga 2,18). Hiện tượng đó lại là một bi đát rất nguy hiểm cho Hội Thánh.

Khi một Hội Thánh được nhận thấy như là nơi có nhiều niềm vui, nhưng trong đó không có niềm vui Tin Mừng, thì Hội Thánh đó bị nghi ngờ không còn là Hội Thánh đích thực của Đức Kitô, mặc dù bề ngoài đông đảo, hoành tráng.

Với những suy nghĩ và tâm tình chân thành trên đây, tôi xin được cùng với anh chị em cầu nguyện. Chúng ta tha thiết cầu xin Đức Mẹ Maria ban cho mọi người và mỗi người chúng ta biết khiêm tốn đón nhận niềm vui Tin Mừng. Khi niềm vui Tin Mừng là chính Chúa ở trong chúng ta, chúng ta sẽ tìm được hy vọng và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi lịch sử đưa chúng ta vào những quãng trắc trở, thê thảm, tăm tối, cam go.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 05/01/2012
CON CHÁU KHỔNG, MẠNH
N2T

Trước đây có hai người, một người họ Trương và một người họ Lý. Một hôm hai người cùng đi coi kịch, lúc ấy trên sân khấu trình diễn vở “thất cầm Mạnh Hoạch” (1) . Họ Trương nói:
- “Tên Mạnh Hoạch này thật là mọi rợ, không nghe mệnh lệnh của hoàng thượng, bảy lần bắt bảy lần tha, vậy mà vẫn không phục tùng, không ngờ con cháu của Mạnh tử lại có người không tuần phục như thế”.
Họ Lý nói:
- “Đúng đấy, con cháu Khổng tử là Khổng Minh giỏi hơn hẳn nhiều”.

Suy tư:
Diễn tuồng là diễn lại những chuyện xưa tích cũ ngày xưa, chuyện xưa tích cũ đó có thể là một gương hiếu thảo của Mẫn Tử Khiên, có thể là một vỡ tuồng cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống, cũng có thể là một vỡ kịch vui chế giễu sự đời của một ai đó.v.v...
Có những người không có đức tin nhìn thánh lễ của người Công Giáo như là một vỡ kịch diễn lại bữa tiệc ly của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ cười nhạo người Ki-tô hữu, vì ngày nào cũng diễn một vở kịch nhàm chán không hấp dẫn.
Thánh lễ của người Công Giáo không phải là một vở bi hài kịch, nhưng là một cuộc hiến tế yêu thương của Đức Chúa Giê-su trên thập giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi, đó là một cuộc hiến tế, một việc thờ phượng Thiên Chúa các công khai và thánh thiện của Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, nếu những các linh mục chủ tế không chuẩn bị tâm hồn sốt sắng, không chuẩn bị bài giảng, không coi trọng việc dâng thánh lễ (làm cho qua, làm cho nhanh) thì người ta sẽ cười các ngài làm lễ mà như diễn tuồng, mà tệ hơn nữa là diễn tuồng không hay; nếu người Ki-tô hữu không sốt sắng tham dự thánh lễ hiến tế này, không ao ước và mong ước được tham dự cuộc hiến tế này, hoặc bất kính khi tham dự thánh lễ, thì không trách gì những người khác coi thường thánh lễ và là cớ để cho những người không có đức tin cười nhạo: thánh lễ của người Công Giáo chỉ là một vở tuồng không hơn không kém.
Thánh lễ không phải là một vở tuồng diễn cho vui, nhưng là một cuộc hiến tế yêu thương vĩ đại của Đức Chúa Giê-su trên thập giá để cứu chuộc nhân loại.

(1) Khổng Minh bảy lần bắt và bảy lần tha Mạnh Hoạch.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 05/01/2012
N2T

3. Cái đáng sợ nhất chính là mất đi ngọn lửa nội tại và sự thất vọng của linh hồn.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục vào ngày đầu năm
Bùi Hữu Thư
18:08 05/01/2012
Ngài suy tư về niềm vui được nhận biết Thiên Chúa Hằng Hữu đã đi vào lịch sử của chúng ta

VATICAN, (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói "điều ngạc nhiên là thấy đời sống có vẻ ngắn ngủi và phù du," nhưng ngài khẳng định là điều đem lại ý nghĩa cho đời sống hàng ngày của chúng ta "được vẽ trên gương mặt của một Hài Nhi sanh ra tại Bê Lem 2.000 năm về trước, và ngày nay là Đấng Hằng Sống, và đã sống lại vĩnh viễn từ cõi chết."

Đức Thánh Cha suy tư như vậy vào ngày Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói: "Từ ngay bên trong bản thể của nhân loại, bị tan nát vì biết bao nhiêu bất công, sự dữ và bạo tàn, đã nẩy sinh trong một cách bất ngờ mầu nhiệm mới mẻ, hân hoan và giải phóng của Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Người dẫn đưa chúng ta đến việc chiêm niệm sự thiện hảo và yêu thương của Thiên Chúa qua mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh của Người." Thiên Chúa Hằng Hữu đã đi vào lịch sử nhân loại và hiện diện mãi mãi một cách duy nhất trong con người của Giêsu, Người Con nhập thể, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, đã xuống thế để cải tạo nhân loại hoàn toàn và để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, và nâng chúng ta lên mức độ có phẩm giá của những người con cái Thiên Chúa."

Trong thánh lễ ngày 1 tháng 1, cũng là ngày đánh dấu Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45, Đức Thánh Cha đề cao những điểm chính của sứ điệp của ngài cho ngày này.

Ngài nói là hòa bình "trong ý nghĩa trọn vẹn và cao quý nhất, là tổng thể và tổng hợp của tất cả mọi ơn lành."

Đề cập đến chủ đề của sứ điệp, Đức Thánh Cha tiếp: "Giáo dục giới trẻ về công lý và hoà bình là trách nhiệm của tất cả mọi thế hệ, và tạ ơn Thiên Chúa, sau thảm kịch của hai thế chiến, gia đình nhân loại đã ý thức nhiều hơn."

Ngài nói Giáo Hội trong các thời kỳ gần đây đã đề ra lời yêu cầu "đáp ứng với một thách đố quyết liệt là chính việc giáo dục."

Đức Thánh Cha hỏi: "Tại sao đây lại là một thách đố? Ít ra cũng có hai lý do: thứ nhất, vì trong thời đại hiện nay, có một não trạng rất mạnh mẽ về vấn đề kỹ thuật tân tiến, ước muốn giáo dục đàng hoàng thay vì chỉ dậy dỗ không thể nào coi thường, đây là một sự lựa chọn; thứ hai, vì nền văn hóa của thuyết tương đối đã đưa ra một câu hỏi căn bản: việc giáo dục có còn có ý nghĩa không? Và rồi, giáo dục về cái gì?"

Đức Thánh Cha hôm nay khẳng định: "nhận lãnh trách nhiệm giáo dục giới trẻ về chân lý, về các giá trị và nhân đức nền tảng, là nhìn về tương lai với niềm hy vọng."

Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi một nền giáo dục lương tâm, và nói phải khởi sự ngay từ gia đình. "Điều thiết yếu là để giúp cho các ấu nhi, trẻ em, và trẻ vị thành niên phát triển một cá tính kết hợp được một nhận thức sâu xa về công lý và sự tôn trọng tha nhân, với khả năng đối phó với các tranh chấp không kiêu ngạo, với sức mạnh nội tâm để làm nhân chứng cho sự lành, ngay cả khi phải hy sinh, tha thứ và hòa giải. Có như thế, giời trẻ này mới có thể trở thành những người hòa nhã và là những người xây dựng hòa bình."
 
Công bố Văn kiện mục vụ về việc cử hành Năm Đức Tin
LM Trần Đức Anh OP
09:58 05/01/2012
VATICAN - Thứ bẩy 7-1-2012, Bộ Giáo Lý đức tin sẽ công bố Văn kiện mục vụ về việc cử hành Năm Đức Tin do ĐTC Biển Đức 16 ấn định từ ngày 11-10 năm nay đến 24-11 năm 2013.

Trong Tông Thư ”Porta fidei” (Cánh Cửa đức tin), công bố ngày 11-10 năm 2011, ĐTC đã ủy thác cho Bộ giáo lý đức tin soạn một Văn kiện với những chỉ dẫn mục vụ để cử hành Năm Đức Tin. Trong thời gian qua, Bộ Giáo lý đức tin đã cộng tác với một số cơ quan trung ương của Tòa Thánh cùng với Ủy ban chuẩn bị Năm Đức Tin để soạn thảo Văn kiện này. Ủy ban có các thành viên gồm các HY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, Bộ truyền giáo, Bộ Giám Mục, Bộ giáo sĩ, Bộ Giáo dục Công Giáo, Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, ĐHY Bagnasco (Italia), Jean-Pierre Ricard (Pháp, Christoph Schoenborn (Áo), và 5 GM khác.

Văn kiện đề ngày 6-1-2012, lễ Chúa Hiển Linh, 2012, và sẽ được công bố ngày 7-1-2012.

- Trong phần nhập đề, Văn kiện tái khẳng định: ”Năm Đức Tin nhắm góp phần vào sự hoán cải được đổi mới, trở về cùng Chúa Giêsu và tái khám phá đức tin, để mọi thành phần Giáo Hội trở thành chứng nhân đáng tin cậy và hân hoan làm chứng về Chúa Phục Sinh, cũng như có khả năng chỉ dẫn cho bao nhiêu người khác đang tìm kiếm cánh cửa đức tin”.

Năm Đức Tin trùng vào dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 (11-10-1962) và 20 năm công bố Sách Giáo Lý chung của Hội Thánh Công Giáo. Vì thế, Năm này là cơ hội tốt đẹp để cổ võ sự hiểu biết và phổ biến nội dung của Công Đồng cũng như Sách Giáo Lý của Giáo Hội.

Những chỉ dẫn mục vụ trong Văn kiện nhắm tạo điều kiện dễ dàng cho ”sự gặp gỡ với Chúa Kitô, qua những chứng nhân đức tin, cũng như ngày càng hiểu biết hơn về nội dung đức tin”.

Văn kiện trình bày những đề nghị trên bình diện: Giáo Hội hoàn vũ, các HĐGM, các giáo phận, và sau cùng là các giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội và phong trào.

- Ví dụ, bên cạnh việc cử hành trong thể để khai mạc Năm Đức Tin và các biến cố khác có sự tham dự của ĐTC như Thượng HĐGM thế giới thứ 13 năm nay, hoặc Ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới (2013) tại Brazil, nên có những sáng kiến đại kết để ”kêu cầu và cổ võ sự tái lập hiệp nhất giữa tất cả các tín hữu Kitô, và nên có một buổi cử hành đại kết trong thể để tái khẳng đình niềm tin nơi Chúa Kitô của tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa”.

- Ở bình diện các HĐGM, nên khuyến khích gia tăng chất lượng việc huấn giáo và kiểm chứng các sách giáo lý ở địa phương cũng như các tài liệu giúp giảng dạy giáo lý, để các sách này được hoàn toàn phù hợp với Sách Giáo Lý chung của Hội Thánh Công Giáo. Ngoài ra, nên cổ võ việc sử dụng rộng rãi các ngôn ngữ truyền thông và nghệ thuật, các chương trình truyền hình, phát thanh, phim ảnh, sách báo, ở trình độ bình dân, về đức tin..

- Ở cấp giáo phận, Năm Đức Tin được coi như ”cơ hội mới mẻ để đối thoại trong tinh thần sáng tạo giữa đức tin và lý trí, qua các Hội nghị, các cuộc hội thảo, những ngày học hỏi, đặc biệt là trong các Đại hội Công Giáo”, và như một thời điểm thuận tiện cho ”những buổi cử hành thống hối xin Chúa tha thứ, đặc biệt về những tội chống lại đức tin”.
- Trên bình diện giáo xứ, đề nghị chủ yếu vẫn là cử hành đức tin trong phụng vụ, nhất là Thánh Lễ, vì ”trong Thánh Lễ, mầu nhiệm Đức Tin và nguồn mạch của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, đức tin của Giáo Hội được công bố, cử hành và củng cố”. Từ sáng kiến đó cũng được kêu gọi đề ra, phát triển và phổ biến những đề nghị khác, trong đó chắc chắn là có những sáng kiến do nhiều Hội dòng, Cộng đoàn mới và các phong trào của Giáo Hội.

Sau cùng, tại Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng sẽ thành lập một Văn phòng tổng thư ký về Năm Đức tin để phối hợp các sáng kiến do các cơ quan Trung ương Tòa Thánh nhắm tới Giáo Hội hoàn vũ. Văn phòng này cũng có thể ”gợi ra những đề nghị cho Năm Đức Tin và có một Website riêng trên Internet để phổ biến những tin tức hữu ích về Năm Đức Tin.

Những chỉ dẫn mục vụ do Văn kiện của Bộ giáo lý đức tin trình bày với mục đích mời gọi tất cả các thành phần của Giáo Hội dấn thân trong Năm Đức Tin để tái khám phá và chia sẻ điều quí giá nhất đối với Kitô hữu, đó là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc con người, là Vua Vũ Trụ, là tác giá và là người kiện toàn đức tin” (Dt 12,2). (SD 5-1-20120)
 
Thư thông cáo của Đức TGM Los Angeles về vụ GM phụ tá Gabino Zavala
TGM José H. Gomez
15:07 05/01/2012
Los Angeles, ngày 4.1.2012

Anh chị em thân mến:

Tôi có tin buồn và khổ tâm muốn chia sẻ với anh chị em. Đức cha Gabino Zavala, giám mục phụ tá đặc trách miền San Gabriel, vào đầu tháng 12 mới đây đã cho tôi biết là ngài là bố sinh ra 2 trẻ em nay đã đến tuổi vị thành niên, hiện đang sống với mẹ tại một tiểu bang khác.

Giám mục Zavala cũng cho tôi biết là ngài đã nộp đơn xin từ chức với Đức Thánh cha ở Roma, và việc từ chức đã được chấp thuận. Từ đó ngài không thi hành mục vụ nữa và sẽ sống tự lập riêng.

Tổng giáo phận Los Angeles đã tiếp xúc với mẹ của 2 trẻ em để chăm sóc tinh thần cũng như tài trợ chánh cho tốn phí học đại học của họ. Danh tính của gia đình không tiết lộ với công chúng, và tôi tôn trọng quyền riêng tư của họ.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng này và cầu nguyện cho nhau khi chúng ta suy tư về lá thư này.

Cầu mong Chúa Giêsu, qua lời bầu bầu của Đức Maria, ban cho anh chị em ơn an bình.

Giám mục José H. Gomez,

Tổng giám mục Los Angeles
 
Tự sắc ''Cánh cửa Đức Tin'' và việc Canh tân Đức Tin
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính
17:47 05/01/2012
TỰ SẮC “CÁNH CỬA ĐỨC TIN” À VIỆC CANH TÂN ĐỨC TIN

I. DẪN NHẬP

Loan báo Năm đức tin là một biến cố thách thức toàn thể Giáo Hội, kêu gọi liên tục khám phá và canh tân việc tuyên xưng đức tin trong bối cảnh văn hoá xã hội hiện nay và trước một Kitô giáo bị tục hoá nặng nề. Trong Tự sắc “Cánh cửa đức tin”, Đức Bênêđictô XVI nhận xét rằng: “Trong quá khứ người ta có thể nhận ra một hệ thống văn hóa nhất thống, được đa số chấp nhận, có tham chiếu nội dung đức tin và các giá trị được đức tin gợi hứng, nhưng ngày nay, trong phần lớn các lãnh vực xã hội không còn như thế nữa, vì có cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa nơi nhiều người”[1].

Chính vì thế, với mục tiêu đào sâu những nền tảng thần học, thiêng liêng và mục vụ của đức tin Công giáo, sau năm Thánh Phaolô và Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố Năm Đức Tin bắt đầu từ ngày 11/10/2012 và kết thúc vào ngày 24/11/2013, lễ Kitô Vua. Ngày mở đầu Năm Đức Tin không phải là một chọn lựa ngẫu nhiên. Ngày 11/12/2012 là ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II, mời gọi chúng ta tiếp tục đào sâu và suy tư những văn kiện Công Đồng. Đây cũng là ngày kỷ niệm 20 năm ban hành sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, một bộ sách trung thành với Công Đồng, nói lên đức tin của người Công Giáo cách đầy đủ, mạch lạc và rõ ràng nhất. Ngày khai mạc Năm Đức Tin cũng nằm trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục họp về đề tài: “Tân Phúc Âm hoá” được tổ chức ở Roma từ ngày 7 đến 28/10/2012, là dịp để những xứ đã được đón nhận Tin Mừng đào sâu đức tin trong một thế giới ngày càng không biết đến Chúa, một thế giới mà Đức Bênêđictô XVI gọi là «éclipse de Dieu», “Thiên thực”, nghĩa là Thiên Chúa đã biến mất vì bị che khuất như mặt trời trong ngày nhật thực hay mặt trăng trong ngày nguyệt thực: “Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải nhìn nhận có một thứ “Thiên thực” nào đấy, một chứng bệnh mất trí nhớ nào đấy hay hơn thế nữa đó là sự phủ nhận Kitô giáo, sự từ chối kho tàng đức tin đã lãnh nhận làm cho chúng ta đánh mất những đặc tính sâu xa nhất của chúng ta”[2].

Trong bối cảnh này, canh tân đức tin là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc canh tân cần phải có một định hướng rõ ràng để khỏi bị lạc hướng như lịch sử Giáo Hội đã từng cho thấy. Chính vì thế mà Đức Bênêđictô XVI đã đưa ra một đường hướng rõ ràng: giải thích đúng giáo huấn của Giáo Hội trong sự nối tiếp với truyền thống.

II. BỐI CẢNH CỦA TIÊU ĐỀ TỰ SẮC: “CÁNH CỬA ĐỨC TIN” (Cv 14, 27)

“Khi tới nơi, hai ông tập họp Giáo Hội và kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cùng với hai ông, và việc Người đã mở cánh cửa đức tin cho dân ngoại như thế nào” (Cv 14, 27)

Hai năm trước, Giáo Hội ở Antiokia đã uỷ thác cho Thánh Phaolô và Barnaba đi truyền giáo. Mối liên hệ giữa Thánh Phaolô và Barnaba với Giáo Hội Antiokia khá phức tạp. Trước đây họ được Giáo Hội này sai đi truyền giáo, nhưng giờ đây họ thi hành quyền lãnh đạo bằng cách tụ tập mọi người lại để nghe báo cáo (sau khi các ngài đã qua các tỉnh thành xứ Pisidia, Pamphylia và Perga; cf. Cv 13, 13-14). Lưu ý rằng Thánh Luca dùng từ Hy Lạp ekklēsia (εκκλησία) để chỉ một Giáo Hội tổng thể, nghĩa là toàn thể Kitô hữu (cf. 1 Cr 14, 4), chứ không phải một vài cá nhân hoặc vài giáo hội tại gia. Ở đây nói lên tính thống nhất của Giáo Hội, và cả tính liên đới của các giáo hội địa phương với nhau vì những Kitô hữu ở Antiokia muốn nghe nói về việc bành trướng những giáo hội giống như mình ở các nơi khác. Thánh Luca dùng động từ “kể lại” ở thì chưa hoàn thành (imparfait), điều đó muốn nói lên rằng câu chuyện của các ngài dài lắm, không thể kể hết chỉ trong một ngày một buổi. Thêm vào đó, Luca còn nói rằng các ngài thuật lại tất cả những gì đã làm, nghĩa là thuật lại chi tiết đường đi nước bước để đem Tin Mừng đến với dân ngoại. Và khi mọi người đã tụ tập lại, các ngài thuật lại không phải công trình của các ngài mà là những việc Thiên Chúa đã làm qua bàn tay của họ. Đây là lối nói mà các Tông Đồ thường dùng[3].

Điều Thiên Chúa cùng làm với Thánh Phaolô và Barnaba được khẳng định trong câu cuối cùng, muốn nói đến sự trở lại của dân ngoại: Thiên Chúa đã mở cho dân ngoại “cánh cửa đức tin”. Thành ngữ “mở cửa” có lẽ là một trong những lối nói yêu thích của Thánh Phaolô. Trong các thư, ít nhất ngài đã sử dụng 3 lần[4]. Qua “cánh cửa” này giờ đây dân ngoại có thể bước vào ngôi nhà của đức tin và trở nên thành viên của gia đình Thiên Chúa.

Theo nguyên bản, “Cánh cửa đức tin” (θύραν πίστεως) là hai danh từ đi liền kề với nhau. Khi phân tích từ ngữ ta mới có thể thấy hết ý nghĩa thâm sâu của hai từ này bởi vì khi đi cạnh nhau chúng không đơn giản chỉ có một ý nghĩa. Từ sở hữu (génitif) πίστεως - đức tin - có thể được hiểu theo nghĩa là đối tượng (cánh cửa dẫn tới đức tin) hoặc chủ thể (cánh cửa nơi đức tin đi vào). Một cách hiểu thứ ba nữa là "đức tin" là sở hữu từ chỉ chất liệu, có nghĩa là cánh cửa (đi vào ơn cứu độ) là đức tin. Không cần phải xác định kiểu dịch nào là chính xác nhất, chỉ cần hiểu rằng ở đây Thánh sử Luca muốn nói đến điều ngài đã viết ở Cv 11, 18: dân ngoại có thể hoán cải và được sống. Họ có thể tin và nhờ đó có thể nhận lãnh mọi phúc lành mà đức tin mang lại, nghĩa là cánh cửa đức tin đã mở ra cho họ, chào đón họ và nhờ đó họ có thể là người Kitô hữu. Muôn dân có thể vào được Nước Trời (cf. Cv 11, 28; 13, 47-48; 14, 22). Tóm lại, câu: “Người đã mở cánh cửa đức tin cho dân ngoại như thế nào” thật quan trọng vì nó nói lên rằng: (a) Tin Mừng đã được mở ra cho dân ngoại. (b) Đây là một sứ điệp muốn loan báo rằng một thời mới đã mở ra, con người được công chính hoá “bởi đức tin” chứ không phải bởi việc làm của Lề Luật (Do thái giáo). (c) và điều quan trọng là chính Thiên Chúa đã mở ra cánh cửa đức tin ấy.

III. ĐỨC TIN

1. Sự tìm kiếm đầy thiện chí của những người không tin

“Đàng khác, chúng ta không thể quên rằng trong bối cảnh văn hóa của chúng ta ngày nay, bao nhiêu người, tuy không nhìn nhận hồng ân đức tin nơi mình, nhưng họ chân thành tìm kiếm ý nghĩa chung kết và chân lý chung cục về cuộc sống của họ và về thế giới”. Sự tìm kiếm này thực là một “tiền đề” của đức tin, vì nó thúc đẩy con người trên con đường dẫn đến mầu nhiệm Thiên Chúa. Thực thế, chính lý trí con người mang trong mình một đòi hỏi về “điều có giá trị và tồn tại mãi mãi”[5]

Đức Bênêđictô XVI luôn đề cao lý trí của con người trong việc tìm kiếm chân lý. Năm 1999 tại Sorbonne, khi còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, ngài đã giải thích rằng khi các tác giả Kitô giáo thời kỳ đầu tiên trình bày tôn giáo của mình cho dân ngoại, họ đã sử dụng triết học (ví dụ Logos của Thánh Gioan), chứ không dùng những thần thoại hay những phạm trù tôn giáo của các tôn giáo ngoại giáo đó. Tại sao? Tại vì các tôn giáo của người ngoại giáo dù sao cũng không thoát khỏi tầm suy nghĩ của con người, trong khi triết học là một cuộc tìm kiếm chân lý gắt gao, vượt lên trên những gì thuần tuý của con người. Thiên Chúa của mạc khải luôn là một chân lý đỉnh cao và đức tin Kitô giáo giúp con người đi vào trong cuộc tìm kiếm đó. Thánh Giustinô vào thế kỷ thứ II đã không ngần ngại gọi Kitô giáo là một triết học chân chính.

Sự vĩ đại của lý trí là tìm kiếm chân lý. Chân lý chỉ được tìm thấy qua tự do tìm kiếm, trao đổi và đối thoại, trong bầu khí tôn trọng. Chính Giáo Hội có nhiệm vụ “luôn giữ được cảm tính sống động với chân lý” và “luôn mời gọi lý trí tìm kiếm cái chân, cái thiện, và Thiên Chúa”[6]. Và “Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự thật, tuy là bằng những con đường khác nhau”[7]

Chính vì thế mà Đức Thánh Cha đã có sáng kiến tổ chức những “Sân Dân Ngoại”[8] để những người thiện chí có thể bước qua ngưỡng cửa đã rộng mở của đức tin và mở ra những cuộc đối thoại dành cho những người không tin trên con đường “tìm kiếm điều có giá trị và tồn tại mãi mãi”[9].

2. “Hành trình đức tin”của người tín hữu

Đức tin có hai chiều kích luôn đồng hành với nhau: chiều kích khách thể (nội dung đức tin) và chiều kích chủ thể (hành động đức tin). Sự kết hợp giữa hai chiều kích này đã được Đức Bênêđictô nói rõ: “Có sự hiệp nhất sâu xa giữa hành vi tin tưởng và nội dung đức tin mà chúng ta chấp nhận”[10]. Và Ngài đã dùng một kiểu nói để diễn tả sự kết hợp này: “Hành trình đức tin”[11]

Ý nghĩa chính của “đức tin” là nội dung những điều phải tin, nhưng khi kết hợp với “hành trình” thì nó không còn đơn thuần để chỉ một nội dung bất di bất dịch nữa mà chuyển sang hành động. Nói đến “hành trình” là nói đến sự chuyển dịch, rời bỏ một nơi này để tìm đến một nơi khác. Như thế, hành trình đức tin là hành động của một cá nhân đi tìm hiểu và yêu mến Đấng là nội dung của đức tin. Và nội dung đức tin này đòi hỏi được tuyên xưng, được biểu lộ ra bên ngoài bằng những việc làm cụ thể như chính Đức Bênêđictô XVI nói:. “Chúng ta mong muốn rằng cuộc sống chứng tá của các tín hữu tăng trưởng trong sự đáng tín nhiệm. Tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống và cầu nguyện, và suy tư về chính hành động đức tin, đó là một sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình, nhất là trong Năm Đức Tin này”[12]. Và “Việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và dấn thân công khai. Kitô hữu không bao giờ được nghĩ rằng đức tin là một điều riêng tư. Đức tin là quyết định đứng về phía Chúa để sống với Ngài. Và thành ngữ “ở với Chúa” giúp hiểu biết những lý do tại sao ta tin”[13]

IV. CANH TÂN ĐỨC TIN TRONG SỰ TIẾP NỐI VỚI TRUYỀN THỐNG

1. Năm Đức Tin 1967 và “Bản tuyên xưng đức tin của Dân Chúa” năm 1968

Không phải ngẫu nhiên mà trong Tự sắc “Porta fidei”, Đức Bênêđictô nhắc đến Năm Đức Tin 1967 và “Bản tuyên xưng đức tin của Dân Chúa” (Credo du Peuple de Dieu) của Đức Phaolô VI ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1968. Đây có lẽ một trong những kinh Tin Kính mà chúng ta ít biết đến nhất. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã công bố “Kinh Tin Kính của Dân Chúa” như là một bản khác của kinh Tin Kính Nicée thời hậu Công Đồng Vatican II. Bản kinh này tóm tắt trọn vẹn đức tin Công giáo đáng được quan tâm. Trong Tông thư “Solemni Hac Liturgia” kèm theo bản kinh Tin Kính, Đức Phaolô VI viết rằng: “Bản kinh cơ bản lập lại những điều đã có trong kinh Tin Kính Nicée là kinh Tin Kính của truyền thống bất tử trong Giáo Hội, nhưng có vài thay đổi cho phù hợp theo đòi hỏi thiêng liêng trong thời đại chúng ta”.

Theo Đức Thánh Cha Phaolô VI, kinh Tin Kính ra đời là do “có nhiều bất ổn về niềm tin đang khuấy động”, “ảnh hưởng của một thế giới đang thay đổi sâu xa mà trong đó nhiều điều chắc chắn đang bị phản bác hay bàn thảo”, “ngay cả người Công giáo cũng bị thao túng do hấp lực muốn thay đổi và tìm những điều mới mẻ”, và “do có nhiều rối loạn và biến động trong tâm khảm của nhiều tín hữu”.

Biến động dữ dội nào mà Đức Thánh Cha Phaolô VI nhắc đến? Thực ra, Ngài thấy bất ổn vì những quan điểm của bộ “Tân Giáo Lý” (Nieuwe Katechismus) bằng tiếng Hoà Lan xuất bản năm 1966, gọi tắt là Giáo Lý Hoà Lan, đã được các giám mục Hoà Lan chuẩn y với “imprimatur » của Đức Hồng Y Alfrink. Đức Phaolô VI quyết định cần phải phản ứng lại và giao cho nhà thần học và triết học người Pháp là Jacques Maritain soạn bản thảo của kinh Tin Kính để trả lời tất cả những nghi ngờ của bộ Giáo lý Hoà Lan cũng như của các nhà thần học về các vấn đề tín lý như tội nguyên tổ, hy tế Thánh lễ, sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, sáng tạo từ hư vô, quyền tối thượng của Thánh Phêrô, sự đồng trinh của Đức Maria, thụ thai trinh khiết và Thăng Thiên… Trong phần dẫn nhập, Đức Thánh Cha Phaolô VI viết: “Chúng tôi muốn bản kinh Tin Kính này hoàn hảo và rõ ràng ở mức độ cao nhất để có thể đáp ứng cách thích hợp cho nhu cầu tìm kiếm ánh sáng của nhiều tâm hồn tín hữu, của nhiều người trên khắp thế giới muốn tìm kiếm Chân lý, dầu thuộc gia đình thiêng liêng nào”.

Một uỷ ban do Đức Phaolô VI lập để đánh giá bộ Giáo Lý này đã cáo buộc rằng: “Nó muốn thay đổi quan điểm chính thống trong Giáo Hội, muốn một quan điểm chính thống hiện đại thay vì truyền thống”. Có đến 20 luận điểm sai lầm trong bộ Giáo Lý có thể được gọi là “lạc giáo”, dầu rằng đây là một từ đã được xoá bỏ trong từ vựng của Giáo Hội kể từ sau Công Đồng Vatican II.

Trong số những điều bị phê bình, Giáo Lý Hoà Lan khẳng định rằng không có những luật luân lý phổ quát áp đặt trên mọi người, phủ nhận thực tại thiêng liêng và thể lý của việc sinh con mà vẫn còn đồng trinh. Giáo lý Hoà Lan đề nghị rằng chỉ cần có lương tâm tốt là đủ không cần 10 điều răn nữa bởi vì: “Luật lệ là nguyên tắc chính xác, không thể dự đoán tất cả mọi tình huống. Có những trường hợp mà người ta phải làm nhiều hơn hoặc ít hơn những gì mà luật lệ đòi buộc. Lương tâm, với bản năng biết những gì là thiện hảo và không thể để mình được hướng dẫn bởi chữ nghĩa của lề luật. Ngay cả có đôi lúc phải thoát khỏi lề luật để xác định những giá trị luân lý tối thượng trong vài trường hợp nào đó”.

Không thể phủ nhận thiện chí bộ Giáo Lý Hoà Lan, muốn trình bày đức tin một cách rõ ràng cho người thời đại mình, nhưng những gì mà nó trình bày đã đi ra ngoài truyền thống của Giáo Hội.

2. Giải thích đúng (un juste herméneutique)

Một lần nữa, chủ đề canh tân nội dung đức tin đã thành sức mạnh trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Bênêđictô XVI khi nói rằng “các nội dung thiết yếu từ bao thế kỷ vốn là gia sản của mọi tín hữu, đang cần được củng cố, hiểu biết và đào sâu một cách ngày càng mới mẻ để làm chứng tá hợp với cuộc sống trong những hoàn cảnh lịch sử khác với quá khứ”[14].

Nhưng không phải bất kỳ sự canh tân nào mà phải là canh tân trong sự tiếp nối chứ không chia lìa với truyền thống. Ngài khẳng định ngay sau đó rằng: “Tôi cũng muốn mạnh mẽ lập lại điều tôi đã quả quyết về Công đồng vài tháng sau khi tôi được bầu kế vị Thánh Phêrô, rằng: ‘Nếu chúng ta đọc và đón nhận Công đồng, với sự giải thích đúng đắn, thì Công đồng ngày càng có thể và trở thành sức mạnh lớn để thực hiện sự canh tân Giáo Hội ngày càng cần thiết’”[15]

Giải thích đúng đắn là gì? Herméneutique[16] là một nguyên tắc giải thích, nhìn và lượng định một sự việc, một bản văn như thế nào. Chúng ta phải nhìn Vatican II qua lăng kính đúng. Đức Thánh Cha cho rằng “lối giải thích gián đoạn và cắt đứt” (herméneutique de la discontinuité et de la rupture) đã phân chia Giáo Hội thành hai: Giáo Hội tiền Công Đồng và Giáo Hội hậu Công Đồng. Theo hình mẫu này, Giáo Hội hậu Công Đồng cho rằng mình nắm giữ được “tinh thần” của Vatican II, duyệt xét lại các giáo huấn, thực hành và cấu trúc của Giáo Hội để làm cho chúng trở nên thích ứng với thời đại (modernisme - duy tân thuyết, thần học giải phóng, thần học nữ quyền, gần đây là phong trào “L'appel à la désobéissance” của các linh mục Áo[17], vv…). Trái lại một số khuynh hướng khác đã phản ứng lại với việc suy giảm đức tin và những xáo trộn do áp dụng bừa bãi khuynh hướng trên, đã đi theo hướng ngược lại là trở về cách trung thành với Giáo Hội tiền Công Đồng (sự kiện nhóm của Đức Giám Mục Marcel Lefèbvre, hội Piô X của nhóm Duy Truyền thống - Traditionalisme, vv…).

Cả hai khuynh hướng trên – cấp tiến và truyền thống – đều giải thích sai lạc. Phái cấp tiến muốn loại bỏ những điều họ không ưa thích và đưa ra những quan điểm mới mẻ theo ý thức hệ của riêng mình trong khi phái bảo thủ nhìn việc cắt đứt với quá khứ là một thảm hoạ không mang lại lợi lộc gì.

Chính vì thế, muốn hiểu Vatican II thì Đức Giáo Hoàng đòi hỏi chúng ta phải có một lối giải thích đúng, nhìn nhận bản văn của Công Đồng Vatican II như là những văn bản chuẩn mực trong truyền thống của Giáo Hội” “Cần đọc các văn kiện ấy một cách thích hợp, cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn Quyền Hội Thánh, giữa lòng Truyền Thống của Giáo Hội”[18]. Đây là giải thích đúng tránh được các khuynh hướng “sáng tạo” và “ngờ vực” khi tiếp cận với Công Đồng. Ngài mời gọi chúng ta giữ lấy sự nối tiếp cần thiết và các giáo huấn truyền thống trong Giáo Hội, và đồng thời cũng phải canh tân. Dù sao, Đức Kitô vẫn luôn là một cho dù là “hôm qua, hôm nay hoặc mãi mãi” (Dt 13, 8) nhưng đồng thời Ngài cũng tiếp tục “làm mới mọi sự” (Kh 21, 5). Sống đức tin Kitô giáo là sống mâu thuẫn này.

Sự đối lập này – tiếp nối và đứt đoạn – đã trở thành chủ đề trong nhiều phát biểu của Đức Bênêđictô XVI và là chìa khoá để hiểu tư tưởng của Ngài. Chắc hẳn rằng chiều hướng về nguồn trong cải cách phụng vụ gần đây cũng nằm trong chiều hướng này. Trở về với nghi lễ Trentô, sử dụng tiếng Latinh, cổ vũ việc rước lễ bằng miệng, rõ ràng là những dấu hiệu mà Ngài muốn nói rằng không nên từ bỏ Giáo Hội tiền Công Đồng và các kho tàng phụng vụ của nó vẫn còn có giá trị lớn lao. Ngài cổ vũ một lối giải thích đúng, là “một lối giải thích canh tân trong sự tiếp nối” (herméneutique de la réforme dans la continuité), nghĩa là canh tân trong sự tiếp nối với cùng một Giáo Hội mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. “Giáo Hội là chủ thể tăng trưởng với thời gian và phát triển, song vẫn luôn là một Giáo Hội, một chủ thể hướng dẫn Dân Chúa”[19]

V. KẾT LUẬN

Thật ý nghĩa khi trong hành trình đức tin này, Đức Bênêđictô XVI đã chọn thánh Augustinô, một người có thể nói một cách đặc biệt thuyết phục với con người ngày nay. Họ là những bản sao của Augustinô thời trẻ. Đối với chàng trai trẻ Augustinô thì tự do và hạnh phúc (lạc thú) là những mục đích chính trong đời mà chàng cất công tìm kiếm. Augustinô tìm kiếm đối tượng cho khát vọng tình yêu của mình nhưng không bao giờ thoả mãn. Ngài say mê nghiên cứu thơ Virgile, thuật hùng biện của Cicéron, xem Kinh Thánh là bộ sưu tập những mẫu chuyện phi lý dành cho người mê muội. Tâm hồn ngài luôn vươn lên để tìm cái chân thiện mỹ. Và như Cha Teilhard de Chardin đã nói “Tout ce qui monte converge” (Tất cả những gì vươn lên cao thì hội tụ[20]). Khát vọng truy tìm của ngài đã chạm đến Đức Kitô của đức tin Kitô giáo. Điểm hẹn trên cao của cuộc hành trình này là đức tin vào Đức Kitô mà Augustinô đã dành hết phần đời còn lại của mình để làm chứng. “Thánh Augustinô làm chứng rằng các tín hữu ‘trở nên vững mạnh hơn nhờ tin tưởng’.… cuộc sống của thánh nhân là một cuộc không ngừng tìm kiếm vẻ đẹp của đức tin cho đến khi tâm hồn ngài được nghỉ an trong Thiên Chúa. Nhiều tác phẩm của Người, trong đó có giải thích tầm quan trọng của đức tin và chân lý đức tin, cho đến nay vẫn còn là một gia sản phong phú khôn sánh và giúp bao nhiêu người tìm kiếm Thiên Chúa thấy được hành trình đúng đắn để tiến tới ‘cánh cửa đức tin’”[21]. Cuộc gặp gỡ với Đức Kitô đã kéo Thánh Augustinô ra khỏi vũng lầy loay hoay của cuộc tìm kiếm đức tin và dẫn đưa ngài đến nguồn sự sống. Đó cũng là bổn phận của Giáo Hội ngày hôm nay đối với “những người chân thành tìm kiếm ý nghĩa chung kết và chân lý chung cục về cuộc sống của họ và về thế giới”.

Tự sắc Cánh Cửa Đức Tin là tấm hải đồ để điều khiển con thuyền Giáo Hội đi đúng hướng trên “hành trình đức tin”. Tái khám phá đức tin cho chính mình bằng việc canh tân trong sự nối tiếp với truyền thống Giáo Hội và Tân Phúc Âm hoá cho người thời đại: đó là nhiệm vụ kép và bất khả phân ly mà Đức Bênêđictô XVI đề nghị cho chúng ta trong Năm Đức Tin 2012 sắp đến.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Bênêđictô XVI, Cánh cửa đức tin, số 2.

[2] Bênêđictô XVI, Diễn văn tại tu viện Saint-Laurent-de-l’Escurial, Tây Ban Nha, 2011.

[3] Xem thêm Cv 3, 12: “ Thánh Phêrô nói: “Thưa đồng bào Israel, sao lại ngạc nhiên về điều đó, sao lại nhìn chúng tôi chằm chằm, như thể chúng tôi đã làm cho người này đi lại được, nhờ quyền năng riêng hay lòng đạo đức của chúng tôi?”; và Cv 15, 4: “Tới Giêrusalem, các ông được Hội Thánh, các Tông Đồ và kỳ mục tiếp đón, và các ông kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với các ông”.

[4] Trong 1 Cr 16, 8-9: “Tôi sẽ ở lại Êphêsô cho đến lễ Ngũ Tuần, bởi vì ở đó cửa đã rộng mở cho tôi”; 2 Cr 2, 12-13: “Khi tôi đến Trôa rao giảng Tin Mừng Đức Ki-tô, dù cửa đã mở cho tôi để làm việc Chúa, nhưng tôi vẫn không yên lòng”; và Cl 4, 3: “xin Thiên Chúa mở cửa cho chúng tôi rao giảng lời Người”

[5] Bênêđictô XVI, Cánh cửa đức tin, số 10

[6] Bênêđictô XVI, Diễn văn tại Đại Học La Sapienza, Roma, ngày 17 tháng Giêng 2008. Cuộc gặp gỡ đã bị huỷ bỏ vào ngày 15 tháng Giêng 2008

[7] Bênêđictô XVI, Cánh cửa đức tin, số 12

[8] Theo cấu trúc của Đền Thờ Giêrusalem, có một gian “cực thánh” dành riêng cho Thiên Chúa. Ngoài ra còn có những gian dành riêng cho các tư tế, cho dân Israel, cho đàn ông và đàn bà. Những người không phải là dân Do Thái, những người không tin cũng có một khoảng không gian dành riêng cho họ được gọi là “Sân Dân Ngoại” (Parvis des gentils). Trong cuộc nói chuyện với Giáo triều Roma vào ngày 21 tháng 12 năm 2009, Đức Bênêđictô XVI đã dùng hình ảnh này để gợi ý rằng: “Tôi nghĩ rằng Giáo Hội ngày nay cũng nên mở một loại “Sân Dân Ngoại” để một cách nào đó con người có thể hiểu về Thiên Chúa, dầu không biết đến Ngài và trước khi đến với mầu nhiệm của Ngài. .. Ngày hôm nay, thêm vào cuộc đối thoại liên tôn, nên có những cuộc đối thoại với những người mà tôn giáo đối với họ là một điều còn xa lạ, Thiên Chúa vẫn là một đấng vô danh. ..”. Dựa vào gợi ý của Đức Bênêđictô XVI, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá và Học Viện Công Giáo Paris đã kết hợp tổ chức “Sân Dân Ngoại” tại Paris từ ngày 24-25 tháng Ba 2011. Từ đó đến nay đã có nhiều “Sân Dân Ngoại” được tổ chức tại Đức, Thuỵ Điển, Bulgarie, Roumanie, Albanie …

[9] Bênêđictô XVI, Diễn văn tại Collège des Bernardins, Paris (12 tháng Chín 2008)

[10] Bênêđictô XVI, Cánh cửa đức tin, số 10

[11] Ibid., số 2

[12] Ibid., số 9

[13] Ibid., số 10

[14] Ibid., số 4

[15] Ibid., số 5

[16] «herméneutique» (tiếng Hy Lạp là hermeneutikè (ερμηνευτική) lấy tên của vị thần Hy Lạp là Hermès, sứ giả và là người giải thích lệnh của các vị thần) là nguyên tắc đọc, cắt nghĩa và chú giải bản văn (có người dịch là "Thông diễn luận"). Ban đầu, từ «herméneutique» và «exégèse» được dùng lẫn lộn. Dần dà, người ta phân biệt: «exégèse» là chú giải chi tiết một đoạn văn.

[17] Vào khoảng tháng 6/2011, một luồng gió phản kháng đã nổi lên tại Giáo Hội Áo. Phong trào “Kêu gọi bất tuân phục” do 329 linh mục Áo khởi xướng và cha Helmut Schüller, Tổng Đại Diện Giáo phận Vienne, làm thủ lãnh. Phong trào kêu gọi cải cách, đòi linh mục lập gia đình, phong chức cho phụ nữ, cho người ly dị tái hôn được rước lễ, giáo dân giảng lễ và điều khiển giáo xứ. Theo thăm dò của Viện Ökonsult, thì 76 % người được hỏi đã ủng hộ Cha Schüller. (Theo báo Le Monde tại http://www.lemonde.fr/europe/article/2011/08/31/l-appel-a-la-desobeissance-des-pretres-autrichiens_1566020_3214.html)

[18] Bênêđictô XVI, Cánh cửa đức tin, số 5

[19] Bênêđictô XVI, Diễn văn với giáo triều Roma, ngày 22 tháng 12 năm 2005.

[20] Lm. Hoàng Xuân Nghiêm dịch ra tiếng hán Việt là “đăng giả hội”.

[21] Bênêđictô XVI, Cánh cửa đức tin, số 7

LM. Phaolô Nguyễn Minh Chính
 
Vatican phổ biến các đề nghị về việc cử hành Năm Đức Tin
Bùi Hữu Thư
19:08 05/01/2012
VATICAN (CNS) -- Trong nỗ lực giúp đỡ người Công Giáo hiểu rõ hơn và chân thực hơn đức tin của họ và trở nên nhân chứng đích thực của Chúa Kitô, Tòa Thánh đang phổ biến một danh sách các đề nghị về mục vụ để cử hành Năm Đức Tin.

Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ phổ biến một văn thư ngày 7 tháng 1, đề ra mục tiêu của năm đặc biệt này và các cách thức các giám mục, giáo phận, giáo xứ và cộng đồng có thể cổ võ cho "chân lý của đức tin."

Thánh bộ cũng loan báo là bên trong Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ cho Tân Phúc Âm Hóa sẽ có một văn phòng được thiết lập để đề nghị và phối hợp các sáng kiến khác nhau. Văn phòng mới này cũng sẽ chịu trách nhiệm thiết lập một gia trang để chia sẻ các tin tức hữu ích về Năm Đức Tin.

Thánh bộ nói: Đức Thánh Cha Benedict XVI mong muốn là Năm Đức Tin, khởi sự từ ngày 11 tháng 10, 2012 đến 24 tháng 11, 2013, sẽ giúp cho giáo hội chú tâm đến "Chúa Giêsu Kitô và sự kỳ diệu của đức tin nơi Người."

Thánh bộ trích dẫn diễn từ của Đức Thánh Cha ngày 22 tháng 12 trước giáo triều Rôma: "Giáo Hội biết rõ các vấn đề đức tin đang gặp phải" và công nhận điều này mà không có sự hồi sinh đức tin đâm rễ trong một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, "thì tất cả mọi hình thức khác đều không hữu hiệu."

Năm này nhằm "đóng góp cho một sự trở về với Chúa Giêsu đã được cải tiến và cho việc tái khám phá đức tin, để cho các thành viên của giáo hội sẽ trở thành những chứng nhân đáng tin cậy và đầy niềm vui cho Chúa Kitô Phục Sinh, và có thể hướng dẫn biết bao nhiêu người đang tìm kiếm cánh cửa đức tin."

Thánh bộ nói: Điều quan trọng cho việc canh tân đức tin của mỗi cá nhân và việc trở thành nhân chứng đáng tin cậy có nghĩa là có một sự thông hiểu chắc chắn và đúng đắn về giáo huấn của giáo hội.

Văn thư của Thánh Bộ nói: Vì Năm Đức Tin khởi sự ngày 11 tháng 10, trùng với việc kỷ niệm ngày khai mạc Công Đồng Vatican II năm 1962 và việc phổ biến Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992, đây sẽ là một cơ hội quý giá để làm cho công trình của công đồng và sách giáo lý "được nhiều người biết đến sâu rộng hơn."

Sách giáo lý là "một thành phần đích thực của 'sự canh tân trong nối tiếp'" bằng cách ôm trọn cả truyền thống xưa và nay trong khi bầy tỏ "một cách thức mới, để có thể giải đáp những vấn nạn của thời đại chúng ta."

Văn thư sẽ cung cấp các đề nghị mục vụ nhắm giúp đỡ "cả việc gặp gỡ Đức Kitô qua nhân chứng đích thực của đức tin, lẫn sự thông hiểu ngày càng gia tăng về nội dung của sách giáo lý."

Trong số các chương trình sẽ có các biến cố đại kết nhắm phục hồi sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, kể cả "một nghi thức đại kết long trọng trong đó tất cả những ai đã chịu phép rửa sẽ tái tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô."

Một số đề nghị cho các giám mục, giáo phận, giáo xứ gồm có việc bảo đảm cho có các tài liệu giáo lý có giá trị và phù hợp với giáo huấn của giáo hội; cổ võ cho các nguyên lý Công Giáo và tầm quan trọng của Công Đồng Vatican II trong giới truyền thông và nghệ thuật; tổ chức các biến cố quy tụ các nghệ sĩ, các học giả và những người khác để đối thoại giữa đức tin và luận lý; tổ chức các nghi thức thống hối; và chú trọng đến phụng vụ, nhất là Bí tích Thánh Thể..

Thánh bộ cho hay có ước muốn cổ võ các đề nghị này vì văn phòng có "nhiệm vụ đặc biệt không những chỉ bảo vệ tín điều chắc chắn và sửa sai các sai lầm, mà trên hết, cũng cổ võ cho chân lý đức tin."

Văn thư của thánh bộ, được soạn thảo theo chỉ thị của Đức Thánh Cha Benedict, được viết với sự trợ giúp của Uỷ Ban chuẩn bị cho Năm Đức Tin. Uỷ ban này hoạt động dưới sự bảo trợ của thánh bộ đức tin, gồm có Đức Hồng Y Hoa Kỳ William J. Levada, bộ trưởng; Francis E. George ở Chicago; và Hồng Y Canada Marc Ouellet, bộ trưởng Thánh Bộ Giám Mục.
 
Top Stories
Présent et avenir de l’Eglise au Vietnam – interview du cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân
Eglises d'Asie
09:33 05/01/2012
Dans les jours qui ont suivi la clôture du synode diocésain de Saigon qui s’est tenu au mois de novembre dernier, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân a accordé une interview à Alessandro Speciale, reporter à Religion News Service et à l’agence Ucanews. Le texte vietnamien l’interview est apparu sur le site de l’archidiocèse de Saigon. Il a été traduit en français par les soins de la rédaction d’Eglises d’Asie.

Pouvez-vous faire un point concernant la liberté religieuse dans votre pays ?

Je remarque que, d’une façon générale, les droits de l’homme au Vietnam sont inscrits à l’intérieur du système législatif sous formes d’autorisation. Ils sont l’objet d’un contrôle sévère et sont étroitement limités. Leur contenu réel dépend beaucoup des conceptions de ceux qui font la loi et de ceux qui la font appliquer, tout particulièrement lorsque les dirigeants sont communistes. Cependant, si on compare la situation à celle qui existait après 1975, on constate actuellement un changement et une ouverture plus grande. Telle est la situation de la liberté religieuse. La sévérité du contrôle et le degré d’ouverture dépendent entièrement des différentes façons de voir des autorités locales.

Quels sont les principales limitations de la liberté ?

Les organisations religieuses, aujourd’hui, n’ont pas la liberté de fonder des écoles ou des hôpitaux, en dehors des jardins d’enfants, de dispensaires, des maisons accueillant des malades du sida, des orphelins, des handicapés ou encore des jeunes filles enceintes.

Qu’en est-il des vocations ? Les séminaires accueillent-ils beaucoup de jeunes ?

Actuellement, les vocations au Vietnam sont encore très nombreuses. Dans mon archidiocèse, aujourd’hui, quelque 250 jeunes sont formés dans les classes propédeutiques en vue d’entrer au grand séminaire.

Avez-vous l’impression que le phénomène de sécularisation influence à la société vietnamienne aujourd’hui ?

Dans la vie de beaucoup de gens, aujourd’hui, ce qui compte le plus, ce sont les ressources matérielles et non pas la conduite morale ou la formation humaine. Le courant de sécularisation exerce une grande influence sur beaucoup de personnes et surtout sur la jeunesse. Cependant, les catholiques sont encore nombreux à venir à l’église et à participer aux activités religieuses.

Comment décririez-vous des relations actuelles avec les autorités ?

Les rapports entre l’Etat et l’Eglise ont connu de nombreux changements en fonction des époques et des régions. Dans l’ensemble, il y a moins de tension que dans les décennies précédentes. On peut aussi dire que, pour une part, il y a eu amélioration. En témoignent par exemple la présence du représentant non résident du Vatican pour le Vietnam ou le nombre des commissions pastorales de la Conférence épiscopale. Il faut aussi citer, pour certains diocèses, les nombreuses organisations pastorales, les mouvements apostoliques de laïcs, un certain nombre d’activités religieuses pour lesquelles il n’est plus besoin de demander une permission écrite comme autrefois.

Comment évoluent les conflits concernant les propriétés de l’Eglise ? Celles-ci sont-elles restituées ?

Depuis 1975, la population du Vietnam ainsi que les organisations religieuses ne bénéficient plus du droit de propriété privée du terrain. L’Etat affirme que la terre est la propriété du peuple tout entier. Les citoyens ne jouissent que du droit d’usage et l’Etat gère toutes choses. Dans le même temps, l’Etat préconise l’économie de marché. Cette double orientation est à l’origine de nombreux conflits sociaux, d’une tendance à la corruption et à l’injustice, spécialement dans le domaine foncier. Un texte de la Conférence épiscopale a proposé à l’Etat une révision de la législation actuelle. Celle-ci devrait reconnaître que le droit de propriété privée est un droit légitime du citoyen. Dans le monde d’aujourd’hui, la quasi-totalité des pays reconnaissent que le droit de propriété est un des droits fondamentaux de l’homme. A ma connaissance, beaucoup d’intellectuels n’appartenant pas forcément au catholicisme, y compris un certain nombre de cadres du régime, partagent ce point de vue.

Il y a des personnes qui disent que les évêques sont trop souples à l’égard du pouvoir. Que répondez-vous à cette critique ?

Des articles, mis en ligne sur Internet, reproche à tel ou tel évêque de suivre les communistes, de se faire leur auxiliaire. Plus encore, on accuse le Vatican de composer avec l’Etat vietnamien. La cause principale cette critique réside dans le fait que les évêques ne font pas comme eux et n’utilisent pas Internet pour protester, pour dénoncer telle ou telle chose à l’intérieur de la société. Cependant, je m’aperçois que la majorité des catholiques n’adopte pas ce point de vue. Les évêques ont conscience que la mission principale de l’Eglise est de mettre en œuvre la communion et d’annoncer l’Evangile du salut de Jésus-Christ, l’Evangile de la vie, l’Evangile de l’amour, l’Evangile de la paix pour tous les hommes. C’est pourquoi les évêques poursuivent la voie du dialogue dans la lumière de la vérité et dans l’amour. Ils contribuent à montrer le chemin à l’Etat pour que celui-ci améliore la législation, le système de l’éducation nationale, la manière de gouverner afin que soient réglés les graves problèmes posés par la société actuelle.

En ce qui me concerne, j’ai souvent élevé la voix au nom des catholiques, pour montrer à l’Etat les nombreuses injustices de la société, pour qu’il ouvre à tous le chemin du renouvellement, le renouvellement en changeant sa façon de gouverner le pays, en la rendant toujours plus juste, plus respectueuse des droits de l’homme et de la dignité de chacun des citoyens, spécialement des plus faibles, des plus exposés à la misère.

Certaines personnalités de l’Etat m’ont confié que, parmi les principes qui doivent régler la conduite des dirigeants, à savoir « le perfectionnement de soi-même, la bonne gestion de la famille, la bonne gouvernance du pays, l’établissement de la paix dans l’empire » (1), ce qui était le plus difficile à mettre en œuvre était le perfectionnement de soi-même, c’est-à-dire le changement d’état d’esprit et de point de vue en matière de justice sociale, de dignité humaine, de droits de l’homme, de démocratie et de gouvernance du pays. Au Vietnam, par tradition culturelle, le gouvernement adopte une attitude paternaliste à l’égard du peuple. Un dicton vietnamienne affirme : « Où qu’il soit placé par ses parents, c’est là que l’enfant s’assoit… ». Cependant, certains m’ont suggéré qu’à notre époque, il faudrait dire : « Où qu’ils soient placés par leurs enfants, c’est là que les parents s’assoient… ».

Le changement, à l’intérieur de l’Eglise comme dans la société, a besoin de temps, de la grâce du Seigneur, ainsi que de l’accord des hommes.

Pourquoi les activités de l’Eglise dans le domaine de l’éducation et de la santé sont-elles limitées ? Que peut faire l’Eglise dans ces deux domaines ?

Après 1975, les soins de santé et l’éducation de tous sont devenus le monopole de l’Etat socialiste. Ces temps derniers, l’Etat a préconisé une certaine « socialisation » en ces deux domaines (2). Il permet à des gens du peuple et à des étrangers de participer à la construction d’écoles et d’hôpitaux. Mais les organisations religieuses n’y sont pas autorisées. Au mois de mai 2011, en accord avec un certain nombre d’évêques de la province ecclésiastique de Saigon, j’ai proposé à l’Etat d’amender la législation et de donner aux associations religieuses des droits égaux à ceux des autres associations.

Quelle est la réaction de l’Eglise face aux fléaux sociaux qui se développent chaque jour davantage dans la société et qui sont dus au matérialisme, au consumérisme et aux conceptions morales venues d’Occident ?

Plus particulièrement en cette ville, je m’efforce de mobiliser tous les catholiques sur deux points : la prévention et le traitement du fléau. La prévention peut être réalisée en aidant le développement des familles et des communautés, non seulement pour les transformer en berceaux d’une vie nouvelle, en refuges de l’amour, en écoles enseignant aux enfants à devenir des hommes honnêtes et utiles, mais aussi pour qu’elles constituent un espèce de rempart protégeant la jeune génération des mauvaises habitudes et des fléaux sociaux que ces dernières engendrent.

Le traitement des fléaux sociaux ne pourra être réalisé que par l’union de toutes nos forces pour soigner les victimes et les restaurer dans leur dignité, à l’intérieur de centres caritatifs et humanitaires et de refuges animés par l’amour du prochain.

Quel regard portez-vous sur l’avenir de l’Eglise, par exemple, pour les cinq années à venir ?

La Grande Assemblée du peuple de Dieu qui s’est tenue au mois de novembre 2010 a adopté à l’unanimité un modèle d’édification de l’Eglise comme mystère, comme communion et comme mission. Elle a appelé tous les catholiques du Vietnam à unir leurs forces pour édifier l’Eglise du Vietnam selon ce modèle. Le synode diocésain du mois de novembre 2011 a été l’occasion que toutes les composantes de l’Eglise dans le diocèse se conforment à ce modèle : édifier à nouveau la famille croyante pour qu’elle soit l’Eglise à la maison, édifier à nouveau les communautés religieuses, les communautés paroissiales, les organisations apostoliques des laïcs pour qu’elles deviennent l’Eglise à l’intérieur des communautés, édifier à nouveau le diocèse avec toutes ces structures pastorales pour qu’il devienne l’Eglise locale. Edifier à nouveau la maison de l’Eglise sur le fondement inébranlable de la parole de Dieu et avec le soutien des quatre colonnes que sont la vérité, l’amour, la justice et la paix. Dans cette nouvelle maison commune, chaque personne, chaque famille, chaque communauté de croyants est appelée à vivre dans une triple communion : dans une piété filiale partagée à l’égard de Dieu, leur Père qui est aux cieux, dans une fraternité qui les unira à leurs frères croyants, et les fera vivre d’un même cœur avec leurs compatriotes et tous les hommes. En vivant ainsi, en brillant de la lumière de la vérité et de l’amour du Seigneur, ils deviendront les témoins et les annonciateurs de l’Evangile du salut pour tous.

Comment l’héritage du cardinal Nguyên Van Thuân est-il perçu et apprécié par l’Eglise du Vietnam ?

En ce qui me concerne personnellement, moi qui suis le successeur du cardinal, il est un modèle auquel je veux me conformer. Il a transcendé les difficultés, les épreuves, les accusations injustes en autant d’occasions de développer et de faire fructifier en son cœur les dons du Seigneur, spécialement le don de la foi, le don de la confiance et le don de la charité.

Que fait l’Eglise au Vietnam pour appartenir véritablement à ce pays et ne pas apparaître comme une importation étrangère ?

Après le concile Vatican II, de nombreux efforts ont été engagés pour donner l’Eglise un visage vietnamien. Après 1975, les communistes regardaient l’Eglise catholique comme un produit lié à l’Occident, une alliée des forces européennes et américaines. Cependant, après quelques décennies de vie commune, beaucoup considèrent l’Eglise catholique comme une organisation utile au pays et à la population. Ce qui me semble nécessaire aujourd’hui, c’est de nous engager sur le chemin du Seigneur Jésus en nous enracinant dans la tradition culturelle et sociale de notre peuple, en cherchant en elle des semences de la parole de Dieu, en les faisant croître pour qu’elles portent du fruit, contribuant ainsi au renforcement de la culture de la vie et de la civilisation de l’amour dans la société du Vietnam aujourd’hui.

(1) Il s’agit là de principes énumérés dans le premier des quatre livres du confucianisme, « La grande étude » (Dai Hoc). Ces principes sont complémentaires et liés les uns aux autres.
(2) Le mot « socialisation », dans le Vietnam d’aujourd’hui, signifie paradoxalement « privatisation ». L’Etat remet à la société civile des tâches qui auparavant étaient de sa compétence.

(Source: Eglises d'Asie, 4 janvier 2012)
 
Bishop Gabino Zavala, Auxiliary Bishop of Los Angeles resigns after saying he fathered two kids
Los Angeles
09:53 05/01/2012
VATICAN CITY- Pope Benedict XVI accepted the resignation of the Auxiliary Bishop of Los Angeles in the United States, Gabino Zavala, on Wednesday, after he confessed to having fathered two children.

"The Holy Father has accepted the resignation from the post of Auxiliary Bishop of Los Angeles Gabino Zavala," the Vatican said in a statement, without spelling out why he quit.

The pontiff has demanded action be taken in the case of priests who are homosexual or married, calling on those concerned to hand in their resignations if they cannot abide by their vow of chastity.

"Bishop Zavala informed me in early December that he is the father of two teenage children who live with their mother in another state," L.A. Bishop Jose Gomez said in a separate statement announcing the "sad and difficult" news.

"Zavala also informed me that he submitted his resignation to the Holy Father in Rome, which was accepted," he said.

The Mexican-born Zavala, ordained in 1977, is an influential figure within the Church renowned for his fight to abolish the death penalty in the United States, as well as improve rights for homosexuals and Mexican immigrants.

"The Archdiocese has reached out to the mother and children to provide spiritual care as well as funding to assist the children with college costs," said Gomez, adding that the family's identity was being withheld.
 
Vatican to hear beatification evidence of the late Cardinal FX Nguyen Van Thuan
VietCatholic
09:55 05/01/2012
SAIGÒN - Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Ho Chi Minh City has appealed to Catholics to bear witness to the late Cardinal Francis Xavier Nguyen Van Thuan’s beatification process before a Vatican delegation in March.

Cardinal Man announced on January 1 that the delegation from the Vatican-based Pontifical Council for Justice and Peace plans to visit Vietnam from March 23 to April 9 to meet and listen to witnesses with regard to Cardinal Thuan’s beatification cause, which was officially launched by the pontifical council on October 22, 2010.

Cardinal Thuan was named coadjutor archbishop of Saigon archdiocese seven days before South Vietnam fell to the communist North on April 30, 1975.

The communist authorities rejected his appointment and imprisoned him for 13 years, nine of them in solitary confinement in the north. Released in 1988, he was allowed to travel overseas in 1991. While abroad, he was barred from returning to Vietnam.

In 1994, Blessed John Paul called him to Rome and appointed him vice-president of the Pontifical Council for Justice and Peace. He later became president of the council from 1998 until he died of cancer at age 74 in 2002.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Huế mừng kỷ niệm 50 Linh mục tại La Vang
Trương Trí
11:24 05/01/2012
HUẾ- Sáng hôm nay, ngày đầu năm mới 2012, Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể dâng thánh lễ đồng tế Tạ Ơn mừng kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục.

Xem hình ảnh

Thời tiết mưa dầm và giá rét của mùa Đông xứ Huế vẫn không ngăn cản được tấm lòng của mọi người yêu quý vị chủ chăn kính yêu của mình. Minh chứng điều này là rất nhiều chuyến xe ca và cả ngàn xe máy đậu kín sân nhà Hành Hương La Vang.

Cha Quản nhiệm Giacôbê Lê Sĩ Hiền đã chuẩn bị chu đáo cho ngày đại lễ này dự kiến sẽ diễn ra tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, nhưng vì mưa lớn nên thánh lễ được tổ chức tại Nhà Nguyện.

Đoàn rước Đức Tổng Giám Mục chủ tế từ Nhà Trung Tâm tiến về Nhà Nguyện dưới hàng dù hoa rực rỡ của Trung Tâm Hành Hương La Vang. Cùng với Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng, Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, Đức Ông Giêrônimô Nguyễn Ngọc Hàm và chừng 80 Linh Mục đồng tế.

Thánh lễ Mừng Kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thật sốt sắng với sự tham dự của các dòng tu nam nữ trong giáo phận và cộng đoàn Dân Chúa đứng chật kín trong và ngoài Nhà Nguyện. Ca đoàn do quý thầy Đại Chủng Viện lần đầu tiên xướng lên những bài Thánh Ca bằng tiếng La Tinh và tiếng Việt trong một dịp lễ lớn lại càng tăng thêm phần trang trọng và sốt sắng của cộng đoàn tham dự Thánh Lễ.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế dâng lời cầu nguyện: “ Xin Chúa chúc lành, thánh hóa, làm mới lại cuộc sống chúng ta để phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội, phục vụ con người trong vui mừng và hy vọng. Chúng ta Ca tụng Tôn vinh Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta. Xin Mẹ dạy dỗ, nâng đở, bảo ban chúng ta trong năm mới biết sống đẹp lòng Chúa và yêu thương phục vụ mọi người. Xin Mẹ Thiên Chúa là Nữ Vương ban sự bình an cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho Giáo Hội chúng ta, cho đất nước chúng ta và cho thế giới được sống hòa bình và tự do, bớt đi những xung đột can qua trong cuộc sống còn nhiều khó khăn…”

Trong bài giảng lễ, cha Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Vang đã nhấn mạnh: “ Giáo hội đang sống trong niềm vui trọng đại của Mầu Nhiệm Giáng Sinh: Con Thiên Chúa giáng trần cứu độ nhân loại. Chúng ta đang chime ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ. Chúng ta không thể nhìn ngắm Chúa Giêsu mà bỏ quên Đức Maria bên cạnh Người. Chào đời như một hài nhi, có lẽ Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng: Ngài cần có một người Mẹ để được cưu mang, được sinh ra, và được lớn lên như một con người. Đặc biệt, ngày đầu năm Dương Lịch, Giáo Hội muốn tôn vinh Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa...

Cha quản nhiệm cũng trích dẫn trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh của công đồng Vaticanô II rằng: “ Từ thời xa xưa, Đức trinh nữ Maria đã được tôn kính dưới tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Người trong mọi cơn gian nan khốn khó.” Vậy chúng ta hãy siêng năng chạy đến kêu cầu với Mẹ: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội…

Sau phần giảng lễ, cha quản nhiệm mời gọi cộng đoàn hiệp dâng thánh lễ cùng với Đức Tổng Giám Mục Stêphanô, vị chủ chăn kính yêu của giáo phận, để mừng lễ Kim khánh của Ngài, kỷ niệm 50 năm Đức Tổng lãnh nhận thiên chức linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang vào ngày 6.1.1962, một hồng ân rất đặc biệt. Trong 50 năm linh mục thì đã có đến 37 năm Ngài làm Giám Mục, gia nhập Tông Đồ đoàn, thay mặt Đức Thánh Cha cai quản Giáo phận Huế. Trong âm thầm và kiên nhẫn, can đảm và hy sinh, khôn ngoan và bao dung tế nhị. Ngài đã dốc hết toàn tâm toàn lực để lèo lái Giáo phận nhà qua nhiều biến động, xây dựng Giáo phận từng bước tiến lên ngày càng vững mạnh…

Cách riêng tại Linh địa La Vang này, cũng đã in đậm nhiều dấu ấn của Ngài: Ngài đã chủ sự rất nhiều cuộc Hành hương với nhiều bài suy niệm thâm trầm sâu lắng, nhiều lời nhắn bảo khuyên dạy thực tế, nhiều khích lệ khôn ngoan động viên thăng tiến tinh thần đạo đức của khách hành hương từ khắp nơi mọi chốn mỗi khi về bên Mẹ La Vang. Ngài đã tổ chức nhiều đại hội tầm cở, đặc biệt đã tổ chức và chỉ đạo Đại lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo hội Việt Nam ngày 6.1.2011 thành công tốt đẹp, có tiếng vang trong nước và quốc tế…

Ngoài ra, Đức Tổng đã để tâm lo lắng, sắp đặt cho Linh địa La Vang từng bước ổn định, xứng đáng là Trung Tâm Hành Hương toàn quốc. Trong đó phải kể đến việc quy hoạch tổng thể và xây dựng lại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, dự định sẽ đặt viên đá đầu tiên vào dịp hành hương 15.8 tới đây…

Xin Đức Mẹ La Vang luôn giữ gìn Đức Tổng được hồn an xác mạnh, và thưởng công bội hậu cho Ngài đời này và đời sau.”

Với một bản tính nhu mì, khiêm tốn nhưng không kém phần cứng rắn. Sau thánh lễ, Đức Tổng đã hết lòng cảm ơn Đức Giám Mục phụ tá, và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa đã không quản ngại mưa dầm giá rét, để quy tụ về La Vang này cử hành và tham dự Thánh lễ Tạ ơn hôm nay. Ngài nói tiếp: “ 50 năm linh mục,. năm thứ 37 với sứ vụ Giám Mục. Vô vàn Ơn Thánh Chúa tuôn xuống trên cuộc đời tôi, và cũng chồng chất vô số lỗi lầm thiếu sót. Xin Chúa thương tha thứ cho những yếu đuối của con. Xin anh chị em cũng rộng lượng thương tình đừng chấp xét bỏ qua cho hết. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Xin chân thành cảm ơn, và xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.”

ĐÊM VĂN NGHỆ “ MẸ VÀ QUÊ HƯƠNG ” MỪNG KIM KHÁNH LINH MỤC CỦA ĐƯC TGM HUẾ

Trong tâm tình cảm mến và tri ân Đức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, nhân dịp mừng Kim Khánh kỷ niệm 50 năm ngày thụ phong linh mục của Ngài. Để thể hiện tấm lòng thảo hiếu của đoàn con đối với người cha kính yêu, vị chủ chăn của giáo phận. Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ thay mặt toàn thể giáo phận đã lập một chương trình thật long trọng. Mở đầu là Thánh lễ Tạ ơn tại Linh Địa La vang, nơi mà 50 năm về trước, Đức Tổng đã được thụ phong linh mục do Đức Cha Uruthia chủ sự. Và tối hôm nay, ngày 5.1.2012, chương trình văn nghệ thật hoành tráng do các thầy Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, các Hội Dòng và các Ca Đoàn trong giáo phận trình diễn với chủ đề “ Mẹ và Quê Hương “.

Xem hình ảnh

Mở đầu chương trình, Đức Giám Mục phụ tá, trưởng ban tổ chức chương trình Đại Lễ đọc lời khai mạc: “…Cách đây đúng một năm, vào ngày lễ Hiển Linh, dịp Bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Giáo Phận chúng con đã diễm phúc đón tiếp Đức Hồng Y, quý Đức Cha và đông đảo cộng đồng Dân Chúa đến từ khắp nơi, về La Vang tham dự đại lễ. Những khoảnh khắc ấy còn chưa dễ quên, thì hôm nay nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm Hồng ân Linh Mục của Đức Tổng kính yêu, một người cha mang tâm hồn của một người mẹ, Giáo Phận chúng con một lần nữa, vui mừng được đón tiếp quý Đức Cha cùng toàn thể Quý vị. Đây thật sự là một vinh dự và là một niềm vui lớn cho Giáo Phận chúng con.

50 năm Linh Mục, 37 năm Giám Mục trong 77 năm cuộc đời là một chặng đường thật dài, thật quý hiếm với con người…Thế nhưng, dù vắn, dù dài… với chúng con, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô vẫn mãi là một hồng ân lớn lao mà Chúa Quan Phòng đã ban cho Tổng Giáo Phận Huế chúng con.

Mừng Kinh Khánh Linh Mục của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô, chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ La Vang, cách riêng trong những ngày Mùa Vọng và Giáng Sinh vừa qua và đặc biệt trong Thánh Lễ sáng mai tại Nhà Thờ Chính Tòa; bên cạnh đó, tối hôm nay, chúng con mạo muội tổ chức đêm hoan ca tạ ơn này như để nói lên một tâm tình tri ân, từ tấm lòng thành của những người con.

Xin kính cám ơn Quý Đức Cha và Quý vị đã vui lòng hiện diện với chúng con để hiệp thông tâm tình tri ân và niềm vui của chúng con, qua những tiết mục đơn sơ trong buổi hoan ca này.

Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin tuyên bố khai mạc “Đêm Mẹ và Quê Hương”.

Mở đầu chương trình, Hội Dòng Mến Thánh Giá hòa tấu khúc “ Câu chuyện dòng sông” với những điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển của các Thanh Tuyển.

Tiếp theo, ban tổ chức giới thiệu sự hiện diện của Đức Hồng Y J.B. Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn, quý Đức Cha đến từ 26 Giáo Phận, đặc biệt có sự hiện diện của Đức Cha Benoit Riviere Giám Mục Giáo Phận Autun Pháp, quý Đức Ông, Đức Đan Viện Phụ Đan Viện Thiên An.

Với 10 tiết mục đặc sắc, cây nhà lá vườn, do các Hội Dòng nữ trình diễn nhưng thật hoành tráng và ấn tượng. Tiết mục “ Ra Đời “ do Ca Đoàn Tổng Hợp giáo phận Huế với Ca Trưởng là Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá Đổ Trinh Huệ với tấm Huân Chương Tòa Thánh trên ngực vừa được Đức Tổng Giám Mục trao vào dịp lế Giáng Sinh vừa qua. Đáng kể tiết mục “ Tình Cha “ do các thầy Đại Chủng Viện múa hát và ngâm thơ, có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, các thầy trình diễn văn nghệ trước công chúng nên cũng có nhiều bỡ ngỡ, nhưng lại tạo được nhiều ấn tượng và quý mến của khan giả. Tiết mục Ca Huế là một bản Chèo Văn do các nghệ nhân Huế và dàn hòa tấu của Hội Dòng Mến Thánh Giá biểu diễn thể hiện tâm tình của những người con đối với vị cha chung nhân dịp kỷ niệm 50 năm thụ phong Linh Mục. Ca đoàn Ave Maria thuộc giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam hợp xướng bài “ Chuyến Đò Dọc “, một sáng tác nhạc của linh mục Đổ Bá Công, lời của Đức Tổng Stêphanô làm xúc động lòng người.

Cũng trong đêm hoan ca, ban tổ chức đã giới thiệu những hình ảnh về Quy Hoạch Tổng Thể Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang với một Vương Cung Thánh Đường hoành tráng và đồ sộ dự kiến sẽ đặt viên đá xây dựng vào dịp Hành Hương La Vang 15.8 2012 này.

Kết thúc chương trình, cha Đa Minh Minh Anh, Đạo diễn chương trình Đêm Mẹ và Quê Hương đã thay mặt Ban tổ chức cảm ơn Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, quý Cha, Quý Hội Dòng và toàn thể cộng đoàn đã hòa chung niềm vui của Giáo Phận để mừng Kỷ niệm 50 năm thụ phong Linh Mục của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế. Ngài cũng đặc biệt cảm ơn những diễn viên, những ca viên, những nhân viên phụ trách sân khấu, âm thanh, ánh sáng và những người đã hết lòng đóng góp cho đêm hoan ca này được thành công ấn tượng.

Cuối cùng, toàn thể cộng đoàn cùng đứng lên, với ánh nến lung linh trong màn đêm, cùng nhau cất lên bài “ Hãy Vùng Đứng “ để bế mạc đêm hoan ca Mẹ và Quê Hương.

Chương trình chợ đêm với những món ăn dân dã đậm đà quê hương đang đón mời những vị khách quý thưởng thức tại sân vườn Trung Tâm Mục Vụ. Các thanh tuyển sinh Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế biễu diễn điệu Múa Trống trong sự khen ngợi của quý Đức Cha và quý khách.

Bầu trời đêm đầy sao thật đẹp, một điều hiếm gặp vào mùa Đông xứ Huế. Hứa hẹn một ngày mai nắng ráo để tham dự Thánh Lễ Đại Triều mừng kỷ niệm 50 Linh Mục của Đức Tổng Stêphanô kính yêu.
 
Thánh lễ phong Phó tế tại giáo phận Bắc Ninh
Hà Như Nguyệt
09:05 05/01/2012
Bắc Ninh - ngay sau những ngày tĩnh tâm và chúc tết Đức cha của linh mục đoàn Giáo phận Bắc Ninh, vào lúc 19g 45’ ngày 04-01-2012, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh phong chức phó tế cho 5 thày thuộc Giáo phận Bắc Ninh và 1 thầy dòng Đồng Công.

Xem hình ảnh

Đến hiệp dâng Thánh lễ phong chức phó tế và cầu nguyện cho các tiến chức hôm nay, Ngoài các than nhân và ân nhân của các tân chức, còn có hơn 50 linh mục, các thầy đại chủng sinh, nam nữ tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài Giáo phận.

Đây quả là hông ân cao quý của Giáo hội nói chung và Giáo phận Bắc Ninh riêng, 6 tân phó tế là món quà vô giá Chúa ban cho Giáo phận ngay trong những ngày đầu năm mới 2012 này.

Cho dù thời tiết tại Bắc Ninh rét đậm và mưa phùn, nhưng cái rét tê tài lòng người không thể nào xua tan được hơi ấm mà ơn Chúa ban xuống qua 6 thầy được phong chức phó tế hôm nay.

Ngỏ lời với cộng đoàn đang hiện diện trong Thánh lễ, Đức cha nói lên vai trò và nhiệm vụ của phó tế trong Giáo hội. Ngài nói: “Phó tế là thừa tác viên phục vụ bàn thờ, loan báo Phúc Âm, chuẩn bị tế lễ, trao Mình và Máu Chúa cho các tín hữu…”, và mời gọi cộng đoàn cầu nguyện nhiều cho các tiến chức hoàn thành nhiệm vụ mà Chúa và Giáo hội ủy thác cho các thầy.

Qua bài giảng, Đức cha nhắn nhủ các tiến chức hãy: “bén rễ sâu trong đức tin, hãy ăn ở trong sạch và không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa và người đời…” Ngài cũng kêu mời các tiến chức hãy thi hành nhiệm vụ với lòng khiêm nhường và vâng phục.

Hy vọng với 6 tân phó tế, Giáo phận Bắc ninh sẽ có thêm nhiều linh mục đáp ứng nhu cầu đang thiếu nhiều linh mục, và để phục vụ cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát của Giáo phận Bắc Ninh ngay trong năm 2012.

Xin chúc mừng các tân phó tế, xin chúc mừng gia đình và nhà dòng các tân chức, và chúc mừng Giáo phận Bắc ninh.

Sau đây là danh sách các tân phó tế:

1. Đaminh Nguyễn Văn Công, giáo phận Bắc Ninh
2. Giuse Maria Nguyễn Đức Huy, dòng Đồng Công
3. Giuse Trần Đức Huyên, giáo phận Bắc Ninh
4. Giuse Nguyễn Văn Quân, giáo phận Bắc Ninh
5. Giuse Trần Quang Thu, giáo phận Bắc Ninh
6. Pêrô Đỗ Công Viên, giáo phận Bắc Ninh

LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN BẮC NINH TĨNH TÂM VÀ CHÚC TẾT ĐỨC CHA

Trong hai ngày 03-04/01/2012, linh mục đoàn Giáo Phận Bắc ninh tập trung về Tòa Giám Mục tĩnh tâm và chúc tết Đức cha.

Xem hình ảnh

Đây là tháng đầu tiên của năm dương lịch 2012 và cũng là tháng cuối năm âm lịch 2011., vì vậy mà các linh mục đang hiện diện trong Giáo phận đã gác lại công việc để đến gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, cùng nhau chia sẻ những vui, buồn, sướng, khổ trong một năm qua, và đặt ra những mục tiêu mới cho năm mới nay. Trong hai ngày tĩnh tâm này, các linh mục trong Giáo phận được chính Đức cha Cosma, vị cha chung của Giáo phận giảng phòng.

Giờ giảng phòng trong ngày thứ nhất, Đức cha gợi ý về mầu nhiệm Nazaret để các cha cùng nhau suy niệm. Nazaret là một làng quê của vùng Galilê, làng quê này có thể nói là rất tầm thường, tầm thường đến độ bị coi thường. Gia đình Nazaret thuộc vào một Gia đình bình thường như bao gia đình khác, thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu cũng lao động vất vả để kiếm miếng ăn. Trong đời sống gia đình, Chúa Giêsu luôn vâng lời cha mẹ, chăm chỉ lao động, cầu nguyện, ngài sống đơn sơ như bao trẻ em ở làng Nararet khác. Tuy nhiên, Ngài không ngừng lớn lên về thể xác cũng như thiêng liêng.

Sau đó, Đức cha mời gọi anh em linh mục hãy noi gương Gia đình Nazaret, cách riêng là bắt chiếc Chúa Giêsu sống tinh thần nghèo khó, chăm chỉ làm việc, luôn tìm thánh ý Chúa, không ngừng lớn mạnh trong đời sống cầu nguyện nhất là tương giao với Thiên Chúa.

Sang ngày thứ hai, Đức Cha lấy tấm gương anh dũng hy sinh của 100 vị đầu mục Giáo phận Bắc Ninh, cùng chịu tử đạo vào ngày 04/04/1862 mà Giáo phận năm nay sẽ kỷ niệm 150 năm ngày chết của các ngài . Cho dù các ngài có gặp biết bao khó khăn, thử thách, nhưng các ngài vẫn nhất quyết giữ vững, làm chức cho đức tin và nhất quyết không quá khóa. Sau đó, ngài kêu mời các linh mục hãy tiếp bước các bậc tiền nhân hãy viết tiếp những trang sử hào hùng của Giáo phận, bằng đời sống làm chứng cho Tin mừng ở mọi nơi và mọi lúc. Đức cha cũng mời gọi các linh mục hãy giúp đỡ và an ủi nhau, luôn sống mầu nhiệm Thánh giá, vì chính “tôi mang trong mình cuộc khổ nạn của Chúa Kitô,” nếu ai chối từ từ Thánh giá chỉ là hạt giống trơ chọi một mình.

Trong đợt tĩnh tâm này, Đức cha cử hành nghi thức tiếp nhận ứng viên phó tế và công bố thuyên chuyển một số linh mục để cho công việc mục vụ của Giáo phận được phù hợp hơn.

Cuối ngày tĩnh tâm, cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Quang Vinh, đại diện linh mục đoàn cám ơn Đức Cha trong hai ngày qua đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong đời sống thiêng liêng và trong công việc mục vụ, Đức cha đã quan tâm đặc biệt các Giáo sĩ và Tu sĩ trong Giáo phận. Năm Dương Lịch 2011 đã qua, Tết Âm Lịch sắp tới, với tâm tình của những ngày xuân 2012 đang chờ đón, cha Tổng Đại Diện thay mặt linh mục kính chúc Đức Cha luôn mạnh khỏe, an khang và thánh đức.
 
Chuyến đi công tác Bông Hồng Xanh đầu năm thăm Đình Quán
Maria Vũ Loan
09:23 05/01/2012
XUÂN LỘC- Vào một ngày đầu năm mới 2012, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh chúng tôi có một chuyến đi chia quà tết cho người nghèo tại một giáo họ vùng sâu vùng xa thuộc huyện Định Quán, giáo phận Xuân Lộc.

Đây là một địa điểm do “Chúa chọn”. Vì sao lại như thế? Kính mời quí vị cùng dõi theo bước hành trình thú vị của chúng tôi.

Xem hình ảnh

Quãng đường đi ấn tượng!

Khi vừa có được 100 phần quà Tết “khá chất lượng”, chúng tôi định chọn một nơi phát quà cách Đà Lạt 30 km. Còn đang phân vân thì chúng tôi nhận được tin nhắn Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới của một linh mục ở vùng sâu Định Quán. Quá xúc động, chúng tôi gọi điện hỏi thăm và cha cho biết muốn vào giáo xứ Xuân Trường của cha phải đi ghe gần một giờ đồng hồ và muốn vào giáo họ nghèo Xuân Trung thì đi đường rừng thêm 6 km nữa. Nhóm chúng tôi “chuyên trị vùng sâu vùng xa” nên nghe như thế liền hớn hở chọn ngay giáo họ nhỏ bé này để phát quà. Thế là có một địa điểm Chúa chọn dùm, phải không ạ?

Trước khi xuống ghe vào vùng sâu, chúng tôi ghé vào một địa điểm, nơi có một số Sơ mong chúng tôi dừng chân chia sẻ cho một số gia đình có hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống. Mấy Sơ trẻ chở chúng tôi đi thăm một số nhà; mỗi nhà một hoàn cảnh, mấy Sơ mà chọn thì không “sai” vào đâu được! Sau đó trở về sân nhà dòng phát tập trung. Chúng tôi giăng băng rôn để việc phát quà ý nghĩa và lịch sự. Với 30 phần quà ở đây, ai cũng vui vẻ đón nhận mà không một chút mặc cảm. Dễ hiểu thôi: kia là chị bị té gãy tay mà không có tiền mua thuốc; này là anh bị bệnh tiểu đường ở nhà trông ba đứa con cho vợ đi làm thợ hồ; có hai cháu bị bệnh não cũng được mang đến….Thấy thương tâm quá, chúng tôi rút thêm tiền cho thêm.

Khi chúng tôi dùng cơm trưa tại nhà người quen thì Sơ phụ trách cộng đoàn đến trao đổi, nối kết tình thân để cùng làm bác ái nơi này. Chúng tôi vui vẻ đồng ý và nhận một thùng vừa ổi vừa xoài mà Sơ tặng giao lưu.

Ngay sau đó, chúng tôi đi trở về hướng cầu La Ngà để lên ghe. Chờ ghe ở một bãi đổ cát, chúng tôi sốt ruột. Một chuyến công tác chỉ đi về trong ngày thì thời gian phải quí từng giờ.

Ghe đến, tất cả quà được sáu bảy em thanh thiếu niên (có cả em giúp lễ của cha nữa) mang xuống ghe. Lòng sông rộng, cảnh hoang sơ làm chúng tôi rất thích. Gần đến bờ, có một chiếc xe máy cày đợi chúng tôi. Chúng tôi bật cười vì phương tiện cha đón Bông Hồng Xanh rất ….lãng mạn!!

Quà lại chất lên xe máy cày và chúng tôi cũng leo lên đi vào trong giáo xứ! Vừa đi vừa cười nghiêng ngả vì lạ mà dzui! Đến nhà thờ, chúng tôi vào nhà cha rửa mặt uống nước rồi đi tiếp vào giáo họ. Quà tiếp tục được xe máy cày mang đi còn chúng tôi phải đi Honda vào vì một nửa đoạn đường tráng nhựa, còn một nửa là đường đất màu cam nhạt gồ ghề, vào mùa mưa mà đi lại thì…vô cùng khốn khó!

Dọc con đường dài sáu cây số ấy chúng tôi thấy nhà dân sống hai bên đường, nhiều nhà còn bằng gỗ bằng tre đơn sơ. Chúng tôi còn gặp một vài người đang róc vỏ cây tràm bên bìa rừng. Cây tràm còn gọi là cây keo. Cây nhỏ để làm giấy, cây lớn được đưa vào nhà máy làm thùng gỗ đựng hoa quả, đồ dùng. Róc như thế người ta tính tiền theo từng mét khối, khoảng 70 ngàn đồng (3,5 Usd) nhưng róc xong một mét thì cũng mệt lắm.Nhưng không phải lúc nào cũng có việc vì nếu công ty nào đó bao thầu cả một phần rừng thì họ mướn công nhân ở chỗ khác về làm, còn dân địa phương ít khi được mướn. Thế nên giáo dân ở đây nói riêng và dân chúng quanh khu vực này thường vào rừng chặt cây lồ ô, chích cá, trồng củ khoai mì, làm rẫy, trồng đậu xanh đậu đen, ai khá hơn thì trồng xoài, trồng điều. Địa bàn đi lại khó khăn nên sinh hoạt của người dân có phần khó khăn.

Giáo họ Xuân Trung

Nhà thờ đơn sơ trên khu đất khô ráo hiện ra trước mắt chúng tôi. Đã có người đến đọc kinh trước thánh lễ. Chúng tôi lại giăng băng-rôn rồi chuẩn bị quà bên một cái “nhà” nhỏ cánh trái nhà thờ. Dù bận rộn bơm bong bóng, cho mì gói, đường, sữa, nước mắm, bánh và phong bì tiền vào túi đỏ,chúng tôi vẫn nhìn ra cái nhà dạy giáo lý “đáng thương” chưa từng thấy trên đời, ngay cạnh nơi chúng tôi soạn quà.

Soạn quà xong thì thánh lễ bắt đầu. Thánh lễ Chúa nhật thì đông đúc, nhưng tất cả thì rất đơn sơ, chỉ có cung thánh là khang trang, sạch sẽ. Sau lễ, thiếu nhi được phát bánh kẹo trong nhà thờ, còn người lớn xếp hàng ở bên ngoài.

Mọi việc diễn ra khá nhanh, không “màu mè hoa lá hẹ”. Trưởng nhóm phát biểu vài lời rồi chúc mừng năm mới, quà được phát ra trong ánh mắt vui của những người có phiếu. Rồi cha chánh xứ ra nói lời cảm ơn. Cả cái giáo họ vắng vẻ ấy bỗng rực rỡ sắc màu của bong bóng và tiếng cười. http://youtu.be/GyRfhR5sYdA

Giáo họ nhỏ bé này được thành lập từ năm 1990, trước đây là một giáo điểm, rồi thành một giáo họ biệt lập, đến năm 2008 là giáo họ thuộc giáo xứ Xuân Trường với 600 giáo dân. Ở đây có nhiều người dân tộc nên nhà nước cho kéo điện vào, rồi tráng nhựa con đường trong khi giáo xứ Xuân Trường thì phải kéo điện từ nơi này về dùng.

Trước đây, một năm (giáo điểm) chỉ có từ hai đến ba thánh lễ. Từ năm 2007, có cha phó của giáo xứ Xuân Trường đến dâng lễ hằng tuần. Nay cha chánh xứ Xuân Trường Antôn Phạm Văn Khải dâng bốn thánh lễ trong tuần. Giáo họ chỉ có bốn ông trong Ban hành giáo, giới Gia Trưởng và giới Hiền Mẫu, còn 120 thiếu nhi được bảy giáo lý viên và ba sơ dòng Mến Thánh Giá chăm sóc. Các thiếu nhi học giáo lý trong nhà thờ và cả ở hai cái “phòng” rách nát.

Trời chưa tối mà chúng tôi vội ra về, bỏ lỡ bữa cơm nhà cha đã nấu. Thấy chúng tôi mệt phờ, cha đưa một “ụ xôi” (mà đi đám cưới người ta cho) và mấy ổ bánh mì không để chúng tôi lên ghe ăn. Quả thật, ghe chạy thì gió lạnh buốt, nhấp nháp xôi và bánh mì sao mà ngon thế! Chúng tôi chạy thẳng về Sài Gòn mà không ghé nơi nào.

Nhóm Bông Hồng Xanh xin Chúc Mừng Năm Mới giáo họ nhỏ bé Xuân Trung và cả cái “nhà” giáo lý “đáng thương” ở đó nữa!
 
Chia sẻ niềm vui của Chúa tại Hội dòng Thánh Phaolô Hàng Bột
Bồ Câu Trắng
09:28 05/01/2012
Hà Nội - Thật thiếu sót khi niềm vui Giáng Sinh chỉ dừng lại ở sự cảm nghiệm bên trong. Những tâm hồn đón nhận Bình An của Ngôi Hai Giáng Thế còn muốn loan truyền sứ điệp bình an cho hết mọi tâm hồn, nhất là những người bạn thân tín chưa biết đến Chúa hoặc đã bỏ quên Chúa vì không cảm nghiệm được niềm Bình An ấy. Mang lấy tâm tình đó, tất cả mọi thành viên trong cộng đoàn Bồ Câu Trắng Hàng Bột hân hoan tổ chức buổi gặp mặt “Chia sẻ niềm vui Giáng Sinh” như một lời mời gọi mọi người “Hãy đến mà xem”, để họ ở với Ngôi Lời và chính Ngôi Lời – Đấng đem bình an hiện diện trong tâm hồn họ suốt cuộc đời.

Xem hình ảnh

Để chuẩn bị cho buổi gặp mặt hôm ấy, ngay từ những tuần Mùa Vọng, ai nấy đều cầu nguyện cho một người bạn thân ngoài Công Giáo hoặc một người bạn đã bỏ Chúa, rồi tự tay làm một món quà cho bạn và chuẩn bị cả những tiết mục văn nghệ cho buổi gặp mặt.

Dường như niềm niềm vui, Bình an của Chúa Ngôi Hai giáng sinh và sự thao thức cho mọi người cảm nghiệm được niềm bình an ấy còn lớn hơn tất cả. Sự bận rộn chuẩn bị cho Diễn nguyện đêm canh thức mừng Chúa Giáng Sinh, nỗi lo lắng cho những bài vở, thi cử còn bộn bề cũng không thể lấn át được niềm vui Giáng Sinh đang đầy tràn mỗi người và muốn đong đầy hết mọi tâm hồn.

Đúng 19h45, chương trình được khai mạc với sự hiện diện của Quý cha Dòng Chúa Cứu Thế, Soeur Marie Lai – Tổng cố vấn Hội dòng Saint Paul de Charte và là Soeur phụ trách Cộng đoàn, quý Soeur trong cộng đoàn và khách mời quan trọng nhất là những người bạn ngoài Công Giáo – Bạn bè của các thành viên trong cộng đoàn. Sau lời khai mạc, chúc mừng Giáng Sinh của soeur phụ trách, ca khúc “Merry Christmas and Happy New Year” được thể hiện với tất cả niềm vui, sự cầu chúc bình an của mọi người làm cho căn phòng đầy ắp không khí Giáng Sinh, tâm hồn mọi người dường như không còn khoảng cách. Niềm hạnh phúc và an bình thể hiện trong từng cử điệu, nét mặt và những nụ cười rạng rỡ. Vũ khúc “Giêsu tình thân giữa đời” đã đem đến cho mọi người một cảm nghiệm chắc chắn rằng: Chúa Giêsu không hề khó để đụng chạm đến, Người là một người bạn đồng hành chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn với ta qua những gì rất nhỏ bé, tầm thường. Đối với mỗi thành viên trong Cộng đoàn Hàng Bột thì Ngài còn đi sâu thêm một bước – “Người tình không biết mặt”. Ca khúc cũng là lời bật mí về những dấu chấm hỏi cho sự khác biệt của chúng tôi ở nơi môi trường học đường, những điều mà các bạn hay thắc mắc, vì chúng tôi đã say mê một người tình là chính Đức Kitô, Đấng mà hôm nay chúng ta mừng kỷ niệm ngày Giáng Sinh của Ngài. Chị em trong Cộng đoàn Hàng Bột đến từ những miền khác nhau, mỗi người có những sở thích, tính tình và năng khiếu rất riêng nhưng khi sống với nhau dưới mái nhà Hàng Bột, chúng tôi thể hiện một mục đích duy nhất là theo Đức Kitô bằng những sự khác biệt ấy. Các tác nhạc phẩm Giáng Sinh bất hủ được trình bày bằng nhiều loại nhạc cụ do các thành viên trong Cộng đoàn trình bày. Không chỉ có các thành viên trong Cộng đoàn mà các bạn cũng góp nhiều tiết mục thực sự ý nghĩa. Những cảm xúc cũng trầm bổng, linh thiêng theo những giai điệu, ca từ.

Sau những tiết mục văn nghệ là thời gian mọi người xích lại gần nhau hơn bằng hai vòng tròn đồng tâm. Và “mình ngồi kể chuyện cho nhau nghe” để thấy được những xúc cảm, rung động, niềm bình an mà Ngôi Hai Giáng Thế đã gieo trong lòng các bạn trong một dịp lễ Giáng Sinh nào đó. Qua những câu chuyện ấy, chúng tôi cũng hiểu hơn các bạn, thấy được sự khao khát thiêng liêng sâu xa và nhất là thấy được sự kỳ diệu trong sự tác động của Thiên Chúa. Ngài vẫn đang thực hiện những điều phi thường trong tất cả những gì bình thường nhất. “Ngôi Hai vẫn đồng hành với ta, từng bước đi, điều quan trọng là ta không quên sự hiện diện của Ngài”. Đó là lời nhắn nhủ của cha Mathêu Vũ Khởi Phụng – Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.

Món quà Ông Già Noel tặng cho mỗi vị khách mời là một mắc khóa rất đơn sơ với hình ảnh thiên thần đáng yêu và lời Tin Mừng “Thiên Chúa Yêu thế gian đến nỗi ban con một người cho thế gian” (Ga 3, 16). Đó thực sự là lời nhắn nhủ với mỗi người rằng: Dù bạn là ai đi nữa thì Chúa vẫn rất yêu thương bạn – Tình yêu ấy đã khiến bạn hiện hữu và Ngôi Hai, Con Một Thiên Chúa đã Giáng Sinh, đã Sống và Chết cho bạn. Ngài vẫn đang đồng hành với bạn trong từng bước đi của cuộc đời bạn, lại còn cho bạn một thiên thần để gìn giữ bạn luôn luôn. Hãy tạ ơn vì những cảm nghiệm Chúa đã gieo trong lòng bạn và hơn một lần hãy thân thưa với Chúa những thao thức của bạn nhé.

Các khách mời ra về với niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt làm tôi nhớ đến hình ảnh “Những người chăn chiên ra về, vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe đúng như đã được nói với họ”. Và chắc chắn niềm bình an từ những tâm hồn ấy sẽ lan tỏa ra thêm mãi.
 
Tổng kết công tác Mục vụ giáo hạt Lào Cai Năm 2011
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
09:43 05/01/2012
HƯNG HÓA - Vào lúc 9g00 ngày 29/12/2011, tại nhà xứ Lào Cai, giáo hạt Lào Cai tổ chức tổng kết công tác mục vụ năm 2011 và kết thúc Ban điều hành giáo hạt nhiệm kỳ IV (2008 – 2011) và bầu Ban điều hành nhiệm kỳ V (2012 – 2016). Tham dự hội nghị tổng kết có:

1. Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản nhiệm giáo xứ Sapa,
2. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ giáo xứ Lào Cai,
3. Cha Giuse Nguyễn Văn Cường, phó xứ giáo xứ Lào Cai,
4. Ông Ga. B. Đinh Quang Toản, trưởng Ban MVGD Giáo phận Hưng Hóa,
5. Ông Giuse Nguyễn Minh Thuận, Thư kí Ban MVGD Giáo phận Hưng Hóa,
6. HĐGX và BHG của 4 giáo xứ: Lào Cai, Sapa, Bảo Yên và Phố Lu (ngoại trừ cộng đoàn Điện Biên và Lai Châu).

Sau những giây phút ổn định và cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần, cha Giuse Nguyễn Văn Thành, thay mặ quí cha trong giáo hạt, khai mạc buổi hội nghị.

Trước tiên, ông Giuse Nguyễn Công Tác, trưởng hạt, đọc bản báo cáo tổng kết công tác mục vụ giáo hạt Lào Cai năm 2011. Ông đã trình bầy báo cáo rất rõ ràng. Nội dung báo cáo gồm 03 phần chính như sau:

1. Nhìn lại tình hình chung của giáo hạt,
2. Báo cáo kết quả năm 2011,
3. Phương hướng hoạt động năm 2012.

Qua bản báo cáo, mọi người tham dự hội nghị đều cảm nhận được năm 2011 là năm khởi sắc và thành công đối với giáo hạt Lào Cai, vùng đất truyền giáo Tây Bắc của đất nước. Ông Trưởng hạt cũng nêu lên được những điểm tích cực cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục trong những năm tới.

1/ Mặt tích cực:

- Củng cố các Ban hành giáo, ban đại diện, các hội đoàn giáo dân.
- Phát triển được việc học giáo lý ở các độ tuổi.
- Giải quyết những vướng mắc hôn nhân.
- Thành lập các giáo họ, cộng đoàn mới.
- Xây dựng cơ sở vật chất như nhà thờ, nhà nguyện, nhà giáo lý.

Các thành viên trong hội nghị đóng góp bản báo cáo và góp ý về công tác mục vụ trong năm 2011 và cả Ban điều hành giáo hạt khoá IV (nhiệm kỳ 2008 – 2011) vừa qua. Và tìm ra những ý kiến hay và thiết thực cho năm mục vụ mới và Ban điều hành giáo hạt khóa V (nhiệm kỳ 2012 – 2016).

Quí cha trong giáo hạt cũng tham gia góp ý và định hướng cho những hoạt động mục vụ trong những năm tới.

Tưởng cũng nên biết, giáo hạt Lào Cai gồm 4 giáo xứ: Lào Cai, Sapa, Phố Lu và Bảo Yên; 02 cộng đoàn: Lai Châu và Điện Biên, nằm trên 03 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Số giáo dân khoảng 15 ngàn. Số linh mục là 03. Vì thế, mỗi Chúa nhật các linh mục đi dâng lễ cả hàng 100 km để phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh của giáo dân.

Tiếp theo, Ông Ga. B. Đinh Quang Toản, trưởng BMVGD Giáo phận Hưng Hóa, công bố mãn nhiệm Ban điều hành giáo hạt khóa IV (nhiệm kỳ 2008 – 2011) và bầu lại Ban điều hành giáo hạt khóa V (nhiệm kỳ 2012 – 2016). Sau một thời gian bầu cử bằng phiếu kín, hội nghị đã bầu ra được Ban điều hành giáo hạt nhiệm kỳ V với 6 thành viên:

1. Ông Giuse Nguyễn Công Tác, giáo xứ Lào Cai: Trưởng hạt
2. Ông Giuse Lồ A Máng, giáo xứ Sapa: Phó 1 (nội vụ)
3. Ông Giuse Phạm Hồng Kỳ, cộng đoàn Lai Châu: Phó 2 (ngoại vụ)
4. Ông Giuse Phạm Công Hoan, giáo xứ Bảo Yên: Thư kí
5. Ông Giuse Phạm Văn Quí, giáo xứ Phố Lu: Thủ quĩ
6. Ông Đaminh Nguyễn Tùng Dương, cộng đoàn Điện Biên: Ủy viên.

Lần đầu tiên, cộng đoàn Điện Biên và Lai Châu có thành viên nằm trong Ban điều hành mục vụ giáo hạt. Đây là một tin vui nhưng cũng là một thách thức lớn vì địa bàn quá rộng lớn.

Hội nghị tổng kết mục vụ giáo hạt Lào Cai được kết thúc bằng dâng Thánh lễ Tạ ơn. Tạ ơn Chúa vì những ơn Chúa ban trong năm 2011 và nhiệm kỳ IV. Tạ ơn Chúa để xin Chúa tiếp tục ban ơn và gìn giữ giáo hạt Lào Cai trong những năm tới.
 
Sinh viên Công giáo Hòa Cường mừng Bổn mạng và Sinh nhật Lần thứ IV
Vinc. Phạm Văn Quân
10:49 05/01/2012
Sinh viên Công giáo Hòa Cường mừng Bổn mạng và Sinh nhật Lần thứ IV

Đến hẹn lại lên, năm nay Nhóm SVCG Hòa Cường tổ chức mừng lễ Thánh Gioan Tông đồ bổn mạng nhóm và Sinh nhật lần thứ IV của nhóm. Thánh được diễn ra một cách trang trọng và sốt sắng trong tâm tình Hiệp Nhất - Yêu Thương, Học Cùng Giêsu của nhóm với sự tham gia của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri - Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Cha quản xứ Phêrô Nguyễn Hùng, Hội Đồng Giáo xứ Hòa Cường, Hội Đồng Giáo xứ Hòa Thuận, các hội đoàn trong Giáo xứ Hòa Cường cùng vơi toàn thể các bạn sinh viên đang học tập và sinh hoạt tại khu vực Đà Nẵng.

Xem hình

Sinh viên xa nhà là một trong những đối tượng mà Giáo Hội rất quan tâm trong mục vụ di dân hiện nay.

Rời gia đình ở tuổi vừa lớn chưa đủ bản lĩnh, kinh nghiệm, đến với những đô thị xa lạ, môi trường xã hội và cả học đường không đủ nghiêm túc, cuộc sống kinh tế chật hẹp khó khăn… Tuổi sinh viên dễ trở thành mồi ngon cho cơn lốc suy đồi về tinh thần và đạo đức. Các em cần có người đồng hành, vì thế, các tổ chức hỗ trợ sinh viên ra đời, đặc biệt là các nhóm Sinh viên Công giáo.

Các Nhóm Sinh viên Công giáo quy tụ các sinh viên Công giáo từ các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong cùng một khu vực, cụ thể là trong địa bàn một giáo xứ, để giúp nhau sống Đức Tin Công giáo giữa đời. Linh mục Quản xứ nơi có các nhóm sinh viên Công giáo qui tụ, được mời gọi đặc biệt quan tâm đến các em trong mục vụ di dân, đặc biệt trong viễn cảnh người trí thức Công giáo tương lai.

Ngày 27/12, lễ Thánh Gioan Tông đồ, Quan Thầy của Nhóm SVCG Hoà Cường, thuộc các Trường ĐH Kiến Trúc, ĐH Ngoại ngữ và ĐH Duy Tân, ĐH Bách Khoa, các trường Cao Đẳng khu vực Quận Hải Châu... Năm nay Nhóm SVCG Hòa Cường cũng mừng kỷ niệm 4 năm thành lập Nhóm. Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận, đã đến mừng Lễ Chúa Giáng Sinh với Giáo xứ Hoà Cường, đồng thời với hơn 300 bạn SVCG Nhóm Hoà Cường và các Nhóm khác đến tham dự.

Trong Thánh Lễ, chính Ca đoàn SVCG đã phục vụ thánh ca rất đặc sắc. Đức Cha Giuse trong phần giảng lễ, đã dẫn các em đến máng cỏ Bê-lem để khám phá Hài Nhi mới sinh chính là Thiên Chúa làm người. Ngài mời gọi các bạn sinh viên biết dùng kiến thức nơi học đường để khám phá, chứ không phải chỉ dừng lại ở kiến thức hay chỉ để tìm kiếm công danh sự nghiệp. Thiên Chúa Cao Cả đã hoá thân thành một tạo vật bé nhỏ và nghèo khó trong máng cỏ Bê Lem, nhưng Ngài vẫn là Thiên Chúa. Con người có thể tìm kiếm Thiên Chúa qua các tạo vật. Khoa học, nghệ thuật, triết lý hay văn chương cũng đều có các tạo vật là đối tượng nghiên cứu, nhưng khám phá sau cùng phải vượt qua lãnh vực tự nhiên để vươn tới siêu nhiên, mới thoả mãn được trí tuệ của con người. Ở đó, con người tìm gặp Thiên Chúa, là nguồn gốc của con người và mọi tạo vật.

Trước khi Đức Cha Giuse ban phép lành, đại diện cho nhóm, anh Trưởng nhóm Vicente Phạm Văn Quân đã nói lên những lời cảm ơn tâm tình, tha thiết kính gửi đến Đức Cha Giuse, Cha quản xứ Phêrô, Hội Đồng Giáo xứ, đến các hội đoàn và toàn thể Giáo dân Giáo xứ Hòa Cường, cùng toàn thể các bạn sinh viên trong nhóm cũng như các nhóm bạn đang sinh hoạt tại TP. Đà Nẵng.

Sau lời cảm ơn của anh trưởng nhóm là lời đáp từ của Đức Cha Giuse:

"...Ngài cũng cảm ơn Cha quản xứ, cảm ơn Hội Đồng Giáo xứ, giáo dân giáo xứ Hòa Cường đã ý thức được trách nhiệm và chăm lo cho các bạn Sinh viên và Ngài rất là mừng. Ngài hy vọng và mong rằng tất cả các giáo xứ nơi các nhóm đang sinh hoạt đều được như thế..." Trong lời đáp từ của Đức Cha Giuse, Ngài cũng nêu lên Sư điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Quốc Tế cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới năm 2012. Đức Thánh Cha Biển Đức cũng đặc biệt nêu lên sứ điệp Giáo dục Giới trẻ về Công Lý. Công lý từ trời cao, công lý dưới cái nhìn của Đức tin, tinh thần Siêu nhiên được ban qua Thánh linh của Thiên Chúa.

Sau Thánh Lễ, các bạn tổ chức sinh hoạt mừng Chúa Giáng Sinh rất trẻ và cũng rất là…sinh viên, với những câu chuyện, bài hát, điệu múa… đầy màu sắc Giáng Sinh và tâm tình người trẻ. Các bạn chỉ chia sẻ với nhau những nắm xôi gà lưng bụng, nhưng nhờ năng lượng tuổi trẻ, các bạn hăng hái nhiệt tình đến giây phút cuối cùng. Nhiều bạn đã chia sẻ phải thi cử ngay trong ngày lễ Giáng Sinh nữa, nên tâm tình mừng lễ cũng bị phân tán rất nhiều, kết quả học hành cũng không khỏi ảnh hưởng. Đây là điều oái oăm và khó hiểu vẫn còn xảy ra trong thành phố Đà Nẵng vốn tự hào là "đáng sống" này, chưa nói đến việc "thiếu văn hoá" trong một môi trường văn hoá.

Trong chương trình văn nghệ có phần Tri ân các anh chị Cựu sinh viên. Trong tâm tình biết ơn và cảm tạ trong tình yêu Chúa, đại diện cho nhóm SVCG Hòa Cường, anh trưởng nhóm nói lên lời tri ân các anh chị và gửi tặng những bó hoa tươi thắm nhất tới các anh chị!

Khi các ánh nến được thắp lên thay cho ánh đèn điện, các bạn bắt đầu giờ tĩnh nguyện kết thúc đêm sinh hoạt. Những lời nguyện dẫn đưa các bạn đến với Chúa, đến với Giáo Hội, đến với Quê Hương, về quê với Gia Đình, đến trường lớp với thầy, với bạn, với bài vở thi cử… rồi dừng lại ở bản thân mỗi người trước lương tâm để tự vấn… Mỗi người chắc hẵn đã đong đầy những nỗi niềm, những khắc khoải và cả những ước mơ, những quyết tâm cố gắng.

Đức Cha Giuse đã ban huấn từ, khích lệ các bạn sinh viên, mời gọi các bạn sống phó thác và sống động trong tình yêu Chúa. Cuối cùng Ngài ban phép lành cho mọi người. Các cây pháo nhỏ trong tay mỗi người được đốt lên, đong đưa với bài Happy New Year lan nhanh trên môi miệng từng người với nụ cười thật tươi và thật dễ thương.

Họ cần đến sự quan tâm của mọi người, của các cộng đoàn xứ đạo, các linh mục và các nhà hảo tâm. Có người cũng lo sợ khi thấy các sinh viên hội họp, vì tuổi sinh viên hay “máu lửa”. Nhưng "ở đâu có tình yêu, ở đấy không còn sự sợ hãi".

Lời tri ân chân thành nhất xin gửi đến quí Cha, quí Hội Đồng Giáo xứ, các hội đoàn, các vị ân nhân, các nhóm bạn, những người luôn hợp ý cầu nguyện cho buổi lễ được diễn ra thành công tốt đẹp. Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên đã tham gia đầy đủ và sốt sắng. Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu ban phước lành, bình an, muôn ơn lành xuống trên tất cả mọi người chúng ta. Nhóm SVCG Hòa Cường xin chào tạm biệt các bạn sinh viên đến từ các nhóm trong Đà Nẵng hẹn gặp lại các bạn vào ngày Bổn mạng và sinh nhật nhóm lần thứ V ngày 27/12/2012.

Vinc. Phạm Văn Quân
 
Văn Hóa
Lời cầu chúc sức khỏe Năm Mới Nhâm Thìn 2012
Lm Nguyễn Hữu Thy
12:39 05/01/2012
Lời cầu chúc sức khỏe Năm Mới Nhâm Thìn 2012

Vào đầu năm mới, tất cả mọi người bất cứ tuổi tác hay điạ vị, đều mong ước cho mình và cầu chúc cho những người thân của mình có được sức khỏe tốt. Đó là một điều cầu mong chính đáng và hợp lý, vì sức khỏe nói chung, về thể xác cũng như tinh thần, luôn là yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong cuộc sống hạnh phúc của mỗi người. Nhưng ước mong và cầu chúc có được sức khỏe tốt mới là điều kiện khởi đầu, còn thuần tuý thuộc lãnh vực ý thức. Trong khi sức khỏe tốt của mỗi người lại tùy thuộc vào sự chuyên cần chăm lo tập luyện, thăng tiến và bảo vệ sức khỏe hằng ngày của người ấy qua cách sống và sự thực hành hợp lý trong cuộc sống.

Để giúp quý vị và các bạn có thêm ý tưởng và sự định hướng trong việc bảo vệ sức khỏe của mình một cách đúng đắn, hợp lý và hữu hiệu, tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn một vài cách thực hành cụ thể, mà tôi đã nhận được qua E-Mail của một người bạn.

Điều tiên quyết cần phải có là dù bận bịu công việc đến đâu, bạn cũng không bao giờ được phép lơ là sao nhãng việc chăm lo sức khỏe của mình. Tiếp đến là:

Cách ăn uống, ngủ nghỉ:

1. Trong ngày hãy uống thật nhiều ước, nhưng vào buổi tối thì uống ít đi.

2. Mỗi ngày không uống quá hai cốc cà phê và một ly rượu. Còn cà phê đen đặc, thuốc lá và rượu là ba kẻ thù độc hại mà não bộ chúng ta không đủ sức chiến đấu trong một lúc.

3. Hãy tránbh thức ăn quá nhiều chất béo và dầu mỡ, không ăn quá nhiều đồ ngọt. Luôn tránh xa nguồn điện cao thế.

4. Trong bữa cơm tối không nên ăn quá no. Nếu uống thuốc vào buổi tối, thì không nên uống xong là đi nằm ngủ ngay.

5. Cần ngủ nghỉ đầy đủ, trung bình ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày.

6. Nếu gặp khi khó ngủ thì tránh đừng nằm nghĩ ngợi linh tinh, hết chuyện này đến chuyện kia, nhất là đừng bực mình vì không ngủ được.

7. Hãy dành thời giờ đi bộ. Mỗi ngày đi bộ ít nhất ba cây số hay một giờ đồng hồ.

Cách sử dụng điện thoại:

1. Không sử dụng điện thoại di động khi biểu thị nguồn điện giảm xuống còn một vạch. Bởi vì bức xạ lúc ấy lớn hơn 1000 lần so với lúc bình thường.

2. Hãy nghe điện thoại bằng tai trái, vì khi nghe điện thoại bằng tai phải sẽ có nguy cơ làm tổn thương đến đại não.

2 việc nên làm khi gặp phải điều không vui:

1. Hãy bình thường hóa nó một chút.

2. Hãy nhìn khía cạnh tích cực chứa ẩn trong đó.

3 thứ cần phải quên:

1. Quên đi tuổi tác.

2. Quên đi quá khứ không vui.

3. Quên đi điều làm mình bực mình và sự oán giận.

4 thứ cần có:

1. Cần có được người hiểu và yêu mình chân thành.

2. Cần có người tri kỷ.

3. Cần có tư tưởng hướng thiện, lạc quan và thăng tiến.

4. Cần có được mái ấm gia đình.

5 thứ cần phải biết:

1. Biết ca hát, dù hát không hay. Vì khi gặp điều buồn, nếu bạn cố gắng hát nho nhỏ được một bài nào đó, bạn sẽ thấy nỗi buồn của bạn vơi đi rất nhiều.

2. Biết nhảy múa, dù múa không giỏi.

3. Biết nhìn ra được cái đẹp và cái tích cực trong cuộc sống.

4. Biết mỉm cười với cuộc đời, để cuộc đời mỉm cười lại với bạn.

5. Biết tha thiết và ân cần, rộng lượng và hào hiệp.

6 thứ không được làm:

1. Không để quá đói rồi mới ăn.

2. Không để quá khát rồi mới uống.

3. Không để nhíp mắt lại rồi mới đi ngủ.

4. Không để quá mệt lã rồi mới chịu nghỉ.

5. Không để bệnh quá nặng rồi mới chạy chữa.

6. Không chờ đến lúc quá muộn, để rồi ngồi ân hận.

Trên đây là những điều tôi xin gửi đến quý vị và các bạn như những gợi ý, hầu giúp quý vị và các bạn có thêm ý tưởng và phương tiện trong việc trau dồi, thăng tiến và bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi vì, chỉ khi có được một thân thể khỏe mạnh tráng kiện, tức có được sức khỏe tốt, thì người ta mới dễ dàng có được một tinh thần lành mạnh, sáng suốt và cao thượng. Bởi vậy, người La-tinh xưa từng nói “Mens sana in corpore sano”: Một tinh thần lành mạnh trong một thân xác tráng kiện, là thế. Và nhờ thế, người ta mới cảm nhận được sự tươi đẹp và sự hạnh phúc của cuộc sống mà Thiên Chúa đã ban tặng cho họ. Nhất là khi người ta có được một sức khỏe tốt và lành mạnh trọn vẹn cả tinh thần lẫn thể xác, thì người ta mới có thể phấn khởi hoàn thành được bổn phận sống ở đời của mình, đó là “mến Chúa yêu người” một cách đầy đủ, dễ dàng và hữu hiệu hơn.

Tất cả những điều đó tôi chân thành cầu chúc quý vị và các bạn trong năm mới Nhâm Thìn 2012 này.
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
00:45 05/01/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống

“Đố ai biết lúa… mấy cây”
“biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng...”
(Phạm Duy – Đố Ai)

(Ep 4: 17-24)

Có những câu đố chữ, nghe qua cũng hay dữ. Nhưng nghe lại, khó mà hiểu được. Hiểu rằng, đố như thế chỉ là để như “đố vui để học”, hay “đố vui để chọc” cho vui mà thôi. Có một thời, ở Sàigòn, Trung Tâm Học Liệu đường Trần Bình Trọng, Quận 5 từng khai sáng ra chương trình này “đố vui” này, trên truyền hình.

Bần đạo nhớ không lầm, thì: cũng có một thời, các vị từng làm rộn chương trình này lên phải kể đến người thày nọ có tên và họ là Cao Thanh Tùng, một đàn sĩ lão luyện và quý hiếm chuyên chơi Trung hồ Cầm (Cello/Violoncelle) ở Sài Gòn thời đó, và một cụ nữa là linh mục Dòng cùng thời với bần đạo mang tên rất ư là Tiến Lộc Dòng Chúa Cứu Thế, đã tiếp nối công trình của người tiền nhiệm nay ở Mỹ.

Về những câu thơ đố chữ, bố ai mà trả lời được, những là: quét sạch lá rừng, sông kia mấy khúc, lúa nọ mấy cây? Nhưng, có câu đố mang chất liệu rất thi ca, cứ tà tà đố mãi chỉ như sau:



“Đố ai nằm võng không đưa,

Đố ai gặp lại người xưa không nhìn.

Đố ai quên được chữ tình,

Đố ai quên được bóng hình người yêu.”

(trích điện thư của một bạn tìm lại mãi trong trí nhớ vẫn không nhớ)



Không biết có phải vì người đố chờ mãi chẳng thấy ma nào giải được, bèn có thơ rất “con cóc” như sau:



“Người ta nói yêu là ngốc,

Bởi chữ tình là nguồn gốc chữ ngu…

Đôi khi con người, ta cần dừng lại…

Dừng lại, để rồi bước nhanh hơn.

Đôi khi con người, ta cần buông tay…

Cần cho đi, để rồi có nhiều hơn.

Đôi khi con người ta cần khóc,

khóc thật lớn, để rồi cười thật to…

Đôi khi con người lại cần ở một mình,

một mình, để biết có nhau quan trọng như thế nào.”

(trích dẫn cũng từ một điện thư như trên)



Có câu đố lại cứ hư hư thực thực, rất như sau:



“Ai bảo chăn trâu là khổ.

Tôi đây chăn nàng còn khổ hơn trâu!”

(trích từ nhiều điện thư bay đến như bướm trắng)



Ấy thế nhưng, có câu đố mà rất ít người dám đưa ra để chọc hay để học, dù cũng là đố vè lè nhè nhiều tình tiết nhưng không làm sao biết mà trả lời trả vốn cho đúng cách. Hoặc, có đố thì đố rất nhẹ nhưng câu đáp chẳng ăn khớp, hoặc không mấy thích hợp mỗi thế này:



“Thập niên năm đó, có tương lai

đố ai biết được phụ nữ người gì? ở đâu? Từ bao giờ?

vốn điếc nên không sợ súng, cũng chẳng màng mối sợ nạn nhân mãn,

đã quyết định từ nay không bao giờ lấy chồng, hoặc đẻ con nữa.

Đố ai biết dân tộc ấy người gì?” (trích câu đó của truyền thông không đại chúng)



Bần đạo nghe đố, thấy sao giông giống các câu hỏi của cha cố với đức thày khi bắt đầu một bài giảng ở nhà thờ đến là như thế, bèn xục xạo trên thư viện mạng tìm phần diễn giải từ các bậc thày ở trên cao, mà hội ý. Bỗng chốc, bắt gặp giòng chảy tư tưởng, rất như sau:



“Mới đây, tuần báo The Economist và tờ London Telegraph đã cảnh báo rằng chủ thuyết duy vật nay chừng lại, tại Trung Quốc.



Rõ ràng là, nhiều tuần trước đây ta thấy hiện tượng ly dị đã rộ lên tại nhiều nơi. Đặc biệt hơn cả, là: phụ nữ Trung Hoa sống ở thị thành lại cứ muốn xét lại chuyện cưới hỏi cho đến khi họ gặp được “ý trung nhân” giàu có đủ để có thể giúp họ tậu nhà, sắm xe. Người dân thị thành coi đây là chuyện lạ và đặt cho nó cái tên cũng rất ngộ là “hôn nhân trần trùi trụi”. Có thể nói, đây là chiều hướng từng bị ngành truyền hình tạo ra để lôi cuốn người xem thôi. Nhưng, trong một buổi mạn đàm trên đài, có cô gái trẻ tuổi mới hai bốn đã dám hùng hồn tuyên bố rằng cô chỉ muốn chọn có được căn hộ tươm tất, hoành tráng hơn chọn bạn trai. Bởi, nhà sang cửa rộng vẫn sướng hơn cặp bồ.



Sự thật thì, chính quyền Trung Quốc chẳng mấy thích thú chuyện này. Là bởi vì nghĩ rằng họ đã tạo khúc mắc trong chính sách dân số chăng. Trung quốc, là nước từng chủ trương chính sách “chỉ một con”, nay phải gặp phải tình trạng hiếm muộn phụ nữ -do việc ai cũng chỉ muốn có con trai để nối dõi tông đường nên hễ cứ gặp thai con gái là quyết định đem phá. Và thêm cái tội khác là, số lượng người già sống rất thọ, nay mới đáng sợ. Và chuyện ngưng không lấy chồng của dân con người thường ở Trung Quốc không thuộc vào chính sách nào của giới cầm quyền đưa ra hết.



Để giải quyết tình trạng “không có gì mà ầm ĩ” này, Tối cao Pháp viện của Trung Quốc bèn ra quyết định, là: ai mua nhà chuẩn bị cho gia đình mình về sống; hoặc cha mẹ nào ứng tiền ra mua cho con cái thì vẫn được giữ nó cả sau khi ly dị. Về quyết định này, một luật sư tên là Hồ Bá Chu làm việc tại tỉnh Phù Nam có nói:



“May ra điều này giúp được giới trẻ, đặc biệt là nữ giới trẻ, nay có động thái độc lập hơn trước rất nhiều. Nhờ vào đó, họ có thể suy tư tính toán về chuyện cưới hỏi một cách đàng hoàng đúng đắn hơn là chỉ chú trọng vào tiền của.”



Ở các nước châu Á khác, xem ra người trẻ sống ở thị thành cũng bắt đầu có khuynh hướng gọi là “ta cứ từ từ mà suy tính chuyện lập gia đình”. Theo The Economist xuất bản ở Luân Đôn, thì tại các nước có đời sống khá giả như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông, tuổi trung bình để nam thanh nữ tú tính chuyện gia đình đã tăng nhanh từ thập niên qua, tức là: nay ở độ tuổi 29-30 cho nữ và 31-33 cho nam. Nhưng không phải chỉ có thế, báo này còn cảnh giác:



“Nhiều người Á đông không chỉ muốn lập gia đình rất trễ mà thôi, mà họ cũng chẳng muốn lập gia đình nữa, đó mới là chuyện đáng ngại. Ở Nhật, tính ra có đến gần 30% phụ nữ Nhật không lập gia đình vào hàng tuổi ba mươi. Có nơi còn lên đến 50% số những người này hẹn sẽ làm như thế, đến suốt đời. Với phụ nữ xứ Đài, có đến 20% số phụ nữ còn độc thân dù ở tuổi sắp lên hàng bốn chục. Và, một khi đã bước vào hàng tuổi này rồi, thì hầu như các cô nhất quyết sẽ không còn chịu lập gia đình nữa. Ở nhiều nơi, tỷ lệ những người không chịu lập gia đình còn ghê gớm hơn thế nữa. Riêng ở Bangkok, có đến 20% phụ nữ tuổi từ 40-44 không lấy chồng. Với dân thị thành ở Tokyo, thì 21% nữ sinh viên tốt nghiệp đại học thường ở vậy, không lấy chồng. Singapore còn hơn thế, tỷ lệ nữ giới ở đây đạt mức 27% số nữ sinh quyết không lấy chồng. Cho đến nay, khuynh hướng này chưa ập tràn qua Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước cố dân đông nhất thế giới nhưng chắc rồi cũng sẽ như thế; bởi, nền kinh tế ở hai nước này đã và đang khấm khá hơn trước nhiều. Hậu quả của nền kinh tế phát triển kéo theo việc dân chúng ở nước họ, muốn chọn lựa chuyện nên lập gia đình, nhất là nữ giới, với thế hệ có sinh xuất cao. Đến năm 2050, sẽ có sự chênh lệch khoảng 60 triệu phụ nữ ở độ tuổi dễ lấy chồng nhưng chưa tính, đó là hiện tượng đang xảy đến ở Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đó có nghĩa: phụ nữ hai nước này đang bắt đầu đặt vấn đề về chuyện có nên lấy chồng ngay hay không…”



Khuynh hướng này dĩ nhiên là đang gia tăng với các phụ nữ trí thức và/hoặc độc lập về kinh tế. Lý do dễ thấy nhất là: phụ nữ nay không còn mấy thích truyền thống để người đàn ông khuynh loát quyết định mọi chuyện trong gia đình. Số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động nay đã nhiều hơn. Các người này không còn muốn cảnh ru rú ở nhà chăm lo nội trợ để rồi ngân sách gia đình hoàn toàn tuỳ thuộc vào đồng lương của người đàn ông là gia chủ mà thôi. Nói cách khác, phụ nữ người châu Á nay không còn thích ở nhà làm những việc không tên trong gia đình nữa.



Không riêng gì Trung Quốc, mà tại các nước khác ở châu Á, chuyện “phụ nữ không muốn lập gia đình nữa” có nghĩa là số con cái trong gia đình cũng sẽ giảm sút. Từ đó, lại có thêm vấn đề là đàn ông xứ này sẽ mất dần ảnh hưởng xã hội do không có người để mình cưới và tình phụ tử sẽ biến vào thiên thu. Chuyện đóng vai làm trụ cột gia đình nâng đỡ người già cả/bệnh tật cũng sẽ giảm sút. Cuối cùng, theo quan điểm của tờ The Economist, thì rồi ra chuyện này cũng sẽ là một trong các vấn đề nghiêm trọng không chỉ cho châu Á thôi, mà cho cả thế giới nữa.” (x.Carolyn Moynihan, The Asian marriage in trouble, MercatorNet 24/8/2011)



Đọc tường trình của mấy tờ báo lớn “không nói láo ăn tiền” như thế, chắc hẳn bạn cũng như tôi, ta sẽ khựng lại chừng đôi phút, để khi tỉnh táo, sẽ lại nhớ bài ca “đố ai”, vẫn còn đó câu hát:



“Đố ai biết gió ở đâu,

Gió hay đi vắng lúc nao có nhà.

Đố trăng mấy tuổi trăng già,

để em lên tiếng mặn mà yêu anh…”

(Phạm Duy – bđd)



Hát bấy nhiêu chắc chưa đủ, để diễn tả tình trạng “khá căng” đối với những người xưa nay vẫn cứ bị đố nhăng đố cuội. Đố, cả những câu ca ta từng nghe hát:



“Đố ai tìm được tim ai,

Biết ai nhặt được tim em

Để em ca hát… cho đời nên thơ

Để anh âu yếm, dâng người trong mơ.”

(Phạm Duy – bđd)



Nghe xong câu hát này, hẳn bạn và tôi, ta lại sẽ giật mình mà hỏi rằng, nghệ sĩ già họ Phạm có nghĩ trước những chuyện xảy ra hôm nay ở trời Đông như được cảnh báo không? Chuyện xảy ra, là sao mà “nhặt được tim em”, để “em ca hát, cho đời nên thơ”, được! Bởi rõ ràng, là: chuyện phụ nữ Á Châu nay từ chối không chịu lấy chồng nữa, thì đâu dễ để kết thúc chỉ một bài báo thôi.

Đọc bài báo trên tờ The Economist, chắc hẳn nhiều độc giả cũng thấy ái ngại không ít. Nhất thứ là độc giả gốc người Á Đông vốn có nền văn hoá và văn minh văn hiến rất chính mạch, thường thì không mấy đồng ý. Quan ngại nhiều thì đúng hơn. Quan ngại, là bởi cứ sợ rằng đây là khuynh hướng toàn cầu chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống Âu Tây, do cuộc cách mạng vi tính tạo nên.

Một số người quan ngại, lại cứ cho rằng: quan điểm của người tường trình tình hình ở Đông Á xem ra chưa phản ánh được hết mọi mặt của sự quan ngại hoặc, hiện tượng xảy đến, có khi chỉ một chiều. Có vị độc giả còn nại cớ bảo rằng: không thấy tác giả nói gì về động thái của đàn ông Châu Á. Liệu những người này có phản bác ý kiến của người viết không chứ? Đàn ông Á Đông ở độc thân, có phải vì họ tình nguyện sống như thế hay không? Hoặc, cũng có thể lý do là vì họ cũng chần chừ lâu quá, nên quá thời, chăng?

Không riêng gì châu Á, bà con ở phương Tây nói chung nay cũng chầm chậm không còn hăng say tính chuyện lập gia đình vào hàng tuổi hai mươi như khi trước, vì vẫn muốn để cho xong đại học và có việc làm ổn định đã. Có người lại coi hàng tuổi hai mươi là thời kỳ có tự do bay nhảy; vui chơi cho thỏa thích cho đến khi đứng tuổi, chững chạc mới tính chuyện cam kết với trách nhiệm.

Hiện tượng trì hoãn trưởng thành nay trở nên phổ biến rộng khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ ở châu Á mà thôi. Nhiều nhà xã hội học gọi đó bằng tên “tuổi trưởng thành đành chịu hố”. Cuối cùng thì, hiện nay trên thế giới đang xảy đến hiện tượng thật rõ nét, đó là:Tây cũng như ta, già cũng như trẻ, ai cũng chỉ muốn có nhiều tự do chứ không còn muốn ràng buộc vào các gò bó, o ép dưới hình thức hôn nhân giả đình, như trước nữa.

Là dân con nhà Đạo, chắc cũng có ý kiến hỏi rằng: nhà Đạo mình thì sao? Có hiện tượng nào nổi lên như thế không? Và nếu có, ta làm thế nào để dung hoà?

Hỏi, là hỏi thế chứ ai nào dám có câu trả lời. Chí ít, là đám phó thường dân kiêm giáo dân hạng thứ như bần đạo, thì “biết đâu em trả lời”. Có là bé em như bần đạo nhiều lắm cũng chỉ lạo xạo chạy đến với đấng bậc thân quen mà vấn ý. Đấng bậc bạn bè nghe vấn ý bèn nói nhỏ: vấn gì thì vấn sao không vấn ngay nguồn mạch của ý tưởng chân phương, chân thật rất chân chất là Kinh sách của Đạo. Được lời như cởi tấm lòng, bần đạo nghe thế bèn lấy Phúc Âm ra lần giở trước đèn, gặp ngay câu khuyên rất thật, từ Phaolô thánh nhân, như sau:



“Tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa,

vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ…

Còn anh em, anh em đã chẳng học biết về Đức Kitô như vậy đâu;

nếu anh em đã được nghe nói về Đức Giêsu

và được dạy dỗ theo tinh thần của Người,

đúng như sự thật ở nơi Đức Giêsu.

Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa,

là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối,

anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,

và phải mặc lấy con người mới,

là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa

để thật sự sống công chính và thánh thiện.

(Êp 4: 17-24)



Chẳng giấu gì bạn, gì tôi, bần đạo đây đọc lời khuyên trên suy nghĩ lung lắm bèn tìm đến các truyện kể nhè nhẹ đây đó, để thư giãn bèn tìm ra được một truyện kể, rất nhe, như sau:



“Vào khoảng năm 1982 các giáo sư ra trường từ Đại Học Cao Đẳng Sư Phạm rất nghèo khổ, nên các cô quyết định tìm chồng qua các tiêu chuẩn là: nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ qua Sư Phạm.

Đã vậy, các nàng còn sáng tác và tặng cho một bài thơ độc rằng:

Em chẳng lấy chồng Sư Phạm đâu

Lấy chồng Sư Phạm chẳng bền lâu

Ba năm cao đẳng ho ra máu

Để lại cho em ... lá phổi sầu.

Thiệt là vô cùng ngạo mạn, các chàng giận run người và một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập. Ngài Chủ Tịch ban ra ngay một sắc lệnh tuyển chọn một Trạng Quỳnh để đấu trí với đám con cháu bà Đoàn thị Điểm kia. Và một thiên tài đã xuất hiện đáp trả lại như sau:

Em nên lấy chồng Sư Phạm thôi

Lấy chồng Sư Phạm rất đẹp đôi

Một năm anh nghỉ ba tháng phép

Ấp ủ tình em lúc lẻ loi.

Nghe lời đối đáp như thế này thì thắng lợi hoàn toàn nghiêng về phía các chàng sư phạm rồi còn gì.”

Điện thư viết đến đây bèn “tắt tịt” không thấy lời đối đáp của các cô sư phạm nữa. Chắc là đã hẹn bà con kỳ sau chăng?

Đọc truyện rồi, bần đạo chỉ biết kêu lên: “ôi thôi rồi nồi xôi”, sao bọn trẻ bây giờ nhiều ý kiến thế. Kêu lên rồi, đành tắt đèn, xếp bút nguyện cầu Chúa Chí Ái bổ dưỡng thêm cho vài ba ý tưởng chính xác, để còn đối đầu với chuyện của thời đại để còn đọc nữa chứ.



Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn muốn thiên hạ

làm theo lời khuyên răn

của thánh nhân hiền lành

rất độ lượng.





Suy niệm Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên Năm B 15.01.2012



“'Tuyết xuống phương nào, lạnh lắm không?”

“Mà đây lòng trắng một mùa đông.”

(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương).

Ga 1: 35-42

Tuyết rơi, có rơi xuống mười phương hay tám hướng đi nữa, vẫn cứ lạnh. Tuyết vẫn lạnh, còn hơn cơn bão của “lòng trắng một mùa đông” khi hội lễ Chúa Giáng Hạ vừa mới dứt. Và nay, người người về lại với mùa thường niên để rồi sẽ bước vào mùa Chay tịnh, có trình thuật rất sưởi ấm.

Trình thuật, nay thánh sử ghi về sứ vụ công khai của Đức Giêsu luôn sưởi ấm con người bằng tình thương yêu cứu độ. Trình thuật, thánh sử viết ngay ban đầu về nhận định của thánh Gioan Tẩy giả khi thấy Đức Giêsu đi ngang: “Này là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1: 36). Qua nhận định này, thánh Gioan Tẩy Giả xác nhận vai trò của Chúa trong công trình cứu độ, Chúa Cha gửi. Nhận định ấy, được diễn bày vào tuần tới, ở các bài Tin Mừng do thánh Mác-cô ghi. Thế nên, đây là dịp tốt để người người tìm hiểu ý-lực được thánh Máccô làm nền cho Tân Ước, để ta hiểu.

Với thánh Máccô, Tin Mừng là tin rất mừng gửi đến dân con Chúa sống ở Rôma, ít năm sau ngày Giêrusalem bị đập phá. Đó, là lúc dân Chúa bị thúc ép làm nô lệ đến cùng tột, để rồi cũng chết khổ nhục như Thầy mình. Đó, cũng là lúc dân-Chúa-chọn bị bách hại đủ điều dưới chế độ đầy bạo lực của đế quốc Rôma tàn ác. Nhưng, trình thuật thánh Mác-cô vẫn viết theo chiều hướng tư riêng, sâu sắc không bị ảnh hưởng của những hành xử từ người của đế quốc.

Thánh Mác-cô coi thế giới ta đang sống như một pháp trường đầy sức chiến đấu. Pháp trường này, có đủ sinh lực để chống lại mãnh lực của sự chết, hệt như bi kịch cuộc đời. Thế nên, ngay ở đầu sách Tin Mừng, thánh sử đã vẽ lên cảnh trí Chúa chìm ngập trong mãnh lực của sự chết, khi Ngài dầm mình nơi sông Gio-đăng để nhận thanh tẩy, từ Gioan Tẩy Giả. Và từ đó, Ngài nhận sức sống đầy Thần Khí khi rời sông nước. Thánh nhân lại viết thêm cảnh Chúa bước vào sa mạc, chốn miền của những khô cằn đầy chết chóc không một ai sống sót; nhưng Ngài tồn tại sau 40 ngày, bởi nơi Ngài tràn đầy sự sống. Và, sứ vụ của Ngài thắng vượt sức mạnh của cái chết xảy đến với Ngài cũng như cho chúng ta.

Thánh sử Mác-cô nhận xét cho ta thấy: ngay trong mãnh lực của sự chết vẫn có kẻ “xuất quỷ nhập thần” vẫn kềm chế được. Chính vì thế, phần đầu Tin Mừng, thánh sử kể cho mọi người nghe truyện Chúa tống khứ đám quỷ sứ khỏi người bị ma nhập, nơi đền thờ. Rồi, Chúa lại chữa lành kẻ mắc bệnh phung, một bệnh bị người đời coi như đã chết dần chết mòn. Sau đó, thánh nhân giải thích về sinh lực sự sống nơi Đức Chúa. Đó không là “mãnh lực của tà thần”, nhưng trái lại, chính Ngài đã tống xuất uy lực của sự chết bằng việc chứng tỏ Ngài mạnh hơn chúng. Ngài làm thế, qua việc chữa lành cho người bệnh, khỏi mãnh lực của tà thần mà họ từng bị uy hiếp. Ngài chữa lành bằng sờ chạm đầy xót thương.

Đức Giêsu chứng tỏ cho mọi người thấy tình thương yêu/đùm bọc tiếp cận được mọi người sẽ mạnh mẽ hơn mọi uy lực, dù là uy lực của sự sống hay nỗi chết. Đây, là điểm nhấn mà các Đức Giáo Hoàng từ Đức Phaolô VI đến các vị về sau, vẫn gọi sự kiện này là “văn hoá của thương yêu”.

Kịp đến khi thánh Gioan Tẩy Giả bị vua quan giết chết, thánh Mác-cô lại kể cho người đọc Tin Mừng biết những ám muội do sức mạnh của tà thần/sự chết tập hợp và trực chỉ vào chính Chúa. Ngài thân hành đi Giêrusalem để giáp mặt với chúng. Giáp mặt không theo kiểu của giác đấu có người thắng, kẻ thua. Ở tình huống này, Ngài tuyên bố Ngài đến không phải để toàn thắng mọi chuyện nhưng là để “phục vụ”, tức cho đi trọn vẹn con người của Ngài như một bảo đảm cho tất cả những ai bị sức mạnh của tà thần sự chết ám hại.

Ngài đã cho đi chính mình Ngài, cho mọi người, không để sử dụng theo cung cách khuynh loát, thống trị mà như món quà dịu hiền để giải thoát con người khỏi mọi loại hình quyền lực. Cách duy nhất giúp Ngài thực hiện điều ấy là bằng cách tự thăng hoá tình thương yêu đối với những người bị hãm hại. Bằng vào con đường sống đem đến cho Ngài vì mục đích cao cả ấy. Thánh Máccô cho thấy Đức Giêsu luôn chọn lập trường chống lại quyền hành và ưu đãi để Ngài có thể làm được thế. Thánh sử còn cho biết: ngay đến môn đồ Ngài cũng hiểu sai hoặc không nhìn thấy mục tiêu Ngài đi tới.

Thánh Máccô nhìn về Hội thánh như thánh hội hành xử khác với đồ đệ của Chúa. Nhưng, ngay sau khi Chúa sống lại, Hội thánh biết dấn bước theo bước đường Ngài đi ngõ hầu làm sống lên sức sống đã được Thần Khí Chúa hỗ trợ bằng mọi ân lộc của ngày lễ Ngũ Tuần.

Với thánh Mác-cô, điểm đặc trưng nơi Đức Giêsu là tính nhân hiền, hiện thực. Đức Giêsu ở Tin Mừng thánh Mác-cô là Đấng sống trong cảnh dậy sóng, rất phong ba. Ngài không như người Galilê nhàn nhã, với tướng tá/lãnh tụ. Ngài cũng chẳng có nét vẻ anh hùng La Mã, Hy Lạp hay Do thái. Ngài chỉ trải rộng cho người sống chung quanh sự kinh ngạc, hoảng hốt đến độ khao khát sự cao cả. Với họ, lời Ngài rất phức tạp, khó hiểu. Toàn ý tưởng làm đồ đệ rối trí. Ai thích chuyện nổ dòn hoặc nệ cổ đều không ưa kiểu Ngài giảng dạy. Họ chỉ muốn Ngài toàn thắng quan chức đô hộ, lộng hành bằng tính quả cảm dám ăn dám nói trước mãnh lực của sự dữ. Nhưng ở nơi Ngài là Đấng duy-thực-tiễn cao cả chưa từng thấy. Dám trực-diện sự chết. Cung cách của Ngài hiền từ, êm dịu hơn mọi người. Nơi Ngài, mọi người thấy phát tiết ra sự hiền dịu trỗi dậy từ sự chết.

Với Tin Mừng thánh Mác-cô, người đọc không thấy nói việc Chúa sinh ra. Nhưng, tác giả đi thẳng vào việc gặp gỡ Đức Kitô trưởng thành dính dự vào những vấn đề của đời Ngài. Ngài giữ kín lý lịch. Ngài chẳng muốn làm phép lạ để tỏ ra là mình cao cả. Nhưng Ngài liều lĩnh đưa mạng sống mình ra để giải thoát sự sống rất hiền dịu là Nước Trời cho mọi người. Dù có bị hành hình đến nỗi chết, Ngài vẫn hiên ngang tiến tới. Ngài không có uy lực trên mọi người, nhưng lại có “quyền lực” trên mọi sức mạnh phi nhân bản chỉ muốn kềm chế con người.

Sống như thế, Đức Giêsu chừng như thách thức các nhóm người Do thái đã vững chãi vào thời Ngài. Thế nên, họ đáp trả bằng việc ly cách Ngài khỏi dân và cuối cùng bằng cái chết rất khổ nhục. Tin Mừng của thánh Máccô viết về Chúa là viết về thân phận của Đức Giêsu đặt trong tay của những con người không niềm tin.

Cuối cùng, Ngài chết trong bóng tối . Và lúc ấy, không có dấu hiệu của sự trỗi dậy và các phụ nữ đành bỏ về trong lặng thinh. Nhưng, Đấng Dịu Hiền đã trổi dậy, về với Galilê để tiếp tục làm sạch nhân trần khỏi uy lực bạo tàn của sự chết. Với thánh Máccô, sống lại không phải là kết hậu cho truyện kể rất sầu buồn mà đó mới chỉ là khởi đầu của truyện kể mới. Của một hiện hữu mới đem đến với Chúa, với đồ đệ và với người đọc Tin Mừng, do thánh nhân viết. Vào cuối trang Tin Mừng, thánh Máccô nói các phụ nữ bỏ chạy vì hãi sợ. Lời thánh nhân viết như thể nói với người đọc rằng: hãy cứ từ từ rồi xem sao. Vâng, có thể là, câu trả lời của thánh Máccô là: sao quý vị lại cứ nghĩ là chính tôi phải viết những đoạn kế tiếp? Và, chính quý vị mới là người lãnh trách nhiệm tiếp tục viết Tin Mừng chứ!

Nơi thánh Máccô, quả có sự hiện thực bất thường, trên thực tế. Bất thường thứ nhất là ở điểm: thánh nhân đề nghị chúng ta hãy nên lĩnh hội khá nhiều thực tế, rất như thế. Thánh Mác-cô trình và thuật cho ta thấy Đức Giêsu có thể đảm nhận trọng trách ấy. Bất thường thứ hai là, nơi thánh Mác-cô lại có sự hiền dịu rất lạ lùng. Trong khi đa số con dân Chúa chỉ có rất ít tính hiền dịu như thế. Phần đông chúng ta đều nhìn thấy được sự hiền dịu ở nơi nào sự hiện thực đang nhạt phai. Thánh Mác-cô còn cho thấy nơi Đức Giêsu, sự hiền dịu đã lên đến cực điểm ngay giữa hiện thực. Đó là nghịch thường của Tin Mừngdo thánh nhân viết. Chính đó vừa là sự chết và sống lại hiện hữu cùng một lượt.

Phụng vụ năm nay còn trưng dẫn nhiều chương đoạn của Tin Mừng thánh Máccô viết. Và, người đọc cũng còn học được nhiều điều về cuộc sống. Về, sự sống có nỗi chết . Về sự sống ngay chính giữa nỗi chết. Có người quan niệm: Mùa Chay năm nay sẽ bắt đầu hơi sớm. Nhưng nếu đọc kỷ Tin Mừng thánh Máccô viết, ta sẽ còn thấy rõ, theo chừng mực nào đó, mùa chay tịnh đã bắt đầu từ lâu rồi. Bắt đầu từ khi cuộc sống mới chớm, nơi ta.

Trong tâm tình nhận ra mùa chay trong đời người, cũng nên ngâm lên lời thơ trên để vui sống:



“Tương tư nổi đuốc thâu canh đợi

Thoảng gió ..trà mi động mấy bông..”

(Vũ Hoàng Chương – Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai?)



Có nổi đuốc thâu canh đợi mấy đi nữa, cũng chẳng thấy rõ Mùa Chay đời người đã có đó nơi con người. Bởi, sự sống của mỗi người đều đính kèm mãnh lực của sự chết, rất dễ biết. Biết rõ khi nhận thức được sự hiền dịu của Đức Chúa, nơi hiện thực ở đời người.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá phỏng dịch.
 
Hiển Linh Giữa Đời Thường
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:54 05/01/2012
Hiển Linh Giữa Đời Thường

Sự kiện “Hiển Linh” có một ý nghĩa quan trọng đối với nhân loại hôm nay. Mừng lễ Hiển Linh, chúng ta được mời gọi tiếp bước các “hiền sỹ” xưa trên hành trình nhận diện và sống hồng ân cứu độ.

1. Lời mời gọi lên đường

Khi nhận thấy ánh sáng của “sao lạ”, như một động lực vô hình thúc đẩy, các nhà “chiêm tinh” đã lập tức lên đường. Với các ông, đây là một hành trình kỳ vị, không đơn thuần là chuyến chinh phục cho một khám phá trong lĩnh vực thiên văn; mà hơn thế nữa, đây là một sự đáp trả trước lời mời gọi của chính Đấng là Sự Sáng không bao giờ tàn lụi: “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2, 2b).

Nhân loại hôm nay cũng đang được Thiên Chúa mời gọi lên đường để tái khám phá các giá trị của đời sống tâm linh. Ở đó mỗi người mới có thể tìm gặp chính cội nguồn hạnh phúc mà bấy lâu họ vẫn kiếm tìm. Vấn đề là chúng ta có thái độ nào trước lời mời gọi ấy.

Phải chăng chúng ta vẫn cố thủ trong thực tại cuộc sống vật chất đang bị vây bọc bởi thế giới ảo của “ông thần” khoa học – công nghệ hiện đại. Sẽ là sai lầm nếu ai trong chúng ta vẫn coi nó là mục đích của đời mình. Để có thể dấn bước trên con đường do chính Ngôi Hai Nhập Thể đã mở ra, chúng ta cần sáng suốt nhận diện những hạn chế của nền văn minh hiện đại, từ đó biết hướng tâm lên Đấng Tuyệt Đối và thực thi thánh ý Ngài trong đời sống thường ngày.

2. Đối diện với thử thách

Cuộc viễn chinh theo ánh sao lạ cho thấy tinh thần quả cảm, dám đối diện với thử thách của các nhà “đạo sỹ”. Đây chính là thử thách của niềm tin. Chính bản lĩnh và niềm tin vào lời đã được ghi trong sách xưa, họ đã vượt qua những dao động, nghi ngờ và cả những đe doạ trên hành trình tìm gặp Hài Nhi Giêsu.

Hôm nay, chúng ta cũng đang phải đối diện với bao thử thách trong hành trình đức tin. Có nhiều thứ “ánh sáng” giả tạo đang lôi kéo làm ta lung lạc và có nguy cơ mất đức tin. Đó là “ánh sáng” của tiền tài, danh vọng, học thuyết, thông tin bóp méo sự thật…, và cả bạo lực đang đe doạ tiêu diệt đức tin của chúng ta.

Với niềm xác tín vào chính Đấng đã kêu mời và không ngừng đồng hành cùng nhân loại, mỗi người chúng ta hãy đặt niềm tin nơi Ngài, và nhờ Ngài nâng đỡ, tiếp sức cho ta vượt qua những “cửa ải Hêrôđê” đầy rẫy trong cuộc sống. Đồng thời, chúng ta biết can đảm và nỗ lực vượt qua những cạm bẫy của vật chất, các luồng tư tưởng, và cả những nghi ngờ hàm ẩn trong ta.

3. Gặp Chúa qua những dấu chỉ

Giữa trăm ngàn thử thách của đời sống, nhất là trong hành trình đức tin, Thiên Chúa vẫn mời gọi ta gặp gỡ Ngài qua những dấu chỉ. Nguồn sáng dẫn lối đưa đường cho chúng ta hôm nay không còn là thứ ánh sáng đến từ một vì sao tít mờ xa xăm. “Ánh sáng” này được phát xuất từ những mối tương quan nhân vị và các sự kiện trong đời sống thường nhật của chúng ta. Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần và làm một con người thực giữa nhân loại; Ngài muốn chúng ta nhận ra Ngài từ những con người là chính đối tượng được Ngài cứu độ. Đó phải là một quá trình sống tương giao liên đới theo Đức ái Kitô giáo của mỗi chúng ta.

Ta có thể nhận ra quyền năng vô biên của Thiên Chúa trước những thất bại và bất lực của nền khoa học hiện đại. Ta có thể nhìn nhận sức mạnh của Tình Yêu theo Tin Mừng mới có thể cảm hoá và giải trừ những căng thẳng, xung đột do chính trị, sắc tộc hiện nay. Ta có thể nghe được tiếng gào khóc, kêu cứu của những “Hài Nhi Giêsu” trước bất công, gian dối, bạo lực…

Như các “hiền sỹ” xưa, chúng ta biết nhận ra Chúa qua những dấu chỉ của cuộc sống và nơi những người xung quanh. Một khi đã nhận ra, chúng ta cần sẵn sàng trao ban bằng chính cuộc sống của mình.

“Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương, và mộc dược mà dâng tiến” (Mt 2, 11).

Nhân loại hôm nay cần thật nhiều tấm lòng vàng để trao tặng những nghĩa cử đẹp, để xoa dịu nỗi đau, và để vực dậy biết bao kiếp đời là hiện thân của Hài Nhi Giêsu. Chúng ta cần một thái độ khiêm tốn phục để “dâng tiến” cho đời con tim yêu thương của chính Đấng đã vì yêu mà đến tìm gặp và cứu độ chúng ta. Đây chính là cuộc Hiển Linh ý nghĩa và kỳ diệu nhất.

J.B. Nguyễn Quốc Tuấn

 
Theo bước Ba Vua
Trầm Thiên Thu
15:08 05/01/2012
Ba Vua tìm Chúa giáng trần
Đường xa cách trở không ngần ngại chi
Dù mưu ác Hê-rô-đê
Cũng không cản bước Ba Vua lên đường
Có ngôi sao sáng vô thường
Đưa lối dẫn đường chẳng sợ lạc đâu
Đến nơi hang đá thẳm sâu
Lòng đầy thành tín mến yêu bước vào
Ô kìa Con Chúa chí cao
Nằm bên Cha Mẹ đáng yêu quá chừng
Đây vàng, mộc dược, nhũ hương
Ba Vua dâng tiến, cõi lòng hân hoan

Riêng con chẳng có chi hơn
Niềm tin-cậy-mến dẫu còn mong manh
Nhưng con tha thiết chân thành
Dâng lên Chúa cả tâm tình con đây
Nguyện xin Thiên Chúa Ngôi Hai
Ra tay tế độ chuỗi-ngày-tháng-con
Vì đường đời lắm gian truân
Làm sao sống nếu thiếu Ơn Chúa Trời
Như Ba Vua vẫn tìm hoài
Mong được gặp Ngài, hạnh phúc đời con.
 
Lương Tâm Thời @
Jos. Thanh Phong.
21:05 05/01/2012
LƯƠNG TÂM THỜI @

Lương tâm là tiếng nói trong tâm hồn. Đó là một khái niệm căn bản. Thiết tưởng, để đào sâu hơn, cũng nên chăng tìm hiểu ý nghĩa của hai tiếng “lương tâm”.

I. Định nghĩa

Hán Việt Từ Ðiển của ông Nguyễn văn Khôn, định nghĩa LƯƠNG TÂM là “lòng thiện mà người ta sẵn có” (tr. 567).

Lm. Phan Tấn Thành, O.P. thì cho rằng : “Con người cần phải dựa theo một tiêu chuẩn để phân biệt điều gì là tốt, điều gì là xấu. Người ta thường đặt tên cho tiêu chuẩn đó là “lương tâm” (Đời sống tâm linh, Phan Tấn Thành, OP. tr. 150).

Gm. P. Nguyễn Thái Hợp, O.P. không đưa ra một định nghĩa cụ thể về lương tâm, nhưng khái quát hóa : “Lương tâm đóng vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức của con người”. (Gm. P. Nguyễn Thái Hợp, OP., Đạo Đức Học, tr. 132).

Đức Hồng y Newman : “Lương tâm là một luật của tâm trí ta, nhưng lại vượt quá tâm trí, nó ra lệnh và nói cho ta biết đâu là trách nhiệm và bổn phận của ta, những gì ta nên sợ và nên hy vọng. Nó là sứ giả để nói với chúng ta qua tấm màn, trong thế giới của tự nhiên cũng như trong thế giới ân sủng...” (sđd, tr. 139)

Hội thánh Công giáo đã đưa ra nhiều định nghĩa về lương tâm, mỗi định nghĩa trình bày một khía cạnh của lương tâm như sau :

* “Lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người; nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ." (HCMV số 16).

* “Lương tâm là một phán quyết của lý trí; nhờ đó, con người nhận biết một hành vi cụ thể mình định làm, đang làm hay đã làm, là tốt hay xấu. Trong lời nói và hành động, con người phải trung thành tuân theo điều mình biết là chính đáng và ngay lành. Nhờ phán quyết của lương tâm, con người ý thức và nhận ra những quy định của luật Thiên Chúa.” (GLCG số 1778).

* “Lương tâm là một lề luật của tinh thần con người, nhưng vượt trên con người. Lương tâm ra lệnh, nêu lên trách nhiệm và bổn phận, điều chúng ta phải sợ và điều có thể hy vọng…” (GLCG số 1778).

* “Lương tâm là sứ giả của Đấng nói với chúng ta sau một bức màn, dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta, trong thế giới tự nhiên cũng như trong thế giới ân sủng.” (GLCG số 1778). (Định nghĩa lương tâm Hội thánh Công giáo trích lại của Lm. Giuse Hoàng Kim Đại, Lương tâm con người).

Tóm lại, lương tâm là tiếng nói vô hình của Thiên Chúa trong tâm hồn con người, thúc giục con người hãy yêu mến và làm điều thiện, tránh xa điều ác.

II. Nghe tiếng lương tâm

1. Lương tâm chai lì và sai lệch

Thế kỷ XXI được mệnh danh là thế kỷ của tri thức. Khoa học phát triển. Công nghệ kỹ thuật số lên ngôi. Con người thủ đắc những thành tựu khoa học đem lại cùng với muôn hình vạn trạng của nó. Nhờ khoa học, con người có thể lên tới tầng mây xanh để khám phá những hành tinh cách trái đất hàng nghìn năm ánh sáng; hay đào xuống lớp đất tiền sử để khai quật cổ vật cách đây mấy trăm triệu năm. Tuyệt quá!

Nhưng, khi nói đến “lương tâm” lại là điều gì “xa xỉ” hay đúng hơn là xa lạ với con người thời nay. Lạ hơn nữa, có lẽ tôi không bi quan, con người ngày nay ít muốn nghe tiếng nói của lương tâm chân chính, nhưng lại quả quyết tôi hành động và sống theo lương tâm của tôi. Đáng sợ!

Chuyện Lê Văn Luyện, xông vào tiệm vàng Ngọc Bích tại tỉnh Bắc Giang, dùng hung khí giết chết cả gia đình, vơ vét vàng bạc tẩu thoát. Phi tang hiện vật, phủi tay coi như không vấy máu. Khi bị bắt, Văn Luyện có thái độ thản nhiên, vô sự, không một chút tỏ ra ăn năn hối lỗi. Lương tâm như đã chết!

Vụ án Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trường PTTH Việt Lâm và ông chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô mua dâm học sinh nữ ngày nào, nổ ra cả đại chúng biết, đã làm hoen ố cho cả một thế hệ. Vậy mà tòa án nhân dân tỉnh còn có dự định “xử kín” (!). Một cách nào đó, sai lầm và tội lỗi vẫn bị lấp liếm che đậy. Có khi là cá nhân, có khi là tập thể. Nhưng làm sao có thể bao che và lấp liếm hòng thoát khỏi vòng lao lý của tòa án lương tâm.

Thiệt mạng, tử trận, chết trong khi làm nhiệm vụ, từ ngữ này vốn chỉ xuất hiện và được dùng trong ngành trinh sát công an, quân đội, chiến trường. Đau buồn thay, giờ đây, những từ ngữ này lại thấy xuất hiện ngay cả trong một nghề được cho là cao quý – nghề giáo. Chỉ vì bị điểm thấp, kết quả học tập kém, thầy giáo nhắc nhở. Vậy mà học trò không ngần ngại rút dao đâm chết thầy tang thương. (xc. Thu Trang, Giáo dục, trò giết thầy vì bị điểm thấp).

Vì giữ uy tín, thanh danh của bản thân, của dòng tộc, của sự nghiệp mà cha mẹ lầm lỡ đã giết chết thai nhi ngay trong dạ mẹ. Người ta ước tính trên thế giới, cứ 6 giây lại có một thai nhi bị giết. Chúng ta sống trong một xã hội được cho là văn minh tân tiến nhất của các thời đại, nhưng tội ác, phá thai, giết người được xem như là chuyện bình thường (!) Khủng khiếp quá! Lương tâm đâu rồi, lương tri có còn không?

Lịch sử nhân loại vẫn đầy dẫy những kẻ giết người không biết gớm tay. Vẫn đầy dẫy những kẻ đàn áp bóc lột vô nhân tính. Cường quyền và bạo lực vẫn bóp họng và trấn át tiếng nói “ngôn sứ” của người công chính. Vẫn đầy dẫy những kẻ sống phè phỡn trong lạc thú và trên xương máu của dân nghèo… Cũng chỉ vì tranh giành được-thua, vì lợi lộc thấp hèn, vì tham vọng ích kỷ của lòng mình, để rồi trong phút chốc đã để cho dục vọng, quyền lực say men khát máu biến thành lưỡi gươm hạ sát tấm thân mỏng dòn, yếu ướt, vô tội là dân lành. Vẫn còn và còn nhiều lắm những bất công, tang thương, tội ác khi vắng bóng tiếng nói lương tâm ngay chính hay có lương tâm đấy nhưng đó là thứ lương tâm sai lệch, chai lì và bị bóp nghẹt.

Đàn áp, chém giết, tranh giành quyền lực để được gì ? “Có cuộc chiến nào mà không là một nỗi buồn, có cuộc chém giết nào làm cho con người được vui? Có hạ sát được một kẻ thù, có tiêu diệt được một kẻ bất nhân, mãi mãi một con người bình thường sẽ không xem đó là một thành tích, mà chỉ là một kỷ niệm buồn trong cuộc đời mà thôi.” (Sách truyện tử tế); huống chi ở đây, hạ sát, tiêu diệt một con người vô tội, ngay chính hay giết chết một thai nhi mà không có khả năng để kháng cự và tự vệ , thì không phải là một tội ác ghê gớm đó sao?

Chúng ta có thể đeo mặt nạ với cuộc đời. Có thể bưng bít, che đậy, lẩn tránh những tội ác, lỗi lầm mình gây ra bằng nhiều cách, hòng thoát khỏi sự dòm ngó, nhỏ to, tai tiếng, phê phán, lên án, xét xử của con người và pháp luật, nhưng không ai và KHÔNG MỘT AI có thể lẩn tránh được toà án lương tâm.

Phẩm giá cao quý nhất của con người là sống cho ra người, dẫu có trăm nghìn tội lỗi, nhưng còn biết lắng nghe sự xét xử của lương tâm mà quay trở về sống với đời sống lương thiện, thì đó vẫn là nét cao cả của con người, và “LÀ NGƯỜI”.

2. Lương tâm thức tỉnh và ngay chính

Ngồi đối diện với tòa án lương tâm, làm sao tránh khỏi sự ray rứt, dằn vặt về những sai trái do mình gây ra.

Ngẫm tưởng kẻ sát nhân khét tiếng sẽ mãi mãi sống trong vòng tội ác như chẳng có ngày quay trở lại đời sống hoàn lương, thế nhưng, điều kỳ diệu nơi kẻ sát thủ giết ngươi không gớm tay - Đào Xuân Thu, vốn có trong mình hạt than nhỏ ngậm lửa ý thức của lương tâm đã bùng cháy, để buộc anh phải ra đầu thú sau 17 năm lẩn trốn thành công trong mạng lưới pháp luật. Nếu không có tiếng nói của tòa án lương tâm, nếu không còn đốm lửa dù nhỏ bé của lương tri thức tỉnh, hẳn anh vẫn tiếp tục đời sống của kẻ sát nhân không tanh máu cùng với bao tội ác toan tính và dự định xảy ra bất cứ lúc nào. Cúi đầu thú tội, ăn năn sám hối các lầm lỗi của mình, từ bỏ con đường tà mà quay về nẻo chính đường ngay, hẳn Xuân Thu là con người cao cả, đáng nêu gương, nhiều người cho anh là một bậc quân tử.

Không đành lòng nhìn bạn chết đuối mà không cứu. Chuyện ở tỉnh Phú Yên có một nhóm học sinh gồm 6 em đi thăm thầy cô nhân ngày nhà giáo 20 tháng 11. Ba bạn nữ đã ra suối Bà Phấn thuộc xã Xuân Quang 2 chụp hình lưu niệm. Trong lúc loay hoay chụp hình, cả 3 bị trượt chân rớt xuống suối và bị nước cuốn ra sông Kỳ Lộ. Ba bạn nam nghe tiếng kêu cứu liền nhảy xuống cứu vớt. Nhưng khi đưa được 3 bạn nữ vào bờ, 3 bạn nam đuối sức và bị nước cuốn đi chết. (xc. Dân trí, Văn Nhân, cứu bạn dưới suối, 3 học sinh nam chết đuối).

Bất chấp mạng sống, không sợ liên lụy, sẵn sàng lao mình xả thân hy sinh cho người khác là một hành động cao thượng và là nghĩa cử đáng tôn vinh. Nhưng cao thượng không kém, khi con người dám nhìn nhận tội lỗi của mình và để tiếng nói của lương tâm làm chủ.

Cả một đời sống với vợ con, nhưng anh D. luôn hành hạ và làm nhục vợ. Có lúc chị T. buồn chán, đau khổ, chị muốn đập đổ hôn nhân và ngay cả mạng sống, nhưng vì còn một chút tình le lói, còn đứa con thơ dại và nhất là chị nhớ lại lời giao ước hôm nào. “Em Maria T., nhận anh Giuse D. làm chồng và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh. Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Khi đau yếu cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em.” Trong hơi thở cuối cùng, anh D. đã thì thào xin lỗi vợ vì những đau khổ và tội ác gây ra. Những lời của kẻ sắp chia ly vĩnh biệt cõi trần thì thảng thốt, chân thành và thật. Chị tin như thế và sẵn lòng tha thứ cho anh D. Tha thứ để cho người hấp hối được an lòng nhắm mắt ra đi về bên kia thế giới, còn kẻ ở lại không bị lương tâm áy náy, giày vò.

Những phạm nhân tử tù trước khi bị hành quyết được nói những lời trăn trối cuối cùng trong nghẹn ngào và nước mắt khiến lòng người không khỏi bùi ngùi suy nghĩ: “Con là đứa con mất dạy, bất hiếu. Con phạm tội thì con phải chịu tội. Con đáng bị hình phạt này. Con sẽ chết trong vài giây phút nữa. Con van xin cha mẹ và mọi người hãy tha thứ cho con.” Biết nói gì trong giây phút này. Đôi bên nước mắt như mưa! Những giọt nước mắt sám hối cuối cùng của kẻ phải chết hòa trộn cùng những giọt nước mắt buồn thương của người ở lại, sao mà đăng đắng, tái tê! Lời sám hối và những giọt nước mắt ân hận là việc làm cuối cùng có ích những mong để nhẹ bớt tội lỗi mà họ đã mắc phải khi sống ở trần gian. Tôi tin rằng, những tử tù ấy sẽ thanh thản hơn, bớt bị giày vò day dứt trong tâm hồn bởi những ám ảnh quá khứ xấu xa, tội lỗi cho dù họ có phải đi tiếp “chuyến đò về bên kia thế giới”. Mỗi người đều có một “chuyến tàu định mệnh”, đừng để lỡ hẹn, đừng trễ bước. Chuyến tàu đến mà lòng còn ngổn ngang, tội lỗi tràn ngập thì thật là một điều tiếc nuối muộn màng.

Chắc hẳn còn nhiều lắm những hình ảnh và nghĩa cử cao đẹp để giúp chúng ta suy nghĩ về tội lỗi và những hành động của chính mình vô tình hay hữu ý gây ra cho người khác. Ai mà chẳng có tội. Tội lỗi làm cho con người mất bình an, tự khước từ ân sủng của Chúa và cắt đứt mối giây yêu thương với tha nhân. Nhưng biết nhìn ra những sai phạm và thú nhận tội lỗi của mình lại là một hành động cao đẹp giúp con người trở nên đáng quý.

Một Phêrô chối Chúa. Khước từ tất cả những gì thuộc về Thầy mà mình hằng gắn bó làm chứng, tuyên xưng. Tội to lắm! Nhưng Chúa đã thức tỉnh lương tâm của Phêrô bằng tiếng gà gáy và ánh mắt nhân từ tha thứ. Phêrô hối lỗi. Những giọt nước mắt ân hận, những giọt nước mắt sám hối. “Ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết.” (Lc 22, 62; Mt 26, 75; Mc 14, 72; Ga 18, 27).

Một Saolô ngạo nghễ, cứng lòng, bách chiến bách thắng trong việc giết hại người kitô hữu. Nhờ cú ngã ngựa, ông thức tỉnh lương tri, đổi mới cuộc đời, trở thành Tông đồ Phaolô dân ngoại. Ngài có kinh nghiệm về tình yêu và lòng thương xót nhân từ tha thứ của Đấng đã quật ngã ông khỏi lưng ngựa, để ông mang tình yêu và lòng nhân từ của Chúa đến cho tha nhân. (xc. Cv 9, 3-19).

Một vua Đavít tội lỗi tày đình. Ngoại tình với nàng Bát Seva, cướp vợ tể tướng Urigia, giết luôn tể tưởng để bịt đầu mối. Tội lỗi ông đâu giấu nổi tòa án lương tâm qua việc tiên tri Nathan đến thức tỉnh. Ông nhận ra tội lỗi và ăn năn sám hối. “Tôi đã đắc tội với Đức Chúa” (2 Sm 12, 13). Và Ông đã kêu lên:

“Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,

Mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm.

Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,

Tội lỗi con xin Ngài thanh tảy.

Vâng, con biết tội mình đã phạm,

Lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.

Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,

Dám làm điều dữ trái mắt Ngài.” (Tv 51, 3-6).

Một phụ nữ tội lỗi được nói đến trong Phúc âm. Chắc hẳn đời chị “đen tối lắm”. Tin mừng khẳng định rõ chị là loại người nào. “Nếu quả thật ông này là Ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!” (Lc 7, 39). Đúng rồi, chị là một người tội lỗi. Nhưng nhờ lương tâm thức tỉnh, chị đã biểu lộ tâm tình sám hối ăn năn. Chị minh thị không chỉ bằng tâm hồn sám hối mà còn bằng nghĩa cử tình yêu cao đẹp: rửa chân Chúa bằng nước mắt và dùng tóc lau chân Chúa và sức dầu thơm cho Chúa. (Lc 7, 38).

Câu nói: “Chẳng có vị thánh nào mà không có quá khứ; không một tội nhân nào mà không có tương lai.”, thật đúng lắm. Suốt một đời lầm lỗi, sống trong tội, nhưng đến một lúc nào đó hay trong giây phút cuối đời được lương tâm mách bảo mà tỏ lòng sám hối cũng đủ để trở thành một con người cao cả, một bậc quân tử, một vị thánh. Hình ảnh hai tên trộm cướp cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu thật trái ngược. Tên trộm bị treo bên tả Chúa là tên trộm dữ, vì đã không tiếc lời sỉ vả, khiêu khích, nhục mạ Chúa. “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” (Lc 23, 39). Tên trộm bên hữu Chúa là tên trộm lành, vì đã nhận ra tội lỗi của mình và khiêm tốn kêu cầu lòng thương xót của Chúa: “Ông Giêsu ơi, khi nào vào nước của Ông, xin nhớ đến tôi cùng.” (Lc 23, 42). Và Chúa Giêsu đáp lại: “Ngay hôm nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng.” (sđd, 43).

Chúa lên án tội và xoa trừ tội lỗi nhưng không loại trừ tội nhân. Bằng chứng lời hứa của Chúa Giêsu với tên trộm lành là một minh thị về tình thương và sự tha thứ của Ngài dành cho những kẻ tội lỗi, những kẻ bị đẩy ra bên lề xã hội. Họ được cứu thoát không phải vì họ là người tội lỗi, mà là vì họ biết nhận ra mình là người có tội. Một Phêrô trối Chúa, một Phaolô bách hại đạo Chúa, một Đavít ngoại tình, hung thủ giết người bịt đầu mối, một tên gian phi, một thu thuế Matthêu, một phụ nữ tội lỗi, những cô gái điếm… tất cả đều có chỗ đứng trong trái tim yêu thương của Chúa.

Chúng ta thường hay có định kiến, dựng lên hàng rào sắt và xây bức tường ngăn cách hòng khóa chặt cuộc đời con người lầm lỗi vào chính tội lỗi của họ, trong khi đó, chúng ta lại không biết mở ra cánh cửa tình yêu để cho họ một lối thoát, một con đường sống. Đức Giêsu của chúng ta thì khác lắm. Ngài đón nhận tâm hồn sám hối, đánh thức lương tri nơi họ, chờ đợi họ quay về và ôm vào lòng thương vô biên của Chúa. Ngài đặt vào trong tâm hồn con người tiếng nói lương tâm, một món quà quý giá hầu giúp những con người lạc lối biết tìm về với Ngài.

Biết nhìn nhận mình tội lỗi, biết cúi đầu sám hối ăn năn, biết để cho tòa án lương tâm xét xử và thống trị, đó là vẻ đẹp cao quý nhất của lòng người. Đừng ngủ mê trong lạc thú. Đừng để vỏ bọc vinh quang lợi lộc trần thế bóp nghẹt tiếng nói lương tâm. Hãy đánh thức lòng sám hối. Hãy đặt nó lên bàn thờ, nhờ đó giá trị nhân phẩm được lớn lên mà dân tộc cũng được hưởng nhờ, nhất là những ai được đặt làm người coi sóc dạy dỗ người khác, những người lãnh đạo dân chúng, những người cầm quyền trị nước. Mong thay!

Trước mặt chúng ta là một bầu trời của nền văn minh rực rỡ, sang chói. Không ai phủ nhận những thành quả của ngành khoa học kỹ thuật công nghệ đem lại cho con người. Nhưng, lẽ ra, nền khoa học ấy phải giúp con người thăng hoa, nhưng đằng này, lắm khi lại tha hóa. Những tội lỗi, hận thù, khủng bố, đàn áp, bóc lột, đâm chém, giết chóc, gian dối, lường gạt tràn ngập khắp nơi. Khoa học phát triển thế nào mà cổ vũ cho việc phá thai, giết người ngay khi còn trong trứng nước. Nền công nghệ kỹ thuật tân tiến đến đâu mà con đâm cha vì vài thước đất, trò chém thầy chỉ vì điểm thấp, vợ tẩm xăng đốt chồng, trẻ vị thành niên lấy dao chọc tiết heo đâm người cướp của. Đời sống văn mình thế nào mà phạm nhân ngày càng nhiều, nhà tù có thể mọc ngay trên đường phố. Nhiều phát minh sáng chế con người phải giật mình khâm phục, vậy mà sao bất công, đàn áp, bóc lột nhan nhản như ruồi bay giữa ban ngày mà không ai buồn khám phá? Văn minh ở đâu, tân tiến thế nào, phát minh ra sao mà người đói rách bần cùng không đủ miếng cơm manh áo, trong khi kẻ giàu có, quyền cao chức trọng cứ phè phỡn sống trong lạc thú, sống trên xương máu của đồng bào? Tiếng nói của lương tâm ở đâu, công bình và chân lý biến đâu hết rồi?

Một điều không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay là luân thường đạo lý ít được coi trọng. Những giá trị đạo đức bị đảo lộn. Chủ nghĩa thuần túy duy vật chi phối và cai trị. Thêm vào đó là đề cao chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hưởng thụ, hưởng thụ tới mức có thể. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói tội lớn nhất hiện nay của nhân loại là con người đang đánh mất dần cảm thức về tội lỗi và để tiếng nói lương tâm bị đè bẹp. Như thế xã hội làm sao yên ổn, gia đình làm sao hạnh phúc. Người sống trong chân lý luôn có sự bình an trong tâm hồn, qua những hướng dẫn của Chúa Thánh Thần nói trong lương tâm. Nếu chiều theo dục vọng, con người sẽ trở nên xào xáo, bất an. Đời không bình an tìm đâu ra hạnh phúc. Cuối cùng cuộc đời ấy dẫn đến vong thân và mất Ơn Thánh mãi mãi, bởi họ đã không để cho chân lý là tiếng nói Lương Tâm biến đổi mình.

Như vậy, nền khoa học công nghệ tân tiến không phải không có vấn đề.

Hỡi thời đại @, hãy để cho lương tâm đánh thức lòng sám hối!

VI. Tạm kết

Những điều đưa ra ở trên như một nhận định, đúng hơn là dịp để cho lương tâm lên tiếng, chứ con người không có quyền phán xét về ai. Nói gì thì nói, chúng ta phải tôn trọng lương tâm của mỗi người. Mỗi người có nghĩa vụ phải truy tìm sự thật theo khả năng của mình và trao đổi học hỏi với người khác, cũng như có trách nhiệm phải uốn nắn phán đoán và hành động của mình để phù hợp với sự thật mà mình đã biết.

Xin được mượn lời của Lm. Phan Tấn Thành để thay cho lời kết:

“Chúng ta cần hành động theo lương tâm và lương tâm cần được điều khiển theo sự thật. Đây là công tác đào tạo không bao giờ ngừng: chúng ta có bổn phận truy tìm sự thật, cách riêng để biết điều gì là tốt và điều gì là xấu. Sự phân định này không dễ dàng khi phải đối diện với biết bao tình huống phức tạp mỗi ngày. Tiếc rằng nhiều lần chúng ta không muốn biết sự thật bởi vì chúng ta phải thay đổi não trạng và cách cư xử của mình. Ai đã chẳng hơn một lần “nói dối lương tâm”, “lường gạt lương tâm”, đó là chưa kể những lần “bóp nghẹt lương tâm”, “bịt miệng lương tâm”. (Lm. Phan Tấn Thành, O.P, Đời sống tâm linh, tập 8, Roma 2009, tr. 158).

Vâng, cần lắm và không thể thiếu một lương tâm thức tỉnh!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Núi Tuyết Ngày Đông – Winter In the Mountain
Nguyễn Đức Cung
22:28 05/01/2012
NÚI TUYẾT NGÀY ĐÔNG – Winter In The Mountain
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Leo lên núi tuyết căm căm lạnh,
Lại xuống rong chơi giữa cuộc đời
Cứ mỉm miệng cười khi sắp khóc
Mà đi khập khiễng thế nhân ơi!
(Trích thơ của Nguyễn Bá Trạc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 31/12/2011 - 06/01/2012
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:04 05/01/2012


1. Ý nghĩa Mùa Giáng Sinh

Mừng lễ Giáng Sinh là đem niềm vui, sự mới mẻ đích thật, và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho người khác. Mừng lễ Giáng Sinh là tiếp đón Chúa Giêsu, sống sự sống của Chúa và để cho các tâm tình, các tư tưởng và hành động của Người trở thành các tâm tình, các tư tưởng và hành động của chúng ta. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương đầu năm mới tại đại thính đường Phaolô Đệ Lục sáng thứ tư 4-1-2012. Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến

“Chúng ta tất cả hãy vui mừng trong Chúa, vì Đấng Cứu Thế đã sinh ra trên trần gian”: Thánh lễ đêm Giáng Sinh đã bắt đầu như thế, và chúng ta đã nghe các lời sứ thần nói với các mục đồng: “Này đây, ta báo cho các ngươi một tin trọng đại”. Tin vui là đề tài bắt đầu Phúc Âm và cũng là đề tài kết thúc Phúc Âm, vì Chúa Giêsu Phục Sinh sẽ trách các Tông Đồ vì họ buồn sầu. Niềm vui ấy phát xuất từ sự kinh ngạc của con tim, khi thấy Thiên Chúa gần gũi với chúng ta dường nào.

Trong lễ Chúa Tỏ Mình ngày mùng 6 tháng Giêng, mà chúng ta sẽ cử hành trong vài ngày nữa, Giáo Hội đề nghị một văn bản rất có ý nghĩa của ngôn sứ Isaia: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.”

Đây là một lời mời hướng tới Giáo Hội, Cộng đoàn của Chúa Kitô, nhưng cũng hướng tới từng người trong chúng ta, mời gọi chúng ta ý thức sống động hơn về sứ mệnh và trách nhiệm của chúng ta đối với thế giới trong việc làm chứng và đem ánh sáng mới của Tin Mừng đến cho thế giới.

2. Sứ điệp ngày Quốc Tế Bệnh Nhân

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi các tín hữu nêu cao giá trị của các bí tích chữa lành là bí tích Thống Hối hòa giải và bí tích xức dầu bệnh nhân. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 3 tháng 1, nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 20 sẽ được cử hành vào ngày 11-2 tới đây với chủ đề “Hãy đứng lên và đi; đức tin của con đã cứu con!”.

Trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha đã đề cao vai trò của bí tích Thống Hối nơi các bệnh nhân và những người đau khổ. Ngài viết: “Thời điểm mà bệnh nhân dễ bị cám dỗ rơi vào tình trạng nản chí và tuyệt vọng ấy có thể biến thành một thời điểm ân phúc, giúp họ trở về với chính mình, và như người con hoang đàng, nghĩ lại cuộc sống của mình, nhìn nhận những lỗi lầm và thiếu sót, nhớ nhung vòng tay ấp ủ của người Cha, và tái khám phá con đường về Nhà Cha”.

Đức Thánh Cha cũng liên kết hai bí tích Thống Hối và xức dầu bệnh nhân với bí tích Thánh Thể, và ngài khích lệ các linh mục khi mang Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân, hãy ý thức mình thực sự là những thừa tác viên của các bệnh nhân, là dấu chỉ và là phương tiện của lòng từ bi Chúa Kitô, phải được biểu lộ cho mọi người đang chịu đau khổ.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc đến “Năm Đức Tin” sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10. Ngài viết: “Tôi muốn khuyến khích các bệnh nhân và những người đau khổ luôn tìm thấy một chiếc neo chắc chắn trong đức tin, được nuôi dưỡng bằng sự lắng nghe Lời Chúa, bằng kinh nguyện bản thân và các bí tích, trong khi tôi mời gọi các vị Mục Tử hãy luôn sẵn sàng cử hành đức tin cho các bệnh nhân. Theo gương Vị Mục Tử Nhân Lành và trong tư cách là những người dẫn dắt đoàn chiên đã được ủy thác, các linh mục hãy đầy vui mừng, ân cần đối với những người yếu đuối nhất, những người đơn sơ và tội nhân, biểu lộ cho họ lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa với những lời đầy hy vọng”

3. Tuổi trẻ là thiết yếu cho hòa bình thế giới

Đức Thánh Cha đã chào đón Năm Mới bằng việc cử hành thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô. Mỗi năm, vào đúng ngày 1 tháng Giêng, Tòa Thánh cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới. Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nhấn mạnh rằng thông điệp Ngày Hòa Binh Thế Giới năm nay nhấn mạnh đến việc giáo dục các giá trị cho thế hệ trẻ.

“Đối diện với những bóng đen che khuất chân trời thế giới hôm nay, gánh vác trách nhiệm giáo dục người trẻ trong chân lý, trong những giá trị căn bản và trong những nhân đức là biết nhìn về tương lai với hy vọng.”

Trong điều kiện hiện nay, khi mà các tiến bộ kỹ thuật đã làm thế giới nhỏ lại, hơn bao giờ hết điều thiết yếu cho cha mẹ và các bậc phụ huynh là hãy cấy những giá trị nơi trẻ em ngay từ thuở thiếu thời, chứ đừng giao phó trách nhiệm ấy cho kỹ thuật. Đức Thánh Cha nói thêm rằng các cộng đoàn tôn giáo cũng đóng một vai trò thiết yếu trong trách nhiệm này.

“Điều thiết yếu là giúp các trẻ sơ sinh, và thanh thiếu niên phát triển một nhân cách bao gồm một cảm thức sâu xa về công lý với niềm tôn trọng người lân cận, với một khả năng giải quyết các xung đột trong hiền hòa, với một sức mạnh nội tâm làm chứng cho điều thiện ngay cả khi phải hy sinh, và với lòng tha thứ và hòa giải”.

Nhiều vị đại sứ đã ngồi ngay trên hàng ghế đầu của Đền Thờ. Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến hòa bình thế giới và nói rằng tiến trình dẫn đến hòa bình trên thế giới phải bắt nguồn từ từng cá nhân.

“Để được chúc phúc, chúng ta phải đứng trong sự hiện hữu của Thiên Chúa, đặt Danh Ngài trên chúng ta và lưu lại trong luồng sáng phát ra từ thiên nhan Ngài, trong không gian được chiếu soi bởi cái nhìn của Ngài, đang chiếu tỏa ân sủng và bình an”.

Đức Thánh Cha đã di chuyển trên bệ di động để lên bàn thờ chính. Tuy nhiên, ngài đi đứng bình thường trên gian cung thánh trong khi cử hành thánh lễ.

4. Cần thiết và khẩn cấp là phải giáo dục các thế hệ tương lai

Hàng mấy chục ngàn tín hữu đã tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô để cử hành buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày đầu năm Dương Lịch. Sau khi ban phép lành đầu năm cho mọi người, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi anh chị em tín hữu hãy cầu nguyện cho hòa bình.

“Tôi mời gọi mọi người trong anh chị em hãy hiệp ý với tôi trong lời cầu tha thiết cho hòa bình trên thế giới, cho hòa giải và tha thứ trong những vùng đất xung đột, và cho một sự phân phối tài nguyên thế giới công bình và bình đẳng hơn.”

Dịp này Đức Thánh Cha cũng đã nhấn mạnh đến nhu cầu giáo dục các thế hệ trẻ về công lý và hòa bình.

“Điều cần thiết và khẩn cấp là giáo dục các thế hệ mới, đem đến cho họ một sự đào tạo vững chắc và toàn diện bao gồm cả các chiều kích luân lý và siêu nhiên. Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh đến những gì liên quan đến công lý và hòa bình”.

Trong số các tín hữu hiện diện có một nhóm thuộc cộng đoàn Thánh Egidio. Họ đã tổ chức một buổi tuần hành cho hòa bình trên các đường phố Rôma trước khi đến quảng trường Thánh Phêrô.

5. Trên 2.5 triệu người đã diện kiến Đức Thánh Cha trong năm 2011

Theo con số thống kê của Tòa Thánh, trong năm 2011 đã có 2.5 triệu người được gặp gỡ Đức Thánh Cha trong các nghi lễ cử hành tại Vatican. Con số này cho thấy có sự gia tăng đáng kể so với 3 năm qua.

Theo phủ Giáo Hoàng, trong năm 2011 đã có 1.2 triệu người tham dự các buổi đọc kinh Truyền Tin hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trong Mùa Phục Sinh vào các buổi trưa Chúa Nhật hay các ngày lễ trọng.

Khoảng 400,000 anh chị em tín hữu đã tham dự các buổi triều yết chung vào thứ Tư hàng tuần. 846,000 anh chị em tín hữu đã tham dự các nghi thức Phụng Vụ. Gần 102,000 người được tham dự các buổi tiếp kiến đặc biệt với Đức Thánh Cha.

Những con số nói trên chỉ liên quan đến các hoạt động của Đức Thánh Cha diễn ra tại Vatican hay Castel Gandolfo, không kể các chuyến tông du tại hải ngoại hay tại Ý.

6. Thị trường tự do và nền văn hóa thiện ích chung

Khủng hoảng nợ nần Âu Châu đã đẩy các thị trường kinh tế thế giới lên xuống bất thường trong thời gian qua đã dẫn đến sự ra đi của nhiều chính quyền tại Âu Châu trong đó có Hy Lạp. Tây Ban Nha và Ý.

Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính này là sự thiếu vắng đạo đức trong số những người có liên quan.

Các nhà thần học và các giáo sư tại Rôma đã hiệp nhau trong một cố gắng tập trung vào việc đề cao luân lý trong việc giảng dạy thương mại và tài chính.

Giáo sư Francesco Limone của Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Rôma cho biết:

“Chúng tôi bắt đầu loạt seminars này nhằm tìm kiếm những ‘phạm vi ảo’ có thể được hình thành giữa đạo đức và ‘cứu cánh’ trong đó chúng tôi tìm kiếm cách thế tốt nhất mà lợi nhuận có thể nâng đỡ cho sự phát triển của hệ thống thị trường”.

Các nhà thần học và các giáo sư tại Rôma đã hình thành một công nghị thế giới với chủ đề “Thị trường tự do và nền văn hóa thiện ích chung”. Họ gặp gỡ mỗi hai tháng với các sinh viên và giáo sư Đại Học, với các công ty và cả những người đã từng đoạt giải Nobel về kinh tế với ý muốn thiết đặt đạo đức như là trung tâm điểm cho việc hình thành một nền kinh tế thế giới mới.

7. Đức Thánh Cha sẽ tấn phong Hồng Y cho 15 vị.

Trong 2 ngày 18 hay 19 tháng 2 tới đây, Đức Thánh Cha sẽ tấn phong Hồng Y cho 15 vị. Hiện nay Giáo Hội có tất cả 192 vị Hồng Y nhưng chỉ có 107 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.

Danh sách các vị sắp được tấn phong Hồng Y chưa được công bố. Tuy nhiên, hầu chắc là sẽ bao gồm các Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, Domenico Calcagno Giuseppe Versaldi, Giuseppe Bertello, Francesco Coccopalmerio, và Rino Fisichella là các vị đang giữ các chức vụ quan trọng trong giáo triều Rôma.

Ngoài ra còn có các vị Tổng Giám Mục và Giám Mục của các giáo phận trên thế giới. Tiêu biểu là Đức Cha Gioan Thang Hán của Hương Cảng, Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan của New York, và Đức Tổng Giám Mục George Alencherry của Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar.

8. 10 sự kiện sau được ghi nhận là những sự kiện nổi bật hàng đầu trong năm 2011

Năm 2011 là một năm đầy những xúc động, thách đố và háo hức. Theo Rome Reports, 10 sự kiện sau được ghi nhận là những sự kiện nổi bật hàng đầu.

Sự kiện thứ 10 là sự hiện diện lần đầu của Đức Thánh Cha trên tweet là một social network bên cạnh YouTube, và Facebook. Trong năm nay, Đức Thánh Cha đã kêu gọi người Công Giáo hãy học cách thế để nói về Thiên Chúa qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Ngài đã đưa ra những thí dụ cụ thể.

Sự kiện thứ 9 liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tòa Thánh đã đưa ra một tài liệu khẳng định rằng cần phải có những luật lệ khác nhau cho các ngân hàng đầu tư và thương mại. Bản văn đã được Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình đưa ra. Bên cạnh một số khẳng định khác, tài liệu cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra là do bởi một cuộc khủng hoảng về đạo đức.

Sự kiện thứ 8 là chuyến tông du của Đức Thánh Cha sang Benin để công bố tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu. Đây cũng là chuyến viếng thăm Phi Châu lần thứ hai của Đức Thánh Cha. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Thánh Cha đã kêu gọi Giáo Hội tại đây cổ vũ mạnh mẽ cho hòa giải, công lý và hòa bình tại lục địa này.

Sự kiện thứ 7 liên quan đến vụ tấn công nhắm vào người Công Giáo Coptic tại Ai Cập gây ra cái chết của 26 người Công Giáo và hàng trăm người khác bị thương. Hôm 9 tháng 10, người Công Giáo Coptic đã biểu tình để chống lại việc các nhà thờ của họ bị đốt phá. Cảnh sát và quân đội đã đàn áp dã man những người biểu tình. Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 12 tháng 10, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi cảm nhận được những nỗi đau buồn của gia đình các nạn nhân và của dân chúng Ai Cập”.

Sự kiện thứ 6 là việc Đức Thánh Cha công bố “Năm Đức Tin” sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 là ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô 2 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 nhân lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Sáng kiến này nhằm cổ vũ việc”Tân Phúc Âm Hóa” trong thế giới Tây Phương.

Sự kiện thứ 5 là việc xuất bản cuốn “Đức Giêsu Thành Nazareth” của Đức Thánh Cha trong đó đề cập đến những suy tư của Đức Thánh Cha về cuộc thương khó, cái chết, và sự Phục sinh của Chúa Kitô. Cuốn sách nhấn mạnh cuộc đời lịch sử của Chúa Giêsu đã nhấn mạnh rằng Đức Giêsu được Phúc Âm đề cập đến là một người có thật trong lịch sử và là Thiên Chúa.

Sự kiện thứ 5 là cuộc gặp gỡ liên tôn tại Assisi. Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha trong biến cố này là đại diện của các hệ phái Kitô, Hồi Giáo, Phật Giáo và cả những người vô thần từ trên khắp thế giới. Các vị đã gặp gỡ nhau trong một ý chí kiến tạo hòa bình cho thế giới.

Trong dịp này Đức Thánh Cha đã kêu gọi:

“Nhân danh Thiên Chúa, xin cho mỗi tôn giáo đều mang đến cho trái đất này công lý, sự tha thứ, cuộc sống và tình yêu”

Sự kiện thứ ba trong năm vừa qua là ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Marid diễn ra từ 16 đến 21 tháng 8 trong đó khoảng 1.5 triệu bạn trẻ trên thế giới đã tụ tập tại thủ đô Tây Ban Nha để nghe Đức Thánh Cha nói. Ngài đã kêu gọi các bạn trẻ nghiêm túc và nhiệt thành với đức tin của họ.

Một trong những khoảnh khắc gây ấn tượng nhất của Đại hội Giới trẻ Thế giới xảy ra vào tối thứ Bảy, 20 tháng 8, khi một trận bão với sấm sét dữ dội đã đổ nước như thác vào buổi canh thức cầu nguyện tại sân bay Madrid, và đánh sập hệ thống âm thanh. Mặc dù dưới cơn mưa tầm tã và gió lộng thổi, Đức Giáo Hoàng đã từ chối không rời khỏi nơi hành lễ, Ngài nhấn mạnh rằng cần phải ở lại để dẫn dắt các bạn trẻ trong nghi thức chầu Thánh Thể sau đó.

Sự kiện thứ hai là chuyến tông du Đức quốc của Đức Thánh Cha. Trong 4 ngày, ngài đã đọc 17 bài diễn văn trong khi viếng thăm Berlin, Freiburg và Erfurt. Trong số những bài diễn văn này, quan trọng nhất là diễn văn trước quốc hội Đức trong đó ngài thách đố các nhà chính trị theo đuổi những gì là đúng chứ không phải những điều có tính chất mỵ dân.

Ngài nói:

“Đối với hầu hết các vấn đề cần phải được luật pháp kiểm soát, việc được đa số dân chúng ủng hộ có thể coi là đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiển nhiên là đối với những vấn nạn căn bản của luật pháp, trong đó nhân phẩm của con người và nhân loại có thể bị phương hại, nguyên tắc đa số vẫn chưa đủ”.

Sự kiện hàng đầu là biến cố phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Sáu năm sau khi Đức Cố Giáo Hoàng qua đời, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tôn phong lên bàn thờ vị Giáo Hoàng được ưa chuộng rộng rãi trên thế giới. Thông điệp mạnh mẽ “Đừng sợ, và hãy mở rộng cửa thế giới ra để chào đón Đức Kitô” lại một lần nữa được vang lên sống động tại quảng trường Thánh Phêrô.