Ngày 04-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ba Vua Đi Tìm Chúa Bình An
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
07:47 04/01/2011
Cảm nghiệm Sống # 77:

BA VUA ĐI TÌM CHÚA BÌNH AN

TÔI SỐNG HOÀ HỢP TRONG GIA ĐÌNH

(Mt 2, 1-12)

Ba Vua là các nhà chiêm tinh từ phương Đông đã quyết đi tìm Chúa: Đức Vua dân Do thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người. (câu 2)

Thật đúng như lời chúc Bình an của Thiên Chúa gởi nhân loại đêm Giáng sinh: Vinh danh Thiên Chúa trên Trời,

Bình an dưới thế cho người thiện tâm (Lc 2, 14)

1- Ba Vua đã thực tâm tìm Chúa là nguồn Bình an, nên Người đã cho gặp, vì các ông đã bỏ hết thì giờ, sức khỏe, của cải để tìm Chúa, đã khiêm tốn đi tìm gặp Người, họ đã có bình an thật sự: Họ vào nhà thấy hài Nhi và thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến (câu 11). Họ là mẫu gương tìm Chúa cho mọi Tín hữu noi theo.

2- Chúa ban bình an: Sau này Chúa Giêsu nói với các môn đệ khi Ngài về trời như sau: Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em. (Ga 14, 27). Thế nhưng con người hôm nay có thực tâm đón nhận lời chúc bình an này cho bản thân, gia đình và xã hội mình không? Đấy là điều làm tôi phải suy nghĩ và thực hành.

3-Tôi cần thực tâm tìm Chúa: Thay vì dùng thì giờ làm việc bác ái, tu luyện tâm hồn, thì tôi lại chạy theo tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, tình dục, nhưng đuổi theo mãi cũng không thấy thoả mãn, chỉ thấy yên vui tạm thời, rồi chuốc lấy bao thất bại, làm khổ cho bản thân với những bệnh hoạn, mất niềm tin và chán chường. Thánh Phaolô quả quyết: Hướng đi của xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an. (Rm 8, 6). Là Chúa Thánh Thần.

4- Gia đình tôi cần bình an: Thay vì mỗi buổi tối Gia đình tôi quây quần trước bàn thờ Chúa cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa, thì tôi lại lợi dụng những ly rượu để bới móc, la rầy những thiếu sót của vợ con. Khi có điều gì không vừa ý, bạn cũng đã đem những chuyện cũ của chồng vợ, cha mẹ ra chì chiết, đay nghiến, làm cho mái ấm gia đình vợ chồng con cháu đau khổ, mất bình an của Chúa.

5- Bình an trong Xã hội: Bình an trong Cộng đoàn, xả hội và cả thế giới hôm nay cần tiến lên trong sư hợp nhất yêu thương, thì lại bị thoái hoá, thiếu tương trợ. Khi người ta nhiều tiền lắm của để phát triển thì lại sinh ra đầu tư, bóc lột. Khi có nhiều thuốc men, thì bệnh tật lại càng tăng. Khi đêm ngày lo kiếm tiền thì đời sống lại phân tán. Khi thu nhập nhiều, nhà xe đẹp thì lại nhiều ly thân, ly dị…

6- Thế giới cần Hoà bình- Công chính: Càng văn minh càng mất bình an: Những phương tiện khoa học tiến bộ, vũ khí tối tân giúp con người yên tâm, nhưng lại làm cho nhiều người mất an, lo lắng. Cụ thể là những vụ khủng bố đẫm máu mới đây ở Ấn độ, và những cuộc oanh tạc và bắn Rocket tàn bạo giữa Do thái và Hamas, v..v… do những người đã từ chối bình an, hoà bình để chuốc lâý bao thảm hoạ tàn khốc hiện nay.. để người dân phải gánh chịu.

Lạy Cha, Đức Giêsu Con Cha, đã đến để dạy cho con một bài học yêu thương và khiêm tốn. Xin giúp con noi gương Thánh Gia khiêm nhường trong hang đá nghèo hèn, và bắt chước ba vua, quyết bỏ mọi vinh hoa, của cải và cái tôi để tìm gặp Chúa là Vua Bình an của con.

Phó tế: JB.Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
 
Ta hài lòng về con
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:06 04/01/2011
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa

Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11; Lc 3,22). Chúa Giêsu làm hài lòng Chúa Cha về điều gì đây? Dĩ nhiên đó là về chuyện Người tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi, những người đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người vốn hoàn toàn thanh sạch, vô tì tích, thế thì Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực sự làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.

Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết thánh ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cãi đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thiên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Cha trên trời.

Nhiều nhà Kitô học nhìn nhận rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến sự ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang bị chìm dưới sông. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống dường như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.

Để cứu độ nhân loại khỏi vũng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn đồng phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện đồng thân, đồng phận với nhau. Đồng thân, đồng phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô (x. Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11).

Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa này của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:

1. Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân của Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.

Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.

2. Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn còn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và thậm chí có người còn đổ lỗi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu, vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.

Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân. Đấng đã cúi mình để cho Gioan làm phép rửa khi khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng và kết thúc bằng cái chết trong thân phận một tội nhân trên thập giá mời gọi chúng ta hãy vững tâm và đừng sợ vì Người hằng luôn ở cùng chúng ta để yêu thương và độ trì chúng ta. Chính Người đã khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16). Và người môn đệ Chúa yêu đã xác tín chân lý này: “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như chính Người là Đấng thanh sạch”(1Ga 3,3). Chúa chịu phép rửa là Chúa mở cánh cửa hy vọng cho tất cả mọi người, mọi hoàn cảnh. Có nhiều điều với con người thì không thể nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,26).
 
Xuân cuộc đời
Hiền Lâm
11:08 04/01/2011
Hai chữ “mùa xuân” hay “ngày xuân” tự nó gợi cho con người một sự mới mẻ, tươi trẻ và vui vẻ. Thật vậy, mùa xuân không chỉ là một khởi đầu mới của một chu kỳ mới luân chuyển của vũ trụ, thiên nhiên và vạn vật, mà còn là một sự bắt đầu lại hay một trang sử mới, một tuổi mới nơi một con người, quen gọi là “mùa xuân cuộc đời”.

Thế nhưng, mùa xuân có từ lúc nào và mùa xuân có ý nghĩa gì trên cuộc sống con người? Xin đưa ra một vài suy nghĩ:

1. Một mùa xuân hay mãi mãi mãi là mùa xuân.

Có thể nói, mùa xuân đầu tiên của vạn vật bắt đầu từ phút giây Thiên Chúa tạo thành vũ trụ. Tuy nhiên, danh gọi “mùa xuân” chỉ thực sự có từ khi con người biết phân biệt chu kỳ thay đổi của thời tiết và của muôn loài, để chia ra làm bốn mùa trong năm (xuân, hạ, thu và đông) và mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm. Thế nhưng, cách phân biệt như thế cũng chỉ là tương đối, vì khí hậu hay sinh thực vật có sự thay đổi khác nhau theo từng vùng hay từng châu lục. Hơn nữa, ý niệm và sự cảm nhận mùa xuân, khí xuân hay ngày xuân của mỗi người cũng có phần khác nhau. Vì thế, nếu tính theo chu kỳ của một năm thì có một mùa xuân, nhưng vì trong các mùa hạ, thu và đông đôi khi vẫn có khí trời ấm áp, có loài hoa đua nở, có lễ hội tươi vui nên cũng có thể nói được rằng có bốn mùa xuân trong năm; mặt khác khi cảm nhận được sự ấm áp, niềm vui, hạnh phúc bất cứ lúc nào và lúc tâm hồn phơi phới đầy sức sống vươn lên, một sự khởi đầu đầy ước mơ và hy vọng… thì cũng có thể nói lúc nào cũng xuân (như mùa xuân bên cửa sổ, mùa xuân ta trao nhau, mùa xuân của tiếng cười…) hay mãi mãi là mùa xuân.

2. Mùa xuân cuộc đời.

Dù hiểu theo nghĩa nào, thì điểm chung khi nghĩ đến mùa xuân đều là mùa của một sự khởi đầu mới của ước mơ, của hy vọng và của niềm vui… nói tắt, mùa xuân là một sự khởi đầu lại của vũ trụ, của sinh linh vạn vật và của con người với bao niềm vui, ước mơ và hy vọng.

a, Mùa xuân chào đời và mùa xuân vào đời.

Trước hết, sự khởi đầu nơi con người nghĩa là khi một nhân vị hiện hữu, một sự sống mới được khởi sự, một đứa bé chào đời. Theo nghĩa này, mùa xuân của một con người đem lại niềm vui, ước mơ và hy vọng cho mọi người thân thuộc. Cũng thế, sự khởi đầu này mang một ý nghĩa thánh thiêng và trong trắng, thúc đẩy mọi người có sự trân trọng và trách nhiệm đối với kết quả của tình yêu, với một sự sống và với một nhân vị mới. Trong cái nhìn nhân học, ý nghĩa của sự khởi đầu này bao gồm bản tính “thiện” ban đầu (nhân chi sơ tính bản thiện) và nếu áp dụng ý nghĩa này cho ý niệm xuân thì đó là một lời mời gọi mọi người xem mùa xuân như là một sự khởi đầu lại cuộc đời để đổi mới đời sống nên tốt hơn và sức sống hơn.

Sự khởi đầu mùa xuân cuộc đời không chỉ là tuổi đời của một trẻ sơ sinh mà còn phải là một sự tái đổi mới và bắt đầu một giai đoạn mới của đời người. thật vậy, nếu thiên nhiên trải qua mùa hạ, mùa thu và lụi tàn theo mùa đông và tìm lại sự đâm chồi nẩy lộc xinh tươi đầy sức sống trong mùa xuân, thì đối với con người cũng thế, trải qua một năm đầy lo toan vất vả, mỏi mệt và mùa xuân đem lại nét vui tươi hứng khởi chuẩn bị cho một năm mới nhiều ước mơ và hy vọng. Cũng thế, mùa xuân cuộc đời nơi mỗi người là một sự khởi đầu mới, tìm lại sự tinh tuyền nguyên thuỷ, bỏ lại những yếu đuối, bất cập và thất bại để quyết tâm tiến bước trên đường mới, hướng tới một tương lai sán lạn hơn.

b, Mùa xuân Kitô hữu.

Nếu khởi đầu của con người là lúc chào đời, khởi đầu của sự trưởng thành là lúc bước vào đời và đều được xem là “tuổi xuân” trong mùa xuân cuộc đời, thì việc được sinh ra trong Giáo Hội Công Giáo thì cũng được xem là mùa xuân của từng Kitô hữu. Thật vậy, qua các nhiệm tích, Kitô hữu bước vào một đời sống mới, cuộc sống của người con cái Chúa, cách sống của một công dân Nước Trời trong tin yêu và hy vọng, ngày một đổi mới và tràn đầy sức sống. Cũng thế, những lúc chán chường mệt mỏi vì tội lỗi tựa như mùa đông lạnh lẽo đơn côi, thì khi đến với bí tích Giao Hoà, Kitô hữu lại bắt đầu những ngày xuân mới trong Đức Kitô.

Mùa xuân của Kitô hữu còn được hiểu là khởi đầu của một chu kỳ phụng vụ, của những lễ hội, những ngày kỷ niệm và những đại lễ tôn giáo, hay khi đón nhận thêm những người gia nhập đoàn chiên Chúa. Cũng có thể nói mùa xuân của Kitô hữu cũng là mùa xuân của Giáo Hội.

c, Mùa xuân của ơn gọi thánh hiến.

Bước vào đời thánh hiến, các tu sĩ như được sinh lại một lần nữa trong một lý tưởng mới, khởi đầu một phương thức sống mới, một sự đổi mới triệt để cho sự nghiệp Nước Trời. Hiểu theo nghĩa này thì lúc gia nhập tu hội hay dòng, ngày lãnh áo dòng, khi tiên khấn hay vĩnh khấn… được xem như là một mùa xuân mới trong sự đổi mới, khởi đầu và tiếp bước một trang sử mới vươn lên đầy sức sống và hạnh phúc.

Mùa xuân trăm hoa đua nở… Khi có những nơi trong Giáo Hội có nhiều ơn gọi trẻ, nhiều hình thức tu trì mới ra đời… đó cũng có thể xem là mùa xuân của đời sống thánh hiến và của Giáo Hội. Hiểu được điều này, thiết tưởng sẽ lạc quan hơn khi đối diện với hiện trạng của những n?i khan hiếm hơn gọi và một số nhà dòng hoặc tu hội không thể duy trì nơi một số nước Âu Châu, tứ đó tin tưởng rằng đó chỉ là một giai đoạn của mùa đông và đang chuẩn bị cho một mùa xuân mới bắt đầu, hoặc như cây già phải chết đi để nhường chỗ cho những mầm non mới thích hợp với môi trường mới hơn.

d, Xuân vĩnh cửu.

Sự luân chuyển của thời gian nói lên tính hữu hạn của vũ trụ, của thời tiết và của sinh linh vạn vật. Có khởi đầu thì có kết thúc, mùa xuân tươi trẻ chuyển dần đến mùa đông già cỗi và tàn lụi, con người thêm một mùa xuân cũng đồng nghĩa một tuổi mới và đi dần về mùa đông tuổi già để rồi phải dừng lại nơi nấm mộ. Nói tóm, không thể có mùa xuân vĩnh cửu nơi cuộc sống dương gian, vì thế người có niềm tin hướng đến một mùa xuân bất diệt không bao giờ tàn lụi nơi kiếp sống mai sau, mà cái chết là phút giao thừa kết thúc ngày mùa đông cuối cùng của trần gian để khai mở mùa xuân bất diệt. Kitô hữu biến ước mơ thành đạt nơi dương gian thành niềm hy vọng hằng sống nơi Thiên Quốc, ở đó chỉ mãi mãi là mùa xuân.

Mùau xuân, một sự khởi đầu trong niềm vui, tin yêu, ước mơ và hy vọng của vũ trụ, của thiên nhiên và cách riên của con người trong mùa xuân cuộc đời. Sự khởi đầu của con người lúc sinh ra, lúc vào đời, lúc chọn sống theo một niềm tin, bước theo một lý tưởng hay khi bước vào vĩnh cửu… Tất cả đều nói lên một sự khởi đầu, một sự đổi mới không ngừng để hướng về mai hậu. Mùa xuân cuộc đời khởi sự trong thời gian nhưng kết thúc trong vĩnh cửu, khởi đầu đầy giới hạn mà nhưng hướng tới vĩnh hằng.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lại thêm điềm gở ở Louisiana: thêm 500 chim chết
Trần Mạnh Trác
18:18 04/01/2011
Chỉ cách Beebe, Arkansas có 300 dặm, là nơi mà hàng ngàn chim blackbirds đã chết trong đêm giao thừa, người ta đã tìm ra khỏang 500 con chim chết nữa ở Labarre, một phố gần Baton Rouge, Louisiana.

Nhân viên thú y của Louisiana là Jim LaCour đã có mặt tại hiện trường để thu nhặt xác chim về làm thí nghiệm, ông cho biết khi tới nơi thì còn thấy nhiều con đang giẫy giụa với đôi cánh bị gẫy, nhưng chúng đã lủi đi mất khi tới gần.

"Điều này là không bình thường vì có rất nhiều chim chết trong một khoảng thời gian ngắn", theo lời bà LeAnn White, một nhà điều tra động vật hoang dã tại Trung tâm y tế quốc gia ở Madison, Wisconsin. Trung tâm là một phần của sở địa chất Hoa Kỳ, đang thực hiện cuộc điều tra các mẫu nhận được từ Arkansas, trung tâm cũng sẽ kiểm tra các mẫu từ Louisiana gởi tới.

Tin sơ khởi cho biết có thể những con chim này đã chết vì đường dây điện.
 
Báo cáo cho hay phép lạ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cuối cùng gần được công nhận
Bùi Hữu Thư
19:23 04/01/2011
VATICAN (CNS) – Một phép lạ được giả dụ cần thiết cho việc phong Chân Phước cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được báo cáo là đã đạt đến giai đoạn cuối để được công nhận.

Phép lạ -- có liên quan đến một nữ tu người Pháp được cho là đã khỏi bệnh Parkinson (bệnh run tay chân) – đã được Uỷ Ban Y Tế Vatican và một nhóm nhà thần học công nhận, là đang chờ phán quyết của các thành viên Bộ Phong Thánh, theo lời của phóng viên báo chí người Ý tên Andrea Tornielli.

Nếu Bộ Phong Thánh chấp nhận việc chữa lành cho nữ tu là một phép lạ thì Đức Thánh Cha Benedict XVI vẫn phải ký một sắc lệnh để chính thức công nhận phép lạ này trước khi một nghi lễ phong chân phước có thể được hoạch định.

Andrea Tornielli, người phóng viên của báo Il Giornale, chuyên phúc trình về Tòa Thánh, đã viết ngày 4 tháng 1 là thể thức phong thánh đã tiến bộ nhanh chóng, khiến cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có thể được phong Á Thánh trong vòng năm 2011.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, nói với hãng thông tấn Catholic News Service ngày 4 tháng 1 là bước cuối cùng trước khi phong thánh đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, và Đức Thánh Cha Benedict XVI được tự do quyết định về việc này.

Theo Andrea Tornielli, vào cuối năm 2010. Phép lạ được giả dụ đã vượt qua ba giai đoạn đầu của thể thức phong thánh năm bước có liênquan tới các chuyên gia y tế, một uỷ ban y tế, các thần học gia tham vấn, các thành viên Bộ Phong Thánh, và cuối cùng là Đức Thánh Cha Benedict.
 
Thánh Josemaría Escrivá dưới mắt nhà đạo diễn Joffré
Vũ Văn An
23:02 04/01/2011
Mùa Xuân Bắc Bán Cầu năm nay, nhà đạo diễn Roland Joffré sẽ cho ra mắt một cuốn phim với nhân vật chính là Thánh Josemaría Escrivá, đấng sáng lập ra Opus Dei. Nay thì ai cũng rõ vị sáng lập của Opus Dei đã được Đức Gioan Phaolô II phong chân phúc ngày 17 tháng 5 năm 1992. Và ngày 6 tháng 10 năm 2002, cũng vị giáo hoàng trên đã phong hiển thánh cho ngài. Người ta gọi ngài là vị thánh của đời thường vì ngài cho rằng mọi người đều được mời gọi nên thánh và đời thường chính là đường dẫn họ tới sự thánh thiện. Tuy nhiên, cả cá nhân ngài lẫn Opus Dei đã trở thành đề tài đàm tiếu và nghịch thường thay người ta thường tố cáo ngài và Opus Dei là chủ trương đi với giai cấp ưu tú (elitism) và nhất là ủng hộ phe cực hữu chính trị đại biểu bởi các chế độ độc tài Francisco Franco ở Tây Ban Nha (1939-1975) và Augusto Pinochet tại Chile (1973-1990). John Allen, Jr., đại diện CNN tại Vatican, cho rằng những tố cáo này phần lớn không có bằng chứng và là sản phẩm của những dã sử đen do các kẻ thù của Escrivá và Opus Dei loan truyền. Theo nghiên cứu riêng của Allen, không thể cho rằng Escrivá phò Franco, vì ngài vốn bị chỉ trích là không chịu tham gia với nhiều người Công Giáo khác trong việc công khai ca ngợi Franco; mà cũng không thể bảo ngài chống Franco, vì cũng có người chỉ trích ngài là không phò dân chủ. Allen quả quyết: ngài không đưa ra bất cứ lời tuyên bố nào ủng hộ hay chống đối Franco. Không ai chối cãi có những người của Opus Dei tham chính trong chế độ Pinochet và có thể cả trong chế độ Franco nữa. Nói rằng việc đó được Escrivá “chúc lành” thì không hẳn sai. Nhưng, như một cộng sự viên thân cận của ngài từng giải thích, việc chúc lành này nguyên tuyền chỉ là nguyên tắc đời thường là đường nên thánh mà thôi.

Đời thường ấy, theo Joffré chính là cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, được ông dùng làm phông để đưa ra một chân dung trung thực về Josemaría Escrivá. Ông vốn đạo diễn hai siêu phẩm là The Mission và The Killing Field. “The Mission” là phim nói về kinh nghiệm của một nhà truyền giáo Dòng Tên tại Nam Mỹ vào thế kỷ 18. Phim do Robert Bolt viết truyện phim, được diễn xuất bởi các tài tử Robert De Niro, Jeremy Irons, Ray McAnally, Aidan Quinn, Cherie Lunghi và Liam Neeson. Phim được 6 đề cử (hình ảnh, đạo diễn, biên đạo nghệ thuật, thiết kế trang phục, biên tập phim và âm nhạc) và đoạt giải Academy Award về nhiếp ảnh. Về Giải BAFTA Film, “The Mission” được 8 đề cử (hay nhất về phim, về đạo diễn, về truyện phim, về nhiếp ảnh, về thiết kế trang phục, về thiết kế sản xuất, về âm thanh, về ấn tượng hình ảnh) và đoạt 3 giải: tài tử phụ hay nhất, biên tập phim hay nhất và nhạc phim hay nhất. Tại Đại Hội Điện Ảnh ở Cannes, phim “The Mission” đoạt Giải Palm d’Or và Giải Lớn Về Kỹ Thuật. Phim cũng được 3 đề cử (về truyện phim, về đạo diễn, về tài tử) và đoạt hai giải: truyện phim và âm nhạc. Năm 2007, phim được tạp chí The Church Times chọn đứng đầu 50 phim tôn giáo hay nhất. Âm nhạc nền của phim do Ennio Morricone sáng tác được liệt vào số 23 trong danh sách các nhạc phẩm phim hay nhất trong 100 năm qua.

Cuốn phim cũng nổi tiếng khác của Joffré là “The Killing Field” nói về tội diệt chủng của chế độ Pol Pot tại Cambodia. Phim này được đề cử tranh 7 giải Academy Awards (hay nhất về hình ảnh, về đạo diễn, về tài tử, về tài tử phụ, về phóng tác truyện phim, về biên tập phim và nhiếp ảnh) và đoạt 3 giải: tài tử phụ hay nhất, biên tập phim hay nhất và nhiếp ảnh hay nhất. Truyện phim được đề cử tranh giải Oscar và Golden Globe. Phim cũng đoạt giải Phim Hay Nhất của BAFTA Award và được liệt kê trong số 100 phim hay nhất của Anh.

“Có Những Con Rồng”

Cuốn phim lần này được Joffré lấy bối cảnh cuộc nội chiến Tây Ban Nha làm nền để đề cập tới các chủ đề: sự thánh thiện và sự bội phản, tình yêu và hận thù, tha thứ và bạo lực, và tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống thường ngày. Nhưng ông đặt cho cuốn phim một tựa đề nghe rất lạ tai là “There Be Dragons”. Được hỏi về tựa đề này, Joffré cho hay: các bản đồ thời Trung Cổ thường ghi các lãnh thổ lạ, chưa ai biết đến là “Hic sunt dragones” (Đây là các mảnh đất rồng). Khi bắt đầu nghiên cứu và viết cốt truyện cho cuốn phim này, ông thực sự không biết phải bắt đầu và kết thúc nó ra sao. Cho nên tựa đề này quả là thích hợp. Tất cả đều mới lạ đối với ông, đều là những lãnh thổ chưa có tên trên bản đồ: thánh thiện là chi, tôn giáo và chính trị thế kỷ 20 ra sao và nhất là quá khứ một dân tộc như Tây Ban Nha đều là những chủ đề lần đầu được ông khám phá. Ngay như câu nói của Thánh Josemaría rằng Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống thường ngày cũng là điều mới lạ vì cuộc sống thường ngày đây được ngài hiểu là cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Làm thế nào Thiên Chúa lại có thể hiện diện trong một cuộc chiến tranh? Nói rộng ra, Joffré tự hỏi: cùng một câu hỏi ấy nên được đặt ra cho mọi thách đố căn bản của đời người và làm thế nào ta đương đầu với chúng: ta phải phản ứng ra sao với hận thù, ghét bỏ, với ý muốn trả thù, đòi công lý, tất cả những thế lưỡng nan ấy đều được thời chiến làm cho nổi bật.

Theo một nghĩa nào đó, tất cả những thế lưỡng nan ấy đều là những mảnh đất rồng trong phim của Joffré, những khúc rẽ trong đời ta trong đó ta đương đầu với những chọn lựa khắc nghiệt, những chọn lựa sẽ tác động lên tương lai đời ta. “Có Những Con Rồng” quả nói tới những chọn lựa khác nhau được người ta đưa ra tại các khúc rẽ cuộc đời này mà ta có thể gọi là các cơn cám dỗ. Những chọn lựa ấy khó khăn xiết bao, nhưng thẩy đều cần thiết nếu ta muốn tránh các vòng luẩn quẩn của hận thù ganh ghét và bạo lực.

Có hy vọng vì tha thứ là điều có thể

Theo Joffré, cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha là tiêu mẫu của hiện tượng bạo lực đẻ ra bạo lực dù bạo lực được mọi người coi là vô nghĩa. Nhưng trong cái cảnh nồi da xáo thịt, anh em giết nhau ấy, người ta vẫn thấy có chỗ cho hy vọng. Dĩ nhiên là cực kỳ khó khăn. Bởi có biết bao hành vi rùng rợn, tởm gớm giữa người với người mà thoạt nhìn không ai lại nghĩ là có thể tha thứ được, có thể chuộc lại được, có thể vượt quá được. Ấy thế nhưng vẫn có thể có tha thứ! Cái vòng luẩn quẩn của bạo lực vẫn có thể ngừng quay, như Tổng Thống Mandela từng chứng tỏ tại Nam Phi. Tha thứ từng là việc có thể làm được nơi những con người anh hùng tại Rwanda, và vốn được nhiều người đảm lược tại Palestine và Israel thực hành một cách đại độ. Thánh Josemaría cho hay: cả những con người tầm thường cũng có thể trở thành thánh nhân. Joffré cho rằng khi nói như vậy, Thánh Josemaría muốn nói tới khả năng biết tha thứ một cách anh hùng.

Khả thể tha thứ khôn lường chính là điều làm ta hy vọng. Nhưng cái giá của nó khá đắt: cần một cảm thức sâu sắc về điều sống nhân bản trọn vẹn phải ra sao, sống cảm thông phải như thế nào, cần một quyết tâm anh hùng không bị vướng vào cái vòng hận thù đương thịnh, trái lại mạnh mẽ đánh phá nó bằng một tình yêu bất tận. Phần lớn hành động trong phim diễn ra trong cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha nhưng nó cũng được lồng vào thời kỳ giữa tấm phông đó và năm 1982.

Câu truyện này đề cập tới nhiều thế hệ khác nhau: dĩ vãng phủ bóng trên hiện tại. Người nối kết chúng là Robert, một nhà báo được yêu cầu thực hiện một câu truyện về Josemaría Escrivá dịp ngài được phong chân phúc. Robert khám phá ra rằng cha ông là Manolo vốn là bạn thuở nhỏ của Josemaría, từng ở tiểu chủng viện với ngài, nhưng sau đó, hai người đã đi theo những con đường khác hẳn. Robert và cha đã ra xa lạ, nhưng cuốn phim đã đem hai người trở lại với nhau đúng lúc sự thật kinh hoàng của quá khứ được tiết lộ… Có thể nói cha con Robert là trường hợp điển hình cho thấy sức mạnh của tình yêu và thế giới hãi hùng nếu không có tình yêu ấy. Nội chiến luôn luôn khủng khiếp cở chỗ nó làm cho anh em thành kẻ thù, gia đình chống lại nhau. Khi Nội Chiến Tây Ban Nha chấm dứt, một nửa triệu người đã chết vì nó. Nội chiến chính là một ẩn dụ mạnh mẽ của gia đình: cũng như trong bất cứ cuộc nội chiến nào, các thành viên gia đình thường đi theo các phe phái khác nhau và do đó phân hóa nhau; các bất mãn cũ trở thành nguồn gây ra hận thù. Ta không thể tha thứ cho bà cô vì bả đã thế này thế nọ; ta không thèm nói với ông bố vì ổng đã bỏ rơi mẹ ta, ta không nói với mẹ vì bả đi theo người đàn ông khác, ta không nói với con trai vì hắn chọn cái nghề ta không thích. Đó chính là những cuộc nội chiến hàng ngày. Thành thử “Có Những Con Rồng” nói về cả hai thứ nội chiến ấy. Một cách chủ yếu, tất cả chúng ta đều phải chọn lựa một là duy trì hận thù hai là tìm cách chiến thắng nó.

Hận thù là nhà tù

Có thể coi đời như đầy bất công, ghét bỏ và tổn thương, hay như đầy may mắn, đầy cơ hội để chinh phục các con rồng này bằng một khát vọng nung nấu muốn thay thế hận thù bằng yêu thương và gắn bó. Nhiều người sẵn sàng thực hiện những lựa chọn anh hùng ấy, họ hiểu rằng muốn tự do, họ phải chọn lựa như thế. Họ là người có tính khí mạnh mẽ để hiểu rằng hận thù là một nhà tù.

Không ai hận thù mà thực sự tự do cả. Kể từ Thế Chiến I, ta há đã không thấy biết bao điển hình của điều ấy hay sao? Ngược lại, khi ta chọn yêu thương, ta sẽ cảm nhận được một cảm thức tự do, cảm thương và cho đi. Nói cho cùng, mọi người chúng ta đều phải đương đầu với chọn lựa ấy. Ngay Robert, dù là người bất khả tri và theo chủ nghĩa duy vật, vẫn được yêu cầu phải chọn lựa giữa yêu thương và hận thù, và theo một nghĩa nào đó, phải chiến đấu với đời bằng tình yêu, hay như kiểu nói của Aline, phải chiến đấu với Thiên Chúa bằng tình yêu. Đối với Joffré, đó chính là nội dung cuốn phim của ông. Tha thứ sẽ mở khóa cho những gì đang bị đóng cứng. Nó sẽ đụng tới cái phần nhân bản bên trong con người được tha thứ và cả bên trong con người tha thứ nữa. Nhưng tình yêu không luôn luôn đến một cách dễ dàng. Nó không thể đến với một cảm thức tự tôn; nó chỉ có thể xuất hiện dưới vóc dáng khiêm hạ và đầy tình người. Nhưng nó mang theo mình một vẻ đẹp quyến rũ. Nó nhắn nhủ ta: “vâng, hãy bước ra khỏi bạn. Bạn nghĩ bạn không thể tha thứ được sao? Làm sao biết được nếu bạn không chịu thử tha thứ”.

Nhưng làm thế nào để tha thứ? Bạn chỉ có thể tha thứ nếu biết tương cảm (empathizing). Bạn chỉ có thể tha thứ khi đặt mình vào vị trí người khác, biết từ bỏ thái độ coi người khác là xấu xa, ma quái: “Tôi tốt hơn hắn, tôi không bao giờ hành động như hắn”; trái lại, biết nhìn người khác mà nói rằng: “tôi cũng có thể như thế”. Joffré bảo: “vâng, quả có chỗ cho hy vọng, ngay trong các hoàn cảnh đau thương nhất, bi thảm nhất, khủng khiếp nhất nơi người ta vẫn coi là vô hy vọng”.

Nói với người tin lẫn người không tin

Phim nói với người tin hay người không tin? Joffré cho biết: “Có Những Con Rồng” rất nghiêm chỉnh đối với đức tin cũng như sự thánh thiện. Nhưng nó không tự giới hạn vào các khán giả có tôn giáo. Nó muốn tách mình ra khỏi cái giả hiệu. Tất cả chúng ta đều đang sống trong một thế giới nhiễu nhương, đều đang phải đương đầu với đau đớn và hân hoan của cuộc sống hàng ngày, và dù ta có giải thích cảm nghiệm trên khác nhau ra sao, ta vẫn là những người cùng ngụ cư trong cùng một thế giới tan tác và nhiễu nhương này.

Thành thử cuốn phim này dành cho cả người tin lẫn người không tin. Joffré cho hay: ông rất cảm kích trước cảm nhận của Josemaría cho rằng tất cả chúng ta đều có tiềm năng trở thành thánh, xét cho cùng, ai cũng có khả năng giết được con rồng riêng của mình. Ông hy vọng người xem phim của ông sẽ nhận ra con rồng của họ ngay trong chính cuộc chiến đấu của mình và nhìn nhận ý tưởng của Thánh Escrivá khi ngài cho rằng không vị thánh nào trở thành thánh mà lại không chiến đấu. Phim của ông cũng nói tới nhiều hình thức yêu thương. Tình yêu của Ildiko dành cho Oriol là một loại tình yêu đặc thù. Mà tình yêu của nàng muốn tạo ra một thế giới tốt hơn lại là một loại tình yêu khác. Tình yêu của Manolo dành cho Ildiko lại là một loại tình yêu khác nữa, dù nó bị cột chặt vào ghen tương và ghen ghét. Tình yêu mà Manolo thèm khát và cuối cùng ông nhận được cũng lại là một loại tình yêu hết sức đặc thù khác nữa.

Những loại tình yêu khác nhau ấy đều đến với nhau giống như chiếc màng nhện với thật nhiều đường tơ mỗi đường tơ xem ra tách biệt nhưng rồi ai cũng biết chúng chỉ là thành phần của một toàn bộ lớn hơn, được dính kết vào cùng một sự vật, đều dẫn tới một điểm chung, một tâm điểm như nhau.

Cuối cùng, những mạch yêu thương xem ra quá khác nhau trên đều trở về một điểm căn bản: “tình yêu này có lớn hơn cái tình tôi yêu tôi chăng?”. Đó là câu hỏi phong phú. Và phần lớn các chính trị gia ở đầu thế kỷ 20 đều đã tranh luận về câu hỏi ấy. Tuy nhiên, câu hỏi ấy đem lại một câu hỏi khác phức tạp hơn. Nếu tình yêu tha thiết này dựa trên một lý tưởng, hay một lý tưởng hóa, nếu người ta coi nó là mẫu mực duy nhất cho tác phong con người, thì làm thế nào tránh cho nó khỏi rơi vào cuồng tín hay cao ngạo, coi người khác là xấu xa (demonization)? Kể từ thời Phong Trào Ánh Sáng cho đến nay, đó là câu hỏi lớn.

Nhân danh tình yêu đối với sự thiện lớn hơn, người ta đã phạm không biết bao nhiêu các hành vi bất nhân trắng trợn. Joffré cho rằng chỉ khi nào ta hiểu rằng mọi con người và mọi cố gắng của họ đều có thể sai lầm một cách thảm hại, ta mới tìm được con đường hiểu biết và tương cảm nhau cách sâu sắc, tìm được cảm thức nên một với người khác, mới thoát khỏi thái độ cao ngạo, coi người khác là xấu xa, và cái vòng bạo lực luẩn quẩn không lối thoát.

Đây không phải là một cuốn phim Công Giáo, nhưng đề cập tới một chủ đề then chốt của nền thần học Kitô Giáo và của mọi giáo hội Kitô Giáo, cũng như của nhiều tôn giáo khác. Vì mọi tôn giáo đều hiểu rằng các con người nhân bản, trong mối tương quan qua lại giữa họ với nhau, đều chỉ là những chủ thể thi hành các quyết định của Thiên Chúa, những quyết định có ảnh hưởng sâu xa đối với người khác và với thế giới bao quanh. Tính nối kết qua lại ấy chính là nền tảng của tình yêu: điều ta làm cho người khác hay chống lại họ đều gây tác động đối với ta và đối với họ vì tất cả chúng ta đều có liên hệ với nhau.

Sự kiện hay hư cấu?

Được hỏi khi nói về Josémaría Escrivá, người nay đã được phong hiển thánh trong Giáo Hội Công Giáo, bao nhiêu phần được coi là sự kiện và bao nhiêu phần được coi là hư cấu, Joffré cho hay: trong số các nhân vật của phim, chỉ một mình Josemaría là người có thực trong lịch sử, chỉ một mình ngài là có đủ hồ sơ và chứng cớ. Ông tin rằng các trình bày trong phim về tính đáng yêu và cảm thức khôi hài của thánh nhân là dựa vào các biến cố có thật trong đời ngài và chắc chắn rất gần với con người thực của ngài. Ông muốn có được một cái nhìn trung thực khi mô tả tính tình của ngài. Ông cho rằng đối với các thánh, ước lệ xưa nay vẫn coi các ngài như có trái tim bằng chì. Ước lệ ấy không hẳn đúng. Thực vậy, câu truyện của Josemaría là câu truyện của một con người kinh qua một diễn trình ngoại thường nhằm đơn giản hóa đời mình quanh một tình yêu tinh tuyền và mạnh mẽ đối với Thiên Chúa. Tình yêu đối với Thiên Chúa này đã trở nên một nguyên tắc tổ chức lên khuôn cho ngài và đem lại cho ngài một tính đơn sơ và một sức mạnh đặc biệt. Nhưng điều đó đã không biến ngài thành người buồn tẻ hay đơn điệu, vì tình yêu này hiện hữu trong đời thực, và đối với những con người trung thực, hoa trái của sự hiện hữu ấy trong thế giới thực, nhưng đôi khi tàn ác và khắc nghiệt này, hẳn phải là hoài nghi: hoài nghi Thiên Chúa và hoài nghi sự thiện. Niềm hoài nghi này hết sức phong phú. Tình yêu không biếu sẵn cho ta như muỗng sữa đưa vào miệng bé thơ, một thứ không có không được (sine qua non). Tình yêu phải chiến đấu mới có. Nó là thứ mà ta, trong tư cách con người nhân bản, phải mang tới bàn ăn. Ta phải tìm cho được thứ tình yêu ấy trong thẳm sâu lòng ta, phải hiểu được cái vẻ đẹp tối tăm trong cái mỏng dòn của chính ta và của người khác. Joffré cho rằng đó là điều được chính cuộc đời Chúa Kitô chứng minh. Là tín hữu, ta vẫn cần phải tìm cho ra tình yêu ấy thẳm sâu trong ta và dâng hiến nó cho Thiên Chúa và toàn thể tạo vật phong phú của Người. Người không tin vẫn phải đi tìm nó để dâng hiến nó cho những con người nhân bản khác bất kể chính kiến, nòi giống hay tôn giáo của họ.

Joffré thú thực ông biết rất ít về Thánh Escrivá trước khi được yêu cầu thực hiện cuốn phim này. Ông cho hay: một trong các nhà sản xuất qua Hòa Lan gặp ông và thuyết phục ông thực hiện cuốn phim. Ông này mang tới cho ông một số sách và cả một cuốn DVD về Thánh Escrivá. Sau bữa ăn tối thịnh soạn, trên đường về nhà, ông nghĩ bụng “mình đâu có thực sự muốn làm việc này. Mình còn một dự án khác mà mình thực sự muốn làm, một dự án sẽ dựng cảnh ở Ấn Độ, một dự án mà mình đã bỏ ra nhiều công sức mới có được giai đoạn này”. Ông nghĩ nên từ chối thì hơn, dù đây là một đề nghị hào hứng. Khi về đến nhà, vì là một buổi tối mùa Hè, ông ra vườn ngồi uống rượu nho trắng, cho dĩa DVD vào máy, và bắt đầu dùng máy vi tính đánh lá thư trả lời: “Ông X thân mến, cám ơn ông nhiều lắm. Tôi đánh giá cao việc ông đã tiến xa đến thế này, nhưng tôi thực sự nghĩ rằng ông nên tìm người khác”.

Tuy nhiên, ở hậu cảnh đàng kia, máy DVD đang chiếu và mắt ông bỗng chú ý tới một đoạn trong câu truyện, đó là đoạn Josemaría nói truyện với một nhóm người đông đảo, hình như ở Chile hay Argentina gì đó, ông không rõ mấy. Một cô bé giơ tay lên nói: “Con có một câu muốn hỏi”. Josemaría trả lời “Vâng, con hỏi đi”. Cô bé không do dự: “Con muốn trở lại Kitô Giáo”. Josemaría ngạc nhiên: “Có không?”. Cô bé không trả lời trực tiếp: “nhưng ba má con theo Do Thái Giáo và các ngài không mấy thích ý tưởng này”. Josemaría không chớp mắt, lên tiếng: “Con ạ, không, không, tôn kính cha mẹ là điều Chúa rất thích. Chúa không bao giờ yêu cầu con bất kính đối với cha mẹ, làm cho cha mẹ mất vui. Tuyệt đối không! Điều con cảm nhận trong tâm hồn con là điều con cảm nhận trong tâm hồn. Đừng, đừng, đừng làm cha mẹ con buồn, đừng làm cha mẹ con cảm thấy không vui. Tuyệt đối không cần làm như thế”.

Joffré dán mắt vào đoạn đó và tự nghĩ: “Quả là tuyệt. Quả là bất ngờ và tuyệt diệu, nhất là phát xuất từ một tổ chức mà ai cũng nghĩ là sẽ nói ngược lại”.

Thế rồi Joffré tắt máy DVD, ngưng không viết lá thứ trên nữa mà quay qua viết truyện phim. Ông viết cảnh Josemaría gặp một người đàn ông đang hấp hối, người mà trước đó ngài vốn biết. Người đàn ông này cho ngài hay ông ta là người Do Thái Giáo và muốn theo Kitô Giáo. Ông viết trọn cả cảnh này rồi tự nhủ: “mình phải cho cảnh này vào phim mới được. Nhưng làm sao cho vào phim nếu mình không thực hiện cuốn phim đó, đúng không? Làm sao cho nó vào một cuốn phim khác được?”.

Lập tức, thay vì lá thư trước, Joffré soạn lá thư sau như thế này: “Ông X thân mến, tôi thực sự muốn thực hiện dự án này, miễn là được tự do theo cách giải quyết riêng, ông không được bắt tôi phải theo một đường hướng phe phái nào, và ông cần chấp nhận sự kiện này là tôi không được thông minh lắm nhưng tôi sẽ làm hết khả năng, có điều tôi muốn theo chân lý riêng của mình. Nếu ông chịu như thế, thì tôi rất muốn được thực hiện dự án này”.

Joffré xác nhận: sự việc diễn ra đúng như trên. Ông không có bất cứ một định kiến thực sự nào về Josemaría, dĩ nhiên là có biết ngài qua loa, nhưng phần lớn chính nhờ đoạn DVD kia mà ông quyết định thực hiện cuốn phim này. Người ta đưa cho ông câu truyện về ngài. Khi đọc xong, ông cảm thấy thực sự kính trọng nhân vật này. Thực ra không phải chỉ kính trọng mà thôi, ông thấy trong cuộc chiến đấu của ngài có điều gì đó có thể nói với mọi con người nhân bản một cách hết sức tươi đẹp, và đó là câu truyện ông muốn kể lại trong phim.

Còn về cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, Joffré cho rằng đây là một vấn đề cũng phức tạp không kém. Người ta rất dễ thiên vị nhưng đây không phải là ý hướng chính của Joffré. Chính lịch sử lúc nào cũng có tính phe phái, được kẻ chiến thắng viết ra và bị người chiến bại viết lại. Áp dụng vào trường hợp Opus Dei, Joffré nghĩ rằng nhiều người chỉ đơn giản tin vào bất cứ lời đồn đại hay huyền thoại nào họ thích. Cho nên theo ông, ta cần phải đấu tranh chống lại một số ý kiến về tổ chức này, về Josemaría và cả về cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha nữa. Ông muốn chứng tỏ một cách khách quan điều thực sự xẩy ra trong cuộc Nội Chiến Tân Ban Nha. Theo ông, trong một thời gian hết sức cô đọng, Tây Ban đã kinh qua điều mà nước Anh, chẳng hạn, từng đã kinh qua cả hàng trăm năm: nào là cách mạng kỹ nghệ, nào là các ý thức hệ giai cấp, cộng với việc mất đế quốc và cảnh kinh tế bất ổn định. Xã hội Tây Ban Nha, vì thế, rất dễ tan vỡ và rất dễ tiếp nhận những quan điểm cực đoan và hoàn toàn trái ngược nhau về công bằng xã hội, về vai trò của Giáo Hội, vân vân…

Cả hai phe trong cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha đều có những lý tưởng và ý thức được các điểm mạnh của mình. Tương tự như các phong trào chính trị khác tại Âu Châu, người thuộc cả hai phe bắt đầu hạ giá nhau, coi nhau như kẻ ác. Nhưng không giống các quốc gia Âu Châu khác, ở đấy, phần lớn là tranh chấp giữa các dân tộc, tại Tây Ban Nha, đó nguyên tuyền chỉ là cảnh cốt nhục tương tàn, anh em giết hại lẫn nhau, nên sự chém giết để lại những vết thương tâm lý hết sức sâu đậm và thật khó chữa lành.

Joffré thú nhận ông là người không tôn giáo lắm nhưng lại được yêu cầu viết về một người hết sức tôn giáo. Do đó, ông cố gắng viết về người này một cách trung thực. Để làm được việc này, ông đã tìm đọc về kinh nghiệm tôn giáo một cách không thiên kiến. Và nhờ đọc như thế, ông khám phá ra rất nhiều nhà khoa học, nhất là trong phạm vi vật lý, đã cảm nghiệm được Thiên Chúa. Theo ông, sự phân rẽ giữa khoa học và tôn giáo mà nay đã trở thành thời thượng thực ra chỉ là một phân rẽ giả tạo.

Ông hiểu rằng khám phá vĩ đại nhất của khoa vật lý hiện đại là: ý thức về thực tại của ta thực ra đều dựa vào những mô thức (models) ta có trong óc ta về nó. Thành thử có rất nhiều mô thức về thực tại. Phần lớn các mô thức này không đủ để giải thích mọi sự, chỉ có thể giải thích một số sự việc mà thôi; chúng giúp ta một cách mới để hiểu điều thực tại có thể là và cái hiểu ấy không hề loại bỏ ý niệm Thiên Chúa hay chiều kích thiêng liêng của vũ trụ, nhưng đúng hơn cách mà khoa học từ trước đến nay từng dẫn ta tới việc tái định nghĩa và tái giải thích thực tại cũng đem lại cho ta cơ hội tái giải thích và tái định nghĩa về thể linh thiêng.

Joffré không biết kinh nghiệm này sẽ ảnh hưởng tới ông bao lâu. Ông cho rằng điều sâu sắc thường cần có thời gian mới biểu lộ hết bản chất đích thực của nó. Ông cho rằng thực hiện cuốn phim “Có Những Con Rồng” không hẳn là một cảm nghiện đơn độc, nhưng cực kỳ làm ông dấn thân, một cảm nghiệm trước đây ông chưa bao giờ có, dù ông không biết chắc nó sẽ dẫn ông tới đâu.
 
Top Stories
Malaisie-Bornéo: un projet de renforcement de la loi sur l’apostasie inquiète les chrétiens de l’Etat de Sabah
Eglises d'Asie
09:31 04/01/2011
Le 24 décembre dernier au soir, Datuk Amri A. Suratman, directeur du Département des Affaires religieuses islamiques de Sabah (JHEAIN), a annoncé que la loi sur l’apostasie. ..
... serait renforcée dès que le « centre de réhabilitation » en construction à Kinarut serait prêt, c’est-à-dire vers le mois de juin 2011. D’ici-là, a-t-il poursuivi, les « apostats seront éclairés sur les mérites de l’islam », une tâche qui selon le directeur du JHEAIN a souffert du relâchement de l’enseignement des imams et de la « négligence » des organisations islamiques (2). Amri Suratman a également expliqué que cette décision était à replacer dans le cadre du plan quinquennal des autorités de l’Etat, comme le projet de reconquérir les zones rurales particulièrement touchées par l’« affaiblissement » de l’islam.

Avec la polémique sur l’usage du mot « Allah » (3), l’apostasie est un important sujet de controverse en Malaisie, en raison des différences d’interprétation des articles de la Constitution fédérale malaisienne. Celle-ci a institué l’islam religion officielle, bien que son article 11 garantisse la liberté de religion aux non-musulmans. Cependant, toute tentative de conversion d’un musulman, tout blasphème contre l’islam ou Mahomet doivent être sanctionnés, ainsi que, de façon variable selon les Etats, l’apostasie d’un musulman (5).

Les communautés non musulmanes, et en particulier l’Eglise catholique de Sabah, qui connaît un véritable essor ces dernières années et compte aujourd’hui trois diocèses (3), n’ont pas caché leur inquiétude. Si l’archevêché de Kota Kinabalu, à Sabah, a déclaré préférer attendre des précisions sur les modifications projetées, Mgr Murphy Pakiam, archevêque catholique de Kuala Lumpur, a déclaré lors d’une conférence de presse le 26 décembre qu’une telle loi instaurerait un climat de peur et une répression religieuse sévère. Le prélat a appelé le gouvernement fédéral à intervenir et les autorités locales de Sabah à se rallier au message de modération lancé par le Premier ministre malaisien Najib Razak.

Selon un observateur vivant à Sabah, qui s’exprime sous couvert d’anonymat dans les colonnes du Malaysia Today le 2 janvier dernier, les conséquences de l’application d’une telle loi sont prévisibles: « Au cours de l’année qui vient, des centaines, si ce n’est des milliers, de convertis « d’un moment » à l’islam dans l’Etat de Sabah risquent de passer un long moment dans [un] centre de réhabilitation [...] afin de réfléchir sur leur foi », avertit-il dans un article intitulé: « Le repentir ou la prison ».

Il raconte que, selon ce système déjà en vigueur en Malaisie, les suspects sont menés au tribunal islamique pour un jugement expéditif après lequel ils sont placés en détention pendant 36 mois afin d’être « rééduqués ». Si, après ce passage en camp de « réhabilitation », les apostats ne se sont toujours pas repentis, ils peuvent être à nouveau condamnés à un nouvel emprisonnement.

Rappelant que la plupart des conversions de masse ont eu entre la fin des années 1960 et le début des années 1970, lorsque le fait de devenir musulman apportait plus de chances de promotion, de l’argent et des avantages divers, l’auteur de l’article explique qu’au fil des ans, après avoir changé de nom et fait carrière, bon nombre de ces « convertis » ont commencé, vers l’âge de la retraite, à revenir à leurs pratiques religieuses antérieures.

Aujourd’hui, poursuit l’auteur anonyme, il n’est pas rare à Sabah que des dénonciations publiques soient faites dans les journaux, annonçant que telle ou telle personne « convertie » et bien en vue ne pratique pas réellement sa foi musulmane. Cette nouvelle étape franchie par le JHEAINS démontre, selon lui, l’influence grandissante des mouvements religieux extrémistes, soutenus par les autorités.

« Très tôt cette année, nous aurons des journées de troubles et d’affrontements sur des sujets touchant à la religion, a averti, dans son message de Noël, le chef de l’Etat de Sabah, Seri Musa Aman. Cependant, les Malaisiens qui aiment la paix, garderont la tête froide et ne rejoindrons pas ceux qui veulent provoquer des tensions religieuses. »

(1) La partie de l’île de Bornéo qui appartient à la Fédération de Malaisie est formée des Etats de Sabah au nord et de Sarawak au nord-ouest. Sabah, deuxième territoire de Malaisie par sa superficie avec ses trois millions d’habitants, est l’un de ceux comptant le plus de chrétiens et ce, malgré une immigration musulmane récente en provenance de la péninsule malaisienne et de l’Indonésie. A Sabah, pour 64 % de musulmans, les chrétiens représentent 28 %. Le chiffre est encore supérieur à Sarawak, où les chrétiens dépassent en nombre les musulmans. Pour l’ensemble de la Malaisie, on estime qu’aujourd’hui 60 % de la population est musulmane.
(2) The Star Online, 27 décembre 2010.
(3) Le dernier en date, celui de Sandakan, a été érigé en 2007 (voir EDA 472).
(4) Voir EDA 521, 522
(5) The Malaysian Insider, 26 décembre 2010; Ucanews, 28 décembre 2010.

(Source: Eglises d'Asie, 4 janvier 2011)
 
Pakiatan: La loi anti-blasphème, une épée de Damoclès suspendue au-dessus de la tête des chrétiens pakistanais
Eglises d'Asie
11:00 04/01/2011
Dans le contexte politique du Pakistan, tendu et peu propice à une ouverture en vue d’une refonte de la loi anti-blasphème, les quelque 3 % des 167 millions de Pakistanais qui ne sont pas musulmans et appartiennent à des minorités religieuses sont plus que jamais susceptibles d’être victimes de discrimination. Le 4 janvier, l’agence Ucanews a publié une tribune libre dont l’auteur, pakistanais, a choisi l’anonymat. Intitulé: « L’épée de Damoclès du Pakistan », le texte offre un aperçu réaliste des perspectives qui s’offrent aux chrétiens pakistanais de voir la loi anti-blasphème supprimée ou amendée. La traduction en français et les notes sont de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Pour les chrétiens du Pakistan, la nouvelle année s’est ouverte par le rappel sans équivoque que l’épée de Damoclès suspendue au-dessus de leurs têtes – à savoir les draconiennes lois anti-blasphème – est une menace toujours bien réelle. Les manifestations que les partis islamiques ont organisées la veille du Nouvel An pour réclamer le maintien de ces lois valent toutes les démonstrations pour dire l’intensité de la résistance que rencontrera toute éventuelle tentative pour réformer ou abolir ces lois, au nom desquelles des chrétiens sont brûlés vifs, leurs maisons incendiées et leurs biens pillés (1).

L’étendue des manifestations de vendredi dernier avait quelque chose d’alarmant. Les commerçants avaient fermé boutique, les transports publics avaient cessé de fonctionner tandis que les foules se réunissaient à travers le pays. Les imams ont prononcé des prêches enflammés à propos des lois anti-blasphème et dans les rues, les manifestants scandaient des slogans dénonçant les hommes politiques musulmans qui avaient osé soutenir un amendement qui aurait aboli la peine de mort obligatoire en cas de blasphème.

Cette réaction populaire musulmane se produit alors que l’année écoulée a vu dix chrétiens et six hindous être accusés de blasphème. Tous, ils sont menacés de la peine de mort pour les « crimes » qui leur sont reprochés, mais leur vie pourrait être supprimée avant même qu’ils n’arrivent devant un juge, tant un lynchage par la foule est une probabilité bien réelle – ainsi qu’on l’a vu se produire à plusieurs reprises ces derniers temps. Deux des accusés de 2010 ont été abattus sur les marches d’un tribunal à Faisalabad, au Pendjab (2).

Il y a bien sûr le cas très médiatisé de la chrétienne Asia Bibi, première femme à être condamnée à mort pour avoir manqué de respect à Mahomet. Emprisonnée, la jeune femme attend sans beaucoup d’espoir que son cas soit jugé en appel par la Haute Cour de Lahore (3). Pour beaucoup, il est clair qu’Asia Bibi ne vivra pas assez longtemps pour comparaître devant ses juges. Un imam de la plus importante mosquée de Peshawar a promis une récompense d’un demi-million de roupies (4 350 euros) à « celui qui tuera Asia ». Les autorités ont pris la mesure du danger et ont ordonné des mesures de sécurité renforcée pour Asia Bibi, tandis qu’à Noël, des évêques catholiques et protestants sont allés devant les murs de Government House à Lahore pour demander la remise en liberté de la jeune femme.

Le 1er janvier, dans sa cathédrale du Sacré-Cœur, Mgr Lawrence Saldanha, archevêque de Lahore, s’est adressé en ces termes aux fidèles rassemblées pour la messe: « Parce que les circonstances sont difficiles, nous sommes inquiets. Nous prions pour être protégés de toute attaque et nous espérons que le danger s’éloignera de nous au cours de cette nouvelle année. »

De tels sentiments, tout comme d’autres, similaires, exprimés par le passé, ne parviennent pas à toucher le cœur des partisans de ces lois et des terribles sentences qui y sont attachées. Ceux-là sont résolument opposés à toute modification, même minime, des lois anti-blasphème, qui ont été forgées sous la présidence du général Zia ul-Haq [NdT: au pouvoir de 1978 à 1988].

Les manifestations de la veille du Nouvel An répondaient à un appel à la grève générale lancé par Tehrik Khatam e Nabuwat [NdT: mouvement qui défend Mahomet comme étant le dernier des prophètes du monothéisme abrahamique] et d’autres partis islamistes, afin de contrer l’initiative d’une parlementaire qui, en novembre dernier, avait présenté au secrétariat de l’Assemblée nationale un projet de réforme des lois anti-blasphème. Ce texte prévoyait dans certains cas de mettre fin à l’application automatique de la peine de mort ou de la prison à perpétuité, peines qui sont inscrites dans les lois anti-blasphème. Son auteur appelait également à une redéfinition du concept de préméditation et à que soit poursuivie « toute personne portant des accusations fausses ou non fondées » ou se rendant coupable d’incitation à la haine religieuse (4).

Ce texte de projet législatif a fait l’effet d’un rayon de soleil dans un paysage par ailleurs bien sombre, au point que Peter Jacob, secrétaire exécutif de la Commission épiscopale catholique ‘Justice et Paix’, a estimé que c’était « une première ». Dans une tribune parue dans les éditions des 10 et 11 décembre 2010 du Daily Times, Peter Jacob conclut que de l’avenir qui sera donné à ce texte dépend non seulement la liberté religieuse de tous les Pakistanais mais également l’avenir de la démocratie pakistanaise.

Pour Mgr Saldanha, qui regrette que « le Nouvel An ait été gâché » par les manifestations de masse des partisans des lois anti-blasphème, il est urgent que cette législation soit changée. Faite par l’homme, elle n’a que peu à voir avec les enseignements de l’islam. Elle « n’est pas inscrite dans le Coran, mais les partis religieux l’utilisent au gré de leurs propres intérêts. La définition du terme ‘blasphème’ est vague et conduit à de mauvaises interprétations », a confié l’archevêque catholique à l’agence Ucanews.

Peter Jacob a raison d’écrire que la tentative d’amendement des lois anti-blasphème a apporté réconfort et espoir, mais on ne peut cacher qu’il faudrait être exagérément optimiste pour ne pas nourrir des doutes quant aux chances de succès de cette initiative. Les enseignements de l’Histoire doivent porter. Le Pakistan est l’une des rares nations musulmanes à disposer d’un aussi draconien arsenal législatif anti-blasphème. De plus, il faut avoir à l’esprit que ces questions ont toujours été hautement politisées et, aujourd’hui encore, sont très présentes au plan religieux. Avant d’accéder au pouvoir, l’actuel parti qui est aux commandes avait promis d’abolir ces lois; il n’en a rien fait mais cela n’empêche pas que cette législation a fait figure, et continue de faire figure, de test de la capacité du Pakistan à se réformer.

Ceci étant dit, deux questions demeurent: existe-t-il une volonté politique d’abolir ces lois ? Le gouvernement en place dispose-t-il des moyens de le faire ? L’équipe au pouvoir se retrouve affaiblie par la défection d’un partenaire majeur de la coalition qui le soutenait (5); on ne peut donc pas s’attendre à ce qu’elle soit en mesure de mettre en œuvre des réformes d’envergure. Un simple décret ou une décision de justice ne suffiraient pas à mener à bien une telle réforme.

Il existe néanmoins une possibilité de voir les choses évoluer positivement. Impliquer les principaux responsables religieux musulmans pourrait être une solution. La notion d’oumma (la communauté musulmane) est plus porteuse, dans le contexte pakistanais, que celle de patriotisme. Là où l’action politique et judiciaire a échoué, on peut penser qu’une fatwa abolissant les lois anti-blasphème puisse mettre un terme à des années et des années de tyrannie et de sang versé.

On peut percevoir certains signes d’espoir. Le Conseil de l’idéologie islamique (CII), la plus haute instance constitutionnelle au Pakistan chargée des préceptes islamiques, a déjà par le passé suggéré certains aménagements de procédure afin de limiter les dérives constatées dans l’application de ces lois. Pour les chrétiens pakistanais, il n’y aurait pas plus beau cadeau de Nouvel An que de voir ces suggestions retenues et mises en pratique. Mais on ne peut s’exprimer ici qu’au conditionnel. Lors d’un débat récent entre des étudiants musulmans de l’université, certains ont repoussé l’idée qu’il y avait urgence à amender ces lois. Pour eux, un jugement pour blasphème est semblable en tout point à un jugement pour meurtre et n’est donc pas digne d’une attention particulière. Une accusation pour blasphème est passible de la peine de mort, exactement de la même manière qu’un meurtrier encourt la peine capitale. Si en plus l’accusé est un villageois pauvre appartenant à une minorité religieuse, alors son sort est quasi fixé. C’est sans doute là le problème: dans l’esprit de nombre de Pakistanais, la présomption d’innocence n’existe pas et être accusé au nom de ces lois, c’est déjà être coupable de blasphème, offense suprême.

En conclusion, si ces lois ne peuvent être ni abolies ni amendées, il reste que les chrétiens pakistanais ont désespérément besoin d’être protégés légalement dès l’instant où ils sont soupçonnés de blasphème. Ils ont droit à la justice, que celle-ci vienne d’un tribunal, de la religion ou de la société. Mais la question principale demeure: trouveront-ils, en 2011, l’aide dont ils ont besoin ?

(1) Le 31 décembre 2010, veille du Nouvel An, une grève générale a paralysé le pays, les partis politiques islamistes ayant appelé les commerçants à baisser leur rideau en signe de protestation contre un amendement visant à supprimer la peine de mort en cas de blasphème. Des incidents se sont produits lors d’affrontements entre manifestants et forces de l’ordre, les formations islamistes rencontrant l’opposition des militants des droits de l’homme qui estiment que la loi anti-blasphème dans son état actuel encourage l’extrémisme. Le 31 décembre 2010, l’Agence France-Presse rapportait que, selon la police, des manifestants avaient lancé des pierres à proximité du domicile du président Asif Ali Zardari à Karachi en criant: « Nous sacrifierons nos vies, nous sauverons la sainteté du Prophète. » La police a fait usage de gaz lacrymogènes pour disperser les manifestants, alors que les quartiers commerçants, habituellement animés, étaient désertés à travers le pays.
(2) Voir EDA 534
Selon les organisations pakistanaises de défense des droits de l’homme, 46 personnes accusées au titre des lois anti-blasphème ont été tuées de manière extrajudiciaire entre 1990 et 2010 au Pakistan. Vingt-huit d’entre elles étaient chrétiennes et 24 ont trouvé la mort au Pendjab; 15 étaient musulmanes, deux ahmadi, et une hindoue. Huit de ces personnes sont mortes alors qu’elles étaient sous la protection de la police: cinq ont été tuées par des policiers, deux ont été retrouvées mortes et la cause du décès de la huitième est inconnue.
(3) A propos de l’affaire Asia Bibi, voir EDA 539, 540, 541
(4) L’auteur de l’amendement visant à réformer la loi sur le blasphème est Sherry Rehman, ancienne ministre de l’Information (mars 2008-mars 2009) et membre du Parti du peuple pakistanais (PPP), au pouvoir actuellement. Parlementaire et présidente de l’Institut d’études politiques Ali Jinnah, Sherry Rehman s’est toutefois heurtée à l’opposition du gouvernement, lequel avait pourtant indiqué, à la suite de la condamnation à mort de la chrétienne Asia Bibi, être prêt à envisager une refonte de la loi anti-blasphème. Le gouvernement a souligné que la proposition de loi visant à abolir la peine de mort pour blasphème avait été déposée à titre personnel par Sherry Rehman, et non au nom du PPP. Le 30 décembre, le ministre adjoint de l’Information, Samsam Bokhari, a catégoriquement affirmé que le gouvernement et le PPP n’entendaient pas soutenir l’initiative de la parlementaire.
(5) Invoquant la hausse des prix des carburants décidée par le gouvernement dirigé par le Premier ministre Youssouf Raza Gilani, le MQM (Muttahida Qaumi Movement), qui représente notamment les « Mohajir », musulmans pakistanais chassés d’Inde après la partition de 1947 et leurs descendants, a annoncé, le 2 janvier 2011, son passage dans l’opposition. Le MQM, principale force politique à Karachi, était jusqu’alors la deuxième composante de la coalition soutenant le PPP au pouvoir. Ce dernier se retrouve désormais en minorité à l’Assemblée nationale.

(Source: Eglises d'Asie, 4 janvier 2011)
 
Indie: Karnataka: un hindouiste qui a attaqué à la hache un pasteur protestant, porte plainte contre sa victime
Eglises d'Asie
12:04 04/01/2011
Eglises d'Asie, 4 janvier 2011 - Le Rév. Samuel Isaac, 40 ans, attaqué à la hache dimanche 2 janvier lors d’une réunion de prière, a été accusé de prosélytisme par son agresseur.

Le 2 janvier au soir, alors qu’il priait sous la tente d’une communauté nomade dans le district de Davanagere au Karnataka - district dont il est le coordinateur pour le Global Council of Indian Christians (GCIC) (1) -, le pasteur protestant a été pris à partie par un hindouiste qui l’a accusé de chercher à convertir au christianisme les tribus nomades de la région.

Membre du Bajrang Dal (2), le jeune militant cité sous le nom de Basavaraju se serait alors emporté violemment et aurait essayé de frapper le Rév. Isaac à la tête avec une hache. Un coup qui aurait dévié vers l’épaule, épargnant la vie du pasteur mais le blessant très grièvement.
Les témoins de la scène, dont la femme du pasteur et ses deux fils, ont immédiatement transporté le blessé qui perdait beaucoup de sang à l’hôpital de Davanagere où il a été transfusé et opéré en urgence.

Sajan K.George, président du GCIC, a déclaré à l’agence Ucanews ce 4 janvier que les jours du Rév. Isaac n’étaient désormais plus en danger. Toujours hospitalisé en soins intensifs, il souffre de graves blessures à la tête qui ont nécessité une douzaine de points de suture.

Cependant, l’affaire de l’agression du pasteur révélée aux médias par Sajan George, connaît aujourd’hui un nouveau rebondissement. Les forces de police du district, après avoir annoncé qu’elles allaient interpeller le jeune militant hindouiste, viennent de procéder à l’arrestation des deux assistants du Rév. Isaac, Babu et Krishna, venus voir leur pasteur blessé à l’hôpital.

Selon une information diffusée ce 4 janvier par l’agence Asianews, les officiers de police ont arrêté les deux chrétiens à la suite d’une plainte déposée par Basavaraju contre le Rév. Isaac, au titre de l’article 153 du code pénal indien (3).

Dénonçant la collusion entre la police locale et les hindouistes du Bharatiya Janata Party (Parti du Peuple indien, BJP) au pouvoir, le président du GCIC s’est indigné du fait que les coupables « se soient arrangés pour faire arrêter » les victimes. « C’est une tâche indélébile sur notre démocratie laïque », a-t-il déclaré, ajoutant qu’une version déformée des faits était propagée par les hindouistes, prétendant que le Rév. Isaac se serait lui-même blessé en fuyant les militants hindous qui l’avaient interrompu alors qu’il évangélisait les nomades. Sajan George a tenu à préciser que le rapport médical de l’hôpital de Davanagere où est actuellement soigné le Rév. Isaac, atteste que le pasteur a bel et bien été blessé par des coups portés à la hache.

Les allégations de prosélytisme accompagnées de violences anti-chrétiennes se multiplient au Karnataka depuis l’arrivée au pouvoir en mai 2008 du BJP, vitrine politique du mouvement pro-hindou (4). Légitimant leurs attaques en invoquant les articles 153 et 295 A (« atteinte aux sentiments religieux ») du code pénal indien, les hindouistes obtiennent la plupart du temps le soutien des forces de l’ordre. Une attitude dénoncée par le GCIC ainsi que par de nombreux mouvements de défense des droits de l’homme présents dans l'Etat.

Lors des violences antichrétiennes de 2008, l’Etat du Karnataka avait été l’un des plus touchés, avec plus d’une quarantaine de lieux de culte saccagés et de nombreux chrétiens agressés et grièvement blessés. L’inaction, voire la complicité du gouvernement et de la police lors des attaques – des membres des forces de l’ordre ayant été jusqu’à prêter main forte aux agresseurs –, avaient été montrées du doigt, en particulier par Mgr Moras, archevêque de Bangalore. Afin de mieux se défendre face aux extrémistes hindous, les chrétiens du Karnataka, toujours à l’initiative de Mgr Moras, avaient fondé en 2009, un forum œcuménique, le KUCFHR, regroupant 113 dénominations chrétiennes (5).
Selon les statistiques nationales de 2001, l’Etat du Karnataka compte près de 53 millions d’habitants, en grande majorité hindous, les musulmans représentant environ 12 % de la population et les chrétiens moins de 2 %.

(1) Le Global Council of Indian Christians (GCIC) est une ONG d’obédience protestante qui lutte contre les violences antichrétiennes.
(2) Le Bajrang Dal est la branche jeunesse du Vishwa Hindu Parishad (VHP), une organisation nationaliste hindoue réputée pour sa violence.
(3) L’article 153 du code pénal indien, sanctionne entre autres, les « troubles à l’ordre public et les incitations aux affrontements intercommunautaires au nom de la religion » ainsi que « les allégations préjudiciables à l’intégration nationale ».
(4) Voir EDA 517, 522, 528, 529, 537
(5) Voir EDA 510

(Source: Eglises d'Asie, 4 janvier 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Mừng Đại Thọ & Ngọc Khánh của một Linh Mục Việt Nam tại Atlanta
Giuse Đặng Văn Kiếm
09:28 04/01/2011
ATLANTA, Georgia (3.1.2011) - Hòa với niềm vui chung của ngày đầu năm mới Dương lịch 1.1.2011, Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam TGP Atlanta mừng kính lễ trọng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa cầu cho hòa bình thế giới và hướng tâm tình hiệp thông với Giáo Hội Mẹ nơi quê nhà dịp bế mạc Năm Thánh 2010 đang lần lượt diễn ra tại 25 Giáo phận trên toàn quốc và sẽ kết thúc qua các ngày hành hương 4-5-6 tháng 1/2011 tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang TGP Huế. Đặc biệt dâng thánh lễ đầu năm mới hôm nay, Cộng đồng Công giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận Atlanta cùng với Cha Giáo Antôn Trần Văn Kiệm tạ ơn Chúa mừng thượng thọ 90 tuổi đời và 65 năm phục vụ trong thiên chức Linh mục của ngài. Hiện nay Cha Giáo Antôn đang nghỉ hưu và viết sách tại Atlanta, đồng thời phụ giúp mục vụ tại Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc giáo phân5 Atlanta.

Xem hình ảnh

Liên kết hiệp thông chúc mừng Đại Thọ & Ngọc Khánh Cha Giáo Antôn, chúng tôi nhận thấy ngoài sự hiện diện đông đảo của cộng đoàn Dân Chúa tại địa phương, còn có nhiều bạn hữu, đồng nghiệp, họ hàng thân thích, và cách riêng qúy vị cựu học sinh của Cha Giáo Antôn gồm nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đến từ các nơi.

Giảng trong thánh lễ tạ ơn, Cha Giáo Antôn chia sẻ cảm nhận của ngài sau gần 65 năm làm linh mục. Hạnh phúc trong gian nan. Niềm vui trong đau khổ. Khiêm nhường phấn đấu trong thử thách. Cầu nguyện gắn bó với Chúa khi bị cáo gian… Ma qủi nó tấn công linh mục “kinh khủng” lắm, bằng đủ mọi hình thức, mọi cạm bẫy danh vọng tình tiền, để rồi bị ràng buộc làm theo ý thích và đường lối gian tà của nó… Cha Antôn nhận xét học đường công cộng ngày nay thiếu vắng việc dạy dỗ luân thường đạo lý; vì vậy môi trường và khung cảnh thánh đường của cộng đoàn xứ đạo với sự hướng dẫn của hàng giáo phẩm và các linh mục là điểm tựa vững chắc cho các bậc phụ huynh và các gia đình. Cha Giáo Antôn tha thiết xin cộng đoàn Dân Chúa cầu nguyện nhiều cho các linh mục, và xin các bậc phụ huynh khuyến khích con cái và các bạn trẻ sẵn sàng dâng mình cho Chúa!...

Cùng đồng tế dâng Thánh Lễ Tạ Ơn với Cha giáo Antôn có Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương (Atlanta, GA), Cha Giuse Phạm Văn Tuệ (New Orleans, LA), Cha Isidore Nguyễn Bá Kỳ (Pensacola, FL), Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức (Riverdale, GA), Cha Phanxicô Trần Quốc Tuấn (Norcross, GA), Cha Ambrosiô Nguyễn Hùng Phi (Chicago, IL), và Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu (Orlando, FL) đại diện cho 130 anh em Linh mục trong Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ Việt Nam Miền Đông Nam Hoa Kỳ. Ngoài ra có thầy Phó Tế Giuse Nguyễn Hoà Phú, Tổng Thư ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay mặt Cha Chủ tịch Liên Đoàn hiệp thông và chúc mừng Cha Giáo Antôn.

Trong buổi tiệc mừng đơn sơ nhưng thấm đượm tình gia đình tại hội trường giáo xứ ngay sau thánh lễ, một số qúy học trò và bạn hữu của Cha Giáo Antôn đã ôn lại nhiều chuyện buồn vui liên hệ với ngài từ mấy chục năm qua, tưởng chừng như đã lãng quên, nhưng nay được dịp gợi nhớ tròn đầy ý nghĩa trong tình thầy trò thân thương cũng như trong tình bạn hữu tương kính. Nhiều hội đoàn đạo đời lần lượt góp lời phát biểu chúc mừng Cha Giáo Antôn, kèm theo các tiết mục văn nghệ “bỏ túi” tạo một bầu khí vui tươi, giúp hằng trăm người hiện diện được hiểu biết thêm về 90 năm cuộc đời của Cha Giáo Antôn kính mến.

TÓM LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CHA GIÁO SƯ ANTÔN TRẦN VĂN KIỆM

• Sanh ngày 31 tháng 12 năm 1920, tại Phát Diệm, Việt Nam.
• Chịu chức Linh mục ngày 29 tháng 06 năm 1946.
• Được bảo trợ tới Tổng Giáo Phận New York bởi Đức Hồng Y Francis Spellman năm 1950, phục vụ tại Giáo Xứ Thánh Thể tại New Rochelle từ tháng 08 ‐ tháng 12, năm 1954, dưới sự trông coi của Đức Ông Francis Shea.
• Tại Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình, Đường Tú Xương, Sài Gòn dưới quyền của Cha Robert Crawford từ tháng 01, 1955 - tháng 07, 1973. Trong thời gian này giữ chức vụ Tổng Thư Ký của Đồng Minh Công Giáo, một nhóm dân sự tại Miền Nam Việt Nam.
• Từ năm 1973 - ngày 30, tháng 04, 1975, Cha Sở hai Giáo Xứ Kim Hải và Lam Sơn, hai Giáo Xứ của Giáo Phận Xuân Lộc.
• Từ tháng 05, 1975 – tháng 07, 1975 được chấp thuận bởi Cha Kevin, Giáo Phận Rockville Center tại Long Island và phục vụ tại Giáo Xứ St. Thomas More.
• Từ tháng 07-tháng 09, 1975 được mời trở lại căn cứ Không Quân Eglin bởi Bộ Quốc Phòng làm Tuyên Uý cho người Việt tỵ nạn.
• Từ tháng 09, 1975 tới sự thành lập Giáo Phận Pensacola‐Tallahassee, làm Tuyên Úy cho người Việt tỵ nạn tại Giáo Phận St. Augustine dưới quyền của Cha Paul Tanner. Trong thời gian này thỉnh thoảng phục vụ người Việt tỵ nạn tại nhiều nơi như North Carolina, South Carolina, Georgia, Florida, và Alabama.
• Từ khi thành lập Giáo Phận Pensacola-Tallahassee (Đức Giám Mục René Gracida và sau đó Đức Giám Mục Simons) phục vụ tại Giáo Xứ Holy Name of Jesus tại Niceville, Florida.
• Từ năm 1980 -1982, Cha Sở tại Giáo Xứ Our Lady of Victory tại Crestview, Florida. Thiện nguyện làm Tuyên Úy một lần nữa cho người Việt Công Giáo tại Pensacola.
• Từ năm 1985 - tháng Chạp, 1990 được nghỉ phép làm việc mục vụ không lãnh lương bổng. Cư trú tại Seadrift, Texas tập trung học đặc biệt [Dịch Thánh Kinh Tân Ước, và Các Bài Đọc I từ Cựu Ước sang tiếng Việt – chữ viết cổ tiếng Việt (Hán Việt và Nôm) và văn hóa Việt Nam tổng quát].
• Tháng 01, 1991 vào tuổi 70, nghỉ hưu lần thứ nhất. Nhóm Bảo Hiểm của Giáo Phận Pensacola-Tallahassee, hiện tại lãnh lương hưu của Giáo Phận: $610 mỗi tháng.
• Từ tháng 11, 1985 - tháng 07, 2006, làm Tuyên Úy cho người Việt Công Giáo sinh sống tại Seadrift, do sự phân nhiệm từ Cha Joseph Phạm Đức Trịnh, với mục vụ một đôi khi cho người Công Giáo Hoa Kỳ tại Giáo Họ St. Patrick, trong vùng Oblates of Mary, rồi Tuyên Úy thông thường (Cha Sở) của Giáo Họ St. Patrick do sự phân nhiệm từ Cha Dan Morales, và rồi sau đó chịu trách nhiệm Giáo Xứ Our Lady of the Gulf (Đức Mẹ Vùng Vịnh) tại Port Lavaca.
• Từ tháng 07, 2006, nghỉ hưu lần thứ hai với cư trú tại 6342 Highview Road, Morrow, GA 30260, Kvincentvn@aol.com
• Trong thời gian 07, 2006 tới nay, Cha giáo vẫn đến và làm việc mục vụ dâng thánh lễ tại Giáo Xứ Đức Mẹ Việt nam vào các ngày Chúa Nhật, cũng như Lễ Trọng và Buộc, và giúp tuần đại phúc hòa giải khi cần thiết trong các dịp Mùa Vọng, và Mùa Chay. Ngoài ra Cha giáo vẫn thăm viếng, và hướng dẫn giáo hữu, cũng như tham dự các buổi đọc kinh cầu nguyện của c ác Giáo Họ trong những dịp khác nhau khi sức khỏe và thời gian cho phép.
 
Chào mừng Đặc sứ Tòa Thánh ĐHY Ivan Dias tới phi trường Nội Bài
LM Jos Nghi Sơn
09:35 04/01/2011
HÀ NỘI - Chỉ còn hai ngày nữa, Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đại diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam sẽ được bế mạc tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang ngày 6-1 năm 2011 sắp tới.

Để bày tỏ tình hiệp thông, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã cử Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, làm Đặc Sứ của ngài đến chủ sự thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại Việt Nam.

Đứng 10g30 hôm nay, ngày 04 tháng 01 năm 2011, Đức Hồng Y Ivan Dias đã đặt chân xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội. Cùng tháp tùng ngài có Đức ông Benaber Nguyễn văn Phương và một Đức cha thuộc HĐGM Úc châu.

Đón tiếp ngài tại sân bay có Đức cha Phê-rô Nguyễn văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, Tổng giám mục giáo tỉnh Hà Nội; Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó chủ tịch HĐGMVN, giám mục giáo phận Thanh Hóa; Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Tổng thư ký HĐGMVN, giám mục giáo phận Bắc Ninh; Đức cha Giuse Đặng đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn và Đức cha Laurenso Chu văn Minh, giám mục phụ tá tổng giáo phận Hà Nội và một số cha thuộc giáo phận Hà Nội.

Sau nghi thức chào hỏi, quý Đức cha và Đức Hồng Y dùng cơm trưa tại Hà nội, sau đó đúng 14g30 cùng ngày, các ngài lên máy bay vào Huế để tham dự nghi lễ bế mạc tại La Vang.

Theo chương trình được thông báo, chiều ngày 05 tháng 01 vào lúc 15g30, tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, HĐGMVN sẽ có nghi thức đón tiếp long trọng phái đoàn Tòa Thánh và có lễ thượng cờ 26 giáo phận. Và sáng ngày 06 tháng 01 vào lúc 8g00, Đức Hồng Y Dias sẽ chủ sự thánh lễ Bế Mạc và đọc Sứ điệp của Đức Thánh Cha cũng như nghi thức Làm Phép Viên Đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang do Đức Hồng Y Đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ sự.
 
Bế mạc Năm Thánh 2010 và Khai mạc Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29
Trương Trí
09:40 04/01/2011
LA VANG - Những ngày vừa qua, thời tiết tại Huế và tại Thánh địa La Vang thật đẹp, trời nắng ấm. Thế nhưng, sáng hôm nay, ngày 4.1. thì trời trở mưa và rét. Như chúng tôi đã có những cảnh báo trước về khí hậu và thời tiết của miền Trung nói chung và Huế cũng như La Vang cách riêng.

Hình ảnh La Vang ngày 4.1.2011

Dọc đường từ quốc lộ 1 vào đến Linh địa La Vang, những tấm băng rôn được giăng dọc đường: “ Cùng Mẹ ra đi loan báo tin mừng ”.v.v…

Con đường chưa hoàn thành nên gặp mưa và lầy lội, mặc dù đã được rãi đá dăm. Nhiều đoàn xe tấp nập đưa khách đến cổng Trung tâm và quay trở ra tìm chổ nghĩ.

Trời mưa rét vẫn không ngăn được tâm tình của con thảo đến với Mẹ. Trong các lều trại hầu như đã kín người. Từ những vườn cây bạch đàn dọc theo hai bên quãng trường Mân Côi, chung quanh Linh đài Đức Mẹ và nhà nguyện đều đã đông người. Vòng quanh khắp nơi trong Linh địa, phóng viên ghi nhận đã có chừng 150 ngàn người hành hương về dự. Chắc chắn số lượng cộng đoàn hành hương sẽ tăng cao trong ngày mai 5.1. Ngày đón tiếp Đặc sứ của Đức Thánh Cha và các đoàn thượng khách.

Tại Linh đài Đức Mẹ, dù trời mưa, lúc nào cũng vẫn đông người chen chúc cầu nguyện. Bức tượng bằng đá quý đã hoàn thiện nổi bật giữa muôn sắc màu rực rở ánh đèn và hoa tươi.

Vất vả nhất là anh em trật tự, trong điều kiện mưa rét, rải đều khắp mọi nơi trong phạm vi Thánh địa La vang để giữ gìn an ninh, ổn định trật tự cho thánh lễ.

Thánh lễ khai mạc Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29 theo dự kiến sẽ diễn ra tại Linh đài, nhưng vì trời mưa nên ban tổ chức phải chuyển vào Nhà Nguyện. Tất cả cộng đoàn đều sốt sắng che dù, mặc áo mưa đứng giữa trời hướng về Nhà Nguyện. Vì lý do thời tiết nên thánh lễ không được long trọng, nhưng vẫn rất trang nghiêm và trật tự.

Thánh lễ đồng tế do Đức Giám mục phó giáo phận Quy Nhơn Matthêu Nguyễn Văn Khôi chủ sự, Ngài cũng là chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật Thánh của Hội đồng Giám mục Việt nam, cùng đồng tế có các Giám mục trong và ngoài nước, với chừng 300 linh mục.

Mở đầu thánh lễ, Đức cha chủ tế đã nói: “ Cộng đoàn dân Chúa từ khắp mọi miền đất nước cùng nhau quy tụ về đây để tham dự thánh lễ Khai mạc Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29, nhân dịp Bế mạc Năm Thánh giáo hội Việt Nam, mà đỉnh cao là đại lễ bế mạc do Đức Hồng Y Đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ sự vào ngày mùng 6 tháng 1 này. Thánh lễ chiều hôm nay được cử hành một cách đặc biệt để Tôn kính Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội. Như khuôn mẫu của giáo hội và trong suốt Năm Thánh này, mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam đã cùng nhau cầu nguyện, suy tư, thảo luận để tìm cách canh tân, định hướng cho phù hợp với giai đoạn lịch sử mới… Cử hành thánhlễ Kính Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội vào ngày khai mạc Đại hội, chúng ta có ý nài xin Đức Mẹ tahnh tẩy tâm hồn để xứng đáng đón nhận bao ơn lành mà Thiên Chúa ban xuống cho chúng ta trong những ngày trọng đại này, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ La Vang.”

Với những lời ca tiếng hát ngợi ca tôn vinh Mẹ. Trong bài chia sẽ, Đức cha Matthêu chủ tế đã trích dẫn lại trong sách Diễm ca: “ Kìa Bà nào đang tiến lên như mặt trăng, rực rở như mặt trời. Oai hùng như đạo binh xếp hàng vào trận.” Ngài cũng dẫn lại lời của Thánh Gioan tông đồ mô tả trong sách Tông đồ công vụ: “ Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung, một người nữ mặc áo mặt trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao”. Ngài còn diễn tả: Năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra với các giáo dân đang cầu nguyện tại La Vang này, với dung mạo uy nghi rực rỡ.

Với tất cả lòng sùng kính, tôn vinh Mẹ. Đức cha chủ tế đã đúc kết: chỉ có Mẹ chứ không có ai khác xứng đáng được ca ngợi như ca dao Việt Nam:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”


Thật vậy, chỉ có Mẹ được đầu thai giữa trần gian này để làm Mẹ của Thiên Chúa. Mẹ đã được chọn làm Mẹ Đấng Cứu thế. Chính vì thế Mẹ tinh tuyền không chút bợn nhơ. Suốt cả cuộc đời trần thế Mẹ không hề mắc tội lỗi.

(Đặc phái viên VietCatholic tường thuật từ La Vang)
 
La Vang bắt đầu những ngày đại lễ trong cơn mưa.
Nguyễn Hoàng Thương
09:54 04/01/2011
La Vang bắt đầu những ngày đại lễ trong cơn mưa.

Mưa! Mưa rả rích, chúng tôi có mặt tại La Vang lúc 10 giờ sáng ngày 04/01/2011 sau đoạn đường đất đỏ trơn trợt chưa hoàn chỉnh dẫn từ Quốc Lộ 1 vào Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang.

Trong cơn mưa, giáo dân từ khắp nơi trên bước đường hành hương vẫn đang đến với Đức Mẹ Việt Nam. Từng đoàn người đi bộ nối tiếp nhau bước vào La Vang do những chiếc xe lớn bị chặn lại từ Quốc Lộ 1. Thỉnh thoảng có những đoàn hành hương trên vai trĩu nặng hành lý nào là ba lô, nào là vãi bạc, cọc tre để dựng lều nhưng với khuôn mặt háo hức về với Mẹ. Những căn lều lớn được Ban Tổ Chức chuẩn bị sẵn dường như chưa đủ đáp ứng để cộng đoàn hành hương tá túc, những căn lều tiếp tục được dựng lên che chở con Mẹ trong mưa gió để chuẩn bị cho những ngày đại lễ linh thiêng của Giáo Hội Việt Nam.

Tiếng kinh cầu không ngớt đây đó, dù ở linh đài Đức Mẹ hay ở nhà nguyện tạm sau tháp chuông còn sót lại của Vương Cung Thánh Đường La Vang. Ngay cả trong những căn lều, lời ca, tiếng hát, câu kinh vẫn vang lên hướng về linh đài Đức Mẹ để tỏ lòng sùng kính mẹ hiền cầu bàu che chở cho con dân Việt Nam.

Xem hình

Ban Tiếp Tân, Ban Trật Tự và các ban khác làm việc thật tích cực, niềm nở ở những khu vực được phân công để hướng dẫn cho người hành hương đến những khu vực thích hợp. Các góc y tế, ẩm thực, nước uống cũng được sẵn sàng để phục vụ người hành hương.

Buổi chiều, đoàn người càng đông đúc hơn tiến vào Thánh Địa, cơn mưa ngày càng nặng hạt nhưng cũng không ngăn cản được bước chân của các đoàn người dân tộc đến từ các tỉnh Tây Nguyên như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai… ngoài hành lý trên vai còn có chiêng, khèn, củi, nồi nêu…

02giờ 30 chiều, Hội Kèn Tổng Giáo Phận Hà Nội đã tấu lên những khúc oai hùng để chào Mẹ tại linh đài cũng như làm cho bầu khí cầu nguyện càng thêm linh thiêng. Trong khi đó, tại nhà nguyện các cha thuộc Tổng Giáo Phận Huế giúp cộng đoàn hành hương lắng lòng hoà giải với Chúa qua Bí tích giải tội.

Đây đó những tiếng vang dội của hội trống từ các giáo xứ La Phù, Từ Châu, Đàn Giản của Tổng Giáo Phận Hà Nội thử trống phía cuối quảng trường chính đã thu hút người hành hương đến xem.

Đền 04 giờ 30 chiều, công việc chuẩn bị cho Thánh Lễ Chiều càng thêm tất bật khi cơn mưa thật nặng hạt phải dời Thánh Lễ từ Linh Đài vào Nhà Nguyện. Mọi người quy tụ về tham dự Thánh Lễ đầu tiên trong 3 ngày Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 29.

(Đặc phái viên VietCatholic tại Đại Hội)
 
Đêm Rước Kiệu và lần hạt Mân Côi tôn vinh Mẹ La Vang
Ban Thông Tin
11:45 04/01/2011
LA VANG (tối 04/01/2011) - Lúc 8 giờ, trời tối lạnh, nhưng con cái Mẹ cũng đang tề tựu về, thật cảm động... nếu bạn có mặt tại La Vang lúc này, chắc hẳn bạn cũng hân hoan sung sướng sốt sắng như tôi…Tôi đã nhập vào đoàn kiệu, đoàn kiệu tôn vinh Đức Mẹ, đoàn lữ hành đức tin, tay cầm tràng hạt, tay giơ cao ánh nến, miệng cất cao lời ca tụng Ave Maria Kính Mừng Mẹ.

Xem hình ảnh buổi rước kiệu và lần hạt kính Đức Mẹ La Vang

Ôi ! Mẹ thật xứng muôn lời ca tụng đoàn con góp về mừng Mẹ đêm nay: Mừng Mẹ đầy ơn phước, Chúa ở cùng Mẹ. Mẹ thật có phúc hơn mọi phụ nữ trên trần gian. Muôn lòng như một, vạn con tim, vạn lời kinh chúc mừng Thánh Mẫu La Vang, Mẹ của dân tộc Việt Nam không phân biệt tôn giáo, không phân biệt sắc dân.

Hành trình đoàn kiệu đi từ Nhà Hành Hương vòng ra hồ (đảo) Đức Mẹ, vào Cửa Tam Quan (khi đi vào, bên tay phải là hồ (đảo) Lòng Chúa Thương xót). Đoàn rước uy nghi tiến vào Quảng trường Mân Côi, đến Tháp cổ rồi tiến về Linh đài Mẹ.

Đoàn rước kiệu lần hạt Mầu Nhiệm Năm sự Vui, suy niệm những biến cố trong Mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Giêsu, Con Mẹ, cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và cho công việc truyền giáo. Các giọng lĩnh xướng trầm ấm rõ ràng của các MC hướng dẫn từ loa phóng thanh giúp đoàn người cầu nguyện thêm sốt sắng.

Đoàn kiệu đi qua quảng trường Mân Côi, hai bên đặt các pho tượng Mân côi bằng đá cẩm thạch. Trước đây, quãng trường Mân Côi là nơi quy tụ cộng đoàn hành hương để tham dự các cuộc cử hành phụng vụ, bây giờ quảng trường được sử dụng để che lều bạt cho các đơn vị phục vụ cuộc lễ, thay vào đó là một qủang trường rộng lớn hơn nằm sau tháp cổ với một lễ đài hoành tráng cho cuộc đại lễ ngày mai.

Đoàn kiệu kết thúc tại Linh Đài Mẹ. Đoàn hành hương đông đảo tham gia làm thành một cuộc rước nến vĩ đại, một biển ánh sáng lấp lánh ánh vàng… rước Mẹ vào thành đô của Mẹ, thành đô của Mẹ và là Nhà của chúng con.

Lạy Mẹ, Mẹ là Mẹ của ngàn hoa, giờ đây, chị em Hội dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế, đại diện cho đoàn hành hương dâng lên Mẹ những đóa hoa thắm tươi, tượng trưng cho lòng chúng con yêu mến Mẹ. Các thiên thần và đội vũ dâng lên những điệu vũ khúc hát tôn vinh. Chúng con ca tụng vì các nhân đức trọn lành của Mẹ, vì cuộc đời Mẹ là muôn ngàn hoa xinh tươi và ngát hương dâng lên Thiên Chúa. Chúng con xin dâng Mẹ hoa xanh của tuổi thiếu niên, hoa trắng của lòng tinh sạch, hoa đỏ của sự nhiệt tình mến yêu của tuổi trẻ, hoa tím của những nỗi vui buồn lao nhọc, hoa vàng của thành công trong cuộc sống... mà chúng con muốn thưa thật nhiều với Mẹ trong đêm nay, đêm tâm tình Mẹ con.

Để kết thúc giờ cầu nguyện bên Mẹ đêm nay, Đức Cha Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng dâng các lời nguyện để kết thúc: một lời cầu nguyện với tâm tình tạ ơn sốt mến. Đặc biệt, Đức Cha đã dâng lời tạ ơn vì 50 Năm Đức Tin. “Lạy Mẹ La Vang, chúng con xin hiệp với Mẹ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về Năm Thánh hồng phúc của Giáo Hội Việt Nam". Tạ ơn vì ơn đức tin mà các vị thừa sai đã hy sinh mang hạt giống đức tin đến cho dân tộc Việt Nam. Các tiền nhân đã nêu gương sống đức tin bất khuất can trường trước các thử thách. Tạ ơn vì Giáo Hội Việt Nam đang trưởng thành và tiến bước vững chắc trên con đường đức tin đó.

Ngài cũng trình lên với Mẹ: "Lạy Mẹ, Năm Thánh tuy kết thúc, nhưng là một Năm Thánh mở. Mở ra cho chúng con và toàn thể Giáo Hội Việt Nam một chân trời mới, một hướng đi mới, một quyết tâm mới để lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa và trưởng thành trong cách sống đạo và truyền đạo".

Ngài khẩn thiết hơn trong lời nguyện kết thúc: "Lạy Mẹ, trước mắt chúng con còn nhiều khó khăn, thách đố, con đường sống đạo của chúng con còn lắm gian nan thử thách, nhưng chúng con tin, tin một cách mạnh mẽ vào ơn Chúa, vào sự che chở phù trì của Mẹ, chúng con sẽ cố gắng sống xứng đáng với những ân huệ của Chúa đã ban và góp sức chia sẻ Tin Mừng cho tất cả mọi người đang thành tâm thiện chí tìm kiếm."

Cuộc kiệu kết thúc bằng phép lành của Đức Giám Mục chủ sự với bài thánh ca Lạy Mẹ là ngôi sao sáng. Thật là một cuộc tôn vinh Đức Mẹ sốt sắng, trời có mưa, nhưng thiết nghĩ đó là mưa hồng ân, những sợi mưa nhẹ nhàng, như ân lộc sa xuống để nâng con người lên với trời cao vậy.

Đêm đã khuya, mỗi người từ giã Mẹ về trại của mình, lòng nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ bình an trên Linh địa của Mẹ, một đêm ấm áp tình Chúa, trong sự hiệp thông huynh đệ với nhau, mặc dầu trời đang mưa lạnh rả rích.
 
Lời cầu nguyện với Đức Mẹ La Vang
+GM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng
12:10 04/01/2011
Lời cầu nguyện sau Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang, tối 04-01-2011

Thứ ba, 04 Tháng 1 2011 22:39. Lạy Mẹ La Vang, khi màn đêm đang buông xuống, từ bốn phương trời, chúng con được diễm phúc qui tụ về bên Mẹ nhân lành, chiêm ngắm Mẹ thật dịu hiền, được tỏ bày lên Mẹ những khát vọng, những ước mơ, cũng như những vui buồn trong cuộc sống và được lắng nghe những lời dạy bảo, nhắc nhở của Mẹ.

Chúng con xin dâng lên Mẹ tâm tình mến yêu chân thành, lòng tri ân hiếu thảo và những nguyện cầu thiết tha của chúng con.

Với tràng chuổi Mân Côi trên đường rước kiệu tôn vinh Mẹ, chúng con hân hoan cùng Mẹ chiêm ngắm Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ, và cảm nhận muôn vàn ân huệ Ngài đã đổ xuống trên mỗi người, mỗi gia đình, và nhất là trên toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, trong Năm Thánh nầy, qua bàn tay của Mẹ.

Lạy Mẹ La Vang, chúng con xin hiệp với Mẹ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về Năm Thánh hồng phúc của Giáo Hội Việt Nam.

Cùng Mẹ, chúng con xin tạ ơn Chúa đã gởi đến cho chúng con những nhà truyền giáo ngoại quốc nhiệt thành, chấp nhận hy sinh gian khổ để loan báo Tin Mừng cứu độ và gieo vãi hạt giống Đức Tin trên quê hương đất nước chúng con từ 350 nay.

Cùng Mẹ, chúng con xin tạ ơn Chúa về công đức cao dày của Tổ Tiên chúng con, những tiền nhân anh dũng và bất khuất trước mọi gian lao thử thách để trung thành với Chúa và Giáo Hội, dám hy sinh cả mạng sống để vun xới và truyền đạt niềm tin đó cho chúng con.

Cùng Mẹ, chúng con xin tạ ơn Chúa và tri ân Giáo Hội đã thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam và qua đó, xác nhận sự trưởng thành và lớn mạnh của Giáo Hội địa phương nầy từ 50 năm qua.

Lạy Mẹ La Vang,

Năm Thánh với lễ khai mạc rất hoành tráng tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, những ngày Đại Hội Dân Chúa rất tốt đẹp tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn, và hôm nay, đang tiến gần đến Đại Lễ Bế mạc tại Linh Địa La Vang nầy, tất cả là hồng ân. Chúng con cảm nhận rất rõ bàn tay yêu thương và sự quan phòng kỳ diệu của Mẹ đang che chở và dẫn dắt Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng con.

Lạy Mẹ,

Năm Thánh sẽ kết thúc, nhưng kết thúc không có nghĩa là dừng lại, là chấm dứt những tình cảm, những khát vọng và những quyết tâm mà mọi thành phần dân Chúa đang ấp ủ trong suốt Năm Thánh vừa qua.

Đây là một lễ bế mạc mở: mở ra cho chúng con và toàn Giáo Hội Việt Nam một chân trời mới, một hướng đi mới, một quyết tâm mới để lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa và trưởng thành trong cách sống đạo và truyền đạo.

Lạy Mẹ.

Tương lai trước mắt còn nhiều khó khăn thách đố, con đường sống đạo của chúng con còn lắm gian nan thử thách, nhưng chúng con tin, tin một cách mạnh mẽ vào ơn Chúa, vào sự phù trợ chở che của Mẹ, và với quyết tâm sắt đá, chúng con sẽ cố gắng sống xứng đáng với những ân huệ mà Chúa đã ban và góp sức chia sẻ Tin Mừng cứu độ cho tất cả mọi người đang thành tâm thiện chí tìm kiếm.

Giờ đây, đêm đã khuya, xin Chúa chúc lành cho tất cả cộng đoàn hành hương để chúng con có những giờ phút nghỉ ngơi an bình trong sự chở che của Mẹ hiền La Vang.

Giám Mục Phụ tá TGP Huế
 
Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội La Vang và Kiệu Đức Mẹ trong lời kinh Mân Côi
Nguyễn Hoàng Thương
14:43 04/01/2011
Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội La Vang và Kiệu Đức Mẹ trong lời kinh Mân Côi

La Vang - Cơn mưa dầm dề ban chiều đã làm Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29 phải dời từ linh đài Đức Mẹ La Vang sang nhà nguyện sau tháp chuông. Với chủ đề Hội Thánh Mầu Nhiệm, vào lúc 17 giờ chiều ngày 04/01/2010, Đức Cha Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phó Giáo Phận Quy Nhơn đã cử hành Thánh Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội để khai mạc Đại Hội. Cùng đồng tế với Đức Cha có các giám mục trong và ngoài nước cùng hơn 200 linh mục. Do nhà nguyện nhỏ nên hầu hết khách hành hương đã đứng chật ních hai bên hông và các khu vực xung quanh nhà nguyện và cả trên linh đài, trong các lều kề cận nhà nguyện trong cơn mưa giá rét để tham dự Thánh Lễ.

Xem hình kiệu Đức Mẹ

Trong lời dẫn lễ Đức Cha mời gọi cộng đoàn tín hữu hướng lòng về Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, để cầu xin Mẹ giúp sức và noi gương Mẹ sống cuộc đời trong trắng, vượt thắng mọi cám dỗ của tội lỗi, để khuôn mặt của Giáo Hội ngày càng sáng ngời và có sức hấp dẫn đối với mọi người đương thời.

Trong bài giảng, Đức Cha nhắc rằng tín điều Đức Trinh Nữ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội được Đức Thánh Cha Piô IX tuyên bố trong sắc chỉ Ineffabilis Deus ngày 8 tháng 12 năm 1854. Sự sa ngã của ông bà nguyên tổ loài người để từ đó ơn cứu độ được hứa trao ban từ Cựu Ước và Đức Maria được diễm phúc vô nhiễm nguyên tội để trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế.

Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được khẳng định khi Mẹ hiện ra tại Lộ Đức với cô bé chăn cừu Bernadette và tuyên bố rằng “Ta là sự đầu thai vô nhiễm” nghĩa là sự đầu thai vô nhiễm hoàn toàn thuộc về một mình Đức Mẹ, chứ không thể được chia sẻ cho một ai khác. Nói cách khác, Đức Mẹ là người duy nhất trong nhân loại được ơn vô nhiễm nguyên tội.

Nhắc đến Giáo Hội, ngài cho hay Giáo Hội hiện diện giữa trần gian nhưng quyết tâm không để mình lây nhiễm sự xấu xa của trần gian, để trở thành dấu chỉ thánh thiện về sự hiện diện của Thiên Chúa. Đó cũng chính là hình ảnh mà Giáo Hội Việt Nam trong suốt năm qua đã suy tư để tìm cách thực hiện, hầu có thể đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc rao giảng Tin Mừng trên quê hương Việt Nam hiện nay. Như thế đại lễ bế mạc Năm Thánh không thể được coi như màn trình diễn cuối cùng để kết thúc một năm lễ hội, nhưng là một biến cố khai mào cho một giai đoạn mới với nhiều quyết tâm và sáng kiến mới, hướng đến ngày kỷ niệm 500 năm Tin Mừng lần đầu tiên được rao giảng trên quê hương Việt Nam (1533-2033).

Đến 20 giờ là rước Kiệu Đức Mẹ La Vang và lần hạt Mân Côi với chủ đề Cùng Mẹ Ra Khơi do Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP. Huế chủ sự.

Đoàn rước đi đầu là Thánh Giá nến cao, rồi đến đại diện các giáo phận, các chủng sinh, nữ tu, đoàn dâng hoa, các linh mục, giám mục và kiệu Đức Mẹ La Vang. Với ánh nến trong tay đoàn rước đi từ Nhà Hành Hương vòng ra hồ Đức Mẹ, vào cổng chính, tiến vào Quảng trường Mân Côi, đến Tháp Chuông rồi tiến về Linh đài Đức Mẹ tạo nên một biển nến lung linh dưới cơn mưa. Đồng thời với cuộc rước kiệu cả cộng đoàn hành hương cùng lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng để cầu nguyện cho Giáo Hội và công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Khi dừng chân tại Linh Đài Đức Mẹ, đoàn dâng hoa đã múa những vụ điệu dâng lên mẹ những đoá hoa tươi thắm như tầm lòng thơm thảo của những người con Việt Nam đối với mẹ hiện từ thành quả của bao nhiêu năm truyền giáo trên đất nước Việt Nam.

Kết thúc buổi đêm cầu nguyện với Mẹ La Vang, Đức Cha Phanxicô Xavie đã dâng lời nguyện cho Giáo Hội Việt Nam lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa và trưởng thành trong cách sống đạo và truyền giáo. Sau buổi cầu nguyện, dầu trời đã khuya nhưng một số cộng đoàn vẫn râm ran câu kinh lời ca dâng lên Mẹ nơi linh đài trong cơn mưa vẫn còn rả rích.
 
Về bên Mẹ La Vang
Têrêsa Avila Thùy Chi
20:11 04/01/2011
LA VANG – Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 được tổ chức từ chiều ngày mồng 4.1.2011 đến trưa ngày mồng 6.1.2011 tại Trung tâm Hành Hương La Vang, giáo phận Huế, thuộc địa phận xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trung tâm Hành Hương La Vang cách thị xã Đông Hà khoảng 20 km và từ đường quốc lộ 1A đi vào Nhà thờ La Vang chừng 5km. Vào tháng 8 năm 1798 (triều vua Cảnh Thịnh, 1792 – 1801) có lệnh cấm đạo, bách hại đạo dữ dội, giáo dân đã chạy trốn tới La Vang và Đức Mẹ Maria hiện ra nơi đám cỏ trên ba gốc đa cổ thụ để an ủi, động viên và che chở cho toàn con cái Mẹ đang trú ẩn dưới chân Mẹ.

Nhà thờ Đức Mẹ La Vang đầu tiên được xây dựng vào những năm đầu của triều vua Minh Mạng. Đến năm 1886, nhà thờ được xây dựng lại khang trang hơn, đến năm 1900 thì hoàn thành. Trong năm 1924 nhà thờ được xây dựng lại với quy mô lớn hơn để có thể đáp ứng nhu cầu hành hương đến với Mẹ ngày một đông. Năm 1961, nhà thờ La Vang được Tòa Thánh phong Vương Cung Thánh Đường.

Khách hành hương hay khách du lịch đến Huế đều dành một buổi để tới hành hương Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị là một tỉnh miền Trung Việt Nam, nơi có sông Bến Hải – cầu Hiền Lương. Quảng Trị cách Hà Nội 582 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121km. Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây giáp tỉnh Xavanakhet (Lào), phía đông giáp biển Đông. Bờ biển dài 75 km. Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhất là ở các huyện miền núi và khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt, có gió Tây Nam và gió Lào rất khô nóng. Chính vì vậy mà người dân Quảng Trị nói chung và giáo dân miền La Vang ai ai cũng có nước da đen sạm vì nắng gió nhưng khỏe mạnh và không quản ngại những vất vả, khó khăn, nhọc nhằn để lo cho cuộc sống mỗi ngày trong lời cầu nguyện liên lỉ với Đức Mẹ La Vang.
 
Giới trẻ Miền Bắc học hỏi về Công Đồng Vaticanô II
Lm. Giuse Phạm Thanh Quang, CSsR
22:54 04/01/2011
(Tiếp theo, số 6)

NHỮNG Ý HƯỚNG CHÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

20. Thực sự, chúng con chưa rõ lắm về ý hướng chính của Công Đồng Vaticanô II là gì, vậy cha có thể cho chúng con biết rõ được không?

À được chứ. Công Đồng Vaticanô II có những ý hướng chính sau đây:

20.1 Công Đồng nói về chính Giáo Hội:

Giáo Hội là trung tâm điểm cho giáo lý của Công Đồng Vaticanô II. Lần đầu tiên trong lịch sử có một Công Đồng đi tìm định nghĩa về chính mình.

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã bận tâm lớn về sự hiệp nhất các Kitô hữu. Nhưng điều này không dễ chút nào. Vậy, trước tiên cần phải đổi mới chính bộ mặt của Giáo Hội. Công Đồng phải làm linh động và hiệu quả mọi cơ cấu của Hội Thánh. Bởi thế, các bạn đừng ngạc nhiên khi thấy Hiến chế Tín lý về Giáo Hội ra đời. Hiến chế này cũng soi sáng cho các văn kiện khác của Công Đồng.

Các bạn biết đó, Công Đồng đã dựa vào các hình ảnh trong Kinh Thánh mà định nghĩa về chính mình: chẳng hạn như “Dân Thiên Chúa” (ý nhấn mạnh về lĩnh vực lịch sử và xã hội của Giáo Hội); “Thân thể Chúa Kitô” (nhấn mạnh về Kitô học, huyền nhiệm Hội Thánh); “Nước Thiên Chúa” (nhấn mạnh khía cạnh cánh chung); “Đoàn chiên”; “”Cánh đồng”; “Công trình kiến trúc”; “Gia đình” của Thiên Chúa; “Đền thờ” của Chúa Thánh Thần; “Hiền thê” của Chúa Kitô.

Tóm lại, chúng ta có thể nói tất cả các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II đều xoay quanh vấn đề Giáo Hội. Hay chúng ta có thể quả quyết rằng: Giáo Hội là tâm điểm của Công Đồng Vaticanô II.

20.2 Công Đồng nói mạnh về tự do và đối thoại:

Các bạn rất quý mến, chúng ta hãy xem điểm thứ hai này Công Đồng nói như thế nào. Công Đồng Vaticanô II được coi là Công Đồng đầu tiên biết sử dụng sự tự do (có căn cứ từ Thánh Truyền) như một chủ đề để dạy dỗ và lấy tinh thần đối thoại với người ngoài làm chương trình.

Các bạn biết đó, Công Đồng Vaticanô II là Công Đồng “mở”. Vì thế, Giáo Hội không e ngại khi đề cập tới tự do. Bởi khi nói đến phẩm giá của con người thì không thể không nói đến sự tự do. Giáo Hội cũng muốn thoát ra khỏi “pháo đài” của mình giống như các bạn muốn thoát khỏi “lũy tre làng” để bay đến các phương trời xa xôi, thoát khỏi chủ trương “khép kín huy hoàng” của mình để đối thoại, cảm thông, chia sẻ với những người anh em khác như Kitô hữu ngoài Công Giáo, với những tôn giáo khác, với những anh em được coi là “vô thần” (thực chất ra chẳng có ai vô thần cả. Vô thần chỉ là một cách nói biện minh thôi).

Giáo Hội nhìn nhận và kính trọng những giá trị, các nền văn hóa khác nhau cũng như các hệ thống chính trị (không đi ngược lại xu thế chung của loài người) khác nhau của thế giới.

Các bạn hãy chú ý kỹ điểm son và độc đáo của Công Đồng Vaticanô II nhé: Vaticanô II là Công Đồng đầu tiên không có đề mục nào lên án tuyệt thông.

20.3 Công Đồng Vaticanô II nhấn mạnh về mục vụ:

Nếu các bạn nghiên cứu kỹ, sẽ thấy được tấm lòng của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.: ngài mong mỏi Công Đồng này là Công Đồng “mục vụ”. Cuối cùng Công Đồng Vaticanô II đã đáp lại lòng mong mỏi của ngài.

Công Đồng xem tầm quan trọng của các khía cạnh với mức độ của nó: Thánh Kinh – Thánh Truyền, quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng – cộng đoàn tính của các Giám Mục, Hàng Giáo Phẩm – Hàng Giáo Dân, Giáo Hội phổ quát – Giáo Hội địa phương, giá trị tu trì – giá trị trần thế,…

Tinh thần mục vụ thể hiện rõ nhất khi Công Đồng Vaticanô II chủ trương không chống lại một phần tử nào song vì lợi ích của mọi người. Giáo Hội chỉ với tinh thần của “kẻ được sai đến với muôn dân” để phục vụ, yêu thương, tha thứ và đem ơn cứu độ cho nhân loại.

20.4 Công Đồng Vaticanô II đem đến những điểm sáng mới:

Các bạn cố gắng nhớ những điểm sáng mới này nhé:

- Công Đồng đã trình bày một nền thần học về Chúa Thánh Thần mà lâu nay bị xem nhẹ hay bị lãng quên.

- Công Đồng đã đưa ra quan niệm mới về “chân lý” của Thánh Kinh và về “linh hứng” trong thần học về Mạc Khải.

- Công Đồng nhấn mạnh về cộng đoàn tính của các Giám Mục, Giáo Hội như bí tích cứu rỗi, thái độ mới đối với thế giới, Bí tích Hôn Phối được nhấn mạnh hơn ở khía cạnh tình yêu nhân loại và các mục đích chính yếu, đổi mới các nghi thức trong Thánh Lễ (như các linh mục làm lễ quay xuống giáo dân chứ không còn quay lên như trước kia, dâng lễ bằng tiếng địa phương chứ không bằng tiếng Latinh nữa,…, tính cánh chung của Giáo Hội lữ hành, của hoạt động truyền giáo, của đời sống Dòng tu,…

21. Để kết thúc buổi trao đổi học hỏi hôm nay, chúng con xin hỏi cha một câu cuối nhé, câu này hơi lạ tai. Vậy có thể có thêm Công Đồng Vaticanô III, Vaticanô IV,… không ạ?

Các bạn hỏi cũng hay đấy! Chúng ta đã thấy trong lịch sử đã có rất nhiều Công Đồng rồi. Tôi thiết nghĩ trong tương lai có thể có thêm Công Đồng. Nếu các bạn chú ý một chút sẽ thấy rõ một Công Đồng phải được xem như là một sự bổ túc cho Công Đồng trước đó và như là nhịp cầu để kết nối Công Đồng mới trong tương lai. Các bạn cũng thừa biết là thế giới biến đổi nhanh chóng lắm, lối sống và quan điểm của con người cũng thay đổi nên Giáo Hội cần phải thích ứng ngay tức khắc theo dòng lịch sử của nhân loại để phục vụ đắc lực và hữu hiệu nhất hầu đem lại ơn cứu độ cho con người và được con người dễ dàng đón nhận.

Tôi và các bạn hãy phó thác Giáo Hội cho Chúa Thánh Thần. Chúng ta xin Ngài hướng dẫn, biến đổi để Giáo Hội không ngừng trở nên “cánh tay nối dài của Chúa Kitô”, đem tình thương và ơn cứu độ đến cho mọi người.

- Hẹn gặp các bạn trong số tới nhé.

- Vâng ạ! Chúng con cám ơn cha nhiều!

(Còn tiếp)
 
Cảm nhận từ Trung tâm Thánh Mẫu La Vang
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
23:42 04/01/2011
LA VANG - Tôi đến La vang tối qua 4/1/2011 vừa kịp tham dự đoàn rước Kiệu Đức Mẹ La Vang lúc 8giờ tối. Mưa lớn suốt ngày nên đường kiệu sủng nước, mọi người mặc áo mưa che dù rước kiệu. Mưa vẫn nặng hạt, đoàn rước tiến bước trong lời Kinh Mân Côi. Thánh Giá nến cao, đại diện các giáo phận, các chủng sinh, nữ tu, đoàn dâng hoa, các linh mục, giám mục và kiệu Đức Mẹ La Vang. Mỗi người một ngọn nến sáng lung linh giữa trời đêm mưa bay bay, gió se lạnh, thật linh thiêng và ấn tượng.

Hình ảnh Trung tâm La Vang

Từ Nhà Hành Hương đoàn rước xếp thành hàng 4 đi ra hồ Đức Mẹ, rẽ vào cổng chính, tiến vào Quảng trường Mân Côi, đến Tháp Chuông cổ và rẽ trái tiến về Linh đài Đức Mẹ. Cộng đoàn hành hương lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng cầu nguyện cho Giáo Hội và công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Mỗi chặng, đoàn rước dừng lại nghe suy niệm và hát ca tôn vinh Mẹ. Đến tại Linh Đài Đức Mẹ, mưa càng nặng hạt hơn, đoàn dâng hoa múa dưới mưa những vũ điệu tiến dâng Mẹ.

Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng kết thúc đêm canh thức bên Mẹ La Vang bằng tâm tình cầu nguyện dưới mưa. Trời về khuya, mưa vẫn tầm tả, một số đoàn hành hương đang sốt sắng lời kinh tiếng hát bên Linh đài dưới chân Mẹ La Vang.

Vì mưa suốt ngày nên Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29, vào lúc 17 giờ chiều ngày 04/01/2010, phải dời từ linh đài Đức Mẹ La Vang sang nhà nguyện sau tháp chuông. Đức Cha Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phó Giáo Phận Quy Nhơn đã cử hành Thánh Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội để khai mạc Đại Hội. Cùng đồng tế với Đức Cha có các giám mục trong và ngoài nước cùng hơn 200 linh mục.

Và cũng vì mưa dầm nên thánh lễ sáng nay lúc 6 giờ sáng ngày 5/1/2011, lễ Kính Đức Maria Dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ cũng được dời từ linh đài Đức Mẹ La Vang sang nhà nguyện sau tháp chuông. Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục giáo phận Nha trang chủ thế và giảng lễ.Thánh lễ đồng tế gồm 10 Giám Mục: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm Giáo Phận Bùi Chu, Đức Cha Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giáo phận Vinh, Đức Cha Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng Giáo phận Huế, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi Giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh cùng đông đảo Quý Linh mục trong và ngoài nước. Hơn 50 ngàn người cùng hiệp thông thánh lễ sốt mến.

Các linh mục đem Mình Thánh Chúa toả ra khắp các ngả đường mà ban trật tự đã chuẩn bị đàng hoàng để trao ban đến tận nơi cho mọi người.

Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức Cha, mọi người đón nhận bình an của ngày mới trong ơn lành Chúa ban.

Sau thánh lễ hàng trăm tòa giải tội được bố trí nhiều nơi để khách hành hương xưng tội.

10 giờ sáng nay, có thánh lễ tại Linh đài, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, GM Ban Mê Thuộc chủ tế và giảng lễ.

Xin Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ La Vang ban cho mọi người Hành Hương một ngày mới tươi vui trong Tình yêu và Ân Sủng Chúa.

Từ La Vang sáng 5.1.2011
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Yêu thương và Công lý
Gioan Lê Quang Vinh
11:02 04/01/2011
Trong sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, chỉ có một ít tư tưởng các thánh được nêu lên để làm minh chứng. Trong số đó, tư tưởng Thánh Têrêsa được trích dẫn trong điều 2011 khi nói đến Tình Yêu Thiên Chúa. Và điều này cũng là điểm tổng kết bản tóm lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo.

Đó là: “Lạy Chúa, vào lúc xế bóng của cuộc đời này, con sẽ đến trước Chúa với hai bàn tay trắng, vì con không xin Chúa tính sổ việc con làm. Mọi việc được gọi là công lý của chúng con đều khiếm khuyết trước mặt Chúa. Vì thế, con cầu xin Chúa bảo bọc con trong công lý của Chúa và xin cho con được nhận từ tình yêu của Chúa sự sở hữu vĩnh cửu là chính Ngài”.

Những ngày đầu một năm, nhắc đến Tình Yêu và Công Lý là điều đáng làm, nhất là khi chúng ta vừa tiễn một năm 2010 với quá nhiều những đau đớn và xót xa cho Giáo Hội Việt Nam và cho công lý. Thánh Giá Chúa bị xúc phạm. Môn đệ Chúa bị lên án. Và những tiếng nói cho công lý dường như rơi vào khoảng không.

Năm 2010 cũng là năm nhiều người nói đến tình yêu. Có điều là người ta nói đến tình yêu để khước từ công lý. Đại loại như thế này: Đòi công bằng để làm gì? Nói lên tiếng nói của người nghèo để làm gì? Yêu thương mới là giới răn trọng nhất.

Hội Thánh trả lời giúp cho chúng ta: “Bác ái là điều răn mang tính xã hội cao cả nhất. Bác ái tôn trọng người khác và các quyền lợi của họ. Bác ái đòi buộc thực thi công lý và chỉ có bác ái mới làm cho ta có khả năng đạt tới điều đó. Bác ái gợi hứng cho ta một cuộc sống tự hiến: ‘Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất, nhưng ai liều mất mạng sống mình sẽ bảo tồn được mạng sống ấy’ (Lc 17,33)”

Điều ấy là giáo lý (điều 1899). Điều ấy là giáo huấn của Hội Thánh (HTXHCG 583). Thánh Têrêsa bảo mọi việc được gọi là công lý của con là thiếu sót. Huống chi là ngồi nhìn mà không hoạt động cho công lý. Thánh Têrêsa là vị thánh của sự đơn sơ khiêm hạ, là vị thánh của tình yêu. Và không ít người lầm tưởng đã yêu thì cứ cho qua hết mọi thứ. Nhưng thật ra, bỏ qua hết nhiều khi là một cách chống lại tình yêu.

Khi con người sẵn sàng cho qua mọi lỗi lầm, mọi gian ác bất công, thì mặc nhiên họ chấp nhận cho một số anh chị em mình đau khổ. Khi con người coi việc đập phá Thánh Giá là “chẳng có gì đáng nói”, hoặc phải yêu thương những người dám cả gan hành xử phạm thượng, thì họ tưởng rằng họ thực hành giới răn yêu thương, nhưng thật ra họ chỉ “yêu” vì sợ hãi.

Khi một vị linh mục bị đánh nát mặt vì ngài bảo vệ thánh đường, bảo vệ dân Chúa, những người khác vẫn im lặng với ý nghĩ “tha thứ cho người đánh mình” thì họ vi phạm bác ái vì “bác ái đòi buộc thực thi công lý”.

Khi giáo dân bị đuổi ra khỏi giáo xứ, xa khỏi nhà thờ, mà người ta vẫn nghĩ đó là hành vi dân sự thì quả là vô lý. Đó chính là sự bách hại người Kytô hữu, bởi vì tách con người ra khỏi cộng đoàn là cách hữu hiệu nhất để bắt người ta bỏ đạo.

Vào thời nhà Nguyễn cách đây hơn hai trăm năm, những kẻ bách đạo cũng đã nghĩ ra trò ấy: “Phân sáp (cũng đọc là Phân tháp); “Phân” là chia ra, “Sáp” hay “tháp”là cắm vào, lách vào. “Phân sáp” (hay “Phân tháp”) là chia riêng ra không cho tụ họp lại rồi cắm vào, ghép vào một nơi khác để bộ phận bị ghép vào đồng hóa với nơi được ghép vào. Như vậy, “Phân sáp” người Công giáo ở các làng Công giáo là xé nhỏ các gia đình Công giáo, các làng Công giáo để không còn là một đồng thể rồi ghép vào với gia đình không Công giáo (thuật ngữ gọi là người “bên lương”). Ở các làng “bên lương” khác quản lý, người Công giáo sẽ bị đồng hóa về mặt tôn giáo với người “bên lương” thì từ đó các cộng đồng người Công giáo là các họ đạo, các giáo xứ sẽ tàn lụi, sẽ bị xóa sổ.” (Lê Ngọc Bích, Nhân vật Giáo phận Huế, Tập I, 2000, tr. 43).

Nhìn lại một năm qua, nhiều người cười hỉ hả và bao người khóc thầm. Người ta cười vì hưởng lộc. Người khác khóc không phải vì mình bị hại, mà vì thấy công lý Chúa vẫn chưa được thực thi ở nơi có quá nhiều bảng hiệu quảng cáo cho văn minh, văn hóa và cả văn hoa nữa.

Ước chi con người đừng dừng lại loay hoay đánh tráo khái niệm từ ngữ. Hãy nhìn vào lời huấn dạy của Chúa Giêsu và của Hội Thánh, để cùng xắn tay áo, bắt tay vào xây dựng con người và xã hội từ những điều nhỏ nhặt nhất.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gia vị của một gia đình gồm ….
Tuyết Mai
22:37 04/01/2011
Có anh chị em nào đã được nghe những lời phê bình của con cái dành cho mình bao giờ chưa nhỉ!?. Và nếu có thì lời phê bình ấy nghe nhẹ như tơ, nặng lời trách móc, hay phán thẳng vào mặt của anh chị em là làm cha mẹ mà không biết dậy dỗ con cái; để bây giờ những gì chúng làm là do phản ảnh của những gì chúng học nơi anh chị em; đã làm cho chúng thất bại trên trường đời; và đã khổ sở vì sống trong một gia đình mà người cha dùng quyền hành của mình để cai trị cả nhà?. Rồi anh chị em có can đảm ngồi yên để nghe những lời trách móc ấy một cách bình tĩnh, thản nhiên, khí nóng bừng bừng lên trên mặt, hay đứng dậy tát cho con một bạt tai nẩy lửa rồi sau đó sự thể nó có ra sao thì ra???.

Dù gì đi chăng nữa, chúng ta cũng phải cảm tạ Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta có một mái gia đình. Bên quê nhà VN thì mái ấm ấy có thể gồm rất nhiều thế hệ chung sống với nhau, nhưng bên Mỹ đây thông thường một mái ấm gia đình chỉ gồm có cha mẹ và con cái thế thôi! Cho nên thuần phong mỹ tục cũng khó mà giữ cho được, vì con cái chúng được sanh đẻ tại Mỹ. Đi học một ngày hết 8 tiếng đồng hồ hoặc hơn; ở trường thì chúng nói tiếng Mỹ; về nhà nói chuyện với cha mẹ cũng tiếng Mỹ; ăn thức ăn của Mỹ; và học thói đời tốt hay xấu cũng từ nhà trường và trên TV mà ra. Bên Mỹ đa phần là cả hai cha mẹ phải đi làm không ai ở nhà mà dậy dỗ chúng, ngay cả không có thời giờ mà dậy chúng nói tiếng Việt; chỉ có gia đình nào mà ba thế hệ ở chung thì chúng mới được học được tiếng Việt từ bé nhờ có ông bà, hay bác, dì, cô, chú, và ….. Vì thế cho nên thuần phong mỹ tục của người VN đã phai lợt đi nhiều trong nhiều gia đình VN tại hải ngoại; vì có phải có người ra đi khỏi nước VN từ năm 75 thì chúng bây giờ cũng gần 37 năm rồi còn gì!?. Tiếng anh với họ bây giờ là ngôn ngữ chính và cuộc sống của họ đã không còn giữ được những gì là VN nữa!?. Và thống kê cho thấy rằng người VN kết hôn với người ngoại quốc cũng rất đông; số này không phải là ít và hiện giờ vẫn còn tiếp tục. Thế hệ của những người già bên Mỹ hiện giờ còn cố gắng giữ phong tục VN, dậy cho giới trẻ tiếng Việt, mở những lớp tiếng Việt vào cuối tuần, nơi giáo xứ, trong Chùa, mở trường tư vào cuối tuần, và ngay cả vài nơi trong trường trung học và đại học cũng có dậy tiếng Việt. Cũng vì thế mà phong tục nửa mùa của nhiều gia đình cũng từ đây có chiến tranh ngầm thường xẩy ra.

Đã gọi là gia đình thì không thể nào không có chuyện xẩy ra; có nhiều nguyên do lắm thưa anh chị em!. Bất đồng ý kiến vì già trẻ xung khắc. Không thông cảm nhau vì sự hiểu biết khác nhau. Cái của anh đúng nhưng đối với tôi thì sai. Cách sống của anh khác với cách sống của tôi. Anh thích ngồi nhà không đi chơi không bạn bè, chỉ ôm cái TV và cái computer là đủ rồi! Nhưng tôi thì khác. Tôi thích ra ngoài sau giờ làm việc để gặp bạn gặp bè, hàn huyên, nhậu nhẹt, nhảy đầm, để quân bằng với những căng thẳng của tôi; không ai có quyền cấm cản. À và tôi đã 21 tuổi là có quyền tự do trên mọi việc làm của tôi; không ai có quyền cấm đoán. Anh quên là tôi đã đi làm, có công ăn việc làm, đang học đại học, làm chủ xe, và có một tương lai rất tươi sáng trước mặt, chẳng phải nhờ vả ai, thì được xin phép miễn nghe những lời dậy dỗ của anh, và v.v.v……

Gia đình thì có những đứa con còn ở nhà tuy dù đã lớn tuổi, biết phụ giúp cha mẹ từ tiền bạc chúng làm ra, cho đến biết lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, và dậy dỗ các em. Nhưng cũng có những đứa con thích sống xa nhà để tự mình nắm hết đồng tiền, xây xài mà không giúp gì cho cha mẹ, hay gia đình một đồng xu cắc bạc nào! Thiếu thì về xin thêm chứ không bao giờ phụ vào. Giữa hai cá tánh khác xa nhau của các con như thế thì buộc cha mẹ phải có cái nhìn bao quát và thông cảm cho các con, chứ đừng nên có cái nhìn hẹp hòi. Nhất là trọng hay thương đứa này mà khinh rẻ ruồng bỏ đứa kia, tuy dù nó đã làm chúng ta bậc cha mẹ phải khổ sở rất nhiều, như chuyện đứa con hoang đàng mà ai cũng được biết. Nhất là chúng ta cha mẹ phải tránh để cho chúng nó ganh ghét nhau vì cách cư xử quá rõ rệt và quá thiên vị giữa chúng, khi tất cả chúng đều có mặt ở những ngày chúng về chơi nhà nhiều bữa.

Trong gia đình bao giờ cha mẹ cũng gặp phải những đứa con rất bộc trực từng lời ăn tiếng nói cho đến sự cư xử mọi việc của chúng. Có đứa thì chín nhịn làm mười, khi nào không chịu nổi nữa mới đem việc ra nói với cha mẹ, và những gì chúng không đồng ý nơi cha mẹ, nhất là ép chúng làm gì theo ý của chúng ta. Và khi cần nói chúng cũng biết lựa lời để cha mẹ không quá buồn lòng, mà hiểu dùm sự đòi hỏi đó không có quá đáng. Nhưng so với đứa con bộc trực, chúng chỉ biết phán ra những điều và những lời nói làm cho cha mẹ rất đau lòng, hoặc chỉ làm cho nhà cửa cháy thành than tro. Những đứa con này thường chỉ biết nhìn cái lợi cho chúng mà thôi!. Không quan tâm đến ai ngoài được những gì chúng muốn.

Ai bảo làm cha làm mẹ là sướng???. Thưa chỉ sướng khi chúng còn được ẵm bồng, chứ khi chúng có trí khôn và tự lo cho chúng được, thì chẳng sướng gì đâu thưa anh chị em!. Bởi nội cái khác nhau trong lối suy nghĩ thì đã là xung khắc rồi!. Bao giờ gia đình được êm thắm luôn cần phải có cha mẹ biết thông cảm và hiểu tánh tình của mỗi đứa, và phải biết dậy dỗ chúng cách mềm mỏng và nương theo chúng nó, chứ thẳng tay trừng trị chúng không phải là thượng sách; hoặc con cái chúng còn nhu nhược chưa đủ lông đủ cánh để bay nhẩy thì chúng còn chịu ở nhà và chờ có cơ hội là chúng bay mất tiêu luôn, và từ không cần biết đến cha mẹ của chúng là ai nữa; hoặc trong cơn tức giận chúng sẽ làm điều gì đó mà mãi mãi về sau chúng ta sẽ hối hận vì đã quá tay với chúng. Bậc làm cha mẹ thưa khó lắm nếu chúng ta muốn gia đình sống trong đoàn kết trong yêu thương; chứ mạnh ai nấy sống như phong tục của người Mỹ đây thì xin miễn bàn; bởi con cái của họ đến đủ 18 tuổi là cha mẹ mời chúng ra khỏi nhà mà tự lập cánh sinh. Ở tuổi này cha mẹ đã không còn trách nhiệm với chúng nữa rồi!. Cho nên nếu người á đông chúng ta biết gạn lọc ra cái hay cái đẹp của hai nên văn hóa, âu á, hòa chung với nhau, tất sẽ cho chúng ta kết quả tốt đẹp trong cuộc sống gia đình.

Hôm qua đây gia đình chúng tôi trẻ già đã hội tụ ngồi bên nhau; lắng tai nghe những lời bất bình và những nhận định mà con cái chúng tôi, chúng cảm nhận từ những điều chúng nghĩ rằng cha mẹ chúng đã làm sai suốt thời gian rất dài chúng ở với chúng tôi (suốt 20 – 22 năm). Những lời chúng nói nghe cũng nặng lắm thưa anh chị em! Thiết tưởng nếu chúng dám nói với ba của chúng cách đây vài năm trước. Bởi chúng biết rằng ở nhà này ba chúng là cầm quyền; và mọi quyết định là phải do ba chúng chấp thuận từ A – Z. Hôm nay sở dĩ chúng dám lên tiếng và trách cứ ba mẹ chúng chắc bởi là do chúng cảm thấy rằng chúng đang có trình độ đại học và đang học những khoa về Luật Pháp (hy vọng ba hiểu vì đó là ngành mà chúng bắt chước học theo ba). Những sự kiểm chứng của chúng là do các lớp chúng đang học theo thống kê nọ và theo thống kê kia….. Nhưng chúng nào có hiểu trường đời và gia đình nó có khác xa nhau nhiều lắm!. Trường đời là chúng phải đối diện, chạm trán, và có đối phó; đôi khi phải trầy da, u đầu, và chẩy máu; chứ không như gia đình. Vì gia đình là mỗi người phải có sự nhường nhịn và đòi hỏi có sự thông cảm và sẻ chia, mới gọi là gia đình. Một gia đình có yêu thương không khác nào gia vị hằng ngày mà chúng ta dùng trong các món ăn được thay đổi hằng ngày. Ai bảo có vị cay là không ngon miệng? Ai bảo cà phê đắng mà không ngon? Ai bảo khổ qua có vị đắng là dở đó mà không ngon quá là đằng khác? Ai bảo ngọt mà không ghiền? Ai bảo mặn mà không bắt cơm? Ai bảo nồi cơm chiên gọi là quá ngon khi mà tất cả mọi thứ được chúng ta trộn vào nhau? Ai bảo dấm chua là dở nếu chúng không được pha vào hũ nước mắm để ăn bún chả hà hội, cơm tấm sườn nướng, gỏi cuốn, và v.v….?

Ngồi nghe suốt buổi những gì con chúng tôi nó trách móc, khóc lóc, to tiếng, có lúc nghe như rất mất dạy, nhưng tôi và ba của chúng đã giữ được bình tĩnh, mà giải thích cho các con tôi hiểu lý do vì sao chúng tôi làm vậy!?. Thứ nhất chúng tôi rất cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài có hiện diện trong buổi nói chuyện hôm đó!. Giải thích cho các con tôi hiểu mỗi đứa có mỗi cá tánh và sự hiểu biết khác nhau. Giải thích tại sao chúng tôi phải khó khăn với những gì chúng tôi gọi là thác loạn của thời đại mà chúng đã bắt chước, nhất là ba mẹ có những 3 đứa con, khác tuổi nhau, và khác giống. Có những cái chúng tôi có nhận là đã nói sai và sự nhận định sai trong nhiều vấn đề. Nhưng sự nhận định sai đó chỉ là chuyện nhỏ và không quên cho các con chúng tôi biết là trong gia đình cha mẹ vẫn là chỗ đứng vững chắc, cha mẹ vẫn giữ quyền hành trong nhà, cho đến khi tất cả đã lớn và ra khỏi nhà của cha mẹ; thì lúc bấy giờ chúng mới có quyền riêng của chúng mà thôi!.

Buổi nói chuyện ấy thì rất dài dòng, nhưng kết thúc mới là vấn đề quan trọng thưa anh chị em!. Chúng tôi cho con cái thấy rằng chúng tôi rất cởi mở và thông cảm trong mọi vấn đề, nhưng những gì chúng muốn và lấn lướt thì không thể nào chúng có thể đổi ngôi được. Nhất là luôn phải kính trọng cha mẹ, anh, chị, và những ai lớn hơn mình. Dù các con sau này có học thức cao, có nhà cao cửa rộng, có danh vọng và tiền tài, có tất cả ….. nhưng không vì thế mà dùng quyền để làm đảo lộn trật tự ngôi thứ trong gia đình và ngoài xã hội được. Trong gia đình thì tình yêu thương và tình cảm phải đặt trọng và nặng hơn hết thảy; tiền bạc chỉ là thứ phụ mà thôi!. Mong được vậy lắm thay!!!!.
 
Quyết định chứ không cách mạng
Trâm Thiên Thu
23:04 04/01/2011
Những việc nhỏ tốt hơn những kế hoạch lớn (Peter Marshall)

8, 10, 12, 14... năm này qua năm khác, tôi thấy quần jean cứ phải thay đổi hoài, cùng với số cân cũng tăng. Cảm thấy yếu đuối và mắc cở, tôi phản ứng bằng cách tập thể dục nhiều, tập đều đặn và hạn chế ăn chất béo. Tôi muốn giảm từ 5 đến 10 kg, và rồi dần dần bỏ thói quen cũ – ăn nhiều và lười tập thể dục. Trở lại thói quen cũ nghĩa là tôi lại phải mặc quần jean rộng.

Năm 2006, tôi nghĩ về những nỗ lực giảm cân trước đó của tôi. Tôi thấy các mục đích của tôi luôn là đòi hỏi và tôi sơ ý tự đặt ra quy tắc rồi thất bại. Những năm trước, tôi tự nhủ rằng tôi sẽ giảm 10 kg vào cuối tháng Giêng, giảm thêm 5 kg vào cuối tháng Hai, thêm 5 kg nữa vào cuối tháng Ba, và cứ thế… Tôi đặt mục đích khác cho tháng Giêng năm 2007.

Tôi thề sẽ đi bộ mỗi ngày 15 phút, mỗi tuần 5 ngày. Đó là “chuyện nhỏ”. Tôi bắt đầu đi bộ mỗi ngày 15 phút, và cố gắng tăng lên 20 phút. Tháng này qua tháng nọ, từng chút một, tôi tăng tốc đi bộ và tăng độ dài đi bộ. Và tôi đi bộ được mỗi ngày 30 phút.

Tôi đặt mục đích khác cho năm 2008. Hằng ngày tôi uống soda. Tôi muốn uống ít soda và nhiều nước. Tôi cứ giảm dần, mỗi tháng một ít, rồi cứ tiếp giảm suốt năm, chỉ còn 1 ly soda mỗi tuần.

Năm 2009, tôi đặt ra một mục đích mới. Trước đây tôi ăn thức ăn nhanh (fast food) hai hoặc ba lần mỗi tuần. Tôi biết tôi có thể làm được. Như các mục đích trước, tôi giảm dần. Sau hai tháng, mỗi tuần tôi chỉ đi ăn ngoài một lần.

Sau hai năm thay đổi cách sống, tôi giảm được 20 kg và thoải mái mặc quần jean. Nhờ theo đuổi từng mục đích nhỏ, tôi có thể đi suốt chẳng đường dài. Tôi tiếp tục hành động và cảm thấy khỏe hơn, mỗi năm tôi đều có quyết định mới!

(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: Shaping the New You)
 
Chú rể 110 tuổi và cô dâu 82 tuổi
Trâm Thiên Thu
23:11 04/01/2011


Một người đàn ông người Malaysia 110 tuổi tìm vợ và nói rằng ông cầu hôn một phụ nữ 82 tuổi và bà chấp nhận làm vợ ông.

Ahmad Mohamad Isa, đã có 20 đứa cháu và 40 đứa chắt, trả lời báo Utusan rằng ông muốn có người chăm sóc ông lúc tuổi già, vì “con nuôi cha không bằng bà chăm ông”.

Bà Sanah Ahmad 82 tuổi, góa chồng 30 năm và có 9 đứa con, chấp nhận lời cầu hôn của ông Ahmad Mohamad Isa và nhờ các con liên lạc với gia đình ông để lo việc cưới xin.

Ông Ahmad nói: “Bà ấy bao nhiêu tuổi không là vấn đề, bà ấy vẫn có thể nấu ăn cho tôi”. Sống một mình cô đơn và tôi sợ ngủ một mình lắm. Nếu tôi có vợ thì bà ấy chăm sóc tôi”. Được biết ông đã có năm đời vợ, ông hơi điếc tai và mờ mắt. Bốn người vợ trước của ông đã chết, người vợ thứ năm thì ly dị.

Bà Sanah cho biết bà chú ý ông Ahmad vì ông có nét rất giống người chồng quá cố và hai người lại có tên gần giống nhau.

(Chuyển ngữ từ Telegraph và Sunday)
 
Thông Báo
Cáo phó: LM Đaminh Nguyễn quang Thân đã tạ thế tại Mông Thọ
Pt Trần văn Luận
13:54 04/01/2011
 
Văn Hóa
Mẹ La Vang
Lm Phêrô Hồng Phúc
09:35 04/01/2011
MẸ LA VANG

Mẹ Mễ du, Fatima, Lộ Đức

Những địa danh nghe ơn phúc tràn đầy

Con cũng về nấp dưới bóng Mẹ đây

Linh địa La Vang sâu dầy ơn Mẹ.

Hơn hai trăm năm, con thầm nhắc khẽ

Mẹ hiện nơi đây dáng vẻ dịu dàng

Khuyên giáo dân hãy can đảm vững vàng

Qua giông tố, sự bình an trở lại.

Vẫn dáng cây xưa như còn vang mãi

Vì thời gian – thay thế lại bê-tông

Linh đài đây, con thầm lặng ngắm trông

Mẹ thánh hóa một khoảng không thánh thiện.

Một bẩy chín tám (1798) chính năm Mẹ hiện.

Đến hôm nay giáo dân đến càng đông

Thánh địa La Vang trở thành trung tâm

Khắp Việt Nam về hành hương kính viếng.

Màn đêm lung linh ánh sao ẩn hiện

Canh thức Linh đài, ánh nến trên tay

Mẹ vẫn chở che, xưa cũng như nay

Năm một chín bẩy mươi hai còn nhớ

Khi La Vang trở thành khu quân sự

Ba tháng đau thương đỏ lửa chiến tranh.

Bom đổ Nhà thờ, bom rải chung quanh

Linh đài Mẹ vẫn nguyên lành đứng vững !

Tháp vương cung cũng hiên ngang sừng sững

Dù thân mình chịu đựng những vết thương.

Con hiểu về đây bước đường hành hương

Là tín thác, là đáp ơn tình Mẹ.

Những gánh lo âu trở nên êm nhẹ

Dòng nước mắt ngừng, lặng lẽ phó dâng.

Con gặp nơi đây đủ mọi thành phần

Nhiều thế hệ hợp dưới chân đài Mẹ

Mẹ từng đau thương để con vui vẻ

Tim Mẹ gươm đâm chia sẻ nỗi đau.

Thời gian nặng nề rồi cũng qua mau

Về bên Mẹ, gặp lại nhau hạnh phúc.

Mẹ là nước mạch, con về kín múc

Ơn Mẹ như rừng, con bứt lá Vằng

Đất thiêng thánh tất trổ sinh phúc lành

Tên thánh địa cũng đã thành thân thiết

Câu nói đơn sơ nghe sao da diết:

‘Nhà Mẹ chúng ta’ cứ việc tụ về!

Bước chân ra đi bức xúc, nặng nề

Hành hương Thánh địa, trở về thanh thoát !

Trung tâm Thánh Mẫu La Vang

Trái tim Giáo Hội Việt Nam hướng về

Mẹ luôn mãi mãi chở che

Con tìm ơn phúc nay về La Vang
 
Xin soi dẫn đường
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
11:07 04/01/2011
Vạch mây mù huy hoàng, rực rỡ

Sao mùa đông, sáng cả không trung

Tỏa tận phương xa sáng chợt bừng

Ba nhà chiêm tinh nồng giấc mộng.

Sao dẫn đường, ngày đêm lồng lộng

Gió mùa đông rít lạnh từng cơn

Ba vua vui, rộn rã tâm hồn

Mặc không gian đầy tràn sương gió.

Đấng cứu tinh sinh trong xứ lạ

Lời Tiên tri Kinh thánh khắc ghi:

Bê lem ơi, ngươi chẳng nhỏ gì

Vua cao cả hạ sinh nơi ngươi ngụ !

Tới cung vàng, dừng chân ghé lại

Chào Herode, thăm hỏi thật thà

Vua thế gian điêu ngoa, xảo trá

Lừa lọc, gian tà tâm thánh thiện !

Gặp Con Trẻ nằm nôi hèn mọn

Đạo sĩ quì hạnh phúc dồn tăng

Kính tiến: vàng, nhũ hương, mộc dươc

Tình yêu Thơ Bé căng đầy tràn.

Quá no thỏa hồng ân Ấu Chúa

Hạnh phúc vua chan chứa vào lịch sử

Đạo sĩ phương đông, chiêm tinh xứ ngoại

Về, thờ lạy Thiên Tử ngự trong tim.

Cựu ước, Lời Chúa truyền mặc khải

Đổ máu hồng tươi nhuộm thắm son

Nơi thánh Anh hài, ôi bé nhỏ

Bởi ác vương tham quyền bỏ lòng nhân !

Sao dẫn đường vua, muôn dân thấy

Sao vẫn còn lầm lạc lắm đời tôi ?

Sao vẫn còn thời gian ai qua trôi ?

Sao sinh tử đời quên Ngài dẫn dắt ?!

Xin Cha thương soi đường, chỉ lối !

Xin Mẹ thương soi đường, chỉ lối !
 
Chúa chịu Phép Rửa
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
22:47 04/01/2011
Tội vô hình gậm nhấm con tim
Đời làm sao thoát khỏi gọng kìm
Từ đâu đến,
Từ con, từ ba thù dữ dội
Từ quỷ ma địa ngục âm ty ?

Tội len lỏi không hề mệt mỏi
Đến mỗi ai thân phận làm người
Dưỡng nuôi nó ngày tháng dần trôi
Tội lớn dần như loài quái thú !

Tội kín đáo ẩn mình trong tất cả
Mọi ai kia mê mải cuộc trần này
Còn lo lắng làm giàu cho cuộc sống
Tội nuôi lớn quỷ đói nguồn nhân loại !!!

Tội công khai lê la ngõ lối
Tội khiến ai bối rối bao lần
Tội vui cười thỏa thích ngoài sân
Tội vào nhà hòa ca, ôi đau đớn !

Tội từ Lu xi phe xưa ngạo nghễ
Tiếm quyền Vua chân thiện mỹ thân thương
Tự nâng lên tận thiên đường
Tự phong mình ngồi ngai vương chúa tể !


Tội từ vườn thiêng có cây vàng trái cấm
Có A-đam yêu bạn quá dại khờ
Quên che chở hiền thê đẹp ngây thơ
Quên lời phụng thờ Chí Tôn Thương Đế !

Tội từ E-và tiên nữ
Đam mê trần tục chốn E-đen
Yếu đuối, bỏ qua lời ước hẹn
Dụ dỗ thơm tho tước tuyệt tình yêu !

Vì tội con, sớm chiều vẫn thế
Chúa Giáng sinh hang liêu xiêu
Chúa xuống sông chịu Phép rửa
Xóa hết tội ai một thuở lỗi liều. ..

Đức Mẹ ơi,

7 Bí tích tình yêu
Chúa chuộc con khỏi tiêu điều
Chúa yêu chúng con quá, quá nhiều !

(5/1/2011)
 
Cầu Mẹ La Vang
Trâm Thiên Thu
23:00 04/01/2011
Tưng bừng miền La Vang

Dịp bế mạc Năm Thánh

Với chân tình thành kính

Con hướng về La Vang

Một cơ hội ngàn vàng

Con dân từ muôn hướng

Quy tụ về kính viếng

Thánh Mẫu của Việt Nam

Xin Mẹ thương chúng con

Là con dân nước Việt

Xin nguyện thay cầu giúp

Để kiên vững tin yêu

Dù kết thúc Năm Thánh

Nhưng sứ vụ vẫn còn

Chung một trách nhiệm thánh

Là rao truyền Phúc Âm

Xin Mẹ thương đánh động

Lòng người biết ăn năn

Biết chạy đến nhờ Mẹ

Mỗi khi gặp khó khăn

Tạ ơn Mẹ La Vang

Đồng hành với dân Việt

Tình Mẹ luôn tha thiết

Dù chúng con mọn hèn

Bế mạc Năm Thánh Việt Nam 2011
 
Thơ Phúc Âm
Trâm Thiên Thu
23:26 04/01/2011
SỐNG TỐT

(CN V TN/A – Mt 5:13-16)

.

Anh em là muối cho đời

Muối đã nhạt rồi, sao mặn lại đây?

Hóa thành vô dụng mà thôi

Chỉ còn vứt bỏ ra ngoài kia thôi

Anh em là sáng cho đời

Thành xây trên núi không tài nào che

Chẳng ai thắp sáng đèn kia

Lại đem cất giấu làm chi trong thùng

Nhưng đặt trên giá giữa phòng

Để đèn chiếu sáng người trong gia đình

Anh em cũng hãy tận tình

Cùng nhau chiếu sáng nghĩa tình đệ huynh

Để ai cũng thấy rành rành

Việc làm thánh thiện lung linh sắc màu

Tôn vinh Thiên Chúa tình yêu

Là Cha ngự cõi trời cao nhân lành

Lạy Thiên Chúa, Đấng công bình

Xin thương hướng dẫn đường lành, nẻo ngay

Giúp con can đảm sửa sai

Quyết tâm sống tốt tháng ngày trần gian

.

CHUYỆN CHÚA ĐẾN

(CN VI TN/A – Mt 5:17-37)

.

Anh em đừng tưởng Thầy đến

Để bãi bỏ Luật Môsê

Kể cả lời các ngôn sứ

Thầy đến không bãi bỏ chi

Nhưng để kiện toàn tất cả

Trước khi trời đất qua đi

Một chấm, một phết trong Luật

Cũng sẽ không hề qua đi

Ai bỏ điều răn nhỏ nhất

Và lại dạy người ta làm

Đó chính là người nhỏ nhất

Ở trong Nước Trời cao sang

Ai làm và dạy làm vậy

Được là lớn trong Thiên Đàng

Nếu anh em không công chính

Hơn kinh sư, Pha-ri-sêu

Quả nhiên thật là bất hạnh

Chẳng được vào Nước Trời đâu!

Anh em đã nghe Luật dạy

Rằng anh em chớ giết người

Bởi vì đó là tội ác

Giết người đáng ra tòa thôi

Nhưng Thầy cho anh em biết

Giận người cũng đáng ra tòa

Mắng nhau là đồ ngu ngốc

Cũng đáng bị xét xử mà

Ai chửi người là phản tặc

Đáng bị lửa hỏa ngục thiêu

Nếu bạn sắp dâng lễ vật

Còn chuyện bất bình với nhau

Cứ để lại lễ vật đó

Hãy đi làm hòa cho mau

Rồi trở lại dâng lễ sau

Vì thời gian cũng chưa muộn

Nếu không dàn xếp mau mắn

Lúc cùng nhau bước trên đường

Đến khi đến trước cửa công

Bạn không thoát bị xét xử

Tòa giao bạn cho thuộc hạ

Bạn bị tống ngục, đeo gông

Sẽ không ra khỏi nơi đó

Trước khi trả xu cuối cùng

Chớ ngoại tình là Luật dạy

Còn Thầy nói với anh em

Nhìn phụ nữ mà thèm muốn

Ngoại tình phạm từ trong tim

Mắt phải làm cớ sa ngã

Thì hãy móc mà ném đi

Tay nào làm cớ sa ngã

Thì hãy chặt mà ném đi

Thà mất một phần thân thể

Hơn vào hỏa ngục thiên thu

Luật dạy: Nếu ai rẫy vợ

Phải đưa cho vợ chứng thư

Nhưng Thầy lại không như thế

Trừ bất hợp pháp hôn nhân

Bất kỳ ai mà rẫy vợ

Là đẩy vợ đến ngoại hôn

Ai cưới người phụ nữ đó

Cũng phạm tội ngoại tình luôn

Luật dạy: Chớ bội thề ước

Hãy trọn thề với Chúa Trời

Với Thầy: Đừng thề chi hết

Dù thề lấy đất hay trời

Trời là ngai, bệ là đất

Bệ và ngai của Chúa Trời

Đừng lấy Thánh Điện thề thốt

Vì thành của Chúa muôn loài

Không thể làm tóc đen, trắng

Đừng lấy đầu thề, bạn ơi!

Hễ “có” thì phải nói “có”

Nếu “không” thì cứ nói “không”

Tất cả chỉ là ác quỷ

Nếu thêm thắt điều bông lông

Lạy Chúa uy quyền, nhân ái

Ngài làm tất cả cho con

Xin cho con hết ngu dại

Biết vâng Thánh Ý Ngài ban

Xin giúp con đừng ảo tưởng

Dám sống thẳng thắn, chân thành

Sẵn sàng và luôn can đảm

Hăng say gieo hạt hòa bình

.

CHUYỆN YÊU THƯƠNG

(CN VII TN/A – Mt 5:38-48)

.

.Anh em nghe Luật dạy:

Mắt đền mắt, răng đền răng

Thầy nói với anh em rằng

Đừng chống cự với người ác

Ai vả vào má bên này

Hãy đưa cả má kia nữa

Ai muốn lấy áo trong đó

Cho họ lấy cả áo ngoài

Ai bắt bạn đi một dặm

Đi với họ hai dặm kìa

Ai xin thì bạn hãy cho

Ai mượn thì đừng từ chối

Luật dạy: Hãy yêu đồng loại

Thế nhưng lại ghét kẻ thù

Thầy bảo: Hãy yêu kẻ thù

Cầu cho kẻ hại mình nữa

Vậy mới là con cái Chúa

Là Cha nhân hậu trên trời

Đấng cho mặt trời sáng soi

Kẻ xấu cũng như người tốt

Ngài cho mưa nguồn tưới mát

Cho cả kẻ ác, người hiền

Anh em nào có công trạng

Nếu chỉ thương người thân quen?

Ngay cả những người thu thuế

Cũng chẳng làm như thế sao?

Nếu chào hỏi người quen biết

Anh em có gì lạ đâu?

Người ngoại không làm vậy sao?

Anh em hãy nên hoàn thiện

Giống như Chúa Cha trên trời

Chính là Đấng luôn hoàn thiện

Muôn lạy Thiên Chúa chí nhân

Xin làm cho con nên mới

Yêu thương mọi người hết thảy

Người lạ cũng như người quen

Con biết con còn yếu đuối

Đày ích kỷ và tầm thường

Xin thánh hóa cả tội lỗi

Để tim con đầy yêu thương

TIN CHÚA QUAN PHÒNG

(CN VIII TN/A – Mt 6:24-34)

.

Không có ai lại làm tôi hai chủ.

Ghét chủ này và yêu quý chủ kia

Theo chủ này mà khinh dể chủ kia

Làm tôi Chúa thì phải bỏ Tiền Bạc

Vậy Thầy bảo cho anh em được biết

Cuộc sống này chỉ tạm bợ trần gian

Đừng có lo lấy của gì mà ăn

Cũng đừng lo lấy thứ gì mà mặc

Kìa chim trời, chúng không gieo, không gặt

Cha trên trời vẫn nuôi chúng đầy no

Anh em lại chẳng quý hơn chúng ư?

Hỏi có ai nhờ lo mà sống thọ

Dù chỉ là sống thêm một chút nữa?

Hãy nhìn xem hoa huệ mọc ngoài đồng

Vậy mà còn đẹp hơn Sa-lô-môn

Dù là vua sống vinh hoa tột bậc

Hoa cỏ dại chỉ nay còn mai mất

Mà Thiên Chúa vẫn cho mặc đẹp xinh

Này anh em, ôi những kẻ kém tin!

Đừng lo lắng về của ăn của mặc

Những thứ đó hoàn toàn là vật chất

Mà dân ngoại vẫn tìm kiếm đó thôi

Cha trên trời đã thừa biết hết rồi

Khi anh em gặp khó khăn, thiếu thốn

Vậy trước hết hãy cố công tìm kiếm

Nước Thiên Chúa, đức công chính của Ngài

Những thứ kia Ngài sẽ thêm cho thôi

Chuyện ngày mai, anh em đừng lo lắng

Trời có mưa hay là trời có nắng

Chuyện ngày mai cứ để ngày mai lo

Ngày nào có cái khổ ngày ấy mà

Chúa quan phòng, anh em hãy tin tưởng!

Lạy Thiên Chúa, con bao lần thất vọng

Chứng tỏ rằng đức tin quá yếu mềm

Xin dâng Chúa trọn vẹn cả xác, hồn

Để mãi mãi con chỉ thuộc về Chúa

Tình Yêu Chúa bao la, diệu kỳ quá

Con chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi

Đâu đáng chi mà làm bận mắt Ngài

Con tín thác, xin xót thương, lạy Chúa!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Trắng Trên Ngàn
Đặng Đức Cương
10:03 04/01/2011
MÂY TRẮNG TRÊN NGÀN

Ảnh của Đặng Đức Cương

Đầu non mây trắng đang gần

Hay màn sương phủ trên tầng non cao

Vì ai dạ mãi cồn cào

Vì ai thân xác hanh hao héo gầy…

(Trích thơ của Sương Anh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vui Ngày Đi Học
Nguyễn Bá Khanh
22:54 04/01/2011
VUI NGÀY ĐI HỌC

Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên

Khi giọt sương lóng lánh vẫn còn đọng trên lá

Bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ…

(Trích nhạc Thiếu Nhi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền