Ngày 03-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Hiển Linh
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
16:24 03/01/2014
Chúa Nhật 5-1-2014

Chúa Hiển Linh -A(Mat-thêu 2:1-12)

Sau tuần Bát nhật Giáng sinh, Giáo Hội cử hành Lễ Chúa Hiển Linh, kỷ niệm việc Chúa Giê-su Hài Nhi tỏ mình ra cho ba nhà Đạo sĩ (hay còn gọi là ba vua) từ phương Đông, đại diện cho các nước dân ngoại, đến thờ lạy Ngài. Các Đạo sĩ có tên Melchior, Caspar và Balthazar, là những nhà thông thái, am hiều những hiện tượng lạ xảy ra trong thiên nhiên. Việc một ngôi sao xuất hiện trên bầu trời đã tạo cho các ông khởi đi từ sự tò mò, đến việc tìm hiểu - nghiên cứu , và cuối cùng tìm đến chiêm ngắm Con Thiên Chúa giáng thế làm người.

Hành trình ba nhà Đạo sĩ tìm đến hang đá bé nhỏ, nghèo hèn nơi Hài nhi Giê-su sinh hạ không dễ dàng và nhanh chóng. Các ông phải trải qua một đoạn đường dài đầy nguy hiểm, gian khó và thiếu thốn. Bên cạnh đó, ngôi sao lạ dẫn đường nhiều khi tưởng như đã mất dấu làm các ông cũng nản lòng. Thế nhưng, chính niềm khao khát tìm đến chân lý đã là sức mạnh và hy vọng để các ông vượt qua tất cả những khổ cực, ngay cả không ngại vào hỏi Vua Hê-rô-đê. Sự kiên trì và nhẫn nại đã dẫn các ông đến với ơn cứu độ là chính Chúa Giê-su.

Ba nhà Đạo sĩ chính là mẫu gương cho mỗi người Ki-tô hữu trong hành trình đức tin, tìm đến Thiên Chúa là nguồn Chân, Thiện, Mỹ cho cuộc đời. Hành trình đức tin của mỗi người khác nhau và nhiều khi cũng phải đi trong đêm tối, đối diện với những thữ thách và cám dỗ. Theo chân ba nhà Đạo sĩ trải dài trong suốt Năm Mới 2014 này, chúng ta cần khiêm nhường và khao khát tìm đến Chúa. Chính Ngài sẽ là nguồn sức mạnh giúp chúng ta nhận ra sự hiện diện của Ngài giữa thiên nhiên, trong từng anh chị em và ngang qua mỗi biến cố cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc Chúa Giê-su Hài nhi tỏ mình ra cho bà nhà Đạo sĩ, đại diện cho các dân ngoại, cho thấy Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, không loại trừ ai. Ơn cứu độ dành cho những ai thành tâm thiện chí khát khao tìm đến Chúa và họ sẽ được Ngài cho uống nguồn nước trường sinh.

Mừng Lễ Chúa Hiển Linh, Giáo Hội mời gọi các tín hữu theo chân ba nhà Đạo sĩ tiếp tục lên đường tìm Chúa trong từng phút giây cuộc sống và dâng cho Ngài những món quà cao đẹp nhất. Những món quà này không hệ tại những giá trị vật chất đắt tiền, nhưng là chính tấm lòng thành của mỗi người, sự khiêm nhường, yêu thương, tôn trọng sự sống và nhân phẩm con người.

Xin Chúa Giê-su Hài nhi giúp mỗi người chúng con luôn khát khát tìm Chúa, sống theo lời Chúa và trở nên chứng nhân cho Chúa giữa xã hội như ba nhà Đạo sĩ phương Đông. Amen.

LM. Giuse Nguyễn Kim Long
 
Hãy trở nên ngôi sao chỉ đường
Lm Jude Siciliano OP
18:04 03/01/2014
LỄ CHÚA HIỄN LINH - A-
Isaia 60: 1-6; T.vịnh 72; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

HÃY TRỞ NÊN NGÔI SAO CHỈ ĐƯỜNG

Khi cử hành Thánh Lễ như ngày Lễ Chúa Hiển Linh hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần nhìn về những sự kiện đức tin trong quá khứ, mà còn định hình hiện tại cho hành trình của mình trên đường đạt đến ơn cứu độ. Trong khi điều ta đang kỷ niệm là những sự kiện thuộc về quá khứ, thì những sự kiện này theo thời gian đã trở nên siêu việt. Hôm nay, nhờ trải nghiệm những sự kiện này, chúng ta có được cơ hội để chia sẻ thực tế về ngày lễ.

Thời gian lịch sử được mô tả qua việc lật lại các trang niên lịch (hoặc một ngày mới xuất hiện trên màn hình khi bạn mở máy vi tính lên). Thời gian lịch sử có những kiểu cách và quy luật của nó. Đối với lịch sử của người tín hữu là linh thiêng, vì trong diễn tiến của nó, chúng ta khám phá ra kế hoạch Thiên Chúa được thực hiện qua những sự kiện mang tính con người. Lịch sử trở nên linh thánh đối với ta khi Thiên Chúa can thiệp vì lợi ích của ta. Chúng ta đã được nghe trong suốt mùa Giáng Sinh này, ví dụ như, Đức Giêsu đã sinh ra vào “thời vua Hêrôđê trị vì” (Mt 2,1). Thiên Chúa đã đi vào lịch sử của chúng ta trong một thời gian rất cụ thể.

Giờ đây, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới, “những ngày cuối cùng”, kỷ nguyên này sẽ đi đến tận cùng của lịch sử. Đây không chỉ là một giai đoạn theo thứ tự thời gian mà ta đánh dấu trên niên lịch của mình: Kinh Thánh gọi đây là “lúc thuận tiện”, “hôm nay” là ngày của Thiên Chúa. Giờ đây, dưới sự hướng dẫn của Thần Khí, nếu để mắt trông coi, ta sẽ thấy kế hoạch Thiên Chúa cứu độ đang được thực hiện. Chúng ta có thể hỏi: “Ngày gì vậy?” Người có lòng tin sẽ trả lời: “Hôm nay là ngày Lễ Hiển Linh, “ngày của Thiên Chúa”. “Hôm nay” là ngày của Thiên Chúa, đây là ngày Người biểu lộ cho ta thêm một lần nữa. Ngày lễ hôm nay không giống như năm trước, nó đã đổi mới rồi, vì chúng ta đã thay đổi và còn thay đổi nhiều hơn nữa. Thiên Chúa đang thực hiện những điều mới mẻ trong chúng ta. Đây là một “thời gian thuận tiện” (“kairos”) cho mỗi người. Hôm nay, nhân ngày Lễ Hiển Linh, chúng ta được mời gọi tỉnh thức về việc Thiên Chúa tỏ mình. Thiên Chúa đã hoạt động trong quá khứ, nhưng Người vẫn tỉnh thức và sống động trong hiện tại của chúng ta.

Hiển Linh có nghĩa là “sự hiện ra”, “sự biểu lộ”. Chúng ta quan sát các nhà đạo sĩ từ phương đông dõi theo vì sao để đến nhà của Đức Kitô. Các nhà đạo sĩ đại diện cho tất cả các dân tộc, những người nhờ việc rao giảng Tin Mừng mà tới gặp được nhà của Đức Kitô, bao gồm cả chính chúng ta nữa. Chúng ta không chỉ nhìn về một thời gian đã qua, mà còn công bố “ngày của Thiên Chúa”. Hôm nay, ngày lễ này bày tỏ điều gì cho ta? Để hiểu được điều đó, như thường lệ, chúng ta hãy trở lại với Kinh Thánh đã được nghe hôm nay.

Lời tiên tri của ngôn sứ Isaia là một viên ngọc thơ mộng. Ngoài những gì được hứa hẹn, còn cách nào khác nữa để truyền đạt điều gì chưa xảy ra? Những người đã phải chịu đựng sống một thời gian dài trong bóng tối. Họ và chúng ta không thể phát sinh ánh sáng cần thiết để trông thấy và nhận ra con đường của mình. Thiên Chúa mới là nguồn ánh sáng đó. Vì thế, khi Thiên Chúa đến cứu độ chúng ta, tựa như nguồn ánh sáng đến thế gian vậy. “Trước cảnh đó, mặt mày ngươi rạng rỡ...” Một dân tộc đã từng sống trong bóng tối của thất bại sẽ trông thấy ánh sáng, và vinh quang Thiên Chúa sẽ chiếu tỏa trên họ. Cảnh lưu đày sẽ chuyển từ nô lệ sang Giêrusalem. Khi họ đến đó và kiến thiết lại thành phố đã bị phá hủy, họ sẽ hỏi: “Điều này có thể xảy ra thế nào?” Ngôn sứ Isaia liền trả lời cho họ rằng: “Vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa trên ngươi…” Làm thế nào khác để có thể xảy ra một sự chuyển hướng như thế?

Đây là những lời người ta nói sau một thời gian bệnh tật kéo dài và suy nhược: “Nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, tôi không bao giờ có được như ngày hôm nay.” Hoặc là, sau khi được phục hồi, một người nghiện ngập có thể nói như thế này: “Thiên Chúa đã giúp tôi bỏ đi thói quen ấy vì Người đã gởi đến cho tôi những người yêu thương tôi bằng một ‘tình yêu bất khuất. ” Những người biết quan sát sẽ dõi theo những thay đổi, và lắng nghe các lời chứng của các chứng nhân như thế có thể kết luận rằng: Thiên Chúa đã thực hiện lời ngôn sứ Isaia đã hứa. “Kìa bóng tối bao trùm mặt đất… còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.”

Trong Đức Kitô, ánh sáng được hứa ban đã chiếu tỏa nơi bóng tối. Hành trình của các nhà đạo sĩ tượng trưng cho các dân ngoại được lôi cuốn đến với ánh sáng, đến với sự hiển linh của Thiên Chúa chúng ta. “… Tất cả những người từ Sơva kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa.”

Có những lời ngôn sứ nói về Đấng Mêsia và các câu chuyện kể thời thơ ấu hướng chúng ta đến với Đức Giêsu. Chỉ có tác giả Mátthêu mới thuật lại cho chúng ta về các nhà đạo sĩ. Ta có thể dựng lên những câu chuyện ly kỳ, các tấm thiệp thánh thiêng và những vở kịch lãng mạn ở trường học, và kể những câu chuyện tỉ mỉ về sự kiện này. Nhưng sau đó là tin vui cho chúng ta, và đó chính là những gì thánh Mátthêu muốn nói với chúng ta.

Ngôi sao mà các nhà đạo sĩ dõi theo không phải là do chính họ làm ra. Điều này là một lời nhắc nhở rằng chúng ta cần được hướng dẫn thiêng liêng để tìm thấy nơi Đức Kitô cư ngụ trong cuộc sống của mình. Những ánh sáng rực rỡ trong mùa Giáng Sinh thương mại vừa qua có thể làm cho chúng ta bị mờ quáng và sao lãng khi kiếm tìm Đấng Mêsia. Cũng như các nhà đạo sĩ, chúng ta cần có một vì sao để dẫn lối đến với nơi Đức Kitô hiển linh. Thánh Mátthêu không cho ta hay là khi các nhà đạo sĩ vào trong nhà thì ngôi sao vẫn tiếp tục hướng dẫn họ. Thánh sử cũng không cho ta biết rằng ánh sáng bên ngoài mà họ có trước đây đã được thay bằng ánh sáng bên trong để có thể hướng dẫn cuộc đời còn lại của họ hay không. Sự lựa chọn ấy là do họ và cũng là của mỗi chúng ta.

Lấy lại lời của ngôn sứ Mikha, thánh Mátthêu nhấn mạnh sự nhỏ bé của Belem. Nhỏ bé thôi, nhưng nơi đây lại có một sứ vụ trọng đại. “Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân ta sẽ ra đời.” Nào có ai sẽ hay biết về Belem nếu Đức Kitô không sinh ra ở nơi đó? Dân sẽ tìm thấy sự giải thoát ở nơi đâu? Vua Hêrôđê chỉ quan tâm đến việc siết chặt kiểm soát quyền lực. Các tư tế và kinh sư, những người đã trả lời cho câu hỏi của vua Hêrôđê, lại không làm theo điều họ biết. Họ chỉ ở yên một chỗ. Chúng ta có thể trích dẫn Kinh Thánh và trả lời cho những câu hỏi về Thiên Chúa mà các trẻ em đặt ra, nhưng cuộc đời của ta cần phải phản ánh những sự thật mà ta nói ra nữa. Chúng ta cần sẵn sàng rời bỏ nơi ở hiện nay và dõi bước theo ánh sáng mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục ban cho chúng ta.

Chúng ta không biết nhiều điều về các nhà đạo sĩ như: chủng tộc, nguyên quán, tôn giáo v.v… Họ có phải là những vị vua hay không? Hay là những nhà thông thái tôn giáo? Có bao nhiêu vị? Tên của họ là: Melchior, Caspar và Balthasar đã không hề thay đổi trải qua nhiều thế kỷ. Điều chúng ta biết là Thiên Chúa không chỉ dành riêng cho một số người mà thôi. Dân chúng từ tận cùng trái đất sẽ tập hợp lại theo danh xưng của mình; Và đó là điều mà ngôn sứ Isaia đã hứa: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”, và đó cũng là điều Đức Giêsu đã hoàn trọn.

Điều này có phải là sứ vụ của chúng ta hay không? Để làm cho danh của Đức Giêsu được biết đến trên toàn thế giới, cụ thể là trong gia đình, ở trường học, nơi làm việc, hay những khu vui chơi…, ngôn sứ Isaia, Mikha và tất cả Kinh Thánh chúng ta nghe đều công bố trong sự tôn kính, hướng đến việc làm cách nào và nơi đâu có thể tìm thấy Thiên Chúa. Cuộc sống của chúng ta phải trở thành một ngôi sao sáng hầu giúp mọi người tìm thấy con đường của họ để băng qua bóng tối và đến được với ánh sáng của Đức Kitô.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã là một ngôi sao chỉ đường cho Giáo Hội và thế giới trong mùa Giáng Sinh này. Ngài dẫn đường cho chúng ta, đòi hỏi chúng ta là một Giáo Hội quan tâm đến chư dân trong bóng tối của nghèo đói, áp bức, chiến tranh và bệnh tật. Ngài yêu cầu chúng ta dõi bước theo vì sao dẫn đưa ta đến nơi Đức Kitô sống, giữa những người ở ngoài, những người sinh ra nơi chuồng bò, sống trên đường phố, người đang chạy trốn những cuộc nội chiến và chịu đàn áp bởi những chính quyền tàn bạo.

Thánh Mátthêu không hề quan tâm đến việc cung cấp cho chúng ta một bản lộ trình về những chuyến đi của các nhà đạo sĩ. Vì thế, chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cho bản thân mình khi ngài nói với ta rằng các nhà đạo sĩ “đã đi lối khác mà về xứ mình”. Dường như ngài cho thấy rằng, giống như các nhà đạo sĩ, một khi đã được diện kiến Đấng Cứu Thế thì chúng ta cũng cần dâng lên Người sự tôn kính, như chúng ta đang cử hành trong phụng vụ đây. Nhưng khi ta trở về với cuộc sống của mình thì cũng cần phản ánh sự thay đổi phát sinh do kết quả từ cuộc gặp gỡ ấy. Chúng ta cần phải “ra đi… theo một lối khác”. Cuộc hành trình của chúng ta được tái lập bởi Đấng ta đã được trông thấy.

Chúng ta đã có kinh nghiệm về Tin Mừng của Đức Kitô trực tiếp vào ngày lễ kỷ niệm Chúa Hiển Linh hôm nay. Đây không phải là “trở lại sau đó”; nhưng là “ở đây và ngay lúc này”, chúng ta sẽ làm cách nào đây để phản ánh ánh sáng đã chiếu tỏa trên ta trong cuộc sống hằng ngày? Sáng nay, khi cộng đoàn anh em Đa Minh nguyện Kinh Phụng Vụ, chúng tôi dâng lên lời cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, Chúa là cội nguồn ánh sáng vĩnh cửu, xin cho cuộc sống của chúng con làm chứng cho ánh sáng ấy”. Thế quý vị có nghĩ rằng điều đó giống như một bản tóm tắt hay đối với ngày lễ hôm nay không?

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


EPIPHANY OF THE LORD -
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12

When we celebrate feasts, like today’s Epiphany, we are not merely looking back to some faith event in the past. Rather, these feasts give present shape to our journey on our way to salvation. While what we celebrate are past events, they transcend time. We experience them today and so have an opportunity to share in the reality of the feast.

Historical time is characterized by the turning of calendar pages (or a new date appearing on our screens when we turn on the computer). Historical time has its patterns, it’s laws. For the believer history is sacred because in its unfolding, we discover the plan of God working through human events. History becomes sacred for us when God intervenes on our behalf. We heard during the Christmas season, for example, that Jesus was born "during the reign of King Herod" (Mt 2:1). God entered our history at a very specific time.

Now we are living in a new time, "the last days," that will go to the end of history. This isn’t merely a chronological period we mark off on our calendars: the scriptures name it as a "favorable time" – the "today" of our God. Now, guided by the Spirit, God’s plan for our salvation is unfolding, if we have eyes to see it. We can ask, "What day is it?" The person of faith answers, "Today is the feast of the Epiphany, "the day of the Lord." This is the "today" of our God when God is again made manifest to us. Today’s feast is not the same as last year’s, it is new because we have changed – and more. God is doing something new in us. This is a "favorable time" ("kairos") for each of us. On this Epiphany we are called to be watchful today for the Lord’s unfolding. God was at work in the past, but God is also awake and active in our present.

Epiphany means "showing forth," "manifestation." We observe the Magi from the east following the star to the home of Christ. The Magi represent all peoples, who through the preaching of the gospel, have found a home in Christ – including ourselves. We don’t merely look back to a past time, but proclaim this "day of the Lord." And what does this feast present to us today? For that, as usual, we turn to the scriptures given us this day.

Isaiah’s prophecy is a poetic gem. How else to convey what is not yet, but what is promised? The people have suffered a long time in darkness. They, and we, cannot produce the light we need to see and find our way. God is that light. So, when God comes to save us, it will be as light. "Then you shall be radiant at what you see...." A people who once lived in the darkness of the defeat will see the light, the glory of the Lord, shining upon them. The exiles will return from slavery to Jerusalem. When they arrive there and rebuild the destroyed city they will ask, "How was this possible?" Isaiah provides a response for them, "the glory of the Lord shines upon you...." How else could such a turnabout have happened?

Which is what people say after a long, debilitating illness: "I never could have gotten through it without God’s help." Or, what a recovering addict might say, "God helped me kick the habit because God sent me people who loved me with ‘tough love.’" Onlookers, who observe the changes and hear the testimonies of such witnesses, might conclude that God has done what Isaiah promised. "See darkness covers the earth... but upon you the Lord shines and over you appears God’s glory."

In Christ the promised light has shown in the darkness. The journey of the Magi symbolizes the Gentiles being drawn to the light – the epiphany of our God. "... all from Sheba shall come bearing gold and frankincense and proclaiming the praises of the Lord."

There were prophecies about the Messiah and these infancy narratives focus them on Jesus. Only Matthew tells us about the Magi. We can make up quaint stories, holy cards and school plays which romanticize and tell elaborate tales about them. But it’s the good news we are after and that’s what Matthew wants to tell us.

That star the Magi followed wasn’t of their own doing. It’s a reminder that we need divine guidance to find where Christ is in our lives. The bright lights of the commercial Christmas we just passed through can blind and distract us from seeing the Messiah. Like the Magi we need a star to take us to where Christ is revealed. Matthew doesn’t tell us that when the Magi set off for home the star continued to guide them. The outside light they previously had, was replaced by the interior light that would guide the rest of their lives – or not. The choice was theirs and the choice is ours as well.

Drawing from the prophet Micah, Matthew emphasizes the smallness of Bethlehem. Small it was, but it had an important mission. "From you shall come a ruler, who is to shepherd my people Israel." Who would have ever heard of Bethlehem if Christ were not born there? Where shall the people look to find deliverance? Herod is only interested in holding tightly to the reins of power. Those priests and scribes, who gave Herod the answer to his question, didn’t follow through on what they knew. They stayed in place. We can quote scripture and answer the questions about God our children put to us, but our lives need to reflect the truths we speak. We need to be willing to get up from the place we are presently and follow the light God continues to offer us.

We don’t know much about the Magi: their race, nation of origin, religion etc. Were they kings? Religious sages? How many were there? Their names – Melchior, Caspar and Balthasar didn’t evolve till many centuries later. What we do know is that the Lord is not restricted to just some people. People from the ends of the earth would gather together in his name; that’s what Isaiah promised, "Nation shall walk by your light and kings by your shining radiance" – and that’s what Jesus fulfilled.

Isn’t that our mission as well? To make the name of Jesus known throughout the world, our world of home, school, work, play etc. Isaiah and Micah, and all the scriptures we hear proclaimed in worship, point to how and where our God is to be found. Our lives are to be a shining star that will help people find their way through the darkness to the light of Christ.

Pope Francis has been a guiding star for the church and the world this Christmas time. He guides our way, challenging us to be a church who sees people in the darkness of poverty, oppression, war and sickness. He challenges us to follow the star that leads us where Christ lives – among outsiders, those born in stables, living on the streets, fleeing civil strive and pushed around by harsh governments.

Matthew isn’t interested in giving us a road map of the Magi’s travels. So we look for meaning for ourselves when he tells us that the Magi "departed for their country by another way." He seems to suggest that, like the Magi, once we have seen the Savior we too need to give him homage, as we are doing at this liturgy. But when we depart our lives should reflect the change that results from that encounter. We need to, "depart… by another way." Our journey re-routed by the One we have seen.

We have experienced the good news of Christ firsthand at our Epiphany celebration today. It isn’t about " back then;" it’s about "right here and now" – how will we reflect in our daily lives the light that has shone upon us. This morning, as our Dominican community chanted the Divine Office, we offered this petition, "You are the source of everlasting light, may our lives give witness to that light." That seems like a good summary of this feast, don’t you think?
 
Một gia đình tuyệt vời
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
18:47 03/01/2014
LỄ THÁNH GIA A
MỘT GIA ĐÌNH TUYỆT VỜI

+++

A. DẪN NHẬP

Các gia đình trên thế giới nói chung và các gia đình Công Giáo nói riêng đang gặp khủng hoảng, nạn ly dị xẩy ra làn tràn làm cho nền tảng gia đình bị lung lay và có thể làm cho xã hội sụp đổ, vì gia đình là nền tảng của xã hội. Giáo Hội không khỏi lo âu trước tình trạng này, nên mới lập ra lễ kính Thánh Gia Đức Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse hàng năm sau lễ Giáng Sinh, nhằm đưa ra một mẫu gương sáng ngời cho các gia đình bắt chước.

Các bài đọc hôm nay nhằm củng cố các gia đình. Lời sách Huấn ca như bài quảng diễn giới luật thứ 4 là thảo kính cha mẹ. Thiên Chúa sẽ ban nhiều ơn cho những người con hiếu thảo. Trong bài đọc 2, thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Colôssê đề cập đến một số đức tính cần có trong gia đình, đặc biệt là sự tha thứ :”Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau”. Cùng là con cái Thiên Chúa, con người phải tha thứ cho nhau vì Thiên Chúa đã luôn tha thứ cho biết bao xúc phạm của chúng ta. Còn bài Tin mừng nhắc đến một giai đọan thăng trầm của Thánh giá để nói lên đức tin vững mạnh vào thánh ý Thiên Chúa và sự phục tùng lẫn nhau.

Còn trong đời sống gia đình chúng ta, mọi người phải giữ tôn ti trật tự như người ta nói :”Kim chỉ phải có đầu”, chính trật tự đem lại hòa bình và hạnh phúc. Do đó, cần có sự phân nhiệm trong gia đình theo như chương trình giáo dục của Đức Khổng Tử :”Quân, thần, phụ, tử” và thuyết “Chính danh”. Nếu mỗi người sống theo đúng cương vị của mình thì sẽ không có tranh chấp, không có lộn xộn, mọi người sẽ sống thuận hòa để cùng nhau xây một gia đình hạnh phúc.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Hc 3,3-7.14-17a.

Đọan sách Huấn ca hôm nay dạy con cái phải thảo kính cha mẹ. Thảo kính cha mẹ không phải là một tình cảm tự nhiên mà là ý muốn của Thiên Chúa : Đó là điều răn thứ bốn trong Mười điều răn Đức Chúa Trời. Việc thảo kính cha mẹ đem lại nhiều lợi ích :
- Đền bù các tội lỗi đã phạm.
- Khi cầu xin sẽ được Thiên Chúa nhận lời.
- Nếu ai hiếu thảo với cha mẹ thì sau này sẽ được con cháu thảo hiếu lại như người ta nói :”Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”.

+ Bài đọc 2 : Cl 3,12-21.

Trong thư mục vụ gửi cho tín hữu Colossê và Ephêsô, thánh Phaolô rất chú trọng đến đời sống gia đình. Theo đó, trong đời sống gia đình phải có những đức tính như : từ bi, nhân hậu, khiêm nhường, ôn hòa, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau.

Trong các đức tính ấy, thánh Phaolô đặc biệt chú trọng đến sự tha thứ. Ngài khuyên:”Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”.

Nhưng muốn thực hiện được các đức tính trên, cần phải có một nhân đức nền tảng : đó là đức Bác ái yêu thương.

+ Bài Tin mừng : Mt 2,13-15.19-23.

Thánh Phaolô làm nổi bật vai trò của thánh Giuse trong gia đình Nazareth, với tư cách là gia trưởng. Thiên Chúa hướng dẫn và điều khiển gia đình thánh gia qua vai trò của thánh Giuse.Vì thế, thiên thần Chúa báo mộng cho thánh Giuse phải đem hài nhi Giêsu và Mẹ Ngài phải trốn sang Ai cập vì vua Hêrôđê đang tìm giết con trẻ Giêsu. Khi vua Hêrôđê băng hà, thiên thần Chúa lại báo mộng bảo thánh Giuse phải đem Con Trẻ và Mẹ Ngài trở về quê hương. Giuse đã mau mắn đem gia đình trở về định cư tại Nazareth.

Trong mọi bước đường gian nan trong buổi đầu, thánh Giuse hòan tòan theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa, còn Đức Maria và Chúa Giêsu hòan tòan sống theo sự hướng dẫn của thánh Giuse. Do đó, đây là một gia đình trên thuận dưới hòa, trong ấm ngòai êm. Đây là một mô hình tuyệt vời đáng mọi người bắt chước.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Gia đình gương mẫu của chúng ta.

I. NGÀY LỄ KÍNH THÁNH GIA.

Phong trào gia đình Công Giáo đã có từ thế kỷ 16, nhưng đến cuối thế kỷ 19, Đức Giáo hòang Lêô XIII cỗ vũ mạnh và đặt ra lễ Thánh gia nhằm thúc giục mọi người theo gương Thánh gia thất mà sống trên thuận dưới hòa để tạo lập những gia đình hạnh phúc.

Năm 1994 Liên hiệp quốc cũng như Giáo Hội đã chọn làm năm quốc tế về gia đình. Ngày nay, gia đình đang gặp cơn khủng hỏang trầm trọng, đang trên đà xuống dốc. Gia đình là nền tảng của xã hội mà nền tảng đã lung lay thì xã hội cũng sụp đổ. Do đó, Giáo Hội muốn cho chúng ta tổ chức lễ Thánh gia là để đề cao vai trò của gia đình và đưa ra một tấm gương tuyệt hảo cho mọi người bắt chước, hầu củng cố lại gia đình và giúp cho xã hội thêm vững chắc.

Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết Thánh gia sống phó thác cho Thiên Chúa như thế nào trong cảnh trốn sang Ai cập theo lệnh thiên sứ truyền. Tại sao Thánh gia phải trốn sang Ai cập ? Thưa, ngòai lý do lệnh truyền của thiên sứ thì Ai cập còn là nơi lánh nạn thường xuyên của các người Do thái bị bách hại.

Theo tác giả Ricciotti, để bảo vệ Hài nhi Giêsu khỏi sa vào nanh vuốt Hêrôđê, Thánh Giuse và Đức Maria đã phải vượt con đường hiểm trở dài gần 500 cây số xuyên qua sa mạc El-Arish đến Ai cập, một sa mạc trải dài hơn 200 cây số tòan cát trắng như biển cả mênh mông, không một bóng cây, một cọng cỏ, một giếng nước. Đòan lữ hành phải đeo đủ đồ ăn, nước uống để chịu đựng cả nửa tháng rất kham khổ… Ngày ngày các Ngài phải lê gót từng buớc trên cát lầy, vượt qua các đồi cát dưới ánh mặt trời thiêu đốt, giữa biển cát nóng hừng hực, vẫn phải tiết kiệm từng giọt nước, và những cơn bão cát kinh khủng như muốn chôn sống các Ngài .

Thời gian Thánh gia tá túc ở Ai cập dài bao nhiêu chúng ta không biết rõ, nhưng không quá 4 năm. Việc Giuse đi theo sự hướng dẫn của thiên thần báo trong giấc mộng đã nói lên rằng Giuse hòan tòan quyết định theo sự hướng dẫn của thần linh qua thiên sứ. Vì vậy, khi rời Ai cập trở về quê hương, Giuse bỏ Giuđa, vùng đất Do thái cứng lòng tin, mà về Galilê, vùng đất dân ngọai sẽ tin vào Đức Giêsu, để định cư tại Nazareth, một thành vô danh tiểu tốt trong Cựu ước, hơn nữa còn bị khinh bỉ là khác (Ga 1,46).

II. GIA ĐÌNH THÁNH GIA

1. Gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa

Nếu con người là hình ảnh của Thiên Chúa, thì có thể nói : gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa sống đơn độc, mà là một Thiên Chúa mang tính gia đình, trong đó Ba Ngôi khác biệt nhau nhưng yêu thương nhau, sống chung, làm việc chung, và kết hợp với nhau thắm thiết như trong một gia đình, tới mức độ tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất.

Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì “Tập Thể Ba Ngôi” là một môi trường để Ba Ngôi Thiên Chúa thể hiện tình yêu của mình với nhau. Vì Ba Ngôi yêu thương nhau vô cùng, nên sự hiệp nhất của Ba Ngôi đạt được mức độ tối đa là trở thành một Thiên Chúa duy nhất. Tình yêu và sự hiệp nhất ấy tạo nên thiên đàng và hạnh phúc của Ba Ngôi.

Cũng vậy, nếu gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi, thì mọi thành viên trong đó phải yêu thương nhau, hòa hợp với nhau đến mức độ hiệp nhất với nhau làm một gia đình. Nhờ đó gia đình trở nên một thiên đàng tại thế. Như vậy, mọi thành viên của gia đình đã được hưởng nếm trước phần nào của hạnh phúc thiên đàng mai sau (JKN).

2. Gia đình sống dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa

Không ai có thể cản trở ý định của Thiên Chúa. Vua Pharao đã tính diệt trừ mọi trẻ em Do thái. Chương trình thất bại vì Maisen được công chúa con Pharao cứu. Thiên Chúa đã giải phóng dân Ngài và đã đưa dân về miền Đất Hứa. Hôm nay, lại một nghịch lý nữa, Đấng Cứu thế tị nạn sang Ai cập ! Điều đó chứng tỏ rằng Thiên Chúa vẫn tự mình hướng dẫn các biến cố, như những lời Kinh Thánh được Matthêu trưng dẫn đã chứng tỏ. Đấng Cứu Thế xuất hiện như một Maisen mới, như sự nhập thể của Israel mới khi vượt qua sa mạc Sinai, cũng như xưa, dân được tuyển chọn đã đi dưới sự hướng dẫn của Maisen.

Cuộc lưu đầy này chỉ là tạm bợ. Thiên Chúa gọi Ngài trở lại Israel. Người ta tưởng Đấng Cứu Thế sẽ định cư ở Giuđê, nơi Ngài sinh ra, hoặc ở Giêrusalem. Nhưng con trai Hêrôđê, vua Archelaus, cũng tàn ác như cha. Nên Thiên Chúa sai Giuse đem gia đình đến định cư tại làng Nazareth trong miền Galilê.

Như vậy, ta thấy thánh Giuse hòan tòan sống trong đức tin, sống phó thác cho Chúa trong đêm tối của giác quan, hòan tòan sống dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Lời Chúa đã giúp thánh Giuse thấy những dấu chỉ hy vọng trong những hòan cảnh vô vọng đối với lòai người. Lời Chúa dạy ta biết sống như Giuse với sự mau mắn và thấu hiểu xuyên qua tấm màn các biến cố. Chỉ đọc thóang qua, ánh sáng Lời Chúa giống như “một giấc mơ”, một không tưởng. Tuy nhiên, đó chính là khải thị lớn nhất, khải thị của con mắt đức tin. Lúc đó bóng tối đức tin biến thành ánh sáng rực rỡ, sự vâng lời của đức tin trở thành con đường tự do.

3. Gia đình sống trên thuận dưới hòa

Gia đình Nazareth là gia đình có tôn ti trật tự và ở đâu có trật tự thì ở đấy có hạnh phúc. Thánh Giuse là gia trưởng điều khiển mọi việc trong gia đình, Đức Maria là nội trợ và vâng phục thánh Giuse, còn Đức Giêsu là con thì giúp đỡ và vâng phục cha mẹ. Gia đình Thánh gia đã thực hiện câu tục ngữ :”Kim chỉ phải có đầu”.

Ngày nay, chúng ta thấy nhiều gia đình xuống dốc vì thiếu trật tự mà Chúa đã đặt để an bài. Trong gia dình không có trên dưới, không có quyền bính, đường ai nấy đi, hay thì ở mà dở thì đi, thì gia đình đó sẽ dễ tan vỡ. Vậy muốn có hạnh phúc, trước tiên mỗi người phải biết ở trong địa vị của mình là chồng, là vợ, là con cái, ngày nào cái trật tự ấy bị đảo lộn, bị lấn át thì gia đình sẽ bị lung lạc tan rã.

Ở Luân đôn, Anh quốc, đã mở cuộc điều tra nơi các ông chồng và xin các độc giả mày râu trả lời câu hỏi sau đây :”Trong gia đình bạn ai làm chủ thật sự “? Kết quả là có 80% trả lời là vợ tôi làm chủ, 20% trả lời : mẹ vợ tôi làm chủ. Chỉ có một số ít trả lời : chính tôi làm chủ, vì tôi đã chết vợ ! Không lạ gì mà ngày nay nhiều gia đình tan vỡ, nạn ly dị làn tràn…

III. GIA ĐÌNH CỦA CHÚNG TA.

1. Gia đình là nền tảng của xã hội

Xã hội là một tổ chức do nhiều gia đình làm nên. Do đó, gia đình là yếu tố tạo thành xã hội và được gọi là nền tảng của xã hội, ví như ngôi nhà và nền móng, nếu nền móng mà không vững thì ngôi nhà sẽ bị sụp đổ. Cũng vậy, nếu các gia đình là yếu tố làm nên xã hội mà sụp đổ thì xã hội cũng sụp đổ theo.

Ngòai ra, liên hệ giữa gia đình và Hội thánh rất sâu sắc và nhiều đến nỗi có thể gọi gia đình Công Giáo là “Hội thánh tại gia”(L.G. 11). Vì thế công đồng Vatican II nói :”Sự lành mạnh của con người cũng như của xã hội tự nhiên và Kitô giáo liên kết chặt chẽ với tình trạng tốt đẹp của cộng đòan hôn nhân và gia đình”(MV số 47).

Trong tông huấn về gia đình “Familiaris consortio” Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II dạy :”Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không đòan thể nào có thể vượt qua”(GĐ số 3).

2. Gia đình là trường giáo dục đầu tiên

Gia đình là môi trường thuận lợi để dạy dỗ cho con cái những bài học căn bản để làm người theo đúng nghĩa là “linh ư vạn vật”. Vì thế người ta nói :

Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

Như vậy cha mẹ là những thầy cô đầu tiên dạy cho đứa trẻ những bài học vỡ lòng, những bài học đầu tiên này sẽ in sâu vào trí óc đứa trẻ và có ảnh hưởng đến cuộc đời tương lai của chúng, vì trí khôn của chúng giống như một tờ giấy trắng, đã in cái gì vào thì vẫn còn mãi ở trong đó.

Giáo dục là hướng dẫn và giúp đỡ chúng phát triển tòan diện con người về đức, trí, thể dục. Giúp đỡ không có nghĩa là làm thay mà là hướng dẫn. Đa số cha mẹ ngày nay xác tín rằng : đứa trẻ sau này có nên người hay không, phần lớn là do ảnh hưởng gia đình.

Giáo huấn của công đồng Vatican II dạy :”Cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân. Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính. Cha mẹ Kitô hữu phải dạy con cái ngay từ thuở nhỏ để chúng nhận biết và kính thờ Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo như đức tin đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội”(GĐ số 3).

Người ta thường nói : “Không thầy đố mày làm nên”. Cha mẹ phải giúp cho con cái “nên người”. Từ ngữ “nên người” đây là trở nên một con người tòan diện xứng đáng với “nhân linh ư vạn vật”. Con người xứng đáng với con người không phải “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi”.

Một gã côn đồ đến hỏi một vị tu sĩ : “Con heo, con chó, con gà có phải học để nên con heo, con chó, con gà đâu ? Các ông bầy đặt : phải học cho nên người” ?
Vị tu sĩ đã trả lời thế nào ? Chúng ta thử nghĩ xem !!!

Vì thế, ông Blaise Pascal nói:”Con người không phải là một thiên thần, cũng không phải là một con vật, và kẻ nào muốn làm thiên thần, lại làm con vật”.

Đức Khổng Tử cũng nói :”Vi nhân nan”: làm người khó lắm.

Nên người đây phải hiểu là con người tòan diện, cả xác, cả hồn, trở nên :
- Con người xứng đáng con người.
- Con người tôn giáo : Kitô hữu chính danh.

3. Gia đình vườn ươm các đức tính tốt

Gia đình là một vườn ươm thuận lợi để làm phát triển các đức tính tốt cho con trẻ như yêu thương,vâng lời, phục vụ, hiền hòa, hy sinh, nhịn nhục, tha thứ… Đức Giáo hòang Gioan Phalô II cho rằng gia đình là vườn ươm chân lý và tình yêu. Quả vậy, nếu tuổi trẻ không được săn sóc trong một gia đình ấm cúng thì mai sau lớn lên, chúng khó thể hiện được điều mà chính chúng không có cảm nghiệm gì cả.

Một trong những yêu tố quan trọng để làm cho gia đình được hạnh phúc là mỗi phần tử trong gia đình phải có một tình yêu vô vị lợi, tránh tình yêu vị kỷ, chỉ biết co cụm vào bản thân mình. Chúng ta thấy thánh Giuse và Đức Maria không bao giờ bận tâm về tư lợi của mình mà bỏ quên ích lợi của Chúa Giêsu. Trái lại, chúng ta chỉ thấy các ngài hòan tòan quên mình, coi nhẹ sở thích riêng tư. Tâm trí và ánh mắt các ngài luôn để ý đến những nhu cầu bé nhỏ, những mong ước đơn sơ của người khác, vì hạnh phúc là gì nếu không phải là làm cho người khác được hạnh phúc ?

Hạnh phúc gia đình luôn luôn đòi hỏi phải có một ai đó trong nhà biết quên mình, biết quên cái tôi của mình đi, để quan trọng hóa cái tôi của người khác lên. Thái độ ấy như một cái ngòi khởi động, làm cho những người khác trong nhà cũng hành động như vậy, và nhờ đó, hạnh phúc gia đình mới bùng lên. Thái độ khởi động ấy phải được lặp lại hằng ngày hằng giờ trong đời sống gia đình. Ai sẽ khởi sự thái độ quan trọng ấy nếu không phải là chính bạn, là người ý thức được bí quyết hạnh phúc đó, bất kể bạn là vợ hay chồng ? Thật vô phúc cho gia đình nào không có ai tự nguyện làm cái ngòi khởi động tình yêu thương ấy hằng ngày trong cuộc sống.

Câu chuyện minh họa về thiên đàng và hỏa ngục sau đây thật phù hợp với thiên đàng hoặc hỏa ngục của gia đình.

Truyện : Một bữa cơm.
Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi người phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗi này : trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hòan đói, từ đó họ trở nên căm thù nhau.

Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh phúc cho mình được mà không cần đến người khác, nên nếu ai cũng chỉ biết lo hạnh phúc cho mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì thế, nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho nhau, tạo hạnh phúc cho nhau, thì ai nấy đều được hạnh phúc.

4. Gia đình là trường dạy cầu nguyện

Cha mẹ còn phải dạy cho con cái biết cầu nguyện. Dạy con cái cầu nguyện không phải là nói về sự cao quí, sự cần thíết, sự ích lợi hay phương pháp cầu nguyện, nhưng đây là những buổi cầu nguyện được tổ chức trong gia đình với sự hiện của đầy đủ các thành viên. Những buổi cầu nguyện đó rất có ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của con cái, tập cho chúng có thói quen cầu nguyện.

Trong tông huấn về gia đình, Đức Giáo hòang Gioan Phaolo II khuyên nhủ :
“Kinh nguyện gia đình có nội dung độc đáo là cuộc sống gia đình… Những vui mừng và cực nhọc, hy vọng và u buồn, ngày sinh, ngày kỷ niệm chu niên (ngày kính thánh bổn mạng), kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ, những ngày ra đi, vắng nhà và trở lại. Những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, cái chết của những người thân yêu… đều là những dấu hiệu của sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa trong lịch sử gia đình. Và những biến cố ấy cũng phải trở thành những lúc thuận tiện cho việc tạ ơn, khẩn nguyện cho sự tin tưởng phó thác của gia đình trong tay Người Cha Chung ở trên trời”(GĐ số 61 bc).

Truyện : Nhà không có mái che.
Một thanh niên Scotland tìm được một chân làm vườn trong một gia đình giầu có. Nhưng chỉ hai tuần sau, anh xin thôi việc. Một người bạn hỏi :
- Có phải công việc quá cực nhọc không ?
- Không, công việc rất nhàn.
- Có phải lương quá ít không ?
- Không, lương khá lắm.
- Hay anh không thích đồ ăn ở đó ?
- Cũng không phải. Đồ ăn rất ngon.
- Vậy tại sai anh thôi việc ?
- Vì nhà đó không có mái che.
Đối với người Scotland, thành ngữ “nhà không có mái che” nghĩa là gia đình không biết cầu nguyện (Gm Tonne).

IV. PHÂN NHIỆM TRONG GIA ĐÌNH.

Gia đình Thánh gia là một gia đình tuyệt vời trong sự phân nhiệm cho các thành viên trong gia đình, trong đó có lớp lang thứ tự, hợp tình hợp lý để tạo ra sự hài hòa của các thành phần. Các Ngài đã thực hiện được chữ “thuận”, thuận trên thuận dưới, thuận ngang thuận dọc :

Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.

Trong việc giáo dục gia đình, Đức Khổng Tử đã đưa ra một công thức giáo dục rất hay, đó là quân – thần – phụ – tử : nghĩa là vua phải sống cho ra vua, tôi phải sống ra tôi, cha phải sống xứng đáng là cha và con xứng phận làm con, bậc nào phải sống theo bậc ấy, đừng bao giờ đảo lộn. Trong gia đình có ba cấp thành viên, mỗi thành viên có những nhiệm vụ và quyền lợi riêng :

1. Người cha trong gia đình

Người ta nói :”Kim chỉ phải có đầu””, vậy ai nên làm chủ gia đình ? Đương nhiên là người cha và cũng là người chồng và người mẹ cũng là người vợ là hai vai trò quan trọng nhất. Còn nếu so sánh người cha với người mẹ thì có lẽ vai trò người cha quan trọng hơn. Tại sao vậy ? Vì người cha có khả năng điều hành tốt hơn, có cái nhìn bao quát hơn cả trong gia đình lẫn ngòai xã hội, có uy tín hơn để hướng dẫn các con. Gia đình nào có người cha tốt thì hầu như mọi người trong nhà đều trở nên tốt, vì người cha là cột trụ cho cả nhà dựa vào, là vị chỉ huy điều khiển mọi người, là người cầm lái đưa cả gia đình theo một hướng. Nếu ngược lại thì người ta bảo :”Nhà dột từ nóc”, gia đình bị hư hỏng từ đầu :”Cá thối từ đầu”(Piscis e capite vivit et a capite faetet), nên người ta mới nói :

Người trên ở chẳng chính ngôi
Làm cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.

Nói như thế không phải là một mình người cha điều khiển gia đình, vẫn có sự tham gia của người mẹ một cách rất nhẹ nhàng mà người ta không ngờ. Nhưng cũng có lúc vì người cha thiếu khả năng nên người mẹ đã lấn át vai trò người cha.

Truyện vui : Tao là các “Đấng” ấy.
Đôi tân hôn sống với nhau chưa được bao lâu, người chồng hiền lành, điệu bộ có vẻ “cù lần”, nhưng người vợ lại tinh anh sắc xảo, có vẻ lấn át. Người chồng nghĩ rằng mình cần phải có tác phong bảo vệ quyền bính, nhất là con nhà có đạo phải dựa vào “Kinh bổn” mới có nền tảng vững chắc mà dạy dỗ, kẻo người vợ lấn át quyền gia trưởng :

* Thứ nhất dựa vào “Kinh bổn”.
Một hôm gặp cơ hội bị bà vợ lấn át, anh ta mới dõng dạc tuyên bố :”Mày phải biết ngày chịu phép Hôn phối, cha giảng chồng là gia trưởng, là chủ : chồng giữ địa vị thánh Giuse trong nhà Nazareth. Mày không nhớ trong kinh cầu ông thánh Giuse : Thánh Giuse làm đầu Thánh gia. Thế tao là đầu trong nhà , thay địa vị thánh Giuse, mày phải nhận điều đó mới được”.

* Thứ hai Sách bổn dạy sao ?
Dạy “cha mẹ phải săn sóc con cái, chồng phải coi sóc vợ, chúa nhà phải coi sóc đầy tớ : bấy nhiêu “ĐẤNG ẤY” phải coi sóc kẻ thuộc về mình, hầu bằng cha mẹ phải săn sóc con cái vậy, chả gì tao cũng vào số “các đấng”. Đừng có mà khinh tao.
(Nguyễn duy Phượng, Thực hiện vâng phục, 1969, tr 241-242).

2. Người mẹ trong gia đình

Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ có bản chất riêng, khác nhau mà không dẫm chân lên nhau. Dường như trong gia đình đã vốn sẵn có một sự phân nhiệm tự nhiên cho hai người :
- Nếu người chồng là rường cột chống đỡ gia đình, thì người vợ là sợi dây thân ái ràng buộc mọi người trong yêu thương hạnh phúc.
- Nếu người chồng là người đứng mũi chịu sào, đặt kế họach, tạo điều kiện kinh tế chính cho gia đình, thì người vợ lại là một quản lý tốt, quán xuyến, sắp xếp mọi công việc trong nhà và bảo vệ tổ ấm gia đình hơn mọi người khác.
- Nếu người chồng là lý trí, là khối óc sáng suốt để chỉ huy, hướng dẫn gia đình như một ông thuyền trưởng chỉ huy con tầu, thì người vợ chính là người tài công khéo léo điều động con tầu đến mục tiêu đã định.
- Nếu người chồng là biểu tượng của quyền uy, nghiêm nghị và cứng cỏi, là khuôn mẫu, là kỷ luật thì người vợ là sự dịu dàng, mềm mỏng, cởi mở để con cái được thỏai mái, dễ chịu trong khuôn khổ gia đình.
- Và sau cùng, nếu cần phải đối phó với một xã hội, một cuộc sống đa đoan, phức tạp, muôn mặt, khi sự cứng rắn và sức mạnh của người chồng không đủ đáp ứng, thì đã có sự khôn ngoan, tế nhị, mềm mỏng của người vợ bổ sung vào để đạt được kết quả.

Quan niệm “Phu xướng phụ tùy” của xã hội ta ngày xưa không còn phù hợp nữa. Ngày nay nếu chồng là giám đốc thì vợ phải là quản lý hay phụ tá giám đốc chứ không phải là tôi tớ. Trong lời hôn chúc lễ Hôn phối Linh mục đọc :”Cha đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam… Xin cho anh biết trọn niềm tin tưởng ở chị, nhìn nhận chị là người bình đẳng và cùng được thừa hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban”.

Truyện : Tài tử Galicopter và người vợ
Một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất thập niên 50 là nam tài tử Galicopter. Ông nổi tiếng không những vì tài nghệ diễn xuất mà còn vì cuộc sống hôn nhân mẫu mực của ông. Vào khỏang cuối đời, quằn quại trong thể xác, ông đã nói về Rochi, người vợ đã chung sống với ông gần 30 năm như sau :

“Rochi là một người đàn bà tuyệt vời. Nàng là một người vợ đã biết thích nghi với tính khí và công việc của tôi. Nàng cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tôi. Nhất là nàng đã biết ở cạnh tôi khi nàng có thể, mỗi khi tôi cần đến nàng. Nàng là người vợ đích thực”.

Những lời khen tặng trên đây của tài tử Galicopter là một khẳng định rằng : người nắm giữ hạnh phúc gia đình, người nắm vai chủ động trong việc xây dựng hạnh phúc hôn nhân chính là người vợ. Dĩ nhiên, sự thành công của hôn nhân là do sự hợp tác của hai vợ chồng. Nhưng người vợ vẫn giữ vai trò chủ yếu : “Đàn ông dựng nhà, đàn bà xây tổ ấm”(Tục ngữ).

3. Con cái trong gia đình

Còn Chúa Giêsu trong gia đình Nazareth đã được thánh Luca mô tả vài nét trong Tin mừng :”Và Ngài đã xuống với ông bà về Nazareth. Và Ngài hằng tùng phục hai ông bà. Còn Mẹ Ngài thì giữ kỹ hết các điều trong lòng Bà. Và Đức Giêsu cứ tấn tới thêm về khôn ngoan, vóc dáng, và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người Ta”(Lc 2,51-52).

Trên tường một nhà thờ cổ ở Đức có một bức tranh được vẽ cách nay khỏang 500 năm, diễn tả trẻ Giêsu đang đi học. Họa sĩ vẽ Ngài là một cậu bé 6 tuổi đang một tay nắm tay bà ngọai Anna va tay kia cầm cặp. Trẻ Giêsu cũng giống như các bé trai, bé gái cùng thời đến trường để thêm kinh nhgiệm, như Thánh Kinh nói :”Con trẻ ngày càng khôn lớn”.

Đức Giêsu tuy là Thiên Chúa, nhưng với cương vị là con, Ngài vẫn phải vâng phục thánh Giuse và Đức Maria với tâm tình con thảo. Sách Huấn ca hôm nay dạy ta :”Ai kính sợ Thiên Chúa thì hiếu thảo với cha mẹ, ai thờ cha kính mẹ thì sẽ bù đắp lỗi lầm và sẽ được đền bù tội lỗi”.

Hiếu thảo đối với cha mẹ không phải là một tình cảm tự nhiên mà còn là một điều luật của Chúa :”Ngươi phải hiếu thảo với cha mẹ như Thiên Chúa đã truyền dạy, để được sống lâu và hạnh phúc trên phần đất Chúa dành cho ngươi”(Đnl 5,16).

Ngày xưa khi cắp sách đi học, các em nhỏ đã được đọc trong sách “Quốc văn giáo khoa thư” một bài học căn bản về đạo làm con :

Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con.

Không thiếu gì những bậc danh nhân trên thế giới đã làm gương cho chúng ta về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ngay khi các ngài ở bậc cao trong danh vọng.

Truyện : Nhà bác học Louis Pasteur.
Ngày 14.07.1883, hội đồng thành phố Dole quyết định đặt tấm đồng ghi danh trên cửa nhà mà Pasteur đã sinh ra. Hôm ấy, trong bài đáp từ cao thượng, nhà bác học trứ danh đã để lòng trào ra trên nỗi biết ơn cha mẹ “:

“Ôi, hỡi cha con, mẹ con ! Ôi, hỡi những người thân yêu đã chết ! Các ngài đã sống bình dị quá trong căn nhà nhỏ bé này, con đã chịu ơn tất cả bởi các ngài. Những nhiệt tình của người, hỡi mẹ can đảm của con, mẹ đã chuyển nó cho con. Nếu con bao giờ cũng đã nối kết vinh quang khoa học vào vinh quang tổ quốc, chính là vì con đã thấm nhuần những cảm tình mà mẹ phấn khích ở trong con. Và còn người, hỡi cha thân yêu, mà đời sống cũng nặng nhọc như nghề nghiệp, cha đã tỏ cho con biết đức kiên nhẫn trong cố gắng lâu dài có thể làm được những gì… Con chúc tụng cả hai, hỡi cha mẹ thân yêu, cho cuộc sống các người, và xin để cho con huớng về các ngài cái vinh hạnh mà người ta hiến lên căn nhà này ngày hôm nay” (Bùi Đức, Vinh quang bà mẹ, 1959, tr 59-60).


thì hiếu thảo với cha mẹ, ai thờ cha kính mẹ thì sẽ bù đắp lỗi lầm và sẽ được đền bù tội lỗi”.

Hiếu thảo đối với cha mẹ không phải là một tình cảm tự nhiên mà còn là một điều luật của Chúa :”Ngươi phải hiếu thảo với cha mẹ như Thiên Chúa đã truyền dạy, để được sống lâu và hạnh phúc trên phần đất Chúa dành cho ngươi”(Đnl 5,16).

Ngày xưa khi cắp sách đi học, các em nhỏ đã được đọc trong sách “Quốc văn giáo khoa thư” một bài học căn bản về đạo làm con :

Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con.

Không thiếu gì những bậc danh nhân trên thế giới đã làm gương cho chúng ta về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ngay khi các ngài ở bậc cao trong danh vọng.

Truyện : Nhà bác học Louis Pasteur.
Ngày 14.07.1883, hội đồng thành phố Dole quyết định đặt tấm đồng ghi danh trên cửa nhà mà Pasteur đã sinh ra. Hôm ấy, trong bài đáp từ cao thượng, nhà bác học trứ danh đã để lòng trào ra trên nỗi biết ơn cha mẹ “:

“Ôi, hỡi cha con, mẹ con ! Ôi, hỡi những người thân yêu đã chết ! Các ngài đã sống bình dị quá trong căn nhà nhỏ bé này, con đã chịu ơn tất cả bởi các ngài. Những nhiệt tình của người, hỡi mẹ can đảm của con, mẹ đã chuyển nó cho con. Nếu con bao giờ cũng đã nối kết vinh quang khoa học vào vinh quang tổ quốc, chính là vì con đã thấm nhuần những cảm tình mà mẹ phấn khích ở trong con. Và còn người, hỡi cha thân yêu, mà đời sống cũng nặng nhọc như nghề nghiệp, cha đã tỏ cho con biết đức kiên nhẫn trong cố gắng lâu dài có thể làm được những gì… Con chúc tụng cả hai, hỡi cha mẹ thân yêu, cho cuộc sống các người, và xin để cho con huớng về các ngài cái vinh hạnh mà người ta hiến lên căn nhà này ngày hôm nay” (Bùi Đức, Vinh quang bà mẹ, 1959, tr 59-60).

 
Tìm Chúa ở đâu?
Lm Vũđình Tường
21:48 03/01/2014
Có người đi hành hương khắp năm châu bốn biển tìm Chúa mà không thấy. Có người đi vào hang sâu âm u, rừng rậm, non cao ngút ngàn, sa mạc bát ngát, tìm Chúa mà không gặp.

Có người chứng minh Chúa hiện hữu qua tạo vật, thiên nhiên cũng không được thiên hạ tán đồng, bằng lòng. Vậy tìm Chúa ở đâu?

Phúc âm thuật lại hai nhóm người đi tìm Chúa: vua Herode và ba đạo sĩ Đông phương. Hai nhóm dựa vào tinh tú, ngôi sao lạ chỉ đường nhưng người được người kia không. Cả hai cùng chung mục đích, dùng chung phương tiện nhưng kết quả lại khác nhau. Người thành công kẻ thất bại. Tại sao thế. Thưa vì có sự khác biệt trong mục đích tìm Chúa.

1. Ba đạo sĩ Đông phương theo dấu vết sao sáng để đến Belem tìm gặp Hài Nhi trong máng cỏ. Trong khi vua Herode triệu tập các đại giáo trưởng và luật sĩ, nhữngvị cao niên để dò hỏi ngày, giờ ngôi sao lạ xuất hiện không gặp Chúa.

2. Ba đạo sĩ Đông phương đã hy sinh ra đi, dấn thân để tìm Chúa nên gặp Chúa, trong khi vua Herode ngồi lầu son, gác tía, trịnh thượng sai người đi dò hỏi về báo lại cho trẫm nên không gặp Chúa.

3. Ba đạo sĩ Đông phương tìm Chúa với ý ngay lành, với lòng chân thành, tìm đến để thờ lậy. Trong khi Herode tìm Chúa để tìm cách làm hại Hài Nhi, để giết đi.

Điều kiện gặp Chúa đòi hỏi sự hy sinh của chính con người mình, hy sinh của mỗi cá nhân, chứ không thể nhờ ai tìm hộ. Tương tự như ai ăn thì người đó no chứ không thể nhờ ai ăn giúp được.

Điều kiện tìm được Chúa đòi dấn thân, hy sinh, cố gắng tìm kiếm và tỉnh thức. Đi tìm khơi khơi sẽ không bao giờ gặp Chúa.

Điều kiện tìm gặp Chúa phải đi đôi với tấm lòng chân thành, đơn sơ, thật thà cộng với sự khao khát tìm kiến chân lí, nguồn mạch mọi sự sống.

Tìm Chúa ở đâu. Ba vua tìm gặp chúa nơi lòng họ trước. Chính lòng họ thúc đẩy ra đi để được sao sáng dẫn đường. Sau đó ba vua gặp Chúa nơi Hài Nhi. Người Kitô hữu sẽ tìm gặp Chúa ngay trong tâm họ và nơi anh chị em. Chính vì thế mà thiên thần chúc mừng: "Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm".

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô dâng Thánh Lễ tại nhà thờ mẹ của Dòng Tên
Chỉnh Trần, S.J.
10:57 03/01/2014
Sáng thứ sáu ngày 03.01.2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến nhà thờ mẹ của Dòng Tên tại Rôma, nhà thờ Giêsu, để cử hành trọng thể lễ Thánh Danh Chúa Giêsu, cũng là lễ mừng Tước hiệu của Dòng Chúa Giêsu, tức Dòng Tên và để tạ ơn cùng với anh em trong Dòng nhân dịp vị linh mục đầu tiên của Dòng Tên, Chân phước Phêrô Faber, S.J., được ghi tên vào sổ bộ các thánh.

Xem hình

Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chia sẻ về việc Dòng được đặt theo Tên của Chúa Giêsu với ước ao được chiến đấu dưới cờ Thập Giá của Ngài, nghĩa là cùng chia sẻ và có cùng cảm thức với chính Chúa Kitô.

“Suy nghĩ giống như Ngài, yêu như ngài yêu, nhìn mọi sự như Ngài nhìn, bước đi như ngài bước đi, nghĩa là làm những gì Ngài đã làm và có cùng cảm thức như Ngài đã có, cảm thức từ trái tim của Ngài,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói về gương mẫu của thánh Phêrô Faber, một người anh em cùng Dòng với ngài đã được chính ngài tuyên thánh vào ngày 17 tháng 12 năm ngoái. “Dưới sự hướng dẫn của thánh Inhaxiô, con người mà sau này sẽ trở thành thánh Phêrô Faber, S.J. đã học cách kết hợp một sự nhạy cảm không ngừng nghỉ, nhưng cũng rất tế nhị và thậm chí là dịu dàng với khả năng đưa ra quyết định: ngài là một con người của những ao ước mạnh mẽ. Ngài đã nhận ra những ao ước của mình và ngài ấp ủ chúng. Quả thực, đối với thánh Faber, ngay trong những lúc gặp phải những khó khăn thì tinh thần thiêng liêng đích thực đã chuyển hóa thành hành động tự biểu lộ chính mình.” Đức Giáo Hoàng nói thêm: “một đức tin đích thực luôn luôn ẩn chứa một ao ước sâu xa muốn thay đổi thế giới.”

Đây là lần thứ hai Đức Giáo Hoàng Phanxicô dâng lễ tại nhà thờ Giêsu kể từ khi đảm nhận sứ vụ thánh Phêrô hồi tháng 3 năm 2013.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Đức Thánh Cha cử hành lễ tạ ơn phong thánh Phêrô Favre S.J
LM. Trần Đức Anh OP
10:55 03/01/2014
ROMA. Lúc 9 giờ sáng 3-1-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tạ ơn tại Nhà Thờ Chúa Giêsu ở Roma, nhân dịp phong hiển thánh mới đây cho cha Phêrô Favre (1506-1546).

Thánh nhân là một trong những bạn đồng hành đầu tiên của thánh Ignatio Loyola, vị sáng lập Tổ dòng Tên. Sau một thời gian dạy học ở Roma, cha Favre thi hành sứ mạng tại nhiều nước Âu Châu, giảng thuyết giải tội, hướng dẫn linh thao, và cũng dạy thần học, tham gia các cuộc thảo luận nhắm thăng tiến sự hiệp nhất và cải tổ Giáo Hội.

Tháng 4 năm 1546, cha Favre khởi hành từ Madrid để đi dự công đồng chung Trento, ở miền đông bắc Italia, vì cha được chính ĐGH chỉ định làm thần học gia của Công đồng. Nhưng trong chuyến đi, cha bị sốt và lâm bệnh nặng, và trong lúc dừng lại ở Roma, cha từ trần ngày 1-8-1546 lúc mới được 40 tuổi. Cha được Đức Piô 9 tôn phong chân phước năm 1872.

Hôm 17-12 năm 2013, ĐTC Phanxicô đã truyền ghi tên thánh nhân vào sổ bộ các vị hiển thánh của Giáo Hội và nới rộng tôn kính thánh nhân trên toàn thế giới. Đây là quyết định phong thánh theo thể thức ”tương đương”, không cần phải có phép lạ hoặc lễ nghi tôn phong chính thức.

Đồng tế với ĐTC hôm 3-1-2014, có ĐHY Vallini, Giám quản Roma, ĐHY Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Cha Yves Boivineau, GM giáo phận Annecy bên Pháp, nơi thánh Favre đã sinh ra, Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng Quyền, 6 LM đại diện của 6 Hội đồng Giám Tỉnh dòng Tên, và hơn 350 LM cùng, phần lớn ở Roma, trước sự tham dự của hàng trăm tín hữu. Các bài đọc trong thánh lễ rút từ lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu, cũng là lễ của dòng Tên.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC mời gọi các tu sĩ dòng Tên noi gương thánh Phêrô Favre luôn thao thức, khao khát Chúa, thông truyền Chúa cho tha nhân, loan báo Tin Mừng với sự dịu dàng, với tình huynh đệ và yêu thương.

ĐTC nói: ”Các tu sĩ dòng Tên chúng ta muốn được ghi dấu bằng tên Chúa Giêsu, là chiến binh dưới lá cờ Thánh Giá của Chúa, và điều này có nghĩa là: có cùng tâm tình của Chúa Kitô, suy nghĩ như Chúa, muốn điều thiện như Chúa, nhìn như Chúa, bước đi như Chúa; có nghĩa là làm điều Chúa đã làm, với cùng tâm tình của Chúa, với những tâm tình của Con Tim Chúa... Mỗi người chúng ta, tu sĩ dòng Tên, theo Chúa Giêsu, phải sẵn sàng làm cho mình được trống rỗng. Chúng ta được kêu gọi hạ mình xuống: là những người ”trống rỗng”. Chúng ta là những người không được sống qui trọng tâm vào mình, vì trung tâm của dòng là Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.”

ĐTC cũng nhấn mạnh đến sự thao thức tìm Chúa mà mọi tu sĩ dòng Tên phải có: ”Cần phải tìm kiếm Chúa để thấy Chúa, và tìm thấy Chúa rồi để tìm Chúa nữa và luôn luôn. Chỉ có sự thao thức ấy mới mang lại an bình cho con tim của một tu sĩ dòng Tên, đó cũng là một sự thao thức tông đồ, không được làm chúng ta mệt mỏi trong việc loan báo Kerygma, loan báo nội dung nòng cốt của Tin Mừng, với lòng can đảm. Chính sự thao thức ấy chuẩn bị chúng ta đón nhận hồng ân tông đồ phong phú. Nếu không có sự thao thức ấy, chúng ta sẽ trở thành những người son sẻ.”

Từ những điều trên đây, ĐTC nói đến tấm gương của thánh Phêrô Favre, một người có những ước muốn nồng nhiệt. ”Cha Favre là một người khiêm tốn, nhạy cảm, có đời sống nội tâm sâu xa và có năng khiếu tao những quan hệ thân hữu với đủ mọi loại người” (Biển Đức 16, Diễn văn cho các tu sĩ dòng Tên, 22-4-2006). Tuy nhiên, thánh nhân cũng là một người có tinh thần thao thức, bất định, không bao giờ mãn nguyện. Dưới sự hướng dẫn của thánh Ignatio, Cha Favre đã học cách liên kết sự nhạy cảm thao thức và dịu dàng tuyệt hảo, với khả năng đề ra những quyết định. Thánh nhân là một người có những ước muốn nồng nhiệt.. Đối với thánh Favre, chính khi người ta đề nghị những điều khó khăn, lúc ấy tinh thần chân thực thúc đẩy tiến đến hành động xuất hiện (Xc Memoriale, 301). Một đức tin chân chính luôn bao hàm một ước muốn sâu xa thay đổi thế giới”.

Trước tấm gương của thánh Phêrô Favre, ĐTC mời gọi các tu sĩ dòng Tên hãy tự hỏi: “Chúng ta có những viễn tượng và đà tiến lớn lao không? Chúng ta có táo bạo không? Chúng ta có ước mơ bay lên cao không? .. Hay chúng ta tầm thường và hài lòng với những chương trình tông đồ trong phòng thí nghiệm? Chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng sức mạnh của Giáo Hội không ở trong chính mình, trong khả năng tổ chức của Giáo Hội, nhưng tiềm ẩn trong nước sâu của Thiên Chúa. Và nước này đánh động ước muốn của chúng ta và những ước muốn nới rộng con tim, như thánh Augustino vậy. ”Cầu nguyện để mong ước và mong ước để mở rộng con tim”. Chính trong những ước muốn mà Cha Favre đã có thể phân định được tiếng Chúa.. Cha có ước muốn chân thực và sâu xa 'được nở ra trong Thiên Chúa”: hoàn toàn quy hướng về Chúa, và chính vì thế, cha có thể ra đi trong tinh thần vâng phục, nhiều khi đi bộ, tới khắp nơi ở Âu Châu, đối thoại với tất cả mọi người, với sự dịu dàng, và để loan báo Tin Mừng.”
ĐTC cho biết ngài ”nghĩ đến cám dỗ mà có lẽ cả chúng ta và bao nhiêu người khác cũng gặp phải, đó là liên kết việc loan báo Tin Mừng với những sự trừng phạt của pháp tòa điều tra, lên án. Không phải vậy, Tin Mừng cần được loan báo với sự dịu dàng, với tình huynh đệ và tình thương!”

Cám ơn

Cuối thánh lễ, Cha Bề trên Tổng quyền Adolfo Nicolas, người Tây Ban Nha, đã đại diện toàn dòng cám ơn ĐTC vì đã phong thánh cho cha Favre. Cha kể lại chính ĐTC đã điện thoại cho cha để báo tin: ”Tôi vừa ký sắc lệnh” phong thánh cho cha Favre!”. Cha nói: ”Niềm vui này cũng là thành phần niềm vui của chúng ta hôm nay!”.
Dòng cũng dâng tặng ĐTC một thư thánh tích của thánh Favre, được đóng trong một khung kính.

Trước khi trở về Vatican, ĐTC còn dừng lại chào thăm các tu sĩ cùng dòng hiện diện trong thánh lễ (SD 3-1-2014)
 
Độc tài duy tương đối và việc phạm thánh
Vũ Văn An
21:20 03/01/2014
Từ Á Căn Đình qua Đức, chủ nghĩa duy tương đối đã lộ nguyên hình tự mâu thuẫn với chính mình để trở thành duy tuyệt đối, tự ý áp đặt lối sống, triết lý hành động của mình lên người khác, và áp đặt một cách bạo động. Đúng như nhận định của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong ngày tang lễ của Đức Gioan Phaolô II: họ đã trở thành chuyên chế, độc tài.

Tấn công người thờ phượng

Ngày 24 tháng 11 vừa qua, 7 ngàn người đồng tính nữ đã tấn công vào nhà thờ chính tòa San Juan Bautista của giáo phận San Juan, Á Căn Đình, lúc ấy đang được 1 ngàn 5 trăm thanh niên Công Giáo lập hàng rào người vừa đọc kinh mân côi vừa bảo vệ. Theo các hãng thông tấn, thì các phụ nữ này, một số cởi trần, đã phun sơn lên đũng quần, lên mặt các thanh niên Công Giáo, dùng bút vẽ ria mép kiểu Hitler lên họ. Các phụ nữ này diễn nhiều màn làm tình tục tĩu trước mặt họ cũng như ấn nhũ hoa vào mặt họ, vừa nhét vừa hô hoán “lấy tràng hạt ra khỏi buồng trứng bọn tao”!

Không những thế, những người đàn bà đầy bạo lực này còn tát vào mặt các thanh niên Công Giáo, chế diễu họ, viết những hàng chữ tục tĩu lên nhà thờ chánh tòa; thậm chí còn kêu gọi đốt trụi ngôi thánh đường này!

Theo InfoCatolica, một số phụ nữ còn trâng tráo hát những lời như “Với Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền Rôma, người muốn nằm giữa các khăn trải giường của chúng tôi, chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi muốn làm điếm, làm đồng tính. Được phá thai hợp pháp trong mọi bệnh viện”.

Trong suốt cuộc tấn công này, các thanh niên Công Giáo vẫn tiếp tục nắm tay nhau và lớn tiếng đọc kinh mân côi, không hề chống trả bất cứ sỉ nhục nào đổ lên họ. Bên trong nhà thờ chính tòa, 700 giáo dân đang cầu nguyện cùng với vị giám mục của họ là Đức Cha Alfonso Delgado.

Khi không vào được thánh đường, người biểu tình đã đốt hình nộm Đức Phanxicô, vừa đốt vừa hô lớn: “nếu giáo hoàng là một phụ nữ, thì phá thai đã hợp pháp rồi”.

Cuộc tấn công diễn ra nhân ngày Gặp Gỡ Phụ Nữ Toàn Quốc, một sáng kiến của Bộ Văn Hóa và được Bộ này tổ chức hàng năm như một biến cố có tính xã hội.
Điều đáng ghi nhận là cảnh sát Á Căn Đình cho rằng họ không thể can thiệp được gì vì người biểu tình là “phụ nữ”! Thực ra, trang mạng phò sự sống ArgentinosAlerta.org nhận định rằng “Những cuộc gặp gỡ của phụ nữ này đại biểu cho cố gắng của nền văn minh ngày nay, một nền văn minh muốn tìm cách áp đặt luật lệ riêng của họ. Một đàng, họ cố gắng áp đặt một nghị trình chính trị được các tổ chức quốc tế truyền ban: kiểm soát dân số, phá thai, ngừa thai, đồng tính luyến ái. Đàng khác, họ trở nên man rợ theo nghĩa đen nhất của nó”.

Sofia Vazquez-Mellado của LifeSiteNews.com, khi tường thuật vụ này, cho rằng “Ngày nay, ta càng ngày càng bị đẩy tới sự khoan dung, nhất là khoan dung đối với các nhóm thiểu số về tình dục. Thành thử không ngạc nhiên gì khi một số 'nhà báo chính thống' đang sử dụng quyền lực của họ để cổ vũ lòng khoan dung đối với các vụ tấn công của các nhóm Đồng Tính, Lưỡng Tính, Và Biến Tính (LGBT) trên các cơ sở truyền thông 'chính thống' của họ, trong khi lên án các thanh niên Công Giáo kia vì đã làm những điều tốt nhất cho quê hương”.

Nhưng ta đừng quên nghĩa của chữ “khoan dung” (tolerance). Nó phát sinh từ ngữ vựng y khoa, để chỉ tình trạng trong đó cơ thể không còn bảo vệ chống lại các lây lan từ bên ngoài nữa. Xác chết người ta có độ “tolerance” tuyệt đối. Ấy thế mà ngày nay càng ngày càng có nhiều người hơn cố gắng tiêm nhiễm lý tưởng đó vào đầu óc ta. Tại sao? Vì họ muốn ta mất hết sự sống, mất hết suy nghĩ!

Bất chấp luật lệ hiện hành ngăn cấm việc cổ vũ đồng tính cho trẻ em, LGBT vẫn ngang nhiên tự do tổ chức các cuộc tụ tập, các cuộc biểu tình, thậm chí cả các đại hội điện ảnh nữa. Cảnh sát không chặn đứng các hành động sai quấy ấy. Hơn nữa, hình như họ còn bảo vệ những người thoái hóa này.

Tấn công nơi thờ phượng

Mấy hôm sau, một biến cố khác xẩy ra tại Đức. Thực vậy, vào ngày Lễ Giáng Sinh vừa qua, lúc gần khởi sự Thánh Lễ 10 giờ sáng tại Nhà Thờ Chánh Tòa Cologne, một người đàn bà trẻ ở hàng ghế đầu bỗng cởi bỏ quần áo, để trần chạy lên cung thánh và trèo lên bàn thờ chính. Vẽ trên chiếc ngực trần của người đàn bà hò hét này là hàng chữ “Ta là Thiên Chúa”.

Người đàn bà đó tên là Josephine Witt, một sinh viên triết 20 tuổi thuộc nhóm duy nữ vô chính phủ FEMEN. Trước khi Đức Hồng Y Joachim Meisner có thể cử hành Thánh Lễ, các nhân viên an ninh của nhà thờ đã mau chóng bắt giữ người đàn bà này và trao cho cảnh sát đang đứng đợi ở bên ngoài. Trong cuốn video do truyền thông ghi lại, người ta thấy một giáo dân ném chiếc áo khoác của ông lên ngực trần của người đàn bà trước khi bị lôi ra khỏi nhà thờ. Một người đàn ông có tuổi khác đã giơ tay vả mặt người đàn bà đang la hét.

Nhóm FEMEN khá có xú danh tại Đức. Nhóm này được thành lập năm 2008 với các mục tiêu tranh đấu cho phá thai, hôn nhân đồng tính. Quan điểm quá khích của họ khiến họ đôi lúc chạm trán với các tôn giáo, kể cả Hồi Giáo. Lần này, mục tiêu của họ là phá thai. Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Đức Fabian Reinbold, đăng trên tuần báo Der Spiegel, Witt cho hay:

“Tôi không tự coi mình là Thiên Chúa, một điều dĩ nhiên là khiêu khích. Bạn nên chứng tỏ rằng chúng ta đều chịu trách nhiệm về các hành động của chúng ta trên trần gian, không ai được ngăn cấm bất cứ người đàn bà nào đưa ra các quyết định liên quan tới thân xác họ. Tuy nhiên, đây lại chính là điều Hồng Y Joachim Meisner vốn làm là từ chối không cấp phép phá thai. Đây là phương thức không phải của trần gian, một phương thức chống lại FEMEN”.

Được yêu cầu giải thích lý do tại sao FEMEN phản đối trong một nhà thờ Công Giáo và tại sao cần một cuộc phản đối gây “sốc” đến thế, một cuộc phản đối bị coi là đê tiện, Wiit cho hay: “Chúng tôi không hành động chống lại các tín hữu, nhưng chống lại định chế Giáo Hội, là những người chuyên áp chế phụ nữ”.

Witt quả quyết rằng FEMEN chống đối thái độ của Đức HY Meisner và của Giáo Hội Công Giáo đối với “phá thai và ấu dâm”, vì Giáo Hội chống đối điều đầu, nhưng lại ủng hộ điều sau.

Tường thuật vụ này, Kathy Schiffer có hai nhận định về “toàn bộ biến cố đáng xấu hổ” này:

a. Thứ nhất, giới truyền thông, rõ ràng đã được mách nước trước, nên đã có mặt sẵn để quay phim cuộc phản đối, nhưng không ai trong số họ có cái đảm lược bản thân để cảnh báo nhà cầm quyền hoặc làm bất cứ hành động gì để ngăn cản việc phạm thánh đừng diễn ra trong ngôi nhà thờ cổ kính nhất và lớn lao nhất của Đức này. Cú trình diễn liều lĩnh của FEMEN nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả tuyên truyền; nên tổ chức này đã mời các cơ sở truyền thông lớn nhất để chắc chắn có được sự chú ý của thế giới. Express, tờ báo lớn nhất của Đức, đã gửi một phóng viên và một nhiếp ảnh viên tới đó. Một người quay phim của Hans Paul Media, một trong các cơ sở săn ảnh (paparazzi) lớn nhất thế giới, vốn đã chụp Josephine Witt lúc còn quần áo nguyên vẹn ngồi ở hàng ghế đầu; sau đó, đã đứng sẵn ở cánh phía nam của nhà thờ chánh tòa chờ Thánh Lễ bị quấy phá, để anh ta có thể trực tiếp thu hình cuộc phản đối ngay khi nó đang diễn ra.

b. Thứ hai, người ta rất phẫn nộ khi nghe tin cảnh sát Đức tìm kiếm người đàn ông có tuổi dám vả mặt Joephine Witt vì tội hành hung cô ta. Há người đàn bà xông lên bàn thờ rồi trần truồng trước Thiên Chúa và các em nhỏ, la hét những lời tục tĩu, không phải là người xâm phạm đầy thù nghịch hay sao? Há những người thờ phượng Công Giáo này không có quyền tự bảo vệ mình, tự bảo vệ vị tổng giám mục cao niên và Giáo Hội của họ hay sao?

Lịch sử quả đang đi ngược chiều: những người tự cho mình là nạn nhân đang “phất cờ” không những đòi cho hết thân phận “nạn nhân” mà còn bắt những người họ cho là áp bức họ trở thành “nạn nhân” của họ, hết quyền được luật pháp chở che. Duy tương đối quả đã trở thành duy tuyệt đối không những bằng lý thuyết, bằng lời mà cụ thể còn bằng bạo lực. Còn các ông Philatô tân thời thì rửa tay làm người bàng quan đứng nhìn.
 
Top Stories
Pope Francis advices priests to leave comfort zone, get out
Philip Pullella / Reuters
11:03 03/01/2014
VATICAN CITY (Reuters) - Pope Francis has told Roman Catholic priests to leave their comfort zone and get out among people on the margins of society or else risk becoming "abstract ideologists".

The Italian Jesuit journal Civilta Cattolica published an exclusive text on Friday of a three-hour, closed-door meeting the Argentinian-born pontiff had in late November with heads of orders of priests from around the world.

Francis said priests had to have "real contact with the poor" and the marginalized.

"This is really very important to me: the need to become acquainted with reality by experience, to spend time walking on the periphery in order really to become acquainted with the reality and life-experiences of people," he told them.

"If this does not happen we then run the risk of being abstract ideologists or fundamentalists, which is not healthy."

Since his election in 2013 as the first non-European pope in 1,300 years, Francis has been prodding priests, nuns and bishops to think less about their careers in the Church and to listen more to the needs of ordinary Catholics, especially the poor.

Taking over an institution reeling from child sex abuse, financial and other scandals and losing members to other religions, Francis has tried to refocus on the basic Christian teachings of compassion, simplicity and humility.

The leader of the world's 1.2 billion Roman Catholics has also set a new tone in the Vatican, rejecting the lush papal residence his predecessors used and opting for a small suite in a Vatican guest house, where he eats in the common dining hall.

"SLUM BISHOP"

His conversation with the members of the Union of Superiors General is important because they will transmit his wishes directly to priests in their religious orders around the world.

Civilta Cattolica is the same periodical that ran a landmark interview with Francis in September in which he said the Church must shake off an obsession with teachings on abortion, contraception and homosexuality and become more merciful.

Francis, who was known as the "slum bishop" in Argentina because of his work among the poor, said reaching out to those on the margins of society was "the most concrete way of imitating Jesus".

His own first visits after moving to the Vatican were to a jail for juveniles and to the southern Italian island of Lampedusa to pay tribute to impoverished immigrants who have died trying to get to Europe.

In his meeting with the religious leaders, Francis said men should not enter the priesthood to seek a comfortable life or to rise up the clerical career ladder.

"The ghost to fight against is the image of religious life understood as an escape or hiding place in face of an 'external' difficult and complex world," he told them.

Francis has said several times since his election that he feels the Vatican is too self-centered and needs to change.

A committee of eight cardinals from around the world that he has appointed to advise him on how to reform the central Vatican administration, know as the Curia, is due to submit its recommendations in February.

(Source: http://news.yahoo.com/leave-comfort-zone-serve-poor-pope-tells-priests-155328485.html)
 
Vatican Paper to focus on theology of women
Vatican Radio
11:03 03/01/2014
2013-12-31 Vatican - The Vatican newspaper L'Osservatore Romano’s monthly insert “Women Church World” (Donna Chiesa Mondo) will be offering a series of articles focusing on the theology of women, beginning with its next edition January 2-3.

The series comes in response to Pope Francis’ repeated calls for a reexamination of the “theology of women” in the Church.

As editor Lucetta Scaraffia explains in a January editorial, each month a male or female theologian will analyze “this open question central to the Church today” as a means for “enriching…the discussion” about the contributions to and the role of women in the Church.

Italian theologian and writer Msgr Pierangelo Sequeri will be the first to author a piece in the series.

The monthly insert also highlights the family which will be the focus of the Synod of Bishops in October 2014.
 
Japon: La chute démographique s'accélère
Eglises d'Asie
11:20 03/01/2014
La population du Japon subit actuellement sa plus importante chute démographique depuis la Seconde Guerre mondiale. Selon les dernières estimations officielles, celle-ci a diminué de 244 000 individus, un recul démographique encore plus important que ceux des années précédentes, ...

lesquels avaient pourtant inquiété considérablement les spécialistes. L’Eglise catholique au Japon a réagi en rappelant son engagement en faveur de l'augmentation des naissances dans le pays.

Une étude du ministère de la santé qui vient d’être publiée mercredi 1er janvier a annoncé une baisse record de la population en 2013. La population globale de l'archipel a perdu 244 000 personnes cette année ( le double de l’an dernier, soit 219 000 personnes ).

Pour 1 031 000 naissances en 2013, - soit 6 000 de moins qu’en 2012 -, le nombre des décès a augmenté d'environ 19 000 par rapport à l'année précédente, pour atteindre le nombre encore jamais atteint de 1 275 000. Il s’agit de la plus forte baisse démographique depuis la deuxième guerre mondiale.

Toujours selon le rapport paru ce 1er janvier 2014, le Japon ne compte plus qu' 1,21 millions de personnes âgées de 20 ans (l’âge de la majorité légale dans le pays), un chiffre bien loin du record des années 70 lorsque le pays en comptait 2,46 millions.

Un document du gouvernement sorti en 2012 avait déjà établi que les Japonais de plus de 65 ans pourraient dépasser les 40 % de la population de l’archipel en 2060, ce qui représenterait une diminution d’un tiers de la population totale d’un pays considéré il y a quelques décennies comme le plus densément peuplé au monde.

D'un point de vue économique, ce déclin de la population, constant depuis 2007, n'est pas compensé par une politique d'immigration, en raison des fortes réticences du gouvernement japonais ainsi que des habitants de l'archipel eux-mêmes. Le Premier ministre tente pour le moment de contrebalancer la pénurie croissante de main d’oeuvre en promouvant davantage le travail des femmes.

Selon les démographes, le poids des retraites et l'augmentation des soins de santé seront également de plus en plus lourds à porter pour une économie déjà en très grande difficulté.

Face à la menace de dépeuplement de l’archipel et au risque d’effondrement économique, l’Eglise catholique au Japon a de nouveau prêché en faveur d’une politique de natalité.

Cherchant à provoquer une prise conscience dans le pays, le Conférence des évêques catholiques, qui avait déjà déclaré l’année 2010 « Année de la vie », a annoncé son intention de poursuivre sa campagne en faveur des naissances, ainsi que ses engagements dans différents domaines de la santé, de l’aide sociale et de l’accompagnement des familles.

Les responsables de l’Eglise nippone s’inquiètent toutefois du taux de suicide toujours aussi élevé dans le pays, ainsi que de l’importance accordée par les jeunes couples aux valeurs matérielles et à leur carrière, ce qui leur fait concevoir des enfants à un âge souvent trop avancé.

(Source: Eglises d'Asie, le 03 janvier 2014)
 
Pope Francis: ''The strength of the Church does not reside in herself, but is instead concealed in the deep waters of God''
VIS
12:03 03/01/2014
Vatican City, 3 January 2014 (VIS) – This morning, Pope Francis celebrated the Mass of the Feast of the Most Holy Name of Jesus in the Church of Jesus, to give thanks for the new Jesuit saint Pierre Favre. Concelebrating with the Holy Father were Cardinal Angelo Amato, prefect of the Congregation for the Causes of Saints; Cardinal
Agostino Vallini, vicar general of His Holiness for the diocese of Rome; Bishop Luis Francisco Ladaria Ferrer, S.J., secretary of the Congregation for the Doctrine of the Faith; Bishop Yves Boivineau of Annecy, France, in whose diocese Favre was born, and the vicar general Alain Fournier-Bidoz; the superior general Fr. Adolfo Nicolas, S.J., and seven young Jesuit priests.

Canonised by Pope Francis on 17 December, Pierre Favre, was the first companion of St. Ignatius of Loyola – for this reason he is known as “the second Jesuit” – and one of the founders of the Society of Jesus, of which he was also the first priest. The tombs of St. Ignatius and St. Pierre Favre are located in the Church of the Most Holy Name of Jesus.

Pope Francis dedicated his homily to the new saint, and said that he was a “restless” man of “lofty desires”: “it is necessary to search for God to find Him, and to find him in order to seek him again, and for ever. Only this restlessness brings peace to the heart of a Jesuit, a restlessness that is also apostolic, so that we never tire of proclaiming the kerygma, of evangelising with courage. And it is restlessness that prepares us to receive the gift of apostolic fruitfulness. Without restlessness, we are sterile”.

“And this was the restlessness of Pierre Favre”, continued the Pope, “a man of lofty desires, another Daniel. Favre was a 'modest, sensitive man with a profound inner life. He was endowed with the gift of making friends with people from every walk of life'. However, his was a restless, indecisive spirit, never satisfied. Under the guidance of St. Ignatius he learned to unite his restless but gentle – indeed exquisite – sensibility with a capacity to make decisions. He was a man of lofty desires; he took charge of his desires, he recognised them. Rather, for Favre, it was precisely when faced with difficult tasks that he demonstrated the true spirit that sets into action”.

“An authentic faith always implies a deep desire to change the world. And this is the question we should pose ourselves: do we too have great visions and zeal? Are we bold too? Do our dreams fly high? Are we consumed by zeal? Or are we mediocre and satisfied with our theoretical apostolic plans? Let us always remember that the strength of the Church does not reside in herself or in her organisational capacity, but is instead concealed in the deep waters of God. And these waters agitate our desires, and our desires expand our hearts. It is as St. Augustine said: pray to desire and desire to expand your heart. It was precisely in his desires that Favre was able to discern the voice of God. Without desires, one cannot go forth, and this is why we must offer our desires to the Lord. In the Constitutions it is said that we help our neighbours with the wishes presented to the Lord God”.

Favre, affirmed Pope Francis, “had the true and deep desire to open up in God”: he was completely centred in God, and for this reason he was able to go everywhere in Europe, in a spirit of obedience and often on foot, to enter into dialogue with everyone, with gentleness, and to proclaim the Gospel. I think of the temptation that perhaps we experience, to which many people succumb, to link the proclamation of the Gospel with inquisitionary bludgeoning and condemnation. No, the Gospel must be proclaimed with gentleness, in a fraternal spirit, with love. His familiarity with God led him to understand that inner experience and apostolic life always go together. He writes in his Memorial that the first movement of the heart must be that of desiring that which is essential and originary, or rather that priority must be reserved for seeking God, our Lord. Favre experienced the desire to let the centre of his heart be occupied by Christ. Only when centred in God is it possible to go out towards the peripheries of the world! And Favre journeyed without respite even to geographical frontiers; indeed, it was said of him that he appeared to have been born never to stay still in any one place. Favre was consumed by the intense desire to communicate the Lord. If we do not have the same desire, then we need to pause a while in prayer and, with silent fervour, ask the Lord, through the intercession of our brother Pierre, that we might again experience the fascination of the Lord who led Pierre in his 'apostolic follies'”, concluded Pope Francis.
 
Pope Francis tells Religious Orders to ''Wake up the World''
Vatican Radio
15:33 03/01/2014
2014-01-03 Vatican - Pope Francis has told those in Religious Life to “wake up the world”, according to an article appearing in La Civiltà Cattolica, the Rome-based Jesuit weekly.

Editor Antonio Spadaro, SJ, has written an article recounting the private meeting last November between Pope Francis and the Union of Superiors General of religious men at the end of their 82nd General Assembly.

The 15-page article (available in English at the La Civiltà Cattolica website) documents the views of Pope Francis on religious life.

“Wake up the world! Be witnesses of a different way of doing things, of acting, of living! It is possible to live differently in this world,” Pope Francis said.

“We are speaking of an eschatological outlook, of the values of the Kingdom incarnated here, on this earth. It is a question of leaving everything to follow the Lord. No, I do not want to say “radical.” Evangelical radicalness is not only for religious: it is demanded of all. But religious follow the Lord in a special was, in a prophetic way. It is this witness that I expect of you. Religious should be men and women who are able to wake the world up.”

The article also revealed he has asked the Congregation for Religious to revise, Mutuae Relationes, the 1978 instruction issued by the Congregation for Religious and by the Congregation for Bishops (concerning the relations between bishops and religious in the Church, which he called “outdated.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Phan Thiết trao 10 ngôi Nhà Tình Thương cho các gia đình nghèo
Hồng Hương
09:51 03/01/2014
Mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2014, trong tháng 12/2013, Caritas Phan Thiết đã trao 10 nhà tình thương cho các gia đình nghèo tại các xã: Hàm Thắng, Sùng Nhơn, Đakai và Suối Sâu. Niềm vui rạng ngời trên mặt của người già, trẻ nhỏ trong các gia đình. Ước mơ của họ có được một mái nhà đúng nghĩa sao nhiều năm nay đã thành hiện thực.

Để có được món quà Giáng Sinh và mừng Năm Mới 2014 thật ý nghĩa cho các gia đình, Caritas Phan Thiết đã khuyến khích thành viên Caritas tại các giáo xứ địa phương là kim Ngọc, Đakai, Anphong và Sùng Nhơn kết hợp với anh em gia trưởng tích cực góp công sức vào việc xây nhà cho người nghèo. Các khâu làm nhà từ đắp nền, lợp mái cho tới xây tường. v.v. đều có sự góp tay của mọi người xung quanh.

Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng - giám đốc Caritas Phan Thiết và cha Phó giám đốc Giuse Nguyễn Hữu An đã lần lượt đến bàn giao và tặng quà mừng nhà mới cho 10 gia đình. Ngày được bàn giao nhà, bàn tay chai sần vì lao động của ông Lê Minh Thuận – xã Sùng Nhơn cứ liên tục đưa lên quệt nước mắt trên gương mặt sạm đen, ông Thuận nói: “Hơn 50 tuổi đời, đây là lần đầu tiên tôi có được một ngôi nhà đúng nghĩa là nhà. Thiệt, cả nhà tôi không dám tin một ngày có được ngôi nhà khang trang như hôm nay để cho con cháu có chỗ ngủ yên không còn lo mưa lo nắng. Thay mặt gia đình xin được cám ơn mọi người quan tâm giúp đỡ dù tôi không có đạo”.

Cha Sáng cho biết, để có được những ngôi nhà đem lại sự ấm áp cho người nghèo trong Mùa Giáng Sinh này, cùng với nỗ lực của Caritas Phan Thiết còn có sự động viên và hỗ trợ tận tình của quý ân nhân, đặc biệt là cha Đaminh Bùi Quyền (Canada). “Chúng tôi vẫn đang cố gắng tiếp tục tìm nguồn hỗ trợ cho các gia đình nghèo có được ngôi nhà che mưa che nắng. Caritas Phan Thiết rất mong nhận được sự quảng đại đóng góp của cộng đồng bởi từng viên gạch nhỏ của quý vị sẽ làm nên một mái ấm cho người nghèo”, cha Sáng bộc bạch.
 
Những cuộc viếng thăm xã giao giả tạo và ngượng ngịu .
Pt Huỳnh Mai Trác
17:40 03/01/2014

Đến gần ngày lễ Giáng Sinh hay ngày Tết Nguyên Đán, các giới chức chính quyền trung ương hay địa phương thường đến viếng thăm xã giao các cọng đồng các tôn giáo . Trên các báo chí nhà nước thường có những bài báo hoặc những hình ảnh rất ấn tượng của các nhà lãnh đạo tươi cười rạng rỡ với các món quà .

Đó là những thành tích rất tích cực trên tòan xứ sở của các Văn phòng Đại diện Tôn giáo để chuyển lời chúc mừng và quà cáp đến các vị đại diện tôn giáo như giám mục, linh mục, mục sư hay thượng tọa v.v.

Các chức sắc này, “những vị công bộc của nhân dân,” gởi đến các vị lãnh đạo tôn giáo: Công gíáo Tin Lành hoặc Phật giáo, lời chúc mừng Giáng Sinh hoặc lời chúc Tết với vài món quà của nhà nước biếu tặng .

Tất nhiên, những lời chúc tụng được đọc lên rất trang trọng chừng năm bảy phút . Nhưng trước đó những người nhận quà phải lắng nghe những lời tuyên truyền dạy dỗ rất ư là nhàm chán về chính sách về chính trị, kinh tế, đường lối của chủ nghĩa xã hội về vấn đề an ninh và quốc phòng . Đó là những thành tích và thái độ khi họ mới cướp chính quyền cho đến khi thống nhất đất nước . Tuy tặng quà như vậy nhưng họ vẫn luôn luôn tìm mọi cách để đè nén và áp bức các cộng đồng tôn giáo nhất là Công Giáo và Tin Lành .

Trái lại các cọng đòan và các nhà lãnh đạo tôn gíao lắm lúc cảm thấy khó chịu và buồn bã nhưng phải câm lặng và nín nhịn. Thái độ của họ rất mực đúng khuôn mẫu và giả tạo, không có vẽ gì là khôi hài trong những dịp như vậy của giới cầm quyền, có thể lưởi họ bằng gổ và ngày nay làm cho nhiều người không còn chịu được nữa .

Những cử chỉ rất ư là văn minh có một mùi vị thảm hại khi các nhà lãnh đạo tôn giáo phải nhận lãnh các món quà nhỏ mọn từ tay những “người nô bộc của quần chúng nhân dân” như họ thường rêu rao và mọi người đều nhận thấy là họ vẫn đế ý và theo dỏi , kiểm sóat các bài giảng và bài học của các lớp học giáo lý rất kỷ càng trong các ngày lễ .
Không biết cho đến bao giờ thì họ mới chấm dứt các cuộc thăm viếng xã giao như thế ? linh mục Giuse Nguyễn văn Nghĩa, một nhà báo phát biểu . Chắc chăn sự việc này sẽ còn kéo dài trong một thời gian khá lâu nếu chúng ta còn nhịn nhục vì sợ hãi và không dám nói lên một cách thành thật .” (Nguồn tin : Mepasie)

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cấy
Tấn Đạt
22:23 03/01/2014
CẤY
Ảnh của Tấn Đạt
Cấy sưa thừa đất,
Cấy dày lúa chất đầy kho.
(Ca dao)