Ngày 02-01-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tư Vấn
Lm Vũđình Tường
06:32 02/01/2020
Ba đạo sĩ Phương Đông đi tìm kiếm ấu Chúa; khi tìm gặp ba vị quì xuống bái lậy và dâng lễ vật. Tự nguyện quì gối trước người khác là dấu chỉ lòng thành, yêu mến. Ba đạo sĩ không phải chỉ quì gối trước ấu Chúa, nơi máng cỏ, mà còn tỏ lòng thành tâm yêu mến hết sức chân tình. Đó là dấu chỉ việc thờ lậy Đấng Cứu Thế. Ba vị đạo sĩ ra đi, tìm kiếm và trên đường đi, trước khi gặp Đấng Cứu Thế, các vị gặp nhiều trắc trở.

Việc ba vị đạo sĩ ra đi nhắc nhở chúng ta biết đời người là một chuyến đi, một hành trình. Mục đích cuộc đời Kitô hữu thật rõ ràng: Mến Chúa, yêu tha nhân. Điểm đến của Kitô hữu cũng mạch lạc: cuối đời được đón vào nhà Chúa. Con đường dẫn, đạt đến cùng đích, Thiên Chúa không áp đặt, nhưng để cho mỗi cá nhân tự do chọn lựa, và quyết định cuộc sống dương gian. Cuối đời người đó chịu trách nhiệm, trả lời trước Thiên Chúa, cho việc tự do chọn lựa lối sống riêng mình. Chọn lối sống tốt, yêu tha nhân, dẫn đến thành quả tốt, được Chúa yêu thương, đón nhận. Chọn sống bê tha, sa đoạ, thiếu yêu thương sẽ không được đón nhận bằng yêu thương. Bởi cuộc sống là một hành trình và hành trình nào cũng có cuối đường. Ba vị đạo sĩ chọn hành trình dẫn đến ánh sáng Thiên Chúa; trong khi Herod chọn sống theo í riêng dẫn đến con đường cụt, con đường tuyệt vọng. Ông ta cố vùng vẫy bằng cách giết chết trẻ em trong xứ, gây tang thương, sầu thảm, đau khổ cho chính ông và cho con dân nước ông. Hành trình nào cũng có những bất trắc, trở ngại, khó khăn và người chọn đi con đường đó phải có những quyết định khôn ngoan, dứt khoát. Chọn lối sống khôn ngoan sẽ tìm gặp bình an trong tâm hồn; chọn lối sống theo í riêng sẽ dẫn đến tai kiếp, người đời này nguyền rủa, gây tủi hổ cho con cháu, gia tộc và đời sau đau khổ triền miên.

Nhũng ai chọn theo ánh sáng chân lí của Thiên Chúa, sẽ được Thánh Thần Chúa soi sáng, hướng dẫn. Họ sẽ an vui trong cuộc sống, hưởng bình an Chúa ban cho tâm hồn, lòng họ thanh thản, đời họ vui tươi. Bước đi trong ánh sáng chân lí vẫn không tránh khỏi đau khổ, cám dỗ trần thế, cộng thêm tham vọng, dục vọng của kiếp người. Ba vị đạo sĩ khi đến vùng Judea, hỏi í kiến người trần thế, tìm gặp Herod. Chính lúc đó các ông lạc đường, ánh sao chỉ đường biến mất. Nhận biết các ông tìm hỏi lầm người, hỏi vào nhóm người sống trong tăm tối. Các ông dứt khoát bước ra ánh sáng và ánh sao soi đường xuất hiện. Khi vua Herod nghe tin vị vương quân vừa sinh ra trong vùng đất ông cai trị, thay vì vui mừng, đón tin vui; ông bối rối, lo lắng cho an toàn ngai vàng của mình. Để bảo vệ ngai vàng, ông ra lệnh quân lính giết chết hết trẻ trai trong vùng. The ông đó là khôn ngoan, giết lầm vẫn tốt hơn tha lầm. Với mọi người đó là mù quáng, bởi ông sống trong u mê, tối tăm, kiêu ngạo, nên không phân biệt được phải, trái. Hành động sát hại trẻ thơ dẫn ông lún sâu vào vùng tăm tối. Ba vị đạo sĩ, trái lại, sẵn sàng từ bỏ vùng tối tăm, bước ra ánh sáng. Ánh sao dẫn đường xuất hiện dẫn các vị đến vua ánh sáng và lòng các vị dạt dào niềm vui.

Xã hội hiện nay tâng bốc, ca tụng cái đẹp bề ngoài, sắc đẹp thân xác được ca tụng, bốc thơm. Vì thế nên cuộc sống có thi đua, cạnh tranh làm đẹp dẫn đến lơ là vẻ đẹp tâm hồn. Thiếu vẻ đẹp tâm hồn là thiếu chiều sâu trong cuộc sống. Thiếu chiều sâu trong cuộc sống, cuộc đời rất dễ bị ngã gục, khi phải trực tiếp đối diện với thánh đố trong cuộc sống. Đức Kitô xuống trần gian kêu gọi con người dành nhiều thời giờ tô điểm cuộc sống nội, tâm, làm tăng vẻ đẹp trong tâm hồn. Con đường dẫn đến hang Belem là con đường đơn sơ nhưng không nhơ nhuốc, nghèo mà không hèn, khiêm nhường, không nhút nhát, nơi hoang vắng nhưng đầy tình thương, tình người, là con đường dẫn đến bến bờ yêu thương. Những ai thành tâm đón nhận bước theo con đường khiêm nhường, đơn sơ đó sẽ tìm gặp Đức Chúa. Trái nghịch con đường đó là con đường Herod chọn bước theo và ông đã đi đến diệt vong. Đường lối Chúa khác đường lối tha nhân. Thiên Chúa tỏ mình ra trong cuộc sống đơn sơ, khiêm nhường, tràn ngập yêu thương. Sức mạnh của Chúa không thể hiện nơi quyền quí, cao sang nhưng khiêm hạ, đơn sơ, bình dân.

TiengChuong.org

Consultation

The Magi set out in search of the new born king, and when they found him, they fell to their knees, and paid him fitting homage. Bending one's knees is the sign of love and service. It is not just the knees, but the whole person: mind and heart and soul. Kneeling in front of a person means to show the utmost respect; kneeling in front of the baby, laid in the manger, is much more than showing respect, but it is a sign of worshipping with love. The Magi went in search for The Light, and after many difficulties and struggles, they found The Light.

The journey in search for The Light reminds us, that a human life is a journey. Our faith in God is also a journey. The goal of our faith is clear: love God and love our neighbours, and the destination of our faith is in God's kingdom. The roads to achieve our goal, God leaves open for each individual, out of our own free will, to work it out. Every journey needs a road map. The Magi chose the good and reliable road map, that led them to worship The Light; while Herod and his team followed their own free will, that led to the destruction of their very own lives and the lives of others. A life journey has many dilemmas and we need to make choices. Good choices give life and peace; bad choices lead to gloom and doom.

Those who follow the way of The Light will meet The Light. They will enjoy God's love, and live life to the full. Following The Light has obstacles. The Magi encountered them when they consulted the human way, Herod. The light of the star to show their way disappeared. They found the star again when they left Herod's palace, and returned to God's way. When Herod heard about the new born king, who was born in his jurisdiction; instead of rejoicing and being glad; Herod worried about the safety of his throne. To secure his throne, Herod ordered his soldiers to kill all male children two years old and under, reckoning from the date he met the Magi. This murderous Act led him to enter deeper into the power of darkness. The Magi, on the other hand, got out of the darkness of power and ambition. They again found the light of the Star. Following the Star they found the great Light, and their hearts filled with joy.

The modern day promotes better appearance of human images. This road makes life more competitive based on our physical beauty, and lose its inner life simplicity. We need to love true beauty, which is from within. The Light at the manger offers us the true path of life. Those who cherish it will enjoy a life of peace. When our earthly life ends, The Light will embrace us. Contrary to that path, is the path Herod and his advisors pursued. The Magi told us, that God’s path is different from the world's. God manifests in a humble life. God shows great love in tenderness, care and sincerity. God shows greatness in simplicity. God's greatness does not display in splendour and power but in simplicity, and the power of the cross.
 
Chúa Nhật Lễ Hiển Linh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:33 02/01/2020


Cúi Mình Xuống




Hành hương Đất Thánh, khi đến Bêlem thăm Vương cung Thánh đường Giáng sinh, ai cũng trần trồ và ngạc nhiên.

Thánh đường nguy nga đồ sộ nhưng cửa chính lại rất thấp và hẹp, chiều cao chừng 1mét, chiều rộng chừng 80 phân nên chỉ đủ chỗ cho một người “chui” vào. Có lẽ khi xây dựng, tác giả muốn nói đến ý nghĩa tâm linh. Muốn bước vào bên trong Thánh đường nơi Chúa Giáng Sinh, thì dù là ai đi nữa, thuộc màu da, chủng tộc, tôn giáo nào, dù là đấng bậc nào trong xã hội, tất cả đều phải cúi mình xuống thấp mà đi vào. Đó là một cử chỉ khiêm nhường, cúi mình để thờ lạy Thiên Chúa.

Thiên Chúa làm người, làm một Hài Nhi nằm trong máng cỏ.Thiên Chúa hạ mình và Ngài thật gần gũi con người.

Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân Do-thái.Từ nay, con người có thể gặp Thiên Chúa không chỉ trong đền thờ Giêrusalem mà còn nơi máng cỏ nghèo hèn. Từ nay gặp gỡ Thiên Chúa không chỉ dành riêng cho tư tế mà còn cho những người bình thường như các mục đồng.

Lễ Hiển Linh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại.Gặp gỡ Thiên Chúa không dành riêng cho dân tuyển chọn nhưng còn cho các đạo sĩ, những người từ phương Đông, những người không thuộc dân riêng của Thiên Chúa.

Như vậy, lễ Hiển linh là lễ Giáng sinh trọn vẹn, Thiên Chúa đến với con người, đến với tất cả mọi người.

Gaspar, Melchior và Balthasar là ba nhà Đạo Sĩ nổi tiếng ở Đông Phương được mệnh danh là con của các vì sao sáng, huyền phái của khoa học vũ trụ. Họ đã theo ngôi sao lạ đến Bê-lem, xứ Giu-đê để thờ lạy Đấng Cứu Thế. Họ đã dâng cho Hài Nhi vàng, nhũ hương và mộc dược.
“Thấy” và “đến” là hai động từ diễn tả cuộc hành trình của ba nhà Đạo Sĩ. “Thấy ngôi sao”, hành vi không chỉ đơn thuần là những xung động của giác quan mà còn bao hàm cả một quá trình suy tư, phân định để đi tới nhận thức: đây chính là “ngôi sao của Ngài”. Lời trần tình của các nhà đạo sĩ “chúng tôi thấy” và “chúng tôi đến”- nghe thật giản đơn và dễ dàng; thế nhưng, trong thực tế, họ đã phải trải qua biết bao gian nan, nguy hiểm, có lúc đã tưởng chừng như tuyệt vọng, mới có thể “đến để thờ lạy” Vị Vua mới sinh này.

Chúng ta cùng dừng lại nơi Hang đá Bê-lem có Hài Nhi Giêsu để suy niệm về sự lạ lùng của cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa các Mục Đồng, các Đạo Sĩ với Đấng Cứu Thế. Chỉ có các Mục Đồng, các Đạo Sĩ tìm gặp được Chúa. Có các Thiên thần, có một ngôi sao rực rỡ trong ánh sáng thần linh chiếu sáng cho họ. Đức Cha Fulton Sheen, nhà giảng thuyết lừng danh đã gọi họ những người đơn sơ và những người thông thái.

Khi các Mục Đồng canh giữ chiên ở ngọn đồi Bê-lem, họ bỡ ngỡ vì vẻ đẹp của Thiên Thần: Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành của vua Đa-vít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa (Lc 2, 10-12). Còn các Đạo Sĩ ở bên kia xứ Ma-đi-an và Ba-tư nghiên cứu bầu trời đã thấy một ngôi sao chiếu sáng như chiếc đèn của nhà tạm vũ trụ, điện thờ của Thiên Chúa. Họ theo ánh sao tìm đến Hang đá tìm gặp Hài Nhi.

Như những cánh bướm bị thu hút bởi ngọn lửa, các Mục Đồng và các Đạo Sĩ tiến đến ngai vàng chỉ là một Hang đá, đến với Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Thiên Chúa Hài Nhi ngước nhìn từ Máng cỏ chỉ thấy hai hạng người tìm gặp Ngài và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian. Đó là các Mục Đồng và các Đạo Sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.

Các Mục Đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trong là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Đêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng. Thiên Thần cho biết Đấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong Hang đá Bê-lem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Đấng Chăn Chiên của họ.

Các Đạo Sĩ tìm gặp Đấng Cứu Thế là những người thông thái. Họ không là những vua chúa. Họ không phải là những người nghiên cứu nông cạn mà là những bậc thầy hoàng vương, những nhà tinh thông về vũ trụ và họ đã khám phá ra một ngôi sao lạ. Đối với khoa học và tôn giáo họ được liệt vào hàng đầu trong nước của họ. Các vua chúa bàn hỏi với họ trước khi xuất chinh. Các nông dân hỏi ý kiến họ trước khi trồng tỉa. Hàng ngàn người đã thấy ngôi sao, nhưng sự uyên bác của ba Đạo Sĩ làm cho họ lên đường khám phá.

Chính nhà bác học Newton đã thốt lên khi quan sát vũ trụ: Tôi thấy Thiên Chúa đi qua kính viễn vọng của tôi. Đối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người thông thái đó là một dấu chỉ thời đại, một tác phẩm của Thiên Chúa. Thế nên các Đạo Sĩ đã đi theo ánh sáng ngôi sao với bao gian lao, đầy mạo hiểm. Đến nơi, mặc phẩm phục và quỳ trên nệm rơm, các Đạo Sĩ chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp được điều gì. Họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian. Tặng phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng, vì Hài Nhi sẽ là vua. Nhũ hương, vì Ngài sẽ là Tư Tế. Mộc dược, vì Ngài sẽ chết như mọi người. Các Đạo Sĩ đã tìm gặp được Đấng Khôn Ngoan.

Chỉ có các Mục Đồng và các Đạo Sĩ đã tìm gặp được Đấng Cứu Thế. Trong khi đó các người nổi nang trong đạo Do thái không gặp được Ngài. Bởi lẽ: “Các Luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các Thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Các Kỳ lão chỉ lo lắng về truyền thống. Hêrôđê cũng là con người tìm tòi, ông đã cặn kẽ điều tra nơi Hài Nhi ở, không phải để đến thờ lạy mà tìm cách hủy diệt. Loại người nào cũng tự mãn trong những cơ chế phức tạp cứng nhắc” (Đức Cha Bùi Tuần).

Thời nay cũng thế, đầy dẫy những triết gia, những nhà khoa học, những người vô thần theo thuyết bất khả tri... nhưng không ai trong họ đã nhìn thấy một thiên thần hay ánh sáng một ngôi sao. Dòng dõi của những Hê-rô-đê kiêu ngạo cho tới thời nay đã không tìm thấy Thiên Chúa vì họ muốn dùng lý trí để nắm bắt siêu việt. Họ quá phức tạp nên không hiểu lời xác quyết đơn sơ của các Mục Đồng, quá đầy kiến thức khoa học để lãnh hội chân lý do các Đạo Sĩ đem đến. Dòng dõi này che đậy tính kiêu ngạo và đi tới chỗ coi Giáo Hội là một thể chế đã lỗi thời cần loại bỏ.

Điều kiện tiên quyết để gặp được Thiên Chúa, đó là lòng khiêm nhường, chung cho cả người đơn sơ lẫn người thông thái. Những tâm hồn đơn sơ như các Mục Đồng mới gặp được Thiên Chúa bởi họ ý thức mình không biết gì cả. Những người thông thái đích thực như các Đạo Sĩ gặp được Thiên Chúa bởi vì họ ý thức mình không biết gì cả.

Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng. Ngài đã Giáng sinh trong Hang đá, nơi người ta phải cúi mình để đi vào. Đó là một cử chỉ khiêm nhường. Các Mục Đồng và các Đạo Sĩ đủ đơn sơ để nghiêng mình xuống. Khi làm như vậy, họ thấy mình ở trong Hang đá. Tại đó, một người nữ diễm lệ, đầu đội mặt trời, chân đạp mặt trăng và đôi tay ẵm lấy Hài Nhi, Đấng dùng những ngón tay bé nhỏ của mình nâng đỡ trái đất. Khi các Mục Đồng và các Đạo Sĩ quỳ gối, có lẽ các Đạo Sĩ ghen với các Mục Đồng vì con đường của các Mục Đồng ngắn hơn, họ tìm thấy sự khôn ngoan là chính Thiên Chúa mau hơn.

Các Thượng Tế, các Kinh Sư thông hiểu Thánh Kinh, họ cắt nghĩa cho Hê-rô-đê rất hay nhưng họ vẫn ngồi yên tại chỗ. Họ tìm Đấng Thiên Sai trong Thánh Kinh, nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ. Những tâm hồn đơn sơ như các Mục Đồng, những tâm hồn cởi mở khao khát chân lý như các Đạo Sĩ lại được hạnh phúc nhận biết Người.

Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh Kinh, qua Giáo Hội, qua các Bí Tích, qua cuộc sống hàng ngày. Để gặp Ngài, chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn lối cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa.

Lễ Hiển linh cho thấy niềm vui lớn lao của Giáo Hội sơ khai khi thấy dân ngoại sẵn sàng đón nhận Tin Mừng qua ánh sao, qua lời rao giảng của các Tông đồ, của những người làm chứng. Lời nói của các vị đạo sĩ gợi lên cho chúng ta một trách nhiệm: "Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở phương Đông và chúng tôi đến để triều bái Người"(Mt 2,2). Trách nhiệm ở đây chính là Kitô hữu có trở nên là ngôi sao sáng cho thế giới hôm nay chưa? Nếu xưa kia, Chúa dùng ngôi sao để dẫn đường cho những người thiện tâm biết đến thờ lạy Chúa thì ngày nay, không thiếu gì người đến được với Chúa là nhờ những ngôi sao sống động của các Kitô hữu. Đời sống, gương lành, nhân đức của các Kitô hữu làm cho họ trở nên những ngôi sao sáng. Ánh sáng đó tỏa ra qua những công việc hằng ngày, nhờ vậy người ta nhận biết Thiên Chúa hiện diện trong các Kitô hữu.

Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu cũng chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của mình có ánh sáng, phản chiếu ánh sáng đón nhận từ ơn Chúa ban và từ việc thực hành Lời Chúa trong đời sống hàng ngày.

 
Tình Ngài Một Chút Đủ Vui Một Đời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:27 02/01/2020
“Hãy trông lại, chỉ một giây thôi. Hãy ban Lời, chỉ một câu thôi. Chúa đã từng dựng nên đất trời. Tình Ngài một chút đủ vui một đời”. Ca từ của một bản thánh ca đã làm tôi ngây ngất một thời. Bỗng giật mình vì Chúa đã tỏ mình cho muôn dân. Lời Chúa phán truyền cho nhân loại đã nên trọn hảo nơi chính Đấng làm người, Giêsu Kitô (x.Dt 1,1-2). Hội Thánh cử hành Lễ Hiển Linh cũng là để khẳng định rằng Thiên Chúa đã tỏ mình cho muôn dân, bất phân màu da, chủng tộc, quốc tịch, niềm tin, phận vị hay vai vế. Các mục tử, hầu chắc là Do thái giáo tại cánh đồng Bêlem và ba vị đạo sĩ Đông phương như là đại diện cho toàn thể nhân loại. Chúa đã tự tỏ mình, thế mà vẫn còn đó rất nhiều người chưa nhận ra. Tất cả đều có lý do. Phải chăng là do ở những cách thế Chúa tỏ mình khiến nhiều người khó tiếp nhận? Nào ta cùng xem thử những cách thế Chúa thường dùng để hiển linh hay tự tỏ mình ra cho loài người chúng ta.

1.Vũ trụ thiên nhiên và các dấu chỉ thời đại: Tác giả Thánh Vịnh không chút do dự khi xác nhận: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Không trung loan báo việc tay Người làm…” (Tv 19). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định với dân thành Roma: “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người” (Rm 1,20).

Khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cũng đã mời gọi người đương thời vốn biết luận suy các dấu chỉ thiên nhiên để biết tiết thời nắng mưa hay xuân hè thì cũng phải biết nhìn các hoạt động của Người để nhận ra triều đại Thiên Chúa đang đến (x.Lc 21,29-31). Các dấu chỉ thời đại qua dòng lịch sử nhân loại cũng là một cách thế Thiên Chúa dùng để bày tỏ thánh ý của Người.

2. Lời Thiên Chúa mạc khải qua Thánh Kinh: “Thưở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Là Kitô hữu, chúng ta dễ dàng chân nhận kho tàng mạc khải là Thánh Kinh. Tuy nhiên trong niềm tin Công Giáo chúng ta còn nhìn nhận vai trò giải thích Thánh Kinh một cách chính thức và Tông Truyền của Hội Thánh mẹ.

Sau khi ánh sao lạ vụt tắt, ba nhà đạo sĩ đã vào thành Giêrusalem cầu cứu thì vua Hêrôđê đã cho vời các Trưởng Tế và luật sĩ đến để hỏi xem Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Nhờ lời Kinh Thánh, họ đã trả lời với Hêrôđê: “Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách Ngôn sứ có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” (Mt 2, 5-6).

Song song với nguồn mạc khải là Thánh Kinh thì Hội Thánh Công Giáo còn tin nhận một nguồn mạc khải khác đó là Thánh Truyền. Đó là những gì Chúa Kitô truyền dạy cho các Tồng đồ mà không được ghi lại trong Kinh Thánh. Nói như Thánh Tông đồ Gioan: “Còn nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu ghi lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Ga 21,25). Đó là “việc lưu truyền Lời Chúa sống động được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, là việc Chúa Cha truyền thông chính mình, nhờ Ngôi Lời và trong Chúa Thánh Thần; việc này vẫn tiếp diễn và tác động trong Hội Thánh” (GLHTCG số 79) (Tự Điển Công Giáo trang 314).

Thiên Chúa đã tỏ mình ra nghĩa là Người đã mạc khải chính Người, chương trình và ý định của Người cho nhân loại chúng ta. Người đã tỏ mình ra qua các công trình của Người theo dòng lịch sử là vũ trụ thiên nhiên, là các biến cố thời đại. Người đã tỏ mình ra qua Thánh Kinh, qua Đấng là Ngôi Lời, qua truyền thống đức tin của Hội Thánh do các Tông đồ truyền lại. Thế nhưng để nhận ra Thiên Chúa cũng như chuơng trình và ý định của Người thì còn cần một yếu tố có tính quyết định về phía con người đó là tấm lòng thành của một lương tâm ngay chính.

Biết bao người thời các đạo sĩ Đông phương vẫn có thể nhìn thấy ánh sao lạ, biết bao người thời vua Hêrôđê như các Thượng tế, các Kinh sư đều thông thuộc Thánh Kinh và ngay cả hôm nay cũng biết bao người đã nghe, hiểu lời giảng dạy của Hội Thánh, tiếp cận cách thời sự các dấu chỉ thời đại qua mạng lưới viễn thông, thế mà họ vẫn chưa nhận ra hay không nhận ra Thiên Chúa. Tất thảy chỉ vì họ đang thiếu tấm lòng thành như ba nhà đạo sĩ năm xưa. Rất có thể vì họ chưa có một lương tâm trong sáng và ngay lành.

“Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Sự trong sạch của tâm hồn ở đây không hạn hẹp ở việc giữ lòng thanh sạch, khỏi mọi vương vấn tà dâm. Một tâm hồn trong sạch, thiết nghĩ phải là một tâm hồn biết nhạy bén với điều hay, lẽ phải, với những điều tốt đẹp và sự thiêng thánh. Một tâm hồn trong sạch là tâm hồn biết tự do với những thiện hảo thế trần. Chúa Kitô đã nói rõ chân lý này khi khẳng định với các biệt phái rằng không phải giữ nghi lễ rửa chén bát, tay chân mà nên trong sạch nhưng khi biết đem những gì bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên thanh sạch cho chúng ta (x.Lc 11,37-41). Để có một tâm hồn trong sạch như thế, chắc chắn ta cần phải thanh luyện không ngừng để thoát khỏi những quyến luyến bất chính, từ bỏ tội ác, quyết tâm xa lánh chước cám dỗ đồng thời luôn tích cực dệt xây lòng hướng thượng và chí cầu tiến. “Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6). Tình Ngài một chút, đủ vui một đời. Gặp Người một chút, hạnh phúc cả đời.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Lễ Chúa Hiển Linh
Lm Jude Siciliano OP
14:41 02/01/2020


Isaia 60: 1-6; T.vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

Có 3 lễ lớn trong Mùa Giáng Sinh: Ngày Chúa Giêsu Sinh ra, Lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa,( ngày 1 tháng 1) và hôm nay Lễ Hiễn Linh. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (ngày 12 tháng 1) là kết thúc Mùa Lễ Giáng Sinh.

"Hiễn Linh" có nghĩa là bày tỏ ra. Điều gì được bày tỏ? Triều Đại của vương quốc Đức Kitô được tỏ bày cho dân ngoại, được diễn tả bởi hình ảnh các "nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đến tìm vị Vua mới sinh của người Do thái". Đồng thời đây là điều diễn tả hoa trái đầu tiên của vương quốc toàn cầu của Chúa Kitô. Điều gì biểu hiệu việc các nhà Chiêm Tinh đến đã xãy ra. Các dân tộc trên khắp cùng trái đất đã bày tỏ ra niềm tin vào Chúa Kitô, và dưới sự dẩn dắt bởi ánh sáng của Ngài, đã trở thành người đi theo Ngài.

Hôm nay chúng ta mừng việc Thiên Chúa bày tỏ ý định của Ngài đưa tay ra đón nhận tất cả các dân tộc. Bài trích sách của ngôn sứ Isaia diễn tả là Thiên Chúa đã luôn có ý định như thế. Ngôn sứ loan báo trước và diễn tả thị kiến ông ta bằng ngôn ngữ thơ ca. Vì ngôn ngữ của thơ phú không lệ thuộc vào thời gian và hoàn cảnh. Lơi văn đó nói về quá khứ, cà hiện tại và tương lai.

Isaia giúp chúng ta nhìn về Giêrusalem, nơi ông ta thấy sự mừng rở và con cháu Giêrusalem cùng đi với nhau từ " phương xa ". Dân Do thái đã bị lưu đày, nhưng bây giờ Thiên Chúa giải thoát họ và đưa họ về quê hương. Trong thị kiến, Đền Thờ sẽ được xây cất lại. Nhiều hơn là các người có đức tin cùng tiến lên Giêrusalem. "Các dân tộc" từ tất cả các nước cùng đem của lễ đến để dâng cúng. Đó là sự hiễn linh của Đức Chúa.

Khi Chúa Kitô sinh ra, sự tôn vinh danh thánh của Thiên Chúa đã được tỏ bày. Nhưng, suốt đời Chúa Giêsu sứ vụ "tôn vinh" danh thánh của Thiên Chúa được bày tỏ cho khắp mọi người. Chùng ta cùng nhau tham gia với "các dân tộc" trong khi chúng ta đến tham gia phụng vụ hôm nay và ca ngợi điều Thiên Chúa đã làm cho thế giới qua Chúa Kitô.

Thánh Mátthêu là tác giả duy nhất trong 04 Phúc âm nói về các nhà Chiêm Tinh đã đến "bái lạy" vị vua mới sinh ra của người Do thái. Thánh Mátthêu đã dùng lời văn của các ngôn sứ, được minh họa trong bài trích sách của ngôn sứ Isaia hôm nay để diễn tả Chúa Kitô đã thực hiện chương trình của Thiên Chúa. Theo cách diễn giải của Isaia Ngài đã mang lại sự hy vọng cho những con người bị đõa đày vì đã hoàn tất tin mừng về Triều Đại và sẽ được rao giảng cho khắp bốn phương trên khắp thế giới. Các nhà Chiêm Tinh minh xác cho việc Thiên Chúa mặc khải được bày tỏ cho khắp mọi người thiện tâm, những người sẵn sàng nhận lãnh tin đó.

Thánh Máthêu kết thúc Phúc âm của ông ta bằng các trình bày lời tiên tri của các ngôn sứ diễn tả thế nào sự cứu rỗi toàn cầu của Thiên Chúa đã được thực hiện qua Chúa Kitô, và qua việc Ngài giao phó cho các môn đệ Ngài: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hãy dạy cho họ tuân giử mọi điều Thầy đã truyền cho em. Và đây Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thề "

Lễ Hiễn Linh không chỉ nói đến sự bày tỏ Thiên Chúa qua việc Chúa Giêsu sinh ra. Không chỉ là một lễ về ánh sáng tỏa rực trong đêm tối của thời quá khứ. Chúa Giêsu giao cho chúng ta, các môn đệ của ngài, hãy nên hiễn linh được bày tỏ qua Chúa Kitô cho tất cả các thế hệ "cho đến tận thế". Chúng ta phải theo chân Chúa Kitô và thể hiện tôn vinh danh thánh Thiên Chúa qua đời sống của chúng ta. Vậy danh thánh hay ánh sáng đó là gì? Chúa Kitô đã cho chúng ta nhận thấy qua đời sống của Ngài, danh thánh Thiên Chúa trong việc Ngài chăm sóc cho những người bị ruồng bỏ và những người cần được giúp dở; việc Ngài gầy dựng một cộng đoàn sống bình đẳng với nhau; Học theo Ngai để biết tha thứ và liên kết với việc ngài làm để xây dựng hòa bình.

Ngay cả trong những trường hợp tốt đẹp nhất, khi các Kitô hữu trung thành với lời Chúa Giêsu dạy bảo, cũng bày tỏ ánh sáng sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta và như thế sự hiễn diện hoàn toàn của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất. Vì thế, lễ Hiễn Linh hôm nay cũng là lễ của niềm hy vọng nuôi dưởng bởi điều gì Thiên Chúa đã làm và đang làm ở giũa chúng ta, Lễ Hiễn Linh bày tỏ cho chúng ta một ngày khi Thiên Chúa sẽ đưa đến sự thực hiện và hoàn tất điều Thiên Chúa đã hứa qua lời các ngôn sứ và diễn tả qua Chúa Kitô. Qua ánh sáng của Chúa Kitô chúng ta đã nhìn thấy Thiên Chúa của chúng ta là ai, việc gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, và ý định của Ngài cho toàn thế giới qua chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô.

Thánh Mátthêu nói với chúng ta là sau khi các nhà Chiêm Tinh đến nơi Chúa Hài Nhi sinh ra và đã tôn kính bái lạy Ngài thì "họ đã đi lối khác mà về xứ mình". Thánh Mátthêu không nói đến bản đồ hành trình của họ phải không? Bài phúc âm về các câu chuyện thời thơ ấu của Chúa Giêsu không phải chỉ gồm những chi tiết - không một bài phúc âm nào nói về các chi tiết. Điều thánh Mátthêu muốn nói với chúng ta không chỉ về việc chấp nhận sự mặc khải của Chúa Kitô và nhìn nhận Ngài là Đấng Mêsia. Với ơn của đức tin chúng ta nên đi theo điều chúng ta tin tưởng và tuyên xưng ra với việc vâng lời Chúa Kitô.

Việc các nhà Chiêm Tinh đi về xứ họ qua lối khác cho thấy có sự thay đổi đời sống khi đã gặp Chúa.- Một lối sống mới phải thực hiện, vì họ đã gặp Chúa Kitô. Lễ Hiễn Linh gồm cả hai ý nghĩa: Đó là bày tỏ sự mặc khải cho chúng ta và kêu gọi chúng ta nên dỏi theo những điều đã mặc khải về Chúa Kitô và cuộc đời của Ngài với các nhà Chiêm Tinh. Hôm nay. chúng ta bái lạy Đấng là Ánh Sánh cho thế gian. Chúng ta quyết chí thay đổi đời sống chúng ta qua những điều Ngôi Lời đã dạy dổ chúng ta và với sự trợ giúp của Đức Kitô qua sự hiện diện của Ngài trong bí tích Thánh Thể.

Lễ này và tất cả các lễ chúng ta cùng nhau mừng trong cộng đoàn không chỉ là "nghĩ về những gì đã xãy ra trong quá khứ. Trái lại hôm nay chúng ta được nhắc nhở là nhiệm vụ của chúng ta là như thánh Phao lô nói "anh em là người đã được ủy thác về kế hoạch ân sủng". Theo thánh Phaolô nói với các tín hữu thành Êphêsô là "mầu niệm đã được ủy thác cho Phaolô với mặc khải". Phaolô đã được giao phó phần việc trình bày mầu nhiệm tình yêu thương của Thiên Chúa cho khắp các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, không phải chỉ về tôn giáo, một chủng tộc, một quốc gia, hay một tầng lớp trong xã hội. Bởi thế làm sao trong đời sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta có thể là hiễn linh của tình yêu thương vô vàn của Thiên Chúa cho tất cả mọi dân tộc?

Vì sao vua Hêrode bối rối “và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao?" Các nhà Chiêm Tinh đến đó để tìm "Vị vua dân Do Thái mới sinh ra" sẽ là vị vua tranh đấu với vị vua quyền lực đang trị vì. Lẽ cố nhiên, những người đến từ phương đông đã tìm kiếm một vị vua không phải là Caesar hay vua Hêrode hay bất kỳ ai trong vương triều của ông. Vị vua mới sinh này là của người Do Thái; và Ngài sẽ là vua tranh đấu với các quyền lực khác, Và chúng ta có thể lựa chọn: chúng ta sẽ bái lạy trước quyền bính nào, quyên bính thế gian với bao nhiêu hứa hẹn, hay trước vị Vua Giêsu với đời sống của Ngài dành cho chúng ta?

Vua Hêrode triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong nước và các thầy thông luật lại và hỏi họ cho biết thông tin chính xác về Đấng Kitô sẽ sinh ra ở đâu mà kinh sử đã lưu lại. Vì các nhà lãnh đạo điều biết rõ sự thật đó ghi trong truyền thông về nơi sinh của vị vua mới. Và họ biết từng chi tiết một. Chỉ có một điều là họ không hành động theo các chi tiết đó.

Trái lại với các nhà Chiêm Tinh; họ có chi tiết và họ đã làm theo các chi tiết đó. Họ đến bái lạy vị vua mới sinh và đi về lại xứ họ qua lối khác. Đựơc diễn đạt bằng lời thơ cho tất cả chúng ta. Chúng ta biết tất cả sự thật về đức tin chúng ta, nhưng trong đời sống chúng ta, chúng ta thay đổi bao nhiêu để đáp lại với điều chúng ta tin?

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


THE EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12

There are three major celebrations during Christmas time: the Nativity, the Solemnity of Mary (January 1) and today, the Epiphany. The feast of the Baptism of the Lord (January 12) closes the Christmas season.

"Epiphany" means manifestation. What is being manifested? – the manifestation of Christ’s kingdom to the pagans, symbolized by the "magi from the east" coming in search of the "newborn king of the Jews." They represent the first fruits of Christ’s universal kingdom. What was symbolized by the magi’s coming has already occurred – peoples throughout the world have expressed faith in Christ and, guided by his light, become his followers.

Today we celebrate the manifestation of God’s initiative and outreach to all peoples. The reading from the prophet Isaiah expresses what God has always planned. The prophet anticipates and expresses his vision in poetic language; for poetry is free from any particular time, or circumstance. It speaks to the past, present and future.

Isaiah turns our eyes to Jerusalem, where he sees a celebratory and long procession of her children coming "from afar." They have been in exile, but now God is delivering them and bringing them home. In the vision, the Temple has been rebuilt. More than just the faithful are marching up to Jerusalem; "nations," people from every land, are coming with their offerings. It is the epiphany of the Lord.

With Christ’s birth the glory of God’s only Son has been revealed. But throughout Jesus’ entire ministry the "glory" of the Lord has been made manifest to all. We have joined the procession of the "nations," as we come to worship today and give praise for what God has done for the world in Christ.

Matthew is the only one of the four Gospels that tells of the magi who came to do "homage" to the "newborn king of the Jews." He has drawn on the prophetic texts, exemplified in our Isaiah reading, to show Christ as the fulfillment of God’s plan. Isaiah’s vision was meant to offer hope to a devastated people. Matthew expands the message and shows God’s fulfillment in Christ, whose good news of the kingdom is to be preached to the four corners of the world. The magi illustrate how God’s revelation is made known to all people of goodwill, people ready to receive it.

Matthew concludes his gospel by showing how the prophecies of God’s universal salvation have been accomplished in Christ and then, through his charge to the disciples. "Go therefore and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father, and of the Son and of the Holy Spirit. Teach them to carry out everything I have commanded you. And know that I am with you always, until the end of the world."

The Epiphany is not only about God’s manifestation at Jesus’ birth. It is not only a feast of light shining in a dark world in a past time. Jesus charges us, his disciples, to be an epiphany, a manifestation of Christ through every generation, "even to the end of the world." We are to follow in Christ’s footsteps and show forth the glory of God through our lives. What glory, or light, might that be? Christ, has shown us by his life the glory of God in his care for the outcast and the neediest; his building of a community of equals; his forgiveness of sins and his work of peacemaking.

Even under the best of situations, when we Christians are faithful to Jesus’ teachings, and are shining forth God’s presence by our lives, still, the full epiphany of the Lord is not yet. So this feast is also a feast of hope, nourished by what God has done and is doing in our midst. Epiphany points us to a day when God will bring to fulfillment and completion what God promised in the prophets and showed forth in Christ. By Christ’s light we have seen who our God is, what God is doing for us and what God intends for the world through us, Christ’s disciples.

Matthew tells us that after the magi arrived at the home and gave homage to the child, they "departed for their country by another way." Matthew isn’t talking about road maps is he? The Infancy Narrative is not just a listing of facts – none of the gospel material is. What the evangelist tells us is not only about accepting the revelation about Christ and acknowledging him as Messiah. Graced by faith we are to follow what we believe and profess it with acts of obedience to Christ.

The Magi’s change of route then suggests a change of life – a new way of acting – because of their encounter with Christ. The Epiphany is both a revelation to us and a call to follow up on what has been revealed about Christ and his life. With the magi we give homage today to one who is the Light of the world. We also resolve to change our ways by what the Word teaches us and with the help of Christ’s presence in this Eucharist.

This and all the feasts we celebrate here in community, are not mere "look-backs" to past events. Rather, today, we are reminded it is our mission to be, as Paul puts it, "stewards" of God’s grace. He tells the Ephesians that a "mystery was made known to me by revelation." He has been made a steward of the ministry of God’s love that has reached out to all peoples beyond the fringes of just one religion, class, race, or nationality. How, in our daily lives then, can we be epiphanies of God’s broad and inclusive love for all people?

Why was King Herod greatly troubled "and all of Jerusalem with him?" The magi came looking for the "newborn King of the Jews," that is why they caused upset in the halls of power. Seers from the east came looking for a king and it was not Caesar, or Herod, or anyone in his court. This newborn king of the Jews is going to offer competition to the powers that be. Of course he does, and we have a choice: before which power shall we bow, to the world and all it promises us, or before King Jesus and the life he has for us?

Herod consults the people’s religious leaders, the chief priests and scribes. They have the correct information, drawn from their tradition, about where the child can be found. But having information is one thing; changing our lives to follow on what we know is quite another. Those who are supposed to know have the information, but they do not act on it.

The magi have the information, and they act on it. They do homage and go home by another way – a poetic suggestion to us all. We know the truths of our faith, but how much of our lives still needs to change and respond to what we believe?
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Hiển Linh A 5.1.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:59 02/01/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Đây là một ngày lễ rất quan trọng, vì nhắc chúng ta sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho tha nhân, những người chưa biết Chúa, để họ nhận ra Chúa mà tôn thờ kính tin.

Tất cả những lời nguyện và những bài đọc trong thánh lễ hôm nay, một cách nào đó nhắc chúng ta nhiệm vụ phải truyền bá đức tin mà mỗi người trong chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội. Để được điều đó, chúng ta phải tự kiểm chính mình đã sống đức tin đó như thế nào, và trong môi trường chúng ta đang sống, phải sống cách nào hữu hiệu để đức tin đó có thể chiếu sáng cho tha nhân?

Ước gì thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta ơn gọi sống đời Kitô hữu đúng nghĩa giữa dân ngoại. Luôn ý thức mình là sứ giả của Thiên Chúa sai đến cho tha nhân, để rao truyền ơn cứu độ, đem ánh sao năm xưa vào chiếu sáng thế giới đa dạng hôm nay nhưng vắng bóng Thiên Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Nghĩa bóng của bài đọc thứ I hôm nay hướng chúng ta đến thời cánh chung, ngày đó khắp thế giới sẽ được đón nhận ánh sáng của vì sao cứu chuộc. Các dân nước sẽ quy phục dưới ngai Vua Kitô.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đến với dân ngoại, nhờ sự rao giảng của các tông đồ, chúng ta đã biết được Tin Mừng Giáng Sinh. Giờ đây tới bổn phận của chúng ta, cũng phải đem Tin Mừng đến cho những ai chưa biết Chúa.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện Ba Vua hôm nay, nhắc nhở chúng ta về sự khó nghèo mà chính Chúa đã chọn. Đây là một sứ điệp mà Giáo Hội, Mẹ Thánh luôn nhắc nhở con cái: Luôn nghĩ đến người khác - Tha Nhân



LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Thiên Chúa kêu mời chúng ta tuân giữ giới răn của Ngài, Ngài mong muốn chúng ta nên thánh. Mặc dù cuộc sống của chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng với lòng thành chúng ta van nài Chúa những ơn cần thiết sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho nền hòa bình giữa các quốc gia trên địa cầu. Xin cho ánh sáng đã dẫn đường Ba Vua xưa đến hang Bêlem, soi sáng các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những đứa bé sinh ra trong sự tàn tật thể xác và tinh thần, kém may mắn hơn những chúng bạn cùng trang tuổi. Xin Chúa ban niềm an ủi cho những gia đình kém may mắn nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người vẫn chưa nhận biết Chúa là Đấng Cứu Chúa đã giáng sinh làm người. Xin cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta một tinh thần quảng đại, thông cảm và tha thứ. Xin dẹp khỏi nơi chúng ta sự hiềm thù, ích kỷ của Hêrôđê, để chúng ta luôn nhìn thấy nơi anh em hình ảnh của Chúa là Cha đầy thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời trong năm vừa qua, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin nhậm những lời cầu khẩn của chúng con dâng lên Chúa trong thánh lễ hôm nay, như Chúa đã nhận của lễ của Ba Nhà Đạo sĩ là vàng, nhủ hương và mộc dược. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 02/01/2020

28. Nhẫn nại là căn nguyên và canh giữ của tất cả các đức hạnh.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 02/01/2020
6. GIẤM NGÂM TÀO CÔNG

Người nước Ngô phần nhiều thích người ta gọi là “mai tử” hơn là gọi “tào công”, té ra là trước đây có câu chuyện Tào Tháo “uống rượu đợi mai”.

Họ lại thích dùng “ngỗng” thay cho “hữu vận”, cũng vì Vương Hữu Vận (Vương Nghĩa Chi) thích ngỗng.

Có người lúc viết thiệp mời cũng đem cách nói quen miệng này mà viết lên thiệp:

- “Giấm tào công một chum, canh hữu vận hai con”.

Có người nghe thấy thì cười ha ha.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 6:

Địa phương nào cũng có thói quen lâu đời người ta gọi đó là tục lệ, một cá nhân có thói quen không đẹp thì người ta gọi đó là tật xấu.

“Mai tử” quen gọi là “tào công” thì không có gì lạ, bởi vì trên thế gian này còn có người gọi cha mình là “thằng già”, “ngỗng” gọi là “hữu vận” thì co chi là hay, bởi vì thời nay vẫn có người gọi con cái mình là “thằng chó đẻ”...

Gọi cha mình là thằng già thì chỉ có những đứa con mất dạy từ thuở nhỏ vì quá được cưng chiều, gọi con mình là thằng chó đẻ bởi vì người làm này cha có một quả tim như chó sói, cả ngày chỉ biết rượu là con. Những người cha và những đứa con như thế thì chắc chắn không phải là người Ki-tô hữu, mà nếu là người Ki-tô hữu thì sẽ không thấy họ tham dự các bí tích, bởi vì người Ki-tô hữu luôn biết rằng: cha mẹ là những người thay mặt Thiên Chúa sinh thành dưỡng dục con cái, và con cái chính là những món quà rất đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban cho cha mẹ.

Thói quen tốt nào cũng rất là dễ thương, mà thói quen dễ thương nhất chính là cha mẹ biết hy sinh cho con cái, và con cái biết thảo kính cha mẹ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiết lộ mới của cha sở Notre Dame de Paris: Chỉ có 50% khả năng cứu được ngôi nhà thờ.
Đặng Tự Do
15:52 02/01/2020
Cha sở nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris nói kỳ quan lịch sử này của Paris vẫn còn rất mong manh, chỉ có “50% cơ hội” cứu được cấu trúc này, vì giàn giáo được dựng lên trước khi xảy ra hỏa hoạn hồi tháng Tư năm nay đang đe dọa mái vòm trên trần của di tích kiến trúc Gothic này.

Đức Ông Patrick Chauvet cho biết công việc phục hồi không thể bắt đầu sớm hơn năm 2021 - và nói ngài “đau lòng” khi thấy lễ Giáng Sinh không thể được tổ chức tại Notre Dame de Paris trong năm nay, đó là lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp.

“Đến hôm nay, ngôi nhà thà thờ vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm,” ngài nói với thông tấn xã AP bên lề của thánh lễ đêm Giáng Sinh tại một nhà thờ gần đó. “Nhà thờ chỉ thực sự thoát khỏi nguy hiểm khi chúng tôi có thể lấy ra hết các giàn giáo còn lại.”

“Hôm nay chúng ta có thể nói rằng có lẽ là chỉ có cơ hội 50% ngôi nhà thờ được cứu. Ngoài ra còn có 50% cơ hội là giàn giáo đè nặng làm xập mái vòm xuống, vì vậy bạn có thể thấy tòa nhà vẫn còn rất mong manh”.

Ngôi nhà thờ được xây từ thế kỷ 12 đang được nâng cấp vào thời điểm xảy ra vụ cháy hồi tháng Tư. Lửa phá hủy mái nhà và làm sụp ngọn tháp cao nhất của nó. Khi không có mái để giữ ổn định một cấu trúc với toàn là những tảng đá lớn, mái vòm của nhà thờ là yếu tố sống còn để giữ nhà thờ chính tòa đứng vững, nhưng hiện nay mái vòm nhà thờ rất mong manh.

Khoảng 50,000 ống sắt của giàn giáo rơi chằng chịt xuống phía sau ngôi nhà đồ sộ này vào thời điểm hỏa hoạn. Làm sao lấy chúng ra mà không gây ra vấn đề là một trong những phần khó khăn nhất của nỗ lực dọn dẹp.

“Chúng tôi cần phải loại bỏ hoàn toàn các giàn giáo để việc xây dựng được an toàn, vì thế có lẽ mãi đến năm 2021 chúng tôi mới có thể bắt đầu khôi phục lại nhà thờ,” Đức Ông Chauvet nói. “Khi giàn giáo được lấy ra chúng ta cần phải đánh giá tình trạng của nhà thờ, số lượng đá phải được loại bỏ và thay thế.”

Đức Ông Chauvet ước tính sẽ phải mất thêm ba năm nữa để làm cho nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris đủ an toàn cho người dân vào bên trong ngôi nhà thờ, nhưng việc phục hồi hoàn toàn sẽ mất thêm nhiều thời gian nữa. Tổng thống Emmanuel Macron đã nói rằng ông muốn nhà thờ chính tòa được xây dựng lại trước năm 2024, khi Paris đăng cai Thế vận hội, nhưng các chuyên gia e rằng khung thời gian này là không thực tế.

Một lý do khác khiến cho vẫn còn quá nguy hiểm đối với các cử hành Phụng Vụ bên trong nhà thờ chính tòa Notre Dame là ngọn lửa đã làm tiết ra hàng tấn bụi chì độc hại, và nhà chức trách đang cố làm sạch trước khi có thể tái đánh giá những rủi ro liên quan đến sức khỏe người dân.

Biểu tượng của Notre Dame vươn rất xa và rất rộng. Các quan chức Giáo Hội ước tính khoảng 2 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến thăm nhà thờ trong mùa lễ Giáng Sinh này.

Du khách có thể chụp ảnh ngôi nhà thờ từ kè đá gần đó, nhưng họ không còn có thể nghe thấy tiếng đàn phong cầm và cũng không thể có một cái nhìn thật gần những phiến đá chạm trỗ rất công phu cũng như các cửa kính hoa hồng. Tiền đường rộng lớn bị chặn lại, trang trí bằng một cây thông Noel đơn sơ.

Nhưng cộng đoàn của nhà thờ chính tòa, các giáo sĩ và ca đoàn vẫn cố giữ cho tinh thần của Notre Dame de Paris sống động. Lễ Giáng Sinh được dời đến nhà thờ Nhà thờ Saint-Germain-l'Auxerrois đối diện với Bảo tàng Louvre.

Giáo dân chia sẻ nỗi buồn về vụ hỏa hoạn, nhưng cho biết họ có một cảm giác đoàn kết với nhau.

“Tôi nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bà đang xem TV, và thấy có một đám cháy tại Notre Dame”. Tôi nói với bà “làm sao lại như thế được” và tôi tức tốc đạp xe đến, và khi đến nơi, tôi đã bật khóc”, ông Jean-Luc Boda, một kỹ sư ở Paris nói.

“Chúng tôi là người Pháp, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng lại Notre Dame như trước, bởi vì ngôi nhà thờ này là một biểu tượng tinh thần của người Pháp” ông nói.


Source:AP
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Đa Minh Thánh Tâm: Chầu Thánh Thể ngày đầu năm thay Giáo Phận
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
10:35 02/01/2020
Trong những giờ khắc thinh lặng của sự giao thoa thời gian giữa năm cũ và mới, khi mà tiếng pháo ngày càng nhiều, dồn dập hơn và bầu trời đang rực sáng hơn những ánh màu rực rỡ…thì có đó, nơi nguyện đường của Hội Dòng, Bề Trên Tổng quyền Maria Madalena và chị em cũng đang rạo rực với lời tạ ơn Chúa, cùng đếm ngược thời gian đón chờ một năm mới bắt đầu, năm của hồng ân 2020.

Trong giây phút đợi chờ ấy, một sự thinh lặng thánh quả thật ý nghĩa, vừa dài nhưng sao cũng thật ngắn khi tiếng mõ vang lên đếm đủ 12 nhịp, như tiếng đồng hồ điểm nửa đêm, nhích sang ngày đầu tiên của năm mới, để rồi mọi sự như vỡ òa trong tươi mới của đất trời tràn ngập lời ca tụng dâng lên Thiên Chúa.

Xem Hình

Trong thời khắc linh thiêng ấy, Bề Trên và chị em trong Hội Dòng đã khai mạc giờ Chầu Thánh Thể đầu tiên của ngày đầu trong năm mới này.

Trước Thánh Thể, cùng với ánh sáng Lời Chúa, chị em có thời gian để suy niệm những mối phúc (Mt 5, 3-11), được xem như một căn cước của người tu sĩ hướng đến con đường thánh thiện. Dù đoạn Tin Mừng trên vẫn hằng được suy gẫm, nhưng trong bối cảnh linh thiêng của năm mới, có lẽ, tâm hồn chị em dường như cảm thấy mình được thôi thúc để làm điều gì đó mới hơn, cố gắng sống thánh hơn trong năm mới cho đời dâng hiến của chính mình.

Không chỉ dành riêng thời khắc gần Chúa cho chính mỗi người, nhưng trong các giờ Chầu tiếp theo của một ngày chầu thay Giáo phận, Bề Trên và chị em cũng đã dâng lên Chúa những lời nguyện cầu tạ ơn, dâng năm mới, xin ơn bình an cho Hội Thánh Hoàn Vũ, cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho Giáo phận Xuân Lộc cùng các đấng chủ chăn, cho Hội Dòng và các cộng đoàn, cho quý chị cao niên- đau bệnh trong hội dòng, cho các gia đình đang gặp khó khăn, cho giới trẻ và sứ vụ loan báo Tin Mừng. Đặc biệt, lời nguyện cầu mong sao cho Giáo Phận thấm đẫm lòng thương xót, cụ thể hóa nơi từng gia đình, nơi mỗi cộng đoàn và nơi từng tâm hồn mỗi người khi tương quan với tha nhân.

Từ sau giờ chầu khai mạc vào lúc nửa đêm cho đến trước giờ Kinh Trưa, các khối đào tạo, chị em trong Hội Dòng đã thay phiên nhau để thờ lạy Chúa đang ngự giữa cộng đoàn trong Bí tích Thánh Thể. Và để cùng với Đức Maria- Mẹ Thiên Chúa, ca ngợi mầu nhiệm Giáng Sinh mà Thiên Chúa đã thực hiện trên Con Yêu Dấu của Người, cũng như công trình cứu độ Thiên Chúa đã thực hiện trên nhân loại. Những giờ chầu linh thiêng ấy cũng chất chứa baolờingợi khen – cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành Người đã thương ban cho Giáo Phận, cho Hội Dòng, cộng đoàn, cho mỗi gia đình và từng người. Đặc biệt, hòa chung với đường hướng mục vụ của Giáo phận, Hội Dòng cũng đặc biệt dâng lên Chúa lời cầu nguyện dành cho các gia đình, những người trẻ trong giáo phận, nhất là những gia đình đang gặp khó khăn, xin cho họ vững tin vào Chúa và sống lòng thương xót với nhau để tìm lại hạnh phúc gia đình trong ân sủng Chúa.

Những giờ chầu ngày đầu năm quả là ân sủng để chị em có cơ hội không chỉ để cho bản thân kín múc được nguồn ơn thánh cho năm mới khi được lãnh nhận phép lành Thánh Thể, nhưng đồng thời, trong sự hiệp thông với Giáo phận, và phận vụ thay cho biết bao người, vì nhiều lý do khác nhau, không thể đến với Chúa,nhưng vẫn có thể được hiệp chung lời nguyện: “ Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, trong ngày đầu năm mới này, chúng con họp nhau đây để dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa, cúi xin Chúa mở lượng hải hà, ban cho Giáo hội, Giáo phận, Hội Dòng chúng con trong năm mới này được bình an mạnh khỏe, được càng thêm tuổi, càng thêm nhân đức hầu đáng được hưởng phúc lộc dồi dào Chúa ban.”

Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
 
Văn Hóa
Chuyện Cuối Năm Ta
Trà Lũ
18:09 02/01/2020
CHUYỆN CUỐI NĂM TA

Trà Lũ

Chúng ta đã bước vào năm mới 2020. Tôi yêu con số 20 này quá. Ngày xưa đi học, trước 1975, bài vở được chấm điểm theo con số 20. Bài toán mà được 20/20 thì mừng hết lớn. Bài văn mà được 15/20 thì vui hết biết. Đó là điểm 20 trong trường học. Thế còn điểm 20 ở trường đời, ngoài xã hội, thì sao? À, chuyện cho điểm này rất khác biệt và thường gây tranh cãi. Chẳng hạn bạn cho điểm cụ Donald Trump bao nhiêu ? Phe liền ông trong làng tôi đều cho cụ 20/20, còn ngoài làng thì hoặc 5/20, hoặc 10/20, hoặc Đảng Dân Chủ bên Mỹ thì cho cụ 0/20 !

Nhân nói tới Cụ Trump, tôi xin bàn đến các chuyện lớn trên thế giới trong năm qua. Nổi cộm nhất vẫn là chuyện đấu đá về thương mại giữa vua Trump và Vua Tập Cận Bình, chuyện Quốc Hội Hoa Kỳ luận tội tổng thống, chuyện chú Út Bình Nhưỡng với vũ khí hạt nhân. chuyện Biển Đông vẫn nổi sóng do Vua Tập gây hấn và Vua Trọng cùng phe nhóm vẫn cúi mặt, chuyện dân Hong Kong vẫn còn xuống đường đòi tự do, chuyện Anh Quốc bỏ phiếu ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, chuyện môi trường khí hậu thế giới càng ngày càng nguy hiểm khiến phong trào phản đối đang bùng lên khắp nơi do cô bé Greta Blunberg lãnh đạo. Tôi đọc trên mạng thì thấy nhiều nhà khí hậu học cho biết: chỉ trong vòng 50 năm nữa, cả nước Việt Nam sẽ ngập nước biển. Ông H.O. bảo nếu thế thì ta còn 50 năm nữa mới bị ngập nước, chứ về mặt con người thì hiện nay những điểm buôn bán và chiến lược quan trọng ở VN thì đã ngập dân Tàu rồi, và mặt quốc gia thì nước Việt mình sẽ bị Tầu Cộng đồng hóa ngay từ năm nay 2020 theo hiệp ước ngầm Thành Đô mà bọn chóp bu VC đã ký với TC năm 1990. Đảng CSVN đã nói từ lâu: thà mất nước còn hơn mất đảng, còn đảng thì còn mình.

Cụ Chánh nghe tôi kể các chuyện tuy là năm qua nhưng vẫn sẽ còn kéo dài sang năm nay thì tỏ vẻ buồn. Cụ xin nghe một chuyện VN nào không liên hệ tới quốc tế mà chỉ là chuyện nội bộ VN. Tức thì ông H.O. giơ tay xin kể chuyện Linh Mục Alexandre de Rhôdes của thế kỷ 17 nay vừa bị Thượng tọa Thích Nhật Từ của thế kỷ 21 luận tội. Thày Nhật Từ kể tội ở Chùa Giác Ngộ Saigon. Ông H.O. bảo ông biết việc này qua mạng. Chuyện khởi đầu ở Đà Nẵng khi tỉnh này định đặt tên 1 con đường là Alexandre de Rhôdes, người có công đầu trong việc sáng lập chữ quốc ngữ ABC. Tức thì có phe ủng hộ và phe chống đối. Hai bên cãi nhau um xùm. Riêng bên chống đối thì mấy tháng cuối năm vừa qua Thượng Tọa Thích Nhật Từ tại Chùa Giác Ngộ, từng du học Ấn Độ, nói to nhất, mạnh miệng nhất. Ông ODP nghe đến đây thì gạt câu chuyện này đi, ông bảo: Thày Thích Nhật Từ là ‘sư quốc doanh’. Đã là quốc doanh thì ta nên hết ý...

Cụ B.95 bèn giơ tay xin ngưng chuyện vì nhức đầu qúa. Ai cũng đồng ý xin chuyển đề vì nó làm không khí trong làng đang vui bỗng nhiên khựng lại và trở nên nặng nề. Thấy không ai mang lại được không khí vui tươi, chị Ba Biên Hòa bèn bật máy hát. Bỗng lời nhạc Giáng sinh tuần qua vang lên bài ‘Petit Papa Noel’ với tiếng hát thần thoại Toni Rossi. Các cụ biết bài này chứ, thời 1960 và 1970 ai ở Miền Nam cũng biết bài này mà. Theo thống kê thì bài ca Giáng sinh này đã được bán tới 30 triệu đĩa nhựa, tôi lập lại 30 triệu. Tino Rossi trước sau đã ghi băng gần 1200 bài hát và bài Petit Papa Noel là nổi tiếng nhất. Ý bài hát là lời một em bé bên Pháp, em gọi ông già Noel là cha/papa. Em không xin quà bánh mà em xin cho bố em đang bị Đức Quốc Xã cầm tù được thoát tù mà về với em. Toni Rossi vừa là ca sĩ vừa là diễn viên điện ảnh. Nhắc tới Rossi là ta nhớ tới bài Petit Papa Noel, bài J’attendrai, bài Ave Maria. Cả làng tôi đã hát theo Chị Ba Biên Hoà. Sau bài này, được hứng Chi Ba cho mở bài Diana của Paul Anka. Tức thì cả làng cũng cất tiếng hát theo bài ca ngợi tình yêu nổi tiếng này.

Thấy cả làng hát trừ cụ B.95, Chị Ba không nỡ dể cụ già lẻ loi cô đơn nên sau bài hát Chị lên tiếng nói về ý nghĩa bài hát và về ca sĩ Paul Anka. Chị bảo ca sĩ này vừa là ca sĩ vừa là diễn viên điện ảnh như Toni Rossi trên đây, và gốc của anh là gốc Canada. Chị kể như sau: Paul Anka gốc người Trung Đông. Nhà anh nghèo lắm. Gia đình anh đã di cư sang Canada và làm việc rất cực nhọc. Mãi rồi cha mẹ anh nới đủ tiền mua được một tiệm chạp phô nhỏ ở ngoại ô thủ đô Ottawa. Vừa dọn vào cửa tiệm thì anh chợt trông thấy cô hàng xóm tóc vàng mắt xanh đẹp hết sức, vừa thấy cô là anh mê liền. Cô hàng xóm tên là Diana. Anh ít tuổi hơn Diana nhưng khi yêu thì không kể tuổi. Suốt ngày đêm anh chỉ mơ tưởng tới cô. Nhờ tài âm nhạc thiên phú nên anh đã viết ra bài ca lấy tên người yêu làm đề bài. Và bài hát đã thành bất hủ ngay lập tức. Khắp năm châu, chỗ nào cũng hát Oh, stay by me, Diana... Tôi nhớ hồi 1960, 61 gì đó, đài phát thanh Saigon có chương trình nhạc yêu cầu, bài Diana này bao giờ cũng đứng đầu danh sách. Tuần nào cũng nghe, mà không ai chán cả. Càng nghe càng mê. Paul Anka bỗng chốc trở thành thần tượng của âm nhạc. Đưọc hứng khởi, Paul Anka làm thêm những bài Crazy Love, Put your head on my shoulder, You are my destiny... Bài nào cũng được giới trẻ và giới sồn sồn vui mừng đón nhận. Bài nổi tiếng cuối cùng là bài My Way. Bài này nguyên thủy là của nhạc sĩ Jacques Brel người Bỉ, lời tiếng Pháp, Paul Anka đã đặt lời tiếng Anh dựa trên cuộc đời thăng trầm của Frank Sinatra. Paul Anka chỉ có đặt lời tiếng Anh mà tên của anh đã thành bất hủ. Người ta tự hỏi nếu không có tiếng sét ái tình Diana đầu đời thì liệu Paul Anka có đủ hứng khởi đi vào cõi âm nhạc không.

Anh John phụ họa với vợ: và nếu không có đất thiên đàng Canada thì liệu có nàng tiên Diana và có tiếng sét ái tình ấy không. Nói xong thì anh John nhìn cả làng đang cười rồi kết: Paul Anka về sau đã sang Hoa Kỳ để hòa tiếng hát vào điện ảnh, tức là Canada đã cho Hoa Kỳ mượn Paul Anka đấy nha. Các cụ bên Hoa Kỳ nghĩ sao về việc này cơ?

Ai trong làng cũng thắc mắc tại sao Chị Ba Biên Hoà lại thuộc chuyện Paul Anka và Tino Rossi quá vậy, chị bẽn lẽn trả lời, má đỏ lên hây hây, rằng thời đó Paul Anka và Tino Rosssi là thần tượng của chị.

Vừa nghe xong, bà cụ B.95 quay ngay vào anh John: Thế lúc đó thần tượng của anh là ai, có phải Chị Ba không? Anh John hơi lúng túng một chút rồi đáp: thời đó ở VN thần tượng của tôi là Trung Tướng Vĩnh Lộc, tôi gọi ông là ‘Từ Hoè Việt Nam’. À, chuyện này dài, nhân ngày làng ta nghỉ ngơi đón tết con Chuột, tôi xin kể hết cho Cụ và cả làng nghe nha.

Từ Hoè là tên một nhân vật bên Tàu, trong truyện Thủy Hử. Tôi rất khoái nhân vật này. Xưa nay tôi nghĩ trên thế giới chắc chỉ có một ông Từ Hoè bên Tàu mà thôi, ai dè VNCH cũng có một ông Từ Hòe đảm lược và anh hùng y chang, tên là Vĩnh Lộc, trung tướng, dòng dõi hoàng tộc, chắt của Vua Thiệu Trị. Sử chép: năm 1965 thời nội các Nguyễn Cao Kỳ, lực lượng người Thượng Fulro nổi dậy đánh phá tỉnh Quảng Đức. Bị đánh thua, họ kéo nhau vào rừng và lâu lâu đánh du kích. Họ đòi đất và đòi tự trị. Mãi năm 1967 mới xong. Người có công tháo ngòi bom Fulro là Trung tướng Vĩnh Lộc, lúc đó là tư lệnh quân đoàn II và vùng II chiến thuật. Ông Vĩnh Lộc, giống y như ông Từ Hoè trong chuyện Tàu, đã một mình vào rừng gặp bộ chỉ huy Fulro. Ông đi tay không, không cận vệ. Ông nói chuyện chính tà với Fulro và hứa sẽ thoả mãn các đòi hỏi chính đáng. Ngày 2.5.1967 Vĩnh Lộc và Fulro đã ký thông cáo chung về hòa bình. Fulro xác nhận long trọng sẽ về hợp tác với chính quyền VNCH vì các nguyện vọng của đồng bào Thượng đã được thoả mãn. Vĩng Lộc anh hùng và hào hùng quá. Đó là thần tượng của tôi lúc đó. Làm trai thời loạn thì phải như thế chứ.

Anh John xin hết chuyện thần tượng, rồi anh xin Ông ODP kể chuyện ông Từ Hoè trong làng. Ông ODP kể ngay: người bạn được chúng ta đặt tên Từ Hoè là vì ông cũng y chang chuyện tướng Vĩnh Lộc. Rằng trong một cuộc hành quân ông bắt được một chính ủy VC. Thấy tên này có học nên ông đem về trại và cho anh ta tự do tranh luận chính tà với ông. Sau mấy ngày tranh cãi, thấy anh này đuối lý thì ông cho thả anh ta vào rừng, vì ông biết tên này có học nên biết suy nghĩ, sẽ phản tỉnh. Quả đúng như vậy, sau 1975, lúc ông bạn chúng ta đang bị tù cải tạo thì được anh chính uỷ lúc đó đang làm lớn đứng ra can thiệp và ông được thả ra. Rồi anh chính ủy này nóí nhỏ với ông: anh đã sáng mắt, anh xin ông tổ chức vượt biên chung. Hai người đã tới bến Thái lan, ông Từ Hòe được nhận vào Canada trước nên đi trước, chú chính uỷ mở mắt cũng được nhận vào Canada và chú tới sau. Chú được chính phủ cho định cư ở miền tây. Ông Từ Hoè vì lời thề sống chết có nhau nên đã bỏ làng sang sống với chú. Trước khi đi miền tây thì ông hứa hàng năm sẽ về ăn tết với làng, và bây giờ làng ta đang chuẩn bị đón ông Từ Hoè là thế.

Tôi quên chưa nói bữa nay làng tôi họp ở nhà Anh John và Chi Ba Biên Hoà. Biết cả làng ai cũng thích âm nhạc nên sau khi nghe nhạc Tino Rossi và Paul Anka, lại cũng còn không khí Giáng Sinh nên chị mở máy cho cả làng xem video về xuất ca nhạc của André Rieu. Nhà anh chị có cái máy màn hình cực lớn, mùa hè thì các đấng quân tử chúng tôi thường tụ họp nơi đây để xem đá banh, mùa lạnh thì các bà họp nhau xem phim ca nhạc. Bữa nay chị cho làng xem cuốn World Tour 2020-Home for Xmas của André Rieu, Các cụ còn nhớ cái ông sồn sồn đẹp trai này chứ. Ông vừa là nhạc sĩ chơi đàn vĩ cầm, vừa là nhạc trưởng, vừa là MC, ông giữ 3 vai trò một lúc mà vai nào ông cũng diễn rất xuất sắc. Làng tôi, nhất là phe các bà, ai cũng mê ông này. Bữa nay ông về sinh quán ăn mừng lễ Giáng Sinh. Ông quê vùng Madrid của Hoà Lan. Đây là một tác phẩm ca nhạc tuyệt vời. Phần đầu diễn ở hội trường, phần sau diễn trong nhà thờ. Tôi thích nhất phần này. Ban nhạc của ông chiếm hết cả gian cung thánh. Trên cùng là một ban ca sĩ gồm chừng 100 ông ăn mặc rất trịnh trọng, ai cũng mặc đồ đại lễ mầu trắng, cổ quàng giây mầu đỏ, ỡ giữa là ban nhạc cũng khoảng 100 vị. Bản nhạc mở đầu là bài White Christmas... Rồi các ca sĩ tiến ra, 3 nam ca sĩ rồi đến 3 nữ ca sĩ, rồi đến solo... Tôi là bác nhà quê ra tỉnh, chỉ xem chỉ nghe và thấy khán giả vỗ tay thì mình vỗ tay theo. Mà khán gỉa Âu Châu có khác, toàn da trắng, ai cũng y phục chỉnh tề, mặt mũi ai cũng sáng sủa đẹp tốt. Phim còn cho thấy nhiều cận cảnh, nhiều bà nhiều cô rơm rớm nước mắt khi nghe các ca sĩ hát, nhiều cặp tình nhân âu yếm gục vào vai nhau khi nghe nhạc. Toàn cảnh là một thế giới thanh bình và hạnh phúc. Âm thanh và ánh sáng thật là tuyệt hảo. Xem phim này làm tôi nhớ tới băng nhạc Thuý Nga 129 Dynesty gần đây. Cũng hay cũng đẹp gần như vậy, rất gần André Rieu.

Sau cuộn phim ca nhạc này là bữa ăn Bún Chả Hà Nội được Chị Ba đặt hàng theo lời chỉ dẫn của Cụ B.95, cũng ngon quá chừng. Những lá thơm tía tô kinh giới và rau ngò làm cho đĩa bún chả đã ngon lại được ngon thêm. Xin tạ ơn Trời Phật đã cho nhóm già chúng tôi cuối đời ở xứ người được hạnh phúc như thế này.

Sau phần bún chả là phần ăn tráng miệng. Rồi các bà thì uống trà, các nhà quân tử chúng tôi thì uống cà phê. Phe liền ông trong làng ai cũng uống được cà phê buổi tối. Bữa nay nổi hứng, ông bồ chữ ODP vừa nhâm nhi vừa luận về cà phê hay quá chừng. Ông luận như sau.

Hương cà phê thơm, vị cà phê đắng và đậm, và ta thấy chút ngọt nhẹ nhàng cuống lưỡi, ta thấy cả con người như sảng khoái hẳn ra.

Ngày xưa cha ông mình đâu có uống cà phê mà là uống trà, mà trà thì phải là trà bên Tàu mới có giá. Mà uống trà thì phải nhâm nhi từng giọt mới thấy thấm. Ai mà uống trà ừng ực là không biết uống trà. Rồi người Pháp đem cà phê sang Việt Nam, nhưng dân mình chưa biết cách uống. Trước 1954 dân Saigon uống cà phê bí tất từ các xe hủ tíu của chú thím Tàu. Mãi về sau, không biết nhờ ai mà dân Saigon mới biết uống cà phê phin, theo lối cái nồi ngồi trên cái cốc. Và bây giờ sống trên đất bắc Mỹ này, đi tiệm ăn, ta uống cà phê theo lối Mỹ, như ở các tiệm McDonalds, Tim Hortons, Stabucks. Tuy pha theo lối đại lô nhưng ly cà phê cũng ngon và thơm quá chừng.

Ta thấy rõ ràng cà phê đã đánh bại trà. Ban đầu Trà thống trị nước Mỹ do mẫu quốc Anh áp đặt. Nhưng rồi năm 1773, tuy lệ thuộc Anh nhưng dân quân cách mạng đã vùng lên. Họ đã tấn công 3 tàu của Anh chở đầy trà, đã đổ 342 thùng trà của Anh xuống biển ở Boston, họ quyết định không uống trà nữa mà chọn cà phê. Tổng thống Jefferson tuyên bố: cà phê mới là thức uống của thế giới văn minh, và dân Mỹ bắt đầu dùng cà phê thay trà.

Anh John xin góp ý: Tuy cà phê đắnh bại trà nhưng trong tiếng Anh thì nhiều chữ có chữ cà phê nhưng không còn mang ý nghĩa cà phê nữa, như cafeteria là phòng ăn chứ không phải phòng cà phê, như coffee break là nghỉ giải lao chứ không phải nghỉ để uống cà phê, trong tiếng VN ‘đi uống cà phê’ là đến chỗ gặp nhau để bàn chuyện chứ không nhất thiết là để uống cà phê...

Viết đến đây thì tôi giật mình. Tôi đã miên man về trà và cà phê mà xém quên việc tết con chuột đang tới gần. May qúa, còn kịp. Xin kính chúc các cụ một năm mới an khang hạnh phúc, cả thân xác cả tâm hồn.

Trân trọng.

TRÀ LŨ
 
Đức Mẹ Trà Kiệu : ‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’
Đinh Văn Tiến Hùng
18:17 02/01/2020
Đức Mẹ Trà Kiệu : ‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’

*Hiệp thông cùng Giáo xứ Trà Kiệu Giáo phận Đà Nẵng
-Kỷ niệm 135 Đức Mẹ hiện ra tại Trà Kiệu (1885- 2020)
-Khai mạc Năm Thánh Kính và ghi ơn Mẹ (1/1/20- 11/9/20)


Tôi đứng dưới chân đồi,Ngước mắt nhìn khung trời,
Ngôi giáo đường in bóng,
Chiều mây lững lờ trôi.
Trải qua bao đời người,
Cố đô dân tộc Hời,
Đã chìm vào dĩ vãng,
Giữa cô tịch mù khơi.
Nơi ấn dấu một thời,
Nhân chứng giữa đất trời,
Giáo dân làng Trà Kiệu,
Đức tin tỏa sáng ngời.
Khi phong trào Cần Vương,
Bốn ngàn quân phô trương,
Xưng ‘Bình Tây Sát Tả’,
Vây chặt khu Thánh đường.
Thâm ý diệt cho mau,
Hơn hai ngàn giáo dân,
Đang vang lên kinh nguyện,
Cùng đồng lòng hiến dâng.
Địch tấn công nhiều lần,
Bắn xối xả ầm ầm,
Nhưng bốn trăm tín hữu,
Luôn giữ vững tinh thần.
Chúng không thể tiến gần,
Nên lệnh truyền rút, quân,
Sau bao ngày công hãm.
Thất bại thật thảm sầu.
Vì run sợ kinh hoàng,
Vị Nữ Vương Thiên đàng,
Từ mây trời xuất hiện,
Đuổi giặc chạy tan hoang.
Kinh Mân Côi vang rền,
Đức Mẹ đã lắng nghe,
Lời cầu xin tha thiết,
Giang tay Mẹ chở che.
Từ ngày ấy đến nay,
Minh chứng vẫn còn đây,
‘Bà phù hộ giáo hữu’,
Tước hiệu ngôi Thánh đường.
Dưới chân Mẹ Hòa bình,
Tôi lẩm nhẩm lời kinh,
Cho Quê Hương lửa khói,
Mau kết thúc chiến chinh.
Tôi đứng dưới chân đồi,
Chiều tím dâng chân trời,
Ngôi Giáo đường mờ bóng,
Hồn nâng lên chơi vơi.
Một trăm ba lăm năm,
Tưởng ngày nào đâu đây,
Hôm nay Mừng Đại Hội,
Lòng xôn xao ngất ngây.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

*Ghi chú: Năm 1972 chiến trường Vùng I đang sôi động, tôi có dịp ghé thăm viếng Giáo đường Trà kiệu nằm trên đồi Bửu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Nơi đây ghi lại ấn tích hùng hồn của 400 chiến sĩ quyết bảo vệ đức tin với vũ khí thô sơ đã đẩy lui 4000 quân triều đình trang bị đầy đủ. Chiến thắng thần kỳ của giáo dân nhờ bàn tay nhiệm mầu của Đức Mẹ che chở. Từ đó ngôi Thánh đường Trà Kiệu mang danh hiệu ‘Đức Bà phù hộ các giáo hữu’ đã lôi cuốn hàng vạn người hành hương đến kính viếng cầu xin.
Sự tích Đức Mẹ hiện ra che chở giáo dân Trà Kiệu đã trôi qua 135 năm (1885-2020). Năm nay Giáo Phận Đà Nẵng đã long trọng Khai mạc Năm Thánh Mừng Kỷ niệm 135 năm Ghi ơn Đức Mẹ Trà Kiệu.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiếc Lá Cuối Thu
Vũ Đình Huyến Lm.
22:24 02/01/2020
CHIẾC LÁ CUỐI THU
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)

Chiếc lá rụng bên đường như cảm thán
Cho nỗi niềm nhiều lai láng ưu tư.
(Trích thơ của Dương Hoàng)
 
VietCatholic TV
Khủng bố Hồi Giáo IS khai thác các khe hở của tiền kỹ thuật số để tiếp tục gieo thêm tang tóc
Giáo Hội Năm Châu
15:41 02/01/2020
Abu Bakr al-Baghdadi đã bị Hoa Kỳ giết chết vào ngày 27 tháng 10 vừa qua. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS nhìn nhận cái chết của tên này và công bố rằng quyền lãnh đạo tổ chức khủng bố giờ đây được trao lại cho Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi, một tên vô danh tiểu tốt, không ai biết hắn là ai. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho thấy chúng vẫn có khả năng tung ra các cuộc tấn công khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. Vụ chặt đầu 11 Kitô hữu đúng vào ngày Giáng Sinh đã khiến nhiều người âu lo. Hôm 27 tháng 12, thông tấn xã CNN có bình luận nhan đề “Terrorists are using crypto to pay for attacks. It's time to stop them.” - “Những kẻ khủng bố đang sử dụng crypto để trả tiền cho các cuộc tấn công. Đã đến lúc phải ngăn chặn chúng.”

Có một số từ mới quá, chúng ta không có từ tương đương trong tiếng Việt nên xin được giữ nguyên ở dạng tiếng Anh và xin được giải thích như sau: Trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hóa, hệ thống tiền tệ của các quốc gia như hiện nay USD, Euro, AUD…có một trở ngại rất lớn là lệ phí ngân hàng, và hệ thống hối xuất chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các giao dịch quốc tế. Đó là chưa kể hai bên đối tác phải chờ đợi hệ thống quan liêu của ngân hàng thực hiện các bước cần thiết. Chính vì thế, thay cho tiền giấy, từ năm 2009, người ta đã bắt đầu sử dụng Bitcoin – tiền kỹ thuật số, có thể hiểu là như vậy. Đồng thời với Bitcoin, một hệ thống các chương trình điện toán được thảo chương và ngày càng được hoàn thiện để cho phép các giao dịch có thể được thực hiện trên cơ sở cá nhân với nhau. Kỹ thuật này gọi là Blockchain. Giao dịch giữa hai cá nhân được thực hiện trực tiếp không thông qua hệ thống ngân hàng hay các định chế tài chính khác. Trực tiếp như ta gởi email cho nhau vậy. Cố nhiên, như trong trường hợp ta gởi email, email của ta không thể đi thẳng từ thiết bị của ta (computer, smart phone, tablets…) sang thiết bị của người nhận, nhưng qua một hệ thống các máy trung chuyển; việc giao dịch Bitcoin cũng phải qua các blocks trung chuyển, nên mới gọi là Blockchain. Để bảo đảm an ninh, các giao dịch được mã hóa và giải mã nên hệ thống tiền tệ mới này được gọi là cryptocurrency.

Kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, người ta ngày càng quan tâm về mặt kinh tế và ý thức hệ việc hoàn thiện hệ thống tiền riêng cho Internet, và sự ưa chuộng hệ thống tiền mới này đã được nhân lên hàng ngàn lần. Giao dịch tiền kỹ thuật số dựa trên kỹ thuật Blockchain nhắm đến việc làm cho hệ thống tài chính của chúng ta miễn phí, công bằng và minh bạch hơn. Nhưng ở nơi viễn kiến của những người thiện chí mong mỏi sự cải thiện trên hệ thống tài chính truyền thống, thì bọn tội phạm có tổ chức lại thấy đó là những cơ hội cho chúng.

Chắc chắn, hệ thống tài chính truyền thống thường xuyên được sử dụng bởi những kẻ buôn bán ma túy và những kẻ khủng bố, nhưng cryptocurrencies có một số thuộc tính đặc biệt hấp dẫn đối với các hoạt động bất hợp pháp. Không giống như việc thanh toán qua ngân hàng giao dịch blockchain diễn ra chỉ trong vài phút. Không có một thẩm quyền trung ương nào để giải quyết các tranh chấp, và việc giao dịch là không thể đảo ngược được. Tiền có thể được chuyển ngân rất nhanh chóng. Công ty an ninh mạng CipherTrace nhận xét rằng đúng là chỉ có một phần nhỏ các giao dịch Bitcoin liên quan đến bọn tội phạm, nhưng “gần như tất cả hoạt động thương mại chợ đen đều được giao dịch qua cryptocurrencies.”

Một lĩnh vực quan trọng nhiều lần bị tấn công là việc trao đổi cryptocurrency, thực hiện bởi các công ty cho phép khách hàng mua bán các tài sản kỹ thuật số. Họ “nắm tiền”, vì vậy họ có vai trò nhạy cảm nhất. Các doanh nghiệp này khét tiếng về các thực hành đen tối như không thẩm tra đầy đủ các hoạt động giao dịch bất hợp pháp, bắt chẹt các bên mua bán, và tràn lan các mâu thuẫn lợi ích với khách hàng. Trao đổi cryptocurrency đầy rẫy những gian lận và không ngừng bị tấn công. Nhiều tài sản bị mất, số tiền đang trong tình trạng hiểm nghèo còn nhiều hơn thế.

Bắc Triều Tiên là một ví dụ. Một báo cáo hồi tháng Ba từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phát hiện ra rằng chế độ Kim Chính Ân của Bắc Triều Tiên đã khai thác các lỗ hổng trong giao lưu cryptocurrency để né tránh lệnh cấm vận và tài trợ cho các tham vọng quân sự của họ. Cho đến nay, đó là một thành công lớn. Giữa tháng Giêng năm 2017 và tháng Chín năm 2018, các điện tặc được nhà nước bảo trợ đã đánh cắp số tiền trị giá 571 triệu Mỹ Kim trong các giao dịch cryptocurrency khắp Á châu, theo một ước tính được trích dẫn trong báo cáo của Liên Hợp Quốc.

Bắc Triều Tiên không phải là quốc gia bất hảo duy nhất tìm cách tấn công cryptocurrencies. Venezuela đã thăm dò việc tạo cryptocurrency riêng của mình để vượt qua lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt.

Các tác nhân không phải là quốc gia cũng đang không ngừng phát triển chiến thuật của họ. Hoa Kỳ đã buộc tội hai người Iran sử dụng Bitcoin trong một chiến dịch tống tiền kỹ thuật số. Viện Nghiên cứu Truyền Thông Trung Đông, một tổ chức nghiên cứu và phân tích, đã quan sát thấy một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng cryptocurrency để quyên góp cho các tổ chức thánh chiến Hồi Giáo thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Người sáng lập của Telegram đã bênh vực chính sách của công ty và phát biểu trong một cuộc phỏng vấn “60 Minutes” năm 2016 rằng ông đang cố gắng làm nhiều hơn để ngăn chặn các nhóm khủng bố sử dụng dịch vụ này.

Các chiến binh trong khu vực đang sử dụng cryptocurrencies để gây quỹ cho các vụ tấn công, mua vũ khí, và các thiết bị khác, cũng như hỗ trợ cho gia đình của họ. Elip, một công ty phát triển các công cụ để theo dõi cách cryptocurrencies được sử dụng cho các hoạt động tội phạm, đã phát hiện ra rằng Hamas, tổ chức vũ trang cực đoan Palestine, đã triển khai một phương pháp để làm cho những đóng góp cho họ gần không thể lần ra được bằng cách cung cấp mỗi người truy cập một địa chỉ Bitcoin khác nhau để gửi tiền cho họ.

Dàn dựng một cuộc tấn công khủng bố có thể chỉ mất một vài ngàn đô la. Với cryptocurrencies, bọn tội phạm có thể kiếm được tiền gần như ngay lập tức bằng cách lừa đảo người dùng, tấn công các doanh nghiệp hoặc thao túng thị trường tài chính. Đối với các hackers do nhà nước bảo trợ, những người có nguồn tài nguyên gần như không giới hạn, tiềm năng này có thể còn lớn hơn nhiều.


Source:CNN
 
Người phụ nữ nói gì với Đức Thánh Cha khi bất kính với ngài trong biến cố không may đêm Giao Thừa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 02/01/2020
Như chúng tôi đã tường thuật trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Thứ Tư 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công khai xin lỗi và cầu xin sự tha thứ vì đã phản ứng thiếu kiên nhẫn khi bị một người phụ nữ đột ngột nắm lấy tay ngài và kéo mạnh khiến ngài gần như mất thăng bằng trong đêm Giao Thừa sau khi ngài thăm Máng Cỏ Chúa Giáng Sinh ở Quảng trường Thánh Phêrô và đang trên đường trở về nhà trọ Santa Marta.

Người phụ nữ nói gì với Đức Thánh Cha và ngài nói gì với cô ta trong câu chuyện này là đề tài được nhiều người bàn tán.

Trong đoạn video này chúng ta có thể thấy người phụ nữ làm dấu thánh giá khi Đức Giáo Hoàng đến gần. Gương mặt cô rất căng thẳng, lo lắng. Có vẻ như cô ấy có một cái gì đó quan trọng muốn nói hoặc muốn hỏi Đức Phanxicô, và cô ấy đang hy vọng cô ấy sẽ có cơ hội.

Tuy nhiên, trước một đám đông rất lớn những người hâm mộ ngài, Đức Thánh Cha chỉ có thời gian để bắt tay các trẻ em, đặc biệt là các em bé. Khi đến gần cô, ngài thấy không có trẻ em nào gần đó, nên ngài quay lưng bỏ đi. Trong lúc tuyệt vọng, cô đã làm một cử chỉ lẽ ra cô ta không nên làm là nắm tay Đức Giáo Hoàng và giật mạnh ngài về phía mình. Gương mặt Đức Thánh Cha lộ vẻ đau đớn trước cú giật mạnh đến mức khiến ngài lảo đảo, gần mất thăng bằng. Những người chung quanh, chẳng hạn như người phụ nữ đứng bên cạnh cô lộ vẻ thảng thốt trước cử chỉ đầy bạo lực và khiếm nhã này đối với Đức Giáo Hoàng.

Các nhu liệu điện toán cho thấy câu đầu tiên cô gái Á Châu này nói bằng tiếng Anh là “Happy for this day” với accent rất nặng của người Hàn quốc hay người Hoa nói tiếng Anh. Sau đó, cô lặp lại cùng một cụm từ ba lần, mỗi lần có vẻ khẩn thiết hơn. Các ký giả Công Giáo người Hoa quen biết với chúng tôi khẳng định tiếng cô nói không phải là tiếng Quảng Đông, hay Quan Thoại. Đây rất có thể là một nỗ lực nói bằng tiếng Anh, với hy vọng Đức Giáo Hoàng có thể hiểu được.

Trong cố gắng rút tay ngài về, Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Tây Ban Nha “Mano, mano, mujer!”, nghĩa là “Tay tôi, tay tôi, bà ơi!” và vỗ vào tay cô một cái trước khi một nhân viên an ninh can thiệp kéo tay cô ta ra.

Những lời kết án của một số phương tiện truyền thông cho rằng Đức Thánh Cha không từ tốn với người phụ nữ này có lẽ thiếu khách quan. Ở tuổi 83, cú giật mạnh và bất ngờ đó chắc chắn khiến ngài vừa kinh hoàng vừa đau đớn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là Đức Thánh Cha bị bệnh viêm khớp đã nhiều năm. Nhiều người cho rằng Đức Thánh Cha không cần phải lên tiếng xin lỗi nhưng chính các vệ sĩ ngài phải chịu trách nhiệm đã xảy ra vụ việc đáng tiếc này.

Trong thánh lễ ngày đầu Năm Mới, diễn ra vài giờ sau đó, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án tình trạng đối xử tệ bạc, khai thác và bóc lột phụ nữ. Ngài tố cáo tình trạng nhiều phụ nữ ngày nay “liên tục bị xúc phạm, đánh đập, hãm hiếp, dụ dỗ để thành gái điếm và bóp nghẹt cuộc sống mà họ đang mang trong bụng. Bất kỳ bạo lực nào gây ra cho phụ nữ cũng đều là một sự báng bổ chống lại Thiên Chúa, Đấng được sinh ra từ một người phụ nữ. Ơn cứu rỗi cho nhân loại đến từ cơ thể của một người phụ nữ: cho nên qua cách chúng ta đối xử với cơ thể của người phụ nữ, chúng ta biết được mức độ nhân bản của chúng ta. Đã bao nhiêu lần cơ thể của người phụ nữ bị hy sinh trên các bàn thờ ô uế của quảng cáo, lợi nhuận, khiêu dâm, bị khai thác như một miếng giấy nháp muốn làm gì thì làm. Cơ thể của người phụ nữ phải được giải phóng khỏi chủ nghĩa tiêu dùng, phải được tôn trọng và tôn vinh; vì đó là xác thịt cao quý nhất trên thế giới, đã thụ thai và sinh ra Tình yêu cứu rỗi chúng ta! Ngày nay, tình mẫu tử cũng bị sỉ nhục, bởi vì sự tăng trưởng duy nhất mà người ta tìm kiếm là sự tăng trưởng về kinh tế. Có những bà mẹ, là những người liều mình trải qua các cuộc hành trình gian khổ trong cố gắng tuyệt vọng là mang lại một tương lai sáng lạn hơn cho thành quả từ cung lòng mình nhưng cuối cùng chỉ bị xem là thừa thãi bởi những người có cái bụng thật to, nhưng lại có một trái tim trống vắng tình yêu.”


Source:Fanpage Italia